Kinh tế vĩ mô quý 1/2017

19
Kinh tế Việt Nam quý 1/2017 và triển vọng đến cuối năm 1 Tháng 4/2017

Transcript of Kinh tế vĩ mô quý 1/2017

Page 1: Kinh tế vĩ mô quý 1/2017

Kinh tế Việt Nam quý 1/2017 và triển vọng đến cuối năm

1

Tháng 4/2017

Page 2: Kinh tế vĩ mô quý 1/2017

Nội dung

2

Giới thiệu về MarketIntello

Kinh tế vĩ mô quý 1/2017

Trao đổi mở

Chuyên đề: Thách thức đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam: nhìn lại giai đoạn 2011-2016

Page 3: Kinh tế vĩ mô quý 1/2017

Tình hình kinh tế thế giới

3

• Tăng trưởng kinh tế Mỹ chậm lại vào cuối năm 2016 nhưng vẫn nằm trong dự báo. Kinh tếMỹ tăng trưởng 2,1% (QoQ) trong quý 4/2016 (thấp hơn mức 3,5% của quý 3) và 1,96% (YoY)cho cả năm 2016. Lạm phát của Mỹ tăng cao trong tháng 2. Fed đã quyết định tăng lãi suấtngay trong tháng 3 thêm 0,25 điểm phần tram. Nhiều khả năng Fed sẽ tiếp tục nâng lãi suất 2lần nữa vào các tháng 6 và tháng 9 trong năm nay (ít hơn kỳ vọng trước đó của thị trườngkhiến cho đồng USD giảm giá trong tháng).

• Kinh tế Eurozone và Nhật Bản đều cho thấy tích cực ở khu vực sản xuất. Tuy nhiên ở châu Âuxuất hiện nhiều rủi ro mới: i) Vòng đàm phán 2 năm cho Brexit chính thức bắt đầu khi Thủtướng Anh Theresa May kích hoạt Điều khoản 50 vào ngày 29/3, ii) Vòng bầu cử của nhiều quốcgia thành viên diễn ra, và bắt đầu cho thấy dấu hiệu mạnh lên của các ứng cử viên cực hữu

Tốc độ tăng CPI và PCE cơ bản của Mỹ (% YoY)

Nguồn: BEA

Chỉ số PMI tổng hợp khu vực Eurozone

Nguồn: investing.com

1

Page 4: Kinh tế vĩ mô quý 1/2017

Công nghiệp khai khoáng giảm, nhập siêu và đầu tư thấp làm giảm tăng trưởng GDP

4

Kinh tế Việt Nam

Tăng trưởng GDP giá so sánh 2010, %YoY

Tăng trưởng kinh tế quý 1 thấp ở khu vực công nghiệp

Nguồn: GSO

Tăng trưởng GDP theo phương pháp tiêu dùng, %YoY

Nhập siêu và đầu tư thấp làm chậm tăng trưởng GDP

Nguồn: GSO

Tăng trưởng kinh tế quý 1/2017 chỉ đạt 5,1%, thấphơn hầu hết các dự báo. Công nghiệp, xây dựng làkhu vực gây suy giảm khi chỉ tăng 4,17% (cùng kỳ2016 tăng 6,72%). Trong đó, công nghiệp khaikhoáng suy giảm mạnh nhất (giảm 10% YoY).

Tăng trưởng GDP theo phương pháp tiêu dùng tươngđối giống diễn biến của quý 1/2015 nhưng nhập siêucao hơn và tiêu dùng cuối cùng tăng trưởng thấp hơn. Đóng góp của đầu tư vào tăng trưởng GDP trong quí1/2017 tuy cao hơn cùng kỳ năm 2015 nhưng chưabằng một nửa so với cùng kỳ năm 2016.

2

Page 5: Kinh tế vĩ mô quý 1/2017

Tuy nhiên tín hiệu tích cực vẫn có thể nhìn thấy đối với khu vực sản xuất

5

Kinh tế Việt Nam

Ngành công nghiệp khai khoáng có xu hướnggiảm dài hạn. Khai thác dầu khí giảm do chính phủchủ động cắt giảm sản lượng, trong khi ngành thanViệt Nam cũng có ít triển vọng phục hồi khi giáthành sản xuất cao và tiếp tục khó cạnh tranh vớithan nhập khẩu.

Tuy nhiên chỉ số PMI đạt mức cao nhất trong gần 2năm cho thấy triển vọng khu vực sản xuất tốttrong thời gian tới.

Nhập siêu gia tăng có sự đóng góp không nhỏ củatăng nhập khẩu máy móc thiết bị. Nhóm hàng nàytăng 28,3% (YoY), đóng góp 4,5 điểm phần trămtăng trưởng kim ngạch nhập khẩu (cùng kỳ 2016làm giảm 2,56 điểm phần trăm).

Tuy điều này ảnh hưởng đến tăng trưởng GDP nhưnggia tăng nhập khẩu máy móc thiết bị cũng là một trongnhững dấu hiệu cho sự phục hồi của khu vực sản xuất.

Tăng trưởng chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) (%YoY) và PMI

IIP thấp cho thấy hoạt động của khu vực công nghiệp yếu

Nguồn: GSO

Tốc độ tăng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam, % YoY

Tăng trưởng nhập khẩu gây ra tình trạng nhập siêu

Nguồn: GSO

2

Page 6: Kinh tế vĩ mô quý 1/2017

Cảnh báo khó khăn với tăng trưởng ở đầu tư và tiêu dùng cuối cùng

6

Kinh tế Việt Nam

Vốn đầu tư toàn xã hội giảm tốc ở tất cả các khuvực. Tốc độ phát triển vốn đầu tư phát triển toànxã hội trong quý 1/2017 chỉ đạt 8,6% (YoY), thấphơn nhiều cùng kỳ 2015 và 2016 (lần lượt đạt 9,7%và 10,9%).

Không chỉ khu vực FDI mà vốn tư nhân và vốn giảingân đều có tốc độ tăng trưởng chậm hơn.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng 3tháng đầu năm loại trừ yếu tố giá chỉ tăng 6,2%(YoY), thấp hơn cùng kỳ 2016 (đạt 7,5%) và là mứcthấp nhất kể từ 2014.

Sự đối lập giữa cung và cầu trong nước, cùng mứctăng tốt của xuất khẩu cho thấy nhiều khả năng nềnkinh tế đang gia tăng động lực từ nhu cầu nướcngoài.

Tốc độ tăng vốn đầu tư toàn xã hội của Việt Nam, %YoY

Vốn đầu tư toàn xã hội giảm tốc

Nguồn: GSO

Tốc độ tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ,%YoY

Cầu tiêu dùng nội địa yếu

Nguồn: GSO

2

Page 7: Kinh tế vĩ mô quý 1/2017

Lạm phát tuy cao hơn mục tiêu nhưng đã có dấu hiệu được kiềm chế

7

Kinh tế Việt Nam

Lạm phát trong tháng 3/2017 tiếp tục được đónggóp chủ yếu từ tăng giá của các nhóm hàng hóa doNhà nước điều chỉnh. Nhóm thuốc và dịch vụ y tếtăng 36% (YoY), Giá xăng dầu bình quân quý I cũngđược điều chỉnh tăng 34,92% so với cùng kỳ.

Ngân hàng Nhà nước đã có những biện pháp thắtchặt tiền tệ từ cuối năm 2016. Cung tiền M2 tăng18,38% (YoY) vào tháng 12/2016, thấp hơn nhiềumức 20,0% của tháng 11 và là lần đầu tiên sau 7tháng liên tiếp nằm dưới mức 19%.

Tốc độ tăng CPI và lạm phát cơ bản của Việt Nam, %YoY

Lạm phát tháng sau thấp hơn tháng trước

Nguồn: GSO

Tốc độ tăng CPI (%YoY) và tăng trưởng cung tiền M2 (%YoY)

NHNN cắt giảm cung tiền cuối năm 2016 để kiềm đà tăng lạm phát

Nguồn: GSO, NHNN

2

Page 8: Kinh tế vĩ mô quý 1/2017

Rủi ro và thách thức đối với nền kinh tế

8

Kinh tế Việt Nam2

Mục tiêu tăng trưởng 6,7% của Quốc hội khó đạt được với kế hoạch cắt giảm khai thác dầu thô trong năm và sự hồi phục chậm của khu vực sản xuất.

Khuyến khích đầu tư tư nhân là thách thức lớn cần vượt qua để theo đuổi tăng trưởng kinh tế. Trong bối cảnh dòng vốn FDI hạn chế và giải ngân vốn ngân sách gặp khó khăn, kinh tế Việt Nam rất cần các biện pháp cải thiện môi trường kinh doanh và tạo điều kiện thuận lợi cho nguồn vốn đầu tư tư nhân phát triển.

Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2017 cũng sẽ phụ thuộc rất nhiều vào thương mại quốc tế và khiến các rủi ro thương mại quốc tế có sức ảnh hưởng lớn hơn đến tình hình kinh tế trong nước.

Lạm phát sẽ tiếp tục khó kiểm soát dưới ngưỡng mục tiêu 4% trong năm 2017. Nếu chính phủ quyết tâm theo đuổi mục tiêu tăng trưởng 6,7% trong năm 2017 như đã đề ra, nhiều khả năng NHNN sẽ phải tiếp tục mở rộng chính sách tiền tệ từ nửa sau của năm và gây thêm áp lực tăng chỉ số giá cả.

Page 9: Kinh tế vĩ mô quý 1/2017

Triển vọng kinh tế và dự báo các chỉ số kinh tế đến cuối năm

9

Kinh tế Việt Nam2

Chúng tôi hạ dự báo tăng trưởng cho cả năm xuống 0,2 điểm phần trăm. Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2017 kỳ vọng đạt mức 6,1%.

Dự báo lạm phát cho quý 2 thấp hơn kỳ dự báo trước nhưng lạm phát cả năm được giữ nguyên tại mức 4,3%.

Mặt bằng lãi suất tương đương năm 2016. Mặt bằng lãi suất kỳ hạn ngắn sẽ chỉ cao hơn năm 2016 khoảng 0,1 điểm phần trăm nhờ tác động kiểm soát lạm phát từ NHNN và Chính phủ.

Tỷ giá tăng khoảng 1,5-2%. VND sẽ không bị mất giá nhiều nhờ nguồn dự trữ ngoại hối dồi dào của NHNN.

Chỉ tiêu (cuối kỳ) 2015 2016Q3 2016 2017Q1 2017Q2 2017Q3 2017

Tăng trưởng GDP, luỹ kế (YoY,

%)6,68 5,93 6,21 5,1

5,35 5,8 6,1

(-0,3) (-025) (-0,2)

Lạm phát, cuối kỳ (YoY, %) 0,6 3,34 4,74 4,655,0 5,2 4,3

(-0,6) (0) (0)

Tỷ giá USD/VND, cuối kỳ, giá

bán22.540 22.335 22.785 22.800

23.000 23.100 23.300

(0) (0) (0)

Tăng trưởng cung tiền (YTD,

%)16,23 13,46 17,9 3,52

9,4 13,4 18,5

(+1) (+1,1) (+0,5)

Tăng trưởng tín dụng (YTD, %) 17,26 11,64 18,7 4,069,5 13,01 18,6

(+0,6) (+0,6) (0,8)

Lãi suất huy động bình quân

kỳ hạn 3 tháng (%)4,5 4,8 5,0 5,1

5,1 5,1 5,1

(+0,1) (+0,1) (+0,1)

Lãi suất huy động bình quân

kỳ hạn 12 tháng (%)-- -- -- 6,8

6,8 6,5 6,5

(0) (0) (0)

Page 10: Kinh tế vĩ mô quý 1/2017

Nội dung

10

Giới thiệu về MarketIntello

Kinh tế vĩ mô quý 1/2017

Trao đổi mở

Chuyên đề: Thách thức đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam: nhìn lại giai đoạn 2011-2016

Page 11: Kinh tế vĩ mô quý 1/2017

Thách thức 1: Xuất khẩu hàng hóa tăng chậm dần và có xu hướng tập trung hóa

11

Chuyên đề

Xuất khẩu hàng hóa có xu hướng tăng chậm dần,giảm từ mức tăng 34,2% năm 2011 xuống chỉ còn7,9% năm 2015 và 8,6% năm 2016.

Tốc độ tăng xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa, 2006-2016 (%)

Nguồn: GSO

Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của các thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam (% tổng kim ngạch xuất khẩu)

Xu hướng tập trung vào các thị trường xuất khẩu chính

Nguồn: Tổng cục hải quan

Xuất khẩu hàng hóa có xu hướng tăng chậm dần

Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu tới 3 và 5 thị trườnghàng đầu tăng mạnh trong năm 2016 cho thấy mứcđộ tập trung cao hơn vào các đối tác thương mạitrọng tâm.

Năm 2016, trong khi tăng trưởng xuất khẩu cả nướclà 8,6%, xuất khẩu sang thị trường lớn nhất là TrungQuốc và Hoa Kỳ đã lần lượt tăng tới 26,5% và 14,5%.

Top 10 TT XK lớn nhất1. Hoa Kỳ

2. Trung Quốc

3. Nhật Bản

4. Hàn Quốc

5. Đức

6. Hong Kong

7. Malaixia

8. Tiểu vương quốc

Arập thống nhất

9. Anh

10. Ôxtrâylia

Page 12: Kinh tế vĩ mô quý 1/2017

Thách thức 2: Cầu các thị trường chính suy giảm

12

Chuyên đề

Tăng trưởng nhập khẩu của thế giới giảm 13,3% trong năm 2015, trong đó hầu hết các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam đều tăng trưởng âm.

Kim ngạch nhập khẩu thị trường Trung Quốc đối với toàn thế giới suy giảm khoảng 14% trong năm 2015 so với năm trước và rơi vào vùng thị trường suy thoái. Hoa Kỳ tuy khá hơn nhưng cũng giảm với tỷ lệ 4,3%.

Năm 2015

Nguồn: Tổng cục Hải quan, UNComtrade, ITC, WTO

Tăng trưởng cầu tại các thị trường xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam

Trung bình giai đoạn 2011-2015

Page 13: Kinh tế vĩ mô quý 1/2017

Thách thức 3: Xuất khẩu phụ thuộc vào khu vực FDI

13

Chuyên đề

Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam theo khu vực, tỷ USD

Nguồn: Tổng cục hải quan

Kim ngạch xuất khẩu phụ thuộc nhiều hơn vào khu vực FDI

Đến năm 2016, xuất khẩu của các doanh nghiệpFDI đã cao gấp hơn 2 lần doanh nghiệp 100% vốn trong nước, chiếm tỷ trọng 72% trong tổngkim ngạch xuất khẩu (năm 2010 mới chỉ chiếmkhoảng 47%).

Đặc biệt trong năm 2015 và 2016, kim ngạchxuất khẩu hàng hóa khu vực trong nước giảmlần lượt 8,5% và 2,8% so với năm trước (lầncuối cùng suy giảm là từ năm 2009).

Page 14: Kinh tế vĩ mô quý 1/2017

Thách thức 4: Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực gặp khó khăn

14

Chuyên đề

Xuất khẩu dệt may giảm tốc tăng trưởng, phụ thuộc nhiều vào diễn biến tại thị trường Hoa

Kỳ. Hàng dệt may chỉ tăng trưởng 4,6% năm 2016(năm 2015 tăng 9%), đạt 22,8 tỷ USD và kém

xa mục tiêu đầu năm là 31 tỷ USD. Nguyên nhân chính là sự giảm tốc của 2 thị trường lớn nhất là

Hoa Kỳ và Nhật Bản.

Xuất khẩu giày dép tăng trưởng chậm lại và chuyển dịch một phần từ châu Âu sang Hoa

Kỳ. Mặt hàng giày dép giảm tốc khi chỉ tăng trưởng 8,3% (năm 2015 tăng 16,3%) và các thị

trường lớn đều suy giảm tốc độ tăng trưởng so với năm 2015. Các thị trường lớn tại châu Âu thu

hẹp thị phần trong khi tuy Hoa Kỳ và Trung Quốc tuy tăng không ấn tượng nhưng gia tăng thị

phần.

Xuất khẩu thủy sản gặp nhiều khó khăn; tập trung tăng trưởng tại thị trường Hoa Kỳ và

Trung Quốc. Năm 2016, nhóm hàng này hồi phục khi đạt kim ngạch xuất khẩu 7,05 tỷ USD, tăng

trưởng 7,4% so với 2015 nhưng vẫn còn thấp so với giai đoạn trước 2015. Thị trường Hoa Kỳ có

kim ngạch lớn nhất và quay trở lại đà tăng trưởng vào 2016 (tăng 9,7% - cao hơn mức trung bình

nhóm ngành). Trung Quốc cũng có mức tăng ấn tượng (51,9%).

Page 15: Kinh tế vĩ mô quý 1/2017

Nội dung

15

Giới thiệu về MarketIntello

Kinh tế vĩ mô quý 1/2017

Trao đổi mở

Chuyên đề: Thách thức đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam: nhìn lại giai đoạn 2011-2016

Page 16: Kinh tế vĩ mô quý 1/2017

Nội dung

16

Giới thiệu về MarketIntello

Kinh tế vĩ mô quý 1/2017

Trao đổi mở

Chuyên đề: Thách thức đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam: nhìn lại giai đoạn 2011-2016

Page 17: Kinh tế vĩ mô quý 1/2017

Về MarketIntello

17

MarketIntello là một công ty nghiên cứu thị trường của Việt Nam thành lập năm 2011,

chuyên nghiên cứu về các xu hướng phát triển ngành hàng và hành vi người tiêu dùng Việt

Nam dựa trên các công cụ phân tích và phương pháp thu thập số liệu hiện đại.

Sứ mệnh

Đem tới thành công cho khách hàng thông qua các thông tin thị trường cập nhật và giải

pháp tin cậy nhất.

Tầm nhìn

Hướng tới trở thành công ty nghiên cứu thị trường hàng đầu với nguyên tắc khoa học

nghiêm ngặt, phân tích sắc sảo và sự nhạy bén trong kinh doanh.

Ngành hàng

1

Phân tích tài chính

2

Thương hiệu

3

Người tiêu dùng

4

Sản phẩm

5

Giải pháp

Page 18: Kinh tế vĩ mô quý 1/2017

Báo cáo vĩ mô hàng tháng của MarketIntello

18

Báo cáo vĩ mô là sản phẩm được nhóm nghiên cứu của MarketIntello thực hiện hàng tháng nhằm cung

cấp miễn phí cho khách hàng và đối tác của MarketIntello những thông tin và đánh giá cập nhật về tình

hình kinh tế Việt Nam.

Chúng tôi cung cấp dự báo về các chỉ tiêu kinh tế lớn sử dụng mô hình kinh tế lượng nâng cao và

phương pháp chuyên gia.

Báo cáo được thực hiện bởi chuyên gia kinh tế Đinh Tuấn Minh, giám đốc điều hành công ty

MarketIntello.

Page 19: Kinh tế vĩ mô quý 1/2017

19

MarketIntello