khủng hoảng tài chính châu á năm 1997

158
Khủng hoảng tài chính châu Á là cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu từ tháng 7 năm 1997 Thái Lan rồi ảnh hưởng đến các thị trường chứng khoán , trung tâm tiền tệ lớn, và giá cả của những tài sản khác ở vài nước châu Á , nhiều quốc gia trong đó được coi như là "những con Hổ Đông Á ". Cuộc khủng hoảng này còn thường được gọi là Khủng hoảng tiền tệ châu Á. Indonesia , Hàn Quốc Thái Lan là những nước bị ảnh hưởng mạnh nhất bởi cuộc khủng hoảng này. Hồng Kông , Malaysia , Lào , Philippines cũng bị ảnh hưởng bởi sự sụt giá bất thình lình. Còn Đại lục Trung Hoa , Đài Loan , Singapore Việt Nam không bị ảnh hưởng. Nhật Bản cũng không bị ảnh hưởng nhiều bởi sự khủng hoảng, song nền kinh tế Nhật phải kinh qua những khó khăn kinh tế dài hạn của chính bản thân mình. Mặc dù được gọi là cơn khủng hoảng "Đông Á" bởi vì nó bắt nguồn từ Đông Á, nhưng ảnh hưởng của nó lại lan truyền toàn cầu và gây nên sự khủng hoảng tài chính trên toàn cầu, với những tác động lớn lan rộng đến cả các nước như Nga , Brasil Hoa Kỳ . Nguyên nhân Nền tảng kinh tế vĩ mô yếu kém Thái Lan và một số nước Đông Nam Á đã cố gắng thực hiện cái mà các nhà kinh tế gọi là Bộ ba chính sách không thể đồng thời . Họ vừa cố định giá trị đồng tiền của mình vào Dollar Mỹ, vừa cho phép tự do lưu chuyển vốn (tự do hóa tài khoản vốn ). Kinh tế Đông Nam Á tăng trưởng nhanh trong thập niên 1980 và nửa đầu thập niên 1990 đã tạo ra sức ép tăng giá nội tệ. Để bảo vệ tỷ giá cố định, các ngân hàng trung ương Đông Nam Á đã thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng. Kết quả là cung tiền tăng gây ra sức ép lạm phát. Chính sách vô hiệu hóa (sterilization policy) đã được áp dụng để chống lạm phát vô hình chung đẩy mạnh các dòng vốn chảy vào nền kinh tế. Vào giữa thập niên 1990, Hàn Quốc có nền tảng kinh tế vĩ mô tương đối tốt ngoại trừ việc đồng Won Hàn Quốc không ngừng lên giá với Dollar Mỹ trong thời kỳ từ sau năm 1987. Điều này làm cho tài khoản vãng lai của Hàn Quốc suy yếu vì giá hàng xuất khẩu của Hàn Quốc trên thị trường hàng hóa quốc tế tăng. Trong hoàn cảnh đó, Hàn Quốc lại theo đuổi một chế độ tỷ giá hối đoái neo lỏng lẻo và chính sách tự do hóa tài khoản vốn . Vì thế, thâm hụt tài khoản vãng lai được bù đắp lại bằng việc các ngân hàng

Transcript of khủng hoảng tài chính châu á năm 1997

Page 1: khủng hoảng tài chính châu á năm 1997

Khủng hoảng tài chính châu Á là cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu từ tháng 7 năm 1997 ở Thái Lan rồi ảnh hưởng đến các thị trường chứng khoán, trung tâm tiền tệ lớn, và giá cả của những tài sản khác ở vài nước châu Á, nhiều quốc gia trong đó được coi như là "những con Hổ Đông Á". Cuộc khủng hoảng này còn thường được gọi là Khủng hoảng tiền tệ châu Á.

Indonesia, Hàn Quốc và Thái Lan là những nước bị ảnh hưởng mạnh nhất bởi cuộc khủng hoảng này. Hồng Kông, Malaysia, Lào, Philippines cũng bị ảnh hưởng bởi sự sụt giá bất thình lình. Còn Đại lục Trung Hoa, Đài Loan, Singapore và Việt Nam không bị ảnh hưởng. Nhật Bản cũng không bị ảnh hưởng nhiều bởi sự khủng hoảng, song nền kinh tế Nhật phải kinh qua những khó khăn kinh tế dài hạn của chính bản thân mình.

Mặc dù được gọi là cơn khủng hoảng "Đông Á" bởi vì nó bắt nguồn từ Đông Á, nhưng ảnh hưởng của nó lại lan truyền toàn cầu và gây nên sự khủng hoảng tài chính trên toàn cầu, với những tác động lớn lan rộng đến cả các nước như Nga, Brasil và Hoa Kỳ.

Nguyên nhân

Nền tảng kinh tế vĩ mô yếu kém

Thái Lan và một số nước Đông Nam Á đã cố gắng thực hiện cái mà các nhà kinh tế gọi là Bộ ba chính sách không thể đồng thời. Họ vừa cố định giá trị đồng tiền của mình vào Dollar Mỹ, vừa cho phép tự do lưu chuyển vốn (tự do hóa tài khoản vốn). Kinh tế Đông Nam Á tăng trưởng nhanh trong thập niên 1980 và nửa đầu thập niên 1990 đã tạo ra sức ép tăng giá nội tệ. Để bảo vệ tỷ giá cố định, các ngân hàng trung ương Đông Nam Á đã thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng. Kết quả là cung tiền tăng gây ra sức ép lạm phát. Chính sách vô hiệu hóa (sterilization policy) đã được áp dụng để chống lạm phát vô hình chung đẩy mạnh các dòng vốn chảy vào nền kinh tế.

Vào giữa thập niên 1990, Hàn Quốc có nền tảng kinh tế vĩ mô tương đối tốt ngoại trừ việc đồng Won Hàn Quốc không ngừng lên giá với Dollar Mỹ trong thời kỳ từ sau năm 1987. Điều này làm cho tài khoản vãng lai của Hàn Quốc suy yếu vì giá hàng xuất khẩu của Hàn Quốc trên thị trường hàng hóa quốc tế tăng. Trong hoàn cảnh đó, Hàn Quốc lại theo đuổi một chế độ tỷ giá hối đoái neo lỏng lẻo và chính sách tự do hóa tài khoản vốn. Vì thế, thâm hụt tài khoản vãng lai được bù đắp lại bằng việc các ngân hàng của nước này đi vay nước ngoài mà phần lớn là vay nợ ngắn hạn và nợ không tự bảo hiểm rủi ro.[1]

Năm 1994, nhà kinh tế Paul Krugman của trường đại học Princeton, (lúc đó còn ở MIT), cho đăng bài báo tấn công ý tưởng về "thần kỳ kinh tế Đông Á".[2] Ông ta cho rằng: Sự tăng trưởng kinh tế của Đông Á, trong quá khứ, là do kết quả của đầu tư theo hình thức tư bản, dẫn tới sự tăng năng suất lao động. Trong khi đó, năng suất tổng nhân tố lại chỉ được nâng lên ở một mức độ rất nhỏ, hoặc hầu như giữ nguyên. Krugman cho rằng việc chỉ tăng trưởng năng suất tổng nhân tố không thôi, mà không cần đầu tư vốn, đã có thể mang lại sự thịnh vượng dài hạn. Krugman có thể được nhiều người coi như một nhà tiên tri sau khi khủng hoảng tài chính lan rộng, tuy nhiên chính ông ta cũng đã từng phát biểu rằng ông ta không dự đoán cơn khủng hoảng hoặc nhìn trước được chiều sâu của nó.

Các dòng vốn nước ngoài kéo vào

Chính sách tiền tệ nới lỏng và việc tự do hóa tài chính ở Mỹ, châu Âu và Nhật Bản cuối thập niên 1980 đã khiến cho tính thanh khoản toàn cầu trở nền cao quá mức. Các nhà đầu tư ở các trung tâm tiền tệ nói trên của thế giới tìm cách thay đổi danh mục tài sản của mình bằng cách chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài. Trong khi đó, các nước châu Á lại thực hiện chính sách tự do hóa tài khoản vốn. Lãi suất ở các nước châu Á cao hơn ở các nước phát triển. Chính vì thế, các dòng vốn quốc tế đã ồ ạt chảy vào các nước châu Á.[3]

Page 2: khủng hoảng tài chính châu á năm 1997

Ngoài ra, những xúc tiến đầu tư của chính phủ và những bảo hộ ngầm của chính phủ cho các thể chế tài chính cũng góp phần làm các công ty ở châu Á bất chấp mạo hiểm để đi vay ngân hàng trong khi các ngân hàng bắt chấp mạo hiểm để đi vay nước ngoài mà phần lớn là vay nợ ngắn hạn và nợ không tự bảo hiểm rủi ro. (Hiện tượng thông tin phi đối xứng dẫn tới lựa chọn nghịch và rủi ro đạo đức.)

Những thay đổi bất lợi của kinh tế thế giới

Nhật Bản, một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất của các nước châu Á bị trì trệ từ đầu thập niên 1990. Nhân dân tệ được định giá thấp so với Dollar Mỹ từ năm 1994 cùng nhiều nhân tố khác làm cho hàng xuất khẩu của Trung Quốc rẻ hơn so với hàng xuất khẩu cùng loại của Đông Nam Á. Trong khi đó, nền kinh tế của Mỹ đang được khôi phục lại sau tình trạng suy thoái đầu những năm 1990, Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ dưới sự lãnh đạo của Alan Greenspan bắt đầu nâng lãi suất của Mỹ lên để ngăn chặn lạm phát. Việc này làm cho Mỹ trở thành một thị trường hấp dẫn đầu tư hơn so với các nước ở Đông Á, và do đó hấp dẫn những luồng vốn đầu tư ngắn hạn thông qua lãi suất ngắn hạn cao và làm tăng giá đồng Đô La Mỹ. Và do đồng tiền của các nước Đông Nam Á được neo vào Dollar Mỹ, nên xuất khẩu của các nước này trở nên kém cạnh tranh. Từ mùa Xuân năm 1996, tăng trưởng trong xuất khẩu của Đông Nam Á giảm xuống một cách nhanh chóng, làm suy yếu tài khoản vãng lai của họ.

Tấn công đầu cơ và rút vốn đồng loạt

Nguyên nhân trực tiếp của khủng hoảng tài chính Đông Á năm 1997 là những cuộc tấn công đầu cơ và việc rút vốn đồng loạt khỏi các nước châu Á.

Những nguyên nhân sâu xa nói trên rồi cũng bộc lộ. Thị trường bất động sản của Thái Lan đã vỡ. Một số thể chế tài chính bị phá sản. Người ta không còn tin rằng chính phủ đủ khả năng giữ nổi tỷ giá hối đoái cố định. Khi phát hiện thấy những điểm yếu chết người trong nền kinh tế của các nước châu Á, một số thể chế đầu cơ vĩ mô đã tiến hành tấn công tiền tệ châu Á.[4] Các nhà đầu tư nước ngoài đồng loạt rút vốn ra.[5]

Một nguyên nhân trực tiếp nữa của khủng hoảng là năng lục xử lý khủng hoảng yếu kém. Nhiều nhà kinh tế cho rằng khi mới bị tấn công tiền tệ, đáng lẽ các nước châu Á phải lập tức thả nổi đồng tiền của mình chứ không nên cố sức bảo vệ tỷ giá để đến nối cạn kiệt cả dự trữ ngoại hối nhà nước mà lại càng làm cho tấn công đầu cơ thêm kéo dài.

Ngoại trưởng 10 nước ASEAN lúc đó tin rằng, việc liên kết các hệ thống tiền tệ chặt chẽ là một nỗ lực thận trọng nhằm củng cố vững chắc các nền kinh tế ASEAN. Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 30 diễn ra tại Subang Jaya, Malaysia đã thông quan một Tuyên bố chung vào ngày 25 tháng 7 năm 1997 nêu rõ mối quan ngại sâu sắc và kêu goi các nước ASEAN cần hợp tác chặt chẽ hơn nhằm bảo vệ và tăng cường lợi ích của ASEAN trong giai đoạn này.[6] Ngẫu nhiên là trong cùng ngày này, các Ngân hàng Trung ương của hầu hết các nước chịu tác động của khủng hoảng đã gặp nhau tại Thượng Hải trong Hội nghị cấp cao Đông Á Thái Bình dương EMEAP, và thất bại trong việc đưa ra một biện pháp Dàn xếp cho vay mới. Trước đó một năm, Bộ trưởng Tài chính của các nước này cũng đã tham dự Hội nghị Bộ trưởng Tài chínhAPEC lần thứ 3 tại Kyoto, Nhật Bản vào ngày 17 tháng 3 năm 1996, và theo như Tuyên bố chung, các bên đã không thể nhân đôi được Quỹ tài chính phục vụ cho Hiệp định chung về cho vay và Cơ chế Tài chính trong tình trạng khẩn cấp. Vì vậy, cuộc khủng hoảng có thể xem như một thất bại trong việc xây dựng năng lực phù hợp kịp thời, thất bại trong việc ngăn chặn sự lôi kéo tiền tệ.

Một số nhà kinh tế lại chỉ trích chính sách tài chính thắt chặt của IMF được áp dụng ở các nước xảy ra khủng hoảng càng làm cho khủng hoảng thêm trầm trọng.[7] ..

Page 3: khủng hoảng tài chính châu á năm 1997

Diễn biến

Thái Lan

Từ năm 1985 đến năm 1995, kinh tế Thái Lan tăng trưởng với tốc độ bình quân hàng năm là 9%. Cuối năm 1996, báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới của IMF đã cảnh báo nền kinh tế Thái Lan tăng trưởng quá nóng và bong bóng kinh tế có thể không giữ được lâu. Cuối năm 1996, thị trường chứng khoán Thái Lan bắt đầu có sự điều chỉnh. Cả mức vốn hóa thị trường vốn lẫn chỉ số thị trường chứng khoán đều giảm đi.

Ngày 14 tháng 5 và ngày 15 tháng 5 năm 1997, đồng baht Thái bị tấn công đầu cơ quy mô lớn. Ngày 30 tháng 6, thủ tướng Thái Lan Chavalit Yongchaiyudh tuyên bố sẽ không phá giá baht, song rốt cục lại thả nổi baht vào ngày 2 tháng 7. Baht ngay lập tức mất giá gần 50%. Vào tháng 1 năm 1998, nó đã xuống đến mức 56 baht mới đổi được 1 dollar Mỹ. Chỉ số thị trường chứng khoán Thái Lan đã tụt từ mức 1.280 cuối năm 1995 xuống còn 372 cuối năm 1997. Đồng thời, mức vốn hóa thị trường vốn giảm từ 141,5 tỷ USD xuống còn 23,5 tỷ USD. Finance One, công ty tài chính lớn nhất của Thái Lan bị phá sản. Ngày 11 tháng 8, IMF tuyên bố sẽ cung cấp một gói cứu trợ trị giá 16 tỷ dollar Mỹ cho Thái Lan. Ngày 20 tháng 8, IMF thông qua một gói cứu trợ nữa trị giá 3,9 tỷ dollar.

Philippines

Sau khi khủng hoảng bùng phát ở Thái Lan, ngày 3 tháng 7 ngân hàng trung ương Philippines đã cố gắng can thiệp vào thị trường ngoại hối để bảo vệ đồng peso bằng cách nâng lãi suất ngắn hạn (lãi suất cho vay qua đêm) từ 15% lên 24%. Đồng peso vẫn mất giá nghiêm trọng, từ 26 peso ăn một dollar xuống còn 38 vào năm 2000 và còn 40 vào cuối khủng hoảng.

Khủng hoảng tài chính nghiêm trọng thêm do khủng hoảng chính trị liên quan tới các vụ bê bối của tổng thống Joseph Estrada. Do khủng hoảng chính trị, vào năm 2001, Chỉ số Tổng hợp PSE của thị trường chứng khoán Philippines giảm xuống còn khoảng 1000 điểm từ mức cao khoảng 3000 điểm hồi năm 1997. Nó kéo theo việc đồng peso thêm mất giá.

Giá trị của đồng peso chỉ được phục hồi từ khi Gloria Macapagal-Arroyo lên làm tổng thống.

Hong Kong

Tháng 10 năm 1997, Dollar Hong Kong bị tấn công đầu cơ. Đồng tiền này vốn được neo vào Dollar Mỹ với tỷ giá 7,8 HKD/USD. Tuy nhiên, tỷ lệ lạm phát ở Hong Kong lại cao hơn ở Mỹ. Đây là cơ sở để cho giới đầu cơ tấn công. Nhờ có dự trữ ngoại tệ hùng hậu lên tới 80 tỷ USD vào thời điểm đó tương đương 700% lượng cung tiền M1 hay 45% lượng cung tiền M3, nên Cơ quan Tiền tệ Hong Kong đã dám chi hơn 1 tỷ USD để bảo vệ đồng tiền của mình. Các thị trường chứng khoán ngày càng trở nên dễ đổ vỡ. Từ ngày 20 tháng 10 đến 23 tháng 10, Chỉ số Hang Seng đã giảm 23%. Ngày 15 tháng 8 năm 1998, Hong Kong nâng lãi suất cho vay qua đêm từ 8% lên thành 23% và ngay lập tức nâng vọt lên 500%. Đồng thời, Cơ quan Tiền tệ Hong Kong bắt đầu mua vào các loại cổ phiếu thành phần của Chỉ số Hang Seng để giảm áp lực giảm giá cổ phiếu. Cơ quan này và ông Donald Tsang, lúc đó là Bộ trưởng Tài chính và sau này làm Trưởng Đặc khu hành chính Hong Kong, đã công khai tuyên chiến với giới đầu cơ. Chính quyền đã mua vào khoảng 120 tỷ Dollar Hong Kong (tương đương 15 tỷ Dollar Mỹ) các loại chứng khoán. Sau này, vào năm 2001, chính quyền đã bán ra số chứng khoáng này và thu lời khoảng 30 tỷ Dollar Hong Kong (khoảng 4 tỷ Dollar Mỹ).

Page 4: khủng hoảng tài chính châu á năm 1997

Các hoạt động đầu cơ nhằm vào Dollar Hong Kong và thị trường chứng khoán của nước này đã ngừng lại vào tháng 9 năm 1998 chủ yếu do các nhà đầu cơ bị thiệt hại bởi chính sách điều tiết dòng vốn nước ngoài của chính phủ Malaysia và bởi sự sụp đổ của thị trường trái phiếu và tiền tệ ở Nga.

Tỷ giá neo giữa Dollar Hong Kong và Dollar Mỹ vẫn được bảo toàn ở mức 7,8 : 1.

Hàn Quốc

Vào thời điểm khủng hoảng bùng phát ở Thái Lan, Hàn Quốc có một gánh nặng nợ nước ngoài khổng lồ. Các công ty nợ ngân hàng trong nước, còn ngân hàng trong nước lại nợ ngân hàng nước ngoài. Một vài vụ vỡ nợ đã xảy ra. Khi thị trường châu Á bị khủng hoảng, tháng 11 các nhà đầu tư bắt đầu bán ra chứng khoán của Hàn Quốc ở quy mô lớn. Ngày 28 tháng 11 năm 1997, tổ chức đánh giá tín dụng Moody đã hạ thứ hạng của Hàn Quốc từ A1 xuống A3, sau đó vào ngày 11 tháng 12 lại hạ tiếp xuống B2. Điều này góp phần làm cho giá chứng khoán của Hàn Quốc thêm giảm giá. Riêng trong ngày 7 tháng 11, thị trường chứng khoán Seoul tụt 4%. Ngày 24 tháng 11 lại tụt 7,2% do tâm lý lo sợ IMF sẽ đòi Hàn Quốc phải áp dụng các chính sách khắc khổ.

Trong khi đó, đồng Won giảm giá xuống còn khoảng 1700 KRW/USD từ mức 1000 KRW/USD.

Malaysia

Ngay sau khi Thái Lan thả nổi đồng Baht (ngày 2 tháng 7 năm 1997), đồng Ringgit của Malaysia và thị trường chứng khoán Kuala Lumpur lập tức bị sức ép giảm giá mạnh. Ringgit đã giảm từ mức 3,75 Ringgit/Dollar Mỹ xuống còn 4,20 Ringgit/Dollar. Phần lớn sức ép giảm giá đối với Ringgit là từ việc buôn bán đồng tiền này trên thị trường tiền ở nước ngoài. Những người tham gia thị trường tiền duy trì tài khoản bằng đồng Ringgit ở trạng thái bán ra nhiều hơn mua vào với dự tính về sử giảm giá của đồng Ringgit trong tương lai. Kết quả là lãi suất trong nước của Malaysia giảm xuống khuyến khích dòng vốn chảy ra nước ngoài. Lượng vốn chảy ra đạt tới mức 24,6 tỷ Ringgit vào quý hai và quý ba năm 1997.[8]

Indonesia

Tháng 7, khi Thái Lan thả nổi đồng Baht, cơ quan hữu trách tiền tệ của Indonesia đã nới rộng biên độ dao động của tỷ giá hối đoái giữa Rupiah và Dollar Mỹ từ 8% lên 12%. Tháng 8, đồng Rupiah bị giới đầu cơ tấn công và đến ngày 14 thì chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý được thay thế bằng chế độ thả nổi hoàn toàn. Đồng Rupiah liên tục mất giá. IMF đã thu xếp một gói viện trợ tài chính khẩn cấp cho Indonesia lên tới 23 tỷ Dollar, nhưng Rupiah tiếp tục mất giá do đồng Rupiah bị bán ra ồ ạt và lượng cầu Dollar Mỹ ở Indonesia tăng vọt. Tháng 9, cả giá Rupiah lẫn chỉ số thị trường chứng khoán đều giảm xuống mức thấp lịch sử.

Rupiah mất giá làm suy yếu bảng cân đối tài sản của các công ty Indonesia, đặc biệt là làm cho món nợ ngân hàng nước ngoài của các công ty tăng lên. Trước tình hình đó, nhiều công ty đẩy mạnh mua Dollar vào (có nghĩa là bán Rupiah ra) khiến cho nội tệ thêm mất giá và tỷ lệ lạm phát tăng vọt.

Lạm phát tăng tốc cùng với chính sách tài chính khắc khổ theo yêu cầu của IMF khiến chính phủ phải bỏ trợ giá lương thực và xăng đã khiến giá hai mặt hàng này tăng lên. Tình trạng bạo động để tranh giành mua hàng đã bùng phát. Riêng ở Jakarta đã có tới 500 người bị chết do bạo động. Khủng hoảng kinh tế và khủng hoảng xã hội đã dẫn tới khủng hoảng chính trị. Giữa năm 1998, Suharto buộc phải từ chức tổng thống.

Page 5: khủng hoảng tài chính châu á năm 1997

Trước khủng hoảng, tỷ giá hối đoái giữa Rupiah và Dollar vào khoảng 2000 : 1. Nhưng trong thời kỳ khủng hoảng, tỷ giá đã giảm xuống mức 18.000 : 1.

Do thay đổi tỷ giá hối đoái và do nhiều nhân tố khác, GDP theo Dollar Mỹ của Indonesia đã giảm đi.

Hậu quả

Khủng hoảng đã gây ra những ảnh hưởng vĩ mô nghiêm trọng, bao gồm mất giá tiền tệ, sụp đổ thị trường chứng khoán, giảm giá tài sản ở một số nước châu Á. Nhiều doanh nghiệp bị phá sản, dẫn đến hàng triệu người bị đẩy xuống dưới ngưỡng nghèo trong các năm 1997-1998. Những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất là Indonesia, Hàn Quốc và Thái Lan.

Khủng hoảng kinh tế còn dẫn tới mất ổn định chính trị với sự ra đi của Suharto ở Indonesia và Chavalit Yongchaiyudh ở Thái Lan. Tâm lý chống phương Tây gia tăng cùng với sự phê phán gay gắt nhằm vào George Soros và Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Các phòng trào Hồi giáo và ly khai phát triển mạnh ở Indonesia khi chính quyền trung ương của nước này suy yếu.

Một ảnh hưởng lâu dài và nghiêm trọng, đó là GDP và GNP bình quân đầu người tính bằng Dollar Mỹ theo sức mua tương đương giảm đi. Nội tệ mất giá là nguyên nhân trực tiếp của hiện tượng này. Cuốn CIA World Fact Book cho biết thu nhập bình quân đầu người của Thái Lan đã giảm từ mức 8.800 USD năm 1997 xuống còn 8.300 USD vào năm 2005, của Indonesia giảm từ 4.600 USD xuống 3.700 USD, của Malaysia giảm từ 11.100 USD xuống 10.400 USD.

Cuộc khủng hoảng không chỉ lây lan ở khu vực Đông Á mà nó góp phần dẫn tới khủng hoảng tài chính Nga và khủng hoảng tài chính Brasil. Một số nước không bị khủng hoảng, nhưng kinh tế cũng chịu ảnh hưởng xấu do xuất khẩu giảm và do FDI vào giảm.

Ý nghĩa

Khủng hoảng tài chính Đông Á làm người ta nhận thức rõ hơn sự cần thiết phải có một hệ thống tài chính - ngân hàng vững mạnh, minh bạch. Điều này thôi thúc Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thanh toán Quốc tế đổi mới các quy chế về ngân hàng và các tổ chức tín dụng nói chung.

Chính phủ nhiều nước đang phát triển cho rằng các dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài và vốn vay ngân hàng nước ngoài có thể đem lại những tác động bất lợi với nền kinh tế của họ. Do đó, nhiều chính phủ đã ban hành những quy chế nhằm điều tiết các dòng vốn này.[9]

Bên cạnh đó,những thỏa thuận ở cấp khu vực nhằm phát triển một hệ thống phòng ngừa khủng hoảng tái diễn đã được thúc đẩy ở châu Á, ví dụ như Sáng kiến Chiang Mai, Tiến trình Đánh giá và Đối thoại Kinh tế ASEAN+3, Sáng kiến Thị trường Trái phiếu Châu Á, ...

Về mặt học thuật, các nhà nghiên cứu kinh tế đã nhận thấy sự hạn chế của các mô hình lý luận về khủng hoảng tiền tệ trước đây trong việc giải thích nguồn gốc và sự lây lan của khủng hoảng tài chính Đông Á. Đã có nhiều nỗ lực nhằm đưa ra một mô hình mới về khủng hoảng tiền tệ, chẳng hạn như mô hình phương pháp tiếp cận bảng cân đối tài sản, lý thuyết bong bóng, lý thuyết về nguồn gốc khủng hoảng từ chính sách tài chính và chính sách tiền tệ[1] [2] ,...

Các biện pháp khôi phục kinh tế sau khủng hoảng

Page 6: khủng hoảng tài chính châu á năm 1997

Để khôi phục nền kinh tế và ngăn ngừa khủng hoảng tái diễn, các nền kinh tế Đông Á bị ảnh hưởng nặng đều tiến hành các cải cách cơ cấu mạnh mẽ, gồm: cải tổ cách thức quản lý trong khu vực doanh nghiệp, cải cách tài chính, đẩy mạnh hội nhập quốc tế, đổi mới phương pháp quản lý kinh tế vĩ mô, và đổi mới cả phương thức tăng trưởng kinh tế.

Đổi mới phương pháp quản lý kinh tế vĩ mô

Hàn Quốc, Thái Lan và Indonesia đã và đang thực thi một chế độ tỷ giá hối đoái linh hoạt và cơ chế ổn định giá cả. Cụ thể, các nước từ bỏ chế độ tỷ giá hối đoái neo và hướng tới chế độ mục tiêu lạm phát. Đồng thời, các nước nỗ lực gia tăng lượng dữ trự ngoại hối nhà nước của mình. Từ 1997 đến 2005, năm nước bị ảnh hưởng nặng nhất của khủng hoảng đã tăng lượng dự trữ ngoại hối của mình lên bốn lần, đạt 378 tỷ USD.

Cải cách khu vực tài chính

Các nước Đông Á đã thực thi các biện pháp, chính sách sau để cải cách khu vực tài chính: (1) Xóa và giảm nợ xấu, tái vốn hóa các thể chế tài chính; (2) Đóng cửa các thể chế tài chính đổ vỡ, (3) Tăng cường giám sát và áp dụng các tiêu chuẩn quản trị, kế toán mới đối với các tổ chức tín dụng và tài chính khác; (4) Đẩy mạnh chuyên môn hóa các thể chế tài chính; (5) Tăng cường giám sát và điều tiết các tổ chức tín dụng đồng thời với nâng cao kỷ luật thị trường. Yellen (2007) cho thấy các ngân hàng của Hàn Quốc đã áp dụng phương thức quản trị hiện đại của phương Tây và đã giảm được tỷ lệ sở hữu gia đình tại các ngân hàng, tăng cường lợi ích cho các giám đốc bằng cách cho họ quyền chọn mua cổ phiếu, v.v... Còn các ngân hàng Malaysia đã thay đổi tập quán cho vay của mình. Giờ đây, họ cho các xí nghiệp nhỏ và vừa vay nhiều hơn.

Cải tổ cách thức quản lý của khu vực xí nghiệp

Các nước Hàn Quốc, Thái Lan và Indonesia đã hoàn thiện các thủ tục về phá sản, nỗ lực tái cơ cấu nợ của các xí nghiệp, củng cố các quy định và tiêu chuẩn về cáo bạch, bảo vệ quyền lợi của các cổ đông nhỏ cũng như nâng cao quyền lực và trách nhiệm của ban giám đốc, áp dụng các tiêu chuẩn kế toán và kiểm toán theo thông lệ quốc tế, tăng cường mức vốn tự có của doanh nghiệp và tạo thuận lợi cho các hoạt động mua lại và sáp nhập kể cả với doanh nghiệp trong nước cũng như với doanh nghiệp nước ngoài.

Cải cách các thị trường

Các nước Đông Á đã và đang phát triển thị trường trái phiếu định danh bằng nội tệ của mình. Đồng thời, cải cách thị trường lao động đã cho phép các xí nghiệp tuyển dụng và sa thải lao động dễ dàng hơn, giúp xí nghiệp của các nước Đông Á trở nên linh hoạt hơn.

Page 7: khủng hoảng tài chính châu á năm 1997

Thị trường vốn quốc tế được ví như những tuyến đường cao tốc của nền kinh tế thế giới và các nước đang phát triển nên kết nối với tuyến cao tốc này, tạo thuận lợi để các luồng vốn tự do lưu thông trên đó. Không làm được như vậy thì cũng đồng nghĩa với việc tự cô lập.

Đây là chính sách tự do hóa thị trường và xóa bỏ mọi biện pháp điều tiết của nhà nước, nổi tiếng với tên gọi “đồng thuận Washington” (Washington consensus), do một số tổ chức tài chính quốc tế cùng với Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ (FED) đề ra vào năm 1989 và đã được các nước nhiệt tình

hưởng ứng vào trước thời điểm ngày 2/7/1997, cách đây đúng 10 năm, khi cuộc khủng hoảng tài chính châu Á được châm ngòi bằng việc đồng baht của Thái Lan sụt giá 15% so với đồng đôla Mỹ.Chưa đầy một năm sau, vào ngày 21/5/1998, khi Tổng thống Indonesia Suharto bị buộc từ chức, người ta nhận thấy rõ ràng là quan điểm kinh tế này có sai lầm nghiêm trọng. Đồng rupiah của Indonesia đã mất giá tới 86% so với đồng đôla Mỹ và Jakarta rơi vào tình trạng bạo lực, khiến khoảng 1.200 người thiệt mạng và 5.000 tòa nhà bị thiêu rụi.Rõ ràng là chính sách “mở toang” cánh cửa thị trường vốn không phải là lựa chọn tất yếu để tiến tới sự thịnh vượng.Vậy đâu là những bài học rút ra từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á?Bài học thứ nhất: Phải có công cụ điều tiết luồng vốn.Không phải tình cờ khi hai nước châu Á ít bị ảnh hưởng nhất của cuộc khủng hoảng tài chính, Trung Quốc và Ấn Độ, cũng chính là những nước không tự do hóa thị trường vốn. Và trong số những nước đã tự do hóa thị trường vốn, cũng không phải ngẫu nhiên mà nước khống chế tốt nhất những tác động của cuộc khủng hoảng, Singapore, chính là nước có hệ thống luật pháp tốt nhất.Do thiếu các biện pháp kiểm soát, nhiều nền kinh tế châu Á đã rơi vào tình trạng quá phụ thuộc vào nguồn tài chính rất dễ biến động từ bên ngoài - đó là các khoản vay ngắn hạn. Cuối năm 1996, các nước Đông Á đã nợ các ngân hàng châu Âu 318 tỷ USD, ngân hàng Nhật Bản 260 tỷ USD và ngân hàng Mỹ 46 tỷ USD, đa số là dưới hình thức vay ngắn hạn - dưới 1 năm.Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cho biết trong 3 năm trước thời điểm 1997, các khoản nợ ngắn hạn của Thái Lan chiếm tới 7-10% GDP, trong khi tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chỉ chiếm 1% GDP.Khi xảy ra khủng hoảng, các nguồn vốn ngắn hạn này biến mất cũng nhanh như khi xuất hiện, vì không hề có các công cụ điều tiết.Bài học thứ hai: Cần xây dựng hành lang pháp lý phù hợp.Cũng giống như việc nối các thị trấn nhỏ với đường cao tốc mà trước đó không trang bị cho chúng hệ thống đường xá và cảnh sát giao thông phù hợp để giám sát việc tuân thủ luật lệ, sẽ thật liều lĩnh khi mở cửa nền kinh tế của các nước đang phát triển với thị trường vốn quốc tế mà chưa xây dựng hệ thống luật pháp phù hợp và đào tạo được đội ngũ cán bộ liêm khiết.Hệ thống ngân hàng với sự giám sát lỏng lẻo vào những năm trước thời điểm 1997 đã dẫn đến sự phát triển quá mức của thị trường tín dụng ở nhiều nước châu Á, như Indonesia, Malaysia, Philippines, Hàn Quốc và Thái Lan, kéo theo việc đầu tư dư thừa vào một số ngành kinh tế.Việc dư thừa nguồn tín dụng còn dẫn đến tình trạng lãng phí, với cuộc chạy đua sở hữu tòa nhà cao nhất thế giới ở các nước châu Á là một ví dụ. Tệ hơn, việc “thừa tiền” còn châm ngòi cho sự phát triển bong bóng của thị trường bất động sản, từ đó lại quay lại tình trạng dư thừa tín dụng, vì các ngân hàng cho vay nhiều hơn giá trị thực của tài sản thế chấp. Kết quả là khi “bong bóng” vỡ, các ngân hàng phải hứng chịu hậu quả.Hệ thống ngân hàng với sự giám sát lỏng lẻo còn cho phép các ngân hàng có tỷ lệ vốn lưu động không phù hợp. Theo số liệu năm 1997 của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS), ở Philippines (17%), Hồng Kông (18%) và Singapore (19%), tỷ lệ này cao hơn nhiều so với tiêu chuẩn tối thiểu quốc tế.Bài học thứ ba: Nguy cơ dư thừa vốn.

Page 8: khủng hoảng tài chính châu á năm 1997

Chính phủ của các nền kinh tế mới nổi không thể làm gì nhiều để ngăn “lũ” vì nguồn cơn của sự mất cân bằng trên thị trường tài chính quốc tế không nằm trong tầm kiểm soát trực tiếp của họ.Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á không phải chỉ do sự “tắc trách” của người châu Á gây ra. Ngân khố của hầu hết các nền kinh tế châu Á đều ở mức cân bằng hoặc thặng dư, và không hề có lạm phát. Cuộc khủng hoảng xảy ra phần nhiều là do những thay đổi về mô hình của hoạt động trung gian tài chính quốc tế.Thứ nhất, sự mở rộng đáng kể của khả năng thanh khoản quốc tế vào thập niên 90 đã làm gia tăng sự cạnh tranh trong ngành dịch vụ tài chính trên toàn thế giới. Vì thế, các giám đốc tài chính buộc phải tìm kiếm những khoản lợi nhuận cao hơn, thông qua các dự án đầu tư mạo hiểm.Thứ hai là chính sách kinh tế vĩ mô của các cường quốc kinh tế đóng vai trò quan trọng trong sự mở rộng của khả năng thanh khoản quốc tế. Ví dụ như ở Mỹ, việc thâm hụt ngân sách giảm xuống trong khi khả năng sản suất tăng lên đã dẫn đến tốc độ lạm phạt giảm và do đó lãi suất giảm.Không có gì đáng ngạc nhiên khi luồng vốn đổ vào châu Á tăng lên, vì lãi suất ở châu Á cao hơn, còn các nước châu Á nhận thấy việc vay mượn quy đổi bằng đồng đôla Mỹ hoặc yên Nhật có lợi hơn là bằng đồng nội tệ.Tuy nhiên, tình trạng mất cân đối này không thể kéo dài. Việc tăng nguồn vốn đã gia tăng sức ép đối với việc tăng tỷ giá hối đoái, từ đó làm trầm trọng thêm tình hình thâm hụt thương mại. Và khi thị trường tạo sức ép giảm giá đồng tiền, tình hình càng trở nên xấu đi do sự rút vốn đột ngột của các nhà đầu tư nước ngoài. Thị trường tài chính châu Á chao đảo.Liệu điều tương tự có thể xảy ra lần nữa? Câu trả lời là hoàn toàn có thể.Trong suốt thời gian diễn ra khủng hoảng, đã có khá nhiều thảo luận về việc hình thành một “kiến trúc tài chính toàn cầu”. Tuy nhiên từ đó đến nay, cái “kiến trúc” đó hầu như không có gì thay đổi. Vẫn chưa có được những công cụ điều tiết luồng vốn một cách hiệu quả.Về hành lang pháp lý, đã có nhiều cải tiến kể từ năm 1997. Giờ đây nhiều ngân hàng của châu Á hoạt động bền vững hơn, với tỷ lệ vốn lưu động tăng lên trong khi tỷ lệ nợ xấu giảm xuống.Tuy nhiên, trình độ quản lý vẫn chưa được cải thiện. Một cuộc điều tra gần đây của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho thấy trên thực tế, chất lượng trình ở 4 trong 5 nước bị ảnh hưởng nặng nhất của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á - Indonesia, Malaysia, Philippines và Thái Lan - thậm chí còn có chiều hướng kém đi so với năm 1997, ở 6 thước đo: trách nhiệm quản lý, sự ổn định chính trị, hiệu quả của chính phủ, chất lượng của hệ thống luật pháp, sự tuân thủ pháp luật và tình hình kiểm soát tham nhũng.Hiện nay lại đang xảy ra tình trạng tính thanh khoản quốc tế lên quá cao. Tuy nhiên, lần này nguyên nhân lại khác - dự trữ của các nước châu Á đã tăng từ mức 250 tỷ USD của năm 1997 lên 2,5 nghìn tỷ USD trong năm nay, chủ yếu nhờ Trung Quốc.Luồng vốn chảy vào các thị trường châu Á mới nổi trung bình chiếm 6-7% GDP, cùng mức với thời điểm trước cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997-98. Tuy nhiên, không như hồi thập kỷ 90, hiện nay luồng vốn phần lớn là đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài (FDI và FPI) chứ không phải là đầu tư ngắn hạn.Dù vậy, giới lãnh đạo tài chính châu Á đã chỉ ra rằng tỷ lệ lãi suất thấp trong suốt một thời gian dài đã dẫn đến sự phát triển bong bóng của thị trường chứng khoán, bất động sản, thị trường hàng hóa và hoạt động đầu tư tư nhân. Và như Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã cảnh báo, nếu tình trạng mất cân đối trên thị trường tài chính quốc tế không được giải quyết một cách nhịp nhàng thì nền kinh tế toàn cầu sẽ bị ảnh hưởng.Nói như nhà soạn kịch Eugene O"Neill, không có hiện tại hay tương lai, mà chỉ có quá khứ cứ lặp đi lặp lại. Cách nói này có thể hơi cường điệu. Có lẽ sẽ chính xác hơn khi nói rằng lịch sử luôn lặp lại, nhưng có một chút thay đối. Nếu khôn ngoan và thận trọng, chính phủ các nước sẽ cố gắng tìm ra sự khác biệt đó để có các biện pháp đề phòng.

Page 9: khủng hoảng tài chính châu á năm 1997

Khủng hoảng Kinh tế Châu Á 1997 - Một góc nhìn

Trong những năm gần đây, nhiều thị trường mới nổi đã trải qua những cuộc khủng hoảng tài chính, có thể nhắc đến như khủng hoảng Mexico năm 1994, khủng hoảng tài chính Châu Á 1997, khủng hoảng Argentine 2001. Có rất nhiều băn khoăn xung quanh sự xuất hiện của những cuộc khủng hoảng này, tuy nhiên có lẽ băn khoăn lớn nhất và cũng cần giải đáp tốt để có thể tránh được những cuộc khủng hoảng khác là làm thế nào một đất nước từ trạng thái tăng trưởng cao ngay trước cuộc khủng hoảng có thể biến chuyển rất nhanh chóng sang trạng thái khủng hoảng, sụt giảm kinh tế trầm trọng.  

Trên góc độ kinh tế, Frederic Mishkin, tác giả cuốn sách The Economics of Money, Banking and Financial Markets, đã tiếp cận giải thích trên khía cạnh vấn đề thông tin bất cân xứng. Chúng ta thử đi theo dòng phân tích của ông để hiểu về cơ chế cuộc khủng hoảng Châu Á năm 1997.

Tiến trình xảy ra cuộc khủng hoảng Châu Á rất khác với những gì đã xảy ở nước Mỹ, sự khác biệt này đến từ những đặc trưng khác nhau của cách thức tổ chức thị trường vốn và thị trường nợ. Hình dưới mô tả các giai đoạn xảy ra cuộc khủng hoảng Châu Á.

Một trong những yếu tố căn bản dẫ đến cuộc khủng hoảng là tình trạng xấu đi nhanh chóng của bảng cân đối kế toán ngân hàng mà nguyên nhân trực tiếp là từ những khoản vay không có khả năng thanh toán ngày càng tăng. Khi những quốc gia, đặc biệt ở khu vực Đông Á, bắt đầu nới lỏng các quy định với thị trường tài chính vào đầu những năm 1990, một làn sóng vay dâng lên rất cao, trong đó, hoạt động cho vay tín dụng với các khu vực kinh doanh phi tài chính tư nhân tăng đặc biệt nhanh. Cũng đồng thời do khả năng giám sát yếu của các cơ quản điều hành pháp lý ngân hàng, bản thân ngân hàng thiếu chuyên gia trong việc theo dõi và giám sát hành vi của đối tương vay, những khoản lỗ do nợ xấu bắt đầu tăng lên, tác động tiêu cực đến cả nguồn vốn thực của ngân hàng. Nguồn lực bị bào mòn, ngân hàng không còn đủ khả năng cho vay, khi hoạt động cho vay không còn được tiếp tục, các hoạt động của nền kinh tế bị thu hẹp là điều dễ hiểu và tất yếu.

Tuy có nhiều điểm khác với những cuộc khủng hoảng va suy thoái xảy ra cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 ở Mỹ, vẫn có một số điểm chung quan trọng ta có thể đưa ra so sánh, một trong những điểm chung đó là sự biến động tăng giảm bất thường và bất

Page 10: khủng hoảng tài chính châu á năm 1997

ổn của thị trường chứng khoán ở giai đoạn trước khi diễn ra cuộc khủng hoảng và đóng góp vào làm trầm trọng hơn tác động của nó, những quốc gia diễn ra điểm này rõ nhất là Thailand, Nam Triều Tiên. Những quốc gia như Indonesia, Malaysia, và Philipines, tình trạng sụt giảm thị trường lại xảy ra đồng thời khi diễn ra cuộc khủng hoảng. Tại Thailand và Hàn Quốc, trước khi cuộc khủng hoảng diễn ra, nền kinh tế những nước này đã chứng kiến sự sụp đổ của những tập đoàn tài chính và phi tài chính lớn, những vụ sụp đổ này tác động tiêu cực và làm tăng tính bất ổn chung của thị trường tài chính trong nước.

Theo F.Mishkin, khi mà sự bất ổn tăng lên và giá trị ròng toàn thị trường chứng khoán (TTCK) suy giảm thì vấn đề thông tin bất cân xứng sẽ phát sinh. Đối với ngân hàng, sẽ có nhiều khó khăn trong việc xác định đâu là đối tượng cho vay tốt và đâu là không tốt. Suy giảm giá trị ròng toàn thị trường cũng đồng nghĩa với việc suy giảm giá trị của tài sản thế chấp, ký quỹ, đồng thời tăng khả năng đối tượng nhận vay nợ thực hiện các khoản đầu tư có mức độ rủi ro cao do lượng tài sản họ mất đi nếu khoản đầu tư không thành công sẽ nhỏ hơn. Sự gia tăng mức độ bất ổn và suy giảm TTCK xảy ra trước khi thực sự diễn ra cuộc khủng hoảng, cộng với các bảng cân đối tài sản của ngân hàng ngày một xấu đi, tất cả góp phần làm nảy sinh nhiều hơn vấn đề lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức. Tất cả sẽ góp phần làm cho nền kinh tế tiến ngày càng gần hơn đến một cuộc khủng hoảng tài chính trầm trọng.

Đến giai đoạn này, hoạt động đầu cơ nở rộ, xuất hiện đặc biệt nhiều trên các thị trường ngoại hối, đẩy nền kinh tế vào cuộc khủng hoảng trên mọi phương diện. Với Thailand, sự lo lắng về tình trạng thâm hụt tài khoản vãng lai và suy yếu của hệ thống tài chính, đẩy lên đỉnh điểm bởi sự sụp đổ của một một công ty tài chính lớn - Finance One, đã đưa đến một "cuộc chiến đầu cơ" lớn, tác động làm cho Ngân hàng Trung ướng Thailand phải cho phép thả nổi đồng Baht vào 7/1997. Không lâu sau, lại xuất hiện một "cuộc chiến đầu cơ" khác tác động vào những quốc gia còn lại trong khu vực và kết quả là sự sụp đổ dây chuyền của đồng Peso Philipines, đồng Rupiah Indonesia, đồng Ringgit Malaysia và đồng Won Hàn Quốc.

Cấu trúc tổ chức thị trường nợ khu vực Đông Á, tương tác với tình trạnh phá giá tiền tệ đẩy nền kinh tế khu vực tới cuộc khủng hoảng toàn diện. Có quá nhiều doanh nghiệp ở những quốc gia này có các khoản nợ phát hành bằng ngoại tệ như đồng USD hay Yen Nhật, sự mất giá đồng tiền trong nước làm cho tình trạng vay nợ, xét trên góc độ đồng nội tệ, thêm trầm trọng, ngay cả khi trên thực tế giá trị tài sản  của họ không hề thay đổi. Vào tháng 3/1995, khi đồng Peso mất nửa giá trị, tiền của các quốc gia như Thailand, Philipine, Malaysia và Hàn Quốc cũng mất trong khoảng từ một phần ba đến một nửa giá trị vào thời điểm đầu năm 1998, thì bản cân đối kế toán của hầu hết các doanh nghiệp đều đã xuất hiện những khoản lỗ lớn, vấn đề lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức trở lên trầm trọng. Trầm trọng nhất là Indonesia với đồng tiền mất giá đến 75% dẫn đến tình trạng vỡ nợ đối với những khoản nợ bằng ngoại tệ và giá trị những khoản nợ này không hề nhỏ, thậm chí rất lớn.

Một kết quả tất yếu khác từ sự mất giá tiền tệ là lạm phát thực tế và lạm phát kỳ vọng đều tăng, từ đó lãi suất trên thị trường cũng tăng chóng mặt. Doanh nghiệp và các hộ gia đình do đó cũng phải thanh toán lãi suất rất cao, tác động tiêu cực đến bảng cân đối tài sản của họ. Thị trường nợ ở các quốc gia mới nổi khu vực Đông Á có đặc trưng là những hợp đồng nợ có kỳ hạn rất ngắn, thường là dưới một tháng. Do đó lãi suất ngắn hạn tăng lên ở những quốc gia này đồng nghĩa với tác động rất lớn đến dòng tiền và bảng cân đối kế toán của các đơn vị trong nền kinh tế. Theo phân tích về tình trạng thông tin bất cân xứng của Mishkin, tác động xấu tới bảng cân đối tài sản, tiêu hao tài sản của doanh nghiệp và hộ gia đình làm cho các lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức đối với thị trường vay nợ cũng tăng theo và những tổ chức cho vay trong và ngoài nước không còn muốn tiếp tục cho vay nữa. Khi mà hoạt động cấp tín dụng và cho vay sụt giảm thì cũng đồng nghĩa với việc các hoạt động của nền kinh tế bị đình trệ và tốc độ tăng trưởng GDP thực cũng sẽ sụt giảm theo.

Hình vẽ trên cho ta thấy tình trạng "xói mòn" tài sản trong nền kinh tế hình thành do các hoạt động trong nền kinh tế bị đình trệ và tình trạng xấu đi trong bản cân đối tài sản và xói mòn tài sản của từng doanh nghiệp, hộ gia đình, kết quả là tác động tiêu cực hơn đến cuộc khủng hoảng trong hệ thống ngân hàng. Những vấn đề mà các doanh nghiệp và hộ gia đình đang phải đối mặt là phần lớn trong số những đơn vị cơ bản của nền kinh tế này đã không còn khả năng thanh toán nợ, điều này quay trở lại gây thiệt hại cho ngân hàng. Hệ thống ngân hàng còn phải đối mặt với một vấn đề trầm trọng khác là khối lượng rất lớn những khoản nợ ngắn hạn bằng ngoại tệ, trong khi đồng tiền trong nước bị phá giá, giá trị của những khoản nợ này tăng lên vùn vụt, điều này tiếp tục làm tiêu hao đi lượng tài sản thực đang còn rất ít của các ngân hàng. Trong tình trạng đó, lẽ ra toàn bộ hệ thống ngân hàng đã có thể sụp đổ nếu không có sự hỗ trợ từ phía Chính phủ - giống như những gì Chính phủ Mỹ đã làm trong

cuộc Đại khủng hoảng - nhưng không phải với nội lực của từng quốc gia mà nhờ sự giúp đỡ của IMF (Quỹ Tiền tệ Quốc tế), nhờ sự giúp đỡ này mà các quốc gia Đông Á tránh được một vụ sụp đổ với hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, với lượng vốn mà các ngân hàng đã mất thì sự can thiệp của Chính phủ nhằm chống đỡ cho hệ thống ngân hàng cũng không thể ngăn được năng lực cho vay của các ngân hàng sụt giảm mạnh. Mishkin giải thích khủng hoảng của hệ thống ngân hàng với những đặc tính như mô tả tạo lên một rào cản và gây khó khăn đối với các họat động cho vay của ngân hàng, làm trầm trọng thêm các vấn đề về lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức trên thị trường tài chính, ngân hàng mất dần vai trò truyền thống trung gian tài chính.

Một số thông số về biến động các quốc gia Đông Á trong khủng hoảng:

Page 11: khủng hoảng tài chính châu á năm 1997

Philippines

Tháng 5/1997, Ngân hàng Trung Ương (NHTW) Philippines tăng lãi suất lên1.75 điểm phần trăm và tiếp tục tăng lên 2 điểm vào tháng 6/1997. Khi cuộc khủng hoảng bắt đầu diễn ra tại Thailand vào ngày 2/7/1997 thì một ngày say đó, ngày 3/7/1997, NHTW Philippines bị buộc phải can thiệp sâu vào thị trường nhằm bảo vệ đồng peso, tăng mức lãi suất vay qua đêm từ 15% lên 24%. Giá trị đồng peso giảm mạnh từ 26 peso ăn một USD lên 38 peso vào năm 2000, và lên 40 peso khi kết thúc cuộc khủng hoảng.

Hong Kong

Cuộc khủng hoảng nổ ra 24 giờ sau khi Vương Quốc Anh trao trả  Hong Kong lại cho Trung Quốc. Tháng 10/1997, tỉ giá đô-la Hong Kong được cố định so với đô-la Mĩ là 7,8:1, tuy nhiên chịu sức ép rất lớn từ hoạt động đầu tư bởi lạm phát của Hong Kong đã cao hơn rất nhiều so với lạm phát của Mĩ và tình trạng này kéo dài nhiều năm. Cơ quan quản lý tiền tệ Hong Kong đã chi hơn một tỉ USD để bảo vệ đồng tiền trong nước. Tuy giữ được tỉ giá đồng tiền, TTCK Hong Kong trở lên cực kỳ bất ổn, chỉ số Hang Seng tụt 23% chỉ trong vòng ba ngày từ 20-23/10/1997. Lãi suất tiền vay qua đêm được nâng lên chóng mặt, đứng trước sức ép từ hoạt động đầu cơ, Chính phủ Hong Kong khẳng định tuyên chiến với hoạt động đầu cơ. Chính phủ đã kết thúc cuộc chiến này bằng việc bỏ ra xấp xỉ 120 tỉ đô-la Hong Kong (khoảng 15 tỉ USD) để mua lại cổ phiếu của nhiều doanh nghiệp, trở thành cổ đông lớn trong một số công ty, chẳng hạn tại HSBC Chính phủ năm 10% cổ phần.

Hàn Quốc

Hàn Quốc được xếp hạng thứ 11 trong số những nền kinh tế lớn trên thế giới. Khi khủng hoảng xảy ra, với tình trạng kém cỏi sẵn có của hệ thống ngân hàng bắt nguồn từ những khoản nợ kém hiệu quả rất lớn, Moody's đã hạ bậc tín dụng của Hàn Quốc từ A1 xuống A3 vào tháng 11/1997 và tiếp tục hạ xuống B2 vào tháng 12. Sự kiện này góp phần làm thị TTCK Hàn Quốc sụt giảm mạnh hơn, giảm 4% vào 7/11/1997, giảm tiếp 7% vào ngày 8/11 và 7.2% vào ngày 24/11/2997 khi có tin IMF yêu cầu Hàn Quốc thực hiện cải tổ hệ thống tài chính. Năm 1998, Hyundai Motor mua lại Kia Motors. Quỹ đầu tư mạo hiểm trị giá 5 tỉ USD của Samsung cũng giải thế do tác động quá mạnh của cuộc khủng hoảng, tiếp đó Daewoo Motors phải bán lại cho General Motors.

Đồng won Hàn Quốc giảm từ 1000 xuống 1700 won đổi một USD. Dù có nhiều nỗ lực trong việc cải thiện GDP trên đầu ngườ, sau khủng hoảng, nợ quốc gia của Hàn Quốc tăng gấp ba lần so với trước đó.

Malaysia

Trước khủng hoảng, tài khoản vãng lai của Malaysia thâm hụt 5%. Malaysia là quốc gia nhận được nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất, điều này phản ánh qua việc KLSE (sàn giao dịch chứng khoán chính thức của Malaysia) được coi là sàn giao dịch có hoạt động mạnh nhất trên thế giới (tổng giá trị giao dịch thậm chí vượt qua cả NYSE mặc dù có mức vốn hóa thị trường thấp hơn rất nhiều.) Ở thời điểm đó, mọi người đều kỳ vọng quốc gia này tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng và trở thành nước phát triển vào năm 2020. Vào thời điểm trước khi xảy ra khủng hoảng, KLSE Index đang ở mức 1.200, đồng ringgit được giao dịch ở tỉ lệ 2.5:1 so với USD, lãi suất qua đêm dưới 7%. Lãi suất qua đêm tăng từ dưới 8% lên 40%, làm cho mức đánh giá tín dụng tụt xuống và xảy ra làn sóng bán chứng khoán và tiền tệ ồ ạt. Cuối năm 1997, mức đánh giá tín dụng tụt xuống dưới mức bình quân cho các khoản đầu tư không đảm bảo, KLSE mất 50% điểm, tụt xuống dưới 600, đồng ringgit cũng mất 50% giá trị, còn 3.8 đồng đổi 1 USD. Năm 1998, GDP giảm 6,2%, đồng ringgit mất thêm 4,7% giá trị và KLSE tụt xuống dưới 270 điểm.

Nước Mỹ và Nhật Bản

Dịch cúm Châu Á cũng có ảnh hưởng đến nước Mỹ và Nhật Bản. Nền kinh tế tuy không sụp đổ nhưng cũng bị tác động nặng nề. Ngày 27/11/1997, chỉ số DJ công nghiệp giảm 554 điểm, tương đương 7,2%, NYSE tạm ngừng giao dịch trong thời gian ngắn.

Nhật Bản cũng chịu nhiều ảnh hưởng do là nền kinh tế lớn trong khu vực. Nhiều nước Châu Á khác ở trong tình trạng thâm hụt cán cân thương mại với Nhật Bản. Vào cuộc khủng hoảng, đồng yen Nhật giảm còn 147:1 với USD khi có những đợt bán ra ồ ạt. Tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật giảm từ 5% xuống còn 1,6%. Cuộc khủng hoảng Châu Á cũng làm một số doanh nghiệp ở Nhật phá sản.

Page 12: khủng hoảng tài chính châu á năm 1997

Châu Á học được gì từ cuộc khủng hoảng tài chính 1997(Dân trí) - Thị trường vốn quốc tế được ví như những tuyến đường cao tốc của nền kinh tế thế giới và các nước đang phát triển nên kết nối với tuyến cao tốc này, tạo thuận lợi để các luồng vốn tự do lưu thông trên đó. Không làm được như vậy thì cũng đồng nghĩa với việc tự cô lập.Đây là chính sách tự do hóa thị trường và xóa bỏ mọi biện pháp điều tiết của nhà nước, nổi tiếng với tên gọi “đồng thuận Washington” (Washington consensus), do một số tổ chức tài chính quốc tế cùng với Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ (FED) đề ra  vào năm 1989 và đã được các nước nhiệt tình hưởng ứng vào trước thời điểm ngày 2/7/1997, cách đây đúng 10 năm, khi cuộc khủng hoảng tài chính châu Á được châm ngòi bằng việc đồng baht của Thái Lan sụt giá 15% so với đồng đôla Mỹ. Chưa đầy một năm sau, vào ngày 21/5/1998, khi Tổng thống Indonesia Suharto bị buộc từ chức, người ta nhận thấy rõ ràng là quan điểm kinh tế này có sai lầm nghiêm trọng. Đồng rupiah của Indonesia đã mất giá tới 86% so với đồng đôla Mỹ và Jakarta rơi vào tình trạng bạo lực, khiến khoảng 1.200 người thiệt mạng và 5.000 tòa nhà bị thiêu rụi.  Rõ ràng là chính sách “mở toang” cánh cửa thị trường vốn không phải là lựa chọn tất yếu để tiến tới sự thịnh vượng. Vậy đâu là những bài học rút ra từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á?  Bài học thứ nhất: Phải có công cụ điều tiết luồng vốn.  Không phải tình cờ khi hai nước châu Á ít bị ảnh hưởng nhất của cuộc khủng hoảng tài chính, Trung Quốc và Ấn Độ, cũng chính là những nước không tự do hóa thị trường vốn. Và trong số những nước đã tự do hóa thị trường vốn, cũng không phải ngẫu nhiên mà nước khống chế tốt nhất những tác động của cuộc khủng hoảng, Singapore, chính là nước có hệ thống luật pháp tốt nhất.  Do thiếu các biện pháp kiểm soát, nhiều nền kinh tế châu Á đã rơi vào tình trạng quá phụ thuộc vào nguồn tài chính rất dễ biến động từ bên ngoài - đó là các khoản vay ngắn hạn. Cuối năm 1996, các nước Đông Á đã nợ các ngân hàng châu Âu 318 tỷ USD, ngân hàng Nhật Bản 260 tỷ USD và ngân hàng Mỹ 46 tỷ USD, đa số là dưới hình thức vay ngắn hạn - dưới 1 năm. Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cho biết trong 3 năm trước thời điểm 1997, các khoản nợ ngắn hạn của Thái Lan chiếm tới 7-10% GDP, trong khi tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chỉ chiếm 1% GDP.  Khi xảy ra khủng hoảng, các nguồn vốn ngắn hạn này biến mất cũng nhanh như khi xuất hiện, vì không hề có các công cụ điều tiết.  Bài học thứ hai: Cần xây dựng hành lang pháp lý phù hợp.  Cũng giống như việc nối các thị trấn nhỏ với đường cao tốc mà trước đó không trang bị cho chúng hệ thống đường xá và cảnh sát giao thông phù hợp để giám sát việc tuân thủ luật lệ, sẽ thật liều lĩnh khi mở cửa nền kinh tế của các nước đang phát triển với thị trường vốn quốc tế mà chưa xây dựng hệ thống luật pháp phù hợp và đào tạo được đội ngũ cán bộ liêm khiết.  Hệ thống ngân hàng với sự giám sát lỏng lẻo vào những năm trước thời điểm 1997 đã dẫn đến sự phát triển quá mức của thị trường tín dụng ở nhiều nước châu Á, như Indonesia, Malaysia, Philippines, Hàn Quốc và Thái Lan, kéo theo việc đầu tư dư thừa vào một số ngành kinh tế. 

Page 13: khủng hoảng tài chính châu á năm 1997

Việc dư thừa nguồn tín dụng còn dẫn đến tình trạng lãng phí, với cuộc chạy đua sở hữu tòa nhà cao nhất thế giới ở các nước châu Á là một ví dụ. Tệ hơn, việc “thừa tiền” còn châm ngòi cho sự phát triển bong bóng của thị trường bất động sản, từ đó lại quay lại tình trạng dư thừa tín dụng, vì các ngân hàng cho vay nhiều hơn giá trị thực của tài sản thế chấp. Kết quả là khi “bong bóng” vỡ, các ngân hàng phải hứng chịu hậu quả.  Hệ thống ngân hàng với sự giám sát lỏng lẻo còn cho phép các ngân hàng có tỷ lệ vốn lưu động không phù hợp. Theo số liệu năm 1997 của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS), ở Philippines (17%), Hồng Kông (18%) và Singapore (19%), tỷ lệ này cao hơn nhiều so với tiêu chuẩn tối thiểu quốc tế.  Bài học thứ ba: Nguy cơ dư thừa vốn.  Chính phủ của các nền kinh tế mới nổi không thể làm gì nhiều để ngăn “lũ” vì nguồn cơn của sự mất cân bằng trên thị trường tài chính quốc tế không nằm trong tầm kiểm soát trực tiếp của họ. Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á không phải chỉ do sự “tắc trách” của người châu Á gây ra. Ngân khố của hầu hết các nền kinh tế châu Á đều ở mức cân bằng hoặc thặng dư, và không hề có lạm phát. Cuộc khủng hoảng xảy ra phần nhiều là do những thay đổi về mô hình của hoạt động trung gian tài chính quốc tế. Thứ nhất, sự mở rộng đáng kể của khả năng thanh khoản quốc tế vào thập niên 90 đã làm gia tăng sự cạnh tranh trong ngành dịch vụ tài chính trên toàn thế giới. Vì thế, các giám đốc tài chính buộc phải tìm kiếm những khoản lợi nhuận cao hơn, thông qua các dự án đầu tư mạo hiểm. Thứ hai là chính sách kinh tế vĩ mô của các cường quốc kinh tế đóng vai trò quan trọng trong sự mở rộng của khả năng thanh khoản quốc tế. Ví dụ như ở Mỹ, việc thâm hụt ngân sách giảm xuống trong khi khả năng sản suất tăng lên đã dẫn đến tốc độ lạm phạt giảm và do đó lãi suất giảm. Không có gì đáng ngạc nhiên khi luồng vốn đổ vào châu Á tăng lên, vì lãi suất ở châu Á cao hơn, còn các nước châu Á nhận thấy việc vay mượn quy đổi bằng đồng đôla Mỹ hoặc yên Nhật  có lợi hơn là bằng đồng nội tệ. Tuy nhiên, tình trạng mất cân đối này không thể kéo dài. Việc tăng nguồn vốn đã gia tăng sức ép đối với việc tăng tỷ giá hối đoái, từ đó làm trầm trọng thêm tình hình thâm hụt thương mại. Và khi thị trường tạo sức ép giảm giá đồng tiền, tình hình càng trở nên xấu đi do sự rút vốn đột ngột của các nhà đầu tư nước ngoài. Thị trường tài chính châu Á chao đảo. Liệu điều tương tự có thể xảy ra lần nữa? Câu trả lời là hoàn toàn có thể.  Trong suốt thời gian diễn ra khủng hoảng, đã có khá nhiều thảo luận về việc hình thành một “kiến trúc tài chính toàn cầu”. Tuy nhiên từ đó đến nay, cái “kiến trúc” đó hầu như không có gì thay đổi. Vẫn chưa có được những công cụ điều tiết luồng vốn một cách hiệu quả. Về hành lang pháp lý, đã có nhiều cải tiến kể từ năm 1997. Giờ đây nhiều ngân hàng của châu Á hoạt động bền vững hơn, với tỷ lệ vốn lưu động tăng lên trong khi tỷ lệ nợ xấu giảm xuống. Tuy nhiên, trình độ quản lý vẫn chưa được cải thiện. Một cuộc điều tra gần đây của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho thấy trên thực tế, chất lượng trình ở 4 trong 5 nước bị ảnh hưởng nặng nhất của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á - Indonesia, Malaysia, Philippines và Thái Lan  - thậm chí còn có chiều hướng kém đi so với năm 1997, ở 6 thước đo: trách nhiệm quản lý, sự ổn định chính trị, hiệu quả của chính phủ, chất lượng của hệ thống luật pháp, sự tuân thủ pháp luật và tình hình kiểm soát tham nhũng.

Page 14: khủng hoảng tài chính châu á năm 1997

 Hiện nay lại đang xảy ra tình trạng tính thanh khoản quốc tế lên quá cao. Tuy nhiên, lần này nguyên nhân lại khác - dự trữ của các nước châu Á đã tăng từ mức 250 tỷ USD của năm 1997 lên 2,5 nghìn tỷ USD trong năm nay, chủ yếu nhờ Trung Quốc. Luồng vốn chảy vào các thị trường châu Á mới nổi trung bình chiếm 6-7% GDP, cùng mức với thời điểm trước cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997-98. Tuy nhiên, không như hồi thập kỷ 90, hiện nay luồng vốn phần lớn là đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài (FDI và FPI) chứ không phải là đầu tư ngắn hạn. Dù vậy, giới lãnh đạo tài chính châu Á đã chỉ ra rằng tỷ lệ lãi suất thấp trong suốt một thời gian dài đã dẫn đến sự phát triển bong bóng của thị trường chứng khoán, bất động sản, thị trường hàng hóa và hoạt động đầu tư tư nhân. Và như Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã cảnh báo, nếu tình trạng mất cân đối trên thị trường tài chính quốc tế không được giải quyết một cách nhịp nhàng thì nền kinh tế toàn cầu sẽ bị ảnh hưởng. Nói như nhà soạn kịch Eugene O'Neill, không có hiện tại hay tương lai, mà chỉ có quá khứ cứ lặp đi lặp lại. Cách nói này có thể hơi cường điệu. Có lẽ sẽ chính xác hơn khi nói rằng lịch sử luôn lặp lại, nhưng có một chút thay đối. Nếu khôn ngoan và thận trọng, chính phủ các nước sẽ cố gắng tìm ra sự khác biệt đó để có các biện pháp đề phòng. 

Bài học khủng hoảng tài chính châu Á 1997

Chuẩn bị đón nhận những thử thách tài chính – tiền tệ

ĐINH MAI LONG

Khủng hoảng tài chính vào giữa năm 1997 ở châu Á đã thu hút sự quan tâm của thế giới không chỉ bởi những hậu quả nghiêm trọng của nó đối với phần lớn các nước Đông Á (gây khủng hoảng và suy thoái ở các nền kinh tế này) mà còn đối với nền kinh tế thế giới nói chung (GDP toàn cầu đã giảm 0,6% trong năm 1997, so với tăng trưởng 5,3% ngay trước khủng hoảng).

Mặc dù đến nay đã tròn 10 năm kể từ ngày xảy ra khủng hoảng, và môi trường về tài chính và kinh tế đã có những sự thay đổi (nờ vào sự tái cơ cấu hạ tầng tài chính tại các nền kinh tế châu Á và sự tham gia lớn hơn của các tổ chức quốc tế, đặc biệt là IMF trong phòng tránh khủng hoảng), một số bài học của cuộc khủng hoảng này vẫn còn nguyên giá trị.

Yếu kém trong quản lý và hiện tượng đầu cơ

Nổi bật là bài học về nguy cơ khủng hoảng bắt nguồn từ quản lý yếu kém và hiện tượng đầu cơ. Bài học này đặc biệt có ý nghĩa đối với nước đang phát triển như Việt Nam, nơi mà nền kinh tế đã và đang hội nhập đáng kể với thế giới trong thập niên vừa qua.

Hướng tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao, các nước đang phát triển như Việt Nam nỗ lực thu hút ngày càng lớn vốn đầu tư từ các nước đã phát triển. Trong các hình thức đầu tư nước ngoài, đầu tư tài chính (đầu tư vào các sản phẩm tài chính thuần túy) đang chiếm tỷ lệ ngày càng lớn, do sự phát triển nhanh của thị trường chứng khoán Việt Nam trong những năm gần đây. Lợi ích cụ thể của đầu tư tài chính được lí giải thông qua tác động “đòn bẩy” hay “cấp số nhân”, nhằm bù vào thâm hụt trong dự trữ và thương mại của các nền kinh tế đang phát triển (Elgar.E, 1999). Tuy nhiên, việc sử dụng những tác động này, nếu thất bại, sẽ dẫn đến tăng trưởng bong bóng của nền kinh tế và hậu quả là dẫn tới khủng hoảng (như đã được ghi nhận ở các nền kinh tế mới nổi trong khủng hoảng tài chính ở châu Á) (Lane. T, 1999).

Cụ thể là, phần lớn các nhà quan sát cho rằng những yếu kém trong quản lý thị trường vốn và các khoản vay ngân hàng là nguyên nhân dẫn tới bùng nổ về tín dụng, giá nhà và cổ phiếu bong bóng tại Thailand,

Page 15: khủng hoảng tài chính châu á năm 1997

Malaysia, Korea… trước năm 1997 và gây nên khủng hoảng khi những bong bóng này vỡ. Vì vậy, bài học thứ nhất cho Việt Nam là phải xây dựng được một hệ thống quản lý đủ tinh vi để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực trên, đảm bảo sự phát triển ổn định của hệ thống tài chính. Điều này không có nghĩa hạn chế đầu tư nước ngoài mà để quản lý tốt hơn các nguồn vay bên ngoài, đặc biệt là các nguồn vay chưa phân tán rủi ro, nhằm giảm thiểu những khoản nợ không có khả năng thu hồi trong tương lai (Allen R.Y, 1999).

Do đặc trưng của hình thức đầu tư tài chính là nhà đầu tư có thể rút vốn dễ dàng, vào giữa năm 1997, các nhà đầu tư phương Tây đã rút 105 tỷ USD vốn của họ từ các nền kinh tế mới nổi ở Đông Á và trực tiếp gây ra khủng hoảng tài chính ở các nước này. Vì vậy, Việt Nam hiện nay cần tiến tới xây dựng một hạ tầng tài chính đủ vững vàng để ổn định trước những thay đổi trong nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài và biến động trên thị trường tài chính thế giới. Bênn cạnh đó, các nhà quản lý tài chính cần có những qui định phù hợp để buộc những nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các nhà đầu tư lớn tham gia giải quyết hậu quả (trong trường hợp xảy ra khủng hoảng). Vì, thực tế từ cuộc khủng hoảng tài chính ở châu Á (cũng như các cuộc khủng hoảng tài chính trước đó) cho thấy những nhà đầu tư này thường tìm cách tháo chạy với rất ít trách nhiệm đối với nước nhận vốn đầu tư, mặc dù, chính sự rút vốn bất ngờ và ồ ạt của họ là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến khủng hoảng ở các nước này.

Minh bạch hóa mọi thông tin tài chính – tiền tệ

Một điểm đáng lưu ý nữa là đã có không ít những nhà kinh tế và tài chính đánh giá rằng chính sự “hoang mang” của các nhà đầu tư đã dẫn tới sự rút vốn ồ ạt từ các nền kinh tế mới nổi ở châu Á vào giữa năm 1997 và gây nên sự sụp đổ trong hệ thống tài chính ở các nước này. Hiện tượng này bắt nguồn từ sự thiếu minh bạch trong các hoạt động tài chính và được xem là ngày càng trở nên phổ biến trong nền kinh tế hiện đại (Buckle. M, 2002). Trong cuộc khủng hoảng tài chính ở châu Á này đã không thấy sự xuất hiện của các yếu tố mắt cân bằng vĩ mô phổ biến, đặc trưng cho các cuộc khủng hoảng tài chính trước đó (ví dụ như thâm hụt ngân sách và nợ công chúng lớn như trong khủng hoảng tiền tệ ở Mexico năm 1994 và khủng hoảng nợ ở Mỹ Latinh những năm 80 của thế kỷ trước). Vì vậy, việc minh bạch hóa thông tin là rất cần thiết, không chỉ để bảo vệ lợi ích của các nhà đầu tư mà còn để tránh hiện tượng đầu cơ, do đó, đảm bảo sự ổn định của các nguồn đầu tư này cũng như bảo vệ quyền lợi của đại chúng.

Đối với Việt Nam, minh bạch hóa thông tin cần được thực hiện thông qua việc khuyến khích phân đoạn thị trường, cụ thể là sự hình thành của các trung gian tài chính độc lập để đánh giá một cách khách quan hoạt động của các chủ thể tài chính, đặc biệt là các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán. Ngoài ra, những thị trường không chính thức (như OTC) cần được quản lý chặt chẽ hơn để tránh hiện tượng đầu cơ do thiếu thông tin hoặc đưa ra những thông tin sai lệch từ đó tránh gây “hoang mang” và nản lòng các nhà đầu tư. Tuy nhiên, một nét khác biệt đặc thù của nền kinh tế Việt Nam (so với nhiều nền kinh tế khác trong khu vực) làm cho việc thực hiện minh bạch hóa các thông tin tài chính trở nên khó khăn là do hầu hết các giao dịch được thực hiện bằng tiền mặt (do nhiều lý do nhưng chủ yếu vẫn là do thói quen lâu đời của người dân). Điều này đã và đang làm sai lệch các dấu hiệu của thị trường, từ  đó gây khó khăn cho chính sách quản lý. Vì vậy, để giảm dần nền kinh tế tiền mặt này không chỉ cần những biện pháp tuyên truyền mà quan trọng hơn nữa là những ràng buộc về tính pháp lý của các giao dịch thông qua hình thức chuyển khoản.

Cuối cùng, việc cải cách trong quản lý cũng là một yếu tố then chốt cho việc tăng cường hạ tầng tài chính tại Việt Nam. Do Việt Nam mất một thời gian cho quá trình chuyển đổi mô hình kinh tế trong thập niên trước, trình độ quản lý tài chính ở Việt Nam hiện nay được xem là tương đối thấp so với các nước khác trong khu vực Đông Nam Á. Vì vậy, các nhà quản lý tài chính Việt Nam nên chăng cần phải được đào tạo tốt hơn nữa cũng như tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý để thích ứng với hệ thống quản lý hiện đại (đặc biệt, để quản lý tốt số lượng lớn các công ty đại chúng trong nền kinh tế hiện nay).

Những bài học nêu trên được xem là cần thiết trong hoàn cảnh nước ta hiện nay vì, cần phải nhắc lại rằng, Việt Nam đã ít chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 là do lúc đó nước ta còn chưa hội nhập nhiều với nền kinh tế trong khu vực. Nhưng trong 10 năm trở lại đây, nền kinh tế nước ta đã phát triển

Page 16: khủng hoảng tài chính châu á năm 1997

đáng kể và hội nhập toàn diện với nền kinh tế khu vực, thế giới. Do vậy, nguy cơ khủng hoảng tài chính: do ảnh hưởng “dây chuyền” từ các nền kinh tế khác (trong trường hợp xảy ra khủng hoảng ở những nước này), hoặc do chính những bất hợp lý của nền kinh tế trong nước, cũng tăng cao.

Tóm lại, xu hướng toàn cầu hóa trong lĩnh vực tài chính khiến lượng vốn đầu tư từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển ngày càng tăng. Xu hướng này làm gia tăng, song song với các cơ hội mới, là nguy cơ khủng hoảng ở các nền kinh tế mới nổi, trong đó có Việt Nam. Đó là vì hệ thống tài chính dễ bị tổn thương của các nước này và phản ứng dây chuyền giữa các nền kinh tế này trong trường hợp xảy ra khủng hoảng ở một nền kinh tế. Mặc dù đã có sự cải thiện đáng kể về sự trợ giúp của các tổ chức tài chính quốc tế như IMF cũng như sự hợp tác giữa các nền kinh tế, điều kiện tiên quyết để bảo vệ một nước đang phát triển khỏikhủng hoảng tài chính là tự tăng cường hạ tầng tài chính về nhiều phương diện. Nổi bật là những nhà quản lý và những chủ thể lớn có liên quan phải tham gia xây dựng một hành lang pháp lý tinh vi để một mặt nó phải cởi mở và minh bạch để thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài, nhưng trước hết, như bài học từ cuộc khủng hoảng tài chính ở châu Á, phải đảm bảo được sự ổn định và phát triển bền vững cho cả hệ thống tài chính và kinh tế của đất nước.

Nguồn: TBKTVN 3/7/2007

Page 17: khủng hoảng tài chính châu á năm 1997

THE 1997-98 ASIAN FINANCIAL CRISIS

The Asian financial crisis involves four basic problems or issues: (1) a shortage of foreign exchange that has caused the value of currencies and equities in Thailand, Indonesia, South Korea and other Asian countries to fall dramatically, (2) inadequately developed financial sectors and mechanisms for allocating capital in the troubled Asian economies, (3) effects of the crisis on both the United States and the world, and (4) the role, operations, and replenishment of funds of the International Monetary Fund.

Các cuộc khủng hoảng tài chính châu Á đã được khởi xướng bởi hai viên đạn của khấu hao tiền tệ đã xảy ra kể từ đầu mùa hè năm 1997. The Asian financial crisis was initiated by two rounds of currency depreciation that have been occurring since early summer 1997. Vòng đầu tiên là một giọt precipitous trong giá trị của đồng baht Thái, ringgit Malaysia, peso Philippines, và Indonesia rupiah. The first round was a precipitous drop in the value of the Thai baht, Malaysian ringgit, Philippine peso, and Indonesian rupiah. Như các loại tiền tệ ổn định, vòng thứ hai đã bắt đầu với áp lực đánh xuống của đồng đô la Đài Loan, Hàn Quốc thắng, Brazil thực, đồng đô la Singapore, và đồng đô la Hồng Kông. As these currencies stabilized, the second round began with downward pressures hitting the Taiwan dollar, South Korean won, Brazilian real, Singaporean dollar, and Hong Kong dollar. Các chính phủ có phản sự yếu kém trong các loại tiền tệ của họ bằng cách bán dự trữ ngoại tệ và tăng lãi suất, trong đó, lần lượt, đã làm chậm tăng trưởng kinh tế và đã thực hiện mang chứng khoán lãi suất hấp dẫn hơn cổ phiếu. Governments have countered the weakness in their currencies by selling foreign exchange reserves and raising interest rates, which, in turn, have slowed economic growth and have made interest-bearing securities more attractive than equities. Các cuộc khủng hoảng tiền tệ cũng đã tiết lộ những vấn đề nghiêm trọng trong lĩnh vực ngân hàng và tài chính của các nền kinh tế châu Á gặp rắc rối. The currency crises also has revealed severe problems in the banking and financial sectors of the troubled Asian economies.

Quỹ tiền tệ quốc tế đã sắp xếp các gói hỗ trợ cho Thái Lan, Indonesia, và Hàn Quốc. The International Monetary Fund has arranged support packages for Thailand, Indonesia, and South Korea. Những gói bao gồm một truyền ban đầu của quỹ với điều kiện phải được đáp ứng cho các khoản vay bổ sung để được làm sẵn có. The packages include an initial infusion of funds with conditions that must be met for additional loans to be made available.

Đây là cuộc khủng hoảng tài chính quan tâm đến chính phủ Mỹ vì nhiều lý do. This financial crisis is of interest to the US government for several reasons. Trước tiên, cố gắng để giải quyết những vấn đề đang dẫn đầu là IMF với sự hợp tác của Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển châu Á và cam kết của tín dụng dự phòng từ Quỹ bình ổn Exchange của Hoa Kỳ. First, attempts to resolve the problems are led by the IMF with cooperation from the World Bank and Asian Development Bank and pledges of standby credit from the Exchange Stabilization Fund of the United States. Thứ hai, thị trường tài chính đang liên kết với nhau. Điều gì xảy ra trong thị trường tài chính châu Á cũng ảnh hưởng đến thị trường Mỹ. Second, financial markets are interlinked. What happens in Asian financial markets also affects US markets. Thứ ba, người Mỹ là nhà đầu tư lớn trong khu vực, cả trong các hình thức công ty con của công ty Hoa Kỳ và đầu tư vào công cụ tài chính. Third, Americans are major investors in the region, both in the form of subsidiaries of US companies and investments in financial instruments. Thứ tư, cuộc khủng hoảng tiền tệ ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu Hoa Kỳ cũng như các dòng vốn và giá trị của đồng đô la Mỹ; thâm hụt thương mại Mỹ hiện đang tăng cao như những nước này nhập khẩu ít hơn và xuất khẩu nhiều hơn nữa. Fourth, the currency turmoil affects US imports and exports as well as capital flows and the value of the US dollar; the US deficit on trade is now rising as these countries import less and export more. Thứ năm, cuộc khủng hoảng đang gây ra bất ổn kinh tế đó là phơi bày những yếu kém trong nhiều tổ chức tài chính ở châu Á, một số đã bị phá sản. Fifth, the crisis is causing economic turmoil that is exposing weaknesses in many financial institutions in Asia; some have gone bankrupt. Những vấn đề kinh tế của các nền kinh tế châu Á đang gặp khó khăn ảnh hưởng xấu

Page 18: khủng hoảng tài chính châu á năm 1997

đến Hoa Kỳ, Nhật Bản, và những người khác. The economic problems of the troubled Asian economies are adversely affecting the United States, Japan, and others.

Quốc hội Hoa Kỳ có thể sẽ xem xét cuộc khủng hoảng tài chính châu Á trong vòng ba lập pháp ngữ cảnh rộng. Việc đầu tiên là trong tài chính và phạm vi hoạt động của IMF. The US Congress is likely to consider the Asian financial crisis within three broad legislative contexts. The first is in the financing and scope of the activities of the IMF. Điều này bao gồm pháp luật để cung cấp cho IMF với sự gia tăng hạn ngạch hoặc mục đăng ký vốn, New Thu xếp để Vay, một phân bổ quyền rút vốn đặc biệt, và sửa đổi một để IMF bài viết của các Hiệp định. This includes legislation to provide the IMF with an increase in its quotas or capital subscriptions, New Arrangements to Borrow, an allocation of Special Drawing Rights, and an amendment to the IMF's Articles of Agreement. Bối cảnh lập pháp thứ hai là trong tác động của cuộc khủng hoảng về kinh tế Mỹ và tổ chức tài chính Mỹ. The second legislative context is in the impact of the crisis on the US economy and American financial institutions. Dự báo tiên đoán một sự suy giảm ở Hoa Kỳ tăng trưởng và tăng thâm hụt thương mại Mỹ do cuộc khủng hoảng. Forecasters foresee a decline in US growth and an increase in the US trade deficit because of the crisis. Bối cảnh thứ ba là trong các nỗ lực tự do hóa thương mại và đầu tư trên thế giới. The third context is in efforts to liberalize trade and investment in the world.

Niên đại của khủng hoảng tài chính châu Á Chronology of the Asian Financial Crisis

Đầu tháng (năm 1997) - Nhật Bản gợi ý rằng nó có thể tăng lãi suất để bảo vệ yên. Early May (1997) - Japan hints that it might raise interest rates to defend the yen. mối đe dọa không bao giờ materializes, nhưng nó thay đổi nhận thức của các nhà đầu tư toàn cầu những người bắt đầu bán các loại tiền tệ khu vực Đông Nam Á và đặt ra một tumble cả các loại tiền tệ và thị trường chứng khoán địa phương. The threat never materializes, but it shifts the perceptions of global investors who begin to sell Southeast Asian currencies and sets off a tumble both in currencies and local stock markets.

Ngày 02 tháng 7 - Sau khi sử dụng $ 33000000000 ngoại hối, Thái Lan tuyên bố thả nổi có quản lý của đồng baht. July 2 - After using $33 billion in foreign exchange, Thailand announces a managed float of the baht. Việt Nam can thiệp để bảo vệ đồng peso của nó. The Philippines intervenes to defend its peso.

Ngày 18 tháng 7 - IMF chấp thuận gia hạn tín dụng cho Việt Nam của $ 1100000000. July 18 - IMF approves an extension of credit to the Philippines of $1.1 billion.

24 tháng 7 - tiền tệ châu Á giảm đáng kể. July 24 - Asian currencies fall dramatically. Thủ tướng Malaysia Mahathir tấn công "các nhà đầu cơ bất hảo" và sau đó là điểm để nhà tài chính George Soros. Malaysian Prime Minister Mahathir attacks "rogue speculators" and later points to financier George Soros.

Ngày 13-Ngày 14 tháng 8 - Các rupiah Indonesia đến dưới áp lực nặng. Aug. 13-14 - The Indonesian rupiah comes under severe pressure. Indonesia hủy bỏ hệ thống quản lý tỷ giá hối đoái của mình thông qua việc sử dụng một ban nhạc. Indonesia abolishes its system of managing its exchange rate through the use of a band.

Ngày 20 tháng 8 - IMF công bố $ 17200000000 gói hỗ trợ cho Thái Lan với $ 3900000000 từ IMF. Aug. 20 - IMF announces $17.2 billion support package for Thailand with $3.9 billion from the IMF.

Ngày 28 Tháng 8 - thị trường chứng khoán châu Á sụt giảm. Aug. 28 - Asian stock markets plunge. Manila là xuống 9,3%, Jakarta 4,5%. Manila is down 9.3%, Jakarta 4.5%.

04 tháng 9 - Các peso, ringgit Malaysia, và rupiah tiếp tục giảm. Sep. 4 - The peso, Malaysian ringgit, and rupiah continue to fall.

Ngày 20 tháng 9 - Mahathir nói với các đại biểu cho IMF / World Bank hội nghị hàng năm tại Hồng Kông rằng kinh doanh tiền tệ là vô đạo đức và nên được ngừng lại. Sep. 20 - Mahathir tells delegates to the IMF/World Bank annual conference in Hong Kong that currency trading is immoral and should be stopped.

Page 19: khủng hoảng tài chính châu á năm 1997

Ngày 21 tháng 9 - George Soros nói, "Tiến sĩ Mahathir là một mối đe dọa cho đất nước của mình." Sep. 21 - George Soros says, "Dr Mahathir is a menace to his own country."

Ngày 08 Tháng 10 - Rupiah số truy cập một thấp; Indonesia nói rằng nó sẽ tìm kiếm sự trợ giúp của IMF. Oct. 8 - Rupiah hits a low; Indonesia says it will seek IMF assistance.

14 tháng 10 - Thái Lan công bố một gói để tăng cường khu vực tài chính của mình. Oct. 14 - Thailand announces a package to strengthen its financial sector.

Ngày 20-23 tháng 10 - Hồng Kông đến đồng đô la đang bị tấn công đầu cơ; Hong Kong tích cực bảo vệ tiền tệ của nó,. Các thị trường chứng khoán Hong Kong giảm xuống trong khi Wall Street và các thị trường chứng khoán khác cũng có số truy cập nghiêm trọng. Oct. 20-23 - The Hong Kong dollar comes under speculative attack; Hong Kong aggressively defends its currency. The Hong Kong stock market drops, while Wall Street and other stock markets also take severe hits.

Ngày 28 Tháng 10 + - Giá trị của những giọt won Hàn Quốc là nhà đầu tư bán cổ phiếu Hàn Quốc. Oct. 28+ - The value of the Korean won drops as investors sell Korean stocks.

Ngày 05 Tháng 11 - IMF công bố một gói phần mềm ổn định khoảng $ 40 tỷ đồng cho Indonesia. Nov. 5 - The IMF announces a stabilization package of about $40 billion for Indonesia. Hoa Kỳ cam kết một khoản tín dụng dự phòng của 3 tỷ USD. The United States pledges a standby credit of $3 billion.

Ngày 03-24 tháng 11 - Nhật Bản công ty môi giới (Sanyo Chứng khoán), công ty chứng khoán lớn nhất (Yamaichi Chứng khoán), và 10 ngân hàng lớn nhất * (Hokkaido Takushoku) sụp đổ. Nov. 3-24 - Japanese brokerage firm (Sanyo Securities), largest securities firm (Yamaichi Securities), and 10* largest bank (Hokkaido Takushoku) collapse.

Ngày 21 Tháng 11 - Hàn Quốc thông báo rằng nó sẽ tìm kiếm sự hỗ trợ của IMF. Nov. 21 - South Korea announces that it will seek IMF support.

Ngày 25 tháng 11 - Tại Hội nghị Thượng đỉnh APEC, các nhà lãnh đạo của 18 nền kinh tế châu Á Thái Bình Dương xác nhận một khuôn khổ đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính. Nov 25 - At the APEC Summit, leaders of the 18 Asia Pacific economies endorse a framework to cope with financial crises.

Ngày 05 tháng 12 - Malaysia áp đặt cải cách khó khăn để giảm số dư của các khoản thanh toán thâm hụt. Dec 5 - Malaysia imposes tough reforms to reduce its balance of payments deficit.

03 tháng 12 - Hàn Quốc và IMF đồng ý về $ 57000000000 gói hỗ trợ. Dec 3 - Korea and IMF agree on $57 billion support package.

18 tháng 12 - Hàn Quốc bầu lãnh đạo phe đối lập Kim, Dae-jung là tổng thống mới. Dec 18 - Koreans elect opposition leader Kim, Dae-jung as new President.

25 tháng 12 - IMF và những người khác cung cấp 10 tỉ USD trong các khoản vay cho Hàn Quốc. Dec 25 - IMF and others provide $10 billion in loans to South Korea.

Ngày 06 tháng 1 - Indonesia công bố ngân sách mới mà không xuất hiện để đáp ứng các điều kiện khắc khổ IMF. Jan 6 - Indonesia unveils new budget that does not appear to meet IMF austerity conditions. Giá trị của giọt rupiah. Value of rupiah drops.

08 tháng một - IMF và Hàn Quốc đồng ý với một rollover 90 ngày của nợ ngắn hạn. Jan 8 - IMF and S. Korea agree to a 90-day rollover of short-term debt.

Ngày 12 tháng 1 - Peregrine Đầu tư Holdings của Hong Kong sụp đổ. Jan 12 - Peregrine Investments Holdings of Hong Kong collapses. Nhật Bản tiết lộ rằng các ngân hàng của mình mang về $ 580.000.000.000 trong hoặc có vấn đề nợ xấu. Japan discloses that its banks carry about $580 billion in bad or questionable loans.

Ngày 15 tháng 1 - IMF và Indonesia ký thỏa thuận tăng cường cải cách kinh tế. Jan 15 - IMF and Indonesia sign an agreement strengthening economic reforms.

Ngày 29 tháng 1 - Hàn Quốc và 13 ngân hàng quốc tế đồng ý để chuyển đổi 24000000000 $ trong nợ ngắn hạn, do tháng 3 năm 1998, vào các khoản vay chính phủ hậu thuẫn. Jan 29 - South Korea and 13

Page 20: khủng hoảng tài chính châu á năm 1997

international banks agree to convert $24 billion in short-term debt, due in March 1998, into government-backed loans.

Ngày 31 tháng 1 - Hàn Quốc đơn đặt hàng 10 của 14 ngân hàng thương ốm yếu để đóng. Jan 31 - South Korea orders 10 of 14 ailing merchant banks to close.

Ngày 02 tháng 2 - Các ý nghĩa của cuộc khủng hoảng ở châu Á ebbs. Feb 2- The sense of crisis in Asia ebbs. Thị trường chứng khoán tiếp tục phục hồi. Stock markets continue recovery.

Những khủng hoảng tài chính châu Á 1997-1998 The 1997-98 Asian Financial Crisis

Giới thiệu Introduction

Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á liên quan đến bốn vấn đề cơ bản hoặc các vấn đề: (1) sự thiếu hụt ngoại tệ ở Thái Lan, Indonesia, Hàn Quốc và các nước châu Á khác đã gây ra giá trị của tiền tệ và chứng khoán giảm mạnh, (2) không đầy đủ phát triển ngành tài chính và cơ chế phân bổ vốn trong nền kinh tế châu Á bối rối, (3) ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng trên cả Hoa Kỳ và thế giới, và (4) vai trò, hoạt động, và bổ sung các quỹ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế. The Asian financial crisis involves four basic problems or issues: (1) a shortage of foreign exchange in Thailand, Indonesia, South Korea and other Asian countries that has caused the value of currencies and equities to fall dramatically, (2) inadequately developed financial sectors and mechanisms for allocating capital in the troubled Asian economies, (3) effects of the crisis on both the United States and the world, and (4) the role, operations, and replenishment of funds of the International Monetary Fund.

cuộc khủng hoảng này được khởi xướng bởi hai viên đạn của khấu hao tiền tệ bắt đầu vào đầu mùa hè năm 1997. The crisis was initiated by two rounds of currency depreciation that began in early summer 1997. Vòng đầu tiên là một giọt precipitous trong giá trị của đồng baht Thái, ringgit Malaysia, peso Philippines, và Indonesia rupiah (xem hình 1). The first round was a precipitous drop in the value of the Thai baht, Malaysian ringgit, Philippine peso, and Indonesian rupiah (see Figure 1). Như các loại tiền tệ ổn định ở mức giá trị thấp hơn, vòng thứ hai đã bắt đầu với áp lực đánh xuống của đồng đô la Đài Loan, Hàn Quốc thắng, Brazil thực, đồng đô la Singapore, và đồng đô la Hồng Kông. As these currencies stabilized at lower values, the second round began with downward pressures hitting the Taiwan dollar, South Korean won, Brazilian real, Singaporean dollar, and Hong Kong dollar. (Xem hình 2 loại tiền tệ.) Trong việc chống lại những áp lực đi xuống trên, chính phủ các nước đã bán cổ phần của họ USD từ dự trữ ngoại hối, mua các loại tiền tệ riêng của họ, và đã tăng lãi suất để foil nhà đầu cơ và thu hút vốn nước ngoài. (See Figure 2.)In countering the downward pressures on currencies, governments have sold dollars from their holdings of foreign exchange reserves, bought their own currencies, and have raised interest rates to foil speculators and to attract foreign capital. Các mức lãi suất cao hơn, lần lượt, đã làm chậm tăng trưởng kinh tế và đã thực hiện mang chứng khoán lãi suất hấp dẫn hơn cổ phiếu. The higher interest rates, in turn, have slowed economic growth and have made interest-bearing securities more attractive than equities. giá cổ phần đã giảm. Stock prices have fallen. Trong tháng 11 năm 1997, điều này suy giảm trong giá trị cổ phiếu được chuyển đến thị trường chứng khoán khác trên thế giới, mặc dù thị trường Mỹ và châu Âu đã hồi phục sau đó. In November 1997, this decline in stock values was transmitted to other stock markets in the world, although US and European markets have subsequently recovered.

Đây là cuộc khủng hoảng tài chính quan tâm đến chính phủ Mỹ vì nhiều lý do. This financial crisis is of interest to the US government for several reasons. Trước tiên, thị trường tài chính đang liên kết với nhau. First, financial markets are interlinked. Điều gì xảy ra tại các thị trường tài chính châu Á cũng có thể ảnh hưởng đến thị trường Mỹ. What happens in Asian financial markets also may affect US markets. Thứ hai,

Page 21: khủng hoảng tài chính châu á năm 1997

các ngân hàng Mỹ và các công ty được cho vay đáng kể và / hoặc các nhà đầu tư trong khu vực, trong điều khoản của các khoản vay ngân hàng, công ty con của các công ty Mỹ, và đầu tư vào các công cụ tài chính. Second, American banks and companies are significant lenders and/or investors in the region, in terms of bank loans, subsidiaries of US companies, and investments in financial instruments. Thứ ba, nỗ lực để giải quyết các vấn đề đã được lãnh đạo bởi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) với sự hợp tác của Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển châu Á. Third, attempts to resolve the problems have been led by the International Monetary Fund (IMF) with cooperation from the World Bank and Asian Development Bank. Một số vấn đề lập pháp đối phó với IMF tài trợ và các hoạt động đã bị trì hoãn bởi 105 * Đại hội ở gần các phiên họp gần đây của nó. Some legislative issues dealing with IMF funding and operations were deferred by the 105* Congress at the close of its recent session. Năm 1998, Quốc hội đang xem xét thoả thuận mới để Vay của IMF, tăng IMF đề xuất trong hạn ngạch hoặc mục đăng ký vốn, và đề xuất sửa đổi để IMF bài viết của các Hiệp định. In 1998, Congress is considering New Arrangements to Borrow by the IMF, a proposed increase in IMF quotas or capital subscriptions, and a proposed amendment to the IMF's Articles of Agreement. Quốc hội cũng có thể tăng cường giám sát hoạt động của Mỹ trong IMF. Congress also may intensify its oversight US activities in the IMF.

Lý do thứ tư rằng cuộc khủng hoảng tài chính châu Á là quan tâm đến Hoa Kỳ là các rối loạn ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu Hoa Kỳ cũng như các dòng vốn và giá trị của đồng đô la Mỹ. The fourth reason that the Asian financial crisis is of interest to the United States is that the turmoil affects US imports and exports as well as capital flows and the value of the US dollar. Thâm hụt thương mại Mỹ hiện đang tăng cao như những nước này nhập khẩu ít hơn và xuất khẩu nhiều hơn nữa. The US deficit on trade is now rising as these countries import less and export more. Thứ năm, cuộc khủng hoảng là phơi bày những yếu kém trong nhiều tổ chức tài chính ở châu Á. Fifth, the crisis is exposing weaknesses in many financial institutions in Asia. Một số đã bị phá sản. Some have gone bankrupt. Những vấn đề kinh tế của cái gọi là con hổ châu Á không chỉ là ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế của Nhật Bản và những người khác trong khu vực, nhưng, đến một mức độ nào, một suy thoái kinh tế có thể lây lan sang Châu Mỹ Latin và Hoa Kỳ. The economic problems of the so-called Asian Tigers not only are adversely affecting the economies of Japan and others in the region, but, to some extent, an economic slowdown could spread to Latin America and the United States. Thứ sáu, cuộc khủng hoảng có thể cản trở sự tiến bộ của tự do hóa thương mại và đầu tư theo Tổ chức Thương mại thế giới và khu vực châu Á Thái Bình Dương hợp tác kinh tế (APEC) diễn đàn. Sixth, the crisis may impede the progress of trade and investment liberalization under the World Trade Organization and the Asia Pacific Economic Cooperation (APEC) forum.

Cho đến nay, Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã sắp xếp các gói hỗ trợ cho Thái Lan, Indonesia, và Hàn Quốc, và mở rộng và bổ sung một khoản tín dụng cho Việt Nam để hỗ trợ tỷ giá hối đoái và các chính sách kinh tế khác. Ba gói hỗ trợ được tóm tắt trong Bảng 1. So far, the International Monetary Fund has arranged support packages for Thailand, Indonesia, and South Korea, and extended and augmented a credit to the Philippines to support its exchange rate and other economic policies. The three support packages are summarized in Table 1. Tổng số tiền các gói được gần đúng bởi vì IMF vay vốn bằng tiền tại quyền rút đặc biệt (SDRs), và bởi vì số tiền cam kết có thể thay đổi khi hoàn cảnh thay đổi. The total amounts of the packages are approximate because the IMF lends funds denominated in special drawing rights (SDRs), and because pledged amounts may change as circumstances change. Các gói hỗ trợ cho Thái Lan là $ 17200000000, cho Indonesia khoảng $ 40 tỷ đồng, và cho Hàn Quốc $ 57000000000. The support package for Thailand was $17.2 billion, for Indonesia about $40 billion, and for South Korea $57 billion. Hoa Kỳ cam kết 3000000000 $ cho Indonesia và $ 5 tỷ đồng cho Quỹ Hàn Quốc từ ổn định của nó Exchange (ESF) như là một tín dụng dự phòng có thể sẽ được khai thác trong trường hợp khẩn cấp. The United States pledged $3 billion for Indonesia and $5 billion for South Korea from its Exchange Stabilization Fund (ESF) as a standby credit that may be tapped in an emergency. Ngân khố Hoa Kỳ vay tiền từ các ESF với lãi suất thích hợp và với những gì nó được xem xét biện pháp bảo vệ thích hợp để hạn chế rủi ro cho người nộp thuế Mỹ. The US

Page 22: khủng hoảng tài chính châu á năm 1997

Treasury lends money from the ESF at appropriate interest rates and with what it considers to be proper safeguards to limit the risk to American taxpayers.

Những gói hỗ trợ được khởi xướng bởi một yêu cầu từ các nước gặp khó khăn tài chính. The support packages are initiated by a request from the country experiencing financial difficulty. Yêu cầu này sau đó yêu cầu một đánh giá của IMF cán bộ trong các điều kiện trong các quốc gia yêu cầu. This request then requires an assessment by IMF officials of the conditions in the requesting nation. Nếu một gói hỗ trợ được phê duyệt, IMF thường bắt đầu với một khoản vay ban đầu của các loại tiền tệ khó khăn để các quốc gia vay. If a support package is approved, the IMF usually begins with an initial loan of hard currency to the borrowing nation. Số tiền sau đó được làm sẵn (thường là hàng quý) chỉ khi thực hiện các mục tiêu nhất định được đáp ứng và đánh giá chương trình được hoàn thành. Nếu tình hình tài chính tiếp tục xấu đi, các cam kết đối với các quỹ đã được cam kết của Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á và các quốc gia nhất định có thể được khai thác. Subsequent amounts are made available (usually quarterly) only if certain performance targets are met and program reviews are completed. If the financial situation continues to deteriorate, commitments for funds that have been pledged by the World Bank, Asian Development Bank and certain nations may be tapped. Các quỹ vay mượn của nước người nhận thường đi vào các ngân hàng trung ương của dự trữ ngoại hối. The funds borrowed by the recipient country usually go into the central bank' s foreign exchange reserves. Những dự trữ được sử dụng để cung cấp ngoại hối cho người mua, cả trong nước và quốc tế. These reserves are used to supply foreign exchange to buyers, both domestic and international.

Bảng 1. Table 1. Hỗ trợ tài chính trọn gói IMF IMF Financial Support Packages (Số tiền trong tỷ USD) (Amounts in US$Billion) Hàn Quốc Thái Lan Indonesia Thailand Indonesia South KoreaNgày được chấp thuận Date Approved (1997) 20 tháng tám ngày 04 Tháng Mười Hai 05 tháng 11 (1997)August 20 November 5 December 4

Tổng số cầm cố 17,2 $ 40 $ 57 $ Total Pledged $17.2 $40 $57IMF 3,9 $ $ 10,1 $ 21,0 IMF $3.9 $10.1 $21.0Hoa Kỳ Không 3,0 $ $ 5,0 US None $ 3.0 $5.0Ngân hàng Thế giới 1,5 $ 4,5 $ $ 10,0 World Bank $1.5 $ 4.5 $10.0Phát triển châu Á 1,2 $ $ 3,5 $ 4,0 Asian Development $1.2 $ 3.5 $ 4.0Ngân hàng Nhật Bản $ 4,0 5,0 $ $ 10,0 Bank Japan $4.0 $ 5.0 $10.0Những người khác $ 6,6 26,0 $ $ 7,0 Others $6.6 $26.0 $ 7.0

Thay đổi trong tỷ giá -38% -81% -50% Change in Exchange Rate -38% -81% -50% (7/1197- 1/22/98) (7/1197- 1/22/98) Thay đổi trong thị trường chứng khoán -26% -40% -30% Change in Stock Market -26% -40% -30% (7/1/97-1/19/98) (7/1/97-1/19/98)

Nguồn: Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Cơ sở dữ liệu Đối thoại, Wall Street Journal, Financial Times. Source: International Monetary Fund, Dialogue Database, Wall Street Journal, Financial Times.

Page 23: khủng hoảng tài chính châu á năm 1997

Ngoài ra để hỗ trợ các gói của IMF, tổ chức quốc tế khác đã được giải quyết cuộc khủng hoảng tài chính châu Á. In addition to support packages by the IMF, other international organizations have been addressing the Asian financial crisis. Ngày Ngày 03-05 Tháng Mười Một, 1997, Nhóm Mười lăm nước đang phát triển gặp nhau ở Malaysia và phát triển một kế hoạch để ngăn chặn bất ổn tiền tệ mới. On November 3-5, 1997, the Group of Fifteen developing nations met in Malaysia and developed a plan to avert renewed currency turbulence. Để chuẩn bị cho Á Thái Bình Dương hợp tác kinh tế (APEC) cuộc họp hội nghị thượng đỉnh, các quan chức tài chính cao cấp của APEC họp tại Manila ngày Ngày 18-19 tháng 11 và phát triển một khuôn khổ đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực. In preparation for the Asia Pacific Economic Cooperation (APEC) summit meeting, senior finance officials of APEC met in Manila on November 18-19 and developed a framework for dealing with financial crises in the region. Framework này Manila đã được xác nhận bởi các nhà lãnh đạo mười tám của các nền kinh tế của APEC tại hội nghị thượng đỉnh hàng năm của diễn đàn tại Vancouver, BC, vào ngày 25 Tháng 11 Năm 1997. This Manila Framework was endorsed by the eighteen leaders of the economies of APEC at the forum's annual summit in Vancouver, BC, on November 25, 1997. Khung Manila nhận ra rằng vai trò của IMF sẽ vẫn trung ương và bao gồm tăng cường giám sát khu vực, tăng cường hợp tác kinh tế và kỹ thuật để cải thiện hệ thống tài chính trong nước quy định năng lực, thông qua các cơ chế mới của IMF về các điều khoản thích hợp để hỗ trợ các chương trình điều chỉnh mạnh mẽ, và một hợp tác xã sắp xếp tài chính để bổ sung, khi cần thiết các nguồn lực của IMF. The Manila Framework recognized that the role of the IMF would remain central and included enhanced regional surveillance, intensified economic and technical cooperation to improve domestic financial systems regulatory capacities, adoption of new IMF mechanisms on appropriate terms in support of strong adjustment programs, and a cooperative financing arrangement to supplement, when necessary IMF resources. 1 1

Ngày 01 tháng 12 năm 1997, các Bộ trưởng tài chính của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN-Indonesia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Malaysia, Myanmar, Brunei, Lào, và Việt Nam) đã đồng ý để làm cho kinh phí bổ sung có sẵn cho bất kỳ cứu trợ trong tương lai các nền kinh tế gặp khó khăn trong khu vực. On December 1, 1997, the finance ministers of the Association of Southeast Asian Nations (ASEAN-Indonesia, the Philippines, Singapore, Thailand, Malaysia, Myanmar, Brunei, Laos, and Vietnam) agreed to make additional funding available for any future bailouts for troubled economies in the region. Nó sẽ được cung cấp chỉ khi một quốc gia chấp nhận một gói hỗ trợ của IMF và nếu các thành viên ASEAN xem xét các quỹ của IMF được inadequate.2 Ngày 15 Tháng 12 năm 1997, nguyên thủ quốc gia ASEAN đã thông qua Khuôn khổ Manila, nỗ lực của IMF, quyết định phát triển một khu vực giám sát cơ chế mà có thể nhấn mạnh những nỗ lực phòng ngừa để tránh các cuộc khủng hoảng tài chính, và tái khẳng định cam kết của họ để duy trì thương mại mở và môi trường đầu tư tại ASEAN.3 It would be provided only if a country accepted an IMF support package and if ASEAN members consider IMF funds to be inadequate.2 On December 15, 1997, ASEAN heads of state endorsed the Manila Framework, efforts of the IMF, decided to develop a regional surveillance mechanism that would emphasize preventive efforts to avoid financial crises, and reaffirmed their commitment to maintain an open trade and investment environment in ASEAN.3

IMF và ổn định Packages The IMF and Stabilization Packages

Quỹ tiền tệ quốc tế đã được các cầu thủ chủ chốt trong việc phối hợp các gói hỗ trợ cho các nền kinh tế châu Á gặp rắc rối. The International Monetary Fund has been the key player in coordinating support packages for the troubled Asian economies. IMF nói rằng nó đã học được từ cuộc khủng hoảng Peso Mexico vào năm 1995 và đã lập thủ tục khẩn cấp cho phép nó để đáp ứng với mỗi cuộc khủng hoảng ở mỗi nước châu Á trong thời gian kỷ lục. The IMF says that it has learned from the Mexican Peso crisis in 1995 and had instituted emergency procedures that enabled it to respond to each the crises in each Asian country in record time.

Page 24: khủng hoảng tài chính châu á năm 1997

Mục tiêu chính của IMF là thúc đẩy sự ổn định, mở rộng cân bằng thương mại, và tăng trưởng, nhưng vì cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, nó đã sâu đậm các hoạt động của nó trong bốn directions.4 Đó là: The major objectives of the IMF are to promote stability, balanced expansion of trade, and growth, but because of the Asian financial crisis, it has deepened its activities in four directions.4 They are:

IMF tăng cường giám sát đối với các chính sách quốc gia thành viên, strengthening IMF surveillance

over member countries' policies, giúp tăng cường hoạt động của thị trường tài chính (hỗ trợ kỹ thuật), helping to strengthen the

operation of financial markets (technical assistance), cung cấp tư vấn chính sách và hỗ trợ tài chính một cách nhanh chóng khi các cuộc khủng hoảng xuất

hiện, và providing policy advice and financial assistance quickly when crises emerge, and giúp đỡ để đảm bảo rằng không có quốc gia thành viên là thiệt thòi (bị bỏ lại phía sau trong việc mở

rộng thương mại thế giới và không có khả năng thu hút một lượng đáng kể đầu tư tư nhân). helping to ensure that no member country is marginalized (being left behind in the expansion of world trade and being unable to attract significant amounts of private investment). Tại cuộc họp thường niên 1997 Tháng Chín của IMF tại Hồng Kông, Hội đồng thống đốc phê duyệt di chuyển trước để phát triển một sửa đổi của IMF Các bài viết của Hiệp định để thực hiện việc tự do hoá các luồng vốn quốc tế một trong những mục đích của Quỹ. At the September 1997 annual meeting of the IMF in Hong Kong, the Board of Governors approved moving ahead to develop an amendment of the IMF Articles of Agreement to make the liberalization of international capital flows one of the purposes of the Fund. Đối với Hoa Kỳ, sự thay đổi này có lẽ sẽ yêu cầu Quốc hội phê duyệt. For the United States, this change would presumably require Congressional approval.

Các cuộc khủng hoảng tài chính châu Á cũng đã đưa ra một số câu hỏi liên quan đến hoạt động của IMF. The Asian financial crisis also has raised several questions pertaining to IMF operations. Đầu tiên là cho dù các cuộc khủng hoảng như vậy đã tăng về quy mô và nguồn lực cho dù IMF đủ để đương đầu với họ. The first is whether such crises have increased in scale and whether IMF resources are sufficient to cope with them. (Tài trợ của IMF được thảo luận trong phần cuối cùng của báo cáo này về các vấn đề cho Đại hội.) Thứ hai là liệu của Quỹ sẵn sàng để cho vay trong một cuộc khủng hoảng góp phần gây nguy hiểm đạo đức (một xu hướng cho một đất nước người nhận tiềm năng cư xử bất cẩn khi biết rằng IMF sẽ có khả năng bảo lãnh chúng ra trong trường hợp khẩn cấp). (IMF funding is discussed in the final section of this report on issues for Congress.) The second is whether the Fund's willingness to lend in a crisis contributes to moral hazard (a tendency for a potential recipient country to behave recklessly knowing that the IMF will likely bail them out in an emergency). thứ ba là liệu lây lan của khủng hoảng tài chính có thể được ngừng lại hiệu quả. The third is whether the contagion of financial crises can be stopped effectively. Là điều kiện thứ tư, cho dù những thay đổi trong chính sách kinh tế và mục tiêu hiệu suất mà IMF yêu cầu của nước tiếp nhận phù hợp và hiệu quả. The fourth is conditionality-whether the changes in economic policy and performance targets that the IMF requires of the recipient countries are appropriate and effective. thứ năm là minh bạch, cho dù IMF các bản phát hành đầy đủ thông tin cho công chúng, bao gồm cả các nhà đầu tư, về thiết kế chương trình của nó và các quy định áp đặt như một điều kiện cho vay cho phép đánh giá chính xác và trách nhiệm. The fifth is transparency-whether the IMF releases sufficient information to the public, including investors, on its program design and provisions imposed as a condition for borrowing allow for accurate assessment and accountability. Là thứ sáu phòng-cho dù IMF đã tận dụng đầy đủ hơn không vay nước thành viên để ngăn chặn cuộc khủng hoảng tài chính từ occurring.5 The sixth is prevention-whether the IMF has sufficient leverage over non-borrowing member countries to prevent financial crises from occurring.5

Page 25: khủng hoảng tài chính châu á năm 1997

Đối với quy mô của cuộc khủng hoảng tài chính, rõ ràng là gần đây tự do hoá thị trường vốn và tiến bộ trong viễn thông đã tăng quy mô của cuộc khủng hoảng tài chính. With respect to the scale of financial crises, it is clear that recent liberalization of capital markets and advances in telecommunications have increased the scale of financial crises. Kích thước của các gói hỗ trợ cho Hàn Quốc và Indonesia đã được chưa từng thấy. The size of the support packages for South Korea and Indonesia have been unprecedented. Câu hỏi đặt ra là liệu IMF có đủ nguồn lực để xử lý các cuộc khủng hoảng tài chính nhiều hơn, đặc biệt nếu chúng xảy ra đồng thời. The question is whether the IMF has sufficient resources to handle more financial crises, particularly if they occur simultaneously.

Đối với những mối nguy hiểm đạo đức, ý kiến của IMF là chính phủ gặp khó khăn thường là quá chậm trong việc tiếp cận Quỹ giúp đỡ vì các điều kiện nơi IMF hỗ trợ như vậy. With respect to moral hazard, the opinion of the IMF is that governments in trouble usually are too slow in approaching the Fund for help because of the conditions the IMF places on such support. Theo IMF, các mối nguy hiểm thực sự không phải là đạo đức với các chính phủ tham gia vào cho vay không lành nhưng điều đó, bởi vì IMF hỗ trợ có sẵn, khu vực tư nhân có thể quá sẵn sàng cho vay. According to the IMF, the real moral hazard is not with governments engaging in unsound lending but that, because IMF support is available, the private sector may be too willing to lend. các tổ chức tài chính khu vực tư nhân biết rằng một quốc gia gặp khó khăn sẽ được chuyển tới Quỹ hơn là mặc định trên các khoản vay quốc tế. Private sector financial institutions know that a country in trouble will go to the Fund rather than default on international loans. 6 người khác, hơn nữa, khẳng định rằng IMF là duy trì các mối nguy đạo đức nằm ở trung tâm của vấn đề cho nền kinh tế gặp khó khăn như Hàn Quốc vắng mặt, phá sản. Một số tập đoàn tại một số quốc gia không được phép thất bại vì chính trị hay khác lý do. 6 Others, moreover, assert that the IMF is perpetuating the moral hazard that lies at the heart of the problem for troubled economies like South Korea-the absence of bankruptcy. Some corporations in certain countries have not been allowed to fail because of political or other reasons. Trong những lời của một nhà bình luận, "Chủ nghĩa tư bản mà không phá sản giống như Thiên Chúa giáo mà không có địa ngục.. Có hệ thống không có nghĩa là các tội lỗi kiểm soát thái quá" 7 In the words of one commentator, "Capitalism without bankruptcy is like Christianity without hell. There is no systematic means of controlling sinful excesses."7

Đối với lây lan, hồ sơ theo dõi của IMF trong việc ngăn chặn sự lây lan của khủng hoảng tài chính châu Á trong vòng chưa được yên tâm. With respect to contagion, the track record of the IMF in stopping the spread of the financial crisis within Asia has not been reassuring. Bên ngoài của châu Á, tuy nhiên, cuộc khủng hoảng vẫn chưa lây lan, mặc dù các loại tiền tệ tại Brazil và các nước khác cũng đã khấu hao hơi. Outside of Asia, however, the crisis has yet to spread, although currencies in Brazil and other countries also have depreciated somewhat.

Đối với điều kiện của IMF, điều này tiếp tục được tranh luận nóng bỏng với từng gói hỗ trợ IMF. With respect to IMF conditionality, this continues to be hotly debated with each IMF support package. Một số cho các chính sách tiền tệ và tài chính theo yêu cầu của IMF quá nghiêm ngặt và làm chậm tăng trưởng kinh tế quá nhiều. Some claim the monetary and fiscal policies required by the IMF are too stringent and slow economic growth too much. Ngân hàng Thế giới, đặc biệt, báo cáo lo ngại rằng sự chậm lại trong tăng trưởng kinh tế trong các nền kinh tế châu Á sẽ chỉ gặp rắc rối kinh tế của họ xấu đi problems.8 The World Bank, in particular, reportedly fears that the slowdown in economic growth in the troubled Asian economies will only worsen their economic problems.8

Đối với minh bạch, các nhà phê bình của IMF tuyên bố rằng tổ chức phát hành không đủ dữ liệu cho công chúng và các nhà đầu tư có lợi ích tài chính trong sự thành công hay thất bại của các gói hỗ trợ

Page 26: khủng hoảng tài chính châu á năm 1997

của IMF và những người cần biết thêm thông tin để đưa ra những chiến lược hiệu quả để đối phó với crises.9 IMF, tuy nhiên, không tiết lộ thông tin nhiều hơn bây giờ mà nó đã làm trước đó. With respect to transparency, critics of the IMF claim that the institution does not release sufficient data to the public and investors who have financial interests in the success or failure of the IMF support packages and who need more information to devise effective strategies to cope with the crises.9 The IMF, however, does release more information now that it did previously. Ngoài ra, IMF có thể rời khỏi nó để vay nước để phát hành thông tin chi tiết. Also, the IMF may leave it to the borrowing country to release detailed information.

Đối với công tác phòng chống, IMF đã tận dụng ít hơn các nước thành viên không phải là người đi vay. With respect to prevention, the IMF has little leverage over member countries who are not borrowers. Nước cũng đã để đánh giá khả năng của một cuộc khủng hoảng trong tương lai trong ánh sáng của chính trị cấp bách, đặc biệt là cuộc bầu cử ngay lập tức. Countries also have to assess the possibility of a future crisis in light of immediate political exigencies-particularly elections. Ví dụ, trước khi cuộc khủng hoảng tài chính ở Thái Lan, mặc dù IMF có thể đã cảnh báo các quốc gia mà nó đã được lãnh đạo cho các rắc rối, nó đã được khó khăn cho các nhà lãnh đạo Thái Lan trong việc chiếm được sự hỗ trợ chính trị để cơ cấu lại 58 tổ chức tài chính mà cuối cùng trở nên vỡ nợ. For example, prior to the financial crisis in Thailand, even though the IMF might have warned the country that it was headed for trouble, it was difficult for the Thai leaders to muster the political support to restructure the 58 financial institutions that eventually became insolvent. IMF hỗ trợ trọn gói cho Thái Lan The IMF Support Package for Thailand

Các gói hỗ trợ cho Thái Lan công bố của IMF, ngày 20 tháng tám 1997, (cuối cùng trị giá $ 17200000000) bao gồm: The support package for Thailand announced by the IMF on August 20, 1997, (eventually worth $17.2 billion) included:

một IMF chờ của tín dụng lên đến SDR 2900000000 10 (khoảng US $ 3 0,9 tỷ USD) trong vòng kế tiếp 34 tháng để hỗ trợ kinh tế [chương trình của chính phủ Trong tổng số, SDR 1200000000 (khoảng 1,6 tỷ USD) là có sẵn ngay lập tức và một thêm 600.000.000 SDR (khoảng US $ 810,000,000) đã được làm sẵn có sau ngày 30 tháng 11 năm 1997, miễn là cuối tháng chín thực hiện các mục tiêu đã được đáp ứng và xem xét đầu tiên của chương trình đã được hoàn thành. an IMF stand-by credit of up to SDR 2.9 billion 10 (about US$3 .9 billion) over the ensuing 34 months to support the government's economic program [Of the total, SDR 1.2 billion (about US$1.6 billion) was available immediately and a further SDR 600 million (about US$810 million) was to be made available after November 30, 1997, provided that end-September performance targets had been met and the first review of the program has been completed. giải ngân tiếp theo, trên cơ sở hàng quý, sẽ được thực hiện chủ đề có sẵn để đạt được các mục tiêu hiệu quả và đánh giá chương trình.], Subsequent disbursements, on a quarterly basis, would be made available subject to the attainment of performance targets and program reviews.],

các khoản vay lên đến $ 1500000000 của Ngân hàng Thế giới, và loans of up to $1.5 billion from the World Bank, and

các khoản vay lên đến $ 1200000000 từ Ngân hàng Phát triển Châu Á. loans of up to $1.2 billion from the Asian Development Bank. Các gói phần mềm cũng bao gồm các cam kết sau đây The package also included the following pledges

tín dụng của $ 4000000000 từ Nhật Bản của Ngân hàng Xuất nhập khẩu, và credit of $4 billion from Japan' s Export-Import Bank, and

các khoản tín dụng của $ 1 tỷ từ Australia, Hong Kong, Malaysia, Singapore, và Trung Quốc, và credits of $1 billion each from Australia, Hong Kong, Malaysia, Singapore, and China, and

Page 27: khủng hoảng tài chính châu á năm 1997

các khoản tín dụng của $ 0500000000 từ Indonesia, Brunei, và Hàn Quốc (Hàn Quốc sau đó đã được rút lại). credits of $0.5 billion from Indonesia, Brunei, and Korea (Korea's was later retracted). Theo IMF, tiền thu từ các khoản tín dụng mở rộng của IMF và cho vay song phương sẽ được sử dụng chỉ duy nhất để giúp đỡ tài chính của cán cân thanh toán khoảng cách ở Thái Lan và để xây dựng lại dự trữ chính thức của Ngân hàng của Thái Lan. According to the IMF, the proceeds from the credits extended by the IMF and the bilateral lenders are to be used solely to help finance the balance of payments gap in Thailand and to rebuild the official reserves of the Bank of Thailand. ll ll

IMF cũng đặt điều kiện nhất định về Thái Lan. The IMF also placed certain conditions on Thailand. Các báo cáo bao gồm rằng quốc gia cam kết chính nó để duy trì dự trữ ngoại hối tại 23000000000 $ trong năm 1997 và $ 25 tỷ trong năm 1998, cắt giảm thâm hụt tài khoản hiện tại của nó khoảng 5% GDP vào năm 1997 và đến 3% GDP vào năm 1998, và hiển thị một ngân sách thặng dư bằng 1% GDP của mình trong FY1998. These reportedly included that the country commit itself to maintaining foreign exchange reserves at $23 billion in 1997 and $25 billion in 1998, slash its current account deficit to about 5% of GDP in 1997 and to 3% of GDP in 1998, and show a budget surplus equal to 1% of its GDP in FY1998. IMF hỗ trợ trọn gói cho Indonesia The IMF Support Package for Indonesia

Đối với Indonesia, IMF công bố một gói hỗ trợ trên 05 Tháng 11 năm 1997, mà tổng cộng $ 40000000000. For Indonesia, the IMF announced a support package on November 5, 1997, that totaled $40 billion. Các gói bao gồm dòng đầu tiên tài trợ chiếm khoảng $ 23000000000 để bao gồm: 12 The package included first-line financing amounting to about $23 billion to include: 12

IMF dự phòng tín dụng của SDR 7338000000 (khoảng $ 10140000000) với SDR 2200000000 (khoảng $ 3040000000) có sẵn ngay lập tức và giải ngân thêm sau ngày 15 tháng 3 năm 1998, với điều kiện một số chỉ tiêu đã được đáp ứng; IMF standby credit of SDR 7.338 billion (about $10.14 billion) with SDR 2.2 billion (about $3.04 billion) available immediately and further disbursements after March 15, 1998, provided that certain targets have been met;

hỗ trợ kỹ thuật và các khoản vay từ Ngân hàng Thế giới của $ 4500000000, technical assistance and loans from the World Bank of $4.5 billion,

hỗ trợ kỹ thuật và các khoản vay từ Ngân hàng Phát triển Châu Á 3,5 tỷ USD và technical assistance and loans from the Asian Development Bank of $3.5 billion, and

$ 5,0 tỷ đồng từ dự phòng của Indonesia. $5.0 billion from Indonesia's contingency reserves. Ngoài ra, một số quốc gia khác hoặc các cơ quan tiền tệ đã cam kết cung cấp một dòng thứ hai của tài trợ bổ sung "trong trường hợp bất ngờ bên ngoài hoàn cảnh bất lợi tạo ra sự cần thiết phải thêm nguồn lực bổ sung của dự trữ Indonesia và các nguồn lực sẵn có của IMF." In addition, a number of other countries or monetary authorities have committed to provide a second line of supplemental financing "in the event that unanticipated adverse external circumstances create the need for additional resources to supplement Indonesia's reserves and the resources made available by the IMF." Chúng bao gồm: These include:

Nhật Bản-$ 5,0 tỷ đồng, Japan-$5.0 billion, Singapore-$ 5,0 tỷ đồng, Singapore-$5.0 billion, Hoa Kỳ-$ 3,0 tỷ đồng United States-$3.0 billion $ 1,0 tỷ mỗi từ Australia, Malaysia, Trung Quốc và Hong Kong. $1.0 billion each from Australia,

Malaysia, China, and Hong Kong. . . Trước đó, Singapore cũng đã hứa hẹn thêm $ 5 tỷ đến Indonesia để đổi nước ngoài, nếu cần, để mua rupiah. Previously, Singapore also had promised an additional $5 billion to Indonesia in foreign exchange, if needed, to purchase rupiah. 13 Quỹ từ Hoa Kỳ đang ở trong hình thức của một-up dòng sau của khoản tín dụng từ Quỹ bình ổn Exchange 14 với lãi suất thích hợp. 13 Funds from the United States are in the form of a back-up line of credit from the

Page 28: khủng hoảng tài chính châu á năm 1997

Exchange Stabilization Fund 14 at appropriate interest rates. Kho bạc Mỹ đặc trưng này là đội ngũ hỗ trợ tài chính sẽ được sử dụng như là một "dòng thứ hai tạm thời của quốc phòng" trong trường hợp bất ngờ bị áp lực bên ngoài để làm phát sinh nhu cầu bổ sung của Indonesia dự trữ của riêng và các nguồn lực sẵn có của IMF . The US Treasury characterized this as contingent financial support to be used as a temporary "second line of defense" in the event that unanticipated external pressures were to give rise to a need to supplement Indonesia' s own reserves and the resources made available by the IMF. Kể từ khi quỹ được dưới sự kiểm soát của các trưởng Tài chính, sử dụng kinh phí của nó không yêu cầu quốc hội phê duyệt. Since the fund is under the control of the Secretary of the Treasury, use of its funds does not require congressional approval. Kho bạc, tuy nhiên, đã chỉ ra rằng nếu quỹ được giải ngân, họ sẽ thực hiện biện pháp bảo vệ thích hợp để hạn chế rủi ro cho người Mỹ taxpayers.15 Treasury, however, has indicated that if funds are disbursed, they would carry proper safeguards to limit the risk to American taxpayers.15

Là một phần của gói hỗ trợ, Indonesia được yêu cầu phải cơ cấu lại các ngân hàng nhất định, tháo dỡ một chính phủ độc quyền gần như trên tất cả các hàng hoá (trừ gạo), cắt giảm trợ cấp nhiên liệu, tăng giá điện, tăng tính minh bạch của chính sách công và ngân sách làm cho các quy trình, và tăng tốc độ tư nhân hoá và cải cách doanh nghiệp nhà nước. As part of the support package, Indonesia was required to restructure certain banks, dismantle a quasi-governmental monopoly on all commodities (except rice), cut fuel subsidies, increase electricity rates, increase the transparency of public policy and budget-making processes, and speed up privatization and reform of state enterprises. Đó là không cần thiết, tuy nhiên, để thay đổi chính sách xe hơi quốc gia hoặc chương trình phát triển máy bay. It was not required, however, to change its national car policy or aircraft development program. IMF hỗ trợ trọn gói cho Hàn Quốc The IMF Support Package for South Korea

Các gói hỗ trợ của IMF cho Hàn Quốc đã được công bố tại Seoul vào ngày 03 Tháng 12 năm 1997 và được chính thức chấp thuận của IMF vào ngày hôm sau. The IMF support package for South Korea was announced in Seoul on December 3, 1997 and was formally approved by the IMF on the following day. Nó cuối cùng bao gồm $ 57000000000 như sau: 16 * IMF - ba năm chờ tín dụng của SDR 15500000000 (21 tỷ USD), It eventually consisted of $57 billion as follows: 16 * IMF - three-year standby credit of SDR 15.5 billion (about $21 billion),

Ngân hàng Thế giới 10 tỷ USD, World Bank-$10 billion, Ngân hàng Phát triển châu Á-4000000000 $. Asian Development Bank-$4 billion. Hoa Kỳ-5000000000 $ từ Quỹ Exchange ổn định của nó, l7 United States-$5 billion from its

Exchange Stabilization Fund,l7 Nhật Bản 10 tỷ USD, Japan-$10 billion, 1000000000 $ mỗi từ Anh Quốc, Đức, Pháp, Australia, Canada, và Italy, $ 1 billion each from the

United Kingdom, Germany, France, Australia, Canada, and Italy, bổ sung hỗ trợ từ Bỉ, Hà Lan, ana Thụy Sĩ. additional support from Belgium, the Netherlands, ana

Switzerland. Các quỹ này phụ thuộc của Hàn Quốc còn lại phù hợp với sự sắp xếp IMF. The funds are contingent upon South Korea' s remaining in compliance with the IMF arrangement.

Đổi lại chấp nhận khoản vay khẩn cấp của IMF, Hàn Quốc đã đồng ý một số điều kiện và cải cách nhằm tăng cường nền kinh tế. In return for accepting the IMF emergency loans, Korea agreed to several conditions and reforms in order to strengthen its economy. Về mặt kinh tế vĩ mô, điều kiện bao gồm: On the macroeconomic side, the conditions included:

Page 29: khủng hoảng tài chính châu á năm 1997

giảm hiện nay thâm hụt tài khoản của mình để không quá 1% GDP cho năm 1998 và 1999 (khoảng $ 5 tỉ), reducing its current-account deficit to no more than 1% of GDP for 1998 and 1999 (about $5 billion),

suất hàng năm tỷ lệ lạm phát tại 5% vào năm 1998 và 1999, capping its yearly inflation rate at 5% in 1998 and 1999,

xây dựng dự trữ quốc tế đến hơn hai tháng nhập khẩu vào cuối năm 1998, và building international reserves to more than two months of imports by the end of 1998, and

công nhận rằng tăng trưởng kinh tế (trong điều khoản của GDP) cho năm 1998 có khả năng sẽ giảm từ 6% lên khoảng 3%. recognizing that economic growth (in terms of GDP) for 1998 would likely fall from 6% to around 3%. Trong điều kiện cơ cấu lại tài chính, IMF yêu cầu một cơ cấu lại toàn diện và tăng cường năng lực của Hàn Quốc của hệ thống tài chính nhằm làm cho nó thêm âm thanh, minh bạch, và hiệu quả. In terms of financial restructuring, the IMF required a comprehensive restructuring and strengthening of Korea' s financial system in order to make it more sound, transparent, and efficient. Chiến lược bao gồm ba yếu tố rõ ràng: một công ty xuất chính sách và rõ ràng, thị trường mạnh mẽ và kỷ luật giám sát, và tăng cạnh tranh. The strategy comprised three broad elements: a clear and firm exit policy, strong market and supervisory discipline, and increased competition. Các biện pháp bao gồm: The measures included:

yêu cầu tất cả các ngân hàng không đáp ứng các tiêu chuẩn Ủy ban Basle vốn được cơ cấu lại và recapitalized để bao gồm sáp nhập và mua lại của các tổ chức nước ngoài và thiệt hại của cổ đông, requiring that all banks that fail to meet the Basle Committee capital standards be restructured and recapitalized to include mergers and acquisitions by foreign institutions and losses by shareholders,

thay thế chính phủ bảo lãnh tiền gửi ngân hàng vào cuối năm 2000 với một hệ thống bảo hiểm tiền gửi thường xuyên, replacing the government guarantee of bank deposits by the end of the year 2000 with a regular deposit insurance system,

kế toán và công bố tiêu chuẩn nâng cấp để bao gồm kiểm toán báo cáo tài chính của tổ chức tài chính lớn và công bố bán hàng năm của các khoản nợ xấu, an toàn vốn, và cơ cấu sở hữu và phái upgrading accounting and disclosure standards to include audits of financial statements of large financial institutions and semi-annual disclosure of nonperforming loans, capital adequacy, and ownership structures and affiliations,

yêu cầu thông qua pháp luật để làm cho Ngân hàng của Hàn Quốc độc lập với ổn định giá cả là nhiệm vụ trọng của nó và thiết lập một cơ quan để củng cố việc giám sát lĩnh vực tài chính, và requesting passage of legislation to make the Bank of Korea independent with price stability as its overriding mandate and setting up an agency to consolidate financial sector supervision, and

cho phép ngân hàng nước ngoài và công ty chứng khoán thành lập công ty chi nhánh tại Hàn Quốc vào giữa năm 1998. allowing foreign banking and securities companies to establish affiliated companies in Korea by the middle of 1998. Về chính sách cơ cấu, gói IMF yêu cầu chính phủ Hàn Quốc để có nhiều biện pháp. Chúng bao gồm: In terms of structural policies, the IMF package required the Korean government to take several measures. These included:

thiết lập thời gian biểu phù hợp với Tổ chức Thương mại Thế giới cam kết loại bỏ trợ cấp liên quan đến thương mại, cấp phép nhập khẩu hạn chế, và đa dạng hóa chương trình của Hàn Quốc nhập khẩu (nhằm vào Nhật Bản), setting a timetable in line with World Trade Organization commitments to eliminate trade-related subsidies, restrictive import licensing, and Korea's import diversification program (aimed at Japan),

tăng đến 50% (từ 26%) trần nhà đầu tư nước ngoài tại Hàn Quốc công ty niêm yết và tiếp tục tăng nó đến 55% vào cuối năm 1998, increasing to 50% (from 26%) the ceiling for foreign investment in listed Korean firms and further increasing it to 55% by the end of 1998,

vào cuối Tháng Hai năm 1998, thực hiện các bước tự do hóa giao dịch vốn tài khoản khác, bao gồm cả hạn chế truy cập của người nước ngoài vào thị trường các công cụ tiền trong nước và thị trường trái phiếu doanh nghiệp, và by the end of February 1998, taking steps to liberalize other capital

Page 30: khủng hoảng tài chính châu á năm 1997

account transactions, including restrictions on access by foreigners' to domestic money market instruments and corporate bond markets, and

nới lỏng các hạn chế sa thải lao động theo vụ sáp nhập và mua lại và chuyển dịch cơ cấu công ty. easing labor dismissal restrictions under mergers and acquisitions and corporate restructuring. 18 Frank-Sanders sửa đổi 18 Frank-Sanders Amendment

Những gói hỗ trợ của IMF dường như bị áp dụng các yêu cầu của Frank-Sanders sửa đổi (22 USC § 262p-4p). The support packages of the IMF appear to be subject to the requirements of the Frank-Sanders amendment (USC 22 § 262p-4p). Trong số các quy định của mình, Frank-Sanders sửa đổi yêu cầu Kho bạc Mỹ để trực tiếp Hoa Kỳ điều hành Giám đốc các tổ chức tài chính quốc tế (như IMF và Ngân hàng Thế giới) để sử dụng tiếng nói và biểu quyết của Hoa Kỳ để đôn đốc các tổ chức tương ứng để áp dụng chính sách khuyến khích các nước vay để đảm bảo quốc tế công nhận quyền công nhân và để bao gồm các quyền đó như là một phần của đối thoại chính sách của cơ sở giáo dục quốc gia với nhau vay. Among its provisions, the Frank- Sanders amendment requires the US Treasury to direct the US Executive Directors of the International Financial Institutions (such as the IMF and World Bank) to use the voice and vote of the United States to urge the respective institution to adopt policies to encourage borrowing countries to guarantee internationally recognized worker rights and to include such rights as an integral part of the institution's policy dialogue with each borrowing country. Trong lời khai trước Ủy ban Ngân hàng Nhà trong tháng 11 năm 1997, Kho bạc Mỹ chỉ ra rằng nó đã "nói ra trong Ngân hàng Thế giới và IMF, trong việc thúc đẩy các mục đích của Bản sửa đổi Frank-Sanders, để thúc đẩy các biện pháp đó sẽ giúp cải thiện các điều kiện của người lao động ở Indonesia, Thái Lan, và trên toàn thế giới đang phát triển L9.''đã đưa tin, tuy nhiên, rằng Indonesia gói hỗ trợ của IMF là không phù hợp với các-Sanders Amendment.20 Frank Bailout? In testimony before the House Banking Committee in November 1997, the US Treasury indicated that it had "spoken out within the World Bank and IMF, in advancing the purposes of the Frank-Sanders Amendment, to promote measures that would help improve the conditions of workers in Indonesia, Thailand, and across the developing world.''l9 Others believe, however, that the IMF's Indonesian support package was not in accord with the Frank-Sanders Amendment.20 Bailout?

IMF hỗ trợ cho ba nước trên đã bị chỉ trích vì "bailing out" các ngân hàng thương mại và đầu tư tư nhân tại các chi phí của ít ủng hộ các nhóm khác và người nộp thuế Mỹ. IMF assistance to the above three countries has been criticized for "bailing out" commercial banks and private investors at the expense of other less-favored groups and US taxpayers. IMF khẳng định, tuy nhiên, sự hỗ trợ của nó đã được cung cấp để hỗ trợ các chương trình được thiết kế để đối phó với nhiều nền kinh tế, sự mất cân bằng cấu trúc và không để bảo vệ các ngân hàng thương mại và đầu tư tư nhân từ tài chính losses.21 ổn định tỷ giá thêm A có thể góp phần khôi phục một trên thị trường chứng khoán hoặc tốt hơn điều kiện kinh doanh, nhưng không có IMF "cứu trợ" của nhà đầu tư cụ thể. The IMF insists, however, that its assistance has been provided to support programs that are designed to deal with economy wide, structural imbalances and not to protect commercial banks and private investors from financial losses.21 A more stable exchange rate may contribute to a recovery on stock markets or better business conditions, but there is no IMF "bailout" of specific investors.

Đối với sản xuất hoặc cứu trợ của Tổng công ty phi tài chính khác, IMF tuyên bố rằng không có quy định trong chương trình hỗ trợ IMF cho khu vực kinh tế đảm bảo công khai, trợ cấp, hoặc hỗ trợ cho họ. As for bailouts of manufacturing or other nonfinancial corporations, the IMF claims that there are no provisions in the IMF-supported programs for public-sector guarantees, subsidies, or support for them. Cổ đông và chủ nợ chịu lỗ, mặc dù chính phủ cá nhân có thể đưa ra những chính sách riêng biệt để đối phó với trường hợp như vậy. Shareholders and creditors bear losses, although individual governments may devise separate policies for dealing with such cases. Bất kỳ công ty có nhu cầu đổi

Page 31: khủng hoảng tài chính châu á năm 1997

ngoại tệ, tuy nhiên, thông thường là tốt hơn khi thị trường ngoại hối được ổn định. Any company in need of foreign exchange, however, usually is better off when foreign exchange markets are stabilized.

Đối với các tập đoàn tài chính, IMF công nhận rằng các chính phủ thường xuyên đảm bảo tài khoản của một số loại của người gửi tiền (bảo hiểm tiền gửi). As for financial corporations, the IMF recognizes that governments often guarantee accounts of certain categories of depositors (deposit insurance). hỗ trợ thanh khoản cũng có thể được cung cấp cho thiếu vốn, nhưng dung môi, các tổ chức tài chính. Liquidity support also can be provided to undercapitalized, but solvent, financial institutions. Theo IMF, tuy nhiên, hỗ trợ như vậy thường yêu cầu các tổ chức có khả năng thực sự được recapitalized và cơ cấu lại để khôi phục chúng để health.22 According to the IMF, however, such support normally requires that institutions be capable of actually being recapitalized and restructured to restore them to health.22

cho vay thiếu thận trọng hoặc các nhà đầu tư trong các quốc gia có người nhận không thoát khỏi thiệt hại thực tế. Imprudent lenders or investors in the recipient countries have not escaped real losses. Tại Hàn Quốc, ví dụ, hoạt động của 14 của 30 ngân hàng thương gia đã được treo. In Korea, for example, the operations of 14 of 30 merchant banks have been suspended. Các ngân hàng thương gia còn lại cũng sẽ được đóng cửa trừ khi họ trình kế hoạch phục hồi chức năng. The remaining merchant banks also are to be closed unless they submit rehabilitation plans. Hai ngân hàng thương mại tại Hàn Quốc cũng sẽ được yêu cầu để được recapitalized và tái cơ cấu. Two commercial banks in Korea also will be required to be recapitalized and restructured. Tại Indonesia, 16 ngân hàng phá sản đã bị đóng cửa, và nhưng hữu hiệu đối với các ngân hàng yếu kém đã được yêu cầu nộp kế hoạch phục hồi chức năng. In Indonesia, 16 insolvent banks have been closed, and weak but viable banks have been required to submit rehabilitation plans. Tại Thái Lan, 56 của 91 công ty tài chính sẽ được thanh lý. In Thailand, 56 of 91 finance companies are to be liquidated. Đối với nhà đầu tư tại thị trường chứng khoán, họ cũng có phát sinh lỗ. As for investors in equity markets, they also have incurred losses. Trong tháng 1 năm 1998, dự trữ liên bang Mỹ Alan Greenspan Chủ tịch chỉ ra rằng vì cuộc khủng hoảng tài chính, nhà đầu tư nước ngoài tại cổ phiếu châu Á (không bao gồm những người ở Nhật Bản) đã bị mất khoảng $ 700.000.000.000-bao gồm $ 30000000000 của Americans.23 In January 1998, US Federal Reserve Chairman Alan Greenspan indicated that because of the financial crisis, foreign investors in Asian equities (excluding those in Japan) had lost an estimated $700 billion-including $30 billion by Americans.23

Một khía cạnh khác của mối nguy đạo đức là liệu IMF hỗ trợ các gói giải cứu nợ ở New York Tokyo, và châu Âu từ các quyết định cho vay người nghèo của họ. Another aspect of moral hazard is whether the IMF support packages rescue creditors in New York Tokyo, and Europe from their poor lending decisions. Có rất ít nghi ngờ rằng các ngân hàng có dư nợ cho vay tại châu Á có nhiều để đạt được bởi một trở lại ổn định trong thị trường tài chính châu Á. There is little doubt that banks which have loans outstanding in Asia have much to gain by a return to stability in Asian financial markets. Trong phạm vi mà các gói hỗ trợ IMF đã góp phần vào sự ổn định đó và trong chừng mực mà các truyền USD của IMF đã cho phép khách hàng vay, những người khác có nhu cầu đổi ngoại tệ để mua thêm của nó, các ngân hàng Mỹ và chủ nợ khác đã đạt được. To the extent that the IMF support packages have contributed to that stability and to the extent that the infusion of dollars by the IMF has enabled borrowers or others in need of foreign exchange to purchase more of it, US banks and other creditors have gained. Ngân hàng, tuy nhiên, vẫn còn phải đối mặt với tiềm năng và thực tế thiệt hại lớn từ hoạt động của mình ở châu Á. Banks, however, still face large potential and real losses from their operations in Asia.

Page 32: khủng hoảng tài chính châu á năm 1997

Ví dụ, trong năm 1997, cuộc khủng hoảng châu Á giảm trước thuế thu nhập của Citicorp khoảng $ 250 million.24 Ngân hàng của Mỹ báo cáo rằng, cũng như của ngày 31 Tháng 12 1997, nó đã có tài sản của $ 24,0 tỷ USD ở châu Á (tăng từ $ 20400000000 trong Tháng 12 năm 1996), nhưng net thu nhập từ châu Á đã giảm từ $ 224,000,000 năm 1996 - $ 218,000,000 tại 1.997,25 Trong quý IV năm 1997, JP Morgan được xem như là xấu khoảng $ 587.000.000 USD của nó tổng số 5400000000 trong vay vốn, hoán đổi, và đầu tư chứng khoán nợ tại Indonesia, Thái Lan và Hàn Quốc. For example, in 1997, the Asian turmoil reduced Citicorp's pretax earnings by about $250 million.24 The Bank of America reported that as of December 31, 1997, it had assets of $24.0 billion in Asia (up from $20.4 billion in December 1996), but net income from Asia had dropped from $224 million in 1996 to -$218 million in 1997.25 During the fourth quarter of 1997, JP Morgan designated as nonperforming approximately $587 million of its total $5.4 billion in loans, swaps, and debt investment securities in Indonesia, Thailand, and South Korea. Các ngân hàng báo cáo phí-off của $ 24.000.000 trong quý, chủ yếu liên quan đến châu Á, và xem xét khoảng 60% tổng số phụ cấp cho các tổn thất tín dụng của 1 $ 0,081 tỷ để thể liên quan đến phơi nhiễm trong ba bối rối châu Á countries.26 The bank reported charge-offs of $24 million during the quarter-mostly related to Asia, and considered about 60% of its total allowance for credit losses of $1 .081 billion to be related to exposures in the three troubled Asian countries.26

Tác động lên nền kinh tế Mỹ khủng hoảng tài chính châu Á ảnh hưởng đến nền kinh tế Mỹ cả trong một ý nghĩa kinh tế vĩ mô và kinh tế vi mô. Effects on the US Economy The Asian Financial Crisis affects the US economy both in a macroeconomic and microeconomic sense. Ở cấp kinh tế vĩ mô, nó sẽ có khả năng ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của Mỹ, lãi suất, cán cân thương mại, và các biến có liên quan. On the macroeconomic level, it likely will affect the US growth rate, interest rates, balance of trade, and related variables. Trên một mức độ kinh tế vi mô, nó có thể ảnh hưởng đến ngành công nghiệp cụ thể, mỗi một cách khác nhau mà phụ thuộc vào mối quan hệ của họ để các nền kinh tế châu Á gặp rắc rối. On a microeconomic level, it can affect specific industries, each in a different way that depends on their relationship to the troubled Asian economies.

Cơ chế mà các kinh tế vĩ mô của Mỹ bị ảnh hưởng là thông qua thương mại và dòng vốn. The mechanism by which the US macroeconomy is affected is through trade and capital flows. Khấu hao trong giá trị của Hàn Quốc thắng, rupiah Indonesia đồng đô la Singapore, baht Thái, đồng peso Philippine, đồng yên Nhật Bản, Đài Loan đồng đô la, và tiền tệ châu Á khác (trừ đồng đô la Hồng Kông và Trung Quốc RMB) kết hợp với tăng trưởng chậm lại và khó khăn tài chính của các ngân hàng và tập đoàn sản xuất ở những nước này dự kiến sẽ tăng thâm hụt thương mại Mỹ. The depreciation in the values of the South Korean won, Indonesian rupiah, Singaporean dollar, Thai baht, Philippine peso, Japanese yen, Taiwan dollar, and other Asian currencies (except for the Hong Kong dollar and Chinese RMB) combined with a slowing of growth and financial difficulties of banks and manufacturing corporations in these countries is expected to increase the US trade deficit. Trong các nước châu Á, hiệu quả trực tiếp của sự thay đổi trong giá trị của tiền tệ của họ và luồng ra của vốn là giảm thâm hụt thương mại của họ, và, trong một số trường hợp, để tạo ra một thặng dư thương mại. In the Asian countries, the immediate effect of the change in the value of their currencies and outflows of capital is to reduce their trade deficits, and, in some cases, to generate a trade surplus. Điều này đã xảy ra ở Hàn Quốc. This is already occurring in South Korea. Phần lớn này thặng dư thương mại tăng lên cho châu Á có thể sẽ đến tại các chi phí của Hoa Kỳ. Much of this increased trade surplus for Asia is likely to come at the expense of the United States.

Cơ chế kinh tế vĩ mô lần thứ hai mà theo đó cuộc khủng hoảng tài chính châu Á có ảnh hưởng đến nền kinh tế Mỹ là thông qua các dòng vốn. The second macroeconomic mechanism by which the Asian financial crisis affects the US economy is through capital flows. Khi bắt đầu lây lan và các

Page 33: khủng hoảng tài chính châu á năm 1997

ngân hàng châu Á, Tổng công ty đã bắt đầu phải đối mặt với khó khăn tài chính nghiêm trọng, một mối quan tâm nổi lên ở Hoa Kỳ mà chủ sở hữu tài sản tài chính châu Á của Mỹ, đặc biệt là chứng khoán kho bạc Mỹ, có thể buộc phải kéo họ ra khỏi nền kinh tế Mỹ để cần tạo ra nhiều tiền mặt. As the contagion began and Asian banks and corporations began to face severe financial difficulties, a concern arose in the United States that Asian holders of American financial assets, particularly US Treasury securities, might be forced to pull them out of the US economy in order to generate much needed cash. Có vẻ như, tuy nhiên, một chuyến bay "đến chất lượng" xảy ra để thay thế. It seems, however, that a "flight to quality" occurred instead. Cả hai nhà đầu tư Mỹ và nước ngoài rút vốn lỏng (bằng cách bán chứng khoán và không lăn trên các khoản vay) từ các nước châu Á gặp khó khăn và chuyển chúng vào Hoa Kỳ. Both American and foreign investors withdrew liquid capital (by selling securities and not rolling over loans) from the troubled Asian countries and moved them into the United States. Điều này đã giảm bớt áp lực trở lên về lãi suất của Mỹ và có thể có một ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng kinh tế Mỹ. This has eased the upward pressure on US interest rates and is likely to have a positive effect on US economic growth. Tăng trưởng kinh tế Economic Growth

Dự án dự báo rằng kinh tế Mỹ tăng trưởng sẽ chậm lại bởi 1,3 điểm phần trăm (hay 34%) từ 3,8% năm 1997 lên khoảng 2,5% trong 1.998,2 '(Xem hình 3 chậm lại.) Mỹ này đang được gây ra chủ yếu bởi hai yếu tố: cuộc khủng hoảng tài chính châu Á và tức thị trường lao động Mỹ. Forecasters project that US economic growth will slow by 1.3 percentage points (or 34%) from 3.8% in 1997 to about 2.5% in 1998.2' (See Figure 3.) This US slowdown is being caused primarily by two factors: the Asian financial crisis and tightness in US labor markets. Hầu hết các dự báo ước tính rằng cuộc khủng hoảng tài chính châu Á sẽ giảm tăng trưởng của Mỹ năm 1998 bởi 0,5-1,0 điểm phần trăm. Most forecasters estimate that the Asian financial crisis will reduce US growth in 1998 by 0.5 to 1.0 percentage point.

Một so sánh về dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ được thực hiện trong Tháng Một năm 1998 với những người thực hiện trước khi bắt đầu của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á trong tháng bảy năm 1997, tuy nhiên, cho thấy một kết quả bất ngờ. A comparison of forecasts for US economic growth made in January 1998 with those made before the onset of the Asian financial crisis in July 1997, however, reveals one unexpected result. Các dự báo cho tăng trưởng kinh tế được thực hiện trong tháng một năm 1998, trong hầu hết trường hợp, cao hơn so với công bố trong tháng bảy năm 1997 trước khi cuộc khủng hoảng. The forecasts for economic growth made in January 1998, in most cases, were higher than those published in July 1997 before the crisis. Lý do chính cho điều này dường như được rằng trong giữa năm 1997 dự báo đã cảnh giác với dự trữ liên bang Ban của mối quan tâm trên lên ở Mỹ cổ phần thắt chặt, thị trường lao động thị trường-chạy, và khả năng dự trữ liên bang sẽ tăng lãi suất của Mỹ. The main reason for this seems to be that in mid-1997 forecasters were wary of the Federal Reserve Board's concern over the run-up in the US stock market, tightening labor markets, and the likelihood that the Federal Reserve would raise US interest rates. Các quan điểm này đã được nới lỏng do sửa chữa tại thị trường chứng khoán Mỹ trong tháng 10 năm 1997 và do khủng hoảng tài chính ở châu Á. These concerns were eased by the correction in the US stock market in October 1997 and by the financial turmoil in Asia. Mỹ tăng thâm hụt thương mại với châu Á, do đó, dự kiến sẽ được bù đắp bằng cách xoa dịu các áp lực trở lên về lãi suất của Mỹ. The rising US trade deficit with Asia, therefore, is expected to be offset by the easing of upward pressures on US interest rates. Thâm hụt thương mại Trade Deficit

Hy vọng dự báo năm 1998 thâm hụt thương mại Mỹ tăng đáng kể do sự sụt giảm giá trị của tiền tệ ở châu Á, luồng vốn ròng, và suy giảm trong tăng trưởng tại các nền kinh tế. Forecasters expect the 1998 US trade deficit to increase significantly because of the drop in the value of currencies in Asia, net capital inflows, and the slowdown in growth in those economies. (Xem hình 4) Các luồng vốn vào

Page 34: khủng hoảng tài chính châu á năm 1997

Hoa Kỳ và luồng ra từ các nền kinh tế châu Á bối rối ngụ ý rằng các tài khoản hiện hành tương ứng 28 phải di chuyển theo hướng ngược lại. (See Figure 4) The capital inflows into the United States and outflows from the troubled Asian economies imply that the respective current accounts 28 must move in the opposite direction. Đối với Hoa Kỳ, một gia tăng thặng dư trong tài khoản vốn ngụ ý một gia tăng bù đắp trong thâm hụt trong tài khoản hiện tại Hoa Kỳ - nhất là thương mại hàng hoá và dịch vụ. For the United States, a rise in the surplus in the capital account implies an offsetting rise in the deficit in the US current account - most of which is trade in goods and services.

Như thể hiện trong 4 hình, sự đồng thuận của 50 dự báo biên soạn bởi Blue Chip chỉ số kinh tế là xuất khẩu ròng thực tế của hàng hóa dịch vụ giảm khoảng $ 43000000000 từ khoảng - $ 146.300.000.000 năm 1997 - 189.200.000.000 $ vào năm 1998. As shown in Figure 4, the consensus of 50 forecasters compiled by Blue Chip Economic Indicators is for real net exports of goods and services to decline by about $43 billion from an estimated -$146.3 billion in 1997 to -$189.2 billion in 1998. Trước khi cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, sự đồng thuận dự báo biên soạn bởi Blue Chip chỉ số kinh tế được cho sự cân bằng của sản Mỹ xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ để cải thiện và cho thâm hụt để trở nên nhỏ hơn vào năm 1998. Prior to the Asian financial crisis, the consensus forecast compiled by Blue Chip Economic Indicators was for the balance of real US exports and imports of goods and services to improve and for the deficit to become smaller in 1998. Từ Tháng Bảy năm 1997 đến tháng một năm 1998, dự báo sự đồng thuận cho sự cân bằng này trở nên tồi tệ bởi 63000000000 $. From July 1997 to January 1998, the consensus forecast for this balance worsened by $63 billion.

Standard & Poor's Tài nguyên liệu, Inc hy vọng thâm hụt thương mại hàng hóa Mỹ (trị giá hải quan) để tăng $ 33500000000 từ 182.700.000.000 $ trong năm 1997 đến $ 216,2 vào năm 1998 và xa hơn nữa để 248.100.000.000 $ vào năm 1999. Standard & Poor's Data Resources, Inc. expects the US merchandise trade deficit (customs value) to increase by $33.5 billion from $182.7 billion in 1997 to $216.2 in 1998 and further to $248.1 billion in 1999. Dự kiến thâm hụt tài khoản hiện tại Mỹ vào tương tự để tăng $ 27300000000 từ 163.800.000.000 $ vào năm 1997 để 191.100.000.000 $ vào năm 1998 và xa hơn nữa để 211.800.000.000 $ vào năm 1999. It expects the US deficit on current account likewise to rise by $27.3 billion from $163.8 billion in 1997 to $191.1 billion in 1998 and further to $211.8 billion in 1999. 29 29

Như trong hình 5, Hoa Kỳ đã chạy một thâm hụt thương mại hàng hóa của mình với các nước châu Á đã có kinh nghiệm vấn đề tiền tệ - ngoại trừ Hàn Quốc. As shown in Figure 5, the United States already runs a deficit in its merchandise trade with the Asian countries that have experienced currency problems - except for South Korea. Trong hầu hết trường hợp, thâm hụt ước tính vẫn cao hoặc tăng trong năm 1997. In most cases, the deficits are estimated to remain high or increase in 1997. Ảnh hưởng kinh tế vi mô Microeconomic Effects

Trên một mức độ kinh tế vi mô, châu Á Khủng hoảng tài chính ảnh hưởng đến những ngành công nghiệp gần nhất liên kết với các nền kinh tế trong câu hỏi. On a microeconomic level, the Asian Financial Crisis affects those industries most closely linked to the economies in question. sau này cung cấp một đề cương sơ bộ về các lĩnh vực lớn của Mỹ bị ảnh hưởng. The following provides a rough outline of the major US sectors affected.

Mỹ nợ và các nhà đầu tư trong-US các ngân hàng châu Á, quỹ hưu trí, và các nhà đầu tư đứng để mất ngày trước cuộc khủng hoảng tiếp xúc của họ, nhưng "ngư dân đáy" có thể đạt được như thị trường chứng khoán châu Á hồi phục và tăng cường các loại tiền tệ. US creditors and investors in Asia-US

Page 35: khủng hoảng tài chính châu á năm 1997

banks, pension funds, and investors stand to lose on their pre-crisis exposures, but "bottom fishers" may gain as Asian equity markets recover and currencies strengthen.

Mỹ xuất khẩu sang Mỹ các nhà sản xuất châu Á của mặt hàng xuất khẩu lớn, chẳng hạn như thiết bị nặng, máy bay, máy móc sản xuất, và hàng hóa nông nghiệp đang nhìn thấy sự suy giảm nhu cầu đối với sản phẩm của họ. US exporters to Asia-US makers of major export items, such as heavy equipment, aircraft, manufacturing machinery, and agricultural commodities are seeing demand for their products decline. Mỹ sản xuất hàng hoá sử dụng trong sản xuất sản phẩm ở châu Á cũng đang trải qua những giá mềm (ví dụ như hóa chất, bông, đồng, và cao su). US producers of commodities used in the manufacture of products in Asia also are experiencing soft prices (eg chemicals, cotton, copper, and rubber).

Doanh nghiệp Hoa Kỳ cạnh tranh với hàng nhập khẩu từ Châu Á - Mỹ nhà sản xuất ô tô, may mặc, điện tử tiêu dùng, thép, và các sản phẩm cạnh tranh với hàng nhập khẩu từ châu Á có khả năng nhìn thấy cạnh tranh gia tăng và áp lực giảm giá. US businesses that compete with imports from Asia - US manufacturers of automobiles, apparel, consumer electronics, steel, and other products that compete with imports from Asia are likely to see increased competition and downward pressures on prices. Xuất khẩu từ Hàn Quốc, tuy nhiên, báo cáo rằng họ đang gặp khó khăn có được ngoại tệ để tài trợ nhập khẩu cần thiết trong quá trình sản xuất của họ. Exporters from Korea, however, report that they are experiencing difficulty obtaining foreign exchange to finance imports needed in their production processes. Này, lần lượt, ép lao động xuất khẩu của họ. Hoa Kỳ tham gia vào sản xuất sản phẩm cạnh tranh có xu hướng bị tổn thương bởi khấu hao trao đổi châu Á. This, in turn, constrains their exports. US labor engaged in manufacturing competing products tend to be hurt by Asian exchange depreciation.

Doanh nghiệp Hoa Kỳ liên quan đến lãi suất, thế chấp ngân hàng, tái cấp vốn các công ty, nhà xây dựng, và các doanh nghiệp khác được hưởng lợi từ mức giá thấp hơn lãi suất đang nhìn thấy hoạt động lớn hơn. US businesses related to interest rates-mortgage bankers, refinancing companies, builders, and other businesses that benefit from lower rates of interest are seeing greater activity.

Doanh nghiệp Hoa Kỳ bán hàng hoá nhập khẩu từ châu Á-nhà phân phối và bán lẻ các sản phẩm từ các nền kinh tế châu Á gặp khó khăn có thể có hoạt động gia tăng. US businesses the sell imports from Asia-distributors and retailers of products from the troubled Asian economies are likely to have increased activity. Chúng bao gồm các nhà bán lẻ giảm giá và các đại lý ô tô Hàn Quốc. These include discount retailers and Korean automobile dealers.

Mỹ tìm kiếm các tập đoàn đa quốc gia tiếp cận thị trường trong-US các công ty châu Á, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính, mà có gặp phải những rào cản để nhập cảnh hoặc hạn chế hoạt động của mình tại Indonesia, Thái Lan, và Hàn Quốc có khả năng hưởng lợi từ việc mở cửa thị trường theo yêu cầu của sự hỗ trợ của IMF gói. US multinational corporations seeking market access in Asia-US companies, particularly in the financial sector, that have encountered barriers to entry or restrictions on their activities in Indonesia, Thailand, and South Korea are likely to benefit from the market opening required by the IMF support packages. Họ cũng có thể mua các công ty hiện có mà cần cơ cấu lại và recapitalization ở giá thấp tương đối. They also may be able to buy existing firms that need restructuring and recapitalization at relatively low prices.

Tổng công ty đa quốc gia Mỹ với các công ty con sản xuất ở châu Á-Hầu hết các công ty Hoa Kỳ với đầu tư trực tiếp trong khu vực có thể sẽ thời tiết bão, mặc dù một số khoản đầu tư (chẳng hạn như General Motors nhà máy mới tại Thái Lan) đã được ném vào câu hỏi. US multinational corporations with manufacturing subsidiaries in Asia -Most US companies with direct investments in the region will probably weather the storm, although some investments (such as the new General Motors plant in Thailand) have been thrown into question. Kể từ khoảng 60% sản lượng từ các công ty con sản xuất của Mỹ ở châu Á được bán trong khu vực, bán hàng địa phương có khả năng đọng lại cho đến khi hồ sơ xin việc tăng trưởng kinh tế. Since about 60% of the output from US manufacturing subsidiaries in Asia is sold in the region, local sales are likely to stagnate until economic growth

Page 36: khủng hoảng tài chính châu á năm 1997

resumes. Một số công suất dư thừa có thể xuất hiện. Some excess capacity may emerge. Đối với một công ty con sản xuất tại một quốc gia với một loại tiền tệ địa phương khấu hao, chi phí của linh kiện nhập khẩu sẽ có xu hướng tăng, nhưng giá của thành phẩm xuất khẩu sang Hoa Kỳ và các thị trường tiền tệ cứng sẽ có xu hướng giảm. For a manufacturing subsidiary in a country with a depreciated local currency, its cost of imported components will tend to rise, but the price of the finished export to the US and other hard currency markets will tend to fall.

Các ngành công nghiệp Mỹ sử dụng các thành phần từ các nhà sản xuất châu Á-Mỹ sử dụng các bộ phận và các đầu vào khác từ các nước châu Á mà có các loại tiền tệ khấu hao rất có thể kinh nghiệm chi phí thấp hơn sản xuất. US industries that use components from Asia-US manufacturers that use parts and other inputs from Asian countries whose currencies have depreciated are likely to experience lower costs of production. Một chỉ số chung của các hiệu ứng của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á vào các doanh nghiệp Mỹ có triển vọng cho lợi nhuận của công ty. An overall indicator of the effect of the Asian financial crisis on US businesses is the outlook for corporate profits. Cuộc cạnh tranh gia tăng từ nhập khẩu kết hợp với chi phí tiền lương tăng tại Hoa Kỳ dự kiến sẽ làm giảm sự tăng trưởng lợi nhuận của công ty tại Mỹ vào năm 1998 lên khoảng 4,7% hoặc gần một nửa tăng tại 1.997,30 The increased competition from imports combined with rising wage costs in the United States is expected to reduce the growth in US corporate profits in 1998 to about 4.7% or roughly half the increase in 1997.30

Nguyên nhân của khủng hoảng tài chính Causes of the Financial Crisis

Những nguyên nhân của các vấn đề tài chính ở những nước này rất nhiều và phần nào từ nền kinh tế khác nhau cho nền kinh tế. The causes of financial problems in these countries are many and differ somewhat from economy to economy. Nhìn chung, các nền kinh tế châu Á Tiger đã được phát triển ở mức 5-10% / năm trong thập kỷ qua. In general, the Asian Tiger economies had been growing at rates of 5 to 10% per year for the past decade. Họ đã mở cửa nền kinh tế của mình để trực tiếp đầu tư nước ngoài, hàng hoá nước ngoài và dịch vụ, dòng vốn, và được dựa rất nhiều vào thị trường đô la, đặc biệt là Hoa Kỳ, để hấp thụ hàng xuất khẩu của họ. They were opening their economies to foreign direct investments, foreign goods and services, capital flows, and were relying heavily on dollar markets, particularly the United States, to absorb their exports. Để thu hút đầu tư nước ngoài và tạo điều kiện cho dòng vốn, tỷ giá trao đổi tiền tệ của họ được giữ trong sự liên kết khá chặt chẽ với đồng đô la Mỹ hoặc một giỏ các loại tiền tệ chủ yếu của đồng đô la. In order to attract foreign investments and facilitate capital flows, their currency exchange rates were kept in fairly close alignment with the US dollar or a basket of currencies dominated by the dollar.

Các ngành dịch vụ tài chính ở hầu hết các nền kinh tế mới công nghiệp hóa đã phát triển nhanh chóng và không có quy định phù hợp, giám sát, và kiểm soát chính phủ. The financial services sector in most of these newly industrialized economies had been developing rapidly and without sufficient regulation, oversight, and government controls. Khi đã tự do hoá thị trường vốn, các ngân hàng ở những nước này có thể vay nước ngoài ở mức giá tương đối thấp của lãi suất và cho vay lại các quỹ trong nước. As capital markets were liberalized, banks in these countries could borrow abroad at relatively low rates of interest and re-lend the funds domestically. Trong thập kỷ qua, vay nước ngoài của các nước này đã chuyển từ một ưu của chính phủ để vay khu vực tư nhân. Over the past decade, foreign borrowing by these countries had shifted from a preponderance of government to private sector borrowing. Trong khi đó, trong thập niên 1970, chính phủ có thể vay để phát triển cơ sở hạ tầng của Ngân hàng Thế giới hay một tập đoàn của các ngân hàng quốc tế, trong những năm 1990, một ngân hàng địa phương có thể vay trực tiếp từ một ngân hàng lớn New York trung tâm tiền. Whereas in the 1970s, the governments might have borrowed for infrastructure development from the World Bank or a consortium of international banks, in the 1990s, a local bank might borrow directly

Page 37: khủng hoảng tài chính châu á năm 1997

from a large New York money center bank. Cuộc khủng hoảng tài chính ở châu Á bắt đầu vào thị trường tiền tệ, nhưng tỷ lệ này đã gây ra sự mất ổn định trao đổi chủ yếu bởi các vấn đề trong các lĩnh vực ngân hàng của các nước trong câu hỏi. The financial crisis in Asia began in currency markets, but this exchange rate instability was caused primarily by problems in the banking sectors of the countries in question.

Những nguyên nhân và các yếu tố cấu trúc góp phần vào sự khủng hoảng tài chính bao gồm: The causes and structural factors contributing to the financial crises include:

khu vực tư nhân vấn đề và chất lượng nợ cho vay người nghèo, private-sector debt problems and poor loan quality,

tăng trách nhiệm pháp lý bên ngoài cho các nước vay, rising external liabilities for borrowing countries,

sự liên kết chặt chẽ giữa các loại tiền tệ địa phương và đồng đô la Mỹ, the close alignment between the local currency and the US dollar,

làm suy yếu nền kinh tế và cân bằng-of-thanh toán khó khăn, weakening economic performance and balance-of-payments difficulties,

đầu cơ tiền tệ, currency speculation, công nghệ thay đổi trong thị trường tài chính, và technological changes in financial markets, and thiếu tự tin trong khả năng của chính phủ trong câu hỏi để giải quyết vấn đề của họ thành công. a lack

of confidence in the ability of the governments in question to resolve their problems successfully.

Ngân hàng đi vay và cho vay Bank Borrowing and Lending

Những khó khăn tài chính ở châu Á bắt nguồn chủ yếu từ việc vay có vấn đề và thực tiễn cho vay của các ngân hàng và công ty tài chính tại các nền kinh tế châu Á gặp rắc rối. The financial difficulties in Asia stemmed primarily from the questionable borrowing and lending practices of banks and finance companies in the troubled Asian economies. Các công ty ở châu Á có xu hướng dựa nhiều hơn vào vay ngân hàng tăng vốn hơn về việc phát hành trái phiếu hoặc chứng khoán. Companies in Asia tend to rely more on bank borrowing to raise capital than on issuing bonds or stock. Chính phủ cũng đã ưu tiên phát triển hệ thống tài chính với các ngân hàng như là cầu thủ chủ chốt. Governments also have preferred developing financial systems with banks as key players. Đây là mô hình của Nhật Bản cho kênh tiết kiệm và các quỹ khác vào sản xuất hơn là tiêu dùng. This is the Japanese model for channeling savings and other funds into production rather than consumption. Với cho vay ngân hàng, chính phủ có thể exert kiểm soát nhiều hơn nhiều hơn những người có quyền truy cập đến các khoản vay khi quỹ này khan hiếm. With bank lending, the government is able to exert much more control over who has access to loans when funds are scarce. Là một phần của chính sách công nghiệp của họ, chính phủ đã chỉ đạo các quỹ ủng hộ đối với ngành công nghiệp ở tỷ lệ lãi suất thấp trong khi người tiêu dùng đã phải trả mức giá cao hơn (hoặc không thể có được khoản vay) để mua các sản phẩm mà chính phủ đã được coi là không mong muốn (chẳng hạn như xe ô tô nước ngoài ). As part of their industrial policy, governments have directed funds toward favored industries at low rates of interest while consumers have had to pay higher rates (or could not obtain loans) for purchasing products that the government has considered to be undesirable (such as foreign cars). Một điểm yếu của hệ thống này là văn hóa kinh doanh ở châu Á phụ thuộc nhiều vào các mối quan hệ cá nhân. A weakness of this system is that the business culture in Asia relies heavily on personal relationships. Các doanh nghiệp cũng được kết nối (cả với các ngân hàng và với sự quan liêu của chính phủ) có xu hướng có khả năng tiếp cận tốt nhất để tài trợ. The businesses which are well-connected (both with banks and with the government bureaucracy) tend to have the best access to financing. Điều này dẫn đến cho vay vượt quá cho các công ty đều được kết nối và người mua có thể có ảnh hưởng với các quan chức chính phủ. This leads to excess lending to the companies that are well-connected and who may have bought influence with government officials.

Page 38: khủng hoảng tài chính châu á năm 1997

Ví dụ, hình 6 phác thảo hệ thống cho vay tại Hàn Quốc. For example, Figure 6 outlines the lending system in South Korea. các ngân hàng Hàn Quốc và các doanh nghiệp lớn vay tại các thị trường quốc tế tại chủ quyền (quốc gia) mức giá và tái cho vay các khoản tiền cho các doanh nghiệp trong nước. Korean banks and large businesses borrow in international markets at sovereign (national) rates and re-lend the funds to domestic businesses. Các quan chức chính phủ thường có thể trực tiếp cho vay và cũng để kết nối các công ty ủng hộ. The government bureaucrats often can direct the lending to favored and well-connected companies. Các quan chức cũng viết pháp luật quy định các doanh nghiệp, nhận được sự chấp thuận của quốc hội, viết các quy định thực hiện, và sau đó thực thi những quy định. The bureaucrats also write laws regulating businesses, receive approval from the parliament, write the implementing regulations, and then enforce those regulations. Họ đã có cơ quan lớn trong hệ thống kinh tế của Hàn Quốc. They have had great authority in the Korean economic system. Các chính trị gia nhận pháp lý (và đôi khi bất hợp pháp) các khoản đóng góp từ các doanh nghiệp. The politicians receive legal (and sometimes illegal) contributions from businesses. Họ chấp pháp luật và sử dụng ảnh hưởng của họ với các quan chức chỉ đạo vốn khan hiếm đối với các công ty ủng hộ. They approve legislation and use their influence with the bureaucrats to direct scarce capital toward favored companies. 31 31

Vay quốc tế liên quan đến hai loại rủi ro khác. International borrowing involves two other types of risk. Đầu tiên là trong việc phân phối đến hạn của tài khoản. Các khác là liệu nợ là tư nhân hay có chủ quyền. The first is in the maturity distribution of accounts. The other is whether the debt is private or sovereign. Đối với kỳ hạn thanh toán phân phối, nhiều ngân hàng và doanh nghiệp ở các nền kinh tế châu Á gặp khó khăn dường như đã vay ngắn hạn cho các dự án dài hạn. As for maturity distribution, many banks and businesses in the troubled Asian economies appear to have borrowed short-term for longer-term projects. Nhiều kinh tế gia đổ lỗi cho các khoản vay như vậy cho châu Á crisis.32 Một số nợ này là để tài trợ thương mại và tự dập như các giao dịch thương mại được hoàn thành. Many economists blame such loans for the Asian crisis.32 Some of this debt is to finance trade and is self-extinguishing as the trade transactions are completed. Chủ yếu, tuy nhiên, những khoản vay ngắn hạn đã giảm do các dự án đang hoạt động trước khi hoặc trước khi chúng được tạo ra lợi nhuận đủ để trả nợ được thực hiện, đặc biệt nếu họ đi vào phát triển bất động sản. Mostly, however, these short-term loans have fallen due before projects are operational or before they are generating enough profits to enable repayments to be made, particularly if they go into real estate development.

Miễn là một nền kinh tế đang tăng trưởng và không phải đối mặt với khó khăn tài chính cụ thể, cán qua các khoản cho vay (vay vốn mới là những cái hiện có trưởng thành) có thể không đặc biệt khó khăn. As long as an economy is growing and not facing particular financial difficulties, rolling over these loans (obtaining new loans as existing ones mature) may not be particularly difficult. Cạnh tranh giữa các ngân hàng được liệt. Trong trường hợp châu Á, như ngân hàng Mỹ bắt đầu hạn chế cho vay ở một số quốc gia châu Á năm 1996 và 1997, các ngân hàng châu Âu chiếm phần lớn các slack. Competition among banks is intense. In the Asian case, as US banks began to restrict lending in certain Asian countries in 1996 and 1997, European banks took up much of the slack. Khi một số truy cập khủng hoảng tài chính, tuy nhiên, các khoản vay bất ngờ trở nên khó khăn hơn để mua sắm, và cho vay có thể từ chối để tái tài trợ nợ. When a financial crisis hits, however, loans suddenly become more difficult to procure, and lenders may decline to refinance debts. Khu vực tư nhân tài trợ gần như bốc hơi cho một time.33 Private-sector financing virtually evaporates for a time.33

Hình 7 cho thấy tổng số tiền vay của các nước châu Á được lựa chọn và phân bố của những người sẽ sớm vào tài khoản. Figure 7 shows the total amount borrowed by selected Asian countries and the distribution of the maturities on those accounts. Đối với sáu nước châu Á cho thấy, tất cả đã dựa rất nhiều vào nợ với kỳ hạn một năm hoặc ít hơn. For the six Asian countries shown, all have relied heavily on debt with a maturity of one year or less. Vào cuối năm 1996, tỷ lệ các khoản vay với kỳ hạn một năm hoặc ít hơn là 62% đối với Indonesia, 68% đối với Hàn Quốc, 50% cho Việt Nam, 65% đối với Thái Lan, và 84% cho Đài Loan. At the

Page 39: khủng hoảng tài chính châu á năm 1997

end of 1996, the proportion of loans with maturity of one year or less was 62% for Indonesia, 68% for South Korea, 50% for the Philippines, 65% for Thailand, and 84% for Taiwan.

Một chuyển đổi cơ cấu trong bản chất của việc vay của các nước châu Á là các loại vay đã chuyển đi từ chính phủ và các ngân hàng vay từ các tổ chức tài chính quốc tế (như Ngân hàng Thế giới) hoặc nhận được quỹ hỗ trợ phát triển thông qua chương trình viện trợ nước ngoài cho vay bởi các tập đoàn tư nhân. A structural change in the nature of the borrowing by these Asian countries is that the type of borrowing has shifted away from the government and banks borrowing from international financial institutions (such as the World Bank) or receiving development assistance funds through foreign aid programs to borrowing by private corporations.

Hình 8 cho thấy sự phân bố của vay từ các ngân hàng theo loại hình vay. Figure 8 shows the distribution of borrowing from banks according to the type of borrower. Cho đến khi được tự do hoá thị trường vốn trong nước vừa được công nghiệp hoá của châu Á, hầu hết các quỹ bên ngoài chảy vào các nền kinh tế được vay bởi các chính phủ (khu vực công). Until capital markets were liberalized in the newly industrializing countries of Asia, most of the outside funds flowing into these economies was borrowed by the governments (public sector). Bây giờ chính ngân hàng và các ngân hàng tư nhân tài khoản không cho hầu hết các khu vực vay. Now major banks and the non-bank private sector account for most of the borrowing.

Một vấn đề với vay khu vực tư nhân trong nền kinh tế thị trường phát triển là trong khi khách hàng vay cá nhân có thể có dự án khả thi, khi vay tất cả là tổng hợp và nhu cầu đổi ngoại tệ và trả nợ được đếm, nước này có thể phải đối mặt với khó khăn. A problem with private sector borrowing in developing market economies is that while individual borrowers may have viable projects, when all borrowing is aggregated and demands for foreign exchange and repayment are tallied, the country can face difficulties. Nó là một loại sai lầm trong thành phần. It is a type of fallacy of composition. Thậm chí nếu mỗi khoản vay cá nhân là tài chính có thể, tổng tất cả các khoản vay có thể không được như vậy bởi vì các quốc gia có thể ngắn của ngoại hối cần thiết để đáp ứng các lịch trình trả nợ. Even if each individual loan is financially viable, the total of all loans may not be so because the nation may be short of the foreign exchange necessary to meet the repayment schedules.

Mặc dù Nhật Bản không được coi là một trong những nền kinh tế châu Á trải qua một cuộc khủng hoảng tiền tệ, nó đã được trải qua nhiều vấn đề tương tự như là đối mặt với các nước láng giềng châu Á của mình. Although Japan is not considered to be one of the Asian economies experiencing a currency crisis, it has been experiencing many of the same problems that are confronting its Asian neighbors. lĩnh vực ngân hàng của Nhật Bản, ví dụ, mang một ước tính $ 600.000.000.000 trong và xấu cho vay có vấn đề mặc dù writeoffs tích cực trong gần đây years.34 Khi thế giới chú ý bắt đầu được tập trung vào vấn đề của Nhật Bản cho vay ngân hàng xấu, chính phủ của nó lần đầu tiên công bố vào năm 1994 rằng tổng số tiền các khoản cho vay này đã được khoảng $ 136.000.000.000. Japan's banking sector, for example, carries an estimated $600 billion in questionable and nonperforming loans despite aggressive writeoffs in recent years.34 When world attention began to be focused on Japan's problem of nonperforming bank loans, its government first announced in 1994 that the total amount of such loans was about $136 billion. Một năm sau, nó thừa nhận rằng tổng số lần nhiều hơn như 400.000.000.000 $ hoặc 9% về các sản phẩm quốc dân. A year later, it admitted that the total was more like $400 billion or about 9% of gross national product. các nhà phân tích tư nhân, tuy nhiên, đưa ra con số ở gần gấp đôi amount.35 Từ năm 1992, Nhật Bản 20 ngân hàng hàng đầu đã viết ra khoảng 35 nghìn tỷ yên (khoảng $ 290.000.000.000) trong xấu loans.36 Tuy nhiên, sự kết hợp của các cổ phiếu thị trường Nhật Bản yếu , yếu giá trị bất động sản, và nền kinh tế chậm chạp tiếp tục đe dọa của các ngân hàng Nhật Bản cũng như công ty chứng khoán. Private analysts, however, put the figure at roughly double that amount.35 Since 1992, the top 20 Japanese banks have written off approximately 35 trillion yen

Page 40: khủng hoảng tài chính châu á năm 1997

(about $290 billion) in bad loans.36 Still, the combination of the weak Japanese stock market, weak real estate values, and sluggish economy continues to threaten Japan' s banks as well as securities companies.

Mặc dù cuộc khủng hoảng tiền tệ đã không bị ảnh hưởng của đồng Nhân dân tệ Trung Quốc đại lục đến một mức độ lớn, Trung Quốc vẫn có tiềm năng về tài chính trải qua một cuộc khủng hoảng lớn. Although the currency crisis has not affected mainland China's renminbi to a large extent, China still has the potential of experiencing a major financial crisis. Vấn đề đã bắt đầu vào năm 1981 khi chính phủ thay đổi hệ thống ngân hàng từ một ngân hàng tài trợ, trong đó đầu tư và các quỹ cung cấp cho doanh nghiệp như là một phần của kế hoạch của chính quyền trung ương để một nhiều hơn dựa trên các nguyên tắc ngân hàng. The problem began in 1981 when the government changed the banking system from one in which banks financed investments and provided funds to enterprises as part of the government's central plan to one based more on banking principles. Các ngân hàng đã cung cấp cho các quỹ chỉ như là một khoản vay hơn là đầu tư và được tính phí lãi suất và yêu cầu trả nợ. Banks were to provide funds only as loans rather than as investments and were to charge interest and require repayments. Đột nhiên, dòng vốn từ các ngân hàng thuộc sở hữu doanh nghiệp nhà nước đã trở thành trách nhiệm đó phải được hoàn trả lại. Suddenly, the flow of funds from the banks to state-owned enterprises became liabilities that had to be repaid.

Trung Quốc bốn ngân hàng quốc doanh chuyên làm 75% của khoản tiền gửi của quốc gia và doanh nghiệp vay. China's four state-owned specialty banks do 75% of the nation's deposit and loan business. Dữ liệu về tình trạng của các ngân hàng này là sơ sài, nhưng vào cuối năm 1994, bốn ngân hàng báo cáo hơn 570 tỷ nhân dân tệ (khoảng $ 68000000000) trong các khoản vay xấu hoặc 20% về của tất cả các khoản vay mà họ đã phát hành. Data on the condition of these banks is sketchy, but in late 1994, the four banks reported over 570 billion yuan (about $68 billion) in bad loans or about 20% of all the loans they had issued. Các khoản vay quá hạn đã được 11,3%, vốn vay nhàn rỗi 7,7% và cho vay uncollectible 1,3%. Overdue loans were 11.3%, idle loans 7.7% and uncollectible loans 1.3%. Những chiếm 90% tổng số chính thức công nhận khoản nợ xấu trong ngân hàng system.37 Những con số này, tuy nhiên, có thể sẽ là understated vì các ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước đã được cho vay để các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước, và chỉ 30% về của các doanh nghiệp có lợi, 20% đã mất tiền trong nhiều năm và vượt quá tận dụng, và 50% còn lại là một nơi nào đó trong between.38 These accounted for 90% of the officially recognized bad loans in the banking system.37 These figures, however, are likely to be understated because the state-owned banks have been lending to state-owned enterprises, and only about 30% of those enterprises are profitable, 20% have been losing money for years and are beyond salvaging, and the remaining 50% are somewhere in between.38

Các ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước, do đó, đã tích luỹ được một danh mục đầu tư rất lớn của các khoản nợ xấu có ít khách hàng tiềm năng đang được hoàn trả lại. The state-owned banks, therefore, have accumulated a huge portfolio of bad debts that have little prospect of being repaid. Như được chỉ ra tại một cuộc họp tại Bắc Kinh vào tháng 1 năm 1997, nền kinh tế quốc gia của Trung Quốc đang bị đe dọa bởi tiềm ẩn một cuộc khủng hoảng tín dụng tiền tệ. As was pointed out at a conference in Beijing in January 1997, China's national economy is being threatened by a latent monetary credit crisis. Hơn nữa, mặc dù bây giờ các khoản vay có nghĩa vụ phải được phân bổ theo nguyên tắc ngân hàng âm thanh, trong thực tế một số lượng lớn tài sản tiền tệ vẫn được giao ineffciently thông qua các kênh hành chính và kế hoạch kinh tế. Furthermore, even though loans now are supposed to be allocated according to sound banking principles, in practice a large amount of monetary assets is still being allocated ineffciently through administrative and planned economic channels. Các ngân hàng thuộc sở hữu Nhà nước đã được yêu cầu cung cấp các khoản vay để hỗ trợ doanh nghiệp được chạy ở mức lợi nhuận thấp hoặc tại một mất mát. State-owned banks have been required to provide loans to support enterprises which are running at low profit rates or at a loss. Đây là những "khoản vay để bảo quản của sự ổn định và thống nhất" và "cho vay thanh toán bù trừ lập mặc định." These are "loans for preservation of stability and unity" and "loans for clearing up defaults." Các kết quả của sự suy giảm tài sản của các ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước đã trở thành một yếu tố quan trọng đe dọa

Page 41: khủng hoảng tài chính châu á năm 1997

survival.39 của riêng mình The resultant depletion of assets of state-owned banks has become an important factor threatening their own survival.39

Ngân hàng Exposure Bank Exposure

Làm thế nào tiếp xúc là các ngân hàng của các nước công nghiệp lớn cho khách hàng vay tại các nền kinh tế châu Á? How exposed are the banks of the major industrial countries to borrowers in these Asian economies? Bảng 2 cho thấy những tuyên bố quốc tế (cho vay) của các ngân hàng báo cáo tại Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Đức, Nhật Bản, và thế giới đối với các nước châu Á được chọn tham gia vào cuộc khủng hoảng tài chính. Table 2 shows the international claims (loans) of all reporting banks in the United States, United Kingdom, Germany, Japan, and the world with respect to selected Asian countries involved in the financial crisis. Ngân hàng dữ liệu cho vay đặt ra một vấn đề đặc biệt bởi vì các trung tâm ngân hàng nước ngoài, chẳng hạn như Aruba, Bahamas, Hồng Kông và Singapore. Bank lending data pose a particular problem because of offshore banking centers, such as Aruba, the Bahamas, Hong Kong, and Singapore. Thường thì các ngân hàng ở các trung tâm này chỉ đơn giản là cung cấp một ống dẫn cho các quỹ mà cuối cùng được sử dụng bên ngoài trung tâm. Often the banks in these centers simply provide a conduit for funds that ultimately are used outside the center. 2 bàn, do đó, cho thấy hai bộ tổng số: một cho các nước và một cho các trung tâm ngân hàng nước ngoài. Table 2, therefore, shows two sets of totals: one for countries and one for offshore banking centers. (Hai tập hợp dữ liệu không hoàn toàn tương thích.) (The two sets of data are not completely compatible.)

Vào cuối năm 1996, các ngân hàng Mỹ báo cáo 29100000000 $ trong dư nợ cho vay đến Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia, Philippines, Đài Loan, và Thái Lan. At the end of 1996, the US banks reported $29.1 billion in loans outstanding to Indonesia, South Korea, Malaysia, the Philippines, Taiwan, and Thailand. Có thêm $ 14400000000 cho vay đến Hồng Kông và Singapore với tổng số $ 57900000000. There was an additional $14.4 billion loaned to Hong Kong and Singapore for a total of $57.9 billion. Đây lượng đến 34,9% của tất cả cho vay quốc tế Hoa Kỳ (bao gồm cả các trung tâm ngân hàng nước ngoài). This amounted to 34.9% of all US international lending (including offshore banking centers). Hoa Kỳ tiếp xúc lớn nhất là ở Hồng Kông và Hàn Quốc. The greatest US exposure was in Hong Kong and South Korea. Đối với cho vay các nước lớn khác của Anh báo cáo 50,8% các khoản vay của mình cho các nền kinh tế châu Á tám và Đức 33,6%. As for other major lending countries the United Kingdom reported 50.8% of its loans to these eight Asian economies and Germany 33.6%. Bảng 2. Table 2. Tuyên bố quốc tế (cho vay) của các ngân hàng trong nước phát triển chọn lọc về các nền kinh tế châu Á vay trong Troubled Ngày 31 tháng 12 năm 1996 (triệu $) International Claims (Loans) by Banks in Selected Developed Nations on Borrowers in Troubled Asian Economies December 31, 1996 ($Millions)

Tuyên bố trên của U-Mỹ Nhật Bản Đức K. Thế giới Claims on by- US U K. Germany Japan World

Indonesia 5.279 3.834 5.508 22.035 55.523 Indonesia 5,279 3,834 5,508 22,035 55,523

Hàn Quốc 9.355 5.643 9.977 24.324 99.953 South Korea 9,355 5,643 9,977 24,324 99,953

Malaysia 2.337 1.417 3.857 8.210 22.231 Malaysia 2,337 1,417 3,857 8,210 22,231

Việt Nam 3.902 1.173 1.820 1.558 13.289 Philippines 3,902 1,173 1,820 1,558 13,289

Page 42: khủng hoảng tài chính châu á năm 1997

Đài Loan 3.182 2.773 2.628 2.683 22.363 Taiwan 3,182 2,773 2,628 2,683 22,363

Thái Lan 5.049 3.128 6.914 37.525 70.181 Thailand 5,049 3,128 6,914 37,525 70,181

Tổng số trên 29.104 Á 17.968 96.335 30.704 283.540 Total Above Asia 29,104 17,968 30,704 96,335 283,540

Châu Á Ngân hàng Trung tâm Dịch vụ Dầu Khí Asian Offshore Banking Centers

Hong Kong 8.665 26.216 26.811 87.462 207.164 Hong Kong 8,665 26,216 26,811 87,462 207,164

Singapore 5.727 22.523 40.767 58.809 189.310 Singapore 5,727 22,523 40,767 58,809 189,310

Tổng số châu Á Offshore 4.392 48.739 67.578 146.271 396.474 Total Asian Offshore 4,392 48,739 67,578 146,271 396,474

Tổng số châu Á + châu Á 57.888 66.707 98.282 242.606 680.014 Total Asia + Asian 57,888 66,707 98,282 242,606 680,014

Trung tâm Dịch vụ Dầu Khí Offshore Centers

Tổng số thế giới 130.053 68.325 173.101 169.699 993.134 Total World 130,053 68,325 173,101 169,699 993,134

Tổng số Offshore 35.617 63.024 119.170 219.690 663.897 Total Offshore 35,617 63,024 119,170 219,690 663,897

Ngân hàng Trung tâm Banking Centers

Tổng số Thế giới + 165.670 131.349 292.271 389.389 1.657.031 Total World + 165,670 131,349 292,271 389,389 1,657,031

Trung tâm Dịch vụ Dầu Khí Offshore Centers

Châu Á theo% của thế giới 34,9 50,8 33,6 62,3 41,0 Asia as % of World 34.9 50.8 33.6 62.3 41.0

(Bao gồm cả Ngân hàng Trung tâm Dịch vụ Dầu Khí) (Including Offshore Banking Centers) Lưu ý: Dữ liệu được cho vay mà là bên ngoài của thị trường nhà (không bao gồm cho vay trong nước). Note: Data are for lending which is outside of the home market (does not include domestic lending). Dữ liệu từ các trung tâm ngân hàng nước ngoài không hoàn toàn tương thích với BIS báo cáo dữ liệu quốc gia. Data from offshore banking centers are not completely compatible with BIS reporting country data. Nguồn: Ngân hàng Thanh toán Quốc tế. Source: Bank for International Settlements. Trưởng thành, ngành và phân phối Quốc gia của Ngân hàng Quốc tế cho vay. The Maturity, Sectoral and Nationality Distribution of International Bank Lending. Nửa thứ hai năm 1996. Second Half 1996. Basle, Thụy Sĩ, tháng 7 năm 1997. Basle, Switzerland, July 1997. P. 19-20. P. 19-20.

Page 43: khủng hoảng tài chính châu á năm 1997

tiếp xúc với ngân hàng của Nhật Bản đặc biệt cao. Japan's bank exposure was particularly high. Nó báo 62,3% cho vay quốc tế của mình cho các nước châu Á. Ở các trung tâm nước ngoài, Nhật Bản báo cáo 87500000000 $ tại Hồng Kông và 58800000000 $ tại Singapore. It reported 62.3% of its international lending to these Asian countries. In the offshore centers, Japan reported $87.5 billion in Hong Kong and $58.8 billion in Singapore. Đối với Thái Lan, Nhật Bản báo cáo 37500000000 $ trong tuyên bố, và hơn $ 20000000000 từng ở Indonesia và Hàn Quốc. For Thailand, Japan reported $37.5 billion in claims, and more than $20 billion each in Indonesia and South Korea.

Các Tổ chức Tài chính Liên bang Hoa Kỳ Hội đồng thi cung cấp nhiều dữ liệu hơn gần đây rằng những người ở trên có sẵn thông qua Ngân hàng Thanh toán quốc tế (BIS) được sử dụng. The US Federal Financial Institutions Examination Council provides more recent data that those available through the Bank for International Settlements (BIS) used above. BIS dữ liệu cũng đã được điều chỉnh phần nào để loại bỏ tính trùng và phải được thống nhất trên toàn quốc gia báo cáo. BIS data also have been adjusted somewhat to eliminate double counting and to be consistent across reporting nations. Các số liệu của Hội đồng cho biết rằng Hoa Kỳ tuyên bố ngân hàng ở các nền kinh tế châu Á đã giảm sau khi tháng 12 năm 1996 từ $ 45200000000 cho các nền kinh tế châu Á tám 41900000000 $ như của 30 tháng sáu năm 1997. The Council data indicate that US bank claims in these Asian economies declined after December 1996 from $45.2 billion for these eight Asian economies to $41.9 billion as of June 30, 1997. Đây lượng đến 0,2% tài sản của ngân hàng Hoa Kỳ tổng cộng $ 2,552.5 tỷ đồng và 1,5% tổng số vốn ngân hàng của $ 272,8 billion.40 Nó xuất hiện rằng các ngân hàng Mỹ đã trở thành nhận thức của các khoản vay rủi ro môi trường ngày càng tăng ở châu Á và vào năm 1997 đã được giảm tiếp xúc cho phù hợp. This amounted to 0.2% of total US banking assets of $2,552.5 billion and 1.5% of total banking capital of $272.8 billion.40 It appears that US banks had become aware of the increasingly risky loan environment in Asia and in 1997 had been reducing exposure accordingly.

Ngân hàng Mỹ dường như không được quá mức tiếp xúc với các nền kinh tế châu Á bị điểm yếu tiền tệ. Đây là một hình ảnh khác nhau bao la hơn được trình bày tại sự khởi đầu của cuộc khủng hoảng nợ Mỹ Latinh trong tháng 8 năm 1982. US banks do not seem to be excessively exposed to the Asian economies suffering from currency weaknesses. This is a vastly different picture than was presented at the onset of the Latin American debt crisis in August 1982. Trong Tháng Mười Hai 1982, các ngân hàng Mỹ đã nợ $ 24400000000 của Mexico một mình. In December 1982, US banks were owed $24.4 billion by Mexico alone. Đây lượng đến 34,6% tổng số vốn của họ và 2,0% về tổng tài sản của họ. This amounted to 34.6% of their total capital and about 2.0% of their total assets. 41 41

Ngoài tuyên bố toán bằng đồng đô la, S U.. In addition to dollar-denominated claims, the U. S . Hội đồng Liên bang chế tài chính cũng thông báo rằng ngân hàng Mỹ đã tuyên bố cho các khoản vay bằng loại tiền tệ địa phương mà không xuất hiện trong số liệu thống kê BIS. Federal Financial Institutions Council also reported that US banks have claims for loans in local currencies that do not appear in BIS statistics. Theo ngày 30 tháng 6 năm 1997, các khoản cho vay amounted đến $ 1.403 triệu USD tại Hồng Kông, $ 74.000.000 tại Indonesia, $ 1,150 triệu tại Malaysia, $ 1,567 triệu ở Việt Nam, $ 1,288 triệu tại Singapore, $ 1,363 triệu tại Đài Loan, và $ 2,023 triệu ở Thái Lan. As of June 30, 1997, these loans amounted to $1,403 million in Hong Kong, $74 million in Indonesia, $1,150 million in Malaysia, $1,567 million in Philippines, $1,288 million in Singapore, $1,363 million in Taiwan, and $2,023 million in Thailand.

Neo Tỷ giá ngoại tệ Pegged Exchange Rates

Các yếu tố cấu trúc ban đầu được kích hoạt mà cuộc khủng hoảng xảy ra là tỷ giá của hầu hết các loại tiền tệ đã được liên kết với đồng đô la hay một giỏ tiền tệ chủ yếu của đồng đô la. The structural factor that initially enabled the crisis to occur was that the exchange rates of most of these currencies had been aligned with the

Page 44: khủng hoảng tài chính châu á năm 1997

dollar or a basket of currencies dominated by the dollar. Những giá trị trao đổi pegged đã không được phép điều chỉnh để đáp ứng đủ điều kiện kinh tế thay đổi. These pegged exchange values had not been allowed to adjust sufficiently in response to changing economic conditions. Chính phủ cho phép tỷ giá trao đổi của họ để chỉ dao động trong băng tần hẹp. Governments allowed their exchange rates to fluctuate only within narrow bands.

Ưu điểm của hệ thống này để các nước tham gia đã được rằng nó vẫn giữ được "tỷ giá hối đoái quốc gia tương đối cố định đối với đồng đô la và cho phép các thương nhân của họ để nhập khẩu từ và xuất khẩu đến các khu vực đô la, đặc biệt là Hoa Kỳ, với ít rủi ro hối đoái. The advantage of this system to the countries involved was that it kept the countries' exchange rates relatively constant with respect to the dollar and allowed their traders to import from and export to dollar areas, particularly the United States, with little exchange rate risk. Nó cũng cung cấp một môi trường ổn định tài chính mà khuyến khích các nguồn vốn nước ngoài cho các khoản vay hoặc đầu tư. It also provided a stable financial environment that encouraged foreign sources of capital for loans or investments. Các cơ quan tiền tệ Thái Lan, ví dụ, đã theo đuổi một ổn định baht "" chính sách đó đã giữ được tỷ lệ chính thức cho tiền tệ của họ vào khoảng 25 baht cho mỗi đồng đô la kể từ năm 1987. The Thai monetary authorities, for example, had pursued a "stable baht" policy that had kept the official rate for their currency at about 25 baht per dollar since 1987. Điều này liên kết của tỷ giá hối đoái chính thức đồng đô la, tuy nhiên, có một nhược điểm lớn. This linking of official exchange rates to the dollar, however, had one major drawback. Khi giá trị của đồng đô la thay đổi, do đó, đã làm giá trị của các loại tiền tệ tương đối so với những người khác, chẳng hạn như đồng yên Nhật và đánh dấu tiếng Đức, mà không gắn với đồng đô la Mỹ. As the value of the dollar changed, so did the value of these currencies relative to others, such as the Japanese yen and German mark, that were not tied to the US dollar. Khi đồng đô la mất giá sau năm 1985, việc bố trí làm việc khá tốt, mặc dù điều kiện kinh tế vĩ mô ở các nước này khác nhau rộng rãi từ những người ở Hoa Kỳ (đặc biệt, tỷ lệ lạm phát và tăng trưởng). As the dollar depreciated after 1985, the arrangement worked reasonably well, even though macroeconomic conditions in these countries differed widely from those in the United States (particularly, rates of inflation and growth). Vấn đề bắt đầu nảy sinh vào năm 1996 và 1997, tuy nhiên, như đồng đô la và đánh giá cao các giá trị chính thức của các loại tiền tệ lệch từ giá trị thị trường cơ bản của họ. Problems began to arise in 1996 and 1997, however, as the dollar appreciated and the official values of these currencies deviated from their underlying market values. Trong khi đồng đô la đã được kéo lên giá trị của tiền tệ, một số các quốc gia trong câu hỏi ngày càng gặp khó khăn trong việc cân đối tài khoản quốc tế của họ. While the dollar was pulling up the value of these currencies, some of the countries in question encountered increasing difficulty in balancing their international accounts. xuất khẩu của họ đã tăng thêm tốn kém cho người mua đô la không, và nhập khẩu của họ từ các khu vực đô la không rẻ hơn. Their exports grew more costly to non-dollar buyers, and their imports from non-dollar areas cheaper. Đồng yên yếu, đặc biệt, được làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm của họ tương đối so với những người từ Nhật Bản. The weak yen, in particular, was reducing the competitiveness of their products relative to those from Japan. Các hậu quả gia tăng thâm hụt thương mại của họ và các tài khoản hiện hành được đặt áp lực giảm tỷ giá hối đoái của họ mà yêu cầu chính phủ can thiệp nhiều hơn và nhiều hơn nữa để duy trì. The consequent rising deficits in their trade and current accounts placed downward pressure on their exchange rates which required more and more government intervention to maintain.

Khi áp lực đi xuống trên một loại tiền tệ xảy ra tại các thị trường ngoại tệ, nếu tỷ giá hối đoái được phép điều chỉnh một cách tự do, một khấu hao ban đầu có xu hướng giảm bớt áp lực đối với khấu hao nhiều hơn nữa. When downward pressures on a currency occur in foreign exchange markets, if the exchange rate is allowed to adjust freely, an initial depreciation tends to lessen pressures for more depreciation. Các phần thưởng cho đầu cơ trên thị trường (bằng cách cá cược trên một khấu hao trong tương lai) giảm. The rewards for speculating in the market (by betting on a future depreciation) diminish. Với tỷ giá gắn với đồng đô la, tuy nhiên, nỗ lực của chính phủ để duy trì tốc độ thường xuyên nâng cao sự mong đợi của thương nhân tiền

Page 45: khủng hoảng tài chính châu á năm 1997

tệ là hướng đến một mùa thu. With an exchange rate tied to the dollar, however, government attempts to maintain the rate often raise the expectations of traders that the currency is headed for a fall. Ngay cả những nơi này xuống áp lực về tiền tệ là thương nhân vội vàng để bán nó với dự đoán rằng họ sẽ có thể mua nó sau này ở một mức giá thấp hơn. This places even more downward pressure on the currency as traders rush to sell it in anticipation that they will be able to buy it later at a lower price. Nếu các chính phủ tham gia không có dự trữ ngoại hối đủ để ngăn chặn các nhà đầu cơ và những người khác trên thị trường, cuối cùng họ phải thừa nhận thất bại và cho phép các loại tiền tệ để trích khấu hao. If the governments involved do not have sufficient foreign exchange reserves to stave off the speculators and others in the market, they eventually have to concede failure and allow the currency to depreciate. Khi quá trình bắt đầu, sự sụp đổ trong các loại tiền tệ có thể được khá kịch tính và có thể vượt qua mức cân bằng. When that process begins, the fall in the currency may be quite dramatic and may overshoot the equilibrium rate.

Tiền tệ khấu hao, lần lượt, đặt ra một gánh nặng đi vay bổ sung về địa phương có các khoản nợ được thanh toán bằng đô la. Currency depreciation, in turn, places an additional burden on local borrowers whose debts are denominated in dollars. Bây giờ họ đang phải đối mặt với chi phí dịch vụ nợ đó đã tăng theo tỷ lệ khấu hao tiền tệ. Những người phải thi hành đáp ứng với các loại tiền tệ suy yếu bằng cách cố hedge trách nhiệm pháp lý bên ngoài mà intensifies pressures.42 tỷ giá và lãi suất Trong trường hợp Hàn Quốc Nam, ví dụ, việc giảm giá trị của chiến thắng từ 886 đến 1.701 ₩ cho mỗi đồng đô la giữa ngày 2 tháng 7 và 31 tháng 12 1997, tăng gần gấp đôi các hóa đơn trả nợ khi tính toán trong chiến thắng cho các khoản nợ nước ngoài của Hàn Quốc. They now are faced with debt service costs that have risen in proportion to the currency depreciation. These debtors respond to the weakening currency by attempting to hedge external liabilities which intensifies exchange rate and interest rate pressures.42 In the South Korean case, for example, the drop in the value of the won from 886 to 1,701 won per dollar between July 2 and December 31, 1997, nearly doubled the repayment bill when calculated in won for Korea's foreign debts. Các loại tiền tệ địa phương khấu hao, tuy nhiên, làm cho xuất khẩu từ nước rẻ và nhiều hơn nữa cạnh tranh trong thị trường nước ngoài. The depreciated local currency, however, makes exports from the country cheaper and more competitive in foreign markets.

Tỷ giá hối đoái danh nghĩa cũng có thể thay đổi để đáp ứng mức giá khác nhau của lạm phát giữa các nước. Nominal exchange rates also may change in response to differing rates of inflation among countries. Một tỷ lệ lạm phát cao sẽ gây ra một loại tiền tệ quốc gia để trích khấu hao, nhưng tỷ giá hối đoái thực tế (điều chỉnh theo lạm phát) có thể vẫn giữ nguyên. A high inflation rate will cause a nation's currency to depreciate, but the real exchange rate (adjusted for inflation) may remain the same. Trong một số các nước châu Á với vấn đề tiền tệ, tỉ lệ lạm phát đã cao hơn so với ở Hoa Kỳ. In some of the Asian countries with currency problems, inflation rates have been higher than those in the United States. Vẫn còn là một khấu hao của 20 hay 30% vượt xa tỷ lệ lạm phát năm 1997 khoảng 3% ở Malaysia và Đài Loan, 5% ở Hàn Quốc, và 7% ở Indonesia, Philippines, và Thái Lan. Still a depreciation of 20 or 30% far exceeds inflation rates in 1997 of about 3% in Malaysia and Taiwan, 5% in South Korea, and 7% in Indonesia, the Philippines, and Thailand.

Khi cuộc khủng hoảng tài chính châu Á đã tiến triển, các chính phủ bị ảnh hưởng (trừ Hong Kong) đã nới lỏng các cứng của hệ thống tỷ giá hối đoái của họ. As the Asian financial crisis has progressed, the affected governments (except for Hong Kong) have eased the rigidity of their exchange rate systems. Tỷ giá ngoại tệ bây giờ được phép di chuyển trong các ban nhạc rộng lớn hơn, trong một ban nhạc bò, hoặc đang nổi. Exchange rates now are allowed to move in wider bands, in a crawling band, or are floating. Sự linh động này làm giảm tiềm năng và đột ngột thay đổi lớn trong trao đổi các giá trị này, như tỷ lệ đáp ứng liên tục và gia số nhỏ hơn để lực lượng thị trường. This flexibility reduces the potential for large and sudden changes in these exchange values, as the rates respond continuously and in smaller increments to market forces.

Page 46: khủng hoảng tài chính châu á năm 1997

Chính phủ chính sách tỷ giá phải chịu đựng một nỗi ám chính sách chung. Government exchange rate policy suffers from a common policy dilemma. Nếu một quốc gia mục tiêu chính sách tiền tệ và tài chính của mình đối với việc duy trì một tỷ giá cụ thể, nó phải hy sinh hiệu năng trong nền kinh tế quốc gia của mình. Một chính quyền bảo vệ tỷ giá hối đoái của nó, ví dụ, thường có tăng lãi suất để thu hút vốn vào nền kinh tế. If a country targets its monetary and fiscal policy toward maintaining a specific exchange rate, it must sacrifice performance in its domestic economy. A government defending its exchange rate, for example, usually has to raise interest rates in order to attract capital into its economy. Điều này có xu hướng dampen tốc độ tăng trưởng của nó. This tends to dampen its growth rate. Chính phủ hoạch định chính sách không có các công cụ chính sách cho phép họ để nhắm mục tiêu cả một tỷ giá hối đoái và tỷ lệ tăng trưởng kinh tế. Government policymakers do not have policy tools that enable them to target both an exchange rate and economic growth rate.

Đối với tỷ giá hối đoái pegged, tuy nhiên, có một trường học khác của tư tưởng rằng giá trị tiền tệ cần được pegged đến vàng hoặc một số tiêu chuẩn khác có giá trị và giữ stable.43 Những người xem tỷ giá hối đoái trong những điều khoản này có thể thấy nguyên nhân của tiền tệ cuộc khủng hoảng trong các quốc gia châu Á như mở rộng quá mức vật tư tiền trong nước của các ngân hàng trung ương kết hợp với các quy định của chính phủ nặng nề, bảo vệ các ngành công nghiệp trong nước, và sự can thiệp của chính phủ khác trong marketplace.44 Một khi chính phủ ngừng duy trì tỷ giá hối đoái của họ, các nhà đầu tư mất niềm tin, và các cuộc khủng hoảng bắt đầu. With respect to pegged exchange rates, however, there is an alternative school of thought that currency values should be pegged to gold or some other standard of value and kept stable.43 Those who view exchange rates in these terms may see the cause of the currency crises in the Asian countries as excessive expansion of domestic money supplies by central banks combined with burdensome government regulations, protection of domestic industries, and other government interference in the marketplace.44 Once governments stopped maintaining their exchange rates, investors lost confidence, and the crises began. Tăng trưởng kinh tế Economic Growth

Hầu hết các nước ở châu Á mà hiện nay đang gặp phải vấn đề tiền tệ đã đăng nhập mức giá cao tăng trưởng kinh tế đáng kể trong thập kỷ qua. Most of the countries in Asia that now are encountering currency problems had logged remarkably high economic growth rates over the past decade. Mức giá này tăng trưởng cao đã mang tiêu chuẩn cao hơn của cuộc sống mà còn đưa vấn đề. These high rates of growth brought higher standards of living but also brought problems. Để một độ hay cách khác, hầu hết các quốc gia đã phải đối mặt với khó khăn với cán cân thanh toán của họ, qua việc mở rộng năng lực sản xuất, tăng giá trị bất động sản, định giá quá cao cổ phần, ngân hàng và cho vay quá mức. To one degree or another, most of these countries have been facing difficulties with their balance of payments, over-expansion of production capacity, rising real estate values, overvalued equities, and excessive bank lending. As of first quarter 1997 before the crisis began, the growth rates for these Asian countries had remained quite high, and the outlook was generally favorable. Any dramatic slowdown in growth had not yet appeared in their short-term outlook.

As shown in Figure 9, economic growth rates over the past decade for four countries involved in the first round of currency problems. The forecast for 1997 is as of the first quarter, before the currency crisis began. As can be seen, growth was slowing but still remained at remarkably high rates and was expected to continue in 1997. Thailand's economic growth rate had fallen from 13% in 1988 to 6.5% in 1996. In 1997, however, it was expected to recover from its downward slide.

The effect of a slowdown in growth on a nation's exchange rate is not immediately obvious. It affects both trade and capital accounts in opposite ways. On one hand, lower growth usually causes a nation's trade balance to improve, since imports decline relative to exports (unless demand in export markets is falling faster). This could strengthen a nation's currency. In the Asian case, however, growth was continuing at a

Page 47: khủng hoảng tài chính châu á năm 1997

level high enough that trade and current accounts tended to remain in deficit. Even in Thailand, the slowdown had not improved its balance of trade.

On the capital account side, a slowing growth rate generally causes problems for a nation's debtors who have borrowed to finance production facilities or have invested in real estate or equities and are faced with repayment schedules. Lower growth means lower demand, possible lower profits, and a leveling off or fall in real estate and stock values. As the slowdown intensifies, interest rates usually fall. This can cause international lenders to look elsewhere for investment for financing opportunities and may cause a weakening of a nation's currency. Recessions also cause loans to turn sour and may further drive away foreign lenders. As the Asian financial crisis has developed, forecasters have lowered their outlook for growth in these countries. The securities firm, JP Morgan, for example, lowered its forecast for economic growth for ASEAN (Indonesia, Malaysia, Singapore, Thailand, Philippines, Brunei, and Vietnam) for 1998 from 5.9% in June 1997 (before the crisis began) to 2.2% in November 1997.45 Forecasters expect economic growth in South Korea to drop from 5.9% in 1997 to around -1.5% in 1998.46 Current Account Imbalances

The high growth rates among the Asian countries had begun to create problems for them in balancing their current and trade accounts. The current account is a nation's balance of trade in imports and exports plus net income from foreign investments, and unilateral transfers. It consists of the payments for goods and services, interest and dividends, and remittances by foreign workers to their home countries. Figure 10 shows current account balances for four of the Asian nations that have had to depreciate their currencies. (Comparable data for Malaysia were not available from the IMF.) In the case of Thailand, its deficit in its current account had been widening from 1992. In 1996, the deficit had grown to $14.7 billion for the year. As a percent of gross domestic product, this deficit had reached 8%. The IMF considers that when current account deficits reach 5 to 8% of GDP, they merit close monitoring. 47 This deficit was the primary reason for the downward pressure on the baht. By the time Thai authorities tightened economic policies, investors-both foreign and domestic-were pulling funds out of the country, and the currency crisis had already developed.

South Korea's current account deficit also worsened considerably in 1996. For the year, it was $23.1 billion. The current account deficit for the Philippines, on the other hand, had shrunk somewhat. Capital Flows

The primary reason that the deteriorating current account balance for these nations had not placed severe downward pressures on their exchange rates earlier was that foreign capital was flowing in from other countries. Foreign investors, businesses establishing manufacturing subsidiaries, international banks lending to local borrowers, and others were providing a steady stream of foreign exchange and a positive balance on financial account. This tended to offset the current account deficits.

As shown in Figure 11, in 1996, South Korea ran a surplus in its financial account of $24.0 billion that completely offset its deficit of $23.1 billion in its current account. Much of the surplus in Korea's financial account came from portfolio investments. In 1996, while Koreans invested $2.4 billion in foreign equity and debt securities, foreigners invested $16.8 billion in Korea securities. Portfolio investments can be volatile. Funds can flow out as fast as they flow in. In October 1997, for example, as trouble developed in the Hong Kong and other stock markets, investors began to flee Korean equity markets. Over the weekend of October 25 following the fall in the Hong Kong stock market, foreign investors sold 20.1 billion won ($22 million) worth of Korean stocks. This started a rush out of Korean securities that sent the composite index of stock values on the Seoul exchange to a ten year low of 450.6 on November 24, 1997, down 30% for the year.

The experience of the Asian newly industrializing countries reflects a major structural change in international capital markets that has occurred over the past decade. This has been the liberalization of

Page 48: khủng hoảng tài chính châu á năm 1997

capital flows into and out of most emerging market economies. Borrowers and investors are able to bypass governments and local financial institutions and seek funds from a variety of world sources. Private capital in the form of bank lending, direct investments, and portfolio investments has flowed into these economies. Whereas a decade ago, most capital inflows into emerging markets were from official sources, now private investment flows far exceed official development assistance or other government-based finance.

According to the US Treasury, on a worldwide basis, capital flows into emerging market economies rose from $25 billion in 1986 to $250 billion in 1996. Between 1990 and 1996, the share of cross-border portfolio flows accounted for by these emerging markets rose from 2% to 30 /O, while their share of global foreign direct investment jumped from 15% to 40% 48

For South Korea, for example, aggregate foreign investment inflows (both portfolio and direct investment) from January 1962 to April 1997 totaled $21.6 billion. Of this amount, $5.6 billion came from Japan, $6.7 billion from the United States, $5.3 billion from the European Union, $3.6 billion from other sources.49

According to Alan Greenspan, Chairman of the US Federal Reserve, "In retrospect, it is clear that more investment monies flowed into these economies than could be profitably employed at modest risk."50 One impetus behind these flows was the run up in the US stock market and the desire of investors to diversify their holdings. Much of the direct investment went toward building production capacity -some of which may be unused as these economies slow. Weak Governmental Institutions

The rapidity with which the Asian economies have grown and liberalized their financial markets has meant that the development of the financial systems in some economies has not kept pace with development of the financial markets. To varying degrees, there have been lax lending standards, weak supervisory regimes, inadequate capitalization, excessive inter-connected lending, and a more general lack of a credit culture.51 Safety nets such as deposit insurance has been lacking in some countries. Problems have developed, and governments often have hid the true extent of those troubles.

One concern has been lack of skilled manpower. Analysts point out that as private banks and other financial institutions have developed in these Asian tiger economies, they frequently have gone to government bureaucracies and hired away officials with the skills and experience necessary to run their companies. Foreign banks, in particular, have been faced with the dual problem of not having the skilled personnel necessary for their operations and needing someone on staff who is familiar with the bureaucracy and has the connections necessary to work with government officials. An important source of such personnel has been the government finance ministries and other agencies. This exodus of skilled officials in some of the countries exacerbated the problem of regulating the rapidly developing financial sectors. Đầu cơ Speculation

The role of currency speculation in the 1997 Asian currency crisis has been sharply debated. Malaysian Prime Minister Mahathir has blamed large foreign investment funds, particularly hedge fund manager George Soros, for attacks in the marketplace on the Malaysian ringgit and other currencies in order to generate profits for themselves without regard to the livelihood of the Malaysian or other local people. At a meeting of the International Monetary Fund in Hong Kong on September 20, 1997, Mahathir said that currency trading (other than to finance trade) was immoral and should be stopped. He castigated the traders as being responsible for the drop in the ringgit and the resultant loss in (dollar-denominated) per capita income in Malaysia.52

Given recent trends toward liberalizing flows of goods and capital among nations and progress in telecommunications and electronic trading, opportunities for speculation in currencies have proliferated. Even though foreign exchange markets originally developed primarily to serve importers and exporters, the

Page 49: khủng hoảng tài chính châu á năm 1997

vast majority (more than 95%) of current transactions in these markets is for capital transactions. These transactions are done by companies, investors, fund managers, speculators, and others who are moving in and out of foreign currencies for reasons not directly related to international trade. These capital transactions are determined by underlying monetary policies, expectations, investment opportunities, and government regulations.

The mammoth size of world exchange markets make them virtually impossible for governments to control, or for most, to influence significantly. When governments do intervene, they have discovered that they can only "lean against the wind" (they can slow down movements in exchange markets but rarely can change their direction). Central banks, such as the Bank of Thailand and Bank of Korea, have drawn their foreign exchange reserves down to perilous levels by trying to maintain their exchange rates.

Still speculators say that they only exploit gaps between actual and potential exchange rates. These gaps arise because of changes in market expectations as well as the underlying fundamentals of an economy. The US Treasury maintains that short-term speculative flows were not the major source of the pressures on governments that caused the Asian financial crisis.53 Financial Market Technology

Changes in the technology of financial markets have occurred both in the types of financial instruments available and in the integration of financial markets world wide. Combined with the spread of electronic fund transfers, telecommunications, and the Internet, funds now are able to flow from one country to another quickly and in large quantities. This has increased the speed and extent to which disturbances in one market can affect another. As one economist put it in the fall of 1997, six months ago, no one would have expected real estate loan defaults in Thailand to raise interest rates in Estonia.54 Few also would have expected a drop in the Hong Kong market to trigger a run on stocks on Wall Street.

The US Federal Reserve stated that the contagion effect of weakness in one economy spreading to others has been troublesome to them. If one economy has a problem, investors search for other economies that might have similar vulnerabilities. The resultant pressures on exchange rates or drops in stock values may or may not be warranted by economic fundamentals. Even Hong Kong with its ample stocks of foreign reserves, balanced external accounts, and relatively robust financial system was not immune from such pressures.55

Issues for Congress The US Congress is likely to consider the Asian financial crisis within three broad legislative contexts. The first is in the financing and scope of the activities of the IMF and other international financial institutions. The second is in the impact of the crisis on the US economy and American financial institutions, and the third is in efforts to liberalize trade and investment in the world.

The primary legislative issues revolve around the International Monetary Fund. The most important of these is a request for an increase in the U. S . capital contribution to the IMF, that is, in its so-called "quota."56 Quotas provide the IMF with the financial resources from which it extends loans to economically troubled countries. In addition to determining the size of the IMF's capital and member's contributions, quotas also determine a member country's voting power, its access to IMF loans, and its share in any allocation of Special Drawing Rights (SDRs). Quotas, therefore, are fundamental to the IMF's operation.57

On September 21, 1997, the Interim Committee of the IMF announced an agreement to increase overall IMF quotas by 45%. This was finalized in late December 1997 and adopted on February 6, 1998. Total IMF quotas would increase from about SDR 146 billion (about $197 billion, as of April 9, 1998) to SDR 212 billion ($287 billion).

Page 50: khủng hoảng tài chính châu á năm 1997

The US quota would increase by 40%, from SDR 26.5 billion ($35.8 billion) to SDR 37.1 billion ($50.2 billion), an increase of about $14.4 billion. At the same time, the US share of total IMF quotas would drop from 18.1% to 17.5%. The United States would retain its veto on important IMF decisions, including any decision to increase quotas, allocate SDRs, or amend the IMF's Articles of Agreement. The United States would also continue to be the IMF's largest shareholder, a position that gives it considerable voice in the decisions and operations of the IMF.

Historically, requests for the approval of an increase in the US quota have always been the occasion for vigorous Congressional examination of the programs and policies of the IMF and oversight of the US role there. The current financial crisis in Asia, with its spillover-effects on the US economy and financial markets, is likely to heighten the rigor of congressional oversight, particularly with regard to the IMF's conditionality, its emergency financing mechanisms, and its surveillance and data dissemination procedures.

In addition to the request for approval of US participation in the quota increase, Congress will be asked to reconsider and approve the "New Arrangements to Borrow" (NAB).58 The NAB are an arrangement of medium-term credit lines that the IMF may borrow against to supplement its resources in the event of an international financial crisis. They were proposed in the wake of the 1994 Mexican peso crisis. Commitments to the NAB from 25 participant amount to SDR 34 billion, currently about $46 billion. The US share in the NAB totals SDR 6,712 ($9.0 billion), including SDR 4,250 million ($5.7 billion) that was authorized and appropriated prior to 1983 for US participation in the "General Arrangements to Borrow" (GAB).59 Because of this earlier funding, only the incremental amount of SDR 2,462 million (currently $3.3 billion) need be approved for the United States to fulfill its NAB commitment. This issue was considered during the first session of the 105th Congress. In the midst of a controversy over abortion funding, however, provisions related to the NAB were stripped from the foreign operations appropriation for 1998 (PL 105-118).

Under the Bretton Woods Agreements Act (PL 79-171, 22 USC 286), both the increase in the US quota in the IMF and US participation in the NAB must be authorized by the US Congress. In addition, current US budgetary treatment requires that both be appropriated.60

The current financial crisis, ultimately, is also likely to connect with a number of other proposed issues related to the IMF. These include a proposed allocation of SDRs6' and a proposed amendment to the IMF's Articles of Agreement. The former would help to ease reserve constraints experienced by many IMF members. The latter, whose language has not yet been agreed, would provide the IMF with a mandate to foster capital account liberalization. The rising US trade deficit combined with heightened competition from imports from countries with depreciated currencies may intensify political pressures to protect US industries from foreign competition. Initiatives to liberalize imports or provide fast-track negotiating authority to the President may face higher hurdles. U. S .lending institutions that are highly exposed to the Asian financial problems also could develop problems of their own.

The Asian financial crisis also could put a damper on negotiations to liberalize trade and investment in Asian markets. Some of the countries affected have been reluctant to proceed with more trade and investment liberalization until they are able to regroup and recover from their current problems. FOOTNOTES:

1 Asia Pacific Economic Cooperation. APEC 97 Leaders Declaration. November 25, 1997. 2 Associate Press. Asian Officials Establish Supplementary Bailout Fund. AP Newswire. December 2, 1997. 3 ASEAN. Joint Statement of the Heads of State/Government of the Member States of ASEAN on the Financial Situation. December 15, 1997. Available on the Internet at . . 4 Boorman, Jack. The Changing Emphasis of

Page 51: khủng hoảng tài chính châu á năm 1997

the Fund, Implications for Stabilization and Growth Policies. Paper presented at the IMF Seminar, Asia and the IMF. September 19, 1997. Hong Kong. Hong Kong.

5 These questions are discussed in more detail in CRS Report 98-56, The International Monetary Fund 's (IMF) Proposed Quota Increase: Issues for Congress, by Patricia A. Wertman.

6 Boorman, Jack. The Changing Emphasis of the Fund, Implications for Stabilization and Growth Policies. Paper presented at the IMF Seminar, Asia and the IMF. September 19, 1997. Hong Kong. Hong Kong.

7 South China Morning Post, January 8, 1998. P. 3.

8 Davis, Bob and David Wessel. World Bank IMF at Odds over Asian Austerity. Wall Street Journal, January 8, 1998. P. A5, A6.

9 See, for example, Sachs, Jeffrey. Power Unto Itself. Financial Times, December 11, 1997. P. 11.

10 The "Special Drawing Right" or SDR is an international reserve asset created by the IMF and used to denominate its accounts. In mid-1997 one SDR was worth $1.36.

1l International Monetary Fund. IMF Approves Stand-by Credit for Thailand. Press Release No. 97/37, August 20, 1997.

12 International Monetary Fund. IMF Approves Stand-by Credit for Indonesia. Press Release No. 97/50, November 5, 1997.

13 Sen, Siow Li. Singapore-Indonesia Deal to Support Rupiah Confirmed. Singapore Business Times (Internet edition), November 27, 1997.

14 As of December 1997, the United States had assets equivalent to about $30 billion, excluding SDRs and accounts receivable, in its Exchange Stabilization Fund (ESF). This was about 22% less than ESF assets of $38.2 billion as of December 31, 1994, at the onset of the Mexican Peso crisis. Mexico drew a total of $12.0 billion in short- and medium-term swaps from the ESF. Mexico also drew $1.5 billion in short-term swaps under lines of credit with the US Federal Reserve. If activated, the standby credit line for Indonesia of $3.0 billion would equal about 10.1% of ESF assets at the end of March 1997. For background on the Exchange Stabilization Fund, see: CRS Report 95-262, The Exchange Stabilization Fund, by Arlene Wilson.

15 Summers, Lawrence, Testimony on the Asian Financial Crisis, November 13, 1997. 16 International Monetary Fund. IMF Approves SDR 15.5 Billion Stand-By Credit for Korea. Press Release No. 97/55, December 4, 1997. Reuters. Korean IMF Bailout. Reuters Newswire. December 3, 1997. Yoo, Cheong-mo. Korea, IMF Agree on Terms, Including Foreign M&A of Korean Firms, Ownership Limit Rise. Korea Herald, December 4, 1997. On Internet at . Note: A special drawing right (SDR) had a value of about 1.4 dollars.

17 Korea Bailout Conditioned On Structural Reforms. DowJones Newswire. December 3, 1997.

18 IMF, IMF Approves SDR 15.5 Billion Stand-By Credit for South Korea. 19 Summers, Lawrence, Testimony on the Asian Financial Crisis, November 13, 1997. 20 Statements by Representatives Barney Frank and Bernard Sanders at the House Banking Committee hearing on the Asian Financial Crisis, November 13, 1997 and January 30, 1998, and January 30, 1998.

Page 52: khủng hoảng tài chính châu á năm 1997

21 International Monetary Fund. IMF Bail Outs: Truth and Fiction. January 1998. Available on the Internet at: . .

23 US Federal Reserve Board. Testimony of Chairman Alan Greenspan before the Committee on Banking and Financial Services, US House of Representatives, January 30, 1998. Available on the Internet at . .

24 Citicorp. 24 Citicorp. Fourth Quarter Report. January 20, 1998. P. 1. 25 Bank of America. BanlcAmerica Fourth Quarter 1997 Earnings. January 21, 1998. P. 15. 24 Citicorp. 24 Citicorp. Fourth Quarter Report. January 20, 1998. P. 1. 25 BankofAmerica. BanlcAmerica Fourth Quarter 1997 Earnings. January 21, 1998. P. 15.

26 JP Morgan. Fourth Quarter and 1997 Full Year Results. January 1998. P. 4. P. 4. Available on Internet at . .

27 Blue Chip Economic Indicators. January 10, 1998.

28 Trade in goods and services plus income from foreign investments and unilateral transfers.

29 Standard & Poor's DRl. Review of the US Economy, January 1998. P. i.

30 Blue Chip Economic Indicators, January 10, 1998.

31 For further information on South Korea, see: CRS Report 98-13 E, South Korea's Economy and 1997 Financial Crisis, by Dick K. Nanto.

32 Uchitelle, Louis. Economists Blame Short-term Loans for Asian Crisis. New York Times on the Web. January 8, 1998. Tại At

33 Fischer, Stanley. How to Avoid International Financial Crises and the Role of the International Monetary Fund. Speech given in Washington, DC, October 14, 1997.

34 See: CRS Report 96-837, Japan 's Banking "Crisis ": Bad Loans, Bankruptcy, and Illegal Activity, by Dick K. Nanto. Unrecoverable Loans Held by Banks Reaches Y79 Trillion. Nihon Keizai Shimbun, December 6, 1997 (morning edition). P. 1.

35 CRS Report 95-1034 E, Japan 's Banking Crisis: Causes and Probable Effects, by Dick K. Nanto.

36 Bad Loan Write-offs by Major Banks Total 35 Trillion Yen. Kyodo Newswire article. September 21, 1997.

37 He, Dexu. Key Financial Reform Goals. Jinrong Shibao. Ngày 02 Tháng 11 năm 1993. November 2, 1993. 38 Sun, Shuangrui. Subordinate Specialized Bank Commercialization to Enterprise Reform (In Chinese). Beijing Caimao Jingji, March 11, 1996. P. 7-13. 39 Xiong, Tang. Pool Collective Wisdom and Efforts to Explore New Ideas on Bank and Enterprise Reform-A Roundup of the Conference on the Strategy for Coordination of the Reforms of State-owned Enterprise and Bank Systems (in Chinese). Beijing Jinrong Shibao, January 5, 1997. p.3.

40 US Federal Financial Institutions Examination Council. Country Exposure Lending Survey. June 1997. 41 US Federal Financial Institutions Examination Council. Country Exposure Lending Survey. December 1982.

Page 53: khủng hoảng tài chính châu á năm 1997

42 Camdessus, Michel. Lessons from Southeast Asia. Press briefing in Singapore, November 13, 1997.

43 See, for example, Kemmerer, Donald L. Why a Gold Standard and Why Still a Controversy. Committee for Monetary Research and Education. Năm 1979. 1979. Available on the Internet at . .

44 Johnson, Bryan T. and John Sweeney. Down the Drain: Why the IMF Bailout in Asia Is Wasteful and Won't Work. The Heritage Foundation Roe Backgrounder No. 1150, December 5, 1997.

45 JP Morgan. Global Data Watch. November 7, 1997. P. 1. 46 Standard and Poor's Data Resources, Inc. and (Korean) Economic Research Institute. On Internet at

47 Sugisaki, Shigemitsu. The Global Financial System: Status Report. Address at the 11th Conference of the International Federation of Business Economists, Vancouver, Canada. November 18, 1997.

48 Summers, Lawrence. Testimony on the Asian Financial Crisis before the House Committee on Banking and Financial Services. November 13, 1997.

49 The Economist Intelligence Unit. Country Report, South Korea, North Korea. Third Quarter 1997. P. 32.

50 Greenspan, Alan. Testimony on the Asian Financial Crisis before the House Committee on Banking and Financial Services. November 13, 1997.

51 Summers, Larry, Testimony on Asian Financial Crisis.

52 Mahathir, Mohamad. Asian Economies: Challenges and Opportunities. Speech given at the World Bank Group - International Monetary Fund Annual Meetings. September 20,1997. Hong Kong. Hong Kong.

53 Summers, Lawrence, Testimony on the Asian Financial Crisis. 54 Hale, David. Seminar on the Asian financial crisis sponsored by the Economic Strategy Institute. November 5, 1997.

55 Greenspan, Alan, Testimony on Asian Financial Crisis, November 13, 1997. 56 Additional information on the proposed quota increase may be found in, US . Library of Congress. Congressional Research Service. The International Monetary Fund 's (IMF) Proposed Quota Increase: Issues for Congress, CRS Report 98-56 E, by Patricia A.Wertman.

57 This section was prepared primarily by Patricia A. Wertman, Specialist in International Trade and Finance, Economics Division.

58 For more details on the NAB, see U. S . Library of Congress. Congressional Research Service. The International Monetary Fund 's "New Arrangements to Borrow " (NAB), CRS Issue Brief 97038, by Patricia A. Wertman. Updated regularly.

59 Additional information on the GAB may be found in, US Library of Congress. Congressional Research Service. The IMF's General Arrangements to Borrow (GAB): A Background Paper, CRS Report 97-467, by Patricia A. Wertman.

60 More details on US budgetary treatment of the IMF may be found in, U. S . Library of Congress. Congressional Research Service. US Budgetary Treatment of the International Monetary Fund. CRS Report 96-279 E, by Patricia A. Wertman.

Page 54: khủng hoảng tài chính châu á năm 1997

61 On September 21, 1997, the Interim Committee of the Board of Governors of the IMF announced agreement on a one-time, targeted special allocation of SDR 21.4 billion(currently about $29.0 billion). This proposal would require congressional authorization, but no appropriation.

For more information on the allocation of SDRs, see US Library of Congress. Congressional Research Service. The IMF's Proposed Special Drawing Rights' (SDRs) Allocation: A Background Paper, CRS Report 97-738 E, by Patricia A. Wertrnan.

APPENDIX

Bảng A1. Table A1. Exchange Rates for Selected Asian Economies, 1997-98

Date Indonesian Malaysian Philippine Thai Hong Kong Japanese South Korean Singaporean Taiwan

Rupiah Ringgit Peso Baht Dollar Yen Won Dollar Dollar

Jan 3 2,362.9 2.52 26.25 25.7 7.74 116.32 841.3 1.40 27.48

Jan 31 2,371.2 2.49 26.33 25.9 7.75 121.20 863.1 1.41 27.42

Feb 28 2,391.4 2.48 26.31 25.8 7.74 120.82 862.1 1.42 27.49

Mar 27 2,396.2 2.48 26.34 26.0 7.75 123.62 892.0 1.45 27.51

Apr 25 2,429.9 2.51 26.35 26.1 7.74 126.04 890.7 1.44 27.61

May 30 2,430.4 2.51 26.35 24.9 7.75 116.43 889.7 1.43 27.85

Jun 27 2,430.9 2.52 26.35 24.0 7.75 114.72 885.9 1.43 27.80

Jul 4 2,432.3 2.52 26.40 28.4 7.74 113.85 887.2 1.44 27.85

Jul 11 2,439.3 2.50 27.00 29.6 7.75 113.92 888.2 1.44 27.89

Jul 18 2,515.0 2.64 27.99 30.2 7.75 115.39 893.0 1.47 27.91

Jul 25 2,603.6 2.64 28.50 31.9 7.74 116.77 890.1 1.47 27.93

Aug l 2,620.9 2.64 28.90 32.1 7.74 118.40 887.6 1.48 28.71

Page 55: khủng hoảng tài chính châu á năm 1997

Aug 8 2,604.3 2.69 28.30 30.9 7.74 114.91 892.7 1.48 28.55

Aug 15 2,850.1 2.78 29.60 31.8 7.74 117.72 893.0 1.52 28.60

Aug 22 2,678.0 2.77 29.60 33.5 7.74 117.01 898.1 1.49 28.65

Aug 29 2,943.6 2.92 30.10 34.0 7.75 120.74 899.9 1.51 28.62

Sep 5 2,916.5 2.94 31.79 34.8 7.75 120.93 904.0 1.52 28.56

Sep 12 2,925.9 2.97 32.00 35.3 7.74 121.05 907.0 1.51 28.SS

Sep 19 2,960.7 3.03 33.19 35.7 7.74 122.04 912.1 1.52 28.56

Sep 26 3,085.7 3.14 33.31 34.7 7.74 120.74 912.7 1.52 28.56

Oct 3 3,716.8 3.37 34.60 35.4 7.74 121.91 911.9 1.54 28.58

Oct 10 3,392.8 3.11 32.89 35.7 7.74 119.93 912.8 1.54 28.43

Oct 17 3,561.8 3.24 33.50 37.1 7.74 120.20 913.0 1.55 28.99

Oct 24 3,534.7 3.39 35.00 38.7 7.73 121.96 927.1 l.55 30.20

Oct 31 3,579.4 3.34 35.00 40.0 7.73 120.34 960.0 1.57 30.71

Nov 7 3,283.9 3.30 34.60 38.3 7.73 124.18 974.7 1.57 30.75

Nov 14 3,432.4 3.31 33.60 38.3 7.73 126.91 982.3 1.58 31.05

Nov 21 3,541.7 3.42 34.00 38.7 7.73 125.82 1,051.0 1.58 32.00

Nov 28 3,645.9 3.501 34.65 40.6 7.73 127.62 1,169.0 1.594 32.10

Dec 5 4,012.0 3.750 34.90 41.4 7.74 130.16 1,228.0 1.616 31.66

Dec 12 4,972.4 3.805 37.71 45.0 7.75 130.46 1,704.8 1.654 32.25

Dec 19 4,987.5 3.819 39.00 44.7 7.75 129.00 1,576.5 1.670 32.20

Page 56: khủng hoảng tài chính châu á năm 1997

Dec 24 5,611.6 3.820 39.70 45.2 7.75 129.88 1,822.7 1.666 32.45 1998 1998 Jan 2 5,985.0 3.954 40.80 48.0 7.75 132.44 1,695.S 1.694 32.60

Jan 9 8,643.9 4.596 43.90 53.2 7.75 131.59 1,811.5 1.772 33.89

Jan 16 8,502.9 4.180 41.21 51.7 7.74 129.16 1,608.7 1.732 33.51

Jan 23 14,555 4.550 43.61 53.7 7.75 126.00 1,764.6 1.766 33.85

Jan 30 10,398 4.159 42.49 52.7 7.74 126.97 1,514.6 1.711 33.74

Feb 5 9,599 3.934 40.34 48.5 7.74 123.63 1,597.4 1.658 32.61

Page 57: khủng hoảng tài chính châu á năm 1997

Cuộc khủng hoảng châu Á liên quan đến bốn vấn đề cơ bản hoặc các vấn đề: (1) thiếu ngoại hối đã gây ra giá trị của tiền tệ và chứng khoán tại Thái Lan, Indonesia, Nam Triều Tiên và các nước châu Á khác giảm đáng kể, (2) không đủ thành phần chính được phát triển và cơ chế phân bổ vốn trong nền kinh tế châu Á bối rối, (3) ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng trên cả Hoa Kỳ và thế giới, và (4) vai trò, hoạt động, và bổ sung các quỹ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế.

The Asian financial crisis was initiated by two rounds of currency depreciation that have been occurring since early summer 1997. Các cuộc khủng hoảng tài chính châu Á đã được khởi xướng bởi hai viên đạn của khấu hao tiền tệ đã xảy ra kể từ đầu mùa hè năm 1997. The first round was a precipitous drop in the value of the Thai baht, Malaysian ringgit, Philippine peso, and Indonesian rupiah. Vòng đầu tiên là một giọt precipitous trong giá trị của đồng baht Thái, ringgit Malaysia, peso Philippines, và Indonesia rupiah. As these currencies stabilized, the second round began with downward pressures hitting the Taiwan dollar, South Korean won, Brazilian real, Singaporean dollar, and Hong Kong dollar. Như các loại tiền tệ ổn định, vòng thứ hai đã bắt đầu với áp lực đánh xuống của đồng đô la Đài Loan, Hàn Quốc thắng, Brazil thực, đồng đô la Singapore, và đồng đô la Hồng Kông. Governments have countered the weakness in their currencies by selling foreign exchange reserves and raising interest rates, which, in turn, have slowed economic growth and have made interest-bearing securities more attractive than equities. Các chính phủ có phản sự yếu kém trong các loại tiền tệ của họ bằng cách bán dự trữ ngoại tệ và tăng lãi suất, trong đó, lần lượt, đã làm chậm tăng trưởng kinh tế và đã thực hiện mang chứng khoán lãi suất hấp dẫn hơn cổ phiếu. The currency crises also has revealed severe problems in the banking and financial sectors of the troubled Asian economies. Các cuộc khủng hoảng tiền tệ cũng đã tiết lộ những vấn đề nghiêm trọng trong lĩnh vực ngân hàng và tài chính của các nền kinh tế châu Á gặp rắc rối.

The International Monetary Fund has arranged support packages for Thailand, Indonesia, and South Korea. Quỹ tiền tệ quốc tế đã sắp xếp các gói hỗ trợ cho Thái Lan, Indonesia, và Hàn Quốc. The packages include an initial infusion of funds with conditions that must be met for additional loans to be made available. Những gói bao gồm một truyền ban đầu của quỹ với điều kiện phải được đáp ứng cho các khoản vay bổ sung để được làm sẵn có.

This financial crisis is of interest to the US government for several reasons. Đây là cuộc khủng hoảng tài chính quan tâm đến chính phủ Mỹ vì nhiều lý do. First, attempts to resolve the problems are led by the IMF with cooperation from the World Bank and Asian Development Bank and pledges of standby credit from the Exchange Stabilization Fund of the United States. Trước tiên, cố gắng để giải quyết những vấn đề đang dẫn đầu là IMF với sự hợp tác của Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển châu Á và cam kết của tín dụng dự phòng từ Quỹ bình ổn Exchange của Hoa Kỳ. Second, financial markets are interlinked. What happens in Asian financial markets also affects US markets. Thứ hai, thị trường tài chính đang liên kết với nhau. Điều gì xảy ra trong thị trường tài chính châu Á cũng ảnh hưởng đến thị trường Mỹ. Third, Americans are major investors in the region, both in the form of subsidiaries of US companies and investments in financial instruments. Thứ ba, người Mỹ là nhà đầu tư lớn trong khu vực, cả trong các hình thức công ty con của công ty Hoa Kỳ và đầu tư vào công cụ tài chính. Fourth, the currency turmoil affects US imports and exports as well as capital flows and the value of the US dollar; the US deficit on trade is now rising as these countries import less and export more. Thứ tư, cuộc khủng hoảng tiền tệ ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu Hoa Kỳ cũng như các dòng vốn và giá trị của đồng đô la Mỹ; thâm hụt thương mại Mỹ hiện đang tăng cao như những nước này nhập khẩu ít hơn và xuất khẩu nhiều hơn nữa. Fifth, the crisis is causing economic turmoil that is exposing weaknesses in many financial institutions in Asia; some have gone bankrupt. Thứ năm, cuộc khủng hoảng đang gây ra bất ổn kinh tế đó là phơi bày những yếu kém trong nhiều tổ chức tài chính ở châu Á, một số đã bị phá sản. The economic problems of the troubled Asian economies are adversely affecting the United

Page 58: khủng hoảng tài chính châu á năm 1997

States, Japan, and others. Những vấn đề kinh tế của các nền kinh tế châu Á đang gặp khó khăn ảnh hưởng xấu đến Hoa Kỳ, Nhật Bản, và những người khác.

The US Congress is likely to consider the Asian financial crisis within three broad legislative contexts. The first is in the financing and scope of the activities of the IMF. Quốc hội Hoa Kỳ có thể sẽ xem xét cuộc khủng hoảng tài chính châu Á trong vòng ba lập pháp ngữ cảnh rộng. Việc đầu tiên là trong tài chính và phạm vi hoạt động của IMF. This includes legislation to provide the IMF with an increase in its quotas or capital subscriptions, New Arrangements to Borrow, an allocation of Special Drawing Rights, and an amendment to the IMF's Articles of Agreement. Điều này bao gồm pháp luật để cung cấp cho IMF với sự gia tăng hạn ngạch hoặc mục đăng ký vốn, New Thu xếp để Vay, một phân bổ quyền rút vốn đặc biệt, và sửa đổi một để IMF bài viết của các Hiệp định. The second legislative context is in the impact of the crisis on the US economy and American financial institutions. Bối cảnh lập pháp thứ hai là trong tác động của cuộc khủng hoảng về kinh tế Mỹ và tổ chức tài chính Mỹ. Forecasters foresee a decline in US growth and an increase in the US trade deficit because of the crisis. Dự báo tiên đoán một sự suy giảm ở Hoa Kỳ tăng trưởng và tăng thâm hụt thương mại Mỹ do cuộc khủng hoảng. The third context is in efforts to liberalize trade and investment in the world. Bối cảnh thứ ba là trong các nỗ lực tự do hóa thương mại và đầu tư trên thế giới.

Chronology of the Asian Financial Crisis Niên đại của khủng hoảng tài chính châu Á

Early May (1997) - Japan hints that it might raise interest rates to defend the yen. Đầu tháng (năm 1997) - Nhật Bản gợi ý rằng nó có thể tăng lãi suất để bảo vệ yên. The threat never materializes, but it shifts the perceptions of global investors who begin to sell Southeast Asian currencies and sets off a tumble both in currencies and local stock markets. mối đe dọa không bao giờ materializes, nhưng nó thay đổi nhận thức của các nhà đầu tư toàn cầu những người bắt đầu bán các loại tiền tệ khu vực Đông Nam Á và đặt ra một tumble cả các loại tiền tệ và thị trường chứng khoán địa phương.

July 2 - After using $33 billion in foreign exchange, Thailand announces a managed float of the baht. Ngày 02 tháng 7 - Sau khi sử dụng $ 33000000000 ngoại hối, Thái Lan tuyên bố thả nổi có quản lý của đồng baht. The Philippines intervenes to defend its peso. Việt Nam can thiệp để bảo vệ đồng peso của nó.

July 18 - IMF approves an extension of credit to the Philippines of $1.1 billion. Ngày 18 tháng 7 - IMF chấp thuận gia hạn tín dụng cho Việt Nam của $ 1100000000.

July 24 - Asian currencies fall dramatically. 24 tháng 7 - tiền tệ châu Á giảm đáng kể. Malaysian Prime Minister Mahathir attacks "rogue speculators" and later points to financier George Soros. Thủ tướng Malaysia Mahathir tấn công "các nhà đầu cơ bất hảo" và sau đó là điểm để nhà tài chính George Soros.

Aug. 13-14 - The Indonesian rupiah comes under severe pressure. Ngày 13-Ngày 14 tháng 8 - Các rupiah Indonesia đến dưới áp lực nặng. Indonesia abolishes its system of managing its exchange rate through the use of a band. Indonesia hủy bỏ hệ thống quản lý tỷ giá hối đoái của mình thông qua việc sử dụng một ban nhạc.

Aug. 20 - IMF announces $17.2 billion support package for Thailand with $3.9 billion from the IMF. Ngày 20 tháng 8 - IMF công bố $ 17200000000 gói hỗ trợ cho Thái Lan với $ 3900000000 từ IMF.

Aug. 28 - Asian stock markets plunge. Ngày 28 Tháng 8 - thị trường chứng khoán châu Á sụt giảm. Manila is down 9.3%, Jakarta 4.5%. Manila là xuống 9,3%, Jakarta 4,5%.

Sep. 4 - The peso, Malaysian ringgit, and rupiah continue to fall. 04 tháng 9 - Các peso, ringgit Malaysia, và rupiah tiếp tục giảm.

Sep. 20 - Mahathir tells delegates to the IMF/World Bank annual conference in Hong Kong that currency trading is immoral and should be stopped. Ngày 20 tháng 9 - Mahathir nói với các đại biểu

Page 59: khủng hoảng tài chính châu á năm 1997

cho IMF / World Bank hội nghị hàng năm tại Hồng Kông rằng kinh doanh tiền tệ là vô đạo đức và nên được ngừng lại.

Sep. 21 - George Soros says, "Dr Mahathir is a menace to his own country." Ngày 21 tháng 9 - George Soros nói, "Tiến sĩ Mahathir là một mối đe dọa cho đất nước của mình."

Oct. 8 - Rupiah hits a low; Indonesia says it will seek IMF assistance. Ngày 08 Tháng 10 - Rupiah số truy cập một thấp; Indonesia nói rằng nó sẽ tìm kiếm sự trợ giúp của IMF.

Oct. 14 - Thailand announces a package to strengthen its financial sector. 14 tháng 10 - Thái Lan công bố một gói để tăng cường khu vực tài chính của mình.

Oct. 20-23 - The Hong Kong dollar comes under speculative attack; Hong Kong aggressively defends its currency. The Hong Kong stock market drops, while Wall Street and other stock markets also take severe hits. Ngày 20-23 tháng 10 - Hồng Kông đến đồng đô la đang bị tấn công đầu cơ; Hong Kong tích cực bảo vệ tiền tệ của nó,. Các thị trường chứng khoán Hong Kong giảm xuống trong khi Wall Street và các thị trường chứng khoán khác cũng có số truy cập nghiêm trọng.

Oct. 28+ - The value of the Korean won drops as investors sell Korean stocks. Ngày 28 Tháng 10 + - Giá trị của những giọt won Hàn Quốc là nhà đầu tư bán cổ phiếu Hàn Quốc.

Nov. 5 - The IMF announces a stabilization package of about $40 billion for Indonesia. Ngày 05 Tháng 11 - IMF công bố một gói phần mềm ổn định khoảng $ 40 tỷ đồng cho Indonesia. The United States pledges a standby credit of $3 billion. Hoa Kỳ cam kết một khoản tín dụng dự phòng của 3 tỷ USD.

Nov. 3-24 - Japanese brokerage firm (Sanyo Securities), largest securities firm (Yamaichi Securities), and 10* largest bank (Hokkaido Takushoku) collapse. Ngày 03-24 tháng 11 - Nhật Bản công ty môi giới (Sanyo Chứng khoán), công ty chứng khoán lớn nhất (Yamaichi Chứng khoán), và 10 ngân hàng lớn nhất * (Hokkaido Takushoku) sụp đổ.

Nov. 21 - South Korea announces that it will seek IMF support. Ngày 21 Tháng 11 - Hàn Quốc thông báo rằng nó sẽ tìm kiếm sự hỗ trợ của IMF.

Nov 25 - At the APEC Summit, leaders of the 18 Asia Pacific economies endorse a framework to cope with financial crises. Ngày 25 tháng 11 - Tại Hội nghị Thượng đỉnh APEC, các nhà lãnh đạo của 18 nền kinh tế châu Á Thái Bình Dương xác nhận một khuôn khổ đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính.

Dec 5 - Malaysia imposes tough reforms to reduce its balance of payments deficit. Ngày 05 tháng 12 - Malaysia áp đặt cải cách khó khăn để giảm số dư của các khoản thanh toán thâm hụt.

Dec 3 - Korea and IMF agree on $57 billion support package. 03 tháng 12 - Hàn Quốc và IMF đồng ý về $ 57000000000 gói hỗ trợ.

Dec 18 - Koreans elect opposition leader Kim, Dae-jung as new President. 18 tháng 12 - Hàn Quốc bầu lãnh đạo phe đối lập Kim, Dae-jung là tổng thống mới.

Dec 25 - IMF and others provide $10 billion in loans to South Korea. 25 tháng 12 - IMF và những người khác cung cấp 10 tỉ USD trong các khoản vay cho Hàn Quốc.

Jan 6 - Indonesia unveils new budget that does not appear to meet IMF austerity conditions. Ngày 06 tháng 1 - Indonesia công bố ngân sách mới mà không xuất hiện để đáp ứng các điều kiện khắc khổ IMF. Value of rupiah drops. Giá trị của giọt rupiah.

Jan 8 - IMF and S. Korea agree to a 90-day rollover of short-term debt. 08 tháng một - IMF và Hàn Quốc đồng ý với một rollover 90 ngày của nợ ngắn hạn.

Jan 12 - Peregrine Investments Holdings of Hong Kong collapses. Ngày 12 tháng 1 - Peregrine Đầu tư Holdings của Hong Kong sụp đổ. Japan discloses that its banks carry about $580 billion in bad or questionable loans. Nhật Bản tiết lộ rằng các ngân hàng của mình mang về $ 580.000.000.000 trong hoặc có vấn đề nợ xấu.

Jan 15 - IMF and Indonesia sign an agreement strengthening economic reforms. Ngày 15 tháng 1 - IMF và Indonesia ký thỏa thuận tăng cường cải cách kinh tế.

Page 60: khủng hoảng tài chính châu á năm 1997

Jan 29 - South Korea and 13 international banks agree to convert $24 billion in short-term debt, due in March 1998, into government-backed loans. Ngày 29 tháng 1 - Hàn Quốc và 13 ngân hàng quốc tế đồng ý để chuyển đổi 24000000000 $ trong nợ ngắn hạn, do tháng 3 năm 1998, vào các khoản vay chính phủ hậu thuẫn.

Jan 31 - South Korea orders 10 of 14 ailing merchant banks to close. Ngày 31 tháng 1 - Hàn Quốc đơn đặt hàng 10 của 14 ngân hàng thương ốm yếu để đóng.

Feb 2- The sense of crisis in Asia ebbs. Ngày 02 tháng 2 - Các ý nghĩa của cuộc khủng hoảng ở châu Á ebbs. Stock markets continue recovery. Thị trường chứng khoán tiếp tục phục hồi.

The 1997-98 Asian Financial Crisis Những khủng hoảng tài chính châu Á 1997-1998

Introduction Giới thiệu

The Asian financial crisis involves four basic problems or issues: (1) a shortage of foreign exchange in Thailand, Indonesia, South Korea and other Asian countries that has caused the value of currencies and equities to fall dramatically, (2) inadequately developed financial sectors and mechanisms for allocating capital in the troubled Asian economies, (3) effects of the crisis on both the United States and the world, and (4) the role, operations, and replenishment of funds of the International Monetary Fund. Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á liên quan đến bốn vấn đề cơ bản hoặc các vấn đề: (1) sự thiếu hụt ngoại tệ ở Thái Lan, Indonesia, Hàn Quốc và các nước châu Á khác đã gây ra giá trị của tiền tệ và chứng khoán giảm mạnh, (2) không đầy đủ phát triển ngành tài chính và cơ chế phân bổ vốn trong nền kinh tế châu Á bối rối, (3) ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng trên cả Hoa Kỳ và thế giới, và (4) vai trò, hoạt động, và bổ sung các quỹ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế.

The crisis was initiated by two rounds of currency depreciation that began in early summer 1997. cuộc khủng hoảng này được khởi xướng bởi hai viên đạn của khấu hao tiền tệ bắt đầu vào đầu mùa hè năm 1997. The first round was a precipitous drop in the value of the Thai baht, Malaysian ringgit, Philippine peso, and Indonesian rupiah (see Figure 1). Vòng đầu tiên là một giọt precipitous trong giá trị của đồng baht Thái, ringgit Malaysia, peso Philippines, và Indonesia rupiah (xem hình 1). As these currencies stabilized at lower values, the second round began with downward pressures hitting the Taiwan dollar, South Korean won, Brazilian real, Singaporean dollar, and Hong Kong dollar. Như các loại tiền tệ ổn định ở mức giá trị thấp hơn, vòng thứ hai đã bắt đầu với áp lực đánh xuống của đồng đô la Đài Loan, Hàn Quốc thắng, Brazil thực, đồng đô la Singapore, và đồng đô la Hồng Kông. (See Figure 2.)In countering the downward pressures on currencies, governments have sold dollars from their holdings of foreign exchange reserves, bought their own currencies, and have raised interest rates to foil speculators and to attract foreign capital. (Xem hình 2 loại tiền tệ.) Trong việc chống lại những áp lực đi xuống trên, chính phủ các nước đã bán cổ phần của họ USD từ dự trữ ngoại hối, mua các loại tiền tệ riêng của họ, và đã tăng lãi suất để foil nhà đầu cơ và thu hút vốn nước ngoài. The higher interest rates, in turn, have slowed economic growth and have made interest-bearing securities more attractive than equities. Các mức lãi suất cao hơn, lần lượt, đã làm chậm tăng trưởng kinh tế và đã thực hiện mang chứng khoán lãi suất hấp dẫn hơn cổ phiếu. Stock prices have fallen. giá cổ phần đã giảm. In November 1997, this decline in stock values was transmitted to other stock markets in the world, although US and European markets have subsequently recovered. Trong tháng 11 năm 1997, điều này suy giảm trong giá trị cổ phiếu được chuyển đến thị trường chứng khoán khác trên thế giới, mặc dù thị trường Mỹ và châu Âu đã hồi phục sau đó.

This financial crisis is of interest to the US government for several reasons. Đây là cuộc khủng hoảng tài chính quan tâm đến chính phủ Mỹ vì nhiều lý do. First, financial markets are interlinked. Trước tiên, thị

Page 61: khủng hoảng tài chính châu á năm 1997

trường tài chính đang liên kết với nhau. What happens in Asian financial markets also may affect US markets. Điều gì xảy ra tại các thị trường tài chính châu Á cũng có thể ảnh hưởng đến thị trường Mỹ. Second, American banks and companies are significant lenders and/or investors in the region, in terms of bank loans, subsidiaries of US companies, and investments in financial instruments. Thứ hai, các ngân hàng Mỹ và các công ty được cho vay đáng kể và / hoặc các nhà đầu tư trong khu vực, trong điều khoản của các khoản vay ngân hàng, công ty con của các công ty Mỹ, và đầu tư vào các công cụ tài chính. Third, attempts to resolve the problems have been led by the International Monetary Fund (IMF) with cooperation from the World Bank and Asian Development Bank. Thứ ba, nỗ lực để giải quyết các vấn đề đã được lãnh đạo bởi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) với sự hợp tác của Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển châu Á. Some legislative issues dealing with IMF funding and operations were deferred by the 105* Congress at the close of its recent session. Một số vấn đề lập pháp đối phó với IMF tài trợ và các hoạt động đã bị trì hoãn bởi 105 * Đại hội ở gần các phiên họp gần đây của nó. In 1998, Congress is considering New Arrangements to Borrow by the IMF, a proposed increase in IMF quotas or capital subscriptions, and a proposed amendment to the IMF's Articles of Agreement. Năm 1998, Quốc hội đang xem xét thoả thuận mới để Vay của IMF, tăng IMF đề xuất trong hạn ngạch hoặc mục đăng ký vốn, và đề xuất sửa đổi để IMF bài viết của các Hiệp định. Congress also may intensify its oversight US activities in the IMF. Quốc hội cũng có thể tăng cường giám sát hoạt động của Mỹ trong IMF.

The fourth reason that the Asian financial crisis is of interest to the United States is that the turmoil affects US imports and exports as well as capital flows and the value of the US dollar. Lý do thứ tư rằng cuộc khủng hoảng tài chính châu Á là quan tâm đến Hoa Kỳ là các rối loạn ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu Hoa Kỳ cũng như các dòng vốn và giá trị của đồng đô la Mỹ. The US deficit on trade is now rising as these countries import less and export more. Thâm hụt thương mại Mỹ hiện đang tăng cao như những nước này nhập khẩu ít hơn và xuất khẩu nhiều hơn nữa. Fifth, the crisis is exposing weaknesses in many financial institutions in Asia. Thứ năm, cuộc khủng hoảng là phơi bày những yếu kém trong nhiều tổ chức tài chính ở châu Á. Some have gone bankrupt. Một số đã bị phá sản. The economic problems of the so-called Asian Tigers not only are adversely affecting the economies of Japan and others in the region, but, to some extent, an economic slowdown could spread to Latin America and the United States. Những vấn đề kinh tế của cái gọi là con hổ châu Á không chỉ là ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế của Nhật Bản và những người khác trong khu vực, nhưng, đến một mức độ nào, một suy thoái kinh tế có thể lây lan sang Châu Mỹ Latin và Hoa Kỳ. Sixth, the crisis may impede the progress of trade and investment liberalization under the World Trade Organization and the Asia Pacific Economic Cooperation (APEC) forum. Thứ sáu, cuộc khủng hoảng có thể cản trở sự tiến bộ của tự do hóa thương mại và đầu tư theo Tổ chức Thương mại thế giới và khu vực châu Á Thái Bình Dương hợp tác kinh tế (APEC) diễn đàn.

So far, the International Monetary Fund has arranged support packages for Thailand, Indonesia, and South Korea, and extended and augmented a credit to the Philippines to support its exchange rate and other economic policies. The three support packages are summarized in Table 1. Cho đến nay, Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã sắp xếp các gói hỗ trợ cho Thái Lan, Indonesia, và Hàn Quốc, và mở rộng và bổ sung một khoản tín dụng cho Việt Nam để hỗ trợ tỷ giá hối đoái và các chính sách kinh tế khác. Ba gói hỗ trợ được tóm tắt trong Bảng 1. The total amounts of the packages are approximate because the IMF lends funds denominated in special drawing rights (SDRs), and because pledged amounts may change as circumstances change. Tổng số tiền các gói được gần đúng bởi vì IMF vay vốn bằng tiền tại quyền rút đặc biệt (SDRs), và bởi vì số tiền cam kết có thể thay đổi khi hoàn cảnh thay đổi. The support package for Thailand was $17.2 billion, for Indonesia about $40 billion, and for South Korea $57 billion. Các gói hỗ trợ cho Thái Lan là $ 17200000000, cho Indonesia khoảng $ 40 tỷ đồng, và cho Hàn Quốc $ 57000000000. The United States pledged $3 billion for Indonesia and $5 billion for South Korea from its Exchange Stabilization Fund (ESF) as a standby credit that may be tapped in an emergency. Hoa Kỳ cam kết 3000000000 $ cho Indonesia và $ 5 tỷ đồng cho Quỹ Hàn Quốc từ ổn định của nó Exchange (ESF) như là một tín dụng dự phòng có thể sẽ

Page 62: khủng hoảng tài chính châu á năm 1997

được khai thác trong trường hợp khẩn cấp. The US Treasury lends money from the ESF at appropriate interest rates and with what it considers to be proper safeguards to limit the risk to American taxpayers. Ngân khố Hoa Kỳ vay tiền từ các ESF với lãi suất thích hợp và với những gì nó được xem xét biện pháp bảo vệ thích hợp để hạn chế rủi ro cho người nộp thuế Mỹ.

The support packages are initiated by a request from the country experiencing financial difficulty. Những gói hỗ trợ được khởi xướng bởi một yêu cầu từ các nước gặp khó khăn tài chính. This request then requires an assessment by IMF officials of the conditions in the requesting nation. Yêu cầu này sau đó yêu cầu một đánh giá của IMF cán bộ trong các điều kiện trong các quốc gia yêu cầu. If a support package is approved, the IMF usually begins with an initial loan of hard currency to the borrowing nation. Nếu một gói hỗ trợ được phê duyệt, IMF thường bắt đầu với một khoản vay ban đầu của các loại tiền tệ khó khăn để các quốc gia vay. Subsequent amounts are made available (usually quarterly) only if certain performance targets are met and program reviews are completed. If the financial situation continues to deteriorate, commitments for funds that have been pledged by the World Bank, Asian Development Bank and certain nations may be tapped. Số tiền sau đó được làm sẵn (thường là hàng quý) chỉ khi thực hiện các mục tiêu nhất định được đáp ứng và đánh giá chương trình được hoàn thành. Nếu tình hình tài chính tiếp tục xấu đi, các cam kết đối với các quỹ đã được cam kết của Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á và các quốc gia nhất định có thể được khai thác. The funds borrowed by the recipient country usually go into the central bank' s foreign exchange reserves. Các quỹ vay mượn của nước người nhận thường đi vào các ngân hàng trung ương của dự trữ ngoại hối. These reserves are used to supply foreign exchange to buyers, both domestic and international. Những dự trữ được sử dụng để cung cấp ngoại hối cho người mua, cả trong nước và quốc tế.

Table 1. Bảng 1. IMF Financial Support Packages Hỗ trợ tài chính trọn gói IMF (Amounts in US$Billion) (Số tiền trong tỷ USD) Thailand Indonesia South Korea Hàn Quốc Thái Lan IndonesiaDate Approved Ngày được chấp thuận (1997)August 20 November 5 December 4 (1997) 20 tháng tám ngày 04 Tháng Mười Hai 05 tháng 11

Total Pledged $17.2 $40 $57 Tổng số cầm cố 17,2 $ 40 $ 57 $IMF $3.9 $10.1 $21.0 IMF 3,9 $ $ 10,1 $ 21,0US None $ 3.0 $5.0 Hoa Kỳ Không 3,0 $ $ 5,0World Bank $1.5 $ 4.5 $10.0 Ngân hàng Thế giới 1,5 $ 4,5 $ $ 10,0Asian Development $1.2 $ 3.5 $ 4.0 Phát triển châu Á 1,2 $ $ 3,5 $ 4,0Bank Japan $4.0 $ 5.0 $10.0 Ngân hàng Nhật Bản $ 4,0 5,0 $ $ 10,0Others $6.6 $26.0 $ 7.0 Những người khác $ 6,6 26,0 $ $ 7,0

Change in Exchange Rate -38% -81% -50% Thay đổi trong tỷ giá -38% -81% -50% (7/1197- 1/22/98) (7/1197- 1/22/98) Change in Stock Market -26% -40% -30% Thay đổi trong thị trường chứng khoán -26% -40% -30% (7/1/97-1/19/98) (7/1/97-1/19/98)

Page 63: khủng hoảng tài chính châu á năm 1997

Source: International Monetary Fund, Dialogue Database, Wall Street Journal, Financial Times. Nguồn: Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Cơ sở dữ liệu Đối thoại, Wall Street Journal, Financial Times.

In addition to support packages by the IMF, other international organizations have been addressing the Asian financial crisis. Ngoài ra để hỗ trợ các gói của IMF, tổ chức quốc tế khác đã được giải quyết cuộc khủng hoảng tài chính châu Á. On November 3-5, 1997, the Group of Fifteen developing nations met in Malaysia and developed a plan to avert renewed currency turbulence. Ngày Ngày 03-05 Tháng Mười Một, 1997, Nhóm Mười lăm nước đang phát triển gặp nhau ở Malaysia và phát triển một kế hoạch để ngăn chặn bất ổn tiền tệ mới. In preparation for the Asia Pacific Economic Cooperation (APEC) summit meeting, senior finance officials of APEC met in Manila on November 18-19 and developed a framework for dealing with financial crises in the region. Để chuẩn bị cho Á Thái Bình Dương hợp tác kinh tế (APEC) cuộc họp hội nghị thượng đỉnh, các quan chức tài chính cao cấp của APEC họp tại Manila ngày Ngày 18-19 tháng 11 và phát triển một khuôn khổ đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực. This Manila Framework was endorsed by the eighteen leaders of the economies of APEC at the forum's annual summit in Vancouver, BC, on November 25, 1997. Framework này Manila đã được xác nhận bởi các nhà lãnh đạo mười tám của các nền kinh tế của APEC tại hội nghị thượng đỉnh hàng năm của diễn đàn tại Vancouver, BC, vào ngày 25 Tháng 11 Năm 1997. The Manila Framework recognized that the role of the IMF would remain central and included enhanced regional surveillance, intensified economic and technical cooperation to improve domestic financial systems regulatory capacities, adoption of new IMF mechanisms on appropriate terms in support of strong adjustment programs, and a cooperative financing arrangement to supplement, when necessary IMF resources. Khung Manila nhận ra rằng vai trò của IMF sẽ vẫn trung ương và bao gồm tăng cường giám sát khu vực, tăng cường hợp tác kinh tế và kỹ thuật để cải thiện hệ thống tài chính trong nước quy định năng lực, thông qua các cơ chế mới của IMF về các điều khoản thích hợp để hỗ trợ các chương trình điều chỉnh mạnh mẽ, và một hợp tác xã sắp xếp tài chính để bổ sung, khi cần thiết các nguồn lực của IMF. 1 1

On December 1, 1997, the finance ministers of the Association of Southeast Asian Nations (ASEAN-Indonesia, the Philippines, Singapore, Thailand, Malaysia, Myanmar, Brunei, Laos, and Vietnam) agreed to make additional funding available for any future bailouts for troubled economies in the region. Ngày 01 tháng 12 năm 1997, các Bộ trưởng tài chính của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN-Indonesia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Malaysia, Myanmar, Brunei, Lào, và Việt Nam) đã đồng ý để làm cho kinh phí bổ sung có sẵn cho bất kỳ cứu trợ trong tương lai các nền kinh tế gặp khó khăn trong khu vực. It would be provided only if a country accepted an IMF support package and if ASEAN members consider IMF funds to be inadequate.2 On December 15, 1997, ASEAN heads of state endorsed the Manila Framework, efforts of the IMF, decided to develop a regional surveillance mechanism that would emphasize preventive efforts to avoid financial crises, and reaffirmed their commitment to maintain an open trade and investment environment in ASEAN.3 Nó sẽ được cung cấp chỉ khi một quốc gia chấp nhận một gói hỗ trợ của IMF và nếu các thành viên ASEAN xem xét các quỹ của IMF được inadequate.2 Ngày 15 Tháng 12 năm 1997, nguyên thủ quốc gia ASEAN đã thông qua Khuôn khổ Manila, nỗ lực của IMF, quyết định phát triển một khu vực giám sát cơ chế mà có thể nhấn mạnh những nỗ lực phòng ngừa để tránh các cuộc khủng hoảng tài chính, và tái khẳng định cam kết của họ để duy trì thương mại mở và môi trường đầu tư tại ASEAN.3

The IMF and Stabilization Packages IMF và ổn định Packages

The International Monetary Fund has been the key player in coordinating support packages for the troubled Asian economies. Quỹ tiền tệ quốc tế đã được các cầu thủ chủ chốt trong việc phối hợp các gói hỗ trợ cho các nền kinh tế châu Á gặp rắc rối. The IMF says that it has learned from the Mexican Peso crisis in 1995

Page 64: khủng hoảng tài chính châu á năm 1997

and had instituted emergency procedures that enabled it to respond to each the crises in each Asian country in record time. IMF nói rằng nó đã học được từ cuộc khủng hoảng Peso Mexico vào năm 1995 và đã lập thủ tục khẩn cấp cho phép nó để đáp ứng với mỗi cuộc khủng hoảng ở mỗi nước châu Á trong thời gian kỷ lục.

The major objectives of the IMF are to promote stability, balanced expansion of trade, and growth, but because of the Asian financial crisis, it has deepened its activities in four directions.4 They are: Mục tiêu chính của IMF là thúc đẩy sự ổn định, mở rộng cân bằng thương mại, và tăng trưởng, nhưng vì cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, nó đã sâu đậm các hoạt động của nó trong bốn directions.4 Đó là:

strengthening IMF surveillance over member countries' policies, IMF tăng cường giám sát đối với các

chính sách quốc gia thành viên, helping to strengthen the operation of financial markets (technical assistance), giúp tăng cường hoạt

động của thị trường tài chính (hỗ trợ kỹ thuật), providing policy advice and financial assistance quickly when crises emerge, and cung cấp tư vấn

chính sách và hỗ trợ tài chính một cách nhanh chóng khi các cuộc khủng hoảng xuất hiện, và helping to ensure that no member country is marginalized (being left behind in the expansion of

world trade and being unable to attract significant amounts of private investment). giúp đỡ để đảm bảo rằng không có quốc gia thành viên là thiệt thòi (bị bỏ lại phía sau trong việc mở rộng thương mại thế giới và không có khả năng thu hút một lượng đáng kể đầu tư tư nhân). At the September 1997 annual meeting of the IMF in Hong Kong, the Board of Governors approved moving ahead to develop an amendment of the IMF Articles of Agreement to make the liberalization of international capital flows one of the purposes of the Fund. Tại cuộc họp thường niên 1997 Tháng Chín của IMF tại Hồng Kông, Hội đồng thống đốc phê duyệt di chuyển trước để phát triển một sửa đổi của IMF Các bài viết của Hiệp định để thực hiện việc tự do hoá các luồng vốn quốc tế một trong những mục đích của Quỹ. For the United States, this change would presumably require Congressional approval. Đối với Hoa Kỳ, sự thay đổi này có lẽ sẽ yêu cầu Quốc hội phê duyệt.

The Asian financial crisis also has raised several questions pertaining to IMF operations. Các cuộc khủng hoảng tài chính châu Á cũng đã đưa ra một số câu hỏi liên quan đến hoạt động của IMF. The first is whether such crises have increased in scale and whether IMF resources are sufficient to cope with them. Đầu tiên là cho dù các cuộc khủng hoảng như vậy đã tăng về quy mô và nguồn lực cho dù IMF đủ để đương đầu với họ. (IMF funding is discussed in the final section of this report on issues for Congress.) The second is whether the Fund's willingness to lend in a crisis contributes to moral hazard (a tendency for a potential recipient country to behave recklessly knowing that the IMF will likely bail them out in an emergency). (Tài trợ của IMF được thảo luận trong phần cuối cùng của báo cáo này về các vấn đề cho Đại hội.) Thứ hai là liệu của Quỹ sẵn sàng để cho vay trong một cuộc khủng hoảng góp phần gây nguy hiểm đạo đức (một xu hướng cho một đất nước người nhận tiềm năng cư xử bất cẩn khi biết rằng IMF sẽ có khả năng bảo lãnh chúng ra trong trường hợp khẩn cấp). The third is whether the contagion of financial crises can be stopped effectively. thứ ba là liệu lây lan của khủng hoảng tài chính có thể được ngừng lại hiệu quả. The fourth is conditionality-whether the changes in economic policy and performance targets that the IMF requires of the recipient countries are appropriate and effective. Là điều kiện thứ tư, cho dù những thay đổi trong chính sách kinh tế và mục tiêu hiệu suất mà IMF yêu cầu của nước tiếp nhận phù hợp và hiệu quả. The fifth is transparency-whether the IMF releases sufficient information to the public, including investors, on its program design and provisions imposed as a condition for borrowing allow for accurate assessment and accountability. thứ năm là minh bạch, cho dù IMF các bản phát hành đầy đủ thông tin cho công chúng, bao gồm cả các nhà đầu tư, về thiết kế chương trình của nó và các quy định áp đặt như một điều kiện cho vay cho phép đánh giá chính xác và trách nhiệm. The sixth is prevention-whether the

Page 65: khủng hoảng tài chính châu á năm 1997

IMF has sufficient leverage over non-borrowing member countries to prevent financial crises from occurring.5 Là thứ sáu phòng-cho dù IMF đã tận dụng đầy đủ hơn không vay nước thành viên để ngăn chặn cuộc khủng hoảng tài chính từ occurring.5

With respect to the scale of financial crises, it is clear that recent liberalization of capital markets and advances in telecommunications have increased the scale of financial crises. Đối với quy mô của cuộc khủng hoảng tài chính, rõ ràng là gần đây tự do hoá thị trường vốn và tiến bộ trong viễn thông đã tăng quy mô của cuộc khủng hoảng tài chính. The size of the support packages for South Korea and Indonesia have been unprecedented. Kích thước của các gói hỗ trợ cho Hàn Quốc và Indonesia đã được chưa từng thấy. The question is whether the IMF has sufficient resources to handle more financial crises, particularly if they occur simultaneously. Câu hỏi đặt ra là liệu IMF có đủ nguồn lực để xử lý các cuộc khủng hoảng tài chính nhiều hơn, đặc biệt nếu chúng xảy ra đồng thời.

With respect to moral hazard, the opinion of the IMF is that governments in trouble usually are too slow in approaching the Fund for help because of the conditions the IMF places on such support. Đối với những mối nguy hiểm đạo đức, ý kiến của IMF là chính phủ gặp khó khăn thường là quá chậm trong việc tiếp cận Quỹ giúp đỡ vì các điều kiện nơi IMF hỗ trợ như vậy. According to the IMF, the real moral hazard is not with governments engaging in unsound lending but that, because IMF support is available, the private sector may be too willing to lend. Theo IMF, các mối nguy hiểm thực sự không phải là đạo đức với các chính phủ tham gia vào cho vay không lành nhưng điều đó, bởi vì IMF hỗ trợ có sẵn, khu vực tư nhân có thể quá sẵn sàng cho vay. Private sector financial institutions know that a country in trouble will go to the Fund rather than default on international loans. các tổ chức tài chính khu vực tư nhân biết rằng một quốc gia gặp khó khăn sẽ được chuyển tới Quỹ hơn là mặc định trên các khoản vay quốc tế. 6 Others, moreover, assert that the IMF is perpetuating the moral hazard that lies at the heart of the problem for troubled economies like South Korea-the absence of bankruptcy. Some corporations in certain countries have not been allowed to fail because of political or other reasons. 6 người khác, hơn nữa, khẳng định rằng IMF là duy trì các mối nguy đạo đức nằm ở trung tâm của vấn đề cho nền kinh tế gặp khó khăn như Hàn Quốc vắng mặt, phá sản. Một số tập đoàn tại một số quốc gia không được phép thất bại vì chính trị hay khác lý do. In the words of one commentator, "Capitalism without bankruptcy is like Christianity without hell. There is no systematic means of controlling sinful excesses."7 Trong những lời của một nhà bình luận, "Chủ nghĩa tư bản mà không phá sản giống như Thiên Chúa giáo mà không có địa ngục.. Có hệ thống không có nghĩa là các tội lỗi kiểm soát thái quá" 7

With respect to contagion, the track record of the IMF in stopping the spread of the financial crisis within Asia has not been reassuring. Đối với lây lan, hồ sơ theo dõi của IMF trong việc ngăn chặn sự lây lan của khủng hoảng tài chính châu Á trong vòng chưa được yên tâm. Outside of Asia, however, the crisis has yet to spread, although currencies in Brazil and other countries also have depreciated somewhat. Bên ngoài của châu Á, tuy nhiên, cuộc khủng hoảng vẫn chưa lây lan, mặc dù các loại tiền tệ tại Brazil và các nước khác cũng đã khấu hao hơi.

With respect to IMF conditionality, this continues to be hotly debated with each IMF support package. Đối với điều kiện của IMF, điều này tiếp tục được tranh luận nóng bỏng với từng gói hỗ trợ IMF. Some claim the monetary and fiscal policies required by the IMF are too stringent and slow economic growth too much. Một số cho các chính sách tiền tệ và tài chính theo yêu cầu của IMF quá nghiêm ngặt và làm chậm tăng trưởng kinh tế quá nhiều. The World Bank, in particular, reportedly fears that the slowdown in economic growth in the troubled Asian economies will only worsen their economic problems.8 Ngân hàng Thế giới, đặc biệt, báo cáo lo ngại rằng sự chậm lại trong tăng trưởng kinh tế trong các nền kinh tế châu Á sẽ chỉ gặp rắc rối kinh tế của họ xấu đi problems.8

Page 66: khủng hoảng tài chính châu á năm 1997

With respect to transparency, critics of the IMF claim that the institution does not release sufficient data to the public and investors who have financial interests in the success or failure of the IMF support packages and who need more information to devise effective strategies to cope with the crises.9 The IMF, however, does release more information now that it did previously. Đối với minh bạch, các nhà phê bình của IMF tuyên bố rằng tổ chức phát hành không đủ dữ liệu cho công chúng và các nhà đầu tư có lợi ích tài chính trong sự thành công hay thất bại của các gói hỗ trợ của IMF và những người cần biết thêm thông tin để đưa ra những chiến lược hiệu quả để đối phó với crises.9 IMF, tuy nhiên, không tiết lộ thông tin nhiều hơn bây giờ mà nó đã làm trước đó. Also, the IMF may leave it to the borrowing country to release detailed information. Ngoài ra, IMF có thể rời khỏi nó để vay nước để phát hành thông tin chi tiết.

With respect to prevention, the IMF has little leverage over member countries who are not borrowers. Đối với công tác phòng chống, IMF đã tận dụng ít hơn các nước thành viên không phải là người đi vay. Countries also have to assess the possibility of a future crisis in light of immediate political exigencies-particularly elections. Nước cũng đã để đánh giá khả năng của một cuộc khủng hoảng trong tương lai trong ánh sáng của chính trị cấp bách, đặc biệt là cuộc bầu cử ngay lập tức. For example, prior to the financial crisis in Thailand, even though the IMF might have warned the country that it was headed for trouble, it was difficult for the Thai leaders to muster the political support to restructure the 58 financial institutions that eventually became insolvent. Ví dụ, trước khi cuộc khủng hoảng tài chính ở Thái Lan, mặc dù IMF có thể đã cảnh báo các quốc gia mà nó đã được lãnh đạo cho các rắc rối, nó đã được khó khăn cho các nhà lãnh đạo Thái Lan trong việc chiếm được sự hỗ trợ chính trị để cơ cấu lại 58 tổ chức tài chính mà cuối cùng trở nên vỡ nợ. The IMF Support Package for Thailand IMF hỗ trợ trọn gói cho Thái Lan

The support package for Thailand announced by the IMF on August 20, 1997, (eventually worth $17.2 billion) included: Các gói hỗ trợ cho Thái Lan công bố của IMF, ngày 20 tháng tám 1997, (cuối cùng trị giá $ 17200000000) bao gồm:

an IMF stand-by credit of up to SDR 2.9 billion 10 (about US$3 .9 billion) over the ensuing 34 months to support the government's economic program [Of the total, SDR 1.2 billion (about US$1.6 billion) was available immediately and a further SDR 600 million (about US$810 million) was to be made available after November 30, 1997, provided that end-September performance targets had been met and the first review of the program has been completed. một IMF chờ của tín dụng lên đến SDR 2900000000 10 (khoảng US $ 3 0,9 tỷ USD) trong vòng kế tiếp 34 tháng để hỗ trợ kinh tế [chương trình của chính phủ Trong tổng số, SDR 1200000000 (khoảng 1,6 tỷ USD) là có sẵn ngay lập tức và một thêm 600.000.000 SDR (khoảng US $ 810,000,000) đã được làm sẵn có sau ngày 30 tháng 11 năm 1997, miễn là cuối tháng chín thực hiện các mục tiêu đã được đáp ứng và xem xét đầu tiên của chương trình đã được hoàn thành. Subsequent disbursements, on a quarterly basis, would be made available subject to the attainment of performance targets and program reviews.], giải ngân tiếp theo, trên cơ sở hàng quý, sẽ được thực hiện chủ đề có sẵn để đạt được các mục tiêu hiệu quả và đánh giá chương trình.],

loans of up to $1.5 billion from the World Bank, and các khoản vay lên đến $ 1500000000 của Ngân hàng Thế giới, và

loans of up to $1.2 billion from the Asian Development Bank. các khoản vay lên đến $ 1200000000 từ Ngân hàng Phát triển Châu Á. The package also included the following pledges Các gói phần mềm cũng bao gồm các cam kết sau đây

credit of $4 billion from Japan' s Export-Import Bank, and tín dụng của $ 4000000000 từ Nhật Bản của Ngân hàng Xuất nhập khẩu, và

Page 67: khủng hoảng tài chính châu á năm 1997

credits of $1 billion each from Australia, Hong Kong, Malaysia, Singapore, and China, and các khoản tín dụng của $ 1 tỷ từ Australia, Hong Kong, Malaysia, Singapore, và Trung Quốc, và

credits of $0.5 billion from Indonesia, Brunei, and Korea (Korea's was later retracted). các khoản tín dụng của $ 0500000000 từ Indonesia, Brunei, và Hàn Quốc (Hàn Quốc sau đó đã được rút lại). According to the IMF, the proceeds from the credits extended by the IMF and the bilateral lenders are to be used solely to help finance the balance of payments gap in Thailand and to rebuild the official reserves of the Bank of Thailand. Theo IMF, tiền thu từ các khoản tín dụng mở rộng của IMF và cho vay song phương sẽ được sử dụng chỉ duy nhất để giúp đỡ tài chính của cán cân thanh toán khoảng cách ở Thái Lan và để xây dựng lại dự trữ chính thức của Ngân hàng của Thái Lan. ll ll

The IMF also placed certain conditions on Thailand. IMF cũng đặt điều kiện nhất định về Thái Lan. These reportedly included that the country commit itself to maintaining foreign exchange reserves at $23 billion in 1997 and $25 billion in 1998, slash its current account deficit to about 5% of GDP in 1997 and to 3% of GDP in 1998, and show a budget surplus equal to 1% of its GDP in FY1998. Các báo cáo bao gồm rằng quốc gia cam kết chính nó để duy trì dự trữ ngoại hối tại 23000000000 $ trong năm 1997 và $ 25 tỷ trong năm 1998, cắt giảm thâm hụt tài khoản hiện tại của nó khoảng 5% GDP vào năm 1997 và đến 3% GDP vào năm 1998, và hiển thị một ngân sách thặng dư bằng 1% GDP của mình trong FY1998. The IMF Support Package for Indonesia IMF hỗ trợ trọn gói cho Indonesia

For Indonesia, the IMF announced a support package on November 5, 1997, that totaled $40 billion. Đối với Indonesia, IMF công bố một gói hỗ trợ trên 05 Tháng 11 năm 1997, mà tổng cộng $ 40000000000. The package included first-line financing amounting to about $23 billion to include: 12 Các gói bao gồm dòng đầu tiên tài trợ chiếm khoảng $ 23000000000 để bao gồm: 12

IMF standby credit of SDR 7.338 billion (about $10.14 billion) with SDR 2.2 billion (about $3.04 billion) available immediately and further disbursements after March 15, 1998, provided that certain targets have been met; IMF dự phòng tín dụng của SDR 7338000000 (khoảng $ 10140000000) với SDR 2200000000 (khoảng $ 3040000000) có sẵn ngay lập tức và giải ngân thêm sau ngày 15 tháng 3 năm 1998, với điều kiện một số chỉ tiêu đã được đáp ứng;

technical assistance and loans from the World Bank of $4.5 billion, hỗ trợ kỹ thuật và các khoản vay từ Ngân hàng Thế giới của $ 4500000000,

technical assistance and loans from the Asian Development Bank of $3.5 billion, and hỗ trợ kỹ thuật và các khoản vay từ Ngân hàng Phát triển Châu Á 3,5 tỷ USD và

$5.0 billion from Indonesia's contingency reserves. $ 5,0 tỷ đồng từ dự phòng của Indonesia. In addition, a number of other countries or monetary authorities have committed to provide a second line of supplemental financing "in the event that unanticipated adverse external circumstances create the need for additional resources to supplement Indonesia's reserves and the resources made available by the IMF." Ngoài ra, một số quốc gia khác hoặc các cơ quan tiền tệ đã cam kết cung cấp một dòng thứ hai của tài trợ bổ sung "trong trường hợp bất ngờ bên ngoài hoàn cảnh bất lợi tạo ra sự cần thiết phải thêm nguồn lực bổ sung của dự trữ Indonesia và các nguồn lực sẵn có của IMF." These include: Chúng bao gồm:

Japan-$5.0 billion, Nhật Bản-$ 5,0 tỷ đồng, Singapore-$5.0 billion, Singapore-$ 5,0 tỷ đồng, United States-$3.0 billion Hoa Kỳ-$ 3,0 tỷ đồng $1.0 billion each from Australia, Malaysia, China, and Hong Kong. $ 1,0 tỷ mỗi từ Australia,

Malaysia, Trung Quốc và Hong Kong. . . Previously, Singapore also had promised an additional $5 billion to Indonesia in foreign exchange, if needed, to purchase rupiah. Trước đó, Singapore cũng đã hứa hẹn thêm $ 5 tỷ đến Indonesia để đổi nước ngoài, nếu cần, để mua rupiah. 13 Funds from the United States are in the form of a back-up line of credit from the Exchange Stabilization Fund 14 at

Page 68: khủng hoảng tài chính châu á năm 1997

appropriate interest rates. 13 Quỹ từ Hoa Kỳ đang ở trong hình thức của một-up dòng sau của khoản tín dụng từ Quỹ bình ổn Exchange 14 với lãi suất thích hợp. The US Treasury characterized this as contingent financial support to be used as a temporary "second line of defense" in the event that unanticipated external pressures were to give rise to a need to supplement Indonesia' s own reserves and the resources made available by the IMF. Kho bạc Mỹ đặc trưng này là đội ngũ hỗ trợ tài chính sẽ được sử dụng như là một "dòng thứ hai tạm thời của quốc phòng" trong trường hợp bất ngờ bị áp lực bên ngoài để làm phát sinh nhu cầu bổ sung của Indonesia dự trữ của riêng và các nguồn lực sẵn có của IMF . Since the fund is under the control of the Secretary of the Treasury, use of its funds does not require congressional approval. Kể từ khi quỹ được dưới sự kiểm soát của các trưởng Tài chính, sử dụng kinh phí của nó không yêu cầu quốc hội phê duyệt. Treasury, however, has indicated that if funds are disbursed, they would carry proper safeguards to limit the risk to American taxpayers.15 Kho bạc, tuy nhiên, đã chỉ ra rằng nếu quỹ được giải ngân, họ sẽ thực hiện biện pháp bảo vệ thích hợp để hạn chế rủi ro cho người Mỹ taxpayers.15

As part of the support package, Indonesia was required to restructure certain banks, dismantle a quasi-governmental monopoly on all commodities (except rice), cut fuel subsidies, increase electricity rates, increase the transparency of public policy and budget-making processes, and speed up privatization and reform of state enterprises. Là một phần của gói hỗ trợ, Indonesia được yêu cầu phải cơ cấu lại các ngân hàng nhất định, tháo dỡ một chính phủ độc quyền gần như trên tất cả các hàng hoá (trừ gạo), cắt giảm trợ cấp nhiên liệu, tăng giá điện, tăng tính minh bạch của chính sách công và ngân sách làm cho các quy trình, và tăng tốc độ tư nhân hoá và cải cách doanh nghiệp nhà nước. It was not required, however, to change its national car policy or aircraft development program. Đó là không cần thiết, tuy nhiên, để thay đổi chính sách xe hơi quốc gia hoặc chương trình phát triển máy bay. The IMF Support Package for South Korea IMF hỗ trợ trọn gói cho Hàn Quốc

The IMF support package for South Korea was announced in Seoul on December 3, 1997 and was formally approved by the IMF on the following day. Các gói hỗ trợ của IMF cho Hàn Quốc đã được công bố tại Seoul vào ngày 03 Tháng 12 năm 1997 và được chính thức chấp thuận của IMF vào ngày hôm sau. It eventually consisted of $57 billion as follows: 16 * IMF - three-year standby credit of SDR 15.5 billion (about $21 billion), Nó cuối cùng bao gồm $ 57000000000 như sau: 16 * IMF - ba năm chờ tín dụng của SDR 15500000000 (21 tỷ USD),

World Bank-$10 billion, Ngân hàng Thế giới 10 tỷ USD, Asian Development Bank-$4 billion. Ngân hàng Phát triển châu Á-4000000000 $. United States-$5 billion from its Exchange Stabilization Fund,l7 Hoa Kỳ-5000000000 $ từ Quỹ

Exchange ổn định của nó, l7 Japan-$10 billion, Nhật Bản 10 tỷ USD, $ 1 billion each from the United Kingdom, Germany, France, Australia, Canada, and Italy,

1000000000 $ mỗi từ Anh Quốc, Đức, Pháp, Australia, Canada, và Italy, additional support from Belgium, the Netherlands, ana Switzerland. bổ sung hỗ trợ từ Bỉ, Hà Lan, ana

Thụy Sĩ. The funds are contingent upon South Korea' s remaining in compliance with the IMF arrangement. Các quỹ này phụ thuộc của Hàn Quốc còn lại phù hợp với sự sắp xếp IMF.

In return for accepting the IMF emergency loans, Korea agreed to several conditions and reforms in order to strengthen its economy. Đổi lại chấp nhận khoản vay khẩn cấp của IMF, Hàn Quốc đã đồng ý một số điều kiện và cải cách nhằm tăng cường nền kinh tế. On the macroeconomic side, the conditions included: Về mặt kinh tế vĩ mô, điều kiện bao gồm:

Page 69: khủng hoảng tài chính châu á năm 1997

reducing its current-account deficit to no more than 1% of GDP for 1998 and 1999 (about $5 billion), giảm hiện nay thâm hụt tài khoản của mình để không quá 1% GDP cho năm 1998 và 1999 (khoảng $ 5 tỉ),

capping its yearly inflation rate at 5% in 1998 and 1999, suất hàng năm tỷ lệ lạm phát tại 5% vào năm 1998 và 1999,

building international reserves to more than two months of imports by the end of 1998, and xây dựng dự trữ quốc tế đến hơn hai tháng nhập khẩu vào cuối năm 1998, và

recognizing that economic growth (in terms of GDP) for 1998 would likely fall from 6% to around 3%. công nhận rằng tăng trưởng kinh tế (trong điều khoản của GDP) cho năm 1998 có khả năng sẽ giảm từ 6% lên khoảng 3%. In terms of financial restructuring, the IMF required a comprehensive restructuring and strengthening of Korea' s financial system in order to make it more sound, transparent, and efficient. Trong điều kiện cơ cấu lại tài chính, IMF yêu cầu một cơ cấu lại toàn diện và tăng cường năng lực của Hàn Quốc của hệ thống tài chính nhằm làm cho nó thêm âm thanh, minh bạch, và hiệu quả. The strategy comprised three broad elements: a clear and firm exit policy, strong market and supervisory discipline, and increased competition. Chiến lược bao gồm ba yếu tố rõ ràng: một công ty xuất chính sách và rõ ràng, thị trường mạnh mẽ và kỷ luật giám sát, và tăng cạnh tranh. The measures included: Các biện pháp bao gồm:

requiring that all banks that fail to meet the Basle Committee capital standards be restructured and recapitalized to include mergers and acquisitions by foreign institutions and losses by shareholders, yêu cầu tất cả các ngân hàng không đáp ứng các tiêu chuẩn Ủy ban Basle vốn được cơ cấu lại và recapitalized để bao gồm sáp nhập và mua lại của các tổ chức nước ngoài và thiệt hại của cổ đông,

replacing the government guarantee of bank deposits by the end of the year 2000 with a regular deposit insurance system, thay thế chính phủ bảo lãnh tiền gửi ngân hàng vào cuối năm 2000 với một hệ thống bảo hiểm tiền gửi thường xuyên,

upgrading accounting and disclosure standards to include audits of financial statements of large financial institutions and semi-annual disclosure of nonperforming loans, capital adequacy, and ownership structures and affiliations, kế toán và công bố tiêu chuẩn nâng cấp để bao gồm kiểm toán báo cáo tài chính của tổ chức tài chính lớn và công bố bán hàng năm của các khoản nợ xấu, an toàn vốn, và cơ cấu sở hữu và phái

requesting passage of legislation to make the Bank of Korea independent with price stability as its overriding mandate and setting up an agency to consolidate financial sector supervision, and yêu cầu thông qua pháp luật để làm cho Ngân hàng của Hàn Quốc độc lập với ổn định giá cả là nhiệm vụ trọng của nó và thiết lập một cơ quan để củng cố việc giám sát lĩnh vực tài chính, và

allowing foreign banking and securities companies to establish affiliated companies in Korea by the middle of 1998. cho phép ngân hàng nước ngoài và công ty chứng khoán thành lập công ty chi nhánh tại Hàn Quốc vào giữa năm 1998. In terms of structural policies, the IMF package required the Korean government to take several measures. These included: Về chính sách cơ cấu, gói IMF yêu cầu chính phủ Hàn Quốc để có nhiều biện pháp. Chúng bao gồm:

setting a timetable in line with World Trade Organization commitments to eliminate trade-related subsidies, restrictive import licensing, and Korea's import diversification program (aimed at Japan), thiết lập thời gian biểu phù hợp với Tổ chức Thương mại Thế giới cam kết loại bỏ trợ cấp liên quan đến thương mại, cấp phép nhập khẩu hạn chế, và đa dạng hóa chương trình của Hàn Quốc nhập khẩu (nhằm vào Nhật Bản),

increasing to 50% (from 26%) the ceiling for foreign investment in listed Korean firms and further increasing it to 55% by the end of 1998, tăng đến 50% (từ 26%) trần nhà đầu tư nước ngoài tại Hàn Quốc công ty niêm yết và tiếp tục tăng nó đến 55% vào cuối năm 1998,

by the end of February 1998, taking steps to liberalize other capital account transactions, including restrictions on access by foreigners' to domestic money market instruments and corporate bond markets, and vào cuối Tháng Hai năm 1998, thực hiện các bước tự do hóa giao dịch vốn tài khoản

Page 70: khủng hoảng tài chính châu á năm 1997

khác, bao gồm cả hạn chế truy cập của người nước ngoài vào thị trường các công cụ tiền trong nước và thị trường trái phiếu doanh nghiệp, và

easing labor dismissal restrictions under mergers and acquisitions and corporate restructuring. nới lỏng các hạn chế sa thải lao động theo vụ sáp nhập và mua lại và chuyển dịch cơ cấu công ty. 18 Frank-Sanders Amendment 18 Frank-Sanders sửa đổi

The support packages of the IMF appear to be subject to the requirements of the Frank-Sanders amendment (USC 22 § 262p-4p). Những gói hỗ trợ của IMF dường như bị áp dụng các yêu cầu của Frank-Sanders sửa đổi (22 USC § 262p-4p). Among its provisions, the Frank- Sanders amendment requires the US Treasury to direct the US Executive Directors of the International Financial Institutions (such as the IMF and World Bank) to use the voice and vote of the United States to urge the respective institution to adopt policies to encourage borrowing countries to guarantee internationally recognized worker rights and to include such rights as an integral part of the institution's policy dialogue with each borrowing country. Trong số các quy định của mình, Frank-Sanders sửa đổi yêu cầu Kho bạc Mỹ để trực tiếp Hoa Kỳ điều hành Giám đốc các tổ chức tài chính quốc tế (như IMF và Ngân hàng Thế giới) để sử dụng tiếng nói và biểu quyết của Hoa Kỳ để đôn đốc các tổ chức tương ứng để áp dụng chính sách khuyến khích các nước vay để đảm bảo quốc tế công nhận quyền công nhân và để bao gồm các quyền đó như là một phần của đối thoại chính sách của cơ sở giáo dục quốc gia với nhau vay. In testimony before the House Banking Committee in November 1997, the US Treasury indicated that it had "spoken out within the World Bank and IMF, in advancing the purposes of the Frank-Sanders Amendment, to promote measures that would help improve the conditions of workers in Indonesia, Thailand, and across the developing world.''l9 Others believe, however, that the IMF's Indonesian support package was not in accord with the Frank-Sanders Amendment.20 Bailout? Trong lời khai trước Ủy ban Ngân hàng Nhà trong tháng 11 năm 1997, Kho bạc Mỹ chỉ ra rằng nó đã "nói ra trong Ngân hàng Thế giới và IMF, trong việc thúc đẩy các mục đích của Bản sửa đổi Frank-Sanders, để thúc đẩy các biện pháp đó sẽ giúp cải thiện các điều kiện của người lao động ở Indonesia, Thái Lan, và trên toàn thế giới đang phát triển L9.''đã đưa tin, tuy nhiên, rằng Indonesia gói hỗ trợ của IMF là không phù hợp với các-Sanders Amendment.20 Frank Bailout?

IMF assistance to the above three countries has been criticized for "bailing out" commercial banks and private investors at the expense of other less-favored groups and US taxpayers. IMF hỗ trợ cho ba nước trên đã bị chỉ trích vì "bailing out" các ngân hàng thương mại và đầu tư tư nhân tại các chi phí của ít ủng hộ các nhóm khác và người nộp thuế Mỹ. The IMF insists, however, that its assistance has been provided to support programs that are designed to deal with economy wide, structural imbalances and not to protect commercial banks and private investors from financial losses.21 A more stable exchange rate may contribute to a recovery on stock markets or better business conditions, but there is no IMF "bailout" of specific investors. IMF khẳng định, tuy nhiên, sự hỗ trợ của nó đã được cung cấp để hỗ trợ các chương trình được thiết kế để đối phó với nhiều nền kinh tế, sự mất cân bằng cấu trúc và không để bảo vệ các ngân hàng thương mại và đầu tư tư nhân từ tài chính losses.21 ổn định tỷ giá thêm A có thể góp phần khôi phục một trên thị trường chứng khoán hoặc tốt hơn điều kiện kinh doanh, nhưng không có IMF "cứu trợ" của nhà đầu tư cụ thể.

As for bailouts of manufacturing or other nonfinancial corporations, the IMF claims that there are no provisions in the IMF-supported programs for public-sector guarantees, subsidies, or support for them. Đối với sản xuất hoặc cứu trợ của Tổng công ty phi tài chính khác, IMF tuyên bố rằng không có quy định trong chương trình hỗ trợ IMF cho khu vực kinh tế đảm bảo công khai, trợ cấp, hoặc hỗ trợ cho họ. Shareholders and creditors bear losses, although individual governments may devise separate policies for dealing with such cases. Cổ đông và chủ nợ chịu lỗ, mặc dù chính phủ cá nhân

Page 71: khủng hoảng tài chính châu á năm 1997

có thể đưa ra những chính sách riêng biệt để đối phó với trường hợp như vậy. Any company in need of foreign exchange, however, usually is better off when foreign exchange markets are stabilized. Bất kỳ công ty có nhu cầu đổi ngoại tệ, tuy nhiên, thông thường là tốt hơn khi thị trường ngoại hối được ổn định.

As for financial corporations, the IMF recognizes that governments often guarantee accounts of certain categories of depositors (deposit insurance). Đối với các tập đoàn tài chính, IMF công nhận rằng các chính phủ thường xuyên đảm bảo tài khoản của một số loại của người gửi tiền (bảo hiểm tiền gửi). Liquidity support also can be provided to undercapitalized, but solvent, financial institutions. hỗ trợ thanh khoản cũng có thể được cung cấp cho thiếu vốn, nhưng dung môi, các tổ chức tài chính. According to the IMF, however, such support normally requires that institutions be capable of actually being recapitalized and restructured to restore them to health.22 Theo IMF, tuy nhiên, hỗ trợ như vậy thường yêu cầu các tổ chức có khả năng thực sự được recapitalized và cơ cấu lại để khôi phục chúng để health.22

Imprudent lenders or investors in the recipient countries have not escaped real losses. cho vay thiếu thận trọng hoặc các nhà đầu tư trong các quốc gia có người nhận không thoát khỏi thiệt hại thực tế. In Korea, for example, the operations of 14 of 30 merchant banks have been suspended. Tại Hàn Quốc, ví dụ, hoạt động của 14 của 30 ngân hàng thương gia đã được treo. The remaining merchant banks also are to be closed unless they submit rehabilitation plans. Các ngân hàng thương gia còn lại cũng sẽ được đóng cửa trừ khi họ trình kế hoạch phục hồi chức năng. Two commercial banks in Korea also will be required to be recapitalized and restructured. Hai ngân hàng thương mại tại Hàn Quốc cũng sẽ được yêu cầu để được recapitalized và tái cơ cấu. In Indonesia, 16 insolvent banks have been closed, and weak but viable banks have been required to submit rehabilitation plans. Tại Indonesia, 16 ngân hàng phá sản đã bị đóng cửa, và nhưng hữu hiệu đối với các ngân hàng yếu kém đã được yêu cầu nộp kế hoạch phục hồi chức năng. In Thailand, 56 of 91 finance companies are to be liquidated. Tại Thái Lan, 56 của 91 công ty tài chính sẽ được thanh lý. As for investors in equity markets, they also have incurred losses. Đối với nhà đầu tư tại thị trường chứng khoán, họ cũng có phát sinh lỗ. In January 1998, US Federal Reserve Chairman Alan Greenspan indicated that because of the financial crisis, foreign investors in Asian equities (excluding those in Japan) had lost an estimated $700 billion-including $30 billion by Americans.23 Trong tháng 1 năm 1998, dự trữ liên bang Mỹ Alan Greenspan Chủ tịch chỉ ra rằng vì cuộc khủng hoảng tài chính, nhà đầu tư nước ngoài tại cổ phiếu châu Á (không bao gồm những người ở Nhật Bản) đã bị mất khoảng $ 700.000.000.000-bao gồm $ 30000000000 của Americans.23

Another aspect of moral hazard is whether the IMF support packages rescue creditors in New York Tokyo, and Europe from their poor lending decisions. Một khía cạnh khác của mối nguy đạo đức là liệu IMF hỗ trợ các gói giải cứu nợ ở New York Tokyo, và châu Âu từ các quyết định cho vay người nghèo của họ. There is little doubt that banks which have loans outstanding in Asia have much to gain by a return to stability in Asian financial markets. Có rất ít nghi ngờ rằng các ngân hàng có dư nợ cho vay tại châu Á có nhiều để đạt được bởi một trở lại ổn định trong thị trường tài chính châu Á. To the extent that the IMF support packages have contributed to that stability and to the extent that the infusion of dollars by the IMF has enabled borrowers or others in need of foreign exchange to purchase more of it, US banks and other creditors have gained. Trong phạm vi mà các gói hỗ trợ IMF đã góp phần vào sự ổn định đó và trong chừng mực mà các truyền USD của IMF đã cho phép khách hàng vay, những người khác có nhu cầu đổi ngoại tệ để mua thêm của nó, các ngân hàng Mỹ và chủ nợ khác đã đạt được. Banks, however, still face large potential and real losses from their operations in Asia. Ngân hàng, tuy nhiên, vẫn còn phải đối mặt với tiềm năng và thực tế thiệt hại lớn từ hoạt động của mình ở châu Á.

Page 72: khủng hoảng tài chính châu á năm 1997

For example, in 1997, the Asian turmoil reduced Citicorp's pretax earnings by about $250 million.24 The Bank of America reported that as of December 31, 1997, it had assets of $24.0 billion in Asia (up from $20.4 billion in December 1996), but net income from Asia had dropped from $224 million in 1996 to -$218 million in 1997.25 During the fourth quarter of 1997, JP Morgan designated as nonperforming approximately $587 million of its total $5.4 billion in loans, swaps, and debt investment securities in Indonesia, Thailand, and South Korea. Ví dụ, trong năm 1997, cuộc khủng hoảng châu Á giảm trước thuế thu nhập của Citicorp khoảng $ 250 million.24 Ngân hàng của Mỹ báo cáo rằng, cũng như của ngày 31 Tháng 12 1997, nó đã có tài sản của $ 24,0 tỷ USD ở châu Á (tăng từ $ 20400000000 trong Tháng 12 năm 1996), nhưng net thu nhập từ châu Á đã giảm từ $ 224,000,000 năm 1996 - $ 218,000,000 tại 1.997,25 Trong quý IV năm 1997, JP Morgan được xem như là xấu khoảng $ 587.000.000 USD của nó tổng số 5400000000 trong vay vốn, hoán đổi, và đầu tư chứng khoán nợ tại Indonesia, Thái Lan và Hàn Quốc. The bank reported charge-offs of $24 million during the quarter-mostly related to Asia, and considered about 60% of its total allowance for credit losses of $1 .081 billion to be related to exposures in the three troubled Asian countries.26 Các ngân hàng báo cáo phí-off của $ 24.000.000 trong quý, chủ yếu liên quan đến châu Á, và xem xét khoảng 60% tổng số phụ cấp cho các tổn thất tín dụng của 1 $ 0,081 tỷ để thể liên quan đến phơi nhiễm trong ba bối rối châu Á countries.26

Effects on the US Economy The Asian Financial Crisis affects the US economy both in a macroeconomic and microeconomic sense. Tác động lên nền kinh tế Mỹ khủng hoảng tài chính châu Á ảnh hưởng đến nền kinh tế Mỹ cả trong một ý nghĩa kinh tế vĩ mô và kinh tế vi mô. On the macroeconomic level, it likely will affect the US growth rate, interest rates, balance of trade, and related variables. Ở cấp kinh tế vĩ mô, nó sẽ có khả năng ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của Mỹ, lãi suất, cán cân thương mại, và các biến có liên quan. On a microeconomic level, it can affect specific industries, each in a different way that depends on their relationship to the troubled Asian economies. Trên một mức độ kinh tế vi mô, nó có thể ảnh hưởng đến ngành công nghiệp cụ thể, mỗi một cách khác nhau mà phụ thuộc vào mối quan hệ của họ để các nền kinh tế châu Á gặp rắc rối.

The mechanism by which the US macroeconomy is affected is through trade and capital flows. Cơ chế mà các kinh tế vĩ mô của Mỹ bị ảnh hưởng là thông qua thương mại và dòng vốn. The depreciation in the values of the South Korean won, Indonesian rupiah, Singaporean dollar, Thai baht, Philippine peso, Japanese yen, Taiwan dollar, and other Asian currencies (except for the Hong Kong dollar and Chinese RMB) combined with a slowing of growth and financial difficulties of banks and manufacturing corporations in these countries is expected to increase the US trade deficit. Khấu hao trong giá trị của Hàn Quốc thắng, rupiah Indonesia đồng đô la Singapore, baht Thái, đồng peso Philippine, đồng yên Nhật Bản, Đài Loan đồng đô la, và tiền tệ châu Á khác (trừ đồng đô la Hồng Kông và Trung Quốc RMB) kết hợp với tăng trưởng chậm lại và khó khăn tài chính của các ngân hàng và tập đoàn sản xuất ở những nước này dự kiến sẽ tăng thâm hụt thương mại Mỹ. In the Asian countries, the immediate effect of the change in the value of their currencies and outflows of capital is to reduce their trade deficits, and, in some cases, to generate a trade surplus. Trong các nước châu Á, hiệu quả trực tiếp của sự thay đổi trong giá trị của tiền tệ của họ và luồng ra của vốn là giảm thâm hụt thương mại của họ, và, trong một số trường hợp, để tạo ra một thặng dư thương mại. This is already occurring in South Korea. Điều này đã xảy ra ở Hàn Quốc. Much of this increased trade surplus for Asia is likely to come at the expense of the United States. Phần lớn này thặng dư thương mại tăng lên cho châu Á có thể sẽ đến tại các chi phí của Hoa Kỳ.

The second macroeconomic mechanism by which the Asian financial crisis affects the US economy is through capital flows. Cơ chế kinh tế vĩ mô lần thứ hai mà theo đó cuộc khủng hoảng tài chính châu Á có ảnh hưởng đến nền kinh tế Mỹ là thông qua các dòng vốn. As the contagion began and

Page 73: khủng hoảng tài chính châu á năm 1997

Asian banks and corporations began to face severe financial difficulties, a concern arose in the United States that Asian holders of American financial assets, particularly US Treasury securities, might be forced to pull them out of the US economy in order to generate much needed cash. Khi bắt đầu lây lan và các ngân hàng châu Á, Tổng công ty đã bắt đầu phải đối mặt với khó khăn tài chính nghiêm trọng, một mối quan tâm nổi lên ở Hoa Kỳ mà chủ sở hữu tài sản tài chính châu Á của Mỹ, đặc biệt là chứng khoán kho bạc Mỹ, có thể buộc phải kéo họ ra khỏi nền kinh tế Mỹ để cần tạo ra nhiều tiền mặt. It seems, however, that a "flight to quality" occurred instead. Có vẻ như, tuy nhiên, một chuyến bay "đến chất lượng" xảy ra để thay thế. Both American and foreign investors withdrew liquid capital (by selling securities and not rolling over loans) from the troubled Asian countries and moved them into the United States. Cả hai nhà đầu tư Mỹ và nước ngoài rút vốn lỏng (bằng cách bán chứng khoán và không lăn trên các khoản vay) từ các nước châu Á gặp khó khăn và chuyển chúng vào Hoa Kỳ. This has eased the upward pressure on US interest rates and is likely to have a positive effect on US economic growth. Điều này đã giảm bớt áp lực trở lên về lãi suất của Mỹ và có thể có một ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng kinh tế Mỹ. Economic Growth Tăng trưởng kinh tế

Forecasters project that US economic growth will slow by 1.3 percentage points (or 34%) from 3.8% in 1997 to about 2.5% in 1998.2' (See Figure 3.) This US slowdown is being caused primarily by two factors: the Asian financial crisis and tightness in US labor markets. Dự án dự báo rằng kinh tế Mỹ tăng trưởng sẽ chậm lại bởi 1,3 điểm phần trăm (hay 34%) từ 3,8% năm 1997 lên khoảng 2,5% trong 1.998,2 '(Xem hình 3 chậm lại.) Mỹ này đang được gây ra chủ yếu bởi hai yếu tố: cuộc khủng hoảng tài chính châu Á và tức thị trường lao động Mỹ. Most forecasters estimate that the Asian financial crisis will reduce US growth in 1998 by 0.5 to 1.0 percentage point. Hầu hết các dự báo ước tính rằng cuộc khủng hoảng tài chính châu Á sẽ giảm tăng trưởng của Mỹ năm 1998 bởi 0,5-1,0 điểm phần trăm.

A comparison of forecasts for US economic growth made in January 1998 with those made before the onset of the Asian financial crisis in July 1997, however, reveals one unexpected result. Một so sánh về dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ được thực hiện trong Tháng Một năm 1998 với những người thực hiện trước khi bắt đầu của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á trong tháng bảy năm 1997, tuy nhiên, cho thấy một kết quả bất ngờ. The forecasts for economic growth made in January 1998, in most cases, were higher than those published in July 1997 before the crisis. Các dự báo cho tăng trưởng kinh tế được thực hiện trong tháng một năm 1998, trong hầu hết trường hợp, cao hơn so với công bố trong tháng bảy năm 1997 trước khi cuộc khủng hoảng. The main reason for this seems to be that in mid-1997 forecasters were wary of the Federal Reserve Board's concern over the run-up in the US stock market, tightening labor markets, and the likelihood that the Federal Reserve would raise US interest rates. Lý do chính cho điều này dường như được rằng trong giữa năm 1997 dự báo đã cảnh giác với dự trữ liên bang Ban của mối quan tâm trên lên ở Mỹ cổ phần thắt chặt, thị trường lao động thị trường-chạy, và khả năng dự trữ liên bang sẽ tăng lãi suất của Mỹ. These concerns were eased by the correction in the US stock market in October 1997 and by the financial turmoil in Asia. Các quan điểm này đã được nới lỏng do sửa chữa tại thị trường chứng khoán Mỹ trong tháng 10 năm 1997 và do khủng hoảng tài chính ở châu Á. The rising US trade deficit with Asia, therefore, is expected to be offset by the easing of upward pressures on US interest rates. Mỹ tăng thâm hụt thương mại với châu Á, do đó, dự kiến sẽ được bù đắp bằng cách xoa dịu các áp lực trở lên về lãi suất của Mỹ. Trade Deficit Thâm hụt thương mại

Forecasters expect the 1998 US trade deficit to increase significantly because of the drop in the value of currencies in Asia, net capital inflows, and the slowdown in growth in those economies. Hy vọng dự báo năm 1998 thâm hụt thương mại Mỹ tăng đáng kể do sự sụt giảm giá trị của tiền tệ ở châu Á, luồng vốn ròng, và suy giảm trong tăng trưởng tại các nền kinh tế. (See Figure 4) The capital inflows

Page 74: khủng hoảng tài chính châu á năm 1997

into the United States and outflows from the troubled Asian economies imply that the respective current accounts 28 must move in the opposite direction. (Xem hình 4) Các luồng vốn vào Hoa Kỳ và luồng ra từ các nền kinh tế châu Á bối rối ngụ ý rằng các tài khoản hiện hành tương ứng 28 phải di chuyển theo hướng ngược lại. For the United States, a rise in the surplus in the capital account implies an offsetting rise in the deficit in the US current account - most of which is trade in goods and services. Đối với Hoa Kỳ, một gia tăng thặng dư trong tài khoản vốn ngụ ý một gia tăng bù đắp trong thâm hụt trong tài khoản hiện tại Hoa Kỳ - nhất là thương mại hàng hoá và dịch vụ.

As shown in Figure 4, the consensus of 50 forecasters compiled by Blue Chip Economic Indicators is for real net exports of goods and services to decline by about $43 billion from an estimated -$146.3 billion in 1997 to -$189.2 billion in 1998. Như thể hiện trong 4 hình, sự đồng thuận của 50 dự báo biên soạn bởi Blue Chip chỉ số kinh tế là xuất khẩu ròng thực tế của hàng hóa dịch vụ giảm khoảng $ 43000000000 từ khoảng - $ 146.300.000.000 năm 1997 - 189.200.000.000 $ vào năm 1998. Prior to the Asian financial crisis, the consensus forecast compiled by Blue Chip Economic Indicators was for the balance of real US exports and imports of goods and services to improve and for the deficit to become smaller in 1998. Trước khi cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, sự đồng thuận dự báo biên soạn bởi Blue Chip chỉ số kinh tế được cho sự cân bằng của sản Mỹ xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ để cải thiện và cho thâm hụt để trở nên nhỏ hơn vào năm 1998. From July 1997 to January 1998, the consensus forecast for this balance worsened by $63 billion. Từ Tháng Bảy năm 1997 đến tháng một năm 1998, dự báo sự đồng thuận cho sự cân bằng này trở nên tồi tệ bởi 63000000000 $.

Standard & Poor's Data Resources, Inc. expects the US merchandise trade deficit (customs value) to increase by $33.5 billion from $182.7 billion in 1997 to $216.2 in 1998 and further to $248.1 billion in 1999. Standard & Poor's Tài nguyên liệu, Inc hy vọng thâm hụt thương mại hàng hóa Mỹ (trị giá hải quan) để tăng $ 33500000000 từ 182.700.000.000 $ trong năm 1997 đến $ 216,2 vào năm 1998 và xa hơn nữa để 248.100.000.000 $ vào năm 1999. It expects the US deficit on current account likewise to rise by $27.3 billion from $163.8 billion in 1997 to $191.1 billion in 1998 and further to $211.8 billion in 1999. Dự kiến thâm hụt tài khoản hiện tại Mỹ vào tương tự để tăng $ 27300000000 từ 163.800.000.000 $ vào năm 1997 để 191.100.000.000 $ vào năm 1998 và xa hơn nữa để 211.800.000.000 $ vào năm 1999. 29 29

As shown in Figure 5, the United States already runs a deficit in its merchandise trade with the Asian countries that have experienced currency problems - except for South Korea. Như trong hình 5, Hoa Kỳ đã chạy một thâm hụt thương mại hàng hóa của mình với các nước châu Á đã có kinh nghiệm vấn đề tiền tệ - ngoại trừ Hàn Quốc. In most cases, the deficits are estimated to remain high or increase in 1997. Trong hầu hết trường hợp, thâm hụt ước tính vẫn cao hoặc tăng trong năm 1997. Microeconomic Effects Ảnh hưởng kinh tế vi mô

On a microeconomic level, the Asian Financial Crisis affects those industries most closely linked to the economies in question. Trên một mức độ kinh tế vi mô, châu Á Khủng hoảng tài chính ảnh hưởng đến những ngành công nghiệp gần nhất liên kết với các nền kinh tế trong câu hỏi. The following provides a rough outline of the major US sectors affected. sau này cung cấp một đề cương sơ bộ về các lĩnh vực lớn của Mỹ bị ảnh hưởng.

US creditors and investors in Asia-US banks, pension funds, and investors stand to lose on their pre-crisis exposures, but "bottom fishers" may gain as Asian equity markets recover and currencies strengthen. Mỹ nợ và các nhà đầu tư trong-US các ngân hàng châu Á, quỹ hưu trí, và các nhà đầu tư đứng để mất ngày trước cuộc khủng hoảng tiếp xúc của họ, nhưng "ngư dân đáy" có thể đạt được như thị trường chứng khoán châu Á hồi phục và tăng cường các loại tiền tệ.

Page 75: khủng hoảng tài chính châu á năm 1997

US exporters to Asia-US makers of major export items, such as heavy equipment, aircraft, manufacturing machinery, and agricultural commodities are seeing demand for their products decline. Mỹ xuất khẩu sang Mỹ các nhà sản xuất châu Á của mặt hàng xuất khẩu lớn, chẳng hạn như thiết bị nặng, máy bay, máy móc sản xuất, và hàng hóa nông nghiệp đang nhìn thấy sự suy giảm nhu cầu đối với sản phẩm của họ. US producers of commodities used in the manufacture of products in Asia also are experiencing soft prices (eg chemicals, cotton, copper, and rubber). Mỹ sản xuất hàng hoá sử dụng trong sản xuất sản phẩm ở châu Á cũng đang trải qua những giá mềm (ví dụ như hóa chất, bông, đồng, và cao su).

US businesses that compete with imports from Asia - US manufacturers of automobiles, apparel, consumer electronics, steel, and other products that compete with imports from Asia are likely to see increased competition and downward pressures on prices. Doanh nghiệp Hoa Kỳ cạnh tranh với hàng nhập khẩu từ Châu Á - Mỹ nhà sản xuất ô tô, may mặc, điện tử tiêu dùng, thép, và các sản phẩm cạnh tranh với hàng nhập khẩu từ châu Á có khả năng nhìn thấy cạnh tranh gia tăng và áp lực giảm giá. Exporters from Korea, however, report that they are experiencing difficulty obtaining foreign exchange to finance imports needed in their production processes. Xuất khẩu từ Hàn Quốc, tuy nhiên, báo cáo rằng họ đang gặp khó khăn có được ngoại tệ để tài trợ nhập khẩu cần thiết trong quá trình sản xuất của họ. This, in turn, constrains their exports. US labor engaged in manufacturing competing products tend to be hurt by Asian exchange depreciation. Này, lần lượt, ép lao động xuất khẩu của họ. Hoa Kỳ tham gia vào sản xuất sản phẩm cạnh tranh có xu hướng bị tổn thương bởi khấu hao trao đổi châu Á.

US businesses related to interest rates-mortgage bankers, refinancing companies, builders, and other businesses that benefit from lower rates of interest are seeing greater activity. Doanh nghiệp Hoa Kỳ liên quan đến lãi suất, thế chấp ngân hàng, tái cấp vốn các công ty, nhà xây dựng, và các doanh nghiệp khác được hưởng lợi từ mức giá thấp hơn lãi suất đang nhìn thấy hoạt động lớn hơn.

US businesses the sell imports from Asia-distributors and retailers of products from the troubled Asian economies are likely to have increased activity. Doanh nghiệp Hoa Kỳ bán hàng hoá nhập khẩu từ châu Á-nhà phân phối và bán lẻ các sản phẩm từ các nền kinh tế châu Á gặp khó khăn có thể có hoạt động gia tăng. These include discount retailers and Korean automobile dealers. Chúng bao gồm các nhà bán lẻ giảm giá và các đại lý ô tô Hàn Quốc.

US multinational corporations seeking market access in Asia-US companies, particularly in the financial sector, that have encountered barriers to entry or restrictions on their activities in Indonesia, Thailand, and South Korea are likely to benefit from the market opening required by the IMF support packages. Mỹ tìm kiếm các tập đoàn đa quốc gia tiếp cận thị trường trong-US các công ty châu Á, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính, mà có gặp phải những rào cản để nhập cảnh hoặc hạn chế hoạt động của mình tại Indonesia, Thái Lan, và Hàn Quốc có khả năng hưởng lợi từ việc mở cửa thị trường theo yêu cầu của sự hỗ trợ của IMF gói. They also may be able to buy existing firms that need restructuring and recapitalization at relatively low prices. Họ cũng có thể mua các công ty hiện có mà cần cơ cấu lại và recapitalization ở giá thấp tương đối.

US multinational corporations with manufacturing subsidiaries in Asia -Most US companies with direct investments in the region will probably weather the storm, although some investments (such as the new General Motors plant in Thailand) have been thrown into question. Tổng công ty đa quốc gia Mỹ với các công ty con sản xuất ở châu Á-Hầu hết các công ty Hoa Kỳ với đầu tư trực tiếp trong khu vực có thể sẽ thời tiết bão, mặc dù một số khoản đầu tư (chẳng hạn như General Motors nhà máy mới tại Thái Lan) đã được ném vào câu hỏi. Since about 60% of the output from US manufacturing subsidiaries in Asia is sold in the region, local sales are likely to stagnate until economic growth resumes. Kể từ khoảng 60% sản lượng từ các công ty con sản xuất của Mỹ ở châu Á được bán trong khu vực, bán hàng địa phương có khả năng đọng lại cho đến khi hồ sơ xin việc tăng trưởng kinh tế. Some excess capacity may emerge. Một số công suất dư thừa có thể xuất hiện. For a manufacturing subsidiary in a country with a depreciated local currency, its cost of imported components will tend to

Page 76: khủng hoảng tài chính châu á năm 1997

rise, but the price of the finished export to the US and other hard currency markets will tend to fall. Đối với một công ty con sản xuất tại một quốc gia với một loại tiền tệ địa phương khấu hao, chi phí của linh kiện nhập khẩu sẽ có xu hướng tăng, nhưng giá của thành phẩm xuất khẩu sang Hoa Kỳ và các thị trường tiền tệ cứng sẽ có xu hướng giảm.

US industries that use components from Asia-US manufacturers that use parts and other inputs from Asian countries whose currencies have depreciated are likely to experience lower costs of production. Các ngành công nghiệp Mỹ sử dụng các thành phần từ các nhà sản xuất châu Á-Mỹ sử dụng các bộ phận và các đầu vào khác từ các nước châu Á mà có các loại tiền tệ khấu hao rất có thể kinh nghiệm chi phí thấp hơn sản xuất. An overall indicator of the effect of the Asian financial crisis on US businesses is the outlook for corporate profits. Một chỉ số chung của các hiệu ứng của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á vào các doanh nghiệp Mỹ có triển vọng cho lợi nhuận của công ty. The increased competition from imports combined with rising wage costs in the United States is expected to reduce the growth in US corporate profits in 1998 to about 4.7% or roughly half the increase in 1997.30 Cuộc cạnh tranh gia tăng từ nhập khẩu kết hợp với chi phí tiền lương tăng tại Hoa Kỳ dự kiến sẽ làm giảm sự tăng trưởng lợi nhuận của công ty tại Mỹ vào năm 1998 lên khoảng 4,7% hoặc gần một nửa tăng tại 1.997,30

Causes of the Financial Crisis Nguyên nhân của khủng hoảng tài chính

The causes of financial problems in these countries are many and differ somewhat from economy to economy. Những nguyên nhân của các vấn đề tài chính ở những nước này rất nhiều và phần nào từ nền kinh tế khác nhau cho nền kinh tế. In general, the Asian Tiger economies had been growing at rates of 5 to 10% per year for the past decade. Nhìn chung, các nền kinh tế châu Á Tiger đã được phát triển ở mức 5-10% / năm trong thập kỷ qua. They were opening their economies to foreign direct investments, foreign goods and services, capital flows, and were relying heavily on dollar markets, particularly the United States, to absorb their exports. Họ đã mở cửa nền kinh tế của mình để trực tiếp đầu tư nước ngoài, hàng hoá nước ngoài và dịch vụ, dòng vốn, và được dựa rất nhiều vào thị trường đô la, đặc biệt là Hoa Kỳ, để hấp thụ hàng xuất khẩu của họ. In order to attract foreign investments and facilitate capital flows, their currency exchange rates were kept in fairly close alignment with the US dollar or a basket of currencies dominated by the dollar. Để thu hút đầu tư nước ngoài và tạo điều kiện cho dòng vốn, tỷ giá trao đổi tiền tệ của họ được giữ trong sự liên kết khá chặt chẽ với đồng đô la Mỹ hoặc một giỏ các loại tiền tệ chủ yếu của đồng đô la.

The financial services sector in most of these newly industrialized economies had been developing rapidly and without sufficient regulation, oversight, and government controls. Các ngành dịch vụ tài chính ở hầu hết các nền kinh tế mới công nghiệp hóa đã phát triển nhanh chóng và không có quy định phù hợp, giám sát, và kiểm soát chính phủ. As capital markets were liberalized, banks in these countries could borrow abroad at relatively low rates of interest and re-lend the funds domestically. Khi đã tự do hoá thị trường vốn, các ngân hàng ở những nước này có thể vay nước ngoài ở mức giá tương đối thấp của lãi suất và cho vay lại các quỹ trong nước. Over the past decade, foreign borrowing by these countries had shifted from a preponderance of government to private sector borrowing. Trong thập kỷ qua, vay nước ngoài của các nước này đã chuyển từ một ưu của chính phủ để vay khu vực tư nhân. Whereas in the 1970s, the governments might have borrowed for infrastructure development from the World Bank or a consortium of international banks, in the 1990s, a local bank might borrow directly from a large New York money center bank. Trong khi đó, trong thập niên 1970, chính phủ có thể vay để phát triển cơ sở hạ tầng của Ngân hàng Thế giới hay một tập đoàn của các ngân hàng quốc tế, trong những năm 1990, một ngân hàng địa phương có thể vay trực tiếp từ một ngân hàng lớn New York trung tâm tiền. The financial crisis in Asia began in currency markets, but this exchange rate instability was caused primarily by problems in the banking sectors of

Page 77: khủng hoảng tài chính châu á năm 1997

the countries in question. Cuộc khủng hoảng tài chính ở châu Á bắt đầu vào thị trường tiền tệ, nhưng tỷ lệ này đã gây ra sự mất ổn định trao đổi chủ yếu bởi các vấn đề trong các lĩnh vực ngân hàng của các nước trong câu hỏi.

The causes and structural factors contributing to the financial crises include: Những nguyên nhân và các yếu tố cấu trúc góp phần vào sự khủng hoảng tài chính bao gồm:

private-sector debt problems and poor loan quality, khu vực tư nhân vấn đề và chất lượng nợ cho vay người nghèo,

rising external liabilities for borrowing countries, tăng trách nhiệm pháp lý bên ngoài cho các nước vay,

the close alignment between the local currency and the US dollar, sự liên kết chặt chẽ giữa các loại tiền tệ địa phương và đồng đô la Mỹ,

weakening economic performance and balance-of-payments difficulties, làm suy yếu nền kinh tế và cân bằng-of-thanh toán khó khăn,

currency speculation, đầu cơ tiền tệ, technological changes in financial markets, and công nghệ thay đổi trong thị trường tài chính, và a lack of confidence in the ability of the governments in question to resolve their problems

successfully. thiếu tự tin trong khả năng của chính phủ trong câu hỏi để giải quyết vấn đề của họ thành công.

Bank Borrowing and Lending Ngân hàng đi vay và cho vay

The financial difficulties in Asia stemmed primarily from the questionable borrowing and lending practices of banks and finance companies in the troubled Asian economies. Những khó khăn tài chính ở châu Á bắt nguồn chủ yếu từ việc vay có vấn đề và thực tiễn cho vay của các ngân hàng và công ty tài chính tại các nền kinh tế châu Á gặp rắc rối. Companies in Asia tend to rely more on bank borrowing to raise capital than on issuing bonds or stock. Các công ty ở châu Á có xu hướng dựa nhiều hơn vào vay ngân hàng tăng vốn hơn về việc phát hành trái phiếu hoặc chứng khoán. Governments also have preferred developing financial systems with banks as key players. Chính phủ cũng đã ưu tiên phát triển hệ thống tài chính với các ngân hàng như là cầu thủ chủ chốt. This is the Japanese model for channeling savings and other funds into production rather than consumption. Đây là mô hình của Nhật Bản cho kênh tiết kiệm và các quỹ khác vào sản xuất hơn là tiêu dùng. With bank lending, the government is able to exert much more control over who has access to loans when funds are scarce. Với cho vay ngân hàng, chính phủ có thể exert kiểm soát nhiều hơn nhiều hơn những người có quyền truy cập đến các khoản vay khi quỹ này khan hiếm. As part of their industrial policy, governments have directed funds toward favored industries at low rates of interest while consumers have had to pay higher rates (or could not obtain loans) for purchasing products that the government has considered to be undesirable (such as foreign cars). Là một phần của chính sách công nghiệp của họ, chính phủ đã chỉ đạo các quỹ ủng hộ đối với ngành công nghiệp ở tỷ lệ lãi suất thấp trong khi người tiêu dùng đã phải trả mức giá cao hơn (hoặc không thể có được khoản vay) để mua các sản phẩm mà chính phủ đã được coi là không mong muốn (chẳng hạn như xe ô tô nước ngoài ). A weakness of this system is that the business culture in Asia relies heavily on personal relationships. Một điểm yếu của hệ thống này là văn hóa kinh doanh ở châu Á phụ thuộc nhiều vào các mối quan hệ cá nhân. The businesses which are well-connected (both with banks and with the government bureaucracy) tend to have the best access to financing. Các doanh nghiệp cũng được kết nối (cả với các ngân hàng và với sự quan liêu của chính phủ) có xu hướng có khả năng tiếp cận tốt nhất để tài trợ. This leads to excess lending to the companies that are well-connected and who may have bought influence with government officials. Điều này dẫn đến cho vay vượt quá cho các công ty đều được kết nối và người mua có thể có ảnh hưởng với các quan chức chính phủ.

Page 78: khủng hoảng tài chính châu á năm 1997

For example, Figure 6 outlines the lending system in South Korea. Ví dụ, hình 6 phác thảo hệ thống cho vay tại Hàn Quốc. Korean banks and large businesses borrow in international markets at sovereign (national) rates and re-lend the funds to domestic businesses. các ngân hàng Hàn Quốc và các doanh nghiệp lớn vay tại các thị trường quốc tế tại chủ quyền (quốc gia) mức giá và tái cho vay các khoản tiền cho các doanh nghiệp trong nước. The government bureaucrats often can direct the lending to favored and well-connected companies. Các quan chức chính phủ thường có thể trực tiếp cho vay và cũng để kết nối các công ty ủng hộ. The bureaucrats also write laws regulating businesses, receive approval from the parliament, write the implementing regulations, and then enforce those regulations. Các quan chức cũng viết pháp luật quy định các doanh nghiệp, nhận được sự chấp thuận của quốc hội, viết các quy định thực hiện, và sau đó thực thi những quy định. They have had great authority in the Korean economic system. Họ đã có cơ quan lớn trong hệ thống kinh tế của Hàn Quốc. The politicians receive legal (and sometimes illegal) contributions from businesses. Các chính trị gia nhận pháp lý (và đôi khi bất hợp pháp) các khoản đóng góp từ các doanh nghiệp. They approve legislation and use their influence with the bureaucrats to direct scarce capital toward favored companies. Họ chấp pháp luật và sử dụng ảnh hưởng của họ với các quan chức chỉ đạo vốn khan hiếm đối với các công ty ủng hộ. 31 31

International borrowing involves two other types of risk. Vay quốc tế liên quan đến hai loại rủi ro khác. The first is in the maturity distribution of accounts. The other is whether the debt is private or sovereign. Đầu tiên là trong việc phân phối đến hạn của tài khoản. Các khác là liệu nợ là tư nhân hay có chủ quyền. As for maturity distribution, many banks and businesses in the troubled Asian economies appear to have borrowed short-term for longer-term projects. Đối với kỳ hạn thanh toán phân phối, nhiều ngân hàng và doanh nghiệp ở các nền kinh tế châu Á gặp khó khăn dường như đã vay ngắn hạn cho các dự án dài hạn. Many economists blame such loans for the Asian crisis.32 Some of this debt is to finance trade and is self-extinguishing as the trade transactions are completed. Nhiều kinh tế gia đổ lỗi cho các khoản vay như vậy cho châu Á crisis.32 Một số nợ này là để tài trợ thương mại và tự dập như các giao dịch thương mại được hoàn thành. Mostly, however, these short-term loans have fallen due before projects are operational or before they are generating enough profits to enable repayments to be made, particularly if they go into real estate development. Chủ yếu, tuy nhiên, những khoản vay ngắn hạn đã giảm do các dự án đang hoạt động trước khi hoặc trước khi chúng được tạo ra lợi nhuận đủ để trả nợ được thực hiện, đặc biệt nếu họ đi vào phát triển bất động sản.

As long as an economy is growing and not facing particular financial difficulties, rolling over these loans (obtaining new loans as existing ones mature) may not be particularly difficult. Miễn là một nền kinh tế đang tăng trưởng và không phải đối mặt với khó khăn tài chính cụ thể, cán qua các khoản cho vay (vay vốn mới là những cái hiện có trưởng thành) có thể không đặc biệt khó khăn. Competition among banks is intense. In the Asian case, as US banks began to restrict lending in certain Asian countries in 1996 and 1997, European banks took up much of the slack. Cạnh tranh giữa các ngân hàng được liệt. Trong trường hợp châu Á, như ngân hàng Mỹ bắt đầu hạn chế cho vay ở một số quốc gia châu Á năm 1996 và 1997, các ngân hàng châu Âu chiếm phần lớn các slack. When a financial crisis hits, however, loans suddenly become more difficult to procure, and lenders may decline to refinance debts. Khi một số truy cập khủng hoảng tài chính, tuy nhiên, các khoản vay bất ngờ trở nên khó khăn hơn để mua sắm, và cho vay có thể từ chối để tái tài trợ nợ. Private-sector financing virtually evaporates for a time.33 Khu vực tư nhân tài trợ gần như bốc hơi cho một time.33

Figure 7 shows the total amount borrowed by selected Asian countries and the distribution of the maturities on those accounts. Hình 7 cho thấy tổng số tiền vay của các nước châu Á được lựa chọn và phân bố của những người sẽ sớm vào tài khoản. For the six Asian countries shown, all have relied heavily on debt with a maturity of one year or less. Đối với sáu nước châu Á cho thấy, tất cả đã dựa rất nhiều vào nợ với kỳ hạn một năm hoặc ít hơn. At the end of 1996, the proportion of loans with maturity of one year or less was 62% for Indonesia, 68% for South Korea, 50% for the Philippines, 65% for Thailand, and 84% for Taiwan. Vào

Page 79: khủng hoảng tài chính châu á năm 1997

cuối năm 1996, tỷ lệ các khoản vay với kỳ hạn một năm hoặc ít hơn là 62% đối với Indonesia, 68% đối với Hàn Quốc, 50% cho Việt Nam, 65% đối với Thái Lan, và 84% cho Đài Loan.

A structural change in the nature of the borrowing by these Asian countries is that the type of borrowing has shifted away from the government and banks borrowing from international financial institutions (such as the World Bank) or receiving development assistance funds through foreign aid programs to borrowing by private corporations. Một chuyển đổi cơ cấu trong bản chất của việc vay của các nước châu Á là các loại vay đã chuyển đi từ chính phủ và các ngân hàng vay từ các tổ chức tài chính quốc tế (như Ngân hàng Thế giới) hoặc nhận được quỹ hỗ trợ phát triển thông qua chương trình viện trợ nước ngoài cho vay bởi các tập đoàn tư nhân.

Figure 8 shows the distribution of borrowing from banks according to the type of borrower. Hình 8 cho thấy sự phân bố của vay từ các ngân hàng theo loại hình vay. Until capital markets were liberalized in the newly industrializing countries of Asia, most of the outside funds flowing into these economies was borrowed by the governments (public sector). Cho đến khi được tự do hoá thị trường vốn trong nước vừa được công nghiệp hoá của châu Á, hầu hết các quỹ bên ngoài chảy vào các nền kinh tế được vay bởi các chính phủ (khu vực công). Now major banks and the non-bank private sector account for most of the borrowing. Bây giờ chính ngân hàng và các ngân hàng tư nhân tài khoản không cho hầu hết các khu vực vay.

A problem with private sector borrowing in developing market economies is that while individual borrowers may have viable projects, when all borrowing is aggregated and demands for foreign exchange and repayment are tallied, the country can face difficulties. Một vấn đề với vay khu vực tư nhân trong nền kinh tế thị trường phát triển là trong khi khách hàng vay cá nhân có thể có dự án khả thi, khi vay tất cả là tổng hợp và nhu cầu đổi ngoại tệ và trả nợ được đếm, nước này có thể phải đối mặt với khó khăn. It is a type of fallacy of composition. Nó là một loại sai lầm trong thành phần. Even if each individual loan is financially viable, the total of all loans may not be so because the nation may be short of the foreign exchange necessary to meet the repayment schedules. Thậm chí nếu mỗi khoản vay cá nhân là tài chính có thể, tổng tất cả các khoản vay có thể không được như vậy bởi vì các quốc gia có thể ngắn của ngoại hối cần thiết để đáp ứng các lịch trình trả nợ.

Although Japan is not considered to be one of the Asian economies experiencing a currency crisis, it has been experiencing many of the same problems that are confronting its Asian neighbors. Mặc dù Nhật Bản không được coi là một trong những nền kinh tế châu Á trải qua một cuộc khủng hoảng tiền tệ, nó đã được trải qua nhiều vấn đề tương tự như là đối mặt với các nước láng giềng châu Á của mình. Japan's banking sector, for example, carries an estimated $600 billion in questionable and nonperforming loans despite aggressive writeoffs in recent years.34 When world attention began to be focused on Japan's problem of nonperforming bank loans, its government first announced in 1994 that the total amount of such loans was about $136 billion. lĩnh vực ngân hàng của Nhật Bản, ví dụ, mang một ước tính $ 600.000.000.000 trong và xấu cho vay có vấn đề mặc dù writeoffs tích cực trong gần đây years.34 Khi thế giới chú ý bắt đầu được tập trung vào vấn đề của Nhật Bản cho vay ngân hàng xấu, chính phủ của nó lần đầu tiên công bố vào năm 1994 rằng tổng số tiền các khoản cho vay này đã được khoảng $ 136.000.000.000. A year later, it admitted that the total was more like $400 billion or about 9% of gross national product. Một năm sau, nó thừa nhận rằng tổng số lần nhiều hơn như 400.000.000.000 $ hoặc 9% về các sản phẩm quốc dân. Private analysts, however, put the figure at roughly double that amount.35 Since 1992, the top 20 Japanese banks have written off approximately 35 trillion yen (about $290 billion) in bad loans.36 Still, the combination of the weak Japanese stock market, weak real estate values, and sluggish economy continues to threaten Japan' s banks as well as securities companies. các nhà phân tích tư nhân, tuy nhiên, đưa ra con số ở gần gấp đôi amount.35 Từ năm 1992, Nhật Bản 20 ngân hàng hàng đầu đã viết ra khoảng 35 nghìn tỷ yên (khoảng $ 290.000.000.000) trong xấu loans.36 Tuy nhiên, sự kết hợp của các cổ phiếu thị trường Nhật Bản yếu , yếu

Page 80: khủng hoảng tài chính châu á năm 1997

giá trị bất động sản, và nền kinh tế chậm chạp tiếp tục đe dọa của các ngân hàng Nhật Bản cũng như công ty chứng khoán.

Although the currency crisis has not affected mainland China's renminbi to a large extent, China still has the potential of experiencing a major financial crisis. Mặc dù cuộc khủng hoảng tiền tệ đã không bị ảnh hưởng của đồng Nhân dân tệ Trung Quốc đại lục đến một mức độ lớn, Trung Quốc vẫn có tiềm năng về tài chính trải qua một cuộc khủng hoảng lớn. The problem began in 1981 when the government changed the banking system from one in which banks financed investments and provided funds to enterprises as part of the government's central plan to one based more on banking principles. Vấn đề đã bắt đầu vào năm 1981 khi chính phủ thay đổi hệ thống ngân hàng từ một ngân hàng tài trợ, trong đó đầu tư và các quỹ cung cấp cho doanh nghiệp như là một phần của kế hoạch của chính quyền trung ương để một nhiều hơn dựa trên các nguyên tắc ngân hàng. Banks were to provide funds only as loans rather than as investments and were to charge interest and require repayments. Các ngân hàng đã cung cấp cho các quỹ chỉ như là một khoản vay hơn là đầu tư và được tính phí lãi suất và yêu cầu trả nợ. Suddenly, the flow of funds from the banks to state-owned enterprises became liabilities that had to be repaid. Đột nhiên, dòng vốn từ các ngân hàng thuộc sở hữu doanh nghiệp nhà nước đã trở thành trách nhiệm đó phải được hoàn trả lại.

China's four state-owned specialty banks do 75% of the nation's deposit and loan business. Trung Quốc bốn ngân hàng quốc doanh chuyên làm 75% của khoản tiền gửi của quốc gia và doanh nghiệp vay. Data on the condition of these banks is sketchy, but in late 1994, the four banks reported over 570 billion yuan (about $68 billion) in bad loans or about 20% of all the loans they had issued. Dữ liệu về tình trạng của các ngân hàng này là sơ sài, nhưng vào cuối năm 1994, bốn ngân hàng báo cáo hơn 570 tỷ nhân dân tệ (khoảng $ 68000000000) trong các khoản vay xấu hoặc 20% về của tất cả các khoản vay mà họ đã phát hành. Overdue loans were 11.3%, idle loans 7.7% and uncollectible loans 1.3%. Các khoản vay quá hạn đã được 11,3%, vốn vay nhàn rỗi 7,7% và cho vay uncollectible 1,3%. These accounted for 90% of the officially recognized bad loans in the banking system.37 These figures, however, are likely to be understated because the state-owned banks have been lending to state-owned enterprises, and only about 30% of those enterprises are profitable, 20% have been losing money for years and are beyond salvaging, and the remaining 50% are somewhere in between.38 Những chiếm 90% tổng số chính thức công nhận khoản nợ xấu trong ngân hàng system.37 Những con số này, tuy nhiên, có thể sẽ là understated vì các ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước đã được cho vay để các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước, và chỉ 30% về của các doanh nghiệp có lợi, 20% đã mất tiền trong nhiều năm và vượt quá tận dụng, và 50% còn lại là một nơi nào đó trong between.38

The state-owned banks, therefore, have accumulated a huge portfolio of bad debts that have little prospect of being repaid. Các ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước, do đó, đã tích luỹ được một danh mục đầu tư rất lớn của các khoản nợ xấu có ít khách hàng tiềm năng đang được hoàn trả lại. As was pointed out at a conference in Beijing in January 1997, China's national economy is being threatened by a latent monetary credit crisis. Như được chỉ ra tại một cuộc họp tại Bắc Kinh vào tháng 1 năm 1997, nền kinh tế quốc gia của Trung Quốc đang bị đe dọa bởi tiềm ẩn một cuộc khủng hoảng tín dụng tiền tệ. Furthermore, even though loans now are supposed to be allocated according to sound banking principles, in practice a large amount of monetary assets is still being allocated ineffciently through administrative and planned economic channels. Hơn nữa, mặc dù bây giờ các khoản vay có nghĩa vụ phải được phân bổ theo nguyên tắc ngân hàng âm thanh, trong thực tế một số lượng lớn tài sản tiền tệ vẫn được giao ineffciently thông qua các kênh hành chính và kế hoạch kinh tế. State-owned banks have been required to provide loans to support enterprises which are running at low profit rates or at a loss. Các ngân hàng thuộc sở hữu Nhà nước đã được yêu cầu cung cấp các khoản vay để hỗ trợ doanh nghiệp được chạy ở mức lợi nhuận thấp hoặc tại một mất mát. These are "loans for preservation of stability and unity" and "loans for clearing up defaults." Đây là những "khoản vay để bảo quản của sự ổn định và thống nhất" và "cho vay thanh toán bù trừ lập mặc định." The resultant depletion of assets of state-owned banks has become an important factor threatening their own survival.39 Các kết quả

Page 81: khủng hoảng tài chính châu á năm 1997

của sự suy giảm tài sản của các ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước đã trở thành một yếu tố quan trọng đe dọa survival.39 của riêng mình

Bank Exposure Ngân hàng Exposure

How exposed are the banks of the major industrial countries to borrowers in these Asian economies? Làm thế nào tiếp xúc là các ngân hàng của các nước công nghiệp lớn cho khách hàng vay tại các nền kinh tế châu Á? Table 2 shows the international claims (loans) of all reporting banks in the United States, United Kingdom, Germany, Japan, and the world with respect to selected Asian countries involved in the financial crisis. Bảng 2 cho thấy những tuyên bố quốc tế (cho vay) của các ngân hàng báo cáo tại Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Đức, Nhật Bản, và thế giới đối với các nước châu Á được chọn tham gia vào cuộc khủng hoảng tài chính. Bank lending data pose a particular problem because of offshore banking centers, such as Aruba, the Bahamas, Hong Kong, and Singapore. Ngân hàng dữ liệu cho vay đặt ra một vấn đề đặc biệt bởi vì các trung tâm ngân hàng nước ngoài, chẳng hạn như Aruba, Bahamas, Hồng Kông và Singapore. Often the banks in these centers simply provide a conduit for funds that ultimately are used outside the center. Thường thì các ngân hàng ở các trung tâm này chỉ đơn giản là cung cấp một ống dẫn cho các quỹ mà cuối cùng được sử dụng bên ngoài trung tâm. Table 2, therefore, shows two sets of totals: one for countries and one for offshore banking centers. 2 bàn, do đó, cho thấy hai bộ tổng số: một cho các nước và một cho các trung tâm ngân hàng nước ngoài. (The two sets of data are not completely compatible.) (Hai tập hợp dữ liệu không hoàn toàn tương thích.)

At the end of 1996, the US banks reported $29.1 billion in loans outstanding to Indonesia, South Korea, Malaysia, the Philippines, Taiwan, and Thailand. Vào cuối năm 1996, các ngân hàng Mỹ báo cáo 29100000000 $ trong dư nợ cho vay đến Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia, Philippines, Đài Loan, và Thái Lan. There was an additional $14.4 billion loaned to Hong Kong and Singapore for a total of $57.9 billion. Có thêm $ 14400000000 cho vay đến Hồng Kông và Singapore với tổng số $ 57900000000. This amounted to 34.9% of all US international lending (including offshore banking centers). Đây lượng đến 34,9% của tất cả cho vay quốc tế Hoa Kỳ (bao gồm cả các trung tâm ngân hàng nước ngoài). The greatest US exposure was in Hong Kong and South Korea. Hoa Kỳ tiếp xúc lớn nhất là ở Hồng Kông và Hàn Quốc. As for other major lending countries the United Kingdom reported 50.8% of its loans to these eight Asian economies and Germany 33.6%. Đối với cho vay các nước lớn khác của Anh báo cáo 50,8% các khoản vay của mình cho các nền kinh tế châu Á tám và Đức 33,6%. Table 2. Bảng 2. International Claims (Loans) by Banks in Selected Developed Nations on Borrowers in Troubled Asian Economies December 31, 1996 ($Millions) Tuyên bố quốc tế (cho vay) của các ngân hàng trong nước phát triển chọn lọc về các nền kinh tế châu Á vay trong Troubled Ngày 31 tháng 12 năm 1996 (triệu $)

Claims on by- US U K. Germany Japan World Tuyên bố trên của U-Mỹ Nhật Bản Đức K. Thế giới

Indonesia 5,279 3,834 5,508 22,035 55,523 Indonesia 5.279 3.834 5.508 22.035 55.523

South Korea 9,355 5,643 9,977 24,324 99,953 Hàn Quốc 9.355 5.643 9.977 24.324 99.953

Malaysia 2,337 1,417 3,857 8,210 22,231 Malaysia 2.337 1.417 3.857 8.210 22.231

Philippines 3,902 1,173 1,820 1,558 13,289 Việt Nam 3.902 1.173 1.820 1.558 13.289

Page 82: khủng hoảng tài chính châu á năm 1997

Taiwan 3,182 2,773 2,628 2,683 22,363 Đài Loan 3.182 2.773 2.628 2.683 22.363

Thailand 5,049 3,128 6,914 37,525 70,181 Thái Lan 5.049 3.128 6.914 37.525 70.181

Total Above Asia 29,104 17,968 30,704 96,335 283,540 Tổng số trên 29.104 Á 17.968 96.335 30.704 283.540

Asian Offshore Banking Centers Châu Á Ngân hàng Trung tâm Dịch vụ Dầu Khí

Hong Kong 8,665 26,216 26,811 87,462 207,164 Hong Kong 8.665 26.216 26.811 87.462 207.164

Singapore 5,727 22,523 40,767 58,809 189,310 Singapore 5.727 22.523 40.767 58.809 189.310

Total Asian Offshore 4,392 48,739 67,578 146,271 396,474 Tổng số châu Á Offshore 4.392 48.739 67.578 146.271 396.474

Total Asia + Asian 57,888 66,707 98,282 242,606 680,014 Tổng số châu Á + châu Á 57.888 66.707 98.282 242.606 680.014

Offshore Centers Trung tâm Dịch vụ Dầu Khí

Total World 130,053 68,325 173,101 169,699 993,134 Tổng số thế giới 130.053 68.325 173.101 169.699 993.134

Total Offshore 35,617 63,024 119,170 219,690 663,897 Tổng số Offshore 35.617 63.024 119.170 219.690 663.897

Banking Centers Ngân hàng Trung tâm

Total World + 165,670 131,349 292,271 389,389 1,657,031 Tổng số Thế giới + 165.670 131.349 292.271 389.389 1.657.031

Offshore Centers Trung tâm Dịch vụ Dầu Khí

Asia as % of World 34.9 50.8 33.6 62.3 41.0 Châu Á theo% của thế giới 34,9 50,8 33,6 62,3 41,0

(Including Offshore Banking Centers) (Bao gồm cả Ngân hàng Trung tâm Dịch vụ Dầu Khí) Note: Data are for lending which is outside of the home market (does not include domestic lending). Lưu ý: Dữ liệu được cho vay mà là bên ngoài của thị trường nhà (không bao gồm cho vay trong nước). Data from offshore banking centers are not completely compatible with BIS reporting country data. Dữ liệu từ các trung tâm ngân hàng nước ngoài không hoàn toàn tương thích với BIS báo cáo dữ liệu quốc gia. Source: Bank for International Settlements. Nguồn: Ngân hàng Thanh toán Quốc tế. The Maturity, Sectoral and Nationality Distribution of International Bank Lending. Trưởng thành, ngành và phân phối Quốc gia của Ngân hàng Quốc tế cho vay. Second Half 1996. Nửa thứ hai năm 1996. Basle, Switzerland, July 1997. Basle, Thụy Sĩ, tháng 7 năm 1997. P. 19-20. P. 19-20.

Page 83: khủng hoảng tài chính châu á năm 1997

Japan's bank exposure was particularly high. tiếp xúc với ngân hàng của Nhật Bản đặc biệt cao. It reported 62.3% of its international lending to these Asian countries. In the offshore centers, Japan reported $87.5 billion in Hong Kong and $58.8 billion in Singapore. Nó báo 62,3% cho vay quốc tế của mình cho các nước châu Á. Ở các trung tâm nước ngoài, Nhật Bản báo cáo 87500000000 $ tại Hồng Kông và 58800000000 $ tại Singapore. For Thailand, Japan reported $37.5 billion in claims, and more than $20 billion each in Indonesia and South Korea. Đối với Thái Lan, Nhật Bản báo cáo 37500000000 $ trong tuyên bố, và hơn $ 20000000000 từng ở Indonesia và Hàn Quốc.

The US Federal Financial Institutions Examination Council provides more recent data that those available through the Bank for International Settlements (BIS) used above. Các Tổ chức Tài chính Liên bang Hoa Kỳ Hội đồng thi cung cấp nhiều dữ liệu hơn gần đây rằng những người ở trên có sẵn thông qua Ngân hàng Thanh toán quốc tế (BIS) được sử dụng. BIS data also have been adjusted somewhat to eliminate double counting and to be consistent across reporting nations. BIS dữ liệu cũng đã được điều chỉnh phần nào để loại bỏ tính trùng và phải được thống nhất trên toàn quốc gia báo cáo. The Council data indicate that US bank claims in these Asian economies declined after December 1996 from $45.2 billion for these eight Asian economies to $41.9 billion as of June 30, 1997. Các số liệu của Hội đồng cho biết rằng Hoa Kỳ tuyên bố ngân hàng ở các nền kinh tế châu Á đã giảm sau khi tháng 12 năm 1996 từ $ 45200000000 cho các nền kinh tế châu Á tám 41900000000 $ như của 30 tháng sáu năm 1997. This amounted to 0.2% of total US banking assets of $2,552.5 billion and 1.5% of total banking capital of $272.8 billion.40 It appears that US banks had become aware of the increasingly risky loan environment in Asia and in 1997 had been reducing exposure accordingly. Đây lượng đến 0,2% tài sản của ngân hàng Hoa Kỳ tổng cộng $ 2,552.5 tỷ đồng và 1,5% tổng số vốn ngân hàng của $ 272,8 billion.40 Nó xuất hiện rằng các ngân hàng Mỹ đã trở thành nhận thức của các khoản vay rủi ro môi trường ngày càng tăng ở châu Á và vào năm 1997 đã được giảm tiếp xúc cho phù hợp.

US banks do not seem to be excessively exposed to the Asian economies suffering from currency weaknesses. This is a vastly different picture than was presented at the onset of the Latin American debt crisis in August 1982. Ngân hàng Mỹ dường như không được quá mức tiếp xúc với các nền kinh tế châu Á bị điểm yếu tiền tệ. Đây là một hình ảnh khác nhau bao la hơn được trình bày tại sự khởi đầu của cuộc khủng hoảng nợ Mỹ Latinh trong tháng 8 năm 1982. In December 1982, US banks were owed $24.4 billion by Mexico alone. Trong Tháng Mười Hai 1982, các ngân hàng Mỹ đã nợ $ 24400000000 của Mexico một mình. This amounted to 34.6% of their total capital and about 2.0% of their total assets. Đây lượng đến 34,6% tổng số vốn của họ và 2,0% về tổng tài sản của họ. 41 41

In addition to dollar-denominated claims, the U. S . Ngoài tuyên bố toán bằng đồng đô la, S U.. Federal Financial Institutions Council also reported that US banks have claims for loans in local currencies that do not appear in BIS statistics. Hội đồng Liên bang chế tài chính cũng thông báo rằng ngân hàng Mỹ đã tuyên bố cho các khoản vay bằng loại tiền tệ địa phương mà không xuất hiện trong số liệu thống kê BIS. As of June 30, 1997, these loans amounted to $1,403 million in Hong Kong, $74 million in Indonesia, $1,150 million in Malaysia, $1,567 million in Philippines, $1,288 million in Singapore, $1,363 million in Taiwan, and $2,023 million in Thailand. Theo ngày 30 tháng 6 năm 1997, các khoản cho vay amounted đến $ 1.403 triệu USD tại Hồng Kông, $ 74.000.000 tại Indonesia, $ 1,150 triệu tại Malaysia, $ 1,567 triệu ở Việt Nam, $ 1,288 triệu tại Singapore, $ 1,363 triệu tại Đài Loan, và $ 2,023 triệu ở Thái Lan.

Pegged Exchange Rates Neo Tỷ giá ngoại tệ

The structural factor that initially enabled the crisis to occur was that the exchange rates of most of these currencies had been aligned with the dollar or a basket of currencies dominated by the dollar. Các yếu tố cấu trúc ban đầu được kích hoạt mà cuộc khủng hoảng xảy ra là tỷ giá của hầu hết các loại tiền tệ đã được liên kết với đồng đô la hay một giỏ tiền tệ chủ yếu của đồng đô la. These pegged exchange values had not been

Page 84: khủng hoảng tài chính châu á năm 1997

allowed to adjust sufficiently in response to changing economic conditions. Những giá trị trao đổi pegged đã không được phép điều chỉnh để đáp ứng đủ điều kiện kinh tế thay đổi. Governments allowed their exchange rates to fluctuate only within narrow bands. Chính phủ cho phép tỷ giá trao đổi của họ để chỉ dao động trong băng tần hẹp.

The advantage of this system to the countries involved was that it kept the countries' exchange rates relatively constant with respect to the dollar and allowed their traders to import from and export to dollar areas, particularly the United States, with little exchange rate risk. Ưu điểm của hệ thống này để các nước tham gia đã được rằng nó vẫn giữ được "tỷ giá hối đoái quốc gia tương đối cố định đối với đồng đô la và cho phép các thương nhân của họ để nhập khẩu từ và xuất khẩu đến các khu vực đô la, đặc biệt là Hoa Kỳ, với ít rủi ro hối đoái. It also provided a stable financial environment that encouraged foreign sources of capital for loans or investments. Nó cũng cung cấp một môi trường ổn định tài chính mà khuyến khích các nguồn vốn nước ngoài cho các khoản vay hoặc đầu tư. The Thai monetary authorities, for example, had pursued a "stable baht" policy that had kept the official rate for their currency at about 25 baht per dollar since 1987. Các cơ quan tiền tệ Thái Lan, ví dụ, đã theo đuổi một ổn định baht "" chính sách đó đã giữ được tỷ lệ chính thức cho tiền tệ của họ vào khoảng 25 baht cho mỗi đồng đô la kể từ năm 1987. This linking of official exchange rates to the dollar, however, had one major drawback. Điều này liên kết của tỷ giá hối đoái chính thức đồng đô la, tuy nhiên, có một nhược điểm lớn. As the value of the dollar changed, so did the value of these currencies relative to others, such as the Japanese yen and German mark, that were not tied to the US dollar. Khi giá trị của đồng đô la thay đổi, do đó, đã làm giá trị của các loại tiền tệ tương đối so với những người khác, chẳng hạn như đồng yên Nhật và đánh dấu tiếng Đức, mà không gắn với đồng đô la Mỹ. As the dollar depreciated after 1985, the arrangement worked reasonably well, even though macroeconomic conditions in these countries differed widely from those in the United States (particularly, rates of inflation and growth). Khi đồng đô la mất giá sau năm 1985, việc bố trí làm việc khá tốt, mặc dù điều kiện kinh tế vĩ mô ở các nước này khác nhau rộng rãi từ những người ở Hoa Kỳ (đặc biệt, tỷ lệ lạm phát và tăng trưởng). Problems began to arise in 1996 and 1997, however, as the dollar appreciated and the official values of these currencies deviated from their underlying market values. Vấn đề bắt đầu nảy sinh vào năm 1996 và 1997, tuy nhiên, như đồng đô la và đánh giá cao các giá trị chính thức của các loại tiền tệ lệch từ giá trị thị trường cơ bản của họ. While the dollar was pulling up the value of these currencies, some of the countries in question encountered increasing difficulty in balancing their international accounts. Trong khi đồng đô la đã được kéo lên giá trị của tiền tệ, một số các quốc gia trong câu hỏi ngày càng gặp khó khăn trong việc cân đối tài khoản quốc tế của họ. Their exports grew more costly to non-dollar buyers, and their imports from non-dollar areas cheaper. xuất khẩu của họ đã tăng thêm tốn kém cho người mua đô la không, và nhập khẩu của họ từ các khu vực đô la không rẻ hơn. The weak yen, in particular, was reducing the competitiveness of their products relative to those from Japan. Đồng yên yếu, đặc biệt, được làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm của họ tương đối so với những người từ Nhật Bản. The consequent rising deficits in their trade and current accounts placed downward pressure on their exchange rates which required more and more government intervention to maintain. Các hậu quả gia tăng thâm hụt thương mại của họ và các tài khoản hiện hành được đặt áp lực giảm tỷ giá hối đoái của họ mà yêu cầu chính phủ can thiệp nhiều hơn và nhiều hơn nữa để duy trì.

When downward pressures on a currency occur in foreign exchange markets, if the exchange rate is allowed to adjust freely, an initial depreciation tends to lessen pressures for more depreciation. Khi áp lực đi xuống trên một loại tiền tệ xảy ra tại các thị trường ngoại tệ, nếu tỷ giá hối đoái được phép điều chỉnh một cách tự do, một khấu hao ban đầu có xu hướng giảm bớt áp lực đối với khấu hao nhiều hơn nữa. The rewards for speculating in the market (by betting on a future depreciation) diminish. Các phần thưởng cho đầu cơ trên thị trường (bằng cách cá cược trên một khấu hao trong tương lai) giảm. With an exchange rate tied to the dollar, however, government attempts to maintain the rate often raise the expectations of traders that the currency is headed for a fall. Với tỷ giá gắn với đồng đô la, tuy nhiên, nỗ lực của chính phủ để duy trì tốc độ thường

Page 85: khủng hoảng tài chính châu á năm 1997

xuyên nâng cao sự mong đợi của thương nhân tiền tệ là hướng đến một mùa thu. This places even more downward pressure on the currency as traders rush to sell it in anticipation that they will be able to buy it later at a lower price. Ngay cả những nơi này xuống áp lực về tiền tệ là thương nhân vội vàng để bán nó với dự đoán rằng họ sẽ có thể mua nó sau này ở một mức giá thấp hơn. If the governments involved do not have sufficient foreign exchange reserves to stave off the speculators and others in the market, they eventually have to concede failure and allow the currency to depreciate. Nếu các chính phủ tham gia không có dự trữ ngoại hối đủ để ngăn chặn các nhà đầu cơ và những người khác trên thị trường, cuối cùng họ phải thừa nhận thất bại và cho phép các loại tiền tệ để trích khấu hao. When that process begins, the fall in the currency may be quite dramatic and may overshoot the equilibrium rate. Khi quá trình bắt đầu, sự sụp đổ trong các loại tiền tệ có thể được khá kịch tính và có thể vượt qua mức cân bằng.

Currency depreciation, in turn, places an additional burden on local borrowers whose debts are denominated in dollars. Tiền tệ khấu hao, lần lượt, đặt ra một gánh nặng đi vay bổ sung về địa phương có các khoản nợ được thanh toán bằng đô la. They now are faced with debt service costs that have risen in proportion to the currency depreciation. These debtors respond to the weakening currency by attempting to hedge external liabilities which intensifies exchange rate and interest rate pressures.42 In the South Korean case, for example, the drop in the value of the won from 886 to 1,701 won per dollar between July 2 and December 31, 1997, nearly doubled the repayment bill when calculated in won for Korea's foreign debts. Bây giờ họ đang phải đối mặt với chi phí dịch vụ nợ đó đã tăng theo tỷ lệ khấu hao tiền tệ. Những người phải thi hành đáp ứng với các loại tiền tệ suy yếu bằng cách cố hedge trách nhiệm pháp lý bên ngoài mà intensifies pressures.42 tỷ giá và lãi suất Trong trường hợp Hàn Quốc Nam, ví dụ, việc giảm giá trị của chiến thắng từ 886 đến 1.701 ₩ cho mỗi đồng đô la giữa ngày 2 tháng 7 và 31 tháng 12 1997, tăng gần gấp đôi các hóa đơn trả nợ khi tính toán trong chiến thắng cho các khoản nợ nước ngoài của Hàn Quốc. The depreciated local currency, however, makes exports from the country cheaper and more competitive in foreign markets. Các loại tiền tệ địa phương khấu hao, tuy nhiên, làm cho xuất khẩu từ nước rẻ và nhiều hơn nữa cạnh tranh trong thị trường nước ngoài.

Nominal exchange rates also may change in response to differing rates of inflation among countries. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa cũng có thể thay đổi để đáp ứng mức giá khác nhau của lạm phát giữa các nước. A high inflation rate will cause a nation's currency to depreciate, but the real exchange rate (adjusted for inflation) may remain the same. Một tỷ lệ lạm phát cao sẽ gây ra một loại tiền tệ quốc gia để trích khấu hao, nhưng tỷ giá hối đoái thực tế (điều chỉnh theo lạm phát) có thể vẫn giữ nguyên. In some of the Asian countries with currency problems, inflation rates have been higher than those in the United States. Trong một số các nước châu Á với vấn đề tiền tệ, tỉ lệ lạm phát đã cao hơn so với ở Hoa Kỳ. Still a depreciation of 20 or 30% far exceeds inflation rates in 1997 of about 3% in Malaysia and Taiwan, 5% in South Korea, and 7% in Indonesia, the Philippines, and Thailand. Vẫn còn là một khấu hao của 20 hay 30% vượt xa tỷ lệ lạm phát năm 1997 khoảng 3% ở Malaysia và Đài Loan, 5% ở Hàn Quốc, và 7% ở Indonesia, Philippines, và Thái Lan.

As the Asian financial crisis has progressed, the affected governments (except for Hong Kong) have eased the rigidity of their exchange rate systems. Khi cuộc khủng hoảng tài chính châu Á đã tiến triển, các chính phủ bị ảnh hưởng (trừ Hong Kong) đã nới lỏng các cứng của hệ thống tỷ giá hối đoái của họ. Exchange rates now are allowed to move in wider bands, in a crawling band, or are floating. Tỷ giá ngoại tệ bây giờ được phép di chuyển trong các ban nhạc rộng lớn hơn, trong một ban nhạc bò, hoặc đang nổi. This flexibility reduces the potential for large and sudden changes in these exchange values, as the rates respond continuously and in smaller increments to market forces. Sự linh động này làm giảm tiềm năng và đột ngột thay đổi lớn trong trao đổi các giá trị này, như tỷ lệ đáp ứng liên tục và gia số nhỏ hơn để lực lượng thị trường.

Page 86: khủng hoảng tài chính châu á năm 1997

Government exchange rate policy suffers from a common policy dilemma. Chính phủ chính sách tỷ giá phải chịu đựng một nỗi ám chính sách chung. If a country targets its monetary and fiscal policy toward maintaining a specific exchange rate, it must sacrifice performance in its domestic economy. A government defending its exchange rate, for example, usually has to raise interest rates in order to attract capital into its economy. Nếu một quốc gia mục tiêu chính sách tiền tệ và tài chính của mình đối với việc duy trì một tỷ giá cụ thể, nó phải hy sinh hiệu năng trong nền kinh tế quốc gia của mình. Một chính quyền bảo vệ tỷ giá hối đoái của nó, ví dụ, thường có tăng lãi suất để thu hút vốn vào nền kinh tế. This tends to dampen its growth rate. Điều này có xu hướng dampen tốc độ tăng trưởng của nó. Government policymakers do not have policy tools that enable them to target both an exchange rate and economic growth rate. Chính phủ hoạch định chính sách không có các công cụ chính sách cho phép họ để nhắm mục tiêu cả một tỷ giá hối đoái và tỷ lệ tăng trưởng kinh tế.

With respect to pegged exchange rates, however, there is an alternative school of thought that currency values should be pegged to gold or some other standard of value and kept stable.43 Those who view exchange rates in these terms may see the cause of the currency crises in the Asian countries as excessive expansion of domestic money supplies by central banks combined with burdensome government regulations, protection of domestic industries, and other government interference in the marketplace.44 Once governments stopped maintaining their exchange rates, investors lost confidence, and the crises began. Đối với tỷ giá hối đoái pegged, tuy nhiên, có một trường học khác của tư tưởng rằng giá trị tiền tệ cần được pegged đến vàng hoặc một số tiêu chuẩn khác có giá trị và giữ stable.43 Những người xem tỷ giá hối đoái trong những điều khoản này có thể thấy nguyên nhân của tiền tệ cuộc khủng hoảng trong các quốc gia châu Á như mở rộng quá mức vật tư tiền trong nước của các ngân hàng trung ương kết hợp với các quy định của chính phủ nặng nề, bảo vệ các ngành công nghiệp trong nước, và sự can thiệp của chính phủ khác trong marketplace.44 Một khi chính phủ ngừng duy trì tỷ giá hối đoái của họ, các nhà đầu tư mất niềm tin, và các cuộc khủng hoảng bắt đầu. Economic Growth Tăng trưởng kinh tế

Most of the countries in Asia that now are encountering currency problems had logged remarkably high economic growth rates over the past decade. Hầu hết các nước ở châu Á mà hiện nay đang gặp phải vấn đề tiền tệ đã đăng nhập mức giá cao tăng trưởng kinh tế đáng kể trong thập kỷ qua. These high rates of growth brought higher standards of living but also brought problems. Mức giá này tăng trưởng cao đã mang tiêu chuẩn cao hơn của cuộc sống mà còn đưa vấn đề. To one degree or another, most of these countries have been facing difficulties with their balance of payments, over-expansion of production capacity, rising real estate values, overvalued equities, and excessive bank lending. Để một độ hay cách khác, hầu hết các quốc gia đã phải đối mặt với khó khăn với cán cân thanh toán của họ, qua việc mở rộng năng lực sản xuất, tăng giá trị bất động sản, định giá quá cao cổ phần, ngân hàng và cho vay quá mức. As of first quarter 1997 before the crisis began, the growth rates for these Asian countries had remained quite high, and the outlook was generally favorable. Theo quý đầu tiên năm 1997 trước khi cuộc khủng hoảng bắt đầu, tốc độ tăng trưởng cho các nước châu Á đã ở lại khá cao, và viễn cảnh nói chung thuận lợi. Any dramatic slowdown in growth had not yet appeared in their short-term outlook. Bất kỳ sự tăng trưởng chậm lại đáng kể vẫn chưa xuất hiện trong triển vọng ngắn hạn của họ.

As shown in Figure 9, economic growth rates over the past decade for four countries involved in the first round of currency problems. Như trong hình 9, tỷ giá tăng trưởng kinh tế trong thập kỷ qua cho bốn nước tham gia ở vòng đầu tiên của các vấn đề tiền tệ. The forecast for 1997 is as of the first quarter, before the currency crisis began. Các dự báo cho năm 1997 là như của quý I, trước khi cuộc khủng hoảng tiền tệ đã bắt đầu. As can be seen, growth was slowing but still remained at remarkably high rates and was expected to continue in 1997. Như có thể thấy, tăng trưởng đã chậm lại nhưng vẫn ở mức cao đáng kể và được dự kiến sẽ tiếp tục vào năm 1997. Thailand's economic growth rate had fallen from 13% in 1988 to 6.5% in 1996. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thái Lan đã giảm từ 13% trong 1.988-6,5% vào năm 1996. In 1997,

Page 87: khủng hoảng tài chính châu á năm 1997

however, it was expected to recover from its downward slide. Năm 1997, tuy nhiên, nó đã được dự kiến sẽ phục hồi từ trượt xuống phía dưới của nó.

The effect of a slowdown in growth on a nation's exchange rate is not immediately obvious. Hiệu quả của một sự tăng trưởng chậm lại trong tỷ giá hối đoái của một quốc gia không phải là ngay lập tức rõ ràng. It affects both trade and capital accounts in opposite ways. Nó ảnh hưởng đến cả thương mại và tài khoản vốn theo những cách đối diện. On one hand, lower growth usually causes a nation's trade balance to improve, since imports decline relative to exports (unless demand in export markets is falling faster). Một mặt, thấp hơn tốc độ tăng trưởng thường là nguyên nhân của cán cân thương mại một quốc gia để cải thiện, kể từ khi nhập khẩu suy giảm tương đối so với xuất khẩu (trừ khi nhu cầu tại các thị trường xuất khẩu giảm nhanh hơn). This could strengthen a nation's currency. Điều này có thể tăng cường các loại tiền tệ của một quốc gia. In the Asian case, however, growth was continuing at a level high enough that trade and current accounts tended to remain in deficit. Trong trường hợp châu Á, tuy nhiên, tăng trưởng được tiếp tục ở mức cao đủ để thương mại và tài khoản hiện tại có xu hướng vẫn thâm hụt. Even in Thailand, the slowdown had not improved its balance of trade. Ngay cả ở Thái Lan, sự suy thoái đã không được cải thiện cán cân thương mại của nó.

On the capital account side, a slowing growth rate generally causes problems for a nation's debtors who have borrowed to finance production facilities or have invested in real estate or equities and are faced with repayment schedules. Về mặt tài khoản vốn, tốc độ tăng trưởng chậm lại thường gây ra vấn đề cho người phải thi hành đất nước của một người đã vay để tài trợ cho cơ sở sản xuất hoặc đã đầu tư vào bất động sản hoặc cổ phần và đang phải đối mặt với lịch trả nợ. Lower growth means lower demand, possible lower profits, and a leveling off or fall in real estate and stock values. Có nghĩa là thấp hơn tốc độ tăng trưởng nhu cầu thấp, lợi nhuận thấp nhất có thể, và san lấp mặt bằng một off hoặc rơi vào bất động sản và giá trị cổ phiếu. As the slowdown intensifies, interest rates usually fall. Như chậm lại intensifies, lãi suất thông thường giảm. This can cause international lenders to look elsewhere for investment for financing opportunities and may cause a weakening of a nation's currency. Điều này có thể gây ra cho vay quốc tế để tìm nơi khác để đầu tư cho các cơ hội tài trợ và có thể gây ra một sự suy yếu của tiền tệ của một quốc gia. Recessions also cause loans to turn sour and may further drive away foreign lenders. Suy thoái cũng gây ra các khoản vay để biến chua và hơn nữa có thể lái xe đi cho vay nước ngoài. As the Asian financial crisis has developed, forecasters have lowered their outlook for growth in these countries. Khi cuộc khủng hoảng tài chính châu Á đã phát triển, dự báo của họ đã hạ thấp triển vọng cho sự tăng trưởng ở những nước này. The securities firm, JP Morgan, for example, lowered its forecast for economic growth for ASEAN (Indonesia, Malaysia, Singapore, Thailand, Philippines, Brunei, and Vietnam) for 1998 from 5.9% in June 1997 (before the crisis began) to 2.2% in November 1997.45 Forecasters expect economic growth in South Korea to drop from 5.9% in 1997 to around -1.5% in 1998.46 Current Account Imbalances Các công ty chứng khoán, JP Morgan, ví dụ, hạ thấp dự báo tăng trưởng kinh tế của nó đối với ASEAN (Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Philippines, Brunei, và Việt Nam) cho năm 1998 từ 5,9% trong tháng sáu năm 1997 (trước khi cuộc khủng hoảng bắt đầu) đến 2,2 % trong tháng mười một 1.997,45 dự báo thời tiết hy vọng tăng trưởng kinh tế ở Hàn Quốc giảm từ 5,9% năm 1997 lên khoảng -1,5% trong tài khoản hiện tại 1.998,46 Sự mất cân đối

The high growth rates among the Asian countries had begun to create problems for them in balancing their current and trade accounts. Mức độ tăng trưởng cao trong số các nước châu Á đã bắt đầu để tạo ra các vấn đề cho họ cân đối tài khoản và thương mại hiện tại của họ. The current account is a nation's balance of trade in imports and exports plus net income from foreign investments, and unilateral transfers. Các tài khoản hiện có của một quốc gia cân bằng thương mại trong nhập khẩu và xuất khẩu cộng với thu nhập ròng từ đầu tư nước ngoài, và chuyển giao đơn phương. It consists of the payments for goods and services, interest and dividends, and remittances by foreign workers to their home countries. Nó bao gồm các khoản thanh toán

Page 88: khủng hoảng tài chính châu á năm 1997

cho hàng hóa và dịch vụ, quan tâm và cổ tức, và các khoản nộp của công nhân nước ngoài đến nước của họ. Figure 10 shows current account balances for four of the Asian nations that have had to depreciate their currencies. Hình 10 cho thấy số dư tài khoản hiện tại cho bốn trong số các quốc gia châu Á đã phải trích khấu hao các loại tiền tệ của họ. (Comparable data for Malaysia were not available from the IMF.) In the case of Thailand, its deficit in its current account had been widening from 1992. (Dữ liệu tính năng tương đương với Malaysia đã không có sẵn từ IMF Thái Lan.) Trong trường hợp, thâm hụt của nó trong tài khoản hiện tại của nó đã được mở rộng từ năm 1992. In 1996, the deficit had grown to $14.7 billion for the year. Năm 1996, thâm hụt đã tăng lên đến $ 14700000000 cho năm nay. As a percent of gross domestic product, this deficit had reached 8%. Là một phần trăm của tổng sản phẩm trong nước, thâm hụt này đã lên tới 8%. The IMF considers that when current account deficits reach 5 to 8% of GDP, they merit close monitoring. IMF xem xét rằng khi thâm hụt tài khoản hiện tại đạt 5-8% GDP, họ khen gần theo dõi. 47 This deficit was the primary reason for the downward pressure on the baht. 47 này thiếu là lý do chính cho áp lực giảm đồng baht. By the time Thai authorities tightened economic policies, investors-both foreign and domestic-were pulling funds out of the country, and the currency crisis had already developed. Bởi các nhà chức trách Thái Lan thời gian thắt chặt chính sách kinh tế, các nhà đầu tư-cả nước ngoài và trong nước đã được kéo quỹ ra khỏi đất nước, và cuộc khủng hoảng tiền tệ đã phát triển.

South Korea's current account deficit also worsened considerably in 1996. thâm hụt tài khoản hiện tại của Hàn Quốc cũng trở nên tồi tệ đáng kể trong năm 1996. For the year, it was $23.1 billion. The current account deficit for the Philippines, on the other hand, had shrunk somewhat. Đối với năm nay, nó đã được $ 23100000000,. Thâm hụt tài khoản hiện tại cho Việt Nam, mặt khác, đã thu nhỏ một chút. Capital Flows Dòng vốn

The primary reason that the deteriorating current account balance for these nations had not placed severe downward pressures on their exchange rates earlier was that foreign capital was flowing in from other countries. Lý do chính mà xấu đi số dư tài khoản hiện hành cho các quốc gia này đã không được đặt xuống áp lực nặng về tỷ giá hối đoái của họ trước đó là vốn nước ngoài đã được chảy từ các nước khác. Foreign investors, businesses establishing manufacturing subsidiaries, international banks lending to local borrowers, and others were providing a steady stream of foreign exchange and a positive balance on financial account. các nhà đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp thành lập công ty con sản xuất, các ngân hàng quốc tế cho vay để đi vay tại địa phương, và những người khác đã được cung cấp một dòng ổn định ngoại hối và tích cực cân đối một trên tài khoản tài chính. This tended to offset the current account deficits. Điều này có xu hướng để bù đắp thâm hụt tài khoản hiện hành.

As shown in Figure 11, in 1996, South Korea ran a surplus in its financial account of $24.0 billion that completely offset its deficit of $23.1 billion in its current account. Như trong hình 11, năm 1996, Hàn Quốc đã chạy một thặng dư trong tài khoản tài chính của $ 24,0 tỷ đồng hoàn toàn bù đắp thâm hụt của mình 23100000000 $ trong tài khoản hiện tại của nó. Much of the surplus in Korea's financial account came from portfolio investments. Nhiều thặng dư trong tài khoản tài chính của Hàn Quốc đến từ các khoản đầu tư danh mục đầu tư. In 1996, while Koreans invested $2.4 billion in foreign equity and debt securities, foreigners invested $16.8 billion in Korea securities. Năm 1996, trong khi Hàn Quốc đầu tư $ 2400000000 trong công bằng và chứng khoán nợ nước ngoài, người nước ngoài có vốn đầu tư $ 16800000000 vào chứng khoán Hàn Quốc. Portfolio investments can be volatile. Danh mục đầu tư đầu tư có thể được dễ bay hơi. Funds can flow out as fast as they flow in. In October 1997, for example, as trouble developed in the Hong Kong and other stock markets, investors began to flee Korean equity markets. Quỹ có thể chảy ra nhanh như họ lưu lượng in Năm 1997 Tháng Mười, ví dụ, như vấn đề phát triển ở Hồng Kông và thị trường chứng khoán khác, các nhà đầu tư bắt đầu tháo chạy thị trường chứng khoán Hàn Quốc. Over the weekend of October 25 following the fall in the Hong Kong stock market, foreign investors sold 20.1 billion won ($22 million) worth of Korean stocks. Trong những ngày cuối tuần của Ngày 25 tháng 10 sau sự sụp đổ trong thị trường chứng khoán Hong

Page 89: khủng hoảng tài chính châu á năm 1997

Kong, các nhà đầu tư nước ngoài bán ₩ 20100000000 (22.000.000 $) trị giá cổ phiếu Hàn Quốc. This started a rush out of Korean securities that sent the composite index of stock values on the Seoul exchange to a ten year low of 450.6 on November 24, 1997, down 30% for the year. Điều này bắt đầu đổ xô ra khỏi chứng khoán Triều Tiên đã gửi các Chỉ số tổng hợp của các giá trị cổ phiếu trên Seoul để trao đổi mười một năm thấp 450,6 ngày 24 Tháng Mười Một 1997, giảm 30% trong năm nay.

The experience of the Asian newly industrializing countries reflects a major structural change in international capital markets that has occurred over the past decade. Kinh nghiệm của các nước công nghiệp châu Á vừa được phản ánh một cấu trúc thay đổi lớn trong các thị trường vốn quốc tế đã xảy ra trong thập kỷ qua. This has been the liberalization of capital flows into and out of most emerging market economies. Điều này đã được tự do hoá dòng vốn vào và ra khỏi nền kinh tế thị trường mới nổi nhất. Borrowers and investors are able to bypass governments and local financial institutions and seek funds from a variety of world sources. Khách hàng vay và các nhà đầu tư có thể bỏ qua các chính phủ và tổ chức tài chính địa phương và tìm kiếm tiền từ nhiều nguồn khác nhau trên thế giới. Private capital in the form of bank lending, direct investments, and portfolio investments has flowed into these economies. Vốn tư nhân trong các hình thức cho vay ngân hàng, đầu tư trực tiếp, và đầu tư danh mục đầu tư đã chảy vào các nền kinh tế. Whereas a decade ago, most capital inflows into emerging markets were from official sources, now private investment flows far exceed official development assistance or other government-based finance. Trong khi đó một thập kỷ trước, hầu hết các luồng vốn vào thị trường mới nổi được từ các nguồn chính thức, hiện nay đầu tư tư nhân chảy vượt xa hỗ trợ phát triển chính thức hoặc tài chính có trụ sở chính phủ khác.

According to the US Treasury, on a worldwide basis, capital flows into emerging market economies rose from $25 billion in 1986 to $250 billion in 1996. Theo Kho bạc Mỹ, trên một cơ sở trên toàn thế giới, dòng vốn vào nền kinh tế thị trường mới nổi đã tăng từ $ 25 tỷ trong năm 1986 để 250.000.000.000 $ vào năm 1996. Between 1990 and 1996, the share of cross-border portfolio flows accounted for by these emerging markets rose from 2% to 30 /O, while their share of global foreign direct investment jumped from 15% to 40% 48 Từ năm 1990 đến năm 1996, biên giới chia sẻ của danh mục đầu tư chảy ngang chiếm bởi những thị trường mới nổi đã tăng từ 2% đến 30 / O, trong khi chia sẻ của họ về đầu tư trực tiếp nước ngoài toàn cầu đã tăng từ 15% đến 40% 48

For South Korea, for example, aggregate foreign investment inflows (both portfolio and direct investment) from January 1962 to April 1997 totaled $21.6 billion. Đối với Hàn Quốc, ví dụ, tổng hợp các nguồn vốn đầu tư nước ngoài (cả danh mục đầu tư và đầu tư trực tiếp) từ tháng 1 năm 1962 đến tháng 4 năm 1997 đạt tổng cộng $ 21600000000. Of this amount, $5.6 billion came from Japan, $6.7 billion from the United States, $5.3 billion from the European Union, $3.6 billion from other sources.49 Trong số tiền này, 5600000000 $ đến từ Nhật Bản, 6700000000 $ từ Hoa Kỳ, $ 5300000000 từ Liên minh châu Âu, 3600000000 $ từ khác sources.49

According to Alan Greenspan, Chairman of the US Federal Reserve, "In retrospect, it is clear that more investment monies flowed into these economies than could be profitably employed at modest risk."50 One impetus behind these flows was the run up in the US stock market and the desire of investors to diversify their holdings. Much of the direct investment went toward building production capacity -some of which may be unused as these economies slow. Theo Alan Greenspan, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ, "Nhìn lại, rõ ràng là khoản tiền đầu tư nhiều hơn chảy vào các nền kinh tế hơn có thể được lợi dụng có nguy cơ khiêm tốn." 50 Một trong những động lực đằng sau các dòng chảy là chạy lên ở Mỹ thị trường chứng khoán và mong muốn của các nhà đầu tư đa dạng hóa các cổ phần của họ. Phần lớn đầu tư trực tiếp đi theo hướng xây dựng năng lực sản xuất-một số trong đó có thể được sử dụng như là các nền kinh tế chậm. Weak Governmental Institutions Các tổ chức chính quyền yếu kém

Page 90: khủng hoảng tài chính châu á năm 1997

The rapidity with which the Asian economies have grown and liberalized their financial markets has meant that the development of the financial systems in some economies has not kept pace with development of the financial markets. Việc nhanh chóng mà các nền kinh tế châu Á đã phát triển và tự do hóa thị trường tài chính của họ đã có nghĩa là sự phát triển của hệ thống tài chính ở một số nền kinh tế chưa theo kịp với sự phát triển của thị trường tài chính. To varying degrees, there have been lax lending standards, weak supervisory regimes, inadequate capitalization, excessive inter-connected lending, and a more general lack of a credit culture.51 Safety nets such as deposit insurance has been lacking in some countries. Để độ khác nhau, đã có tiêu chuẩn cho vay lỏng lẻo, chế độ giám sát yếu kém, không đủ vốn, cho vay liên kết nối quá nhiều, và tổng quát hơn thiếu một khoản tín dụng culture.51 lưới an toàn chẳng hạn như bảo hiểm tiền gửi đã bị thiếu một số nước. Problems have developed, and governments often have hid the true extent of those troubles. Vấn đề đã phát triển, và các chính phủ thường có giấu mức độ thực sự của những rắc rối.

One concern has been lack of skilled manpower. Một mối quan tâm đã được thiếu nhân lực có tay nghề cao. Analysts point out that as private banks and other financial institutions have developed in these Asian tiger economies, they frequently have gone to government bureaucracies and hired away officials with the skills and experience necessary to run their companies. Các nhà phân tích chỉ ra rằng, cũng như các ngân hàng tư nhân và các tổ chức tài chính khác đã phát triển tại các nền kinh tế con hổ châu Á, họ thường xuyên đã đi quan liêu của chính phủ và thuê cán bộ đi những kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết để chạy các công ty của họ. Foreign banks, in particular, have been faced with the dual problem of not having the skilled personnel necessary for their operations and needing someone on staff who is familiar with the bureaucracy and has the connections necessary to work with government officials. Ngân hàng nước ngoài, đặc biệt, đã được đối mặt với các vấn đề kép của việc không có nhân viên có tay nghề cần thiết cho hoạt động của mình và cần một ai đó về đội ngũ nhân viên là người quen thuộc với quan liêu và có các kết nối cần thiết để làm việc với quan chức chính phủ. An important source of such personnel has been the government finance ministries and other agencies. This exodus of skilled officials in some of the countries exacerbated the problem of regulating the rapidly developing financial sectors. Một nguồn quan trọng của nhân viên như vậy đã được các Bộ tài chính chính phủ và các cơ quan khác. Điều này cuộc di cư của cán bộ có tay nghề cao tại một số nước làm trầm trọng thêm các vấn đề về điều tiết ngành tài chính phát triển nhanh chóng. Speculation Đầu cơ

The role of currency speculation in the 1997 Asian currency crisis has been sharply debated. Vai trò của đầu cơ tiền tệ trong cuộc khủng hoảng tiền tệ châu Á năm 1997 đã được tranh luận mạnh. Malaysian Prime Minister Mahathir has blamed large foreign investment funds, particularly hedge fund manager George Soros, for attacks in the marketplace on the Malaysian ringgit and other currencies in order to generate profits for themselves without regard to the livelihood of the Malaysian or other local people. Thủ tướng Malaysia Mahathir đã đổ lỗi cho các quỹ đầu tư nước ngoài lớn, đặc biệt là quản lý quỹ hedge George Soros, cho các cuộc tấn công trên thị trường vào ringgit Malaysia và các loại tiền tệ khác để tạo ra lợi nhuận cho mình mà không quan tâm đến đời sống của Malaysia hoặc các người dân địa phương. At a meeting of the International Monetary Fund in Hong Kong on September 20, 1997, Mahathir said that currency trading (other than to finance trade) was immoral and should be stopped. Tại một cuộc họp của Quỹ Tiền tệ Quốc tế ở Hồng Kông vào ngày 20 Tháng Chín năm 1997, Mahathir nói rằng kinh doanh tiền tệ (khác hơn là để tài trợ thương mại) là vô đạo đức và nên được ngừng lại. He castigated the traders as being responsible for the drop in the ringgit and the resultant loss in (dollar-denominated) per capita income in Malaysia.52 Ông trừng phạt những thương nhân như là chịu trách nhiệm về việc giảm ringgit và kết quả thiệt hại tại (đồng đô la bằng tiền) thu nhập bình quân đầu người trong Malaysia.52

Given recent trends toward liberalizing flows of goods and capital among nations and progress in telecommunications and electronic trading, opportunities for speculation in currencies have proliferated. Với xu hướng gần đây về hướng tự do hóa dòng chảy của hàng hóa và vốn giữa các dân tộc và tiến bộ trong viễn

Page 91: khủng hoảng tài chính châu á năm 1997

thông và kinh doanh điện tử, cơ hội để đầu cơ trong các loại tiền tệ có proliferated. Even though foreign exchange markets originally developed primarily to serve importers and exporters, the vast majority (more than 95%) of current transactions in these markets is for capital transactions. Mặc dù thị trường ngoại hối phát triển ban đầu chủ yếu để phục vụ nhập khẩu và xuất khẩu, phần lớn (hơn 95%) của các giao dịch hiện nay ở các thị trường này là dành cho các giao dịch vốn. These transactions are done by companies, investors, fund managers, speculators, and others who are moving in and out of foreign currencies for reasons not directly related to international trade. Các giao dịch này được thực hiện bởi các công ty, nhà đầu tư, quản lý quỹ, nhà đầu cơ, và những người khác đang di chuyển trong và ngoài của các loại tiền tệ nước ngoài vì lý do không trực tiếp liên quan đến thương mại quốc tế. These capital transactions are determined by underlying monetary policies, expectations, investment opportunities, and government regulations. Các giao dịch này vốn được quyết định bởi chính sách tiền tệ tiềm ẩn, kỳ vọng, cơ hội đầu tư, và các quy định của chính phủ.

The mammoth size of world exchange markets make them virtually impossible for governments to control, or for most, to influence significantly. Kích thước khổng lồ của các thị trường trao đổi trên thế giới làm cho họ hầu như không thể cho các chính phủ để kiểm soát, hoặc cho hầu hết, để gây ảnh hưởng đáng kể. When governments do intervene, they have discovered that they can only "lean against the wind" (they can slow down movements in exchange markets but rarely can change their direction). Central banks, such as the Bank of Thailand and Bank of Korea, have drawn their foreign exchange reserves down to perilous levels by trying to maintain their exchange rates. Khi các chính phủ can thiệp nào, họ đã phát hiện ra rằng họ có thể chỉ "nạc chống gió" (họ có thể làm chậm chuyển động ở các thị trường trao đổi nhưng hiếm khi có thể thay đổi hướng của họ),. Ngân hàng trung ương như Ngân hàng của Ngân hàng Thái Lan và Hàn Quốc, có rút ra dự trữ ngoại hối của mình xuống đến mức nguy hiểm bằng cách cố gắng để duy trì tỷ giá hối đoái của họ.

Still speculators say that they only exploit gaps between actual and potential exchange rates. Các nhà đầu cơ vẫn còn nói rằng họ chỉ khai thác khoảng cách giữa tỷ giá hối đoái thực tế và tiềm năng. These gaps arise because of changes in market expectations as well as the underlying fundamentals of an economy. Những lỗ hổng này phát sinh do thay đổi trong kỳ vọng của thị trường cũng như các nguyên tắc cơ bản cơ bản của một nền kinh tế. The US Treasury maintains that short-term speculative flows were not the major source of the pressures on governments that caused the Asian financial crisis.53 Financial Market Technology Ngân khố Hoa Kỳ cho rằng ngắn hạn chảy đầu cơ không phải là nguồn chủ yếu của những áp lực trên chính phủ gây ra crisis.53 tài chính châu Á thị trường tài chính Công nghệ

Changes in the technology of financial markets have occurred both in the types of financial instruments available and in the integration of financial markets world wide. Thay đổi trong công nghệ của thị trường tài chính đã xảy ra cả ở các loại công cụ tài chính sẵn có và trong hội nhập của thị trường tài chính trên thế giới. Combined with the spread of electronic fund transfers, telecommunications, and the Internet, funds now are able to flow from one country to another quickly and in large quantities. Kết hợp với sự lây lan của chuyển tiền điện tử, viễn thông và Internet, quỹ bây giờ có thể chảy từ nước này sang nước khác một cách nhanh chóng và với số lượng lớn. This has increased the speed and extent to which disturbances in one market can affect another. Điều này đã gia tăng tốc độ và mức độ mà những rối loạn trong một thị trường có thể ảnh hưởng đến người khác. As one economist put it in the fall of 1997, six months ago, no one would have expected real estate loan defaults in Thailand to raise interest rates in Estonia.54 Few also would have expected a drop in the Hong Kong market to trigger a run on stocks on Wall Street. Là một trong những nhà kinh tế đặt nó vào mùa thu năm 1997, sáu tháng trước đây, không một ai sẽ phải dự kiến sẽ mặc định cho vay bất động sản tại Thái Lan để tăng lãi suất trong Estonia.54 ít cũng đã có dự kiến sẽ giảm trong thị trường Hong Kong để kích hoạt một chạy trên cổ phiếu trên Wall Street.

The US Federal Reserve stated that the contagion effect of weakness in one economy spreading to others has been troublesome to them. Mỹ dự trữ liên bang nói rằng hiệu ứng lây lan của sự yếu kém trong một nền kinh

Page 92: khủng hoảng tài chính châu á năm 1997

tế lan rộng đến những người khác đã được phiền hà cho họ. If one economy has a problem, investors search for other economies that might have similar vulnerabilities. Nếu một trong những nền kinh tế có vấn đề, các nhà đầu tư tìm kiếm các nền kinh tế khác mà có thể có lỗ hổng tương tự. The resultant pressures on exchange rates or drops in stock values may or may not be warranted by economic fundamentals. Các kết quả áp lực về tỷ giá hoặc giảm giá trị cổ phiếu có thể hoặc không được bảo hành theo nguyên tắc cơ bản kinh tế. Even Hong Kong with its ample stocks of foreign reserves, balanced external accounts, and relatively robust financial system was not immune from such pressures.55 Thậm chí Hong Kong với cổ phiếu dư dật của dự trữ ngoại tệ, tài khoản bên ngoài cân bằng, và tương đối mạnh mẽ hệ thống tài chính đã không được miễn dịch từ đó pressures.55

Issues for Congress The US Congress is likely to consider the Asian financial crisis within three broad legislative contexts. Các vấn đề cho Đại hội Quốc hội Mỹ có thể sẽ xem xét cuộc khủng hoảng tài chính châu Á trong vòng ba lập pháp ngữ cảnh rộng. The first is in the financing and scope of the activities of the IMF and other international financial institutions. Đầu tiên là trong các tài trợ và phạm vi hoạt động của IMF và các tổ chức tài chính quốc tế khác. The second is in the impact of the crisis on the US economy and American financial institutions, and the third is in efforts to liberalize trade and investment in the world. Thứ hai là trong tác động của cuộc khủng hoảng về kinh tế Mỹ và các tổ chức tài chính Mỹ, và thứ ba là trong các nỗ lực tự do hóa thương mại và đầu tư trên thế giới.

The primary legislative issues revolve around the International Monetary Fund. Những vấn đề lập pháp tiểu học xoay quanh Quỹ Tiền tệ Quốc tế. The most important of these is a request for an increase in the U. S . Điều quan trọng nhất trong số này là một yêu cầu cho một gia tăng trong S U.. capital contribution to the IMF, that is, in its so-called "quota."56 Quotas provide the IMF with the financial resources from which it extends loans to economically troubled countries. In addition to determining the size of the IMF's capital and member's contributions, quotas also determine a member country's voting power, its access to IMF loans, and its share in any allocation of Special Drawing Rights (SDRs). Quotas, therefore, are fundamental to the IMF's operation.57 vốn đóng góp cho IMF, có nghĩa là, trong cái gọi là "hạn ngạch của các hạn ngạch." 56 cung cấp cho IMF với nguồn lực tài chính mà từ đó mở rộng cho vay có vấn đề quốc gia về kinh tế. Ngoài ra để xác định kích thước của IMF vốn của các thành viên đóng góp của , hạn ngạch cũng xác định quốc gia thành viên có quyền biểu quyết của một quyền lực, truy cập của mình cho các khoản vay của IMF, và chia sẻ của mình trong bất kỳ phân bổ quyền rút vốn đặc biệt (SDRs). Hạn ngạch do đó, là căn bản cho IMF operation.57

On September 21, 1997, the Interim Committee of the IMF announced an agreement to increase overall IMF quotas by 45%. Ngày 21 Tháng 9 năm 1997, Ủy ban lâm thời của IMF đã công bố một thỏa thuận để tăng hạn ngạch của IMF tổng thể 45%. This was finalized in late December 1997 and adopted on February 6, 1998. Này được hoàn thành vào cuối tháng 12 năm 1997 và thông qua ngày 6 Tháng Hai 1998. Total IMF quotas would increase from about SDR 146 billion (about $197 billion, as of April 9, 1998) to SDR 212 billion ($287 billion). Tổng số IMF hạn ngạch sẽ tăng từ khoảng SDR 146.000.000.000 (khoảng $ 197.000.000.000 như của ngày 09 Tháng Tư 1998) để SDR 212.000.000.000 (287.000.000.000 $).

The US quota would increase by 40%, from SDR 26.5 billion ($35.8 billion) to SDR 37.1 billion ($50.2 billion), an increase of about $14.4 billion. Các hạn ngạch Hoa Kỳ sẽ tăng thêm 40%, từ SDR 26500000000 ($ 35800000000) để SDR 37100000000 (50200000000 $), tăng khoảng $ 14400000000. At the same time, the US share of total IMF quotas would drop from 18.1% to 17.5%. Đồng thời, việc chia sẻ Hoa Kỳ của tổng số hạn ngạch của IMF sẽ giảm từ 18,1% đến 17,5%. The United States would retain its veto on important IMF decisions, including any decision to increase quotas, allocate SDRs, or amend the IMF's Articles of Agreement. Hoa Kỳ sẽ giữ lại quyền phủ quyết của mình về quan trọng quyết định của IMF, bao gồm bất kỳ quyết định tăng hạn ngạch, phân bổ SDRs, hoặc sửa đổi các điều IMF là của Hiệp định. The United States

Page 93: khủng hoảng tài chính châu á năm 1997

would also continue to be the IMF's largest shareholder, a position that gives it considerable voice in the decisions and operations of the IMF. Hoa Kỳ cũng sẽ tiếp tục là cổ đông lớn nhất của IMF, một vị trí mang lại cho nó bằng giọng nói đáng kể trong các quyết định và hoạt động của IMF.

Historically, requests for the approval of an increase in the US quota have always been the occasion for vigorous Congressional examination of the programs and policies of the IMF and oversight of the US role there. Trong lịch sử, yêu cầu sự chấp thuận của một gia tăng trong hạn ngạch của Mỹ luôn là dịp để kiểm tra của Quốc hội mạnh mẽ của các chương trình, chính sách của IMF và giám sát về vai trò của Mỹ ở đó. The current financial crisis in Asia, with its spillover-effects on the US economy and financial markets, is likely to heighten the rigor of congressional oversight, particularly with regard to the IMF's conditionality, its emergency financing mechanisms, and its surveillance and data dissemination procedures. Cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay ở châu Á, với lan toả của nó, các hiệu ứng trên nền kinh tế Mỹ và thị trường tài chính, có khả năng nâng cao sự chặt chẽ của giám sát của Quốc hội, đặc biệt đối với IMF điều kiện là, cơ chế của nó tài trợ khẩn cấp, và giám sát của mình và các thủ tục phổ biến dữ liệu .

In addition to the request for approval of US participation in the quota increase, Congress will be asked to reconsider and approve the "New Arrangements to Borrow" (NAB).58 The NAB are an arrangement of medium-term credit lines that the IMF may borrow against to supplement its resources in the event of an international financial crisis. Ngoài các yêu cầu phê duyệt của Hoa Kỳ tham gia vào việc tăng hạn ngạch, Quốc hội sẽ được yêu cầu xem xét lại và phê duyệt "New Thu xếp để Vay" (NAB) 0,58 Các NAB là một sự sắp xếp thời hạn tín dụng đường dây trung rằng IMF có thể vay chống lại để bổ sung nguồn lực của mình trong trường hợp của một cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế. They were proposed in the wake of the 1994 Mexican peso crisis. Họ đã được đề xuất trong sự trỗi dậy của cuộc khủng hoảng Peso Mexico 1994. Commitments to the NAB from 25 participant amount to SDR 34 billion, currently about $46 billion. Cam kết với NAB từ 25 lượng người tham gia để SDR 34000000000, hiện tại khoảng $ 46 tỷ đồng. The US share in the NAB totals SDR 6,712 ($9.0 billion), including SDR 4,250 million ($5.7 billion) that was authorized and appropriated prior to 1983 for US participation in the "General Arrangements to Borrow" (GAB).59 Because of this earlier funding, only the incremental amount of SDR 2,462 million (currently $3.3 billion) need be approved for the United States to fulfill its NAB commitment. Những chia sẻ của Hoa Kỳ trong NAB tổng số SDR 6.712 ($ 9,0 tỷ đồng), bao gồm SDR 4.250 triệu USD ($ 5700000000) đã được ủy quyền và chiếm đoạt trước năm 1983 cho Hoa Kỳ tham gia trong "Tổng thu xếp để Vay" (dông da i) 0,59 Bởi vì điều này sớm hơn kinh phí, chỉ có số lượng gia tăng của SDR 2.462 triệu USD (hiện tại $ 3300000000) cần phải được sự chấp thuận cho Hoa Kỳ để thực hiện cam kết của NAB. This issue was considered during the first session of the 105th Congress. Vấn đề này đã được coi là trong phiên đầu tiên của Đại hội 105. In the midst of a controversy over abortion funding, however, provisions related to the NAB were stripped from the foreign operations appropriation for 1998 (PL 105-118). Ở giữa một tranh cãi về tài trợ phá thai, tuy nhiên, quy định liên quan đến việc NAB bị lột từ nước ngoài chiếm đoạt cho các hoạt động năm 1998 (PL 105-118).

Under the Bretton Woods Agreements Act (PL 79-171, 22 USC 286), both the increase in the US quota in the IMF and US participation in the NAB must be authorized by the US Congress. Theo Hiệp định Bretton Woods Đạo luật (PL 79-171, 22 USC 286), cả hai sự gia tăng trong hạn ngạch của Mỹ trong IMF và sự tham gia của Hoa Kỳ trong NAB phải được phép của Quốc hội Hoa Kỳ. In addition, current US budgetary treatment requires that both be appropriated.60 Thêm vào đó, hiện nay ngân sách Mỹ chữa trị đòi hỏi cả hai được appropriated.60

The current financial crisis, ultimately, is also likely to connect with a number of other proposed issues related to the IMF. Cuộc khủng hoảng tài chính hiện hành, cuối cùng, cũng là khả năng kết nối với một số đề xuất các vấn đề khác liên quan đến IMF. These include a proposed allocation of SDRs6' and a proposed

Page 94: khủng hoảng tài chính châu á năm 1997

amendment to the IMF's Articles of Agreement. The former would help to ease reserve constraints experienced by many IMF members. Chúng bao gồm một giao đề xuất của SDRs6 'và đề xuất sửa đổi để IMF bài viết của các Hiệp định. Các cựu sẽ giúp để giảm bớt khó khăn dự trữ kinh nghiệm của nhiều thành viên IMF. The latter, whose language has not yet been agreed, would provide the IMF with a mandate to foster capital account liberalization. Sau này, ngôn ngữ của họ chưa được đồng ý, sẽ cung cấp cho IMF với một nhiệm vụ để thúc đẩy tự do hóa tài khoản vốn. The rising US trade deficit combined with heightened competition from imports from countries with depreciated currencies may intensify political pressures to protect US industries from foreign competition. Mỹ tăng thâm hụt thương mại kết hợp với cạnh tranh cao từ nhập khẩu từ các nước với các loại tiền tệ mất giá có thể tăng cường áp lực chính trị để bảo vệ ngành công nghiệp Hoa Kỳ đối thủ cạnh tranh nước ngoài. Initiatives to liberalize imports or provide fast-track negotiating authority to the President may face higher hurdles. Các sáng kiến tự do hoá nhập khẩu hoặc cung cấp nhanh dõi đàm phán thẩm quyền cho Tổng thống có thể phải đối mặt với rào cản cao hơn. U. S .lending institutions that are highly exposed to the Asian financial problems also could develop problems of their own. U. S. Tổ chức cho vay được đánh giá cao tiếp xúc với các vấn đề tài chính châu Á cũng có thể phát triển vấn đề của riêng mình.

The Asian financial crisis also could put a damper on negotiations to liberalize trade and investment in Asian markets. Các cuộc khủng hoảng tài chính châu Á cũng có thể đặt một damper các cuộc đàm phán tự do hóa thương mại và đầu tư tại các thị trường châu Á. Some of the countries affected have been reluctant to proceed with more trade and investment liberalization until they are able to regroup and recover from their current problems. Một số các nước bị ảnh hưởng đã được miễn cưỡng để tiến hành thương mại nhiều hơn và tự do hóa đầu tư cho đến khi họ có thể tái hợp và phục hồi từ những vấn đề hiện tại của họ. FOOTNOTES: Ghi chú:

1 Asia Pacific Economic Cooperation. 1 Châu Á Thái Bình Dương hợp tác kinh tế. APEC 97 Leaders Declaration. 97 nhà lãnh đạo APEC tuyên bố. November 25, 1997. Ngày 25 tháng 11 năm 1997. 2 Associate Press. 2 Associate Press. Asian Officials Establish Supplementary Bailout Fund. Các quan chức châu Á Thành lập Quỹ Bailout bổ sung. AP Newswire. AP Newswire. December 2, 1997. Ngày 2 Tháng Mười Hai năm 1997. 3 ASEAN. 3 ASEAN. Joint Statement of the Heads of State/Government of the Member States of ASEAN on the Financial Situation. Tuyên bố chung của những người đứng đầu Nhà nước / Chính phủ các nước thành viên của ASEAN về tình hình tài chính. December 15, 1997. 15 Tháng 12 Năm 1997. Available on the Internet at Có sẵn trên Internet tại . . 4 Boorman, Jack. 4 Boorman, Jack. The Changing Emphasis of the Fund, Implications for Stabilization and Growth Policies. Việc nhấn mạnh thay đổi của Quỹ, ảnh hưởng đối với tăng trưởng ổn định và Chính sách. Paper presented at the IMF Seminar, Asia and the IMF. Tài liệu tại Hội thảo IMF, châu Á và IMF. September 19, 1997. Ngày 19 Tháng 9 năm 1997. Hong Kong. Hong Kong.

5 These questions are discussed in more detail in CRS Report 98-56, The International Monetary Fund 's (IMF) Proposed Quota Increase: Issues for Congress, by Patricia A. Wertman. 5 Những câu hỏi này sẽ được thảo luận chi tiết trong Báo cáo CRS 98-56, Quỹ Tiền tệ Quốc tế 's (IMF) dự kiến tăng hạn ngạch: Các vấn đề cho Đại hội, bởi Patricia A. Wertman.

6 Boorman, Jack. 6 Boorman, Jack. The Changing Emphasis of the Fund, Implications for Stabilization and Growth Policies. Việc nhấn mạnh thay đổi của Quỹ, ảnh hưởng đối với tăng trưởng ổn định và Chính sách. Paper presented at the IMF Seminar, Asia and the IMF. Tài liệu tại Hội thảo IMF, châu Á và IMF. September 19, 1997. Ngày 19 Tháng 9 năm 1997. Hong Kong. Hong Kong.

7 South China Morning Post, January 8, 1998. 7 South China Morning Post, Ngày 8 tháng 1 năm 1998. P. 3. P. 3.

Page 95: khủng hoảng tài chính châu á năm 1997

8 Davis, Bob and David Wessel. 8 Davis, Bob và Wessel David. World Bank IMF at Odds over Asian Austerity. Ngân hàng Thế giới IMF tại odds châu Á khắc khổ hơn. Wall Street Journal, January 8, 1998. Wall Street Journal, ngày 08 Tháng Một năm 1998. P. A5, A6. P. A5, A6.

9 See, for example, Sachs, Jeffrey. 9 Xem, ví dụ, Sachs, Jeffrey. Power Unto Itself. Power Unto chính nó. Financial Times, December 11, 1997. Financial Times, 11 Tháng Mười Hai năm 1997. P. 11. P. 11.

10 The "Special Drawing Right" or SDR is an international reserve asset created by the IMF and used to denominate its accounts. 10 Các "Quyền rút vốn đặc biệt" hoặc SDR là một tài sản dự trữ quốc tế được tạo ra bởi IMF và được sử dụng để chỉ tên tài khoản của mình. In mid-1997 one SDR was worth $1.36. Vào giữa năm 1997 một SDR trị giá $ 1,36.

1l International Monetary Fund. 1 lít Quỹ Tiền tệ Quốc tế. IMF Approves Stand-by Credit for Thailand. IMF chấp thuận chờ tín dụng cho Thái Lan. Press Release No. 97/37, August 20, 1997. Thông cáo báo chí số 97/37, 20 tháng 8 năm 1997.

12 International Monetary Fund. 12 Quỹ Tiền tệ Quốc tế. IMF Approves Stand-by Credit for Indonesia. IMF chấp thuận chờ tín dụng cho Indonesia. Press Release No. 97/50, November 5, 1997. Thông cáo báo chí số 97/50, ngày 05 tháng 11 năm 1997.

13 Sen, Siow Li. 13 Sen, Li Siow. Singapore-Indonesia Deal to Support Rupiah Confirmed. Singapore-Indonesia Deal để hỗ trợ Rupiah Xác nhận. Singapore Business Times (Internet edition), November 27, 1997. Singapore Business Times (Internet edition), Ngày 27 tháng 11 năm 1997.

14 As of December 1997, the United States had assets equivalent to about $30 billion, excluding SDRs and accounts receivable, in its Exchange Stabilization Fund (ESF). 14 Theo Tháng 12 năm 1997, Hoa Kỳ đã tài sản tương đương với khoảng 30 tỷ USD, trừ các tài khoản phải thu SDRs và, trong Exchange Fund của nó ổn định (ESF). This was about 22% less than ESF assets of $38.2 billion as of December 31, 1994, at the onset of the Mexican Peso crisis. Điều này đã được khoảng 22% ít hơn ESF tài sản của 38200000000 $ như của ngày 31 Tháng Mười Hai năm 1994, lúc bắt đầu của cuộc khủng hoảng Peso Mexico. Mexico drew a total of $12.0 billion in short- and medium-term swaps from the ESF. Mexico đã thu hút tổng cộng $ 12,0 tỷ USD trong ngắn hạn và hoán đổi trung bình từ ESF. Mexico also drew $1.5 billion in short-term swaps under lines of credit with the US Federal Reserve. Mexico cũng đã thu hút 1500000000 $ trong ngắn hạn giao dịch hoán đổi theo dòng tín dụng với Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ. If activated, the standby credit line for Indonesia of $3.0 billion would equal about 10.1% of ESF assets at the end of March 1997. Nếu kích hoạt, dòng tín dụng dự phòng cho Indonesia của $ 3,0 tỷ đồng sẽ bằng khoảng 10,1% tài sản ESF vào cuối tháng 3 năm 1997. For background on the Exchange Stabilization Fund, see: CRS Report 95-262, The Exchange Stabilization Fund, by Arlene Wilson. Đối với cơ bản về sự ổn định Exchange Fund, xem: Báo cáo CRS 95-262, Sở Giao dịch Quỹ ổn định, bởi Arlene Wilson.

15 Summers, Lawrence, Testimony on the Asian Financial Crisis, November 13, 1997. 15 Summers, Lawrence, Chứng về khủng hoảng tài chính châu Á, Ngày 13 tháng 11 năm 1997. 16 International Monetary Fund. 16 Quỹ Tiền tệ Quốc tế. IMF Approves SDR 15.5 Billion Stand-By Credit for Korea. IMF chấp thuận SDR 15,5 tỷ Stand-By tín dụng đối với Triều Tiên. Press Release No. 97/55, December 4, 1997. Thông cáo báo chí số 97/55, ngày 04 Tháng 12 năm 1997. Reuters. Korean IMF Bailout. Reuters. Hàn Quốc IMF Bailout. Reuters Newswire. Reuters Newswire. December 3, 1997. 03 tháng mười hai năm 1997. Yoo, Cheong-mo. Yoo, Cheong-mo. Korea, IMF Agree on Terms, Including Foreign M&A of Korean Firms, Ownership Limit Rise. Hàn Quốc, IMF đồng ý về điều khoản, bao gồm Ngoại M & A của các công ty Hàn Quốc, Quyền sở hữu Hạn chế tăng. Korea Herald, December 4, 1997. Korea Herald, ngày 4 tháng 12 năm

Page 96: khủng hoảng tài chính châu á năm 1997

1997. On Internet at Trên Internet tại . Note: A special drawing right (SDR) had a value of about 1.4 dollars. :. Lưu ý A phải vẽ đặc biệt (SDR) có giá trị khoảng 1,4 đô la.

17 Korea Bailout Conditioned On Structural Reforms. 17 điều về Hàn Quốc Bailout cải cách cơ cấu. DowJones Newswire. DowJones Newswire. December 3, 1997. 03 tháng mười hai năm 1997.

18 IMF, IMF Approves SDR 15.5 Billion Stand-By Credit for South Korea. 18 IMF, IMF chấp thuận SDR 15,5 tỷ Stand-By tín dụng cho Hàn Quốc. 19 Summers, Lawrence, Testimony on the Asian Financial Crisis, November 13, 1997. 19 Summers, Lawrence, Chứng về khủng hoảng tài chính châu Á, Ngày 13 tháng 11 năm 1997. 20 Statements by Representatives Barney Frank and Bernard Sanders at the House Banking Committee hearing on the Asian Financial Crisis, November 13, 1997 and January 30, 1998, and January 30, 1998. 20 Báo cáo của đại diện Barney Frank và Bernard Sanders tại Ủy ban Ngân hàng Nhà điều trần về cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, Ngày 13 tháng 11 năm 1997 và ngày 30 tháng 1 năm 1998, và ngày 30 tháng 1 năm 1998.

21 International Monetary Fund. 21 Quỹ Tiền tệ Quốc tế. IMF Bail Outs: Truth and Fiction. IMF Bail outs: Chân lý và viễn tưởng. January 1998. Tháng 1 năm 1998. Available on the Internet at: Có sẵn trên Internet tại: . .

23 US Federal Reserve Board. 23 Hội đồng dự trữ liên bang Mỹ. Testimony of Chairman Alan Greenspan before the Committee on Banking and Financial Services, US House of Representatives, January 30, 1998. Lời khai của Chủ tịch Alan Greenspan trước khi Uỷ ban về các Ngân hàng và Dịch vụ tài chính, Hạ viện Hoa Kỳ, 30 tháng 1 năm 1998. Available on the Internet at Có sẵn trên Internet tại . .

24 Citicorp. 24 Citicorp. Fourth Quarter Report. Báo cáo quý thứ tư. January 20, 1998. Ngày 20 tháng 1 1998. P. 1. P. 1. 25 Bank of America. 25 Bank of America. BanlcAmerica Fourth Quarter 1997 Earnings. BanlcAmerica quý thứ tư năm 1997 Thu nhập. January 21, 1998. 21 tháng 1 năm 1998. P. 15. P. 15. 24 Citicorp. 24 Citicorp. Fourth Quarter Report. Báo cáo quý thứ tư. January 20, 1998. Ngày 20 tháng 1 1998. P. 1. P. 1. 25 BankofAmerica. BanlcAmerica Fourth Quarter 1997 Earnings. 25 BankofAmerica khu phố. BanlcAmerica thứ tư năm 1997 Thu nhập. January 21, 1998. 21 tháng 1 năm 1998. P. 15. P. 15.

26 JP Morgan. 26 JP Morgan. Fourth Quarter and 1997 Full Year Results. Khu phố thứ tư và năm 1997 Kết quả toàn. January 1998. Tháng 1 năm 1998. P. 4. P. 4. Available on Internet at Có sẵn trên Internet tại . .

27 Blue Chip Economic Indicators. 27 Blue Chip chỉ số kinh tế. January 10, 1998. Ngày 10 tháng 1 năm 1998.

28 Trade in goods and services plus income from foreign investments and unilateral transfers. 28 Thương mại hàng hoá và dịch vụ cộng với thu nhập từ đầu tư nước ngoài và chuyển giao đơn phương.

29 Standard & Poor's DRl. 29 Standard & Poor's DRl. Review of the US Economy, January 1998. Đánh giá của nền kinh tế Hoa Kỳ, tháng 1 1998. P. i. P. i.

30 Blue Chip Economic Indicators, January 10, 1998. 30 Blue Chip chỉ số kinh tế, 10 Tháng 1 năm 1998.

31 For further information on South Korea, see: CRS Report 98-13 E, South Korea's Economy and 1997 Financial Crisis, by Dick K. Nanto. 31 Để biết thêm thông tin về Hàn Quốc, xem: Báo cáo CRS 98-13 E, Nam Triều Tiên Kinh tế và khủng hoảng tài chính năm 1997, bởi Dick K. Nanto.

Page 97: khủng hoảng tài chính châu á năm 1997

32 Uchitelle, Louis. 32 Uchitelle, Louis. Economists Blame Short-term Loans for Asian Crisis. Các nhà kinh tế đổ lỗi cho vay ngắn hạn cho cuộc khủng hoảng châu Á. New York Times on the Web. New York Times trên Web. January 8, 1998. 08 Tháng Một năm 1998. At Tại

33 Fischer, Stanley. 33 Fischer, Stanley. How to Avoid International Financial Crises and the Role of the International Monetary Fund. Làm thế nào để Tránh khủng hoảng tài chính quốc tế và vai trò của Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Speech given in Washington, DC, October 14, 1997. Bài phát biểu đưa ra tại Washington, DC, 14 Tháng Mười 1997.

34 See: CRS Report 96-837, Japan 's Banking "Crisis ": Bad Loans, Bankruptcy, and Illegal Activity, by Dick K. Nanto. 34 Xem: Báo cáo CRS 96-837, của Ngân hàng 'Nhật Bản "khủng hoảng": Các khoản cho vay xấu, phá sản, và các hoạt động bất hợp pháp, bởi Dick K. Nanto. Unrecoverable Loans Held by Banks Reaches Y79 Trillion. Được tổ chức phục hồi được các khoản vay của Ngân hàng đạt tỷ Y79. Nihon Keizai Shimbun, December 6, 1997 (morning edition). Nihon Keizai Shimbun, ngày 06 tháng 12 năm 1997 (bản buổi sáng). P. 1. P. 1.

35 CRS Report 95-1034 E, Japan 's Banking Crisis: Causes and Probable Effects, by Dick K. Nanto. 35 Báo cáo CRS 95-1.034 E, Nhật Bản của Ngân hàng khủng hoảng: nguyên nhân và ảnh hưởng có thể xảy ra, bởi Dick K. Nanto.

36 Bad Loan Write-offs by Major Banks Total 35 Trillion Yen. 36 Bad Loan Viết-off bởi chính các ngân hàng Tổng cộng 35 tỷ Yên. Kyodo Newswire article. Kyodo Newswire bài viết. September 21, 1997. 21 Tháng Chín 1997.

37 He, Dexu. 37 Ông, Dexu. Key Financial Reform Goals. Cải cách tài chính Mục tiêu chính. Jinrong Shibao. Jinrong Shibao. November 2, 1993. Ngày 02 Tháng 11 năm 1993. 38 Sun, Shuangrui. 38 Sun, Shuangrui. Subordinate Specialized Bank Commercialization to Enterprise Reform (In Chinese). Ngân hàng Thương mại hoá chuyên ngành cấp dưới để cải cách doanh nghiệp (Trong tiếng Trung Quốc). Beijing Caimao Jingji, March 11, 1996. Caimao Jingji Bắc Kinh, ngày 11 tháng 3 năm 1996. P. 7-13. P. 7-13. 39 Xiong, Tang. 39 Hùng, Tang. Pool Collective Wisdom and Efforts to Explore New Ideas on Bank and Enterprise Reform-A Roundup of the Conference on the Strategy for Coordination of the Reforms of State-owned Enterprise and Bank Systems (in Chinese). Bể bơi tập thể Trí tuệ và nỗ lực để khám phá ý tưởng mới về Ngân hàng và doanh nghiệp cải cách-A Roundup của Hội nghị về Chiến lược điều phối của cải cách của Nhà nước và các doanh nghiệp Ngân hàng Hệ Thống (Trung Quốc). Beijing Jinrong Shibao, January 5, 1997. Jinrong Shibao Bắc Kinh, ngày 05 tháng 1 1997. p.3. P.3.

40 US Federal Financial Institutions Examination Council. 40 Tài chính Hoa Kỳ Hội đồng thi tổ chức liên bang. Country Exposure Lending Survey. Tiếp xúc với nước cho vay Khảo sát. June 1997. Tháng 6 năm 1997. 41 US Federal Financial Institutions Examination Council. 41 Kiểm tra Liên bang Hoa Kỳ tổ chức Hội đồng tài chính. Country Exposure Lending Survey. Tiếp xúc với nước cho vay Khảo sát. December 1982. Tháng 12 năm 1982.

42 Camdessus, Michel. 42 Camdessus, Michel. Lessons from Southeast Asia. Những bài học từ Đông Nam Á. Press briefing in Singapore, November 13, 1997. Thông cáo báo cuộc họp báo tại Singapore, ngày 13 tháng 11 năm 1997.

43 See, for example, Kemmerer, Donald L. Why a Gold Standard and Why Still a Controversy. 43 Xem, ví dụ, Kemmerer, Donald L. Tại sao một tiêu chuẩn vàng và Tại sao vẫn là một tranh cãi. Committee for

Page 98: khủng hoảng tài chính châu á năm 1997

Monetary Research and Education. Ủy ban Nghiên cứu tiền tệ và Giáo dục. 1979. Năm 1979. Available on the Internet at Có sẵn trên Internet tại . .

44 Johnson, Bryan T. and John Sweeney. 44 Johnson, T. Bryan và John Sweeney. Down the Drain: Why the IMF Bailout in Asia Is Wasteful and Won't Work. The Heritage Foundation Roe Backgrounder No. 1150, December 5, 1997. Xuống Drain: Tại sao các Bailout IMF ở châu Á là lãng phí và sẽ không làm việc. Quỹ Di sản Roe Backgrounder số 1150, ngày 05 Tháng 12 năm 1997.

45 JP Morgan. 45 JP Morgan. Global Data Watch. Dữ liệu toàn cầu Watch. November 7, 1997. 07 tháng 11 năm 1997. P. 1. P. 1. 46 Standard and Poor's Data Resources, Inc. and (Korean) Economic Research Institute. 46 Standard và Poor's Tài nguyên liệu, Inc và (Hàn Quốc) Viện nghiên cứu kinh tế. On Internet at Trên Internet tại

47 Sugisaki, Shigemitsu. 47 Sugisaki, Shigemitsu. The Global Financial System: Status Report. Các hệ thống tài chính toàn cầu: Báo cáo tình trạng. Address at the 11th Conference of the International Federation of Business Economists, Vancouver, Canada. Địa chỉ tại Hội nghị lần thứ 11 của Liên đoàn Quốc tế về kinh tế kinh doanh, Vancouver, Canada. November 18, 1997. 18 tháng 11 năm 1997.

48 Summers, Lawrence. 48 Summers, Lawrence. Testimony on the Asian Financial Crisis before the House Committee on Banking and Financial Services. Chứng về khủng hoảng tài chính châu Á trước khi Uỷ ban Nhà về Ngân hàng và Dịch vụ tài chính. November 13, 1997. Ngày 13 tháng 11 năm 1997.

49 The Economist Intelligence Unit. 49 The Economist Intelligence Unit. Country Report, South Korea, North Korea. Báo cáo Quốc gia, Hàn Quốc, Bắc Triều Tiên. Third Quarter 1997. Quý thứ ba năm 1997. P. 32. P. 32.

50 Greenspan, Alan. 50 Greenspan, Alan. Testimony on the Asian Financial Crisis before the House Committee on Banking and Financial Services. Chứng về khủng hoảng tài chính châu Á trước khi Uỷ ban Nhà về Ngân hàng và Dịch vụ tài chính. November 13, 1997. Ngày 13 tháng 11 năm 1997.

51 Summers, Larry, Testimony on Asian Financial Crisis. 51 Summers, Larry, Chứng về khủng hoảng tài chính châu Á.

52 Mahathir, Mohamad. 52 Mahathir, Mohamad. Asian Economies: Challenges and Opportunities. Các nền kinh tế châu Á: Những thách thức và cơ hội. Speech given at the World Bank Group - International Monetary Fund Annual Meetings. Bài phát biểu đưa ra tại Ngân hàng Thế giới - Quỹ Tiền tệ Quốc tế Các cuộc họp thường niên. September 20,1997. Tháng Chín 20,1997. Hong Kong. Hong Kong.

53 Summers, Lawrence, Testimony on the Asian Financial Crisis. 53 Summers, Lawrence, Chứng về khủng hoảng tài chính châu Á. 54 Hale, David. 54 Hale, David. Seminar on the Asian financial crisis sponsored by the Economic Strategy Institute. Hội thảo về cuộc khủng hoảng tài chính châu Á tài trợ của Viện Chiến lược kinh tế. November 5, 1997. 05 tháng 11 năm 1997.

55 Greenspan, Alan, Testimony on Asian Financial Crisis, November 13, 1997. 55 Greenspan, Alan, Chứng về khủng hoảng tài chính châu Á, 13 Tháng 11 Năm 1997. 56 Additional information on the proposed quota increase may be found in, US . 56 bổ sung thông tin về việc tăng hạn ngạch được đề xuất có thể được tìm thấy trong, Mỹ. Library of Congress. Thư viện Quốc hội. Congressional Research Service. Nghiên cứu của Quốc hội. The International Monetary Fund 's (IMF) Proposed Quota Increase: Issues for Congress, CRS Report 98-56 E, by Patricia A.Wertman. Quỹ tiền tệ quốc tế 's (IMF) dự kiến tăng hạn ngạch: Các vấn đề cho Đại hội, Báo cáo CRS 98-56 E, bởi Wertman A. Patricia.

Page 99: khủng hoảng tài chính châu á năm 1997

57 This section was prepared primarily by Patricia A. Wertman, Specialist in International Trade and Finance, Economics Division. 57 phần chủ yếu này đã được chuẩn bị bởi Patricia A. Wertman, Chuyên gia thương mại quốc tế và Tài chính, Bộ phận Kinh tế.

58 For more details on the NAB, see U. S . 58 Để biết chi tiết về NAB, thấy U. S. Library of Congress. Thư viện Quốc hội. Congressional Research Service. Nghiên cứu của Quốc hội. The International Monetary Fund 's "New Arrangements to Borrow " (NAB), CRS Issue Brief 97038, by Patricia A. Wertman. Updated regularly. Quỹ tiền tệ quốc tế của "New Thu xếp để Vay" (NAB), CRS hành 97.038 Giới thiệu tóm tắt, bởi Patricia A. Wertman. Cập nhật thường xuyên.

59 Additional information on the GAB may be found in, US Library of Congress. 59 bổ sung thông tin về dông dai có thể được tìm thấy trong, Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ. Congressional Research Service. The IMF's General Arrangements to Borrow (GAB): A Background Paper, CRS Report 97-467, by Patricia A. Wertman. Nghiên cứu của Quốc hội. Của IMF Tổng thu xếp để Vay (dông da i): Một giấy nền, CRS báo 97-467, bởi Wertman A. Patricia.

60 More details on US budgetary treatment of the IMF may be found in, U. S . 60 chi tiết thêm về điều trị ngân sách Hoa Kỳ của IMF có thể được tìm thấy trong, U. S. Library of Congress. Thư viện Quốc hội. Congressional Research Service. Nghiên cứu của Quốc hội. US Budgetary Treatment of the International Monetary Fund. Ngân sách Mỹ điều trị của Quỹ Tiền tệ Quốc tế. CRS Report 96-279 E, by Patricia A. Báo cáo CRS 96-279 E, bởi Patricia A. Wertman. Wertman.

61 On September 21, 1997, the Interim Committee of the Board of Governors of the IMF announced agreement on a one-time, targeted special allocation of SDR 21.4 billion(currently about $29.0 billion). 61 Ngày 21 Tháng Chín 1997, Ủy ban lâm thời của Hội đồng thống đốc của IMF đã công bố thỏa thuận về một thời gian-một trong, nhắm mục tiêu phân bổ đặc biệt của SDR 21400000000 (hiện nay khoảng $ 29,0 tỷ đồng). This proposal would require congressional authorization, but no appropriation. Đề nghị này sẽ yêu cầu quốc hội ủy quyền, nhưng không chiếm đoạt.

For more information on the allocation of SDRs, see US Library of Congress. Để biết thêm thông tin về việc phân bổ SDRs, xem Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ. Congressional Research Service. The IMF's Proposed Special Drawing Rights' (SDRs) Allocation: A Background Paper, CRS Report 97-738 E, by Patricia A. Nghiên cứu của Quốc hội. IMF đề xuất của Quyền Vẽ đặc biệt (SDRs) Phân bổ: Một giấy nền, CRS Báo cáo 97-738 E, bởi Patricia A. Wertrnan. Wertrnan.