Tỉnh Bạc Liêu

148
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA THƯƠNG MẠI – DU LỊCH Môn: Tuyên truyền và quảng bá du lịch Đề tài Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đình Ân

description

research

Transcript of Tỉnh Bạc Liêu

Page 1: Tỉnh Bạc Liêu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA THƯƠNG MẠI – DU LỊCH

Môn: Tuyên truyền và quảng bá du lịch

Đề tài

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đình Ân

MSSV: 08107921

Lớp : DHKD4

Page 2: Tỉnh Bạc Liêu

Tài nguyên du l ch v t th c a t nh B c Liêuị ậ ể ủ ỉ ạ

GVHD: Thầy Hồ Vĩnh Tường

Mục lục

LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................................4

PHẦN MỞ ĐẦU: MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN...............................................6

1- Văn hóa......................................................................................................................6

2- Văn hóa vật thể..........................................................................................................7

3- Di tích lịch sử văn hóa...............................................................................................7

4. Tài nguyên du lịch.....................................................................................................9

PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ TỈNH BẠC LIÊU............................................................11

1.1.Vị trí địa lý...............................................................................................................11

1.2. Lịch sử hình thành...................................................................................................11

1.3. Xuất xứ tên gọi........................................................................................................14

1.4. Dân số......................................................................................................................14

1.5. Đơn vị hành chính...................................................................................................15

1.6. Đất đai, địa hình......................................................................................................16

1.7.Khí hậu.....................................................................................................................16

1.8.Tài nguyên................................................................................................................16

1.9. Kinh tế.....................................................................................................................18

1.10. Công thương nghiệp..............................................................................................18

1.11. Nông nghiệp..........................................................................................................18

1.12. Du lịch...................................................................................................................19

1.13. Văn hóa..................................................................................................................19

Tuyên truy n và qu ng bá du l chề ả ị Trang 2

Page 3: Tỉnh Bạc Liêu

Tài nguyên du l ch v t th c a t nh B c Liêuị ậ ể ủ ỉ ạ

*Những giai thoại và đặc sản....................................................................................20

1.14. Tính cách con người Bạc Liêu..............................................................................21

PHẦN 2: TÀI NGUYÊN DU LỊCH VẬT THỂ CỦA TỈNH BẠC LIÊU...................23

2.1. Danh sách các di tích văn hóa-lịch sử được xếp hạng cấp quốc gia và cấp tỉnh

của tỉnh Bạc Liêu..........................................................................................................23

2.2. Tài nguyên du lịch vật thể được xếp hạng của tỉnh Bạc Liêu..............................25

2.2.1. Đồng Nọc Nạng................................................................................................25

2.2.2. Tháp cổ Vĩnh Hưng...........................................................................................27

2.2.3.Đền thờ chủ tịch Hồ Chí Minh...........................................................................31

2.2.4. Khu lưu niệm cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu.............................................................32

2.2.5. Di tích lịch sử Nơi thành lập Chi bộ Đảng Cộng Sản đầu tiên của tỉnh Bạc Liêu

.....................................................................................................................................37

2.2.6. Thành Hoàng Cổ Miếu ( Chùa Minh)...............................................................39

2.2.7. Chùa Giác Hoa (Chùa cô Hai Ngó)..................................................................40

2.2.8. Chùa Xiêm Cán ( Chùa Komphir Sakor Prêchru)............................................48

2.2.9.Đình An Trạch...................................................................................................52

2.2.10. Chùa Vĩnh Đức...............................................................................................54

2.2.11. Đồng hồ mặt trời.............................................................................................55

2.2.12. Thiên hậu Cổ Miếu.........................................................................................56

2.2.13. Phước Đức Cổ Miếu ( còn gọi là Chùa Bang)................................................57

2.2.14.  Chùa Kro Pum Mean Chey Kos Thum (chùa Cỏ Thum)...............................59

2.2.15. Tiên sư Cổ Miếu.............................................................................................62

2.2.16. Chùa Long Phước (chùa Cô Bảy)...................................................................66

2.2.17. Phủ thờ dòng họ Cao Triều.............................................................................74

Tuyên truy n và qu ng bá du l chề ả ị Trang 3

Page 4: Tỉnh Bạc Liêu

Tài nguyên du l ch v t th c a t nh B c Liêuị ậ ể ủ ỉ ạ

2.3. Các công trình du lịch vật thể chưa được xếp hạng của tỉnh Bạc Liêu..............78

2.4. Ẩm thực Bạc Liêu...................................................................................................87

PHẦN 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA DU LỊCH BẠC LIÊU VÀ NHỮNG

Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BẠC LIÊU

3.1. Thực trạng phát triển du lịch của tỉnh bạc Liêu...................................................92

3.2 . Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch Bạc Liêu............................97

KẾT LUẬN............................................................................................................ 102

Tuyên truy n và qu ng bá du l chề ả ị Trang 4

Page 5: Tỉnh Bạc Liêu

Tài nguyên du l ch v t th c a t nh B c Liêuị ậ ể ủ ỉ ạ

LỜI MỞ ĐẦU

Bạc Liêu là một trong những đô thị lâu đời của miền Tây Nam Bộ có những nét

độc đáo về văn hóa - xã hội được nhiều nơi biết đến, nhất là các giai thoại về công tử Bạc

Liêu, nhiều công trình nhà ở, đình chùa mang kiến trúc cổ, cụm nhà Công tử Bạc Liêu,

đồng hồ đá; là nơi sản sinh bài Dạ cổ Hoài lang, tiền thân của vọng cổ ngày nay; có sân

chim, vườn nhãn, có 15 km bờ biển, có 700 ha rừng ngập mặn với nhiều loài sinh vật

sống ven biển và dưới tán rừng; có nền văn hóa đặc trưng của sự giao thoa 03 dân tộc:

Kinh, Hoa, Khmer... Với những đặc điểm trên, thành phố Bạc Liêu là một trong những

địa phương có tiềm năng du lịch phong phú và hấp dẫn du khách.

Việc đầu tư khai thác tiềm năng để du lịch Bạc Liêu phát triển mạnh sẽ có ý nghĩa rất

quan trọng trong việc đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của địa

phương, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống cho

nhân dân.

Từ khi tỉnh Bạc Liêu được tái lập, ngành du lịch được chú ý đầu tư và đã có bước

phát triển nhất định. Một số dự án du lịch đang được xây dựng, bước đầu đã hình thành

được một số cơ sở du lịch; thu hút được du khách trong và ngoài tỉnh đến tham quan du

lịch đã mang lại giá trị doanh thu cho ngành dịch vụ - du lịch chiếm tỷ trọng cao trong

nền kinh tế của thành phố Bạc Liêu.

Ngoài những tiềm năng du lịch của tỉnh và thành phố Bạc Liêu phong phú, nhưng

thiếu sự đầu tư đúng mức của nhà nước và nhân dân, nên chưa có nhiều cơ sở đủ chuẩn,

hấp dẫn du khách; hoạt động du lịch còn tự phát. Loại hình du lịch còn nghèo nàn, cả về

du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, sông nước, du lịch vườn. Hoạt động du lịch còn rời rạc,

chưa tạo được tour, tuyến trong thị xã và giữa thị xã với các huyện trong và ngoài tỉnh.

Lượng khách đến đông, nhưng thời gian lưu trú không nhiều, chủ yếu là do dịch vụ phục

vụ du lịch chậm phát triển, hệ thống nhà hàng, khách sạn chưa đáp ứng yêu cầu. Dịch vụ

chăm sóc sức khỏe, các sản phẩm lưu niệm và tiêu dùng phục vụ nhu cầu mua sắm của

du khách đơn điệu, ẩm thực chưa được đầu tư đúng mức. Tính văn minh trong phục vụ

khách, tính chuyên nghiệp trong tổ chức các hoạt động du lịch còn hạn chế. Vì Vậy, việc

Tuyên truy n và qu ng bá du l chề ả ị Trang 5

Page 6: Tỉnh Bạc Liêu

Tài nguyên du l ch v t th c a t nh B c Liêuị ậ ể ủ ỉ ạ

nghiên cứu những thế mạnh về di tích văn hóa vật thể của tỉnh Bạc Liêu sẽ góp phần đưa

ra những giải pháp cho sự phát triển của tỉnh nói chung và du lịch nói riêng, từ đó đề xuất

những biện pháp hữu ích và hiệu quả cho tỉnh.

Tuyên truy n và qu ng bá du l chề ả ị Trang 6

Page 7: Tỉnh Bạc Liêu

Tài nguyên du l ch v t th c a t nh B c Liêuị ậ ể ủ ỉ ạ

PHẦN MỞ ĐẦU: MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN

1- Văn hóa

Văn hóa là toàn bộ những thứ do con người tạo ra nhằm phục vụ cuộc sống tốt đẹp hơn

Có rất nhiều những khái niệm và định nghĩa liên quan tới văn hóa nhưng nhìn

chung , văn hóa được thống nhất và biểu hiện ở những đặc điểm sau:

Thứ nhất, văn hoá là sáng tạo của con người, thuộc về con người, những gì không

do con người làm nên không thuộc về khái niệm văn hoá. Từ đó, văn hoá là đặc trưng căn

bản phân biệt con người với động vật, đồng thời cũng là tiêu chí căn bản phân biệt sản

phẩm nhân tạo với sản phẩm tự nhiên. Văn hoá xuất hiện do sự thích nghi một cách chủ

động và có ý thức của con người với tự nhiên, nên văn hoá cũng là kết quả của sự thích

nghi ấy.

Thứ hai, sự thích nghi này là sự thích nghi có ý thức và chủ động nên nó không phải

là sự thích nghi máy móc mà thường là sự thích nghi có sáng tạo, phù hợp với giá trị chân

- thiện - mỹ.

Thứ ba, văn hoá bao gồm cả những sản phẩm vật chất và tinh thần, chứ không chỉ

riêng tinh thần mà thôi.

Thứ tư, văn hoá không chỉ có nghĩa chỉ là văn học nghệ thuật như thông thường

người ta hay nói. Văn học nghệ thuật chỉ là bộ phận cao nhất trong lĩnh vực văn hoá mà

thôi.

Trên cơ sở phân tích các quan niệm trên có thể kết luận:Văn hóa là sản phẩm của

loài người, văn hóa được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã

hội. Song, chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên con người, và duy trì sự bền vững

và trật tự xã hội. Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình

xã hội hóa. Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và tương tác xã

hội của con người. Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểu

hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người cũng như

trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra.

Tuyên truy n và qu ng bá du l chề ả ị Trang 7

Page 8: Tỉnh Bạc Liêu

Tài nguyên du l ch v t th c a t nh B c Liêuị ậ ể ủ ỉ ạ

2- Văn hóa vật thể

Văn hóa vật thể là một bộ phận của văn hóa nhân loại, thể hiện đời số

ng tinh thần của con người dưới dạng vật chất, là kết quả của hoạt động sáng tạo

biến những vật và chât liệu trong thiên nhiên thành những đồ vật, công trình có giá trị

sử dụng và thẫm mỹ nhằm phục vụ cuộc sống tốt hơn

3- Di tích lịch sử văn hóa

Di tích lịch sử tích lịch sử – văn hoá là tài sản quý giá của mỗi địa phương, mỗi

dân tộc, đất nước và cả nhân loại.Nó là bằng chứng trung thành, xác thực, cụ thể về đặc

điểm văn hoá mỗi nước.Ở đó chứa đựng tất cả những gì thuộc về truyền thống tốt đẹp,

những tinh hoa, trí tuệ, tài năng, giá trị văn hoá nghệ thuật của mỗi quốc gia.Di tích lịch

sử – văn hoá có khả năng rất lớn góp phần vào việc phát triển trí tuệ, tài năng của con

người; góp phần vào việc phát triển khoa học nhân văn, khoa học lịch sử.Đó chính là bộ

mặt quá khứ của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia.

 Ở Việt Nam, theo pháp luật bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử – văn hoá và danh lam

thắng cảnh (04/04/1984), di tích lịch sử – văn hoá được quy định như sau:

“Di tích lịch sử – văn hoá là những công trình xây dựng, địa điểm, đồ vật, tài liệu

và các tác phẩm có giá trị lịch sử, khoa học, nghệ thuật, cũng như các giá trị văn hoá

khác, hoặc liên quan đến các sự kiện lịch sử, quá trình phát triển văn hoá – xã hội”.

Từ những quy định về di tích lịch sử – văn hoá các nước trên thế giới và ở nước ta

có thể rút ra những quy định chung có ý nghĩa khoa học và hệ thống như sau:

Di tích lịch sử – văn hoá là những nơi ẩn dấu một bộ phận giá trị văn hoá khảo cổ.

Những điểm khung cảnh ghi dấu về một dân tộc học.

Những nơi diễn ra những sự kiện chính trị quan trọng có ý nghĩa thúc đẩy lịch sử

đất nước, lịch sử địa phương phát triển .

Những địa điểm ghi dấu chiến công chống xâm lược, áp bức.

Những nơi ghi dấu giá trị lưu niệm về nhân vật lịch sử, anh hùng dân tộc, danh

nhân văn hoá, khoa học.

Những công trình kiến trúc, nghệ thuật có giá trị toàn quốc hoặc khu vực.

Tuyên truy n và qu ng bá du l chề ả ị Trang 8

Page 9: Tỉnh Bạc Liêu

Tài nguyên du l ch v t th c a t nh B c Liêuị ậ ể ủ ỉ ạ

Những danh lam thắng cảnh do thiên nhiên bài trí sẵn và có bàn tay con người tạo

dựng thêm vào, được xếp vào một loại hình trong các loại hình di tích lịch sử –

văn hoá.

Di tích lịch sử – văn hoá là những không gian vật chất cụ thể, khách quan, trong đó

chứa dựng những giá trị điển hình lịch sử, do tập thể hoặc do cá nhân con người hoạt

động sáng tạo trong lịch sử để lại.

*Phân loại di tích lịch sử – văn hoá

Di tích lịch sử – văn hoá chứa dựng nhiều nội dung lịch sử khác nhau.Mỗi di tích có

nội dung, giá trị văn hoá, lượng thông tin riêng biệt. Cần phải phân biệt các loại di tích để

xác định tên gọi đúng với nội dung của nó và khai thác, sử dụng và bảo vệ di tích một

cách có hiệu quả.

Có 4 loại di tích lịch sử – văn hoá:

+ Loại hình di tích văn hoá khảo cổ: là những địa điểm ẩn dấu một bộ phận giá trị

văn hoá, thuộc về một thời kỳ lịch sử – xã hội loài người chưa có văn tự và thời gian nào

đó trong lịch sử cổ đại.

+ Loại di tích lịch sử.

Di tích lịch sử là những di tích ghi nhận các sự kiện lịch sử hoặc các đặc điểm lịch sử

tiêu biểu của các dân tộc trong quá trình phát triển lịch sử của mình.Lịch sử của mỗi quốc

gia là một quá trình lâu dài với nhiều sự kiện được ghi dấu, do vậy những di tích nào gắn

với các sự kiện tiêu biểu mới được coi là di tích lịch sử.

Loại hình di tích lịch sử bao gồm:

Di tích ghi dấu về dân tộc học: Sự ăn ở, sinh hoạt của các tộc người.

Di tích ghi dấu những sự kiện lịch sử chính trị quan trọng, tiêu biểu có ý nghĩa

quyết định chiều hướng của đất nước, của địa phương .

Di tích ghi dấu chiến công xâm lược.

Di tích ghi dấu những kỷ niệm.

Di tích ghi dấu sự vinh quang lao động.

Di tích ghi dấu tội ác của đế quốc, phong kiến.

Tuyên truy n và qu ng bá du l chề ả ị Trang 9

Page 10: Tỉnh Bạc Liêu

Tài nguyên du l ch v t th c a t nh B c Liêuị ậ ể ủ ỉ ạ

4. Tài nguyên du lịch

a) Khái niệm

Tài nguyên hiểu theo nghĩa rộng bao gồm tất cả các nguồn nguyên liệu, năng

lượng và thông tin trên Trái Đất và trong không gian vũ trụ mà con người có thể sử dụng

phục vụ cho cuộc sống và sự phát triển của mình.

Tài nguyên được phân loại thành tài nguyên thiên nhiên gắn liền với các nhân tố

tự nhiên và tài nguyên nhân văn gắn liền với các nhân tố con người và xã hội.

Tài nguyên du lịch là một dạng đặc sắc của tài nguyên nói chung.

Khái niệm tài nguyên du lịch luôn gắn liền với khái niệm du lịch. Tại điều 10 của

Pháp lệnh Du lịch Việt Nam (1999): “Tài nguyên du lịch được hiểu là cảnh quan thiên

nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình sáng tạo của con

người có thể được sử dụng nhằm thoả mãn nhu cầu du lịch; là yếu tố cơ bản để hình

thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sức hấp dẫn du lịch”.

Như vậy, tài nguyên du lịch được xem như tiền đề để phát triển du lịch.Thực tế cho thấy,

tài nguyên du lịch càng phong phú, càng đặc sắc bao nhiêu thì sức hấp dẫn và hiệu quả

hoạt động du lịch càng cao bấy nhiêu.

b) Đặc điểm tài nguyên du lịch.

Để khai thác và sử dụng tốt nhất các tài nguyên du lịch, trước hết cần phải tìm

hiểu và nghiên cứu các đặc điểm nguồn tài nguyên này. Tài nguyên du lịch có những đặc

điểm chính sau:

- Khối lượng các nguồn tài nguyên và diện tích phân bổ các nguồn tài nguyên là

cơ sở cần thiết để xác định khả năng khai thác và tiềm năng của hệ thống lãnh thổ nghỉ

ngơi, du lịch.

- Thời gian khai thác xác định tính mùa của du lịch, nhịp điệu của dòng khách.

- Tính bất biến về mặt lãnh thổ của đa số các loại tài nguyên tạo nên lực hút cơ sở

hạ tầng va dòng du lịch tới nơi tập trung các loại tài nguyên đó.

Tuyên truy n và qu ng bá du l chề ả ị Trang 10

Page 11: Tỉnh Bạc Liêu

Tài nguyên du l ch v t th c a t nh B c Liêuị ậ ể ủ ỉ ạ

- Vốn đầu tư tương đối thấp và giá thành chi phí sản xuất không cao cho phép xây

dựng tương đối nhanh chóng cơ sở hạ tầng và mang lại hiệu quả kinh tế – xã hội cũng

như khả năng sử dụng độc lập từng loại tài nguyên.

- Tài nguyên du lịch có khả năng sử dụng nhiều lần nếu tuân theo các qui định về

sử dụng tự nhiên một cách hợp lý, thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ chung.

Muốn đánh giá tài nguyên du lịch cần phải tổng hợp nhiều chi thức của các lĩnh

vực khoa học: sinh lý học, tâm lý học, thuỷ lý học, địa lí tự nhiên và địa lí kinh tế, lịch sử

văn hoá và nghệ thuật, kiến trúc và đô thị, kế hoạch hoá lãnh thổ và kinh tế du lịch. Khía

cạnh lãnh thổ của các đánh giá tài nguyên du lịch là nhiệm vụ của địa lí du lịch.

c) Phân loại tài nguyên du lịch

Tài nguyên du lịch có thể chia làm 2 nhóm:

- Tài nguyên du lịch tự nhiên:

+ Địa hình.

+ Khí hậu.

+Nguồn nước.

+ Sinh vật.

- Tài nguyên du lịch nhân văn:

+ Các di tích lịch sử văn hoá, kiến trúc.

+ Các lễ hội.

+ Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc

học.

+ Các đối tượng văn hoá thể thao và hoạt

động nhận thức khác.

Tuyên truy n và qu ng bá du l chề ả ị Trang 11

Page 12: Tỉnh Bạc Liêu

Tài nguyên du l ch v t th c a t nh B c Liêuị ậ ể ủ ỉ ạ

PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ TỈNH BẠC LIÊU

1.1.Vị trí địa lý

Tỉnh Bạc Liêu nằm ở miền Tây Nam Bộ, thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu

Long, có toạ độ từ 9000’00’’ đến 9037’30’’ vĩ độ bắc và từ 105015’00” đến 105052’30”

kinh độ đông, cách thành phố Hồ Chí Minh 280 km (về phía bắc). Phía bắc giáp tỉnh Hậu

Giang và Kiên Giang, phía đông và đông bắc giáp tỉnh Sóc Trăng, phía tây và tây nam

giáp tỉnh Cà Mau, phía đông và đông nam giáp biển Đông.

1.2. Lịch sử hình thành

Trải qua bao biến cố, thăng trầm của lịch sử, vùng đất Bạc Liêu vẫn ngày càng trù

phú do phù sa bồi lấn ra biển và hơn hết là nhờ sự “chung sức, đồng lòng” dựng xây quê

Trang 12

Page 13: Tỉnh Bạc Liêu

Tài nguyên du l ch v t th c a t nh B c Liêuị ậ ể ủ ỉ ạ

hương của ba dân tộc Kinh, Khơme và Hoa.

Năm 1680, Mạc Cửu, một di thần nhà Minh ở Trung Quốc đến vùng Mang Khảm chiêu

tập một số lưu dân người Việt, người Hoa cư trú ở Mang Khảm, Phú Quốc, Rạch Giá,

Long Xuyên (Cà Mau), Luống Cày (Lũng Kỳ), Hưng úc (tức Vũng Thơm hay Kompong

som), Cần Bột (Campốt) lập ra những thôn xóm đầu tiên trên vùng đất Bạc Liêu.  

Năm 1708, Mạc Cửu dâng vùng đất Mang Khảm cho chúa Nguyễn Phúc Chu. Chúa

Nguyễn Phúc Chu đặt tên toàn bộ thôn xóm vùng này là trấn Hà Tiên, phong Mạc Cửu là

Tổng binh trấn Hà Tiên, với tước Cửu Ngọc Hầu. Mạc Cửu lập dinh trại đồn trú tại

Phương Thành, nhân dân quy tụ ngày càng đông.

Năm 1757, chúa Nguyễn Phúc Khoát thu nhập thêm vùng đất Ba Thắc, lập ra Trấn

Giang (Cần Thơ), Trấn Di (Sóc Trăng, Bạc Liêu). Toàn bộ vùng đất phương Nam thuộc

về chúa Nguyễn. Đến năm 1777, Trấn Giang, Trấn Di được bãi bỏ.

Năm 1802, vua Gia Long lên ngôi. Năm 1808, trấn Gia Định đổi là thành Gia Định cai

quản 5 trấn: Phiên An, Biên Hoà, Định Tường, Vĩnh Thanh (tức Vĩnh Long), Hà Tiên.

Năm 1832, vua Minh Mạng bỏ thành Gia Định, chia Nam Kỳ thành lục tỉnh: Biên Hoà,

Gia Định, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên, bao gồm đất từ Hà Tiên đến Cà

Mau. Phần đất tỉnh An Giang, tính từ Châu Đốc đến Sóc Trăng và Bạc Liêu tính đến cửa

biển Gành Hào.

Ngày 5-1-1867, thực dân Pháp chiếm 6 tỉnh Nam Kỳ. Đến ngày 5-6-1876, Pháp

chia Nam Kỳ thành 24 khu tham biện (inspection - có người dịch là khu thanh tra) do các

viên thanh tra hành chính (inspecteur) đảm nhiệm.

Năm 1877, Pháp điều chỉnh Nam Kỳ còn 20 khu tham biện. Đến ngày 18-12-1882, Pháp

cắt 3 tổng: Quảng Long, Quảng Xuyên, Long Thuỷ của đại lý (Dlégation) Cà Mau thuộc

địa hạt Rạch Giá (Arrondissement de Rach Gia) và hai tổng Thạnh Hoà, Thạnh Hưng của

đại lý Châu Thành thuộc địa hạt Sóc Trăng và thành lập địa hạt Bạc Liêu

(Arrondissement de Bạc Liêu). Địa hạt Bạc Liêu là địa hạt thứ 21 của Nam Kỳ, lúc đầu

có 2 đại lý: Vĩnh Lợi và Vĩnh Châu.

Ngày 20-12-1899, toàn quyền Đông Dương ký sắc lệnh bỏ xưng danh địa hạt, đổi

Trang 13

Page 14: Tỉnh Bạc Liêu

Tài nguyên du l ch v t th c a t nh B c Liêuị ậ ể ủ ỉ ạ

thành tỉnh, đại lý đổi thành quận. Ngày 1-1-1900, sắc lệnh trên được áp dụng cho toàn

Nam Kỳ. 

Năm 1904, quận Vĩnh Lợi cắt một phần đất phía bắc nhập thêm vào quận Vĩnh Châu.

Diện tích của tỉnh Bạc Liêu lúc này là 740 nghìn ha.

Năm 1918, chính quyền thực dân Pháp cắt một phần đất phía nam quận Vĩnh Lợi

và một phần đất phía bắc quận Cà Mau thành lập quận Giá Rai.

Ngày 25-10-1955, Ngô Đình Diệm ký Sắc lệnh số 143/NV phân định lại địa phận hành

chính các tỉnh miền Nam, sáp nhập các quận Giá Rai, Vĩnh Lợi, Vĩnh Châu vào Sóc

Trăng, thành lập tỉnh Ba Xuyên. Toàn bộ vùng đất quận Cà Mau lập thành tỉnh An

Xuyên.

Ngày 8-9-1964, Ngụy quyền Sài Gòn ký Sắc lệnh số 254/NV tái lập tỉnh Bạc Liêu

gồm các quận: Giá Rai, Vĩnh Lợi, Vĩnh Châu và Phước Long (Rạch Giá). Địa  phận này

tồn tại cho đến ngày 30-4-1975.

Về phía chính quyền cách mạng: việc phân chia địa giới hành chính tỉnh Bạc Liêu

trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ khác hẳn chính quyền Sài Gòn.

Năm 1947, quận Hồng Dân thuộc tỉnh Rạch Giá giao hai làng Vĩnh Hưng, Vĩnh Phú về

quận Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu.

Năm 1948, tỉnh Bạc Liêu giao quận Vĩnh Châu và làng Hưng Hội về tỉnh Sóc Trăng,

đồng thời thành lập thêm quận mới lấy tên là quận Ngọc Hiển.

Ngày 13-11-1948, cắt 2 làng Vĩnh Trạch, Vĩnh Lợi để thành lập thị xã Bạc Liêu.

Cùng thời điểm này, tỉnh Sóc Trăng giao làng Châu Thới về Bạc Liêu. Làng Châu Thới

hợp nhất với làng Long Thạnh thành làng Thạnh Thới.

Năm 1951, thành lập thêm huyện Trần Văn Thời, gồm các xã: Khánh Bình Đông, Khánh

Bình Tây, Trần Hợi, Hưng Mỹ, Khánh An, Khánh Lâm. Đồng thời, tỉnh Bạc Liêu tiếp

nhận hai huyện An Biên, Hồng Dân của tỉnh Rạch Giá.

Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, năm 1955, huyện Vĩnh Châu được đưa về tỉnh Bạc Liêu, huyện

An Biên và huyện Hồng Dân đưa về tỉnh Rạch Giá. Huyện Vĩnh Lợi và thị xã Bạc Liêu

được tái lập.

Trang 14

Page 15: Tỉnh Bạc Liêu

Tài nguyên du l ch v t th c a t nh B c Liêuị ậ ể ủ ỉ ạ

Năm 1957, Liên Tỉnh uỷ miền Tây chia các huyện Giá Rai, Vĩnh Lợi, Vĩnh Châu,

Hồng Dân, thị xã Bạc Liêu về tỉnh Sóc Trăng. Tỉnh uỷ Sóc Trăng quyết định hợp nhất

huyện Vĩnh Châu và huyện Vĩnh Lợi, thành huyện Vĩnh Lợi - Vĩnh Châu.

Năm 1962, huyện Giá Rai sáp nhập vào tỉnh Cà Mau. Năm 1963, Tỉnh uỷ Sóc Trăng

quyết định tách huyện Vĩnh Châu khỏi huyện Vĩnh Lợi - Vĩnh Châu, thành lập huyện

Vĩnh Châu.

Tháng 11-1973, Khu uỷ Tây Nam Bộ quyết định tái lập tỉnh Bạc Liêu, gồm 4 đơn

vị hành chính cấp huyện: Vĩnh Lợi, Giá Rai, Hồng Dân và thị xã Bạc Liêu.

Vào đầu năm 1976, Hội đồng Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam hợp

nhất hai tỉnh Bạc Liêu - Cà Mau thành tỉnh Bạc Liêu - Cà Mau, đến gần giữa năm 1976

tỉnh Bạc Liêu - Cà Mau đổi tên thành tỉnh Minh Hải.

Ngày 1-1-1997, tỉnh Bạc Liêu được tái lập lần thứ hai và giữ nguyên cho đến ngày nay.

1.3. Xuất xứ tên gọi

Danh xưng “Bạc Liêu”, đọc theo tiếng Trung, giọng Triều Châu là Pô Léo, có

nghĩa là xóm nghèo, làm nghề hạ bạc, tức nghề chài lưới, đánh cá, đi biển. Pô phát âm

theo tiếng Hán Việt là  “Bạc” và Léo phát âm là “Liêu”.

Một giả thuyết khác cho rằng: Pô là bót, đồn. Liêu là Lào (Ai Lao) theo tiếng

Khơme, vì trước khi người Hoa kiều đến sinh sống, nơi đó có một đồn binh của người

Lào.

Còn người Pháp, họ căn cứ vào tên Pô Léo theo tiếng Triều Châu nên gọi vùng đất

này là Phêcheri - chaume (đánh cá và cỏ tranh). Ngoài ra còn một số giả thuyết khác.

1.4. Dân số

Dân số tỉnh Bạc Liêu là 856.250 người (01/4/2009), ba dân tộc chủ yếu là dân tộc

Kinh (chiếm khoảng 90% dân số) – dân tộc Khmer (chiếm khoảng 7% dân số) và dân tộc

Hoa (chiếm khoảng 3% dân số), với mật độ dân số 339 người/km². Nếu so với 63 tỉnh,

thành phố thì Bạc Liêu đứng thứ 40 về diện tích và thứ 48 về dân số.

Trang 15

Page 16: Tỉnh Bạc Liêu

Tài nguyên du l ch v t th c a t nh B c Liêuị ậ ể ủ ỉ ạ

Trên địa bàn Bạc Liêu có 3 dân tộc sinh sống, người Kinh chiếm phần lớn, tiếp đến

là người Khmer và người Hoa. Theo tài liệu tổng điều tra dân số (1999) thì trong tổng số

dân trên địa bàn Bạc Liêu, người Kinh chiếm gần 90,0%; người Khmer chiếm 7,9%;

người Hoa chiếm 3,1%; các dân tộc còn lại, mỗi dân tộc chỉ có dưới 100 người, thậm chí

chỉ có trên dưới một chục người.

Diện tích, dân cư qua các thời kỳ:

1971: 2.559 km², 352.230 người1

1996 (số liệu Tổng cục Thống kê): 2.487,1 km², 768.900 người

1997: 2.485 km², 768.900 người

1998: 2.485 km², 800.100 người

1999 (Tổng điều tra dân số 1-4): 2.521 km², 736.325 người; (Tổng cục Thống kê)

738.200 người (trung bình năm)

2000 (Tổng cục Thống kê): 744.300 người

2001: 2.485 km², 756.800 người

2002: 768.300 người

2003 (TĐBKQSVN): 2.520,63 km², 770.000 người

2004 (Tổng cục Thống kê): 2525,7 km², 786.200 người

2009 (Tổng cục Thống kê): 2525,7 km², 856.250 người

1.5. Đơn vị hành chính

Ngày 1-1-1997, Bạc Liêu được tái lập với 4 đơn vị hành chính gồm: 3 huyện

(Hồng Dân, Vĩnh Lợi, Giá Rai) và thị xã Bạc Liêu, trong đó thị xã Bạc Liêu là thị xã tỉnh

lỵ của tỉnh. Đến cuối năm 2005, tỉnh Bạc Liêu có 6 huyện (chia tách từ 3 huyện cũ) là

Phước Long, Hồng Dân, Vĩnh Lợi, Hoà Bình, Giá Rai, Đông Hải và thị xã Bạc Liêu.

Trang 16

Page 17: Tỉnh Bạc Liêu

Tài nguyên du l ch v t th c a t nh B c Liêuị ậ ể ủ ỉ ạ

1.6. Đất đai, địa hình

Bạc Liêu là vùng đất trẻ, được hình thành chủ yếu do sự bồi lắng phù sa ở các cửa

biển tạo nên. Phần lớn diện tích tự nhiên của tỉnh là đất bằng nằm ở độ cao trên dưới 1,2

m so với mặt biển, còn lại là những giồng cát và một số khu vực trũng ngập nước quanh

năm. Địa hình có xu hướng thấp dần từ đông bắc xuống tây nam và khu vực nội đồng

thấp hơn vùng gần bờ biển. Trên địa bàn tỉnh có nhiều kênh rạch lớn như kênh Quản Lộ-

Phụng Hiệp, kênh Cạnh Đền, kênh Phó Sinh, kênh Giá Rai. Hệ thống sông ngòi, kênh

rạch của Bạc Liêu nối với biển bằng cửa Gành Hào, cửa Nhà Mát và cửa Cái Cùng.

Ngoài phần đất liền còn có vùng biển rộng 40.000 km². Biển Bạc Liêu có tiềm năng hải

sản tương đối lớn với 661 loài cá và 33 loài tôm, cho phép đánh bắt mỗi năm 24-30 vạn

tấn cá và khoảng 1 vạn tấn tôm.

Đất đai: Bạc Liêu có diện tích đất tự nhiên 2.594 km2 .

Địa hình: khá bằng phẳng, không có đồi, núi nên không có các chấn động địa chất lớn.

Địa hình cơ bản là đồng bằng với các cánh đồng rộng mênh mông, sông rạch và kênh đào

chằng chịt.

1.7.Khí hậu

Bạc Liêu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết chia thành hai mùa

rõ rệt: mùa khô (mùa nắng) bắt đầu từ tháng 10-11 năm trước đến tháng 4 - 5 năm sau;

mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 - 5 đến tháng 10 - 11 Nhiệt độ trung bình năm 28,50C, nhiệt

độ thấp nhất trong năm là 210C (vào mùa mưa), nhiệt độ cao nhất trong năm là 360C (vào

mùa nắng). 

1.8.Tài nguyên

- Tài nguyên rừng và động - thực vật: rừng Bạc Liêu thuộc hệ sinh thái rừng ngập mặn

như: tràm, chà là, giá, cóc, lâm vồ,... Bên dưới là thảm thực vật gồm cỏ và các loài dây

leo. Theo Viện sinh học nhiệt đới, rừng Bạc Liêu có 104 loài thực vật, 10 loài thú nhỏ, 8

loài bò sát,...

Trang 17

Page 18: Tỉnh Bạc Liêu

Tài nguyên du l ch v t th c a t nh B c Liêuị ậ ể ủ ỉ ạ

Ngoài ra, Bạc Liêu có 01 vườn chim hoang dã (diện tích hơn 30 ha) ở xã Hiệp Thành,

cách thị xã Bạc Liêu khoảng 3 km (về phía đông); hai vườn cò ở thị trấn Phước Long và

Vĩnh Phú Tây (huyện Phước Long); một vườn chim với loài giang sen quý hiếm ở huyện

Đông Hải. Đặc biệt, vườn chim Bạc Liêu là

vườn chim lớn nhất trong tỉnh với khoảng hơn 40 loài chim, số lượng hơn 60 nghìn con,

gồm nhiều loại như: điên điển, quắm trắng, quắm đen, chằn bè, cò lông bông, le le, vịt

nước, còng cộc, vạc, cò ngà, cò trắng, giang sen, mỏ thác, ốc cao, thằng chài, diệc

Sunatra,... Vườn chim Bạc Liêu là một trong những khu vực được đưa vào hệ thống khu

bảo tồn thiên nhiên quốc gia của Việt Nam.

- Hệ thống sông ngòi: Bạc Liêu có hệ thống sông ngòi, kênh đào chằng chịt, cơ bản chia

làm hai nhóm:

Nhóm 1: chảy ra hải lưu phía nam, gồm: sông Gành Hào (dài 55 km) có các nhánh là rạch

Giồng Ké, rạch Lộ, rạch Nhà Thờ, rạch Cái Keo, rạch Gốc,...; sông Mỹ Thanh (70 km) có

các nhánh là rạch Lé, rạch Bạc Liêu, rạch Trò Nho, rạch Trà Niêu, rạch Trà Teo, trong đó

rạch Bạc Liêu dài 35 km.

Nhóm 2: chảy ra sông Ba Thắc (thường gọi là sông Hậu, tức Hậu Giang). Nhóm này gồm

rạch Ba Xuyên và các nhánh nhỏ của rạch Ba Xuyên.

Về kênh đào: để tháo phèn phục vụ sản xuất và phục vụ nhu cầu giao thông, giai

đoạn 1901 - 1903, chính quyền thực dân đã đào kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp dài 140 km,

đoạn Bạc Liêu - Cà Mau dài 48, 5 km. Đến năm 1915, chính quyền thực dân lại dùng

xáng nạo vét mở rộng kênh đào Bạc Liêu - Cà Mau (dài 66 km) và đào thêm kênh Bạc

Liêu - Cổ Cò (dài 18 km). Sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918), chính quyền

thực dân tiếp tục khai thác vùng đất Bạc Liêu với quy mô lớn hơn: năm 1920, đào kênh

xáng Hộ Phòng - Chủ Chí - Chợ Hội (dài 29 km) và kênh Giá Rai - Phó Sinh - Cạnh Đền

(dài 33 km); năm 1925, đào kênh xáng Lộ Bẻ - Gành Hào dài 18 km; năm 1931 đào kênh

xáng Xóm Lung - Cống Cái Cùng (dài 13 km), kênh xáng cầu số II - Phước Long (dài 24

km) và kênh xáng Cầu Sập - ngã tư Vĩnh Phú - Ngan Dừa (dài 49,5 km).

Trang 18

Page 19: Tỉnh Bạc Liêu

Tài nguyên du l ch v t th c a t nh B c Liêuị ậ ể ủ ỉ ạ

- Biển: Bạc Liêu có bờ biển dài 56 km. Biển Bạc Liêu có nhiều loài tôm, cá, ốc, sò

huyết,... Hàng năm, sản lượng khai thác đạt gần 100 nghìn tấn cá, tôm. Trong đó, sản

lượng tôm gần 10 nghìn tấn.

Bờ biển thấp và phẳng rất thích hợp để phát triển nghề làm muối, trồng trọt hoặc nuôi

tôm, cá. Hàng năm, sự bồi lấn biển ở Bạc Liêu ngày một tăng. Đây là điều kiện lý tưởng

cho Bạc Liêu phát triển thêm quỹ đất, đồng thời là yếu tố quan trọng đưa kinh tế biển của

Bạc Liêu phát triển

1.9. Kinh tế

Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) năm 2011 đạt 9.826 tỷ đồng, tăng 12% so với

năm 2010. Thu nhập bình quân đầu người năm 2011 đạt gần 25 triệu đồng (tương đương

1.123 USD)

Cơ cấu kinh tế: khu vực nông nghiệp chiếm 51,7%; công nghiệp - xây dựng chiếm

24,52% và dịch vụ chiếm 23,78% trong GDP. Tổng vốn đầu tư phát triển năm 2011 thực

hiện 5.603 tỷ đồng, tăng 18,36% so năm 2010 (chiếm khoảng 25,83% GDP)

1.10. Công thương nghiệp

Theo số liệu năm 2011, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh lên 4.356 tỷ đồng,

tăng 20,5%

Kim ngạch xuất khẩu thực hiện 260 triệu USD, tăng 18,7% so với năm 2010. Song

song với việc đẩy mạnh sản xuất, UBND tỉnh đã triển khai thực hiện tốt các giải pháp

theo tinh thần Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ, nên tình hình cung - cầu hàng

hoá trên thị trường Bạc Liêu tương đối ổn định; Chỉ số giá cả năm tăng 16,5% (chỉ số giá

cả nước trên 18%); tổng mức lưu chuyển hàng hoá đạt 18.060 tỷ đồng, tăng 25,74% so

năm 2010

1.11. Nông nghiệp

Năm 2011, Giá trị sản xuất nông nghiệp (Giá cố định 1994) đạt 9.958 tỷ đồng,

tăng 7,8% so với cùng kỳ; sản lượng lương thực 900 ngàn tấn, tăng 11,2% so năm 2010.

Trang 19

Page 20: Tỉnh Bạc Liêu

Tài nguyên du l ch v t th c a t nh B c Liêuị ậ ể ủ ỉ ạ

Với ngành thủy sản, sản lượng thuỷ sản khai thác và nuôi trồng năm 2011 lên trên 250

ngàn tấn, tăng 4,18% so năm 2010

1.12. Du lịch

Với nguồn tài nguyên biển và hệ sinh thái ven biển đa dạng, tỉnh đang chú trọng

phát triển du lịch sinh thái, kết hợp với du lịch tâm linh.

Hoạt động du lịch tiếp tục phát triển; UBND tỉnh đã xây dựng kế hoạch cụ thể và

chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tập trung triển khai Nghị quyết 02-NQ/TU của Tỉnh ủy

về đẩy mạnh phát triển du lịch; nhiều dự án du lịch đã được chủ trương đầu tư và đang

triển khai tích cực. Doanh thu du lịch năm 2011 đạt gần 470 tỷ đồng, tăng gần 17%, với

khoảng 530 ngàn lượt du khách, tăng 18% so với năm 2010 (Trong đó có khoảng 17.000

lượt khách Quốc tế).

Một số điểm du lịch của tỉnh như: Biển Nhà Mát, Khu du lịch vườn nhãn, Quán

Âm Phật đài, nhà công tử Bạc Liêu, khu lưu niệm cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu (Thành phố

Bạc Liêu). Tháp cổ Vĩnh Hưng (Vĩnh Lợi). Khu di tích Đồng Nọc Nạn (Giá Rai). Khu di

tích nơi thành lập chi bộ Đảng đầu tiên Tỉnh Bạc Liêu (Đông Hải)...

1.13. Văn hóa

Bạc Liêu xưa kia nổi tiếng là đất ăn chơi với nhiều giai thoại về "công tử Bạc

Liêu", bởi người dân xứ này có tư duy khoáng đạt, thích giao lưu tìm bạn qua hội hè và

qua sinh hoạt văn hoá cộng đồng. Do cởi mở và có phần sành điệu nên đất Bạc Liêu

không chỉ giữ được đôi chân phiêu lãng của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu, tác giả bài Dạ cổ

hoài lang bất hủ, mà còn có sức hút mạnh mẽ đối với tầng lớp đại điền chủ Nam Kỳ lục

tỉnh vào những năm cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, buộc họ phải đến đây xả túi xây cất

dinh thự. Bởi thế, nhiều người tới thành phố Bạc Liêu ngày nay đã không khỏi ngỡ ngàng

khi nhìn thấy tại nơi đất chua phèn ngập mặn, nơi tận cùng của đất nước này, lại có

những dãy nhà Tây sang trọng và đường bệ, khác hẳn những biệt thự Pháp ở Hà Nội, Sài

Gòn, Đà Lạt. Đáng chú ý là những vật liệu chủ yếu trang trí nội thất các biệt thự này như

Trang 20

Page 21: Tỉnh Bạc Liêu

Tài nguyên du l ch v t th c a t nh B c Liêuị ậ ể ủ ỉ ạ

cửa và chấn song cửa, gạch và đá cẩm thạch ốp tường hoặc lát nền đều được các đại điền

chủ bỏ công tốn của sang tận Paris mua về.

*Những giai thoại và đặc sản

Nhắc đến Bạc Liêu, chúng ta không quên nhắc về 2 giai thoại, Công tử Bạc

Liêu và Bác sáu Lầu

Công tử Bạc Liêu người từng đi thăm ruộng bằng máy bay, và cũng là chiếc máy

bay riêng đầu tiên ở Đông Dương, hay việc thuê người Pháp làm công cho mình, bấy

nhiêu thôi cũng đủ nói rõ về khả năng ăn chơi có thứ hạng của vị công tử lừng danh

đất Nam kỳ. ngày nay, nép mình bên dòng sông Bạc Liêu, trên đường Điện Biên Phủ, vẫn

còn lưu giữ ngôi biệt thự sang trọng ấy, nó vẫn còn đó như để hoài niệm về một quá khứ

hoàng kim, của một trong những dòng dõi sang trọng bật nhất sứ Nam Kỳ. Hãy thử một

lần đến đây, để hiểu nhiều hơn về cuộc sống của một đại điền chủ thời ấy, hay chỉ đơn

giản là thử một lần vào vai ông, bà hội đồng, được dùng những thứ vật chất xa hoa mà

phận tá điền hằng mơ ước.

Bạc Liêu, cái nôi của Vọng cổ. Bác Sáu Lầu, tức nhạc sĩ Cao Văn Lầu, người cho

ra đời bản Dạ cổ hoài lang vào những năm đầu thế kỷ XX, vốn được xem là tiền thân của

những bản Vọng cổngày nay. Mãnh đất đầy thơ văn ấy, đã thổi hồn lãng mạng cho người

nhạc sĩ tài hoa, để ông có thể viết lên một kiệt tác để đời. Ngày nay, cũng tọa lạc trên con

đường mang tên ông, là khu lưu niệm cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu, nếu có diệp về Bạc Liêu,

mời bạn một lần ghé thăm để thấp lên nén hương tỏ lòng ngưỡng mộ và tưởng nhớ về

một bật thi sĩ tài hoa.

Đặc sản ẩm thực

Nằm ở vùng đồng bằng châu thổ Cửu Long, Bạc Liêu vốn được thiên nhiên ưu ái

cho những sản vật vô cùng trù phú.

Nếu vùng nam QL1A nổi tiếng với nguồn lợi thủy hải sản vô cùng dồi giàu và đa

dạng, như cá đồng, cá biển, mực, tôm, cua, nghiêu, sò, óc... với sản lượng hơn 250000 tấn

thủy sản hằng năm, không chỉ tiêu thụ trong nội địa mà còn xuất khẩu thu ngoại tệ ,

Trang 21

Page 22: Tỉnh Bạc Liêu

Tài nguyên du l ch v t th c a t nh B c Liêuị ậ ể ủ ỉ ạ

Đặc biệt, muối Đông Hải nổi tiếng khấp Nam Kỳ Lục tỉnh, về cả sản lượng lẫn

chất lượng

Về nam QL1A là những cánh đồng lúa bạt ngàn, bất tận. Nơi cho ra đời gạo một

bụi đỏ Hồng Dân, vốn được xem là đặc sản Bạc Liêu, và luôn khẳng định được giá trị

trên bản đồ gạo Việt Nam.

Bên cạnh đó là những món ăn của người Bạc Liêu vốn đã làm ngất ngây bao du

khách như: Bánh xèo, Bánh canh, Bún nước lèo, các loại lẩu như lẩu cá kèo, lẩu mắm,

hay lẩu hải sản... dĩ nhiên nó sẽ được chế biến theo một phong cách riêng biệt của ẩm

thực Bạc Liêu, mà không lẫn vào đâu được.

1.14. Tính cách con ng i B c Liêuườ ạ

Về mặt lịch sử, vùng đất Bạc Liêu mới hình thành trên 200 năm. Do điều kiện đất

đai và cấu tạo dân cư buổi đầu, Bạc Liêu không giống các tỉnh miền Trung, miền Bắc.

Dân cư không hình thành từ “lũy tre làng”, “cha truyền con nối”. Dân cư Bạc Liêu đa số

là dân “xiêu tán”, nghèo khổ “tha phương cầu thực”. Họ định cư rải rác trên các gò đất

cao, trên các bờ sông, các kinh xáng. Người Kinh, người Khơ-me, người Hoa đã đan xen

nhau, luôn tương trợ, đoàn kết khi hoạn nạn, chân thành cởi mở, thích “làm ăn lớn”.

Phong cách ứng xử người dân Bạc Liêu mang tính cách nông dân thôn dã, chất phác, bộc

trực, dám phản kháng mạnh mẽ trước bất công xã hội.

Ở Bạc Liêu, có 3 dòng văn hóa đan xen nhau đó là: văn hóa Kinh, văn hóa Khơ-

me, văn hóa người Hoa, trong quá trình hội nhập, phát trển.Hàng năm trên vùng đất Bạc

Liêu có rất nhiều lễ hội. Người Kinh có lễ hội cúng đình, thờ thần hoàng bổn cảnh có

công với nước được triều đình nhà Nguyễn Sắc phong. Ngoài ra còn có đại lễ Kỳ Yên

còn gọi là lễ thượng điền giữa tháng 5 âm lịch, lễ thắp miếu còn gọi là lễ hạ điền vào giữa

tháng 12 âm lịch.Đồng bào Khơ-me có lễ hội vào năm mới (Chol-Chnam-Thmây) vào

giữa tháng 4 dương lịch, lễ hội chào mặt trăng (Oóc-Om-Boóc) vào ngày rằm tháng 10

âm lịch, lễ hội Đôn-ta nhằm thực hiện việc xá tội vong nhân theo đạo lý nhà Phật.

Đồng bào Hoa có lễ cúng Thanh Minh vào tháng 3 âm lịch, lễ thí giàng vào tháng 7 âm

Trang 22

Page 23: Tỉnh Bạc Liêu

Tài nguyên du l ch v t th c a t nh B c Liêuị ậ ể ủ ỉ ạ

lịch.

Trong giao tiếp, lớp người trung niên giữa Kinh và Khơ-me hay kết thân nhau làm

“ní” (người cùng tuổi). Trai, gái Kinh và Hoa thường gọi nhau là “hia”, “chế” thay cho từ

anh, chị.Về văn hóa nghệ thuật Bạc Liêu, có bản vọng cổ của bác Sáu Lầu, chuyện vui

bác Ba Phi, nói thơ điệu Bạc Liêu của ông Thái Đắc Hàn, vè của ông Bửu Trượng.

Tính cách người dân Bạc Liêu dưới thời Pháp thuộc in đậm tính cách lưu dân người Việt

“đủ tinh thần thực tiễn, nhưng thiếu chữ; đủ đạo đức làm dân mà ít thuộc kinh truyện”.

Trước đây một số ngươi giàu ở Bạc Liêu có quan niệm “lấy táu đong lúa chứ không ai

lấy táu đong chữ”. Điển hình là Ba Huy con ông Hội đồng Trần Trinh Trạch, một thời

tiêu xài “xả láng” để đồng bào cả nước mỉa mai sự xa xỉ đó bằng tên gọi “công tử Bạc

Liêu”.

Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống

Mỹ, vùng đất Bạc Liêu trở thành căn cứ kháng chiến của Nam bộ. Trường học mọc lên

đều khắp. Bộ mặt văn hóa khác hẳn xưa. Tuy vậy Bạc Liêu vẫn chưa có những công

trình, những tác phẩm nghệ thuật tương xứng với bề dầy lịch sử của nó.

Trang 23

Page 24: Tỉnh Bạc Liêu

Tài nguyên du l ch v t th c a t nh B c Liêuị ậ ể ủ ỉ ạ

PHẦN 2: TÀI NGUYÊN DU LỊCH VẬT THỂ CỦA TỈNH BẠC LIÊU

2.1. Danh sách các di tích văn hóa-lịch sử được xếp hạng cấp quốc gia và cấp tỉnh

của tỉnh Bạc Liêu

* Di tích cấp Quốc gia

1. Đồng Nọc Nạng, năm sự kiện 1928, địa điểm ấp 4 xã Phong Thạnh, huyện Giá Rai. Bộ

VHTT xếp hạng (nay là công nhận) là di tích Lịch sử năm 1991.

2. Tháp Vĩnh Hưng, thời điểm xây dựng khoảng thế kỷ IV – XIII, địa điểm ấp Trung

Hưng, xã Vĩnh Hưng, huyện Vĩnh Lợi. Bộ VHTT xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật

năm 1992.

3. Đền thờ Chủ Tịch Hồ Chí Minh, xây dựng năm 1972, địa điểm ấp Bà Chăng, xã Châu

Thới, huyện Vĩnh Lợi. Bộ VHTT xếp hạng là di tích Lịch sử năm 1998.

4. Đình An Trạch, xây dựng năm 1877, địa điểm khóm 2, F5, TXBL. Bộ VHTT xếp hạng

là di tích kiến trúc nghệ thuật năm 2000.

5 Thành Hoàng Cổ Miếu (chùa Minh), xây dựng năm 1865, tại F3, TXBL. Bộ VHTT xếp

hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật năm 2000.

6. Phước Đức Cổ Miếu (Chùa Bang), xây dựng năm 1780, tại F3, TXBL. Bộ VHTT xếp

hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật năm 2000.

7. Phước Đức Cổ Miếu (Miếu Ông Bổn), xây dựng năm 1871, tại Trà Kha B, F8, TXBL.

Bộ VHTT xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật năm 2005.

8. Chùa Kro Pum Mean Chey Kos Thum (chùa Cỏ Thum), xây dựng năm 1832, địa điểm

ấp Cỏ Thum, xã Ninh Thạnh Lợi, huyện Hồng Dân, Bộ VHTT xếp hạng là di tích Lịch sử

năm 2006

*Di tích cấp tỉnh

1. Đình Phong Thạnh, xây dựng đầu thế kỷ 19, tại ấp 4 thị trấn Giá Rai, huyện Giá Rai.

UBND tỉnh Minh Hải xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1996.

Trang 24

Page 25: Tỉnh Bạc Liêu

Tài nguyên du l ch v t th c a t nh B c Liêuị ậ ể ủ ỉ ạ

2. Đền Thờ Chủ Tịch Hồ Chí Minh, xây dựng năm 1972, tại xã Long Điền, huyện Đông

Hải, UBND tỉnh Minh Hải xếp hạng là di tích lịch sử năm 1996.

3. Tiên Sư Cổ Miếu, xây dựng năm 1855, tại phường 7, TXBL. UBND tỉnh Bạc Liêu xếp

hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1997.

4. Khu Mộ cố Nhạc Sĩ Cao Văn Lầu, xây dựng năm 1976, tại F2, TXBL. UBND tỉnh Bạc

Liêu xếp hạng là di tích Lịch sử năm 1997.

5. Thiên Hậu Cổ Miếu (chùa Bà Thiên Hậu), xây dựng năm 1901, tại F1,TXBL. UBND

tỉnh Bạc Liêu xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1997.

6. Đền Thờ Trần Quang Diệu, xây dựng năm 1917, tại xã Phong Thạnh Tây A, huyện

Phước Long. UBND tỉnh Bạc Liêu xếp hạng là di tích Lịch sử năm 2000.

7. Chùa Long Phước (chùa Cô Bảy), xây dựng năm 1840, tại F5, TXBL. UBND tỉnh Bạc

Liêu xếp hạng là di tích Lịch sử năm 2001.

8. Chùa Vĩnh Đức, xây dựng năm 1890, tại F1, TXBL. UBND tỉnh Bạc Liêu xếp hạng là

di tích Lịch sử năm 2001.

9. Chùa Giác Hoa ( Chùa Cô Hai Ngó), xây dựng năm 1919, tại xã Châu Thới, huyện

Vĩnh Lợi. UBND tỉnh Bạc Liêu xếp hạng là di tích Lịch sử năm 2001.

10. Chùa Kom Phi Sakor Prêkchou (chùa Xiêm Cán), xây dựng năm 1887, tại xã Vĩnh

Trạch Đông, thị xã Bạc Liêu. UBND tỉnh Bạc Liêu xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ

thuật năm 2001.

11. Khu căn cứ Huyện ủy Vĩnh Lợi (1971 - 1975), xây dựng năm 1971, tại ấp Trà Hất xã

Châu Thới, huyện Vĩnh Lợi. UBND tỉnh Bạc Liêu xếp hạng là di tích Lịch sử năm 2005.

12. Khu căn cứ Tỉnh ủy Bạc Liêu (1973 - 1975), xây dựng năm 1973, tại ấp Cây Cui, xã

Ninh Thạnh Lợi, huyện Hồng Dân. UBND tỉnh Bạc Liêu xếp hạng là di tích Lịch sử năm

2006.

13. Thành Hoàng Cổ Miếu, xây dựng năm 1870, tại Thị trấn Hòa Bình, huyện Hòa Bình.

UBND tỉnh Bạc Liêu xếp hạng là di tích Lịch sử năm 2006.

Trang 25

Page 26: Tỉnh Bạc Liêu

Tài nguyên du l ch v t th c a t nh B c Liêuị ậ ể ủ ỉ ạ

14. Đình Nguyễn Trung Trực (đình An Trạch), xây dựng năm 1885, tại ấp Thành

Thưởng, xã An Trạch, huyện Đông Hải. UBND tỉnh Bạc Liêu xếp hạng là di tích Lịch sử

- Văn hóa năm 2006.

15. Sự kiện lịch sử Ninh Thạnh Lợi năm 1927, tại ấp Chủ Trọt, xã Ninh Thạnh Lợi,

huyện Hồng Dân. UBND tỉnh Bạc Liêu xếp hạng là di tích Lịch sử - Văn hóa năm 2006.

16. Đồng Hồ Thái Dương (Đồng hồ Đá), xây dựng đầu TK 20, tại F3, TXBL. UBND tỉnh

Bạc Liêu xếp hạng là di tích Lịch sử - Văn hóa năm 2006.

17. Đình Bình An, xây dựng cuối TK 19, tại ấp Láng Giài, TT Hòa Bình, huyện Hòa

Bình. UBND tỉnh Bạc Liêu xếp hạng là di tích Lịch sử - Văn hóa năm 2008.

18. Nơi thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên tỉnh Bạc Liêu, tháng 2/1930, tại ấp Rạch Rắn, xã

Long Điền, huyện Đông Hải. UBND tỉnh Bạc Liêu xếp hạng là di tích Lịch sử năm 2008.

19. Miếu Bà Thiên Hậu, xây dựng trên 100 năm, tại xã Vĩnh Mỹ A, huyện Hòa Binh,

UBND tỉnh công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật năm 2008.

20. Bia kỷ niệm trận đánh Cầu Trâu, năm sự kiện 1962, tại xã Châu Hưng A, huyện Vĩnh

Lợi, ghi nhớ chiến công của anh hung liệt sĩ Mai Thanh Thế. UBND tỉnh Bạc Liêu xếp

hạng là di tích Lịch sử - Văn hóa năm 2009./.

2.2. Tài nguyên du lịch vật thể được xếp hạng của tỉnh Bạc Liêu

2.2.1. Đồng Nọc Nạng

Tọa lạc tại ấp 4, xã Phong Thạnh, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu. Khu di tích có diện tích

3 ha với nhiều hạng mục: Khu mộ gia đình Mười Chức, phủ thờ - nhà trưng bày hiện vật,

cụm tượng diễn tả lại sự kiện ngày 17/02/1928, (trận quyết tử đòi lại ruộng đất của anh

em Mười Chức với bọn địa chủ, quan lại cướp đất), nhà thủy tạ….

Trang 26

Page 27: Tỉnh Bạc Liêu

Tài nguyên du l ch v t th c a t nh B c Liêuị ậ ể ủ ỉ ạ

Di tích đuợc Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng là di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1991.

Di tích này là nơi diễn ra cuộc đấu tranh anh dũng của nông dân để bảo vệ ruộng đất của

mình trước sự cướp bóc của bọn địa chủ cường hào dựa vào thế lực của bọn thực dân

Pháp. Đã trãi qua hơn bảy mươi năm, cánh đồng Nọc Nạng vẫn còn đọng lại khúc ca bi

tráng ngày nào, sự kiện ấy đã đi vào thơ ca hò vè và nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật

với hình tượng người nông dân Bạc Liêu chất phác thật thà mà đầy nghĩa khí

Trang 27

Page 28: Tỉnh Bạc Liêu

Tài nguyên du l ch v t th c a t nh B c Liêuị ậ ể ủ ỉ ạ

Chuyện bắt đầu vào năm 1927, sau nhiều thủ đoạn xảo quyệt và thâm độc hòng chiếm đất

của gia đình ông Nguyễn Văn Tại không xong, tên Mã Ngân (một địa chủ có tiếng ở Cà

Mau) đã lừa bán cho vợ một Quan huyện là Hồ Thị Trân. Sau khi mua đất mà không lấy

được đất do gia đình ông Tại phản đối kịch liệt, nên bọn chúng đã mượn thế lực thực dân

Pháp đến trấn áp nhằm lấy ruộng và lúa của gia đình ông Tại. Thế là một cuộc đấu tranh

của gia đình ông Tại chống lại sự trấn áp của bọn thực dân Pháp đã xảy ra đẫm máu vào

ngày 17/02/1928 (nhằm ngày 29/01 âm lịch). Trong cuộc chống trả này, gia đình ông Tại

mất 4 người là: Mười Chức (em ông Tại), vợ ông Mười Chức (cùng đứa con trong bụng),

Năm Mẫn (em ông Tại), Sáu Nhịn (em ông Tại). Về phía bên kia thì tên Toutnier bị

thương nặng (qua ngày sau thì chết) và vài tên khác bị thương. Mấy người còn lại trong

gia đình ông Tại đều bị bắt và kết tội là "dậy loạn, chống công quyền, giết người".

Nhưng không vì thế mà chùn bước, gia đình ông Tại lại tiếp tục gửi đơn khiếu nại… Báo

chí cũng lên án mạnh mẽ. Trước dư luận của công chúng cuối cùng bên Chính

quyềnPháp phải ra Nghị định trả đất cho gia đình ông Tại. 

Sự kiện đồng Nọc Nạng năm 1928 là một bằng chứng, chứng minh tính đặc thù của chế

độ thực dân Pháp cướp nước và bè lũ quan lại tay sai, nó cũng nói lên được tinh thần

chống áp bức của người nông dân thật thà chất phác. Tuy cuộc đấu tranh của nông dân

vùng Nọc Nạng là một cuộc đấu tranh tự phát nhưng cuộc đấu tranh ấy biểu hiện được

đặc điểm sự đấu tranh của giai cấp nông dân ở Đồng bằng Sông Cửu Long thời ấy, ở

cuộc đấu tranh đó thể hiện được tinh thần kiên cường và nghĩa khí phóng khoáng của

người nông dân Nam bộ, tinh thần đó đã góp phần hun đúc cho truyền thống kiên cường,

bất khuất của dân tộc Việt Nam.

2.2.2. Tháp cổ Vĩnh Hưng

Tọa lạc tại ấp Trung Hưng 1B, xã Vĩnh Hưng A, huyện Vĩnh Lợi. Di tích đuợc Bộ Văn

hóa – Thông tin xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia năm 1992.

Trang 28

Page 29: Tỉnh Bạc Liêu

Tài nguyên du l ch v t th c a t nh B c Liêuị ậ ể ủ ỉ ạ

Là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia, tọa lạc tại ấp Trung Hưng 1B, xã Vĩnh Hưng

A, huyện Vĩnh Lợi. Đây không chỉ là một kiến trúc tháp thuộc nền văn hóa Óc - Eo còn

sót lại duy nhất ở Tây Nam bộ, mà trong cuộc khai quật tại tháp Vĩnh Hưng, các nhà

khảo cổ học còn thu được một bộ sưu tập hiện vật hết sức quí giá với nhiều tượng đá,

đồng, gốm, đá quí … đánh dấu một giai đoạn tồn tại và phát triển khá dài (từ thế kỷ IV

đến thế kỷ XIII sau công nguyên) của tháp cổ Vĩnh Hưng. Với những giá trị vốn có ấy,

tháp Vĩnh Hưng đã và đang được tu bổ nhằm bảo tồn và phát huy tác dụng của một di

tích kiến trúc nghệ thuật tầm cỡ quốc gia.

Di tích đuợc Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc

gia năm 1992.

Trang 29

Page 30: Tỉnh Bạc Liêu

Tài nguyên du l ch v t th c a t nh B c Liêuị ậ ể ủ ỉ ạ

Từ xa, trông ngôi tháp có khối hình trụ đứng sừng sững giữa rừng cây, với dáng

vẻ cổ kính – một phần bị rong rêu phủ, còn lại nhiều chỗ gạch loang lỗ khuyến sâu

vào gần bên trong lòng Tháp bởi thời gian dài chịu ảnh hưởng của mưa nắng. Gần

tháp khoảng mười thước hiện ra một nét kiến trúc nào đã từng gặp. Vâng, kỹ thuật

chế tác gạch, và kỹ thuật cấu trúc kết dính gạch lại với nhau không có khoảng đệm ở

giữa rất giống tháp của người Chăm ở vùng Ninh Thuận, Bình Thuận… Ngày nay

trong xây dựng người ta dùng chất liệu kết dính bằng xi măng, hoặc trước đó dùng

vôi vữa. Ngày xưa cổ nhân Khơme ở đây đã có kỹ thuật xây dựng hết sức độc đáo mà

các nhà khoa học bây giờ vẫn chưa lý giải thống nhất – họ dùng chất kết dính có

nguồn gốc thực vật, hay áp dụng phương pháp mài những viên gạch thô (gạch chưa

nung) đem xếp chồng lên thành hình ngôi Tháp, xong phủ lớp rơm, gỗ đất nung đến

khi gạch đạt dến độ cứng? Mặt khác đến với Tháp Cổ Vĩnh Hưng người xem không

khỏi thắc mắc – gạch ở đoạn dưới có màu đỏ, đoạn trên có màu rắng, phải chăng

Tháp đã có lần trùng tu? 

Trang 30

Page 31: Tỉnh Bạc Liêu

Tài nguyên du l ch v t th c a t nh B c Liêuị ậ ể ủ ỉ ạ

Để lý giải những vấn đề trên, có lẽ nên nhường lại cho các nhà khoa học. Trở

lại với di tích, ngoài ngôi tháp ngoài khu vực còn có chùa Phước Bửu Tự theo phái

Bắc tông, hằng ngày đều có khách thập phương đến thăm viếng thắp hương,đông

nhất là ngày rằm tháng giêng hằng năm (ngày 15 – 1 – âl), hằng ngàn người trong và

ngoài tỉnh đổ về dâng hương. Dòng người qua lại xen kẽ với các quầy hàng được bày

bán theo lề đường chật ních cả lối vào. Đêm đến có vô số chiết liều dựng lên, du

khách dễ nhận ra ở ngoài đồng ruộng, sau vườn, quanh chân tháp, nói chung chỗ nào

trống là họ có thể căn liều, móc mùng ngủ tạm qua đêm. Người không ngủ được thì

thỉnh thoảng đến đốt nhang lế Phật. Cứ như vậy đến sáng lúc nào bát hương cũng

nghi ngút khói. Tất cả đều có chung một ý nguyện cầu phúc, cầu an, khấn vái mua

may bán đắt. 

Chùa Phước Bửu Tự được người Việt tái tạo lại trên nền chùa cũ ( theo phái

Nam tông), ngày xưa ngươi dân Khơme trong vùng xây dựng làm nơi tu hành của các

vị sư, và chăm lo giữ gìn ngôi tháp. Do điều kiện chiến tranh các vị sư cùng dân

Khơme ở đây di tản đi tứ xứ, không người trông nom hoang phế dần dần; ngôi chùa

không còn tồn tại cùng với tên gọi của nó. Các tượng Phật đem gởi tận chùa Đìa

Muồng (H. Hồng Dân) đến nay vẫn còn lưu giữ. 

Cảnh vật ở đây thật hấp dẫn du khách, ngoài công trình kiến trúc tháp du khách

có thể hít thở không khí trong lành đượm mùi hương hoa đồng nội, dõi mắt bao quát

cánh đồng ruộng mênh mông phì nhiêu của một vùng đất đã được ngọt hóa. Điều thú

vị ở đây còn là di sản khảo cổ gần như lộ thiên trên mặt đất. Ở mỗi dưới chân trong

cũng như ngoài khuôn viên di tích bao trùm một vùng rộng lớn có đường kính gần

1km, bắt gặp rất nhiều những mãnh gốm thô đủ màu sắc, nâu, xám sậm, xám lợt đỏ,

trắng ngà… và nhiều ảnh gốm, mảnh đá có khắc hoa văn khác nhau. Nhìn thoáng qua

không thấy gì quí hiếm, nhưng đối với các nhà nghiên cứu nó như có ngôn ngữ đặc

biệt chứa đựng lượng thông tin vô cùng quan trọng. Từ các di vật ấy nhà khoa học

Trang 31

Page 32: Tỉnh Bạc Liêu

Tài nguyên du l ch v t th c a t nh B c Liêuị ậ ể ủ ỉ ạ

khẳng định đây là đặc trưng của nền vă hóa Óc - eo rất phổ biến trong vùng đồng

bằng Tây Nam bộ.

Tháp cổ Vĩnh Hưng là công trình kiến trúc nghệ thuật có niên đại dịch ra từ bia

đá: 892 AD (sau Công Nguyên) và là nơi tín ngưỡng của nhân dân đã được Bộ Văn

hóa Thông tin ra quyết đinh số 983 ngày 04/08/1992 liệt vào danh mục di tích quốc

gia.

2.2.3.Đền thờ chủ tịch Hồ Chí Minh

Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh ở xã Châu Thới, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu được xây

dựng năm 1972, cách thị xã Bạc Liêu 18 km về phía Tây Bắc. Đền thờ được Bộ Văn hóa

– Thông tin xếp hạng là Di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1998

Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh ở xã Châu Thới, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu được xây

dựng năm 1972, cách thị xã Bạc Liêu 18 km về phía Tây Bắc. Tọa lạc trong khuôn viên

hơn 9.300 m2. Đền được xây dựng bằng gạch, đòn tay gỗ dầu, phía trước có mái hiên và

Trang 32

Page 33: Tỉnh Bạc Liêu

Tài nguyên du l ch v t th c a t nh B c Liêuị ậ ể ủ ỉ ạ

ban công đổ mái bằng. Khoảng hơn 300 tài liệu và hiện vật phản ánh quá trình nhân dân

xã Châu Thới chiến đấu bảo vệ đền thờ và các tư liêu về cuộc đời hoạt động cách mạng

của Hồ Chủ Tịch được lưu giữ tại nhà trưng bày. Đền đã được Bộ Văn hóa Thông tin xếp

hạng là di tích lịch sử cấp quốc gia. Đây là niềm tự hào của quân và dân Bạc Liêu, hàng

năm vào các ngày lễ lớn, ngày nghỉ đặc biệt vào ngày sinh nhật Bác có rất đông du khách

và nhân dân thăm viếng. Hiện nay, Đền thờ đã được qui hoạch mở rộng với diện tích

45.000 m2 và nhiều hạng mục công trình mang ý nghĩa giáo dục truyền thống và đậm nét

văn hóa dân tộc, sẽ là nơi tham quan hấp dẫn của du khách.

Đền được xây dựng bằng gạch, đòn tay gỗ dầu, phía trước có mái hiên và ban công đổ

mái bằng. Khoảng hơn 300 tài liệu và hiện vật phản ánh quá trình nhân dân xã Châu Thới

chiến đấu bảo vệ đền thờ và các tư liêu về cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chủ

Tịch được lưu giữ tại nhà trưng bày.

2.2.4. Khu lưu niệm cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu

Được xây dựng tại phường 2, thị xã Bạc Liêu. Di tích được Ủy ban Nhân dân tỉnh Bạc

Liêu xếp hạng là Di tích lịch sử cấp tỉnh năm 1997.

Trang 33

Page 34: Tỉnh Bạc Liêu

Tài nguyên du l ch v t th c a t nh B c Liêuị ậ ể ủ ỉ ạ

Nhạc sĩ Cao Văn Lầu (1892 – 1976) là người sáng tác bản “Dạ cổ hoài lang” nổi tiếng,

tiền thân của bản Vọng cổ ngày nay. Di tích lịch sử - văn hóa khu lưu niệm nhạc sĩ Cao

Văn Lầu được xây dựng tại phường 2, thị xã Bạc Liêu (tại nơi mà gia đình an tang cố

nhạc sĩ khi tạ thế - 1976). Khu di tích này vừa được trùng tu tôn tạo mở rộng trong một

khuôn viên có diện tích 2772 m2 với tổng kinh phí hơn 6,3 tỉ đồng, bao gồm 10 hạng

mục. Từ trung tâm thị xã Bạc Liêu qua cầu Kim Sơn (hay còn gọi là Cầu Quay), đi trên

con đường mang tên Cao Văn Lầu thêm khoảng 1km lại rẽ phải, đi vào khoảng 300m là

đến khu di tích. Di tích được Ủy ban Nhân dân tỉnh Bạc Liêu xếp hạng là Di tích lịch sử

cấp tỉnh năm 1997

Mộ Cao Văn Lầu tọa lạc ngay trên đất nhà của gia đình cố nhạc sĩ. Khu đất diện

tích gần 3ha này vừa được chính quyền Bạc Liêu trùng tu tôn tạo với kinh phí 6 tỉ đồng

thành “Di tích lịch sử văn hóa Khu lưu niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu” (gọi tắt Khu lưu

niệm), chính thức đi vào hoạt động vào ngày rằm tháng 8 âm lịch năm Kỷ Sửu

(29/9/2009) nhân kỷ niệm 90 năm ngày ra đời bản “Dạ cổ hoài lang” do chính tay nhạc sĩ

Trang 34

Page 35: Tỉnh Bạc Liêu

Tài nguyên du l ch v t th c a t nh B c Liêuị ậ ể ủ ỉ ạ

Cao Văn Lầu trước tác. Vào Khu lưu niệm, qua chiếc cổng khá mỹ quan, đi thẳng đến

khu mộ gia đình nhạc sĩ quá cố tài danh Cao Văn Lầu. Đó là bốn ngôi mộ xây gạch tô đá

mài đẹp, chia làm hai cặp: Bà Trần Thị Tấn (vợ nhạc sĩ Cao Văn Lầu) - nhạc sĩ Cao Văn

Lầu và bà Thạch Thị Tài - nhạc sĩ Cao Văn Giỏi, là thân sinh nhạc sĩ Cao Văn Lầu.

Trang 35

Page 36: Tỉnh Bạc Liêu

Tài nguyên du l ch v t th c a t nh B c Liêuị ậ ể ủ ỉ ạ

Từ khu mộ gia đình nhạc sĩ Cao Văn Lầu, bước thêm vài bước là đến Nhà trưng

bày hiện vật, tại đây ta sẽ tiếp cận nhiều điều lý thú. Cô thuyết minh trẻ trung xinh đẹp

Diệu Hiền vừa hướng dẫn khách vừa linh hoạt trình bày làm rõ hơn những điều khách

cần biết. Đó là sơ nét về cổ nhạc Bạc Liêu và thân thế sự nghiệp cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu.

Qua đó ta biết: Nhạc sĩ Cao Văn Lầu sinh năm 1892 tại xóm Cái Cui, làng Chí Mỹ, quận

Vàm Cỏ, tỉnh Long An. Sống tại quê nhà không được 4 năm, nhạc sĩ Cao Văn Lầu theo

cha mẹ tới thị xã Bạc Liêu mong tìm sự đổi đời nhưng không ổn, phải di dời đi nơi khác

rồi trở lại nơi đây. Tại đây, Hòa thượng Minh Bảo, trụ trì chùa Vĩnh Phước An, cám cảnh

gia đình ông, đã cho mảnh đất trú thân gần chùa. Hòa thượng giàu đức từ bi này còn dạy

chữ Nho cho ông nữa. Rồi ông học thêm chữ Quốc ngữ, được vài năm, vì phải làm mướn

kiếm tiền giúp gia đình độ nhật. Từ nhỏ, ông có tư chất thông minh và có năng khiếu về

âm nhạc. Có lẽ năng khiếu này của ông là do tố chất của người cha cũng là nhạc sĩ - ông

Cao Văn Giỏi. Vì vậy mà Cao Văn Lầu vừa đi làm, nhưng cũng dành thời gian thỏa mãn

niềm đam mê cổ nhạc bằng cách xin thụ giáo một nhạc sĩ tài danh xứ này: Nhạc Khị...

Cuộc sống cơm áo đã khó khăn mà cuộc sống vợ chồng ông càng ảm đạm. Bà vợ ông,

sau 3 năm chung sống không có được đứa con nào, khiến cha mẹ ông buồn bã, đi đến

quyết định chia cắt lương duyên khiến vợ chồng ông chịu cảnh “én nhạn lìa đôi”! Điều

này khiến ông buồn bã, luôn thương nhớ người xưa. Một đêm rằm Trung thu năm 1918,

nghe tiếng trống công phu từ ngôi chùa Vĩnh Phước An Tự gần đó vọng vang buồn thảm,

ông đã sáng tác bài “Dạ cổ hoài lang”... Nhạc sĩ Cao Văn Lầu qua đời năm 1976 tại

TP.HCM, thọ 84 tuổi.

Tại Nhà trưng bày hiện vật này, ta còn được biết quá trình phát triển từ bản “Dạ cổ

hoài lang” đến bản vọng cổ nổi tiếng - bản nhạc “tổ” của nghệ thuật sân khấu cải lương

Nam Bộ. Bên cạnh đó còn có nhiều tư liệu quý (ảnh chụp) một số tham luận về việc bảo

tồn và phát huy giá trị bản “Dạ cổ hoài lang”, một số hình ảnh nhạc sĩ, nghệ nhân tiêu

biểu quê hương Bạc Liêu, cảnh đờn ca tài tử phục dựng bằng sáp, một số phục trang sân

Trang 36

Page 37: Tỉnh Bạc Liêu

Tài nguyên du l ch v t th c a t nh B c Liêuị ậ ể ủ ỉ ạ

khấu cải lương của một số nghệ sĩ cải lương nổi tiếng, nhạc cụ cổ nhạc, trong đó có cây

ghi-ta phím lõm của “Đệ nhất danh cầm miền Nam” - nhạc sĩ ưu tú Văn Giỏi dùng để

sáng tác từ năm 1976 (tặng ngày 25/7/2009), dàn nhạc lễ nhạc sĩ Cao Văn Lầu từng sử

dụng: cò, gáo, tranh, trống, trống cơm, tum, chập chã...; bút tích nhạc sĩ Cao Văn Lầu và

chiếc lục lạc nhạc sĩ đeo ngày thơ bé khi ở quê nhà Long An... Đặc biệt, giữa Phòng

trưng bày có tượng nhạc sĩ Cao Văn Lầu khói hương nghi ngút, hai bên tường là hai bản

“Dạ cổ hoài lang” (nhịp 2), phần lời và phần nhạc cùng vài tác phẩm khác của ông bằng

nét bút thư pháp bay bướm trên nền vải hoa sang trọng...

Trang 37

Page 38: Tỉnh Bạc Liêu

Tài nguyên du l ch v t th c a t nh B c Liêuị ậ ể ủ ỉ ạ

Qua sân gạch tàu khá rộng rãi với sân khấu lộ thiên dùng tổ chức các buổi lễ là nhà bán

hàng lưu niệm, trong đó có một sân khấu nhỏ dành làm nơi biểu diễn đờn ca tài tử phục

vụ công chúng của “tài tử” các nơi khi viếng thăm và có nhã hứng

2.2.5. Di tích lịch sử Nơi thành lập Chi bộ Đảng Cộng Sản đầu tiên của tỉnh Bạc

Liêu

Được thành lập vào tháng 2/1930 tại làng Phong Thạnh, huyện Giá Rai (nay thuộc

ấp Rạch Rắn, xã Long Điền, huyện Đông Hải). Di tích được Ủy ban Nhân dân tỉnh Bạc

Liêu xếp hạng là Di tích lịch sử cấp tỉnh năm 2008.

Chi bộ Đảng Cộng Sản đầu tiên của tỉnh Bạc Liêu được thành lập vào tháng

2/1930 tại làng Phong Thạnh, huyện Giá Rai (nay thuộc ấp Rạch Rắn, xã Long Điền,

huyện Đông Hải) là một mốc son lịch sử ghi dấu sự ra đời sớm nhất của Đảng Cộng sản

Việt Nam tại Bạc Liêu và khu vực lúc bấy giờ. Đây là di tích lịch sử cấp tỉnh có ý nghĩa

vô cùng quan trọng đối với Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu, di tích có tổng diện tích là 2.305,5m2

bao gồm các hạng mục công trình như: bia kỷ niệm, nhà trưng bày, khu sinh thái đầm lầy

- dừa nước nhằm tái hiện quang cảnh xưa; hoa viên, cây cảnh và các công trình khác. Di

tích lịch sử Nơi thành lập Chi bộ Đảng Cộng Sản đầu tiên mãi là niềm tự hào của quân và

dân Bạc Liêu.

Hơn 80 năm trước, khi mới thành lập, nơi đây chỉ có 3 đảng viên nhưng đã đánh dấu

bước ngoặt quan trọng trong phong trào cách mạng của tỉnh Bạc Liêu. 

Trải qua nhiều khó khăn, đảng viên Cộng sản các thế hệ nơi đây luôn phát huy

tính tiên phong, hoàn thành xuất sắc vai trò lãnh đạo, chỉ đạo nhân dân trong tỉnh cùng

với nhân dân cả nước đứng lên phá bỏ xiềng xích nô lệ, giành lại độc lập, tự do của dân

tộc… 

Di tích nơi thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của tỉnh Bạc Liêu rộng gần

2.500m2, tổng vốn đầu tư ban đầu trên bốn tỷ đồng. 

Trang 38

Page 39: Tỉnh Bạc Liêu

Tài nguyên du l ch v t th c a t nh B c Liêuị ậ ể ủ ỉ ạ

Công trình được bắt đầu xây dựng từ năm 2008, hoàn thành đưa vào sử dụng vào

ngày 3/2/2009, trưng bày, lưu giữ nhiều hình ảnh, hiện vật quý cờ đỏ búa liềm, một số bài

báo của Báo Tiếng Chuông Rè...

Đây là “địa chỉ đỏ” nhằm góp phần giáo dục truyền thống vẻ vang cho các thế hệ,

nhất là tuổi trẻ của địa phương./.

2.2.6. Thành Hoàng Cổ Miếu ( Chùa Minh)

Thành Hoàng Cổ Miếu (chùa Minh), xây dựng năm 1865, tại phường 3, thị xã Bạc Liêu.

Bộ Văn hóa Thể thao xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật năm 2000.

Chùa được xây dựng năm 1865, cấu trúc hình chữ "công", tọa lạc tại phường 3, thị xã

Trang 39

Page 40: Tỉnh Bạc Liêu

Tài nguyên du l ch v t th c a t nh B c Liêuị ậ ể ủ ỉ ạ

Bạc Liêu. Chùa Minh mang đậm nét kiến trúc cung đình Trung Hoa với cột vấn rồng

chạm nổi trên gỗ quý và đá hoa cương nguyên khối; các hoành phi, câu đối, mành, phù

điêu...đều chạm nổi trên gỗ quý rất tinh vi, theo thời gian trở nên đen bóng. Trên bàn thờ

Thành Hoàng Bổn Cảnh là bộ lư đồng mắt tre có một không hai.

Trang 40

Page 41: Tỉnh Bạc Liêu

Tài nguyên du l ch v t th c a t nh B c Liêuị ậ ể ủ ỉ ạ

2.2.7. Chùa Giác Hoa (Chùa cô Hai Ngó)

Chùa Giác Hoa ( Chùa Cô Hai Ngó), xây dựng năm 1919, tại xã Châu Thới, huyện

Vĩnh Lợi. UBND tỉnh Bạc Liêu xếp hạng là di tích Lịch sử năm 2001.

Chùa toạ lạc tại ấp Xóm Lớn, xã Châu Thới, huyện Vĩnh Lợi. Diện tích bảo vệ là

9.769 m2, được sông Xẻo Chính bao bọc ở 3 hướng Bắc, Đông và Đông Nam.

Tháng 3-1919, bà Huỳnh Thị Ngó hiến tiền, đất xây dựng chùa theo lối “nội công, ngoại

quốc”, kết hợp hài hoà kiến trúc Đông - Tây. Chùa là tổng thể các công trình kiến trúc

lớn nhỏ, được bố trí chặt chẽ, cân đối, bao gồm chính điện, phủ thờ (thờ tộc), đông lang,

Đông - Tây, tượng Quan Âm Nam Hải (đặt ở giữa trời), cột cờ, miếu nhà thờ vong, mô

pháp. Chùa thờ Phật theo phái Bắc Tông.

Hàng năm, vào các ngày rằm tháng Giêng, tháng Bảy và tháng Mười âm lịch, chùa tổ

chức lễ cúng lớn với các lễ như: thượng ngươn, trung ngươn và hạ ngươn. Không chỉ tiến

Trang 41

Page 42: Tỉnh Bạc Liêu

Tài nguyên du l ch v t th c a t nh B c Liêuị ậ ể ủ ỉ ạ

hành các nghi lễ tôn giáo, các ngày lễ này còn là dịp sinh hoạt văn hoá tinh thần của đông

đảo nhân dân địa phương.

Chùa cổ Giác Hoa mang mang màu sắc văn hóa phương Đông lại vừa có những

đường nét kiến trúc phương Tây, nhưng lại hòa quyện với nhau thành một thể thống nhất,

có thể nói đây là một công trình kiến trúc thật đặc sắc hội tụ nghệ thuật kiến trúc của cả

hai nền văn hóa Đông Tây, ngôi chùa còn mang nhiều dấu ấn lịch sử tôn giáo và dân tộc

trong những năm tiền bán thế kỷ XX. Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu đã ra quyết định

bảo vệ di tích số : 1280/QĐ.UB ngày 7 tháng 11 năm 2001. Toàn khu di tích tọa lạc tại ấp

Xóm Lớn, xã Châu Thới, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu, bên bờ kinh Cái Dầy cách trung

tâm Thị xã Bạc Liêu khoảng 6km về hướng Bắc. Từ Thị xã Bạc Liêu theo đường Trần

Phú ra Quốc lộ IA đi khỏi cầu Cái Dầy khoảng 300m thấy một biển lớn có ghi ba chữ

chùa Giác Hoa, phía dưới tấm biển là con đường nhỏ dẫn vào di tích.

Chùa Giác Hoa sở dĩ có tên dân gian là chùa Cô Hai Ngó, là vì người ta gọi theo

tên thật của người xây dựng chùa, người đó là bà Huỳnh Thị Ngó (1885 – 1951), con gái

lớn (trưởng nữ) của ông Huỳnh Giang Hiệp và bà Nguyễn Thị Kiểu, người địa phương

gọi theo thứ tự gia đình người miền Nam là cô Hai Ngó. Cha của cô nguyên là một nông

dân nghèo ở Triều Châu (Trung Quốc), do hoàn cảnh nghiệt ngã, không sống nổi dưới

ách áp bức bóc lột của quan lại địa phương và chế độ phong kiến hà khắc của nhà Mãn

Thanh nên đã cùng một số người trong làng rời bỏ quê hương để tìm lấy cái ăn cái mặc.

Ông đến Bạc Liêu vào những năm 80 của thế kỷ XIX, gia sản của ông mang theo chỉ là

một chiếc hui ná với vài bộ quần áo chẳng lành; trong những ngày đầu tiên sống nơi quê

người xứ lạ lại không có vốn liếng tiền bạc nên phải đi làm thuê làm mướn rất là cơ cực,

nhưng nhờ lao động cần cù lại không xài phí nên ông đã dành được một số tiền nho nhỏ,

ông đã dùng số tiền này để làm vốn mua bán ve chai lông vịt – một cái nghề vốn ít lời

nhiều nhưng ít ai để ý. Hằng ngày ông phải quảy gánh với đôi cần xé lớn đi khắp các

xóm làng ở Châu Hưng, Châu Thới để mua ve chai lông vịt đến tối mịt mới về nhà.

Có một gia đình nông dân người Việt ở xã Châu Thới thấy ông siêng năng giỏi

dắn nên đã gả con gái cho ông, đó là bà Nguyễn Thị Kiểu. Hai vợ chồng ông đã cố gắng

Trang 42

Page 43: Tỉnh Bạc Liêu

Tài nguyên du l ch v t th c a t nh B c Liêuị ậ ể ủ ỉ ạ

làm ăn nên chẳng bao lâu dành dụm được một số tiền kha khá, hai ông bà lại xoay qua

nghề nuôi vịt, đây cũng là một loại nghề đễ làm nếu trúng thì cũng “vốn một lời mười”.

Lúc ấy cả mấy cánh đồng lớn trong vùng chỉ có một hai bầy vịt, nên cái nghề nuôi vịt

chạy đồng chẳng tốn thức ăn đã khiến cho vợ chồng ông Hiệp chẳng mấy chốc lại giàu

to. Ông lại là người có năng khiếu về kinh doanh bất động sản nên tiền nuôi vịt được bao

nhiêu thì ông đem mua đất bấy nhiêu. Lúc ông có nhiều đất, người địa phương ở đây gọi

ông là Chủ Chá (gọi tên ông theo âm Triều Châu).

Hai ông bà Huỳnh Giang Hiệp có tất cả bốn người con, hai gái hai trai: Huỳnh Thị

Ngó, Huỳnh Như Gia (Dù Kia), Huỳnh Như Phước (Dù Hột) và Huỳnh Thị Mùi. Trong

bốn chị em thì cô Hai Ngó là người được sinh ra từ trong cảnh nhà còn bần hàn, đã chứng

kiến cái cảnh mua bán đi sớm về khuya của cha và cái cảnh cầm sào đội nắng đội mưa để

giữ từng bầy vịt của mẹ nên cô rất thông cảm với cuộc sống của người lao động, không

như các em của cô được sinh ra và lớn lên trong cảnh giàu sang – có người chỉ biết ăn

chơi như ông Huỳnh Như Phước một thời được gọi là Công tử Bạc Liêu.

Ông Huỳnh Giang Hiệp lúc lớn tuổi đã trở thành người giàu có, nhưng luôn nhớ

đến thuở hàn vi của mình, ông nhớ lúc nhỏ nhà nghèo nhưng do siêng năng mà được vợ,

vì vậy ông nghĩ cũng nên chọn một người làm công siêng năng để làm rể, chỉ vì ý nghĩ

này nên sau đó ít lâu ông đã gã cô Hai Ngó cho một người làm công tên Thái Kim Chiêu.

Sau đám cưới vợ chồng cô Hai được cha mẹ cho ra riêng, hai người đươc cha mẹ cho một

ngôi nhà khá khang trang tại kinh Thầy Bang ở xã Châu Thới, cuộc sống gia đình của cô

lúc đầu rất hạnh phúc, chẳng bao lâu cô đã hạ sinh một bé trai đầu lòng rất kháu khỉnh.

Nhưng đứa con trai chưa đầy tháng thì một tai họa lại ập đến gia đình cô; vào một

đêm tối trời một bọn cướp xông vào cướp của, ông Thái Kim Chiêu một mình chống trả,

tuy ông rất giỏi võ nhưng phải đối phó cùng lúc với nhiều tên, nên mặc dù đã đánh gục

một số tên cướp, ông cũng bị chúng chém trọng thương, đến lúc người chung quanh cứu

viện, bọn cướp bị đánh lui nhưng ông Chiêu do mất máu quá nhiều nên cũng không sống

được. Đó là một mất mát lớn trong đời cô Hai Ngó, nhưng tại họa đến với cô chưa hết, vì

chỉ năm tháng sau, đứa con đầu lòng của cô bị bệnh nặng qua đời. Một thiếu phụ trẻ phải

Trang 43

Page 44: Tỉnh Bạc Liêu

Tài nguyên du l ch v t th c a t nh B c Liêuị ậ ể ủ ỉ ạ

mang tang chồng đó đã là một đau khổ lớn rồi, lại thêm lâm vào cái cảnh mất con, thật là

một cái đau khó có bút  mực nào tả xiết. Cô Hai Ngó kể từ đó như kẻ mất hồn cứ luôn

miệng gọi chồng, gọi con và cuối cùng cô đã tìm vào cửa Phật.

Do duyên may xui khiến, vào năm 1915 cô đã thọ Tam qui ngũ giới với Hòa

thượng Chí Thành (trụ trì chùa Phi Lai, Châu Đốc) một nhà sư thuộc phái Lâm Tế rất tinh

thông Phật học (trên long vị của Hòa thượng hiện đang thờ tại chùa Phi Lai có ghi rất rõ 

臨濟正宗三十九世上志下誠諱如顯… LÂM TẾ CHÁNH TÔNG TAM THẬP CỬU

THẾ THƯỢNG CHÍ HẠ THÀNH HÚY NHƯ HIỂN… không hiểu tại sao có nhiều tài

liệu viết là Trí Thiền). Cô Hai được thầy đặt pháp danh là Diệu Ngọc (玅玉) và hướng

dẫn cách tu tại gia, nhất là những việc làm bố thí, cứu tế xã hội. Từ đó cô theo lời thầy

dạy bảo không chỉ tụng kinh niệm Phật ở nhà mà con luôn xuất tiền cho hoặc vận động

nhiều người tham gia cứu tế người nghèo khó bị thiên tai hoặc bệnh hoạn ở các nơi.

Nhiều lần chở gạo cứu trợ cho dân nghèo bị lũ lụt ở An Giang, Châu Đốc; số gạo cứu tế

có lần lên đến hàng chục tấn.

Vào tháng 3 năm 1919, cô Hai Ngó do một phát tâm lớn đã làm đơn xin phép

chính quyền tỉnh Sóc Trăng để xây dựng một ngôi chùa ở tại nơi chôn nhau cắt rún của

cô. Đơn của cô đã được Nhà nước Pháp phê chuẩn vào ngày 10/03/1919, sau khi được

chấp thuận, cô liền tiến hành việc xây cất chùa. Đây là một ngôi đại tự vừa mang vóc

dáng phương Đông lại hòa nhập chút ít dáng vẻ phương Tây, vừa là một công trình kiến

trúc của người Việt lại pha trộn một số đường nét kiến trúc của người Hoa, cổ kính cũng

có mà hiện đại cũng có, để tất cả hòa nhập thành một tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời – một

ngôi chùa với tên gọi Giác Hoa.

Chùa được xây dựng xong sau 18 tháng và đó cũng là thời điểm của cô Hai và

người con gái nuôi tên Thái Thị Sửu đồng xuống tóc đi tu, khi xuất gia cô Hai được thầy

đặt pháp tự là Hồng Nga (紅娥), lúc bấy giờ trong chùa cô Hai còn có thêm một người

bạn đồng môn, đó là Sư cô Hồng Dung (紅容, tên thật : Đồng Thị Ngọc Dung, thường

gọi là cô Sáu Tạ, quê ở ấp Vàm Lẽo xã Hưng Hội, nay thuộc xã Hưng Thành, Sư cô này

Trang 44

Page 45: Tỉnh Bạc Liêu

Tài nguyên du l ch v t th c a t nh B c Liêuị ậ ể ủ ỉ ạ

trước khi xuất gia cũng có pháp danh Diệu Ngọc giống như pháp danh của cô Hai, hiện

còn danh sách lưu trữ tại chùa Giác Hoa). Sư cô xuất thân từ một gia đình có truyền

thống tu hành, trong năm người chị em của cô đã có bốn người xuất gia. Sau đó ít lâu lại

có một người cháu của cô Hai tên Tào Thị Lái cũng xin làm lễ xuất gia.

Mặc dù sống cuộc đời tu hành, nhưng cô Hai Ngó luôn tham gia và thực hiện

những công việc lợi ích xã hội, cô Hai cho xây dựng trường học, mướn thầy về dạy học

cho con em ở địa phương, trong chùa có một căn nhà được dành riêng chứa quan tài để

giúp đỡ người nghèo khi có việc ma chay tống táng, cô còn xây dựng thêm ngôi chùa

Châu Viên ở ấp Công Điền và ngôi chùa Châu Long ở ấp Bà Chăng (xã Châu Thới).

Đồng thời hàng năm cứ đến Rằm tháng Bảy là cô đem lúa gạo của mình ra giúp đỡ cho

dân nghèo ở địa phương và các nơi khác, ngoài ra còn luôn vận động cứu trợ những

người bị thiên tai lũ lụt ở các vùng An Giang, Châu Đốc, Đồng Tháp…

Đến năm 1927, Hòa thượng Chí Thành và Hòa thượng Khánh Anh được cô Hai

mời đến chùa Giác Hoa để mở khóa an cư kiết hạ, lớp an cư năm đó có trên 100 Tăng Ni

đến tu học. Đây cũng là thời điểm ra đời của Ni bộ miền Nam, cô Hai là người đầu tiên

đứng ra vận động thành lập tổ chức này và chùa Giác Hoa chính là điểm dạy Phật học

đầu tiên cho Ni bộ miền Nam trong một thời gian khá dài. Từ đó trở về sau nhiều lớp gia

giáo tuần tự được khai giảng tại đây.

Năm 1945, hưởng ứng lời kêu gọi hủ gạo nuôi quân của Hồ Chủ Tịch, cô Hai đã

ủng hộ cho cách mạng 2.000 giạ lúa. Số lúa này được ông Dương Kỳ Hiệp và ông Ngô

Sang Trung (Hai Tý) Thư ký hành chính tỉnh Bạc Liêu ký nhận.

Năm 1946 giặc Pháp trở lại xâm lược nước ta. Chúng tiến hành đàn áp, khủng bố

dã man đối với các phong trào đấu tranh cách mạng và những người bị tình nghi là Việt

Minh. Trong thời điểm này chùa Giác Hoa chính là nơi trú ẩn an toàn nhất cho những

người bị nạn, cô Hai đã nhờ vào uy tín của mình can thiệp cho hàng trăm người được an

toàn.

Ngày 24 tháng 4 năm Tân Mão (nhằm ngày 29 tháng 5 năm 1951) cô Hai Ngó

viên tịch. Trước khi viên tịch cô đã chọn Sư cô Hồng Dung làm người thừa kế trụ trì chùa

Trang 45

Page 46: Tỉnh Bạc Liêu

Tài nguyên du l ch v t th c a t nh B c Liêuị ậ ể ủ ỉ ạ

Giác Hoa. Nhưng Sư cô Hồng Dung là người chỉ thích tu tịnh, không thể cáng đáng nhiều

công việc của một ngôi chùa lớn nên cô chỉ làm trụ trì đến năm 1957 thì giao lại cho Đại

Đức Thiện Quảng nguyên là đệ tử của Hòa thượng Nhật Minh trụ trì chùa Đại Giác Sóc

Trăng. Sư cô Hồng Dung sau khi rời khỏi chùa Giác Hoa đã về tu tịnh ở chùa Linh Sơn

tại Núi Sam (Châu Đốc), Sư cô đã tịch ở đây, hiện ngôi tháp của Sư cô còn ở phía sau

ngôi chùa này. Về phần Đại đức Thiện Quảng có lẽ chưa đủ sức làm trụ trì một ngôi chùa

lớn như chùa Giác Hoa nên chỉ hơn một năm sau, đầu năm 1959 thì giao lại cho sư huynh

của mình là Đại đức Hồng Minh làm trụ trì. Đến năm 1967, Đại đức Hồng Minh viên

tịch, chùa không có ai làm trụ trì nên vào cuối năm 1969 ông Lê Quân – Thường vụ Thị

xã ủy Bạc Liêu đã phân công ông Lê Văn Bông (Chín Bông) là cán bộ Công an ấp Đông

Hưng xã Vĩnh Hưng ra giữ chùa nhằm tạo cơ sở hoạt động hợp pháp cho cán bộ Cách

mạng. Đến năm 1970, ông Lê Văn Bông xuất gia, bổn sư là Hòa thượng Trí Đạt trụ trì

chùa Phước Long ở Cái Răng (Cần Thơ), được thầy đặt cho pháp danh là Minh Khai, kể

từ đó ông chính thức là người thừa kế tiếp nối coi sóc chùa Giác Hoa. Trong những người

thừa kế cô Hai để trụ trì chùa Giác Hoa thì Thượng tọa Minh Khai là người gắn bó lâu

năm, ông lại có công với Cách mạng cũng là người có công với Phật giáo Bạc Liêu. Ông

được bầu làm Ủy viên Kiểm soát Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Bạc Liêu nhiệm kỳ 2000 –

2005.

            Vào cuối năm 2001, nhận thấy Thượng tọa Minh Khai tuổi hạc đã cao, sức khỏe

kém, lại thường bị bệnh, đi dứng khó khăn, trong chùa lại thiếu người chăm sóc, nên Tỉnh

hội Phật giáo Bạc Liêu đã đề cử Sư cô Nghiêm Thành về chùa để phụ lo công việc Phật

sự. Trong thời gian này, một phần chính điện và hai bên đông lang và tây lang bị hư sụp,

mặc dù lúc này cô Nghiêm Thành chưa phải là trụ trì nhưng đã tích cực vận động trùng

tu, ông Huỳnh Văn Bá (cháu của Cô Hai) đã hưởng ứng việc làm tốt đẹp này, ông đã

cúng dường hơn một trăm triệu và tham gia xây dựng, sửa chữa hoàn tất hai công trình

nói trên trong năm 2002 và 2003.

 

Trang 46

Page 47: Tỉnh Bạc Liêu

Tài nguyên du l ch v t th c a t nh B c Liêuị ậ ể ủ ỉ ạ

            Nhận thấy khả năng quản lý và hoạt động Phật sự của Sư cô Nghiêm Thành có thể

đảm đương được trọng trách, vả lại sức khỏe của Thượng tọa Minh Khai càng lúc càng

kém, nên ngày 24 tháng 7 năm Ất Dậu (2005) Thường trực Tỉnh hội Phật giáo Bạc Liêu

đã chính thức bổ nhiệm Sư cô làm trụ trì. Chỉ ba tháng sau khi tiếp nhận trách nhiệm, Sư

cô Nghiêm Thành đã tiến hành xây dựng một giảng đường khá lớn (13m x 21m). Khởi

công xây dựng ngày 12 tháng 10 năm Ất Dậu (2006) và hoàn tất ngày 20 tháng 2 năm

Bính Tuất (2006). Càng tốt đẹp hơn nữa là ngày khánh thành của giảng đường cũng là

ngày khai giảng lớp Trung cấp Ni gồm 41 học viên (trong đó có 3 dự thính), với sự

chứng minh của Thường trực Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Bạc Liêu, sự có mặt của Ban

Giám hiệu Trường Phật học Bạc Liêu, tôn túc của các tự viện, chính quyền địa phương và

trên hai trăm quan khách trong và ngoài tỉnh.

 

            Ngày 20 tháng 10 năm Bính Tuất (2006), Sư cô lại vận động xây dựng thêm hai

dãy Ni xá liền nhau như chữ L với tổng diện tích 500m2, gồm tám phòng, mỗi phòng có

tám giường cho ni sinh tu học. Ngoài ra còn xây dựng thêm nhà khách, thư viện, phòng

vi tính… Nhưng công trình xây dựng không dừng ở đó mà lại tiếp tục được tiến hành,

một nhà trù và trai đường đã ra đời vào cuối năm 2007 với tổng diện tích gần 400m2 trên

một mảnh đất ao đìa đầy lau sậy ở bên trái phía sau ngôi chùa. Phần đất trống còn lại đều

được cải tạo để ni chúng trồng rau cải, tự lao động sản xuất để bớt đi một phần mua sắm

cho các bửa ăn trong chùa. Sư cô Trụ trì còn có ý định cải tạo công viên phía trước và

một bờ kè bên sông trước cửa chùa để cảnh quang thêm tôn nghiêm, nhưng kinh phí đầu

tư dự kiến quá lớn, phải hơn một tỷ mới đủ chi phí, vì vậy công trình chưa tiến hành

được.

 

            Với một khoảng thời gian ngắn chưa đầy bốn năm, Sư cô Nghiêm Thành đã vận

động trùng tu nhiều hạn mục của một công trình kiến trúc văn hóa cổ xưa đã hư hao

nhiều chỗ. Diện tích đất chung quanh chùa gần như hoang vu, nay đã được xây dựng

thành một tự viện uy nghi to lớn. Ngoài số lượng 50 ni chúng trong chùa, Sư cô còn tổ

Trang 47

Page 48: Tỉnh Bạc Liêu

Tài nguyên du l ch v t th c a t nh B c Liêuị ậ ể ủ ỉ ạ

chức quy y cho hơn 550 đệ tử tại gia, trong số này có cả người ở trong và ngoài tỉnh. Quả

là một thành tích xuất sắc đáng được biểu dương.

Chùa Giác Hoa đã tồn tại gần một thế kỷ, sau ngày Cô Hai viên tịch, ngôi chùa đã

trãi qua một thời gian chiến tranh suốt mấy mươi năm dài không được trùng tu đã xuống

cấp trầm trọng, có những lúc không người vắng vẻ gần như hoang phế, thế mà nay chùa

Giác Hoa đã hoàn toàn hồi sinh, còn khang trang hơn nhiều so với ngày trước, mỗi khi lễ

tết có từ vài trăm đến hàng ngàn lượt người đến chiêm bái viếng thăm, không những thế

trụ trì chùa còn thừa kế được tâm ý của cô Hai, đã tạo điều kiện thuận lợi cho giáo hội

Phật giáo tỉnh tổ chức thành công lớp Trung cấp ni để tiếp tục đào tạo nhân tài cho thế hệ

mai sau. Những việc làm thật vô cùng tốt đẹp đã góp phần phát triển Phật giáo tỉnh nhà.

Chùa Giác Hoa là một trong những ngôi chùa cổ lớn nhất tỉnh Bạc Liêu, một công

trình kiến trúc độc đáo có sự hòa nhập của hai nền văn hóa đông tây, một ngôi chùa có

nhiều đặc điểm về văn hóa cũng vừa mang nhiều dấu ấn qua từng thời kỳ lịch sử, thật rất

xứng đáng là một di tích lịch sử văn hóa của tỉnh nhà.

2.2.8. Chùa Xiêm Cán ( Chùa Komphir Sakor Prêchru)

Chùa tọa lạc tại ấp Biển Đông A, xã Vĩnh Trạch Đông, thị xã Bạc Liêu, cách trung

tâm thị xã 12 km về hướng đông nam. Tổng diện tích bảo vệ của chùa là 43.790 m2.

UBND tỉnh Bạc Liêu xếp hạng là di tích kiến trức nghệ thuật năm 2001.

 Mặc dù chưa phải là ngôi chùa cổ nhất, nhưng có thể nói, chùa Xiêm Cán là một trong

những ngôi chùa Khmer được liệt vào hàng lớn nhất, đẹp nhất và lộng lẫy nhất trong hệ

thống chùa Khmer ở Nam Bộ. Vì lẽ đó, luôn tạo ấn tượng khó quên trong lòng du khách

mỗi khi đến tham quan, chiêm bái. Chùa Xiêm Cán nằm cách thị xã Bạc Liêu 7km về

hướng Đông Nam, tọa lạc trên một sở đất rộng hàng ngàn mét vuông. Chùa được xây

dựng khoảng nửa cuối thế kỷ XIX, với lối kiến trúc vô cùng độc đáo.

Ấn tượng đầu tiên đập vào mắt du khách khi đến viếng chùa là cổng chùa. Cổng chùa

cách khuôn viên chùa cả 100m, nằm về hướng Đông, với những đường nét, kiến trúc,

trang trí hết sức đa dạng. Bên trên được xây hình ba ngọn tháp, mô phỏng theo kiểu kiến

Trang 48

Page 49: Tỉnh Bạc Liêu

Tài nguyên du l ch v t th c a t nh B c Liêuị ậ ể ủ ỉ ạ

trúc Ăng Co. Phía trên có tượng hình rắn nhiều đầu, có nhiều nét chạm trổ, điêu khắc rất

công phu.

Du khách sẽ ngỡ ngàng trước một khuôn viên chùa bao la rộng lớn, với nhiều hạng mục,

như: chính điện, sa la, mộ tháp,... Khoảng cách giữa các hạng mục này cách nhau cả trăm

mét. Một không gian yên tĩnh, bầu trời trong xanh, nắng vàng soi qua kẽ lá, tiếng chim

hót văng vẳng từ xa, không khí lại trong lành, không hề nhuốm chút bụi trần… làm cho

tâm hồn du khách cảm thấy thư thái lạ thường.

Mỗi hạng mục trong khuôn viên chùa là một công trúc đặc sắc, tiêu biểu cho lối kiến trúc

đặc trưng của người Khmer, Nam bộ. Trong đó, nổi lên vẻ đẹp lộng lẫy của gian chính

điện, trang nghiêm khoe sắc với trời xanh, nằm ngay trung tâm của khuôn viên, trên nền

cao 1,5m, nhiều bậc cấp và có hành lang bao quanh. Bên trong chính điện là hai hàng cột

cao to nâng đỡ mái chùa. Mái chùa được cấu trúc thành nhiều tầng lớp chồng lên nhau,

tạo ra khoảng không gian cao vút, hòa với đỉnh nhọn như một chóp tháp. Gian chính điện

là gian trang trọng nhất và cũng là thiêng liêng nhất, được đặt một tượng Phật rất to ngự

trên cao. Gian chính điện này được trang trí nhiều hoa văn, họa tiết, những nét điêu khắc,

các phù điêu và nhiều bức bích họa hết sức sinh động, làm cho ngôi chùa vốn dĩ trang

nghiêm lại càng trang nghiêm hơn. Bốn bức tường của ngôi chính điện có trang trí rất

nhiều hình vẽ của Đức Phật từ lúc sinh ra cho đến khi nhập cõi Niết Bàn.

Trang 49

Page 50: Tỉnh Bạc Liêu

Tài nguyên du l ch v t th c a t nh B c Liêuị ậ ể ủ ỉ ạ

Đối diện ngôi chính điện là cột trụ biểu, là hình tượng của con rắn 5 đầu, dùng để thắp

nến vào những ngày lễ, ngụ ý rằng giáo lý Phật pháp soi sáng cho nhân loại, giúp mọi

người sống hướng thiện như chính loài rắn đã được thuần hóa và phục thiện.

Còn sa la chính là nơi để các sư sãi nghỉ ngơi và cũng là nhà hội của sư sãi với các tín đồ

Phật giáo Khmer. Ở sa la này, cũng có trang trí rất nhiều bức bích họa, hoa văn về công

việc và cuộc đời của Đức Phật. Đặc biệt, trong các hạng mục ở đây, du khách sẽ bắt gặp

những hàng cột có đắp nổi phù điêu hình các tiên nữ và những quái vật. Theo triết lý của

người Khmer ở Nam bộ thì đó chính là những chướng ngại đối với Phật tử trên bước

đường tu thành chánh quả.

Đến Bạc Liêu, du khách không thể bỏ qua điểm tham quan chùa Xiêm Cán. Bởi, ngoài

việc chiêm ngưỡng vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa, còn hiểu được nét văn hóa đặc sắc của

cộng đồng người Khmer ở Nam bộ nói chung, ở Bạc Liêu nói riêng.

Trang 50

Page 51: Tỉnh Bạc Liêu

Tài nguyên du l ch v t th c a t nh B c Liêuị ậ ể ủ ỉ ạ

Hiện nay, chùa vẫn giữ được nét kiến trúc truyền thống của người Khơme và còn lưu giữ

được khá nhiều tượng cổ và các tác phẩm nghệ thuật độc đáo như những tác phẩm điêu

khắc (tập trung ở chính điện) diễn tả quá trình tu hành của đức Phật Thích Ca, các con

rồng Cabacroca uốn éo mềm mại (ở cửa chính điện), hoặc tượng chim thần Krud đính ở

các đầu cột hay tượng thần nhân điểu (nữ thần) Kây - no hai tay nâng đỡ mái chùa,...

Người Khơme theo đạo Phật Tiểu thừa, không những xem chùa là nơi thờ phụng tu hành,

học tập mà còn là trung tâm sinh hoạt văn hoá cộng đồng. Vì vậy, lễ hội chính của chùa

Xiêm Cán cũng là lễ hội của cả cộng đồng người Khơme.

Trang 51

Page 52: Tỉnh Bạc Liêu

Tài nguyên du l ch v t th c a t nh B c Liêuị ậ ể ủ ỉ ạ

Vào ngày lễ, người dân Khơme mang rất nhiều đồ lễ đến chùa sinh hoạt văn hoá và vui

chơi trong suốt thời gian diễn ra lễ hội.

Trang 52

Page 53: Tỉnh Bạc Liêu

Tài nguyên du l ch v t th c a t nh B c Liêuị ậ ể ủ ỉ ạ

2.2.9.Đình An Trạch

Thuộc khóm 2, phường 5, thị xã Bạc Liêu, cách trung tâm thị xã khoảng 1.500 m về

hướng đông nam. Đình được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận là di tích kiến trúc nghệ

thuật cấp quốc gia năm 2000.

Đình thuộc khóm 2, phường 5, thị xã Bạc Liêu, cách trung tâm thị xã khoảng 1.500 m về

hướng đông nam. Diện tích đình là 2.980 m2. Cửa chính đình quay về hướng bắc, có con

sông Bạc Liêu - Cà Mau chảy ngang qua theo hướng Đông - Tây.

Tuy dáng vẻ bên ngoài không bắt mắt, nhưng khi bước vào bên trong, nét đẹp và giá trị

về văn hóa sẽ gây được ấn tượng mạnh cho du khách. Sắc đỏ là màu chủ đạo trong đình.

Từ những thân cột được chạm khắc nổi hình rồng, bàn thờ ở ngôi đình chính được trang

trí nghiêm trang vị danh sĩ Nguyễn Công Trứ - người có công khai hoang phục hóa, mở

mang bờ cõi. Người dân nơi đây một lòng thờ cúng ông, cho nên hàng năm, cứ vào ngày

14 tháng 11 âm lịch đều tổ chức lễ giỗ. Và trong các dịp lễ như: Kỳ yên, Vu lan đều có

văn tế Nguyễn Công Trứ, cầu cho mưa thuận gió hòa, an khang thịnh vượng... Sự tôn

kính ấy đã đi vào cõi tâm linh của người dân địa phương một cách tự nhiên qua bao đời

Trang 53

Page 54: Tỉnh Bạc Liêu

Tài nguyên du l ch v t th c a t nh B c Liêuị ậ ể ủ ỉ ạ

nay.

Đình An Trạch được xây dựng vào năm Đinh Sửu (năm 1887) theo lối kiến trúc đình

làng miền Trung (Huế).

Năm Khải Định thứ 9 (năm 1924), vua Khải Định đã sắc phong cho đình. Đến

nay, tuy đã nhiều lần sửa chữa, trùng tu nhưng đình An Trạch vẫn giữ được nét kiến trúc

xưa, với nhiều tác phẩm nghệ thuật, điêu khắc độc đáo.

Đình được Tri huyện Phạm Thành Mậu khởi công xây dựng vào ngày 6.4.1877

(năm Đinh Sửu) trên phần đất rộng 4.000m2 và đích thân làm Chánh bái; Tri huyện Hồ

Vạn Thành làm Bồi bái. Do điều kiện xây dựng thời bấy giờ còn nhiều hạn chế, nên đình

An Trạch đơn giản trông giống như một mái nhà ba gian, vật liệu được dùng cũng rất thô

sơ. Sau này, qua nhiều giai đoạn, đình được xây dựng rộng hơn, kiên cố và bề thế hơn với

kiến trúc đa phương, nhiều hướng theo kiến trúc đình Huế. Các công trình kiến trúc của

đình gồm: Ngôi đình chính, sân đình trước, sân đình sau, nhà hậu đình, bốn góc có miếu

nhỏ, hai dãy nhà Đông Lang và Tây Lang. Ngôi đình chính có nền cao 0,75m, 4 hiên, 8

mái, đỉnh nóc có “Tứ long tranh châu”. Hiên đình có 4 mái: trước, sau, Đông Lang và

Tây Lang đều lợp ngói hình ống. Đầu mái chảy gắn gạch men màu xanh có hoa văn và

hình răng cưa. Mỗi mái hiên có 4 cột vuông chịu lực, được xây dựng bằng gạch thẻ và có

đắp chỉ gờ theo hình bát đấu. Bốn cột hiên phía trước, đầu cột đắp hoa văn hình lá cúc

sơn màu xanh nhạt, trên mỗi cột có ghi câu đối. Thời vua Khải Định (1916 - 1925) đình

An Trạch được sắc phong “Bổn Cảnh Thành Hoàng”. Theo dân gian truyền tụng, khi xưa

đình An Trạch thờ danh sĩ Nguyễn Công Trứ, một người làm quan thời vua Tự Đức, có

tinh thần yêu nước, thương dân và có công khai hoang phục hóa, mở mang bờ cõi. Hằng

năm, cứ vào ngày 14 tháng 11 âm lịch, đình đều tổ chức giỗ Ông. Trong các ngày lễ

chính, như: Kỳ Yên, Vu Lan đều có văn tế Nguyễn Công Trứ, cầu nguyện Ông giúp dân,

cầu cho mưa thuận gió hòa, an khang thịnh vượng...  Sự tôn kính ấy đã đi vào cõi tâm

linh của người dân địa phương như một dòng chảy tự nhiên. Đây còn là một biểu hiện

đạo lý tốt đẹp từ ngàn đời của dân tộc ta. Trong những năm kháng Pháp, đuổi Mỹ, đình là

nơi tổ chức các buổi hội, họp của cách mạng, nuôi chứa những người cộng sản.

Trang 54

Page 55: Tỉnh Bạc Liêu

Tài nguyên du l ch v t th c a t nh B c Liêuị ậ ể ủ ỉ ạ

Vào các ngày 15, 16, 17 tháng giêng âm lịch hàng năm, nhân dân tổ chức lễ kỳ

yên rất lớn tại đình. Đình được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận là di tích kiến trúc

nghệ thuật cấp quốc gia năm 2000. 

2.2.10. Chùa Vĩnh Đức

Chùa tọa lạc tại số 132 đường Cách Mạng, khóm 7, phường 1, thị xã Bạc Liêu, tổng diện

tích là 2.232,01m2. Chùa được xây dựng lần đầu vào năm 1890, quy mô nhỏ. Đến năm

1915, chùa được xây dựng khang trang, quy mô hơn. Đến năm 1961, một phần kiến trúc

chùa được trùng tu và xây thêm chính điện, hoàn tất phần kiến trúc cơ bản như: Chánh

Trang 55

Page 56: Tỉnh Bạc Liêu

Tài nguyên du l ch v t th c a t nh B c Liêuị ậ ể ủ ỉ ạ

Điện, Hậu Liêu, Đông Lang, Tây Lang,...

Chùa Vĩnh Đức thờ Phật Thích Ca ở chính điện. Các vị tu hành ở chùa theo phái Bắc

Tông. Phật tử khắp nơi thường đến chùa cúng bái, nhất là các ngày lễ lớn (theo âm lịch)

trong năm như ngày 15-1 lễ Thượng ngươn, ngày 24-1 giỗ hoà thượng Thích Thiển Giác

(là một trong ba người thuyết phục Đại tá Tỉnh trưởng Nguyễn Ngọc Điệp đầu hàng vô

điều kiện - không để đổ máu), ngày 15-4 lễ Phật Đản, ngày 15-7 lễ Vu Lan, ngày 15-10 lễ

Hạ ngươn,.

2.2.11. Đồng hồ mặt trời

Chiếc đồng hồ này được xây bằng gạch do nhà bác vật Lưu Văn Lang chế tạo đầu thế kỉ

XX. Bề mặt của đồng hồ đối diện hướng đông, những chữ số La mã chỉ giờ được gắn

bằng gạch tàu. Đồng hồ hoạt động nhờ ánh sáng mặt trời.

Trang 56

Page 57: Tỉnh Bạc Liêu

Tài nguyên du l ch v t th c a t nh B c Liêuị ậ ể ủ ỉ ạ

 

Vào buổi sáng sớm, lúc mặt trời vừa mọc thì bóng rọi

ngay số 7; khi mặt trời dần lên cao thì bóng cũng

đồng thời rọi ngay vào các số chỉ giờ tương ứng. khi

mặt trời đứng bóng thì chỉ đúng số 12. trời xé chiều,

bóng dần nghiêng nhưng vẫn rọi đúng vào những con

số chỉ thời khắc tương ứng. 

Chiếc đồng hồ độc đáo này hiện vẫn đang tồn tại trong khuôn viên Trung tâm Giáo dục

thường xuyên tỉnh Bạc Liêu (ven đường 30 – 4 nối dài). Mặc dù hiện nay chiếc đồng hồ

này không còn sử dụng chính thức nữa, nhưng nó vẫn được người dân Bạc Liêu gìn giữ

như một kỉ vật nhắc nhớ về một thời mà nó là một biểu hiện của sự sáng tạo có một

không hai của người dân nơi đây.

Đồng hồ rất đặc biệt, được xây bằng gạch và xi-măng, không dùng bất kỳ máy móc nào,

được đặt hướng về phía Đông ở trước dinh Tỉnh trưởng. Trên bề mặt đồng hồ kẻ 12 chữ

số La Mã, phân định đều nhau; giữa mặt đồng hồ xây một cái gờ nhô lên. Cái gờ này giới

hạn ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào các con số. Phần ánh sáng mặt trời không chiếu

trực tiếp vào có màu tối, phần còn lại có màu sáng rõ hơn (do mặt trời trực tiếp chiếu).

Nơi tiếp giáp giữa hai màu đó là điểm giờ trong ngày. Sáng sớm, mặt trời vừa mọc thì dọi

ngay số 7; mặt trời dần cao đến độ nào thì bóng rọi dần lên các con số chỉ giờ, cho đến

khi đứng bóng thì chỉ đúng số 12. Trời trở về chiều, bóng lại nghiêng theo đúng thứ tự

thời khắc. Đến khi bóng hạ dần tới bậc tam cấp thấp nhất thì mặt trời đã lặn. So với đồng

hồ ngày nay, đồng hồ đá chỉ sai lệch độ 5 phút. Một số nhà nghiên cứu cho rằng có thể

ông Lang đã theo cách thức của đồng hồ Thái Dương (loại đồng hồ làm bằng những dụng

cụ thô sơ xuất hiện từ thủa xa xưa) để tạo nên chiếc đồng hồ đá độc đáo này).

2.2.12. Thiên hậu Cổ Miếu

Cổ miếu Bà Thiên Hậu ở ấp Vĩnh Trạch, thị xã Bạc Liêu:

Trang 57

Page 58: Tỉnh Bạc Liêu

Tài nguyên du l ch v t th c a t nh B c Liêuị ậ ể ủ ỉ ạ

Đây là ngôi miếu cổ của người Hoa và cả người Việt phụng thờ Bà Thiên Hậu.

Trên thanh ngang cửa có hoa văn và phiến đá xanh ghi rõ năm xây dựng ngôi miếu: Giáp

Tý (1863)*, không rõ ai đã chủ trương xây dựng ngôi miếu này. Bên trong miếu có

những hàng cột bằng gỗ căm xe rất chắc chắn, các tảng đá xanh làm ngạch cửa,… tạo nên

sự vững chải cho ngôi miếu. Từ lúc xây dựng đến nay, miếu chỉ mới trùng tu một lần chủ

yếu là chống dột và gia cố cột xi măng để chống đỡ.

2.2.13. Phước Đức Cổ Miếu ( còn gọi là Chùa Bang)

Tọa lạc tại số 74, đường Điện Biên Phủ, P3, TXBL. Đây là ngôi miếu lâu đời nhất của

người Hoa sống ở Bạc Liêu. Chùa được xây dựng vào khoảng năm 1810, với diện tích

Trang 58

Page 59: Tỉnh Bạc Liêu

Tài nguyên du l ch v t th c a t nh B c Liêuị ậ ể ủ ỉ ạ

580m2 , theo lối kiến trúc hình chữ Quốc, một lối kiến trúc cung đình triều Minh. Chùa

thờ Phước Đức Chính Thần (Bổn Đầu Công) nên còn gọi là Phước Đức Cổ miếu.

Với những giá trị về mặt kiến trúc, chùa được Bộ Văn Hóa Thông Tin công nhận là di

tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia năm 2000.

Chùa được một nhóm người Hoa xây dựng vào khoảng năm 1810, bàn thờ chính là thờ

Ông Bổn - Một vị thần được coi là có công khai hoang đất đai và phù trợ cho mọi người

sinh cơ lập nghiệp có cuộc sống an lành.

Đến với Phước Đức cổ miếu sẽ tận mắt thấy dược kiến trúc đặc biệt theo cấu trúc

của người Hoa cổ. Toàn bộ ngôi miếu là một kiến trúc nghệ thuật qui mô và hoàn mỹ từ

đầu kèo, đầu xiên cho đến các linh thú và hoa văn trên các khánh thờ đều được chạm

khắc tinh tế. Phải nói rằng mỗi bộ phận trong miếu là một cổ vật có giá trị nghệ thuật cao

bởi chúng đã tồn tại trên 100 năm. Những tấm biển bằng đá cũng như bằng gỗ khắc chữ

Hán và mạ vàng cũng là những tác phẩm có giá trị được khắc sắc xảo theo lối viết Hành

thư và Khải thư trong uy nghiệm và hùng mạnh.

Các tác phẩm nghệ thuật ấy đã được các nghệ nhân liên kết với nhau một cách hài

hòa và chặt chẽ tạo thành một kiến trúc độc đáo vô song. với giá trị nghệ thuật ấy Phước

Đức cổ miếu đã được Bộ Văn hóa thông tin công nhận là di tích lịch sử văn hóa.

Trang 59

Page 60: Tỉnh Bạc Liêu

Tài nguyên du l ch v t th c a t nh B c Liêuị ậ ể ủ ỉ ạ

2.2.14.  Chùa Kro Pum Mean Chey Kos Thum (chùa Cỏ Thum)

Trang 60

Page 61: Tỉnh Bạc Liêu

Tài nguyên du l ch v t th c a t nh B c Liêuị ậ ể ủ ỉ ạ

Đi theo đường kênh Lý Tư, cách UBND xã Ninh Thạnh Lợi, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc

Liêu khoảng 2km về hướng đông, nằm ở trung tâm ấp Kos Thum có một ngôi chùa cổ

kính và uy nghi. Chùa có tên gọi là Kos Thum, đã được công nhận là di tích lịch sử văn

hóa cấp quốc gia bởi những dấu ấn tốt đẹp qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ.

Đồng bào Khmer vốn dĩ thích ở trên đất giồng thành từng làng, sống tập trung thành từng

cụm phum sóc. Ở những làng quê của người Khmer, ngôi chùa rất thường xuất hiện. Trải

qua bao thời gian, chùa vẫn là hình ảnh gắn bó thân thiết đối với người dân nơi đây. Đó

chính là lý do chùa Kro Pum Mean Chey Kos Thum (tạm dịch là chùa Hòn Đảo Lớn), có

tên gọi dân gian là chùa Kos Thum, ra đời.

Chùa Kos Thum được khởi công xây dựng vào năm Nhâm Thìn 1832, Phật lịch 2376 do

Đại đức Sơn Prum trụ trì. Các công trình kiến trúc của chùa gồm: chánh điện, phước xá,

trường học, tăng xá và 7 ngôi tháp được thiết kế theo kiến trúc chùa Khmer truyền thống.

Từ khi xây dựng đến nay, chùa đã trải qua 14 vị đại đức trụ trì.

Trang 61

Page 62: Tỉnh Bạc Liêu

Tài nguyên du l ch v t th c a t nh B c Liêuị ậ ể ủ ỉ ạ

Ngày 14-9-1945 diễn ra một cuộc biểu tình lớn của nhân dân các dân tộc Kinh, Khmer,

Hoa, trong đó lực lượng sư sãi cũng tham gia, với khẩu hiệu “Pháp phải rút lui về nước,

Việt Nam độc lập, Hồ Chí Minh muôn năm”. Sau đó, chùa được chọn làm Trung tâm

huấn luyện quân sự Nguyễn Văn Tố. Biết được, giặc Pháp đã cho máy bay dội bom bắn

phá làm thiệt hại 80% cơ sở vật chất của chùa. Một số sư sãi đã hy sinh. Nhưng với lòng

quyết tâm cao, hòa thượng Dư Hương cùng sư sãi và người dân trong vùng đã góp công,

của tu sửa lại chùa để tiếp tục thờ cúng. Sau đó, chùa được chọn làm nơi tổ chức thành

lập chính phủ cách mạng lâm thời Campuchia.

Từ năm 1945 đến 1954, xã Ninh Thạnh Lợi thuộc vùng giải phóng cách mạng (đã

được Nhà nước công nhận là xã anh hùng), hoạt động rất quyết liệt, nên thường bị giặc

Pháp cho máy bay dội bom bắn phá chùa, đốt xóm làng, đuổi dân ra khỏi vùng, nhưng sư

sãi cùng nhân dân cương quyết đấu tranh đến cùng, nguyện sống chết cùng cách mạng,

không rời bỏ quê hương xứ sở.

Sau năm 1954, Đảng rút vào chùa hoạt động bí mật, lấy chùa làm Trung tâm đấu

tranh chính trị để đảm bảo an ninh cho chùa và nhân dân trong vùng. Qua nhiều trận càn

quét thảm sát của chính quyền Ngô Đình Diệm, các cấp bộ Đảng và mặt trận đến chùa để

bàn kế hoạch đấu tranh đòi thả những người bị bắt trước đó. Để bảo vệ lực lượng cách

mạng, chùa đã xây nhiều tầng hầm bí mật bảo đảm cho cán bộ tới lui khi có biến động.

Nhiều chiến sĩ bị thương đã được đưa đến đây cứu chữa và được tiếp tế rất tận tình.

Năm 1968 trong chiến dịch Mậu Thân, được sự động viên của Đảng, Đại đức (sau này là

hòa thượng) Dư Hương đồng ý cho một số sư sãi thoát áo cà sa lên đường làm chiến sĩ

cách mạng, nhiều người đã hy sinh anh dũng.

Trong quá trình đấu tranh chính trị chống khủng bố, đàn áp của giặc, chùa Kos

Thum đã trở thành một cơ sở cách mạng vững chắc, là nơi tổ chức tuyên truyền vận động

quần chúng tham gia các phong trào hoạt động cách mạng và nuôi chứa các đồng chí cán

bộ mặt trận khu Tây Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Hơn nữa,

chùa Kos Thum còn là một công trình kiến trúc nghệ thuật tôn giáo, nơi tu hành của sư

sãi và sinh hoạt văn hóa dân gian của đồng bào Khmer. Vì thế, người dân trong vùng đã

Trang 62

Page 63: Tỉnh Bạc Liêu

Tài nguyên du l ch v t th c a t nh B c Liêuị ậ ể ủ ỉ ạ

tự hào khi chùa được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Nhân dịp Tết cổ

truyền Chol - Chanam - Thmay vừa qua, Báo CA TPHCM và Ban giám đốc bệnh viện

30-4 (Bộ Công an) cùng Công an tỉnh Bạc Liêu đã chọn chùa làm điểm tổ chức khám,

chữa bệnh miễn phí và tặng hàng trăm phần quà cho đồng bào Khmer nghèo tại xã anh

hùng Ninh Thạnh Lợi

Chùa Kos Thum là nơi ghi lại nhiều dấu ấn tốt đẹp qua hai thời kỳ đoàn kết đấu

tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ từ năm 1930 - 1975. Chùa là căn cứ cách

mạng vững chắc, nuôi giấu cán bộ cách mạng hoạt động, không ngừng cung cấp, đóng

góp cho cách mạng cả người lẫn của cải vật chất. 

2.2.15. Tiên sư Cổ Miếu

Đây là ngôi miếu cổ ở thị xã Bạc Liêu, được Ủy ban Nhân dân tỉnh Bạc Liêu công nhận

là di tích lịch sử - văn hóa. Miếu có từ lâu đời, được nhân dân gọi là miếu Tiên Sư, miếu

Tổ Sư hay miếu Thầy.

Đó là một ngôi miếu nhỏ thờ Tam Giáo tổ sư, được làm bằng cây lá rừng, trên một gò đồi

thuộc vùng Ba Thắc xưa. Ngôi miếu này không những có quan hệ mật thiết với những sự

kiện lịch sử quan trọng trong quá trình hình thành làng xã ở Bạc Liêu, mà còn là một

chiến tích của Nguyễn Tri Phương trong việc tiễu trừ quân phiến loạn và đẩy lùi giặt dốt.

Miếu còn là nơi thờ tự các danh nhân có công với làng xã như Nguyễn Tri Phương, Phan

Thanh Giản, Cao Minh Thạnh, Nguyễn Tấn Phát, Triệu Vạn Tượng, Lý Hữu Hoan, Phan

Kim Lý, Trịnh Thiện Kim, Cao Tấn Hưng, Trịnh Thành Long... và 20 chiến sĩ chống

Pháp đã anh dũng hy sinh, trong đó có bảy người bị Pháp xử bắn ngay tại sân miếu

Trang 63

Page 64: Tỉnh Bạc Liêu

Tài nguyên du l ch v t th c a t nh B c Liêuị ậ ể ủ ỉ ạ

.

Tiên Sư cổ miếu được xây dựng theo kiểu hình chữ tam - kiểu kiến trúc truyền thống của

đình chùa Nam bộ. Bên ngoài là cổng tam quan đượm màu cổ kính, trên cổng có mái nóc,

trên mái nóc có tượng đôi rồng tranh lấy quả châu. Phía sau cổng tam quan là một khoảng

sân rộng nên rất thuận tiện cho khách thập phương đến cúng bái.

Tiếp giáp với khoảng sân là nhà võ - nơi dùng để tiếp khách và có chỗ nghỉ ngơi cho

khách đến viếng miếu. Trong cùng là gian chính điện thờ bài vị tiên sư, hai bên là bàn thờ

của tả ban và hữu ban. Ngoài ra, ngôi miếu còn thờ những người có công khai khẩn đất

hoang, những người hy sinh vì nước… Bên hông miếu là một gian thờ nhỏ thờ Bà Chúa

Xứ.

Tính đến nay, ngôi miếu cổ này đã có trên 150 tuổi, là một trong số những ngôi miếu tồn

tại lâu đời nhất ở Nam bộ. Ngoài những ngày lễ lớn, ngôi miếu còn có một số ngày cúng

các vị thần được thờ trong miếu, thu hút một lượng lớn du khách từ mọi nơi đến tham

quan, kính viếng.

Trang 64

Page 65: Tỉnh Bạc Liêu

Tài nguyên du l ch v t th c a t nh B c Liêuị ậ ể ủ ỉ ạ

Khoảng thời gian đầu những năm 1950, tình hình an ninh vùng Ba Thắc (Bạc Liêu - Sóc

Trăng) bất ổn bởi loạn Sana Tia và Sana Sum (trong tiếng Khmer, sana có nghĩa là

nguyên soái). Hai tên này nguyên là người ở Trà Khương (Sóc Trăng), tập hợp được một

số quân kéo đi cướp bóc khắp nơi. Chúng tấn công cả đồn Bãi Xào và vây hãm thị trấn

Bạc Liêu. Cùng thời gian đó, ở thôn Lạc Hòa (Sóc Trăng) cũng có loạn Lâm Lâm - một

toán quân ô hợp, đi đến đâu giết người cướp của đến đó.

Lúc đó Nguyễn Tri Phương (1800-1873) giữ chức khâm sai tổng thống quân vụ đại thần,

kiêm tổng đốc của các tỉnh Gia Định, Biên Hòa, Vĩnh Long, Định Tường, An Giang và

Hà Tiên. Ông đã đem quân xuống vùng Ba Thắc để tiễu trừ loạn phỉ. Chỉ trong một thời

gian ngắn, không đầy một năm, quân phiến loạn bị dẹp tan.

Tương truyền, trong lúc hành quân diệt địch, bộ chỉ huy quân sự của Nguyễn Tri Phương

trú đóng trên một khu đất gò thuộc vùng miếu Tiên Sư ngày nay. Ở đấy lúc bấy giờ có

một ngôi miếu nhỏ thờ Tam Giáo tổ sư được làm bằng cây lá rừng, không có bảng hiệu,

được người dân gọi bằng nhiều tên khác nhau.

Sau thời gian binh biến, ngôi miếu bị hư hao gần như toàn bộ. Vì vậy, trước khi rút quân

về, Nguyễn Tri Phương đã ra lệnh cho quân lính dùng cây lá và một số vật liệu để xây

dựng lại. Ngôi miếu mới tuy cũng đơn sơ nhưng lớn gấp đôi miếu cũ và đặc biệt là Tổng

đốc Nguyễn Tri Phương tự tay viết bảng hiệu. Đây là bảng hiệu đầu tiên mang tên Tiên

Sư Miếu (được viết bằng chữ Hán). Ông nhắc nhở người địa phương nên dùng ngôi miếu

này tiếp tục thờ cúng những người có công khai khẩn đất hoang, xây dựng làng xã và

những chiến sĩ đã vì nước bỏ mình.

Năm 1853, Nguyễn Tri Phương được phong hàm Đông các đại học sĩ, nhận chức Kinh

lược sứ Nam Kỳ. Ông đã tổ chức khai phá đất hoang thành lập thôn ấp ở nhiều nơi.

Khoảng năm 1855, ông đem một số lớn lưu dân người Việt vào Bạc Liêu khai khẩn đất

hoang, lập nhiều thôn làng ở đây như Vĩnh Lợi, Vĩnh Mỹ, Phong Thạnh, Vĩnh Trạch...

Nguyễn Tri Phương rất chú trọng mở mang dân trí. Nhận thấy người Việt càng ngày càng

đông, cần phải có nơi để học hành nên ông ra lệnh cho các chức sắc địa phương mở rộng

Trang 65

Page 66: Tỉnh Bạc Liêu

Tài nguyên du l ch v t th c a t nh B c Liêuị ậ ể ủ ỉ ạ

diện tích của miếu Tiên Sư bằng cách cất thêm tiền sảnh và hai chái hai bên để làm nơi

dạy học.

Ngôi trường được thành lập theo ý của quan kinh lược nên được các giới chức làng tổng

ở Bạc Liêu rất quan tâm, nhiều thầy đồ ở các nơi được mời về giảng dạy. Có thể nói miếu

Tiên Sư là nơi duy nhất dạy chữ Nho ở Bạc Liêu và sau đó trở thành điểm dạy chữ Việt

đầu tiên ở vùng này.

Trang 66

Page 67: Tỉnh Bạc Liêu

Tài nguyên du l ch v t th c a t nh B c Liêuị ậ ể ủ ỉ ạ

2.2.16. Chùa Long Phước (chùa Cô Bảy)

Chùa tọa lạc tại số 3/234 đường Vĩnh Châu, khóm 6, phường 5, thị xã Bạc Liêu, tỉnh Bạc

Liêu. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.

Ban đầu chùa có tên Vĩnh Hinh, được cất vào năm 1840 tại thôn Vĩnh Hinh bằng cây

ván, có Ban hộ tự coi sóc. Năm 1888, Hòa thượng Thích Thiên Ân cùng Ban hộ tự vận

động xây chùa và đổi tên chùa Long Phước. Hòa thượng trụ trì chùa hơn 20 năm thì về

Cần Thơ. Các vị trụ trì kế tục là: HT Thích Phổ Chí, TT Thích Chí Hiếu, TT Thích Chơn

Pháp, HT Thích Hiển Giác.

Chùa Long Phước được xem như là một trong những ngôi chùa được xây dựng được xây

dựng đầu tiên ở Bạc Liêu, cạnh chùa có am Cô Bảy nên chùa còn có tên dân gian là chùa

Cô Bảy. Đây là một công trình kiến trúc cổ của người Việt có điểm tô vài nét văn hoá của

người Hán, đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu ra Quyết định Bảo vệ di tích lịch sử

văn hoá số : 1379/QĐ.UB ngày 07 tháng 11 năm 2001. Du khách từ xa nhìn vào đã nhận

Trang 67

Page 68: Tỉnh Bạc Liêu

Tài nguyên du l ch v t th c a t nh B c Liêuị ậ ể ủ ỉ ạ

ra ngay một quần thể kiến trúc thật đẹp, được bố trí thật hài hoà trong một khu đất rộng

có cây cối sầm uất nhưng cảnh vật rất nên thơ và yên tịnh.

          Khu chánh điện, tổ đường, và nhà nghỉ, nhà khách… được xây dựng ở trung tâm;

phía trái là những ngôi tháp cổ nằm ẩn khuất dưới những tàng cây đại thụ; bên phải là

một giảng đường thật uy nghi; phía sau chùa là một cái ao thật lớn, đây là một cái ao lịch

sử, người địa phương đã từng gọi là “giếng chùa” đã từng cung cấp nước cho dân làng

trong một thời gian dài hàng trăm năm; phía trước chánh điện là một vườn hoa có nhiều

hoa thơm cỏ lạ, có tương đài Quan Thế Âm đứng sừng sững bên hồ giả sơn giữa hồ sen

hình bán nguyệt như một tiểu cảnh Lạc Đà Sơn.

Chùa được xây dựng vào năm 1840 tại thôn Vĩnh Hinh, lúc mới xây dựng người ta

đã dùng tên thôn để đặt tên chùa là Vĩnh Hinh Tự. Trong một thời gian dài chùa không có

trụ trì chính thức, chỉ có Ban Hộ tự do các phật tử bầu ra để coi sóc chùa. Ngôi chùa lúc

đó có hình thức sinh hoạt giống như một niệm phật đường có thiện nam tín nữ hàng đêm

tụng kinh niệm phật và cũng là nơi giảng kinh nói pháp của các chư Tăng được mời đến

trong những ngày lễ lớn. Lúc mới ra đời Vĩnh Hinh tự chỉ là một ngôi chùa bằng cây ván,

nên chỉ tồn tại được hơn 40 năm thì bị hư mục, lúc đó có hoà thượng Thiên Ân cũng

Trang 68

Page 69: Tỉnh Bạc Liêu

Tài nguyên du l ch v t th c a t nh B c Liêuị ậ ể ủ ỉ ạ

thường tới lui, chăm sóc, thấy chùa cần phải sữa chữa nên Hoà thượng đã cùng Ban Hộ

tự đứng ra vận động bà con phật tử trùng tu ngôi Chùa. Hoà thượng Thiên Ân (Húy : Như

Chánh, Tân Mùi 1871 – Ất Dậu 1945) vốn là người đức cao vọng trọng, Phật học tinh

thâm. Ông trụ trì chùa Phước An ở Cái Dầu (Sa Đéc) được một số Phật tử ở Bạc Liêu

hâm mộ mời về thuyết pháp; sau nhiều lần thuyết pháp ông được Ban Hộ tự chùa Vĩnh

Hinh mời làm trụ trì chùa; lúc đầu ông chưa nhận lời vì không thể cùng một lúc làm trụ

trì cả hai ngôi chùa ở hai nơi, mặc dầu vậy nhưng ông vẫn quan tâm đến công việc của

chùa Vĩnh Hinh và trong lần trùng tu này phần lớn nhờ vào uy tín của ông nên việc vận

động tiền bạc, vật tư … để sữa chữa ngôi chùa được hoàn tất tốt đẹp.

Năm 1888, ngôi chùa Vĩnh Hinh bằng cây gỗ được dỡ ra để xây dựng một ngôi

chùa bằng gạch ngói, sau hơn một năm mới hoàn thành. Hoà thượng Thiên Ân lúc đó đã

sắp xếp xong công việc ở chùa Cái Dầu nên đã chính thức nhận lời mời làm trụ trì chùa

Vĩnh Hinh, nhưng hoà thượng nhận thấy điểm xây dựng chùa là một địa điểm tốt, có

nhiều ưu điểm về mặt địa lý, có điều kiện làm nơi phát triển Phật giáo tỉnh sau này, nên

hoà thượng đã đề nghị cải sữa tên chùa là Long Phước Tự (có nghĩa là ngôi chùa tràn đầy

sự tốt lành). Sau đó ông tiếp tục vận động để xây cất lại Tổ đường để thờ Tổ, nhà bếp để

nấu nướng, nhà nghỉ cho chư Tăng, củng cố Ban Hộ tự để đủ người chăm sóc chùa.

Trong thời gian ở đây ông đã đào tạo rất nhiều đệ tử, có một số rất nổi tiếng sau này như :

Hoà thượng Phổ Chí, Hoà thượng Huệ Quang…  Ngoài những công việc tốt đẹp này, ông

còn tiếp tục vận động và tạo mọi đều kiện để trùng tu chùa Vĩnh Phước An một ngôi chùa

cổ ở Bạc Liêu hiện còn tồn tại đến nay.

Hoà thượng Thiên Ân trụ trì chùa Long Phước được khoảng 20 năm thì phải trở về

Cái Dầu vì ngôi chùa cũ ở đó thiếu người chăm sóc; người thừa kế được chọn làm trụ trì

chùa Long Phước vào thời điểm đó chính là Hoà thượng Phổ Chí (Húy : Cảo Tâm, Qúi

Mùi 1883 – Đinh Sửu 1937) cũng là người ở Cái Dầu cùng quê với thầy là hoà thượng

Thiên Ân. Ông vốn là người thông minh đỉnh ngộ, có nhiều biệt tài lại xuất gia từ nhỏ, đã

theo thầy đi hành đạo ở nhiều nơi, nên không những phật pháp rất vững vàng mà kiến văn

cũng uyên bác. Vì vậy trong thời gian làm trụ trì chù Long Phước ông có  một số lượng

Trang 69

Page 70: Tỉnh Bạc Liêu

Tài nguyên du l ch v t th c a t nh B c Liêuị ậ ể ủ ỉ ạ

tín đồ rất đông. Ông luôn thực hiện lời thầy dạy bảo, tiếp tục làm những công việc lợi ích

xã hội như: Vận động mọi người trãi đất đỏ và sữa lại con đường từ lộ cái đi Vĩnh Châu

xuống bờ sông Bạc Liêu để người dân đi lại dễ dàng; tổ chức đào rộng thêm giếng làng

(đã có sẵn) để người dân trong làng có đủ nước dùng trong mùa khô … Hoà thượng còn

là một thầy thuốc giỏi lại có tinh thần phục vụ cao, nên lúc nào chùa cũng có người đến

nhờ xem mạch trị bệnh, vì vậy tín đồ càng lúc càng đông.

Trong thời gian này có một người tên Phạm Văn Tư (1869 – 1940) cũng là người

ở Cái Dầu xuống xin Hoà thượng cho cất một cái am trên đất chùa. Cũng vì chùa Long

Phước có am Cô Bảy nên từ đó xuất hiện cái tên dân gian là chùa Cô Bảy.

Năm 1930, chùa Long Phước qua một thời gian dài đã có nhiều chỗ hư cần sữa

chữa, Hoà thượng Phổ Chí đã vận động trùng tu, đây là lần trùng tu thứ hai. Theo lần

trùng tu thứ nhất năm 1888, cửa của chánh điện được thiết kế ở hướng Đông, nhưng lần

này theo ý của Hoà thượng Phổ Chí, chánh điện được giở ra xây cất lại, và cửa chính

được xoay về hướng Nam, cả Tổ đường cũng xây song song với chánh điện, cửa cũng

xoay về hướng Nam như ngày nay.

Ngày mùng 03 tháng 11 (âl) năm Đinh Sửu 1937 Hoà thượng Phổ Chí viên tịch,

được môn đồ xây tháp thờ ở phía Đông chánh điện của chùa, đệ tử lớn của ông là Thượng

tọa Chí Hiếu được thay thế là trụ trì. Ông có tên thật là Nguyễn Tiến Bộ sanh năm Nhâm

Tý (1912) tại Cái Dầu - Sa Đéc và mất năm Bính Dần (1986) tại Bạc Liêu. Làm trụ trì

được ít lâu ông lại tham gia cách mạng; năm 1945 Thượng toạ Chí Hiếu là người đã góp

phần tạo điều kiện cho Công binh xưởng của Tỉnh đội Bạc Liêu trú đóng và hoạt đông.

Công binh xưởng được thành lập tại đây do ông Tào Văn Tỵ chỉ huy và có nhiều cán bộ

khác như các ông : Nguyễn Tiến Bộ (Thượng toạ Chí Hiếu), Giang Văn Tường (Đại đức

Thiện Hoà), Nguyễn Văn Ngưu, Nguyễn Văn Dành, Lê Văn Nguyên, Lê Văn Chánh,

Nguyễn Văn Chương, Nguyễn Văn Vĩ, Nguyễn Văn Buối … Trong thời gian đặt cơ sở ở

đây, công binh xưởnh tỉnh Bạc Liêu đã được sự hỗ trợ và bảo bọc của tăng ni chùa Long

Phước, đã  sản xuất được hiều sản phẩm, vũ khí cung cấp cho các chiến trường thuộc địa

phận quân khu 9. Công binh xưởng hoạt động được sáu tháng thì có lệnh rút về Cây

Trang 70

Page 71: Tỉnh Bạc Liêu

Tài nguyên du l ch v t th c a t nh B c Liêuị ậ ể ủ ỉ ạ

Vang, được ít lâu lại dời sang Cạnh Đền sau đó lại dời xuống Cái Tàu; ông Nguyễn Tiến

Bộ (Thượng tọa Chí Hiếu) đã theo tiếng gọi của quê hương, rời khỏi chùa chính thức gia

nhập Công binh xưởng để phục vụ cách mạng. Lúc đó Thượng toạ Chơn Pháp ở Phú Lộc

(Sóc Trăng), được Ban hộ tự Chùa Long Phước mời về làm trụ trì thay cho Thượng toạ

Chí Hiếu.

Thượng toạ Chơn Pháp (Huý : Nhật Hoa) là một trong những đệ tử đắt ý nhất của

Hoà thượng Phổ Chí, ông có tên thật là Nguyễn Văn Hảo sanh năm Nhâm Tý (1912) tại

Long Xuyên tịch ngày 17 tháng 5 (âl) năm Nhâm Dần (1962) tại Bạc Liêu, tháp của ông

được xây bên cạnh tháp của thầy. Lúc sinh thời ông vốn tính hiền lành lại siêng năng

chăm chỉ nên đã học hỏi được những sở đắc của thầy. Sau khi thay thế người sư huynh để

làm trụ trì chùa Long Phước, ông đã đem hết khả năng của mình để phục vụ đạo pháp,

thực hiện nhiều công việc lợi ích xã hội; ngoài ra ông còn tạo điều kiện cho cán bộ cách

mạng hoạt động hợp pháp tại chùa. Ngày 26 tháng 1 năm 1955 Ban Chấp hành Đảng bộ

thị xã Bạc Liêu thành lập tại chùa Long Phước, các cán bộ như Lê Văn Út (Út Rổ) – Bí

thư Thị Ủy, Nguyễn Vĩnh Nghiệp (Sáu Tường) và Hà Thái Bình – Thị ủy viên cũng

thường có mặt ở chùa để hoạt động.

Năm 1962, Thượng toạ Chơn Pháp tịch, chức trụ trì chưa có người thay, mãi đến

năm 1966 Ban hộ tự mới mời được Hoà thượng Hiển Giác về làm trụ trì. Hoà thượng có

tên thật là Nguyễn Văn Đằng (1926 – 1992) quê quán của ông ở làng Tân Thủy, huyện

Ba Tri, tỉnh Bến Tre, vừa về làm trụ trì ông đã tổ chức ngay một lớp đào tạo trụ trì tại

chùa Long Phước, lớp học có 15 người dự. Sang năm sau (1967) ông mở thêm một lớp

đào tạo trụ trì khác, lớp nầy có cả Tăng Ni ở Cà Mau tham dự, tất cả được 20 người. Làm

trụ trì ở đây được 3 năm, sang năm 1969 ông lại về làm trụ trì chùa Vĩnh Đức (phường 7

thị xã Bạc Liêu). Cuộc đời của Hoà thượng rất đặc biệt, ông được sinh ra từ quê hương

Đồng Khởi (Bến Tre), sớm ý thức được cách mạng nên vào những năm 50 (của thế kỷ

XX) ông đã tham gia cách mạng. Nhưng do tổ chức bị lộ, ông phải về Bạc Liêu ẩn lánh,

nhưng vẫn tiếp tục công việc của mình, ông rất tích cực trong các công tác được giao

phó, thể hiện rõ nhất lúc chuẩn bị mọi đều kiện thuận lợi cho ngày 30 tháng 4 năm 1975 –

Trang 71

Page 72: Tỉnh Bạc Liêu

Tài nguyên du l ch v t th c a t nh B c Liêuị ậ ể ủ ỉ ạ

tiếp thu tỉnh Bạc Liêu, ông góp phần rất đắc lực. Sau tiếp thu năm 1975 ông là Phó Chủ

tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Minh Hải, Ủy viên Hội đồng Nhân dân tỉnh

Minh Hải cho đến ngày ông viên tịch.

Sau khi Hoà thượng Hiển Giác về chùa Vĩnh Đức, Ban hộ tự chùa Long Phước

mời người thừa kế của thượng tọa Chơn Pháp là Thượng toạ Huệ Hà lúc đó đang ở chùa

Ấn Quang (Sài Gòn) về làm trụ trì. Thượng tọa là người xuất gia từ nhỏ, đã tốt nghiệp

Phật học viện Huệ Nghiêm nên rất tinh thâm Phật học, vì vậy rất gắn bó với công tác

Phật sự, xã hội, đã phát dương quang đại chùa Long Phước cho đến ngày nay. Thượng

toạ tên thật là Nguyễn Giang Hà sinh năm 1936 tại Phú Lộc (Sóc Trăng), xuất thân từ

một gia đình nông dân nghèo có truyền thống cách mạng, anh là liệt sĩ Nguyễn Văn Mão;

ông chỉ có ba người anh em, cha chết rất sớm lúc ông chưa đấy ba tuổi, sau đó anh lại hy

sinh, mẹ ông đã dẫn ông vào chùa làm công quả và ông đã xuất gia năm lên bảy tuổi tại

chùa Long Phước, vì vậy ngôi chùa nầy rất thân thiết đối với ông.

Trong thời gian làm trụ trì, Thượng toạ Huệ Hà đã tạo được nhiều thành tích :

Năm 1975 trùng tu Tổ đường và Hậu đường; Năm 1996 xây bức tường bao bọc quanh

chùa với chiều dài hơn 100m cao 2 mét bên trong lại xây dựng một hoa viên có hòn giả

sơn, hồ bán nguyệt và tượng đài Quán Thế Âm; Năm 1998 làm một con đường trải đá

xanh từ lộ cái vào chùa hơn 200m và trùng tu con đường công cộng dẫn xuống xóm từ bờ

sáng để người dân đi lại dễ dàng; ông còn tạo được nhiều thành tích xuất sắc trong việc

cứu trợ, nhất là lần vận động hơn nửa tỷ đồng cứu trợ khắc phục hậu quả cơn bảo số 5

năm 1997: Mới đây năm 2001 đã hoàn thành một giảng đường có sức chứa hơn 100

người đặt tại chùa Long Phước đây là nơi học tập rất tốt cho Tăng Ni trong các mùa an cư

kiết hạ, lại vừa là nơi giảng dạy lý tưởng cho trường Trung cấp Phật học tỉnh nhà. Tháng

4 năm 2003 vừa qua được Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam tấn

phong giáo phẩm Hoà thượng. Hiện nay Hoà thượng là đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh

Bạc Liêu, Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Trưởng ban trị sự Phật giáo

Trang 72

Page 73: Tỉnh Bạc Liêu

Tài nguyên du l ch v t th c a t nh B c Liêuị ậ ể ủ ỉ ạ

tỉnh Bạc Liêu, Ông thật sự là một người có năng lực tổ chức, hoạt động phục vụ làm tốt

đạo đẹp đời.

Nói tóm lại, Chùa Long Phước là một nơi qui tụ được nhiều danh Tăng, có nhiều

thành tích hoạt động xã hội, nơi đây có nhiều đặc điểm văn hoá và mang đậm những dấu

ấn lịch sử; hiện nay đã trở thành một trong những điểm tham quan du lịch rất lý tưởng

của tỉnh Bạc Liêu. Một ngôi chùa cổ có nhiều đặc điểm như thế, thật xứng đáng được

công nhận là di tích lịch sử văn hoá tỉnh nhà.

*CÁC THỜI ĐIỂM XÂY DỰNG VÀ TRÙNG TU

- Năm Canh Thân (1840) : Xây dựng chùa (mang tên Vĩnh Hinh Tự  永馨寺)

- Nă Mậ Tý (1888) : Hoà thượng Thiên Ân cùng Ban hộ tự tổ chức trùng tu lần thứ

I, đồng thời chùa được đổi tên Long Phước Tự 隆福寺.

- Năm Canh Ngọ (1930) : Hoà thượng Phổ Chí trùng tu chùa lầ thứ II cửa chùa cũ

ở hướng Đông được sữa xây về hướng Nam.

- Năm Ất Mão (1975) : Hoà thượng Huệ Hà tổ chức trùng tu lần thứ III, lần này chỉ xây

dựng lại Tổ đường và Hậu đường.

- Năm Bính Tý (1996) : Hoà Thượng Huệ Hà cho xây bức tường rào quanh chùa

có chiều dài hơn 100m.

- Năm Tân Tỵ(2001) : Hoà Thượng Huệ Hà xây dựng một giảng đường và một

tăng xá chứa khoảng 100 người.

- Năm Đinh Tỵ (2001) : Thành lập Trường Trung cấp Phật học, Ban Giám hiệu 5

người, gồm : Hòa thượng Huệ Hà – Hiệu trưởng, Thượng tọa Lý Sa Mouth  – Phó Hiệu

trưởng, Đại đức Giác Nghi – Phó hiệu trưởng, Cư sĩ Trần Phước Thuận (Tắc Hành) – Phó

Hiệu trưởng, Cư sĩ Nguyễn Thái Hạo (Quảng Thiệt) – Chánh văn phòng. Nhưng lúc đó

trường học chỉ hoạt động dưới danh hiệu một lớp giáo lý dài hạn, đến một năm sau mới

nhận được quyết định chính thức (QĐ số: 970/QĐUB ngày 14 tháng 10 năm 2002 của

UBND tỉnh Bạc Liêu). Lớp Trung cấp Phật học đầu tiên gồm có  45  tăng ni sinh; Ban

Trang 73

Page 74: Tỉnh Bạc Liêu

Tài nguyên du l ch v t th c a t nh B c Liêuị ậ ể ủ ỉ ạ

Giảng huấn 16 vị trong đó có bảy Cử nhân, chín Giảng sư Phật học và hợp đồng thêm hai

Thạc sĩ. Đến đầu năm 2005 được cấp phép mở thêm một lớp Cao đẳng chuyên khoa

(Giấy phép số: 283/UB ngày 22 tháng 3 năm 2005 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Bạc Liêu).

Năm 2007, sau kết quả của Đại hội Phật giáo tỉnh, Đại đức Giác Nghi nhận nhiệm vụ

mới, Ban Giám hiệu bổ sung thêm Đại đức Thiện Phúc, Đại đức Phước Chí và Sư cô

Nghiêm Thành làm Phó Hiệu trưởng. Đến thời điểm này Ban Giám hiệu có 6 vị, gồm :

Hiệu trưởng, 5 Phó Hiệ trưởng (Đại đức Thiện Phúc kiêm nhiệm Chánh Thưmký của

trường). Toàn trường có 4 lớp học, mỗi lớp ở một điểm học khác nhau : lớp Cao đẳng ở

chùa Long Phước, lớp Trung cấp ni ở chùa Giác Hoa, hai lớp Sơ cấp và Trung cấp Nam

tông Khmer ở chùa Buppharam và 6 điểm chùa khác trong địa bàn tỉnh. Đây là trường

Trung cấp Phật học duy nhất ở Nambộ có dạy cả hai chương trình Bắ tông và Nam tông

Khmer.

- Năm Quí Mùi (2003) : Xây dựng thêm một Thư viện cũng vừa là Nhà phát hành sách để

phục vụ các nhu cầu nghiên cứu, học tập của Tăng ni sinh và tín đồ Phật tử.

- Năm Ất Dậu (2005) : Xây dựng thêm một tăng xá, tầng dưới 8 phòng dành riêng cho

các tôn túc, giảng sư tầng trên là thư viện hiện có hàng ngàn đầu sách, đủ các loại kinh

luật luận và các sách nghiên cứu Phật học, văn học, sử học, triết học…

- Năm Bính Tuất (2006) : Vận động thành lập Nhà nuôi trẻ mồ côi (Giấy phép số:

84/QĐUBND ngày 6 tháng 7 năm 2006 của Ủy ban nhân dân thị xã Bạc Liêu. V/v Cho

phép thành lập cơ sở Nhà trẻ mồ côi Long Phước). Hiện có 20 trẻ có độ tuổi từ 2 tháng

tuổi đến 16 tuổi đang được nuôi dưỡng tại đây.

* CÁC ĐỜI TRỤ TRÌ CỦ CHÙA 

- 1840 – 1887 : Chư có trụ trì  chính thức.

Trang 74

Page 75: Tỉnh Bạc Liêu

Tài nguyên du l ch v t th c a t nh B c Liêuị ậ ể ủ ỉ ạ

- 1887 – 1908 : Hoà thượng Thiên Ân 天恩  (Huý Như Chánh 如正 ). Sinh năm

Tân Mùi (1871), tịch ngày 13 tháng 03 năm Ất Dậu (nhằm ngày 24 tháng 04 nă 1945).

- 1908 –1937 : Hoà thượng Phổ Chí 普志 (Huý : Cảo Tâm 杲心  ), sinh năm Qúi Mùi

(1883), tịch mùng 3 tháng 11 năm Đinh Sửu (Nhằm ngày 5 tháng 12 năm 1937).

- 1937 –1945 : Thượng toạ Chí Hiếu 志孝  (tên thật Nguyễn Tiến Bộ. Sinh năm

Nhâm Tý (1912), tịch ngày 23 tháng 07 năm Bính Dần (nhằm ngày 26 tháng 08 năm

1986).

- 1945 – 1962 : Thưọng toạ Chơn Pháp 真法  (tên thật Nguyễn Văn Hảo, Huý :

Nhật Hoa 日華  ). Sinh năm Nhâm Tý (1912), tịch ngày 17 tháng 05 năm Nhâm Dần

(nhằm ngày 18 tháng 06 năm 1962).

- 1962 – 1965 : Không có trụ trì.

- 1966 – 1968 : Hoà thượng Hiển Giác 顯覺 (Tên thật Nguyễn Văn Đằng, Huý :

Quảg Bình 廣平 ). Sinh năm Bính Dần (1926), tịch ngày 24 tháng giêng năm Nhâm Thân

(nhằm ngày 28 tháng 02 năm 1992).

- 1969 – đến nay : Hoà thượng Huệ Hà 慧河  (tên thật Nguyễn Giang Hà). Sinh

năm Bính Tý (1936).

2.2.17. Phủ thờ dòng họ Cao Triều

Thời đàng cựu, chính sách chiêu mộ lưu dân vào Nam khẩn hoang của các chúa

Nguyễn là: Ai có nhân lực, vật lực… đủ sức khai hoang thì cứ tự do mà trưng khẩn và

nếu khai phá được một diện tích đất đai đủ điều kiện thành lập làng mới thì cho người đó

làm trưởng làng. Đến khi người Pháp đô hộ, chính quyền thực dân vẫn giữ chính sách

nêu trên. Thực tế, để thu thuế nhanh, toàn quyền Đông Dương đã ký nhiều Nghị định cấp

cho những người giàu có hàng ngàn mẫu, với điều kiện người chủ đất chịu trách nhiệm

nộp thuế cho nhà nước. Chính sách điền địa nêu trên đã thành sự ưu ái cho một nhóm

người có tiền tài và quyền lực. Thế cho nên ruộng đất chỉ tập trung vào tay một nhóm

người rất nhỏ. 

Trang 75

Page 76: Tỉnh Bạc Liêu

Tài nguyên du l ch v t th c a t nh B c Liêuị ậ ể ủ ỉ ạ

Có một tổng kết cho rằng Bạc Liêu là nơi có địa chủ nhất nước (2%), đồng thời là

nơi chủ chiếm nhiều ruộng đất nhất nước (hơn 95%). Những tên tuổi nổi tiếng Nam kỳ vì

sự nhiều ruộng như: Trần Trinh Trạch, đất lúa, đất muối hơn 200 ngàn mẫu; Vưu Tụng

70 ngàn mẫu; Châu Oai 40 ngàn mẫu…, rồi Cao Minh Thạnh, Chung Bá Vạn, Mai Hữu

Kiến, Mai Hữu Quỳ, Quách Ngọc Đống, Phan Hô Biết… Đến đầu thế kỷ XX, người

Pháp đã nhìn nhận ĐBSCL là vựa lúa miền Nam nên đã cho đào một hệ thống kênh

mương dày đặc ở vùng Hậu Giang. Chính hệ thống kênh mương này đã giải quyết nạn

ngập úng do cơn lụt thường niên vào tháng 8 âl gây ra hàng năm. Đất đai được rửa phèn,

xổ mặn… có thể nói trong lịch sử khẩn hoang được khai phá nhanh và trở nên có năng

xuất hơn. Hơn thế nữa, nhờ hệ thông kênh mương mà lúa gạo được chở về Sài Gòn

nhanh và dễ dàng hơn. Thập niên 30, Bạc Liêu là tỉnh có số lúa gạo bán ra đứng nhất ở

Nam kỳ… đất đai trở nên có giá. 

Chính vì thế mà những địa điền chủ ở Bạc Liêu càng có ruộng nhiều thì càng giàu

nứt đố đổ vách. Thời kỳ cực thịnh nhất của họ là khi hệ thống kênh đào phát huy tác dụng

(khoảng sau năm 1910). Và đó cũng là thời điểm họ đua nhau cất nhà. Năm 1914 Cao

Minh Thạnh cất nhà, năm 1917 Trần Trinh Trạch cất, năm 1920 Hội đồng Điều cất… 

Lịch sử hình thành và phát triển đô thị Bạc Liêu đã có hơn 200 năm. Thế nhưng đó là một

sự phát triển vô cùng chậm chạp, bởi Bạc Liêu được mệnh danh là “ Xứ Quê Mùa”.

Trước năm 1900, ít có người từ nơi khác dám đến khai khẩn bởi nạn ngập úng, rồi ma

Trang 76

Page 77: Tỉnh Bạc Liêu

Tài nguyên du l ch v t th c a t nh B c Liêuị ậ ể ủ ỉ ạ

thiên nước độc, sương lam chướng khí. Người khẩn hoang xưa hò rằng: 

Chèo ghe sợ gấu cắn chưn 

Xuống đìa sợ đỉa, lên rừng sợ ma. 

Đất đai của Bạc Liêu khai hoang 2-3 mùa sau mới thu được huê lợi, chính vì lẽ đó mà

trong sách “Khẩn hoang miền Nam” của Sơn Nam ghi: Thoạt tiên nhà lồng chợ cất bằng

lá. Năm 1885, làng Vĩnh Hương xin cất chợ lợp ngói, hy vọng rằng tiền góp chợ sẽ tăng

gấp đôi và xin vay trước của nhà nước 6.100 đồng để xây cất, làng sẽ trả lại cho nhà nước

cả vốn lẫn lời trong vòng 12 năm. Năm 1892, Tham biện bắt buộc những nhà lá ở chợ

phải dỡ bỏ để cất lại phố ngói có lầu”

Căn cứ vào tài liệu trên, chúng ta thấy rằng giai đoạn các đại điền chủ Bạc Liêu

đua nhau cất nhà là giai đoạn đô thị Bạc Liêu được hình thành rõ nét nhất. Có thể nói đó

là một dấu ấn trong kiến trúc đô thị Bạc Liêu. Nếu loại bỏ vấn đề ý thức hệ để đứng trên

quan điểm bảo tồn một dấu ấn của lịch sử phát triển Bạc Liêu thì những ngôi nhà nêu trên

cần phải được bảo vệ nghiêm túc.  Thế nhưng do thời gian xây cất quá lâu, do biến thiên

thời cuộc mà những ngôi nhà trên giờ chỉ còn cái vỏ không nguyên vẹn.

Trải qua nhiều chế độ quản lý dùng cho mục đích công sở, nên toàn bộ nội thất

của các ngôi nhà nêu trên đã bị phá nát hoàn toàn. Có những chuyện rất đau lòng, sau giải

phóng, ngôi nhà Huyện Sổn được giao cho một đơn vị bộ đội quản lý, các anh lính của

thời bao cấp đã bửa làm củi nấu cơm những bức hoành phi, câu đối… cực kỳ quí giá.  

Hiện nay, duy nhất chỉ còn ngôi phủ thờ của dòng họ Cao Triều là nội thất bên trong còn

tương đối nguyên vẹn. Nguyên nhân là do công lao của nhân sỹ yêu nước Cao Triều Phát

nên Nhà nước không quản lý như những ngôi nhà của các địa chủ khác, mà con cháu

dòng họ Cao Triều đã giữ gìn…

Đây là một ngôi nhà quí. Nó quí bởi vì là ngôi nhà duy nhất nội thất còn khá

nguyên vẹn, đủ sức minh họa cho những kiến trúc đầu tiên tạo ra những nét khám phá

sinh động cho bức tranh Bạc Liêu đã nêu trên. Nó quí vì đó là một kiến trúc cổ, và nó còn

quí bởi vì danh tiếng của chủ nhân. 

Trang 77

Page 78: Tỉnh Bạc Liêu

Tài nguyên du l ch v t th c a t nh B c Liêuị ậ ể ủ ỉ ạ

Ngôi phủ hiện tọa lạc tại bờ sông Bạc Liêu, thuộc phường 5, thị xã Bạc Liêu.. nó

được xây dựng vào năm 1914. Trong gia phả của dòng họ Cao Triều ghi rằng: “… Do

công đào kênh đắp lộ, mở mang quận Vĩnh Châu nên ông (Cao Minh Thạnh) được thọ

phong chức Đốc phủ xứ hàm…”, “… việc nhà ông cũng không bao giờ sai sót…”, “ông

có lập phần phương hỏa giao cho Chị trưởng lo việc cúng tế tiền nhơn ở tại Cao gia

hương hỏa…”.

Như vậy căn cứ vào gia phả của dòng họ Cao Minh Thạnh thân sinh của nhân sỹ

yêu nước Cao Triều Phát ngày xưa đã đứng ra xây dựng ngôi phủ thờ này. Đây là một

danh gia của đất Bạc Liêu. Ông Cao Minh Thạnh là Đốc phủ xứ còn các anh em và con

cái của ông đều là quan Phủ thờ do họ xây cất cũng không phải tầm thường. 

Nhìn tổng thể ngôi phủ thờ có phong cách kiến trúc Á Đông. Mái nhà lợp ngói âm

dương, các cột được đẽo gọt từ khối có hình lưỡng long tranh châu. Các cửa chính và cửa

phụ đều mang nét kiến trúc Trung Hoa. Đặc biệt là nội thất bên trong mang dáng dấp

kiến trúc của cung đình Huế. Đây là một phong cách bài trí nội thất rất phổ biến của nhà

địa phủ, bá hộ hồi đầu thế kỷ XX. Người ta qua tận Campuchia để mua về các loại danh

mộc rồi rước thợ từ Huế hoặc tận ngoài Bắc vào ở trong nhà đục đẽo 2 -3 năm trời để

trang trí nội thất. Tại ngôi phủ thờ dòng họ Cao tuy đồ đạt đã bị thất tán khá nhiều nhưng

vẫn còn những thứ quí giá như: 2 bộ trường kỷ bằng đá hoa cương có màu trắng và hoa

văn, dày một tấc; hai cặp bạc đội đèn, 2 bộ lư đồng mắt tre. Hai bộ lư này đúng là những

cổ vật , nghe đâu chỉ còn một hai cặp ở Bạc Liêu. Giá trị của nó hiện hiện đến gần chục

cây vàng mỗi bộ. Ngoài ra bàn thờ và khánh thờ được chạm trổ cực kỳ tinh xảo với hình

tướng long tranh châu, qui hoạt và các loại mai, tùng, trúc, cúc… Rồi các bức hoành phi

câu đối sơn son thiếp vàng cũng là những cổ vật… 

Ngoài ra ngôi phủ thờ còn có một sức thu hút khác vì nó là nơi thờ phượng tổ phụ của

một nhân vật lịch sử Việt Nam, đó là nhân sĩ yêu nước Cao Triều Phát. Ông sinh năm

1889, mất năm 1956. Cha là Đốc phủ xứ Cao Minh Thạnh, mẹ là Tào Thị Súc. Chiến

tranh thế giới thứ nhất kết thúc ông sang pháp học lấy bằng kỹ sư canh nông. Sau về

Trang 78

Page 79: Tỉnh Bạc Liêu

Tài nguyên du l ch v t th c a t nh B c Liêuị ậ ể ủ ỉ ạ

nước ông sáng lập hai tờ báo có tên là Nhật Tân Báo, Kỷ Nguyên Mới, nhằm bên vực cho

người lao động, nâng cao dân trí, dân sinh. Ông còn là một trong những sáng lập viên của

“Đông Dương lao động Đảng: ở Sài Gòn. 

Khoảng năm 1929, ông bị Pháp quản thúc tại gia ( Bạc Liêu) vì tội” phá rối chính trị an”.

Năm 1930, Cao Triều Phát gia nhập phái Minh chơn đạo – Cao đài Hậu Giang và từng

giữ chức Bảo đạo, Bảo pháp trong hiệp thiên tài và đắc cử vào Hội đồng quản hạt Nam

kỳ. Mùa thu năm 1945, ông được cử làm phó chủ nhiệm Mặt trận Việt Minh tỉnh Bạc

Liêu… Ngày 06/01/1946 ông đắc cử Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tại đơn

vị tỉnh Bạc Liêu, đánh vào thánh thất Ngọc Minh ông cùng với các chức sắc trứ hữu

quyết tâm tử thủ trong nhiều ngày. Năm 1947 ông giữ chức cố vấn Ủy ban Hành chánh

kháng chiến Nam bộ, tập hợp 12 phái thống nhất cao đài cứu quốc tham gia Mặt trận Việt

Minh chống Pháp. Năm 1954, ông tập kết ra Bắc gặp Bác Hồ tại Thái Nguyên và giữ

chức giáo tông Cao đài 12 phái thống nhất, từng là Ủy viên thường trực Quốc hội, Ủy

viên Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Được thưởng nhiều huân chương… 

Nói về cuộc đời cụ Cao Triều Phát, một nhà văn đã viết: “… Cụ tham gia kháng chiến

ngay từ những ngày đầu kháng chiến tới già tới chết. Phần lớn sự nghiệp của cụ, cụ cống

hiến cho cách mạng. Hiện tượng Cao Triều Phát là một hiện tượng đặc biệt nói lên nghĩa

khí của người Nam bộ, hơn nữa là một nhà giàu muôn hộ trọng nghĩa khinh tài. Còn cố

vấn Võ Văn Kiệt thì nói rằng: “Tôi tham gia cách mạng nếu có mất mát thì cũng chẳng

mất mát thứ gì, còn những người như cụ Cao Triều Phát thì mất mát lớn lao. Họ đã đánh

đổi cuộc sống giàu sang để vì sự nghiệp chung của dân tộc…”. Thực tế Cao Triều Phát là

một đại điền chủ nhưng ông đã bỏ hết để theo cách mạng. Bác Hồ viết thư cho Cao Triều

Phát đã nói như sau: “Dù xa cách Chính phủ và tôi lúc nào cũng nghĩ đến công nghiệp

của ông đối với Tổ quốc, đố với công cuộc kháng chiến và rất mong có ngày được gặp

ông để cùng uống một chung rượu đào, ngâm một bài thơ đắc thắng”. Cao Triều Phát đã

được Tổng bí thư Lê Duẩn kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. 

Tóm lại Cao Triều Phát là một nhân vật lịch sử của đất Bạc Liêu. Phủ thờ dòng họ Cao

Triều Phát là một di sản của một con người nổi tiếng. 

Trang 79

Page 80: Tỉnh Bạc Liêu

Tài nguyên du l ch v t th c a t nh B c Liêuị ậ ể ủ ỉ ạ

2.3. Các công trình du lịch vật thể chưa được xếp hạng của tỉnh Bạc Liêu

2.3.1. Khu du lịch Quan Âm Phật Đài

Thuộc khóm Nhà Mát, phường Nhà Mát, thị xã Bạc Liêu. Cách TP Bạc Liêu 8km, du

khách có thể đến với khu du lịch Quan Âm Phật Đài dễ dàng bằng taxi, xe ôm hay các xe

dịch vụ.

Hiện nay, đang được đầu tư xây dựng với diện tích 98,5 ha. Trong tương lai không xa nơi

đây sẽ trở thành một khu du lịch sinh thái biển kết hợp với du lịch lễ hội hành hương

cùng với hệ thống nhà hàng khách sạn và khu vui chơi, giải trí đa dạng.

Trên đường đi, du khách sẽ được chiêm ngưỡng cảnh sắc đầy thú vị của thiên nhiên và

con người vùng biển. Nếu khách tham quan muốn ở lại để khám phá sự độc đáo của nơi

này thì đã có sự phục vụ tận tình của các nhà nghỉ và khách sạn trong và ngoài thành

phố. 

Trang 80

Page 81: Tỉnh Bạc Liêu

Tài nguyên du l ch v t th c a t nh B c Liêuị ậ ể ủ ỉ ạ

Được xây dựng từ năm 1973, khu Phật Bà Nam Hải là một công trình kiến trúc - văn hóa

- tâm linh nổi bật nhất ở Bạc Liêu. Hằng năm, có hàng ngàn lượt du khách đến tham

quan, thưởng ngoạn và bày tỏ lòng thành kính của mình. Tháng 3 hằng năm đều diễn ra

lễ hội Vía Bà, kéo dài trong 3 ngày. Đây là một lễ hội lớn và rất nghiêm trang, thu hút

nhiều du khách nhất. 

Tượng Phật Bà cao 11m, xoay mặt ra biển Đông, trở thành trung tâm giữa đất liền và

biển lớn. Bát ngát cây xanh nước mặn bao lấy bờ biển tạo nền cho bức tượng trắng đứng

sừng sững trên đài sen hồng. Du khách đến đây sẽ cảm nhận được sự bình yên tỏa lan từ

khuôn mặt dịu hiền, phúc hậu của Phật Bà. Theo tín ngưỡng của những người đi biển,

Phật Bà đã phù hộ và chở che cho họ rất nhiều và những gì họ có được là cũng nhờ một

phần vào việc họ tin và thành kính đối với thế giới tâm linh.

Ngoài ra, du khách còn có thể chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo của cổng tam quan ngay

khi bước vào. Hai bên Phật đài là hai dãy nhà rộng lớn, được xây theo kiến trúc của các

ngôi chùa. Gian nhà giữa để thờ các vị Phật, có trải thảm cho du khách vái lạy cầu an.

Trang 81

Page 82: Tỉnh Bạc Liêu

Tài nguyên du l ch v t th c a t nh B c Liêuị ậ ể ủ ỉ ạ

Hai bên có những gian nhà nhỏ, vừa là nơi để du khách nghỉ chân vừa là nơi ghi lại quá

trình xây dựng và phát triển của khu du lịch. Điều thú vị là ban quản lý khu du lịch đã

làm một chương trình phát thanh về quá trình phát triển và những sự tích của khu Phật Bà

Quan Âm để du khách có thể nghe khi ngồi nghỉ mát. Và một nhà ăn với các món chay

phục vụ thực khách.

Không gian của khu du lịch rất thoáng. Những luồng gió biển thổi vào luôn làm dịu mát

sự mệt mỏi cho du khách đường xa. Cảnh biển ngút ngàn càng tôn thêm sự thiêng liêng

cho bức tượng. Gần đó là những cửa sông với dãy cây xanh ven bờ hút hồn du khách.

Các dịch vụ ăn uống, quà lưu niệm luôn phục vụ suốt ngày đêm. Du khách có thể mang

về những bức tranh, những cái nón trầm do tự tay người dân Bạc Liêu làm, cho người

thân, bạn bè để làm kỷ niệm. Và thú vị là thưởng thức những món đặc sản Bạc Liêu trong

hàng quán của người dân quanh khu du lịch. 

Đời sống tâm linh là một điều không thể thiếu đối với mỗi người. Khu Phật Bà Nam Hải

đã và đang đáp ứng nhu cầu đó kết hợp với tham quam du lịch một cách thành công. Nếu

đến đây, bạn sẽ tìm thấy được một nơi chốn bình yên, thanh thản cho riêng mình, khám

Trang 82

Page 83: Tỉnh Bạc Liêu

Tài nguyên du l ch v t th c a t nh B c Liêuị ậ ể ủ ỉ ạ

phá được nhiều điều độc đáo và thú vị trong các công trình kiến trúc, trong cách ứng xử

và những nét văn hóa đậm chất Phật giáo. 

2.3.2. Quần thể nhà công tử Bạc Liêu

Nhà Công tử Bạc Liêu tại số 13, Điện Biên Phủ, phường 3, thị xã Bạc Liêu, tỉnh

Bạc Liêu là địa chỉ không thể bỏ qua của bất cứ du khách nào đặt chân tới Bạc Liêu.

Đây là nhà của ông Trần Trinh Trạch, cha của Trần Trinh Huy- người được mệnh danh là

Công tử Bạc Liêu. Ngôi nhà được xây dựng năm 1919, tầng trệt gồm 2 phòng ngủ, 2 đại

sảnh và lối cầu thang lên lầu. Tầng lầu gồm 3 phòng ngủ, 2 đại sảnh, phòng ở hướng

Đông Bắc là phòng của ông Trần Trinh Trạch, phòng đối diện là phòng của công tử Bạc

Liêu Trần Trinh Huy (dân địa phương gọi là Ba Huy). Đây là căn nhà được coi là bề thế

nhất Bạc Liêu lúc bấy giờ, do kỹ sư người Pháp thiết kế và xây dựng; có nhiều vật liệu

phải chở từ bên Pháp sang. Từ đó đến nay, gần một thế kỷ qua căn nhà gần như vẫn giữ

được những nét cơ bản của nó. Năm 2003, Công ty Du lịch Bạc Liêu đã đầu tư tu sửa căn

nhà nhằm đưa vào kinh doanh văn hóa du lịch. Hiện nay căn nhà này được dùng làm

khách sạn trong hệ thống Nhà hàng - Khách sạn công tử Bạc Liêu.

Trang 83

Page 84: Tỉnh Bạc Liêu

Tài nguyên du l ch v t th c a t nh B c Liêuị ậ ể ủ ỉ ạ

Công tử Bạc Liêu Ba Huy nổi tiếng vì những giai thoại ăn chơi bạt mạng và lắm

vợ nhiều... bồ bịch. Ba Huy chỉ thừa nhận một vợ do cha, mẹ cưới hỏi là bà Ngô Thị Đen.

Tuy nhiên, ông cũng “tự mình kiếm thêm” 4 bà nữa, trong đó có một người mang quốc

tịch Pháp, và... không nhớ nổi bao nhiêu... bồ. 

Là người hào hoa phong nhã, cách ăn chơi của Ba Huy cũng nức tiếng với nhiều giai

thoại như chuyện Ba Huy đã từng đốt tiền nấu chè “thi gan” với công tử Phước (Phước

Georges, người xứ Mỹ Tho, con trai Đốc phủ sứ Sảng). Công tử Bạc Liêu đã từng “náo

loạn” tại Đại Thế Giới, là khách quen của hầu hết các nhà hàng sang trong lúc bấy giờ tại

Sài Gòn. Ba Huy đã từng bao cả nhà hàng một đêm để đãi duy nhất một... người đẹp. 

Nhà Công tử Bạc Liêu hiện nay được bày biện, phục tráng gần như nguyên trạng. Tuy

nhiên do qua nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau vật dụng trong gia đình đã thất lạc rất

nhiều.

Theo bà Võ Kim Cương, Giám đốc Nhà hàng - Khách sạn công tử Bạc Liêu, hiện nay

khách sạn hiện đang kinh doanh 10 phòng nghỉ. Giá phòng từ 200.000 -

240.000đồng/ngày đêm. Riêng căn phòng của công tử Bạc Liêu có giá thuê 350.000

đồng/ngày đêm, nhưng phải đặt trước vì có nhiều khách muốn ngủ tại phòng này.

Được biết, sắp tới, BGĐ sẽ đưa vào khai thác trang phục công tử Bạc Liêu, các vật dụng

có liên quan... để hấp dẫn du khách.

 Dưới đây là một số hình ảnh nhà Công tử Bạc Liêu:

Trang 84

Page 85: Tỉnh Bạc Liêu

Tài nguyên du l ch v t th c a t nh B c Liêuị ậ ể ủ ỉ ạ

Ngay tại tầng 1 của ngôi biệt thự là phòng thờ của Ông bà hội

đồng Trần Trinh Trạch (Cha mẹ đẻ của Công tử Bạc Liêu).

Lối cầu thang dẫn lên phòng của Công tử Bạc Liêu.

Trang 85

Page 86: Tỉnh Bạc Liêu

Tài nguyên du l ch v t th c a t nh B c Liêuị ậ ể ủ ỉ ạ

Nơi trước đây Công tử Bạc Liêu ngồi uống trà và ăn nhậu.

Tầng áp mái giờ đây không còn là nơi để đồ đạc như xưa.

Trang 86

Page 87: Tỉnh Bạc Liêu

Tài nguyên du l ch v t th c a t nh B c Liêuị ậ ể ủ ỉ ạ

Hoàng hôn trầm mặc nơi dinh thự công tử Bạc Liêu.

Khu vườn đã được sửa sang để làm nhà hàng ăn uống.

Trang 87

Page 88: Tỉnh Bạc Liêu

Tài nguyên du l ch v t th c a t nh B c Liêuị ậ ể ủ ỉ ạ

Một số khu vực trong khuôn viên ngôi biệt thự giờ đã được tận

dụng để kinh doanh dịch vụ cafe.

2.4. Ẩm thực Bạc Liêu

Nếu có dịp đặt chân đến đất Bạc Liêu chúng ta sẽ có dịp thưởng thức nhiều món

ăn vừa ngon vừa lạ tai lại rất lạ miệng. Ví như lẩu mắm mà ăn với các loại rau đồng như

bông súng, rau dừa thì chê vào đâu được. Ăn với cơm gạo trắng, ăn mãi quên no. Rồi đến

các món cá lóc kho tộ ăn với dưa bồn bồn, bún nước lèo cá lóc, cá lóc nướng trui rơm, dù

không phải là dân nhậu thì sớm muộn gì cũng thành nghiền. Nhiều món như khô cá sặc

trộn gỏi xoài xanh và nước mắm đường, gỏi ngó sen với tôm luộc, lẩu dưa chua, tôm khô

ăn với dưa kiệu khề khà vài li rượu đế nữa thì quá tuyệt! Còn bữa ăn thường mà có thêm

tô canh chua bông so đũa, khô cá khoai hay đĩa cá rô chiên xù ăn với nước mắm gừng

nữa thì quá tuyệt vời.

Cốn xại, xá bấu: Đặc sản truyền thống của người Hoa ở Bạc Liêu

Trang 88

Page 89: Tỉnh Bạc Liêu

Tài nguyên du l ch v t th c a t nh B c Liêuị ậ ể ủ ỉ ạ

Không biết món cốn xại, xá bấu có tự khi nào, nhưng

người Hoa ở Bạc Liêu sử dụng cốn xại (cải muối),

xá bấu (củ cải muối) trong bữa ăn hàng ngày. Đây

được coi là món ăn đặc sản mang đậm tính truyền

thống của người Hoa.

Bánh củ cải

Ghé chợ Bạc Liêu để thưởng thức thêm một đặc sản nữa đó

là bánh củ cải. Bánh có nguồn gốc của người Hoa. Bánh

được làm bằng bột mì trắng pha với ít bột củ cải trắng

nghiền nhuyễn, cán mỏng ra như bánh ướt. Trong là nhân

bánh gồm tôm khô nhỏ hoặc tép bạc đất lột vỏ, đâm dập vừa

phải, cùng ít thịt nạc bằm với vài hạt đậu xanh hột hấp. Tất cả được xào chín, nêm nếm

vừa ăn. Bánh củ cải ăn kèm với rau thơm, diếp cá, húng lủi, húng cây, quế và ít xà lách.

Không thể thiếu phần nước chấm: pha nước mắm, chanh, đường, tỏi, ớt cho vừa ăn.

Bún Bò cay 

Ẩm thực Bạc Liêu có tính đặc thù riêng biệt: dân dã, mộc

mạc, đã thưởng thức một lần, khó lòng quên. Nhưng có một

món mà đến Bạc Liêu bạn không thể không thưởng thức đó

là bún bò cay. Và đúng như tên gọi của món ăn, tô bún này

được nấu với rất nhiều ớt tươi, khiến màu đỏ của nước bún

là nguyên chất chứ không cần phẩm màu. Cạnh bên đó là một đĩa quế tươi xanh, cùng

một đĩa muối hột đâm ớt đỏ thích mắt có kèm một lát chanh. Phải nói bún bò cay là đặc

sản có một không hai, chẳng những của Bạc Liêu, mà có thể là của cả vùng Đồng bằng

sông Cửu Long. Dù vậy, có lẽ bún bò cay được chế biến chẳng lấy gì làm công phu, cầu

kỳ. Chỉ là thịt bò nấu với sa tế mà thôi, nhưng bún bò cay ngon nhờ không dùng nhiều

mỡ và đặc biệt được pha chế theo một công thức bí truyền. Vì thế, đến Bạc Liêu mà

Trang 89

Page 90: Tỉnh Bạc Liêu

Tài nguyên du l ch v t th c a t nh B c Liêuị ậ ể ủ ỉ ạ

không ăn bún bò cay là xem như chưa “biết” Bạc Liêu vậy! 

Bánh tằm Ngang Dừa

Bánh tằm Ngang Dừa có hai loại mặn và ngọt, khi ngồi

xung quanh bên chiếc gánh tùy theo sở thích khẩu vị của

quý khách mà thưởng thức cái hương vị đồng quê miệt biển

Bạc Liêu. Chính vì nhiều lẽ đó mà bánh tằm Ngang Dừa trở

thành một món ăn độc đáo và rất lạ lẫm hấp dẫn với khách

du lịch phương xa.

Mắm chua Vĩnh Hưng

Mắm cá đồng, có ở hầu hết các tỉnh Đồng bằng sông Cửu

Long, nhiều nhất là ở Cà Mau. Nhưng tham quan tháp cổ

Vĩnh Hưng (ấp Trung Hưng 1, xã Vĩnh Hưng, huyện Vĩnh

Lợi, tỉnh Bạc Liêu), bạn sẽ được dân địa phương giới thiệu

món mắm chua. Mắm chua được chế biến từ cá sặt, cá rô,

cá lóc nhỏ..., cùng muối, đường, thính, rượu, riềng, tỏi,

ớt.... Không giống các loại mắm mặn khác, mắm chua chỉ ăn trong vòng 10 – 15 ngày,

nếu có tủ lạnh thì để được lâu.

Bánh tằm bì Bạc Liêu

Bánh tằm bì có ở nhiều nơi nhưng riêng tại Bạc Liêu thì món ngon trên thuộc hàng đặc

sản. Ai từng ăn một lần sẽ nhớ mãi về sau.

Bạc Liêu vốn có nhiều món bánh truyền thống nổi tiếng, trong đó bánh tằm bì là món ăn

thuần Việt rất được nhiều người ưa thích, nhất là giới lao động bình dân và bà con sống ở

nông thôn

Trang 90

Page 91: Tỉnh Bạc Liêu

Tài nguyên du l ch v t th c a t nh B c Liêuị ậ ể ủ ỉ ạ

                        

Mắm cá trắm - Đặc sản Hồng Dân - Bạc Liêu

       Xưa kia ở miền Tây mấy loại cá đồng làm mắm thường

thấy như cá lóc, cá sặt, cá rô... là món ăn dân dã trong bữa

cơm thường ngày. Nhưng ngày nay, cá đồng dần dà khan

Trang 91

Page 92: Tỉnh Bạc Liêu

Tài nguyên du l ch v t th c a t nh B c Liêuị ậ ể ủ ỉ ạ

hiếm, khách lạ phương xa đến Hồng Dân lại được biết thêm món mắm cá trắm ngon tuyệt

không thua mắm cá lóc trứ danh hồi nào.

     

Trang 92

Page 93: Tỉnh Bạc Liêu

Tài nguyên du l ch v t th c a t nh B c Liêuị ậ ể ủ ỉ ạ

PHẦN 3: THỰC TRẠNG CỦA DU LỊCH BẠC LIÊU VÀ NHỮNG Ý KIẾN ĐỀ

XUẤT NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BẠC LIÊU

3.1 Thực trạng du lịch của tỉnh bạc Liêu

Tiềm năng du lịch của Tỉnh Bạc Liêu  phong phú nhưng thực tế ngành du lịch

Bạc Liêu cũng còn không ít khó khăn do chưa khai thác hết tiềm năng thế mạnh này,

Do thiếu sự đầu tư đúng mức của Nhà nước và nhân dân, nên chưa có nhiều cơ sở đủ

chuẩn, hấp dẫn du khách; hoạt động du lịch còn tự phát. Loại hình du lịch còn nghèo nàn,

cả về du lịch văn hoá, du lịch sinh thái, sông nước, du lịch vườn. Hoạt động du lịch còn

rời rạc, chưa tạo được tour, tuyến trong thị xã và giữa thị xã với các huyện trong và ngoài

tỉnh. Lượng khách đến đông, nhưng thời gian lưu trú không nhiều, chủ yếu là do dịch vụ

phục vụ du lịch chậm phát triển, hệ thống nhà hàng , khách sạn chưa đáp ứng yêu cầu.

Dịch vụ chăm sóc sức khỏe, các sản phẩm lưu niệm và tiêu dùng phục vụ nhu cầu mua

sắm của du khách đơn điệu, ẩm thực chưa được đầu tư đúng mức. Tính văn minh trong

phục vụ khách, tính chuyên nghiệp trong tổ chức các hoạt động du lịch còn hạn chế, chưa

huy động được các thành phần kinh tế, cán bộ và nhân dân tham gia phát triển du lịch. 

Tuy nhiên, du lịch Bạc Liêu trong thời gian qua có những bước phát triển đáng

ghi nhận.

Số liệu thống kê của tỉnh cho thấy, nếu như năm 2007, Bạc Liêu đón được

220.000 lượt khách và doanh thu đạt 240 tỷ đồng thì đến năm 2008, doanh thu đạt 300

tỷ đồng, tăng 16,7% và số lượt khách đến Bạc Liêu là 280.000 tăng 27,2% so với năm

2007, trong đó khách quốc tế khoảng 8.000 và 85.000 lượt khách sử dụng dịch vụ lưu

trú. Cơ sở vật chất phục vụ cho du lịch cũng từng bước được đầu tư phát triển, nhiều

dự án du lịch đã và đang được triển khai.

Để thúc đẩy hoạt động du lịch tiếp tục phát triển bền vững, ngành du lịch của

tỉnh đã tập trung khai thác những giá trị độc đáo của các điểm du lịch trong tỉnh, tạo

cho du lịch Bạc Liêu có những điểm nhấn để thu hút khách và phát triển bền vững.

Trang 93

Page 94: Tỉnh Bạc Liêu

Tài nguyên du l ch v t th c a t nh B c Liêuị ậ ể ủ ỉ ạ

Theo đó, Bạc Liêu tiếp tục đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá du lịch, xây dựng

tour, tuyến hợp lý; đầu tư cơ sở hạ tầng cho các dự án khu, điểm du lịch trọng điểm để

du lịch Bạc Liêu tạo đà bứt phá.

Cụ thể tỉnh đã tập trung đầu tư xây dựng Khu du lịch Nhà Mát với quy mô gần

100ha ngay tại thị xã Bạc Liêu. Dự kiến năm 2010 công trình hoàn tất và đưa vào sử

dụng sẽ là một đòn bẩy thúc đẩy du lịch Bạc Liêu phát triển. Ngoài ra còn có một số

dự án phát triển du lịch sinh thái như dự án phát triển khu du lịch sinh thái ven biển có

quy mô 80ha; khu du lịch vườn chim Bạc Liêu; khu du lịch Vườn Nhãn; dự án xây

dựng khách sạn, nhà hàng…

Vốn được coi là chiếc nôi của du lịch văn hóa nên bên cạnh việc phát triển du lịch

sinh thái thì việc phát triển du lịch văn hóa cũng được tỉnh Bạc Liêu chú trọng để khai

thác. Bên cạnh việc tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa, ngành du lịch tỉnh còn tập

trung khai thác các điểm nhấn văn hóa mang sắc thái riêng của Bạc Liêu như: bản Dạ

cổ hoài lang gắn với khu lưu niệm cố nhạc sỹ Cao Văn Lầu; các khu du lịch tâm linh

gắn với chùa chiền; tháp cổ Vĩnh Hưng gắn với nền văn hóa Óc Eo; phát triển các câu

lạc bộ đờn ca tài tử để phục vụ khách du lịch tại các khu di tích; tổ chức các lễ hội

truyền thống địa phương.

Với những nỗ lực rất lớn của ngành du lịch Bạc Liêu, hy vọng du lịch Bạc Liêu

ngày càng khởi sắc, thu hút khách du lịch đến với Bạc Liêu nhiều hơn góp phần thúc

đẩy du lịch Bạc Liêu phát triển mạnh mẽ hơn, đóng góp vào thu nhập kinh tế-xã hội

của tỉnh.

Nhiều năm qua, hoạt động du lịch của tỉnh nói chung, thị xã nói riêng được các

ngành, các cấp và người dân quan tâm và có sự đầu tư đáng kể. Một số dự án du lịch

được xây dựng, các cơ sở du lịch không ngừng tăng thêm, du khách trong và ngoài

tỉnh đến tham quan ngày càng nhiều và nguồn thu từ du lịch ngày càng chiếm tỷ trọng

Trang 94

Page 95: Tỉnh Bạc Liêu

Tài nguyên du l ch v t th c a t nh B c Liêuị ậ ể ủ ỉ ạ

cao. Tuy nhiên, du lịch trên địa bàn thị xã còn chậm phát triển, thiếu sự đầu tư về cơ

sở vật chất cũng như các hoạt động dịch vụ nên chưa có nhiều cơ sở đạt tiêu chuẩn để

thu hút du khách; hoạt động du lịch lữ hành còn hạn chế, chưa tạo được tour, tuyến

trong thị xã và các huyện trong tỉnh; sản phẩm quà lưu niệm phục vụ du lịch còn đơn

điệu, đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên chưa mang tính chuyên nghiệp.Việc

huy động các thành phần kinh tế, cán bộ và nhân dân trong công tác xã hội hoá để

phát triển du lịch chưa được quan tâm đúng mức…

Để khắc phục những hạn chế nêu trên đồng thời phát huy tiềm năng du lịch,

BCH Đảng bộ thị xã Bạc Liêu đã ban hành Nghị quyết số 02/NQ-TU ngày

26/11/2006 về phát triển du lịch thị xã. Qua gần 03 năm thực hiện Nghị quyết 02, thị

xã Bạc Liêu đã đạt được một số kết quả đáng phấn khởi. 

Về lĩnh vực du lịch văn hoá: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch khởi công xây dựng Dự

án trùng tu tôn tạo khu lưu niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu xây dựng khu du lịch Phật bà

Nam Hải; tôn tạo, nâng cấp công viên Lê Thị Riêng; sửa chữa, nâng cấp Công viên

văn hoá Trần Huỳnh…

Các ngành chức năng của tỉnh và thị xã cũng đã tập trung đầu tư và đưa vào

khai thác như: Khôi phục, nâng cấp cụm nhà Công tử Bạc Liêu; đầu tư xây dựng Bia

căn cứ thị xã trong vườn chim Bạc Liêu; nâng cấp khuôn viên và đường vào gốc Xoài

cổ tại xã Vĩnh Trạch Đông; xây dựng: Bia khám Lớn, Bia lá cờ Đảng, Bia Trường

Công nông Minh Hải; xây dựng cổng chào du lịch phường Nhà Mát với tổng kinh phí

trên 1,4 tỷ đồng. Công ty cổ phần Địa ốc đầu tư xây dựng một số hạng mục như: sân

tennis, hồ bơi, bến du thuyền…với kinh phí gần 6 tỷ đồng. Ban chỉ đạo thực hiện

Nghị quyết 02 về phát triển du lịch đã phối hợp với Ban trị sự các đình, chùa vận động

các mạnh thường quân đóng góp trùng tu, sửa chữa, nâng cấp đối với các cơ sở thờ tự,

nhất là các di tích đã được xếp hạng như: Đình An Trạch; Hội Triều Quang Sùng

Thiện đường, miếu Địa Mẫu, miếu ông Bổn với tổng kinh phí 1,67 tỷ đồng; Tham gia

với tỉnh tổ chức các lễ hội hàng năm trên địa bàn như: lễ hội “Dạ cổ hoài lang”, lễ hội

Trang 95

Page 96: Tỉnh Bạc Liêu

Tài nguyên du l ch v t th c a t nh B c Liêuị ậ ể ủ ỉ ạ

Quán âm Nam Hải, lễ Óc-Om-Bóc của đồng bào dân tộc Khơmer, lễ tiết thanh minh,

lễ Vu Lan của bà con dân tộc Hoa, góp phần quảng bá tiềm năng du lịch, người Bạc

Liêu văn minh, lịch thiệp, hiếu khách.

Về du lịch vườn: tuyến du lịch vườn nhãn đã có trên 50 quán ăn uống, nhà nghỉ

được chỉnh trang, nâng cấp chất lượng sản phẩm và phong cách phục vụ khách du

lịch. Tổ chức thống kê số nhãn cổ để bảo tồn; mô hình trồng cây ca cao dưới tán nhãn

cổ; gốc Xoài cổ… Quy hoạch nhà vườn tuyến lộ Trà Kha - phường 8, phát động nhân

dân khóm Trà Kha cải tạo vườn tạp, trồng cây ăn trái, cải tạo nâng cấp một số cơ sở

dịch vụ ăn uống… 

Về dịch vụ du lịch: toàn địa bàn thị xã có trên 50 cơ sở kinh doanh nhà hàng,

khách sạn đáp ứng đủ nhu cầu của du khách; dịch vụ vui chơi giải trí, chăm sóc sức

khoẻ cũng đang phát triển, tới trên 60 điểm dịch vụ như: karaoke, ca cổ, quán bar,

massage…; đầu tư nâng cấp khu ẩm thực Bạc Liêu, khu chợ đêm…; thành lập 02 Đội

đờn ca tài tử chuyên phục vụ du lịch, trên 20 đội, nhóm đờn ca tài tử ở các phường,

xã, khóm, ấp và các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, giải trí nhằm phục vụ khách du

lịch. Qua gần 03 năm thực hiện Nghị quyết 02, có hơn 280.000 lượt khách đến tham

quan tại các điểm du lịch Bạc Liêu (so với năm 2007 tăng 34%) chiếm 70% lượng

khách đến trong tỉnh, tổng doanh thu đạt 415 tỷ đồng, tăng 24%

Tuy kết quả mới chỉ ở bước đầu, nhưng đã tạo tiền đề quan trọng trong việc

thực hiện những mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết đã đề ra. Thị xã đã thu hút được

lượng khách khá lớn đến với Bạc Liêu tham quan du lịch.; đầu tư và hình thành một

số cơ sở hạ tầng kỹ thuật thiết yếu phục vụ du lịch; các dịch vụ ăn uống, giải trí, nghỉ

ngơi, chăm sóc sức khoẻ bắt đầu có sự khởi động và nâng cao chất lượng phục vụ; các

sản phẩm địa phương, quà lưu niệm cũng đã tăng cường công tác quảng bá, giới thiệu

thương hiệu, chú trọng hơn về mẫu mã, chất lượng hàng hoá khi sản xuất để giới thiệu

với khách tham quan; Công tác an ninh, trật tự xã hội, trật tự văn minh đô thị, vệ sinh

Trang 96

Page 97: Tỉnh Bạc Liêu

Tài nguyên du l ch v t th c a t nh B c Liêuị ậ ể ủ ỉ ạ

môi trường thường xuyên được chú trọng và thực hiện khá tốt, đảm bảo sự an toàn,

phấn khởi cho du khách khi đến Bạc Liêu.

Tuy nhiên, quá trình tổ chức thực hiện Nghị quyết 02 vẫn còn một số mặt khó

khăn, hạn chế như: Các điểm quy hoạch để phát triển du lịch trên địa bàn phần lớn

thuộc về nhiệm vụ, chức năng của một số Sở, ngành cấp tỉnh, thị xã không chủ động

được nên tiến độ thực hiện một số nhiệm vụ, công việc cụ thể còn chậm so với yêu

cầu; chính sách ưu đãi đầu tư chưa hấp dẫn nên ít nhà đầu tư vào Thị xã Bạc Liêu;

một số lĩnh vực thuộc nhiệm vụ cụ thể Nghị quyết 02 đã đề cập ở lĩnh vực du lịch sinh

thái, đòi hỏi phải có phối hợp đồng bộ của các ngành thuộc tỉnh, nhưng thực hiện hiệu

quả thấp; Một số hộ dân có điều kiện làm du lịch còn trông chờ vào sự đầu tư của Nhà

nước về cơ sở hạ tầng, cho vay vốn, chính sách thuế... nên tốc độ phát triển du lịch

còn chậm; về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ của các cơ sở lưu trú còn thấp, chất

lượng đội ngũ phục vụ còn hạn chế, thiếu tính chuyên nghiệp, khả năng giao tiếp của

nhân viên ở các cơ sở lưu trú chưa thật sự đáp ứng được yêu cầu phục vụ khách du

lịch... 

Để tiếp tục đưa Nghị quyết 02 của Thị ủy vào cuộc sống, thị xã đã đề ra một số

giải pháp cụ thể như sau: Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động các thành phần

kinh tế, các tầng lớp nhân dân thấy rõ được lợi ích lâu dài và thế mạnh du lịch trong

phát triển kinh tế chung của thị xã; trùng tu, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích lịch

sử văn hoá gắn với phát triển du lịch; chấn chỉnh sắp xếp trật tự mua bán và làm tốt

công tác vệ sinh môi trường, bố trí hợp lý khu dịch vụ ăn uống, bán hàng lưu niệm,

bãi đậu xe, trồng cây xanh…tại khu vực “Tượng Bà Nam Hải”; lắp đặt các bản chỉ

dẫn khách tham quan đến các điểm du lịch; tham gia với tỉnh tổ chức tốt các lễ hội

như: “Dạ cổ hoài lang”; “Quán âm Nam Hải”; lễ hội Kỳ Yên ở các đình, chùa; lễ hội

Óc-om-bóc…; tiếp tục phát động nhân dân mở rộng, phát triển du lịch vườn thuộc

khóm Trà Kha - phường 8, phường 1, xã Hiệp Thành và xã Vĩnh Trạch Đông; giới

thiệu, quảng bá một số hàng hoá, sản phẩm tiêu biểu, đặc sản của Bạc Liêu như: rượu

Trang 97

Page 98: Tỉnh Bạc Liêu

Tài nguyên du l ch v t th c a t nh B c Liêuị ậ ể ủ ỉ ạ

nếp Bỉnh Thành, rượu nhãn, tôm khô, dưa bồn bồn…Đồng thời phát triển những món

ăn nổi tiếng đặc thù của Bạc Liêu như: Bún nước lèo, bún bò cay, nghêu, cua, bánh

xèo Giồng Nhãn, bánh cuốn Hồ bơi…; tăng cường công tác quản lý nhà nước về du

lịch; chăm bồi, nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm

công tác du lịch, có kế hoạch từng bước chuẩn hoá lực lượng hướng dẫn viên du lịch,

thuyết minh viên, nhân viên trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch phục vụ tốt

hơn nữa cho du khách khi đến tham quan trên địa bàn. 

3.2 . Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch Bạc Liêu

- Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các địa

phương về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc phát triển du lịch Bạc Liêu - vùng đất

đang sở hữu những tiềm năng du lịch lớn và có tính đặc thù so với cả nước.

- Ưu tiên phát triển các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cao cấp, du lịch văn hoá

lịch sử vì đó là thế mạnh của Bạc Liêu, bên cạnh đó phải song hành với việc xây dựng

cơ sở vật chất của tỉnh Bạc Liêu, góp phần tích cực trong quá trình mở cửa, hội nhập kinh

tế quốc tế, bảo đảm an ninh quốc phòng, không tách rời với sự phát triển của cả vùng

phía Nam Tổ quốc, của cả nước và quốc tế

- Tổ chức triển khai điều tra, khảo sát, thống kê, đánh giá, phân tích, tổng hợp… tiềm

năng du lịch của từng tỉnh, cả khu vực Bạc Liêu về văn hóa, lịch sử, con người Tây

Nam Bộ, lễ hội truyền thống, danh thắng, các điểm đến, tour, tuyến, sản phẩm du lịch

đặc thù và nổi trội.v.v… Trên cơ sở đó, xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du

lịch tỉnh Bạc Liêu nói riêng và vùng Tây Nam bộ nói chung

- Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực du lịch cho vùng Bạc Liêu cả về cán bộ quản lý

và lao động trực tiếp bằng nhiều hình thức, chương trình phù hợp, đáp ứng yêu cầu về

các nghiệp vụ trong ngành du lịch, không ngừng nâng cao tay nghề và tính chuyên

nghiệp trong hoạt động du lịch.

Trang 98

Page 99: Tỉnh Bạc Liêu

Tài nguyên du l ch v t th c a t nh B c Liêuị ậ ể ủ ỉ ạ

- Xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù, có sức thu hút cao, đa dạng, phong phú ở

từng địa phương và liên kết cả vùng, không trùng lắp. Không ngừng nâng cao, cải tiến

chất lượng sản phẩm du lịch.

- Nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch ở các điểm đến, tour, tuyến, cơ sở lưu trú,

nhà hàng, nơi mua sắm... tạo ấn tượng tốt cho du khách.

- Xây dựng các tour, tuyến du lịch hấp dẫn, khoa học trong từng địa phương và liên

tỉnh với lộ trình hợp lý 

- Đầu tư, nâng cấp các cơ sở hạ tầng, cơ sở phục vụ du lịch, các khu du lịch miệt

vườn, làng nghề truyền thống... gắn liền với bản sắc văn hoá và thế mạnh của tỉnh,

đảm bảo chất lượng phục vụ tốt, môi trường du lịch an toàn, thân thiện và bền vững.

- Xây dựng và phát triển các công ty du lịch ngang tầm với quy mô và tiềm năng du

lịch Bạc Liêu, có thương hiệu mạnh và uy tín lớn, có mạng lưới phục vụ du lịch rộng

khắp vùng và hiệu quả cao. Đối với các đối tác trong nước như các sở du lịch các tỉnh,

các công ty lữ hành, các cơ sở khách sạn, nhà hàng…, các công ty du lịch ở Bạc Liêu cần

tiếp tục các mối quan hệ tốt với các đối tác này. Nhờ có quan hệ tốt mà khi vào mùa du

lịch, Bạc Liêu sẽ là một trong những điểm du lịch thu hút cho du khách.

Bên cạnh đó, các công ty du lịch, khách sạn ở Bạc Liêu cũng cần mở rộng thêm

quan hệ với các đối tác khác nhằm hạn chế rủi ro cho mình, đồng thời cũng là tạo ra

nhiều sự lựa chọn cho chính mình và khách hàng.

- Chủ động và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch cho

toàn vùng và từng địa phương bằng nhiều hình thức và phương tiện thông tin: TV,

báo, đài, website, sách, tờ gấp, bản đồ, CD, Lễ hội, hội thảo, hội chợ, triễn lãm... cả

trong nước và nước ngoài nhằm thu hút du khách.

Hoạt động tuyên truyền là một trong những hoạt động cần được chú ý và đầu tư

nếu muốn phát triển du lịch Bạc Liêu. Bởi nếu một hòn đảo đầy tiềm năng và xinh đẹp

nhưng nếu không ai hoặc ít người biết đến thì làm sao chúng ta có thể hấp dẫn du khách

Trang 99

Page 100: Tỉnh Bạc Liêu

Tài nguyên du l ch v t th c a t nh B c Liêuị ậ ể ủ ỉ ạ

đến với Bạc Liêu. Để hình ảnh Bạc Liêu được nhiều du khách biết đến, cần đẩy mạnh

hoạt động quảnh bá qua các phương tiện thông tin đại chúng, các trang web về du lịch.

Bên cạnh đó, chúng ta có thể quảng bá hình ảnh Côn Đảo qua các cuộc hội thảo du lịch

hay các cuộc triển lãm , hội chợ du lịch trong nước và quốc tế để không chỉ có du khách

Việt Nam mà du khách Quốc Tế biết đến Bạc Liêu. Nhưng có lẽ cách tuyên truyền tốt

nhất và hiệu quả nhất chính là những sản phẩm du lịch chất lượng cao của Bạc Liêu. Bởi

lẽ, khi chất lượng, dịch vụ du lịch và những giá trị du lịch hấp dẫn và tốt thì những du

khách tới Bạc Liêu sẽ hài lòng và vui thích.Từ đó họ sẽ trở thành những ngưới quảng bá

hữu hiệu cho tỉnh Bạc Liêu.

- Nhà nước cần có cơ chế đặc thù, chính sách hỗ trợ cần thiết nhằm khuyến khích phát

triển du lịch Bạc Liêu

- Nâng cao nhận thức cho người dân địa phương về phát triển du lịch và bảo vệ các

giá trị văn hóa vật thể cũng như phi vật thể

- Mở rộng sự tham gia của cộng đồng địa phương trong phát triển du lịch và kinh tế.

Cần có sự gắn kết các sản phẩm du lịch với cộng đồng. Sự gắn kết này là cần thiết và

không thể tách rời đối với ngành du lịch nói chung và du lịch Bạc Liêu nói riêng. Bởi khi

hiểu về cộng đồng, những giá trị văn hóa trong cộng đồng sẽ giúp những nhà làm du lịch

tìm ra những “lỗ hổng” từ cộng đồng để bù đắp và trang bị kiến thức cho lực lượng này,

nhằm phục vụ tốt hơn cho nhu cầu của du khách; đồng thời tạo điều kiện để du khách hòa

đồng với cuộc sống mộc mạc của người dân. Cụ thể, ở Bạc Liêu chúng ta có thể để du

khách trải nghiệm, cùng hòa mình với hoạt động của những người dân nơi đây, để hiểu rõ

hơn về cuộc sống, cách sinh hoạt của người dân miền Tây Nam Bộ. Bên cạnh đó, chúng

ta có thể kết hợp làm du lịch với sự hỗ trợ của những người dân

- Trong giai đoạn 2011-2015, cần xây dựng hệ thống siêu thị và mở rộng dịch vụ bán lẻ

phục vụ cho khách du lịch trong nước và quốc tế; kêu gọi đầu tư những dự án phát triển

thương mại .

- Du lịch gắn với bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị thiên nhiên và các khu di tích

lịch sử ở Bạc Liêu.Việc xây dựng một Bạc Liêu thân thiện với môi trường sẽ là điểm hấp

Trang 100

Page 101: Tỉnh Bạc Liêu

Tài nguyên du l ch v t th c a t nh B c Liêuị ậ ể ủ ỉ ạ

dẫn riêng biệt đối với du khách.Hơn nữa, phát triển du lịch bền vững là nền tảng cho nền

kinh tế du lịch - dịch vụ chất lượng cao và về lâu dài trở thành đô thị du lịch sinh thái,

một địa điểm du lịch văn hoá lịch sử nổi tiếng trong và ngoài nước.

- Bảo tồn và phát triển loại hình du lịch sinh thái, du lịch sinh thía là loại hình du lịch dựa

vào thiên nhiên và văn hóa bản đại gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực

bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương. Chính

vì vậy việc phát triển du lịch sinh thái, ngoài ý nghĩa là một loại hình hấp dẫn, được xem

là một công cụ hữu hiệu trong công tác bảo tồn tự nhiên. Việc xây dựng và phát triển loại

hình du lịch sinh thái ở Bạc Liêu phải hướng tới:

+ Giáo dục, nâng cao nhận thức du khách về các giá trị tự nhiên và nhân văn, qua

đó du khách sẽ có sự tôn trong và những đóng góp cụ thể về vật chất cho những nỗ

lực bảo tồn nơi đây.

+ Tạo cơ hội việc làm và tăng thu nhập cho cộng đồng, hạn chế sự tác động của

cộng đồng đến môi trường.

+ Tạo thêm nguồn thu cho công tác bảo tồn từ hoạt động du lịch để có thể chủ

động hơn trong việc thực hiện các biện pháp bảo tồn và phát triển các giá trị môi

trường sinh thái ở đảo.

Cần bảo tồn phục chế cẩn thận có khoa học các di tích lịch sử thể hiện lịch sử đầy

hào hùng. Để làm tốt công việc đó đòi hỏi cần có một tầm nhìn tư duy chiến lược, thấy

được sự phát triển bền vững, tính đến chiều hướng phát triển của đất nước trong vài thập

kỷ, tính đến tiềm năng đang được đánh thức này và tiềm lực của đất nước trong thiên

niên kỷ

Cần tổ chức các lễ hội văn hóa bên cạnh lễ hội lớn để du khách có cơ hội tìm hiểu

rõ hơn về văn hóa truyền thống và đời sống của người dân. Tạo thêm nét hấp dẫn với du

khách.Tạo nên hình ảnh riêng về Côn Đảo không chỉ với vẻ đẹp tự nhiên mà còn là

những huyền thoại, những giai thoại vang bóng một thời.

-Với tiềm năng phát triền về du lịch văn hoá trên địa bàn, TP Bạc Liêu có kế hoạch phối

hợp chặt chẽ với các ngành chức năng của tỉnh, tiến hành trùng tu, tôn tạo và phát huy giá

Trang 101

Page 102: Tỉnh Bạc Liêu

Tài nguyên du l ch v t th c a t nh B c Liêuị ậ ể ủ ỉ ạ

trị các di tích lịch sử Cách mạng, các công trình văn hóa kiến trúc được xếp hạng cấp tỉnh

và quốc gia, các loại nhà cổ trên địa bàn, trở thành điểm tham quan du lịch. Cụ thể là tập

trung thực hiện hoàn thành dự án đầu tư trùng tu, tôn tạo khu di tích lưu niệm cố nhạc sĩ

Cao Văn Lầu gồm các hạng mục: khu trưng bày, sân khấu ngoài trời, khu mộ, nhà làm

việc, cơ sở hạ tầng, cây xanh, hàng rào . . . để sớm đưa vào phục vụ nhân dân, giới văn

nghệ sĩ và du khách trong, ngoài tỉnh đến tham quan, tiến hành trùng tu, tôn tạo sửa chữa

các di tích .Trước mắt , TP Bạc Liêu tiến hành trùng tu, nâng cấp di tích lịch sử Cách

mạng "chùa Vĩnh Đức"; xây dựng nơi đây trở thành điểm tham quan cho du khách, với

nhiều hình ảnh, hiện vật trưng bày giới thiệu quá trình đấu tranh Cách mạng của nhân dân

thị xã Bạc Liêu, gắn với sự kịên "giải phóng Bạc Liêu hai lần không đỗ máu", để giáo

dục truyền thống và phục vụ cho công tác nghiên cứu của lịch sử". Tôn tạo, khôi phục

nâng cấp cụm nhà, khách sạn Công tử Bạc Liêu và di tích lịch sử văn hóa đồng hồ Thái

Dương (đồng hồ đá) làm điểm tham quan cho du khách. Đồng thời tổ chức sưu tầm các

hiện vật có giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống của địa phương, kết hợp với công tác

kiểm kê, xếp hạng các di tích, các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể để giới thiệu, trưng

bày các hiện vật truyền thống Cách mạng, các giá trị lịch sử văn hóa hình thành và phát

triển của 3 dân tộc: Kinh, Hoa, Khmer trên vùng đất Bạc Liêu (về sắc phục, nghệ thuật,

nhà ở, công cụ lao động), các hiện vật khai quật được từ tháp cổ Vĩnh Hưng để phục vụ

nhân dân và khách tham quan.

Trang 102

Page 103: Tỉnh Bạc Liêu

Tài nguyên du l ch v t th c a t nh B c Liêuị ậ ể ủ ỉ ạ

KẾT LUẬN

Nói đến Bạc Liêu nhiều người thường nghĩ đó chỉ là tỉnh ở vùng Tây Nam Bộ với

những giai thoại về công tử Bạc Liêu và những làn điệu đàn ca tài tử. Còn ngày nay,

những suy nghĩ trên đã và đang phải thay đổi.Bạc Liêu là một viên ngọc mà trong nó

chứa đựng bao nhiêu giá trị kinh tế đang ở dạng tiềm năng chưa được khai thác tốt để

phục vụ con người.

Du lịch Bạc Liêu với tiềm năng lớn và được định hướng tốt sẽ phát triển nhanh, bền

vững, góp phấn xứng đáng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Vì vậy,

cần tận dụng và đánh thức mọi tiềm năng và nguồn lực bên trong và những nguồn lực bên

ngoài để phát triển ngày càng mạnh hơn góp phần tăng trưởng và phát triển nền kinh tế

nước nhà.

Từ năm 2005 đến nay, với nguồn đầu tư mạnh từ chính phủ, các nhà đầu tư trong

và ngoài nước với con số là không nhỏ. Nhưng số lượng khách vân không tăng là bao

nhiêu, vì vậy đòi hỏi chính quyền địa phương cần tập trung và phát triển mạnh hệ thống

cơ sở vật chất, kỷ thuật hiện đại cũng như những sáng tạo trong việc thiết kế sản phẩm du

lịch hơn nữa.

“Đất lành chim đậu”, Bạc Liêu ngày nay đã thu hút được nhiều dự án lớn, điển hình

như khu di lịch Phật Bà Nam hải và sự quan tâm của cộng đồng cũng như các cấp quản

lý. Tuy nhiên để có thể trở thành một địa điểm du lịch thu hút, được nhiều du khách trong

và ngoài nước quan tâm và tìm đến, Bạc Liêu cần phải “trở mình” vận động hơn nữa .

Điều đó không chỉ phụ thuộc vào sự quản lý các cấp, ban ngành địa phương nói riêng,

tỉnh Bạc Liêu nói chung, sự cung chung tay hợp sức của cộng đồng, các nhà đầu tư mà

còn phụ thuộc vào chính sách phát triển và cái nhìn về du lịch Bạc Liêu. Nó sẽ là bánh

lái vững chắc đưa con thuyền lớn Bạc Liêu ra khơi và hội nhập vào “Biển lớn”.

Trang 103