Kỹ thuật trồng nấm bào ngư

28
KỸ THUẬT TRỒNG NẤM BÀO NGƯ. Chi tiết Viết bởi Super User Lượt xem: 81102 Nấm bào ngư khá dễ trồng, không đòi hỏi kỹ thuật cao, tận dụng lúc nhàn rổi và nguyên liệu sẵn có để trồng nấm tăng thêm thu nhập cho nông dân là rất tốt. Hiện tại giá nấm bào ngư khoảng 20000đ - 30000đ/kg. Nấm bào ngư là loại thức ăn ngon, là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng khá cao, cung cấp một lượng đáng kể chất đạm, đường bột, nhiều vitamin và khoáng chất, đồng thời là dược liệu quí giá trong việc duy trì, bảo vệ sức khỏe phòng chống nhiều bệnh kể cả ung thư, ung bướu và cũng là nguồn hàng xuất khẩu có giá trị. - Bước 1: Xử lý nguyên liệu Bã mía khô hay rơm được tạo ẩm bằng nước vôi có pH 13, trọng lượng đóng ủ > 300 kg giúp hạn chế một phần mầm bệnh. - Bước 2: Ủ đống Bã mía sau khi tạo ẩm, ủ thành đống, phía dưới phải lót kệ lót, chính giữa có một cột thông hơi và dùng nilong quây xung quanh đống ủ. Trong quá trình ủ, nhiệt độ đống ủ tăng cao (60o- 80oC), cũng góp phần diệt nhiều vi sinh vật có hại. Quá trình ủ cũng làm nguyên liệu hút ẩm đồng đều hơn, cũng tạo nhiều thuận lợi cho việc khử trùng. Thời gian ủ từ 5 – 10 ngày. - Bước 3: Đảo đống ủ Phương pháp đảo: Đảo lớp trong ra ngoài, lớp ngoài vào trong, lớp trêncùng đảo xuống dưới và lớp dưới đảo lên trên. Ủ lại như ban đầu kéo dài 5 - 10 ngày. - Bước 4: Bổ sung dinh dưỡng, đóng túi. Sau khi ủ đủ thời gian, đảm bảo đống ủ sinh nhiệt, phối trộn chất dinhdưỡng: 2 % cám bắp, 3% cám gạo, 1% bột nhẹ (Có thể có hoặc không, nếu bổ sung thêm : N-P-K (15-30-15), Urê, DAP, SA liều lượng không quá 5%o, MgSO41 - 2%o).

Transcript of Kỹ thuật trồng nấm bào ngư

Page 1: Kỹ thuật trồng nấm bào ngư

KỸ THUẬT TRỒNG NẤM BÀO NGƯ.Chi tiếtViết bởi Super UserLượt xem: 81102 Nấm bào ngư khá dễ trồng, không đòi hỏi kỹ thuật cao, tận dụng lúc nhàn rổi và nguyên liệu sẵn có để trồng nấm tăng thêm thu nhập cho nông dân là rất tốt. Hiện tại giá nấm bào ngư khoảng 20000đ - 30000đ/kg. Nấm bào ngư là loại thức ăn ngon, là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng khá cao, cung cấp một lượng đáng kể chất đạm, đường bột, nhiều vitamin và khoáng chất, đồng thời là dược liệu quí giá trong việc duy trì, bảo vệ sức khỏe phòng chống nhiều bệnh kể cả ung thư, ung bướu và cũng là nguồn hàng xuất khẩu có giá trị.

- Bước 1: Xử lý nguyên liệuBã mía khô hay rơm được tạo ẩm bằng nước vôi có pH 13, trọng lượng đóng ủ > 300 kg giúp hạn chế một phần mầm bệnh.- Bước 2: Ủ đốngBã mía sau khi tạo ẩm, ủ thành đống, phía dưới phải lót kệ lót, chính giữa có một cột thông hơi và dùng nilong quây xung quanh đống ủ. Trong quá trình ủ, nhiệt độ đống ủ tăng cao (60o- 80oC), cũng góp phần diệt nhiều vi sinh vật có hại. Quá trình ủ cũng làm nguyên liệu hút ẩm đồng đều hơn, cũng tạo nhiều thuận lợi cho việc khử trùng. Thời gian ủ từ 5 – 10 ngày.- Bước 3: Đảo đống ủPhương pháp đảo: Đảo lớp trong ra ngoài, lớp ngoài vào trong, lớp trêncùng đảo xuống dưới và lớp dưới đảo lên trên.Ủ lại như ban đầu kéo dài 5 - 10 ngày.

- Bước 4: Bổ sung dinh dưỡng, đóng túi.Sau khi ủ đủ thời gian, đảm bảo đống ủ sinh nhiệt, phối trộn chất dinhdưỡng: 2 % cám bắp, 3% cám gạo, 1% bột nhẹ (Có thể có hoặc không, nếu bổ sung thêm : N-P-K (15-30-15), Urê, DAP, SA liều lượng không quá 5%o, MgSO41 - 2%o).Đóng túi: dùng túi 19 x 35 cm lộn đáy túi, trung bình mỗi túi nặng 1,2- 1,5 kg/túi. Nếu làm bằng rơm thì dùng túi 30 x40 cm.- Bước 5: Hấp thanh trùng, cấy giốngPhương pháp khử trùng phổ biến hiện nay là dùng nhiệt ẩm (có hoặc khôngcó áp suất) và cần thiết bị tương ứng. Dù phương pháp nào cũng đều phải đảm bảo nhiệt độ và thời gian khử trùng thích hợp. Một vài nơi còn sử dụng thùng phuy, nắp đậy được làm bằng nhựa và bao bố ướt, nhiệt độ các nồi này thườngkhông cao, khoảng 85 - 90oC, do đó, phải kéo dài 5 - 6 giờ. Nhiều nơi khác, hệ thống nấu dùng chảo có vỏ bọc bằng tôn, sắt, xi măng ... dạng hình khối hộp, cửa mở ra trước mặt. Nhiệt độ nồi thường không cao, khoảng 95o -100oC, thời gian hấp từ 3 - 4 giờ. (Đối với rơm thì không cần hấp).Sau khi hấp xong, để nguộiPhương pháp cấy giống: Cấy bề mặt. Nếu làm bằng rơm thì cấy 4 lớpBước 6: Ươm sợiTúi được cấy xong, chuyển vào phòng ươm, thời gian ươm kéo dài 20 - 30 ngày. Trong thời gian ươm sợi nên kiểm tra độ ẩm trong phòng, chỉ nên tưới nướcnền tạo ẩm.

Page 2: Kỹ thuật trồng nấm bào ngư

Bước 7: Chăm sóc, thu hái

- Chọn những bịch có sợi tơ nấm mọc trắng đều bịch, sau đó tiến hành tháo nút bông phía trên miệng bịch phôi hoặc dùng dao lam rạch từ 3 – 4 đường dài khoảng 3 – 4cm trên bịch phôi, sau khi rạch bịch để ngày hôm sau mới phun tưới nước.- Nước tưới nấm phải sạch, không phèn, không chứa chất độc hại nấm và nên tưới bằng bình phun sương hay vòi phun thật mịn. Tưới nước nhiều hay ít tùy theo ẩm độ không khí của nhà nuôi nấm. Bình quân 2 lần/ngày, nếu khô thì từ 3 – 4 lần/ngày.- Độ ẩm môi trường không khí nơi trồng nấm đạt 85-90%. Nhiệt độ thích hợp 25-32oC, nhiệt độ tối ưu 27-28oC.Ánh sáng khuyếch tán (có thể đọc sách được) đây là điều kiện thích hợp nhất đểtạo quả thể nấm phát triển.2. Một sốđiểm lưu ý khi trồng nấm bào ngư- Nhạy cảm với môi trường: Ngoài các tác nhân ảnh hưởng như nhiệt độ, độ ẩm, pH, ánh sáng,.... nấm bào ngư đặc biệt nhạy cảm với tác nhân gây ô nhiễm môi trường như hóa chất, thuốc trừ sâu, các kim loại nặng, kể cả trong nguyên liệu cũng như không khí và môi trường xung quanh khu vực nuôi trồng. Trong điều kiện ô nhiễm trên, tai nấm sẽ bị biến dạng hoặc ngừng tạo quả thể. Vì vậy, khi nấm bào ngư phát triển tốt thì nấm thu hoạch được chắc chắn sẽ là một loại ra sạch.- Dịch bệnh gây hại nấm: Chủ yếu là mốc xanh Trichoderma và ấu trùng ruồi nhỏ. Đối với mốc xanh, có thể hạn chế bằng cách khử trùng tốt nguyên liệu hoặc nâng pH. Đối với ấu trùng ruồi nhỏ, để ngăn ngừa nhà trồng cần có lưới chắn và vệ sinh nhà trại, không cho ổ dịch phátsinh.- Dị ứng do bào tử nấm bào ngư: Nếu hít phải có triệu chứng khó thở, có nhiều vết đỏ ở tay, nhức đầu, ho và sốt. Khắc phục bằng cách đeo khẩu trang khi vào nhà nuôi trồng, tưới ẩm cho nhà trồng.*Chuẩn bị nhà nấm:- Vật liệu: Làm nhà nấm bằng tre, lá , lưới, ny lon. Có thể tận dụng sàn nhà để treo bịch phôi nấm, xung quanh nhà trồng nấmcó thể bao lưới cước hoặc nylon để giữ ẩm độ, hạn chế côn trùng giúp cho nấm phát triển tốt.- Nhà trồng nấm phải sạch sẽ, cao ráo, thoáng khí, thoát nước và giữ đượcđộ ẩm. Các bịch phôi nấm có thể xếp đặt trên các bệ (bằng tre hay sắt) hoặctreo dưới các thanh ngang, mỗi hàng cách nhau 20 – 30cm, mỗi dây cách nhau 20 –25cm, mỗi dây có thể treo từ 6 – 10 bịch phôi. Tốt nhất bố trí dàn treo theo từng khối một, mỗi khối rộng từ 1,4 - 1,6m, chiều dài tùy theo nhà trồng. Mỗi khối chừa các lối đi để tiện chăm sóc và thu hái.- Trước khi đưa nấm vào nhà nuôi trồng ta cần khử trùng nhà nấm bằng vôi bột cứ 100gr vôi bột/1m2 rải đều xung quanh nền nhà nấm.Sau khi nhà nấm chuẩn bị xong ta tiến hành đưa bịch phôi nấm vào chăm sóc.Chuẩn bị lán trại, dụng cụ, vật tư và nguyên liệu trồng nấm sò1. Lán trại trồng nấm sò1.1. Chọn địa điểm xây dựng lán trạiĐịa điểm xây dựng lán trại trồng nấm sò cần:- Cách xa các nguồn gây bệnh như: cống rãnh, bãi rác thải, chuồng trại chăn nuôi, phế thải trồng nấm...;

Page 3: Kỹ thuật trồng nấm bào ngư

- Cách xa các nơi có nhiều bụi bặm như nhà máy xay xát, nhà máy chế biến nông sản, nhà máy cưa xẻ gỗ…;- Đặt ở vùng đất cao, không bị đọng nước, ngập lụt;- Đặt nơi có nhiều cây cao xung quanh vừa tạo bóng râm vừa chắn bớt gió và giữ ẩm cần thiết cho nấm; - Có nguồn nước và không khí sạch, không bị ô nhiễm;- Không xây dựng lán trại trồng nấm ở đồi trọc, giữa đồng trống vì có nhiều nhiều gió và nhiệt độ thay đổi lớn giữa ngày và đêm.1.2. Bố trí lán trại trồng nấm sòMột mô hình lán trại trồng nấm sò thường bố trí thành 3 khu riêng:- Khu chế biến nguyên liệu: gồm nhà kho (chứa nguyên vật liệu và các dụng cụ dùng cho xử lý nguyên liệu) và nhà xử lý nguyên liệu. - Khu nhà ươm: gồm nhà cấy giống và nhà nuôi sợi.- Khu nhà trồng.1.2.1 Sân bãi chứa nguyên liệu- Sân bãi chứa nguyên liệu dùng để cất giữ nguyên liệu không bị mưa nắng, ẩm mốc làm giảm chất lượng nguyên liệu. - Sân bãi chứa nguyên liệu cần đủ rộng, sạch sẽ, có mái che càng tốt, nên bố trí ở những nơi khô ráo, thuận lợi cho việc vận chuyển thuận lợi và gần nhà xử lý nguyên liệu. 1.2.2. Khu vực xử lý nguyên liệu- Khu vực xử lý nguyên liệu nên gần kho nguyên liệu để tiện vận chuyển nguyên liệu đi xử lý.- Nền của khu vực xử lý nguyên liệu nên láng xi măng để thuận tiện trongquá trình xử lý và dọn vệ sinh sau khi làm xong.- Lắp đặt đường dẫn thoát nước tốt, có mái che đảm bảo tránh mưa gió.1.2.3. Phòng cấy giống

- Phòng cấy giống nên là phòng nhỏ, kín nhưng phải sạch, được vệ sinh và sát trùng kỹ, đảm bảo đầy đủ ánh sáng.

Page 4: Kỹ thuật trồng nấm bào ngư

- Có thể dùng bạt nilon quây kín thành phòng cấy giống.1.2.4. Nhà nuôi sợiNhà nuôi sợi nấm sò cần:- Sạch sẽ và thoáng khí;- Nền nhà bằng phẳng, không bị đọng nước và không bị côn trùng, chuột…đào xới; - Ít ánh sáng nhưng cũng không được quá tối, vì như vậy sẽ tạo điều kiện cho vi sinh vật gây bệnh phát triển, các loại côn trùng ẩn nấp phá hoại túi nấm và khó phát hiện bệnh nhiễm trên các túi nấm;- Không bị mưa dột hoặc nắng chiếu;- Có các giàn kệ để xếp các túi giá thể nấm.

Nhà nuôi sợi nấm sò1.2.5. Nhà trồng nấm sòNhà trồng nấm sò cần đảm bảo:- Sạch sẽ và tránh ánh nắng trực tiếp;- Có khả năng giữ ẩm tốt luôn duy trì độ ẩm từ 80 – 90%, tránh gió lùa nhưng không quá kín làm ngộp nấm, nhiệt độ từ 25 - 270C;- Gần nguồn nước tưới và có đường dẫn thoát nước tốt;- Có hệ thống cửa điều chỉnh độ thông thoáng khi cần thiết;- Nhà trồng nên xây dựng thành một khu vực riêng độc lập với khu nhà nuôi sợi vì nhà trồng là nơi phát sinh rất nhiều bệnh;- Nhà trồng nấm sò có thể thiết kế theo kiểu nhà chữ A hoặc nhà vòm- Trong nhà trồng có các giàn kệ hoặc dây treo các túi nấm. 1.2.6.  Khử trùng, vệ sinh lán trại* Khử trùng bằng nước vôi+ Bước 1. Chuẩn bị hoá chất, dụng cụ dùng trong khử trùng - Hoá chất: vôi sống yêu cầu có hàm lượng CaO > 60%.- Dụng cụ: cào sắt, xẻng, chổi.

Page 5: Kỹ thuật trồng nấm bào ngư

- Bảo hộ lao động: găng tay su, khẩu trang, ủng… - Bảo hộ lao động: khẩu trang, găng tay su, ủng… 

+ Bước 2. Pha nước vôi- Mang bảo hộ lao động.- Cân 4 - 5kg vôi bột cho vào 100 lít nước sạch.- Khuấy đều dung dịch nước vôi bằng que khuấy, cho vôi hoà tan hoàn toàn trong dung dịch, màu nước vôi trắng đều.+ Bước 3. Khử trùng- Mang bảo hộ lao động- Vệ sinh sạch sẽ lán trại nuôi trồng nấm bằng chổi, cào sắt…- Dùng bình tưới để tưới nước vôi khắp trên nền nhà, giàn kệ trong lán trại nuôi trồng nấm.- Dùng chổi thấm nước vôi quét lên tường nhà.+ Bước 2. Khử trùng- Dùng chổi, cào sắt, xẻng thu dọn sạch sẽ các vật dụng, rác thải, chặt bỏ bụi rậm trong và xung quanh lán trại.- Mang găng tay xúc vôi bột rải đều trên nền nhà, xung quanh tường, các giàn kệ trong lán trại trồng nấm.- Đợi khoảng 2 – 3 ngày mới chuyển các túi nấm vào.*. Thiết bị thanh trùng giá thể- Nồi hấp dùng để khử trùng giá thể trồng nấm theo phương pháp thủ công dựa trên nguyên tắc dùng hơi nước lưu thông ở điều kiện áp suất thường.- Nồi hấp được làm bằng tôn hoặc sắt tấm, bên trong đặt vỉ lót thường bằng gỗ hoặc tre để túi giá thể, có thể sử dụng thùng phuy .- Vỉ lót có lỗ để hơi nước bốc lên nhưng bảo đảm túi giá thể không lọt xuống nước. Tấm vỉ lót dưới cùng cách đáy thùng khoảng 20 - 25cm.1.3. Dụng cụ sử dụng để trồng nấm sòa. Dụng cụ cấy giống

- Bình tam giác: dùng để đựng cồn khử trùng trong quá trình cấy.- Que cấy: thường dùng que cấy đầu bẹp được làm bằng inox.- Panh kẹp, đèn cồn, bông hấp vô trùng… b. Dụng cụ đo dùng để trồng nấm sò* Giấy đo pH- Giấy đo pH dùng để kiểm tra độ pH của nước và nước vôi.

Page 6: Kỹ thuật trồng nấm bào ngư

- Cách sử dụng giấy đo pH:+ Lấy 1 mẩu giấy đo pH+ Nhúng mẩu giấy đo pH vào nước hoặc nước vôi khi pha chế, mẫu giấy pH sẽ đổi màu.+ Lấy mẫu giấy pH ra so màu với bảng mẫu pH đính kèm để đọc kết quả.* Nhiệt kế- Nhiệt kế dùng để đo nhiệt độ trong đống ủ nguyên liệu, nhiệt độ mô nấm và theo dõi nhiệt độ phòng.- Có 2 loại nhiệt kế phổ biến là nhiệt kế rượu và nhiệt kế thuỷ ngân.- Cách sử dụng nhiệt kế:+ Cắm nhiệt kế vào đống ủ nguyên liệu hoặc mô nấm sao cho ngập bầuchứa thuỷ ngân (hoặc bầu chứa rượu), để yên khoảng 15 giây.+ Đọc nhiệt độ tại vạch thuỷ ngân dâng lên có màu trắng hoặc vạch màu đỏ (nếu sử dụng nhiệt kế rượu).* Ẩm kế- Có 2 loại ẩm kế:+ Ẩm kế đồng hồ: dùng để đo độ ẩm không khí của nhà nuôi sợi, nhà nuôi trồng nấm.+ Ẩm kế điện tử: dùng để đo độ ẩm của nguyên liệu, độ ẩm giá thể trồng nấm.- Cách sử dụng ẩm kế:+ Đối với ẩm kế đồng hồ: đọc kết quả tại vạch chỉ của kim đồng hồ.+ Đối với ẩm kế điện tử: cắm đầu điện cực vào khối nguyên liệu hoặc túi giá thể, trên màn hình ẩm kế sẽ xuất hiện số đo độ ẩm.* Cân đồng hồ- Cân dùng để cân khối lượng nguyên liệu, phụ gia sử dụng trong nuôi trồng nấm với tỉ lệ xác định, có thể sử dụng cân kỹ thuật hoặc cân đồng hồ.- Cách sử dụng cân:+ Đặt cân ở vị trí bằng phẳng.+ Điều chỉnh cân sao cho kim đồng hồ chỉ về số 0.+ Cho nguyên liệu lên bàn cân.+ Đọc kết quả tại vạch chỉ kim đồng hồ trên mặt cân.c. Dụng cụ dùng để xử lý nguyên liệu* Bể xử lý nguyên liệu

Page 7: Kỹ thuật trồng nấm bào ngư

- Bể dùng để hoà nước vôi dùng cho xử lý nguyên liệu làm giá thể nuôi trồng nấm. Có thể xây bể bằng gạch, ximăng, cát. Chúng ta cũng có thể làm bể bằng tôn hoặc đào hố đất lót nilon để chứa nước.- Tuỳ theo quy mô sản xuất mà chúng ta xây bể có thể tích lớn nhỏ khác nhau và yêu cầu bể xây phải thuận tiện cho việc xử lý cũng như hệ thống cấp thoát nước.- Bể thường có kích thước tối thiểu: rộng: 0,8m, dài: 2m, cao: 0,75m để có thể chứa 1m3 nước.* Dụng cụ tướiTrong nuôi trồng nấm sò, chúng ta thường sử dụng các dụng cụ tưới sau đây:- Hệ thống giàn phun tự động.

- Bình phun sương, bình phun tia.- Bình tưới hoa sen.* Kệ kê đống ủ- Chúng ta sử dụng kệ lót để chất nguyên liệu sau khi đã làm ướt bằng nước vôi nhằm mục đích làm cho nguyên liệu thoát nước tốt và tạo độ thông thoáng cho đống ủ.- Kệ được làm bằng tre hoặc gỗ đóng theo kiểu dát giường, cách mặt đất 10-15 cm, kích thước tuỳ theo quy mô sản xuất, thông thường kích thước tối thiểu của một kệ kê: dài 1,5 x rộng 1,5 m.* Các dụng cụ khác- Giàn giá: dùng để nuôi sợi các túi giá thể nấm sò: Giàn giá có thể được làm bằng sắt, bằng gỗ hoặc bằng tre có chiều rộng 0,6- 1m, chiều cao 2,2- 2,5m và được làm thành nhiều tầng, thông thường khoảng 4- 5 tầng, mỗi tầng cách nhau 30– 40cm.- Xe đẩy: dùng để vận chuyển các túi giá thể vào nồi hấp thanh trùng, vào phòng cấy giống và chuyển vào phòng ươm sợi hoặc nhà trồng.- Cào sắt, cuốc, xẻng: dung để đảo, trộn, làm tơi nguyên liệu.- Dao: dùng để băm rơm rạ.- Cọc tre hoặc gỗ.- Chổi quét.4. Vật tư và nguyên liệu trồng nấm sò a. Vật tư - Túi nilon: 19 x 38cm, 25 x 35cm...- Bông không thấm nước, dây su.- Cổ nhựa hoặc giấy, nắp nhựa.

Page 8: Kỹ thuật trồng nấm bào ngư

- Dây nhựa, bạt che, dùi gỗ.1.4. Nguyên liệu- Mùn cưa- Rơm rạ- Bông phế thải- Thân cây gỗ, thân lõi ngô- Bã mía- Phụ gia: cám gạo, bột bắp,…THựC RA QUY TRÌNH TRỒNG NẤM KO CẦN YÊU CẦU PHứC TẠP LẮM ĐÂU, LẠI KIỂM SOÁT ĐC THưỜNG XUYÊN MÀ. MỜI BẠN THAM KHẢO TL NÀY:(CHI PHÍ RẺ THÔI)Trồng nấm rơm trong nhà phủ nilon

Nhà trồng nấm

Tùy điều kiện thực tế mà có thể sử dụng kiểu nhà khác nhau. Hiện nay có hai kiểu nhà tương đối phù hợp với điều kiện ĐBSCL. 

Nhà kiểu chữ A: Thường tận dụng dưới tán cây ăn quả. Kích thước như sau: nhà nhỏ chiều dài nhà 10-12m, mái nhà 2,4m nền nhà rộng 2,0m, chiều cao 1,8m có cửa ra vào và thông gió hai đầu hồi. Mái nhà phủ nilon (tấm bạt), phía trên phủ thêm lá chuối hoặc lá dừa để chống nắng hay dưới bóng râm là tốt nhất. Hai đầu hồi để làm cửa ra vào và điều chỉnh ánh sáng, nhiệt độ khi cần thiết.

Nhà kiểu thông thường: Có thể tận dụng nhà, trại có sẵn, bên trong dùng nilon che kín từng ô vuông cạnh 4-5m, cao 2-3m, chừa lỗ thoát khí để thông gió khi cần thiết (che lại bằng vải màn). Có thể bố trí nhiều giàn, mỗi giàn cách

Page 9: Kỹ thuật trồng nấm bào ngư

nhau 60cm và để lối đi 50cm. Nhà có thể lợp lá hoặc fibro xi măng.

Xử lý nguyên liệu

Rơm rạ sau khi thu hoạch có thể sử dụng ngay, tránh để ẩm mốc hoặc phơi khô chất đống để sử dụng lâu dài.

Làm ướt và ủ đống diệt khuẩn: có nhiều cách:

- Cho rơm rạ vào hồ chứa nước vôi trong, để rơm rạ chìm trong nước 20-30 phút, sau đó vớt ra ủ đống.

- Xếp rơm rạ thành từng lớp, dùng máy bơm nước liên tục, đạp dẫm lên rơm cho ướt đều. Tưới nước và chất rơm liên tục thành đống, rải vôi trực tiếp vào đống ủ hoặc tưới nước vôi, cứ 20cm tới (rải) 1 lần. Phương pháp này ít tốn công lao động và dễ vận dụng. Lượng vôi (dùng) 20-30 kg/tấn rơm, rạ (tương ứng 1 ha rơm). Đường kính đống ủ tối thiểu 2m, cao 2-2,5m. Nếu ủ đống lớn hơn phải cắm cọc ở giữa cho thoát hơi, nền đống ủ phải khô ráo, thoát nước tốt. Sau 5-7 ngày đảo đống ủ, dùng cào sắt có răng đảo rơm từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới, tưới thêm nước và điều chỉnh độ ẩm thích hợp (70-80%). Sau 5-7 ngày tiếp theo (tức từ 10-14 ngày kể từ khi ủ đống) đem ra đóng mô và cấy giống. Rơm sau khi ủ đống có màu nâu sậm, mùi dễ chịu. Nếu ủ không chín hoặc chín không đều nấm dại sẽ phát triển, cạnh tranh dinh dưỡng hoặc gây bệnh, ảnh h-ưởng đến năng suất thu hoạch. Khi đảo đống ủ

Page 10: Kỹ thuật trồng nấm bào ngư

có thể bổ sung urê 0,5%, tưới đều trên đống ủ.

Đóng mô, cấy giống: Hiện nay phổ biến nhất là đóng mô theo khuôn. Với kích thước: đáy: dài 1,2m (hoặc 0,8m), rộng 0,4m, miệng: dài 1,1m (hoặc 0,7m), rộng 0,3m, cao 0,4m. Đặt khuôn theo diện tích hiện có sao cho thuận lợi đi lại chăm sóc và tiết kiệm diện tích.

Rải rơm rạ vào khuôn 10-15cm, dùng tay ém chặt, nhất là ở xung quanh thành khuôn, tưới nước vào đủ ấm và cấy giống. Cấy xung quanh mép khuôn, cách mép khuôn 4-5cm, tiếp tục đến lớp thứ 2, 3 (lớp trên cùng cấy đều khắp mặt mô và rải thêm 1 lớp rơm áo), sau đó đậy nilon giữ ẩm (1 khuôn = 1 bịch meo 250g).

Chăm sóc mô nấm: Sau 3-5 ngày đầu không cần tưới nước, đến ngày thứ 6 vỡ lớp nilon ra, cắt tơ, tưới nước vừa đủ ấm bằng bình phun s-ương (trong 1 ngày đêm tới 1-2 lít/10 mô/ngày đêm). Ngày thứ 8 trở đi có thể tăng lượng nước vì nấm đã xuất hiện và phát triển. Ngoài ra có thể sử dụng dinh dưỡng HVP bổ sung cho nấm.

Thu hoạch nấm

Nếu chăm sóc tốt đến ngày thứ 10 kể từ khi cấy giống thì bắt đầu thu hoạch. Lúc này nấm to bằng quả trứng.Đợt 1: thu hoạch vào ngày thứ 10-20 kể từ khi cấy giống; năng suất chiếm 70-80% của cả vụ. Đợt 2: sau khi thu hoạch xong đợt 1, nhặt hết gốc nấm, tới nớc và phủ nilon lại. Sau đó tiến hành chăm sóc nh đợt 1, năng suất cả vụ 15-20%. Năng suất biến động từ 10-20% so với khối lợng nguyên liệu khô; tùy theo chất lợng giống nấm, kỹ thuật trồng, yếu tố khí hậu và chất lợng nguyên liệu. Thu hoạch phải nhặt hết gốc nấm, tránh làm tổn thơng nấm nhỏ.

Vệ sinh sau thu hoạch

Sau khi thu hoạch phải dọn vệ sinh sạch sẽ, tưới nước vôi (CaCO3), xong

Page 11: Kỹ thuật trồng nấm bào ngư

đốt bột lưu huỳnh hay phun formol 0,5% trước khi đưa nguyên liệu vào trồng lại 1 tuần.daoduyquynh đã viết:các bạn nhà sinh học oi! giúp minh này nhe!mình muốn các bạn chỉ mình là "cách xây dựng một hệ thống nhà xương trồng nấm" như nâm Mỡ,nấm rơm, bào ngư......theo qui trình hiện đại như thế nào chi phi khoản bao nhieu. các bạn giúp mình nha! mình cảm ơn các bạn!!! mình cần gấp lắm!!!! 

Đầu trang      

minhtq  Tiêu đề bài viết: Re: xây dựng nhà trồng nấmĐã gửi: Thứ hai 26/10/09 8:52 pm 

chaos

Ngày tham gia: Thứ hai 26/10/09 8:31 pmBài viết: 3Đến từ: Hạ Long - Quảng Ninh - Việt Nam

CẬU CHÚ Ý THÊM KĨ THUẬT MỘT CHÚT NHÉMặc dù trồng nấm rơm không khó, nhưng phải kỹ, vì nấm là giống rất ưa sạch. Do đó để thành công thì yêu cầu trước hết là bà con cần tuân thủ đầy đủ các khâu trong xử lý nguyên liệu. Đây là khâu quan trọng, vì nó quyết định năng suất và chất lượng nấm rơm. Trước khi ủ phải xử lý rơm qua nước vôi theo hai cách: Cách 1: Rơm rạ khô được làm ướt trong nước vôi (3,5-4 kg vôi hoà trong 1m3 nước) cho rơm ngấm đủ nước vớt rơm lên để ráo rồi đánh đống. Cách 2: Ngâm rơm rạ khô xuống ao, hồ, mương... vớt lên bờ để ráo nước rồi ủ đống. 

Page 12: Kỹ thuật trồng nấm bào ngư

Trải lớp rơm rạ khô ra sân bãi, phun trực tiếp bằng máy bơm hoặc ô doa trong nhiều giờ đến khi rơm rạ đủ ướt sẽ có màu nâu sẫm, lấy nước vôi tưới lên lần cuối, để rơm ráo rồi đem ủ… Ngoài ra, khâu chọn meo giống cũng có ảnh hưởng lớn đến năng suất nấm. Chọn được meo giống tốt, đúng tuổi, không nhiễm tạp khuẩn, sẽ cho năng suất cao và chất lượng nấm tốt. Chú ý khi chọn meo giống không chọn sử dụng bịch meo có đốm màu nâu, đen, vàng cam vì đã bị nhiễm nấm dại. Không chọn bịch meo phía dưới đáy bịch bị ướt, bị nhão và có mùi hôi chua...CHÚC THÀNH CÔNG!

“Đột nhập” đại bản doanh nấm tiền tỷ

Hải Đăng (Trang Trại Việt)  Thứ Năm, ngày 10/12/2015 06:30 AM (GMT+7)(Dân Việt) Từ việc mạnh dạn xây dựng mô hình trồng nấm quy mô lớn, đến nay, doanh thu của Doanh nghiệp Tư nhân Nấm Hương Nam do ông Phạm Quốc Hương làm chủ ở xã Khánh Cư, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình lên đến hàng tỷ đồng mỗi năm.   

Page 13: Kỹ thuật trồng nấm bào ngư

Ông Hương cho biết, để thành công được như ngày hôm nay là nhờ vào bí quyết riêng trong xây dựng mô hình trồng nấm quy mô lớn đầu tiên ở Ninh Bình. “Ngoài, việc phát triển mô hình sản xuất nấm của gia đình, hiện tôi đang liên kết với hàng nghìn hộ sản xuất vệ tinh, nhằm đảm bảo nguồn cung hàng nghìn tấn nấm ra thị trường mỗi năm” – ông Hương chia sẻ.

Theo ông Hương, bà con muốn phát triển nghề trồng nấm thành công để làm giàu phải có phương pháp xây dựng mô hình, khu trồng nấm khoa học như:

Địa điểm xây dựng mô hình

Page 14: Kỹ thuật trồng nấm bào ngư

Nếu bà con muốn trồng nấm, khâu đầu tiên rất quan trọng là chọn được địa điểm xây dựng mô hình. Theo kinh nghiệm của ông Hương bà con nên chọn khu cách xa các nguồn gây bệnh như: Cống rãnh, bãi rác thải, chuồng trại chăn nuôi, phế thải trồng nấm..., đặc biệt, cần cách xa các nơi có nhiều bụi bặm như nhà máy xay xát, nhà máy chế biến nông sản, nhà máy cưa xẻ gỗ…;

Bà con chú ý, tìm đặt khu xây dựng ở vùng đất cao, không bị đọng nước, ngập lụt. Và đặt nơi có nhiều cây cao xung quanh vừa tạo bóng râm vừa chắn bớt gió và giữ ẩm cần thiết cho nấm. Nhưng nơi tốt là có nguồn nước và không khí sạch, không bị ô nhiễm.

Chú ý cần đặc biệt tránh xây dựng lán trại trồng nấm ở đồi trọc, giữa đồng trống vì có nhiều nhiều gió và nhiệt độ thay đổi lớn giữa ngày và đêm.

Xây dựng khu chế biến nguyên liệu

Page 15: Kỹ thuật trồng nấm bào ngư

Khu chế biến nguyên liệu gồm nhà kho (chứa nguyên vật liệu và các dụng cụ dùng cho xử lý nguyên liệu) và nhà xử lý nguyên liệu cần được xây kiên cố, thoáng mát, diện tích rộng, hẹp tùy quy mô từng mô hình. Tuy nhiên, bà con nên chọn lớp mái bằng tôn hiện đại là tốt nhất…

Khu nhà ươm giống

Page 16: Kỹ thuật trồng nấm bào ngư

Là phòng nhỏ, kín nhưng phải sạch, được vệ sinh và sát trùng kỹ, đảm bảo đầy đủ ánh sáng.

- Có thể dùng bạt nylon quây kín thành phòng cấy giống.

Nhà nuôi sợi nấm sò cần: Sạch sẽ và thoáng khí; Nền nhà bằng phẳng, không bị đọng nước và không bị côn trùng, chuột…đào xới; Ít ánh sáng nhưng cũng không được quá tối, vì như vậy sẽ tạo điều kiện cho vi sinh vật gây bệnh phát triển, các loại côn trùng ẩn nấp phá hoại túi nấm và khó phát hiện bệnh nhiễm trên các túi nấm. Bà con chú ý không bị mưa dột hoặc nắng chiếu. Và phải có các giàn kệ để xếp các túi giá thể nấm.

Khu máy hấp, xử lý giống

Page 17: Kỹ thuật trồng nấm bào ngư

Khu máy móc, lò hấp, đảo giống được ông Hương đầu tư mua với các máy móc hiện đại lên đến hàng trăm triệu đồng, đảm bảo chất lượng giống tốt với tỷ lệ thành công rất cao.

Khu nhà cấy giống

Page 18: Kỹ thuật trồng nấm bào ngư

Khu nhà này rất quan trọng, phải được vệ sinh sạch và sát trùng cẩn thận, các nguyên liệu như mùn cưa, nylon…, phải được mua từ các cơ sở uy tín, chất lượng tốt…

Khu trồng nấm

Page 19: Kỹ thuật trồng nấm bào ngư

Nấm phát triển trong môi trường sạch, do đó cần phải khử trùng trại trước khi mang bịch phôi về nuôi trồng từ 10-12 ngày.

Một trại 100m2 dùng 40-45kg vôi bột, rải đều trên mặt nền trại

Sau khi đã xây dựng xong mô hình trại, dùng 1 gói Actara cho 8 lít nước, phun xịt lên toàn bộ trại (nền trại, kệ, dây treo…) 1 trại ta dùng 3 gói cho 100m2.

Sau 1 tháng thu hoạch, dùng 10kg vôi bột rải đều trên mặt nền trại, để khử trùng cho bịch phôi phát triển tốt.

Ngoài việc chọn được nguồn phôi tốt, trong quá trình phát triển của nấm phải khống chế được 2 yếu tố là nhiệt độ và độ ẩm, do đó việc thiết kế trại nuôi trồng cần phải đảm bảo điều kiện cho cây nấm phát triển.

Khu trồng tốt nhất nên lợp lá và nền đất mục đích để giữ độ ẩm và nhiệt độ cho trại. chiều cao từ nóc trại đến đất là 4.2m,  ta có thể sử dụng trại có lợp màng hay tôn lạnh thì cần giữ độ ẩm cho trại. Xung quanh trại cần có giăng bạt (tránh gió), lưới (tránh sự xâm nhập của côn trùng).

Giàn treo nấm

Page 20: Kỹ thuật trồng nấm bào ngư

Kích thước để làm trại từ 50m2 đến 100m2 trở lên. Trong trại cần thiết kế kệ bằng sắt hoặc cây tầm vông hoặc các nguyên liệu khác nhau…Chiều cao trại 4,2m để nấm phát triển tốt, và thông thóang;  Kệ trại được làm theo hàng ngang (thuận lợi cho việc chăm sóc);  Mỗi kệ cách nhau 0,7 - 0,8m; Tầng kệ dưới cùng cách mặt đất 0,4m;Với kệ đứng các tầng kệ cách nhau 0,4m, trại 100m2 để được 10.000 phôi để kệ; Kích thước kệ: 1,8m (chiều cao) x 1,15m (chiều ngang) x Chiều dài.

Giàn treo phải được thiết kế với mật độ phù hợp với các dây dù loại tốt

Hệ thống tưới

Page 21: Kỹ thuật trồng nấm bào ngư

Ngoài các khâu thiết kế khu trồng nấm khác, hệ thống tưới cũng khá quan trọng, hệ thống vòi nước được nối đến các khu trồng, làm sao để đảm bảo thuận lợi cho việc tiếp nước cho nấm vào mua hè cũng như mua đông.

Bà con có nhu cầu mua giống nấm hay tư vấn kỹ thuật thiết kế mô hình, trồng nấm liên hệ với ông Phạm Quốc Hương qua số điện thoại: 0912143609

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC BỊCH PHÔI NẤM SÒCopyright 2015 InC

CHÚ Ý ĐẦU TIÊNVận chuyển bịch nhẹ tay, tránh làm tổn thương bịch. Nếu chưa quen, ta nên cầm bịch bằng

Page 22: Kỹ thuật trồng nấm bào ngư

hai tay. Khi cầm bịch một tay, nhớ cầm bịch ở trạng thái đỡ nâng, chứ không nên nắm bóp hay xách miệng bịch. Nếu có ít bịch, ta rửa lại bịch bằng nước sạch, không để nước chảy vào miệng bịch. Nếu nhiều bịch, ta treo xong rồi dùng vòi phun nước xịt xung quanh các bịch để rửa sạch bụi bẩn.Khi mang bịch về nhà, nếu chưa treo ngay, cần xếp bịch cách nhau 2-5cm, không chồng chất bịch lên nhau trong thời gian quá lâu. Bịch sẽ bị nóng, ảnh hưởng đến chất lượng.

CHỌN NƠI TREO BỊCHChọn nơi thoáng mát, sạch sẽ, che chắn không để gió lùa và ánh nắng mặt trời chiếu vào. Nấm cần thông thoáng và có ánh sáng tán xạ (có thể đọc sách được). Nơi treo bịch nên chọn khu vực không có người qua lại, và không thường xuyên có người sống hay làm việc ở đó.

LÀM DÂY TREOLàm giàn dây treo nấm, để tiết kiệm diện tích. Bên trên cần có chỗ buộc dây treo, chắc chắn. Mỗi dây treo từ 6-8 bịch, sao cho bịch dưới cùng cách mặt đất 10-15cm, bịch trên cùng cao không quá 1.6m, để thu hái và tưới dễ dàng, đặc biệt bịch trên cùng không bị thiếu ẩm.Cắt dây dài để treo: Dùng các loại dây có đủ độ dai chắc, chịu lực được 10-15kg. Cắt 3 đoạn dây bằng nhau, độ dài tùy theo độ cao chỗ buộc dây. Một đầu buộc lên chỗ treo, đầu dưới ướm cách mặt đất 15 cm cũng buộc lại. Nếu dùng dây dứa, khi treo vài ngày sẽ giãn, lúc đó ta nâng cả dây treo lên, hoặc buộc cách mặt đất cao hơn 15 cmCắt dây làm vòng quang gánh: Trong một dây treo, 6 bịch cần 5 vòng quang, …. Cắt đoạn dây dứa dài từ 30-35cm, buộc chắc hai đầu lại thành vòng quang. Vòng quang nhỏ quá sẽ làm bịch cao lên, treo được ít bịch; vòng quang to quá, các bịch sẽ chạm vào nhau gây nóng và tạo bẩn.Cách treo bịch: Treo dốc miệng bịch xuống, cho nước thừa khi tưới có thể chảy ra. Lồng 6-8 vòng quang vào dây treo và tạm kéo lên cao, cho bịch thứ nhất vào dây, kéo một vòng quang xuống sẽ giữ được bịch thứ nhất. Các bịch tiếp theo làm tương tự.Nếu có nhiều dây treo, thì sau khi treo xong, khoảng cách giữa hai dây treo phải tạo khoảng trống từ 12-15cm. Khoảng trống này nhỏ hơn, sẽ khó hái nấm, dễ va chạm làm gẫy nấm bên cạnh. Khoảng trống rộng quá, sẽ làm môi trường nhanh khô, thiếu độ ẩm.

RẠCH BỊCHKhi nhận được bịch có tơ chưa lan trắng đáy bịch, ta sẽ chờ đến khi bịch trắng kín đáy rồi mới rạch. Thời gian chờ sẽ không lâu, chỉ vài ngày.Khi nhận được bịch có tơ đã lan trắng, thì ta cũng phải chờ ít nhất 48h sau khi rửa và treo bịch, rồi mới rạch bịch. Nấm cần có thời gian phục hồi sau những tổn thương do vận chuyển hoặc rửa và treo bịch.Rạch bịch: Rạch 4 - 5 đường chéo/xiên xung quanh, so le, và đều nhau. Vết rạch dài 1-2 cm, sâu 2-3 mm. Các vết rạch nên có khoảng cách đều nhau và cố gắng chọn ở chỗ có tơ nấm trắng khỏe đẹp nhất. Các vết rạch không nên ở sát đáy hoặc sát miệng bịch, vì nơi đó chưa phải là nơi vận chuyển dinh dưỡng thuận tiện nhất cho quả thể nấm.Chú ý: Nên dùng dao rạch giấy văn phòng là tốt nhất, nhúng nước sôi hoặc hơ qua ngọn lửa gas, rạch đủ rách lớp nilon, tuy nhiên không tránh được việc tạo sẹo vết rạch lên cơ chất.

Page 23: Kỹ thuật trồng nấm bào ngư

Nếu rạch sâu và rộng quá, bịch dễ bị nhiễm và thối vết rạch. Khi vết rạch bị nhiễm, dùng dao rạch khoét cơ chất bẩn đi, làm nhẹ tay không để sợi tơ tổn thương.

TƯỚI NƯỚCSau khi rạch không được tưới nước trực tiếp lên các bịch, chỉ tưới nước xuống nền nhà hoặc phun nước xung quanh vách để hạ nhiệt độ và giữ ẩm cho không khí. Sau 24h trở đi, vào buổi gần nhất, lúc 21h - 22h, bắt đầu dùng bình tưới phun sương trên các dây treo, đủ ướt các bịch, nhằm hạ hiệt độ kích thích tơ nấm nhanh kết nụ.Nếu chăm sóc tốt, sau khi rạch 7-10 ngày, sẽ bắt đầu xuất hiện mầm quả thể tại các vết rạch. Dùng bình phun tưới hoa, phun sương như mưa phùn từ trên cao xuống, sao cho các nụ nấm đều có một lớp nước như sương bám vào. Không tưới mạnh hay xịt thẳng vào quả thể sẽ dễ làm tai nấm bị dập, nhũn và chết. Tùy vào nhiệt độ, độ ẩm mà tưới từ 3 - 5 lần/ngày. Nếu nền đất thì giảm tưới đi, nếu nền gạch xi măng thì tưới cho nền nhà luôn được ẩm.

THU HÁINên hái nấm khi quả thể có đặc điểm: Rìa mũ nấm vẫn còn co vào, thịt nấm dày, chắc, mập. Thường thì đường kính tai nấm 4 cm là hái được. Nếu hái non thì quả thể chưa tổng hợp đầy đủ dinh dưỡng, hái già thì ăn không ngon.Chú ý: Khi nấm to quá sẽ phát tán bào tử dạng làn khói trắng. Ta nên đeo khẩu trang khi hái, không được hít bào tử đó. Và nhớ hái trước khi nấm xuất hiện bào tử, nếu không bào tử sẽ thu hút côn trùng đến phá hại và làm bẩn môi trường của nấm.Cách hái nấm: Trong một cụm nấm có thể có cây to cây nhỏ, có nhiều cây to thì ta hái hết cả cụm, không hái tỉa từng cây. Một tay giữ bịch, tay kia túm sát gốc nấm, bẩy nhẹ nhàng theo hướng nào đó dễ nhất mà không làm bịch bị mất nhiều cơ chất. Nếu vết hái còn chân nấm bị sót lại, cần nhặt sạch đi. Vết hái bị vỡ to, hoặc còn thừa chân nấm sẽ bị thối, côn trùng sẽ đến gây nhiễm trùng bịch.Khi hái nấm mà chưa ăn ngay, muốn để nấm được lâu, thì nên hái nấm sau khi tưới nước ít nhất 5 tiếng.Sau khi hái nấm, không nên tưới nước ngay vào thẳng bịch. Nếu các chùm nấm khác bị khô, thì tưới phun sương lượng rất ít, và tưới xung quanh cùng với nền nhà tạo ẩm. Nếu nấm còn lại chưa khô, thì đợi vài tiếng sau hãy tưới. Điều này khá quan trọng, bởi tưới nước vào vết vừa hái, sợi tơ nấm chưa kịp phục hồi, dễ chết thối và gây nhiễm.

VỆ SINH CHO NẤMNếu các vết rạch, vết hái nấm bị nhiễm mốc xanh, đen hay thối, ta cậy nhẹ nhàng phần thối bẩn đó đi, không mạnh tay dễ làm trầy xước tơ nấm gần đó.Khi thời tiết thay đổi hoặc bị gió lùa, nấm sẽ ngừng sinh trưởng, nấm nhỏ có thể sẽ chết khô, bịch sẽ tạm thời không ra quả thể nữa. Lúc này ta cậy nấm chết đi, như thu hái vậy.Nếu vết rạch, vết hái có mô sẹo trắng rắn cứng, không ra nấm, ta cũng có thể bóc nó ra.

CHÚ Ý CUỐI CÙNGKhi hết đợt ra quả thể, nếu không còn nấm, ta ngừng tưới trực tiếp vào bịch, nhưng vẫn tưới nền và xung quanh để tạo ẩm. Sau 4-5 ngày, vào khoảng 21-22h hàng ngày, ta bắt đầu có thể tưới phun sương, từ trên xuống vào các bịch, để tạo ẩm và giảm nhiệt độ, kích thích nấm kết nụ tiếp.Điều kiện nấm ra quả thể là: Nhiệt độ 20 - 30 0C, độ ẩm không khí 80-95 %. Nếu nhiệt độ

Page 24: Kỹ thuật trồng nấm bào ngư

cao quá, cần có cách làm giảm nhiệt, trong đó có che ánh sáng, tạo thông thoáng, và tưới ẩm.

Các bạn xem hình ảnh để tham khảo cách treo bịch.

Trên đây là hướng dẫn chăm sóc nấm cho khách hàng đang sử dụng bịch nấm của InC. Trong quá trình chăm sóc, gặp phải khúc mắc gì, khách hàng vui lòng liên hệ sớm để được hướng dẫn kịp thời. Xin cám ơn!