Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (TS. Trần Quang Phú)

113
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TS. Trần Quang Phú Ban KTPT – Viện Kinh tế

Transcript of Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (TS. Trần Quang Phú)

CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ

TS. Trần Quang Phú

Ban KTPT – Viện Kinh tế

Nội dung

I. Những vấn đề lý luận về cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

II. Một số mô hình lý thuyết chuyển dịch cơ cấu kinh tế

III.Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam

I. NHỮNG NHẬN THỨC CHUNG VỀ CƠ CẤU KINH TẾ& CHUYỂN

DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ

Nội dung

1. Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

2. Những vấn đề mang tính qui luật về xu hướng CDCCKT

3. Các nhân tố ảnh hưởng tới Chuyển dịch CCKT

1. Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế:

1.Là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế với vị trí, tỷ trọng tương ứng của chúng và mqh hữu cơ tương đối ổn định hợp thành (Gt HVCTQG – HCM)

Phân tích Cơ cấu kinh tế

CC ngành

Bộ phận hợp thành từ một ngành (nhóm

ngành)

Mqh thể hiện ở tỷ trọng ngành

CC vùng

Bộ phận hợp thành là các vùng lãnh thổ (vị trí địa

lý, đk KTXH..)

CC loại hình kinh tế

Bộ phận hợp thành là các TPKT

Đánh giá vị trí và vai trò của từng thành phần KT

Cơ cấu ngành

• Là sự phân chia nền kinh tế theo những ngành sản xuất quan trọng – Các ngành sản xuất này tương đối độc lập với nhau, dựa trên

những đối tượng và sản phẩm sản xuất khác nhau – những ngành sản xuất quan trọng và lớn trong nền kinh tế

bao gồm: NN – CN - DV – Việc nghiên cứu cơ cấu ngành kinh tế nhằm tìm ra những

cách thức duy trì tỷ lệ hợp lý của chúng và những lĩnh vực cần ưu tiên tập trung các nguồn lực có hạn của quốc gia trong mỗi thời kỳ nhằm thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế một cách nhanh chóng và có hiệu quả.

Cơ cấu thành phần

• CCKT theo thành phần kinh tế là cơ cấu kinh tế theo khu vực sở hữu. – Trong thời kỳ đầu của cải cách kinh tế (những năm 1986 -

1990), CP đã có những chính sách khuyến khích để mỗi thành phần kinh tế có thể phát triển ở mức cao nhất, có đóng góp lớn nhất vào sự phát triển của nền kinh tế.

– Cơ cấu của nền kinh tế đã hình thành nên 03 kv sở hữu chính:

– kinh tế NN – kinh tế ngoài NN (kinh tế tư nhân, kinh tế tập thể, kinh tế

hộ gia đình) – kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).

Khu vực Kinh tế Nhà nước

• Gồm hệ thống các DNNN là trụ cột của nền kinh tế với nhiều ngành sản xuất kinh doanh quan trọng trong các lĩnh vực hạ tầng cơ sở, an ninh quốc phòng, đảm bảo xã hội, các ngành công nghiệp mũi nhọn…

• Cung cấp những sản phẩm, dịch vụ có ý nghĩa quyết định lớn tới sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế

• Tuy nhiên, khu vực này cũng đã bộc lộ những điểm hạn chế như hiệu quả đầu tư thấp, công nghệ lạc hậu, khả năng cạnh tranh yếu…

Khu vực kinh tế ngoài nhà nước

• Quy mô nhỏ, năng động

• Tuy nhiên, có những hạn chế như quy mô nhỏ, công nghệ thô sơ, cạnh tranh yếu và ít có cơ hội để thực hiện quá trình hợp tác phát triển với các nước cũng như các quốc gia khác.

Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

• Khả năng cạnh tranh lớn, tiếp cận thị trường tốt, tiềm năng về huy động vốn lớn, khả năng hợp tác phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế cao,

• Khu vực này đòi hỏi chi phí đầu tư thường lớn, ít hiểu biết về thị trường cũng như những thế mạnh về tài nguyên, lao động của Việt Nam.

Cơ cấu kinh tế vùng

• Phát triển kinh tế dựa vào những lợi thế, tiềm năng về tài nguyên, điều kiện tự nhiên, con người, phong tục tập quán, truyền thống văn hóa… ở những vùng, lãnh thổ trên đất nước.

• Nghiên cứu cơ cấu về vùng, lãnh thổ là để phục vụ cho xây dựng hệ thống các chính sách nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tự nhiên và xã hội ở mỗi một vùng kinh tế để phát triển.

• Thực hiện công bằng, bình đẳng xã hội giữa các khu vực vực dân cư,

Cơ cấu kinh tế hợp lý

1. Phù hợp với các điều kiện cấu thành và những nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nhằm bảo đảm sự phát triển tốt nhất của vùng và ngành.

2. Bảo đảm sự thống nhất của các yếu tố phát triển nói chung và của sức sản xuất nói riêng giữa các lãnh thổ, các ngành, đồng thời có sự thích ứng cao với những thay đổi bên ngoài.

3. Đạt được hiệu quả KTXH cao nhất, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, phúc lợi xã hội.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

• CDCCKT là sự thay đổi CCKT từ trạng thái này sang trạng thái khác cho phù hợp với phân công lao động xã hội, trình độ phát triển của LLSX, các điều kiện về KTXH trong những giai đoạn phát triển kinh tế nhất định.

• Thực chất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế là quá trình làm thay đổi cơ cấu cũ, lạc hậu hoặc chưa phù hợp để xây dựng cơ cấu mới tiên tiến, hoàn thiện, bổ sung cơ cấu cũ thành cơ cấu mới phù hợp hơn.

• CDCCKT được thực hiện theo ba hướng chủ yếu: – Chuyển dịch theo ngành theo khu vực

kinh tế,

– chuyển dịch theo vùng kinh tế

– chuyển dịch theo thành phần kinh tế.

Tái cơ cấu nền kinh tế

• Là quá trình CP chủ động thực hiện CDCCKT: – Ban hành các chính sách về tài chính, tiền tệ,

– Chính sách về hành chính, kinh tế

– Sử dụng các công cụ thuộc chức năng, nhiệm vụ của mình để tác động tới việc phân bổ và sử dụng các nguồn lực (L, K, T) cần thiết nhằm CDCCKT theo một xu hướng nhất định

– Đạt được các mục tiêu đặt ra trong từng giai đoạn phát triển.

Tái cơ cấu kinh tế

• Cấu trúc lại hay biến đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, hiện đại, phù hợp với tiến trình chủ động hội nhập quốc tế, thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững.

• Phân bố lại nguồn lực (trước hết là vốn đầu tư) trên phạm vi quốc gia nhằm cải thiện và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực

Thảo luận

• Tại sao nền kinh tế của một quốc gia phải tái cơ cấu

• Nội dung của tái cơ cấu kinh tế là gì?

• Tái cơ cấu kinh tế cần giải quyết những vấn đề gì?

Bất ổn kinh tế vĩ mô nhu cầu tái cơ

cấu kinh tế

– Tốc độ tăng trưởng chậm lại

– Chất lượng tăng trưởng

– Năng lực cạnh tranh

– Lạm phát cao

– Các cán cân vĩ mô (gồm cân đối cán cân vãng lai, cân đối ngân sách, cân đối tiết kiệm nội địa và đầu tư xã hội, dự trữ ngoại tệ quốc gia…)

– Nợ công (nợ trong nước, nợ nước ngoài)

– Nợ xấu ngân hàng

Nội dung tái cơ cấu

• Nâng cao chất lượng MT kinh doanh

– Ổn định kinh tế vĩ mô,

– Phát triển hạ tầng,

– Phát triển nguồn nhân lực

– Cải cách thể chế

Giúp cơ chế thị trường được vận hành tốt

TCC nền kinh tế Việt Nam

• QĐ 339/QĐ-TTg ngày 19/02/2013 “ĐÁ tổng thể TCCKT gắn với Chuyển đổi MHTT theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013 -2020”

2. Những vấn đề mang tính qui luật về xu hướng CDCCKT

• Qui luật tiêu dùng của E. Engel

• Qui luật tăng NSLĐ của A. Fisher

Qui luật tiêu dùng của E. Engel

• Do nhà KTH người Đức Ernst. Engel đưa ra vào cuối TK 19

• Đường cong Engel phản ánh mqh giữa thu nhập& tiêu dùng cá nhân về một loại hàng hóa cụ thể

• Độ dốc của đg Engel tại 1 điểm bất kỳ chính là xu hướng tiêu dùng cá nhân biên (MPC)

• Phản ánh độ co dãn của tiêu dùng một loại

hàng hóa cụ thể đối với thu nhập ( D/I)

Đường Engel cho 03 loại hàng hóa (NN_CN_DV)

DI <DI0: Tiêu dùng lương thực là chủ yếu, hàng hoá khác ở mức trung bình, hàng hoá DV ở mức thấp nhất.

DI >DI0: sản phẩm nôn nghiệp được có độ co giãn thấp (Do đã đáp ứng được nhu cầu)

• Sản phẩm CN hàng tiêu dùng lâu bền, độ co giãn ít thay đổi

• Sản phẩm DV đa phần là HH cao cấp, độ co giãn rất lớn.

DI

Tiêu dùng

0

Công Nghiệp

Nông Nghiệp

Dịch Vụ

DI0 Thu nhập

Ngưỡng thu nhap

lam thay doi cầu

về hàng hoa với

thu nhập

Kết luận của Engel về qui luật CDCCKT

• Khi thu nhập của các gđ tăng lên đến một mức độ nhất định thì tỷ lệ chi tiêu của họ cho lương thực giảm => Tỷ trọng khu vực NN trong nền KT có xu hướng giảm đi và tỷ trọng các khu vực khác tăng lên.

• Tỷ lệ thu nhập dành cho hàng hóa CN có xu hướng tăng (nhưng chậm hơn tốc độ tăng thu nhập)

• Tỷ lệ chi tiêu cho HH DV (có tốc độ tăng nhanh hơn thu nhập)

Thảo luận

• Theo các đồng chí hiện nay qui luật của Engel có đúng với nền kinh tế Việt Nam không?

• Hãy đưa ra những minh họa về việc thay đổi trong tiêu dùng do sự tác động của sự thay đổi thu nhập đối với hàng hóa dịch vụ?

Qui luật tăng NSLĐ của A. Fisher • Do nhà KTH người Mỹ A.Fisher đưa ra vào năm 1935, tp “Các quan

hệ kinh tế của tiến bộ kỹ thuật”

• Nền KT gồm 03 kv: 1) KV I: N,L,N nghiệp và khai khoáng; 2) Kv

II:CN chế biến, XD; 3) Kv III: Dịch vụ.

• Kv – NN: KHCN kv- NN dễ dàng giảm sl LĐ nhất (do sử dụng

máy móc NSLĐ ). Tỷ lệ LĐ trong NN có xu hướng giảm dần

trong cơ cấu

• Kv – CN do tính chất phức tạp, cộng với độ co dãn trong xu hướng

tiêu dùng biên >0 tỷ trong LĐ trong CN có xu hướng tăng lên

• Kv –DV: Khó có kn thay thế LĐ do tính chất phức tạp; đồng thời độ

độ co dãn của nhu cầu các sp dịch vụ khi nền kinh tế phát triển là

>1

Qui luật tăng NSLĐ của A. Fisher

• A. Fisher cho rằng tỷ lệ NN có thể giảm 80% (các nước chậm pt) xuống 11-12% các nước pt

3. Các nhân tố ảnh hưởng tới Chuyển dịch CCKT

• Nhóm nhân tố trong nước

• Nhóm nhân tố ngoài nước

1. Nhân tố trong nước

• (1) Thị trường và nhu cầu tiêu dùng của XH

– Qui định số lượng và chất lượng HH

– Tác động tới qui mô, trình độ phát triển của các cơ sở KT, xu hướng PT và phân công LĐXH

VD: Trên thị trường smart phone (Nhu cầu của XH) -> các DN (nội địa FPT…) sản xuất thay vì điện thoại thông thường

Nhân tố trong nước

• (2) Trình độ phát triển của LLSX

– LLSX gồm TLSX và người LĐ

– Sự phát triển của LLSX dưới tác động của KHCN hình thành các ngành nghề mới phá

vỡ cấu trúc cũ hình thành cơ cấu kinh tế với tỷ trọng các ngành nghề phù hợp với sự phát triển của LLSX

Nhân tố trong nước

• (3) Chiến lược, mục tiêu phát triển KTXH của mỗi quốc gia trong từng giai đoạn

– Dù mang tính khách quan và lịch sử song CCKT chịu sự tác động, chi phối của NN

– Các mục tiêu phát triển KT sẽ định hướng sự phát triển và chuyển dịch của các ngành, nghề trong CCKT

2. Nhân tố ngoài nước

(1) Xu thế toàn cầu hóa kinh tế và quốc tế hóa LLSX – Xu thế TCH kinh tế tạo ra sự dịch chuyển của các luồng

vốn, lao động công nghệ – Xóa bỏ các hàng rào bảo hộ, gia nhập các tổ chức và hiệp

định thương mại (WTO, TPP, FTA) – Hình thành các chuỗi sản xuất liên kết nhiều quốc gia trên

thế giới VD: Nhật Bản có nhiều công ty tầm cỡ thế giới, nhưng chỉ

chiếm 1% tổng số doanh nghiệp (DN) trong nước và công việc chủ yếu của những công ty này vẫn là lắp ráp - sản xuất ở khâu cuối cùng, còn 90% số DN cấp thấp (DN vừa và nhỏ) sản xuất các linh kiện

Để sản xuất ra một chiếc ôtô, hãng Toyota cần có 1.600 nhà cung cấp các loại chi tiết

Nhân tố ngoài nước

• (2) Thành tựu của cách mạng KHCN và sự bùng nổ thông tin

– Mạng internet đã biến thế giới “phẳng” giúp cho thị trường toàn cầu trở thành thị trường quốc gia

– Hệ thống thông tin kết nối toàn cầu giúp cho các nhà quản lý, lãnh đạo DN nằm bắt thông tin từ đó định hướng sản xuất, thay đổi CCSX

II. MỘT SỐ MÔ HÌNH LÝ THUYẾT CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ

Nội dung

1. Mô hình Rostow – Lý thuyết về các giai đoạn phát triển

2. Mô hình 02 khu vực của D. Ricardo

3. Mô hình 02 khu vực của A. Lewis

4. Mô hình của Tân Cổ Điển

5. Mô hình của H.Oshima

1. Mô hình Rostow

• Nội dung:

– Rostow chia quá trình phát

triển kinh tế thành 5 giai đoạn.

• Ý nghĩa

– Co y nghia trong viêc xac

đinh trinh đô phat triên cua

môi quôc gia trong môi giai đoan.

– Ly thuyêt nay gơi y vê sư

thuc đây hoan thanh nhưng

tiên đê cân thiêt nao đo

cho sư phat triên cua môi nươc trong tưng giai đoan.

Giai đoạn 1: Xã hội truyền thống

Cơ cấu Nông nghiệp thuần túy

Cơ sở vật chất – trình độ công nghệ thấp kém

Sự hoạt động của nền kinh tế chưa đa dạng, NSLĐ thấp

Ưng với giai đoạn này là các nước Châu Âu thời Trung Cổ.

Giai đoạn 2: Chuẩn bị cất cánh

Giai đoạn quá độ từ XH truyền thống sang giai đoạn cất cánh

Bắt đầu áp dụng KHCN

Tồn tại song song cả KV kinh tế truyền thống và hiện đại.

Nhu cầu đầu tư tăng lên hình thành hệ thống ngân hàng

Cơ cấu ngành là cơ cấu NN -CN

Xuất hiện các tầng lớp chủ các DN

Giai đoạn 3: Cất cánh

• Là giai đoạn trung tâm trong mô hình Rostow • Nền kT phá vỡ tình trạng trì trệ • Cơ cấu ngành là cơ cấu CN – NN - DV • Tốc độ tăng trưởng nhanh và tỷ lệ đầu tư cho nền

kinh tế khoảng 5-10% GDP • KHCN được áp dụng vào một lĩnh vực đầu tàu rồi

tác động tới khu vực địa lý, ngành kỹ thuật kinh tế, từ đó keo theo sự phát triển một số ngành khác

• Giai đoạn này khoảng 30 năm

Giai đoạn 4:Trưởng thành

Các ngành CN nặng hiện đại chủ yếu như luyện kim,

hóa chất, điện phát huy tác dụng.

Tỷ lệ đầu tư trong giai đoạn này ở mức 20%.

Cơ cấu KTXH có sự biến đổi theo hướng cả đời sống

vật chất và tinh thần người dân được nâng cao.

Các chủ DN tham gia vào QLNN và PTKT.

Cơ cấu ngành là cơ cấu CN – DV - NN.

Kéo dài khoảng 60 năm

Giai đoạn 5: Tiêu dùng cao

TNBQ đầu người tăng nhanh, dân cư giàu có dẫn đến tăng nhu cầu tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ cao cấp.

Cơ cấu lao động thay đổi theo hướng tăng tỷ lệ dân cư thành thị, lao động có trình độ chuyên môn cao.

Nhu cầu cơ bản của đại bộ phận dân cư được đáp ứng.

Cơ cấu ngành là cơ cấu DV-CN-NN G7

Hạn chế của mô hình Rostow

• Tăng trưởng là một quá trình liên tục không phải đứt đoạn nên khó phân chia thành những giai đoạn chính xác.

• Tại sao cất cánh lại xảy ra ở nước này mà không xảy ra ở nước khác?

• Cách tiếp cận không lấy tính đặc thù của mỗi nước làm điểm xuất phát.

• Chỉ nghiên cứu sự tăng trưởng chứ chưa đi sâu nghiên cứu và phân tích phát triển kinh tế.

Ứng dụng trong hoạch định chính sách

Các điều kiện để xuất hiện giai đoạn cất cánh: tăng tỷ lệ đầu

tư, hình thành ngành công nghiệp mũi nhọn và cải cách hệ

thống thể chế.

Nguyên nhân chủ yếu mà các nước nghèo rất khó khăn để

vươn tới giai đoạn cất cánh, đó là:

Nguồn vốn huy động trong nước thường rất thấp, còn vốn huy

động nước ngoài lại quá ít.

Năng lực bộ máy quản lý kinh tế yếu kém, thể chế tạo ra sự

quan liêu, tham nhũng, lãng phí và sử dụng hiệu quả đầu tư thấp.

44

45

Thảo luận

Việt Nam đang ở giai đoạn nào của phát triển????

Ngành kinh tế mũi nhọn?

Tỷ lệ tiết kiệm quốc gia?

Thể chế: Luật, Quản lý hành chính, Mội trường kinh

doanh?

Các khả năng có thể tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu??

Thế mạnh nào cho phát triển công nghiệp???

Công nghiệp gì??

2. Mô hình 02 khu vực_ D. Ricardo

• Được trình bày trong ”Các nguyên tắc KTCT và thuế khóa”_1817

• 02 giả định:

– Sản xuất NN có tính chất hiệu suất giảm dần do cung về đất đai có hạn;

– Hiện tượng dư thừa lao động trong khu vực NN, do tồn tại LLLĐ nhiều hơn lượng cần thiết để tạo ra lương thực Thất nghiệp trá hình, mọi người phải chia việc ra để làm NSLĐ thấp

• Phải mở rộng kv CN để thu hút lao động. Do sản phẩm lao động biên của NN = 0 nên có thể thu hút sang kv CN mà không cần phải tăng lương

3. Mô hình 02 khu vực _ A. LEWIS

• Do nhà KTH Arthus. Lewis (Mỹ) đưa ra vào TN 50 (TK20), tp “Lý thuyết về phát triển kinh tế”

• Nội dung: Giải thích mqh giữa NN&CN trong quá trình tăng trưởng, đưa ra “mô hình khu vực cổ điển”

• Kế thừa tư tưởng của D.Ricardo về mô hình 02 khu vực

• Được 02 nhà KT John Fei& Gustar Rainis áp dụng vào phân tích quá trình tăng trưởng của các nước ĐPT (TN 60)

Nội dung mô hình

Cơ sở lý thuyết của mô hình: Y= f( K,L,R) K :yếu tố vốn đầu tư L :yếu tố lao động R :yếu tố đất đai (có vai trò quan trọng nhất) Chia nền kinh tế ra thành 2 khu vực : Kv cổ điển: phản ánh khu vực NN truyền thống, có

lao động dư thừa. Kv hiện đại: phản ánh khu vực CN hiện đại. KV này

phải giải quyết hiện tượng lao động dư thừa của kv cổ điển mà không làm ảnh hưởng đến mức tiền công và tiền lương của cả 2 kv.

Khu vực Nông Nghiệp

Q

0 0 La La

La 0

MPL,APL

E (Điểm đạt QE max)

LE

qE

MPL APL

LE

A Wa

W

SLa

(1) Y= f(L,K,T)

(2) (3)

Q: Sản lượng L: Lao động MP: Sản phẩm biên AP: Sản phẩm trung bình biên W: Tiền công Sla: Đường Cung Lao động

Phân tích mô hình Lewis trong NN

• Hình (1) & (2)& (3) – Hàm sản xuất trong kv NN: Y = f (L,K,T); trong đó K và T là cố

định – LĐ tăng dần từ 0 đến Le Slg tăng từ 0 đến Qe

– Tuy nhiên, do qui luật sản phẩm biên MP có xu hướng giảm dần theo qui mô nên đường xu hướng sẽ có xu hướng đi ngang.

– QE là mức tổng sản phẩm cao nhất của kv NN, tại điểm E trên đồ thị người ta đã khai thác và sử dụng hết số lượng và chất lượng NN

– Nếu số lượng LĐ tiếp tục tăng lên thì tổng sản phẩm NN vẫn không đổi (tức là MP = 0)

– Theo nguyên tắc của KT vi mô mức lương (W) được trả theo MP của LĐ. Tuy nhiên, trong kv NN (MP=0) nên W = AP (AP = TP/L)

– Đường Cung LĐ nằm ngang không co dãn tương ứng với mức Lương Wa

Phân tích mô hình Lewis trong NN

• Kết luận:

– Khi kv NN không dư thừa lao động thì W (NN) được trả = MP

– Khi Kv NN dư thừa lao động thì Wmin = AP

Khu vực Công Nghiệp

0

Wm

W

Lm

D1(K1)

D2(K2) D3(K3)

W3

E1 E2 E

E3 Đường Cung lao động (SLm)

L1 L2 LE L3

DE(KE)

Phân tích mô hình Lewis trong khu vực CN

• Đường cung Lao động của CN chia làm 02 đoạn • Đi ngang_Xuất phát từ Wm (L1) LE. Mức tiền

công Wm đủ để thu hút lao động từ NN • Dốc lên_Đến Le để tiếp tục thu hút tiếp lao động

từ kv NN, W cần tăng lên W3 • Sự tăng lên của vốn (K) là nhân tố tác động tới

nguồn cầu lao động tại mỗi lượng lao động L • Nguyên nhân là do nguồn cung lao động từ NN

(với mức W cố định) giúp nhà Tư bản thu được lợi nhuận từ đó tái đầu tư vào SX

• Quá trình trên sẽ diễn ra đến khi lđ tại kv NN hết dư thừa

Kết luận về MH 2 khu vực của Arthur

Lewis:

Mô hình Lewis xây dựng khả năng dịch chuyển lao động từ NN sang CN

Do sự tăng trưởng của vốn (K) nên khu vực CN liên tục phát triển và thu nhập lao động từ kv NN

Khi kv NN dư thừa lao động , tăng trưởng kinh tế được quyết định được quyết định bởi khả năng tích lũy và đầu tư của khu vực CN

4. Mô hình của Tân Cổ Điển

Y=f( K,L,R,T ) trong đó T đóng vai trò quan trọng nhất, R là tài nguyên.

Phê phán quan điểm dư thừa lao động trong NN của A. Lewis

Khu vực Nông nghiệp

Q

0 La

MPL

A

0 La L3 0

W

La

SLa

W0

(1) Y=f(L,K,T)

(2) (3)

Hàm SX của NN luôn có xu thế dốc lên (không có đoạn đi ngang như mô hình của A. Lewis) Không có LĐ dư thừa trong kv NN do sản phẩm cận biên của kv này luôn >0 Nếu LĐ chuyển sang kv CN sẽ làm cho sản lg của kv NN giảm đi Qui luật MP giảm dần vẫn đúng Tiền lương được dựa trên MPL chứ không phải dựa trên APL

Phân tích khu vực NN trong mô hình 02 kv của Tân cổ điển

Hàm SX của NN luôn có xu thế dốc lên (không có đoạn đi ngang như mô hình của A. Lewis)

Không có LĐ dư thừa trong kv NN do sản phẩm cận biên của kv này luôn >0

Nếu LĐ chuyển sang kv CN sẽ làm cho sản lg của kv NN giảm đi

Qui luật MP giảm dần vẫn đúng Tiền lương được dựa trên MPL chứ không

phải dựa trên APL

Khu vực CN

W

Lm 0

D1(K1)

D2(K2)

E1

E2

W0

W1

W2

L1 L2

SLm

Đường Cung LĐ trong CN (SLm) có độ dốc ngày càng lớn theo hướng sử dụng nhiều lao động Sự bất lợi trong trao đổi LĐ thuộc 02 kv luôn thuộc về kv CN Khi đầu LĐ trong CN (D) tăng lên do tái đầu tư thì tiền lương W sẽ càng tăng lên

Phân tích khu vực CN trong mô hình 02 kv của Tân cổ điển

Đường Cung LĐ trong CN (SLm) có độ dốc ngày càng lớn theo hướng sử dụng nhiều lao động

Sự bất lợi trong trao đổi LĐ thuộc 02 kv luôn thuộc về kv CN

Khi đầu LĐ trong CN (D) tăng lên do tái đầu tư thì tiền lương W sẽ càng tăng lên

Kết luận về MH 2 khu vực của trường phái Tân cổ điển:

1. Theo quan điểm của MH TCĐ thì ngay từ đầu cần phải đầu tư phát triển cả hai khu vực CN và NN để khắc phục tình trạng bất lợi trong phát triển CN.

2. Đầu tư cho NN cần theo hướng tăng NSLĐ để khi rút bớt LĐ không ảnh hưởng tới sản lượng LTTP, giữ giá LTTP ổn định, giảm áp lực tăng giá tiền lương trong kv CN

3. Kv CN cần đầu tư theo chiều rộng để giảm cầu LĐ, và sản xuất hàng XK để trao đổi LTTP từ bên ngoài

4. Do sự trì trê tương đối giữa NN và CN nên cần đầu tư với tỷ trọng lớn hơn cho CN

5. Mô hình của H.Oshima

• Là nhà KTH Nhật Bản

• Đưa ra quan điểm về mô hình kinh tế và mgh giữa CN – NN trong tp” Tăng trưởng kinh tế của các nước Châu Á gió mùa”

• Phân tích đặc điểm của NN châu Á với tính thời vụ cao vừa thừa – vừa thiếu lao động

Cơ sở lý thuyết

Phản biện quan điểm của của A.Lewis

Kế thừa quan điểm trong NN có lao động dư thừa nhưng theo ông tình trạng này có tính thời vụ. Trong NN thậm chí thiếu lao động vào thời vụ cao điểm.

Phản biện quan điểm của Tân Cổ Điển

Kế thừa quan điểm cần đầu tư phát triển cả CN và NN ngay từ đầu nhưng theo ông điều này chưa hoàn toàn phù hợp cho đại bộ phận LDCs vì các nước này thiếu vốn, thiếu lao động có tay nghề cao. Cần bắt đầu phát triển ngành NN trước.

Nội dung của mô hình

GĐ1: Giải quyết vấn đề nông nhàn

thời vụ:

• Đầu tư cho cơ sở hạ tầng (thuỷ lợi, điện,

đường,…)

• Cho nông dân vay ưu đãi.

• Đa dạng hoá các loại hình sản xuất

• Cải tiến những hình thức sản xuất và dịch vụ ở

nông thôn

GĐ2: Tiến tới có việc làm đầy đủ:

Phát triển một số ngành CN phục vụ sản

xuất NN (hoá chất, cơ khí, CN chế biến)

Sản xuất NN trên quy mô lớn.

Phát triển một số ngành DV phục vụ cho việc

vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm NN.

Phát triển các hình thức liên kết sản xuất

giữa CN và NN (Mía đường, café, cao su…)

GĐ3: Sau khi có việc làm đầy đủ

• Đầu tư phát triển cả CN và NN theo chiều sâu.

• KV _NN sử dụng nhiều máy móc thay thế LĐ, công nghệ sinh học để tăng sản lượng nên có thể rút bớt lao động ở KV này sang KV khác

• KV_CN hướng vào chiến lược thay thế NK và hướng về XK, tìm thị trường tiêu thụ ở NN,

• Tập trung vào các ngành CN cần ít vốn, công nghệ dễ học hỏi, dễ tìm thị trường và có khả năng cạnh tranh ở thị trường nước ngoài. Sản phẩm của ngành CN có xu hướng tăng dần dung lượng vốn và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

• KV_ DV được mở rộng hơn phục vụ cho sản xuất NN và CN thay thế NK.

Kết luận về MH 2 khu vực của H.Oshima:

Cần đầu tư cho khu vực NN trước

Tiếp đến đầu tư cho CN ở những ngành phục vụ NN

Sau đó đầu tư phát triển song song cả hai khu vực NN và CN.

III. CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ Ở ViỆT NAM

• Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2013 ước tính tăng 5,42% so với năm 2012

• Mức tăng trưởng năm nay tuy thấp hơn mục tiêu tăng 5,5% đề ra nhưng cao hơn mức tăng 5,25% của năm 2012 và có tín hiệu phục hồi. Trong bối cảnh kinh tế thế giới những năm qua có nhiều bất ổn, sản xuất trong nước gặp khó khăn, lạm phát tăng cao,

1. Mục tiêu chuyển dịch CCKT

2. Kết quả trong CDCCKT tại Việt Nam

3. Những hạn chế CDCCKT tại Việt Nam

4. Xu hướng chuyển dịch

1. Mục tiêu của CDCCKT ở Việt Nam

Kinh tế: tăng trưởng nhanh và bền vững

Chính trị - xã hội: chính trị đảm bảo định hướng

XHCN, việc làm thu nhập cao, công bằng xã hội

Môi trường: Giảm ô nhiễm, tăng diện tích rừng

Xu hướng CDCCKT: Theo hướng CNH,HDH, tăng tỷ

trọng CN và dịch vụ trong GDP, giảm tỷ trọng nông

nghiệp trong GDP;

Tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu thông qua mở

cửa, hội nhập

Mục tiêu xác định trong Đại hội XI

• CDCCKT trong thời kỳ 2011- 2015 là giảm tỷ trọng của nhóm ngành N-L-TS, tăng mạnh tỷ trọng của nhóm ngành CN-XD và giữ tỷ trọng của nhóm ngành DV,

• Cơ cấu GDP: N-L-TS :17 - 18%, CN- XD:41 - 42%, DV:41 - 42%;

Cơ cấu Kinh tế tính đến 2013

2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

NN, LN, TS 22.54 21.81 21.02 20.36 20.3 22.1 20.91 20.58 22.01 19.67 18.39

CN-XD 39.46 40.21 40.97 41.56 41.58 39.73 40.24 41.09 40.23 38.63 38.3

DV 38 37.98 38.01 38.08 38.12 38.17 38.85 38.33 37.76 41.7 43.31

0

5

10

15

20

25

30

35

40

45

50

1. Những kết quả đạt được

1. CCKT đã chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng của CN và DV, giảm tỷ trọng của nông nghiệp trong GDP

2. CCLĐ đã có sự chuyển dịch từ khu vực NN sang khu vực CN và DV

3. Cơ cấu ngành, lĩnh vực đã bước đầu có sự thúc đẩy lẫn nhau

4. Cơ cấu nội bộ từng ngành, lĩnh vực có sự chuyển biến theo hướng tích cực.

(1) CCKT đã chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng của CN và DV, giảm tỷ trọng của nông nghiệp trong GDP một cách liên tục từ năm 2001 đến nay.

0

5

10

15

20

25

30

35

40

45

50

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

NN, LN, TS CN-XD DV

18,39

38,3

43,31

Tăng GDP qua các năm

6.89 7.08 7.34 7.69

8.4

8.17 8.48

6.23

5.32

6.78

5.89

5,03

5.42

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Cấu thành trong tốc độ tăng trưởng hàng năm của GDP

0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

6,89 7,08 7,34 7,79 8,43 8,23 8,48 6,31 5,32 6,78 5,89 5,03 5,42

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Nông, lâm, ngư nghiêp Công nghiệp - xây dựng Dịch vụ Tốc độ tăng trưởng GDP

Tỷ trọng đóng góp của NN-CN-DV trong tăng trưởng của GDP giai đoạn 2001 -2013

0

10

20

30

40

50

60

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

N,L,NN

Dịch vụ CN - XD

Năm 2013

• Mức tăng trưởng năm nay chủ yếu do đóng góp của kv_ DV

– Bán buôn và bán lẻ tăng 6,52%;

– Dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 9,91%;

– Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 6,89%.

• CN-XD, mức tăng của ngành công nghiệp không cao (5,35%) nhưng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng khá ở mức 7,44% (Năm 2012 tăng 5,80%) đã tác động đến mức tăng GDP chung. Ngành xây dựng mặc dù chiếm tỷ trọng không lớn nhưng đạt mức tăng 5,83%, cao hơn nhiều mức tăng 3,25% của năm trước cũng là yếu tố tích cực trong tăng trưởng kinh tế năm nay.

(2) Cơ cấu lao động đã có sự chuyển dịch từ khu vực NN sang khu vực CN và DV

• Nguồn. GSO

0

10

20

30

40

50

60

70

N,L, NN

CN- XD

DV

• 2000 -2010: Tỷ trong lao động NN giảm bình quân khoảng 1,5%/năm.

• Đến năm 2013: NN: 24, 57 tr người; CN: 11,05 tr người

(3) Cơ cấu ngành, lĩnh vực đã bước đầu có sự thúc đẩy lẫn nhau theo hướng tạo điều kiện cho sự phát triển của

mỗi ngành, lĩnh vực.

– CN phát triển (sản xuất vật liệu XD, các ngành năng lượng) giúp nông nghiệp thực hiện điện khí hóa, thủy lợi hóa, (60% diện tích thủy lợi được kiên cố)

– CN và NN tăng kích thích nhiều ngành dịch vụ phát triển.

- TMQT với tốc độ tăng trưởng 20%/ năm;

- Tài chính ngân hàng phát triển nhanh 2000 - 2007.

• Một số lĩnh vực nông nghiệp phát triển vượt bậc, tiêu biểu là thủy sản => công nghiệp chế biến:

• Nếu năm 1994, chưa có một cơ sở chế biến thủy sản đáp ứng tiêu chuẩn EU

• Đến năm 2007 đã có 300 cơ cở đạt chuẩn. => xuất khẩu thủy sản của nước ta đã tăng trưởng với tôc độ cao (năm 2013 đạt trên 6 tỷ USD).

• Thương mại (dịch vụ) và công nghiệp chế biến phát triển => nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa (vùng chuyên canh như cà phê, cao su, lúa gạo)

• Cơ cấu ngành CN thay đổi theo hướng ngày càng tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến, ngày càng giảm tỷ công nghiệp khai khoáng. Tỷ trọng2013: Khai khoáng (11,49%); Chế biến (17,49%);

• Một số ngành CN hình thành và từng bước phát triển như lắp ráp ô tô, điện thoại di động (Sam Sung), CN hỗ trợ.

• Cơ cấu ngành NN thay đổi theo hướng ngày càng tăng tỷ trọng ngành thủy sản, giảm dần tỷ trọng NN và lâm nghiệp (2013: NN: 14,05%; LN: 0,67% ; TS: 3,67%)

(4) Cơ cấu nội bộ từng ngành, lĩnh vực có sự chuyển biến theo hướng tích cực

2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Công nghiệp - Xây dựng 39,46 40,21 40,97 41,56 41,58 39,73 40,24 41,09 40,23 38,63 38,3

Công nghiêp 33,41 33,98 34,62 34,94 34,62 33,25 33,59 34,07 33,82 32,7 32,96

Khai thác mỏ 9,34 10,13 10,5 10,26 9,76 8,93 9,97 10,86 11,04 11,91 11,49

Chế biến 20,45 20,34 20,67 21,25 21,38 21,1 20,09 19,68 19,39 17,49 17,49

Điện, ga, Cung cấp nước 3,62 3,51 3,45 3,43 3,48 3,22 3,53 3,53 3,39 3,72 3,98

Xây dựng 6,05 6,23 6,35 6,62 6,96 6,48 6,65 7,02 6,41 5,61 5,35

Tỷ trọng cơ cấu GDP của ngành công nghiệp 2003 -2013 (%)

0

5

10

15

20

25

30

35

40

2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Công nghiêp Khai thác mỏ Chế biến Điên, ga, Cung cấp nươc

CN chế biến

CN khai khoáng

Tỷ trọng cơ cấu GDP của ngành nông nghiệp 2003 -2013 (%)

0

5

10

15

20

25

2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

NN,LN, TS Nông nghiệp Lâm nghiệp Thủy sản

Thủy sản Nông nghiệp

• Đối với dịch vụ: ngành dịch vụ mới có giá trị gia tăng cao như:

• Tài chính ngân hàng

• Dịch vụ tin học

• Bảo hiểm

• Thương mại quốc tế

• Dịch vụ vận tải (logistic)

2. Những hạn chế của CDCCKT ở Việt Nam

1. Cơ cấu ngành, lĩnh vực còn lạc hậu chưa tạo tiền đề vững chắc cho quá trình CDCCKT theo hướng hiện đại dẫn đến chất lượng tăng trưởng kinh tế thấp.

2. Lao động NN hàng năm giảm nhưng với tốc rất chậm, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lao động xã hội, biểu hiện trình độ phân công lao động xã hội còn thấp

3. Chưa đảm bảo tính cân đối, đồng bộ làm giảm hiệu quả kinh tế và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, hạn chế CDCCKT theo hướng HDH

4. cơ cấu ngành, lĩnh vực còn mang tính khép kín, chậm thâm nhập vào các công đoạn có giá trị gia tăng cao trong chuỗi sản xuất toàn cầu.

(1) cơ cấu ngành, lĩnh vực còn lạc hậu chưa tạo tiền đề vững chắc cho quá trình CDCCKT theo hướng hiện đại dẫn đến chất lượng tăng trưởng kinh tế

thấp.

– Tăng trưởng kinh tế đạt được theo chiều rộng vẫn là cơ bản trong suốt 25 năm qua.

– Tỷ trọng nông nghiệp tuy có xu hướng giảm nhưng vẫn chiến tỷ lệ cao trong GDP, năm 2010 chiếm trên 20% GDP, năm 2011 tăng lên và chiếm trên 22%GDP.

– Tỷ trọng dịch vụ trong GDP hơn 10 năm nay (từ 2001 đến nay) hầu như không thay đổi, khoảng 38% GDP của Việt Nam.

• Cơ cấu nội bộ các ngành nhìn chung còn lạc hậu.

• Cơ cấu các ngành công nghiệp: Tỷ trọng các ngành công nghiệp có trình độ chế biến sâu, có giá trị gia tăng cao còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ (5%).

• Tỷ trọng công nghiệp chế biến và chế tạo chỉ chiếm khoảng trên 20% GDP (theo tiêu chuẩn quốc tế thì tỷ lệ này phải đạt trên 37% mới được coi là một tiêu chí đầu tiên của một nước công nghiệp).

Tỷ trọng 3 ngành trong GDP giai đoạn 2000 -2010

0

5

10

15

20

25

30

35

40

45

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

N,L, NN CN- XD DV

CDCK giữa NN –CN – DV trong cấu thành GDP chậm hơn so với CD lao động

• 2000 -2010: Tỷ trọng NN chỉ giảm 0,3 %/năm (chậm hơn so với gđ 1991 -2000: 1,56%/năm)

• So với các nước TQ (0,75%), Thailand (1,1%); Indonesia (0,86%), tốc độ CDCC của VN quá thấp

• CCKT của VN phản ánh trình độ thấp (vẫn ở giai đoạn cất cánh: Tỷ trọng NN >20%)

Cơ cấu nông nghiệp trồng trọt còn chiếm tỷ trọng cao

• hiện nay vẫn chiếm trên 50% trong cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp)

• Các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu chủ yếu dưới dạng sơ chế nên giá trị gia tăng thấp, khả năng rủi ro cao

• Cơ cấu dịch vụ chủ yếu là các dịch vụ truyền thống có giá trị gia tăng thấp, các dịch vụ có giá trị gia tăng cao chiếm tỷ trọng nhỏ và phát triển thiếu bền vững

(2) Lao động NN hàng năm giảm nhưng với tốc rất chậm, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lao động xã hội, biểu hiện trình độ phân công lao động xã hội còn thấp

(3) cơ cấu kinh tế chưa đảm bảo tính cân đối, đồng bộ làm giảm hiệu quả kinh tế và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, hạn chế CDCCKT theo hướng HDH

• CN chế biến phát triển chậm nên tỷ trọng chế biến các sản phẩm nông nghiệp rất thấp: tỷ lệ quả được chỉ đạt 12% và con số đó đối với rau là 8%; thịt lợn là 13% và gỗ: 6%.

• Mặt khác, một số ngành như sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu, xi măng, điện…có quy mô sản xuất nhỏ nên giá thành cao => giảm năng lực cạnh tranh về giá của ngành nông nghiệp.

• Bố trí cơ cấu vùng nguyên liệu của NN và CN theo vùng lãnh thổ chưa hợp lý như ngành mía đường, dứa làm hạn chế đến việc sử dụng công suất của các nhà máy (đường, dứa,..)

Thiếu vắng các ngành DV quan trọng

• Đánh giá và tư vấn chuyển giao công nghệ, cung cấp thông tin thị trường, gây cản trở cho hoạt động đổi mới công nghệ của các ngành công nghiệp, nông nghiệp. Đây là một trong những nguyên nhân làm hạn chế quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hóa.

4) cơ cấu ngành, lĩnh vực còn mang tính khep kín, chậm thâm nhập vào các công đoạn có giá trị gia tăng cao trong chuỗi sản xuất toàn cầu.

Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản làm hạn chế đến hiệu quả kinh tế, gây ô nhiễm môi trường.

Nhiều ngành mang tính cục bộ địa phương như xi măng, mía đường, các ngành lắp ráp ô tô xe máy đều phát triển ở khắp các tỉnh => quy mô của các ngành chủ yếu là vừa và nhỏ, không có lợi thế kinh tế nhờ quy mô.

Mặt khác, do quy mô đầu tư hạn chế nên công nghệ lạc hậu (xi măng, mía đường..).

=> Năng lực cạnh tranh và hiệu quả kinh tế rất thấp.

• Cho đến nay Việt Nam chỉ dừng ở công đoạn gia công đối với các ngành công nghiệp và tạo ra sản phẩm ban đầu trong các ngành nông nghiệp xét trong chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu=> trình độ công nghệ và giá trị gia tăng thấp, cơ cấu trình độ công nghệ lạc hậu.

• Mục tiêu đạt ra là tận dụng cơ hội của hôi nhập kinh tế quốc tế để nâng cao trình độ công nghệ các ngành sản xuất, rút ngắn khoảng cách phát triển với các nước, để tạo ra một cơ cấu kinh tế năng động và linh hoạt có thể coi như chưa đạt được.

4. Những giải pháp thúc đẩy CDCCKT

• (1) Xây dựng và hoàn thiện chính sách hỗ trợ DN đẩy mạnh hoạt động đổi mới, khuyến khích chuyển giao công nghệ tiên tiến vào Việt Nam

• Nguyên nhân cơ bản làm hạn chế quá trình CDCCKT theo hướng CNH,HĐH ở Việt Nam là do trình độ công nghệ của các doanh nghiệp thấp và chậm thay đổi.

• Nhà nước đã ban hành các chính sách nhằm tạo động lực cho doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ nhưng thực thi không có hiệu quả.

• Sửa đổi quy định về tỷ lệ đối ứng 70% đối với doanh nghiệp muốn hưởng hỗ trợ đầu tư vào các dự án triển khai nghiên cứu khoa học trong Nghi định 119 để nhiều doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp ngoài nhà nước có thế tiếp cận với chính sách này.

• Đẩy mạnh hoạt động của các quỹ khoa học – công nghệ ở các cấp, tạo điều kiện cho mọi doanh nghiệp có thêm một nguồn vốn đầu tư đổi mới công nghệ.

• Cập nhật và cung cấp thông tin về thị trường công nghệ thường xuyên và cho doanh nghiệp qua kênh chuyên biệt để mọi doanh nghiệp có thể kịp thời nắm được.

• Bổ sung chính sách đẩy mạnh liên kết đào tạo nguồn nhân lực của doanh nghiệp với các trường đại học, tổ chức nghiên cứu khoa học và giữa các doanh (Ngay các nước phát triển như Pháp, Đức các doanh nghiệp cùng sản xuất các sản phẩm trong cùng ngành hay các ngành nghề có liên quan vẫn có cơ chế trao đổi, luân chuyển cán bộ kỹ thuật với nhau)

• Đẩy nhanh tiến độ khai thác các KCNC để làm nền cho sự phát triển của doanh nghiệp khoa học công nghệ và phát triển kinh tế trí thức ở Việt Nam.

• Hoàn thiện những quy định pháp lý về bảo hộ quyền sở hưu trí tuệ để các luật liên quan đến lĩnh vực này thực sự có hiệu lực, bảo vệ lợi ích chính đáng chonhững doanh nghiệp đi đầu trong đổi mới công nghệ,

(2) Phát triển nguồn nhân lực đủ về số lượng và nâng cao chất lượng để đáp ứng yêu cầu đổi mới công nghệ trong giai đoạn mới.

• Hoàn thiện và đổi mới chiến lược và quy hoạch phát triển nguồn nhân lực theo chiến lược và quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực

• Cách tiếp cận xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển nguồn nhân lực là dựa vào nhu cầu lao động của thị trường để xây dựng chiến lược và quy hoạch lao động kể cả về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực.

• Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, chú trọng đào tạo công nhân kỹ thuật, trung cấp để thay đổi cơ cấu lao động của Việt Nam hiện nay.

• Đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp giáo dục - đào tạo theo hướng tăng cường đào tạo các kỹ năng chuyên sâu.

• Xây dựng đội ngũ giáo viên, giảng viên đáp ứng sự đổi mới của chương trình giáo dục - đào tạo.

• Chú trọng giáo dục đạo đức, tác phong cho người lao động.

• Mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo -

(3) phát triển kết cấu hạ tầng theo hướng đồng bộ và hiện đại, đáp ứng

nhu cầu CDCCKT.

Trên cơ sở hoàn thiện quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực để xây dựng quy hoạch kết cấu hạ tầng gắn với các vùng, miền một cách hợp lý.

Rà soát các dự án đầu tư vào kết cấu hạ tầng, để bổ sung các dự án mới theo quy hoạch đã được hoàn thiện và cương quyết loại bỏ những dự án đầu tư không phù hợp, gây lãng phí cho nguồn lực xã hội

Tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp luật để tăng cường thu hút các nguồn lực xã hội cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, khuyến khích đầu tư theo mô hình công - tư kết hợp (PPP), đầu tư tư nhân dân và đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả đầu tư công vào xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội. Tập trung đầu tư công cho các công trình trọng điểm. Rà soát sắp xếp các danh mục, dự án của Nhà nước theo mục tiêu ưu tiên đầu tư.

Tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát đầu tư vào kết cấu hạ tầng, thực hiện triệt để các biện pháp tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng đối với lĩnh vực này.

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)

• PCI (viết tắt của Provincial Competitiveness Index)

• Chỉ số đánh giá và xếp hạng chính quyền các tỉnh, thànhcủa Việt Nam về chất lượng điều hành kinh tế và xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho việc phát triển doanh nghiệp dân doanh.

• Triết lý điều tra PCI là đánh giá hiệu quả điều hành, điều mà CQĐP nào cũng có thể làm được do phụ thuộc vào tư duy chứ không phụ thuộc vào điều kiện địa lý hay các điều kiện khác.

• Càng nhiều tổ chức độc lập đánh giá về các đối tượng có tổ chức, có chức quyền tác động mạnh đến môi trường kinh doanh và đời sống dân sinh thì xã hội càng có thêm nhiều sự giám sát tích cực..."

10 tiêu chí PCI

1. Gia nhập thị trường 2. Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng

đất 3. Tính minh bạch 4. Chi phí thời gian 5. Chi phí không chính thức 6. Tính năng động của lãnh đạo tỉnh 7. Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp 8. Đào tạo lao động 9. Thiết chế pháp lý 10. Cải cách hành chính (năm 2012)

PCI _ Bình Dương

• Xếp hạng 2013 : Điểm 58,15 (xếp hạng 30

• Liên tục sụt giảm

PCI Lao Cai 2007 -2011

Năm

Điểm tổng hợp

Kết quả xếp hạng

Nhóm điều

hành

2007 66.95 5 Tốt

2008 61.22 8 Tốt

2009 70.47 3 Rất tốt

2010 67.95 2 Rất tốt

2011 75.53 1 Rất tốt

2012 3 Rất tốt

Kết quả 9 chỉ số thành phần PCI 2010-2011

XIN CẢM ƠN!