TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ... · Lê Đ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI...

109
ĐẠI HC QUC GIA HÀ NI TRƢỜNG ĐẠI HC KHOA HC TNHIÊN ------------------------- Nguyn ThThanh Nhàn NGHIÊN CU CÁC NGUYÊN LÝ CA HSINH THÁI ÁP DNG CHO QUẢN LÝ VƢỜN QUC GIA CÁT BÀ, HI PHÒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Ni - 2013

Transcript of TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ... · Lê Đ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI...

Page 1: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ... · Lê Đ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Thị Thanh Nhàn NGHIÊN CỨU

s

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

-------------------------

Nguyễn Thị Thanh Nhàn

NGHIÊN CỨU CÁC NGUYÊN LÝ CỦA HỆ SINH THÁI

ÁP DỤNG CHO QUẢN LÝ VƢỜN QUỐC GIA CÁT BÀ, HẢI PHÒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - 2013

Page 2: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ... · Lê Đ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Thị Thanh Nhàn NGHIÊN CỨU

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

------------------------

Nguyễn Thị Thanh Nhàn

NGHIÊN CỨU CÁC NGUYÊN LÝ CỦA HỆ SINH THÁI

ÁP DỤNG CHO QUẢN LÝ VƢỜN QUỐC GIA CÁT BÀ, HẢI PHÒNG

Chuyên ngành: Khoa học môi trường

Mã số: 60440301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS LÊ ĐỨC MINH

Lê Đức Minh

Hà Nội - 2013

Page 3: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ... · Lê Đ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Thị Thanh Nhàn NGHIÊN CỨU

LỜI CẢM ƠN

Qua bài luận văn này, em xin được bày tỏ lòng cảm ơn tới các thầy, cô giáo

trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội, đặc biệt là các thầy

cô và cán bộ viên chức khoa Môi trường đã giảng dạy và giúp đỡ em trong suốt hai

năm học tập tại trường.

Em xin tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới TS. Lê Đức Minh- Khoa Môi trường, Đại

học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội người đã tận tình hướng dẫn và đóng góp

những ý kiến quý báu cho em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn

của mình.

Để hoàn thành bài khoá luận này em đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt tình từ phía

ban quản lý và cán bộ công nhân viên tại VQG Cát Bà, Hải Phòng, chính quyền địa

phương và người dân sinh sống tại khu vực nghiên cứu, em xin chân thành cảm ơn.

Ngoài ra bên cạnh sự cố gắng của bản thân, em còn nhận được rất nhiều sự động

viên, giúp đỡ quan trọng từ gia đình và bạn bè.

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2013

Học viên

Nguyễn Thị Thanh Nhàn

Page 4: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ... · Lê Đ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Thị Thanh Nhàn NGHIÊN CỨU

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1

Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..................................... 3

1.1. Một số phƣơng pháp quản lý đƣợc áp dụng trong quản lý VQG trên thế

giới và Việt Nam. ............................................................................................... 3

1.1.1Phương pháp quản lý dựa trên các chức năng và nhiệm vụ của

VQG. ............................................................................................................... 3

1.1.2 Quản lý vườn quốc gia dựa trên chức năng, nhiệm vụ của bộ máy

quản lý ở các cấp từ trung ương đến địa phương. .......................................... 7

1.2 Cơ sở khoa học của áp dụng các nguyên lý hệ sinh thái trong công tác

quản lý VQG và khu bảo tồn. ........................................................................... 8

1.2.1 Giới thiệu phương pháp tiếp cận hệ sinh thái áp dụng trong quản

lý vườn quốc gia. ............................................................................................. 8

1.2.2 Các nguyên lý của phương pháp tiếp cận hệ sinh thái . .............. 12

1.2.3 Các bước thực hiện khi áp dụng các nguyên lý của phương pháp

tiếp cận hệ sinh thái trong quản lý hệ sinh thái. .......................................... 17

1.3 Tổng quan các bài học kinh nghiệm áp dụng nguyên lý hệ sinh thái trong

quản lý vƣờn quốc gia và khu bảo tồn trên thế giới và Việt Nam. ................ 20

1.3.1 Các bài học kinh nghiệm trên thế giới về việc áp dụng các nguyên

lý hệ sinh thái trong việc quản lý các hệ sinh thái. ....................................... 20

1.3.2 Những nghiên cứu về áp dụng các nguyên lý của phương pháp

tiếp cận hệ sinh thái trong việc quản lý hệ sinh thái ở Việt Nam ................. 26

1.4 Tổng quan về vƣờn quốc gia Cát Bà và khu vực vùng đệm..................... 29

1.4.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội tại VQG Cát Bà. 29

Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................... 37

2.1 Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu. ................................................................ 37

Page 5: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ... · Lê Đ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Thị Thanh Nhàn NGHIÊN CỨU

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu.................................................................. 37

2.1.2 Phạm vi nghiên cứu. .................................................................... 37

2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu. .......................................................................... 37

Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN. ............................... 39

3.1 Xem xét các bƣớc áp dụng các nguyên lý tiếp cận hệ sinh thái trong quản

lý VQG Cát Bà và khu vực vùng đệm. ........................................................... 39

3.1.1 Bước A: Xác định các bên liên quan và mối quan tâm, trách

nhiệm, quyền lợi của các bên liên quan. ...................................................... 39

3.1.2 Bước B: Xác định cấu trúc, chức năng, dịch vụ, sản phẩm của

các khu vực trong hệ sinh thái. Thiết lập cơ chế quản lý, giám sát. ............. 43

3.1.3 Bước C: Phân tích các vấn đề kinh tế liên quan đến bảo tồn đa

dạng sinh học và sinh kế của người dân. ..................................................... 46

3.1.4 Bước D: Quản lý thích ứng về không gian .................................. 55

3.1.5 Bước E: Quản lý thích ứng về thời gian (xem xét những tác động

lâu dài) .......................................................................................................... 60

3.2 Phân tích điểm yếu, điểm mạnh cơ hội thách thức, và đánh giá khó khăn

khi áp dụngcác nguyên lý của phƣơng pháp tiếp cận hệ sinh thái cho quản lý

VQG Cát Bà và vùng đệm. .............................................................................. 67

3.2.1 Phân tích điểm yếu, điểm mạnh, cơ hội, thách thức trong quá

trình áp dụng các nguyên lý của phương pháp tiếp cận hệ sinh thái cho

quản lý VQG Cát Bà và vùng đệm. ............................................................... 67

3.2.2 Đánh giá những khó khăn khi thực hiện các bước áp dụng các

nguyên lý của phương pháp tiếp cận hệ sinh thái trong quản lý VQG Cát Bà.

...................................................................................................................... 69

3.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi các bƣớc áp dụng các nguyên lý

tiếp cận hệ sinh thái trong quản lý VQG Cát Bà và vùng đệm. .................... 74

Page 6: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ... · Lê Đ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Thị Thanh Nhàn NGHIÊN CỨU

3.3.1 Giải pháp cho bước A .................................................................. 74

3.3.2 Giải pháp cho bước B .................................................................. 75

3.3.3 Giải pháp cho bước C .................................................................. 76

3.3.4 Giải pháp cho bước D .................................................................. 78

3.3.5 Giải pháp cho bước E .................................................................. 78

KẾT LUẬN .......................................................................................................... 80

KHUYẾN NGHỊ .................................................................................................. 82

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 83

PHỤ LỤC ............................................................................................................. 86

Page 7: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ... · Lê Đ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Thị Thanh Nhàn NGHIÊN CỨU

MỤC LỤC BẢNG

Bảng 3.1: Trách nhiệm quyền lợi của các bên liên quan trong quản VQG

Cát Bà và khu vực vùng đệm ...................................................................... 39

Bảng 3.2: Nguồn thu từ hoạt động du lịch sinh thái của VQG Cát Bà ..... 47

Bảng 3.3: Diễn biến nuôi cá lồng bè tại Cát Bà.......................................... 49

Bảng 3.4: Ƣớc tính thiệt hại về nuôi trồng thủy sản do thủy triều đỏ ...... 50

Bảng 3.5: Số liệu về diện tích rừng ngập giao khoán cho ngƣời dân ........ 54

Bảng 3.6: Kịch bản biến đổi khí hậu và nƣớc biển dâng tại Hải Phòng ... 60

Bảng 3.7: Thống kê lƣợng khách du lịch đến Cát Bà ................................ 63

MỤC LỤC HÌNH

Hình 1.1 Sơ đồ tổ chức VQG Cát Bà ........................................................... 31

Hình 1.2: Bản đồ thảm thực vật và hiện trạng sử dụng đất VQG Cát Bà ... 32

Hình 1.3: Cơ cấu lao động trong các nghành của các xã vùng đệm ........... 34

Hình 1.4: Cơ cấu lao động trong các ngành nông nghiệp, phi nông nghiệp

...................................................................................................................... 34

Hình 3.1: Bản đồ quy hoạch VQG Cát Bà,giai đoạn 2006-2010, tầm nhìn

2020 .............................................................................................................. 45

Hình 3.2: Diễn biến nuôi cá biển lồng bè tại Cát Bà ................................... 49

Hình 3.3: Sự phụ thuộc của sinh kế vào tài nguyên thiên nhiên ................ 62

Hình 3.4: Sinh kế phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên .................................. 63

Hình 3.5: Tổng số ô lồng nuôi cá tăng lên so với 2005................................ 66

Hình 3.6: Kết quả phỏng vấn ý kiến của người dân về mong muốn tham gia

thiết lập các kế hoạch quản lý ...................................................................... 70

Hình 3.7: Trình độ học vấn của đối tượng phỏng vấn ............................... 70

Hình 3.8: Nghề nghiệp của đối tượng phỏng vấn……...………………… 79

Page 8: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ... · Lê Đ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Thị Thanh Nhàn NGHIÊN CỨU

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CBD Công ước về Đa dạng sinh học

DLST Du lịch sinh thái

DLSTCĐ Du lịch sinh thái cộng đồng

IUCN Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới

KBTB Khu bảo tồn biển

MCD Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển Cộng đồng

NN&PT NT Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

TN&MT Tài nguyên và Môi trường

UBND Ủy ban nhân dân

VH TT&DL Văn hóa Thể thao và Du lịch

VQG Vườn quốc gia

Page 9: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ... · Lê Đ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Thị Thanh Nhàn NGHIÊN CỨU

1

MỞ ĐẦU

Trong những thập kỷ qua, cùng với phát triển kinh tế xã hội, loài người đã có

những tác động rất lớn đến thiên nhiên và chúng ta đang chịu những phản hồi từ tự

nhiên do chính những hoạt động của chúng ta tạo ra. Điều này thể hiện qua việc

hiện nay con người đã và đang phải đối mặt với những thách thức về sự suy giảm

chất lượng môi trường, suy thoái các nguồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh

học. Nhận thức được điều này rất nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang quan tâm

nhiều hơn đến việc bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học

nhằm tiến tới sự phát triển bền vững trong tương lai.

Đã có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau được áp dụng trong việc quản lý để

đạt được hiệu quả cao nhất trong công tác bảo tồn, tuy nhiên vấn đề này rất phức

tạp. Mỗi quốc gia có điều kiện tự nhiên, hệ thống pháp lý đặc thù về xã hội khác

nhau và không có một hình mẫu “hoàn thiện” nào có thể áp dụng được cho tất cả

các quốc gia.

Ở Việt Nam, với sự nỗ lực của các cấp các ngành, cùng với sự ủng hộ của các

nước, các tổ chức trên thế giới, chúng ta đang cố gắng tiếp thu, học hỏi, trao đổi

kinh nghiệm để cố gắng tìm ra những biện pháp phù hợp và có hiệu quả nhất trong

công tác quản lý tại các khu bảo tồn thiên nhiên. Những biện pháp này cần đảm bảo

phù hợp với thực tiễn, tình hình và điều kiện của đất nước, đồng thời đảm bảo sự

hài hòa với những thông lệ, tiêu chí bảo tồn thiên nhiên của quốc tế. Quan trọng

nhất chúng phải nâng cao được hiệu quả trong việc bảo tồn thiên nhiên tại các VQG

và khu bảo tồn trong nước, để đạt được mục tiêu cao nhất là sự phát triển bền vững.

Xuất phát từ thực tế trên, đề tài luận văn “Nghiên cứu các nguyên lý của hệ

sinh thái áp dụng cho quản lý Vườn Quốc gia Cát Bà, Hải Phòng” được thực

hiện nhằm nghiên cứu các nguyên lý của phương pháp tiếp cận hệ sinh thái áp dụng

trong quản lý và đánh giá hiệu quả áp dụng phương pháp tiếp cận này tại VQG Cát

Page 10: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ... · Lê Đ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Thị Thanh Nhàn NGHIÊN CỨU

2

Bà, Hải Phòng, nhằm tạo cơ sở cho việc nâng cao hiệu quả quản lý các VQG và khu

bảo tồn ở Việt Nam trong tương lai.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Mục tiêu tổng thể

Nghiên cứu các nguyên lý của phương pháp tiếp cận hệ sinh thái áp dụng

trong quản lý và đánh giá hiệu quả áp dụng các nguyên lý của phương pháp tiếp cận

này tại VQG Cát Bà, nhằm tạo cơ sở cho việc nâng cao hiệu quả quản lý các vườn

quốc gia và khu bảo tồn ở Việt Nam trong tương lai.

Mục tiêu cụ thể

- Tìm hiểu hiện trạng quản lý và bảo tồn tại VQG Cát Bà, Hải Phòng và khu

vực vùng đệm.

- Đề xuất các bước áp dụng và xem xét các vấn đề liên quan đến các nguyên lý

tiếp cận hệ sinh thái trong quản lý VQG Cát Bà và khu vực vùng đệm.

- Đánh giá những thuận lợi và khó khăn và khả năng thực thi khi áp dụng các

nguyên lý của phương pháp tiếp cận hệ sinh thái cho công tác quản lý VQG

Cát Bà và khu vực vùng đệm.

- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi khi áp dụng các

nguyên lý của phương pháp tiếp cận hệ sinh thái cho công tác quản lý VQG

Cát Bà và khu vực vùng đệm.

Page 11: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ... · Lê Đ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Thị Thanh Nhàn NGHIÊN CỨU

3

Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Một số phƣơng pháp quản lý đƣợc áp dụng trong quản lý VQG trên

thế giới và Việt Nam

1.1.1. Phương pháp quản lý dựa trên các chức năng và nhiệm vụ của VQG

Hiện nay nước ta có 30 vườn quốc gia, trong số 164 khu bảo tồn trên toàn

quốc, với tổng diện tích tự nhiên là 1.077.236,13 ha. VQG ngoài chức năng chính là

bảo tồn, duy trì tình trạng tự nhiên của các hệ sinh thái khỏi những tác động tiêu

cực, nó còn đảm nhiệm các chức năng khác như là chức năng bảo vệ môi trường,

phòng hộ, là nền tảng cho các hoạt động tinh thần, hoạt động nghiên cứu khoa học,

giáo dục, giải trí, các hoạt động du lịch sinh thái và tạo điều kiện cải thiện chất

lượng đời sống của người dân sống trong và xung quanh khu vực VQG.

Vì vậy quản lý VQG có thể tiếp cận theo các chức năng và mục đích khác

nhau như: Bảo tồn, duy trì đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường phòng hộ, khai thác

các dịch vụ hệ sinh thái, các hoạt động kinh tế, tài chính, lĩnh vực nghiên cứu khoa

học, lĩnh vực văn hóa du lịch, và giải trí.

Tiếp cận theo chức năng bảo tồn tình trạng tự nhiên, duy trì đa dạng sinh học,

bảo vệ môi trường sống, phòng hộ

Dựa trên chức năng này các nhà quản lý sẽ lập những kế hoạch cụ thể cho

công tác quản lý của các VQG tập trung vào những chức năng trên. Để có thể tiến

hành các hoạt động quản lý nhằm bảo tồn tình trạng tự nhiên của hệ sinh thái và đa

dạng sinh học, điều cần thiết là phải tìm hiểu những tác động tiêu cực đến hệ sinh

thái, các nguy cơ mà loài hay hệ sinh thái hiện đang đối mặt và từ đó xây dựng các

phương pháp quản lý phù hợp nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực của các nguy

cơ đó và đảm bảo sự phát triển của loài và hệ sinh thái.

Việc áp dụng bất cứ một phương thức quản lý nào cũng phải dựa vào các đối

tượng quản lý ở một địa điểm cụ thể. Chỉ khi đã xác định được các đối tượng quản

Page 12: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ... · Lê Đ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Thị Thanh Nhàn NGHIÊN CỨU

4

lý thì các kết quả quản lý khoa học mới được áp dụng có hiệu quả. Thêm vào đó,

một chiến lược bảo tồn đa dạng sinh học hiệu quả cần thiết phải tính đến các hoạt

động giáo dục nhằm nâng cao nhận thức và khuyến khích các thành phần có liên

quan tham gia vào công tác bảo vệ các loài, quần xã hay hệ sinh thái đích cần được

bảo tồn.

Đối với chức năng phòng hộ, chúng ta biết rằng rất nhiều VQG chính là rừng

phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ nguồn nước, hay môi trường sống cho rất nhiều hệ sinh

thái, cư dân. Theo điều này, quản lý vườn quốc gia cần nghiên cứu, dự báo các tác

động có hại khi chức năng phòng hộ không còn được đảm bảo, xây dựng kế hoạch

quản lý dựa trên chức năng phòng hộ của VQG.

Cơ quan chủ quản có trách nhiệm chính là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông

thôn (NN&PT NT), mà trực tiếp là Tổng cục Lâm nghiệp. Các hoạt động điều tra,

khảo sát hay quản lý, bảo vệ đều do cán bộ của ngành lâm nghiệp thực hiện. Đồng

thời Bộ có trách nhiệm nghiên cứu, xây dựng, chỉ đạo thực hiện các chính sách, thể

lệ và các biện pháp bảo vệ VQG. Ngoài ra có các cơ quan và tổ chức có liên quan

như Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), trong đó có Cục Bảo tồn Đa dạng

sinh học có trách nhiệm trong việc nghiên cứu, đưa ra các biện pháp bảo tồn về đa

dạng sinh học. Ngoài ra còn có các cơ quan trực thuộc khu vực, tỉnh, huyện, xã,

cộng đồng và các tổ chức quốc tế tham gia vào công tác bảo tồn [1].

Tiếp cận theo chức năng duy trì những giá trị về cảnh quan, văn hóa lịch sử,

nghiên cứu khoa học, giáo dục và đào tạo

Việc lập các kế hoạch quản lý VQG dựa trên chức năng này cần quan tâm đến

các vấn đề sau:

Thứ nhất là tìm hiểu các giá trị về cảnh quan, văn hóa lịch sử cũng như giá trị

về mặt nghiên cứu khoa học, giáo dục của mỗi VQG.

Thứ hai là xác định tầm quan trọng của những giá trị này đối với VQG và đối

với cộng đồng địa phương cũng như đối với toàn xã hội, và tìm hiểu những thách

thức trong việc bảo tồn, và duy trì và phát triển những giá trị đó cũng như xác định

Page 13: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ... · Lê Đ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Thị Thanh Nhàn NGHIÊN CỨU

5

các bên liên quan chính tới vấn đề này. Từ hai vấn đề trên, xây dựng những kế

hoạch, biện pháp quản lý cụ thể và có hiệu quả.

Các VQG thường mang một giá trị văn hóa lịch sử quan trọng đối với xã hội.

Trong đó chứa đựng các dấu ấn lịch sử, các di tích, gắn liền với quá trình tồn tại và

phát triển của xã hội. Vì vậy, quản lý cần đảm bảo duy trì các giá trị này thông qua

việc bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa, không làm chúng bị mai một theo

thời gian.

Ngoài ra, các VQG là một địa bàn nghiên cứu khoa học rất tốt cho các lĩnh

vực về lâm sinh, động vật, thực vật, vì vậy ban quản lý VQG có thể xây dựng các

biện pháp quản lý hiệu quả để duy trì chức năng này thông qua việc kết hợp với

nhiều cơ quan nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước về cung cấp tư liệu hay địa

bàn nghiên cứu. Tuy nhiên khi lập các kế hoạch quản lý tiếp cận theo hướng này

cũng gặp nhiều khó khăn trong việc huy động các nguồn vốn và lưc lượng cán bộ.

Để nghiên cứu khoa học có hiệu quả, ngoài vốn đầu tư ra còn cần một đội ngũ các

nhà khoa học thực sự, và có trình độ, kinh nghiệm tốt thì mới thực sự mang lại hiệu

quả.

Bên cạnh đó, VQG cũng là môi trường tốt để tổ chức các hoạt động nghiên

cứu, học tập của không chỉ các nhà khoa học mà còn cho thế hệ các em học sinh,

sinh viên. Đó là nơi để học sinh, sinh viên được tiếp cận với những kiến thức thực

tế, qua những hoạt động này có thể tuyên truyền và giáo dục, nâng cao nhận thức

của thế hệ trẻ về ý thức bảo vệ môi trường, hệ sinh thái. Một điều quan trọng trong

khi áp dụng các phương pháp quản lý có hiệu quả là xác định các cơ quan, tổ chức

có trách nhiệm liên quan tới những chức năng có liên quan của VQG.

Đối với cách tiếp cận này ngoài cơ quản có trách nhiệm trực tiếp là Bộ NN&

PTNT còn có sự tham mưu tích cực của các bộ ngành khác như Bộ TN&MT, có

trách nhiệm về vấn đề nghiên cứu khoa học, cung cấp thông tin, các luận cứ khoa

học, cũng như đào tạo nguồn nhân lực, tham gia vào nghiên cứu khoa học tại các

vườn quốc gia. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (VH TT&DL) có trách nhiệm liên

Page 14: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ... · Lê Đ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Thị Thanh Nhàn NGHIÊN CỨU

6

quan để tham mưu, xây dựng các biện pháp quản lý thích hợp, liên quan đến các giá

trị văn hóa lịch sử của vườn VQG, nhiệm vụ của Bộ VH TT&DL là xem xét, và

công nhận các di tích văn hóa, lịch sử, danh lam thắng cảnh, và hướng dẫn chỉ đạo

việc lưu giữ các di tích văn hóa lịch sử đó. Đối với các di tích lịch sử trong VQG,

thì mô hình quản lý hiện nay là Bộ VHTT& DL quản lý các di tích vật thể và phi

vật thể đã xếp hạng, còn Bộ NN & PTNT bố trí lực lượng kiểm lâm để trực tiếp bảo

vệ các khu đó hoặc thành lập các ban quản lý về phần liên quan đến hệ sinh thái

rừng ở các khu di tích lịch sử. Vì vậy việc thành lập các kế hoạch quản lý cần phải

đạt được sự thống nhất giữa các bộ ngành và cơ quan có liên quan, tránh sự chồng

chéo, bỏ sót trách nhiệm. Ngoài ra, ban quản lý VQG cũng cần huy động sự trợ giúp

về tài chính, kiến thức, kinh nghiệm của các tổ chức, cá nhân khác [1].

Tiếp cận theo chức năng cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái như các giá trị về

kinh tế, du lịch

Các hoạt động liên quan đến khía cạnh này bao gồm việc xác định các dịch vụ

hệ sinh thái mà VQG có thể cung cấp, xây dựng các mô hình để phát triển có hiệu

quả các dịch vụ này mà không làm ảnh hưởng đến các chức năng bảo tồn cơ bản

của mỗi VQG. Trước đây có rất nhiều ý kiến chưa hoàn toàn ủng hộ việc hỗ trợ

phát triển VQG trong việc khai thác các dịch vụ môi trường như du lịch, giải trí, hay

các dịch vụ kinh tế khác. Tuy nhiên, hiện nay nhận thức về vấn đề này đã thay đổi.

Đa số đã cho rằng khu bảo tồn nói chung hay VQG nói riêng cũng có thể là một

hình thức dịch vụ xã hội, cũng như các dịch vụ y tế, giáo dục, quốc phòng.

Tại Hội nghị thượng đỉnh năm 1992, chính phủ các nước đã đồng ý cần có một

diễn đàn mới về phát triển bền vững. Diễn đàn mới này bao gồm cả Công ước quốc

tế về đa dạng sinh học (CBD). Từ đó các chính phủ đã công nhận các VQG là các

đơn vị kinh tế, đóng vai trò quan trọng trong xóa đói giảm nghèo, duy trì hệ sinh

thái và hỗ trợ môi trường sống của các cộng đồng trên thế giới. Quan điểm này đòi

hỏi phải có nhận thức đúng và hiểu rõ giá trị kinh tế của VQG. Và điều này có

Page 15: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ... · Lê Đ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Thị Thanh Nhàn NGHIÊN CỨU

7

nghĩa là VQG cũng có thể đem lại lợi nhuận và lợi ích kinh tế nhiều mặt chứ không

chỉ đơn thuần là nơi tiêu thụ ngân sách.

Các hàng hóa, dịch vụ và sản phẩm mà các VQG tạo ra có khả năng tái tạo

cao, chúng không bị mất đi mà ngược lại càng có giá trị cao hơn nếu biết khai thác

đúng. Do vậy các nhà quản lý VQG cần chuẩn bị tốt về kế hoạch kinh doanh vừa

đóng góp phát triển về kinh tế, vừa đem lại nguồn thu cho công tác bảo tồn của

vườn. Các hoạt động liên quan đến các dịch vụ này chủ yếu diễn ra ở vùng đệm, vì

vậy để phát triển có hiệu quả đòi hỏi sự tham gia tích cực của cộng đồng địa

phương. Tuy nhiên có rất nhiều vấn đề khó khăn trong việc xác định nhiệm vụ,

quyền lợi và trách nhiệm của họ khi tham gia vào việc khai thác các dịch vụ này.

Một vấn đề cần quan tâm nữa là việc xác định giá trị kinh tế đúng của các

VQG. Một số giá trị có thể lượng hóa và một số khác gặp khó khăn trong vấn đề

lượng hóa để so sánh giá trị với các loại hàng hóa và dịch vụ khác.

Có rất nhiều các hoạt động phát triển kinh tế mà các nhà quản lý đã áp dụng

tại các VQG như: Xây dựng các mô hình lâm nghiệp trang trại, mô hình khuyến

lâm, nông, ngư ở vùng đệm, mô hình làng du lịch, du lịch sinh thái và cung cấp các

dịch vụ môi trường khác [2].

1.1.2 Quản lý VQG dựa trên chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản lý ở

các cấp từ trung ương đến địa phương

Tiếp cận theo khía cạnh này để quản lý các VQG chính là xác định chức năng,

nhiệm vụ và quyền hạn của các cấp, các cơ quan có liên quan đến việc quản lý

VQG. Theo điều 15 của quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ban ngày 14/8/2006 về

việc ban hành quy chế quản lý rừng. Quy chế về quản lý rừng đặc dụng như sau:

- Bộ NN&PT NT tổ chức việc quản lý VQG có vị trí đặc biệt về bảo tồn

thiên nhiên (đặc trưng tiêu biểu về tính đa dạng sinh học cao, đại diện cho

các vùng miền về sinh cảnh, về nguồn gen), các VQG và khu bảo tồn thiên

nhiên nằm trên địa bàn liên tỉnh.

Page 16: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ... · Lê Đ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Thị Thanh Nhàn NGHIÊN CỨU

8

- UBND cấp tỉnh tổ chức việc quản lý VQG, khu bảo tồn thiên nhiên nằm

trong phạm vi một tỉnh và các khu bảo vệ cảnh quan.

- Cơ quan chính quyền nhà nước trên địa bàn vùng đệm lập dự án đầu tư phát

triển sản xuất và cơ sở hạ tầng nông thôn để ổn định cuộc sống cho cộng

đồng dân cư, đồng thời thiết lập quy chế trách nhiệm của cộng đồng dân cư

và từng hộ gia đình trong việc bảo vệ và bảo tồn khu rừng đặc dụng.

- Tổ chức, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao rừng đặc dụng mà cấp Bộ

hoặc UBND tỉnh không thành lập ban quản lý khu rừng, có trách nhiệm tổ

chức việc quản lý khu rừng được giao.

- Bộ NN&PT NT, UBND tỉnh quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cho

ban quản lý khu rừng theo quyền hạn của mình và theo quy định của pháp

luật.

Việc quy định trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan có liên quan trong

việc quản lý VQG là một quy trình cụ thể trong công tác quản lý để các bộ ngành

cũng như các cấp có thể phối hợp dễ dàng hơn với Bộ NN & PT NT trong việc quản

lý rừng đặc dụng nói chung và VQG nói riêng. Tuy nhiên còn tồn tại rất nhiều bất

cập đó là khó khăn trong việc xác định rõ ràng trách nhiệm, và quyền hạn của các

cơ quan trong việc quản lý, dẫn đến tình trạng chồng chéo hay bỏ sót trách nhiệm và

quyền hạn của các cơ quan, đặc biệt là các cơ quan tham mưu trong việc quản lý các

VQG.

1.2 Cơ sở khoa học của áp dụng các nguyên lý hệ sinh thái trong công tác

quản lý VQG và khu bảo tồn

1.2.1 Giới thiệu phương pháp tiếp cận hệ sinh thái áp dụng trong quản lý

VQG

Tại cuộc họp lần thứ hai, tổ chức tại Jakarta, tháng 11 năm 1995. Hội nghị các

bên COP (Conference of the Parties) của Công ước về Đa dạng sinh học CBD

(Convention on Biological Diversity) đã thông qua phương pháp tiếp cận hệ sinh

thái là khung cơ bản cho hành động của công ước Đa dạng sinh học. Tiếp đó tại

Page 17: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ... · Lê Đ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Thị Thanh Nhàn NGHIÊN CỨU

9

cuộc họp lần thứ tư tại Bratislava tháng 5 năm 1998, Hội nghị các bên thừa nhận sự

cần thiết của phương pháp tiếp cận hệ sinh thái, và yêu cầu Hội đồng hỗ trợ về tư

vấn khoa học, kỹ thuật và công nghệ (Subsidary Body on Scientific, Technical and

Technological Advice SBSTTA) để phát triển các nguyên tắc và hướng dẫn khác về

phương pháp tiếp cận hệ sinh thái. Ngoài ra, phương pháp tiếp cận hệ sinh thái đã

được công nhận bởi Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững, là một

công cụ quan trọng để tăng cường phát triển bền vững và xóa đói giảm nghèo.

Phương pháp tiếp cận hệ sinh thái là một chiến lược quản lý tổng hợp tài

nguyên đất, nước và môi trường sống nhằm thúc đẩy bảo tồn và sử dụng tài nguyên

một cách bền vững, công bằng. Bản chất của phương pháp này là xem xét các mối

liên hệ xuyên suốt trong toàn hệ thống, thông qua các tác động và ảnh hưởng tích tụ

từ những hoạt động do con người tạo ra. Việc áp dụng cách tiếp cận này sẽ đạt tới

sự cân bằng ba mục tiêu của Công ước Đa dạng sinh học: Bảo tồn, sử dụng bền

vững và công bằng trong chia sẻ lợi ích từ hoạt động khai thác nguồn lợi từ hệ sinh

thái.

Đây là một chiến lược tiến bộ đặt nhu cầu của con người làm trung tâm của

việc quản lý đa dạng sinh học. Mục tiêu của nó là quản lý hệ sinh thái dựa trên sự

đa dạng về chức năng của hệ sinh thái và những ứng dụng từ các chức năng đó.

Phương pháp tiếp cận hệ sinh thái không nhằm mục đích đạt được hiệu quả kinh tế

ngắn hạn mà tối ưu hóa việc sử dụng hệ sinh thái trong tương lai mà không tàn phá

nó.

Phương pháp tiếp cận hệ sinh thái dựa trên việc áp dụng các phương pháp

khoa học thích hợp. Đòi hỏi phải có sự quản lý thích ứng để đối phó với tính chất

phức tạp và năng động của các hệ sinh thái và không thể thiếu những kiến thức đầy

đủ, và sự hiểu biết về chức năng của hệ sinh thái. Quá trình diễn ra trong hệ sinh

thái thường là phi tuyến tính. Nếu không có những kiến thức phù hợp, kết quả đạt

được sẽ không liên tục, dẫn đến bất ngờ và thiếu tính không bền vững.

Trong phương pháp này, những người hưởng lợi bao gồm:

Page 18: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ... · Lê Đ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Thị Thanh Nhàn NGHIÊN CỨU

10

- Cộng đồng địa phương hưởng lợi từ việc bảo vệ nguồn lợi đất nước, tạo cơ

sở kinh tế ổn định, tạo công ăn việc làm, có tiếng nói trong việc ra quyết

định về sử dụng đất, giảm mâu thuẫn, tiếp tục duy trì các truyền thống văn

hóa, duy trì lối sống có từ lâu đời, tạo môi trường lành mạnh hơn cho các

cộng đồng địa phương và con cháu họ. Những người làm nông nghiệp, lâm

nghiệp, ngư nghiệp được lợi từ việc triển khai các dự án và đào tạo về cách

thức quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên bền vững [26].

- Các nhà khoa học được hưởng lợi qua các hoạt động nghiên cứu chuyên sâu

và liên ngành về các quá trình sinh thái, đa dạng sinh học và truyền thống

văn hóa, từ đó xây dựng các giả thuyết mới cũng như xác định xu hướng

biến đổi khí hậu và môi trường [26].

- Các cán bộ lãnh đạo và cơ quan nhà nước được hưởng lợi từ các kết quả

nghiên cứu khoa học, trao đổi thông tin, nâng cao năng lực, được sự ủng hộ

của nhân dân trong quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên. Đây cũng là

điều mỗi quốc gia thực hiện nghĩa vụ của mình trong việc thực hiện các

công ước quốc tế [26].

- Cộng đồng thế giới có được thành quả về bảo tồn đa dạng sinh học, tạo điều

kiện phát triển giáo dục, văn hóa, giải trí và du lịch, tinh thần đoàn kết giữa

các dân tộc trên thế giới trong quản lí bền vững sinh quyển [26].

Phương pháp tiếp cận hệ sinh thái cung cấp một khung tích hợp để thực hiện

các mục tiêu của Công ước về Đa dạng sinh học. Cách tiếp cận này kết hợp cân

nhắc ba vấn đề quan trọng:

- Quản lý các thành phần sống được thực hiện cùng với vấn đề kinh tế và xã

hội ở cấp độ hệ sinh thái, nó không chỉ đơn giản là tập trung vào việc quản

lý các loài và môi trường sống.

- Nếu muốn quản lý đất đai, nước và sinh vật sinh sống một cách bền vững,

những hợp phần này cần phải được tích hợp, thực hiện trong giới hạn tự

nhiên và sử dụng các chức năng tự nhiên của hệ sinh thái.

Page 19: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ... · Lê Đ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Thị Thanh Nhàn NGHIÊN CỨU

11

- Quản lý hệ sinh thái là một quá trình xã hội, có nhiều cộng đồng quan tâm.

Quy trình quản lý phải thông qua những mô hình và những quy trình có

hiệu quả cho việc ra quyết định và quản lý.

Cách tiếp cận này là một phương pháp tổng thể để hỗ trợ quyết định trong

hoạch định chính sách và lập kế hoạch, trong đó những người thực hiện Công ước

có thể phát triển cách tiếp cận cụ thể hơn phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của họ.

Phương pháp tiếp cận hệ sinh thái là một công cụ góp phần vào việc thực hiện các

vấn đề khác nhau và được giải quyết theo Công ước, bao gồm cả những hoạt động

tại các khu bảo tồn và mạng lưới sinh thái. Không có cách đúng duy nhất để đạt

được một cách tiếp cận hệ sinh thái trong quản lý đất đai, nước và sinh vật sinh

sống. Các nguyên tắc cơ bản có thể được thay đổi một cách linh hoạt để giải quyết

các vấn đề quản lý trong bối cảnh xã hội khác nhau. Hiện tại, có những lĩnh vực mà

các chính phủ đã đưa ra hướng dẫn phù hợp, bổ sung hoặc thậm chí tương tự với

phương pháp tiếp cận hệ sinh thái (Ví dụ: Bộ luật nghề cá có trách nhiệm, phương

pháp tiếp cận quản lý rừng bền vững, quản lý rừng thích ứng…)

Phương pháp tiếp cận hệ sinh thái không loại trừ các phương pháp quản lý và

bảo tồn khác, chẳng hạn như các khu dự trữ sinh quyển, khu bảo tồn, và các chương

trình bảo tồn đơn loài, cũng như cách tiếp cận khác, nó thực hiện theo chính sách

quốc gia và khuôn khổ pháp lý, và cụ thể là phương pháp tiếp cận hệ sinh thái tích

hợp nhiều cách tiếp cận và phương pháp khác để đối phó với các tình huống phức

tạp. Không có một cách duy nhất nào để thực hiện phương pháp tiếp cận hệ sinh

thái, vì nó phụ thuộc vào điều kiện địa phương, tỉnh, quốc gia, khu vực hoặc toàn

cầu.

Phần lớn các VQG đều có vai trò vừa cung cấp nơi cư trú cho các loài hoang

dã, mặt khác nó lại cung cấp dịch vụ du lịch và tài nguyên khác tạo nguồn thu cho

việc bảo tồn và cung cấp nguồn sinh kế cho cộng đồng trong khu vực. Sự cân bằng

giữa nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên với những tác động từ hoạt

động này tới hệ sinh thái của VQG là thách thức rất quan trọng với hệ thống quản lý

Page 20: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ... · Lê Đ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Thị Thanh Nhàn NGHIÊN CỨU

12

VQG. Vì vậy với những ưu điểm của mình, phương pháp tiếp cận hệ sinh thái có

thể áp dụng cho việc quản lý bền vững các VQG để đạt được các mục tiêu về bảo

tồn và đồng thời chia sẻ lợi ích công bằng trong việc khai thác và sử dụng nguồn tài

nguyên thiên nhiên [12,17].

1.2.2 Các nguyên lý của phương pháp tiếp cận hệ sinh thái

Nguyên lý1: Các mục tiêu quản lý tài nguyên đất, nước và đời sống là một vấn

đề của sự lựa chọn của xã hội.

Các lĩnh vực khác nhau của xã hội nhìn nhận hệ sinh thái theo điều kiện của

họ như kinh tế, văn hóa và xã hội. Người dân bản địa và cộng đồng địa phương

khác đang sinh sống trên đó là các bên liên quan quan trọng, và các quyền và lợi ích

của họ phải được công nhận. Đa dạng văn hóa và đa dạng sinh học đều là thành

phần trung tâm của phương pháp tiếp cận hệ sinh thái. Lựa chọn xã hội cần được

thể hiện một cách rõ ràng nhất có thể. Các hệ sinh thái nên được quản lý vì các giá

trị nội tại của chúng và vì lợi ích hữu hình hoặc vô hình đối với con người, một cách

công bằng và hợp lý.

Để đạt được các mục tiêu trên, phương pháp tiếp cận hệ sinh thái cần phải

thông qua sự thương lượng, và đạt được sự cân bằng giữa các bên liên quan, những

người có nhận thức và mục đích sử dụng tài nguyên khác nhau. Phương pháp tiếp

cận hệ sinh thái cho phép cộng đồng đóng góp vào việc ra quyết định về việc quản

lý và sử dụng tài nguyên. Đây là hợp phần đóng vai trò rất quan trọng cho sự sống

còn của họ. Nó thúc đẩy sự đồng thuận, và giảm thiểu xung đột trong quy hoạch,

xây dựng và quản lý các khu bảo tồn nói chung và VQG nói riêng [11].

Nguyên lý 2: Phân cấp quản lý đến mức độ thích hợp thấp nhất.

Hệ thống phân cấp có thể dẫn đến hiệu quả và sự công bằng hơn. Quản lý phải

quan tâm đến lợi ích tất cả các bên liên quan và cân bằng lợi ích địa phương với lợi

ích chung của các cộng đồng lớn hơn. Quản lý các hệ sinh thái sẽ chặt chẽ hơn khi

có sự tham gia, sự chịu trách nhiệm và sử dụng các kiến thức địa phương.

Page 21: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ... · Lê Đ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Thị Thanh Nhàn NGHIÊN CỨU

13

Có rất nhiều bên quan tâm đến việc quản lý hệ sinh thái. Điều này có thể có lợi

nhưng cũng có rất nhiều mâu thuẫn xảy ra. Vì vậy việc phân chia cụ thể trách

nhiệm, chức năng quản lý và việc ra quyết định cho cơ quan thích hợp là rất cần

thiết. Phương pháp tiếp cận hệ sinh thái cho phép quản lý tại cơ sở hoặc ở mức độ

thích hợp. Nó thúc đẩy việc trao quyền sở hữu dựa trên chương trình quản lý hiện

tại, và tăng cường mức độ thành công [11].

Nguyên lý 3: Xem xét những ảnh hưởng (thực tế hoặc tiềm năng) của các hoạt

động quản lý lên các hệ sinh thái lân cận.

Những tác động từ hoạt động quản lý của một hệ sinh thái đến các hệ sinh

thái khác thường khó hoặc không thể đoán trước.Vì hệ sinh thái không phải là hệ

kín. Bất kỳ hệ sinh thái nào cũng bị ảnh hưởng bởi các hệ sinh thái xung quanh.

Một hệ sinh thái thường trao đổi và liên kết với các hệ sinh thái khác.

Phương pháp tiếp cận hệ sinh thái nhấn mạnh tầm quan trọng của sự liên kết

giữa các hệ sinh thái. Nó thúc đẩy sự phản ứng nhanh, tăng cường khả năng chuẩn

bị, và làm giảm tác động tích lũy của các mối đe dọa đến các khu vực bảo vệ. Do

đó, tác động cần phải xem xét, phân tích cẩn thận và có dự báo tác động trong tương

lai [11].

Nguyên lý 4: Hiểu và quản lý các hệ sinh thái trong bối cảnh kinh tế.

Bất kỳ chương trình quản lý hệ sinh thái như vậy cần:

- Giảm những khiếm khuyết thị trường mà ảnh hưởng đến đa dạng sinh học.

- Khuyến khích để thúc đẩy bảo tồn đa dạng sinh học và sử dụng bền vững.

- Nội tại hóa chi phí và lợi ích trong các hệ sinh thái ở một cấp độ khả thi.

Các mối đe dọa lớn nhất đối với đa dạng sinh học nằm ở chỗ thay thế, chuyển

đổi hệ thống sử dụng. Điều này thường phát sinh từ khiếm khuyết thị trường, trong

đó đánh giá thấp các hệ thống tự nhiên, khuyến khích chuyển đổi việc sử dụng đất

đai, tài nguyên sang các hệ thống ít đa dạng hơn.

Page 22: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ... · Lê Đ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Thị Thanh Nhàn NGHIÊN CỨU

14

Nhiều hệ sinh thái cung cấp hàng hóa dịch vụ có giá trị kinh tế và do đó nó

cần phải được xác định quản lý đặt trong bối cảnh kinh tế rõ ràng. Hệ thống sinh

thái thường cung cấp những giá trị vô hình còn hệ thống kinh tế thì cung cấp những

giá trị mà có thể nhìn thấy ngay. Vì vậy mà hàng hóa dịch vụ hệ sinh thái thường bị

đánh giá thấp trong hệ thống kinh tế, ngay cả khi được định giá thì hầu hết nó chỉ

đuợc xem như “hàng hóa công” ít có giá trị kinh tế và rất khó kết hợp với thị

trường. Cũng như vậy rất khó để thay đổi hình thức sử dụng hệ sinh thái, ngay cả

khi sự thay đổi này đem lại lợi ích lớn hơn cho xã hội bởi vì hệ thống kinh tế và

những lợi ích mà nó mang lại có sức ảnh hưởng to lớn và nó chống lại sự thay đổi.

Phương pháp tiếp cận hệ sinh thái cho phép tích hợp các vấn đề kinh tế vào

quản lý. Nó tạo ra sự tín nhiệm, xây dựng lòng tin, và tăng cường sự tuân thủ của

người sử dụng tài nguyên, thúc đẩy sự kiểm soát các nguồn tài nguyên và đảm bảo

rằng những người sử dụng hoặc tạo ra chị phí môi truờng phải trả tiền, do đó nâng

cao mức độ thành công trong lập kế hoạch và thiết lập các khu bảo tồn [11].

Nguyên lý 5: Bảo tồn cấu trúc và chức năng của hệ sinh thái, để duy trì các dịch vụ

hệ sinh thái, phải là một mục tiêu ưu tiên.

Hoạt động và khả năng phục hồi của hệ sinh thái phụ thuộc vào một mối quan

hệ linh hoạt giữa các cá thể trong một loài, giữa các loài với nhau, giữa các loài với

môi trường vô sinh của hệ sinh thái, cũng như sự tương tác vật lý và hóa học trong

môi trường đó. Phương pháp bảo tồn thích hợp là phục hồi những tương tác và các

quá trình trong hệ sinh thái, nó có ý nghĩa lớn trong việc duy trì sự lâu dài của đa

dạng sinh học [11].

Nguyên lý 6: Quản lý trong phạm vi chức năng của hệ sinh thái.

Trong việc xem xét khả năng để có thể dễ dàng đạt được các mục tiêu quản lý,

cần chú trọng đến điều kiện môi trường làm hạn chế năng suất tự nhiên, cấu trúc,

chức năng và sự đa dạng của hệ sinh thái.

Đặt giới hạn nhất định của một hệ sinh thái để duy trì tính toàn vẹn và khả

năng tiếp tục cung cấp hàng hóa dịch vụ cho con người một cách bền vững. Chẳng

Page 23: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ... · Lê Đ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Thị Thanh Nhàn NGHIÊN CỨU

15

hạn như giới hạn về khả năng đồng hóa, khả năng thích nghi đáp ứng lại những xáo

trộn từ các hoạt động quản lý gây ra. Tuy nhiên để có thể xác định một cách chính

xác giới hạn về khả năng phục hồi của một hệ sinh thái là điều không dễ dàng [11].

Nguyên lý 7: Thực hiện ở phạm vi không gian và thời gian thích hợp với mục

tiêu quản lý.

Cách tiếp cận này nên được giới hạn về phạm vi không gian và thời gian thích

hợp với các mục tiêu quản lý. Xác định ranh giới hoạt động của người sử dụng như

các nhà quản lý, nhà khoa học và cộng đồng địa phương. Các hệ sinh thái được tạo

thành từ các thành phần và quá trình sinh học hay phi sinh học, hoạt động trong các

phạm vi về không gian thời gian và trong một hệ thống phân cấp lồng nhau. Vì vậy

các hoạt động quản lý cần được thiết kế phù hợp với phạm vi của các khía cạnh

trong hệ sinh thái [11].

Nguyên lý 8: Mục tiêu quản lý hệ sinh thái nên được thiếp lập trong thời gian

dài do độ trễ của phản hồi hệ thống và sự khác về phạm vi không gian.

Trong quá trình quản lý hệ sinh thái phải chú ý đến những tác động trễ của

phản hồi hệ thống và sự sai khác về phạm vi không gian để đưa ra những hình thức

quản lý phù hợp. Điều này vốn đã mâu thuẫn với xu hướng của con người là coi

trọng lợi ích ngắn hạn và lợi ích trước mắt hơn lợi ích lâu dài trong tương lai [11].

Nguyên lý 9: Chấp nhận sự thay đổi là không thể tránh khỏi và thích ứng với

những thay đổi đó.

Sự thay đổi của hệ sinh thái bao gồm sự thay đổi về thành phần và sự đa dạng

của các loài. Do đó, quản lý nên thích ứng với những thay đổi. Ngoài động lực của

những thay đổi vốn có trong bản thân các hệ sinh thái, nó còn bị vây quanh bởi một

tổ hợp các tác động như con người, sinh vật và môi trường. Sự thay đổi truyền

thống là quan trọng đối với cấu trúc và hoạt động của hệ sinh thái, và cần phải được

duy trì hoặc khôi phục. Phương pháp tiếp cận hệ sinh thái phải sử dụng quản lý

thích ứng để dự đoán, phục vụ cho những thay đổi đó và thận trọng trong việc đưa

Page 24: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ... · Lê Đ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Thị Thanh Nhàn NGHIÊN CỨU

16

ra bất kỳ quyết định, xem xét các hành động giảm nhẹ, đối phó hoặc thích nghi với

những thay đổi có ảnh hưởng xấu.

Sự thay đổi trong hệ sinh thái là quá trình tự nhiên. Do đó mục tiêu quản lý

nên duy trì các quá trình tự nhiên. Cũng thừa nhận rằng sự thay đổi do những tác

động của con người là không thể tránh khỏi, quản lý thích ứng phải xem xét đến khả

năng đàn hồi của hệ sinh thái [11].

Nguyên lý 10: Tìm kiếm sự cân bằng thích hợp và sự hòa nhập giữa việc bảo

tồn với sử dụng đa dạng sinh học.

Đa dạng sinh học có vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp các sản phẩm

và các dịch vụ hệ sinh thái khác mà con người chúng ta phải phụ thuộc vào nó.

Trước kia xu hướng để quản lý hệ sinh thái đó là bảo vệ nghiêm ngặt hoặc không

được sử dụng. Hiện nay xu hướng quản lý hệ sinh thái trở nên linh hoạt hơn, có sự

cân bằng giữa bảo tồn và sử dụng hệ sinh thái. Phương pháp tiếp cận hệ sinh thái

được thiết kế để hỗ trợ công tác bảo tồn đa dạng sinh học, sử dụng bền vững các

thành phần của nó và chia sẻ lợi ích công bằng thu được từ sử dụng đa dạng sinh

học [11].

Nguyên lý 11: Xem xét tất cả các hình thức thông tin liên quan, bao gồm cả

kiến thức khoa học, kiến thức bản địa, và sự đổi mới trong thực tiễn.

Thông tin từ tất cả các nguồn là rất quan trọng để đi đến việc thiết lập các

chiến lược quản lý hệ sinh thái hiệu quả. Có một kiến thức đầy đủ về các chức năng

của hệ sinh thái và tác động đến hệ sinh thái là điều người sử dụng mong muốn. Vì

các hệ sinh thái được xem xét ở các phạm vi khác nhau và từ những quan điểm khác

nhau nên để quản lý tốt thì tất cả các thông tin từ bất kỳ lĩnh vực có liên quan nên

được chia sẻ với tất cả các bên liên quan và được xem xét trong việc ra các quyết

định [11].

Nguyên lý 12: Thu hút sự tham gia của tất cả các bên liên quan trong xã hội

và khoa học chuyên ngành.

Page 25: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ... · Lê Đ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Thị Thanh Nhàn NGHIÊN CỨU

17

Hầu hết các vấn đề về quản lý đa dạng sinh học rất phức tạp, với nhiều sự

tương tác, và các tác động phụ, do đó sự tham gia của các nhà chuyên môn và các

bên liên quan là cần thiết ở các cấp địa phương, cấp quốc gia, khu vực và quốc tế

[11].

1.2.3 Các bước thực hiện khi áp dụng các nguyên lý của phương pháp tiếp

cận hệ sinh thái trong quản lý hệ sinh thái

Buớc A: Xác định các bên liên quan, các nhóm liên quan chính, khu vực hệ

sinh thái và mối quan hệ giữa các bên liên quan và hệ sinh thái

Những vấn đề cần thực hiện trong bước A:

- Xác định các nhóm có liên quan chính

- Xác định khu vực hệ sinh thái

- Xác định mối quan hệ giữa các bên liên quan và hệ sinh thái

Việc xác định các nhóm liên quan và các khu vực hệ sinh thái là vấn đề quan

trọng vì các nhóm liên quan là những người sẽ hỗ trợ quản lý khu vực hệ sinh thái

đó.

Xác định các bên liên quan: Nguyên lý 1 và nguyên lý 12 nhấn mạnh đến sự

tham gia của các thành phần trong xã hội đến việc ra quyết định và mục tiêu quản lý

hệ sinh thái. Trong bước này cần xác định các bên liên quan và quan điểm của họ

trong việc quản lý hệ sinh thái. Sau đó xác định các nhóm liên quan chính, các

nhóm liên quan thứ 2 và thứ 3 dựa vào sự phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên và

vai trò của họ trong quản lý hệ sinh thái.

Phân tích khu vực liên quan: Nguyên lý 7, nguyên lý 11, nguyên lý 12 đề cập

đến việc xác định phạm vi thích hợp của khu vực hệ sinh thái. Một phạm vi thích

hợp cần thỏa mãn các tiêu chí sau:

- Đáp ứng được các tiêu chuẩn về khoa học (Nguyên lý 11 và nguyên lý 12)

- Phù hợp với năng lực quản lý, kiến thức, kinh nghiệm hiện tại (Nguyên lý

11)

Page 26: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ... · Lê Đ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Thị Thanh Nhàn NGHIÊN CỨU

18

- Xem xét đến những giới hạn về hành chính, luật pháp và văn hóa, để có thể

đơn giản hóa thông tin liên lạc với các thể chế hiện có (Nguyên lý 11)

- Các ý tưởng dài hạn có thể hạn chế bởi đơn vị quản lý hiệu quả với mục

tiêu ngắn hạn.

Mối quan hệ giữa các bên liên quan và khu vực hệ sinh thái: Khi đã xác định

rõ ràng các bên liên quan và những nhóm liên quan chính, sau đó có thể xác định

ranh giới hệ sinh thái. Những người có liên quan là những người có thể bảo vệ,

quản lý và ra quyết định cho một thời gian từ trung hạn đến dài hạn. Kết quả sẽ là

các khu vực được quản lý bởi các bên liên quan khác nhau ở các cấp độ khác nhau

trong phạm vi tổng thể hệ sinh thái [11].

Bước B: Xác định cấu trúc và chức năng của các khu vực trong hệ sinh thái,

thiết lập những cơ chế quản lý và giám sát

Xác định được cấu trúc và chức năng của một hệ sinh thái là yếu tố cần thiết

để cung cấp những sản phẩm và dịch vụ hệ sinh thái, đồng thời có thể xác định liệu

hệ sinh thái đó có bị đe dọa bởi việc sử dụng và khai thác quá mức (Nguyên lý 5 và

Nguyên lý 6).

Sự cân đối giữa việc bảo tồn cấu trúc chức năng hệ sinh thái và sử dụng đa

dạng sinh học sẽ đạt được thông qua việc ra quyết định có sự tham gia của các bên

liên quan và sự thống nhất về việc ai quản lý những phần nào của hệ sinh thái và vì

mục đích gì (Nguyên lý 10).

Quản lý hệ sinh thái: Quản lý ở cấp thấp nhất và phù hợp nhất (Nguyên lý 2)

có nghĩa là quản lý nhiều cấp khác nhau (cá nhân, nhóm cộng đồng, huyện, tỉnh,

quốc gia và quốc tế) ở các phần khác nhau của hệ sinh thái. Đây là bức tranh tổng

thể hợp về quản lý. Và nó cần được giám sát theo thời gian, trong điều kiện có

thông tin rõ ràng về các vấn đề liên quan đến cấu trúc và chức năng hệ sinh thái

[11].

Bước C: Xem xétnhững vấn đề kinh tế (Nguyên lý 4)

Page 27: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ... · Lê Đ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Thị Thanh Nhàn NGHIÊN CỨU

19

Việc xác định các vấn đề kinh tế có ảnh hưởng đến hệ sinh thái và cộng đồng

địa phương là rất quan trọng. Những vấn đề kinh tế sẽ quy định sự lựa chọn phương

thức quản lý trong hệ sinh thái [11].

Bước D: Quản lý thích ứng theo không gian (Nguyên lý 3 và Nguyên lý 7)

Liên quan đến những tác động của hệ sinh thái đến các hệ sinh thái lân cận.

Những thay đổi trong quản lý của một hệ sinh thái có thể làm ảnh hưởng đến những

hệ sinh thái lân cận, mặc dù đã có những nỗ lực để nội tại hóa chi phí và lợi ích.

Việc quản lý tốt một hệ sinh thái thường dẫn đến sự quản lý tốt hơn ở những hệ sinh

thái lân cận trong một thời gian nhất định [11].

Bước E: Quản lý thích ứng theo thời gian

Lập kế hoạch cho quản lý thích nghi liên quan đến những mục tiêu dài hạn và

những biện pháp linh hoạt để đạt được những mục tiêu đó. Những nguyên lý liên

quan đến bước cuối cùng này là (Nguyên lý 7, nguyên lý 8, nguyên lý 9) đều nhấn

mạnh một điều là phải xác định được các mục tiêu dài hạn. Chắc chắn rằng những

vấn đề chưa thể biết trước sẽ ảnh hưởng tới những mục tiêu này. Do đó, cần có

những biện pháp mới để đạt được mục tiêu.

Để giải quyết những thách thức này, những mục tiêu dài hạn và các công cụ

quản lý được sử dụng để đạt được mục tiêu phải được kiểm tra thường xuyên. Một

cách quản lý thích ứng hiệu quả đòi hỏi phải có những phương pháp giám sát hoàn

thiệnđể phát hiện ra vấn đề sớm. Quản lý thích ứng theo thời gian đòi hỏi năng lực

giải quyết các nguyên nhân của các vấn đề và tìm ra các giải pháp cho các vấn đề

này, rút ra kinh nghiệm và hiểu được những gì hiểu chưa đúng, thiết kế những giải

pháp mới để đạt được mục tiêu [11].

Page 28: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ... · Lê Đ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Thị Thanh Nhàn NGHIÊN CỨU

20

1.3 Tổng quan các bài học kinh nghiệm áp dụng nguyên lý hệ sinh thái

trong quản lý VQG và khu bảo tồn trên thế giới và Việt Nam

1.3.1 Các bài học kinh nghiệm trên thế giới về việc áp dụng các nguyên lý

hệ sinh thái trong việc quản lý các hệ sinh thái

Vịnh Aqaba, Ai Cập

Áp dụng nguyên lý 10 của phương pháp tiếp cận hệ sinh thái đó là: “Phương

pháp tiếp cận hệ sinh thái tìm kiếm sự cân bằng thích hợp và sự hòa nhập của việc

bảo tồn và sử dụng đa dạng sinh học”.

Với mục đích, xác định giới hạn sử dụng bền vững cho phát triển du lịch,

các rạn san hô phong phú trong Vịnh Aqaba là một trong những điểm du lịch chính

của Ai Cập. Vì vậy, các tuyến điểm du lịch dọc theo bờ biển phát triển rất nhanh.

Sự gia tăng về cơ sở hạ tầng và số lượng khách du lịch đã và đang ảnh hưởng tới

các vùng ven biển. Đặc biệt lặn là một trong số các hoạt động du lịch được yêu

thích nhất và nó cũng được xác định là trong số những hoạt động gây tác hại nhất

đối với môi trường biển và ven biển, nếu không được quản lý và theo dõi đúng

cách.

Khuôn khổ của hoạt động thành lập khu vực quản lý các hợp phần ven biển

bao gồm cả các tổ chức khu vực về bảo tồn môi trường của Biển Đỏ và Vịnh Aden

(PERSGA). Dựa vào nguyên lý 10 của phương pháp tiếp cận hệ sinh thái Ai Cập đã

đưa ra hướng dẫn phát triển ven biển dọc theo Vịnh Aqaba để thúc đẩy sự cân bằng

giữa sử dụng bền vững tài nguyên và công tác bảo tồn đồng thời thi hành pháp luật

có liên quan trong vấn đề này. Trong đó, có hướng dẫn đánh giá tác động môi

trường nghiêm ngặt áp dụng cho ngành du lịch. Thông qua nghiên cứu chuyên sâu

các cơ quan về môi trường của Ai Cập đã có những đề nghị về việc phân vùng, cả

thời gian và không gian, xác định các giới hạn sử dụng bền vững và thành lập các

khu vực bảo tồn nghiêm ngặt.

Bài học kinh nghiệm từ Vịnh Aqaba, Ai Cập chỉ ra rằng cần phải tìm một sự

cân bằng giữa bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên. Mặc dù hình

Page 29: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ... · Lê Đ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Thị Thanh Nhàn NGHIÊN CỨU

21

thức du lịch sinh thái thường được xem là một lựa chọn sử dụng bền vững, nhưng

vẫn cần được giám sát để để phát hiện những thay đổi có thể dẫn đến tình trạng phát

triển không bền vững. Do đó, cần xác định một giới hạn sử dụng để phát triển hình

thức du lịch này một cách bền vững [10,13].

Ủy ban sông Mekong

Áp dụng nguyên lý 11 của phương pháp tiếp cận hệ sinh thái: “Các phương

pháp tiếp cận hệ sinh thái nên xem xét tất cả các hình thức thông tin liên quan, bao

gồm cả kiến thức khoa học, kiến thức bản địa, địa phương và sự đổi mới trong thực

tiễn”.

Với mục đích sử dụng nhiều kiến thức, kinh nghiệm trong quản lý tài nguyên

ở lưu vực sông Mekong, các nước ở vùng hạ lưu sông Mekong gồm Campuchia,

Lào, Thái Lan, và Việt Nam, đã thành lập Ủy ban sông Mekong (MRC) để bảo vệ

sự đa dạng sinh học của sông Mekong và đảm bảo nguồn tài nguyên cho sinh kế của

người dân địa phương và người nghèo. MRC duy trì đối thoại thường xuyên với với

các khu vực thuộc lưu vực sông Mekong tại Trung Quốc và Myanma. Các nước

thành viên Ủy ban đồng ý hợp tác trong tất cả các lĩnh vực phát triển, sử dụng, quản

lý và bảo tồn tài nguyên nước và liên quan đến các nguồn tài nguyên của lưu vực

sông Mekong, chẳng hạn như chuyển hướng, kiểm soát lũ, thủy sản, nông nghiệp,

thủy điện và bảo vệ môi trường bền vững. Các bộ phận khác nhau và các chương

trình hoạt động của Ủy ban bao gồm các hoạt động dựa trên nghiên cứu khoa học và

dựa trên việc sử dụng kiến thức cộng đồng để phát huy, hỗ trợ quản lý tài nguyên.

"MekongInfo" là một hệ thống tương tác chia sẻ thông tin và kiến thức về quản lý

tài nguyên thiên nhiên, có sự tham gia của các khu vực thuộc lưu vực sông Mekong.

Với hơn 3.500 tài liệu (toàn văn và tóm tắt) trong thư viện, MekongInfo cung cấp

một hệ cơ sở dữ liệu của các cá nhân, các dự án và các tổ chức, tin tức và thông báo

các sự kiện có liên quan,bộ sưu tập các nguồn tài liệu hữu ích, diễn đàn trực tuyến

cho thảo luận, và dịch vụ lưu trữ web miễn phí.

Page 30: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ... · Lê Đ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Thị Thanh Nhàn NGHIÊN CỨU

22

Cụ thể như sáng kiến của chương trình thủy sản đã tăng cường đáng kể nhận

thức về giá trị của kiến thức sinh thái địa phương và sự đóng góp của cộng đồng địa

phương trong quá trình nghiên cứu. Việc nghiên cứu về sự di cư của các loài cá

trong lưu vực đã dựa hoàn toàn vào sử dụng kiến thức địa phương. Đó là sáng kiến

đặc biệt đáng chú ý vì nó liên quan đến một mạng lưới ngư dân địa phương sinh

sống trên bốn quốc gia, sự phát triển thông tin chung về sự di cư của các loài cá

xuyên biên giới và các vấn đề quản lý. Trong kế hoạch dài hạn các cộng đồng có

liên quan tại bốn quốc gia có vai trò chung trong việc theo dõi xu hướng của các

loài thủy sản và môi trường, đưa thông tin này vào việc lập kế hoạch và quản lý tài

nguyên thiên nhiên khu vực.

Một ví dụ khác về áp dụng nguyên lý 4: “Nhận thức được lợi ích tiềm năng từ

quản lý, cần phải hiểu và quản lý các hệ sinh tháitrong một bối cảnh kinh tế”. Mọi

chương trình quản lý hệ sinh thái như vậy cần:

- Giảm thiểu những khiếm khuyết thị trường mà ảnh hưởng đến đa dạng sinh

học.

- Khuyến khích để thúc đẩy bảo tồn đa dạng sinh học và sử dụng bền vững.

- Nội tại hóa chi phí và lợi ích trong các hệ sinh thái ở một cấp độ khả thi.

Một dự án về đa dạng sinh học và vùng ngập nước sông Mekong (MWBP ) do

IUCNs thực hiện đã phối hợp với Ủy ban sông Mê Kông, và phát huy được khái

niệm về “dòng môi trường” chế độ nước cần được đảm bảo để duy trì hệ sinh thái

và những lợi ích của nó ở những nơi có sự cạnh tranh về sử dụng nước và những

nơi dòng nước bị điều chỉnh. Ủy ban sông Mê Kông đàm phán về việc sử dụng tài

nguyên nước này và đang xây dựng bản kế hoạch lưu vực.

Tác động chính của thị trường có ảnh hưởng đến lớn tới đa dạng sinh học

thông qua việc đánh giá cao quá mức giá trị của những công trình đập ngăn nước và

kế hoạch thủy lợi và đánh giá thấp giá trị sinh thái của nước sông. Người nghèo

sống dựa vào sông chủ yếu nhờ hệ thực vật và những nguồn lợi thủy sản của sông.

Khi dòng chảy dồi dào, một tỷ lệ nhất định của lượng nước phải được chảy tự do và

Page 31: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ... · Lê Đ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Thị Thanh Nhàn NGHIÊN CỨU

23

một cách tự nhiên vào các đầm lầy và nhánh sông, và luôn đảm bảo nguồn nước

mặt. Thực tế thì nhu cầu của người dân rất phù hợp với chế độ phân bổ nước, tôn

trọng khái niệm dòng chảy môi trường và làm lợi cho đang dạng sinh học.

Giảm thiểu ảnh hưởng xấu của thị trường và tăng cường những khuyến khích

để thúc đẩy bảo tồn sự đang dạng sinh học và khai thác bền vững liên quan đến việc

cải thiện cả kiến thức và những thiện chí về mặt chính trị. Các nghiên cứu người

dân bản xứ (Thai Baan) ở một nhánh của sông Mekong ở Thái Lan, đã làm sáng tỏ

một thực tế là các thống kê thủy sản trên đất liền của khu vực đã đánh giá thấp tầm

quan trọng kinh tế của việc sử dụng nước của người nghèo cho các nguồn lợi thuỷ

sản. Hiến pháp mới của Thái Lan đã đề cao vai trò của người dân địa phương và cho

họ có ảnh hưởng nhiều hơn tới công tác quản lý và phát triển các nguồn tài nguyên

thiên nhiên. Những đầu tư vào dòng môi trường có thể được điều chỉnh bởi những

lợi ích rõ ràng cho người nghèo.

Trong một hệ sinh thái rộng như Mekong, nội tại hóa chi phí và lợi ích là một

vấn đề rất phức tạp. Lưu vực sông phải được xem như một chuỗi của các tiểu hệ

thống, ảnh hưởng bởi các yếu tố chính trị và tự nhiên. Sự điều tiết quá mức lượng

nước vào các hồ đập, và kế hoạch thuỷ lợi gây lên những hiệu ứng không mong đợi

ở hạ lưu, làm nguy hại tới sự đa dạng và phong phú của các tài nguyên ở đây. Nhu

cầu của hạ lưu phải giúp cho việc định hình cách quản lý và sử dụng tài nguyên ở

thượng lưu, và nhu cầu về nước của người nghèo phải được ưu tiên hàng đầu.

“Dòng môi trường” phải được xác định dựa trên những thông tin tốt nhất có thể có

được tại thời điểm đó và thường xuyên được điều chỉnh. Những nghiên cứu nên tập

trung vào việc xây dựng sự liên kết của các bên liên quan ở địa phương để trao đổi

những kết quả và hạn chế những thay đổi không mong đợi từ thượng nguồn. Chính

phủ nên đúc rút kinh nghiệm từ những kiến thức sâu rộng của cán bộ và cộng đồng

địa phương để xây dựng cách quản lý nước hiệu quả hơn [10].

Tỉnh Papua, Indonesia

Page 32: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ... · Lê Đ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Thị Thanh Nhàn NGHIÊN CỨU

24

Áp dụng các nguyên lý 2, nguyên lý 6 và nguyên lý 10 của phương pháp tiếp

cận hệ sinh thái để xác định các nhóm liên quan chính trong việc bảo tồn và sử dụng

khu vực sinh thái của họ.

Papua là khu bảo tồn lớn nhất của Indonesia với nhiều khu rừng nguyên sinh.

Diện tích rừng của khu vực này chiếm đến xấp xỉ 24% của tổng diện tích rừng của

Indonesia và rất giàu có về sự đa dạng sinh học. Gần đây, những cộng đồng lâm

nghiệp và các cán bộ chính phủ đã tìm ra những phương cách để xem xét những

mối quan tâm chung của họ về bảo vệ môi trường, quản lý rừng bền vững và sinh kế

bền vững từ hướng của tiếp cận hệ sinh thái. Họ được hỗ trợ bởi các tổ chức phi

chính phủ địa phương và một chương trình lâm nghiệp nhiều bên do Chính phủ Anh

tài trợ.

Chương trình được thực hiện cả ở khu vực rừng vùng thấp và rừng vùng cao.

Việc đàm phán đã được thực hiện với sự tham gia và đồng ý của các bên. Việc sử

dụng đất đai mang lại hiệu quả về mặt môi trường đã được bắt đầu với những quyết

định của người dân địa phương để lập bản đồ và cả những đường biên giới của các

nhóm dân tộc và các loại tài nguyên thiên nhiên và khu vực sử dụng. Những bản đồ

các nhóm sắc tộc này, khi so sánh với những bản đồ phân loại đất của Phòng Lâm

nghiệp, ngay lập tức đã bộc lộ những sự khác biệt, đòi hỏi có các giải pháp xử lý

nhanh chóng. Ở những vùng thấp, là nơi lý tưởng cho việc thiết kế cho rừng sản

xuất và bảo tồn, một điều rõ ràng là cấu trúc và chức năng hệ sinh thái được định

giá bởi giá trị sử dụng của các nhóm dân tộc. Ở những vùng cao thích hợp cho việc

sản xuất nông nghiệp.

Phân loại rừng theo vùng, với các hình thức sử dụng, quản lý và bảo vệ khác

nhau được áp dụng cho từng vùng. Phòng Lâm nghiệp đã phân loại toàn bộ khu

vực, hàng nghìn km2

thành một công viên quốc gia và bốn khu vực hệ sinh thái

được lựa chọn vào năm 2004, với sự giúp đỡ của các bản đồ bộ tộc và bản đồ lâm

nghiệp. Các cán bộ lâm nghiệp ở đó khoảng một tuần với những người dân địa

phương ở mỗi khu vực và tham dự cùng họ vào công tác lâm nghiệp được thiết kế

Page 33: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ... · Lê Đ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Thị Thanh Nhàn NGHIÊN CỨU

25

chuyên biệt trong các đợt đánh giá nhanh nông thôn (PRA). Những người dân địa

phương có cơ hội giải thích về cấu trúc và chức năng hệ sinh thái theo quan điểm

của riêng họ và phân tích những vấn đề đó. Họ mô tả sự đóng góp của rừng trong

hơn 40 năm qua,và dẫn cán bộ lâm nghiệp đi theo các đường cắt ngang các khu

rừng và đất nông nghiệp, giải thích những quy định và kỹ thuật về quản lý. Khi đó

họ có cơ hội phân tích những nguồn sinh kế họ có được từ hệ sinh thái và xác định

những khuynh hướng xã hội quan trọng. Họ cũng xác định các vấn đề và những giải

pháp có thể để chỉ ra những vấn đề gì họ cảm thấy tự giải quyết được và những vấn

đề gì cần có sự giúp đỡ từ bên ngoài để giải quyết. Việc đánh giá nhanh nông thôn

(PRAs) xem xét thế mạnh của những kỹ năng quản lý đất của người dân địa phương

và các tổ chức ra quyết định, tạo ra cơ hội cho việc thương lượng quyền sử dụng

đất. Mặc dù mỗi bên có sự e dè khi làm việc với các bên khác, những bài thực hành

cùng nhau mở ra những cơ hội trao đổi thông tin và xây dựng sự tin tưởng, tôn

trọng và thấu hiểu. Các kế hoạch cho việc quản lý rừng được thiết kế cùng nhau để

chọn lọc ra cách tiếp cận tổng hợp tốt hơn cho việc bảo tồn, đang được thực hiện

[10,11].

Tanzania thuộc phía đông Châu Phi

Áp dụng nguyên lý 2 của phương pháp tiếp cận hệ sinh thái: “Quản lý phải

được phân cấp đến mức độ thích hợp thấp nhất”. Mục đích của nguyên lý này nhằm

đưa ra kế hoạch quản lý ở cấp thấp và phù hợp nhất trong việc bảo tồn và sử dụng

hệ sinh thái.

Trong nhiều hệ sinh thái, có sự xung đột giữa các chế độ quản lý tài nguyên sở

hữu chung (chính phủ không nhận ra điều này) và quản lý chính quyền (không liên

quan đến các hoạt động bảo tồn được thực hiện bởi người dân địa phương).

Tanzania giải quyết vấn đề này bằng cách phối hợp cả hai, đó là việc xây dựng một

mô hình quản lý phân cấp. Từ năm 1974, quyền sở hữu và kiểm soát đất nông

nghiệp và những vùng gần với đất sở hữu chung đã được trao cho từng người dân

thôn bản. Năm 1996, các khu bảo tồn rừng cấp thôn bản cũng đã được quản lý ở cấp

Page 34: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ... · Lê Đ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Thị Thanh Nhàn NGHIÊN CỨU

26

thôn bản. Trong phạm vi địa giới của thôn, các quyết định về sử dụng đất được thực

hiện bởi hội đồng thôn, với sự đại diện của các hộ trong thôn. Ban sử dụng đất của

thôn dự báo trước kế hoạch sử dụng đất của thôn, bổ nhiệm cán bộ kiểm tra để theo

dõi thường xuyên việc thực hiện. Mỗi thôn phải chịu trách nhiệm trước cấp huyện

theo luật pháp về những vấn đề như bảo vệ đất dốc. Những vấn đề quản lý đất trong

thôn được xem xét bởi cấp huyện. Một vài vùng đất được giữ lại làm tài sản cấp

quốc gia hoặc các khu bảo tồn cấp huyện và cấp khu vực. Từng thôn chịu trách

nhiệm cho khu vực trực tiếp của mình và có thể hành động nếu các vấn đề bắt đầu

trở nên cấp bách cần giải quyết [10,11].

1.3.2 Những nghiên cứu về áp dụng các nguyên lý của phương pháp tiếp

cận hệ sinh thái trong việc quản lý hệ sinh thái ở Việt Nam

Trong những năm gần đây Việt Nam đã có những nghiên cứu về phương pháp

tiếp cận hệ sinh thái để áp dụng vào các vấn đề quản lý tài nguyên thiên nhiên và

môi trường. Dưới đây là một số trường hợp về hướng tiếp cận này ở nước ta.

Nghiên cứu 1: Năm 2008 cùng với sự hỗ trợ về mặt chuyên môn và thực hành của

tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (IUCN) Việt Nam đang nỗ lực áp dụng hướng

tiếp cận hệ sinh thái đối với quản lý đất đất ngập nước và các khu bảo tồn. IUCN đã

tổ chức một cuộc hội thảo chuyên ngành tại Hà Nội nhằm tìm hiểu làm thế nào

hướng tiếp cận hệ sinh thái có thể được áp dụng để quản lý bền vững đất ngập nước

ở Việt Nam. Hội thảo đã tập trung vào thảo luận về việc ứng dụng thí điểm hướng

tiếp cận hệ sinh thái trong quản lý đất ngập nước tại VQG Tràm Chim và các vùng

đất ngập nước khác của Việt Nam, về các bài học rút ra trong lâm nghiệp để có thể

đưa ra ra biện pháp quản lý vùng đất ngập nước tốt hơn, và về những thay đổi trong

chính sách đòi hỏi phải tiến hành một hướng tiếp cận hệ sinh thái toàn diện đối với

các vùng đất ngập nước ở Việt Nam. Hội thảo này là bước tiếp theo của các hội thảo

trên thực địa đã được tổ chức trước đây ở Đồng bằng sông Mêkông trong năm 2006

[12].

Page 35: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ... · Lê Đ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Thị Thanh Nhàn NGHIÊN CỨU

27

Nghiên cứu 2: VQG Tràm Chim là khu bảo tồn đất ngập nước đầu tiên tại

Việt Nam áp dụng phương pháp quản lý dựa vào các nguyên lý của phương pháp

tiếp cận hệ sinh thái. Đó là tiến hành phục hồi sinh thái và cho phép người dân tiếp

cận các nguồn tài nguyên của khu vực. Đây là sự khác biệt chính so với cách quản

lý truyền thống và đã đạt được những kết quả khả quan như số lượng của nhiều loài

chim tăng lên, đặc biệt là loài Sếu Đầu đỏ.

Hệ thống quản lý cũ không cho phép người dân vào khu bảo tồn. Điều này đã

hạn chế người dân kiếm sống hợp pháp dựa vào các nguồn tài nguyên vùng đất

ngập nước, chủ yếu là nguồn cá. Với phương thức quản lý mới, người dân địa

phương được phép khai thác tài nguyên một cách bền vững, do đó họ trở thành

người bạn đồng hành của việc bảo tồn.

Các chuyên gia và lãnh đạo từ mười ba tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã họp

tại Diễn đàn Bảo tồn Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ tư vào năm 2011 để thảo

luận về tầm quan trọng của những vùng đất ngập nước đối với sinh kế của người

dân và công tác bảo tồn với sự chủ trì của Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng

UBND tỉnh Đồng Tháp. Đây cũng là sáng kiến của WWF trong việc tạo ra diễn đàn

khuyến khích các bên trong mọi lĩnh vực thảo luận về những quan ngại cũng như

những cơ hội để phát triển bền vững tại đồng bằng sông Cửu Long [24].

Nghiên cứu 3: Mô hình quản lý theo phương pháp tiếp cận hệ sinh thái dựa

vào cộng đồng ở khu bảo tồn Cù Lao Chàm, Quảng Nam. Khu bảo tồn này là một

đối tượng phù hợp để áp dụng mô hình quản lý này, với mục đích là quản lý tổng

hợp với những yếu tố cơ bản: xây dựng cơ chế phối hợp, tạo điều kiện để các bên

tham gia, đặc biệt là vai trò trung tâm là cộng đồng được khẳng định, hình thành kế

hoạch tổ chức thực hiện trên cơ sở xác định rõ mục tiêu, bước đi, đối tượng và

phạm vi triển khai, xác định được nguồn kinh phí và huy động được các nguồn lực

khác nhau để thực hiên, đặc biệt cơ chế tài chính bền vững đã xuất hiện trong hoạt

động của khu bảo tồn.

Page 36: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ... · Lê Đ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Thị Thanh Nhàn NGHIÊN CỨU

28

Với mục tiêu, kế hoạch trên khu bảo tồn Cù Lao Chàm đã thu được những

thành công trên mô hình này như: Cù Lao Chàm đã hỗ trợ cộng đồng tham gia tích

cực vào hoạt động bảo tồn và phát triển sinh kế thay thế tại địa phương. Thông qua

phương thức đồng quản lý, KBTB Cù Lao Chàm giới thiệu và cộng đồng tiếp nhận

một cách tiếp cận mới trong quản lý nguồn lợi trên cơ sở hệ sinh thái một cách kịp

thời. Đồng thời KBTB Cù Lao Chàm đã lồng ghép được các khái niệm về quản lý

tổng hợp và quản lý thích ứng vào trong việc quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường

tại địa phương. KBTB Cù Lao Chàm đã thể hiện được sự đồng thuận cao của cộng

đồng trong quy hoạch phân vùng và xây dựng quy chế và kế hoạch quản lý, cũng

như sự phê chuẩn của UBND tỉnh Quảng Nam cho các cam kết này của cộng đồng.

KBTB Cù Lao Chàm đã góp phần hỗ trợ người dân địa phương đa dạng hóa

sinh kế thay thế, giảm khai thác nguồn lợi, nhưng vẫn đảm bảo được sự phát triển

của kinh tế địa phương, sự phụ thuộc này dần được thay thế bằng sự đa dạng hoá

các nguồn sinh kế thay thế mà cụ thể là đa dạng của các sản phẩm du lịch. Hoạt

động khai thác thuỷ sản đã được kiểm soát và định hướng theo quản lý hệ sinh thái.

Thông qua phương thức đồng quản lý, KBTB Cù Lao Chàm đã góp phần xác

định được diễn biến các mâu thuẫn trong quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường của

địa phương. Chẳng hạn như trước kia mâu thuẫn giữa bảo tồn và sinh kế thay thế

cho người dân địa phương, thì ngày nay các mâu thuẫn đó chủ yếu tập trung vào

chia sẻ lợi ích trong hoạt động du lịch trên cơ sở bảo tồn, của người dân địa phương

và người ngoài KBTB, mâu thuẫn giữa nhu cầu về các sản phẩm du lịch có nguồn

gốc khác nhau trong KBTB, mâu thuẫn giữa cung và cầu do sự lượng khách du lịch

ngày càng gia tăng, và mâu thuẫn quan hệ giữa các nhóm cộng đồng nghề nghiệp

trong KBTB. Phương thức đồng quản lý đã chỉ ra lợi ích cộng đồng chỉ đạt ngưỡng

cao nhất khi nó thoả mãn được lợi ích của các nhóm nghề nghiệp khác nhau tại

KBTB, vì vậy đã đến lúc cộng đồng KBTB Cù Lao Chàm cần tiếp cận chọn lọc sản

phẩm du lịch mục tiêu, đề cao tính liên kết giữa các sản phẩm trong chuỗi sản phẩm

du lịch, và tính toán ngưỡng hợp lý cho việc điều tiết lượng khách du lịch đến tham

quan.

Page 37: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ... · Lê Đ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Thị Thanh Nhàn NGHIÊN CỨU

29

Mô hình KBTB Cù Lao Chàm quản lý theo hệ sinh thái, dựa vào cộng đồng

được tiến hành theo hướng tiếp cận quản lý tổng hợp xứng đáng là một mô hình

điểm, cần được tổng kết, đúc rút để làm căn cứ nhân rộng, áp dụng cho các đối

tượng khác ở các vùng miền ven biển khác của đất nước nhằm góp phần quản lý

hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường biển, hướng tới phát triển bền vững [3].

Nghiên cứu 4: Một hội thảo được tổ chức vào ngày 9 đến ngày 11 tháng 1

năm 2008, với chủ đề “Áp dụng tiếp cận hệ sinh thái vào các vùng đất ngập nước tại

Việt Nam” do IUCN tổ chức tại Hà Nội. Hội thảo đã chỉ ra những điểm mới trong

cách tiếp cận này, những thách thức và đưa ra một số kinh nghiệm từ các bài học về

khu bảo tồn đất ngập nước. Những nghiên cứu đã được tiến hành ở một số địa điểm

như VQG Xuân Thủy, Nam Định; Đầm phá Tam Giang, Thừa Thiên Huế; Vịnh

Xuân Đài, Phú Yên; Đầm Nại, Ninh Thuận; Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn

Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh. Hội thảo cũng đưa ra kết luận phương pháp tiếp cận hệ

sinh thái có thể mang lại hiệu quả cao hơn trong quản lý đất ngập nước vì việc sử

dụng bền vững đất ngập nước đang được khuyến khích rộng rãi trong khi đó quy

định của hệ thống văn bản pháp quy hiện hành cấm khai thác tài nguyên rừng từ hệ

thống rừng đặc dụng. Hơn thế nữa điều này hoàn toàn phù hợp với trọng tâm lồng

ghép các hoạt động phát triển và bảo tồn để ổn định sinh kế của cộng đồng và duy

trì đa dạng sinh học [3].

1.4 Tổng quan về VQG Cát Bà và khu vực vùng đệm

1.4.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội tại VQG Cát Bà

Vị trí địa lý

Cát Bà là hòn đảo lớn nhất của quần đảo Cát Bà, thuộc huyện Cát Hải, tỉnh

Hải Phòng.Nằm trong khoảng toạ độ địa lý từ 20044’ – 20

052’ vĩ độ Bắc và từ

106059’- 107

006’ kinh độ Đông

- Phía Đông và Đông Bắc giáp vịnh Hạ Long được ngăn cách bởi lạch Ngăn

và lạch Đầu Xuôi của tỉnh Quảng Ninh.

Page 38: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ... · Lê Đ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Thị Thanh Nhàn NGHIÊN CỨU

30

- Phía Tây và Tây Nam là cửa sông Bạch Đằng, sông Cấm và biển Hải

Phòng.

- Phía Đông và Đông Nam giới hạn là vịnh Lan Hạ.

VQG Cát Bà là vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển thế giới quần đảo Cát Bà.

Với những tiềm năng lợi thế đó nên VQG Cát Bà được tạo nhiều cơ hội để phát

triển du lịch không chỉ ở mức độ trong nước mà còn cả trong khu vực và tầm cỡ thế

giới.

Quá trình thành lập

VQG Cát Bà được thành lập theo Quyết định số 79-CT, ngày 31 tháng 3 năm

1986 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) với tổng diện tích là

15.200 ha; ngày 06/4/2004 VQG Cát Bà chuyển về thành phố Hải Phòng quản lý

theo Quyết định 333/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; ngày 19/4/2005 Uỷ ban

nhân dân thành phố Hải Phòng ký Quyết định số 605/QĐ-UB về việc giao Sở Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với VQG

Cát Bà và ngày 30 tháng 10 năm 2006, Uỷ ban Nhân dân thành phố Hải Phòng ký

Quyết định số 2355/QĐ-UBND phê duyệt dự án điều tra quy hoạch Vườn quốc gia

Cát Bà thành phố Hải Phòng giai đoạn 2006-2010, tầm nhìn 2020, với tổng diện

tích là 16.196,8ha. Trong đó, diện tích phần đảo là 10.931,7 ha, diện tích phần biển

là 5.265,1 ha.

VQG Cát Bà có trụ sở chính tại xã Trân Châu, thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải,

thành phố Hải Phòng.Nguồn nhân lực phục vụ cho công tác bảo tồn và phát triển du

lịch sinh thái: Lực lượng quản lý hiện có tổng cộng 95 cán bộ công nhân viên đang

làm việc, trong đó có 2 cán bộ trên đại học, 25 cán bộ đại học, 8 cán bộ cao đẳng,

51cán bộ trung cấp và 9 cán bộ sơ cấp.

Page 39: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ... · Lê Đ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Thị Thanh Nhàn NGHIÊN CỨU

31

Hình 1.1 Sơ đồ tổ chức VQG Cát Bà

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính - Vườn quốc gia Cát Bà).

Phòng

Tổ chức Hành chính

Ban

Giám đốc

Phòng

Khoa học Kỹ thuật

Hạt Kiểm Lâm và

Các Trạm Kiểm Lâm

Trung tâm

Dịch vụ DLST và GDMT

Phòng

Bảo tồn Voọc

Phòng

Kế hoạch tài chính

Page 40: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ... · Lê Đ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Thị Thanh Nhàn NGHIÊN CỨU

32

Hình1.2: Bản đồ thảm thực vật và hiện trạng sử dụng đất VQG Cát Bà

Nguồn: Phòng Khoa học Kỹ thuật – Vườn Quốc gia Cát Bà

Tài nguyên thiên

VQG Cát Bà là nơi hội tụ nhiều hệ sinh thái khác nhau gồm: Hệ sinh thái rừng

ngập mặn, hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi, hệ sinh thái biển .VQG có một hệ thực

vật đa dạng, gồm 1561 loài thực vật bậc cao, 23 loài thực vật ngập mặn, 75 loài

rong biển, 199 loài thực vật phù du, trong đó có 250 loài cây thuốc. Nhiều loài cây

quý hiếm cần bảo tồn như chò chỉ, trai lý, lát hoa, kim giao và cọ Bắc Sơn.

Hệ động vật có 53 loài thú, 160 loài chim, 45 loài bò sát , 21 lưỡng cư, 274

loài côn trùng, 196 loài cá biển, 89 loài động vật phù du, 538 loài động vật đáy, 193

loài san hô. Trong đó, 193 loài được ghi trong sách đỏ. Đặc biệt có loài thú mà

không có nơi nào có được là voọc đầu trắng (Voọc Cát Bà) và một số loài khác

được ghi trong sách đỏ như: Khỉ lông vàng, sơn dương và nhiều loài chim đẹp như

Page 41: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ... · Lê Đ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Thị Thanh Nhàn NGHIÊN CỨU

33

cao cát, bói cá, hút mật, đầu rìu. Ở Cát Bà cũng có chim yến và rùa biển cần được

bảo tồn với ưu tiên cao.

(Nguồn: Vườn quốc gia Cát Bà).

1.4.2. Điều kiện kinh tế xã hội vùng đệm VQG Cát Bà

Vùng đệm của VQG Cát Bà có diện tích 15.259,8 ha nằm trên địa bàn 06 xã

Gia Luận, Phù Long, Hiền Hào, Xuân Đám, Việt Hải và Thị trấn Cát Bà.Theo số

liệu của phòng thống kê của Ủy Ban Nhân Dân huyện Cát Hải (năm 2009) cho thấy,

phần lớn cư dân đều sinh sống trong và quanh vùng đệm, còn một số rất ít gia đình

sống trong vùng lõi VQG. Tổng dân số vùng đệm 16.645người (Bảng 1.3).

Bảng 1.3: Dân số và Cơ cấu lao động trong các ngành của các xã vùng đệm

Số lao động trong các ngành

Xã,TT Dân số LĐ độ

tuổi

Tổng

số

NN&

Thủy

sản

Công

nghiệp

Xây

dựng

Thương

nghiệp

Vận

tải

Dịch

vụ

Thu

nhập

TTCát Bà 11.050 6.451 5.480 1.550 250 220 2.550 350 560 1.200

Trân châu 1.484 811 605 291 25 14 85 35 155 485

XuânĐám 852 460 346 191 12 6 38 6 93 500

Gia Luận 651 364 264 160 5 4 25 10 60 465

Hiền Hào 357 200 151 70 2 4 25 4 46 315

Việt Hải 351 180 131 55 0 0 15 20 31 800

Phù Long 1.900 1.005 718 428 15 15 100 45 155 4.195

Tổng số 16.645 9.471 7.695 2.755 309 263 2.838 470 1060

Nguồn: Số liệu thống kê của UBND huyện Cát Hải.

Page 42: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ... · Lê Đ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Thị Thanh Nhàn NGHIÊN CỨU

34

Hình 1.3: Cơ cấu lao động trong các nghành của các xã vùng đệm

Người dân làm trong các ngành phi nông nghiệp chủ yêu tập trung ở Thị trấn

Cát Bà nơi có ngành du lịch phát triển. Còn các xã còn lại trên 50% dân cư tập trung

chủ yếu trong các ngành nông nghiệp và ngư nghiệp (Hình 1.3 và 1.4).

Hình 1.4: Cơ cấu lao động trong các ngành nông nghiệp và phi nông nghiệp

Nguồn: Số liệu thống kê của UBND huyện Cát Hải.

36%

4%3%

37%

6%

14%

NN& TS Công nghiệpxây dưng thương nghiệp

vận tải dich vụ

0

10

20

30

40

50

60

70

80

90

100

Phi Nông nghiệp

NN&NTTS

Page 43: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ... · Lê Đ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Thị Thanh Nhàn NGHIÊN CỨU

35

Các sinh kế chính của người dân trong khu vực vùng đệm của VQG Cát Bà:

Khai thác thủy sản

Nghề khai thác cá biển ở Cát Bà có truyền thống khá lâu đời ở Cát Bà. Hoạt

động khai thác của người dân diễn ra thường xuyên, quanh năm và chia thành 2 khu

vực chính:

- Khai thác gần bờ: Chủ yếu tập trung quanh vịnh Bến Bèo gần khu vực lồng

bè.

- Khai thác xa bờ: Tập trung ở khu vực đảo Long Châu, Cô Tô, Nam Định, Hòn

Gai.

Nuôi trồng thủy sản

Nuôi thủy sản trên đảo Cát Bà diễn ra phổ biến.Một điển hình là xã Phù Long,

xã có diện tích nuôi trồng thủy sản lớn nhất với nhiều hình thức nuôi trồng thủy sản

vùng ven bờ như: nuôi ngao, đầm nuôi tôm tự nhiên, đầm quảng canh trong rừng

ngập mặn và đầm tôm công nghiệp. Bên cạnh đó hai xã Xuân Đám và Hiền Hào

cũng có một số bãi nuôi ngao với diện tích không lớn lắm.

Ngoài ra nuôi cá lồng bè rất phổ biến ở các khu vực vịnh kín thuộc thị trấn Cát

Bà, xã Việt Hải và Gia Luận. Trong quá trình nuôi trồng thuỷ sản, người dân còn

gặp nhiều khó khăn, đặc biệt về vốn và khoa học kỹ thuật chưa đáp ứng được yêu

cầu phát triển sản xuất. Mặc dù đã được tập huấn kỹ thuật song việc tiếp thu và ứng

dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất còn nhiều hạn chế đã ảnh hưởng không

nhỏ đến sự phát triển sản xuất thủy sản ở khu vực.

Nông nghiệp

Các loại cây trồng không phong phú, số lượng ít, chỉ sản xuất được theo mùa

do phụ thuộc vào nguồn nước tự nhiên là chính. Cây trồng chủ yếu trên đảo bao

gồm lúa, ngô, khoai, sắn, rau, của quả và cây ăn trái. Diện tích đất lúa nước trên đảo

tập trung ở các xã Xuân Đám, Hiền Hào, Trân Châu và Việt Hải.

Page 44: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ... · Lê Đ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Thị Thanh Nhàn NGHIÊN CỨU

36

Chăn nuôi trên đảo Cát Bà phát triển theo hướng kinh tế hộ gia đình, chủ yếu

là lợn, dê, gia cầm và nuôi ong. Các sản phầm từ nông nghiệp trên đảo chưa đủ để

đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân và khách du lịch. Một lượng lớn lương

thực vẫn phải chuyển từ đất liền vào.

Lâm nghiệp

VQG Cát Bà không được khai thác gỗ nhưng người dân địa phương vẫn được

phép khai thác tận thu các lâm sản phụ ngoài gỗ.

Du lịch - Thương mại

Các loại hình dịch vụ du lịch như kinh doanh nhà hàng, khách sạn, vận chuyển

khách, hướng dẫn du lịch, dịch vụ cho khách ăn nghỉ tại nhà dân đang ngày càng trở

thành ngành nghề quan trọng của đảo. Theo các thống kê, hiện nay trên đảo Cát Bà

có trên 3000 lao động đang hoạt động trong lĩnh vực du lịch và dịch vụ liên quan

đến du lịch. Ở khu vực nông thôn của Cát Hải như Gia Luận, Phù Long, Hiền Hào,

Xuân Đám, Trân Châu, Việt Hải cũng có trên 200 lao động tham gia vào lĩnh vực

này.

Ngoài ra các nghề dịch vụ trên biển như: Buôn bán cá mồi, bán hành tạp hóa,

bán thức ăn, nước sinh hoạt, thu mua hải sản cũng rất phát triển, mang lại nguồn thu

ổn định cho các hộ dân tham gia, với thu nhập bình quân từ các nghề dịch vụ trên

biển là 8-10 triệu đồng/ tháng. Tuy nhiên quy mô của ngành dịch vụ này còn nhỏ,

nếu có biện pháp mở rộng sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

(Nguồn: Báo cáo phòng Nông nghiệp huyện Cát Hải).

Page 45: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ... · Lê Đ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Thị Thanh Nhàn NGHIÊN CỨU

37

Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu

- Hiện trạng quản lý tài nguyên đa dạng sinh học VQG Cát Bà

- Các hoạt động phát triển kinh tế, khai thác và sử dụng tài nguyên thiên, bảo

tồn đa dạng sinh học vùng đệm VQG Cát Bà.

2.1.2 Phạm vi nghiên cứu

VQG Cát Bà và khu vực vùng đệm VQG Cát Bà.

2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu

Phương pháp hồi cứu tổng hợp tài liệu: Thu thập tài liệu thứ cấp,phương

pháp này nhằm kế thừa các tài liệu đã có từ các nguồn báo cáo, nghiên cứu khoa

học liên quan, thư viện, nguồn internet với mục đích phục vụ cho việc tổng quan về

vấn đề nghiên cứu.

Phương pháp xử lí tài liệu: Phân tích, đánh giá, lập các bảng biểu để so sánh

làm rõ các vấn đề cần trình bày, chủ yếu phục vụ cho phần kết quả nghiên

Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa: Phỏng vấn, tham vấn ý kiến của

ban quản lý, người có trách nhiệm liên quan, chuyên gia, cộng đồng nhằm tìm hiểu,

nắm bắt tình hinhd thực tế sau khi đã tìm hiểu tài liệu. Thu thập số liệu tài liệu thực

tế tại khu vực nghiên cứu. Tham khảo ý kiến của người dân tại khu vực nghiên cứu

về vấn đề luận văn nghiên cứu.

Quá trình điều tra khảo sát thực địa diễn ra trong 3 ngày từ 28/10/2013 đến

30/10/2013.

- Ngày thứ nhất 28/10/2013: Điều tra khảo sát thực tế ở các xã Phù Long,

Trân Châu và VQG Cát Bà.

Page 46: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ... · Lê Đ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Thị Thanh Nhàn NGHIÊN CỨU

38

- Ngày thứ 2 và ngày thứ 3 29-30/10/2013: Điều tra khảo sát thực tế và

phỏng vấn tại thị trấn Cát Bà.

Cơ sở chọn lựa các địa điểm nghiên cứu :

- Xã Trân Châu: Trụ sở của Vườn Quốc gia Cát Bà đặt tại xã Trân Châu.

- Xã Phù Long và Thị trấn Cát Bà: Khu vực có các điều kiện thuận lợi để

thực hiện các mô hình quản lý, phát triển kinh tế, bảo tồn đa dạng sinh học.

Và các mô hình quản lý và biện pháp quản lý mà chính quyền địa phương

đã và đang áp dụng liên quan đến các nguyên lý của phương pháp tiếp cận

hệ sinh thái thực hiện chủ yếu tại những khu vực trên.

Phương pháp phân tích SWOT: Phân tích điểm mạnh điểm yếu liên quan đến

những yếu tố nội lực của khu vực nghiên cứu, cơ hội, thách thức liên quan đến

những tác động bên ngoài đến khu vực nghiên cứu. Phương pháp này được sử dụng

nhằm mục đích đưa ra một cái nhìn tổng thể, nhanh chóng về khu vực nghiên cứu

và vấn đề nghiên cứu.

Page 47: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ... · Lê Đ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Thị Thanh Nhàn NGHIÊN CỨU

39

Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1 Xem xét các bƣớc áp dụng các nguyên lý tiếp cận hệ sinh thái trong

quản lý VQG Cát Bà và khu vực vùng đệm

3.1.1 Bước A: Xác định các bên liên quan và mối quan tâm, trách nhiệm,

quyền lợi của các bên liên quan

Các bên liên quan cùng với trách nhiệm và quyền lợi của từng thành phần tham gia

trong việc quản lý VQG Cát Bà được tổng kết trong Bảng 3.1.

Bảng 3.1: Trách nhiệm quyền lợi của các bên liên quan trong quản VQG

Cát Bà và khu vực vùng đệm

Các thành

phần cộng

đồng

Trách nhiệm Quyền lợi

Quy hoạch

phân vùng

và quy chế

quản lý

Cải thiện sinh kế Kế hoạch và

hình thức quản

Hoàn

thành

nghĩa vụ

đối với

quốc tế,

nhà nước

và cộng

đồng

UBND thành

phốHải

Phòng

Phê chuẩn

- Thẩm định

- Phê chuẩn các

chương trình, dự

án hỗ trợ sinh kế

- Phê chuẩn

- Cấp kinh phí

cho các chương

trình hoạt động

UBND huyện

Cát Hải

- Xây dựng

các quy

hoạchphát

triển kinh

tế xã hội

- Phối hợp

tổ chức và

giám sát

các hoạt

động

- Xây dựng các dự

án phát triển kinh

tế

- Tổ chức và giám

hoạt động sát

- Đề xuất các kế

hoạch, ngân sách

lên cấp trên

- Xây dựng các

kế hoạchphát

triển kinh tế, xã

hội

- Tổ chức và

giám hoạt động

sát các

- Đề xuất các kế

hoạch, ngân

sách lên cấp

trên

Page 48: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ... · Lê Đ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Thị Thanh Nhàn NGHIÊN CỨU

40

UBND cấp

Phối hợp

thực hiện

các hoạt

động

- Phối hợp thực hiện

các hoạt động

- Tuyên truyền vận

động cộng đồng

tham gia tích cực

các hoạt động

Phối hợp

thựchiện các

hoạtđộng

Khối các sở

ban ngành

Hỗ trợ các

nghiệp vụ

chuyên môn

Hỗ trợ các nghiệp

vụ chuyên môn

Hỗ trợ các

nghiệp vụ

chuyên môn

Khối các

đoàn thể xã

hội

Tuyên

truyền vận

động cộng

đồng tham

gia

Tuyên truyền vận

động cộng đồng

tham gia

Tuyên truyền

vận động cộng

đồng tham gia

VQG Cát Bà

- Hỗ trợ về

chuyên

môn

- Áp dụng

trong hoàn

cảnh thực

tiễn

- Phối hợp

với chính

quyền các

cấp

- Hỗ trợ về

chuyênmôn áp

dụng trong hoàn

cảnh thực tiễn

- Phối hợp với

chính quyền các

cấp

- Phối hợp với

UBND cấp

huyện, Lập ra

các kế hoạch

quản lý

- Tham vấn ý

kiến của các bên

tư vấn, của cộng

đồng.

Các tổ chức

khác

Tài trợ kinh

phí, kinh

nghiệm, kiến

thức khoa

học

Tài trợ kinh phí,

kinh nghiệm,

kiến thức khoa

học

Tài trợ kinh phí,

kinh nghiệm,

kiến thức khoa

học

Chung tay

vì lợi ích

chung của

trái đất,

của cộng

đồng

Các nhà

chuyên gia,

Tham vấn,

Nhà khoa

học, Sinh

- Phối hợp

nghiên cứu

- Đóng góp

ý kiến

- Phối hợp nghiên

cứu

- Đóng góp ý kiến

- Hỗ trợ các hoạt

- Phối hợp

nghiên cứu

- Đóng góp ý

kiến

- Tích lũy

kinh

nghiệm

- Nângcao

Page 49: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ... · Lê Đ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Thị Thanh Nhàn NGHIÊN CỨU

41

viên, Học

sinh

- Hỗtrợ các

hoạt động

cộng đồng

động cộng đồng - Hỗ trợ các hoạt

động cộng

đồng

năng lực

- Phát triển

công nghệ

Cộng đồng

địa phƣơng

- Tham gia

đóng góp ý

kiến

- Đồng

thuận thực

thi và tuân

thủ các quy

định đã

được thông

qua

Thực hiện các

hoạt động

- Tham gia đóng

góp ý kiến

- Đồng thuận

thực thi và tuân

thủ các quy

định đã được

thông qua

- Phát triển

ngành

nghề,

dịch vụ

- Tăng thu

nhập

- Nâng cao

nhận thức

- Giao lưu

học hỏi

Khối các

doanh

nghiệp kinh

doanh, sản

xuất

- Tham gia

thảo luận

- Thực thi

tuân thủ

các quy

định đã

được thông

qua

- Tham gia đóng

góp ý kiến

- Đồng thuận thực

thi và tuân thủ

các quy định

- Hỗ trợ kinh phí,

kinh nghiệm

- Tham gia thảo

luận

- Thực thi tuân

thủ các quy định

đã được thông

qua

- Phát triển

ngành

dịch vụ

- Tăng thu

nhập

- Nâng cao

nhận thức

- Giao lưu

học hỏi

Những bên liên quan chính trong việc ra quyết định hình thức quản lý áp dụng

cho VQG Cát Bà và khu vực vùng đệm bao gồm:

Ban quản lý VQG Cát Bà

Mục tiêu khi xây dựng các kế hoạch chương trình quản lý áp dụng cho VQG

Cát Bà và khu vực vùng đệm là nhằm bảo tồn đa dạng sinh học, đồng thời kết hợp

sử dụng công bằng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên thông qua việc phát triển

kinh tế xã hội cho vùng đệm nhằm giảm áp lực lên đa dạng sinh học tại khu vực

vùng lõi. Vì vậy vai trò của ban quản lý VQG là vô cùng quan trọng.

Page 50: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ... · Lê Đ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Thị Thanh Nhàn NGHIÊN CỨU

42

Trách nhiệm của ban quản lý VQG Cát Bà là quản lý khi vực vùng lõi, duy trì

bảo tồn giá trị đa dạng sinh học của VQG, đồng thời kết hợp với chính quyền địa

phương và các bên tư vấn khác, tham khảo ý kiến của cộng đồng địa phương để đưa

ra các kế hoạch quản lý phù hợp cho VQG và khu vực vừng đệm trình lên UBND

thành phố Hải Phòng phê duyệt.

Chính quyền địa phương

Theo quy định của nhà nước, quyền quản lý và trách nhiệm phát triển kinh tế

vùng đệm của VQG Cát Bà thuộc về UBND huyện Cát Hải. UBND huyện Cát Hải

có trách nhiệm, phối hợp với ban quan lý VQG Cát Bà lập ra các quy hoạch, kế

hoạch các dự án phát triển kinh tế xã hội phù hợp với điều kiện tự nhiên kinh tế xã

hội của địa phương, đồng thời đảm bảo bảo tồn đa dạng sinh học trình lên UBND

thành phố Hải Phòng. Tổ chức thực hiện, và tổ chức giám sát thực thi các quy

hoạch, kế hoạch cũng như các dự án đã đề ra.

Chính quyền cấp xã có trách nhiệm phối hợp thực hiện các hoạt động của các

kế hoạch và chương trình quản lý mà cấp trên đã phê duyệt, tuyên truyền vận động

cộng đồng tham gia tích cực các hoạt động và tham gia bảo vệ, phát triển VQG.

Cộng đồng nhân dân các xã vùng đệm VQG Cát Bà

Đây là bộ phận sử dụng trực tiếp tài nguyên thiên nhiên trong khu vực, và là

đối tượng trực tiếp thực thi các kế hoạch và quy hoạch cho các cấp đề ra vì vậy

muốn đạt được hiệu quả thực thi các quy hoạch kế hoạch cần phải phù hợp với các

quan điểm chung của cộng đồng, phục vụ cho việc phát triển kinh tế, và đảm bảo

nhu cầu cuộc sống hàng ngày của cộng đồng địa phương. Cộng đồng địa phương

có trách nhiệm tham gia đóng góp ý kiến, đồng thuận thực thi và tuân thủ các quy

định đã được thông qua.

Page 51: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ... · Lê Đ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Thị Thanh Nhàn NGHIÊN CỨU

43

3.1.2 Bước B: Xác định cấu trúc, chức năng, dịch vụ, sản phẩm của các

khu vực trong hệ sinh thái. Thiết lập cơ chế quản lý, giám sát

Xác định chức năng, nhiệm vụ, và xác định các dịch vụ, sản phẩm hệ sinh thái

có thể cung cấp

VQG Cát Bà là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn Hải Phòng. Vườn có chức năng chính sau:

- Bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên còn tương đối nguyên vẹn, bảo tồn nguồn gien

các động, thực vật quý hiếm, các loại đặc sản của vườn (kim giao, và nước,

voọc đầu trắng, tu hài, cá heo, chim cao cát và các loài ưu tiên bảo tồn

khác).

- Bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, các di tích khảo cổ và văn hoá lịch sử.

- Phục hồi lại hệ sinh thái rừng tại các khu vực đã bị tác động, phục hồi các

động, thực vật quý có nguồn gốc ở đảo.

- Nghiên cứu cơ bản và thực nghiệm phục vụ yêu cầu bảo tồn và phục hồi tài

nguyên rừng theo các hợp đồng.

- Thực hiện các dịch vụ nghiên cứu khoa học, tuyên truyền giáo dục, kết hợp

phục vụ tham quan du lịch.

- Phối hợp với chính quyền địa phương xây dựng, quản lý phát triển kinh tế

và bảo vệ đa dạng sinh học vùng đệm.

Khu vực vùng lõi VQG Cát Bà: Có trụ sở chính tại xã Trân Châu, huyện Cát

Hải, thành phố Hải Phòng. Với tổng diện tích: 16.195 ha, trong đó có 10.931,7 ha là

núi rừng và đảo, phần biển có diện tích 5.265,1 ha. Vườn được chia thành ba phần

khu chức năng:

- Khu bảo vệ nghiêm ngặt có diện tích 4.914,6 ha được lựa chọn những nơi ít

bị ảnh hưởng bởi các hoạt động du lịch đối với môi trường sống của các

loài động thực vật, đặc biệt trong đó các loài có nguy cơ tuyệt chủng cao.

Page 52: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ... · Lê Đ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Thị Thanh Nhàn NGHIÊN CỨU

44

- Khu phục hồi sinh thái có diện tích 11.094 ha làà khu vực được quản lý,

bảo vệ chặt chẽ để khôi phục các hệ sinh thái rừng thông qua việc thực hiện

một số hoạt động lâm sinh cần thiết.

- Khu hành chính dịch vụ 93,1 ha được quy hoạch trong thung lũng Trung

Trang, có mặt bằng tương đối thuận lợi cho việc xây dựng, phát triển du

lịch sinh thái cũng như các hoạt động giải trí khác.

Vùng đệm của VQG Cát Bà: Có diện tích 15.259,8 ha, nằm trên địa bàn 06 xã,

được chia thành hai khu vực:

- Vùng đệm 1: Toàn bộ vùng 1 nằm trong xã Việt Hải (141,3 ha). Khu vực

này có một phần vùng đệm được bao quanh bởi khu vực vùng lõi của VQG

Cát Bà, tách biệt với thế giới bên ngoài, còn nhiều khung cảnh hoang sơ, có

các điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái cộng đồng.

- Vùng đệm 2: Vùng 2 nằm ngoài VQG với tổng diện tích 15.118,5 ha, gồm

các xã Phù Long, Hiền Hào, Gia Luận, Xuân Đám, Trân Châu và Thị trấn

Cát Bà.

Khu vực vùng đệm 2 có thể cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái. Đây là

nơi tập trung phần lớn rừng ngập mặn của đảo Cát Bà, và chủ yếu ở xã Phù

Long với mật độ còn tương đối cao. Tổng diện tích là 775,98 ha. Đồng thời

đây là xã có điều kiện thuận lợi để phát triển ngành nuôi trồng thủy sản, có

thể triển khai mô hình nuôi trồng thủy sản kết hợp với bảo tồn rừng ngập

mặn. Đồng thời với diện tích rừng ngập mặn như vậy, Phù Long cũng có

điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái.

Ngoài ra, khu vực vùng đệm 2 còn có các điều kiện môi trường thuận

lợi để phát triển ngành nuôi cá lồng bè trên biển. Tập trung chủ yếu ở các

vịnh kín thuộc khu vực cãc xã Gia Luận và Thị trấn Cát Bà (Hình 3.1).

Diện tích đất có thể trồng lúa nước và các loại nông sản khác tập trung

ở các xã Hiền Hào, Xuân Đám, Trân Châu.

Page 53: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ... · Lê Đ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Thị Thanh Nhàn NGHIÊN CỨU

45

Hình 3.1: Bản đồ quy hoạch VQG Cát Bà,giai đoạn 2006-2010, tầm nhìn 2020

Nguồn: Phòng Khoa học Kỹ Thuật- VQG Cát Bà

Thiết lập cơ chế quản lý và giám sát

Vùng lõi VQG Cát Bà: Chịu trách nhiệm quản lý của Ban quản lý VQG Cát

Bà.

- Khu bảo vệ nghiêm ngặt

Hình thức quản lý: Bảo vệ nghiêm ngặt, xây dựng một số tuyến tham quan cho

khách tìm hiểu và phục vụ cho nghiên cứu khoa học.

- Khu phục hồi sinh thái

Hình thức quản lý: Vùng được quản lý, bảo vệ đồng thời tổ chức các hoạt

động phục hồi hệ sinh thái, đa dạng sinh học. Ngoài ra, vùng này còn có các hoạt

động chủ yếu là xây dựng các tuyến du lịch sinh thái khám phá thiên nhiên, mang

Page 54: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ... · Lê Đ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Thị Thanh Nhàn NGHIÊN CỨU

46

lại lợi ích kinh tế cho cộng đông và tạo nguồn kinh phí phục vụ cho công tác bảo

tồn.

- Khu hành chính

Hình thức quản lý: Xây dựng các công trình phục vụ cho phát triển du lịch

sinh thái.

Vùng đệm: Có chức năng bảo tồn di sản văn hóa trên địa bàn, kiến thức bản

địa, bảo tồn giống, nguồn gen gốc bản địa đồng thời kết hợp phát triển kinh tế, khai

thác hợp lý tài nguyên, phát triển du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học, giáo dục

và đạo tạo nhằm giảm áp lực lên vùng lõi.

Chịu trách nhiệm quản lý: UBND huyện Cát Hải phối hợp với ban quản lý

vườn quốc gia thành lập một hội đồng quản lý vùng đệm [5].

- Vùng đệm 1: Hình thức quản lý là ưu tiên cho phát triển du lịch sinh thái

cộng đồng với mục tiêu phát triển kinh tế cho vùng đệm và bảo tồn những

giá trị cảnh quan, văn hóa lịch sử.

- Vùng đệm 2: Hình thức quản lý là phát triển các hoạt động kinh tế, hỗ trợ

sinh kế cho cộng đồng như phát triển các dịch vụ phục vụ cho phát triển du

lịch.

Cụ thể: Phát triển du lịch sinh thái cộng đồng, và nuôi trồng thủy sản ở xã Phù

Long, trồng rau sạch và các nông sản khác phục vụ cho khách du lịch ở xã Xuân

Đám, Hiền Hào, Trân Châu và các xã khác. Ngoài ra còn có khu vực khai thác thủy

sản gần bờ, nuôi cá biển bằng hình thức lồng bè ở các Vịnh Lan Hạ, Vịnh Bến Bèo,

Vịnh Tùng Gấu.

3.1.3 Bước C: Phân tích các vấn đề kinh tế liên quan đến bảo tồn đa dạng

sinh học và sinh kế của người dân

Nguồn vốn và các chính sách kinh tế của nhà nước đối với hoạt động của

VQG và hoạt động phát triển kinh tế vùng đệm

- Nguồn ngân sách

Page 55: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ... · Lê Đ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Thị Thanh Nhàn NGHIÊN CỨU

47

VQG Cát Bà trực thuộc Sở NN&PT NT tỉnh Hải Phòng vì vậy nguồn ngân

sách nhà nước cho các hoạt động của vườn do Sở NN&PT NT tỉnh quản lý.

Trong quá trình điều tra phỏng vấn, 15 cán bộ VQG Cát Bà cho biết nguồn

kinh phí này cho VQG rất thấp chỉ đủ cho các hoạt động của bộ máy ban quản lý

hoặc nếu có đầu tư chủ yếu cho các công trình xây dựng cơ bản, kinh phí dành cho

công tác bảo tồn rất ít. Phần lớn nguồn ngân sách này được cấp hàng năm dựa trên

cân đối giữa ngân sách quốc gia và tỉnh. VQG Cát Bà trực thuộc tỉnh Hải Phòng vì

vậy phụ thuộc rất lớn vào tiềm năng phát triển kinh tế của tỉnh và phụ thuộc vào cơ

chế quản lý của tỉnh.

(Nguồn: Phòng kế hoạch tài chính Vườn quốc gia Cát Bà).

Vùng đệm của VQG Cát Bà do UBND huyện Cát Hải phối hợp với ban quản

lý VQG quản lý. UBND huyện có trách nhiệm xây dựng các dự án phát triển kinh

tế, xã hội, sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, định canh định cư trình UBND cấp tỉnh

phê duyệt và tổ chức thực hiện. Vì vậy nguồn ngân sách chi cho các hoạt động phát

triển kinh tế vùng đệm do UBND huyện Cát Hải quản lý.

(Nguồn: Vườn quốc gia Cát Bà)

- Nguồn thu từ hoạt động du lịch sinh thái của VQG Cát Bà

Bảng 3.2: Nguồn thu từ hoạt động du lịch sinh thái của VQG Cát Bà

Nguồn: Trung tâm Dịch vụDu lịch sinh thái và Giáo dục Môi trường.

Năm

2010 2011 2012

Lƣợng

khách

(Người)

Tổng thu

(VNĐ)

Lƣợng

khách

(Người)

Tổng thu

(VNĐ)

Lƣợng

khách

(Người)

Tổng thu

(VNĐ)

Doanh

thu từ

48.000 708.500.000 47.500 700.000.000 70.000 1.335.000.000

Page 56: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ... · Lê Đ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Thị Thanh Nhàn NGHIÊN CỨU

48

Với nguồn thu từ hoạt động du lịch sinh thái (Bảng 3.2), VQG sẽ cân đối thu

chi, một phần được trích ra và sử dụng cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học và

xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ cho phát triển du lịch sinh thái.

- Nguồn tài trợ

Nước ta đã nhận được sự hỗ trợ tích cực từ chính phủ các nước như Thủy

Điển, Canada, Hà Lan, Đan Mạch, Bỉ, Thụy Sỹ, Nhật Bản trong công tác bảo vệ

môi trường nói chung, cũng như các chương trình bảo tồn rừng đặc dụng nói riêng.

Đồng thời các tổ chức quốc tế như UNDP, UNEP, WB, EU, ADB, IUCN, WWF,

FFI đã hợp tác rất chặt chẽ với Việt Nam trong công tác bảo tồn.

Cụ thể như Khoa sinh thái học hệ thống, Đại học Stockholm, Thụy Điển và

Trung tâm nghiên cứu bảo tồn sinh vật biển và phát triển cộng đồng đã phối hợp với

VQG Cát Bàvới sự tài trợ của Cơ quan hợp tác phát triển quốc tế Thụy Điển (SIDA)

trong 3 năm từ tháng 7/2010 đến tháng 9/2013 đã triển khai hai dự án: “ Nâng cao

sức chống chịu và phục hồi trước biến đổi khí hậu và tai biến môi trường của các

khu dự trữ sinh quyển biển và ven biển Việt Nam thông qua tăng cường quản lý tài

nguyên thiên nhiên và phát triển sinh kế bền vững cho cộng đồng” từ tháng 3 năm

2011 đến tháng 9 năm 2013, với kinh phí là 1.649.375 SEK và “Xây dựng và tăng

cường năng lực cộng đồng ven biển trong quản lý tài nguyên và phát triển bền vững

tại Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà” [15].

Xem xét những khiếm khuyết thị trường ảnh hưởng đến đa dạng sinh học

- Hình thành tự phát nuôi cá lồng bè

Nghề nuôi cá lồng bè ở Cát Bà bắt đầu từ năm 2000, khi việc đánh bắt gặp khó

khăn bởi nguồn lợi thủy sản cạn kiệt, một số người khảo sát nuôi thử nghiệm cá

lồng bè và thu được kết quả tốt. Việc nuôi cá lồng bè là hướng phát triển mới và có

hiệu quả, phát huy được tiềm năng, thế mạnh của vùng. Vì vậy, nhiều gia đình cũng

thoát nghèo, kinh tế khá giả nhờ nuôi cá lồng bè. Sản lượng nuôi trồng thủy hải sản

tăng cao, nhất là các loại hải sản có giá trị kinh tế cao như: Cá song, cá vược, cá giò,

cá hồng, tu hài.

Page 57: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ... · Lê Đ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Thị Thanh Nhàn NGHIÊN CỨU

49

Bảng 3.3: Diễn biến nuôi cá lồng bè tại Cát Bà

Năm 2005 2007 2008 2009 2012 2013

Tổng số lồng bè

(Lồng)

531 533 571 588 539 500

Tổng số ô lồng nuôi cá

(Ô lồng)

7.679 8.205 10.031 11.169 8.629 8.146

Tổng diện tích ô lồng

(M2)

5.310 5.330 5.620 5.880 5.390 5.000

Nguồn [7]

Hình 3.2: Diễn biến nuôi cá biển lồng bè tại Cát Bà

Tuy nhiên bên cạnh những hiệu quả mà nghề nuôi lồng bè mang lại thì những

tác động từ mặt trái của nghề này đang là vấn đề hết sức nghiêm trọng làm ảnh

hưởng đến môi trường sinh thái biển và tiềm năng, cảnh quan du lịch biển Cát Bà.

Số lượng bè nuôi phát triển nhanh, không theo quy hoạch (Bảng 3.3, Hình 3.2), tàu

thuyền neo đậu nhiều, do đó lượng thức ăn dư thừa từ các bè nuôi và rác thải, rác

sinh hoạt của các bè gia đình cũng như các bè của các hộ kinh doanh, chất thải từ

các nhà vệ sinh của các tàu thuyền neo đậu là những tác nhân chủ yếu gây nên tình

trạng môi trường nước bị ô nhiễm (Bảng 3.4).

Ô nhiễm môi trường do chất hữu cơ dư thừa là một nguyên nhân quan trọng

gây ra hiện tượng thủy triều đỏ ở Cát Bà trong những năm gần đây và tạo ra hậu quả

nghiêm trọng đối với môi trường sinh thái và hoạt động nuôi trồng thuỷ hải sản.

Thủy triều đỏ gây thiệt hại lớn về kinh tế [21].

0

2000

4000

6000

8000

10000

12000

2005 2007 2008 2009 2012 2013

tổng số lồng bè

tổng số ô lồng nuôi cá

tổng diện tích ô lồng

Page 58: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ... · Lê Đ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Thị Thanh Nhàn NGHIÊN CỨU

50

Bảng 3.4: Ƣớc tính thiệt hại về nuôi trồng thủy sản do thủy triều đỏ

Đợt Thời gian Thiệt hại

1 11/2011 Thiệt hại 10 tấn cá lồng tại Hang Vẹm- Vịnh Lan Hạ

2 11/2011 Thiệt hại 70% sản lượng ngao tại Phù Long, Hiền Hào, ước tính

gây thiệt hại khoảng 20-40 tỷ đồng

3 4/2012 Gây thiệt hại đến nuôi trồng thủy sản tại phí đông đảo Cát Bà

4 5/2012 Gây chết 2000-3000 tấn ngao ở xã Đồng Bài, Cát Hải, ước tính

thiệt hại lên đên 40-60 tỷ đồng

5 7-8/2012 Thiệt hại đến khu vực nuôi cá lồng bè tại những vùng vịnh kín:

phía tây vịnh Lan Hạ, phía đông đảo Cát Bà và vịnh Bến Bèo.

Nguồn: [18]

Số bè nuôi tăng, tình trạng khai thác cá con làm thức ăn cho cá ở các bè khu

vực nuôi rất phức tạp. Bất chấp mọi khuyến cáo và luật pháp trong khai thác, nhiều

hộ đã sử dụng các hình thức đánh bắt cá con như sử dụng kích điện, chất nổ, lưới

mắt nhỏ, đây là hình thức khai thác mang tính hủy diệt môi trường biển. Trung bình

mỗi ngày có hơn 30 tấn cá tạp được đánh bắt từ tự nhiên để làm thức ăn cho cá nuôi

lồng bè. Chỉ trong vòng chưa đầy ba năm từ 2005- 2008, lực lượng an ninh trên đảo

đã bắt 92 vụ sử dụng kích điện khai thác thủy sản trái phép, bắt 30 vụ trộm cắp; bắt

32 vụ sử dụng chất nổ, thu 206 kg thuốc nổ, 612 kíp nổ, 77,5 m dây cháy chậm.

(Nguồn: Hạt kiểm lâm Vườn quốc gia Cát Bà).

Việc nuôi ồ ạt theo phong trào, thiếu định hướng, thiếu sự phân tích đánh giá

môi trường cũng như kỹ thuật trong nuôi trồng thủy sản, hoạt động mang tính rủi ro

cao. Dẫn đến tình trạng vừa ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường biển, vừa xảy

ra tình trạng thua lỗ, mất trắng ảnh hưởng đến kinh tế.

- Phá rừng ngập mặn để nuôi trồng thủy sản

Page 59: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ... · Lê Đ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Thị Thanh Nhàn NGHIÊN CỨU

51

Đảo Cát Bà có diện tích rừng ngập mặn lớn nhất Hải Phòng. Rừng ngập mặn

phân bố chủ yếu ở phía Tây Bắc của đảo, thuộc các xã Gia Luận, Phù Long. Nhưng

từ năm 1983 tới 2010 hơn 1.000 ha rừng ngập mặn tại Cát Bà đã bị người dân địa

phương phá hủy để làm đầm nuôi tôm. Ngoài ra, việc xây bờ, ngăn đập làm thay đổi

các điều kiện tự nhiên của môi trường cũng dẫn đến việc mất dần các diện tích rừng

ngập mặn tự nhiên. Những hệ lụy của hành động này là người dân phải đối mặt với

tình trạng bão lũ tàn phá hàng năm, bên cạnh đó là nguồn sống từ thiên nhiên dần

cạn kiệt.

Bên cạnh các giá trị về đa dạng sinh học, rừng ngập mặn còn đóng vai trò

quan trọng trong việc điều hoà khí hậu, hạn chế bão lũ, triều cường. Rừng ngập mặn

có khả năng hạn chế xâm nhập mặn và bảo vệ nước ngầm, bảo vệ và tăng cường

khả năng chống chịu của đê biển. Thực tế cho thấy, bảo tồn rừng ngập mặn có giá

trị to lớn về nhiều mặt đặc biệt là trước sự đe dọa của biến đổi khí hậu như hiện nay,

giúp giảm thiểu tới 50% năng lượng tác động của sóng biển, ngăn ngừa nước biển

dâng cao, góp phần quan trọng bảo vệ dân cư cũng như hạ tầng cơ sở ven biển.Việc

khôi phục lại các khu rừng ngập mặn này trở nên vô cùng cấp thiết nhưng cũng là

việc làm hết sức khó khăn, đòi hỏi công sức, tiền bạc và cả thời gian [27].

- Khai thác gỗ trái phép và các lâm sản ngoài gỗ, đánh bắt trái phép động vật

hoang dã

Hiện nay, hoạt động khai thác gỗ tại VQG Cát Bà đã bị cấm, tuy nhiên người

dân vẫn được quyền tận thu các loại lâm sản khác ngoài gỗ trong khu vực VQG.

Hơn nữa, tại Cát Bà vẫn còn tình trạng phá rừng trái phép làm đất nương rẫy. Lợi

dụng một số khe hở về quy định trên, tình trạng khai thác gỗ và các lâm sản khác,

cũng như săn bắn động vật hoang dã vẫn đang diễn ra. Đây là một hành động xâm

hại rừng rất nguy hiểm bởi rừng trên núi đá vôi là hệ sinh thái rất nhạy cảm với

thảm thực vật tăng trưởng rất chậm. Nếu bị chặt phá bừa bãi, rừng chỉ có thể phục

hồi sau nhiều thế kỷ.

Page 60: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ... · Lê Đ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Thị Thanh Nhàn NGHIÊN CỨU

52

Điều đáng lo ngại là nhiều loại động vật hoang dã quý hiếm của VQG cũng

vẫn đang bị khai thác trái phép, dẫn đến sự suy giảm nhanh chóng về số lượng. Khỉ,

voọc, sơn dương, trăn, rắn, rùa núi, nhím, một số loài chim là đối tượng săn bắt,

buôn bán của bọn lâm tặc. Nhiều loài rùa biển, rắn biển hoặc động vật quý hiếm, có

giá trị kinh tế cao bị khai thác quá mức, thậm chí khai thác theo kiểu hủy diệt như

đánh mìn, đánh điện, phá vỡ rạn san hô và môi trường biển

Theo thống kê của Hạt Kiểm lâm VQG Cát Bà trong 9 tháng năm 2013, Hạt

Kiểm lâm VQG đã phát hiện và lập biên bản 09 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát

triển rừng. Trong đó có 02 vụ khai thác thực vật rừng làm dược liệu, 02 vụ vận

chuyển lâm sản làm dược liệu, 04 vụ bẫy bắt động vật rừng, 01 vụ vận chuyển cây

giống vào vườn trồng trái phép.

(Nguồn: Hạt Kiểm Lâm- Vườn Quốc gia Cát Bà)

Hoạt động phát triển kinh tế khuyến khích thúc đẩy, bảo tồn đa dạng sinh học,

và phát triển bền vững

- Du lịch sinh thái cộng đồng tại xã Phù Long

Phù Long là một trong năm xã vùng đêm của VQG Cát Bà, có hai hệ sinh thái

là rừng ngập mặn và bãi triều. Ngành kinh tế chính là nông nghiệp với ngành nuôi

trồng thủy sản chiếm tỷ trọng cao nhất. Bên cạnh đó đây là địa phương có nguồn tài

nguyên du lịch sinh thái dồi dào với các hệ sinh thái phong phú đa dạng như: hệ

sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rừng núi đá vôi thuộc VQG Cát Bà, loài voọc

quý hiếm và động Thiên Long trên núi Hà Sen. Đầu năm 2011 dưới sự hỗ trợ của

Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển Cộng đồng (MCD) và Ecolife

(Doanh nghiệp xã hội đồng hành tới tương lai xanh cùng cộng đồng ven biển) mô

hình du lịch sinh thái cộng đồng tại xã Phù Long được hình thành và đi vào

hoạt động.

Phát triển sinh kế bền vững tại các địa phương ven biển, bổ sung dẫn tới thay

thế việc khai thác nguồn lợi ven biển, hỗ trợ công cuộc bảo tồn đa dạng sinh học và

cảnh quan ven bờ được MCD đặt làm mục tiêu chính cho chương trình phát triển

Page 61: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ... · Lê Đ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Thị Thanh Nhàn NGHIÊN CỨU

53

cộng đồng của tổ chức. Trong bối cảnh đó, du lịch sinh thái cộng đồng (DLSTCĐ)

với các tiêu chí về bảo tồn tài nguyên, đa dạng sinh học, văn hoá và sự tham gia tích

cực của cộng đồng, được xem là sinh kế phù hợp, có thể hỗ trợ đắc lực cho các mục

tiêu trên.

Trong hoạt động xây dựng và phát triển mô hình du lịch sinh thái cộng đồng

tại xã Phù Long, MCD đã hỗ trợ xây dựng ban điêu hành du lịch si nh thái cộng

đồng Phù Long với tám thành viên công đông nòng côt và một nhóm mở rông 30

thành viên, gôm các nhóm văn nghê , nhà nghỉ, nâu ăn, hướng dân viên du l ịch, vân

chuyên khách du lịch . Tập huấn kỹ năng làm du lị ch sinh thái công đông cho người

dân địa phương, xây dựng tour tuyên du lịch , thực hiên khảo sát tour và tổ chức hôi

thảo lâp kê hoạch phát triên du lịc h sinh thái cộng đồng Phù Long, thiêt kê các biên

quảng cáo, sa bàn giới thiêu các điêm tham quan du lịch , thiêt kê trung tâm giáo dục

môi trường vê biên đôi khí hâu kiêm trung tâm thông tin du khách Ecolife Cafe tại

Phù Long. Người dân trong xã được chia thành các nhóm như văn nghệ, nhà nghỉ,

nấu ăn, hướng dẫn viên du lịch, vận chuyển khách du lịch.

Mặt khác du lịch sinh thái cộng đồng sử dụng chính những sản phẩm do

người dân tại địa phương sản xuất ra để phục vụ cho du khách. Chẳng hạn như việc

chế biến các món ăn dân dã từ sản vật địa phương vừa thu hút được khách du lịch

bởi chính vị tươi ngon, mới lạ. Đồng thời từ đó giải quyết được vấn đề đầu ra cho

các sản phẩm mà người dân sản xuất ra, góp phần nâng cao kinh tế cho các hộ gia

đình [7].

- Mô hình nuôi trồng thủy sản bền vững kết hợp với bảo vệ rừng ngập mặn

tại xã Phù Long

Hoạt động giao khoán bảo vệ rừng ngập mặn được bắt đầu từ năm 2010 đến

nay. Giao khoán bảo vệ rừng ngập mặn chủ yếu giao trực tiếp cho các hộ đang trực

tiếp nuôi trồng thủy sản trên diện tích đó, còn lại một phần diện tích rừng ngập mặn

phân bố trên các bãi triều, ven sông, ven lạch thì VQG Cát Bà tiến hành cho các tổ

Page 62: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ... · Lê Đ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Thị Thanh Nhàn NGHIÊN CỨU

54

chức và nhóm tập thể trên địa bàn xã hoặc nhóm các hộ xung quanh diện tích đó

nhận giao khoán bảo vệ.

Phù Long vốn là xã thuần nông với nghề nuôi trồng và đánh bắt hải sản, đời

sống người dân nơi đây còn gặp nhiều khó khăn, thường xuyên phải đối mặt với

nguy cơ thiệt hại về tài sản, tính mạng. Từ việc quản lí gần 700 ha rừng ngập mặn

và bãi triều, người dân của vùng rừng này đã tìm được nguồn sinh kế mới từ chính

những vùng rừng giao khoán.

Trước đây, một diện tích rừng ngập mặn ở Phù Long đã bị chặt phá để làm

đầm nuôi tôm. Những năm qua, chính sách hỗ trợ người dân tham gia nhận khoán

trồng và bảo vệ rừng đã mang lại cho người dân Phù Long nói riêng và Cát Bà, Cát

Hải nói chung nhiều lợi ích đáng kể (Bảng 3.5). Người dân được giao khoán rừng

ngập mặn nhận được lợi ích thiết thực từ việc bảo vệ và trồng mới rừng như: Được

nhận tiền trông coi hàng năm; bảo vệ được các đê bao của đầm, hồ nuôi thủy sản

vững chắc, tạo môi trường cho các loại thủy sinh về trú ngụ, sinh sản; bảo vệ bờ

biển và hệ thống đê khỏi bị xói lở, đảm bảo an toàn cho đời sống của các hộ dân

trong đê.

Bảng 3.5: Số liệu về diện tích rừng ngập giao khoán cho ngƣời dân

Nguồn: Hạt kiểm lâm Vườn Quốc gia Cát Bà.

Sau ba năm thực hiện nhiều hộ có thu nhập đủ phát triển kinh tế và đảm bảo

cuộc sống hàng ngày từ việc nhận bảo vệ hàng chục ha rừng kết hợp nuôi tôm

quảng canh dưới tán rừng. Nhiều lợi ích lớn khác về mặt bảo vệ môi trường đạt

được từ mô hình này như:

Năm Diện tích giao khoán

(Ha)

Số hộ đƣợc nhận giao

khoán

Định mức giao

khoán (1ha/năm)

2011 255,6 19 50.000 vnđ

2012 255,6 21 100.000 vnđ

2013 255,6 21 100.000 vnđ

Page 63: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ... · Lê Đ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Thị Thanh Nhàn NGHIÊN CỨU

55

- Hệ sinh thái rừng ngập mặn tại VQG Cát Bà được bảo vệ và phát triển tốt,

tạo điều kiện cho sự phát triển của các loài sinh vật trong rừng, cung cấp

một sản lượng rơi rụng khá lớn để làm giàu cho đất rừng và vùng cửa sông

ven biển kế cận.

- Góp phần điều hòa khí hậu trong vùng, mở rộng diện tích đất bãi bồi ven

sông, hạn chế sạt lở và phòng, chống gió bão. Góp phần cân bằng một

lượng lớn CO2.

- Hệ sinh thái rừng ngập mặn nơi đây được ví như một phòng thí nghiệm tự

nhiên to lớn. Trong những năm qua, hàng năm VQG Cát Bà đã tiếp đón

hàng trăm sinh viên, học sinh, các nhà khoa học trong và ngoài nước đến

nghiên cứu, học tập. Những kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trong

và ngoài nước đã góp phần phục vụ cho công tác quản lý và phát triển rừng

ngập mặn tại VQG Cát Bà ngày càng bền vững.

Ngoài ra, Dự án “Nâng cao khả năng thích ứng của các khu dự trữ sinh quyển

ven biển Việt Nam thông qua tăng cường quản lý tài nguyên thiên nhiên và hỗ trợ

phát triển bền vững sinh kế cho người dân ven biển” do Trung tâm Bảo tồn sinh vật

biển và Phát triển cộng đồng (MCD) chủ trì đã tạo đà cho một số chiến lược sinh kế

thích ứng, trong đó, đặc biệt phải kể đến mô hình du lịch sinh thái cộng đồng, dựa

trên những điều kiện tự nhiên sẵn có, và từ chính những hoạt động nuôi trồng thủy

sản của người dân địa phương. Với mô hình này, người dân Phù Long đã xác định

đây là một trong những nguồn thu nhập chính với phương châm “Phát triển để bảo

tồn, bảo tồn để phát triển”.

(Nguồn: Vườn quốc gia Cát Bà).

3.1.4 Bước D: Quản lý thích ứng về không gian

Quản lý thích ứng về không gian: Xem xét những ảnh hưởng thực tế và tiềm

năng của những hoạt động quản lý đang và sẽ thực hiện đối với các hệ sinh thái lân

cận

Page 64: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ... · Lê Đ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Thị Thanh Nhàn NGHIÊN CỨU

56

Những thay đổi trong quản lý của một hệ sinh thái có thể làm ảnh hưởng đến

những hệ sinh thái lân cận, mặc dù đã có những nỗ lực để nội tại hóa chi phí và lợi

ích. Việc quản lý tốt một hệ sinh thái thường dẫn đến sự quản lý tốt hơn ở những hệ

sinh thái lân cận trong một thời gian nhất định. Dưới đây sẽ xem xét một số ảnh

hưởng thực tế và tiềm năng của những hoạt động quản lý mà chính quyền địa

phương và các ban ngành đã áp dụng tại khu vực vùng đệm VQG Cát Bà.

Quy hoạch nuôi trồng thủy sản theo mô hình bền vững

Đây là biện pháp quản lý mà chính quyền địa phương đã đưa ra để giải quyết

các vấn đề kinh tế liên quan đến khai thác và nuôi trồng thủy sản.

Cát Bà có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành nuôi trồng thủy

sản. Đây cũng là một trong những ngành kinh tế trọng điểm của huyện Cát Hải. Sản

phẩm nuôi lồng bè đã đáp ứng tốt nhu cầu thực phẩm của nhân dân địa phương,

đồng thời là nguồn cung cấp dồi dào cho dịch vụ du lịch Cát Bà. Các hộ nuôi lồng

bè đã kết hợp phát triển nuôi trồng với tổ chức các dịch vụ tham quan, ăn uống các

đặc sản biển trên bè, từ đó mang lại hiệu quả kinh tế đem lại khá cao. Nhìn chung,

nghề nuôi lồng bè phát triển đã phát huy được tiềm năng, lợi thế của huyện đảo,

đồng thời giải quyết được việc làm, thu nhập cho hàng ngàn lao động trong và ngoài

huyện. Tuy nhiên, việcphát triển nuôi trồng thủy sản một cách ồ ạt không theo quy

hoạch sẽ dẫn đến ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường biển nói chung, ảnh hưởng

đến tiềm năng du lịch của Cát Bà, và ảnh hưởng đến kinh tế của các hộ nuôi. Vì vậy

UBND thành phố Hải Phòng đã ban hành quyết định 1572/QĐ-UBND ngày

27/9/2010 về Quy hoạch chi tiết phát triển nuôi trồng thủy sản trên vùng biển Hải

Phòng đến năm 2015, định hướng đến 2020 nhằm tổ chức, sắp xếp lại khu vực nuôi

trồng thủy sản trên vùng biển Hải Phòng theo hướng phát triển bền vững. Theo

quyết định này, huyện Cát Hải đã thành lập Ban quản lý các vịnh thuộc quần đảo

Cát Bà để quản lý các vịnh cũng như vấn đề nuôi trồng thủy sản.

Thực hiện quyết định trên , Ban quản lý đã có nhiều cố gắng trong công tác

tham mưu giúp UBND huyện quản lý, sắp xếp lại trật tự neo đậu các bè nuôi thuỷ

Page 65: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ... · Lê Đ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Thị Thanh Nhàn NGHIÊN CỨU

57

sản và quản lý công tác vệ sinh môi trường, thu phí tham quan trên các vịnh Cát Bà.

Công tác khảo sát, đo đạc, vẽ sơ đồ vị trí neo đậu cho các bè, giàn bè nuôi trồng

thủy sản theo quy hoạch được triển khai tại 10 điểm, cụ thể là: Đông Bắc vịnh Bến

Bèo, áng Bù Nâu, vụng Trâu Nằm (vịnh Bến Bèo); khu Hòn Rùa, vụng Tai Kéo,

khu Tây Vạn Bội, Vạn Tà (vịnh Lan Hạ); khu vực Trà Báu (xã Việt Hải); vụng Áng

Kê; Hòn Thoi Quýt (xã Gia Luận). Hằng năm, Huyện chỉ đạo triển khai công tác

điều tra, khảo sát chi tiết thực trạng các ô lồng nuôi, nghề nuôi, số lao động đang sử

dụng.

Các cơ quan, ban, ngành chức năng của huyện đã phối hợp triển khai có hiệu

quả dự án “Mô hình cụm lồng bè thuỷ sản an toàn, văn hoá, thân thiện với môi

trường tại khu vực vịnh Cái Bèo, thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, Hải Phòng” với

mục tiêu nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ nguồn lợi thủy sản và môi trường

biển, đồng thời tiến hành thử nghiệm việc thay thế thức ăn tự nhiên bằng thức ăn

công nghiệp [20].

Tuy nhiên có nhiều khó khăn và bất cập khi thực hiện dự án quy hoạch nuôi

trồng thuỷ sản như:

- Quy hoạch chậm, cơ chế quản lý giám sát chưa chặt chẽ dẫn đến tình trạng

không thực hiện đúng theo quy hoạch.

- Các quy định về kỹ thuật nuôi, mật độ lồng bè không được thực hiện đúng

dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường nước vẫn đang diễn ra. Cụ thể trong

những năm gần đây đặc biệt là năm 2011, 2012 đã diễn ra rất nhiều đợt

thủy triều đỏ tại Cát Bà và các vùng biển lân cận như Đồ Sơn, nguyên nhân

chủ yếu được xác định là do lượng thức ăn dư thừa từ hoạt động nuôi cá

lồng bè. Thủy triều đỏ không những ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động nuôi

cá lồng bè tại địa phương mà còn ảnh hưởng đến môi trường sinh thái của

các khu vực ven biển lân cận như Đồ Sơn- Hải Phòng, khu vực ven biển

của tỉnh Quảng Ninh. Bên cạnh đó là tình trạng lây lan dịch bệnh ảnh

hưởng đến năng suất thu hoạch cũng như chất lượng sản phẩm.

Page 66: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ... · Lê Đ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Thị Thanh Nhàn NGHIÊN CỨU

58

- Hoạt động khuyến ngư chưa có hiệu quả, người dân vẫn đang đối mặt với

vấn đề về giống và kỹ thuật. Nguồn giống và thức ăn cho hoạt động nuôi cá

vẫn chủ yếu từ tự nhiên nên dẫn đến nguy cơ khai thác quá mức thủy sản

làm thức ăn cho cá nuôi. Đối với vấn đề nguồn giống còn xảy ra tình trạng

nguồn giống không được cung cấp đầy đủ, ngư dân phải nhập giống từ

nguồn gốc không rõ ràng, không đảm bảo chất lượng sản phẩm và uy tín

trên thị trường [14].

- Tình hình tiêu thụ các sản phẩm nuôi lồng bè còn phụ thuộc nhiều và khả

năng thu hút khách du lịch của Cát Bà và năng lực thu mua vận chuyển của

một số thị trưởng tiểu ngạch như Trung Quốc, Hồng Kông. Phần lớn các hộ

nuôi hải sản biển chưa chủ động tìm được thị trường tiêu thụ ổn định. Việc

thu mua hải sản còn phụ thuộc vào những cơ sở thu gom tại chỗ, sau đó

chuyển đi các thị trường khác vì vậy tình trạng bị ép giá hay tồn đọng sản

phẩm do cung vượt cầu vẫn diễn ra. Điều này không chỉ ảnh hưởng trực

tiếp đến kinh tế các hộ nuôi mà còn ảnh hưởng đến cả thị trường buôn bán

thủy hải sản của các khu vực khác.

- Nảy sinh nhiều vấn đề về an sinh xã hội. Diễn ra tình trạng khó quản lý hộ

khẩu đối với những bè nuôi tự phát ngoại tỉnh hoặc tình trạng các hộ tự ý

tháo dỡ, lắp đặt, cơi nới di chuyển bè nuôi đến khu vực khác ngoài quy

hoạch. Những vấn đề về quản lý an ninh trật tự, việc học tập và sinh hoạt

cộng đồng, phúc lợi xã hội của trẻ em, người già cũng như của người dân

không được đảm bảo. Thêm vào đó tình trạng thất thu trong mấy năm qua

đã khiến nhiều hộ nuôi muốn chuyển sang sinh kế khác [23].

Kết hợp bảo vệ rừng ngập mặn với nuôi trồng thủy sản

Để bảo vệ rừng ngập mặn, đồng thời giải quyết một phần vấn đề sinh kế cho

người dân vùng đệm chính quyền địa phương và ban quản lý VQG Cát Bà đã phối

hợp giao rừng ngập mặn cho người dân vùng đệm quản lý chăm sóc đồng thời triển

khai dự án nuôi tôm trên diện tích rừng ngập mặn được giao khoán. Mô hình nuôi

Page 67: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ... · Lê Đ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Thị Thanh Nhàn NGHIÊN CỨU

59

tạo sự bền vững đó là sự kết hợp giữa tôm và rừng, vừa tận dụng được điều kiện

nuôi thuận lợi, vừa tạo sinh kế bền vững cho người dân.

Mô hình này tuy không có sự đột phá về năng suất ( không tăng nhiều qua các

năm), nhưng ổn định, ít rủi ro trong quá trình nuôi. Bên cạnh đó, thương hiệu tôm

nuôi sinh thái có giá trị cao hơn từ 10% - 15% trên thị trường, khả năng đầu tư hợp

lý, tôm nuôi được bổ sung bằng thức ăn tự nhiên. Trước đây, vì muốn mở rộng diện

tích nuôi trồng thủy sản và cho rằng rừng ngập mặn ảnh hưởng xấu đến nuôi thủy

sản, nên một diện tích không nhỏ của rừng đã bị tàn phá. Nhưng hiện nay, nhận

thức của người dân về vai trò của rừng ngập mặn đã thay đổi. Họ đã hiểu được tầm

quan trọng của rừng đối với môi trường sinh thái, đa dạng sinh học và mối quan hệ

giữa rừng ngập mặn với nuôi thủy sản nên hầu hết các chủ ao nuôi thủy sản đều có

ý muốn trồng các loài cây ngập mặn trong ao nuôi để bảo vệ đê bờ và giúp thông

thoáng ao nuôi, giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, để phát triển mô hình nuôi này

bền vững cần xem xét những ảnh hưởng trong tương lai và ảnh hưởng đến những hệ

sinh thái lân cận.

Ở Cát Bà mô hình này mới được triển khai một vài năm trở lại đây vì vậy mà

còn nhiều khó khăn trong việc triển khai và áp dụng như:

- Kinh phí dành cho giao khoán, bảo vệ rừng thấp, còn nhỏ lẻ, thường không

đem lại hiệu quả, chưa nhận được sự quan tâm của người dân.

- Đã có các nhóm phụ trách các vùng rừng đuợc giao khoán, tuy nhiên quyền

lợi của của mỗi người phụ thuộc vào diện tích rừng giao khoán, nên tổ

trưởng của nhóm không được hưởng phụ cấp gì khác, do vậy có thể ảnh

hưởng đến hiệu quả công việc.

- Một số người dân thấy lợi ích của việc nuôi tôm sinh thái nên đã mở rộng

diện tích nuôi không theo quy hoạch, phá rừng phòng hộ để nuôi tôm với số

lượng lớn.

- Do chưa hiểu đúng về kỹ thuật, và một phần bị ảnh hưởng bởi lợi ích kinh

tế, một số hộ gia đình đã nuôi tôm với mật độ quá dày, chế độ ăn không

thích hợp cùng các nguồn giống không chọn lọc sẽ tạo điều kiện cho bệnh ở

Page 68: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ... · Lê Đ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Thị Thanh Nhàn NGHIÊN CỨU

60

tôm phát triển. Môi trường chứa các mầm bệnh này được thải ra các kênh

rạch và gây hại cho nhiều động vật khác trong vùng rừng ngập mặn và ở

vùng biển nông của các khu vực lân cận. Điều này làm gia tăng nguy cơ

nhiều loại vi sinh vật cư trú trong rừng ngập mặn bị đe dọa, một số loài bị

tiêu diệt.

- Những diện tích rừng ngập mặn được giao khoán hầu hết nằm trong hệ

thống đầm nuôi nên những kế hoạch tổng thể dài hạn bản tồn rừng ngập

mặn sẽ phải gặp những khó khăn về giải quyết thỏa đáng mối quan hệ giữa

sở hữu công tư.

(Nguồn: Hạt kiểm lâm - Vườn quốc gia Cát Bà).

3.1.5 Bước E: Quản lý thích ứng về thời gian

Đánh giá tính dễ tổn thương trước biến đổi khí hậu đến sinh kế của người dân

các xã vùng đệm VQG Cát Bà

Kịch bản biến đổi khí hậu của Bộ TN&MT dự báo cuối thế kỷ này, mực nước

biển khu vực Hải Phòng, Cát Bà có thể dâng cao >60cm, nhiệt độ nước biển tầng

mặt lên đến 1,6 – 2,5 0C (Bảng 3.6). Nếu kịch bản này đúng thì hệ quả gây hại tới

vùng đệm của VQG Cát Bà là rất lớn.

Bảng 3.6: Kịch bản biến đổi khí hậu và nƣớc biển dâng tại Hải Phòng

(Theo kịch bản phát thải trung bình B2)

Các mốc thời gian của

thế kỷ 21

2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100

Mức tăng nhiệt độ

( 0C)

0.5 0.7 1.0 1.3 1.6 1.9 2.1 2.3 2.5

Mức tăng mực nƣớc

biển khu vực Móng

Cái- Hòn Dấu (cm)

7-8 11-

12

15-

17

20-

24

21-

31

31-

38

36-

47

42-

55

49-

64

(Nguồn:Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu, Bộ TNMT,2008)

Page 69: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ... · Lê Đ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Thị Thanh Nhàn NGHIÊN CỨU

61

Theo nghiên cứu của nhóm chuyên gia Trung tâm Bảo tồn Sinh vật Biển và

Phát triển Cộng đồng, trong vòng 50 năm, biến đổi khí hậu đã làm thay đổi diện

mạo, địa chất vùng ven biển Cát Bà. Chỉ tính riêng mực nước biển đo được tại Trạm

Hải văn Hòn Dấu (Đồ Sơn, Hải Phòng) đã dâng lên khoảng 20cm. Ảnh hưởng của

nước biển dâng làm gia tăng xói lở đường biển, bão lụt, gây ra thiệt hại và rủi ro

đến đời sống người dân và nguồn lợi vùng ven biển [15,21].

Biến đổi khí hậu có thể tác động hầu hết lên mọi mặt đời sống của cộng đồng

dân cư khu vực vùng đệm VQG Cát Bà. Đặc biệt là người dân những vùng thấp như

xã Xuân Đám, Phù Long. Dưới đây chỉ xem xét một số tác động của biến đổi khí

hậu tới các lĩnh vực thuộc sinh kế chính của người dân các xã vùng đệm VQG Cát

Bà.

- Tác động đến tài nguyên đất

Các diện tích đất dành cho sản xuất nông nghiệp ở các xã như Phù Long,

Xuân Đám bị nhiễm mặn và nguy cơ nhiễm mặn có thể sẽ tăng cao hơn trong tương

lai, dẫn đến phải chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất trồng trọt sang mục đích khác.

- Tác động đến đánh bắt, nuôi trồng thủy sản

Biến đổi khí hậu dẫn đến những thay đổi về điều kiện thời tiết, gia tăng hạn

hán và mưa bão một cách bất thường ảnh hưởng đến môi trường nuôi trồng thủy

sản. Đặc biệt với những loại thủy sản nhạy cảm như tôm, ngao ảnh hưởng sẽ dẫn

đến những thiệt hại rất lớn.

- Tác động đến lâm nghiệp và công tác bảo vệ rừng

Nhiệt độ tăng cao, nhất là các tháng khô hanh như tháng 2, tháng 3 sẽ dẫn đến

nguy cơ cháy rừng rất lớn đối với các khu vực rừng thuộc vùng lõi của VQG Cát

Bà. Hơn nữa với chính sách cho phép người dân vào VQG tận thu những lâm sản

ngoài gỗ như củi, mật ong và một số lâm sản khác cũng gây ra nguy cơ cháy rừng

cao.

- Tác động tới sức khỏe cộng đồng, sinh kế, đói nghèo

Page 70: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ... · Lê Đ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Thị Thanh Nhàn NGHIÊN CỨU

62

Nhiều hộ gia đình nghèo sống dựa vào các sinh kế phụ thuộc trực tiếp vào

thiên nhiên, chúng dễ bị tác động bởi thiên tai hay những thay đổi theo mùa vụ.

Biến đổi khí hậu có những rủi ro tiềm ẩn rất lớn đối với nhóm người nghèo ở khu

vực ven biển là một trong những nhóm đối tượng nhạy cảm nhất với những hiện

tượng khí hậu bất thường, vì nông nghiệp, đánh bắt cá là những ngành đặc biệt dễ bị

tổn thương trước những tác động của biến đổi khí hậu. Người nghèo thường có khả

năng chống chịu, ứng phó, phục hồi thấp hơn những nhóm người giàu (với tiềm lực

về vật chất, nguồn lực lớn hơn). Do đó, tình trạng khó khăn đang tồn tại trong các

cộng đồng này có thể trở nên nghiêm trọng hơn trong một thời gian dài.

Hình 3.3: Sự phụ thuộc của sinh kế vào tài nguyên thiên nhiên

69%

31%

0% 0%

Phụ thuộc Không phụ thuộc

41%

59%

0% 0%

Phụ thuộc Không phụ thuộc

Page 71: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ... · Lê Đ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Thị Thanh Nhàn NGHIÊN CỨU

63

Hình 3.4: Sinh kế phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên

(Nguồn: Nghiên cứu thực địa)

Từ kết quả phỏng vấn 68 người dân khu vực vùng đệm VQG Cát Bà cho thấy

số người dân có sinh kế phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên chiếm đến 69% và số

người dân có sinh kế phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên (khí hậu, hạn hán, lũ lụt)

chiếm đến 41% (Hình 3.3 và 3.4). Vì vậy sinh kế của người dân khu vực vùng đệm

VQG Cát Bà chịu ảnh hưởng nhiều trước biến đổi khí hậu.

Xung đột giữa phát triển du lịch đảo Cát Bà và Bảo vệ Môi trường

Xung đột này thể hiện rõ ràng hơn khi đảo Cát Bà được UNESCO công nhận

là Khu dự trữ sinh quyển thế giới vào năm 2004. Lượng khách du lịch đến với Cát

Bà để tham quan và tham gia các hình thức DLST và DLSTCĐ tăng lên rõ rệt trong

những năm gần đây (Bảng 3.7).

Bảng 3.7: Thống kê lƣợng khách du lịch đến Cát Bà

Năm 2003 2006 2007 2010

Lượng khách 250.000 > 500.000 729.000 >1.000.000

Nguồn:[1].

Với số lượng khách gia tăng khoảng 140% mỗi năm. Phát triển du lịch đã làm

nảy sinh rất nhiều vấn đề về môi trường.

- Gia tăng lượng nước thải sinh hoạt

Theo tính toán lượng nước thải từ khách duc lịch đến đảo Cát Bà năm 2010

tăng 1,3 lần so với năm 2007 và dự tính đến năm 2020 lượng nước thải sẽ tăng 4 lần

so với năm 2007. Trong khi đó năng lực xử lý nước thải tại đảo chỉ đạt

1.400m3/ngày. Tương đương với khoảng 67% lượng nước tải được xử lý năm 2007.

Như vậy với tốc độ gia tăng nhanh của khách du lịch ô nhiễm môi trường nước xảy

ra là điều tất yếu. Ngoài ra còn một số dịch vụ phục vụ khác du lịch ngay trên tàu

thuyền, hay nhiều hộ gia đình sống trực tiếp trên tàu thuyền, không có nhà vệ sinh

mà trực tiếp thải ra biển gây ô nhiễm môi trường nước biển[6].

- Gia tăng lượng chất thải rắn

Page 72: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ... · Lê Đ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Thị Thanh Nhàn NGHIÊN CỨU

64

Thống kê cho thấy, mỗi khách du lịch tại đảo thải ra một lượng chất thải rắn

khoảng 1kg/người/ngày. Lượng chất thải rắn này năm 2010 tại đảo tăng 1,58 lần so

với 2007 và dự báo đến 2020 sẽ tăng khoảng 3,1 lần so với 2007. Khả năng thu gom

chất thải rắn tại đảo chỉ đạt 70%. Trong khi đó, hiện nay, các bãi rác tại Cát Bà đã

quá tải. Chính quyền đã có kế hoạch xây dựng một bãi rác mới ở Áng Chà 6,5 ha để

chôn lấp chất thải rắn tại đảo. Tuy nhiên, đến nay việc xây dựng bãi rác này vẫn

chưa được triển khai, nên tình trạng ô nhiễm rác thải trên đảo ngày càng trầm trọng

[6].

- Phá núi, lấn biển đế xây dựng các khu nghỉ mát, các khách sạn

Việc phát triển du lịch nhanh tại đảo Cát Bà đã dẫn đến việc đào núi, lấp biển

để xây nhà, làm đường, làm vườn hoa. Đến năm 2010, tại trung tâm thị trấn Cát Bà

có khoảng 112 khách sạn, nhà nghỉ với gần 2.000 phòng nghỉ, trên 4.050 giường.

Trong đó, có 20 khách sạn đạt tiêu chuẩn 1 sao trở lên và một số khách sạn đạt tiêu

chuẩn tương tương từ 3 sao trở lên như Hollyday View, Sunrise Resort và Cat Ba

Resort. Trên đảo còn có hơn 30 nhà hàng kinh doanh chuyên biệt, trong đó có 7 nhà

nổi. Tuy nhiên, số khách sạn, nhà nghỉ này vẫn không đáp ứng được nhu cầu ăn

nghỉ của du khách vào đợt cao điểm, nên số lượng khách sạn, nhà hàng vẫn không

ngừng tăng. Để phục vụ du lịch, dãy núi ở đường Núi Ngọc đang được đục khoét

lấy chỗ làm nhà và dự án khu đô thị Cái Giá lấn biển cũng đang được khẩn trương

xây dựng. Việc xây dựng ồ ạt đã làm thay đổi môi trường địa chất, cảnh quan tự

nhiên, đang làm mất dần đi vẻ đẹp tự nhiên của vịnh biển Cát Bà [6].

- Tàu thuyền du lịch gây ô nhiễm dầu trên biển và làm phá hủy các rạn san hô

Cát Bà có khoảng 211 loài san hô phân bố ở phía Nam đảo. Các khu vực có

rạn san hô tốt là các đảo áng Thảm, Cát Dứa, Mũi Hồng, Ba Trái Đào (Đông Nam

Cát Bà), cụm đảo Đầu Bê - Hang Trai và Long Châu. Độ sâu phổ biến rạn là 5-6m,

tối đa không quá 10m. Hiện tại, Cát Bà có khoảng 63 tàu phục vụ du lịch, ngoài ra

còn có 200 tàu du lịch đến từ Hạ Long làm gia tăng lượng nước thải, rác thải và gây

ô nhiễm dầu trên biển [6].

Page 73: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ... · Lê Đ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Thị Thanh Nhàn NGHIÊN CỨU

65

Xem xét sức chịu tải của môi trường thủy vực đối với hoạt động nuôi cá lồng

Đối với các thủy vực nuôi hải sản nói chung và nuôi cá lồng bè, nguyên nhân

gây ô nhiễm môi trường chủ yếu do lượng vật chất hữu cơ, dinh dưỡng phát thải

trong quá trình nuôi. Mặt khác, những thuỷ vực ven biển thường chịu tác động trực

tiếp và gián tiếp các nguồn gây ô nhiễm, như: giao thông hàng hải, cảng biển, khai

thác hải sản, du lịch, đô thị và các nguồn từ lục địa [25].

Sức chịu tải của hệ sinh thái tuỳ thuộc vào bản chất tự nhiên (các quá trình

sinh địa hoá và thuỷ động lực), khả năng tự làm sạch và sức chịu tải môi trường

chính là khả năng tiếp nhận và đồng hoá lượng vật chất ô nhiễm của mỗi thuỷ vực.

Đây là yếu tố cơ bản, quyết định đến khả năng duy trì chất lượng môi trường, cân

bằng hệ sinh thái của thủy vực tự nhiên [25].

Sức chịu tải môi trường của thuỷ vực đối với hoạt động nuôi hải sản biển

được đánh giá trên cơ sở triển khai nghiên cứu tổng hợp các quá trình sinh địa hoá

và thuỷ động lực, từ đó tính toán khả năng tiếp nhận và xử lý lượng vật chất hữu cơ

dinh dưỡng do lồng bè phát thải vào thuỷ vực, đảm bảo các thông số môi trường

không vượt quá giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn bảo vệ môi trường [25].

Theo kết quả nghiên cứu về vấn đề này, do viện Nghiên cứu Hải sản chủ trì

thực hiện (2004- 2005); đã được triển khai đối với khu thuỷ vực nuôi cá lồng bè tại

Vịnh Tùng Gấu,Cát Bà.

Nguồn thải ngay trên biển có hai loại chính:

- Từ các hoạt động phát triển ngay tại thủy vực nghiên cứu hoặc khu vực lân

cận, như: hoạt động giao thông thuỷ, du lịch, khai thác hải sản và nguồn ô

nhiễm từ ngoài khơi. Nguồn ô nhiễm từ ngoài khơi thường khó xác định.

- Nguồn thải tại chỗ: Với mục đích phát triển nuôi hải sản thì nguồn phát

thải tại chỗ là các chất thải từ hệ thống trại nuôi (lồng bè) hiện tại và tương

lai, đây là nguồn phát thải quan trọng nhất, trực tiếp tác động làm giảm sức

Page 74: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ... · Lê Đ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Thị Thanh Nhàn NGHIÊN CỨU

66

chịu tải môi trường của thuỷ vực. Do đó, tính toán chính xác hàm lượng

các chất thải từ nguồn tại chỗ là yêu cầu bắt buộc để phát triển nuôi bền

vững (không vượt quá sức tải).

Từ các kết qủa tính toán của công trình nghiên cứu trên cho thấy đến năm

2005 số ô lồng nuôi trồng thủy sản tại Cát Bà phù hợp với sức chịu của môi trường,

và số ô lồng trung bình trên các vịnh có thể tăng lên thêm là khoảng 236 ô lồng tại

mỗi khu vực [20].

Tuy nhiên theo số liệu thống kê gần đây tổng số ô lồng nuôi cá tại Cát Bà đã

tăng lên vượt mức cho phép. Điều này thể hiện rõ trong biểu đồ sau:

Hình 3.5: Tổng số ô lồng nuôi cá tăng lên so với 2005

Nguồn: [7]

Cũng theo kết quả quan trắc và phân tích môi trường nước khu vực nuôi cá

biển bằng lồng bè tại Cát Bà, Hải Phòng, tháng 4 đến tháng 6 năm 2013 do Bộ

NN&PTNT và Trung tâm Quốc gia Quan trắc và Cảnh báo Môi trường biển, Viện

nghiên cứu Hải sản thực hiện.

Theo các tiêu chuẩn áp dụng cho nước ven bờ với mục đích nuôi trồng thủy

sản, môi trường nước khu vực nuôi cá biển bằng lồng bè tại Vụng Giá, Vịnh Lan

Hạ, Cửa Tùng Gấu đã có biểu hiện ô nhiễm. Trong lúc nước lớn, nước ròng tại hầu

0

500

1000

1500

2000

2500

3000

3500

2005 2007 2008 2009 2012 2013

Tổng số ô lồng nuôi cá tăng lên so với 2005

Page 75: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ... · Lê Đ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Thị Thanh Nhàn NGHIÊN CỨU

67

hết các điểm quan trắc hàm lượng dinh dưỡng cao hơn giới hạn cho phép. Đặc biệt

sự tồn tại của amonia trong nước gây bất lợi cho đời sống của thủy sản nuôi. Theo

nghiên cứu Vịnh Lan Hạ, Bến Bèo và Tùng Gấu chỉ số đa dạng loài thấp thể hiện

môi trường nước bị ô nhiễm nặng.

Nguyên nhân gây ô nhiễm là do mật độ ô lồng dày đặc cản trở sự lưu thông

nước, chất thải từ hoạt động nuôi (thức ăn dư thừa, chất thải sinh hoạt của các hộ

dân. Ngoài ra chất thải từ sinh hoạt từ thị trấn Cát Bà từ hoạt động du lịch, hoạt

động của các phương tiện đánh bắt hải sản, giao thông vận chuyển từ các khu vực

tới. Nguyên nhân nữa là do khu vực Bến Bèo và Tùng Gấu khá kín nên việc lưu

thông, trao đổi nước kém, dẫn đến nguồn nước bị ô nhiễm do lắng đọng và phân

hủy các chất ô nhiễm ở trầm tích đáy, DO thấp ảnh hướng đến quá trình hô hấp của

thủy sản nuôi [20].

Để giải quyết vấn đề này,việc nuôi trồng thủy sản cần thực hiện nghiêm túc

theo quy hoạch, quản lý số lượng, phát triển hoạt động phù hợp với sức chịu tải của

môi trường, đảm bảo khả năng tự làm sạch của môi trường nước biển.

3.2 Phân tích điểm yếu, điểm mạnh cơ hội thách thức, và đánh giá khó

khăn khi áp dụngcác nguyên lý của phƣơng pháp tiếp cận hệ sinh thái cho

quản lý VQG Cát Bà và vùng đệm

3.2.1 Phân tích điểm yếu, điểm mạnh, cơ hội, thách thức trong quá trình

áp dụng các nguyên lý của phương pháp tiếp cận hệ sinh thái cho quản lý VQG

Cát Bà và vùng đệm

Điểm mạnh

- Tính đa dạng của hệ thống cao, có

nhiều dấu hiệu để nhận biết để xác

định nhu cầu của con người và xây

dựng mục tiêu quản lý dựa theo

chức năng nhiệm vụ và các sản

Điểm yếu

- Vẫn còn tồn tại người dân sống trong khu

vực vùng lõi của VQG Cát Bà. Khó khăn

trong việc quản lý đời sống của dân cư trong

vùng lõi, chưa minh bạch trong quyền sử

dụng đất và sử dụng tài nguyên.

Page 76: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ... · Lê Đ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Thị Thanh Nhàn NGHIÊN CỨU

68

phẩm, dịch vụ mà các khu vực

trong hệ sinh thái có thể cung cấp.

- Có nhiều hệ sinh thái nhạy cảm vì

vậy khi áp dụng các hình thức quản

lý: thời gian phản hồi của hệ sinh

thái trước các tác động nhanh, cho

kết quả sớm, tạo điều kiện thuận

lợi cho việc thiết lập, điều chỉnh

kế hoạch quản lý thích ứng với sự

thay đổi của hệ sinh thái.

- Các dự án đầu tư cho phát triển kinh tế của

cộng đồng dân cư trong vùng đệm còn ít,

nguồn ngân sách địa phương còn hạn hẹp, chủ

yếu đợi chờ từ nguồn tài trợ của các tổ chức

quốc tế.

- Phần lớn cộng đồng dân cư sống trong vùng

đệm của VQG Cát Bà (Ngoại trừ thị trấn Cát

Bà) là người nghèo. Nghề kiếm sống cơ bản là

nông nghiệp và khai thác tài nguyên thiên

nhiên dẫn đến tình trạng chiếm dụng đất để

nuôi trồng thủy sản, khai thác không bền vững

các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

- Do đặc điểm địa hình và toàn bộ lãnh thổ là

biển đảo nên đời sống và sinh kế của nguời

dân phụ thuộc vào thiên nhiên, chịu ảnh

hưởng rất nhiều từ biến đổi khí hậu và các

hiện tượng cực đoan của thời tiết.

- Thiếu các chính sách và hướng dẫn thực

hiện cụ thể cho các vấn đề quy hoạch phát

triển kinh tế xã hội tại vùng đệm.

Cơ hội

- Có cơ hội nhận được sự đầu tư

của Đảng, Nhà nước và của thành

phố Hải Phòng trong việc phát

triển kinh tế ( khai thác, nuôi trồng

thủy sản), du lịch và bảo tồn tài

nguyên thiên nhiên

- Cơ hội nhận được sự quan tâm,

hỗ trợ về lý luận, kiến thức khoa

Thách thức

- Đối với vấn đề các bên liên quan và khu vực

áp dụng hình thức quản lý.

Thách thức trong việc thay đổi cách sử dụng

tài nguyên của các bên liên quan.

Thách thức trong việc đạt được sự đồng

thuận từ tất cả các bên liên quan trong việc

thiết lập các kế hoạch quản lý.

Thách thức trong việc mở rộng quy mô áp

Page 77: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ... · Lê Đ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Thị Thanh Nhàn NGHIÊN CỨU

69

học, kỹ thuật và tài trợ từ các tổ

chức quốc tế và các tổ chức trong

nước. Vì vùng lõi và vùng đệm của

VQG là một phần của khu dự trữ

sinh quyển Cát Bà và đang được đề

cử là di sản thiên nhiên thế giới.

- Có cơ hội liên kết với các khu

vực lân cận trong việc phát triển

kinh tế, du lịch và bảo vệ môi

trường.

dụng vì tính phức tạp lên của các bên liên

quan khi mở rộng quy mô của các hình thức

quản lý

- Đối với các vấn đề liên quan đến kinh tế:

Thách thức trong việc đạt được sự cân bằng

giữa bảo tồn và phát triển kinh tế. Vì con

người sống trong hệ sinh thái buộc phải sử

dụng những thành tố từ hệ sinh thái để tạo ra

các của cải vật chất thuộc hệ thống kinh tế

nên sử dụng như thế nào là cân bằng rất khó

xác định.

Thách thức trong việc xem xét đầy đủ các

yếu tố kinh tế ảnh hưởng đến hệ sinh thái và

cộng đồng trong đó, tìm ra biện pháp giải

quyết những vấn đề kinh tế này, do đặc thù

của Cát Bà là kinh tế của người dân phụ

thuộc vào tính mùa vụ và thường bị ảnh

hưởng, tổn thất từ tự nhiên.

- Thách thức trong việc thiết lập các kế hoạch

quản lý thích ứng về không gian và thời gian.

3.2.2 Đánh giá những khó khăn khi thực hiện các bước áp dụng các

nguyên lý của phương pháp tiếp cận hệ sinh thái trong quản lý VQG Cát Bà

Bước A

Khó khăn trong việc đạt được sự thương lượng, sự cân bằng giữa các bên liên

quan vì mỗi bên liên quan trong việc ra quyết định các hình thức quản lý có trình độ

khác nhau, nhận thức khác nhau vì vậy mục đích, và việc xác định trách nhiệm

quyền lợi của họ cũng khác nhau. Có được sự đồng thuận từ các bên liên quan thì

Page 78: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ... · Lê Đ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Thị Thanh Nhàn NGHIÊN CỨU

70

mới giảm thiểu được xung đột trong quy hoạch, xây dựng các kế hoạch và hình thức

quản lý và tăng hiệu quả thực thi.

Khó khăn trong việc xác định giới hạn phạm vi của các khu vực trong hệ sinh

thái, xác định ranh giới hoạt động của các bên liên quan.

Theo kết quả phỏng vấn 68 hộ dân sống ở khu vực vùng đệm VQG Cát Bà thu

được kết quả sau:

Hình 3.6: Kết quả phỏng vấn ý kiến của người dân về mong muốn tham gia

thiết lập các kế hoạch quản lý

Hình 3.7: Trình độ học vấn của đối tượng phỏng vấn

Mong muốn50%

Không mong muốn

20%

Không trả lời

30%

0% 0%

68%

19%

13%

Không biết chữ THCS THPT Trung cấp CĐ, ĐH

Page 79: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ... · Lê Đ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Thị Thanh Nhàn NGHIÊN CỨU

71

Hình 3.8: Nghề nghiệp của các đối tượng phỏng vấn.

Như vậy có khoảng 50% số người dân được hỏi mong muốn tham gia vào các

quá trình lập các kế hoạch quản lý VQG và khu vực vùng đệm. Đa phần những

người được phỏng vấn có trình độ trung học phổ thông chiếm đến 68%. Và ngành

nghề kinh doanh các dịch vụ liên quan đến du lịch chiếm 52% tổng số những đối

tượng được phỏng vấn. Điều này cho thấy rằng để thu hút được sự quan tâm và

tham gia của người dân trong việc lập các kế hoạch quản lý là một điều khó khăn,

họ chưa hiểu hết được những lợi ích cũng như trách nhiệm của mình khi tham gia.

Bên cạnh đó đại đa số trình độ dân trí chỉ ở mức trung bình vì vậy mỗi người có

những quan điểm riêng nên rất khó đạt được sự thương lượng từ tất cả các bên nhất

là từ cộng đồng.

Bước B

Tại mỗi khu vực khó khăn trong việc xác định cơ chế, hình thức quản lý, hình

thức giám sát phù hợp, có tính khả thi cao theo đúng chức năng của hệ sinh thái.

Cần có cơ chế quản lý phù hợp trong điều kiện hiểu rõ các vấn đề liên quan đến cấu

trúc và chức năng của hệ sinh thái, nhưng đồng thời phải có khả năng thực thi tại

khu vực áp dụng.

1% 0%

52%

23%

24%

Cơ quan nhà nước Khối doanh nghiệp

Kinh doanh dịch vụ Nông dân

Nghề khác

Page 80: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ... · Lê Đ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Thị Thanh Nhàn NGHIÊN CỨU

72

Bước C

Các vấn đề kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến hệ sinh thái và cuộc sống của

cộng đồng dân cư trong hệ sinh thái. Hệ thống kinh tế thường mang lại những lợi

ích có thể xác định một cách rõ ràng và nó có sức ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức,

cũng như việc ra quyết định các hình thức quản lý. Ngược lại, những giá trị vô hình

của hệ sinh thái thường khó so sánh, khó định lượng và khó kết hợp với thị trường

nên sẽ tồn tại nhiều khiếm khuyết thị trường ảnh hưởng đến đa dạng sinh học của hệ

sinh thái và khó thay đổi hình thức sử dụng hệ sinh thái và dịch vụ hệ sinh thái.

Khó khăn tiếp theo khi xem xét đến các vấn đề kinh tế là việc xác định và áp

dụng các mô hình phát triển kinh tế đồng thời thúc đẩy bảo tồn đa dạng sinh học.

Những mô hình này đòi hỏi thời gian dài mới phát huy được những điểm mạnh của

nó, trong khi đó các vấn đề kinh tế thường là những vẫn đề tác động trước mắt đến

đời sống của cộng đồng dân cư, vì vậy rất khó để cộng đồng hưởng ứng và thực

hiện đúng theo mô hình phát triển kinh tế đồng thời thúc đẩy bảo tồn đa dạng sinh

học.

Bước D

Khó khăn trong việc dự đoán những tác động tiêu cực sẽ xảy ra đối với các hệ

sinh thái lân cận.

Khó khăn trong việc nội tại hóa chi phí lợi ích, giảm thiểu những ảnh hưởng

đến các hệ sinh thái lân cận. Vì mỗi hệ sinh thái không phải tách biệt mà có mối liên

quan chặt chẽ với các hệ sinh thái khác.

Khó khăn trong việc tìm ra biện pháp phối hợp hiệu quả với các hệ sinh thái

lân cận để ngăn chặn sớm những tác động tiêu cực, và tạo được sự liên kết chặt chẽ

trong vấn đềbảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Bước E

Khó khăn trong việc dự báo chính xác những tác động trong tương lai vì vậy

rất khó khăn khi thiết lập các kế hoạch quản lý dài hạn. Những tác động đến hệ sinh

Page 81: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ... · Lê Đ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Thị Thanh Nhàn NGHIÊN CỨU

73

thái rất khó có thể dự đoán một cách chính xác vì hệ sinh thái là một hệ mở và nó

chịu tác động của rất nhiều yếu tố bên ngoài hệ sinh thái, bản thân hệ sinh thái cũng

luôn luôn thay đổi từng ngày và các yếu tố tác động đến hệ sinh thái cũng vậy. Hơn

nữa các yếu tố khi tác động đến hệ sinh thái có thể cộng gộp hoặc triệt tiêu, suy

giảm lẫn nhau vì vậy việc dự đoán chính xác những tác động đến hệ sinh thái trong

tương lai là không thể.

Khó đánh giá chính xác tính dễ tổn thương của hệ sinh thái trước các tác động

từ tự nhiên, xã hội. Khi đánh giá tính dễ tổn thương của một hệ sinh thái cần xác

định những nội lực, ngoại lực của hệ sinh thái, đồng thời xem xét năng lực thích

nghi của hệ sinh thái khi có các tác động. Việc xác định được các vấn đề trên đã

phức tạp, hơn nữa cần phải xác định một khung đánh giá chính xác tính dễ tổn

thương của hệ sinh thái trước những tác động cụ thể.

Khó xác định cụ thể sức chịu tải của hệ sinh thái. Để xác định được sức chịu

tải của một hệ sinh thái cần phải lựa chọn bộ tiêu chuẩn, các tiêu chí và xác định

điều kiện tự nhiên tại khu vực như đặc điểm địa hình, đặc điểm về thổ nhưỡng, chế

độ thủy văn, và các chu trình sinh địa hóa tự nhiên. Đây là một vấn đề phức tạp tốn

nhiều thời gian, công sức cũng như chi phí.

Đối với việc áp dụng các bước của phương pháp tiếp cận hệ sinh thái cho quản

lý VQG Cát Bà và khu vực vùng đệm, xét theo những đặc điểm về tự nhiên, kinh tế

xã hội, bước A và bước C là những bước khó thực hiện nhất vì cộng đồng dân vùng

đệm là một trong những bên liên quan chính ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định

các kế hoạch quản lý. Nhưng phần lớn cộng đồng dân cư trong khu vực vùng đệm

VQG Cát Bà (trừ thị trấn Cát Bà) đều là người nghèo, kinh tế còn và sinh kế của họ

phụ thuộc trực tiếp vào tài nguyên thiên nhiên, mặt bằng chung về trình độ nhận

thức chưa cao, lợi ích về kinh tế là vấn đề được đặt lên hàng đầu đối với họ.Vì vậy

để thay đổi thói quen và hình thức sử dụng hệ sinh thái, cũng như để đạt được sự

đồng thuận của người dân trong việc ra quyết định các hình thức quản lý sẽ gặp

nhiều khó khăn.

Page 82: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ... · Lê Đ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Thị Thanh Nhàn NGHIÊN CỨU

74

3.3 Giải pháp nâng cao hiệu qủa thực thi các bƣớc áp dụng các nguyên lý

tiếp cận hệ sinh thái trong quản lý VQG Cát Bà và vùng đệm

3.3.1 Giải pháp cho bước A

Tiến hành khảo sát, tìm hiểu mối quan tâm và quan điểm của các bên liên

quan về trách nhiệm quyền lợi trong việc quản lý hệ sinh thái VQG Cát Bà và khu

vực vùng đệm.

Xác định các bên liên quan chính, bên liên quan thứ hai, thứ 3. Dựa vào các

bên liên quan chính, xem xét đến quan điểm của họ về trách nhiệm, quyền lợi trong

quản lý hệ sinh thái, để thương luợng đạt được sự đồng thuận khi trước khi đưa ra

hình thức quản lý hệ sinh thái. Vì những liên quan chính là những người sử dụng hệ

sinh thái trực tiếp và họ đóng vai trò rất tích cực trong quản lý hiệu quả hệ sinh thái,

và các hình thức quản lý đưa ra đảm bảo đựợc lợi ích của họ thì kế hoạch quản lý

mới có khả năng thực thi.

Giải pháp cụ thể: Phân chia trách nhiệm, quyền lợi một cách rõ ràng

- Ban quản lý VQG có trách nhiệm quản lý bảo tồn đa dạng sinh học ở khu

vực vùng lõi của VQG Cát Bà, thực hiện các hoạt động về bảo tồn phát

triển du lịch sinh thái, giáo dục môi trường. Đồng thời kết hợp với chính

quyền địa phương và các tổ chức hỗ trợ thực hiện các dự án phát triển kinh

tế xã hội cho cộng đồng dân cư vùng đệm.

- Chính quyền địa phương cấp huyện, xã phụ trách quản lý khu vực vùng

đệm của VQG, có trách nhiệm xây dựng các hình thức phát triển kinh tế xã

hội phù hợp cho cộng đồng dân cư vùng đệm, trình kế hoạch lên cơ quan

quản lý cao hơn phê duyệt, và có trách nhiệm tổ chức, thực thi và giám sát

việc thực thi các kế hoạch đó. Hình thức quản lý nên được xây dựng từ dưới

lên bắt đầu từ việc tham luận ý kiến của cộng đồng dân cư, quan điểm và

nguyện vọng của cộng đồng, lựa chọn hình thức quản lý phù hợp để áp

dụng.

Page 83: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ... · Lê Đ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Thị Thanh Nhàn NGHIÊN CỨU

75

- Cộng đồng cư dân vùng đệm có trách nhiệm tham gia, đóng góp ý kiến,

trình bày nguyện vọng, quan điểm trong việc xây dựng các kế hoạch quản

lý. Tuân thủ, và thực hiện nghiêm túc các chính sách và quy định mà chính

quyền địa phương đưa ra.

3.3.2 Giải pháp cho bước B

Khảo sát, điều tra để xác định cấu trúc chức năng của từng khu vực trong hệ

sinh thái. Tham khảo ý kiến của nhiều bên liên quan để xem xét đầy đủ, toàn diện

các cấu trúc, chức năng và dịch vụ có thể cung cấp của hệ sinh thái.

Sau khi đã xác định cụ thể chức năng của từng khu vực trong hệ sinh thái, tiến

hành thảo luận, thống nhất giữa các bên liên quan về việc xác định các bên liên

quan nào quản lý khu vực nào trong hệ sinh thái và quản lý với mục đích gì. Sự thảo

luận và thống nhất này cần được thực hiện để đạt được sự cân đối giữa việc bảo tồn

và sử dụng hệ sinh thái đúng với chức năng của từng khu vực trong hệ sinh thái.

Ví dụ về giải pháp cụ thể với VQG Cát Bà và khu vực vùng đệm:

- Xã Phù Long là vùng đệm có diện tích rừng ngập mặn lớn nhất của khu vực

đảo Cát Bà, đồng thời có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nuôi trồng

thủy sản.

Hình thức quản lý phù hợp đối với xã Phù Long là giao khoán rừng

ngập mặn cho người dân trong xã quản lý, đồng thời kết hợp với nuôi trồng

thủy sản bền vững trong khu vực rừng ngập măn. Khi giao quyền quản lý

và sử dụng đến cộng đồng địa phương họ sẽ có trách nhiệm hơn trong việc

bảo tồn, đồng thời họ còn có điều kiện để phát triển kinh tế gia đình nhờ

rừng ngập mặn.

- Xã Việt Hải là vùng đệm được bao quanh bởi khu vực vùng lõi của VQG

Cát Bà.

Hình thức quản lý phù hợp đối với Việt Hải là ban quản lý VQG kết

hợp với chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư tổ chức các hoạt

động du lịch sinh thái cộng đồng với mục đích vừa phát triển kinh tế của xã,

Page 84: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ... · Lê Đ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Thị Thanh Nhàn NGHIÊN CỨU

76

đảm bảo cuộc sống cho người dân vừa đảm bảo công tác bảo tồn đa dạng

sinh học.

3.3.3 Giải pháp cho bước C

Đời sống nhân dân trên đảo Cát Bà còn gặp nhiều khó khăn, thiếu các điều

kiện cơ bản của đời sống như giáo dục y tế, thiếu đất canh tác, không có công ăn

việc làm ổn định, thói quen sống phụ thuộc vào khai thác tài nguyên thiên nhiên. Vì

vậy vấn đề đảm bảo nhu cầu cuộc sống và kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến các quyết

định và hình thức sử dụng hệ sinh thái của họ. Một số giải pháp cụ thể đối với các

vấn đề kinh tế của VQG Cát Bà và khu vực vùng đệm như sau:

Thứ nhất để giảm khiếm khuyết thị trường ảnh hưởng đến đa dạng sinh học

và tăng cường bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững cần thực hiện các

biện pháp sau:

Biện pháp giảm tình hình nuôi cá biển bằng lồng bè tự phát

Phải định rõ trách nhiệm cụ thể trong vấn đề nuôi trồng thủy sản.

- Đối với chính quyền, cụ thể là UBND huyện Cát Hải:

Trong các vấn đề liên quan đến quy hoạch hay xây dựng các kế hoạch quản lý

phải xem xét đến việc đảm bảo điều kiện tối thiểu cho cuộc sống người dân trong

khu vực quy hoach như điều kiện y tế (xây dựng các trạm y tế tại chỗ), xây dựng

trường học nội trú cho trẻ em của cư dân sống trên vịnh, đảm bảo cung cấp nước

sạch sinh hoạt và điều kiện vệ sinh.

Quản lý nuôi lồng bè phải thực hiện nghiêm túc theo quy hoạch như: Phân bố

khu vực nuôi phù hợp cho từng loại thủy sản, đảm bảo kiểm soát số lượng ô lồng,

diện tích tối đa cho phép, mật độ lồng nuôi phù hợp với sức chịu tải của môi trường

thủy vực.

Có những chính sách hỗ trợ về vốn, khoa học kỹ thuật (giống, biện pháp

phòng bệnh, thức ăn…) và đầu ra cho người dân nuôi trồng.

Page 85: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ... · Lê Đ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Thị Thanh Nhàn NGHIÊN CỨU

77

Tổ chức thành lập các tổ giám sát để giám sát việc thực hiện, tổ vệ sinh môi

trường để tiến hành thu gom, xử lý rác thải, đảm bảo vệ sinh môi trường của cộng

đồng cư dân trên biển. Thành lập trung tâm chia sẻ thông tin thường xuyên về môi

trường, tình hình dịch bệnh, thời tiết và các thông tin quan trọng khác.

Có kế hoạch cụ thể phát triển ngành dịch vụ trên biển (cung cấp cá mồi, buôn

bán hàng tạp hóa, bán thức ăn, nước sinh hoạt, thu mua hải sản, nhà hàng nổi…) để

đáp ứng nhu cầu hàng ngày người dân.

Cần có chủ trương, chính sách cụ thể, hướng dẫn thực hiện chi tiết các quy

hoạch kế hoạch. Ví dụ: Chủ trương thành lập hiệp hội nuôi cá lồng bè để bảo vệ

quyền lợi của người nuôi, thực hiện các hoạt động khuyến ngư để hỗ trợ người dân

về giống, kỹ thuật nuôi và phòng trừ dịch bệnh, đầu ra cho sản phẩm.

- Đối với người dân nuôi lồng bè trên biển:

Đảm bảo tuân thủ việc nuôi thủy sản theo đúng quy hoạch, kế hoạch, cũng như

kỹ thuật của các cơ quan chức năng đã đề ra để đảm bảo việc nuôi có hiệu quả và

không làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái trên biển.

Biện pháp giảm tình trạng phá rừng ngập mặn để nuôi trồng thủy sản

Thực hiện tốt công tác giao khoán các diện tích rừng ngập mặn cho người dân

địa phương quản lý chăm sóc, có khoản tiền trợ cấp hàng tháng từ việc bảo vệ và

chăm sóc rừng ngập mặn. Sau khi giao đất giao rừng cho cộng đồng cần phải hỗ trợ

cộng đồng trong việc lập kế hoạch và quản lý rừng, phát triển khuyến lâm. Cụ thể

có thể có thể kết hợp thực hiện các mô hình như: Nuôi trồng thủy sản bền vững kết

hợp với bảo vệ rừng ngập măn; mô hình phát triển du lịch sinh thái cộng đồng, xây

dựng các sản phẩm mới lạ, hấp dẫn mang đúng nghĩa du lịch sinh thái cộng đồng,

huy động nguồn vốn từ các nhà tài trợ, cũng như thu hút khách du lịch thông qua

các hình thức quảng bá.

Có các tổ các nhóm phụ trách việc giao khoán và bảo vệ rừng cũng như nuôi

trồng thủy sản trên các diện tích rừng ngập mặn, để tạo được sự liên kết và thống

Page 86: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ... · Lê Đ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Thị Thanh Nhàn NGHIÊN CỨU

78

nhất trong việc quản lý và giám sát thực hiện, đồng thời có sự hỗ trợ kịp thời khi

người dân gặp khó khăn trong việc thực hiện các kế hoạch đã đề ra.

3.3.4 Giải pháp cho bước D

Có những đánh giá tác động môi trường đối các kế hoạch, quy hoạch quản lý

hệ sinh thái trước khi thực hiện các chương trình, kế hoạch quản lý để dự báo những

tác động lâu dài. Xem xét, dự báo những ảnh hưởng đến các hệ sinh thái lân cận.

Đưa ra giải pháp để đối phó và giảm sự ảnh hưởng của những tác động tiêu cực đến

các hệ sinh thái lân cận.

Có hệ thống kiểm tra giám sát thường xuyên để phát hiện ra sớm những vấn

đề nảy sinh trong quá trình thực thi các kế hoạch, quy hoạch.

Liên kết, phối hợp chặt chẽ với ban quản lý các hệ sinh thái lân cận trong việc

khai thác tài nguyên thiên nhiên, phát triển kinh tế xã hội và công tác bảo vệ môi

trường.

3.3.5 Giải pháp cho bước E

Thiết lập các kế hoạch quản lý phải xem xét đến những tác động lâu dài trong

tương lai, các mục tiêu phải thiết lập dài hạn và có các biện pháp linh hoạt thích ứng

với những thay đổi để đạt được các mục tiêu đã đề ra.

Giải pháp giảm xung đột giữa phát triển du lịch và bảo vệ môi trường

- Khảo sát, điều tra, xây dựng quy hoạch du lịch phù hợp với địa phương.

Đánh giá tác động môi trường trước khi thực hiện quy hoạch hoặc xây

dựng các công trình phục vụ cho phát triển du lịch.

- Có chế tài xử phạt nghiêm minh đối với các hoạt động xây dựng, cơi nới

trái phép không theo quy hoạch và các vi phạm về bảo vệ môi trường.

- Xây dựng các khu xử lý rác thải đúng quy chuẩn, tổ chức thu gom, xử lý

rác thải đảm bảo vệ sinh môi trường.

Page 87: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ... · Lê Đ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Thị Thanh Nhàn NGHIÊN CỨU

79

- Phát triển các sản phẩm du lịch thân thiện với môi trường như (DLST,

DLSTCĐ). Quảng bá thương hiệu du lịch tới du khách trong nước và quốc

tế.

- Tăng cường các biện pháp tuyên truyền, giáo dục môi trường nhằm nâng

cao nhận thức bảo vệ môi trường đối với người dân và khách du lịch, thông

qua việc tổ chức các hoạt động thực tế, lồng ghép giáo dục ý thức bảo vệ

môi trường vào chương trình giảng dạy của các trường học.

Giải pháp giảm thiểu tính dễ tổn thương của hệ sinh thái và tăng cường khả

năng thích ứng của hệ sinh thái trước biến đổi khí hậu

Các giải pháp ngắn hạn:

- Gia cố bờ đầm, tăng cường thực hiện trồng rừng ngập mặn đối với khu vực

có tính tổn thương cao như vùng nuôi trồng thủy sản ở xã Phù Long.

- Đối với người dân sản xuất nông nghiệp ở Hiền Hào, Xuân Đám, Gia Luận,

tăng cường cải tạo hệ thống thủy lợi để giảm tình trạng ngập lụt, hạn hán,

xâm nhập mặn.

Các giải pháp lâu dài cần chú trọng tới việc tăng cường khả năng thích ứng đối

với biến đổi khí hậu trong thời gian dài như:

- Đưa ra những giải pháp về kỹ thuật phù hợp về sản xuất (giống, thời gian,

phòng trừ dịch bệnh) để nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế.

- Khảo sát, xây dựng quy hoạch nâng cấp cơ sở hạ tầng, để nâng cao sức

chống chịu trước biến đổi khí hậu.

- Tuyên truyền, tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức của người dân về biến

đổi khí hậu và tác động của biến đổi khí hậu, cũng như các kỹ thuật phòng

chống, giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Điều tra khảo sát, đánh giá sức chịu tải của môi trường tạo cơ sở cho việc

lập các quy hoạch, kế hoạch quản lý phù hợp, không làm ảnh hưởng đến

môi trường, hệ sinh thái.

Page 88: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ... · Lê Đ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Thị Thanh Nhàn NGHIÊN CỨU

80

KẾT LUẬN

Luận văn tập trung nghiên cứu các nguyên lý của phương pháp tiếp cận hệ

sinh thái, tìm hiểu hiện trạng quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học tại VQG Cát Bà và

các điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội tại khu vực vùng đệm nhằm xem xét, đánh giá

hiệu quả khi áp dụng các nguyên lý của phương pháp tiếp cận hệ sinh thái cho vấn

đề quản lý VQG Cát Bà và khu vực vùng đệm. Mục tiêu của cách tiếp cận này là

tăng cường hiệu quả bảo tồn đa dạng sinh học tại VQG và phát triển kinh tế bền

vững của nhân dân vùng đệm.

Sau quá trình nghiên cứu luận văn đã giải quyết được những vấn đề sau:

Đề xuất các bước áp dụng và xem xét các vấn đề liên quan đến các nguyên lý

tiếp cận hệ sinh thái và đánh giá được khó khăn trong quá trình thực thi, đồng thời

đưa ra được giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các nguyên lý của phương

pháp này trong quản lý VQG Cát Bà và khu vực vùng đệm. Cụ thể:

Bước A: Luận văn đã đưa ra được các bên liên quan trong việc quyết định các

kê hoạch quản lý đối với VQG Cát Bà và khu vực vùng đệm. Theo đó các bên liên

quan chính được xác định là ban quản lý VQG Cát Bà, UBND huyện Cát Hải và

cộng đồng nhân dân địa phương sống tại khu vực vùng đệm VQG. Nhận định rằng

khó khăn khi thực hiện bước A là việc đạt được sự đồng thuận giữa các bên liên

quan trong quá trình ra quyết định kế hoạch quản lý. Từ đó, luận văn đã đề xuất giải

pháp để nâng cao hiệu quả thực thi bước A.

Bước B: Sau khi đã xác định cấu trúc, chức năng nhiệm vụ của các khu vực

trong hệ sinh thái và những dịch vụ mà khu vực hệ sinh thái đó có thể cung cấp.

Luận văn đã xác định các hình thức quản lý và định rõ trách nhiệm của các bên liên

quan. Và xác định rằng khó khăn khi thực hiện Bước B là việc xác định các hình

thức quản lý phù hợp có tính khả thi cao trong điều kiện hiểu rõ cấu trúc chức năng

nhiệm vụ của mỗi khu vực trong hệ sinh thái. Các giải pháp để tháo gỡ khó khăn

này cũng đã được đề xuất.

Page 89: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ... · Lê Đ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Thị Thanh Nhàn NGHIÊN CỨU

81

Bước C: Đây là một trong những bước quan trọng đó là phân tích các vấn đề

kinh tế có liên quan trong việc ra quyết định lập kế hoạch quản lý hệ sinh thái. Luận

văn đã đưa ra được các nguồn tài chính đối với VQG Cát Bà, xem xét những khiếm

khuyết thị trường ảnh hướng đến đa dạng sinh học, hay những vấn đề liên quan đến

việc khuyến khích thúc đẩy bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững đối với

khu vực vùng đệm. Trong bước này luận văn cũng đã chỉ ra những khó khăn khi

xem xét đến các vấn đề kinh tế và sức ảnh hưởng của các vấn đề kinh tế đến việc ra

quyết định các hình thức, kế hoạch quản lý. Đồng thời, các giải pháp giải quyết vấn

đề của bước C đã được đề xuất.

Bước D: Xem xét những ảnh hưởng thực tế và tiềm năng của những hoạt động

quản lý đang và sẽ thực hiện đối với các hệ sinh thái lân cận. Xác định những khó

khăn trong việc dự đoán những tác động tiêu cực sẽ xảy ra đối với các hệ sinh thái

lân cận và khó khăn trong việc nội tại hóa chi phí lợi ích, giảm thiểu những ảnh

hưởng đến các hệ sinh thái lân cận. Các giải pháp thích hợp cho vấn đề của bước C

đã được đề xuất.

Bước E: Xem xét những tác động lâu dài đến hệ sinh thái VQG Cát Bà và khu

vực vùng đệm. Đó là: Đánh giá tính dễ tổn thương trước biến đổi khí hậu đến sinh

kế của người dân các xã vùng đệm VQG Cát Bà; Xung đột giữa phát triển du lịch

đảo Cát Bà và Bảo vệ Môi trường; Xem xét sức chịu tải của môi trường thủy vực

đối với hoạt động nuôi cá lồng bè. Cuối cùng, những giải pháp để thích ứng với các

tác động trên đã được cung cấp.

Sau khi xem xét phân tích điểm yếu, điểm mạnh, cơ hội thách thức luận văn

nhận định bước A và bước C là những bước gặp nhiều khó khăn nhất khi thực thi

trong điều kiện thực tế của VQG Cát Bà và khu vực vùng đệm. Vì vậy khi xây dựng

các kế hoạch quản lý cần xem xét chi tiết đến hai bước trên để đạt được hiệu quả

thực thi cao hơn khi áp dụng.

Page 90: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ... · Lê Đ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Thị Thanh Nhàn NGHIÊN CỨU

82

KHUYẾN NGHỊ

Cần tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện hơn trong quá trình áp dụng các nguyên

lý của hệ sinh thái đối với vấn đề quản lý hệ sinh thái nói chung và vấn đề quản lý

VQG và Khu bảo tồn nói riêng.

Cần phát huy mạnh mẽ sự phối hợp đa ngành, đa cấp để phát huy tối đa hiệu

quả áp dụng của phương pháp này. Đặc biệt là sự tham gia của cộng đồng, thường

là những bên liên quan chính trong quá trình ra quyết định quản lý.

Tiếp tục học hỏi kinh nghiệm thành công của các nước trên thế giới để hoàn

thiện hơn khi áp dụng phương pháp này tại Việt Nam.

Page 91: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ... · Lê Đ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Thị Thanh Nhàn NGHIÊN CỨU

83

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Cục kiểm lâm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2002), “Tổng quan và

khuyến nghị về kế hoạch- thể chế tài chính ở các khu rừng đặc dụng tại Việt Nam”,

Dự án tăng cường quản lý hệ thống các khu bảo tồn tại Việt Nam, tr 41.

2. IUCN Việt Nam (2008), “Hướng dẫn quản lý khu bảo tồn thiên nhiên”, tr47.

3. IUCN Việt Nam(2008), “Tổng quan về Áp dụng Tiếp cận hệ sinh thái vào các

khu đất ngập nước tại Việt nam”, Hà Nội.

4. Quyết định, Số: 186/2006/QĐ-TTgcủaThủTướng Chính phủ. Về việc ban hành

Quy chế quản lý rừng.

5. Quyết định số 126/2012/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính phủ. Về việc thí điểm

chia sẻ lợi ích trong quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững rừng đặc dụng.

6. Cao Thị Thu Trang, Trần Đình Lân, Dương Thanh Nghị, Đỗ Thị Thu Hương,

Viện Tài nguyên và Môi trường Biển(2012), “Phân tích xung đột môi trường khu

vực biển Hải Phòng”,Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển, (3), Tr 46 – 56.

7. Trung tâm bảo tồn sinh vật biển và phát triển cộng đồng MCD, Khoa sinh thái

học hệ thống Đại học Stockholm, Thụy Điển, cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tế

Thụy Điển(SIDA)(2013), “Hiện trạng sinh kế nuôi biển vùng đệm khu dự trữ sinh

quyển Cát Bà trong bối cảnh biến đổi khí hậu”, Dự án: Nâng cao sức đề kháng và

hồi phục truớc biến đổi khí hậu và tai biến môi trường các khu dự trữ ven biển Việt

Nam thông qua tăng cường quản lý tài nguyên thiên nhiên và phát triển sinh kế bền

vững cho cộng đồng.

8. Trung tâm bảo tồn sinh vật biển và phát triển cộng đồng MCD, Khoa sinh thái

học hệ thống Đại học Stockholm Thụy Điển, cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tế

Thụy Điển(SIDA)(2013), Dự án: Xây dựng và tăng cường năng lực cộng đồng ven

biển trong quản lý tài nguyên và phát triển bền vững tại Khu dự trữ sinh quyển Cát

Bà.

Page 92: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ... · Lê Đ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Thị Thanh Nhàn NGHIÊN CỨU

84

9. Viện nghiên cứu Hải sản (02/2011-10/2012),“Nghiên cứu nguy cơ bùng phát và

đề xuất giải pháp phòng tránh, giảm thiểu tác hại của thủy triều đỏ tại khu vực ven

biển thành phố Hải Phòng”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp thành phố.

Tài liệu nƣớc ngoài.

10. Gill Shepherd,(2004), “The Ecosytem Approach, Learning from Experience”,

Published by: IUCN.

11. Gill Shepherd,(2004), “The Ecosytem Approach, Five steps to implementation”,

Ecosystem management Series,(3), Published by: IUCN.

Trang web

12. Áp dụng hướng tiếp cận hệ sinh quyển vào quản lý vùng đất ướt ở Việt Nam,09

January 2008.

http://www.iucn.org/news_homepage/news_by_date/?2274/p-dng-hng-tip-cn-h-

sinh-quyn-vao-qun-ly-vung-t-t-Vit-Nam

13. Case Studies.

http://www.biodiv.org/doc/case-studies/

14. Cá Lồng bè ở Cát Bà:“Mắc cạn”… vì đầu ra.

http://dddn.com.vn/phong-su/mac-can-vi-dau-ra-12025.htm

15. Cát Bà trước nguy cơ từ biến đổi khí hậu.

http://disanxanh.cinet.vn/ArticleDetail.aspx?articleid=61317&sitepageid=25

16. Dự án MCD 46, Dự án MCD 40.

http://mcdvietnam.org

17. Ecosystem Approach, Description.

http://www.cbd.int/ecosystem/description.shtm

18. Hội thảo: Hiện tượng thủy triều đỏ và các vấn đề ô nhiễm môi trường tại vùng

biển Cát Bà, Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng.

http://haiphong.gov.vn/Portal/PrintItem.aspx?ContentID=37809

19. IUCN làm việc với các tổ chức cộng đồng tại địa phương.

http://haiphong.gov.vn/Portal/PrintItem.aspx?ContentID=48164

20. Kết quả quan trắc, phân tích môi trường nước khu vực nuôi cá biển bằng lồng

bè tại Cát Bà – Hải Phòng, đợt 1 năm 2013.

http://www.rimf.org.vn/bantin/news.asp?cat_id=4&news_id=3197

Page 93: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ... · Lê Đ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Thị Thanh Nhàn NGHIÊN CỨU

85

21. Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà “tổn thương” vì biến đổi khí hậu

http://www.khoahoc.com.vn/doisong/moi-truong/46498_Khu-du-tru-sinh-quyen-

Cat-Ba-ton-thuong-vi-bien-doi-khi-hau.aspx

22. Ô nhiễm môi trường ở vùng biển Cát Bà.

http://www.rimf.org.vn/bantin/news.asp?cat_id=4&news_id=2424.

23. Phát triển nuôi trồng thủy sản: Loay hoay bài toán quy hoạch.

http://www.baohaiphong.com.vn/channel/4905/201011/Phat-trien-nuoi-trong-thuy-

san-Loay-hoay-bai-toan-quy-hoach-2017651/

24. Ramsar Tràm Chim - thành công của quản lý dựa trên hệ sinh thái.

http://www.monre.gov.vn/v35/default.aspx?tabid=428&CateID=24&ID=117235&

Code=60OA117235

25. Sức chịu tải môi trường thuỷ vực nuôi cá lồng bè ven biển.

http://www.rimf.org.vn/bantin/tapchi_newsdetail.asp?TapChiID=34&muctin_id=2

&news_id=2414

26. Tiếp cận sinh thái trong quản lý khu dự trữ sinh quyển và người hưởng lợi.

http://www.ngheandost.gov.vn/JournalDetail/ar257_Tiep_can_sinh_thai_trong_qua

n_ly_khu_du_tru_sinh_quyen_va_nguoi_huong_loi.aspx)

27. Vườn quốc gia Cát Bà đang bị xâm hại.

http://www.vnppa.org.vn/?m=news&a=page_newsdetail&newsid=1461&levelone=

110&lang=vi

Page 94: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ... · Lê Đ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Thị Thanh Nhàn NGHIÊN CỨU

86

PHỤ LỤC

PHIẾU SỐ 1: Phỏng vấn ngƣời dân sống trong khu vực vùng đệm Vƣờn

quốc gia Cát Bà( 68 phiếu)

ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA MÔI TRƢỜNG

PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN

(Dành cho người dân địa phương)

***** ****** *****

Kính gửi bà con nhân dân đang sinh sống trong Vườn quốc gia Cát bà và các

khu vực lân cận.

Tôi là: Nguyễn Thị Thanh Nhàn-Học viên Cao học môi trường, Trường Đại

học Khoa học Tự nhiên- Đại học Quốc gia Hà Nội. Hiện nay tôi đang tiến hành đề

tài luận văn tốt nghiệp “Nghiên cứu các nguyên lý của hệ sinh thái áp dụng cho

quản lý vườn quốc gia Cát Bà, Hải Phòng” nhằm nghiên cứu các nguyên lý của

phương pháp tiếp cận hệ sinh thái áp dụng trong quản lý và đánh giá hiệu quả áp

dụng phương pháp tiếp cận này tại vườn quốc gia Cát Bà – Hải Phòng, nhằm tạo cơ

sở cho việc nâng cao hiệu quả quản lý các vườn quốc gia. Để phục vụ công tác

nghiên cứu, tôi cần thu thập một số thông tin về Vườn quốc gia Cát Bà, và hoạt

động phát triển kinh tế của bà con trong khu vực. Kính mong bà con nhân dân đang

sinh sống tại địa phương giúp đỡ để tôi hoàn thành tốt công việc của mình. Tôi xin

đảm bảo rằng, các thông tin cá nhân về tên, tuổi, nghề nghiệp, chức vụ sẽ được giữ

kín, không phục vụ cho các hoạt động thực thi pháp luật ở địa phương cũng như

công tác truyền thông. Nếu các bà con có thắc mắc gì xin liên hệ theo địa chỉ dưới

đây.

Họ và tên: Nguyễn Thị Thanh Nhàn

Page 95: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ... · Lê Đ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Thị Thanh Nhàn NGHIÊN CỨU

87

Địa chỉ liên lạc: Phòng 309 Tập thể Trường Trung Cấp Y Tế Đặng Văn

Ngữ , Số 35, Trung Văn, Từ Liêm, Hà Nội.

Điện thoại:01687268088

Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của mọi người !

VQG Cát Bà, Ngày ….... tháng ….... năm 2013.

PHẦN I: THÔNG TIN CÁ NHÂN VỀ ĐỐI TƢỢNG PHỎNG VẤN

Mục đích: Tìm hiểu về trình độ nhận thức và quan điểm của các đối tượng

phỏng vấn về các hình thức quản lý hệ sinh thái đang áp dụng.

1.Giới tính: Nam Nữ

2. Tuổi:

a. Từ 18-25 tuổi

b. Từ 26-35 tuổi

c. Từ 35- 60 tuổi

d. Trên 60 tuổi

3. Trình độ học vấn.

a. Không biết đọc, viết

b. Tiểu học

c. Trung học cơ sở

d. Trung học phổ thông

e. Trung cấp

f. Cao đẳng, đại học

4. Nghề nghiệp

a. Nhân viên cơ quan nhà nước

b. Khối doanh nghiệp

c. Kinh doanh, buôn bán

d. Không có nghề nghiệp/ nội trợ

e. Nông dân

Page 96: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ... · Lê Đ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Thị Thanh Nhàn NGHIÊN CỨU

88

f. Ngành nghề khác( ghi rõ)

5. Nơi thường trú:

PHẦN II: CÂU HỎI ĐIỀU TRA

Mục đích:

- Tìm hiểu về sinh kế cuả người dân tại khu vực nghiên cứu vì sinh kế

quyết định rất lớn đến thói quen sử dụng tài nguyên của người dân và để

nhà quản lý ra các quyết định về hình thức quản lý.

- Tìm hiểu sự phụ thuộc của người dân vào tài nguyên thiên nhiên.

Câu 1: Gia đình anh/ chị có bao nhiêu người?

a. < 4

b. 4

c. >4

Câu 2: Số lao động chính trong gia đình anh chị là bao nhiêu?

a. <4

b. 4

c. >4

Câu 3 : Gia đình anh chị sinh sống ở đây bao lâu rồi?

a. Sống lâu đời

b. <10

c. 10-20

d. >20

Câu 4: Thu nhập trung bình của gia đình anh chị mỗi tháng khoảng bao nhiêu?

a. Dưới 1 triệu VNĐ

b. Từ 1 triệu- 3 triệu VNĐ

c. Từ 3 triệu – 5 triệu VNĐ

d. Trên 5 triệu VNĐ

Câu 5: Gia đình chị có bao nhiêu nguồn sinh kế( việc làm, thu nhập)

Câu 6: Sinh kế gia đình anh chị có phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên không:

a. Có

b. Không

Câu 7: Sinh kế gia đình anh chị có phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên không( thời

tiết khí hậu, bão, lut, hạn hán)

Page 97: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ... · Lê Đ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Thị Thanh Nhàn NGHIÊN CỨU

89

Câu 8: Trong quá trình phát triển kinh tế gia đình anh chị gặp khó khăn gì

a. Không có khó khăn gì

b. Khó khăn về thị trường

c. Khó khăn về điều kiện tự nhiên ( khí hậu, lũ lụt, hạn hán…)

d. Khó khăn về nguồn vốn

e. Khó khăn về kỹ thuật

f. Khó khăn khác

Câu9 : Chính quyền địa phương và Vườn quốc gia có các chương trình hỗ trợ cho

gia đình anh chị phát triển kinh tế không?

a. Có

b. Không

Câu 10: Nếu có các chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế thì những chương trình

này có hiệu quả không?

a. Có

b. Không

Câu 11: Anh chị có muốn tham gia vào quá trình thiết lâp kế hoạch và chương trình

quản lý cho Vườn quốc gia Cát Bà và khu vực vùng đệm vườn quốc gia Cát Bà hay

không?

a. Có

b. Không

Câu 12: Anh chị có nghĩ mình có trách nhiệm và quyền lợi trong việc tham gia vào

quá trình thiết lâp và thực thi các kế họach và chương trình quản lý cho Vườn quốc

gia và vùng đệm VQG hay không ?

a. Có

b. Không

Câu 13: Vườn quốc gia Cát Bà có khuyến khích người dân tham gia vào việc bảo

tồn tài nguyên và đa dạng sinh học của Vườn hay không?

a. Có

b. Không

Câu 14: Nếu có Vườn quốc gia Cát Bà đã tạo điều kiện gì để người dân tham gia

vào việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học của Vườn(Có thể chọn

nhiều phương án)

a. Tuyên truyền để người dân thấy được lợi ích của việc bảo vệ tài nguyên thiên

nhiên và đa dạng sinh học

b. Hưởng lợi từ các hoạt động du lịch và dịch vụ của Vườn

c. Cung cấp các sinh kế thay thế cho người dân.

Page 98: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ... · Lê Đ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Thị Thanh Nhàn NGHIÊN CỨU

90

Câu 15: Chính quyền địa phương và Ban quản lý Vườn quốc gia Cát Bà có hình

thức hỗ trợ người dân phát triển kinh tế hay không?

a. Có

b. Không

Câu 16: Mong muốn của gia đình anh chị đối với các kế hoạch phát triển kinh tế xã

hội của các cấp chính quyền và các cơ quan chức năng khác là gì

Câu 17: Nhận thức của người dân về du lịch sinh thái.

a. Du lịch để hòa mình vào thiên nhiên để tìm hiểu thiên nhiên, tận hưởng

bầu không khí trong lành.

b. Thám hiểm những vùng đất hoang sơ, có phong cảnh hang động đẹp và

kỳ bí để tìm hiểu thiên nhiên

c. Thăm quan, tìm hiểu những nét đọc đáo về văn hóa,đời sống của con

người sống gần thiên nhiên.

Câu 18: Vườn Quốc gia Cát Bà có những hoạt động nào cho người dân địa phương

phát triển kinh tế vùng đệm không?

a. Hoạt động thuê khoán bảo vệ rừng

b. Hoạt động cho vay vốn để phát triển kinh tế

c. Hoạt động cho thuê đất để phát triển nông nghiệp

d. Tham gia vào các hoạt động DLST do Vườn tổ chức

Câu 19: Những hoạt động này có tạo điều kiện thuận lợi cho gia đình anh chị hay

không

a. Có

b. Không

c. Khác

Câu 20: Anh chị hiểu như thế nào về chức năng của Vườn Quốc gia Cát Bà

a. Bảo vệ tài nguyên rừng, tài nguyên động thực vật, cảnh quan thiên

nhiên

b. Phát triển du lịch sinh thái.

c. Hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội địa phương.

BẢNG THỐNG KÊ KẾT QUẢ PHỎNG VẤN

Page 99: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ... · Lê Đ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Thị Thanh Nhàn NGHIÊN CỨU

91

1. Thông tin cá nhân đối tượng phỏng vấn:

Tổng số người dân phỏng vấn 68 người dân

Tuổi Tổng số

người

%

Từ 18-25 tuổi

Từ 26-35 tuổi

Từ 35- 60 tuổi

Trên 60 tuổi

15

25

28

0

Giới tính

Nam

Nữ

38

30

Trình độ học vấn

Không biết đọc, viết

Tiểu học

Trung học cơ sở

Trung học phổ thông

Trung cấp

Cao đẳng, đại học

0

0

6

42

12

8

Nghề nghiệp

Nhân viên cơ quan nhà nước

Khối doanh nghiệp

Kinh doanh, dịch vụ

5

0

32

Page 100: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ... · Lê Đ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Thị Thanh Nhàn NGHIÊN CỨU

92

Chỉ nội trợ

Nông dân

Ngành nghề khác( ghi rõ)

2

14

15

Nơi thường trú

Thị trấn Cát Bà

Gia Luận

Phù Long

Trân Châu

Việt Hải

Hiền Hào

Xuân Đám

Sống trên Vịnh

30

4

16

5

0

1

3

9

2. Bảng thống kê về kết quả điều tra

Số người trong gia đình

<4

>4

= 4

2

42

24

Số lao động chính

<4

>4

= 4

48

0

20

Thu nhập hàng tháng của gia đình

Dưới 1 triệu VNĐ

Từ 1 triệu- 3 triệu VNĐ

0

24

Page 101: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ... · Lê Đ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Thị Thanh Nhàn NGHIÊN CỨU

93

Từ 3 triệu – 5 triệu VNĐ

Trên 5 triệu VNĐ

26

18

Số nguồn sinh kế

1

2

3

>3

26

37

5

0

Kinh tế phụ thuộc vào tài nguyên

Phụ thuộc

Không phụ thuộc

47

21

Kinh tế phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên

Phụ thuộc

Không phụ thuộc

28

40

Tham gia vào quá trình thiết lập các chương trình,

kế hoạch quản lý

Không

Không trả lời

34

14

20

Có trách nhiệm, quyền lợi trong việc thiết lập các

chương trình kế hoạch quản lý

Không

Không trả lời

34

14

20

Nhận thức của người dân về du lịch sinh thái.

Du lịch để hòa mình vào thiên nhiên để tìm hiểu

thiên nhiên, tận hưởng bầu không khí trong lành.

Thám hiểm những vùng đất hoang sơ, có phong

cảnh hang động đẹp và kỳ bí để tìm hiểu thiên

nhiên

Thăm quan, tìm hiểu những nét đọc đáo về văn

hóa,đời sống của con người sống gần thiên nhiên.

Page 102: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ... · Lê Đ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Thị Thanh Nhàn NGHIÊN CỨU

94

Vườn Quốc gia Cát Bà có những hoạt động nào cho

người dân địa phương phát triển kinh tế vùng đệm

không?

Hoạt động thuê khoán bảo vệ rừng

Hoạt động cho vay vốn để phát triển kinh tế

Hoạt động cho thuê đất để phát triển nông nghiệp

Tham gia vào các hoạt động DLST do Vườn tổ

chức

Các hoạt động khác

68

0

0

68

0

Những hoạt động này có tạo điều kiện thuận lợi cho

gia đình anh chị hay không

Không

44

24

Anh chị hiểu như thế nào về chức năng của Vườn

Quốc gia Cát Bà

Bảo vệ tài nguyên rừng, tài nguyên động thực vật,

cảnh quan thiên nhiên

Phát triển du lịch sinh thái.

Hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội địa phương.

68

68

32

Page 103: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ... · Lê Đ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Thị Thanh Nhàn NGHIÊN CỨU

95

PHIẾU SỐ 2: Phiếu thuthập thông tin dành cho cán bộ quản lý Vƣờn

Quốc gia Cát Bà (Phỏng vấn 15 cán bộ)

ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA MÔI TRƢỜNG

PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN

(Dành cho cán bộ quản lí của VQG Cát Bà và cán bộ địa phương)

***** ****** *****

Kính gửi các cán bộ đang công tác tác tại Vườn quốc gia Cát Bà

Tôi là: Nguyễn Thị Thanh Nhàn -Học viên Cao học môi trường, Trường Đại

học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. Hiện nay tôi đang tiến hành đề

tài luận văn tốt nghiệp Nghiên cứu các nguyên lý của hệ sinh thái áp dụng cho

quản lý vườn quốc gia Cát Bà, Hải Phòng nhằm nghiên cứu các nguyên lý của

phương pháp tiếp cận hệ sinh thái áp dụng trong quản lý và đánh giá hiệu quả áp

dụng phương pháp tiếp cận này tại vườn quốc gia Cát Bà – Hải Phòng, nhằm tạo cơ

sở cho việc nâng cao hiệu quả quản lý các vườn quốc gia. Để phục vụ công tác

nghiên cứu, tôi cần thu thập một số thông tin về Vườn quốc gia Cát Bà. Tôi hy vọng

rằng kết quả nghiên cứu của tôi sẽ phần nào cho việc nâng cao hiệu quả quản lý,

cũng như bảo tồn đa dạng sinh học của Vườn.Vì vậy, kính mong các cán bộ đang

công tác tại Vườn và các cán bộ tại địa phương giúp đỡ để tôi hoàn thành tốt công

việc của mình. Tôi xin đảm bảo rằng, các thông tin cá nhân về tên, tuổi, nghề

nghiệp, chức vụ sẽ được giữ kín, không phục vụ cho các hoạt động thực thi pháp

luật ở địa phương cũng như công tác truyền thông. Nếu các anh/chị có thắc mắc gì

xin liên hệ theo địa chỉ dưới đây.

Họ và tên: Nguyễn Thị Thanh Nhàn

Địa chỉ liên lạc: Phòng 309 Tập thể Trường Trung Cấp Y Tế Đặng Văn

Ngữ , Số 35, Trung Văn, Từ Liêm, Hà Nội.

Page 104: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ... · Lê Đ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Thị Thanh Nhàn NGHIÊN CỨU

96

Điện thoại: 01687268088

Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của anh/chị

VQG Cát Bà, Ngày ….... tháng ….... năm 2013.

Mục đích:

- Tìm hiểu về hiện trạng quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học tại Vườn Quốc

gia.

- Tìm hiểu về nguồn kinh phí cho Vườn Quốc gia Cát Bà và việc sử dụng

các nguồn kinh phí đó

- Những khó khăn trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học

1. Thông tin cá nhân

Giới tính: Nam Nữ

Tuổi:…………………………………………..

Dân tộc: ...............................................................

Nghề nghiệp:…………………………………………………..

2. Câu hỏi điều tra

Câu 1: Số lượng cán bộ quản lý hiện có (tính cả biên chế và hợp đồng) có đủ để

quản lý Vườn quốc gia Cát Bà hay không?

a. Có

b. Không

Câu 2: Anh chị đánh giá như thế nào về năng lực quản lý của các cán bộ Vườn quốc

gia Cát Bà ?

a. Tốt

b. Khá

c. Trung bình

d. Yếu

e. Kém

Câu 3: Thu nhập của Vườn Quốc gia từnhững nguồn nào

a. Ngân sách nhà nước

b. Hoạt động DLST

Page 105: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ... · Lê Đ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Thị Thanh Nhàn NGHIÊN CỨU

97

c. Tài trợ của các tổ chức

d. Nguồn khác.

Câu 4: Nguồn kinh phí này có đủ cho hoạt động quản lý, bảo tồn và phát triển du

lịch không

a. Có đủ

b. Không đủ

Câu 5: Theo anh chị cơ sở hạ tầng, trang thiết bị có đáp ứng nhu cầu quản lý không?

a. Có

b. Không

Câu 6 : Theo anh chị ngân sách hàng năm của nhà nước cho Vườn quốc gia Cát Bà

có đáp ứng đủ cho nhu cầu quản lý hay không ?

a. Có

b. Không

Câu 7: Anh chị đánh giá như thế nào về việc xử lý các vi phạm của cán bộ quản lý

và cộng đồng địa phương đối với Vườn quốc gia?

a. Tốt

b. Khá

c. Trung bình

d. Yếu

e. Kém

Câu 8: Theo anh chị kế hoạch và chương trình quản lý hiện đang áp dụng cho

Vườn quốc gia Cát Bà đã hợp lý chưa ?

a. Hợp lý

b. Chưa hợp lý

Câu 9 : Theo anh chị hình thức quản lý như thế nào thì phù hợp đối với Vườn quốc

gia Cát Bà?

a. Quản lý nghiêm ngặt (Không có bất kỳ hình thức khai thác dịch vụ hệ sinh

thái nào tại Vườn quốc gia Cát Bà)

b. Vừa bảo tồn vừa khai thác dịch vụ hệ sinh thái (Phân vùng các khu chức

năng khác nhau)

c. Khai thác tự do các dịch vụ hệ sinh thái

Câu 10: Theo anh chị vấn đề nào sau đây gây khó khăn trong việc quản lý tại Vườn

quốc gia Cát Bà? (Có thể chọn nhiều phương án)

Page 106: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ... · Lê Đ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Thị Thanh Nhàn NGHIÊN CỨU

98

a. Thiếu kinh phí, cơ sở vật chất hạ tầng

b. Thiếu nguồn nhân lực có năng lực

c. Thiếu sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương

d. Những khó khăn khác

Câu 11: Anh chị cho biết chức năng chính của Vườn quốc gia Cát Bà là gì ?(Có thể

chọn nhiều phương án)

a. Bảo tồn hệ động thực vật tại Vườn

b. Cung cấp các dịch vụ để phát triển du lịch và các hoạt động kinh tế khác

c. Điều hòa khí hậu và bảo vệ môi trường.

d. Bảo vệ các tài nguyên thiên nhiên trong Vườn.

e. Các chức năng khác

Câu 12: Theo anh chị Vườn quốc gia Cát Bà có thể cung cấp các dịch vụ hệ sinh

thái hay các sản phẩm gì mà không ảnh hưởng đến công tác bảo tồn và đa dạng sinh

học của Vườn? (Có thể chọn nhiều phương án)

a. Du lịch sinh thái

b. Cung cấp gỗ

c. Cung cấp các lâm sản khác ngoài gỗ

d. Cho phép săn bắt một số loài động vật

Câu 13: Theo anh chị mối đe dọa chủ yếu đối với tính nguyên vẹn của hệ sinh thái

Vườn quốc gia Cát Bà là gì?(Có thể chọn nhiều phương án)

a. Tác động của tự nhiên

b. Biến đổi khí hậu

c. Sự xâm phạm trái phép của người dân

d. Quy hoạch của nhà nước

Câu 14: Nếu có hoạt động xâm phạm trái phép đến hệ sinh thái, tài nguyên của

Vườn quốc gia Cát Bà thì ở mức độ nào?

a. Cao

b. Trung bình

c. Thấp

d. Không đáng kể

Câu 15: Theo anh chị mối đe dọa chủ yếu đến đa dạng sinh học Vườn quốc gia Cát

Bà là gì?(Có thể chọn nhiều phương án)

a. Săn bắt động vật trong vườn

b. Khai thác gỗ và các lâm sản khác

c. Các hoạt động du lịch và dịch vụ trong vườn

d. Hoạt động lâm nghiệp, nông nghiệp, thủy sản trong phạm vi Vườn quốc gia

Page 107: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ... · Lê Đ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Thị Thanh Nhàn NGHIÊN CỨU

99

e. Ô nhiễm môi trường từ các hoạt động du lịch( tàu bè, rác thải,...)

f. Sự xâm hại của các loài ngoại lai

g. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và các hiện tượng thời tiết cực đoan

Câu 16: Anh chị đánh giá như thế nào về hoạt động săn bắt động vật trái phép ở

Vườn quốc gia Cát Bà

a. Cao

b. Trung bình

c. Thấp

d. Không có

Câu 17: Anh chị đánh giá như thế nào về hoạt động khai thác gỗ và các lâm sản

khác ngoài gỗ ở Vườn quốc gia Cát Bà

a. Cao

b. Trung bình

c. Thấp

d. Không có

Câu 18: Theo anh chị hoạt động du lịch và dịch vụ tại Vườn quốc gia Cát Bà có tác

động tiêu cực đến công tác bảo tồn hay không.

a. Có

b. Không

Câu 19: Nếu có ảnh hưởng tiêu cực thì ở mức độ nào ?

a. Cao

b. Trung bình

c. Thấp

Câu 20: Theo anh chị khó khăn đặc thù của việc phát triển du lịch sinh thái ở Vườn

quốc gia Cát Bà là gì? (Có thể chọn nhiều phương án)

a. Quản lý tàu thuyền vận chuyển khách

b. Quản lý các dịch vụ phục vụ cho phát triển du lịch sinh thái

c. Thiếu các điều kiện tự nhiên để phát triển du lịch sinh thái.

d. Thiếu kinh phí cho các hoạt động phát triển du lịch sinh thái

e. Thiếu nguồn nhân lực có năng lực phục vụ cho hoạt động phát triển du lịch

sinh thái.

f. Các khó khăn khác

Câu 21: Anh chị cho biết nguồn gây ô nhiễm môi trường của Vườn quốc gia Cát Bà

là gì?(Có thể chọn nhiều phương án)

a. Chất thải rắn từ hoạt động du lịch, dịch vụ, sinh hoạt của cán bộ quản lý

b. Nước thải sinh hoạt

Page 108: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ... · Lê Đ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Thị Thanh Nhàn NGHIÊN CỨU

100

c. Nước thải công nghiệp

d. Hoạt động đi lại của tàu thuyền

e. Từ hoạt động khác

Câu 22: Hiện nay Vườn quốc gia Cát Bà có phân vùng bảo tồn không (Vùng bảo

tồn nghiêm ngặt, vùng phục hồi sinh thái, vùng cho phép khai thác) ?

a. Có

b. Không

Câu 23: Nếu có thì phân vùng như vậy đã hợp lý hay chưa?

a. Hợp lý

b. Chưa hợp lý

Ý kiến khác

....................................................................................................................

Câu 24: Theo anh chị nếu phân vùng bảo tồn có lợi cho công tác bảo tồn và phát

triển bền vững của Vườn không?

a. Có

b. Không

Câu 25: Phân vùng bảo tồn có gây khó khăn cho công tác quản lý hay không?

a. Có

b. Không

Nếu có thì vì

sao?.....................................................................................................................

............................................................................................................................

............................................................................................................................

............

Câu 26: Theo anh chị nếu phân vùng bảo tồn có lợi cho cộng đồng địa phương

không?

a. Có

b. Không

Câu 27: Theo anh chị mức độ tham gia vào quá trình ra quyết định hưởng ứng các

kế hoạch và chương trình bảo tồn của cộng đồng địa phương và các tổ chức khác

như thế nào?

a. Tốt

b. Khá

c. Trung bình

Page 109: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ... · Lê Đ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Thị Thanh Nhàn NGHIÊN CỨU

101

d. Yếu

e. Kém

Câu 28: Theo anh chị có nên khuyến khích các tổ chức, cá nhân, cộng đồng địa

phương tham gia và quá trình ra quyết định cho các kế hoạch và chương trình bảo

tồn cho Vườn quốc gia Cát Bà hay không?

a. Có

b. Không

Câu 29: Theo anh chị làm thế nào để thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương

trong việc ra quyết định các kế hoạch và chương trình quản lý cho Vườn quốc gia

Cát Bà?(Có thể chọn nhiều phương án)

a. Tuyên truyền để cộng đồng địa phương thấy được trách nhiệm và quyền lợi

của mình

b. Tạo điều kiện để cộng đồng địa phương tham gia và hưởng lợi từ các hoạt

động du lịch và dịch vụ

c. Đưa ra sinh kế thay thế cho cộng đồng địa phương.

d. Các hình thức khác

Câu 30: Đã có những chương trình hỗ trợ để phát triển các sinh kế thay thế cho

cộng đồng địa phương hay chưa ?

a. Có

b. Chưa có

Câu 31: Có những trở ngại khó khăn gì khi phát triển sinh kế mới cho người dân

địa phương? (Có thể chọn nhiều phương án)

a. Kỹ năng của người dân còn kém

b. Thiếu thị trường

c. Thiếu cơ chế hỗ trợ sinh kế hiệu quả

d. Khó khăn khác

Câu 32: Theo anh chị để nâng cao hiệu quả quản lý Vườn quốc gia Cát Bà cần phải

làm gì?(Có thể chọn nhiều phương án)

a. Tăng thêm ngân sách

b. Bổ sung nguồn nhân lực

c. Tập huấn nâng cao năng lực của cán bộ quản lý

d. Khuyến khích cộng động địa phương và các tổ chức khác tham gia vào quản

e. Nâng cao cơ sở vật chất hạ tầng

f. Tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức của người dân.

g. Tăng cường công tác thực thi pháp luật