Giáo Dục Bảo Vệ Môi Trường Tỉnh Bạc Liêu Môn GDCD THPT

43
The Project Adaptation to climate change through the promotion of biodiversity in Bac Lieu province DỰ ÁN TRONG MÔN GDCD TRUNG HỌC PHỔ THÔNG - TỈNH BẠC LIÊU

Transcript of Giáo Dục Bảo Vệ Môi Trường Tỉnh Bạc Liêu Môn GDCD THPT

Page 1: Giáo Dục Bảo Vệ Môi Trường Tỉnh Bạc Liêu Môn GDCD THPT

The Project Adaptation to climate change through the promotion of biodiversity in Bac Lieu province

DỰ ÁN

TRONG MÔN GDCD TRUNG HỌC PHỔ THÔNG - TỈNH BẠC LIÊU

Page 2: Giáo Dục Bảo Vệ Môi Trường Tỉnh Bạc Liêu Môn GDCD THPT

Môi trường có vai trò đặc biệt quan trọng đối với đời sống con người và sự phát triển của xã hội loài người. Việc bảo vệ môi trường hiện đang là một trong những vấn đề quan tâm mang tính toàn cầu của nhân loại.

Ở nước ta, môi trường và bảo vệ môi trường được Đảng và Nhà nước quan tâm. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày 17 thánh 10 năm 2001 phê duyệt Đề án “Đưa các nội dung môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân”. Bởi lẽ, nhà trường không chỉ là nơi triển khai nội dung giáo dục bảo vệ môi trường cho một lượng học sinh và cán bộ, giáo viên rất đông đảo mà còn là một khâu có ý nghĩa rất quan trọng trong việc truyền tải những thông tin về giáo dục bảo vệ môi trường cho các thành viên khác trong xã hội.

Việc giáo dục bảo vệ môi trường qua các môn học ở các trường phổ thông là quá trình hình thành, phát triển cho học sinh nhận thức và có thói quen quan tâm đến môi trường, nhất là môi trường nơi các em đang sinh sống. Thông qua đó, hình thành cho các em thái độ, ý thức đúng đắn và các kĩ năng cần thiết để có những hành động hài hòa với môi trường trong đời sống hằng ngày, giúp các em có đủ năng lực hoạt động một cách độc lập hoặc phối hợp với các cá nhân khác hay tập thể để tìm ra giải pháp cho các vấn đề môi trường hiện tại và ngăn chặn những vấn đề môi trường có thể xảy ra trong tương lai, tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững của đất nước.

Giáo dục bảo vệ môi trường là một hợp phần trong nội dung hoạt động của Dự án GIZ - “Thích ứng với biến đổi khí hậu thông qua thúc đẩy đa dạng sinh học tỉnh Bạc Liêu”. Được sự hỗ trợ của Dự án, nhóm tác giả - các điều phối viên của Dự án đã tiến hành biên soạn bộ tài liệu tham khảo “Giáo dục bảo vệ môi trường trong các môn học Địa lí, Sinh học, Giáo dục công dân - tỉnh Bạc Liêu” theo hướng tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường gắn liền với thực tiễn ở địa phương, dùng cho các trường phổ thông trong tỉnh.

Nội dung của bộ tài liệu đề cập tới những kiến thức và kĩ năng cơ bản về môi trường, tình hình môi trường Việt Nam và môi trường tỉnh Bạc Liêu, các địa chỉ và nội dung tích hợp sát với nội dung của Dự án, có tính chất định hướng phương thức thực hiện với các hình thức và phương pháp tích hợp hiệu quả.

Cấu trúc của tài liệu bao gồm các phần nội dung chính sau:

Phần thứ nhất: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG• Một số kiến thức cơ bản về môi trường• Tình hình môi trường Việt Nam hiện nay• Vài nét nổi bật về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên Bạc Liêu• Diễn biến môi trường tỉnh Bạc Liêu• Một số biện pháp khai thác hợp lí tài nguyên và BVMT ở Bạc Liêu.• Một số vấn đề về giáo dục bảo vệ môi trường tỉnh Bạc Liêu

Phần thứ hai: GIÁO DỤC BVMT TRONG DẠY HỌC CÁC MÔN SINH HỌC, ĐỊA LÍ, GDCD Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG - TỈNH BẠC LIÊU• Mục tiêu• Chương trình tích hợp giáo dục BVMT tỉnh Bạc Liêu trong môn học • Phương thức tích hợp giáo dục BVMT tỉnh Bạc Liêu trong môn học• Một số bài soạn minh họa.

Bộ tài liệu này được biên soạn với sự tham vấn và góp ý của các chuyên viên sở ngành liên quan, các nhà sư phạm và nhiều giáo viên có kinh nghiệm của tỉnh Bạc Liêu. Hy vọng, nó sẽ là tài liệu hữu ích đối với các giáo viên hiện đang giảng dạy bộ môn Địa lí, Sinh học, GDCD ở các trường phổ thông trong tỉnh.

Mặc dù đã rất cẩn trọng và có nhiều cố gắng trong quá trình biện soạn tài liệu, song cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được những nhận xét và ý kiến đóng góp quí báu của các bạn đồng nghiệp để nội dung của bộ tài liệu này được hoàn thiện hơn.

Bạc Liêu, tháng 7 năm 2011 Các tác giả

Page 3: Giáo Dục Bảo Vệ Môi Trường Tỉnh Bạc Liêu Môn GDCD THPT

4 5

I. MỘT SỐ KIẾN THỨC VỀ MÔI TRƯỜNG

1. Định nghĩa

“Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật” (Điều 3, Luật Bảo vệ môi trường năm 2005).

Môi trường sống của con người theo nghĩa rộng là tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội. Theo nghĩa hẹp thì môi trường sống của con người chỉ bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố xã hội trực tiếp liên quan đến chất lượng cuộc sống của con người như diện tích nhà ở, nước sạch, điều kiện vui chơi, giải trí, chất lượng bữa ăn.

Môi trường sống của con người được phân thành: Môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.• Môi trường tự nhiên bao gồm các thành

phần của tự nhiên như địa hình, địa chất, đất trồng, khí hậu, nước, sinh vật,…

• Môi trường xã hội là tổng thể các mối quan hệ giữa con người với con người, định hướng hoạt động của con người theo khuôn khổ nhất định, tạo thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với các sinh vật khác. Môi trường xã hội được thể hiện cụ thể bằng các luật lệ, thể chế, quy định.

Ngoài ra, người ta còn phân biệt khái niệm môi trường nhân tạo, bao gồm tất cả các yếu tố do con người tạo ra như: nhà ở, các phương tiện đi lại, công viên,…

Môi trường nhà trường bao gồm không gian trường, cơ sở vật chất trong trường như: lớp học, phòng thí nghiệm, sân chơi, vườn trường, thầy giáo, cô giáo, học sinh, nội quy của trường, các tổ chức xã hội như Đoàn, Đội.

2. Các chức năng cơ bản của môi trường

a) Môi trường là không gian sinh sống của con người và thế giới sinh vật

Trong cuộc sống hằng ngày, mỗi người cần một khoảng không gian nhất định để phục vụ cho các nhu cầu sống như: không khí để thở, nước để uống, nhà để ở, đất để sản xuất, lương thực và thực phẩm, vui chơi, giải trí,… Theo tính toán, trung bình mỗi người mỗi ngày cần 4m3

không khí sạch để hít thở, 2,5 lít nước để uống; một lượng lương thực, thực phẩm đủ để sản sinh ra khoảng 2.000 - 2.400 calo năng lượng nuôi sống bản thân. Chức năng này đòi hỏi phải có khoảng không gian thích hợp cho mỗi người, được tính bằng m2 hay ha đất đai để ở, sinh hoạt và sản xuất của con người.

b) Môi trường là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất của con người

Để tồn tại và phát triển, con người đã tác động vào các hệ thống tự nhiên để tạo ra của cải vật chất, năng lượng cần thiết cho hoạt động sinh sống, sản xuất. Thiên nhiên là nơi cung cấp nguồn tài nguyên, các nguồn vật chất cần thiết phục vụ cho đời sống con người.

Các nguồn tài nguyên này bao gồm:• Rừng tự nhiên: Tạo độ phì nhiêu cho

đất, bảo tồn đa dạng sinh học, cung cấp gỗ củi, dược liệu và duy trì sự cân bằng sinh thái,…

• Nguồn nước: Cung cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất, thủy hải sản, năng lượng, giao thông đường thủy và là cảnh quan cho du lịch,…

• Động vật và thực vật: Cung cấp lương thực, thực phẩm và các nguồn gen quý hiếm,…

• Khí hậu: Gồm không khí, nhiệt độ, ánh sáng mặt trời, gó, mưa,… không thể thiếu được trong sự sống của con người và động, thực vật.

• Các loại khoáng sản: Than, dầu mỏ, khí tự nhiên, thiếc, đồng,… cung cấp năng lượng và nguyên liệu cho các hoạt động sản xuất và đời sống sinh hoạt,…

c) Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải của đời sống và sản xuất

Trong hoạt động sản xuất và sinh hoạt, con người đã thải các chất thải vào môi trường. Chất thải dưới tác động của các vi sinh vật và các yếu tố môi trường khác như nhiệt độ, độ ẩm, không khí,… sẽ bị phân hủy, biến đổi từ phức tạp thành đơn giản, từ những thứ bỏ đi thành các chất dinh dưỡng nuôi sống cây trồng và nhiều sinh vật khác, làm cho các chất thải trở lại trạng thái nguyên liệu của tự nhiên. Tuy nhiên, do sự gia tăng dân số, do đô thị hóa, công nghiệp hóa, lượng chất thải vào môi trường ngày càng nhiều và phần lớn không qua xử lý, dẫn đến ở nhiều nơi, nhiều chỗ trở nên quá tải, gây ô nhiễm môi trường.

Vai trò của môi trường trong quá trình này được thực hiện qua:• Biến đổi lý - hóa: Pha loãng, phân hủy

hóa học nhờ ánh sáng; hấp thụ; tách chiết các vật thải và độc tố.

• Biến đổi sinh - hóa: Khử các chất độc bằng con đường sinh hóa thông qua các chu trình vật chất của Nitơ, Cac-bon, hấp thụ các chất dư thừa,…

• Biến đổi sinh học: Vai trò của vi sinh vật trong quá trình này là rất quan trọng, chúng phân giải, tổng hợp và làm biến đổi chất của các thành phần tự nhiên.

d) Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người

• Cung cấp thông tin về lịch sử địa chất, lịch sử tiến hóa của vật chất và sinh vật, lịch sử xuất hiện và phát triển của loài người: các hiện vật, di chỉ được con người phát hiện, giúp giải thích được nhiều bí ẩn diễn ra triong quá khứ. Khi kết nối giữa những sự kiện của hiện tại với quá khứ, con người sẽ dự đoán được những sự kiện xảy ra trước đây và trong tương lai.

• Cung cấp các chỉ thị mang tính chất tín hiệu để báo động sớm các hiểm họa đối với con người và các sinh vật sống trên Trái Đất. Nhiều sinh vật do phản ứng sinh lý của cơ thể với những biến đổi của điều kiện tự nhiên đã thông báo sớm cho chúng ta những sự cố như bão, động đất, núi lửa,…

• Môi trường còn lưu trữ và cung cấp cho con người sự đa dạng nguồn vốn gen sinh vật; các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo, cảnh quan thiên nhiên …

Phần thứ nhấtNHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

Page 4: Giáo Dục Bảo Vệ Môi Trường Tỉnh Bạc Liêu Môn GDCD THPT

6 7

3. Thành phần của môi trường

a) Thạch quyển

Thạch quyển là toàn bộ lớp vỏ của Trái Đất và phần trên cùng của lớp Manti (đến độ sâu khoảng 100 km) dưới đáy Đại Dương được cấu tạo bởi các vật chất ở trạng thái cứng rắn.

Lớp trên cùng của thạch quyển là tầng đá trầm tích do các vật liệu vụn, nhỏ bị nén chặt tạo thành. Khi lớp trên cùng của tầng này tiếp xúc với khí quyển và sinh quyển tạo thành lớp vật chất mềm, xốp được gọi là thổ nhưỡng (đất). Các thành phần chính của đất gồm: các khoáng chất: 40%, nước: 35%, không khí: 20%, mùn và các loại sinh vật (chất hữu cơ): 5%. Đất là tư liệu sản xuất độc đáo, là nguồn tài nhiên vô giá mà tự nhiên đã ban tặng cho con người. Đất mang trên mình nó các hệ sinh thái và là giá đỡ để con người tác động vào các hệ sinh thái tạo nên các nền văn minh, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của nhân loại.

Trong vỏ Trái Đất chứa đựng nhiều tài nguyên khoáng sản. Khoáng sản được sử dụng trực tiếp trong công nghiệp hoặc có thể lấy ra từ đó kim loại và khoáng vật dùng cho các ngành công nghiệp.

b) Thủy quyển

Khoảng 71% diện tích bề mặt Trái Đất được bao phủ bởi nước, tương đương với 361 triệu km2. Nước rất cần cho tất cả các sinh vật sống trên Trái Đất và là môi trường sống của nhiều loài sinh vật. Nước tồn tại ở 3 thể: rắn (băng, tuyết), lỏng và hơi nước.

Theo tính toán, tổng lượng nước là 1386.106km3. Nhưng nước ngọt rất ít, chỉ chiếm 2,5%, mà hầu hết lại tồn tại ở thể rắn (băng, tuyết chiếm 2,24%); lượng nước ngọt mà con người có thể sử dụng được lại còn ít ỏi, chỉ chiếm 0,26% tổng lượng nước. Dân số tăng nhanh cùng với quá trình

công nghiệp hóa, đô thị hóa, thâm canh nông nghiệp và các thói quen tiêu thụ nước quá mức đang gây ra sự khủng hoảng nước trên phạm vi toàn cầu. Gần 20% dân số thế giới không được dùng nước sạch và 50% thiếu các hệ thống vệ sinh an toàn. Sự suy giảm nước ngọt ngày càng lan rộng hơn và gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng, đó là nạn thiếu nước sinh hoạt xảy ra ở khắp mọi nơi trên thế giới.

c) Khí quyển

Khí quyển là lớp vỏ không khí bao bọc xung quanh Trái Đất. Khí quyển được phân chia thành các tầng: tầng đối lưu, tầng bình lưu, tầng giữa, tầng ion (tầng nhiệt) và tầng ngoài (tầng khuếch tán).

Phần lớn khối lượng của khí quyển tập trung ở các tầng thấp: tầng đối lưu và tầng bình lưu (khoảng 5.105 tấn).

Tầng đối lưu là tầng thấp nhất của khí quyển, chiếm khoảng 80% khối lượng không khí của khí quyển, có nhiệt độ giảm dần từ +400C ở lớp không khí sát mặt đất tới tới -500C ở trên cao. Ranh giới trên của tầng đối lưu trong khoảng 7 - 8km ở hai cực và 16 - 18 km ở vùng xích đạo. Ở tầng này, không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng, tập trung nhiều nhất lượng hơi nước, bụi và xảy ra các hiện tượng thời tiết chính của khí hậu như mây, mưa, bão,…

Tầng bình lưu nằm trên tầng đối lưu. Ranh giới trên của tầng bình lưu dao động trong khoảng độ cao 50km. Nhiệt độ không khí tăng dần từ -560C ở phía dưới lên tới -20C ở trên cao. Trong tầng bình lưu, ở độ cao khoảng 25km, có một lớp không khí giàu khí ôzôn (O3) thường được gọi là tầng ôzôn. Tầng ôzôn có chức năng như một lá chắn của khí quyển, bảo vệ cho Trái Đất khỏi những ảnh hưởng độc hại của tia tử ngoại từ Mặt Trời chiếu xuống. Trong tầng bình lưu luôn tồn tại quá trình hình thành và phân hủy khí ôzôn. Hoạt động công nghiệp và sinh hoạt của con

người thải ra nhiều loại khí có khả năng phân hủy ôzôn làm cho có chỗ lớp ôzôn bị mỏng đến mức chiều dày chỉ còn vài cm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và các loài sinh vật khác.

Không khí đóng vai trò quan trọng trong đời sống con người và thế giới sinh vật. Các thành phần chính của không khí bao gồm nitơ, ôxy, hơi nước và một số loại khí trơ cũng tham gia vào mọi quá trình xảy ra trên Trái Đất. Hiện nay tình trạng ô nhiễm không khí đang thật sự gây hại cho sự sống trên bề mặt Trái Đất.

d) Sinh quyển

Sinh quyển là một hệ thống tự nhiên động, rất phức tạp. Nó bao gồm động, thực vật, các hệ sinh thái. Sự sống trên bề mặt Trái Đất được phát triển chính là nhờ vào tổng hợp các mối quan hệ tương hỗ giữa các sinh vật với môi trường, tạo thành dòng liên tục trong quá trình trao đổi vật chất và năng lượng mà chúng ta thường gọi là các chu trình sinh địa hóa như chu trình nước, chu trình cac-bon, chu trình nitơ, chu trình phospho,... Nhờ hoạt động của các chu trình này mà vật chất được chu chuyển, sinh vật sống được và tồn tại trong một trạng thái cân bằng động, giúp cho chúng ổn định và phát triển.

II. TÌNH HÌNH MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM HIỆN NAYSự phát triển nhanh chóng về kinh tế - xã hội trong những năm qua đã làm thay đổi xã hội Việt Nam. Chỉ số tăng trưởng kinh tế không ngừng được nâng cao. Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế chưa đảm bảo cân bằng với việc bảo vệ môi trường. Vì vậy, môi trường Việt Nam đã xuống cấp, nhiều nơi môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng. Đảng và Nhà nước ta đã đề ra

nhiều chủ trương, biện pháp nhằm giải quyết các vấn đề về môi trường. Hoạt động bảo vệ môi trường được các cấp, các ngành và đông đảo các tầng lớp nhân dân quan tâm và bước đầu đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Tuy vậy, việc bảo vệ môi trường ở nước ta vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới. Nhìn chung, môi trường nước ta vẫn đang có xu hướng tiếp tục bị xuống cấp nhanh, có lúc, có nơi đã đến mức báo động.

1. Về đất đai

Việt Nam có tổng diện tích đất tự nhiên 331.314 km2 (theo Wikipedia. org, 2008). Phần đất liền là 31,2 triệu ha (chiếm 94,5% diện tích tự nhiên), xếp hàng thứ 58 trong tổng số 200 nước trên thế giới. Nhưng vì số dân đông (năm 2006 là 84.156.000 người) nên diện tích đất bình quân đầu người thuộc loại rất thấp, xếp thứ 159/200 quốc gia và bằng 1/6 mức bình quân của thế giới. Mặc dù diện tích trên đầu người thấp nhưng diện tích đất chưa sử dụng vẫn còn lớn, tính đến năm 2006 là khoảng 5,28 triệu ha, trong đó 5 triệu ha là đất đồi núi bị thoái hóa nặng.

Diện tích đất canh tác trên đầu người có xu hướng giảm. Chất lượng đất không ngừng bị giảm do xói mòn, rửa trôi. Đất nghèo kiệt dinh dưỡng do các quá trình, thoái hóa hóa học đất, khô hạn, sa mạc hóa, mặn hóa, phèn hóa, lầy hóa, ngập úng, ô nhiễm do chất thải, do sử dụng phân hóa học và do chất độc hóa học. Hậu quả nghiêm trọng của thoái hóa đất là mất khả năng sản xuất của đất, dẫn đến cạn kiệt tài nguyên động, thực vật và giảm đất nông nghiệp trên đầu người, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội.

Bảng 1. Diện tích đất canh tác trên đầu người ở Việt Nam qua các năm

Năm 1940 1960 1970 1992 2000 2005

Bình quân đầu người (ha/người) 0,2 0,16 0,13 0,11 0,10 0,11

Page 5: Giáo Dục Bảo Vệ Môi Trường Tỉnh Bạc Liêu Môn GDCD THPT

8 9

2. Môi trường rừng

Sự đa dạng về địa hình, sự phân hóa khí hậu tạo cho nước ta có nhiều loại rừng:

rừng lá rộng thường xanh, rừng nửa rụng lá, rừng rụng lá, rừng trên núi đá vôi, rừng hỗn giao lá rộng và lá kim, rừng tràm, rừng ngập mặn,…

Rừng là nguồn tài nguyên quý giá của nước ta. Rừng có vai trò điều hòa khí hậu, bảo vệ đất, giữ nước ngầm và là nơi lưu giữ các nguồn gen quý giá. Tuy nhiên, độ che phủ rừng của Việt Nam trong

3. Về nước

Việt Nam có lượng mưa lớn, hệ thống sông hồ dày đặc nên tài nguyên nước mặt khá phong phú. Tổng lượng nước trung bình hàng năm là 880 tỉ m3. Tuy vậy, do nằm ở cuối hạ lưu các con sông Mê Công, sông Mã, sông Cả và sông Hồng nên lượng nước được hình thành trong lãnh thổ Việt Nam chỉ khoảng 325 tỉ m3 trên năm. Điều đó dẫn tới khả năng thiếu nước, đặc biệt là trong mùa khô khi các quốc gia thượng nguồn sử dụng nước nhiều, nằm ngoài tầm kiểm soát của Việt Nam. Hơn nữa, lượng mưa phân bố không đều theo thời gian trong năm và giữa các vùng, nên ở các tỉnh trung du Bắc Bộ, các tỉnh Trung Bộ và Tây Nguyên thường xảy ra hạn hán.

Dân số tăng, các hoạt động kinh tế gia tăng và công tác quản lý chưa tốt khiến tài nguyên nước ở Việt Nam đang bị sử dụng quá mức và ô nhiễm. Chỉ số lượng nước trên đầu người năm 1943 là 16.64 m3/người, nếu số dân tăng lên 150 triệu người thì chỉ số chỉ còn 2.467m3/người/năm, xấp xỉ các quốc gia hiếm nước.

Theo Báo cáo hiện trạng môi trường Việt Nam năm 2001: Trong thời gian gần đây, ở Việt Nam đã xảy ra tình trạng khan hiếm nước. Nhiều nơi thuộc Trung Bộ đã có biểu hiện tình trạng hoang mạc hóa, vùng ven biển có quá trình mặn hóa và muối hóa. Ở các tỉnh Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và một số vùng khác đã xảy ra tình trạng căng thẳng về nước. Các thành phố như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Việt Trì, Biên Hòa,… nước đã bị ô nhiễm tới mức ng-hiêm trọng. Môi trường nước ở một số dòng sông như sông Cầu (ở Bắc Bộ), sông Thị Vải, sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ Đông (ở Nam Bộ) đã bị ô nhiễm nặng.

Nguyên nhân chính dẫn tới ô nhiễm môi trường nước là do nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt chưa được xử lý đã xả trực tiếp vào nguồn nước mặt. Việc sử dụng hóa chất trong sản xuất công, nông

Bảng 2. Diễn biến diện tích rừng qua các năm

Năm 1945 1976 1980 1985 1990 1995 2002 2005

Tổng diện tích (triệu ha) 14,300 11,169 10,608 9,892 9,175 9,302 11,785 12,617

Rừng trồng (triệu ha) 0 0,092 0,422 0,584 0,745 1,050 1,9195 2,334

Rừng tự nhiên (triệu ha) 14,300 11,076 10,186 9,3083 8,4307 8,2525 9,865 10,283

Độ che phủ (%) 43,0 33,8 32,1 30,0 27,8 28,2 35,8 37,0

Bình quân rừng/người(ha/người) 0,57 0,31 0,19 0,14 0,12 0,12 0,14 0,15

(Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (tính đến tháng 12 năm 2005).

thời gian dài có xu hướng giảm. Những năm gần đây, các hoạt động trồng rừng được coi trọng, diện tích rừng có được tăng lên nhưng chất lượng rừng vẫn tiếp tục giảm sút.

nghiệp cũng đang làm cho nguồn nước ngầm bị ô nhiễm.

4. Về không khí

Ở vùng núi và nông thôn nước ta, nhìn chung, môi trường không khí còn chưa bị ô mhiễm (trừ một số làng nghề và các khu vực gần khu công nghiệp, đường giao thông). Kết quả quan trắc cho thấy, hầu hết các đô thị Việt Nam đều bị ô nhiễm bụi. Nhiều đô thị bị ô nhiễm bụi trầm trọng tới mức báo động. Nồng độ bụi ở các khu dân cư bên cạnh các nhà máy, xí nghiệp hoặc gần các đường giao thông lớn đều vượt trị số tiêu chuẩn cho phép từ 1,5 đến 3 lần. Trường hợp cá biệt, gần nhà máy gạch và bia ở Thị xã Lào Cai vượt 5 lần. Nơi bị ô nhiễm lớn nhất là khu dân cư gần các Nhà máy Xi măng Hải Phòng; Nhà máy VICASA (TP. Biên Hòa); Khu công nghiệp Tân Bình (TP. Hồ Chí Minh); Nhà máy tuyển than Hòn Gai (TP. Hạ Long).

5. Đa dạng loài và sự suy giảm các loài tự nhiên

Việt Nam là một trong những nước có đa dạng sinh học cao thứ 16 trên thế giới, về các loài sinh vật, do sự phong phú về các dạng địa hình, khí hậu. Qua các tài liệu điều tra cơ bản, tới nay đã có các con số thống kê sau đây.

Hình 2. Nước thải xả xuống sông Thị Vải(nguồn: dantri.com.vn).

Hình 1. Rừng Cúc Phương ở tỉnh Ninh Bình (nguồn: Internet)

Page 6: Giáo Dục Bảo Vệ Môi Trường Tỉnh Bạc Liêu Môn GDCD THPT

10 11

Thực vật: Tổng kết các công bố về hệ thực vật Việt Nam, đã ghi nhận có 13.894 loài thực vật, trong đó 2.400 loài thực vật bậc thấp, 11.494 loài thực vật bậc cao, 14 loài cỏ biển, 151 loài rong biển (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2010). Hệ thực vật Việt Nam không có họ đặc hữu và chỉ có khoảng 3% số chi là đặc hữu.

Động vật ở cạn: Hiện nay đã xác định được 307 loài giun tròn (Nematoda) trên cạn, 161 loài giun sán ký sinh ở gia súc, 200 loài giun đất (Oligochaeta), gần 800 loài động vật khác, 150 loài ve giáp (Acartia), 113 loài bọ nhảy (Collembola), trên 7.750 loài côn trùng (lnsecta), 260 loài bò sát (Reptilia), 162 loài ếch nhái (Amphibia), 840 loài chim (Aves), 312 loài và phân loài thú trên cạn (Mammalia).

Vi sinh vật: Đã ghi nhận 7.500 loài, trong đó có hơn 2.800 loài gây bệnh cho thực vật, 1.500 loài gây bệnh cho người và gia súc, hơn 700 loài vi sinh vật có lợi.

Sinh vật nước ngọt: Có khoảng 1.438 loài vi tảo thuộc 259 chi và 9 ngành; trên 800 loài động vật không xương sống; 1.028 loài cá nước ngọt. Trong đó, đáng lưu ý là riêng họ cá chép (Cyprinidae) có 79 loài thuộc 32 giống, một phân họ được coi là đặc hữu ở Việt Nam với một giống, 40 loài và phân loài mới cho khoa học. Trong thành phần giáp xác, có tới 10 giống với 39 loài tôm, cua, 4 giống với 52 loài trai, ốc lần đầu tiên được mô tả tại Việt Nam. Điều đó thể hiện tính đặc hữu rất cao của động vật thủy sinh nước ngọt của Việt Nam.

Sinh vật biển: Đến nay, đã phát hiện được trên 11.000 loài sinh vật sống trong vùng biển Việt Nam. Trong đó, có 6.300 loài động vật đáy; 2458 loài cá với trên 100 loài cá kinh tế; 653 loài rong biển; 657 loài động vật nổi; 537 loài thực vật nổi; 94 loài thực vật ngập mặn; 225 loài tôm biển; 14 loài cỏ biển; 15 loài rắn biển; 25 loài thú biển; 5 loài rùa biển và 43 loài chim nước.

Bảng 3. Số lượng các loài bản địa và các loài đặc hữu của Việt Nam

Các loài Loài đặc hữu Loài bản địa

Lưỡng cư 52 153

Chim 7 665

Động vật có vú 19 263

Bò sát 74 30

Thân mềm 0 3

Cá nước ngọt 214 37

Cá biển 10 131

Thực vật 27 261

Tổng 403 1543

(Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2010).

Tỷ lệ số loài đặc hữu và loài bản địa khá cao. Đây là nguồn bảo tồn gen, giống mang nhiều đặc tính tốt, quý hiếm, đặc trưng của nước ta.Bên cạnh tính đa dạng cao của các loài sinh vật trong các hệ sinh thái, thì sự giảm sút ngày càng nhiều các cá thể, các loài trong tự nhiên là vấn đề đáng báo động ở Việt Nam. Về mức độ suy thoái, Việt Nam được xếp vào nhóm 15 nước hàng đầu thế giới về số loài thú, nhóm 20 nước hàng đầu về số loài chim, nhóm 30 nước hàng đầu về số loài thực vật và lưỡng cư.

Trong số 248 loài ưu tiên bảo tồn trong chương trình đầu tư cho bảo tồn đa dạng sinh học của Quỹ đối tác về các hệ sinh thái (CEPF) cho khu vực Đông Dương, Việt Nam có số loài được ưu tiên cao nhất với 131 loài.

Theo lUCN, ở Việt Nam, số loài bị đe dọa toàn cầu không chỉ tăng về số lượng, mà còn tăng về mức độ đe dọa. Trong Danh sách đỏ của lUCN năm 1996 liệt kê 25 loài động vật của Việt Nam ở mức nguy cấp (EN) thì đến năm 2004, con số này đã tăng lên đến 46 loài, và đến năm 2010 là 47. Trong số những loài mới bị xếp hạng này có những loài như Bò rừng, Sói đỏ, Voọc vá chân nâu và Voọc vá chân đen.

Quần thể của hầu hết các loài bị đe dọa toàn cầu, tại Việt Nam đều bị đánh giá là đang có chiều hướng suy giảm. Nhiều loài được đánh giá bị đe dọa không cao trên quy mô toàn cầu nhưng lại bị đe dọa ở mức rất cao ở Việt Nam. Ví dụ như Hạc cổ trắng không có tên trong danh sách đỏ của lUCN (2004), nhưng lại là loài sắp nguy cấp (VU) ở Việt Nam do mất sinh cảnh và thức ăn bị ô nhiễm.

Đáng lưu ý, theo lUCN, trong khi một số loài động vật đã được coi tuyệt chủng ngoài tự nhiên lãnh thổ Việt Nam, thì vẫn còn tồn tại ở một số quốc gia lân cận. Điều này thể hiện rõ những biến động lớn về đa dạng sinh học ở Việt Nam so với những vùng lãnh thổ khác trong thời gian vừa qua.

Các loài sinh vật hoang dã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam 2007 cũng tăng về mức độ đe dọa và số loài bị đe dọa. Tổng số loài bị đe dọa (3 mức: rất nguy cấp, nguy cấp và sắp nguy cấp) được liệt kê trong Sách Đỏ Việt Nam 2007 là 418 loài động vật và 464 loài thực vật, tăng hơn so với Sách Đỏ Việt Nam 1992 - 1996.Đối với động vật, trong Sách Đỏ Việt Nam 1992 -1996, về mức độ bị đe dọa của các loài chỉ mới dừng lại ở hạng nguy cấp, thì năm 2007 đã có tới 9 loài được xem là đã tuyệt chủng và tuyệt chủng ngoài tự nhiên. Đó là: tê giác hai sừng, bò xám, heo vòi, cầy rái cá, cá chép gốc, cá chình Nhật, cá lợ thân thấp, cá sấu hoa cà, hươu sao.

Trong hệ thực vật, loài Lan hài đã tuyệt chủng ngoài tự nhiên, điều mà trước đây chưa từng có. Tất cả các loài hiện đang ở mức nguy cấp và rất nguy cấp thì trước đây chỉ thuộc mức sắp nguy cấp trong Sách Đỏ Việt Nam 1992 -1996. Trong số các loài thực vật rất nguy cấp hiện nay, có các cây gỗ quý như: hoàng đàn rủ, hoàng đàn, bách vàng, bách tán Đài Loan, một số cây thuốc quý như: ba gạc hoa đỏ, sâm vũ diệp, tam thất hoang, các loài thực vật đặc hữu của Việt Nam như: giác đế Tam Đảo, sao lá cong.

Sự suy giảm về thành phần loài không chỉ xảy ra đối với hệ sinh thái rừng, mà các hệ sinh thái đặc trưng khác của Việt Nam cũng ở tình trạng tương tự. Điển hình là sự suy thoái về đa dạng loài ở các hệ sinh thái rạn san hô và thảm cỏ biển. Trong rạn san hô, độ phong phú của các loài sinh vật có giá trị kinh tế như cá, động vật không xương sống, thân mềm, và giáp xác… giảm tại hầu hết các điểm giám sát, đặc biệt nhóm cá có kích thước lớn.

Tình trạng suy thoái về đa dạng loài cũng đang diễn ra ở hệ sinh thái thảm cỏ biển. Kết quả giám sát của Viện Hải Dương học tại 9 điểm ở Phú Quốc vào tháng 10/2009 cho thấy: Các loại cá có giá trị kinh tế thì hết sức nghèo nàn, như cá Dìa, mật độ 1,7 con/250m2. Các loài cá có giá trị thấp

Page 7: Giáo Dục Bảo Vệ Môi Trường Tỉnh Bạc Liêu Môn GDCD THPT

12 13

xuất hiện phổ biến trên thảm cỏ biển, nhiều nhất là các loài thuộc họ cá Đổng với mật độ 20 con/250m2. Hai nguồn lợi sinh vật đáy quan trọng của Phú Quốc là ghẹ và ốc nhảy cũng giảm sút nghiêm trọng và có giá trị mật độ rất thấp (tương ứng là 0,6 và 0,3 con/250m2); Hải sâm cũng ở trong tình trạng tương tự, với mật độ 0,8 con/250m2.

6. Về chất thải

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và đời sống của người dân ngày càng đi lên, lượng chất thải cũng ngày càng nhiều hơn. Sự gia tăng dân số, quá trình đô thị hóa ngày càng phát triển mạnh đã làm tăng lượng chất thải vào môi trường.Lượng phát sinh chất thải rắn ở Việt Nam

nước (Báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam, năm 2004, Bộ Tài nguyên và Môi trường).

Theo ước tính, lượng chất thải sẽ tăng lên đáng kể. Theo dự báo, đến năm 2010 lượng chất thải sinh hoạt sẽ tăng 60%, chất thải công nghiệp tăng 50%, chất thải nguy hại tăng 3 lần (Báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam, năm 2004. Bộ Tài nguyên và Môi trường).

Hiệu quả thu gom chất thải còn thấp, ở các các khu đô thị, nhất là tại các thành phố lớn thì việc thu gom chất thải đã hoảng từ 70 - 75% nhưng ở nông thôn thu gom thì việc thu gom chất thải mới chỉ đạt 20%.

• Chất thải công nghiệp: Lượng chất thải công nghiệp phát sinh chiếm khoảng 20% tổng lượng chất thải. Gần một nửa lượng chất thải công nghiệp của cả nước phát sinh ở khu vực Đông Nam Bộ, trong đó TP. Hồ Chí Minh chiếm tới 31%. Chất thải công nghiệp phát sinh từ các làng nghề ở vùng nông thôn chủ yếu tập trung ở miền Bắc. Khoảng 1.450 làng nghề phân bố ở các vùng nông thôn trên toàn quốc, mỗi năm thải ra khoảng 774.000 tấn chất thải công nghiệp.

lên đến hơn 15 triệu tấn mỗi năm, tăng trung bình hàng năm là 15%, trong đó chất thải sinh hoạt từ các hộ gia đình, nhà hàng, các chợ và nơi kinh doanh chiếm khoảng 75 - 80% tổng lượng chất thải phát sinh cả nước. Lượng chất thải còn lại phát sinh từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, nông nghiệp… Chất thải công nghiệp và chất thải y tế tuy phát sinh với khối lượng ít hơn nhưng lại có nguy cơ gây hại cho sức khỏe và môi trường cao.

• Chất thải sinh hoạt: Các khu đô thị ở Việt Nam tuy có số dân chỉ chiếm khoảng hơn 26% số dân của cả nước nhưng lại phát sinh đến hơn 6 triệu tấn chất thải mỗi năm (tương ứng với 50% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt của cả nước).

Việc xử lý chất thải chưa đảm bảo kỹ thuật gây nên hiện tượng ô nhiễm, ảnh hưởng đến môi trường sống của cư dân, đặc biệt là chất thải độc hại ở các bệnh viện, các khu công nghiệp.

7. Về vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, cung cấp nước sạch ở đô thị và nông thôn

Hiện nay mới có 60 - 70% dân cư đô thị, dưới 40% dân ở nông thôn được cấp nước sạch và chỉ có 28 - 30% hộ gia đình ở nông thôn có hố xí hợp vệ sinh.

Nhiều vụ ngộ độc thực phẩm đã xảy ra, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang cần được quan tâm của toàn xã hội.

Bảng 4. Lượng chất thải phát sinh năm 2003 và năm 2008

Loại CTR Đơn vị tính Năm 2003 Năm 2008

CTR đô thị tấn/năm 6.400.000 12.802.000

CTR công nghiệp tấn/năm 2.638.400 4.786.000

CTR y tế tấn/năm 21.500 179.000

CTR nông thôn tấn/năm 6.400.000 9.078.000

CTR làng nghề tấn/năm 774.000 1.023.000

Tổng cộng tấn/năm 15.459.900 27.868.000

Phát sinh CTR sinh hoạt trung bình tại khu vực đô thị kg/người/ngày 0,8 1,45

Phát sinh CTR sinh hoạt trung bình tại khu vực nông thôn kg/người/ngày 0,3 0,4

(Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2010).

Hình 3. Chất thải phát sinh từ hoạt động nông nghiệp (Ảnh: Lâm Văn Khanh-2009)

• Chất thải nguy hại: Năm 2003, tổng lượng chất thải nguy hại là khoảng 160.000 tấn, trong đó khoảng 130.000 tấn phát sinh từ công nghiệp. Chất thải y tế nguy hại từ các bệnh viện, cơ sở y tế và điều dưỡng chiếm khoảng 21.000 tấn. Nguồn phát sinh chất thải nguy hại từ hoạt động nông nghiệp là khoảng 8.600 tấn. Phần lớn chất thải công nghiệp nguy hại phát sinh ở miền Nam, chiếm khoảng 64% tổng lượng chất thải nguy hại phát sinh của cả

Page 8: Giáo Dục Bảo Vệ Môi Trường Tỉnh Bạc Liêu Môn GDCD THPT

14 15

III. VÀI NÉT NỔI BẬT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ CÁC NGUỒN TÀI NGUYÊN CỦA TỈNH BẠC LIÊU

1. Điều kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lí• Bạc Liêu là tỉnh nằm ở phía Đông Bán

đảo Cà Mau, trải rộng từ 9o00’,00” đến 9o38’,9” vĩ độ Bắc và từ 105o14’15” đến 105o51’54” kinh độ Đông, tỉnh có các mặt tiếp giáp như sau:

• Phía Bắc giáp tỉnh Hậu Giang và Kiên Giang;

• Phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Sóc Trăng;

• Phía Đông và Đông Nam giáp biển Đông;

• Phía Tây và Tây Nam giáp Kiên Giang và Cà Mau (hình 4).

Diện tích tự nhiên của tỉnh là 259.409,50 ha, toàn tỉnh có 7 đơn vị hành chính huyện - thành phố, bao gồm thành phố Bạc Liêu và các huyện: Vĩnh Lợi, Hòa Bình, Phước Long, Hồng Dân, Giá Rai, Đông Hải; với tổng cộng 64 xã, phường và thị trấn. Trung tâm hành chính tỉnh là thành phố Bạc Liêu cách thành phố Cần Thơ 110 km và cách thành phố Hồ Chí Minh 280 km. Diện tích tự nhiên ở Bạc Liêu có tăng nhẹ qua các năm (tỷ lệ tăng khoảng 0,2 - 0,35%) chủ yếu là do quá trình bối đắp phù sa diễn ra mạnh hơn quá trình sạt lở.

Khu vực Gò Cát - Đông Hải đến giáp ranh huyện Vĩnh Châu - tỉnh Sóc Trăng được bồi đắp nhiều nhất. Bờ biển Bạc Liêu trải dài 56 km, nhờ phù sa của sông Cửu Long nên hàng năm vùng bãi bồi ven biển tỉnh Bạc Liêu lấn ra biển khoảng 75 - 80m, diện tích bãi bồi tính trong phạm vi từ bờ trở ra 2km lên đến 12.337ha (Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2006 - 2010).

b. Địa hìnhTỉnh Bạc Liêu nằm trong vùng đất mới của Đồng Bằng Sông Cửu Long, nằm ở

rìa vùng đồng bằng châu thổ. Địa hình tương đối bằng phẳng và thuần nhất, độ cao trung bình từ 0,3 - 0,5 m. Địa hình có xu hướng thấp dần từ bờ biển vào nội đồng, từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Độ dốc trung bình của địa hình khoảng từ 1 - 1,5 cm/km, chia thành hai khu vực rõ rệt:• Khu vực phía Nam quốc lộ 1A có địa hình

với những giồng cát biển không liên tục, cao trung bình từ 0,4 - 0,8m, với hướng nghiêng thấp dần vào nội địa.

• Khu vực phía Bắc quốc lộ 1A là vùng trũng, độ cao trung bình từ 0,2 - 0,3m so với mực nước biển.

Đặc điểm địa hình thuận lợi cho việc đưa nước biển vào nội đồng phục vụ nuôi trồng thủy sản, làm muối,… song cũng rất dễ hình thành các vùng trũng chua phèn cục bộ, đặc biệt là ở các huyện Phước Long, Hồng Dân và Giá Rai.

Ngoài ra, tỉnh còn có bờ biển với chiều dài khoảng 56 km, với hệ sinh thái rừng ngập mặn ven bờ phong phú cùng với hệ thống sông ngòi chằng chịt, với các của sông lớn như Gành Hào, Cái Cùng, Nhà Mát, Chùa Phật là điều kiện thuận lợi để giao thương, trung chuyển hàng hoá ra vào tỉnh. Quốc lộ 1A chạy qua địa bàn tỉnh, nối thành phố Bạc Liêu với thành phố Cà Mau.

Tuyến đường Cao Văn Lầu dài 8 km nối quốc lộ 1A với bờ biển, cùng nhiều tuyến đường xương cá nối Quốc lộ 1A với các nơi khác trong tỉnh, thuận tiện cho giao thông và đi lại.

c. Khí hậuKhí hậu có tính chất cận xích đạo gió mùa với 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.

*Lượng mưaDo nằm ở vĩ độ thấp nên ít chịu ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới; không chịu ảnh hưởng trực tiếp của lũ lụt từ hệ thống Sông Cửu Long. Năm 2010, lượng mưa trung bình cả

Hình 4. Bản đồ tỉnh Bạc Liêu.

Page 9: Giáo Dục Bảo Vệ Môi Trường Tỉnh Bạc Liêu Môn GDCD THPT

16 17

Hình 5. Biểu diễn lượng mưa trung bình các tháng trong các năm 2000 – 2010

Từ kết quả cho thấy nhiệt độ không khí có xu hướng gia tăng và đây cũng là một trong những nguyên nhân của sự biến đổi khí hậu.

*Độ ẩm Độ ẩm trung bình cả năm, trong năm 2010 là 82% và có giá trị dao động từ 76 - 88%, tháng 10 và 11 có độ ẩm cao nhất

Bảng 3. Nhiệt độ không khí trung bình các tháng trong các năm (Đơn vị: oC)

Năm

tháng2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

I 25,8 25,6 25,1 25,1 25,7 25,0 25,7 25,7 25,1 24,2 25,8

II 26,0 26,0 25,7 26,4 25,5 26,3 26,9 25,8 26,6 26,1 26,7

III 27,1 26,9 27,0 27,6 27,2 27,1 27,4 27,6 27,0 28,0 28,3

IV 27,7 28,6 28,9 29,0 29,1 28,2 28,5 28,8 28,2 28,9 29,4

V 27,7 28,0 28,8 28,1 28,7 29,0 28,1 28,1 27,7 28,1 30,3

VI 29,9 27,0 27,8 28,3 27,4 28,2 27,7 28,1 27,7 28,2 28,7

VII 27,0 27,5 28,0 27,0 27,2 27,0 27,3 27,1 27,2 26,9 27,8

VIII 26,4 26,8 26,8 27,5 27,0 27,9 27,1 27,2 26,9 27,9 27,6

IX 26,8 26,8 27,0 26,9 27,1 27,2 26,9 27,3 26,7 26,8 27,5

X 26,1 26,6 26,9 26,5 26,8 27,3 27,4 27,1 27,2 27,0 26,6

XI 26,5 25,6 26,9 26,9 27,4 27,0 27,6 26,2 26,1 26,8 26,6

XII 26,0 25,8 26,9 25,0 25,4 25,3 26,1 26,0 25,4 26,1 26,3

Cả năm 26,7 26,8 27,2 27,0 27,0 27,1 27,2 27,1 26,8 27,1 27,6

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bạc Liêu các năm 2000 - 2010.

năm là 2.409,5 mm, tăng hơn so với năm 2009 là 2.150,8 mm và năm 2006 là 1.971,6 mm. Lượng mưa trung bình các tháng trong năm dao động từ 11,4 - 1.331,1 mm, tháng có lượng mưa cao

nhất là tháng 7 và tháng có lượng mưa thấp nhất là tháng 12. Cụ thể như sau:Nhìn chung, khí hậu Bạc Liêu khá thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa nước và nuôi trồng thủy sản .

Bảng 5. Lượng mưa trung bình các tháng trong các năm (Đơn vị: mm)

Năm

tháng

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

I - 0,6 - - - - 24,3 23,1 0,9 3,5 2,6

II 0,5 17,9 - - - - - - 8,4 36,7 -

III 22,6 144 - 2,6 0,4 7,0 0,4 17,4 0,3 0,2 -

IV 182,0 84,6 17,5 39,8 5,5 - 65,2 83,5 39,5 95,0 -

V 103,0 193,4 92,2 260,1 172,7 186,3 239,9 300,6 424,2 239,6 94,6

VI 280,7 301,3 217,8 258,7 356,6 251,9 466,4 278,7 237,6 220,9 300,5

VII 240,4 228,5 195,9 381,6 251,5 323,8 434,0 307,3 254,1 443,9 206,4

VIII 320,3 221,5 419,2 323,9 342,8 155,1 468,3 584,4 223,7 263,6 477,3

IX 136,1 376,2 181,7 351,1 308,8 138,2 386,4 224,4 221,0 394,5 214,7

X 383,6 448,1 198,4 375,2 234,7 532,1 246,9 583,5 345,3 402,6 320,9

XI 227,2 154,6 306,3 182,6 21,6 163,1 17,1 466,5 184,2 49,0 759,6

XII 75,2 18,2 1,6 9,5 33,0 129,8 25,9 2,2 78,3 1,3 32,9

Cả năm 1971,6 2188,9 1630,6 2185,1 1727,6 1992,3 2354,8 2871,6 2017,5 2150,8 2409,5

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bạc Liêu các năm 2000 - 2010.

*Nhiệt độTrong năm 2010, nhiệt độ trung bình cả năm là 27,6oC, tăng hơn so với năm 2009 là 0,5oC và so với năm 2000 là 0,90C.

Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm dao động từ 25,8 - 30,3 oC, tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 5 và tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 1 (bảng 3).

Page 10: Giáo Dục Bảo Vệ Môi Trường Tỉnh Bạc Liêu Môn GDCD THPT

18 19

địa bàn chịu ảnh hưởng giao thoa của thủy triều biển Đông và biển Tây.• Thủy triều biển Đông ảnh hưởng trực

tiếp đến vùng Nam Quốc lộ 1A là chế độ bán nhật triều không đều, biên độ triều lớn, chênh lệch đỉnh triều lớn 30 - 40 cm. Trong một tháng có 2 lần triều cường, tốc độ truyền triều 15 km/giờ.

• Ngoài ra còn chịu ảnh hưởng của chế độ thủy văn sông Hậu nên khá phức tạp. Khu vực Bắc quốc lộ 1A chịu ảnh hưởng của chế độ nhật triều biển Tây qua sông Cái Lớn tỉnh Kiên Giang. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng không rõ, biên độ triều biển Tây nhỏ so với biển Đông nên khả năng tiêu thoát nước kém.

Do khí hậu cận xích đạo gió mùa nên lượng mưa phân hoá theo mùa đã gây ra hạn hán và ngập úng cục bộ ở một số thời điểm trong năm; các đợt tiểu hạn vào thời kỳ đầu và giữa mùa mưa; trong mùa mưa hạn chế rõ nét nhất cần lưu ý từ tháng 5 đến tháng 10 do lượng mưa tại chỗ lớn, cùng với triều cường và nước từ thượng nguồn kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp đổ về gây ngập úng, xói lở một số khu vực làm ảnh hưởng xấu đến sản xuất và sinh hoạt của người dân. Việc tăng cường hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi là biện pháp quan trọng để khắc phục khó khăn này.

2. Tài nguyên thiên nhiên

a. Tài nguyên đất* Tài nguyên đất Quĩ đất của tỉnh Bạc Liêu luôn biến động với hai quá trình trái ngược nhau: quá trình bồi tụ và quá trình sạt lở. Quá trình bồi tụ có tốc độ nhanh hơn quá trình sạt lở nên hằng năm quĩ đất của tỉnh được tăng thêm một diện tích đáng kể.• Vùng bồi tụ kéo dài từ Gò Cát (Đông

Hải) đến giáp tỉnh Sóc Trăng. Tốc độ bồi ra biển có năm lên tới 60 - 80 m và hiện nay đã hình thành một bãi bồi ven biển rộng từ 1 - 2 km, dài 40 km từ thành phố Bạc Liêu đến Gò Cát huyện Đông Hải.

• Vùng sạt lở gần khu vực kè Gành Hào thuộc thị trấn Gành Hào, kè Nhà Mát thuộc thành phố Bạc Liêu, khu vực này đã được xây dựng kè và đê biển nên tốc độ sạt lở không đáng kể. Bên cạnh đó một số vùng cạnh các sông trong vùng do dòng chảy xoáy xiết tạo hàm ếch nên gây ra hiện tượng sạt lở như kênh Bạc Liêu – Cà Mau, nhưng tốc độ sạt lở không lớn.

Đất đai của tỉnh Bạc Liêu phần lớn được hình thành chủ yếu do quá trình bồi tích của sóng biển và thủy triều, gồm các nhóm đất chính như sau:

Hình 8. Sạt lở ven biển Bạc Liêu (Ảnh Lâm Văn Khanh, 2011).

Hình 6. Nhiệt độ không khí trung bình các tháng trong các năm 2000 - 2010

là 88% và tháng 4 và 12 có độ ẩm thấp nhất là 76%. Nhìn chung, độ ẩm không khí trung bình các tháng trong các năm 2000 - 2010 tương đối ổn định và không có sự biến động lớn phù hợp với khí hậu vùng nhiệt đới.

d. Chế độ thủy vănBạc Liêu có hệ thống kênh rạch chằng chịt với hai trục kênh chính là Bạc Liêu - Cà Mau và Quản Lộ - Phụng Hiệp. Chế độ thủy văn của hệ thống kênh rạch trên

Bảng 7. Độ ẩm không khí trung bình các tháng trong các năm (Đơn vị: %)

Năm

tháng

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

I 82 83 79 80 80 81 83 82 82 85 82

II 82 83 78 79 81 80 76 80 75 84 80

III 81 84 78 79 78 79 80 80 76 80 76

IV 85 84 78 77 76 76 80 78 79 81 76

V 87 86 82 85 80 80 83 85 85 84 76

VI 89 86 87 84 84 82 86 86 85 85 83

VII 88 87 85 88 86 86 87 87 86 89 85

VIII 88 89 8 87 87 84 87 87 88 86 86

IX 89 90 86 88 87 87 88 87 88 89 86

X 91 91 88 90 90 88 86 88 88 88 88

XI 87 87 88 87 85 87 84 86 89 85 87

XII 86 84 84 85 82 88 84 82 88 81 -

Cả năm 86 86 83 84 83 83 84 84 84 85 82

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bạc Liêu các năm 2000 – 2010

Page 11: Giáo Dục Bảo Vệ Môi Trường Tỉnh Bạc Liêu Môn GDCD THPT

20 21

Bảng 8. Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Bạc Liêu (Đơn: Nghìn ha)

NămTổngdiệntích

Đấtnông nghiệp

Đất lâm nghiệp có

rừng

Nuôi trồngthuỷ sản

Đấtchuyên dùng

Đất ở

Diệntích

Tỷ lệ%

Diệntích

Tỷ lệ%

Diệntích

Tỷ lệ%

Diệntích

Tỷ lệ%

Diệntích

Tỷ lệ%

2000 254,2 165,00 64,91 5,88 2,31 45,55 17,92 13,31 5,24 3,51 1,38

2001 254,2 128,60 50,59 5,88 2,31 84,08 33,08 13,31 5,24 6,51 2,56

2002 254,7 111,30 43,70 5,39 2,12 100,01 39,27 12,96 5,09 3,87 1,52

2003 254,7 99,00 38,87 5,39 2,12 111,74 43,87 13,58 5,33 4,00 1,57

2004 254,7 87,80 34,47 5,82 2,29 119,02 46,73 17,61 6,91 4,50 1,77

2005 258,3 98,30 38,06 4,83 1,87 120,71 46,73 11,32 4,38 4,18 1,62

2006 258,2 96,60 37,41 5,47 2,12 122,43 47,42 11,70 4,53 4,27 1,65

2007 258,5 104,74 40,52 4,78 1,85 118,16 45,71 10,90 4,22 4,50 1,74

2008 259,4 107,90 41,60 4,78 1,84 115,90 44,68 10,89 4,20 4,40 1,70

2009 259,4 99,60 38,40 4,78 1,84 124,20 47,88 10,89 4,20 4,39 1,69

2010 257,1 110,48 42,97 4,74 1,84 115,12 44,78 10,15 3,95 4,21 1,64

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bạc Liêu các năm 2000 - 2010.

b. Tài nguyên nước*Nguồn nước trên mặt lục địaNguồn nước ngọt của tỉnh là do nguồn nước mưa và nước ngọt từ sông Hậu cung cấp, chảy qua hệ thống kênh rạch cùng với các công trình ngọt hóa qua hệ thống cống, đập và đê bao ngăn mặn giữ ngọt. Đây là những nguồn nước ngọt có vai trò rất quan trọng trong sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, đặc biệt là trong thời gian mùa khô. Tuy nhiên, hệ thống các công trình trong vùng ngọt hóa chưa khép kín, nên gây khó khăn cho việc giữ ngọt ổn định. Chất lượng nước mặt (sông, rạch, ao, hồ) cũng diễn biến theo mùa. Đặc biệt vào mùa khô, xâm nhập mặn của triều biển đã gây nhiễm mặn khá lớn cho khu vực. Vùng phía Nam Quốc lộ 1A do chịu ảnh hưởng trực tiếp của triều biển nên dẫn đến hiện tượng xâm nhập mặn, gây nhiễm mặn nguồn

nước trên mặt ở khu vực ven biển, đặc biệt vào mùa khô. Ngoài ra, lượng mưa hàng năm là nguồn nước ngọt bổ sung vô cùng quan trọng để ngọt hóa diện tích đất nông nghiệp và phục vụ sinh hoạt của nhân dân.Là một tỉnh đồng bằng ven biển, Bạc Liêu có một hệ thống kênh rạch chằng chịt. Tổng diện tích các sông, kênh rạch trong tỉnh chiếm 6.763,7 ha, bằng 2,6% diện tích đất toàn tỉnh, mật độ bình quân > 1,5 km kênh/km2. Nhìn chung, các sông và kênh lớn được bắt nguồn từ hai điểm chính: từ thành phố Cà Mau và từ sông Hậu - Cần Thơ. Các sông hoặc kênh lớn này sau khi từ nơi phát nguồn chảy qua địa phận Bạc Liêu rồi đổ ra các cửa ở biển Đông và vịnh Thái Lan. Có thể phân thành hai nhóm: nhóm sông chính và kênh trục; nhóm các kênh rạch chính:• Các nhánh sông chính gồm có: sông

• Nhóm đất cát: Diện tích khoảng 8.367,77 ha (chiếm 3,24% diện tích tự nhiên), phân bố dọc theo bờ biển thành phố Bạc Liêu và huyện Hòa Bình, khu vực Giồng Nhãn và Giồng Giữa thuộc xã Hiệp Thành, Thuận Hòa của thành phố Bạc Liêu và xã Vĩnh Hậu thuộc huyện Hoà Bình.

• Nhóm đất mặn: Diện tích khoảng 99.276,92 ha chiếm 38,44% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, bao gồm: đất mặn thường xuyên dưới rừng ngập mặn, đất mặn trung bình và đất ít mặn. Phân bố chủ yếu ở phía Nam quốc lộ 1A và một phần đất ít mặn dọc theo phía Bắc Quốc lộ 1A.

• Nhóm đất phèn: Diện tích lớn nhất 133.626,11 ha, chiếm 51,74% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh, bao gồm: đất phèn tiềm tàng, đất phèn hoạt động, đất phèn hoạt động bị thủy phân. Nhóm đất phèn phân bố chủ yếu ở phía Bắc quốc lộ 1A, thuộc các huyện Hồng Dân, Vĩnh Lợi và huyện Giá Rai.

• Nhóm đất phù sa: Diện tích khoảng 5.242,77 ha (chiếm tỷ lệ 2,03%), phân bố chủ yếu ở phía Đông Bắc huyện Hồng Dân.

• Nhóm đất nhân tác: Diện tích khoảng 11.751,04 ha (chiếm 4,55% diện tích tự nhiên toàn tỉnh), phân bố tập trung dọc theo các kênh rạch, các trục lộ giao thông lớn và các khu dân cư tập trung. Đất nhân tác bao gồm các đất thổ cư, đất lập líp, đất xây dựng cơ bản., không dùng cho canh tác và sản xuất nông nghiệp.

Xét về khả năng thích nghi, đất đai Bạc Liêu chia thành hai khu vực:• Khu vực phía Bắc quốc lộ 1A có 11 vùng

thích nghi, phía Đông Bắc thích hợp với trồng lúa, hoa màu và các loại cây khác, phía Tây thích hợp cho nuôi trồng thủy sản.

• Khu vực phía Nam quốc lộ 1A có 10 vùng thích nghi, phù hợp với nuôi trồng thủy sản, làm muối và phát triển rừng ngập mặn.

Đất phèn chiếm tỉ lệ cao nhất: 51,74% diện tích tự nhiên của tỉnh), tiếp đó là đất mặn (chiếm 38,44%). Đất phèn là loại đất có chứa độc tố nhôm tiềm tàng cao, độ axit cao và thiếu lân. Loại đất này rất nhạy cảm trước những hoạt động canh

tác, lượng phèn phát sinh sẽ ảnh hưởng tới độ pH của nước trong các kênh rạch.

*Hiện trạng sử dụng đấtĐến cuối năm 2010, Bạc Liêu có diện tích 257.094 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản là 225.568,66 ha chiếm 87,74 % diện tích đất tự nhiên. Điều này cho thấy tỉnh Bạc Liêu hiện nay vẫn phát triển ngành nông nghiệp, thủy sản là ngành chính trong đó thế mạnh là phát triển nuôi trồng thủy hải sản.Cơ cấu sử dụng đất chung của tỉnh đang chuyển dịch theo hướng hợp lý hơn phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh và dần đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Phần lớn diện tích đất đã được khai thác đưa vào sử dụng cho các mục đích dân sinh, kinh tế.Với đường bờ biển dài 56 km, vùng biển rộng 40.000 km² cùng hệ thống ao hồ, kênh rạch chằng chịt, diện tích bãi bồi hàng năm lên đến 12.337 ha, diện tích nuôi trồng thủy sản chiếm ưu thế. Trên cơ sở phát huy hiệu quả tiềm năng lợi thế địa phương vào phát triển kinh tế, nuôi trồng thủy sản được xác định là ngành kinh tế quan trọng của tỉnh Bạc Liêu.Cơ cấu đất nông nghiệp đang dần được chuyển dịch theo hướng tăng dần tỉ lệ sử dụng đất có hiệu quả kinh tế cao như nuôi trồng thủy sản, giảm tỉ lệ đất sản xuất nông nghiệp và diêm nghiệp kém hiệu quả. Diện tích đất có ý nghĩa đối với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh như đất ở, đất quốc phòng – an ninh, đất trụ sở các cơ quan, đất sản xuất kinh doanh và đất các công trình công cộng chiếm gần 70% diện tích đất chuyên dùng.Qua phân tích số liệu thống kê về tình hình sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu, cho thấy việc chuyển dịch cơ cấu đất sản xuất nông lâm ngư nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cho tỉnh Bạc Liêu. Tuy nhiên, cũng có những tác động không nhỏ đến môi trường sinh thái nói chung và môi trường đất nói riêng, tiềm ẩn các nguy cơ ngày càng làm mất đi sự cân bằng sinh thái và làm giảm độ đa dạng sinh học hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển giàu tiềm năng của tỉnh.

Page 12: Giáo Dục Bảo Vệ Môi Trường Tỉnh Bạc Liêu Môn GDCD THPT

22 23

Hình 9. Rừng ngập mặn ven biển Bạc Liêu (Ảnh Lâm Văn Khanh, 2010).

d.Tài nguyên biểnVùng biển Bạc Liêu rộng trên 40.000 km2, trữ lượng hải sản lớn, phong phú về chủng loại (như cá có tới 661 loài). Nhiều loại có trữ lượng và giá trị kinh tế cao như tôm biển các loại, cá Hồng, cá Gộc, cá Sao, cá Thu, cá Chim, cá Đường. Trữ lượng cá đáy và cá nổi lên đến trên 800 nghìn tấn, hàng năm có thể khai thác từ 240 nghìn đến 300 nghìn tấn. Tôm biển có trên 30 loài, có thể đánh bắt khoảng 10 nghìn tấn mỗi năm. Ngoài ra, ở vùng biển Bạc Liêu còn nhiều loài hải sản khác có thể khai thác hàng hóa như mực, ng-hêu, sò huyết…Với các cửa biển Gành Hào, Nhà Mát, Cái Cùng cho phép Bạc Liêu có thể phát triển mạnh các ngành vận tải và du lịch biển. Gành Hào có khả năng phát triển thành trung tâm kinh tế biển lớn của tỉnh cũng như của ven biển phía Đông Nam Bộ (khu vực từ Mũi Dinh đến Cà Mau), cung cấp các dịch vụ cho đánh bắt và chế biến thủy hải sản. Các cửa biển nối với mạng lưới đường bộ, trong đó Quốc lộ 1A và hai tuyến Quốc lộ khác sẽ được xây dựng trong những năm tới.

e. Tài nguyên khoáng sảnKhoáng sản chủ yếu là muối biển, với trữ lượng lớn đã tạo cho Bạc Liêu có thế mạnh phát triển nghề làm muối. Ngoài ra, các mỏ đất sét nằm rải rác trên địa bàn tỉnh, cát biển tích tụ ven bờ vùng biển Bạc Liêu nhưng là loại tài nguyên không tái tạo và với trữ lượng thấp nên chưa được cơ quan chuyên môn điều tra, thăm dò đánh giá tiềm năng. Vì thế, việc khai thác và sử dụng các loại tài nguyên khoáng sản này còn rất hạn chế.

3. Tài nguyên du lịcha. Tài nguyên du lịch tự nhiên• Vườn chim Bạc Liêu: Là một sân chim

tự nhiên và hoang dã, nguyên sơ chỉ cách trung tâm đô thị khoảng 3 km. Với diện tích 160 ha, hiện có hơn 40 loài với trên 60.000 con, trong đó có nhiều loài chim quý như: điên điển, quắm trắng, quắm đen, còng cọc, vạc, cò ngà, dang sen,... Vườn chim Bạc Liêu

nằm trên tuyến du lịch trọng điểm của tỉnh: Vườn Chim - Vườn nhãn - Chùa Xiêm Cán - Biển.

• Ngoài ra, còn có nhiều vườn chim tự nhiên nằm rải rác ở các huyện Đông Hải, Giá Rai và Phước Long. Vườn chim Bạc Liêu đã và đang là một trong những điểm du lịch sinh thái rất hấp dẫn, thu hút du khách trong và ngoài nước.

• Vườn nhãn: Vườn nhãn Bạc Liêu nằm song song với bờ biển, cách trung tâm thành phố Bạc Liêu khoảng 6 km và cách bờ biển khoảng 3 km, diện tích trên 50 ha, chạy dài trên 11 km đi qua hai xã Hiệp Thành và Vĩnh Trạch Đông, nay thuộc thành phố Bạc Liêu.

Nơi đây có những gốc nhãn cổ hàng trăm năm tuổi, thật sự là một mô hình du lịch vườn hấp dẫn. Đến tham quan khu du lịch vườn nhãn, du khách sẽ được thưởng thức mùi vị quyến rũ của những chùm nhãn thơm ngon nổi tiếng – nhãn Bạc Liêu, cùng với những món ăn dân dã là đặc sản do biển cả hào phóng ban tặng. Không những thế, du khách còn được hưởng không khí trong lành từ gió biển thổi vào và còn được thưởng thức âm hưởng của “Đờn ca tài tử Nam Bộ”.

Hình 9. Vườn chim Bạc Liêu (Ảnh tư liệu)

Hình 10. Vườn nhãn cổ Bạc Liêu (Ảnh tư liệu)

Gành Hào, sông ngã ba Cái Tàu.• Các kênh trục gồm: kênh Cà Mau - Bạc

Liêu, kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp.

*Nguồn nước ngầmNguồn nước ngầm tầng nông nằm sát mặt đất được bổ sung bằng nước mưa và lượng nước từ kênh rạch. Mực thủy cấp của nguồn nước này thay đổi tùy theo mùa. Mùa mưa mực nước ngầm chỉ cách mặt đất khoảng 0,5 – 1 m, mùa khô mực nước hạ thấp xuống tới độ sâu khoảng 1 - 3 m. Nguồn nước ngầm ở tầng gần mặt đất thường bị nhiễm mặn, nhiễm phèn nên khó có thể sử dụng cho sản xuất và sinh hoạt. Về mùa khô, nước ngầm được chuyển lên mặt đất bằng các mao dẫn, khe hở trong đất mang theo muối và các chất gây độc không có lợi cho cây trồng.Nguồn nước ngầm ở tầng sâu khá phong phú với trữ lượng lớn, chất lượng khá tốt. Có bốn tầng nước ngầm có thể khai thác nằm ở độ sâu khoảng 80 – 500 m trong địa bàn tỉnh. Hiện tại tầng nước được khai thác và sử dụng nhiều nhất ở độ sâu trung bình 80 - 100 m. Trữ lượng khai thác có thể đạt từ 3,68 triệu m3/ngày. Tuy nhiên, việc khai thác nước ngầm hiện nay trong địa bàn tỉnh chưa được quản lí chặt chẽ, ở một số nơi trong tỉnh vẫn

còn tình trạng khai thác nước ngầm một cách tự phát,. Vì vậy, cần phải có những biện pháp để bảo vệ nguồn nước ngầm.Nhìn chung, nguồn nước ngọt phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của tỉnh chủ yếu là nước mưa, nước từ sông Hậu và nguồn nước ngầm. Trữ lượng nước có khả năng đáp ứng cho nhu cầu phát triển công nghiệp, nông nghiệp và dân sinh.

c. Tài nguyên rừngDiện tích rừng và đất rừng khoảng 4.832 ha, chiếm 1,87% diện tích đất tự nhiên của tỉnh, trong đó chủ yếu là rừng phòng hộ (4.657 ha). Cây trồng chủ yếu là mắm trắng, cây đước, cây tràm. Rừng ở Bạc Liêu có hai loại sinh thái rừng đặc trưng của đồng bằng sông Cửu Long là rừng ngập mặn ven biển và rừng ngập nước nội địa. Trong đó rừng ngập mặn có năng suất sinh học cao, có giá trị về phòng hộ và môi trường.

Hệ sinh thái rừng ngập mặn Bạc Liêu có hệ động, thực vật khá đa dạng về mặt sinh học. Theo thống kê có: 64 loài thực vật thuộc 27 họ, chủ yếu là cây Đước, Vẹt, Mắm, Giá. Động vật trong rừng ngập mặn có 12 loài thú, 12 loài bò sát, 8 loài ếch nhái, 67 loài chim, 25 loài tôm và 250 loài cá nước mặn.

Page 13: Giáo Dục Bảo Vệ Môi Trường Tỉnh Bạc Liêu Môn GDCD THPT

24 25

Hình 11. Khu di tích lịch sử Nọc Nạng (Nguồn: Sở VH-TT&DL Bạc Liêu)

Hình 11. Khu di tích lịch sử Nọc Nạng (Nguồn: Sở VH-TT&DL Bạc Liêu)

Chủ tịch Hồ Chí Minh ở xã Châu Thới, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu được xây dựng năm 1972, cách thành phố Bạc Liêu 18 km về phía Tây Bắc. Tọa lạc trong khuôn viên hơn 9.300 m2. Đền được xây dựng bằng gạch, đòn tay gỗ dầu, phía trước có mái hiên và ban công đổ mái bằng. Khoảng hơn 300 tài liệu và hiện vật phản ánh quá trình nhân dân xã Châu Thới chiến đấu bảo vệ đền thờ và các tư liêu về cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chủ Tịch được lưu giữ tại nhà trưng bày.

• Đền đã được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng là di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1998. Đây là niềm tự hào của

quân và dân Bạc Liêu, hàng năm vào các ngày lễ lớn, ngày nghỉ đặc biệt vào ngày sinh nhật Bác có rất đông du khách và nhân dân thăm viếng. Hiện nay, Đền thờ đã được qui hoạch mở rộng với diện tích 45.000 m2 và nhiều hạng mục công trình mang ý nghĩa giáo dục truyền thống và đậm nét văn

Hình 13. Tháp cổ Vĩnh Hưng (Nguồn: Sở VH-TT&DL Bạc Liêu)

hóa dân tộc, sẽ là nơi tham quan hấp dẫn của du khách.

• Tháp cổ Vĩnh Hưng: Là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia, tọa lạc tại ấp Trung Hưng 1B, xã Vĩnh Hưng A, huyện Vĩnh Lợi.

Tháp cổ Vĩnh Hưng không chỉ là một kiến trúc tháp thuộc nền văn hóa Óc - Eo còn sót lại duy nhất ở Tây Nam Bộ, mà trong

cuộc khai quật tại tháp Vĩnh Hưng, các nhà khảo cổ học còn thu được một bộ sưu tập hiện vật hết sức quí giá với nhiều tượng đá, đồng, gốm, đá quí… đánh dấu một giai đoạn tồn tại và phát triển khá dài (thế kỷ IV - XIII sau công nguyên) của tháp cổ Vĩnh Hưng.

Với những giá trị vốn có ấy, tháp Vĩnh Hưng đã và đang được tu bổ nhằm bảo tồn và phát huy tác dụng của một di tích kiến trúc nghệ thuật tầm cỡ quốc gia. Di tích này đã đuợc Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia năm 1992.• “Dạ cổ hoài lang” – tiền thân của

Vọng cổ ngày nay: Bạc Liêu là một vùng đất xuất xứ của bài “Dạ cổ hoài lang” của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu đã làm say đắm lòng người Việt Nam nói chung và người dân Nam Bộ nói riêng. Một trong những cái nôi của phong trào “Đờn ca tài tử”, một loại hình diễn xướng dân gian trong các lễ hội, tiệc cưới hay chỉ đơn giản tụ tập nhau cùng đờn ca trong những đêm trăng sáng ở các xóm làng, nay đã trở thành loại tài nguyên du lịch

Hình 13. Khu lưu niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu (Nguồn: Sở VHTT&DL Bạc Liêu)

Hình 14. Hội đua ghe ngo của đồng bào dân tộc Khmer (Ảnh tư liệu)

Nhạc sĩ Cao Văn Lầu (1892 – 1976) là người sáng tác bản “Dạ cổ hoài lang” nổi tiếng, tiền thân của bản Vọng cổ ngày nay. Di tích lịch sử - văn hóa khu lưu niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu được xây dựng tại phường 2, thành phố Bạc Liêu (tại nơi mà gia đình an tang cố nhạc sĩ khi tạ thế vào năm 1976). Di tích được Ủy ban Nhân dân tỉnh Bạc Liêu xếp hạng là Di tích lịch sử cấp tỉnh năm 1997.• Lễ Ooc-om-bok và hội đua ghe ngo: Là

một lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer ở Nam Bộ nói chung và ở Bạc Liêu nói riêng. Lễ hội cúng tế, tạ ơn thần Mặt Trăng và cầu mong được an lành, may mắn, mưa thuận gió hòa, mùa mang tốt tươi. Lễ hội diễn ra vào tối 14 và ngày 15 tháng 10 âm lịch. Nghi lễ được người dân thực hiện tại sân nhà hoặc sân chùa.

• Biển và rừng: Rừng ở Bạc Liêu chủ yếu là rừng ngập mặn ven biển với nhiều loài động vật hoang dã. Mỗi khi thủy triều xuống, bãi biển trải dài hàng cây số và du khách thỏa thích đi trên bãi biển. Du khách có thể bơi xuồng len lách trong những cánh rừng phòng hộ, câu cá, bắt tôm… Đi giữa rừng mắm xanh tươi, du khách sẽ được hít thở không khí trong lành mà không phải nơi đâu cũng có.

Ngoài ra, du khách có thể ngồi đò, xuồng, ca nô để vừa thưởng thức cái không khí mát mẻ của hình thức du lịch sông nước-miệt vườn; vừa ngắm nhìn cảnh sắc trời nước bao la, vừa trò chuyện với những người dân thôn quê mộc mạc, chân chất càng làm tăng thêm sự hấp dẫn cho khách tham quan du lịch.

b. Tài nguyên du lịch nhân văn • Đồng Nọc Nạng: Là một khu di tích lịch

sử, tọa lạc tại ấp 4, xã Phong Thạnh, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu. Khu di tích có diện tích 3 ha với nhiều hạng mục: Khu mộ gia đình Mười Chức, phủ thờ - nhà trưng bày hiện vật, cụm tượng diễn tả lại sự kiện ngày 17 tháng 02 năm 1928, (trận quyết tử đòi lại ruộng đất của anh em Mười Chức với bọn địa chủ, quan lại cướp đất), nhà thủy tạ….

Di tích lịch sử này đã đuợc Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng là di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1991. Nay là tâm điểm du lịch hấp dẫn thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.• Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh: Đền thờ

nhân văn rất có giá trị của tỉnh và quốc gia.

Page 14: Giáo Dục Bảo Vệ Môi Trường Tỉnh Bạc Liêu Môn GDCD THPT

26 27

xâm nhập mặn ngày càng nghiêm trọng hơn. Vì vậy, cần phải có biện pháp sử dụng hợp lí các nguồn nước, hình thành các hệ thống dự trữ, cấp thoát nước, tránh để nước thải chưa xử lí lan ra gây ô nhiễm môi trường nước.Với đặc trưng về vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên, tỉnh Bạc Liêu đã phân chia địa bàn tỉnh thành hai vùng sinh thái rõ rệt:

+ Vùng Bắc quốc lộ 1A - vùng sinh thái nước ngọt - vùng sinh thái trồng lúa, nuôi thuỷ sản nước ngọt.

+ Vùng Nam quốc lộ 1A - vùng sinh thái ngập mặn - vùng sinh thái rừng ngập mặn ven bờ phục vụ ngành nuôi trồng thuỷ sản nước lợ và nước mặn, làm muối và phát triển ngành trồng rừng ngập mặn.

+ Theo kết quả quan trắc cho thấy, chất lượng nước mặt của tỉnh Bạc Liêu trong 5 năm gần đây (2006 – 2010) đều có dấu hiệu ô nhiễm, nó được thể hiện rõ qua các thông số phân tích hóa lí và sinh học.

Nhìn chung môi trường nước trên mặt của tỉnh Bạc Liêu hiện nay đã có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ nhẹ, nồng độ của BOD5, COD, SS và Coliform đều vượt tiêu chuẩn khoảng 1 – 2 lần. Đây là hậu quả của việc xả thải bừa bãi nước thải trực tiếp chưa qua xử lí, hoặc đã có xử lí nhưng không đạt tiêu chuẩn xả thải trực tiếp vào các nguồn nước trên mặt và từ các nguồn khác. Ô nhiễm các hợp chất hữu cơ là tình trạng phổ biến trên tất cả các khu vực nước trên mặt trong địa bàn tỉnh. Trên các trục sông chính, cũng như trên các kênh rạch chỉ tiêu COD và BOD5 đều vượt tiêu chuẩn từ 1,5 - 2 lần, COD dao động trong khoảng 10 - 62 mg/L, BOD5 dao động khoảng 5 - 25 mg/L.Ô nhiễm các chất dinh dưỡng cũng đang diễn ra trên các nguồn nước trên mặt do nhiều nguyên nhân: nước thải sinh hoạt, nước thải các ngành công nghiệp (các ngành chế biến thủy sản và các sản phẩm từ nông nghiệp), các làng nghề đều là những loại nước thải có nồng độ các chất hữu cơ cao. Ở các vùng nông thôn, các chất thải từ

các hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm, sử dụng phân hóa học phục vụ thâm canh tăng vụ cũng là một trong những nguyên nhân đáng kể gây ô nhiễm nguồn nước trên mặt. Coliform tại các vị trí quan trắc dao động từ 210 - 24 x 104 MPN/100ml, vượt đến 48 lần so với QCVN 08:2008/BTNMT. Sử dụng các nguồn nước nhiễm bẩn vi sinh vật gây ra nhiều bệnh có thể chuyển thành dịch trong cộng đồng, đặc biệt là ở các vùng nông thôn.*Tài nguyên nước dưới đấtTheo khảo sát thực tế và các tài liệu tham khảo, tỉnh Bạc Liêu có trữ lượng nước ngầm khá lớn. Hiện tại, tỉnh đang khai thác và sử dụng nguồn nước ngọt chủ yếu ở độ sâu từ 80 - 100 m. Nguồn nước ngọt ở độ sâu này dễ bị nhiễm phèn và ô nhiễm do nhiều tác nhân. Nhìn chung nguồn nước ngầm hiện đang có dấu hiệu ô nhiễm vi sinh cục bộ và tình trạng xâm nhập mặn vào nguồn nước ngầm tầng nông tại một số khu vực vùng Nam quốc lộ 1A. Bên cạnh đó, do việc khai thác và sử dụng nước ngầm không hợp lí đã và đang tác động làm suy giảm trữ lượng nguồn nước ngầm và gián tiếp làm gia tăng các yếu tố tác động làm suy giảm chất lượng nguồn nước ngầm của tỉnh.

b. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước Môi trường nước mặt lục địa bao gồm nước hồ ao, đồng ruộng, nước sông, kênh rạch. Nguồn nước các sông và kênh tải nước thải, các hồ, khu vực đô thị, khu công nghiệp và đồng ruộng lúa nước của tỉnh là những nơi thường có mức độ ô nhiễm cao vì những nguyên nhân sau:• Do tỉnh Bạc Liêu nằm ở rìa phía đông

nam của vùng Đồng bằng sông Cửu Long nên có thể được coi là nơi cuối cùng tiếp nhận toàn bộ các chất thải của khu vực và trong địa bàn tỉnh trước khi thải ra biển.

• Dễ bị tích tụ ô nhiễm, tập trung ô nhiễm từ các nguồn như chất thải rắn, đất, nước và kể cả không khí.

• Nguồn gây ra ô nhiễm nước mặt lụa địa của tỉnh Bạc Liêu phát sinh từ những nguồn sau:

• Khu đô thị, khu dân cư, hộ dân sống nông thôn bao gồm: nước bẩn và rác thải sinh hoạt.

• Khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung, các nhà máy với nước thải công nghiệp phát sinh, nước và rác thải sinh hoạt của lực lượng công nhân lao động trong nhà máy.

• Hoạt động xây dựng công trình, cơ sở hạ tầng các công trình kinh tế - văn hoá - xã hội trên địa bàn tỉnh bao gồm: nước và rác thải xây dựng phát sinh do hoạt động xây dựng và nước thải sinh hoạt của công nhân.

• Hoạt động giao thông đường thuỷ bao gồm: nước và rác thải giao thông vận tải phát sinh, chất thải nguy hại như nước cặn dầu hoặc sự cố tràn dầu.

• Chất thải trong chăn nuôi bao gồm: phân, nước thải.

• Chất thải trong nông nghiệp - trồng trọt bao gồm: mùi hôi thối, rác thải, lượng phân bón dư, thuốc trừ sâu phát sinh trong hoạt động canh tác.

• Chất thải trong nuôi trồng thuỷ sản bao gồm: phân, nước thải, thức ăn dư thừa phát sinh trong nuôi trồng thuỷ sản.

• Chất thải trong hoạt động khai khoáng bao gồm: chất thải rắn và nước thải.

• Chất thải trong các hoạt động dịch vụ bao gồm: nước, rác thải.

• Chất thải trong hoạt động y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân bao gồm: rác và nước thải y tế.

• Hoạt động môi trường – cộng đồng bao gồm: bùn thải phát sinh trong hoạt động xử lý rác, nước thải; hoạt động vận hành của các công trình như cấp nước, thoát nước, vệ sinh môi trường phát sinh nước thải và chất thải rắn.

c. Dự báo phát triển liên quan đến môi trường nước *Dự báo phát triển liên quan đến môi trường nước trên mặt lục địaVới tốc độ tăng dân số nhanh và việc đẩy mạnh phát triển kinh tế, áp lực gây ra đối với nguồn nước mặt càng lớn, đặc biệt là ở khu các đô thị, các cơ sở sản xuất công nghiệp trong xu thế quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa nông thôn của tỉnh đang diễn ra với tốc độ khá nhanh.

Hội đua ghe ngo diễn ra sau ngày lễ cúng trăng, hằng năm được tổ chức rất sôi nổi trên sông Maspéro (Sóc Trăng). Những năm gần đây có nhiều địa phương đến tham gia như Cần Thơ, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang. Lễ hội gắn liền với môn thể thao truyền thống này đang phát triển mạnh mẽ, trở thành sự kiện văn hoá truyền thống lớn ở Việt Nam.Ngoài ra, các công trình kiến trúc độc đáo khác như: Chùa Xiêm Cán, Thành Hoàng Cổ Miếu, … các làng nghề thủ công, tiểu thủ công mỹ nghệ, lễ hội truyền thống và văn hóa ẩm thực nổi tiếng càng làm tăng thêm sự hấp dẫn cho khách tham quan du lich trong và ngoài nước đến với Bạc Liêu.

IV. DIỄN BIẾN MÔI TRƯỜNG TỈNH BẠC LIÊU

1. Diễn biến môi trường nước

a. Diễn biến môi trường nước*Tài nguyên nước trên mặt lục địaTỉnh Bạc Liêu có hệ thống kênh rạch chằng chịt như: kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp, kênh Canh Đền, kênh Cà Mau – Bạc Liêu. Nguồn nước cung cấp chủ yếu cho sản xuất và sinh hoạt của tỉnh. Tỉnh có các con kênh lớn dẫn nước ngọt từ sông Hậu về, cung cấp chủ yếu cho sinh hoạt và sản xuất ở khu vực phía Bắc quốc lộ 1A. Đặc biệt là vào mùa mưa lũ, nước từ vùng ngập lũ đổ về từ sông Hậu mang một lượng lớn nước ngọt, đẩy lùi xâm nhập mặn - một yếu tố thuận lợi cho các hoạt động kinh tế, nhất là sản xuất nông nghiệp và nuuôi trồng thủy sản nước ngọt của tỉnh.Chế độ thủy văn của tỉnh chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều biển Đông và một phần nhật triều biển Tây. Do đó, phần phía Bắc quốc lộ 1A có điều kiện nuôi trồng thủy sản, làm muối và phát triển rừng ngập mặn.Hiện nay, nguồn nước trên mặt của Bạc Liêu đang có nguy cơ bị ô nhiễm do nuôi trồng thủy sản quá mức và sử dụng hoá chất trong sản xuất nông nghiệp, cùng với sự biến đổi của khí hậu, hạn hán ngày càng gay gắt dẫn đến tình trạng

Page 15: Giáo Dục Bảo Vệ Môi Trường Tỉnh Bạc Liêu Môn GDCD THPT

28 29

tác động trực tiếp đến các hệ sinh thái. Bên cạnh đó, các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nằm xen kẽ trong khu dân cư và khu đô thị nên không còn đủ diện tích cho đầu tư xây dựng hệ thống xử lí nước thải. Ngoài ra, các cơ sở này hiện nay chỉ có các trang thiết bị, máy móc cũ kĩ, công nghệ sản xuất lạc hậu không đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất, làm phát sinh chất thải với nồng độ và tải lượng ô nhiễm lớn hơn gấp nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép khi thải ra môi trường. Đây là một trong những nhân tố góp phần gây ô nhiễm môi trường nước nói chung và tại các khu đô thị nói riêng, vì thế cần có các biện pháp xử lí triệt để các nguồn ô nhiễm này.• Nước thải công nghiệpTheo quy hoạch phát triển ngành công nghiệp của tỉnh đến năm 2010 sẽ tập trung đầu tư xây dựng khu công nghiệp với tổng diện tích khoảng 66 ha. Đến năm 2020, các khu và cụm công nghiệp sẽ được mở rộng quy mô sản

xuất, các nhà máy, xí nghiệp ngày càng nhiều. Do vậy, nếu không có biện pháp quản lí, xử lí hợp lí thì đây sẽ là một trong những nguồn gây ô nhiễm nghiêm trọng làm suy giảm chất lượng nước mặt của các sông rạch trên địa bàn.Tuy trong tương lai, tất cả các khu công nghiệp và cụm công nghiệp đều phải có hệ thống xử lí nước thải trước khi xả ra môi trường, nhưng thông thường phần lớn các doanh nghiệp chỉ nghĩ đến lợi nhuận, nếu các cơ quan chức năng không giám sát nghiêm ngặt thì tình hình xả nước thải không qua xử lí ra môi trường có thể sẽ xảy ra. Khi đó, môi trường tỉnh Bạc Liêu phải tiếp nhận toàn bộ lượng chất ô nhiễm và hậu quả sẽ không thể lường trước được.Trong định hướng phát triển của tỉnh, nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi gia súc gia cầm và các làng nghề cũng là lĩnh vực được chú trọng phát triển. Tuy có chiến lược phát triển nhưng tình trạng đào ao nuôi tôm, nuôi cá, hoặc nuôi trồng thủy sản một cách tự phát, tình trạng các làng

nghề nhỏ lẻ vẫn chưa có các biện pháp xử lí nước thải, chất thải sẽ không tránh khỏi việc góp phần làm gia tăng nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước mặt.• Dự báo nước thải y tếTheo số liệu thống kê (trong nước và các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á), lượng nước thải bình quân tại các bệnh viện, các trạm y tế là 425 lít/giường.ngày. Trong khi đó, theo quy hoạch phát triển đến năm 2010 thì số lượng giường bệnh của tỉnh Bạc Liêu sẽ tăng lên khoảng 3.250 giường và đến năm 2020 là 4.000 giường bệnh. Như vậy, khối lượng nước thải y tế bình quân thải ra môi trường sẽ đạt khoảng 1.381,25 m3/ngày vào năm 2010 và 1.700 m3/ngày vào năm 2020. Nước thải y tế thường chứa các loại hóa chất có trong thuốc, các dung dịch y tế dư thừa và đặc biệt là chứa lượng vi sinh rất lớn. Sau một thời gian, các chất này nhất là thuốc kháng sinh đi vào cơ thể con người làm tích tụ các chất kháng sinh trong cơ thể con người, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người.Như đã nhận định ở trên, nước thải tại

các bệnh viện lớn của tỉnh tuy đã qua hệ thống xử lý nhưng vẫn chưa đạt tiêu chuẩn cho phép khi thải ra môi trường. Do đó, trong tương lai nếu như tình hình này vẫn tiếp diễn và nước thải từ các bệnh viện khác không được xử lí triệt để sẽ làm gia tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường do nước và rác thải y tế.• Dự báo tải lượng nước thải từ các hoạt

động du lịch, dịch vụTrong năm 2009, tổng lượng khách du lịch của tỉnh Bạc Liêu đạt 350.000 lượt du khách và có tổng lượng nước thải ước tính sinh ra mỗi ngày là 63.000 m3. Số liệu này có được dựa vào tính toán với giả thiết lưu lượng nước thải ra bình quân đối với khách du lịch là 180 lít/ngày.người (Nguồn: Tính toán thiết kế các công trình xử lý nước thải, Trịnh Xuân Lai). Theo dự đoán lượng khách sẽ tới tham quan, du lịch trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu vào năm 2010 là 406.000 lượt người, tăng lên 730.000 lượt người vào năm 2015 và 1.055.000 lượt người vào năm 2020. Như vậy theo tính toán sơ bộ, lượng nước thải do hoạt động du lịch thải ra môi trường sẽ là:

Bảng 10. Ước đoán lưu lượng nước thải do hoạt động du lịch phát sinh trong giai đoạn 2009 - 2020

Chỉ tiêu

Năm

2009 2010 2020

Khách du lịch (người) 350.000 406.000 1.055.000

Tổng lượng nước thải (m3/ngày) 63.000 73.080 189.900

(Nguồn: Sở Tài nguyện và Môi trường Bạc Liêu, 2010).

*Dự báo diễn biến môi trường nước trên mặtNhư đã tính toán ở trên, trong tương lai, các nhánh kênh rạch trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu sẽ phải tiếp nhận một lượng lớn nước thải phát sinh từ quá trình phát

triển kinh tế xã hội. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây nên vấn đề ô nhiễm nguồn nước của các kênh đào, sông rạch trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu trong khi khả năng tự làm sạch của nguồn nước lại có giới hạn.

• Nước thải đô thịChỉ tính riêng nước thải sinh hoạt đô thị, đến năm 2008 tại các đô thị lên 21.695 m3/ngày và đến năm 2020 lượng nước thải sinh hoạt thải trực tiếp vào môi trường khoảng 26.112 m3/ngày, cao gấp 1,2 lần so với năm 2008. Trong đó, thành phố Bạc Liêu là khu vực có lượng nước thải sinh hoạt thải trực tiếp vào môi trường nhiều nhất. Với lượng nước thải lớn như vậy nếu không có biện pháp thu gom xử lí triệt để

Bảng 9. Lượng nước thải phát sinh tại các đô thị tỉnh Bạc Liêu vào năm 2008, 2009 và dự báo vào năm 2020

Năm Dân số (người)

Lưu lượng thải (m3/ngày)

2008 225.989 21.695

2009 227.764 21.865

2020 272.000 26.112

(Nguồn: Sở Tài nguyện và Môi trường Bạc Liêu, 2010).

sẽ là nguyên nhân chủ yếu làm suy giảm chất lượng nước trên mặt, nước ngầm và tác động đến các hệ sinh thái xung quanh.Qua kết quả dự báo, khối lượng các chất ô nhiễm trong nước thải đô thị của TP. Bạc Liêu và các thị trấn trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu thải ra môi trường là khá lớn. Nếu không được thu gom và xử lí trước khi thải ra môi trường sẽ gây ô nhiễm nghiêm trọng tới môi trường, làm ô nhiễm và suy thoái tài nguyên nước mặt, nước ngầm và

Page 16: Giáo Dục Bảo Vệ Môi Trường Tỉnh Bạc Liêu Môn GDCD THPT

30 31

Trong hiện tại, ngành nuôi trồng thủy hải sản là loại hình sản xuất đang phát triển mạnh mẽ trong tỉnh, thế nhưng các giải pháp về xử lí nguồn nước thải, bùn thải chưa phù hợp. Theo quy hoạch đến năm 2010 thì ngành nuôi trồng thủy sản là một trong những ngành mũi nhọn của tỉnh. Vì thế, các vấn đề sử dụng không gian nuôi, xử lí chất thải cần phải được chính quyền địa phương quan tâm xem xét vì đây chính là nguồn ô nhiễm trực tiếp đến môi trường nước mặt của tỉnh. Tuy nhiên, cũng theo quy hoạch phát triển trong tương lai thì hình thức nuôi thủy sản sẽ phát triển theo hướng hiệu quả, bền vững, đảm bảo kiểm soát dịch bệnh, ô nhiễm nguồn nước. Do đó có thể nghĩ rằng sự tác động của các chất bẩn trong ao nuôi sẽ không làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường nước mặt.Ngành chăn nuôi cũng đang phát triển vượt bậc, điều này cũng đồng nghĩa với sự gia tăng lượng chất thải vào môi trường, làm tốc độ ô nhiễm môi trường nước mặt sẽ diễn ra nhanh hơn. Theo ước tính năm 2010 lượng chất thải phát sinh hàng ngày khoảng 2.188.250 kg/ngày, và vào năm 2020 là 3.431.675 kg/ngày.Ngoài những nguồn ô nhiễm do phân, rác, nước thải sinh hoạt, sản xuất, chất thải chăn nuôi thì nguồn nước mặt tại Bạc Liêu đã, đang và sẽ bị tác động bởi chất thải từ các chợ, chất thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật dùng trong nông nghiệp... Đáng chú ý là tình trạng người dân vứt chai, lọ chứa thuốc bảo vệ thực vật xuống kênh rạch, hóa chất này sẽ xâm nhập vào dòng nước làm nguồn nước bị ô nhiễm.Với những quy hoạch phát triển và các dự báo trên, tỉnh cần xây dựng báo cáo môi trường chiến lược, xây dựng các chương trình hành động để tạo sự phát triển bền vững. Cần tăng cường công tác nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật trong công tác bảo vệ môi trường như: sản xuất sạch hơn, các công nghệ xử lí nước thải và chất thải rắn, an toàn sinh học…góp phần giảm ô nhiễm nguồn nước mặt nói riêng và các thành phần của môi trường nói chung.

suất nước là vấn đề chắc chắn sẽ xảy ra trong tương lai. Như thế sẽ rất nguy hiểm vì điều này sẽ dẫn đến tình hình lớp đất ngầm sẽ trở nên rỗng và dễ sụt lún. Khi đó nguồn nước mặt từ các cửa biển sẽ xâm nhập vào các mạch nước ngầm. Bên cạnh đó, việc nuôi thủy sản tại các ao, đầm dễ dẫn đến tình trạng đất bị phèn hóa, nhất là tại các ao đầm nuôi tôm. Nếu việc vệ sinh cải tạo môi trường không thực hiện tốt sẽ làm môi trường đất bị nhiễm phèn dẫn đến tình trạng nguồn nước ngầm tại khu vực đó cũng bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, theo quy hoạch đến năm 2010, việc nuôi thủy sản sẽ được kết hợp với nhiều hình thức sản xuất nông nghiệp khác theo hướng có lợi cho môi trường nên dự đoán môi trường nước ngầm sẽ không bị ảnh hưởng nhiều do hoạt động nuôi thủy sản.Hiện nay, nguồn nước ngầm ở tầng gần mặt đất trên địa bàn tỉnh đang có dấu hiệu bị ô nhiễm vi sinh tại một số khu vực. Các giá trị đo được cho thấy tổng Coliform trong môi trường nước ngầm tại một số nới cao gấp 1.533 lần nồng độ cho phép và một số nơi khác có giá trị vượt tiêu chuẩn cho phép. Điều này cho thấy, nguồn nước ngầm của tỉnh đã bị ảnh hưởng bởi nước thải, đặc biệt là chất thải chăn nuôi, chất thải từ sinh hoạt của con người.Dự kiến số lượng vật nuôi sẽ tăng mạnh trong những năm tới, điều này đồng nghĩa với lượng chất thải chăn nuôi sẽ gia tăng. Nếu việc quản lý lượng chất thải này không thì trong tương lai, nguồn nước ngầm của tỉnh sẽ tiếp tục bị ô nhiễm vi sinh và có thể mức độ ô nhiễm sẽ càng nghiêm trọng hơn so với hiện nay.Bên cạnh đó, việc ô nhiễm Arsen trong nước ngầm cũng rất quan trọng gây ảnh hưởng đến môi trường và đặc biệt là ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người dân nếu sử dụng mà không xử lí. Cùng với quá trình phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, lượng nước thải vào môi trường ngày càng nhiều, lượng nước thải nếu không được thu gom triệt để sẽ chảy tràn ra môi trường đất, thấm xuống mạch nước ngầm, từ đó làm gia tăng hàm lượng các

*Dự báo phát triển liên quan đến môi trường nước dưới đất Theo dự báo đến năm 2015 thì nhu cầu dùng nước trong sản xuất nông nghiệp cũng như trong sinh hoạt tại các vùng nông thôn sẽ gia tăng. Một phần là do ảnh hưởng của thời tiết khí hậu trong khu vực, theo dự đoán của các chuyên gia trên thế giới cho biết nhiệt độ môi trường sẽ ngày càng tăng. Một phần là do sự gia tăng dân số, phát triển kinh tế kéo theo các cơ sở sản xuất trong các vùng nông thôn cũng gia tăng theo. Dựa vào Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bạc Liêu trong giai đoạn 2010 - 2020, nhu cầu cấp nước sạch của tỉnh được xác định từ chỉ tiêu cấp nước trung bình của một người dân. Với định mức sử dụng nước là 80 lít/người.ngày thì theo tính toán, nhu cầu sử dụng nước phục vụ mục đích sinh hoạt của người dân nông thôn vào năm 2020 sẽ là 50.882 m3/ngày. Ngoài ra, nhu cầu dùng nước cho việc tưới tiêu trong sản xuất nông - lâm nghiệp - nuôi trồng thủy sản cũng rất cần thiết và với một lượng nước không nhỏ. Với nhu cầu dùng nước lớn như vậy, nhưng nguồn nước sông của tỉnh lại đang bị đe dọa do ảnh hưởng từ hoạt động của người dân nên gây hạn chế cho việc khai thác để cấp nước cho sinh hoạt của người dân. Do đó, trong hiện tại và tương lai gần nhất, người dân vẫn phải sử dụng nguồn nước ngầm làm nguồn nước cấp chính. Các khu công nghiệp trọng điểm cũng có các dự án khai thác nước ngầm phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất, các ban ngành cần chú trọng đến công tác giám sát hoạt động khai thác nguồn nước của các cơ sở sản xuất này.

Hiện nay, tại khu vực nông thôn, hầu như người dân đều tự khai thác nguồn nước ngầm để sử dụng. Tuy nhiên, việc khai thác này vẫn chưa được quản lí chặt chẽ, dẫn đến mực nước ngầm dễ bị suy giảm. Trong tương lai, số lượng giếng khoan phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất tại các vùng nông thôn sẽ càng tăng do nhu cầu của người dân tăng và vấn đề tụt áp

chất ô nhiễm trong nước, nhất là có thể làm gia tăng nồng độ Arsen có trong môi trường nước.

2. Diễn biến môi trường không khí

Môi trường không khí mang tính chất toàn cầu chứ không riêng của một quốc gia hay một vùng lãnh thổ nào, mức độ tác động của ô nhiễm không khí ảnh hưởng trên một phạm vi rộng lớn. Cho nên, mọi quốc gia trên thế giới đã và đang tìm cách giảm thiểu nguồn phát thải gây ô nhiễm không khí để vấn đề ô nhiễm không khí không còn là gánh nặng cho đời sống nhân sinh.Thực tế hiện nay, ô nhiễm không khí đang là vấn đề nóng bỏng của cả thế giới, chất lượng không khí đang có nhiều biến đổi rõ rệt và có ảnh hưởng xấu đến con người và các sinh vật. Hàng năm con người khai thác và sử dụng hàng tỉ tấn than đá, dầu mỏ, khí đốt. Đồng thời cũng thải vào môi trường một khối lượng lớn các chất thải khác nhau như: chất thải sinh hoạt, chất thải từ các nhà máy và xí nghiệp làm cho hàm lượng các loại khí độc hại tăng lên nhanh chóng.Chất lượng không khí xung quanh trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu hiện chưa có dấu hiệu ô nhiễm các chất độc hại như SO2, NO2, CO. Tuy nhiên, chất lượng không khí tại các cơ sở sản xuất cũng như các làng nghề thủ công nằm bên ngoài khu công nghiệp một vài nơi đã có dấu hiệu ô nhiễm từ nhiều năm nay và đến nay vẫn chưa được cải thiện.

a. Các nguồn gây ô nhiễm không khíÔ nhiễm không khí là một vấn đề bức xúc đối với đô thị, khu công nghiệp và một số làng nghề trong tỉnh. Hiện tại ở Bạc Liêu có hai nguồn gây ô nhiễm không khí là nguồn tự nhiên và nguồn nhân tạo:

+ Nguồn tự nhiên do các hiện tượng thiên nhiên như cháy rừng, bão lụt.

+ Nguồn nhân tạo chủ yếu là do các hoạt động sản xuất công nghiệp, các phương tiện giao thông vận tải và sinh hoạt của con người.

Page 17: Giáo Dục Bảo Vệ Môi Trường Tỉnh Bạc Liêu Môn GDCD THPT

32 33

*Ô nhiễm không khí do các hoạt động sản xuất công nghiệpCác khu, cụm công nghiệp: Khu công nghiệp Trà Kha đang trong quá trình xây dựng với đặc trưng ngành nghề sản xuất như: chế biến thuỷ hải sản, thức ăn thuỷ sản, chế biến nông sản, sản xuất bia, sản xuất vật liêu ngành viễn thông. Nên một số chất ô nhiễm không khí từ một số loại hình sản xuất trong khu công nghiệp là: Bụi, CO, SO2, NOx, H2S, NH3, mùi hôi thối.Tuy một số nhà máy lớn của tỉnh đã được quy hoạch vào các khu công nghiệp và có đầu tư hệ thống xử lí khí thải nhưng hiện nay vẫn chưa xử lí triệt để các khí thải độc hại nên vẫn gây ra ô nhiễm môi trường không khí xung quanh.Theo quy hoạch, Bạc Liêu có khoảng 13 cụm công nghiệp - tiểu thu công nghiệp và một số làng nghề như: đan đát, đan mê bồ, cần xé, rổ, đan lưới, làm nước mắm, nước tương, dệt vải, đóng ghe xuồng,… Các cụm công nghiệp và làng nghề thủ công cũng là các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí cục bộ.• Các bãi rác Tỉnh Bạc Liêu có hai bãi rác lớn là bãi rác thành phố Bạc Liêu, bãi rác huyện Vĩnh Lợi, và một số bãi rác nhỏ khác. Một số bãi rác này đang xây dựng chưa hoàn chỉnh mà phải tiếp nhận lượng rác thải quá tải từ khu công nghiệp, cụm công nghiệp và thị trấn hoặc đã xây dựng hoàn chỉnh nhưng chưa thực hiện đúng quy trình và kĩ thuật chôn lấp rác nên phát sinh ra mùi hôi thối do rác phân hủy tạo ra các khí như H2S, CH4, NH3…gây ô nhiễm môi trường. Nếu không có biện pháp bảo vệ môi trường hợp lí thì đây cũng là nguồn ô nhiễm không khí đáng kể.

*Ô nhiễm không khí do các hoạt động giao thông vận tảiTrong thời gian qua, số lượng và mật độ các loại phương tiện giao thông vận tải tăng nhanh. Khí thải, bụi từ phương tiện giao thông vận tải là một nguồn ô nhiễm không khí, đặc biệt đối với môi trường không khí khu đô thị, nhất là ở các điểm nút giao thông lớn trong tỉnh.

Theo đánh giá của các chuyên gia môi trường, ô nhiễm không khí ở khu đô thị do các phương tiện giao thông vận tải gây ra chiếm tỉ lệ khoảng 70%. Hoạt động giao thông vận tải là nguồn thải chủ yếu gây ra ô nhiễm môi trường từ các chất độc hại: bụi, SO2, NOx, hơi xăng,...

*Ô nhiễm không khí do các hoạt động xây dựngQuá trình đô thị hoá đang diễn ra với tốc độ rất nhanh ở hầu hết các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh với các hoạt động xây dựng nhà cửa, đường xá, cầu cống. Các hoạt động xây dựng đô thị gây ô nhiễm bụi trầm trọng đối với môi trường không khí xung quanh: công tác đào đất, san lấp mặt bằng, vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng sẽ làm phát sinh bụi do vật liệu xây dựng rơi vãi. Việc xây dựng đô thị, cơ sở hạ tầng còn phát sinh khí thải do hoạt động của các máy móc thiết bị hoạt động trên công trường: SO2, NOx, CO, …làm ảnh hưởng đến chất lượng không khí khu vực xung quanh.

*Ô nhiễm không khí do hoạt động sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp Hoạt động của các hộ gia đình như đun nấu bằng than, dầu, củi cũng góp phần gây ô nhiễm không khí mặc dù không lớn so với các nguồn khác. Các chất ô nhiễm chính là bụi và khói muội than, CO. Hiện nay, đời sống của người dân ngày càng cải thiện, mức thu nhập tăng, nhiều gia đình đã sử dụng điện hoặc bếp gas cho việc nấu ăn hằng ngày. Tuy nhiên, nếu không có biện pháp tốt thì lượng khí thải gây ô nhiễm môi trường không khí do hoạt động đun nấu từ các khu vực dân cư đông đúc cũng đáng kể, đặc biệt là khu dân cư nghèo có mức độ phát thải khí ô nhiễm cao hơn hẳn những khu khác, ước tính lớn gấp 10 lần so với các khu dân cư có mức sống cao.Bạc Liêu là vùng đất nông nghiệp, người dân chủ yếu sống bằng nghề làm ruộng nên các hoạt động phun xịt thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, lượng phân bón dư thừa cũng làm phát sinh các khí gây ô nhiễm: các chất hữu cơ bay hơi. Việc

đốt rơm rạ sau khi thu hoạch cũng làm một lượng lớn các khí CO, CO2, NOx, bụi, muội than vào không khí xung quanh, gây ô nhiễm cục bộ trong khu vực.

b. Diễn biến ô nhiễm môi trường không khí Ô nhiễm không khí trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu mang tính cục bộ, xảy ra tại một số khu vực đặc trưng bị ảnh hưởng bởi các chất và khí thải từ các hoạt động giao thông vận tải, công nghiệp, xây dựng, sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và sinh hoạt của dân cư.

*Chất lượng không khí đô thịNhìn chung chất lượng môi trường không khí trong các đô thị tại tỉnh Bạc Liêu khá tốt, chỉ có một số nơi chỉ số chất lượng không khí vượt ngưỡng 01 trong năm 2007, còn ở các năm khác thì chất lượng không khí khá tốt. Mặc dù chỉ số vượt ngưỡng 01 nhưng vượt rất thấp, cùng với môi trường bị ô nhiễm bụi và tiếng ồn nhẹ ở các trục đường giao thông nên môi trường không khí trong những năm 2006 - 2010 tác động không đáng kể đến đời sống, sinh hoạt của người dân trong tỉnh.

*Chất lượng không khí tại các huyệnChất lượng không khí ở các khu vực xung quanh các thị trấn ở các huyện đều có chất lượng khá tốt, tất cả các vị trị quan trắc đều cho thấy kết quả là chỉ số chất lượng không khí nhỏ hơn 01.

*Chất lượng không khí tại cơ sở sản xuấtTại hầu hết các cơ sở sản xuất, chất lượng không khí tương đối tốt. Bên cạnh đó, theo thống kê vào năm 2006 tại một số nơi còn ô nhiễm H2S nhưng với nồng độ không quá lớn, nguyên nhân của hiện tượng này là do năm 2006 lượng vỏ đầu tôm bán đi không nhiều gây một lượng lớn vỏ đầu tôm của các cơ sở chế biến để tồn đọng và phân huỷ gây ra nồng độ H2S tăng lên vượt mức tiêu chuẩn và đến các năm về sau thì lượng chất thải này đã được thu mua toàn bộ, nên hiện tượng này không còn xảy ra nữa.

*Chất lượng không khí tại các cơ sở y tếChất lượng không khí tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh đều khá tốt, tất cả các chỉ tiêu quan trắc theo các năm đều đạt quy chuẩn cho phép..

c. Dự báo phát triển liên quan đến môi trường không khíHiện tại, hoạt động của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp của tỉnh Bạc Liêu chưa gây ảnh hưởng ô nhiễm nhiều đến chất lượng môi trường toàn vùng. Sự ô nhiễm chỉ xảy ra cục bộ tại một số khu vực về các chỉ tiêu bụi và tiếng ồn. Các khu vực ô nhiễm chủ yếu là tại các tuyến giao thông chính của tỉnh và tại khu vực xung quanh các cơ sở vật liệu xây dựng, pha trộn nhựa đường.

*Dự báo diễn biến ô nhiễm không khí do khí thải giao thông vận tải Tỉnh Bạc Liêu có 04 tuyến lộ đi qua đã và đang được xây dựng với chiều dài trên 133 km và cùng với các tuyến tỉnh lộ, huyện lộ đang ngày càng được hoàn thiện, điều này sẽ giúp cho giao thông đường độ ở trong tỉnh sẽ ngày càng thuận lợi hơn mà đặc biệt là giao thông nông thôn sẽ ngày càng dễ dàng và thuận tiện hơn như các tuyến đường Hồng Dân, Phước Long, Gành Hào.Doanh thu dịch vụ vận tải trung bình trong các năm qua (từ năm 2000 - 2008) vào khoảng 37% và dự kiến đến năm 2020 là 38%/năm. Do đó, tổng áp lực khí thải giao thông vận tải trong các vùng nông thôn của tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020 dự báo sẽ tăng khoảng 05 lần so với năm 2005. Do vậy, tương tự như vùng đô thị thì các vùng nông thôn của tỉnh cũng sẽ chịu ảnh hưởng phổ biến ô nhiễm trên diện rộng do khí thải giao thông vận tải của cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Vì vậy, tỉnh Bạc Liêu sẽ định hướng thực hiện chương trình bảo vệ môi trường trọng điểm đến năm 2020 cho khu vực nông thôn của tỉnh.

Page 18: Giáo Dục Bảo Vệ Môi Trường Tỉnh Bạc Liêu Môn GDCD THPT

34 35

*Dự báo diễn biến ô nhiễm do khí thải sinh hoạtTổng dân số tại tỉnh Bạc Liêu vào năm 2009 là 856.250 người và năm 2020 là 941.019 người (tỉ lệ tăng trung bình hằng

Kết quả dự báo tổng tải lượng ô nhiễm do khí thải sinh hoạt của tỉnh Bạc Liêu năm 2010 như sau:khoảng 10,0 tấn bụi; 27,4 tấn SO2; 16,3 tấn NOx; 38,5 tấn CO; 19,1 tấn THC, nếu như không xảy ra thay đổi lớn về cơ cấu sử dụng năng lượng trong dân cư nông thôn thì đến năm 2020 sẽ là: khoảng 10,9 tấn bụi; 29,8 tấn SO2; 17,8 tấn NOx; 41,9 tấn CO; 20,8 tấn THC.

3. Môi trường đất

a. Các nguồn gây ô nhiễm và suy thoái đấtNgười ta có thể phân loại đất bị ô nhiễm theo các nguồn gốc phát sinh hoặc theo các tác nhân gây ô nhiễm. Nếu dựa theo nguồn gốc phát sinh, có thể phân thành các loại sau:• Ô nhiễm đất do các chất thải sinh hoạt. • Ô nhiễm đất do chất thải công nghiệp. • Ô nhiễm đất do hoạt động nông nghiệp.Tuy nhiên, môi trường đất có những đặc thù và một số tác nhân gây ô nhiễm có thể cùng một nguồn gốc nhưng lại gây tác động bất lợi rất khác biệt. Do đó, chúng ta có thể phân loại ô nhiễm đất trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu theo các tác nhân gây ô nhiễm như sau:• Ô nhiễm đất do tác nhân hoá học: Bao gồm phân bón N, P (dư lượng phân bón trong đất), thuốc trừ sâu (clo hữu cơ, DDT, lindan, aldrin, photpho hữu cơ v.v.),

năm vào khoảng 0,9%). Dựa trên các hệ số ô nhiễm, có thể ước tính tổng tải lượng ô nhiễm do khí thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu vào những năm 2010 và 2020 như sau:

chất thải công nghiệp và sinh hoạt (kim loại nặng, độ kiềm, độ axit v.v...). • Ô nhiễm đất do tác nhân sinh học: Trực

khuẩn lỵ, thương hàn, các loại ký sinh trùng (giun, sán v.v...). Tại Bạc Liêu có nhiều bãi rác đổ lộ thiên không hợp vệ sinh, không được quản lý, đây cũng là một nguồn gây ô nhiễm không những cho môi trường đất mà còn cả không khí, nước mặt, thậm chí cả nước ngầm

• Ô nhiễm đất do tác nhân vật lí: Nhiệt độ (ảnh hưởng đến tốc độ phân huỷ chất thải của sinh vật), chất phóng xạ (U ran, Thori, 90Sr, 131I, 137Cs).

• Nhiễm phèn: Những trận mưa đầu mùa thường thường sự chảy tràn lớn xuống các dòng sông rạch và kênh mương cuốn theo rác rến, các độc chất trong đất gây ô nhiễm. Ở các vùng đất có sự hiện diện của phèn tiềm tàng (lớp pyrite), do mùa khô kéo dài, đất nứt nẻ, mực nước ngầm hạ thấp tạo điều kiện thuận lợi cho phèn tiềm tàng trở thành phèn hoạt động (dạng jarosite). Nước mưa đầu mưa hòa tan phèn làm độ pH của nước hạ thấp.

• Xâm nhập mặn: Do điều kiện thời tiết bất thường và thiếu nguồn nước ngọt làm tăng xâm nhập mặn vào hệ thống kênh rạch vào mùa khô.

Xâm nhập mặn làm ảnh hưởng đến trồng trọt (đặc biệt là trồng lúa nước), nuôi trồng

Hình 11. Xâm nhập mặn đất trồng lúa do hạn hán (Ảnh Lâm Văn Khanh, 2007).

Bảng 11. Dự báo tổng tải lượng ô nhiễm do khí thải sinh hoạt tỉnh Bạc Liêu vào năm 2010 và 2020. (Đơn vị: tấn/năm)

Năm Bụi SO2 NOx CO2 THC

2010 10,0 27,4 16,3 38,5 19,1

2020 10,9 29,8 17,8 41,9 20,8

(Nguồn: Sở Tài nguyện và Môi trường Bạc Liêu, 2010).

thuỷ hải sản cũng bị ảnh hưởng đáng kể bởi lượng muối tăng lên quá cao. Xâm nhập mặn là tích luỹ lượng muối trong đất và gây ảnh hưởng trong thời gian dài cho các sinh vật sống trong đất.

Chất ô nhiễm xâm nhập vào đất bằng nhiều con đường khác nhau như lắng đọng từ khí quyển, theo nước ngấm vào đất, hoặc do con người thải bỏ vào môi trường đất,…

Khác với môi trường không khí và môi trường nước, hầu hết các chất gây ô nhiễm khi thấm vào môi trường đất sẽ bị lưu giữ lại. Do đó, nếu thành phần chất gây ô nhiễm quá nhiều, con người muốn khử ô nhiễm cho đất cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn và tốn nhiều công sức.

b. Hiện tượng suy thoái và ô nhiễm môi trường đất

Nguồn tài nguyên đất của tỉnh thì phèn và mặn là hai yếu tố tồn tại gây ảnh hưởng chủ yếu đến việc sử dụng đất. Đồng thời do quá trình phát triển kinh tế - xã hội đã thúc đẩy nhu cầu cuộc sống của con người ngày càng tăng cao, trong đó có nhu cầu về lương thực thực phẩm. Để đáp ứng kịp thời nhu cầu đó, người dân đã không ngừng đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ nhằm khai thác triệt để nguồn tài nguyên đất. Bên cạnh đó, với việc độc canh cây lúa đã tạo khe hở sinh thái làm cho dịch bệnh bùng phát gây

ảnh đến quá trình canh tác của người dân. Vì muốn loại trừ nhanh dịch bệnh và mang lại hiệu quả ngay, người dân có thói quen sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật, phân bón hóa học trong hoạt động sản xuất, canh tác của mình. Đồng thời làm phát tán một phần dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật tồn lưu vào môi trường đất, nước và tích lũy trong sinh vật gây ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân.

Page 19: Giáo Dục Bảo Vệ Môi Trường Tỉnh Bạc Liêu Môn GDCD THPT

36 37

khu vực nuôi trồng thủy sản không có xử lí nước thải mà đổ trực tiếp xuống các kênh rạch, sông ngòi gây ô nhiễm môi trường nước.

Ô nhiễm môi trường nước còn do thiếu nguồn nước ngọt, sạch trong giai đoạn mùa khô (mà nguồn nước này lấy từ sông Hậu là chủ yếu) phục vụ nuôi tôm, sản xuất nông nghiệp trong vùng. Mùa khô kéo dài nên quá trình xâm nhập mặn ngày càng diễn biến phức tạp, tác động vào đời sống sinh hoạt, canh tác nông nghiệp, cấp nước uống và công nghiệp.Ô nhiễm do chất thải nông nghiệp trong vùng sản xuất lúa phía Bắc quốc lộ 1A cũng như những diện tích phía thượng nguồn của tỉnh Sóc Trăng, Hậu Giang và Cần Thơ đổ về (nước chua từ các diện tích đất phèn được cải tạo và canh tác thải xuống, các loại phân bón, các chất hữu cơ, ...). Đặc biệt là vào mùa khô do thiếu nguồn nước ngọt từ sông Hậu đổ về, nước mặn từ biển Tây và biển Đông xâm nhập sâu vào các kênh nội đồng, sự xâm nhập mặn diễn ra phức tạp do hệ thống sông ngòi chằng chịch ảnh hưởng đến canh tác nông nghiệp, đặc biệt trong sản xuất lúa trên đất nuôi tôm.Hiện nay quá trình chuyển dịch cơ cấu đất nông nghiệp không theo quy hoạch như chuyển diện tích đất trồng lúa sang nuôi trồng thuỷ sản mang tính tự phát, theo kiểu “mạnh ai nấy làm”. Để kinh tế phát triển, môi trường bền vững thì trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn cần có quy hoạch cụ thể, bố trí ngành nghề sản xuất phù hợp với điều kiện thực tiễn của từng khu vực, phát triển kinh tế phải gắn liền với bảo vệ môi trường.

b. Ô nhiễm và suy thoái đất

Tình hình suy thoái và ô nhiễm đất tại Bạc Liêu chủ yếu do các quá trình phèn hóa, mặn hóa và sử dụng hóa chất nông nghiệp.

• Quá trình phèn hóa: Toàn tỉnh Bạc Liêu có diện tích đất phèn khoảng 133.626 ha. Trong quá trình phát triển, các hoạt

*Quá trình phèn hoáNhóm đất phèn ở Bạc Liêu có 03 nhóm phụ đó là nhóm đất phèn tiềm tàng, nhóm đất phèn hoạt động và nhóm đất phèn hoạt động bị thủy phân. Tính chất của đất phèn sẽ thay đổi và có ảnh hưởng nhất định đến môi trường, hệ sinh thái tuỳ thuộc vào điều kiện tự nhiên và các tác động của con người.

*Quá trình mặn hoáQuá trình mặn hoá nguồn tài nguyên đất chủ yếu do các nguyên nhân sau: + Do tác động của thủy triều: Khi triều cường, nước biển xâm nhập sâu vào nội địa gây mặn hoá, nhất là các vùng ven biển.

+ Hoạt động canh tác không hợp lí như dẫn nước mặn vào đất nông nghiệp để nuôi tôm làm phá vở cấu trúc của đất và gây suy thoái nguồn tài nguyên đất.

+ Các hoạt động khai thác nước ngầm không theo qui hoạch, quá mức giới hạn cho phép làm cho mực nước ngầm hạ xuồng thấp hơn mức cân bằng tạo điều kiện cho nước mặn xâm nhập vào.

+ Mùa khô kéo dài làm cho quá trình bốc mặn, bốc phèn xảy ra mạnh.

Nhìn chung nguồn tài nguyên đất của tỉnh đã và đang chịu tác động của quá trình phèn hóa, mặn hóa. Tuy nhiên, quá trình này đã được hạn chế bởi hệ thống cống dọc theo Quốc lộ 1A cũng như các biện pháp canh tác, thủy lợi hợp lí để hạn chế và cải tạo nguồn tài nguyên đất nhằm phục vụ tốt cho các hoạt động sản xuất, canh tác của người dân. Song cũng cần phải có biện pháp xử lí và khắc phục kịp thời nhằm bảo vệ sự cân bằng môi trường sinh thái.

4. Nguyên nhân dân đến sự biến đổi môi trường

Môi trường tỉnh Bạc Liêu bị biến khi các thành phần của môi trường bị ô nhiễm và suy thoái, nguyên nhân chủ yếu là do tác động của con người thông qua các hoạt động kinh tế và sinh hoạt đời sống xã hội hằng ngày. Mặt khác, sự gia tăng dân số

động như xây dựng mở rộng các hệ thống thủy lợi (đào kênh mương thiếu quy hoạch làm tầng sinh phèn bị tác động gây nên sự phèn hóa làm cho đất từ chỗ không có tầng phèn nay đã xuất hiện tầng phèn). Do đào ao, mương nuôi tôm trên các tầng phèn của người dân địa phương một cách tự phát không theo quy hoạch.

• Quá trình mặn hoá: Quá trình mặn hoá nguồn tài nguyên đất chủ yếu xuất phát từ các nguyên nhân sau: do hoạt động của thủy triều (chế độ triều của biển Tây và chế độ bán nhất triều của biển Đông), khi triều cường làm cho nước mặn xâm nhập sâu vào nội đồng gây mặn hoá nhất là các vùng ven biển; Hoạt động canh tác không hợp lí như dẫn nước mặn vào đất nông nghiệp để nuôi tôm làm phá vỡ cấu trúc của đất và gây suy thoái nguồn tài nguyên đất; Các hoạt động khai thác nước ngầm không theo quy hoạch, quá mức giới hạn cho phép làm cho mực nước ngầm hạ xuống thấp hơn mức cân bằng tạo điều kiện cho nước mặn xâm nhập vào gây mặn hoá nguồn nước ngầm và suy thoái nguồn tài nguyên đất.

• Ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật: Từ khi vùng ngọt hoá được hình thành và đưa vào quy hoạch khai thác sử dụng cho đến nay, hoạt động thâm canh tăng vụ ngày càng nhân rộng từ 01 vụ lên 02 đến 03 vụ trong năm. Đồng thời với việc lạm dụng hoá chất bảo vệ thực vật, phân bón trong canh tác làm phát tán một lượng hoá chất bảo vê thực vật tồn lưu trong môi trường đất gây ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng đến đời sống sinh vật và môi trường sinh thái.

Theo số liệu thống kê của ngành chức năng đến ngày 16/12/2005 toàn tỉnh đã sử dụng khoảng 14.638,85 tấn phân bón các loại (giảm 1,49 lần so với năm 2004) và 14,62 tấn thuốc bảo vệ thực vật (giảm 2,96 lần so với năm 2004). Tuy nhiên, thực tế tình hình sử dụng phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh còn nhiều hơn so với con số trên.

và quá trình đô thị hóa, hậu quả của thiên tai và các cuộc chiến tranh để lại cũng là những nguyên nhân làm cho môi trường tỉnh Bạc Liêu bị biến đổi. Cụ thể như sau:

a. Ô nhiễm môi trường nướcCác hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp xả nước thải vào các nguồn tiếp nhận (nước thải từ sinh hoạt của công nhân, nước thải từ các khâu sản xuất của nhà máy xí nghiệp, nước thải từ các cơ sở sản xuất kinh do-anh tôm giống…). Trong đó, đáng quan tâm nhất là nước thải sinh hoạt và nước thải từ các nhà máy chế biến thủy hải sản đông lạnh xuất khẩu với lưu lượng nước thải rất lớn, không qua xử lí hoặc xử lí không đạt yêu cầu, được thải trực tiếp ra kênh rạch gây ô nhiễm môi trường, trực tiếp ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng nuôi trồng thủy sản ở vùng nông thôn và sức khỏe của người dân sống xung qua-nh khu vực này.Nước thải sinh hoạt tại các đô thị và các khu vực dân cư sống tập trung như: chợ, bệnh viện, các tuyến dân cư gần sông, gần đường giao thông, đã và đang thải trực tiếp ra kênh mương và sông ngòi tỉnh Bạc Liêu với một khối lượng nước thải chưa qua xử lí khá lớn. Đặc biệt vào mùa khô, lưu lượng nước tại các con sông và các kênh rạch giảm xuống, tốc độ dòng chảy yếu, khả năng tự làm sạch của sông kém. Do đó, hàm lượng các chất ô nhiễm sẽ rất cao, đặc biệt là các kênh rạch chảy qua các vùng tập trung dân đông, các khu chợ, mà điển hình là thành phố Bạc Liêu.

Ô nhiễm môi trường nước do việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, nhiều diện tích trồng lúa kém hiệu quả được chuyển sang nuôi tôm thu lợi nhuận cao, đặc biệt là nuôi tôm công nghiệp và một số loại hình nuôi trồng thủy sản khác mang tính chất quảng canh. Việc chuyển đổi này diễn ra với tốc độ khá nhanh trong những năm gần đây đã gây ra những khó khăn về vốn và kĩ thuật nên việc xử lí ô nhiễm chưa được quan tâm đúng mức. Do đó, hầu hết các

Page 20: Giáo Dục Bảo Vệ Môi Trường Tỉnh Bạc Liêu Môn GDCD THPT

38 39

vật ngoại lai gây hại cũng là những tác nhân gây suy giảm tính đa dạng sinh học. Sự tác động liên đới hệ sinh thái trên cạn, hệ thủy sinh và trong lòng đất bởi chất thải công nghiệp, chất thải khai khoáng, phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật cũng ảnh hưởng xấu đến độ đa dạng sinh học.

• Việc khai thác quá mức nguồn lợi hải sản do kĩ thuật khai thác lạc hậu, trình độ và phương tiện đánh bắt xa bờ còn yếu và thiếu.

Rừng ngập mặn vừa là sinh sản vừa là nơi cung cấp thức ăn cho các loài động vật thủy sinh như tôm, cua, cá và các loại động vật hoang dã trong rừng ngập mặn. Việc khai phá rừng bừa bãi làm giảm diện tích rừng ngập mặn sẽ gây tác động, ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng của các loài trong quần thể sinh vật đó.Việc phá rừng phòng hộ ở các dãi ven biển làm vuông tôm. Hoạt động này gây nguy cơ xói lở bờ biển, xâm nhập mặn vào đất liền … cần có biện pháp khai thác sử dụng nguồn tài nguyên một cách hợp lí và có khoa học. Sự can thiệp cũng như hỗ trợ các cơ quan quản lí Nhà nước và các cơ quan ban ngành có liên quan chưa được thường xuyên và thiếu chặt chẽ.

g. Tình trạng xói lở các cửa sông ven biển và bờ biển Các cửa sông ven biển và bờ biển Bạc Liêu chịu ảnh hưởng của quá trình xói lở, bồi tụ theo mùa: xói lở vào mùa khô, bồi tụ vào mùa mưa.Xói lở cửa sông ven biển tỉnh Bạc Liêu diễn ra mạnh ở cửa Gành Hào, tốc độ xói trung bình hàng năm khoảng 10 – 15 m, tại khu vực thị trấn Gành Hào tốc độ xói 20 – 25 m/năm, cho đến nay đường bờ biển đã lùi vào đất liền 300 – 400 m. Quá trình xói lở diễn ra mạnh ở phía bờ Bắc, làm cho cảnh quan rừng ngập mặn ven biển của tỉnh biến đổi theo thời gian.

h. Nhận thức của người dânMột bộ phận dân cư chưa ý thức cao trong công tác bảo vệ môi trường, vẫn còn tình trạng thải chất thải bừa bãi gây

c. Ô nhiễm môi trường không khíTại địa bàn tỉnh Bạc Liêu vấn đề ô nhiễm không khí chưa phải là một vấn đề cấp bách bởi vì chất lượng không khí ở địa bàn còn khá tốt, song cũng cần quan tâm đến một số nguồn gây ô nhiễm không khí như: giao thông, san lắp mặt bằng xây dựng, cụ thể như sau:

Nguồn gây ô nhiễm chủ yếu và có lưu lượng lớn là khí thải từ hoạt động giao thông đường bộ, đặc biệt là thành phố Bạc Liêu và các trục đường giao thông lớn đang được thi công. Yếu tố ô nhiễm chủ yếu hiện nay là bụi bốc lên do chất lượng đường chưa tốt, một số xe vận chuyển vật liệu xây dựng như san lấp chưa thực hiện tốt các biện pháp bảo vệ môi trường trên đường vận chuyển dẫn đến hàm lượng bụi một số nơi cao hơn tiêu chuẩn quy định. Khi mật độ phương tiện giao thông qua lại trên các trục đường chính cao thì dẫn đến hệ quả là tiếng ồn vượt tiêu chuẩn cho phép, tuy nhiên so với một số đô thị khác xung quanh thì ô nhiễm giao thông cũng như tiếng ồn tại các lộ chính trong địa bàn tỉnh vẫn chưa đến mức nghiêm trọng.

d. Ô nhiễm do chất thải rắnCông tác thu gom và xử lí chất thải rắn hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu, hiện tại mới chỉ thu gom được khoảng trên 75% lượng chất thải rắn trên địa bàn thành phố Bạc liêu và các thị trấn, vẫn còn một lượng chất thải rắn còn tồn đọng và vứt bừa bãi ra môi trường xung quanh gây ô nhiễm môi trường, trong đó nhất là đối với các vùng nông thôn. Các loại rác sau khi được thu gom, được vận chuyển đến các bãi rác tập trung của các địa phương để được chôn lấp, không tiến hành xử lý đối với chất thải nguy hại, không phân loại chôn lấp riêng hoặc tái sử dụng và hầu hết các bãi chôn lấp đều không đạt tiêu chuẩn bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Hầu hết rác thải sinh hoạt trên địa bàn sau khi được thu gom đều được mang đến các bãi rác, nhưng 5/7 bãi rác của tỉnh chưa thiết kế chôn lấp hợp vệ sinh,

ô nhiễm môi trường làm mất vẻ mỹ quan đô thị; Một số cơ sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các mô hình sản xuất khác,… trong quá trình hoạt động không tuân thủ Luật Bảo vệ môi trường như: không lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, không đầu tư xây dựng hệ thống xử lí giảm thiểu ô nhiễm môi trường, chất thải không qua xử lí thải trực tiếp vào môi trường xung quanh gây ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của người dân khu vực.

V. MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHAI THÁC HỢP LÝ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ BảO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở BẠC LIÊU

1. Đẩy mạnh việc tuyên truyền giáo dục, nâng cao ý thức của người dân

• Tuyên truyền cho mọi người dân về ý nghĩa của môi trường đối với cuộc sống. Tác động của con người, đặc biệt trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển đã ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sống trên Trái Đất: tài nguyên thiên nhiên ngày một cạn kiệt, ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên trầm trọng đang đe dọa sức khỏe của con người; khí hậu toàn cầu đang thay đổi, hạn hán, lũ lụt, lỗ thủng tầng ôzôn,… đang là những vấn đề có tính chất toàn cầu.

• Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho cộng đồng và trong nhà trường. Giáo dục cho mọi người về trách nhiệm và ý thức bảo vệ môi trường vì cuộc sống của hành tinh không chỉ cho hôm nay mà cho cả tương lai. Công tác giáo dục bảo vệ môi trường không phụ thuộc vào tôn giáo, dân tộc,… mà phải được thợc hiện đối với mỗi công dân tương lai ngay từ khi họ còn ngồi trên ghế nhà trường và cả ở tuổi trước khi đến trường, qua các phương tiện thông tin đại chúng và các hình thức giáo dục khác nhau.

• Mỗi cá nhân, tập thể cần thực hiện ng-hiêm chỉnh Luật bảo vệ môi trường của Nhà nước đã ban hành. Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn dân, mỗi

cho nên phần lớn rác được đổ lộ thiên gây tác động đến môi trường xung qua-nh bãi rác.Các bãi chôn lấp rác tại Bạc Liêu hiện nay đều nằm xa khu vực dân cư nhưng biện pháp chôn lấp không hợp vệ sinh như: đổ lộ thiên, không có lớp chống thấm ở dưới đáy, không có hệ thống thu gom và xử lí nước rỉ rác; không có hệ thống thu gom khí, không có lượng đất phủ hàng ngày, không có hàng rào và cây xanh vành đai. Mặt khác, hiện nay trên địa bàn thành phố Bạc Liêu và các thị trấn vẫn chưa có hệ thống thu gom, vận chuyển và xử lí chất thải rắn một cách có hệ thống xuyên suốt trong toàn tỉnh, việc xử lí chất thải rắn chưa đúng kĩ thuật và chưa hợp vệ sinh gây ảnh hưởng rất lớn đến môi trường.Trong tương lai, tổng lượng rác thải toàn tỉnh sẽ tăng lên rất nhiều làm cho các bãi rác sẽ bị quá tải. Do đó, ngoài việc quy hoạch xây dựng các bãi rác mới, đồng thời phải quy hoạch hệ thống các trạm trung chuyển rác và đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác thu gom, vận chuyển và xử lí rác hợp lí.

e. Sự suy giảm độ đa dạng sinh học, đặc biệt là hệ sinh thái ven biểnCác nguyên nhân chính tác động và tiềm ẩn nguy cơ gây suy thoái đa dạng sinh học của tỉnh là: • Áp lực của sự gia tăng dân số, quá trình

đô thị hóa ngày càng tăng nhanh đã và đang tác động làm thu hẹp diện tích các khu hệ sinh thái và đó cũng là nơi lưu trữ tính đa dạng sinh học rất cao.

• Các hoạt động chặt, phá rừng bừa bãi, chiếm đất rừng làm ao, đầm nuôi tôm, chuyển đổi phương thức sử dụng đất không theo quy hoạch và các hoạt động khai thác có tính chất hủy diệt của con người đối với nguồn lợi động vật và các yếu tố khác như: ngập lụt, dịch bệnh, săn bắt trái phép … đã và đang tác động làm ảnh hưởng đến tính đa dạng sinh học, trong đó quan trọng nhất là nguồn tài nguyên rừng vì đây là nơi chứa đựng tính đa dạng sinh học rất cao.

• Tình trạng suy thoái và ô nhiễm môi trường, sự xâm nhập của các loài sinh

Page 21: Giáo Dục Bảo Vệ Môi Trường Tỉnh Bạc Liêu Môn GDCD THPT

40 41

b. Thay đổi cách tiêu dùng có lợi cho môi trường • Hạn chế dùng than tổ ong để đun nấu,

xây dựng hầm khí Biogaz• Dùng xăng không pha chì để chạy xe

máy, ôtô,…• Thực hiện tiết kiệm năng lượng, đặc

biệt là năng lượng điện.

c. Thực hiện chương trình phục hồi và phát triển rừng• Quản lý tài nguyên rừng hiện có và

trồng rừng mới. Nâng cao hiệu suất sử dụng củi đốt. Thâm canh cây công nghiệp và tạo thêm việc làm mới để phát triển nông thôn, giảm sức ép của sản xuất nông nghiệp đối với các đất rừng còn lại.

• Việc bảo vệ rừng phải đi đôi giữa bảo tồn, phục hồi với trồng rừng và quản lý buôn bán gỗ nhằm phát triển bền vững tài nguyên rừng.

• Thành lập các Vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên để bảo vệ rừng và các loài động, thực vật hoang dã.

5. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

• Đầu tư thực hiện các công trình khoa học nghiên cứu cải tiến công nghệ, thiết bị máy móc trong các cơ sở sản xuất, áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất và xử lí các chất thải.

• Thay đổi nguồn năng lượng, sử dụng nguồn năng lượng sạch cho các động cơ ôtô, xe máy và trong sản xuất.

• Tăng cường công tác đào tạo các chuyên gia nghiên cứu và các kỹ thuật viên về lĩnh vực bảo vệ môi trường.

• Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường, có quyền lợi và trách nhiệm phát hiện, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường.

2. Tăng cường công tác quản lí, tạo cơ chế pháp lí và chính sách

• Đẩy mạnh hơn nữa công tác quản lí môi trường bằng pháp luật. Chú ý hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác bảo vệ môi trường ở các địa phương..

• Kiểm soát và xử lí nghiêm ngặt đối với các cơ sở phát thải các chất gây ô nhiễm môi trường.

• Thực hiện chương trình phục hồi và phát triển rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc. Phát triển trồng cây xanh trong đô thị và dọc các tuyến giao thông.

• Thực hiện chương trình quốc gia của Việt Nam về “Biến đổi khí hậu toàn cầu” và “Bảo vệ tầng ôzôn”; góp phần cùng các quốc gia khác thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu và Công ước về Bảo vệ tầng ôzôn (đã được Chính phủ Việt Nam phê chuẩn tháng 01 năm 1994).

3. Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường

• Tạo cơ sở pháp lý và cơ chế, chính sách khuyến khích cá nhân, tổ chức và cộng đồng tham gia công tác bảo vệ môi trường.

• Xây dựng và thực hiện các hương ước, quy ước, cam kết bảo vệ môi trường của cộng đồng dân cư.

• Tăng cường sự tham gia của nhân dân và các ngành kinh tế vào việc trồng rừng, bảo vệ và quản lý môi trường.

• Mỗi người phải ý thức được rằng bảo vệ môi trường là vấn đề toàn cầu, vì môi trường liên quan đến mọi người, đến tất cả các quốc gia.

• Khuyến khích, động viên các sáng kiến, phát minh trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

VI. VẤN ĐỀ GIÁO DỤC BảO VỆ MÔI TRƯỜNG TỈNH BẠC LIÊU

1. Tính cấp thiết của việc giáo dục bảo vệ môi trường trong trường học

a. Sự cần thiết phải giáo dục bảo vệ môi trường trong trường họcNhững hiểm họa suy thoái môi trường đang ngày càng đe dọa cuộc sống của loài người. Nguyên nhân cơ bản gây ô nhiễm và suy thoái môi trường là do sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người.Giáo dục BVMT là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất và có tính bền vững trong các biện pháp để thực hiện mục tiêu BVMT và phát triển bền vững đất nước. Thông qua giáo dục, từng người và cộng đồng được trang bị kiến thức, ý thức BVMT, năng lực phát hiện và xử lý các vấn đề môi trường.Giáo dục bảo vệ môi trường còn góp phần hình thành nhân cách người lao động mới, người chủ tương lai của đất nước - người lao động, người chủ có thái độ thân thiện với môi trường, phát triển kinh tế hài hòa với việc BVMT, bảo đảm nhu cầu của hôm nay mà không phương hại đến các thế hệ mai sau. Giáo dục BVMT là vấn đề có tính chiến lược của mỗi quốc gia và toàn cầu.Nước ta có khoảng 23 triệu học sinh, sinh viên các cấp và gần một triệu giáo viên, cán bộ quản lý và cán bộ giảng dạy. Đây là một lực lượng khá hùng hậu. Việc trang bị các kiến thức về môi trường, kĩ năng BVMT cho số đối tượng này cũng có nghĩa là cách nhanh nhất làm cho gần một phần ba dân số hiểu biết về môi trường. Đây cũng chính là lực lượng xung kích hùng hậu nhất trong công tác tuyên truyền BVMT cho gia đình và cộng đồng dân cư của khắp các địa phương cả nước. Hơn nữa, 37.509 trường học cùng các cơ sở Giáo dục và Đào tạo cũng là những trung tâm văn hóa của địa phương, là nơi có điều kiện để thực thi các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đất nước.

4. Áp dụng các biện pháp kĩ thuật trong việc khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường

a. Phát triển công nghệ sạch, đổi mới công nghệ, đầu tư thiết bị xử lí chất thải

• Đối với sản xuất công nghiệp phải chú trọng tiết kiệm nguyên, nhiên, vật liệu, sử dụng các công nghệ sạch, tìm kiếm, nghiên cứu công nghệ vật liệu mới và năng lượng sạch, giảm bớt khí nhà kính và những khí suy giảm tầng Ôzôn.

• Có biện pháp tổng thể quy hoạch mạng lưới giao thông thành phố, cải tiến kỹ thuật giao thông vận tải.

• Trong sản xuất nông nghiệp, phải đảm bảo sản xuất thực phẩm sạch và bảo vệ tài nguyên đất, nước, không khí.

• Trong sinh hoạt, phải có ý thức tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên và bảo vệ môi trường xanh-sạch- đẹp.

• Nâng cao hiệu quả sản xuất và sử dụng năng lượng. Khuyến khích sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo.

• Sử dụng nguồn năng lượng của nước để xây dựng những nhà máy thủy điện cho các khu vực.

• Tăng cường sử dụng năng lượng Mặt Trời: xây dựng hệ thống pin mặt trời tại các địa phương để sử dụng trong sinh hoạt gia đình (bếp đun, tivi, thắp sáng…).

• Chuyển giao công nghệ hầm khí Biogaz đến các hộ gia đình ở địa phương.

• Tận dụng rác thải sinh hoạt, sản phẩm phụ của chăn nuôi, trồng trọt để làm khí đốt cho đun nấu hoặc phát điện phục vụ cho mỗi hộ gia đình.

• Sử dụng nguồn năng lượng của gió, thủy triều, thăm dò và khai thác các nguồn nước nóng.

• Lập các dự án về quản lý giao thông đô thị, bảo vệ nguồn nước để bảo vệ môi trường, các dự án xử lý chất thải công nghiệp, chất thải rắn do các hoạt động du lịch, chất thải sinh hoạt. Xử lý chất thải bệnh viện, nhà máy theo hướng: Giảm lượng rác thải và tăng cường tái chế sử dụng.

Page 22: Giáo Dục Bảo Vệ Môi Trường Tỉnh Bạc Liêu Môn GDCD THPT

42 43

của Đảng, Nhà nước về bảo vệ môi trường; có kiến thức về môi trường để tự giác thực hiện bảo vệ môi trường”.

• Ngày 2 tháng 12 năm 2003, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, xác định BVMT là bộ phận cấu thành không thể tách rời của chiến lược kinh tế - xã hội, là cơ sở quan trọng đảm bảo phát triển bền vững đất nước. Chiến lược đã đưa ra tám giải pháp, trong đó giải pháp đầu tiên là “Tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường”.

• Cụ thể hóa và triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước ngày 31 tháng 01 năm 2005, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Chỉ thị “Về việc tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường”. Chỉ thị đã xác định nhiệm vụ trọng tâm từ nay đến năm 2010 cho giáo dục phổ thông là trang bị cho HS kiến thức, kĩ năng về môi trường và bảo vệ môi trường bằng hình thức phù hợp trong các môn học và thông qua các hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp, xây dựng mô hình nhà trường xanh - sạch - đẹp phù hợp với các vùng, miền…

Các văn bản nêu trên đã khẳng định Đảng và Nhà nước ta đánh giá cao vai trò của công tác BVMT trong sự nghiệp phát triển bền vững quốc gia, nâng cao chất lượng cuộc sống của mọi tầng lớp nhân dân. Đồng thời, qua đó cũng cho thấy tầm quan trọng của việc giáo dục BVMT nhằm nâng cao nhận thức, ý thức về môi trường và BVMT cho công dân nói chung và cho HS nói riêng.

2. Mục tiêu giáo dục BVMT tỉnh Bạc Liêu trong các trường THPT

a. Mục tiêu chungViệc giáo dục BVMT nói chung nhằm đem lại cho người học các vấn đề cơ bản về môi trường như sau:

Là nền tảng của nền giáo dục quốc dân, với gần 18 triệu học sinh, chiếm hơn 20% dân số, và gần 80% tổng số học sinh, sinh viên toàn quốc, giáo dục phổ thông giữ vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành nhân cách người lao động mới. Tác động đến 18 triệu học sinh phổ thông là tác động đến hơn 20% dân số - chủ nhân tương lai của đất nước. Nếu đội ngũ này có sự chuyển biến về nhận thức, tư tưởng và hành vi, tất yếu sẽ có thay đổi lớn trong công tác BVMT.Đích quan trọng của giáo dục BVMT không chỉ làm cho mọi người hiểu rõ sự cần thiết phải BVMT mà quan trọng là phải có thói quen, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự với môi trường. Điều này phải được hình thành trong một quá trình lâu dài và phải bắt đầu ngay từ tuổi ấu thơ.Trong những năm học phổ thông, học sinh không những được tiếp xúc với thầy, cô giáo, bạn bè mà còn được tiếp xúc với khung cảnh trường lớp, bãi cỏ, vườn cây,… Việc hình thành cho học sinh tình yêu thiên nhiên, sống hòa đồng với thiên nhiên, quan tâm đến thế giới xung quanh, có thói quen sống ngăn nắp, vệ sinh phụ thuộc rất nhiều vào nội dung và cách thức giáo dục của chúng ta. Giáo dục BVMT phải được đưa vào chương trình giáo dục phổ thông nhằm bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, bồi dưỡng những xúc cảm, xây dựng cái thiện trong mỗi con người, hình thành thói quen, kĩ năng BVMT.

Các thầy, cô giáo cần nhận thức được tầm quan trọng của công tác giáo dục BVMT cho học sinh, có trách nhiệm triển khai công tác giáo dục BVMT phù hợp với điều kiện của nhà trường và địa phương.

b. Chủ trương của Đảng và Nhà nước, của ngành Giáo dục và Đào tạo về công tác giáo dục bảo vệ môi trường Nhận thức được tầm quan trọng của việc BVMT trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta chủ trương phát triển kinh tế đi đôi với BVMT và phát triển xã hội, đảm bảo phát triển bền vững quốc gia. Nhiều văn bản đã được ban hành nhằm thể chế hóa công

• Hiểu biết bản chất của các vấn đề cơ bản về môi trường: tính phức tạp, quan hệ nhiều mặt, nhiều chiều, tính hữu hạn của tài nguyên thiên nhiên và khả năng chịu tải của môi trường; quan hệ chặt chẽ giữa môi trường và phát triển của xã hội loài người, giữa môi trường địa phương, vùng, quốc gia với môi trường khu vực và toàn cầu.

• Nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của các vấn đề môi trường như một nguồn lực để sinh sống, lao động và phát triển của mỗi cá nhân, cộng đồng, quốc gia và quốc tế. Từ đó có thái độ, cách ứng xử đúng đắn trước các vấn đề môi trường, xây dựng quan niệm đúng về ý thức trách nhiệm, về giá trị nhân cách để dần hình thành các kĩ năng thu thập số liệu và phát triển sự đánh giá thẩm mỹ.

• Có tri thức, kĩ năng, phương pháp hành động để nâng cao năng lực lựa chọn phong cách sống, thích hợp với việc sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên; có thể tham gia có hiệu quả vào việc phòng ngừa và giải quyết các vấn đề môi trường cụ thể nơi bản thân đang sinh sống và làm việc.

b. Mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường tỉnh Bạc Liêu trong chương trình giáo dục phổ thông*Về kiến thức: HS hiểu biết về:• Khái niệm môi trường, hệ sinh thái; các thành

phần của môi trường và quan hệ giữa chúng.• Khai thác và sử dụng các nguồn tài

nguyên thiên nhiên, tái tạo tài nguyên và phát triển bền vững.

• Mối quan hệ tác động qua lại giữa dân số và môi trường.

• Sự ô nhiễm và suy thoái môi trường (hiện trạng, nguyên nhân, hậu quả).

• Các biện pháp BVMT ở địa phương.*Về thái độ - tình cảm: • Có tình cảm yêu quý, tôn trọng thiên nhiên.• Có tình yêu quê hương, đất nước, tôn

trọng di sản văn hóa.• Có thái độ thân thiện với môi trường và

ý thức được hành động trước những vấn đề nảy sinh, đang diễn ra ở môi trường địa phương.

tác BVMT, trong đó có công tác giáo dục BVMTvới nội dung cụ thể như sau:• Luật Bảo vệ môi trường năm 2005

được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XI kì họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005, thay thế Luật Bảo vệ môi trường năm 1993. Luật quy định về giáo dục BVMT và đào tạo nguồn nhân lực BVMT: + Công dân Việt Nam được giáo dục toàn diện về môi trường nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức BVMT.

+ Giáo dục về môi trường là một nội dung của chương trình chính khóa của các học phổ thông (trích Điều 107, Luật Bảo vệ môi trường).

• Ngày 15 tháng 11 năm 2004, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết 41/NQ/TƯ về “Bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Nghị quyết xác định quan điểm “Bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại; là yếu tố bảo đảm sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhân dân, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc gia và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta”.

Với phương châm “lấy phòng ngừa và hạn chế tác động xấu đối với môi trường là chính”, Nghị quyết coi công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức là giải pháp số một trong 7 giải pháp bảo vệ môi trường của nước ta và chủ trương: “Đưa nội dung giáo dục Bảo vệ môi trường vào chương trình, sách giáo khoa (SGK) của hệ thống giáo dục quốc dân, tăng dần thời lượng và tiến tới hình thành môn học chính khóa đối với các cấp học phổ thông” (trích Nghị quyết 41/NQ/TƯ).• Ngày 17 tháng 10 năm 2001, Thủ

tướng Chính phủ ký Quyết định 1363/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án “Đưa các nội dung Bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân” với mục tiêu: “Giáo dục học sinh, sinh viên các cấp học, bậc học, trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân có hiểu biết về pháp luật và chủ trương chính sách

Page 23: Giáo Dục Bảo Vệ Môi Trường Tỉnh Bạc Liêu Môn GDCD THPT

44 45

+ Hoạt động tham quan theo chủ đề: vườn quốc gia, khu bảo tồn, công viên, vườn thú, danh lam thắng cảnh, nơi xử lý rác, nhà máy, bảo tàng,…

+ Điều tra, khảo sát, nghiên cứu tình hình môi trường địa phương, thảo luận phương án xử lý.

+ Hoạt động trồng cây, xanh hóa nhà trường: (tổ chức nhân dịp tết trồng cây, ngày Môi trường thế giới 5/6,…).

+ Tổ chức thi tìm hiểu về môi trường: thi điều tra, sáng tác (vẽ, viết), văn nghệ về chủ đề môi trường.

+ Các hoạt động phong trào của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường: vệ sinh trường lớp, bản làng xanh – sạch – đẹp; tham gia chiến dịch truyền thông BVMT ở địa phương.

c. Các phương pháp giáo dục bảo vệ môi trườngGiáo dục BVMT là lĩnh vực giáo dục liên ngành, giáo dục BVMT sử dụng nhiều phương pháp dạy học của các bộ môn, chịu sự chi phối của các phương pháp đặc trưng bộ môn, nhưng nó cũng có những phương pháp có tính đặc thù. Vì vậy, ngoài các phương pháp chung như: thảo luận, trò chơi,…giáo dục BVMT thường vận dụng nhiều phương pháp khác như:

• Phương pháp tham quan, điều tra, khảo sát, nghiên cứu thực địa

• Có thể triển khai theo hai cách: + Tổ chức cho học sinh đi tham quan học tập ở khu bảo tồn thiên nhiên, nhà máy xử lý rác, khu chế xuất, danh lam thắng cảnh,…

+ Tổ chức thành lập nhóm học sinh tìm hiểu, nghiên cứu theo chuyên đề về tình hình môi trường ở trường học hoặc môi trường địa phương nơi mình đang sinh sống.

Các nhóm có nhiệm vụ: + Điều tra, tìm hiểu, nghiên cứu tình hình môi trường ở khu vực các em khảo sát.

+ Báo cáo kết quả, nêu phương án cải thiện môi trường.

• Phương pháp thí nghiệmVí dụ: Thí nghiệm ủ rác khi dạy về xử lý

• Có ý thức: + Quan tâm thường xuyên đến môi trường sống của cá nhân, của gia đình và cộng đồng.

+ Bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ rừng, nhất là hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển của địa phương.

+ Bảo vệ đất đai, bảo vệ nguồn nước và môi trường không khí.

+ Giữ gìn vệ sinh, an toàn thực phẩm, an toàn lao động.

+ Ủng hộ, chủ động tham gia các hoạt động BVMT, phê phán hành vi gây hại cho môi trường nơi mình đang sinh sống.

*Về Kĩ năng - hành vi: • Có kĩ năng phát hiện vấn đề môi trường

và ứng xử tích cực với các vấn đề nảy sinh ở môi trường địa phương.

• Có hành động cụ thể BVMT ở địa phương.• Tuyên truyền, vận động BVMT trong

gia đình, nhà trường, cộng đồng.

3. Nguyên tắc, phương thức, phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường trong trường trung học phổ thông

a. Nguyên tắc chung• Giáo dục BVMT là một lĩnh vực giáo

dục liên ngành, tích hợp vào các môn học và các hoạt động. Giáo dục BVMT không phải là ghép thêm vào chương trình giáo dục như là một bộ môn riêng biệt hay một chủ đề nghiên cứu mà nó là một hướng hội nhập vào chương trình. Thực chất của việc giáo dục BVMT là cách thức tiếp cận xuyên bộ môn.

• Mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục BVMT phải phù hợp với mục tiêu đào tạo của cấp học, góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo của cấp học.

• Giáo dục BVMT phải trang bị cho học sinh một hệ thống kiến thức tương đối đầy đủ về môi trường và kĩ năng BVMT, phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh. Hệ thống kiến thức và kĩ năng được triển khai qua các môn học và các hoạt động theo hướng tích hợp nội dung qua các môn học, thông qua chương trình dạy học chính khóa và

rác để biết khả năng phân hủy của từng loại rác. Hoạt động này giúp học sinh ý thức được việc sử dụng các loại bao bì đóng gói nào có lợi cho môi trường và sự cần thiết phải phân loại rác ngay từ khâu thu gom. Thí nghiệm về tiết kiệm năng lượng,…Ở nơi có điều kiện, người ta tiến hành nhiều thí nghiệm ảo bằng cách mô hình hóa qua chương trình phần mềm vi tính. Ví dụ: Mô hình chu trình nước; Mô hình sản xuất nước sạch; Mô hình về khí nhà kính,…

• Phương pháp khai thác kinh nghiệm thực tế để giáo dục

Môi trường có những vấn đề toàn cầu như tầng ôzôn; Trái Đất nóng lên,... nhưng cũng là những vấn đề rất gần gũi với học sinh như cơm ăn, nước uống, không khí để thở, mảnh sân, góc nhà, vườn cây,… Tất cả các sự vật-hiện tượng đó, các em có thể nhìn thấy, sờ thấy, nhận biết được qua trải nghiệm thực tế. Vì vậy, giáo viên cần tận dụng đặc điểm này để giáo dục các em.Ví dụ: Khi tìm hiểu về khối lượng rác thải, giáo viên không nên cung cấp ngay các số liệu mà tổ chức cho học sinh tham gia hoạt động điều tra lượng rác thải ở trường học, địa phương.

• Phương pháp hoạt động thực tiễnĐích cuối cùng mà giáo dục BVMT cần đạt tới là các hành động dù nhỏ nhưng thiết thực nhằm góp phần cải thiện môi trường ở nhà trường và địa phương. Hoạt động thực tiễn giúp học sinh ý thức được giá trị của lao động, rèn luyện kĩ năng, thói quen bảo vệ môi trường. Giáo viên có thể tổ chức các hoạt động như: trồng cây, thu gom rác, dọn sạch kênh mương,…

• Phương pháp giải quyết vấn đề cộng đồngỞ mỗi cộng đồng địa phương có thể có những vấn đề bức xúc về môi trường riêng; ví dụ: môi trường làng nghề, môi trường rừng, môi trường biển và ven bờ, môi trường ở khu vực công nghiệp,... giáo viên cần khai thác tình hình môi trường địa phương để giáo dục học sinh

các hoạt động ngoại khóa, đặc biệt coi trọng việc đưa vào chương trình Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

• Nội dung giáo dục BVMT phải chú ý khai thác tình hình thực tế môi trường của từng địa phương.

• Nội dung và phương pháp giáo dục BVMT phải chú trọng thực hành, hình thành các kĩ năng, phương pháp hành động cụ thể để HS có thể tham gia có hiệu quả vào các hoạt động BVMT của địa phương, của đất nước phù hợp với độ tuổi.

• Cách tiếp cận cơ bản của giáo dục BVMT là: Giáo dục về môi trường, trong môi trường và vì môi trường, đặc biệt là giáo dục vì môi trường. Coi đó là thước đo cơ bản hiệu quả của giáo dục BVMT.

• Phương pháp giáo dục BVMT nhằm tạo cho người học chủ động tham gia vào quá trình học tập, tạo cơ hội cho HS phát hiện các vấn đề môi trường và tìm hướng giải quyết vấn đề dưới sự tổ chức và hướng dẫn của giáo viên.

• Tận dụng các cơ hội để giáo dục BVMT nhưng phải đảm bảo kiến thức cơ bản của môn học, tính lôgic của nội dung, không làm quá tải lượng kiến thức và tăng thời gian của bài học.

b. Phương thức giáo dục bảo vệ môi trường• Giáo dục BVMT là một lĩnh vực giáo dục

liên ngành, vì vậy, được triển khai theo phương thức tích hợp. Nội dung giáo dục BVMT được tích hợp trong các môn học thông qua chương, bài cụ thể. Việc tích hợp thể hiện ở ba mức độ: mức độ toàn phần (toàn bài), mức độ bộ phận (lồng ghép) và mức độ liên hệ.

Ở THPT có thể tích hợp giáo dục BVMT ở tất cả các môn; tuy nhiên, một số môn có cơ hội tích hợp nhiều hơn như: Sinh học, Hóa học, Địa lý, Ngữ văn, Giáo dục công dân, Vật lý, Công nghệ,… • Các hoạt động giáo dục BVMT ngoài

lớp học: + Câu lạc bộ giáo dục bảo vệ môi trường: sinh hoạt theo các chủ đề bảo vệ rừng, bảo vệ động vật hoang dã, sử dụng năng lượng sạch,…

Page 24: Giáo Dục Bảo Vệ Môi Trường Tỉnh Bạc Liêu Môn GDCD THPT

46 47

cho đảm bảo tính thiết thực và hiệu quả. Phương pháp này đòi hỏi giáo viên phải thu thập số liệu, sự kiện và tìm hiểu tình hình môi trường địa phương, tổ chức các hoạt động phong trào phù hợp để học sinh tham gia góp phần cải tạo môi trường.• Phương pháp học tập theo dự ánĐối với học sinh THPT, có thể cho các em nghiên cứu một vấn đề về môi trường ở địa phương. Giáo viên là người hướng dẫn. Việc lựa chọn các vấn đề nghiên cứu nên vừa sức với học sinh và phù hợp điều kiện có của trường và của địa phương. Học tập theo dự án sẽ tạo hứng thú, đồng thời rèn luyện tính tự lập, phương pháp giải quyết vấn đề, hạn chế việc học thụ động của học sinh.• Phương pháp nêu gươngHành vi của người lớn là tấm gương có ý nghĩa giáo dục trực tiếp đối với học sinh. Muốn giáo dục học sinh có nếp sống văn minh, lịch sự và ứng xử tốt các vấn đề về về môi trường; trước hết giáo viên và các bậc phụ huynh cần phải thực hiện đúng các quy định của Luật BVMT của quốc gia.• Phương pháp tiếp cận kĩ năng

sống BVMTKĩ năng sống BVMT là khả năng ứng xử một cách tích cực và hiệu quả đối với các vấn đề đang diễn ra ở môi trường địa phương.Một số kĩ năng quan trọng cần phát triển là: Nhận biết và xử lí các vấn đề môi trường; phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật BVMT; xây dựng và thực hiện kế hoạch hành động vì môi trường. Trong quá trình giáo dục BVMT, giáo viên cần chú ý rèn luyện cho học sinh kĩ năng sống BVMT thông qua việc luyện tập, xử lý các tình huống cụ thể diễn ra ở môi trường địa phương.

4. Một số yêu cầu cơ bản

Dựa vào cấu trúc nội dung cúa bài học và nội dung tích hợp để thiết kế bài giảng. Trong đó, giáo dục BVMT chỉ là một phần được lồng ghép vào nội dung của bài học sao cho:

+ Dung lượng kiến thức của bài học không quá tải, phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh.

+ Mức độ liên hệ thực tiễn về giáo dục BVMT nhằm khai thác kiến thức, kĩ năng của bài học vận dụng vào việc giải quyết các vấn đề đang diễn ra ở môi trường địa phương.

Mục tiêu của bài học phải đạt được các yêu cầu cơ bản về chuẩn kiến thức, kĩ năng và mức độ liên hệ thực tiễn về giáo dục BVMT ở địa phương.Tổ chức và hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động thực tiễn giáo dục BVMT địa phương với các hình thức đa dạng, có sức hấp dẫn, phù hợp với đặc trưng bài học, với khả năng của học sinh và điều kiện cụ thể của địa phương.Tạo cơ hội và điều kiện cho học sinh được tham gia một cách tích cực, phát huy tối đa năng lực để khám phá và lĩnh hội kiến thức về giáo dục BVMT.Chú ý khai thác vốn kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm thực tiễn của học sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tích hợp để nâng cao hiệu quả của việc giáo dục BVMT qua môn học.Tạo cho học sinh có thói quen vận dụng những kiến thức và kĩ năng đã học vào giải quyết các vấn đề đang diễn ra ở môi trường địa phương.Sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học tích hợp một cách hợp lí, chú trọng khai thác các phương tiện và và vận dụng các kĩ thuật dạy học để nâng cao hiệu quả việc tích hợp giáo dục BVMT qua từng tiết học.Phải chuẩn bị chu đáo và tổ chức quản lí thật chặt chẽ để đảm bảo sự an toàn tuyệt đối cho học sinh khi tổ chức các hoạt động ngoài nhà trường, du lịch hay tham quan thực tế.

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Học sinh cần biết

• Các thành phần tự nhiên là môi trường sống và tồn tại của con người.

• Sự cần thiết phải khai thác, sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường để đảm bảo phát triển bền vững của quốc gia nói chung và ở Bạc Liêu nói riêng.

• Mối quan hệ giữa dân số và môi trường (sự gia tăng dân số, quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa nông thôn, các hoạt động của con người)

• Một số vấn đề cơ bản về môi trường và tài nguyên thiên nhiên cần phải quan tâm trên qui mô toàn cầu, quốc gia và ở địa phương.

• Các vấn đề môi trường được đặt ra ở Bạc Liêu: + Sự tác động của con người đến môi trường.

+ Ảnh hưởng môi trường đối với sản xuất và đời sống con người.

+ Hiện trạng khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường.

2. Kĩ năng, hành vi

• Thu thập và xử lí thông tin để thấy rõ thực trạng tài nguyên thiên nhiên và sự biến đổi môi trường ở địa phương.

• Phát hiện những biểu hiện ô nhiễm môi trường nơi mình đang sinh sống.

• Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm môi trường ở địa phương.

3. Thái độ, tình cảm• Phải có thái độ tôn trọng, yêu quí

thiên nhiên.• Có ý thức giữ gìn, bảo vệ các thành

phần của môi trường tự nhiên.• Ủng hộ các chính sách bảo vệ môi

trường và phê phán mọi hành vi khai thác bừa bãi các nguồn tài nguyên thiên nhiên, làm ảnh hưởng xấu đến môi trường ở địa phương.

II. CHƯƠNG TRÌNH TÍCH HỢP GIÁO DỤC BảO VỆ MÔI TRƯỜNG TỈNH BẠC LIÊU TRONG MÔN GDCD

Giáo dục công dân (GDCD) là môn học có vai trò chủ chốt trong việc giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức, pháp luật và lối sống cho học sinh. Do đó có khả năng tích hợp giáo dục nhiều vấn đề xã hội, trong đó có giáo dục môi trường.

Đặc trưng của môn GDCD là không chỉ cung cấp cho học sinh kiến thức của môn học phù hợp với đặc điểm lứa tuổi mà điều quan trọng hơn là hình thành và phát triển những kĩ năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. Vì vậy, việc thực hiện nhiệm vụ tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong quá trình dạy học bộ môn GDCD ở bậc THPT là thuận lợi và rất dễ thực hiện.

Việc giáo dục bảo vệ môi trường qua môn Sinh học ở bậc THPT là quá trình hình thành và phát triển cho các em nhận thức và có thói quen quan tâm đến môi trường, nhất là môi trường nơi các em đang sinh sống. Thông qua đó, hình

Phần thứ haiGIÁO DỤC BảO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG MÔN GDCD Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH BẠC LIÊU

Page 25: Giáo Dục Bảo Vệ Môi Trường Tỉnh Bạc Liêu Môn GDCD THPT

48 49

Tên bài Địa chỉ tích hợp Nội dung giáo dục BVMT có thể tích hợp

Kiểu tích hợp

Bài 1Công dân

với phát triển kinh tế

Mục 3.a

- Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường. - Biện pháp giải quyết hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường, sao cho vừa giữ tăng trưởng kinh tế vừa không ảnh hưởng xấu đến môi trường.

Liên hệ

Bài 11Chính sách dân số và giải quyết việc làm

Mục 1.a

- Tốc độ dân số tăng nhanh, chất lượng dân số thấp, mật độ dân số cao và phân bố thiếu hợp lí là một trong các nguyên nhân làm cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường.

- Sự gia tăng dân số và phân bố dân cư và ảnh hưởng của nó tới việc khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường ở địa phương.

- Ủng hộ và tích cực tham gia tuyên truyền chính sách dân số của Nhà nước và địa phương phù hợp với lứa tuổi.

Liên hệ

Bài 12Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường

Toàn bài

- Mối quan hệ giữa môi trường và đời sống con người. - Y nghĩa của việc khai thác, sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.

- Thực trạng khai thác tài nguyên thiên nhiên và sự tác động của nó tới các thành phần của môi trường ở địa phương.

- Sự cần thiết phải khai thác, sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường để phát triển bền vững.

- Một số chủ trường, chính sách cơ bản về khai thác, sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường của Nhà nước và địa phương.

- Trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện chính sách bảo vệ môi trường.

- Phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi làm ảnh hưởng xấu đến môi trường ở địa phương.

- Sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên trong sản xuất và sinh hoạt hằng ngày.

Lồng ghép, liên hệ

* LỚP 11thành cho các em thái độ, ý thức đúng đắn và các kĩ năng cần thiết để có những hành động hài hòa với môi trường trong đời sống hằng ngày. Đồng thời, cũng có thể hoạt động một cách độc lập hoặc phối hợp với các cá nhân khác hay tập thể để cùng nhau tìm ra các biện pháp giải quyết các vấn đề môi trường hiện tại và ngăn chặn những vấn đề về môi trường có thể xảy ra trong tương lai, tạo

điều kiện cho sự phát triển bền vững.Tuy nhiên việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường tỉnh Bạc Liêu vào nội dung chương trình môn GDCD ở bậc THPT, giáo viên cần chú ý lựa chọn các địa chỉ, nội dung và kiểu tích hợp sao cho hợp lí và đem lại hiệu quả.

Tên bài Địa chỉ tích hợp Nội dung giáo dục BVMT có thể tích hợp

Kiểu tích hợp

Bài 2Thế giới vật chất tồn tại khách quan

Mục 2.c

- Con người có thể cải tạo môi trường tự nhiên nhưng phải tuân theo qui luật khách quan của thế giới tự nhiên.

- Hậu quả của việc cải tạo không hợp lí, tác động tiêu cực tới môi trường tự nhiên không tuân theo qui luật khách quan và ảnh hưởng xấu đến đời sống con người.

- Phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và môi trường tự nhiên ở địa phương bị suy thoái.

- Tích cực tham gia các hoạt động phong trào bảo vệ môi trường tự nhiên ở địa phương phù hợp với lứa tuổi.

L ồ n g g h é p , liên hệ

Bài 8Tồn tại

xã hội và ý thức xã hội

Mục 1

- Khái niệm môi trường tự nhiên. - Môi trường tự nhiên là 01 trong các yếu tố của tồn tại xã hội. - Vai trò của môi trường tự nhiên đối với sự tồn tại và phát triển

của xã hội loài người. - Tác động tiêu cực của con người đến môi trường tự nhiên và

hậu quả của nó. - Sự biến đổi và nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi môi trường ở

địa phương, ảnh hưởng của nó tới sản xuất và đời sống dân cư. - Phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi tiêu cực, làm ảnh hưởng xấu đến môi trường ở địa phương.

Liên hệ

Mục 3.b

- Tác động của nhận thức về môi trường đến sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.

- Nhận thức được tác hại của ô nhiễm môi trường, thúc đẩy con người có hành động cụ thể bảo vệ môi trường, có tác động tích cực đến tồn tại xã hội, tạo điều kiện để phát triển bền vững. Ngược lại thiếu hiểu biết sẽ có những việc làm gây tổn hại môi trường và sự tồn tại của xã hội.

- Tích cực tham gia các hoạt động phong trào bảo vệ, gìn giữ môi trường ở địa phương, trường học xanh-sạch-đẹp.

Bài 15Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại

Mục 1

- Vai trò của môi trường đối với cuộc sống của con người. - Thực trạng môi trường hiện nay và những biến đổi môi trường

ở địa phương. - Hậu quả của ô nhiễm, suy thoái môi trường đối với sự tồn tại và

phát triển của xã hội loài người. - Những tác động tiêu cực của con người đối với môi trường ở địa phương và hậu quả của nó.

- Có thái độ đúng, thực hiện tốt các chính sách của Nhà nước và địa phương về bảo vệ môi trường.

Liên hệ

* LỚP 10

Page 26: Giáo Dục Bảo Vệ Môi Trường Tỉnh Bạc Liêu Môn GDCD THPT

50 51

Trên đây là những địa chỉ và nội dung giáo dục bảo vệ môi trường tỉnh Bạc Liêu có thể tích hợp trong quá trình dạy học bộ môn Giáo dục công dân (GDCD) ở bậc THPT sát với nội dung của dự án. Ngoài ra, các phần nội dung của các bài còn lại, giáo viên có thể lựa chọn nội dung và phương thức tích hợp sao cho phù hợp với mục tiêu của bài học, đem lại hiệu quả.

III. PHƯƠNG THỨC TÍCH HỢP GIÁO DỤC BảO VỆ MÔI TRƯỜNG TỈNH BẠC LIÊU TRONG MÔN GDCD

1. Quan niệm về tích hợp

Quan điểm tiếp cận tích hợp cho phép xem xét các sự vật, hiện tượng trong một cách nhìn tổng thể đang trở thành xu hướng tất yếu trong thời đại ngày nay. Các môn, các ngành học ứng dụng tiếp cận tích hợp ở nhiều mặt khác nhau, trong giáo dục, tích hợp kiến thức và tích hợp dạy học là cơ bản nhất.

• Tích hợp kiến thức là sự liên kết, kết hợp, lồng ghép tri thức của các khoa học khác nhau có liên quan với nhau thành một tập hợp kiến thức thống nhất.

• Tích hợp dạy học là quá trình dạy học trong đó có sự lồng ghép, liên hệ những tri thức khoa học, những quy luật chung gần gũi với nhau, qua đó người học không chỉ lĩnh hội được tri thức khoa học của môn học chính mà cả tri thức của khoa học tích hợp, từ đó hình thành cho người học cách nhìn khái quát hơn đối với các khoa học có cùng đối tượng nghiên cứu, đồng thời có được phương pháp xem xét vấn đề một cách logic và biện chứng.

Môi trường là một môn khoa học liên ngành, ở mỗi góc độ khác nhau của môi trường chúng ta đều thấy có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp với các ngành khoa học khác. Chính vì vậy, cách tiếp cận tích hợp trong giáo dục môi trường là mang tính tất yếu, đồng thời thể hiện được tính đặc trưng của giáo dục môi

trường. Hơn nữa, việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học các môn học ở các trường học sẽ góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện của mục tiêu giáo dục phổ thông.Tuy nhiên, cần phải hiểu tích hợp giáo dục môi trường không phải là phép cộng các nội dung giáo dục môi trường vào nội dung các môn học, mà phải dựa trên các mối quan hệ qua lại chặt chẽ giữa giáo dục môi trường và mỗi môn học để tạo ra cách nhìn bao quát hơn về môi trường. Ở trường học, nếu mỗi môn học có liên quan đến môi trường đều thực hiện tốt việc tích hợp giáo dục môi trường, học sinh sẽ có nhiều khả năng hơn để “nhìn” thấy môi trường trong một “bức tranh tổng thể”. Điều này rất quan trọng trong việc nhìn nhận các vấn đề về môi trường, vì để tìm ra nguyên nhân một vấn đề môi trường cụ thể không thể chỉ xem xét một yếu tố, một thành phần đơn lẻ.Đối với chương trình GDCD, tích hợp kiến thức giáo dục môi trường đã được thực hiện trong nội dung sách giáo khoa theo cuốn tài liệu “Giáo dục bảo vệ môi trường” của Bộ GD&ĐT. Đó là sự kết hợp một cách có hệ thống các kiến thức về môi trường vào nội dung kiến thức GDCD dựa trên mối quan hệ, lôgic khoa học và thực tiễn tạo thành một nội dung thống nhất trong từng bài, từng chương. Chính vì vậy, không phải bất cứ chỗ nào trong chương trình của môn học hoặc trong nội dung của bài học nào cũng có thể tích hợp nội dung môi trường và nếu có thì mức độ và thời lượng cũng rất khác nhau, tùy thuộc vào sự gần gũi và mối quan hệ khoa học giữa chúng.Thực chất việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường tỉnh Bạc Liêu chỉ là một phần nội dung cụ thể của giáo dục môi trường nói chung trong quá trình dạy học môn GDCD mà thôi.

2. Các kiểu tích hợp

Việc tích hợp giáo dục môi trường nói chung và tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường tỉnh Bạc Liêu nói riêng trong môn GDCD thường được thực hiện theo hai

Tên bài Địa chỉ tích hợp Nội dung giáo dục BVMT có thể tích hợp

Kiểu tích hợp

Bài 7Công dân

với các quyền dân chủ

Mục 3.b

- Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

- Cách thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo và cách giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

- Trách nhiệm của cơ quan nhà nước giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường.

- Tích cực tham gia tuyên truyền và thực hiện tốt quyền công dân trong việc bảo vệ môi trường ở địa phương.

- Phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường ở địa phương.

Liên hệ

Bài 9Pháp luật với sự phát triển bền vững của

đất nước

Mục 1Mục 2.d

- Những kiến thức cơ bản về bảo vệ môi trường. - Một số nội dung cơ bản của pháp luật về: + Bảo vệ và phát triển rừng. + Bảo vệ đa dạng sinh học. - Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường

là điều kiện để phát triển bền vững. - Thực trạng môi trường và nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi

môi trường ở địa phương. - Lên án những hành vi khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên bừa bãi, làm ảnh hưởng xấu đến môi trường, nhất là môi trường sinh thái ở địa phương.

Liên hệ

Bài 10Pháp luật với

hòa bình và sự phát triển tiến bộ của nhân

loại

Mục 1Mục 3.c

- Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường trên phạm vi toàn cầu. - Các điều ước quốc tế quan trọng về bảo vệ môi trường. - Mối quan hệ giữa điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia

trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. - Trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện các điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia về bảo vệ môi trường ở địa phương.

- Ủng hộ và tích cực tham gia tuyên truyền chính sách bảo vệ môi trường ở địa phương.

Liên hệ

* LỚP 12

Page 27: Giáo Dục Bảo Vệ Môi Trường Tỉnh Bạc Liêu Môn GDCD THPT

52 53

trường bị ô nhiễm ? Biện pháp khắc phục ?• Các bài đọc thêm:Ví dụ: Khi dạy xong bài 10 – Thực hành “Pháp luật với hòa bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại” – GDCD 12, giáo viên yêu cầu học sinh về nhà đọc thêm về “Hội nghị biến đổi khí hậu toàn cầu”, “Điều ước quốc tế về môi trường”.

• Câu hỏi đánh giá sự vận dụng, tư duy logic:

Ví dụ: Khi dạy xong nội dung bài 9 – “Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước” – GDCD 12, giáo viên có thể đặt câu hỏi để kiểm tra đánh giá khả năng vận dụng vào thực tiễn của học sinh. Cụ thể như sau:Vì sao phải đẩy mạnh việc bảo vệ hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển và môi trường sinh thái biển Bạc Liêu?Tích hợp theo kiểu liên hệ chính là tích hợp dạy học, bởi vì về mặt kiến thức thì nội dung giáo dục môi trường không có các mục nội dung cụ thể trong bài học GDCD, nhưng thông qua quá trình dạy học, bằng các biện pháp như hỏi đáp, đưa ra hình ảnh minh họa hoặc sử dụng bài tập về nhà, bài đọc thêm… kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường địa phương đã được đưa vào một cách hợp lí. Đồng thời, qua đó mối quan hệ giữa giáo dục môi trường và nội dung của bộ môn GDCD cũng sẽ được làm rõ, học sinh được hình thành những khái niệm mới, chung hơn cho cả giáo dục môi trường và GDCD.

Liên hệ là kiểu tích hợp phổ biến cho đa số các môn học, tuy nhiên việc tiếp cận theo kiểu này, giáo viên dạy bộ môn GDCD không những phải thành thạo kiến thức môn chính mà còn phải nắm vững cả kiến thức giáo dục môi trường thì mới có thể nhận ra mối liên quan giữa chúng. Tiếp theo đó là phải lựa chọn biện pháp dạy học cũng như nội dung giáo dục bảo vệ môi trường địa phương để liên hệ trong từng nội dung bài học một cách phù hợp. Kiểu liên hệ có ưu điểm là rất linh hoạt và giáo viên có thể cập nhật thường xuyên các kiến thức về môi

trường nói chung cũng như các thông tin về môi trường ở địa phương để thực hiện nhiệm vụ tích hợp trong quá trình dạy học bộ môn GDCD.Bên cạnh tích hợp kiến thức giáo dục môi trường vào các phần nội dung của bài học, tích hợp dạy học sẽ thực hiện việc chuyển tải kiến thức giáo dục môi trường bằng các biện pháp và phương pháp dạy học khác nhau. Vì thế, tích hợp dạy học có vai trò đắc lực trong việc hình thành và rèn luyện các kĩ năng, ý thức và hành vi của học sinh đối với việc bảo vệ môi trường, nhất là môi trường nơi các em đang sinh sống.

3. Các hình thức tổ chức dạy học giáo dục bảo vệ môi trường tỉnh Bạc Liêu qua môn GDCD

Có thể tích hợp giáo dục môi trường nói chung và giáo dục bảo vệ môi trường tỉnh Bạc Liêu nói riêng vào trong cả hai hình thức dạy học chủ yếu ở các trường THPT trong tỉnh, đó là dạy học nội khóa (chính khóa) và ngoại khóa.

a) Dạy học nội khóaDạy học nội khóa là hình thức dạy học chính, chiếm chủ yếu thời gian học tập của học sinh ở trường và diễn ra liên tục trong suốt cả năm học. Dạy học nội khóa bao gồm các tiết dạy trên lớp, các giờ thực hành ở phòng thí nghiệm, một số giờ học ngoài lớp học với nội dung bám sát nội dung sách giáo khoa, phân phối chương trình về cả thời gian lẫn khối lượng kiến thức.

Tích hợp giáo dục môi trường qua dạy học nội khóa có ưu điểm là giáo dục môi trường được dạy một cách chính thức song song với việc dạy học GDCD, diễn ra liên tục và được đánh giá qua các tiết dạy cụ thể. Để có thể thay đổi nhận thức, hình thành ý thức, thái độ cũng như hành vi cho học sinh thì việc giáo dục liên tục trong một thời gian dài là yếu tố quan trọng. Chính vì vậy, hình thức dạy học nội khóa phải là hình thức chủ yếu khi tích hợp giáo dục môi trường nói chung và

kiểu chủ yếu, đó là kiểu lồng ghép và kiểu liên hệ. a. Kiểu lồng ghepNhững kiến thức cơ bản về giáo dục môi trường được coi như là một bộ phận cấu thành trong nội dung chương trình của bộ môn GDCD, đó là những phần kiến thức chung của cả hai môn giáo dục môi trường và GDCD. Tùy thuộc vào mục tiêu và tính chất của nội dung bài học mà “khối lượng” kiến thức giáo dục môi trường có thể lồng ghép ở các mức độ khác nhau.

Trong nhiều trường hợp có thể thấy có những phần nội dung, bài học vừa có kiến thức trong giáo dục môi trường vừa có kiến thức trong nội dung môn GDCD, chúng đan xen lẫn nhau.Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường tỉnh Bạc Liêu là một phần kiến thức thực tế sẽ được lồng ghép vào các phần nội dung của bài học trong chương trình môn GDCD ở bậc THPT.Ví dụ:Ở lớp 10: Bài 2 – “Thế giơi vât chât tồn tại khách quan”.Bài 8 – “Tồn tại xã hội và ý thức xã hội”.Bài 15 – “Công dân vơi một số vân đê câp thiết cua nhân loại”.Ở lớp 11: Bài 1 – “Công dân vơi phát triển kinh tế”.Bài 11 – “Chính sách dân số và giai quyết việc làm”.Bài 12 – “Chính sách tài nguyên và bao vệ môi trường”.Ở lớp 12: Bài 7 – “Công dân vơi các quyên dân chu”.Bài 9 – “Pháp luât vơi sư phát triển bên vưng cua đât nươc”.Bài 10 – “Pháp luât vơi hoa binh và sư phát triển tiến bộ cua nhân loại”.

Kiểu lồng ghép, tích hợp giáo dục môi trường thể hiện ở cả tích hợp kiến thức và tích hợp dạy học. Khi dạy nội dung của các bài trên, giáo viên sẽ thực hiện việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường tỉnh Bạc Liêu, tuy nhiên cần chú ý nêu rõ mối quan hệ giữa hai khoa học giáo dục

môi trường và GDCD thông qua phần kiến thức chung này đảm bảo đạt được mục tiêu dạy học của bộ môn GDCD và mục tiêu của việc giáo dục bảo vệ môi trường ở địa phương.Tích hợp kiến thức theo kiểu lồng ghép là dạng phổ biến cho những môn học như Địa lí, Sinh học, Hóa học, GDCD… những môn có mối quan hệ mật thiết với Khoa học Môi trường về mặt đối tượng nghiên cứu hoặc tính lôgic khoa học về nội dung.

b. Kiểu liên hệ

Tích hợp theo kiểu liên hệ, kiến thức giáo dục môi trường không có trong nội dung chương trình GDCD một cách rõ ràng như là một bài, một phần nội dung cụ thể nào. Nếu chỉ “nhìn bề ngoài” thì chưa thấy có liên quan gì giữa giáo dục môi trường và nội dung bài học, nhưng thực tế kiến thức của rất nhiều phần nội dung của bài học có liên quan đến giáo dục môi trường. Bởi vậy, tích hợp kiểu liên hệ là bổ sung những kiến thức, kĩ năng cơ bản về giáo dục môi trường nói chung và giáo dục bảo vệ môi trường tỉnh Bạc Liêu nói riêng có liên quan đến nội dung của các bài học trong chương trình của bộ môn GDCD ở bậc THPT. Hình thức và mức độ bổ sung kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường tỉnh Bạc Liêu theo kiểu liên hệ trong quá trình dạy học GDCD cũng khá đa dạng, có thể thực hiện như sau:

• Câu hỏi liên hệ:Ví dụ: Khi dạy mục 1, bài 8 – “Tồn tại xã hội và ý thức xã hội” – GDCD 10, giáo viên có thể đặt câu hỏi như sau:Cần phải làm gì để bảo vệ môi trường tự nhiên ở địa phương?• Bài tập về nhà:Ví dụ: Khi dạy xong nội dung bài 12 – “Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường”- GDCD 11, giáo viên có thể giao cho học sinh bài tập về nhà như sau:Tìm hiểu nguyên nhân làm cho tài nguyên thiên nhiên ở địa phương bị suy giảm và môi

Page 28: Giáo Dục Bảo Vệ Môi Trường Tỉnh Bạc Liêu Môn GDCD THPT

54 55

• Ngoại khóa chung:Hoạt động ngoại khóa chung thường là các hoạt động phong trào nằm trong kế hoạch chỉ đạo của nhà trường, của các tổ chức đoàn thể (Đoàn thanh niên, Công đoàn …). Những hoạt động này đã có sự thống nhất về thời gian và thường được triển khai thực hiện cho tất cả học sinh trong trường, dưới nhiều hình thức với các chủ đề rất đa dạng. Các chủ đề về môi trường thường gắn liền với việc hưởng ứng các ngày như: “Ngày môi trường thế giới”, “Ngày thế giới không hút thuốc lá”, “Ngày khí tượng thế giới”… Các dạng hoạt động ngoại khóa chung cũng rất đa dạng, dưới nhiều hình thức như tổ chức giao lưu, mời nói chuyện về môi trường; tổ chức cuộc thi tìm hiểu về môi trường ở địa phương.

Ví dụ: Để hưởng ứng “Ngày môi trường thế giới”, giáo viên các bộ môn GDCD, Sinh học và Địa Lí cùng với Đoàn trường phối hợp tổ chức phát động một cuộc thi “Tìm hiểu về môi trường ở địa phương” cho tất cả học sinh trong trường. Nội dung và hình thức dự thi dưới nhiều hình thức khác nhau: bài viết, hình ảnh, tiểu phẩm … Thể lệ cuộc thi sẽ được Ban tổ chức triển khai, thông báo cho tất cả học sinh trong trường biết một cách cụ thể. Sau một thời gian (khoảng 01 tháng), kết quả sẽ được tổng kết và lựa chọn những bài viết, tiểu phẩm đạt giải cao công diễn vào một buổi nào đó theo đúng kế hoạch đã định.

Các hoạt động ngoại khóa có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành thái độ và góp phần hình thành những chuyển biến trong hành vi của học sinh, bởi các hoạt động ngoại khóa là cơ hội để các em học sinh bộc lộ khả năng độc lập, củng cố những kiến thức đã được học từ các môn học, tìm hiểu các vấn đề trong thực tiễn có liên quan, nối liền kiến thức trong bài học với thực tiễn, vận dụng các kiến thức đã có trong việc nhận ra và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn. Đặc biệt là đối với giáo dục môi trường, qua các hoạt động ngoại khóa

học sinh có được cách nhìn nhận vấn đề môi trường một cách đầy đủ. Đó là cơ sở và động lực để các em có được thái độ và hành vi đúng đắn, tự giác tham gia các hoạt động phong trào bảo vệ môi trường ở địa phương.

4. Phương pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường tỉnh Bạc Liêu trong dạy học môn GDCD

Hệ thống kiến thức của bộ môn GDCD có liên quan khá nhiều tới nội dung giáo dục môi trường, nên việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường ở địa phương vào nội dung của các bài học trong quá trình dạy học GDCD có thể sử dụng các phương pháp dạy học GDCD để thực hiện. Mục tiêu của giáo dục môi trường không chỉ hình thành cho học sinh kiến thức về môi trường mà còn hình thành cho các em mối quan tâm, thái độ đúng đắn, các kĩ năng cần thiết, từ đó mới có thể hình thành hoặc có sự chuyển biến trong hành vi của các em đối với việc bảo vệ môi trường ở địa phương – môi trường nơi các em đang sinh sống. Để đạt mục tiêu đó thì phải sử dụng các phương pháp dạy học theo hướng tích cực, lấy học sinh làm trung tâm. Đồng thời đây cũng là việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng dạy học của bộ môn theo hướng tích cực. Các phương pháp dạy học theo hướng tích cực đưới đây có thể sử dụng trong tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường Bạc Liêu trong quá trình dạy học GDCD ở các trường THPT trong tỉnh.

a) Phương pháp thuyết trìnhThuyết trình là phương pháp dạy học truyền thống, chủ yếu dùng lời nhưng vẫn có tính tích cực nếu thuyết trình theo kiểu nêu vấn đề hoặc thuyết trình giải quyết vấn đề, kết hợp với sự minh họa và khai thác tốt các phương tiện dạy học trực quan (bản đồ, tranh ảnh, sơ đồ, bảng số liệu…) Trong dạy học tích hợp giáo dục môi trường, thuyết trình có thể sử dụng một cách hiệu quả trong trường hợp kết hợp

giáo dục bảo vệ môi trường tỉnh Bạc Liêu nói riêng trong quá trình dạy học GDCD ở các trường THPT trong tỉnh.Hình thức dạy học nội khóa, nội dung giáo dục môi trường được tích hợp trong quá trình dạy học GDCD dựa trên các kiểu tích hợp lồng ghép hoặc liên hệ vào nội dung các bài học. Giáo viên là người trực tiếp tổ chức thực hiện dạy học những nội dung tích hợp giáo dục môi trường.

Dạy học nội khóa trong thực tế hiện nay mới chỉ chú trọng tới các tiết học trên lớp mà chưa chú ý dành thời gian cho các tiết học ngoài lớp (dạy học trong môi trường). Với những môn học có nội dung, kiến thức đề cập khá nhiều về thế giới tự nhiên như môn GDCD và giáo dục môi trường thì việc tổ chức cho học sinh học tập trong môi trường thực tế không những gây hứng thú học tập, tác động sâu sắc đến nhận thức của học sinh mà còn cung cấp cho học sinh các kinh nghiệm thực tiễn không thể có được trong lớp học. Đó cũng là một trong những biện pháp hữu hiệu trong việc giáo dục lòng yêu quê hương, ý thức và thái độ của học sinh đối với môi trường ở địa phương.

b) Dạy học ngoại khóaSong song với hình thức dạy học chính khóa, các trường THPT còn có hoạt động ngoại khóa, đây là một hình thức học tập rất linh hoạt cả về thời gian lẫn nội dung, địa điểm cũng như hình thức tổ chức và có sự tham gia của các giáo viên thuộc các bộ môn khác nhau, các tổ chức đoàn thể như Đoàn thanh niên, Công đoàn, Phụ nữ và lãnh đạo nhà trường. Vì thế, hình thức dạy học ngoại khóa không chỉ thuần túy là những hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, mà nó còn có ý nghĩa rất lớn trong việc giáo dục bảo vệ môi trường địa phương.Dạy học ngoại khóa có thể chia làm 2 loại: ngoại khóa bộ môn và ngoại khóa chung. Ngoại khóa bộ môn:Hoạt động ngoại khóa bộ môn là các hoạt động liên quan trực tiếp đến kiến thức môn học nhưng không nằm trong

phân phối chương trình môn học đó. Ngoại khóa bộ môn có thể được tổ chức ở từng lớp hoặc cho từng khối, cũng có thể cho toàn trường. Nếu ở từng lớp thì do giáo viên bộ môn của lớp đó tổ chức cho học sinh tiến hành, nếu chung cho cả khối thì do các giáo viên bộ môn dạy khối đó cùng hợp tác tổ chức cho học sinh học tập. Ví dụ: Các giáo viên GDCD của trường cùng nhau tổ chức buổi sinh hoạt ngoại khóa với chủ đề “Tìm hiểu về môi trường ở địa phương”.Ngoại khóa bộ môn có thể áp dụng nhiều hoạt động như: thi tìm hiểu về một chủ đề trong môn học, thi viết, vẽ chủ đề, phổ biến thông tin thực tiễn có liên quan đến bộ môn, chơi trò chơi… Nội dung các hoạt động dựa trên nền tảng kiến thức bộ môn, qua đó học sinh được củng cố, mở rộng kiến thức, rèn luyện các kĩ năng và tìm hiểu các ứng dụng cũng như các vấn đề thực tiễn có liên quan đến nội dung môn học. Đây là một hình thức dạy học có thể dễ dàng thực hiện nhiệm vụ tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường ở địa phương một cách tích cực, giải quyết những hạn chế về thời gian và khối lượng nội dung tích hợp mà dạy học chính khóa không thể thực hiện được.

Ví dụ: Sau khi học xong nội dung của Bài 9 – “Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước” – GDCD 12, các giáo viên dạy GDCD cùng nhau tổ chức cho học sinh một đợt phát động phong trào thi tìm hiểu về tình hình đa dạng sinh học hiện nay ở địa phương hoặc tổ chức viết bài, sưu tầm các mẩu chuyện về các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng ở địa phương; hoặc phát động phong trào thực hiện các hành động nhằm góp phần bảo tồn đa dạng sinh học ở địa phương. Sau một thời gian (khoảng 01 tháng) sẽ tổ chức tổng kết bằng một buổi ngoại khóa để học sinh báo cáo kết quả, giáo viên bộ môn là các thành viên trong Ban tổ chức (giám khảo) đánh giá kết quả và trao phần thưởng.

Page 29: Giáo Dục Bảo Vệ Môi Trường Tỉnh Bạc Liêu Môn GDCD THPT

56 57

b) Phương pháp đàm thoại gợi mở Phương pháp này thường được sử dụng đối với hình thức hoạt động cả lớp, hoặc cá nhân. Sử dụng hệ thống câu hỏi và những dẫn dắt, giúp học sinh trả lời các câu hỏi do giáo viên đề ra để các em tìm hiểu và lĩnh hội những kiến thức về môi trường, các biện pháp bảo vệ môi trường ở địa phương.Hoạt động của giáo viên và học sinh trong phương pháp đàm thoại gợi mở được thể hiện qua phương thức và tiến trình thực hiện như sau:

+ Giáo viên nêu ra câu hỏi chính có tác dụng định hướng nội dung cần tìm hiểu về môi trường.

+ Giáo viên đưa ra những câu hỏi phụ có tính chất gợi ý, chẻ nhỏ nội dung của câu hỏi chính bằng những câu hỏi đơn giản, dễ hiểu và học sinh dễ trả lời..

+ Tổ chức cho học sinh phát biểu ý kiến, nhận xét và góp ý cho nhau theo nội dung yêu cầu của những câu hỏi phụ dưới sự điều khiển của giáo viên.

+ Từ nội dung trả lời của các câu hỏi phụ, bằng phương pháp qui nạp và suy diễn, giáo viên tổng kết và rút ra kết luận. Phần kết luận của giáo viên chính là nội dung trả lời của câu hỏi chính đã nêu ra ban đầu.

+ Liên hệ thực tế ở địa phương và giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường nơi mình đang sinh sống.

Ví dụ: Khi dạy bài 12, mục 2 – “Mục tiêu và phương hướng cơ bản của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường” – GDCD 11, giáo viên đưa ra một câu hỏi có tính chất định hướng nội dung chính như sau:Vì sao khai thác, sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường sẽ tạo điều kiện để phát triển kinh tế-xã hội bền vững ?

Tiếp theo, giáo viên cung cấp tư liệu (phim ảnh, bảng số liệu, biểu đồ…) về hoạt động khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và thực trạng môi trường ở nước ta hiện nay, yêu cầu học sinh chú ý quan sát và trả lời các câu hỏi:

+ Em có nhận xét gì về tình hình khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay?

+ Hãy nêu những hậu quả do việc khai thác bừa bãi tài nguyên thiên nhiên, thiếu ý thức bảo vệ môi trường đối với việc phát triển kinh tế-xã hội đất nước?

+ Y nghĩa của việc sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường?

Sau khi học sinh đã trả lời xong nội dung của các câu hỏi trên, giáo viên tổng kết và liên hệ thực tế ở địa phương.Phương pháp đàm thoại gợi mở thường giúp học sinh dễ hiểu những vấn đề về môi trường hơn. Các em được cùng tham gia xây dựng bài nên sẽ hoạt động sôi nổi hơn, qua đó kỹ năng tư duy được khai thác và phát triển. Phương pháp này còn phản ảnh được mức độ hiểu và nắm vững kiến thức cơ bản của học sinh, đồng thời giáo viên có thể phát hiện được những điểm yếu của học sinh và có biện pháp khắc phục ngay những điểm yếu đó.

Tuy nhiên phương pháp đàm thoại gợi mở có nhược điểm là cần nhiều thời gian hơn. Mặt khác, nếu thực hiện theo hình thức tổ chức hoạt động đồng loạt (cả lớp) thì thường chỉ có một số ít học sinh tham gia thực sự nên giáo viên cần lựa chọn nội dung và hình thức tổ chức hoạt động để vận dụng cho thích hợp, lôi cuốn tất cả các đối tượng học sinh vào guồng hoạt động chung, đem lại hiệu quả cao theo mục tiêu của bài học và tích hợp.

c) Phương pháp thảo luận nhóm

Là phương pháp dạy học tích cực, lớp học được chia thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm từ 4 đến 6 em học sinh. Mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ học tập và các thành viên trong nhóm phải tham gia vào việc hoàn thành nhiệm vụ được giao.Tùy theo mục đích, yêu cầu của vấn đề học tập và cách tổ chức của giáo viên mà mỗi nhóm được phân chia ngẫu nhiên hay theo tiêu chí nào đó, cùng thực hiện một nhiệm vụ như nhau hoặc các nhiệm

với kênh hình để giải thích những khái niệm trừu tượng, mối quan hệ nhân quả.Ví dụ: Khi dạy bài 8 – “Tồn tại xã hội và ý thức xã hội” – GDCD 10, để tích hợp giáo

dục bảo vệ môi trường địa phương vào nội dung của bài học này, giáo viên có thể đưa ra các câu hỏi như sau:

• Những tác động của con người làm cho môi trường tự nhiên bị suy thoái?

• Mỗi công dân cần phải làm gì để bảo vệ môi trường tự nhiên?

Để học sinh hiểu và nắm vững nội dung của các câu hỏi trên, giáo viên phải dùng lời thuyết trình khi khai thác các kênh hình, phân tích sơ đồ kết hợp hình ảnh, diễn giải mối quan hệ giữa con người và môi trường tự nhiên, những tác động tiêu cực của con người tới môi trường tự nhiên và hậu quả của nó.

Cụ thể như sau:Từ cấu trúc nội dung của sơ đồ, giáo viên thuyết trình để học sinh thấy được những tác động tiêu cực của con người gây hậu quả rất nghiêm trọng, đã làm cho môi trường tự nhiên bị suy thoái, vì thế phải có biện pháp bảo vệ môi trường tự nhiên để xã hội phát triển bền vững. Qua đó liên hệ thực tế ở địa phương.

Thuyết trình với đặc trưng là dùng lời, còn có ưu điểm là giáo viên có thể truyền cảm xúc vào lời nói khi kể những câu chuyện về môi trường cho học sinh nghe. Khi kể chuyện, các em sẽ chăm chú nghe

và qua nội dung câu chuyện có thể thấy được sự lo lắng của cả nhân loại đến những tác hại mà sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường gây ra đối với cuộc sống của con người; ngược lại con người sẽ có cuộc sống bình yên khi được sống trong môi trường trong lành của thiên nhiên. Mặt khác, học sinh cũng sẽ đồng cảm lên án những hành vi tàn phá rừng, săn bắt và buôn bán trái phép những động vật quý hiếm, tích cực tham gia các hoạt động phong trào bảo vệ môi trường ở địa phương.

Thuyết trình còn là khâu rất quan trọng quá trình dạy học, giáo viên dùng lời kết hợp với kênh hình để chuẩn xác kiến thức, từ những ý kiến riêng lẻ của các cá nhân hoặc nhóm học sinh thông qua các hình thức tổ chức hoạt động học tập, qui nạp đưa về chuẩn tri thức xã hội – chuẩn kiến thức theo mục tiêu nội dung của bài học GDCD và mục tiêu giáo dục môi trường gắn liền với thực tiễn ở địa phương.

TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI

Các hoạt động sản xuất kinh tế

Các hoạt động đời sống xã hội

Môi trường

tự nhiên bị suy thoái

GIẢI PHÁP

Page 30: Giáo Dục Bảo Vệ Môi Trường Tỉnh Bạc Liêu Môn GDCD THPT

58 59

+ Chọn nội dung tích hợp sát với nội dung của bài học. Qua đó giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường, liên hệ thực tế ở môi trường nơi mà các em đang sinh sống.

Ví dụ: Khi dạy bài 12 – Mục 2.d – “Một số nội dung cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường” - GDCD 12, cách thức tiến hành như sau:*Bước 1: Giáo viên chia nhóm (02 học sinh cùng bàn/ nhóm), phát phiếu học tập và giao nhiện vụ, cung cấp tư liệu (phim tư liệu, hình ảnh, số liệu …) và hướng dẫn các nhóm làm việc. *Bước 2: Học sinh làm việc theo nhóm, dựa vào các nguồn thông tin trong sách giáo khoa và tư liệu do giáo viên cung cấp để thảo luận, thống nhất nội dung yêu cầu và ghi kết quả vào phiếu học tập. *Bước 3: Giáo viên tổ chức cho học sinh trình bày kết quả thảo luận, tự đánh giá và góp ý cho nhau• Đại diện các nhóm trình bày kết quả

theo trình tự nội dung yêu cầu.• Các nhóm khác còn lại nhận xét, góp ý

và bổ sung.*Bước 4: Giáo viên nhận xét và đánh giá kết quả làm việc của các nhóm, phân tích các kênh hình để làm rõ nội dung và chuẩn xác kiến thức (THPT). • Liên hệ thực tế ở địa phương: Giáo viên đưa ra một số hình ảnh về môi trường tỉnh Bạc Liêu, yêu cầu học sinh quan sát để trả lời các câu hỏi sau: + Thực trạng môi trường tỉnh Bạc Liêu? + Nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi môi trường ở địa phương và biện pháp khắc phục?

+ Trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ môi trường nơi mình đang sinh sống?

• Lần lượt học sinh trả lời các câu hỏi trên => Giáo viên nhận xét và rút ra những kết luận và giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường ở địa phương.

d) Phương pháp sử dụng tranh ảnh, băng hìnhTranh ảnh, băng hình là một trong những phương tiện dạy học trực quan, và cũng là nguồn cung cấp tri thức cho học sinh. Nó có tác dụng tạo biểu tượng cụ thể để hình thành các khái niệm, tiền cảnh thể

hiện hiện trạng những vấn đề đang diễn ra của môi trường, hậu cảnh là sự tiềm ẩn mối quan hệ tương tác giữa các thành phần của môi trường.Sử dụng có mục đích, phân tích nội dung tranh ảnh và băng hình, khai thác các khía cạnh khác nhau của chúng có liên quan đến nội dung giáo dục bảo vệ môi trường sẽ có tác động mạnh tới tâm tư, tình cảm và hình thành thái độ đúng cho học sinh trước những hành vi tác động tiêu cực của con người, gây tổn hại đến môi trường ở địa phương. Khi sử dụng tranh ảnh, băng hình giáo viên chú trọng việc hướng dẫn học sinh quan sát nội dung của hình ảnh. Tiếp theo là giáo viên đưa ra những câu hỏi và hướng dẫn học sinh nhận biết thực trạng, phân tích mối quan hệ giữa các hiện tượng để tìm ra nguyên nhân làm cho môi trường bị ô nhiễm.Ví dụ: Khi dạy bài 15 – Mục I “Ô nhiễm môi trường và trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi trường” – GDCD 10.

• Giáo viên có thể sử dụng đĩa CD “Một vài vấn đề môi trường cấp bách” của PGS.TS. Nguyễn Phi Hạnh. Nội dung của đĩa rất phong phú với các hình ảnh sinh động về những tác động của con người tới môi trường và sự biến đổi môi trường sinh thái biển.

• Tiếp theo, giáo viên sử dụng các hình ảnh về hoạt động nuôi trồng và đánh bắt thủy sản ở Bạc Liêu, yêu cầu học sinh quan sát và phân tích những tác động tiêu cực của các hoạt động đó làm môi trường bị ô nhiễm, nhất là môi trường sinh thái biển ở địa phương.

• Trong thực tế, tranh ảnh về ô nhiễm và suy thoái môi trường có khá phong phú và đa dạng nên giáo viên và học sinh có thể thu thập từ nhiều nguồn khác nhau. Khi thu thập tranh ảnh, cần chú ý bám sát nội dung trong chương trình của bộ môn và những nội dung giáo dục bảo vệ môi trường địa phương cần tích hợp trong quá trình dạy học GDCD ở bậc THPT.

*Bước 5: Liên hệ thực tế địa phương theo nội dung tích hợp đã định.Khi sử dụng phương pháp này trong việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường địa phương vào nội dung của các bài học, giáo viên cần chú ý:

+ Nội dung thảo luận phù hợp với hình thức tổ chức hoạt động này và khả năng nhận thức của học sinh.

+ Tạo cơ hội thuận lợi cho tất cả các thành viên trong nhóm tham gia thảo luận, trình bày ý kiến của mình.

+ Dự kiến các tình huống có thể nảy sinh và phương án giải quyết.

+ Bao quát và uốn nắn kịp thời hoạt động của các nhóm theo nội dung yêu cầu và mục tiêu đã dịnh.

+ Chú ý rèn cho học sinh tính tự giác, tích cực tham gia và ý thức tôn trọng ý kiến của bạn.

+ Chọn hình thức tổ chức hoạt động phù hợp với đối tượng học sinh, mức

+ độ và tính chất của nội dung theo mục tiêu đã định.

+ Sau khi trả lời xong nội dung yêu cầu của các câu hỏi, giáo viên phải nhận xét, đánh giá và rút ra kết luận (thông tin phản hồi).

vụ khác nhau. Trong mỗi nhóm học sinh phải có tổ chức như bầu nhóm trưởng, giao nhiệm vụ cho từng thành viên sao cho em nào cũng phải làm việc, phù hợp với năng lực của mỗi cá nhân.Để phương pháp dạy học này đem lại hiệu quả cao, giáo viên cần chú ý tổ chức và thực hiện theo đúng qui trình. Cụ thể như sau:*Bước 1: Giáo viên chia lớp thành các nhóm nhỏ, giao nhiệm vụ, cung cấp tư liệu (phim tư liệu, hình ảnh, số liệu …) và hướng dẫn các nhóm làm việc.*Bước 2: Học sinh làm việc theo nhóm, thảo luận thống nhất nội dung theo yêu cầu. Giáo viên bao quát, uốn nắn học sinh làm việc.*Bước 3: Giáo viên tổ chức cho các nhóm trình bày kết quả thảo luận

+ Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận theo nội dung yêu cầu đã được qui định.

+ Các nhóm khác còn lại chú ý theo dõi, nhận xét và góp ý.

*Bước 4: Giáo viên nhận xét, đánh giá, chuẩn xác kiến thức và làm rõ những phần nội dung khó.

PHIÊU HOC TÂP

Mục Nội dung cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường

Vai trò

Nội dung cơ bản

Biện pháp thi hành

Page 31: Giáo Dục Bảo Vệ Môi Trường Tỉnh Bạc Liêu Môn GDCD THPT

60 61

môi trường tự nhiên, môi trường nhân tạo; hiểu rõ hơn mối quan hệ giữa các thành phần trong một tổng thể tự nhiên, mối quan hệ tác động qua lại giữa con người với môi trường, Những vấn đề nảy sinh do các hoạt động của con người gây ra với môi trường; những nguy cơ tiềm ẩn mà con người ngày càng phải đối mặt. Trên cơ sở đó, các em sẽ thấy được ý nghĩa của việc khai thác sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên bảo vệ môi trường.Phương pháp này có thể triển khai theo 2 cách:(1) Tổ chức cho học sinh đi tham quan học tập ở khu bảo tồn thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, nhà máy nhiệt điện, công trình thủy điện, khu chế xuất …(2) Lập nhóm tìm hiểu tình hình môi trường ở địa phương.Các nhóm có nhiệm vụ:

+ Điều tra tìm hiểu tình hình môi trường ở khu vực khảo sát.

+ Lựa chọn vấn đề khảo sát mang tính nghiên cứu (ví dụ vấn đề ô nhiễm môi trường nước: thực trạng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục)

+ Báo cáo kết quả, nêu phương án cải thiện môi trường.

Nên áp dụng phương pháp này trong các đợt tham quan, du lịch do nhà trường tổ chức cho học sinh. Những buổi tham quan, dã ngoại có kèm mục đích tìm hiểu, khám phá môi trường sẽ làm phong phú thêm nội dung và hoạt động tham quan, tăng thêm ý nghĩa giáo dục của hoạt động. Để đạt mục tiêu “kép” này, cần có sự chuẩn bị chu đáo cả về nội dung và phương thức thực hiện, không nên chỉ dừng lại ở mức độ quan sát, mô tả hiện trạng mà cần phải làm cho học sinh quan tâm và thấy rõ trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ môi trường. Khi tổ chức cho học sinh đi tham quan tìm hiểu một địa điểm, giáo viên cần thông báo trước cho học sinh về đặc điểm tự nhiên, nhân văn, kinh tế,… của địa điểm, những thay đổi của cảnh quan, nguyên nhân của những thay đổi đó. Nên tìm hiểu tất cả các giá trị kinh tế của địa điểm tham quan để lựa chọn giải pháp

+ Giúp học sinh giải quyết vấn đề:Giáo viên có thể gợi ý về nội dung và định hướng cách giải quyết vấn đề cho học sinh như sau:

+ Liệt kê các phương án giải quyết. + Phân tích những ưu điểm và hạn chế của từng phương án.

+ Lựa chọn phương án tốt nhất phù hợp với yêu cầu của câu hỏi.

Sau đó, giáo viên yêu cầu 02 học sinh ngồi cùng bàn / nhóm trao đổi với nhau, dựa theo những gợi ý trên để hoàn thành nội dung yêu cầu của câu hỏi.• Kết luận: Giáo viên chỉ định học sinh phát biểu quan điểm và trình bày các phương án giải quyết tình huống trên, rồi bằng phương pháp phân tích kết hợp với so sánh và qui nạp để dẫn dắt học sinh đi đến kết luận.• Liên hệ thực tế (Tích hợp giáo dục bảo

vệ môi trường ở địa phương)Thông qua nội dung của vấn đề trên, giáo viên giáo dục cho học sinh có thái độ đúng đắn, ý thức tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường ở địa phương.

g) Các phương pháp khácNgoài ra, giáo dục bảo vệ môi trường trong môn GDCD ở bậc THPT có thể sử dụng một số phương pháp dạy học có tính đặc thù của loại hình giáo dục này theo hướng tạo điều kiện cho học sinh tích cực hoạt động và gắn nội dung học tập với thực tiễn cuộc sống. Nó có ý nghĩa rất lớn trong việc thực hiện nguyên lí giáo dục “học đi đôi với hành, lí thuyết gắn liền với thực tiễn”, giáo dục phù hợp với lứa tuổi, khả năng nhận thức và tư duy của học sinh. Vì vậy ở cấp học này, khi thực hiện việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường giáo viên nên khai thác ưu điểm của các phương pháp sau đây:*Phương pháp tham quan, điều tra khảo sát thực địa:Phương pháp này không chỉ thuần túy giúp học sinh có dịp kiểm nghiệm các kiến thức lí thuyết đã được học trên lớp, mà còn tạo điều kiện cho các em tìm hiểu sâu hơn bản chất những hiện tượng của

e) Phương pháp nêu và giải quyết vấn đềThực chất đây là một quan điểm dạy học hiện đại, bản chất của kiểu dạy học này là giáo viên tạo các tình huống có vấn đề và giúp học sinh nhận thức, giải quyết các tình huống đó một cách khoa học và lôgic. Qua đó, học sinh không những tự lực lĩnh hội kiến thức mới mà còn học được cách nhận thức ra vấn đề, cách tìm giải pháp giải quyết vấn đề và vận dụng vào thực tiễn cuộc sống.

Phương pháp này rất phù hợp trong việc dạy học tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường, vì kĩ năng nhận biết và giải quyết vấn đề môi trường là những kĩ năng cơ bản, quan trọng để tham gia các hoạt động về môi trường. Trên cơ sở đó, học sinh vận dụng vào thực tiễn, nhận biết và giải quyết những vấn đề đang diễn ra ở môi trường nơi các em đang sinh sống.

Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể mà có thể tiến hành phương pháp này ở các mức độ khác nhau:(1) Giáo viên đặt vấn đề, nêu cách giải quyết vấn đề, học sinh thực hiện giải quyết vấn đề theo hướng dẫn của giáo viên. Giáo viên đánh giá kết quả làm việc của học sinh.(2) Giáo viên nêu vấn đề, gợi ý để học sinh tìm ra cách giải quyết vấn đề và thực hiện cách đó với sự giúp đỡ của giáo viên. Cả giáo viên và học sinh cùng đánh giá.(3) Giáo viên cung cấp thông tin để tạo tình huống có vấn đề. Học sinh dựa vào thông tin đó để phát hiện ra vấn đề, tự lực đề xuất giả thuyết và cách giải quyết vấn đề, thực hiện giải quyết vấn đề và đánh giá cùng với giáo viên.(4) Học sinh tự lực phát hiện vấn đề nảy sinh.Tổ chức cho học sinh nhận thức và giải quyết vấn đề, qui trình thực hiện gồm các bước cơ bản sau:

• Nêu vấn đề và chuyển học sinh vào tình huống có vấn đề.

• Giải quyết vấn đề: + Đề xuất các giả thuyết cho vấn đề đặt ra.

+ Thu thập và xử lí thông tin theo hướng các giả thuyết đã đề xuất

Kết luận. + Khẳng định hay bác bỏ giả thuyết. + Phát biểu kết luận, chuẩn xác kiến thức theo mục tiêu của bài học và mục tiêu tích hợp giáo dục môi trường.

Phương pháp dạy học theo kiểu nêu và giải quyết vấn đề với sự phối hợp giữa giáo viên nêu vấn đề và học sinh xử lí thông tin, tìm tòi kiến thức, nhằm giải quyết vấn đề liên quan đến giáo dục bảo vệ môi trường. Phương pháp này tạo nhu cầu, gây hưng phấn cho hoạt động nhận thức của học sinh, thúc đẩy các em tích cực, độc lập tìm tòi để giải quyết vấn đề. Khi học sinh vận dụng sự hiểu biết vào những tình huống chưa quen biết, phát huy cao độ khả năng tư duy và năng lực sáng tạo của mình để nhận biết, giải quyết các vấn đề có liên quan đến môi trường ở địa phương.

Ví dụ: Khi dạy bài 9, phần nội dung mục 3 – “ Pháp luật với bảo vệ môi trường” – GDCD 12, cách tiến hành như sau:

+ Nêu vấn đề và đưa học sinh vào tình huống có vấn đề:

Trích đoạn: “Đang trên đường đi học, Thành và Trung phát hiện thấy một thanh niên đang chuẩn bị đổ một xô nước đặc quánh có màu khác lạ và mùi nồng nặc rất khó chịu xuống hồ nước ngọt. Thấy vậy, Trung định chạy lại ngăn cản nhưng Thành kéo Trung đi và nói:Việc này không liên quan gì đến bọn mình! Đi thôi kẻo trễ giờ sẽ bị trừ điểm thi đua của lớp đó!”Giáo viên đề nghị học sinh dựa vào nội dung của câu chuyện trên để trả lời các câu hỏi sau:

+ Em có đồng tình với ý kiến và việc làm của Thành không? Tại sao?

+ Nếu là Trung thì em sẽ ứng xử như thế nào? Vì sao?

Với các câu hỏi này học sinh sẽ nhận ra được một vấn đề đã nảy sinh, tình huống cần phải giải quyết.

Page 32: Giáo Dục Bảo Vệ Môi Trường Tỉnh Bạc Liêu Môn GDCD THPT

62 63

phép là những hành vi vi phạm pháp luật, phải được xử lí nghiêm khắc.

+ Lãnh đạo địa phương: Tuyên bố, sẽ tạo điều kiện để bố trí công ăn việc làm cho lâm tặc, giao đất cho người nông dân trồng rừng để sinh sống. Trong quá trình các nhân vật đóng vai thể hiện, cả lớp chú ý theo dõi. Sau đó, đóng góp ý kiến bổ sung để nội dung kịch bản hoàn chỉnh hơn, sát với mục tiêu đã định. Trên cơ sở đó, mỗi học sinh cần ý thức trách nhiệm của mỗi người dân trong việc bảo vệ hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển ở địa phương.

*Phương pháp khai thác kinh nghiệm thực tế:Học sinh cấp THPT đã có vốn kiến thức tương đối lớn, ngày càng được mở rộng và sâu thêm. Tầm nhìn của các em không còn bó hẹp trong khuôn khổ nhà trường, gia đình. Mặt khác theo lí thuyết, cần bồi đắp kiến thức, kĩ năng của học sinh trên nền tảng học vấn của các em đã có. Giáo viên nên đưa các em vào những tình huống cần tìm hiểu, phải giải quyết, buộc các em phải vận dụng vốn hiểu biết của mình, tìm kiếm những kiến thức và kĩ năng cần thiết để giải quyết vấn đề. Từ đó thu nhận thêm những kiến thức và kĩ năng mới, làm giàu thêm vốn học vấn của mình, vận dụng để giải quyết những vấn đề cấp thiết đang diễn ra ở môi trường nơi các em đang sinh sống.

Vấn đề môi trường bao gồm cả những vấn đề rất lớn như thủng tầng ôzôn, tình trạng khí hậu nóng lên của toàn cầu, môi trường bị ô nhiễm… Trong đó có cả những vấn đề rất gần gũi với học sinh như: khói bụi làm ô nhiễm không khí, chất thải làm ô nhiễm môi trường nước … gây hậu quả nghiêm trọng, có khi xảy ra ngay tại địa phương nơi các em đang simh sống, hằng ngày các em nhìn thấy, trải nghiệm qua thực tế môi trường ở địa phương. Vì vậy, giáo viên cần tận dụng đặc điểm này khi thực hiện giáo dục bảo vệ môi trường cho các em trong quá trình dạy học môn GDCD.

tác động đến địa điểm đó mang tính thực tiễn cao hơn.*Phương pháp đóng vai:Phương pháp đóng vai cho phép học sinh thể hiện hành động, quan điểm, đưa ra quyết định về một vấn đề thực tiễn liên quan đến bài học ngay tại lớp dựa trên việc đóng giả làm các nhân vật có thật trong đời sống. Đóng vai phần nào giúp học sinh trải nghiệm việc thực hiện các hành động bảo vệ môi trường, có được kinh nghiệm, đây là cơ sở quan trọng góp phần hình thành ý thức, thái độ và hành vi của học sinh về môi trường, vì vậy đây là phương pháp dạy học rất có hiệu quả trong việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường.

Phương pháp đóng vai có thể dựa trên kịch bản và phân vai do giáo viên chuẩn bị hoặc cũng có thể giáo viên đưa ra tình huống cần phải giải quyết, học sinh sẽ phải tự chuẩn bị kịch bản và đề ra phương án giải quyết theo mục tiêu đã định.

• Khi đóng vai, mỗi vai – nhân vật thường do một em đảm nhận, nhưng cũng có thể chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhóm sẽ đại diện cho một vai – một nhân vật nào đó trong kịch bản.

Ví dụ: Khi đưa ra biện pháp cần phải bảo vệ hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển Bạc Liêu, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh đóng các vai như sau:

+ Lâm tặc: Thể hiện hành động khai phá rừng tràm để nuôi tôm.

+ Người nông dân sống ở vùng đệm: Thể hiện hành vi tự ý chặt cây làm củi, săn bắt chim để làm thức ăn hoặc bán.

+ Người dân lương thiện: Thể hiện người bị bệnh tật do phải gánh chịu những hậu quả của việc khai phá rừng bừa bãi và ô nhiễm môi trường.

+ Cán bộ kiểm lâm: Ngăn cản không cho lâm tặc và người nông dân khai phá rừng bừa bãi.

+ Cán bộ địa phương đại diện cho pháp luật: Lên tiếng cho rằng, tất cả các hoạt động khai thác rừng không có giấy

thể được triển khai dưới hình thức giao cho học sinh thực hiện những dự án nhỏ, phù hợp với điều kiện của nhà trường, trình độ và khả năng nhận thức ở của các em ở lứa tuổi THPT.*Phương pháp hướng dân học sinh làm bài tập ở nhà:Phương pháp này thường được sử dụng trong tích hợp theo kiểu liên hệ, khi dung lượng kiến thức của bài học quá nhiều mà thời gian của tiết học trên lớp không đủ để liên hệ, tìm hiểu một vấn đề nào đó về môi trường ở địa phương.Ví dụ: Sau khi dạy xong bài 8 – “Tồn tại xã hội và ý thức xã hôi” – GDCD 10, giáo viên có thể giao cho học sinh bài tập về nhà với nội dung như sau:Tìm hiểu những tác động tiêu cực của việc nuôi trồng thủy sản và sản xuất nông nghiệp làm ô nhiễm môi trường sinh thái ở địa phương? Hướng giải quyết?

Sau khi giao bài tập, giáo viên nên gợi ý cho học sinh cách thức thực hiện, cách thu thập và xử lí thông tin có liên quan đến nội dung công việc, các nguồn thông tin có thể thu thập được từ các địa chỉ một cách cụ thể để các em hoàn thành nội dung yêu cầu theo đúng thời gian qui định. Bằng cách này học sinh sẽ dễ dàng nhận biết dấu hiệu và hiểu sâu hơn nguyên nhân dẫn đến hiện trạng. Trên cơ sở đó lựa chọn các biện pháp giải quyết các vấn đề có liên quan đến môi trường ở địa phương, giúp các em rèn luyện được kĩ năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn và thấy được trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ môi trường ở địa phương.

*Phương pháp dạy học theo dự án:Dạy học theo dự án là một hình thức dạy học theo hướng tích cực, trong đó học sinh thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có mục tiêu rõ ràng, gắn với thực tiễn, kết hợp lí thuyết với thực hành. Học sinh được hướng dẫn để thực hiện nội dung công việc theo kế hoạch. Trên cơ sở tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến thực trạng và đề ra các biện pháp. Hình thức tổ chức hoạt động chủ yếu là theo nhóm. Kết quả dự án là những sản phẩm

Ví dụ: Khi tìm hiểu về sức ép dân số lên môi trường, giáo viên không nên mô tả ngay các hiện tượng, sự kiện như: do dân số đông nên tài nguyên bị khai thác quá mức dẫn tới môi trường bị phá hủy, mà nên để tự các em dựa vào vốn hiểu biết của mình tìm ra những tác động của dân số đến môi trường nơi các em đang sống và hậu quả của nó đối với đời sống của con người. Qua đó các em thấy được trách nhiệm của mình – những chủ nhân tương lai của đất nước.

*Phương pháp hoạt động thực tiễn kết hợp giải quyết vấn đề cộng đồng:Ở mỗi cộng đồng dân cư địa phương đều có những vấn đề bức xúc riêng về môi trường, nhất là những vấn đề ở môi trường nơi các em đang sinh sống. Ví dụ: Môi trường làng nghề, môi trường rừng, môi trường biển, môi trường ở khu công nghiệp,… bị ô nhiễm hoặc suy thoái.Giáo viên cần khai thác tình hình môi trường địa phương để giáo dục học sinh, đảm bảo tính thiết thực và hiệu quả. Khi sử dụng phương pháp này trong dạy học tích hợp đòi hỏi giáo viên phải thu thập số liệu, các sự kiện và tìm hiểu tình hình môi trường địa phương.

Trong chương trình GDCD bậc THPT có dành thời gian cho học sinh tìm hiểu về những vấn đề của địa phương. Khi thực hiện phần nội dung này, giáo viên chú ý yêu cầu học sinh thu thập thông tin, tư liệu về môi trường địa phương và hướng dẫn các em viết báo cáo về các vấn đề môi trường địa phương có liên quan đến nội dung chương trình của môn học. Nếu có điều kiện nên hướng dẫn học sinh tổ chức triển lãm về tìm hiểu môi trường địa phương nơi trường đóng – những vấn đề đặt ra về việc khai thác, sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên của địa phương và bảo vệ môi trường nơi mình đang sinh sống. Dựa trên cơ sở vốn hiểu biết của mình, học sinh đưa ra các kiến nghị và đề xuất giải pháp xử lí các vấn đề đang diễn ra ở môi trường địa phương.Việc tổ chức cho học sinh tìm hiểu những vấn đề của môi trường ở địa phương có

Page 33: Giáo Dục Bảo Vệ Môi Trường Tỉnh Bạc Liêu Môn GDCD THPT

64 65

• Xác định chủ đề và giao nhiệm vụ cho học sinh:

Giáo viên tổ chức sinh hoạt triển khai kế hoạch, chia nhóm và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm bằng các cách sau:

+ Mỗi nhóm học sinh tự chọn nội dung cần tìm hiểu là một trong những vấn đề tiêu biểu có tính chất cấp thiết đang diễn ra ở môi trường địa phương như: ô nhiễm môi trường nước, ô nhiễm môi trường không khí, vấn đề rác thải và mức độ xử lí rác thải; suy giảm độ phì của đất, suy giảm tài nguyên khoáng sản, suy giảm tài nguyên sinh vật, vấn đề khai thác và bảo vệ hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển….

+ Giáo viên có thể mã hóa các phần nội dung cần tìm hiểu về môi trường ở địa phương (các nội dung như đã nói ở trên) theo các số thứ tự. Sau đó, tổ chức cho học sinh bốc thăm để xác định nội dung cần tìm hiểu của các nhóm theo nội dung kế hoạch đã định.

• Triển khai đề cương, kế hoạch thực hiện: + Nội dung của đề cương:

• Mục đích tìm hiểu vấn đề môi trường (Ví dụ: ô nhiễm nước).

• Thực trạng ô nhiễm môi trường (nước) ở địa phương.

• Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.• Hậu quả của việc ô nhiễm môi trường.• Đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm

môi trường.• Trách nhiệm của bản thân.

+ Những việc cần làm, thời gian thực hiện và phương pháp tiến hành

• Lựa chọn địa điểm.• Những việc cần làm: Thu thập thông tin từ

tài liệu có săn, điều tra khảo sát thực địa.• Xử lí thông tin, viết báo cáo.• Thời gian: Khoảng 02 tuần.• Phương pháp tiến hành: Khảo sát thực

địa, phân tích các tài liệu về vấn đề môi trường của các cơ quan có thẩm quyền ở địa phương.

• Thực hiện dự án: + Lựa chọn địa điểm khảo sát (ao, hồ, sông, suối,…)

+ Khảo sát thực tế, thu thập thông tin từ các nguồn tài liệu khác nhau về hiện trạng của môi trường, nguyên nhân,

cụ thể, được trình bày rõ ràng và có thể giới thiệu được.Nội dung kiến thức của bài học được thiết kế thành dự án có liên quan đến một vấn đề nào đó về môi trường địa phương. Dựa vào kế hoạch đã được xây dựng, học sinh đóng vai trò là các nhân vật có thực trong đời thường như giám đốc doanh nghiệp, cán bộ môi trường… thực hiện các nhiệm vụ của dự án và báo cáo kết quả trước lớp.

Giáo viên sẽ chỉ đóng vai trò là người tổ chức, trợ giúp và chỉ dẫn học sinh trong suốt quá trình thực hiện dự án. Thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ của dự án, học sinh sẽ hoàn toàn chủ động tìm tòi, lĩnh hội kiến thức và các kĩ năng cơ bản về môi trường.

Các bước để tiến hành của dạy học tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường ở địa phương theo dự án như sau:*Bước 1: Xác định, lựa chọn chủ đề gắn với yêu cầu của môn học, của nhóm môn học (các môn học có nội dung gần gũi nhau: Sinh học, Địa lí, GDCD).*Bước 2: Xác định mục tiêu của dự án và xây dựng kế hoạch thực hiện:

+ Định hướng nội dung công việc cụ thể và cách thức thực hiện

+ Các điều kiện cần thiết để thực hiện dự án: kinh phí, nguồn tư liệu...

+ Nhiệm vụ của các thành viên tham gia thực hiện.

+ Địa điểm và thời gian thực hiện. + Dự kiến các sản phẩm cần đạt theo mục tiêu của dự án.

*Bước 3: Triển khai các hoạt động theo kế hoạch của dự án.*Bước 4: Trình bày sản phẩm (các bài viết, tranh ảnh …)*Bước 5: Đánh giá kết quả đạt được so với mục tiêu đã được xác định.Ví dụ: Khi thực hiện tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường địa phương vào nội dung chương trình môn GDCD theo phương pháp dạy học dự án với chủ đề “Tìm hiểu vấn đề môi trường ở địa phương”.Các bước tiến hành và nội dung cần thực hiện như sau:

nói chung và HS nói riêng trong việc tham một số vấn đề cấp thiết của nhân loại ngày nay.

2. Về kĩ năng

• Rèn luyện các kĩ năng quan sát, thu thập và xử lí thông tin.

• Tham gia các hoạt động phù hợp với khả năng của bản thân để góp phần giải quyết một số vấn đề cấp thiết của nhân loại ngày nay.

3. Về thái độ, hành vi

• Tích cực ủng hộ những chủ trương, chính sách của Nhà nước, tham gia các hoạt động góp phần giải quyết một số vấn đề cấp thiết của nhân loại, bảo vệ môi trường ở địa phương.

• Lên án các hành vi đánh bắt bừa bãi, gây ô nhiễm môi trường.

B. PHươNG TiệN Day HoC• Máy chiếu hoặc băng hình (nếu có). • Một số hình ảnh, sơ đồ liên quan đến

nội dung bài học.

C. TiêN TriNH Day HoC

hậu quả và biện pháp giải quyết. + Xử lí thông tin và viết báo cáo.

• Giới thiệu sản phẩm: Các bài viết, biểu đồ, tranh ảnh, mẫu vật,…

• Đánh giá dự án: Tổ chức cho học sinh tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau về kết quả làm việc của từng nhóm. Giáo viên tổng kết, đánh giá về phương pháp tiến hành và kết quả làm việc của từng nhóm.

III. MỘT SỐ BÀI SOẠN MINH HỌA

LƠP 10

Bài 15CÔNG DÂN VỚi MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẤP THiêT CỦA NHÂN LOai A. MuC Tiêu.Sau bài này, học sinh cần phải

1. Về kiến thức

• Biết một số vấn đề cấp thiết của nhân loại hiện nay như: ô nhiễm môi trường, bùng nổ dân số, các dịch bệnh hiểm nghèo.

• Hiểu được trách nhiệm của công dân

Hoạt động của gv và hs Nội dung chính

HĐ 1: Cả lớp/ nhóm*Bước 1: GV phân tích để hình thành khái niệm:Hình ảnh ======>Môi trường*Bước 2: GV phát PHT, giao nhiệm vụ, cung cấp tư liệu (phim tư liệu, hình ảnh) và hướng dẫn các nhóm làm việc.*Bước 3: Các nhóm thảo luận, thống nhất ND và ghi kết quả vào PHT.*Bước 4: GV tổ chức cho các nhóm trình bày kết quả và góp ý cho nhau.*Bước 5: GV nhận xét, phân tích các kênh hình để làm rõ ND và chuẩn xác kiến thức (TTPH ). - Liên hệ thực tế ở địa phương: GV đưa ra một số hình ảnh về môi trường tỉnh Bạc Liêu, yêu cầu HS quan sát để trả lời các câu hỏi sau: +Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường địa phương và biện pháp khắc phục? +Trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ môi trường ở địa phương?- HS trả lời =>GV nhận xét, chuẩn xác kiến thức và giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường địa phương.

1. Ô nhiễm MT và trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ MTa. Khái niệm môi trường(ND chi tiết ở PHT)

b. Nguyên nhân dẫn đến môi trường bị ô nhiễm(ND chi tiết ở PHT)

c. Trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi trường(ND chi tiết ở PHT)

Page 34: Giáo Dục Bảo Vệ Môi Trường Tỉnh Bạc Liêu Môn GDCD THPT

66 67

HĐ 2: Cá nhân- GV yêu cầu HS dựa vào ND mục 2 trong SGK để trả lời câu hỏi:+ Thế nào là sự bùng nồ về dân số? Hậu quả của nó?+ Để giảm sự bùng nổ dân số công dân có trách nhiệm như thế nào?- HS làm việc cá nhân.- GV chỉ định HS trả lời => HS khác nhận xét và bổ sung.- GV nhận xét, chuẩn xác kiến thức và liên hệ thực tế ở địa phương: GV đưa ra một số hình ảnh về ô nhiễm môi trường ở các khu vực trường học, bệnh viện, nơi công cộng …và yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:Vì sao môi trường ở những nơi đó bị ô nhiễm? Trách nhiệm của bản thân?HS trả lời => GV nhận xét, chuẩn xác kiến thức và giáo dục cho HS ý thức gìn giữ môi trường xanh-sạch-đẹp.

HĐ 3: Cả lớp - GV yêu cầu HS dựa vào ND mục 3 trong SGK để trả lời câu hỏi: Nhân loại đang đối đầu với những căn bệnh hiểm nghèo nào? Trách nhiệm của mỗi công dân đối với vấn đề này?- HS trả lời => HS khác nhận xét và bổ sung.- GV nhận xét, chuẩn xác kiến thức và giáo dục cho HS ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường và phòng chống những căn bệnh này.

2. Sự bùng nổ dân số và trách nhiệm của công dân a. Sự bùng nổ về dân số Là sự gia tăng dân số quá nhanh trong một thời gian ngắn, gây ảnh hưởng tiêu cực đến mọi mặt của đời sống XH

b. Trách nhiệm của công dân trong việc hạn chế sự bùng nổ về dân số- Thực hiện luât HNGĐ năm 2000 và chính sách dân số KHHGĐ.- Tuyên truyền vận động mọi người thực hiện tốt chính sách dân số của Nhà nước và địa phương.

3. Những dịch bệnh hiểm nghèo và trách nhiệm của công dâna. Những dịch bệnh hiểm nghèoBệnh lao, sốt rét, dịch tả, tim mạch, huyết áp, ung thư, cúm gia cầm…., và đặc biệt AIDS.b. Trách nhiệm công dân trong việc tham gia phòng ngừa và đẩy lùi những dịch bệnh hiểm nghèo- Rèn luyện thân thể, tập TDTT.- Sống an toàn lành mạnh, tránh xa các tệ nạn XH.- Tích cực tham gia tuyên truyền phòng tránh các dịch bệnh hiểm nghèo và các tệ nạn XH khác.

D.CỦNG CỐSử dụng sơ đồ để củng cố ND bài học bằng bảng phụ.

E. HOaT ĐỘNG NỐi TiêPTrả lời câu hỏi ở cuối bài trong SGK và chuẩn bị bài mới.

PHU LUC PHIÊU HOC TÂP

Tác động tiêu cựccủa con người

Ảnh hưởng đến môi trường

Trách nhiệm của công dân

THÔNG TIN PHẢN HÔI

Tác động tiêu cựccủa con người

Ảnh hưởng đến môi trường

Trách nhiệm của công dân

- Cuộc sống con người luôn gắn bó mật thiết với môi trường, tác động vào môi trường tự nhiên.

- Các chất thải công nghiệp và rác thải sinh hoạt của con người.

- Khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên bừa bãi.

- BVMT thực chất là khắc phục mâu thuẫn nảy sinh trong quan hệ giữa con người với tự nhiên làm thế nào để hoạt động của con người không phá vỡ các yếu tố cân bằng của tự nhiên.

- Phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường.

- Môi trường nước, không khí bị ô nhiễm.

- Tài nguyên khoáng sản và sinh vật ngày

càng cạn kiệt.

- Khí hậu thay đổi, tầng ôzôn bị thủng, Trái Đất có xu hướng nóng dần

lên.

- Các hiện tượng thiên tai: Bão, lũ lụt, hạn hán

hay xảy ra.

Page 35: Giáo Dục Bảo Vệ Môi Trường Tỉnh Bạc Liêu Môn GDCD THPT

68 69

Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính

HĐ 1: Nhóm*Bước 1: GV phát PHT, giao nhiệm vụ, cung cấp tư liệu (phim tư liệu, hình ảnh) và hướng dẫn các nhóm làm việc.*Bước 2: Các nhóm thảo luận, thống nhất ND và ghi kết quả vào PHT.*Bước 3: GV tổ chức cho các nhóm trình bày kết quả và góp ý cho nhau.*Bước 4: GV nhận xét, phân tích các kênh hình để làm rõ ND và chuẩn xác kiến thức (TTPH ). - Liên hệ thực tế ở địa phương: GV đưa ra một số hình ảnh về tình hình tài nguyên và môi trường ở Bạc Liêu, yêu cầu HS quan sát để trả lời các câu hỏi sau: + Nhận xét tình hình sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường địa phương? + Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường địa phương và biện pháp khắc phục? + Trách nhiệm của bản thân?- HS trả lời =>GV kết luận và nhấn mạnh ý thức bảo vệ môi trường địa phương.

1.Tình hình tài nguyên và môi trường ở nước ta hiện nay a. Tình hình tài nguyên*Các loại tài nguyên:- Tài nguyên có khả năng phục hồi - Tài nguyên không có khả năng phục hồi * Tình hình tài nguyên ở nước ta:(ND chi tiết ở TTPH số 01)

b. Tình hình môi trường*Các loại môi trường:- Môi trường tự nhiên - Môi trường sinh thái *Tình hình môi trường: (ND chi tiết ở TTPH số 01)

HĐ 2: Cá nhân- GV yêu cầu HS dựa vào số liệu và ND mục 2 trong SGK để trả lời câu hỏi: + Hãy cho biết mục tiêu bảo vệ tài nguyên và môi trường của Nhà nước ta? + Phương hướng để đạt được những mục tiêu đó?- HS làm việc cá nhân.- GV chỉ định HS trả lời => HS khác nhận xét và bổ sung.- GV nhận xét, chuẩn xác kiến thức.- Liên hệ thực tế: GV đưa ra một số hình ảnh về khai phá tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường ở địa phương và yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: Nguyên nhân làm cho tài nguyên bị suy giảm và môi trường ở địa phương bị ô nhiễm? Hướng giải quyết ra sao?- HS trả lời => GV nhận xét, chuẩn xác kiến thức và gáio dục cho HS ý thức trách nhiệm bảo vệ tài nguyên, gìn giữ môi trường nơi mình đang sinh sống..

HĐ 3: Cả lớp - GV yêu cầu HS dựa vào ND mục 3 trong SGK để trả lời câu hỏi: Trách nhiệm của công dân đối với chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường? Liên hệ với bản thân?- HS trả lời => HS khác bổ sung.- GV nhận xét, chuẩn xác kiến thức và nhấn mạnh ý thức trách của HS trong việc ủng hộ, tham gia các hoạt động bảo vệ tài nguyên, môi trường ở địa phương.

2. Mục tiêu, phương hướng của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường*Mục tiêu: Sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, từng bước nâng cao chất lượng môi trường, góp phần phát triển kinh tế-xã hội bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.*Phương hướng: - Tăng cường công tác quản lí của Nhà nước về bảo vệ môi trường từ trung ương đến địa phương.- Tuyên truyền giáo dục ý thức trách nhiệm bảo vệ tài nguyên và môi trường cho mọi người. - Coi trọng nghiên cứu KH-CN, mở rộng hợp tác quốc tế và khu vực trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.- Chủ động phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm, cải thiện môi trường và bảo tồn thiên nhiên.- Khai thác, sử dụng hợp lí và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.- Áp dụng công nghệ hiện đại để khai thác tài nguyên và xử lí chất thải, rác, bụi… ở các thành phố lớn.

3. Trách nhiệm của công dân đối với chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường- Chấp hành chính sách, pháp luật về bảo vệ tài nguyên và môi trường.- Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ tài nguyên, môi trường ở địa phương và ở nơi mình hoạt động.- Vận động mọi người cùng thực hiện, đấu tranh chống những hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên và bảo vệ môi trường.

D. CỦNG CỐSử dụng sơ đồ để củng cố ND bài học bằng bảng phụ.

E. HOaT ĐỘNG NỐi TiêPTrả lời câu hỏi ở cuối bài trong SGK và chuẩn bị bài mới.

PHU LUCPHIÊU HOC TÂP SÔ 01

Các loại tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên có khả năng phục hồi Tài nguyên không có khả năng phục hồi

Thực trạng tài nguyên thiên nhiên của nước ta

LƠP 11

Bài 12: CHÍNH SÁCH Tài NGuyêN Và BẢO Vệ MÔi TrưỜNG

A. MuC Tiêu. Sau bài này, học sinh cần phải:

1. Về kiến thức • Nêu được tình hình tài nguyên, môi

trường và những phương hướng cơ bản nhằm bảo vệ tài nguyên, môi trường ở nước ta và địa phương hiện nay.

• Hiểu được trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường.

2. Về kỹ năng• Biết tham gia thực hiện và tuyên truyền

thực hiện chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường phù hợp với khả năng của bản thân.

• Biết đánh giá thái độ hành vi của bản thân và của người khác trong việc thực hiện chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường

3. Về thái độ, hành viTôn trọng, tin tưởng, ủng hộ chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường của Nhà nước và địa phương.Phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi gây hại cho tài nguyên và môi trường ở địa phương.

B. PHươNG TiệN Day HoCMột số hình ảnh về tình hình tài nguyên và môi trường quốc gia và địa phương.

C. TiêN TriNH Day HoC

Page 36: Giáo Dục Bảo Vệ Môi Trường Tỉnh Bạc Liêu Môn GDCD THPT

70 71

PHU LUCPHIÊU HOC TÂP SÔ 02

THÔNG TIN PHẢN HÔI SÔ 01

Các loại môi trường

Các loại tài nguyên thiên nhiên

Môi trường tự nhiên

Tài nguyên có khả năng phục hồi

Môi trường sinh thái

Tài nguyên không có khả năng phục hồi

Là loại tài nguyên mà trong một điều kiện môi trường nào đó nó bị tàn phá nhưng có thể phục hồi, được thay thế sau một thời gian cần thiết và điều kiện môi trường thích hợp như : nước, không khí, đất …

Là loại tài nguyên do quá trình vận động của Trái Đất và tiến hoá tạo nên. Nếu tài nguyên đó bị phá hủy do điều kiện môi trường khắc nghiệt hoặc do con người tàn phá thì không thể phục hồi được như: khoáng sản…

Thực trạng môi trường ở nước ta

Thực trạng tài nguyên thiên nhiên của nước ta

- Nước ta có nguồn tài nguyên thiên nhiên rất phong phú và đa dạng: giàu khoáng sản, có dầu mỏ, sắt, bôxít, crôm, thiếc, than; đất đai màu mỡ; rừng có diện tích rộng và có nhiều lâm sản quý hiếm; biển rộng lớn, có nhiều hải sản quý, phong cảnh đẹp; nguồn năng lượng Mặt Trời và nguồn nước dồi dào.- Khoáng sản có nguy cơ cạn kiệt, diện tích rừng đang bị thu hẹp, nhiều loài động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng, chất lượng đất suy giảm, đất canh tác bị thu hẹp dần.

THÔNG TIN PHẢN HÔI SÔ 02

LƠP 12

Bài 9: PHÁP LuẬT VỚi SỰ PHÁT TriỂN BỀN VỮNGCỦA ĐẤT NưỚC

A. MuC Tiêu

1. Về kiến thức

Hiểu và nắm vững vai trò của pháp luật bảo vệ môi trường và bảo đảm quốc phòng, an ninh đối với sự phát triển bền vững của đất nước.Trình bày được một số nội dung cơ bản của pháp luật các lĩnh vực bảo vệ môi trường và bảo đảm quốc phòng, an ninh.

2. Về kĩ năng

Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh và cách giải quyết vấn đề.Biết thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân trong các lĩnh vực bảo vệ môi trường và bảo đảm quốc phòng, an ninh.

3. Về thái độTôn trọng và nghiêm chỉnh thực hiện quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và bảo đảm quốc phòng, an ninh.Tích cực tham gia các hoạt động phong trào bảo vệ tài nguyên và môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh ở địa phương.

B. PHươNG TiệN Day HoC Một số hình ảnh có liên quan đến nội dung bài học.Có thể sử dụng vi tính, máy chiếu, sơ đồ.

C. TiêN TriNH Day HoCToàn bộ nội dung của bài học được thực hiện bằng hình thức tổ chức hoạt động nhóm.*Bước 1: GV phát PHT, giao nhiệm vụ cho các nhóm:Các nhóm thuộc dãy A: Tìm hiểu vai trò, nội dung của pháp luật về bảo vệ môi trường.Các nhóm thuộc dãy B: Tìm hiểu vai trò, nội dung của pháp luật về quốc phòng an ninh.

Các loại môi trường

Môi trường tự nhiên Môi trường sinh thái

Thực trạng môi trường ở nước ta

Là các điều kiện tự nhiên bao quanh sinh vật, có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự tồn tại và phát triển của sinh vật.

Là môi trường tự nhiên khi có tác động của con người.

- Ô nhiễm nước, không khí và đất đã xuất hiện ở nhiều nơi, nhiều vấn đề vệ sinh môi trường đã phát sinh ở cả thành thị và nông thôn. Môi trường biển bắt đầu bị ô nhiễm do khai thác dầu. Các sự cố môi trường như bão, lụt, hạn hán ngày càng tăng lên.

- Hậu quả trên do các hoạt động kinh tế-xã hội của con người gây ra.

Page 37: Giáo Dục Bảo Vệ Môi Trường Tỉnh Bạc Liêu Môn GDCD THPT

72 73

PHIÊU HOC TÂP

Mục Pháp luật về bảo vệ môi trường Pháp luật về quốc phòng an ninh

Vai trò

Nội dung

Sau đó, GV cung cấp tư liệu (phim ảnh, văn bản, số liệu ...) và hướng dẫn các nhóm làm việc. *Bước 2: HS làm việc theo nhóm, dựa vào ND ở các mục tương ứng và dữ liệu do GV cung cấp để thảo luận, thống nhất ND và ghi kết quả vào PHT.*Bước 4: GV tổ chức cho các nhóm trình bày kết quả và góp ý cho nhau:

Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.Các nhóm khác còn lại nhận xét, chất vấn và đóng góp ý kiến bổ sung.*Bước 5: GV nhận xét, phân tích các kênh hình để làm rõ ND và chuẩn xác kiến thức theo trình tự ND của bài học (sử dụng TTPH).

THÔNG TIN PHẢN HÔI

Mục Pháp luật về bảo vệ môi trường Pháp luật về quốc phòng an ninh

Vai trò

- Pháp luật là công cụ quan trọng của nhà nước nhằm ngăn ngừa, hạn chế tác động xấu của con người trong quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên. - Pháp luật góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, khuyến khích người dân tham gia bảo vệ môi trường.

- Là cơ sở để tăng cường tiềm lực quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia, tạo môi trường hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.- Nghiêm khắc trừng trị và xử lí nghiêm minh những hành vi gây mất ổn định chính trị, xâm phạm an ninh quốc gia.

Nội dung

- Pháp luật quy định nguyên tắc bảo vệ môi trường .- Quy định các hoạt động bảo vệ môi trường cụ thể: + Bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên. + Xác định rõ trách nhiệm của nhà nước, các tổ chức trong bảo vệ môi trường.- Pháp luật nghiêm cấm hành vi phá hoại, khai thác trái phép rừng, các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

- Pháp luật quy định củng cố quốc phòng , bảo vệ an ninh quốc gia là nhiệm vụ toàn dân mà nòng cốt là quân đội và công an nhân dân.- Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và là quyền cao quý của công dân.

*Bước 6: Liên hệ thực tế ở địa phươngGV đưa ra một số hình ảnh về tình hình môi trường ở Bạc Liêu, yêu cầu HS quan sát để trả lời các câu hỏi sau:+ Nhận xét tình hình môi trường ở địa phương? Biện pháp khắc phục?+ Trách nhiệm của bản thân?HS trả lời => GV kết luận và nhấn mạnh ý thức trách nhiệm của HS trong việc thực hiện luật bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh ở địa phương.

D. CỦNG CỐ

Hãy cho biết những hành vi nghiêm cấm của Luật bảo vệ môi trường:

1. Phá hoại , khai thác trái phép rừng, các nguồn tài nguyên khác.2. Khai thác đánh bắt các nguồn tài nguyên sinh vật bằng phương tiện, công cụ, phương pháp hủy diệt , không đúng thời gian và số lượng theo quy định của pháp luật .3. Khai thác , kinh doanh, tiêu thụ, sử dụng các loại thực vật, động vật hoang dã quý hiếm thuộc danh mục cấm do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định .

E. HOaT ĐỘNG NỐi TiêP

Trả lời các câu hỏi ở cuối bài trong SGK.Ôn tập chuẩn bị kiểm tra HK II.

V. HƯƠNG DẪN XÂY DỰNG KẾ HOẠCH THAM QUAN THỰC TẾ

Việc tổ chức cho học sinh đi tham quan, tìm hiểu thực tế là hoạt động ngoại khóa. Đây là một hình thức học tập rất linh hoạt cả về thời gian lẫn nội dung, địa điểm cũng như hình thức tổ chức. Nó không chỉ thuần túy là những hoạt động dạy học nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, mà nó còn có ý nghĩa rất lớn trong việc giáo dục bảo vệ môi trường địa phương.

Trong điều kiện và hoàn cảnh thực tế hiện nay, các trường THPT có thể tổ chức cho học sinh đi tham quan, tìm hiểu

thực tế những nơi như: Vườn chim Bạc Liêu, Vườn nhãn cổ Bạc Liêu, khu di tích lịch sử Đồng Nọc Nạng, Đền thờ Bác, Tháp cổ Vĩnh Hưng …trong tỉnh hoặc các Vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyên… Thông qua các chuyến tham quan thực tế đó, lòng yêu quê hương đất nước và ý thức bảo vệ môi trường của các em sẽ được khơi dậy.

Dưới đây là gợi ý việc xây dựng kế hoạch tổ chức cho học sinh đi tham quan, tìm hiểu thực tế về cảnh quan thiên và môi trường. Cụ thể như sau:

Page 38: Giáo Dục Bảo Vệ Môi Trường Tỉnh Bạc Liêu Môn GDCD THPT

74 75

1. Xây dựng kế hoạch

KÊ HOẠCH

Về việc tổ chức cho học sinh đi tham quan, tìm hiểu thực tế tại ………………………......

===============Kính gửi: - Ban giám hiệu trường THPT …………………………………….. - Ban giám đốc ………………………………………………………. - Căn cứ vào kế hoạch công tác năm học của trường THPT ………………... - Căn cứ vào kế hoạch hoạt động của các Tổ chuyên môn và mục tiêu, nội dung Giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học các môn Sinh - Địa - GDCD.

Nay nhóm giáo viên Sinh - Địa - GDCD trường THPT ...…………………… xây dựng kế hoạch tổ chức cho học sinh đi tham quan, tìm hiểu thực tế tại …………………………….. …………….. với nội dung cụ thể như sau:

*Mục đích:• Nhằm tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc trực tiếp với thiên nhiên để cảm nhận được

thiên nhiên, gây hứng thú học tập cho học sinh• Giúp học sinh củng cố, bổ sung kiến thức về môi trường thiên nhiên.• Khơi dậy ở học sinh thái độ tôn trọng bảo vệ môi trường, săn sàng sống thân thiện với

môi trường tự nhiên và lòng yêu thiên nhiên.• Hình thành cho học sinh sự nhạy cảm nhận biết các vấn đề môi trường, có những

hành động cụ thể để bảo vệ tài nguyên và môi trường ở địa phương.• Góp phần nâng cao chất lượng dạy học theo tinh thần đổi mới, thực hiện nguyên lí

giáo duc “học đi đôi với hành, lí thuyết gắn liền với thực tiễn” và đáp ứng được mục tiêu Giáo dục bảo vệ môi trường của môn học Sinh - Địa - GDCD

*Nội dung:Xuất phát từ mục tiêu chương trình và mục tiêu Giáo dục bảo vệ môi trường của các môn học Sinh - Địa – GDCD, việc tổ chức cho học sinh đi tham quan thực tế tại ………………………………… tập trung vào các nội dung chính sau: • Tìm hiểu đặc điểm, tính đa dạng của Hệ sinh thái ……………………, thực trạng môi

trường của ……………………………………….• Tìm hiểu nguyên nhân, những tác động của con người làm cho Hệ sinh thái

…………………………………., môi trường tại …………………….. bị biến đổi.• Đề xuất các biện pháp khai thác, sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên và

bảo vệ môi trường cho …………………………………………….....................................

*Đối tượng và thành phần tham dự:• Học sinh: …………………………………………………………………….......................• Giáo viên của các bộ môn Sinh - Địa – GDCD: ……………………………......................• Đại diện Ban giám hiệu, Công đoàn và Ban chấp hành Đoàn trường.• Giáo viên chủ nhiệm của các lớp ……………………......................................................

*Địa điểm và thời gian thực hiện

• Địa điểm tham quan: ………………………………………………………..........................• - Thời gian thực hiện: Dự kiến triển khai kế hoạch vào tháng ………………..

+ Tham quan và tìm hiểu thực tế: 01 ngày. + Công diễn kết quả: 01 đêm (sau ngày tham quan khoảng 01 tuần)

*Tổ chức thực hiện:• Giáo viên các bộ môn Sinh - Địa – GDCD xây dựng kế hoạch tham quan.• Trình kế hoạch tham quan cho Ban giám hiệu nhà trường phê duyệt.• Ban tổ chức thông báo và triển khai kế hoạch tham quan cho học sinh, các thành phần

tham dự và các bộ phận có liên quan chuẩn bị.• Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên, hướng dẫn học sinh tham quan, tìm

hiểu theo nội dung và mục tiêu đã định (chương trình chi tiết kèm theo)• Đại diện Ban tổ chức đi tiền trạm, liên hệ với ……………………………..• Triển khai hoạt động tham quan theo đúng kế hoạch đã định.• Hướng dẫn học sinh viết báo cáo thu hoạch và chuẩn bị cho đêm công diễn kết quả

tham quan thực tế.• Tổ chức triển khai công diễn và tổng kết khen thưởng. Qua đó, tuyên truyền ý thức

bảo vệ các nguồn tài nguyên và môi trường ở địa phương.• Rút kinh nghiệm, đánh giá kết quả.

*Kinh phí thực hiện:Toàn bộ kinh phí hoạt động của chuyến tham quan thực tế này dựa vào nguồn kinh phí ………………………………………………………………………Trên đây là kế hoạch tổ chức cho học sinh đi tham quan, tìm hiểu thực tế tại …………………………………… rất mong sự quan tâm và giúp đỡ của ………...………..………………………………………………………………………..........................................

2. Một số điểm cần lưu ý

Khi xây dựng và triển khai kế hoạch tổ chức cho học sinh đi tham quan thực tế, cần chú ý những vấn đề cơ bản sau:• Chọn lựa địa điểm tham quan phù hợp với nội dung của môn học và mục tiêu tích hợp

giáo dục bảo vệ môi trường.• Địa điểm tham quan phải có diện tích rộng để có chỗ tập trung học sinh và có nhiều

đối tượng tìm hiểu theo nội dung và mục tiêu đã định.• Giáo viên phải đi tiền trạm, liên hệ và khảo sát kĩ địa điểm trước khi đưa học sinh đi

tham quan.• Giáo viên phải phổ biến cụ thể:

+ Nội dung và chương trình hoạt động của kế hoạch tham quan. + Những yêu cầu cơ bản về công tác chuẩn bị, ý thức tổ chức kỉ luật... + Nhiệm vụ của từng nhóm và phương thức thực hiện.

• Phải đảm bảo tuyệt đối sự an toàn trong suốt thời gian triển khai hoạt động tham quan, tìm hiểu thực tế.

• Chú trọng việc lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường qua thực tế môi trường tại địa điểm tham quan, gắn liền với môi trường ở địa phương.

Page 39: Giáo Dục Bảo Vệ Môi Trường Tỉnh Bạc Liêu Môn GDCD THPT

76 77

TÀI LIỆU THAM KHảO

Bộ Tài nguyên và Môi trường (2003), Báo cáo diễn biến môi trường nước Việt Nam năm 2003

Bộ Tài nguyên và Môi trường (2010), Báo cáo môi trường Quốc Gia 2010: “Tổng quan môi trường Việt Nam”.

Cục Thống kê tỉnh Bạc Liêu, Niên giám thống kê tỉnh Bạc Liêu 2000 - 2010 Hoàng Hưng (2000), Con người và môi trường, Nhà xuất bản Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.

Hoàng Nam (2002), Mô hình sản xuất và bảo vệ môi trường, Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.

Hội Khoa học Đất Việt Nam (2000), Đất Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

Lê Huy Bá (1996), Sinh thái môi trường đất, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Lê Huy Bá & Lâm Minh Triết (2000), Sinh thái môi trường ứng dụng, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, Thành phố Hồ Chí Minh.

Lê Huy Bá (2003), Những vấn đề đất phèn Nam bộ, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

Lê Văn Khoa (2000), Đất và môi trường, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

Lê Văn Khoa (2004), Sinh thái và môi trường đất, Nhà xuất bản Đại học quốc gia, Hà Nội, 260 trang.

Ngô Văn Hưng, Phan Thị Lạc, Trần Thị Nhung và Phan Thị Hồng The, 2008, Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn sinh học trung học cơ sở, Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội.

Vũ Thị Mai Anh, Hoàng Thanh Hồng, Ngô Văn Hưng, Phan Thị Lạc và Trần Thị Nhung, 2008, Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn sinh học trung học phổ thông, Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội.

Nguyễn Trọng Đức, Nguyễn Việt Hùng, Phan Thị Lạc, Trần Thị Nhung, Phạm Thu Phương và Phạm Thị Sen, 2008, Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn địa lý trung học phổ thông, Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội.

Nguyễn Hải Hà, Nguyễn Việt Hùng, Phan Thị Lạc, Trần Thị Nhung, Phạm Thu Phương và Nguyễn Minh Phương, 2008, Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn địa lý trung học cơ sở, Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội.Phan Thị Lạc, Nguyễn Thanh Mai, Trần Thị Nhung và Trần Văn Thắng, 2008, Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn giáo dục công dân trung học phổ thông, Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội.

Đặng Thúy Anh, Phan Thị Lạc, Trần Thị Nhung và Lưu Thu Thủy, 2008, Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn giáo dục công dân trung học cơ sở, Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội.

Sở Tài nguyên và Môi trường Bạc Liêu, 2009, Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2006 - 2010.

Ủy ban Nhân dân tỉnh Bạc Liêu (2001), Đánh giá khả năng thích nghi đất đai tỉnh Bạc Liêu.

Ủy ban Nhân dân tỉnh Bạc Liêu (2002), Báo cáo quy hoạch sản xuất nông - ngư - lâm - diêm nghiệp tỉnh Bạc Liêu thời kỳ 2001 - 2010.Một số địa chỉ trang Web tham khảo về môi trường và tài nguyên thiên nhiên:- http://www.monre.gov.vn - Bộ Tài nguyên và Môi trường.- http://vea.gov.vn - Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường.- http://isponre.gov.vn - Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường.- http://www.imh.ac.vn - Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường.- http://www.kttv.gov.vn - Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia.- http://www.iucn.org/vi/vietnam - Tổ chức bảo tồn thi6n nhiên quốc tế (IUCN) tại Việt Nam.

Page 40: Giáo Dục Bảo Vệ Môi Trường Tỉnh Bạc Liêu Môn GDCD THPT

78 79

* Ghi chú: Việc phân hạng nguồn nước mặt nhằm đánh giá và kiểm soát chất lượng nước, phục vụ cho các mục đích sử dụng nước khác nhau:A1 - Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt và các mục đích khác như loại A2, B1 và B2.A2 - Dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải áp dụng công nghệ xử lý phù hợp; bảo tồn động thực vật thủy sinh, hoặc các mục đích sử dụng như loại B1 và B2.B1 - Dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2.B2 - Giao thông thủy và các mục đích khác với yêu cầu nước chất lượng thấp.

Phụ lục 2. QCVN 05 - 2009/BTNMT – Qui chuẩn kĩ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanhTrung bình một giờ: Là trung bình số học các giá trị đo được trong khoảng thời gian một giờ đối với các phép đo thực hiện hơn một lần trong một giờ, hoặc giá trị phép đo thực hiện 01 lần trong khoảng

thời gian một giờ. Giá trị trung bình giờ được đo nhiều lần trong 24 giờ (một ngày đêm) theo tần suất nhất định. Giá trị trung bình giờ lớn nhất trong số các giá trị đo được trong 24 giờ được lấy so sánh với giá trị giới hạn quy định tại Bảng 1.

Trung bình 8 giờ: Là trung bình số học các giá trị đo được trong khoảng thời gian 8 giờ liên tục.

Trung bình 24 giờ: là trung bình số học các giá trị đo được trong khoảng thời gian 24 giờ (một ngày đêm).

Trung bình năm: là trung bình số học các giá trị trung bình 24 giờ đo được trong khoảng thời gian một năm.

TT Thông số Trung bình 1 giờ

Trung bình 8 giờ

Trung bình 24 giờ

Trung bình năm

1 SO2 350 - 125 50

2 CO 30000 10000 5000 -

3 NOx 200 - 100 40

4 O3180 120 80 -

5 Bụi lơ lửng(TSP) 300 - 200 140

6 Bụi ≤ 10 μm(PM10) - - 150 50

7 Pb - - 1,5 0,5

Ghi chú: Dấu (-) là không quy định

29 Tổng hoạt độ phóng xạ Bq/l 0,1 0,1 0,1 0,1

30 Tổng hoạt độ phóng xạ Bq/l 1,0 1,0 1,0 1,0

31 E. Coli MPN/100ml 20 50 100 200

32 Coliform MPN/100ml 2500 5000 7500 10000

25 Phenol (tổng số) mg/l 0,005 0,005 0,01 0,02

26

Hoá chất bảo vệ thực vật Clo hữu cơ

Aldrin+Dieldrin μg/l 0,002 0,004 0,008 0,01

Endrin μg/l 0,01 0,012 0,014 0,02

BHC μg/l 0,05 0,1 0,13 0,015

DDT μg/l 0,001 0,002 0,004 0,005

Endosunfan (Thiodan) μg/l 0,005 0,01 0,01 0,02

Lindan μg/l 0,3 0,35 0,38 0,4

Chlordane μg/l 0,01 0,02 0,02 0,03

Heptachlor μg/l 0,01 0,02 0,02 0,05

27Hoá chất bảo vệ thực vật phospho hữu cơ

ParationMalation

μg/lμg/l

0,10,1

0,20,32

0,40,32

0,50,4

28

Hóa chất trừ cỏ2,4D

2,4,5TParaquat

μg/lμg/lμg/l

10080900

2001001200

4501601800

5002002000

TTThông số Đơn

vị

Giá trị giới hạn

A BA1 A2 B1 B2

1 pH 6-8,5 6-8,5 5,5-9 5,5-9

2 Ôxy hoà tan (DO) mg/l ≥ 6 ≥ 5 ≥ 4 ≥ 2

3 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 20 30 50 100

4 COD mg/l 10 15 30 50

5 BOD5 (20oC) mg/l 4 6 15 25

6 Amoni (NH4+) (tính theo N) mg/l 0,1 0,2 0,5 1

7 Clorua (Cl-) mg/l 250 400 600 -

8 Florua (F-) mg/l 1 1,5 1,5 2

9 Nitrit (NO2-) (tính theo N) mg/l 0,01 0,02 0,04 0,05

10 Nitrat (NO3-) (tính theo N) mg/l 2 5 10 15

11 Phosphat (PO43-)(tính theo P) mg/l 0,1 0,2 0,3 0,5

12 Xianua (CN-) mg/l 0,005 0,01 0,02 0,02

13 Asen (As) mg/l 0,01 0,02 0,05 0,1

14 Cadimi (Cd) mg/l 0,005 0,005 0,01 0,01

15 Chì (Pb) mg/l 0,02 0,02 0,05 0,05

16 Crom III (Cr3+) mg/l 0,05 0,1 0,5 1

17 Crom VI (Cr6+) mg/l 0,01 0,02 0,04 0,05

18 Đồng (Cu) mg/l 0,1 0,2 0,5 1

19 Kẽm (Zn) mg/l 0,5 1,0 1,5 2

20 Niken (Ni) mg/l 0,1 0,1 0,1 0,1

21 Sắt (Fe) mg/l 0,5 1 1,5 2

22 Thuỷ ngân (Hg) mg/l 0,001 0,001 0,001 0,002

23 Chất hoạt động bề mặt mg/l 0,1 0,2 0,4 0,5

24 Tổng dầu, mỡ (oils & grease) mg/l 0,01 0,02 0,1 0,3

PHỤ LỤC

Phụ lục 1. QCVN 08 - 2008/BTNMT – Qui chuẩn kĩ thuật về chất lượng nước trên mặt lục địa

Page 41: Giáo Dục Bảo Vệ Môi Trường Tỉnh Bạc Liêu Môn GDCD THPT

80 81

Phụ lục 4. Tính đa dạng loài của hệ sinh vật rạn san hô và thảm cỏ biển ở Việt Nam

Rạn san hô Thảm cỏ biển

Đơn vị phân loại Số lượng loài Đơn vị phân loại Số lượng loài

San hô cứng 400 Cỏ biển 14

Rong - Rong 151

Cá 411 Cá -

Thân mềm 416 Thân mềm 70

Giáp xác 251 Giáp xác 29

Da gai 96 Da gai 12

Giun nhiều tơ 176 Giun nhiều tơ 16

Tổng 1780 Tổng 292

(Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2010).

Phụ lục 3. Sự phong phú về thành phần loài sinh vật ở Việt Nam

TT Nhóm sinh vật Số loài đã xác định được

1

Thực vật nổi ~ 2000

Nước ngọt 1438

Biển 537

2

Rong ~ 680

Nước ngọt ~ 20

Biển 653

3 Cỏ biển 14

4Thực vật ở cạn

Thực vật bậc caoThực vật bậc thấp (rêu, nấm lớn)

~ 13800~ 11400~ 2400

5 Thực vật ngập mặn 94

6 Động vật không xương sống nước ngọt ~ 800

7Động vật không xương sống biển

Động vật nổiĐộng vật đáy

~ 7000657

~ 6300

8 Động vật không xương sống ở đất ~ 1000

9 Sán ký sinh 190

10 Côn trùng 7750

11Cá

Cá nước ngọtCá biển

~ 3500~ 1000~ 2500

12 Bò sát trên cạn 296

13 Bò sát biển (rắn biển, rùa biển) 21

14 Lưỡng cư 162

15 Chim 840

16 Thú trên cạn 310

17 Thú biển 25

MỤC LỤCTrang

Lời nói đầu 3

Phần thứ nhất: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 4

I. MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BảN VỀ MÔI TRƯỜNG 4

1. Định nghĩa 4

2. Các chức năng cơ bản của môi trường 4

3. Thành phần của môi trường 6

II. TÌNH HÌNH MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM HIỆN NAY 7

1. Về đất đai 7

2. Môi trường rừng 8

3. Về nước 9

4. Về không khí 9

5. Đa dạng loài và sự suy giảm các loài tự nhiên 9

6. Về chất thải 12

7. Về vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, cung cấp nước sạch ở đô thị và nông thôn 13

III. NÉT NỔI BẬT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN Ở BẠC LIÊU 14

1. Điều kiện tự nhiên 14

2. Tài nguyên thiên nhiên 19

IV. DIỄN BIẾN MÔI TRƯỜNG TỈNH BẠC LIÊU 26

1. Diễn biến môi trường nước 26

2. Diễn biến môi trường không khí 31

3. Môi trường đất 34

4. Nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi môi trường 36

V. MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHAI THÁC HỢP LÝ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ BảO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở BẠC LIÊU 39

1. Đẩy mạnh việc tuyên truyền giáo dục, nâng cao ý thức của người dân 39

2. Tăng cường công tác quản lí, tạo cơ chế pháp lí và chính sách 40

Page 42: Giáo Dục Bảo Vệ Môi Trường Tỉnh Bạc Liêu Môn GDCD THPT

82 83

3. Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường 40

4. Áp dụng các biện pháp kĩ thuật trong việc khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường 40

5. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực về môi trường, mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường 41

VI. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ GIÁO DỤC BảO VỆ MÔI TRƯỜNG TỈNH BẠC LIÊU 41

1. Tính cấp thiết của việc giáo dục bảo vệ môi trường trong trường học 41

2. Mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường tỉnh Bạc Liêu trong các trường trung học phổ thông 43

3. Nguyên tắc, phương thức, phương pháp giáo dục bảo vệ môi trườngtrong trường trung học phổ thông 44

4. Một số yêu cầu cơ bản 46

Phần thứ hai.: GIÁO DỤC BảO VỆ MÔI TRƯỜNGTỈNH BẠC LIÊU TRONG DẠY HỌC GDCD Ở BẬC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 47

I. MỤC TIÊU 47

1. Kiến thức 47

2. Kĩ năng, hành vi 47

3. Thái đô, tình cảm 47

II. CHƯƠNG TRÌNH TÍCH HỢP GIÁO DỤC BảO VỆ MÔI TRƯỜNG TỈNH BẠC LIÊU TRONG MÔN GDCD 47

Lớp 10 48

Lớp 11 49

Lớp 12 50

III. PHƯƠNG THỨC TÍCH HỢP GIÁO DỤC BảO VỆ MÔI TRƯỜNG TỈNH BẠC LIÊU TRONG MÔN GDCD 51

1. Quan niệm về tích hợp 51

2. Các kiểu tích hợp 51

3. Các hình thức tổ chức dạy học giáo dục bảo vệ môi trường tỉnh Bạc Liêu qua môn GDCD 53

4. Phương pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường tỉnh Bạc Liêu trong dạy học môn GDCD 55

IV. MỘT SỐ BÀI SOẠN MINH HỌA 65

Lớp 10 65

Lớp 11 68

Lớp 12 71

TÀI LIỆU THAM KHẢO 76

PHU LUC 78

Page 43: Giáo Dục Bảo Vệ Môi Trường Tỉnh Bạc Liêu Môn GDCD THPT