KINH TẾ VĨ MÔ - depocen.org · động kinh t ế- chính trị qu ... Các chính sách vĩ...

11
KINH TVĨ MÔ QUÝ 2 NĂM 2012

Transcript of KINH TẾ VĨ MÔ - depocen.org · động kinh t ế- chính trị qu ... Các chính sách vĩ...

Page 1: KINH TẾ VĨ MÔ - depocen.org · động kinh t ế- chính trị qu ... Các chính sách vĩ mô trong quý này dù được xác định là nối tiếp đường lối điều

KINH TẾ VĨ MÔ

QUÝ 2 NĂM 2012

Page 2: KINH TẾ VĨ MÔ - depocen.org · động kinh t ế- chính trị qu ... Các chính sách vĩ mô trong quý này dù được xác định là nối tiếp đường lối điều

Kinh tế vĩ mô quý 2 năm 2012

1

KINH TẾ VĨ MÔ QUÝ 2 NĂM 2012

TÓM TẮT

Kinh tế Việt Nam tăng trưởng 4,66% trong quý 2, cùng với mức 4% quý 1 đưa nền

kinh tế đạt mức tăng 4,38% trong 6 tháng đầu năm, mức tăng thấp nhất trong vài năm trở lại

đây, phản ánh sâu sắc những khó khăn của môi trường kinh tế thế giới cũng như nền tảng

nền kinh tế trong nước. Do vậy nhìn chung mức tăng trưởng dự tính 6 - 6,5 % cho cả năm là

rất khó đạt được. Về mặt cung, nông-lâm-ngư nghiệp tiếp tục tăng cao, là khu vực ổn định

của nền kinh tế. Trong khi đó, khu vực dịch vụ tăng trưởng chậm và hàng loạt những biến

động kinh tế- chính trị quốc tế đang tác động tiêu cực lên khu vực công nghiệp cả đầu vào

lẫn đầu ra của sản xuất. Xét các thành tố của tổng cầu, tiêu dùng, và một phần là xuất khẩu,

đang là yếu tố tích cực nhất thúc đẩy tăng trưởng.

Một trong số những thay đổi bất thường nhất là chỉ số giá tiêu dùng tăng ở mức thấp

kỉ lục, điều này lại bị coi như một tác động ngắn hạn của chính sách vĩ mô hơn là tín hiệu

tích cực lâu dài về triển vọng kinh tế. Tuy nhiên nhờ vậy mà có cơ sở khá rõ ràng để kì vọng

mức lạm phát dưới 10% là khả thi. Trong khi xuất khẩu khó khăn hơn phản ánh khó khăn ở

thị trường quốc tế, thâm hụt thương mại thấp so với nhiều năm cùng kì do tốc độ tăng nhập

khẩu giảm mạnh lại cho thấy sản xuất trong nước trì trệ. Mặc dù vậy, dự trữ ngoại tệ đã nhờ

đó tăng cao và ổn định tỷ giá.

Một điểm đáng lưu ý khác là hoạt động ngân hàng đang gặp nhiều khó khăn do nợ

xấu. Trong khi đó, thị trường chứng khoán tiếp tục sụt giảm, thị trường bất động sản vẫn

đóng băng, và doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp ngoài nhà nước, đã phá sản hay

ngưng sản xuất ồ ạt.

Các chính sách vĩ mô trong quý này dù được xác định là nối tiếp đường lối điều hành

thắt chặt cả tiền tệ và tài khóa được xác lập từ năm 2011 song cũng được điều chỉnh nới dần

một cách thận trọng trước tình hình kinh tế khó khăn. Chính sách nổi bật nhất của chính phủ

trong thời gian qua là những can thiệp mạnh tay vào hệ thống ngân hàng thông qua quy định

trần cho vay, và giảm lãi suất ít nhất thì nhờ đó mà những dấu hiệu tiêu cực của khu vực sản

xuất đã dần thuyên giảm. Bên cạnh đó, các chính sách giãn giảm thuế cũng đã bắt đầu được

thực hiện. Tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn tới nhờ đó hứa hẹn sẽ tăng mạnh hơn.

Trong thời gian tới, các chính sách vĩ mô được mong đợi chưa thể thắt chặt mà tiếp

tục nới lỏng một cách thận trọng. Mong đợi về gói kích thích tài khóa và giải cứu nợ xấu là

hiện hữu, tuy nhiên trong trường hợp các gói kích thích này được triển khai thì dòng tín dụng

vào thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán cần được theo dõi sát sao.

Page 3: KINH TẾ VĨ MÔ - depocen.org · động kinh t ế- chính trị qu ... Các chính sách vĩ mô trong quý này dù được xác định là nối tiếp đường lối điều

Kinh tế vĩ mô quý 2 năm 2012

2

TỔNG QUAN

Tăng trưởng kinh tế quý 1 năm 2012 sụt

giảm mạnh hơn so với đà sụt giảm trong

năm 2011 và chỉ cao hơn mức tăng trưởng

của năm 2009 khi nền kinh tế chịu tác

động tiêu cực từ khủng hoảng kinh tế toàn

cầu. Các thành tố trong tổng cầu như tiêu

dùng, đầu tư, xuất nhập khẩu, chi tiêu

chính phủ đều giảm mạnh so với cùng kì

các năm trước do hệ quả từ các chính sách

thắt chặt, mà chủ yếu là chính sách tiền tệi

từ năm trước. Điều này khiến nhiều doanh

nghiệp gặp khó khăn ở cả khía cạnh cung

(chủ yếu là vay vốn khi tốc độ tăng trưởng

tín dụng là -1,96% so với tháng 12 năm

2011) và cầu (tiêu thụ sản phẩm), nhiều

doanh nghiệp đã phá sản hoặc ngừng sản

xuất. Tuy nhiên, cũng nhờ những chính

sách này mà lạm phát đã được kiềm chế, tỷ

giá được duy trì ổn định trong thời gian

dài, cán cân thanh toán được cải thiện và

dự trữ ngoại hối tiếp tục tăng. Trong khi

đó, hệ thống tài chính yếu kém với tỷ lệ nợ

xấu cao, thanh khoản kém và những khó

khăn từ biến động kinh tế thế giới vẫn là

những rủi ro chính đe dọa đến sự ổn định

kinh tế vĩ mô. Trước tình hình đó, cuối quý

I và đầu quý II, chính sách tiền tệ mở rộng

đã được áp dụng với việc điều chỉnh giảm

các lãi suất chính sách, thực hiện các biện

pháp tăng thanh khoản cho hệ thống ngân

hàng. Đồng thời, đề án tái cơ cấu hệ thống

ngân hàng cũng được ban hành. Bên cạnh

đó, chính sách giãn giảm thuế cũng đã

được ban hành vào đầu quý II. Các chính

sách này cho đến hết quý 2 đã một phần

thể hiện tác động tích cực.

Trong khi đó, diễn biến kinh tế thế giới

trong quý 2 trái ngược với những biến đổi

tích cực của quý 1, ii

nguy cơ khủng hoảng

kinh tế thế giới quay trở lại. Kinh tế Mỹ

tăng trưởng chậm lại, các nền kinh tế thành

viên của Liên minh châu Âu tiếp tục rơi

vào vòng xoáy nợ công khi Italia là nước

thứ tư phải nhận gói giải cứu của Liên

minh này. Trong khi đó, mặc dù chính phủ

Trung Quốc đã có các biện pháp hạn chế

song tăng trưởng kinh tế Trung Quốc vẫn

không tránh khỏi sụt giảm mạnh, khó thoát

khỏi nguy cơ hạ cánh cứngiii

. Với ba nền

kinh tế lớn đều gặp phải khó khăn, sức cầu

từ thị trường thế giới đã suy giảm đáng kể,

điều này ảnh hưởng trực tiếp tới thương

mại và đầu tư trực tiếp nước ngoài của

Việt Nam và qua đó tác động lên các biến

số vĩ mô khác.

KINH TẾ VĨ MÔ QUÝ 2

Như vậy nhìn từ bối cảnh kinh tế vĩ mô

quý 1 và tình hình kinh tế thế giới trong

quý 2 đều cho thấy kinh tế Việt Nam gặp

phải rất nhiều bất lợi ở xét ở cả khía cạnh

thị trường trong nước và quốc tế. Mặc dù

vậy, những biến số vĩ mô chính như tăng

trưởng, lạm phát, thất nghiệp, cán cân

thanh toán, tỷ giá vẫn đạt được những kết

quả có thể coi là khích lệ.

TĂNG TRƯỞNG

Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng của nền

kinh tế trong quý 2 đã có phục hồi đôi

chút so với quý 1, tuy vậy vẫn duy trì ở

mức thấp. So với cùng kì các năm gần đây

tốc độ tăng trưởng ở mức thấp hơn rất

nhiều, chỉ nhỉnh hơn năm 2009, năm cuộc

đại suy thoái kinh tế thế giới trầm trọng

(4,66% năm 2012 và 4,46% năm 2009).

Nguyên nhân của sự sụt giảm chủ yếu do

các doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt

động sản xuất kinh doanh tập trung ở các

ngành công nghiệp và xây dựng trong khi

các ngành như dịch vụ và ngành nông,

lâm, ngư nghiệp vẫn có mức tăng trưởng

tương đối tốt so với những năm trước.

Page 4: KINH TẾ VĨ MÔ - depocen.org · động kinh t ế- chính trị qu ... Các chính sách vĩ mô trong quý này dù được xác định là nối tiếp đường lối điều

Kinh tế vĩ mô quý 2 năm 2012

3

Hình 1:Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Nguồn: CEIC

Lưu ý: Số liệu tăng trưởng là so với cùng kì năm trước

Các thành tố đóng góp vào tổng cầu cũng

có sự thay đổi đáng kể, trong khi đầu tư,

chi ngân sách nhà nước đều giảmiv thì số

liệu tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ

tiêu dùng và mức nhập siêu lại cho thấy

tiêu dùng và xuất khẩu ròng là các yếu tố

chính thúc đẩy tăng trưởng.v Phần dưới

đây chỉ tập trung vào phân tích các yếu tố

lực lượng thị trường thay vì chi tiêu chính

phủ.

Hình 2: Tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư

Nguồn: Tổng cục thống kê, tính toán của tác giả

Lưu ý: Số liệu đã được điều chỉnh lạm phát về kì gốc quý 1

năm 2007; số liệu tăng trưởng là so với cùng kì năm trước

Đầu tư: Đầu tư thực hiện trong quý 2 dù

tăng so với quý 1 song so với cùng kì các

năm trước đó lại sụt giảm. Vốn đầu tư của

khu vực nhà nước tăng song tỷ trọng

không còn lớn như những năm trước nên

không thể kéo tổng đầu tư toàn xã hội tăng

theo. Đồng thời, vốn FDI thực hiện so với

cùng kì năm trước chỉ tăng ở mức 1,9%.

Trong khi đó, đầu tư của khu vực kinh tế

ngoài nhà nước và tổng đầu tư của khu vực

có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoàivi

vẫn

tiếp tục sụt giảm mạnh trước tình hình

kinh tế khó khăn. Thu hút vốn đầu tư trực

tiếp nước ngoài cũng giảm. Theo Tổng cục

Thống kê, đến thời điểm 20/6, thu hút FDI

đạt 6384 triệu USD, bằng 72,3% cùng kỳ

năm trước.

Hình 3: Tổng mức hàng hóa bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng

Nguồn: Tổng cục thống kê, tính toán của tác giả

Lưu ý: Số liệu đã được điều chỉnh lạm phát về kì gốc quý 1

năm 2007; số liệu tăng trưởng là so với cùng kì năm trước

Tiêu dùng cuối cùng: (được phản ánh

thông qua tổng mức hàng hóa bán lẻ và

dịch vụ tiêu dùng) Sau khi sụt giảm vào

giữa năm 2011 đã duy trì tăng trưởng cao

kể từ quý 3 năm 2011 đến nay, mặc dù tốc

0%

2%

4%

6%

8%

10%

12%Q

1/2

00

7

Q4

/20

07

Q3

/20

08

Q2

/20

09

Q1

/20

10

Q4

/20

10

Q3

/20

11

Q2

/20

12

Dịch vụ

Công nghiệp và xây dựng

Nông, lâm, ngư nghiệp

Chung

-200

-150

-100

-50

0

50

100

150

200

250

-40%

-30%

-20%

-10%

0%

10%

20%

30%

40%

50%

Q1

/ 2

00

9

Q3

/ 2

00

9

Q1

/ 2

01

0

Q3

/ 2

01

0

Q1

/ 2

01

1

Q3

/ 2

01

1

Q1

/ 2

01

2 Ngh

ìn t

ỷ đ

ồn

g

Vốn đầu tư (nghìn tỷ đồng)

Tốc độ tăng (%)

-5%

0%

5%

10%

15%

20%

25%

30%

35%

40%

-50

0

50

100

150

200

250

300

350

400

Q1

/ 2

00

8

Q3

/ 2

00

8

Q1

/ 2

00

9

Q3

/ 2

00

9

Q1

/ 2

01

0

Q3

/ 2

01

0

Q1

/ 2

01

1

Q3

/ 2

01

1

Q1

/ 2

01

2

Ngh

ìn t

ỷ đ

ồn

g Doanh thu (nghìn tỷ đồng)

Tốc độ tăng trưởng(%)

Page 5: KINH TẾ VĨ MÔ - depocen.org · động kinh t ế- chính trị qu ... Các chính sách vĩ mô trong quý này dù được xác định là nối tiếp đường lối điều

Kinh tế vĩ mô quý 2 năm 2012

4

độ tăng trưởng giảm mạnh trong quý 1

song sang quý 2 tốc độ tăng trưởng tiêu

dùng cuối cùng đã tăng lên trên 15% và trở

thành yếu tố chính hỗ trợ cho tổng cầu

trong nước.Tuy nhiên, chỉ số tiêu thụ sản

phẩm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo,

(bao gồm cả hàng hóa trung gian và hàng

hóa tiêu dùng cuối cùng) cho thấy tiếp tục

đà sụt giảm so với những năm trước. Điều

này hàm ý tiêu thụ hàng hóa trung gian

(hàng hóa được tính vào đầu tư thay vì tiêu

dùng) đã giảm rất nhiều, hay nói cách

khác, phản ánh rõ hơn vai trò thúc đẩy của

tiêu dùng cuối cùng và vai trò hạn chế của

đầu tư trong tổng cầu.

Hình 4: Tăng trưởng chỉ số tiêu thụ sản phẩm ngành công nhiệp chế biến, chế

tạo

Nguồn: Tổng cục thống kê, tính toán của tác giả

Lưu ý: Số liệu tăng trưởng là so với cùng kì năm trước

Xuất khẩu ròng: Mặc dù quý 2 khiến cho

cán cân thương mại kể từ đầu năm chuyển

sang nhập siêu thay vì xuất siêu song mức

nhập siêu của quý 2 vẫn là mức nhập siêu

thấp nhất so với cùng kì nhiều năm gần

đây (434 triệu USD, chiếm 1,52% kim

ngạch hàng hóa xuất khẩu, so với15,7 %

cùng kì năm 2011, 17,78% năm 2010,

26,6% năm 2009, 44,56% năm 2008 và

28,92% năm 2007). Do đó, xét ở khía cạnh

này có thể coi đây là yếu tố tích cực trong

sự gia tăng của GDP.

Hình 5:Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu ròng so với cùng kì năm trước

Nguồn: Tổng cục thống kê, tính toán của tác giả

Lưu ý: số liệu Quý 2 năm 2012 là số liệu sơ bộ.

Chi tiết hơn về các cấu thành, xuất khẩu

tăng nhanh trong khi nhập khẩu tăng

không nhiều. Mặc dù giá cả một số mặt

hàng giảm mạnh song lượng xuất khẩu đã

thúc đẩy tổng kim ngạch xuất khẩu của

trong 6 tháng đầu năm tăng 22,2% so với

cùng kì năm trước. Trong khi đó, nhập

khẩu của khu vực kinh tế trong nước sụt

giảm mạnh phần nào phản ánh sản xuất

trong nước sụt giảm, hạn chế tăng trưởng

GDP.

Bởi nền kinh tế với nguyên liệu đầu vào

chủ yếu dựa trên nhập khẩu, nhập khẩu ít

do vậy rất có thể phản ánh sản xuất trong

nước đang đình đốn, đặc biệt đối với khu

vực kinh tế ngoài nhà nước. Tỷ trọng nhập

khẩu của khu vực này trong tổng hàng

nhập của cả nền kinh tế đã giảm mạnh từ

55,4% năm 2011 xuống 48,5% năm nay.

Trong khi đó, khu vực có vốn đầu tư nước

ngoài cho thấy hoạt động sản xuất và xuất

khẩu tích cực với việc tiếp diễn đà xuất

siêu và giá trị xuất siêu ngày càng lớn (đạt

0%

5%

10%

15%

20%

25%

Q1

/ 2

01

0

Q2

/ 2

01

0

Q3

/ 2

01

0

Q4

/ 2

01

0

Q1

/ 2

01

1

Q2

/ 2

01

1

Q3

/ 2

01

1

Q4

/ 2

01

1

Q1

/ 2

01

2

Q2

/ 2

01

2

-6

-5

-4

-3

-2

-1

0

1

2

-600%

-500%

-400%

-300%

-200%

-100%

0%

100%

200%

Q1

/ 2

00

9

Q3

/ 2

00

9

Q1

/ 2

01

0

Q3

/ 2

01

0

Q1

/ 2

01

1

Q3

/ 2

01

1

Q1

/ 2

01

2

Tỷ U

SD

Xuất khẩu ròng (tỷ USD) Tốc độ tăng (%)

Page 6: KINH TẾ VĨ MÔ - depocen.org · động kinh t ế- chính trị qu ... Các chính sách vĩ mô trong quý này dù được xác định là nối tiếp đường lối điều

Kinh tế vĩ mô quý 2 năm 2012

5

2168 triệu đô, gấp 3,8 lần cùng kì năm

2011).

Hình 6: Xuất nhập khẩu và thâm hụt quý 2 các năm

Nguồn: Tổng cục thống kê

Hình 7: Xuất nhập khẩu của các khu vực trong nền kinh tế

Nguồn: Tổng cục thống kê

Tuy nhiên, nhập siêu giảm đã có tác động

tích cực trong ngắn hạn là đảm bảo cho dự

trữ ngoại hối đạt 17 tỷ USD(tính đến 11/4,

ADB) tăng lên 20 tỷ USD theo công bố

của Chính phủ mới đây và có cơ hội cải

thiện và góp phần ổn định tỷ giá (tỷ giá

bình quân liên ngân hàng ổn định trong

suốt quý 2 được NHNN giữ ở mức xấp xỉ

20.828 USD/ VDN).

CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG

Chỉ số giá tiêu dùng trong quý 2 giảm

mạnh, tiếp tục diễn biến tích cực từ hệ quả

chính sách tài khóa tiền tệ thắt chặt của

năm 2011 và đầu quý 1 năm 2012. Mức

tăng của tháng 4 và tháng 5 lần lượt là

0,05% và 0,18% so với tháng trước đó,

đây là những mức tăng thấp kỉ lục, đặc biệt

tháng 6 giảm 0,26%, mức giảm duy nhất

trong liên tục nhiều năm trở lại đây. Ứ

đọng hàng tồn kho của các doanh nghiệp

đã khiến cho giá hàng hóa giảmvii

. Hơn

nữa, trong 3 tháng trở lại đây, giá xăng

dầu, vốn là nhân tố gây lạm phát mạnh ở

các đợt trước, cũng giảm liên tiếp 4 lần với

tổng cộng gần 3000 VND (tính đến hết

tháng 6).

Hình 8: Chỉ số giá tiêu dùng năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2012

Nguồn: Tổng cục thống kê

Vận động cùng chiều với 3 tháng đầu năm,

lương thực luôn là mặt hàng có chỉ số

giảm do sản lượng nhìn chung tăng khiến

chỉ số giá của nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn

uống chỉ tăng nhẹ. Cùng với đó, bưu chính

viễn thông là nhóm hàng duy nhất có mức

giá liên tục giảm trong cả suốt hơn1 năm

từ tháng 5 năm 2011. Đáng chú ý nhất

trong quý 2 là sự giảm liên tục chỉ số của

nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng, điều này

0 10 20 30 40

2007Q2

2008Q2

2009Q2

2010Q2

2011Q2

2012Q2

Tỷ USD

Thâm hụt

NK cả nền kinh tế

XK cả nền kinh tế

0 5 10 15 20

2007Q2

2008Q2

2009Q2

2010Q2

2011Q2

2012Q2

Tỷ USDNK khu vực có vốn ĐTNN

XK khu vực có vốn ĐTNN

NK khu vực kinh tế trong nước

XK khu vực kinh tế trong nước

-0.5

0.0

0.5

1.0

1.5

2.0

2.5

3.0

3.5

T1/

20

11

T3/

20

11

T5/

20

11

T7/

20

11

T9/

20

11

T11

/ 2

01

1

T1/

20

12

T3/

20

12

T5/

20

12

Page 7: KINH TẾ VĨ MÔ - depocen.org · động kinh t ế- chính trị qu ... Các chính sách vĩ mô trong quý này dù được xác định là nối tiếp đường lối điều

Kinh tế vĩ mô quý 2 năm 2012

6

đã phản ánh phần nào tình trạng trì trệ của

thị trường nhà đất hiện nay.

THẤT NGHIỆP

So với cả năm 2011, tỉ lệ thất nghiệp 6

tháng năm 2012 tăng nhẹ lên 2,29% từ

2,27%. Tuy nhiên, khu vực nông thôn tỉ lệ

thất nghiệp lại giảm, dù ở mức rất nhỏ (từ

1.71% cả năm 2011 xuống 1,65%).Như

vậy, thất nghiệp của nền kinh tế tăng chủ

yếu do thất nghiệp tại khu vực thành thị

(từ 3.6% lên 3.62%).

Hình 9: Tỉ lệ thất nghiệp

Nguồn: Tổng cục thống kê

Kết quả này phần nào được giải thích trực

tiếp do hoạt động sản xuất kinh doanh của

các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn như

đã đề cập. Một lần nữa có thể khẳng định

rằng, trong bối cảnh nền kinh tế nhiều bất

ổn thì khu vực nông thôn nói chung và

nông-lâm-ngư nghiệp nói riêng có vai trò

bệ đỡ quan trọng trong ổn định vĩ mô.

THỊ TRƯỜNG TÀI SẢN

Thị trường chứng khoán trong quý 2 sụt

giảm, trái ngược với xu hướng phục hồi

của quý 1 năm 2012. Nếu như sự sụt giảm

của thị trường trong năm 2011 do chính

sách tiền tệ siết chặt luồng vốn vào thị

trường tài sản nhằm kiềm chế lạm phát thì

đến năm 2012, khi chính sách tiền tệ được

nới hơn cho các khoản tín dụng đầu tư vào

thị trường tài sản, triển vọng kinh tế ảm

đạm cùng những bất ổn và khan hiếm

thanh khoản của hệ thống ngân hàng lại là

yếu tố chính khiến cho thị trường chưa thể

tăng trưởng trở lại.

Hình 10: Chỉ số thị trường chứng khoán

HNXindex

Năm 2011 Năm 2012

VNindex

Năm 2011 Năm 2012

Nguồn: ttp://finance.vinabull.com/index.aspx

Thị trường bất động sản đóng băng, tiếp

tục sự trì trệ từ các quý trước. Điều này có

thể được phản ánh thông qua chỉ số tiêu

thụ sản phẩm công nghiệp của một số

ngành như thép, xi măng, gach ngói giảm

mạnh so với cùng kì các năm trước. Mặc

dù số liệu cho thấy thị trường này chỉ duy

trì xu hướng giảm của những năm trước

song nguyên nhân của sự suy giảm này có

khác biệt. Đóng băng thị trường không chỉ

từ thiếu hụt vốn do chính sách tiền tệ thắt

chặt như trong năm 2011. Mặc dù như đã

đề cập, các khoản vay đã được linh động

hơn cho thị trường tài sản song khi kinh tế

xấu đi, khu vực ngân hàng đang gặp phải

vấn đề nợ xấu, thi trường chứng khoán

chưa phục hồi thì các luồng vốn chính vẫn

tài trợ cho thị trường này như vốn ngân

hàng và vốn từ khu vực tư nhân đều khan

0

1

2

3

4

5

2008 2009 2010 2011 2012T1-6

%

Chung

Khu vực thành thị

Khu vực nông thôn

Page 8: KINH TẾ VĨ MÔ - depocen.org · động kinh t ế- chính trị qu ... Các chính sách vĩ mô trong quý này dù được xác định là nối tiếp đường lối điều

Kinh tế vĩ mô quý 2 năm 2012

7

hiếm hơn. Hơn nữa, giá bất động sản trong

giai đoạn trước bị đẩy lên quá cao nên đã

gây thêm áp lực suy giảm do tâm lý cho thị

trường này. Đồng thời, sự lệch lạc giữa

cung cầu thị trường quá lớn cũng là một

nguyên nhân. viii

Hình 11: Tăng trưởng chỉ số tiêu thụ sản phẩm một số ngành liên quan đến

BĐS

Nguồn: Tổng cục thống kê

CHÍNH SÁCH VĨ MÔ VÀ VẤN

ĐỀ ĐẶT RA TRONG THỜI

GIAN TỚI

CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA

Thu NSNN quý 2 tăng và chi giảm này

chủ yếu là nhờ vào hoạt động kinh tế tốt

hơn cũng như chi tránh lãng phí thay vì

chính sách thắt chặt chi tiêu một cách rõ

ràng. Bên cạnh đó, trước tình hình kinh tế

thế giới khó khăn tác động đồng thời cả

khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

(ĐTNN) và khu vực ngoài nhà nước

(ngoài NN), chính phủ vừa cấp 1 gói hỗ

trợ 29 nghìn tỷ đồng để hỗ trợ sản xuất

và thị trường dưới dạng miễn giảm, gia

hạn thuế có thể tác động phần nào tới thu

kì vọng của thuế công thương nghiệp và

dịch vụ ngoài nhà nước.ix

Khác với gói hỗ

trợ thuế năm 2009 chỉ tập trung vào thuế

thu nhập doanh nghiệp, gói hỗ trợ này bao

gồm cả thuế giá trị gia tăng. Điều này tạo

điều kiện cho doanh nghiệp còn đang hoạt

động sản xuất kinh doanh có điều kiện tận

dụng thêm nguồn vốn trong khi không tác

động được tới khu vực doanh nghiệp khó

khăn đang tạm ngừng sản xuất. Hỗ trợ về

thuế giá trị gia tăng cũng giúp doanh

nghiệp có thể tạm thời hạ giá sản xuất

trong ngắn hạn. Đồng thời, chính sách này

cũng thể hiện thái độ cẩn trọng của chính

phủ trước nguy cơ lạm phát khi giá trị của

gói hỗ trợ khá nhỏ (so với 160 nghìn tỉ

năm 2009). Thêm nữa, quy mô và tính chất

hỗ trợ chỉ giãn thuế nên gánh nặng lên

ngân sách là không lớn. Tuy nhiên, quy

mô như vậy cũng khó có thể đóng góp

nhiều cho tăng trưởng của nền kinh tế.

Hình 12: Cơ cấu và vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện

Nguồn: Tổng cục thống kê

Vốn đầu tư của khu vực nhà nước: Như

đã đề cập, quý 2 năm nay lại cho thấy suy

giảm đầu tư toàn xã hội thực hiện là do suy

giảm của khu vực ngoài nhà nước (từ

117,4 nghìn tỉ xuống 91,5 nghìn tỉ) mặc

cho khu vực nhà nước có sự tăng lên rõ rệt

(từ 64,7 nghìn tỉ lên 84,5 nghìn tỉ). Trong

cả 2 năm đầu tư xã hội thực hiện của khu

vực có vốn ĐTNN không thay đổi nhiều.

-40%

-20%

0%

20%

40%

60%

80%

100%

T1/

20

10

T3/

20

10

T5/

20

10

T7/

20

10

T9/

20

10

T11

/ 2

01

0

T1/

20

11

T3/

20

11

T5/

20

11

T7/

20

11

T9/

20

11

T11

/ 2

01

1

T1/

20

12

T3/

20

12

T5/

20

12

Gạch/ngói /gốm/sứ XD không chịu lửa

Xi măng

Sắt, thép

0

50

100

150

200

250

300

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

90%

100%

Q2

/ 2

00

7

Q2

/ 2

00

8

Q2

/ 2

00

9

Q2

/ 2

01

0

Q2

/ 2

01

1

Q2

/ 2

01

2

Ngh

ìn t

ỷ đ

ồn

g

KVNN KV ngoài NN

KV có vốn ĐTNN Tổng vốn đầu tư

Page 9: KINH TẾ VĨ MÔ - depocen.org · động kinh t ế- chính trị qu ... Các chính sách vĩ mô trong quý này dù được xác định là nối tiếp đường lối điều

Kinh tế vĩ mô quý 2 năm 2012

8

Như vậy có thể thấy được sự hoán đổi vai

trò của khu vực nhà nước và khu vực

ngoài nhà nước trong kích thích nền kinh

tế. Trong thời gian tới, sẽ có thể tiếp tục

chứng kiến sự gia tăng đầu tư từ khu vực

nhà nước nhằm kích thích kinh tế trong khi

có thể từ khu vực ngoài nhà nước còn tùy

thuộc vào chính sách tiền tệ chính phủ và

niềm tin vào sự ổn định của nền kinh tế.

CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

Đứng trước bối cảnh tăng trưởng kinh tế

suy giảm, doanh nghiệp sản xuất phá sản,

chờ phá sản hay sản xuất cầm chừng, một

loạt các chính sách tiền tệ theo hướng nới

lỏng tiếp tục được ban hành sau động thái

nới lỏng đầu tiên vào tháng 3 năm 2012.

Chính sách được thực hiện mạnh mẽ nhất

trong thời gian qua là quy định về trần lãi

suất. Thông tư số 19 của NHNN chính

thức có hiệu lực ngày 11/6 đưa trần lãi suất

huy động về 9%. Trước đó trần lãi suất

11% chính thức có hiệu lực từ ngày 28/5

và 12% từ 11/4. Bên cạnh trần lãi suất huy

động, trần lãi suất cho vay 15% cũng được

thực hiện bắt đầu từ tháng 5 đối với các tổ

chức tín dụng nước ngoài cho doanh

nghiệp Việt Nam vay vốn. Đồng thời, các

mức lãi suất tái cấp vốn và tái chiết khấu

tiếp tục được giảm dần sau lần điều chỉnh

thứ nhất vào cuối quý 1.

Hình 13: Các mức lãi suất chính sách

Nguồn: NHNN

Ngoài ra, chính sách tiền tệ được kết hợp

cùng các chính sách khác để bình ổn tỉ giá

và thâm hụt cán cân thương mại thông qua

bình ổn thị trường vàng: Nghị định 24 về

quản lý hoạt động kinh doanh vàng được

công bố, đã loại bỏ việc đầu cơ vàng, tránh

những bất ổn gây ra cho nền kinh tế. Bên

cạnh đó, để tăng thanh khoản cho hệ thống

ngân hàng, NHNN vào trung tuần tháng 6

đã tiến hành bơm ròng 993 tỷ đồng qua

OMO sau khu hút ròng 713 tỉ vào đầu

tháng (Bloomberg, BVSC).

Hoạt động ngân hàng nhờ đó đã có những

tín hiệu tích cực, bằng chứng là đến quý II,

tăng trưởng tín dụng đã dương trở lại và

đạt 1,76% cho tới đầu tháng 7 năm 2012,

hỗ trợ nguồn vốn cho các doanh nghiệp.

Đồng thời, tỉ lệ tín dụng/ huy động cũng đã

được đưa về mức thấp hơn so với các năm

trước đó. Cụ thể, tỉ lệ này là 86% vào

tháng 4 năm 2012 nhỏ hơn xấp xỉ 100%

năm 2011, 101% năm 2010 và 2009, 95%

năm 2008, và đạt 90,33%, vào tháng 6 khi

tốc độ tăng dư nợ tín dụng đã dương trở

lại.x

Về cơ cấu dư nợ, tính đến 30/4/2012, Công

nghiệp chế biến, chế tạo có tăng trưởng

5,19% (theo sau tốc độ 6% của Sản xuất,

phân phối điện, khí đốt, hơi nước, nước

nóng, điều hòa) so với 2011 và trở thành

ngành có tỉ lệ dư nợ cao nhất. Đặc biệt lưu

ý, hoạt động kinh doanh bất động sản có

mức tăng cao, 4.83%, trong khi dư nợ

ngành này khoảng 348.000 tỷ đồng,và tỷ lệ

nợ xấu trong lĩnh vực bất động sản được

dự đoán ở mức 50%xi

. Hơn nữa, theo báo

cáo vào tháng 5 năm 2011 trước Quốc hội,

NHNN đã thông báo tỷ lệ nợ xấu của hệ

thống ngân hàng đã tăng đột biến trong

quý 2 lên tới 10% kể cả tính theo chuẩn

mực kế toán Việt Nam. Trong khi đó, nông

0

2

4

6

8

10

12

14

16

T1/

20

11

T3/

20

11

T5/

20

11

T7/

20

11

T9/

20

11

T11

/ 2

01

1

T1/

20

12

T3/

20

12

T5/

20

12

%

Lãi suất tái cấp vốn Lãi suất tái chiết khấu

Page 10: KINH TẾ VĨ MÔ - depocen.org · động kinh t ế- chính trị qu ... Các chính sách vĩ mô trong quý này dù được xác định là nối tiếp đường lối điều

Kinh tế vĩ mô quý 2 năm 2012

9

nghiệp-lâm nghiệp và thủy sản lại có tổng

dư nợ giảm so với năm 2011.

VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý

TRONG THỜI GIAN TỚI

Với những diễn biến như trên, trong thời

gian tới kì vọng chính sách tài khóa và tiền

tệ không thể thắt chặt mà nhìn chung là

nới lỏng thận trọng.

Chúng tôi nhìn nhận với tình hình lạm phát

thấp, dự trữ ngoại tệ tăng cao, và thực tế

tăng trưởng quý 2 vẫn chưa phục hồi với

tốc độ mạnh sau gói miễn giảm thuế thứ

nhất chính sách tài khóa hứa hẹn sẽ mở

hơn trong thời gian tới với gói kích cầu tài

khóa thứ hai.

Trong khi đó, vấn đề vĩ mô chính ở khu

vực tiền tệ trong thời gian tới vẫn tiếp tục

là quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng

và xử lý nợ xấu. Mặc dù thanh khoản của

các ngân hàng đã được cải thiện đáng kể

song trước tỷ lệ nợ xấu tăng cao, thị

trường bất động sản và chứng khoán đều

ảm đạm như đã đề cập, thanh khoản có thể

quay trở lại là vấn đề căng thẳng bất cứ lúc

nào, đặc biệt khi tỷ giá và cán cân thanh

toán không còn nhận được hỗ trợ từ diễn

biến tích cực của cán cân thương mại.

Chính sách tiền tệ do vậy vẫn theo chiều

hướng hỗ trợ thanh khoản, tháo gỡ khó

khăn cho các thị trường.

Hiện tại đã có một số đề xuất chính phủ

nên mua lại nợ xấu của các ngân hàng, tuy

nhiên nguồn tài trợ cho hoạt động này có

nên từ nguồn thu thuế hay không vẫn đang

là vấn đề tranh cãi.

Nếu như các gói kích thích tài khóa và tiền

tệ này được triển khai có hiệu quả, các

ngân hàng khi được nhà nước gánh dùm

đống nợ xấu có điều kiện để cho vay

nhiều hơn, các doanh nghiệp tiếp cận được

nguồn tín dụng rẻ hơn. Luồng tiền này dễ

có thể chảy nhanh sang thị trường bất động

sản và chứng khoán. Đây chính là những

động thái nên được theo dõi chặt chẽ vì nó

sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của các doanh

nghiệp.

i Thực tế, mặc dù kêu gọi cắt giảm đầu tư công

song số liệu năm 2011 vẫn cho thấy việc cắt giảm

này đã không được hoàn thành khi tốc độ tổng vốn

đầu tư của khu vực kinh tế nhà nước vẫn cao nhất

trong các thành phần kinh tế, đạt trên 8% trong khi

tổng vốn đầu tư xã hội chỉ tăng 5,6% ii Theo báo cáo WEO của IMF vào tháng 4 năm

2012, lo ngại về khủng hoảng kinh tế đã được loại

bỏ khi tăng trưởng kinh tế Mỹ phục hồi tốt, Hy Lạp

tiếp tục nhận được cứu trợ, triển vọng nợ công của

các nền kinh tế khác của EU được đánh giá tích cực

hơn, kinh tế khu vực châu Á vẫn được dự đoán tăng

trưởng cao. iii

Theo EIU (2012), World Economy: Forecast

Summary tháng 6 năm 2012. iv Tính toán có điều chỉnh mức lạm phát theo giá trị

kì gốc quý 1 năm 2007, tốc độ tăng trưởng được

tính so với cùng kì năm trước. v Doanh thu tổng mức hàng hóa bán lẻ và dịch vụ

tiêu dùng cuối cùng không đồng nhất với yếu tố

tiêu dùng C trong tổng cầu, tuy nhiên do các biến

động cùng chiều nên thay đổi trong yếu tố này có

thể xem như xu hướng thay đổi trong tổng tiêu

dùng toàn xã hội. vi Cần phân biệt vốn FDI giải ngân và tổng vốn đầu

tư của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài,

phần giảm trong tổng đầu tư của cả khu vực này có

thể do sụt giảm của nhà đầu tư trong nước góp vốn. vii

chỉ số tồn kho năm 2011 cao ( ngành công

nghiệp chế biến chế tạo tăng 23% so với cùng kì, tỉ

lệ tăng này ở gốm sứ là 96,8%, xi măng là 64,1%)

và tiếp tục trầm trọng thêm vào quý 1 năm 2012

(công nghiệp chế biến chế tạo tăng 34,1% so với

cùng kì, tỉ lệ tăng này ở rau quả là 87,2%, xi măng

là 55 đã gây áp lực khiến các doanh nghiệp giảm

giá. viii

Thị trường bất động sản Việt Nam với nhu cầu

nhà ở bình dân lớn song cung lại tập trung ở phân

khúc nhà ở cao cấp. trong bối cảnh kinh tế khó

khăn hiện tại, với khả năng chi trả kém thì cấu trúc

thị trường này càng khiến bất động sản khó phục

hồi sớm. ix

Theo Nghị quyết 13/NQ-CP ra ngày 10/5/2012 x Xem:

http://www.baomoi.com/Home/TaiChinh/vinacorp.

vn/Lieu-thuoc-da-bat-dung-benh/8847299.epi xi

Xem:

http://www.baomoi.com/Home/TaiChinh/vinacorp.

vn/Lieu-thuoc-da-bat-dung-benh/8847299.epi

Page 11: KINH TẾ VĨ MÔ - depocen.org · động kinh t ế- chính trị qu ... Các chính sách vĩ mô trong quý này dù được xác định là nối tiếp đường lối điều