Ephata 614

41
E-mail: [email protected] Website: www.trungtammucvudcct.com HÃY ĐẾN MÀ XEM ! Có lần nghe người ta nhận định. Người Việt mình khi còn trẻ thì lo làm việc, tiêu tốn thời gian, không chú ý đến sức khỏe, khi về già bắt đầu bỏ hết mọi sự để lo cho sức khỏe. Có thể không đúng với chung chung mọi người, nhưng rất đúng đối với tôi. Những năm gần đây khi khối lượng công việc dồn dập, sức khỏe của tôi suy giảm, bác sĩ đã nhắc tôi về những biện pháp để bảo toàn sức khỏe, nâng cao sức đề kháng và duy trì thể lực. Một vài căn bệnh xuất hiện, tôi lúng túng một thời gian, may thay kịp kinh nghiệm rằng tập thể dục mỗi ngày, kết hợp với dinh dưỡng sẽ giúp cho mình vượt qua bệnh tật và tỉnh táo đối phó với những căng thẳng của cuộc sống. Kiên trì với việc tập thể dục mỗi ngày là một điều khó, nhiều người mua sắm đủ thứ dụng cụ để tập, nhưng chỉ một thời gian ngắn thì chán nản và buông xuôi. Tôi nghiệm ra là ý chí chứ không phải phương tiện, vì thế tôi sử dụng ý chí để luyện tập chứ không tùy thuôc vào phương tiện. Ở đâu cũng tập được, miễn là thu xếp có 15 phút làm nóng, 1 giờ chạy bộ tại chỗ, nửa giờ nghỉ ngơi trước khi tắm rửa để tiếp tục công việc. Tôi dùng cách xem phim để 1 giờ chạy bộ tại chỗ trôi nhanh. Sở dĩ tôi phải chạy tại chỗ vì khi chạy ra ngoài chỉ riêng chuyện chào hỏi người quen thôi cũng hết giờ ! Phim ảnh để phục vụ luyện tập nên tôi phải thật dễ dãi mà xem, không đòi hỏi nghệ thuật cao, chấp nhận những hạt sạn trong quá trình theo dõi, xuê xoa với chính mình để khỏi rơi vào bực dọc. Thế nhưng nhiều phim cũng cuốn hút ghê lắm, kỹ thuật làm phim luôn là ê a ở đầu tập rồi sẽ tạo hấp dẫn vào cuối tập, đôi khi làm mình nôn nóng phải theo dõi tiếp tập sau ra sao. Những thước phim tình cảm ướt át, những cuộc tình bi lụy, lắm khi cũng làm ray rứt lòng mình. Thường đề tài tình yêu đôi lứa được khai thác triệt để, những éo le nghiệt ngã, những thổn thức dày vò của những trái tim biết yêu và khao khát yêu. Có khi tác giả xây dựng những 1 NĂM THỨ 14 – SỐ 614 – CHÚA NHẬT

description

Trân trọng giới thiệu Tuần báo điện tử EPHATA của Trung Tâm Mục Vụ Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam

Transcript of Ephata 614

Page 1: Ephata 614

E-mail: [email protected] Website: www.trungtammucvudcct.com

HÃY ĐẾN MÀ XEM !Có lần nghe người ta nhận định. Người Việt mình khi

còn trẻ thì lo làm việc, tiêu tốn thời gian, không chú ý đến sức khỏe, khi về già bắt đầu bỏ hết mọi sự để lo cho sức khỏe. Có thể không đúng với chung chung mọi người, nhưng rất đúng đối với tôi. Những năm gần đây khi khối lượng công việc dồn dập, sức khỏe của tôi suy giảm, bác sĩ đã nhắc tôi về những biện pháp để bảo toàn sức khỏe, nâng cao sức đề kháng và duy trì thể lực. Một vài căn bệnh xuất hiện, tôi lúng túng một thời gian, may thay kịp kinh nghiệm rằng tập thể dục mỗi ngày, kết hợp với dinh dưỡng sẽ giúp cho mình vượt qua bệnh tật và tỉnh táo đối phó với những căng thẳng của cuộc sống.

Kiên trì với việc tập thể dục mỗi ngày là một điều khó, nhiều người mua sắm đủ thứ dụng cụ để tập, nhưng chỉ một thời gian ngắn thì chán nản và buông xuôi. Tôi nghiệm ra là ý chí chứ không phải phương tiện, vì thế tôi sử dụng ý chí để luyện tập chứ không tùy thuôc vào phương tiện. Ở đâu cũng tập được, miễn là thu xếp có 15 phút làm nóng, 1 giờ chạy bộ tại chỗ, nửa giờ nghỉ ngơi trước khi tắm rửa để tiếp tục công việc. Tôi dùng cách xem phim để 1 giờ chạy bộ tại chỗ trôi nhanh. Sở dĩ tôi phải chạy tại chỗ vì khi chạy ra ngoài chỉ riêng chuyện chào hỏi người quen thôi cũng hết giờ !

Phim ảnh để phục vụ luyện tập nên tôi phải thật dễ dãi mà xem, không đòi hỏi nghệ thuật cao, chấp nhận những hạt sạn trong quá trình theo dõi, xuê xoa với chính mình để khỏi rơi vào bực dọc. Thế nhưng nhiều phim cũng cuốn hút ghê lắm, kỹ thuật làm phim luôn là ê a ở đầu tập rồi sẽ tạo hấp dẫn vào cuối tập, đôi khi làm mình nôn nóng phải theo dõi tiếp tập sau ra sao. Những thước phim tình cảm ướt át, những cuộc tình bi lụy, lắm khi cũng làm ray rứt lòng mình. Thường đề tài tình yêu đôi lứa được khai thác triệt để, những éo le nghiệt ngã, những thổn thức dày vò của những trái tim biết yêu và khao khát yêu. Có khi tác giả xây dựng những nhân vật vì yêu nên bí lối cùng đường, vì yêu nên cuộc sống không tìm được lối thoát.

Bài Tin Mừng Lễ Chúa Ba Ngôi hôm nay có câu “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi ban Con Một của Ngài…” ( Ga 3, 16 – 18 ). Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, cha giáo dạy tôi, ngài nhấn mạnh: chữ “ban” cùng nghĩa với chữ “thí”, chữ “nộp”. Xem ra Thiên Chúa bi lụy mối tình dành cho chúng ta một cách quá quắt, ấy vậy, chẳng là bỏ 99 con chiên để rong ruổi tìm bằng được con chiên lạc đó sao, hàng ngày vẫn là một lời “đây là mình Thầy bị nộp vì anh em” vang

vọng trong mọi ngôi Giáo Đường. Nhưng mối tình say đắm ấy không bị bí lối cùng đường, nhưng mở ra cho chúng ta con đường sống và sống dồi dào “để ai tin vào Ngài thì được sống đời đời”.

Ngay từ khi còn bé tôi đã bị cuốn hút vào ánh mắt của Đức Mẹ trong bức Linh ảnh Mẹ Hằng Cứu Giúp. Ánh mắt tha thiết yêu thương lạ kỳ, hẳn rằng người họa sĩ vẽ bức chân dung ấy đã phải bỏ ra nhiều ngày giờ để chiêm ngắm tình yêu của Mẹ, phản ánh tình yêu của Thiên Chúa. Tha thiết, say đắm, xót thương, quảng dại, ân cần, bao dung… Tôi đã chơi trò chơi một mình với Mẹ bằng cách di chuyển đến nhiều vị trí trong căn phòng để thấy ánh mắt ấy cứ đăm đăm theo dõi mình, không vị trí nào làm mình xa rời ánh mắt của Mẹ.

1

NĂM THỨ 14 – SỐ 614 – CHÚA NHẬT 15.6.2014

Page 2: Ephata 614

Lớn lên bôn ba mọi nẻo đường đời, sóng gió gian nan càng làm tôi nhận ra ánh mắt yêu thương đó phủ kín đời mình hơn. Khi còn sinh hoạt trong giới sinh viên Công Giáo trước năm 75, tôi là con cái của các cha Dòng khác, nhưng khi quyết định dấn thân đời tu, tôi gia nhập DCCT, tôi hiểu lý do tại sao rồi. Có lần gặp lại vị tuyên úy sinh viên cũ, ngài trêu tôi là “cậy mít sinh trái xoài !” Vì tôi tướng tá khá nặng nề nên tôi chơi chữ lại với ngài: “Cha ơi ! cây xoài sinh… trái mít chứ !”

Tôi lãnh sứ vụ Linh Mục vào ngày 26 tháng 6. Thánh Lễ đầu tiên của cuộc đời cử hành với tư cách là chủ tế đúng ngày lễ Mẹ Hằng Cứu Giúp ( 27 tháng 6 ). Biến cố trùng hợp này làm tôi xác tín rằng mình “mắc nợ” Mẹ Hằng Cứu Giúp quá nhiều, món nợ nhân duyên xuyên suốt cuộc đời.

Tôi viết những dòng chữ này khi cả Nhà Dòng đang rộn ràng với các chương trình mừng lễ Mẹ, xin mời mọi người… “hãy đến mà xem”.

Lm. VĨNH SANG, DCCT, 14.6.2014

MỤC LỤC TÌM BÀI:"HÃY ĐẾN MÀ XEM !" ( Lm. Vĩnh Sang ) ............................................................................................. 01NHÀ CẦM QUYÊN TRUNG QUỐC PHÁ HỦY MỘT THÁNH ĐƯỜNG TẠI ÔN CHÂU ( Đài Vatican ) . . 02THIÊN CHÚA TÌNH YÊU ( Tgm. Giuse Ngô Quang Kiệt ) ...................................................................... 03TÌNH YÊU THIÊN GIỚI ( AM. Trần Bình An ) ......................................................................................... 04TÌNH YÊU BỊ ĐÁNH CẮP ( M. Hoàng Thị Thùy Trang ) ......................................................................... 06DẤU THÁNH NHIỆM MẦU ( Lm. Giuse guyễn Hữu An ) ........................................................................ 07SỐNG YÊU THƯƠNG THEO KHUÔN MẪU BA NGÔI ( Tu Sĩ Jos. Vinc. Ngọc Biển ) .......................... 10TRAO BAN TẤT CẢ VÌ YÊU THƯƠNG ( Lm. Inhatiô Trần Ngà ) ........................................................... 11NHÂN DANH CHA, VÀ CON, VÀ THÁNH THẦN ( Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ ) ................................... 12SỰ NGOAN NGOÃN CỦA ÊLIA VÀ BÀ GÓA ( Joseph C. Pham ) ......................................................... 14DUY TRÌ TÂM LINH ( Trầm Thiên Thu ) ................................................................................................. 15NGỪA TRÁNH THAI... ( Lm. Shenan J. Boquet, bản dịch của Nguyễn Thế Bài ) .................................. 16HẠNH PHÚC HAY BẠC PHÚC ? ( Đaminh Phan Văn Dũng ) ................................................................ 18BỆNH VIỆN ĐA KHOA GIÊSU ( Ephata sưu tầm và biên tập lại ) ......................................................... 19GÀ TRỐNG NUÔI CON ( Sưu tầm trên mạng ) ...................................................................................... 20CẢM NGHĨ VỀ "NGƯỜI TRONG HẺM" CỦA NHÀ VĂN LÝ LAN ( Nguyễn Trung ) .............................. 22NGƯỜI TRONG HẺM ( Truyện ngắn của Lý Lan ) ................................................................................. 22NGƯỜI VIỆT TRƯỚC MẮT NGƯỜI NHẬT ( Theo Sức Khỏe và Đời Sống ) ........................................ 24QUỸ MẸ HẰNG CỨU GIÚP CHO CÁC BỆNH NHÂN NGẶT NGHÈO ( TTMV DCCT ) ......................... 25

NHÀ CẦM QUYỀN TRUNG QUỐC PHÁ HỦY MỘT THÁNH ĐƯỜNG TẠI ÔN CHÂU

Một ngôi Thánh Đường lớn ở Ôn Châu Trung Quốc đã bị chính quyền dùng xe ủi đất phá bình điạ hôm thứ hai 1.5.2014. Ôn Châu là một thành phố ven biển có biệt danh là "Giêrusalem của phương Đông" vì có đông người Kitô giáo cư ngụ tại đây.

Thánh Đường bị phá hủy đã được xây dựng trong 12 năm và tốn vào khoảng 30 triệu nhân dân tệ. Ban đầu chính quyền cho phép xây dựng ngôi Thánh Đường này và tháng 9 năm 2013, chính quyền địa phương còn ca ngợi ngôi Thánh Đường này là một mô hình kiến trúc tân kỳ.

Khi ra lệnh phá hủy ngôi Thánh Đường, chính quyền cho rằng kiến trúc Thánh Đường đã to hơn gấp bốn lần diện tích cho phép. Tuy nhiên, anh chị em Giáo Dân ở đây nói rằng chính quyền muốn giới hạn ảnh hưởng người Thiên Chúa Giáo vì số người tin ở Thiên Chúa đã tăng vọt trong những năm vừa qua. Số Giáo Dân chiếm 15% trong tổng số dân cư của thành phố.

2

CÙNG THÔNG TIN

Page 3: Ephata 614

Năm quan chức chính quyền địa phương liên quan đến việc trước đây đã cho phép xây dựng Nhà Thờ đang bị điều tra và một người đã bị bắt. Các tín hữu lo rằng việc phá huỷ Nhà Thờ có thể là một dấu hiệu cho thấy chính phủ đang muốn giới hạn Kitô giáo ở Trung Quốc. Tỉnh Uỷ Chiết Giang đến thăm Ôn Châu và Hàng Châu đã phát biểu rằng chính quyền địa phương đã quá dễ dàng cho phép xây dựng Thánh Đường.

Theo tin của Trung Tâm Nghiên Cứu Pew, số tín hữu Kitô tại Trung Quốc là 67 triệu người vào năm 2010, đứng hàng thứ hai sau Phi Luật Tân trong phạm vi Châu Á.

Theo Đài Vatican

THIÊN CHÚA TÌNH YÊUMột bạn trẻ hỏi tôi: “Thưa Cha, tại sao đạo Phật khi xây Chùa thì chọn những nơi rừng núi thâm

u, xa hẳn thị thành, còn đạo Công Giáo khi xây Nhà Thờ lại chọn những nơi dân cư đông đúc, phồn hoa đô hội?” Tôi trả lời: “Bạn quả là có con mắt nhận xét. Việc xây cất chùa chiền, nhà thờ như vậy, thực ra, phát xuất từ quan niệm nền tảng của đạo. Đạo Phật là đạo xuất thế. Đức Phật vì thấy những cảnh khổ ở đời trong sinh, lão, bệnh, tử nên đã tìm môt con đường mong giải thoát chính mình và nhân loại khỏi cảnh khổ não ở đời. Vì thế Ngài đã từ giã cung đình, rũ sạch bụi trần, xa lánh phồn hoa. Trái lại đạo Công Giáo là đạo nhập thế. Thiên Chúa thấy con người trầm luân khổ ải nên chạnh lòng thương, đã sai Con Một là Chúa Giêsu xuống trần để cứu độ chúng sinh. Chúa Giêsu xuống trần không chỉ là nhập thế, mà còn hoá thân một người nghèo sống giữa người nghèo, người tội lỗi để đưa mọi người về với Chúa, đó là nhập thể. Có thể nói đạo Công Giáo diễn tả việc Thiên Chúa đi tìm con người.

Thiên Chúa đi tìm con người vì Thiên Chúa yêu thương con người. Không yêu thương thì chẳng việc gì phải đi tìm. Đi tìm tức là có quan tâm. Xa vắng thì nhớ. Thấy khổ vì thương. Vì thương, vì yêu nên phải cất bước đi tìm.

Không phải Thiên Chúa chỉ yêu thương khi con người gặp đau khổ. Thực ra Thiên Chúa đã yêu thương con người từ trước, từ khi chưa có con người. Vì Thiên Chúa là tình yêu thương.

Thiên Chúa là Tình Yêu. Tình yêu thì không thể sống đơn độc nên phải có Ba Ngôi. Vì yêu thương không chỉ là cho đi nhưng còn là nhận lãnh. Muốn cho đi, phải có đối tượng để nhận lãnh. Muốn nhận lãnh cũng đòi phải có người sẵn sàng cho đi. Vì Thiên Chúa là tình yêu, nên Thiên Chúa là Ba Ngôi để có thể cho đi và nhận lãnh.

Thiên Chúa là tình yêu tuyệt hảo nên sự cho đi và nhận lãnh ở nơi Ba Ngôi Thiên Chúa cũng đạt đến mức tuyệt hảo. Thiên Chúa Cha trao ban cho Chúa Con tất cả những gì mình có, nên Chúa Con là hình ảnh hoàn hảo của Chúa Cha, đến nỗi Chúa Giêsu có thể nói: “Ai thấy Thầy là xem thấy Cha Thầy, Thầy và Cha là một”. Vì yêu, Chúa con dâng lại cho Chúa tất cả những gì mình nhận lãnh. Việc hiến dâng này ta thấy rõ trong thái độ khiêm tốn, tự hạ, vâng phục vô biên của Chúa Giêsu đối với Chúa Cha. Chúa Giêsu đã vâng lời cho đến chết và chết trên thập giá. Chúa Giêsu đã quả quyết: “Không có tình yêu nào lớn lao hơn tình yêu của người dám hy sinh mạng sống vì bạn hữu”. Và Người đã vì Chúa Cha mà hiến mạng sống.

Thiên Chúa là tình yêu tuyệt đối. Tình yêu ấy không chỉ đóng kín nơi bản thân mình. Cũng không chỉ dừng lại ở một đối tượng hạn hẹp. Nhưng vượt mọi ranh giới, lan toả đến mọi góc biển chân trời. Ba Ngôi Thiên Chúa là một bầu trời tình yêu hạnh phúc. Nhưng tình yêu của Ba Ngôi Thiên Chúa không chỉ thu gọn trong cộng đoàn Ba Ngôi, mà lan toả đến khắp vũ trụ, ấp ủ cả thế giới, nâng niu cả sinh linh vạn vật. Ba Ngôi là một lò lửa tình yêu. Lò lửa tinh luyện tình yêu càng ngày càng phong phú, là nguồn mạch của mọi tình yêu trên đời.

Mầu nhiệm một Chúa Ba Ngôi như thế không xa vời. Trái lại rất gần gũi, thiết thân với đời sống chúng ta, là nguồn mạch sự sống của ta, là khuôn mẫu ta phải noi theo, là cùng đích ta phải đạt tới.

Ta ra đời là do tình yêu của Thiên Chúa. Có thể nói nhân loại là kết tinh của tình yêu Thiên Chúa. Khi tạo dựng con người, Thiên Chúa đã nói: “Ta hãy tạo dựng con người giống hình ảnh Ta”. Thiên

3

CÙNG SUY NIỆM

Page 4: Ephata 614

Chúa là tình yêu. Con người giống Thiên Chúa vì có trái tim biết yêu thương. Cây cỏ không có trái tim biết yêu thương. Cầm thú không có khả năng yêu thương. Chỉ có con người mới có khả năng yêu thương vì con người giống Thiên Chúa.

Nhưng tình yêu ở nơi con người chưa hoàn hảo vì còn chen lẫn nhiều ích kỷ, hận thù, ghen ghét. Vì thế con người còn phải thanh luyện cho tình yêu ngày càng thêm tinh tuyền, thêm quảng đại, thêm phong phú. Càng yêu thương con người càng nên giống Thiên Chúa. Càng quảng đại con người càng gần với trái tim Thiên Chúa. Càng quên mình con người càng tham dự vào sự sống Thiên Chúa.

Được sinh ra trong tình yêu nên con người phải sống bằng tình yêu. Như thế con người mới sống trọn định mệnh đời mình. Như thế con người mới đạt được cùng đích đời mình là sống hạnh phúc trong tình yêu muôn đời của Thiên Chúa Ba Ngôi.

Lạy Ba Ngôi Thiên Chúa, là nguồn mạch tình yêu, là sự sống sung mãn, là thiên đàng hạnh phúc, con đã được sinh ra trong tình yêu của Chúa. Xin cho con biết sống tình yêu hy sinh theo gương Chúa Giêsu Kitô, để con được kết hợp với Chúa, sống chan hoà hạnh phúc trong tình yêu muôn đời của Chúa.

Tgm. Giuse NGÔ QUANG KIỆT

TÌNH YÊU THIÊN GIỚITommasella Manferrari là một nữ nha sĩ 39 tuổi, con gái duy nhất của một gia đình khá giả tại

miền Reggio Emilia, bắc Italia. Chị tốt nghiệp Nha Khoa hồi năm 1985 với điểm tối ưu và sau hai năm tu nghiệp, về làm việc tại Trung Tâm Nhi Đồng Thành Phố cùng và có phòng mạch riêng. Tommasella rất yêu nghề và yêu đời, và không chút bận tâm vì chưa gặp được bạn đời. Năm 1995, sự tình cờ giúp chị gặp gỡ anh Gianni Bianchini, một kiến trúc sư đảm nhận việc trùng tu căn hộ của Tommasella. Hai người tiến tới hôn nhân sau đó ít lâu và hạnh phúc ngự trị tràn đầy trong gia đình mới này.

Đầu năm 1998, Tommasella vui mừng khôn tả khi được biết là có thai đứa con đầu lòng. Vì là con một nên chị rất mong muốn có cả một đàn con đông đảo.

Nhưng những tháng đầu tiên mang thai đã làm cho Tommasella mệt mỏi lạ thường. Linh tính của một bác sĩ báo trước cho chị biết điều chẳng lành: quả thật, các cuộc thử nghiệm sau đó cho biết là Tommasella mắc phải chứng bệnh ung thư dưới hình thức hiểm nghèo và độc hại nhất. Để mong chữa trị và ngăn chặn căn bệnh này, Tommasella phải chạy chữa bằng những phương thức trị liệu mạnh mẽ và có thể gây nguy hại cho bào thai đang mang trong lòng. Trước và sau khi biết rõ kết quả các cuộc thử nghiệm, Tommasella đã cương quyết khẳng định trước mặt chồng và cha mẹ cùng các bác sĩ là muốn bảo vệ Sự Sống trong cung lòng mình và sẵn sàng từ chối mọi cách thức điều trị có thể cứu sống mạng mình nhưng đe dọa bào thai mỏng manh trứng nước của giọt máu trong bụng.

Tháng 10 năm 1998, Tommasella sinh hạ một bé gái. Đứa con vừa chào đời như mang lại nguồn sinh lực mới cho Tommasella. Theo quyết định của các bác sĩ điều trị, Tommasella khởi đầu những phương thức trị liệu hóa học rất mạnh và một thời gian sau, chị cảm thấy khỏe khoắn hơn nhiều.

Nhưng thật đáng buồn, Tommasella chỉ khỏe hơn được vài tháng rồi cơn bệnh lại lan nhanh. Nhưng cơn mệt mỏi làm tay chân bà rời rã, không bồng bế nổi đứa con yêu. Đêm thứ hai 17.5.1999, Tommasella nhắm mắt đầu hàng cơn bệnh, bỏ lại đứa con bé bỏng mới 8 tháng. ( La Nazione 22.5.1999 ).

Tấm gương cô Tommasella hy sinh mạng sống để cứu con gái được sống, có thể nhắc nhở Kitô hữu nhớ đến Chúa Cứu Thế, Đấng chịu hiến tế để cho cả nhân loại được sống. Tất cả đều chỉ vì Tình Yêu cao vời, tuyệt đỉnh của Thiên Chúa Ba Ngôi.

Tình Yêu trao ban

Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh Thiên Chúa ( St 1, 27 ). Ngài mến tặng, trao ban cho mỗi người thân xác và sự sống qua Thần Khí. Nhưng Adam và Eva cùng con cái sau này đã phạm tội, bất hiếu, bất nghĩa, bất trung với Ngài, làm hỏng cuộc sống hạnh phúc Địa Đàng. Nhưng Ngài vẫn yêu thương, mạc khải cho ông Môsê biết: “Thiên Chúa nói Ngài là Thiên Chúa nhân hậu và từ bi, hay nén giận, giàu ân nghĩa và thành tín” ( Xh 34, 6 ). Ngài hứa sẽ trao ban cho nhân loại Đấng Cứu Chuộc.

Nhưng khi Thiên Chúa trao ban Đấng Cứu Thế, Con Một Chúa, thì thế gian lại phũ phàng từ chối. “Chúa Cha, Đấng đã sai tôi, chính Người cũng đã làm chứng cho tôi. Các người đã không bao giờ thấy

4

Page 5: Ephata 614

tôn nhan Người. Các ông không giữ lời Người ở lại trong lòng, bởi vì chính các ông không tin vào Đấng Người đã sai đến” ( Ga 5, 37 – 38 ).

Tình Yêu thăng tiến

Mặc dù thế, Đức Giêsu vẫn long trọng công bố cho toàn thể nhân loại biết Tình Yêu vô hạn, không bến bờ: “Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Ngài thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” ( Ga 3, 16 ). Hơn thế nữa, con người còn được sống tốt, sống đẹp và sống thanh thỏa, hạnh phúc nếu vâng theo Lời Người và giới răn yêu thương: “Ta đến để cho chiên được sống và sống dồi dào” ( Ga 10, 10 ).

Tình Yêu tha thứ

Khi đến nhà ông Dakêu, Trưởng chi cục thuế, bị mọi người xầm xì chế giễu, Đức Giêsu công khai bày tỏ Tình Yêu tha thứ chân tình: “Vì Con Người đến để tìm và cứu những gì đã mất” ( Lc 19, 10 ).

Đức Giêsu còn mạc khải cho ông Nicôđêmô, một thủ lãnh Pharisiêu, trong đêm khuya như lời bộc bạch tâm sự: “Quả vậy, Thiên Chúa sai Con Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian nhờ Con của Người, mà được cứu độ” ( Ga 3, 17 ).

Cao điểm là khi cận kề cái chết sau cuộc khổ nạn, Đức Giêsu còn khẩn khoản cầu nguyện, nài xin Đức Chúa Cha tha thứ: “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm” ( Lc 23, 34 ).

Tình Yêu hy hiến

“Ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ mình, vác thập giá mình mà theo Ta” ( Mc 8, 34 ). Điều kiện tiên quyết yêu Chúa là từ bỏ bản thân, từ bỏ tánh xác thịt, như chính Đức Giêsu đã làm gương sáng. Người sinh ra nghèo khó, sống bằng sức lao động, tận tụy rao giảng, không có cơ sở, dinh thự, chẳng có hành trang rườm rà. “Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu” ( Mt 8, 20 ).

Người nêu gương xả kỷ vị tha. Phục vụ chính môn đệ của mình. “Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ, và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người" ( Mc 10, 45 ).

“Lạy Thiên Chúa, này con đây, con đến để thực thi ý Ngài, như Sách Thánh đã chép về con” ( Dt 10, 7 ). Hoàn toàn vâng lời Đức Chúa Cha, Đức Giêsu sẵn sàng uống chén đắng theo Thánh Ý Cha, chỉ vì Tình Yêu tuyệt đỉnh vô song. ”Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người hy sinh mạng sống mình vì bạn hữu.” ( Ga 15, 13 ).

Tình Yêu hiệp nhất

Thiên Chúa là Tình Yêu hiệp nhất. Ba Ngôi kết hợp hài hòa thắm thiết nên một Thiên Chúa duy nhất. Khi Đức Giê su chịu phép rửa xong, vừa ở dưới nước lên, thì kìa các tầng trời mở ra. Người thấy Thần Khí Thiên Chúa đáp xuống như chim bồ câu và ngự trên Người.Và kìa có tiếng từ trời phán rằng: ”Đây là Con yêu dấu của Ta. Ta hài lòng về Người” ( Mt 3, 16 – 17 ).

Con người yêu mến Thiên Chúa thì cũng được hiệp nhất với Ba Ngôi Thiên Chúa. “Ai yêu mến Thầy thì sẽ giữ lời Thầy. Cha của Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy” ( Ga 14, 23 ).

Nhưng con người vốn hay chia rẽ, đố kỵ, ganh ghét nhau, vị kỷ, vì cơm áo, địa vị, quyền lợi, tham, sân, si, chịu cám dỗ mọi bề, nên Đức Giêsu đã tha thiết khẩn cầu cùng Đức Chúa Cha, xin cho đoàn chiên hiệp nhất: "Lạy Cha, xin cho chúng nên một, như Cha ở trong Con và Con ở trong Cha" ( Ga 17, 21 ).

“Chúa muốn tất cả lòng con, Chúa không chấp nhận chia sẻ với ai” ( Đường Hy Vọng, số 186 ).

Lạy Chúa Giêsu, xin ban cho chúng con tràn đầy hồng ân Đức Chúa Thánh Thần, đốt lửa Tin Cậy Mến trong lòng chúng con, đổi mới đời sống, biết yêu thương và hiệp nhất với nhau, làm chứng nhân Tình Yêu.

Lạy Mẹ Maria, kính xin Mẹ dìu dắt chúng con sống trung thành với Tình Yêu của Thiên Chúa, biết cho đi, dấn thân, hy sinh, phục vụ và hiệp nhất với cộng đoàn, với Giáo Hội, với Ba Ngôi Thiên Chúa. Amen.

AM. TRẦN BÌNH AN

5

Page 6: Ephata 614

TÌNH YÊU BỊ ĐÁNH CẮPCó rất nhiều tình yêu, nhưng có một tình yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa. Đó chính là tình yêu bất

diệt. Tình yêu không biết bởi đâu mà đến, nhưng chỉ biết do Thiên Chúa mà sinh ra, Thiên Chúa chính là tình yêu.

Tình yêu có từ bao giờ ? Câu hỏi đó mầu nhiệm như chính Thiên Chúa vậy. Từ thuở rất xa xưa, xa hơn cả trái đất này, từ rất rất lâu, thật lâu rồi đã có một tình yêu bất diệt. Tình yêu giữa Ngôi Cha, Ngôi Con và kết tinh là Chúa Thánh Thần, cũng là Ngôi Ba Thiên Chúa. Ba Ngôi hoàn toàn khác biệt nhưng lại chỉ Một Thiên Chúa. Mỗi ngôi vị một chức vụ nhưng hoàn toàn hiệp nhất trong Một Thiên Chúa mà thôi.

Chúa Cha tạo dựng, Chúa Con cứu chuộc và Chúa Thánh Thần thánh hóa. Ba Ngôi Thiên Chúa chỉ có một tình yêu duy nhất và mục đích cao cả là yêu thương tạo dựng, cứu chuộc và thánh hóa con người !

Cho dù bạn là ai, thuộc tôn giáo, quốc gia hay chủng tộc nào, chỉ cần bạn tin rằng có một thần linh tồn tại trong thế giới này cũng đủ. Bởi Đấng ấy không ai khác ngoài Thiên Chúa. Thật ra, không cá thế nào tồn tại trong thế giới này phủ nhận dc điều ấy. Ở một góc khuất nào đó trong cuộc đời, trực tiếp hay gián tiếp, họ đều tin rằng có một Đấng nào đó, một Đấng thần linh hiện diện trong thế giới này. Chỉ cần nhìn vạn vật vũ trụ tồn tại và vận hành xung quanh bạn, cũng đủ minh chứng rằng thế giới này thuộc về Đấng ấy. Nhân loại cho dù tài giỏi đến đâu cũng hoàn toàn không thể có khả năng tạo dựng hay làm tan biến thế giới này được.

Có nhiều con đường giúp bạn tìm hiểu Đấng thần linh tuyệt đối mà nhân loại sùng kính, nhưng không con đường nào hoàn hảo, trọn vẹn cho bằng con đường của Đức Giêsu. Đức Giêsu chính là Đường đưa nhân loại về với Thiên Chúa Cha. Ngài đã dùng chính mạng sống và cái chết của mình để minh chứng mầu nhiệm Nước Trời.

Khi nhân loại được Thiên Chúa yêu thương tạo dựng giống hình ảnh Ngài và được phú bẩm cho ý chí, lý trí, tình cảm, lương tâm và tự do. Trong đó, tự do là phẩm tính tuyệt đối của Thiên Chúa lại bị con người lạm dụng để rồi bất tuân, phản nghịch với ân nghĩa của Thiên Chúa. Yêu thương tạo dựng con người, đau đớn nhìn thấy con người phản nghịch, Chúa Cha không đành lòng bỏ rơi họ, nhưng đã ban chính Con Một của mình đến cứu chuộc, mặc khải cho họ biết Tình Yêu Thiên Chúa, và đưa họ trở về với nơi mình phát xuất ra để được sống muôn đời: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết nhưng được sống muôn đời” ( Ga 3, 16 ).

Không ai nói về Trời hơn Đấng từ Trời mà đến. Đức Giêsu chính mặc khải trọn vẹn về Thiên Chúa Cha, Ngài còn là ơn cứu độ của chúng ta. Nhờ Ngôi Hai Thiên Chúa, nhờ tin vào Lời của Ngài mà chúng ta được Ơn Cứu Độ. Sau khi đã hoàn tất sứ vụ của mình, Đức Giêsu về Trời với Thiên Chúa Cha và trao ban Thánh Thần cho nhân loại, để Ngài tiếp tục kiện toàn và thánh hóa Hội Thánh. Chỉ cần Đức Giêsu chết thay cho chúng ta một lần là đủ, đó là ơn cứu chuộc vĩnh cửu cho chúng ta rồi.

Thế giới ngày nay có còn tin Thiên Chúa không ? Có còn loại trừ Đức Giêsu - nhân vật lịch sử thật hay chối bỏ luôn cả Chúa Thánh Thần ? Câu trả lời rõ mồn một trên đời sống của từng cá vị. Chỉ biết rằng tin một Thiên Chúa đã khó, để tin rằng Một Chúa Ba Ngôi lại càng khó hơn. Tuy nhiên “Thiên Chúa sai con của Người đến thế gian không phải lên án thế gian nhưng là để thế gian nhờ Con của Người mà được cứu độ. Ai tin vào Con của Người thì không bị lên án, nhưng kẻ không tin thì bị lên án rồi” ( Ga 3, 17 – 18 ).

Lạy Chúa, tình yêu Ngài ban cho nhân loại cao cả quá. Dường như tình yêu ấy bao dung quá cho nên nhân loại không nhận ra giá trị vĩnh cửu nó mang lại để rồi thế giới ngày ngày vẫn sống trong hận thù, chiến tranh, bạo lực… Thế giới một khi vắng bóng tình yêu Ba Ngôi thì hạnh phúc cũng vụt tắt và bất hạnh không ngừng xảy ra.

Xin Ba Ngôi Thiên Chúa ở mãi trong con, mặc dầu tâm hồn con nhơ nhuốc vì tội lỗi yếu hèn nhưng đó là nguồn Tình yêu mà con không thể nào đánh mất. Thời gian qua con đã để cho đam mê, dục vọng cướp mất nguồn sự sống cho nên con đã mất tất cả.

Xin trở lại, cho con một chỗ nhỏ trong cung lòng Ba Ngôi Thiên Chúa, và đừng để cho ác thù nào có thể đánh mất Tình Yêu vĩnh cửu của con.

M. HOÀNG THỊ THÙY TRANG

6

Page 7: Ephata 614

DẤU THÁNH NHIỆM MẦUCa khúc “Làm Dấu” với giai điệu nhẹ nhàng mang tâm tình cầu nguyện, lời ca tuyên xưng niềm

tin Ba Ngôi Thiên Chúa mỗi khi làm dấu thánh giá. Có lẽ nhiều người thuộc lòng và ngân nga bài ca này hàng ngày.

Con đặt tay lên trán tôn vinh Chúa Cha toàn năng. Con đưa tay xuống ngực chúc tụng Chúa Con tình yêu. Đưa tay sang trái phải, vinh danh Chúa Thánh Thần nguồn ơn thánh thiên hồng phúc đời con.

Mỗi lần làm dấu thánh xin ngự đến trong tâm hồn con, mỗi khi con cầu nguyện xin hãy biến đổi tâm hồn con, xin cho con giống Ngài trong lời nói việc làm, ước mong đời con nên dấu chỉ yêu thương của Ngài giữa đời.

Con làm dấu hằng ngày, con làm dấu một đời, khắc ghi tình yêu Ba Ngôi Thiên Chúa trong trái tim con. Ôi dấu thánh nhiệm mầu, dấu ấn tình yêu nhắc nhở con luôn hướng lòng lên Chúa.

Con làm dấu hằng ngày, con làm dấu một đời, khắc ghi tình yêu Ba Ngôi Thiên Chúa trong trái tim con. Ôi dấu thánh nhiệm mầu, dấu ấn tình yêu Chúa mãi ở trong con con ở trong Chúa.

Bao lần con quên Chúa khi vô ý hay khi thờ ơ. Bao phen con ngại ngần lúc làm dấu tuyên xưng niềm tin. Đã có lúc yếu hèn, không làm dấu giữa đời, Ngài ơi giúp con bừng cháy niềm tin.

Giữa hiểm nguy khốn khó con làm dấu xin ơn bình an, trong an vui ngập tràn con làm dấu hân hoan tạ ơn. Khi cô đơn thất vọng, khi mệt mỏi chán chường, Chúa ơi ở bên con nhé vì con đây luôn cần tới Ngài. Làm dấu Thánh Giá là lời tuyên xưng Đức Tin, tôn vinh

Chúa Ba Ngôi của người Kitô hữu, là dấu chỉ phân biệt những người môn đệ của Chúa Giêsu và những người theo đạo khác.

Mùa Phục Sinh kết thúc với đại lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống. Giáo hội nhìn lại chương trình cứu độ được Thiên Chúa thực hiện trong lịch sử nhân loại và nhận ra rằng: nguồn ơn cứu độ chính là Thiên Chúa Ba Ngôi: Cha, Con và Thánh Thần. Vì thế, chúng ta hiểu tại sao ngày Chúa nhật mùa Thường niên tiếp ngay sau lễ Hiện Xuống, luôn luôn được Giáo hội mừng kính và suy niệm về mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi.

Giáo Hội là công trình của tình yêu Thiên Chúa Ba Ngôi. Từ Ngài, Giáo Hội sinh ra; nhờ Ngài, Giáo Hội hoạt động; và hướng tới Ngài, Giáo Hội dấn bước. Chỉ một mình Thiên Chúa mới nắn đúc nên Giáo Hội theo lòng Ngài mong ước ( Thư Chung 2011, Số 19 ).

Giáo hội được Chúa Cha tập hợp chung quanh Chúa Giêsu dưới tác động của Chúa Thánh Thần. Là dân tộc lữ hành, Giáo hội phát xuất từ Chúa Cha, sẽ trở về với Chúa Cha, nhờ trung gian của Chúa Kitô, dưới hơi thở của Chúa Thánh Thần. Chính từ mầu nhiệm Ba Ngôi mà Giáo hội được sinh ra và cũng từ Thiên Chúa mà Giáo hội lãnh nhận sứ mạng để tất cả nhân loại làm thành một Dân Thiên Chúa, tập họp thành Thân Thể Chúa Kitô, được xây dựng thành Đền Thờ Chúa Thánh Thần. Giáo hội như là hình ảnh của mầu nhiệm hiệp thông giữa Ba Ngôi Thần Linh và Giáo hội là dấu chỉ của sự hiệp thông giữa Thiên Chúa và nhân loại ( x. GH1; GLCG số 772 ). Ba Ngôi là cội nguồn và là cùng đích của Giáo hội. Giáo hội là công trình của Ba Ngôi. Giáo hội nuôi sống con cái mình bằng thần lương Ba Ngôi ban tặng qua các Bí Tích.

1. Mầu nhiệm Ba Ngôi là mầu nhiệm trung tâm của Đức Tin Kitô giáo

Đây là một mầu nhiệm thâm sâu nhất, cao cả nhất mà lý trí con người, ngay cả óc tưởng tượng của con người, cũng không thể nào thấu hiểu hay hình dung được. Bởi vì Thiên Chúa Ba Ngôi không phải là một vấn đề, càng không phải là một vấn đề toán học. Mầu nhiệm không phải là vấn đề hay bài toán: 3 là 3; 1 là 1. Không tính với bài toán nào mà 1 là 3 hay 3 thành 1 được. Thiên Chúa không phải là những con số. Không thể làm trò ảo thuật hay lý luận đưa ngón tay ba đốt hay hình tam giác mà ví von được.

7

Page 8: Ephata 614

Vậy ai đã cho chúng ta biết mầu nhiệm này ? Chính Chúa Giêsu Kitô. Nếu Chúa không dạy bảo thì loài người không thể nào biết được. Cho tới trước khi Chúa Kitô đến, loài người không có một ý niệm nào. Dân Do thái, dân riêng của Chúa, cũng không biết gì về mầu nhiệm Ba Ngôi. Cựu Ước chỉ nói tới một Thiên Chúa duy nhất, tạo dựng và làm chủ vũ trụ. Chính Chúa Giêsu, trong đời sống công khai giảng dạy đã mạc khải dần dần. Ngài đã từng bước vén lên bức màn của mầu nhiệm Ba Ngôi.

Ngài cho biết: Chúa Cha là Thiên Chúa, còn Ngài là Con Một của Chúa Cha. Ngài và Chúa Cha là một. Ngài ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Ngài, cùng bản tính với Chúa Cha. Ngài cũng là Thiên Chúa. Ngài với Chúa Cha là một Thiên Chúa.

Ngài cũng cho biết: Chúa Thánh Thần là Đấng mà Chúa Cha sai đến, cũng là Thiên Chúa. Như vậy, chỉ là một Thiên Chúa duy nhất nhưng có Ba Ngôi riêng biệt nhau chứ không phải là ba Chúa.

2. Mầu nhiệm Ba Ngôi là mầu nhiệm Tình Yêu

Tại sao Chúa Giêsu lại mạc khải cho chúng ta một mầu nhiệm quá cao siêu như thế ? Chắc chắn không phải là để thử thách thiện chí của con người, hoặc để xây lên bức tường chặn đứng suy luận và óc tưởng tượng của con người. Nhưng vì Chúa muốn chúng ta hiểu biết đời sống nội tại của Thiên Chúa, đó là tình yêu. Thiên Chúa là Tình yêu. Mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi nói lên điều đó.

Thiên Chúa là Tình yêu. Thiên Chúa yêu thương con người. Đó là một công thức khác để nói về mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi. Vì tình yêu thương, Thiên Chúa đã tạo dựng con người giống hình ảnh Chúa, ban cho con người được hạnh phúc như Chúa. Nhưng con người đã phạm tội phản nghịch đánh mất hạnh phúc. Thiên Chúa không từ bỏ con người. Ngài đã quyết định ban Con Một yêu dấu để cứu chuộc. Và vì yêu thương con người, Đức Kitô đã vâng lời Chúa Cha đến trần gian thực hiện sứ mệnh yêu thương đó. Và khi hoàn tất, Ngài về trời. Chúa Thánh Thần đến để tiếp tục công việc của Ngài, công việc yêu thương. Nhờ Chúa Thánh Thần, tình yêu của Thiên Chúa tiếp tục được bày tỏ mãi cho tới chúng ta hôm nay và mãi về sau nữa.

Vì thế, khi mừng kính mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi, Giáo Hội không chỉ nhắc nhở chúng ta xác tín lại tín điều quan trọng này, nhưng còn mời gọi chúng ta hãy sống mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi, là sống yêu thương và hiệp nhất. Như tình yêu thương giữa Ba Ngôi Thiên Chúa đã trào tràn trên mọi thụ tạo, thì tình yêu thương của người Kitô hữu cũng vậy, phải mở ra cho hết mọi người. Sống yêu thương là cách diễn tả đúng và đầy đủ ý nghĩa cuộc sống làm người và làm con Chúa; đồng thời cũng diễn tả cuộc sống của Chúa Ba Ngôi: yêu thương và hiệp nhất.

3. Mầu nhiệm Ba Ngôi là mầu nhiệm gần gũi nhất trong đời sống đạo

Mầu nhiệm Ba Ngôi thật cao cả và cũng thật gần gũi. Thánh Augustinô đã nói: “Nếu bạn thấy tình yêu, bạn sẽ thấy Chúa Ba Ngôi”. Tình yêu gắn liền với đời sống con người.

Chúng ta có thấy tình yêu không, và thấy như thế nào ? Tình yêu được nhìn thấy qua những hành vi yêu thương.

- Yêu thương là ban tặng: khi yêu người ta trái tim của mình cho người yêu. Yêu thương sâu đậm là cho đi điều quý báu nhất cho người mình yêu, như trường hợp của Chúa Cha mà Chúa Giêsu nói tới trong Tin Mừng theo Thánh Gioan: “Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một mình cho thế gian” ( Ga 3, 16 ). Hay chính trường hợp của Chúa Giêsu: “Không có tình thương nào lớn hơn tình thương của người dám thí mạng sống vì bạn hữu” ( Ga 15, 13 ). Yêu thương là cho đi chính mình, là tự hiến chính mình. Vợ chồng yêu thương nhau, dâng hiến bản thân cho nhau, kể cả thân xác mà không chút e dè, trái lại còn hạnh phúc nữa. Cha mẹ và con cái yêu thương nhau có thể hy sinh

mạng sống mình cho nhau.

- Yêu thương là chia sẻ: yêu nhiều, người ta chia sẻ cho nhau nhiều, yêu nhau hết mức thì người ta chia sẻ cho nhau tất cả. Vợ chồng yêu nhau chia sẻ cho nhau tất cả, từ của cải vật chất đến gia sản tinh thần, đến cả tình gia đình. Ông bà cha mẹ của chồng trở thành ông bà cha mẹ của vợ và ngược lại. Trong Thiên Chúa cũng thế, Ba Ngôi Thiên Chúa chia sẻ cùng một sự sống thần linh. Và chính sự sống thần linh duy nhất làm cho Ba Ngôi là một. Chúa Cha đã sai Chúa Con mang sự sống thần linh ấy xuống trần gian chia sẻ cho nhân loại. Sự sống ấy là Bánh bởi Trời mà chúng ta nhận lãnh trong Bí Tích Thánh Thể.

8

Page 9: Ephata 614

- Yêu nhau là đón nhận nhau. Đón nhận tình yêu và ý muốn của người mình yêu, đón nhận tất cả, đón nhận chính bản thân của người yêu. Người được yêu có vị trí quan trọng trong trái tim của người yêu. Suy nghĩ về tình yêu giữa Chúa Con và Chúa Cha, chúng ta sẽ thấy ở trần gian này, không có sự đón nhận nào trọn vẹn như thế. Chúa Con đón nhận tất cả từ Chúa Cha: giáo lý, ý muốn, lời nói, hành động. Chúa Con đón nhận chính bản thân Chúa Cha làm bản thân của mình, vì vậy mà đồng bản thể với Chúa Cha.

- Yêu nhau còn là gắn bó với nhau. Càng yêu nhau càng gắn bó mật thiết đến nỗi là một với nhau. Hai vợ chồng yêu nhau ở mức độ cao nhất thì trở nên một: một xương thịt, một thân mình. Bấy giờ tình yêu vợ chồng không những là dấu chỉ hữu hình của tình yêu Chúa Giêsu đối với Giáo Hội, mà còn là dấu chỉ của tình yêu Ba Ngôi. Ba Ngôi gắn bó với nhau đến nỗi là Một với nhau. Và chỉ có một Thiên Chúa mà thôi, Thiên Chúa là Tình Yêu nguồn suối, mẫu mực cho mọi tình yêu của con người ( Tgm. Phaolô Bùi Văn Đọc ).

Hôm nay chúng ta mừng mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi. Gọi là mầu nhiệm vì đó là điều vượt quá trí hiểu của loài người. Tuy không thể hiểu thấu mầu nhiệm đó, nhưng may thay qua Chúa Giêsu, chúng ta thấy được biểu hiện của mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi chính là mầu nhiệm của tình yêu.

Chúng ta được tạo dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa. Thiên Chúa là tình yêu. Đời sống của chúng ta chỉ có ý nghĩa khi biết yêu thương. Chúng ta chỉ được hạnh phúc khi tham dự vào tình yêu của Thiên Chúa Ba Ngôi. Nhưng tội lỗi làm cho chúng ta xa lìa tình yêu của Chúa. Sự ghen ghét hận thù làm cho khuôn mặt chúng ta lem luốc méo mó, không còn giống khuôn mặt Thiên Chúa.

Hôm nay ta hãy biết sống theo khuôn mẫu của Chúa Ba Ngôi. Biết sống hiệp nhất với nhau. Biết dâng hiến bản thân mình, biết cho đi, biết chia sẻ, biết sống chan hoà tình bác ái. Để thực hiện những điều ấy, ta phải biết bỏ mình, bỏ sở thích riêng, bỏ của cải và nhất là phải biết bỏ ý riêng, hoàn toàn sống theo thánh ý Thiên Chúa. Khi biết bỏ mình như thế, ta sẽ nên giống hình ảnh Thiên Chúa. Khi hoàn toàn quên mình để sống cho tình yêu ta sẽ được kết hiệp với tình yêu của Thiên Chúa. Đó chính là hạnh phúc thiên đàng. Đó chính là đích điểm của đời chúng ta.

Trước khi dùng cơm, phần lớn trong chúng ta đều làm dấu thánh giá và đọc nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Khi đọc kinh trong nhà thờ hay tại nhà, chúng ta đều bắt đầu bằng nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Có những người có thói quen tốt là trước khi làm bất cứ việc gì, họ đều làm dấu thánh giá. Qua đài truyền hình, thỉnh thoảng chúng ta thấy, có những cầu thủ bóng đá quốc tế làm dấu Thánh Giá sau khi đá lọt lưới đối phương, hoặc trước khi đá phạt đền.

Làm dấu trên trán, chúng ta tuyên xưng Chúa Cha là Đấng tạo dựng trời đất, muôn vật hữu hình và vô hình. Làm dấu trên ngực, chúng ta tuyên Chúa Con là Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa đã từ trời xuống thế nhập thể trong lòng trinh nữ Maria và đã làm người. Làm dấu trên hai vai chúng ta tuyên xưng Chúa Thánh Thần là Chúa và Đấng ban sự sống, Người bởi Chúa Cha và Chúa Con mà ra, Người được phụng thờ và tôn vinh cùng với Chúa Cha và Chúa Con. Dấu chữ thập mà chúng ta làm chỉ Thánh Giá của Chúa Giêsu, nơi mạc khải trọn vẹn tình yêu của Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần đối với nhân loại.

Dấu Thánh Giá là lời tuyên xưng Đức Tin vắn tắt nhất của người Kitô hữu, là dấu chỉ phân biệt những người môn đệ của Chúa Giêsu và những người theo đạo khác. Lời kinh nhân danh Cha và Con và Thánh Thần tóm tắt Đức Tin mà chúng ta đã nhận lãnh khi chịu phép rửa tội, mà nội dung là ba điều khoản lớn của Đức Tin công giáo, điều khoản thứ nhất tuyên xưng Chúa Cha, điều khoản thứ hai tuyên xưng Chúa Con, điều khoản thứ ba tuyên xưng Chúa Thánh Thần và Hội Thánh.

Dấu Thánh Giá là một công thức ngắn gọn nhất, nhưng lại đầy đủ nhất về Đức Tin vào Một Thiên Chúa Ba Ngôi. Như vậy cách thực tế và đơn giản nhất để tôn vinh Chúa Ba Ngôi là chúng ta hãy làm dấu Thánh Giá cách sốt sắng và ý thức, với tất cả lòng yêu mến và kính trọng.

Lạy Chúa, khi làm dấu Thánh Giá, xin cho con biết khắc ghi tình yêu Ba Ngôi Thiên Chúa trong trái tim con. Ôi dấu thánh nhiệm mầu, dấu ấn tình yêu, Chúa mãi ở trong con, con ở trong Chúa. Amen.

Lm. Giuse NGUYỄN HỮU AN

9

Page 10: Ephata 614

SỐNG YÊU THƯƠNG THEO KHUÔN MẪU CHÚA BA NGÔIMầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi là một mầu nhiệm quan trọng nhất trong các mầu nhiệm của Đạo

Công Giáo. Bởi vì mầu nhiệm này là mẹ sinh ra các mầu nhiệm khác, nói cách khác, mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi chính là mầu nhiệm nguồn của mọi mầu nhiệm.

Khi nói đến mầu nhiệm, người ta cảm thấy không thể lý giải được theo sự hiểu biết tự nhiên, vì thế, nó đã trở nên rào cản và cớ vấp ngã cho những ai mong thỏa mãn sự hiếu tri và đang cố gắng đi tìm cho được lời giả đáp “Ba Ngôi Một Chúa”; hay “Một Chúa Ba Ngôi”. Nhưng với những người có niềm tin, qua ánh sáng mặc khải soi chiếu, và luôn khao khát đi tìm ý nghĩa của nó, thì mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi không xa lạ, nhưng lại rất gần gũi, mặc dù cao siêu và vượt quá sức tưởng của con người. Qua mầu nhiệm này, chúng ta khám phá được sự hiệp nhất, yêu thương nơi Thiên Chúa, và mỗi lần Giáo Hội cử hành mầu nhiệm này, Giáo Hội luôn mời gọi con cái mình yêu thương nhau theo khuôn mẫu của Ba Ngôi Thiên Chúa để được cứu độ.

1. Bản chất Thiên Chúa là “Tình Yêu”

Khi nhắc đến Thiên Chúa, hẳn mỗi chúng ta đều có một định nghĩa riêng về Người, tuy nhiên, thánh Gioan đã cho chúng ta biết một mặc khải rất quan trọng khi nói về Thiên Chúa, đó là: “Thiên Chúa là tình yêu” ( 1Ga 4, 8 ).

Khi nói đến tình yêu, chúng ta ai cũng hiểu rằng tình yêu thì không “đơn phương độc mã”, không ích kỷ cũng chẳng bon chen; không quy chiếu về mình mà luôn hướng tha.

Muốn có được tình yêu, ắt phải đón nhận. Khi có cả hai chiều cho và nhận, thì tình yêu mới thực sự triển nở và ý nghĩa. Như vậy, tình yêu phải có điểm xuất phát, điểm hội tụ và mức độ lan tỏa.

Khi diễn tả ý tưởng trên, Thánh Âutinh đã ví: “Nguồn mạch chính là Chúa Cha, Người chính là điểm xuất phát tình yêu; Chúa Con chính là điểm hội tụ, là điểm quy chiếu của tình yêu; và Chúa Thánh Thần là sự liên lạc hai chiều, là mối dây liên kết của tình yêu và làm cho tình yêu được tỏa sáng”.

Trong lối diễn tả của Thánh Âutinh cho thấy tình yêu được khởi đi từ Thiên Chúa Cha, đến với Chúa Con và qua Chúa Thánh Thần. Thiên Chúa Cha vì yêu nên đã trao ban tất cả, ngay cả Người Con duy nhất của mình cho nhân loại. Chúa Con đã hoàn toàn vâng phục Chúa Cha trọn vẹn đến nỗi bằng lòng chết trên thập giá để thực hiện ý định yêu thương của Chúa Cha cho nhân loại. Chúa Thánh Thần là mối dây liên lạc, thông hiệp giữa Chúa Cha và Chúa Con nhờ tình yêu.

Như vậy, tình yêu của Thiên Chúa là một tình yêu hướng ra để làm cho lan tỏa.

Thiên Chúa không để dành tình yêu cho chính mình, cho riêng Cha, Con và Thánh Thần, nhưng chính là cho chúng ta, những tạo vật được dựng nên theo hình ảnh của Người, bởi vì “Thiên Chúa là tình yêu” ( 1Ga 4, 8 ); "... nhân hậu và từ bi, hay nén giận, giàu nhân nghĩa và thành tín” ( Xh 34, 6 ). Như vậy, Thiên Chúa là tình yêu.

2. Thiên Chúa “yêu” đến cùng Tình yêu của Thiên Chúa được thể hiện qua

hành vi tự hiến của Thiên Chúa Cha: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một...” ( Ga 3, 16a ). Từ “đến nỗi” ở đây cho thấy Thiên Chúa yêu đến tột cùng, yêu “đến nỗi” không còn gì để diễn tả, để trao ban hơn được nữa, vì thế chỉ còn cách duy nhất là trao ban chính Con của mình đến để diễn tả tình yêu cho nhân loại bằng chính cái chết mà thôi.

Tại sao Thiên Chúa lại trao ban Con Một ? Thưa “...để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” ( Ga 3, 16b ). Như vậy, Tình yêu chân chính là mong sao người mình yêu được hạnh phúc hơn cả bản thân mình. Thật vậy, Thiên Chúa yêu thế gian cách tuyệt đối và mong sao cho chúng ta được hưởng niềm hạnh phúc tuyệt đối là được vào ở trong tình yêu của Thiên Chúa. Bởi vì: “Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người, mà được cứu độ” ( Ga 3,17 ).

3. Mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi mời gọi ta sống yêu thương

Qua mầu nhiệm yêu thương của Thiên Chúa Ba Ngôi, mỗi người chúng ta được mời gọi sống yêu thương, hiệp nhất như Thiên Chúa là tình yêu. Không yêu thương nhau, chúng ta vẫn mãi là người xa lạ với mầu nhiệm này, bởi vì mầu nhiệm này là mầu nhiệm tình yêu, muốn hiểu được thì phải yêu.

10

Page 11: Ephata 614

Nói như Thánh Gioan: “Thiên Chúa là tình yêu” ( 1Ga 4, 8 ), nên “Ai không yêu thương, thì không biết Thiên Chúa” ( 1Ga 4, 8 ).

Vì thế, trong đời sống gia đình, mỗi người hãy yêu thương nhau. Chồng phải yêu thương vợ như Đức Kitô yêu thương Hội Thánh, và như Hội Thánh phục tùng Đức Kitô thế nào, thì người vợ cũng phục tùng chồng mình trong mọi sự như vậy. Sự xuất hiện của người con trong đời sống hôn nhân chính là kết quả của tình yêu giữa vợ và chồng, vì thế, như một điều kiện cần để được hạnh phúc, con cái hãy yêu mến cha mẹ mình và tỏ lòng thảo hiếu với cha mẹ để đáng được hưởng sự chúc lành của Thiên Chúa.

Tình yêu ấy lại không chỉ dừng lại với chính người thân của mình, mà còn phải hướng ra xa, rộng lớn hơn tới hết mọi người, kể cả yêu kẻ thù của mình nữa.

Như vậy, để tình yêu có giá trị, cần phải có sự hy sinh, quên mình và phục vụ lẫn nhau. Yêu nhau mà không chấp nhận hy sinh, gian khổ vì nhau và với nhau, thì chưa phải là tình yêu thật sự.

Khi yêu như thế, tình yêu của vợ chồng và con cái cũng như với tha nhân đang phỏng chiếu tình yêu của Thiên Chúa Ba Ngôi trong cuộc sống thực tại của mình.

Muốn giữ được tình yêu của Ba Ngôi Thiên Chúa nơi mình, người kitô hữu phải luôn ý thức mình thuộc về Thiên Chúa, khi thuộc về Người, thì ta cũng sẽ trở nên những người có: “... lòng thương cảm, nhân hậu, khiêm nhu, hiền hòa và nhẫn nại. Hãy chịu đựng và tha thứ cho nhau” ( Cl 3,12 – 13 ).

Mong sao, mỗi khi chúng ta đặt tay lên trán, trên ngực và ngang vai, để tuyên xưng mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi, thì cũng là lúc chúng ta nhớ đến bản chất của mầu nhiệm này là tình yêu; đồng thời, chúng ta cũng xin Chúa ban cho chúng ta được sống trong tình yêu đó của Thiên Chúa để “... đầy tràn ân sủng của Chúa Giêsu Kitô, đầy tình thương của Thiên Chúa, và ơn hiệp thông của Thánh Thần” ( 2 Cr 13, 13 ), hầu chúng ta cùng mạnh dạn tuyên xưng: “Sáng danh Đức Chúa Cha, và Đức Chúa Con và Đức Chúa Thánh Thần, như đã có trước vô cùng và bây giờ và hằng có và đời đời chẳng cùng. Amen”.

Tu Sĩ Jos. Vinc. NGỌC BIỂN

TRAO BAN TẤT CẢ VÌ YÊU THƯƠNGKinh Thánh ( St 22, 1 – 18 ) cho biết: Sau nhiều tháng năm

chờ đợi mỏi mòn, mãi cho đến trăm tuổi, cụ Ápraham mới được diễm phúc sinh đứa con nối dõi tông đường. Ixaác chào đời đem lại niềm vui chan hoà cho cụ Ápraham. Ixaác là lẽ sống, là cây gậy chống đỡ tuổi già, là tương lai cho giống nòi và là tất cả của cụ già trăm tuổi.

Thế mà Thiên Chúa truyền cho cụ phải sát tế đứa con yêu để tế lễ cho Ngài. Trời đất như quay cuồng sụp đổ khi cụ Ápraham nghe lệnh truyền của Thiên Chúa.

Phải ở trong hoàn cảnh của cụ già trăm tuổi như Ápraham mới cảm nhận thấm thía nỗi đau thương và mất mát vô cùng lớn lao của một người cha phải sát tế đứa con một rất đỗi yêu quý của mình. Nếu không vì tình thương lớn lao đối với Thiên Chúa, cụ Ápraham không thể nào thực hiện được sự hiến dâng đau lòng đó.

Cụ Ápraham sẵn sàng hy sinh tất cả vì Thiên Chúa là Đấng mà cụ thần phục và mến yêu. Nhưng Thiên Chúa chỉ thử lòng cụ Ápraham thôi. Ngài không nỡ để cho một người cha phải

gánh chịu nỗi đau thương lớn lao đến thế.

Trích đoạn Tin Mừng hôm nay cũng đề cập đến một người cha khác đã thực hiện một sự trao ban triệu lần cao cả hơn. Vì quá yêu thương nhân loại lỗi lầm, vì không muốn cho muôn người phải lâm vào cảnh đau khổ trầm luân vì tội lỗi ngút ngàn của họ, Thiên Chúa Cha đã trao ban Con Một vô cùng yêu quý của Ngài, để Con của Ngài chết thay cho nhân loại, để cho những ai tin vào Con Ngài thì được cứu sống và được sống muôn đời:

11

Page 12: Ephata 614

"Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời. Quả vậy, Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người, mà được cứu độ" ( Ga 3, 16 – 17 ).

Xưa kia, Thiên Chúa không nỡ để cho Ixaác phải chết dưới lưỡi dao run rẩy của cụ Ápraham, không để cho thân xác của Ixaác phải chịu thiêu đốt trên bàn thờ để làm hy lễ cho Ngài, nhưng đã đến một thời, Thiên Chúa Cha lại để cho Con Một Ngài, là Ngôi Hai Thiên Chúa, phải chịu đóng đinh, chịu quằn quại đau thương và chịu chết trên thập giá để đền cho hết tội lỗi chúng ta và ban lại cho chúng ta sự sống đời đời.

Tôi tớ thấp hèn liều mình chết thay cho chủ nhân quyền quý, dân đen cùng khốn chết cho hàng vua chúa cao sang hay con chó trung thành liều chết để cứu mạng chủ cũng còn là điều dễ hiểu. Đằng này Ngôi Hai Thiên Chúa là Chúa Tể đất trời lại hiến thân chết thay cho loài người hèn mọn thì quả là điều vượt quá trí tưởng tượng con người.

"Không có tình yêu nào cao cả hơn tình yêu của người hiến mạng vì bạn hữu mình" ( Ga 15, 13 ), và không có tình yêu nào sánh ví được với tình yêu khôn vời của Thiên Chúa dành cho nhân loại.

Khi được người khác biếu tặng một món quà, ai trong chúng ta cũng đều nhớ ơn ân nhân và tìm cách đền đáp lại bằng món quà tương xứng.

Khi được Chúa Trời cao cả ban tặng chính Con Một Ngài để cứu mạng cho chúng ta, khi được Chúa Giêsu hiến thân chịu chết để cứu ta khỏi chết muôn đời, có bao giờ chúng ta nghĩ đến việc đền đáp công ơn cao dày đó ?

Để đền đáp phần nào tình thương trời bể của Thiên Chúa Cha, Đấng đã trao ban Con Một mình cho nhân loại, để đền đáp sinh mạng của Chúa Giêsu đã trao hiến cho bạn và cho tôi, chúng ta hãy dâng cho Ngài một hiến lễ tương tự, dù vạn lần nhỏ bé hơn. Đó là "hiến dâng thân mình chúng ta làm của lễ sống động, thánh thiện và đẹp lòng Thiên Chúa" ( Rm 12, 1 ). Đó cũng là nguyện ước của chân phước Anrê Phú Yên hôm xưa: "đem cuộc sống báo đền cuộc sống; lấy tình yêu đáp trả tình yêu".

Lm. Inhatiô TRẦN NGÀ

NHÂN DANH CHA, VÀ CON, VÀ THÁNH THẦNSau Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, Phụng Vụ Giáo

Hội mời gọi chúng ta long trọng cử hành Lễ Thiên Chúa Ba Ngôi rất Thánh, giúp chúng ta nhận biết và tôn thờ Một Thiên Chúa trong Ba Ngôi tuy riêng biệt nhưng cùng một bản thể và uy quyền bằng nhau. Chúa Cha là Thiên Chúa độc nhất. Chúa Con sinh bởi Đức Chúa Cha từ trước muôn đời. Chúa Thánh Thần phát xuất từ Chúa Cha và Chúa Con tự đời đời như một Nguyên lý duy nhất, Ba Ngôi nhưng là Một Thiên Chúa.

Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần hòa quyện vào nhau một cách hoàn hảo trong Tình Yêu và hành động, cùng tác động trên thế giới. Đây là Một trong những mầu nhiệm cao cả nhất của Đức Tin chúng ta. Mục đích của Giáo Hội muốn rằng, sau lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống chúng ta phải đi loan báo Thiên Chúa thật cho mọi người, không kể là Do Thái hay dân ngoại, cho họ biết Thiên Chúa chúng ta là Thiên Chúa Ba Ngôi hiệp nhất trong Tình Yêu và ca lên: “Chúc tụng Thiên Chúa là Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, vì Người hằng thương xót chúng ta” ( Ca nhập lễ ).

Một trong những mầu nhiệm người tín hữu phải tin cho được rỗi linh hồn là mầu nhiệm Một Đức Chúa Trời có Ba Ngôi. Nhưng làm sao chúng ta có thể diễn tả hay thấu hiểu về Thiên Chúa Ba Ngôi này. Ai có thể giúp ta thấy được khuôn mặt thực của Thiên Chúa? Ai sẽ chỉ cho ta con đường để gặp gỡ Ngài? Tự sức trí khôn con người là không thể. Phải nại đến Đức Giêsu Kitô, Ngôi Lời nhập thể, qua Ngài mầu nhiệm Thiên Chúa được vén mở, nhờ Người mà chúng ta biết có một Thiên Chúa duy nhất trong Ba Ngôi Vị là Cha, Con và Thánh Thần.

Thánh Augustinô viết: “Thiên Chúa là một mầu nhiệm mà con người không thể nào thấu hiểu được”. Đúng, Thiên Chúa Ba Ngôi là một mầu nhiệm vĩ đại, sâu thẳm, chúng ta không thể nào diễn tả được. Trí tuệ và miệng lưỡi con người không tài nào giải thích được những mối tương quan giữa Chúa

12

Page 13: Ephata 614

Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần; tuy nhiên các Giáo Phụ đã tìm cách diễn tả nội dung chính yếu này và một trong những cách đó là Dấu Thánh Giá: Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần.

Thường ngày, chúng ta làm Dấu Thánh Giá rất nhiều lần, khởi đầu ngày mới cho đến khi đi ngủ, bước vào nhà thờ cho đến lúc nhận lãnh phép lành, trước và sau khi ăn, khi đi ngang qua Thánh Giá, vườn thánh, trước cơn cám dỗ nguy hiểm… Như vậy, Dấu Thánh Giá bao trùm toàn thể xác và linh hồn; tất cả con người ta được thánh hiến nhân danh Một Chúa Ba Ngôi. Vì thế, Dấu Thánh Giá gói ghém lời tuyên xưng Đức Tin và nền tảng cầu nguyện của chúng ta.

Dấu Thánh Giá là dấu của người tin theo Công Giáo

Đức Giêsu đến trần gian nhằm cứu chuộc chúng ta, Người đã chết trên Thánh Giá để trao ban sự sống cho chúng ta. Chính nhờ hy tế của Người trên Thánh Giá mà chúng ta là những người “kitô hữu”, nghĩa là thuộc về Đức Kitô. Dấu Thánh Giá là dấu chỉ người kitô hữu. Chính nhờ dấu này mà chúng ta tuyên xưng niềm tin vào Đức Giêsu, Con Thiên Chúa làm người, đã đến thế gian để cứu chuộc chúng ta.

Trong năm Phụng Vụ, có hai thời điểm giúp người kitô hữu ý thức về giá trị của Dấu Thánh Giá.

- Mùa Phục Sinh chỉ cho ra rằng chúng ta được cứu chuộc nhờ cây Thánh Giá.

- Lễ Chúa Ba Ngôi, giúp chúng ta tuyên xưng Một Chúa Ba Ngôi.

Dấu Thánh Giá là dấu của người chịu phép Rửa tội, người thuộc về Chúa. Khi chịu phép Rửa tội, chúng ta được “vẽ” và “ghi” dấu Thánh Giá. Dấu này bề ngoài không thể thấy được, nhưng in trong tâm hồn người kitô hữu. Đồng thời cũng là hành động Đức Tin, Đức Cậy và Đức Mến.

Hành động Đức Tin Dấu Thánh Giá tóm lược Ba Mầu Nhiệm

Cả trong đạo Công Giáo.

1. Chúng ta vẽ Dấu Thánh Giá trên mình, vì Chúa Giêsu đã mặc lấy thân xác người phàm đến để cứu chuộc ta. Đây là mầu nhiệm Nhập Thể.

2. Dấu Thánh Giá nhắc lại rằng Đức Giêsu, Con Thiên Chúa, đã chết trên Thánh Giá để cứu chuộc chúng ta. Đây là mầu nhiệm Cứu Chuộc. Thánh Giá là chiến thắng của Đức Giêsu trên sự dữ và ma quỉ. Chúng ta trở nên con cái Thiên Chúa nhờ hy tế của Chúa Giêsu trên Thánh.

3. Dấu mà chúng ta vẽ trên mình kèm theo lời đọc: “Nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần”. Chúng ta khẳng định mầu định Thiên Chúa Ba Ngôi.

Hiểu như thế sẽ giúp chúng ta làm dấu Thánh giá nghiêm túc hơn.

Hành động của Đức Cậy

Niềm hy vọng của chúng ta là về Trời như các thánh đã ái mộ những sự trên Trời. Chính vì Đức Giêsu đã đến trần gian để cứu độ chúng ta, nên chúng ta có thể về Trời. Khi vẽ trên mình Dấu Thánh Giá, chúng ta nhớ đến cái chết của Chúa Giêsu trên Thánh Giá để cứu chúng ta, Ngài đã mở cửa Trời cho chúng ta.

Vậy, chúng ta khẳng định với nhau rằng, cuộc sống lữ hành của chúng ta là đi về Trời nơi chúng ta hy vọng sẽ tới sau khi hoàn tất cuộc đời dương thế.

Hành động Đức Mến

Thánh Giá gốm hai thanh gỗ ngang và dọc. Thanh dọc trình bầy tình yêu của chúng ta đối với Thiên Chúa, thanh ngang diễn tả tình yêu của chúng ta đối với “tha nhân”.

Cần phải ghi nhận rằng khi được đưa lên khỏi đất, thanh dọc của cây Thánh Giá đỡ lấy thanh ngang: ngụ ý nói rằng tình yêu của chúng ta đối với tha nhân được “nâng đỡ” bởi tình yêu Thiên Chúa.

Nếu thanh dọc của cây Thánh Giá thiếu ( tình yêu Thiên Chúa ), thanh ngang bị bỏ nằm trên đất, không thể đưa lên khỏi đất. Ý muốn nói, trong hành động của đức Ái: “yêu tha nhân là yêu chính Chúa”.

Nhưng nếu có thanh dọc mà không có thanh ngang, ( yêu tha nhân ), hỏi rằng có còn là cây Thánh Giá nữa hay không ?

Hai điều cần thiết: là mến Chúa và yêu người”. Mỗi ngày chúng ta làm dấu trên mình nhiều lần: “Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”. Ước gì chúng ta cũng biết in dấu Chúa Ba Ngôi, Thiên Chúa Tình Yêu trong cuộc đời ta, để chúng ta không ngừng kính mến Thiên Chúa và yêu thương tha nhân. Amen.

Lm. Antôn NGUYỄN VĂN ĐỘ

13

Page 14: Ephata 614

SỰ NGOAN NGOÃN CỦA ÊLIA VÀ BÀ GOÁ

Xin cùng đọc lại bài trích sách Các Vua quyển thứ nhất ( 1 V 17, 7 – 16 )

“Hồi đó, chỗ ông Êlia ẩn mình, suối cạn khô, vì trong xứ không có mưa. Bấy giờ có lời Đức Chúa phán bảo ông: “Ngươi hãy đứng dậy đi Xarépta, thuộc Xiđôn, và ở lại đấy. Này Ta truyền cho một bà goá ở đó nuôi ngươi.”

Ông liền đứng dậy đi Xarépta. Khi đến cổng thành, ông thấy có một bà goá đang lượm củi. Ông gọi bà ấy và nói: “Bà làm ơn đem bình lấy cho tôi chút nước để tôi uống.” Bà ấy liền đi lấy nước. Ông gọi bà và nói: “Bà làm ơn lấy cho tôi miếng bánh nữa !” Bà trả lời: “Có Đức Chúa, Thiên Chúa hằng sống của ông, tôi thề là tôi không có bánh. Tôi chỉ còn nắm bột trong hũ và chút dầu trong vò. Tôi đang đi lượm vài thanh củi, rồi về nhà nấu nướng cho tôi và con tôi. Chúng tôi sẽ ăn rồi chết.”

Ông Êlia nói với bà: “Bà đừng sợ, cứ về làm như bà vừa nói. Nhưng trước tiên, bà hãy lấy những thứ đó mà làm cho tôi một chiếc bánh nhỏ, và đem ra cho tôi, rồi sau đó bà sẽ làm cho bà và con bà. Vì Đức Chúa, Thiên Chúa của Ítraen phán thế này: “Hũ bột sẽ không vơi, vò dầu sẽ chẳng cạn, cho đến ngày Đức Chúa đổ mưa xuống trên mặt đất.”

Bà ấy đi và làm như ông Êlia nói; thế là bà ấy cùng với ông Êlia và con bà có đủ ăn lâu ngày. Hũ bột đã không vơi, vò dầu đã chẳng cạn, đúng như lời Đức Chúa đã dùng ông Êlia mà phán...”

Trong thời đại vốn đang tôn vinh chủ nghĩa lý trí và lý lẽ như hiện nay, Chúa lại cho xuất hiện một vị Giáo Hoàng luôn khuyên dạy đoàn chiên của mình là "hãy ngoan ngoãn với Thần Khí", một sự ngoan ngoãn mà theo thế gian chắc chắn là điều gì đó ngớ ngẩn và thậm chí là điên rồ. Bởi lẽ, đã sống và đã là người trưởng thành thì phải có lập trường và có lý lẽ của mình, mỗi người một vẻ, và vì thế, người ta tự cho mình cái quyền nghe theo sự mách bảo của lý lẽ nhiều hơn là "ngoan ngoãn" hay "tuân phục" Chúa Thánh Thần như cách thế mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong các bài giảng của Ngài gần đây thường đề cập đến. 

Ngoan ngoãn hay tuân phục trước một ai đó nghĩa là đặt toàn bộ ý muốn và cả căn tính của mình nơi ý muốn và căn tính của người ấy. Một đứa trẻ, khi nó ngoan ngoãn trước cha mẹ thì đó cũng là lúc mọi chọn lựa của nó đều hoàn toàn tuỳ thuộc vào chọn lựa và ý muốn của cha mẹ nó, nhưng với những người khác thì không thể có được đặc quyền này. Như vậy, trong mối tương quan giữa ta và Chúa, nhất là Chúa Thánh Thần, thái độ cần có duy nhất của ta là sự tuân phục ý muốn của Ngài. Chính Chúa Giêsu cũng đã chọn việc tuân phục ý muốn của Chúa Cha trở thành lương thực của Ngài ( x. Ga 4, 34 ).

Thế nhưng, điều khó nhất là bởi chúng ta là những con người vốn được ban tặng cho sự tự do để sống và Thiên Chúa lại không can thiệp vào sự tự do cao quý này, và vì thế, sự ngoan ngoãn tưởng chừng như dễ thực hiện và đơn giản, hoá ra lại trở nên vô cùng khó khăn đối với mỗi người trưởng thành. Bởi lẽ, chúng ta khi bắt đầu biết dùng sự tự do của mình, thì cũng là lúc ta cảm thấy quá khó để vâng phục cha mẹ là những người trước đây khi còn đơn sơ ta vẫn hoàn toàn ngoan ngoãn, huống chi đến một Thiên Chúa vô hình, vốn là "gió" mà "gió muốn thổi đâu thì thổi" ( Ga 3, 8 ). 

Cái khó để tuân phục "Thần Khí Thiên Chúa" mà chúng ta phải đối diện, đó chính là một não trạng vốn đã bị lập trình và địa phương hoá hoàn toàn cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, và môi trường sống của mỗi người. Sự tự do cá nhân kèm theo những điều bị lập trình trở thành một sự ngáng trở vô cùng lớn lao cho những ai muốn hoàn toàn vâng theo ý muốn của Thiên Chúa.

Mặt khác, vì "Thần Khí" cũng là "gió muốn thổi đâu thì thổi" xem ra có vẻ đầy cảm hứng, vô tổ chức, thiếu định hướng, không chắc chắn, lại càng làm cho ta cảm thấy khó hơn nữa để phân định và phán đoán. Bởi sự tự do thánh này vô hình chung dễ làm cho chúng ta đồng hoá với tính nổi loạn và vô kỷ luật đang hiện hữu ở nơi mình, thế nên đó không phải là chuyện một sớm một chiều có thể chấp nhận và hiểu được, mà cần phải có quá trình và thời gian sống quen với Ngài. 

Tiên Tri Êlia là một mẫu gương cho chúng ta trong mối quan hệ thân tình này. Ta thấy, ông nhận ra được tiếng Chúa phán với ông như thể hai con người thân thiết diện đối diện trò chuyện vậy, trong

14

CÙNG NGHIỆM SINH

Page 15: Ephata 614

khi Ngài hoàn toàn vô hình. Lẽ dĩ nhiên, để ông có thể trở nên rất bén nhạy trước tiếng Chúa thì hẳn ông phải có một quá trình sống mật thiết với Ngài ngang qua mọi biến cố và hoàn cảnh của cuộc sống mỗi ngày, và nhất là nên một với Ngài trong cầu nguyện.

Cuộc sống của mỗi người chúng ta cũng thế, có lúc vui, lúc buồn, có lúc huy hoàng rực rỡ, có lúc tối tăm ê chề... những điều ấy phải xảy đến để ta được học biết bài học vâng phục Thiên Chúa, bởi giữa những bấp bênh và thiếu chắc chắn của cuộc sống, ta luôn khao khát một sự an toàn và bình ổn; song càng lớn lên thì ta càng thấy nơi cuộc sống một sự thật là: không có một sự an toàn và bình ổn tuyệt đối ngoài Thiên Chúa. Nghĩa là người ta có thể mất mạng, gặp tai hoạ, bệnh hoạn, thất bại, thương vong... bất cứ lúc nào, ngay cả trong những lúc ta tưởng là đã tuyệt đối an toàn.

Do vậy, một người thật sự khôn ngoan là người biết nhận ra sự thật ấy và từ đó đi đến một thái độ sống khác trong mối tương quan với Thiên Chúa, thái độ phó thác và vâng phục hoàn toàn. 

Tuy nhiên, sự vâng phục hoàn toàn ấy không đảm bảo cho ta một sự bình an tuyệt đối theo kiểu thế gian, bởi bình an của thế gian thì khác với sự bình an của Thiên Chúa ( x. Ga 14, 27 ), mà có khi vẫn gặp phải những sự bất trắc bên ngoài như ta thấy trong câu chuyện của ông Êlia và bà goá ở trên. Nơi ông Êlia ẩn mình – một nơi Thiên Chúa trước đó đã sai ông đến trú ngụ – thì nay suối lại cạn khô vì trong xứ không có mưa. Trong hoàn cảnh ấy, ông lại nghe tiếng Chúa bảo ông đi đến Xarépta để được một bà goá nuôi như lời Chúa phán hứa.

Tới nơi, tưởng mọi sự êm xuôi, ai ngờ đâu chính bà goá này cũng không có đủ bột để làm cho ông một chiếc bánh, mà chỉ còn đủ để cho hai mẹ con bà ăn xong rồi chết như lời bà này nói. Lại là sự bấp bênh và thiếu chắc chắn. Bản thân bà goá, với lòng hiếu khách ban đầu, cho ông uống nước và tưởng là chỉ dừng lại ở đó là đã thuận ý Chúa, nào ngờ, Chúa lại đòi nhiều hơn, đến tận nắm bột sau cùng. 

Nhìn vào sự vâng phục hoàn toàn của Chúa Giêsu ta cũng đã thấy, sự vâng phục ấy không miễn trừ cho Ngài khỏi những tai hoạ và những sự ghét bỏ của những giới chức tôn giáo thời bấy giờ, mà trái lại, dẫn Ngài đến cái chết và chết trên thập giá ( x. Pl 2, 8 ). Chính vì lẽ đó mà Ngài được Thiên Chúa Cha ban tặng cho Ngài một danh hiệu trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu ( x. Pl 2, 9 ). Cũng vậy, nhờ vâng phục hoàn toàn mà ông Êlia và bà goá có bánh đủ ăn lâu ngày, hũ bột thì không vơi và dầu không cạn. 

Chúng ta cũng cần có thái độ vâng phục và ngoan ngoãn như thế trước Thánh Ý của Thiên Chúa trong đời sống của chúng ta. Nhiều khi, ta thấy mình bỗng trở nên bị Chúa đòi quá mức, như thể không còn gì để đòi, như thể là người vô công rồi nghề, như thể là người vô dụng, như thể là người hiếm muộn, như thể là người bất hạnh và bị bỏ rơi nhất thế gian này... và ta nghĩ "Chúa đã trừng phạt và đã bỏ rơi tôi", và rồi ta thất vọng, buồn chán, vùng vẫy...

Thế nhưng thái độ khôn ngoan cần có nhất là, đọc được ý Ngài ngang qua những trái khoáy này trong cuộc sống của ta, hãy can đảm đối thoại với Chúa như cách thế bà goá đã đối thoại với Êlia, và sau cùng là hãy vâng phục Ngài. Chắc chắn, sự vâng phục ấy sẽ được ân thưởng xứng đáng hơn mức ta có thể tưởng tượng và dám cầu xin.

Vậy chúng ta hãy xin Chúa thương ban cho chúng ta ơn biết ngoan ngoãn và vâng phục trước Chúa Thánh Thần để Ngài hoạt động trong ta và hướng dẫn cuộc sống của ta theo cách thế và đường lối mà Ngài muốn. 

Joseph C. PHAM

DUY TRÌ TÂM LINHTâm linh là lĩnh vực Đức Tin, cần phải trau dồi

không ngừng. Nhưng làm sao để có thể trưởng thành tâm linh trong suốt hành trình Đức Tin ?

Thánh Phêrô đưa ra 8 “cột trụ” để các Kitô hữu khả dĩ duy trì Đức Tin một cách hiệu quả: “Anh em hãy đem tất cả nhiệt tình, làm sao để khi đã có lòng tin thì có thêm đức độ, có đức độ lại thêm hiểu biết, có hiểu biết lại thêm tiết độ, có tiết độ lại thêm kiên nhẫn, có kiên nhẫn lại thêm đạo đức, có đạo đức lại thêm tình huynh đệ, có tình huynh đệ lại thêm bác ái” ( 2 Pr 1, 5 – 7 ).

15

CÙNG NHẬN ĐỊNH

Page 16: Ephata 614

1. NHIỆT TÌNH: Trong mọi điều chúng ta làm, chúng ta phải làm bằng cả nhiệt tình của tình yêu thương. Tiếp tục phát triển trong lĩnh vực này, chúng ta sẽ trưởng thành và vững bước theo Chúa, dù có thể gặp chống đối hoặc thất bại, như tác giả Thánh Vịnh tâm sự: “Vì nhiệt tâm lo việc nhà Chúa mà con phải thiệt thân” ( Tv 69, 10 ).

2. LÒNG TIN: Không có Đức Tin thì chúng ta không thể làm vui lòng Thiên Chúa, vì bất kỳ ai muốn đến với Ngài đều phải tin chắc rằng Ngài hiện hữu và sẽ thưởng cho những ai khao khát tìm kiếm sự công chính của Ngài: “Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho” ( Mt 6, 33 ). Đức Tin là điều kiện đầu tiên và cần thiết để sống đời Kitô hữu phong phú.

3. ĐỨC ĐỘ: Người đức độ là người nhân đức, nghĩa là luôn tuân giữ Luật Chúa và nghe theo Lời Chúa. Người nhân đức không hẳn là người hoàn hảo, vì chẳng có ai công chính trước mặt Chúa, và ai cũng được “lúc chào đời đã vương lầm lỗi, đã mang tội khi mẹ mới hoài thai” ( Tv 51 , 7 ). Nhưng điều đó có nghĩa là hằng ngày chúng ta phải theo đuổi sự công chính, sao cho hôm nay hơn hôm qua, ngày mai hơn hôm nay, theo ước muốn của Chúa Giêsu: “Hãy nên hoàn thiện như Cha trên Trời là Đấng hoàn thiện” ( Mt 5, 48 ).

4. HIỂU BIẾT: Học hỏi Lời Chúa là điều quan trọng, tìm hiểu Kinh Thánh là việc cần thiết. Vô tri bất mộ. Để sống Đức Tin có hiệu quả, chúng ta không chỉ đọc Kinh Thánh mà còn phải hiểu Kinh Thánh: Đọc bản văn ( lectio ), rồi suy niệm ( mediatio ), sau đó là chiêm niệm ( contemplatio ) để “thấy” mình trong đó, nhờ tác động của Chúa Thánh Thần.

5. TIẾT ĐỘ: Kinh Thánh cho mỗi chúng ta quyền kiểm soát là quyền sử dụng Lời Chúa. Cách đối xử của chúng ta là sản phẩm của đời sống tâm linh và thời gian chúng ta đầu tư. Phải cố gắng hiểu cho đúng Lời Chúa chứ không thể hiểu theo ý riêng. Tiết độ còn là tự kiềm chế chính mình, vì Thánh Phêrô đã cảnh báo: “Anh em hãy sống tiết độ và tỉnh thức, vì ma quỷ, thù địch của anh em, như sư tử gầm thét, rảo quanh tìm mồi cắn xé” ( 1 Pr 5, 8 ).

6. KIÊN NHẪN: Theo Hán tự, chữ “nhẫn” gồm chữ “đao” ( con dao ) ở trên chữ “tâm” ( trái tim ). Hàm ý gặp chuyện xấu mà chẳng chịu nhẫn nhịn thì tránh sao được đớn đau, như dao đâm thấu tim. Sự kiên nhẫn rất cần, nhất là trong những điều nhỏ mọn. Hành trình Kitô giáo là hành trình liên lỉ, nhấn mạnh vào việc luyện tập nhân đức hằng ngày.

7. ĐẠO ĐỨC: Đạo đức là sự cân bằng giữa sự khiêm nhường và phẩm giá của chúng ta. Chúng ta được tạo dựng giống hình ảnh Thiên Chúa ( St 1, 27 ), thế nên chúng ta phải bắt chước tính cách của Ngài khi chúng ta đối xử với chính mình và với tha nhân.

8. TÌNH HUYNH ĐỆ: Rất cần trau dồi mối quan hệ hàng dọc với Thiên Chúa, nhưng mối quan hệ đó cũng phải thẫm đẫm trong mối quan hệ hàng ngang với tha nhân, vì tất cả chúng ta đều là anh em với nhau ( Mt 23, 8 ). Đức ái Kitô giáo bắt buộc chúng ta phải biết động lòng trắc ẩn, chạnh lòng thương xót và nhạy bén với nhu cầu của người khác.

TRẦM THIÊN THU

NGỪA TRÁNH THAI: ĐƯỜNG DẪN TỚI SUY ĐỒI LUÂN LÝ ĐẠO ĐỨC

Lời ngỏ: Một sự thật đau lòng: mặc cho Giáo Huấn Giáo Hội về NGỪA TRÁNH THAI, giới trẻ, đặc biệt các cặp vợ chồng trẻ Công Giáo, vẫn “thoải mái” và không chút áy náy lương tâm khi sử dụng các phương pháp ngừa tránh thai nhân tạo ( bao cao su, đình triệt sản, đặt vòng… ). Lm. Shenan J. Boquet, chủ tịch Quốc Tế Sự Sống Con Người, tổ chức lớn nhất thế giới "Vì Sự Sống và vì Gia Đình", cho chúng ta nhìn rõ HẬU QUẢ NGHIÊM TRỌNG THẬT SỰ của việc NGỪA TRÁNH THAI ( Người dịch: NGUYỄN THẾ BÀI ).

16

CÙNG CẢNH BÁO

Page 17: Ephata 614

Dựa trên tài liệu một cuộc thăm. dò mới đây của Viện Gallup được đưa ra ngày 30 tháng 5, người Mỹ trở thành dễ chấp nhận hơn về một số vấn đề gây tranh cãi. Đứng đầu danh sách 19 vấn đề của Viện Gallup là ngừa tránh thai, mà 90% người dân Mỹ chấp nhận, theo sau là ly dị với 69% và tình dục trước hôn nhân với 66%. Những vấn đề khác nằm trong top 10 là nghiên cứu tế bào mầm phôi thai ( 65% ); sinh con ngoài giá thú ( 58% ); kết hợp đồng tính ( 58% ); an tử ( 52% ) và nạo phá thai ( 42% ).

Những con số này không nên làm chúng ta ngạc nhiên. Suy cho cùng, dân Mỹ đã đều bác bỏ hệ thống đạo đức Kitô Giáo – Do Thái Giáo thiên về thuyết tương đối thế tục từ nhiều thập kỷ nay. Trong cái gọi là cách mạng tình dục của thập niên 1960s, tình dục được tách ra khỏi con người – thân xác và linh hồn – và thân xác con người đã trở thành thứ được coi là một dụng cụ mà người ta đã có thể nhào nặn và cả khai thác vì khoái lạc tình dục.

Tất nhiên, điều này phải trở lui lại hơn một ít thập kỷ. Như vẫn thường xảy ra, những gì có vẻ như là một vụ nổ bất thình lình, thực ra chỉ là kết quả lôgic của hàng trăm năm, sự hỗn loạn ngày càng tăng về chuyện chúng ta là ai với tư cách là những con người.

René Descartes ( 1596 – 1650 ) là một khoa học gia và triết gia người Pháp, kẻ mà nhiều người tin giúp tung ra điều mà sau này trở thành nổi tiếng, có chút mỉa mai, là “Thế Kỷ Ánh Sáng”. Trong những cống hiến của ông này cho con đường mà người ta nghĩ là đặt thân xác và linh hồn đối nghịch nhau, về sau dẫn tới ý tưởng rằng thân xác con người đơn thuần có thể được coi là một đồ vật mà người ta có thể nhào nặn theo dục vọng của họ. Được đặt một cách đơn giản, bạn là tinh thần của bạn và bạn có một thân thể, như đối nghịch với quan điểm Kitô giáo truyền thống cho rằng bạn là thân xác và linh hồn. Trong điều này, Descartes đã theo chân Francis Bacon ( 1561 – 1626 ), người tin rằng đích nhắm của tri thức con người phải đạt được thành công không phải là sự quản lý, mà là sự thống trị thiên nhiên.

Phải nói rằng rằng ngày nay điều này nghe chẳng có vẻ gì là gây tranh cãi đối với nhiều người. Kể cả người ta vẫn khó mà nhìn thấy sự thay đổi này triệt để dường nào, nhưng chúng ta hãy đặt nó theo cách này: thay vì khởi đầu với ý tưởng rằng chúng ta nắm bắt được thực tại qua các giác quan của chúng ta và nghĩ về nó, chúng ta sẽ bắt đầu bây giờ với tâm trí riêng của chúng ta như là nền tảng của tri thức và từ đó giải thích thực tại một cách chủ quan.

Người ta vẫn còn viết sách về điều được biết đến trong triết học như là thuyết nhị nguyên tinh thần – thể xác, một quan điểm bị Giáo Hội bác bỏ. Quan điểm nhị nguyên này ngày nay được đa số thừa nhận, ngay dù đa số không nhận thức được điều đó hoặc nhìn thấy nó cho ta biết thế nào ngay cả những giả định căn bản về thực tại và về những người khác.

Được rồi, triết học đủ rồi. Ta hãy thử xem điều này tác động đến cuộc sống chúng ta thế nào ngày nay đối với thân thể và các quan hệ của riêng chúng ta, những kết quả của những điều này đang được cuộc thăm dò Gallup nói rõ cho chúng ta nghe.

Não trạng ngừa tránh thai, như Giáo Hội nhận diện, là một ví dụ hoàn hảo của cái xảy đến khi chúng ta chọn theo thuyết nhị nguyên. Hãy để ý những người vận động ngừa tránh thai hứa sẽ kiểm soát để không để lại hậu quả trên cuộc sống chúng ta, nếu chúng ta có thể kiểm soát khả năng sinh sản của chúng ta với các thuốc và dụng cụ. Tất cả mọi thú vui, nhưng lại không có cái thú vui nào trong sự sinh đẻ phiền phức ấy. Thân xác của tôi không phải là tôi, chính xác đó là một vật để tôi điều khiển vì bất cứ lý do gì tôi muốn; do vậy tình dục chính là chuyện về thú vui của tôi, cũng có thể là của một ai khác. Không nhất thiết phải là việc trao thân cho một kẻ nào tôi yêu với khả năng tạo nên sự sống mới như là kết quả của món quà tặng ban ấy.

Theo quan điểm này, tình dục trở thành một chức năng không cần suy xét, vô nghĩa mà vì nó tôi có thể sử dụng thân xác tôi. Ý tưởng chính tôi như một sự hợp nhất của thân xác và linh hồn tiêu tan. Và với sự thiếu hiểu biết này, theo sau là sự không biết gì về bản chất tình dục con người như là một sự hợp nhất của những món quà tặng sinh sản căn bản của con người và mối ràng buộc giữa vợ chồng.

Chính vì vậy mà thế giới đã hết sức tức giận khi Thông Điệp Humanae Vitae ( Sự Sống Con Người ) đến đúng ngay vào giữa lúc cuộc cách mạng tình dục bùng phát. Trong Thông Điệp về sự sống con người của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI sắp được phong Chân Phước, Giáo Hội tái khẳng định một cách rõ ràng tính chất không thể tách lìa giữa ý nghĩa hợp nhất và sinh sản của hành vi vợ chồng. Sử dụng các phương pháp ngừa tránh thai và đi theo não trạng của nó là hành động nghịch với mục đích

17

Page 18: Ephata 614

Thiên Chúa ban cho tình yêu vợ chồng giữa người nam và người nữ. Hành động như thế cũng bóp méo những quan hệ khác của con người, đúng như lời tiên đoán của Đức Thánh Cha Phaolô VI.

Nhiều người tin rằng công trình của Đức Phaolô VI trong Humanae Vitae có ảnh hưởng sâu xa của vị sau đó sẽ trở thành Thánh Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II. Trong cuốn “Love and Responsibility” ( Tình Yêu và Trách Nhiệm ), Đức Tổng Giám Mục Karol Wojtyla bấy giờ đã trình bày trường hợp vì sao mà quan điểm đúng đắn và đầy đủ về con người như là thân xác và linh hồn lại cần thiết để hiểu chính chúng ta và hiểu nhau, nhất là trong tình dục của chúng ta: “Trong trật tự tình yêu, một con người chỉ có thể vẫn giữ đúng được con người mình, bao lâu người đó vẫn trung thành với tự nhiên. Nếu người ấy đi ngược với tự nhiên, thì cũng xâm phạm chính con người bằng việc làm cho nó thành một vật để hưởng thú vui hơn là để yêu thương”.

Đi ngược với bản chất đích thực của chúng ta chính là bẻ gãy ý thức trách nhiệm tự nhiên của chúng ta đối với người khác. Ai mà chẳng nhìn thấy điều này xảy ra ngày nay ?

Hiển nhiên, những ý tưởng xấu một cách nghiêm trọng ắt sẽ có những hậu quả xấu một cách nghiêm trọng. Cha Paul Marx, người sáng lập "Quốc Tế Sự Sống Con Người" ( Human Life International ), đã khẳng định ý kiến của Giáo Hội trong cuốn tự truyện của ngài dựa trên kinh nghiệm phong phú khi ngài du hành khắp thế giới. Ngài viết: “Đã đi và làm việc trong 91 quốc gia, tôi không thấy có đất nước nào mà ở đó ngừa tránh thai lại không dẫn tới nạo phá thai, tới gian dâm ngày càng tăng trong giới trẻ, tới ly dị và tới tất cả mọi sự xấu xa khác mà chúng ta nhìn thấy ngày nay, vốn cấu thành tình trạnh hỗn độn tình dục bẩn thỉu trên toàn thế giới.”

Và quả là một sự hỗn loạn, phải không ? Cuộc thăm dò này của Viện Gallup phải được xem như là một tiếng kêu thức tỉnh. Nếu chúng ta nghiêm chỉnh trong việc củng cố gia đình, đẩy mạnh hạnh phúc cho con cái, lật ngược con số đang gia tăng những cuộc hôn nhân đổ vỡ trong đất nước chúng ta, chấm dứt nạn nạo phá thai, bảo vệ phẩm giá người cao tuổi và người bệnh tật, đề cao đức trong sạch và khiết tịnh, sau đó chúng ta hãy trung thực để thấy được sự suy sụp luân lý khởi đầu ở đâu.

Nguyên tác “Contraception: The Gateway to Moral Decay”Lm. SHENAN J. BOQUET, bản dịch của Giuse NGUYỄN THẾ BÀI

HẠNH PHÚC HAY BẠC PHÚC ?Xin mở đầu bài viết bằng một câu chuyện thế này. Có đôi vợ chồng lấy nhau được ba năm, họ

sống rất hạnh phúc, được lòng cả gia đình đôi bên, kinh tế khá giả, Anh chồng rất tự hào về cô vợ xinh đẹp, giỏi giang lại khéo cả nết ăn, nết ở, chỉ ngặt một nỗi, mãi họ chả có đứa con nào. Anh chồng vì rất tin vợ nên tài sản và các loại giấy tờ đều đưa vợ giữ hết, cần gì thì nói với vợ, vơ lo liệu chu đáo.

Cho đến một hôm, người vợ đi vắng. Anh đang cần gấp một loại giấy tờ nên mở tủ, tình cờ, anh thấy một sổ khám sức khỏe mang tên vợ, tò mò mở ra xem, anh bỗng bàng hoàng khi phát hiện, vợ anh đã từng phá thai tới ba lần kể từ khi lấy anh. Vậy là anh đã mất ba đứa con !

Choáng váng, anh như ngã quỵ. Gắng gượng để lại mọi thứ y như cũ sau khi đã photo sổ khám sức khỏe. Khi người vợ về, anh vờ như không biết. Ít hôm sau anh lại bí mật mở tủ, quyển sổ đã biến mất, niềm hạnh phúc trong anh cũng biến mất theo quyển sổ oan nghiệt kia. Chúng ta không biết được kết cục của câu chuyện sẽ thế nào, Nhưng chắc rằng, cuộc hôn nhân của anh chị sẽ không còn là một cuộc hôn nhân hạnh phúc.

Lại một câu chuyện khác liên quan đến phá thai. Gần đây, tôi có đến thăm một Mái Ấm BVSS, tình cờ em vừa được đưa về đây tạm lánh chờ sinh, dáng người mảnh khảnh, đôi mắt còn mọng nước mắt, khuôn mặt tái xanh, mệt mỏi. Tôi đến bên, chào em, chúc mừng em, em là một cô gái được ban đầy ân phúc. Em ngạc nhiên nhìn tôi: "Sao anh lại nói vậy ?" Tôi trả lời: "Có thể em chưa biết, nhưng rồi em sẽ biết niềm hạnh phúc sẽ lớn lao thế nào khi em được làm mẹ, lúc đó em sẽ thấy mình được ban phúc và được Thiên Chúa yêu thương nhiều như thế nào..."

Tôi thấy đôi mắt em như chùng lại. Trong câu chuyện của em, một cô gái có học thức, con nhà danh giá, yêu và lỡ có thai với người yêu. Thai nhi giờ mới hơn 12 tuần tuổi, nhưng cả cha mẹ hai bên và anh người yêu đều thúc ép em phải phá thai trước khi cưới, họ vì sĩ diện mà làm thế, nếu không, sẽ không có đám cưới nào hết, và cha mẹ em sẽ từ em, anh người yêu cũng sẽ bỏ em.

Trong cơn quẫn trí, em nhắm mắt nghe theo, may thay, em được các anh chị BVSS khuyên nhủ và đưa về đây, giờ cũng chưa biết phải tính sao. Tôi lặng nghe và chỉ kể cho em nghe về tâm sự của

18

CÙNG TRĂN TRỞ

Page 19: Ephata 614

chính mình, cho em biết sự đau đớn tột cùng của một người cha đã từng mất đứa con yêu bé bỏng, dù chỉ là sảy thai không mong muốn. Tôi cho em biết niềm vui, hạnh phúc tột bậc khi được làm cha làm mẹ, khi được đón những đứa con chào đời. Nghe xong tâm sự của tôi. Em chỉ nói nhỏ nhẹ, em quyết sẽ tâm làm mẹ, em nói thế với khuôn mặt bừng sáng. Tôi biết rằng em đã chọn lựa đúng con đường hạnh phúc...

Hạnh phúc, một ước ao của mọi con người. Hạnh phúc không chỉ đòi hỏi sự hy sinh, mà còn đòi hỏi sự cho đi và từ bỏ chính mình. Con đường kiếm tìm, xây dựng hạnh phúc là con đường thật dài đầy chông gai, đôi khi phải trả bằng giá máu. Nhiều người trong chúng ta cân đong đo đếm hạnh phúc bằng những giá trị của đồng tiền, bằng giá trị của công danh, của quyền lực mà quên đi rằng những cái đó chỉ là một công cụ để hỗ trợ cho con người kiếm tìm hạnh phúc. Mà nghiệt ngã thay, kiếm tìm và xây dựng thì khó thế nhưng hạnh phúc lại mong manh, dễ vỡ, dễ bị tổn thương, chỉ một quyết định sai lầm là cả đời ân hận, chỉ một thoáng nghi ngờ và cố chấp là hạnh phúc vụt tan, sẽ mãi mãi bay xa...

Trong cuộc sống hôn nhân, phải nói ngay rằng: được làm cha, làm mẹ là một niềm hạnh phúc lớn lao, là món quà vô giá mà Thượng đến đã ban cho con người. Tiếc rằng, không phải ai cũng hiểu được điều đó, rất nhiều bạn trẻ ngày nay sau khi cưới, thường “kế hoạch” kiểu này hay kiểu khác, đặt dụng cụ tránh thai chữ T ( ảnh chụp kèm theo ), uống thuốc phá thai với lời ngụy biện rằng: Ôi giào, còn trẻ, lo kinh tế cái đã, vài năm nữa vững chãi một chút, có con cũng không muộn !

Đây hẳn là một quan niệm sai lầm.

Một là: họ không hề ngờ rằng uống thuốc “ngừa thai” cũng chính là gián tiếp phá thai, còn đặt dụng cụ “tránh thai” chính phá thai... thường kỳ.

Hai là: họ bị nhồi sọ bằng những mỹ từ để cho rằng đó chỉ là tránh thai, không có chuyện giết người ở đây. Chẳng phải vô tình mà khi tạo dựng Thượng Đế lại ban cho mỗi giai đoạn trong cuộc sống con người một giai đoạn có đủ khả năng làm cha làm mẹ, chính vì giai đoạn đó là giai đoạn tốt nhất và thuận lợi nhất để giữ gìn hạnh phúc và bảo toàn nòi giống.

Ba là: con cái là một động lực hoàn hảo nhất giúp chúng ta có thể đứng vững và chống chọi với phong ba bão táp của cuộc đời, gói ghém hết cả niềm hy vọng tương lai và sẵn sàng từ bỏ bản thân mình mưu cầu hạnh phúc cho con cái để từ đó nhận ra hạnh phúc cho con cái lại cũng chính là hạnh phúc cho chính bản thân mình, cho vợ chồng mình.

Chẳng phải thế sao, khi mỗi chiều, sau giờ lao động mệt mỏi, chúng ta trở về gia đình, chỉ một cử chỉ hồn nhiên của con trẻ xà vào lòng hay toét miệng cười, những lo âu và mệt mỏi sẽ tiêu tan nhanh chóng. Chỉ một cơn sốt cao, chúng ta lại chẳng thảng thốt cả đêm trong lo âu và hy vọng, thậm chí, nhiều người làm cha mẹ đã hy sinh cả tính mạng mình cho con được sống.

Vậy tại sao, hà cớ gì mà còn có ai đó phải giết con của chính mình ? Hà cớ gì phải loại bỏ việc sinh con bằng thuốc bằng cách này cách kia ? Hà cớ gì chúng ta lại tìm kiếm một hạnh phúc hư vô bằng hành động phá thai, trong khi chúng ta hoàn toàn có khả năng chọn lựa cho mình một con đường tìm được hạnh phúc chắc chắn thông qua việc đón nhận những đứa con của mình.

Cho dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, cho dù nghịch cảnh có éo le, như trong hai câu chuyện vừa qua, một cặp thì đầy đủ điều kiện nhưng rồi hạnh phúc lại bay mất, để lại một cuộc đời bạc phúc. Một cô gái nhỏ trong hoàn cảnh éo le bạc phúc đã tìm được hạnh phúc trong nghĩa vụ làm mẹ, cho dù chưa vẹn toàn nhưng cô hoàn toàn có quyền hy vọng một ngày nào đó gia đình sẽ trùng phùng hạnh phúc.

Đaminh PHAN VĂN DŨNG, Biên Hòa 6.2014

BỆNH VIỆN ĐA KHOA GIÊSUĐịa chỉ: Tòa nhà số 1 đường Lên Trời, khu phố Bình An, phường Ánh Sáng, quận Hạnh Phúc, thành phố Tình Yêu, đất nước Tự DoKhám và chữa bệnh 24/24 giờ kể cả các ngày Lễ nghỉ.Đặc biệt miễn phí cho mọi đối tượng.Email: [email protected]

19

CÙNG NGHIỆM SINH

Page 20: Ephata 614

TOA THUỐC CHO TÌNH YÊU

Tôi đến Bệnh Viện Đa Khoa của Chúa Giêsu để kiểm tra sức khỏe định kỳ và nhận ra mình đang bị bệnh khá nặng.

Khi bác sĩ đo huyết áp xong, tôi phát hiện mức DỊU HIỀN của tôi thấp quá. Đến khi kiểm tra nhiệt độ, thì thấy bảng nhiệt kế chỉ 40o ÂU LO. Rồi đến làm điện tâm đồ, kết quả lại cho thấy tôi bị thiếu máu trầm trọng, phải truyền thêm máu YÊU THƯƠNG, vì các động mạch của tôi đã bị tắc nghẽn do ÍCH KỶ và CHUA CHÁT nên không thể nào đưa máu về con tim trống rỗng của tôi được.

Tôi sang khoa Chấn Thương Chỉnh Hình, vì hiện không còn đủ khả năng bước đi bên cạnh người anh em của mình được nữa. Tôi không thể quàng tay THÂN Ái vì tay tôi đã bị gãy do việc vấp ngã vào những GANH TỊ, HỜN GIẬN và VÔ LỐI.

Đến khám ở khoa Mắt, kết quả thật thảm hại, tôi đã bị cận thị quá nặng, mắt tôi KHÔNG THỂ NHÌN THẤY NHỮNG KHUYẾT ĐIỂM CỦA CHÍNH MÌNH mà chỉ thấy toàn là những khuyết điểm của anh em mọi người.

Khi tôi trình bày với Bác Sĩ Giêsu rằng tai tôi bị ĐIẾC, Ngài bảo đó là do hàng ngày tôi không chịu lắng nghe tiếng của Ngài, và tiếng của bao người bất hạnh đang sống quanh tôi.

Do lòng nhân hậu, Bác Sĩ Giêsu đã khám bệnh miễn phí cho tôi. Và khi ra về, Ngài trao cho tôi toa thuốc THỜI GIAN để chữa trị: Hãy nên có những giờ phút gần gũi thân mật với Ngài khi cầu nguyện và trong phần hiệp lễ của Thánh Lễ. Đó là những giờ phút quí báu nhất trong ngày để có thể được phục hồi sức khỏe về các mặt tâm linh, tình cảm, luân lý, tâm lý và thể lý.

Buổi sáng thức dậy, tôi cần uống một ly CẢM TẠ. Trước khi đi làm tồi cần uống một muỗng BÌNH AN. Mỗi giờ một lần, tôi cần thay lớp băng NHẪN NẠI và dùng một chút nước KHIÊM NHUỜNG. Khi đi làm về, tôi cần tiêm ngay một mũi TÌNH YÊU. Và trước khi đi ngủ, tôi cần phải uống mấy viên thuốc bổ là THA THỨ, HÒA GIẢI ngay những xích mích đã xảy ra trong ngày.

Bác Sĩ Giêsu còn nhờ Y Sĩ Điều Dưỡng Maria giúp tư vấn cho tôi về nhà tự làm món ăn TINH THẦN, giúp quân bình lại cách sống:

Để chuẩn bị, lấy toàn thể 12 tháng đem rửa sạch những mùi cay đắng, thù oán, rồi để cho ráo nước. Tuần tự cắt mỗi tháng ra 28, 30, 31 phần nho nhỏ, sửa soạn mỗi ngày một lần ( đừng làm hết một lần ). Sau đó, hãy trộn đều mỗi ngày với: một chút ĐỨC TIN, một chút KIÊN NHẪN, một chút CAN ĐẢM, một chút CỐ GẮNG, thêm vào: một chút HY VỌNG, một chút TRUNG THÀNH, một chút KHIÊM NHƯỜNG, đem xay nhỏ tất cả với lời CẦU NGUYỆN và 10 GIỚI RĂN, rồi đem ướp với các gia vị: LẠC QUAN, TIN TƯỞNG và một chút HÀI HƯỚC. Xong xuôi, đổ tất cả vào nồi YÊU THƯƠNG, nấu thật kỹ với lửa VUI MỪNG. Đến khi hoàn tất, dọn ra mâm, mời cả gia đình cùng ngồi vào bàn, dâng một lời nguyện TẠ ƠN, rồi múc ra ăn với NỤ CƯỜI và lòng VỊ THA.

EPHATA sưu tầm và biên tập lại

GÀ TRỐNG NUÔI CONVợ mất sau khi sinh con gái được 10 ngày, anh Trình Tuấn lặn lội khắp nơi xin sữa với hy

vọng bé Ủn được bú sữa mẹ hoàn toàn. 

Không ít lần người bố trẻ trút nỗi niềm vào câu à ơi ru con: “Gió đưa cây cải về trời, rau răm ở lại chịu đời đắng cay”. Chuỗi ngày gà trống nuôi con của ông bố sinh năm 1984 bắt đầu từ cái ngày định mệnh khi con gái Nguyễn Kim Yến Nhi chào đời được 10 ngày tuổi.

“Em ra đi chỉ mới là khởi đầu của bất hạnh, có những lúc anh tưởng nó đã qua. Nhưng anh vẫn đang ngập ngụa trong đống bầy nhầy của nó. Em cũng hiểu điều đó mà, nên em từng cấm anh chết trước em vì em nói người chết thì dễ nhưng người ở lại khổ lắm”, trang nhật ký của người vốn là dân kỹ

20

CÙNG CẢM NHẬN

Page 21: Ephata 614

thuật, từng trong đội vô địch Robocon Châu Á-Thái Bình Dương, không ít lần nhòe nước mắt xót xa trước sự ra đi bất ngờ của vợ sau cơn tai biến sản khoa.

Thương con gái bé bỏng phải chịu thiệt thòi vì sớm mất tình yêu của mẹ, anh tự mình vực dậy nỗi đau để dành trọn tâm sức chăm con. “Lúc đó tôi chỉ là một người cha ‘thực tập’ với vỏn vẹn mấy ngày kinh nghiệm, nhưng tự hứa với lòng sẽ chăm sóc Ủn thật tốt và nuôi dạy con nên người với tất cả tình yêu thương”, anh tâm sự.

Anh đón con về từ bệnh viện khi tang vợ vẫn còn trùm kín không khí gia đình. "Ngày đón con về, trên taxi chỉ có hai cha con, ba phải xoay xở thay tã khi con tè rồi dỗ khi con khóc đói. Khóc một chặp nhưng chưa được bú con đành nhét ngón cái vào mút, nhìn con ba lại chảy nước mắt. Chưa bao giờ tôi thấy mình mít ướt tới vậy”, anh trải lòng.

Anh bắt đầu mang túi trữ sữa đi xin sữa cho con, bất kể nắng mưa. Nhờ sự giúp đỡ, hỗ trợ của bạn bè, anh dần được tiếp cận với nhiều bà mẹ đang có con nhỏ có thể giúp được bé Ủn đủ sữa bú. Tuy nhiên, khoảng 3 tháng sau khi mẹ mất, hễ cứ đưa bình sữa vào là bé khóc đẩy ra. Anh thực sự stress vì lo cho sức khỏe của con và áp lực dùng sữa ngoài từ bà nội bé và mọi người, nhưng bé Ủn bú vào là ói ra hết nên anh không cho bà nội dùng sữa bột nữa.

Với anh, nuôi dạy một đứa trẻ chưa bao giờ dễ dàng, nhưng nhiều lúc khó khăn không đến từ kiến thức và kinh nghiệm mà đến từ những định kiến phải đối mặt. Không ít lần hai bên gia đình nội ngoại muốn anh đưa con về quê để ông bà tiện bề chăm sóc. “Con đã mất mẹ, không thể thiếu thêm ba. Như ai đó đã nói mỗi người đều có cuộc chiến riêng của mình, cuộc chiến của tôi bây giờ là duy trì nguồn sữa mẹ cho con, giữ con luôn cạnh mình”, anh hạ quyết tâm tự tay chăm sóc, chứng kiến từng ngày khôn lớn của con.

Từ thực tế ròng rã đi xin sữa cho con, anh nhen nhóm suy nghĩ về việc liên kết một mạng lưới các mẹ dư sữa, mỗi tủ lạnh của mỗi mẹ là một kho trữ. Trước tiên các mẹ trữ sữa dành cho chính con mình dùng khi mẹ đi làm hoặc những lúc vì lý do gì đó bị mất sữa. Kế đến là chia sẻ cho các bé khác khi mẹ của các bé không có hoặc bị mất sữa. Cuối cùng là giúp điều phối nguồn sữa ổn định tới các bé có nhu cầu, giảm tải tủ lạnh trữ sữa, tránh để quá tải dẫn đến phải bỏ.

Khi chia sẻ ý tưởng thành lập ngân hàng sữa mẹ với những người mẹ trên Facebook, anh nhận được sự ủng hộ nhiệt tình. “Qua tìm hiểu tôi được biết ngân hàng sữa mẹ có từ rất lâu ở châu Âu, Mỹ, gần đây thì Ấn Độ, Trung Quốc, Philippines... Bất ngờ hơn là tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ ở Việt Nam thuộc loại thấp nhất khu vực, chỉ dưới 20%. Tôi và các mẹ khác có động lực để làm một điều ý nghĩa cho chính con mình và các bé khác có cơ hội được duy trì nguồn tài nguyên quý giá này”, ông bố đảm đang trăn trở.

Nhiều người e ngại sữa trữ đông không vệ sinh, ảnh hưởng sức khỏe, anh đã tìm hiểu kiến thức từ những nguồn uy tín để cập nhật. Anh đưa ra các bằng chứng thiết thực từ chính câu chuyện của mình và của mọi người, trở thành cầu nối cho các bà mẹ, động viên các mẹ trữ sữa cho con, chia sẻ sữa với cộng đồng như một hành động đầy ý nghĩa. Hiện nay, ngân hàng sữa mẹ đã thu hút hơn 9.000 thành viên, tạo được tiếng vang và bắt đầu kết nối với hệ thống Human Milk for Human Babies của thế giới. Ngoài ra anh còn là đồng sáng lập Hội sữa mẹ, cộng đồng hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ với hơn 40.000 thành viên. Nhiều bà mẹ khi gặp vấn đề trong việc bảo quản và thanh trùng sữa, chăm sóc con thường tìm đến anh để được lắng nghe những chia sẻ, giải đáp một cách cặn kẽ chi tiết. 

Hành trình nuôi con là hành trình học hỏi và nỗ lực không ngừng. Con gái giờ đã 18 tháng tuổi, xinh xắn đáng yêu. Anh hạnh phúc vì nỗ lực của mình đã tạo động lực cho nhiều người mẹ cố gắng làm điều tốt nhất cho con. Điều này là khởi nguồn cũng như động lực để anh cho ra đời dự án babyMe. Đây là ứng dụng di động quản lý hiệu quả hành trình 1.000 ngày đầu tiên của bé. Anh đang gấp rút hoàn thành dự án như một món quà “dành cho chính tôi và những người mẹ để cùng con bước qua 1.000 ngày đầu tiên đầy ý nghĩa và nhiều niềm vui”.

Không ít trống trải diệu vợi anh chỉ biết trải trong những vần thơ dang dở khi người vợ yêu dấu đã ra đi mãi mãi. Không ít lần anh muốn gục ngã vì bao nỗi chông gai đường đời, tiếng nấc cay nhòe trong gió giữa khắc khoải bộn bề. Tuy nhiên, chính những lúc tưởng chừng mềm yếu nhất thì cũng là lúc chàng trai xứ Nghệ mạnh mẽ nhất vì con.

"Ít ra cuộc đời đã không lấy đi của ba tất cả, ba vẫn còn Ủn để nhớ, để thương, để quay về tìm nơi bình lặng sau cơn sóng dữ. Có nơi để tìm chút hạnh phúc nhỏ nhoi nhưng là tất cả với ba bây giờ.

21

Page 22: Ephata 614

Thật đáng sợ khi không còn gì bám víu trong dòng nước dữ, con người ta sẽ để mặc cho dòng đời cuốn đi. Mọi cảm xúc như vỡ nát nghẹn ngào, trái tim sẽ chai sạn từ đây. Ba sẽ thành kẻ đầu đường xó chợ, hay có thể là kẻ tâm thần dĩ vãng, phước đức hơn thì ăn mày cửa Phật, hay tệ hơn ai mà biết... Cảm ơn con đã níu ba lại để không gục ngã, để hôm nay nhận thấy tim mình còn thổn thức vì con".

CẢM NGHĨ VỀ “NGƯỜI TRONG HẺM” CỦA NHÀ VĂN LÝ LANLý Lan sinh ra tại Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

Quê mẹ ở Lái Thiêu, quê cha ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Tám năm đầu đời Lý Lan sống ở quê mẹ, sau khi mẹ mất thì gia đình về Chợ Lớn định cư, đây chính là bối cảnh cho truyện “Người trong hẻm”.

Chị lập gia đình với Mart Stewart, hiện sống ở cả hai nơi, Hoa Kỳ và Việt Nam. Lý Lan là người dịch truyện Harry Potter sang tiếng Việt. Ngoài những truyện dịch, chị đã xuất bản gần 30 tác phẩm.

“Người trong hẻm” là truyện kể về thời thơ ấu của tác giả trong một con hẻm nghèo tại Saigon. Đây cũng là truyện đời thường của đại đa số người nghèo thành thị tại Việt Nam. Ta thấy truyện đời của họ toàn

mang những nỗi buồn, phải chống chọi với bệnh tật, thảm cảnh gia đình, nhưng người nghèo thường thông cảm và biết chia sẻ với nhau dù chỉ là mút chung một cây cà rem.

Khu vực tuổi thơ của Lý Lan không xa bao nhiêu với các Nhà Thờ Cha Tam, Chợ Quán, Ngã Sáu... Khi đọc các bản tin của các Giáo Xứ này ta có cảm tưởng rằng người theo đạo chỉ quan tâm tới Đức Thánh Cha, Thánh Lễ Bế Mạc Năm Đức Tin, Thông Điệp Lumen Fidei, Phong Thánh cho hai Giáo Hoàng Gioan 23 và Gioan-Phaolô 2, Chầu Thánh Thể trên toàn thế giới, Đại Hội Giới Trẻ tại Brazil, Tân Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, Thượng Hội Đồng Giám Mục, Đại hội 12 của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam… Nói chung đều là những thời sự nóng bỏng của Nhà Thờ toàn cầu.

Hình như rằng chúng ta rất thờ ơ với những người nghèo không Công Giáo sống trên địa bàn mình. Câu chuyện của họ không bao giờ trở nên thiết thân với ta. Hậu quả là Tin Mừng của ta không những trở nên xa lạ với họ mà không hề có trong câu chuyện của đời họ.

Giá mà Lý Lan đã đưa vào truyện đời của cô như thế này: những lúc vui nhất trong năm của tôi là cứ vào mỗi dịp Trung Thu hay Tết thì các anh chị huynh trưởng trong Nhà Thờ lại mời bọn con nít trong hẻm đến Nhà Thờ tham dự văn nghệ, sau đó còn cho ăn tiệc nhẹ và cho quà mang về cho gia đình. Có lần tôi cũng được theo họ đi chơi một lần ở Vũng Tầu.

Chúng ta đã không làm như thế. Sinh hoạt của các Giáo Xứ trong suốt các xuân thu nhị kỳ chỉ là các lớp Giáo Lý xưng tội, thêm sức, hôn nhân, tĩnh tâm, mừng bổn mạng, xây Nhà Thờ, hành hương, cầu cho các linh hồn.

Do đó đọc các truyện của Nguyễn Ngọc Tư, hồi ký của Nguyễn Hiến Lê, ta thấy hoàn toàn vắng bóng các mẩu truyện nhỏ về người theo đạo.

Ta có lầm lạc không, nếu thay vì dồn tiền xin lễ và ăn giỗ tưng bừng với rượu bia thịt tuôn tràn, ta mang hoa quả bánh trái ra trước sân nhà để cúng cho ông bà, sau đó phân phát cho người nghèo, như dân ngoại vẫn thường làm. Đâu là điều Chúa muốn ta làm hơn ?

Ta phải làm gì để trong câu chuyện của những người nghèo quanh ta luôn phảng phất dù một phần rất nhỏ, câu chuyện về Đức Kitô và các Kitô Hữu ? ( NGUYỄN TRUNG )

NGƯỜI TRONG HẺMCon hẻm hình cái phễu, miệng rộng mở ra chỗ đường Trần Phú và Nguyễn Trãi cắt chéo nhau.

Đi vô con hẻm thì lòng nó mỗi lúc một hẹp cho đến khi thắt thành một cái eo rộng non một thước vừa vặn một người đi. Tới đây con hẻm uốn cong queo khúc khuỷu và tẽ nhánh rồi đâm ra đường Trần Hưng Đạo, đối diện đường Nguyễn Huỳnh Đức.

22

CÙNG CHIA SẺ

Page 23: Ephata 614

Con hẻm này cũng mang tên đường Nguyễn Huỳnh Đức ( nối dài ) có mấy số nhà trùng với số bên đường Nguyễn Huỳnh Đức chính thống, nên đã từng xảy ra câu chuyện tình như vầy. Một chàng trai con nhà khá giả để ý cô gái nọ là bạn cùng lớp Anh Văn. Chàng điều tra được địa chỉ nàng bèn lân la tìm đến. Căn nhà mang số ấy ở đường lớn cao bốn tầng cửa sắt đóng im lìm. Chàng đứng thẫn thờ không dám bấm chuông rồi quay về tương tư cả tuần lễ. Tình yêu chín muồi thì không thể giấu được, chàng tặng hoa, tặng sôcôla kèm theo thư tình gửi nàng.

Tiếp sau đó, em tan trường về, anh theo ngõ kề, để rồi như lũ bướm của Nguyễn Bính, chàng đã theo về tận ngõ mới tan mơ. Nhà nàng ở trong hẻm sâu hun hút bên kia, lối nhỏ quanh co lầy lội. Mặt đất ở đây thấp hơn mặt lộ nên mỗi cơn mưa qua, dù lớn dù nhỏ, nước như dòng cuồng lưu ồ ạt chảy vào rồi mắc kẹt trong hẻm, cứ dâng lên có khi cả thước. Nhằm trận mưa lớn, nước có thể ngập đầu đứa con nít lên mười. Có lần một con bé suýt chết đuối trong mưa, may mà hẻm chật, vách nhà hai bên lạixộc xệch chắp vá, con bé vướng vô hốc nào đó, bám mấy miếng ván dựng cách mà ngoi lên.

Những chuyện tình trong hẻm thường buồn. Nhưng hẻm nhỏ vẫn có đám cưới đều đều và trẻ con chào đời lia lịa. Nếu trời không nắng quá cũng không mưa, trẻ con sẽ túa ra đầy hẻm. Đông vui nhất là khi nàng Công chúa kẹo kéo đẩy chiếc xe đạp có che lọng ba màu, có cat-xét hai loa ông ổng những bản tình ca. Bọn con nít mỗi đứa cầm một tờ hai trăm bu lại, đầy thán phục nhìn Công chúa vừa kéo vừa vuốt khúc kẹo mập như khúc đùi thành một que mảnh mai như cây đũa, rồi nhẹ nhàng ngắt một cái cụp, bọc kẹo vô mẩu giấy con, đưa cho những khách hàng nhí lúc nào cũng hau háu thèm chất ngọt.

Dân xóm này là dân lao động có nghề gia truyền. Quây quần vài mươi căn ở khúc thắt eo này, có nhà làm giầy từ cha truyền đến con, làm giầy mấy chục năm nay. Cách một căn là nhà làm dù. Bây giờ ông làm dù đã qua đời không có con nối nghiệp, nhưng mỗi lần ngang qua nhà ông tôi lại nhớ ngày nào ông phơi dù tràn ra lòng hẻm, những tán dù no căng đủ màu sắc thật đẹp và vui mắt. kế bên nhà làm dù là nhà hàn xì, cư dân mới. Nguyên nhà ấy của bà Bảy. Hồi tôi mười tuổi đã thấy bà ấy trong trong căn nhà cũ kỹ tối om, một mình thui thủi, được bọn con nít mệnh danh là Bà Chằng. Có lần, đội mươi năm trước, công an khu vực dắt một đám thanh niên dân phòng hay gì đó đến dỡ nhà bà. Họ nói nhà đã mục nát, sập xuống đè bà lúc nào không hay, nay họ dỡ ra lợp lại cho chắc chắn. Coi bộ không thích ai can thiệp vô cái nghèo của mình, bà già tri ơn bằng cách ngồi trên bếp lò chửi bới từ sáng đến chiều, đến nước bọn thanh niên chịu hết nổi, tinh thần xung kích tiêu tan, sau khi hạ căn nhà thành bình địa họ dựng quấy quá lên một cái chòi chừng bốn mét vuông, nghĩa là đủ kê cái giường và cái bếp cạnh bên. Chẳng bao lâu sau bà qua đời. “Căn nhà” và nền nhà cũ được cấp cho nhà hàn xì này. Sản phẩm của họ là những niềng và vè xe đạp xi mạ bóng láng. Dân xóm gọi nhau bằng tên kèm theo nghề nghiệp: Bà Mười-Trái-Cây, A hé-nước-đá v.v…

Nhưng nhà có nghề nghiệp ổn định thì có đồng ra đồng vào, ngó lên không bằng ai chứ ngó xuống cũng không thua ai, nhà cửa trong hẻm không cần lộng lẫy, nhưng cũng có TV đầu máy.

Con hẻm ở khúc miệng phễu dạo này sáng sủa, lòng đường tráng xi măng sạch sẽ, người đi xa năm mười năm trở về đều thấy khang khác. Ngày xưa, nhà nào cũng lấn mặt đường, trồng trước nhà một hai cây gì đó để có chút bóng mát: trứng cá, ô-ma, cóc, nhãn, mận, ổi.

Lớp con cháu sinh trưởng và lớn lên nơi đây có đầu óc thực dụng hơn, làm ăn khá lên chút đỉnh, vội đốn sạch ba mớ cây cỏ rườm rà vô tích sự, để sửa sang mặt tiền nhà mà nở mặt với người đời. Có ba nhà trong xóm đại biểu được cho thời buổi kinh tế thị trường và mở cửa: nhà thứ nhất số 182, trước của ông giáo người Hoa đã đi nước ngoài, được cấp cho một nhân viên tên Hà làm gì đó ở ủy ban phường. Người này làm thủ tục hóa giá xong cho xây lại nguy nga, cổng ngoài cổng trong, sân sau, sân thượng… rồi bán cho người khác.

Nhà kế bên mang số 184 của bà Tư, bà đi Mỹ theo bảo lãnh của con trai cả, để nhà lại cho con trai thứ. Ở Mỹ không quen, và có lẽ nhai kẹo chewing-gum không đậm nồng bằng nhai trầu, bà gởi tiền về cho con thứ sửa nhà để mai mốt bà về đây sống nốt tuổi già. Nhà thứ ba mang số 188 là nhà anh Minh. Cha anh là ông Hai thuở sanh tiền làm thợ chạm khắc mâm đồng. Ông là thợ ngoài Bắc vào. Sau giải phóng, không hiểu sao nghề này mai một. Ông Hai qua đời. Anh Minh và vợ anh đều được cha truyền nghề nhưng đành thất nghiệp. Vào thời kỳ thành phố ăn bobo, khoai mì, lối xóm cũng không biết

23

Page 24: Ephata 614

gia đình ông một mẹ già hai vợ chồng năm đứa con sống ra sao. Họ thường khép cửa nhà lại vào giờ ăn. Cho đến một hôm đứa con trai nhỏ tên Hiếu qua đời vì suy dinh dưỡng.

Chị Minh, một phụ nữ lấy chồng độ tuổi đôi mươi, sanh con năm một, cắp một cái giỏ đệm ra chợ tập bươn chải với chị em. Cái tay nải ấy từ từ phát triển thành cái sạp. Đứa con gái đầu lòng lớn lên trong cảnh nhà gian khó sớm biết đỡ đần mẹ, và nhờ sớm xông pha chốn thương trường, cô gái chưa đầy hăm lăm tuổi này nay đã thay mẹ làm một nhà buôn sỉ vải sợi. Anh Minh giờ chỉ lo một việc thích DD thì mua DD, không thích Cub đỏ thì đổi Dream II.

Tôi nhớ chị Ột, cái tên tôi đã bao lần gọi khi có tiền mua cà-rem hay khi bị bọn trẻ khác ăn hiếp. Mẹ con chị ở đậu một chái nhà chỉ đủ chỗ kê cái giường. Ba chị không ở chung. Mẹ chị hay bệnh, chiều chiều chị ra đứng ở đầu ngõ trên đường Nguyễn Trãi chờ ba chị chạy xe ngang. Chị nhận ra ông từ xa, mừng rỡ giơ cả hai tay cao qua đầu ngoắc lia lịa “Ba ơi, Ba !”. Ba chị ngừng xe xụ mặt nghe giọng nói đớt hồn nhiên của đứa trẻ : “Hết gạo rồi !” hoặc “Hồi hôm má trúng gió, không có tiền mua lá xông” hay “Dì Hai đòi tiền nhà” v.v…Ít lâu sau ba chị biến mất và chị không đợi nữa. Chị không được đi học, không có nghề nghiệp, đi lêu bêu thế nào lấy anh chồng mua ve chai sắt vụn đẻ một đứa con. Anh này nghe nói cũng bà một bà hai gì đó. Chị Ột và đứa con lếch thếch đi tìm anh ta, mà tìm được anh ta về thì cái ổ hai mét vuông lại rung chuyển bởi những cú đấm đá ạch đụi.

Một người đàn bà bất hạnh khác cũng một lứa tuôỉ với chị Ột nhưng may hơn Ột một chút: gọi tạm chị là Lài vì chị không phải dân xóm. Duyên trời dun dủi chị gặp anh Hui. Hai kẻ vô gia cư đùm bọc nhau. Một dạo anh Hui đi chẻ củi mướn hay khuân vác thuê, chị Lài cũng làm bất cứ gì người ta nhờ. Rồi chị sanh đứa con trai. Ở nhà bảo sanh ra, anh Hui đưa chị về lót ổ bên hiên “Điểm tiếp dân”. Đầy tháng thằng bé chẳng nhỉnh lên được bao nhiêu. Có người khuyên vợ chồng chị “gởi” đứa bé cho một bà nhà giàu mà không con. Cha mẹ nào bán đứa con mình mới đứt ruột đẻ ra ? Đôi lần tôi gặp vợ chồng anh Hui đẩy chiếc xe bốn bánh con con, phía trên bày ít trái cây như cóc, ổi, củ sắn…Vợ kéo đằng trước, chồng đẩy đằng sau, lùi lũi đi giữa phố xá đông người. Sau này chị Lài sanh được đứa con gái nữa. Chị đặt đứa bé nằm trong thùng xe giữa mớ giẻ cũ và vài món đồ nhôm gia dụng, đó là tất cả gia tài, tất cả cuộc đời của gia đình này.

Ngày xưa cha mẹ tôi từ giã làng quê bom đạn, lưu lạc đến đây nhập vào xóm dân tản cư, ngụ trong một căn nhà lá đúng nghĩa đen. Tôi còn nhớ nền nhà bằng đất ẩm, mùa ba tôi bán nhãn thì cây nhãn con mọc lụp xụp bên vách. Hết mùa nhãn ba bán mía hấp, những gốc mía già nẩy tược mới, mọc thành bụi nhỏ. Bán sầu riêng có tiền ba tôi tự tráng nền nhà một lớp xi măng mà pha cát nhiều hơn xi măng nên về sau cứ quét nhà là ra cát, và chẳng bao lâu nền nhà lại lỗ chỗ như sau cơn bệnh đậu mùa.

Mẹ tôi mất sớm, cha con tôi cứ đắp đổi vá víu như vậy mà qua ngày. Kể ra hai mươi năm trời cũng có vài tiến bộ, nhà lá thành nhà tôn, ba tôi đã tự một mình cơi lên cái gác. Và cũng chỉ một mình ông bán hàng rong nuôi ba người con gái chỉ ăn rồi học. Vậy mà giờ đây với bằng đại học trong tay, không đứa nào trong ba đứa đảm bảo được buổi xế bóng của ông được an nhàn.

Năm tháng qua, trẻ con lớn lên rồi già đi, một đời người là mấy chốc ? Xóm cũ còn đó, người trong hẻm ra vô vẫn gặp mặt. Nợ nần cứ chồng chất lên vai tôi. Tôi nợ bác Hai và bà Điếc một tuổi thơ côi cút được hai người xót thương. Nay người đã về cõi khác, tôi dẫn viết ngàn lời thương nhớ vẫn vô nghĩa mà thôi. Tôi nợ những người bạn nhỏ ngày xưa đã cho tôi cùng mút cây cà rem…

LÝ LAN

NGƯỜI VIỆT TRƯỚC MẮT NGƯỜI NHẬTAnh Phạm Trọng Thức, hiện đang làm việc tại một đại sứ quán nước ngoài ở Hà Nội đã

chia sẻ câu chuyện người thật việc thật từ một công nhân 40 tuổi, tên P.V.M. là công nhân một doanh nghiệp Nhật Bản tại Khu Công Nghiệp Bắc Thăng Long, Hà Nội. Câu chuyện phần nào sẽ cho chúng ta câu trả lời người Nhật đánh giá thế nào về người Việt Nam ?

Muốn biết người Nhật thật sự đánh giá thế nào về Việt Nam thì phải nghe những câu chuyện của những người lao động trực tiếp.

Còn các nhà nghiên cứu, giáo sư, tiến sĩ, chính trị gia, các nhà ngoại giao, doanh nhân Việt Nam thường chỉ nghe được những lời lẽ ngoại giao từ những người đồng nhiệm với họ phía Nhật Bản nên chưa chắc đã biết được người Nhật thực bụng nhìn vào Việt Nam thế nào.

24

CÙNG LẮNG NGHE

Page 25: Ephata 614

Chẳng hạn như thế này, một công nhân làm cho một công ty Nhật ở Việt Nam kể lại khi một kỹ sư Nhật về nước ông ấy không ngại ngần nói với người công nhân Việt Nam: “Người Việt các anh sẽ muôn đời khổ. Đấy là vì các anh chỉ biết nghĩ đến những cái lợi lộc nhỏ của cá nhân mà không biết nghĩ đến cái lợi lớn của chung”.

Rồi viên kỹ sư minh hoạ: “Một cái vít chúng tôi phải mang từ Nhật sang giá 40.000 đồng mà rơi xuống đất thì công nhân Việt Nam các anh thản nhiên dẫm lên hoặc đá lăn đi mất vì nó không phải của các anh. Nhưng các anh đánh rơi điếu thuốc lá đang hút dở giá 1.000 đồng thì các anh sẵn sàng nhặt lên và hút tiếp cho dù nó bị bẩn chỉ vì nó là của các anh. Hay như cuộn cáp điện chúng tôi nhập về giá 5triệu/m, nhưng các anh cắt trộm bán được có vài trăm nghìn/m. Tất cả những việc làm đó mang lại chút lợi lộc cho các anh nhưng gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp vì chúng tôi phải nhập bổ sung hoăc nhập thừa so với cần thiết”.

Còn lái xe của viên kỹ sư đó thì được nghe ông ấy tặng quà có giá trị và được nghe ông ấy “tâm sự” như sau:

“Tôi rất cảm ơn anh lái xe an toàn cho tôi suốt 5 năm qua. Vì anh là người bảo đảm mạng sống của tôi nên anh làm gì tôi cũng chiều nhưng anh đừng tưởng anh làm gì sai mà tôi không biết. Anh đưa đón tôi ra sân bay quãng đường chỉ hơn 30 km anh khai là hơn 100 km tôi cũng ký, anh khai tăng việc mua xăng, thay dầu tôi cũng ký là vì tôi cần anh vui vẻ lái xe để tôi được an toàn. Nhưng anh và các công nhân Việt Nam đừng tưởng là các anh vặt được người Nhật. Các anh nên biết rằng lẽ ra chúng tôi có thể trả lương cao hơn hoặc tăng lương nhiều hơn cho các anh. Nhưng đáng phải tăng lương cho các anh 500.000 đồng thì chúng tôi chỉ tăng 200.000 đồng. Còn 300.000 đồng chúng tôi phải giữ lại để chi trả bù đắp cho những trò vụn vặt hay phá hoại của các anh. Cuối cùng là tự các anh hại các anh thôi. Còn chúng tôi cũng chỉ là lấy của người Việt cho người Việt chứ chúng tôi không mất gì cả”.

Theo Sức Khỏe và Đời Sống

480. QUỸ MẸ HẰNG CỨU GIÚP ĐIỀU TRỊ XUẤT HUYẾT BAO TỬ CHO EM ĐIỂU CUÔN Ở BÌNH PHƯỚC

Nữ Tu Têrêsa Ngô Thanh Hằng, Dòng Mến Thánh Giá Tân Lập, giới thiệu em ĐIỂU CUÔN, sinh năm 1996, dân tộc Stiêng, con ông Điểu Nách và bà Điểu Thị Phen, hiện ngụ tại ấp 8, xã Lộc Thuận, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước, thuộc Giáo Xứ Tích Thiện, Giáo Phận Buôn Ma Thuột. Gia đình có 6 người con, Cuôn là con thứ 5 trong gia đình. Nhà chỉ có một sào đất nên phải mượn đất của Công ty để làm rẫy.

Từ 7 năm nay, em Điểu Cuôn bị xuất huyết bao tử, đã chữa chạy nhiều nơi, tốn phí rất nhiều nhưng vẫn không hết bệnh. Hiện em đang điều trị ở Bệnh Viện 115, Khu B, Khoa Nội Tiêu Hóa, phòng số 4, giường số 6. Bệnh viện đã rút tủy để xét nghiệm tìm bệnh, nhưng trong thời gian chờ kết quả vào khoảng giữa tháng 6 năm 2014, thì có thể em phải chích theo đề nghị của bác sĩ mỗi ngày 1 mũi thuốc giá 3.000.000 đồng để giữ cho các mạch máu co lại không bị vỡ, tên thuốc chích là Histoacryl để chỉnh búi tĩnh mạch thực quản.

Ngày 23.7.2014, chúng tôi xin mở Quỹ Trợ Giúp điều trị xuất huyết bao tử cho em Điểu Cuôn với số tiền là 30.000.000 VND. Mọi liên hệ trợ giúp xin gửi về cho Lm. Giuse Lê Quang Uy, TTMV DCCT, 38 Kỳ Đồng, P. 9, Q. 3, Sàigòn. Email: [email protected] Danh sách các ân nhân gần xa:

Hội Bác Ái Phanxicô ( Hoa Kỳ ): 4.000.000 VNDChuyển từ Quỹ giúp bé Siu Ton ( Gia Lai ): 9.600.000 VNDVợ chồng Fiat Hợp Nguyễn ( Hoa Kỳ ): 100 USDGia đình bé Emma Khải Văn ( Pháp ): 1.000.000 VND

25

CÙNG TƯƠNG TRỢ

Page 26: Ephata 614

Bạn Hieu Nguyen ( Hoa Kỳ ): 100 USDChị Hoa Lily, quen Hieu Nguyen ( Hoa Kỳ ): 50 USDChị Hồng Hoa, quen Hieu Nguyen ( Hoa Kỳ ): 100 USDAnh chị Hưng – Yến, quen Hieu Nguyen ( Hoa Kỳ ): 100 USDBạn Mai Thanh Hà ( Hoa Kỳ ): 300 USDChị Maria Nguyễn Ngọc Nga ( Sàigòn ): 1.000.000 VNDChị Nguyễn Thị Phu Thu, Q. 3 ( Sàigòn ): 500.000 VNDCô Nguyễn Thị Quỳnh Như ( Sàigòn ): 1.000.000 VNDCô Nguyễn Mai Anh ( Hà Nội ): 500.000 VNDCô Phạm Thị Thu Anh ( ? ): 2.000.000 VNDCô Phạm Thị Thu Hương ( ? ): 500.000 VND

Tổng kết đến 16g50 chiều thứ ba 10.6.2014: 20.100.000 VND + 750 USD = 36.050.000 VND

Như vậy sau 3 ngày quyên góp, chúng ta đã có được 35 triệu đồng giúp em Điểu Cuôn. Số tiền 1.050.000 VND dôi ra xin chuyển sang cho trường hợp ngặt nghèo kế tiếp là bà Nguyễn Thị Kém ở Nam Định. Xin tạ ơn Chúa, biết ơn Mẹ và cám ơn quý ân nhân gần xa.

474. HOÀN TẤT QUỸ MẸ HẰNG CỨU GIÚP ĐIỀU TRỊ GÃY XƯƠNG ĐÙI CHO BÀ NGUYỄN THỊ KÉM Ở NAM ĐỊNH

Lm. Đa Minh Mai Văn Đảm, Giáo Xứ Liễu Đề, Giáo Phận Bùi Chu, điện thoại: 0915.703.308, giới thiệu bà Maria NGUYỄN THỊ KÉM, sinh năm 1960, chồng là ông Vinh Sơn Ngô Cảnh Trí, ngụ tại xóm Bắc, thị trấn Liễu Đề, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định, điện thoại: 01278.117.463. Ông bà kết hôn đã trên 30 năm nhưng không có con, làm nghề nông, thu nhập mỗi năm chỉ được khoảng 100kg lúa. Bà Kém bị bệnh tim bẩm sinh, lại thêm bị liệt do tai biến từ năm 2002, đã chạy chữa nhiều nơi nhưng không thuyên giảm, vệ sinh cá nhân không làm chủ được, phải nhờ đến sự giúp đỡ của người thân. Vừa qua bà lại bị ngã gãy cổ xương đùi cần phải phẫu thuật để cố định lại xương. Chi phí phẫu thuật hết khoảng 70 triệu đồng, gia đình chạy lo được 20 triệu, BHYT trả 25 triệu đồng, vẫn còn thiếu 25 triệu đồng.

Ngày 10.6.2014, chúng tôi xin mở Quỹ Mẹ Hằng Cứu Giúp điều trị gãy xương cho bà Nguyễn Thị Kém với số tiền là 25.000.000 VND. Mọi liên hệ trợ giúp xin gửi về cho Lm. Giuse Lê Quang Uy, Trung Tâm Mục Vụ DCCT, 38 Kỳ Đồng, P. 9, Q. 3, Sàigòn. Email: [email protected] sách các ân nhân gần xa:

Hội Bác Ái Phanxicô ( Hoa Kỳ ): 4.000.000 VNDChuyển từ Quỹ giúp em Điểu Cuôn: 1.050.000 VNDÔng Thanh Thái Trần ( Anh Quốc ): 3.450.000 VNDBạn Nguyên Thảo ( Hoa Kỳ ): 4.000.000 VNDÔng Đậu Vương Quyền ( ? ): 200.000 VNDCaritas Gx. Long Định 2 ( Mỹ Tho ): 2.000.000 VNDÔng Phạm Khắc Hiếu ( Sàigòn ): 2.000.000 VNDAnh Dũng và Nhóm Martino C2 ( Đồng Nai ): 4.250.000 VNDBạn Fiat Nguyễn Bích Liên ( Sàigòn ): 200.000 VND Một người tên Hiền ( Sàigòn ): 1.000.000 VND Bạn Fiat Kim Nhung ( Sàigòn ): 500.000 VND Một bạn Fiat tên Thánh là Maria ( Sàigòn ): 300.000 VNDGia đình bạn Fiat Thành – Thu ( Sàigòn ): 200.000 VND Chị Võ Thị Thiên Phương ( Sàigòn ): 500.000 VND Gia đình bạn Fiat Hùng – Loan ( Sàigòn ): 500.000 VND Bạn Fiat Sỹ Nguyên ( Singapore ): 500.000 VNDBạn Fiat Kim Ngân ( Sàigòn ): 200.000 VND Gia đình bạn Fiat Hùng – Mai ( Vũng Tàu ): 500.000 VNDGia đình bạn Fiat Phú – Như ( Sàigòn ): 1.000.000 VNDHai bạn Fiat Dung – Nhựt ( Sàigòn ): 1.000.000 VND

Tổng kết đến 18g chiều thứ tư 11.6.2014: 27.350.000 VND

Như vậy chỉ sau 1 ngày quyên góp, nhờ chuyển thêm các khoản tiền ân nhân đã chia sẻ, dôi ra từ Quỹ giúp các bé Rmah H'Am, Siu Tôn, Điểu Cuôn, chúng ta đã nhanh chóng có được 25 triệu đồng giúp bà Nguyễn Thị Kém. Số tiền 2.350.000 VND dôi ra xin chuyển sang cho trường hợp ngặt nghèo kế tiếp là anh Nguyễn Văn Đồng ở Lâm Đồng. Xin tạ ơn Chúa, biết ơn Mẹ và cám ơn quý ân nhân gần xa.

26

Page 27: Ephata 614

476. QUỸ MẸ HẰNG CỨU GIÚP MỔ TIM CHO ANH NGUYỄN VĂN ĐỒNG Ở LÂM ĐỒNG

Lm. Giuse Nguyễn Hưng Lợi, DCCT, Giáo Điểm Phú Sơn, Giáo Phận Đà Lạt, giới thiệu anh Giuse NGUYỄN VĂN ĐỒNG, sinh ngày 30.12.1972, vợ là chị Maria Nguyễn Thị Tuấn, gia đình có 3 con còn nhỏ, làm vườn, hiện ngụ tại xã Phi Liêm, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng, thuộc Giáo Xứ Đạ Tông, Giáo Phận Đà Lạt.

Anh Đồng bị bệnh tim với nhiều chứng phức tạp, năm 2013 phải đưa về Sàigòn, được mổ tại Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định để mở rộng đường thoát thất, đóng lỗ bầu dục, chi phí hết hơn 67 triệu đồng, gia đình lo được 28 triệu đồng, Bảo Hiểm Y Tế trả được 20 triệu đồng, phần còn lại phải nhà phải vay nóng thêm 20 triệu đồng nữa, mỗi tháng phải trả lãi 600.000 VND. Ca mổ ngày 12.3.2013 đã không được thành công trọn vẹn, tim bị hở lại, không thể mổ lần nữa, vì thế anh Đồng cũng không được lao động như trước, nên gánh nặng nợ nần một tay người vợ phải xoay trở.

Ngày 11.6.2014, chúng tôi xin mở Quỹ Trợ Giúp mổ tim cho anh Nguyễn Văn Đồng với số tiền là 30.000.000 VND. Mọi liên hệ trợ giúp xin gửi về cho Lm. Giuse Lê Quang Uy, Trung Tâm Mục Vụ DCCT, 38 Kỳ Đồng, P. 9, Q. 3, Sàigòn. Email: [email protected]

Danh sách các ân nhân gần xa:Hội Bác Ái Phanxicô ( Hoa Kỳ ): 4.000.000 VNDChuyển từ Quỹ giúp bà Kém ( Nam Định ): 2.350.000 VNDMột gia đình ẩn danh ở Long Thành ( Đồng Nai ): 600.000 VNDAnh Nguyễn Đức Chinh ở Q. 3 ( Sàigòn ): 1.000.000 VNDMột người ẩn danh Gx. Antôn, Q. 1 ( Sàigòn ): 500.000 VNDÔng bà Thông – Nhị ( Hoa Kỳ ): 200 USDMột người ẩn danh ở Gx. Đồng Tiến ( Sàigòn ): 500.000 VNDÔng Tuấn, Trung Tâm Mục Vụ Giáo Phận ( Sàigòn ): 500.000 VNDCô Hồ Thị Mỹ Linh ( Sàigòn ): 1.500.000 VNDÔng bà Khanh – Nhung ( Hoa Kỳ ): 5.000.000 VNDAnh Nguyễn Thanh Trung ( Sàigòn ): 1.000.000 VNDChị Dương Tú Uyên ( Sàigòn ): 200.000 VNDMột chị xin ẩn danh ( Sàigòn ): 100.000 VNDChị Bùi Thị Hạnh Duyên ( Sàigòn ): 500.000 VNDChị Lê Thị Luận ( Sàigòn ): 300.000 VNDChị Xuân Phương, Cty 3T ( Sàigòn ): 300.000 VNDÔng bà Hữu – Oanh ( Sàigòn ): 300.000 VNDBạn Fiat Lâm Võ ( Sàigòn ): 200.000 VNDGia đình bạn Fiat Ngô Khắc Quyền ( Sàigòn ): 200.000 VNDBạn Fiat Đỗ Thanh Dung ( Sàigòn ): 500.000 VNDBạn Trâm Anh, bạn của Thanh Dung ( Sàigòn ): 2.500.000 VNDChị Helen Nguyen, bạn của Đạt Thành ( Sàigòn ): 1.500.000 VNDBạn Nguyễn Thùy Trang ( Sàigòn ): 1.000.000 VNDGia đình bạn Fiat Duy – Chi ( Sàigòn ): 500.000 VNDBạn Fiat Nguyễn Cao Thanh Huyền ( Sàigòn ): 500.000 VNDBạn Fiat Lưu Kim Hiền và bé Hồng Ân ( Sàigòn ): 500.000 VNDChị Maria Lê Kim Oanh ( Sàigòn ): 1.000.000 VNDAnh Nguyễn Quý Quân ( Sàigòn ): 500.000 VNDChị Nguyễn Bảo Bích Thủy ( Sàigòn ): 500.000 VND

Tổng kết đến 18g30 chiều thứ tư 11.6.2014: 28.050.000 VND + 200 USD = 32.290.000 VND

Như vậy chỉ trong 1 ngày quyên góp, nhờ thêm các khoản tiền dôi ra từ Quỹ giúp các bé Rmah H'Am, Siu Tôn, chúng ta đã có được 30 triệu đồng giúp anh Nguyễn Văn Đồng. Số tiền 2.290.000 VND dôi ra xin chuyển sang cho em Hoàng Quốc Dũng ở Quảng Trị, bị ung thư xương. Xin tạ ơn Chúa, biết ơn Mẹ và cám ơn quý ân nhân gần xa.

477. HOÀN TẤT QUỸ MẸ HẰNG CỨU GIÚP ĐIỀU TRỊ UNG THƯ CHO EM HOÀNG QUỐC DŨNG Ở QUẢNG TRỊThầy Inhaxiô Lê Tuấn Hùng, Học viện DCCT, giới thiệu em LÊ QUỐC DŨNG, sinh năm 1992,

con ông Hoàng Văn Thế và bà Nguyễn Thị Hằng, ngụ tại thôn Câu Nhi, xã Hải Tân, huyện Hải Lăng,

27

Page 28: Ephata 614

tỉnh Quảng Trị, điện thoại: 01254.342.965. Em Quốc Dũng là con thứ hai trong gia đình có 3 anh em, là sinh viên trường Đại Học Thể Dục Thể Thao Đà Nẵng. Gia đình có hoàn cảnh khó khăn, kinh tế chật vật, chỉ sống nhờ vào 8 sào ruộng xen canh lúa và sắn.

Em Quốc Dũng bị bệnh ung thư xương, đã hóa trị 5 lần tại Bv. Trung Ương Huế, mỗi toa 10 triệu đồng. Sau đó em bị thêm khối u ở chân phải chuyển qua Bệnh Viện Chấn Thương Chỉnh Hình để phẫu thuật cắt bỏ 1/3 đùi phải, chi phí phẫu thuật và tiền thuốc hết 19 triệu đồng. Sau khi lành vết thương, em lại tiếp tục trở lại Bv. Trung Ương Huế để hóa trị thêm 4 đợt nữa. Hiện tại ung thư đã di căn qua phổi. Gia đình em đã phải vay mượn, cầm cố cả nhà cửa để có tiền chữa trị cho em.

Ngày 11.6.2014, chúng tôi xin mở Quỹ Mẹ Hằng Cứu Giúp điều trị ung thư xương cho em

Hoàng Quốc Dũng với số tiền là 30.000.000 VND. Mọi liên hệ trợ giúp xin gửi về cho Lm. Giuse Lê Quang Uy, TTMV DCCT, 38 Kỳ Đồng, P. 9, Q. 3, Sàigòn. Email: [email protected] sách các ân nhân gần xa:

Hội Bác Ái Phanxicô ( Hoa Kỳ ): 4.000.000 VNDChuyển từ Quỹ giúp Nguyễn Văn Đồng: 2.290.000 VNDBà Hoa, bà Nhi, ông bà Cường ( Đan Mạch ): 700 USDChị Nguyên, chị Vân ( Hoa Kỳ ): 500 USDChị Nguyễn Thị Phương Yến ( Sàigòn ): 500.000 VND Chị Trần Thị Thanh Tuyền ( Sàigòn ): 1.000.000 VNDChị Happy Suri, bạn của Kim Loan ( Sàigòn ): 300.000 VND

Tổng kết đến 21g tối thứ tư 11.6.2014: 8.090.000 VND + 1.200 USD = 33.450.000 VND

Như vậy chỉ trong 1 ngày quyên góp, nhờ thêm các khoản tiền dôi ra từ Quỹ giúp các bé Rmah H'Am, Siu Tôn, Điểu Cuôn, chúng ta đã có được 30 triệu đồng giúp em Hoàng Quốc Dũng. Số tiền 3.450.000 VND dôi ra xin chuyển sang cho em Đinh Quang Thế Toàn ở Đăk Nông cần được mổ tim. Xin tạ ơn Chúa, biết ơn Mẹ và cám ơn quý ân nhân gần xa.

479. QUỸ MẸ HẰNG CỨU GIÚP MỔ TIM CHO EM ĐINH QUANG THẾ TOÀN Ở ĐĂK NÔNG

Tu Sĩ Giuse Quách Minh Đức, DCCT, giới thiệu em Phêrô ĐINH QUANG THẾ TOÀN sinh ngày 23.11.1990, hiện ngụ tại thôn 4, xã Tâm Thắng, huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông, thuộc Giáo Phận Buôn Ma Thuột, đang là sinh viên trường Cao Đẳng Công Nghệ Thủ Đức, điện thoại: 0972.007.054.

Em Thế Toàn bộc phát bệnh tim, đưa vào Bệnh Viện 115, các bác sĩ chẩn đoán em bị viêm nội tâm mạc, u nhầy nhĩ trái, nhồi máu não cấp đa ổ biến chứng, cần phải cắt bỏ cục sùi trong tim và thay van 2 lá đã bị hư do vi khuẩn tấn công, chi phí 105.000.000 đồng. Gia đình em rất khó khăn, đã tìm hết cách xoay sở nhưng vẫn chưa đâu thấm vào đâu, rất may do tình trạng quá nguy cấp, em Thế Toàn đã phẫu thuật tim thành công và đang tiếp tục điều trị tại bệnh viện, gia đình em phải sớm lo liệu thanh toán được khoản viện phí khổng lồ này cho em.

Ngày 11.6.2014, chúng tôi xin mở Quỹ Mẹ Hằng Cứu Giúp mổ tim cho em Đinh Quang Thế Toàn với số tiền là 40.000.000 VND. Mọi liên hệ trợ giúp xin gửi về cho Lm. Giuse Lê Quang Uy, TTMV DCCT, 38 Kỳ Đồng, P. 9, Q. 3, Sàigòn. Email: [email protected] sách các ân nhân gần xa:

Hội Bác Ái Phanxicô ( Hoa Kỳ ): 4.000.000 VNDChuyển từ Quỹ giúp em Quốc Dũng: 3.450.000 VNDCô Hoàng Nga ( Sàigòn ): 1.000.000 VNDGia đình em Lê Anh Phượng ( Sàigòn ): 2.000.000 VNDCô Nền ( Hoa Kỳ ): 200 USDCô Nguyễn Thị Hòa ( Hoa Kỳ ): 200 USDBạn Yến Nhi ( Hoa Kỳ ): 100 USDQuý ân nhân ở Chùa Từ Ân, Ottawa ( Canada ): 1.000 CAD( Nhóm Liên Hữu Niệm Phật Tịnh Tông Học Hội )

Tổng kết đến 11g30 thứ sáu 13.6.2014: 10.450.000 VND + 1.000 CAD + 500 USD = 40.450.000 VND

28

Page 29: Ephata 614

Như vậy chỉ trong 3 ngày quyên góp, chúng ta đã có được 40 triệu đồng giúp em Đinh Quang Thế Toàn. Số tiền 450.000 VND dư ra xin chuyển cho trường hợp kế tiếp là em Quách Hoang Hỹ ở Sóc Trăng cần được mổ tim. Xin tạ ơn Chúa, biết ơn Mẹ và cám ơn quý ân nhân gần xa.

481. QUỸ MẸ HẰNG CỨU GIÚP MỔ TIM CHO EM QUÁCH HOANG HỸ Ở SÓC TRĂNG

Lm. Phêrô Nguyễn Thành Lập, Họ Đạo Trà Lồng, Giáo Phận Cần Thơ, điện thoại: 0948.460.948, giới thiệu em QUÁCH HOANG HỸ, sinh năm 1988, hiện ngụ tại ấp Phương An 3, xã Hưng Phú, tỉnh Sóc Trăng, điện thoại: 0907.011.101. Gia đình em chỉ có 2 công đất làm rẫy, thu nhập không ồn định, các anh chị đã lập gia đình và ra riêng, ba đã mất, em Hỹ đang ở với mẹ cũng đã lớn tuổi. Em Hỹ lái xe thuê nhưng từ khi phát bệnh nặng thì không còn làm việc được nữa.

Em Hoang Hỹ bị bệnh tim, Bác sĩ chẩn đoán là thông liên thất, Bác sĩ yêu cầu phẫu thuật, chi phí phẫu thuật 70.560.000 đồng. Em có BHYT, nhưng bảo hiểm chỉ thanh toán khi xuất viện, gia đình em chạy lo khắp nơi mới vay mượn được có 30 triệu đồng.

Ngày 13.6.2014, chúng tôi xin mở Quỹ Trợ Giúp Mổ Tim cho em QUÁCH HOANG HỸ với số tiền là 30.000.000 VND. Mọi liên hệ trợ giúp xin gửi về cho Lm. Giuse Lê Quang Uy, Trung Tâm Mục Vụ DCCT, 38 Kỳ Đồng, P. 9, Q. 3, Sàigòn. Email: [email protected]

Danh sách các ân nhân gần xa:

Hội Bác Ái Phanxicô ( Hoa Kỳ ): 4.000.000 VNDChuyển từ Quỹ giúp em Thế Toàn: 450.000 VNDCô Nguyễn Thị Kim Phụng ( Sàigòn ): 2.000.000 VNDGia đình Nho - Na ( Sàigòn ): 1.500.000 VNDDì Maria Nguyễn Thị Hòa ( Sàigòn ): 300.000 VNDCô Maria Lưu Mỹ Kim ( Sàigòn ): 1.000.000 VND2 con heo đất tiết kiệm ( Sàigòn ): 550.000 VNDMột người ẩn danh ( Sàigòn ): 100 USDÔng GB. Lê Vĩnh Thượng, Melbournes ( Úc ): 200 AUDÔng GB. Vũ ( Thụy Sỹ ): 500 USDCô Hà Thị Mai ( Hoa Kỳ ): 300 USD

Tổng kết đến 11g45 trưa 14.6.2014: 9.800.000 VND + 800 USD + 200 AUD = 30.800.000 VND

Như vậy chỉ trong 1 ngày quyên góp, chúng ta đã có được 30 triệu đồng giúp em Quách Hoang Hỹ. Số tiền 800.000 VND dư ra xin chuyển cho trường hợp ngặt nghèo kế tiếp là em A Lơi ở Gia Lai bị bệnh vẩy nến. Xin tạ ơn Chúa, biết ơn Mẹ và cám ơn quý ân nhân gần xa.

482. QUỸ MẸ HẰNG CỨU GIÚP ĐIỀU TRỊ BỆNH VẢY NẾN CHO EM A LƠI Ở GIA LAI

Lm. Giuse Nguyễn Hưng Lợi, DCCT, giới thiệu em A LƠI, người dân tộc J'rai, không biết tiếng Kinh, sinh năm 1997, hiện ngụ tại làng Đăk Hlá, xã Lơpang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai, thuộc Giáo Phận Kon Tum ( Chưa lấy được hình chụp em A Lơi ). Ngày 10.3.2014, em A Lơi phải chuyển về Bệnh Viện Da Liễu Trung Ương Quy Hòa, em bị bệnh vảy nến thể mủ bội nhiễm toàn thân, suy nhược cơ thể. Chi phí điều trị, thuốc thang cho em hết hơn 7 triệu đồng, chi phí đi lại ăn uống khoảng hơn 10 triệu đồng nữa.

Ngày 14.6.2014, chúng tôi xin mở Quỹ Trợ Giúp điều trị bệnh vảy nến cho em A Lơi với số tiền là 25.000.000 VND. Mọi liên hệ trợ giúp xin gửi về cho Lm. Lê Quang Uy, Trung Tâm Mục Vụ DCCT, 38 Kỳ Đồng, P. 9, Q. 3, Sàigòn. Email: [email protected]

Danh sách các ân nhân gần xa:

Hội Bác Ái Phanxicô ( Hoa Kỳ ): 4.000.000 VNDChuyển từ Quỹ giúp em Quách Hoang Hỹ: 800.000 VNDAnh Bùi Hoàng ( Úc ) em cô Thúy Rabboni: 10.000.000 VNDQuý ân nhân Tổng Hội Mân Côi Houston, Texas ( Hoa Kỳ ): 300 USDÔng Trần Ninh ( Hoa Kỳ ): 100 USDCô Nguyễn Thị Cẩm Nhung ( Hoa Kỳ ): 100 USDCô Maria Phuong To ( Hoa Kỳ ): 100 USD

Tổng kết đến 14g30 chiều thứ bảy 14.6.2014: 14.800.000 VND + 600 USD = 27.500.000 VND

29

Page 30: Ephata 614

Như vậy chỉ trong 1 ngày quyên góp, nhờ chuyển thêm phần dôi ra từ các khoản ân nhân gửi về giúp bé Rmah H'Âm và bé Siu Ton, chúng ta đã sớm có được 25 triệu đồng giúp em A Lơi. Số tiền 2.500.000 VND dư ra xin chuyển cho trường hợp ngặt nghèo kế tiếp là bà Võ Thị Mỹ Nhiên ở Khánh Hòa cần được mổ tim. Xin tạ ơn Chúa, biết ơn Mẹ và cám ơn quý ân nhân gần xa.

30