Chương này bao gồm - eldata11.topica.edu.vneldata11.topica.edu.vn/HocLieu/ICT102/Giao...

55
TIN HC CƠ BN Chương 6 INTENET & WORLD WIDE WEB Chương này bao gm Copyright © 2006 Trung tâm nghiên cu và tư vn vqun lý Phòng 312, nhà A17, s17 TQuang Bu, Hà Ni. Bài 1: Các khái nim cơ bn vIntenet Bài 2: Sdng trình duyt Web Bài 3: Tìm kiếm thông tin trên Internet Bài 4: Sdng thư đin tBài 5: Thiết kế Web bng Prontpage

Transcript of Chương này bao gồm - eldata11.topica.edu.vneldata11.topica.edu.vn/HocLieu/ICT102/Giao...

TIN HỌC CƠ BẢN Chương6

INTENET & WORLD WIDE WEB

Chương này bao gồm

Copyright © 2006 Trung tâm nghiên cứu và tư vấn về quản lý Phòng 312, nhà A17, số 17 Tạ Quang Bửu, Hà Nội.

• Bài 1: Các khái niệm cơ bản về Intenet

• Bài 2: Sử dụng trình duyệt Web

• Bài 3: Tìm kiếm thông tin trên Internet

• Bài 4: Sử dụng thư điện tử

• Bài 5: Thiết kế Web bằng Prontpage

CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ INTERNET

Internet là một liên mạng máy tính toàn cầu, cung cấp cho bạn nhiều dịch vụ hấp dẫn, như: xem các trang web sinh động, gửi thư điện tử, gửi tệp tin ... Bài học này cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản về Internet, như: Siêu liên kết, URL, trình duyệt web, máy tìm kiếm..., giúp bạn có được những khái niệm ban đầu trước khi tìm hiểu và sử dụng các dịch vụ Internet.

• Nắm được các khái niệm cơ bản về Internet.

• Nắm được tác dụng của Cookie và vùng nhớ đệm.

• Nắm được các phương pháp kết nối Internet.

Mục tiêu

• Phân biệt giữa Internet và WWW

• Một số thuật ngữ: HTTP, Hyperlink, URL, ISP

• Trình duyệt web

• Máy tìm kiếm

• Cookie

• Vùng nhớ đệm

• Kết nối Internet

Kết thúc bài học này bạn có thể

1 Chương

Internet là một liên mạng máy tính toàn cầu. Về phần cứng, Internet bao gồm các mạng LAN, WAN trên khắp thế giới kết nối với nhau; về phần mềm, cần có một ngôn ngữ dùng chung cho tất cả các máy tính trên Internet để chúng có thể nhận ra nhau và liên lạc với nhau, ngôn ngữ đó chính là bộ giao thức TCP/IP.

World Wide Web (WWW) chỉ là một dịch vụ của Internet. Ngoài WWW, Internet còn có các dịch vụ khác, như: thư điện tử, truyền tệp, đăng nhập từ xa, tán gẫu … Về bản chất, WWW là văn bản và hình ảnh được bạn xem bằng trình duyệt web.

HTTP là viết tắt của Hyper Text Transfer Protocol, có nghĩa là giao thức truyền tệp tin siêu văn bản. Trình duyệt web sử dụng giao thức này để kết nối với máy phục vụ Web và tải các trang web về máy người dùng. Chính vì vậy mà bạn có thể thấy ở địa chỉ web nào cũng được mở đầu bằng http, chẳng hạn: http://www.yahoo.com.

Website, khu vực chứa Web, là nơi các trang web được lưu trên máy phục vụ. Trong số các trang web thuộc website, có một trang gọi là trang chủ (Home Page). Trang chủ là trang mặc định được hiển thị khi bạn truy nhập vào website. Từ trang chủ, người sử dụng sẽ đi đến các trang web khác qua các siêu liên kết được thiết lập trên trang chủ.

URL là viết tắt của Uniform Resource Locator, có nghĩa là bộ định vị tài nguyên đồng dạng. URL gồm tên giao thức (thường là HTTP hoặc FTP), theo sau bởi địa chỉ máy tính bạn muốn kết nối. Ví dụ, URL “ftp://ftp.cdrom.com” sẽ ra lệnh cho máy tính của bạn sử dụng giao thức FTP để kết nối đến máy tính có tên ftp.cdrom.com.

Siêu liên kết (Hyperlink) là một đoạn văn bản (hoặc đồ họa) trên một trang web mà khi bạn nhấp chuột vào nó, nó sẽ tự động:

- Chuyển bạn đến một phần khác của trang web này.

- Chuyển bạn đến một trang web khác trong website này.

- Chuyển bạn đến một trang web trên một website khác

- Cho phép bạn nạp xuống một tệp tin

- Cho phép bạn chạy một ứng dụng, nghe một bản nhạc hoặc xem một bộ phim.

Nội dung

1.1 PHÂN BIỆT GIỮA INTERNET VÀ WWW

1.2 MỘT SỐ THUẬT NGỮ

HTTP

Website

URL

Siêu liên kết (Hyperlink)

Hình ảnh bên dưới hiển thị một phần của trang web. Các dòng chữ gạch chân cho biết đó là siêu liên kết. Chữ thể hiện siêu liên kết thường có mầu xanh.

ISP là viết tắt của Internet Service Provider, có nghĩa là nhà cung cấp dịch vụ Internet.

Nếu bạn muốn kết nối Internet, bạn cần đăng ký thuê bao của một ISP. ISP cho phép người dùng truy nhập Internet thông qua một số hình thức: quay số qua Modem, ADSL, Kênh thuê riêng (leased line) ...

Để đi vào thế giới của những trang web, trên máy tính của bạn cần cài đặt một chương trình ứng dụng gọi là trình duyệt web (web browser). Có rất nhiều trình duyệt web khác nhau, ví dụ như: Internet Explorer (IE), Netscape Navigator, Opera, Mozilla, Firefox … Trong đó phổ biến hơn cả là IE.

Mỗi phần mềm đều có các phiên bản khác nhau, phiên bản mới nhất là phiên bản có

nhiều tính năng hơn các phiên bản trước đó.

Sau một vài năm triển khai dịch vụ web, một bài toán tất yếu nảy sinh đó là người dùng

ISP

1.3 TRÌNH DUYỆT WEB

1.4 MÁY TÌM KIẾM

cần được cung cấp cách thức tìm kiếm thông tin trên kho tàng dữ liệu vô cùng rộng lớn của Internet. Đã có nhiều cách thức và giải pháp được đưa ra nhưng theo thời gian sử dụng chỉ còn hai cách sau đây được sử dụng rộng rãi:

• Cách thứ nhất là tìm kiếm theo danh mục địa chỉ được các nhà cung cấp dịch vụ đặt trên các trang web tĩnh. Ví dụ trang web của VDC tại địa chỉ www.vnn.vn có cung cấp danh mục địa chỉ.

• Cách thứ hai là tìm kiếm qua các trang web động, gọi là máy tìm kiếm (Search Engine). Máy tìm kiếm là một hệ thống cho phép tìm kiếm các thông

tin trên Internet theo yêu cầu của người dùng. Máy tìm kiếm nắm được thông tin về các website trên Internet. Tuy nhiên, nó chỉ có thông tin về những website đã báo cáo với nó, hoặc những website nó tự động tìm ra. Một điều quan trọng mà bạn cần nhận rõ là một máy tìm kiếm không có thông tin đầy đủ về tất cả các website trên Internet. Có nhiều máy tìm kiếm khác nhau, do nhiều tổ chức cung cấp. Khi muốn tìm kiếm, bạn nhập cụm từ cần tìm, chẳng hạn đào tạo máy tính, máy tìm kiếm sẽ tìm trong cơ sở dữ liệu của nó và sẽ hiển thị danh sách các website thỏa mãn các tham số tìm kiếm của bạn.

Cookie là các tệp tin văn bản có kích thước nhỏ được hình thành trong quá trình duyệt qua các trang web động. Cookie chứa thông tin mà đã thao tác với trang web động như nhập tên và mật khẩu đăng nhập.

Ưu điểm của cookie là sau khi đã đăng nhập vào hệ thống nào đó, thì lần sau khi bạn vào lại trang web này, website sẽ tự động truy nhập đến thông tin về bạn và bạn không phải đăng nhập nữa.

Nhược điểm của Cookie là giảm mức bảo mật. Ví dụ các chương trình gián điệp được

cài trên máy tính sẽ dựa vào Cookies để biết được các thông tin mật của bạn.

Mỗi khi bạn tải trang web, bản sao thông tin (cả văn bản và hình ảnh) được lưu trên đĩa cứng của bạn. Lý do của việc này là nếu lần sau bạn thăm lại website này thì thông tin sẽ được nạp nhanh chóng từ bản sao trên đĩa cứng, chứ không phải nạp lại từ website.

Do ảnh được lưu trong cache nên nếu bạn đang thăm một website có nhiều trang web riêng biệt và trên mỗi trang đều có logo của công ty thì tất cả các trang tiếp theo sẽ được

nạp nhanh hơn đôi chút vì ảnh logo sẽ được nạp từ cache chứ không từ Internet.

PSTN (Public Switched Telephone Network): Mạng điện thoại chuyển mạch công cộng là tên kỹ thuật của hệ thống điện thoại công cộng, chúng được xây dựng dựa trên kỹ

1.5 COOKIE

1.6 VÙNG NHỚ ĐỆM (CACHE)

1.7 KẾT NỐI INTERNET

Các loại kết nối thông dụng

thuật dây đồng truyền thống và có thể truyền dữ liệu dạng tín hiệu tương tự. Với đường điện thoại thường dùng ở gia đình, bạn cần sử dụng một thiết bị gọi là Modem để chuyển đổi tín hiệu số từ máy tính sang tín hiệu tương tự rồi truyền qua đường điện thoại đến nhà cung cấp dịch vụ Internet. Tốc độ truyền dữ liệu tối đa qua Modem là 56Kb/s.

ISDN (Intergrated Services Digital Network: Mạng số tích hợp đa dịch vụ) cho phép tốc độ truyền dữ liệu nhanh hơn so với trường hợp sử dụng Modem. Sử dụng ISDN bạn có thể truyền dữ liệu với tốc độ 64 Kb/s hoặc 128 Kb/s.

ADSL (Asymmetric Digital Subscriber Line: Đường thuê bao số bất đối xứng) là kỹ thuật mới cho phép truyền dữ liệu tốc độ cao qua đường điện thoại. Tốc độ hướng

xuống của ADSL trong khoảng từ 0,5 đến 8 Mb/s và hướng lên là từ 16 đến 640 Kb/s.

Ở nhà, bạn thường sử dụng kết nối bằng đường điện thoại sử dụng Modem.

Các bước thực hiện như sau:

1) Đăng ký thuê bao với nhà cung cấp dịch vụ

Để sử dụng Internet, bạn cần đăng ký thuê bao với nhà cung cấp dịch vụ Internet. Hiện nay, các nhà cung cấp dịch vụ Internet cung cấp tài khoản vào Internet dưới nhiều hình thức: mua thẻ trả trước, thuê bao trả sau, quay số vào tài khoản công cộng (ví dụ vnn1269 do VDC cung cấp).

2) Cài đặt Modem

Nếu bạn dùng Windows XP thì hệ điều hành này sẽ nhật biết được hầu hết các loại Modem. Trong trường hợp hệ điều hành không nhận biết được modem, bạn sử dụng đĩa cài đặt đi kèm modem để cài đặt modem. Bạn cũng có thể tải các trình điều khiển modem từ Internet.

3) Tạo kết nối mạng

• Nhấp chuột phải vào biểu tượng My Network Places trên màn hình nền rồi chọn Properties.

Hộp thoại Network Connections xuất hiện.

PS TN

In ternetModem

Kết nối quay số qua Modem

• Chọn Create a New Connection.

• Chọn Next để tiếp tục.

• Trong hộp thoại tiếp theo, bạn chọn Connect to Internet rồi nhấp Next để tiếp tục.

• Trong hộp thoại tiếp theo, bạn chọn Set up my connection manually rồi

nhấp Next để tiếp tục.

• Trong hộp thoại tiếp theo, nhấp Next để tiếp tục.

• Trong hộp thoại tiếp theo, đặt tên cho kết nối vào ô ISP Name rồi nhấp Next để tiếp tục.

• Trong hộp thoại tiếp theo, nhập số điện thoại của ISP (chẳng hạn 1260) vào ô Phone Number.

• Trong hộp thoại tiếp theo, gõ tên tài khoản vào ô User name, mật khẩu vào ô Password và xác nhận mật khẩu vào ô Confirm Password.

• Trong hộp thoại tiếp theo, nhấp Finish để kết thúc.

Kết nối thông qua LAN

Các máy tính trong mạng LAN có thể kết nối Internet qua một máy tính trung gian có

cài đặt chương trình gọi là Proxy Server. Máy tính Proxy Server kết nối với nhà cung cấp dịch vụ bằng đường điện thoại, ADSL hoặc kênh thuê riêng, sau đó chia sẻ kết nối này để các máy tính khác có thể truy nhập Internet.

Để kết nối Internet thông qua Proxy Server, bạn phải biết địa chỉ IP và số hiệu cổng của Proxy Server (chẳng hạn 192.168.24.1 và 8080 như trên hình vẽ). Thông tin này phải lấy từ người quản trị mạng.

Bạn thực hiện các bước sau:

• Mở Internet Explorer.

• Mở thực đơn Tools, chọn Internet Options.

Hộp thoại Internet Options xuất hiện.

• Chọn thẻ Connections.

• Nhấp nút LAN setting.

Hộp thoại Local Area Network (LAN) Settings xuất hiện.

Proxy Server192.168.24.1

8080

Ethernet

Internet

TỔNG KẾT BÀI

• Trong vùng Proxy Server, Đánh dấu ô Use a proxy server for LAN rồi nhập địa

chỉ IP vào ô Address và số hiệu cổng vào ô Port.

• Nhấp OK.

Trong bài này bạn đã học các nội dung:

• Phân biệt giữa Internet và WWW

• Một số thuật ngữ: HTTP, Hyperlink, URL, ISP

• Trình duyệt web

• Máy tìm kiếm

• Cookie

• Vùng nhớ đệm

• Kết nối Internet

1. WWW là gì?

2. Tác dụng của giao thức HTTP là gì?

3. Trình duyệt web là chương trình phần mềm chạy trên máy chủ hay máy khách?

4. Hãy viết URL của website của Viện Đại Học mở Hà nội.

5. Các máy tìm kiếm khác nhau có cho kết quả tìm kiếm khác nhau không? Tại sao?

6. Muốn sử dụng Internet, bạn đăng ký với tổ chức nào?

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

7. Hãy trình bày các bước kết nối Internet bằng Modem.

8. Cookie là gì? Ưu nhược điểm của cookie là gì?

SỬ DỤNG TRÌNH DUYỆT WEB

Web là một trong những dịch vụ Internet được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Nó cho phép bạn xem các trang tài liệu siêu văn bản (trang

web) trên Internet. Để xem trang web, máy tính của bạn cần có một chương trình có tên trình duyệt web. Bài học này hướng dẫn bạn cách sử dụng trình duyệt web, giúp bạn duyệt web dễ dàng và hiệu quả.

• Sử dụng trình duyệt web để duyệt các trang web trên Internet.

• Tổ chức quản lý địa các trang web yêu thích.

• In trang web ra giấy.

• Khởi động trình duyệt web

• Chức năng của các nút tiêu biểu trên thanh công cụ của trình duyệt web

• Thay đổi trang nhà

• Hiển thị trang web trong một cửa sổ mới

• Dừng việc tải trang web

• Làm tươi trang web

Mục tiêu Kết thúc bài học này bạn có thể

2 Bài

1) Nhấp đúp chuột vào biểu tượng Internet Explorer trên màn hình nền.

2) Nhấp START, chọn Programs, chọn Internet Explorer.

Biểu tượng Internet Explorer.

Nút lùi (Back): Cho phép bạn quay lại trang mà bạn vừa xem trước đó. Ban đầu bạn khởi động trình duyệt, nút Back sẽ bị mờ đi vì trình duyệt web mới mở trang đầu tiên. Sau đó bạn có thể đi theo các siêu liên kết để lần lượt đi tới các trang web khác, lúc này nút Back bắt đầu tác dụng và sáng lên.

Nút tiến (Forward): Chức năng và các trạng thái biểu hiện của nút Forward giống hệt nút Back, chỉ khác là chức năng của nút Forward là sau khi bạn đã quay trở lại trang trước đó bằng nút Back, bạn muốn tiếp tục theo đường đi mà mình từng đi, bạn nhấp nút Forward.

Nút dừng (Stop): Nút Stop có chức năng ngừng tải một trang web. Nếu bạn không muốn tiếp tục tải trang web nào đó nữa, bạn nhấp nút Stop.

Nút làm tươi nội dung (Refresh): Nút Refresh có chức năng tải lại nội dung của trang web mà bạn đang xem. Cụm từ “làm tươi” có nghĩa là đôi khi trang web bạn đang xem có nội dung đã cũ hoặc nội dung chưa chọn vẹn do trình duyệt chưa tải hết. Muốn cho trình duyệt tải lại trang này, bạn nhấp Refresh.

Nút nhà (Home): Nút Home có chức năng đưa bạn đến với trang khởi động mặc định (trang nhà). Nếu bạn muốn mỗi khi trình duyệt web bật lên sẽ kết nối tới thẳng một trang web nào đó, bạn đặt địa chỉ trang web đó là trang nhà.

Nút tìm kiếm (Search): Nút Search cho phép mở ra một cửa sổ phía bên trái trình duyệt. Cửa sổ đó sẽ tự động kết nối tới trang tìm kiếm mặc định (thường là www.search.msn.com) và cho phép bạn nhập vào các điều kiện tìm kiếm. Sau đó kết quả tìm kiếm sẽ hiển thị ở màn hình chính của trình duyệt.

Nút trang yêu thích (Favorites): Nút Favorites cũng cho phép bạn mở một cửa sổ phía bên trái trình duyệt chứa danh sách tiêu đề các trang web mà bạn yêu thích.

Nội dung

2.1 KHỞI ĐỘNG TRÌNH DUYỆT WEB

Bạn thực hiện một trong hai cách sau để khởi động trình duyệt web

2.2 MỘT SỐ N Ú T T R Ê N THANH CÔNG CỤ

Nút các trang web đã truy nhập (History): Nút History cho phép bạn mở một cửa sổ mới ở vị trí giống vị trí của nút Search và Favorites. Nội dung trong cửa sổ này là danh sách các trang web bạn đã từng truy nhập. Danh sách này có thể được sắp xếp theo ngày tháng, rất thuận tiện nếu bạn muốn biết hôm nay, hôm qua mình đã truy nhập những trang web nào hoặc cũng có thể được sắp xếp theo site.

Nút in (Print): Nút Print cho phép bạn in nội dung trang web đang hiển thị hoặc in vùng nội dung bạn lựa chọn.

2.3 THAY ĐỔI TRANG NHÀ

Trang nhà là trang web bạn đặt để khi bạn mở trình duyệt web, trang này tự động được mở.

Để thiết lập trang nhà cho trình duyệt web, bạn thực hiện các bước sau đây :

1) Mở thực đơn TOOLS, chọn Internet Options.

2) Hộp thoại Internet Options xuất hiện.

3) Chọn thẻ General.

4) Thiết lập địa chỉ trang nhà.

• o Nếu bạn muốn sử dụng trang hiện tại (trang mà trình duyệt web đang mở) là trang nhà, bạn nhấp nút use current.

• o Nếu bạn muốn trang nhà là trang mặc định do Microsoft quy định, bạn nhấp use default.

• o Nếu bạn muốn khi khởi động trình duyệt web không mở trang nào, bạn chọn use blank.

• o Nếu bạn muốn tự đặt trang nhà, bạn nhập địa chỉ trang nhà vào ô Address.

5) Nhấp OK.

2.3 THAY ĐỔI TRANG NHÀ Trang nhà (home page) là gì?

1) Khởi động trình duyệt web.

2) Trong phần Address (địa chỉ) của cửa sổ chương trình, gõ địa chỉ URL đầy đủ mà bạn muốn hiển thị. Ví dụ, nhập http://www.vnexpress.net rồi nhấn Enter.

Hiển thị trang web trong một cửa sổ mới:

Sau khi bạn đã vào được website của một tổ chức nào đó, bạn muốn xem tiếp các thông tin bên trong. Tuy nhiên, bạn không muốn nội dung của các trang web sau hiện lên trên cửa sổ mà bạn đang xem. Trong trường hợp này bạn mở trang web trên một cửa sổ mới.

Để thực hiện điều này, bạn nhấp chuột phải vào siêu liên kết tới trang web bạn muốn mở. Một thực đơn hiện ra. Bạn chọn Open in New window.

2.4 HIỂN THỊ TRANG WEB

Hiển thị trang web bằng cách nhập địa chỉ

2.5 DỪNG TẢI TRANG WEB

2.6 LÀM TƯƠI MỘT TRANG WEB

Trong quá trình duyệt web, có rất nhiều tình huống bạn muốn ngừng tải một trang web, chẳng hạn:

• Bạn gõ sai địa chỉ, đã nhấn Enter và bạn muốn dừng lại để gõ lại địa chỉ.

• Do đường truyền chậm, bạn muốn dừng tải trang web để chỉ đọc những thông tin đã tải về hoặc để mở một trang web khác.

Trong những trường hợp này, bạn nhấp nút Stop trên thanh công cụ của trình duyệt.

Sau khi trình duyệt đã tải hết nội dung của một trang web, trình duyệt ngừng kết nối trong khi vẫn hiện thị nội dung trang web đó trên màn hình. Như vậy, rất có thể trong khi bạn đang đọc những nội dung trên trang web thì máy chủ web đã cập nhật những thông tin này. Muốn xem có sự thay đổi từ phía máy chủ hay không, thỉnh thoảng bạn phải nhấp nút Refresh để trình duyệt tải lại và cập nhật nội dung nếu có sự thay đổi.

Một số trang web được lập trình sẵn để sau một khoảng thời gian, trang web đó sẽ tự động thực hiện chức năng làm tươi để tải về những thông tin mới nhất từ phía máy chủ.

Để làm tươi trang web, bạn nhấp chuột vào nút Refresh trên thanh công cụ.

1) Mở thực đơn TOOLS, chọn Internet Options.

2) Chọn thẻ Advanced.

3) Kéo thanh cuộn trong cửa sổ này xuống tới mục Multimedia, bạn sẽ thấy chức năng bật/tắt hình ảnh của trình duyệt.

1) Nếu bạn bỏ chọn tùy chọn này thì trình duyệt không tải ảnh trên trang web

đó. Nếu chọn, trình duyệt sẽ tải và hiển thị hình ảnh.

2) Đóng và khởi động lại trình duyệt.

Sử dụng nút Back

Khi bạn đang xem một trang web nào đó và bạn muốn quay trở lại các trang web trước đó thì cách nhanh nhất là bạn sử dụng nút Back. Nếu bạn nhấp nút Back nhiều lần, bạn sẽ lần lượt quay trở lại các trang web mà bạn đã từng vào trước đó.

Nút Back trên thanh công cụ.

Chú ý: Bạn có thể bấm tổ hợp phím ALT + Phím mũi tên sang trái thay cho việc nhấp nút Back trên thanh công cụ.

Sử dụng nút Forward

Sau khi bạn đã di chuyển ngược lại (đã sử dụng nút Back) và bạn lại muốn đi tiếp tới các trang mà bạn đã từng ở đó trước khi quay lại, bạn sử dụng nút Forward.

Bạn thực hiện các bước sau: 2.7 HIỂN THỊ VÀ ẨN ẢNH TRONG TRANG WEB

Theo mặc định, trình duyệt web sẽ tự động hiển thị bất kỳ hình ảnh nào trong một trang web. Tuy nhiên, bạn có thể lựa chọn bỏ thuộc tính này để tăng tốc độ cho trình duyệt.

2.8 DI CHUYỂN GIỮA CÁC TRANG WEB

Nút Forward trên thanh công cụ.

Chú ý: Bạn có thể bấm tổ hợp phím ALT + Phím mũi tên sang phải thay cho việc nhấp nút Forward trên thanh công cụ.

Bạn có thể sử dụng trình duyệt web để tạo ra sổ địa chỉ để lưu địa chỉ các trang web yêu thích mà bạn đã tìm thấy. Điều này giống như việc đánh dấu một quyển sách, khi bạn đọc đến trang sách hay và bạn muốn đánh dấu trang sách đó.

Ưu điểm lớn nhất của tiện ích này là bạn có thể đánh dấu nhiều trang web yêu thích mà bạn đã từng duyệt qua và dễ dàng xem chúng sau này. Ngoài ra, các trang web mà bạn đã đánh dấu có thể được sắp xếp theo các chủ đề, các nhóm và việc quản lý các nhóm này được thực hiện khá dễ dàng.

Thêm trang yêu thích

1) Mở thực đơn Favorites, chọn Add to Favorites

Hộp thoại Add favorite xuất hiện.

2) Nhập tên gợi nhớ cho trang yêu thích.

3) Nhấp OK.

Hiển thị trang web bằng cách chọn Favorites

Khi bạn đã lưu một địa chỉ trang web nào đó và bây giờ bạn muốn mở trang web đó ra. Để làm điều này, bạn thực hiện các bước sau:

1) Mở thực đơn FAVORITES.

Một danh sách các địa chỉ mà bạn đã thêm xuất hiện.

2) Chọn địa chỉ mà bạn muốn mở.

Quản lý các trang yêu thích

Danh sách các trang yêu thích của bạn sẽ ngày một dài ra và đến một lúc nào đó, bạn có nhu cầu tổ chức lại danh sách này sao cho dễ tìm đến trang mình cần. Bạn có thể lựa chọn tiêu chí của riêng mình để tổ chức lại các trang này.

2.9 TỔ CHỨC CÁC TRANG YÊU THÍCH

Tạo thư mục chứa địa chỉ các trang yêu thích

1) Mở thực đơn FAVORITES, chọn Organize favorites.

Cửa sổ Organize favorites xuất hiện.

2) Nhấp nút Create Folder.

3) Nhập tên thư mục.

4) Nhấp Close.

1) Mở thực đơn Favorites, chọn Add to Favorites

Hộp thoại Add favorite xuất hiện.

2) Nhấp nút Create in để hiển thị danh sách thư mục.

3) Chọn thư mục chứa trang yêu thích.

4) Nhập tên cho trang yêu thích.

5) Nhấp OK.

1) Mở thực đơn FAVORITES, chọn Organize favorites.

Cửa sổ Organize favorites xuất hiện.

2) Chọn các đối tượng mà bạn muốn đổi tên hoặc xóa.

3) Nhấp chuột vào nút Rename/Delete.

4) Nhấp Close.

Thêm trang web vào thư mục chứa trang yêu thích

Đổi tên hoặc xóa một trang yêu thích

Để hiển thị History, bạn nhấp chuột vào nút History trên thanh công cụ.

Một cửa sổ sẽ hiện ra ở bên trái của màn hình, ở đó bạn có thể lựa chọn cách mà bạn muốn hiển thị những trang mà bạn mới truy nhập gần đây nhất.

1) Mở thực đơn TOOLS, chọn Internet Options.

2) Chọn thẻ General.

3) Trong phần History, nhấp chuột vào nút Clear History.

2.10 XEM VÀ XÓA HISTORY History là một danh sách những web-site mà máy tính của bạn mới truy nhập gần đây. Bạn có thể sử dụng danh sách này để truy nhập lại những website đó

Xem history

Xóa history

Khi xem các trang web, bạn thấy có những bức ảnh đẹp và bạn muốn sử dụng những bức ảnh này để đưa vào tài liệu của mình. Bạn nhấp chuột phải vào bức ảnh bạn thích, một thực đơn hiện ra và bạn chọn Copy.

Hình ảnh sẽ được sao chép vào bộ đệm của máy tính và sẵn sàng được dán vào trong một tài liệu nào đó, chẳng hạn một văn bản word.

Nếu bạn muốn lưu bức ảnh đó vào ổ cứng mày tính, bạn nhấp chuột phải vào bức ảnh trên trang web rồi chọn Save Picture As.

Bạn có thể lưu trang web vào ổ cứng máy tính để có thể xem lại mà không cần kết nối Internet.

4) Mở trang web bạn muốn lưu.

5) Mở thực đơn FILE, chọn SAVE AS.

Hộp thoại save web page xuất hiện.

2.11 LƯU TRANG WEB

Sao chép ảnh

Lưu trang web

6) Chọn thư mục lưu trang web.

7) Đặt tên cho trang web.

8) Nhấp nút Save.

Thông thường, trước khi in ấn, bạn cần xem trước tài liệu (preview). Để thực hiện chức năng này, bạn mở thực đơn FILE, chọn Print Preview. Trang web sẽ hiển thị trên màn hình như khi được in ra.

Sau khi xem trước và thực hiện những căn chỉnh cần thiết, bạn có thể quyết định in hoặc thoát khỏi chế độ xem trước.

2.12 IN TRANG WEB

Xem trước khi in

Để in toàn bộ trang web đang hiển thị trên màn hình, bạn nhấp chuột vào biểu tượng in trên thanh công cụ. Lệnh này ngay lập tức in trang web đang hiển thị trên màn hình mà không phải yêu cầu bạn thiết lập bất kỳ tham số hay giá trị nào. Như vậy, trước khi chọn chức năng này, phải phải chắc chắn rằng trang web in ra sẽ như ý bạn muốn.

Để có thể điều chỉnh các tham số in ấn, bạn nên chọn chức năng Print trong thực đơn File. Sau khi chọn lệnh này, hộp thoại Print sẽ hiện ra, và ở đó bạn có thể chọn các chức năng như số lượng bản in, máy in sử dụng.

Bạn cũng có thể chỉ in những phần bạn muốn:

1) Chọn phần văn bản cần in.

2) Mở thực đơn File, chọn Print.

3) Trong phần Page Range, bạn chọn Selection.

Trong bài học này bạn đã học các nội dung:

• Khởi động trình duyệt web

• Chức năng của các nút tiêu biểu trên thanh công cụ của trình duyệt web

• Thay đổi trang nhà

• Hiển thị trang web trong một cửa sổ mới

• Dừng việc tải trang web

• Làm tươi trang web

• Hiển thị và ẩn ảnh trong trang web

• Di chuyển giữa các trang web

In trang web

TỔNG KẾT BÀI

• Thêm trang yêu thích

• Quản lý trang yêu thích

• Xem, xoá History

• Lưu trang web

• In trang web

1. Trình duyệt Web là gì? Hãy kể ba trình duyệt web mà bạn biết.

2. Mở trang web http://www.dhm-hnou.edu.vn/ và bấm vào các siêu liên kết trên trang web để xem các thông tin của các web.

3. Đặt trang nhà cho trình duyệt web của bạn là: http://www.dhm-hnou.edu.vn/

4. Thêm trang http://www.dhm-hnou.edu.vn/ vào danh sách trang web yêu thích của bạn.

5. Trình bày cách bỏ tính năng tải ảnh của trình duyệt.

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

TÌM KIẾM THÔNG TIN TRÊN INTERNET

Sau một vài năm triển khai dịch vụ web, một bài toán tất yếu nảy sinh đó là người dùng cần được cung cấp cách thức tìm kiếm thông tin trên kho tàng dữ liệu vô cùng rộng lớn của Internet. Bài học này hướng dẫn bạn cách tìm kiếm thông tin trên Internet.

• Tìm kiếm hiệu quả những thông tin bạn cần trên Internet.

• Địa chỉ của các trang web hỗ trợ chức năng tìm kiếm

• Tìm kiếm sử dụng từ khoá

• Tìm kiếm kết hợp

Mục tiêu Kết thúc bài học này bạn có thể

2 Bài

Trên Internet có rất nhiều website hỗ trợ chức năng tìm kiếm thông tin, trong đó có một số trang phổ biến như:

• ASK JEEVES http://www.ask.com

• GOOGLE http://www.google.com

• LYCOS http://www.lycos.com

• MSN http://www.msn.com

• YAHOO http://www.yahoo.com

• ALTA VISTA http://www.altavista.com

Ở Việt Nam, hai trang web sau hỗ trợ các chức năng tìm kiếm tiếng Việt khá tốt:

• VINASEEK http://www.vinaseek.com

• PANVIETNAM http://www.panvietnam.com

Để sử dụng một trong các công cụ tìm kiếm trên, bạn gõ địa chỉ của máy tìm kiếm tương ứng vào thanh địa chỉ của trình duyệt và nhấn Enter.

Để tìm kiếm các thông tin bạn cần trên Internet, bạn gõ từ khóa liên quan đến vấn đề đó vào ô tìm kiếm. Ví dụ: mạng Internet, TCP/IP, ADSL ... rồi nhấn nút “Search” hoặc nút “Tìm” tùy theo website bạn sử dụng.

Nhiều người nghĩ rằng, khi sử dụng một công cụ tìm kiếm, chẳng hạn google, trang tìm kiếm này sẽ tự động tìm tất cả các trang web và hiển thị những thông tin mà bạn đang cần tìm. Tuy nhiên, điều này là không đúng. Máy tìm kiếm chỉ tìm kiếm trong sanh sách các website chúng lưu trữ. Những website này có thể do máy tìm kiếm đã tìm được trước đó hoặc do các website đăng ký với máy tìm kiếm. Do vậy, kết quả bạn tìm được khi sử dụng các trang web khác nhau là khác nhau.

Thêm nữa, mỗi công cụ tìm kiếm lại sắp xếp kết quả tìm kiếm theo các tiêu chí khác nhau. Các kết quả tìm kiếm thường được liệt kê theo kiểu mười mục trên một trang, với các thông tin mô tả ngắn gọn về website mà chúng tìm được theo yêu cầu của bạn.

Nội dung

3.1 CÁC TRANG WEB HỖ TRỢ CHỨC NĂNG TÌM KIẾM

3.2 SỬ DỤNG TỪ KHÓA ĐỂ TÌM KIẾM

Một từ là sự kết hợp các chữ cái hoặc các số với nhau trong đó không bao gồm các khoảng trống. Chương trình tìm kiếm phân biệt các từ theo kí tự khoảng trống (tạo bằng phím SpaceBar) hoặc kí tự cách (tạo bằng phím Tab). Ví dụ tạo câu điều kiện có bốn từ tìm kiếm đào tạo máy tính như hình dưới đây:

Chú ý:

• Trong câu điều kiện được nhập, số kí tự trống giữa các từ không làm thay đổi kết quả tìm kiếm.

• Máy tìm kiếm không phân biệt chữ hoa và chữ thường trong câu điều kiện.

Thường thì bạn nên sử dụng từ hai từ trở lên hoặc một cụm từ ngắn hơn là sử dụng một từ đơn khi thực hiện tìm kiếm. Những từ bạn chọn làm từ khóa phải là những từ liên quan trực tiếp và đặc trưng đối với vấn đề bạn đang tìm.

Ví dụ, nến bạn đang tìm thông tin về đào tạo máy tính thì cụm từ bạn gõ vào là “đào tạo máy tính” chứ không chỉ là “đào tạo” hoặc chỉ là “máy tính”.

Nếu bạn muốn tìm kiếm các thông tin về đào tạo máy tính mà bạn chỉ gõ mỗi cụm từ là đào tạo máy tính vào ô tìm kiếm thì máy sẽ tìm các trang có từ đào, các trang có từ tạo, các trang có từ máy và các trang có từ tính. Sở dĩ như vậy là vì máy tìm kiếm không biết cả ba từ trên mới là từ khóa bạn muốn tìm.

Thế nào là một từ?

Không nên tìm kiếm theo một từ khóa đơn:

3.3 TÌM KIẾM KẾT HỢP

Kết quả tìm kiếm: Những trang có từ: máy, tính, đào, tạo.

Để máy tìm kiếm biết bạn muốn tìm chính xác cụm từ đào tạo máy tính, bạn phải bao cụm từ đó bằng dấu ngoặc kép, lúc này, từ khóa là: “đào tạo máy tính”. Với từ khóa này, máy tìm kiếm sẽ tìm được những nội dung sát với nhu cầu của bạn hơn.

Kết quả tìm kiếm: Các trang phải chứa cụm từ “đào tạo máy tính”.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng dấu “+” để tìm kiếm sao cho nội dung trang kết quả vừa có từ khóa này, vừa có từ khóa kia. Chẳng hạn bạn gõ: “đào tạo” +“máy tính” để tìm những trang web vừa có cụm từ “đào tạo”, vừa có cụm từ “máy tính”. Bạn sử dụng dấu “-” để tìm kiếm sao cho nội dung trang kết quả có chứa cụm từ này nhưng không được chứa cụm từ kia. Chẳng hạn bạn gõ: “đào tạo” -“máy tính” để tìm những trang web có cụm từ “đào tạo” nhưng không được chứa cụm từ “máy tính”.

Kết quả tìm kiếm: các trang có cả cụm từ “đào tạo” và cụm từ “máy tính”.

Kết quả tìm kiếm: các trang có cụm từ “đào tạo” nhưng không có cụm từ “máy tính”.

Trên trạng web, bạn có thể chọn chuẩn tiếng Việt là TCVN, UNICODE hay VNI. Chuẩn được chọn cho máy tìm kiếm phải phù hợp với chuẩn được sử dụng trên bộ gõ của bạn. Ví dụ, nếu bạn chọn tiêu chuẩn UNICODE cho máy tìm kiếm thì bạn cũng phải sử dụng chuẩn UNICOE trên bộ gõ UNIKEY. Nếu bạn chọn đúng thì chữ tiếng Việt sẽ hiển thị đúng trong ô tìm kiếm.

Chọn chuẩn tiếng Việt

Nội dung bài học bao gồm:

• Địa chỉ của các trang web hỗ trợ chức năng tìm kiếm

• Tìm kiếm sử dụng từ khoá

• Tìm kiếm kết hợp

1) Hãy liệt kê địa chỉ của ba trang web tìm kiếm mà bạn biết.

2) Bạn hãy cho biết kết quả tìm kiếm sẽ khác nhau như thế nào nếu bạn nhập:

• “College football”

• Football +College

3) Hãy tìm kiếm thông tin về E-learning ở Việt Nam.

TỔNG KẾT BÀI

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

SỬ DỤNG THƯ ĐIỆN TỬ

Thư điện tử là một dịch vụ khá phổ biến của Internet. Nó cho phép bạn gửi và nhận thư thông qua môi trường Internet. Để có thể gửi và nhận thư, mỗi người dùng phải đăng ký một tài khoản thư điện tử. Bài học này hướng dẫn bạn cách đăng ký tài khoản thư điện tử và sử dụng hộp thư vừa đăng ký để gửi và nhận thư.

• Tự đăng ký được một tài khoản thư điện tử miễn phí.

• Sử dụng hộp thư vừa tạo để gửi và nhận thư điện tử.

• Một số khái niệm và thuật ngữ

• Các thao tác cơ bản với thư điện tử

• Đọc thư

• Trả lời thư

• Gửi thư

• Xóa thư

• Đính kèm tệp tin

• Sử dụng sổ địa chỉ

Mục tiêu Kết thúc bài học này bạn có thể

4 Bài

Ưu điểm của hệ thống thư điện tử

• Tốc độ cao và khả năng chuyển tải trên toàn cầu: Có thể nói đây là một trong những ưu điểm hàng đầu của hệ thống thư điện tử. Bạn có thể gửi thư cho bất kỳ người nào gần như ngay lập tức. Người nhận cũng có thể nhận thư ở bất kỳ đâu, miễn là nơi nó có kết nối Internet.

• Giá thành thấp: Giá thành của việc gửi thông tin bằng thư điện tử gần như không đáng kể bởi bạn chỉ cần trả chi phí cho việc sử dụng Internet là bạn đã có khả năng sử dụng các hệ thống thư điện tử miễn phí trên toàn cầu và từ đó liên lạc đến khắp mọi nơi. Nếu so sánh về mặt giá thành với hệ thống thư tín thông thường, nhất là gửi thư quốc tế thì việc gửi bằng hệ thống thư điện tử rẻ và tiện dụng hơn rất nhiều lần.

• Linh hoạt về mặt thời gian: Nếu bạn có người quen ở Mỹ và bạn muốn gọi điện cho người đó lúc 12 giờ trưa, bạn có thể không nhận được câu trả lời (do các cơ quan ở Mỹ đã nghỉ), hoặc có thể bạn sẽ đánh thức họ vào lúc nửa đêm, rất phiền toái. Tuy nhiên, nếu sử dụng thư điện tử thì bạn có thể gửi vào bất cứ lúc nào và người nhận cũng có thể đọc thư vào lúc nào họ muốn.

Cấu trúc chung của một địa chỉ thư điện tử như sau:

Tênđăngký@tênmiền

Ví dụ địa chỉ thư: [email protected]

• Tên đăng ký: cqngoc

• Ký tự @ phân tách tên đăng ký và tên miền, ký tự này buộc phải có trong mọi địa chỉ thư điện tử.

• Tên miền: e-ptit.edu.vn là địa chỉ website của tổ chức mà người dùng đăng ký dịch vụ thư điện tử.

Để mở hộp thư yahoo, trước tiên bạn phải vào hệ thống thư điện tử của yahoo. Bạn mở trình duyệt web và nhập địa chỉ http://www.yahoo.com vào ô địa chỉ. Trang web thư điện tử của yahoo xuất hiện, bạn nhập tên người dùng vào ô yahoo! ID và mật khẩu vào ô password rồi nhấp nút Sign in.

Nội dung

4.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ THUẬT NGỮ

Các thành phần cấu trúc của một địa chỉ thư điện tử

4.2 CÁC THAO TÁC CƠ BẢN VỚI THƯ ĐIỆN TỬ Trong phần này, chúng ta thực hiện các thao tác cơ bản với thư điện tử thông qua hệ thống thư điện tử của yahoo, một hệ thống thư điện tử miễn phí, được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.

Mở hộp thư

Chú ý: Khi nhập mật khẩu, bạn phải tắt chức năng gõ tiếng Việt để nhập chính xác.

Để có thể sử dụng thư điện tử, mỗi người cần có một tài khoản thư điện tử. Nếu bạn chưa có tài khoản, hãy nhấp chuột vào nút Sign up for Yahoo! rồi làm theo các bước ở phần sau để đăng ký một tài khoản thư điện tử miễn phí của Yahoo.

Sau khi nhấn nút Sign up for Yahoo! , màn hình tiếp theo xuất hiện yêu cầu bạn nhập thông tin cá nhân.

• Điền thông tin cá nhân:

Phần trên cùng là nơi bạn điền thông tin cá nhân. Tất cả các thông tin trong phần này phải được điền đầy đủ.

- Trong ô First name, bạn nhập họ (Tran) và trong ô last name, bạn nhập

Đăng ký hộp thư miễn phí trên yahoo

phần còn lại của tên (Quang Huy). Trong phần này bạn có thể sử dụng dấu cách và có thể gõ tiếng Việt theo bảng mã Unicode. Tuy nhiên, bạn không nên gõ tiếng Việt vì Yahoo có thể không hiển thị đúng tên của bạn.

- Trong hộp Preferred content, nếu bạn muốn sau này địa chỉ thư của mình có dạng @yahoo.com thì bạn để nguyên nội dung là Yahoo! U.S.

- Trong hộp Gender, bạn chọn giới tính (Male: Nam; Female: Nữ).

- Trong ô Yahoo! ID, bạn điền tên đăng ký. Đây chính là tên đăng nhập hòm thư của bạn sau này. Chẳng hạn nếu bạn điền tên là tqhuy thì địa chỉ hộp thư của bạn sẽ là [email protected]. Việc chọn tên đăng nhập cần có lưu ý sau:

+ Tên đăng nhập chỉ gồm các ký tự chữ cái, chữ số và dấu gạch dưới, không gõ tiếng Việt cho tên đăng nhập.

+ Tên đăng nhập cũng phải là duy nhất đối với hệ thống nên việc đặt tên không phải lúc nào cũng được chấp nhận vì tên bạn nhập đã được đăng ký rồi. Để kiểm tra xem tên bạn nhập đã tồn tại chưa, bạn nhấp nút Check Availability of This ID. Nếu có người dùng rồi, bạn phải nhập lại một tên đăng nhập khác và lại kiểm tra. Cứ như thế cho đến khi bạn có được một tên truy nhập ưng ý và chưa ai sử dụng.

- Hộp Password và Re-type Password đòi hỏi bạn chọn một mật khẩu (gõ vào hộp password) và sau đó gõ lại mật khẩu vừa chọn vào ô Re-type Password. Để đảm bảo bí mật, Yahoo yêu cầu bạn phải nhập mật khẩu ít nhất gồm 6 ký tự.

• Điền các thông tin khác

- Chọn một câu hỏi trong hộp Security Question (câu hỏi an toàn) bằng cách nhấp mũi tên bên phải của hộp (ví dụ bạn chọn câu: What is your favorite pastime?).

- Trong phần Your Answer (câu trả lời của bạn) bạn có thể gõ: Football.

- Chọn ngày tháng năm sinh trong hộp Birthday.

Chú ý: Các thông tin gồm câu hỏi an toàn, câu trả lời, ngày tháng năm sinh cần được lưu lại cẩn thận để phòng trường hợp bạn quên mật khẩu thì Yahoo cho phép bạn lấy lại mật khẩu qua việc nhập đúng và đầy đủ thông tin.

- Điền một mã vùng vào trong ô Zip/Postal code, bạn có thể điền số 84093

(một mã của Mỹ).

- Bạn có thể bỏ qua phần Alternate Mail và các ô trong vùng Customizing Yahoo.

- Gõ chữ xuất hiện trong hình chữ nhật (trong ví dụ này là d2xhf6) vào hộp Enter the Code Shown.

- Nhấp Agree để đồng ý với các điều khoản sử dụng hộp thư vừa đăng ký.

Nếu các thông tin khai báo được bạn hoàn thành đúng yêu cầu như đã nêu, trang web chúc mừng đăng ký thành công sẽ hiện ra.

Bạn thực hiện các chỉ dẫn tiếp theo để đăng nhập vào hộp thư mới tạo.

Sau khi đăng nhập xong, màn hình sau sẽ xuất hiện.

Để vào hòm thư, bạn nhấp chuột vào nút Check Mail hoặc vào mục Inbox. Trong hình ảnh phía trên bạn thấy Inbox (15) có nghĩa là có 15 thư chưa đọc.

Màn hình quản lý hộp thư cho bạn thấy được các thông tin như người gửi (sender), tiêu đề thư (Subject), ngày gửi thư (Date) … Để đọc thư, bạn nhấn chuột vào siêu liên kết tại tiêu đề bức thư tương ứng, chẳng hạn E-LearningCenter’s Summer Specials. Nội dung của bức thư sẽ được hiển thị như dưới đây.

4.3 ĐỌC THƯ

Để trả lời thư, bạn nhấp chuột vào nút Reply. Màn hình dưới đây sẽ xuất hiện, cho phép bạn soạn thư trả lời. Trong ô To: (gửi đến) và ô Subject: (tiêu đề thư), thông tin đã được điền sẵn. Trong ô To: chính là địa chỉ của người đã gửi bức thư này cho bạn ([email protected]). Trong ô Subject:, tiêu đề thư có dạng Re: + Tiêu đề của bức thư bạn nhận (Re: e-LearningCenter's Summer Specials); Re ở đây cho biết đây là bức thư trả lời. Nếu muốn, bạn có thể thay đổi lại tiêu đề thư.

Bạn soạn nội dung thư rồi nhấp nút Send để gửi thư.

4.4 TRẢ LỜI THƯ

Để soạn một thư mới, bạn nhấp chuột vào nút Compose, cửa sổ sau đây sẽ xuất hiện:

Bạn nhập địa chỉ người nhận vào ô To:; tiêu đề thư vào ô Subject:.

Khi muốn đồng gửi cho nhiều người, bạn có thể chọn Add CC hoặc Add BCC rồi nhập danh sách địa chỉ thư vào (các địa chỉ thư được phân tách với nhau bởi dấu phẩy).

Trong ô nội dung thư, bạn có thể đặt định dạng như in đậm, in nghiêng … và có thể chèn thêm các biểu tượng sinh động biểu thị trạng thái. Các chức năng này được thực hiện nhờ thanh công cụ cho phép soạn thảo giống như Word được bố trí ở ngay bên trên

.

1) Chọn các thư cần xóa bằng cách đánh dấu vào ô vuông bên trái thư.

2) Nhấp nút Delete.

4.5 SOẠN THƯ MỚI

4.6 XÓA THƯ

Sau khi soạn xong nội dung thư, bạn cũng có thể đính kèm với thư tối đa 5 tệp tin với dung lượng tổng cộng là 10 MB.

Bạn thực hiện các bước sau:

1) Nhấp nút Attach Files

Cửa sổ Attach Files xuất hiện.

2) Nhấp nút Browse.

3) Chọn tệp tin đính kèm rồi nhấp Open.

4) Nhấp nút Attach Files để thực hiện đính kèm tệp tin.

Màn hình Attach Files hiện ra thông báo yêu cầu người dùng đợi trong giây lát. Thời gian chờ phụ thuộc vào tốc độ đường truyền và kích thước tệp đính kèm.

4.7 ĐÍNH KÈM TỆP TIN VỚI THƯ

Nếu không có gì sai sót thì màn hình Attach File hiện ra thông báo “đã đính kèm các tệp được liệt kê vào thư”. Trong hình dưới, tệp tin đính kèm có kích thước 1357K.

5) Nhấp nút Continue to Message để hoàn thành quá trình đính kèm.

Chương trình thư của Yahoo có hỗ trợ sổ lưu địa chỉ thư rất tiện dụng. Bạn hãy làm quen với các khái niệm:

Contact Address : Địa chỉ người cần liên lạc.

Category Name : Danh mục tên.

Address List : Tên nhóm địa chỉ. Các địa chỉ người gửi được ghi nhận theo nhóm và tên nhóm sẽ đại diện cho tất cả các địa chỉ trong nhóm khi chúng ta chọn địa chỉ gửi. Tiện ích này giúp cho người gửi xác định địa chỉ thư nhanh chóng, chính xác.

1) Chọn mục Address để mở cửa sổ sổ địa chỉ như hình dưới đây.

2) Nhấp nút Add Contact.

4.8 SỬ DỤNG SỔ ĐỊA CHỈ

Thêm một địa chỉ vào sổ

Cửa sổ Add Contact xuất hiện cho phép bạn nhập các thông tin cá nhân của người bạn muốn thêm vào sổ địa chỉ.

3) Nhấp nút Save để hoàn thành.

1) Nhấp nút Add List

Cửa sổ Add List xuất hiện.

2) Đặt tên nhóm trong ô List Name.

3) Thêm địa chỉ vào nhóm.

Sử dụng nút Add hoặc Remove để thêm vào hoặc loại bỏ địa chỉ khỏi nhóm.

Với sổ địa chỉ, bạn có thể dễ dàng chèn địa chỉ từ sổ địa chỉ vào các ô To, Cc, Bcc.

1) Mở cửa sổ soạn thư.

Thêm nhóm địa chỉ

Sử dụng sổ địa chỉ

2) Nhấp chuột vào mục Insert Address.

3) Chọn lựa các địa chỉ cho từng mục To, Cc, Bcc.

4) Nhấp nút Insert Checked Contacts để kết thúc.

Trong bài học này bạn đã học các nội dung:

• Một số khái niệm và thuật ngữ

• Các thao tác cơ bản với thư điện tử

• Đọc thư

• Trả lời thư

• Gửi thư

• Xóa thư

• Đính kèm tệp tin

• Sử dụng sổ địa chỉ

1) Hãy trình bày các ưu điểm của thư điện tử?

2) Hãy trình bày cấu trúc của địa chỉ thư điện tử. Ký tự nào bắt buộc phải có trong mọi địa chỉ thư điện tử?

3) Hãy kể tên 03 trang web cung cấp dịch vụ thư điện tử miễn phí.

4) Tự đăng ký một tài khoản thư điện tử của Yahoo.

5) Yahoo cho phép bạn đính kèm mấy tệp tin và dung lượng tổng được phép đính kèm là bao nhiêu?

6) Khi bạn nhấp nút Reply để trả lời thư bạn đang đọc, tiêu đề thư thay đổi thế nào?

TỔNG KẾT BÀI

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

THIẾT KẾ WEB BẰNG FRONTPAGE

Ngày nay, Internet và đặc biệt là World Wide Web đã trở thành một dịch vụ thông tin gắn chặt với đời sống kinh tế-xã hội. Ngoài các chương trình trong bộ Office của Microsoft như Word, Excel, chương trình Frontpage cho phép mọi người dễ dàng tạo ra các trang Web sinh động đầy màu sắc, đồng thời chuyển tải các trang đó lên mạng Internet một cách thuận tiện nhanh chóng. Bài học này hướng dẫn bạn cách tạo một trang web đơn giản bằng Frontpage.

• Tạo một trang web đơn giản bằng FrontPage.

• Khởi động FrontPage

• Thám hiểm cửa sổ FrontPage

• Tạo một trang web mới

• Thêm và soạn thảo văn bản

• Thêm bookmark

• Sử dụng danh sách

• Tạo siêu liên kết

• Thêm hình ảnh

Mục tiêu Kết thúc bài học này bạn có thể

5 Bài

Nhấp chuột vào biểu tượng START để hiện thị thực đơn START.

2) Chọn PROGRAMS.

3) Chọn thực đơn con MICROSOFT OFFICE rồi chọn biểu tượng MICROSOFT OFFICE FRONTPAGE 2003.

Chú ý: Phụ thuộc vào phiên bản hệ điều hành mà biểu tượng MICROSOFT OFFICE FRONTPAGE 2003 có thể được đặt tại các vị trí khác nhau.

Bạn cũng có thể khởi động Frontpage bằng cách nhấp đúp chuột vào biểu tượng lối tắt của Microsoft Office FrontPage 2003 trên màn hình nền.

Các thành phần chính của cửa sổ gồm:

• Thanh tiêu đề: Hiển thị tên của trang web.

Nội dung

5.1 KHỞI ĐỘNG FRONTPAGE

Bạn thực hiện các bước sau để khởi động FrontPage:

5.2 THÁM HIỂM CỬA SỔ FRONT-PAGE

Sau khi khởi động, cửa sổ chương trình FrontPage như dưới đây

• Thanh thực đơn: Chứa các thực đơn lệnh.

• Thanh công cụ: Chứa các nút lệnh.

• Các khung hiển thị trang: Cho phép chuyển đổi giữa các chế độ hiển thị trang: Design, Split, Code, Preview.

• Ô tác vụ: Hiển thị danh sách tác vụ.

• Thẻ trang: Dùng để chọn trang làm việc.

Sau khi khởi động, một trang web trống được tạo ra với tên mặc định là new_page_1.htm.

Để tạo một trang web mới, bạn nhấp nút NEW trên thanh công cụ. Một trang web trống với tên new_page_2.htm được tạo ra.

Bạn thực hiện các bước sau để tạo một trang web từ khuôn mẫu sẵn có:

1) Mở thực đơn FILE, chọn lệnh NEW.

Ô tác vụ New xuất hiện bên phía phải của cửa sổ.

5.3 TẠO MỘT TRANG WEB MỚI

Tạo trang web trống

Tạo trang web từ khuôn mẫu

2) Trong phần New Page, chọn More page templates.

Hộp thoại Page Templates xuất hiện.

3) Bạn chọn một khuôn mẫu rồi nhấp OK.

Việc soạn thảo văn bản trong FrontPage cũng tương tự như trong Microsoft Word. Nghĩa là bạn có thể thêm các đoạn văn bản bất kỳ vào trang soạn thảo của FrontPage và dùng các chức năng định dạng văn bản như thay đổi phông chữ, kích cỡ, màu chữ, định dạng đoạn văn bản .v.v

5.4 THÊM VÀ SOẠN THẢO VĂN BẢN

Chú ý: Ngoài cách nhập trực tiếp, bạn cũng có thể sao chép văn bản từ các tài liệu khác, chẳng hạn tài liệu Word.

Trong trang web, bạn có thể thêm các bookmark để có thể chuyển đến chúng.

1) Chọn vị trí cần thêm bookmark (thường bạn chọn một tiêu đề).

2) Mở thực đơn Insert, chọn Bookmark.

Hộp thoại Bookmark xuất hiện.

3) Bạn nhập tên cho bookmark trong ô Bookmark name.

4) Nhấp OK để tạo bookmark.

5.5 THÊM BOOK-MARK

Bạn thực hiện các bước sau để thêm bookmark.

1) Đánh dấu đoạn văn bản muốn tạo danh sách liệt kê.

2) Mở thực đơn Format, chọn lệnh Bullets and Numbering.

Cửa sổ Bullets and Numbering xuất hiện.

3) Trên cửa sổ này, bạn có thể chọn dấu đầu dòng hình ảnh, dấu đầu dòng

thường, hoặc dấu đầu dòng dạng số bằng cách chọn các thẻ Picture Bullets, Plain Bullets, hoặc Numbers tương ứng.

4) Nếu bạn chọn dấu đầu dòng dạng hình ảnh, có thể sử dụng hình ảnh FrontPage hỗ trợ sẵn bằng cách chọn lựa chọn Use pictures from curent theme hoặc đưa vào hình ảnh mới bằng cách chọn Specify picture, sau đó chọn nút Browse để bật cửa sổ cho phép lựa chọn tệp hình ảnh để đưa vào làm dấu đầu dòng.

5) Nếu chọn dấu đầu dòng dạng thường hoặc dạng số, có thể sử dụng các dấu đầu dòng được định nghĩa sẵn bởi FrontPage tương tự như trong Microsoft Word. Để thêm nhanh các dấu đầu dòng dạng này, bạn có thể nhấp nút Bullets hoặc Numbering trên thanh công cụ.

5.6 SỬ DỤNG DANH SÁCH

Bạn thực hiện các bước sau để tạo danh sách liệt kê:

Hình dưới cho thấy một số ví dụ về các dạng dấu đầu dòng trong FrontPage.

Siêu liên kết là các liên kết cho phép người duyệt Web chuyển tới các trang Web khác hoặc tới phần khác của trang Web hiện tại. Siêu liên kết là một khái niệm rất cơ bản đối với người dùng Web. Khả năng cho phép người dùng nhanh chóng chuyển giữa các trang tài liệu khác nhau trên Web là một trong những yếu tố chính giúp cho Internet trở nên phổ biến như ngày nay.

Để tạo một siêu liên kết, thực hiện các bước như sau:

1) Chọn (bôi đen) đoạn văn bản muốn tạo siêu liên kết.

2) Nhấp vào nút Hyperlink trên thanh công cụ, hoặc nhấp thực đơn Insert, chọn Hyperlink.

Cửa sổ tạo siêu liên kết hiện ra.

3) Đưa vào trong ô Addresss địa chỉ web site hoặc trang web khác muốn liên kết tới.

4) Nếu bạn muốn liên kết đến các bookmark trong trang, nhấp nút Place in this document ở phần Link to rồi chọn bookmark cần liên kết.

5.7 THÊM SIÊU LIÊN KẾT

5) Nhấp OK để kết thúc việc tạo siêu liên kết.

Trên cửa sổ tạo siêu liên kết có liệt kê khá nhiều tùy chọn, cho phép người dùng tạo các siêu liên kết mềm dẻo. Tuy nhiên, ở đây chúng ta chỉ xem xét 1 số lựa chọn hay được sử dụng nhất.

1) Chọn cửa sổ hiển thị trang Web mới

Mặc định, trang tài liệu mới sẽ được hiển thị vào đúng cửa sổ trình duyệt hiện tại. Tuy nhiên, đôi khi người dùng muốn thay đổi cửa sổ hiển thị cho trang tài liệu mới. Khi đó, nhấp nút Target Frame ở bên phải cửa sổ Hyperlink.

Cửa sổ lựa chọn Target Frame hiện ra:

Một số lựa chọn khi tạo siêu liên kết:

Trong danh sách các cửa sổ đích thường dùng, chú ý các lựa chọn:

• Page Default: Lựa chọn mặc định, hiển thị tài liệu mới ngay trong cửa sổ hiện tại.

• Same page: Hiển thị tài liệu mới ngay trong frame hiện tại (nếu trang có chia frame), hoặc ngay trong cửa sổ hiện tại.

• Whole page: Nếu trang có chia frame thì hiển thị trong toàn bộ cửa sổ hiện tại, đè lên cấu trúc frame. Nếu trang không có frame thì hiển thị ngay tại cửa sổ hiện tại.

• New Window: Hiển thị tài liệu mới trên 1 cửa sổ mới (cửa sổ hiện tại giữ nguyên).

• Parent frame: Hiển thị trong frame cha của cửa sổ hiện tại.

2) Lựa chọn dạng tài liệu sẽ được liên kết tới

Tài liệu được liên kết tới có thể là 1 trang web khác đã có, 1 trang web chưa có (sẽ được tạo), 1 vị trí khác trong tài liệu hiện tại, hoặc 1 địa chỉ email. Để chọn 1 trong các dạng tài liệu này, chọn lựa chọn tương ứng trong khung Link to.

Chọn lựa chọn đầu tiên, Existing File or Web page, nếu muốn liên kết tới 1

trang web có sẵn. Chọn Place in This Document nếu muốn liên kết tới 1 vị trí khác trong chính trang web hiện tại. Chọn Create New Document nếu muốn liên kết tới 1 trang web chưa tạo, và cuối cùng chọn E-mail address nếu muốn liên kết tới 1 địa chỉ thư điện tử.

Ngoài việc tạo liên kết cho các văn bản, bạn cũng có thể tạo liên kết cho các hình ảnh. Việc tạo liên kết cho các hình ảnh cũng được thực hiện tương tự, khi đó thay vì chọn đoạn văn bản, bạn chỉ cần chọn hình ảnh trong bước đầu tiên.

Có thể nói, các hình ảnh là 1 phần rất quan trọng của trang web. Chúng làm cho trang web trở nên sinh động, đẹp mắt hơn. Việc chèn một hình ảnh vào trang web trong FrontPage khá đơn giản. Bạn có thể chèn 1 hình ảnh có sẵn trong Clip Art của FrontPage hoặc 1 hình ảnh bất kỳ trên máy tính.

Thực hiện các bước:

1) Đưa điểm chèn đến vùng cần chèn hình ảnh clip art.

2) Mở thực đơn Insert, chọn Picture, chọn Clip Art …

Ô tác vụ Clip Art xuất hiện bên phía phải cửa sổ chương trình.

3) Nhập chủ đề cần tìm vào ô Search for rồi nhấp go để tìm ảnh.

4) Khi các hình ảnh Clip Art hiện ra, nhấp chuột phải vào hình ảnh thích hợp để chèn ảnh vào trang web.

5.8 THÊM HÌNH ẢNH

Chèn một hình ảnh Clip Art

Thực hiện các bước sau để chèn một ảnh từ tệp tin:

1) Đưa điểm chèn đến vùng cần chèn hình ảnh.

2) Mở thực đơn Insert, chọn Picture và chọn From File

Hộp thoại Picture xuất hiện cho phép bạn chọn tệp ảnh để chèn vào trang web.

3) Chọn tệp ảnh rồi nhấp Insert để chèn ảnh.

Bảng là khái niệm rất quen thuộc đối với người dùng bộ sản phẩm Microsoft Office, đặc biệt là trong Word và Excel. Phần này sẽ trình bày về việc tạo bảng, định dạng bảng, và chèn các đối tượng vào bảng như văn bản, hình ảnh .v.v., trong FrontPage.

Để tạo một bảng trong FrontPage, bạn thực hiện các bước:

1) Đưa điểm chèn đến vùng cần tạo bảng. Nhấp nút Insert Table trên thanh công cụ. Khi đó, bên dưới nút này hiện ra một lưới.

Chèn một hình ảnh từ tệp tin

5.9 TẠO BẢNG

Tạo bảng

2) Di chuột trên lưới để bôi đen một khoảng tương ứng với số hàng và cột của bảng muốn tạo. Sau đó nhấp chuột để tạo bảng.

Khi đó, bảng với số hàng và số cột tương ứng sẽ được tạo.

Định dạng bảng

Chức năng định dạng bảng cho phép điều chỉnh màu nền, độ rộng, đường viền, căn lề .v.v của bảng. Bạn thực hiện các bước sau để định dạng bảng:

1) Đưa điểm chèn vào vùng chứa bảng.

2) Mở thực đơn Table, chọn Table Properties và chọn Table.

3) Cửa sổ định dạng bảng hiện ra, cho phép thực hiện các định dạng như thay đổi kích thước bảng, căn lề, độ rộng, độ cao, màu viền, kích thước viền, màu nền .v.v

4) Sau khi thay đổi các định dạng như mong muốn, nhấp OK để lưu lại các

thay đổi này.

TỔNG KẾT BÀI

Thêm văn bản và chèn hình ảnh vào bảng

Để thêm văn bản vào bảng, đưa con trỏ chuột vào ô cần đưa, sau đó gõ vào đoạn văn bản mong muốn. Để chèn hình ảnh vào bảng, đưa con trỏ chuột vào ô cần chèn rồi thực hiện các bước chèn hình ảnh như đã nói ở trên.

Thêm hàng hoặc cột cho bảng

Trong quá trình soạn thảo, đôi khi cần phải thêm các cột hoặc hàng cho bảng, khi đó thực hiện các bước sau:

1) Đưa điểm chèn vào ô gần với chỗ muốn thêm hàng hoặc cột.

2) Mở thực đơn Table, chọn Insert rồi chọn Row or Columns.

Cửa sổ Insert Rows or Columns xuất hiện.

3) Chọn thêm hàng hoặc cột, chọn số hàng và cột rồi chọn vị trí thêm hàng và cột.

4) Nhấp OK để kết thúc.

Trong bài học này, bạn đã học các nội dung:

• Khởi động FrontPage • Thám hiểm cửa sổ FrontPage • Tạo một trang web mới • Thêm và soạn thảo văn bản • Sử dụng danh sách • Tạo siêu liên kết

• Thêm hình ảnh

• Tạo bảng

CÂU HỎI

1. Trình bày cách tạo một trang web mới sử dụng trình cài đặt.

2. Trình bày cách tạo danh sách liệt kê với dấu đầu dòng hình ảnh.

3. Trình bày cách thêm một hình ảnh từ Clip Art.

4. Trình bày cách tạo siêu liên kết.

5. Tạo một trang web mới và đặt tên là “BaiGiangFrontPage”. Sau đó nhập nội dung của bài học này, Bài 5: Thiết kế web bằng Front Page.

Chú ý: Bạn chỉ cần tạo một số nội dung chính sau:

• Tên bài học: BÀI 5: THIẾT KẾ WEB BẰNG FRONTPAGE

• Nội dung của bài học:

- Khởi động FrontPage

- Thám hiểm cửa sổ FrontPage

- Tạo một trang web mới

- Thêm và soạn thảo văn bản

- Sử dụng danh sách

- Tạo siêu liên kết

- Thêm hình ảnh

- Tạo bảng

• Các đề mục của bài học:

5.1 Khởi động FrontPage

5.2 Thám hiểm cửa sổ FrontPage

5.3 Tạo một trang web mới

5.4 Thêm và soạn thảo văn bản

5.5 Sử dụng danh sách

5.6 Tạo siêu liên kết

5.6 Thêm hình ảnh

5.8 Tạo bảng

1. Tạo bookmark cho các đề mục của bài.

2. Tạo siêu liên kết cho các dòng ở phần nội dung để liên kết đến các bookmark bạn vừa tạo.