Ephata 637

28
E-mail: [email protected] Website: www.trungtammucvudcct.com CÓ MỘT ĐÊM NHẠC NHƯ THẾ… Ngày 8.1.2015, tại Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Sàigòn, có một đêm nhạc tôn vinh Đức Maria tước hiệu Mẹ Hằng Cứu Giúp. Ngôi Đền không xa lạ gì với dân thành phố, tước hiệu Mẹ Hằng Cứu Giúp không mới mẻ gì trong đời sống Đức Tin của người Công Giáo Việt Nam, thậm chí còn là một ấn tượng lớn trong cuộc đời của nhiều người từ Bắc chí Nam. Vì thế đêm suy tôn Mẹ đã thu hút rất đông người tham dự. Ban Tổ Chức thật cẩn thận trong khâu thông tin, nhiều hình ảnh, thông báo và thiệp mời đã được phổ biến khá sâu rộng. Lường trước con số tham dự, hai màn hình phẳng 12m 3 đã được bố trí hai bên dọc theo Nhà Thờ để mọi người phải ngồi bên bên ngoài vẫn có thể dự khán. Hệ thống âm thanh được chuẩn bị khá kỹ lưỡng nhắm phục vụ hết mọi người ở bất kỳ vị trí nào trong sân Nhà Thờ. Trên hết vẫn là nội dung của đêm diễn nguyện. Chủ đề chính: “Đức Maria, Mẹ Hằng Cứu Giúp – Linh Ảnh Tình Yêu”, xuyên qua các bài hát do ca đoàn hợp xướng hoặc các ca sĩ trình bày, người tham dự được dẫn dắt suy tư từng chi tiết trên bức Linh Ảnh nổi tiếng này. Lời dẫn dựa vào những kiến thức Kinh Thánh, thần học, tu đức, mỹ học, nghệ thuật Icon… đã dẫn dắt người tham dự tiếp cận rất cụ thể với những thông điệp mà bức Linh Ảnh muốn truyền đạt. Lời dẫn và bài hát được sinh động nhờ một màn hình lớn giữa khu trình diễn giới thiệu từng chi tiết trên bức Linh Ảnh, cùng với một số hình minh họa. Các ca sĩ được chắt lọc về giọng ca và phong cách thể hiện, không theo tiêu chuẩn của sân khấu xã hội, những theo tiêu chuẩn của diễn nguyện Đức Tin, các bạn vẫn với những trang phục tuyệt đẹp nhưng kín đáo và thanh khiết, các bạn vẫn sử dụng ngôn ngữ hình thể nhưng cung cách nhẹ nhàng và khiêm tốn. Anh chi em nhạc công phần đông từ Nhạc Viện thành phố, xây dựng thành dàn nhạc giao hưởng, chia sẻ cho công chúng tính sang trọng của một loại hình âm nhạc thượng đẳng, làm tôn vinh và phong phú nội dung muốn truyền đạt. Sang trọng hàn lâm nhưng không xa lạ, các bài hát rất quen thuộc được hát trên nền nhạc giao hưởng đã lôi cuốn và dẫn dắt người tham dự vào một thế giới tuyệt mỹ đầy cảm xúc, người tham dự có cảm giác như chính mình đang hát với mọi người, có lúc lại là chính hồn mình hát. Đã có những giọt nước mắt lăn dài trên nhiều gò má của những gương mặt rạng rỡ niềm vui. Quen thuộc với bức Linh Ảnh này đã lâu, nhưng hôm nay nhiều người mới khám phá ra thông điệp mà từng chi tiết của bức Linh Ảnh muốn truyền tải, các bài hát rất bình dân quen thuộc từ lâu nhưng hôm nay được hát trên nền nhạc giao hưởng cứ ngỡ là xa lạ cách biệt. Người tham dự như được dẫn đến trước một khu vườn thật sang trọng, thật đẹp, thật quý phái nhưng cũng thật dung dị, gần gũi, không ngại ngùng, để rồi mọi người rón rén bước vào, vỡ òa niềm vui khám phá. Tân Phúc âm hóa được bắt nguồn từ những cảm xúc rất mới, hun đúc bởi lòng nhiệt thành mới, thể hiện bằng một cung cách mới, ngôn ngữ mới, Đức Tin có khả năng được truyền đạt đến một xã hội xem ra bị sơ cứng, và sự mới mẻ có khả năng làm mềm dịu đi tính chai lì của tâm linh. Cám ơn các người đã để cho mình được dâng trào những cảm xúc rất mới, cám ơn những người tiếp tục đốt lửa nhiệt thành bằng những chất liệu mới, cám ơn những người miệt mài tìm kiếm ngôn ngữ, phương cách mới để chia sẻ. Tôi nhìn thấy những giọt mồ hôi lấp lánh như những vì sao trên 1 NĂM THỨ 15 – SỐ 637 – CHÚA NHẬT 18.1.2015

Transcript of Ephata 637

Page 1: Ephata 637

E-mail: [email protected] Website: www.trungtammucvudcct.com

CÓ MỘT ĐÊM NHẠC NHƯ THẾ…Ngày 8.1.2015, tại Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Sàigòn, có

một đêm nhạc tôn vinh Đức Maria tước hiệu Mẹ Hằng Cứu Giúp. Ngôi Đền không xa lạ gì với dân thành phố, tước hiệu Mẹ Hằng Cứu Giúp không mới mẻ gì trong đời sống Đức Tin của người Công Giáo Việt Nam, thậm chí còn là một ấn tượng lớn trong cuộc đời của nhiều người từ Bắc chí Nam. Vì thế đêm suy tôn Mẹ đã thu hút rất đông người tham dự.

Ban Tổ Chức thật cẩn thận trong khâu thông tin, nhiều hình ảnh, thông báo và thiệp mời đã được phổ biến khá sâu rộng. Lường trước con số tham dự, hai màn hình phẳng 12m3 đã được bố trí hai bên dọc theo Nhà Thờ để mọi người phải ngồi bên bên ngoài vẫn có thể dự khán. Hệ thống âm thanh được chuẩn bị khá kỹ lưỡng nhắm phục vụ hết mọi người ở bất kỳ vị trí nào trong sân Nhà Thờ.

Trên hết vẫn là nội dung của đêm diễn nguyện. Chủ đề chính: “Đức Maria, Mẹ Hằng Cứu Giúp – Linh Ảnh Tình Yêu”, xuyên qua các bài hát do ca đoàn hợp xướng hoặc các ca sĩ trình bày, người tham dự được dẫn dắt suy tư từng chi tiết trên bức Linh Ảnh nổi tiếng này. Lời dẫn dựa vào những kiến thức Kinh Thánh, thần học, tu đức, mỹ học, nghệ thuật Icon… đã dẫn dắt người tham dự tiếp cận rất cụ thể với những thông điệp mà bức Linh Ảnh muốn truyền đạt. Lời dẫn và bài hát được sinh động nhờ một màn hình lớn giữa khu trình diễn giới thiệu từng chi tiết trên bức Linh Ảnh, cùng với một số hình minh họa.

Các ca sĩ được chắt lọc về giọng ca và phong cách thể hiện, không theo tiêu chuẩn của sân khấu xã hội, những theo tiêu chuẩn của diễn nguyện Đức Tin, các bạn vẫn với những trang phục tuyệt đẹp nhưng kín đáo và thanh khiết, các bạn vẫn sử dụng ngôn ngữ hình thể nhưng cung cách nhẹ nhàng và khiêm tốn.

Anh chi em nhạc công phần đông từ Nhạc Viện thành phố, xây dựng thành dàn nhạc giao hưởng, chia sẻ cho công chúng tính sang trọng của một loại hình âm nhạc thượng đẳng, làm tôn vinh và phong phú nội dung muốn truyền đạt. Sang trọng hàn lâm nhưng không xa lạ, các bài hát rất quen thuộc được hát trên nền nhạc giao hưởng đã lôi cuốn và dẫn dắt người tham dự vào một thế giới tuyệt mỹ đầy cảm xúc, người tham dự có cảm giác như chính mình đang hát với mọi người, có lúc lại là chính hồn mình hát. Đã có những giọt nước mắt lăn dài trên nhiều gò má của những gương mặt rạng rỡ niềm vui.

Quen thuộc với bức Linh Ảnh này đã lâu, nhưng hôm nay nhiều người mới khám phá ra thông điệp mà từng chi tiết của bức Linh Ảnh muốn truyền tải, các bài hát rất bình dân quen thuộc từ lâu nhưng hôm nay được hát trên nền nhạc giao hưởng cứ ngỡ là xa lạ cách biệt. Người tham dự như được dẫn đến trước một khu vườn thật sang trọng, thật đẹp, thật quý phái nhưng cũng thật dung dị, gần gũi, không ngại ngùng, để rồi mọi người rón rén bước vào, vỡ òa niềm vui khám phá.

Tân Phúc âm hóa được bắt nguồn từ những cảm xúc rất mới, hun đúc bởi lòng nhiệt thành mới, thể hiện bằng một cung cách mới, ngôn ngữ mới, Đức Tin có khả năng được truyền đạt đến một xã hội xem ra bị sơ cứng, và sự mới mẻ có khả năng làm mềm dịu đi tính chai lì của tâm linh.

Cám ơn các người đã để cho mình được dâng trào những cảm xúc rất mới, cám ơn những người tiếp tục đốt lửa nhiệt thành bằng những chất liệu mới, cám ơn những người miệt mài tìm kiếm ngôn ngữ, phương cách mới để chia sẻ. Tôi nhìn thấy những giọt mồ hôi lấp lánh như những vì sao trên

1

NĂM THỨ 15 – SỐ 637 – CHÚA NHẬT 18.1.2015

Page 2: Ephata 637

trán các bạn, tôi nghe được hơi thở gấp gáp của các bạn khi các bạn quên chính mình trong công việc, hơi thở nồng ấm và yêu thương như chính hơi thở tôi đang thở trong con tim của tôi vậy.

Ôi Maria, Mẹ Hằng Cứu Giúp, Mẹ là nguồn cảm hứng vô tận của chúng con, Mẹ là chiếc lăng kính làm cho chúng con thấy được sự tuyệt vời của anh em, Mẹ là những đợt sóng dập dồn vỗ về tình yêu mỏng manh của chúng con. Mẹ là nơi chốn cho anh em con, mỗi người tìm lại được chính mình trong yêu thương.

Lm. VĨNH SANG, DCCT, 10.1.2015

MỤC LỤC TÌM BÀI:CÓ MỘT ĐÊM NHẠC NHƯ THẾ… ( Lm. Vĩnh Sang ) .......................................................................... 01ĐỨC PHANXICÔ – DIỄN VĂN TRONG CUỘC GẶP GỠ LIÊN TÔN VÀ ĐẠI KẾT ( Joseph C. Pham ) ....... 02Ở LẠI VỚI CHÚA ( Lm. Giuse Nguyễn Hữu An ) .................................................................................. 03TIẾNG CHÚA GỌI ( AM. Trần Bình An ) ............................................................................................... 05"ĐÂY LÀ CHIÊN THIÊN CHÚA…" ( Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ ) ............................................................ 07LẮNG NGHE ( Trầm Thiên Thu ) ........................................................................................................... 08................................................................................................................................................................... TIN TỨC HỘI THÁNH CÔNG GIÁO ...................................................................................................... 10TRUYỀN GIÁO, VẤN ĐỀ CẦN ĐẶT LẠI ( Phùng Văn Hóa ) ................................................................. 16PHONG CÁCH PHANXICÔ – BÀI 29: Phần 2 tiếp theo Phần 1 số 635 ( Nguyễn Trung ) .................... 19THẰNG NHỎ CẦM CÁI LON ( Minh Tạo ) ............................................................................................. 25NHỊP CẦU BÁC ÁI PHANXICÔ VÀ QUỸ MẸ HẰNG CỨU GIÚP ( Trung Tâm Mục Vụ DCCT ) ................ 27

ĐỨC PHANXICÔ – DIỄN VĂN TRONG CUỘC GẶP GỠ LIÊN TÔN VÀ ĐẠI KẾT TẠI COLOMBO

Vào buổi chiều ngày thứ ba 13.1.2015, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã có cuộc gặp gỡ liên tôn với các tôn giáo bạn tại Trung Tâm Hội Nghị Tưởng Niệm Quốc Tế Bandaranaike ở Colombo. Dưới đây là bài diễn văn đầy đủ của Ngài:

Các bạn thân mến, Tôi thật cảm kích vì cơ hội tham dự vào buổi

gặp gỡ này, một dịp quy tụ, giữa những tôn giáo khác, bốn cộng đồng tôn giáo lớn nhất có liên đới đến đời sống của Sri Lanka: Phật Giáo, Ấn Giáo, Hồi Giáo và Kitô Giáo. Tôi xin cám ơn sự hiện diện của các bạn và vì sự đón tiếp nồng nhiệt của các bạn. Tôi cũng cám ơn những vị đã gửi đến tôi những lời cầu nguyện và chúc phúc, và cách đặc biệt tôi xin gửi lòng biết ơn đến Đức Giám Mục Cletus Chandrasiri Perera và Bậc Đáng Kính Vigithasiri Niyangoda Thero vì những lời tốt lành của họ.

Tôi đã đến Sri Lanka tiếp bước các vị tiền nhiệm của tôi là Đức Giáo Hoàng Phaolô VI và Gioan Phaolô II, để thể hiện tình yêu và sự quan tâm lớn lao mà Giáo Hội Công Giáo dành cho Sri Lanka. Thật là một ân sủng đặc biệt đối với tôi khi thăm cộng đồng Công Giáo tại đây, để xác định với họ về niềm tin Kitô Giáo, để cầu nguyện cùng với họ và để chia sẻ niềm vui và nỗi thống khổ của họ. Cũng thật là cùng một ân sủng đến cùng với tất cả các bạn, những người nam và nữ của các truyền thống tôn giáo lớn, những người chia sẻ với chúng tôi cùng một mong muốn về sự khôn ngoan, sự thật và sự thánh thiện.

Tại Công Đồng Vatican II, Giáo Hội Công Giáo tuyên bố về sự tôn trọng sâu xa và đồng hành dành cho các tôn giáo khác. Giáo Hội chỉ ra rằng Giáo Hội “không loại trừ điều gì là chân thật và thánh thiện trong các tôn giáo này. Giáo Hội tôn trọng cao độ về tính cách của các tôn giáo này về đời sống và hành động, về những lời dạy và giáo lý của các tôn giáo” ( Nostra Aetate, 2 ). Về phần mình, tôi muốn tái khẳng định về sự trân trọng của Giáo Hội dành cho các bạn, các truyền thống và niềm tin của các bạn.

Trong tinh thần tôn trọng này mà Giáo Hội Công Giáo mong muốn hợp tác với các bạn, với tất cả mọi người thiện chí, trong việc tìm kiếm phúc lợi cho tất cả mọi người dân Sri Lanka. Tôi hy vọng rằng

2

CÙNG HIỆP THÔNG

Page 3: Ephata 637

chuyến thăm của tôi sẽ giúp khích lệ và đào sâu các hình thức liên tôn và sự hợp tác đại kết đã được thực hiện trong những năm gần đây.

Những sáng kiến này đã mang lại những cơ hội cho công cuộc đối thoại, vốn là điều thiết yếu khi chúng ta biết, hiểu và tôn trọng lẫn nhau. Nhưng, như kinh nghiệm cho thấy, để cho công cuộc đối thoại và gặp gỡ như thế sẽ có hiệu quả, thì nó phải được đặt nền tảng trên một sự thể hiện đầy đủ và đúng đắn về những xác tín đáng trân trọng của chúng ta. Chắc chắn, công cuộc đối thoại như thế sẽ làm nổi bật lên những niềm tin, truyền thống và thực hành của chúng ta khác nhau thế nào. Nhưng nếu chúng ta trung thực trong việc thể hiện những xác tín của mình, thì chúng ta sẽ có thể thấy rõ hơn nữa điều mà chúng ta có cùng điểm chung với nhau. Những đại lộ mới sẽ mở ra cho sự tôn trọng, sự hợp tác và tình bằng hữu dành cho nhau.

Những sự phát triển tích cực như thế trong các mối quan hệ liên tôn và đại kết sẽ mặc lấy một ý nghĩa và một sự khẩn thiết đặc biệt tại Sri Lanka. Bởi quá nhiều năm những người nam và nữ ở đất nước này đã là nạn nhân của sự xung đột và bạo lực. Điều cần thiết bây giờ là sự chữa lành và hiệp nhất, không còn mâu thuẫn và chia rẽ nữa. Chắc chắn việc nuôi dưỡng sự chữa lành và hiệp nhất là một nhiệm vụ cao quý đang đặt trên tất cả những ai có thành tâm đối với đất nước, và thực ra là đối với toàn thể gia đình nhân loại. Niềm hy vọng của tôi là sự hợp tác liên tôn và đại kết sẽ cho thấy rằng những người nam và nữ không phải bỏ rơi căn tính của họ, bất luận chủng tộc hay tôn giáo, để sống trong sự hoà hợp với anh chị em của họ.

Biết bao nhiêu là cách thế dành cho những người theo nhiều tôn giáo khác nhau thực hiện sứ vụ này! Biết bao nhiêu là sự cần thiết cần được hướng đến bằng hương thơm chữa lành của tình liên đới huynh đệ! Tôi đặc biệt nghĩ đến những sự cần thiết về mặt vật chất và tinh thần của người nghèo, người bần cùng, những người đang khao khát một lời an ủi và hy vọng. Tại đây tôi nghĩ đến quá nhiều gia đình đang tiếp tục đau buồn vì sự mất mát những người thân yêu của họ.

Trên hết tất cả, ngay tại thời khắc lịch sử này của đất nước các bạn, biết bao nhiêu người thiện chí đang tìm kiếm tái thiết là những nền tảng đạo đức của toàn thể xã hội ? Chớ gì tinh thần đang gia tăng về sự hợp tác giữa các vị lãnh đạo của các cộng đoàn tôn giáo khác nhau tìm được sự thể hiện trong sự cam kết dấn thân để đưa sự hoà giải giữa tất cả anh chị em Sri Lanka vào trọng tâm của mọi nỗ lực để đổi mới xã hội và các thể chế của nó. Vì hoà bình, các niềm tin tôn giáo phải không bao giờ được phép bị lạm dụng để gây ra bạo lực và chiến tranh. Chúng ta phải rõ ràng và khẳng khái trong việc thách đố các cộng đoàn của chúng ta sống một cách đầy đủ các cung bậc của hoà bình và sự đồng hiện hữu có ở trong mỗi tôn giáo, và bài trừ các hành vi bạo lực khi chúng được thực hiện.

Các bạn thân mến, tôi xin cám ơn các bạn một lần nữa vì sự đón tiếp đại lượng và sự quan tâm chú ý của các bạn. Xin cho cuộc gặp gỡ huynh đệ này củng cố tất cả chúng ta trong những nỗ lực của mình để sống trong sự hoà hợp và để lan toả mọi phúc lành của hoà bình.

JOSEPH C. PHAM chuyển ngữ từ Vatican Radio

Ở LAI VƠI CHÚATrên các chương trình Tivi đều có mục quảng cáo. Sản phẩm

quảng cáo thì cái gì cũng nhất, cái gì cũng đẹp cũng bền. Thông tin quảng cáo đã tác động mỗi ngày nhiều lần vào người xem tạo nên một ấn tượng mạnh. Từ đó trong tiềm thức, khách hàng sẽ tìm mua sản phẩm ấy. Quảng cáo là giới thiệu những gì là độc đáo nhất. Mục đích của giới thiệu là để biết nhau. Muốn giơí thiệu một người thì phải biết về người đó, tuỳ theo mối liên hệ giữa hai người mà mức độ biết nhau nhiều hay ít. Nếu không biết rõ về một người thì có thể giới thiệu sai về người ấy.

Trong Phúc Âm có đề cập đến việc giới thiệu. Có ba lời giới thiệu tiêu biểu. Chúa Cha giới thiệu Chúa Kitô: “Đây là con Ta yêu dấu, làm đẹp Ta mọi đàng” ( Mt 4, 17 ). Chúa Kitô giới thiệu Chúa Cha: “Ai thầy Thầy là thấy Cha” ( Ga 14, 9 ). Gioan Tẩy Giả giới thiệu Chúa Kitô: “Đây là Chiên Thiên Chúa. Đây Đấng xoá tội trần gian. Người đến sau tôi nhưng quyền thế hơn tôi vì có trước tôi… Ngài làm phép rửa trong Thánh Thần” ( x. Ga 1, 29-34 ). Trong khi toàn miền Giêrusalem và Giuđê đang coi Gioan như thần tượng, thì chỉ vì để giới thiệu Chúa Kitô, Gioan đã từ giã

3

CÙNG SUY NIỆM

Page 4: Ephata 637

mọi danh tiếng của mình và lặng lẽ rút lui. Chúa Kitô giới thiệu Chúa Cha bằng cách nói cho người nghe hãy nhìn vào chính Ngài. Gioan giới thiệu Chúa Kitô bằng cách nói cho người nghe đừng nhìn vào mình, nhưng nhìn thẳng vào Chúa. Đây là cách giới thiệu chính xác nhất khi một người muốn giới thiệu cho người khác về Thiên Chúa.

Phúc Âm hôm nay kể câu chuyện: “Thấy Đức Kitô đi ngang qua, ông lên tiếng nói: đây là Chiên Thiên Chúa. Hai môn đệ nghe ông nói liền đi theo Đức Kitô” ( Ga 1, 36-37 ). Bấy giờ Gioan đang rất nổi tiếng. Những người Do Thái ở Giêrusalem cử các Thầy Tư Tế và Lêvi đến hỏi xem liệu ông có phải là Đức Kitô, là Êlia hoặc ngôn sứ hay không ( Ga 1, 19-23 ). Gioan trả lời trung thực: “Không ! Tôi không phải là Đức Kitô” ( Ga 1, 20 ). Ông chỉ nhận mình là tiếng kêu trong hoang địa ( 1, 23 ). Đức Kitô là Đấng đến sau ông, cao trọng hơn ông vì có trước ông ( 1, 30 ). Đấng ấy được Thánh Thần xức dầu ( 1, 33 ), và sẽ rửa mọi người trong Thánh Thần và lửa ( 1, 33; Mt 3, 11 ). Đấng ấy cao trọng đến nỗi ông không đáng cởi dây giày cho Ngài ( 1, 27 ).

Nhiệm vụ của Gioan là làm cho mọi người và cả các môn đệ của ông hiểu đươc điều đó. Gioan mong ước khi có dịp sẽ giới thiệu cho các môn đệ về vị Thầy đích thực mà họ cần phải theo. Bởi thế, khi thấy Chúa Giêsu đi ngang qua, Gioan liền lên tiếng: “Đây là Chiên Thiên Chúa”. Hiểu ý thầy, hai môn đề liền đi theo Chúa Giêsu trong hân hoan. Thay vì nuối tiếc, Gioan đã hạnh phúc hối dục họ lên đường. Nếu hai môn đệ không muốn theo Chúa mà cứ nấn ná ở lại với Gioan thì giáo dục tôn giáo của Gioan đã thất bại. Nếu hai môn sinh cứ đòi ở lại với Gioan là dấu chứng Gioan chỉ nói về mình, gây ảnh hưởng cho mình. Lên đường theo Chúa như một khám phá mới của hai môn sinh là kết quả thành công của Gioan trong sứ mạng làm người dọn đường cho Chúa.

Chúa Giêsu quay lại và hỏi: Các anh tìm gì thế ? Hai môn đệ đã không đi “tìm gì” mà là tìm một Con Người. Họ đi tìm Đức Kitô. Họ mang nặng nổi khát khao đi tìm một trái tim, một vị thầy. “Thưa Thầy, Thầy ở đâu ?” Câu hỏi ấy là câu hỏi muốn hiểu, muốn tìm đến và muốn ở lại với Thầy. Chúa Giêsu không trả lời là Ngài ở nơi này nơi kia và cũng không mời họ đến thăm chơi. Chúa nói “hãy đến mà xem” rồi sẽ biết. “Đến mà xem” là lời mời gọi đi vào cuộc gặp gỡ thân thiết. Trăm nghe không bằng mắt thấy “cứ đến mà xem” cũng là câu nói Philipphê thuyết phục Nathanaen ( Ga 1, 46 ). Thánh Gioan Tông Đồ kết thúc câu chuyện các môn đệ đầu tiên của Đức Kitô bằng hình ảnh: “Họ đến xem chỗ Người ở và ở lại với Người” ( 1, 39 ).

Chỗ ở của Chúa Giêsu có gì hấp dẫn mà giữ chân các ông ở lại ? Đầy đủ tiện nghi và sung túc chăng? Chắc chắn là không rồi, vì Chúa đã từng nói:” Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu” ( Mt 8, 20 ). Rày đây mai đó nên nơi Chúa ở là “khách sạn ngàn sao”, chẳng có gì hấp dẫn như biệt thự hay khách sạn mấy sao. Sự hấp dẫn các môn đệ chính là con người Chúa Giêsu. Chính cuộc sống và lời giảng dạy của Ngài đã hấp dẫn họ và họ nhận ra Ngài là Đấng Mêsia, Đấng Cứu Thế, vị Thầy mà họ đáng theo.

Chúa kêu gọi các môn đệ, trước hết để họ “ở lại với Ngài” trong bầu khí huynh đệ thân tình ( x. Ga 1, 35-39 ), rồi Ngài mới sai họ đi thi hành sứ vụ. Yêu thương nhau là một dấu chỉ, là chứng từ cốt yếu, là đòi hỏi tiên quyết và đồng thời cũng là điều kiện cơ bản của người môn đệ Đức Giêsu. “Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này: là anh em có lòng yêu thương nhau” ( Ga 13, 35 ).

Đi tìm con người Đức Kitô là theo Ngài, thuộc về Ngài, ở với Ngài. Các môn đệ vui mừng hân hoan, họ muốn chia sẽ với người thân yêu nên khi trở về, Anrê gặp em là Simon, nói với em về Đấng mà mình đã gặp và dẫn em đến diện kiến Chúa. Simon được Chúa đổi tên thành Phêrô. Trên đá tảng Phêrô, Chúa xây Hội Thánh và cửa hoả ngục sẽ không thắng được. Một cuộc gặp gỡ. Một tình yêu có thể làm đảo lộn cả một cuộc đời. Khám phá ra tình yêu Thiên Chúa trong đời mình quả là một biến cố vô cùng quan trọng. Trong ánh sáng tình yêu của Thiên Chúa, những ai đã gặp Người đều thay đổi dần cuộc đời mình.

Gioan Tẩy Giả là mẫu mực cho người Tông Đồ hôm nay. Giới thiệu Chúa còn mình thì lặng lẽ rút lui để Chúa lớn lên. Bổn phận giới thiệu Chúa cho người khác là một ân sủng được trao ban. Thiên Chúa là tình yêu. Vậy lời giới thiệu trung thực nhất phải là lời ca ngợi về một Thiên Chúa tình thương. Để nói về tình thương, chúng ta phải có kinh nghiệm về tình thương. Cách chuyển thông chính xác nhất tình thương của Thiên Chúa là bản thân mỗi người yêu tha nhân với tấm lòng chân thành của mình.

Lời giới thiệu của Gioan Tẩy giả về Chúa Kitô rất ngắn. Điều đó nhắn nhủ rằng: Để giới thiệu về Chúa, chưa chắc đã cần nói nhiều. Vì nói nhiều chưa chắc đã là nói hay. Nói hay mà không đúng thì chỉ làm người nghe lạc lối. Để giới thiệu về Chúa cần nói đúng và sống điều mình rao giảng. Dung mạo

4

Page 5: Ephata 637

đúng nhất của Thiên Chúa là tình yêu thương “Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nổi ban Con Một của Ngài” ( Ga 3, 16 ) và tình yêu thương ấy là “Không có tình yêu nào cao cả hơn tình thương của người hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình” ( Ga 15, 13 ).

Để giới thiệu Chúa, tôi phải biết Chúa. Bài học đầu tiên của các môn đệ là “ở lại với Chúa”. Chỉ khi sống với Chúa mới biết Chúa. Vì thế, để giới thiệu về Chúa, phải biết Chúa. Để biết Chúa, chỉ có con đường duy nhất là sống với Chúa. Sống với Chúa chính là chuyên chăm học hỏi, suy niệm Lời Chúa và chiêm nghiệm trước Thánh Thể mỗi ngày để trở nên người giới thiệu Chúa cách trung thực và chính xác cho người khác.

Lạy Chúa, xin cho con nhìn thấy sự từ bỏ của Gioan và hai môn đệ mà xét lại bản thân. Con đang giới thiệu Chúa hay dùng Chúa để mình được lợi. Con đang theo Chúa hay chỉ theo người của Chúa. Xin cho con luôn chọn Chúa qua những chọn lựa nhỏ bé nhiều lần trong ngày để Chúa chiếm trọn cuộc sống con và để con thông hiệp vào cuộc sống Chúa nhờ đó con được ở lại với Chúa.

Và Lạy Chúa, xin ở lại với con, vì con yếu đuối, con cần Chúa đỡ nâng mỗi ngày trong đời con. Không có Chúa, con đâu còn nồng nhiệt hăng say. Xin ở lại với con vì con chỉ tìm Chúa, yêu Chúa và không đòi phần thưởng nào khác ngoài việc được yêu Chúa hơn. Amen.

Lm. Giuse NGUYỄN HỮU AN

TIẾNG CHÚA GỌIOlalla Oliveros, người mẫu nổi tiếng đã

tham gia chụp nhiều bộ ảnh quyến rũ, diễn viên chính trong nhiều bộ phim, gương mặt của cô xuất hiện trên các tấm biển khắp Tây Ban Nha. Tuy nhiên, nữ người mẫu đã quyết định trở thành một Nữ Tu, gia nhập Dòng Thánh Michael. Mặc dù sự nghiệp vẫn đang phát triển, nhưng Olalla Oliveros không còn cảm thấy hạnh phúc, vui vẻ.

Ở tuổi 36, cô quyết định từ bỏ sự nghiệp và khoác lên mình chiếc áo Nữ Tu sau khi đến viếng Nhà Thờ Đức Mẹ Fatima ở Bồ Đào Nha. Không muốn nói nhiều về quyết định của mình, Oliveros chỉ cho biết cảm giác khi tới nơi này giống như có một trận động đất rung chuyển trong người: “Chúa không bao giờ sai, Ngài hỏi tôi có sẵn sàng theo Ngài và tôi không thể từ chối.”

Trên một trang web, Oliveros chia sẻ rằng cô đã có những cảm giác rất kỳ lạ. Từ sau chuyến thăm Nhà Thờ, hình ảnh bản thân mặc chiếc áo nữ tu luôn hiển hiện trong tâm trí Oliveros. Vì thế, cô đã quyết định từ bỏ công việc của mình để trở thành một Nữ Tu và đổi tên thành Olalla del Sí de María. Trên tờ El Tiempo, Oliveros chia sẻ: “Là một người mẫu bạn phải có thân hình chuẩn, là hình mẫu để mọi người noi theo. Tôi cảm thấy áp lực. Tôi cũng mệt với những lời nói dối, hình thức, một xã hội đầy bạo lực, ngoại tình, ma túy, rượu, thù oán và một thế giới đề cao vật chất, hưởng thụ, dâm dục, lừa đảo.” Oliveros cho biết thêm: “Tôi không lấy việc trở thành một Nữ Tu để lăng xê tên tuổi của bản thân, mà chỉ muốn trở thành một hình mẫu đề cao phẩm giá thực sự của người phụ nữ.”

Oliveros không phải là người mẫu đầu tiên quyết định từ bỏ cuộc sống bận rộn trên sàn catwalk để chọn lấy một cuộc sống bình lặng trong Tu Viện. Amada Rosa Pérez là một trong những người mẫu hàng đầu của Colombia trước khi trở thành một Nữ Tu vào năm 2005, vì cảm thấy mệt mỏi với cuộc sống căng thẳng của mình. ( Theo Daily Mail ).

Tin Mừng hôm nay, Thánh Gioan tường thuật Thánh Gioan Tiền Hô giới thiệu những môn đệ với Đức Giêsu: “Đây là Chiên Thiên Chúa !” Lập tức họ được Đức Giêsu mời gọi theo Người. Rồi họ lại giới thiệu người khác đến với Chúa. Bây giờ, Đức Giêsu vẫn không ngừng mời gọi mọi người bỏ mọi sự theo Người. Điển hình như các người mẫu, diễn viên tài sắc Olalla Oliveros và Amada Rosa Pérez đã đáp lời, mặc dù sự nghiệp còn đang lẫy lừng thành đạt.

Tiếng gọi

Hôm nay, tín hữu Kitô không còn vinh hạnh được thánh Gioan Tiền Hô trực tiếp giới thiệu đến với Chiên Thiên Chúa, như các môn đệ thuở xưa. Nhưng may mắn thay, Giáo Hội không thiếu các đấng như môn đệ Anrê, sẵn sàng tận tụy chỉ dẫn đến Đức Giêsu. Đó là những Chủ Chiên tốt lành, những tu sĩ chân chính, những tông đồ giáo dân nhiệt thành. Hoặc Chúa gửi đến những dấu chỉ riêng cho từng người. Một lời khuyên nhủ nhắc nhở của bè bạn. Một cơn bệnh thập tử nhất sinh. Một gia cảnh lục đục bất an. Một thất bại cay đắng, ê chề… Vấn đề là người tín hữu có thức tỉnh, sẵn sàng và khao khát lắng

5

Page 6: Ephata 637

nghe, tìm hiểu, giải mã dấu chỉ, để nghe được tiếng Đức Giêsu mời gọi hay không ? Hay cứ đắm đuối, mải mê, mù lòa trong cõi ta bà tục lụy, thì làm sao nghe được tiếng Chúa gọi ?

“Đến mà xem !” Bằng rất nhiều dấu chỉ, Thiên Chúa luôn xót thương, luôn kiên nhẫn mời gọi, luôn nhẫn nại chờ từng người đáp lại, tựa như Người Cha tốt lành trông ngóng đứa con hoang, biết ăn năn sám hối, đáp lời, mà quay trở về.

“Hãy theo Thầy!” Các tông đồ đã bỏ mọi sự theo Chúa, con có dứt khoát một phen theo Chúa không ? Chúa phải gọi con mấy lần rồi ?” ( Đường Hy Vọng, số 61 ).

Lời đáp

“Dạ, con đây !” Ngôn sứ Samuel đã luôn tỉnh thức, mau mắn cả ba lần đều thân thưa tiếng Chúa gọi. Một tâm hồn chân thành, tinh tuyền, trong sáng, nhạy cảm, sẵn sàng lắng nghe, đón nhận Lời Chúa, để thực thi Thánh Ý Chúa. “Xin Ngài phán, vì tôi tờ Ngài đang lắng nghe.”

Hai Tông Đồ Anrê và Gioan cũng đều nhiệt thành, sẵn sàng tuân theo lời mời gọi “Đến mà xem.” Họ đã đến xem chỗ Người ở và ở lại vời Người ngày hôm ấy. Lúc đó vào khoảng giờ thứ mười. ( tức bốn giờ chiều ngày nay ). Không chút chần chừ, so đo, suy xét, họ bỏ tất cả nghề nghiệp, huyết tộc, thân bằng quyến thuộc, dứt khoát dấn thân theo Đức Giêsu, Đấng chẳng có nhà cửa, cũng chẳng có chỗ tựa đầu nữa. ( x. Mt 8, 20 ).

Đức Giêsu cũng thân thương mời gọi, an ủi, cứu giúp tất cả những ai đang khốn khổ, cực nhọc: “Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng Tôi, Tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng ( Mt 11, 28 ). Vì chỉ ở nơi Người mới có sự bình an viên mãn, niềm hoan lạc, mà thế gian không bao giờ có. “Ta để lại bình an cho các ngươi; Ta ban bình an của Ta cho các ngươi; không phải thế gian ban cho thế nào, thì Ta cũng ban cho như vậy đâu ! Lòng các ngươi chớ xao xuyến, chớ nhát đảm” ( Ga 14, 27 ).

“Chúa hiện diện bên con, không phải chỉ là một tâm tình, nhưng là việc Chúa chiếm hữu cả con người con, hướng dẫn, yêu thương, an ủi con.” ( Đường Hy Vọng, số 241 ).

Chứng nhân

Ông Gioan Tiền Hô đã giới thiệu Đức Giêsu cho ông Anrê. Ngài đã gặp Chúa, ở lại với Chúa dù chỉ một ngày, đã cảm nghiệm Tình Yêu tuyệt vời, nay lại tiếp tục giới thiệu cho Simon. Trước hết, ông Anrê gặp em mình là ông Simon và nói: “Chúng tôi đã gặp Đấng Mêsia.” Rồi ông dẫn em mình đến gặp Chúa Giêsu.

Gặp gỡ Chúa, ở lại trong Tình Yêu còn gì hân hoan, sung sướng, hạnh phúc hơn ? Còn gì tuyệt vời hơn được nương náu bên Người Cha chí nhân, chí thánh, nguồn cội tinh tuyền của con người ? Người luôn đầy lòng thương xót, tha thứ, biến đổi, thánh hóa con người bùn nhơ, tội lỗi, bất nghĩa, bất tín, bất trung thành bạn hữu, anh em của Người. Chính vì nếm trải cảm nghiệm thần thánh, mà ông Anrê vội vàng tìm gọi em mình là Simon cùng theo, làm môn đệ Đức Giêsu cực trọng.

Có Chúa là có tất cả, dù bao phong ba cuộc đời thử thách, ngôn sứ Khabacúc vẫn trung kiên xác tín: “Thật thế, cây vả không còn đâm bông nữa, cả vườn nho không được trái nào. Quả ô liu đợi hoài không thấy, ruộng đồng chẳng đem lại gì ăn. Bầy chiên dê biến mất khỏi ràn, ngó vào chuồng bò bê hết sạch. Nhưng phần tôi, tôi nhảy mừng vì ĐỨC CHÚA, hỷ hoan vì Thiên Chúa, Đấng cứu độ tôi. ĐỨC CHÚA là Chúa Thượng, làm cho tôi mạnh sức, cho đôi chân này lanh lẹ tựa chân nai, và dẫn tôi đi trên đỉnh núi cao vời” ( Kb 3, 17-19 ).

Đức Giêsu liền sai cùng bốn mộn đệ đầu tiên làm chứng nhân, rao truyền ơn cứu độ đến mọi người, mọi dân tộc: "Các anh hãy theo tôi, tôi sẽ làm cho các anh thành những kẻ lưới người như lưới cá" ( Mc 1, 17 ). Bởi vì “Các con đã lãnh nhận nhưng không thì hãy cho nhưng không” ( Mt 10, 8 ).

“Quyết định theo Chúa của con không phải chỉ là một chữ ký, không phải là một lời tuyên thệ thôi. Nhưng là một sự hiến dâng liên lỉ, thực hiện trong cả cuộc sống” ( Đường Hy Vọng, số 69 ).

Lạy Chúa Giêsu, xin ban cho chúng con thành tâm và tỉnh thức nghe thấy tiếng Chúa gọi. Chúng con vốn yếu đuối, dễ sa ngã, dễ bị sự đời cám dỗ quyến rũ. Vậy xin Chúa tha thứ và cảm biến, đối mới chúng con, để chúng con luôn nhạy cảm nghe được tiếng gọi qua các dấu chỉ, hầu được kết hiệp cùng Chúa trong từng giây phút cuộc đời.

Lạy Mẹ Maria, xin Mẹ cầu bầu cho chúng con hằng ngày biết lắng nghe Lời Chúa mời gọi, để tỉnh thức ăn năn, sám hối, trở về cùng Chúa luôn. Amen.

AM. TRẦN BÌNH AN

6

Page 7: Ephata 637

"ĐÂY LÀ CHIÊN THIÊN CHÚA…"Nếu Chúa Nhật lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa, Lời

Chúa mời gọi chúng ta sống sao cho xứng đáng làm con Thiên Chua, thì Chúa Nhật này, Lời Chúa mời gọi chúng ta đặt mình vào vị trí của nhóm môn đệ Gioan Tẩy Giả, nhất là của chính Gioan để thấy được kế hoạch của Thiên Chúa đối với nhân loại.

Tin Mừng hôm nay trình bày Gioan Tẩy Giả thật đúng với sứ mạng của ông là chỉ cho mọi người biết Đấng Cứu Thế: Khi ấy, Gioan đang đứng với hai người trong nhóm môn đệ của ông nhìn theo Chúa Giêsu đang đi mà nói: "Đây là Chiên Thiên Chúa" ( Ga 1, 35 ). "Chúa Giêsu đang đi và Gioan nói", là một hành động diễn tả

sự liên tục giữa Giao ước cũ với Giao ước mới, vì Gioan Tẩy Giả đã không nói về chính mình, lời của ông được rút ra từ Cựu Ước đan vào nhau để làm sáng tỏ các mầu nhiềm. Năm Phụng Vụ mới bắt đầu, Gioan Tẩy Giả thấy sự huy hoàng rực rỡ của Giao Ước mới đang ló rạng thì giới thiệu cho môn sinh: "Đây là Chiên Thiên Chúa" ( Ga 1, 35 ).

Đây là Chiên Thiên Chúa

Gioan Tẩy Giả khẳng định, Chúa Giêsu là Chiên duy nhất chết thay cho đoàn chiên là nhân loại chúng ta. Không những thế, Người còn phục hồi tất cả những người sống trên trần gian này và cứu chuộc mang về cho Thiên Chúa Cha. Một người chết thay cho toàn dân, để tất cả vâng phục Thiên Chúa; chỉ một mình Người đã chịu chết để cứu chuộc muôn người… Thật thế, con người đã trở nên hư hỏng, sống trong tội lỗi và đây là lý do tại sao Chúa Cha đã cho Con của Ngài tới làm giá chuộc tội cho toàn dân ( Ga 3, 16 ), vì Người là đầu và tất cả mọi sự ở trong Người. Để tất cả chúng ta sống trong Người, Người đã vui lòng chịu chết và hiến tế vì chúng ta, Người đã chết thay cho chúng ta, và sống lại vì chúng ta. Người là Chiên thật xóa bỏ tội trần gian.

Gioan là mẫu người tìm Chúa và giới thiệu Chúa

Gioan Tẩy Giả là một tiên tri, biết nhận ra Thiên Chúa giữa loài người. Chúa Giêsu là Lời Thiên Chúa mặc khải trong xác phàm, Lời làm người để cứu chuộc nhân loại. Gioan là tiếng, ông là người lồng tiếng truyền đi sứ điệp mà ông đã được ủy thác. Sứ điệp Gioan truyền là một công thức tuyệt đẹp và độc đáo, được lặp đi lặp lại ở tất cả các Bí tích Thánh Thể, được thể hiện dưới ánh mắt thân mật và yêu thương nhất của Thiên Chúa: "Đây là Chiên Thiên Chúa" ( Ga 1, 35 ). Đây sự tuyển chọn Abraham và giao ước với nhà Đavit, đây là người Tôi Tớ đau khổ và là Chiên Vượt Qua. Đây là Đấng Cứu Thế muôn dân mong đợi. Đây là Con Thiên Chúa.

Gioan không nói như là tiếng vọng của Ngôn Sứ Isaia, nhưng ông đã viết lời tiên tri một lần nữa và tham gia việc thực hiện lời hứa. Ông đã sống đến cùng ơn gọi của mình là chỉ cho mọi người biết Chúa Giêsu là Chiên Thiên Chúa.

Noi gương Gioan sống chứng nhân

Con người tìm Thiên Chua, Thiên Chua đáp trả, con người lại tiếp tục giới thiệu Chúa cho tha nhân, nên câu hỏi: "Thưa Thầy, Thầy ở đâu ?" ( Ga 1, 38 ). là câu hỏi mà hai anh em nhà Anrê và Simon Phêrô sau khi được thầy Gioan giới thiệu đã hỏi Chúa. Khuynh hướng tự nhiên nơi tâm hồn con người là đi tìm Chúa, và Thiên Chúa luôn luôn mau mắn đáp trả, mời gọi con người đến gặp Người: "Hãy đến mà xem" ( Ga 1, 39 ).

Hai chàng thanh niên hỏi, rồi một câu trả lời có tính cách như là một lời mời gọi. Khi nghe những lời chỉ dẫn đó, hai môn đệ của Gioan Tẩy Giả liền theo Chúa Giêsu. Phải chăng đây là một biến cố đầy ý nghĩa ? Khi Chúa Giêsu hỏi: "Các ngươi tìm gì ?" ( Ga 1, 38 ) thì hai môn đệ trả lời cũng bằng một câu hỏi: "Thưa Thầy, thầy ở đâu ?" ( Ga 1, 38 ). Và Chúa Giêsu trả lời: "Hãy đến mà xem". Họ đã đến và xem chỗ Người ở, và ở lại với Người ngày hôm ấy, lúc đó độ chừng giờ thứ mười ( Ga 1, 39 ). Họ trở thành những môn đệ đầu tiên của Chúa Giêsu. Đến lượt Anrê, Anrê lại dẫn anh mình là Simon Phêrô đến với Chúa Giêsu.

Khi trình bày lại cuộc gặp gỡ nầy với Chúa Giêsu, Phụng Vụ ngày hôm nay muốn chứng tỏ điều trọng nhất trong đời sống chúng ta. Hỏi là kết quả của cuộc kiếm tìm. Con người đi tìm Thiên Chúa. Con người, tận trong thâm tâm, hiểu rằng cuộc kiếm tìm này là định luật nội tại của cuộc sống. Con người đi tìm đường đi trong thế giới hữu hình, và qua thế giới hữu hình, con người đi tìm cái vô hình trong cuộc hành trình thiêng liêng của mình.

7

Page 8: Ephata 637

Mượn lời vịnh gia, mỗi người trong chúng ta có thể thân thưa với Chúa: "Lạy Chúa, con đi tìm nhan thánh Chúa; xin đừng ẩn mặt xa con" ( Tv 27, 8-9 ). Mỗi người trong chúng ta có một lịch sử cá nhân riêng và mang trong mình khát vọng muốn thấy nhan Thiên Chúa, một ước vọng mà người ta cảm thấy cùng với việc khám phá thế giới muôn thọ tạo.

Chúng ta hỏi Chúa: "Thưa Thầy, Thầy ở đâu ?" ( Ga 1, 38 ). Giáo Hội trả lời cho chúng ta mỗi ngày rằng: Chúa Kitô hiện diện trong Bí Tích Thánh Thể, Bí Tích của sự chết và sống lại, trong và nhờ Bí Tích này, chúng ta nhận ra Thiên Chúa sống động trong lịch sử con người.

Câu trả lời cho câu hỏi: "Thưa Thầy, thầy ở đâu ?" Còn cần phải được nghe như sau: Thầy ở trong tất cả mọi người được cứu chuộc. Ðúng vậy, Chúa Kitô, Ðấng có những lời ban sự sống đời đời, Ðấng là "Ðầu của Dân mới và phổ quát của tất cả những con cái của Thiên Chúa" ( LG số 13 ), hiện diện trong Dân của Người. Gioan đã làm chứng và giải thích về sự nhận biết và tôn thờ cũng như đón nhận Lời để thông phần vinh quan với Lời; hành động Đức Tin biến chúng ta thành người tôi tớ hợp nhất với người môn đệ dưới chân Thánh Giá: "Đây là Chiên Thiên Chúa" ( Ga 1, 35 ). Đến lượt chúng ta, là thành phần của Giáo Hội, thành phần sống động và có trách nhiệm, hãy là những đồ đệ và là những chứng nhân của Chúa Kitô, Ðấng mạc khải Thiên Chúa Cha. Hãy sống trong sự hiệp nhất của Chúa Thánh Thần, Ðấng ban Sự Sống. Amen.

Lm. Antôn NGUYỄN VĂN ĐỘ

LẮNG NGHEWilliam Arthur Ward ( 1921-1994 ) nhận định: “Trước khi

nói, hãy lắng nghe; trước khi viết, hãy suy nghĩ; trước khi chi tiêu, hãy kiếm được; trước khi đầu tư, hãy tìm hiểu; trước khi phê phán, hãy chờ đợi; trước khi cầu nguyện, hãy tha thứ; trước khi bỏ cuộc, hãy thử làm; trước khi nghỉ hưu, hãy tiết kiệm; trước khi chết, hãy cho đi”. Thính giác là một trong ngũ quan, nhưng là giác quan quan trọng nhất. Lắng nghe là một nghệ thuật, vì còn phải biết cách nghe.

Có thể nói rằng phải thực sự khiêm nhường mới có thể lắng nghe. Nói là gieo, nghe là gặt. Nghe có lợi hơn nói: Nói ít thì sai ít, nói nhiều thì sai nhiều, không nói thì không sai. Người ta ví von: “Người nói hay không bằng người nghe giỏi”.

Công ty bảo hiểm nhân thọ Prudential có một slogan thật thú vị: “Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu”. Dĩ nhiên lời đó

không thể tuyệt đối vì nặng tính “quảng cáo”, có chút gì đó là “nổ” mà thôi, nhưng qua đó, chúng ta biết được rằng việc “lắng nghe” có tầm quan trọng riêng. Lắng nghe là nghe thấy và chú ý, chứ không nghe cho “có lệ”, nghe vì “không điếc”. Nghe và hiểu có hệ lụy với nhau.

Tuy nhiên, hai động thái “lắng nghe” và “thấu hiểu” lại có một khoảng cách nhất định, đồng thời còn có những mức độ khác nhau, thậm chí có thể chúng ta vẫn nghe nhưng không hiểu ( x. Lc 8, 10 ), và Chúa Giêsu đã phải nhắc nhở nhiều lần: “Ai có tai thì nghe” [ai có tai nghe thì ( hãy ) nghe] ( Mt 11, 15; Mt 13, 9; Mt 13, 43; Mc 4, 9; Mc 4, 23; Mc 7, 16; Lc 8, 8; Lc 14, 35; Kh 13, 9 ).

Trình thuật 1Sm 3, 3-10 cho chúng ta biết về câu chuyện “nổi tiếng” về việc “lắng nghe” và “mau mắn đáp lại” của ngôn sứ “nhí” Samuen. Chuyện kể về một đêm nọ, ông Êli đang ngủ, mà mắt ông thì mờ, ông không còn thấy rõ nữa. Đèn của Thiên Chúa chưa tắt và Samuen đang ngủ trong đền thờ Đức Chúa, nơi có đặt Hòm Bia Thiên Chúa. Bất ngờ, Đức Chúa gọi Samuen. Cậu thưa: “Dạ, con đây !” Rồi chạy lại với ông Êli và thưa: “Dạ, con đây, thầy gọi con”. Ông bảo rằng ông không gọi cậu, cứ về ngủ đi”. Cậu đi ngủ, rồi lại có tiếng gọi lần nữa. Samuen lại dậy ngay và đến với ông Êli, nhưng ông vẫn bảo là không gọi cậu.

Trẻ người, non dạ, nên Samuen chưa biết Đức Chúa, và lời Đức Chúa chưa được mặc khải cho cậu. Rồi cậu lại nằm ngủ, Đức Chúa lại gọi Samuen lần thứ ba. Cậu lại dậy và đến với ông Êli. Bấy giờ ông Êli hiểu là Đức Chúa gọi cậu nên ông bảo Samuen đi ngủ, hễ có ai gọi thì thưa: “Lạy Đức Chúa, xin Ngài phán, vì tôi tớ Ngài đang lắng nghe”. Samuen về ngủ, và Đức Chúa lại đến, đứng đó và gọi như những lần trước: “Samuen! Samuen!”. Cậu liền thưa: “Xin Ngài phán, vì tôi tớ Ngài đang lắng nghe” ( 1Sm 3, 10 ).

Đó là câu nói được trích dẫn nhiều mỗi khi nói đến việc thi hành Thánh Ý Chúa. Thi hành mau mắn và vui vẻ chứ không miễn cưỡng như “bị triệt buộc”. Thiên Chúa ban cho chúng ta quyền tự do

8

Page 9: Ephata 637

hoàn toàn, Ngài không ép buộc ai làm bất cứ điều gì, vì thế Ngài rất đề cao sự tự nguyện, hành động vì yêu mến. Samuen đã lắng nghe, thấu hiểu, và mau mắn làm theo Ý Chúa, thế nên Samuen được Thiên Chúa bảo vệ: “Samuen lớn lên. Đức Chúa ở với ông và Người không để cho một lời nào của Người ra vô hiệu” ( 1Sm 3, 19 ). Samuen vô cùng diễm phúc !

Diễm phúc không là tình trạng “tự nhiên” mà là động thái “có điều kiện” với lòng tự nguyện: Tổ phụ Ápraham đã “xin vâng” hoàn toàn khi rời quê hương đến Đất Hứa, ông không hề ngần ngại sát tế chính con trai mình, và Đức Maria cũng diễm phúc vì lời “xin vâng” vô điều kiện. Lắng nghe – thấu hiểu – hành động, đó là “chuỗi liên kết” như một tam-giác-đều bất biến vậy, trong đó đã tiềm ẩn và mặc nhiên có nhân đức khiêm nhường – nền tảng của mọi nhân đức.

Có điều “trái khoáy” là chúng ta luôn muốn người khác lắng nghe mình nhưng mình lại không muốn lắng nghe người khác. Sao vậy nhỉ ? Đó là vì ích kỷ, vì “cái tôi” lớn quá, luôn tưởng mình là “số dzách” hơn người khác về mọi lĩnh vực. Thậm chí cả với Thiên Chúa mà chúng ta cũng dám làm vậy. Thực sự chúng ta to gan, lớn mật tới mức dám làm vậy ư ? Thật, không oan đâu ! Chúng ta luôn xin Ngài lắng nghe mình ( Tv 30, 11; Tv 51, 3; Tv 55, 2; Tv 77, 2; Tv 86, 6; Tv 88, 3; Tv 141, 1; Tv 143, 1 ), nhưng hiếm khi chúng ta “nhận lỗi” ( Tv 51, 5 ) hoặc “lắng nghe điều Thiên Chúa phán” ( Tv 85, 9 ), nhất là khi ý Chúa khác hẳn ý mình.

Chắc hẳn ai cũng đủ kinh nghiệm để khả dĩ biết rằng “đời là bể khổ”, thế nên lúc nào chúng ta cũng phải cầu xin Thiên Chúa thương xót, “Tôi đã hết lòng trông đợi Chúa, Người nghiêng mình xuống và nghe tiếng tôi kêu” ( Tv 40, 2 ). Và rồi chúng ta phấn khởi lắm, “Chúa cho miệng tôi hát bài ca mới, bài ca tụng Thiên Chúa chúng ta. Thấy thế, nhiều người sẽ kính sợ và tin tưởng vào Chúa” ( Tv 40, 4 ). Thế nhưng chúng ta lại thường “ngủ quên trong chiến thắng”, chẳng khác chi chín người vô ơn bạc nghĩa trong chuyện “mười người phong hủi” ( Lc 17, 11-21 ).

Tác giả Thánh Vịnh cho biết rằng Thiên Chúa không thích tế phẩm, lễ vật, lễ toàn thiêu và lễ xá tội, Ngài không đòi chi, không cần gì, vì Ngài có tất cả. Ngài chỉ muốn một điều là chúng ta PHẢI biết mau mắn thân thưa, “Này con xin đến! Con thích làm theo thánh ý, và ấp ủ luật Chúa trong lòng, lạy Thiên Chúa của con” ( Tv 40, 7-9 ). Chúng ta càng thu nhỏ mình thì càng được Ngài xót thương. Và đừng quên điều này, “Đức công chính của Ngài, con loan truyền giữa lòng đại hội; lạy Chúa, Ngài từng biết, con đâu có ngậm miệng làm thinh” ( Tv 40, 10 ).

Chẳng có gì vĩnh cửu vì mọi sự đều có lúc, có thời mà thôi ( x. Gv 3, 1-8 ). Ngay cả sự sống và sự tự do của chúng ta cũng vậy thôi, tới một lúc nào đó sẽ không còn. Thánh Phaolô nói, “Tôi được phép làm mọi sự, nhưng không phải mọi sự đều có ích. Tôi được phép làm mọi sự, nhưng tôi sẽ không để sự gì làm chủ được tôi” ( 1Cr 6, 12 ). Thật không dễ để có thể nhận thức và tự chủ được như vậy, chứng tỏ phải có sự giằng co rất mãnh liệt. Thánh nhân giải thích cụ thể, “Thức ăn dành cho bụng, và bụng dành cho thức ăn. Thiên Chúa sẽ huỷ diệt cả cái này lẫn cái kia. Nhưng thân xác con người không phải để gian dâm, mà để phụng sự Chúa, vì Chúa làm chủ thân xác. Thiên Chúa đã làm cho Chúa Kitô sống lại; chính Người cũng sẽ dùng quyền năng của mình mà làm cho chúng ta sống lại. Nào anh em chẳng biết rằng thân xác anh em là phần thân thể của Đức Kitô sao ? Tôi lại lấy phần thân thể của Đức Kitô mà làm phần thân thể của người kỹ nữ sao? Không đời nào !” ( 1Cr 6, 13-15 ).

Chưa cần nói vấn đề tinh thần, các vật chúng ta đang sở hữu cũng không là của chúng ta mãi mãi. Chẳng hạn tiền bạc, nhà cửa, xe cộ,… Những thứ chúng ta gọi là “của mình”, tức là mình sở hữu nó. Đúng vậy, chúng ta sở hữu chúng vì chúng ta có quyền quản lý chúng, nhưng nó mãi mãi là của chúng ta, vì một lúc nào đó chúng ta không được sở hữu chúng nữa. Phũ phàng ư, thất vọng ư, buồn ư ? Đời là thế nên nó thế đấy ! Sự sống chúng ta đang có mà rồi cũng chẳng giữ được thì làm sao giữ những thứ khác ?

Vì thế, Thánh Phaolô khuyên, “Ai đã kết hợp với Chúa thì nên một tinh thần với Người. Anh em hãy tránh xa tội gian dâm. Mọi tội người ta phạm đều ở ngoài thân xác mình, còn kẻ gian dâm thì phạm đến chính thân xác mình. Hay anh em lại chẳng biết rằng thân xác anh em là Đền Thờ của Thánh Thần sao? Mà Thánh Thần đang ngự trong anh em là Thánh Thần chính Thiên Chúa đã ban cho anh em. Như thế, anh em đâu còn thuộc về mình nữa, vì Thiên Chúa đã trả giá đắt mà chuộc lấy anh em. Vậy anh em hãy tôn vinh Thiên Chúa nơi thân xác anh em” ( 1Cr 6, 17-20 ). Thân xác đủ thứ nhơ nhớp, nói ra mà thấy ngượng miệng, nhưng chính cái nhơ nhớp hèn hạ đó lại được Thiên Chúa dùng làm Đền Thờ để Ngài ngự vào – thiêng liêng và cụ thể ( Thánh Thể ). Chúng ta là “đền thờ” thì chúng ta phải cố gắng lắng nghe và thực thi Thánh Ý Ngài. Bức tượng không thể phản đối nhà điêu khắc !

Ước gì mỗi chúng ta đều biết xác định rạch ròi, “Tuân theo thánh ý Ngài, con vui sướng hơn là được tiền rừng bạc bể” ( Tv 119, 14 ). Tâm niệm được như vậy thì chẳng có gì lo ngại. Tất cả đều NHỜ Ngài, VỚI Ngài và TRONG Ngài !

9

Page 10: Ephata 637

Hôm trước, khi thấy Đức Giêsu tiến về phía mình, ông Gioan liền nói, “Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xoá bỏ tội trần gian. Chính Người là Đấng tôi đã nói tới khi bảo rằng, Có người đến sau tôi, nhưng trổi hơn tôi, vì có trước tôi” ( Ga 1, 29-30 ). Và ông đã làm chứng với mọi người, “Tôi đã thấy Thần Khí tựa chim bồ câu từ trời xuống và ngự trên Người” ( Ga 1, 32 ).

Hôm sau, ông Gioan lại đang đứng với hai người trong nhóm môn đệ của ông và thấy Đức Giêsu đi ngang qua, ông lên tiếng nói, “Đây là Chiên Thiên Chúa” ( Ga 1, 36 ). Nghe vậy, hai môn đệ kia liền đi theo Đức Giêsu. Đức Giêsu quay lại, thấy các ông đi theo mình thì hỏi, “Các anh tìm gì thế ?” Họ đáp, “Thưa Thầy, Thầy ở đâu ?” Người bảo họ, “Đến mà xem”. Họ đã đến xem chỗ Ngài ở, và ở lại với Ngài ngày hôm ấy. Chắc hẳn nơi ở của Chúa Giêsu giản dị lắm, khó nghèo lắm, nhưng họ vẫn theo Ngài. Cái “thấy” của họ là sự vĩ đại của Ngài, họ sẵn sàng “lắng nghe” và “thực hiện” như Ngài.

Lúc đó vào khoảng giờ thứ mười. Ông Anrê, anh ông Simôn Phêrô, là một trong hai người đã nghe ông Gioan nói và đi theo Đức Giêsu. Trước hết, ông gặp em mình là ông Simôn và nói, “Chúng tôi đã gặp Đấng Mêsia” ( Ga 1, 41 ). Rồi ông dẫn em mình đến gặp Đức Giêsu. Đức Giêsu nhìn ông Simôn và nói, “Anh là Simôn, con ông Gioan, anh sẽ được gọi là Kêpha” ( Ga 1, 42 ). Thánh sử Gioan giải thích rằng chữ Kêpha có nghĩa là Đá, đồng nghĩa với tên Phêrô.

Dù chỉ là ngư dân, chuyên chài lưới, nhưng hẳn là lão ngư Phêrô “có tướng có tá” lắm, chắc hẳn “tướng mạo” như ông phải có gì đó đặc biệt, vì Thầy Giêsu đã “thấu suốt” cả tâm địa của ông bộc trực, Nóng nảy nhưng tốt bụng. Và Ngài nhận liền, “chấm” ngay. Thật vậy, dù tội chối Thầy lớn lắm, không chối một lần mà chối tới ba lần, nhưng không sao, “chuyện nhỏ” thôi, vì Chúa Giêsu vẫn luôn giàu lòng thương xót và cho ông “bù lỗ” bằng ba lần tuyên xưng, “Thưa Thầy, Thầy biết rõ mọi sự. Thầy biết rõ con yêu mến Thầy !” ( Ga 21, 15-18 ). Từ đó, lão ngư Phêrô trở thành Giáo Hoàng tiên khởi của Giáo Hội lữ hành tại trần gian.

Hôm nay là ngày bắt đầu tuần lễ cầu cho sự hiệp nhất giữa các Kitô hữu. Mỗi người là một cá nhân, với tính cách khác nhau, nhưng mỗi người không là một ốc đảo, mà luôn phải hài hòa trong một tổng thể, mang tính liên đới đa dạng, kể cả tội lỗi cũng có tính liên đới. Sự hiệp nhất rất quan trọng, cần thiết đối với mọi tổ chức hoặc nhóm. Ngay trong gia đình cũng vậy, thiếu sự đồng tâm nhất trí thì “ông nói gà, bà nói vịt”, gia đình khó có thể là một tổ ấm đích thực. Các cộng đoàn tu cũng vậy, mỗi người mỗi phách thì không thể là một cộng đoàn. Mỗi thành viên có biết lắng nghe thì mới khả dĩ hiệp nhất.

Đặc biệt năm nay là năm Tân Phúc Âm Hóa các Giáo Xứ và các cộng đoàn. Hai loại hình này là dạng “đời sống chung”, cần biết lắng nghe nhau để hiểu nhau và cùng nhau thực hiện điều mong muốn của Thầy Chí Thánh Giêsu trong Vườn Dầu, “Xin cho họ nên một”. Tính “nên một” được Chúa Giêsu đề cập ba lần ( x. Ga 17, 1-24 ), chứng tỏ đó là tính chất đặc biệt lắm, vì đó là tính hiệp nhất của Chúa Ba Ngôi.

Lạy Thiên Chúa, xin dạy chúng con biết những quyết định của Ngài ( Tv 119, 108 ), xin giúp chúng con biết mau mắn lắng nghe lời Ngài dạy chúng con mọi nơi và mọi lúc, xin cũng giúp chúng con biết mau mắn đáp lại và sẵn sàng thực thi Thánh Ý Ngài. Chúng con cầu xin nhân danh Thánh Tử Giêsu, Đấng cứu độ chúng con. Amen.

TRẦM THIÊN THU

TIN TỨC HỘI THÁNH CÔNG GIÁO Đức Thánh Cha lên đường tông du Sri Lanka

Sau những biến động dồn dập trong những ngày qua tại Sri Lanka, đảo quốc này giờ đây đã sẵn sàng tiến vào một thời kỳ mới đánh dấu bởi một quyết tâm hòa giải dân tộc. Trong bối cảnh đó, người dân ở đây đã sẵn sàng chào đón Đức Thánh Cha với hy vọng rằng sự có mặt của ngài sẽ là một động lực thúc đẩy nhanh hơn nữa tiến trình hòa giải tại quốc gia đã từng tan nát vì gần 26 năm nội chiến này.

Lúc 18g45 giờ Rôma thứ hai 12.1.2015, Đức Thánh Cha Phanxicô đã ra phi trường Fiumicino của Rôma để đáp

máy bay sang Colombo, thủ đô của Sri Lanka. Sau gần 9 tiếng đồng hồ trên máy bay, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đáp xuống phi trường Colombo lúc 9 giờ. Ra đón Đức Thánh Cha có tân tổng thống mới tuyên thệ nhậm chức chỉ 4 ngày trước đó là ông Maithripala Sirisena và phu nhân là bà Jayanthi Pushpa

10

CÙNG THÔNG TIN

Page 11: Ephata 637

Kumari, Đức Tổng Giám Mục Phêrô Nguyễn Văn Tốt là sứ thần Tòa Thánh tại đảo quốc này và Đức Hồng Y Malcolm Ranjith của Tổng Giáo Phận thủ đô Colombo và đông đảo các Giám Mục của Sri Lanka trong một buổi lễ đầy mầu sắc.

Diễn từ của Đức Thánh Cha trước Ngoại Giao Đoàn cạnh Tòa Thánh

Trong buổi tiếp kiến Ngoại Giao Đoàn cạnh Tòa Thánh diễn ra sáng ngày 12.1.2015, Đức Thánh Cha Phanxicô đã lên án “nền văn hóa loại bỏ” chẳng tha điều gì và chẳng chừa một ai: thiên nhiên, con người và ngay cả Thiên Chúa.

"Từ đầu, Đức Kitô đã bị gạt sang một bên, bị bỏ mặc trong giá lạnh, bị buộc phải sinh ra trong một chuồng gia súc vì không có phòng trọ. Nếu Con của Thiên Chúa mà còn bị đối xử tàn tệ như thế thì huống hồ gì là những anh chị em của chúng ta."

Nguyên nhân nền văn hóa loại bỏ là vì “con người đã đánh mất tự do, họ trở thành nô lệ trong các hình thức nô lệ tân thời cho quyền lực, tiền bạc, hoặc thậm chí cho các hình thức lệch lạc về tôn giáo”. Nhiều hình thức nô lệ "được sinh ra từ một con tim băng hoại, một con tim không có khả năng nhận biết và làm điều thiện, không có khả năng theo đuổi hòa bình."

Chúng ta có một âm hưởng đau buồn về điều đó trong vụ các vụ thảm sát tàn bạo hơn 100 trẻ em bị tàn sát cách đây hơn một tháng tại Peshawar, Pakistan ( ảnh bên trái ); vụ tòa soạn báo Charlie Hebdo ở Paris; và các xung đột ở Ukraine và Thánh Địa.

Đức Thánh Cha đặc biệt nhắc đến sự bách hại các tín hữu Kitô tại Iraq và Syria của “chủ nghĩa khủng bố cực đoan”. Hiện tượng này là “hậu quả của một nền văn hóa loại bỏ được áp dụng cho Thiên Chúa. Thực vậy, trào lưu tôn giáo cực đoan, trước khi nó là một sự loại bỏ con người qua những cuộc thảm sát

kinh khủng, thì nó là sự phủ nhận chính Thiên Chúa, coi Chúa chỉ là một cái cớ ý thức hệ” nhằm biện minh cho những hình thái bạo lực đáng kinh tởm.

Nhắc lại lá thư Giáng Sinh gởi cho các Cộng đồng Kitô ở Trung Đông, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng: “Một Trung Đông không còn Kitô hữu thì sẽ là một Trung Đông bị biến dạng và què quặt”. Ngài cũng đưa ra lời thách đố “các vị lãnh đạo tôn giáo, chính trị, các nhà trí thức, đặc biệt là những người Hồi giáo, phải can đảm lên án bất kỳ sự giải thích tôn giáo một cách cực đoan và xuyên tạc chỉ nhắm biện minh cho những hành vi bạo lực”.

Đề cập đến nạn bắt cóc và buôn người tại Nigeria và một số nước Phi Châu khác, Đức Thánh Cha tố giác hiện tượng đáng kinh tởm là nạn buôn các thiếu nữ bị bắt cóc để cưỡng bách kết hôn. Đức Thánh Cha đặc biệt tố giác sự kiện chiến tranh cũng dẫn đến một tội ác đáng kinh tởm là sự hãm hiếp. Đây là một sự vi phạm rất trầm trọng chống lại phẩm giá của phụ nữ, không những họ bị vi phạm trong thân thể, nhưng cả trong tâm hồn, với chấn thương khó có thể xóa bỏ được. Rất tiếc là nơi nào có chiến tranh thì người ta cũng thấy có quá nhiều phụ nữ phải chịu đau khổ vì tội ác này.

Đức Thánh Cha đau buồn nhắc đến những vùng đang bị sâu xé vì những cuộc nội chiến dai dẳng, gây ra những đau khổ khôn tả cho dân chúng như tại Libia và Cộng hòa Trung Phi, nơi những thiện hòa bình đang gặp phải sự kháng cự của những hình thức chống đối của những lợi lộc phe phái ích kỷ.

Đề cập tới bệnh dịch Ebola, Đức Thánh Cha nhận xét rằng nền văn hóa loại bỏ cũng thể hiện rõ nơi cách người ta đối xử với các bệnh nhân: họ bị cô lập và gạt ra ngoài lề như những người cùi mà Phúc Âm thường đề cập. Các nạn nhân Ebola là những người cùi trong thời đại chúng ta ngày nay, nhất là tại Liberia, Sierra Leone và Guinea, với hơn 6 ngàn người chết. Trong khi lặp lại lời cám ơn các nhân viên y tế, các tu sĩ và những người thiện nguyện chăm sóc các bệnh nhân Ebola, Đức Thánh Cha tái kêu gọi cộng đồng quốc tế đảm bảo một sự trợ giúp nhân đạo thích hợp cho các bệnh nhân và thăng tiến một sự dấn thân chung để loại trừ bệnh dịch.

"Cùng với những mạng sống bị bỏ đi vì chiến tranh và bệnh tật, là đông đảo những người tị nạn và di tản". Đức Thánh Cha đặc biệt nhắc đến những người tị nạn và di tản đang phải đối diện với những nguy hiểm trên Địa Trung Hải và châu Mỹ.

Nền văn hóa loại bỏ cũng thể hiện trong các gia đình. “Có rất nhiều ‘những người lưu vong thầm kín’ đang sống trong gia cư của chúng ta: những người già, người tàn tật và người trẻ không tìm được

11

Page 12: Ephata 637

công ăn việc làm. Những người già bị gạt bỏ khi họ bị coi như gánh nặng và sự hiện diện của họ bị coi như một sự phiền phức, trong khi người trẻ bị gạt bỏ khi người ta không giúp họ có công ăn việc làm.”

Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng: “Không có sự nghèo đói nào tệ hơn là thứ nghèo đói không có việc làm và phẩm giá của lao công, hoặc biến lao công thành một hình thức nô lệ. Sự thất nghiệp của người trẻ, cũng như sự bóc lột sức lao động của trẻ vị thành niên là điều trái ngược với phẩm giá con người và xuất phát từ một não trạng đặt tiền bạc ở trung tâm và gây hại cho chính con người.”

Vào đầu năm mới, Đức Thánh Cha cho biết ngài không muốn cái nhìn của ngài có sắc thái bi quan và ngài cảm tạ Thiên Chúa về những hồng ân, các cuộc gặp gỡ, đối thoại và nhất là một số thành quả của hòa bình. Trong ý hướng đó, Đức Thánh Cha nhắc đến cuộc viếng thăm của ngài trong năm qua tại Albani, Thổ Nhĩ Kỳ, Jordan. Đặc biệt, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc đến quyết định cải thiện quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Cuba.

Trong phần kết luận, Đức Thánh Cha nhắc đến biến cố hai quả bom nguyên tử được ném xuống Hiroshima và Nagasaki và sự khai sinh cách đây 70 năm của Liên Hiệp Quốc. Ngài nhắc đến bài diễn văn lịch sử của Chân Phước Giáo Hoàng Phaolô 6 trong cuộc viếng thăm tổ chức này hồi năm 1965, với lời kêu gọi tha thiết: “Đừng chiến tranh nữa, đừng bao giờ gây chiến nữa”. Đức Thánh Cha Phanxicô lập lại lời kêu gọi này và nói rằng một điều kiện không thể thiếu được trong bất cứ chương trình phát triển nào của thế giới chính là hòa bình, nảy sinh từ sự hoán cải tâm hồn.

Điện văn của Đức Thánh Cha gởi Đức Hồng Y André Vingt-Trois của Tổng Giáo Phận Paris

Đức Thánh Cha đã gửi một bức điện tín bày tỏ lời chia buồn tới gia đình các nạn nhân của cuộc tấn công khủng bố hôm thứ ba 7.1.2015 ở Paris. Ngài hứa cầu nguyện cho các nạn nhân, những người thân yêu của họ, và cho toàn thể nhân dân Pháp. Điện văn mang chữ ký của Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, có nội dung như sau:

"Trọng kính Đức Hồng Y André Vingt-Trois, Tổng Giám Mục Paris ( Ảnh chân dung ),

Sau khi biết tin về cuộc tấn công kinh hoàng tại trụ sở của báo Charlie Hebdo ở Paris, gây thương vong cho quá nhiều nạn nhân, Đức Thánh Cha Phanxicô hiệp thông trong lời cầu nguyện trước nỗi đau của các gia

đình tang quyến và nỗi buồn của tất cả người Pháp. Ngài phó thác các nạn nhân trong tay Thiên Chúa, đầy lòng thương xót, cầu xin Chúa đón nhận họ vào hưởng ánh sáng tôn nhan Ngài. Đức Thánh Cha bày tỏ sự cảm thông sâu sắc nhất của mình với những người bị thương và gia đình của họ, xin Chúa ban cho họ sự ủi an trước thử thách này.

Đức Thánh Cha đã nhắc lại lời lên án bạo lực đã tạo ra quá nhiều đau khổ, và cầu khẩn Thiên Chúa ban cho ân sủng hòa bình. Ngài trìu mến ban phép lành tông tòa cho các gia đình bị ảnh hưởng và tất cả người Pháp.

Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh".

Đức Thánh Cha kêu gọi tiếp tục trợ giúp tái thiết Haiti

Đức Thánh Cha cổ võ tiếp tục hỗ trợ công trình tái thiết Haiti 5 năm sau trận động đất và ngài kêu gọi thực thi công trình bác ái này trong tinh thần hiệp thông. Đức Thánh Cha đưa ra lời nhắn nhủ trên đây trong buổi tiếp kiến sáng ngày 10.1.2015 dành cho 100 tham dự viên Hội nghị do chính ngài triệu tập tại Vatican, để kiểm điểm và đẩy mạnh việc trợ giúp tái thiết Haiti 5 năm sau động đất ngày 12.1. 2010.

Thiên tai này tại vùng thủ đô Port-au-Prince đã làm cho khoảng 230 ngàn người thiệt mạng, 300 ngàn người bị thương và 1 triệu 200 ngàn người không còn gia cư. Hiện nay vẫn còn 40 ngàn người phải tạm trú trong các trại. Phần lớn các hạ tầng cơ sở và hàng chục ngàn gia cư cùng với tất cả các nhà thương tại Haiti bị động đất phá hủy.

Qua Hội nghị này, Đức Thánh Cha muốn dư luận quốc tế và Giáo Hội tiếp tục chú ý đến Haiti vẫn còn chịu đau khổ vì những hậu quả của trận động đất dữ dội, đồng thời tái khẳng định sự gần gũi của Giáo Hội với nhân dân Haiti trong giai đoạn tái thiết này.

Lên tiếng tại buổi tiếp kiến, Đức Thánh Cha nhiệt liệt cám ơn các Giám Mục và mọi thành phần của Giáo Hội tại Haiti cũng như các tổ chức từ thiện đã tích cực góp phần cứu trợ và giúp tái thiết nước này. Ngài ghi nhận đã có nhiều công trình được thực hiện nhưng vẫn còn rất nhiều điều phải làm, đồng thời kêu gọi đặt con người ở trung tâm mọi quan tâm.

12

Page 13: Ephata 637

Đức Thánh Cha tiếp phái đoàn Yazidi thế giới

Sáng 8.1.2015, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp kiến một phái đoàn Yazidi thế giới.

Cha Federico Lombardi, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết phái đoàn này gồm các nhà lãnh đạo của tất cả các cộng đoàn Yazidi trong đó có ông Ali Mir Tahsin Beg, là lãnh tụ tối cao về mặt dân sự, và Sheikh Khato là nhà lãnh đạo tối cao về tinh thần. Cả hai vị hiện đang tạm cư tại vùng kiểm soát của người Kurd ở Iraq. Phái đoàn cũng bao gồm ba đại diện của Yazidi ở Bắc Iraq, Georgia và Đức.

Trong cuộc họp, kéo dài khoảng nửa giờ và diễn ra trong thư viện riêng của Điện Tông Tòa, phái đoàn đã cảm ơn Đức Giáo Hoàng. Một đại biểu đã gọi Đức Thánh Cha là "cha đẻ của người nghèo" vì những hỗ trợ của Đức Thánh Cha cho người Yazidi trong thời điểm đầy những bách hại và đau khổ.

Họ cũng thông báo với Đức Giáo Hoàng về tình hình của năm ngàn phụ nữ Yazidi bị bắt làm nô lệ tình dục cho bọn khủng bố Hồi Giáo IS. Các vị cũng nhấn mạnh mối quan hệ tốt đẹp giữa người Yazidi và các Kitô hữu, đặc biệt là sự đoàn kết tương thân tương ái lẫn nhau.

Đức Thánh Cha Phanxicô đảm bảo với các đại biểu về sự gần gũi tinh thần và sự hỗ trợ của mình trong những thử thách, và bày tỏ hy vọng rằng công lý sẽ sớm có thể được khôi phục cũng như các điều kiện của một cuộc sống tự do và hòa bình cho người Yezidis, cũng như tất cả các nhóm dân tộc thiểu số khác là đối tượng đang bị phân biệt đối xử và đang phải gánh chịu bạo lực.

Có khoảng một triệu rưỡi Yazidi khắp thế giới, trong đó có một nửa triệu người ở Iraq; ngoài ra còn có những cộng đoàn khác ở Thổ Nhĩ Kỳ, Georgia, Armenia, và ở nhiều quốc gia khác.

Đức Thánh Cha rửa tội cho các trẻ em con cái các nhân viên tại Vatican

Hôm Chúa Nhật 11.1.2015, Đức Thánh Cha Phanxicô theo truyền thống của các vị Giáo Hoàng vào ngày lễ Chúa Giêsu chịu Phép Rửa, đã rửa tội cho 33 trẻ sơ sinh trong một Thánh Lễ tại Nguyện Đường Sistina của Vatican dưới các bức bích họa của Michelangelo. 12 bé trai và 21 bé gái là con của các nhân viên Vatican đã được Đức Thánh Cha chính thức chào đón vào Giáo Hội Công Giáo.

Lễ Chúa Giêsu chịu Phép Rửa trên sông Jordan đánh dấu sự kết thúc của Mùa Giáng Sinh trong lịch Phụng Vụ, và bắt đầu Mùa Thường Niên.

Nhà Nguyện Sistina là địa điểm nơi các vị Hồng Y tổ chức mật nghị bầu tân Giáo Hoàng. Tại đây, Đức Hồng Y Jorge Bergoglio đã được bầu làm Giáo Hoàng Phanxicô hôm 13.3.2013.

Đức Hồng Y Pietro Parolin nói về vai trò là nhịp cầu của Giáo Hội tại Sri Lanka

Giáo Hội có thể đóng một vai trò là nhịp cầu hòa giải tại Sri Lanka. Vai trò này rất thích hợp với Giáo Hội tại quốc gia này. Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, đã cả quyết như trên trong một cuộc phỏng vấn dành cho tờ Quan Sát Viên, Radio Vatican và Đài Truyền hình Vatican, trước chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô tới Sri Lanka và Phi Luật Tân vào tuần tới.

Người Tích Lan, chủ yếu theo đạo Phật, chiếm tới hơn 74% trong tổng số hơn 21 triệu dân Sri Lanka. Người Tamil, chủ yếu theo Ấn Độ giáo, chiếm 13% dân số. Số còn lại là người Moor chủ yếu theo Hồi Giáo. Người Công Giáo chỉ khoảng 1,5 triệu bao gồm cả người Tích Lan, Tamil và người Moor.

Sri Lanka bị tàn phá bởi một cuộc nội chiến kéo dài gần 26 năm giữa phiến quân Tamil và chính phủ đã kết thúc vào tháng 5 năm 2009 với sự thất bại của người Tamil.

Đức Hồng Y Parolin giải thích rằng Giáo Hội Công Giáo với các thành viên của cả hai bên Tích Lan và Tamil có nhiệm vụ mang lại cuộc đối thoại quốc gia, hòa giải và hợp tác. Ngài nhận xét rằng đảo quốc này có truyền thống hòa hợp giữa các tôn giáo, nhưng tiếc rằng một số nhóm cực đoan đã thao túng dư luận và tạo ra những căng thẳng giữa các tôn giáo.

Ngài hy vọng rằng chính quyền sẽ có thể duy trì truyền thống dân tộc là chung sống hài hòa giữa các tôn giáo và mong rằng chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng sẽ giúp quốc gia hướng về phía trước chứ không phải mở lại những vết thương cũ.

Tân tổng thống Sri Lanka thề đưa đất nước thoát ách nô dịch Trung Quốc

Tân tổng thống Maithripala Sirisena ( ảnh bên phải ) đã tuyên thệ nhậm chức trong buổi lễ được chuẩn bị vội vã tại quảng trường Độc Lập lúc 18g ngày thứ sáu 9.1.2015. Cùng tuyên thệ nhậm chức với ông là tân thủ tướng Ranil Wickremesinghe.

Trong diễn văn nhậm chức, tân tổng thống thề sẽ đưa quốc gia hội nhập vào cộng đồng thế giới, thoát ra khỏi tình trạng lệ thuộc nặng nề vào Trung Quốc như hiện nay. Chính sách mới của ông được thể hiện trong cương lĩnh của đảng mới được thành lập “New Democratic Front” – “Mặt trận dân chủ mới” trong đó duy trì thế cân bằng trong quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, và các nước Đông Nam Á. Tham vọng xây dựng “Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21” của Trung Quốc coi như bị đứt một mắt xích quan trọng.

13

Page 14: Ephata 637

Trung Quốc đã xác định Sri Lanka là một phần quan trọng trong chiến lược “Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21” được chủ tịch Tập Cận Bình đề cập đến lần đầu vào cuối năm 2013 trong đó lôi cuốn các quốc gia trong vùng Nam và Đông Nam Á vào một quỹ đạo để hình thành một bàn đạp cho sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, và là một dấu ấn chứng tỏ ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc như một siêu cường toàn cầu. Sri Lanka đặc biệt sẽ là một điểm chính giữa các cảng phía đông của Trung Quốc và Địa Trung Hải.

Bắc Kinh đã cam kết tài trợ cho một dự án lên đến 1.4 tỷ USD để hình thành ra một "Thành Phố Cảng" ở Colombo. Đó sẽ trở thành một phần quan trọng của “Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21”.

Trong những cáo buộc chống lại cựu tổng thống Rajapaksa có những quan ngại rằng Trung Quốc đã mua chuộc Rajapaksa và chính phủ của ông với hàng triệu USD, và hàng chục các thỏa thuận và hiệp ước song phương. Dự án "Thành Phố Cảng" ở Colombo bao gồm việc tạo ra gần 600 ha đất khai hoang ngoài khơi bờ biển phía tây Sri Lanka, ngay bên cạnh một cảng container lớn nhất Nam Á mà Trung Quốc đã xây dựng và đang kiểm soát.

Bên cạnh đó, cũng có những cáo buộc cho rằng chính Trung Quốc đã áp lực cựu tổng thống Rajapaksa tổ chức tuyển cử sớm hơn vì hai năm còn lại của ông không đủ để hoàn thành công trình "Thành Phố Cảng" ở Colombo. Cảnh cáo người dân Sri Lanka về ách nô dịch của Trung Quốc, Sirisena thường lặp đi lặp lại trong chiến dịch tranh cử rằng:

“Đất nước của chúng ta đã từng bị người da trắng thôn tính bằng sức mạnh quân sự. Ngày nay, mảnh đất này đang bị thôn tính một lần nữa bởi tiền hối lộ của nước ngoài cho một số ít người. Nếu xu hướng này tiếp tục, chỉ cần sáu năm nữa nước ta sẽ trở thành một thuộc địa và chúng ta tất cả sẽ trở thành nô lệ. Trong một thập niên qua số nợ của chúng ta với Trung Quốc đã tăng đến 50 lần và cho đến năm 2012 chúng ta đã mắc nợ họ đến 490 triệu USD”.

Giới thiệu về đảo quốc Sri Lanka

Sri Lanka là đảo quốc nằm trong vùng Vịnh Bengal ở phía Đông Nam của Ấn Độ với đỉnh cực bắc có cùng vĩ tuyến với Sàigòn. Nếu bay trực tiếp từ Sàigòn sang Colombo thì mất khoảng 6 giờ bay. Đất nước này rộng 64.630 km vuông tức là khoảng một phần năm của Việt Nam với 1.340 km bờ biển.

Người Tích Lan, chủ yếu theo đạo Phật, chiếm tới hơn 74% trong tổng số hơn 21 triệu dân Sri Lanka. Người Tamil, chủ yếu theo Ấn Độ Giáo, chiếm 13% dân số. Số còn lại là người Moor chủ yếu theo Hồi Giáo. Người Công Giáo chỉ khoảng 1,5 triệu bao gồm cả người Sri Lanka, Tamil và người Moor.

Dân tộc này đã phải trải qua một cuộc chiến kéo dài từ 23.7.1983 cho đến ngày 18.5.2009, tức là 25 năm, 9 tháng, và 4 ngày. Ngoài ra, miền đông Sri Lanka là một trong những khu vực bị ảnh hưởng nặng bởi cơn sóng thần chết người tiếp ngay sau một trận động đất cách đây 10 năm, vào ngày 26.12.2004. Hơn 250.000 người thiệt mạng khắp vùng Nam Á sau trận động đất và sóng thần được xem là một trong những thảm họa thiên nhiên lớn nhất thế giới. Sri Lanka là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề của thảm họa này chỉ sau Indonesia.

Đức Thánh Cha gặp gỡ cách nhà lãnh đạo tôn giáo Sri Lanka Sau cuộc gặp gỡ xã giao với tổng thống Sri Lanka, Đức Thánh Cha đã có cuộc gặp gỡ với các

nhà lãnh đạo các tôn giáo tại Bandaranaike Memorial International Conference Hall cách dinh tổng thống khoảng 4km, gần với quảng trường Độc Lập nơi đã diễn ra lễ tuyên thệ tổng thống hôm thứ sáu 9.1.2015 vừa qua.

Trong những năm gần đây, Sri Lanka đã vướng vào những xung đột tôn giáo trầm trọng. Mặc dù trong cuộc xung đột này cũng không thiếu những trường hợp các Nhà Thờ Kitô Giáo bị đốt cháy nhưng chủ yếu là xung đột giữa Phật Giáo và Hồi Giáo. Tác nhân chính là phong trào Bodu Bala Sena gọi tắt là BBS được thành lập bởi hai nhà sư là Kirama Wimalajothi và Galagoda Aththe Gnanasaara với hội nghị đầu tiên vào ngày 28.7.2012. BBS là thế lực Phật Giáo mạnh nhất tại Sri Lanka được chế độ của cựu tổng thống Rajapaksa ngầm ủng hộ. Phong trào này đã gây ra nhiều vụ tấn công bạo lực nhắm chủ yếu vào các cộng đồng Hồi Giáo tại Sri Lanka.

Trong diễn từ của mình, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng trong nhiều năm qua, những người nam nữ của đất nước này đã là nạn nhân của xung đột dân sự và bạo lực. Điều cần thiết hiện nay là chữa lành và đoàn kết, chứ không phải là gia tăng thêm những xung đột và chia rẽ.

14

Page 15: Ephata 637

Đức Thánh Cha viếng thăm Đền Thánh Đức Mẹ của người Tamil

Sau lễ phong Thánh tại bãi biển Galle Face Green, Đức Thánh Cha Phanxicô đã về nghỉ ngơi trong chốc lát tại Tòa Sứ Thần Tòa Thánh ở Colombo. Vào lúc 2 giờ chiều thứ tư 14.1.2015, Đức Thánh Cha đã đáp trực thăng đi Madhu.

Đền Thánh Đức Mẹ tại Madhu nằm ở phía Bắc Sri Lanka với một lịch sử hơn 400 năm. Khi người Hà Lan chinh phục Sri Lanka, những người Công Giáo bị bách hại trầm trọng, họ mang tượng Đức Mẹ chạy lên vùng này lánh nạn và thiết lập ở đây một Nhà Thờ vào năm 1583. Làn sóng bách hại chấm dứt khi người Anh chiếm được Sri Lanka, Nhà Thờ được mở mang dần và Đền Thờ như ta thấy ngày nay được chính thức thánh hiến năm 1944.

Đền Thánh Đức Mẹ tại Madhu là biểu tượng của sự hòa giải quốc gia theo nhiều nghĩa. Vùng đất này được coi là vùng đất người Tamil, nhưng cả người Sri Lanka và người Tamil đều rất sùng kính Đức Mẹ tại đây. Hàng ngày đều có đông đảo những người Công Giáo và cả những người theo Phật Giáo và Hồi Giáo đến đây cầu nguyện và xin ơn, đặc biệt là hai ngày mùng 2 tháng 7, lễ Đức Mẹ Thăm Viếng và ngày 15 tháng 8 Lễ Đức Mẹ Hồn Xác lên Trời.

Trực thăng của Đức Thánh Cha đã đáp xuống đền thờ lúc 15g15 và ngài đã chủ sự buổi cầu nguyện. Sau khi cộng đoàn nghe bài Phúc Âm trình bày Tám Mối Phúc Thật, Đức Thánh Cha và cộng đoàn đã dâng lên Chúa những lời cầu nguyện cho Giáo Hội, quê hương, cho các gia đình, và cho lòng nhiệt thành truyền giáo như Thánh Joseph Vaz.

Thế giới phẫn nộ trước vụ thảm sát tại Paris

Sáng sớm ngày thứ sáu 9.1.2015, hai tên khủng bố Cherif Kouachi và Said Kouachi đã cướp một xe hơi tại Montagny-Sainte-Felicite. Người chủ chiếc xe bị cướp nhận ra bọn chúng đã báo cáo ngay cho cảnh sát. Một cuộc rượt đuổi đã diễn ra cho đến thị trấn Dammartin-en-Goele cách Paris 35km về phía Đông Bắc.

Hai tên khủng bố đã bắt một con tin và cố thủ bên trong nhà in có tên là CTD. Tên thứ ba Amedy Coulibaly lập tức tấn công vào siêu thị Hyper Cacher của người Do Thái bắt giữ hàng chục con tin và đe dọa nếu cảnh sát tấn công vào nhà in CTD nơi hai tên đồng bọn của y đang bị vây thì y sẽ giết các con tin.

Cảnh sát đã tấn công vào hai địa điểm này giết chết cả 3 tên khủng bố. Có 4 con tin đã thiệt mạng. Toàn thế giới đã phẫn nộ trước cái chết của 17 người.

Hơn 3 triệu người tuần hành chống Hồi Giáo cực đoan tại Paris

Bỏ qua những dị biệt, hơn 40 nhà lãnh đạo trên thế giới đã có mặt tại Paris trong một cuộc biểu tình tuần hành lớn nhất trong vòng hơn nửa thế kỷ qua.

Một số nhà bình luận cho rằng lần cuối cùng dân chúng Pháp xuống đường với quy mô như thế này là tại thời điểm giải phóng Paris từ tay quân Đức Quốc xã vào năm 1944. Tổng thống Francois Hollande và các nhà lãnh đạo đến từ Đức, Ý, Israel, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh cả Palestine và nhiều nước khác đã dẫn đầu một biển người Pháp và các lá cờ.

Bên cạnh những bích chương “Je suis Charlie” cũng có những bích chương khác như "Pourquoi ?" ( Tại sao ? ) "Paris ngày nay là thủ đô của thế giới", ông Hollande nói.

Một số nhóm đã hát bài quốc ca Pháp La Marseillaise. Tuy nhiên, đa số những người biểu tình đã đi trong thầm lặng cầu nguyện cho 17 người gồm những nhà báo, các cảnh sát viên, và thường dân vô tội đã thiệt mạng trong những ngày qua.

Hàng triệu tín đồ Công Giáo Philippines đón Đức Thánh Cha Phanxicô

Sau Sri Lanka, ngày 15.1.2015, Đức Thánh Cha đã tới Manila bắt đầu chuyến thăm 5 ngày Philippines, nước có số người theo Công Giáo đông nhất châu Á. Đón Đức Thánh Cha tại sân bay Manila có Tổng thống Philippines Benigno Aquino cùng nhiều quan chức chính phủ và các chức sắc trong Giáo Hội Công Giáo Philippines.

Các Nhà Thờ tại Manila chiều nay đã đồng loạt đổ chuông chào đón Đức Thánh Cha. Các hoạt động của ngài dự kiến sẽ lôi cuốn các cuộc tập hợp của hàng triệu tín đồ Công Giáo, vì vậy mà an ninh là vấn đề đau đầu cho chính quyền Philippines. Thông tín viên RFI tại Manila, Marianne Dardard tường trình:

"Đây là lần thứ tư quần đảo Philippnes được đón Giáo Hoàng. Hàng triệu tín đồ Công Giáo đã quy tụ về thủ đô đón Đức Thánh Cha và vì thế đây là vấn đề đau đầu cho các nhân viên bảo vệ an ninh.

15

Page 16: Ephata 637

Có hai điểm cũng đủ cho thấy quy mô tầm mức sự kiện được coi là lớn nhất trong năm của Philippines. Trước hết đó là, hơn 80% người dân Philippines theo Công Giáo. Philippines cũng là đất nước Công Giáo lớn nhất châu Á và đứng thứ 3 thế giới về số lượng tín đồ.

Thứ hai là, người Philippines vẫn giữ kỷ lục về số lượng người tập hợp trong các dịp đón Giáo Hoàng. Cách đây 20 năm, nhân dịp Ngày hội Thanh Niên Công Giáo Thế Giới năm 1995, 5 triệu tín đồ đã đổ về thủ đô Manila để được nhìn thấy Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2. Trong chuyến thăm lần này của Giáo Hoàng Phanxicô, dự báo có thể sẽ có tới 6 triệu người dự buổi Thánh Lễ vào Chủ nhật tới.

Với một đám đông lớn và một người có phong cách ứng xử tự phát như Giáo Hoàng Phanxicô, thì lo ngại lớn cho lực lượng an ninh đó là vấn đề khủng bố. Bởi vì trong quá khứ, cứ mỗi lần có Giáo Hoàng tới thăm, tại Philippines lại xảy ra ít nhất một vụ tấn công; như vụ tấn công bằng dao năm 1970 nhằm vào một

thành viên trong đoàn tùy tùng của Vatican, hay như vụ đánh bom nằm năm 1995. Vì lý do đó và nhất là khi các vụ khủng bố vừa xảy ra tại Paris cách đây một tuần, thì vấn an ninh được tăng cường tối đa."

TRUYỀN GIÁO, VẤN ĐỀ CẦN ĐẶT LẠINhìn vào những con số thống kê chúng ta thấy tình hình truyền giáo của Giáo Hội thật không có

chi sáng sủa. Qua 20 thế kỷ truyền giáo số người tin theo Chúa Kitô vẫn là một thiểu số đáng lo ngại so với dân số thế giới ngày càng gia tăng. Hiện nay dân số thế giới đã lên đến trên 5 tỷ người thế mà số tín hữu Công Giáo chỉ được 900 triệu, nhưng 50% là ở Nam Mỹ, số còn lại rải rác ở châu Âu, Bắc Mỹ Châu Á châu Úc và châu Phi. Riêng tại châu Á một lục địa với hơn 3 tỷ người trong đó chỉ có 3% là người Công Giáo… Trên đây chỉ là những con số trên giấy tờ, trong sổ sách còn thực tế họ có sống đạo và sống cái đạo nào đó mới là vấn đề…

Mặt khác lại dựa trên những con số để cho thấy người ta đã bỏ Công Giáo chạy sang các thứ tôn giáo khác cũng chẳng phải là ít. “Tình trạng cải đạo từ tôn giáo này sang tôn giáo khác làm biến đổi bản đồ phân bổ tín đồ các tôn giáo hàng ngày. Người ta thống kê có tới 8000 tín đồ Kitô giáo ở châu Phi gia nhập các giáo phái mới. Angiêri trước năm 1990 có tới 2 triệu người Công Giáo, nay 90% đã gia nhập các tôn giáo mới. Việc tín đồ tôn giáo nào phải nộp thuế cho tôn giáo đó cũng khiến không ít người phải làm đơn ra đạo. Năm 1993 ở Đức đã có 150.000 người Công Giáo xin ra khỏi đạo để khỏi phải nộp thuế. Năm 2010 có 181.000 và năm 2011 là 126.488 người… ( Nguồn Lamhong.org, 30.12.2014, Phạm Huy Thông, Tín đồ tôn giáo thời nay ).

Hẳn có nhiều lý do khiến người ta bỏ Đạo Công Giáo, có thể chỉ là để khỏi phải… đóng thuế. Tuy nhiên dù với bất cứ lý do nào thì điều ấy chứng tỏ ngày nay Đạo Công Giáo đã không còn được tin theo nữa. Sự không tin ấy trầm trọng thay lại diễn ra ngay tại Âu Châu cái nôi của Đạo Công Giáo từ bao thế kỷ nay “Âu Châu không còn là Kitô Giáo nữa”. Cùng với nhận định này còn cho thấy có sự xuống dốc thê thảm của lối sống đạo… kiểu Mỹ. Trường Thánh Dismas ( Kẻ Trộm Lành ) có mục đích để huấn luyện các em giúp lễ. Tại cái trường đào tạo này các em lại chẳng khi nào đi Lễ Chúa Nhật, chỉ một tháng một lần đi lễ ngày thường. Trong cái gọi là Thánh Lễ ấy các em cũng chẳng đọc kinh nào kể cả kinh Tin Kính. Cũng chẳng có giáo viên nào tham dự Thánh Lễ, còn cha xứ Nhà Thờ Thánh Dismas là một người… đồng tính ( Nguồn Vietcatholic, 28/12/2014, Vũ Văn An, 2014 là năm của Đức Phanxicô ).

Sống đạo mà ngay các giáo viên tức những người đào tạo các em giúp lễ chẳng khi nào tham dự Thánh Lễ. Còn ông cha xứ lại là người… đồng tính thì thật… hỡi ôi ! Trong tình hình như thế, liệu chừng việc truyền giáo còn có ý nghĩa gì không ?!?

16

CÙNG PHÂN TÍCH

Page 17: Ephata 637

Làm sao chúng ta có thể truyền một cái đạo mà ngay cả những người trong đạo cũng không sống ? Có sống thì mới truyền đạo được, ngược lại thì không. Tình trạng người có đạo lại không sống đạo là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất khiến cho việc truyền giáo kể từ sau Công Đồng Vatican II đã bị khựng lại “Nếu người ta tổng kết những thập kỷ hậu Công Đồng. Những cánh cửa được Công Đồng mở rộng ra đã góp phần đẩy xa khỏi Giáo Hội những người đã “ở trong” hơn là đem lại gần Giáo Hội những người còn “ở ngoài”. Ngày nay một số người không do dự kéo chuông báo tử khi nhận thấy rằng trong Giáo Hội sự bền vững và kỷ cương trong đức tin đã mất đi sức mạnh của chúng và bị đe dọa bởi những khuynh hướng ly tâm hoặc bởi những quan điểm thần học bất chấp giáo huấn của Huấn Quyền Giáo Hội” ( Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2, Bước Vào Hy Vọng, Câu hỏi số 23 của ký gỉa Vittorio Messori ).

Cánh cửa mở rộng tức Công Đồng Vatican 2 thay vì để đón “người ngoài” vào thì lại đẩy “người bên trong” ra. Thực trạng này diễn ra cách nay đã nửa thế kỷ. Còn bây giờ cánh cửa chẳng những mở rộng lại còn mở toang ra thì người ở “bên trong” còn bị đẩy ra xa chẳng biết tới mức nào ? Cái gọi là cánh cửa mở rộng của Công Đồng Vatican 2 đó chính là chủ trương Đại Kết và Hội Nhập Văn Hóa. Với Đại Kết chẳng qua đó là sự đánh đồng chân lý, không còn phân biệt đâu là Đời đâu là Đạo, đâu là chánh giáo đâu là tà giáo. Cũng vì sự đánh đồng ấy mà đã đưa đến chủ trương Hội Nhập tức là hòa nhập với thế gian để rồi đi đến chỗ hoàn toàn đánh mất căn tính của mình.

Căn tính hay còn gọi là bản chất của Đạo Công Giáo là truyền giáo theo lệnh truyền của Đức Kitô: “Hãy ra đi khắp thế gian, rao giảng Tin Mừng cho muôn dân. Ai tin và chịu Phép Rửa thì được cứu. Ai không tin sẽ bị luận phạt’ ( Mc 16, 15-16 ). Căn tính của Đạo Công Giáo là truyền giáo và truyền giáo có nghĩa là rao truyền Tin Mừng của Đức Kitô. Nhận ra như thế để cho thấy người ta sẽ đánh mất căn tính Công Giáo một khi không còn rao truyền Tin Mừng của Đức Kitô để thay vào đó là một Tin Mừng khác. Thế nhưng như Thánh Phaolô quả quyết không hề có Tin Mừng khác, “Tôi lấy làm lạ cho anh em sao lại vội lìa khỏi Đấng đã kêu gọi anh em bởi ân sủng của Đức Kitô mà theo Tin Mừng khác. Nhưng không có Tin Mừng khác đâu chẳng qua là có mấy kẻ quấy rối anh

em muốn canh cải Tin Mừng của Đức Kitô đó thôi. Nhưng dẫu chúng tôi hoặc thiên sứ trên trời giảng cho anh em một Tin Mừng nào khác với Tin Mừng chúng tôi đã rao giảng cho anh em thì người ấy đáng bị nguyền rủa. Tôi đã nói trước rồi nay lại nói nữa, Nếu ai rao giảng cho anh em một tin Mừng nào khác với Tin Mừng anh em đã nhận lãnh thì người ấy đáng bị nguyền rủa” ( Gl 1, 6-9 ).

Thánh Phaolô đề cập tới Tin Mừng “anh em đã nhận lãnh” đó là Tin Mừng Nước Trời do Đức Kitô rao giảng, “Vừa rạng ngày, Chúa Giêsu ra đi đến nơi thanh vắng. Có quần chúng kéo đi tìm ngài theo kịp muốn giữ Ngài lại không cho đi khỏi họ. Ngài nói cùng chúng rằng, Ta còn phải rao giảng Tin Mừng Nước Đức Chúa Trời cho các thành thị khác. Vì cốt tại việc đó mà Ta được sai đến” ( Lc 4, 42-43 ).

Chúa Giêsu khẳng định cách dứt khoát rằng sứ mạng được sai đến của Ngài là để rao giảng Tin Mừng Nước Trời. Sứ mạng ấy cần phải được tiếp nối và đó là lý do của việc thiết lập Giáo Hội. Nói cách khác Giáo Hội có mặt là để tiếp nối sứ mạng rao giảng Tin Mừng Nước Trời mà Chúa đã khởi sự. Chúa Kitô Phục Sinh hiện ra nói với các Tông Đồ “Bình an cho các con. Như Cha đã sai Thầy thể nào thì Thầy cũng sai các con thể ấy. Ngài phán điều ấy rồi thì hà hơi trên họ mà rằng, Hãy nhận lãnh Thánh Linh. Hễ các ngươi tha tội cho ai thì tội ấy được tha. Còn hễ các ngươi cầm buộc ai thì người đó bị cầm buộc” ( Ga 20, 21-23 ).

Có câu hỏi quan trọng không thể không được đặt ra đó là tại sao Chúa lại trao cho Giáo Hội quyền bính tối thượng như thế cùng với sứ mạng rao giảng Tin Mừng ? Câu trả lời chỉ có thể là vì Tin Mừng ấy là của Đức Kitô về Nước Trời mầu nhiệm nội tại, “Người Pharisêu hỏi Chúa Giêsu về Nước Đức Chúa Trời chừng nào đến thì Ngài đáp, Nước Đức Chúa Trời không đến cách mắt thấy được. Người ta cũng sẽ không nói được, Đây này hay đó kia, vì này Nước Đức Chúa Trời ở trong các ngươi” ( Lc 17, 20-21 ).

Đối với con người, khi nói đến Nước Trời thì ai cũng nghĩ đó hẳn phải là một thứ Nước cao sang nào đó ở trên… Trời. Nhưng nay Đức Kitô lại nói Nước ấy có ngay ở trong lòng mỗi người thì làm sao có thể tin cho được ? Mặc dầu vậy, đó mới là Tin Mừng mà Đức Kitô rao giảng đồng thời trao sứ mạng ấy lại cho Giáo Hội.

17

Page 18: Ephata 637

I. Truyền giáo là rao giảng Tin Mừng của Đức Kitô

Truyền giáo là rao giảng Tin Mừng Nước Trời theo lệnh truyền của Đức Kitô. Thế nhưng vì không tin có Nước Trời ở trên… Trời, nên việc truyền giáo trở thành vô nghĩa, cần dẹp bỏ, “Phải chăng đã đến lúc nên dẹp chuyện truyền giáo, giảng đạo đang khi mà đa số nhân loại đang lâm cảnh nghèo đói và thay vào đó bằng những chương trình thăng tiến con người ? Làm như vậy thì liệu có biến Hội Thánh thành một cơ quan cứu tế xã hội hay không ?

Không thiếu người đã nghĩ như vậy, đặc biệt là một số người thuộc các hệ phái Cải Cách. Do ảnh hưởng của Karl Barth, Vicedom chủ trương rằng, việc truyền giáo tiên vàn là công trình của Chúa “Mission Dei” nghĩa là để Chúa lo liệu. Chúng ta không nên bận tâm đến việc chiêu dụ người ta trở lại đạo, thành lập Giáo Hội; bổn phận chúng ta là âm thầm làm chứng tá qua việc phục vụ nhân loại, cải biến thế giới trở thành môi trường hợp với nhân đạo hơn. Cần phải xóa bỏ biên cương phân biệt đạo đời đi bởi vì khi chống đói giảm nghèo là chúng ta đang phục vụ Nước Chúa rồi” ( Nguồn, Thời Sự Thần Học số 18 tháng 12.1999 – Tấn Hứa – Những vấn đề Thần Học Truyền Giáo ).

Điều thần học nói, “Cần dẹp bỏ việc truyền giáo với lý do là vì đa số nhân loại đang lâm cảnh nghèo đói” thì quả là hết sức ngược đời. Tại sao ? Bởi lẽ chính vì nhân loại còn nghèo còn đói nên mới cần truyền giáo. Tuyệt đại đa số nhân loại ngày nay đúng là đang còn nghèo đói nhưng đó không phải là nghèo đói về mặt vật chất xác thân, nhưng là nghèo đói về mặt tâm linh. Nghèo đói lại không biết rằng mình nghèo đói để rồi hô hào nhau… dẹp bỏ truyền giáo, đây quả thật là nỗi bi đát cùng cực của nhân loại ngày nay.

Đức Kitô vì một đại sự nhân duyên đã từ trời xuống thế rao giảng Tin Mừng với mục đích là để khai ngộ cho con người con đường sự thật, “Chúa Giêsu phán cùng những người Do Thái đã tin Ngài rằng, "Nếu các ngươi cứ ở trong đạo của Ta thì thật là môn đệ Ta. Các ngươi sẽ nhận biết Sự Thật và Sự Thật sẽ giải thoát các ngươi” ( Ga 8, 31-32 ). Sự Thật mà Chúa rao giảng đó cũng chính là Nước Trời mầu nhiệm nội tại. Tại sao ? Bởi vì Nước Trời ấy là Thực Tại bất sinh bất diệt cũng còn được gọi dưới nhiều danh xưng khác như Con Thiên Chúa, Chốn Nghỉ Ngơi Đời Đời, Nước Hằng Sống, Sự Sống Muôn Đời, Nước Thiên Đàng v.v…

Nhận biết Sự Thật có nghĩa là nhận biết một Thực tại vốn dĩ vẫn ở nơi mình mà mình không biết. Bởi không biết nên con người cứ phải sống mãi trong vòng trói buộc của vô minh, Giả lại cho là thật, thật lại cho là giả. Xác thân là giả hợp, nay còn mai mất, lại cho đó là mình, để rồi gây ra không biết bao nhiêu là giống tội độc dữ, tự gây khổ cho mình và cả cho người.

Đức Kitô rao giảng Sự Thật với mục đích để cho con người thoát khổ, nhưng thế gian vì u mê ám chướng nên đã giết bỏ Ngài như một tên tội đồ. Thế nhưng chính là do nơi cái chết nhục nhã ấy mà đạo của Ngài mới thành, “Quả thật Ta nói với các ngươi, nếu hạt lúa mì chẳng rơi xuống đất mà chết đi thì nó chỉ trơ trọi một mình. Nhưng nếu chết đi thì kết quả nhiều” ( Ga 12, 24 ).

Cái chết của Chúa là cái chết cứu chuộc. Tuy nhiên cái chết ấy sẽ trở nên vô ích nếu không có những chứng nhân để tiếp tục rao giảng Tin Mừng cũng như loan truyền sự chết và sống lại của Đức Kitô.

II. Truyền giáo và việc làm chứng cho Tin Mừng

Đương thời Chúa đã nhiều lần nói với các Tông Đồ về cuộc Thương Khó và Phục Sinh của Ngài. Nhưng đến khi việc ấy xảy ra thì các ông vẫn tỏ ra hết sức hoang mang lo lắng. Chúa Kitô Phục Sinh hiện ra và trấn an họ, “Ấy đó là lời Ta nói cùng các ngươi đương khi còn ở với các ngươi. Thể nào mọi điều ghi chép về Ta trong sách Luật Môsê, các Ngôn Sứ và Thánh Vịnh cần phải ứng nghiệm". Rồi Ngài mở tâm trí để họ hiểu Kinh Thánh lại phán cùng họ, "Có chép rằng Đấng Kitô phải chịu khổ hại, ngày thứ ba sẽ từ kẻ chết sống lại và phải nhân danh Ngài mà rao giảng sự ăn năn, sự tha tội cho muôn dân muôn nước bắt đầu từ Gierusalem. Các ngươi sẽ là chứng nhân về mọi việc đó” ( Lc 24, 44-48 ).

Mọi việc cần làm chứng đó, trước hết là việc Đức Kitô có rao giảng Tin Mừng và Tin Mừng ấy là về Nước Trời mầu nhiệm nội tại. Tại sao cần làm chứng về việc Đức Kitô có rao giảng Tin Mừng ? Lý do bởi vì đó là sứ mạng của Ngài đồng thời đây cũng là sứ mạng mà Chúa đã trao cho Giáo Hội, “Hãy ra đi khắp thế gian rao giảng Tin Mừng cho muôn dân… Sứ mạng rao giảng Tin Mừng đã được Chúa báo trước là sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn trở ngại, “Này ta sai các ngươi đi khác nào như chiên giữa bầy sói” ( Mt 10, 16 ).

Sói ở đây có thể là các nhà lãnh đạo tôn giáo, các vua chúa quan quyền thế gian hoặc ý thức hệ này nọ. Phêrô sau khi đã chữa lành bệnh tật cho một số người thì bị dẫn đến trước mặt quan thượng tế cùng các đồng sự; họ răn đe ngăn cấm không được rao giảng thì ông mạnh dạn nói, “Chúng tôi phải nghe theo các ông hơn là nghe theo Đức Chúa Trời sao ? Điều ấy trước mặt Đức Chúa Trời phải hay không các ông hãy tự xét lấy, vì chúng tôi không thể không nói những điều mình đã thấy và đã nghe” ( Cv 4, 19-20 ).

18

Page 19: Ephata 637

Truyền giáo luôn phải đi đôi với việc làm chứng, bởi vì truyền giáo có nghĩa là nói về những điều mình đã thấy đã nghe. Trong trường hợp của Phêrô không có chi để nói bởi vì ngài là người đã thấy đã nghe. Còn với Phaolô, bởi không sống cùng thời với Chúa Giêsu nên ông cũng chẳng thấy chẳng nghe những điều Chúa nói, những việc Chúa làm. Mà đã không thấy không nghe như vậy thì làm chứng sao được, phải chăng chứng ấy là không đáng tin ? Thật sự thì không phải vậy, việc làm chứng của Phaolô cũng như của biết bao chứng nhân khác về sau, mặc dầu không thấy không nghe trực tiếp với Chúa, nhưng tất cả họ đều là những con người đã được thúc đẩy bởi Tinh

Yêu của Chúa Kitô, “Tình Yêu của Đức Kitô thúc bách tôi” ( 2Cr 5, 14 ).

Chứng nhân là những người đã được thúc đẩy bởi Tình Yêu của Đức Kitô và đó là Tình yêu hiến thân, “Chẳng ai có sự thương yêu lớn hơn là vì bạn hữu mà bỏ mạng sống mình. Ví thử các ngươi làm theo điều Ta đã truyền cho thì các ngươi là bạn hữu của Ta. Ta chẳng còn gọi các ngươi là tôi tớ nữa vì tôi tớ không biết điều chủ mình làm. Nhưng Ta gọi các ngươi là bạn hữu vì Ta từng tỏ cho các ngươi điều Ta đã nghe biết ở nơi Cha Ta” ( Ga 15, 13-15 ).

Những điều Đức Kitô đã nghe biết ở nơi Cha đó là có một Thực Tại mầu nhiệm nội tại ở nơi chính Ngài, đồng thời cũng ở trong hết thảy mọi người không khác chi với Ngài một mảy, chỉ cần hết lòng tìm kiếm quay về là gặp. Thực tại ấy Chúa Giêsu đã nghe đã thấy và Ngài cũng muốn cho mọi người được nghe được thấy. Đây phải là toàn bộ mục đích của việc rao giảng Tin Mừng cũng như công cuộc truyền giáo của Giáo Hội. Hiểu như vậy thì truyền giáo và rao giảng Tin Mừng luôn phải gắn bó mật thiết với nhau.

Không thể tách biệt hơn nữa, còn phủ nhận Tin Mừng của Đức Kitô thì tất yếu không sao tránh khỏi đưa đến bế tắc trong việc truyền giáo. Tại sao ? Bởi vì một khi đã phủ nhận Tin Mừng của Đức Kitô thì làm gì còn có Đức Tin và sự sám hối ? Nên nhớ Đức Kitô khi trao lệnh truyền truyền giáo Ngài nói, “Ai tin và chịu Phép Rửa thì được cứu. Còn ai không tin sẽ bị luận phạt”. Lòng tin và sự sám hối luôn đi đôi với nhau, có thật tình sám hối thì mới có Đức Tin, có Đức Tin thì mới tin được lời Chúa, Nước Trời chẳng ở đâu xa mà ngay ở nơi mình. Có tin nhận được như thế thì truyền giáo mới là việc của Chúa, do Chúa thúc đẩy.

PHÙNG VĂN HÓA, 1.2015

PHONG CÁCH PHANXICÔBài 29. Con đường đến với người vô thần

Phần 2. Nói về Giêsu cho người vô thần ( tiếp theo bài đã đăng Ephata 635 )Ngày 1.10.2013, Papa Phanxicô còn dành cho ông Scalfari một cuộc mạn đàm thân mật. Ông tự

đứng lên lấy nước cho khách uống và muốn được gọi đơn giản là “Phanxicô” như hai người bạn thân nói chuyện với nhau. Nội dung buổi phỏng vấn này được phổ biến trên La Republica. Công báo chính thức của Vatican là L’Osservatore Romano ( Người quan sát Rôma ) đăng và lưu lại như một bài phát biểu của Papa Phanxicô http://www.vatican.va/news_services/or/or_quo/225q01.pdf.

Ký giả Antonio Socci tung tin trên tờ Libero vào ngày 27.10.2013: Khi đến hành hương tại Assisi vào ngày 4.10.2013, nhân lễ kính Phanxicô Assisi, Papa Phanxicô đã nói với bà Gian Maria Vian, giám đốc tờ L’Osservatore Romano, là ông không hài lòng về việc đăng lại cuộc mạn đàm này.

Nhưng đây chỉ là phỏng đoán của Socci, không ai có thể kiểm chứng là Papa có nói như thế không. Cho tới ngày 25.12.2014, toàn văn cuộc mạn đàm vẫn còn trên website của Vatican. Rất nhiều người hoài nghi khi đọc bài báo này. Tờ Washington Post phải chạy hàng tít lớn: Did Pope Francis really tell a 90-year-old atheist journalist that 1 in 50 priests are pedophiles — in an unrecorded ‘interview’ ? Có phải Papa Phanxicô thực sự nói với một nhà báo vô thần đã 90 tuổi rằng 1 trong 50 Linh Mục mang bệnh ấu dâm trong một cuộc phỏng vấn không có ghi âm ?

19

CÙNG NHẬN ĐỊNH

Page 20: Ephata 637

http://www.washingtonpost.com/news/morning-mix/wp/2014/07/14/did-pope-francis-really-tell-a-90-year-old-atheist-journalist-that-1-in-50-priests-are-pedophiles-in-an-unrecorded-interview/

Bản thân người gởi bài cũng choáng váng vì Papa Phanxicô có thể dành cho một người vô thần lão thành một cuộc mạn đàm thân mật thẳng thắn, trong đó lại có những phát biểu quá chấn động như thế.

Vì đây là một cuộc mạn đàm thân mật ( chat ) không có ghi âm và ghi chép trực tiếp tại chỗ, được kể lại theo như trí nhớ và văn phong của Scalfari, nên rất có thể ông đã gán cho Papa Phanxicô một số ý kiến cá nhân, đặc biệt câu gây nhiều tranh cãi: “Tôi ( Papa Phanxicô ) xin lập lại tại đây. Mỗi người đều có quan điểm riêng về cái tốt và cái điều xấu và phải quyết định theo đuổi điều lành, chống lại điều dữ theo như nhận thức của mình. Như thế đã đủ để tạo lập một thế giới tốt đẹp hơn.” ( And I repeat it here. Everyone has his own idea of good and evil and must choose to follow the good and fight evil as he conceives them. That would be enough to make the world a better place ).

Khi cho phép ông Scalfari phỏng vấn mình một cách thân mật và riêng tư, chắc chắn Papa Phanxicô phải tin vào khả năng và tư cách của ông Scalfari.

( Tạm lược dịch cuộc phỏng vấn theo như bài báo của Eugenio Scalfari và được đăng lại trên Công báo chính thức của Vatican. Người viết xin phép đưa thêm vào một số chú thích trong ngoặc đơn ):

Papa Phanxicô nói với tôi ( Scalfari ): “Sự dữ nghiêm trọng nhất của thế giới hiện nay là tình trạng thất nghiệp nơi người trẻ và nỗi cô đơn của người già. Người lớn tuổi cần đến sự chăm sóc và tình bằng hữu. Người trẻ cần công ăn việc làm và cần có niềm hy vọng nhưng lại không có gì, vấn đề càng trầm trọng hơn khi họ thôi tìm kiếm việc làm và không nuôi dưỡng hy vọng nữa. Họ bị hiện tại đè nát. Hãy nói cho tôi biết bạn có thể sống dưới sức đè nặng của hiện tại không ? Bạn có sống nổi khi thiếu vắng kỉ niệm đẹp trong quá khứ và không có mong ước nào cho tương lai trong đó bạn sẽ xây đắp lên một cái gì đó cho chính mình và xây dựng lên gia đình của mình ? Đối với tôi ( Papa Phanxicô ) đây là một nan đề cấp bách nhất mà Nhà Thờ phải đối mặt.”

Papa Phanxicô bắt tay tôi. Chúng tôi ngồi xuống. Ông mỉm cười và nói rằng: Các đồng nghiệp của tôi đã từng biết ông nói rằng ông sẽ cố gắng hoán cải tôi ( thành người vô thần ).

Scalfari: Họ nói đùa thôi. Còn bạn bè của tôi lại cho rằng ông đang muốn cải đạo tôi ( thành người Công Giáo ).

Papa Phanxicô: Cải đạo người khác là một từ kỳ quặc, không có ý nghĩa gì cả. Ta cần hiểu biết nhau, lắng nghe nhau, và học biết thêm về thế giới chung quanh ta. Đôi khi sau một cuộc hội nghị, tôi lại muốn tổ chức một hội nghị khác bởi vì có nhiều ý tưởng mới và nhu cầu mới phát sinh. Đây là điều quan trọng: Ta phải hiểu biết con người, lắng nghe, và mở rộng tầm nhìn. Thế giới này là nơi giao lưu những con đường để ta đến và đi, nhưng chúng đều dẫn tới điều tốt lành chung cho mọi người.

Scalfari: Thưa Papa, liệu có thể có một điều tốt lành duy nhất chung cho mọi người không ? Và ai có quyền định nghĩa về điều tốt lành này.

( Cách gọi một chức sắc cao cấp trong một tôn giáo là Your Holiness ( Anh ), Votre Sainteté ( Pháp ), Sua Santità ( Ý ) chỉ mang tính nghi thức đã có từ lâu. Giáo Tông Công Giáo, Thượng Phụ Chính Thống Hy Lạp, Dalai Lama, nhiều vị Tăng trong Phật Đạo, Thần Đạo, Giáo Sĩ Hồi Giáo… cũng được gọi là Your Holiness. Đây chỉ là cách gọi, không có nghĩa công nhận các vị này là thánh thiện hơn người khác. Vì thế không cần dịch Your Holiness hay His Holiness là Đức Thánh Cha ).

Papa Phanxicô: Mỗi người trong chúng ta đều có một tầm nhìn riêng về cái tốt và cái xấu. Chúng ta cần khích lệ mọi người vươn tới điều mà họ tin là tốt.

Scalfari: Trong lá thư mà ông viết cho tôi có câu: Lương tâm có tính độc lập và mỗi người phải vâng phục lương tâm của mình. Tôi cho rằng đây là một bước đi can đảm nhất của một Papa.

Papa Phanxicô: Tôi xin lập lại tại đây. Mỗi người đều có quan điểm riêng về cái tốt và cái điều xấu và phải quyết định theo đuổi điều lành, chống lại điều dữ theo như nhận thức của mình. Như thế đã đủ để tạo lập một thế giới tốt đẹp hơn.

Scalfari: Nhà Thờ có đang làm như vậy không ?

20

Page 21: Ephata 637

Papa Phanxicô: Có, mục đích của sứ mạng chúng tôi là nhìn ra những nhu cầu vật chất và phi vật chất của con người và đáp ứng những nhu cầu đó với hết khả năng của mình. Ông có hiểu Agapê là gì không ?

Scalfari: Đó là yêu thương người khác như Chúa đã dạy. Đó không phải là cải đạo nhưng là tình yêu. Yêu người lân cận sẽ làm dậy men điều tốt lành chung cho mọi người.

Papa Phanxicô: Ông không sai lầm đâu. Con Thiên Chúa nhập thể để gieo mầm tình huynh đệ nơi tâm hồn con người. Tất cả đều là anh chị em với nhau và đều là con của Thiên Chúa. Giêsu gọi Cha là Abba ( tiếng một trẻ nhỏ gọi cha nó, Papa Phanxicô cũng thường dùng từ này để chỉ Thiên Chúa Cha, thiết tưởng đây là một tập quán mọi người nên noi theo vì làm nổi bật lòng tin Kitô của ta ) và nói Ta là đường, đi theo Ta và các bạn sẽ gặp được Cha và trở thành con của Ngài. Ngài sẽ hài lòng với các bạn. Agapê là tình yêu ta dành cho người khác, từ người thân thích nhất tới người xa vời nhất. Đây là con đường duy nhất mà Giêsu trao tặng cho ta để ta tìm ra sự giải thoát và Mối Phúc Thật.

Scalfari: Tuy nhiên như chúng ta đã đề cập, Giêsu dạy ta phải yêu thương kẻ lân cận như chính bản thân mình. Vì thế nhiều người cho rằng yêu chính mình ( narcissism ) là chính đáng, tích cực, và có giá trị như yêu người khác.

( Narcissism do tên của anh chàng Narcissus trong thần thoại Hy Lạp khi nhìn vào hình bóng rất đẹp trai của chính mình dưới mặt nước liền đem lòng luyến ái chính mình. Tiếng Hoa gọi là 自恋狂 tự luyến cuồng, bệnh yêu chính bản thân mình quá đáng. Tranh minh họa )

Papa Phanxicô: Tôi không thích từ narcissism. Yêu bản thân thái quá thì không tốt, nó chỉ đem lại những nguy hiểm trầm trọng không những cho người mang bệnh mà còn cho mối liên hệ với người khác và cả xã hội nữa. Đây quả là một nguy cơ thật sự, nhất là khi người mang bệnh – đây đúng là một dạng tâm bệnh – có quá nhiều quyền lực. Những ông chủ thường là những người chỉ yêu chính mình.

Scalfari: Nhiều chức sắc của Nhà Thờ cũng mang bệnh này.

Papa Phanxicô: Ông có biết tôi nghĩ như thế nào về điều này không ? Rất nhiều người mang trọng trách cao nhất trong Nhà Thờ thường là người chỉ yêu chính mình ( narcissists ), thích được nịnh hót, tâng bốc bởi những nịnh thần. Sự nịnh hót ( court ) chính là phong hủi của chức vụ Papa. ( Trong nhiều lần Papa Phanxicô gay gắt công kích thói xu nịnh trong hàng Giáo Sỹ. Chắc chắn rằng Papa Phanxicô cũng không thể muốn người khác xu nịnh chính mình. Nếu Papa Phanxicô biết rằng người Việt Nam chỉ biết gọi ông là Đức Thánh Cha, Đức Giáo Hoàng, và Ngài trong khi tuyệt đại đa số mọi người trên thế giới dù có lòng tin hay không đều gọi là Papa và He , từ thông tục bình đẳng không có bất kỳ hàm ý nào gọi tất cả mọi người đàn ông ở ngôi thứ ba số ít, có thể dịch sang tiếng Việt là ông ta, anh ta, hắn ta … thì Papa Phanxicô có hài lòng không ? )

Scalfari: Phong hủi của chức vụ Papa, ông có ý nói về curia không ?

( Curia thường được dịch là Giáo Triều Rôma, từ này không chính xác vì Vatican không phải là một triều đình phong kiến có vua quan và bầy tôi. Bà nội tôi, không hề biết đọc và biết viết ngay cả tiếng Việt, là một hội viên Legio Maria, bà đọc vanh vách và hiểu rõ các từ Latinh như Praesidium, Curia, Concilium Legionis, Senatus, Regia, Comitium. Khi chưa tìm được từ thích hợp hơn thì ta cứ tạm dùng và tạm hiểu curia là các cơ quan trung ương của Vatican. Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ có một gợi ý tuyệt vời khi đưa tin vào ngày 8.1.2015: Đức Giáo hoàng Phanxicô tiếp nữ diễn viên Angelina Jolie tại Điện Tông

Tòa, nơi ở chính thức của Đức Giáo Hoàng, ở Vatican sau khi chiếu bộ phim Unbroken do cô làm đạo diễn cho những giới chức và đại sứ ở Vatican xem. http://m.voatiengviet.com/a/2591372/i1.html ).

Papa Phanxicô: Không hẳn là như thế. Có một số nịnh thần trong curia, nhưng nói một cách tổng quát curia là một thực thể khác. Dùng từ quân đội thì curia là tổng hành dinh, điều phối các hoạt động của Vatican. Nhưng curia cũng có khiếm khuyết là tự coi Vatican là trung tâm ( Vatican-centric ), chỉ nhìn ra và quan tâm đến quyền lợi của Vatican, mà điều này chỉ có giá trị trong nhất thời mà thôi. Việc lấy Vatican làm trung tâm đã bỏ lơ đi thế giới chung quanh. Tôi không đồng ý với quan điểm này và sẽ làm tất cả để thay đổi. Nhà Thờ cần quay về bản chất là cộng đoàn Dân Chúa. Các linh mục, mục tử, giám mục có

21

Page 22: Ephata 637

nhiệm vụ chăm sóc phần hồn Kitô Hữu phải là người phục vụ Dân Chúa. Nhà Thờ ( toàn thể thân thể Đức Kitô ) không khác biệt bao nhiêu với Tông Tòa, tuy Tông Tòa có những hoạt động chuyên biệt rất quan trọng, nhưng Tông Thánh vẫn phải phục vụ Nhà Thờ. Tôi không thể có được lòng tin vào Thiên Chúa và Con của Ngài nếu tôi không có diễm phúc được đào luyện trong Nhà Thờ tại Argentina nơi một cộng đoàn mà không có nó, tôi sẽ không bao giờ ý thức được chính mình và có được lòng tin.

( Ý của Papa Phanxicô là Vatican phải đặt lợi ích của toàn Nhà Thờ lên trên quyền lợi của Vatican. Trong buổi tiếp kiến sáng ngày 22.12.2014 dành cho các vị lãnh đạo các cơ quan trung ương đến chúc mừng Giáng Sinh, Papa Phanxicô đã liệt kê chi tiết 15 căn bệnh mà những người phục vụ tại Tông Tòa có thể mắc phải. Trong đó đáng chú ý là bệnh số 7: háo danh; bệnh số 10: thần thánh hóa giới lãnh đạo. Bản thân người viết cũng thật sự chấn động, không thể ngờ rằng các “Đức Ngài” công tác tại Vatican có quá nhiều căn bệnh trầm trọng như thế ).

Scalfari: Ông có ơn gọi thần bí không ?

( Bản tiếng Anh viết là: Do you have a mystical vocation ? Đây cũng là một khó khăn rất lớn trong việc chuyển ngữ một cách trung thực một số thuật từ trong đạo. Mystism thường được dịch là chủ nghĩa thần bí, khoa thần bí. Mystic là nhà thần bí. Từ thần bí tạo cảm giác về một gì đó rất huyền bí siêu việt, vô cùng khó hiểu. Đây cũng là một cách rập khuôn thiếu chọn lọc từ tiếng Hoa 神秘 Shénmì – thần bí. Thật ra mysticism chỉ là con đường lòng tin tìm đến với Chúa qua chiêm niệm chứ không phải qua lý lẽ và giác quan. Mystic là người tìm sự kết hiệp với Chúa qua cầu nguyện chứ không lệ thuộc vào các phép lạ nhãn tiền, các hoạt động bên ngoài, lý luận cũng như giác quan. Phúc cho những ai không thấy mà tin ( Ga 20, 21 ). Người công chính sống bởi lòng tin mà thôi ( Rm 1, 17 ). Mặc dầu không còn gì để trông cậy, Ápraham vẫn trông cậy và vững tin, do đó ông đã trở thành tổ phụ nhiều dân tộc ( Rm 4, 18 ).

Thần 神 có nghĩa là thuộc về Thiên Chúa như trong Thánh Thần, Thần Khí, thần linh, thần thiêng, thần học, thần minh… Bí 秘 có nghĩa là bí mật, không cho người bên ngoài biết; bí thư 祕書 chức quan quản lý các tài liệu bí mật. 神秘 thần bí chỉ có nghĩa là mầu nhiệm huyền bí. Trong trường hợp này, chiếu theo nội dung thuật từ muốn nói, nên thay chữ bí bằng chữ 合 hiệp ( cũng đọc là hợp ) như trong hiệp nhất, hiệp thương, kết hợp, hợp quần, hợp xướng, hợp tấu, hợp kim, hợp tác xã, tác hợp, phu phụ hảo hợp: vợ chồng hài hòa, bách niên hảo hợp: trăm năm hạnh phúc, Hợp Chúng Quốc: Hoa Kỳ. Trong đạo có hiệp lễ để kết hiệp ta với lễ vật là chính Chúa Kitô. Thánh Lễ là bữa Tiệc Thánh để chúng ta được hiệp thông vào Mình Máu Chúa và mọi người qua đó mà được hiệp thông với nhau như anh em như con của chung một Cha trên Trời. Như thế 神合 thần hiệp: kết hiệp với Chúa, mới diễn ta chính xác được nội dung của từ mystism.

Theo nghĩa này thì mọi người tin, nhất là những bệnh nhân và người khuyết tật không còn làm được gì khác ngoài chịu đựng đau khổ, cũng đều là những nhà thần hiệp. Khi chầu Thánh Thể mọi Kitô Hữu đều trở thành thần hiệp vì Ta hãy lây đức tin bù lại, nêu giác quan không cảm thây gì.

Một số nhà thần hiệp nổi bật là Thánh Têrêsa Avila ( 1515-1582 ), tác giả của Lâu Đài Nội Tâm; Thánh Gioan Thánh Giá ( 1542-1591 ) tác giả của Trường Ca Thiêng Liêng trong đó có bài thơ Đêm Giác Quan, Nhà Thờ Anh Giáo vẫn nhìn nhận ông là Thầy dạy Lòng Tin; Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu ( 1873-1897 ) tác giả Một Tâm Hồn, chị đã sống cả cuộc đời tu trong bốn bức tường Dòng Kín như trong một đêm dài tăm tối của giác quan mà chẳng hề được Chúa ban cho một ơn an ủi đặc biệt nào. Cả ba đều thuộc dòng Cát Minh, đều là Tiến Sĩ Hội Thánh, và đều nhấn mạnh đến con đường lòng tin, vượt lên trên giác quan và các điềm thiêng dấu phép lạ để kết hiệp với Giêsu.

Cuộc đời Mẹ Maria chỉ nói lên một điều vĩ đại nhất: Mẹ là một con người thần hiệp sâu xa nhất. Lòng tôn sùng Mẹ chân chính cũng cần dẫn đưa ta đi vào con đường thần hiệp. Một số người không có điều kiện đi hành hương các nơi thì lại càng có thể thần hiệp hơn giống như các đan sĩ tại Đan Viện ).

Papa Phanxicô: Ông nghĩ sao ?

Scalfari: Tôi cho rằng ông không phải là một nhà thần hiệp.

Papa Phanxicô: Có lẽ ông nói đúng. Tôi yêu sự thần hiệp. Thánh Phanxicô Assisi trên nhiều phương diện cũng là một nhà thần hiệp nhưng tôi không cho rằng mình có ơn gọi thần hiệp. Ta cần hiểu rõ nghĩa sâu xa của từ ngữ. Các nhà thần hiệp từ bỏ các hoạt động, các sự kiện, các mục tiêu, ngay cả đến sứ mạng mục tử bên ngoài ( để đi sâu vào chiêm ngắm ) cho đến khi họ đạt được mối phúc thật lớn nhất ( Beatitudes ). Dù đó chỉ là những khoảng khắc vắn vỏi nhưng cũng đầy đủ cho cả đời họ.

Scalfari: Sự thần hiệp này có từng xẩy đến cho ông không ?

22

Page 23: Ephata 637

Papa Phanxicô: Thỉnh thoảng cũng có. Khi được Hồng Y Đoàn bầu làm Papa, ( nguyên văn tiếng Ý đăng trên L’Osservatore Romano là Per esempio quando il Conclave mi elesse Papa. Như thế, ngay tại Vatican, Papa được dùng để gọi vừa chức vụ Giáo Tông và để xướng lên tước hiệu Cha Thánh ) trước khi quyết định có nhận lời hay không, tôi muốn có vài phút riêng tư trong phòng kế bên nhìn xuống quảng trường. Tâm trí tôi hoàn toàn trống rỗng, chỉ có một mối lo lắng to lớn chiếm ngự tôi. Để giải tỏa và thư giãn tôi nhắm mắt lại không suy nghĩ gì, ngay cả đến việc từ khước trọng trách theo như quy định phụng vụ cho phép. Nhắm mắt như thế khiến tôi không còn lo âu hay cảm xúc nào khác. Lúc đó tôi được chìm đắm trong một nguồn sáng bao la. Chỉ xẩy ra trong một khoảng khắc thôi nhưng đối với tôi hình như nó kéo dài rất lâu. Khi luồng sáng này tan biến đi, tôi lập tức đứng dậy và đi vào phòng nơi các Hồng Y đang chờ đợi bên cạnh chiếc bàn có văn bản chấp thuận và tôi ký ngay vào đó. Ngoài ban công dậy vang tiếng reo hò “Habemus Papam” ( Chúng ta đã có một Papa ).

Phanxicô Assisi thật là vĩ đại vì anh đã là tất cả và muốn làm tất cả. Anh muốn xây dựng lại nhiệm thể Đức Kitô, anh đã thiết lập một dòng tu với luật dòng, anh luôn đi lang thang đó đây trên khắp mọi nẻo đường, anh là một nhà truyền giảng, một thi sĩ, một tiên tri, một nhà thần hiệp. Anh nhìn ra tên Quỷ đang ẩn nấp ở trong chính mình và đã lôi cổ hắn ra trục xuất đi. Anh yêu thiên nhiên, muông thú, yêu từng ngọn cỏ ngoài vườn, từng con chim bay lượn trên bầu trời. Nhưng trên tất cả, anh yêu con người, trẻ em, cụ già, phụ nữ. Phanxicô Assisi chính là minh họa sáng ngời nhất của Agapê.

( Qua đây ta có thể nhận định Papa Phanxicô chọn tông hiệu này vì đối với ông, Phanxicô Assisi chính là minh họa sáng ngời nhất của Agapê. Kinh Thánh mặc khải cho ta biết Thiên Chúa là Agapê ( x. 1Ga 4, 8 ) và Phanxicô chính là người đã trở nên giống Giêsu một cách đặc biệt )

( Trong văn hoá Hy Lạp và ngoại giáo, điều chúng ta gọi là tình yêu được diễn tả bằng từ ngữ eros; còn trong văn hoá Kitô giáo thì được diễn tả bằng nhiều từ, nhưng quan trọng và phong phú hơn cả là từ Agapê. Tgm. Phaolô Bùi Văn Đọc, http://www.simonhoadalat.com/HOCHOI/Giaohoi/ThongDiep/ )

Scalfari: Sự mô tả như thế của ông về Phanxicô Assisi thật là hoàn hảo. Nhưng tại sao chưa hề có Giáo Tông tiền nhiệm nào chọn tên này. Tôi cho rằng, trong tương lai sau này cũng sẽ không hề có ai khác cũng sẽ dám chọn tên này ?

Papa Phanxicô: Chúng ta không biết được điều đó. Đừng nói về tương lai. Đúng là trước tôi, chưa có ai nhận tên này. Phanxicô Assisi chỉ muốn có một Dòng khất thực đi lang thang. Anh muốn các tu sĩ là những nhà truyền giảng dấn bước đi vào đời, gặp gỡ, lắng nghe, trao đổi, phục vụ, loan truyền lòng tin và tình yêu, nhất là tình yêu. Anh ước mơ về một Nhà Thờ khó nghèo trong đó mọi người biết chăm sóc cho nhau, một Nhà Thờ đón nhận của bố thí và dùng nó để nâng đỡ mọi người mà không cần phải bận tâm về chính mình. 800 năm đã trôi qua, thời gian đã thay đổi nhiều, nhưng lý tưởng về một Nhà Thờ truyền giảng và khó nghèo như thế vẫn chưa thành hiện thực. Đó chính là Nhà Thờ mà Chúa Giêsu và các Tông Đồ đã loan báo.

Scalfari: Kitô Hữu đã trở thành thiểu số. Ngay tại Italy, nơi được coi như sân sau của Papa. Người Công Giáo giữ đạo, theo một số cuộc thăm dò, chỉ còn khoảng từ 8 đến 15%. Những người tự nhận mình là Công Giáo nhưng trong thực tế không phải là như thế chiếm 20%. Trên thế giới có hơn 1 tỷ người Công Giáo, cộng với các nhóm Kitô khác là trên 1,5 tỷ nhưng tổng số người toàn cầu đã là gần 7 tỷ.

Papa Phanxicô: Đúng là trước đây thì số Kitô Hữu đã vượt trội nhưng ngày nay không còn như thế nữa. Cá nhân tôi nghĩ rằng mang thân phận thiểu số thực sự là một sức mạnh. Chúng tôi phải dậy men sự sống và tình yêu. Men chỉ có rất ít nhưng hoa trái và cây xanh tươi tốt mọc lên từ men thì lại nhiều vô cùng. Mục tiêu của chúng tôi không phải là cải đạo nhưng là lắng nghe những nhu cầu, những ước muốn, những chán ngán, tuyệt vọng và hy vọng của con người. Chúng tôi phải phục hồi hy vọng cho giới trẻ, nâng đỡ những cụ già, rộng mở với tương lai, loan truyền đi lòng mến. Chúng tôi phải nhận vào những người bị gạt ra bên ngoài ( include the excluded ) và rao giảng bình an.

Công Đồng Vatican II, do bởi ước muốn của Papa Gioan XIII và Phaolô VI, đã quyết định nhìn đến tương lai với một tinh thần hiện đại và cởi mở với nền văn hóa thời đại. Các Nghị Phụ biết rằng cởi mở với nền văn hóa thời đại có nghĩa là hiệp nhất Kitô Giáo và đối thoại với những người không tin. Nhưng sau đó người ta làm rất ít theo chiều hướng đó. Tôi có vừa lòng khiêm tốn vừa nuôi tham vọng làm một cái gì đó.

23

Page 24: Ephata 637

Scalfari: Xã hội hiện đại trên khắp thế giới đang trải qua một thời kỳ khủng hoảng sâu xa, không phải về mặt kinh tế mà thôi, nhưng còn về mặt xã hội và tâm linh. Khi bắt đầu cuộc gặp gỡ, Papa đã mô tả về một thế hệ đang bị nghiền nát dưới sức nặng của hiện tại. Ngay cả người không tin như chúng tôi cũng cảm thấy sức nặng về mặt nhân loại này. Đó là lý do tại sao chúng tôi muốn đối thoại với những người tin và những ai là đại diện tốt nhất của họ.

Papa Phanxicô: Tôi không biết tôi có phải là đại diện tốt nhất của họ hay không, nhưng Đấng Quan Phòng đã đặt tôi làm thủ lãnh Nhà Thờ và mang trọng trách của Phêrô. Tôi sẽ làm những gì trong khả năng để hoàn thành sứ vụ được ủy thác.

Scalfari: Tôi nghĩ rằng cơ chế quyền lực thế tục vẫn chi phối rất mạnh bên trong các bức tường Vatican và trong tất cả cấu trúc của Nhà Thờ toàn cầu. Cơ chế này thống trị trên Nhà Thờ khó nghèo và truyền giảng mà Papa muốn có.

Papa Phanxicô: Thực vậy, xưa nay vẫn thế. Trong lãnh vực này thì không ai làm được các phép lạ. Xin cho tôi được nhắc lại là ngay cả Phanxicô Assisi, vào thời của anh, đã phải có những cuộc thương lượng gay go kéo rất dài với bộ máy Tông Tòa và Giáo Tông để luật dòng của anh được phê chuẩn. Sau cùng nó cũng được chấp thuận nhưng với nhiều thay đổi và nhượng bộ sâu xa.

Scalfari: Ông có theo cùng con đường đó không ?

Papa Phanxicô: Tôi không phải là Phanxicô Assisi cũng như tôi không có sức mạnh và sự thánh thiện của anh. Nhưng tôi là Giám Mục Rôma và tôi là Papa của Công Giáo ( Ma sono il vescovo di Roma e il Papa della cattolicità. Papa Phanxicô đã tự định nghĩa về bản thân: Tôi là Papa của Công Giáo ). Điều trước tiên tôi quyết định là bổ nhiệm một nhóm 8 vị Hồng Y làm cố vấn cho tôi. Họ không phải là những nịnh thần ( courtiers ) mà là những người khôn ngoan có chung tâm tình với tôi. Đây là khởi đầu của một Nhà Thờ với mô hình không phải theo chiều thẳng đứng từ trên xuống dưới nhưng dàn trải theo chiều ngang.

Scalfari: Về mặt chính trị thì sao ?

Papa Phanxicô: Tại sao ông lại hỏi như thế ? Tôi đã nói rằng Nhà Thờ không dây mình vào chính trị. Nhưng cách đây vài ngày tôi có kêu gọi người Công Giáo hãy tích cực tham gia xã hội dân sự và chính trị. Không chỉ người Công Giáo mà thôi mà tất cả mọi người thiện chí. Chính trị là một hoạt động dân sự quan trọng nhất, có môi trường hoạt động riêng bên ngoài tôn giáo. Cơ chế chính trị mang tính thế tục và hoạt động trong phạm vi độc lập. Tất cả mọi vị tiền nhiệm của tôi đều phát biểu tương tự trong nhiều năm với những tầm mức khác nhau. Tôi tin rằng người Công Giáo tham gia chính trị sẽ mang theo giá trị tôn giáo với họ, nhưng với sự cảnh giác trưởng thành và sự khôn khéo khi áp dụng. Nhà Thờ không bao giờ vượt quá khỏi sứ vụ bầy tỏ và phổ biến những giá trị riêng của Nhà Thờ, ít nhất là trong thời gian tại vị của tôi.

Nhưng bây giờ cho phép tôi hỏi ông câu này: Ông là một người không tin vào Chúa, như thế ông có tin vào điều gì khác không ? Ông là một nhà văn và một triết gia. Ông phải nhận một cái gì đó làm giá trị trổi vượt. Đừng trả lời đại khái như: thành thật mà nói đó là đi tìm điều tốt chung cho mọi người… Tôi không hỏi ông về điều đó. Tôi hỏi rằng đâu là điều cốt yếu của thế giới, thực ra cũng là của cả vũ trụ. Dĩ nhiên ông phải tự hỏi mình giống như mọi người khác thôi: Ta là ai, từ đâu đến, và sẽ đi đâu. Ngay cả một đứa trẻ nít cũng phải tự hỏi như thế. Còn ông thì sao ?

Scalfari: Xin cám ơn về câu hỏi này. Câu trả lời là: tôi tin vào Sự Sống có trong những mô tế bào hình thành nên cơ thể ta.

Papa Phanxicô: Và tôi tin vào Thiên Chúa, Thiên Chúa chung của mọi người, không phải Thiên Chúa của người Công Giáo. Không có Thiên Chúa nào của riêng người Công Giáo cả. Chỉ có một Thiên Chúa chung cho tất cả mà thôi. Và tôi tin vào Giêsu Kitô, Thiên Chúa Làm Người. Giêsu là thầy dạy và mục tử của tôi. Nhưng Abba là ánh sáng và đấng tạo thành. Đó là Sự Sống của tôi. Như thế ông và tôi có khác biệt lắm không ?

Scalfari: Chúng ta rất khác biệt trong suy nghĩ nhưng đều mang thân phận con người như nhau, bản năng người kích hoạt nên những phản ứng mà ta không ý thức, chúng làm nên những động lực, tình cảm, ước muốn, ý chí, suy nghĩ, lý luận. Trong phạm vi này thì chúng ta giống nhau.

Papa Phanxicô: Ông có thể định nghĩa cho cái mà ông gọi là Sự Sống được không ?

Scalfari: Sự Sống là một chuỗi liên kết những năng lượng không ổn định nhưng lại bất diệt. Những hình thái của sự sống được hình thành khi năng lượng đó bùng nổ ra. Sự sống có quy luật của nó, có từ trường và thành phần hóa học, chúng tổng hợp một cách ngẫu nhiên, tiến hóa, sau cùng cũng chết đi nhưng năng lượng vẫn còn đó. Con người có lẽ là loài độc nhất biết suy nghĩ, ít ra là trên địa cầu và trong hệ thái dương. Con người được thôi thúc bởi bản năng và ước muốn nhưng trong con người còn có cả những thúc bách bất định nữa.

24

Page 25: Ephata 637

Papa Phanxicô: Tôi không muốn ông tóm tắt triết lý của ông. Những gì ông nói ra đã đầy đủ cho tôi rồi. Trong quan điểm của tôi, Thiên Chúa là ánh sáng chiếu soi vào đêm tối, dù cho ánh sáng không tiêu diệt hết đêm tối ( Ga 1, 5 ). Nơi mỗi chúng ta đều có một tia sáng thần thiêng. Trong lá thư gởi cho ông, tôi đã nói rằng chủng tộc loài người sẽ tiêu vong ( không có gì có thể tồn tại mãi mãi trong vũ trụ ) nhưng ánh sáng từ Thiên Chúa sẽ không bao giờ kết thúc. Vào thời sau hết tất cả ánh sáng đó ( chứ không phải chỉ là một tia sáng nhỏ như hiện nay ) sẽ chiếm hữu tất cả linh hồn và bừng sáng nơi mỗi một linh hồn.

Scalfari: Tôi nhớ rất rõ ông đã nói: Toàn bộ ánh sáng sẽ tràn ngập nơi tất cả linh hồn.

Kết thúc cuộc mạn đàm thì chúng tôi đứng lên ôm chào nhau ( theo tập quán Phương Tây ) và đi lên một cầu thang ngắn dẫn ra cửa. Tôi ( Scalfari ) nói rằng không muốn Papa Phanxicô phải nhọc công

tiễn tôi về nhưng ông xua tay và nói: Lần sau ta sẽ thảo luận về vai trò của phụ nữ trong Nhà Thờ. Hãy nhớ rằng danh từ Nhà Thờ ( la chiesa trong tiếng Ý ) mang giống cái. Và nếu ông muốn, ta có thể thảo luận về Pascal. Cho tôi gởi phép lành Tòa Thánh tới mọi người trong gia đình ông và xin họ cầu nguyện cho tôi, hãy luôn nhớ đến tôi.

Đó là Papa Phanxicô. Nếu Nhà Thờ trở nên giống như ông và những gì ông muốn thì đây sẽ là một thay đổi vô cùng quan trọng.

Theo EUGENIO SCALFARI

( Hết trích theo nguồn tờ báo vô thần La Republica http://www.repubblica.it/cultura/2013/10/01/news/ cũng được đăng lại nguyên văn tại cơ quan chính thức của Vatican cho tới ngày 25.12.2014 http://www.vatican.va/news_services/or/or_quo/225q01.pdf )

Papa Phanxicô luôn xin mọi người gặp gỡ cầu nguyện cho ông dù họ có là người vô thần đi nữa. Rất có thể Papa cũng gởi phép lành Tòa Thánh và cũng xin Thủ tướng vô thần Nguyễn Tấn Dũng và gia đình có lẽ cũng vô thần của Thủ tướng cầu nguyện cho Papa trong cuộc tiếp kiến vào ngày 18.10.2014 ?!?

NGUYỄN TRUNG, 25.12.2014.

THẰNG NHỎ CẦM CÁI LON...Sáng nào cũng thấy thằng nhỏ cầm cái lon đứng chầu chực trước quán ăn. Tôi để mắt theo dõi

thì hễ thấy thực khách vừa kêu tính tiền thì thằng bé chạy vào nhìn vào những cái tô, nếu còn thức ăn dư mứa thì nó vội vã trút vào cái lon rồi chạy ra ngoài đứng ngóng tiếp.

Khi cái lon gần đầy thì nó biến mất, chập sau thấy nó lại có mặt thập thò trước quán tiếp tục. Bàn tôi ngồi thì đứa bé không bao giờ quan tâm tới, vì mỗi sáng tôi chỉ đủ tiền uống một ly xây chừng vì tôi cũng nghèo cải tạo mới về sáng nhịn đói ngồi uống cà phê đen như một cái thú hay một cái tật không bỏ được.

Cứ thế, mà hơn một năm tôi mới quen được và tìm hiểu chút ít về hoàn cảnh gia đình của đứa bé. Tôi cố tình làm quen với thằng bé nhờ hôm ấy trời mưa, thằng bé đứng nép vào trong quán. Thằng bé đứng nép vào ngày càng sâu hơn trong quán vì mưa ngày càng lớn chỉ cách tôi chừng độ nửa thước. Tôi vói tay kéo nó ngồi xuống bàn và hỏi nó có thích uống cà phê không ?

Thằng bé lắc đầu lia lịa và nói không uống. Tôi hỏi nó làm gì ngày nào cũng ra đây ? và hiện sống với ai ? Thằng bé như đoán được rằng, tôi chỉ là người khách ghiền cà phê nặng nên hàng ngày đóng đô ở đây nên nó cũng trả lời nhanh nhẹn rằng, “Con sống với ba má con, Ba con đi làm xa còn Má con đi phụ buôn bán ở ngoài chợ…”

Tôi hỏi tiếp, “Còn con có đi học không ?” Thằng bé nói, “Con không có đi học… Con ở nhà phụ với má nuôi heo…”

Đó là lý do để nói lên sự hiện diện hằng ngày của nó nơi quán ăn nầy. Nghe thằng bé nói như thế, tôi nói với chị chủ quán ăn giúp cho nó lấy những cơm và thức ăn thừa, và cũng từ đó nó không còn đứng lúp ló ngoài cửa quán nữa. Và nhờ tánh tình hiền hậu thật thà chị chủ quán cho nó vô phụ dọn bàn đề lấy thức ăn dư mang về và cho nó ăn uống để phụ việc. Từ đó tôi và nó gần gũi nhau hơn và thân với nhau lắm.

Có lần thằng bé hỏi tôi: “Chú làm nghề gì vậy hả chú ?” Tôi chỉ trả lời ngắn gọn là: "Chú đang làm thinh”. Đúng vậy, mới cải tạo về mà, vợ con thì đã theo bên ngoại vượt biển hết rồi, nghe đâu đã định

25

CÙNG CHIA SẺ

Page 26: Ephata 637

cư bên Úc, nay về ở với mẹ già ngày một buổi cà phê hai bữa cơm độn qua ngày. Thời gian ngột ngạt chậm chạp trôi qua, may mắn vợ chồng tôi đã bắt liên lạc được với nhau. Thế là những bữa cơm không còn ăn độn khoai củ hay bo bo nữa nhưng vẫn quen cữ sáng cà phê quán gần nhà. Không biết chị chủ quán có bỏ bùa mê hay tôi ghiền chỗ ngồi mà không bữa nào vắng tôi. Một hôm, tôi đề nghị theo thằng bé về nhà nó chơi cho biết vì nó nói ở cũng gần không xa lắm. Thấy nó do dự và tỏ vẻ sợ sệt, tôi biết ngay nó đang giấu giếm điều gì. Thương nó lắm, tôi dúi tiền cho nó hoài. Mấy hôm sau tôi lẳng lặng đi theo nó khi nó mang cơm và thức ăn dư về nhà buổi trưa. Khi thấy nó lủi vô một cái chòi nhỏ xíu thì tôi thật sự không ngờ.

Đứng dưới gốc cây Gòn cách nhà nó không xa tôi thầm nghĩ, nhà chút xíu như vậy gia đình ba người ở thì chỗ đâu mà nuôi heo. Tôi đang đứng suy nghĩ đốt cũng hết mấy điếu thuốc thì thằng nhỏ lục tục xách lon xách nồi đi ra quán để thu dọn thức ăn buổi chiều. Đợi thằng bé đi khuất tôi lò mò đến nơi mà hồi nẫy nó vào. Đến đó mới nhìn rõ thì thật ra đâu có phải là nhà, một lõm trống được che dựng lên bằng những phế liệu đủ loại muốn chui vào phải khom mọp xuống. Nghe thấy có tiếng chân dừng lại, có tiếng đàn bà vọng ra hỏi. Tôi trả lời là đi kiếm thằng Tuất, thì nghe giọng đàn ông cho biết nó vừa đi khỏi rồi, và hỏi tôi là ai, mời tôi vào… Vừa khom người chui vào tôi mới thật sự không ngờ những gì hiển hiện trước mắt tôi.

Người đàn ông hốc hác cụt hai giò tuổi cũng trạc tôi nhưng trông yếu đuối, lam lũ và khắc khổ lắm. Một người đàn bà bệnh hoạn xác xơ. Cả hai đang ăn những thức ăn thừa mà thằng bé vừa mới đem về. Vừa bàng hoàng, vừa cảm động vừa xót xa, nước mắt tôi bất chợt tuôn rơi mặc dù tôi cố nén…

Từ đó, tôi hiểu rõ về người phế binh sức tàn lực kiệt sống bên người vợ thủy chung tảo tần nuôi chồng bao năm nay giờ mang bịnh ác tính nặng nề thật đau xót. Tôi móc hết tiền trong túi biếu tặng và cáo lui. Về đến nhà tôi vẫn mãi ám ảnh hoàn cảnh bi thương của gia đình thằng bé mà tôi bỏ cơm nguyên cả ngày luôn.

Sáng hôm sau ra uống cà phê, thằng bé gặp tôi nó lấm lét không dám nhìn tôi vì nó đã biết trưa hôm qua tôi có tới nhà nó. Nó thì tỏ vẻ sợ tôi, nhưng tôi thực sự vừa thương vừa nể phục nó nhiều lắm. Tôi kêu nó lại và nói nhỏ với nó tại sao không cho tôi biết. Tội nghiệp nó cúi đầu im lặng làm lòng tôi thêm nỗi xót xa. Có khách kêu trả tiền, như có cơ hội né tránh tôi nó chạy đi dọn bàn và tiếp tục công việc thu dọn thức ăn. Hèn gì sau này nó để thức ăn dư phân loại đàng hoàng lắm. Tội nghiệp hoàn cảnh của thằng bé mới mấy tuổi đầu mà vất vả nuôi cha mẹ theo khả năng chỉ tới đó.

Cha là một phế binh cũ trước 75 cụt hai chân, mẹ thì bị bệnh gan nặng bụng phình trướng to khủng khiếp và cặp chân sưng vù lên đi đứng thật khó khăn, nước da thì vàng mét như nghệ. Thằng bé là lao động chánh trong gia đình, nó có hiếu lắm. Từ đó tôi thường cho tiền đứa bé mua bánh mì cơm gạo về nuôi cha mẹ.

Vợ tôi làm thủ tục bảo lãnh tôi sang Úc. Ngày tôi đi tôi đau xót phải để lại hai nỗi buồn đó là để mẹ và em gái lại quê nhà và không còn cơ hội giúp đỡ thằng bé nữa. Sang Úc định cư, tôi sống tại tiểu bang Victoria mấy năm đầu tôi hết sức cơ cực vì phải vật lộn với cuộc sống mới nơi đất mới và đối với tôi tất cả đều mới mẻ và xa lạ quá. Từ ngôn ngữ đến thời tiết đã làm tôi lao đao không ít. Thỉnh thoảng tôi gởi tiền về nuôi mẹ và em gái không quên dặn em gái tôi chuyển cho thằng bé chút ít gọi là chút tình phương xa.

Mấy năm sau tôi về thăm gia đình, tôi có ghé tìm thằng bé thì nó không còn lấy thức ăn trong quán đó nữa. Tôi mới kể rõ hoàn cảnh thằng bé cho chị chủ quán biết. Chị chủ quán đôi mắt đỏ hoe trách tôi sao không cho chị biết sớm để chị tìm cách giúp gia đình nó. Tôi chỉ bào chữa rằng tại thằng bé muốn giấu không cho ai biết! Tôi ghé vội qua nhà thằng bé thì mới hay mẹ nó đã qua đời vì căn bệnh ung thư gan. Chỉ còn chèo queo một mình ba nó ở trần nằm một góc trông hết sức thương tâm. Hỏi thăm thì mới biết nó đã xin được việc làm đi phụ hồ kiếm tiền về nuôi cha.

Chúa nhật tôi tới tìm thằng bé, chỉ mới có mấy năm mà nó đã cao lớn thành thanh niên rất đẹp trai duy chỉ đen đúa vì phơi nắng để kiếm đồng tiền. Tôi dẫn nó trở ra quán cà phê cũ, thấy nó hơi ái ngại, tôi trấn an là bà chủ quán tốt lắm tại không biết được hoàn cảnh gia đình nó. Ra đến quán ăn chị chủ quán năn nỉ nó về làm với chị, dọn dẹp và bưng thức ăn cho khách nhẹ nhàng hơn đi phụ hồ và chị sẽ trả lương như đang lãnh bên phụ hồ, tối về thức ăn thường bán không hết chị cho đem về nhà dùng

26

Page 27: Ephata 637

khỏi phải mua hay đi chợ. Lần đầu tiên tôi thấy nó khóc, chị chủ quán cũng khóc theo làm tôi phải đứng dậy bỏ ra ngoài để khỏi phải rơi nước mắt vì chịu không nỗi.

Thằng Tuất vừa khóc vừa nói: “Sao ai cũng tốt với gia đình con hết đó, nhưng vì con đang làm phụ hồ cho anh Năm, anh ấy cũng tốt lắm giúp đỡ gia dình con nhiều lắm, sáng nào cũng mua cho ba con gói xôi hay bánh mì trước khi tụi con đi làm. Con cũng mang ơn ảnh nhiều nên con không thể nghỉ được, con xin lỗi”. Không biết thằng Tuất nó nói thật hay nó ái ngại khi quay về chỗ mà ngày nào cũng cầm cái lon chầu chực trút đồ ăn dư về nuôi cha mẹ. Phải thông cảm nó, phải hiểu cho nó, phải cho nó có cái hiện tại và tương lai tốt hơn, đẹp hơn ngày trước. Chị chủ quán vừa gạt nước mắt vừa nói, “Bất cứ lúc nào con cần đến cô thì con đừng ngại, cho cô biết nhé"…

Đời nầy cũng còn có những hoàn cảnh bi đát ít ai biết đến, và cũng có những đứa con xứng đáng như thằng Tuất. Ngày về lại Úc, tôi đến biếu hai cha con nó hai triệu đồng, thấy nó và ba nó mừng lắm tôi cũng vui lây. Không biết phải giúp gia đình nó như thế nào, tôi chụp hình ba nó, photo giấy tờ ba nó đem về Úc gởi cho Hội cứu trợ thương phế binh bị quên lãng trụ sở ở Sydney. Mấy tháng sau nhận được thư ba thằng Tuất viết qua, ông quá vui mừng khi được Hội bên Úc giúp đỡ gởi tiền về, ông cho biết suốt bao nhiêu năm qua lần đầu tiên ông thấy được niềm hạnh phúc khi cuộc đời phế binh của ông còn có người nhớ đến.

Không biết ông ấy vui bao nhiêu mà chính tôi cũng hết sức vui mừng khi thực hiện một việc làm đem niềm vui đến cho những người phế binh sống hết sức đói nghèo bên quê mẹ. Tôi xin cảm ơn cả hai, người chiến sĩ vô danh sống trong hẩm hiu và Hội Cứu Trợ Thương Phế Binh đã thể hiện tình người trong công việc hết sức cao cả này.

MINH TẠO

552. HOÀN TẤT QUỸ MẸ HẰNG CỨU GIÚP ĐIỀU TRỊ NHIỀU BỆNH NGẶT NGHÈO CHO ÔNG LÊ PHÙNG TÂM Ở SÀIGÒN

Cô Isave Nguyễn Thị Thanh Nỡ, Nhóm Hồng Ân, giới thiệu ông Phaolô LÊ PHÙNG TÂM, sinh năm 1943, hiện ngụ tại số 148/2/11 Tôn Đản, phường 10, quận 4, Sàigòn, điện thoại liên hệ, 0932.714.174. Ông Tâm góa vợ từ lâu và 6 người con đều đã lập gia đình, thu nhập chỉ đủ sống. Ông làm nghề lái xe tải, ở với vợ chồng người con trai út.

Từ đầu năm 2004, sức khỏe ông suy giảm nhanh, không thể lái xe được nữa, rồi đột ngột ông phát bệnh phải vào cấp cứu Bệnh Viện Chợ Rẫy, các bác sĩ chẩn đoán ông bị bệnh tim, suy thận mãn và thêm viêm phổi tắc nghẽn mãn tính. Gia đình chỉ lo được có 3 triệu đồng khi nhập viện, phần còn lại phải vay mượn thanh toán chi phí 24 triệu đồng cho ca mổ tim không thành công, cộng thêm 15 hóa đơn mua thuốc đặc trị thận và phổi hết 9 triệu đồng, tổng cộng là 33 triệu đồng chưa tính các khoản đi lại, ăn uống, chăm sóc trong 2 lần ông phải nhập viện.

Ngày 6.1.2015, chúng tôi xin mở Quỹ Trợ Giúp điều trị nhiều bệnh ngặt nghèo cho ông Lê Phùng Tâm với số tiền là 30.000.000 VND. Mọi liên hệ trợ giúp xin gửi về cho Lm. Giuse Lê Quang Uy, TTMV DCCT, 38 Kỳ Đồng, P. 9, Q. 3, Sàigòn. Email, [email protected]

Danh sách các ân nhân gần xa,

Hội Bác Ái Phanxicô ( Hoa Kỳ ), 4.000.000 VNDChuyển từ Quỹ giúp cháu Kim Thùy, 200.000 VNDTrích chia sẻ của cô Đinh Liên ( Hoa Kỳ ), 500 USDCô Têrêsa Thu Diễm, Xóm 4, Gx. ĐMHCG ( Sàigòn ), 200.000 VNDCô Kim Chi ( Hoa Kỳ ) qua cô Tống Thị Vy, 1.000.000 VNDCô Đinh Thúy ( Hoa Kỳ ), 250 USDAnh Ngô Văn Quảng ( Sàigòn ), 500.000 VNDMột ân nhân ẩn danh ở Gx. An Phú ( Sàigòn ), 2.000.000 VNDChị Têrêsa Nguyễn Hiền Thị Phượng ( Sàigòn ), 500.000 VNDChị Maria Phạm Thị Ngọc Dung ( Hoa Kỳ ), 100 USDMột gia đình ẩn danh ( Long An ), 1.500.000 VNDHai bạn Huy Thắng - Phương Thảo ( Sàigòn ), 2.000.000 VND

Tổng kết đến 22g30 tối thứ bảy 10.1.2015, 11.900.000 VND + 850 USD = 30.100.000 VND

27

CÙNG TƯƠNG TRỢ

Page 28: Ephata 637

Như vậy trong 5 ngày quyên góp, chúng ta đã có được 30 triệu đồng giúp ông Lê Phùng Tâm. Số tiền 100.000 VND dôi ra xin chuyển cho trường hợp ngặt nghèo kế tiếp là bé Nguyễn Ngọc Như Quỳnh ở Tiền Giang. Xin tạ ơn Chúa, biết ơn Mẹ và cám ơn quý ân nhân gần xa.

551. HOÀN TẤT QUỸ MẸ HẰNG CỨU GIÚP ĐIỀU TRỊ UNG THƯ MÁU CHO

BÉ NGUYỄN NGỌC NHƯ QUỲNH Ở TIỀN GIANGLm. Giuse Phạm Quốc Giang, DCCT, giới thiệu bé NGUYỄN NGỌC NHƯ QUỲNH, sinh năm

2011, con của anh Nguyễn Trung Tấn, 32 tuổi, làm công nhân, và chị Nguyễn Kim Liên, 34 tuổi, nội trợ ở nhà lo cho hai con nhỏ, hiện ngụ tại số 309/5 tổ 10, ấp Tân Thuận, xã Tân Hội Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, điện thoại gia đình, 0919.997.871.

Tháng 7 năm 2014, gia đình thấy sức khỏe bé Như Quỳnh đột ngột suy giảm, đưa vào Bệnh Viện Nhi Đồng 1 Sàigòn, các bác sĩ chẩn đoán bé chỉ bị viêm khớp háng, cho thuốc về nhà điều trị. Thế nhưng sau 5 ngày tái khám thì phát hiện bé đã bị ung thư máu, phải chuyển sang Bệnh Viện Huyết Học đầu tháng 8, nằm một thời gian thì được cho về, nhưng đến tháng 10 lại phải nhập viện lần thứ hai, tổng chi phí chạy chữa hết 60 triệu đồng. Gia đình chỉ gom góp lo liệu được 10 triệu đồng, còn lại phải vay mượn. Hiện tại, bé đang được tiếp tục điều trị đợt 3, nhưng khả năng của gia đình đã hoàn toàn kiệt quệ.

Ngày 10.1.2015, chúng tôi xin mở Quỹ Trợ Giúp điều trị ung thư máu cho bé Nguyễn Ngọc Như Quỳnh với số tiền là 30.000.000 VND. Mọi liên hệ trợ giúp xin gửi về cho Lm. Giuse Lê Quang Uy, Trung Tâm Mục Vụ DCCT, 38 Kỳ Đồng, P. 9, Q. 3, Sàigòn. Email, [email protected]

Danh sách các ân nhân gần xa,

Hội Bác Ái Phanxicô ( Hoa Kỳ ), 4.000.000 VNDChuyển từ Quỹ giúp ông Lê Phùng Thanh, 100.000 VND Cô Hoàng Mai ( Sàigòn ), 5.000.000 VNDCô Nguyễn Ngọc Anh ( Sàigòn ), 2.000.000 VNDGia đình MK Hiếu Lan ( Sàigòn ), 1.000.000 VNDMột người ẩn danh ( Hoa Kỳ ), 50 USDChị Phạm Vũ Vân Anh ( Sàigòn ), 1.000.000 VNDBs. Bích Hà, Nhóm Fiat ( Sàigòn ), 1.000.000 VND Bác PHP, Gx. Bình Thọ, Thủ Đức ( Sàigòn ), 2.000.000 VNDAnh Tạ Minh Kha ( Sàigòn ), 5.000.000 VNDAnh chị Đạo ( Hoa Kỳ ) qua cha Giang: 200 USDÔng bà Nguyễn Trọng Hào, Heidelberg ( Đức ): 200 EUR

Tổng kết đến 17g chiều thứ năm 15.1.2015: 21.100.000 VND + 250 USD + 200 EUR = 31.500.000 VND

Như vậy trong 6 ngày quyên góp, chúng ta đã có được 30 triệu đồng giúp cháu Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Số tiền 1.500.000 VND dôi ra xin chuyển sang cho trường hợp ngặt nghèo kế tiếp là bà Nguyễn Thị Đẹp ở Vĩnh Long. Xin tạ ơn Chúa, biết ơn Mẹ và cám ơn quý ân nhân gần xa.

28