Ephata 633

31
E-mail: [email protected] Website: www.trungtammucvudcct.com GIÁNG SINH, MẦU NHIỆM CON THIÊN CHÚA MANG LẤY THÂN PHẬN LOÀI NGƯỜI Mùa Giáng Sinh đã tới, tưng bừng cuốn hút với những lễ hội phô diễn đầy màu sắc và âm thanh, những chương trình vui chơi hưởng thụ cuối năm quá hấp dẫn. Đại Lễ Giáng Sinh đã tạo nên một nét văn hóa hấp dẫn từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống Nam, qua nhiều thế kỷ, theo làn sóng thương mại và chính trị lan nhanh từ các nước mạnh, nước giàu, nước phát triển sang các nước nhỏ, nước nghèo, nước thuộc địa, nước đang phát triển, mau chóng làm nên nét văn hóa riêng của các nước chịu ảnh hưởng. Mùa lễ hội vui chơi và thụ hưởng trong dịp ghi dấu Chúa Giêsu Giáng Sinh, thật ra là một sinh hoạt chính đáng đáp ứng được nhu cầu tất yếu của mọi người, cho mọi người được vui chơi, nghỉ ngơi thoải mái. Lễ hội Giáng Sinh dần dần trở thành phong tục tập quán, tồn tại và phát triển qua dòng thời gian và lịch sử của nhiều dân tộc. Ngày nay mùa lễ hội này được cả thế giới công nhận một cách đương nhiên, một số các biểu tượng tôn giáo được phổ thông hóa và một số biểu tượng tôn giáo khác được biến đổi cho phù hợp với sinh hoạt xã hội. Tuy nhiên những biến đổi này lại mất đi căn tính và ý nghĩa của niềm vui Chúa Giêsu được ban cho nhân loại, làm lạc hướng những tâm tình thiêng liêng của con người khi bước vào Mùa Giáng Sinh, thí dụ: thay vì ghi trên những tấm thiệp mừng Lễ phải là Merry Christmas, hoặc Chrismas Season, thì ngày nay người ta dễ nhầm lẫn, không để ý, gởi cho nhau những tấm thiệp mang dòng chữ Season’s Greetings. Giáng Sinh, Giêsu – Ngôi Hai Thiên Chúa đến với nhân loại mang lấy thân phận con người, trọn vẹn làm người ngoại trừ tội lỗi, gánh chịu tất cả mọi giới hạn của con người trong không gian và thời gian. Kính Thánh nhiều lần cho chúng ta thấy rõ thân phận này: Chúa Giêsu mệt mỏi nên thiếp ngủ trên thuyền ( “nhưng Người vẫn ngủ”, Mt 8, 24 ); Chúa Giêsu buồn giận nên bật khóc ( “Đức Giêsu khóc thương”, Lc 19, 41 ); Chúa Giêsu thổn thức trước cái chết của bạn thân ( “Đức Giêsu lại thổn thức trong lòng”, Ga 11, 38 ); Chúa Giêsu chạnh lòng thương kẻ đói nghèo (“Người chạnh lòng thương”, Mt 9, 36), Chúa Giêsu đói ( “Người thấy đói”, Mt 4, 2 ) và khát ( “Người di đường mỏi mệt, nên ngồi ngay xuống bờ giếng”, Ga 4, 6 ); Chúa Giêsu khiếp sợ trước cái chết ( “buồn rầu xao xuyến”, Mt 26, 37 )… Giáng Sinh, mầu nhiệm nhập thể của Chúa Giêsu mang Ngài hạ mình xuống cận kề con người, ở giữa con người, chính là cơ hội, là khởi đầu cho tiến trình chúng ta được tham gia vào mầu nhiệm Cứu Rỗi, vì chính Chúa Giêsu cứu chúng ta ngay trong thân xác con người của chúng ta mà Ngài đã cưu mang, “Xác loài người ngày sau sống lại”. Khi Chúa Giêsu phục sinh, Người đã phục sinh chính thân xác con người Chúa đã nhập thể. Mầu nhiệm nhập thể báo hiệu cho chúng ta mầu nhiệm cứu độ, bản tính con người của Ngôi Hai Thiên Chúa là bảo đảm cho chúng ta được sống lại và tham dự vào bản tính Thiên Chúa... 1 NĂM THỨ 15 – SỐ 633 – CHÚA NHẬT 21.12.2014

Transcript of Ephata 633

Page 1: Ephata 633

E-mail: [email protected] Website: www.trungtammucvudcct.com

GIÁNG SINH, MẦU NHIỆM CON THIÊN CHÚA MANG LẤY THÂN PHẬN LOÀI NGƯỜI

Mùa Giáng Sinh đã tới, tưng bừng cuốn hút với những lễ hội phô diễn đầy màu sắc và âm thanh, những chương trình vui chơi hưởng thụ cuối năm quá hấp dẫn. Đại Lễ Giáng Sinh đã tạo nên một nét văn hóa hấp dẫn từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống Nam, qua nhiều thế kỷ, theo làn sóng thương mại và chính trị lan nhanh từ các nước mạnh, nước giàu, nước phát triển sang các nước nhỏ, nước nghèo, nước thuộc địa, nước đang phát triển, mau chóng làm nên nét văn hóa riêng của các nước chịu ảnh hưởng.

Mùa lễ hội vui chơi và thụ hưởng trong dịp ghi dấu Chúa Giêsu Giáng Sinh, thật ra là một sinh hoạt chính đáng đáp ứng được nhu cầu tất yếu của mọi người, cho

mọi người được vui chơi, nghỉ ngơi thoải mái. Lễ hội Giáng Sinh dần dần trở thành phong tục tập quán, tồn tại và phát triển qua dòng thời gian và lịch sử của nhiều dân tộc.

Ngày nay mùa lễ hội này được cả thế giới công nhận một cách đương nhiên, một số các biểu tượng tôn giáo được phổ thông hóa và một số biểu tượng tôn giáo khác được biến đổi cho phù hợp với sinh hoạt xã hội. Tuy nhiên những biến đổi này lại mất đi căn tính và ý nghĩa của niềm vui Chúa Giêsu được ban cho nhân loại, làm lạc hướng những tâm tình thiêng liêng của con người khi bước vào Mùa Giáng Sinh, thí dụ: thay vì ghi trên những tấm thiệp mừng Lễ phải là Merry Christmas, hoặc Chrismas Season, thì ngày nay người ta dễ nhầm lẫn, không để ý, gởi cho nhau những tấm thiệp mang dòng chữ Season’s Greetings.

Giáng Sinh, Giêsu – Ngôi Hai Thiên Chúa đến với nhân loại mang lấy thân phận con người, trọn vẹn làm người ngoại trừ tội lỗi, gánh chịu tất cả mọi giới hạn của con người trong không gian và thời gian. Kính Thánh nhiều lần cho chúng ta thấy rõ thân phận này: Chúa Giêsu mệt mỏi nên thiếp ngủ trên thuyền ( “nhưng Người vẫn ngủ”, Mt 8, 24 ); Chúa Giêsu buồn giận nên bật khóc ( “Đức Giêsu khóc thương”, Lc 19, 41 ); Chúa Giêsu thổn thức trước cái chết của bạn thân ( “Đức Giêsu lại thổn thức trong lòng”, Ga 11, 38 ); Chúa Giêsu chạnh lòng thương kẻ đói nghèo (“Người chạnh lòng thương”, Mt 9, 36), Chúa Giêsu đói ( “Người thấy đói”, Mt 4, 2 ) và khát ( “Người di đường mỏi mệt, nên ngồi ngay xuống bờ giếng”, Ga 4, 6 ); Chúa Giêsu khiếp sợ trước cái chết ( “buồn rầu xao xuyến”, Mt 26, 37 )…

Giáng Sinh, mầu nhiệm nhập thể của Chúa Giêsu mang Ngài hạ mình xuống cận kề con người, ở giữa con người, chính là cơ hội, là khởi đầu cho tiến trình chúng ta được tham gia vào mầu nhiệm Cứu Rỗi, vì chính Chúa Giêsu cứu chúng ta ngay trong thân xác con người của chúng ta mà Ngài đã cưu mang, “Xác loài người ngày sau sống lại”. Khi Chúa Giêsu phục sinh, Người đã phục sinh chính thân xác con người Chúa đã nhập thể. Mầu nhiệm nhập thể báo hiệu cho chúng ta mầu nhiệm cứu độ, bản tính con người của Ngôi Hai Thiên Chúa là bảo đảm cho chúng ta được sống lại và tham dự vào bản tính Thiên Chúa...

1

NĂM THỨ 15 – SỐ 633 – CHÚA NHẬT 21.12.2014

Page 2: Ephata 633

Bức Linh Ảnh Mẹ Hằng Cứu Giúp biểu tỏ cho chúng ta rất rõ về hồng ân này. Chiếc dép Chúa Giêsu mang nơi chân phải tuột ra khỏi chân Ngài, hình ảnh này muốn diễn tả khi làm người, Chúa đã mang lấy thân phận bất toàn của con người, những bất toàn như chúng ta vừa có dịp chiêm ngắm qua các đoạn Kinh Thánh nêu trên. Và rồi nơi những bất toàn đó, bàn tay Mẹ hướng chúng ta đến các dụng cụ nhục hình mà Chúa sẽ phải chịu, nhưng đồng thời cũng sẽ làm cho chúng ta được phục sinh trong vinh quang của Thiên Chúa.

Trong Kinh Thánh Cựu Ước, sách Rút kể cho chúng ta câu chuyện bà Rút, đó là một câu chuyện cảm động về tình người và lòng trung thực. Trong sách Rút, theo thói tục Do Thái về quyền bảo tồn giống nòi, người có trách nhiệm và có quyền bảo tồn giống nòi đã nhường quyền và trao trách nhiệm ấy cho ông Boát bằng một cử chỉ là cởi chiếc dép của mình mà trao cho ông Boát. Phải chăng Chúa Giêsu trong bức Linh Ảnh Mẹ Hằng Cứu Giúp cũng muốn nói với chúng ta về quyền và trách nhiệm làm mẹ chúng ta đã được trao cho Mẹ Maria, khi chiếc dép tuột khỏi chân Chúa ?!?

Lm. Vĩnh Sang, DCCT, 12.2014

MỤC LỤC TÌM BÀI:MẦU NHIỆM CON THIÊN CHÚA MANG LẤY THÂN PHẬN LOÀI NGƯỜI ( Lm. Vĩnh Sang ) .............. 01NỮ TỲ CỦA CHÚA ( AM. Trần Bình An ) .............................................................................................. 02ĐỪNG SỢ ! ( Trầm Thiên Thu ) ............................................................................................................ 04TIN MỪNG MUÔN THUỞ ( Lm. Giuse Nguyễn Hữu An ) ..................................................................... 06KHIÊM NHƯỜNG ĐÓN NHẬN ( Tgm. Giuse Ngô Quang Kiệt ) ............................................................ 08VUI LÊN, HỠI ĐẤNG ĐẦY ÂN SỦNG ( Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ ) .................................................... 09NHƯ MẸ ĐÃ VÂNG ( M. Hoàng Thị Thùy Trang ) ................................................................................. 11ÁNH SÁNG GIÁNG SINH ( Trầm Thiên Thu ) ....................................................................................... 12MỪNG SINH NHẬT ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ 78 TUỔI ( Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh ) ............ 13ĐIỂM TIN HỘI THÁNH CÔNG GIÁO ( Trích Thế giới nhìn từ Vatican ) ................................................ 15PHONG CÁCH PHANXICÔ – Bài 27: DANH XƯNG HÈN MỌN ( Nguyễn Trung ) ............................... 17NIỀM HY VỌNG ( Người Tôi Tớ Vô Dụng ) .......................................................................................... 23TẤM LÒNG VÀNG CỦA MỘT BÁC SĨ MỸ… ( Nguyễn Tài Ngọc ) ........................................................ 24THẬT KỲ LẠ ! ( Khuyết Danh, bản dịch của cố Gs. Trần Duy Nhiên ) ................................................... 26NHỊP CẦU BÁC ÁI PHANXICÔ VÀ VÀ QUỸ MẸ HẰNG CỨU GIÚP ( Trung Tâm Mục Vụ DCCT ) ........... 27

NỮ TỲ CỦA CHÚAChiều mùa đông đã thắp sáng đèn các

cửa hàng lộng lẫy. Dòng người tất bật trên đường phố lát đá chẻ, tiếng nhạc réo rắt bắt đầu trổi lên. Vang vọng giữa các tòa nhà, phố xá, dội vào người qua kẻ lại, khiến họ tự hỏi nhạc phát xuất từ đâu. Một số cặp mắt đổ dồn về người đàn ông tuổi 60, đầu hói và lún phún râu quai nón, đứng đơn độc, khoan thai giữa chốn thị tứ, với một chiếc mũ dưới đường trước mặt.

Rồi người đàn ông bắt đầu cất tiếng hát. Dần dần nhiều người dừng chân lắng nghe. Giọng opera cao vút của ông phản ánh tài năng đẳng cấp cao. Buồn thay, vẫn có những người vô cảm tiếp tục rảo bước bỏ qua, vội vã mua sắm. Nhưng đám thính giả dần tăng lên. Bị quyến rũ bởi những giai điệu mượt mà, êm ái và sang

trọng, vài người bỏ tiền vào mũ. Hai cháu bé hồn nhiên dắt tay nhau cho một đồng xu. Dăm ba nụ cười tươi tắn, đồng cảm, vài kẻ kín đáo, vụng về lau những giọt nước mắt xúc động, thấm thía lời bài Thánh Ca "Ngài Nâng Đỡ Con" ( You Raise Me Up ). Hình như khán giả đều ngây ngất, xuất thần theo giọng ca điêu luyện của Martin Hurkens, người chiến thắng của "Holland’s Got Talent 2010."

Từ lâu nay, Martin Hurkens, được dân chúng Hòa Lan thân thương gọi bằng biệt danh "Paparotti" ( phỏng theo tên danh ca opera người Ý Luciano Pavarotti ). Ông vốn là thợ làm bánh. Đã

2

CÙNG SUY NIỆM

Page 3: Ephata 633

từng mơ ước làm ca sĩ, nhưng vì mưu sinh và trách nhiệm gánh vác gia đình, mà ông đành kiên nhẫn chờ đợi ngày hiện thực ước mơ của mình. Sau khi về hưu được hai năm, thì gia đình ông khuyến khích đi thi "Holland‘s Got Talent 2010". Martin Hurkens đã đoạt giải trong sự khiêm nhu. Ông xúc động, quỳ gối cảm tạ Thượng Đế. Và từ đó ông thường đi hát rong, ca ngợi Chúa ở ngoài đường phố. Thật là một cách rao giảng Tin Mừng tuyệt vời, một tông đồ âm thầm của Thầy Giêsu.

Nhìn hình ảnh lần đầu tiên Martin ra mắt khán giả với bộ quần áo nghèo nàn, với hàm răng ngả vàng, cái còn cái mất vì tuổi tác, vì vất vả mưu sinh. Rồi so sánh với hình ảnh ngày vinh quang ông đạt được, một Martin ăn mặc bảnh bao, hàm răng trắng tinh không mất cái nào. Tiếp đến, nhìn ngắm ông đứng ngoài đường phố, thành kính cất lên bài Thánh ca Ave Mariacủa Schubert, thì không ai không rung động, đồng cảm và mến phục. Và họ cảm tạ Chúa đã dùng người thợ về hưu này làm vườn nho cho Ngài vào giờ thứ 11. Xin Chúa tiếp tục chúc lành cho Martin ( Theo David A. Sargent & DT ).

Người thợ Giờ Thứ 11 Martin Hurkens đã noi gương Mẹ Maria khiêm nhường, vâng phục, yêu thương và phục vụ. Tin Mừng Chúa Nhật 4 Mùa Vọng hôm nay, Thánh Luca tường thuật Đức Mẹ Maria được Sứ thần Gabriel truyền tin.

Mẹ khiêm nhu

Cô Maria đang ngồi se chỉ luồn kim, miệng thầm hát Thánh Vịnh, thì Tổng Lãnh Thiên Thần Gabriel hiện đến bái lậy, cất lời chào: ”Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng cô", khiến cô giật mình, ngạc nhiên, đứng bật dậy, bẽn lẽn, dịu dàng cúi mình đáp lễ.

Sau khi nghe Sứ Thần Gabriel loan báo tin vui, cô bắt chéo tay trên ngực, cúi xuống rất sâu, kính cẩn thưa: "Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Người thực hiện cho tôi như lời Sứ Thần truyền.”

Một Eva mới khiêm nhu, đơn sơ, hạ mình, xóa tan đi hình ảnh Eva xưa kiêu căng, ngạo mạn, tham lam, đồng lõa với con rắn gian xảo, lừa gạt, nổi loạn. Eva cũ dìm nhân loại vào cõi chết. Eva mới đồng công cứu chuộc, giải thoát con người khỏi bóng tối tử thần, dẫn vào đời sống huy hoàng, vĩnh cửu.

”Đức Maria càng khiêm tốn, thì càng trong sáng, vì càng thấy rõ những sự kỳ diệu Chúa làm trong lòng Mẹ. Như ánh sáng qua một bóng đèn thủy tinh không vướng bụi” ( Đường Hy Vọng, số 512 ).

Mẹ vâng phục

Mẹ Maria nhận mình là nữ tỳ hèn mọn, trở nên hư không trước mặt Thiên Chúa. Tuyệt đối xả kỷ, bỏ mình, coi mình chỉ là công cụ của Chúa, ngoan ngoãn vâng theo Thánh Ý nhiệm mầu, sẵn sàng đón nhận sứ vụ cao cả, cưu mang Đấng Cứu Thế. Hai tiếng ”Xin Vâng” đủ nói lên tấm lòng tùng phục vô điều kiện, lòng trung thành, biết ơn và hoàn toàn kính trọng. Hai chữ đó, còn bộc lộ tình yêu dâng hiến tuyệt đối của Mẹ đối với Thiên Chúa.

Eva cũ bất tuân, bất trung, bất nghĩa, thì Eva mới hoàn toàn trái ngược. Mẹ trung kiên cho đến khi lìa trần về trời, dù chịu bao gian nan, đau khổ, thách đố từ khi Mẹ thưa hai chữ ”Xin Vâng”.

”Xem một tâm hồn vui vẻ và nhanh chóng vâng phục chừng nào, con đoán được tâm hồn đó thánh thiện chừng nấy” ( Đường Hy Vọng, số 392 ).

Mẹ yêu thương

Tràn đầy ơn Đức Chúa Thánh Thần, Mẹ không vị kỷ, giữ làm của riêng, nhưng yêu thương chia sẻ cho tha nhân. Mẹ mau mắn đi thăm bà chị họ Elisabeth già nua, cũng được đặc ân thụ thai được sáu tháng.

Trong tiệc cưới Cana, Mẹ yêu thương đôi tân hôn nghèo túng, khẩn cầu Con Mẹ ra tay cứu giúp, khỏi mất mặt, thất lễ với khách mời dự tiệc.

Được Chúa trao phó, Mẹ nhận lấy Gioan và các Tông Đồ làm con Mẹ. Rồi toàn thể tín hữu Kitô cũng được ưu ái, trở thành con Mẹ dấu yêu. Biết bao lần Mẹ thân thương hiện ra với những ai yêu mến Mẹ, tín thác vào Mẹ, khẩn nguyện, van xin Mẹ chở che, phù hộ.

”Mẹ có thể hiện ra nơi đô thị, trong các Vương Cung Thánh Đường, cho các nhân vật quan trọng, các nhà thần học. Nhưng Mẹ đã chọn nơi hoang vu, núi đồi, xa

vắng, với những kẻ chất phác, vì Mẹ muốn đến với những người không ai thèm đến, đến những chỗ không ai muốn đến. Mẹ muốn con cùng đến với Mẹ” ( Đường Hy Vọng, số 930 ).

3

Page 4: Ephata 633

Mẹ phục vụ

Từ khi thưa hai tiếng “Xin Vâng”, Mẹ đã toàn tâm toàn ý hiến dâng trọn đời phục vụ Thiên Chúa. Âm thầm mang nặng đẻ đau, chăm sóc, dưỡng nuôi Hài Nhi Giêsu. Lo lắng bôn ba tỵ nạn xứ người. Thất thần lạc mất Con. Rồi cùng Con lận đận, rong ruổi trên đường rao giảng. Đau đớn theo Con lê bước trên đường chịu nạn. Thổn thức dưới chân thập giá với Con sinh thì. Mẹ lại tiếp tục cưu mang, đồng hành cùng những người con mới, ông Gioan, các Tông đồ và tín hữu Kitô. Mẹ xứng đáng nhận lời khen ẩn ý: “Ai làm theo ý Thiên Chúa, thì người ấy là anh chị em và là mẹ Ta" ( Mc 3, 35 ).

“Không gì quý bằng món quà lòng Mẹ Maria tặng cho chúng ta: Chúa Giêsu, món quà duy nhất. Chính lòng Đức Mẹ cũng quý nhất, vì “Giêsu Con lòng Bà” ( Đường Hy Vọng, số 923 ).

Lạy Chúa Giêsu, xin dạy chúng con noi gương Mẹ, sống khiêm nhường, vâng phục, yêu thương và phục vụ, để chúng con xứng đáng trở nên anh em của Người.

Lạy Mẹ Maria, nữ tỳ trung thành của Thiên Chúa, xin Mẹ dẫn dắt chúng con tiến triển con đường nhân đức, bằng cách học theo Mẹ, tuân theo Lời Chúa, để được hội ngộ cùng Mẹ vĩnh viễn. Amen.

AM. TRẦN BÌNH AN

ĐỪNG SỢ !Khi Chúa Giêsu đi trên mặt biển hồ, tất cả các ông đều nhìn thấy Ngài và đều hoảng hốt. Lập

tức, Ngài bảo các ông: “Cứ yên tâm, chính Thầy đây, đừng sợ !” ( Mt 14, 27; Mc 6, 50; Ga 6, 20 ).

Nhiều lần khác, Kinh Thánh cũng có những lời động viên chúng ta về sự can đảm: “Đừng sợ !” ( Xh 14, 13; Đnl 31, 6; Is 43, 1; Gr 46, 27-28; Gr 51, 46; Is 41, 13; Mt 10, 26; Mt 10, 28; Mt 10, 31; Mt 14, 27; Mt 17, 7; Mt 28, 5; Mt 28, 10; Mc 5, 36; Mc 6, 50; Ga 14, 27; Lc 1, 13; Lc 2, 10; Lc 5, 10; Lc 12, 4; Lc 12, 7; Lc 12, 32; Lc 21, 9; Ga 6, 20; Ga 14, 27; Kh 1, 17-18 ). Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã sống đúng theo “châm ngôn” này dù ngài đã bị những kẻ xấu ám sát vài lần.

Nỗi sợ hãi là một trong những điều có thể chi phối cuộc sống của chúng ta, vì thế rất cần có người động viên. Có nhiều dạng và nhiều mức độ sợ hãi, lời động viên cũng đa dạng. Bà Amelia Mary Earhart ( * ) nhận định: “Điều khó khăn nhất là quyết định hành động, phần còn lại là sự kiên trì. Nỗi sợ hãi là những con hổ giấy. Bạn có thể làm bất cứ điều gì mình quyết định làm, có thể hành động để thay đổi và chi phối cuộc đời mình, và quá trình của đó chính là phần thưởng”. Người không sợ hãi, không lùi bước trước bất công, đó là người can đảm. Khi đối diện thực tế, người ta phải thực sự can đảm mới không sợ hãi. Trong cuộc sống, có nhiều người nói mạnh miệng nhưng thực ra chỉ là những kẻ nhát đảm !

Giải thưởng Nobel Hòa Bình năm 2014 được trao cho cô nữ sinh Malala Yousafzai ( sinh 1997, Pakistan ) và ông Kailash Satyarthi ( sinh 1954, Ấn Độ ). Cả hai đều là những nhân vật nổi tiếng thế giới chống lại sự áp bức bóc lột trẻ em lao động và quyền được hưởng sự giáo dục từ học đường. Cô Yousafzai bị phe Taliban bắn trọng thương ở đầu vào tháng 10 năm 2012 trên một chiếc xe bus vì tranh đấu đòi quyền cho các em gái được hưởng sự công bằng về giáo dục học đường. Ông Satyarthi đã rất can đảm khi dẫn đầu các đoàn biểu tình chống sự khai thác lao động trẻ em ở Ấn Độ. Ông cũng đã nhận được nhiều giải thưởng cho những nỗ lực tranh đấu của mình. Điển hình vào năm 1994 với giải thưởng Hòa Bình ở Aachen, năm 1999 với giải thưởng Nhân Quyền của Friedrich-Ebert-Stiftung. Một trẻ và một già, một nữ và một nam, nhưng họ có “điểm chung” là lòng can đảm: Bảo vệ chân lý, đấu tranh vì công lý và đòi nhân quyền.

Nhạc sĩ Anh Bằng cũng đã viết ca khúc “Đừng Sợ Hãi” để động viên người Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ: “Đừng sợ hãi ! Hãy vươn lên, tranh đấu cho quê hương Việt Nam, niềm tin bác ái ! Đừng sợ hãi ! Xiết tay nhau, mang trái tim yêu thương Việt Nam vào đời !” Sự giằng co giữa can đảm và sợ hãi là cuộc chiến nội tâm. Tương tự, trong mỗi chúng ta cũng luôn có cuộc chiến tâm linh, có can đảm mới đủ sức chiến thắng. Chưa chết thật, nhưng một số người đã “chết yểu” – chết giấc hoặc chết khiếp, họ đã

4

Page 5: Ephata 633

“chết” ngay khi đang sống ! Những người hung hãn, dữ tợn với người khác là những người yếu bóng vía, sợ mình thua người khác nên muốn chứng tỏ “sức mạnh ảo” để chứng tỏ mình, nhưng đó chỉ là tự tố cáo rằng “tôi sợ lắm !” Tục ngữ cũng nói “cáo mượn oai hổ” để chỉ loại người nhát đảm này.

Cuộc chiến nào cũng cần sự can đảm. Người can đảm là người dám nói thẳng nói thật vì công ích, không xu nịnh, không bè phái, không luồn cúi… Muốn can đảm thì không gì hơn là bám vào Thiên Chúa, vì Ngài là Sự Thật ( Ga 14, 6 ), tức là luôn biết tín thác vào Ngài, mà tín thác thì phải tuân phục – xin vâng Thánh Ý. Sách Samuel, chương 7, cho biết: Khi vua được yên cửa yên nhà và Đức Chúa đã cho vua được thảnh thơi mọi bề, không còn thù địch nào nữa, vua nói với ngôn sứ Nathan: “Ông xem, tôi được ở nhà bằng gỗ bá hương, còn Hòm Bia Thiên Chúa thì ở trong lều vải” ( 2 Sm 7, 2 ). Ông Nathan thưa với vua: “Tất cả những gì ngài ấp ủ trong lòng, xin ngài cứ đi mà thực hiện, vì Đức Chúa ở với ngài” ( 2 Sm 7, 3 ). Nhưng ngay đêm ấy, có lời Đức Chúa phán với ông Nathan rằng: “Hãy đi nói với tôi tớ của Ta là Đavít: Đức Chúa phán thế này: Ngươi mà xây nhà cho Ta ở sao ?” ( 2 Sm 7, 5 ).

Thiên Chúa giao ước: “Bây giờ ngươi hãy nói với tôi tớ Ta là Đavít như sau: Đức Chúa các đạo binh phán thế này: Chính Ta đã cất nhắc ngươi, từ một kẻ lùa chiên ngoài đồng cỏ, lên làm người lãnh đạo dân Ta là Ítraen. Ngươi đi đâu, Ta cũng đã ở với ngươi; mọi thù địch ngươi, Ta đã diệt trừ cho khuất mắt ngươi. Ta sẽ làm cho tên tuổi ngươi lẫy lừng, như tên tuổi những bậc vĩ nhân trên mặt đất. Ta sẽ cho dân Ta là Ítraen một chỗ ở, Ta sẽ định cư chúng, và chúng sẽ ở luôn tại đó, chúng sẽ không còn run sợ, và quân gian ác cũng không còn tiếp tục áp bức chúng như thuở ban đầu, kể từ thời Ta đặt các thủ lãnh cai quản dân Ta là Ítraen. Ta sẽ cho ngươi được thảnh thơi, không còn thù địch nào nữa, Đức Chúa báo cho ngươi biết là Đức Chúa lập cho ngươi một nhà. Khi ngày đời của ngươi đã mãn và ngươi đã nằm xuống với cha ông, Ta sẽ cho dòng dõi ngươi đứng lên kế vị ngươi – một người do chính ngươi sinh ra, và Ta sẽ làm cho vương quyền của nó được vững bền” ( 2 Sm 7, 8-12 ).

Mỗi chúng ta cũng được Thiên Chúa giao ước tương tự, giao ước của Thiên Chúa là bất biến. Vấn đề là chúng ta có can đảm tuân giữ huấn lệnh của Ngài hay không. Chúa Giêsu khuyến cáo chúng ta về việc hoàn thiện ( Mt 5, 48 ), tức là bảo chúng ta cố gắng nên thánh. Thời Cựu Ước, Thiên Chúa nói rõ ràng và dứt khoát hơn: “Các ngươi phải nên thánh và phải thánh thiện, vì Ta là Đấng Thánh” ( Lv 11, 44; Lv 20, 7 ). Nên thánh cần có lòng can đảm, những người nhát gan không thể nên thánh được, vì Nước Trời không có loại công dân nhát đảm hoặc yếu bóng vía, không đủ sức chiến đấu !

Vâng, Thiên Chúa không chấp nhận những người thiếu can đảm. Và Ngài tiếp tục giao ước: “Đối với nó, Ta sẽ là cha; đối với Ta, nó sẽ là con. Khi nó phạm lỗi, Ta sẽ sửa phạt nó bằng roi của người phàm, bằng đòn của con người. Tình thương của Ta sẽ không rời khỏi nó, như Ta đã cho rời khỏi Sa-un, kẻ Ta đã bắt rời khỏi mặt ngươi. Nhà của ngươi và vương quyền của ngươi sẽ tồn tại mãi mãi trước mặt Ta; ngai vàng của ngươi sẽ vững bền mãi mãi” ( 2 Sm 7, 14-16 ) . Đó là giao ước của tình yêu, của lòng thương xót. Tình yêu thương bao la đó vĩnh hằng: “Muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương” ( 1 Sbn 16, 34; Tv 106, 1; Tv 107, 1; Tv 118, 1-4; Tv 118, 29; Tv 136, 1-3; Tv 136, 26 ).

Nhận biết lòng thương xót của Thiên Chúa, tác giả Thánh Vịnh đã tuyên xưng: “Tình thương Chúa, đời đời con ca tụng, qua muôn ngàn thế hệ miệng con rao giảng lòng thành tín của Ngài. Vâng con nói: Tình thương ấy được xây dựng tới thiên thu, lòng thành tín Chúa được thiết lập trên trời” ( Tv 89, 2-3 ). Xưa Chúa phán: “Ta đã giao ước với người Ta tuyển chọn, đã thề cùng Đavít, nghĩa bộc Ta, rằng: dòng dõi ngươi, Ta thiết lập cho đến ngàn đời, ngai vàng ngươi, Ta xây dựng qua muôn thế hệ. là Thiên Chúa con thờ, là núi đá cho con được cứu độ !” ( Tv 89, 4-5 ).

Như Thánh vương Đavít, những ai tín thác vào Thiên Chúa thì sẽ có cách sống chứng tỏ Đức Tin mãnh liệt: “Ngài chính là Thân Phụ, là Thiên Chúa con thờ, là núi đá cho con được cứu độ !” ( Tv 89, 27 ). Sống chứ không nói suông, không giả hình, không “mặc” chiếc áo “sặc sỡ” như người Pharisêu. Đó mới là người thực sự can đảm, và người này chắc chắn sẽ được Thiên Chúa hứa: “Ta sẽ yêu thương Người đến muôn thuở và thành tín giữ giao ước với Người” ( Tv 89, 29 ).

Tuần thứ tư Mùa Vọng là lúc chúng ta thắp sáng ngọn nến thứ tư: Ngọn nến Hy Vọng – Đức Cậy. Nhờ ngọn nến này mà chúng ta khả dĩ thắp sáng lại ba ngọn nến khác: Hòa Bình, Niềm Tin và Tình Yêu. Nỗi mong chờ của nhân loại sẽ được khỏa lấp. Vâng, Đấng Emmanuel đang đến rất gần. Thánh Phaolô nói: “Vinh danh Thiên Chúa, Đấng có quyền năng làm cho anh em được vững mạnh theo Tin Mừng tôi loan báo, khi rao giảng Đức Giêsu Kitô. Tin

5

Page 6: Ephata 633

Mừng đó mặc khải mầu nhiệm vốn được giữ kín tự ngàn xưa nhưng nay lại được biểu lộ như lời các ngôn sứ trong Sách Thánh. Theo lệnh của Thiên Chúa, Đấng hằng có đời đời, mầu nhiệm này được thông báo cho muôn dân biết, để họ tin mà vâng phục Thiên Chúa” ( Rm 16, 25-26 ). Vô tri bất mộ. Biết mới tin, không biết thì không có gì để tin. Thánh Phaolô xác định: “Chỉ mình Thiên Chúa là Đấng khôn ngoan thượng trí. Kính dâng Người mọi vinh quang đến muôn thuở muôn đời, nhờ Đức Giêsu Kitô. Amen” ( Rm 16, 27 ).

Trình thuật Lc 1, 26-38 nói về cuộc truyền tin cho Đức Trinh Nữ Maria, người được tiền định làm Mẹ Thiên Chúa. Chưa đầy 20 tuổi, và chỉ là một thôn nữ bình thường nơi miền quê nhỏ bé, nhưng Đức Maria đã biết sống thẳng thắn và can đảm, luôn tín thác vào Thiên Chúa, hiền thục nhưng rất cương nghị, ít nói nhưng hành động cụ thể.

Sau khi bà Êlisabét mang thai ngôn sứ Gioan Tẩy Giả được sáu tháng, Thiên Chúa sai sứ thần Gáprien đến một làng Nadarét, thuộc miền Galilê, gặp một trinh nữ đã đính hôn ( hoặc thành hôn ) với một người tên là Giuse, thuộc dòng dõi vua Đavít. Trinh nữ ấy tên là Maria. Sứ thần vào nhà trinh nữ và chúc: “Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng Chị”. Nghe vậy, Trinh Nữ Maria rất bối rối, không hiểu ý nghĩa. Sự khiêm nhường không cho phép Đức Mẹ nhận mình là thánh nhân, mà chỉ dám coi mình là Nữ Tỳ của Thiên Chúa mà thôi. Nhưng sứ thần liền nói: “Thưa Chị Maria, xin đừng sợ, vì Chị đẹp lòng Thiên Chúa. Và này đây Chị sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giêsu. Người sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao. Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Đavít, tổ tiên Người. Người sẽ trị vì nhà Giacóp đến muôn đời, và triều đại của Người sẽ vô cùng vô tận”.

Một người khấn đức khiết tịnh càng thấy lạ hơn khi nghe lời giải thích như vậy. Vì thế, Đức Maria thưa với sứ thần: “Việc ấy sẽ xảy ra cách nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng !” Sự thường là thế, nhưng với Trinh Nữ Maria lại là điều khác thường, là mầu nhiệm, là đặc ân. Nhưng Trinh Nữ Maria khiêm nhu, đâu dám nghĩ tới “4 V” ( vội vàng vơ vào ). Sứ thần giải thích cặn kẽ và minh chứng cụ thể: “Thánh Thần sẽ ngự xuống trên Chị, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên Chị, vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa. Kìa Cô Êlisabét, người họ hàng với Chị, tuy già rồi, mà cũng đang cưu mang một người con trai: Cô ấy vẫn bị mang tiếng là hiếm hoi, mà nay đã có thai được sáu tháng. Vì đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được”. Trinh Nữ Maria luôn tin vào quyền năng của Thiên Chúa, giờ lại nghe giải thích vậy thì chẳng có gì phải lo. OK ngay ! Bấy giờ Đức Maria liền vui mừng nói: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói”.

Một lời xin vâng tuyệt vời: “Chốc ấy Ngôi Thứ Hai xuống thế làm người”. Đó là “nhịp cầu” của Ơn Cứu Độ, và Trinh Nữ Maria trở nên Đấng Đồng Công Cứu Độ. Thật kỳ diệu, lồng trong lời xin vâng đó là nhiều nhân đức khác: Khiêm nhường, tín thác, trông cậy, yêu mến, can đảm, mau mắn

... Nói chung là chứa cả ba nhân đức đối thần và các nhân đức đối nhân. Ước gì mỗi chúng ta cũng luôn biết sẵn sàng và mau mắn xin vâng như Đức Mẹ !

Lạy Thiên Chúa, xin giúp chúng con biết sẵn sàng và vững lòng trông chờ Chúa đến bất cứ lúc nào. Xin giúp chúng con can đảm sống theo sự thật mà Ngài đã định hướng. Chúng con cầu xin nhân danh Thánh Tử Giêsu, Đấng cứu độ chúng con. Amen.

TRẦM THIÊN THU

( * ) Bà Amelia Mary Earhart sinh 24.7.1897, mất tích 2.7.1937, được chính thức thông báo tử nạn 5.1.1939. Bà là nữ phi công và nhà văn người Mỹ, người phụ nữ đầu tiên bay một mình xuyên Đại Tây Dương và được nhận giải thưởng Distinguished Flying Cross của Hoa Kỳ.

TIN MỪNG MUÔN THUỞ Trong những ngày cuối cùng của Mùa Vọng, Hội Thánh cho chúng ta nghe lại đoạn Tin Mừng

quen thuộc: “Sứ Thần Gabriel đến truyền tin cho Đức Maria”.

Thiên Chúa muốn Con của Ngài xuống thế làm người, để cứu độ nhân loại. Ngài đã muốn người Con ấy là con người giữa nhân loại. Thiên Chúa đã chuần bị cho Con của Ngài một người mẹ trần thế. Người mẹ ấy là Đức Maria, người làng Nadarét, vùng Galilê, nước Palestin.

Cô Maria là người được Thiên Chúa tuyển chọn giữa muôn vàn phụ nữ trên địa cầu. Ngài chọn cô chẳng phải vì cô thánh thiện hơn người khác. Ngài chọn cô từ khi cô còn trong lòng mẹ. Ngài tuôn đổ trên cô tràn trề ân sủng: "Hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng cô" ( Lc 1, 28 ). Được tràn trề ân sủng là được Thiên Chúa mến thương, được đẹp lòng Thiên Chúa.

6

Page 7: Ephata 633

Thiên Chúa đã chuẩn bị rất kỹ cho cô Maria. Ngài đã tạo dựng cô như một thụ tạo tuyệt vời, độc nhất vô nhị, chỉ vì Ngài muốn cô xứng đáng trở nên người mẹ cưu mang chính Con Một của Ngài. Maria là một kiệt tác của Thiên Chúa, dù bề ngoài cô chỉ là một thôn nữ của một ngôi làng nhỏ bé vô danh.Thiên Chúa không ép buộc cô Maria làm mẹ của Con Một Ngài, dù Ngài đã chuẩn bị cho cô một cách đặc biệt để đón nhận trọng trách cao cả đó. Ngài tôn trọng tự do của cô, tự do mà chính Ngài đã ban cho cô trong tư cách là người. Ngài không đặt cô trước một sự đã rồi. Ngài muốn hỏi ý cô, và chờ cô ngỏ lời ưng thuận.

Phúc Âm Chúa Nhật hôm nay kể câu chuyện Truyền Tin.

Truyền tin là một Tin Mừng muôn thuở. Tin mừng này đã được thực hiện qua một cuộc hòa đàm chưa từng có trong lịch sử nhân loại.

Cuộc hòa đàm diễn ra giữa hai nhân vật, đại diện Thiên Chúa và loài người. Đại diện Thiên Chúa là Sứ Thần Gabriel, đại diện loài người là trinh nữ Maria.

Khung cảnh cuộc hòa đàm, không phải trong cung điện vua chúa, lầu các sang trọng. Nơi đó, trong căn nhà thanh bạch nghèo nàn thuộc vùng sâu thôn dã vô danh Nadarét. Khung cảnh thật giản dị, quê mùa, thô sơ, nhưng Thiên Chúa đã chọn làm khởi điểm lịch sử cứu độ vĩ đại.

Maria dù là nữ tỳ nhưng Sứ Thần đến mở đầu cuộc hòa đàm, không phải với thái độ ông chủ truyền lệnh. Ở đây, Sứ Thần hết sức khiêm cung, kính cẩn, lễ phép với lời chào: “Kính mừng Đấng đầy ân phúc, Thiên Chúa ở cùng Bà”. Thật khác xa lời cậu thanh niên chào cô thanh nữ. Tử tế lắm, cậu chỉ nói: Chào cô, chào em.

Sứ thần rất trân trọng thôn nữ Maria: vừa chúc tụng kính phục con người thánh thiện khả ái, vừa tôn vinh chức vụ cao sang của bà được Thiên Chúa ở cùng.

Thôn nữ Maria sợ sự tôn vinh bất thường ấy, và tự nhủ lời chào ấy có ý nghĩa gì ? Quả là sự tỉnh thức thận trọng của một thục nữ trinh trong, sáng ngời, đầy khiêm nhu và thùy mị.

Sứ thần đã nhận ra ý từ đó và giải thích thật rõ ràng cặn kẽ, trong suốt: “Thưa Bà Maria, xin đừng sợ, Bà rất đẹp lòng Thiên Chúa, Thiên Chúa ban cho Bà sinh con, đặt tên là Giêsu, Người là Con Đấng tối cao, Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Đavít…”

Nhưng, đối với Maria, “chữ trinh đáng giá ngàn vàng” hơn cả ngai vàng vua Đavít, vì Maria đã tận hiến suốt đời đồng trinh cho Thiên Chúa, nên Maria từ tốn đáp lễ: Làm sao có chuyện ấy được, thưa Ngài, vì tôi đã khấn trọn đời đồng trinh. Sứ thần liền minh giải: “Việc đó rất chí thánh, do Chúa Thánh Thần với quyền phép Đấng Tối Cao, sẽ soi bóng trên bà, nên Hài Nhi khi bà sinh ra là Đấng Thánh, là Con Thiên Chúa...”

Nhận ra đó là thánh ý Thiên Chúa, Maria đã sấp mình tôn thờ Thiên Chúa: “Này tôi là nữ tỳ của Chúa, xin hết lòng vâng theo thánh ý Chúa như lời sứ thần truyền dạy”. Sứ thần đã thành công trong sứ mạng vô cùng trọng đại. Maria đã hoàn toàn làm đẹp lòng Thiên Chúa, trọn vẹn hiến dâng đồng trinh với chức vụ Thiên Mẫu lạ lùng.

Đây thật là một cuộc hòa đàm gương mẫu cho muôn đời. Gương mẫu vì cuộc hòa đàm đã diễn ra đúng tinh thần đối thoại và hòa giải.

Đối thoại cần thiết phải có ba tính chất đặc biệt:

- Thứ nhất, hai bên rất khiêm tốn, tôn trọng lẫn nhau.

- Thứ hai, hai bên thưa đáp trình bày ý tứ của mình rất trong sáng, rất đơn sơ và chân thành, mình nghĩ thế nào, lập trường làm sao, cần những điều gì mới đưa đến thành công.

- Thứ ba, hai bên đã nhận ra những ân huệ rất ích chung, rất thánh thiện mà Thiên Chúa muốn thực hiện.

Đây cũng là một cuộc hòa giải hoàn hảo:

- Vì đã giải quyết được những nỗi khó khăn vô cùng phức tạp, loài người không thể gỡ mối tơ vò, chỉ có quyền năng Thiên Chúa mới giải quyết được vấn đề: vừa đồng trinh, vừa sinh con, con Bà vừa là người, vừa là Thiên Chúa.

- Vì đã giải quyết được chương trình cứu độ nhân loại mà Thiên Chúa đã bao lần hòa giải thất bại với bao nhiêu nhân vật từ Ađam Evà cho đến nay. Nay Thiên Chúa mới thực hiện được chương trình thương yêu của Người nơi Đức Trinh Nữ Maria.

7

Page 8: Ephata 633

Thiên Chúa đã giao ước với Ađam Evà, nhưng Nguyễn tổ đã trở mặt theo con rắn satan. Thiên Chúa đã giao ước với Noe, nhưng con cháu đã xây tháp Babel kiêu căng. Thiên Chúa đã giao ước chọn lựa Abraham làm tổ phụ dân Người, nhưng con cái Giacóp hằn thù chia rẽ, bán Giuse làm nô lệ cho con buôn Ai Cập. Thiên Chúa đã giao ước với Môsê đưa dân về quê cha đất tổ để thờ phượng Thiên Chúa, nhưng dân Israel đã chiều theo lối sống thờ thần Babylon.

Giờ đây, Thiên Chúa chỉ còn cách duy nhất là ký kết với Đức Maria, một đầy tớ trung tín và khôn ngoan, luôn luôn làm theo ý chủ mình là Thiên Chúa, một tôi tớ dâng hiến trọn vẹn toàn diện đời mình từ trong bào thai cho Thiên Chúa. Thiên Chúa đã toàn quyền sử dụng Maria theo thánh ý Người. Và Con Thiên Chúa đã xuống cung lòng Maria để ở cùng loài người cho đến tận thế.

Bài Tin Mừng hôm nay thường gọi dưới tựa đề là "Sứ Thần truyền tin cho Đức Mẹ". Nhưng Sứ Thần và Đức Mẹ đều không phải là nhân vật chính. Nhân vật chính là Đức Giêsu. Trang Tin Mừng này giới thiệu căn tính của Đức Giêsu. Đó là nội dung chính của Truyền Tin. Qua lời của Sứ Thần mà chúng ta biết Giêsu là “Con Đấng Tối Cao", là “Đấng Thánh, là Con Thiên Chúa”.

Đức Maria sẽ nhận được một sự can thiệp diệu kỳ của Thiên Chúa. Mẹ sẽ đón lấy quyền năng sáng tạo của Thánh Thần "Thánh Thần sẽ ngự trên Bà và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà." Vì thế Đấng Mẹ sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa. Nếu việc thụ thai Gioan Tẩy Giả đòi hỏi một phép lạ, thì việc thụ thai Đức Giêsu đòi hỏi một phép lạ lớn hơn nhiều, đó là Ngài được thụ thai bởi một Trinh Nữ. Đức Giêsu không chỉ là Đấng Mêsia mà dân Do Thái hằng mong đợi, Ngài còn là Đấng cao cả, thánh thiện hơn nhiều; Ngài là "Con Thiên Chúa" theo nghĩa viên mãn chưa từng có.

Sau tiếng Xin Vâng đầu tiên, Ngôi Hai Thiên Chúa đã làm người trong cung lòng Đức Trinh Nữ Maria. Mầu nhiệm nhập thể đã bắt đầu ngay từ giây phút này. Lời thưa "Xin vâng" của Mẹ đã thay đổi cả lịch sử nhân loại. Từ đó Mẹ hoàn toàn kết hiệp với công trình của Con Mẹ. Từ đó vai trò Trung Gian của Mẹ đã khởi đầu. Từ đó, Mẹ trở nên Mẹ của tất cả những ai hiệp nhất trong Đức Kitô ( Gl 3, 28 ).

Chúng ta cảm tạ Chúa vì Chúa đã ban cho chúng ta một người Mẹ cao cả, thánh thiện, đáng yêu, đáng mến. Mẹ cầu bàu cho chúng ta trước tôn nhan Chúa. Mẹ dẫn chúng ta đến với Chúa.

Xin Chúa cho chúng con được trở nên con ngoan thảo của Mẹ, để Mẹ dễ dàng tỏ cho chúng con thánh ý Chúa và hướng dẫn chúng con biết sống đẹp lòng Chúa hàng ngày. Amen.

Lm. Giuse NGUYỄN HỮU AN

KHIÊM NHƯỜNG ĐÓN NHẬNĐọc Tam Quốc Chí, ai cũng mến mộ Trương

Lương, một trong những vị tướng tài ba của Lưu Bang. Thuở nhỏ, Trương Lương đi dạo chơi ngoài bờ sông. Thấy một ông lão ăn mặc rách rưới nằm ngủ trên cầu. Ông lão ngủ say làm rơi một chiếc dép xuống sông. Thấy Trương Lương, ông sai bảo: Thằng bé, nhặt chiếc dép cho ta. Trương Lương vui vẻ xuống sông nhặt chiếc dép kính cẩn đưa lại cho cụ già. Cụ cầm lấy. không một lời cám ơn. Loay hoay xỏ mãi không vào, cụ đánh rơi chiếc dép một lần nữa. Cụ lại quát bảo Trương Lương: Thằng bé, xuống nhặt dép cho ta. Trương Lương vẫn vui vẻ giúp cụ. Lần thứ ba cũng thế. Thấy vậy, ông lão khen: Thằng bé này dạy được đây. Thì ra cụ là một cao nhân lỗi lạc. Và cụ nhận Trương Lương làm học trò, truyền dạy binh pháp cho ông. Nhờ thế, Trương Lương trở nên

một danh tướng văn võ song toàn, đã giúp cho Lưu Bang dựng nên nghiệp đế vương.

Trương Lương gặp được thầy giỏi một phần nhờ cơ may. Nhưng phần lớn là nhờ sự khiêm nhường phục vụ của ông. Đọc truyện Trương Lương, tôi lại nhớ đến Đức Mẹ. Thời Đức Mẹ, ai cũng mong chờ Đấng Cứu Thế, nhưng chỉ mình Đức Mẹ được diễm phúc đón nhận. Chúa chọn Đức Mẹ, đó là do ơn lành nhưng không của Chúa, nhưng cũng vì Đức Mẹ có tâm hồn khiêm nhường đón nhận.

Đức Mẹ khiêm nhường trong đời sống bình dị

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo. Sống trong một thôn xóm nghèo hèn vô danh. Ngày ngày chu toàn những công việc tầm thường như nấu nướng, may vá, dọn dẹp nhà cửa.

8

Page 9: Ephata 633

Đức Mẹ khiêm nhường trong thái độ ứng xử

Trước mặt thiên sứ Gabriel, Đức Mẹ xưng mình là nữ tỳ của Thiên Chúa, dù thiên sứ đã loan báo Mẹ sẽ là Mẹ Thiên Chúa. Sau đó, Đức Mẹ đến thăm bà chị họ Elidabet. Vừa nghe Đức Mẹ chào, bà Elidabet đã ngợi khen Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa. Đáp lại, Đức Mẹ chỉ nhận mình là phận hèn bé nhỏ. Nếu có được ơn gì là do Thiên Chúa thương ban.

Vì khiêm nhường nên Đức Mẹ hoàn toàn vâng phục thánh ý Thiên Chúa

Đức Mẹ đã có chương trình riêng. Chương trình đó là sống độc thân trinh khiết. Đó là một chương trình tốt đẹp. Nhưng khi Thiên Chúa ngỏ ý muốn Đức Mẹ theo chương trình của Chúa, Đức Mẹ đã mau mắn từ bỏ chương trình riêng tư để đi vào chương trình của Thiên Chúa. Đức Mẹ nhận biết rằng, chương trình của Chúa là vô cùng tốt đẹp, còn chương trình riêng chỉ là bất toàn. Thánh ý Thiên chúa là tuyệt đối, còn ý riêng chỉ là khiếm khuyết.

Vì khiêm nhường nên Đức Mẹ phó thác trọn vẹn vận mạng trong tay Chúa

Khi thưa Xin vâng, Đức Mẹ đã mạnh dạn vượt qua những toan tính dè dặt của người đời để nép mình vào bàn tay quan phòng của Thiên chúa. Nếu ta hiểu luật lệ khắc nghiệt của người Do thái đối với phụ nữ không chồng mà có con, ta sẽ thấy Đức Mẹ liều lĩnh biết bao, và sự phó thác của Mẹ vào Thiên chúa mãnh liệt đến thế nào.

Vì đã thưa Xin vâng, nên Đức Mẹ chấp nhận tất cả, dù chưa hiểu hết Thánh ý Thiên Chúa

Tại sao Con Thiên Chúa phải sinh ra trong cảnh thiếu thốn nghèo nàn ? Tại sao Vua trời đất lại phải chạy trốn như một kẻ yếu hèn ? Tại sao Đấng Cứu thế làm nhiều phép lạ đến thế để cứu nhân độ thế lại bị người ta chống đối, hành hạ, giết chết nhục nhã như một tội nhân ? Hoàn toàn không hiểu, nhưng Đức Mẹ vẫn khiêm nhường chấp nhận và tin tưởng phó thác. Vì thế Đức Mẹ vẫn kiên trì theo Chúa Giêsu trên khắp mọi nẻo đường, cho đến dưới chân thánh giá.

Thái độ khiêm tốn chấp nhận của Đức Mẹ đã được Thiên Chúa yêu thương. Nước chảy xuống chỗ trũng. Ân huệ Thiên chúa đổ xuống tâm hồn khiêm nhường. Càng khiêm nhường càng nhận được nhiều ân phúc. Đức Mẹ có một tâm hồn khiêm nhường thẳm sâu, nên Đức Mẹ đã nhận được đầy tràn ân phúc của Thiên chúa, nhận được chính Ngôi Hai Thiên Chúa, là nguồn mạch mọi ân phúc.

Mùa Vọng là mùa chờ đón Chúa đến. Ta mong được đón rước Chúa vào tâm hồn. Ta mong được ân huệ dư đầy của Thiên Chúa. Ta hãy noi gương Đức Mẹ, biết khiêm nhường nhận mình tội lỗi yếu hèn, biết khiêm nhường từ bỏ ý riêng để thi hành ý Chúa, biết khiêm nhường vâng theo ý Chúa trong mọi hoàn cảnh của cuộc đời, biết khiêm nhường phó thác vân mệnh trong tay Chúa dù không hiểu hết những ý định mầu nhiệm của Người. Chỉ khi khiêm nhường tan biến thành hư không, ta mới được Chúa thương đổ đầy tràn ân phúc vào tâm hồn.

Lạy Đức Mẹ Maria, xin dạy con biết sống khiêm nhường để con đi vào chương trình của Thiên Chúa.

Tgm. Giuse NGÔ QUANG KIỆT

VUI LÊN, HỠI ĐẤNG ĐẦY ÂN SỦNGSau khi đã ngưng nghỉ nhìn lại chặng đường đã qua với

niềm vui “Gaudete” vì những gì đã đạt được, nay lễ Giáng sinh đã gần kề, tâm hồn chúng ta càng rạo rực hơn, nên chúng ta phải làm hết sức những gì có thể để hưởng trọn vẹn niềm vui ngày Chúa giáng sinh.

Khởi đầu Mùa Vọng, chúng ta đã nói lên đặc tính Mùa Vọng là mùa tỉnh thức, đợi chờ, mùa của cầu nguyện, hoán cải nội tâm, nhưng không thể không vui, vì niềm vui là đặc tính cơ bản của mùa thánh thiêng này. Lý do rất rõ ràng, vui vì : "Chúa đã gần đến" ( Phil 4, 5 ).

Lời đầu tiên Sứ Thần Gabriel cất lên chào Đức Trinh Nữ Maria chất chứa niềm vui lớn lao khi mời Mẹ vui lên: "Mừng vui lên, vui lên, hỡi đấng đầy ân sủng! "( Lc 1, 28 ) Lời chào trên có liện hệ

mật thiết tới sự giáng lâm của Đấng Cứu Thế. Trước khi toàn dân được nhận biết tin vui, thì Đức Maria là người đầu tiên được báo trước ( x. Lc 2, 10 ); Mẹ đã tham dự vào niềm vui ấy với cách thế lạ thường. Nơi Mẹ, niềm vui của Israel được viên mãn ; với Mẹ, hạnh phúc thời Messia tròn đầy. Niềm vui của Đức Trinh Nữ

9

Page 10: Ephata 633

Maria là niềm vui đặc biệt của dân Israel "còn sót lại" ( Is 10, 20s ), những người nghèo, những người đang chờ đợi ơn cứu rỗi của Thiên Chúa và những người kinh nghiệm về lòng trung thành của Israel.

Chúng ta cũng thế, để tham dự vào lễ Giáng Sinh với niềm vui ngập tràn, điều cần thiết là phải khiêm nhường, đón rước Đấng Cứu Thế với trọn niềm tin như lời Chân Phước Phaolô VI Giáo Hoàng nói: "Tất cả các tín hữu, khi sống tinh thần Mùa Vọng theo phụng vụ, bằng việc nghĩ về tình yêu khôn tả trong việc đón chờ Con của Người Mẹ Trinh Nguyên này, được mời gọi lấy Mẹ làm mô phạm để dọn mình gặp gỡ Chúa Cứu Thế là Đấng phải đến. Họ cần phải “tỉnh thức nguyện cầu và hân hoan… ngợi khen" ( Tông Huấn Việc Sùng Kính Đức Trinh Nữ Maria của Chân Phước Phaolô VI, số 4 ).

Hân hoan vì Thiên Chua ở giữa loài người

Khi đặt mầu nhiệm Nhập Thể vào trong Mùa Vọng, Giáo Hội nhấn mạnh đến thời điểm quan trọng của mầu nhiệm Nhập Thể và cứu chuộc.

Thiên Chua đến "Cắm lều" trong dân Israel, chở chẻ Hòm Bia Giao Ước Lời Thiên Chua, trong suốt hành trình trong sa mạc ( x. Ds 9, 17 ). Vào năm 598 trước Chúa Giêsu giáng sinh, Giêrusalem bị thất thủ, hòm bia mất tích, hòm bia chứng tỏ sự gần gũi Thiên Chua ở giữa dân Ngài. Sự gần gũi ấy nay được tỏ hiện trong mầu nhiệm Nhập Thể nơi Đức Trinh Nữ Maria, một người nữ trong chúng ta, đã được Sứ Thần cho biết: "Chúa Thánh Thần sẽ đến với trinh nữ và uy quyền Đấng Tối Cao sẽ bao trùm trinh nữ" ( Lc 1, 35 ). Thật là vui khi Thiên Chua mặc lấy xác phàm ở giữa chúng ta.

Điều mà tưởng chừng như không thể, nay được biểu lộ như lời Sứ Thần nói :"Không có việc gì mà Chúa không làm được " ( Lc 1, 37 ). Cả Đức Maria và Thiên Thần đều đồng ý với nhau về sự hiển nhiên này của Đức Tin. Lời trên đã được tuyên phán trong sách Sáng Thế khi nói về sự ra đời của Isaac "Thì nào có gì quá ư huyền diệu đối với Thiên Chua ?" ( St 18, 14 ). Nay nói về sự sinh hạ của Chúa Giêsu để mọi người nghe mà hiểu về ơn cứu độ con người là có thể ( x. Lc 18, 27 ). Sự sinh hạ của Con Thiên Chua giữa loài người và sự hạ sinh chúng ta, một nhân loại mới là công trình của Chúa Thánh Thần.

Đức Maria, Người Mẹ Trinh Nguyên

Trong giây phút đón nhận thánh ý Thiên Chúa, do quyền năng Chúa Thánh Thần, Mẹ Maria đã cưu mang Chúa Giêsu bởi Chính Thiên Chúa. Con Thiên Chúa bắt đầu sự sống trong cung lòng Mẹ. Chúa Giêsu là người thật, nói theo ngôn ngữ biểu tượng của Kinh Thánh là tạo nên từ đất; nhưng Người đến từ trời cao: "Vì thế, Đấng trinh nữ sinh ra sẽ là Đấng Thánh và được gọi là Con Đấng Tối Cao " ( Lc 1, 35 ).

Bởi lẽ đó, đang khi "rất bối rối", Đức Maria đã hỏi: "Việc ấy sẽ xảy ra thế nào, vì tôi không biết đến người nam ! ( Lc 1, 34 ). Trong sự đơn sơ của mình, Mẹ không hoài nghi quyền năng của Thiên Chúa nhưng muốn hiểu hơn ý định của Chúa hầu sống trọn ý Chúa. Thiên Chúa trông chờ tiếng "Xin vâng" từ Mẹ để thực hiện công trình của Người. Tiếng "Xin vâng" bao hàm cả tình mẫu tử lẫn sự đồng trinh. Mẹ vừa muốn vinh quang Thiên Chúa hiện thực nơi mình vừa muốn Người Con sẽ sinh ra hoàn toàn là quà tặng ân sủng.

Lúc Mẹ thưa "Xin vâng", lời thưa của Mẹ đã thay đổi cả lịch sử nhân loại. Thánh Bênađô kêu lên: "Ôi lạy Mẹ, Mẹ là đấng cứu chuộc chúng con. Vì khi Mẹ thưa xin vâng, lập tức chúng con được giải thoát. Toàn thể địa cầu trông đợi lời xin vâng của Mẹ. Lời ấy sinh ra Ngôi Lời Hằng Hữu. Thiên Chúa muốn nghe Mẹ tự do trả lời, Mẹ "đầy ân sủng", khi Mẹ thưa: "Này tôi là tôi tá Chúa, tôi xin vâng như lời Sứ Thần truyền !" ( Lc 1, 38 ). Từ ấy Mẹ hoàn toàn kết hiệp với công trình của Con Mẹ, hôm nay vai trò Trung Gian của Mẹ khởi đầu. Kể từ đó Mẹ trở nên Mẹ của tất cả những ai hiệp nhất trong Đức Kitô ( Gl 3, 28 ).

Hôm nay chúng ta không thể quên khuôn mặt đặc biệt của Thánh Giuse, vì cả Mẹ Maria và thánh Giuse đều đã sống một cách thật mãnh liệt duy nhất thời gian chờ đợi và chuẩn bị đón Chúa Giêsu giáng sinh với niềm vui thiêng thánh.

Thánh Giuse người công chính

Thánh Luca trình bày Ðức Nữ Ðồng Trinh Maria như là vị hôn thê của "một người tên là Giuse, thuộc chi họ Đavít " ( Lc 1, 27 ). Nhờ qua thánh nhân, Trẻ Giêsu được đưa vào trong dòng dõi vua Ðavít một cách hợp pháp, và như thế thực hiện những Lời Kinh Thánh, trong đó Ðấng Thiên Sai được các tiên tri loan báo như là "Con của Vua Ðavít".

Thánh Giuse là mẫu gương của người "công chính" ( Mt 1, 19 ); trong sự hoà hợp hoàn toàn với vị hôn thê của mình, Thánh Giuse tiếp rước Con Thiên Chúa làm người và canh chừng cho sự tăng trưởng nhân bản của Con Thiên Chúa.

Vì thế, trong những ngày trước Lễ Giáng Sinh, thật là thích hợp hơn bao giờ hết, để thiết lập một cuộc đối thoại thiêng liêng với Thánh Giuse, với Mẹ Maria, xin các ngài trợ giúp chúng ta sống trọn vẹn mầu nhiệm cao cả Ðức Tin này. Amen.

Lm. Antôn NGUYỄN VĂN ĐỘ

10

Page 11: Ephata 633

NHƯ MẸ ĐÃ VÂNGCó thể nói cuộc đời của những bậc thánh nhân đều gói trọn vào hai tiếng “xin vâng”. Phải, chỉ

những ai biết vâng phục thánh ý Thiên Chúa, người ấy mới có thể là thánh nhân. Vì chưng, không gì tuyệt hải hơn sự vâng phục. Nhu cầu lớn nhất của nhân loại chính là sự tự khẳng định mình. Khi vừa lọt lòng mẹ, đứa trẻ đã khẳng định chính nó bằng tiếng khóc chào đời. Mỗi người là một con người, mỗi người là một cá vị, không ai giống ai, không ai có thể là ai. Vậy mà khi vâng phục, người ta phải từ bỏ cái “tôi là ai” đấy để trở thành một người khác, sống cho người khác.

Niềm tin và tình yêu là hai nguyên lý nền tảng giúp ta thi hành thánh ý Thiên Chúa cách trọn hảo. Không có niềm tin và tình yêu thì làm sao có thể vâng phục được. Vâng phục trong những việc nhẹ nhàng đã khó, đàng này còn hy sinh cả cuộc đời, cả những ước mơ, những nhu cầu chính đáng của mình để sống vì người khác, điều đó thực sự không đơn giản một chút nào.

Đức Maria đã khấn giữ mình đồng trinh, đó là một ước mơ thầm kín của bất kỳ cô gái nào trên thế giới này. Mẹ đã định hướng cho cuộc đời mình bằng việc: “Không biết đến chuyện vợ chồng” ( Lc 1, 34 ), vậy mà Thiên Chúa lại muốn Mẹ “Thụ thai và sinh hạ một con trai, đặt tên là Giêsu. Người sẽ nên cao cả và được gọi là con Đấng Tối Cao, Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Đa vít, tổ tiên Người. Người sẽ trị vì nhà Giacóp đến muôn đời và triều đại Người sẽ vô cùng vô tận” ( Lc 1, 33 ).

Sứ mệnh mà Sứ Thần Thiên Chúa đến trao cho Đức Maria quả thật chẳng dễ để có thể chấp nhận. Vì chỉ cần gật đầu đồng ý cũng đồng nghĩa với việc lý tưởng cuộc đời Mẹ sẽ hoàn toàn sang trang. Một trang sử hoàn toàn trái ngược với ước muốn và dự định thầm kín mà mẹ đã ấp ủ biết bao năm qua.

Thái độ lo lắng, bồn chồn, lo âu, hồi hộp của mẹ là hợp lý vì quá đột ngột, và ngoài sức tưởng tượng của mẹ. Nhưng chính vì tin tưởng và phó thác tuyệt đối vào quyền năng Thiên Chúa mà cuộc đời đã mở sang một bước ngoặc mới. Mẹ đã cúi đầu vâng phục thánh ý Thiên Chúa không phải vì lợi ích của mình nhưng chính vì vinh danh Thiên Chúa: “Thánh Thần sẽ ngự xuống trên Bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên Bà, vì thế Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa” ( Lc 1, 35 ).

“Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói” ( Lc 1, 38 ). Lời thưa xin vâng được thớt lên từ tận cùng trái tim Mẹ nghe chừng đơn giản nhưng cả là một lựa chọn và quyết định lớn lao. Không ai có thể dễ dàng thưa vâng trước những sự việc trái ngược với ý muốn của mình. Niềm tin và tình yêu của Mẹ vào Thiên Chúa mãnh liệt và cao cả quá. Mẹ

sống nhưng không cho mình mà là vì Thiên Chúa. Chỉ có thế, Mẹ mới có thể hiến dâng trọn vẹn cả cuộc đời vinh danh quyền năng Thiên Chúa được.

Mỗi người chúng ta khi được xuất hiện trong cuộc đời, trước tiên là kết quả vâng phục của cha mẹ. Vâng phục ý muốn truyền sinh của Thiên Chúa mà cha mẹ đã sinh ra ta hiện diện trong cuộc đời này. Và ngày chúng ta chào đời cũng là ngày chúng ta khởi đầu sống vâng phục. Chắc chắn để vâng phục trọn hảo không dễ, luôn đòi hỏi ở ta sự hy sinh, cố gắng cùng với niềm tin và lòng mến tuyệt đối vào Thiên Chúa, Đấng làm chủ sự sống và cái chết của chúng ta. Sống theo ý người khác đã khó, sống vâng phục Thiên Chúa lại càng khó hơn. Vì khi vâng phục Thiên Chúa cũng là lúc Ngài huấn luyện chúng ta nên tinh tuyền thánh thiện như Ngài vậy.

Lạy Mẹ Maria, con cảm ơn Mẹ. Chính nhờ sự vâng phục của Mẹ mà hôm nay con có được niềm vui cứu độ. Nhờ Mẹ đã hy sinh quên mình, bỏ đi ý muốn bản thân để sống cho thánh ý Thiên Chúa mà hôm nay con có được niềm vui giáng sinh – Thiên Chúa làm người để cứu độ con. Sự vâng phục của Mẹ được ươm mầm trong sự vâng phục của Con Một Thiên Chúa. Vì yêu thế gian Ngài đã thi hành thánh ý Chúa Cha đến làm người, cứu độ chúng con. Con muộn màng nhận ra cuộc đời mình không gì khác hơn chính là kết quả sự vâng phục của những bậc thánh nhân. Vậy thì há cớ gì con lại không thể vâng phục Thiên Chúa để có thể đem hạnh phúc đến cho mọi người xung quanh ?

Xin giúp con có được tâm hồn khiêm nhượng, bé nhỏ, đơn sơ, hiền lành và phó thác như Mẹ. Tin tưởng tuyệt đối vào quyền năng và tình yêu của Thiên Chúa, từ bỏ ý riêng, sở thích, thói quen, quan niệm… để biết sống chu toàn thánh ý Ngài như Mẹ đã vâng.

M. HOÀNG THỊ THÙY TRANG

11

Page 12: Ephata 633

ÁNH SÁNG GIÁNG SINH( Lễ Giáng Sinh, Lễ rạng đông )

Bóng tối không thể ở nơi nào có ánh sáng. Đêm đen phải lùi xa khi ánh bình minh sáng ngời. Bóng đen tội lỗi phải biến mất khi Ánh Sáng Giáng Sinh xuất hiện. Vâng, thật hạnh phúc vì hôm nay sự sáng chiếu giãi trên chúng ta, và Chúa đã giáng sinh cho chúng ta.

Ngày xưa, giữa đêm đen thăm thẳm, trong hơi sương giá rét, Ánh Sao Lạ đã xuất hiện làm dấu chứng để các mục đồng nhận biết nơi sinh của Đấng Cứu Độ. Ngày nay, chúng ta cũng thực sự hạnh phúc vì có Ánh Sao Lạ dẫn đường: Ánh Sáng Đức Tin. Nhờ đó, chúng ta nhận biết Hài Nhi Giêsu là Con Thiên Chúa, Đấng hóa thành nhục thể để cứu độ chúng ta. Chính Ngài là Ánh Sáng Cứu Độ dẫn chúng ta về với Thiên Chúa Cha.

Hôm nay, niềm hạnh phúc đó đang tràn đầy thế giới, từ đất tới trời, và ngập cõi lòng những người thành tâm thiện chí. Niềm vui cứ ngồn ngộn !

Niềm vui sướng vỡ òa khắp nơi, như Ngôn Sứ Isaia đã nói: “Đây là lời Đức Chúa loan truyền cho khắp cùng cõi đất: Hãy nói với thiếu nữ Sion: Kìa ơn cứu độ ngươi đang tới. Kìa phần thưởng của Người theo sát một bên, và thành tích đi ngay trước mặt. Chúng sẽ được gọi là Dân-Thánh, là những-người-được-Đức-Chúa-cứu-chuộc. Còn ngươi sẽ được gọi là cô-gái-đắt-chồng, là thành-không-bị-bỏ” ( Is 62, 11-12 ). Những người hạnh phúc đó chẳng ai xa lạ, đó cũng là chính chúng ta ngày nay. Thế thì làm sao chúng ta lại không vui sướng cho được !

Hài Nhi Giêsu nơi hang đá Belem là Con Thiên Chúa, là Đấng Emmanuel, Đấng ở cùng chúng ta. Hãy chứng tỏ niềm vui đó và mời gọi muôn vật cùng đồng thanh tán dương: “Chúa là Vua hiển trị, hỡi địa cầu, hãy nhảy mừng lên, vui đi nào, ngàn muôn hải đảo !” ( Tv 97, 1 ) . Chứng cớ không mơ hồ, vừa mặc nhên vừa minh nhiên: “Trời xanh tuyên bố Người là Đấng chính trực, hết mọi dân được thấy vinh quang Người” ( Tv 97, 6 ). Không nhận ra Thiên Chúa qua vạn vật chỉ vì người ta cố chấp hoặc cố ý nhắm mắt làm ngơ mà thôi.

Nièm vui tăng dần, hạnh phúc trào dâng như triều cường: “Ánh sáng bừng lên chiếu rọi người công chính, niềm vui làm rạng rỡ kẻ lòng ngay. Trước nhan thánh Chúa, người công chính hãy vui mừng tưởng nhớ Thánh Danh mà dâng lời cảm tạ” ( Tv 97, 11-12 ). Vui mừng rồi phải biết tạ ơn. Rõ ràng tâm tình tạ ơn rất quan trọng, nhưng chúng talại thường quên điều này. Niềm vui đó rõ nét cả ở những người không tin Hài Nhi Giêsu là Con Thiên Chúa. Điều này thấy rõ ngay ở đời thường này.

Nhờ Ánh Sáng Đức Tin sáng soi từ khi chúng ta lãnh nhận Bí tích Thánh tẩy, chúng ta trở thành tín hữu – những người “có niềm tin”. Là tín hữu thì cũng có những bổn phận chung và riêng, đơn giản nhất là sống Đức Tin. Thánh Phaolô nói: “Thiên Chúa, Đấng cứu độ chúng ta, đã biểu lộ lòng nhân hậu và lòng yêu thương của Người đối với nhân loại. Không phải vì tự sức mình chúng ta đã làm nên những việc công chính, nhưng vì Người thương xót, nên Người đã cứu chúng ta nhờ phép rửa ban ơn Thánh Thần, để chúng ta được tái sinh và đổi mới. Thiên Chúa đã tuôn đổ đầy tràn ơn Thánh Thần xuống trên chúng ta, nhờ Đức Giêsu Kitô, Đấng cứu độ chúng ta” ( Tt 3, 4-6 ).

Dù trước mặt người đời, chúng ta có làm được những việc mà người ta cho là tài giỏi, nhưng cũng chẳng là gì đối với Thiên Chúa. Do đó, chúng ta không có lý do gì để mà vênh vang tự đắc hoặc kiêu ngạo. Nếu chúng ta có làm được điều gì hơn người khác thì cũng là nhờ ơn Chúa, có tài năng gì thì cũng là để phục vụ tha nhân, và luôn phải nhớ kỹ rằng “được nhiều thì bị đòi lại nhiều” ( x. Mt 25, 14-30; Lc 19, 12-27 ). Đừng tưởng được nhiều thì sướng đâu đấy ! Thánh Phaolô kết luận: “Như vậy, một khi nên công chính nhờ ân sủng của Đức Kitô, chúng ta được thừa hưởng sự sống đời đời, như chúng ta vẫn hy vọng” ( Tt 3, 7 ).

Trình thuật Lc 2, 15-20 là đoạn Kinh Thánh tiếp theo Tin Mừng lễ đêm Giáng Sinh. Trình thuật sáng nay đề cập các nhân chứng sống đầu tiên đối với việc Con Thiên Chúa giáng sinh làm người: Các mục đồng – những người nghèo khổ và hèn mọn trong xã hội.

Nửa đêm giá lạnh, chắc chắn con nhà nghèo thì quần áo không đủ ấm, thậm chí có thể cũng chẳng đủ no bụng chứ nói chi đồ ăn ngon, nhưng các mục đồng vẫn ngủ say sau một ngày chịu mệt mỏi vì phải chăn chiên, đường xa lại đồi núi hiểm trở, họ phải ngủ lại nơi hang động. Các mục đồng đang ngon giấc thì chợt tỉnh giấc vì đất trời khác thường, tiếng động và ánh sáng bao trùm, lại có các thiên

12

Page 13: Ephata 633

thần xuất hiện, ngạc nhiên hơn là có tin lạ. Các mục đồng đơn sơ và thật thà nên dễ tin, nhưng không phải họ tin vô cớ.

Sau khi các thiên thần từ biệt họ để về trời, họ liền bảo nhau: “Nào chúng ta sang Belem, để xem sự việc đã xảy ra, như Chúa đã tỏ cho ta biết” ( Lc 2, 15 ). Họ liền hối hả ra đi. Kinh Thánh dùng trạng từ “hối hả”, chứng tỏ họ đã tin nên mới đi ngay giữa đêm khuya, không so đo, không tính toán, không cần ngủ thêm nữa dù họ đang ngái ngủ vì dở giấc. Một bài học sống động về Đức Tin của các mục đồng khiến chúng ta phải tự xem lại Đức Tin của chính mình.

Khi đến nơi có Ánh Sao Lạ tỏa sáng trên cao, các mục đồng trực tiếp gặp Cô Maria, Chú Giuse, cùng với Hài Nhi đặt nằm trong máng cỏ. Một gia đình quá nghèo, nói theo ngôn ngữ ngày nay là “nghèo rớt mồng tơi”. Te tua tơi tả thật ! Nhưng họ vẫn tin, tin ngay, không một chút do dự. Thế mới lạ ! Nếu là chúng ta, liệu chúng ta có đủ tin ? Chưa chắc. Chúa Giêsu đã dạy chúng ta yêu tha nhân, yêu cả kẻ thù, và làm điều gì cũng là làm cho Chúa, thế nhưng mấy ai thực sự nhìn thấy Chúa nơi những người nghèo khổ và hèn mọn mà hằng ngày chúng ta gặp ? Đôi mắt Đức Tin của Chân Phúc Mẹ Teresa Calcutta thật “sáng” khi Mẹ dặn các nữ tu: “Hãy phục vụ những người nghèo như phục vụ Đức Giêsu Kitô”. Còn chúng ta ?

Các mục đồng không chỉ là chứng nhân về Con Thiên Chúa giáng sinh, là tấm gương sáng cho chúng ta noi theo, mà có thể nói rằng họ là những “thầy dạy” về Đức Tin đối với chúng ta. Họ nhãn tiền thấy thế, họ liền kể lại điều đã được nói với họ về Hài Nhi này. Biết Chúa rồi, họ không giữ cho riêng mình, mà họ chia sẻ Chúa với người khác. Mà cũng thật lạ là khi nghe các người chăn chiên thuật chuyện, ai cũng ngạc nhiên, nhưng họ tin. Những người này cũng có con mắt Đức Tin kỳ diệu, họ tin lời các mục đồng thuật lại chứ không cho rằng các mục đồng thế này hoặc thế nọ, họ không cần phải cân nhắc chi cả. Cả các mục đồng và những người nghe kể lại đều thấy lạ theo con mắt Đức Tin chứ không vì hiếu kỳ hoặc tò mò. Những bài học về Đức Tin thật đắt giá !

Thánh Luca cho biết thêm “sự lạ” khác: “Còn Cô Maria thì hằng ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy, và suy đi nghĩ lại trong lòng”. Ghi nhớ và suy tư là hai động thái cần thiết, nhưng người ta lại thích hành động ngược lại. Im lặng và lắng nghe để Chúa Thánh Thần hành động, chứ không ba hoa chích chòe, nhiều chuyện như “bà Tám”.

Sự thật tỏ tường, các người chăn chiên ra về, vừa đi vừa tôn vinh ca tụng Thiên Chúa, vì mọi điều họ đã được mắt thấy tai nghe, đúng như đã được nói với họ. Cuộc đời nghèo khổ của họ đã khiến Thiên Chúa động lòng trắc ẩn mà ban cho họ niềm hạnh phúc khôn tả, những người khác không thể có được. Nghèo khó là nhân đức, là con đường dẫn tới Thiên Chúa, Đấng giàu lòng thương xót. Ánh Sáng Giáng Sinh đang chiếu tỏa khắp thế gian. Noel – Emmanuel – Thiên Chúa ở cùng chúng ta.

Lạy Chúa Giêsu Hài Đồng, xin giúp chúng con biết sống đúng tinh thần nghèo khó, xin giúp chúng con nhận ra Chúa nơi những người bé mọn trong cuộc sống đời thường, đồng thời xin giúp chúng con biết mở rộng con tim và đôi tay đối với họ. Người là Đấng hằng sinh và hiển trị cùng với Thiên Chúa Cha, hiệp nhất với Thiên Chúa Ngôi Ba, đến thiên thu vạn đại. Amen.

TRẦM THIÊN THU

MỪNG SINH NHẬT ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ 78 TUỔI( 17.12.1936 – 2014 )

13

CÙNG HIỆP THÔNG

Page 14: Ephata 633

"Vẫn còn một điều con chưa dâng cho Cha..." – "Điều gì thưa Chúa ?" – "Chính tội lỗi của con !" – "Lạy Chúa đây là các tội lỗi của con. Chúng không phải là của anh này hay chị kia mà là của con... Chúng là của con !"

Trong bài giảng Lễ Tuần III Mùa Vọng sáng thứ ba ngày 16.12.2014 hôm nay, căn cứ vào Phụng Vụ Lời Chúa ( Xôphônia 3, 1-3, 9-12; Máthêu 21, 28-32 ), Đức Thánh Cha Phanxicô đã bày tỏ cảm nghiệm lời Chúa của ngài hết sức sâu xa mà lại thực tế như sau:

Trước hết, nếu nhóm hối nhân được Ngôn Sứ Xôphônia bảo rằng là thánh phần có "lòng khiêm nhượng, khó nghèo, và tin tưởng vào Chúa", thì theo ngài, cũng có những kẻ "không chấp nhận sửa sai, họ không tin vào Chúa":

"Những con người này không thể lãnh nhận Ơn Cứu Độ. Ơn Cứu Độ không dành cho họ. 'Ta sẽ lưu lại nơi ngươi thành phần hiền lành và khiêm hạ; họ sẽ tin tưởng vào danh Chúa suốt cuộc sống của họ'. Và điều này vẫn còn hiệu lực cho tới ngày nay, đúng không ? Khi chúng ta nhìn vào Dân Thánh của Chúa, thành phần khiêm hạ, thành phần dồi dào phong phú ở nơi Đức Tin của họ vào Chúa, nơi lòng tin tưởng của họ vào Chúa – con người khiêm hạ khó nghèo là thành phần tin tưởng vào Chúa: Những người này là những người được cứu độ và đó là đường lối của Giáo Hội, có phải không ? Đó là con đường tôi cần phải theo đuổi, chứ không phải là đường lối không nghe tiếng của Chúa, không chấp nhận sửa sai và không tin tưởng vào Chúa.

Lời Chúa Giêsu phán trong Phúc Âm hôm nay là "các người thu thuế và gái điếm là những kẻ vào Vương Quốc của Thiên Chúa trước các người", theo Đức Thánh Cha Phanxicô, vẫn còn đúng nơi thành phần cảm thấy rằng mình "tinh tuyền" bởi việc họ đi lễ và rước lễ. Nhưng ngài nhấn mạnh rằng đi lễ rước lễ vẫn chưa đủ:

"Nếu tấm lòng của anh chị em không phải là một tấm lòng thống hối, nếu anh chị em không lắng nghe Chúa, nếu anh chị em không chấp nhận sửa sai và nếu anh chị em không tin tưởng vào Người thì tấm lòng của anh chị em là một tấm lòng bất hối. Những con người giả hình cảm thấy mình 'tinh tuyền' này cảm thấy bị xúc phạm bởi những gì Chúa Giêsu nói về những người thu thuế và gái điếm, nhưng rồi họ lại âm thầm chiều theo đam mê hay làm ăn – tất cả đều âm thầm kín đáo. Chúa không muốn những hạng người như họ".

Đức Thánh Cha kể lại chuyện của một vị Thánh tưởng rằng mình đã dâng hết mọi sự cho Chúa, như sau: "Ngài lắng nghe Chúa, ngài luôn tuân theo ý muốn của Chúa, ngài đã cống hiến cho Chúa và Chúa đã nói với ngài rằng: 'Vẫn còn một điều nữa con chưa dâng cho Cha. Con người tốt lành tội nghiệp này thưa lại: 'Nhưng lạy Chúa còn cái gì nữa con chưa dâng cho Chúa ? Con đã dâng cho Chúa sự sống của con, con hoạt động cho người nghèo, con dạy giáo lý, con làm việc ở đây, ở đó...' 'Thế nhưng vẫn còn một điều con chưa dâng cho Cha'. 'Điều gì thưa Chúa ? 'Tội lỗi của con'.

"Khi nào chúng ta có thể nói cùng Chúa rằng: 'Lạy Chúa đây là các tội lỗi của con. Chúng không phải là của anh này hay chị kia mà là của con... chúng là của con... Chúng là của con. Xin Chúa hãy nhận lấy chúng để con được cứu độ'. Khi nào chúng ta có thể làm như thế chúng ta mới là thành phần ấy, thành phần hiền lành và khiêm hạ, thành phần tin tưởng vào danh Chúa. Xin Chúa ban cho chúng ta ơn này".

Đức Thánh Cha Phanxicô, vị Giáo Hoàng của Lòng Thương Xót Chúa và cho Lòng Thương Xót Chúa

Sở dĩ Đức Thánh Cha Phanxicô đương kim của chúng ta đang bị một thiểu số âm thầm tấn công hay mới tỏ ra công khai chỉ trích là vì ngài đã dám động chạm đến tận đáy hỏa ngục, qua những lời ngài nói và việc ngài làm hoàn toàn phản ảnh Lòng Thương Xót Chúa, một Lòng Thương Xót Chúa mà satan và ngụy thần không thể nào chấp nhận và chịu đựng được, đến độ lực lượng hỏa ngục tìm hết cách quỉ quái nhất và hiểm độc nhất để hủy diệt cho bằng được, và mục tiêu trước hết và trên hết của bọn chúng đó là bản thân vị Giáo Hoàng của Lòng Thương Xót Chúa và cho Lòng Thương Xót Chúa hiện nay.

Đức Thánh Cha Phanxicô là vị giáo hoàng của Lòng Thương Xót Chúa và cho Lòng Thương Xót Chúa ở chỗ, qua những gì ngài đã nói và làm, như tất cả những ai theo dõi kỹ ai cũng đều thấy:

14

Page 15: Ephata 633

1. Ngài cảm nhận rằng đây là thời điểm của tình thương, một thời điểm đầy những thương tích ( về thể lý, tâm lý và luân lý ) cần phải được băng bó ( xem Huấn Từ Truyền Tin 12.1.2014 hay Huấn Dụ hàng Giáo Sĩ Roma ngày 6.3.2014 );

2. Ngài đồng thời cũng thâm tín và xác tín rằng cốt lõi của Phúc Âm là tình thương, hay ngược lại tình thương chính là trọng tâm của Phúc Âm ( xem Huấn từ ngỏ cùng các phần tử thuộc Tòa Ân Giải của Tòa Thánh ngày 28.3.2014, hay Bài Giảng Chúa Nhật Lễ Lòng Thương Xót Chúa 27.4.2014 ), hoặc Bài Giáo Lý về Giáo Hội ngày 10.9.2014 );

3. Vì thế, theo nguyên tắc, tất cả mọi cơ cấu, nguyên tắc, luật lẽ và tổ chức của Giáo Hội đều phải làm sao để hướng về và đạt đến đích điểm tình thương ( xem Tông Huấn Niềm vui Phúc Âm, đoạn 26, 27, 34, 35, 38, 39, 41, 43 và bài giảng lễ sáng thứ ba 9.12.2014 tại Nguyện Đường Nhà Trọ Thánh Martha );

4. Bởi vậy, trong thực hành, Giáo Hội cần phải là một bệnh viện lưu động để chữa lành, chứ không phải chỉ mở cửa đón nhận tội nhân và nạn nhân trở về mà thôi ( xem trả lời Phỏng Vấn 8 năm 2013, 4.12.2014 và Tông Huấn Niềm Vui Phúc Âm, đoạn 44 và 47 );

5. Giáo Hội cần phải đi đến tận rìa mép, ngoại vi của xã hội để tìm kiếm các con chiên lạc đáng thương, thậm chí Giáo Hội phải ăn uống với thành phần đàng điếm và thu thuế tội lỗi ( Huấn từ bế mạc Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới Ngoại Lệ III – 2014 ngày 18 tháng 10 );

6. Mà có vì thế Giáo Hội bị lem lấm bởi tội nhân chăng nữa, Giáo Hội mới thực sự sống đúng cốt lõi của Phúc Âm và nên giống Đấng Sáng Lập của mình, Đấng đã bị và cố ý để cho bàn tay nhơ nhớp của người phụ nữ tội lỗi là Maria Magdala chạm đến ( xem Tông Huấn Niềm vui Phúc Âm, đoạn 49 );

7. Riêng bản thân của mình, Đức Thánh Cha đã tỏ ra tôn trọng mọi người, kể cả thành phần đồng tính, ly dị tái hôn và cộng sản v.v…, nhưng không phải vì thế mà ngài chấp nhận và ủng hộ

hành động tội lỗi hay sai trái của họ, ngược lại, ngài cần phải làm sao có thể đến gần họ và họ có thể đến gần ngài để mang họ về với Chúa bằng việc hoán cải của họ ( xem trả lời Phỏng Vấn tháng 7 và 8 năm 2013 );

8. Ngài đã không đặt luật lệ và tội lỗi trước, mà là tình thương và tha thứ trước, như chính Chúa Kitô đã tỏ ra với người phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình hay như người cha tỏ ra với người con hoang đàng trở về ( xem Huấn Từ Truyền Tin 17.3.2013, hoặc xem bài giảng Lễ Lòng Thương Xót Chúa ngày 7.4.2013, hay xem trả lời Phỏng Vấn tháng 7 năm 2013, và xem Tông Huấn Niềm Vui Phúc Âm, đoạn 44 và 47 );

Một khi nắm bắt được cả chủ trương lẫn thái độ về Lòng Thương Xót Chúa nơi vị Giáo Hoàng của chúng ta như thế, chúng ta mới có thể chẳng những ngoan ngoãn tuân phục ngài, một dấu hiệu là Kitô hữu Công giáo chân chính, mà còn hiên ngang can đảm bênh vực ngài là vị đại diện Chúa Kitô trên trần gian nữa.

Do đó, xin hãy xem kỹ những gì ngài giáo huấn và gương sáng ngài làm, chứ đừng nghe kỹ hay đọc kỹ những gì chống ngài rồi trở thành nạn nhân khốn khổ ! Nhưng đừng theo dõi ngài bằng con mắt Pharisêu lúc nào cũng tìm cớ bắt bẻ Chúa Giêsu và xuyên tạc việc Chúa làm ( xem Mc 3, 2; Mt 9, 32-34, 12, 22-24 ), những con mắt duy luật mà phi nhân, đến thiển cận ( xem Mc 2, 5-7 ), không theo nguyên tắc và tinh thần của Chúa Kitô và Phúc Âm.

Đaminh Maria CAO TẤN TĨNH, BVL

ĐIỂM TIN HỘI THÁNH CÔNG GIÁOCông bố Sứ điệp Đức Thánh Cha nhân Ngày Hòa Bình Thế Giới 2015

Hôm 10.12.2014, Phòng Báo Chí Tòa Thánh đã công bố Sứ điệp của Đức Thánh Cha nhân ngày Hòa Bình Thế Giới lần thứ 48, sẽ được cử hành ngày 1.1.2015 tới đây về đề tài: ”Không còn là nô lệ nữa, nhưng là anh em”.

15

CÙNG THÔNG TIN

Page 16: Ephata 633

Đề tài này là một câu trích từ thư Thánh Phaolô gửi ông Philômênô ( Plm 1, 15-16 ). Sứ điệp gồm 2 phần: Phần đầu Đức Thánh Cha nói về bao nhiêu khía cạnh của nạn nô lệ trong quá khứ và ngày nay, và nhắc đến những nguyên nhân sâu xa của chúng. Trong phần thứ II ngài khuyến khích tìm ra những giải pháp chung để bài trừ nạn nô lệ mà ngài gọi "hiện tượng đáng kinh tởm”.

Phần thứ I mang tựa đề "những khuôn mặt và nguyên nhân của nạn nô lệ", trong đó Đức Thánh Cha nhận xét rằng mặc dù tệ nạn nô lệ đã được chính thức bãi bỏ trên thế giới, và quyền của mỗi người không bị giữ trong tình trạng nô lệ cũng được công nhận, nhưng ngày nay hằng triệu người vẫn còn phải sống trong những điều kiện giống như nô lệ. Đức Thánh Cha nhắc đến nhiều ví dụ bi thảm như những người phải làm việc như nô lệ, người di dân bị tước đoạt tự do và của cải, bị lạm dụng thể lý, bị giam cầm vô nhân đạo, bị chủ nhân lợi dụng tình trạng pháp lý bấp bênh, không có giấy tờ hợp pháp, để ép họ làm việc như nô lệ; có những người nô lệ tình dục, đặc biệt là phụ nữ phải hành nghề mại dâm, nhiều trẻ vị thành niên trở thành nạn nhân những vụ lấy cơ phận để buôn bán, các em cũng bị xung vào quân ngũ, bị em bán ma túy v.v…

Trong số các nguyên do của tệ này nạn, có nạn nghèo đói, không được giáo dục, không tìm được công ăn việc làm, nạn tham những nơi các nhân viên an ninh và công lực.

Phần thứ II của Sứ điệp có tựa đề: Bài trừ nạn nô lệ như một sự dấn thân chung và hoàn cầu hóa tình huynh đệ.

Đức Thánh Cha nhận xét rằng nạn buôn người, buôn bán người di dân và bao nhiêu hình thức khác của nạn nô lệ diễn ra trong sự dửng dưng của bao nhiêu người, nhưng cũng có nhiều người làm việc âm thầm chống lại tệ nạn này và cứu giúp các nạn nhân, như nhiều dòng tu, nhất là các dòng nữ, đang làm; họ tìm cách phá vỡ xiềng xích vô hình liên kết giữa những kẻ bóc lột và các nạn nhân. Với sự kiên nhẫn, can đảm và kiên trì, các dòng tu đặt mình các nạn nhân bằng cách cứu giúp họ, phục hồi họ về tâm lý và giúp họ tái hội nhập vào xã hội.

Đức Thánh Cha nhấn mạnh tới 3 nỗ lực cần thực hiện trong lãnh vực này, đó là phòng ngừa các tội ác bắt người làm nô lệ, bảo vệ các nạn nhân và truy tố những kẻ phạm pháp. Để bài trừ nạn nô lệ, cần có một hoạt động chung và hoàn cầu từ phía toàn thể xã hội. Các Nhà Nước cần canh chừng để luật lệ về di trú, lao động, nhận con nuôi, và di chuyển các xí nghiệp được thực thi trong sự tôn trọng phẩm giá con người. Cần có những đạo luật đúng đắn, bảo vệ các quyền cơ bản của con người, và cần có những cơ chế kiểm soát hữu hiệu, không để kẽ hở cho sự tham những và phạm pháp mà không bị luật pháp trừng trị.

Công bố tài liệu đề cương Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới kỳ 14

Hôm 9 tháng 12, tài liệu đề cương ( Lineamenta ) của Thượng Hội Đồng Giám Mục thế giới khóa 14 đã được công bố. Công Nghị Giám Mục này sẽ tiến hành từ ngày 4 đến 25-10 năm 2015 về chủ đề ”Ơn gọi và sứ mạng của gia đình trong Giáo Hội và trong thế giới ngày nay”.

Nội dung Tài liệu đề cương lần này là bản tường trình chung kết của Thượng Hội Đồng Giám Mục khóa đặc biệt thứ 3, được các nghị phụ bỏ phiếu thông qua ngày 18 tháng 10 sau 2 tuần nhóm họp tại Vatican.

Văn kiện gồm 3 phần, chia làm 62 đoạn: trước tiên là lắng nghe: nói về bối cảnh và những thách đố về gia đình ngày nay; phần II là cái nhìn về Chúa Kitô: trình bày Tin Mừng về gia đình; phần III là đối chiếu trình bày những viễn tượng mục vụ.

Văn phòng Tổng thư ký Thượng Hội Đồng Giám Mục giải thích rằng Thượng Hội Đồng Giám Mục năm tới là một sự tiếp nối Công Nghị Giám Mục ngoại thường đã tiến hành hồi tháng 10 năm nay. Khoảng thời gian giữa hai công nghị là thời gian suy tư và đào sâu. Với mục đích ấy, Văn phòng đã gửi đến các Hội Đồng Giám Mục, các Hội Đồng Công Nghị của các Giáo Hội Công Giáo Đông Phương tự quản ( sui juris ), Hiệp hội các Bề Trên Tổng Quyền các Dòng nam, và các cơ quan trung ương Tòa Thánh một văn kiện để đào sâu các vấn đề đã được nêu bật trong bản Tường trình chung kết Công Nghị Giám Mục vừa qua, và thực tế đây là tài liệu đề cương, chuẩn bị cho Thượng Hội Đồng Giám Mục năm tới.

16

Page 17: Ephata 633

Kèm theo tài liệu đề cương là một bản 64 câu hỏi để tham khảo ý kiến các Giáo Hội địa phương, các cơ quan trung ương Tòa Thánh và một số cơ quan khác. Những câu hỏi đó đề cập tới các khía cạnh của đời sống hôn nhân và gia đình và cả những người có xu hướng đồng tính luyến ái:

- Vấn đề hôn nhân hỗn hợp và khác đạo,

- Mục vụ bí tích đối với những người ly dị tái hôn dân sự,

- Việc nhìn nhận những trường hợp hôn phối vô hiệu,

- Giá trị của hôn phối bất khả phân lý,

- Phân định đúng đắn về những cặp chỉ kết hôn dân sự, hoặc sống chung mà không kết hôn;

- Nạn phá thai,

- Đối thoại với các khoa học và kỹ thuật sinh học để sinh con,

- Chính sách xã hội và kinh tế hỗ trợ gia đình, sự cộng tác với các tổ chức xã hội và chính trị,

- Sự đa nguyên và thuyết duy tương đối văn hóa, sự tục hóa xã hội,

- Hậu quả của những thay đổi về dân số, suy giảm số sinh,

- Chiều kích tội lỗi và tha thứ, những giá trị chứa đựng trong giáo huấn Kinh Thánh,

- Việc đào tạo Linh Mục,

- Ngôn ngữ truyền thông mục vụ, giáo huấn của Giáo Hội, sứ mạng giáo dục của cha mẹ, thông truyền Đức Tin Kitô v.v…

Các bản trả lời góp ý được yêu cầu gửi về Văn phòng Tổng thư ký Thượng Hội Đồng Giám Mục thế giới trước ngày 15.4.2015, và dựa vào các câu trả lời, một tài liệu làm việc sẽ được soạn thảo và công bố trước mùa hè năm tới.

Quân khủng bố Hồi Giáo chặt đầu 4 trẻ em Kitô vì không chịu cải đạo sang Hồi Giáo

Linh Mục Tổng Đại Diện Anh Giáo tại thủ đô Baghdad nói với tờ The Independent của Anh Quốc hôm 8.12.2014, rằng bọn khủng bố Hồi Giáo IS đã chặt đầu bốn trẻ em Kitô vì không chịu cải đạo sang Hồi Giáo. Cha Canon Andrew White nói rằng trong một vùng ngoại ô gần Baghdad, quân khủng bố đã tụ họp dân chúng trong vùng tạm chiếm và bắt các trẻ con nói theo: "Chúng tôi sẽ theo Muhammad."

Trong số những đứa trẻ, tất cả đều dưới 15 tuổi, có bốn em đã nói: "Không", "Chúng tôi yêu Yeshua ( tiếng Iraq nghĩa là Chúa

Giêsu ), Đấng đã luôn luôn yêu thương chúng tôi và chúng tôi sẽ luôn luôn đi theo Yeshua, Yeshua luôn ở với chúng tôi." Dù bị hăm giết, các em vẫn nói: "Không, chúng tôi không thể theo ai khác."

Cha Canon Andrew White nói quân khủng bố đã lập tức chặt đầu 4 đứa trẻ trước khi chặt thi thể chúng ra thành nhiều phần để dằn mặt dân chúng.

Tờ The Guardian của Anh Quốc hôm 10.12.2014 cho biết 2 triệu người trong tổng số 36 triệu dân Iraq đã phải rời bỏ nhà cửa của họ trước những tấn kích dai dẳng của quân khủng bố trong cái gọi là Nhà Nước Hồi Giáo. Một nửa trong số những người tị nạn đã tìm đường đến Kurdistan, khu vực tự trị phía bắc Iraq của người Kurd mà cho đến gần đây đã tăng lên đến 8,3 triệu người.

"Thách thức hiện tại và cấp bách nhất là mùa đông đã bắt đầu", một đại diện của Anh Quốc tại Kurdistan nói: "Chúng ta cần phải cung cấp nơi trú ẩn thích hợp, hệ thống sưởi ấm, quần áo mùa đông và chăn màn. Chúng tôi vẫn đang tiếp nhận người di tản... Cuộc khủng hoảng chưa có chiều hướng ổn định."

Trích Thế Giới Nhìn Từ Vatican 12.12 đến 18.12.2014

17

CÙNG NHẬN ĐỊNH

Page 18: Ephata 633

PHONG CÁCH PHANXICÔ Bài 27. Danh xưng hèn mọn

Bàn về nhu cầu chính đáng và cần thiết chỉnh sửa lại một số ngôn từ trong đạo, ít có ai có được tầm hiểu biết và nhiệt tâm cho bằng Lm. Huỳnh Trụ, phụ trách Từ vựng Công Giáo của TGP Saigon ( trích ) :

- “Đức” theo nghĩa Hán thì tuỳ theo tư tưởng triết học mà có nghĩa khác nhau, nhưng đa số mang tính xã hội, chỉ riêng Công Giáo mới mang nghĩa đối thần, tức là ơn Chúa. Còn trong nghĩa Nôm, Đức là từ tôn kính và chỉ đứng trước danh xưng chức vị hay tước hiệu, nên xưng Đức Giêsu, Đức Maria, Đức Mẫn… là cách dùng không chuẩn.

http://tgpsaigon.net/baiviet-tintuc/20130129/20159

- Có người dùng cách gọi “Đức Giêsu” để nhấn mạnh đến nhân tính, còn từ “Chúa Giêsu” để nói về thiên tính của Ngôi Hai Thiên Chúa. Nhưng khi nhấn mạnh như thế, liệu chúng ta có đi lệch với mầu nhiệm ngôi hiệp không? Đây, không phải chỉ là cách dùng từ, mà còn liên quan đến phạm trù giáo lý Đức Tin. http://tgpsaigon.net/baiviet-tintuc/20130129/20159

- Một số từ ngữ tôn giáo đôi khi chưa được sử dụng đúng hoặc bị dùng sai âm. Vì vậy những gì tôi viết hoàn toàn dựa trên cơ sở ngữ pháp, chỉ mong muốn từ ngữ tôn giáo được sử dụng chính xác hơn, mà không có tính cách dạy đời, cũng không mang tính tranh luận. http://tgpsaigon.net/baiviet-tintuc/20131013/18865

- Trong giai đoạn trưởng thành, Giáo Hội tại Việt Nam may mắn đã sớm có được nhiều vị tiên phong tài ba và nhiệt tâm xây dựng một hệ thống thuật ngữ triết học và thần học bằng chữ Quốc ngữ... Đó cũng là di sản văn hoá quý báu… Chắc chắn cũng có một số thuật từ cần phải xem lại và thay thế cho thích hợp hơn…Tránh thái độ phê phán, kích bác chỉ dựa trên cảm tính hay sở thích riêng. http://tgpsaigon.net/baiviet-tintuc/20140903/27517

- Papa ( Pope, do bởi chữ Hy Lạp pappas nghĩa là “cha” ), tiếng thân mật của con cái gọi cha mình hay của người vợ gọi người chồng… Trong tiếng Việt, Papa ngày xưa dịch là “đức thánh baba”, sau này là đức thánh cha. Danh xưng này không có trong các bảng liệt kê chính thức, nhưng lại được sử dụng nhiều nhất, thường xuất hiện dưới dạng viết tắt là “PP” ( viết tắt của chữ “Papa” ) sau danh hiệu hoặc chữ ký của các vị giáo hoàng trong các văn kiện mang dấu ấn của các ngài. Ví dụ: “Benedictus PP. XVI”. Có một điều rất lạ, trong khi người Hoa Công Giáo trên toàn thế giới đều xưng vị lãnh đạo của chúng ta là giáo tông, thì chính quyền Trung Quốc lại gọi là giáo hoàng với ý mỉa mai, xem ngài như di sản của chế độ phong kiến và vua của nước Vatican...

Chúng ta cần suy nghĩ có nên dùng thuật từ giáo tông ? Vì thuật từ giáo tông ngoài nghĩa người đứng đầu, còn mang tính cách tông truyền nữa. Ngoài ra, tất cả những gì thuộc về giáo tông đều mang chữ tông và có cùng một hệ thống với những từ như: Tông thư, Tông huấn, Tông sắc, Tông Toà... không thể nói Hoàng thư, Hoàng huấn, Hoàng sắc, Hoàng Tòa... được. Tuy người ta cũng gọi các uỷ ban của Toà Thánh là uỷ ban giáo hoàng, như Uỷ ban Giáo Hoàng về Di sản Văn Hóa của Giáo Hội, Uỷ ban Giáo Hoàng về Thánh Kinh..., nhưng những thuật từ này chúng ta có thể thay thế bằng thuật từ giáo tông một cách dễ dàng. http://tgpsaigon.net/baiviet-tintuc/20130309/20595 ( ngưng trích )

Như thế, theo Lm Huỳnh Trụ, dùng từ Giáo Hoàng 教皇 là ta đã vô hình trung đi theo cách gọi mỉa mai của chính quyền Trung Quốc. Tuy các bài biên khảo rất có giá trị và công phu này được phổ biến trên website Tổng Giáo Phận Saigon, có khi còn được viết theo yêu cầu của Tiểu Ban Từ Vựng thuộc Uỷ Ban Giáo Lý Đức Tin, nhưng ít thấy ai khác dùng Giáo Tông 教宗 . ( Xưa nay đạo hữu Cao Đài vẫn dùng từ Giáo Tông ).

Đức Thánh Cha vẫn trang trọng và dễ cho Tín Hữu đọc hơn là “Đức Thánh Baba”. Dân chúng thường gọi con rùa là con baba. ( Trích ) Hai con ba ba khổng lồ vừa được phát hiện tại thị trấn Sông Mã ( Sơn La ). Một con nặng 45, 5kg, dài 85cm, ngang 50cm; một con nặng 20 kg, dài 50cm, ngang 40cm. http://www.tinmoi.vn/phat-hien-ba-ba-gai-lon-nhat-viet-nam-01647032.html.

Việt ngữ không hề có từ nào bắt đầu bằng phụ âm P ngoài một số ít từ Việt hóa như tấm panô ( panneau trong tiếng Pháp ), cục pin ( pile ), chơi ping-pong, thường được dân gian đọc là ba-nô, cục

18

Page 19: Ephata 633

bin, chơi bing bong. Ta có rất nhiều từ bắt đầu bằng âm B. Môn phát âm ( phonetics ) của khoa ngữ học ( linguistics ) phân biệt P là phụ âm điếc ( unvoiced ) còn B là phụ âm vang ( voiced ).

Articulation Unvoiced ( âm điếc ) Voiced ( âm vang )

Pronounced with the lips closed [p] ( pin ) [b] ( bin )

Môi đóng lại Thanh quản không rung Thanh quản rung

Nói tiếng Tây Ban Nha ( tiếng mẹ của Papa Phanxicô ) thì còn phải cẩn thận hơn giữa hai âm B và P. Du học sinh Việt Nam tại Cuba khi vào ăn tại các nhà hàng thường gây hiểu lầm vì hay phát âm sai pollo ( thịt gà ) thành bollo ( tiếng tục tĩu gọi cơ quan sinh dục nữ ).

Mọi người trên thế giới, không phân biệt tôn giáo, đều dùng từ Papa. Các Giáo Tông kể từ Thánh Siricius ( 384-399 ) cho tới nay đều mang tước vị và chức vụ là Papa. Các ngài cũng đều tự gọi mình là Papa cả. Ngày nay cả thế giới có khuynh hướng dùng chung thuật ngữ giống nhau cho nhiều từ khoa học kỹ thuật, nhất là trong công nghệ thông tin, lãnh vực luôn phát sinh các từ vựng mới mà tiếng Việt khó mà dịch tròn ý hết được.

( Trích Radio Vatican ) Nhà lãnh đạo Liên Hiệp Tin Lành Thế Giới, Mục sư tiến sĩ Geoff Tunnicliffe đã ca tụng việc Papa Phanxicô đến gặp Hội Thánh Ngũ Tuần ( Pentecostals ) tại Caserta và công khai xin lỗi về sự kỳ thị của người Công Giáo đối với họ trong quá khứ. Nhận định đây là một cuộc gặp gỡ mang tính lịch sử, vị Tổng Thư Ký Liên Hiệp Tin Lành Thế Giới nói:

"Trong khi các cuộc đối thoại chính thức giữa Công Giáo và Tin Lành vẫn là một phần thiết yếu của tiến trình hợp nhất, việc xây dựng lòng tin và tình bằng hữu sẽ thúc đẩy các trao đổi thần học đi đến một tầm mức sâu xa hơn. Người ngoài cần hiểu rằng, dù cho có nhiều khác biệt trong các giáo phái Kitô, về cốt lõi chúng ta có rất nhiều điểm chung. Lời xin lỗi công khai của Papa Phanxicô đã phản ánh sứ điệp của Chúa Giêsu. Hy vọng nó cũng gởi đi một thông điệp mạnh mẽ trên khắp thế giới, đặc biệt tại những quốc gia có những căng thẳng trầm trọng giữa Công Giáo và Tin Lành. Nhưng tôi cũng phải nhìn nhận rằng cũng đã có tình trạng người Tin Lành kỳ thị người Công Giáo và rất tôi ân hận về điều này. Các bất đồng về mặt thần học không bao giờ được dẫn ta tới chỗ kỳ thị và bách hại nhau. Ta cần phải xin nhau tha thứ. Papa Phanxicô đã cho ta một gương mẫu sáng ngời."

( http://en.radiovaticana.va/news/2014/07/30/wea_hails_popes_caserta_visit_and_apologises_to_catholics/ )

Nói về tầm quan trọng của Phanxicô Assisi, ít có tác giả nào dám đi tới mức nhận định như Mục Sư tiến sĩ Paul Sabatier ( 1858-1928 ), nhà nghiên cứu sử, giáo sư thần học tại đại học Strasbourg, Pháp. Tác phẩm Cuộc đời Thánh Phanxicô Assisi của ông được viết ra nhắm tới độc giả Tin Lành, được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá là hay nhất và chính xác về Phanxicô, đã mở ra một chương mới trong cách biên khảo về tôn giáo và dấy lên phong trào nghiên cứu văn chương cũng như sử liệu vào thời Trung Cổ, đặc biệt về Dòng Phanxicô. Sách của ông đã bị Công Giáo lên án và cấm Tín Hữu đọc vì cho rằng sai lạc. Dù đã phân ly nhưng anh em Tin Lành vẫn rất ngưỡng mộ Phanxicô Assisi, vẫn nhìn nhận anh là Thánh, là người cải cách quan trọng đi trước Martin Luther. Họ còn giữ lại một số dòng tu Phanxicô trong đó các tu sĩ vẫn sống khiết tịnh. Việc Papa hiện nay mang tông hiệu Phanxicô làm cho họ cảm thấy gần gũi hơn với Công Giáo. Họ rất quan tâm và ngưỡng mộ những việc làm của Papa Phanxicô.

( Trích ) Ta biết rằng Thánh Phanxicô khát khao và tin rằng đời anh là một sự bắt chước Chúa Giêsu. Thâm tín rằng mình chỉ là một kẻ bắt chước đã giữ cho anh không bị kiêu ngạo, giúp anh truyền giảng với một

lòng nhiệt tâm vô song, không hề bận tâm về bản thân mình. Thực trạng tôn giáo tại Italia vào năm 1205 đã ảnh hưởng đến suy nghĩ và thúc đẩy Phanxicô đi theo con đường riêng của mình. Hàng giáo sỹ - tu sỹ vào lúc đó đã bị suy đồi về luân lý trầm trọng tới mức làm cho việc cải tổ nghiêm chỉnh không thể khả thi được. Thời đó có rất nhiều bè rối khác nhau. Đó là một bức tranh báo động. Sự tiến bộ trong khoa nghiên cứu sử có thể cung cấp thêm nhiều chi tiết, nhưng kết luận bao giờ cũng giống nhau. Đó là không có Phanxicô Assisi, Nhà Thờ có lẽ đã bị sụp đổ tan tành và bè rối Cathar đã toàn thắng. Chính anh chàng nghèo khổ hèn mọn ở Assisi, dù bị giáo triều Papa Innocent III khinh thường, đã cứu vãn Đạo Kitô. ( Paul Sabatier, Life of St. Francis Assisi, Chapter 3, Church in 1209, p. 30 )

19

Page 20: Ephata 633

Bè rối Cathar do từ Hy Lạp “katharoi” ( Những người tinh tuyền ), do một số Linh Mục khởi xướng và phổ biến trong các thế kỷ 12 – 14, cho rằng có hai Chúa, một Thiện và một Ác. Chúa Thiện tạo dựng nên những gì tốt lành siêu hình. Còn thân xác con người là do Satan làm nên để giam cầm linh hồn ta.

Innocent III ( 1198-1216 ) là một trong những Giáo Tông có nhiều thế quyền nhất mà các hoàng đế Âu Châu đều phải thần phục. Ông đã kêu gọi thập tự chinh chống lại bè rối Cathar tại miền Nam nước Pháp, người Hồi Giáo tại Tây Ban Nha và Thánh Địa, cũng như cuộc thập tự chinh thứ tư tàn phá và cướp bóc hỗn loạn thành phố Constantinople vào năm 1204, việc này đã gây nên một mối ác cảm sâu sắc. Mãi cho đến ngày 19.3.2013, lần đầu tiên trong lịch sử, một vị Thượng Phụ Constantinople là Bartholomew I mới đến dự lễ nhậm chức của Papa Phanxicô, mở ra một kỷ nguyên mới cho quan hệ giữa hai bên.

Vào sinh thời, Phanxicô Assisi đã được ngưỡng mộ tới mức được Papa Gregory IX phong hiển thánh chỉ sau khi anh qua đời 2 năm. Rồi trong vòng chỉ có 66 năm sau, một tu sĩ Phanxicô đã được chọn làm Giáo Tông là Nicholas IV, sau một cuộc bầu cử căng thẳng kéo dài đến 10 tháng. Sau đó còn có có 3 Papa khác cũng thuộc Dòng Phanxicô là Sixtus IV, Sixtus V, Clement XIV.

Trở thành tu sĩ Phanxicô là đã phải có ơn kêu gọi đặc biệt, cần sống khó nghèo, trải qua đào luyện kỹ lưỡng, nhờ thế mà hoa trái thánh thiện trổ sinh dồi dào nhất. Tính đến ngày 17-9-2014 có 55 Anh Em Hèn Mọn đã được phong hiển thánh. Dòng Đaminh có 18, Biển Đức 40, Cát Minh 12, Dòng Tên 20, Chúa Cứu Thế 4, Vinh Sơn 4. Nhưng không một ai trong số các Giáo Tông thuộc Dòng Phanxicô được phong thánh. Điều này cho thấy sống được tinh thần Phanxicô trong cương vị một Giáo Tông có quá nhiều thế quyền và thần quyền là một điều hầu như bất khả thi. Có lẽ vì thế mà nhà báo vô thần Scalfari trong cuộc mạn đàm với Papa Phanxicô vào ngày 1-10-2013 đã nói rằng phải mất đến 800 năm sau mới có một Papa dám chọn tông hiệu là Phanxicô, và trong tương lai sẽ không còn ai dám chọn tên này nữa ( xem chi tiết ở phần sau ).

Nicholas IV ( 1288-1292 ) xây dựng Vương cung thánh đường Đức Bà Cả ( Basilica di Santa Maria Maggiore ) to lớn nhất tại Rôma, nhưng ông còn xây luôn cung điện nguy nga cho riêng mình.

Sixtus IV ( 1471-1484 ) xây dựng Nhà nguyện Sistina ( Cappella Sistina ) một công trình nghệ thuật vĩ đại và vô giá của nhân loại, được đặt theo tên ông, nhưng ông còn tiến hành Pháp đình tôn giáo ( Spanish Inquisition ) trục xuất, giam cầm, tra tấn và tàn sát dã man nhiều ngàn người về tội dị giáo.

Sixtus V ( 1585-1590 ) xuất thân từ một gia đình nghèo khổ, về sau lại nhận mình là “nato di casa illustre” ( con nhà danh giá ). Trong dinh thự rất xa xỉ của ông có cả một sòng bài. Ông vận động đưa giáo luật Cựu Ước vào dân luật Rôma là áp dụng án tử hình cho tội ngoại tình, nhưng bị thất bại. Ông lợi dụng chức vụ Giáo Tông để trả thù riêng cho gia đình. Ông khinh thường Dòng Tên ra mặt, dự định ép buộc Dòng Tên phải thay đổi triệt để luật dòng, nhưng chưa kịp thi hành thì đã qua đời.

Clement XIV ( 1769-1774 ) chủ trương dẹp bỏ văn hóa địa phương trong các nghi thức đạo tại Á Châu giống như thực dân Tây Ban Nha đã làm tại Mỹ Châu Latin, khiến cho dân bản địa Trung Hoa, Nhật Bản, Đại Hàn, Việt Nam hiểu lầm gây nên nhiều cuộc tử đạo đáng tiếc cho nhiều Kitô Hữu. Việc làm đáng nhớ nhất của Clement XIV là ban hành đoản sắc Dominus ac Redemptor vào ngày 21-7-1773 giải thể luôn Dòng Tên trên toàn thế giới. Mãi đên 41 năm sau ( 1814 ) Papa Pius VII ( 1800-1823 ) mới ban hành trọng sắc Sollicitudo omnium Ecclesiarum cho phép tái lập Dòng Tên. Phải đợi đến năm 1957 Dòng Tên mới quay lại Việt Nam.

Ý thức như thế, ta có nên diễn lại hoạt cảnh tử đạo của Thánh Phanxicô Đỗ Văn Chiểu không ? ( hình đính kèm và bài viết từ nguồn

20

Page 21: Ephata 633

http://www.vietcatholic.net/News/Html/131765.htm ). Hay ta nên khiêm hạ nói lời xin lỗi với đồng bào thân yêu của ta ngoài Công Giáo. Cũng do lỗi của ta mà họ đã hiểu lầm về Chúa Giêsu. Papa Phanxicô vẫn khiêm tốn xin lỗi người Tin Lành, dù trong thực tế họ còn giết hại người Công Giáo nhiều hơn. Luther, người khởi xướng ra phong trào ly giáo, nói rằng chức vụ Papa là phản Kitô và cần phải tiêu diệt bằng mọi giá ( the Papacy is the Antichrist and must be defeated at all costs ! ).

Ta có được gọi các Giáo Sĩ là ông không ? Bản Kinh Thánh của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ, được đọc hàng ngày tại nhiều Nhà Thờ, gọi ông Phêrô ( 193 lần ), ông Phaolô 228 lần. Các vị khác cũng đều là ông: ông Ápraham, ông Môsê, ông Giuse ( chồng bà Maria ), ông Gioan Tẩy Giả, ông Giacôbê… khi không kèm tên thì cũng chỉ gọi là ông, có bao giờ gọi ai là “Ngài” hay “Đức” đâu.

Bản dịch của Linh Mục Nguyễn Thế Thuấn, DCCT, còn gọi trống là Phêrô. ( Trích ) "Hôm sau trong lúc họ còn đi đường và gần đến thành, thì Phêrô lên sân gác cầu nguyện, lối giờ thứ sáu. Ông cảm thấy đói, và muốn dùng chút gì. Trong lúc người ta dọn, thì ông xuất thần, và thấy trời mở ra, và một đồ vật gì sà xuống, như thể một tấm khăn lớn, buộc bốn góc và buông thõng xuống đất, trong đó có đủ thứ vật, thú bốn chân, rắn rít dưới đất, và chim chóc trên trời. Xảy đến có tiếng phán cùng ông: “Phêrô ! Hãy chỗi dậy, hạ sát mà ăn!” Phêrô đáp: “Ô không, lạy Chúa, vì tục và nhơ, tôi đã không hề ăn đến !” Tiếng lại phán lần nữa cùng ông: “Những gì Thiên Chúa đã tẩy sạch thì ngươi đừng gọi là tục !” ( Cv 10, 9-15 ).

Người Việt tôn kính, từ người lớn nhất ( Trời Phật ) xuống người bé nhất ( ăn mày ) đều là ông: Ông Trời, Ông Phật, ông tiên, ông Địa, ông Táo, ông vua, ông quan, ông cha, ông thầy, ông sư ( Sư Ông là tước hiệu của Thiền Sư Nhất Hạnh ), ông bác sĩ, ông kỹ sư, ông nội, ông ngoại, ông bác, ông chú, ông anh, ông chồng, ông hàng xóm, ông xích lô, ông sửa xe đạp, ông quét đường, ông bán kẹo kéo, ông bù nhìn, ông phỗng, ông ăn xin... Chỉ có ma quỷ yêu tinh mới không được gọi là ông. Gọi ông là theo cách nói tôn kính bình thường, không phân biệt địa vị rất tuyệt vời của người Việt, nhất là không gây tự ái hay khó chịu cho ai. Khi truyền giảng Tin Mừng ta nên dùng ngôn ngữ bình thường như văn phong của Kinh Thánh. Nếu ta đã gọi các đấng linh thiêng như Đức Phật, Đức Chúa là “Ngài” thì ta nên tránh gọi phàm nhân như vậy.

Trong cuộc mạn đàm thân mật với ông Scalfari vào ngày 1.10.2013, Papa Phanxicô nói rằng không muốn có những nịnh thần ( courtiers ) mà muốn có những người cố vấn khôn ngoan có chung tâm tình với mình ( xem phần sau ). Cách xưng hô trong Công Giáo Việt Nam thường làm bề dưới khúm núm trước bề trên.

Trong tiếng Hoa, ông 翁 ( weng ), là tiếng gọi tôn kính đối với mọi người nam: 老翁 lão ông, 漁翁 ngư ông, 仙翁 tiên ông, 冰翁 băng ông ( nhạc phụ ), 翁婿 ông tế ( bố vợ ), 翁仲 ông phỗng ( tượng người bằng đất ở đền chùa làm người đứng chầu ).

Ông đứng làm chi đó hỡi ông ? Trơ trơ như đá, vững như đồng. Đêm ngày gìn giữ cho ai đó ? Non nước đầy vơi có biết không ( Ông Phỗng Đá – Nguyễn Khuyến )

( Trích ) Ở phương Tây người ta dùng tên của các nhân vật được đề cập mà không có bất cứ hàm ý nào. Trong các bản Kinh Thánh tiếng Anh, người ta chỉ viết Jesus, Jesus Christ, Christ. Về chữ “Ngài” thì thật giản tiện vì chỉ có chữ “he” tức là “ông” áp dụng cho tất cả mọi người )

( http://vi.wikipedia.org/wiki/ Thảo_luận:Giê-su )

Lễ khai mạc Sứ vụ của Giáo hoàng Phanxicô được tổ chức vào ngày 19 tháng 3 năm 2013 tại Quảng trường Thánh Phêrô ở Vatican. Thánh Lễ do chính ông cử hành trước sự hiện diện của các nhà lãnh đạo chính trị và tôn giáo đến từ khắp nơi trên thế giới.

( http://vi.wikipedia.org/wiki/ Lễ_khai_mạc_Sứ_vụ_của_Giáo_hoàng_Phanxicô )

Ngày 13 tháng 5 năm 2010, linh mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp được Giáo hoàng Biển Đức XVI bổ nhiệm làm Giám mục chính tòa giáo phận Vinh. Ông được tấn phong Giám mục vào ngày 23 tháng 7 năm 2010 ( http://vi.wikipedia.org/Phaolô_Nguyễn_Thái_Hợp )

Ngày nay, linh mục có uy tín và thế giá, không phải chỉ vì ông được thụ phong linh mục, có chức thánh, mà quan trọng là do đời sống tông đồ và mục vụ của mình ( Gm. Phêrô Nguyễn Soạn, VietCatholic News 28/02/2005 )

Hẳn là còn những khó khăn trước mặt về đủ mọi phương diện nhưng linh mục Phêrô Nguyễn Thanh Long, Chánh Xứ Giáo Xứ Mẹ Việt Nam biết chắc Ngôi Thánh Ðường, cái giấc mơ Việt Nam của ông, sẽ mở cửa chào đón mọi người nhân lễ Thánh Hiến vào ngày 4.11.2000 ( http://www.olvn-dc.org/bagravei-vi7871t-v7873-2727913c-ocircng-long.html ) ( ngưng trích ).

21

Page 22: Ephata 633

Nói về sự khiêm tốn trong ngôn từ nhưng rất thu phục nhân tâm và đạt được hiệu quả truyền giảng cao nhất, ít có ai khôn khéo cho bằng Thích Nhất Hạnh, vị lãnh đạo Phật Đạo có uy tín hàng đầu trên thế

giới. Ông đã sáng lập và trực tiếp điều hành Đạo Bụt Làng Mai, một tông phái Phật mới thu hút rất nhiều người trí thức và thành đạt tại Âu Mỹ. Thay vì nhận mình là Chưởng Môn, Đức Tăng Thống, Đạo Sư, Đại Sư Lập Tự, Đại Thiền Sư… ông chỉ nhận mình là Thiền Sư ( vị tỳ kheo tu thiền ) hay là Sư Ông ( vị tỳ kheo lớn tuổi ). Đại đệ tử của ông có tên là Chân Không. Ông thường gọi Phật là Bụt. Trung tâm đạo không được gọi là Tòa Thánh mà chỉ mang tên một cái làng bình dị có trồng nhiều cây mai. Tăng sĩ dù có quốc tịch nào cũng chỉ đội một chiếc nón lá Việt Nam và mặc áo nâu bình dị. Ông luôn hoằng pháp bằng ngôn từ bình dị dễ hiểu đối với mọi người.

( Trích Thiền Sư Nhất Hạnh ) Đạo Phật đã có trên 25 thế kỷ, đến nay đạo Phật được trình bày lại với ngôn ngữ văn hóa mới của Việt Nam và thế giới, dễ hiểu, gần gũi với con người của thời đại…Đạo Phật Làng Mai được người phương Tây theo nhiều vì đạo Phật giúp họ tháo gỡ được những khủng hoảng giữa cha mẹ với con cái, vợ chồng, về đời sống xã hội, bế tắc về tâm linh đang diễn ra ở phương Tây hiện nay… Sau các khóa tu, nhiều phép lạ đã xuất hiện, vợ chồng tưởng cắt đứt vĩnh viễn lại hòa giải được, cha mẹ với con tưởng đã không thể hiểu nhau lại làm hòa được và thương kính nhau. Sau các khóa tu, chúng tôi không quyến rũ người ta theo đạo Phật. Nhưng khi họ đã thấy được hiệu nghiệm của đạo Phật, họ xin quy y Phật và thọ năm giới. Năm giới là sự thực tập cụ thể của tình thương. Giới thứ nhất: bảo vệ sự sống, giới thứ hai: chia thời gian và tài vật cho người khác, không ăn cắp, ăn trộm; giới thứ ba: không lạm dụng tình dục, giới thứ tư: ái ngữ và lắng nghe; giới thứ năm: tiêu thụ trong chánh niệm ( chỉ tiêu thụ những sản phẩm mang lại sự an lạc cho tâm mình, không rượu chè, ma túy )

( http://langmai.org/cong-tam-quan/Thich-Nhat-Hanh/dao-phat-lang-mai-lam-sao-hap-dan )

( Trích ) Nhận lời mời của Đức Giáo Hoàng Francis, một phái đoàn gồm 22 quý thầy, quý sư cô Làng Mai, trong đó có sư cô Chân Không và thầy Pháp Ấn đã có mặt tại Rome từ ngày 1 – 2/12/2014 để đại diện và chuyển tải thông điệp của Thiền sư Nhất Hạnh đến Hội nghị các nhà lãnh đạo tôn giáo thế giới về xóa bỏ nạn buôn người, một hình thức “nô lệ hiện đại”. Tại buổi gặp gỡ này, sư cô Chân Không – đệ tử lớn nhất của Thiền sư Nhất Hạnh – đã đại diện Thiền sư đọc thông điệp trước Hội nghị.

( http://langmai.org/cong-tam-quan/thong-bach/thong-diep-xoa-bo-che-do-no-le-hien-dai

Hùng sử Việt Nam tôn vinh anh hùng dân tộc Trần Bình Trọng ( 1259-1285 ) với câu nói bất hủ trước khi bị quân Nguyên chém đầu: Ta thà làm quỷ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc. Câu nói của ông đã trở thành một trong những biểu tượng sáng ngời nhất của tinh thần yêu nước chống ngoại xâm của dân tộc Việt. Không cần phải khoác vào mình các mỹ danh công hầu khanh tướng, bị gọi là Quỷ cũng được, điều quan trọng nhất là tấm lòng của Trần Bình Trọng với quê hương đất nước.

Thánh Phanxicô gọi những người đi theo mình là “Fraticelli” ( những anh em bé nhỏ ), từ đó Dòng có tên chính thức theo tiếng Latinh là Ordo Fratrum Minorum ( Dòng của Những Anh Em Bé Nhỏ ) được dịch sang tiếng Việt hết sức tuyệt vời là Dòng Anh Em Hèn Mọn.

Tuyên bố chung của các nhà lãnh đạo tôn giáo đối với chế độ nô lệ hiện đại đã được ký kết bởi:Công Giáo: Đức Giáo Hoàng FrancisHindu: Her Holiness Mata Amritanandamayi ( Amma )Phật Giáo: Thiền sư Thích Nhất Hạnh ( được đại diện bởi Tỳ kheo ni Thích Nữ Chân Không Nghiêm )Phật giáo: The Most Ven. Datuk K Sri Dhammaratana, Chief High Priest of MalaysiaDo Thái Giáo: Rabbi Dr. Abraham SkorkaDo Thái Giáo: Rabbi Dr. David RosenChính Thống Giáo: His All-Holiness Ecumenical Patriarch Bartholomew ( represented by His Eminence Metropolitan Emmanuel of France )

22

Page 23: Ephata 633

Hồi Giáo: Mohamed Ahmed El-Tayeb, Grand Imam of Al-Azhar ( represented by Dr. Abbas Abdalla Abbas Soliman, Undersecretary of State of Al Azhar Alsharif )Hồi Giáo: Grand Ayatollah Mohammad Taqi al-ModarresiHồi Giáo: Grand Ayatollah Sheikh Basheer Hussain al Najafi ( represented by Sheikh Naziyah Razzaq Jaafar, Special advisor of Grand Ayatollah )Hồi Giáo: Sheikh Omar AbboudAnh Giáo: Most Revd and Right Hon Justin Welby, Archbishop of Canterbury

Sư cô Chân Không, đại diện cho Thiền Sư Nhất Hạnh, chính là người ngồi ở bên phải Papa Phanxicô trong hình.

NGUYỄN TRUNG ( Còn tiếp nhiều kỳ )

NIỀM HY VỌNGMột em bé hỏi thầy giáo: "Tại sao mơ bao

giờ cũng vào lúc ta nhắm mắt ngủ ?" Thầy giáo bảo: "Bởi vì những gì tuyệt hảo đều vô hình…"

Tôi tin có Thượng Đế…

Tôi có người bạn ở California hàng tháng gửi thư về cho mẹ, anh không viết hàng chữ nào hỏi thăm, trong thư chỉ có tiền. Tôi hỏi tại sao anh trả lời: "Mẹ với con mà. Cần gì khách sáo mất giờ vô ích. Nhìn tiền, mẹ tôi sẽ đọc được tất cả: con vẫn còn khỏe, đi làm đều đặn, hạnh phúc và luôn nhớ đến mẹ…" Thế rồi vài tháng trước đây, mẹ

anh qua đời. Anh là người khóc nhiều nhất dù chưa bao giờ có ai thấy anh rơi lệ. Đầm đìa nước mắt, anh mếu máo đứt quãng trong tiếng nấc: "Khi không còn mẹ, tôi mới nhận ra mẹ là lẽ sống đời tôi. Có nhiều thứ không thể cắt nghĩa, bù đắp bằng tiền bạc". Chỉ khi cha mẹ bước vào cõi vô hình, lúc ấy ta mới hiểu và đánh giá đúng mức công ơn đấng sinh thành

Bạn tôi ở Florida, làm nghề viết program cho computer. Anh ta thuộc “tuýp” người rất chi tiết và cẩn trọng. Một hôm anh kể với tôi: "Tớ đã viết di chúc hoạch định mọi thứ sau khi đã qua đời. Tớ thích nhạc Mozart, ngày an táng nhất định phải có bài Requiem in D Minor K.626. Xác được mang về Việt Nam đặt trong một hũ nhỏ nằm bên cạnh bố tớ. À quên ! Cậu sẽ là một trong số những người khiêng hòm…"

Nghe đến đó tôi hoảng kinh: "Thôi đi cha nội ! Ngày ấy tớ bận lắm, không đến được đâu. Nói trước để cậu khỏi mong đợi ! Tưởng trúng món bở, ai dè chỉ để khiêng hòm ! Chẳng thấy chỗ nào Giáo Hội dạy chết rồi mà còn đi lang thang chỗ này chỗ kia, nằm nghe nhạc, nghe người ta cầu kinh cho mình, lại còn cảm giác ở bên cạnh người thân nữa chứ… Chết là hết ! Chỉ còn chờ ngày phán xét…

Bố vợ tôi qua đời năm 1983, nhà nước thực hiện quy hoạch giải tỏa nghĩa trang cải tạo môi trường sống cho nhân dân. Xác ông được cải táng, mang về nhà hài cốt Giáo Xứ đặt trong một hũ nhỏ. Năm ngoái, Giáo Xứ lên kế hoạch xây dựng khuôn viên nhà xứ, quy định nếu ai muốn hài cốt người thân đặt trong khu vực ưu tiên gần bàn thờ nhà hài cốt, xin đóng 40 triệu một người. Mẹ vợ tôi thương chồng đã vất vả bao năm lao động nuôi sống gia đình nên huy động con cái góp tiền “mua” hai chỗ để ông bà được gần nhau ( trong tương lai ). Anh chị em trong nhà “toát mồ hôi hột” làm vui lòng mẹ. Tôi xin đành “bất hiếu”. Không biết hai ông bà “ngồi” chỗ ấy được bao nhiêu năm ? Chỉ cần vài năm sau, cha xứ khác đến lại tu sửa, đám cháu chắt quên nguồn cội, hay nạn hài cốt “nhân mãn” tồn đọng lên

23

CÙNG BỘC BẠCH

Page 24: Ephata 633

đến hàng ngàn, lúc ấy vườn rau sau nhà, ao hồ nước đọng, rừng thiêng núi thẳm… sẽ là nơi chốn lý tưởng xác người nằm đợi ngày phán xét.

Tôi thường có suy nghĩ vẩn vơ thế này: Các nhà khoa học đã tìm thấy bộ xương được coi là tổ tiên loài người có niên đại 5,5 triệu năm ở gần sông Dương Tử, miền Trung Trung Quốc. Trời ơi ! Nằm chờ đến lúc phán xét. Trăm, ngàn hoặc triệu năm chờ đợi ! Lâu quá. Thật ra thời gian được cho là rất dài ấy chỉ lâu không bằng cái chớp mắt. Khi nhắm mắt chết, lúc mở mắt ra: đã là Ngày Tận Thế !

Đôi khi tôi có những giấc mơ được sống lại quãng đời ấu thơ rất hạnh phúc. Đúng lúc tuyệt vời nhất khi chạy nhảy trong rừng đuổi chim bắt bướm, tôi bị một khúc cây đổ, đè gãy chân. Tỉnh dậy nhìn quanh mới phát hiện con mèo vừa nhẩy qua người chạm đúng chỗ chân bị cây đè. Đi tìm hiểu, khoa học cắt nghĩa là khi con mèo nhẩy qua, vừa chạm vào chân, chỉ trong một phần ngàn giây đồng hồ não bộ moi lục ký ức, quay lại khúc phim thời thơ ấu để kết thúc bằng sự kiện bị cây đè cho phù hợp với thực tế con mèo chạm vào chân. Khi ta ngủ, không còn khái niệm về thời gian. Bao năm thơ ấu không lâu bằng quãng thời gian con mèo nhảy lên và rơi xuống đất.

Giấc mơ duy nhất trong đời của tôi, đúng ra không phải riêng tôi mà nói chung là của tất cả những ai có một niềm tin tôn giáo, là một ngày nào đó sau khi nhắm mắt đi vào cõi u mê, tôi sẽ được Thượng Đế âu yếm gọi tên đánh thức dậy, mời gọi đi vào cõi hằng sống. Lúc ấy đôi mắt của tôi sẽ mở thật lớn để nhìn thấy Ngài: Đấng Cứu Chuộc. Gặp lại Mẹ Maria, người Mẹ mà từ trước đến nay tôi chỉ gặp gỡ cách vô hình qua kinh nguyện chuỗi Mai Khôi. Tôi sẽ gặp ông bà, cha mẹ, anh chị em, họ hàng thân thuộc, bạn bè xa gần, cùng biết bao các vị Thánh tôi đã có dịp biết nhờ đọc lịch sử các Ngài… Giấc mơ ấy tôi chắc chắn mình sẽ đạt được. TÔI SẼ ĐƯỢC CỨU ĐỘ: một điều mà trước đây tôi cũng như bao người Công Giáo chỉ mong ước trong giấc mơ, không dám tuyên xưng to tiếng vì sẽ bị cho là “đại ngôn”, là ngạo mạn, kiêu căng tự đắc…

Tôi được Thượng Đế tạo dựng, được sinh ra là để sống đời đời, không phải để bị tiêu diệt. Ý tưởng “SẼ ĐƯỢC CỨU ĐỘ” ấy, tôi học được từ những người Tin Lành trong một lần họ đến nhà tôi truyền đạo. Hôm ấy, vào một ngày giữa tháng hai, tuyết phủ quá gối, có hai ông bà già lụ khụ, bì bõm lội tuyết, tay cầm Kinh Thánh đến gõ cửa nhà tôi. Đón họ vào nhà, tôi buột miệng khen: "Ông bà tốt quá, trời lạnh thế này mà vẫn đi truyền đạo. Mai này khi nhắm mắt rất có thể sẽ được vào cõi trường sinh". Cả hai cùng cười lớn, người chồng thân mật vỗ vai tôi, nói rõ từng tiếng: "Không phải là có thể, mà chắc chắn chúng tôi sẽ được cứu độ". Tròn mắt ngạc nhiên tôi hỏi lại: "Làm sao hai ông bà dám chắc chắn như vậy ?" Bà vợ lật đật mở Kinh Thánh, chỉ ngay vào đoạn Tin Mừng theo Thánh Gioan, đoạn 3, câu 16: "Đây này, anh xem. Chính Đức Giêsu đã nói rõ ràng: “Ai tin vào Con Thiên Chúa thì không phải chết, nhưng được sống muôn đời”. Chúng tôi tin vào Ngài, vậy nên chắc chắn SẼ ĐƯỢC CỨU ĐỘ.

Trước một Đức Tin kiên định như thế, tôi cảm thấy xấu hổ và suy nghĩ rất nhiều về Đức Tin của mình. Bấy lâu nay tôi chỉ quen đọc sách, lý luận, khuyên bảo người khác… nhưng tôi chưa sống Đức Tin. Đời sống tâm linh của tôi chỉ được dựng xây trên cát, tự ru ngủ hài lòng vì đã bao năm giữ đạo...

ĐƯỢC CỨU ĐỘ. Đơn giản quá ! Chỉ cần tin vào Ngài. Đức Tin kiên định sẽ nảy sinh Đức Mến, Đức Cậy, sẽ phân biệt được thế nào là Đức Tin chết, Đức Tin không việc làm.... Chẳng đúng sao từ lúc bé xíu ngày được rửa tội Giáo Hội dạy ta chỉ xin Đức Tin. Lễ xức tro hàng năm, khi dấu Thánh Giá vẽ trên trán, Giáo Hội dặn dò: “Hãy sám hối và tin vào Phúc Âm ( Mc 1, 14-15 ). Chúng ta đã quên hoặc không để ý.

Bạn thân mến, khi được hỏi, trong các việc, việc gì dễ làm nhất ? Socrates, nhà hiền triết xứ Hy Lạp trả lời: Khuyên bảo người khác. Viết bài này tôi không có ý nhắc nhở ai, chỉ muốn ghi lại kinh nghiệm sống Đức Tin của mình. Rất hạnh phúc khi tin vào lời hứa của Đức Giêsu. Tôi vẫn sống trong niềm hy vọng được cứu độ, không phải thứ hy vọng mong manh chắc-sẽ-bị-gạt-bỏ, hoặc kiểu hên-xui-may-rủi không chắc chắn nhưng là niềm hy vọng tràn đầy hứa hẹn khi vững tin nơi Ngài.

Tôi tin Đức Giêsu là Con Một Thiên Chúa. Tôi tin Ngài là người cha rất nhân hậu sẵn sàng tha thứ người con hoang sám hối trở về. Tôi không còn là người độc hành trên đường về làng Emmaus, hoang mang cuối đường lúc trời chiều

sắp tắt nắng. Tôi đã có Đức Giêsu luôn bên cạnh vì tôi tin vào Ngài.

Mỗi phút giây tôi đang sống, mọi đau khổ khó khăn trong đời tôi gặp đều mang một giá trị vĩnh cửu trong niềm hy vọng sẽ được cứu độ Ngày Chúa đến. Hạnh phúc thay những ai tin ở Lời Ngài.

24

Page 25: Ephata 633

NGƯỜI TÔI TỚ VÔ DỤNG

TẤM LÒNG VÀNG CỦA MỘT BÁC SĨ MỸ…Ba tuần trước, vào một buổi tối tình cờ bật TV đài

TLC, The Learning Center, tôi xem một phim tài liệu tựa đề: “The man with the 200-lb tumor – Người đàn ông có cái bướu nặng 90 kilô“. Người có cái bướu khổng lồ này là một anh Việt Nam tên là Nguyễn Duy Hải ở thành phố Đà Lạt, 32 tuổi. Lúc mới sinh ra anh ta bình thường, nhưng khi lên bốn tuổi, chân phải của anh to lớn khác thường so với chân trái.

Năm 1997, anh Hải đi nhà thương và nghe theo lời bác sĩ, cắt chân phải để ngăn chận sự bành trướng. Thế nhưng sau khi cắt, một cục u tiếp tục nẩy nở từ vết cắt, dần dần to lớn thành một cục bướu nặng 90 kilô. Vì nó quá to lớn, nặng gấp hai lần trọng lượng thân thể, anh Hải nằm

trên giường trong suốt thời gian sáu năm. Qua một sự tình cờ, thân nhân của anh Hải ở Florida biết được một bà Mỹ tên Amanda Schumacher làm việc thiện nguyện. Bà này liên lạc với Bác Sĩ McKay McKinnon.

Bác sĩ McKay McKinnon ở Chicago, Hoa Kỳ, chuyên về phẫu thuật, nổi tiếng về giải phẫu cắt bỏ bướu khổng lồ của bệnh nhân khắp thế giới. Sau khi xem video của anh Hải qua iPad và bỏ thì giờ chẩn bệnh, bác sĩ McKinnon đồng ý tình nguyện thì giờ của mình bay sang Sàigòn vào ngày 16.11.2012, giải phẫu miễn phí cắt bỏ cái bướu cho anh Hải.

Xe cứu thương trước đó vài ngày đã chở anh Hải từ Đà Lạt vào Sàigòn đến Bệnh Viện Ung Bướu TP. HCM để sẵn sàng cho cuộc đại phẫu.

Khi nhập viện, anh Hải than khó thở, bác sĩ Việt ở Bệnh Viện Ung Bướu cho bác sĩ McKinnon biết nguyên do là anh Hải bị nước vào phổi ( pleural effusion ), và lo ngại cho anh Hải nếu bị mổ. Bác sĩ McKinnon nói việc ấy không có gì quan trọng, bảo nhân viên nhà thương cứ chích rút nước ra. Bác sĩ McKinnon nghĩ rằng có lẽ anh Hải đã nằm trong suốt thời gian tám tiếng vận chuyển từ Đà Lạt, rồi vào nhà thương cũng nằm, nên nước vào phổi. Ông bảo nhân viên cho anh ta ngồi dậy thay vì nằm để tránh tình trạng nước lại vào phổi. Sau khi rút nước, anh Hải thở lại dễ dàng.

Ở bên Mỹ một khi bác sĩ quyết định giải phẫu thì bệnh nhân đến nhà thương, có sẵn một đội y tá hay bác sĩ giúp bác sĩ trong khi giải phẫu ( nếu trường hợp hiểm nghèo, phức tạp như trường hợp này ). Bảo hiểm y tế của bệnh nhân sẽ trả tiền bác sĩ lẫn chi phí tiền nhà thương, Giám Đốc nhà thương hoàn toàn không liên hệ gì đến trường hợp mổ.

Nhưng ở Việt Nam, dù rằng hội đoàn của bà Amanda Schumacher sẽ trả tiền nhà thương, bác sĩ McKinnon phải bỏ thì giờ giải thích cho nhà thương lý do tại sao họ nên cho giải phẫu vì cần giấy phép

chấp thuận của Bệnh Viện Ung Bướu. Tuy rằng không một ai ở Bệnh Viện Ung Bướu TP. HCM giỏi hơn, và có kinh nghiệm cắt bỏ ung bứu như bác sĩ McKinnon, ông ta phải giải thích cho khoảng chừng 30, 40 bác sĩ ( và y tá ? ) của nhà thương để mong họ chấp thuận cho phép. Sau đó, ông ta về khách sạn đợi ba ngày để Bệnh Viện Ung Bướu quyết định !

Khi trở lại Bệnh Viện Ung Bướu TP. HCM vào ngày thứ ba, người bác sĩ Việt Nam có quyền quyết định mà bác sĩ McKinnon gặp, lại là một người lạ, không có mặt trong nhóm bác sĩ và y tá mà ông trình bày ba ngày trước. Ông bác sĩ này viện lý

25

CÙNG TRÂN TRỌNG

Page 26: Ephata 633

do nước vào phổi ( pleural effusion ), bệnh nhân yếu sức, từ chối không cho giải phẫu, và cám ơn bác sĩ McKinnon đã bỏ thì giờ đến Việt Nam.

Bác sĩ McKinnon trả lời rằng nêu ra “nước vào phổi” để từ chối không cho mổ chỉ là lợi dụng một lý do vô cớ. Việc quan trọng không phải là ông ta tình nguyện bỏ thì giờ đến Việt Nam nhưng việc quan trọng là ông ta phải cay đắng nhìn nhận là ông ta đã thất bại trong việc thuyết phục những người đồng nghiệp với ông ở Việt Nam là cuộc giải phẫu sẽ thành công.

Bác sĩ McKinnon còn phải nói với bệnh nhân vì không được phép giải phẫu, anh Hải sẽ không có một cơ hội cứu sống nào khác, chắc chắn sẽ chết trong vòng một năm ( tim không đủ sức nuôi cục bướu khổng lồ như vậy ), tuy rằng chính anh Hải mong muốn cho ông ta cắt cái bướu của mình đi, mặc dù anh biết cơ hội chết trên bàn mổ có thể là 100%.

Bác sĩ McKinnon sau đó đã đến Bệnh Viện Ung Bướu để báo tin buồn cho bệnh nhân là nhà thương không đồng ý cho ông giải phẫu giúp anh. Anh Hải biết là cơ hội cứu mạng sống anh ta từ bác sĩ McKinnon bây giờ như sao chổi sẽ biến mất tuyệt dạng, nói cảm ơn: “Em rất cảm ơn tấm lòng của bác sĩ đã đến với em. Em sẽ nhớ mãi kỷ niệm em đã được gặp bác. Em cầu mong ở một đất nước xa xôi nào đó có một bệnh nhân giống em mà thể trạng của họ khỏe mạnh hơn em, và chính tay của bác sĩ cầm con dao phẫu

thuật giải thoát cho họ khỏi được cuộc sống chập chờn. Phần duyên số của em thì em chấp nhận như vậy, và em mong rằng một lúc nào đó khi bác sĩ hồi tưởng về Việt Nam, bác sĩ sẽ nhớ một bệnh nhân như em. Riêng em, em sẽ nhớ mãi được gặp bác sĩ. Thank you”.

Với câu trả lời: “Anh là một gương sáng cho chúng tôi nêu theo. Tôi không biết nói gì hơn là xin lỗi”, bác sĩ McKinnon rời Việt Nam trở lại Chicago với sứ mạng cắt bướu cho bệnh nhân bất thành.

Câu chuyện tưởng đến đây là hết nhưng hai tháng sau, sau khi liên lạc với nhiều người, bà Amanda Schumacher đã thuyết phục được bác sĩ Jean-Marcel Guillon, Giám Đốc Bệnh Viện Pháp Việt ( FV Hospital ) ở Sàigòn nhận lời giúp Hải được giải phẫu. Bệnh viện FV Hospital đài thọ một phần chi phí nhà thương, trả tiền máy bay và khách sạn, mời bác sĩ McKinnon trở lại Sàigòn làm phẫu thuật cho Hải với một đội bác sĩ y tá do Bệnh Viện Pháp Việt cung ứng trong việc hỗ trợ giải phẫu.

Ngày thứ năm 5.1.2012, sau gần 13 tiếng, bác sĩ McKinnon đã thành công cắt đứt cục bướu khỏi người anh Hải ( Ảnh chụp anh Hải đang tập đi bằng một chân trong sân Bệnh Viện Pháp Việt, với niềm vui sau khi được mổ cắt bỏ khối bướu khổng lồ ).

Khi còn ở Chicago, bác sĩ McKinnon đã đồng ý giải phẫu miễn phí thêm cho hai bệnh nhân Việt Nam khác, bệnh tình cũng rất trầm trọng như anh

Hải, nên ngay sau khi nghỉ phục sức ngày thứ sáu, ngày thứ bẩy hôm sau, ông đến Bệnh Viện Chợ Rẫy cắt những cái bướu trên mặt của cô Kiều Thị Mỹ Dung ( Ảnh chị Mỹ Dung ở quê, trước khi được đưa về mổ ở Sàigòn ).

Rồi Chủ Nhật ngay sau đó, bác sĩ McKinnon lại cắt một số bướu cho cô Thạch Thị Sa Ly ( Ảnh chị bên cạnh bác sĩ trước khi được mổ ).

( …Xin phép lược bớt một đoạn ngắn cuối bài )

26

Page 27: Ephata 633

NGUYỄN TÀI NGỌC

THẬT KỲ LẠ !1. Thật kỳ lạ: Tờ giấy bạc năm chục nghìn sao có vẻ rất lớn khi dâng tặng cho Nhà Thờ, mà sao

lại nhỏ thế khi mình đi mua sắm ?

2. Thật kỳ lạ: Hai giờ trong Nhà Thờ sao có vẻ dài lê thê, mà sao lại ngắn đến thế khi xem một tập phim truyền hình ?

3. Thật kỳ lạ: Mình không thể tìm ra một lời để nói khi cầu nguyện, mà không biết lời đâu lại sẵn thế khi tán gẫu với bạn bè ?

4. Thật kỳ lạ: Đọc một chương Kinh Thánh sao mà quá khó khăn, mà đọc 100 trang tiểu thuyết tình cảm hay kiếm hiệp thì sao lại dễ đến thế ?

5. Thật kỳ lạ: Sao ai ai cũng muốn ngồi hàng đầu khi nghe ca nhạc, mà lại làm đủ mọi cách để ngồi hàng cuối trong Nhà Thờ ?

6. Thật kỳ lạ: Sao chúng ta cần phải biết một việc làm cho Giáo Hội 2, 3 tuần trước đó để rồi còn xếp lịch, mà lại sắp xếp ổn thoả các việc khác vào giờ phút cuối cùng ?

7. Thật kỳ lạ: Học về Chúa để chia sẻ cho anh chị em sao quá khó khăn, mà học hiểu rồi truyền miệng những chuyện tầm phào sao lại dễ dàng đến thế ?

8. Thật kỳ lạ: Sao mình có thể tin mọi thứ mà báo chí nêu ra, mà lại thắc mắc hoài nghi mãi về những lời Kinh Thánh ?

9. Thật kỳ lạ: Sao ai ai cũng muốn có một chỗ trên Thiên Đàng, mà lại không muốn tin, không muốn làm hay nói điều gì để được lên đấy ?

10. Thật kỳ lạ: Sao khi mình gửi chuyện cười bằng E-mail thì tin rằng người ta chuyển ngay, nhưng khi sắp gửi một bức thư nói về Chúa thì mình lại đắn đo suy nghĩ trước khi đem chia sẻ ?

Thật là kỳ lạ phải không nào ? Giờ đây bạn đã đọc lá thư này xong, thì bạn hãy chuyển đến cho một người bạn, một thân nhân hay một người nào đó không ưa bạn. Nếu bạn quên hoặc không muốn làm như vậy, thì chẳng những bạn mất cơ hội được Chúa chúc lành, mà bạn còn làm mất cơ hội của những người có thể đang cần đến Chúa trong đời họ.

KHUYẾT DANH, Bản dịch của Gs. Trần Duy Nhiên

CHƯƠNG TRÌNH NHỊP CẦU BÁC ÁI PHANXICÔ

TRỢ GIÚP CHỊ NGUYỄN THỊ HỒNG Ở ĐỒNG NAI, BỊ UNG THƯ VÚ

Lm. Giuse Nguyễn Văn Tăng, Giáo Xứ Lộc Hòa, Giáo Phận Xuân Lộc, giới thiệu chị Nguyễn Thị Hồng, sinh năm 1962, ngụ tại tỉnh, Đồng Nai. Cha mẹ mất sớm, nhà có 3 anh em, chị không có gia đình, ở chung với người anh. Chị Hồng thể trạng rất yêu, mắc nhiều bệnh tật, nay lại thêm bệnh ung thư vú, hiện đang điều trị tại khoa Nội 4, Bệnh Viện Ung Bướu Sàigòn, đã được mổ ngày 21.4.2014, chi phí tổng cộng 15 triệu đồng, sẽ phải hóa trị 6 toa, nhưng men gan cao nên lại phải ngưng hóa trị để điều trị men gan bên Bệnh Viện Gia Định. Nay chung tôi xin trợ giúp gia đình chị 7.000.000 VND, số tiền được trích tư Chương Trình Nhịp Cầu Bác Ái Phanxicô, có 6 biên lai.

TRỢ GIÚP ÔNG NGUYỄN NGỌC ANH Ở VĨNH LONG, BỊ KHỐI U DẠ DÀY DI CĂN

27

CÙNG TƯƠNG TRỢ

CÙNG NGHIỆM SINH

Page 28: Ephata 633

Lm. Giuse Lê Quang Uy, DCCT, giới thiệu ông Nguyễn Ngọc Anh, sinh năm 1969, quê ở 94C ấp Mỹ Thuận, xã Tân Hội, tỉnh Vĩnh Long. Vợ ông là bà Lê Ánh Tuyết cũng đang mang bệnh ung thư. Ông Ngọc Anh bị khối u dạ dày di căn, đã được mổ ở Bệnh Viện Vĩnh Long, sau đó chuyển lên Bệnh Viện Chợ Rẫy, hiện đang được tiếp tục điều trị ở Bệnh Viện Ung Bướu, lầu 1 khoa Nội 4, phòng 203. Nay chúng tôi xin trợ giúp gia đình ông 6.900.000 VND, số tiền được trích từ Chương Trình Nhịp Cầu

Bác Ái Phanxicô, có 4 hóa đơn.

TRỢ GIÚP EM NGUYỄN CÁC BẢO TRÂN Ở Q. 12, SÀIGÒN, BỊ UNG THƯ VÒM HỌNG

Lm. Giuse Lê Quang Uy, DCCT, giới thiệu em Nguyễn Các Bảo Trân, sinh năm 1995, địa chỉ 134/201 KP. 1a, Tân Thới Hiệp, P. Tân Thới Hiệp, Q. 12, điện thoại: 01638.054.505, mẹ là bà Nguyễn Thị Ngọc Thủy, làm nghề may, cha là Nguyễn Tuấn Sang, làm nghề thợ hồ. Em Trân bị ung thư vòm họng, điều trị ở Bệnh Viện Ung Bướu, đã được 6 toa và 18 tia, mỗi toa điều trị từ 1 triệu rưỡi đến 2 triệu

đồng, Nay chúng tôi xin trợ giúp gia đình em 7.000.000VND, số tiền được trích từ chương trình Nhịp Cầu Bác Ái Phanxicô, có 3 biên lai.

TRỢ GIÚP BÀ NGUYỄN THỊ NỮ Ở GIA LAI, BỊ BỆNH TIM

Thầy Giuse Phan Văn Dũng, DCCT, giới thiệu bà Maria Nguyễn Thị Nữ sinh năm 1995, hiện ngụ tại thôn Phú Yên, xã Hra, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai. Bà Nữ có 6 người con đều đã lập gia đình, hoàn cảnh gia đình khó khăn, người chồng đi chăn trâu. Bà Nữ bị bệnh tim, điều trị ở Bệnh Viện Quy Nhơn, sau thời gian cấp cứu gia đình không đủ viện phí điều trị nên phải về nhà. Nay chúng tôi xin trợ giúp gia đình bà 1.000.000 VND, số tiền được trích từ chương trình Nhịp Cầu Bác Ái Phanxicô, có 1 biên lai.

522. ĐANG QUYÊN GÓP QUỸ MẸ HẰNG CỨU GIÚP ĐIỀU TRỊ CHẤN THƯƠNG NÃO VÀ MẮT

CHO ANH NGUYỄN VĂN HIẾU Ở YÊN BÁILm. Phêrô Nguyễn Đình Đền, Giáo Xứ Quần Hào, Giáo Phận Hưng Hóa, điện thoại:

0915.588.664, giới thiệu anh Giuse NGUYỄN VĂN HIẾU, sinh năm 1992, vợ là chị Maria Vũ Thị Liên, hiện ngụ tại tổ 8, phường Yên Thịnh, thành phố Yên Bái, điện thoại: 0979.531.342. Gia đình anh làm nghề nông, anh chị có một con nhỏ mới 4 tháng tuổi.

Anh Hiếu bị tai nạn trên đường đi làm về, chấn thương sọ não và cả 2 mắt bị lòi ra, sau khi sơ cứu, các bác sĩ Bệnh Viện Yên Bái đã múc bỏ mắt bên phải, còn mắt bên trái bị giập. Anh còn bị giập xương và tổn thương não nên đã được chuyển về Bệnh Viện Việt Đức, Hà Nội, để điều trị. Sau đó anh lại được tiếp tục chuyển sang Bệnh Viện Mắt Trung Ương để tiếp tục chữa trị bên mắt trái, bác sĩ nói phải phẫu thuật nhiều lần thì mới có hy vọng nhìn thấy được. Gia đình đã phải vay mượn hơn trăm triệu đồng để lo liệu mọi khoản chi phí cho anh mà vẫn chưa đủ.

Ngày 10.12.2014, chúng tôi xin mở Quỹ Trợ Giúp điều trị tổn thương não và mắt cho anh Nguyễn Văn Hiếu với số tiền là 35.000.000 VND. Mọi liên hệ trợ giúp xin gửi về cho Lm. Giuse Lê Quang Uy, TTMV DCCT, 38 Kỳ Đồng, P. 9, Q. 3, Sàigòn, Email: [email protected]

Danh sách các ân nhân gần xa:

Hội Bác Ái Phanxicô ( Hoa Kỳ ): 4.000.000 VNDChuyển từ Quỹ giúp anh Dương Ngọc Tuyết: 3.450.000 VNDChị Phương Thảo ( Bà Rịa ): 2.000.000 VNDBạn Fiat Linh Vũ ( Sàigòn ): 1.000.000 VNDBà Hoàng Thị Hiệp ( Hoa Kỳ ): 100 USDMK Bích Sơn và ca đoàn Việt Linh ( Hoa Kỳ ): 200 USDChị Nguyễn Thu Hà ( Úc ): 100 AUDTrích chia sẻ của anh chị Tiến – Phương ( Sàigòn ): 10.000.000 VNDTrích chia sẻ của chị Wendy Đinh Nguyệt ( Hoa Kỳ ): 200 USDCô Hà Thị Quí, Q. 3 ( Sàigòn ): 500.000 VNDTrích chia sẻ của bà Vũ Thị Thoa, Victoria ( Úc ): 100 AUD

28

Page 29: Ephata 633

Tổng kết đến 13g30 trưa Chúa Nhật 14.12.2014: 20.450.000 VND + 500 USD + 200 AUD = 35.250.000 VND

Như vậy sau 5 ngày quyên góp, chúng ta đã có được 35 triệu đồng giúp anh Nguyễn Văn Hiếu. Số tiền 250.000 VND dôi ra xin chuyển sang cho trường hợp ngặt nghèo kế tiếp. Xin tạ ơn Chúa, biết ơn Mẹ và cám ơn quý ân nhân gần xa.

541. QUỸ MẸ HẰNG CỨU GIÚP ĐIỀU TRỊ UNG THƯ VÚCHO BÀ PHẠM THỊ HÒE Ở LÂM ĐỒNG

Cô Isave Nguyễn Thị Thanh Nỡ, Nhóm Hồng Ân, giới thiệu bà PHẠM THỊ HÒE, sinh năm 1974, trú quán tại thôn Tân Hương 2, xã Lộc Thanh, thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng, điện thoại của người chị là bà Phạm Thị Lý: 0968.227.005.

Bà Hòe bị ung thư vú, hiện đang được điều trị ở Bệnh Viện Ung Bướu Sàigòn. Bác sĩ không cho nội trú ở bệnh viện, nên phải xin ở nhờ nhà người quen, cứ tới ngày tái khám thì lại vào bệnh viện để điều trị, tổng cộng chi phí đến nay theo các hóa đơn đã hết gần 25 triệu đồng, chưa kể các khoản tốn kém do đi lại, ăn ở, chăm sóc.

Ngày 14.12.2014, chúng tôi xin mở Quỹ Trợ Giúp mổ tim cho bà Nguyễn Thị Mỹ An với số tiền là 20.000.000 VND. Mọi liên hệ trợ giúp xin gửi về cho Lm. Giuse Lê Quang Uy, Trung Tâm Mục Vụ DCCT, 38 Kỳ Đồng, P. 9, Q. 3, Sàigòn. Email: [email protected]

Danh sách các ân nhân gần xa:

Hội Bác Ái Phanxicô ( Hoa Kỳ ): 4.000.000 VNDChuyển từ Quỹ giúp anh Nguyễn Văn Hiếu: 250.000 VNDTrích chia sẻ của bà Vũ Thị Thoa, Victoria ( Úc ): 200 AUDMột người ẩn danh ở Q. 5 ( Sàigòn ): 200.000 VND Bác sĩ Kim Ngân, Thủ Đức ( Sàigòn ): 500.000 VNDCác tân bác sĩ sau Lễ Tạ Ơn ( Sàigòn ): 1.300.000 VNDBác PHP, Giáo Xứ Bình Thọ, Thủ Đức ( Sàigòn ): 2.000.000 VNDÂn nhân Khiem Tran Tham ( Hoa Kỳ ): 120 USDÔng Vũ Thanh Phương và các ân nhân ( Hòa Lan ): 300 EUR

Tổng kết đến 9g30 sáng thứ hai 15.12.2014: 8.250.000 VND + 200 AUD + 120 USD + 300 EUR = 22.400.000 VND

Như vậy chỉ trong 1 ngày quyên góp, chúng ta đã có được 20 triệu đồng giúp bà Phạm Thị Hòe. Số tiền 2.400.000 VND dôi ra xin chuyển sang cho trường hợp ngặt nghèo kế tiếp là anh Trương Thành Phát ở Sàigòn. Xin tạ ơn Chúa, biết ơn Mẹ và cám ơn quý ân nhân gần xa.

542. HOÀN TẤT QUỸ MẸ HẰNG CỨU GIÚP ĐIỀU TRỊ LAO PHỔI VÀ SƠ GAN

CHO ANH TRƯƠNG THÀNH PHÁT Ở SÀIGÒNCô Isave Nguyễn Thị Thanh Nỡ, Nhóm Hồng Ân, giới thiệu anh TRƯƠNG THÀNH PHÁT, sinh

năm 1985, hiện ngụ tại số 56/12 đương 27, P. Sơn Ky, Q. Tân Phu, Sàigòn, điên thoai: 01264.388.029. Anh Phat chưa lâp gia đinh, la tai xê xe tai, phu cha me nuôi ba người em nhỏ con đang đi hoc. Người cha bi bênh tai biên nhe, người me thêu ao ngoai chơ, hoàn cảnh gia đinh chi tạm đu sông.

Anh Phat thể trạng quá yếu, phải xin vào Bệnh Viện Nhân Dân 115 ngay 23.10.2014, bac si chân đoan anh bi bênh lao phôi va sơ gan giai đoan cuôi. Vi anh la lao đông mưu sinh chinh nên khi lâm bênh năng, chỉ mới sau một thời gian ngắn chạy chữa, gia đình đã phải vay mượn cầm cố để lo liệu cho

anh, rơi vào tình trạng hoàn toàn suy kiệt.

Ngày 15.12.2014, chúng tôi xin mở Quỹ Trợ Giúp điều trị lao phổi và sơ gan cho anh Trương Thành Phát với số tiền là 15.000.000 VND. Mọi liên hệ trợ giúp xin gửi về cho Lm. Giuse Lê Quang Uy, Trung Tâm Mục Vụ DCCT, 38 Kỳ Đồng, P. 9, Q. 3, Sàigòn, Email: [email protected]

Danh sách các ân nhân gần xa:

29

Page 30: Ephata 633

Hội Bác Ái Phanxicô ( Hoa Kỳ ): 4.000.000 VNDChuyển từ Quỹ giúp bà Phạm Thị Hòe: 2.400.000 VNDMột người dự Lễ Xa Quê DCCT ( Sàigòn ): 50 AUDTrích chia sẻ của bà Vũ Thị Thoa, Victoria ( Úc ): 200 AUDGia đình ông Trần Ngọc Tá ( Úc ): 250 AUD

Tổng kết đến 20g tối thứ hai 15.12.2014: 6.400.000 VND + 500 AUD = 15.250.000 VND

Như vậy chỉ nội trong 1 ngày quyên góp, chúng ta đã có được 15 triệu đồng giúp anh Trương Thành Phát. Số tiền 250.000 VND dôi ra xin chuyển sang cho trường hợp ngặt nghèo kế tiếp. Xin tạ ơn Chúa, biết ơn Mẹ và cám ơn quý ân nhân gần xa.

543. QUỸ MẸ HẰNG CỨU GIÚP ĐIỀU TRỊ CHẤN THƯƠNG CỘT SỐNG

CHO ANH NGUYỄN TUẤN THẠCH Ở KHÁNH HÒACô Isave Nguyễn Thị Thanh Nỡ, Nhóm Hồng Ân, giới thiệu anh Nguyên Tuân Thach, sinh năm

1969, quê ở thôn Thông Nhât, xa Cam Phước Đông, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, điên thoai: 01646.241.268. Anh Thach làm rẫy để mưu sinh cho gia đình, co vơ va bốn người con, các con lớn thì đi làm thuê, các con nhỏ thì vẫn còn đi học.

Thang 6 năm 2014, buôi tôi anh chay xe từ rẫy về nhà thì bi sup hô ngã xuống đường, chân thương côt sông phần cô, phải vào cấp cứu và điều trị suốt 5 tháng tại Bênh Viên Nha Trang, sau đó phải chuyên vao Bệnh Viện Chân Thuơng Chinh Hinh Sàigòn, hiên tai phải ngồi xe lăn, đang tiếp tục điêu tri tai Bệnh Viện Điêu Dương Quận 8, đương Âu Dương Lân, Sàigòn. Sô tiên chi phi các mặt lo liệu cho anh đến nay đã lên đến 60 triệu đồng, gia đinh đã hoàn toàn suy kiệt, phai câm cô cả sô đo căn nha đang ở để đóng viện phí.

Ngày 16.12.2014, chúng tôi xin mở Quỹ Trợ Giúp điều trị chấn thương cột sống cho anh Nguyễn Tuấn Thạch với số tiền là 20.000.000 VND. Mọi liên hệ trợ giúp xin gửi về cho Lm. Giuse Lê Quang Uy, Trung Tâm Mục Vụ DCCT, 38 Kỳ Đồng, P. 9, Q. 3, Sàigòn. Email: [email protected]

Danh sách các ân nhân gần xa:

Hội Bác Ái Phanxicô ( Hoa Kỳ ): 4.000.000 VNDChuyển từ Quỹ giúp anh Trương Thành Phát: 250.000 VNDAnh Nguyễn Trần Phi Long ( Pháp ): 100 EURTrích chia sẻ của anh Hà Duy Tiến: 5.000.000 VNDMột người ẩn danh ( ? ): 5.000.000 VNDÔng Thơm ( Sàigòn ): 300.000 VNDAnh chị Điển – Hằng ( Sàigòn ): 500.000 VNDGia đình bạn Fiat Mỹ Linh ( Sàigòn ): 1.000.000 VNDTrích chia sẻ của cô Liên ( Úc ): 2.000.000 VND

Tổng kết đến 20g30 tối thứ tư 17.12.2014: 18.050.000 VND + 100 EUR = 20.700.000 VND

Như vậy chỉ trong 1 ngày quyên góp, chúng ta đã có được 20 triệu đồng giúp anh Nguyễn Tuấn Thạch. Số tiền 700.000 VND dôi ra xin chuyển sang cho trường hợp ngặt nghèo kế tiếp là cháu Uông Đức Bảo ở Vĩnh Phúc. Xin tạ ơn Chúa, biết ơn Mẹ và cám ơn quý ân nhân gần xa.

544. QUỸ MẸ HẰNG CỨU GIÚP MỔ TIM CHO CHÁU UÔNG ĐỨC BẢO Ở VĨNH PHÚC

Lm. Giuse Lê Quang Uy, TTMV DCCT, giới thiệu cháu Giuse UÔNG ĐỨC BẢO, sinh năm 2008, con anh Giuse Uông Văn Biều và chị Anna Phan Thị Sinh, hiện ngụ tại thôn Yên Mỹ, P. Xuân Hoà, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, điện thoại liên hệ 01654.548.462. Gia đình có hai người con đều còn nhỏ và đang đi học, cả gia đình mưu sinh bằng nghề tráng bánh đa, với thu nhập bình quân hàng tháng là 3 triệu đồng, thể trạng anh Biều lại rất yếu, thường xuyên đau ốm do bệnh phổi và gan.

Cháu Bảo bị bệnh tim, chứng thông liên thất, đã được khám và mổ ở Viện Tim Hà Nội tháng 3 năm 2013. Tổng chi phí ca mổ gần 50 triệu đồng, bảo hiểm trẻ em hỗ trợ hơn 10 triệu đồng, gia đình

30

Page 31: Ephata 633

gom góp, vay mượn bà con hàng xóm hơn 37 triệu đồng. Hiện tại cháu Bảo vẫn được kiểm tra đều đặn 6 tháng một lần với tình trạng sức khoẻ ổn định. Gia đình hiện nay đã kiệt quệ, không trả nổi số tiền đã vay mượn để lo cho cháu Bảo.

Ngày 17.12.2014, chúng tôi xin mở Quỹ Trợ Giúp mổ tim cho cháu Giuse UÔNG ĐỨC BẢO với số tiền là 20.000.000 VND. Mọi liên hệ trợ giúp xin gửi về cho Lm. Lê Quang Uy, Trung Tâm Mục Vụ DCCT, 38 Kỳ Đồng, P. 9, Q. 3, Sàigòn. Email: [email protected]

Danh sách các ân nhân gần xa:

Hội Bác Ái Phanxicô ( Hoa Kỳ ): 4.000.000 VNDChuyển từ Quỹ giúp anh Nguyễn Tuấn Thạch: 700.000 VNDTrích chia sẻ của cô Liên ( Úc ): 2.000.000 VNDÔng Phạm Minh Thiện ( Hoa Kỳ ): 4.000.000 VNDÔng Vũ Thế Anh ( Hoa Kỳ ): 50 USDAnh Ngô Văn Quảng ( Sàigòn ): 500.000 VNDCác bạn Nhóm Fiat ( các tỉnh ): 500.000 VNDMột ân nhân ở Toronto ( Canada ): 200 CADÔng bà Trung ( Úc ): 200 AUD

Tổng kết đến 15g30 chiều thứ sáu 19.12.2014: 11.700.000 VND + 50 USD + 200 CAD + 200 AUD = 20.000.000 VND

Như vậy chỉ nội trong 1 ngày quyên góp, chúng ta đã có được 20 triệu đồng giúp cháu Uông Đức Bảo. Xin tạ ơn Chúa, biết ơn Mẹ và cám ơn quý ân nhân gần xa.

31