Benh ca-29.03.2011 (Loan)

49
MỤC LỤC I. Bệnh do môi trường.................................1 1. Ammonia............................................1 2. Nitrite............................................1 3. Hydro sulfua (H 2 S), metan (CH 4 ).....................2 II. Bệnh do dinh dưỡng................................3 1. Protein............................................3 2. Vitamin............................................5 II. Bệnh do ký sinh trùng.............................6 1. Nội ký sinh trùng..................................6 1.1. Nhóm đơn bào.....................................6 1.1.1. Bệnh trùng roi trong máu cá....................6 1.1.2. Bệnh trùng lông................................7 1.2. Nhóm đa bào......................................9 1.2.1. Bệnh giun tròn.................................9 1.2.2. Bệnh giun đầu gai..............................10 1.2.3. Bệnh sán song chủ..............................12 1.2.4. Bệnh ấu trùng sán lá gan.......................13 2. Ngoại ký sinh trùng................................14 2.1. Nhóm đơn bào.....................................14 2.1.1.Bệnh thích bào tử trùng (trùng bào tử sợi)......14 2.1.2. Bệnh trùng bánh xe.............................16 2.1.3. Bệnh trùng quả dưa.............................17 2.1.4. Bệnh trùng loa kèn.............................18 2.1.5. Bệnh trùng ống hút.............................19 i

Transcript of Benh ca-29.03.2011 (Loan)

Page 1: Benh ca-29.03.2011 (Loan)

MỤC LỤC

I. Bệnh do môi trường...............................................................................................1

1. Ammonia..............................................................................................................1

2. Nitrite....................................................................................................................1

3. Hydro sulfua (H2S), metan (CH4).........................................................................2

II. Bệnh do dinh dưỡng.............................................................................................3

1. Protein...................................................................................................................3

2. Vitamin.................................................................................................................5

II. Bệnh do ký sinh trùng..........................................................................................6

1. Nội ký sinh trùng..................................................................................................6

1.1. Nhóm đơn bào...................................................................................................6

1.1.1. Bệnh trùng roi trong máu cá...........................................................................6

1.1.2. Bệnh trùng lông..............................................................................................7

1.2. Nhóm đa bào......................................................................................................9

1.2.1. Bệnh giun tròn................................................................................................9

1.2.2. Bệnh giun đầu gai...........................................................................................10

1.2.3. Bệnh sán song chủ..........................................................................................12

1.2.4. Bệnh ấu trùng sán lá gan.................................................................................13

2. Ngoại ký sinh trùng..............................................................................................14

2.1. Nhóm đơn bào...................................................................................................14

2.1.1.Bệnh thích bào tử trùng (trùng bào tử sợi)......................................................14

2.1.2. Bệnh trùng bánh xe.........................................................................................16

2.1.3. Bệnh trùng quả dưa.........................................................................................17

2.1.4. Bệnh trùng loa kèn..........................................................................................18

2.1.5. Bệnh trùng ống hút.........................................................................................19

2.2. Nhóm đa bào......................................................................................................20

2.2.1. Bệnh sán song chủ..........................................................................................20

2.2.2. Bệnh trùng mỏ neo..........................................................................................22

i

Page 2: Benh ca-29.03.2011 (Loan)

III. Bệnh do vi khuẩn................................................................................................23

1. Bệnh gan, thận mủ................................................................................................23

2. Bệnh xuất huyết....................................................................................................24

3. Bệnh trắng đuôi.....................................................................................................25

IV. Một số bệnh khác................................................................................................27

1. Bệnh “gạo”............................................................................................................27

2. Hội chứng vàng da................................................................................................27

3. Hội chứng lở loét..................................................................................................30

4. Bệnh trắng gan, trắng mang..................................................................................31

ii

Page 3: Benh ca-29.03.2011 (Loan)

DANH SÁCH HÌNH

Hình 3.1: Trypanosoma trong máu cá......................................................................6

Hình 3.2: A: Trùng Balantidium sp ký sinh trong ruột cá tra...................................8

B: Trùng Ichthyonyctus sp ký sinh trong ruột cá tra

C: Trùng Chilodonella sp ký sinh trên da cá tra

Hình 3.3: Giun tròn ký sinh trong ruột cá tra...........................................................10

Hình 3.4: Giun đầu gai ký sinh trong ruột cá tra......................................................11

Hình 3.5: Sán lá song chủ thuộc giống Bucephalopsis gracilescens ký sinh trong ruột cá tra..................................................................................................................13

Hình 3.6: A: Myxobolus; B: Thelohanellus sp; C: Henneguya sp............................15

Hình 3.7: Trùng bánh xe (Tricodina sp) trên nhớt da cá..........................................16

Hình 3.8: Trùng quả dưa (Ichthyophthyrius) trên nhớt da cá tra..............................17

Hình 3.9: Trùng loe kèn ký sinh trên vây hậu môn của cá tra giống........................18

Hình 3.10: Trùng ống hút ký sinh trên vây của cá tra..............................................20

Hình 3.11: A: Sán 16 móc; B: Sán 18 móc...............................................................21

Hình 3.12: Trùng mỏ neo trưởng thành....................................................................22

Hình 4.1: A: Cá tra bị gan, thận mủ; B: Nhuộm Gram vi khuẩn E. ictaluri.............23

Hình 4.2: Cá tra bị phù đầu. xuất huyết bề ngoài và cả nội tạng..............................24

Hình 4.3: Cá tra bị bị bệnh trắng đuôi......................................................................25

Hình 5.1: “Gạo” trong cơ cá tra ().........................................................................27

Hình 5.2: Gan sưng mất sắc tố, mỡ vàng ()...........................................................28

Hình 5.3: Cá tra thương phẩm bị vàng.....................................................................29

Hình 5.4: Cá tra trắng gan, trắng mạng....................................................................31

iii

Page 4: Benh ca-29.03.2011 (Loan)

I. Bệnh do môi trường

Môi trường nước vừa là nơi sống, vừa là nơi sinh trưởng và phát triển của cá. Vì thế, nếu môi trường sống của cá không tốt sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cá. Cá rất dễ bị stress, khả năng chuyển đổi và hấp thu thức ăn không cao, chậm lớn và đặc biệt sức đề kháng yếu. Khi đó sẽ mở đường cho nhiều dịch bệnh lớn xuất hiện như: bệnh gan thận mủ, trắng gan trắng mang, vàng da, xuất huyết,…

Ao bị ô nhiễm do các chất hữu cơ (thức ăn thừa, chất thải của cá, xác tảo,...) là một trong những vấn đề đáng quan tâm nhất hiện nay, đặc biệt là trong nuôi cá thâm canh vì ao dơ là nơi chất nhiều mầm bệnh và nhiều khí độc như: NH3, NO2

-

H2S, CH4,…đều gây hại và có thể làm cho cá chết hàng loạt.

1. Ammonia

Ammonia có trong nước ao là sản phẩm phụ của quá trình trao đổi chất của sinh vật và quá trình phân hủy chất hữu cơ của vi khuẩn. Trong nước, ammonia tồn tại dưới hai dạng ammonia tự do (NH3) và ion (NH4

+) trong trạng thái cân bằng NH3/ NH4

+ phụ thuộc vào pH và nhiệt độ:

NH3 + H2O NH4+ + OH-

Khi pH tăng, tỉ lệ NH3/ NH4+ tăng NH3 tự do tăng so với NH4

+. Nhiệt độ nước tăng cũng làm tăng tỉ lệ tỉ lệ NH3/ NH4

+ nhưng ảnh hưởng của nhiệt độ ít hơn của pH. Phương pháp phân tích N-NH3 là đo tổng hàm lượng NH3/ NH4

+ cùng với chỉ số về pH tính hàm lượng NH3 ra tỉ lệ luôn cả NH3 và NH4

+.

Tính độc của ammonia đối với cá và các thủy sinh vật khác chủ yếu là dạng tự do. Khi hàm lượng ammonia trong nước gia tăng, sự bài tiết ammonia ở sinh vật sẽ bị giảm đi và lượng ammonia trong máu và mô tăng. Kết quả làm tăng pH máu và tác động xấu đến phản ứng xúc tác enzym và tính bền của màng tế bào. Ammonia làm tăng nhu cầu oxy trong các mô, làm tổn thương mang và là giảm khả năng vận chuyển oxy của máu. Sự mẫn cảm với bệnh cũng gia tăng ở sinh vật khi tiếp xúcvới hàm lượng ammonia gần ngưỡng gây chết. Khả năng chịu đựng hàm lượng ammonia của thủy sinh vật thay đổi tùy theo loài, điều kiện sinh lý và các yếu tố môi trường.

2. Nitrite

Nitrite có thể tích tụ tới nồng độ 1 - 10 mg/L hoặc cao hơn trong các ao nuôi thủy sản dưới điều kiện nhất định, nitrite phụ thuộc vào độ mặn, độ mặn càng cao thì tính độc càng giảm. Khi nitrite được hấp thu bởi cá nó sẽ phản ứng với hemoglobin để tạo thành methemoglobin. Trong phản ứng này, sắt trong hemoglobin bị oxy hóa từ sắt II thành sắt III. Methemoglobin tạo thành không có

1

Page 5: Benh ca-29.03.2011 (Loan)

khả năng kết hợp với oxy. Vì lý do này, độc tính của nitrite dẫn đến làm giảm hoạt động của hemoglobin hoặc thiếu máu chức năng. Vì thế, độc tính của nitrite được gọi là methemoglobinemia. Máu chứa số lượng đáng kể methemoglobin có màu nâu, vì thế tên gọi hiện tượng ngộ độc nitrite là “bệnh máu nâu”. Hàm lượng NO2 được xem là thích hợp khi nhỏ hơn 0.1 mg/L.

3. Hydro sulfua (H2S) và metan (CH4)

H2S sinh ra từ quá trình phân tử vật chất hữu cơ yếm khí và quá trình phản sulfat hóa yếm khí. H2S tích tụ trong ao với bất kỳ nồng độ nào cũng là bất lợi cho cá, từ 0.01 - 0.05 mg/L là có thể gây chết thủy sinh vật. H2S phụ thuộc vào nhiệt độ và pH của nước, H2S tăng khi nhiệt độ và pH giảm. H2S có khả năng kết hợp với ion sắt trong máu cá làm giảm sắc tố của máu và cá trở nên hô hấp khó khăn hơn. Ngoài tác động trực tiếp lên cá, trong quá trình oxy hóa còn lấy một phần đáng kể oxy trong nước.

CH4 tích tụ ở nền đáy ao, hàm lượng khí CH4 nhiều hay ít là phụ thuộc vào lượng mùn bã hữu cơ ở đáy ao, CH4 tồn tại dưới mọi nồng độ đều không tốt cho cá, cũng như H2S ngoài gây độc trực tiếp lên cá làm cá luôn trong tình trạng bị stress mà còn lấy một phần đáng kể oxy trong nước trong quá trình oxy hóa và khuếch tán ra ngoài khí quyển.

2

Page 6: Benh ca-29.03.2011 (Loan)

II. Bệnh do dinh dưỡng

Ngoài môi trường nước thì yếu tố có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cũng như khả năng sinh trưởng của cá là thức ăn. Do đó dinh dưỡng trong khẩu phần có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo ra một sức khỏe hay một hệ miễn dịch tối ưu cho cá. Nếu khẩu phần thức ăn mất cân đối về thành phần dinh dưỡng sẽ làm ảnh đến chức năng hoạt động của thường cơ quan, rối loạn các quá trình chuyển hóa sinh hóa trong cơ thể cá cũng như là ảnh hưởng đến sự hấp thu thức ăn của cá. Từ đó có thể dẫn đến một số biểu hiện bệnh lý sau:

1. Protein

Protein là yếu tố tạo hình chính, tham gia vào thành phần của cơ, máu, bạch huyết, hormone, men, kháng thể, các tuyến bài tiết và nội tiết. Do vai trò này, protein có liên quan đến mọi chức năng sống của cơ thể. Protein cần thiết cho chuyển hóa bình thường các chất dinh dưỡng khác, đặc biệt là các vitamin và chất khoáng. Khi thiếu protein, nhiều vitamin không phát huy đầy đủ chức năng của chúng mặc dù không thiếu về lượng. Protein kích thích sự thèm ăn và vì thế nó giữ vai trò chính tiếp nhận các chế độ ăn khác nhau. Thiếu protein gây ra các rối loạn quan trọng trong cơ thể như ngừng lớn hoặc chậm phát triển, mỡ hóa gan, rối loạn hoạt động nhiều tuyến nội tiết (giáp trạng, sinh dục), thay đổi thành phần protein máu, giảm khả năng miễn dịch sinh học của cơ thể và tăng tính cảm thụ của cơ thể với các bệnh nhiễm khuẩn. Mà giá trị dinh dưỡng của protein trong thức ăn phụ thuộc chủ yếu vào thành phần amino acid của chúng.

Nhu cầu về amino acid thiết yếu cho cá là:

3

Page 7: Benh ca-29.03.2011 (Loan)

Acid amin% protein trong khẩu

phầnVai trò và biểu hiện bệnh lý khi thiếu hụt

Arginine 4.3% Tham gia tổng hợp urea creatine.

Histidine 1.5%Tham gia vào trung tâm hoạt động của vài enzyme phân giải protein như 1 coenzyme.

Isoleucine 2.6%Chúng đối kháng nhau trong hấp thu và vận chuyện qua màng ruột.

Leucine 3.5%

Lysine 5.1%Tiền chất của alkaloid. Thiếu mòn vây đuôi, chậm lớn, tăng tỷ lệ chết.

Methionine 2.3%

Là chất cho – CH3 quan trọng trong tổng hợp glucid của vách tế bào thực vật của cholin, drenalin, creatin, sterin, và là nguồn serin khi tạo nên thiamin. Thiếu gan bị mỡ hóa, đục thủy tinh thể.

Phenylalanine 5.0%Tham gia sinh tổng hợp Flavonoid, alkaloid.Thành phần phân tử của Gramixidin và kháng sinh tyroxydin.

Threonine 2.0%Tham gia tổng hợp Vitamin B12, kháng sinh actinomicine D.

Tryptophan 0.5%

Tiền chất tồng hợp acid nicotimatic (vitamin PP) và auxina. Thiếu vẹo cột sống, thận tích lũy canxi, đục thủy tinh thể, mòn vây đuôi, giảm mỡ nhưng tăng lượng Ca, Mg, Na và K trong cơ.

Valine 3.0%Tham gia tổng hợp alkaloid, và Protein vòng acid pantoteic, penicillin.

4

Page 8: Benh ca-29.03.2011 (Loan)

2. Vitamin

VitaminNhu cầu trong

thức ănDấu hiệu khi thiếu vitamin

Vitamin A 2500 UI/kg Cá sẽ bị lồi mắt, da nhạt màu.

Vitamin D 2400 UI/kgXương kém phát triển, lượng canxi và photpho ít.

Vitamin E 50 UI/kg Thiếu màu đặc trưng, mắt lồi, gan đóng mỡ.

Vitamin K 1 mg/kg Thiếu máu, kéo dài thời gian đông máu của.

Vitamin B1 1 mg/kgCá ăn kém, sinh trưởng chậm, cơ thể không ổn định và mất cân đối, da nhợt nhạt.

Vitamin B2 4 mg/kg Thủy tinh thể cá bị đục, thân có màu tối, có sự xuất huyết ở da, kém ăn, thiếu máu.

Vitamin B3 20 mg/kg Các lớp cá sợi mang xoắn lại, mắt hơi lồi, thiếu máu, tổ chức cơ mềm nhão.

Vitamin B4 1000 mg/kg Gan to và nhiễm mỡ. Hiệu quả thức ăn thấp.

Vitamin B5 10 mg/kg Da và vây tổn thương chảy máu nhẹ, cá lờ đờ, kém ăn.

Vitamin B6 3 mg/kg Rối loạn thần kinh, cá dễ bị kích thích và mắt lồi.

Vitamin Bc 1 mg/kg Cá gầy, kém ăn, sậm màu và khả năng miễn dich kém.

Vitamin B12 0.01 mg/kg Hemoglobin thấp, hầng cầu dễ vỡ, cá chậm lớn.

Vitamin C 50 mg/kgMàu sắc nhợt hoặc sậm, ngạnh, vây, nắp mang vặn vẹo biến dạng, tăng độ mẫn cảm với bệnh nhất là vi khuẩn.

Vitamin H 0.15 mg/kgThiếu màu, da nhạt, nhớt da nhiều, lớp mang bị thoái hóa, gan nhạt màu, sưng to, nhạy cảm với tiếng động, nhát ăn.

Inositol 10 mg/kg Dạ dày sưng phồng, mòn vây, tiêu hóa chậm.

5

Page 9: Benh ca-29.03.2011 (Loan)

III. Bệnh do ký sinh trùng

1. Nôi ký sinh trùng

1.1. Nhóm đơn bào

1.1.1 Bệnh trùng roi trong máu cá

Tác nhân gây bệnh

Do giống trùng roi Trypanosoma cơ thể nhỏ, dài khoảng 38 - 54 m, chiều rộng 1,2 - 4,6 m, kích thước thay đổi theo loài. Ở giữa cơ thể lớn, 2 đầu nhỏ, có 1 roi xuất phát từ phía sau, chạy dọc thân về phía trước, tạo nên các màng uốn. Mỗi khi vận động cơ thể rất hoạt bát nhưng ít thay đổi vị trí. Hạch của tế bào hình bầu dục ở chính giữa cơ thể. Chiều dài của hạch lớn gần bằng chiều ngang cơ thể. Hạch nhỏ hình tròn ở gần điểm gốc của roi. Màng uốn rung động làm cho cơ thể chuyển động về phía trước. Trùng trưởng thành màng uốn có 5 - 6 nếp gấp không đều nhau, phần vượt ra ngoài cơ thể, ở phía trước là roi trước, phần cuối của roi nhọn, sắc để cắm vào tổ chức của ký chủ. Chiều dài của roi khoảng 7 - 17 m . Trypanosoma dinh dưỡng bằng thẩm thấu qua toàn bộ bề mặt cơ thể.

Hình 3.1: Trypanosoma trong máu cá

Dấu hiệu bệnh lý

Cá bị bệnh Trypanosoma không thể hiện dấu hiệu bệnh lý rõ ràng. Trùng ký sinh ở máu và mật, ở máu chúng có khả năng tiết ra chất độc, phá vỡ hồng cầu, nhưng nhìn chung cường độ và tỷ lệ cảm nhiễm của cá còn thấp, nên tác hại không lớn. Do chúng có khả năng làm tổn thương hồng cầu nên có thể Trypanosoma là nguyên nhân đầu khởi phát nên bệnh “trắng gan, trắng mang” từ đó sẽ góp phần gây thiệt hại nghiêm trọng trong quá trình nuôi cá tra.

Phân bố và chẩn đoán bệnh

6

Page 10: Benh ca-29.03.2011 (Loan)

Để chẩn đoán bệnh Trypanosoma phải dùng phương pháp ly tâm máu, sau đó lấy dung dịch ở phần trên đem ra quan sát dưới kính hiển vi quang học.

1.1.2. Bệnh trùng lông

Tác nhân gây bệnh

Ký sinh trên cá tra thường gặp một số loài sau: Chilodonella sp, Hemiophirys sp, Balantidium sp, Ichthyonyctus sp.

Chilodonella sp: cơ thể có dạng hình trứng, phần sau cơ thể hơi lõm, mặt lưng hơi gù, phía trước mép bên phải lưng có 1 hàng lông cứng. Mặt bụng bên phải và bên trái có số lượng lông tơ từ 5 - 14 hàng, số lượng khác nhau tùy theo loài. Miệng ở mặt bụng có từ 16 - 20 que kitin bao quanh tạo thành miệng hình ống trên to, dưới nhỏ dần như sợi chỉ thô rồi cong lại giống cái kèn, phần cuối là bao hầu, miệng nằm hơi lệch về một bên, nên gọi là trùng miệng lệch.

Cơ thể Hemiophirys sp nằm trong một màng mỏng bao bọc, nhưng vận động rất mạnh. Hình dạng cơ thể giống hình bầu dục, hình trứng hoặc hình tròn, xung quanh cơ thể phủ đầy lông tơ mềm mại. Miệng ở phía bên trái, có dạng rãnh (khe), cơ thể có 2 hạch lớn hình trứng, hạch nhỏ nằm giữa 2 hạch lớn và các không bào, hạt dinh dưỡng nhỏ nhưng nhiều Kích thước cơ thể nhỏ thay đổi theo từng loài như Hemiophirys macerostoma kích thước 32 - 60 m x 23 - 40 m.

Giống Balantidium sp hình dạng cơ thể hình bầu dục hoặc hình trứng, phía trước 1 bên cơ thể có khe miệng hình tròn, trên khe miệng có lông tơ phân bố thành hàng xoắn, sau tạo thành bào hầu hình túi kéo dài, bên trái miệng có 1 số lông tơ miệng dài và thô do lông tơ cơ thể kéo dài ra mà thành. Cơ thể có lông tơ phân bố đều thành hàng dọc, khi lông tơ rung động làm cơ thể vận động được. kích thước dao động: 48 - 75 x 27 - 66 m đến 100 - 110 x 90 - 100 m.

Ichthyonyctus sp trùng có dạng hình thoi, hình trứng rộng nhiều ở phần giữa thân Thân dẹp bên cạnh, tiêm mao bao phủ toàn thân. Tương quan chiều dài phía trước thân (từ cuối phía trước thân đến miệng), đối với chiều dài phần sau thân là 1.6 – 1.9 : 1.

7

Page 11: Benh ca-29.03.2011 (Loan)

Hình 3.2: A: Trùng Balantidium sp ký sinh trong ruột cá tra

B: Trùng Ichthyonyctus sp ký sinh trong ruột cá tra

C: Trùng Chilodonella sp ký sinh trên da cá tra

Dấu hiệu bệnh lý

Cá nhiễm nhóm trùng lông với cường độ thấp nhìn chung không có dấu hiệu bệnh lý rõ ràng, chúng ký sinh chủ yếu trong ruột cá. Cá bị ký sinh với cường độ cao cũng không làm chết cá, chỉ góp phần làm nguy hiểm thêm khi cá bị nhiễm các bệnh khác như vi khuẩn.

Chilodonella sp ký sinh ở da, mang cá, các tổ chức bị kích thích tiết ra nhiều chất nhờn, đồng thời các tơ mang bị phá hủy và rời ra, ảnh hưởng đến hô hấp của cá. Cơ thể cá khi bị Hemiophirys ký sinh đã tiết ra nhiều chất nhầy trên da và mang của nhiều loài cá. Khi ký sinh với số lượng nhiều có thể phá hoại tổ chức mang, da. Balantidium sp và Ichthyonyctus sp ký sinh ở giữa các nếp gấp niêm mạc

8

A B

C

Page 12: Benh ca-29.03.2011 (Loan)

ruột, lấy các chất thừa của ký chủ để dinh dưỡng. Khi ký sinh đơn độc, dù với mật độ cao, cũng không gây tác hại nhưng khi ký chủ bị bệnh viêm ruột do vi khuẩn, hay do nguyên nhân khác thì chúng làm bệnh nặng thêm.

Phân bố và chẩn đoán bệnh

- Trùng ký sinh trên cá ở các lứa tuổi, nhưng giai đoạn cá giống thường bị cảm nhiễm nhiều hơn. Bệnh thường xuất hiện vào mùa có nhiệt độ thấp, phát triển mạnh từ tháng 3 - 6, miền Nam phát triển vào mùa mưa.

- Dựa vào các dấu hiệu bệnh lý và kiểm tra nhớt của da, mang và ruột trên kính hiển vi quang học. 

1.2. Nhóm đa bào

1.2.1. Bệnh giun tròn

Tác nhân gây bệnh

Ngành giun tròn nói chung, cơ thể nhỏ, dài, hai đầu nhỏ, đuôi nhỏ, nhọn, hơi cong. Cơ thể dạng ống tròn không phân đốt. Cơ quan sinh dục phân tính: đực cái riêng biệt. Thường gặp một số loài sau: Philometra sp, Spironoura spinibarbi, Contracaecum spiculigerm, Spinitectus clariasi.

- Philometra sp, con cái có màu hồng hay màu đỏ máu. Trên cơ thể có phân bố nhiều nhú trong suốt, lớn nhỏ không đồng đều. Phía đầu có 4 mấu lồi kích thước không bằng nhau. Cơ quan sinh dục giun tròn Philometra sp phân tính, con đực có 1 tinh hoàn, có ống dẫn tinh và túi chứa tinh, phần cuối là gai giao phối hình kim, kích thước và hinh dạng giống nhau. Con cái có 2 buồng trứng ở 2 đoạn của cơ thể.

- Loài Spironoura spinibarbi có kích thước lớn, thân dày, hẹp dần hai đầu. Có màng cánh bên, chiều dài màng 0,544 - 1,106 mm. Từ cuối sau thân đến lỗ bài tiết, cuticul có những nếp ngang mỏng. Cuticul ở phía lưng dày hơn phía bụng. Con cái lớn hơn con đực, ở con đực cuối đuôi cong về phía bụng.

- Contracaecum spiculigerm thường ký sinh ở dạng bào nang, đường kính 1 mm. Cơ thể hai đầu nhọn, bề mặt có vân ngang rất nhỏ, nhưng ở 2 đầu thì vân không rõ, phần đuôi thì hơi phù.

- Spinitectus clariasi cơ thể nhỏ thon dài, đầu tù, đuôi hẹp nhỏ và nhọn. Hệ cuticul mỏng, không thấy rõ vân ngang dưới kính hiển vi quang học, nhưng dưới kính hiển vi điện tử quét thấy rõ vân ngang. Đĩa miệng có 6 môi phát triển, mỗi môi có 1 gai môi ngoài và 2 gai môi bên.

9

Page 13: Benh ca-29.03.2011 (Loan)

Hình 3.3: Giun tròn ký sinh trong ruột cá tra

Dấu hiệu bệnh lý

Cá không có biểu hiện bệnh lý rõ ràng, thường trong ao những cá thể bị vàng mình thì kèm theo dấu hiệu cuốn mật xơ to và có sự ký sinh của giun tròn.

Chúng ký sinh trên gan, ruột, dạ dày và cuốn mật của cá. Khi ký sinh trên gan, chúng làm cho gan mất độ bóng mềm mà trở nên xơ cứng do giun tròn đẻ trứng ở gan.

Đặc biệt, khi ký sinh ở cuốn mật chúng làm cho cuốn mật cá phìn to và cứng làm tắt nghẽn ống dẫn mật. Thành ruột và dạ dày bị tổn thương khi bị giun tròn ký sinh và chủ yếu chúng chỉ lấy chất dinh dưỡng ảnh hưởng tăng trưởng của cá.

Phân bố và chẩn đoán bệnh

- Bệnh xuất hiện ở nhiều giai đoạn nuôi của cá nhưng chủ yếu là trong quá trình nuôi thương phẩm và xuất hiện hầu như là quanh năm. Tầng suất nhiễm bệnh cao là ở những ao nuôi mật độ cao, chất lượng nước xấu và quanh ao có nhiều cây cỏ.

- Đối với giun tròn thì có thể quan sát dễ dàng bằng mắt thường hoặc chỉ với kính lúp, nhưng để phân loại thì cần dùng đến kính hiển vi quang học. Do chúng phát triển nhanh nên trong quá trình nuôi thường xuyên kiểm tra để sớm phát hiện chúng.

1.2.2. Bệnh giun đầu gai

Tác nhân gây bệnh

Đặc điểm hình dạng cấu tạo của giun đầu gai. Cơ thể chia làm 3 phần: vòi, cổ và thân. Vòi có hình trụ, chùy hay hình cầu nằm phía trước cơ thể, trên vòi có nhiều gai kitin xếp ngược, đây chính là cơ quan bám của giun đầu gai. Thân tương đối lớn, bề mặt trơn láng hoặc có móc, sự phân bố và số lượng móc trên thân cũng là một chỉ tiêu phân loại quan trọng. Kích thước cơ thể thay đổi theo giống loài, và giới tính, cùng loài nhưng con cái thường lớn hơn con đực, chiều dài cơ thể thường dao động từ 1,5 - 50 mm, đa số dưới 25 mm, lớn nhất 55 mm. Cơ thể

10

Page 14: Benh ca-29.03.2011 (Loan)

giun đầu gai hình trụ, hình thoi, đoạn trước thô, đoạn sau nhỏ hơn, màu sắc thay đổi theo loài, có loài màu nhạt, có loài màu tro, hồng hoặc trắng sữa. Thường gặp một số loài sau: Rhadinorhynchus, Pallisentis, Neosentis.

- Cơ thể giun Rhadinorhynchus có vòi dạng hình trụ, nhỏ dài. trên vòi có 12 hàng dọc móc, mỗi hàng 20 - 22 móc. Phía trước cơ thể hẹp, dài, có móc sắp xếp không theo quy luật, phần sau cơ thể không phân bố gai, trơn láng..

- Cơ thể Giun đầu gai Pallisentis có một số đặ điểm: Vòi dạng hình cầu, trên vòi có 4 vòng móc, mỗi vòng có 10 móc. Phần cổ rất dài. Phần thân dạng hình trụ, chiều dài thay đổi theo loài, có thể từ 0,6 - 2,0 cm. Trên thân phân bố rất nhiều gai kitin và chia thành 2 nhóm: 1 nhóm gai nhỏ, dày và xếp không theo hàng, tập trung ở phía trước của thân, và sau phần cổ. Nhóm gai thứ 2 có kích thước lớn và thưa hơn, xếp theo hàng ngang xung bao quang thân, kéo dài về phía sau cơ thể. Các vòng gai trên thân có thể kéo dài đến mút đuôi, hay chấm dứt ở 1/3 phía sau cơ thể đều là những căn cứ để phân loại đến loài giống ký sinh trùng này.

- Giống Neosentis cơ thể hình ống, đầu trước hơi lớn. Vòi nhỏ hình cầu, trên vòi có 4 vòng móc xếp xoắn ốc, mỗi vòng có 8 cái, vòng thứ 1 móc lớn sau nhỏ dần. Phần cổ ngắn. Phần trước của thân có các móc kitin chia làm 2 nhóm. Nhóm thứ nhất có 4 - 7 vòng móc, nhóm thứ 2 có 9 - 11 vòng, phía sau còn có móc sắp xếp phân tán không theo vòng.

Hình 3.4: Giun đầu gai ký sinh trong ruột cá tra

Dấu hiệu bệnh lý

Giun đầu gai dùng vòi cắm sâu vào niêm mạc ruột của cá lấy chất dinh dưỡng, phá hoại thành ruột dẫn đến hiện tượng viêm loét, mở đường cho một số sinh vật gây bệnh xâm nhập vào cơ thể cá. Khi ký sinh với số lượng nhiều, có thể đâm thủng thành ruột gây hiện tượng tắc ruột, viêm ruột, đoạn ruột có giun ký sinh phình to, cá gầy có hiện tượng thiếu máu.

Phân bố và chẩn đoán bệnh

- Bệnh xuất hiện ở giai đoạn nuôi thịt khi cá đạt 300 gram trở lên. Đồng thời cũng phân bố tương đối rộng trong các thủy vực.

11

Page 15: Benh ca-29.03.2011 (Loan)

- Có thể quan sát dễ dàng giun đầu gai trong ruột cá bằng mắt thường hoặc chỉ với kính lúp, nhưng để phân loại thì cần dùng đến kính hiển vi quang học.

1.2.3. Bệnh sán lá song chủ

Tác nhân gây bệnh

Sán lá song chủ thường có cấu tạo lưỡng tính, đẻ trứng, giao phối trên cùng một cơ thể. Trứng nhỏ nhưng số lượng nhiều. Từ trứng phát triển thành cơ thể trưởng thành phải trải qua một quá trình phát triển phức tạp, qua nhiều giai đoạn ấu trùng và đòi hỏi có 1 hoặc 2 ký chủ trung gian.

Giai đoạn ấu trùng Miracidium: Trứng sau khi rơi vào nước nở ra ấu trùng Miracidium có lông tơ và điểm mắt. Phần trước cơ thể có tuyến đầu, đoạn sau cơ thể có một đám tế bào mầm, có ống tiêu hoá đơn giản. Hệ thần kinh và bài tiết không phát triển. Miracium không lấy thức ăn ngoài môi trường, sống tự do trong nước nhờ glucogen dự trữ, nên chỉ bơi một thời gian, rồi nhờ tuyến đầu tiết men phân giải lớp biểu mô và chui vào tổ chức gan của cơ thể ký chủ trung gian thứ 1 là ốc (Mollusca). Ở trong cơ thể ký chủ trung gian, ấu trùng Miracidium mất lông tơ, mất điểm mắt và ruột biến thành bào nang Sporocyste.

Giai đoạn ấu trùng Sporocyste: Tồn tại dạng bào nang hình tròn hay hình túi, bề mặt có khả năng thẩm thấu dinh dưỡng. Bào nang Sporocyste có thể xoang lớn, chúng tham gia sinh sản vô tính, cho nhiều ấu trùng Redia.

Giai đoạn ấu trùng Redia: Redia có thể di động, cơ thể dạng hình túi, cấu tạo cơ thể có hầu và ruột dạng hình túi ngắn. Ấu trung Redia lớn lên, phá màng của bào nang để ra khỏi tổ chức gan rồi vào cơ quan tiêu hoá của ốc. Cơ thể ấu trùng Redia có, hầu và ruột phát triển, có hai ống bài tiết. Phía sau cơ thể có một đám tế bào mầm tiến hành sinh sản vô tính cho nhiều ấu trùng Cercaria. Có chủng loại sán lá song chủ không qua giai đoạn ấu trùng Redia mà phát triển trực tiếp qua Cercaria.

12

Page 16: Benh ca-29.03.2011 (Loan)

Hình 3.5: Sán lá song chủ thuộc giống Bucephalopsis gracilescens ký sinh trong ruột cá tra

Dấu hiệu bệnh lý

Do tác hại của sán lá song chủ đối với nghề nuôi thủy sản và trên cá tra không lớn như sán lá đơn chủ, tác hại phụ thuộc vào chủng loại hoặc vị trí ký sinh. Thường phát hiện sán lá song chủ ký sinh trong hệ thống tiêu hoá. Một số ít loài sán lá song chủ ký sinh trên cá không gây tác hại lớn, nhưng giai đoạn trưởng thành lại ký sinh ở người và gia súc, gây ra các bệnh nguy hiểm như bệnh sán lá gan ở người. Vì thế khi cá nhiễm ký sinh trùng sán lá song chủ thì không có dấu hiệu đặc trưng.

Phân bố và chẩn đoán bệnh

- Chúng ký sinh trên nhiều giai đoạn của cá. Do ốc là ký chủ bắt buộc của sán lá song chủ, nên chúng thường xuất hiện ở những nơi có ốc.

- Kiểm tra bằng cách cạo lấy nhớt thành dạ dày và ruột của cá quan sát dưới kính hiển vi với độ phóng đại 10 - 40X.

1.2.4. Bệnh ấu trùng sán lá gan

Tác nhân gây bệnh

Có hai loài gây bệnh của ấu trùng sán lá gan:

- Ấu trùng Metacecarria của sán lá gan Clonorchis, ấu trùng ký sinh trong cơ của cá dưới dạng bào nang. Metacecarria hình bầu dục, vỏ bọc rất dày, cấu tạo chắc chắn.

- Ấu trùng Metacecarria của sán lá gan ký sinh trong mang cá dưới dạng bào nang hình ovan.

13

Page 17: Benh ca-29.03.2011 (Loan)

Dấu hiệu bệnh lý

Khi cá bị sán lá ký sinh thường có một số biểu hiện chung như: hoạt động bơi lội bất thường, nhạy cảm với tiếng động, cá gầy.

- Metacercaria ký sinh trong cơ của cá, chúng tập trung nhiều ở cơ lưng, dọc cột sống, ở bụng và đuôi ít hơn. Trên da cá có những nốt nhỏ sậm màu. Thường Metacercaria phân bố bên phía phải nhiều hơn phía bên trái.

- Metacercaria ký sinh trên mang của cá, chúng tập chung nhiều ở các gốc và trên các tơ mang, làm tơ mang bị biến dạng, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất ở mang.

Phân bố và chẩn đoán bệnh

- Bệnh xuất ở mọi giai đoạn phát triển của cá. Tầng suất xuất hiện bệnh cao là ở những ao nuôi bón phân hữu cơ chưa oai, tẩy dọn đáy ao không tốt, cây cỏ um tùm và có sự xuất hiện của ký chủ trung gian là nhuyễn thể.

- Kiểm tra nhớt mang và cơ cá dưới kính lúp hoặc kính hiển vi để có thể chẩn đoán bệnh.

2. Ngoại ký sinh trùng

2.1. Nhóm đơn bào

2.1.1. Bệnh thích bào tử trùng (trùng bào tử sợi)

Tác nhân gây bệnh

Thường thấy một số loài ký sinh trên cá như: Myxobolus, Henenguya sp, Thelohanellus sp.

Myxobolus có đặc điểm riêng là phía trước bào tử có 2 cực nang, thường các loài có 2 cực nang bằng nhau, một số ít loài có 1 cực nang bị thoái hoá và kích thước thì khác nhau cho từng loài.

Henenguya sp bào tử có dạng hình trứng, có 2 cực nang thường ở phía trước cơ thể. Vỏ có 2 mảnh khép lại nhưng bắt đầu từ phần nối phía sau vỏ kéo dài thành đuôi. Kích thước của bào tử nhỏ thay đổi theo từng loài.

Thelohanellus sp bào tử có dạng hình trứng hoặc quả lê. Ngoài đặc điểm chung của họ Myxobolidae, chúng khác với Myxobolus và Henneguya sp là phía trước bào tử chỉ có 1 cực nang. Kích thước bào tử tương đối lớn so với 2 giống Myxobolus và Henneguya sp.

14

Page 18: Benh ca-29.03.2011 (Loan)

Hình 3.6: A: Myxobolus; B: Thelohanellus sp; C: Henneguya sp

Dấu hiệu bệnh lý

Khi ký sinh ở cá có thể tồn tại ở dạng bào nang hay không có bào nang, ký sinh ở một số cơ quan bên ngoài như mang, da, vây cá. Khi nhiễm bệnh thích bào tử trùng, cá bơi lội không bình thường, hay quẫy mạnh, dị hình cong đuôi, cá kém ăn rồi chết. Nếu bị bệnh nặng có thể nhìn thấy những bào nang bằng hạt tấm, hạt đậu xanh màu trắng đục bám trên mang cá, có thể làm xương nắp mang không che kín mang. Sự tương phản giữa màu đỏ của mang và màu trắng đục của bào nang nên dễ nhận biết bằng mắt thường.

Phân bố và chẩn đoán bệnh

- Quan sát thấy bệnh xuất hiện trên tất cả các giai đoạn phát triển của cá tra. Chúng thường xuất hiện nhiều ở những ao nuôi mật độ cao, có nhiều cây cỏ và chất lượng nước kém. Chúng phát triển ở nhiệt độ nước cao từ 30 - 320C, do đó mùa khô thì tầng suất xuất hiện bệnh cao.

- Dựa vào dấu hiệu bệnh lý để bước đầu chẩn đoán và phát hiện sớm tình trạng bệnh của cá. Nhưng để xác định chính xác được loài gây bệnh thì có thể tiến hành kiểm tra nhớt da, mang,…và quan sát dưới kính hiển vi quang học với độ phóng đại > 100X.

15

A

B

C

Page 19: Benh ca-29.03.2011 (Loan)

2.1.2. Bệnh trùng bánh xe

Tác nhân gây bệnh

Trùng bánh xe Trichodinidae có nhiều giống khác nhau ký sinh trên cá, thường gặp là Trichodina Ehrenberg, Trichodinella Sramek-Husek, Tripartiella Lom. Trichodina nhìn mặt bên giống như cái chuông, mặt bụng như cái đĩa.

Hình 3.7: Trùng bánh xe (Tricodina sp) trên nhớt da cá

Dấu hiệu bệnh lý

Khi cá mới nhiễm bệnh trên thân và mang tiết nhiều nhớt có màu hơi trắng đục, nhìn thấy rõ khi cá ở dưới nước.

Da chuyển sang màu xám, cá có cảm giác ngứa ngáy, thường nổi từng đàn lên mặt nước. Ở cá tra giống khi nhiễm bệnh thường nhô đầu lên khỏi mặt nước và quẫy mạnh.

Khi cá nhiễm nặng, trùng sẽ phá hủy các tơ mang, da tiết nhiều nhớt làm rối loạn chức năng trao đổi chất và điều hòa áp xuất thẫm thấu. Cá bơi lội mất định hướng, sau cùng cá lật bụng xoay tròn rồi chết.

Phân bố và chẩn đoán bệnh

- Bệnh gây tác hại chủ yếu trên cá hương, cá giống. Bệnh phát triển quanh năm nhưng phổ biến nhất vào mùa xuân nhiệt độ thấp, ở những ao giàu dinh dưỡng tảo phát triển nhiều, vào mùa mưa ở miền Nam là điều kiện thuận lợi cho chúng, nhiệt độ thích hợp là 20 - 300C, nhiệt độ quá nóng về mùa hè, mùa khô và quá lạnh về mùa đông ít gặp bệnh này. Trong các mùa thích hợp, trùng bánh xe sinh sản nhanh chóng, gây thành dịch bệnh khiến cá chết hàng loạt.

16

Page 20: Benh ca-29.03.2011 (Loan)

- Quan sát các dấu hiệu bệnh lý của đàn cá trong ao. Kiễm tra nhớt da, vây và nhớt mang của cá dưới kính hiển vi quang học, xác định tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm trùng bánh xe.

2.1.3. Bệnh trùng quả dưa

Tác nhân gây bệnh

Tác nhân gây bệnh là loài Ichthyophthyrius multifiliis Fouguet (1876). Trùng có dạng giống quả dưa, đường kính 0,5 - 1 mm. Toàn thân có nhiều lông tơ nhỏ, nhiều đường sọc, vằn dọc. Giữa thân có 1 hạch lớn hình móng ngựa và một hạch nhỏ.

Hình 3.8: Trùng quả dưa (Ichthyophthyrius) trên nhớt da cá tra

Dấu hiệu bệnh lý

Cá bị bệnh thường xuất hiện các đốm trắng nhỏ trên da, mang, vây, do có nhiều trùng bám mà thành (nên gọi là bệnh đốm trắng), có thể thấy rõ bằng mắt thường. Da, mang cá bệnh tiết nhiều dịch nhầy, làm cơ thể có màu sắc nhợt nhạt. Cá bệnh nổi từng đàn lên mặt nước, bơi lờ đờ yếu ớt. Lúc đầu cá tập trung gần bờ, nơi có cỏ rác, quẫy nhiều do ngứa ngáy. Trùng bám ở mang, phá hoại biểu mô mang làm cá ngạt thở. Khi cá yếu quá, chỉ còn ngoi đầu lên để thở, đuôi bất động cắm xuống nước.

Bệnh gây ảnh hưởng đến chức năng sinh lý, sinh hoá của cá. Protein trong huyết thanh giảm tới 2.5 lần, hoạt động của gan, thận bị rối loạn, lượng tích luỹ protein bị giảm, ảnh hưởng quá trình trao đổi acid amin. Thành phần máu cũng bị thay đổi: lượng hồng cầu giảm, bạch cầu tăng và có thể tăng tới 20 lần so với cá khỏe .

17

Page 21: Benh ca-29.03.2011 (Loan)

Phân bố và chẩn đoán bệnh

- Trùng quả dưa ký sinh chủ yếu trên da và vây cá tra và gây nguy hiểm ở giai đoạn cá hương và cá giống. Tỷ lệ cảm nhiễm 70 - 100%, cường độ cảm nhiễm 5 - 7 trùng/ lamen và gây chết nghiêm trọng.

- Dựa theo các dấu hiệu bệnh lý quan sát bằng mắt. Kiễm tra nhớt da và nhớt mang của cá dưới kính hiển vi quang học, xác định tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm. Cường độ cảm nhiễm từ 5 - 10 trùng/ lamen là cá đã bị bệnh nguy hiểm.

2.1.4. Bệnh trùng loa kèn

Tác nhân gây bệnh

Ký sinh trên cá thường gặp các giống trùng loa kèn sau: Epistylis, Zoothamnium, Vorticella và Apiosoma. Nhìn chúng hình dạng cơ thể phía có đặc điểm: phía trước lớn, phía sau nhỏ, có dạng hình loa kèn, hình chuông lộn ngược, nên có tên gọi là trùng loa kèn. Phía trước cơ thể có 1 - 3 vòng lông xung quanh khe miệng. Phía sau ít nhiều đều có cuống để bám vào bất kỳ giá thể nào. Một số giống hình thành tập đoàn (Epistylis, Zoothamnium) các cá thể liên kết với nhau bởi cuống.

Hình 3.9: Trùng loe kèn ký sinh trên vây hậu môn của cá tra giống

Dấu hiệu bệnh lý

Trùng ký sinh trên da, vây và mang cá. Triệu chứng cũng tương tự như các loài ngoại ký sinh trùng gây ra là thân cá có nhiều nhớt màu hơi trắng đục, da chuyển màu xám, cá cảm thấy ngứa ngáy, tập trung gần bờ nơi có nhiều cỏ rác và ở cống cấp nước. Bệnh nặng trùng ký sinh ở mang, phá hủy các tơ mang khiến cá bị ngạt thở, cá bơi lội lung tung không định hướng. Sự ký sinh của trùng loa kèn ảnh

18

Page 22: Benh ca-29.03.2011 (Loan)

hưởng đến hô hấp, sinh trưởng của ký chủ. Sau cùng cá chết hoặc yếu tạo điều

kiện cho vi khuẩn cơ hội xâm nhập.

Phân bố và chẩn đoán bệnh

- Trùng loa kèn phân bố ở cả nước ngọt, nước mặn. Trên cá tra chúng ký sinh và gây nguy hiểm ở giai đoạn cá hương và cá giống. Bệnh trùng loa kèn thường xuất hiện quanh năm, ở những ao giàu dinh dưỡng và nhiệt độ thấp nên mùa mưa ở miền Nam là mùa chúng phát triển mạnh.

- Kiễm tra nhớt da và nhớt mang của cá dưới kính hiển vi quang học, xác định tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm.

2.1.5. Bệnh trùng ống hút

Tác nhân gây bệnh

Việt Nam thường gặp 4 giống: Acineta, Tokophrya, Podophyria, Capriniana. Trùng ống hút có đặc điểm chung: cơ thể không có lông mao, phía trước cơ thể thường có ống hút. Sinh sản hữu tính bằng tiếp hợp và sinh sản vô tính.

- Giống Acineta: có hình dạng cơ thể giống cái chuông lật ngược. Các ống hút được xếp từng cụm phía trước cơ thể. Cơ thể thường có một lớp vỏ giáp bao quanh, phía sau có cuống ngắn, thô để bám trên ký chủ hoặc giá thể. Nhân tế bào lớn, có hình trứng.

- Giống Tokophry: hình dạng cơ thể rât giống với Acineta, nhưng các ống hút được xếp thành 4 cụm phía trước cơ thể. Nhân lớn hình dải. Phía sau cơ thể có cuống ngắn và đĩa bám.

- Giống Podophyria: cơ thể hình cầu, các ống hút xếp theo hình phóng xạ xung quanh cơ thể. Trong cơ thể có nhiều không bào co rút. Nhân tế bào hình trứng, có cuống bám dài mảnh.

- Giống Capriniana: thường gặp loài Capriniana piscium. Cơ thể thường xuyên thay đổi hình dạng, có lúc hình trứng, hình bầu dục. Kích thước cơ thể 30 - 90 x 13 - 48 m. Phía trước cơ thể có 8 - 12 ống hút xếp theo hình phóng xạ. Cơ thể không có cơ quan bám rõ ràng. Nhân lớn hình que, hình lạp xưởng, nhân nhỏ hình cầu. Trong tế bào chất có nhiều hạt dinh dưỡng và có 3 - 5 không bào. Ở thời kỳ ấu trùng nhân lớn hình tròn, bầu dục có 2 - 3 ống hút.

19

Page 23: Benh ca-29.03.2011 (Loan)

Hình 3.10: Trùng ống hút ký sinh trên vây của cá tra

Dấu hiệu bệnh lý

Chúng ký sinh trên da, mang và vây của cá chủ yếu là ở giai đoạn cá hương và cá giống. Khi ký sinh chúng bám chặt lên các tơ mang phá hoại tế bào thượng bì, nếu ký sinh với mật độ cao sẽ ảnh hưởng đến chức năng trao đổi chất ở mang, cá hô hấp khó khăn nên nổi lên mặt nước.

Phân bố và chẩn đoán bệnh

- Trùng ký sinh trên cá ở các lứa tuổi, nhưng giai đoạn cá hương và giống thường bị cảm nhiễm nhiều hơn. Bệnh thường xuất hiện vào mùa mưa và ao có nhiều vật chất hữu cơ.

- Dựa vào các dấu hiệu bệnh lý và kiểm tra nhớt của da, mang và ruột trên kính hiển vi quang học. 

2.2. Nhóm đa bào

2.2.1. Bệnh lá sán đơn chủ

Tác nhân gây bệnh

Có hai loài là sán lá 16 móc ( Dactylogyrus) và sán lá 18 móc (Gyrodactylus). Sán có dạng dẹp, màu trắng nhạt, chiều dài cơ thể dao động từ 0.4 - 1.0 mm tùy theo giống loài. Cơ thể gồm có phần đầu chia làm 4 thùy và 4 tuyến đầu.

Sán lá 16 móc Dactylogyrus phía trước cơ thể có 4 điểm đen gọi là 4 điểm mắt do các các tế bào sắc tố tạo thành có tác dụng cảm giác ánh sáng. Phía sau cơ thể có đĩa bám, ở giữa đĩa bám có 1 đôi móc lớn và xung quanh có 7 đôi móc nhỏ. Đây là loài đẻ trứng.

Còn cơ thể của sán Gyrodactylus nhỏ và linh hoạt hơn sán Dactylogyrus. Gyrodactylus không có điểm mắt. Phần sau cơ thể là đĩa bám gồm 2 móc lớn ở

20

Page 24: Benh ca-29.03.2011 (Loan)

giữa và 16 móc nhỏ xung quanh. Đây là loài lưỡng tính, cơ quan sinh dục đực và cái nằm trên cùng một cơ thể và Gyrodactylus để con.

Dựa vào số lượng móc mà sán có tên gọi là sán 16 móc hoặc sán 18 móc đồng thời cũng để nhận dạng chúng.

Hình 3.11: A: sán 16 móc; B: sán 18 móc

Dấu hiệu bệnh lý

Chúng ký sinh chủ yếu và nhiều trên mang cá. Lúc ký sinh chúng dùng móc của đĩa bám sau, bám vào tổ chức cơ thể ký chủ, tuyến đầu tiết ra men hialuronidaza phá hoại tế bào tổ chức, làm mang và da cá cá tiết ra nhiều dịch nhờn ảnh hưởng đến hô hấp của cá. Mang có hiện tượng sưng, phù nề, cá nổi đầu và bơi lội chậm chạm, cơ thể gầy yếu, có thể gây chết từ rải rác tới hàng loạt cá hương, cá giống. Trong ao hoạt động của cá rất bất thường, có khi nằm ở đáy ao, có khi nổi lên mặt nước đớp khí thậm chí mất dần khả năng vận động và bơi ngửa bụng.

Phân bố và chẩn đoán bệnh

- Sán lá đơn chủ ký sinh ở nhiều lứa tuổi, nhưng gây bệnh nghiêm trọng nhất là đối với cá hương, cá giống của cá. Bệnh này phát triển mạnh trong các ao nuôi mật độ dày, điều kiện môi trường ô nhiễm hữu cơ, nhiệt độ thích hợp cho chúng phát triển khoảng 22 - 28oC. Bệnh xuất hiện nhiều vào mùa xuân và mùa mưa.

- Kiểm tra nhớt da và nhớt mang của cá dưới kính hiển vi quang học với độ phóng đại < 100X.

21

A B

Page 25: Benh ca-29.03.2011 (Loan)

2.2.2. Bệnh trùng mỏ neo

Tác nhân gây bệnh

Cơ thể Lernaea gồm 3 phần: đầu, ngực, bụng. Phần đầu phát triển thành sừng giống mỏ neo, dùng đâm thủng và bám chắc vào tổ chức của ký chủ. Cơ thể con đực giống hình dạng Cyclops và chúng sống tự do, còn con cái sau khi giao phối sống lần đầu tiên, chúng chuyển sang sống ký sinh, hình dạng thay đổi rất lớn. Chu kỳ sống của trùng kéo dài khi nhiệt độ thấp, chúng thường ký sinh trên cơ thể cá vào mùa đông để đến mùa xuân ấp ám thì bắt đầu sinh sản cho nên tuổi thọ chúng có thể lên đến 5 - 7 tháng.

Hình 3.12: Trùng mỏ neo trưởng thành

Dấu hiệu bệnh lý

Chúng ký sinh trên da, vây của các tạo ra các vùng sưng đỏ, viêm loét, sắc tố da biến dạng. Cá bị nhiễm trùng mỏ neo thường bơi lội chậm chạp không bình thường, khả năng bắt mồi kém và cơ thể gầy yếu do bị trùng lấy dinh dưỡng. Đối với cá hương và cá giống, cá có thể bị dị hình uống cong, bơi lộ mất thăng bằng khi bị trùng mỏ neo ký sinh.

Phân bố và chẩn đoán bệnh

- Chúng ký sinh ở mọi lứa tuổi khác nhau, chúng có mặt rộng rãi trong nhiều thủy vực nước. Chúng phát triển tốt ở nhiệt độ từ 18 - 30oC, vào mùa đông cá dể bị ký sinh. Có khả năng gây hại cao cho giai đoạn ương nuôi cá giống.

- Dựa vào dấu hiệu bệnh lý có thể kiểm tra các vùng tổn thương trên da và vây cá.

22

Page 26: Benh ca-29.03.2011 (Loan)

IV. Bệnh do vi khuẩn

1. Bệnh gan, thận mủ

Tác nhân gây bệnh

Cá bệnh do nhiễm vi khuẩn Edwardsiella ictaluri. Vi khuẩn này có một số đặc điểm: có dạng hình que mảnh, Gram âm (-), kích thước 1 x 2 - 3 m, không sinh bào tử, chuyển động nhờ vành tiêm mao. Là vi khuẩn yếm khí tuỳ tiện, phản ứng catalase dương, Cytocrom Oxidase âm tính, phản ứng oxy hoá âm và lên men trong môi trường O/F glucose.

Hình 4.1: A: Cá tra bị gan, thận mủ; B: Nhuộm Gram vi khuẩn E. ictaluri

Dấu hiệu bệnh lý

Trước khi bắt đầu nhiễm bệnh đàn cá thường ăn mạnh bất thường, thận bắt đầu phù và tỳ tạng sậm màu. Khi đã nhiễm bệnh cá thường thể hiện kém ăn hoặc bỏ ăn, gầy yếu, bụng thường chướng to, xung quanh miệng có các đám xuất huyết, gốc vây xuất huyết, mắt lồi, sau cùng xoay tròn trên mặt nước rồi chết. Giải phẫu bên trong, một số cơ quan nội tạng như gan, tỳ tạng, thận bị hoại tử, tạo thành những đốm màu trắng đục như “mủ” đường kính 0,5 - 2,5 mm, nên bệnh này còn gọi là “bệnh đốm trắng”hay “bệnh gan, thận mủ”.

Phân bố và chẩn đoán bệnh

- Bệnh xuất hiện ở tất cả các giai đoạn trong quá trình nuôi cá tra, gây thiệt hại lớn trong các ao cá hương và cá giống (cỡ từ 4 - 6 cm) đến 5 - 6 tháng tuổi, tỷ lệ tử vong của cá có thể đạt đến 60 - 70%, có trường hợp tới 100%. Bệnh thường xảy ra nhiều vào mùa mưa lũ kéo dài đến mùa khô. Thời điểm phát triển bệnh và mức độ thiệt hại khác nhau theo từng năm. Trong ao nuôi mật độ cao, chất lượng nước xấu, các bị stress trong thời gian dài thì bệnh dễ bùng phát.

23

A B

Page 27: Benh ca-29.03.2011 (Loan)

- Dựa vào dấu hiệu bệnh trên và phân lập mẫu bệnh phẩm từ gan, thân và tỳ tạng cá bệnh trên một số môi trường thông thường như: BHIA (Brain Heart Infusion Agar), TSA (Tryptic Soy Agar) và EMB (Eosine Methylene blue lactose Agra). Trên các môi trường này, khuẩn lạc của E. ictaluri thường nhỏ, phát triển sau khi nuôi cấy 24 - 48 giờ ở nhiệt độ 28 - 30oC.

2. Bệnh xuất huyết, phù đầu

Tác nhân gây bệnh

Là do vi khuẩn Aeromonas sp (A. hydrophila, A. sobria, A. caviae). Aeromonas sp là trực khuẩn, hình que, chiều dài 2 - 3 µm, 2 đầu hơi tròn, đầu có một tiêm mao, không có nha bào, di động, Gram (-). Chúng phát triển tốt nhất ở nhiệt độ 28 - 30oC. Sinh trưởng trong môi trường pH thích hợp 7,1 - 7,2. Môi trường đặc trưng chúng là Aeromonas agar + Appicillin, phát triển sau khi nuôi cấy 18 - 24 giờ ở nhiệt độ 28 - 30oC.

Hình 4.2: Cá tra bị phù đầu, xuất huyết bề ngoài và cả nội tạng

Dấu hiệu bệnh lý

Dấu hiệu đầu tiên là kém ăn hoặc bỏ ăn, nổi lờ đờ trên tầng mặt. Da cá thường đổi màu tối không có ánh bạc, cá mất nhớt. Xuất hiện các đốm xuất huyết màu đỏ trên thân, các gốc vây, quanh miệng, hậu môn viêm, xuất huyết, mắt lồi mờ đục. Bụng trướng to có chứa dịch màu vàng hoặc hồng, các nội tạng như ruột, bóng hơi, tuyến sinh dục và cơ cũng xuất huyết. Gan tái nhạt, thận, tỳ tạng xưng to, mềm nhũng, màu đỏ sậm.

Phân bố và chẩn đoán bệnh

- Bệnh xuất hiện ở tất cả các giai đoạn nuôi của cá tra. Bệnh phát triển nhiều khi có sự biến động lớn của môi trường khi cá rơi vào tình trạng

24

Page 28: Benh ca-29.03.2011 (Loan)

stress nặng. Ở Việt Nam, bệnh có thể xuất hiện quanh năm nhưng phát nhiều vào mùa mưa, mùa có nhiệt độ 25 - 28oC.

- Dựa vào các dấu hiệu bệnh lý, mùa vụ xuất hiện bệnh để chẩn đoán sơ bộ. Muốn chẩn đoán chính xác, cần áp dụng phương pháp phân lập vi khuẩn và phương pháp mô học để kiểm tra sự biến đổi mô học trong cơ thể và phân lập vi khuẩn để chẩn đoán bệnh được chính xác.

3. Bệnh trắng đuôi

Tác nhân gây bệnh

Là do vi khuẩn Flavobacterium columnare thuộc nhóm vi khuẩn Gram (-), hình que mảnh, dài. Phát triển trong môi trường thạch Cytophaga agar (CA), khuẩn lạc của vi khuẩn F. columnare sẽ phát triển sau 36 - 48 giờ khi ủ ở nhiệt độ 28oC, có khả năng di động trượt trên bề mặt môi trường thạch, di động rất nhanh và có hiện tượng kết thành chùm, phản ứng Oxidase (+), phản ứng Catalase (+), có khả năng tạo sắc tố Flexirubin, dương tính với phẩm nhuộm Congo red, có khả năng sinh khí H2S và không có khả năng oxy hóa và lên men đường Glucose.

Hình 4.3: Cá tra bị bị bệnh trắng đuôi

Dấu hiệu bệnh lý

Ðặc điểm đầu tiên khi cá nhiễm bệnh là xuất hiện các vùng trắng trên bề mặt da, sau đó vi khuẩn sẽ xâm nhập vào sâu bên trong gây tổn thương các lớp mô dưới da tạo thành vết loét, đôi khi những tổn thương còn xảy ra ở một phần của đầu.

Cá dấu hiệu lâm sàn như cá bơi lờ đờ và có biểu hiện dấu hiệu bệnh lý như vây đuôi và vây lưng bị biến đổi sắc tố trở nên trắng bệch, kèm theo hiện tượng rách hoặc rụng mất các vây, những cá bị bệnh nặng hơn có thể xuất hiện nhiều vết lở loét trên thân. Một số cá trong xoang nội quan có chứa chất dịch, gan, thận bị mềm nhũn...

25

Page 29: Benh ca-29.03.2011 (Loan)

Phân bố và chẩn đoán bệnh

- Trong hầu hết trường hợp, cá bị nhiễm F. columnare là do một số yếu tố làm cá bị sốc như nhiệt độ nước cao hơn 20oC, mật độ nuôi cao, cá bị sốc do đánh bắt hay vận chuyển, chất lượng nước kém, đặc biệt là hàm lượng ammonia cao và ao nuôi có nhiều vật chất hữu cơ… Trong môi trường giàu các ion Ca2+, K+ và Mg2+ có thể làm tăng mật số của vi khuẩn F. columnare, từ đó làm tăng khả năng gây bệnh. Vào mùa hè và mùa đông, tỷ lệ cá da trơn trong các ao nuôi bị nhiễm vi khuẩn F. columnare có thể lên đến 80%.

- Dựa vào các dấu hiệu bệnh lý, mùa vụ xuất hiện bệnh để chẩn đoán sơ bộ. Muốn chẩn đoán chính xác, cần áp dụng phương pháp phân lập vi khuẩn và phương pháp mô học để kiểm tra sự biến đổi mô học trong cơ thể và phân lập vi khuẩn để chẩn đoán bệnh được chính xác.

26

Page 30: Benh ca-29.03.2011 (Loan)

V. Một số bệnh khác

1. Bệnh “gạo”

Tác nhân gây bênh

Là do thích bào tử trùng Myxosporea, vi bào tử trùng Microspora và vi bào tử sợi Myxobolus sp. Bào tử của hai nhóm trùng này có kính thước và hình dạng khác nhau tùy theo loài, nhưng vòng đời và quá trình xâm nhiễm trực tiếp ký sinh trong cá tương tự nhau. Bào tử ngoài môi trường nước có thể chui qua da, mang hoặc theo đường tiêu hóa vào ký sinh trong các cơ quan nội tạng của cá như mang, dạ dày, ruột, mỡ, gan... đặc biệt là vùng  cơ là vị trí ký sinh ưa thích của chúng.

Hình 5.1: “Gạo” trong cơ cá tra ()

Dấu hiệu bệnh lý

Qua nghiên cứu cũng cho thấy cá bệnh "gạo" không có dấu hiệu bệnh lý rõ ràng, chỉ thấy cá chết rải rác hàng ngày. Khi kiểm tra cá bệnh, bên ngoài thấy da lốm đốm mất màu, một số cá da sần, trên da có những chấm đen tròn hay vệt như dính mực, tập trung nhiều ở vùng da mỏng như vùng lườn, bụng. Ở những mẫu cá nhiễm "gạo" nặng thường có dấu hiệu bệnh do vi khuẩn (gan thận mủ, xuất huyết, vàng da...)  và vùng da bụng và lưng bị thủng lỗ nhỏ li ti hoặc có một số lỗ rất lớn.

Tuy nhiên các cơ quan nội tạng bình thường và ở một số ít cá bệnh có dịch mật nhạt màu. Kích thước bàng nang dao động từ 0.5 - 3 mm tùy theo kích cỡ cá, đôi khi tạo thành những hốc to hơn 3 mm chứa đầy dịch màu trắng sữa (dễ vỡ) và dễ dàng tìm thấy các bào nang trong cơ cá bằng mắt thường.

27

Page 31: Benh ca-29.03.2011 (Loan)

Phân bố và chẩn đoán bệnh

- Bệnh xuất hiện ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cá tra, tầng suất xuất hiện là ở những ao giàu bùn bã hữu cơ, cây cỏ um tùm. Sự phát triển của bào tử trùng bên trong cơ cá phụ thuộc nhiều vào yếu tố môi trường. Trong đó nhiệt độ có tác động lớn nhất. Các  nghiên cứu thực nghiệm cho thấy sự phát triển của bào tử xảy ra chậm ở nhiệt  nước 16oC. Các bào tử có thể sống lâu trong nước và bùn đáy ao, nên khả năng cá nuôi bị nhiễm bào tử trùng rất cao. Mặt khác, bào tử có vỏ bọc bên ngoài bằng chất kitin khá chắc chắn và nằm trong bào nang nên thuốc và hóa chất khó tiêu diệt được chúng.

- Định kỳ kiểm tra cá trong suốt quá trình nuôi, để sớm có giải pháp hợp lý.

2. Hội chứng vàng da

Tác nhân gây bệnh

Đến nay thì vẫn chưa có nghiên cứu nào xác định chính xác tác nhân làm cho cá tra bị vàng. Chỉ ghi nhận được một vài nguyên nhân sau:

- Môi trường nuôi xấu,

- Chất lượng thức ăn kém,

- Giun làm tắt nghẽn ống dẫn mật, mật không xuống được ruột, sắc tố mật tràn vào mỡ và thịt làm mỡ và thịt vàng,

- Khẩu phần thiếu vitamin C,

- Sử dụng kháng sinh kéo dài với liều cao.

Hình 5.2: Gan sưng mất sắc tố, mỡ vàng ()

28

Page 32: Benh ca-29.03.2011 (Loan)

Dấu hiệu bệnh lý

Dấu hiệu chung là cá ăn yếu và bỏ ăn, bơi lôi lờ đờ và thường tập trung nhiều ở cống cấp nước. Khi kiểm tra thì thấy có các dấu hiệu sau:

- Bên ngoài: các vây và da tái nhạt dần sau đó chuyển sang vàng, đối với những con nhiễm nặng thì thấy có hiện tượng nhiễm khuẩn đi kèm.

- Bên trong: xoang cơ thể có dịch trong vàng, gan bị mất sắc tố hồng tự nhiên chuyển sang màu vàng hoặc xanh, thận sậm màu, ruột trắng nhạt và thường không chứa thức ăn.

Phân bố và chẩn đoán bệnh

- Bệnh xảy ra ở tất cả các giai đoạn trong quá trình nuôi cá tra. Bệnh vàng da trên cá xuất hiện cao điểm vào mùa mưa và các tháng trời lạnh. Bệnh gây mất máu, giảm hồng cầu dẫn đến khả năng lấy oxy kém, sức đề kháng giảm làm cá dễ nhiễm các bệnh khác, chết hàng loạt và nhanh chóng. Thường ban đêm ở đáy ao, đặc biệt là ao sâu 3 - 4 m có nhiều chất phân hủy thải ra làm giảm lượng oxy trong nước. Cá bệnh vàng da thường chết nhiều vào buổi sáng, nhất là những ao nuôi với mật độ.

- Thường xuyên theo dõi sự biến động của môi trường, chăm sóc và quản lý thật tốt đàn cá nuôi, để có thể phát hiện sớm bệnh.

29

Hình 5.3: Cá tra thương phẩm bị vàng

Page 33: Benh ca-29.03.2011 (Loan)

3. Hôi chứng lở loét

Tác nhân gây bệnh

Hội chứng lở loét trên cá thường do rất nhiều tác nhân gây ra. Trên cá tra thì nhận thấy lở loét đi kèm với xuất huyết. Ngoài ra, các yếu tố môi trường biến động lớn làm cá sốc nặng dẫn đến hệ miễn dịch yếu đi từ đó mở đường cho nhiều tác nhân cơ hội tấn công như:

- Vi khuẩn: thường gặp một số loài vi khuẩn như Aeromonas sp, Psedomonas sp, Flavobacterium sp, Edwardsiella sp.

- Nấm: sự cảm nhiễm nấm sẽ làm gia tăng mức độ trầm trọng của bệnh, tăng tỷ lệ chết. Một số loài nấm được phân lập từ vết loét ở cá như  Aphanomyces sp, Achlya sp, Saprolegnia sp.

Dấu hiệu bệnh lý

Da cá bắt đầu sậm lại và lan dần ra phần bụng đến các vùng khác trên cơ thể. Cá lờ đờ bơi lôi cặp mé, bỏ ăn. Sau đó xuất hiện những vùng da mất sắc tố và hơi nhô lên, khi đó phần cơ bên trong đã bị hoại tử hoàn toàn. Đối với những cá thể nặng thì sẽ loét luôn phần da. Vây, mắt và đuôi bị xuất huyết, lở loét và hoại tử.

Những trường hợp lở loét thường đi kèm với các dấu hiệu như cá bị xuất huyết, gan, thận mủ. Kiễm tra nội tạng thì thấy một vài thường hộp rất bình thường, một số khác thì bị xuất huyết nội tạng hoặc gan, thận thấy mất sắc tố bất bình thường.

Tỷ lệ chết sẽ rất cao trong trường hợp cá bị sốc và thiếu dinh dưỡng, thiếu oxy, đặc biệt trên cá nhỏ.

Phân bố và chẩn đoán bệnh

- Bệnh xuất hiện ở tất cá các giai đoạn nuôi cá tra, thường xuất hiện vào những lúc giao mùa, đặc biệt mùa nắng nóng và ở những ao nuôi với mật độ cao chất lượng nước xấu.

- Thông qua các dấu hiệu bệnh lý nêu trên nên theo dõi và chăm sóc cá thường xuyên để bước đầu có thể phát hiện sớm tình trạng bệnh cá nếu nó xuất hiện. Tuy nhiên các dấu hiệu trên rất dễ nhằm lẫn với các bệnh khác, vì thế để có thể biết chính xác tác nhân gây bệnh có thể tiến hành phân tích thêm về mô học, kiểm tra vi khuẩn và nấm.

30

Page 34: Benh ca-29.03.2011 (Loan)

4. Bệnh trắng gan, trắng mang

Tác nhân gây bệnh

Đến nay vẫn chưa xác định rõ được tác nhân gây bệnh, chủ yếu là giảm hồng huyết cầu trong máu, một trong những nguyên nhân dẫn đến các bị trắng gan trắng mang là:

- Sau thời gian dùng kháng sinh dài với liều cao,

- Do ký sinh trùng trên mang và trong máu cá,

- Môi trường nuôi xấu,

- Thức ăn kém chất lượng.

Hình 5.4: Cá tra trắng gan, trắng mang

Dấu hiệu bệnh lý

Dấu hiệu chính: mang nhạt màu đến trắng, gan vàng đến trắng, lách teo, nhạt màu. Cá bơi lội yếu ớt, guộn cục, và thường tập trung ở nơi cấp nước. Bên cạnh đó cũng xuất hiện một số dạng biểu hiện sau:

+ Dạng 1: Cá bệnh có biểu hiện bên ngoài bình thường, không xuất huyết trên thân và các gốc vây, không chướng bụng. Kểm tra mang cá cho thấy, mang cá đã chuyển sang màu trắng hồng nhạt, vòng theo cung mang có viền lấm tấm màu xám nhạt đến xám sậm trên các sợi tơ mang. Đặc biệt, mang cá không tiết nhớt trắng đục, mặc dù mang cá mất sắc tố nhưng tơ mang vẫn sạch, mượt, khi cá bệnh nặng máu cá cũng trở nên hồng nhạt, gan không còn sắc tố chuyển vàng đất.

31

Page 35: Benh ca-29.03.2011 (Loan)

+ Dạng 2: Cá bệnh có biểu hiện xuất huyết nhẹ ở các gốc vây, không xuất huyết dạng đốm, không chướng bụng. Mang cá cũng mất sắc tố, chuyển sang hồng nhạt, nhưng màu hồng không tươi sáng như dạng 1 và mang cũng không tiết nhiều nhớt, trên các tơ mang có lẫn những tia máu thật mảnh như sợi chỉ. Máu cá cũng mất sắc tố nhưng nhạt màu không như dạng 1 và có màu hồng tối.

+ Dạng 3: Cá bệnh có biểu hiện xuất huyết lấm tấm ở mặt bụng, gốc vây cũng xuất huyết lấm tấm dạng điểm. Mang cá không còn đỏ tươi và đã chuyển sang hồng nhạt. Trên mang xuất huyết lấm tấm dạng điểm. Mang cá rất sạch, không tiết nhớt. Gan, thận không biến màu, tỳ tạng sậm màu, máu cá không mất sắc tố.

Phân bố và chẩn đoán bệnh

Bệnh thường xuất hiện nhiều vào cuối mùa khô - đầu mùa mưa và trong mùa mưa (tháng 7 - 8 hàng năm). Bệnh cũng xuất hiện trong các ao cá tra nuôi thương phẩm dưới ba tháng tuổi.

Dựa vào dấu hiêu bệnh lý, thường xuyên kiễm tra cá trong suốt quá trình nuôi để sớm phát hiện và kiểm soát được bệnh.

32