Download - GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNGcongdongdiengia.org/upload/10496/fck/files/GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH...Báo cáo một số nội dung liên quan đến những

Transcript

Công ty Cổ phần Phát triển Giáo dục Hawking SĐT: 04.6253.1570 – Email: [email protected]

Website: www.hawking.edu.vn

GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

VÀ NÂNG CAO NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM

Vụ Lao động Văn hóa Xã hội

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Báo cáo một số nội dung liên quan đến những vấn đề bất cập chủ yếu về lao động và năng

suất lao động của nước ta thời gian qua như Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành kinh tế

chậm (Tỷ trọng lao động đang làm việc trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 55,1%

năm 2005 xuống còn 44,0% năm 2015. Tỷ trọng lao động trong khu vực công nghiệp- xây dựng

tăng tương ứng từ 17,6% lên 22,8%. Tỷ trọng lao động trong khu vực dịch vụ tăng từ 27,3% lên

33,2%); Chất lượng lao động thấp, cơ cấu nguồn nhân lực chưa phù hợp với nhu cầu thực tế, chưa

cân đối giữa các ngành và các trình độ đào tạo; Năng suất lao động thấp và chênh lệch lớn với

các nước trong khu vực (NSLĐ của Malaysia năm 2013 gấp 6,6 lần Việt Nam; của Thái Lan gấp

2,7 lần; của Indonesia và Philipin gấp 1,8 lần. NSLĐ của Việt Nam bằng khoảng 50% NSLĐ của

ASEAN). Bài viết đề xuất Các giải pháp chuyển dịch cơ cấu lao động và nâng cao năng suất lao

động xã hội; trong đó nhấn mạnh: Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành dựa vào lợi thế, tiềm năng;

phân bổ lại nguồn lực thông qua chính sách ngành hợp lý; tận dụng tối đa cơ hội hội nhập kinh tế

quốc tế; thúc đẩy nhanh hơn nữa quá trình cải cách doanh nghiệp nhà nước; chú trọng ưu tiên hỗ

trợ chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới; phát triển mạnh

và toàn diện nguồn nhân lực; phát triển mạnh thị trường khoa học công nghệ…Để tăng NSLĐ xã

hội, phải tiến hành đồng bộ các giải pháp nêu trên, đặc biệt là cần ổ định kinh tế vĩ mô, hoàn thiện

thể chế thị trường và cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển

doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, nhất là thành phần kinh tế tư nhân.

1. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành kinh tế chậm

Biểu 1: Cơ cấu lao động có việc làm theo khu vực kinh tế (%_

Năm Nông, lâm, thủy sản Công nghiệp, xây dựng Dịch vụ

2005 55,1 17,6 27,3

2006 54,3 18,2 27,6

2007 52,9 18,9 28,2

2008 52,3 19,3 28,4

2009 51,5 20,1 28,4

Công ty Cổ phần Phát triển Giáo dục Hawking SĐT: 04.6253.1570 – Email: [email protected]

Website: www.hawking.edu.vn

Năm Nông, lâm, thủy sản Công nghiệp, xây dựng Dịch vụ

2010 49,5 21,0 29,5

2011 48,4 21,3 30,3

2012 47,4 21,2 31,4

2013 46,8 21,2 32,0

2014 46,3 21,3 32,4

2015 44,0 22,8 33,2

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Trong giai đoạn 2005 đến nay, dưới tác động của chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu

lao động đang làm việc phân theo khu vực kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực.

Tỷ trọng lao động đang làm việc trong khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản giảm,

tỷ trọng lao động của khu vực công nghiệp-xây dựng và dịch vụ đang tăng dần. (Tỷ trọng

lao động đang làm việc trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 55,1% năm

2005 xuống còn 44,0% năm 2015. Tỷ trọng lao động trong khu vực công nghiệp- xây dựng

tăng tương ứng từ 17,6% lên 22,8%. Tỷ trọng lao động trong khu vực dịch vụ tăng từ 27,3%

lên 33,2%).

Ngành công nghiệp chế biến chế tạo thu hút nhiều lao động nhất trong số các ngành

phi nông nghiệp và trong số 4 nhóm ngành sản xuất công nghiệp (khai khoáng, công nghiệp

chế biến và chế tạo, Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng và điều hòa không khí,

Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải). Năm 2015 là 15,5% tổng

só lao động đang làm việc.

Biểu 2: Cơ cấu lao động có việc làm theo ngành kinh tế

Chỉ tiêu 2010 2012 2013 2014 2015

Tổng số 100,0 100.0 100.0 100.0 100.0

Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 49.5 47.4 46.7 46.3 44.0

Khai khoáng 0.6 0.6 0.5 0.5 0.5

Công nghiệp chế biến, chế tạo 13.5 13.8 13.9 14.1 15.3

Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước 0.3 0.3 0.3 0.3 0.3

Công ty Cổ phần Phát triển Giáo dục Hawking SĐT: 04.6253.1570 – Email: [email protected]

Website: www.hawking.edu.vn

Chỉ tiêu 2010 2012 2013 2014 2015

nóng và điều hòa không khí

Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải

0.2 0.2 0.2 0.2 0.2

Xây dựng 6.3 6.4 6.3 6.3 6.3

Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô,

xe máy và xe có động cơ khác

11.3 12.3 12.6 12.6 12.7

Vận tải, kho bãi 2.9 2.9 2.9 2.9 3.0

Dịch vụ lưu trú và ăn uống 3.5 4.2 4.2 4.4 4.6

Thông tin và truyền thông 0.5 0.6 0.6 0.6 0.6

Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm

0.5 0.6 0.6 0.7 0.7

Hoạt động kinh doanh bất động sản 0.2 0.3 0.3 0.3 0.3

Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ

0.4 0.5 0.5 0.5 0.5

Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ 0.4 0.4 0.5 0.5 0.5

Hoạt động của Đảng Cộng sản, tổ chức

chính trị - xã hội; quản lý Nhà nước, an ninh quốc phòng; đảm bảo xã hội bắt buộc

3.2 3.1 3.1 3.2 3.2

Giáo dục và đào tạo 3.4 3.4 3.5 3.5 3.6

Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội 0.9 0.9 0.9 0.9 1.0

Nghệ thuật, vui chơi và giải trí 0.5 0.5 0.5 0.5 0.6

Hoạt động dịch vụ khác 1.4 1.4 1.4 1.4 1.5

Hoạt động làm thuê các công việc trong các hộ gia đình, sản xuất sản phẩm vật

chất và dịch vụ tự tiêu dùng của hộ gia

đình

0.4 0.3 0.3 0.3 0.3

Hoạt động của các tổ chức quốc tế và cơ quan quốc tế

0.01 0.01 0.00 0.00 0.01

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Tuy nhiên, tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động còn chậm, tỷ trọng lao động trong khu

Công ty Cổ phần Phát triển Giáo dục Hawking SĐT: 04.6253.1570 – Email: [email protected]

Website: www.hawking.edu.vn

vực vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản vẫn còn lớn, chứng tỏ lao động tăng thêm

không có điều kiện chuyển ra thành thị đã ở lại nông thôn, nhưng lại chia nhau các công

việc ít ỏi, năng suất thấp, chứ chưa phải là phân công lại lao động xã hội trên quy mô lớn,

tạo ra năng suất lao động xã hội tăng thêm. Bên cạnh đó, chất lượng lao động của nước ta

vẫn còn thấp, thể hiện qua tỷ lệ lao động không có CMKT còn cao nên chưa giúp được lực

lượng lao động ở khu vực năng suất lao động xã hội thấp gia nhập thị trường lao động của

các khu vực khác một cách hiệu quả.

2. Chất lượng lao động thấp

Biểu 3: Cơ cấu lao động theo trình độ CMKT trong tổng số lao động có việc làm (%)

Năm Chưa đào

tạo CMKT

Có trình độ CMKT

Dạy nghề Trung cấp

chuyên nghiệp Cao đẳng

Đại học trở

lên

2007 82,9 5,2 5,4 1,8 4,7

2008 82,4 6,0 4,9 1,9 4,8

2009 85,5 4,8 2,7 1,5 5,5

2010 85,4 3,8 3,4 1,7 5,7

2011 84,5 4,0 3,7 1,7 6,1

2012 83,4 4,7 3,6 1,9 6,4

2013 82,1 5,3 3,7 2,0 6,9

2014 81,8 4,9 3,7 2,1 7,6

2015 80,1 5,0 3,9 2,5 8,5

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Tỷ trọng lao động qua đào tạo của Việt Nam tuy liên tục tăng, tuy nhiên, số người

qua đào tạo và đào tạo nghề có bằng cấp và chứng chỉ của nước ta vẫn ở mức thấp; năm

2015 tỷ lệ này là khoảng 19,9%, nếu tính cả số lao động đã qua đào tạo nhưng không cấp

chứng chỉ, bằng cấp thì tỷ lệ là 51,6%. Những con số này chưa thể hiện được chất lượng

đào tạo cũng như chưa đảm bảo được ngành nghề được đào tạo có thể đáp ứng được nhu

cầu phát triển của các ngành.

Công ty Cổ phần Phát triển Giáo dục Hawking SĐT: 04.6253.1570 – Email: [email protected]

Website: www.hawking.edu.vn

Cơ cấu nguồn nhân lực chưa phù hợp với nhu cầu thực tế, chưa cân đối giữa các ngành

và các trình độ đào tạo. Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp đại học rất cao so với sinh viên tốt nghiệp

các trường đào tạo nghề. Nhân lực được đào tạo trong các ngành kỹ thuật-công nghệ, nông-

lâm ngư còn chiếm tỷ trọng thấp; trong khi các ngành xã hội, luật, kinh tế lại cao. Lao động

kỹ thuật trình độ cao, công nhân lành nghề, đặc biệt là các ngành trọng điểm như cơ khí,

điện tử, kỹ thuật điện, tự động hóa, công nghệ sinh học, năng lượng nguyên tử... hiện đang

thiếu hụt. Đồng thời, cũng thiếu hụt các chuyên gia dự báo, tư vấn pháp luật quốc tế, chuyên

gia cấp cao quản trị doanh nghiệp, tài chính, bảo hiểm, ngân hàng, thương mại quốc tế.

Chất lượng đào tạo của nhân lực còn nhiều hạn chế. Thực tế các doanh nghiệp, các cơ

quan sử dụng lao động vẫn phải đào tạo lại hoặc bổ sung, trước khi sử dụng người lao động,

kể cả người có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, gây nên sự lãng phí nguồn lực cho cả

nhà nước, doanh nghiệp. Cơ cấu trình độ đào tạo chưa hợp lý, cùng với chất lượng đào tạo

thấp nên nhiều lao động qua đào tạo vẫn gặp khó khăn trong tìm kiếm việc làm, gây lãng

phí nguồn lực xã hội. Tỷ lệ lao động thất nghiệp nhưng đã qua đào tạo chuyên nghiệp- trình

độ từ cao đẳng trở lên so với tổng số lao động thất nghiệp là tương đối cao. Năm 2015, tỷ

lệ này là 26,1%, trong đó, nhóm có trình độ đại học trở lên chiếm 16,3%.

3. Năng suất lao động thấp

3.1. NSLĐ xã hội toàn bộ nền kinh tế và phân theo khu vực kinh tế

Biểu 4: NSLĐ xã hội toàn bộ nền kinh tế và theo khu vực kinh tế

2005 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

NSLĐXH tính theo

giá hiện hành

- Tổng số (triệu đồng). 21,4 27,6 34,8 37,9 44,0 55,2 63,1 68,7 74,7 79,3

- Chia ra:

+ Nông lâm và TS 7,5 9,7 13,6 14,1 16,8 22,9 26,2 27,0 29,2 31,1

+ Công nghiệp và XD 46,3 56,1 66,7 70,7 80,3 98,3 115,0 123,9 135,0 133,6

+ Dịch vụ 33,3 42,0 52,2 57,9 63,8 76,5 83,7 92,8 99,9 106,6

NSLĐXH tính theo

giá so sánh 2010

- Tổng số (triệu đồng) 37,1 40,3 41,4 42,5 44,0 45,5 46,9 48,7 51,1 54,4

- Tốc độ tăng so với

năm trước (%)

2,8 2,6 3,6 3,5 3,1 3,8 4,9 6,4

- Nông lâm và TS 14,5 15,5 15,9 16,0 16,8 17,4 17,9 18,3 18,9 20,2

Công ty Cổ phần Phát triển Giáo dục Hawking SĐT: 04.6253.1570 – Email: [email protected]

Website: www.hawking.edu.vn

2005 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

- Tốc độ tăng so với

năm trước (%)

3,1 0,7 4,7 3,7 2,7 2,5 3,5 6,5

- Công nghiệp và XD 80,5 81,4 80,8 80,5 80,3 82,1 85,4 88,5 93,6 95,1

- Tốc độ tăng so với

năm trước (%)

-0,7 -0,4 -0,3 2,3 4,0 3,6 5,8 1,6

- Dịch vụ 54,8 59,3 61,5 63,6 63,8 64,7 64,7 66,7 69,1 72,2

- Tốc độ tăng so với

năm trước (%)

3,8 3,4 0,4 1,4 0,0 3,0 3,6 4,5

Nguồn: Tổng cục Thống kê

NSLĐ xã hội tăng dần hàng năm. Theo giá so sánh năm 2010, NSLĐ của Việt Nam

tăng 6,4% so với năm 2014, bình quân giai đoạn 2006-2015 tăng 3,9%/năm, trong đó, giai

đoạn 2006-2010 tăng 3,4%/năm, giai đoạn 2011-2015 tăng 4,3%/năm. Tuy nhiên, NSLĐ xã

hội của nước ta hiện còn ở mức thấp và chênh lệch lớn với các nước trong khu vực.

Bảng 5: NSLĐ của Việt Nam và một số nước trong khu vực

Quốc gia 2010 2011 2012 2013

Hàn Quốc 56.106 57.129 57.262 58.298

ASEAN 9.868 10.097 10.467 10.812

Malaysia 33.344 34.056 35.018 35.751

Thái Lan 13.813 13.666 14.446 14.754

Indonesia 8.763 9.130 9.486 9.848

Philipin 9.152 9.168 9.571 10.026

Việt Nam 4.896 5.082 5.239 5.440

Lào 4.636 4.865 5.115 5.396

Campuchia 3.460 3.619 3.797 3.989

Miến Điện 2.454 2.560 2.683 2.828

Bảng 6: Tốc độ tăng NSLĐ của Việt Nam và một số nước trong khu vực

Công ty Cổ phần Phát triển Giáo dục Hawking SĐT: 04.6253.1570 – Email: [email protected]

Website: www.hawking.edu.vn

Quốc gia 2010 2011 2012 2013

Hàn Quốc 4.8 1.8 0.2 1.8

ASEAN 5.4 2.3 3.7 3.3

Malaysia 4.5 2.1 2.8 2.1

Thái Lan 6.9 -1.1 5.7 2.1

Indonesia 3.8 4.2 3.9 3.8

Philipin 4.1 0.2 4.4 4.8

Việt Nam 4.9 3.8 3.1 3.8

Lào 5.4 4.9 5.1 5.5

Campuchia 3.8 4.6 4.9 5.1

Miến Điện 3.8 4.4 4.8 5.4

Nguồn: Báo cáo "Cộng đồng ASEAN 2015: Quản lý hội nhập hướng tới việc làm tốt hơn và

thịnh vượng chung" của ILO

Các số liệu trên cho thấy, NSLĐ của Việt Nam chỉ cao hơn các quốc gia: Lào,

Campuchia, Miến Điện; tuy nhiên, tốc độ tăng NSLĐ xã hội hàng năm trong những năm

gần đây lại thấp hơn các nước này. Số liệu của ILO cho thấy, so với các nước khác, NSLĐ

của Malaysia năm 2013 gấp 6,6 lần Việt Nam; của Thái Lan gấp 2,7 lần; của Indonesia và

Philipin gấp 1,8 lần. NSLĐ của Việt Nam bằng khoảng 50% NSLĐ của ASEAN.

3.2. NSLĐ xã hội theo ngành kinh tế

Biểu 7: NSLĐ xã hội theo ngành kinh tế (theo giá hiện hành)

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Tổng số 44,0 55,2 63,1 68,7 74,7 79,3

Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy

sản

16,3 22,3 25.6 26.4 28.6 30.4

Khai khoáng 742,2 982.8 1298.6 1474.3 1683.3 1738.0

Công nghiệp chế biến, chế tạo 42,0 53.2 60.7 65.8 70.0 68.8

Sản xuất và phân phối điện, khí đốt,

nước nóng và điều hòa không khí

504,8 580.4 751.3 862.2 1024.7 1148.9

Công ty Cổ phần Phát triển Giáo dục Hawking SĐT: 04.6253.1570 – Email: [email protected]

Website: www.hawking.edu.vn

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải

94,6 128.4 141.8 164.4 179.0 180.2

Xây dựng 42,7 48.5 53.4 55.6 60.7 70.6

Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ

khác

31,1 40.3 47.4 51.7 58.3 64.5

Vận tải, kho bãi 43,8 55.9 62.2 67.0 73.2 71.3

Dịch vụ lưu trú và ăn uống 45,5 51.1 55.3 60.7 64.2 64.1

Thông tin và truyền thông 77,3 78.4 80.3 82.8 84.9 88.1

Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm

457,8 493.0 547.7 581.9 588.2 632.3

Hoạt động kinh doanh bất động sản 1300,0 1370.6 1204.8 1263.6 1278.6 1386.0

Hoạt động chuyên môn, KHCN 128,8 160.4 166.5 190.2 204.2 237.9

Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ

42,5 50.8 51.3 55.0 56.3 56.2

Hoạt động của Đảng Cộng sản, tổ

chức chính trị - xã hội; quản lý Nhà nước, an ninh quốc phòng; đảm bảo

xã hội bắt buộc

35,2 45.5 51.9 57.9 62.5 68.6

Giáo dục và đào tạo 30,0 38.3 47.6 58.0 64.9 74.7

Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội 53,4 55.2 69.2 119.5 134.4 134.3

Nghệ thuật, vui chơi và giải trí 62,8 67.3 73.0 78.1 80.7 92.2

Hoạt động dịch vụ khác 50,0 59.0 68.5 76.9 85.6 85.0

Hoạt động làm thuê các công việc trong các hộ gia đình, sản xuất sản

phẩm vật chất và dịch vụ tự tiêu

dùng của hộ gia đình

15,0 20.5 25.4 28.7 32.9 32.1

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Biểu 8: NSLĐ xã hội theo ngành kinh tế (theo giá so sánh)

Công ty Cổ phần Phát triển Giáo dục Hawking SĐT: 04.6253.1570 – Email: [email protected]

Website: www.hawking.edu.vn

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Tổng số 44.0 45.5 46.9 48.7 51.1 54.4

Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 16.3 17.0 17.5 17.9 18.5 19.7

Khai khoáng 742.2 754.1 775.4 825.2 891.8 1037.4

Công nghiệp chế biến, chế tạo 42.0 45.7 48.9 51.3 54.0 53.0

Sản xuất và phân phối điện, khí đốt,

nước nóng và điều hòa không khí

504.8 518.6 633.3 665.6 717.8 760.9

Cung cấp nước; hoạt động quản lý

và xử lý rác thải, nước thải

94.6 114.7 123.0 132.9 140.8 138.0

Xây dựng 42.7 41.1 41.9 43.9 46.8 53.2

Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô,

mô tô, xe máy và xe có động cơ

khác

31.1 32.8 33.4 34.4 36.7 40.3

Vận tải, kho bãi 43.8 47.2 47.3 48.8 51.3 51.5

Dịch vụ lưu trú và ăn uống 45.5 42.0 42.1 44.6 45.0 43.6

Thông tin và truyền thông 77.3 80.1 83.7 86.7 88.3 91.3

Hoạt động tài chính, ngân hàng và

bảo hiểm

457.8 415.7 422.9 421.5 424.6 441.0

Hoạt động kinh doanh bất động sản 1300.0 1148.7 934.9 943.5 920.3 975.1

Hoạt động chuyên môn, KHCN 128.8 135.3 128.5 137.8 146.6 167.9

Hoạt động hành chính và dịch vụ

hỗ trợ

42.5 42.8 39.6 39.8 39.9 39.3

Hoạt động của Đảng Cộng sản, tổ

chức chính trị - xã hội; quản lý Nhà

nước, an ninh quốc phòng; đảm bảo

xã hội bắt buộc

35.2 38.3 40.1 41.9 43.2 47.1

Giáo dục và đào tạo 30.0 31.1 32.8 34.5 36.1 39.3

Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội 53.4 52.1 55.8 59.2 63.2 62.0

Nghệ thuật, vui chơi và giải trí 62.8 62.5 65.5 66.4 67.8 76.7

Hoạt động dịch vụ khác 50.0 49.8 52.9 55.7 58.1 55.6

Hoạt động làm thuê các công việc

trong các hộ gia đình, sản xuất sản

phẩm vật chất và dịch vụ tự tiêu

dùng của hộ gia đình

15.0 17.3 19.6 20.8 22.0 20.5

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Lao động trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản chiếm tỷ trọng lớn nhưng NSLĐ xã hội

của lĩnh vực này thấp nhất. Một số ngành có NSLĐ xã hội cao (khai khoáng, điện, tài chính

Công ty Cổ phần Phát triển Giáo dục Hawking SĐT: 04.6253.1570 – Email: [email protected]

Website: www.hawking.edu.vn

ngân hàng, bất động sản…) nhưng lao động làm việc trong những ngành này chiếm tỷ trọng

nhỏ.

Trong các ngành phi nông nghiệp, công nghiệp chế biến, chế tạo là ngành có tỷ lệ lao

động phi nông nghiệp lớn nhất. Điều này cho thấy, các ngành thâm dụng lao động như dệt

may, giầy da, sản xuất mộc... vẫn có vai trò quan trọng trong việc thu hút lao động, giải

quyết việc làm, nhất là đối với lao động chuyển dịch từ khu vực nông, lâm nghiệp và thủy

sản. Tuy nhiên, tốc độ tăng NSLĐ xã hội của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo lại đang

có xu hướng giảm dần. Điều này cũng đòi hỏi cần phải nỗ lực để tạo nền tảng phát triển các

ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có giá trị gia tăng cao hơn và tạo ra năng suất lao động

cao hơn.

3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến NSLĐ xã hội của Việt Nam

Lực lượng lao động chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu dân số. Việt Nam có hơn 3/4 dân số

từ 15 tuổi trở lên tham gia lực lượng lao động, nên tổng quy mô lực lượng lao động hiện

nay khá lớn. Đây vừa là nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế, nhưng đồng thời cũng gây sức

ép về giải quyết việc làm, thách thức lớn với tăng NSLĐ, nhất là khi chất lượng nguồn nhân

lực của Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế.

Chất lượng lao động thấp. Phần lớn lực lượng lao động đang làm việc trong lĩnh vực

nông, lâm nghiệp và thủy sản và là những lao động thời vụ, lao động giản đơn, việc làm

không ổn định nên tuy lực lượng lao động chiếm tỷ lệ cao và tỷ lệ lao động thất nghiệp thấp

nhưng thực tế giá trị gia tăng do những người lao động này tạo ra lại không cao từ đó dẫn

đến NSLĐ thấp. Gần 50% lao động trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp chỉ đóng góp

18,38% vào GDP. Tỷ lệ lao động làm việc trong nền kinh tế phi chính thức cao. Khu vực

phi chính thức thường là nơi mà người lao động ít được tiếp cận với những công nghệ mới

nhất hoặc hiện đại nhất, có NSLĐ thấp.

Quy mô kinh tế nước ta còn nhỏ, xuất phát điểm thấp. Cơ cấu kinh tế chậm chuyển

dịch. Máy móc, thiết bị và quy trình công nghệ còn lạc hậu, chất lượng, cơ cấu và hiệu quả

sử dụng lao động chưa đáp ứng yêu cầu. Đối với ngành công nghiệp chủ yếu là sơ chế, gia

công- chế biến chế tạo: hàm lượng giá trị tăng thêm kết tinh trong sản phẩm công nghiệp

của Việt Nam rất thấp, phần lớn là nguyên vật liệu đầu vào từ bên ngoài. Nếu năm 1989, hệ

số giá trị tăng thêm trên giá trị sản xuất của công nghiệp chế biến khoảng 0,362%, thì đến

năm 1996 hệ số này là khoảng 0,3%, năm 2007 hệ số này chỉ còn khoảng 0,27%. Rõ ràng

với quy trình như vậy, Việt Nam đang là một trong những công xưởng của thế giới nhưng

Công ty Cổ phần Phát triển Giáo dục Hawking SĐT: 04.6253.1570 – Email: [email protected]

Website: www.hawking.edu.vn

là thuộc loại công xưởng nhỏ bé nhất.

Sản xuất công nghiệp Việt Nam chủ yếu có công nghệ sản xuất thấp và trung bình. Tỷ

lệ doanh nghiệp công nghiệp sản xuất các sản phẩm thuộc công nghệ thấp và trung bình của

Việt Nam năm 2012 trong toàn ngành chế biến, chế tạo là 88%, công nghệ cao chỉ chiếm

12%, tỷ lệ này thậm chí còn thấp hơn năm 2000 (12,8%). Giá trị tăng thêm của các ngành

thuộc công nghệ cao năm 2012 chỉ chiếm 26,5% so với toàn ngành chế biến, chế tạo, thấp

hơn tỷ lệ 29,1% của năm 2000.

Tỷ lệ đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp (TFP: Total Factor Productivity) cho

tăng trưởng GDP của Việt Nam ở mức thấp, cho thấy trình độ, ý thức tổ chức và quản lý

trong sản xuất kinh doanh của người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu của

nền sản xuất hiện đại. Đóng góp của TFP vào tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn

2001-2010 là 4,3%, trong đó giai đoạn 2001-2005 là 11,9% và giai đoạn 2006-2010 là -

4,5%, giai đoạn 2011-2015 đạt khoảng 29%. (Tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn

2001-2010 chủ yếu vẫn dựa vào đóng góp của vốn và lao động, trong đó yếu tố vốn đóng

góp tới 72,03% và đóng góp của yếu tố lao động là 23,69%).

Thời gian qua vẫn còn một số điểm nghẽn, rào cản về thể chế trong quá trình chuyển

đổi sang kinh tế thị trường đã ảnh hưởng đến quá trình tái cơ cấu nền kinh tế và đổi mới mô

hình tăng trưởng.

4. Các giải pháp chuyển dịch cơ cấu lao động và nâng cao năng suất lao động xã

hội

Duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, cải cách thủ tục hành chính, tái cơ cấu mạnh mẽ nền

kinh tế để nâng cao hiệu quả hoạt động của nền kinh tế, tạo ra môi trường khuyến khích các

doanh nghiệp liên tục đổi mới. Tiếp tục tổ chức thực hiện đồng bộ, hiệu quả ba đột phá

chiến lược nhằm phát triển kinh tế- xã hội cho giai đoạn 2011- 2020 đã được đặt ra trong

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI.

Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành dựa vào lợi thế, tiềm năng phát triển các ngành

và gắn với khía cạnh đóng góp của chuyển dịch cơ cấu ngành vào NSLĐ ngành và NSLĐ

xã hội. Chuyển dịch từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ có giá trị cao; đồng thời

cần chú trọng chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp từ sản xuất dựa vào lao động

sang dựa vào công nghệ và từ sản xuất hàng có giá trị gia tăng thấp sang hàng có giá trị gia

tăng cao hơn. Từ chuyển dịch cơ cấu ngành sẽ thúc đẩy quá trình chuyển dịch lực lượng lao

Công ty Cổ phần Phát triển Giáo dục Hawking SĐT: 04.6253.1570 – Email: [email protected]

Website: www.hawking.edu.vn

động.

Phân bổ lại nguồn lực thông qua chính sách ngành hợp lý và các công cụ để thực hiện

chính sách (về đầu tư, lao động và công nghệ) để tạo ra sự năng động cho doanh nghiệp,

đóng góp vào tăng trưởng NSLĐ xã hội. Các chính sách ngành không nên dài trải mà cần

tập trung vào các ngành có thể tạo bước đột phá cho chuyển dịch cơ cấu ngành và NSLĐ

của ngành.

Tận dụng tối đa cơ hội hội nhập kinh tế quốc tế: Chủ động hội nhập quốc tế, tập trung

khai thác hiệu quả các Hiệp định, cam kết thương mại cho phát triển và chuyển dịch cơ cấu

ngành theo hướng công nghiệp hóa; mở rộng thị trường, tranh thủ các nguồn vốn, công nghệ,

kỹ năng quản lý từ bên ngoài, nâng cao NSLĐ và sức cạnh tranh.

Thúc đẩy nhanh hơn nữa quá trình cải cách doanh nghiệp Nhà nước với việc cổ phần

hoá để nâng cao hiệu quả của khối doanh nghiệp. Doanh nghiệp Nhà nước được cổ phần

hoá do sức ép cạnh tranh sẽ tự trang bị máy móc, thiết bị hiện đại hoặc tìm cách chuyển đổi

sang những ngành nghề có giá trị gia tăng lớn hơn, quản lý tốt hơn lực lượng lao động. Tất

cả những yếu tố này sẽ tự động làm tăng NSLĐ ở các đơn vị sản xuất kinh doanh và vì vậy

tổng hợp lại trên toàn bộ nền kinh tế, NSLĐ xã hội sẽ được tăng lên theo.

Chú trọng ưu tiên hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng

nông thôn mới. Đối với Việt Nam, nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu kinh tế

nông nghiệp và vẫn là ngành tạo nhiều việc làm và mang lại nguồn thu nhập ổn định cho

một bộ phận lao động ở khu vực nông thôn. Chuyển dịch cơ cấu lao động thông qua chuyển

đổi phương thức sản xuất nông nghiệp và phát triển công nghiệp chế biến và dịch vụ, du

lịch. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ,

cùng với quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá nhanh chóng tất yếu kéo theo quỹ đất

dành cho sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp. Vì vậy để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp

và ổn định việc làm, một mặt cần thúc đẩy tích tụ ruộng đất và đảm bảo tính lâu dài trong

sử dụng đất của nông dân, mặt khác cần thay đổi chiến lược từ sản xuất hỗn hợp sang sản

xuất chuyên môn hoá và tập trung vào những sản phẩm nông nghiệp tạo giá trị kinh tế cao

(chăn nuôi, trồng cây cảnh và các loại rau, quả sạch trong nhà kính…). Đồng thời cần

khuyến khích phát triển mạnh công nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp và phát triển hệ

thống dịch vụ sản xuất. Phát triển các hình thức hợp tác liên kết đa dạng, hình thành chuỗi

giá trị từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm. Có cơ chế, chính sách khuyến khích ứng

dụng khoa học công nghệ trong sản xuất và quản lý nông nghiệp.

Công ty Cổ phần Phát triển Giáo dục Hawking SĐT: 04.6253.1570 – Email: [email protected]

Website: www.hawking.edu.vn

Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ lao động nông thôn di chuyển. Chuyển dịch lao

động nông thôn sang khu vực thành thị do các nhân tố: nhân tố đẩy (thu hẹp đất nông nghiệp,

nhu cầu thuê lao động làm nông nghiệp ở khu vực nông thôn giảm…) và nhân tố kéo (chênh

lệch về thu nhập và mức sống giữa thành thị và nông thôn, một số công việc nặng nhọc, độc

hại, nguy hiểm ở thành thị mà người lao động thành thị không muốn làm) và chính sách

nhập cư của Nhà nước có tác động mạnh đến các dòng di cư giữa các khu vực. Do vậy Nhà

nước cần rỡ bỏ các rào cản hành chính và tạo điều kiện cho quá trình chuyển dịch cơ cấu

lao động nông thôn- thành thị được thuận lợi.

Nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện các chính sách, pháp luật về lao động, việc làm.

Trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế và lao động, cần nghiên cứu để bổ sung những

chính sách, luật pháp liên quan đến người lao động ở mọi thành phần kinh tế, nhất là kinh

tế ngoài Nhà nước nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của người lao động cũng như của chủ sở

hữu. Những chính sách phù hợp có tác dụng khuyến khích người lao động làm việc có năng

suất cao, có thêm thu nhập, hạn chế được đình công, lãn công và cũng động viên những chủ

sở hữu đầu tư máy móc và công nghệ để làm ra các sản phẩm mới có chất lượng.

Phát triển mạnh và toàn diện nguồn nhân lực. Để đáp ứng mô hình phát triển mới,

nâng cao trình độ, kỹ năng tay nghề cho lực lượng lao động là một trong những nhiệm vụ

trọng tâm trước mắt hiện nay bởi vì nó là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến NSLĐ. Đây

cũng là nút thắt đang gây trở ngại đối với quá trình tăng trưởng kinh tế và tăng NSLĐ xã

hội cần phải được giải quyết sớm, nhất là khi Việt Nam đã hội nhập sâu vào nền kinh tế thế

giới. Chính sách đào tạo nguồn nhân lực phải được xây dưng, ban hành trong sự gắn kết,

đồng bộ với chính sách phát triển ngành. Đổi mới đào tạo và dạy nghề theo hướng hiện đại,

phù hợp với thực tế Việt Nam đáp ứng nhu cầu phát triển và hội nhập quốc tế; Tiếp cận xây

dựng nền giáo dục, đào tạo phục vụ nhu cầu xã hội; Đẩy mạnh xã hội hoá để tăng cường

huy động các nguồn vốn cho phát triển nhân lực.

Phát triển mạnh thị trường khoa học công nghệ. Áp dụng cơ chế đặt hàng, khoán thực

hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, nâng cao hiệu quả hoạt động của các Quỹ về phát triển

khoa học, công nghệ. Nghiên cứu, xây dựng chính sách tăng cường năng lực công nghệ

hướng vào doanh nghiệp vừa và nhỏ, phát triển dịch vụ khoa học công nghệ phục vụ cho

doanh nghiệp, gắn kết các cơ sở nghiên cứu với doanh nghiệp, từ đó tăng tính ứng dụng

thực tế, hiệu quả của sản phẩm nghiên cứu.

Để tăng NSLĐ xã hội, phải tiến hành đồng bộ các giải pháp nêu trên, đặc biệt là hoàn

Công ty Cổ phần Phát triển Giáo dục Hawking SĐT: 04.6253.1570 – Email: [email protected]

Website: www.hawking.edu.vn

thiện thể chế thị trường và cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để

phát triển doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, nhất là thành phần kinh tế tư nhân,

có môi trường cạnh tranh lành mạnh để đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất lao động./.