freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… ·...

556
RAMANA MAHARSHI VỚI CON ĐƯỜNG TỰ BIẾT MÌNH Nguyên-Tác : " RAMANA MAHARSHI AND THE PATH OF SELF KNOWLEDGE " By ARTHUR OSBORNE Dịch-Giả : NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

Transcript of freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… ·...

Page 1: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

RAMANA

MAHARSHI VỚI CON ĐƯỜNG

TỰ BIẾT MÌNH

Nguyên-Tác :

" RAMANA MAHARSHI AND

THE PATH OF SELF KNOWLEDGE "

By

ARTHUR OSBORNE

Dịch-Giả :

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

Page 2: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5
Page 3: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

RAMANA

MAHARSHI

VỚI CON ĐƯỜNG

TỰ BIẾT MÌNH

( WHO AM I ? )

( -- )

" Tự tri giả minh "

" Cái bí-quyết thực-hiện của Ramana

Maharshi là Ngủ-Say đặc-biệt, cho nên

Ngài là Hoạt Phật ."

Page 4: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5
Page 5: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

1

MỤC LỤC

Lời Tựa

I._ Những năm đầu...........................................5

II._ Cuộc Thức Tỉnh.......................................17

III._ Cuộc Hành Trình....................................37

IV._ Dường Như Khổ Hạnh...........................53

V._ Vấn-Đề Trở Về........................................73

VI._ Arunachala Ngọn Núi Đỏ_Thần Siva....95

VII._ Bất Bạo Động Nhẫn Nhục.................139

VIII._ Người Mẹ..........................................157

IX._ Bất Nhị Pháp ( Advaita )......................187

X._ Các Đệ-Tử Đầu Tiên

a/ Sivaprakasam Pillai.........................199

b/ Natesa Mudaliar...............................217

c/ Ganapati Sastri.................................228

d/ Humphreys......................................239

e/ Một Nhà Thông-Thiên-Học.............263

f/ Một Đệ-Tử Vô-Danh.......................269

XI._ Các Súc Vật..........................................273

Page 6: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

2

XII._ Tùng Lâm Của Ngài Ramana.............299

XIII._ Đời Sống Với Ngài Bhagavan...........319

XIV._ Giáo Lý Truyền Thụ..........................353

XV._ Những Đệ-Tử.....................................419

XVI._ Tác-Phẩm Thành Văn........................447

XVII._ Đại Định ( Mahasamadhi )...............467

XVIII._ Hiện Diện Tiếp Tục........................493

***

PHỤ - LỤC

I._ Ta Là Ai ? Who Am I ? ...........................1

II._ Thơ Vịnh Viên Ngọc Quý Về Khoa

Biện-Biệt Của Sư-Phụ Sankara ...........23

III._ Thơ Tụng Đạo Yoga Vasishtha _

Đạo-Dẫn Tiên-Tri .................................33

*****

*

Page 7: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

1

TỰA Của RADHAKRISHNAN

Phó Chủ-Tịch

Nước Ấn-Độ Cộng-Hòa

Tôi rất lấy làm sung-sướng được viết một

bài tựa ngắn cho tập sách của ông Osborne nói

về cuộc đời và giáo-lý của Ngài Ramana

Maharshi. Giáo-lý này đặc-biệt quan-trọng cho

thời-đại chúng ta đang bị bao-trùm bởi luồng

gió hoài-nghi, đề-phòng và ngờ-vực. Chúng ta

thấy ở đây một tôn-giáo tâm-linh, nó cho chúng

ta giải-thoát khỏi những giáo-điều, những mê-

tín, những nghi-thức và lễ-bái, để được sống

như những tinh-thần tự-do. Tinh-túy của tất cả

tôn-giáo cốt ở một sự thực-nghiệm nội-tâm cá-

nhân, một sự liên-hệ giữa cá-nhân chúng ta với

Thượng-Đế. Chẳng phải là một sự thờ-phụng

mà là một sự tìm-tòi. Đấy là một đường hướng

về sự sinh-thành, sự giải-thoát .

Page 8: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

2

Cách-ngôn Hy-Lạp có câu rất phổ-thông

" Tri ngã tự thân = Tự biết lấy mình = Connais

toi Toi même ", tương-tự như mệnh-lệnh của

Ảo-Nghĩa-Thư ( Upanisad ) : " Atman Viddhi

= Hãy biết lấy chính mình " . Bằng cách trừu-

tượng-hóa, chúng ta nhập vào ngoài những

giới-hạn của thân-thể, của tinh-thần, của trí-tuệ

và chúng ta đạt tới cái Ngã Đại-đồng : " Ánh-

sáng chân-thật soi chiếu tất cả cá-thể nhân-loại

trong thế-giới này " .

Để đạt tới Thượng-Đế chúng ta phải vươn

lên những đỉnh cao và luôn luôn chú-mục

hướng lên, rời bỏ ảo-ảnh mà chúng ta đã nhận

lấy khi đi xuống thế-gian này, cũng như trong

Huyền-bí-học những người nào được phép vào

trong cung-điện thì phải bỏ hết tất cả quần-áo

và bước lên, hoàn-toàn trần-truồng, sau khi đã

được tinh-khiết-hóa. Chúng ta lặn vào trong

bản-thể vô-lượng, không có giới-hạn và cũng

không nhất-định. Đấy không phải là một cá-thể

đối-lập với chủ-thể. Người ta tự đồng-nhất-hóa

mình với những đối-tượng và những sự-thể

Page 9: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

3

hiển-hiện ra cho người ta. Cái thực-tại đối với

nó không còn dựng lên những sự ưa thích hay

đố-kỵ, những ý-vị và vô-vị, cái thực-tại ấy tràn-

ngập tất cả. Những chướng-ngại ấy không còn

có thể dùng làm phương-tiện để phân-giải nữa .

Tuổi trẻ-thơ thì rất gần với thị-giác về

" Ngã ". Chúng ta phải trở nên những đứa trẻ-

thơ trước khi đi vào trong những ngõ-ngách

của chân-lý. Bởi thế chúng ta được khuyên-nhủ

gạt xa mình những trí-thức ngụy-biện của các

nhà bác-học. Người ta nhấn mạnh vào sự cần-

thiết phải tái-sinh. Người ta bảo chúng ta rằng

hiền-trí của những đứa trẻ-thơ thì lớn hơn là

hiền-trí của những nhà học-giả .

Ngài Ramana Maharshi trình-bày cho

chúng ta những nét đại-cương của một tôn-giáo

căn-cứ vào Thánh Kinh Ấn-Độ, tôn-giáo cốt-

yếu tâm-linh không phải vì thế mà không hợp-

lý và đạo-đức .

*****

Page 10: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5
Page 11: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

5

- I -

NHỮNG NĂM ĐẦU

Arudra Darshan là ngày biểu-hiện của

Thần Siva, là một trong những ngày lễ của tín-

đồ Siva kỷ-niệm với một lòng hết sức thành-

tín, vì ngày đó được nhắc lại sự biểu-hiện của

chính Thần Siva cho tín-đồ của Ngài, như là

Nataraja, nghĩa là nhịp múa vũ-trụ, của sự

sáng-tạo và hủy-diệt vũ-trụ. Ngày hôm ấy, vào

năm 1879 từ tinh-sương những tín-đồ của Thần

Siva ở tại tỉnh nhỏ Tiruchushi trong xứ Tamil

miền Nam Ấn-Độ, ra khỏi nhà họ để đi bộ theo

con đường đất bụi dẫn đến một cái bể của điện-

thờ. Tập-tục đòi rằng tín-đồ phải tắm vào buổi

bình-minh. Ánh-sáng đỏ rực của mặt-trời mới

mọc chiếu vào những cái lưng nâu của các

người đàn-ông đóng khố bằng vải trắng quấn

quanh lưng. Ánh-sáng ấy làm lóng-lánh những

kim-tuyến và, viền đỏ trên những chiếc áo

Page 12: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

6

quàng của phụ-nữ đang bước xuống các bực đá

ở bể tắm lớn, vuông, để tự dìm mình xuống

nước. Hôm ấy trời giá lạnh vì ngày hội vào

tháng chạp, nhưng dân bản-xứ rất chịu-đựng.

Chỉ một số nhỏ thay quần áo dưới gốc cây hay

là trong những nhà lân-cận. Còn đa số chờ đợi

để có thể phơi khô dưới ánh mặt-trời và bước

lên những bậc ướt sướt-mướt đi về phiá điện-

thờ của tỉnh nhỏ, cái điện-thờ ấy từ lâu đã được

các bậc sư-phụ Sundaramurthi ca-tụng, một

trong sáu mươi ba bậc Thánh-Thi của xứ

Tamil .

Trong điện-thờ có pho-tượng của Thần

Siva quàng hoa và được kiệu rước suốt ngày

đêm kèm theo tiếng trống và chiêng cùng

những tiếng hát tụng thờ. Cuộc rước dừng lại

vào một giờ sáng, nhưng buổi lễ còn tiếp-tục vì

ngày của Ấn-Độ kể từ bình-minh nọ đến bình-

minh kia chứ không phải từ nửa đêm này sang

nửa đêm khác. Khi tượng Thần Siva lại được

trả về trong điện thì đúng vào lúc mà ở nhà của

vợ chồng ông bà Sundaram Ayyar, đứa trẻ

Page 13: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

7

Ventakaraman ra chào đời. Chính ở tại đứa trẻ

này mà Thần Siva đã biểu-hiện là Ngài

Ramana. Những ngày lễ Ấn-Độ theo tiết của

trăng cũng như ngày lễ phục-sinh Tây-phương,

và năm này thì ngày lễ Thần Siva rơi vào ngày

29 tháng chạp thành thử đứa trẻ ra đời hơi

muộn về ngày cũng như về thời-tiết của năm,

so với đứa trẻ Thần-linh của xứ Bethlehem

2000 năm trước đấy .

Cùng một sự gặp-gỡ đã đánh dấu việc

kết-thúc cuộc đời trần-thế của Ngài Ramana, vì

Ngài mất vào ngày 14 tháng tư, trễ hơn một

chút về giờ và ngày so với buổi chiều thứ sáu

Thánh-linh. Hai thời-điểm đều là đặc-trưng :

nửa đêm và Đông-Chí đánh dấu lúc mà mặt-

trời đem lại ánh-sáng cho thế-gian. Vào xuân-

phân thì ngày dài bằng đêm và bắt đầu vượt

hơn đêm .

Sau khi bắt đầu một cuộc đời làm thư-ký

kế-toán với đồng lương rẻ mạt, ngay ở vào thời

ấy, là hai Rupi một tháng, Sundaram Ayyar tự

Page 14: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

8

tạo cho mình độc-lập. Ông thảo những đơn-từ

cho người khác và sau vài năm ông được phép

hành nghề thầy cãi tư. Công việc thịnh-vượng,

ông đã xây được nhà, ở đấy là nơi ông đã ra

đời. Một cái nhà rộng-rãi có một gian để dành

cho khách hàng. Hẳn rằng thầy kiện tỉnh-lỵ có

tính-tình đáng yêu và đãi khách, ông cũng tiếp-

đãi những khách công-chức và những người

mới đến trong tỉnh, bởi vì những sự tiếp-đãi ấy

làm cho ông trở nên một công-dân quan-trọng

và có hậu-quả tốt cho công việc nghề-nghiệp

của ông .

Nếu đời sống của Sundaram Ayyar có

thành-công ở đời thì một thứ định-mệnh đặc-

biệt đã đè nặng vào gia-đinh ông. Người ta kể

lại rằng, một hôm có một nhà tu-hành dừng

chân ở trước cửa nhà của một ông Tổ trong

gia-đình ông để khất-thực, và vì bị từ-chối

không được bố-thí mới tiên-đoán cho người

chủ nhà rằng kể từ ngày hôm ấy một phần-tử

trong mỗi thế-hệ sau này sẽ xuất-gia khất-thực

rong đường. Điều ấy là một sự nguyền-rủa hay

Page 15: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

9

là một ân-điển thì không biết, nhưng chắc chắn

là điều ấy đã hiệu-nghiệm theo như lời tiên-

đoán của nhà tu-sĩ kia. Một ông nội của

Sundaram đã khoác tấm áo vàng vào mình rồi

bỏ nhà ra đi với cái gậy và cái bát. Người anh

cả lấy cớ đi chơi sang một làng bên cạnh, và đã

đi biệt-tích để từ bỏ đời sống xã-hội và trở nên

một đạo-sĩ du-hành ( Sanyasin ) nghĩa là một

người bỏ gia-đình của-cải, giai-cấp và những

ràng-buộc của mình với thế-gian để tập-trung

vào sự tìm-kiếm tâm-linh .

Tuy vậy không có gì có vẻ khác lạ đã xẩy

ra trong chính gia-đình của Sundaram Ayyar.

Đứa trẻ Vantakaraman trưởng-thành là một

thanh-niên bình-thường rất khỏe-mạnh. Người

ta gởi cậu vào một trường-học bản-xứ một

thời-gian và đến khi cậu mười một tuổi thì đến

trường của tỉnh Dindigul. Cậu ta có một người

anh tên là Nagaswami lớn hơn cậu hai tuổi. Sáu

năm sau, sau khi cậu ra đời thì lại có một người

con trai thứ ba ra đời, và hai năm sau nữa một

Page 16: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

10

người con gái tên là Alamêlu ra đời. Đấy là

một gia-đình trung-bình sung-túc .

Nhưng khi Ventakaraman được mười hai

tuổi thì ông thân-sinh mất, và gia-đình bị chia-

ly, phân-tán. Các con đi theo sống với người

chú tên là Subbier, có một ngôi nhà láng-giềng

ở tỉnh Madura. Trước hết người ta cho

Ventakaraman vào trường trung-học Anh, rồi

tới trường cao-đẳng Mỹ. Không có gì tỏ ra cho

thấy y có thể trở nên một người học-thức. Y là

một mẫu trẻ thể-thao, thích đời sống ngoài trời.

Đá bóng, đánh vật, bơi lội làm cho y rất ham.

Sở-trường của y về mặt học là y có một trí-nhớ

kỳ lạ, để bù cho tính lười học của y, là y có thể

thuộc bài học ngay, sau khi đọc qua một lần .

Y còn có một đặc-tính khác nữa là y có

một năng-khiếu ngủ-say đặc-biệt. Một người

tín-đồ của y sau này là Mudaliar đã kể trên một

tờ báo điều mà chính Venkataraman mấy năm

sau nói lại khi một trong hàng bà con của y

bước vào trong nhà .

Page 17: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

11

" Khi nhìn thấy anh làm tôi nhớ lại

một sự-kiện đã xẩy ra cho tôi ở tỉnh

Dindigul khi tôi còn nhỏ. Ông chú anh là

Periappa Seshayyar bấy giờ ở tỉnh ấy.

Người ta đang bận làm lễ ở trong nhà và

tất cả mọi người đều tham-dự. Đến tối

người ta kéo nhau đi ra đền-thờ. Tôi ở lại

nhà một mình. Tôi ngồi đọc sách ở gian

nhà phiá trước, nhưng được một lát, tôi

đóng cửa cái ra vào và cửa sổ để đi ngủ.

Sau đấy những người nhà ở đền-thờ trở

về, họ hết gọi cửa lại đập cửa mà không

thể đánh thức tôi dậy được. Tha hồ cho

những đứa trẻ đánh đập tôi túi-bụi nhưng

vô-hiệu. Tôi chẳng hề biết chi hết, cho

đến hôm sau người ta mới kể lại cho tôi

hay những việc đã xẩy ra .

" Cùng một hiện-tượng ấy lại xẩy ra

cho tôi ở tỉnh Madura. Những đứa bạn

trai khác không có thể đụng vào tôi trong

khi tôi thức, nhưng khi nào chúng bất-

bình với tôi về một chuyện gì thì chúng

Page 18: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

12

chờ tôi ngủ-say rồi mang tôi đi đến một

chỗ nào và đánh đập cho hả, xong rồi

chúng lại đem tôi trả về giường. Chỉ đến

sáng hôm sau, nghe chúng kể lại, tôi mới

hay việc chúng đã làm . "

Ngài Hoạt-Phật ( tức Ventakaraman khi

đã thành Phật ) gán sự-kiện ấy cho một trạng-

thái kháng-kiện đặc-biệt. Có khi ban đêm Ngài

ở trong trạng-thái nửa thức nửa ngủ. Có lẽ hai

biểu-hiện ấy báo trước sự thức tỉnh tâm-linh

của Ventakaraman. Trạng-thái ngủ-say biểu-thị

trước còn lờ-mờ, tuy tiêu-cực cái khả-năng rời

bỏ tinh-thần để lặn chìm vào trong vực-thẳm

ngoài tất cả tư-nghị. Và trạng-thái nửa thức,

nửa ngủ biểu-thị khả-năng tự mình quan-sát

mình một cách khách-quan, như là một khán-

giả về chính thái-độ của mình .

Chúng ta không có một bức ảnh nào của

Hoạt-Phật thời niên-thiếu. Ngài có kể lại cho

chúng ta một mẩu chuyện, lối kể chuyện của

Ngài có duyên và rất hài-hước, ngài kể lại một

Page 19: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

13

buổi chụp ảnh tập-thể như sau. Người ta bắt

Ngài mang một quyển sách kếch-sù để tỏ vẻ

chăm học. Nhưng đến khi chụp thì có con ruồi

đậu vào mặt khiến Ngài phải lấy tay sua nó đi.

Sau này không làm sao tìm lại được bức hình

đó nữa. Hẳn là nó đã mất-tích .

Điểm bình-minh tinh-thần đầu tiên là một

ảo-giác về núi Arunachala. Cậu học-trò Venka-

taraman sự thực chưa từng đọc chút gì về

Thần-học. Cậu chỉ biết Arunachala là một nơi

rất Thánh-linh, và đấy ắt là một linh-cảm về

định-mệnh của cậu khiến cậu bối-rối. Một hôm

cậu gặp một người bà con trong họ đã lớn tuổi

và cậu đã biết ở tỉnh Tiruchushi. Cậu hỏi ông ta

từ đâu đến. Ông già đáp : " Từ Arunachalab ! "

Và sự phát-hiện đột-nhiên cái thực-tại của ngọn

núi thiêng, một chỗ cụ-thể của thế-giới này, mà

người ta có thể tới thăm, đã làm cho Vanka-

taraman kinh-sợ đến nỗi cậu ta chỉ dám bập-bẹ

hỏi : " Sao, ông từ Arunachala đến à ?

Arunachala ở đâu vậy ?

Page 20: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

14

Đến lượt ông già bị hỏi, kinh-ngạc về sự

ngu-muội của người thanh-niên, và giải-thích

cho cậu rằng Arunachala chính ở tại Tiruvan-

namalai .

Hoạt-Phật về sau có nhắc lại sự-kiện ấy

trong bài thơ thứ nhất, trong tám bài dâng cho

núi Arunachala :

" Hãy lắng nghe lời tôi nói !

Arunachala đứng sừng-sững như ngọn núi

câm. Hành-động của nó rất bí-mật huyền-

bí, vượt quá sự hiểu-biết của nhân-loại.

Tôi còn là một đứa trẻ nhỏ thơ ngây thì

tỉnh ngộ về sự biểu-hiện của Arunachala

vĩ-đại vô-song. Tuy nhiên một người

khác bảo cho biết Arunachala là Tiruvan-

namalai thì tôi không hiểu ý-nghĩa. Và

Arunachala hấp-dẫn tôi, bắt tinh-thần tôi

phải yên-lặng. Và đến khi tôi lại gần, tôi

thấy nó sừng-sững lạnh-lùng không lời . "

Page 21: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

15

Sự việc xẩy ra vào tháng mười một năm

1895, ít lâu sau khi cậu thanh-niên được mười

sáu tuổi Tây, mười bẩy tuổi Ấn-Độ .

Báo-hiệu thứ hai đến ít lâu sau đấy. Lần

này là do một cuốn sách. Lại lần nữa một trào

lạc-cảm điên-cuồng tràn-ngập tâm-hồn Vanka-

taraman khi cậu hiểu rằng Thần-linh có thể

biểu-hiện dưới mặt đất này. Ông chú cậu hỏi

mượn được một quyển sách Periapuraman,

sưu-tập tiểu-sử của 63 vị Thánh dòng Tamil.

Venkataraman vồ lấy và đọc một cách say-sưa

đến thất-thần. Làm thế nào mà một đức-tin,

một tình-yêu, một nhiệt-thành, có khả-năng

sản-sinh ra một cái đẹp đến thế, mà lại có thể

có được ở đời sống nhân-loại này ?

Những truyện hy-sinh, giải-thoát cho rằng

nó dẫn đến sự phối-hợp với Thần-linh làm cho

cậu bồng-bột hăng-hái. Có cái gì lớn hơn cả

mộng-tưởng, lớn hơn tất cả hoài-bão đã tỏ ra có

thực và có thể thực-hiện được. Sự phát-hiện ấy

Page 22: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

16

làm cho cậu rùng mình vì sung-sướng và biết-

ơn .

Kể từ đấy trở đi, quá-trình giác-ngộ mà

Ngài Hoạt-Phật cùng đệ-tử gọi là "Tiền-định"

bắt đầu hiện ra ở nơi Ngài. Không phải tri-giác

về cái gì, bởi một người nào, mà là cái biết ở

bên trên lưỡng-tính năng-tri và sở-tri, một

trạng-thái ý-thức hoan-hỷ vượt cả bình-diện

vật-lý và trí-thức, tuy nhiên nó vẫn thích-hợp

với sự sử-dụng năng-khiếu trí-thức và vật-lý .

Ngài Hoạt-Phật đã kể lại theo cách giản-

dị đặc-biệt của Ngài sự bắt đầu thức-tỉnh trong

khi Ngài đến chiêm-ngưỡng đền Meenakshi ở

Madura. Ngài nói : " Lúc đầu tôi tưởng bị sốt

rét, nhưng nếu là trường-hợp ấy thì là bệnh sốt

rét rất thú-vị và như thế thì nên để mặc cho

bệnh tình, khỏi phải chữa chạy " .

***

*

Page 23: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

17

- I I -

CUỘC THỨC TỈNH

Quá-trình giác-ngộ ấy được một sự gắng

sức liên-tục nâng-đỡ càng ngày càng mạnh và

càng bền-bỉ cho đến khi cuối cùng nó dẫn đến

sự thực-hiện Tự-tính, đến Tam-muội Thuộc-

tính ( Sahaja Samadhi ) là một trạng-thái ý-

thức thuần-túy hoan-lạc giác-ngộ, trong đó sự

giác-ngộ lâu bền và không gián-đoạn, đồng

thời nó cũng không cản-trở tri-giác thông-

thuờng và hoạt-động của đời sống. Sự thực

hiếm thấy có sự thực-hiện trình-độ này trên mặt

đất. Ở trường-hợp của Ngài Hoạt-Phật ( Bha-

gavan ) này thì cái Thuộc-tính Tam-muội đạt

được chỉ trong vài tháng về sau và không cầu

tìm, không cố-gắng, không sửa-soạn một cách

ý-thức. Chính Ngài đã mô-tả như sau :

Page 24: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

18

" Chỉ khoảng sáu tuần-lễ, trước khi

tôi từ-biệt Madura vĩnh-viễn mà sự biến-

đổi lớn trong đời tôi đã xẩy ra. Đấy hầu

như thình-lình, lúc tôi đang ngồi một

mình trong gian phòng ở tầng thứ nhất

căn nhà của cậu tôi. Tôi ít khi đau ốm, và

sức khoẻ của tôi hôm ấy bình-thường,

không có gì khác lạ, nhưng có một sự lo

sợ thình-lình về cái chết đã tràn ngập tâm-

hồn tôi. Không có gì trong trạng-thái sức

khoẻ của tôi để giải-thích cho điều ấy, và

tôi cũng không tìm cách giải-thích trạng-

thái ấy hay tìm lý do gì cho sự sợ-hãi ấy.

Bấy giờ tôi chỉ cảm thấy là “ Tôi sắp

chết ”, và tôi bắt đầu suy-nghĩ về cách

đối-phó với nó. Tôi cũng không nghĩ đến

đi hỏi bác-sĩ hay các bậc gia-trưởng hoặc

bạn-bè. Tôi chỉ cảm thấy là tôi phải tự

giải-quyết vấn-đề ấy một mình, tại đấy và

ngay lúc ấy .

" Sự xúc-động về cái chết kéo tinh-

thần tôi vào nội-hướng và tôi tự nói một

Page 25: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

19

mình, không có sự sửa-soạn về ngôn-ngữ:

“ Bây giờ đây, cái chết đã đến, nó có ý-

nghĩa gì ? Cái gì nó đã chết ? Cái thân-

thể này chết ? "

" Và lập-tức tôi bi-kịch-hóa cái cảnh

chết nó đến. Tôi nằm dài, tay chân ruỗi

thẳng, ngay đơ như có sự chết thật, và tôi

bắt-chước như một xác chết làm cho càng

đúng với sự thực, cho sự khảo-cứu tìm-

tòi : Tôi cầm hơi thở, mím môi thật chặt

để cho không có tiếng nào thoát ra, ngay

cả đến tiếng ‹ Tôi › hay tiếng nào khác

cũng không thoát ra được. Tôi tự nói :

“ Được rồi, cái thân-thể này sẽ chết, nó sẽ

được khiêng đi cứng đờ ra bãi hỏa-thiêu

và ở đấy nó sẽ bị đốt thành than. Nhưng

với cái chết của thân-thể này, phải chăng

là chết. Phải chăng cái thân-thể này là tôi,

nó yên-lặng và ngay đơ, nhưng tôi cảm

thấy rất mạnh về cái bản-ngã của tôi.

Ngay cả cái tiếng ‹ Tôi › ở bên trong

cũng đứng biệt-lập. Do đó tôi là Tinh-

Page 26: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

20

thần Siêu-việt vượt ra ngoài thân-thể. Cái

thân-thể này chết thì cái Tinh-thần Siêu-

việt vượt ra ngoài không đụng-chạm tới.

Điều đó có nghĩa là _ Tôi là Tinh-thần

bất-tử. Tất cả điều trên không phải là ý-

nghĩ hôn-mê, tối-tăm và nhạt-nhẽo, hời-

hợt. Nó lóe ra ở nơi tôi, chói-lọi như một

linh-tính sinh-động mà tôi trực-giác thấy

và không qua sự suy-luận thông-thường.

Tôi là một cái gì rất thật, một cái gì độc-

nhất thật trong trạng-thái hiện-tại của tôi,

và tất cả những hoạt-động liên-quan tới

thân-thể thì tập-trung vào Cái Tôi. Kể từ

lúc ấy Cái Tôi hay là Tự-tính thu-hút tất

cả sự chú-ý vào chính nó bằng một sức

mê-ly rất mạnh. Sự sợ cái chết đã biến đi

hẳn và hoàn-toàn cái Tự-tính thu-hút và

tiếp-tục không gián-đoạn. Từ lúc ấy trở

đi, những ý-nghĩ khác có thể tự đến và đi

như những tiếng đàn, tiếng nhạc khác

nhau, nhưng tiếng ‹ Tôi › vẫn tiếp-tục

như một âm-thanh cơ-bản liên-kết với tất

cả âm-thanh khác ; hoặc là thân-thể đang

Page 27: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

21

bận đọc sách hay làm việc gì khác, nhưng

tôi vẫn tập-trung vào Cái Tôi. Trước sự

khủng-hoảng ấy, tôi không có tri-giác rõ-

rệt về Tự-tính của tôi. Tôi cảm thấy

không chú-ý một cách cụ-thể vào nó và

cũng không chú-ý đến nó một cách có ý-

thức. Tôi không cảm thấy ý-nghĩa về nó

và lại ít có khuynh-hướng thường-trụ ở tại

nó . "

Những lời mô-tả giản-dị trên không có

chút văn-vẻ gì về ngôn-ngữ, có thể làm cho

người ta ngỡ là một trạng-thái gần như trạng-

thái Tự-kỷ chủ-nghĩa ( Egotism ). Nhưng cái

cảm-tưởng ấy là do sự hàm-hồ của hai danh-từ:

Tôi và Tự-Tính ( I and Self ). Sự khác-biệt hiện

ra trong thái-độ đối với cái chết bởi vì ở người

nào có sự chú-ý tập-trung vào Cái Tôi, cái Ngã

cá-nhân biệt-lập thì sự sợ cái chết đe-dọa làm

tan-biến cái Ngã ấy, nhưng ở trường-hợp của

chàng Vankataraman này thì sự sợ cái chết đã

biến hẳn đi rồi. Vì sự thực-hiện rằng : Cái Tôi

( Ego ) chỉ là một với cái Tự-Tính đại-đồng

Page 28: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

22

bất-tử, nó chính là Tinh-thần và Tự-tính của

mỗi người. Cả đến bảo rằng chàng ta biết mình

là một với Tinh-Thần thì cũng không đúng sự-

thực, bởi vì sự khẳng-định ấy giả-định có cái

Tôi biệt-lập nó biết điều ấy, mà kỳ thực Cái Tôi

ở ( I ) đã tự ý-thức là Tinh-Thần. Vài năm sau

đấy Ngài Hoạt-Phật ( Sri Bhagavan ) trình-bày

giữa hai quan-niệm trên với Paul Bruton một

nhà tầm đạo Tây-phương như sau :

_ Paul Brunton : " Cái Tự-Tính ông đang nói

đó đích-xác nó là cái gì ? Nếu điều mà

ông nói là thật thì phải có một cái Tính

khác nữa ở trong con người ? "

_ Sri Bhagavan : " Một người có thể có hai

căn-cước, hai cái tính hay sao ? Muốn

hiểu vấn-đề này trước hết người ta phải tự

phân-tích mình. Người ta chưa từng nhận-

xét Cái Tôi của mình một cách chân-thật,

bởi vì nó đã có thói quen nghĩ như mọi

người. Nó không có một ý-niệm chính-

xác về mình, nó đã tự đồng-nhất-hóa quá

lâu với thân-thể của nó, hay là với bộ óc

Page 29: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

23

của nó. Bởi thế cho nên tôi bảo ông phải

theo đuổi sự cứu-xét này “ Ta là Ai ? ”

( Who am I ? ). Ông đòi tôi mô-tả cái Tự-

Tính chân-thật ấy. Tôi còn biết nói làm

sao ? Chính tự cái Ấy ( I ) mà xuất-hiện

ra cái ý-niệm về Cái Tôi ( I ) cá-nhân và

trong cái ấy nó tự tan biến ."

_Paul Brunton : " Tự tan biến ? Làm thế nào

mà người ta có thể mất cái ý-niệm về

Bản-Ngã của mình được ? "

_ Sri Bhagavan : " Tư-tưởng đầu tiên, nguyên-

thủy đứng hàng đầu trong các tư-tưởng

khác ở tinh-thần của mọi người là cái tư-

tưởng về Cái Tôi ( I ), và chỉ sau khi cái

tư-tưởng về Cái Tôi ( I ) sinh ra thì các

tư-tưởng khác mới có thể xuất-hiện. Cái

đại danh-từ ‹ Anh › ( You ) chỉ có thể

xuất-hiện sau khi cái Tinh-thần của chủ-

từ ‹ Tôi › ( I ) cá-nhân đầu tiên đã nổi

lên. Nếu ông có khả-năng theo đuổi trong

tinh-thần ông sợi dây của chủ-từ Tôi

khởi-thủy của nó, ông sẽ khám-phá thấy

rằng cũng như nó đã nổi-hiện đầu tiên, nó

Page 30: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

24

sẽ biến đi sau rốt, đấy là một sự thực mà

người ta có thể thực-nghiệm ."

_ Paul Brunton : " Vậy ông tin rằng có thể

khảo-sát như thế ở trong nội-tâm của

mình . "

_ Sri Bhagavan : " Đúng thế, người ta có thể

vào sâu trong bản-thể thân-mật của mình

cho đến chừng nào cái ‹ Tôi › dần dần

biến đi ."

_ Paul Brunton : " Bấy giờ còn lại cái gì ? Phải

chăng bấy giờ một người sẽ hoàn-toàn

vô-ý-thức hay là trở nên ngu-ngốc ? "

_ Sri Ramana : " Không ! Trái lại nó đạt tới

một đời sống ý-thức, đời sống bất-tử, và

nó sẽ thật là một nhà hiền-triết khi nào cái

Tự-Tính thật của nó tỉnh dậy, tức là cái

Chân-tính của con người . "

_ Paul Brunton : " Nhưng cái cảm nghĩ về Cái

Tôi tất nhiên là thành-phần tồn-tại của cái

ấy ."

_ Sri Ramana : Cái cảm-nghĩ về Cái Tôi là

thành-phần của nhân-cách, nó liên-hệ vào

thân-thể, vào bộ óc. Khi nào một người

Page 31: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

25

nhận ra cái Chân-Tính của mình lần đầu

thì có một năng-lực nổi lên tự trong thâm

sâu của bản-tính nó và choán lấy nó. Cái

năng-lực ấy vượt cả trí-tuệ. Nó vô-hạn,

linh-thiêng và vĩnh-cửu. Có người gọi nó

là Thiên-đường, người khác cho nó danh-

hiệu là Linh-hồn, còn người khác nữa lại

gọi nó là Niết-Bàn, tín-đồ Ấn-Độ-giáo

cho nó là Giải-thoát. Ông có thể cho nó

bất cứ một danh-hiệu gì ông muốn. Khi

nào cái sự-kiện ấy đến thì một người

không tự mất đi, mà trái lại đúng hơn là

nó đã tìm thấy nó .

" Chừng nào người ta không nhập

vào công-trình khảo-sát cái Chân-Tính

ấy, thì sự nghi-hoặc ngờ-vực theo đuổi nó

suốt đời. Những nhà Vua vĩ-đại nhất,

những nhà chính-khách lớn nhất cố-gắng

điều-khiển người khác mà thực ra chỉ

trong tâm-hồn họ, họ tự biết rằng họ

không điều-khiển được chính mình.

Nhưng cái quyền-năng chân-thật thuộc về

Page 32: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

26

ai đã nhập vào nội-tâm bản-tính thân-mật

của mình... Có ích-lợi gì để biết tất cả sự

vật trong khi mình không biết chút gì về

chính mình ? Người ta trốn tránh sự khảo-

sát về cái Chân-Tính của mình. Nhưng

còn có sự khảo-sát nào khác xứng-đáng

hơn để khảo-cứu ? "

_ ( Rút ở Thánh Kinh Maharshi, phần II )

Tất cả lời đạo-dẫn ( Sadhana ) chỉ diễn ra

trong nửa giờ đồng-hồ, vậy mà đối với chúng

ta nó có một ý-nghĩa trọng-đại rất lớn như là

một khoa đạo-dẫn, một sự khát-vọng về ánh-

sáng chứ không phải một thức-tỉnh không nỗ-

lực, bởi vì thông-thường đó là sư-phụ ( Đạo-sư

tâm-linh ) hướng-dẫn một đệ-tử trên con đường

tự mình đã theo đuổi. Sự-kiện mà Ngài

Bhagavan thành-tựu trong thời-gian nửa giờ,

không phải chỉ là đạo-dẫn của một đời mà là

đạo-dẫn của một số đời của các nhà tu-hành

tâm-linh. Sự thực nó là một nỗ-lực cứu-xét Tự-

Tính như Ngài chỉ-định sau này cho đệ-tử Ngài

vậy .

Page 33: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

27

Ngài cảnh-tỉnh họ rằng sự thành-tựu là

mục-đích của khoa đạo-dẫn thì không có thể

đạt được mau chóng trong hoàn-cảnh bình-

thường mà chỉ có thể đạt được sau một nỗ-lực

lâu bền. Và Ngài nói thêm rằng : " Sự nỗ-lực

ấy là cách độc-nhất chắc-chắn để thực-hiện

bản-thể tuyệt-đối vô điều-kiện, ngoài thời-gian,

không-gian, nhân-quả, mà sự thực chính là

bản-tính của mình .

Ngài Bhagavan nói về chính sự nỗ-lực

này mà Ngài đã làm nổi lên ngay lập-tức cái

hiện-tượng biến-hóa-khí-chất, kỳ-thực dù nó có

thể trải qua nhiều thời-gian trước khi có sự

thành-tựu hoàn-toàn. " Nhưng khi nào Cái Tôi

cá-nhân thử tìm tự biết mình thì nó dần dần

càng không là thành-phần của cái thân-thể,

trong đó nó bị giới-hạn và nó sẽ càng thâm-

nhập vào cái Ý-thức về Tự-Tính ." ( Vì Bhaga-

van đã có tính ngủ-say đặc-biệt phú-bẩm . )

Cũng có ý-nghĩa rằng, tuy không biết gì

về lý-thuyết hay về thực-hành của khoa đạo-

Page 34: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

28

dẫn, Ngài Bhagavan, sự thực, đã làm một công-

trình điều-tức ( Pranayama ) như là một trợ-lực

cho sự tập-trung tinh-thần. Tuy nhiên, nếu Ngài

có thừa-nhận sự điều-tức ấy là chính-đáng, có

thể giúp cho người ta tập-trung tinh-thần, Ngài

không khuyên đệ-tử của mình sử-dụng điều-tức

cho mục-đích khác và chính Ngài cũng không

từng khuyến-khích mình. " Điều-tức cũng là

một trợ-lực, nó là một trong các phương-pháp

nhằm giúp chúng ta trong sự nỗ-lực tập-trung

tinh-thần vào một điểm duy-nhất, nhưng không

nên dừng ở đấy. Sau khi đã đạt tới sự kiểm-soát

tinh-thần rồi, nhờ vào công-phu điều-tức,

người ta không nên tự-mãn với thực-nghiệm,

nó có thể tăng thêm, nhưng phải làm sao cho

trí-tuệ tự-chủ hướng về câu hỏi " Ta là ai ? "

( Who am I ? ) cho đến khi nào trí-tuệ chìm vào

trong Tự-Tính . "

Sự thay đổi trạng-thái ý-thức ấy tự nhiên

sinh ra ở Venkataraman một thay-đổi về giá-trị

mà Ngài vẫn gán cho thói quen của đời mình.

Những sự-vật mà trước kia Ngài thưởng-thức

Page 35: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

29

thì nay mất dần hết hấp-dẫn. Những quan-điểm

ước-lệ về đời sống mất hết sự thực và một sức

mạnh cưỡng-ép bắt-buộc Venkataraman phải

để tâm vào điều mà cho tới bây giờ Ngài mới

biết. Sự thích-ứng đời sống của Ngài vào sự

hiểu-biết mới này không phải là việc dễ-dàng,

vì Ngài hãy còn là một cậu học-trò thiếu hết tất

cả luyện-tập về đời sống Tâm-linh. Ngài không

nói cho ai biết tâm-trạng ấy, và ngay lúc này

Ngài vẫn còn ở trong gia-đình, tiếp-tục đi học.

Tuy nhiên người nhà không khỏi nhận thấy sự

thay-đổi thái-độ, tác-phong của Ngài, và chê-

trách một số những biểu-hiện ấy. Chính Ngài

cũng đã mô-tả như sau :

" Người ta sớm nhận thấy hậu-quả

trong cuộc đời của tôi về cái ý-thức mới

mà tôi đối-phó với sự-vật. Trước hết tôi

mất hết cả sự quý-trọng của tôi đối với

những quan-hệ bề-ngoài của các bạn tôi

hay là của người nhà, họ hàng thân thuộc.

Rồi sự học-hành trở nên máy-móc đối với

tôi. Tay tôi cầm quyển sách mở, để làm

Page 36: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

30

cho người nhà tin là tôi đang đọc sách,

nhưng kỳ-thực tư-tưởng tôi rời xa khỏi

công việc phù-phiếm ấy. Trong sự giao-

dịch với người đồng-loại của tôi, tôi chỉ

tỏ ra thuận theo và phục-tòng. Trước kia

khi người ta đòi tôi phải làm việc nhiều

hơn những đứa trẻ khác thì tôi đã phàn-

nàn, và nếu có một người bạn học nào

trêu ghẹo tôi thì tôi đã trả miếng ngay,

chẳng ai dám trêu-ghẹo tôi hay là đối sử

trịch-thượng với tôi. Bây giờ tất cả đều

khác, bất cứ ai bắt tôi làm việc gì, hoặc

trêu-ghẹo tôi, bất cứ tôi bị quấy-rầy thế

nào tôi đều chịu nhận tất cả với sự bình-

thản. Cái Ngã giận-dữ cũ của tôi và trả

miếng hay trả-thù đã biến mất. Tôi không

đi ra ngoài để tham-dự vào các trò chơi

với các bạn học nữa, và tôi ưa sự cô-đơn

hơn hết. Tôi thường ở một mình với cử-

chỉ thích-hợp cho việc thiền-định và tinh-

thần tôi tập-trung tất cả vào cái Tự-Tính,

cái Tâm-linh, cái năng-lực hay trào-lưu

diễn-tiến ở nơi tôi. Tôi duy-trì thái-độ ấy,

Page 37: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

31

mặc dù sự chế-nhạo của người anh-cả tôi,

đã gán cho tôi một cách mỉa-mai danh-

hiệu : " Hiền-giả, Đạo-sĩ " và khuyên tôi

lui vào rừng như các bậc tiên-tri thủa xưa.

Tôi cũng thay-đổi về sự ưa-thích hay đố-

kỵ đối với thức-ăn, tôi không còn cảm

thấy thú-vị nữa, và tôi nuốt một cách vô-

tình tất cả cái gì người ta cho tôi ăn, dù

thơm ngon hay vô-vị, tốt hay xấu. Thái-

độ của tôi đối với điện-thờ Minakshi ở

Madura biểu-lộ một trong những phương-

tiện của trạng-thái tinh-thần mới của tôi.

Trước kia, ít khi tôi đến điện-thờ với bạn-

hữu để chiêm-ngưỡng các bức họa và

tượng, hoặc rắc lên đầu những tro thơm

và phấn hồng rồi trở về nhà, chẳng có

chút cảm-động chi hết. Nhưng sau khi

thức-tỉnh, tôi đến điện-thờ hầu như hàng

ngày. Tôi quen đến một mình, dừng lại ở

đấy rất lâu trước một pho-tượng Thiên-

Thần Siva hay là Minakshi hay là

Nataraja, hoặc trước mặt sáu mươi ba vị

Thánh trong khi đó tâm-hồn tôi rạo-rực vì

Page 38: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

32

cảm-xúc. Tâm-hồn tôi rời bỏ thể xác khi

nào tôi từ bỏ cái ý-niệm " Tôi là thân-

thể " và tôi đi tìm những bến đò mới. Từ

đấy tôi đến điện-thờ thường-xuyên và

nước mắt tôi tuôn rơi để làm cho tâm-hồn

nhẹ bớt. Đấy là trò chơi của Thượng-Đế

với linh-hồn tôi. Tôi đứng trước Thần

Iswara ( Thượng-Đế Hữu-Ngã ), ngôi

chủ-tể vũ-trụ và tất cả số-mệnh, Toàn-tri,

Vô-sở Bất-tại. Có khi tôi cầu-nguyện để

cho ân-điển của Ngài ban xuống cho tôi

và để cho đức-tin của tôi tăng-tiến và trở

nên bền-bỉ, thường-xuyên như là đức-tin

của sáu mươi ba vị Thánh. Thường-xuyên

hơn nữa, tôi không cầu-nguyện, nhưng tôi

đã để cho cuồn-cuộn trong yên-lặng cái

hạo-khí tự trong đáy bản-ngã của tôi nổi

lên. Những than khóc thường đi đôi với

tâm trạng bồng-bột của tâm-hồn ấy,

không phải là dấu-hiệu của sự vui hay

buồn, sướng hay khổ đặc-biệt, tôi không

phải là một người yếm-thế, tôi chẳng biết

gì về sự đời, và tôi cũng không hiểu rằng

Page 39: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

33

nó đầy sầu não, trong lòng tôi không có ý

muốn gì về sự tái-sinh hay là tìm giải-

thoát, hay cả đến để có được sự bình-thản

hoặc cứu-độ. Tôi chưa từng đọc Kinh

sách, trừ Kinh Périapuraman, Kinh Thiên-

Chúa và các mẩu Kinh Tayuzanavar hay

là Kinh Tévarana. Quan-niệm của tôi về

Thượng-Đế như Thượng-Đế Hữu-Ngã

của Tây-phương, thì tương-tự với cái gì

đã thấy ở trong Puranas. Tôi chưa bao giờ

thấy nói về Brahman ( tức là thực-tại vô-

ngã làm bản-thể cho Thượng-Đế Hữu-

Ngã vũ-trụ và Nhân-loại ), Samsara

( Luân-hồi ) v.v... Tôi chưa từng được

biết rằng có một Bản-thể hay là Thực-tại

Vô-Ngã làm cơ-bản cho tất cả và rằng

Thượng-Đế Hữu-Ngã và tôi, cả hai đều

đồng-nhất với Cái Ấy. Về sau này ở tại

Tiruvannamalai trong khi tôi nghe đọc

Kinh Ribhu Gita và các Kinh sách khác,

tôi giác-ngộ tất cả Cái Ấy, và thấy rằng

tất cả Kinh sách đã phân-tích và đặt tên

cho cái gì mà tôi đã trực-giác thấy, không

Page 40: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

34

phân-tích hay là gọi tên. Theo ngôn-ngữ

của Kinh sách tôi sẽ mô-tả cái trạng-thái

mà tôi đã đạt được sau khi thức tỉnh là

Suddha Manas hay là Vijinana tức là

trực-giác của bậc giác-ngộ ."

Cái trạng-thái ấy khác hẳn trạng-thái của

các nhà Tâm-linh-học đi vào thần-hóa trong

một khoảnh-khắc ngắn để rồi sau đấy tinh-thần

của họ lại bị bức tường sương-mù bao-phủ.

Ngài Bhagavan đã giác-ngộ lâu hơn, không

gián-đoạn về cái Tự-Tính và Ngài đã nói minh-

bạch rằng đấy không còn là đạo-dẫn nữa,

không còn nỗ-lực tâm-linh nữa, sau khi Ngài

đã thức-tỉnh. Không còn khát-vọng về sự tồn-

tại trong cái Tự-Tính nữa, bởi vì cái Tiểu-Ngã,

cái Tôi là sự trở-ngại, nguyên-nhân của sự

phấn-đấu, thì hoàn-toàn tan-biến ở Ngài và

không còn lại đối-phương để phấn-đấu nữa.

Những tiến-bộ của Ngài Bhagavan về sự đồng-

nhất-thể lâu bền với cái Tự-Tính tiếp-tục kể từ

đấy một cách hoàn-toàn tự nhiên và không phải

nỗ-lực trong đời sống bình-thường ở ngoại-

Page 41: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

35

giới. Một hào-quang Ân-điển tràn-ngập những

ai đến gần Ngài. Ngài Bhagavan nói cho biết

rằng những tiến-bộ ấy có thật và linh-hồn Ngài

còn tìm những bến đậu mới nữa. Sự khích-lệ

mà các vị Thánh đã gợi lên ở Ngài, sự lo sợ về

ý-kiến của các bậc đàn anh của Ngài là họ còn

tỏ ra có sự chấp-nhận thực-tế về lưỡng-tính. Sự

chấp-nhận mà sau này nó phải biến đi .

Những dấu-hiệu sinh-lý của sự biến-hóa

khí-chất ấy cũng hiện ra. Kể từ cuộc thức-tỉnh

cho đến lúc mà Ngài nhập vào nội-cung của

điện Tiruvannamalai. Ngài Bhagavan cảm thấy

ở thân-thể mình một sự nóng bỏng thường-

xuyên .

( Lúc này Bhagavan mới khoảng 17 tuổi

‹ 1895 - 1896 › ) .

*****

*

Page 42: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5
Page 43: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

37

- I I I -

CUỘC HÀNH - TRÌNH

Sự thay-đổi cách-thức sống của Venkata-

raman hết sức khó-khăn, anh ta lơ-là với sự học

hơn bao giờ hết, hẳn là không phải để theo đuổi

các trò chơi, mà là để cầu-nguyện và thiền-

định. Ông chú và người anh cả của anh càng

ngày càng phê-phán gay-gắt thái-độ của anh

đối với họ. Theo quan-điểm của họ thì

Vankataraman chỉ là một thanh-niên trong một

gia-đình trung-lưu, mà bổn-phận bắt-buộc là

phải kiếm tiền giúp-đỡ người nhà .

Sự khủng-hoảng ấy hiện ra vào ngày 29

tháng 8 năm 1896, vài tháng sau khi anh thức-

tỉnh. Vankataraman phải phạt vì không học bài

văn-phạm Anh-ngữ của Bain, nên phải chép lại

Page 44: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

38

ba lần việc ấy. Vào một buổi sáng, chàng

thanh-niên đang ở tầng lầu một trong một căn

phòng của người anh cả. Anh đã chép được hai

lần và sắp sửa chép tới lần thứ ba, thì bỗng

nhiên anh cảm thấy rất mạnh sự phù-phiếm của

việc làm này, đến nỗi anh gạt đi để ngồi kiết-

già, phó mình cho Thiền-định. _ ( Danh-từ

Thiền-định này dễ làm cho ngộ-nhận vì thông-

thường nó ngụ ý tư-duy. Cách sử-dụng danh-từ

ấy của Ngài Bhagavan đã được ghi-chú. Ta có

thể thêm vào ở đây là Ngài dùng nó cho chữ

Tam-muội ( Samadhi ). Bởi vì không có danh-

từ tiếng Anh tương-đương, nhưng nó có nghĩa

là chiêm-ngưỡng không tư-tưởng, hay là chìm

vào trong tinh-thần. Ngài cũng dùng chữ ấy

ngụ ý nỗ-lực để đạt tới Tam-muội bằng sự suy-

cứu bản-ngã. Nó không phải là một sự-kiện

Tư-duy mà là bỏ hết, vượt khỏi Tư-duy .)

Người anh cả Nagaswami bực mình vì

thấy em mình ở trong trạng-thái ấy, có nói một

cách mỉa-mai rằng : " Tất cả những thứ này còn

có ích gì cho một người như thế ? " Câu nói có

Page 45: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

39

ý-nghĩa dĩ-nhiên là người nào đã muốn sống

một đời tu-sĩ, thì không có quyền hưởng-thụ sự

vui thú đời sống gia-đinh. Venkataraman nhận-

thức chân-lý trong lời nói của anh và sự phũ-

phàng phải thừa-nhân sự thật hay công-lý, nó là

sự thật ứng-dụng, vốn là tác-phong của mình.

Anh bèn quyết-định rời bỏ gia-đình, rời bỏ tất

cả rồi ra đi. Đối với anh điều ấy có nghĩa là

ngôi đền Tiruvannamalai cùng ngọn núi thiêng

Arunachala. Tuy nhiên anh cũng phải dùng

mưu-trí, bởi vì uy-quyền trong một gia-đình

Ấn-Độ đối với bậc huynh-trưởng không phải là

chuyện đùa, vì họ sẽ không cho anh ra đi một

cách dễ-dàng, nếu họ biết rõ ý muốn của anh.

Bởi thế anh mới bịa cớ phải trở lại nhà trường

để theo một lớp học đặc-biệt về điện. Thật là

vô-tình mà người anh cả đã đem lại phương-

tiện cho cuộc hành-trình của Venkataraman,

khi anh ta bảo rằng : " Nếu vậy thì hãy xuống

nhà dưới lấy năm đồng Rupi ở trong cái hộp và

nhân-tiện trả tiền học cho anh ."

Page 46: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

40

Không phải là một sự mù-quáng trong

gia-đình Vankataraman mà nó làm cho họ

không nhận ra sự biến-đổi trong tâm tình của

anh. Không một ai để ý đến cái hào-quang, cái

năng-lực thánh-linh ở tinh-thần anh hãy còn

tiềm-tàng lại. Mấy năm sau này, một trong

những người bạn của anh, tên là Ranga Aiyar

đến thăm anh ở Tiruvannamalai đã giật mình

kinh-ngạc đến nỗi y phải quỳ móp dưới chân

Venkataraman. Nhưng lúc này thì y chỉ thấy

Venkataraman như người thường. Về sau y có

hỏi tại sao có sự mù-quáng ở y như thế. Và

Ngài Bhagavan trả lời rằng, lúc bấy giờ chẳng

ai nhận biết có sự biến-đổi ở Ngài cả .

Ranga Aiyar lại hỏi : " Tại sao anh không

bảo, ít nhất là cho tôi, biết là anh sắp từ-giã gia-

đình ? "

Ngài Bhagavan đáp : " Làm sao tôi có thể

bảo cho anh biết được ? Vì chính tôi cũng

không tự biết ."

Page 47: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

41

Bà cô của Venkataraman lúc bấy giờ

đang ở nhà dưới, bà cho anh năm rupi và dọn

cơm cho anh ăn. Anh ăn cơm một cách vội

vàng, anh mở bản-đồ ra xem trạm ga gần nhất

tên là Tindivanam. Sự thực người ta đã làm

thêm một con đường nối dẫn đến Tiruvanna-

malai, nhưng ở trong tấm bản-đồ của anh

không ghi. Venkataraman đoán chắc chỉ ba

rupi là đủ mua vé, nên không lấy hơn. Anh để

lại một lá-thư cho ngưòi anh để khỏi tìm kiếm

sau khi anh đã đi. Lá thư ấy kèm theo hai đồng

rupi và viết như sau :

" Em đi tìm Cha, theo mệnh-lệnh

của Ngài, việc em làm là đạo-đức, chớ để

cho ai lo-lắng và buồn phiền, thêm phí

tiền tìm kiếm vô ích. Tiền học của anh

chưa trả, anh sẽ thấy có hai rupi trong thư

này . "

Những việc xẩy ra ấy chứng tỏ lời nói của

Bhagavan là tâm-hồn của mình rời bỏ với thân-

thể còn đang đi tìm một bến mới vĩnh-viễn bất-

biến ở tại bản-ngã mà anh đã thực-hiện sự

Page 48: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

42

đồng-nhất. Cái cớ về lớp học điện tuy vô hại,

nhưng sẽ không có thể có sau này, cả đến cái ý-

niệm về một sự tìm-kiếm cũng không có nữa,

bởi vì ai đã tìm thấy rồi thì không tìm nữa. Đến

khi những đệ-tử quỳ xuống chân Ngài, thì Ngài

đã đồng-nhất với Đức Cha rồi, nên không phải

tìm kiếm Đức Cha nữa. Tất cả việc xẩy ra

chứng-minh sự chuyển-tiếp giữa tình-yêu và

lòng sùng-bái lưỡng-tính đến cái cảnh bình-

thản hoan-lạc của đồng-nhất-tính. Giai-đoạn

thứ nhất bắt đầu với lưỡng-tính của cái ‹ Tôi ›

và ‹ Cha Tôi › với sự nhận-định của một mệnh-

lệnh và một sự tìm kiếm. Ở giai-đoạn thứ hai

thì không còn nói đến tác-giả như là ‹ Tôi › mà

là ‹ Cái Ấy ›. Đến giai-đoạn cuối cùng, khi đến

lúc phải ký tên thì Venkataraman thực-hiện

thực-sự, không còn ‹ cái Ta › nữa, bởi vậy nên

không còn tên để ký và chỉ kết-thúc bằng một

cái gạch, thay chữ ký. Kể từ lúc ấy trở đi không

bao giờ Ngài viết một bức thư, và không bao

giờ Ngài ký tên nữa, tuy vậy có hai lần Ngài

viết tên Ngài là gì. Cũng còn một lần, nhiều

năm về sau, có một người Tầu đến thăm tùng-

Page 49: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

43

lâm đã trình Ngài một cuốn sách của Ngài,

nhan-đề " Ta là Ai ? " ( Who am I ? ) với cách

lịch-sự và kiên-nhẫn của người Tầu ép Ngài

ký-tên. Ngài cầm cuốn sách và ký tên vào đấy

bằng chữ Phạn, chữ OM biểu-tượng sự hiện-

hữu. Cái tiếng thiêng-liêng biểu-thị cho âm-

thanh nguyên-thủy làm bản-thể cho tất cả mọi

vật .

Venkataraman cầm ba đồng rupi và để lại

hai đồng, như thế có nghĩa là anh chỉ lấy đủ,

không hơn không kém số tiền lộ-phí đến

Tiruvannamalai .

Venkataraman bỏ nhà ra đi vào khoảng

trưa, nhà ga cách đấy nửa cây số, anh đã đi bộ

thật mau, bởi vì xe lửa phải khởi-hành đúng 12

giờ. Tuy đã trễ, mà xe lửa vẫn còn ở tại ga

chưa khởi-hành khi anh tới nơi. Anh nhìn lên

bảng giá vé, giá vé hạng ba đến Tindivanam là

hai rupi mười ba xu. Anh lấy một vé và giữ lấy

ba xu còn lại. Nếu anh nhìn xuống cuối bảng-

giá một chút thì anh sẽ thấy vé đi Tiruvanna-

Page 50: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

44

malai đúng ba rupi. Sự-kiện của cuộc hành-

trình có ý-nghĩa tượng-trưng cho một hành-

trình vất-vả của một tu-sĩ đi tìm tới đích. Trước

hết, đấy là một ưu-đãi của định-mệnh đã đem

lại cho anh tiền ăn đường và làm cho anh bắt

kịp xe lửa mặc dầu anh đã tới trễ giờ. Thứ đến

là số tiền có đủ với sự cần-thiết để đạt tới đích.

Chỉ vì sự đãng-trí của người du-hành mà cuộc

hành-trình đã kéo dài và gây nên những nỗi

vật-vả và phiêu-lưu trên đường đi .

Lên toa xe lửa, Venkataraman ngồi yên-

lặng trong đám hành-khách. Anh mê-ly với

mục-đích tìm-tòi, xe lửa dừng lại tại một số ga,

một nhà Thần-học Hồi-giáo đã từng đọc về

cuộc đời các Thánh, quay lại anh và hỏi :

_ Đạo-sĩ đi đâu ?

_ Đi đến Tiruvannamalai .

_ Tôi cũng đi đến đấy .

_Sao, Ông cũng đi đến Tiruvannamalai à?

Page 51: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

45

_ Không đúng hẳn, nhưng đến một ga sau

_ Ga sau là ga gì ?

_ Tirukeilur .

Bấy giờ Venkataraman mới nhận thấy lỗi-

lầm của mình, kêu lên kinh-ngạc :

_ Sao ? Ông muốn nói là cái xe lửa này

đi thẳng đến Tiruvannamalai à ?

Nhà Thần-học Hồi-giáo nói :

_ Anh là một hành-khách kỳ lạ ; thế thì

anh đã lấy vé đi đâu ?

_ Đến ga Tindivanam .

_ Ôi ! Tội-nghiệp, cần gì mà phải đi xa

thế ? Chúng ta xuống ga sép Villu-

puram, nơi giao-điểm rồi sang xe đi

Tiruvannamalai và Tirukeilur .

Page 52: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

46

Định-mệnh đã đem lại cho anh những

chỉ-thị cần-thiết. Anh lại chìm vào trạng-thái

hoan-hỷ của thiền-định. Chiều hôm ấy xe lửa

đến Trichinemeyi và anh bắt đầu cảm thấy đói,

anh mua hai quả táo của địa-phương với giá hai

xu. Thứ táo rất lớn và ngọt, sản-phẩm của miền

Nam Ấn-Độ. Anh kinh-ngạc thấy hết đói ngay

từ miếng đầu, mặc dầu ngày thường anh ăn rất

ngon và khoẻ. Anh tiếp-tục hành-trình trong

một trạng-thái mê-ly, nửa thức nửa ngủ cho

đến khi xe lửa vào ga Villupuram đúng ba giờ

sáng .

Anh ở lại nhà ga cho tới bình-minh rồi đi

vào tỉnh để tìm lối đi Tiruvannamalai, anh

nhất-định đi bộ nốt quãng đường còn lại. Tuy

cái tên chỉ đường không còn thấy ở một cột chỉ

đường nào, nhưng anh không muốn hỏi thăm.

Anh cảm thấy mệt nhọc và đói sau một cuộc đi

bộ, anh đi vào khách-sạn để hỏi thức ăn. Người

trong khách-sạn nói :

_ Đến trưa mới có bữa ăn .

Page 53: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

47

Anh bèn ngồi xuống chờ, và tức thì anh

lại chìm vào trong thiền-định .

Bữa ăn trưa dọn ra, ăn xong, anh đưa hai

đông xu ( annas ) để trả. Người chủ ngạc-nhiên

thấy dáng-điệu của một người Bà-la-môn trẻ,

tóc dài, tai đeo khuyên vàng, ngồi như một nhà

đạo-sĩ. Chủ tiệm hỏi để biết anh có bao nhiêu

tiền, sau khi nhận thấy anh chỉ có hai xu rưỡi,

người chủ bèn từ-chối không nhận đồng nào

hết. Anh lại được chủ tiệm bảo cho anh biết

Mambalapattu là tên mà anh đã nhìn thấy trên

một cột chỉ đường ở trên con đường dẫn đến

Tiruvannamalai. Venkataraman bèn trở lại nhà

ga và mua một vé đi Mambalapattu, giá vé

đúng số tiền anh còn lại .

Anh tới Mambalapattu vào buổi trưa, và

lại tiếp-tục đi bộ. Anh đi được vào khoảng

mười cây-số thì sẩm tối, trước mắt anh hiện ra

ngôi đền Arayaninallur xây trên một tảng đá

lớn. Đi bộ đường dài dưới ánh nắng làm cho

anh mệt nhọc, anh ngồi xuống bên cạnh ngôi

Page 54: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

48

đền để nghỉ. Một lát sau có người đến mở cửa

đền cho người thủ-từ và mọi người vào lễ .

Venkataraman vào đền, ngồi xuống một

chỗ hành-lang có cột, nơi độc-nhất của ngôi

đền không hoàn-toàn tối. Ngay bấy giờ một

luồng hào-quang chiếu sáng rực cả ngôi đền.

Anh nghĩ rằng đấy phải là ánh sáng từ cung-

điện thờ chiếu ra. Anh bước tới để xem xét thì

thấy rằng mình đã lầm. Ánh-sáng ấy chẳng

phải ánh-sáng vật-chất, nó biến đi ngày và anh

lại ngồi xuống để thiền-định .

Một lát sau anh bị quấy-rối bởi người làm

bếp bảo rằng buổi lễ đã xong, phải đóng cửa

đền lại. Lúc ấy anh đến gần người thủ-từ để hỏi

xin ăn, nhưng người ta cho biết là không có gì

ăn cả. Anh hỏi xin phép ở lại trong đền cho tới

sáng, nhưng điều ấy cũng bị từ-chối. Những

người đi lễ bảo cho anh biết họ đi đến Kilur

cách đấy ba phần tư cây số để làm lễ, sau đó

người ta có thể cho anh một món gì để ăn. Anh

bèn nhập bọn đi theo, vừa vào tới trong điện

Page 55: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

49

anh lại chìm vào trong thiền-định. Khoảng chín

giờ tối buổi lễ kết-thúc, các đệ-tử ngồi xuống

ăn tối. Venkataraman lại hỏi xin ăn. Mới đầu

hình như cũng không có gì cho anh ăn, nhưng

sau người đánh trống trong đền cảm-động về

hình-dáng của anh có vẻ nhiệt-thành bèn chia

cho anh phần ăn của mình. Ăn xong anh đòi

uống nước, anh cầm cái đĩa cơm bằng lá đến

xin nước, thì được người ta cho biết nhà ông

Sastri ở gần đấy có thể cho anh nước để uống.

Khi anh đứng chờ trước cửa nhà của ông này

để xin nước thì anh bị lảo-đảo, ngã xuống, nửa

như ngủ, nửa như bất-tỉnh nhân-sự. Một vài

phút sau anh tỉnh dậy, thấy một đám đông đang

nhìn anh một cách tò-mò, anh lặng yên uống

nước, lượm cơm rơi xuống đất, ăn vài miếng

rồi nằm xuống đất mà ngủ .

Sáng hôm sau, tháng tám ngày ba mươi

mốt là ngày Gekulashtami, ngày lễ giáng-sinh

của Thần Sri Krishna và là một trong những

ngày thiêng-liêng nhất trong lịch-sử Ấn-Độ-

giáo. Tiruvannamalai còn cách xa chừng 20

Page 56: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

50

cây-số, Venkataraman đi bộ một quãng để tìm

đường, anh lại bắt đầu cảm thấy mệt và đói.

Giống như những người Bà-la-môn vào thời ấy

còn giữ lại những phong-tục cổ, Venkataraman

đeo khuyên-tai bằng vàng. Ở trường-hợp của

anh đôi khuyên còn được khảm bằng ngọc-

thạch. Anh tháo khuyên để đổi lấy tiền ngõ-hầu

hoàn-thành cuộc hành-trình bằng xe lửa.

Nhưng cầm bán cho ai, và ở đâu ? Anh dừng

chân lại cầu may trước một ngôi nhà dáng như

của một người Mathukrishnan và hỏi xin ăn.

Bà chủ nhà chắc đã bị xúc-động sâu xa khi

nhìn thấy hiện ra ở trước của nhà mình một

thanh-niêm dòng Bà-la-môn đẹp trai, dáng-điệu

quý-phái, mắt sáng-ngời vào chính ngày giáng-

sinh của Chúa Krishna, bà bèn cúng-dường một

bữa ăn nguội thịnh-soạn. Cũng như hai ngày

trước, trên xe lửa, anh thấy hết đói ngay từ

miếng ăn đầu tiên, nhưng bà chủ nhà săn-sóc

anh với thái-độ mẫu-tử và khuyên anh ăn hết

phần cúng-dường. Còn vấn-đề khuyên-tai

vàng, đôi khuyên đáng giá 20 rupi nhưng

Venkataraman chỉ lấy có bốn đồng để đủ tiền

Page 57: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

51

lộ-phí của mình. Để tránh sự nghi-ngờ, anh lấy

cớ bảo là đi hành-hương bị mất hết hành-lý.

Người chủ nhà xem kỹ đôi khuyên-tai, thấy nó

là đồ thật, bèn đưa bốn đồng rupi cho anh.

Người chủ nhà khẩn-khoảng muốn biết địa-chỉ

của người thanh-niên, đồng thời cũng ghi địa-

chỉ của họ cho anh ngõ hầu đôi khuyên-tai

được chuộc lại bất cứ lúc nào. Vợ chồng chủ

nhà tốt bụng giữ anh ở lại với họ cho đến buổi

trưa và mời anh dùng bữa cơm trưa với họ,

đồng thời gói những món ăn và biếu thêm một

gói đồ ngọt mà họ đã soạn cho ngày lễ Chúa

Krishna, nhưng chưa cúng. Khi ra khỏi nhà anh

liền xé địa-chỉ của chủ nhà đi vì anh không có

ý chuộc lại đôi khuyên-tai. Thấy mãi đến sáng

mới có xe lửa, anh bèn ngủ lại ở ga một đêm .

Không một ai có thể kết-thúc cuộc hành-

trình của mình đúng với kỳ-hạn. Venkataraman

đến được nhà ga Tiruvannamalai vào sáng

ngày mồng một tháng chín năm 1896, ba ngày

sau khi bỏ nhà ra đi .

Page 58: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

52

Mau bước, tim đập hồi-hộp vì vui-sướng,

anh vội đi đến ngôi đền vĩ-đại. Tất cả cửa đền

đều mở toang hầu như thầm-lặng để đón tiếp

một quý-khách. Trong đền không có một người

nào. Anh đi thẳng vào trong nội-điện và đứng

sững-sờ, hồi-hộp trước mặt Chúa Cha

Arunachala .

Đến đây là hoàn-thành cuộc hành-trình,

cùng với sự cầu-tìm Hợp-nhất cùng với Chúa

trong hoan-lạc . _ ( 1896 - 1979 ) : 17 tuổi .

*******

*

Page 59: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

53

- I V -

DƯỜNG NHƯ KHỔ - HẠNH

Venkataraman ra khỏi đền và đi lang-

thang vào trong tỉnh. Bấy giờ có một người hỏi

anh có muốn xuống tóc không. ( Theo người

Ấn-Độ-giáo chính-thống thì mỗi người có

mang một cái chỏm ở sau gáy, cạo đi là dấu-

hiệu của sự từ bỏ ). Vấn-đề phải là linh-ứng vì

không có dấu-hiệu gì cho thấy là anh thanh-

niên Bà-la-môn xuất-gia hay là định xuất-gia

cả. Anh nhận lời ngay để xuống tóc, người ta

dẫn anh đến hồ nước Ayyamkulam, có một số

thợ cạo đang chờ khách. Ở đấy người ta cạo

trọc đầu anh. Anh đứng ở trên bờ hồ, ném hết

số tiền còn lại, _ còn khoảng hơn ba ru-pi _ kể

từ đấy về sau anh không còn mó đến tiền nữa.

Page 60: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

54

Anh ném cả gói kẹo mà anh vẫn cầm ở tay, anh

tự nói : " Tại sao còn nuôi cái cục gỗ này ? "

Anh còn bỏ cả cái giây lưng thiêng-liêng,

dấu-hiệu của giai-cấp giáo-sĩ, bởi vì kẻ nào đã

xuất-gia thì phải từ bỏ không những gia-đình,

tài-sản mà còn cả đến quyền công-dân .

Sau cùng Venkataraman cởi cả chiếc khố

( dhoti ) ra, chỉ còn giữ lại mảnh vải quấn

quanh lưng .

Sau khi đã làm hết thủ-tục nghi-lễ, anh

trở lại đền, khi tới gần đền anh nhớ lại lời Kinh

dạy là phải tắm rửa sau khi xuống tóc, nhưng

anh lại tự nhủ : " Tại sao còn đem cho cái khúc

gỗ thể-xác này một sự tắm rửa phí công ? " .

Tức thì có một trận mưa rào đổ xuống tắm gội

cho anh trước khi anh bước chân vào đền .

Anh không trở lại lần nữa trong nội-cung

vì anh thấy không cần-thiết. Ba năm sau, anh

thấy cần nên anh mới quay lại. Anh dọn chỗ

Page 61: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

55

ngồi ở một hành-lang có cái sân bằng đá dùng

làm mái, mở ra tứ phiá. Một cái mái được nâng

đỡ bằng một rừng cột chạm, anh ngồi ở đấy

chìm vào trong trạng-thái hoan-lạc. Suốt đêm

suốt ngày anh ngồi bất-động ; anh quên hết cả

thế-giới bên ngoài, nó chỉ còn như một bóng

mờ vô nghĩa khi anh đã chìm vào trong Thực-

Tại. Qua mấy tuần-lễ anh ngồi im-lặng bất-

động. Đó là giai-đoạn thứ hai sau cuộc đời

thực-hiện Tự-Tính. Trong giai-đoạn thư nhất,

hào-quang Thần-linh còn tàng-ẩn và anh nhận

những điều-kiện của đời sống như trước với

tinh-thần thuận-thụ đối với các bậc gia-trưởng

và thày-giáo. Đến giai-đoạn thứ hai, anh tập-

trung hoàn-toàn vào nội-quan và quên đi thế-

giới bên ngoài. Cứ như thế, như người ta sẽ

thấy anh dần dần chìm vào giai-đoạn thứ ba, là

giai-đoạn kéo dài hơn nửa thế-kỷ, trong đó

hào-quang tâm-linh của anh rọi chiếu vào tất cả

những ai đến gần. Tuy nhiên những giai-đoạn

tinh-thần ấy chỉ ứng-dụng vào sự biểu-hiện bên

ngoài của tâm-trạng anh. Anh đã nhiều lần

tuyên-bố công-khai rằng đấy chỉ là sự biến-đổi

Page 62: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

56

hoàn-toàn bên ngoài, không có gì biến-đổi hay

tiến-triển về sự thực-nghiệm hay ý-thức tâm-

linh cả .

Một tu-sĩ tên là Seshadri tới tỉnh Tiruvan-

namalai mấy năm trước, tự đảm-nhiệm trông-

nom đạo-sĩ Brahmana ( pháp-danh của Venka-

taraman bắt đầu được biết đến ). Sự săn-sóc ấy

cũng chỉ giới-hạn tối-thiểu cần-thiết. Đó không

phải là một sự có lợi cho Seshadri, bởi vì y sẽ

bị quấy rối do một lũ học-sinh luôn luôn ném

đá hành-hạ. Nay chúng để ý vào người săn-sóc

cho Brahmana và chúng gọi đạo-sĩ là " Sesha-

dri nhỏ ". Chúng bắt đầu ném đá, một phần vì

tính đùa nghịch dữ-tợn của tuổi trẻ, một phần

vì chúng thấy lạ, một anh chàng không hơn gì

tuổi chúng mà lại ngồi bất-động như pho-

tượng. Vả lại có một đứa trong bọn sau này nói

rằng chúng muốn khám-phá xem có phải

Venkataraman thực-sự như thế không .

Sự nỗ-lực của Seshadri để đuổi chúng đi

không có kết-quả, mà trái lại, bởi thế cho nên

Page 63: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

57

Brahmana phải rút lui vào một cái hầm ẩm-ướt,

tối-tăm, không từng có ánh-sáng mặt-trời dưới

ngàn cột đá, ít khi có người tới. Ở đấy ít khi có

người tới, duy chỉ có kiến, ruồi, muỗi, ròi bọ

đầy rẫy. Chúng lấy đạo-sĩ làm mồi cho tới khi

đùi chảy mủ, chảy máu vì những vết thương.

Những vết-thương ấy còn để lại dấu-vết suốt

đời đạo-sĩ Brahmana. Trong khoảng mấy tuần-

lễ Brahmana ngồi như là ngồi trong địa-ngục,

vậy mà khi chìm vào trạng-thái Thần-hóa đạo-

sĩ không cảm thấy khó-chịu, đau-đớn, coi

những điều đó như không có thật. Một bà già

sùng-tín tên là Matmanmal đi vào hầm đó và

đem đồ ăn cho đạo-sĩ, cầu-khẩn đạo-sĩ rời khỏi

chỗ ấy để về nhà bà. Nhưng đạo-sĩ không tỏ

dấu-hiệu gì là nghe thấy, sau cùng bà để lại một

chiếc khăn sạch, xin đạo-sĩ ngồi lên đó, hoặc để

nằm hay dùng để đuổi ruồi, muỗi, nhưng đạo-sĩ

không rờ tay tới .

Những lũ trẻ sợ không dám vào hầm,

chúng bèn ném đá và những mảnh sành vào

cửa làm đổ vỡ tứ-tung. Tu-sĩ Seshadri canh-gác

Page 64: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

58

lại càng làm cho lũ-trẻ phá quầy thêm. Một

hôm vào buổi trưa, người thủ-từ tên là Venka-

tarachala Mudali đến gần nơi hành-lang ngàn

cột ; bất-bình thấy lũ trẻ ném đá vào cột điện-

thờ, ông bèn cầm gậy xua đuổi chúng đi. Khi

ông quay lại, ông thấy tu-sĩ Seshadri trong hầm

tối xuất-hiện, ông giật mình, khi đã hoàn-hồn

ông hỏi Seshadri có bị thương không. Tu-sĩ

Seshadri trả lời là không bị thương, nhưng hãy

nhìn vào xem có một đạo-sĩ nhỏ đang ở trong

đó. Nói xong tu-sĩ bỏ đi .

Mudali ngạc-nhiên vội đi xuống hầm. Từ

ngoài ánh-sáng ban ngày đi vào trong tối, mới

đầu ông không nhìn thấy gì nhưng dần dần mắt

ông đã tập quen với bóng tối, ông nhận ra hình-

thể của một đạo-sĩ trẻ tuổi. Ông kinh-ngạc nhìn

sự-kiện trước mắt, ông bèn đi báo cho một tu-sĩ

đang làm vườn với mấy đệ-tử ở gần đó. Tất cả

bọn đều kéo đến xem, nhưng đạo-sĩ trẻ không

động-đậy hay nói năng gì, và như là không

thấy sự hiện-diện của bọn họ. Cả bọn bèn

khiêng đạo-sĩ lên và mang ra ngoài, đặt xuống

Page 65: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

59

trước bàn-thờ của Subramaniam ( Linh phù

Patala này đã được dựng lại vì thánh-linh là

công-phu tu-luyện của Ngài Bhagavan, nay

được soi sáng bởi đèn điện với một chân-dung

của Ngài Bhagavan ) mà Venkataraman không

tỏ ra ý-thức về việc đã xẩy ra .

Đạo-sĩ Brahmana ở lại đấy chừng hai

tháng. Đạo-sĩ ngồi đấy và chìm vào trong

trạng-thái Tam-muội bất-động, nhiều khi người

ta phải đút món ăn cho đạo-sĩ, mà đạo-sĩ cũng

chẳng để ý là đã ăn những món gì. Trong suốt

mấy tuần-lễ đạo-sĩ cũng không để ý đến mảnh

vải quàng thân. Có một tu-sĩ tịch-khẩu

( mouni ) cũng ở tại đấy để săn-sóc đạo-sĩ

Brahmana trong thời-gian ấy .

Bàn thờ Đức Mẹ Goddessuma trong đền

hàng ngày được người ta tắm rửa với một thứ

nước pha sữa, bột thơm, đường, chuối và nhiều

thứ khác nữa, tu-sĩ tịch-khẩu thường mang đến

hàng ngày cho đạo-sĩ một tô nước lạ lùng ấy.

Chàng đạo-sĩ này nuốt thứ nước ấy chẳng kể gì

Page 66: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

60

đến mùi vị, và đấy là tất cả món ăn duy-nhất

mà đạo-sĩ nhận được. Sau đấy ít lâu, người thủ-

từ nhận thấy điều ấy bèn bảo lấy sữa để cho tu-

sĩ tịch-khẩu đem lại cho đạo-sĩ Brahmana .

Sau vài tuần, đạo-sĩ đến ngồi dưới bụi cây

hoa, có cây cao đến vài thước. Ở đấy đạo-sĩ

Brahmanan vẫn ngồi đắm chìm trong trạng-thái

hoan-lạc tam-muội. Đạo-sĩ đi trong trạng-thái

Thần-hóa đến bụi cây khác mà tự mình đã

không biết mình đi đến đấy như thế nào. Sau

đấy đạo-sĩ đi vào hành-lang của đền, nơi mà

những hình-ảnh đã được rước vào những ngày

lễ. Có khi đạo-sĩ tỉnh lại và nhận thấy thân-thể

mình ở một chỗ khác, tự mình tránh hết những

chướng-ngại làm cho đạo-sĩ có thể sẽ bị

thương .

Sau đấy đạo-sĩ đến ngồi ít lâu dưới một

cây trên con đường rước Thần chung-quanh

điện, ở trong bức tường phiá ngoài điện. Ít lâu

sau đạo-sĩ vào điện Mangaibillayair, hàng năm

đông-đảo những tín-đồ đi hành-hương tiến đến

Page 67: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

61

Tiruvannamalai vào những ngày hội Kartikai.

Trong dịp này người ta đốt trên đỉnh núi

Arunachala một ngọn đuốc, một ngọn lửa đỏ

rực để kỷ-niệm ngày xuất-hiện của Thần Siva.

Năm nay có nhiều người đến chiêm-ngưỡng

nhà đạo-sĩ trẻ và phủ-phục trước mặt đạo-sĩ.

Bắt đầu từ đấy có tín-đồ trung-thành đầu tiên

nguyện đi theo đạo-sĩ .

Một tín-đồ tên là Uddandi từng đã

nghiên-cứu về tâm-linh-học mà chưa từng thấy

bình-an trong tâm-hồn. Y thấy đạo-sĩ Brah-

mana liên-tục chìm trong trạng-thái thần-hóa

tam-muội và có vẻ như không ý-thức về thân-

thể mình, y cảm thấy đấy là sự thực-hiện, và

qua nhà đạo-sĩ trẻ này y có thể tìm thấy sự an-

tĩnh cho tâm-hồn. Y rất sung-sướng được hầu-

hạ đạo-sĩ Brahmana, nhưng y chẳng giúp được

gì, trừ việc ngăn giữ cho đám đông hiếu-kỳ đến

xem và ngăn những đứa trẻ nghịch-ngợm khỏi

đến hành-hạ đạo-sĩ .

Page 68: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

62

Y để thì giờ đọc Kinh sách chữ Tamil,

trình-bày về học-thuyết tối-cao Bất-nhị-pháp

( Advaita ). Y đặt hết hy-vọng để cầu xin được

đạo-sĩ khai đạo cho y, nhưng đạo-sĩ không bao

giờ nói một lời và chính y cũng không dám nói

trước, sợ phá tan sự yên-lặng của bậc sư-phụ

mình .

Trong thời-gian đó có Annamalai Tambi-

ram đi qua gần chỗ ngồi của đạo-sĩ trẻ, ông này

rất cảm-xúc trước hiện-tượng đẹp thanh-thản

của nhà đạo-sĩ ngồi yên-lặng bất-động, đến nỗi

ông ta phải nằm rạp xuống trước mặt đạo-sĩ.

Từ đấy về sau, hàng ngày ông ta đến rập đầu

trước mặt đạo-sĩ. Ông là một tu-sĩ thường đi bộ

với một số đông, dạo quanh trong tỉnh để hát

những bài ca sùng-tín. Đoàn tu-sĩ hát rong này

dùng những của bố-thí để nuôi những kẻ

nghèo-khó và để cúng-dường trước mộ vị tổ

của họ là sư-phụ Anadia Adhina ở ngoại-ô .

Sau một thời-gian tu-sĩ Tambiram thấy

rằng đạo-sĩ trẻ ít khi bị quấy rối ở điện

Page 69: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

63

Gurumurtam và cũng để tránh mùa lạnh đã tới,

ông ta lo-nghĩ về việc ấy nên nói với Uddandi

về ý-nghĩ của mình, vì cả hai chưa từng được

nói gì với đạo-sĩ trẻ .

Sau cùng, ông can-đảm nói thẳng ra đề-

nghị của mình. Đạo-sĩ Brahmana chấp-nhận và

đến tháng hai năm 1897, sau một năm đạo-sĩ ở

đây, đạo-sĩ cùng với Tambiram đến Gurumur-

tam ở Tiruvannamalai. Không có gì thay-đổi

trong cuộc đời của nhà đạo-sĩ trẻ này. Khi đạo-

sĩ đến đấy ( Gurumurtam ) dưới sàn đầy kiến,

nhưng ông không cảm thấy khó-chịu khi chúng

bò lên mình hay cắn đốt. Sau đấy ít lâu có

người đặt một chiếc ghế ở góc điện để cho đạo-

sĩ ngồi và đặt chân đạo-sĩ vào một chậu nước

để tránh khỏi đàn kiến, nhưng ngay bấy giờ

đạo-sĩ dựa lưng vào tường và như vậy lại là bắc

cầu cho kiến. Từ đấy về sau đạo-sĩ luôn luôn

ngồi như thế, đến nỗi lưng đạo-sĩ còn in dấu

trên tường .

Page 70: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

64

Những khách hành-hương bắt đầu tò-mò

kéo nhau lũ-lượt tới Gurumurtam, nơi đạo-sĩ

ngồi và nhiều người còn phủ-phục trước mặt

đạo-sĩ, kẻ thì cầu xin ân-điển, kẻ thì chỉ vì tôn-

ngưỡng. Họ đến đông-đảo đến nỗi người ta

thấy cần phải lập một hàng-rào bằng tre, không

cho họ đến gần mó vào mình đạo-sĩ. Bắt đầu

đạo-sĩ Tambiram cung-ứng một chút thực-

phẩm cần-thiết cho đạo-sĩ, lấy ở phần cúng

dâng trên bàn-thờ của sư-phụ mình. It lâu sau

chính Tambiram cũng bỏ nơi ấy mà đi, một đệ-

tử khác tên là Mayinar được Tambiram bảo cho

biết là ông ta sẽ trở lại sau một tuần, nhưng rồi

ông ta trở lại sau một năm. Được vài tuần-lễ,

Mayinar cũng bỏ chỗ ấy mà đi về điện-thờ

riêng của y để lại đạo-sĩ của chúng ta ở đó một

mình không người săn-sóc. Về việc ăn uống

không có gì là khó-khăn, sự thực luôn luôn có

một số tín-đồ thường thường cầu-khẩn dâng đồ

cúng-dường. Điều khó-khăn nhất là làm thế

nào bảo-vệ cho đạo-sĩ khỏi bị đám đông những

người tò-mò đến thăm hỏi .

Page 71: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

65

Chẳng bao lâu lại có tín-đồ khác đến

phụng-sự thường-xuyên. Có một tu-sĩ người

Malayali tên là Palaniswami sẵn-sàng hiến

cuộc đời của mình để thờ Thần Vinayaka _ Y

sống rất khổ-hạnh, chỉ ăn mỗi ngày một bữa và

chỉ ăn những đồ đã cúng Thần, nhạt-nhẽo

không muối. Một người bạn của y tên là

Srinavasa một hôm hỏi y rằng : " Tại sao anh

hy-sinh suốt đời cho một tượng đá này ? Hiện

nay ở Gurumurtam có một nhà đạo-sĩ bằng da

bằng thịt luôn luôn chìm vào khổ-hạnh, chẳng

khác gì Thần Dhruva ở trong Kinh Purana

( chuyện Anh-hùng-ca Ấn-Độ ). Nếu anh tìm

đến phụng-sự Ngài và trung-thành theo đuổi

đường tu thì cuộc đời anh sẽ đạt tới đích ."

Cùng lúc ấy cũng có nhiều người khác nói về

đạo-sĩ trẻ này và rằng đạo-sĩ đang không có

người hầu-hạ. Và nếu có người nào đến hầu-hạ

thì hẳn là một ân-điển lớn cho y. Palaniswami

do đó mới đến Gurumurtam để được chính

mình mục-kích nhà đạo-sĩ đó. Khi nhìn thấy

đạo-sĩ trẻ y rất cảm-động, nhưng phải chờ một

ít lâu để y tiếp-tục phụng-thờ ở điện Vinayaka

Page 72: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

66

mà y cho là một bổn-phận của mình. Tâm-hồn

của y vẫn để cả vào nhà đạo-sĩ trẻ này. Y sẽ để

hết cuộc đời còn lại để phụng-thờ đạo-sĩ, suốt

hai mươi mốt năm, y là một tín-đồ chung-thủy

nhất .

Y chẳng có phải làm gì cho đạo-sĩ cả, vì

nhiều tín-đồ đem thực-phẩm đến cúng-dường,

nhưng đạo-sĩ chỉ nhận có một bát cơm vào buổi

trưa mỗi ngày. Số còn lại bèn trả hết cho thí-

chủ như là một ân-điển. Thỉnh-thoảng Palani-

swami bỏ đạo-sĩ để đi vào tỉnh vì một lý do nào

đó, thường là để mượn Kinh sách về tâm-linh

hay sùng-bái nào, của một người bạn. Khi y đi,

y khóa cửa lại, và khi về y vẫn thấy đạo-sĩ ngồi

yên như cũ .

Thân-thể của đạo-sĩ hoàn-toàn bỏ mặc

như là không biết đến, không tắm rửa, tóc mọc

dài ra và rối bời, móng tay cũng dài ra và cuốn

lại. Một vài người cho thế là dấu-hiệu của tuổi-

tác và thì-thầm với nhau rằng đạo-sĩ giữ được

trẻ-trung là nhờ thần-thông của khoa đạo-dẫn.

Page 73: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

67

Tuy vậy, lúc này thực-sự là đạo-sĩ đã đạt tới

mức cùng-cực về sự chịu-đựng của thân-thể.

Tới khi đạo-sĩ thấy cần phải đi ra khỏi ngôi

điện thì đạo-sĩ không còn sức để đi nữa, đi

được vài bước, tự thấy yếu-đuối và choáng-

váng, phải tập lại nhiều lần để có thể đứng

được. Có một lần đạo-sĩ đi ra tới cửa, cả hai tay

phải nắm chặt lấy cánh cửa, đạo-sĩ cảm thấy có

Palini nâng-đỡ. Đạo-sĩ luôn luôn chống lại sự

giúp-đỡ của người khác, nên đã hỏi : " Tại sao

anh lại đỡ tôi ? "

Palani đáp : " Vì đạo-sĩ sắp ngã nên tôi

phải đỡ để Ngài khỏi bị ngã " .

Người nào đã đạt tới sự hợp-nhất với

Thần-linh Tối-cao, thường được thờ-phụng như

người ta thờ một ngẫu-tượng trong đền thờ,

cũng hương hoa, trầm rượu và ca-tụng. Khi tu-

sĩ Tambiram đến ở điện Gurumurtam y cũng

muốn thờ-phụng Ngài Bhagavan ( Brahmana )

như thế. Ngày đầu đạo-sĩ bị thờ bất ngờ, thì tu-

sĩ này còn đạt được mục-đích, nhưng đến ngày

Page 74: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

68

hôm sau, khi Tambiram đến điện với bát cơm

hàng ngày để cúng-dường thì y thấy ở trên

tường phiá sau lưng đạo-sĩ có một hàng chữ

Tamil viết bằng than như sau : " Cái này đủ

dùng cho cái kia rồi ", nghĩa là bát cơm là tất cả

đồ ăn để dùng cho cái thân-thể này rồi .

Những tín-đồ của đạo-sĩ rất là ngạc-nhiên

thấy rằng đạo-sĩ có một giáo-dục tục-thế, biết

viết, biết đọc. Một trong những tín-đồ mới

quyết-định dùng sự-kiện ấy để hỏi xem đạo-sĩ

từ đâu đến và tên gọi là gì. Người ấy là một bậc

có tuổi tên là Venkatarama Iyer chủ-tịch hiện-

hành của tỉnh-lỵ Taluq. Ông này thường đến

đây mỗi buổi sáng, và ngồi thiền-định đối-diện

với đạo-sĩ trước khi vào bàn giấy làm việc.

Người ta tôn-kính sự yên-lặng của đạo-sĩ và vì

đạo-sĩ không nói, người ta ngờ rằng đạo-sĩ có

lời nguyền tịch-khẩu, nhưng một người không

nói thì cũng có thể tùy trường-hợp nói ra ý-

nguyện của mình, nay y đã thấy đạo-sĩ có thể

viết ra được nên y cố nài đạo-sĩ viết. Y đặt một

tờ giấy trắng và một chiếc bút-chì trước mặt

Page 75: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

69

đạo-sĩ để yêu-cầu đạo-sĩ viết tên tuổi cùng quê-

quán .

Thấy đạo-sĩ không đáp-ứng lời thỉnh-cầu

của mình, y thề không ăn và không trở về bàn-

giấy tới khi nào nhận được tài-liệu y cần. Đạo-

sĩ viết bằng tiếng Anh " Venkataraman Tiru-

chuzhi ". Sự hiểu-biết tiếng Anh càng làm cho

Iyer ngạc-nhiên và kinh-ngạc hơn nữa là tên

Tiruchuzhi phiên dịch sang tiếng Anh, nhất là

phần zh. Bởi vậy đạo-sĩ cầm quyển sách có tờ

giấy để xem chữ Tamil ngõ hầu đạo-sĩ có thể

chỉ-dẫn chữ phổ-thông phiên dịch ra zh, một

chữ thường đọc thành âm zh giữa R và L. Thấy

quyển sách là quyển Kinh Periapuranam, từng

đã để lại cảm-xúc rất mạnh cho đạo-sĩ trước

khi thức-tỉnh tâm-linh. Đạo-sĩ tìm ra đoạn có

chữ Tiruchuzhi được ghi là tên một tỉnh đã

được đạo-sĩ Sundaramurti ca-tụng và chỉ cho

Iyer .

Vào khoảng tháng 5 năm 1898, sau khi ở

Gurumurtam hơn một năm, đạo-sĩ ( 20 tuổi )

Page 76: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

70

chuyển đến vườn Măng-cụt gần đấy. Chủ vườn

tên là Venkatarama Naicker đề-nghị với đệ-tử

của đạo-sĩ là Palaniswami để chuyển-dịch vào

trong vườn vì vườn ấy có thể khoá lại được,

ngõ hấu cho đạo-sĩ được yên-tĩnh hơn. Hai thày

trò mới đến ngồi, mỗi người trong một cái lều

của người giữ vườn và chủ vườn ra lệnh cho

người giữ vườn cấm không cho ai vào vườn

quấy rối, trừ phi có phép của Palani. Đến ở

đây, thày trò suốt sáu tháng trời bắt đầu thu-

thập kiến-thức sâu rộng mà đạo-sĩ sẽ chứng-

minh sau này. Điều đặc-biệt là không phải đạo-

sĩ muốn học hỏi, mà là chỉ nhận muốn giúp-đỡ

người đệ-tử trung-thành. Đệ-tử Palani thường

đem sách triết-học tâm-linh tới để học, nhưng y

chỉ có sách viết bằng chữ Tamil, một thứ tiếng

mà y không hiểu mấy, cho nên y đọc hết sức

vất-vả. Thấy đệ-tử phải vật-lộn như thế, đạo-sĩ

cầm lấy sách đọc suốt quyển, rồi trao trả đệ-tử

rồi toát-yếu ngắn giáo-lý cần-thiết. Sự hiểu-biết

tâm-linh từ trước khiến cho đạo-sĩ chỉ nhìn qua

sách đã hiểu tất cả những điều đã trình-bày

trong sách và trí-nhớ kỳ-diệu của đạo-sĩ, nhớ

Page 77: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

71

tất cả những điều đã đọc, cho nên đạo-sĩ đã trở

nên một nhà thông-thái rất dễ-dàng. Cũng như

thế mà sau này đạo-sĩ học tiếng Phạn, tiếng

Sanskrit, tiếng Telugu và tiếng Malayalam

bằng cách đọc những sách người ta đem đến

cho đạo-sĩ, và giải-đáp những câu hỏi bằng

những tiếng ấy .

*************

*

Page 78: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5
Page 79: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

73

- V -

VẤN ĐỀ TRỞ VỀ

Cuộc đời của Venkataraman thật là một

sự-kiện lạ-lùng đối với thân-thuộc. Mặc dầu sự

thay đổi và cách sống của anh ta và mặc dầu

hoàn-cảnh gia-đình không một ai tiên-liệu được

sự-thể ấy. Những sự tìm-kiếm và điều-tra về

anh ta không đem lại kết-quả. Mẹ anh bấy giờ

ở nhà một người bà con ở thành Madura là

người đau khổ nhất. Bà cầu khẩn hai người em

rể tên là Subbier và Mélliappier đi ra ngoài

thành để tìm kiếm cho đến khi nào tìm thấy con

bà tức là Venkataraman. Theo tin đồn thì con

bà đã đi theo một gánh hát diễn những vở kịch

về tôn-giáo truyền-thống Trivandrum. Mélliap-

pier, người dượng này lập tức đi đến đấy để

điều-tra về đứa cháu của mình trong gánh hát,

nhưng vô-hiệu. Bà mẹ không chịu thất-bại và

Page 80: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

74

nài-nỉ ông này đi tìm lần thứ hai với bà. Tại

tỉnh Trivandrum, thực-sự bà đã nhìn thấy một

thanh-niên vào tuổi của Venkataraman, cũng

cao và tóc đen như con bà, nhưng quay mặt đi

không tiếp bà. Cảm thấy và tin-tưởng rằng con

mình đã tránh mình, bà trở về tuyệt-vọng.

Người cậu là Subbier đã từng sống chung với

Venkataraman ở Madura và mất vào năm 1898.

Người em rể cùng với gia-đình đi đưa đám tang

và chính trong trường-hợp này mới được tin

chính-thức đầu tiên về Venkataraman mất tích.

Một chàng thanh-niên dự đám tang kể cho họ

biết rằng, trong cuộc vừa đi thăm một Tùng-

lâm tư ở Madura, y có nghe thấy nói với thái-

độ hết sức cung-kính về một đạo-sĩ trẻ ở tỉnh

Tiruvannamalai. Nghe thấy người ta nói đạo-sĩ

quê ở Tiruchuzhi. Y đã hỏi kỹ và biết tên là

Venkataraman. Y bèn kết-luận : " Đấy phải là

Venkataraman của bà và nay ông ta đã trở nên

một đạo-sĩ được tôn kính . "

Mélliappier là một luật-sư hạng nhì, hành

nghề ở Manamadura. Khi được tin ấy, ông bèn

Page 81: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

75

đi thẳng đến Tiruvannamalai với một người

bạn để điều-tra hư-thực. Họ tìm đường đến chỗ

ở của đạo-sĩ, nhưng đạo-sĩ đã đổi chỗ đến vườn

Măng-cụt của người chủ vườn Naicker, người

chủ vườn không cho họ vào và nói rằng :

" Đạo-sĩ tịch-khẩu làm sao các ông còn đến

quấy-nhiễu người ta ? " Cả đến sau khi nài-nỉ,

tự giới-thiệu là bà con với đạo-sĩ thì họ cũng

chỉ được gởi đến cho đạo-sĩ mấy lời viết trên

giấy. Mélliappier bèn viết lên một mảnh giấy

đã mang theo, mấy chữ như sau : " Mélliappier,

luật-sư ở tỉnh Manamadura muốn gặp cháu ."

Nhà đạo-sĩ trẻ đã tỏ ra ý-thức sâu-sắc về

thế-lực, đi đôi với sự hoàn-toàn lãnh-đạm với

thế-lực, đấy là đặc-tính của đạo-sĩ, khiến cho

các đệ-tử sau này lấy làm lạ. Đạo-sĩ nhận ra tờ

giấy trên đó ông cậu đã viết mấy chữ là giấy

của sở kiểm-kê, đằng sau có một vài nét chữ

viết tay của người anh cả là Nagaswami có

liên-quan đến công-việc ở sở. Đạo-sĩ bèn kết-

luận anh cả mình là một nhân-viên ở sở kiểm-

kê, vẫn tính quan-sát sâu-sắc ấy mà đạo-sĩ sẽ

Page 82: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

76

chứng-tỏ sau này, khi nhận được lá thư, đạo-sĩ

cũng coi xét tỉ-mỉ trước khi bóc thư. Đạo-sĩ cho

phép người nhà vào thăm, đến khi hai người đã

được vào, thì đạo-sĩ không để ý đến họ và cũng

không để ý đến lá thư do ông Mélliappier viết,

vì nếu tỏ ra để ý đến người nhà thì như là

khuyến-khích họ hy-vọng vào sự trở về của

đạo-sĩ. Đúng là một đạo-sĩ chân-chính nhưng

tóc rối bời, móng tay mọc dài, bẩn-thỉu không

tắm rửa. Giả-định rằng đạo-sĩ tịch-khẩu và ông

chú bèn hỏi đệ-tử của đạo-sĩ là Palani và người

chủ vườn Naicker, ông tỏ ý rất hoan-hỷ thấy

người cháu mình đã đạt được trình-độ tâm-linh

cao như thế, nhưng không phải vì thế mà quên

hết vệ-sinh cùng những yếu-tố cần-thiết cho sự

sống .

Bà con của đạo-sĩ mong muốn cho đạo-sĩ

trở về nhà, và họ nguyện không đòi hỏi ở đạo-

sĩ bỏ ý-nguyện hay nếp sống của mình. Họ sẽ

tôn-trọng sự yên-lặng riêng của đạo-sĩ và lối

sống khổ-hạnh của đạo-sĩ. Ở thành Madura nơi

người cậu Mélliappier sinh-hoạt có một ngôi

Page 83: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

77

Thánh-thất của một vị Đại-Thánh. Đạo-sĩ có

thể đến đấy tu và họ sẻ cúng-dường tất cả thứ

gì cần-thiết. Nhà luật-sư chuyên biện-hộ rất

hùng-hồn cho chủ-trương của mình, nhưng lần

này đã vô-ích, vì đạo-sĩ vẫn ngồi yên không

động-đậy, cũng không tỏ ra hiểu chủ-ý của

người cậu luật-sư này. Người cậu đành chấp-

nhận thất-bại, ông ta bèn báo tin cho bà mẹ

Venkataraman biết sự may rủi về con bà, rằng

con bà đã tìm thấy được rồi, nhưng y hoàn-toàn

thay-đổi, y không thể trở về với gia-đình được.

Sau năm ngày thì người cậu đành rời khỏi tỉnh

Tiruvannamalai trở về Madura .

Sau đó ít lâu đạo-sĩ rời vườn Măng cụt để

đến một khu vườn nhỏ gần đấy. Những ác-cảm

tự-nhiên của đạo-sĩ đối với sự sống ỷ-lại phát-

khởi, nên hàng ngày đạo-sĩ thường đi khất-thực

để ăn, không muốn qua tay đệ-tử Palani nữa.

Đạo-sĩ bảo đệ-tử : " Anh đi một đường, tôi đi

một ngả ! Chúng ta không sống chung nữa ! "

Những lời nói ấy là những đòn đau-đớn cho đệ-

tử Palani. Phụng-sự đạo-sĩ là một sự sùng-bái

Page 84: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

78

của y, ban ngày thày trò phân chia nhau mỗi

người một ngả, tới tối mới gặp mặt nhau ở

điện-thờ Arunagirinathar. Làm thế nào mà đệ-

tử Palani có thể sống xa sư-phụ của mình

được ? Vì vậy đạo-sĩ đã cho phép Palani ở lại

sống với mình .

Đạo-sĩ vẫn giữ yên-lặng, dừng chân trước

cửa nhà chỉ để khất-thực. Nếu có người nào

cúng-dường thì đạo-sĩ dơ hai tay ra đón lấy và

ăn ngay tại ngoài đường. Không bao giờ đạo-sĩ

vào một nhà nào, mỗi buổi đi khất-thực đạo-sĩ

đi một đường khác nhau, không giống những

đường trước và không bao giờ đạo-sĩ khất-thực

hai lần một nhà. Sau này đạo-sĩ kể lại, đạo-sĩ

đã khất-thực hầu hết các nhà ở Tiruvannamalai.

Sau một tháng ở tại đền-thờ Thần-linh

Arunagirinathar, đạo-sĩ đến trụ tại một trong

những ngôi tháp của đền và tại vườn Alari,

trong khuôn-viên của đền. Bắt đầu từ đấy các

đệ-tử đã theo gót đạo-sĩ từng bước không dời,

mỗi khi đạo-sĩ đi tới đâu. Tại chỗ ở mới này

Page 85: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

79

đạo-sĩ cũng chỉ trụ lại khoảng một tuần, rồi lại

chuyển sang một ngôi lầu phiá đông của đền,

sau đó đạo-sĩ vào trụ hẳn ở trong đền. Lúc này

đạo-sĩ luôn luôn ở trong trạng-thái đại-định và

chỉ tỉnh lại những khi đi khất-thực mà đệ-tử

Palani vắng mặt, có khi người thủ-từ khóa cửa

lại sau khi đã làm lễ xong, không buồn để ý

đến đạo-sĩ có ở đấy hay không .

Chính tại đây, bà mẹ đạo-sĩ là Alagammal

đã tìm thấy con. Sau khi người cậu Melliappier

kể lại, bà chờ cho đến kỳ nghỉ lễ giáng-sinh để

có dịp cho người con cả của bà là Nagaswami

cùng đi với bà đến tỉnh Tiruvannamalai. Mới

nhìn thấy, bà đã nhận ra con mình, mặc dầu lúc

ấy Venkataraman đầu bù tóc rối, bà hết sức

đau-đớn với tất cả lòng mẫu-tử của bà. Bà

khẩn-khoản yêu-cầu con bà trở về, nhưng đạo-

sĩ không hề để ý và vẫn ngồi yên, không trả lời

như là không hay biết, không nghe thấy gì hết.

Ngày ngày bà mẹ đến cạnh đạo-sĩ với các thức

ăn ngon lành, nhưng tất cả đều vô-hiệu .

Page 86: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

80

Lòng tự-ái của bà mẹ bị thương-tổn, bà

khóc òa lên, đạo-sĩ vẫn giữ thái-độ yên-lặng, sợ

tỏ ra cảm-động thì có thể tạo ra cho bà những

hy-vọng hão-huyền, đạo-sĩ bèn đứng lên và đi

khỏi. Một ngày kia bà mẹ gợi lên cho tín-đồ

một sự thông-cảm, bà khẩn-khoản nói với tín-

đồ can-thiệp cho bà với đạo-sĩ. Một trong đám

tín-đồ tên là Pillai thưa với đạo-sĩ : " Mẹ của

Ngài khóc và cẩu-khẩn, tại sao Ngài không đáp

ứng cho bà một lời ? Dù lời đáp-ứng bằng lòng

hay không, Ngài cũng nên ban cho bà. Ngài

không cần phải bỏ lời nguyền tịch-khẩu. Đây là

một cây bút-chì và một mảnh giấy, Ngài hãy

viết vào đấy những gì Ngài muốn trả lời . "

Đạo-sĩ bèn cầm giấy và bút chì viết với

giọng hoàn-toàn khách-quan :

" Đấng Tối-cao đã quyết-định mọi

sự-vật, điều-khiển vận-mệnh của tất cả

chúng-sinh, tùy theo nghiệp của chúng.

Cái gì mà định-mệnh không cho phép tạo

ra thì nó không đến, dù chúng ta cố-gắng

như thế nào cũng vẫn như thế. Cái gì

Page 87: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

81

định-mệnh cho phép xẩy ra thì tất nhiên

là sẽ xẩy ra, dù có cố-gắng cản-trở thế

nào cũng không được. Đó là điều rất

chính-xác. Thái-độ tốt hơn hết là yên

lặng ."

Những lời ấy cũng đúng về vấn-đề căn-

bản với những lời mà đấng Cơ-Đốc nói với

mẹ :

" Này người phụ-nữ kia, có cái gì

quan-hệ giữa ta với người ? Người không

hiểu là ta còn phải phục-vụ cho đấng

CHA ta ! "

Về hình-thức của hai luận-điệu, thì luận-

điệu của Ngài Bhagavan có vẻ đặc-sắc hơn.

Trước hết, đạo-sĩ giữ yên-lặng, mà giải-đáp chỉ

là phủ-định thôi. Kế đó, sự yên-lặng không

được tiếp-nhận và người ta càng thúc-giục hơn,

thì những lời giải-đáp mà đạo-sĩ đưa ra có một

luận-điệu phô-diễn một triết-lý hết sức vô-ngã

và khách-quan hơn. Tuy vậy, là lời giải-đáp

Page 88: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

82

cho một câu hỏi đặc-thù mà cũng thích-ứng với

nhu-cầu của người hỏi .

Ngài Bhagavan dạy một cách đanh-thép

tuyệt-đối rằng những gì xẩy ra sẽ xẩy ra, và

đồng thời Ngài khẳng-định rằng, những gì xẩy

ra là do nghiệp, bản chi thu ở định-mệnh của

một người phải được thanh-toán. Định-luật

nhân-quả đanh-thép như thế, đến nỗi danh-từ

công-lý còn là quá tình-cảm để mà diễn-tả.

Ngài đã tránh những cuộc thảo-luận tranh-biện

về tự do ý-chí và tiền-định, bởi vì những thuyết

ấy, tuy ở bình-diện trí-thức thì mâu-thuẫn,

nhưng có thể phản-chiếu những phương-diện

của sự thật chẳng hạn. Ngài nói rằng : " Hãy

tìm xem ai là tiền-định, ai có tự-do ý-chí."

Ngài thường nói một cách công-nhiên rằng :

" Tất cả những gì ở trong thể-xác của người ta,

nó đã có ngay từ lúc thai-nghén, cái tự-do ý-chí

duy-nhất mà anh đã được ban, ấy là cái tự-do

ý-chí tự đồng-nhất hay không với thân-thể của

anh ."

Page 89: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

83

Vở kịch mà người ta đóng một vai ở

trong đó tất nhiên là đã biết từ trước rồi, và

kịch-sĩ làm trọn vai-trò của mình với một sự

trung-thành, dù là César bị đâm hay Brutus

đâm, nó không bị ảnh-hưởng bởi vai-trò nó

đóng. Nếu có người đến tự hỏi rằng. _ Còn có

cái thực-tại gì tồn-tại cho nó không _ Khi mà

tất cả hành-vi của nó đều đã quy-định, thì nó sẽ

chỉ còn đi đến câu hỏi khác như sau : Vậy thì ta

là ai ? Nếu cái " Tôi " nghĩ rằng nó làm những

quyết-định thì không có thật, và đồng thời Tôi

biết rằng Tôi hiện-thực, vậy thì cái thực-tại của

Tôi là cái gì ?

Một số câu trên chỉ là một bài-học sửa-

soạn tinh-thần dự-bị mà Ngài Bhagavan đã chỉ-

thị, nhưng nó là việc sửa-soạn tối hảo cho việc

cứu-xét chân-chính .

Vậy mà cái ý-tưởng bề ngoài có vẻ mâu-

thuẫn ấy, theo đấy thì một người tự làm lấy

định-mệnh của mình cũng chẳng kém chính-

xác, bởi vì tất cả xẩy ra đều do định-luật nhân-

Page 90: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

84

quả chi-phối và tất cả tư-tưởng, lời nói, hành-

động đều chịu ảnh-hưởng cả. Ngài Bhagavan

về điểm này cũng rất quả-quyết như các bậc

sư-phụ khác. Ngài nói với đệ-tử Pillai của Ngài

như câu trả lời đã ghi nhận sau đây :

" Khi mà người ta nuôi chín mùi

những quả táo trong hành-vi của mình,

theo đúng lời thiên-mệnh thần-linh, thì

trách-nhiệm là do họ chứ không phải là

do Thượng-Đế ."

Ngài Bhagavan luôn luôn nhấn mạnh vào

sự thiết-yếu của nỗ-lực. Trong Thánh Kinh của

Maharshi ( Đại Tiên-Tri ) người ta có thể ghi

lại lời than-vãn của một đệ-tử như sau :

" Sau khi từ-giã Tùng-lâm này vào

tháng mười, suốt trong mười ngày, tôi

cảm thấy tâm-hồn bình-an nhờ ảnh-hưởng

của sự hiện-diện bao-phủ bởi hình-ảnh

của Ngài Bhagavan. Trong thời-gian ấy,

trong khi tôi làm việc, tôi ý-thức trạng-

thái bình-an trong đồng-nhất-tính, như là

một sự nâng-đỡ tâm-hồn tôi. Nó cũng

Page 91: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

85

giống như trạng-thái sinh-đôi của ý-thức

mà người ta thực-nghiệm khi người ta

ngủ-gật trong một cuộc nghe diễn-thuyết

buồn-tẻ. Thế rồi cảm-giác bình-an ấy biến

đi hoàn-toàn, mà những sự ngu-ngốc cũ

lại thay-thế vào đấy." Và Ngài Bhagavan

đã trả lời như sau : " Nếu anh chịu củng-

cố tinh-thần anh thì sự bình-an ấy sẽ trở

nên bền-bỉ dài lâu. Sự lâu bền của nó đi

đôi với sức mạnh tinh-thần mà người ta

có thể có được bằng một sự tu-tập

chuyên-cần liên-tục ."

Trong khoa giáo-dục tâm-linh, một đệ-tử

liên-tưởng một cách công-khai đến ảo-ảnh

mâu-thuẫn giữa định-mệnh và nỗ-lực :

" Nếu thực người ta nói rằng tất cả

những gì xẩy ra đều do định-mệnh thì

chính những trở-ngại làm chướng-ngại và

chậm tiến trên con đường thiền-định của

chúng ta phải coi như là không thể vượt

qua, vì chúng đã được dựng lên bởi một

định-mệnh đanh-thép ."

Page 92: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

86

Ngài Bhagavan trả lời cho câu vấn nạn

này rằng :

" Cái mà người ta gọi là “ định

mệnh ” chỉ ứng-dụng vào cho những tinh-

thần hướng ngoại chứ không phải cho

những tinh-thần hướng nội. Bởi thế cho

nên, đối với người đã ở trong sự tìm kiếm

bản-tính của mình, thì họ nhập vào đời

sống tâm-linh, không còn sợ-hãi bất cứ

một sự khó-khăn nào có thể làm chướng-

ngại con đường thiền-định của họ. Chính

ý-nghĩ về những trở-ngại như thế chúng

đã là một sự trở-ngại lớn nhất ."

Sứ-mệnh của Ngài ban bố là :

" Thái-độ nên chọn hơn hết là yên-lặng."

Thái-độ ấy ứng-dụng vào cho bà mẹ của

đạo-sĩ bởi vì bà đã đòi-hỏi một điều mà không

thể thỏa-mãn được. Nó cũng ứng-dụng vào đời

sống thông-thường của chúng ta với ý-nghĩa là:

" Không có ích-lợi gì mà bực-tức đối với cái

kim châm của con ong ." Chống-đối với định-

Page 93: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

87

mệnh không tránh khỏi, như thế không có

nghĩa là sẽ không bao giờ cố-gắng. Người mà

nói : " Tất cả đều do tiền-định, do đó mà tôi sẽ

không cố-gắng làm gì nữa ." Đấy là lầm tưởng

rằng : " Chính tôi đã biết cái gì là tiền-định ."

Có thể rằng người ấy vẫn phải cố-gắng. Cũng

như Thần Krishna trong Thế-Tôn-Ca ( Bha-

gavad Gita ) đã phán cho Arjuna, chính bản-

tính tự-nhiên của nó bắt buộc nó phải nỗ-lực .

Bà mẹ đành phải trở về, và đạo-sĩ vẫn giữ

thái-độ như cũ. Tuy nhiên, không hẳn là như

cũ. Trong khoảng hai năm, ba tháng đạo-sĩ ở

tại trong đền và điện Tiruvannamalai thì những

dấu-hiệu đầu tiên của một sự trở lại đời sống

bình-thường bên ngoài đã hiện ra. Đạo-sĩ đã

bắt đầu ăn uống mỗi ngày vào giờ nhất-định và

đã tự đi khất-thực để không lệ-thưộc vào người

nào. Đạo-sĩ cũng đã nhiều lần nói lên lời, đạo-

sĩ đã bắt đâu trả lời cho các tín-đồ của mình,

bắt đầu đọc và giảng những điều cốt-yếu trong

giáo-lý mà đạo-sĩ đã đọc .

Page 94: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

88

Khi đạo-sĩ mới đến Tiruvannamalai, đạo-

sĩ chìm trong trạng-thái hoan-hỷ an-lạc của

Bản-Thể Tồn-Tại, hoàn-toàn không biết gì đến

thế-giới bên ngoài và cũng chính cả thân-thể

của mình. Đạo-sĩ chỉ ăn khi nào người ta đổ

thức ăn vào tận tay hay vào tận miệng của

mình ; ngay bấy giờ đạo-sĩ cũng chỉ thu-nhận

những gì thiết-yếu mà thôi. Người ta đã mô-tả

trạng-thái ấy dưới danh-từ TAPAS (phát nhiệt)

nhưng danh-từ ấy có nhiều ý-nghĩa phức-tạp.

Nó ngụ ý là tập-trung dẫn đến sự khắc-phục.

Thông-thường trong phương-pháp trì-giới phải

khắc-phục những nhược-điểm quá-khứ và để

nhổ sạch tất cả khuynh-hướng dục-vọng tái-

diễn, để giữ không cho năng-lực trong mình

tìm đường phát-tán ra tinh-thần và giác-quan.

Như thế TAPAS thường thường có nghĩa là sự

cố-gắng để thực-hiện Tự-Tính bằng phương-

tiện chịu hành-phạt và khổ-hạnh .

Ở trường-hợp của đạo-sĩ Bhagavan đây,

những yếu-tố như nỗ-lực, chịu-đựng và thúc-

ước một cách bạo-động thì hoàn-toàn không có

Page 95: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

89

nữa, bởi vì sự đồng-nhất-hóa sai lầm " cái tôi "

với thân-thể và sự bám-víu chấp chặt vào thân-

thể đã được khắc-phục. Về phương-diện này,

người đạo-sĩ trẻ không tin-tưởng vào nếp sống

khổ-hạnh, chính bởi ví ông ta đã đồng-nhất

mình hết với thân-thể. Sau này Ngài đã giải-

thích điểm ấy như sau :

" Tôi không ăn thì người ta bảo tôi

tịch-cốc, tôi không nói thì người ta bảo

tôi tịch-khẩu ."

Điều rất đơn giản là sự khổ-hạnh ấy

không do sự tìm kiếm và thực-hiện. Chính nó

là kết-quả của thực-hiện. Đạo-sĩ Bhagavan

công-nhiên nói rằng đối với Ngài không có

vấn-đề tu-hành ( sadhana ) để tìm đạt tới đích,

sau khi đã giác-ngộ tâm-linh tại nhà người chú

ở Madura .

Vả lại, đạo-sĩ Bhagavan cũng không phải

là một nhà tu tịch-khẩu ( mouni ) theo nghĩa

thông-thường là giữ lời nguyện yên-lặng ( tịch

mặc ) ngõ hầu để giữ mình không tiếp-xúc với

Page 96: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

90

người khác. Hoàn-toàn không còn nhu-cầu thế-

tục. Ngài cảm thấy không cần phải nói năng.

Hơn nữa Ngài đã giải-thích rằng sau khi tịch-

khẩu Ngài thấy có ý-tưởng là khi không nói

người ta thắng rất dễ-dàng tất cả những giao-

động ở trong tâm-hồn .

Suốt mấy tháng đầu chìm vào trong trạng-

thái an-lạc, ở trong trạng-thái ấy thường làm

gián-đoạn sự tiếp-xúc với thế-giới bên ngoài,

và Ngài đã kể lại trạng-thái ấy với những hình-

ảnh linh-động như sau :

" Có khi tôi mở mắt ra thì thấy buổi

sáng, có khi tôi mở mắt ra lại thấy buổi

chiều. Tôi không biết khi nào mặt-trởi

mọc cũng như khi nào mặt-trời lặn ."

Trạng-thái quên thời-gian ấy tiếp-diễn,

chỉ khác là nó ít xẩy ra hơn là liên-tục. Mấy

năm về sau Ngài Bhagavan có lần nói rằng :

" Ngài thường nghe thấy khúc đầu của lời tụng

Vedas và kế đến là khúc cuối, nhưng không

nghe thấy khúc giữa. Vì xuất-thần, lúc ấy Ngài

Page 97: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

91

ngạc-nhiên mà hỏi tại sao bài cầu tụng lại đã

hết một cách mau chóng thế, phải chăng người

cầu tụng đã bỏ quên một đoạn ? Tuy nhiên, cả

đến trong mấy tháng đầu, khi Ngài ở tại

Tiruvannamalai, Ngài hoàn-toàn ý-thức những

sự-kiện đã xẩy ra ở thời-kỳ này, mà người

ngoài tưởng rằng Ngài là người luôn luôn vô-ý-

thức. Người ta gọi sự hoàn-toàn thể-nhập vào

cái Tự-Tính mà kết-quả là quên hết thế-giới

biểu-hiện, ấy là trạng-thái Vô-tướng ( Nirvi-

kalpa Samadhi ) Tam-muội .

Đó là một trạng-thái xuất-thần hoan-hỷ

nhưng không thường-xuyên .

Trong bộ Kinh giáo-lý của Maharshi ví

trạng-thái ấy như một cái gầu thả xuống giếng.

Trong gầu đó nước Tinh-thần được dìm xuống

giếng ( Tự-Tính ). Cái dây và cái gầu là cái Tôi

( tiểu-ngã ) mà cái dây buộc gầu và cái gầu vẫn

còn để múc nước ra khỏi giếng .

Page 98: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

92

Trạng-thái cao nhất hoàn-toàn cùng-tột

thì gọi là Thuộc-tính Tam-muội ( Sohaja

Samadhi ). Nói vắn-tắt ở đầu trang hai trạng-

thái ấy là một trạng-thái ý-thức thuần-túy và

thường-xuyên, siêu-việt cả tinh-thần lẫn vật-

chất. Tuy nhiên trạng-thái đó không bài-trừ tri-

giác sáng-suốt về thế-giới bên ngoài cùng sự

sử-dụng đầy đủ năng-khiếu tinh-thần và vật-

chất. Đó là một trạng-thái hoàn-toàn quân-bình,

hoàn-toàn hòa-điệu, vượt cả trạng-thái hoan-

lạc. Ngài Bhagavan ví trạng-thái đó như nước

của giòng sông hòa lẫn vào nước của biển-cả.

Ở trạng-thái này thì tất cả tiểu-ngã với tất cả

giới-hạn của nó hoàn-toàn gia-nhập vào cái Tự-

Tính mãi mãi. Đó là một Tự-do tuyệt-đối, một

ý-thức thuần-túy, một trạng-thái Tôi tồn-tại

thuần-túy không còn giới-hạn vào thân-thể hay

cá-tính .

Ngài Bhagavan đã ở trong trạng-thái tối-

cao, tuy rằng cái ý-thức về ngoại-giới không

liên-tục. Sự trở về đời sống hoạt-động đối

ngoại hiện ra sau này cũng chỉ là bề ngoài và

Page 99: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

93

không hề có ngụ sự biến-đổi. Thực như là đã

được nói ở trong Thánh Kinh Đại-giác của

Maharshi ( Bhagavan ) :

" Ở trường-hợp của nhà tu Trí-tuệ

( Jnani ) cái tiểu-ngã chỉ có bề ngoài, và

vị ấy hưởng-thụ những kinh-nghiệm vô-

hạn và siêu-việt của mình, mặc dầu có sự

hiện-diện ảo-ảnh của ý-thức cá-nhân, bởi

vì luôn luôn vị ấy chú-ý vào cái Nguồn

của Đạo. Cái tiểu-ngã của mình thì vô

hại, chẳng qua nó chỉ giống như sợi dây

đã cháy còn lại cái hình và không còn ích-

dụng gì nữa ."

*****************

Page 100: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5
Page 101: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

95

- VI -

ARUNACHALA NGỌN NÚI ĐỎ

( Hồng-Sơn - Linh-Sơn )

Quang-cảnh có vẻ khô-khan. Hình như có

vị Thần khổng-lồ ra tay rài-rác những tảng đá

chung quanh những bụi gai-góc khô-cằn.

Những bụi xương-rồng, những thửa ruộng khô

cháy bởi ánh-nắng, những đồi nhỏ trơ-trụi. Tuy

vậy mà có những cây cổ-thụ rườm-rà che mát

đường bụi trắng, thỉnh-thoảng bên cạnh những

ao, chuôm, giếng khơi, hiện ra những thửa

ruộng xanh tươi. Ngọn núi Arunachala, Hồng-

sơn, đứng sừng-sững giữa cảnh hoang-vu tuyệt

đẹp. Chiều cao của núi chỉ độ 800 thước và nó

bao-trùm cả miền. Về phiá Nam của Tùng-lâm

quang-cảnh giản-dị đến thất-vọng. Đó là một

ngọn núi cân-đối với hai ngọn có chiều cao

bằng nhau, mỗi ngọn ở một phiá của Tùng-lâm.

Page 102: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

96

Để cho sự cân-đối hoàn-toàn hơn nữa, mỗi

buổi sáng ngọn núi được bao-phủ bởi một vầng

mây mù. Nhưng có điều lạ là sự biến-đổi

quang-cảnh khi người ta đi theo con đường dài

8000 thước từ cung-điện phiá Nam sang phiá

Tây trên sườn hữu-ngạn của ngọn núi. Mỗi một

cảnh-tượng đều có riêng một sắc-thái và ý-

nghĩa tượng-trưng của nó, là ở đấy nổi lên âm-

hưởng vang-dội ; là ở đấy ngọn núi lộ ra giữa

hai chân đồi như là Tự-Tính giữa hai ý-tưởng,

là cảnh-tượng của năm ngọn tượng-trưng cho

Thần Siva và Sakti, và các vị khác .

Có những thửa ao linh-thiêng đánh dấu

cho tám hướng và những điện-thờ dựng lên rải-

rác ở các nơi trọng-yếu. Trong những điện-thờ

này, ngôi điện có ý-nghĩa nhất là Dakshina-

murthi ở vị-trí cực Nam của núi, bởi vì Dakshi-

namurthi chẳng gì khác hơn là Thần Siva

truyền-giáo trong yên-lặng và chính là Hồng-

sơn, Arunachala :

Page 103: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

97

" Ai là người chứng-kiến ? Khi tôi

quay vào bên trong nội-tâm tìm kiếm thì

tôi thấy người chứng-kiến đã biến mất

cùng với tất cả những cái còn lại. Không

một tư-tưởng nào quan-hệ với cái tiểu-

ngã có thể nổi hiện. Không một tư-tưởng

" Tôi thấy " nào hiện lên, vậy thì làm thế

nào cái tư-tưởng " Tôi không thấy " nổi

lên được ? Ai là người có quyền-năng để

diễn lên thành lời, khi mà khởi-thủy,

chính Ngài ở thời xa xưa chỉ là yên-lặng

mà thôi. Ngài tự giới-thiệu Ngài qua yên-

lặng, Ngài, đỉnh núi chói-lọi từ trên trời

xuống dưới đất ."

_ ( Bài tụng núi Arunachala của

Bhagavan Maharshi )

Ngài Bhagavan luôn luôn khuyên người

ta đi bộ quanh sườn núi Arunachala. Cả đến

những người già-cả, tàn-tật, mù-lòa, Ngài cũng

khuyên đi bộ như thế, nhưng có điều là Ngài

khuyên họ nên đi chầm-chậm, vả lại việc đi

hành-hương đòi hỏi phải đi chậm " Nên đi

Page 104: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

98

chậm như một bà Chúa có mang chín tháng ".

Đi giữ yên-lặng hay chìm vào trong thiền-định,

hay ca-tụng hoặc thổi tù-và, và đi chân không.

Những ngày tốt cho cuộc hành-hương ấy là

những đêm Siva ( Sivarathri ), những ngày mà

các vì sao gặp-gỡ với mặt-trăng rằm. Những

ngày ấy thường vào khoảng tháng mười một

Dương-lịch. Vào cơ-hội này người ta đi bộ-

hành, hành-hương vòng-quanh trái núi, đông-

đúc như một vòng hoa vĩ-đại .

Có một ông già tàn-tật thường đi khập-

khiễng quanh núi, ông ta thường hành-hương

như thế nhiều lần, nhưng lần này, đặc-biệt là

lúc ông sắp từ-giã tỉnh Tiruvannamalai. Ông

cảm thấy ông là một trở-ngại cho gia-đình

mình. Trong nhà thường xẩy ra cãi-lộn và ông

có ý quyết-định rời bỏ gia-đình, đến sống ở

một làng hẻo-lánh khác. Nhưng thình-lình

xuất-hiện một chàng Bà-la-môn trẻ giằng lấy

đôi nạng chống của ông và nói : " Ông không

cần đến đôi nạng này nữa ". Trước khi lời nói

của chàng Bà-la-môn ấy kịp gây cho ông giận-

Page 105: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

99

dữ để thốt ra lời, thì ông cảm thấy không cần

phải có đôi nạng để chống nữa. Thế rồi ông

không rời bỏ Tiruvannamalai. Ông đã ở lại và

trở nên nổi-tiếng. Ngài Bhagavan kể lại chuyện

ấy rất chi-tiết với một số đệ-tử và nhấn mạnh

vào điểm tương-tự kể trong Kinh Arunachala

Sthala Purana. Vào thời-gian ấy Ngài Bhaga-

van là một đạo-sĩ trẻ của núi Arunachala,

nhưng đạo-sĩ không thú-nhận mình là người

Bà-la-môn trẻ tuổi đã xuất-hiện .

Núi Arunachala là một trong những ngọn

núi cổ nhất và linh-thiêng nhất trong tất cả

những Thánh-địa ở Ấn-Độ .

Ngài Bhagavan tuyên-bố đấy là trung-tâm

của trái đất, trung-tâm tinh-thần của thế-giới.

Ngài Bhagavan ví núi Arunachala như là núi

Tu-Di. Kinh Purana ca-tụng rằng : " Đây là

Thánh-địa ! Trong tất cả những Thánh-địa thì

Arunachala là núi tối linh-thiêng. Đây là trái

tim của thế-giới. Nên biết rằng đấy là trung-

tâm huyền-bí của Thần Siva ! "

Page 106: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

100

" Có nhiều bậc Thánh đã từng sống

ở núi này, Thánh-linh của nó đồng-nhất-

hóa với núi. Người ta tin rằng, và sự tin

ấy được Ngài Bhagavan xác-nhận, chính

ngày hôm nay các bậc Thánh thần-thông

vẫn còn tồn-tại trong các hang-động của

núi Arunachala với thể-xác hay không.

Có một số người đã chứng-kiến hình-thức

ngọn lửa lung-linh chung-quanh núi. Một

đoạn Kinh Purana kể lại nguyên-lai của

ngọn núi như sau :

" Có một hôm thần Vishnu với thần

Brahma, hai vị thần sáng-tạo vũ-trụ, cãi-

cọ nhau xem ai là đấng Tối-cao. Cuộc

cãi-cọ ấy ảnh-hưởng xuống trần-gian và

chư thần lại gần thần Siva cầu xin chấm-

dứt cuộc cãi lộn. Bấy giờ thần Siva mới

hiện-hình thành một cột lửa, trong cột lửa

đó phát ra tiếng nói : Ai tới được cực-

đoan tối cao hay cực đoan tối hạ thì người

ấy lớn nhất. Thần Vishnu biến thành con

heo rừng đào sâu xuống đất để tìm cái

Page 107: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

101

đáy của cột lửa. Trong khi ấy Thần

Brahma biến thành con hạc bay bổng lên

không trung để tìm cái ngọn của cột lửa.

Thần Vishnu thất-bại trong công việc của

mình và " bắt đầu tìm ra cái Ánh-sáng

tối-cao đó ở tại chính mình, ở tâm của

mỗi chúng-sinh, rồi nó chìm lặng trong

thiền-định. Quên cả thể-xác, quên cả

mình là chủ-thể của sự cầu tìm ." Brahma

tìm thấy bông hoa trên cây núi rơi rụng

vào không-gian nên nghĩ rằng mình có

thể thắng cuộc bằng một sự lừa dối. Nó

bèn trở lại, mang theo bông hoa và tuyên-

bố là nó đã hái bông hoa ấy từ trên ngọn

cột lửa, thần Vishnu công-nhận sự thất

bại của mình và đến gần đấng Tối-cao

cầu nguyện : " Ngài là tự-giác ! Ngài là

tiếng OM, Ngài là khởi-thủy, là trung-

gian và là trung-cục của tất cả tạo-vật !

Ngài là tối-cao của tất cả tạo-vật, soi-sáng

tất cả tạo-vật ." Nó được thần Siva tuyên-

bố là cao nhất, trong khi ấy thì thần

Page 108: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

102

Brahman hãy còn hoang-mang về tội dối-

trá của mình . "

Trong truyện huyền-thoại trên đây thì

thần Vishnu là đại-biểu tượng-trưng cho tiểu-

ngã, cá-tính ; Brahman đại-biểu cho trí-thức,

còn Siva là đại-biều cho Atman ( Bản-ngã ),

tâm-linh .

Và câu chuyện còn tiếp-tục, vì linh-phù

( lingam ) cột lửa chói-lọi quá cho nên thần

Siva phải biểu-hiện ra ngọn núi Arunachala,

đồng thời tuyên-bố : " Ví như mặt-trăng mà

ánh-sáng phản-chiếu mặt-trời, tất cả các thánh-

linh của thánh-điện đều do sức thánh-linh của

núi Arunachala. Chính tại đây là nơi duy-nhất

mà ta đã hiện thân để giúp-đỡ cho những kẻ

sùng-bái ta, ngõ hầu để đạt đến Giác-ngộ. Núi

Arunachala chính là nguyên-thanh OM vũ-trụ,

hay là thần-chú tối-linh ( thần-chú hay chân-

ngôn là một công-thức dùng trong kinh cầu-

nguyện ). Ta giáng hiện trên ngọn núi mỗi kỳ

Page 109: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

103

húy-nhật, ban ân-điển hoan-lạc ở hình-thức

một ngọn lửa an-lành .

Những lời nói ấy không phải chỉ quan-hệ

với đức thánh-linh của chính núi Arunachala,

mà còn quan-hệ tới sự trọng-yếu khởi-thủy của

Bất-nhị-pháp ( Advaita ), và là một con đường

Kiến-tánh mà núi Arunachala là trung-tâm

Thánh-điện. Người ta có thể hiểu nghĩa ấy

trong giáo-lý của Ngài Bhagavan : " Cuối cùng

ai cũng phải đến núi ARUNACHALA ."

Phải sau hơn hai năm, kể từ khi Ngài

Bhagavan đến an-trụ tại núi này, cho tới ngày

ấy Ngài vẫn thường ở nay đền này mai điện

khác. Mãi cho đến cuối năm 1898 ( 19 tuổi ),

Ngài mới an-trụ tại một ngôi miếu nhỏ,

Pavashakkunru đã được thánh-hóa hàng mấy

thế-kỷ trước bởi sự hiện-diện của vị Đại-thánh

Gautama Rishi, và chính tại đấy mà bà mẹ của

Ngài Bhagavan đã tìm thấy Ngài. Rồi từ đấy

Ngài không rời khỏi núi Arunachala này nữa.

Vào đầu năm sau, Ngài di-chuyển đến một cái

Page 110: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

104

động của núi, cũng từ đấy Ngài thường ở nay

động này mai động kia cho đến năm 1922 Ngài

di chuyển xuống chân núi và chính tại đây đã

được dựng lên Tùng-lâm hiện-tại. Và cũng

chính tại đó Ngài Bhagavan đã an-trụ suốt đời.

Suốt trong thời-gian Ngài cư-trú ở núi

Arunachala, Ngài chưa từng rời khỏi sườn núi

phiá Nam. Tùng-lâm của Ngài ở phiá Nam của

núi, ngay dưới đền thờ Dashinamurthi ( truyền-

giáo vô ngôn ). Trong 108 danh-hiệu của Ngài

Bhagavan mà người ta tụng-niệm hàng ngày ở

trước mộ Ngài, có một danh-hiệu ngụ-ý trông

về phiá Nam. Danh-hiệu ấy tượng-trưng cho

uy-tín tâm-linh phổ-quát. Cũng như là bẩy vị

Sư-phụ là phản-cực cho tuyệt-đỉnh của thế-

giới. Và nó là đặc-trưng của Dashinamurthi .

Dashinamurthi là thần Siva truyền-giáo

trực-tiếp không qua lời nói .

Trong những câu thơ mở đầu chương này

thì Bhagavan tự đồng-nhất-hóa với Arunachala

và Dashinamurthi. Trong những câu thơ sau

Page 111: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

105

này thì Ngài Bhagavan nói về Ramana và núi

Arunachala là Một :

" Trong sự sâu-sắc của trái tim vũ-

trụ đại-đồng, hình-dáng là một bông hoa

sen từ thần Vishnu giáng xuống có Đại-

Hồn vũ-trụ chiếu sáng như là trạng-thái

của ý-thức tuyệt-đối. Đại-Ngã hay là Đại-

Hồn vũ-trụ tức là núi Arunachala hay là

Ramana. Khi nào trí-tuệ hợp với tình-yêu

núi Arunachala là đạt tới điểm thâm-hiểm

nhất của trái tim nơi Ngài ngự. Ngài là

đức tin yêu, là con mắt vi-diệu của ý-thức

tuyệt-đối hé mở, và Ngài tự biểu-lộ như là

cái biết thuần-túy . "

Cái động mà Ngài chọn và an-trụ lâu nhất

ở tại sườn núi Đông-Nam. Động ấy mang tên

một vị thánh Virupaksha, một vị thánh ở vào

thế-kỷ thứ 13, vị thánh đã sống ở động này và

khi chết đi cũng chôn ở động ấy. Về hình-dáng

lạ lùng của động giống như là chân-ngôn

" OM " linh-thiêng. Ngôi mộ của vị thánh ấy ở

Page 112: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

106

thâm cung của động và người ta tin rằng có thể

nghe thấy tiếng " OM " từ bên trong phát ra .

Người thủ-từ của đền Virupaksha thường

ở trong tỉnh, ông ta có quyền sở-hữu về cái

động ấy, ông ta được quyền thu thuế nhẹ của

những người đến hành-hương vào những ngày

lễ ( Kartikai ) hàng năm theo lịch Ấn-Độ-giáo.

Trong thời-kỳ Ngài Bhagavan đến Virupaksha

thì tục-lệ hành-hương đến động này không

được thị-hành, bởi vì có hai phe tranh-giành

động đó và việc kiện-tụng vẫn chưa được giải-

quyết .

Khi việc kiện-tụng đã được xét sử xong

thì phe thắng kiện lại bắt đầu thu thuế của

những người đến hành-hương, nhưng vào lúc

ấy thì số người tăng lên, không những vào ngày

lễ mà còn suốt cả năm .

Vì sự-kiện của Ngài Bhagavan đã thu hút

họ đến, do đó tiền thu thuế trở thành tiền bán

vé để được gần Ngài Bhagavan. Để cho lệ đó

Page 113: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

107

không thành chính-thức, Ngài Bhagavan bỏ

động và đi xuống cư-trú dưới một gốc cây trên

một cái bệ phẳng và rộng. Nhưng người thu

thuế lại mở rộng giới-hạn quyền thu thuế bao-

hàm cả gốc cây nơi Ngài Bhagavan cư-ngụ.

Ngài Bhagavan lại phải rời gốc cây ấy để

xuống một cái động của đạo-sĩ Sadguru

( Chân - Sư-phụ ) ở phiá dưới. Được ít lâu Ngài

lại dời đến một cái động thứ ba .

Làn sóng người hành-hương đến Viru-

paksha chấm-dứt và người sử-hữu-chủ nhận

thấy mình chỉ quấy-rầy đạo-sĩ, mà không thu

được lợi-tức gì cả. Ông ta bèn cầu xin Ngài

Bhagavan trở lại với lời hứa của ông ta là

không thu thuế nữa khi đạo-sĩ còn ở tại động.

Ngài Bhagavan đã ở lại với điều-kiện đó .

Vào mùa hè trời hết sức nóng-nực, trong

động Virupaksha có một cái động khác ở gần

một cái ao tên là Mulaipaltirtha dưới chân đồi.

Động này mát hơn mà người ta lại còn thấy có

nước uống trong sạch, có một cây măng-cụt

Page 114: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

108

che-phủ rợp bóng. Động này mang tên là động

măng-cụt. Có hai anh em người kia, vì ngưỡng-

mộ Ngài Bhagavan bèn cho nổ tảng đá ở phiá

trên để xây một bức mái hiên và trổ một cái

cửa thông-suốt. Ngài Bhagavan đã sống mùa

hè ở trong động đó .

Năm 1900, ít lâu sau Ngài Bhagavan di

chuyển đến núi, có một tín-đồ tên là Mallapillai

từ Kumbakkenam đến tỉnh Tiruvannamalai

chụp một bức hình Ngài. Đó là bức-hình đầu

tiên mà chúng ta có được về Ngài. Một bức

hình của Ngài thời niên-thiếu chưa trưởng-

thành nhưng đã có một sức mạnh tinh-thần sâu

rộng của Bhagavan. Trong những năm đầu

Ngài ở tại núi này, Ngài vẫn giữ thái-độ yên-

lặng tịch-khẩu, sức mạnh tâm-linh của Ngài

phản-chiếu ra ngoài và đã thu-hút được một số

tín-đồ, rồi một Tùng-lâm đã bắt đầu dựng lên.

Không những Ngài thu-hút những người

chuyên cầu tìm chân-lý, mà còn cả những

người chất-phác, cả những trẻ em và thú-vật.

Những đứa trẻ nhỏ ở trong tỉnh cũng leo lên

Page 115: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

109

núi tới tận động Virupaksha để ngồi chung-

quanh dưới chân Ngài, chơi nghịch một lát rồi

trở về với sự hớn-hở sung-sướng. Có những

con vật như con sóc, con khỉ đến ăn tận tay

Ngài. Tùy cơ-hội, Ngài Bhagavan có viết

những giáo-lý và chú-thích cho đệ-tử, nhưng

Ngài vẫn không dùng tới ngôn-ngữ. Tuy vậy

mà sự giáo-huấn đệ-tử không vì thế mà thiếu

hiệu-năng ngay ở tại bước đầu và về sau, vì đến

khi Ngài lại tập quen với sự phát-biểu ra ngôn-

ngữ, thì giáo-huấn chính-thức của Ngài vẫn là

yên-lặng theo truyền-thống Dakshinamurthi,

truyền-thống ấy đã có ở Trung-Hoa trong học-

phái của Lão-Tử và Đạo-gia :

( )_ ( )

" Đạo khả đạo phi thường đạo "

_ ( Đạo Đức Kinh )

( Chân-lý mà có thể nói ra được thì không

phải là chân-lý vĩnh-cửu ) .

Giáo-lý vô-ngôn ấy là một chí-hướng

chính-xác về tâm-linh-học mà tinh-thần thâu-

Page 116: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

110

hóa và giải-thích tùy theo với trình-độ của đệ-

tử. Người khách Âu-Tây đến thăm viếng đạo-sĩ

đã ghi lại những điều mắt thấy tai nghe như

sau :

" Khi đến động chúng tôi ngồi

xuống dưới chân Ngài Bhagavan. Chúng

tôi ngồi yên-lặng như thế một hồi lâu và

tôi cảm thấy tinh-thần vươn lên lâng-lâng

ra ngoài thân-thể tôi. Suốt nửa giờ đồng-

hồ, mắt tôi chìm sâu vào mắt của Ngài

Bhagavan. Mắt của Ngài vẫn không

ngừng cái vẻ trầm-tư mặc-tưởng. Tôi bắt

đầu hiểu ra rằng cái thân-thể người ta là

một lâu-đài chứa-đựng Thánh-linh, tôi

cảm thấy rằng thân-thể này không phải là

Người nữa, nó chỉ là công-cụ của bề-trên,

một xác chết bất-động, trong đó thần-linh

chiếu sáng rực-rỡ đáng sợ. Điều mà tôi

cảm thấy không sao diễn-tả hết được . "

_ ( Theo một lá thư gửi cho người bạn

của Humphreys đăng trên tạp-chí " Tân-

học Quốc-tế " .

Page 117: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

111

Một người Âu khác tên là Paul Brunton,

khi mới đến thì hoài-nghi nhiều hơn là tin-

tưởng, y đã kể lại như sau sự rung-động đầu

tiên do sự yên-lặng của Ngài Bhagavan đã gợi

lên :

" Tôi chủ-trương từ lâu rằng người

ta có thể hiểu tâm-hồn người khác bằng

cách nhìn sâu vào mắt y, nhưng với đôi

mắt của Ngài Bhagavan thì tôi ngần-ngại,

lúng-túng và hoang-mang ...

" Tôi không thể nào dời đôi mắt của

tôi khỏi mắt Ngài. Sự hoang-mang muốn

xâm-chiếm lấy tôi, sự kinh-hoàng, trong

đó cái cảm-giác chết thì hoàn-toàn bị tiêu-

tan bởi sự hấp-dẫn mãnh-liệt dần dần tác-

động ở nơi tôi. Nhưng chỉ tới giờ thứ hai

của cảnh-tượng kỳ-lạ ấy tôi mới tri-giác

được sự biến-đổi yên-lặng tâm-hồn tôi

một cách không sao chống-cự được.

Những thắc-mắc và những câu chất-vấn

mà tôi đã sửa-soạn trong khi đi xe-lửa tới

đây dần dần tan-biến hết, bởi vì bây giờ

những vấn-đề ấy có đặt ra hay không

Page 118: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

112

cũng không quan-trọng nữa và cũng

không quan-trọng gì tới những điều mà

tôi có thể tự giải được cho những vấn-đề

này. Tôi chỉ biết có một điều là một giòng

êm-đềm bình-tĩnh dường như đang chảy

bên cạnh tôi, một sự an-tĩnh vĩ-đại đang

thâm-nhập sâu vào tâm-hồn tôi ; tinh-thần

tôi bị khắc-khoải bởi những tư-duy, nay

đã tìm thấy sự bình-tĩnh . "

Ân-điển của Ngài Bhagavan không những

chỉ đem lại sự bình-tĩnh cho tâm-hồn trí-thức

mà còn cho cả những tâm-hồn quằn-quoại bởi

đau-khổ .

Ở Tùng-lâm có một phụ-nữ được gọi tên

là Echammal, tên trước kia của bà là

Lakshiammal. Bà ta vốn là một người vợ và

người mẹ hiền ở trong làng Mandakelathur. Bà

bi goá chồng từ năm 24 tuổi, đồng thời cũng

mất luôn cả đứa con trai độc-nhất. Bà bị

khủng-hoảng bởi hai cuộc thử-thách ghê-gớm

ấy, bà quằn-quoại vì lòng tưởng-nhớ không còn

Page 119: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

113

tìm thấy ở đâu sự an-ủi, đến nỗi bà không còn

muốn ở lại quê-hương, nơi mà bà đã từng được

hưởng hạnh-phúc của mình trước kia. Bà

tưởng-tượng có thể quên được nỗi buồn-phiền

bằng cách đi đến tỉnh Dokarnam, gần tiểu-bang

Bombay để phục-vụ các vị Thánh sống ở tại

đấy, nhưng rồi bà lại trở về với tất cả nỗi đau-

khổ như trước. Những bạn của bà nói cho bà

biết có một đạo-sĩ trẻ ở Tiruvannamalai, Ngài

có thể đem lại sự an-vui cho người cầu-tìm, Bà

liền khởi-hành ngay tới Tiruvannamalai. Bà có

một số họ-hàng ở trong tỉnh, nhưng bà không

đến với họ, vì chỉ nhìn thấy họ cũng sẽ thức-

tỉnh ở bà ký-ức đau-đớn. Cùng đi với một

người bạn, bà leo thẳng lên đồi để tìm đến vị

đạo-sĩ. Khi đến trước mặt đạo-sĩ, bà đứng yên-

lặng không nói chi đến nỗi đau lòng của mình

cho đạo-sĩ biết. Điều ấy là vô ích, chỉ với vẻ

nhìn trong con mắt từ-bị của đạo-sĩ cũng đã đủ

soa dịu nỗi thống-khổ của bà. Bà đứng lặng

một giờ lâu, không động-đậy, không nói một

lời, rồi bà lui gót trở về tỉnh. Chân bước nhẹ-

nhàng, gánh nặng đau buồn tiêu-tan hết .

Page 120: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

114

Từ đấy hàng ngày ba lên chầu đạo-sĩ, vì

đạo-sĩ lúc này đối với bà là mặt-trời làm tiêu-

tan hết mây mù buổn thảm. Bây giờ thì bà có

thể ôn lại quá-khứ mà không còn thấy chua sót.

Từ đấy bà ở lại núi Tiruvannamalai đến trọn

đời. Bà thuê một căn nhà nhỏ để ở, nhờ số tiền

của người cha để lại với sự giúp-đỡ của người

anh trai. Có nhiều người được hưởng ân-huệ

cúng-dường của bà. Hàng ngày bà dọn cơm

dâng lên đạo-sĩ, cơm cúng-dường ấy là công-

quả của toàn-thể Tùng-lâm, bởi vì đạo-sĩ không

nhận một cái gì mà không chia sẻ cho toàn-thể

tín-đồ. Bà leo giốc núi và tự mình đội thực-

phẩm lên Tùng-lâm, cho đến khi vì tuổi tác và

sức-khoẻ không cho phép bà tiếp-tục công việc

ấy nữa, và bà không bao giờ ăn trước khi hầu-

hạ cho mọi người ăn xong .

Vì số tín-đồ ở Tùng-lâm càng ngày càng

đông, bà Echammal không thể cáng-đáng hết

số phần ăn, nên bà chỉ có thể cống-hiến được

một số phần nhỏ cho bữa ăn công-cộng, đạo-sĩ

Bhagavan cũng cố chờ để khỏi làm cho bà thất

Page 121: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

115

vọng. Mặc dầu những buồn-phiền quá-khứ đến

nay bà đã tìm được sự an-tâm, nhưng tình mẫu-

tử của bà còn nặng, để cố tìm bám lấy một đứa

con, bà bèn nuôi một đứa con gái nuôi sau khi

đã xin phép Ngài Bhagavan. Gặp cơ-hội, bà

thu-xếp gả chồng cho đứa con nuôi ấy, và bà

được thấy hạnh-phúc khi có một đứa cháu trai

ra đời, bà đã đặt tên cho nó là Ramana. Nhưng

một ngày kia, không có gì báo trước, bà nhận

được điện-tín báo cho bà biết về cái chết của cô

con gái nuôi của bà, nỗi đau khổ lại hiện lên

dầy-vò trở lại. Bà vội chạy lên, đem theo bức

điện-tín cho đạo-sĩ xem, đạo-sĩ đọc điện-tín

mắt đầy lệ. Bà Echammal đi dự đám tang, lòng

buồn rười-rượi, tuy được an-ủi nhưng vẫn

buồn-thảm và trở lại núi với đứa cháu bé trên

tay .

Đặt đứa trẻ vào tay đạo-sĩ, một lần nữa

đạo-sĩ lại khóc, lòng từ-bi thương-hại của Ngài

đã đem lại an-tĩnh cho bà Echammal .

Page 122: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

116

Bà Echammal thực-hành khoa đạo-dẫn

Yoga. Bà đã được một đạo-sĩ khác ở miền Nam

Ấn-độ dạy cho sự luyện-tập khoa tập-trung

tinh-thần ( khoa thiền-định ). Bà chuyên-chú

nhìn vào đầu mũi và thường ngồi tọa-định,

thần-hóa vào ánh-sáng mà bà đã thấy ở đàng

trước mặt. Trạng-thái ấy có khi kéo dài hàng

giờ, trong khi ấy bà Echammal không động-

đậy, thân-thể đối với bà hình như không có

nữa. Khi đó có người đến báo cho đạo-sĩ biết.

Đạo-sĩ yên-lặng không nói gì, sau cùng tự bà

kể lại trạng-thái thần-hóa của bà cho đạo-sĩ

nghe, đạo-sĩ đã khuyên bà nên thôi, không nên

thực-hành khoa đạo-dẫn ấy nữa. Đạo-sĩ nói :

" Ánh-sáng bên ngoài mà con thấy

trước mắt không phải là đối-tượng thật

mà con đi tìm, con phải để nguyện-vọng

vào sự thực-hiện Tự-Tính, ngoài ra không

còn gì khác nữa ."

Sau đó bà Echammal bỏ thực-hành khoa

đạo-dẫn và bà đặt hết tin-tưởng vào Ngài

Bhagavan .

Page 123: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

117

Có một hôm, một nhà thông-thái tên là

Sastri ở Bắc Ấn nói với đạo-sĩ Bhagavan lúc ở

trong động rằng khi bà Echammal đem cơm

đến, bà có vẻ bối-rối xúc-động, toàn thân run-

rẩy. Hỏi bà về sự xúc-động ấy, bà đáp rằng khi

đi trên đường qua cửa động của đạo-sĩ

Sadguru, bà thấy đạo-sĩ Bhagavan đi với một

người lạ. Bà tiếp-tục đi thì có tiếng gọi : " Tại

sao còn đi xa nữa vì ta ở đây mà ? " Bà quay

lại xem tiếng nói của ai thì không thấy ai cả, bà

hoảng-sợ chạy vội về Tùng-lâm. Bấy giờ đạo-sĩ

Sastri hỏi lại sư-phụ Bhagavan như thế là thế

nào, trong khi sư-phụ với tôi đang đàm-đạo thì

Ngài lại hiện ra với người phụ-nữ trên đường

đi, sao Ngài không ban cho tôi một dấu-hiệu

ân-điển gì cả. Bấy giờ Ngài Bhagavan giải-

thích rằng : " Sự thấy tôi thị-hiện của Echam-

mal là do bà tập-trung tư-tưởng liên-tục vào

tôi ". Bà Echammal không phải chỉ riêng một

mình từng có sự thị-hiện của Ngài Bhagavan,

tuy rằng theo ý bà, bà không từng có thấy sự

thị-hiện nào khác làm cho bà sợ-hãi. Vài năm

sau, một người đã có tuổi cũng đến cư-ngụ tại

Page 124: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

118

Tùng-lâm dưới chân núi. Sau bữa cơm, ông ta

đi dạo quanh núi, và bị lạc đường. Trời nóng

bức, ông ta cảm thấy mệt mỏi, tìm mãi không

thấy lối về, ông đang ở trong tình-trạng tuyệt-

vọng. Lúc ấy Ngài Bhagavan thị-hiện và Ngài

chỉ đường cho ông về Tùng-lâm. Mọi người ở

Tùng-lâm đang lo sợ cho ông, khi họ thấy ông

về, họ bèn hỏi nguyên cớ. Ông nói :

" Tôi chỉ muốn đi chơi quanh núi

một vòng, nhưng tôi lại bị lạc lối. Sự

nóng nực và mệt mỏi đã làm tôi kiệt sức,

tôi đang ở trong tình-trạng lo buồn không

biết phải làm thế nào thì thấy có Ngài

Bhagavan cùng đi một đường với tôi,

Ngài đã chỉ cho tôi biết đường về Tùng-

Lâm ."

Mọi người đều kinh-ngạc vì Ngài

Bhagavan không từng rời Tùng-lâm lúc nào .

Ông Rudra Raj Paude là hiệu-trưởng một

trường Đại-học ở Népal, ông đến đây cùng với

một người bạn để làm lễ ở đền thờ Tiruvan-

Page 125: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

119

namalai. Trước khi rời khỏi tỉnh này, ông đã kể

lại :

" Cánh cửa của đền mở toang, người

hướng đạo dẫn tôi vào cung-điện, nơi mờ-

ảo thiếu ánh-sáng trước ánh đèn dầu le-

lói, bạn tôi đang cầu-nguyện. Tiếng cầu-

nguyện vang lên : Arunachala ! Tất cả ý

muốn của tôi là để thấy được hình-ảnh

linh-phù ( Linh-phù, Lingam tức là pho-

tượng tiêu-biểu cho thần-linh tối-cao

vĩnh-cửu ở thâm-cung ). Lạ thay, ở chỗ

đáng lẽ là hình-ảnh của Linh-phù tôi lại

thấy sự hiện-diện của Ngài Bhagavan

Maharshi Ramana. Hình-ảnh của Ngài

mỉm cười, hai mắt long-lanh nhìn tôi.

Một điều lạ hơn nữa là không những chỉ

có một Ngài Bhagavan thị-hiện mà còn có

vô số Ngài Bhagavan. Tôi nhìn thấy hàng

trăm Ngài Bhagavan, tất cả đều mỉm cười

và mắt long-lanh như nhau ; bất cứ nơi

nào mà tôi quay mặt nhìn tới, bất cứ nơi

nào ở chốn tối-linh đều có sự thị-hiện của

Ngài. Mắt tôi không nhìn thấy tất cả hình-

Page 126: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

120

thể của Ngài Bhagavan mà chỉ có bộ mặt

mỉm cười trên miệng, từ cầm trở lên. Tôi

ở trong trạng-thái xuất-thần ngoài ý muốn

của tôi. Tâm-hồn tôi tràn ngập hân-hoan,

làm sao có thể diễn-tả được trạng-thái

hân-hoan ấy, một trạng-thái của tâm-hồn

an-lạc. Nước mắt sung-sướng của tôi

chảy ròng theo đôi má. Tôi bèn đi đến núi

Arunachala để chiêm-ngưỡng Ngài Bha-

gavan, và tôi thấy Ngài luôn luôn biểu-

hiện linh-hoạt trước mắt tôi. Từ đấy

không bao giờ tôi quên được sự thực-

nghiệm quý báu trong đền-thờ cổ-kính

đó ."

Tuy nhiên, Ngài Bhagavan không từng

khuyến-khích đệ-tử cầu tìm sự thị-hiện của

Ngài, đồng thời các đệ-tử và các tín-đồ cũng ít

ai thấy được sự thị-hiện ấy .

Vào thời-gian này đạo-sĩ Seshadri là

người trung-tín nhất của Ngài Bhagavan. Chính

ông là người đầu tiên đã sua đuổi lũ trẻ đến

Page 127: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

121

quấy nhiễu khi Ngài mới đến Tiruvannamalai.

Hiện nay ông sống tại sườn núi không xa với

động Virupaksha, nơi Tùng-lâm của Ngài, và

ông luôn luôn đến thăm hỏi Ngài .

Ông đã đạt được trình-độ rất cao về tâm-

linh và hơn nữa ông có một diện-mạo thanh-tú,

tươi đẹp như bức ảnh còn lại của ông đã cho

thấy. Ở nơi ông có thể nói có một cái gì phiêu

nhiên xa vời. Người ta khó mà đến gần ông và

ông cũng rất ít nói năng, mỗi khi ông nói ra đều

là những lời sấm-ký, bí-hiểm. Ông bỏ nhà ra đi

từ năm 17 tuổi, ông đã được khai-ngộ về các

thần-chú. Sự khai-ngộ đó phát-triển về năng-

lực thần-thông, người được khai-ngộ có khi

suốt đêm ở tại nghĩa-địa để gọi lên nguyên-lực

dương-khí .

Không những đạo-sĩ Seshadri khuyên-

nhủ mọi người đến với Ramana, tức là Ngài

Bhagavan, mà có vài trường-hợp ông còn

đồng-nhất-hóa với Ngài Bhagavan. Ông có

khả-năng đọc được tư-tưởng người khác. Khi

Page 128: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

122

Ngài Bhagavan nói một vài lời với tín-đồ, ông

có thể bảo : " Tôi đã bảo anh làm điều này điều

nọ sao anh còn hỏi nữa ". Hay là ông nói : Tại

sao anh đã không kịp làm ? "

Ít khi ông khai ngộ cho một người nào,

nếu người cầu-khẩn đã là tín-đồ của Ngài

Bhagavan rồi thì Seshadri nhất-định từ-chối lời

cầu xin ấy. Ông nói : " Hãy ở yên vị-trí của

mình để theo sự chỉ-định Tối-cao ".

Hiếm-hoi mới có trường-hợp ông thực

khuyến-khích một tín-đồ trên đường tu-luyện,

hoạt-động để cầu tìm giác-ngộ .

Thời-gian ấy có một người tên là Mudali

cùng với mẹ và vợ thường sửa-soạn món ăn

cho các tu-sĩ. Cũng như bà Echammal, ông ta

hàng ngày đem cơm đến cúng-dường đạo-sĩ và

cho Tùng-lâm, đồng thời ông cũng cúng-dường

cả cho Seshadri khi nào ông ta trông thấy, cùng

hồi này có Subramania, là sở-hữu-chủ về đất-

đai, ông ta đang theo đuổi một vụ kiện để làm

Page 129: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

123

cho tăng thêm tài-sản của mình. Đạo-sĩ

Sesasdri phàn-nàn về ông này vì ông ta đã là

một người sùng-tín có tuổi mà vẫn còn có sự

hệ-lụy, chấp-trước. Đạo-sĩ khuyên ông nên bỏ

những lo-lắng về tài-sản để hiến thân hoàn-toàn

cho sự cầu tìm Thượng-Đế và để tự mình tăng-

tiến về tâm-linh. Subramania nói : " Đạo-sĩ

không thấy đấy à, em tôi được lợi-tức mười

ngàn rupi, mà tôi chỉ có một ngàn rưởi mà thôi,

tại sao tôi lại không cố-gắng để có thêm ? "

Người em nhỏ của ông ta chính là đạo-sĩ

Ramana có được " lợi-tức " mà lợi-tức đó chỉ là

cái vốn tâm-linh. Vì Subramania không

nhượng-bộ lời yêu-cầu của Seshadri, khi lời

yên-cầu ấy càng khẩn-thiết thì Seshadri bảo với

Subrania rằng anh đã phạm tội giết một người

Bà-la-môn. Không có thể tin-cậy vào một ai

khác nữa, Subramania đặt hết niềm tin vào

Ngài Bhagavan nên hỏi Ngài về những điều mà

Seshadri nói là có đúng không. Ngài Bhagavan

đã giải-thích lời nói của Seshadri như sau :

" Phải. Y có thể nói rằng anh đã giết Đại-Ngã

Page 130: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

124

Brahman, bởi vì anh không hiểu rằng chính anh

là Đại-Ngã Brahman . "

Một hôm đạo-sĩ Seshadri ngồi trong động

Măng-cụt đăm đăm nhìn để cố đọc được tư-

tưởng của Ngài Bhagavan, nhưng tâm-hồn của

Ngài chìm vào trong sự an-tĩnh tâm-linh,

không biểu-biện mảy-may qua tư-tưởng. Thất

vọng, Seshadri kêu lên : " Điều mà Ngài vừa

tư-duy không rõ-rệt ! "

Ngài Bhagavan vẫn giữ yên-lặng và đạo-

sĩ Seshadri vẫn tiếp-tục nói : " Nếu một người

nào phụng-thờ thần Arunachala thì Thần sẽ ban

cho sự cứu-độ ". Bấy giờ Ngài Bhagavan mới

hỏi : " Ai là người phụng-thờ và cái gì là vật

được phụng-thờ ? "

Seshadri phá lên cười, nói : " Chính cái ấy

mới không rõ-rệt ".

Ngài Bhagavan bắt đầu giải-thích chi-tiết

giáo-lý của Ngài về Tự-Tính Duy-nhất biểu-

Page 131: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

125

hiện ra thiên-hình vạn-trạng của vũ-trụ, tuy

nhiên nó vẫn tự-tại và tuyệt-đối bất-biến không

bị thay-đổi bởi sự biểu-hiện của nó, Thực-tại

Duy-nhất và Tự-tính Tối-cao của người sùng-

bái. Đạo-sĩ Seshadri kiên-nhẫn nghe lời giảng

của Ngài Bhagavan, sau cùng đứng dậy nói :

" Tôi không biết nói thế nào, tất cả đều mờ mịt

đối với tôi, dù sao tôi vẫn sùng-bái ."

Nói dứt lời, đạo-sĩ Seshadri đứng dậy,

quay mặt về núi Arunachala lễ mấy lễ rồi đi .

Tuy nhiên đạo-sĩ Seshadri cũng có khi

đứng ở quan-điểm Duy-Nhất để nói : tất cả đều

là biểu-hiện của Tâm-linh ( Tự-Tính ), nhưng

bất cứ ở quan-điểm nào ông đứng nhìn, ông

đều biết trình-bày tư-tưởng của mình một cách

khô-khan và hài-hước lạ-thường. Một hôm

đạo-sĩ Narayana thấy ông nhìn chăm-chú con

trâu, bèn hỏi :

_ Đạo-sĩ đang nhìn cái gì đó ?

_ Tôi nhìn Cái Ấy ( Tự-Tính )

Page 132: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

126

Đạo-sĩ Narayana nhắc lại :

_ Phải chăng con trâu mà ngài đang nhìn?

Chỉ vào con trâu, đạo-sĩ Seshadri hỏi lại :

_ Hãy nói cho ta biết Cái Ấy là cái gì ?

Narayana trả lời :

_ Nó là con trâu .

Seshadri nổi xùng, mắng :

_ Trâu, chính anh là trâu. Hãy gọi Cái Ấy

là Đại-Ngã ( Tự-Tính ). Nói xong ông quay

lưng đi khỏi người đối-thoại .

Đạo-sĩ Seshadri tịch vào tháng giêng năm

1929, ở trường-hợp của một vị đã thành Thánh

thì thi-hài của Ngài không thiêu mà đem chôn.

Ngài Bhagavan đến dự đám tang trong yên-

lặng. Seshadri được thờ ở đền Tiruvannamalai,

và đến ngày kỵ thì người ta rước ảnh ông đi

trong thành-phố Tiruvananamalai .

Page 133: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

127

Trong những năm đầu Ngài Bhagavan ở

trên núi thì sự trở về đời dần dần biểu-lộ. Ngài

bắt đầu đi dạo chơi chung-quanh núi, Ngài

thám-hiểm núi. Ngài đọc sách và viết lại những

lời chú-giải về những sách mà Ngài đã đọc .

Một đạo-sĩ tên là Padmanabha cũng có

tên khác là đạo-sĩ Jatai, bởi vì tóc của ông rối-

bời. Ông cũng đã kết-hợp thành một Tùng-lâm

ở trên núi và có sưu-tập một số kinh-điển chữ

Phạn. Những sách ấy trình-bày về trí-thức tâm-

linh và khoa-học ứng-dụng, lấy tâm-linh làm

cơ-bản cũng như Ayurveda ( Y-học truyền-

thống Ấn-Độ ). Ngài Bhagavan đến thăm đạo-

sĩ ấy và xem qua những bộ sách của ông ta,

Ngài liền nắm ngay được tinh-hoa của sách và

ghi nhớ trong ký-ức, đến nỗi không những

Ngài có thể đọc lại mà còn trích-dẫn từng

chương, từng đoạn đã có ở trong sách. Chính

đạo-sĩ Padmanabha thường gọi đến uy-tín của

Ngài trong những cuộc tranh-luận về các điểm

học-thuyết. Người ta truyền-tụng trong Kinh

Puranas rằng ở sườn phiá Bắc núi Arunachala

Page 134: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

128

gần đỉnh núi có một vị Tiên có khả-năng thần-

thông, tên là Arunagiri Yogi, Ngài thường ngồi

ở dưới gốc một cây chuối cổ-thụ tại một nơi

hiểm-trở, khó có người nào có thể đặt chân tới

được. Vị Tiên thần-thông ấy thuyết-giảng một

cách yên-lặng. Một bàn-thờ được dựng ở trong

đền Arunachala để thờ vị ấy. Lịch-sử cho rằng

ân-điển của đạo-sĩ hướng-dẫn mọi người yên-

lặng trên con đường tìm-tòi Tự-Tính để đi tới

giải-thoát. Ân-điển ấy không thể đạt được vào

thời-đại tối-tăm, mạt-pháp, tuy nhiên ân-điển

vẫn tiềm-tàng. Ý-nghĩa tượng-trưng của đoạn

dã-sử này không phải là không thật, không làm

cho nó kém phần chính-xác theo nguyên-văn .

Việc xẩy ra vào năm 1906, Ngài

Bhagavan lần theo lòng một con suối cạn ở

sườn núi phiá Bắc, Ngài bắt gặp một tầu lá

chuối khổng-lồ, khá lớn có thể dùng làm mâm

để dọn cơm. Ngài kết-luận rằng tầu lá chuối

này phải từ giòng nước cuốn tới đây. Ngài

muốn tìm tới cây chuối đã có tầu lá khổng-lồ

ấy, Ngài bèn leo ngược giòng suối rất vất-vả,

Page 135: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

129

cực-nhọc, mới tới được một chỗ mà Ngài thấy

một bàn-thạch. Trên bàn-thạch đó có một cây

chuối mà Ngài đang đi tìm. Đó là một cây

chuối vĩ-đại, có những tầu lá xanh đậm. Ngài

Bhagavan rất kinh-ngạc vì thấy một cây chuối

mọc trên một bàn đá trơ-trọi. Ngài tiếp-tục đi

lên, nhưng tới gần đỉnh Ngài vấp phải một tổ

ong. Những con ong nổi-giận đốt chân Ngài.

Ngài đứng yên để mặc cuộc hành-phạt của đàn

ong kết-thúc, Ngài tự nhận là mình có tội vì đã

phá một đàn ong. Ngài tự cho đó là triệu-trứng

báo cho Ngài không được tiến lên nữa, Ngài

liền quay về động của Ngài. Nhóm tín-đồ ở

Tùng-lâm đang lo sợ về sự vắng mặt của Ngài,

họ rất kinh-ngạc khi thấy Ngài trở về với chân

tấy sưng vì bị ong đốt. Ngài Bhagavan sau này

có chỉ rõ chỗ có cây chuối vĩ-đại, nhưng khó có

người nào đến được đấy và Ngài cũng không

có ý muốn làm lại cuộc mạo-hiểm tìm đến đấy

nữa. Ngài cũng cản đệ-tử để bỏ hoài bão đi tìm

cây chuối ấy. Một nhóm đệ-tử thân-cận, trong

đó có một người Anh tên là Thomson quyết-

định đi tìm bằng được. Sau một cuộc mạo-hiểm

Page 136: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

130

leo núi, những người leo núi đều lâm vào một

cảnh-ngộ nguy-hiểm đến có lúc sợ-hãi không

còn dám leo lên hoặc trở xuống nữa. Họ bèn

cầu-nguyên để Ngài Bhagavan đến cứu-độ, sau

cùng họ trở về động an-toàn. Có những người

khác cũng cố làm lại cuộc mạo-hiểm nhưng

đều không đi tới kết-quả, mạc dầu Ngài

Bhagavan không tán-thành ý-kiến, mà Ngài

cũng không cản-trở công-khai. Sự thông hiểu

về điều gì thích-hợp hay không, phải là sự

thông hiểu nội-tâm. Ở trường-hợp này thì

những nỗ-lực của đệ-tử để thành-công trong sự

việc mà sư-phụ không đồng tình, đó là một

việc không thích-đáng. Có một thời-gian Ngài

Bhagavan đi phiêu-lưu chung-quanh núi hoặc

leo lên đỉnh núi. Như thế Ngài đã làm một cuộc

hành-hương và đã biết chi-tiết ngọn núi. Một

hôm Ngài đi chơi một mình, Ngài đi qua trước

mặt một bà già đang nhặt củi khô ở sườn núi.

Bà này có vẻ thuộc loại hạ-cấp ngoài bốn giai-

cấp chính. Bà nói với đạo-sĩ trẻ tuổi bằng giọng

bình-đẳng không e-sợ. Bằng một giọng chửi

rủa đê-tiện hạ-cấp, bà nói : " Anh hãy leo lên

Page 137: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

131

đài thiêu ! Tại sao anh đi lang thang dưới mặt-

trời ? Tại sao anh không ngồi yên một chỗ ? "

Ngài Bhagavan tự nhủ : " đây không phải là

người đàn bà hà-tiện tầm-thường ; ai mà biết

được bà là ai ? " Chắc-chắn là không có một

người đàn bà ở cấp nào có một luận-điệu như

thế đối với một đạo-sĩ. Nhóm tín-đồ khi nghe

Ngài Bhagavan kể lại chuyện ấy tin chắc là

Ngài đã gặp sự biểu-hiện của Thần núi

Arunachala. Kể từ đấy Ngài Bhagavan không

còn dám đi phiêu-lưu trên sườn núi nữa .

Cuộc hành-trình của Ngài Bhagavan đến

tỉnh Tiruvannamalai, chân ngọn núi Aruna-

chala như đã kể ở trên diễn ra trong trạng-thái

Thần-hóa. Trạng-thái ấy chỉ chấm-dứt vào năm

1912 khi Ngài thực-nghiệm cuối cùng về sự

chết. Một buổi sáng Ngài từ-giã động Viru-

paksha cùng với một số đệ-tử là đạo-sĩ

Palaniswami, đạo-sĩ Vasudevasastri và một số

người khác tới Pachalamman. Tới nơi Ngài có

tắm dầu và khi cả bọn trở về tới Tảng-đá Con

Rùa ( Tortoise Rock ) thì Ngài thấy một hiện-

Page 138: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

132

tượng là mất hết cả sức-lực. Sau này Ngài có

mô-tả lại trạng-thái ấy như sau :

" Cảnh-tượng trước mắt tôi biến mất

vì một màng mây trắng chói-lọi ngăn-cản

cảnh-tượng, không cho tôi thấy nữa. Tôi

tri-giác tất cả những điều đang xẩy ra.

Khởi thủy tôi còn thấy một phần của

cảnh-tượng trong khi làn mây lần lần tiến

tới che-lấp hẳn cảnh-tượng ấy. Người ta

có thể ví làn mây như một bức chấn-

phong, nó rơi xuống trước ống nhòm kính

để che lấp hoàn-toàn thị-giác. Bấy giờ tôi

đứng lại vì sợ ngã, khi ánh-sáng trở lại,

tôi lại tiếp-tục đi, nhưng rồi kiệt sức và

sức yếu-đuối lại một lần nữa bao-trùm lấy

tôi, tôi phải vịn vào một tảng đá, chờ, để

trở lại trạng-thái bình-thường. Lần thứ ba,

tôi cảm thấy khôn-ngoan hơn là nên ngồi

xuống gần táng đá. Khi tấm màn sáng

chói-lọi tràn ngập hết nhãn-giới của tôi

thì đầu tôi choáng-váng, tim và hơi thở

ngừng lại, máu không chạy và tôi hết thở.

Page 139: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

133

Mặt tôi xanh mét, đó là mầu của xác chết

và nó càng trở nên trầm-trọng. Đạo-sĩ

Sastri tưởng là tôi đã chết, ông ôm tôi

trong vòng tay khóc-lóc kêu than về cái

chết của tôi. Tôi cảm thấy rõ-rệt ông ta

ôm chặt lấy tôi và run-rẩy, tôi nghe rất rõ

tiếng than-vãn của ông, và tôi hiểu cả ý-

nghĩa của nó. Tôi cũng nhìn thấy cả da

của tôi đổi mầu trắng phếch. Tôi tri-giác

thấy cả sự ngừng đập của trái tim và hơi

thở cũng như sự lạnh dần chân tay, thân-

thể. Tuy nhiên trạng-thái ý-thức bình-

thường của tôi vẫn không thay đổi, tôi

không có chút sợ-hãi nào cả, tôi cũng

không buồn-phiền gì về trạng-thái đó của

thể-xác tôi .

" Tôi bèn ngồi tựa vào tảng đá theo

dáng-điệu thông-thường, nhắm mắt lại và

không tựa vào tảng đá như trước. Trong

thân-thể tôi máu ngưng chạy. Tôi giữ

thái-độ đó khoảng mười lăm phút, có một

sự đập mạnh nào đó làm tôi rùng mình,

máu trong người trở lại đập rất mau, tim

Page 140: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

134

và hơi thở cũng thế, mồ-hôi toát ra từ các

lỗ chân-lông và mầu da tôi lại trở lại có

sinh-khí. Tôi liền mở mắt ra, đứng dậy,

nói : " Thôi chúng ta hãy đi ". Chúng tôi

trở về một cách trôi chảy. Tới động

Virupaksha không có gì xấy ra nữa. Đó là

lần khủng-hoảng độc-nhất, kèm theo với

sự máu và hơi thở ngừng lưu-thông mà

tôi đã trải qua ."

Ngài Bhagavan có thêm một đoạn sau đây

vào sự thực-nghiệm trên để tu-sửa lại những lời

truyền-tụng sai lầm :

" Tôi không có dụng ý tạo ra trạng-

thái khủng-hoảng bi-đát đó. Và tôi cũng

không muốn nhìn thấy cái thể-xác này sau

khi chết. Tôi cũng không muốn nói rằng

tôi muốn rời bỏ thể-xác này mà không

báo trước cho người thân-cận. Tôi đã

từng có nhiều trạng-thái thực-nghiệm

tương-tự như thế, nhưng lần này sự thực-

Page 141: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

135

nghiệm có một hình-thức trầm-trọng đặc-

biệt ."

Điều đáng chú ý nhất trong sự thực-

nghiệm này là nó đã nhắc đi nhắc lại, đi đôi với

một sự chứng-minh cụ-thể, một cách chính-

xác, rằng người ta có thể trải qua sự chết. Sự

thực-nghiệm chính-xác ấy chính là cốt-yếu cho

sự thức-tỉnh tâm-linh của Ngài Bhagavan, nó

nhắc lại lời của thi-sĩ Tamil Thayumanavar mà

Ngài Bhagavan thường nhắc tới :

" Kẻ nào đã khắc-phục được cái vô-

hạn, vô-biên, không có quá-khứ, hiện-tại

và vị-lai, kẻ ấy đã thực-hiện được an-lạc

bất-nhị tuyệt-đối ! "

Có thể rằng sự-kiện xẩy ra trên đây đánh

dấu việc trở về đời sống bình-thường của Ngài

Bhagavan. Người ta khó lòng có thể giải-thích

cho mọi người hiểu cách-thức sinh-hoạt của

Ngài Bhagavan là bình-thường và nhân-bản

đến mức nào. Tuy vậy cũng cần-thiết phải giải-

Page 142: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

136

thích, ngõ hầu người ta khỏi lầm cách sống

khổ-hạnh và man-rợ đầu tiên của Ngài. Trái lại,

thái-độ tự-nhiên khoáng-đạt của Ngài đã làm

cho người mới tiếp-xúc được thỏa-mãn. Câu

chuyện trao-đổi của Ngài đầy hài-hước và nụ

cười rất dễ gợi cảm hấp-dẫn hồn-nhiên như nụ

cười của đứa trẻ thơ, khiến cho người không

hiểu tiếng nói của Ngài cũng bị lôi cuốn, dễ

lây .

Tất cả những gì liên-can đến Ngài

Bhagavan và Tùng-lâm đều được xếp đặt một

cách tinh-khiết. Sau khi Tùng-lâm được tổ-

chức điều-hòa thì sự sinh-hoạt ở đấy được sắp

xếp có quy-củ, đúng như công việc của một

văn-phòng. Không có một sự cẩu-thả nào của

người phục-vụ trong Tùng-lâm. Tôi thấy một

người lạ bị khiển-trách vì đã lấy một tờ giấy

mới để bọc một quyển sách trong khi đã có một

tờ giấy khác dành riêng cho việc ấy. Đối với sự

ăn uống cũng thế. Ngài Bhagavan đã không để

sót lại một hạt cơm nào trên đĩa lá khi đã ăn

xong. Người ta giữ lại những cuộng rau, những

Page 143: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

137

vỏ trái cây để nuôi súc-vật. Ở Ngài Bhagavan

có một tinh-thần đơn-giản, hồn-nhiên. Có một

vài việc có thể làm cho Ngài bực mình đôi

chút, chẳng hạn như là khi nào người bếp dành

cho Ngài phần ăn ngon lành, đầy đủ hơn mọi

người. Ngài không thích người ta đứng dậy khi

Ngài đi vào một đám đông, nếu họ đã đứng dậy

thì Ngài ra hiệu lanh-lẹ cho họ, ai ngồi đâu cứ

ngồi đó. Thường vào buổi trưa Ngài đi một

mình xuống núi hướng về phiá Tùng-lâm. Ngài

có tầm-vóc cao lớn, da đen bánh mật, tóc đã

bạc và cử-chỉ lanh-lẹ mảnh-khảnh. Vì bệnh

phong-thấp nên khi Ngài đi Ngài thường cúi

lom khom chống gậy. Một người phục-dịch da

đen vạm-vỡ thường đi theo Ngài. Gập khi nào

có một tín-đồ đi sau, Ngài bèn tránh sang một

bên và nói : " Con còn trẻ hơn ta, con đi được

mau, con đi lên trước ." Cử-chỉ nhã-nhặn, nhẹ-

nhàng nhưng rất đẹp giữa tình thày-trò cũng

nên ghi-chú ở đây .

Người ta có thể tiếp-tục như thế mãi,

những tác-phong có ý-nghĩa của Ngài Bha-

Page 144: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

138

gavan sẽ được kể lại sau, nhưng hiện giờ ta nên

chỉ chú ý về sự trở lại đời sống bình-thường

của Ngài Bhagavan. Phải nói rằng phong-thái

sống ấy bình-thường đến mực đầy ý-nghĩa

nhân-bản và hòa-nhã .

*********************

*

Page 145: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

139

- VII -

BẤT BẠO - ĐỘNG NHẪN - NHỤC

Sự bất-bạo-động có vẻ không ứng-dụng

được trong một tôn-giáo đã thành-lập, bởi vì

bất cứ nơi nào cũng có toà-án, công-an, cảnh-

sát và quân-đội, ít ra cũng phải có ở thời cận-

đại .

Tuy vậy, nghĩa-vụ của một tôn-giáo phải

có hai : Nghĩa-vụ nhẹ nhất áp-dụng cho những

người phục-tòng và cho các nước mà nguyên-

tắc ấy đã được thi-hành. Nghĩa-vụ lớn nhất

quan-hệ đến những người đã hiến cuộc đời

mình để theo đuổi con đường đã vạch, hy-sinh

tất cả quyền-lợi thế-tục để cầu tìm ân-huệ.

Chính theo nghĩa thứ hai này là nghĩa cao-cả

mà Ngài Bhagavan chủ-trương, vạch ra con

Page 146: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

140

đường để chỉ-dẫn cho đệ-tử và rồi cho chính

mình, " Không nên kháng-cự với điều ác ".

Ngài không tuyên-bố điều ấy như là một định-

luật xã-hội có giá-trị đối với toàn-thể cộng-

đồng, nhưng mà là lối sống cho đệ-tử. Cách-

thức sống ấy chỉ có thể thực-hành được cho

những ai quy-y tất cả vào đấng Tối-cao. Và coi

tất cả những gì xẩy ra đều là tất-yếu và công-

bằng, dù rằng đối với người thế-gian đó là một

điều bất-hạnh. Một hôm Ngài Bhagavan nói

với một đệ-tử rằng : " Anh chỉ biết ơn đấngTối-

cao về những điều lành ; chính như thế là anh

sai lầm ."

Người ta có thể phản-đối một tín-ngưỡng

đơn-giản ấy như là khác hẳn với học-lý Đồng-

Nhất-Tính mà Ngài Bhagavan đã giảng-dạy.

Nhưng lý-thuyết ấy chỉ mâu-thuẫn trên bình-

diện trí-thức. Ngài Bhagavan thường nói : " Tất

cả những gì thiết-yếu là phục-tòng đấng Tối-

cao, Sư-phụ và Tự-Tính ". Người ta sẽ thấy ở

chương sau ba sự phục-tòng ấy cũng chỉ là

Một, không có gì khác nhau trên thực-tế. Chỉ

Page 147: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

141

cần nói ở đây rằng, đối với ai tin chắc vào Tự-

Tính Tối-cao thì tất cả những hoạt-động đối với

thế-gian bên ngoài chỉ là huyễn-ảo hay là hình-

ảnh phản-chiếu trên màn-bạc, xuất-phát từ cơ-

bản Tự-Tính, đúng như là một nhân-chứng bất-

động. Đấy là thái-độ của Ngài Bhagavan .

Ở ngoài động Gurumurtam có những cây

me mà hồi Ngài Bhagavan sinh-hoạt ở đấy,

Ngài thường ngồi dưới một gốc cây. Có hôm

Ngài ngồi một mình ở đấy thì có những tên kẻ-

trộm tới định hái trộm những trái cây chín.

Thấy đạo-sĩ trẻ ngồi yên-lặng dưới gốc cây,

một đứa nói rằng : " Hãy ném vào mắt y mấy

giọt Át-xít thử xem y có nói hay không ". Đó là

một chất có thể làm cho mắt bị mù, ngoài ra nó

còn gây ra nhiều vết thương đau đớn, nhưng

Ngài Bhagavan vẫn giữ thái-độ bình-tĩnh bất-

động, không để ý tới những việc xẩy ra trước

mắt cũng như đối với những trái cây. Một đứa

khác kêu lên rằng : " Không thèm để ý đến y. Y

có thể làm gì được chúng ta, chúng ta cứ tiếp-

tục công việc của mình ". Đôi khi có sự trở-

Page 148: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

142

ngại và chống-đối trong những năm đầu Ngài ở

trên núi. Trong thế-giới kỳ-lạ của tu-sĩ, có một

số giả-mạo và một số khác còn đầy dục-vọng

chưa giải-thoát được, mặc dù họ đã tiến-bộ trên

con đường giác-ngộ và họ phát-triển khả-năng

thần-thông. Chúng ta biết trước rằng, việc nể

sợ hào-quang Tâm-linh của một đạo-sĩ trẻ có

thể gây nên cho một số tu-sĩ lòng ghen-tỵ. Tuy

nhiên, đa số vẫn phải cúi mình trước sự hiện-

diện của Ngài và cầu ở Ngài ân-điển .

Một tu-sĩ già sống trong một động ở trên

núi đá đã tỏ ra rất tôn-kính đối với Ngài

Bhagavan suốt thời-gian Ngài sống ở động

Gurumurtam. Sau khi Ngài đến động Virupak-

sha, Ngài có đến thăm viếng tu-sĩ này và Ngài

thường ngồi bên cạnh tu-sĩ. Tu-sĩ già sống một

cuộc đời khổ-hạnh và cũng có nhiều đệ-tử tin

theo. Tuy vậy, tu-sĩ còn xa mới khắc-phục

được hết những dục-vọng nhân-loại đến nỗi tu-

sĩ khó-chịu khi thấy số người tin theo Ngài

Bhagavan càng ngày càng tăng, mà số người

tin theo mình thì ít dần đi. Tu-sĩ có ý quyết -

Page 149: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

143

định giết, trừ-bỏ bằng được Ngài Bhagavan hay

là đuổi Ngài ra khỏi núi. Sau một buổi mặt-trời

lặn, ông ta ẩn mình trên sườn đồi phiá trên

động Virupaksha, nơi Ngài Bhagavan cư ngụ,

và đẩy những tảng đá xuống động của Ngài,

nhưng Ngài vẫn giữ thái-độ bình-tĩnh bất-động,

mặc dù có tảng đá rơi gần tới chỗ Ngài ngồi.

Nhờ năng-khiếu quan-sát của mình, Ngài biết

rõ những điều xẩy ra. Có một hôm Ngài leo lên

núi và bắt gặp tại trận vị tu-sĩ già nay đang lăn

đá xuống ; ngay cả đến trường-hợp này mà tu-

sĩ già vẫn cười xòa như là một trò chơi đùa

bỡn .

Vì thất-bại lần này nên tu-sĩ già cầu-viện

một đồng-nghiệp thuộc loại vô-lại tên là Bala-

nanda, tên này có tài, đẹp trai, giả làm đạo-sĩ để

mua lòng tin kính của mọi người. Gã tu-sĩ giả-

mạo Palananda này cũng quyết-định lợi-dụng

uy-tín của Ngài Bhagavan vì gã biết rằng Ngài

có đức tính Thánh quá cao để chống-cự với tội

ác. Gã bèn xưng là sư-phụ và gọi Bhagavan là

đệ-tử của mình. Gã nói với những khách hành-

Page 150: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

144

hương rằng : " Đạo-sĩ trẻ ấy là đệ-tử của tôi ",

hay là " phải nên cho chú em đó bánh kẹo ", và

gã nói với đạo-sĩ Bhagavan : " Venkataraman,

con hãy cầm lấy những bánh kẹo ấy ". Gã còn

có dụng ý đi xuống tỉnh mua bán sắm-sửa cho

đệ-tử Bhagavan của gã. Khi ngồi với Ngài

Bhagavan, gã nói : " Tôi bảo với khách hành-

hương tôi là sư-phụ của anh để kiếm chút tiền,

anh chẳng mất-mát gì, anh đừng phản-đối

những điều tôi làm ". Sự khiêu-khích của gã tu-

sĩ này thật không có bờ-bến .

Một đêm kia gã đến nghỉ ở hành-lang của

động, sáng hôm sau gã bỏ đi và để lại một gói

quần-áo ; có cả thứ quần-áo bằng lụa dua đăng

ten. Ngài Bhagavan không nói gì cả. Sáng hôm

sau Ngài Bhagavan đi đến một ao thiêng, trước

khi đi đạo-sĩ Palani đã rửa sạch hành-lang, ném

gói quần-áo của tu-sĩ giả-mạo đi và khoá cửa

động lại .

Khi tu-sĩ giả-mạo trở về thấy thế, phát

khùng lên, mắng đạo-sĩ Palani là sao dám động

Page 151: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

145

đến quần-áo của tạo, và gã ra lệnh cho Ngài

Bhagavan là phải đuổi ngay đệ-tử của Ngài đi.

Nhưng cả đệ-tử và sư-phụ Bhagavan đều

không thèm nói năng chi hết, cũng không để ý

đến lời nói của gã tu-sĩ giả-mạo Palananda.

Trong cơn tức-giận, gã này nhổ cả vào mặt

Ngài Bhagavan ; ở trường-hợp này mà Ngài

vẫn ngồi thản-nhiên bất-động và các đệ-tử

đứng chung-quanh đó cũng không phản-ứng

chút nào. Có một đệ-tử của Ngài sống ở một

động gần đó, khi được tin những việc xẩy ra

bèn chạy vội lại mà quát lên rằng : " Mày dám

nhổ cả lên mặt sư-phụ chúng ta à ? " Người ta

khó lòng mà giữ nổi anh ta khỏi nhẩy sổ vào

mà vồ lấy tên vô-lại. Thấy rằng mình đã đi quá

trớn, Palananda quyết-định rời bỏ tỉnh Tiruvan-

namalai. Gã tuyên-bố rằng ngọn núi này không

đáng ở và bỏ đi với lòng kiêu-căng hơn bao giờ

hết. Gã đi đến một nhà ga, gã không buồn lấy

vé, leo thẳng vào một toa hạng thứ hai mà

trong đó đã có một cặp nam nữ trẻ chiếm cứ

rồi. Balananda bèn phê-phán chàng thanh-niên

nọ, nhưng anh này cũng không thèm để ý đến

Page 152: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

146

lời nói của gã. Gã nổi giận mắng lớn lên :

" Sao, anh không nghe lời tôi à ? Bởi anh đang

mê-hoặc đứa con gái kia nên anh quên cả lễ-độ

đối với tôi ". Anh chàng thanh-niên nổi giận,

rút ngay chiếc dép đánh cho gã một trận tơi-

bời. Cách ít lâu sau Palananda quay trở lại tỉnh

Tiruvannamalai càng kiêu-căng hơn trước. Một

hôm gã chăm-chú nhìn vào mắt Ngài Bhagavan

với dụng ý dẫn tinh-thần Ngài vào Tam-muội,

nhưng sự nỗ-lực của gã đưa đến kết-quả là gã

bị ngủ-gật. Bấy giờ Ngài Bhagavan cùng đệ-tử

đứng dậy rời khỏi động. Sau đó ít lâu thái-độ

của mọi người ở đấy đối với gã làm cho gã

phải rời khỏi núi một lần nữa .

Lại có một tu-sĩ khác muốn cầu tìm uy-tín

bằng cách tự xưng là sư-phụ của Bhagavan trẻ

tuổi. Tu-sĩ này từ Kalahasti đến, hắn nói với

Ngài Bhagavan : " Tôi từ xa-xôi tới đây là để

kiểm-điểm xem sự tiến-bộ về tinh-thần của anh

như thế nào, tôi sẽ khai-ngộ cho anh về Chân-

ngôn Ảo-nghĩa-thư ( Dattatreya Mantra ) " .

Page 153: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

147

Ngài Bhagavan yên-lặng không đáp lại

một lời nào. Tu-sĩ kia tiếp-tục nói : " Đấng Tối-

cao đã hiện ra trong mộng của ta, Ngài sai ta

trao lại giáo-lý cho anh ". Ngài Bhagavan bèn

đáp : " Được rồi, anh hãy làm thế nào cho

Thượng-Đế cũng hiện ra cho tôi và ban cho tôi

giáo-lý ấy ".

_ " Không được, giáo-lý ấy rất ngắn,

chỉ thu gọn có mấy lời. Anh có thể bắt

đầu ngay đây ".

Ngài Bhagavan trả lời :

_ " Giáo-lý ấy có công-dụng gì cho

tôi, nếu tôi không tiếp-tục đọc Chân-

ngôn, Thần-chú. Giáo-lý ấy không thích-

hợp cho tôi. Anh hãy đi tìm đệ-tử khác ".

Sau đó ít lâu, vị tu-sĩ kia chìm vào trong

thiền-định, trong khi ấy Ngài Bhagavan thị-

hiện cho ông ta, và nói : " Đừng đi vào con

đường lầm lạc ! " Vị tu-sĩ hoảng-sợ, tưởng

Ngài Bhagavan đã dùng quyền-năng thần-

Page 154: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

148

thông đối với mình. Tu-sĩ bèn chạy vội lên

động Virupaksha, xin lỗi Ngài Bhagavan về

những việc mình đã làm và lạy van Ngài giải-

thoát cho mình sự thị-hiện ấy. Ngài Bhagavan

an-ủi ông ta và cam-đoan không sử-dụng

quyền-năng thần-thông nữa. Vị tu-sĩ kia nhận

biết là Ngài Bhagavan không hờn-giận gì ông

ta cả .

Lại một sự can-thiệp khác nữa do một

nhóm tu-sĩ say rượu gây nên. Chúng kéo nhau

đến trước động Virupaksha, trịnh-trọng tuyên-

bố :

" Chúng tôi là tu-sĩ của núi Podikai,

một ngọn núi thiêng, trên đó Thần Tiên-

tri cổ kính Agastya luôn luôn thực-hành

khổ-hạnh, hình như là Ngài đã làm từ

mấy ngàn năm nay. Ngài ra lệnh cho

chúng tôi đến đưa anh tới hội-họp trong

một kỳ với các vị thần-thông ở Srigan-

gam, rồi từ đấy tới Podikai để đem lại cho

anh một sự khải-đạo đều đều và thứ-tự.

Sau khi đã tiêu-trừ ở thân-hình anh hết

Page 155: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

149

cặn-bã làm trở-ngại cho anh đạt tới

quyền-năng siêu-đẳng " .

Cũng như mọi trường-hợp tương-tự, Ngài

Bhagavan thường không trả lời, nhưng lần này

một đệ-tử của Ngài là đạo-sĩ Perumswami còn

đi xa hơn nữa về cách lừa-dối, anh ta nói :

" Chúng tôi đã được cho biết về sự thăm-viếng

của các ông, và người ta bảo tôi phải đặt các

ông vào lò nung và đốt lửa để nung ". Quay lại

một tín-đồ khác, anh ra lệnh : " Hãy đi đào một

cái hố để có thể đặt những người này vào đó

mà đốt ". Bọn tu-sĩ say rượu vội vàng bỏ chạy

ra khỏi động .

Năm 1924, khi Ngài Bhagavan tới sống ở

động hiện-tại dưới chân đồi, những kẻ trộm

vào động, trong đó có ngôi mộ của thân-mẫu

Ngài, chúng đã lấy đi một số đồ-đạc. Vài tuần

sau ba tên kẻ-trộm vào thẳng động để cướp

bóc. Đó là ngày 26 tháng 6 vào lúc 11 giờ đêm.

Trời tối mịt, Ngài Bhagavan đã lui về phòng

nghỉ. Trên một cái bệ đối-chiếu với ngôi mộ

Page 156: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

150

thân-mẫu Ngài, bốn tín-đồ của Ngài nằm ngủ

trên sàn trước cửa sổ ; hai tín-đồ là Kunju và

Mastan, Kunju là nghĩa-bộc, khi ấy có nghe

thấy tiếng nói ở bên ngoài : " Có sáu người ngủ

ở bên trong ". Kunju lên tiếng hỏi : " Ai đó ? ".

Những kẻ-trộm trả lời bằng cách phá một cửa

sổ, dụng ý hăm-dọa những người ở bên trong.

Cả hai Kunju và Mastan cùng đứng dậy, tiến

tới cái vòm cửa động mà trong ấy có Ngài

Bhagavan. Tại đấy, bọn kẻ-trộm phá một cái

cửa kính của cái vòm, nhưng Ngài Bhagavan

không tỏ vẻ bối-rối về những hành-động ấy,

người nghĩa-bộc bèn rời bỏ điện đường đi ra

bằng một cửa phiá bắc, vì những tên kẻ-trộm

đang ở cửa phiá nam. Khi trở về, người nghĩa-

bộc đem theo một tín-đồ tên là Ramakrishna

đang ngủ ở trong một cái lều khác đến để giúp

sức. Khi tín-đồ Ramakrishna mở cửa thì hai

con chó của Tùng-lâm chạy sổ ra ngoài. Những

kẻ-trộm đập chúng và chúng đã chạy trốn hết .

Ngài Bhagavan nói với lũ kẻ-trộm rằng

họ chẳng kiếm được chi hết ở đây, Ngài hoan-

Page 157: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

151

hỷ tiếp-đón mời chúng lấy hết đi những gì mà

chúng muốn. Sợ bị mắc bẫy hoặc vì quá ngu-

ngốc không chừa được thói quen, chúng không

để ý đến lời của Ngài Bhagavan, chúng cố phá-

hoại thêm một khung cửa sổ khác. ( Theo tục lệ

Ấn-Độ thì cửa sổ chấn song bằng sắt để ngăn

những kẻ xâm-phạm ). Sự phá-hoại của bọn

cướp làm cho tín-đồ Ramakrishna nổi giận, y

xin phép Ngài Bhagavan để đánh nhau với bọn

cướp. Ngài từ-chối, Ngài nói : " Họ có phận-sự

của họ, mình có phận-sự của mình. Phận-sự

của chúng ta là chịu-đựng và nhân-nhượng

không nên can-thiệp vào hành-vi của họ " .

Mặc dầu Ngài Bhagavan mời những kẻ

ăn-trộm vào trong nhà nhưng bọn này vẫn tiếp-

tục đi theo con đường hung-bạo của chúng.

Chúng cho nổ pháo ở ngoài cửa để giả-mạo là

chúng có súng. Một lần nữa các tín-đồ của

Ngài Bhagavan lại bảo chúng vào mà lấy đồ-

đạc, chúng chỉ trả lời bằng sự dọa-nạt. Trong

khi ấy tín-đồ Kunju đi xuống tỉnh để cầu-cứu

chưa về .

Page 158: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

152

Ramakrishna một lần nữa lại khuyên-nhủ

bọn kẻ-trộm đừng làm việc phá-phách vô-ích,

mà chỉ nên lấy đi những gì mà chúng muốn.

Chúng vẫn giữ luận-điệu dọa-nạt, nổi lửa đốt

túp lếu tranh. Ngài Bhagavan bảo chúng đừng

làm thế và để tự Ngài rời khỏi túp lều rồi

nhường chỗ cho chúng. Chính đó là điều mà

bọn kẻ-trộm mong muốn. Có lẽ Ngài sợ rằng

có kẻ khác bị tai vạ trong khi chúng làm phận-

sự của chúng .

Ngài Bhagavan bảo Ramakrishna nhốt

con chó vào một chỗ an-toàn, vì Ngài sợ con

chó bị kẻ-trộm đánh đập nếu để nó trong nhà.

Ngài cùng với đệ-tử Mastan, Pillai và Muni

một cậu bé chuyên về nghi-lễ cúng-bái đi ra

khỏi nhà bằng cửa phiá bắc. Đứng ở trên thềm,

bọn kẻ-trộm đánh Ngài Bhagavan cùng bọn

tùy-tùng để trừ cái họa đối-phương có thể

chống-cự lại. Ngài Bhagavan bị mấy đòn vào

đùi phiá bên trái, Ngài nói : " Nếu các anh thấy

chưa thỏa-mãn thì cứ đánh thêm vào đùi phiá

bên phải của ta ". Trong khi đó, tín-đồ Rama-

Page 159: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

153

krishna tới kịp, y đã tránh đỡ đòn cho Ngài

Bhagavan. Ngài cùng bọn tín-đồ vào ngồi trong

túp lều phiá bắc của Tùng-lâm, bọn kẻ-trộm bắt

buộc họ phải ngồi yên trong đó, chúng dọa-nạt:

" Nếu chúng bay động-đậy, chúng tao sẽ đập

vỡ sọ ! " Ngài Bhagavan nói : " Các anh có cả

một gian nhà, các anh muốn làm gì thì làm ".

Một tên kẻ-trộm muốn lấy cái đèn bão,

tín-đồ Ramakrishna tuân theo ý của thày bèn

đem đến cho chúng cái đèn bão đang cháy ;

một đứa khác đòi chùm chìa khóa tủ, nhưng có

một tín-đồ trả lời là chùm chìa khoá Kunju đã

đem theo xuống tỉnh. Bọn kẻ-trộm bèn phá cửa

tủ, chúng thấy ở trong đó có một ít giấy bạc

mỏng dùng để mặc cho các pho tượng, vài quả

măng-cụt và một ít gạo. Tất cả đáng giá độ

mười rupi và chúng lấy của Pillai sáu rupi .

Thất-vọng vì chỉ thấy những món lặt-vặt,

một đứa trong bọn trở lại với cái gậy, giơ gậy

lên rồi quát : " Tiền của chúng bay để đâu ? "

Page 160: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

154

_ Ngài Bhagavan trả lời : " Chúng tôi chỉ

là tu-sĩ nghèo, sống nhờ thập-phương, nên

không bao giờ có tiền ". Tên kẻ-trộm đành chịu

lời giải đáp ấy dù hắn đã cố ý dọa-nạt .

Ngài Bhagavan khuyên tín-đồ đi băng-bó

vết thương, tín-đồ Ramakrishna hỏi lại Ngài :

" Còn sư-phụ thì sao ? "

Ngài Bhagavan cười , trả lời : " Tôi cũng

nhận được vài đòn cúng-dường ( Puja có nghĩa

là bị đòn và cũng có nghĩa là cúng-dường ) .

Thấy sư-phụ bị sưng tấy ở đùi, Rama-

krishna nổi giận, nhặt một thanh sắt trên mặt

đất và xin phép thày đi xem bọn kẻ cướp đang

làm gì, nhưng Ngài Bhagavan gạt hắn đi, Ngài

nói : " Chúng ta là tu-sĩ, chúng ta không nên từ

bỏ vai-trò của chúng ta, nếu con định đánh

nhau với một trong bọn chúng mà nó bị chết,

người ta sẽ không chê-trách bọn kẻ-cướp mà

họ sẽ chê-trách chúng ta, điều ấy cũng chính-

đáng. Bọn vô-lại kia là những người đi lầm

Page 161: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

155

đường vì chúng bị mù-quáng bởi ngu-si, còn

chúng ta là những hạng người đã nhận ra điều

chân-chính thì hãy giữ thái-độ tương-đương

với điều chúng ta biết. Nếu vô-tình anh cắn

phải lưỡi, anh sẽ nhổ cái răng ấy đi à ? "

Mãi đến hai giờ đêm bọn kẻ-cướp mới bỏ

đi. Sau đó ít lâu, tín-đồ Kunju mới ở tỉnh về,

đem theo một người cảnh-sát trưởng và hai

nhân-viên. Ngài Bhagavan vẫn còn ngồi ở căn

nhà trống phiá bắc, Ngài đang đàm đạo với các

tín-đồ về vấn-đề tâm-linh. Viên cảnh-sát

trưởng hỏi Ngài về các việc đã xẩy ra, Ngài chỉ

trả lời là có những người điên vừa mới đột-

nhập, đập phá Tùng-lâm và đã bỏ đi, thất vọng

vì không tìm được cái gì đáng giá để lấy .

Một nhân-viên làm biên-bản theo lời của

Ngài Bhagavan và viên cảnh-sát trưởng cũng

bỏ đi. Tín-đồ Muni chạy đuổi theo những

người cảnh-sát để nói cho họ biết rằng đạo-sĩ

và các tín-đồ vừa bị bọn kẻ-cướp đánh-đập.

Sáng hôm sau, thanh-tra cảnh-sát và phó thanh-

Page 162: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

156

tra cùng một cảnh-sát trưởng đến điều-tra tại

chỗ. Ít lâu sau, một đại-biểu của hội-đồng tỉnh

cũng tới Tùng-lâm, nhưng Ngài Bhagavan

không hề nói với họ về việc Ngài bị bọn chúng

hành-hung và những đồ-vật bị chúng cướp mất.

Ngài chỉ trả lời họ những câu hỏi trực-tiếp.

Mấy ngày sau Ngài thu-hồi lại được những vật

đã mất, và bọn kẻ-cướp đều bị lùng bắt giam .

********************

*

Page 163: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

157

- VIII -

NGƯỜI MẸ

Sau cuộc du-lịch vô ích mong tìm về

được đứa con của mình là Bhagavan, thì người

mẹ lại mất đi một người con cả nữa. Hai năm

sau, người con út tên là Nagasundaram, mới

mười bẩy tuổi, đi đến thăm anh ở Tiruvanna-

malai. Khi nhìn thấy anh, y cảm-động quá, òa

lên khóc và nhẩy sổ tới ôm cổ anh là Ngài

Bhagavan. Ngài Bhagavan vẫn ngồi bình-tĩnh

bất-động. Người mẹ cũng trở lại một lần nữa

để thăm hỏi Ngài, trong một cuộc gặp-gỡ ngắn-

ngủi khi bà đi hành-hương ở Balanai trở về.

Năm 1914, bà lại đi hành-hương lần nữa tới

Tùng-lâm Tirupati ; khi trở về bà có dừng lại

nơi Ngài Bhagavan cư-trú. Lần này bà bị đau

và bị bệnh, bệnh sốt thương-hàn hành suốt mấy

tuần-lễ. Ngài Bhagavan thăm hỏi thuốc-thang

Page 164: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

158

hết sức chu-đáo cho bà. Bài thơ mà Ngài làm ra

trong thời-kỳ bà mẹ bị bệnh là bài tụng duy-

nhất mà người ta được biết đã ảnh-hưởng vào

tình-thế lúc bấy giờ :

" Hởi Chúa ! Tảng đá che-chở cho con.

Ngài chữa được bệnh tái-sinh.

Ngài có quyền-năng chữa khỏi mẹ con

qua cơn sốt rét .

Hỡi Thượng-Đế, Ngài thắng được tử-

thần ! Hãy ấn-chứng gót chân của Ngài

vào trái tim Hoa-Sen của người đã mang

tôi trong bào-thai .

Để cho mẹ tôi được an-trụ dưới chân

Hoa-Sen của Ngài, và che-chở cho bà

chống với thần chết. Chết là gì ? Hãy nhìn

thẳng vào đấy .

Hỡi núi Arunachala, ngọn lửa trí-tuệ linh-

động .

Hãy bao-bọc lấy mẹ tôi với ánh-sáng của

Ngài .

Và hãy đồng-nhất-hóa giữa bà với Ngài .

Page 165: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

159

Hỏa-thiêu để làm gì ? Hỡi núi Aruna-

chala ! từng phá tan mây mù mê vọng .

Sao Ngài chậm giải-thoát cho mẹ tôi khỏi

cơn mê sảng ?

Ai là kẻ có thể che-chở như một người

Mẹ hơn là Ngài đối với kẻ nào đến cầu

xin sự che-chở của Ngài, và để giải-thoát

khỏi nghiệp-báo khắc-nghiệt ."

Bài cầu-nguyện ấy làm ra để cầu cho mẹ

Ngài khỏi bệnh. Sự thực là để cứu-vớt bà ra

khỏi bệnh sốt mê-hoặc nặng hơn, và để dẫn bà

trở về với trạng-thái Tự-Tính, sau khi đã giải-

thoát được cho bà sự đam mê cuộc sống.

Không cần phải nói rằng bà mẹ được khỏi bệnh

mà trở về quê-hương, nhưng sau lời cầu của

Ngài Bhagavan thì bà thoát khỏi sự đam mê

đời sống trần-tục và bắt đầu hướng về đời sống

Tùng-lâm. Căn nhà ở Tiruchushi đã bán đi để

trả nợ và trang-trải những tiêu-pha thiết-yếu.

Người anh chồng của bà đã qua đời để lại gia-

đình trong cảnh khó-khăn. Năm 1915, vợ của

người con út cũng qua đời. Con của cô ta nhờ

Page 166: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

160

người bà cô nuôi nấng và gả chồng. Bà

Alagammal bắt đầu nhận thấy rằng chỉ còn một

nơi độc-nhất để dưỡng già đó là đến sống với

con bà là Ngài Bhagavan ở Tiruvannamalai .

Mới đầu bà ở với cô Echammal được vài

hôm. Một số đệ-tử của Ngài Bhagavan sợ Ngài

bỏ Tùng-lâm, phản-đối thầm-lặng cũng như khi

trước Ngài bỏ gia-đình vào năm 1896 nên họ

đã tỏ thái-độ không vui lòng để bà ở bên Ngài

Bhagavan. Nhưng mà có sự khác nhau ở giữa

hai cảnh-ngộ vì lần này chính bà mẹ đã rời bỏ

gia-đình chứ không phải là Ngài mà họ phải lo

giữ Ngài. Uy-thế trang-nghiêm của Ngài Bha-

gavan gợi lên một sự sợ-hãi tôn kính, mặc dầu

cử-chỉ của Ngài hết sức thân-thiện đến nỗi mỗi

khi Ngài tỏ có ý muốn gì thì không ai dám căn

vặn, dù có người nào phạm-thượng dám đến

cật-vấn Ngài, Ngài vẫn giữ thái-độ yên-lặng

không giải-đáp chi hết, Ngài không còn có dục-

vọng. Ý muốn cho bà mẹ khỏi bệnh đã được

trình-bày trong bài thơ trên, đó là một điều hết

sức đặc-biệt. Sau khi bà mẹ đến chung sống với

Page 167: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

161

Ngài được ít lâu, thì Ngài rời bỏ Virupaksha để

đi đến Tùng-lâm Skandashram trên sườn núi

cao hơn, ngay phiá trên động Virupaksha.

Động này rộng-rãi hơn nhiều so với động

trước, và người ta đã sửa-soạn nhằm mục-đích

để Ngài có thể định-cư tại đấy được. Những

tín-đồ tìm thấy ở đấy một khoảng đất ẩm và

đoán biết sự hiện-diện của một mạch nước

ngầm, khi đào sâu xuống quả nhiên người ta

thấy một ngọn nước ngọt bất tận vọt tuôn tung-

tóe đủ để cung-cấp cho nhu-yếu của Tùng-lâm

và cho cả một vườn nhỏ bên cạnh hang động.

Bà mẹ bắt đầu sửa-soạn cơm nước cho Tùng-

lâm và từ đó bắt đầu vào một đời sống mới. Bà

mẹ Alagammal muốn đem cả người con út đến

ở đấy với bà ; Ngài Bhagavan liền sai một đệ-

tử đi tìm người em út ấy để cho y tự quyết-định

xuất-gia. Người em út này bèn bỏ việc làm ở

Tiruvengadu và nhất-định đến ở vĩnh-viễn tại

Tiruvannamalai. Mới đầu y còn ăn ở trong tỉnh,

khi ăn ở nhà người bạn này, khi ăn ở nhà người

bạn khác, nhưng đều đều ngày nào y cũng đến

Tùng-lâm của Ngài Bhagavan và chẳng bao lâu

Page 168: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

162

y quyết-định xuống tóc xuất-gia để được khoác

tấm y mầu vàng của nhà tu, đồng thời được

pháp-danh là Niranjanananda. Nhưng thông

thường người ta gọi y là đạo-sĩ Chinna, nghĩa

là một người đạo-sĩ nhỏ, em út của đạo-sĩ

Bhagavan. Trong một thời-gian y sống bằng

cách khất-thực, nhưng nhóm đệ-tử của Tùng-

lâm xét rằng không nên để cho em ruột của sư-

phụ mình đi khất-thực sinh sống trong khi ở

Tùng-lâm có đủ thức ăn cho tất cả mọi người

và họ còn khuyên y thường trụ tại Tùng-lâm .

Người ta có thể tin-tưởng rằng Ngài

Bhagavan trở về đời sống gia-đình, với đại gia-

đình gồm tất cả đệ-tử. Sự thật thì Ngài đối-đãi

với mọi người như trong một gia-đình. Chính

sự mâu-thuẫn bề ngoài ấy đã làm cản-trở lúc

đầu là sự đến sống chung của bà mẹ với người

em út. Đạo-sĩ Seshadri thường nói đến cảnh

sống ấy là cách sống rất hài-hước. Một khách

hành-hương đến thăm Tùng-lâm có ý muốn leo

lên cao hơn để đến động của Ngài Ramana,

đạo-sĩ Seshadri đã nói : " Cứ leo lên mà xem,

Page 169: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

163

ông sẽ thấy một người cha của đại gia-đình,

Ngài sẽ cho ông bánh kẹo " .

Lối tinh-nghịch trêu chọc của Seshadri

muốn nói lên rằng một người cha trong gia-

đình thấp kém hơn là một bậc đạo-sĩ, bởi vì

một đạo-sĩ đã hiến-dâng trọn đời mình cho việc

cầu tìm Chân-lý, còn người cha trong gia-đình

chỉ suốt đời lo việc cầu tìm vật-chất. Người ta

coi sự từ bỏ gia-đình như một bước tiến dài

trên con đường cầu đạo. Có nhiều tín-đồ của

Ngài Bhagavan thường tỏ ý với Ngài là họ

muốn từ bỏ gia-đình xuất-gia, thì Ngài luôn can

ngăn là không nên làm như thế. Trong một

đoạn giải-thích sau này Ngài đã cho ta biết là

đời sống xuất-gia không phải là sống xa cách

mọi người mà là mở rộng tình-yêu với tha-

nhân. Một tín-đồ tỏ ý với Ngài là muốn từ bỏ

việc làm ở đời để đến sống luôn luôn bên cạnh

Ngài. Ngài Bhagavan đã trả lời : " Bhagavan

luôn luôn ở với anh, ở trong anh. Cái Tự-Tính

Tối-cao ở tại nơi anh đó chính là Bhagavan. Đó

là điều anh cần phải hiểu như thế ".

Page 170: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

164

Tín-đồ : _ Nhưng con muốn rũ hết những

ràng buộc, từ bỏ đời sống gia-đình, xã-hội để

trở nên một đạo-sĩ độc-lập .

Bhagavan : _ Sự từ bỏ không phải là vấn-

đề thay đồi quần áo hay là cái gì khác, hoặc rời

bỏ gia-đình. Sự từ bỏ chân-thật là từ bỏ tham-

dục đam-mê, từ bỏ sự ràng-buộc tình-cảm .

Tín-đồ : _ Sự hoàn-toàn phục-tòng

Thượng-Đế không có thể thành-tựu, nếu không

từ bỏ thế-gian .

Bhagavan : _ Không phải thế, kẻ xuất-gia

chân-thật là dấn thân vào đời để mở rộng tình-

yêu của mình bao-quát lấy thế-giới. Nói cho

chính-xác hơn thì thái-độ của tín-đồ là tình-yêu

đại-đồng hơn là chủ-trương từ bỏ gia-đình và

khoác vào mình tấm áo nhà tu .

Tín-đồ : _ Trong gia-đình liên-hệ tình-

cảm quá chặt-chẽ .

Page 171: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

165

Bhagavan : _ Kẻ nào từ bỏ (xuất-gia)

trong khi chưa trưởng-thành thì chỉ tạo thêm

những hệ-lụy mới .

Tín-đồ : _ Sự từ bỏ không phải là những

phương-tiện tối cao để phá hủy, dứt trừ những

liên-hệ xã-hội hay sao ?

Bhagavan : _ Có lẽ đối với những người

nào đã giải-thoát tất cả chướng-ngại, nhưng

anh thì chưa nắm được hết ý-nghĩa của chữ

" từ bỏ ". Những tâm-hồn cao-cả không từ-bỏ

gia-đình vì ác-cảm với đời sống gia-đình,

nhưng vì họ có một tình-yêu rộng lớn bao-quát

và thâm-sâu bao-hàm tất cả nhân-loại chúng-

sinh .

Tín-đồ : _ Những liên-hệ gia-đình bắt

buộc phải đoạn-tuyệt bởi cách này hay cách

khác. Vậy tại sao lại không bắt đầu chấm-dứt

ngay bây giờ, ngõ hầu cho tình-yêu của tôi có

thể là tình-yêu chung của tất cả mọi người .

Page 172: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

166

Bhagavan : _ Nếu thực anh có một tình-

yêu bình-đẳng đối với tất cả chúng-sinh, nếu

tâm-cảm của anh đã mở rộng thì hẳn là anh sẽ

nghĩ rằng anh không từ bỏ cái này hay cái

khác, mà anh chỉ giải-thoát khỏi hệ-lụy thế-

gian, chẳng khác gì một trái chín mùi đã rơi

khỏi cành cây. Anh sẽ cảm thấy rằng gia-đình

anh sẽ là cả thế-giới " .

Không có gì làm ta ngạc-nhiên khi thấy

nhắc đi nhắc lại những lời giải-đáp của Ngài

Bhagavan. Thái-độ của Ngài không phù-hợp

với quan-điểm truyền-thống mặc dầu là Chân-

lý truyền tục từ đời nọ đến đời kia không bao

giờ thay-đổi. Các sự-phụ thích-ứng giáo-lý của

mình liên-quan đến sự thực-hiện chân-lý trong

hoàn-cảnh thời-đại. Trong thế-giới hiện-đại, có

nhiều người mà sự từ bỏ hay cả đến những sự

tôn-trọng nghi-thức chính-thống cũng không có

thể thực-hành được. Có những tín-đồ là những

người mại-bản, nhân-viên bàn-giấy, bác-sĩ,

luật-sư, kỹ-sư, liên-hệ với đời sống gia-đình

cách này hay cách khác, với tục-lệ tập-quán

Page 173: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

167

của một đô-thị tân-tiến vậy mà họ vẫn cố tìm

con đường giải-thoát. Ngài Bhagavan thường

giải-thích rằng sự từ bỏ, hỷ-sả chân-thật là ở

tinh-thần của kẻ muốn từ bỏ, hỷ-sả. Nó không

lệ-thuộc vào hình-thức này hay hình-thức khác.

" Tại sao anh lại dừng lại ở chỗ anh

là cha của một gia-đình ? Cái tư-tưởng tự

cho mình là một tu-sĩ xuất-gia sẽ luôn

luôn ám-ảnh anh, dù anh có thôi không là

một tu-sĩ nữa, dù anh có tiếp-tục trông coi

việc nhà hay rút vào nơi thanh-vắng của

núi rừng chính là do tinh-thần nó chi-phối

anh. Cái tư-ngã là nguồn tư-tưởng nó tạo

ra thân-thể và ngoại-giới, chính nó đã làm

cho anh tưởng anh là chủ của một gia-

đình. Nếu anh nhất-quyết từ bỏ, anh chỉ

thay-thế cái ý-niệm từ bỏ vào cái ý-niệm

làm chủ gia-đình, và khung-cảnh của núi

rừng thay-thế vào hình-ảnh của gia-đình.

Nhưng những trở-ngại của tinh-thần vẫn

còn tồn-tại ở nơi anh, nó bám chặt cả vào

hoàn-cảnh mới của anh, cho nên thay-đổi

Page 174: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

168

hoàn-cảnh không có ích-lợi gì cho anh cả.

Trở-ngại duy-nhất của anh là tinh-thần,

anh phải khắc-phục nó ở tại hoàn-cảnh

gia-đình hay hoàn-cảnh núi rừng. Nếu

anh có thể chinh-phục nó được ở trong

núi rừng, thì tại sao anh lại không chinh-

phục được nó ở ngay trong gia-đình ?

Bởi thế mà tại sao anh phải thay-đổi

hoàn-cảnh, anh có thể làm các việc nỗ-lực

ngay bây giờ hay bất cứ anh ở trong

hoàn-cảnh nào " .

Ngài Bhagavan cũng nói rằng không phải

công việc mình làm là chướng-ngại trên con

đường tu-luyện mà chính là cái thái-độ tinh-

thần của người tu-luyện. Người ta có khả-năng

tu-luyện nếu người ta không chấp vào công

việc mình làm. Người ta có thể tiếp-tục công

việc hàng ngày của mình để tu-luyện, miễn là

không chấp vào công việc ấy. Cái ý-niệm " tôi

làm việc " đấy chính là Ngã-ái, theo trong

Kinh Thánh của Maharshi đã nói : " Hãy tự hỏi

mình, ai làm việc ? Hãy nhớ lại mình là ai ? thì

Page 175: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

169

bấy giờ công việc làm sẽ không làm cho mình

mờ tối và việc tu-luyện sẽ thi-hành một cách

thành-tựu và chu-đáo " .

Trong tập bút-ký của Devaraja Mudaliar

nhan-đề là " Hàng ngày với Ngài Bhagavan "

người ta sẽ thấy đầy đủ hơn về vấn-đề trên :

" Người ta có thể làm tất cả công

việc của đời sống hàng ngày với tinh-thần

vô-chấp và chỉ coi cái Tự-Tính Tối-cao là

có thật mà thôi. Người ta tưởng lầm là

những người quá chăm-chú vào Tự-Tinh

thì bổn-phận ở đời của y sẽ không thành-

tựu đúng đáng. Chẳng khác gì một diễn-

viên hóa-trang để hành-động theo vai-trò

của mình diễn, chính nó cảm thấy cái

tình-tự của vai-trò đó, đồng thời nó cũng

biết rằng chính nó không phải là nhân-vật

của vai-trò mà là một nhân-vật khác trong

đời sống thực-tế. Cũng thế mà tại sao cái

ý-thức vật-lý tự cho " Tôi là thân-thể " lại

Page 176: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

170

làm cho ta bối rối một khi mà ta tự ý-thức

được rằng ta không là thân-thể mà là Tự-

Tính .

" Không có hành-động nào của

thân-thể cản-trở được việc ta trụ ở trong

Tự-Tính. Sự chìm đắm vào trong Tự-Tính

không can dự gì vào việc hoàn-thành

thực-tế và lương-thiện tất cả những phận-

sự của thân-thể đòi-hỏi. Cũng như cái ý-

thức của người diễn-viên không can dự gì

vào vai-trò của y trên sân-khấu " .

Cũng vậy, mà thiền-định hay hồi-niệm,

bất cứ người ta gọi bằng danh-từ gì không làm

thương-tổn đến công việc người ta làm, cũng

như không làm hại tới thiền-định .

Về vấn-đề này Ngài Bhagavan đã cho ta

thấy trong cuộc vấn-đáp giữa Ngài với Paul

Brunton :

Bhagavan : _ Không cần phải từ bỏ đời sống

hàng ngày. Nếu anh bỏ ra một hay hai giờ

Page 177: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

171

mỗi ngày để thiền-định, anh có thể hoàn-

thành nhiệm-vụ của mình. Nếu việc thiền-

định của anh được thực-hành một cách

nghiêm-chỉnh thì luồng năng-lực tinh-

thần không dừng tuôn ra trong khi anh

đang làm việc .

_ Hình như có hai cách để diễn-tả

một ý-tưởng ấy. Sự hoạt-động của anh

hướng theo định-hướng của chính chiều-

hướng thiền-định .

Paul Brunton : _ Kết-quả sẽ ra sao ?

Bhagavan : _ Dần dần với sự tiến-bộ của anh,

anh sẽ thấy từ từ thái-độ của anh với mọi

người và đối với sự-vật. Chính hành-động

của anh sẽ tự nó hướng theo chiều-hướng

thiền-định của anh. Một nhân-vật phải

quên lòng vị-kỷ làm cho mình lệ-thuộc

vào thế-gian. Hãy từ bỏ cái ngã giả-dối ấy

đi, đấy là thực từ bỏ .

Page 178: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

172

Paul Brunton : _ Làm thế nào mà có thể rời bỏ

cái ngã của mình trong khi sống cuộc đời

hoạt-động thực-tế ?

Bhagavan : _ Không làm gì có sự mâu-thuẫn

chống-đối giữa công việc làm với trí-tuệ .

Paul Brunton : _ Có phải Ngài muốn nói rằng

người ta có thể sống tiếp-tục làm phận-sự

thông-thường của mình và có thể đạt tới

giác-ngộ ?

Bhagavan : _ Tại sao không ? Nhưng ở

trường-hợp này thì không phải cái ngã

của người ta nó hành-động, bởi vì ý-thức

của người ta biến-đổi không ngừng cho

đến khi nhập vào Cái Ấy, ở nó vượt ra

khỏi cái tư-ý tiểu-khí của con người .

Có nhiều người lúng-túng khi nghe thấy

nói làm việc trong khi thiền-định là phải làm

việc với tinh-thần từ bỏ và tự hỏi rằng việc làm

như vậy có được kết-quả mỹ-mãn với tinh-thần

Page 179: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

173

đó không ? Có nhiều người với sự khuyến-

khích làm việc, tuy họ được cái gương-mẫu ở

chính Ngài Bhagavan, vì Ngài làm tất cả công

việc một cách rất tỷ-mỷ, hoặc sửa lại bản-thảo,

đóng sách, làm cơm hay đẽo một cái muỗng

bằng vỏ dừa, và lại còn đánh bóng nó nữa. Sự

thực cả đến trước khi phá tan được cái ảo-

tưởng " Tôi là người làm việc này ". Một thái-

độ vô-tư đối với công việc không làm giảm

thiểu mà còn làm tăng-gia hiệu-năng của công

việc. Chừng nào thái-độ ấy đi đôi với nỗ-lực có

ý-thức, vì thái-độ ấy không ngụ-ý sao-lãng với

phẩm-chất của công việc thành-tựu, đủ tỏ rằng

thái-độ ấy không tham-dự vào vai-trò nào trong

công việc. Chính cái tự-ngã của mình là

nguyên-nhân của sự va-chạm và của sự vô-

hiệu-quả. Nếu tất cả mọi người làm việc chỉ vì

công việc, không khoe-khoang hay vụ-lợi thì

tất cả sự bóc-lột đều tiêu-tan, tất cả nỗ-lực

được hướng dẫn chính-đáng và sự phối-trí

thay-thế cho sự cạnh-tranh. Và phần lớn vấn-đề

của thế-giới này sẽ được giải-quyết. Và dĩ

nhiên là hiệu-năng của công việc thành-tựu sẽ

Page 180: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

174

không bị thương-tổn chút nào. Hãy nên nhớ

rằng ở các thời-đại lớn của tín-ngưỡng tôn-

giáo, người ta thấy xuất-hiện những công-trình

vĩ-đại, những ngôi nhà-thờ kiểu Gothic, Thánh-

điện của Hồi-giáo, những điêu-khắc ( Tô-tạc )

Ấn-Độ, những họa-phẩm của Đạo-học. Các

nghệ-sĩ là tác-giả chỉ tự coi mình như công-cụ

vô-danh .

Người ta có thể dẫn-chứng nhiều thí-dụ ở

các khu-vực nghệ-thuật khác. Một Y-sĩ làm

việc có hiệu-năng hơn khi y có thái-độ bình-

tĩnh, cho nên y không chữa cho chính người

trong gia-đình mình. Một nhà tài-chính làm

việc có hiệu-năng hơn khi quyền-lợi của y

không can-dự. Ngay cả đến trong cuộc chơi

bạc sự may rủi bao giờ cũng về phần người

không hăm-hở .

Khi Ngài Bhagavan khuyên-nhủ người ta

về sống trong đời sống gia-đình, những người

này phản-đồi Ngài vì chính Ngài đã từ bỏ

những người thân của Ngài để xuất-gia. Ngài

Page 181: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

175

trả lời gọn rằng tất cả mọi người đều phải

hành-động đúng định-mệnh của mình. Tuy

nhiên, cũng phải công-nhận rằng tính-cách

phổ-thông của đời sống hàng ngày bên ngoài

mà Ngài Bhagavan sau này đã cho ta một mẫu-

mực hoàn-hảo và Ngài bắt buộc các đệ-tử phải

tuân theo thì không thể thực-hành được ngay

sau khi Ngài thức-tỉnh ở trong ngôi nhà của

người chú tại Madura. Nhưng sự thực Ngài

Bhagavan có cái ân-huệ để ban cho những

người nào đã theo Ngài, có thể thực-hành được

những điều mà chính Ngài đã không thể làm

được trước kia .

Hãy trở lại việc bà mẹ của đạo-sĩ, bà cũng

phải theo một giới-luật nghiêm-khắc ; nhiều

khi Ngài Bhagavan có thái-độ lãng-quên sự

hiện-diện của bà. Ngài không trả lời bà khi bà

nói chuyện với Ngài, nhưng Ngài lại chú-ý đến

những người khác. Nếu bà có phàn-nàn thì

Ngài nói : " Tất cả những phụ-nữ đều là mẹ của

con, không riêng gì mẹ ! " người ta liên-tưởng

đến đấng Cơ-Đốc khi Ngài nói : " Tất cả những

Page 182: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

176

người nào thi-hành ý muốn của đấng Cha lành

ở trên trời đều là anh chị em ruột thịt và là mẹ

của tôi " .

Lúc đầu thì bà mẹ của Ngài Bhagavan

thường khóc-lóc, tự thấy tủi thân vì bà tưởng

rằng bị hắt-hủi lãnh-đạm, nhưng dần dần bà

cũng hiểu rằng cái cảm-tưởng mình cao-quý

hơn người khác, là mẹ của đạo-sĩ tan biến đi ở

bà. Cái tiểu-ngã của bà mờ dần đi và từ đó bà

mới hoàn-toàn tự hiến thân mình phụng-sự cho

các tín-đồ .

Cả đến lúc ấy Ngài Bhagavan còn mỉm

cười về thái-độ chấp-chước của bà đối với tinh-

thần chính-thống. Thảng-hoặc có khi váy của

bà chạm vào một vị Bà-la-môn, Ngài Bhagavan

kêu lên với vẻ mặt kinh-sợ giả-tạo : " Tại hại

thay, sự tinh-khiết đã bị phá ! Tôn-giáo bị hủy-

hoại " .

Ở Tùng-lâm, sự ăn uống hoàn-toàn thanh-

tịnh, nhưng bà Alagammal cũng như tất cả

Page 183: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

177

những người Bà-la-môn sùng tín còn chịu

khắc-khổ hơn nữa và coi một vài thứ rau như là

ô-nhiễm. Ngài Bhagavan thường trêu bà mà nói

rằng : " Hãy coi chừng những củ hành, nó có

thể làm chướng-ngại cho sự cứu-độ ! "

Nhưng chúng ta phải nói rằng Ngài không

phản-đối tinh-thần chính-thống nói chung ở bà

mẹ Alagamman, Ngài chỉ phản-đối sự cố-chấp

của bà về một hình-thức chính-thống. Bình

thường Ngài rất chú-trọng đến thực-phẩm

( tinh-khiết ) ít khi Ngài chỉ-thị về đường lối

sống bề ngoài .

Phương-pháp của Ngài cốt ở sự gieo-rắc

mầm tâm-linh vào lòng người và để cho nó tự

phát-triển, tự biểu-hiện ra hình-thức bên ngoài.

Mệnh-lệnh phải tự bên trong, tự bản-tính thâm

sâu của thực-thể phát-xuất ra. Một tín-đồ Tây-

phương của Ngài Bhagavan là một người ăn

mặn cố-cựu. Khi ông ta đến Tùng-lâm, trước

mắt ông chỉ có thịt là món ăn có thực-chất cốt-

yếu và là món ăn ngon nhất trong bữa cơm.

Page 184: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

178

Không có một dư-luận nào nổi lên về vấn-đề

ấy, nhưng sau một thời-gian, chính người mới

đến ấy tự cảm thấy một sự ác-cảm thật sự khi

nghĩ đến ăn thịt .

Ở đây phải mở ngoặc đối với độc-giả

không phải tín-đồ Ấn-Độ-giáo. Giới-điều ăn

chay không phải chỉ-định rằng về sự ghê-tởm

sát sinh, tuy rằng đó là một lý-do để giữ giới.

Sự quan-trọng cũng là vì những món ăn không

chay-tịnh mà trong đó phải kể cả đến rau cũng

như là thịt, mục-đích là sự phát-triển thú-tính

nó cản-trở sự tinh-tiến của tinh-thần .

Cũng đã có những con đường khác để cho

bà mẹ tin theo rằng con bà đẻ ra là một nhập-

thể thần-linh. Một hôm bà ngồi trước mặt Ngài

Bhagavan, tự nhiên Ngài biến mất, chỉ còn có

một cột tinh-sáng, bà nghĩ rằng con mình đã

thoát xác, bà òa lên khóc, tức thì cái cột tinh-

sáng biến đi và Ngài Bhagavan lại hiện ra như

cũ. Một lần khác, bà lại thấy Ngài hiện ra ở

giữa đàn rắn, đàn rắn cuốn chặt lấy Ngài như

Page 185: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

179

tượng thần Siva. Bà kêu lên : " Hãy đuổi chúng

đi ! Chúng làm cho ta sợ ! "

Sau những hiện-tượng xẩy ra như thế thì

bà mẹ khẩn-khoản yêu-cầu Ngài chỉ biểu-hiện

ở hình-thức thông-thường. Mục-đích của sự

thị-hiện đã đạt được rồi, bà Alagammal đã hiểu

rằng hình-thức nhân-loại của con bà mà bà

được biết, bà đã yêu như con của bà thì cũng

ảo-huyễn như tất cả các hình-thức khác mà

Ngài Bhagavan có thể khoác vào .

Vào năm 1920 sức khoẻ của bà mẹ bắt

đầu suy-giảm, bà không còn có khả-năng để

làm việc như cũ ở Tùng-lâm nữa và bắt-buộc

bà phải nghỉ-ngơi nhiều hơn. Trong khi bà mắc

bệnh, Ngài Bhagavan không ngừng tâm để

trông nom săn-sóc tới bà, với sự thông-cảm

giữa bà và Ngài càng ngày càng tăng tiến trong

yên-lặng và thiền-định .

Khoảng 8 giờ tối, bà mẹ Alagammal thoát

xác. Ngay bấy giờ Ngài Bhagavan đứng dậy,

Page 186: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

180

Ngài nói : " Bây giờ có thể chúng ta đi dùng

cơm được rồi, ở đây không còn chút ô-uế nào

nữa ! "

Câu nói ấy có một ý-nghĩa rất thâm-trầm,

một sự chết ở Ấn-Độ-giáo ngụ có một sự

nhiễm-ố. Về nghi-lễ đòi-hỏi phải làm một lễ

tẩy-uế, nhưng ở trường-hợp của bà Alagammal

thì không phải là sự chết mà là sự tái-hợp với

Đại-Ngã. Ở đây không còn linh-hồn cá-biệt

thoát xác mà là sự đồng-nhất-hóa hoàn-toàn

với Tự-Tính Tối-Cao. Như vậy thì nghi-lễ tẩy-

uế không còn cần-thiết nữa. Vài hôm sau Ngài

Bhagavan xác-định lại sự-kiện đó khi có người

nói là bà mẹ Alagammal đã mất hẳn, Ngài sửa

lại mà nói : " Bà không mất hẳn mà chỉ là sát-

nhập ". Ngài còn nói thêm để diễn-tả những

kinh-nghiệm đã qua : " Những khuynh-hướng

tiên-thiên và những ký-ức tế-nhị về kinh-

nghiệm đã qua dẫn đến khả-năng tương-lai, trở

nên hết sức hoạt-động. Hết cảnh nọ tới cảnh kia

diễn ra ở trong tiềm-thức của bà dầu rằng ý-

thức ngoại-biểu đã tắt. Tâm-hồn trải qua một

Page 187: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

181

chuỗi kinh-nghiệm, tránh được cho bà sự cần-

thiết tái-sinh và làm cho tâm-hồn sát-nhập vào

Tự-Tính. Cuối cùng linh-hồn trút khỏi cái vỏ

tinh-vi trước khi đạt tới cứu-cánh cuối cùng

cảnh-giới Tối-cao hoàn-toàn Giải-thoát, không

còn trở lại cõi vô-minh nữa " .

Mặc dầu khả-năng trợ-lực của Ngài

Bhagavan, chính nhờ ở khả-năng thánh-thiện

của bà Alagammal, sự từ bỏ đầu tiên đối với tất

cả lòng luyến-ái và chấp-chước nó giúp cho bà

lợi-lạc để tái-nhập vào Tự-Tính Tối-Cao. Ngài

Bhagavan sau này có nói : " Chắc hẳn ở

trường-hợp của bà là một sự thành-công. Tôi

cũng làm hệt như thế cho đạo-sĩ Palani khi đạo-

sĩ sắp mất mà tôi đã thất-bại. Đạo-sĩ mở mắt ra

rồi tắt thở ". Ngài lại nói thêm : " Tuy vậy,

chưa hẳn là đã hoàn-toàn thất-bại, bởi vì nếu

tư-ngã của đạo-sĩ không tham-nhập hoàn-toàn

vào Tự-Tính Tối-Cao, nhưng cách chết của

đạo-sĩ Palini khiến cho ta có thể biết trước rằng

ông sẽ tái-sinh vào một đời sống tốt-lành .

Page 188: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

182

Thường khi một đệ-tử của Ngài cảm thấy

đau-khổ với người mình thương-yêu thì Ngài

Bhagavan nhắc lại cho chúng biết là chỉ có thể-

xác mất đi mà thôi. Chỉ là huyễn-tưởng cho ta

là thể-xác nên nó mới làm cho sự chết thành

một bi-kịch. Lúc này chính Ngài đã ly-biệt

người mẹ mà Ngài không tỏ ra buồn-phiền.

Ngài cùng đệ-tử ở lại đó suốt đêm để ca tụng

những bài ca nghi-lễ. Sự thản-nhiên đối với cái

chết thể-xác của người mẹ chính là ý-nghĩa của

sự cầu-nguyện. Lời cầu-nguyện ấy đã được

Ngài sáng-tác trong khi bà mẹ còn đang bệnh.

Vấn-đề đặt ra là người ta sẽ làm gì ( hỏa-thiêu

hay chôn ). Với thể-xác của bà mẹ cũng phải để

ý đến sự khẳng-định của Ngài Bhagavan rằng

bà đã được sát-nhập vào Tự-Tinh Tối-Cao hay

không còn tái-sinh vào cảnh-giới huyễn-ảo của

tiểu-ngã. Tuy vậy vẫn còn một chút nghi-hoặc.

Phải chăng người ta có thể chôn xác một người

phụ-nữ dù là bậc thánh-nữ thay vào việc hỏa-

thiêu. Hơn nữa người ta còn nhớ lại năm 1917,

Sastri cao-đệ và các đệ-tử khác đã vấn-nạn về

vấn-đề này với Ngài Bhagavan. Ngài đã giải

Page 189: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

183

đáp bằng sự khẳng-định rằng : " Ví con đường

Giáo ( Jnana ) với con đường Giải-thoát

( Mukti ) không khác nhau dù là nam hay nữ,

thì không cần-thiết phải hỏa-thiêu thể-xác của

người phụ-nữ. Chính cái thể-xác này cũng là

nơi ngự-trị của Thần-linh ". Không ai dám hỏi

lại Ngài về sự quyết-định phải làm như thế nào

đối với thể-xác của bà mẹ. Thể-xác của bà mẹ

sẽ thuộc thành-phần của Tùng-lâm ? Hình như

không một người đệ-tử nào để ý rằng lời cầu-

nguyện năm 1914 đã là lời giải-đáp : " Hởi

đấng Tối-Cao hãy bao-bọc lấy thể-xác của mẹ

con bằng ánh-sáng của Ngài và hãy hợp-nhất

bà với Ngài, như thế có cần phải làm hỏa-thiêu

hay không ? "

Ngài Bhagavan giữ yên-lặng, không

tham-gia vào những hành-vi của người khác.

Mộ của bà mẹ được xây cất dưới chân núi phiá

nam, giữa hai ngôi điện ( một ngôi thờ môn

Tịnh và một ngôi thờ môn Thiền Trí-Tuệ ). Các

bà con và thân bằng cố hữu đến dự lễ tang cùng

với quần-chúng ở trong tỉnh tới. Người ta tung

Page 190: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

184

những than-tro thiêng và trầm hương chung-

quanh thể-xác của bà trước khi lấp huyệt.

Người ta xây ngôi mộ bằng đá và đặt ở trên mộ

một linh-phù đem từ Benares đến ; về sau tại

chỗ ấy người ta dựng một ngôi đền thờ, cho tới

năm 1949 ngôi điện ấy mới hoàn-thành và đặt

tên là Matrabhateswara, một ngôi điện-thờ Nữ-

Thần biểu-tượng Thượng-Đế biểu-hiện ở hình

tướng người Mẹ .

Nếu việc đến Tùng-lâm của bà mẹ đã

đánh dấu một giai-đoạn cho đời sống của

Tùng-lâm, thì sau khi bà mất cũng đánh dấu

một giai-đoạn khác. Sự phát-triển của Tùng-

lâm tăng-tiến hơn là suy-giảm. Một số tín-đồ

có cảm-tưởng về sự hiện-diện của bà mẹ như là

Năng-lực Sáng-tạo, thì có hiệu-lực hơn là trước

kia. Một hôm Ngài Bhagavan nói : " Mẹ sẽ đi

đâu ? Mẹ ở tại đây ."

Niranjananda làm một cái lều ở dưới chân

núi bên cạnh mộ của bà mẹ. Còn Ngài

Bhagavan thì ở lại Tùng-lâm, nhưng ngày nào

Page 191: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

185

Ngài cũng xuống sườn núi một lần, bộ-hành

mất khoảng hơn nữa giờ. Rồi khoảng sáu tháng

sau, một hôm Ngài đi chơi mát và cảm thấy

lòng nhiệt-thành muốn xuống ngôi mộ của mẹ,

và Ngài đã ở lại đấy. Tín-đồ ở Tùng-lâm không

thấy Ngài về, họ bèn theo Ngài xuống mộ , do

đó mới dựng thêm một Tùng-lâm tên là

Ramanashram. Về sau Ngài tuyên-bố : " Không

phải tôi muốn rời bỏ Tùng-lâm cũ để về đây ;

có một sức-mạnh đã thúc-đẩy tôi xuống đây,

không phải quyết-định riêng của tôi mà là của

đấng Thiêng-liêng ".

**************

Page 192: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5
Page 193: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

187

- IX -

BẤT NHỊ PHÁP

Ngài Bhagavan không phải là một nhà

triết-học trí-thức và giáo-lý của Ngài không

bao giờ thay-đổi. Sự trình-bày đầu tiên của

Ngài " Sự cứu-xét Tự-Tính " và " Ta là Ai ? "

không có gì sai khác với giáo-lý mà sau này

Ngài trình-bày bằng ngôn-ngữ vào những năm

cuối cùng. Khi hãy còn là một thiếu-niên, Ngài

tri-giác thấy sự đồng-nhất-tính của mình với

Tuyệt-đối, với Hữu-Thể thuần-túy tiềm-tàng

trong tất cả hiện-hữu, sự nhận-thức ấy hoàn-

toàn trực-giác, và học-thuyết ngụ-ý ấy chỉ sau

này mới được người ta nhận thấy : " Bấy giờ

tôi không biết rằng có một Thực-Thể, một

Thực-Tại phi-nhân-cách tiềm-tàng trong tất cả,

và Thượng-Đế với tôi đều đồng-nhất với Thực-

Thể ấy. Sau này ở tỉnh Tiruvannamalai tôi hiểu

Page 194: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

188

ra rằng, qua những Kinh sách Ribhu Gita

( Kinh Luật Vedas ) và các Thánh-kinh khác,

tôi khám-phá thấy những sự phân-tích trong ấy

và gọi tên khác nhau, thì chính là cái mà tôi đã

trực-giác thấy mà không gọi tên và phân-tích ".

Đấy không phải là vấn-đề quan-điểm kiến-văn

mà là vấn-đề Chân-lý được tái ngộ thấy, nghĩa

là Ngài Bhagavan không tin những điều mà

Ngài đọc, Ngài chỉ nhận ra những điều Ngài

thấy là phù-hợp với những gì Ngài trực-giác .

Ấn-Độ-giáo gồm tất cả những trình-độ,

những cách-thức của học-thuyết, mỗi cách-thức

chính-đáng và phù-hợp với những phương-tiện

cận-đạo khác nhau mà người ta đòi-hỏi tùy

theo tính-tình và trình-độ phát-triển khác nhau.

Đường cận-đạo bằng tình-yêu và sùng-bái với

một thần-linh nhân-cách-hóa phổ-thông, chẳng

hạn ở trong tôn-giáo Tây-phương hay Hồi-giáo

cũng như con đường cận-đạo bằng phụng-sự

thần-linh biểu-hiện ra tất cả sáng-tạo của Ngài.

Người ta thờ cúng bằng cách phụng-sự những

sáng-tạo đó. Tuy nhiên sự nhận-thức hữu-thể

Page 195: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

189

thuần-túy coi như là Tự-Tính Tối-Cao, Đại-

đồng-tính của toàn-thể vạn-vật là chân-lý cùng-

tột siêu-việt, tất cả những trình-độ của học-

thuyết đồng thời không phủ-nhận chân-lý

riêng-biệt của từng trình-độ. Đấy là Advaita

Bất-Nhị-Pháp. Tức là không hai tính, mà do

các bậc tiên-tri cổ-xưa truyền dạy, nhất là Ngài

Shankara. Một chân-lý đơn-giản nhất đồng thời

cũng uyên-thâm nhất, chân-lý cùng-tột nó vượt

tất cả những sự phức-tạp của vũ-trụ-luận .

Bất-nhị-pháp Tính có nghĩa là chỉ có

Tuyệt-Đối mà thôi. Toàn-thể vũ-trụ nằm bên

trong Tuyệt-Đối, không làm gì có Thực-Tại

chân-thực tự-tính của nó. Nó chỉ biểu-hiện

Tuyệt-Đối. Tuyệt-Đối ấy vĩnh-viễn bất-di bất-

dịch và không biểu-hiện. Cũng tương-tự như

thế mà sự-vật bên trong giấc mộng chỉ có thực

với người nằm mộng, không thêm bớt gì cho y

bởi sự xuất-hiện của chúng, và tới khi tan biến

hết mộng, y cũng không mất-mát gì cả. Điều

này có nghĩa là Tuyệt-Đối là Tự-Tính của vũ-

trụ và của mỗi chúng-sinh. Bởi vậy, khi người

Page 196: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

190

ta truy-tầm cái Tự-Tính của mình, khi người ta

đặt cho mình câu hỏi " Ta là Ai ? " người ta có

thể thực-hiện cái đồng-nhất-tính của mình với

Hữu-Thể Đại-Đồng. Đấy là học-thuyết Bất-

nhị-pháp thuần-túy nhất mà Ngài Bhagavan

chứng-nghiệm và dạy dẫn .

Một số người lo sợ về học-thuyết Tự-

Tính Duy-Nhất có thể làm cho họ mất Thượng-

Đế nhân-cách để họ có thể kêu cầu. Chừng nào

người ta thừa-nhận cái tự-ngã của mình như là

có thật, thì Thượng-Đế siêu-việt và ngoại-giới

vẫn còn là Thực-Tại đối với y. Đó là trình-độ

của tôn-giáo lưỡng-nguyên với Thượng-Đế

Hữu-ngã. Tôn-giáo ấy chân-thật nhưng chưa

phải Chân-lý cùng-tột. " Tất cả các tôn-giáo

đều có ba tiền-đề căn-bản : Cá-nhân ; Thượng-

Đế và Thế-giới. Chỉ chừng nào cái tự-ngã còn

tồn-tại thì người ta mới có thể nói, hoặc là

‹ Đồng-nhất tự biểu-hiện ra là ba tiền-đề › hoặc

là ‹ ba phương-diện ấy thật là Ba ›. Trạng-thái

Tối-Cao là trở về Tự-Tính, tự đồng-hóa với

Page 197: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

191

Tự-Tính, tự-ngã tan biến ". _ ( Rút ở trong 40

bài thơ về Thực-Tại ; Q. 2 )

Có nhiều người lên tiếng phản-đối quan-

niệm thế-giới không có thật, dù là họ công-

nhận sự thật của tinh-thần, đấy là vì họ chưa

hiểu rõ thế nào là thế-giới không có thật. Ngài

Bhagavan thường giải-thích ý-nghĩa huyễn-ảo

của thế-giới ấy, nhưng không có lần nào Ngài

giải-thích xác-thiệt hơn là những lời trích-dẫn

của S.S. Cohen :

" Shankara, vị tổ Bất-nhị-pháp

( Advaita ) ở Ấn-Độ đã phê-bình về triết-

lý ảo-hóa của ông mà không hiểu ý-nghĩa

của nó. Ông đặt ra ba nguyên-tắc : Đại-

Ngã có thật ; Vũ-trụ hiện-tượng không có

thật ; Đại-Ngã với Thế-giới hiện-tượng là

Một. Ông không dừng ở nguyên-tắc thứ

hai, nguyên-tắc thứ ba giải-thích cho hai

nguyên-tắc trên, nó có nghĩa là khi nào

vũ-trụ được tri-giác ở ngoài Đại-Ngã (ý-

thức vũ-trụ ) thì tri-giác ấy là sai-lầm và

Page 198: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

192

huyễn-ảo, nói một cách khác thì như thế

có nghĩa là hiện-tượng có thật khi nào

thực-nghiệm như là Tự-Tính, và nó chỉ

huyễn-ảo khi nào nhìn ở ngoài Tự-Tính ".

Phép truyền đạo của Ngài Bhagavan hết

sức thực-tiễn. Ngài chỉ trình-bày lý-thuyết

chừng nào giải-đáp cho những nhu-yếu đặc-

biệt và cho những câu hỏi của tín-đồ, và như là

cơ-bản thiết-yếu cho sự thực-hành. Một hôm

người ta nhắc lại cho Ngài là trong Thánh-giáo

của Ngài nói rằng Đức Phật đã từ-chối trả lời

những câu hỏi về Thượng-Đế. Ngài đáp-ứng

với thái-độ biểu-đồng-tình với Đức Phật : " Kỳ

thực Đức Phật chú-trọng nhiều vào việc hướng-

dẫn người tầm đạo thực-hiện an-lạc ngay tại

đây hơn là những thảo-luận kinh-viện về

Thượng-Đế và các vấn-đề khác ". Ngài

Bhagavan cũng thế, Ngài thường từ-chối thỏa-

mãn sự tò-mò của những người vấn đạo, hơn

thế nữa Ngài còn hướng-dẫn họ về sự tinh-tiến

thực-hiện. Ví dụ hàng ngày Ngài trả lời cho

Page 199: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

193

một số người hỏi Ngài về số-phận sau khi chết

của con người. Ngài có thể đáp :

" Tại sao các anh lại muốn biết số-

phận mình sau khi chết trước khi mình

biết mình là cái gì hiện-tại ".

" Vị tri sinh an tri tử " _ ( Khổng-Tử )

Một người có hiện-tại đồng thời vĩnh-

viễn cũng là cái Tự-Tính bất-tử. Nó tồn-tại

trong bối-cảnh ở đời này và ở các đời khác,

nhưng chỉ nói và chỉ tin chưa đủ, còn phải cố-

gắng thể-hiện thành sự thật. Cũng vậy mà khi

người ta hỏi Ngài Bhagavan về vấn-đề

Thượng-Đế, Ngài đã trả lời :

" Tại sao anh muốn biết Thượng-Đế

trước khi anh tự biết mình ? Trước hết

hãy khám-phá ra xem chính mình là cái gì

đã ! "

Phương-pháp để thành-đạt đáng lẽ sẽ

được trình-bày ở các chương sau, nhưng vì

chương sau đây trình-bầy những sự liên-quan

Page 200: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

194

tới học-thuyết của Ngài cho đệ-tử, nên người ta

có thể nói ngay đến phương-pháp cùng với

học-thuyết của Ngài .

Giáo-lý của Ngài không phải là một triết-

học theo nghĩa thông-thường của chữ " Triết-

học ". Ngài không dạy các tín-đồ của Ngài suy-

tưởng những vấn-đề mà là tiêu-trừ tư-tưởng.

Người ta có thể kết-luận rằng cách-thức ấy có

vẻ kỳ-lạ, nhưng cũng như Ngài Bhagavan đã

giải-thích cho Paul Brunton trong cuộc vấn-đáp

đã dẫn ở Ch. II , thì phương-pháp ấy không có

gì là lạ-lùng. Tất cả mọi người đều đồng-nhất-

thể với Tự-Tính Tối-Cao là Thực-Tại Thuần-

Túy, Ý-Thức Thuần-Túy, Lạc-Cảnh Thuần-

Túy, nhưng lý-trí đã tạo ra ảnh-hưởng của một

cá-thể phân-biệt. Trong giấc ngủ-say lý-trí yên-

lặng và người ta là Một với Tự-Tính Tối-Cao,

nhưng nó không ý-thức. Ở trong trạng-thái đại-

định nó là Tự-Tính, nó trở nên Tự-Tính mà nó

hoàn-toàn ý-thức. Ở đấy không còn tối-tăm nữa

mà là sáng-lạn. Khi nào lý-trí không can-thiệp

vào thì cái ý-thức về Tự-Tính Tối-Cao sẽ được

Page 201: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

195

khải-ngộ nhờ ân-điển của sư-phụ ; sửa-soạn

như thế cho trạng-thái đồng-nhất-thể viên-mãn,

hoan-lạc. Trạng-thái ấy chẳng phải là sự mê-

muội mà là một sự tri-kiến sáng-chiếu, Giác-

ngộ, Tôi tồn-tại thuần-túy .

Một vài người lùi bước trước ý-tưởng về

sự hủy-diệt lý-trí, hay là nói một cách khác sự

hủy-diệt cái cá-tính riêng-biệt và thấy nó một

cách ghê-sợ. Tuy vậy, sự ly-khai ấy xuất-hiện

với chúng ta hàng ngày trong giấc ngủ mà

chúng ta không hề lo sợ giấc ngủ, chúng ta còn

lấy làm thích-thú trong giấc ngủ-say. Tuy rằng

tinh-thần chỉ được an-tĩnh một cách vô-ý-thức.

Vả lại trong trạng-thái hoan-lạc hay thần-hóa,

tinh-thần nhất thời tham nhập vào trong cảnh

an-lạc, là Chân-Tính của nó. Chính những

danh-từ mê-ly và thần-hóa ngụ-ý siêu-việt

những cá-tính bởi vì mê-ly ( ravissement ) có

nghĩa là vượt ra khỏi mình và thần-hóa (extase)

có nghĩa là đi ra ngoài bản-ngã của mình. Từ-

ngữ " đứt hơi, ngừng thở " ( couper la respi-

ration ) có nghĩa thực-sự là đoạn-tuyệt tư-duy,

Page 202: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

196

bởi vì hơi-thở với tư-duy đều do cùng một

nguồn phát-xuất ra như Ngài Bhagavan giải-

thích khi Ngài nói về sự điều-ngự hơi thở. Sự

thật cá-tính không bị hủy-diệt ; nó triển-khai

tới Vô-hạn, Vô-biên .

Sự gạt bỏ tư-duy ấy nhằm mục-đích bắt

lý-trí tập-trung hết sức vào sự giác-ngộ thâm-

thúy ở đàng sau và ở ngoài tư-tưởng. Nó làm

cho an-tĩnh .

Sự từ bỏ tư-duy ấy không làm yếu lý-trí

chút nào, mà nó lại làm cho thêm sức mạnh

tinh-thần, vì nó chỉ-dẫn tập-trung tinh-thần.

Ngài Bhagavan thường khẳng-định như thế,

chính cái tinh-thần yếu-đuối và không chế-ngự

thường bị đãng-trí bởi những ý-nghĩ viển-vông

làm cho tiêu-hao, và những ưu-tư vô ích. Tinh-

thần cường-kiện có thể tập-trung bất cứ vào

một đối-tượng nào, thì có thể hướng-dẫn nghị-

lực tập-trung vào sự từ bỏ tư-tưởng và sự cầu

tìm Tự-Tính Tối-Cao. Trái lại sự nỗ-lực để trừ

bỏ tư-tưởng theo cách nói trên là một nguồn

Page 203: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

197

sinh-sản ra năng-lực và sức mạnh tập-trung.

Sau khi kết-thúc công-trình cứu-xét thì những

năng-khiếu của tinh-thần không mất đi chút

nào. Ngài Bhagavan minh-chứng học-thuyết ấy

bằng sự so-sánh cùng nhà đạo-sĩ Tuệ-Giác về

mặt-trăng giữa trời đang trưa. Ánh sáng của

trăng đương nhiên là có, nhưng không thiết-yếu

vì ánh-sáng mặt-trời còn mạnh hơn và làm

nguồn phát-xuất ánh-sáng cho mặt-trăng .

*****************

*

Page 204: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5
Page 205: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

199

- X -

CÁC ĐỆ-TỬ ĐẦU TIÊN

CỦA MAHARSHI

Mặc dầu học-thuyết của Ngài Bhagavan

giảng-dạy không bao giờ thay-đổi, nhưng cách-

thức giảng-dạy thay-đổi tùy theo tính-cách và

sức thông-minh của người vấn-đạo. Trong

những năm mà đạo-sĩ ở tại trong núi, người ta

ghi nhận những thực-nghiệm của một số đệ-tử

cùng là những giải-thích mà những thực-

nghiệm đó tạo ra. Một số những thực-nghiệm

ấy sẽ được ghi lại sau đây, và thực ra những

thực-nghiệm ấy của tín-đồ hợp thành tiểu-sử

của Ngài Bhagavan. Bởi vì chính Ngài ở tại

trong bất-di bất-dịch, ngoài tất cả những thực-

nghiệm .

Page 206: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

200

Sivaprakasam Pillai, đệ-tử đầu tiên trí-

thức nhất trong hàng đệ-tử của Ngài Bhagavan.

Ông ta đã từng học triết-học ở Đại-học và có

khuynh-hướng tìm hiểu bí-quyết về sự tồn-tại.

Năm 1900 ông được bổ vào làm ở sở kho-bạc

tại quận phiá nam Arcet. Hai năm sau ông di-

chuyển đến Tiruvannamalai, ông được nghe

tiếng về một đạo-sĩ trẻ ở trong núi. Ngay cuộc

tiếp-xúc đầu tiên ông đã bị hấp-dẫn và trở nên

một trong những đệ-tử của Ngài Bhagavan.

Ông đặt cho Ngài Bhagavan 14 câu hỏi, nhưng

Ngài còn đang ở trong thời-gian tịnh-khẩu, nên

những câu hỏi và những câu giải đáp đều được

viết ra. Ngài Bhagavan viết câu cuối cùng trên

một tảng đá, nhưng đệ-tử Pillai chép ngay vào

giấy. Sau này Pillai còn ghi lại, theo trí nhớ, 13

câu vấn đáp khác. Và Ngài Bhagavan đã sửa lại

trước khi xuất-bản :

S. Pillai : _ Thưa đạo-sĩ, Tôi là ai ? Bằng cách

nào người ta có thể đạt được sự cứu-độ ?

Page 207: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

201

Bhagavan : _ Bằng cách luôn luôn tự đặt cho

mình, trong tâm-khảm, câu hỏi " Ta là

ai ? " anh sẽ biết được chính anh, và theo

cách ấy anh sẽ đạt được sự cứu-độ .

S. Pillai : _ Ta là ai ?

Bhagavan : _ Cái Ngã thật của mình, cái Ngã

siêu-việt không phải là thân-thể, cũng

chẳng phải là một trong năm giác-quan,

cũng chẳng phải đối-tượng của giác-quan,

cũng chẳng phải cơ-năng động-tác, chẳng

phải sinh-khí (prajna), cũng chẳng phải

lý-trí, cũng chẳng phải cảnh ngủ-say mà

trong đó tất cả những nhận-thức trên đây

không còn nữa .

S. Pillai : _ Nếu tôi không phải là những cái ấy

thì tôi còn là cái gì khác ?

Bhagavan : _ Sau khi đã vứt bỏ tất cả đi rồi, và

nói : " Đấy là những cái không phải tôi,

Page 208: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

202

còn lại cái gì thì chính là " Cái Ngã của

tôi " và cái Ngã ấy là Ý-thức .

S. Pillai : _ Bản-tính của Ý-thức ấy là gì ?

Bhagavan : _ Cái ấy là Hữu-thể, Ý-thức, và

Hoan-lạc ( Sat, Chit, Ananda ). Chính

trong cảnh-giới ấy thì mới không còn cả

đến dấu-vết của ý-niệm về " Cái Tôi tư-

duy ). Người ta còn gọi là Tịch-Tĩnh

( Mouna ), hay là Ngã ( Atman ). Chỉ có

cái Ấy là thật. Nếu người ta coi Tam-tài

( Ngã, Thế-giới và Thượng-Đế ) như là

những cá-thể biệt-lập thì chúng chỉ là

huyễn-ảo mà thôi ; chẳng khác gì cái

bóng lóng-lánh của sà-cừ, nó có vẻ như là

bạc thật. Thượng-Đế, Tự-Ngã và Thế-

giới, sự thật chỉ là hình-tướng của Siva

( Hình-danh sắc-tướng của Ngài ), hay là

hình-tướng của Tâm-linh .

S. Pillai : _ Làm thế nào chúng ta có thể đạt tới

Thực-tại ấy ?

Page 209: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

203

Bhagavan : _ Khi nào những sự-vật chúng ta

nhìn thấy biến đi, thì Chân-tính của người

nhìn thấy hay là Chủ-thể (Năng ) hiện ra .

S. Pillai : _ Người ta không có thể thực-hiện

Cái Ấy trong khi đang nhìn ngoại vật ?

Bhagavan : _ Không, bởi vì người nhìn ( Năng

kiến ) như thế và những sự-vật được nhìn

( Sở kiến ) cũng chẳng khác gì cái thừng

mà người ta lầm tưởng là con rắn. Chỉ khi

nào người ta thoát khỏi cái ý-niệm về con

rắn, thì người ta mới có thể nhận ra là chỉ

có cái thừng mà thôi .

S. Pillai : _ Khi nào thì những sự-vật ngoại-giới

biến đi ?

Bhagavan : _ Khi nào tinh-thần ( Tâm trí ) là

nguyên-nhân của tư-tưởng mà những

hoạt-động của nó biến đi, thì sự-vật

ngoại-giới cũng biến đi theo .

Page 210: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

204

S. Pillai : _ Bản-tính của Tinh-thần ( Tâm-trí )

là gì ?

Bhagavan : _ Tinh-thần chỉ là tư-tưởng, là một

hình-thức của năng-lượng, nó tự biểu-

hiện ra là Thế-giới. Khi nào tinh-thần

nhập vào trong Tự-Tính thì Tự-Tính được

thể-hiện ; khi nào tinh-thần lại xuất-hiện,

thì Thế-giới lại hiện ra và Tự-Tính không

được thể-hiện .

S. Pillai : _ Làm thế nào mà tinh-thần có thể

biến đi ?

Bhagavan : _ Chỉ có câu hỏi " Ta là ai ? " mới

có thể làm cho nó biến đi, mặc dù câu hỏi

ấy cũng thuộc về động-tác tư-duy, nó

hủy-diệt tất cả những động-tác của tinh-

thần cả đến tự bản-thân nó nữa, cũng như

que củi đốt đống củi trên lò hỏa-thiêu, tự

nó cũng hủy-diệt thành than sau khi củi

thiêu cùng tử-thi bị thiêu hết. Chỉ đến bấy

giờ Tự-Tính mới thể-hiện. Cái ý-niệm về

Page 211: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

205

" Tôi tư-duy " bị tiêu-trừ, đồng thời sinh-

khí với tất cả hoạt-động khác cũng tiêu-

trừ nốt. Cái Tự-Ngã và sinh-khí đều do

một nguồn chung xuất-hiện. Tất cả những

công việc làm của anh, anh hãy làm một

cách vô-tư không vị-kỷ, nghĩa là không

có cảm-tưởng là " Tôi làm việc đó ". Khi

nào một người đạt tới trạng-thái ấy thì

chính vợ mình cũng hiện ra là một người

Mẹ " Đại-đồng ". Đức Tín-Yêu ( Bhakti )

chân-chính chẳng phải là cái gì khác hơn

là đem Tự-Ngã phục-tòng Tự-Tính .

S. Pillai : _ Có cách nào khác để tiêu-hủy tinh-

thần không ?

Bhagavan : _ Có nhiều phương-pháp thích-hợp

để diệt-trừ tinh-thần. Không có phương-

pháp nào thích-hợp hơn là phương-pháp

Cầu-tìm Tự-Tính của chính mình. Khi

nào tinh-thần được nâng-niu, ru-ngủ bởi

những phương-tiện khác thì trong một

Page 212: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

206

khoảnh-khắc nó không hoạt-động nữa, rồi

sau nó lại cất đầu lên để lại hoạt-động

như trước .

S. Pillai : _ Nhưng làm thế nào tất cả những

bản-năng của tôi, tất cả những su-hướng,

chẳng hạn như bản-năng bảo-tồn, có thể

khắc-phục được .

Bhagavan : _ Anh càng thu vào Tự-Tính bao

nhiêu thì những su-hướng kia lại càng

thoái-lui và cuối cùng chúng sẽ rời khỏi

nơi anh .

S. Pillai : _ Thực ra, làm thế nào mà có thể nhổ

được hết rễ những su-hướng ấy, vì chúng

đã tiêm-nhiễm vào tinh-thần chúng ta trải

qua biết bao nhiêu kiếp ?

Bhagavan : _ Không nên để tâm vào sự nghi-

ngờ ấy, mà phải quyết chí đi sâu vào Tự-

Tính, nếu tinh-thần luôn luôn hướng vào

Tự-Tính thì cuối cùng nó sẽ tiêu-tan đi và

Page 213: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

207

biến thành chính Tự-Tính. Nếu anh còn

cảm thấy có sự nghi-hoặc thì đừng nên

tìm cách làm cho nó tan biến đi, nhưng

hãy tự hỏi " ai là người nghi-hoặc ? "

S. Pillai : _ Phải mất bao nhiêu lâu để tìm-tòi

như thế ?

Bhagavan : _ Chừng nào trong tinh-thần anh

còn một chút khuynh-hướng tạo ra tư-

duy, chừng nào còn kẻ thù chiếm-đoạt

thành-trì, thì chúng sẽ luôn luôn tìm mở

lối ra. Nếu anh giết lần lượt từng kẻ-thù

một khi nó đi ra, thì thành-trì cuối cùng sẽ

rơi vào tay anh. Cũng vậy, mỗi khi tư-

tưởng cất đầu lên, thì anh hãy đập nát đầu

nó bằng cách Cầu-Tìm cái Ngã của anh.

Hãy đập tan tư-tưởng tự nguồn-gốc của

chúng. Động-tác đập tan ấy gọi là siêu-

thoát, bất-động ( vairagya ). Cứ như thế

mà sự Cầu-Tìm Bản-Lai Diện-Mục

( Vichala ) tiếp-tục cần-thiết chừng nào

Tự-Tính chưa được thực-hiện. Phải nghĩ

Page 214: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

208

về Tự-Tính một cách liên-tục, không bao

giờ gián-đoạn là thiết-yếu .

S. Pillai : _ Nhưng thế-giới với tất cả những

chứa-đựng của nó, phải chăng tất cả chỉ là

ý muốn của đấng Tối-Cao ? Tại sao đấng

Tối-Cao lại muốn như thế ?

Bhagavan : _ Thương-Đế không hữu ý, Ngài

không bị lệ-thuộc vào một động-tác nào.

Tất cả những hoạt-động ở thế-gian này

không đụng-chạm tới Ngài. So-sánh

Thượng-Đế với mặt-trời ; mặt-trời mọc

lên không có ý muốn, nó không chủ-định

và không nỗ-lực gì cả, nhưng khi nó mọc

lên thì vô số những hoạt-động nẩy-sinh.

Kính hiển-vi đặt dưới tia nắng bốc ra lửa

tại trọng-tâm tập-trung, nhị sen nở ra hoa,

nước bốc thành hơi, và tất cả tạo-vật cùng

chúng-sinh bắt đầu hoạt-động, dấn thân

vào đấy để sau cùng rời bỏ. Nhưng mặt-

trời không bị ảnh-hưởng chút nào bởi

những hoạt-động ấy, vì nó chỉ hành-động

Page 215: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

209

theo bản-tính của nó, là một định-luật

nhất-định không chủ-định như là một

nhân-chứng. Đối với Thượng-Đế cũng

thế .

Hay là hãy tỉ-dụ một cách khác như

không-gian và tinh-khí. Trái đất, nước,

lửa, không-khí, chứa trong ấy và biến-thái

trong ấy, nhưng cả không-gian cũng như

tinh-khí không vì thế mà bị ảnh-hưởng .

Cũng như vậy, đối với Thượng-Đế.

Thượng-Đế không có dục-vọng, không có

chủ-đích trong động-tác sáng-tạo, duy-trì,

hủy-diệt, rút lui và cứu-độ mà chúng-sinh

bị lệ-thuộc. Chúng-sinh tiếp hái lấy kết-

quả hành-vi của mình theo định-luật của

Thượng-Đế. Chính chúng mang lấy trách-

nhiệm chứ không phải Thượng-Đế,

Thượng-Đế không lệ-thuộc vào một

hành-vi nào của chúng-sinh ."

Những lời nói của Ngài Bhagavan, theo

đấy thì " Cái Chân-tính của người nào nhìn,

chỉ thấy xuất-hiện khi nào những vật nhìn thấy

Page 216: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

210

biến đi ", những lời nói ấy không nên hiểu

theo nghĩa đen. Không còn ý-thức về thế-giới

hữu-hình là ở trong trạng-thái xuất-thần vô-

hình-tướng ( Tam-muội Vô-dư = Nirvikalpa

Samadhi ) .

Điều mà Ngài Bhagavan muốn nói là

những vật không còn hình-tướng và chỉ còn

thấy như là những hình-dáng biểu-hiện của Tự-

Tính. Cái tỉ-dụ sợi giây thừng và con rắn,

minh-chứng cho ý-tưởng ấy. Nó là một tỉ-dụ

điển-hình mà Ngài Bhagavan thường dùng :

" Trong đêm tối, một người nhìn thấy cái thừng

tưởng là con rắn, người ấy rất sợ-hãi, nhưng

đến khi trời sáng người đó mới biết đó chỉ là

một sợi giây thừng, và sự sợ-hãi trước đó chỉ là

hão-huyền. Cái thừng là thực-tại của Thực-Thể.

Hình-ảnh con rắn làm cho người kia hoảng-sợ

là thế-giới khách-quan .

Điều khẳng-định cho rằng việc thoát-ly

tư-tưởng là một sự tiêu-trừ tư-tưởng ngay từ

lúc nó mới nẩy sinh, đòi hỏi phải có giải-thích.

Page 217: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

211

( Vairagya = thoát-lý nghĩa là tuyệt tham-vọng,

ly-khai, bình-thản ). Đạo-sĩ Pillai khi hỏi Ngài

Bhagavan lúc nào thì những bản-năng và

những su-hướng tiềm-tàng có thể khắc-phục

được để chứng-tỏ rằng ông ta khao-khát thoát-

ly ( vairagya ). Sự thực, Ngài nói với Pillai

rằng sự Cứu-xét Tự-Tính mình chính là con

đường tắt, ngắn nhất dẫn đến sự thoát-ly

( vairagya ). Đam-mê, cố-chấp là bản-lai của

tinh-thần ( tâm trí ), bởi vậy mà khi tinh-thần

kiểm-soát trí-thức người ta, thì chúng bị khắc-

phục và đấy là Thoát-ly ( Vairagya ) .

Những câu giải đáp ấy sau này được bổ-

túc khi xuất-bản tác-phẩm nhan-đề " Ta là

Ai ? ". Nó là sự trình-bày bằng văn xuôi của

Ngài Bhagavan, có lẽ đã được thưởng-thức

nhiều nhất .

Năm 1910, đạo-sĩ Pillai coi chức-nghiệp

công-khai của mình như là một trở-ngại trên

con đường tu-luyện tâm-linh ( Sadhana ). Ông

ta có thừa tư-sản ở nhà, khỏi phải kiếm tiền và

Page 218: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

212

ông bèn tự nguyện từ-chức. Ba năm sau, ông

phải quyết-định một sự quan-trọng, sự từ-chức

của ông phải chăng có ý-nghĩa từ bỏ cuộc đời

thế-gian này hay chỉ là sự từ bỏ những điều

bận-bịu, ràng-buộc mà không phải là từ bỏ

những điều thích-thú. Người vợ ông từ-trần,

nên ông phải đứng trước một vấn-đề giải-quyết

là tục-huyền hay là hiến dâng cho đời sống tu-

sĩ. Ông còn ở tuổi trung-niên và đang có một

người phụ-nữ mà ông rất quyến-luyến. Và như

thế lại nẩy ra vấn-đề tiền bạc ở trường-hợp lập

gia-thất mới. Đạo-sĩ Pillai lưỡng-lự trước sự

trình-bày về vấn-đề ấy với sư-phụ của mình, có

lẽ trong mấy ngày suy-nghĩ ông đoán biết câu

hỏi sẽ phải như thế nào, cho nên ông tìm cách

khác để thăm hỏi. Ông viết bốn câu hỏi vào

một tờ giấy :

1/ Con phải làm gì để giải-thoát khỏi

những ưu-phiền ?

2/ Con có nên kết-hôn với người con gái

mà con đang mơ-tưởng ?

3/ Nếu không thì tai sao ?

Page 219: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

213

4/ Nếu đi tới hôn-nhân thì lấy đâu ra

tiền ?

Ông đi đến đền-thờ Thần Vighneswara và

mang theo tờ giấy, hình-tướng Thần-linh mà

thủa nhỏ ông thường tới cầu-nguyện. Ông đặt

tờ giấy trước mặt tượng Thần và thức suốt đêm

ở trong đền để cầu-nguyện, mong được câu trả

lời hiện ra trên tờ giấy hay một dấu-hiệu nào

đó, hoặc được ban cho một sự thị-hiện nào .

Tất cả những điều ấy không thấy xẩy ra,

nên đạo-sĩ Pillai đành phải tìm đến Ngài

Bhagavan. Đạo-sĩ đi tới động Virupaksha của

Ngài. Đạo-sĩ lần-lữa mãi để chờ cơ-hội gặp-gỡ,

tuy rằng Ngài Bhagavan không bao giờ

khuyến-khích ai xuất-gia, điều đó không có

nghĩa là Ngài không khuyến-khích người nào

mà chính định-mệnh đã giải-thoát khỏi cuộc

đời ràng-buộc vào gia-thất thứ hai. Dần dần

đạo-sĩ Pillai cảm thấy rõ lời giải-đáp mong

muốn đó đã do sự hiện-diện và chứng-kiến về

đời sống thanh-tao huyền-bí của Ngài Bhaga-

Page 220: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

214

van ban cho phụ-nữ, tiền bạc không có vai-trò

gì vào đấy. Thế rồi ngày ra đi đã định của đạo-

sĩ Pillai đến mà những câu hỏi kia vẫn chưa

được giải-quyết vì Ngài Bhagavan luôn luôn có

một đám đông vây quanh, ngay cả khi đạo-sĩ

Pillai muốn hỏi Ngài .

Đạo-sĩ Pillai ngồi yên một chỗ, chăm chú

nhìn Ngài Bhagavan, thình-lình ông nhìn thấy

trên đầu Ngài có một vầng ánh-sáng tỏa ra, một

đứa bé lóng-lánh như bạc từ trong đó đi ra, rồi

lại nhập vào. Phải chăng đó là câu trả lời linh-

động mà đạo-sĩ Pillai đã từng chờ đợi ?

Đạo-sĩ Pillai phải chăng nên hiểu rằng sự

sinh-sản chân-chính không phải là do xác-thịt

mà là do tinh-thần ? Thình-lình ông chìm vào

trong trạng-thái thần-hóa. Giai-đoạn mà tinh-

thần bị căng thẳng bởi sự nghi-hoặc và bất-định

lâu dài, cuối cùng đã nhường chỗ, đạo-sĩ Pillai

đã nức-nở và thỏa-mãn .

Page 221: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

215

Bằng-chứng về điều-kiện sinh-sống rất

bình-thường chung-quanh Ngài Bhagavan, ấy

là giọng cười mà đa số đệ-tử của Ngài đã biểu-

lộ ra sau khi được nghe S. Pillai kể lại câu

chuyện trên. Một số khác còn nghi-ngờ, lại một

số khác nữa tưởng là đạo-sĩ Pillai say rượu.

Tuy rằng người ta có thể dẫn-chứng nhiều thị-

hiện của Ngài Bhagavan cùng những sự-kiện

phi-thường trong cuộc đời của Ngài, chỉ xẩy ra

cách xa nhau trong vòng hơn hai mươi năm mà

Ngài biểu-hiện với chúng ta .

Ngày hôm ấy đạo-sĩ Pillai tràn ngập niềm

vui sướng, ông bỏ hẳn ý-tưởng ra đi. Hôm sau

trong khi đạo-sĩ Pillai ngồi với Ngài Bhagavan,

ông lại được thấy một sự thị-hiện khác. Lần

này thân-thể Ngài lóng-lánh như mặt-trời ban

mai, chung-quanh tỏa ra hào-quang như một

ánh trăng tròn. Kế đến lại được phủ một lớp tro

thiêng mà đôi mắt phóng ra tia sáng hiền-từ.

Hai hôm sau lại có một sự thị-hiện mới, lần này

thân-thể Ngài hiện ra như một thứ pha-lê trong

suốt .

Page 222: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

216

Trong không-khí hồi-hộp đạo-sĩ Pillai lo-

sợ phải rời bỏ đi nơi khác, e niềm vui sướng

tràn-ngập tâm-hôn ông tan biến mất .

Tuy đạo-sĩ Pillai đã trở về làng mà bốn

câu hỏi của ông vẫn chưa được giải đáp. Ông

sống độc-thân trọn đời và khổ-hạnh. Ông sáng-

tác, ông mô-tả tất cả những kinh-nghiệm của

mình trong một bài thơ tiếng Tamil. Ông cũng

sáng-tác nhiều bài thơ khác ca tụng Ngài

Bhagavan và đến nay vẫn có nhiều đệ-tử còn ca

hát .

***

*

Page 223: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

217

NATESA MUDALIAR

Những người đến gặp Ngài Bhagavan

không hiểu thấu tất cả giáo-lý thầm-lặng của

Ngài. Cuối cùng Mudaliar đã hiểu được giáo-lý

ấy, nhưng phải mất một thời-gian khá lâu. Anh

này đang làm giáo-viên tiểu-học, nhân đọc sách

của Vivekananda nên anh cảm thấy nao-nức

muốn xuất-gia và cầu-tìm một sư-phụ. Bạn-hữu

của anh kể cho anh biết một đạo-sĩ trẻ ở núi

Arunachala, nhưng người bạn ấy lại nói thêm

rằng anh khó có hy-vọng được sư-phụ đó ấn-

chứng cho ( giáo-lý thầm-lặng ). Tuy vậy,

Mudaliar cũng quyết-định thử tới xem. Hồi đó

vào năm 1918, Ngài Bhagavan đã sống ở

Tùng-lâm Skandashram. Mudaliar bèn tới

Tùng-lâm, anh ngồi xuống trước mặt Ngài

Bhagavan, nhưng Ngài vẫn yên-lặng, Mudaliar

không dám lên tiếng trước, anh đành trở về với

sự thất-vọng .

Page 224: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

218

Thất-bại về cuộc thí-nghiệm của mình,

Mudaliar bèn đi chu-du khắp thiên-hạ, tìm gặp

một số đạo-sĩ cao-tăng khác, nhưng anh không

thấy được ở vị nào có sự thể-hiện thần-linh để

tự khuất-phục. Sau hai năm tìm kiếm vô hiệu-

quả, anh đành viết một bức thư dài cho Ngài

Bhagavan để khẩn-khoản xin Ngài không nên

lãnh-đạm với những tâm-hồn đang khát-khao

đi tìm chân-lý, và anh xin phép Ngài cho anh

được trở lại Tùng-lâm, bởi vì cuộc thăm viếng

đầu đã không đem lại ích-lợi gì cho anh cả.

Một tháng đã qua mà không được hồi đáp,

Mudaliar bèn viết một bức thư bảo-đảm và có

được trả lời. Lần này anh đã viết như sau :

" Bất cứ bao nhiêu kiếp tôi phải tái-

sinh, tôi cũng nhất-quyết xin Ngài truyền

pháp ( giáo-lý thầm-lặng = Upadesa ) và

chỉ của Ngài thôi. Ngài sẽ buộc lòng phải

như thế. Tôi sẽ thề tái-sinh để cầu-khẩn

nếu đời này Ngài bỏ rơi tôi và coi tôi như

là căn-cơ còn non nớt chưa đủ để tiếp-

nhận giáo-lý của Ngài hay là còn ấu-trĩ

chưa sửa-soạn " .

Page 225: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

219

Mấy hôm sau Ngài Bhagavan thị-hiện

cho Mudaliar trong một giấc mộng và nói :

" Đừng luôn luôn nghĩ đến ta. Trước hết anh

phải có được Ân-điển của Thần-linh Tối-Cao

( Maheswara ) Thần-linh của Bò-Mộng. Chính

Thần-linh ấy mà anh phải tâm-niệm để có được

Ân-điển của Ngài. Sự giúp-đỡ của ta sẽ đến với

anh rất tự-nhiên .

Mudaliar có ở trong nhà một bức họa

hình ảnh Thần Maheswara cưỡi trên lưng bò-

mộng, anh đã lấy bức họa ấy làm đối-tượng để

tâm-niệm. Vài hôm sau anh nhận được bức thư

của Ngài Bhagavan trả lời :

" Các đại Tiên-Tri ( Maharshi )

không trả lời bằng thư, anh có thể đến

thẳng Tùng-lâm này để thấy chính bản-

thân Ngài ."

Mudaliar lại viết một bức thư nữa để

được chắc-chắn rằng chính bức thư giải đáp

vừa rồi là mệnh-lệnh của Ngài Bhagavan, thế

Page 226: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

220

rồi anh lên đường tới tỉnh Tiruvannamalai. Nơi

gần Tùng-lâm, theo con đường đã vạch sẵn như

trong giấc mộng, trước tiên anh tới chánh-điện

của đền-thờ ở tỉnh để có được Ân-điển của

Thần núi Arunachala và anh đã ngủ đêm tại

đấy. Anh gặp một người Bà-la-môn, người ấy

đã khuyên anh nên bỏ dự-định lúc đầu đó đi :

" Hãy nghe ta đây, ta đã trải qua mười sáu năm

bên cạnh Ngài Bhagavan để cầu tìm hoài mà

không được Ân-điển của Ngài. Ngài lãnh-đạm

với tất cả, dù anh có đập vỡ sọ anh ra Ngài

cũng không buồn hỏi tại sao. Đã không được

Ân-điển của Ngài thì anh còn đến tìm Ngài làm

gì nữa ".

Những lời ấy minh-chứng rõ-ràng cho ta

thấy những gì về sự biểu-hiện mà Ngài

Bhagavan đòi-hỏi ở đệ-tử của Ngài. Những

người nào có lòng cởi-mở sẽ gặp được ở Ngài

một sự săn-sóc tha-thiết hơn là một người mẹ

đối với con ruột của mình. Một số người trong

hàng đệ-tử sợ-hãi một cách tôn-kính ; nhưng

những ai chỉ chú ý đến dấu-hiệu bề ngoài thì

Page 227: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

221

không thấy gì hết. Mudaliar là hạng đệ-tử

không lùi bước trước những sự-kiện ấy. Vì anh

bền chí trong quyết-định của mình, cho nên

người kia đã nói với anh : " Dù sao, anh sẽ thấy

xem anh có duyên may nhận được Ân-điển của

Ngài Bhagavan hay không. Ở trên núi có một

đạo-sĩ Seshadri không hay tiếp-xúc với ai và

thường sua đuổi những người muốn tới gần

ông. Nếu anh có thể nhận được ở ông một ân-

huệ gì thì đó là một điều rất tốt để có được một

sự thành-công đối với Ngài Bhagavan " .

Sáng hôm sau, Mudaliar lên đường với

một đồng-nghiệp J.V. Subrahmanya Iyer để đi

tìm nhà đạo-sĩ khó bắt gặp ấy ( Seshadri ). Sau

khi đã tìm được đạo-sĩ, bọn này được mục-kích

và họ rất lấy làm lạ và hoan-hỷ khi thấy chính

đạo-sĩ đã đến với họ. Không buồn hỏi đến lý-

do đưa họ đến đây, đạo-sĩ Seshadri bảo ngay

Mudaliar : " Con ơi ! Tại sao con đau khổ và

lo-âu đến thế ? Con đường Giác-ngộ là gì ?

Sau khi trí-thức đã lần lượt vứt bỏ tất cả những

đối-tượng, coi như là vô-thường và không

Page 228: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

222

chân-thật, còn lại cái gì sau cuộc tiêu-trừ ấy đi,

đó là Giác-ngộ, ( Chân-tri : Jnana ), đó là

Thượng-Đế. Tất cả là Cái Ấy và chỉ có Cái Ấy

thôi. Thật là điên-rồ mà chạy ngược chạy suôi

tưởng có thể đạt được Giác-ngộ ở trên núi hoặc

ở trong một hang động. Đi đi, không có gì phải

lo-lắng cả ".

Trong khi nói thế, đạo-sĩ Seshadri không

ban cho Mudaliar giáo-lý ( Upadesa ) của mình

mà là giáo-lý của Ngài Bhagavan, đúng theo

luận-điệu của sư-phụ ( là Ngài Bhagavan ) đã

dùng .

Sau khi được khuyến-khích bởi điểm tốt

lành ấy, Mudaliar cùng người bạn lại men theo

sườn núi mà tới Tùng-lâm Skandashram của

Ngài Bhagavan. Khi tới nơi, vừa đúng giữa

trưa, Mudaliar ngồi tĩnh-tọa trước mặt Ngài

Bhagavan suốt năm, sáu tiếng đồng hồ mà

không có lời nào trao đổi giữa hai người, đến

giờ ăn cơm, Ngài Bhagavan đứng dậy đi ra

khỏi phòng .

Page 229: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

223

Người bạn J.V. Subramanya nói với anh :

" Đó là nhân-vật mà anh đã viết cho Ngài hai lá

thư ". Ngài Bhagavan quay lại, chăm-chú nhìn

Mudaliar một lát rồi quay đi khỏi, với thái-độ

yên-lặng .

Hết tháng này sang tháng khác, Mudaliar

đều đều đến Tùng-lâm. Một hôm anh ngồi

xuống và hướng về phiá Ngài Bhagavan với sự

cầu khẩn yên-lặng, nhưng Ngài không hề nói

câu gì với anh, mà anh cũng không dám lên

tiếng trước. Cứ như thế kéo dài suốt một năm,

Mudaliar không thể chịu-đựng được lâu hơn

nữa, cuối cùng anh thốt ra rằng :

" Tôi muốn học-hỏi thực-nghiệm

xem Ân-điển của Ngài thế nào, vì người

kể lại, mỗi người nói một cách khác ".

Ngài Bhagavan trả lời : " Tôi luôn luôn

ban Ân-điển của tôi. Nếu anh không có khả-

năng nhận-thức thì tôi biết làm thế nào ? "

Page 230: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

224

Ngay lúc bấy giờ Mudaliar cũng chưa

hiểu giáo-lý thầm-lặng của Ngài Bhagavan.

Anh ta nghi-hoặc về con đường mình đang theo

đuổi. Sau đó ít lâu, Ngài Bhagavan thị-hiện cho

anh trong một giấc-mộng, Ngài nói : " Hãy

thống-nhất nhãn-quan của anh, hãy bắt nó tự

quay đi khỏi đối-tượng chủ-quan cũng như

khách-quan. Cứ như thế dần dần những sự

khác biệt biến đi khỏi mắt anh, anh sẽ tiến-bộ

trên con đường anh theo đuổi ". Mudaliar

tưởng rằng những lời dạy ấy ứng-dụng vào

những đối-tượng vật-lý nên đáp : " Tôi không

tin rằng phương-tiện ấy có hiệu-năng. Nếu một

bậc cao-thượng như Ngài cho tôi lời khuyên

dạy như thế, thì ai là người khuyên dạy tôi

những lời chính-xác ? " Ngài Bhagavan khẳng-

định rằng phương-tiện ấy là những phương-tiện

chính-xác thực sự .

Chính Mudaliar đã mô-tả giai-đoạn tu-

luyện thứ hai của anh như sau :

" Tôi theo đuổi một thời-gian giáo-

lý trong mộng ( Upadesa ), trong khi ấy

Page 231: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

225

tôi lại có một giấc mộng khác. Lần này

Ngài Bhagavan hiện ra cho tôi trong khi

thân-phụ tôi đứng ở bên cạnh, Ngài chỉ

vào thân-phụ tôi rồi nói : " Người này là

ai ? " Tôi đang do-dự về lời giải-đáp

chính-xác về phuơng-diện triết lý. Tôi trả

lời : " Đó là cha tôi ". Ngài Bhagavan

mỉm cười một cách đầy ý-nghĩa, tôi vội

nói tiếp : " Lời giải-đáp của tôi phù-hợp

với ngôn-ngữ thông-thường chứ không

với ngôn-ngữ triết-học ", bởi vì tôi sực

nhớ lại là thân-thể tôi không phải là của

tôi. Ngài Bhagavan kéo tôi về phiá Ngài,

Ngài đặt bàn tay trước hết lên đầu tôi, rồi

ngực bên phải của tôi và ấn ngón tay vào

ngực tôi. Tôi cảm thấy một cảm-giác khó-

chịu, nhưng vì cảm-giác ấy đến với tôi là

do Ân-điển của Ngài, tôi chịu-đựng một

cách bình-tĩnh. Bấy giờ tôi chưa hiểu tại

sao Ngài lại để tay lên ngực bên phải của

tôi thay vì bên trái ."

Page 232: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

226

Vậy là Mudaliar không thành-công để

tiếp-nhận khải-ngộ thầm-lặng. Y đã được khải-

ngộ bằng sự tiếp-xúc, dù là trong một giấc

mộng .

Mudaliar thuộc hạng người có nhiệt-

thành và mong muốn làm tất cả nỗ-lực dẫn đến

ý-niệm xuất-gia, đi lang-thang tay không,

không một đồng tiền nhỏ. Ngài Bhagavan

khuyên anh nên bỏ dự-định ấy, cũng như Ngài

đã từng khuyên nhiều người khác ở các trường-

hợp tương-tự. Ngài nói :

" Cũng như ở đây, anh không lo-

lắng về đời sống gia-đình, thì anh hãy thử

thí-nghiệm một khi anh về nhà, anh hãy

cố lãnh-đạm và thản-nhiên trong sự lo-âu

hàng ngày. "

Mudaliar chưa đạt tới sự hiểu-biết hoàn-

toàn của một đệ-tử đối với sư-phụ và anh đã

làm công việc từ bỏ xuất-gia, mặc dầu Ngài

Bhagavan đã cấm-đoán. Như Ngài Bhagavan

Page 233: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

227

đã tiên-liệu cho anh, anh cảm thấy những khó-

khăn tăng lên hơn là giảm đi trên con đường

phiêu-lưu vô-định. Sau vài năm anh trở về sống

trong gia-đình và tiếp-tục làm việc như thường-

lệ .

Sau sự quyết-định ấy, lòng hiếu-đễ đối

với sư-phụ của anh tăng thêm. Anh trước-tác

những bài thơ bằng tiếng Tamil để ca tụng

Ngài Bhagavan và sau cùng anh đã tiếp-nhận

được đầy đủ hơn các đệ-tử khác, những sự

truyền-giáo qua lời nói mà anh vốn khao-khát

từ lâu, vì chính anh đã được phần lớn lợi lạc về

lời chỉ giáo của sư-phụ chứa đựng ở trong bộ

Kinh-bổn về giáo-lý " Catechism of Instruc-

tion ". Đó là một bộ sách trình-bày tuyệt-diệu

học-thuyết của sư-phụ và cũng là Ân-điển của

Ngài .

***

*

Page 234: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

228

GANAPATI SASTRI

Ông Ganapati Sastri này là một đệ-tử

khác hẳn với các đệ-tử của Ngài Bhagavan.

Ông nổi tiếng là một nhà Hiền ( Ganapati

Muni ), người ta còn tặng ông một cái tên

danh-dự " Một người xuất khẩu thành thơ :

Kaviakanta " vì ông có tài thốt ra thơ Phạn-

ngữ. Đó là một người có tài-năng xuất-chúng,

có thể xếp vào hàng đầu các nhà bác-học và

văn-học hiện-đại, nếu ông muốn, hay là ông có

thể trở nên một sư-phụ Tinh-Thần, nếu ông

hoàn-toàn không có hoài-vọng, nhưng ông bị

đứng vào hai cực-đoan : Hoặc là hướng lên

Thần-linh để cầu tìm tiếng-tăm và danh-lợi, tuy

nhiên ông cũng lại quá mong muốn cứu-vãn

nhân-loại thoát khỏi ảo-ảnh : Ta là người hành-

động .

Ông ra đời vào năm 1878 ( một năm

trước Ngài Bhagavan ), thân-phụ ông ở thành

Benares. Trước hình-tượng của Thần Ganapati

Page 235: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

229

và đã có một thị-hiện của một đứa trẻ từ Thần

Ganapati chạy lại ; vì thế nên ông được thân-

phụ đặt tên cho là Ganapati. Năm năm đầu từ

lúc sinh ra, Ganapati đã bị câm và hay bị ngất

vì bệnh kinh-phong. Ông không có vẻ gì là một

đứa trẻ có triển-vọng lớn. Rồi thình-lình ông

khỏi bệnh vì một sự phải bỏng bởi một thanh

sắt nung, ngay sau đó ông tỏ ra hết sức thông-

minh kỳ-lạ. Năm lên mười tuổi, ông đã biết

làm thơ Phạn-ngữ và trước thuật một bộ lịch

chiêm-tinh, không kể đến những tác-phẩm khác

bằng Phạn-ngữ và văn-phạm Phạn-ngữ .

Năm mười bốn tuổi Ganapati đã biết

Kinh Panchakavyas, và những điển-tích chính

về văn xuôi và biện-luận. Ông đã đọc xong

Đại, Tiểu Anh-hùng-ca Ấn-Độ ( Ramayana

Mahabharata ) và một số chuyện cổ-tích

( Puranas ). Ông đã viết và đọc thông văn-

chương tiếng Phạn. Năng-khiếu trí-nhớ của ông

thật kỳ-diệu chẳng khác gì trí-nhớ của Ngài

Bhagavan. Bất cứ điều gì ông đã được nghe và

đọc ông đều ghi nhớ cũng như Ngài Bhagavan.

Page 236: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

230

Ông có năng-khiếu Ashtavadhana, nghĩa là

cùng trong một lúc ông có thể chú-ý đến nhiều

việc khác nhau .

Sự-tích các vị Tiên-tri cổ xưa làm cho

ông phấn-khởi nhiệt-liệt, và kể từ năm mười

sáu tuổi, sau khi thành gia-thất, ông đã chu-du

khắp nước Ấn để chiêm-ngưỡng các Thánh-địa

và thu-nhận các giới khổ-hạnh ( tapas ). Năm

1900 ông dự thính một hội-nghị của các nhà

thông-thái Phạn-ngữ ở Nadiyà thuộc tỉnh

Bengal ( Nam Ấn-Độ ). Năng-khiếu kỳ-lạ xuất

khẩu thành chương và những bài diễn-thuyết

về triết-học hùng-hồn đã đem lại cho ông danh-

hiệu Kavyakanta nói trên .

Năm 1903 ông đến thành Tiruvannamalai

và đến thăm Ngài Bhagavan hai lần. Một thời-

gian ông có nhận làm giáo-sư cho một trường

Đại-học ở Vellore cách Tiruvannamalai vài

tiếng đồng hồ xe lửa. Ông tập-họp chung-

quanh ông một số đệ-tử chuyên tìm phát-triển

năng-lực tinh-thần ( Sakti ) bằng cách đọc

Page 237: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

231

thần-chú, chân-ngôn nhiều lần có thể làm nẩy

sinh một luồng sinh-khí mới cho dân-tộc nếu

không phải cho cả toàn-thể nhân-loại .

Đời sống làm hiệu-trưởng cho một trường

học không lấy gì làm hấp-dẫn ông lâu dài. Năm

1907 ông trở lại Tiruvannamalai, nhưng dần

dần có sự nghi-hoặc nổi lên trong lòng ông.

Vào thời trung-niên, mặc dầu tài-ba lỗi-lạc với

sự hiểu-biết uyên-bác, cùng tất cả những chân-

ngôn và giới-hạnh của ông, ông cũng chưa

thành-tựu được việc thấy Thần-linh hay là

thành-công đối với đời. Ông cảm thấy mình đi

đến đường cùng. Ngày thứ chín của một hội lễ

Kartikai, ông bỗng nhớ lại nhà đạo-sĩ ở trên

núi. Chắc-chắn là đạo-sĩ ( Bhagavan ) có khả-

năng giải-đáp những thắc-mắc của ông. Nghĩ

thế, ông làm ngay tức khắc. Giữa buổi trưa

nắng gắt, Ganapati theo đường dẫn tới hang

động Virupaksha. Khi ông tới nơi thì Ngài

Bhagavan đang đứng một mình dưới mái hiên.

Sastri phủ-phục trước mặt Ngài, hai tay ôm lấy

chân Ngài. Với giọng run run cảm-động, ông

Page 238: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

232

cất tiếng nói : " Tất cả những gì có thể đọc tôi

đã đọc ; tôi cũng thông-hiểu hết triết-lý Vedas

Bất-nhị-pháp ( Vedanta Sastra ) ; tôi hân-hoan

tự hiến cho những lời cầu-nguyện ( japa )

nhưng cho tới nay tôi chưa hiểu thấu được ý-

nghĩa của giới khổ-hạnh ( japa ). Bởi vậy nên

tôi tìm sự cứu-độ dưới chân Ngài, xin Ngài

giảng dạy cho tôi về tính-chất của giới khổ-

hạnh . "

Ngay trước khi những lời ấy thốt ra,

chính Ân-điển của đạo-sĩ tỏa ra làm cho

Ganapati hân-hoan vui sướng. Với sự hăng-hái

nhiệt-tình, đặt tất cả vào công việc của mình,

ông bèn mô-tả giáo-lý vô-ngôn mà ông đã được

tiếp-thụ, ông bắt đầu làm những bài thơ ca tụng

Ngài Bhagavan. Đạo-sĩ Palani nói cho ông biết

rằng Ngài Bhagavan trước kia có tên là

Venkataraman, và ông tuyên-bố từ nay trở đi

phải xưng danh Ngài Bhagavan là Ramana

Maharshi ( Đại Tiên-tri ). Tức thì tên

" Ramana " được dùng để tôn xưng, cũng như

danh-hiệu Maharshi ( Đại Tiên-tri : Great

Page 239: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

233

Rishi ). Trong thời-gian khá lâu, người ta nói

về đạo-sĩ công-khai và người ta viết về Ngài

như là một " Đại Tiên-tri ". Nhưng dần dần đệ-

tử của Ngài Bhagavan thông dụng gọi Ngài ở

ngôi thứ ba và tôn xưng Ngài là " Bhagavan "

hay là " Thế-Tôn " có nghĩa là " Thần-Linh ".

Chính Ngài tự xưng về Ngài ở ngôi thứ ba một

cách vô-ngã, để tránh dùng đến chữ " Tôi ". Ví

dụ Ngài không nói : " Tôi không biết lúc nào

mặt-trời mọc hay lúc nào mặt-trời lặn " như ở

Chương V, nhưng Ngài nói : " Ai biết lúc nào

mặt-trời mọc và lúc nào mặt-trời lặn ". Cũng có

khi Ngài dùng chữ " Cái Ấy " để tự xưng và để

chỉ vào thân-thể của Ngài. Ngài chỉ dùng danh-

hiệu " Bhagavan " ở ngôi thứ ba trong những

câu văn mà danh-từ " Thế-Tôn " có thể được

dùng thay-thế .

Lại ví dụ như khi con gái tôi đi học mà

người ta hỏi Ngài rằng Ngài có nhớ Kitty

không ( Kitty là tên con gái tác-giả ) khi nó

vắng mặt, Ngài trả lời : " Nếu Kitty nhớ đến

Bhagavan thì Bhagavan sẽ nhớ đến Kitty ."

Page 240: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

234

Ganapati cũng thích nói về Ngài Bhaga-

van như là hiện-thân của Thần Subramaniam ;

nhưng những đệ-tử khác từ-chối hoàn-toàn

không theo chủ-trương của ông, họ cảm thấy

rằng chỉ nên coi Ngài Bhagavan như là biểu-

hiện của một vài phương-diện Thần-linh, họ cố

giới-hạn cái vô-hạn. Chính Ngài Bhagavan

cũng không chịu nhận sự đồng-nhất-hóa ấy.

Một người khách đến thăm đã nói với Ngài :

" Nếu Ngài là một hiện-thân nhập-thể của

Subramaniam như một số người đã nghĩ, thì tại

sao Ngài không nói thẳng ra mà lại để cho

chúng tôi phải suy-đoán về Ngài ? " Ngài

Bhagavan trả lời : " Một nhập-thể là gì ? một

sự nhập-thể hiện-thân chỉ là biểu-hiện phương-

diện Thần-linh, còn như Giác-tính ( Jnani ) mới

là Thượng-Đế ."

Sau một năm gặp-gỡ Ngài Bhagavan,

Ganapati cảm thấy Ân-điển của Ngài dồn-dập

trong tâm-hồn mình một cách kỳ-diệu. Trong

khi ông nhập-định tại điện Ganapati ở một tỉnh

nọ ( Tiruvothiyur ), ông cảm thấy một sự bải-

Page 241: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

235

hoải trong tinh-thần và nhiệt-thành khát-vọng

sự hiện-diện và cứu-độ của Ngài Bhagavan.

Lập tức Ngài Bhagavan xuất-hiện ngay tại

điện. Ganapati phủ-phục trước mặt Ngài và khi

đang định đứng lên thì ông thấy tay Ngài

Bhagavan đặt trên đầu mình, một sinh-lực

kinh-khủng tràn-ngập tất cả cơ-thể. chính

Ganapati đã nhận được Ân-điển bằng sự tiếp-

xúc với Sư-phụ .

Sau này khi nhắc lại sự-kiện ấy, Ngài

Bhagavan nói : " Cách đây một vài năm, một

hôm tôi đang nằm nhưng vẫn thức, tôi chợt

cảm thấy thân-thể tôi cất cao lên dần dần. Bên

dưới, tôi nhìn thấy những vật cụ-thể nhỏ mãi

đến biến mất, để lại chung-quanh tôi một

khoảng không-gian ánh-sáng chói-lọi vô-biên.

Một lúc sau, thân-thể tôi lại trở xuống và

những vật cụ-thể lại bắt đầu tái hiện. Trong lúc

ấy tôi vẫn ý-thức tới những việc xẩy ra và tôi

kết-luận rằng những quyền-năng thần-thông

vượt qua không-gian xa rộng hiện ra và biến đi

một cách nhiệm-mầu. Sau những hiện-tượng

Page 242: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

236

tương-tự mà tôi trải qua, trong khi thân-thể tôi

trở xuống mặt đất thì tôi nhận ra là tôi đang ở

tỉnh Tiruvothiyur, mặc dầu tôi chưa từng thấy

chỗ này. Tôi đang tiến bước trên một con

đường rộng, cách đường cái một quãng xa là

ngôi điện Ganapati mà tôi đang đi tới ."

Sự-kiện trên rất đặc-trưng ở ngài Bhaga-

van, bởi vì sự khủng-hoảng tinh-thần hay là

nhiệt-thành sùng-bái của một trong hàng đệ-tử

của Ngài thường làm xuất-hiện một sự đáp-ứng

hay sự can-thiệp dưới hình-thức có thể gọi là

kỳ-diệu ; cũng lại rất đặc-trưng nơi Ngài

Bhagavan, bởi vì Ngài có tất cả quyền-năng

thần-thông mà Ngài không để ý trong việc sử-

dụng ở thế-giới tinh-thần hay thế-giới thế-tục.

Khi nào phải trả lời cho một trong hàng đệ-tử

cầu-cứu thì hiện-tượng trên lại xuất-hiện và

Ngài nói một cách giản-dị, hồn hiên như một

đứa trẻ : " Tôi chắc rằng đó là hành-vi của

quyền-năng thân-thông " .

Page 243: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

237

Chính sự thản-nhiên ấy mà Ganapati

Sastri không có khả-năng cảm thấy. Một bữa

kia ông hỏi Ngài Bhagavan : " Phải chăng sự

cầu tìm nguyên-lai của ý-niệm " Tôi " đủ để

thực-hiện tất cả khát-vọng hay là còn cần phải

tới chân-ngôn ?" Ganapati không bao giờ thay

đối chí-hướng và lúc nào cũng chỉ thấy

nguyện-vọng và hoài-bão của mình là sự phục-

hưng xứ-sở, đem lại luồng sinh-khí mới cho

tôn-giáo .

Ngài Bhagavan trả lời một cách thản-

nhiên : " Nỗ-lực thứ nhất đủ rồi." Hỏi đến

những nguyện-vọng, những lý-tưởng của mình

thì Ngài Bhagavan nói tiếp : " Anh phải nên

trút hết gánh nặng cho Chúa. Ngài sẽ mang

gánh nặng cho anh và anh sẽ được giải-thoát.

Ngài sẽ biết cách xử-trí của Ngài ."

Năm 1917, Ganapati và một số đệ-tử

khác có đặt cho Ngài Bhagavan một số vấn-đề.

Các lời vấn đáp ấy đã được sưu-tập trong một

cuốn sách dưới nhan-đề " Sri Ramana Gita ".

Page 244: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

238

Tác-phẩm này uyên-thâm về học-thuyết hơn

các tác-phẩm khác. Một điều đặc-trưng là có

một trong những câu hỏi của Ganapati Gastri

có liên-quan đến vấn-đề đi tới Giác-Ngộ

( Ghana ) về Tự-Tính. Làm thế nào đồng thời

đạt được một vài quyền-năng thần-thông đặc-

biệt mà những người Giác-ngộ về Duy-thức có

thể khám-phá ra nguyên-vọng nguyên-thủy

được thành-tựu ? Không bao giờ sự hài-hước

của Ngài Bhagavan lại tế-nhị và mau-lẹ hơn là

những trường-hợp mà Ngài giải-đáp này :

" Nếu những nhà đạo-sĩ Yoga bắt đầu từ khoa

Đạo-dẫn Yoga để thành-tựu những dục-vọng

của mình, đồng thời cũng phải đạt được trí-

thức. Họ sẽ không bị say mê bởi những quyền-

năng ấy mặc dầu những dục-vọng có được sự

thành-tựu ."

Năm 1936, Ganapati Sastri định-cư ở

làng Nimpura gần Kharagpur cùng với một số

đệ-tử của mình, kể từ ngày ấy cho đến lúc mất,

hai năm sau, ông hoàn-toàn hiến thân cho giới

khổ-hạnh ( Tapas ). Sau khi Ganapati mất,

Page 245: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

239

người ta hỏi Ngài Bhagavan xem ông này có

đạt tới sự thực-hiện trong cuộc đời ông ta chưa.

Ngài Bhagavan trả lời : " Làm sao mà ông ta có

thể thực-hiện được ? Những nghiệp-chướng

của ông ta còn nặng lắm ."

***

*

HUMPHREYS

Người đệ-tử Tây-phương của Ngài

Bhagavan là Humphreys, ông này đã từng học-

tập về Thần-bí-học khi ông mới tới Ấn-Độ vào

năm 1911. Bấy giờ ông mới có hai mươi mốt

tuổi, ông đến Ấn-Độ để nhận một chức-vụ an-

ninh trong tỉnh Vellore. Ông thuê một giáo-sư

tên là Narasimhayya để dạy ông thổ-ngữ

Telugu . Ngay bài học đầu tiên, ông đã hỏi

giáo-sư có thể tìm cho ông quyển sách chiêm-

Page 246: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

240

tinh Ấn-Độ bằng tiếng Anh. Đó là một sự yêu-

cầu lạ-lùng của một ông quan da trắng. Thày

giáo Narasim bằng lòng tìm cho ông quyển

sách đó ở trong một thư-viện. Ngay hôm sau,

ông Humphreys đi đến một câu hỏi lạ-lùng hơn

nữa : " Thày có biết quanh đây có vị Thánh nào

không ? " Ông thày Narasim trả lời là không

biết một vị Thánh nào cả. Câu trả lời làm cho

Humphreys lúng-túng khá lâu, và ngày hôm

sau Humphreys lại nhắc lại : " Hôm trước thày

đã chẳng nói với tôi là thày không biết một ông

Thánh nào đó ư ? Vậy mà sáng nay tôi đã gặp

Sư-phụ của thày ngay trước bữa ăn sáng của

tôi. Ông ấy ngồi bên cạnh tôi và có nói với tôi

mấy câu, mà buồn thay tôi không hiểu được ."

Thày Narasim không có vẻ tin lời nói của

người học-trò, thì Humphreys lại nói tiếp :

" Người dân xứ Vellore đầu tiên mà tôi gặp

chính là thày ". Ông thày Narasim phản-đối là

ông chưa bao giờ tới Bombay. Nhưng

Humpreys giải-thích rằng khi ông mới đến

Bombay thì bị mang vào nhà thương vì một

cơn sốt rét nặng. Để tiêu-khiển cho quên cái

Page 247: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

241

đau, ông ta đến tỉnh Vellore bằng tinh-thần mà

đáng lẽ ông phải đi thẳng tới ngay khi đến Ấn-

Độ nếu ông không bị bệnh nặng. Và cái thể-

phách của ông đã đến tỉnh Vellora để được gập

thày Narasim. Thày Narasim trả lời là thày

không biết gì về thể-phách hay bất cứ thể nào

khác ngoài cái thể-xác này. Tuy vậy, để thử

xem giấc mộng của Humphreys có đúng

không, Narasim giả-vờ bỏ quên ở bàn của

Humphreys một gói ảnh chụp khi đến nơi khác

dạy cho một số sĩ-quan cảnh-binh khác nữa.

Humphreys giở ra xem qua những tấm ảnh và

nhận ra ngay tấm ảnh của Sastri. Khi Narasim

trở lại thì Humphreys trỏ ngay cho thày giáo

xem, rồi nói : " Sư-phụ của thày đây này ! "

Narasim nhận là đúng, thế rồi Humphreys lâm

bệnh và bắt buộc phải đi tĩnh-dưỡng ở tỉnh

Cotacamund. Ông ta chỉ trở lại Vellore sau

mấy tháng. Lại một lần nữa ông làm cho

Narasim kinh-ngạc. Lần này Humphreys vẽ

một cái hang trong núi mà ông đã thấy ở trong

mộng. Trong hang động đó có một giòng suối

và có một vị Hiền-trí đang đứng trước cửa

Page 248: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

242

động. Động đó chỉ có thể là động Virupaksha

nơi Tùng-lâm của Ngài Bhagavan. Bấy giờ

Narasim mới thổ-lộ cho Humphreys biết về

Ngài Bhagavan. Humphreys được giới thiệu

với Ngài Ganapati Sastri bằng sự tôn kính

nhiệt-thành. Thế rồi vài tháng sau, vào khoảng

tháng 11 năm 1911 ba người cùng đến tỉnh

Tiruvannamalai dưới chân núi Arunachala, nơi

Ngài Bhagavan cư-ngụ. Ở chương trên đã nói

về cảm-tưởng của Humphreys trước sự im-lặng

kinh-khủng của Ngài Bhagavan. Trong bức thư

mà Humphreys viết để mô-tả sự yên-lặng ấy

ông còn viết thêm : " Cảnh tượng làm cho tôi

cảm-động hết sức là cảnh-tượng những đứa trẻ

tự-động leo lên sườn núi để được đến gần Ngài

Bhagavan, dù rằng Ngài không nói với chúng

một lời nào và không nhìn tới chúng đã nhiều

ngày. Vậy mà lũ trẻ vẫn ngồi hoàn-toàn yên-

lặng không đùa nghịch gì cả ."

Ganapati thường lo-lắng ưu-tư về sự cứu-

độ thế-giới. Cũng như Ganapati, Humphreys là

người lo-lắng ưu-tư về sự cứu-độ thế-giới .

Page 249: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

243

Humphreys hỏi : _ Kính thưa Sư-phụ, chúng

tôi có thể đem sự cứu-độ đến cho thế-giới

được không ?

Bhagavan : _ Có chứ. Khi mà các anh tự cứu-

giúp các anh, đó là các anh đã cứu-độ thế-

giới. Anh ở trong thế-giới, anh chính là

thế-giới, thế-giới không khác gì các anh .

Dừng một lát, Humphreys lại nói : _ Tôi có làm

đưọc phép lạ như Chúa Krishna hay Chúa

Jésus không ?

Bhagavan : _ Phải chăng Chúa Krishna hay

Chúa Jésus nghĩ rằng chính các vị đã hóa

hiện ra phép lạ .

Humphreys : _ Không, Chúa Krishna không

hóa ra phép lạ, đó là lẽ tự-nhiên, vô-tư .

Không bao lâu Humphreys đã trở lại thăm

Ngài Bhagavan .

Page 250: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

244

" Lần này tôi đến bằng xe gắn máy

và leo lên tới hang động. Ngài Bhagavan

nhìn tôi mỉm cười nhưng không tỏ vẻ

ngạc-nhiên. Chúng tôi vào trong động,

cùng ngồi xuống. Ngài Bhagavan hỏi tôi

về đời tư của tôi mà Ngài đã biết. Dĩ

nhiên Ngài đã nhận ra tôi. Tất cả những

người đến với Ngài đều là những cuốn

sách mở, vì chỉ liếc mắt nhìn qua, Ngài đã

biết hết nội-dung cuốn sách đó .

" Ngài Bhagavan hỏi tôi : _ Anh

chưa ăn gì à, anh đang đói ?

" Tôi nhận là đúng, thì Ngài

Bhagavan gọi ngay một chú tiểu đến đem

cho tôi cơm và trái cây... Tôi phải ăn bằng

tay vì người Ấn-Độ quen ăn bốc, không

dùng thìa. Tuy rằng tôi đã tập quen với lối

ăn đó, nhưng tay tôi vẫn còn vụng-về

lắm. Ngài Bhagavan đưa cho tôi một cái

thìa bằng vỏ dừa. Trong khi tôi ăn, Ngài

Bhagavan vui cười ngồi nói chuyện với

tôi. Người ta cho tôi uống nước dừa trắng

Page 251: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

245

như sữa bò và rất thơm tho. Chính tay

Ngài Bhagavan còn cho tôi thêm một chút

đường .

" Sau khi ăn xong, tôi vẫn còn thấy

đói. Ngài Bhagavan biết thế nên sai chú-

tiểu mang thêm thức ăn cho tôi. Trong khi

những người khác cố ép tôi ăn nhiều trái

cây, thì Ngài bảo ngưng lại .

" Tôi phải xin-lỗi về cách uống

nước dừa của tôi. Ngài Bhagavan nói :

" Không quan-hệ ". Người Ấn-Độ rất tế-

nhị về vấn-đề này. Họ không bao giờ

uống sùng-sục như ta, cũng như họ không

chạm môi vào cái bình chứa nước uống.

Họ rót nước thẳng vào cổ khiến cho nhiều

người có thể uống trong cùng một cái

bình mà không sợ vi-trùng .

" Trong khi tôi đang ăn, Ngài

Bhagavan kể tiểu-sử của tôi cho mọi

người nghe, và Ngài kể rất đúng, tuy rằng

Ngài chưa từng thấy tôi một lần nào. Ngài

đã từng tiếp hàng trăm người sau chuyến

thăm viếng đầu tiên của tôi. Ngài tin-

Page 252: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

246

tưởng vào sự thấu-thị của Ngài, trong khi

ở trường-hợp chúng ta lại cần đến Bách-

Khoa Tự-Điển. Tôi ở lại đến ba tiếng

đồng hồ để nghe lời chỉ-giáo của Ngài .

" Sau này tôi thấy khát nước vì trên

đường leo núi nóng quá. Tôi không thể

chịu-đựng được bằng bất cứ giá nào.

Trong khi ấy Ngài Bhagavan lại sai chú-

tiểu mang nước chanh cho tôi uống .

" Cuối cùng tôi phải đi, tôi cúi đầu

trước Ngài Bhagavan và đi lùi dần ra phiá

cửa hang. Ngài Bhagavan cũng đi theo và

Ngài mời tôi sau này sẽ trở lại thăm Ngài.

Một điều lạ là chỉ nhờ sự hiện-diện của

Ngài Bhagavan mà người ta thay đổi đến

thế ."

Chắc-chắn là những ai đứng trước mặt

Ngài đều là những cuốn sách mở đối với Ngài.

Tuy vậy mà Humphreys vẫn còn lầm về khả-

năng thấu-thị của Ngài. Chắc hẳn Ngài đã vào

tới chỗ thâm-sâu của những người mà Ngài

muốn hướng-dẫn, giúp-đỡ, nhưng Ngài không

Page 253: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

247

nghĩ đến cách sử-dụng thần-thông của Ngài ở

bình-diện nhân-loại. Ngài có một ký-ức kỳ-lạ

về diện-mạo cũng như về sách-vở. Hàng ngàn

tín-đồ đến thăm Ngài mà Ngài không quên mặt

một người nào. Ngay như một đệ-tử lâu năm

mới trở lại, Ngài cũng nhận ra ngay. Ngài

Bhagavan cũng không quên tiểu-sử của một đệ-

tử nào, và Narasim chắc đã nói cho Ngài biết

về Humphreys. Khi nào đáng lẽ một vấn-đề

được đề-cập tới thì Ngài rất dè-dặt kín-đáo.

Thông thường Ngài nói về một người nào ngay

trước mặt người ấy, Ngài không hề lúng-túng

và cũng không làm cho người ấy ngượng-

nghịu. Khi nào liên-quan tới vấn-đề ăn uống,

Ngài không những biết đoán trước ý muốn của

từng người mà Ngài còn săn-sóc đặc-biệt đến

khách của Ngài, ngõ hầu khiến cho khách được

mãn-nguyện .

Những triệu-chứng ảo-thuật bắt đầu hiện

ra ở Humphreys, nhưng Ngài cảnh-giác ông ta

chớ nên sử-dụng và Humphreys có đủ nghị-lực

để kiềm-chế ý muốn sử-dụng quyền-năng ảo-

Page 254: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

248

thuật của mình. Sự thực, dưới ảnh-hưởng của

Ngài Bhagavan, Humphreys sớm lãnh-đạm với

khoa-học thần-bí .

Sau nữa, ông ta còn tránh khỏi sai-lầm rất

phổ-thông ở Tây-phương và nhất là đặc-biệt

phổ-thông ở thời-đại cận-kim Đông-phương,

theo đó thì người ta có khả-năng cứu-độ được

nhân-loại bằng một hành-vi thuần hình-thức

bên ngoài. Humphreys được dạy rằng trong khi

tự độ lấy mình thì người ta độ cho thế-giới ; cái

định-đề ấy mà trường-phái tự-do hành-động

( the laisses faire school ) về kinh-tế-học đã

lầm cho là chính-xác về phương-diện kinh-tế,

thì kỳ-thức nó rất chính-xác về phương-diện

tâm-linh, bởi vì sự phong-phú tâm-linh của một

người không làm tổn-giảm tâm-linh của người

khác, trái lại nó còn làm cho tăng tiến. Cũng

như Humphreys đã gặp Ngài Bhagavan buổi

đầu " dưới trạng-thái một hình-thể cá-biệt

không cử-động mà phát ra những hào-quang

thần-linh ghê-sợ ", thì mỗi người chúng ta có

thể tuy theo với căn-cơ của mỗi người đều là

Page 255: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

249

những đài phát ra những ảnh-hưởng vô-hình.

Tùy theo với trình-độ của mỗi người có khả-

năng hòa-đồng vô-tư, không chút vị-kỷ sẽ là

chủ-động tạo-tác hòa-điệu một cách tự-nhiên,

không tránh được, dù có hoạt-động ra ngoài

hay không. Nhưng tùy theo với trình-độ của

bản-tính hiếu-động và vị-kỷ vô độ của nó, nó

sẽ tạo ra sự bất hòa, dù bề ngoài nó có làm ra

những công việc phục-vụ .

Tuy rằng Humphreys chưa từng ở lại lâu

tại trụ-sở của Ngài Bhagavan, chỉ đến thăm

Ngài mấy lần ngắn-ngủi, y đã thấm-nhuần

giáo-lý và nhận được Ân-điển của Ngài. Sau

này người ta phổ-biến trong tạp-chí Tâm-linh

Quốc-tế một đại-luận tồng-quát bằng tiếng Anh

mà Humphreys đã gửi cho người bạn, và bài ấy

đã trở thành bài giới-thiệu tối-hảo về giáo-lý

của Ngài Bhagavan :

" Một Sư-phụ là người đã tập-trung

tinh-thần vào Thưọng-Đế, đã cởi bỏ

hoàn-toàn cái ngã-tính của mình vào bể

Page 256: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

250

Giác, dìm nó và quên nó ở đấy cho đến

khi nào nó thành một dụng-cụ của Thần-

Linh, và khi nào hạng người ấy mở miệng

nói ra là nói tiếng nói của Thần-Linh,

không cần phải nỗ-lực hoặc tính-toán

trước ; và khi họ giơ tay lên thì Thần-

Linh tuôn vào tay ấy để tạo ra những kỳ-

tích .

" Chớ nghĩ nhiều về những hiện-

tượng Tâm-linh hay là cái gì tương-tự.

Những hiện-tượng đó thì nhiều vô kể, và

một khi tin-tưởng vào hiện-tượng Tâm-

linh đã thiết-lập trong lòng người cầu tìm,

thì hiện-tượng ấy đã làm hết công-tác của

chúng. Quyền-năng thấu-thị hay nhĩ-

thông không đáng để cho chúng ta cầu

tìm, vì rằng chúng ta có thể đạt được

giác-ngộ và an-lạc là những báu vật đáng

quý hơn nhiều. Sư-phụ sử-dụng những

quyền-năng của mình như là một sự hy-

sinh bản-thân. Quan-niệm về một Sư-phụ

như là một người đã chinh-phục được

những quyền-năng thần-bí nhờ công-phu

Page 257: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

251

tập-luyện lâu ngày, hay bằng cầu-nguyện,

hay bằng một cách gì khác, đó là một

quan-niệm sai lầm. Không bao giờ một

Sư-phụ lại để ý vào một quyền-năng thần-

bí, bởi vì các bậc ấy không cần dùng gì

đến chúng trong đời sống hàng ngày .

" Những hiện-tượng mà chúng ta

nhìn thấy đều kỳ-lạ. Nhưng cái hiện-

tượng kỳ-diệu nhất trong các hiện-tượng,

mà chúng ta không hiểu là cái năng-lực

vô-hạn, mà chỉ có nó mới chi-phối tất cả

hiện-tượng chúng ta thấy và động-tác

thấy chúng .

" Các anh không nên chú-ý vào

những vật biến-đổi, như sự sống, sự chết

hay là những hiện-tượng khác. Cũng

không nên nghĩ cả đến động-tác thực-tế

của sự nhìn thấy hay tri-giác chúng, mà

chỉ nên chú-ý vào cái gì nó nhìn thấy tất

cả vật ấy. Lúc đầu thì sự nỗ-lực đối với

các anh như là không thể làm được,

nhưng rồi dần dần, ngày một ngày hai anh

sẽ cảm thấy kết-quả. Người ta phải trải

Page 258: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

252

qua ngày ấy sang ngày khác một cách

chuyên-cần và đều đều. Chính như thế mà

một Sư-phụ thành-tựu. Hãy dành ra mười

lăm phút trong mỗi ngày vào sự thực-tập

ấy. Hãy thử cố-gắng chú-ý liên-tục vào

Cái Ấy nó nhìn. Nó ở trong mình anh.

Đừng tưởng thấy Cái Ấy như là vật gì

nhất-định để tinh-thần có thể tập-trung

vào đấy dễ dàng. Không phải thế đâu.

Tuy phải mất hàng năm để thấy được Cái

Ấy. Kết-quả của sự chú-định sẽ thấy

trong vòng bốn hay năm tháng ở các hiện-

tượng vô-ý-thức thấu-thị, tinh-thần an-

tĩnh, khả-năng tiếp-thụ và giải-quyết các

khó-khăn, khả-năng chung đối-phó với tất

cả sự-vật tuy vẫn luôn luôn vô-ý-thức .

" Tôi đã giảng dạy cho anh những

Giáo-lý ấy bằng cách dùng chính những

danh-từ của các Sư-phụ đối với các đệ-tử

thân-cận của mình. Bắt đầu từ hôm nay

trở đi mong rằng tư-tưởng duy-nhất của

anh trong khi thiền-định không còn chấp

Page 259: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

253

vào động-tác của sự thấy mà chỉ tập-trung

vào Cái Ấy nó thấy .

" Người ta không được thưởng gì về

sự đạt tới cả. Và người ta sẽ hiểu rằng

người ta không muốn được một phần-

thưởng nào. Cũng như Thần Krishna đã

nói : " Anh có quyền làm việc nhưng anh

không có quyền được hưởng kết-quả của

việc anh làm." Sự đạt đạo hoàn-toàn chỉ

là Sùng-bái. Sùng bái là đạt đạo .

" Nếu anh ngồi xuống và hiểu rằng

khi anh chỉ tư-duy về một Sự Sống thôi,

và tinh-thần khích-động do một Sự Sống

vào động-tác tư-duy, đấy là thành-phần

của toàn-thể, là Thượng-Đế, bấy giờ thì

anh sẽ không cho tinh-thần trí-tuệ của

mình một sự tồn-tại biệt-lập. Và kết-cục

là tinh-thần và thân-thể biến mất về mặt

vật-lý. Cái duy-nhất còn lại là Tồn-Tại,

Thực-Hữu, nó vừa sinh-tồn và vô-sinh

không thể giải-thích bằng ngôn-ngữ hay

ý-nghĩa. Nó bất-khả-tư-nghị .

Page 260: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

254

" Một Sư-phụ không thể không

thường-xuyên ở trong trạng-thái ấy, chỉ

có một sự khác này là chúng ta không

hiểu vị ấy có thể sử-dụng tinh-thần, thân-

thể, trí-tuệ của mình mà không rơi vào sự

mê-lầm của ý-thức biệt-lập. Vô-ích mà

suy-luận, vô ích mà cố-gắng nắm sự-vật

bằng trí-thức hay bằng tinh-thần để rồi

theo đấy mà làm việc. Tất cả điều này chỉ

là một giáo-điều, một kỷ-luật cho trẻ con

và cho đời sống xã-hội ; một chỉ-đạo cho

chúng ta tránh khỏi sự vấp ngã, ngõ hầu

nội hỏa có thể thiêu đốt hết nỗi mê-lầm,

một chỉ-đạo dạy chúng ta sớm hơn về lẽ-

phải phổ-thông, nghĩa là nó làm cho

chúng ta nhận-thức sự hư-ảo về việc

phân-biệt các sự-vật .

" Tôn-giáo dù là Thiên-Chúa-giáo,

Phật-giáo, Ấn-Độ-giáo, Thông-Thiên-

Học hay là một loại " Duy " nào đó, hoặc

một lý-thuyết, một hệ-thống, chỉ có thể

dẫn chúng ta đến một điểm duy-nhất là tất

Page 261: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

255

cả các tôn-giáo gặp nhau, chứ không xa

hơn .

" Điểm độc-nhất mà tất cả các tôn-

giáo gặp nhau là sự thực-hiện, không phải

theo nghĩa thần-bí mà theo nghĩa thông-

thường ở thế-gian này, và theo nghĩa

nhật-dụng. Thực-tế và nhật-dụng bao

nhiêu lại càng hay bấy nhiêu. Thần-linh là

tất cả và tất cả là Thần-linh (Thượng-Đế).

" Kể từ điểm ấy mà đi, bắt đầu là

công việc thực-hành, thông-cảm tinh-thần

và tất cả quy về sự phá chấp, tất cả tóm-

tắt lại chỉ là vấn-đề phá tan thành-kiến và

thói quen, phải từ bỏ cách gọi vật là vật

mà phải gọi là Thần-Linh. Thay vì tưởng-

tượng " Sinh-tồn " là vật độc-nhất có thể

có được, người ta phải thực-hiện cái sự

Sinh-tồn, hiện-tượng này chỉ là tạo-tác

của tinh-thần và " Vô sinh " là hậu-quả tất

nhiên nếu người ta giả-định có " Sinh-

tồn " .

" Tri-thức về sự-vật chỉ tỏ cho

chúng ta là có một cơ-năng để biết. Âm-

Page 262: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

256

thanh không có đối với người điếc, không

làm gì có cảnh-vật đối với người mù, và

tinh-thần ( mind ) chỉ là cơ-quan quan-

niệm hay là thẩm-thức một vài khiá-cạnh

về Thần-Linh ( Thượng-Đế : God ) .

" Thượng-Đế thì vô-biên, do đó mà

sinh-tồn, hữu-vi và vô-vi chỉ là phương-

diện đối-chiếu mà thôi. Không phải tôi

muốn nói rằng Thượng-Đế là do những

thành-phần nhất-định hợp nên. Rất khó

lòng mà làm cho người ta hiểu được khi

nói về Thượng-Đế. Cái Chân-tri chính-

xác là ở bên trong chứ không phải từ bên

ngoài vào. Sự hiểu-biết chính-xác không

phải là cái trí-thức thông-thái mà là Cái

Thấy Trực-giác ( Kiến-tính ) .

" Đạt tới sự quán-thông hay là liễu-

ngộ thì chẳng gì khác hơn là thấy

Thượng-Đế. Chúng ta thường mắc vào

lỗi-lầm lớn tin rằng Thượng-Đế chỉ hành-

động một cách trừu-tượng ở mỹ-dụ bằng

những phù-hiệu và mỹ-từ mà không phải

Page 263: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

257

Ngài hành-động một cách thực-tế theo

nghĩa đen nguyên-tự nghĩa .

" Hãy lấy một miếng kính vẽ lên

hình-tướng và mầu sắc rồi để vào một cái

đèn ảo-thuật, sau đó đặt một cái đèn nhỏ

ở đàng sau miếng kính thì anh sẽ thấy

phản-chiếu lên màn ảnh những hình-

tướng, mầu sắc mà anh đã vẽ. Nếu không

có đèn chiếu ở bên trong thì anh sẽ không

thấy gì hết .

" Làm thế nào những mầu sắc đó

thành được ?

" Bằng cách phân-giải ánh-sáng

trắng với một lăng kính có nhiều mặt.

Tính-cách của con người cũng vậy.

Người ta sẽ thấy tính-cách đó qua Ánh-

Sáng của Nguồn Sống ( God ) soi chiếu

vào những hành-vi của nó. Khi con người

ngủ hay chết thì anh không thể biết được

tích-cách của nó. Chỉ khi nào Ánh-Sáng

của Sự Sống (Ánh-Sáng Thần-Linh ) làm

linh-động tích-cách và khiến nó động-tác

hàng ngàn lối khác nhau đáp-ứng cho sự

Page 264: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

258

tiếp-xúc với thế-giới đa-thù này, bấy giờ

anh mới có thể tự-giác tính-cách của một

người .

" Nếu Ánh-Sáng Trắng chưa được

phân-tích và chưa hình-dung vào hình-

tướng trên tấm kính của đèn ảo-thuật thì

chúng ta sẽ không biết được có một

miếng kính chắn trước ánh-sáng vì ánh-

sáng sẽ chiếu qua miếng kính. Theo một

nghĩa nào đó người ta có thể hiểu rằng

Ánh-Sáng Trắng đã bị đảo-lộn và đã mất

đi một phần tinh-túy của nó sau khi chiếu

qua kính mầu .

" Người bình-thường cũng tương-tự

như thế. Cái tinh-thần ( mind ) của người

ấy giống như màn ảnh được ánh-sáng

chiếu, ánh-sáng lu mờ và thay-đổi vì

người kia đã để cho thế-giới đa-thù chặn

ngang. Ánh-Sáng Thần-Linh bị tan vỡ,

người ấy chỉ còn nhìn thấy những hiệu-

quả của ánh-sáng thay vì chính ánh-sáng,

( Thượng-Đế hay Thần-Linh ). Và tinh-

thần của y phản-chiếu những hiệu-quả

Page 265: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

259

của y đã thấy cũng như màn ảnh phản-

chiếu những mầu sắc vẽ qua miếng kính.

Cất miếng lăng-kinh đi và những mầu sắc

sẽ tan biến, bị thu trở về Ánh-Sáng Trắng,

từ đó chúng đã xuất-hiện. Xóa nhòa

những mầu sắc vẽ trên kính thì ánh-sáng

sẽ chiếu qua sáng-suốt. Hãy gạt bỏ trước

mắt chúng ta cái thế-giới hiệu-quả mà

chúng ta đang thấy, và chúng ta hãy chỉ

nhìn về nguyên-lai của thế-giới thôi, thì

chúng ta sẽ thấy được Ánh-Sáng

( Thượng-Đế ) .

" Một Sư-phụ trong thiền-định, tuy

mắt mở, tai có thể thông, chuyên-chú

mạnh vào " Cái Tính Thấy " đến nỗi Sư-

phụ không nhìn thấy, không nghe thấy

cũng không ý-thức ở bình-diện vật-lý hay

trí-thức mà chỉ còn cái ý-thức Tâm-Linh

thôi .

" Chúng ta phải từ bỏ thế-giới, là

nguyên-nhân của tất cả nghi-hoặc, nó làm

lu mờ tất cả tinh-thần sáng-suốt của

Page 266: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

260

chúng ta, thì bấy giờ Ánh-Sáng Thần-

Linh ( Thượng-Đế ) sẽ chiếu sáng tỏ tâm

ta .

" Làm thế nào mà có thể gạt bỏ thế-

giới đi được ?

" Thí dụ khi thấy một người, thay vì

nhìn một người, anh tự hỏi : “ Đây là

Thượng-Đế làm linh-động một cơ-thể ”.

Cái cơ-thể này đáp-ứng đúng hay không

đúng theo mệnh trời, cũng như cái thuyền

đáp-ứng đúng hay không đúng theo bánh-

lái vậy .

" Tội-lỗi là ý-nghĩa thế nào ?

" Ví dụ : Tại sao một người uống

quá nhiều rượu ? Vì y sợ cái ý-tưởng bị

buộc vào sư kém tửu-lượng không uống

được như y muốn. Mỗi khi người ấy

phạm lỗi là một lần người ấy khao-khát

được giải-thoát. Sự khát-vọng được tự-do

giải-thoát chỉ là tự-động đầu tiên của

Thiên-tính trong tinh-thần nhân-loại, bởi

vì Thiên-tính biết mình tự-do, không bị

hệ-lụy. Uống quá độ sẽ không giải-thoát

Page 267: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

261

cho người ấy được, nhưng người ấy, bấy

giờ không biết là mình thực cầu tìm tự-

do. Khi nào nó biết được điều ấy thì bấy

giờ nó sẽ tìm ra các đường-lối tối-hảo để

đạt tới giải-thoát .

" Nhưng người ấy chỉ có được tự-do

khi nào nó hiểu rằng nó chưa từng bao

giờ bị trói buộc. Những chữ " Tôi, Tôi,

Tôi ) nó tự cảm thấy nô-lệ đến thế thì sự

thực chỉ là trí-tuệ, không có thể bị giới-

hạn. Tôi là nô-lệ vì tôi chỉ biết cái gì mà

tôi không cảm thấy bằng của một trong

các quan-năng. Đáng lý thực ra thì tôi

luôn luôn là Cái Nó cảm-giác ở tại tất cả

thân-thể, tất cả tinh-thần. Những vật-thể

và những tinh-thần ấy chỉ là những công-

cụ của cái Ngã, cái Tâm-linh Vô-biên .

" Tôi làm gì với những công-cụ mà

chính tôi là chúng, cũng như mầu sắc là

công-cụ của Ánh-Sáng Trắng, thuần-túy

chưa phân ? "

Page 268: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

262

Không cần phải nói là chức-vụ công-an

không thích-hợp cho Humphreys. Ngài Bhaga-

van khuyên ông ta nên làm phận-sự của mình

đồng thời thiền-định. Humphreys tuân theo lời

khuyên ấy trong nhiều năm, rồi cuối cùng ông

từ bỏ chức-vụ. Ông có đạo gốc là Thiên-Chúa

và sau khi ông hiểu tính-đại-đồng của các tôn-

giáo, ông thấy không cần-thiết phải thay đạo

của mình. Nhưng ông trở về nước Anh để xin

vào một tu-viện .

***

*

Page 269: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

263

MỘT NHÀ

THÔNG - THIÊN - HỌC

Sự bao-dung và lòng nhân-từ của Ngài

Bhagavan khiến người ta phải ngạc-nhiên.

Không những Ngài thừa-nhận chân-lý của tất

cả các tôn-giáo, vì bất cứ người nào có khả-

năng tâm-linh đều làm như thế, và khi nào một

tập-đoàn, một môn-phái, hay một Tùng-lâm

tìm cách truyền-bá Tâm-linh, Ngài Bhagavan

cũng tỏ ra tán-dương việc tốt của họ làm. Và

như thế, mặc dù có sự sai-biệt giữa phương-

pháp của họ với phương-pháp của Ngài, hay

học-lý ấy có sai biệt với giáo-lý chính-thống .

Raghavachria, một công-chức của chính-

quyền ở tỉnh Tiruvannamalai thỉnh-thoảng có

đến thăm Ngài Bhagavan. Ông ta muốn biết ý-

kiến của Ngài về Hội Thông-thiên-Học, nhưng

mỗi khi ông đến, ông đã thấy nhiều đệ-tử ở đó,

Page 270: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

264

ông không thích thổ-lộ những điều ông muốn

nói trước mặt họ. Một hôm ông nhất-định

trình-bày với Ngài Bhagavan ba câu hỏi như

sau :

" Đây là những vấn-đề mà tôi muốn

đặt ra với Ngài :

1/ Ngài có thể cho tôi được hỏi riêng

Ngài vài phút, mà không có sự hiện-diện

của chứng nhân ?

2/ Tôi muốn được biết Ngài nghĩ thế nào

về một Hội Thông-Thiên-Học mà tôi là

một thành-phần ?

3/ Ngài có cho tôi được phép thấy chân-

tướng của Ngài nếu tôi xứng-đáng ?

" Khi tôi đến, cúi đầu làm lễ và tôi

ngồi xuống trước mặt Ngài, lúc đó có ít

nhất là ba chục người đang bao vây

chung-quanh, nhưng những người ấy dần

dần đi khỏi và chỉ còn tôi với Ngài thôi .

Page 271: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

265

" Đó là câu hỏi thứ nhất đã được trả

lời mà không cần trình-bày. Tôi rất lấy

làm kinh-ngạc.

" Sau đó Ngài hỏi tôi rằng quyển

sách mà tôi đang cầm trên tay có phải là

quyển Thế-Tôn-Ca không, và có phải là

tôi là thành-phần của Hội Thông-Thiên-

Học không. Ngài nói tiếp trước khi tôi trả

lời : “ Hội ấy làm nhiều việc tốt ”. Tôi trả

lời bằng cách khẳng-định : “ Vâng, chính

thế. Hội ấy làm được việc tốt lành ”.

" Lời giải-đáp của Ngài cũng đã đi

trước câu hỏi thứ hai của tôi, cho nên tôi

nóng lòng chờ đợi xem câu hỏi thứ ba của

tôi, Ngài có giải đáp như thế nào. Sau nửa

giờ đồng hồ tôi mới mở miệng nói :

“ Cũng như Arjuna đệ-tử của Thần

Krishna muốn được thấy chân-tướng sự-

phụ của mình thị-hiện. Cũng như thế, tôi

kỳ vọng được thấy sự thị-hiện chân-tướng

của Ngài, nếu tôi xứng đáng ? ”

Page 272: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

266

" Lúc ấy Ngài Bhagavan đang ngồi

trên một cái bục, bên cạnh ngài ở trên

tường có một bức họa Thần Darkshina-

murthi. Ngài Bhagavan nhìn tôi một cách

yên-lặng và như thường-lệ, tôi chuyên-

chú nhìn vào mắt Ngài. Bỗng nhiên thân-

thể Ngài và cả bức họa đều biến mất

trước mắt tôi. Tôi chỉ còn thấy không-

gian trống rỗng, bức tường cũng biến mất.

Dần dần có một bóng trắng đục hình-

dung là Ngài Bhagavan và Thần Dark-

shinamurthi hình thành trước mắt tôi.

Đường viền chạy chung-quanh hình-dung

lóng lánh như bạc bắt đầu hiện rõ, thế rồi

tôi thấy hiện ra bằng những tia lửa, đôi

mắt, mũi và những chi-tiết khác. Hình-

dung ấy lớn dần và cuối cùng là chính

hình dáng Ngài Bhagavan và Thần Dark-

shinamurthi hiện sừng-sững trước mắt tôi

như là một ánh-sáng chói-lọi .

" Sau một vài phút chờ đợi, tôi lại

mở mắt ra và thấy Ngài Bhagavan cùng

Thần Darkshinamurthi ở trạng-thái thông-

Page 273: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

267

thường. Tôi phục xuống lễ và lui ra khỏi

động. Trong khoảng suốt một tháng, tôi

không dám đến gần Ngài Bhagavan nữa

vì ấn-tượng thâm-sâu tạo ra bởi kinh-

nghiệm trên đây ở nơi tôi .

" Một tháng trôi qua tôi trở lại động

và nhìn thấy Sư-phụ đứng ở trước Tùng-

lâm Skandashram. Tôi thưa với Ngài :

" Tháng trước tôi có đặt với Ngài mấy câu

hỏi và đã được Ngài ban cho sự thực-

nghiệm ấy ", rồi tôi kể lại với Sư-phụ

những sự-kiện tôi đã trải qua. Tôi xin

Ngài giải-thích cho tôi sự thực-nghiệm

ấy. Sau một lúc yên-lặng, Sư-phụ nói :

“ Anh muốn thấy chân-tướng và hình-

dung thật của tôi thì anh đã được chứng-

kiến sự biến đi của tôi, đó là tôi không có

hình-tướng, khiến cho sự thực-nghiệm ấy

có thể là chân-lý chính-xác. Còn những

thị-hiện khác mà anh có thể có được, theo

với kinh-nghiệm cá-nhân của anh đọc

Thế-Tôn-Ca mà ra. Tuy nhiên Ganapati

Page 274: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

268

Sastri đã có một thực-nghiệm tương-tự.

Anh có thể hỏi ông ta về sự thực-nghiệm

ấy được.” Nhưng sự thực tôi không hỏi

lại Ganapati Sastri . "

Sau đấy Đại-Sư-phụ Maharshi nói :

" Hãy khám-phá ra " Cái Tôi " là ai,

người nhìn, hay là người suy-tư, và nó

tồn-tại ở đâu ? "

***

*

Page 275: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

269

MỘT ĐỆ - TỬ VÔ - DANH

Một người khách đến chơi Virupaksha,

mặc dù ông ta chỉ đến chơi có năm hôm, rõ-

ràng là ông đã được Ân-điển của Ngài

Bhagavan. Đạo-sĩ Narasimha, người sưu-tập

những tài-liệu để thảo tiểu-sử của Ngài và đã

xuất-bản dưới nhan-đề " Sự Thực-hiện Tự-

Tính " ( mà quyển sách này phần lớn đã căn-

cứ vào đấy ), tin rằng mình có bổn-phận phải

ghi rõ tên và địa-chỉ của người ấy. Một sự

bình-thản Thần-hóa của Ngài Bhagavan phản-

chiếu và tỏa khắp người khách lạ. Ánh-sáng

đôi mắt của Ngài phản-ánh vào mắt của người

khách. Hàng ngày ông ta viết một bài ca tụng

Ngài bằng tiếng Tamil, có tính-cách siêu-thần,

hồn-nhiên, đầy hồn thơ và tràn-ngập hoan-lạc

với lòng sùng-ái đến nỗi trong những bài ca

tụng cúng là bài ca hiếm-hoi còn được người ta

ngày nay tụng đọc. Sau này đạo-sĩ Narasimha

Page 276: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

270

đi đến Sayamangalam mà người khách kia đã

chỉ cho ông biết để tìm hiểu rõ chi-tiết và đời

sống của người khách lạ ấy, nhưng không ai

biết có tên đó ở đấy. Người ta đã nhận-thức

rằng cái tên đó có nghĩa là " Cảnh-giới Hoan-

lạc " và người ta giải-thích rằng người khách lạ

ấy đã từ " Cảnh-giới Hoan-lạc " bí-ẩn đến để

tôn-vinh Chân-Sư-phụ của thời-đại .

Một trong những bài ca tụng ấy tôn xưng

Ngài Bhagavan Ramana là " Chân Sư-phụ ".

Một hôm Ngài nghe hát, Ngài bèn hòa theo.

Một đệ-tử vừa cười vừa nói : " Đây là lần đầu

tiên con được nghe một người tự ca tụng

mình ."

Ngài Bhagavan trả lời : " Tại sao lại giới-

hạn Ramana vào sáu vế thơ ? Sự thực Ramana

là Đại-Đồng ."

Một trong năm bài ca tụng linh-động với

lạc-thú bình-minh và Giác-Tỉnh đến nỗi người

Page 277: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

271

ta tưởng rằng người làm bài hát ấy có thể đã ca

mỗi buổi bình-minh thật cho chính mình :

" Bình-minh đã tới trên đỉnh núi !

Hỡi Ramana dịu-hiền hãy đến !

Hỡi Thần Arunachala hãy đến !

Đỗ-quyên hót trong bụi cây .

Sư-phụ Ramana yêu quý hãy đến !

Chúa của Giác-Tính hãy đến !

Tiếng loa đã nổi lên, sao sáng đã mờ,

Thần Ramana dịu-hiền hãy đến !

Chúa Trời của các Chúa hãy đến !

Gà gáy cúc cu, chim kêu chíp chíp,

Giờ đã điểm rồi, hãy đến !

Đêm tối đã tan, hãy đến !

Kèn thổi vang, trống đã dóng,

Thần Kim-quang Ramana hãy đến !

Tri-thức, Giác-ngộ hãy đến !

Buổi sớm quạ kêu inh-ỏi, Thần Siva cuộn

mình trong vòng rắn, hãy giáng hiện !

Hỡi Chúa cổ biếc, hãy giáng hiện !

Vô-minh đã tan, Tâm Sen đã nở .

Page 278: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

272

Giáng hiện ! Hỡi Chúa Ramana, Thánh

hiền !

Hãy giáng hiện ! Vòng hoa Veda !

Hỡi Chúa giải-thoát, vô-nhiễm .

Hãy giáng hiện ! Ngài Ramana Mỹ-miều!

Hãy giáng hiện ! Hỡi Chúa Thanh-Bình !

Hiền, Triết và Thánh Chúa .

Thực-thể, Chính-giác, Hoan-lạc !

Giáng hiện! Đức Chúa nhảy múa vui vầy,

Tình yêu siêu-việt trí-thức ,

Vượt đau khổ, Hãy giáng hiện !

Yên-lặng hoan-hỷ, Hãy giáng hiện ! "

*************

*

Page 279: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

273

- XI -

CÁC SÚC - VẬT

Ấn-Độ-giáo chủ-trương như là Shankara

đã nói trong tác-phẩm bình-luận về Thế-Tôn-

Ca ( Bhagavad Gita - Ch. V từ câu 40 - 44 )

rằng sau khi người ta chết, người nào đánh tan

được mê-vọng về một cá-tính biệt-lập trong sự

thực-hiện đồng-nhất với Tự-Tính Tối-Cao thì

đi lên thiên-đường hay xuống địa-ngục tùy theo

nghiệp tốt xấu ( cán cân thưởng phạt ) tùy theo

hành-vi của mình ở trong đời trần-thế. Sau đó,

sau một mùa gặt hái được thu-hoạch về hành-vi

thiện, ác của mình ở trần-thế, nó lại trở xuống

trần-gian tái-sinh vào thân-phận cao-quý hay

thấp hèn tùy theo với nghiệp-báo để hoàn-

thành phần nghiệp-báo gọi là Prabdha nghĩa là

định-mệnh một đời sống thế-gian. Trong cuộc

đời tái-sinh nó tăng thêm nghiệp mới (Aganya)

Page 280: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

274

vào nghiệp cũ ( Sanjata Karma ) của nó . Di-

tích của tiền-nghiệp vốn không phải là định-

mệnh ( Prabdha ) .

Người ta thường nghĩ rằng trong một đời

người, một người có thể tiến-bộ và có thể trau-

giồi được nghiệp-quả. Tuy nhiên Ngài Bhaga-

van cũng đã bảo cho người ta biết rằng cả đến

súc-vật cũng có thể trau-giồi tu-sửa nghiệp-báo

của chúng. Trong một cuộc nói chuyện có ghi

lại ở chương này, Ngài nói : " Biết đâu cái linh-

hồn ẩn trong con vật ấy phải chăng nó cũng đi

tìm một thể-xác khác làm bạn để hoàn-thành

một phần nào của cái nghiệp chưa hết." Sư-tổ

Shankara cũng khẳng-định rằng những súc-vật

cũng có thể đạt tới giải-thoát. Và hơn nữa trong

một Kinh điển kể lại rằng nhà Hiền Jada

Bharata khi sắp chết bị ý-niệm thoáng qua phải

làm một con hươu, vì nuôi ám-ảnh đó nên phải

tái-sinh làm con hươu để có thể tẩy sạch được

sự ràng-buộc chặt-chẽ còn lại .

Page 281: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

275

Ngài Bhagavan đối-đãi với súc-vật cùng

một thái-độ như đã đối-đãi với các đệ-tử khác

mà tình cờ Ngài đã gặp ở trên đường. Vậy nên

súc-vật cũng như người, đã bị Ngài thu-hút.

Khi còn ở Gurumurtam, những con sóc và

những chim muông đến làm tổ bên cạnh Ngài.

Vào thời này, những đệ-tử nghĩ rằng Ngài quên

thế-gian tương-đương với sự thoát-ly của Ngài,

nhưng sự thực thì Ngài để ý đến tất cả mọi sự-

vật. Một hôm Ngài kể lại gia-đình một con sóc,

gia-đình con sóc này đã đến chiếm-cứ một cái

tổ hoang của một con chim .

Không bao giờ Ngài nói về một con vật

một cách thông-thường của tiếng Tamil bằng

cách dùng danh-từ một cách khách-quan,

nhưng Ngài luôn luôn dùng chủ-từ nam-tính

hay nữ-tính. Ngài có thể nói khi trỏ vào đám

chó của Tùng-lâm : " Các con đã cho những

đứa nhỏ ấy ăn chưa ? " Tục-lệ của Tùng-lâm

thường cho chó ăn trước, rồi tới hành-khất, sau

cùng mới tới đệ-tử. Biết rằng sự đố-kỵ của

Ngài Bhagavan là tiếp-nhận bất cứ vật gì mà

Page 282: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

276

không chia sẻ cho những người khác. Tôi ngạc

nhiên một hôm thấy Ngài đang thưởng-thức

một quả măng-cụt sau bữa cơm, rồi sau tôi mới

khám-phá ra cử-chỉ của động-tác ấy là mùa

măng-cụt mới bắt đầu nên Ngài muốn biết

trước xem quả măng đã chín chưa trước khi

đem cho con công trắng ăn, con công trắng này

do Maharani đã gửi đến cho Ngài nuôi. Cũng

như nhiều con công khác ở Tùng-lâm, Ngài

Bhagavan thường bắt-chước tiếng kêu của

chúng, chúng thường đến gần Ngài để xin đậu

phụng và trái măng. Trước khi Ngài tịch, mặc

dầu Bác-sĩ bảo cho biết là Ngài đang đau ghê-

gớm, nhưng khi Ngài nghe thấy tiếng con công

đang đậu ở trên một cây gần đó, Ngài còn hỏi

đã cho nó ăn chưa .

Những con sóc nhảy qua cửa sổ đến gần

giường của Ngài nằm, vì Ngài thường có

những hạt đậu-phụng đựng trong một cái hộp

nhỏ để dành cho chúng. Có khi Ngài đưa cả cái

hộp cho một trong các vị khách ấy để cho

chúng tự sử-dụng lấy. Lần khác, những con sóc

Page 283: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

277

ấy thường đến nhặt những hạt đậu-phụng trên

bàn tay Ngài. Khi tuổi Ngài đã cao và bị bệnh

tê-thấp, bắt-buộc Ngài phải dùng đến một chiếc

gậy để chống, một hôm Ngài đi xuống bậc

thang dẫn đến Tùng-lâm, chợt có một con sóc

chạy đến chỗ Ngài vì nó bị một con chó đuổi.

Ngài vội-vàng gọi con chó lại, ném cái gậy vào

giữa con chó và con sóc, cử-chỉ ấy làm cho

Ngài bị ngã và Ngài đã bị sai khớp xương quai-

hàm. Cũng vì cử-chỉ ấy mà con chó phải bỏ

mồi và con sóc được thoát nạn.

Các súc-vật cảm thấy được Ân-điển của

Ngài Bhagavan, nếu xẩy ra có con dã-thú nào

được người ta đưa đến thì cả đàn đồng-loại của

nó tìm cách tẩy-chay nó khi nó trở về, nhưng ở

trường-hợp những con vật được gần-gũi Ngài

Bhagavan thì lại khác ; những con ở trong đàn

tiếp-đón nó một cách hãnh-diện khi nó trở về.

Chúng đoán biết rằng chúng không bao giờ

cảm thấy sợ-hãi hay giận-dữ chút nào. Một

hôm Ngài ngồi ở dưới sườn núi, có một con rắn

bò lên chân ngài, Ngài không động-đậy và

Page 284: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

278

cũng không tỏ ra lo-lắng. Một đệ-tử hỏi Ngài,

khi con rắn bò lên chân thì Ngài có cảm-tưởng

như thế nào ? Ngài trả lời bằng một nụ cười :

" Một cảm-giác mát dịu ! "

Ngài không cho phép người ta giết rắn tại

nơi Ngài ở, Ngài nói : " Chúng ta đã chiếm-

đoạt chỗ ở của chúng, và như thế chúng ta

không có quyền gì để quấy-rầy hay làm cho

chúng đau-đớn. Chúng không làm hại gì chúng

ta." Và Ngài rất có lý. Một hôm bà mẹ của

Ngài sợ một con rắn hổ-mang đang bò tới.

Ngài tiến tời gần con rắn thì con rắn bỏ đi. Con

rắn bò luồn qua hai tảng đá, Ngài Bhagavan

theo dõi nó, nhưng lối đi bị chặn bởi một tảng

đá trơn, con rắn bị chặn lại, không có lối thoát,

nó bèn cuộn khúc lại và nhìn Ngài Bhagavan.

Ngài cũng nhìn lại nó, như thế qua mấy phút,

con rắn hổ-mang bắt đầu duỗi thẳng người ra

và nó cảm thấy không có gì đáng lo-sợ nữa. Nó

bèn từ từ luồn qua dưới chân ngài .

Page 285: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

279

Một hôm Ngài đang ngồi với một vài đệ-

tử ở động Skandashram, một con vượn chạy tới

chân Ngài, rồi nhảy lên đùi Ngài ngồi một lát,

Ngài nói : " Ai mà biết được tại sao nó đến ?

Chắc-hẳn không phải là một con vượn tầm-

thường." Có một trường-hợp về một con vượn

khác không tầm-thường được trích-dẫn ở trong

tập kỷ-yếu của giáo-sư Venkatramiah. Trả lời

cho một câu hỏi của ông Grant Duff, Ngài

Bhagavan nói :

" Bấy giờ vào ngày lễ Thần Dương-

khí ( Arudradarsham ), tôi đang ở trên núi

trong đại Tùng-lâm Skandashram. Lúc ấy

khách hành-hương cuồn-cuộn từ dưới

tỉnh leo lên núi, bỗng có một con vượn

khác thường, lông đỏ lông vàng, khác với

mầu lông sám của những con vượn khác,

và ở đuôi không có những vết đốm, len đi

ngang qua đám đông mà không sợ-hãi.

Nó đến thẳng tới chỗ đạo-sĩ Palani đang

tắm dưới suối gần động. Đạo-sĩ vuốt-ve

con vật, nó theo gót đạo-sĩ vào trong động

và nó tra xét tất cả những góc, xó của

Page 286: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

280

động, rồi nó lại nhập vào đám đông để lên

động Skandashram. Tất cả mọi người đều

chú-ý tới dáng-điệu hấp-dẫn của con vật,

mà cử-chỉ khoan-thai không có vẻ gì là

sợ-hãi. Nó leo lên đùi tôi ngồi một lát. Nó

ngẩng đầu lên nhìn chung-quanh rồi bắt

đầu chạy vòng-quanh động. Tôi theo dõi

nó, trong lòng lo-sợ có kẻ nào cố ý làm

hại nó, hay là một trong những con công

làm thương-tổn nó, nhưng nó đi đi lại lại

một cách bình-tĩnh để rồi sau cùng nó rút

lui vào những tảng đá ở đàng sau Tùng-

lâm về phiá Đông Nam ."

Một buổi sáng sớm, trước khi mặt-trời

mọc, Ngài Bhagavan hái rau cho nhà bếp với

hai người đệ-tử. Một đệ-tử tên là Lakshmana

dắt theo một con chó trắng đẹp, con chó nhảy

nhót có vẻ vui thích lắm, trong cái tâm-trạng

được nhảy nhót tự-do ấy, nó từ-chối thực-phẩm

của người ta cho nó ăn, Ngài Bhagavan nói :

" Hãy nhìn kià, một tâm-hôn cao quý đang vui

sướng ở hình-thức một con chó ."

Page 287: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

281

Giáo-sư Venkatramiah có kể ở trong một

nhật-ký của ông về một kiểu-mẫu thân-mật của

một trong những con chó ở Tùng-lâm :

" Ở thời ấy, vào năm 1924, trên

Tùng-lâm có bốn con chó. Những con

chó chỉ ăn khi nào Ngài Bhagavan san sẻ

thức ăn cho chúng. Nhà thông-thái muốn

kiểm-chứng lại thái-độ của lũ chó ấy bằng

cách đem cho chúng một vài món ăn,

nhưng chúng từ-chối, không đụng tới.

Ngài Bhagavan bắt đầu nếm thử một chút

món ăn, tức thì lũ chó sô nhau tới để cướp

lấy phần mình ."

Hầu hết các con chó ở Tùng-lâm đều là

dòng-dõi của con Kamala, con chó này đã đến

Tùng-lâm khi còn nhỏ. Bấy giờ các đệ-tử muốn

đuổi nó đi vì sợ rằng nó sẽ đẻ ra một lũ chó nhỏ

hết năm này sang năm khác. Nó nhất-định

không chịu đi. Từ đó một đại gia-đình chó nẩy-

nở ở Tùng-lâm, nhưng đối với chúng người ta

vẫn phải đối-xử một cách bình-đẳng trong cái

Page 288: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

282

đại-gia-đình chó đó. Lần đầu tiên khi nó sinh

đẻ, người ta tắm rửa cho nó, bôi bột hương đàn,

bột kim nhũ lên đầu nó và đặt nó ở một chỗ

sạch-sẽ trong hang động, và cho nó ở đó với

con nó trong mười hôm. Đến hôm thứ mười

người ta làm một buổi lễ để tẩy-uế. Trong buổi

lễ đó tất cả nghi-thực đều được tôn-trọng.

Kamala là một con chó cái thông-minh và có

nghĩa. Ngài Bhagavan thường giao cho nó sứ-

mệnh hướng-dẫn khách hành-hương đi quanh

núi. Ngài nói : " Này Kamala ! Hãy dẫn các vị

khách này đi quanh nơi đây ; và nó sẽ dẫn tất

cả khách hành-hương đi xem những pho-tượng,

những mảnh ao, những đền-thờ chung-quanh

Tùng-lâm .

Một trong những con chó ở Tùng-lâm có

một con đặc-biệt, tuy không là dòng giống của

Kamala, nó mang tên là Chinna Karuppan

( một con chó mực con ). Chính Ngài

Bhagavan cũng để lại một bản văn mô-tả nó

như sau :

Page 289: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

283

" Con chó Chinna Karuppan là một

nhân-vật có những nguyên-tắc cao độ.

Khi chúng tôi ở Tùng-lâm Virupaksha

thường có một vật gì đen đen đi qua đi lại

chỗ chúng tôi. Chúng tôi thường nhận

thấy cái đầu của nó nhô lên trong đám bụi

cây. Tinh-thần độc-lập của nó rất cao. Nó

không cầu tìm làm bạn với ai và dường

như nó lại lẩn tránh tất cả mọi người.

Chúng tôi tôn-trọng tinh-thần độc-lập của

nó nên thường đặt thức ăn vào chỗ nó ưa-

thích, rồi chúng tôi lánh đi. Một hôm

trong khi chúng tôi đang leo núi thì con

chó đó đột nhiên nhảy ra giữa đường,

chạy sô đến chỗ tôi, ve vẩy đuôi và kêu

lên. Làm sao mà nó có thể phân-biệt tôi

với mọi người để nó tỏ lòng quyến-luyến

của nó ? Thật là khó hiểu !

" Sau đó con Karuppan ở lại với

chúng tôi và trở nên một gia khách của

Tùng-lâm. Thật là một người bạn thông-

minh và được việc ! Thế rồi nó mất hết

cái tính cô-độc và trở nên rất âu-yếm,

Page 290: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

284

thường tỏ ra có một tình-cảm bác-ái đại-

đồng. Nó đánh bạn với tất cả khách hành-

hương, tất cả cư-dân ở Tùng-lâm, nó

thường leo lên đùi họ và nằm ẩn-náu vào

lòng họ. Những sự mời mọc của nó

thường được tiếp-đón nồng-hậu. Có

người tránh nó nhưng nó nỗ-lực không

mệt mỏi và không nhận sự từ-chối vĩnh-

viễn. Tuy nhiên nếu người ta bảo nó lui ra

thì nó tuân theo mệnh-lệnh như là một tu-

sĩ đã có lời thề thuận-thụ .

" Một hôm con Karuppan đến gần

một vị Bà-la-môn chính-thống đang đọc

thần-chú dưới một gốc cây gần hang động

của chúng tôi. Vị Bà-la-môn này coi

giống chó như là một sự ô-uế và vị ấy đã

tỉ-mỉ tránh không tiếp-xúc với nó, tránh

cả sự gần-gũi với nó. Con Karuppan dĩ-

nhiên nó không hiểu điều ấy và chỉ tôn-

trọng định-luật bình-đẳng nên nó mới cố

nhẫn-nại tìm tới gần vị Bà-la-môn này.

Một người dân của Tùng-lâm vì kính-nể

tính-tình của vị Bà-la-môn nên đã giơ gậy

Page 291: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

285

lên đánh con chó. Con Karuppan rên-rỉ

rồi đi khỏi. Thế rồi nó không trở lại Tùng-

lâm nữa và từ đó người ta không tìm thấy

nó ở đâu. Con Karuppan có năng-khiếu

xúc-động nhậy cảm, khiến cho nó không

trở lại nơi mà nó đã bị ngược-đãi .

" Người phạm lỗi đánh chó chắc đã

miệt-thị nguyên-tắc và tính nhậy-cảm của

con chó ? Tuy vậy chúng tôi đã được

cảnh-cáo một lần, nhưng những sự-kiện

ấy vẫn xẩy ra như thế ! Một hôm đạo-sĩ

Palani đã nói một cách gắt-gỏng với con

Karuppan và đối với nó có vẻ khắc-

nghiệt, nên mặc dầu đêm lạnh và mưa con

chó vẫn nhất-định không trở lại Tùng-lâm

nữa, nó đã ngủ trên một chiếc bao than

cách xa đấy. Đến sáng hôm sau người ta

mới tìm được nó về .

" Chúng ta có một cảnh-giác mới về

thái-độ của một con chó khác. Trước đấy

mấy năm, đạo-sĩ Palani có mắng-mỏ một

con chó nhỏ đã sống với chúng tôi ở động

Virupaksha. Con chó nhỏ chạy thẳng đến

Page 292: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

286

hồ Sankhatirtham và sau đó mấy hôm

người ta thấy xác nó nổi lềnh-bềnh trên

mặt nước. Người ta giải-thích cho đạo-sĩ

Palani và tất cả các đệ-tử ở Tùng-lâm biết

là những con chó nhỏ và những con vật

khác sống ở Tùng-lâm đều rất thông-

minh, có một nguyên-tắc sống rất có bản-

lãnh cho nên người ta không nên đối-đãi

với chúng một cách phũ-phàng. Chúng ta

không biết linh-hồn nào tiềm-tàng ở trong

những thân-thể ấy và không biết phần

nghiệp-báo nào của chúng chưa hoàn-

thành mà chúng tìm cách hoàn-tất trong

cuộc sống chung với chúng ta . "

Lại còn một số chó khác tỏ ra có trình-độ

thông-minh đặc-biệt và sống có nguyên-tắc rất

cao. Khi Ngài Bhagavan còn ở tại Tùng-lâm

Skandashram, Ngài luôn luôn có mặt trước

những con chó sắp chết, khi nó đã chết người

ta chôn cất nó đàng-hoàng và đặt lên mộ nó

một tấm bia đá. Trong những năm cuối cùng,

khi Tùng-lâm đã được xây-cất xong, và nhất là

Page 293: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

287

trong thời-kỳ mà sức khoẻ của Ngài Bhagavan

suy-sút, những đệ-tử nhân-loại của Ngài

thường bắt Ngài theo ý-kiến của họ nhiều hơn,

còn những đệ-tử súc-vật ít có cơ-hội đến gần .

Những con khỉ leo qua cửa sổ để đến gần

giường Ngài nằm cho đến lúc Ngài gần tịch,

chúng nhìn qua cửa sổ. Có khi người ta thấy

những con khỉ mẹ tới, đèo theo những con nhỏ.

Người ta có thể nói rằng những con khỉ mẹ đó

muốn trình cho Ngài Bhagavan thấy rằng

chúng cũng như những bà mẹ nhân-loại thường

làm. Nhưng có một sự dung-hòa giữa Ngài

Bhagavan với những người hầu-cận của Ngài

là những người ấy có quyền sua đuổi những

con khỉ ra khỏi phòng, có điều là trước khi đuổi

chúng phải cho mỗi con một quả chuối .

Trước khi Ngài Bhagavan bị tệ-thấp

không đi lại được, Ngài vẫn đi chơi trên sườn

núi mỗi buổi sáng trước bẩy giờ, và buổi chiều

vào lúc trước năm giờ .

Page 294: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

288

Một buổi chiều, đáng lẽ đi chơi như

thường-lệ, Ngài leo lên Tùng-lâm Skandhash-

ram. Khi không thấy Ngài trở về như mọi lần,

những đệ-tử bèn leo lên sườn núi, tụ-họp thành

những đám nhỏ hỏi nhau không biết Ngài đã đi

đâu với ý-nghĩ về sự vắng mặt của Ngài và

mình sẽ phải làm gì. Có những đệ-tử khác vẫn

ngồi chờ ở trong phòng, đồng thời cũng có hai

con khỉ đến trước cửa phòng, không tỏ ra sợ-

hãi người như thường-lệ, chúng đến chiêm-

ngưỡng và đi vào trong phòng ngắm-nghía, lo

sợ chiếc giường Ngài nằm bị bỏ trống .

Mấy năm về sau, trước khi Ngài Bhaga-

van biến-dạng khỏi cõi đất này thì cái thời của

những con khỉ cũng chấm-dứt. Những mái nhà

bằng lá gồi ở trước cửa phòng đã được mở rộng

nên những con vật ấy đi lại khó-khăn, vả chăng

một số lớn những con vật ấy đã quay về rừng

hoặc một số thì chính-phủ bắt để gửi sang bên

Mỹ làm vật thí-nghiệm .

Page 295: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

289

Kể từ năm 1900, khi Ngài Bhagavan bắt

đầu ở trên núi cho đến năm 1922 Ngài định-cư

ở Tùng-lâm dưới chân núi, Ngài đã có một

quan-hệ mật-thiết với đàn khỉ. Ngài săn-sóc

chúng với lòng thương và tình-cảm mà các bậc

Giác-ngộ thường có đối với tất cả chúng-sinh,

trong ý-thức quan-sát sắc bén mà Ngài thường

có. Ngài bắt đầu hiểu tiếng kêu của chúng, quy-

tắc về thái-độ sống của chúng và phương-pháp

hành-chính của chúng. Ngài nhận-thức ra rằng

mỗi bộ-tộc của chúng đều có vua và quần-

chúng mà mọi người đều công-nhận. Nếu bộ-

tộc khác đến xâm-chiếm thì có chiến-tranh.

Nhưng trước khi tuyên-chiến hay hòa-giải thì

bộ-tộc này phải gửi sứ-thần đến bộ tộc khác.

Ngài Bhagavan kể cho khách hành-hương nghe

rằng, những con khỉ đó coi Ngài như một

đồng-loại của chúng, và nhận Ngài làm trọng-

tài trong những cuộc cãi-lộn với nhau .

" Ở bọn khỉ, nguyên-tắc đòi rằng kẻ

nào trong hàng-ngũ có giao-dịch với loài

người sẽ bị tẩy-chay, nhưng ngoại trừ tôi

Page 296: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

290

ra. Cũng như khi nào ở trong hàng-ngũ

của chúng có sự xung-đột, cãi-lộn thì

chúng đến gần tôi để tôi an-ủi bằng cách

trừng-phạt hoặc đình-chỉ sự xung-đột ấy.

Có hôm một con khỉ nhỏ bị một con khỉ

già trong đàn cắn và bị bỏ rơi không có ai

bênh-vực ở gần Tùng-lâm. Con khỉ nhỏ

ấy đi khập-khễnh tới Tùng-lâm Virupak-

sha và từ đó về sau chúng tôi gọi nó là

Nendi ( con khỉ què ). Sau đó năm ngày,

khi đàn khỉ của nó trở lại Tùng-lâm, thấy

tôi đang chữa chạy cho con khỉ què, tuy

vậy chúng cũng cứ đem con khỉ nhỏ ấy

đi. Kể từ hôm ấy, những con khỉ thường

đến đông đảo để cuớp món ăn ở Tùng-

lâm mà người ta đã đặt dành riêng cho

chúng ở phiá ngoài. Nhưng con khỉ què

thường nhảy thẳng lên đùi tôi, nó ăn uống

một cách hết sức sạch sẽ và giữ-gìn. Khi

người ta đặt một cái đĩa bằng lá để đựng

cơm cho nó, nó không để vãi một hạt nào

ra ngoài, nếu vô-tình nó đánh rơi ra thì nó

Page 297: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

291

liền nhặt ngay lên mà ăn trước khi hoàn-

tất bữa ăn .

" Con khỉ què rất nhạy-cảm. Một

hôm vì một lý-do gì đó, nó đánh vãi một

ít thức ăn. Tôi bèn mắng nó : " Xin anh

đừng phí-phạm thực-phẩm ! " Nó liền

thưởng cho tôi một quả đấm lên trên mắt,

làm cho tôi bị thương nhẹ. Để phạt nó, tôi

cấm nó mấy hôm không được nhảy lên

đùi tôi, nhưng con khỉ nhỏ đó cầu-khẩn

tôi một cách khúm-núm để được trở lại

chỗ ngồi mà nó thích-thú. Lại một lần nữa

nó làm tôi bất-bình. Trường-hợp này là

lúc tôi bưng một ly sữa nóng đưa lên

miệng để thổi nguội đi cho nó ; thấy thế

nó bực mình, nó lại đánh tôi một lần nữa

vào mí mắt. Lần này tôi không bị thương

nặng, mà ngay lúc ấy đã thấy con khỉ

nhảy lên ngồi trên đùi tôi rồi, làm như nó

muốn sám-hối để nói rằng : " Hãy quên

những điều tôi làm đi, và tha-thứ cho tôi."

Và tôi đã tha-thứ cho nó .

Page 298: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

292

" Về sau con khỉ què đã trở nên một

tù-trưởng bộ-tộc của nó. Ngài Bhagavan

lại kể chuyện một con khỉ chúa nữa. Nó

có can-đảm loại trừ hai con khỉ đực trong

đàn. Sau việc ấy xẩy ra cả bộ-lạc đứng

lên phản-đối và vị tù-trưởng của nó đã bỏ

đấy đi vào rừng suốt mười lăm hôm. Khi

nó trở về, nó thách đấu những con khỉ

làm loạn và những con khỉ đã bất-bình

với nó. Nó đã tích chứa một sức mạnh

đến nỗi trong hai tuần khổ-sở để nói mà

không ai dám nhận cuộc thách đấu với

nó ."

Một buổi sớm tinh-sương, người ta báo

cho biết có một con khỉ đang hấp-hối ở Tùng-

lâm. Ngài Bhagavan lật-đật tới nơi thì chính là

con khỉ chúa. Người ta đem nó vào Tùng-lâm,

đặt nó nằm tựa vào Ngài Bhagavan. Hai con

khỉ đực bị loại-trừ đi đến một cây gần đấy ngồi

chứng-kiến cảnh-tượng ấy. Ngài Bhagavan khẽ

cử-động để lay-chuyển sức nặng của con khỉ

đang đè nặng xuống Ngài thì con khỉ hấp-hối

Page 299: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

293

liền tự-động cắn vào chân Ngài. Chỉ vào chân,

Ngài nói : " Tôi còn giữ lại bốn vết thương-tích

của những con khỉ chúa trước đã thưởng cho

tôi ! " Thế rồi con khỉ chúa thở phào, kêu lên

một tiếng rối trút hơi thở. Hai con khỉ đực cũng

từ trên cây nhảy xuống và cùng kêu rên-rỉ

thảm-thương. Thể-xác của con khỉ chúa đó

được chôn cất theo nghi-thức dành cho bậc

đạo-sĩ độc-lập. Người ta tắm cho nó bằng sữa,

nước thơm và rắc tro thiêng lên mình nó.

Người ta phủ lên thân-thể nó bằng một tấm

khăn trắng mới và để chừa cái mặt ra ngoài.

Người ta đốt hương trầm trước thi-thể nó.

Huyệt của nó đào ở cạnh Tùng-lâm và đặt ở mộ

nó một tấm bia đá .

Người ta kể một chuyện rất lạ về loài khỉ.

Có một hôm Ngài Bhagavan đi chơi quanh núi

với một nhóm tín-đồ. Đi tới địa-điểm Pacha-

lamman Koil thì họ cảm thấy đói và khát, tức

thì có một đàn khỉ nhảy lên một cây mận dại

bên lề-đường rung cho những trái mận rơi

xuống. Những trái mận rơi rải-rác đầy trên mặt

Page 300: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

294

đường ; làm xong việc ấy đàn khỉ bỏ đi không

ăn một trái nào. Đồng thời cũng có những phụ-

nữ đem những bình nước đến cho họ uống .

Con bò cái Lakshmi là một trong hàng

đệ-tử súc-vật được cưng nhất của Ngài Bhaga-

van. Khi nó mới chỉ là con bê đi cùng với mẹ

nó do đạo-sĩ Pillai đưa đến để dâng lên cho

Ngài vào năm 1926. Ngài Bhagavan ngần-ngại

khi nhận món quà ấy, bởi vì ở Tùng-lâm người

ta chưa đủ chỗ để nuôi hai mẹ con con bò,

nhưng đạo-sĩ Pillai nhất-định không đem về hai

con vật ấy và nhân có một đệ-tử tên là Rama-

nath Dikshitar đứng ra đảm-nhận trông-nom

nên người ta mới giữ lại .

Đạo-sĩ Dikshitar trông-nom hai con bò ấy

trong vòng ba tháng, rồi người ta gởi nó cho

một người ở tỉnh nuôi. Người này nuôi được

một năm và đến một hôm ông ta lên xin Ngài

Bhagavan làm lễ qui-y cho ông ta, ông đem cả

hai mẹ con con bò cùng đi theo. Con bê

Lakshmi có vẻ hết sức quyến-luyến Ngài

Page 301: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

295

Bhagavan, hình như nó nhớ được con đường từ

tỉnh dẫn đến Tùng-lâm, bởi vì hôm sau người

ta thấy nó từ tỉnh trở lại Tùng-lâm có một

mình. Từ đó về sau nó quen lệ ban ngày nó ở

Tùng-lâm và đến tối nó mới về tỉnh. Sau này

khi nó đã ở hẳn Tùng-lâm, nó thường đi thẳng

tới chỗ Ngài Bhagavan và không hề để ý tới ai

hết. Ngài Bhagavan thường để dành cho nó

một quả chuối hoặc một món ăn gì khác. Trong

một thời-gian, nó đến động đều đều và đúng

vào giờ ăn để theo Ngài Bhagavan tới phòng

ăn. Nó giữ rất đúng giờ, đến nỗi Ngài Bhaga-

van vì bận không nhớ tới giờ ăn, mà khi Ngài

thấy con Lakshmi đến Ngài mới nhìn đồng hồ

thì ra đã đến lúc Ngài phải ngưng tay làm việc .

Con Lakshmi đẻ ra nhiều con bê, ít nhất

là có ba con vào đúng dịp sinh-nhật Ngài

Bhagavan. Người ta xây một cái chuồng bò

bằng đá ở Tùng-lâm và chắc là con bò cái

Lakshmi sẽ vào đấy đầu tiên nhân ngày sinh-

nhật của Ngài. Nhưng ngày hôm ấy nó vắng

mặt mà người ta không biết nó đi đâu. Mãi sau

Page 302: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

296

người ta mới tìm ra nó nằm ở cạnh Ngài

Bhagavan. Nó chỉ chịu dậy khi nào Ngài dẫn

nó đến chuồng bò và đã khiến cho chính Ngài

Bhagavan phải bước chân vào chuồng trước để

rồi nó mới bước vào sau. Nếu Lakshmi đặc-biệt

quyến-luyến Ngài Bhagavan bao nhiêu thì ân-

điển và lòng nhân-từ của Ngài ban cho nó cũng

rất khác thường. Về sau số bò cái và bò đực trở

nên rất đông ở Tùng-lâm nhưng không một con

bò nào được Ngài Bhagavan lưu-luyến và ban

cho nhiều ân-điển như con Lakshmi này.

Lakshmi luôn luôn có con nối dõi ở Tùng-lâm

Skandakshram .

Ngày 17 tháng 6 năm 1948, Lakshmi bị

bệnh và sáng hôm sau có vẻ như nó sắp chết.

Vào lúc 10 giờ sáng, Ngài Bhagavan đến thăm

nó, Ngài nói : " Mẹ đi ! Mẹ muốn tôi ở bên

cạnh Mẹ phải không ? " rồi Ngài ngồi xuống

bên cạnh nó, đặt đầu nó lên đùi mình. Ngài

nhìn vào mắt nó, đặt tay lên đầu nó như là

khai-ngộ cho nó vậy. Ngài cũng lại để tay lên

ngực của Lakshmi, đặt má nó vào má mình và

Page 303: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

297

vuốt-ve nó. Biết chắc rằng tâm của nó trong

sạch và không còn tiềm-năng dục-vọng, hoàn-

toàn tập-trung sự chú-ý vào Ngài, Ngài mới từ-

giã nó để vào phòng ăn .

Con bò ý-thức cho đến phút cuối cùng ;

đến 11 giờ rưỡi thì nó trút hơi thở, rời bỏ thể

xác một cách êm-thắm. Nó đuợc chôn cất ở

một khoảnh đất ở Tùng-lâm với tất cả lễ-nghi

tống-táng theo tục-lệ, ở bên cạnh mộ của con

nai, con quạ và con chó, mà người ta đã đặt

chúng theo chỉ-thị của Ngài Bhagavan. Người

ta đặt một tấm bia vuông trên mộ nó với lời

văn bia khắc của chính Ngài Bhagavan là nó đã

được hoàn-toàn giải-thoát .

Đạo-sĩ hỏi Ngài Bhagavan có phải đó là

một câu văn ước-lệ mà người ta thường dùng

cho ai đã đạt tới ý-thức Tam-muội ( Samadhi )

để nói một cách lịch-sự rằng y đã chết. Hay là

thật sự con bò lakshmi đã được giải-thoát

( Mukti ) ?

*************

Page 304: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5
Page 305: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

299

- XII -

TÙNG - LÂM CỦA

NGÀI RAMANA

Vào năm 1922, khi các đệ-tử đi theo Ngài

đến mộ của Bà Mẹ ở dưới chân núi, thì ở đây

mới chỉ là một cái nhà kho lợp tranh. Vào

những năm sau, số đệ-tử tăng lên và sự cúng-

dường cũng rồn-rập tới ; người ta mới bắt đầu

xây-dựng các gian nhà khác ở Tùng-lâm : Nhà

ăn ; nhà bếp ; chuồng bò ; bưu-điện ; nhà-

thương ; những phòng cư-trú cho phái nam ( nó

chỉ là một phòng lớn để cho những người nào

muốn ở lại vài hôm ) và hai gian cốc nhỏ cho

những ai muốn ơ lại lâu tại Tùng-lâm. Những

gian nhà đó chỉ có một tầng và được quét vôi

trắng ở phiá ngoài theo kiểu Ấn-Độ. Phiá Tây

bên cạnh Tùng-lâm có một bể lớn hình vuông

Page 306: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

300

đựng nước. Người ta đến lấy nước ở bể do bốn

mặt nhờ những bậc đá. Ở phiá Nam Tùng-lâm

có một con đường chạy thẳng từ Tiruvanna-

malai tới Bangalore, theo hướng Tây Đông.

Con đường đi rẽ qua phiá Tây, quẹo chung-

quanh núi. Từ con đường ấy nhìn về phiá Bắc,

người ta nhìn thấy từ đàng xa cái cổng tò-vò

bằng gỗ sơn đen có kẻ chữ vàng " Tùng-Lâm

Ramana ". Không có cánh cổng, người ta ra

vào tự-do. Những khóm dừa um-tùm che mát

những gian nhà của Tùng-lâm và xa xa là ngọn

núi đứng sừng-sững oai-nghiêm .

Không phải người ta xây-dựng chỉ có

Tùng-lâm mà thôi, ngoài ra trên con đường đi

tới đó người ta còn dựng lên một khách-sạn do

Tiểu-Vương Mervi cúng-dường để tiếp-đón các

Tiểu-Vương khác đến viếng cảnh. Một lớp

những gian nhà nhỏ và những gian cốc xuất-

hiện do các đệ-tử phụ-trách công-việc nội-trợ

dựng lên. Ngay phiá Tây của Tùng-lâm, ở

khoảng giữa một chiếc ao và núi, những tu-sĩ

họp thành một đoàn-thể nhỏ ở Pelakettu. Họ

Page 307: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

301

sống trong các hang động hay các lều giữa

những hàng cây. Chính trong Tùng-lâm, nhũng

ai thiên về hành-động hơn là mặc-niệm thì có

một đời sống hoạt-động ở trong bàn giấy, ở

trong vườn hay là thư-viện, ở trong bếp hoặc ở

đây, ở đó tự lấy làm hân-hạnh đặc-biệt để sống

gần Ngài Bhagavan, được nhìn thấy, có khi

được Ngài để ý, được Ngài hỏi han đến .

Tất cả những công-trình xây-dựng ấy,

cùng là quản-lý về tài-chánh đòi phải có một

ông giám-đốc, bởi vì Ngài Bhagavan không

muốn nhúng tay vào những việc đó. Người em

trai của Ngài là Niranjananda do đó mà phải

đảm-nhận vai-trò giám-đốc của Tùng-lâm.

Người ta lập nội-quy và có những điều trong

nội-quy làm buồn lòng các tín-đồ. Tuy nhiên

nếu một trong số tín-đồ bất-bình muốn phản-

đối hay muốn chống lại những điều của nội-

quy thì thái-độ của Ngài Bhagavan ngăn-cản họ

lại. Bởi vì chính Ngài tự phục-tòng những

điều-lệ và bênh-vực uy-quyền. Có lẽ không

phải vì Ngài coi trọng đặc-biệt một điều nào,

Page 308: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

302

mà đại-khái chỉ vì Ngài cho rằng phải tuân theo

mệnh-lệnh. Về điểm này thái-độ của Ngài có

điểm đặc-biệt cũng như đối với các điểm khác .

Ngài vạch đường cho người ta theo không

phải để hoạt-động cô-đơn, mà là ở trong điều-

kiện của thế-gian vào thời mạt-pháp, cái thời-

đại quá ư đen tối này, và Ngài còn thúc-dục đệ-

tử của Ngài hãy nghĩ tới Bản-lai Diện-mục Tối-

Cao, đồng thời tuân theo những điều-kiện sinh-

hoạt ở thế-gian dù không thích-hợp với mình.

Ngài làm gương-mẫu bằng cách thích-ứng với

kỷ-luật ở Tùng-lâm. Hơn nữa Ngài chỉ-trích

những tín-đồ đã lãng quên mục-đích đã dẫn họ

đến với Ngài, để tham-gia vào những cuộc cãi-

vã về hành-chánh. Ngài nói : " Những người

leo lên trên đường dẫn đến Tùng-lâm để cầu

tìm giải-thoát, thế mà lại sa-lầy vào chính-sách

của Tùng-lâm mà quên mất lý-do khiến họ đến

Tùng-lâm. Nếu họ tha-thiết về những vấn-đề ấy

thì có cần chi mà họ phải đến Tiruvannamalai

này làm gì ? "

Page 309: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

303

Có khi sự phản-đối và bất-bình thỉnh-

thoảng biểu-thị ra những sự bùng-nổ mà không

người nào có thể nói là sự xung-đột ấy không

căn-cứ vào sự-kiện hoàn-toàn chính-đáng,

nhưng Ngài Bhagavan không bênh-vực họ. Có

hôm một nhóm đệ-tử công-chức và kinh-doanh

ở tỉnh Madras đã đến bằng một chiếc xe đò, có

mục-đích nhất-định là để thay-đổi hoàn-toàn

hành-chánh của Tùng-lâm và tổ-chức thành

một hệ-thống mới. Họ kéo đến một số đông,

ngồi đối-diện với Ngài Bhagavan, nhưng Ngài

vẫn ngồi yên-lặng, gương mặt nghiêm-nghị

không để ý và bất-động như một tảng đá. Bọn

khách đến, nhóm tín-đồ kia cảm thấy lúng-túng

nhìn nhau một cách bối-rối. Không một đệ-tử

nào dám mở miệng. Sau cùng bọn họ phải rút

lui trở về Madras bằng phương-tiện như lúc

đến. Lúc bấy giờ người ta mới trình-bày mục-

đích của sự thăm viếng, thì Ngài nói : " Tôi tự

hỏi tại sao mà họ đến đây, họ đến để tự cải-tạo

họ hay là để cải tổ Tùng-lâm ? "

Page 310: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

304

Tuy nhiên, đây là một bài học mới để

tiếp-nhận, nếu có vài điều trong nội-quy có vẻ

không những phiền-toái mà còn bất-công nữa,

thì Ngài Bhagavan không thừa-nhận cũng như

Ngài không thừa-nhận tiền thù-lao ở hang-động

Virupaksha. Cả đến trường-hợp này, phương-

pháp của Ngài cũng không cốt-yếu ở sự phản-

đối mà là để gợi sự chú-ý vào thái-độ của mình

về sự bất-công mà người ta đã phạm. Đã có

một lần, khi người ta bắt đầu dọn cơm ở phòng

ăn trong Tùng-lâm, nhưng người ta chưa tìm

được phương-tiện để đãi cà-phê cho tất cả mọi

người, khiến những người không quan-trọng

phải ngồi ăn ở phiá dưới chỉ được uống nước.

Ngài Bhagavan nhận thấy thế, bởi vì Ngài

thường để ý tới tất cả mọi việc. Ngài bèn nói :

" Hãy đem nước lại đây cho tôi ! " Sau đó Ngài

chỉ uống nước và không bao giờ Ngài uống cà-

phê nữa .

Khi Ngài đã cao niên, một hôm đầu gối

Ngài bị tê-liệt vì bệnh phong-thấp, Ngài vẫn

ngồi tiếp-kiến một nhóm khách Âu-Tây. Trong

Page 311: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

305

đám khách có một phụ-nữ không quen ngồi

xếp bằng, người ấy phải ngồi tựa vào tường và

duỗi chân ra. Một người hầu, chắc không hiểu

sự khó-khăn của người không quen ngồi xếp

bằng, nên đã nói với người phụ-nữ này là

không nên ngồi như thế, lập tức Ngài ngồi

thẳng dậy và cũng ngồi xếp bằng, mặc dầu đầu

gối của Ngài không thể chịu-đựng được mà

Ngài vẫn cố chịu-đựng. Khi các đệ-tử yêu-cầu

Ngài thay đổi cách ngồi thì Ngài nói : " Nếu là

quy-tắc thì tôi phải tuân theo như tất cả mọi

người, nếu duỗi chân là việc thiếu lịch-sự thì

tôi là người thiếu lịch-sự với tất cả mọi người ở

phòng này. " Người hầu kia đã ra khỏi phòng,

nhưng người ta gọi lại để xin lỗi bà khách và

để mời bà cứ ngồi thoải-mái như ý bà muốn.

Còn Ngài Bhagavan thì không dễ gì thuyết-

phục được để Ngài ngồi duỗi chân ra sau đấy .

Buổi đầu những lời phê-phán nổi lên

nhiều nhất là trong đám đệ-tử Âu-Tây, thường

thiên về sứ-mạng truyền-giáo. Một trong những

người đệ-tử hăng-hái nhất vào cả trong phòng

Page 312: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

306

và dồn-dập tuyên-truyền lý-thuyết với Ngài

Bhagavan. Ngài không trả lời, nhưng từ cuối

phòng nổi lên tiếng của ông Major Chadwich

phản-đối người khách Âu-Tây về việc tuyên-

truyền ý-nghĩa Thiên-Chúa-giáo. Người thanh-

niên Âu-Tây bị hoang-mang bất-ngờ nên đã

thôi không cố tuyên-truyền nữa. Vào những

năm cuối, có những Giáo-sĩ Gia-Tô đến Tùng-

lâm bầy tỏ sự tôn-kính và chú-trọng đến giáo-

lý của Ngài Bhagavan, nhưng lại biểu-lộ sự

hoài-nghi đến nỗi người ta phải tự hỏi tâm-hồn

của họ có cởi-mở không hay là sự thực họ có

chủ-đích truyền-giáo và xuyên-tạc ?

Một người Hồi-giáo đến Tùng-lâm để bắt

đầu thảo-luận, nhưng anh ta có vẻ thành-thực

trong sự thách-thức vì Ngài đã kiên-nhẫn trả lời

anh ta như sau :

Người Hồi-giáo hỏi :

_ Thượng-Đế có hình-tướng hay

không ?

Page 313: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

307

Ngài Bhagavan vặn lại :

_ Ai bảo rằng Thượng-Đế có hình-

tướng ?

Người Hồi-giáo cố nhấn mạnh nói :

_ Nếu Thượng-Đế không có hình-

tướng, thì một sự sai lầm đã gán cho

Thượng-Đế có hình-tướng, của một ngẫu-

tượng để thờ Ngài ở đấy ?

Người Hồi-giáo đợi, Ngài Bhagavan chắc sẽ trả

lời :

_ Chẳng ai bảo rằng Thượng-Đế có

hình- tướng .

Câu trả lời đúng như người Hồi-giáo đã

nghĩ, nhưng Ngài Bhagavan đã khai-triển nó ra

như sau :

_ Hãy để Thượng-Đế đó ; và ngay

đây anh hãy cho tôi biết anh có hình-

tướng hay không ?

Page 314: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

308

_ Tôi chắc là tôi có một hình-tướng!

Như Ngài đã thấy, nhưng tôi không phải

là Thượng-Đế .

_ Phải chăng anh là cái thân-thể vật-

chất có xương, có thịt, có máu và ăn mặc

chỉnh-tề đó ?

_ Hẳn rằng điều đó không còn nghi-

ngờ gì nữa, tôi ý-thức tôi có thật trong

hình-thức thân-thể này .

_ Anh tự đồng-nhất anh với thân-thể

này, bởi vì anh đã có ý-thức về nó nhưng

phải chăng anh là cái thân-thể đó ? Phải

chăng chính anh khi ngủ-say không ý-

thức gì về nó, anh vẫn chính là nó ?

_ Phải, tôi vẫn là cái thân-thể vật-

chất này dù có ngủ-say, bởi vì tôi ý-thức

cho đến lúc tôi ngủ-say và lập-tức sau khi

thức dậy, tôi ý-thức tôi đúng như trước

khi tôi bắt đầu ngủ .

Page 315: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

309

_ Và khi anh chết thì sao ?

Nhà vấn nạn yên-lặng suy-nghĩ :

_ Vậy người ta cho là tôi đã chết và

khiêng đi chôn .

_ Nhưng anh vừa bảo rằng thân-thể

của anh là chính anh. Khi người ta khiêng

thân-thể anh đi chôn, thì tại sao cái thân-

thể không phản-đối mà nói : " Không !

Không ! Đừng khiêng tôi đi ! Cái sản-

nghiệp này tôi đã tạo ra, quần áo tôi mặc,

con cái tôi đã sinh đẻ ra, tất cả đều là của

tôi, tôi phải ở lại với chúng ! "

Người Hồi-giáo vấn-nạn bấy giờ mới thú-

nhận rằng y đã lầm là tự đồng-nhất với thân-

thể, nên nói : " Tôi là sức sống của thân-thể này

chứ không phải thân-thể này là chính tôi ."

Ngài Bhagavan giải-thích cho người Hồi-

giáo :

Page 316: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

310

_ Cho tới nay anh vẫn thành-thực tin

anh là thân-thể của anh và có một hình-

tướng. Sự vô-minh nguyên-thủy ấy là

nguồn-gốc cho tất cả những khó-khăn về

sau. Cho tới bao giờ anh tự giải-thoát

khỏi cái vô-minh ấy, và cho đến chừng

nào anh nhận-thức được bản-tính không

hình-tướng của anh, thì tất cả những sự

bàn-luận về Thượng-Đế có hình-tướng

hay không là việc hợm-hĩnh hão-huyền,

và tìm hiểu xem Thượng-Đế có hình-

tướng hay không, hoặc phải chăng nên

thờ Ngài ở ngẫu-tượng là phải khi mà sự

thực Thượng-Đế không có hình-tướng.

Người ta không có thể thành-thực thờ-

phụng Thượng-Đế vốn không có hình-

tướng trước khi tri-giác được cái Tự-Tính

vô-hình .

Có khi những lời giải-đáp của Ngài

Bhagavan rất chính-xác và văn-vẻ, có khi lại

rất tỷ-mỷ và chu-đáo, nhưng lời giải-đáp ấy rất

thích-hợp với tính-tình của người chất-vấn và

Page 317: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

311

thích-đáng lạ-lùng. Một thày pháp lõa-thể đến

ở Tùng-lâm một tuần-lễ, thày luôn luôn ngồi

giơ tay lên, không vào trong phòng và nhờ

người chuyển-giao lên Ngài Bhagavan những

câu hỏi như sau :

_ Kiếp sau tôi sẽ thế nào ?

Ngài Bhagavan trả lời :

_ Hãy nói với anh ta rằng : " Tương-

lai của anh ta tùy theo hiện-tại của anh."

Nói thế không phải chỉ để làm nản lòng

pháp-sư về sự chú-ý đến đời vị-lai của y,

mà là để nhắc lại y rằng hành-động hiện-

tại của y có thành-thực hay không, để sẽ

tạo cho y cái kết-quả về vị-lai .

Có một người khách khác phô-trương

kiến-thức của mình. Y nói đến những con

đường khác nhau của nhiều sư-phụ đã vạch ra

và trích-dẫn các nhà triết-gia Tây-phương. rồi y

kết-luận :

Page 318: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

312

_ Người thì chủ-trương thế này,

người chủ-trương thế kia. Vậy thì ai có

lý ? Tôi phải theo con đường nào ?

Ngài Bhagavan ngồi yên-lặng, nhưng

người khách nhắc đi nhắc lại mãi câu hỏi

" Làm ơn nói cho tôi biết tôi phải đi theo con

đường nào ? " Ngài Bhagavan đứng dậy đi ra

khỏi phòng nói :

_ Anh hãy đi trở lại con đường đã

dẫn anh tới đây .

Người khách phàn-nàn với đệ-tử của Ngài

Bhagavan về sự vô-ích của câu giải-đáp.

Nhưng những đệ-tử đã bảo cho y nhận-thức ra

ý-nghĩa sâu xa của câu giải-đáp ấy : " Con

đường duy-nhất là con đường dẫn trở về Nguồn

bản-tính của mình. Phải trở về chỗ nào mà do

đấy chúng ta đã xuất ra. Chính đấy là câu trả

lời chính-đáng đối với người khách này vậy .

Page 319: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

313

Sundarash Aiyar, một đệ-tử đã nói ở trên,

được tin phải đổi đi chỗ khác nên đã phàn-nàn :

" Tôi từng ở gần Ngài bốn mươi năm rồi mà

bây giờ người ta chuyển tôi đi chỗ khác. Xa

Ngài tôi biết sống thế nào ? "

Ngài Bhagavan hỏi :

_ Anh ở với Ngài Bhagavan bao lâu

rồi ?

_ Bốn mươi năm !

Bấy giờ Ngài Bhagavan quay lại nói với

đệ-tử của Ngài :

_ Này đây, một người đã theo học

giáo-lý của tôi suốt bốn mươi năm trời

mà bây giờ y lại bảo rằng y đi chỗ khác

xa Ngài Bhagavan ! "

Ở đây Ngài muốn ngụ-ý nói về ý-nghĩa

hiện-diện vô-sở bất-tại phổ-biến đại-đồng của

Page 320: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

314

Ngài. ( Bhagavan có nghĩa là Tối-Cao,

Thượng-Đế )

Năm ấy qua năm khác, căn phòng đó đã

trở nên trung-tâm-điểm của các đệ-tử và là nơi

ấm-cúng cho tất cả mọi người trên thế-giới

không đến đấy trực-tiếp được. Nếu người ta

quan-sát một cách hời-hợt, có thể ngờ rằng

không có gì xẩy ra, nhưng sự-thực, sự sinh-

hoạt ở Tùng-lâm rất đỗi kinh-ngạc .

Quy-tắc chặt-chẽ ở Tùng-lâm có thể thay-

đổi đôi chút với thời-gian. Quy-tắc ấy được

tăng lên cùng với sự hạn-chế tùy theo sự suy-

giảm về sức khoẻ của Ngài Bhagavan. Cho đến

khi tuổi-tác của Ngài làm Ngài suy-yếu rõ-rệt

thì không có giờ giấc nhất-định để người ta đến

thăm Ngài. Ngài tiếp đón tất cả mọi người, mọi

người đều có thể đến gần Ngài được, bất cứ lúc

nào, ngày cũng như đêm. Tình-trạng ấy đến nỗi

người ta phải đóng cửa phòng của Ngài trong

khi ngài ngủ để cấm mọi người đến xin cứu-độ.

Page 321: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

315

Nhiều khi Ngài tiếp chuyện một nhóm tín-đồ

cho đến tận khuya .

Người trong bọn tín-đồ ấy như là Sunda-

resh Aiyar được giao-phó việc săn-sóc mọi

chuyện trong nhà, phải làm việc từ sớm sau

một đêm hầu chuyện với Ngài Bhagavan, vậy

mà y tuyên-bố không mệt-nhọc gì cả mặc dầu

không ngủ .

Trong đời sống hàng ngày ở tùng-lâm,

người ta tôn-trọng trật-tự nghiêm-khắc, bởi vì

đó là một sự chịu nhận những điều-kiện sống

mà Ngài Bhagavan đã làm gương, và khuyên-

nhủ các đệ-tử. Bởi vậy cho nên tất cả đều gọn-

gàng, sạch-sẽ và tề-chỉnh .

Có một thời-kỳ Ngài Bhagavan thường

thức dậy vào khoảng ba bốn giờ sáng, và để

một hai giờ nhặt rau hay làm những điã bằng

lá, ( từ khi người ta trồng chuối ở Tùng-lâm, thì

bấy giờ những lá chuối mới thay-thế cho những

điã bằng lá ). Khi Ngài làm những công việc ấy

Page 322: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

316

thì đệ-tử của Ngài luôn luôn bao vây chung-

quanh Ngài, để giúp Ngài và để có được cái

hạnh-phúc ở gần Ngài. Có khi Ngài muốn giúp

việc bếp núc, nấu nướng, Ngài khuyên nhà bếp

không nên vứt bỏ những vỏ rau, vỏ hành đi mà

phải để dành nuôi gia-súc. Một hôm, mặc dầu

có lời căn dặn của Ngài, Ngài vẫn thấy nhà bếp

vứt bỏ vỏ khoai, vỏ hành đi. Kể từ bữa ấy trở đi

Ngài không làm việc ở nhà bếp nữa .

Từ năm 1926, Ngài Bhagavan không đi

hành-hương chung-quanh núi ( Giri - Pradak-

shina ) nữa. Tín-đồ trở nên đông-đúc đến nỗi

không thể điều-khiển được, nhất là không ai

muốn ở lại trong phòng, họ đều muốn đi theo

Ngài khi Ngài đi ra ngoài .

Sau hết có những khách hành-hương đến

trong khi Ngài vắng mặt, họ đành phải thất-

vọng trở về vì không được gặp Ngài. Có nhiều

lần Ngài dạy rằng sứ-mệnh của Ngài ở đời này

là đem lại cho người ta Ân-điển. Vậy thì Ngài

phải làm sao cho mọi người đều được Ngài

Page 323: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

317

tiếp, Ngài nói rằng đó là một lý-do để Ngài ở

lại chân núi hơn là trở lại Tùng-lâm Shandak-

shram, khó cho người ta tới. Không những

Ngài Bhagavan bỏ đi bộ hành chung-quanh núi

Arunachala, mà Ngài còn không vắng mặt ở

Tùng-lâm bất cứ lý do nào, ngoại trừ hai buổi

Ngài đi hóng mát buổi sớm và buổi tối. Sự bỏ

công việc bếp núc có lẽ là vì để tiếp nhận mọi

người được gần Ngài, bởi vì chỉ có những

người Bà-la-môn mới có thể chia sẻ việc bếp

núc với Ngài thôi .

Khi người ta thúc giục Ngài đi hành-

hương các Thánh-địa khắp đất Ấn, thì một

trong các lý-do để Ngài từ chối việc ấy là sợ

rằng các tín-đồ không được gặp Ngài ở Tùng-

lâm. Trong thời-kỳ lâm bệnh cuối cùng, Ngài

khẩn-khoản để cho khách hành-hương đến để

có được Ân-điển của Ngài ban .

Người ta có thể viết nhiều bộ sách về

những kinh-nghiệm của các tín-đồ trong nhiều

năm. Nhưng không phải mục-đích của quyển

Page 324: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

318

sách này để kể lại những kinh-nghiệm ấy, cũng

như những lời dạy mà các tín-đồ đã được thụ-

hưởng. Mục-đích quyển sách này không nhằm

diễn-tả hết những sự-kiện, những kinh-nghiệm,

mà chỉ là tìm cách trình-bày một bức họa đại-

khái về đời sống và giáo-lý của Ngài

Bhagavan .

*******************

*

Page 325: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

319

- XIII -

ĐỜI SỐNG

VỚI NGÀI BHAGAVAN

Có lẽ khó mà diễn-tả hình-ảnh một vị

Thần-linh trong thực-dụng hàng ngày hơn là

hình-dung Ngài trong phép lạ hay là trong

thần-hóa. Một sự mô-tả buồn-tẻ hàng ngay

trong những năm cuối cùng của Ngài Bhagavan

có lẽ giúp cho chúng ta đạt được ý muốn.

Những việc xẩy ra được diễn-tả không phải

đáng chú-ý hơn là những việc khác đã xẩy ra

trước, cũng như những tín-đồ sẽ nói đến sau,

không phải đặc-sắc hơn là những tín-đồ không

được nói tới .

Chúng ta đang ở vào năm 1947. Đã năm

mươi năm trôi qua ở tỉnh Tiruvannamalai. Tuổi

Page 326: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

320

tác suy-giảm và sức suy-yếu đã bắt buộc Ngài

Bhagavan phải hạn-chế sự hoạt-động của mình,

và Ngài không thể tiếp riêng một ai và tiếp

khách suốt ngày. Ngài thường quen nằm trên

ghế dài về ban đêm, và cũng tại đấy, ban ngày

Ngài ban Ân-điển ở sự hiện-diện của mình.

Nhưng bây giờ thì người ta đóng cửa phòng lại.

Vào khoảng năm giờ sáng, cửa phòng mở rộng,

những tín-đồ đi vào bái lạy Sư-phụ rồi ngồi

xuống trên nền đá đen nhẵn bóng. Một vài

người ngồi trên chiếu mang theo. Tại sao Ngài

Bhagavan là người hết sức khiêm-nhường,

thường tỏ ra rất bình-đẳng đối với những người

hèn kém nhất, mà lại để cho người ta bái lạy

như thế trước mặt mình ? Tuy rằng trên bình-

diện nhân-bản Ngài từ-chối tất cả những sự

biệt-đãi, Ngài có thừa-nhận rằng sự thờ-phụng

Sư-phụ được biểu-lộ ra qua hình-thức bề ngoài

có thể rất lợi cho tín-đồ về phương-diện tinh-

thần. Không phải thái-độ tôn-kính bề ngoài là

đủ. Ngài Bhagavan một hôm có nói : " Những

người bái lạy trước mặt tôi, nhưng tôi biết

người nào thành-tín tâm phục ."

Page 327: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

321

Một nhóm nhỏ Bà-la-môn ở tại Tùng-lâm

ngồi phiá trên ghế dài hát tụng Kinh Vedas.

Một hai người đi bộ hai cây số từ tỉnh lên tới

Tùng-lâm. Dưới chân Ngài người ta đốt nhang

khiến cho không-khí trong phòng ngào-ngạt

hương thơm. Trong những tháng mùa đông,

người ta đặt một hỏa lò với than củi bên cạnh

giường, nhắc nhở lại một cách cảm-động sinh-

lực sắp tàn của Ngài Bhagavan. Có khi Ngài

giơ hai tay gầy-gò rất đẹp, ngón tay búp măng,

vào lò than hồng để đón lấy một chút hơi nóng

rồi xoa khắp chân tay. Tất cả mọi người ở trong

phòng đều ngồi yên-lặng mặc-niệm, thường

nhắm mắt lại .

Một vài phút trước sáu giờ, tiếng hát

ngừng lại. Tất cả mọi người đứng lên vì Ngài

Bhagavan đã cố-gắng ngồi dậy ở trên giường.

Ngài cầm lấy cây gậy của người hầu đưa cho

và thủng-thỉnh bước ra ngoài cửa. Chẳng hiểu

vì suy-nhược hay sợ ngã, Ngài phải nhìn

xuống. Người ta đoán Ngài làm như thế là do

tính khiêm-nhường tự-nhiên. Ngài rời phòng

Page 328: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

322

qua cửa phiá Bắc, trông về núi và thủng-thỉnh

chống gậy đi, thân hơi nghiêng dọc qua hành-

lang có bức tường vôi trắng và bàn giấy, rồi

Ngài lại ven theo phòng cư-trú của khách để tới

buồng tắm ở bên cạnh chuồng bò, phiá Đông

các gian nhà của Tùng-lâm. Hai người hầu theo

Ngài đều là những người da đen, béo lùn, đóng

khố trắng bỏ thõng xuống tới mắt-cá chân.

Ngài Bhagavan thân hình thanh-cao, mảnh-dẻ,

nước da đỏ hồng và quấn quanh mình một

mảnh vải trắng ; đó là tất cả quần áo của Ngài.

Ngài chỉ mở mắt khi nào có một tín-đồ tới gần

hay Ngài chỉ mỉm cười với một đứa bé .

Người ta không thể mô-tả cái hào-quang

tỏa ra từ miệng cười của Ngài Bhagavan. Một

doanh-nhân có vẻ lão-luyện, khi rời thành

Tiruvannamalai trong lòng hớn-hở chỉ vì hiệu-

năng của miệng cười ấy. Một phụ-nữ thượng-

lưu nói rằng : " Tôi chẳng hiểu gì về triết-học

cả, tôi chỉ biết mỗi khi Ngài mỉm cười với tôi,

tôi cảm thấy được an-ổn như đứa trẻ nằm trong

tay người mẹ ". Tôi chưa từng bao giờ được

Page 329: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

323

thấy Ngài, khi tôi nhận được lá thư của đứa con

gái tôi mới có năm tuổi : " Cha sẽ mến Ngài

Bhagavan, khi Ngài mỉm cười, tất cả mọi

người đều sung-sướng ."

Bữa điểm-tâm buổi sáng vào lúc bẩy giờ.

Sau đó Ngài Bhagavan đi dạo một vòng rồi đi

vào phòng họp. Trong khoảng thời-gian vắng

mặt Ngài, người ta lau quét sạch-sẽ sàn nhà và

trải một chiếc khăn giường mới sạch-sẽ. Khăn

giường được thêu diêm-dúa do tín-đò cúng

dường. Tất cả đều sạch-sẽ không thể chê được,

và gấp nếp cẩn-thận vì người hầu biết rõ rằng

Ngài Bhagavan có tinh-thần quan-sát tỉ-mỉ và

Ngài dễ nhận ra những chi-tiết dù Ngài có để ý

hay không .

Vào khoảng 8 giờ, Ngài Bhagavan trở về

phòng và những người đệ-tử đầu tiên bắt đầu

tới. Khoảng 9 giờ trong phòng đông đủ chật

ních. Nếu anh là khách mới đến, anh sẽ thấy

ngạc-nhiên về không-khí thân-mật của căn

phòng, anh sẽ cảm thấy rất gần-gũi với Sư-phụ,

Page 330: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

324

bởi vì phòng chỉ rộng năm mươi tư mét vuông

( 12 nhân cho 4 rưỡi ). Phòng xây theo hướng

Đông-Tây, mỗi mặt đều có cửa thông suốt ra

ngoài. Cửa phiá Bắc đối-diện với núi, trông ra

một bãi cây rậm mát. Phòng ăn chạy theo

hướng Đông và ở phiá Tây có vườn ăn trái, có

nhà-thương. Cửa hướng Nam trông lên điện

thờ và đàng xa có con đường mà tín-đồ phải đi

qua để tới Tùng-lâm .

Chiếc giường của Ngài Bhagavan đặt

theo chiều Đông-Bắc của gian phòng. Bên cạnh

có tủ sách lăn được, trong đó chứa những sách

cần-thiết. Trên tủ sách có chiếc đồng hồ quả lắc

và một chiếc khác treo trên tường bên cạnh

giường. Cả hai chỉ giờ đúng từng phút .

Nếu có ai cần một quyển sách để đối

chiếu thì Ngài Bhagavan thường biết rõ quyển

sách đó ở ngăn nào. Có lẽ Ngài nhớ cả trang

trong đoạn văn để đối-chiếu. Dọc theo tường

phiá Nam người ta thấy có nhiều tủ sách lớn có

cửa kính .

Page 331: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

325

Phần lớn những đệ-tử ngồi ở phiá dưới

phòng, trông hướng về phiá Đông, đối-diện với

Ngài Bhagavan, phụ-nữ ngồi trước mặt Ngài ở

nửa phòng phiá Bắc, còn đệ-tử nam ngồi phiá

bên tay trái của Ngài. Chỉ có một số ít đàn ông

được ngồi rất gần với Ngài, dọc theo chiếc

giường nằm, lưng tựa vào tường phiá Nam.

Cách đấy một vài năm, chỗ này là của phụ-nữ

được ưu-đãi, rồi không biết vì lý do gì mà vị-trí

đổi thay. Tập-tục của người Ấn-Độ đòi phụ-nữ

và thanh-niên không được ngồi gần nhau, Ngài

Bhagavan biểu-đồng-tình với tập-tục ấy vì e

rằng nhân-điện hỗ-tương của hai phái có thể

làm rối-loạn điện-lực mạnh-mẽ của tinh-thần.

Người ta lại còn thắp nhang nữa, một vài người

ngồi chìm trong thiền-định nhắm mắt lại, một

số khác ngồi thư-thả mắt chuyên-chú nhìn ngài

Bhagavan. Một người khách khác đi ra ngoài,

khi trở lại với nhiều trái cây để dâng cúng-

dường dưới chân ngài, rồi tìm đến ngồi ở một

chỗ được biệt-đãi. Một người hầu đứng lên

phân-phát những trái cây ấy như là một ân-điển

của Ngài Bhagavan. Phải có một cái gì để cho

Page 332: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

326

những đứa trẻ, khi chúng bước vào phòng ; cho

những con khỉ đứng ở cửa sổ gần giường hoặc

đứng lấp-ló ở cửa ra vào, cho những con công

hay con bò cái lakshmi khi nào nó đến thăm.

Những trái còn lại người ta đem vào phòng ăn

để phân-phát cho những đệ-tử khác sau .

Ngài Bhagavan không nhận gì cho mình

cả, đôi mắt hiền-từ khôn tả hiện ra ở Ngài,

không phải chỉ vì cảm tình đối với sự khó-nhọc

của đệ-tử mà còn đối với cả gánh nặng nghiệp-

chướng luân-hồi, tức là của đời sống nhân-loại.

Mặc dầu vẻ hiền-từ hiện ra ở đôi mắt, nhưng

nét mặt nghiêm-nghị của một người quen

chinh-phục tâm-hồn và chưa từng bao giờ

nhượng-bộ. Nét mặt dắn-dỏi ấy thường được

bộ râu, tóc bạc che phủ, vì Ngài là một đạo-sĩ

độc-lập cho nên thường phải cạo râu, tóc vào

những ngày trăng tròn hàng tháng. Một số đệ-

tử rất tiếc việc làm ấy, vì theo họ râu, tóc bạc

phơ sẽ làm nổi bật vẻ nhân-từ của Sư-phụ,

nhưng không ai dám nói lên .

Page 333: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

327

Diện-mạo của Ngài Bhagavan chẳng khác

gì mặt nước luôn luôn thay-đổi, nhưng tâm của

Ngài thì luôn luôn tự-tại. Người ta rất lấy làm

kinh-ngạc về sự thay-đổi mau lẹ ấy, từ thái-độ

hiền-từ sang thái-độ oai-nghiêm như một tượng

đá, từ thái-độ vui cười sang thái-độ từ-bi, mỗi

một vẻ của Ngài tự nó viên-mãn. Người ta cảm

thấy không phải người ta đứng trước diện-mạo

của một người, mà là đứng trước cả một nhân-

loại. Có lẽ về phưong-diện thẩm-mỹ thì Ngài

Bhagavan không thuộc loại đẹp, vì nét mặt của

Ngài không đều. Vậy mà nếu có một bộ mặt

đẹp nhất đứng bên cạnh Ngài thì cũng hóa ra

xấu-xí. Nét mặt đó tỏ ra ánh hào-quang chân-

thật, đến nỗi in sâu vào ý-thức người ta và tồn-

tại sau khi tất cả những bộ mặt khác bị lu-mờ,

bị dập tắt .

Chính những người nào đã nhìn thấy

Ngài, chỉ một lúc ngắn-ngủi hay là chỉ nhìn

thấy Ngài qua hình-ảnh thì thấy lại Ngài rõ-

ràng bằng cái nhìn tinh-thần hơn là đối với

những người khác mà họ rất quen biết. Có lẽ

Page 334: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

328

lòng hiền-từ đức-độ, trí thông-hiểu, vẻ hồn-

nhiên ngây-thơ biểu lộ ra qua hình-ảnh ấy, là

khởi-điểm để thiền-định tốt hơn là những lời

nói .

Chung-quanh giường nằm của Ngài, cách

đấy sáu tấc có tấm bình-phong lưu-động cao

chừng mười tám phân. Chiếc bình-phong đó đã

là cái cớ cho sự bàn-cãi trong hàng đệ-tử.

Những người quản-lý Tùng-lâm đã nhận ra

rằng Ngài Bhagavan thường tránh sự đụng

chạm và Ngài thường lùi lại nếu có ai cố-ý tới

gần. Nhớ lại một đệ-tử dốt nát đã đập nát một

quả dừa, và tưới nước dừa lên đầu Ngài, tưởng

là để tôn-vinh Ngài, cho nên ban quản-trị nghĩ

rằng phải nên có một sự ngăn cách Sư-phụ ;

mặt khác nhiều tín-đồ lại quan-niệm như thế là

họ đã dựng lên một bức tường để ngăn cách

giữa họ với Ngài Bhagavan. Ban quản-trị phải

thảo-luận trước mặt Ngài về vấn-đề ấy, để xem

Ngài có chấp-nhận để cho họ dựng lên một bức

bình-phong hay không, nhưng không ai dám

Page 335: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

329

hỏi về sự quyết-định của Ngài và Ngài vẫn giữ

thái-độ thản-nhiên .

Có nhiều đệ-tử không rời chỗ ngồi, nói

lên với Ngài về chính họ và bạn-hữu của họ,

hoặc báo tin cho Ngài biết về việc vắng mặt

của các đệ-tử khác, hoặc để hỏi Ngài về giáo-

lý. Người ta cảm thấy trong phòng có một

không-khí đại-gia-đình. Có khi một người nào

đứng lên trình-bày về một vấn-đề cá-nhân thì y

có thể đi đến gần Ngài nói thầm với Ngài hay

là đưa tay Ngài một tờ giấy mà trong đó có ghi

những điều mà y muốn Ngài biết và để hỏi

Ngài .

Một bà mẹ bế một đứa con đến và Ngài

có một nụ cười với đứa trẻ còn hiền-từ hơn là

của người mẹ. Một đứa con gái nhỏ tới với một

con búp-bê quỳ lạy trước giường Ngài Bhaga-

van, rồi dâng lên cho Ngài. Ngài cầm lấy và

nhìn con búp-bê. Một con khỉ con hiện ra ở cửa

ra vào và tìm cách ăn-cắp một quả chuối. Nó bị

một người hầu đuổi, nhưng chẳng may lúc đó

Page 336: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

330

chỉ có một ngưòi hầu ở trong phòng, con khỉ

chạy vòng-quanh và cuối cùng nó nhảy vào

phòng bằng một cửa sổ khác đối-diện với Ngài

Bhagavan. Ngài bèn nói thầm với con khỉ :

" Mau lên ! Mau lên, con ! Nó trở lại đấy ! "

Một tu-sĩ có vẻ man-rợ, tóc rối bời, mặc một

tấm cà-sa vàng tiến lên, hai tay giơ trước

giường của Ngài. Một công-dân giầu-có ăn

mặc Âu-phục đàng-hoàng, quỳ lạy dưới chân

ngài, rồi tìm một chỗ ngồi ở phiá trước ; một

người bạn đồng-hành của y không tín-ngưỡng

nên y không quỳ bái gì cả .

Một nhóm người thông-thái ( Pandita )

ngồi gần giường Ngài Bhagavan đang dịch một

bộ Kinh tiếng Phạn. Thỉnh-thoảng họ trình lên

Ngài một vài điểm nghi-ngờ để hỏi Ngài, và

xin Ngài làm sáng-tỏ. Một đứa bé bạo-dạn đem

quyển sách tranh ảnh đến cho Ngài. Ngài nhận

lấy với tất cả lòng nhân-từ như đối với tất cả

mọi người khác, và Ngài chú-ý xem quyển

sách. Nhưng quyển sách bị rách nát, Ngài đưa

cho một đệ-tử để đóng lại. Ngày hôm sau, Ngài

Page 337: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

331

đưa trả đứa bé quyển sách đó khi đã tu-bổ

xong .

Người hầu rất chăm-chỉ siêng-năng công

việc của mình, bắt buộc anh phải làm như thế,

bởi vì Ngài Bhagavan biết xem-xét và cũng

biết làm việc, không dung-thứ một sự cẩu-thả

nào. Những người hầu-cận thấy mình được

hưởng ân-huệ của Ngài, cũng như các nhà

thông-thái kia và đứa trẻ .

Người ta dần dần nhận thấy bởi sự giải-

đáp mau lẹ chính-xác của Ngài, khiến cho các

đệ-tử biến-hóa tâm-hồn và tính-cách là chừng

nào và để họ cảm thấy một tình thân-mật giữa

thày trò .

Người ta cũng nhận thấy dần dần sự

khéo-léo tế-nhị trong cách giáo-hóa của ngài,

hay ít ra về tính-cách nhân-bản trong sự hướng-

dẫn của ngài, một sự hướng-dẫn vô-hình. Tất

cả đối với Sư-phụ như là một cuốn sách mở

sẵn. Sư-phụ nhìn thấu suốt vào từng người đệ-

Page 338: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

332

tử để xem xét sự tiến-bộ trong tinh-thần thiền-

định của chúng thế nào. Có khi mắt Ngài nhìn

vào một trong hàng đệ-tử và truyền thẳng Ân-

điển của mình cho y. Vậy mà tất cả những

công-việc này được thi-hành một cách không

có vẻ lộ-liễu. Có khi Ngài chỉ liếc mắt qua một

bên để cho người ta khỏi lưu-ý. Có khi con mắt

nhìn ấy chuyên-chú như là đọc vào một tờ báo,

hay là người được nhìn ngồi nhắm mắt lại mà

không ý-thức được dụng ý của Sư-phụ. Sự dè-

dặt ấy có mục-đích là để tránh sự ghen-tỵ của

một số đệ-tử khác, hoặc sự khoa-trương ở một

người đệ-tử nào được ân-huệ của Ngài ban cho.

Ngài đặc-biệt chú-ý tới những đệ-tử nào

mới tới, với một nụ cười, Ngài tiếp-đón người

này mỗi khi đi vào trong phòng, Ngài săn-sóc

trong khi y ngồi thiền-định và khuyến-khích y

bằng những lời thân-mật. Việc ấy có thể tiếp-

tục như thế hàng tuần hay hàng tháng, cho đến

khi nào tinh-thần của y hoàn-toàn nội-hướng

vào thiền-định hay khi nào có một liên-hệ của

tình-yêu giữa y với Sư-phụ .

Page 339: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

333

Đó là bản-tính của nhân-loại mà cái bản-

ngã của đệ-tử có thể được tăng-cường bởi sự

chuyên-chú của Ngài Bhagavan và để gán cho

sự chuyên-chú ấy một giá-trị cao, chỉ có Sư-

phụ và chính y thấy được thôi. Lúc bấy giờ thì

Ngài lãng-quên người đệ-tử trong ít lâu cho

đến khi nào sự thông-cảm sâu-xa tạo ra một sự

giải-đáp thâm-thúy hơn. Nhưng đáng buồn là

điều ấy không thường xẩy ra, vì có khi sự tự-ái

hão-huyền của đệ-tử đối với Sư-phụ còn tồn-

tại .

Khoảng 8 giờ rưỡi mỗi ngày, người ta

đem nhật-báo đến cho Ngài Bhagavan, Ngoài

ra còn có nhiều câu hỏi do người này hay

người kia đặt ra cho Ngài. Ngài liếc qua tin-

tức, có khi Ngài đưa ra ý-kiến rất có ý-nghĩa về

một vấn-đề, nhưng không bao giờ Ngài để cho

người ta kết-luận về ý-kiến là Ngài có khuynh-

hướng chính-trị. Một số báo-chí gửi thẳng đến

Tùng-lâm ; một số khác do một đệ-tử đã mua

dài hạn, đưa tới để Ngài đọc trước, chỉ vì nhiều

người có cái thích-thú được đọc một tờ báo đã

Page 340: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

334

qua tay Sư-phụ mình. Người ta nhận ra được tờ

báo của một đệ-tử mua dài hạn vì Ngài mở tờ

báo ấy rất cẩn-thận để rồi lại gấp lại như cũ,

sau khi đã đọc qua, khiến cho tờ báo khi đến

tay người đọc vẫn y-nguyên như mới .

Thông-thường vào khoảng từ mười giờ

kém mười tới mười giờ, Ngài Bhagavan có thói

quen đi dạo mát quanh núi, nhưng mấy năm

sau này, vì sức khoẻ suy kém, nên Ngài chỉ có

thể đi quanh Tùng-lâm mà thôi. Trong khi Ngài

vắng mặt, các đệ-tử đều đứng dậy, trừ khi có

người nào đang ngồi thiền-định. Các đệ-tử

khác xúm lại túm năm tụm ba, nam cũng như

nữ, thảo-luận với nhau và họ chỉ thôi khi nào

Ngài vào ngồi trong phòng ; một vài người đọc

báo, một vài người khác thì nhận thư do Raja

đem tới. Raja, một người đưa thư nhỏ bé,

thông-minh, sốt-sắng và biết tường-tận tất cả

mọi người .

Khi Ngài Bhagavan trở lại phòng, những

người đang ngồi thiền muốn đứng dậy, thì Ngài

Page 341: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

335

bảo họ cứ ngồi yên như trước, Ngài nói : " Nếu

các con đứng dậy khi thày đến, thì các con bắt

buộc phải đứng dậy mỗi khi có người khách

nào tới ". Một hôm vào mùa nóng, người ta kê

tại cửa sổ gần Ngài một cái quạt. Ngài sai

người hầu tắt quạt đi, nếu người hầu không tắt

thì chính Ngài đứng dậy đi tắt quạt. Những đệ-

tử chịu nóng-nực cũng như Ngài thì tại sao

Ngài lại phải có quạt. Sau này người ta gắn

nhiều quạt trần thì mọi người đều được mát

như nhau .

Thư-từ đã đem lại cho Ngài, trong đó có

một bao thư chỉ ghi vắn-tắt " Maharshi ở Ấn-

Độ ". Một đệ-tử người Mỹ đã gởi cho Tùng-

lâm hạt hoa giống để trồng. Trên khắp thế-giới

các đệ-tử đều gởi thơ đến cho Ngài. Ngài đọc

hết các thư một cách rất tỷ-mỷ và soi-xét cả

đến địa-chỉ và con niêm. Nếu Ngài nhận được

tin-tức của một đệ-tử mà khi đó có bạn của

Ngài ở trong phòng thì Ngài cũng báo tin cho

người bạn đó biết .

Page 342: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

336

Ngài Bhagavan chính mình không tự tay

trả lời những thư-từ đó. Thực ra thì các bậc

giác-ngộ không làm gì có thân-quyến và cả đến

tên ký cũng không. Người ta viết những thư

trả-lời ở bàn giấy của Tùng-lâm. Người ta trình

lên cho Ngài vào buổi sế chiều để Ngài chỉ bảo

cho biết những điều không chính-đáng hoặc

phải bổ-túc những chi-tiết đặc-thù. Nói chung

những chỉ-thị của Ngài đơn-giản đến nỗi một

đệ-tử có thể học thuộc lòng khi cần nói lại

không khó-khăn gì mấy, đó là Ân-điển ẩn bên

trong những lời nói của Ngài ở trong thư, mà

chỉ có Ngài ban cho được thôi. Sau khi những

thư-từ đã thu-xếp, mọi người đều giữ yên-lặng

chứa đựng một không-khí an-lành. Có một

người đến từ-biệt Sư-phụ hoặc một phụ-nữ ra

đi, nước mắt tràn lệ thì đôi mắt của Ngài truyền

cho sức mạnh của tình-thương. Làm sao có thể

mô-tả được những con mắt ấy ? Chỉ nhìn kỹ

vào con mắt ấy người ta đã cảm thấy được tất

cả nỗi đau khổ của thế-gian, tất cả những phấn-

đấu đã trải qua, tất cả những phiền-muộn của

tinh-thần, đều biến đi như là những khí độc,

Page 343: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

337

những hơi tanh-tưởi trước thực-tại thanh-tịnh

của sự an-hòa. Không cần đến lời nói, Ân-điển

của Ngài cũng đã làm biến đổi tâm-hồn chúng

ta, khiến cho Sư-phụ ngoại-tại khích-động ở

chúng ta ý-thức về Sư-phụ nội-tại .

Khoảng mười một giờ, đánh kẻng. Tất cả

mọi người đứng lên và chờ cho đến khi Ngài

Bhagavan rời phòng. Nếu ngày thường thi đệ-

tử giải-tán người nào về nhà người ấy, nhưng

nếu là ngày lễ hay ngày cúng-dường của một

đệ-tử nào dâng lên để tỏ lòng biết ơn, hoặc là

hiến dâng, thì tất cả mọi người đều được mời

tham-dự vào bữa trai. Phòng ăn lớn trống-rỗng

không có bàn ghế, những lá chuối được bày

thành hai hàng dưới đất dùng làm chỗ ăn, còn

các đệ-tử ngồi xếp bằng tròn trên nền gạch đỏ .

Theo chiều rộng của phòng ăn, phòng

được chia làm hai phần ba. Một bên đệ-tử Bà-

la-môn ngồi theo nghi-lễ chính-thống. Bên kia

là đệ-tử không phải Bà-la-môn hay Ấn-Độ-

giáo, đều muốn ngồi ăn với các đệ-tử khác. Sự

Page 344: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

338

bố-thí đã được tôn-trọng đối với tín-đồ Bà-la-

môn chính-thống, nhưng Ngài Bhagavan không

nói gì hết, sợ ảnh-hưởng đến những người Bà-

la-môn theo tinh-thần tôn-trọng truyền-thống,

hay ít ra thì Ngài cũng dè-dặt không nói ra với

tất cả mọi người. Ngài ngồi giáp vào tường ở

phiá Đông đối diện với hai hàng tín-đồ nói

trên. Những người hầu và phụ-nữ đi quanh

phòng để dâng cơm, rau và các thứ gia-vị vào

các điã lá. Mọi người chờ Ngài Bhagavan bắt

đầu ăn và Ngài cũng chờ để mọi người được

đầy đủ thức ăn. Ăn là một công việc cốt-yếu

tiên-quyết nên người ta không nói chuyện trong

bữa ăn như ở Tây-phương. Một bà người Mỹ

thấy khó thích-ứng với phong-tục Ấn-Độ, nên

đem theo một cái muỗng. Một trong những

người hầu đặt vài món lên trên đĩa lá và giải-

thích cho bà là những món ăn ấy được nấu đặc-

biệt dành riêng cho bà, không có gia-vị cay

nóng bỏng thường dùng trong các món ăn Ấn-

Độ, và chính Ngài Bhagavan đã ra lệnh như

vậy. Còn tất cả tín-đồ đều ăn bằng tay. Những

người hầu đi lại theo hàng của người ngồi ăn

Page 345: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

339

để tiếp món ăn cho thực-khách như : nước, sữa,

trái cây và bánh ngọt. Ngài Bhagavan gọi một

người hầu lại, có vẻ bất-bình. Khi nào công

việc thực-tế của sự sống không được chu-đáo

thì Ngài thường tỏ ra có vẻ bất-bình, vì người

hầu đã đặt một góc trái cây lên lá của mọi

người mà đĩa của Ngài lại đặt lên nửa trái. Ngài

Bhagavan bèn đẩy cái đĩa ra ngoài và chọn lấy

cho mình một miếng nhỏ mà Ngài đã trông

thấy .

Đệ-tử tuần-tự ăn xong, mỗi người khi ăn

xong đứng dậy, đi ra, đều dừng lại rửa tay ở

một cái vòi nước đặt ở phiá bên ngoài trước khi

về phòng .

Ngài Bhagavan nằm nghỉ cho đến hai giờ

và phòng ăn đóng cửa không cho tín-đồ vào.

Người quản-lý Tùng-lâm đã quy-định việc nghỉ

trưa ấy cho Ngài vì sức khoẻ của Ngài suy

giảm, nhưng làm thế nào cho người ta có thể

tôn-trọng giấc ngủ trưa ấy ? Khi mà người ta

đòi Ngài chấp-nhận một sự biệt-đãi nào làm

Page 346: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

340

phiền cho tín-đồ thì chắc-chắn Ngài sẽ từ-chối.

Để tránh có sự phải hỏi Ngài về điều ấy, người

ta thường bỏ quy-định đó để chỉ yêu-cầu riêng

tất cả tín-đồ không được vào phòng trong khi

Ngài nghỉ trưa. Tất cả mọi việc đều êm suôi

trong mấy ngày đầu, rồi có một người lạ đến, vì

không biết kỷ-luật nên thường đi thẳng vào

phòng khi Ngài nghỉ trưa. Một người hầu ra

hiệu cho người ấy đi ra, nhưng Ngài đã gọi

người ấy lại để hỏi việc gì đã xẩy ra. Ngày hôm

sau, người ta thấy Ngài không nghỉ trưa mà

Ngài ngồi trên một cái bục ở ngoài phòng ; khi

người hầu hỏi Ngài sao Sư-phụ lại ngồi như thế

thì Ngài đáp : " Hình như không có ai được vào

phòng cho tới hai giờ " . Người ta thấy khó-

khăn mới thuyết-phục được Ngài chấp-nhận sự

thiết-yếu của giấc ngủ trưa .

Buổi trưa, người ta thường thấy những

người lạ mặt ở trong phòng Ngài ; một số tín-

đồ thường ngồi ở đấy suốt ngày ; ngay cả

những người ở gần Tùng-lâm, có gia-đình, hay

những người có phận-sự gì khác, phần nhiều họ

Page 347: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

341

đều xếp đặt những giờ nhất-định để đến gần

Ngài .

Ngài Bhagavan không bao giờ đề-cập tới

học-thuyết, trừ-phi phải trả lời những câu

người ta hỏi hay những trường-hợp đặc-biệt.

Và khi Ngài trả lời những câu hỏi ấy, Ngài

thường dùng lời lẽ không trịnh-trọng nhưng rất

phổ-thông, theo luận-điệu nói chuyện và

thường pha ý-vị hài-hước, pha trò. Người hỏi

Ngài không phải thụ-nhận lời giải đáp của Ngài

như lời " Thánh phán ". Y tự-do bàn cãi cho

tới khi nào thực khuất-phục. Một nhà Thông-

Thiên-Học muốn xem Ngài có tin về sự Tìm

cầu Sư-phụ vô-định hay không ? Ngài đã hỏi

vặn lại nhà Thông-Thiên-Học với vẻ hài-hước

như sau : " Nếu các bậc Sư-phụ vô-hình thì làm

cách nào mà ông thấy được ? " Nhà Thông-

Thiên-Học trả lời : " Thấy ở trong tiềm-thức " .

Bấy giờ mới tới câu trả lời đích-thực là :

" Những bậc Sư-phụ vô-hình không có ở trong

bình-diện ý-thức, thì làm gì có bậc Sư-phụ vô-

hình " . Một người khác ở Tùng-lâm đã đặt câu

Page 348: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

342

hỏi : " Có phải giữa Ngài và chúng tôi có sự

sai-biệt ? Ngài thì cho thế-giới này là không có

thật, còn tôi thì thấy là có thật ?"

Ngài Bhagavan liền khôi-hài để tránh

cuộc cãi-vã, Ngài nói : " Khi chúng ta nói tất cả

chỉ là Một, thì chúng ta đã gán cho thế-giới một

Thực-tại đầy đủ, hơn nữa chúng ta cũng gán

cho Thượng-Đế một Thực-Tại đầy đủ. Nhưng

nếu anh nói có ba Thực-Tại, thì anh chỉ cho

thế-giới một phần ba, Thượng-Đế một phần

ba ! "

Tất cả đều cười ồ lên với Ngài Bhagavan.

Mặc dầu thế, nhưng một số đệ-tử vẫn còn thảo-

luận với người khách đến hỏi cho tới lúc Ngài

phải can-thiệp. Ngài nói : " Cãi vã như thế

không đi đến đâu cả ! "

Khi nào câu hỏi đặt ra bằng tiếng Anh, thì

Ngài trả lời qua người thông-ngôn. Tuy Ngài

không nói tiếng Anh, nhưng Ngài hiểu tiếng

Page 349: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

343

Anh ; Ngài có thể chặn đứng ngay người

thông-ngôn lại nếu có điều gì y dịch sai .

Về học-thuyết của Ngài nhất-trí, nhưng

cách trả lời thì tùy theo từng người hỏi và thay-

đổi rất nhiều. Một nhà truyền-giáo Thiên-Chúa

hỏi ngài : " Thượng-Đế có nhân-cách không ?"

Câu giải-đáp của Ngài rất dễ hiểu cho người

hỏi, nhưng không phải là một sự nhượng-bộ

đối với Bất-Nhị. Ngài trả lời : " Có nhân-cách,

Ngài là chủ-từ thứ nhất. Cái " Tôi " luôn luôn

ở trước mặt ông ; nếu ông cho thế-giới này một

giá-trị tiên-quyết, thì Thượng-Đế ẩn ở bên

trong thế-giới ; nếu ông bỏ hết các công-việc

khác, chỉ để tìm có Ngài, thì Thượng-Đế chỉ

còn lại có chủ-từ ( I, The Self : Tôi, Tự-Tính )

mà thôi .

Người ta tự hỏi xem người truyền-giáo

kia có nhớ lại lời tiên-tri của Moises về danh-

hiệu Thượng-Đế ? Ngài Bhagavan thường nhấn

mạnh vào lời tối-hảo : " Tôi Tồn-Tại " ( I am )

thay danh-hiệu Thượng-Đế .

Page 350: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

344

Thường thì chỉ những người khách mới

đến, mới đặt những câu hỏi và được giải-thích ;

còn những đệ-tử thì ít khi đặt câu hỏi, và một

số khác hầu như chưa bao giờ đặt câu hỏi.

Những lời giải đáp không phải chính là giáo-lý,

mà chỉ là cái mốc chỉ đường đi đến Chân-lý .

Đến bốn giờ thiếu mười lăm, Ngài

Bhagavan đứng dậy, Ngài xoa bóp chỗ đầu gối

bị tê-liệt rồi cầm gậy đứng lên. Có khi Ngài

phải cố gượng tới ba, bốn lần mới đứng lên

được, nhưng Ngài vẫn sẵn-sàng từ-chối sự

giúp-đỡ của người khác. Khi Ngài vắng mặt

chừng hai mươi phút, người ta lau quét lại

phòng, xếp đặt lại chăn gối trên giường .

Khi Ngài Bhagavan đã về phòng, các tín-

đồ cất lên tiếng hát Kinh Vệ-đà, khoảng mười,

mười lăm phút tiếp theo là đọc bài thơ Giáo-lý

ba mươi câu của Ngài ( Upadesasaram : Giáo-

thị của Sư-phụ ). Về điểm này Ngài Bhagavan

không theo chính-thống, bởi vì, nói thực ra chỉ

những người dòng Bà-la-môn mới được phép

Page 351: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

345

dự thính những bài ca tụng thơ Vệ-đà, vậy mà

ở đây tất cả mọi người đều được dự-thính.

Người ta hỏi Ngài sự lợi ích ở điểm ấy, Ngài

trả lời giản-dị : " Điệu hát làm lắng dịu tâm-

hồn " . Vả lại, như Ngài đã nói một cách công-

khai rằng Ngài không cần hiểu ý-nghĩa của

điệu hát ấy. Những lời nói này là những lời dạy

thực-tế của Ngài về " Thiền-định " mà Ngài

thường khuyên-nhủ. _ " Thiền-định không phải

là tư-duy, mà là một sự nỗ-lực hướng tinh-thần

vào nội-tâm, vươn lên những trạng-thái giác-

ngộ, vượt quá tư-duy ! "

Bài hát kéo dài chừng ba mươi lăm phút.

Trong khi hát, Ngài ngồi yên-lặng, diện-mạo

trang-nghiêm bất-động như tượng đá. Khi hát

xong không một ai rời đi trước sáu giờ rưỡi.

Đến bấy giờ thì phụ-nữ phải rời khỏi Tùng-

lâm. Một số đàn ông còn ở lại hơn một giờ nữa.

Có khi họ ngồi yên-lặng, có khi họ nói chuyện

với nhau, có khi họ còn hát những bài hát

Tamil, hoặc họ ăn cơm chiều rồi giải-tán .

Page 352: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

346

Cuộc họp buổi chiều rất quý báu, vì sự

trang-nghiêm của những giọng hát buổi sớm

hòa vào với sự thân-mật của buổi chiều tà.

Nhưng dĩ-nhiên, đối với những ai ý-thức được

rõ-rệt thì sự trang-nghiêm không phải thiếu, cả

khi Ngài Bhagavan cười đùa .

Một người hầu đến xoa chân nóng cho

Ngài, nhưng Ngài sua hắn đi. Người ấy rất lấy

làm bối-rối về sự từ-chối của Ngài, Ngài biến

nó thành sự pha-trò : " Anh đã tiếp nhận Ân-

điển bằng mắt nhìn, bằng lời nói ; mà lúc này

anh lại còn đòi được Ân-điển bằng xúc-giác ?

Hãy cho phép tôi có được chút Ân-điển bằng

sự xúc-giác chính mình ."

Người ta chỉ có thể ghi lại một cách lờ-

mờ những ấn-tượng khôi-hài của Ngài, nó

không có thể viết ra trên giấy vì nó là điệu-bộ

cử-chỉ hơn là diễn tả bằng lời nói của Ngài, dù

lời nói ấy có thâm-thúy mấy đi nữa. Khi nào

Ngài kể lại một câu chuyện thì Ngài thật là một

diễn-viên thành-thực, Ngài biểu-diễn cũng như

Page 353: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

347

chính ngài đã sống vậy. Những người nào

quan-sát Ngài, dù không hiểu tiếng nói của

Ngài cũng bị hấp-dẫn .

Đời sống thực-tế cũng cống-hiến cho

Ngài một vai-trò để biểu-diễn, và trong cuộc

đời thực-tiễn, sự chuyển-biến giữa tính-cách

hài-hước và cảm-tình thắm-thiết cũng rất mau-

lẹ .

Lúc đầu người ta tưởng Ngài lãnh-đạm

với tất cả, nhưng thực ra Ngài có một tinh-thần

hài-hước rất sắc bén. Cũng có những sự hài-

hước trong cuộc đời của Ngài mà mấy năm sau

này Ngài mới nói tới. Như có một lần bà mẹ

với mấy người khác đến thăm Ngài ở

Pavazahakkunru ( nơi trụ-trì đầu tiên của

Ngài ). Họ khóa cửa phiá ngoài trước khi đi

chợ vì họ sợ Ngài trốn khỏi đấy. Nhưng Ngài

biết rằng người ta có thể nâng cánh cửa ra khỏi

bản-lề để mở ra mà cửa vẫn khóa ; vì Ngài

muốn tránh khỏi đám đông quấy-rầy, nên Ngài

đã lẳng-lặng bỏ ra đi. Khi bọn đi chợ về, cửa

Page 354: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

348

còn khóa mà căn phòng vắng lặng. Lát sau, lúc

vắng người, Ngài lại chui vào phòng như lúc

Ngài đã chui ra. Sau này, khi người ta kể lại

việc Ngài biến ra khỏi phòng, rồi lại tái hiện

qua một cửa phòng khóa, người ta cho là Ngài

có quyền-năng thần-thông ( Siddhi ). Sắc mặt

của Ngài thường thản-nhiên không chút biến-

đổi, mặc dầu tất cả phòng đều phá lên cười về

chuyện phiêu-lưu hài-hướng của Ngài .

Cũng nên nói một vài câu về những ngày

lễ của Tùng-lâm. Phần đông các tín-đồ không

thể ở lại Tiruvannamalai lâu được. Họ chỉ có

thể đến đấy nhân một dịp lễ nào thôi, cho nên

họ kéo đến đông-đúc vào ngày lễ công-cộng và

đặc-biệt là ngày kỵ của bà Mẹ hay ngày sinh-

nhật của Ngài. Ngày lễ sinh-nhật của Ngài là

quan-trọng nhất, và được nhiều người tham-dự.

Lúc đầu Ngài không nhận cho người ta làm lễ

sinh-nhật của mình, nên Ngài có làm những bài

thơ sau đây :

Page 355: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

349

" Các người mong-mỏi làm kỷ-niệm

ngày sinh-nhật ấy, hãy tìm xem các người

sinh ra tự bao giờ. Ngày sinh-nhật chính-

thức của một người nào chính là ngày của

người đó đã gia-nhập vào cái gì vượt khỏi

sống chết -- Tự-Tính Vĩnh-Cửu .

" Ít ra vào ngày sinh-nhật người ta

phải khóc than vì đã nhập vào thế-gian

luân-hồi ( Samsara ). Tự quang-vinh và

ăn mừng sự gia-nhập ấy và làm lễ kỷ-

niệm đó là người ta thích-thú trang-điểm

cho một tử-thi. Tự tìm Bản-lai Diện-mục

của mình và gia-nhập vào Tự-Tính Tối-

Cao đó là Hiền-triết ! "

Tuy nhiên, ngày sinh-nhật của Ngài

Bhagavan là một cơ-hội vui-thích cho tín-đồ và

Ngài cũng phải nhượng-bộ sự đòi hỏi của họ,

nhưng Ngài từ-chối, vào trường-hợp ấy và các

trường-hợp khác, không cho người ta cúng-

dường Ngài .

Page 356: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

350

Tín-đồ của Ngài đông vô-kể, tất cả đều

muốn dùng bữa với Ngài ngày đó. Chính

phòng ăn rộng lớn cũng không chứa đủ, người

ta bèn đựng lên những chiếc lều lợp bằng lá

trên những cột tre ở sân trước các tòa nhà, và

tất cả mọi người đều ngồi xuống ăn, cả những

người nghèo cũng được hưởng thực-phẩm. Có

khi hai ba bữa đãi liền nhau. Trong khi ấy thì

Cảnh-sát và Hướng-đạo-sinh canh-gác lối vào

và hướng-dẫn đại-chúng. Vào những ngày đó

Ngài Bhagavan ngồi riêng một chỗ ở trên cao,

tuy vậy Ngài vẫn nhìn thấy tất cả những tín-đồ

với con mắt thân-tình của Ngài khi họ tới

phòng để tỏ cho Ngài biết sự hiện-diện của họ .

Trong một buổi lễ Kartikai, khi một đám

đông tín-đồ chen-chúc nhau ở trước sân Tùng-

lâm, và người ta đã phải ngăn cách Ngài bằng

một hàng lan-can để cho Ngài khỏi bị quấy rối,

có một đứa nhỏ chui qua hàng rào, chạy thẳng

đến chỗ Ngài để trình lên Ngài coi một món

đồ-chơi của nó. Ngài quay lại phiá người hầu,

Page 357: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

351

vừa cười vừa nói : " Anh xem đó, lan-can của

anh có công-dụng gì đâu ! "

Vào tháng chín năm 1946, người ta tổ-

chức một đại-lễ trọng-thể để kỷ-niệm năm thứ

năm mươi khi Ngài đến Tiruvannamalai. Đệ-tử

từ các nơi kéo tới. Một quyển sổ vàng được

sửa-soạn vào ngày đại-lễ để chứa đựng những

bài thơ. Vào những năm cuối cùng, căn phòng

cũ tỏ ra nhỏ hẹp, những ngày thường người ta

hay ngồi dưới mái lá gồi. Việc xây-dựng một

Thánh-điện cho bà Mẹ ở trên mộ bắt đầu vào

năm 1939 đồng thời với một phòng riêng cho

Ngài, và các đệ-tử của Ngài. Hai công-trình

xây-dựng ấy hoàn-thành vào năm 1949 hợp lại

thành một tòa. Kiến-trúc được trao cho những

kiến-trúc-sư chính-thống về Thánh-điện, thích-

ứng với nguyên-tắc Thánh-Kinh. Tòa nhà kéo

dài về hướng Nam của gian phòng cũ và những

bàn giấy, ở giữa là các bàn giấy và đường đi .

Điện-thờ chiếm mặt phiá Tây, Phía Nam

của gian phòng cũ, nửa về phiá Đông là một

Page 358: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

352

căn phòng vuông thoáng khí để cho Ngài ngự

với các đệ-tử của Ngài. Ngày khánh-thành có

một buổi lễ long-trọng với rất đông đệ-tử tham-

dự. Ngày khánh-thành ấy kết-thúc một sự nỗ-

lực và những chương-trình dự-định. Tuy vậy,

mà Ngài không muốn vào căn phòng mới, Ngài

thích sự giản-dị và không thích sự sang-trọng

cho riêng mình. Có nhiều đệ-tử không thỏa-

mãn với cách-thức mới hiện-đại _ Căn phòng

cũ còn rung-động bởi sự hiện-diện của Ngài, và

căn phòng mới có vẻ lạnh-lùng, hết sinh-khí.

Khi Sư-phụ vào căn phòng mới ấy thì Ngài đã

lâm bệnh cuối cùng .

****************

*

Page 359: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

353

- XIV -

GIÁO - LÝ TRUYỀN - THỤ

Phương-pháp hướng-dẫn vào đạo của

Ngài Bhagavan đối với đệ-tử huyền-bí lạ-lùng.

Mặc dầu Sư-phụ để cho mọi người tự-do tới

tiếp-xúc, mặc dầu những câu hỏi về đạo đặt ra

một cách bình-thuờng, Ngài đều giải-thích một

cách công-khai bình-đẳng, những sự hướng-

dẫn ý-chí của Ngài mà mỗi đệ-tử tiếp-thụ được

cũng rất trực-tiếp và thích-ứng với tính-tình

của từng người .

Đạo-sĩ Yogananda, người đã từng có

nhiều đệ-tử ở Mỹ, một hôm hỏi Ngài là người

ta phải đem lại giáo-lý tâm-linh như thế nào

cho mọi người để khai-triển họ, Ngài Bhagavan

đáp : " Điều ấy lệ-thuộc vào tính-tình và căn-cơ

Page 360: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

354

của từng người. Không làm gì có một nguyên-

tắc chung ."

Về vấn-đề này chỉ cần dẫn ra đây trường-

hợp của bốn đệ-tử đã kể ở trên : Bà Echammal;

Thân-mẫu của Ngài Bhagavan ; đạo-sĩ Pillai ;

đạo-sĩ Mudaliar, thì đủ thấy phương-pháp thay-

đổi là chừng nào .

Ngài Bhagavan đã hết sức nhiệt-thành

hoạt-động. Chình Ngài đã nói thế. Mặc dầu

không một người nào trong những người được

thực-nghiệm Ân-điển của Ngài không cần có

một sự xác-định nào hết, nhưng sự hoạt-động

của Ngài kín-đáo đến độ những người khách

ngẫu-nhiên hay là những người nào không thấy

được, tưởng rằng Ngài không truyền pháp gì

cả, hay là Ngài lãnh-đạm với những nhu-cầu

của người cầu đạo. Có nhiều trường-hợp

tương-tự như thế, như trường-hợp của Matesa

Mudaliar gặp vị Bà-la-môn, vị này đã bảo đừng

đến xin gặp Ngài. Sự quan-trọng nhất của vấn-

đề là thực-hiện Giác-ngộ chỉ có thể thành-tựu

Page 361: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

355

bằng Ân-điển của Sư-phụ ( trừ trường-hợp

hiếm có như ở Ngài Bhagavan ). Ngài

Bhagavan cũng quyết-định tích-cực về vấn-đề

này như các bậc Sư-phụ khác. Vậy các vị tu-sĩ

chỉ mới biết truyền pháp của Ngài Bhagavan là

tuyệt-diệu và sự hiện-diện của Ngài là một

khích-động, cũng chưa đủ mà còn phải nhận ra

rằng Ngài là Sư-phụ ban cho sự khải-ngộ và

truyền-pháp .

Danh-từ " Sư-phụ " có ba nghĩa. Một

nghĩa chỉ vào người, tuy không đạt Giác-ngộ

tâm-linh mà có được địa-vị một giáo-sĩ thông-

thường để có quyền truyền pháp. Quyền ấy

thường là gia-truyền, người có địa-vị tương-tự

phần nào về phương-diện chữa chạy tinh-thần

với một bác-sĩ của gia-đình. Thứ đến là Sư-phụ

có thể là một người hơn hạng người kể trên, có

được trình-độ tâm-linh đến một mức nào đó,

mặc dầu ông ta chỉ-thị cách thức tu-luyện

giống nhau, cũng có thể hướng-dẫn đệ-tử đến

một trình-độ tâm-linh cao như chính mình đã

đạt được .

Page 362: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

356

Theo nghĩa chân-thật và cao hơn hết là

bậc Sư-phụ đã đạt tới Đồng-nhất với Tâm-linh

là Tự-Tính của tất cả. Đó là Chân Sư-phụ ( Sat

- Guru ) .

Ngài Bhagavan gán nghĩa trên cho danh-

từ Sư-phụ. Cho nên Ngài nói : " Thượng-Đế ;

Sư-phụ ; Đại-Ngã là Một, như nhau ". Để mô-

tả về một bậc Sư-phụ mà Ngài viết trong

" Giáo-Lý Tâm-Linh " như sau :

" Sư-phụ là người luôn luôn trụ

vững trong cảnh-giới thâm-trầm của Đại-

Ngã. Ngài hoàn-toàn không phân-biệt

giữa mình với người. Chính Ngài là

người hoàn-toàn Giác-ngộ hay là Giải-

thoát, còn những người chung-quanh

Ngài vẫn còn bị giam-hãm trong vòng

đen tối của vô-minh. Sự kiên-cường và

tự-chủ, không còn bị hoàn-cảnh làm lay-

chuyển. Không bao giờ có gì làm cho

Ngài giao-động . "

Page 363: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

357

Sự phục-tòng Sư-phụ không phải là sự

phục-tòng một người nào khác ở ngoài chúng

ta mà là sự phục-tòng chính Bản-Ngã Tối-Cao

của mình, tự biểu-hiện ra ngoài để giúp người

ta khám-phá cái Tự-Tính bên trong.

" Sư-phụ thì nội-tại. Thiền-định

nhằm mục-đích gạt bỏ những sai lầm ở

nơi chúng ta. Sự sai lầm đó làm cho

chúng ta lầm tưởng Sư-phụ ở ngoài chúng

ta. Nếu Sư-phụ chỉ là người khách lạ mà

chúng ta chờ đợi, thì tất nhiên vị Sư-phụ

đó sẽ biến đi. Và cái vị vô-thường ấy thì

có ích lợi gì ? Nhưng chừng nào mà anh

nghĩ rằng anh là một cá-thể biệt-lập hay

là anh tự đồng-nhất với thân-thể mình, thì

một Sư-phụ ngoại-tại vẫn cần-thiết cho

anh, và Ngài sẽ hiện-diện với anh ở hình-

tướng của thân-thể. Khi nào hết sự đồng-

nhất-hóa sai lầm giữa Tự-Tính với thân-

thể, thì người ta sẽ khám-phá ra rằng Sư-

phụ chẳng qua là Tự-Tính Tối-Cao. Tự-

Tính Tối-Cao đó là Sư-phụ ."

Page 364: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

358

Điều định-lý là một Sư-phụ theo đúng

nghĩa tối-cao của nó là đã thực-hiện sự đồng-

nhất-thể với tuyệt-đối, thì không hề nói thế, vì

người ấy không còn tiểu-ngã để có thể khẳng-

định sự đồng-nhất-hóa ấy. Người ấy cũng

không nói rằng mình có đệ-tử, bởi vì đã vượt

cái ý-thức có người khác ở ngoài mình. Tất cả

liên-hệ đối với y đều không còn nữa .

Một vị Giác-ngộ thực chỉ là Một với

Tuyệt-đối, nhưng những nét về tính-cách của vị

ấy vẫn còn tồn-tại ở hình-thức bên ngoài, để

làm môi-trường cho sự biểu-hiện của Tuyệt-

đối, khiến cho các vị Giác-ngộ rất khác nhau về

tính-cách nhân-loại. Trong những phẩm-chất

của Ngài Bhagavan phải kể đến sự thấu-triệt và

sáng-suốt. Ngài lợi-dụng sự bất-năng ở vị-trí

vô-ngôn để khẳng-định sự đồng-nhất về học-

thuyết của Ngài hay sự liên-hệ với học-thuyết

khác khi Ngài từ-chối sự đòi-hỏi khải-ngộ của

những người không phải là đệ-tử chính-thức

của mình. Thái-độ của Ngài cũng tương-tự như

những năm đầu khi còn ở Tiruvannamalai, khi

Page 365: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

359

Ngài không muốn người khác đến quấy-rối.

Một điều đáng ghi lại là thái-độ tự-vệ ấy đã

thành-công là nhường nào đối với những kẻ

đến quấy mà các đệ-tử chân-chính không bị

ảnh-hưởng và cũng không để phải chịu ảnh-

hưởng về điều ấy .

Nay hãy xét kỹ về nhận-định của Ngài

Bhagavan. Có khi Ngài nói Ngài không từng có

đệ-tử và cũng không bao giờ Ngài công-nhiên

tuyên-bố mình là một Sư-phụ, tuy nhiên danh-

từ " Sư-phụ " đối với Ngài thì tương-đương

với " Giác-ngộ ". Vậy thì chính Ngài là Sư-phụ,

và có nhiều lần Ngài cùng với đệ-tử ca hát tôn-

vinh " Ramana là Chân Sư-phụ " .

Hơn thế nữa, khi có một đệ-tử thật lo-âu,

muốn tìm một biện-pháp thì Ngài an-ủi y,

khiến cho y hết không còn chỗ để ngờ-vực.

Một đệ-tử người Anh, thiếu-tá Chadwick đã

viết về một trong sự bảo-đảm của Ngài

Bhagavan mà y đã nhận được từ năm 1940 :

Page 366: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

360

Chadwick : _ Ngài Bhagavan nói Ngài không

có đệ-tử phải không ?

Bhagavan : _ Phải .

Chadwick : _ Ngài cũng nói rằng ai muốn giải-

thoát cần phải có một Sư-phụ phải

không ?

Bhagavan : _ Phải .

Chadwick : _ Vậy thì tôi phải làm thế nào ?

Phải chăng tôi đã uổng bao nhiêu năm

đến ngồi đây ? Phải chăng tôi phải tìm

một Sư-phụ có khả-năng khải-ngộ cho

tôi, bởi vì Ngài Bhagavan tự cho mình

không phải là một Sư-phụ .

Bhagavan : _ Theo ý anh thì động-cơ nào thúc-

đẩy anh đã làm một cuộc hành-trình xa-

xôi và ở đây lâu như thế ? Tại sao anh

còn nghi-ngờ ? Nếu anh muốn đi tìm một

Sư-phụ ở nơi khác thì anh đã bỏ đây từ

Page 367: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

361

lâu rối ? Sư-phụ hay là bậc Giác-ngộ

không phân-biệt mình với người khác.

Đối với y tất cả đồng-loại đều là những

bậc Giác-ngộ ; tất cả chỉ là Một với y thôi

( Đồng-nhất-thể ) ; do đó mà làm thế nào

một bậc Giác-ngộ lại có thể nói rằng vị

Giác-ngộ này, vị Giác-ngộ khác, là đệ-tử

của mình được ? Nhưng người nào chưa

đạt tới Giải-thoát thì thấy đa-thù, sai-biệt

trong tất cả. Đối với con mắt của y thì tất

cả đều sai khác ; và đối với y thì liên-hệ

giữa đệ-tử với Sư-phụ là có thực ; và y

phải cần tới Ân-điển của một Sư-phụ để

thức tỉnh mình về Thực-Tại. Sư-phụ có ba

cách để Khải-đạo : bằng cách tiếp-xúc ;

bằng cách nhìn và bằng cách yên-lặng.

( Ở đây Ngài Bhagavan chỉ cho tôi biết có

một phương-tiện mà Ngài sử-dụng là yên-

lặng cũng như Ngài đã biểu-thị ở những

trường-hợp khác ) .

Chadwick : _ Vậy thì Ngài Bhagavan đã có đệ-

tử rồi !

Page 368: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

362

Bhagavan : _ Tôi đã nói với ông, đối với

Bhagavan thì không có đệ-tử, nhưng ở

quan-điểm của đệ-tử thì Ân-điển của Sư-

phụ là một đại-dương. Kẻ nào đến đại-

dương với một cái bát thì chỉ được đầy

nước một cái bát. Không có ích lợi gì mà

phàn-nàn về sự kiệm-ước của đại-dương.

Cái vật để chứa đựng càng lớn bao nhiêu

thì sẽ chứa được nhiều bấy nhiêu. Tất cả

đều lệ-thuộc vào đồ chứa .

Chadwick : _ Vậy thì muốn biết Ngài

Bhagavan có phải là một Sư-phụ hay

không, lại là vấn-đề thuộc về tín-ngưỡng,

vì Ngài không muốn nói cho tôi biết .

Bhagavan : _ ( Đứng dậy, nói nhấn-mạnh với

người thông-ngôn ) : Hãy hỏi y xem có

cần tôi xác-định bằng chữ viết không ?

Ít có đệ-tử nào cố nài-nỉ như thiếu-tá

Chadwick này để có một sự xác-định, nhưng

Ngài Bhagavan không công-nhiên tuyên-bố là

Page 369: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

363

Ngài thừa-nhận lưỡng-tính, Ngài cũng dần dần

thừa-nhận Ngài là một Sư-phụ một cách vừa đủ

rõ-rệt đối với những ai có đủ thiện-chí và hiểu-

biết. Một vài người có biết điều ấy tuy không

được xác-nhận công-khai của Sư-phụ

Bhagavan .

Ông Cohen ghi lại rằng, ông A. Bose một

nhà kỹ-nghệ ở xứ Bengale, một hôm cố cầu tìm

lấy một sự xác-nhận của Ngài Bhagavan. Ông

ta nói : " Tôi tin chắc rằng một Sư-phụ là cần-

thiết cho sự nỗ-lực của một tu-sĩ để thành-tựu."

Rồi ông lại nói thêm với một nụ cười hài-hước:

" Ngài Bhagavan có đồng tình với chúng tôi

chăng ? " Ngài trả lời với chính phương-pháp

của mình : " Sự thực-hành là cần-thiết cho anh,

Ân-điển luôn luôn có ở đấy ". Sau một lát yên-

lặng, Ngài nói thêm : " Anh chìm trong nước

đến cổ mà anh còn gào khát nước " .

Sự thực-hành thực ra là sự sửa-soạn đón

lấy Ân-điển. Có khi Ngài Bhagavan minh-

chứng tư-tưởng của mình bằng một tỷ-dụ :

Page 370: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

364

" Mặc dầu mặt-trời chiếu sáng, anh cũng phải

cố-gắng nhìn lên thì mới thấy được ". Giáo-sư

Venkatramiah kể lại trong kỷ-yếu của mình

rằng Ngài đã nói với một người khách phụ-nữ

người Anh là cô Pigott : " Thực-hiện là hậu-

quả Ân-điển của Sư-phụ hơn là của giáo-lý,

tụng-kinh và thiền-định ... Những điều này là

phụ-thuộc, chỉ có Ân-điển là nhân-tố tiên-quyết

và cốt-yếu " .

Có một số khách hành-hương chỉ biết

được giáo-lý của Ngài Bhagavan một cách

gián-tiếp, tưởng rằng một Sư-phụ thì không

cần-thiết, điều đó giải-thích sự thiếu Khải-ngộ

công-khai, nhưng Ngài phản-đối giả-thuyết ấy

một cách quả-quyết .

Ông Cohen kể lại một cuộc đối-thoại về

vấn-đề này giữa Ngài Bhagavan với nhà nhạc-

sĩ nổi-tiếng ở Tùng-lâm của Aurobindo, tên là

Dilip Kumar Roy :

Dilip : _ Có người kể lại rằng Ngài Bhagavan

không phủ-nhận sự cần-thiết của một Sư-

Page 371: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

365

phụ. Người khác thì nói ngược lại. Ngài

đối với vấn-đề ấy như thế nào ?

Bhagavan : _ Tôi chưa từng bao giờ bảo Sư-

phụ là vô ích .

Dilip : _ Ngài Aurobindo nhấn mạnh vào sự-

kiện là Ngài Bhagavan không từng có Sư-

phụ .

Bhagavan : _ Điều ấy là tùy theo quan-niệm

của anh về Sư-phụ. Không cần một Sư-

phụ phải có hình-tướng người. Thần

Dattatreya có hai mươi bốn Sư-phụ, là

những nguyên-tố v.v. Như thế có nghĩa là

tất cả hình-tướng trong thế-gian này đều

là Sư-phụ của Ngài. Sư-phụ là một sự

thiết-yếu tuyệt-đối. Kinh Áo-nghĩa-thư

( Upanisads ) có nói : " Chỉ có một Sư-

phụ mới có thể kéo được một ẩn-sĩ khỏi

rừng rậm của tri-giác tinh-thần và giác-

quan ", như thế thì phải có một Sư-phụ !

Page 372: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

366

Dilip : _ Tôi muốn nói về một Sư-phụ nhân-

loại. Ngài không từng có Sư-phụ ấy .

Bhagavan : _ Chắc tôi đã phải có một Sư-phụ ở

một lúc nào đó. Tôi chẳng từng ca tụng

Thần núi Arunachala đấy ư ? Vậy thì một

Sư-phụ là gì ? Một Sư-phụ là Thượng-Đế

hay Đại-Ngã. Trước hết người ta cầu-

nguyện Thưọng-Đế để được thành-tựu

những ước muốn của mình, rồi đến lúc

người ta không cầu-nguyện để thỏa-mãn

ước muốn nữa, mà để được chính

Thượng-Đế. Thượng-Đế hiện ra cho

người ta ở hình-tướng người hay không là

để đáp lời cầu-nguyện của người ta và để

dẫn-đạo, đó là Sư-phụ .

Người ta vặn Ngài Bhagavan là Ngài

không có Sư-phụ, nhưng Ngài giải-thích cho

họ rằng Sư-phụ không tất nhiên phải hiện ra ở

hình-thể người. Người ta hiểu ngay rằng Ngài

muốn nói đến những trường-hợp hiếm có .

Page 373: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

367

Phải chăng, có lẽ khi Ngài còn niên-thiếu,

mang tên Venkataraman thì Ngài dễ thừa-nhận

Ngài là một Sư-phụ. Một hôm Ngài nói với

Dilip : " Có hai việc phải làm, trước hết phải

tìm một Sư-phụ ở ngoài, sau đó phải tìm Sư-

phụ ở nội-tâm mình. Anh đã làm việc thứ nhất

rồi, bây giờ anh phải làm tới việc thứ hai " .

Có lẽ sự xác-định tư-tưởng của Ngài mà

tôi đã nhận được còn rõ rệt hơn nữa. Sau vài

tuần-lễ ở tại Tùng-lâm, tôi cảm thấy Ngài

Bhagavan thực-sự là một Sư-phụ mà chúng tôi

đang tiếp-thụ sự khải-ngộ và sự hướng-dẫn.

Tôi bèn viết thư báo tin cho những người bạn

của tôi ở Âu-Châu, nói rõ những việc trên,

nhưng trước khi gửi lá thơ đó đi tôi đã trình lên

Ngài Bhagavan để xem Ngài có cho phép tôi

gửi đi hay không. Ngài đã biều-đồng-tình với

những điều tôi viết, Ngài nói : " Được. Cứ gửi

đi . "

Là Sư-phụ có nghĩa là trao sự khải-ngộ và

truyền-thụ giáo-lý, cả hai không thể rời nhau ra

Page 374: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

368

được. Không làm gì có giáo-lý nếu không có

một động-tác khải-ngộ, và không làm gì có

khải-ngộ nếu không có giáo-lý tiếp theo. Vấn-

đề là hỏi xem Ngài Bhagavan có khi nào ban

sự khải-ngộ hay là giáo-lý không ?

Khi người ta hỏi Ngài, Ngài có ban khải-

ngộ hay không, thì Ngài luôn luôn tránh sự trả

lời trực-tiếp. Nếu Ngài phải trả lời bằng cách

phủ-định thì chắc-chắn Ngài sẽ trả lời là không,

nhưng nếu Ngài trả lời theo cách khẳng-định,

thì sách-lược tự-vệ của Ngài đối với sự đòi hỏi

không chính-đáng về khải-ngộ sẽ bị bỏ. Và như

thế sẽ cần phải nhận một số quyết-định này mà

bỏ những quyết-định khác. Sự quyết-định tỏ ra

vũ-đoán. Thay thế cho sự trả lời, Ngài để mặc

cho người ta tùy ý quyết-định tùy theo với sự

hiểu-biết riêng hay là thiếu sự hiểu-biết. Thông

thường thì Ngài hay trả lời như là Ngài đã trả

lời thiếu-tá Chadwick : " Có ba cách khải-ngộ ;

một là bằng xúc-giác ; hai là bằng mắt nhìn ; ba

là bằng sự yên-lặng ." Cứ như thế mà Ngài

Bhagavan thường phát-biểu một giáo-lý khách-

Page 375: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

369

quan vô-ngã, nó ngụ một giải đáp về một câu

hỏi đặc-biệt. Quan-niệm về ba cách-thức khải-

đạo rất phổ-thông đối với người Ấn-Độ-giáo,

bởi vì đối với họ nó được biểu-thị bằng con

chim ấp trứng để cho trứng nở ( là xúc-giác ) ;

bằng con cá nhìn cho trứng cá nở thành con

( mắt nhìn ) ; và như con rùa, nó chỉ phải tưởng

đến trứng nở ( sự yên lặng ). Sự khải-ngộ bằng

yên-lặng hay bằng mắt nhìn ngày nay hiếm

thấy. Đó là cách truyền pháp yên-lặng ( Vô-

ngôn ) của Thần Dakshinamurthi ở núi Aruna-

chala. Và đó cũng là cách-thức truyền-giáo

trực-tiếp đặc-biệt thích-ứng với con đường

đốn-ngộ về Tự-Tính mà Ngài Bhagavan đã

giảng dạy. Cách khải ngộ ấy rất thích-hợp về

giá-trị tự-thân của nó lẫn sự kín-đáo thích-

đáng .

Khải-ngộ bằng mắt nhìn rất chính-xác.

Ngài Bhagavan quay về phiá người đệ-tử và

chuyên-chú với một sức mạnh phi-thường. Sức

sáng chói và năng-lực của đôi mắt Ngài xuyên

qua tâm-hồn người ta làm vỡ cái quá-trình tư-

Page 376: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

370

duy. Có khi người ta tưởng như một luồng điện

xuyên qua người mình, có khi như đã chìm vào

trong sự an-tĩnh của một bể ánh-sáng. Một đệ-

tử mô-tả ấn-tượng của y như sau :

" Một hôm thình-lình Ngài

Bhagavan quay lại nhìn tôi với con mắt

chói-lọi và thấu-suốt. Trước đây tôi

không kham nổi lâu cái nhìn ấy, nhưng

bấy giờ thì tôi lặn chìm vào trong đôi mắt

thấu suốt và kinh-khủng ấy, bao nhiêu lâu

tôi cũng không biết. Con mắt nhìn ấy làm

nẩy sinh ra ở nơi tôi một luồng ba-động

mà tôi nghe thấy rõ-rệt ."

Khi Ngài Bhagavan nhìn anh như thế thì

anh có cảm-giác tin-tưởng chính-xác rằng từ

đây Ngài đảm-nhận việc dẫn-đạo anh. Có một

số người tri-giác thấy sự khải-ngộ bắt đầu,

nhưng thông-thường nó được thi-hành một

cách bất-tri bất-giác. Đôi khi trong lúc người ta

ca tụng Kinh Vệ-Đà mà ít người chú-ý, hoặc là

có một đệ-tử thình-lình cảm thấy muốn đi đến

Page 377: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

371

gặp Ngài trước khi mặt-trời mọc, hay là vào lúc

Ngài ngồi một mình vắng-vẻ ít khách .

Sự khải-ngộ yên-lặng cũng rất xác-thực,

nó được thi-hành ở những người nào có tâm-

hồn hướng về Ngài mà chính họ không có

điều-kiện để tới được Tiruvannamalai. Đôi khi

sự khải-ngộ ấy được ban cho ở trong giấc-

mộng, như trường-hợp của Natesa Mudaliar .

Không có một Sư-phụ nào lại quyết-tâm

như Ngài Bhagavan đối với vấn-đề trợ-lực và

dẫn-đạo, một khi đệ-tử nào được Ngài đảm-

nhận, và được ban khải-ngộ. Trong thuyết-trình

sau đây dưới nhan-đề " Ta La Ai ?" Ngài có

nói với đệ-tử Pillai :

" Người nào đã nhận được Ân-điển

của Sư-phụ, tất nhiên là sẽ được cứu-độ

không bao giờ bị bỏ rơi, cũng như miếng

mồi đã rơi vào miệng cọp không bao giờ

ra khỏi ."

Page 378: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

372

Một đệ-tử Hòa-Lan L. Harts, không thể ở

lâu tại Tùng-lâm được, và có lẽ y sợ rằng đức

tin của mình sẽ phai mờ sau khi rời khỏi Tùng-

lâm. Y bèn cầu xin Ngài một sự bảo-đảm chắc-

chắn, Ngài trả lời : " Dù anh có bỏ Sư-phụ

Bhagavan, nhưng Sư-phụ Bhagavan không bao

giờ bỏ anh ."

Có hai đệ-tử khác, một nhà ngoại-giao

người Tiệp-Khắc, một giáo-sư Hồi-giáo, bị

khích-động về sự bảo-đảm mạnh-mẽ và trực-

tiếp ấy, mới hỏi xem phải chăng sự bảo-đảm ấy

chỉ dành riêng cho Harts hay cho tất cả các đệ-

tử. Họ được Ngài đáp : " Cho tất cả ! " .

Một lần khác, một đệ-tử nản lòng thấy

không có tiến-bộ nội-tâm của mình, bèn nói :

" Nếu cứ tiếp-tục thế này, tôi sợ tôi sẽ rơi

xuống địa-ngục ! "

Ngài Bhagavan trả lời : " Nếu anh rơi

xuống địa-ngục thì Sư-phụ Bhagavan sẽ theo

anh xuống mà kéo anh lên ."

Page 379: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

373

Cả trường-hợp sinh-sống của đệ-tử cũng

khuôn theo Sư-phụ ngõ hầu tạo ra sự tinh-tiến

trên đường tâm-linh. Người ta nói với một đệ-

tử : " Sự-phụ vừa ở bên ngoài, vừa ở nội-tâm

khiến cho Ngài tạo ra những điều-kiện để kéo

chúng ta về sự nội-quan và đồng thời sửa-soạn

tâm-trạng dẫn thân đến Trung-Tâm ."

Nếu người nào không hướng vào Ngài

Bhagavan mà hỏi xem Ngài có truyền-pháp cho

mình không thì thường Ngài trả lời một cách

bí-hiểm hoặc Ngài không nói gì cả. Dù sao,

chắc hẳn là sẽ được trả lời phủ-định. Sự thực,

sự truyền-giáo cũng như sự khải-ngộ của Ngài

ban cho đều được thi-hành trong sự yên-lặng.

Tinh-thần yên-lặng không theo chiều chính-

đáng. Một người đệ-tử phải hiểu thấu điều đó.

Ít có người cần sự xác-định công-khai bằng lời

nói .

Lịch-sử của Venkatraman đã từng được

nói ở trên thì rất độc-đáo. Trong thời thiếu-

niên, y là đệ-tử một cao-đệ của Ramakrishna,

Page 380: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

374

nhưng y cảm thấy cần phải có một Sư-phụ

bằng xương bằng thịt, nên y khẩn-khoảng cầu

xin Sư-phụ với ý muốn nhiệt-thành : " Thưa

Thày ! Ngài hãy cho con một Sư-phụ sinh-hoạt

cũng hoàn-toàn như chính Ngài ! " Sau đó y

được nghe thấy nói đến Ngài Ramana ( tức

Bhagavan ) bấy giờ Ngài mới đến vài năm tại

Tùng-lâm dưới chân núi. Venkatraman liền lên

đường, đem theo một bó hoa để cúng-dường.

Nhưng thường lệ hay xẩy ra theo nguyên-vọng

âm-thầm, nên lúc y tới thì trong phòng vắng

khách chỉ có Ngài Bhagavan nằm trên giường

thiền. Trên tường sau lưng Ngài có treo bức

hình của Ngài Ramakrishna mà Venkatraman

đã thờ và từng cầu nguyện. Ngài Bhagavan

chia bó hoa làm hai phần, một phần sai người

hầu đặt trước bức ảnh và một phần đặt trên

điện Linh-phù. Venkatraman cảm thấy nhẹ-

nhàng và thoải-mái, y cảm thấy như mình đang

ở tại nhà mình và nguyện-vọng đã được thành-

tựu. Y kể lại lý cố như thế nào y đã đi đến

Tùng-lâm này và Ngài Bhagavan bèn hỏi y :

Page 381: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

375

" Anh biết gì về Thần truyền-giáo Vô-ngôn ?

( Dakshinamurthi ) ."

_ Con biết rằng Ngài truyền-thụ trong

yên-lặng .

_ Chính sự truyền-thụ ấy anh sẽ được

truyền-thụ ở đây .

Sự truyền-thụ không lời ấy có nhiều hình-

thức khác nhau. Ngài Bhagavan qua lời nói và

văn-tự thường luôn luôn nhấn mạnh vào cách-

thức cứu tìm Tự-Tính, và bởi vậy, nổi lên ý-

kiến cho rằng Ngài chỉ nói và viết về con

đường Giác ( Jnana-marga ) mà nhiều người

thời nay coi như là con đường treo-leo. Nhưng

Ngài Bhagavan có tinh-thần đại-đồng và sự

đạo-dẫn của Ngài thích-hợp với tất cả căn-cơ.

Sự đạo-dẫn đó đi theo con đường Sùng-bái

cũng như con đường Giáo-lý. Tình-yêu và sự

Sùng-bái đối với Sư-phụ là nhịp cầu bắc qua

vực thẳm mà người cầu tìm giải-thoát cần phải

Page 382: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

376

vượt qua ; Ngài Bhagavan không khuyên-nhủ

các đệ-tử đi theo con đường nào khác .

Venkatraman cảm thấy bối-rối sau một

thời-gian ngắn ở Tùng-lâm vì không nhận được

sự truyền-giáo, nghĩa là sự dạy bảo về phép tu-

hành vì thế y đã phàn-nàn .

Ngài Bhagavan hỏi :

_ Điều gì đã khiến anh tới đây ?

_ Con đã thường nghĩ tới Ngài, thưa

Đạo-sĩ !

_ Đó là con đường tu-luyện của anh.

Thế là đủ rồi .

Sự thực tư-tưởng và hoài-niệm về Ngài

Bhagavan theo sát y bất cứ ở đâu, đến nỗi Sư-

phụ không còn rời khỏi y nữa .

Tóm lại, con đường Sùng-bái cũng chính

là con đường phục-tòng. Người ta trút hết cả

Page 383: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

377

gánh nặng lên vai Sư-phụ. Và chính điều ấy mà

Ngài thường khuyên-nhủ. Ngài nói với một

trong những tín-đồ của Ngài :

" Hãy phục-tòng Thày, Thày sẽ phá

cái trí-thức đi cho con ".

Ngài lại nói với một tín-đồ khác :

" Hãy tự mãn, đừng đòi hỏi, Sư-phụ

Bhagavan sẽ hoàn-thành những điều còn

lại ."

Và Ngài nói với Devaraja Mudaliar :

" Tất cả những điều mà anh phải

làm là thần-phục ta và trao lại cho ta tất

cả ."

Ngài nhắc đi nhắc lại nhiều lần : " Có hai

con đường phải theo : Một là anh phải tự hỏi

" Ta là ai ? " ; Thứ nữa là hoàn-toàn phó-thác

cho Sư-phụ " .

Tuy vậy không phải là việc dễ để giữ cho

tâm-hồn an-tĩnh, và đồng thời cởi mở để sẵn

Page 384: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

378

sàng tiếp-nhận Ân-điển của Sư-phụ. Thái-độ ấy

đòi hỏi một sự nỗ-lực bền-bỉ, một sự ôn-cố

thường xuyên và chỉ có như thế thì Ân-điển

của Sư-phụ mới có thể thi-hành được. Có nhiều

tín-đồ thường thực-hành Sùng-bái để trợ-lực,

Ngài Bhagavan biểu-đồng-tình với họ và cho

phép sử-dụng những phương-tiện ấy. Tuy rằng

chính Ngài ít khi ấn-định thực-sự những điều

thuộc loại ấy .

Những phương-tiện hiệu-nghiệm hơn hết,

tuy vô-hình, ấy là sự hợp-nhất với Tự-Tính.

Nói thẳng là phương-tiện hợp-nhất với Tồn-

Tại, có nghĩa là với người nào đã thể-hiện được

Tự-Tính. Ngài Bhagavan nói, với luận-điệu hết

sức ca tụng Tồn-Tại. Năm câu thơ đầu ( trong

số 40 câu thơ bổ-túc ) đều là để ca-tụng Tự-

Tính. Lai-lịch của sự tập-hợp vào bản văn đại-

cương rất đặc-biệt. Con gái nuôi của bà

Echammal thấy được một câu thơ tiếng Phạn

trên một tờ giấy gói kẹo. Cô ta rất cảm-động

đến nỗi đã học thuộc lòng câu thơ ấy và đã đọc

lại cho Ngài Bhagavan nghe. Ngài thấy sự

Page 385: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

379

trọng-đại của câu thơ bèn dịch ra tiếng Tamil.

Vào thời kỳ này Ngài sưu-tập bốn mươi câu

thơ bổ-túc, viết một số bài, dịch một số khác và

những bài thơ khác dịch từ tiếng Phạn mới thu-

nhập vào toàn-bộ. Bài thơ thứ ba nói về sự hòa-

hợp với Sư-phụ được đề-cao hơn tất cả các

phương-pháp khác : " Khi nào người ta đã hòa-

hợp được với Thánh-hiền thì tất cả giới-điều

khác còn có công-dụng gì nữa ? Hãy nói cho ta

biết công-dụng của một chiếc quạt khi có gió

Nam hiu-hiu thổi ? "

Sự sống hòa-hợp với Ngài Bhagavan tạo

ra một sự biến-hóa vi-diệu mà hiệu-quả chỉ

thấy được vào mấy năm về sau. Có khi Sư-phụ

thảo-luận với đệ-tử về sự trọng-đại của những

hiệu-quả ấy. Ngài nói với bạn học cũ của Ngài

là Ranga Aiyar như đã đề-cập ở chương III :

" Nếu anh ở lại với bậc Giác-ngộ,

Người sẽ ban cho anh quần áo có nếp

sẵn! "

Page 386: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

380

Ngài ngụ ý rằng với những phương-pháp

khác người ta chỉ thu-lượm được những tơ-sợi

mà tự mình phải dệt lấy áo mà mặc .

Sundaresh Aiyar khi xin làm đệ-tử Ngài

Bhagavan, mới có mười hai tuổi. Đến năm

mười tám tuổi y cảm thấy bất-bình với chính

mình và nhận thấy mình phải nỗ-lực để ý-thức

hơn nữa. Y là cha của một gia-đình sống tại-

gia, nhưng hầu như hàng ngày y luôn luôn lên

thăm Ngài Bhagavan. Bấy giờ y mới quyết-

định cố tuân theo kỷ-luật một cách thật

nghiêm-chỉnh và nguyện không trở lại Tùng-

lâm nếu chưa giải-thoát hết hệ-lụy để xứng-

đáng với giáo-hội. Y nhất-định nhịn không đến

thăm Ngài Bhagavan một trăm ngày, thế rồi

bỗng có một ý-niệm lóe ra từ từ trong tinh-thần

của y là sự không đến thăm Ngài Bhagavan có

ích lợi gì cho mình ? Thế là y đi thẳng đến

Tùng-lâm .

Ngài Bhagavan tiếp y ở ngay cửa Tùng-

lâm và hỏi ngay y rằng : " Sự không đến thăm

Page 387: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

381

Ngài Bhagavan có ích lợi gì cho y ? " Thế rồi

Ngài mới nói với y về sự quan-trọng và hiệu-

năng của việc hợp-nhất với Tự-Tính, dù rằng

tín-đồ không nhận-thức được sự tiến-bộ do đấy

mà có. Ngài so-sánh sự hợp-nhất ấy với một

người mẹ nuôi con ban đêm trong khi đứa con

vẫn ngủ. Tới sáng hôm sau đứa con tưởng

mình không ăn chút gì, tuy rằng người mẹ biết

rõ sự thực là mình đã nuôi nó ban đêm .

Ví dụ ấy ngụ ý hơn là một lợi-lạc tự-

nhiên do sự sống trong bầu không khí của một

Thánh-hiền, nó cũng ngụ-ý một sự hướng-dẫn

có ý-thức do ảnh-hưởng của Ngài tạo ra. Một

lần Ngài Bhagavan đã khẳng-định mạnh-mẽ

điều ấy, tuy rằng người nào được thực-nghiệm

về sự dẫn-đạo của Ngài thì không cần có sự

khẳng-định ấy nữa. Đệ-tử Sundaresh Aiyar

sáng-tác một bài thơ ca tụng Ngài bằng tiếng

Tamil, trong đó y mô-tả hào-quang Ân-điển từ

con mắt của Ngài tuôn ra để nâng-đỡ đệ-tử.

Ngài Bhagavan sửa lại : " Không phải là nó

tuôn ra mà là nó phóng chiếu, vì nó là quá-trình

Page 388: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

382

ý-thức hướng-dẫn Ân-điển thẳng đến cho

người được lựa-chọn ."

Người đệ-tử cũng phải nỗ-lực hết sức để

lợi-dụng đầy đủ Ân-điển của Sư-phụ. Về điều

ấy Ngài Bhagavan luôn luôn đề-nghị dùng

phưong-pháp Cứu-xét Tự-Tính, tự hỏi " Ta là

ai ? ". Con đường đạo-dẫn ( Sadhana ) của

Ngài đáp ứng nhu-cầu của thời-đại chúng ta và

nó không có gì là bí-mật hay dấu diếm cả. Ngài

Bhagavan nhất-quyết đề-cao phương-pháp :

" Tự Cứu-xét cầu-tìm Tự-Tính là con đường

không thể thất-bại, con đường trực-tiếp độc-

nhất để thực-hiện Thực-Thể Tuyệt-Đối, vốn

thực chính là TA ( Bản-lai Diện-mục ). Hãy

phá cái TA riêng hay là trí-tuệ bằng con đường

tu đạo khác với con đường tự Cứu-xét Tự-Tính

thì chẳng khác gì trò ăn-trộm mà tự mình là

cảnh-sát để lại tự bắt mình. Chỉ có con đường

tự Cứu-xét Tự-Tính mới có thể làm cho mình

hiểu được Chân-lý về sự hư-ảo của tiểu-ngã và

trí-tuệ. Và chỉ có sự Cứu-xét Tự-Tính mới cho

phép chúng ta thực-hiện bản-thể thuần-túy bất-

Page 389: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

383

phân, Tự-Tính hay Tuyệt-Đối. Sau việc thực-

hiện Tự-Tính, không còn cái gì để cần biết nữa,

bởi vì Tự-Tính là hoan-lạc viên-mãn, là tất cả."

_ ( Kinh Thánh Maharshi ) .

" Mục-đích của sự Cứu-xét Tự-Tính

là đạt sự tập-trung toàn-thể tinh-thần vào

Nguồn của nó, cho nên không có vấn-đề

của một cái Tôi đi tìm cái Tôi khác " _

( Sách dẫn trên ). Tập-trung toàn-thể tinh-

thần vào Nguồn của nó " Dĩ tâm quán

tâm " .

Ngài Bhagavan dạy đệ-tử hãy lặn chìm

vào trong thiền-định mà tự hỏi : Ta là Ai ?

Đồng thời phải tập-trung tất cả sự chú-ý vào

tâm, không phải vào trái tim bên trái mà là trái

tim Tâm-Linh bên phải. Tùy theo tính-chất câu

hỏi của người vấn đạo, Ngài Bhagavan sẽ nhấn

mạnh trước tiên vào phương-diện vật-lý hay

tinh-thần của sự tập-trung vào trái tim hay vào

câu hỏi : " Ta là Ai ? "

Page 390: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

384

Trái tim tinh-thần ở bên phải lồng ngực

không phải là cái huyệt của nhà đạo-sĩ Du-già,

nó là trung-tâm và nguồn-gốc Tự-Tính, và như

vậy là nơi phối-hợp. Khi hỏi Ngài Bhagavan

xem ở trong Kinh-điển hay một Thánh-giáo

nào đã chỉ-định vị-trí cho trái tim ấy, thì Ngài

trả lời là Ngài đã khám-phá ra chân-lý ấy và về

sau sự khám-phá ấy đã được xác-nhận ở trong

một cuốn sách về Y-học Malayalam, nói về Y-

học Ấn-Độ Ayurveda .

Ai đã theo lời chỉ-giáo của Ngài thì đều đi

đến kết-quả tương-tự. Cái vị-trí của trái tim bên

phải ấy có một ý-nghĩa trọng-đại quyết-định

cho sự thực-hành, sự Cứu-xét đáng để cho

chúng ta nhắc lại ở đây, cuộc đối-thoại đã diễn

ra ở trong Kinh của Ngài Maharshi ( tức

Bhagavan ). Trong ấy Ngài đã trình-bày đầy đủ

vấn-đề :

Đệ-tử ( Dilip ) : _ Ngài Bhagavan định vị-trí

đặc-biệt cho trái tim ấy ở thân-thể vật-lý,

Page 391: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

385

nghĩa là ở trong ngực cách hai ngón tay

bên phải từ giữa ngực đi ra ?

Bhagavan : _ Chính đấy là trung-tâm thực-hiện

Tâm-linh theo các nhà Hiền chứng-minh.

Trái tim Tâm-linh thì rất khác với cơ-thể

thúc đẩy cho mạch máu chạy mà người ta

gọi chung một tên. Trái tim Tâm-linh

không phải là cơ-thể, tất cả những điều

anh có thể nói được về TÂM là nó, là

trung-tâm đích thật của Hữu-thể anh, mà

thực-sự anh đồng-nhất với nó ; dù anh

thức hay ngủ, hay mộng, hay anh đang

hoạt-động, hoặc anh đang chìm trong

trạng-thái thần-hóa Tam-muội (Samadhi).

Dilip : _ Vậy thì sao Tâm ấy lại có thể có một

vị-trí ở một chỗ nào trong thân-thể được ?

Định một vị-trí cho Tâm ấy ngụ có sự

giới-hạn về sinh-lý cho cái gì ở ngoài

thời-gian và không-gian .

Page 392: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

386

Bhagavan : _ Đúng, nhưng người đặt câu hỏi

về Tâm đã tự tin là chính mình có thật với

nó hay là ở trong thân-thể... Vì nhà Hiền

không ý-thức được thân-thể mình chút

nào trong sự thực-nghiệm xuất-thần về

cái Tâm ( Tâm-linh ) coi như ý-thức

thuần-túy. Y định vị-trí cho sự thực-

nghiệm tuyệt-đối ấy ở trong vòng giới-

hạn của thân-thể vật-lý bằng cách nhớ lại

những cảm-giác đã thấy trong khi y ý-

thức về thân-thể vật-lý của mình .

Dilip : _ Đối với những người như tôi, không

từng làm thực-nghiệm trực-tiếp về Tâm

và do đó mà tôi không có hồi-niệm về nó,

thì vấn-đề có vẻ khó hiểu. Có lẽ về vị-trí

của Tâm chúng ta lệ-thuộc vào sự ước-

đoán .

Bhagavan : _ Nếu phải suy-đoán về vị-trí của

Tâm Tâm-linh thì dù đối với kẻ ngu-độn

vấn-đề không đáng để xét kỹ. Không,

Không phải lệ-thuộc vào sự ước-đoán của

Page 393: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

387

anh mà vào một trực-giác chắn-chắn

không sai lầm .

Dilip : _ Ai là người có cái trực-giác ấy ?

Bhagavan : _ Tất cả mọi người .

Dilip : _Ngài có tin là tôi có trực-giác về cái

Tâm Tâm-linh không ?

Bhagavan : _ Không. Anh không phải trực-giác

về cái Tâm Tâm-linh, mà vị-trí của Tâm

ấy tương-đối với cá-tính của anh .

Dilip : _ Có phải Ngài muốn nói là tôi biết

trực-giác về vị-trí của Tâm Tâm-linh

trong cơ-thể vật-lý của tôi ?

Bhagavan : _ Tại sao không ?

Dilip : _ ( Tự chỏ vào mình ) Phải chăng chính

là tôi mà Ngài đang nói đấy không ?

Page 394: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

388

Bhagavan : _ Phải. Đấy là trực-giác. Tại sao

anh lại chỏ vào anh bằng cử-chỉ ấy đúng

lúc này ? Anh chẳng lấy ngón tay chỉ vào

ngực bên phải anh đấy ư ? Đấy chính là

vị-trí của Tâm Trung-tâm . .

Dilip : _ Bởi vậy mà khi thiếu sự nhận-thức

trực-tiếp về vị-trí của Tâm Trung-tâm thì

tôi phải nhờ đến cái Trực-giác ấy ?

Bhagavan : _ Có gì hại về điều ấy ? Khi một

người học-trò nói : " Chính tôi đã làm bài

tính cộng này đúng ", hay là khi nó hỏi

anh : " Tôi sẽ phải đi tìm cho ông quyển

sách ấy ư ? ", thì nó chỉ vào đầu nó để nói

nó đã làm được bài tính hay là nó chỉ vào

chân nó để chạy mau lẹ đến chỗ có quyển

sách ? Không phải ở cả hai trường-hợp

ngón tay nó đều tự nhiên chỉ vào bên phải

của lồng ngực. Nó diễn-tả một cách rất tự

nhiên về cái chân-lý uyên-thâm rằng

Nguồn của cái Ngã tại nó là ở đấy. Đấy là

một cái trực-giác không sai lầm khiến nó

Page 395: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

389

tự chỉ vào mình, vào cái Tâm Tâm-linh là

Tự-Tính như thế. Cử chỉ đó hoàn-toàn vô-

tình và phổ-thông đại-đồng, nghĩa là nó

có chung cho tất cả mỗi trường-hợp cá-

nhân. Anh còn đòi-hỏi một bằng-chứng

nào chính-xác hơn về vị-trí của cái Tâm

Trung-tâm ở tại thân-thể vật-lý con

người ? "

Vậy giáo-lý của Ngài Bhagavan từ nay

phải ngồi chỉ-định vào trái tim bên phải lồng

ngực và tự hỏi " Ta là Ai ? " Nếu trong khi

thiền-định tư-tưởng có nổi hiện lên thì ta không

nên theo nó đến cùng, mà phải quan-sát chúng

và tự hỏi : Cái tư-tưởng này là gì ? Từ đâu nó

đến ? Và nó đến cho ai ? Phải chăng nó đến

cho tôi – Vậy tôi là ai ? Cứ như thế mỗi tư-

tưởng đều biến đi khi người ta phân-tích nó và

nó sẽ trở về cái ý-tưởng cơ-bản : Tôi tư-tưởng .

Nếu có những tư-tưởng nhiễm-ố hiện lên

thì cũng phải đối-phó với chúng như thế, bởi vì

sự thực nhà tu-tập làm công việc như nhà phân-

Page 396: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

390

tâm-học, nhà phân-tâm-học tẩy sạch tiềm-thức

những ô-nhiễm bằng cách đưa nó ra ánh-sáng

để rồi phá hủy đi .

" Phải ! Tất cả các loại tư-tưởng đều

xuất-hiện trong khi thiền-định. Điều ấy

rất đúng bởi vì tất cả cái gì ẩn-náu ở mình

đã được phơi bày ra ánh sáng của ý-thức.

Nếu những tư-tưởng ẩn-náu không được

phơi bày ra ánh sáng thì làm thế nào

chúng có thể tiêu hủy đi được ."

_(Trích dẫn trong Kinh Thánh Maharshi)

Tất cả các hình-thức tư-tưởng đều xa lạ

đối với lối thiền-định này. Có khi một đệ-tử hỏi

Ngài Bhagavan xem y có thể dùng đề-tài như :

" Tôi là nó ! " hay một người khác trong khi

Cứu-xét, nhưng Ngài luôn luôn cấm y làm như

thế. Có trường-hợp khi một đệ-tử đề-nghị hết

đề-tài này đến đề-tài khác, Ngài giải-thích :

" Tất cả hình-thức tư-tưởng đều không thích-

hợp cho sự Thực-hiện. Điều nên làm và cần

phải là diệt-trừ tất cả tư-tưởng về mình và tất

Page 397: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

391

cả tư-tưởng khác. Tư-tưởng là một việc mà

Thực-hiện lại là một việc khác ."

Câu hỏi : Ta là Ai ? không ngụ có sự trả

lời. Không thể có trả lời được ở đấy bởi vì nó

làm tan biến cái tôi tư-tưởng, nó đi theo tất cả

các tư-tưởng khác và nó thấu suốt ra đến tận

chỗ tịch-tĩnh không còn một tư-tưởng nào hết .

" Nó sẽ không trả lời cho trí-thức

trên quá-trình cứu-xét bằng một câu gợi ý

nào, ví như " Sivoham " : ( Tôi là Thần

Siva ). Câu trả lời chính-xác tự nó sẽ đến,

Tiểu-Ngã bất-lực không thể đem lại giải-

đáp chính-xác " .

Giải đáp chẳng phải cái gì khác hơn là

dòng ý-thức thức-tỉnh nó rung-động như là

bản-thể của mỗi cá-tính. Và tuy nhiên nó vô-

ngã. Nhờ sự thực-tập chuyên-cần, quá-trình

thức-tỉnh ấy càng tăng tần-số ba-động đến

thành liên-tục. Không những trong khi thiền-

định mà còn tiềm-tàng trong khi nói và hành-

Page 398: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

392

động nữa. Cả những lúc ấy, sự tự Cứu-xét Tự-

Tính ( Vichara ) vẫn còn phải được sử-dụng,

bởi vì cái Tiểu-ngã có thể chặn lại dòng thức-

tỉnh, và nếu được tự-do nó sẽ dần dần trở nên

mạnh để chiếm lại địa-vị ưu-thế, chẳng khác gì

quân ngoại-quốc được dân Do-Thái để cho ở

lại Đất Thánh. Ngài Bhagavan khi trả lời cho

đệ-tử Pillai thường nhấn mạnh rằng phải theo

đuổi việc Cứu-xét Tự-Tính cho đến cùng. Bất

cứ trạng-thái ý-thức nào, bất cứ quyền-năng

thần-thông gì, bất cứ những tri-giác gì hay là

hiện-thị gì có thể đến, luôn luôn phải hỏi chúng

đến cho ai, cho đến khi chỉ có Tự-Tính còn lại

thôi .

Sự thực những thị-hiện và những quyền-

năng đều chứng-tỏ một sự đãng-trí. Chúng kéo

tinh-thần xuống, cũng như sự chấp-trước vào

thế-lực vật-chất và khoái-lạc. Chúng làm cho

tinh-thần lầm mà tưởng-tượng rằng nó đã biến

hình vào Tự-Tính. Và đi đôi với quyền-năng

thích-thú trần-tục thì tham-dục về chúng còn tai

hại hơn cả sự có được chúng .

Page 399: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

393

Một hôm đạo-sĩ Narasimha ngồi trước

mặt Ngài Bhagavan, y đang dịch ra tiếng Tamil

đời sống và lời nói của Vivekananda. Khi dịch

đến sự-kiện ai cũng biết là chỉ một đụng chạm

mà Ramakrishna đã làm cho Vivekananda tri-

giác được " Vạn vật đồng nhất thể ". Y bèn có

ý-nghĩ phải chăng nên mong cầu được cái tri-

giác ấy và phải chăng Ngài Bhagavan có thể

ban cho y cái ấy bằng sự đụng chạm hay mắt

nhìn ? Như thường xẩy ra, vấn-đề đang làm

cho y thắc-mắc, thì một tín-đồ khác nêu lên vào

chính lúc ấy. Bà Echammal hỏi không biết

những tín-đồ có đạt được quyền-năng thần-

thông không ? Đấy là vào thời-kỳ Ngài

Bhagavan đang sáng-tác bốn mươi câu thơ về

Thực-Tại, công-trình ấy thêm vào với những

bổ-túc có thể coi như là toát-yếu học-thuyết

của Ngài. Ngài viết bài thơ này để trả lời cho

câu hỏi trên đây :

" An-trụ vững trong Thực-Tại Vĩnh-

cửu đấy là quyền-năng thần-thông chân-

chính. Còn tất cả những sở-đắc khác thì

Page 400: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

394

cũng giống như những cái gì người ta vẫn

có ở trong mộng. Những sở-hữu ấy có

thật không sau khi người ta đã tỉnh mộng?

Những ai đã an-trụ vào Thực-Tại và giải-

thoát khỏi tất cả huyễn-tưởng còn cần chi

đến những vật ấy ? "

Tất cả cái gì bí-mật đều là chướng-ngại

vật cho tinh-thần. Quyền-năng thần-thông và

sự mong muốn có quyền-năng ấy đều là

chướng-ngại cho nhà tu-luyện. Trong Devika-

lettram mà Ngài Bhagavan đã dịch từ tiếng

Phạn sang tiếng Tamil có nói :

" Không được nhận những quyền-

năng thần-thông, dù cả đến khi anh được

ban cho một cách trực-tiếp, vì chúng

chẳng khác gì một chiếc giây thừng buộc

con vật, chiếc giây thừng ấy sớm muộn

thế nào cũng làm cho anh sa-ngã. Giải-

thoát Tối-cao không ở con đường ấy. Nó

chỉ ở tại trong ý-thức vô-biên ."

Page 401: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

395

Sau khi đã đi ra ngoài đề, hãy trở lại vấn-

đề của chúng ta. Ngài Bhagavan không những

khuyên-nhủ người ta Cứu-xét Tự-Tính như là

kỹ-thuật thiền-định, mà còn là kỹ-thuật sống

nữa. Hỏi về sự Cứu-xét ấy phải dùng thường-

xuyên hay là chỉ dùng vào giờ nhất-định của

thiền-định. Ngài trả lời : " Thường xuyên ! "

Câu trả lời ấy soi sáng sự từ chối đời sống

xuất-gia. Vì chính những trường-hợp cản-trở

tu-luyện lại biến thành công-cụ của tu-luyện

( Sadhana ) .

Rốt cuộc tu-luyện chỉ là phấn-đấu chống

Tự-ngã ( cái Ta ) và Thần-hóa thiền-định cũng

không đem lại thành-công cho nó chừng nào

Tự-ngã còn trong vòng mong ước, sợ-hãi, hoài-

bão và oán-hờn hay là tất cả những đam mê

dục-vọng đủ loại .

Thần Rama và Vua Janaka trong thần-

thoại được giải-thoát hết cả hệ-lụy, mặc dầu

các vị ấy vẫn sống tại thế-gian này. Nhà tu-sĩ

từng đã lăn tảng đá xuống động của Ngài

Page 402: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

396

Bhagavan thì vẫn còn bị giam-cầm trong thế-

gian mặc dầu ông ta đã xuất-gia .

Tuy nhiên không nên tin rằng một hành-

động hoàn-toàn vô-tư không cần đến những kế-

hoạch chiến-đấu là đủ đâu, bởi vì Tự-ngã rất

vi-tế và dai dẳng, nó sẽ ẩn-náu ngay tại chính

hành-động nhằm phá hủy nó, dưới hình-thức

khoe-khoang trong sự khiêm-nhường hay là

thích-thú trong sự khổ-hạnh .

Cứu-xét Tự-Tính ở trong công việc hàng

ngày, tự hỏi mình tất cả suy-tư hiện ra cho ai,

đấy là kế-hoạch chiến-đấu và là kế-hoạch hiệu-

nghiệm nhất. Người ta có thể ngờ-vực hiệu-

năng của kế-hoạch ấy khi nào liên-quan đến

một tư-tưởng lạnh-lùng vô-tình. Ví dụ như

phán-đoán về một cuốn sách hay một chuyện

phim ( Cinéma ), nhưng hiệu-năng của nó

mạnh ghê-gớm đối với tư-tưởng có cảm-xúc,

nó nhổ ngay tận rễ những đam mê. Có người

nào làm thương-tổn anh, anh nhìn người ta với

con mắt thù-hận – ai là người bị thương-tổn và

Page 403: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

397

ai hận-thù ? Ai là người tự mãn hay bất mãn, ai

giận-dữ hay đắc-thắng ? Có khi người ta mộng

ban ngày hay là người ta gọi lầm những khả-

năng thành-công, và như thế thổi phồng Tự-

ngã ( cái Ta ) lên cũng như là thiền-định làm nó

xẹp xuống. Vào những lúc ấy thì phải có nghị-

lực và sáng trí để tuốt lưỡi gươm Cứu-xét Tự-

Tính, chặt đứt tung con rắn uốn khúc đang xiết

chặt .

Ngài Bhagavan cũng khuyên nhủ phải

hoàn-toàn phục-tòng Thiên-mệnh, ý muốn của

Thiêng-liêng, song hành với việc Cứu-xét Tự-

Tính. Ngài thường ví một cá-nhân lầm tưởng tự

mình mang lấy gánh nặng và những trách-

nhiệm của mình với một người hành-khách trên

xe lửa khư-khư mang lấy hành-lý của mình tuy

đã có xe chở mình và hành-lý, trong khi ấy có

một hành-khách khác đặt hành-lý vào giỏ lưới

của tầu và ngồi thoải-mái. Tất cả những

khuyên-nhủ và tất cả những thí-dụ mà Ngài đã

ban cho đều hướng vào một điểm làm giảm nhẹ

Page 404: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

398

sự xả-tư tự-lợi và đánh tan cái huyễn-tưởng cho

" Đấy là tôi làm " .

Một nhà hoạt-động đắc-lực cho một hội-

nghị là Jammalal Bajaj một hôm đến Tùng-lâm

và hỏi : " Nguyện-vọng đặc-biệt chính-trị có

chính-đáng không ? " Ngài Bhagavan trả lời :

" Có ! Một sự cố-gắng bền-bỉ nhằm đạt tới

mục-đích ấy thì mở rộng nhãn-quan khiến cho

cá-nhân dần dần lặn chìm vào dân-tộc. Sự lặn

chìm cá-nhân ấy rất đáng mong muốn và

nghiệp hành-động là hành-động vô-cầu không

tạo nghiệp-báo nữa ( Nishkamyakarma ) ! "

Chắc hẳn hân-hoan vì thấy đạo-sĩ công-

nhận chủ-trương chính-trị của mình và muốn

được đạo-sĩ xác-định lại một cách rõ-rệt hơn,

Jammalal hỏi thêm một câu hỏi nữa có vẻ hợp

lý tiếp theo với câu hỏi trên : " Nếu đạt được

độc-lập chính-trị sau một sự cố-gắng lâu dài và

hy-sinh ghê-gớm phải chăng người ta có quyền

tự-mãn với kết-quả tranh-đấu của mình ? "

Page 405: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

399

Nhưng lần này thì y thất-vọng._" Không !

Trên quá-trình tranh-đấu, đáng lẽ nó phải tòng-

phục một Thế-lực cao hơn luôn luôn hiện-tại

trong tinh-thần mình mà mình không bao giờ

được lãng quên. Làm thế nào mà mình có thể

tự-mãn được ? Y không được để ý cả đến kết-

quả về việc làm của y. Chỉ bấy giờ y mới thật

là vô-tư ( Hành-động không tạo nghiệp -

Nishkamya ) ."

Điều này có nghĩa là kết-quả việc làm của

mình nằm ở trong tay Thượng-Đế và chúng ta

chỉ chịu trách-nhiệm về sự tinh-khiết và vô-tư

của việc làm. Hơn nữa việc làm chính-nghĩa vì

chính-nghĩa không có tư-lợi cá-nhân, người ta

phục-vụ cho người khác ngoài cả kết-quả cụ-

thể. Và sự phục-vụ ấy có khả-năng hơn, đủ tế-

nhị hơn là kết-quả cụ-thể cho thấy. Người ta

cũng tự làm lợi cho mình một cách trực-tiếp, sự

thực hoạt-động vô-tư ví như mở trương-mục tại

ngân-hàng ; Nó tích lũy và tăng tiến các nghiệp

tốt và là nhân duyên cho đời sống vị-lai .

Page 406: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

400

Ở một trường-hợp tương-tự khi có khách

hỏi, Ngài Bhagavan đã trả lời họ về thái-độ

tinh-thần và có thể khiến cho hoạt-động xã-hội

hay chính-trị thành con đường tu đạo chính-

đáng. Nhưng Ngài can ngăn không cho đệ-tử

mình hoạt-động theo kiểu ấy. Cần thành-tựu

nhiệm-vụ của mình ở đời cho trong sạch và vô-

tư, làm việc thiện vì là thiện. Dù rằng tình-thế

hiện-tại của thế-giới có vẻ như hỗn-độn nhưng

nó là thành-phần trong một đại-hòa-điệu to lớn

hơn, và khi người ta khai-triển sự Tri Ngã Tự

Thân thì người ta có thể đồng thời biết được cái

hòa-điệu ấy và ảnh-hưởng vào cái hòa-điệu lớn

hơn, nhiều hơn là cố-gắng thay-đổi trào-lưu sự-

vật của thế-giới .

Giáo-lý của Ngài Bhagavan được toát-

yếu về điểm này trong cuộc vấn-đáp với Paul

Brunton :

Paul Brunton : _ Ngài ( Maharshi : Đại Tiên

Tri ) có sẵn lòng cho tôi biết ý-kiến của

Ngài về tương-lai của thế-giới mà chúng

Page 407: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

401

ta đang sống những thời buổi khủng-

hoảng Này ?

Bhagavan : _ Tại sao ông lo-lắng về tương-lai,

ông không biết đứng đắn cả về hiện-tại.

Hãy để ý về hiện-tại, còn tương-lai sẽ có

biện pháp của nó !

Paul Brunton : _ Thế-giới sắp đi vào một thời-

đại thân-yêu và hỗ-tương lẫn nhau hay là

sẽ chìm vào hỗn-độn chiến-tranh ?

Bhavavan : _ Có một đấng cai-quản thế-giới và

đấy là nhiệm-vụ của Ngài phải trông-

nom. Ai đã sinh ra thế-giới thì chính vị ấy

cũng biết săn-sóc thế-giới. Ngài đảm-

nhận vận-mệnh của thế-giới chứ không

phải ông .

Paul Brunton : _ Tuy vậy, khi người ta nhìn

chung-quanh một cách khách-quan thì

khó lòng nhìn thấy con mắt nhân-từ ấy ở

chỗ nào .

Page 408: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

402

Bhagavan : _ Ông thế nào thì thế-giới như thế.

Khi mà ông không hiểu chính ông thì có

ích gì để tìm hiểu thế-giới ? Người cầu

tìm chân-lý không cần đặt câu hỏi như

thế. Người ta đã phí phạm thì-giờ về

những vấn-đề như thế. Trước hết hãy

khám-phá cái chân-lý ẩn tại nơi mình, bấy

giờ ông sẽ có khả-năng hiểu chân-lý ẩn

trong thế-giới mà ông là thành-phần .

Phải thêm rằng ở câu chót của Ngài

Bhagavan, Ngài đã dùng chữ " Chính ông " để

chỉ-thị cái Tự-ngã ( cái tôi cá-nhân ) mà trong

khi ấy người nói lấy làm là mình. Cái Chân-ngã

( Tự-Tính ) không phải là thành-phần của thế-

giới mà vừa là Tự-Tính vừa là Hóa-công của

thế-giới .

Cái công-dụng thực-hành sự Cứu-xét Tự-

Tính trong hoạt-động đời sống hàng ngày là sự

khai-triển việc sử-dụng truyền-thống của nó và

là một sự ứng-dụng vào nhu-cầu của thời-đại

chúng ta .

Page 409: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

403

Sự sử-dụng trực-tiếp nó làm định-niệm,

đấy là con đường đạo-dẫn ( Sadhana ) thuần-

túy và cổ-kính nhất. Tuy rằng Ngài Bhagavan

tiếp-thụ nó một cách tự-nhiên và không từng có

ai chỉ bảo, nó vốn là truyền-thống của các

Tiên-Tri thời xưa .

Nhà Hiền-triết Vashista viết :

" Sự Cứu-xét " Ta là Ai ? " là sự

cầu tìm cái Tự-Tính, và nó có thể trở nên

ngọn lửa đốt cháy trong mầm độc của Tư-

tưởng danh-lý khái-niệm ( Conceptual ) .

Tuy nhiên, trước kia nó chỉ là con đường

Giác ( Jnana Yoga ) uyên-thâm và giản-dị

nhất, Chân-lý tối huyền-nhiệm chỉ biểu-lộ

cho ai có được hiểu-biết thuần-túy nhất

mà họ phải noi theo chuyên-cần trong

thiền-định, xa lánh những cám-dỗ ở thế-

gian. Mặt khác, Đạo Hành-động ( Karma

- Yoga ) thích-hợp cho người tại-gia. Như

ở trong Thế-Tôn-Ca ( Bhagavad Gita )

được định-nghĩa là một đời phụng-sự và

hành-động vô-cầu, không lệ-thuộc vào

Page 410: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

404

kết-quả của hành-động, nghĩa là vô-vị-lợi,

không chút vị-kỷ. Hai con đường ấy Tri

và Hành hợp-nhất với nhau ở đây, tạo ra

một con đường mới thích-ứng với điều-

kiện thời-đại chúng ta, một con đường mà

người ta có thể theo đuổi trong sự yên-

lặng ở ngay trong bàn-giấy hay trong nhà

máy, cũng như ở trong Tùng-lâm hay

trong hang-động, trì-giới hay không trì-

giới, nó chỉ cần để chút thì-giờ hàng ngày

vào việc Tâm-niệm và Hồi-niệm về sự

Cứu-xét Tự-Tính ".

" Chung-cục tất cả những gì bí-ẩn sẽ

lộ ra ánh-sáng ."

Lời ấy của Chúa Cơ-Đốc được hoàn-

thành ở học-thuyết bằng sự tuyên-bố công-khai

con đường đạo cùng tột và bí-hiểm nhất, và

bằng sự thích-ứng với điều-kiện ở thời-đại

chúng ta. Đấy là công-trình Ngài Bhagavan đã

thực-hiện .

Page 411: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

405

Sự thực, con đường ấy còn hơn là một sự

hỗn-hợp con đường Tri và Hành, mà cũng là

con đường Sùng-bái ( Tín-ái ) của Tình-yêu

( Bhakti ), bởi vì nó tạo sinh Tình-yêu thuần-

túy – Tình-yêu Tự-Tính, Sư-phụ nội-tâm là

Tình-yêu Thế-Tôn, Tình-yêu Thượng-Đế. Ngài

Bhagavan đã nói trong Kinh ( Maharshi ) :

" Thường-trụ vĩnh-viễn thường-

xuyên, tự-nhiên ở Tự-Tính Tối-cao sự

thực là con đường Giác ( Jnana Yoga ).

Muốn thường-trụ ở Tự-Tính thì phải yêu

Tự-Tính. Bởi vì Thượng-Đế sự thực là

Tự-Tính, yêu Tự-Tính là yêu Thượng-Đế,

và đấy là Tín-yêu Sùng-Bái ( Bhakti ).

Như vậy thì con đường Giác ( Jnana-

Yoga và Tín-yêu Sùng-bái ( Bhakti ) là

MỘT và như nhau .

" Con đường Giác ( Jnana-Yoga ) và

con đường Tín-ái Sùng-bái (Bhakti-Yoga)

liên-hợp, có vẻ là hai đường không khác

nhau, nhưng chúng lại có vẻ khó mà gần

với nhau, cái nọ không ngăn cản cái kia.

Page 412: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

406

Sự thực chúng có thể dung-hợp làm một

đường độc-nhất, chúng toàn-diện như

mô-tả trên đây ."

Một đàng sự phục-tòng Sư-phụ ngoại-

biểu nhờ Ân-điển dẫn đến Sư-phụ nội-tâm, mà

công-trình Cứu-xét Tự-Tính cố tìm khám-phá,

và đàng khác, sự Cứu-xét Tự-Tính dẫn đến

trạng-thái an-tĩnh và phục-tòng .

Cả hai phương-pháp đều nỗ-lực nhằm

khắc-phục tinh-thần, một đàng trước Sư-phụ

bên ngoài, một đàng trước Sư-phụ bên trong.

Những phương-pháp gián-tiếp của khoa tu-tập

( Sadhana ) đạo-dẫn là tìm củng-cố và xây-

dựng tinh-thần, ngõ hầu nó trở nên đủ mạnh và

lớn để khuất-phục trước Tâm-linh. Và chính

điều ấy mà Ngài Bhagavan đề-cập đến như là

đứa kẻ-trộm hóa thành người cảnh-sát để bắt

kẻ-trộm là chính mình. Sự thực rất đúng là

tinh-thần phải được củng-cố và thanh-khiết-hóa

trước khi nó hàng phục. Nhưng với sự sử-dụng

Page 413: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

407

Cứu-xét Tự-Tính dưới Ân-điển của Ngài

Bhagavan, điều ấy đến một cách tự-nhiên .

Một đệ-tử khác Krishna Javrajani hỏi

Ngài Bhagavan về vấn-đề ấy như sau :

" Trong kinh điển nói rằng người ta

phải trau-giồi ở mình tất cả những phẩm-

tính tốt và linh-thiêng, ngõ hầu sửa soạn

để thực-hiện Tự-Tính ".

Ngài Bhagavan trả lời :

" Tất cả những phẩm-tính tốt và

linh-thiêng đều nằm trong đạo Giác

( Jnana ) và tất cả những phẩm-tính xấu

và ma quỷ thì nằm cả trong vô-minh

( Ajnana ). Khi nào Giác-ngộ thì tất cả

vô-minh biến mất và tất cả đức-tính linh-

thiêng tự nhiên xuất-hiện. Nếu một người

là bậc Giác thì không thể nào nói ra một

điều dối-trá hay làm một điều gì sai lầm .

" Chắc có kinh-điển viết rằng người

ta phải lần lượt trau-giồi đức tính và như

thế để sửa-soạn giải-thoát ( Moksha ) cuối

Page 414: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

408

cùng, nhưng đối với ai theo con đường

Giác hay con đường Cứu-xét Tự-Tính thì

tự nó cũng đủ để được tất cả những

phẩm-tính thiêng-liêng, không cần phải

làm gì khác nữa ."

Tuy nhiên có lẽ người ta cũng hỏi rằng

con đường Cứu-xét Tự-Tính thực-tế như thế

nào thì có thể đạt được .

Ngài Bhagavan nhắc lại trong Giáo-lý

Tâm-linh ( Spiritual Instruction ) thu-thập ngay

sau khi Ngài rời khỏi Tùng-lâm Skanda. Bấy

giờ có một đệ-tử hỏi Ngài : " Tất cả những

người cầu tìm Chân-lý bất cứ ở trình-độ tinh-

thần nào có thể thâu-nhận và hoàn-toàn thực-

hành phương-pháp Cứu-xét Tự-Tính ấy được?"

Ngài Bhagavan trả lời :

" Phương-pháp ấy chỉ dành cho

những tâm-hồn đã chín mùi, những người

khác phải tập-luyện các môn cần-thiết

bằng cách thâu-nhận những phương-pháp

Page 415: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

409

thích-ứng với trình-độ phát-triển cá-nhân

của mình về tinh-thần cũng như đạo-đức."

Người ta cũng dẫn-chứng một câu trả lời

tương-tự vào thời ở Tùng-lâm Virupaksha đã in

trong Ramanagita "Những Phương-pháp khác"

ấy gồm có sự tôn-trọng nghi-lễ Sùng-bái và

tôn-giáo Thiền-định, cầu-nguyện, chân-ngôn,

cả sự điều-tiết hơi thở. Sự thực-hành ấy hẳn là

để sửa-soạn cho việc sử-dụng Cứu-xét Tự-

Tính, nhưng người ta cũng có thể dùng đồng

thời với khoa Cứu-xét Tự-Tính. Có nhiều đệ-tử

nói với Ngài Bhagavan rằng họ sử-dụng những

phương-pháp đó do Sư-phụ họ đã ấn-định hay

được Ngài cho phép sử-dụng. Ngài Bhagavan

vui lòng nghe họ trình-bày và biểu-đồng-tình .

Nhưng nếu có một trong nhóm đệ-tử bỏ

giới-luật của mình, cho là không thích-hợp nữa,

thì Ngài cũng đồng-ý. Một đệ-tử thú-nhận với

Ngài rằng những phương-pháp y thực-hành

trước đây không có ích gì nữa và xin phép Ngài

cho y bỏ đi .

Page 416: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

410

Ngài trả lời :

" Phải ! Tất cả phương-pháp tóm lại

chỉ là dẫn đến phương-pháp Cứu-xét Tự-

Tính ."

Trong những ngày cuối ở Tùng-lâm dưới

chân núi, người ta không thể bảo rằng Ngài đã

giới-hạn sự thực-hành phương-pháp Cứu-xét

Tự-Tính, nhưng trái lại Ngài chỉ-định một cách

công-khai cho tất cả những ai hỏi Ngài về con

đường cầu đạo. Đồng thời với sự Cứu-xét Tự-

Tính, Ngài khuyên nên thiền-định, lấy trái tim

làm đối-tượng. Như thế có thể kết-luận rằng

nhờ hình-thức mới mà Ngài Bhagavan đã đem

lại cho phương-pháp Cầu tìm Tự-Tính trở nên

dễ theo cho tất cả những ai khao-khát sử-dụng

nó nhờ vào môi-trường Ân-điển của Ngài .

Người ta cũng nhận thấy rằng, chừng nào

người ta có thể tin cậy vào sự hiển-nhiên thì ít

có người trong số đệ-tử thực-sự khao-khát sử-

dụng con đường ấy. Thực ra nhiều người đến

Tùng-lâm để xin Ngài soi sáng về bí-quyết của

Page 417: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

411

đời sống hoặc là họ chỉ muốn thi-hành một vài

giới-điều, nhằm mục-đích đem lại cho họ sự

an-tĩnh hay tẩy sạch và củng-cố bản-tính của

họ. Rõ ràng là họ còn xa mới hiểu được học-

thuyết Bất-Nhị-Pháp hay là thực-hành con

đường tu đạo Cầu-tìm Tự-Tính. Những người

quan-sát bề-ngoài thì khó mà khỏi thất-vọng

hay buồn tẻ vì không được khuyến-khích.

Nhưng đấy chỉ là đối với người quan-sát phù-

phiếm. Quan-sát kỹ sẽ hiểu rằng sự giải đáp

thực đã không phải ở tại lời nói. Nó chính là ở

tại ảnh-hưởng yên-lặng, thấm-nhuần từ từ vào

tinh-thần người vấn đạo .

Trong diễn giải Ngài Bhagavan chủ-

trương Chân-lý cùng-tột mà bậc đại Giác công-

nhận như Chân-lý tuyệt-đối. Cũng như Ngài

chủ-trương bậc đại Giác ( Jnani ) siêu lên trên

Nhị-biên, hết cả liên-hệ cho nên không nhận ai

là đệ-tử. Những Ân-điển thầm-lặng của Ngài

ảnh-hưởng vào tinh-thần người ta, khiến cho

nó tự tìm ra " các phương-pháp khác " thích-

hợp hơn cho sự phát-triển của nó. Như điều đã

Page 418: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

412

nói về những người nào chỉ tìm khắc-phục và

giữ tinh-thần yên-lặng tịch-tĩnh. Chỉ-giáo bằng

lời không cần-thiết, mỗi người được độ thích-

ứng với bản-tính của mình, tương-đương với

khả-năng và đức Sùng-bái Tín-ái. " Ân-điển

của Sư-phụ ví như đại-dương, kẻ nào đến với

cái bát sẽ được một bát nước, không nên phàn-

nàn về sự kiệm-ước của đại-dường, đồ chứa

càng lớn càng chứa được nhiều nước. Tất cả

đều thuộc vào khả-năng của người cầu đạo ."

Một bà già người Pháp, mẹ của một đệ-tử

đến thăm Tùng-lâm. Bà không hiểu gì và cũng

không hiểu về triết-lý của Ngài Bhagavan. Từ

cuộc thăm viếng ấy về sau bà sùng-tín Da-Tô-

giáo nhiệt-thành mà trước đấy tín-ngưỡng của

bà chỉ là hình-thức. Bà công-nhận rằng sự biến-

đổi ở bản-thân bà là do ảnh-hưởng của Ngài

Bhagavan. Giáo-lý của Ngài cốt ở bề sâu hơn

là ngôn thuyết .

Cũng có thể rằng với thời-gian Ân-điển

tăng-tiến của Ngài Bhagavan cũng thắt chặt tín-

Page 419: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

413

đồ vào với Ngài và như thế sửa-soạn tâm-hồn

họ để Cứu-xét Tự-Tính, qua đức Sùng-bái Tín-

ái. Không phải chỉ riêng những đệ-tử mới nhận

thấy sự hiền-hòa kỳ-lạ sáng chiếu ở nét mặt của

Ngài, mà những người khách vãng-lai cũng

nhận thấy thế. Qua Tình-Yêu Ngài dẫn đến

Giác-Ngộ. Cũng như Cứu-xét Tự-Tính qua

Giác-Ngộ đi đến Tình-Yêu. Sự Sùng-bái vào

Ngài biến chuyển tinh-thần nội-hướng vào Tự-

Tính. Ngài biểu-hiện, cũng chính như Cứu-xét

Tự-Tính nội-tâm gọi dậy Tình-yêu vô-hạn về

Tự-Tính biểu-hiện ở Ngài .

Một trong hàng đệ-tử mô-tả sự kiện ấy

như sau :

" Chỉ cần nhìn gương mặt hiền-hòa

khôn tả, nhậy-cảm, hết sức hiền-triết

đồng thời hồn-nhiên như đứa trẻ sơ-sinh.

Ngài biết tất cả những điều cần biết ở ta.

Có khi một ba-động làm cho tôi rung-

động cả trong tim. Ngài Bhagavan !

Chính là tinh-hoa của bản-thể tôi hiện-

Page 420: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

414

hình, chính tâm tôi biểu-hiện ra ngoài. –

Tôi là Ai ? " .

Như vậy thì sự Cứu-tầm lệ-thuộc vào

Tình-Yêu. Thông-thường một Sư-phụ không

công-khai mô-tả bằng lời nói hay văn-tự, Kỹ-

thuật con đường tu-đạo ( Sadhana ) như Ngài

Bhagavan. Như thế là vì Kỹ-thuật kia chỉ có

hiệu-năng khi nào Sư-phụ trực-tiếp truyền cho

đệ-tử .

Sự phát-minh của Ngài Bhagavan về vấn-

đề này từ một quan-điểm khác nổi lên, vấn-đề

là làm thế nào để có thể đạt được Cứu-tầm Tự-

Tính, làm thế nào một khoa đạo-dẫn có thể đạt

được mà không có Sư-phụ trực-tiếp truyền

pháp cho ?

Chính Ngài Bhagavan cũng công-nhận

cái truyền-thống phổ-quát theo đấy thì Kỹ-

thuật đạo-dẫn chỉ có giá-trị khi nào chính Sư-

phụ truyền-thụ cho. Khi hỏi xem người ta có

Page 421: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

415

thể lợi-dụng được một Chân-ngôn ( Mantra )

tiếp-nhận bất cứ bằng cách nào, thì Ngài trả lời:

" Không phải có một ai khải-ngộ về

Chân-ngôn ấy ".

Như vậy thì tại sao Ngài công-nhiên nói

về con đường Cứu-tầm Tự-Tính và có khi chỉ

dẫn cho người ta những đoạn văn của mình đã

mô-tả về con đường ấy ?

Giải thích duy-nhất là Ngài Bhagavan

không phải chỉ là Sư-phụ của một số đệ-tử đến

gần Ngài bằng da bằng thịt tại tỉnh Tiruvan-

namalai mà còn hơn thế nữa, Ngài là uy-thế và

Ngài phê-chuẩn. Ở vào thời mạt-pháp đen tối

của chúng ta ngày nay biết bao nhiêu người đi

tìm, nhưng một Sư-phụ rất khó tìm. Chính

Ngài Bhagavan đã giáng-thế thể-nhập như là

Chân Sư-phụ ( Sad Guru ), Người chỉ-đạo

Thánh-linh cho tất cả ai đã hướng vào Ngài và

Ngài đã tuyên-bố một con đường đạo-dẫn

( Sadhana ) mà tất cả ai cũng có thể đạt được.

Page 422: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

416

Ngài mở đường cho sự thành-đạo để tất cả mọi

người có thể đạt được bằng môi-trường Ân-

điển của Ngài. Sự thực-hành phương-pháp

Cứu-tầm Tự-Tính không phải chỉ dành riêng

cho những người đến Tiruvannamalai, mà cũng

không dành riêng cho người Ấn-Độ-giáo,

Giáo-lý của Ngài là tinh-túy của tất cả các tôn-

giáo, nó đã đưa ra ánh-sáng cái gì từ trước tới

nay vẫn còn bí-mật. Bất-Nhị-Pháp là định-đề

trọng-tâm của đạo Lão và đạo Phật. Học-thuyết

về Sư-phụ nội-tâm chính là học-thuyết của

" Chúa Cơ-Đốc tại bản thân mình " được phục-

hưng với ý-nghĩa đầy đủ của nó. Cứu-tầm Tự-

Tính thâm-nhập vào Chân-lý cùng-tột của tín-

ngưỡng Hồi-giáo hay là Shahada rằng chỉ có

một Thượng-Đế duy-nhất ngoài ra không có

Thượng-Đế nào khác. Không làm gì có Ngã

nào khác, chỉ có một Tự-Ngã Tự-Tính mà thôi .

Ngài Bhagavan đã vượt khỏi giới-hạn để

không còn phân-biệt các tôn-giáo. Những kinh-

điển Ấn-Độ-giáo có ích dùng được thì Ngài

đọc và giải-thích bằng chính bản văn của

Page 423: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

417

những kinh-điển ấy. Ngài cũng sẵn-sàng, khi

nào có người hỏi, để giải-thích theo luận-điệu

của các tôn-giáo khác .

Con đường đạo-dẫn của Ngài chủ-trương

thì không lệ-thuộc vào một tôn-giáo nào.

Không những tín-đồ Ấn-Độ-giáo đến với Ngài,

ngoài ra còn có tín-đồ Phật-giáo, Thiên-Chúa-

giáo, Hồi-giáo, Do-Thái-giáo, Ba-Tư-giáo và

Ngài không đòi hỏi một tín-đồ nào phải thay

đổi tôn-giáo của mình .

Sự Sùng-bái Tín-ái Sư-phụ và nguồn Ân-

điển của Ngài dẫn đến Thực-tại thâm-trầm của

tất cả các tôn-giáo. Và Cứu-tầm Tự-Tính đưa

đến Chân-lý cùng-tột bên trong tất cả các tôn-

giáo .

*****

*

Page 424: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5
Page 425: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

419

- XV -

NHỮNG ĐỆ - TỬ

Nói chung thì các đệ-tử là những người

rất bình-thường. Họ không có chút gì là bác-

học hay trí-thức. Và thường có một số trí-thức

cố-chấp về lý-thuyết của mình không nhận thấy

được Chân-lý sống-động và bỏ đi trong khi

những người chất-phác thì ngồi chìm trong

trạng-thái Sùng-bái, và nhờ vào đức Thành-tín

họ đã tiếp-thụ được Ân-điển của Ngài

Bhagavan .

Có khi người ta tưởng rằng vì sự Cứu-tầm

Tự-Tính mang danh-hiệu là Đạo Giác-ngộ

( Jnana marga ) thì chỉ có những người trí-thức

mới có thể theo được. Nhưng điều mà Ngài

Bhagavan cầu tìm là sự thông-cảm bằng tâm

chứ không phải bằng sự hiểu-biết lý-thuyết. Sự

hiểu-biết lý-thuyết hay học-thuyết có thể là trợ-

lực nhưng cũng có thể là một trở-ngại .

Page 426: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

420

Ngài Bhagavan viết :

" Sự hiểu-biết của những người

không biết sóa tẩy nghĩa đen của hai chữ

" định-mệnh " bằng tự hỏi " Chúng ta

sinh ra ở đâu, mà là người biết chữ ? "

Họ tự biến thành mọt đĩa-hát, hay là cái

gì khác ? Hỡi Thần núi Arunachala ?

Chính những người không biết chữ được

cứu-độ hơn là những người có sự hiểu-

biết mà tự-ngã không biết khắc-phục,

không chịu đầu-hàng ."

Câu nói về sự tẩy trừ nghĩa đen của định-

mệnh có liên-hệ với quan-niệm Ấn-Độ về định-

mệnh ghi rõ trên trán mọi người. Do đấy chính

nó ngụ-ý sự giải-thoát khỏi nghiệp-báo. Nó

xác-định điều đã nói ở chương V, liên-quan

đến thuyết định-mệnh, không trừ bỏ khả-năng

của nỗ-lực và thực ra cả sự thiết-yếu của nó .

- ( Theo 40 câu thơ bổ-túc. Bài 35 ; 36 )

Ngài Bhagavan không cấm-đoán học-

thức tự-thân, cũng không bài-bác tài-sản vật-

Page 427: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

421

chất hay quyền-năng thần-thông, điều mà Ngài

lên án là cái dục-vọng về chúng và sự bận tâm

về chúng sẽ làm chướng-ngại cho tinh-thần

mọi người, và khiến y lãng quên mục-đích

chân thật. Một bản văn cổ-điển đã trích-dẫn ở

quyển sách này nói rằng những quyền-năng

thần-thông cũng ví như một cái thừng trói chặt

một con vật. Ngài Bhagavan đòi một lòng

thành-thật chứ không phải một tinh-thần lanh-

lợi, sự thấu hiểu hơn là lý-thuyết, sự khiêm-tốn

hơn là kiêu-ngạo trí-thức .

Người ta nhận thức điều ấy nhất là trong

những buổi hát tụng những bài Thánh ca ở

trong phòng họp. Ngài chú-ý một cách thờ-ơ

vào tài-ba nghệ-thuật và dành tất cả hào-quang

Ân-điển cho một người hát với tất cả tâm-hồn

nhiệt-thành dù không không tài giỏi .

Dĩ nhiên đệ-tử của Ngài phần lớn là

người Ấn-Độ, nhưng ngoài ra còn có nhiều

người khác đến nữa. Paul Brunton, người Anh,

hơn tất cả ai hết, là người đã từng quảng-bá cho

Page 428: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

422

thế-giới biết về Ngài Bhagavan qua tác-phẩm

" Ấn-Độ Huyền-Bí " (A Search in Secret India)

của ông .

Trong đám đệ-tử thường-xuyên ở

Tùng-lâm hay gần đấy trong những năm cuối

cùng của Ngài, phải kể đến thiếu-tá Chadwick,

thân người vạm-vỡ, cử-chỉ quân-nhân, đôi mắt

hiền-từ, giọng nói sang-sảng ; Cô Taleyarkhan,

một tín-đồ đạo Ba-Tư, tính-tình có vẻ nghiêm-

nghị và dáng-điệu như một mệnh-phụ ; S.S.

Cohen từ A-Rap tới, bản tính êm đềm và kín-

đáo ; bác-sĩ Hafiz Syed, giáo-sư tiếng Ba-Tư đã

về hưu, vẻ người hấp-dẫn như một bậc quý-

phái cổ-điển Hồi-giáo. Những khách các nước

đến tham-vấn tùy theo lâu hay chóng : Người

Mỹ ; Pháp ; Đức ; Hòa-Lan ; Ba-Lan ; Tiệp-

Khắc .

Một người trẻ tuổi là bà con của Ngài

Bhagavan tên là Viswanathan vào năm 1923 và

đã ở lại hẳn đấy. Khi y đến đây mới có 19 tuổi

và không phải là lần đầu tiên y thăm viếng

Page 429: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

423

Tùng-lâm, nhưng lần này, ngay sau khi bước

vào trong phòng y đã được Ngài Bhagavan hỏi

ngay : " Anh đã từ-giã cha mẹ anh chưa ? "

Bằng câu hỏi ấy vì Ngài Bhagavan đã

nhận thấy sự ở hẳn của Viswanathan. Ngài

thừa-nhận rằng người thanh-niên này cũng như

là mình xưa kia đã bỏ nhà ra đi để lại một

mảnh giấy, không cho gia-đình biết là mình đi

đâu. Ngài Bhagavan bắt y phải viết một bức-

thư cho thân-nhân. Tuy vậy thân-phụ của y

cũng đoán biết được là con mình đã đi về đâu.

Ông ta bèn đến nơi để nói chuyện với Ngài

Bhagavan. Ông này có tinh-thần cởi mở, mặc

dầu có những lời đồn đại về Ngài Bhagavan,

nhưng ông chỉ biết Ngài khi còn là Venkata-

raman, một người bà con trẻ của mình, chứ ông

khó có thể có một ý-niệm rằng đó là một vị

Thánh sống .

Khi ông đến trước mặt Ngài Bhagavan, tự

nhiên ông thấy thân-thể mình rung động, vì

Page 430: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

424

kinh-ngạc và vô-tình ông đã phủ-phục xuống

trước khi ý-thức được việc làm của mình .

Ông ta kêu lên : " Tôi không thấy ai ở

đây, ai là chàng Venkataraman xưa

nữa !"

Ngài Bhagavan bèn cười rộ lên :

" Ôi con người ấy còn đâu nữa ! Y

đã biến mất từ lâu rồi ! "

Một hôm Ngài ngồi nói chuyện vui vẻ với

Viswanathan, vẫn giọng hài-hước như thường

lệ, Ngài nói :

" Ít ra anh cũng biết Phạn-ngữ

( Sanscrit ) trước khi anh bỏ nhà ra đi,

còn tôi bấy giờ chưa biết gì cả ! "

Có nhiều đệ-tử khác ở Tùng-lâm biết

Phạn-ngữ và nghiên-cứu kinh-điển, trong số đó

có giáo-sư hưu-trí Venkatramiah, ông sống như

một tu-sĩ và viết nhật-ký về Tùng-lâm, ông đã

từng ở Tùng-lâm nhiều năm. Ngoài ra còn có

Page 431: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

425

nhà giáo Sundares Siyar đã từng đề-cập ở trên,

và vẫn tiếp-tục dạy học ở Tiruvannamalai .

Một trong đại thi-hào tiếng Tamil Muru-

ganar cũng tới Tùng-lâm một năm với Viswa-

nathan. Chính Ngài Bhagavan có khi đã dẫn lời

thơ của ông ta hoặc yêu-cầu người khác đọc

cho mình nghe, chính Muruganar đã sưu-tập 40

bài thơ ấy và hợp thành một cuốn, và ông ta đã

bình-giải một cách rất đặc-sắc bằng tiếng

Tamil. Nhạc-sĩ đạo-sĩ Rama Aiyar còn là đệ-tử

lâu đời hơn cả, và cao niên hơn Ngài Bhaga-

van. Ông này đến tìm Ngài vào năm 1907 và

cũng sáng-tác một số bài thơ ca tụng Sư-phụ

Bhagavan .

Ramaswami Pillai đến vào năm 1911.

Còn trẻ tuổi, từ trường đại-học ông đi thẳng tới

đây và không rời khỏi Tùng-lâm nữa. Ông sống

đời tu-sĩ như hai vị trên, nhưng theo con đường

hoàn-toàn sùng-bái và phụng-sự .

Page 432: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

426

Vào năm 1947, một hôm Ngài Bhagavan

bị thương ở chân vì vấp phải một hòn đá khi đi

dạo mát quanh núi. Ngày hôm sau, đạo-sĩ

Pillai, tuy tóc đã hoa-râm nhưng vẫn khoẻ

mạnh và lực-lưỡng, đạo-sĩ đã lên đắp một con

đường nhỏ ở trên sườn núi. Đạo-sĩ làm việc

suốt ngày từ sáng đến tối, ngày này sang ngày

khác cho đến khi con đường nhỏ ấy hoàn-

thành, và đắp bên đường những tảng đá có đẽo

những bực lên xuống. Con đường nhỏ ấy rất

bền và được xây-dựng kỹ-lưỡng đến nỗi không

bao giờ bị trôi đi bởi nước lũ vào mùa mưa.

Tuy vậy người ta cũng không giữ-gìn con

đường ấy lâu, vì sau khi hoàn-thành thì sức

khoẻ của Ngài Bhagavan đã suy-nhược, bắt

buộc Ngài phải bỏ thói quen đi chơi mát hàng

ngày .

Ranga Aiyar, bạn học cũ của Ngài

Bhagavan, đã nói ở trên, ông này không đến

cư-trú thường-xuyên ở Tiruvannamalai, nhưng

thường đến Tùng-lâm với gia-đình. Ông đã

theo học cùng lớp với Ngài Bhagavan và đã

Page 433: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

427

từng chơi nghịch và đánh nhau với Ngài. Trước

mặt Ngài ông vẫn có lối ăn nói tự-do, nói bông

đùa không gìn-giữ. Ông đến Tùng-lâm Vira-

paksha ngay khi mới thành-lập mà Ngài Bha-

gavan đến trụ-trì. Ông tò-mò muốn biết người

bạn cũ của mình vẻ mặt nay thế nào bây giờ, là

một đạo-sĩ. Lập tức ông nhận thấy mình đang

đứng trước một vị Thánh sống .

Đối với người anh cả của ông là Mani thì

không thế, người này coi thường nhà đạo-sĩ trẻ

tuổi mà y từng đã biết là học dưới lớp y khi còn

ở nhà trường. Y nhìn Ngài Bhagavan, Ngài

nhìn lại và với sự tiếp-xúc ấy, Mani liền phủ-

phục dưới chân Ngài. Kể từ đấy về sau y trở

nên một tín-đồ .

Một trong những người con của Ranga

Aiyar có sáng-tác một bài thơ dài bằng tiếng

Tamil ca tụng cuộc hôn-phối của Ngài Bhaga-

van với Linh-Giác .

Page 434: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

428

Thánh-kinh của Ngài Bhagavan được

sưu-tập sau những cuộc đối-đáp giữa Ngài với

Friedman, một nhà lánh-nạn Ba-Lan. Hai người

phụ-nữ Ba-Lan rất quen-thuộc ở Tùng-lâm.

Khi bà Noye buộc phải quay về quê nhà ở Mỹ-

quốc, bà ta không sao cầm nổi nước mắt, Ngài

Bhagavan đã an ủi :

" Tại sao bà khóc như thế ? Tôi sẽ ở

bên bà, bất cứ bà đi đến đâu ."

Điều ấy rất thật đối với tất cả đệ-tử của

Ngài. Nếu chúng nghĩ đến Ngài thì Ngài nhớ

đến chúng. Cả đến khi đệ-tử đã quên Ngài mà

Ngài cũng không bỏ họ. Tuy nhiên sự bảo-đảm

Ngài tự-thân ban cho là một đại Ân-điển đối

với người nào nhận được .

Ba đứa con tôi là những đứa trẻ Âu-Tây

duy-nhất ở Tùng-lâm cũng được để ý đến trong

hàng đệ-tử. Một buổi chiều vào năm 1946,

Ngài Bhagavan khai đạo Thiền-định cho hai

đứa lớn. Ngài nói với hai đứa rằng : Nếu sự

Page 435: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

429

cố-gắng của chúng không có kết-quả thì đối

với những người lớn tuổi cũng thế thôi .

Đứa con gái của tôi 10 tuổi đã viết rằng :

" Chiều hôm ấy tôi ngồi ở trong

phòng, Ngài Bhagavan mỉm cười với tôi,

tôi nhắm mắt lại và thiền-định. Ngay sau

khi tôi nhắm mắt, tôi cảm thấy rất sung-

sướng và cảm thấy Ngài rất gần với tôi.

Ngài ở tại trong tôi. Không phải là một sự

thích-thú, không phải hoàn-toàn sung-

sướng hay mê-ly về cái gì. Tôi không biết

nói gì hơn là cảm thấy sung-sướng và

Ngài Bhagavan thật đáng mến làm sao ! "

Một đứa con khác của tôi là Adam, 7 tuổi

viết như sau :

" Trong khi tôi đang ngồi ở trong

phòng, tôi không thấy sung-sướng cho

nên tôi bắt đầu cầu-nguyện, tôi liền cảm

thấy rất vui sướng, nhưng không phải như

tôi được món đồ chơi, mà chỉ là yêu

Bhagavan và yêu tất cả mọi người ."

Page 436: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

430

Những đứa trẻ không từng ở lại trong

phòng lâu, chúng chỉ ở trong phòng lúc nào

chúng thích, thường thì chúng chơi chung-

quanh bên ngoài .

Khi đứa con gái út của tôi là Frania, 7

tuổi, thấy hai đứa kia nói về bạn-bè của chúng,

còn nó thì lại không có bạn tri-kỷ nào, nhưng

lại không muốn bị bỏ rơi, bèn nói là bác-sĩ

Syed là bạn rất tốt của mình trên đời này.

Người ta bèn đem câu chuyện ấy nói với Ngài

Bhagavan.

Ngài lạnh lùng nói : _ Vậy hả !

Mẹ đứa trẻ mới hỏi nó : _ Này thế còn

Ngài Bhagavan thì sao ?

Lần này Ngài Bhagavan quay lại có vẻ

chú-ý nghe câu chuyện .

Frania nói : _ Ngài Bhagavan không phải

người thế-gian này .

Ngài Bhagavan kêu lên : _ A !

Page 437: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

431

Ngài ngồi ngay lại với diện-mạo hoan-hỷ.

Ngài để ngón tay chỏ lên một bên mũi, như

Ngài thường làm khi Ngài ngạc-nhiên về một

điều gì. Ngài dịch ra tiếng Tamil câu chuyện

nhỏ ấy và nhắc lại một cách hoan-hỷ cho mọi

người trong phòng. Ít lâu sau bác-sĩ Syed hỏi

đứa bé :

_ Ngài Bhagavan không ở thế-gian

này thì ở đâu ?

Nó trả lời : _ Ngài Bhagavan ở khắp mọi

nơi .

Bác-sĩ Syed tiếp-tục lối biện-luận theo

kinh-điển Hồi-giáo :

" Làm thế nào mà ta có thể bảo rằng

Ngài không phải là người ở thế-gian này,

trong khi ta thấy Ngài ngồi trên giường

thiền, ăn uống ở trước mắt và đi lại ở

chung-quanh ? "

Đứa bé đáp lại : _ Thôi, hãy nói chuyện

khác !

Page 438: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

432

Tiếc rằng ở đây chỉ kể được một số đệ-tử

thôi, còn phải bỏ đi một số lớn khác cũng đáng

để ý mà không thể kể hết được .

Thí-dụ như đạo-sĩ Davaraja hay là đạo-sĩ

Rama Chandriah, mà ông nội của anh này một

hôm đã lôi kéo Ngài Ramana ( Bhagavan ) đến

dự một bữa tiệc do ông ta thết đãi lễ trai tại gia

( Đấy là một gia-đình độc-nhất mà Ngài nhận

đến dự tiệc kể từ khi Ngài đến tỉnh Tiruvan-

namalai ). Ít có người đệ-tử nào nói với Sư-phụ

một cách phóng-túng như người này .

Lại có một đệ-tử nữa là T.N. Krishna

Swami từ Madras đến, ông này thường họa

chân-dung của Ngài Bhagavan, những bức họa

đẹp có nhiều điểm phong-phú lạ-lùng. Những

lá thư của một tín-đồ trung-thành tên là Sastry,

làm chủ một ngân-hàng ở Madras, mô-tả linh-

động và thích-thú không khí ở Tùng-lâm với sự

hiện-diện của Ngài Bhagavan .

Page 439: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

433

Lại có những đệ-tử ít khi hay là không

bao giờ cần nói chuyện trực-tiếp với Sư-phụ.

Có những ông chủ gia-đình khi nào có cơ-hội ở

các tỉnh xa hay ở một xứ nào, do số-phận đã

định cho họ và có những người khác chưa được

gặp mặt Ngài. Lại cũng có một số chưa từng

nhìn thấy Ngài, nhưng nhận được sự khai-ngộ

thầm-lặng từ nơi xa cách .

Một số người chỉ đến thăm ngắn ngủi rồi

thành đệ-tử của Sư-phụ, tuy không có hiện-

diện nhục-thể của Ngài .

Ngài Bhagavan không khuyến-khích sự

lập-dị trong việc ăn mặc, trong tác-phong hay

sự phô-trương thần-hóa. Người ta đã thấy đến

mức nào Ngài Bhagavan không biểu-đồng-tình

với những dục-vọng ảo-giác hay là quyền-năng

thần-thông. Và Ngài rất hài lòng khi thấy một

chủ gia-đình sống một cuộc đời tuân theo điều-

kiện của gia-đình hay nghề-nghiệp .

Page 440: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

434

Ngài không đòi hỏi đệ-tử của mình một

sự biến-đổi lộ-liễu phô-trương, bởi vì những sự

biến-đổi ấy chỉ là phù-phiếm thiếu cơ-sở, nó sẽ

bị sụp đổ với thời-gian .

Sự thực có khi xẩy ra có một đệ-tử nản

chí vì thấy không có tiến-bộ trong nội-tâm và

phàn-nàn không tiến-bộ. Ở trường-hợp ấy Ngài

Bhagavan an-ủi hoặc phản-đối :

" Làm sao mà anh có thể biết được

là anh không tiến-bộ ? "

Và Ngài giải-thích rằng không phải đệ-tử

tự thấy tiến-bộ hay không mà chỉ có Sư-phụ y

mới nhận thấy được. Vai-trò của đệ-tử là kiên-

nhẫn và tinh-tiến, dù trí thông-minh của mình

không có khả-năng để nhìn thấy công-trình

đang xây-dựng. Con đường ấy có vẻ khó-khăn,

nhưng tình-yêu của đệ-tử đối với Sư-phụ

Bhagavan và nụ cười nhân-từ của Ngài đem lại

cho Ngài vẻ đẹp tuyệt-diệu .

Page 441: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

435

Ngài Bhagavan cũng không khuyến-khích

thực-hành quá-đáng phép yên-lặng (tịnh-khẩu :

mouni), và Ngài tỏ cho biết rõ-rệt, ít nhất ở một

trường-hợp. Được biết thiếu-tá Chadwich dự-

định thực-hành phép tịnh-khẩu vào ngày hôm

sau, Ngài đã phản-đối mạnh-mẽ về sự thực-

hành ấy, Ngài nói :

" Lời nói là một cánh-cửa an-toàn

và nên kiểm-điểm lời nói của mình hơn là

tịnh-khẩu " .

Ngài vừa cười vừa kể lại những người từ

bỏ ngôn-ngữ mà nói bằng bút chì. Người tịnh-

khẩu chân-chính là tại tâm. Người ta có thể

yên-lặng trong khi đang nói chuyện cũng như

người ta có thể cô-tịch giữa đám đông người.

Tuy nhiên cũng có một vài điểm quá đáng khi

phép khai đạo ( upadesa ) có tính-cách bí-ẩn,

như đã nói ở một chương trên. Ngài Bhagavan

ít khi cho phép hay không cho phép một điều gì

công-nhiên. Nhưng những người nào thực-tập

quá-đáng phải cảm thấy là Ngài không biểu-

đồng-tình. Dù họ không tự thú-nhận, vì họ

Page 442: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

436

ngừng nghỉ đến thăm Ngài. Tôi còn nhớ về một

trong những đệ-tử ấy, tinh-thần đang bị khủng-

hoảng và Ngài nói dứt khoát rằng : " Sao bà

không đến tôi ? " Phải nhớ rằng Ngài tránh

một cách rất ý-nhị ban ra những lời giáo-huấn

công-khai, hay chỉ bảo cho một người nào đến

hay đi. Ngài cũng rất khôn-khéo để tránh

những mưu-mô muốn bắt buộc Ngài phải làm

như thế, đủ biết rằng ý muốn nhỏ-nhoi của

Ngài được tôn-trọng là nhường nào, ngõ hầu

thẩm-định giá-trị về lời nói ấy. Ở trường-hợp

kể trên như bà tín-đồ kia không đến Tùng-lâm

và chẳng bao lâu tinh-thần bị khủng-hoảng.

Trường-hợp này không phải là ít có. Mặc dầu

vẻ ngoài bình-thường phòng họp của Tùng-

lâm, hào-quang tỏa ra từ Ngài Bhagavan quá

mạnh, ghê-sợ cho một số khách đến. Người ta

nhận thấy ở trường-hợp khi nào mà tâm-hồn

mất thăng-bằng, thì người bị bệnh không tìm

cách lánh xa không-khí Tùng-lâm, mà là tìm

đến. Có khi Ngài Bhagavan quở-trách người

tín-đồ bệnh-hoạn ấy như là mắng một đứa bé

hư đã để bị quyến-rũ mà đáng lẽ nó phải chống

Page 443: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

437

lại. Bấy giờ trong tâm-hồn bệnh-nhân nổi lên

sự phấn-đấu giữa ảnh-hưởng của Sư-phụ và xu-

hướng của mình cho đến khi phục-hồi được

trạng-thái bình-thường .

Tuy kể ra trường-hợp ở đây là để cho đầy

đủ cảnh-tượng, nhưng phải nói rằng trong tập-

sách này chuyện ấy ít khi xẩy ra .

Giới-thuyết phương-pháp truyền pháp của

Ngài là một vấn-đề rất khó vì có nhiều ngoại-

lệ. Có trường-hợp sự truyền pháp của Ngài rất

công-khai và nhất là khi nào có một đệ-tử ở

một mình với Ngài. Một đệ-tử tên là Ananta

Narayam Rao là một thú-y hồi-hưu đã cất một

ngôi nhà ở bên cạnh Tùng-lâm. Ông này luôn

luôn bị gọi gấp về Madras vì người anh rể của

ông bị bệnh nặng. Một hôm ông nhận được một

điện-tín mới, mặc dầu đêm đã khuya, ông cũng

đem trình ngay lên Ngài Bhagavan. Trước đây

không bao giờ Ngài Bhagavan để ý đến những

tiếng gọi gấp rút từ Madras đó, nhưng lần này

Ngài nói với Rao : " Phải, anh nên đi ngay đi !"

Page 444: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

438

Và Ngài bắt đầu nói chuyện về ý-nghĩa không

quan-trọng của sự chết. Rao trở về nhà nói với

vợ là bệnh của người anh rể lần này khó lòng

qua khỏi. Hai vợ chồng Rao liền về Madras hai

ngày trước khi người anh rể tắt thở .

Người ta có thể kể nhiều tỉ-dụ sống-động

hơn nữa .

Có một đệ-tử được sử-dụng danh-hiệu

Ramana ( tên húy của Ngài ) như là một lời

cầu-nguyện, nhưng vấn-đề này không mấy khi

được thảo-luận giữa đám đệ-tử. Thông-thường

mỗi người tự quyết-định lấy cho mình và

tuyên-bố dè-đạt. Sự-kiện chọn lấy một quyết-

định là thành-phần trong quá-trình tu đạo của

mình. Nếu có chính-đáng thì được Sư-phụ tiếp-

nhận với nụ cười biểu-đồng-tình, nó đủ làm

cho y hả dạ. Có lẽ y cũng nhận được một sự

tán-đồng bằng một lời vắn-tắt. Nếu sự quyết-

định không được tán thành thì điều ấy cũng

thông-thường dễ thấy ngay. Một hôm có một

người chủ gia-đình đến nói với Ngài về ý-định

Page 445: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

439

đi khỏi tỉnh Tiruvannamalai để đến một tỉnh

khác, ngõ hầu có được việc làm lương bổng

hậu hơn. Ngài Bhagavan cười, nói : " Mọi

người tự-do quyết-định mưu-kế của mình ! "

Dự định của người ấy không đi đến đâu .

Khi có một nhà lãnh-tụ Ấn đến chủ-tọa

một buổi họp ở Madras, một người ở Tùng-lâm

rất hâm-mộ nhà chính-khách ấy, nên xin phép

Ngài Bhagavan đến dự. Ngài Bhagavan ngồi

với bộ mặt lạnh như đá, làm như không nghe

nói gì, người tu-sĩ vẫn bỏ Tùng-lâm đi Madras.

Y chạy theo hết buổi họp nọ đến buổi họp kia,

nhưng đều đến chậm nên không được dự buổi

nào. Khi về đến Tùng-lâm, Ngài Bhagavan

riễu-cợt : " Này ! Vậy là anh đi Madras không

có phép, chuyến đi của anh có thành-công

không ? "

Ngài Bhagavan đã Vô-ngã đến nỗi Ngài

nói và riễu-cợt chính hành-vi của mình cũng rất

tự-nhiên và vô-ngã như là đối với người khác .

Page 446: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

440

Ảnh-hưởng của Ngài Bhagavan là chuyển

người đệ-tử từ những thích-thú, những đau

khổ, những hy-vọng, những lo-âu do hoàn-

cảnh tạo nên để hướng về hạnh-phúc nội-tâm,

là bản-tính chân-thật của mình .

Và thực-hiện điều ấy, tín-đồ không bao

giờ cầu được gì cả ở trong tâm niệm, nhưng chỉ

nỗ-lực vượt khỏi những chấp-trước tạo sinh ra

vọng cầu. Dù cả đến khi họ chưa hoàn-toàn

thành-công điều ấy, họ có vẻ như phản-bội để

tới Ngài Bhagavan mong cầu lợi ích bên ngoài

thay vì để cầu mong một tình yêu rộng lớn hơn,

một sự cương quyết bền bỉ hơn và một sự hiểu-

biết thâm-thúy hơn .

Khi nào có sự buồn phiền thì phương-

pháp không phải là gạt bỏ đi mà là để hỏi : " Ai

là người có sự buồn phiền này ? Ta là Ai ? "

Như thế người ta càng đi được gần đến sự

đồng-nhất có ý-thức với cái Ấy, bất sinh ( bất

tử ) và không buồn phiền. Và nếu có ai hướng

vào Ngài Bhagavan với ý muốn ấy thì sự an-

Page 447: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

441

lành và nghị-lực tự-nhiên tràn ngập tâm-hồn y.

Bản tính của nhân-loại là như thế. Có những

đệ-tử cầu xin Ngài Bhagavan trợ lực và bảo-hộ

trong những biến-chuyển của cuộc đời. Họ coi

Ngài như cha, mẹ và gọi đến Ngài trong những

trường-hợp có sự bối-rối hay tai họa đe dọa .

Có khi họ gửi một bức thư cho Ngài

Bhagavan mô-tả tình-trạng của mình hay là họ

khẩn-cầu Ngài. Những lời cầu-khẩn ấy đều

được đáp-ứng. Những sự khó-khăn, nguy-hiểm

đều được giải-tỏa, ở trường-hợp không có thể

được, hay là không có lợi, thì sự bình-an và

kiên-cường sẽ phát-hiện ra nơi tâm-hồn họ để

họ chịu-đựng. Sự cứu-độ tự-nhiên đến với họ

không cần sự can-thiệp dụng-ý của Ngài

Bhagavan. Như thế không có nghĩa là sự cứu-

độ ấy chỉ nhờ vào đức tin của tín-đồ mà thôi,

nó còn có Ân-điển của Sư-phụ tỏa ra, đáp lại

đức tin của tín-đồ .

Page 448: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

442

Một số tín-đồ bối-rối về việc sử-dụng

quyền-năng. Đệ-tử Mudaliar đã ghi lại khi hỏi

Ngài Bhagavan về vấn-đề ấy :

" Nếu ở trường hợp của Ngài

Bhagavan hay là của tất cả các bậc Giác

( Gnani ) theo con đường triết-lý thì trí-

thức đã bị tiêu-hủy và nhà hiền-triết

không còn biết Bỉ, Thử giữa chúng-sinh

mà chỉ thấy có Tự-Tính Duy-Nhất, như

thế thì Ngài làm thế nào chiếu-cố từng

đệ-tử hay tín-đồ riêng biệt được, hoặc

cảm-thông với họ, hoặc là làm gì cho

họ ? "

Tôi có hỏi Ngài Bhagavan thêm rằng :

" Điều ấy dĩ nhiên cho cả tôi lẫn

đạo-hữu ở đây, là khi nào chúng tôi bị

khích-động bởi một sự khó-khăn gì và

chúng tôi tâm-niệm vào Ngài Bhagavan

thì chúng tôi ở bất cứ nơi đâu sự cứu-độ

cũng tới ngay một cách tự-nhiên ?

Page 449: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

443

Một đệ-tử kỳ-cựu của Ngài đến thăm

Ngài và kể lại tất cả sự khó-khăn trên bước

đường đời của mình, kể từ lần đến thăm Ngài

trước đấy, Ngài Bhagavan nghe y một cách rất

chăm chú và rất cảm-tình, có khi Ngài ngạc-

nhiên mà kêu lên rằng : " Ồ ! Thực thế à ?"

Câu chuyện kể có khi kết-thúc vào câu nói như

sau : " Khi nào tất cả đều thất-bại, cuối cùng

tôi gọi đến Ngài Bhagavan và Ngài đã cứu-vớt

tôi ."

Ngài Bhagavan nghe tất cả điều ấy như là

chuyện mới mẻ. Có khi Ngài nói lại với người

khác đến sau rằng :

" Hình như việc này hay việc kia đã

xẩy đến cho người này hay người khác kể

từ lần cuối cùng y đến đây . "

Chúng ta đều biết rằng Ngài Bhagavan

không từng nói dối bao giờ, như vậy thì hình

như Ngài không biết gì đến những việc đã xẩy

đến, ít ra cũng ở trên bình-diện nào, cho tới khi

có người nói cho Ngài biết. Và đồng thời

Page 450: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

444

chúng ta cũng biết rằng ở trường-hợp những

lúc lo-lắng, sợ-hãi, khi chúng ta kêu gọi cầu

cứu thì Ngài Bhagavan nghe thấy chúng ta và

ban cho sự cứu-độ cần-thiết bằng cách này hay

bằng cách khác. Dù sao Ngài cũng ban cho

chúng ta sự can-đảm hay một đức-tính nào để

chúng ta chịu-đựng được sự khó-khăn dồn-dập

đến với chúng ta, nếu vì một lý-do gì chúng

không được giải-tỏa hay biến-cải .

Sau khi chúng tôi trình-bày với Ngài

Bhagavan tất cả điều ấy thì Ngài trả lời :

" Phải, tất cả những điều ấy đều đến

một cách tự-nhiên ".

Ngài Bhagavan ít khi sử-dụng tới quyền-

năng thần-thông. Vả lại khi nào Ngài sử-dụng

đến thì ảnh-hưởng của quyền-năng ấy rất kín-

đáo, cũng như sự khai-ngộ và truyền giáo của

Ngài. Về những năm cuối cùng, có một người

chủ gia-đình trong bọn hầu-cận của Ngài là

Aiyar, anh ta có một đứa con chừng ba tuổi, mà

người ta đã ban cho nó cái tên là Ramana. Nó

Page 451: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

445

là một đứa bé rất dễ thương, thường chạy đến

Tùng-lâm sụp lạy Ngài Bhagavan. Một buổi

tối, sau khi các đệ-tử đã lui về, đứa bé bị một

con rắn độc cắn. Người cha liền bế đứa bé chạy

thẳng lên phòng Ngài Bhagavan. Đứa bé lúc ấy

nước da xám ngắt, và hơi thở khó-khăn, Ngài

Bhagavan lấy tay soa lên người nó, nói : " Con

rất bình-thường mà ! " Tức thì đứa bé được

lành mạnh. Người cha nó kể lại chuyện ấy cho

một số đệ-tử, nhưng sau này người ta ít khi kể

lại những chuyện như thế .

Người ta phải phân-biệt lời cầu-nguyện

để có được một ân-huệ và sự trông-cậy chắc-

chắn vào Ngài Bhagavan bảo-đảm cho sự che-

chở và hạnh-phúc .

Ngài Bhagavan thường biểu-đồng-tình

với thái-độ sau. Nếu người ta trút cho Ngài

trọng-trách về hạnh-phúc của họ thì Ngài liền

tiếp nhận. Ngài có viết một tập thơ : Thần Siva

Núi Arunachala, tả thái-độ của đệ-tử đối với

Sư-phụ :

Page 452: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

446

" Ngài chẳng từng đã gọi Ta đến, Ta đã

đến và bấy giờ thì Ngài sẽ cáng đáng sự bảo-

tồn của Ta ."

Một hôm, theo lời yêu-cầu của tín-đồ,

Ngài Bhagavan đã chọn lựa lấy 42 câu thơ ở

trong Thế-Tôn-Ca ( Bhagavad Gita ) và Ngài

xếp đặt lại thứ-tự theo một cách khác để trình-

bày giáo-lý của mình .

Trong những câu thơ ấy có một câu như

sau :

" Ta nhận che-chở và bảo-tồn phúc

lành cho những ai không cầu tìm sự phân-

biệt Bỉ, Thử, tập-trung tất cả tinh-thần

vào Ta. Tất cả ai sùng-bái Ta và như thế

luôn luôn an-trụ trong hòa-đồng ."

Có lẽ còn phải có nhiều thử-thách lớn và

những lúc bất-an, trong đó đức tin bị đe-dọa,

nhưng có một đệ-tử nào đặt hết tin-tưởng vào

Ngài Bhagavan thì kẻ đó chắc-chắn không bị

bỏ rơi .

Page 453: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

447

- XVI -

TÁC - PHẨM THÀNH VĂN

Toàn-bộ tác-phẩm thành văn của Ngài

Bhagavan rất nghèo-nàn về lượng và nó được

sáng-tác để thỏa-mãn nhu-cầu của đệ-tử. Đạo-

sĩ Mudaliar ghi lại trong nhật-ký của ông rằng

Ngài Bhagavan để ý về điều này khi nói tới

một thi-sĩ đến thăm :

" Tất cả những sáng-tác ấy chỉ là

hoạt-động của trí-thức. Ông càng điêu-

luyện trí-thức để thành-công trong sáng-

tác văn thơ thì ông càng bỏ mất sự bình-

an trong tâm-hồn. Những tài-ba ấy ông

dùng làm gì khi mà ông không có một

chút an-tĩnh nội-tâm nào ? Nhưng nếu

ông nói điều ấy cho mọi người thì người

ta sẽ không vui-lòng, bởi vì họ không có

thể ở yên được cho nên họ phải làm

Page 454: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

448

những bài hát... Tôi không từng có ý viết

một quyển sách hay sáng-tác một vần thơ,

tất cả những bài thơ tôi sáng-tác đều do

lời yêu-cầu của người này hay người

khác, hoặc ở trong những trường-hợp

đặc-biệt. Chính cả đến 40 bài thơ về

Thực-Tại Tối-Cao cũng không được

quan-niệm như một quyển sách. Đó là

những bài thơ sáng-tác trong nhiều

trường-hợp khác nhau, rồi Murugana và

những người khác đã sưu-tập lại thành

một quyển sách với rất nhiều lời chú-giải.

Có những bài thơ đã khởi-hứng tự trong

tâm tôi và hình như tôi bị thúc đẩy phải

viết, không có ai yêu-cầu đó là 11 bài ca

tụng Thần Núi Arunachala và 8 bài nữa

cũng ca tụng Ngài. Bài khai mở mười một

bài thơ ấy đã xuất-hiện trong tinh-thần tôi

vào một buổi sáng sớm. Và tuy cố dẹp

chúng đi vì tôi tự nhủ : " Tôi dùng làm gì

những lời thơ ấy ?" Nhưng tôi không làm

thế nào mà rũ chúng đi được, kết cục tôi

phải làm một bài hát để thu dụng chúng,

Page 455: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

449

và tất nhiên lời thơ tuôn ra không chút

dụng ý tìm tòi .

" Cùng một tinh-thần ấy tôi làm bài

thứ hai vào buổi sáng hôm sau, và những

bài tiếp-tục vào những ngày sau, mỗi

ngày một bài. Chỉ có bài thứ mười và

mười một là được làm ra cùng một ngày."

Ngài Bhagavan còn kể lại một cách hoạt-

bát và linh-động việc sáng-tác " Tám bài thơ "

( Eight Stanza ) của Ngài như thế nào :

" Sáng hôm sau, tôi đi dạo mát trên

núi, đạo-sĩ Palani đi theo tôi. Chúng tôi

mới đi được một quãng thì đạo-sĩ

Aijaswami hình như gọi Palani lại để trao

cho y một chiếc bút chì và một tờ giấy,

nói : “ Mấy hôm nay Sư-phụ thường làm

thơ, hôm nay chắc cũng thế nên tốt hơn là

anh mang theo bút và giấy này .”

" Trong khi ấy tôi không biết gì về

việc Palani bỏ tôi quay trở lại cho tới lúc

đạo-sĩ đã theo kịp tôi. Ngày hôm ấy,

trước khi đến động Virupaksha tôi viết

Page 456: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

450

xong sáu trong tám bài. Thi sĩ Narayana

Reddi không đến tối hôm ấy cũng như

ngày hôm sau. Bấy giờ ông ta ở tỉnh

Vellore làm việc cho hãng Sender, ông ta

có thói quen thỉnh-thoảng đến chơi. Đạo-

sĩ Aijaswami và Palani nói với ông ta về

những bài thơ của tôi. Narayana nói :

" Các ông hãy đem cho tôi ngay đi để tôi

cho ấn-hành. " Chính ông ta đã cho xuất-

bản mấy tác-phẩm. Khi ông ta khẩn-

khoản xin tôi những bài thơ, tôi đã bằng

lòng và khuyên xuất-bản cả mười một bài

trước vào một tập. Còn những bài sau

khác vận, thì thành một tập thư hai. Tức

thì tôi sáng-tác thêm hai bài bổ-túc và ông

ta mang tất cả 19 bài thơ đi để xuất-bản ."

Còn có rất nhiều thi-sĩ làm thơ ca tụng

Ngài Bhagavan bằng nhiều thứ tiếng khác

nhau. Trong đó đặc-biệt nhất phải kể đến bài

của Ganapati Sastri bằng tiếng Sanskrit, và bài

của Muruganar bằng tiếng Tamil. Mặc dù trong

câu chuyện nhắc lại trên kia Ngài Bhagavan

Page 457: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

451

không ưa thích thi-ca vì nó thâu-hút tất cả nghị-

lực để tập-trung vào sự thiền-định nội-tâm, tức

là con đường tu-luyện. Ngài cũng khoan-dung

để nghe người ta đọc thơ ca-tụng mình và còn

tỏ ra rất chú-ý. Người ta cũng viết về Ngài trên

những bài báo và những sách bằng văn xuôi.

Ngài yêu-cầu người ta đọc cho nghe và Ngài

còn dịch ra để cho mọi người có thể hiểu được.

Sự chú-ý vô-tư của Ngài rất kỳ lạ, hồn-nhiên

như đứa trẻ thơ khiến mọi người lấy làm ngạc

nhiên .

Hai tác-phẩm văn xuôi được chính-thức

Ngài Bhagavan sáng-tác. Buổi đầu khi Ngài ở

động Virupaksha, thời hãy còn giữ giới tịnh-

khẩu, Ngài có viết những lời giáo-huấn trong

nhiều trường-hợp khác nhau cho đệ-tử Gambi-

ram Seshayyar, và sau khi ông này mất, sách ấy

được tập-hợp lại thành một quyển, nhan đề :

" Sự Cứu-tầm Tự-Tính ". Cũng như những lời

giải-đáp cho đệ-tử là đạo-sĩ Pillai vào thời ấy

cũng đã được bổ-túc thành một quyển sách

nhan-đề : " Ta là Ai ? "

Page 458: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

452

Các tác-phẩm văn xuôi khác do Tùng-lâm

xuất-bản thì không phải tác-phẩm của Ngài

Bhagavan, đấy là sự chuyển-định và trình-bày

những lời nói của Ngài trong những câu

chuyện giữa Ngài với đệ-tử, được trình-bày

dưới hình-thức vấn-đáp .

Những bài thơ của Ngài Bhagavan được

xếp vào hai loại : Loại thứ nhất được xếp vào

loại thuyết-giải sự tiếp-cận đạo-lý bằng con

đường tin-yêu và sùng-bái. Loại thứ hai là

những bài thơ nói về học-lý. Loại thứ nhất gồm

năm bài ca tụng Thần Núi Arunachala được

sáng-tác vào thời ở động Virupaksha. Yếu-tố

sùng-bái chứa đựng ở trong ấy không ngụ ý từ

bỏ con đường Bất-Nhị-Pháp ( Advaita ) hoàn-

toàn hòa-hợp vào con đường Giác ( Jnana ).

Chúng được viết ở quan-điểm người khát-vọng

hay tín-đồ, dù rằng người viết ra chứng-thực

đứng ở trong Giác-tính Tối-cao, Hoan-lạc,

Thái-hòa, chứ không phải ở trong sự đau khổ

khát-vọng. Và chính vì thế mà chúng rung-

động rất mạnh vào tâm-hồn tín-đồ vậy .

Page 459: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

453

Hai loại trong các bài thơ đã được dẫn

trên đây tức là Tám Bài và Mười Một Bài.

Ngài Bhagavan không những viết những bài

sau ở quan-điểm tu-sĩ, mà thực như " Một

người chưa đạt tới Chính-Giác ". Muốn được

Sư-phụ xác-định điều ấy, A. Bose một trong

hàng đệ-tử bèn hỏi Ngài : " Tại sao Ngài viết

như thế. Phải chăng Ngài viết theo quan-điểm

của tín-đồ để cho tín-đồ ? " Ngài Bhagavan đã

nhận : " đúng là như vậy, để cho tín-đồ " .

Ngài Bhagavan viết Năm bài Ca-Tụng

bằng tiếng Phạn rồi dịch sang tiếng Tamil. Lai

lịch sáng-tác của Năm bài Thơ trên rất lạ-lùng.

Một đệ-tử Ganapati yêu-cầu Ngài viết một bài

thơ tiếng Phạn, nhưng Ngài cười trả lời rằng

Ngài không biết Phạn-ngữ. Đạo-sĩ Ganapati

bèn giải-thích nghiêm luật cho Ngài và khẩn-

khoản xin Ngài làm thử. Ngay chiều hôm ấy

Ngài bèn sáng-tác ra Năm Bài Thơ bằng tiếng

Phạn tuyệt-tác. Năm bài thơ ấy dịch ra tiếng

Anh như sau :

Page 460: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

454

" Bể Cam-lồ đầy Ân-điển bao-hàm

vũ-trụ trong hào-quang của Ngài, Hỡi

Arunachala ! Đấng Tối-Cao .

" Hãy là Mặt-trời và hoa Sen của

tâm con trong bầu an-lạc .

" Hỡi Thần Núi Arunachala ! Nơi

Ngài con tồn-tại và tan-biến .

" Hình-ảnh vũ-trụ đã tạo nên. Kỳ-

diệu của Chân-lý ở tại trong bí-quyết ấy .

" Ngài là cái Ngã nội-tại nhảy múa

trong tim người ta. Ngài, Cái Tồn-Tại,

Danh-hiệu Ngài là trái tim, Hỡi Chúa tôi !

" Ai hay nhìn vào đáy lòng mình với

tinh-thần thanh-thản để phát-hiện từ đâu

sinh ra cái ý-thức về Ngã thì đạt tới cái

Ngã Tối-Cao, và an nghỉ nơi Ngài, Hỡi

Thần Núi Arunachala ! Như con sông

chìm vào biển cả .

" Đã rời bỏ ngoại-giới và chế-ngự

trí-thức cùng hơi thở của mình để cho

định- lực tập-trung vào Ngài ở tại nơi

mình, nhà đạo-sĩ thấy được ánh-sáng của

Page 461: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

455

Ngài, Hỡi Thần Núi Arunachala ! Và y

đặt cả hoan-hỷ nơi Ngài .

" Kẻ nào hiến dâng tinh-thần của

mình cho Ngài, thấy được Ngài thì luôn

luôn thấy vũ-trụ qua hình-ảnh của Ngài.

Ai luôn luôn tôn-vinh Ngài và kính-yêu

Ngài không ngớt. Ngài không phải là ai

hết, mà chính là cái Ngã Tối-Cao, người

ấy là Chúa-tể không hai, vì y với Ngài chỉ

là Một, Hỡi Thần Núi Arunachala ! Y đã

biến vào trong lạc-cảnh mê-ly ! "

Những bài thơ này có tính-cách học-

thuyết hơn là bốn bài Thánh-ca khác. Vì chúng

là một toát-yếu ba con đường đạo-dẫn chính

( Margas ) hay là tiếp-cận đạo Thực-hiện. Về

sau Ngài Bhagavan có nhắc lại :

_ Bài thứ ba nói về phương-diện

Tồn-Tại ( Sat ) ;

_ Bài thứ tư nói về trạng-thái Ý-thức

( Chit ) ;

_ Bài thứ năm nói về cảnh Hoan-lạc

( Ananda ) .

Page 462: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

456

Bậc Giác-ngộ với Tồn-Tại là Một, khác

nào con sông nhập vào biển. Nhà đạo-sĩ Yogi

tri-giác thấy ánh-sáng của Ý-thức ( Chit ). Nhà

tín-ái sùng-bái và đạo-sĩ hành-động chìm vào

trong bể Hạnh-phúc Hoan-lạc ( Ananda ) .

Tuy nhiên cảm-động nhất và thích-thú

nhất trong năm bài ca tụng là bài Marital

Garland ( Vòng hoa cưới của 108 bài thơ dâng

lên, ca-tụng Thần Núi Arunachala, được phổ-

thông sang tiếng Anh bằng điệp-khúc : " SIVA

ARUNACHALA " )

Buổi đầu khi Ngài Bhagavan trụ-trì ở

động Virupaksha đệ-tử Palaniswami cùng mấy

người khác quen vào tỉnh khất-thực để nuôi

đoàn-thể nhỏ tín-đồ. Một hôm họ yêu-cầu Ngài

Bhagavan làm cho họ một bài hát sùng-bái để

hát dong đường. Ngài đã trả lời là đã có rất

nhiều bài ca tuyệt-diệu do các vị Thánh sáng-

tác, mà phần nhiều bị lãng quên, nên không cần

Ngài làm một bài mới. Tuy nhiên vì họ cứ

khẩn-khoản yêu-cầu nên vài hôm sau trên

Page 463: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

457

đường đi vòng-quanh núi Ngài cầm theo bút

chì và giấy, vừa đi vừa làm 108 bào thơ trên.

Trong khi Ngài viết, nước mắt thần-diệu ròng

ròng chảy, có khi làm mờ cả mắt, có khi Ngài

nấc lên mất cả tiếng. Bài thơ ấy thành nguồn

cảm-hứng sùng-bái lớn cho tín-đồ. Tất cả đau

phiền, khát-vọng và hạnh-phúc thành-tựu,

phản-ảnh cả vào trong biểu-tượng nồng-nhiệt

của lời thơ .

Sự Giác-ngộ hoàn-toàn phối-hợp với sự

nhiệt-thành của tín-ái sùng-bái. Tuy nhiên,

những bài thơ nồng-nàn nhiệt-tình ấy đã được

sáng-tác ở quan-điểm của tín-đồ, của người còn

đang cầu-tìm. Chúng cũng thuộc về chiết-cú

thi-ca. Một trăm lẻ tám ( 108 ) bài đều bắt đầu

với một chữ cái của mẫu-tự Tamil. Vậy mà

không một bài thơ nào lại hồn-nhiên bồng-bột

hơn. Một số tín-đồ đã xin Ngài giải-thích

những bài thơ này, và Ngài đã đáp : " Các anh

hãy nghĩ xem, và tôi cũng nghĩ. Nhưng tôi

không nghĩ trong khi tôi sáng-tác. Tôi chỉ viết

đúng như khi nó đến với tôi ."

Page 464: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

458

Theo truyền-thống cổ xưa, một số các nhà

Tiên-tri hay cổ-Hiền sống với gia-đình ở trong

rừng sâu, thực-hành đạo-Nghiệp, nghĩa là

động-tác nghi-lễ và sùng-bái cùng là Thần-chú

Chân-ngôn. Nhờ đấy họ đã đạt được những

quyền-năng thần-thông và hy-vọng được giải-

thoát cùng-tột. Tuy vậy trong ấy họ đã lầm. Để

thuyết-phục họ về sự sai lầm Thần Siva mới

hiện ra với hình-thức một kẻ ăn mày đi với Nữ-

Thần Vishnu ở hình dạng Mohini, một Nữ-thần

tuyệt đẹp. Tất cả các vị Tiên-tri đều mê sắc đẹp

của Nữ-thần Mohini, và vợ của họ thì lại mê

Thần Siva, kết-quả họ đã mất bình-tĩnh trong

tâm-hồn, bao nhiêu quyền-năng thần-thông của

họ bị biến hết. Thấy vậy, họ xác-định Thần

Siva là một kẻ thù, họ bèn niệm Thần-chú làm

xuất-hiện ra những con rắn, con hổ và một con

voi để tấn-công Thần Siva. Nhưng Thần Siva

lại dùng những con rắn như là một vòng hoa

quấn vào cổ và giết con hổ, con voi, lấy da hổ

làm một chiếc khố và da voi làm một chiếc

khăn quàng. Bấy giờ các nhà Tiên-tri mới nhận

ra những quyền-năng cao hơn mình của Thần

Page 465: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

459

Siva, họ bèn bái-phục và khẩn-khoản Ngài chỉ

giáo. Chỉ đến bấy giờ Thần Siva mới giải-thích

cho họ biết sự sai lầm của họ và dạy cho họ

biết rằng hành-động không thể giải-thoát được

hành-động, và nghiệp chỉ là cơ-quan chứ không

phải là nguyên-lý của vũ-trụ. Điều cần-thiết là

vượt lên trên hành-động để đạt đến chiêm-

ngưỡng .

Nhà thi-sĩ và tín-đồ Murugana viết

chuyện ấy ra tiếng Tamil. Khi đến điểm Thần

Siva giảng dạy cho các Tiên-tri, ông bèn khẩn-

khoản xin Ngài Bhagavan, hiện thân của Thần

Siva, viết thay ông. Ngài bèn viết Ba mươi bài

thơ thuyết-pháp ( Upadesa Sarang ) trong đó

bắt đầu với hoạt-động thành-tín vô-tư, và giải-

thích rằng mặc dầu có lợi lạc nhưng sự cầu

nguyện còn lợi lạc hơn. Cầu-nguyện thầm còn

lợi lạc hơn là cầu ra tiếng, và lợi lạc hơn hết là

chiêm-ngưỡng .

Ngài Bhagavan dịch ra tiếng Phạn Ba

Mươi Bài Thơ và bản dịch ấy trở nên những

Page 466: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

460

bài Kinh tụng, được hát cùng với Kinh Vệ-Đà

hàng ngày trước mặt Ngài Bhagavan và ngày

nay ở trước mộ sau khi Ngài nhập-tịch .

Học-thuyết của Ngài Bhagavan được

trình-bày hai cách rõ rệt, sáng-sủa hơn ở trong

những bài thơ ấy, và trong Uliadie Narpadu

hay là Bốn Mươi Bài về Thực-Tại, cùng với

phần Bổ-túc của Bốn mươi bài thứ hai .

Nhiều bản dịch của Bốn Mươi Bài Thơ về

Thực-Tại với các lời bình-giải chúng. Chúng

ngụ một triết-lý đại-đồng đòi phải có bình-giải,

tuy vậy, như Ngài Bhagavan đã nhận-định

trong vần-đáp dẫn trên, chúng không được viết

ra liên-tục mà là sáng-tác trong khoảng thời-

gian khác nhau, tùy theo cơ-hội. Một số bốn

mươi bài bổ-túc cũng không phải do Ngài làm

cả mà là lựa lấy ở những nguồn khác, bởi vì

khi Ngài thấy ở đâu một câu thích-hợp đã có

rồi, thì Ngài cho là không cần thay một câu

khác .

Page 467: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

461

Tuy vậy, toàn-thể là trình-bày thâm-trầm

đầy đủ hơn hết về học-thuyết của Ngài. Ngoài

hai tập thơ trên còn có một vài bài thơ ngắn

nữa, rất phong-phú, đầy thi-vị. Một bài gồm

những lời giáo-huấn về đường tu-tập ở hình-

thức tượng-trưng của cách-thức làm món ăn

( Poppadum ) ưa thích của miền Nam Ấn-Độ.

Bà mẹ Ngài Bhagavan một hôm làm món ăn ấy

và bà gọi con giúp một tay, do đó mà có sự

sáng-tác bột-nhiên bài thơ tượng-trưng này cho

bà. Thi-sĩ Avvayar có làm một bài thơ than-vãn

về bao-tử :

" Mi không nhịn ăn được một ngày,

và mi cũng không thể ăn được một lần

cho hai ngày. Mi không có ý-niệm gì về

sự buồn-phiền của Ta về mi, ôi bao-tử

khốn nạn !

" Ta không có thể chịu đựng được

mi nữa ! "

Một hôm, ở Tùng-lâm gặp ngày đại-tiệc

chay. Ai nấy đều cảm thấy khó ở, Ngài Bhaga-

van nhái lại bài thơ của thi-sĩ Avvayar :

Page 468: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

462

" Hỡi bao-tử, mi không cho ta được

yên một giờ sao ? Ngày ấy sang ngày

khác, giờ nọ sang giờ kia, mi tiếp-tục đòi

ăn. Mi không có một ý-niệm gì, biết bao

ta khốn-khổ vì mi, Hỡi cái phá-rối !

Không sao chịu-đựng được mi nữa ."

Năm 1947, Ngài Bhagavan sáng-tác

những bài thơ cuối cùng. Lần này không để trả

lời cho đòi hỏi nào mà hình như có vận-dụng

phi-thường, bởi vì Ngài bắt đầu viết bằng thơ

Telegu, dùng niêm-luật Tamil, để rồi lại dịch

sang tiếng Tamil. Người ta gọi là Năm Bài Thơ

về Tự-Tính ( Ekatma panchakam ) :

" Quên mất Tự-Tính, lầm thân-thể

với Tự-Tính .

" Trải qua không biết bao nhiêu kiếp

để rút cục tìm thấy Tự-Tính chân-thật và

trở nên Tự-Tính, đấy chính là thức tỉnh

khỏi giấc mộng phiêu-lưu khắp thế-gian .

" Kẻ nào tự hỏi “ Ta là Ai ? ” mặc

dầu đang sống với Tự-Tính, thì chẳng

Page 469: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

463

khác gì người say rượu tự hỏi mình là ai

và đang ở đâu .

" Khi sự thực thân-thể ở tại trong

Tự-Tính mà nghĩ rằng Tự-Tính có ở trong

thân-thể vô-tri vô-giác thì chẳng khác nào

nghĩ rằng màn-bạc trên ấy có bóng chiếu

lại ở trong bóng ấy .

" Phải chăng đồ trang-sức tồn-tại

ngoài vàng bạc tạo nên nó ?

" Ở đâu có thân-thể ngoài Tự-Tính ?

" Người ngu mê lầm thân-thể là Tự-

Tính, nhưng bậc Giác biết Tự-Tính là Tự-

Tính.

" Cái Tự-Tính duy-nhất ấy, Thực-

Tại Tối-Cao một mình có mãi mãi. Dù

rằng Sư-phụ nguyên-thủy ( Adi-Guru,

Dakshinamurthi ) đã biểu-lộ trong yên-

lặng. Ai có khả-năng đã biểu-lộ nó trong

yên-lặng, có khả-năng biểu-thị nó ra lời

nói ? "

Có một ít bản dịch những lời thơ trên,

phần lớn là của Tổ-sư Shankara. Một người

Page 470: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

464

khách đi hành-hương tới động Virupaksha có

để lại một bản dịch " Một Bó Hoa Biền Biệt

Huyền-Diệu " ( Vivekachudamani ) của Ngài

Shankara. Sau khi đã đọc qua, Ngài Bhagavan

khuyên đệ-tử Gambiram Seshayyar đọc.

Nhưng y không biết tiếng Phạn ( Sanskrit ) lại

hết sức muốn nó là tiếng Tamil. Đạo-sĩ Palani

mượn được bản bằng tiếng Tamil và Seshayyar

thấy bản ấy lại muôn có một bản cho mình, nên

đã viết thơ cho nhà xuất-bản để mình có được

một bản, nhưng nhà xuất-bản nói là đã hết. Y

bèn xin với Sư-phụ dịch ra văn xuôi Tamil đơn

giản. Ngài Bhagavan bèn nỗ-lực dịch ngay,

nhưng trước khi Ngài đi sâu vào công việc dịch

ấy thì Seshayyar lại nhận được của nhà xuất-

bản một bản mà y đã yêu-cầu, thành thử Ngài

đành bỏ dở công trình của mình. Mấy năm sau,

vì sự khẩn-khoản của đệ-tử Ngài đã hoàn-thành

bản dịch bỏ dở trước đó. Chỉ bấy giờ thì đệ-tử

mới nói rõ ra rằng mục-đích của họ là muốn

xuất-bản tập thơ dịch ấy nên mới thúc-dục

Ngài sớm hoàn-thành. Nghe vậy, Ngài Bhaga-

van mới viết bài tựa bản dịch ra văn vần bằng

Page 471: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

465

tiếng Tamil. Chính bài tựa này đã toát-yếu tất

cả quyển sách và là sự trình-bày khúc-chiết tất

cả đạo-lý và con đường thực-hiện .

Tác-phẩm cuối cùng của Ngài viết ra là

một bản dịch về Kinh Atma-Bodha của

Shankara. Ngài có quyển sách ấy ngay từ khi ở

động Virupaksha, nhưng không từng nghĩ đến

việc dịch ra. Năm 1949, một bản dịch tiếng

Tamil có lẽ không được hoàn-thành đã gửi đến

Tùng-lâm và sau đó ít lâu, Ngài cảm thấy cần

phải làm một bản dịch khác. Trong mấy ngày

đầu, Ngài vẫn còn lưỡng-lự chưa muốn dịch,

nhưng rồi những từ-ngữ hiện ra trong tinh-thần

Ngài. Hết bài thơ nọ, nối tiếp bài thơ kia như là

chúng đã được thành-tựu sẵn rồi. Bởi thế cho

nên Ngài đòi lấy giấy bút để ghi lại bản dịch

ấy, nhưng bản dịch này quá dễ dàng đến nỗi

Ngài vừa cười vừa thú-nhận sự mong mỏi của

Ngài là thấy được một tác-giả khác đến nhận

bản dịch ấy là tác-phẩm của mình, và đã bị

phóng-tác .

Page 472: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

466

Cũng phải kể vào hàng tác-phẩm của

Ngài Bhagavan sự sưu-tập bốn mươi hai (42)

câu thơ trong Thế-Tôn-Ca ( Bhagavad Gita )

mà Ngài đã lựa chọn theo lời yêu-cầu của tín-

đồ. Ngài đã trình-bày giáo-lý của mình. Những

lựa chọn ấy đã được dịch ra tiếng Anh, nhan-đề

là " Thiên Đường Ca " ( The Song Celestial ) .

****************

Page 473: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

467

- XVII -

ĐẠI - ĐỊNH

( MAHASAMADHI )

Sức khoẻ của Ngài Bhagavan đã làm cho

người ta lo-lắng mấy năm trước khi thoát xác,

và nhất là kể từ năm 1947, chân của Ngài bị

quằn-quại vì tê-thấp. Ngài cũng thấy đau-đớn ở

lưng và gáy, Ngài tỏ ra cực kỳ suy-nhược mặc

dầu Ngài vẫn có vẻ thản-nhiên. Ai cũng nghĩ

rằng Ngài cần phải có thực-phẩm nhiều dinh-

dưỡng hơn là thực-phẩm ở Tùng-lâm, nhưng

Ngài nhất-định không chịu ăn thêm. Ngài chưa

tới 70 nhưng có vẻ già trước tuổi, không phải

vì Ngài có sự lo-lắng trong lòng. Người ta

không nhận thấy một dấu-hiệu gì như thế ở

Ngài. Ngài có vẻ già-nua và mảnh-khảnh.

Trước kia, sao Ngài vốn lực-lưỡng cường-kiện,

Page 474: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

468

có thể nói là chưa từng bi đau ốm bao giờ và

không từng có sự lo nghĩ phiền não, mà bây

giờ lại già trước tuổi như thế ? Người gánh

chịu lấy tội lỗi của thế-gian. Người làm nhẹ

nghiệp-báo của tín-đồ -- chỉ là vì uống thuốc

độc tự mình tạo ra mà Thần Siva mới có thể

cứu thế-giới khỏi bị hủy-diệt. Sư Tổ Shankara

viết : " Hỡi Thần Sambhu ( tức Siva ) Chúa-tể

của sự sống, Ngài cũng mang trên vai cả gánh

nặng đời sống thế-gian của tín-đồ mình . "

Ngài Bhagavan cũng mang lấy gánh nặng

của tín-đồ. Chính thân-thể cũng chịu gánh nặng

ấy. Có nhiều dấu-hiệu tuy không hiển-hiện đã

chứng-minh điều ấy. Krishna Murthi, một tín-

đồ có ghi lại trong tạp-chí tiếng Tamil do nữ

tín-đồ Janaki Ammal xuất-bản, rằng một hôm y

vào ngồi trong phòng họp khi đó đang bị đau

nặng ở ngón tay chỏ, y không nói cho ai biết,

nhưng ngạc-nhiên thấy Ngài Bhagavan nắn soa

chính ngón tay chỏ của Ngài, và Krishna

Murthi thấy hết đau ngay lập-tức. Có rất nhiều

đệ-tử khác cũng khỏi bệnh tương-tự .

Page 475: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

469

Đối với Ngài Bhagavan, đời sống trần-thế

không phải kho-báu để tiết-kiệm. Ngài thản-

nhiên đối với sự thọ, yểu của mình. Một hôm

người ta thảo-luận về vấn-đề thọ, yểu của Ngài

trong phòng họp, có người dẫn lời nhà chiêm-

tinh đoán Ngài sẽ sống đến tám mươi (80) tuổi.

Người khác phản đối không cho rằng chiêm-

tinh-học có giá-trị, hoặc không tin khoa ấy có

thể thích-ứng vào Ngài Bhagavan, vì Ngài

không còn nghiệp-báo nữa. Ngài nghe họ thảo-

luận chỉ mỉm cười, mà không tham-gia cuộc

tranh-biện ấy .

Một người mới đến, thấy thế thắc-mắc

hỏi : " Ngài Bhagavan nghĩ thế nào ? " Ngài

không trả lời chỉ mỉm cưòi và tỏ vẻ biều-đồng-

tình khi nghe Mudaliar trả lời thay Ngài :

" Ngài Bhagavan không chú-ý đến vấn-đề ấy."

Năm cuối cùng của Ngài đã xác-chứng điều ấy.

Các tín-đồ buồn phiền vì sự đau đớn của Ngài

và lo-lắng về cái chết của Ngài, nhưng chính

Ngài lại không lo-lắng gì hết .

Page 476: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

470

Năm 1949 có một cái nhọt nhỏ hiện ra ở

khủy tay trái của Ngài. Người ta cho là không

quan-trọng, nhưng vào tháng hai năm sau, thày

thuốc ở Tùng-lâm mới băng bó. Một tháng sau,

cái nhọt đó trở nên to và làm cho Ngài đau đớn.

Lần này cái nhọt đó trở nên nguy-hiểm và tất

cả Tùng-lâm bị khủng-hoảng. Đến cuồi tháng

ba có mấy bác-sĩ ở Madras đến để giải-phẫu.

Bệnh không lành mà cái nhọt mủ ấy lại tái hiện

nặng hơn .

Kể từ đó về sau tình-trạng trở nên nguy-

kịch không cứu-vãn được. Các bác-sĩ chính-

thống tuyên-bố bất-lực. Tất cả điều có thể làm

được là giải-phẫu cái nhọt đó, mặc dầu có

phương-pháp chữa-trị bằng quang-tuyến mà

bệnh-tình vẫn tỏ ra tuyệt-vọng. Có một phái

thuật-sĩ, trái lại, cho rằng không cần phải giải-

phẫu mà vẫn có thể chữa được. Phương-pháp

của nhóm thuật-sĩ lại làm bệnh-tình nặng thêm

và quả nhiên như thế. Những nhà thuật-sĩ đó

không đủ thì-giờ để chữa trị. Vào tháng ba năm

đó, khi cái nhọt tái hiện dữ-dội, các nhà giải-

Page 477: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

471

phẫu đòi phải cắt cánh tay ấy đi, nhưng truyền-

thống cấm không cho người ta làm thương-tổn

tới thân-thể của Đại-Giác, và còn cấm không

cho kim-khí chạm vào thân-thể. Ngay cả sự

giải-phẫu cũng là một xúc-phạm tinh-thần

truyền-thống, nhưng Ngài vẫn chịu-đựng. Lần

này Ngài không bằng lòng để cho cắt tay. Ngài

nói :

" Không có gì phải quan-tâm đến

thân-thể này, chính nó đã là một chứng-

bệnh rồi ; để nó kết-thúc một cách tự-

nhiên, tại sao lại phải cắt nó đi ? Chỉ cần

băng-bó lại cái chỗ đau thôi " .

Lời Ngài nói : " Không có gì phải hoảng-

sợ ", làm cho mọi người hy-vọng là Ngài sẽ

khỏi, mặc dầu có lời nói tiếp theo của Ngài và

những ý-kiến của các bác-sĩ, đối với Ngài sự

chết không là lý-do để hoảng sợ .

Ngài cũng làm cho người ta hy-vọng khi

Ngài nói : " Mọi sự đều đến đúng lúc ". Nhưng

sự thực chúng ta phải tri-giác sự đúng đáng của

Page 478: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

472

việc gì xảy đến, Ngài không bao giờ nghi-ngờ

điều ấy .

Vào thời gian ấy Ngài Bhagavan đang

dịch sang tiếng Tamil một bài thơ ở trong Thế-

Tôn-Ca ( Bhagavad Gita _ Bhagavatam Skanda

II , ch. 13 , Sloka 36 ). Mặc dầu thân-thể là kết-

quả của nghiệp nó hành-động, tĩnh chỉ hay vận-

động, sống hay chết Hiền-giả đã thực-hiện Tự-

Tính không còn để ý vào nó, ví như người say

rượu đang mê man không ý-thức đến quần áo

mình mặc .

Sau đấy Ngài diễn-giải một bài thơ Đạo-

dẫn của Tiên-tri Vasishtam :

" Bậc Đại-Giác tự thấy mình là cái

Ý-thức Giác-Ngộ thuần-túy vô-hình thì

bất-động tâm dù thân-thể có lưỡi kiếm

xuyên qua. Đường không thấy vị ngọt của

nó dù nguyên cục hay tán nhỏ ."

Phải chăng Ngài Bhagavan thực thấy đau

đớn ? Ngài nói với một tín-đồ : " Họ cho thân-

Page 479: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

473

thể này là Bhagavan và gán sự đau đớn ấy cho

Bhagavan. Thương thay ! " Và Ngài nói với

một người hầu cận : " Đau đớn ở đâu, nếu tinh-

thần không để vào đấy ? " Tuy nhiên sự phản-

ứng của Ngài về vật-lý vẫn bình-thường đối

với nóng và lạnh. Cohen, một tín-đồ trung-

thành có nhớ lại những lời nói của Ngài mấy

năm về trước :

" Nếu một Đại-Giác đứt tay thì Ngài

cũng đau đớn như mọi người, nhưng bởi

vì tinh-thần của Ngài chìm vào trong

hoan-lạc, cho nên Ngài không cảm thấy

đau đớn dữ-dội như mọi người. Như thế

không phải bậc Đại-Giác không tự đồng-

nhất mình với thân-thể ."

Các Bác-sĩ y-học và một số người hầu-

cận đều tin rằng Ngài có đau đớn và ở giai-

đoạn sau cùng thì sự đau đớn đến cực độ, vậy

mà sự thản-nhiên của Ngài đối với sự đau-đớn

phải làm cho các bác-sĩ kinh-ngạc, nhất là sự

hoàn-toàn bình-tĩnh của Ngài trong khi đang

giải-phẫu .

Page 480: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

474

Vấn-đề đau-đớn của Ngài cũng như vấn-

đề nghiệp-báo của chúng ta, chỉ có thật ở quan-

điểm lưỡng-nguyên ; còn ở quan-điểm Bất-nhị-

pháp thì không có gì thật cả. Chính cái ý-nghĩ

ấy mà nhiều lần Ngài đã nói với tín-đồ : " Tôi

chỉ bệnh-hoạn khi các anh tin là tôi bệnh-hoạn,

còn nếu các anh nghĩ rằng tôi lành-mạnh thì tôi

sẽ lành-mạnh." Chừng nào một tín-đồ tin vào

thực-tại của chính thân-thể mình và sự đau đớn

của nó là thật, thì đối với y thân-thể của Sư-phụ

và bệnh-hoạn đau đớn của Sư-phụ là có thật .

Một, hai tuần-lễ sau cuộc giải-phẫu vào

tháng ba thì có một thày thuốc lá xin được phép

vào thử chữa, nhưng cũng vô-hiệu. Ngài Bha-

gavan nói với một thày thuốc khác cũng muốn

chữa : " Tôi mong rằng ông đừng bận tâm mất

công tìm tòi các môn thuốc để chữa cho tôi."

Ngài không từng nghĩ đến mình mà chỉ bận

tâm nghĩ đến những người muốn chữa chạy

cho Ngài thôi. Ngài rất tin-tưởng vào các

phương trị-liệu của thày thuốc, nhưng Ngài

phản-đối sự chú-ý quá-đáng vào thân-thể của

Page 481: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

475

Ngài. Nhiều lần người ta tưởng bệnh-tình của

Ngài thuyên-giảm vì Ngài tuyên-bố là không

muốn được chữa trị nữa. Cái nhọt đó của Ngài

được coi như là bệnh Sarcoma, nó làm tiêu-hao

sinh-lực còn lại của Ngài, nhưng càng ngày

Ngài càng suy-nhược thì diện-mạo Ngài lại

càng hiền-hòa hơn và sáng ngời với vẻ đẹp

tuyệt-vời. Có khi vẻ đẹp ấy làm cho người ta

không dám nhìn .

Cánh tay của Ngài trở nên nặng-nề và tấy

lên. Cái nhọt sưng to. Có khi Ngài thú-nhận :

" Cái ấy làm đau đớn." Nhưng không bao giờ

Ngài nói " Tôi đau ". Đến tháng tám, người ta

lại thử chữa trị cho Ngài bằng quang-tuyến,

ngõ-hầu hủy-diệt những tế-bào bị nhiễm độc,

và không cho cái nhọt tái phát. Cũng trong buổi

chiều hôm ấy, hai giờ sau cuộc chữa trị, Ngài

Bhagavan có lòng nhân-từ, đến ngồi ở hành-

lang của phòng giải-phẫu, ngõ hầu cho tín-đồ

diễn-hành qua trước mặt để tiếp-thụ Ân-điển.

Diện-mạo của Ngài tỏ ra kiệt sức, nhưng không

thấy có sự đau đớn. Tôi ( tác-giả ) từ Madras

Page 482: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

476

tới suốt một ngày và đứng chiêm-ngưỡng Ngài,

với hào-quang trên nụ cười làm lu-mờ tất cả vẻ

đau đớn. Ngày hôm sau Ngài trở về Tùng-lâm

để chỗ cho bệnh-nhân khác đến chữa bệnh .

Không phải chỉ sự chẩn mạch của y-sĩ

mới tiên-liệu được định-mệnh cuối cùng mà

chính Ngài Bhagavan đã biết trước cái gì sẽ

đến. Và Ngài tìm cách cho chúng tôi có can-

đảm để chứng-kiến cái chết xác-thịt của Ngài.

Sự thực bệnh tình dai dẳng và đau đớn của

Ngài tỏ ra là một phương-tiện để sửa soạn cho

chúng ta chịu-đựng sự vĩnh-biệt không tránh

khỏi của Ngài mà đa số chúng ta lúc đầu đã

nghĩ rằng không sao có thể chịu-đựng được.

Kitty, con gái tôi ( tác-giả ) lưu-trú ở trên núi

viết, khi nhận được tin bệnh tình nguy kịch của

Ngài : " Tôi rất đau buồn về cái tin nhận được,

nhưng Ngài Bhagavan đã biết trước cái gì tốt

hơn hết cho chúng ta." Người ta trình lên Ngài

bức thư đó, Ngài tỏ vẻ hết sức hân-hoan khi

khen sự hiểu-biết của Kitty về câu nói : " Cái gì

Page 483: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

477

tốt hơn hết cho chúng ta " thay vì " Cái gì tốt

hơn hết cho Ngài " .

Ngài Bhagavan thương vô cùng những

người mà bệnh-tình của Ngài đã làm họ đau

phiền, và Ngài tìm cách an-ủi họ, không phải

bằng lối giản-dị là làm khỏi bệnh qua một số

năm nữa, mà bằng đường lối cơ-bản là làm cho

họ thực-hiện rằng thân-thể đó không phải là

Bhagavan : " Họ lầm mà cho cái thân-thể này

là Bhagavan và gán sự đau đớn cho Bhagavan.

Ôi thương thay ! Họ đều thất vọng vì Ngài

Bhagavan sắp sửa bỏ họ và vĩnh-biệt --

Bhagavan có thể đi đâu và đi làm sao được ? "

Sau cuộc giải-phẫu hồi tháng tám, bệnh

tình của Ngài có vẻ thuyên giảm, nhưng đến

tháng mười một, cái nhọt lại tái hiện, lần này

nó chạy lên đến bắp tay, chỗ gần vai. Tháng

mười hai năm ấy, người ta cố làm một cuộc

giải-phẫu cuối cùng. Vết thương không lành

được nữa và các bác-sĩ thú-nhận bất-lực.

Trường-hợp đi đến tuyệt-vọng và nếu cái nhọt

Page 484: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

478

tái hiện thì người ta chỉ có cách là làm cho dịu

đi bằng thuốc mê. Lễ sinh-nhật nhằm vào ngày

mùng năm tháng giêng năm 1950. Đại-chúng,

tín-đồ buồn rầu tụ họp mừng thọ 70 tuổi Ngài.

Đa số tín-đồ cảm thấy lần này là ngày sinh nhật

cuối cùng của Ngài. Ngài ban Ân-điển và nghe

tụng những bài hát mới ca tụng Ngài .

Ngài cũng đọc suốt vài bài. Con voi đền

Siva từ đô-thành đến quỳ trước mặt Ngài và lấy

vòi hôn chân Ngài. Một nữ tín-đồ, Rami từ Bắc

Ấn đến, được phép quay phim quang-cảnh

Tùng-lâm. Cuộc lễ tiến-hành như thường-lệ,

nhưng lần này trong một bầu không-khí buồn

rầu lo-lắng khôn tả. Nhiều người đã cảm thấy

chỉ còn vấn-đề hàng tuần hay hàng ngày. Lúc

này là lúc bệnh-tình của Ngài tuyệt-vọng,

người ta còn yêu-cầu Ngài tự mình cho biết

phải thử phương trị-liệu nào. Ngài đáp : " Tôi

chưa từng đòi trị-liệu gì hết. Chính các vị đã

đề-nghị chữa cách này cách khác, vậy thì các vị

tự quyết-định lấy nên như thế nào. Nếu các vị

hỏi tôi thì tôi luôn luôn nói như là tôi đã từng

Page 485: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

479

nói từ đầu là không cần trị-liệu. Hãy để cho sự-

vật diễn-tiến theo định-luật của nó." Sau đấy

người ta để cho bệnh tự chữa cho bệnh và theo

y-học cổ-truyền ( Ayurveda ) nhưng quá muộn

rồi .

Ngài Bhagavan tiếp-tục sinh-hoạt như

thường-lệ cho đến khi Ngài hoàn-toàn bất-lực

về thể-chất. Ngài tắm buổi sáng trước một giờ

mặt-trời mọc, ban Ân-điển vào giờ đã định

buồi sáng và buổi chiều, xem qua thư-từ và

trông coi sự ấn-hành những tác-phẩm của

Tùng-lâm ; có khi Ngài đề-nghị thêm bớt trong

những bài báo. Hết tháng giêng thì bệnh-tình

không cho phép Ngài ngồi ở sảnh-đường để

ban Ân-điển nữa, người ta xây một phòng tắm

có hành-lang thông qua đối chiếu phiá đông

sảnh-đường. Ngài Bhagavan ở đó cho đến phút

cuối cùng. Có một mái hiên nhỏ ở ngoài để

Ngài ngồi ban Ân-điển cho tín-đồ mà bệnh-tình

của Ngài đã gọi hang trăm người đến Tiruvan-

namalai. Ngài tiếp-tục như thế cho đến phút

cuối và không cho người ta can gián, chừng

Page 486: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

480

nào còn có các tín-đồ ngồi ở hành-lang đối

chiếu với Ngài. Sau đó ít lâu, khi bệnh-tình

Ngài trầm-trọng thêm, tín-đồ lũ-lượt diễn-hành

từ sớm đến tối trước cửa buồng Ngài. Đến hôm

bệnh trở nên quyết-liệt thì sự ban Ân-điển mới

hoãn lại. Nhưng khi Ngài thấy không ai đến

tiếp-thụ Ân-điển nữa thì Ngài tỏ ra bất bình và

lại ra lệnh để họ tiếp-tục đến .

Cái nhọt tái hiện ngay trên vết thương

chưa khỏi, nó lại chạy lên đến vai và tất cả cơ-

thể đều bị nhiễm độc, sự suy-nhược đặc-biệt đã

hiện ra. Các bác-sĩ cho rằng vết thương chắc

phải làm cho đau đớn lắm. Ngài không ăn uống

gì nữa. Có khi người ta nghe thấy Ngài rên-rỉ

trong giấc ngủ, nhưng Ngài không tỏ ra dấu-

hiệu đau đớn gì khi tỉnh. Thỉnh-thoảng bác-sĩ

từ Madras đến thăm Ngài, đối với họ Ngài vẫn

tỏ ra lịch-sự hòa-nhã. Cho đến phút cuối cùng,

câu hỏi đầu tiên của Ngài là để biết xem các

tín-đồ có được nuôi dưỡng chu-đáo không .

Page 487: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

481

Ngài vẫn giữ được tinh-thần hài-hước,

cười rỡn về bệnh hoạn của mình, coi như là

không liên-can gì tới mình cả. Một nữ tín-đồ ở

phòng bên cạnh, trong lúc đau buồn về bệnh-

tình của Ngài, đã đập đầu vào cột. Ngài tỏ vẻ

ngạc-nhiên và nói : " Ôi, tôi tưởng bà ta đập

trái dừa ."

Khi nói với người hầu-cận và bác-sĩ

Krishnaswami, vừa là thày thuốc vừa là đệ-tử

của Ngài, Ngài giải-thích như sau : " Cái thân-

thể này ví như mảnh lá chuối, trên đó người ta

đã dọn biết bao nhiêu thức ăn ngon lành, sau

khi đã ăn xong, phải chăng người ta còn giữ lá

chuối ? Chúng ta có vứt bỏ nó đi không, sau

khi nó đã hết nhiệm-vụ của nó rồi ? "

Một lần khác, Ngài nói với người hầu-

cận : " Ai là người còn muốn mang gánh nặng

của thân-thể này, khi nó phải cần sự giúp-đỡ về

mọi phương-diện ? Anh có nghĩ đấy là tôi mà

phải ít ra bốn người để cáng-đáng gánh nặng ?"

Page 488: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

482

Và Ngài nói với đệ-tử khác : " Các con

hãy tưởng-tượng là các con đi đến một vựa củi

để mua một bó củi, và thuê người khuân vác

mang về nhà. Trong khi các con cùng đi đường

với y, thì y nghĩ về thời-gian chóng tới đích để

trút gánh nặng xuống. Cũng thế, bậc Đại-Giác

chỉ mong mau giải-thoát khỏi thân hủy-diệt ".

Rồi Ngài lại sửa lại để giải-thích câu nói trên :

" Nói thế có thể chính-xác đến một mức nào,

nhưng thực ra không phải hoàn-toàn đúng. Bậc

Đại-Giác ( Jnani ) không lo về sự bỏ rơi thể-

xác, Ngài thản-nhiên đối với sự tồn-tại hay

không của thân-thể vì không ý-thức đến sự có

hay không của nó . "

Một hôm, mặc dù không hỏi, Ngài giải-

thích cho một người trong đám hầu cận về sự

giải-thoát ( Moksha ) : " Anh có biết giải-thoát

là gì không ? Rũ sạch đau-khổ không có thật

và đạt tới hoan-lạc luôn luôn hiện-diện, đó là

giải-thoát ! "

Page 489: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

483

Người ta khó mất cái hy-vọng, dù bác-sĩ

đã thất-bại, nghĩ rằng Ngài có thể chữa khỏi

bằng chính quyền-năng của mình. Một tín-đồ

van xin Ngài chỉ có một ý-tưởng mong muốn

trở lại lành mạnh, chỉ một ý-nghĩ đó thôi là đủ

rồi, nhưng Ngài khinh-bỉ phản-đối : " Vậy ai

sẽ có cái ý-tưởng đó ? "

Đối với những người khác yêu-cầu Ngài

có ý muốn bình-phục, Ngài đáp : " Ai ở đây có

ý muôn ấy ? " Cái Ấy cá-nhân chống-đối với

định-mệnh không còn ở Ngài nữa ; nó là

" sự thống-khổ không thật " mà Ngài đã trút bỏ

đi rồi .

Một số tín-đồ lấy sự lành bệnh của Ngài

làm điều-kiện cho hạnh-phúc của mình đã

thỉnh-cầu : " Chúng con sẽ như thế nào nếu

không còn Ngài Bhagavan ? Chúng con quá

yếu-đuối để tự mình trông cậy vào mình.

Chúng con nương-nhờ cả vào Ân-điển của

Ngài ". Và Ngài trả lời : " Các con quá trọng

thân-thể của mình ", rõ-ràng ngụ-ý sự chết ở

Page 490: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

484

thân-thể vật-lý không làm gián-đoạn Ân-điển

và sự hướng-dẫn của Ngài .

Ngài còn nói : " Tín-đồ tưởng rằng tôi

đương chết, nhưng tôi không đi đâu cả. Tôi còn

đi đâu nữa, tôi ở tại đây ."

Bà Taleyarkhan, tín-đồ đạo Parsi cũng

van nài : " Xin Ngài Bhagavan hãy chuyển dịch

bệnh của Ngài sang cho tôi, cho phép tôi mang

bệnh thay Ngài ! " Và Ngài trả lời : " Thế thì ai

đã đem nó cho tôi ? "

Vậy thì ai đã đem bệnh lại cho Ngài, phải

chăng là độc-dược ở nghiệp-báo của chúng ta ?

Một đạo-sĩ người Thụy-Điển mộng thấy

cánh tay đau của Ngài, ông ta mở ra và nhìn

qua thấy trong ấy một người phụ-nữ tóc sõa bù

rối, người ta giải-thích ý-nghĩa của giấc mộng

ấy là Ngài Bhagavan đã gánh lấy nghiệp của bà

mẹ khi Ngài độ cho bà phút cuối cùng. Người

khác lại cho rằng hình-ảnh người đàn-bà ấy

Page 491: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

485

tượng-trưng cho toàn-thể nhân-loại hay là

chính tuồng ảo-hóa ( Maya ) .

Vào ngày thứ năm ( 13 - 4 ), một bác-sĩ

đem lại cho Ngài một liều thuốc để chữa bệnh

phổi, Ngài từ-chối : " Không cần-thiết, chỉ

trong hai ngày nữa mọi việc sẽ ổn cả ". Đêm

hôm ấy, Ngài yêu-cầu những người phục-dịch

lui ra mà đi ngủ hay là định-niệm và để Ngài

một mình .

Hôm sau, thứ sáu, bác-sĩ và những người

phục-dịch đã biết là ngày cuối cùng. Buổi sáng,

Ngài lại bảo họ lui về phòng tụng niệm. Buổi

trưa, người ta đem lại cho Ngài đồ ăn loãng,

Ngài hỏi giờ chính-xác như thường-lệ và nói :

" Từ nay trở đi thời-gian không còn ý-nghĩa

nữa." Ngài nhã-nhặn cảm-tạ những người đã

săn-sóc Ngài từ nhiều năm nay. Ngài nói :

" Người Anh có tiếng " thanks " để diễn-tả

điều mà tôi muốn nói lúc này, còn chúng ta chỉ

có chữ Santosham ( Tôi hoan-hỷ ) .

Page 492: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

486

Sáng sớm hôm đó, một đoàn người diễn

qua trước cửa, yên-lặng vì buồn-bã, lo-âu.

Cảnh-tượng ấy lại tái-diễn vào khoảng bốn

năm giờ chiều. Thân-thể Ngài bị bệnh tàn phá

làm cho co dúm lại, xương sườn lồi ra, da đen

xậm lại. Tất cả người ta thấy ở thân-hình Ngài

là di-tích của sự thống-khổ và đau-thương. Tuy

vậy mà trong mấy ngày cuối cùng, mỗi tín-đồ

còn nhận được một cái nhìn trực-tiếp chói-lọi,

thâm-trầm của sự biết ơn mà họ cảm thấy như

là một luồng Ân-điển truyền thẳng vào mình .

Tối hôm đó tất cả tín-đồ không giải-tán

sau lễ Ân-điển của Sư-phụ. Sự lo-âu cầm giữ

họ lại đấy. Vào lúc mặt-trời lặn, Ngài

Bhagavan yêu-cầu người hầu cận nâng Ngài

ngồi dậy. Họ đều ý-thức rằng một sự đụng

chạm rất nhỏ cũng làm cho Ngài đau-đớn,

nhưng Ngài bảo họ đừng bận tâm về điều ấy.

Ngài ngồi dậy dựa đầu vào tay người hầu cận.

Một bác-sĩ muốn tiếp cho Ngài dưỡng-khí,

nhưng Ngài lấy tay phải sua đi. Có chừng mười

hai người vừa bác-sĩ vừa hầu-cận tu-tập ở một

Page 493: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

487

căn phòng nhỏ bên cạnh. Hai người hầu-cận

quạt cho Ngài và những tín-đồ đứng ở bên

ngoài chỉ nhìn vào sự vận-động của chiếc quạt

mà biết rằng Sư-phụ hãy còn sống. Một phóng-

viên của tạp-chí Mỹ không sao cầm được sự

cảm-động trước cảnh-tượng ấy. Ông ta nguyện

không viết ra văn-tự những việc xẩy ra mà ông

đã chứng-kiến trước khi rời khỏi nơi đây, tức là

Tiruvannamalai, để tới khi có thể thấy được sự

bình-tĩnh mọi ngày, thì mới có thể viết lại

được. Đi theo ông còn có một nhà nhiếp-ảnh

của báo-chí Pháp .

Thình-lình, không ai ngờ một số tín-đồ

ngồi ở thềm hành-lang trước phòng của Sư-phụ

cất lên tiếng hát tụng Thần Siva Arunachala.

Nghe thấy tiếng hát Ngài mở choàng mắt ra

chói-lọi. Ngài mỉm nụ cười hiền-từ vô-tả, giọt

nước mắt an-lạc long-lanh trên mi mắt. Ngài

thở hắt ra một hơi dài rồi tắt nghỉ, không nấc,

không giẫy-giụa, không có gì biểu-lộ là Ngài

tắt nghỉ, duy không còn hơi thở nữa .

Page 494: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

488

Trong một lúc, mọi người đều ngơ-ngác,

điệu hát vẫn tiếp-tục. Một nhà phóng-viên Pháp

đến hỏi tôi Ngài tắt thở vào đúng lúc nào. Tôi

tin vào sự bình-tĩnh của các nhà báo nên tôi trả

lời y một cách phũ-phàng -- Tôi không biết ! --

Thế rồi tôi chợt nhớ lại thái-độ hòa-nhã của

Ngài Bhagavan, tôi bèn nói lại là -- đúng vào

lúc 8 giờ 47 phút. Bấy giờ y bèn kể lại cho tôi

rằng vào đúng giờ phút ấy trên đường y đi đến

đây có một ngôi sao lớn bay ngang qua trời.

Nhiều người đã nhìn thấy từ đàng xa ở Madras

và đã đoán ra điều báo trước của nó. Ngôi sao

ấy bay vút về phiá Đông Bắc tới núi Aruna-

chala .

Sự kinh-ngạc đầu tiên liền tiếp theo một

sự kêu gào buồn thảm. Người ta đặt thi-thể

Ngài ngồi ở trước hiên với tư-thế tĩnh-tọa. Đàn

ông, đàn bà tụ đông đến chấn-song hành-lang

để nhìn. Một phụ-nữ ngất đi còn những người

khác thì nức-nở .

Page 495: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

489

Sau đấy thi-hài được phủ một vòng hoa

rồi rời vào trong phòng và đặt lên một chiếc

ghế ngựa, các tín-đồ tụ-họp ngồi vây chung

quanh. Người ta đều thấy diện-mạo của Sư-phụ

bất-động như tảng đá ở trạng-thái Tam-muội,

nhưng diện-mạo ấy bị sự đau-đớn làm biến

dạng khiến cho mọi người đau lòng khi nhìn

thấy. Chỉ mãi đến đêm diện-mạo ấy mới trở lại

bình-thản huyền-nhiệm .

Những đệ-tử thức suốt đêm ở trong

phòng, còn nhiều người khác ở thị-sảnh thì lũ-

lượt cung kính diễn-hành một cách yên-lặng.

Họ từ tỉnh đến từng đám đông, diễn-hành và

hát bài cầu tụng Thấn Siva Arunachala khi trở

về .

Một số tín-đồ ở trong phòng cất tiếng hát

ca tụng và than-vãn ; một số khác ngồi yên-

lặng .

Điều đáng chú ý nhất không phải là sự

yên-lặng bao-trùm bởi vì họ thấy mất đi người

Page 496: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

490

ban Ân-điển làm ý-nghiã chân-thật của đời

sống. Ngay đêm đầu tiên và những đêm sau

này người ta mới cảm thấy ý-nghĩa sâu đậm

của Ngài Bhagavan : " Ta không đi đâu cả. Ta

còn đi đâu nữa ? Ta ở tại đây ! " Lời nói " ở

đây " không có ngụ ý vào giới-hạn không-gian,

thực ra nó có nghĩa là -- Cái Tự-Tính Tồn-Tại

không làm gì có sự thay-đổi, không có sự đi

đâu và sự biến-đổi đối với Cái Ấy Đại-Đồng.

Tuy nhiên, tín-đồ cảm thấy Hiện-diện của

Bhagavan nội-tại cũng như họ cảm thấy Hiện-

diện Thần-linh ở Tiruvannamalai, họ bắt đầu

coi thế như là một hứa hẹn đầy tình thương ân-

cần .

Trong đêm túc-trực, người ta phải quyết-

định về việc tống-táng Sư-phụ. Một số tín-đồ

nghĩ có thể chôn cất thi-thể của Ngài ở trong

căn phòng mới, nhưng đa số phản-đối cho rằng

về một mặt căn phòng nối với Đền khiến cho

bàn-thờ Ngài Bhagavan có vẻ kém quan-trọng

so với bàn thờ Bà Mẹ, sẽ làm mất cả thứ-tự

chính-đáng .

Page 497: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

491

Hôm sau toàn-thể đồng tình đào một cái

huyệt để mai-táng thi-hài Ngài Bhagavan với

nghi-lễ Thần-linh giữa căn phòng cũ và Ngôi

Đền .

Quần-chúng tụ-tập dự lễ mai-táng trong

bầu không khí đau buồn lặng-lẽ. Thôi còn đâu

nữa diện-mục đáng yêu, còn đâu nữa tiếng nói

biết bao quý-báu của Ngài. Từ nay trở đi, tảng

đá đen nhẵn bóng biểu-tượng Thần Siva đặt

trên ngôi mộ đã gợi cho người ta bề ngoài của

Sư-phụ, nhưng trong tâm-khảm mọi người vẫn

còn tồn-tại dấu-tích của Ngài BHAGAVAN

*****************

Page 498: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5
Page 499: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

493

- XVIII -

HIỆN - DIỆN TIẾP - TỤC

Quần-chúng giải-tán và Tùng-lâm vắng

tanh, khác nào một cảnh bỏ hoang như lò than

tắt lửa. Tuy vậy người ta không thấy sự biểu-lộ

đau đớn và thất-vọng thường diễn ra sau khi

một Sư-phụ Tâm-linh qua đời. Sự sinh-hoạt

bình-thường trước kia rất rộn-rịp thì nay không

có gì thay-đổi. Tín-đồ nhận ra dần dần tất cả sự

săn-sóc và âu-yếm của Sư-phụ Bhagavan đã

chứng-tỏ để sửa-soạn cho điều ấy. Những tuần

đầu có ít người muốn ở lại, và một số khác

muốn ở lại thì lại bị cản-trở .

Một thiểu-số có nhiệt-thành đối với Sư-

phụ thì tìm cách biểu-thị bằng hành-động. Họ

lập một ủy-ban để quản-lý Tùng-lâm. Đạo-sĩ

Niranjanananda bằng lòng cộng-tác với họ, họ

Page 500: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

494

cũng bằng lòng bầu ông làm Hội-trưởng. Còn

các tín-đồ khác họp thành từng nhóm rải-rác ở

khắp các tỉnh đến họp thường-xuyên .

Khốn thay, cũng lại có vài người phá-đám

và những người muốn tự đề-cao mình lên hàng

đầu. Những hạng người ấy thường hiện ra sau

khi một Chân Sư-phụ Tâm-linh qua đời, nhưng

lần này thì hạng người ấy có ít thôi, còn các

tín-đồ vẫn một lòng trung-tín. Mấy năm trước,

người ta đã ghi thành văn-kiện về sự quản-lý

Tùng-lâm, khi nào Sư-phụ không còn hiện-

diện. Một số tín-đồ đã đem lại trình Ngài

Bhagavan lúc sinh-thời, Ngài đã đọc qua những

điều-lệ ấy và biểu-đồng-tình. Sau đó tất cả

những người có mặt đều ký tên chứng-nhận .

Các điều-lệ được quy-định vắn-tắt như

sau :

1/ Người ta phải đến tưởng-niệm trước

mộ Ngài Bhagavan và Bà Mẹ Ngài .

Page 501: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

495

2/ Gia-đình người con Đạo-sĩ

Niranjanananda được Tùng-lâm chu-cấp hàng

tháng .

3/ Trung-tâm Tâm-linh Tiruvannamalai

phải duy-trì sinh-hoạt.

Người ta về sau góp thêm những quyết-

định khác nữa, nhưng Ngài Bhagavan không

bằng lòng .

Chính điều-lệ thứ 3 là di-chúc chính quy-

định phận-sự. Những tín-đồ tôn-trọng điều-lệ

trên tùy theo tính-tình và khả-năng. Có người

không làm gì khác hơn là ngồi yên-lặng chìm

vào trong thiền-định, hay là chỉ đến khi nào có

cơ-hội để tìm an-ủi và chứng-tỏ lòng nhiệt-

thành sùng-bái và tri-ân. Có tín-đồ nói rằng :

" Những bài giảng của Sư-phụ có thể giải-trí

cho một số thính-giả hàng giờ, tuy không tu

sửa con người, nhưng sự yên-lặng có ích lợi

bền dai cho toàn-thể nhân-loại." Có thể sự

định-niệm ấy của họ còn xa với trạng-thái yên-

Page 502: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

496

lặng tâm-linh phi-thường của Ngài Bhagavan.

Nhưng không những nó tiếp-thụ Ân-điển của

Ngài mà còn truyền-bá nữa. Và sự truyền-bá ấy

chỉ có thể hiệu-nghiệm một phần nào thôi,

nhưng hợp sự sùng-bái và định-niệm lại thì

hiệu-quả được bội phần. Lại có những tín-đồ

khác nhờ lời nói hay văn-tự tạo nên chung-

quanh họ một sự chú ý có thể biến thành hiểu-

biết thâm-thúy .

Những tín-đồ chuyên tâm vào sự hoạt-

động bên ngoài thì đảm nhận tổ-chức. Nó cũng

là một con đường đạo-dẫn ( Sadhana ) mà Ngài

Bhagavan chỉ thừa-nhận trong tinh-thần ấy

thôi. Các tin-đồ hy-vọng sẽ xây lên được một

phòng riêng cho sự định-niệm. Hiện nay ngoài

ngôi Đền thờ và căn phòng cũ, chỉ có ngôi mộ

bằng đá, bên trong có tượng một Linh-phù

( Lingam ) có mái lợp lá dừa .

Bàng-bạc khắp nơi người ta cảm thấy sự

hiện-diện của Ngài Bhagavan, nhưng không-

khí có khác nhau. Buổi sáng và buổi chiều có

Page 503: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

497

hát Kinh thơ Vệ-Đà ( Panayanam ) trước mộ

cũng như trước kia khi Ngài còn sống. Các tín-

đồ ngồi đấy định-niệm cũng như trước kia họ

ngồi định-niệm trước mặt Ngài trong phòng, và

họ tri-giác như trước thấy cùng cái quyền-năng,

cùng sự đạo-dẫn tế-nhị tương-tự .

Trong khi tụng hát, họ làm lễ cúng-dường

trước mộ và đọc lên 108 danh-hiệu của Ngài

Bhagavan. Nhưng ở trong phòng xưa, người ta

thở một không-khí êm-đềm hơn, thân-mật hơn

do sự hiện-diện thực-tại lâu năm của Sư-phụ đã

tạo nên. Mấy tháng sau khi Sư-phụ nhập-tịch

có xẩy ra một trận cháy, làm hư-hại căn phòng,

nhưng may thay không thiêu-hủy hoàn-toàn .

Căn phòng mà Ngài Bhagavan trụ-trì

trong những ngày sau cùng thì vẫn còn (1954).

Một bức chân-dung của Sư-phụ có vẻ sống-

động và đáp-ứng sự sùng-bái của tín-đồ. Người

ta cũng còn thấy nhiều đồ-vật mà Sư-phụ từng

dùng hay đã sờ mó đến : cây gậy ; những bầu

đựng nước ; một chiếc quạt bằng lông công ;

Page 504: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

498

thư-viện lưu-động và kể cả chiếc giường hiện

nay vắng bóng Ngài. Căn phòng ấy hình như

gây cho người ta một sự xúc-động, tuy vậy nó

tỏa ra một luồng ân-huệ vô-tả. Một pho tượng

của Ngài được dựng lên ở trong một căn phòng

mới. Người ta đã ước định sẽ tạc tượng Ngài,

nhưng không tìm được một nhà điêu-khắc có

khả-năng tạc nên hình-ảnh thỏa-đáng. Có lẽ

người ấy phải tự mình được thấy sự huyền-diệu

của Ngài Bhagavan, được Ngài khởi-hứng, vì

rằng không phải vấn-đề diễn-tả được những nét

của con người mà là biểu-thị năng-lực và vẻ

đẹp Thần-linh xuyên qua những nét ấy .

Khuôn-viên của Tùng-lâm là Thánh-địa,

cả đến miền phụ-cận. Sự bình-an của những

địa-điểm ấy bao-phủ và thâm-nhập vào người

ta. Không phải bình-an thụ-động mà là một

không-khí khích-động. Cả đến những không-

khí ở đây cũng được sự hiện-diện của Ngài làm

cho thơm-tho .

Page 505: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

499

Hẳn rằng sự hiện-diện ấy không từng bao

giờ giới-hạn vào thị-xã Tiruvannamalai. Bất cứ

đệ-tử ở chỗ nào cũng thấy Ân-điển và sự hộ-trì

của Ngài, cùng sự hiện-diện nội-tại của Ngài.

Sự hiện-diện không những chỉ mãnh-liệt ở lúc

này mà còn mạnh-liệt hơn cả trước kia. Tuy

nhiên, bây giờ cũng như trước, sự an-ủi cho

một cuộc hành-hương đến Tiruvannamalai đã

thâm-nhập vào tâm-hồn họ, và khu cư-ngụ ở

đấy có một vẻ đẹp khôn tả .

Có những bậc Thánh từng hứa-hẹn trở lại

trần-gian để tiếp-tục hướng-dẫn tín-đồ của

mình trong cuộc đời tái-sinh, nhưng Ngài

Bhagavan là bậc Đại-Giác, không còn một chút

dấu-tích của Tiểu-Ngã để tái-sinh, và các tín-đồ

đều biết như thế. Điều Ngài hứa-hẹn thì khác :

" Ta không đi đâu cả ! Ta còn đi đâu nữa ? Ta

luôn luôn ở tại đây ! " Không cả đến : " Ta sẽ

ở tại đây ", mà là " Ta hiện-tại đây " . Bởi vì

đối với bậc Đại-Giác thì không còn biến-đổi,

không có thời-gian, không có sai-biệt giữa quá-

khứ và tương-lai, không đi đâu cả, chỉ có Hiện-

Page 506: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

500

tại Vĩnh-cửu là toàn-thể thời-gian đại-đồng.

Không có không-gian " Vô sở bất tại ". " Tại

đây ", điều Ngài khẳng-định là Hiện-diện liên-

tục không gián-đoạn, sự đạo-dẫn liên-tiếp của

Ngài .

Từ lâu Ngài nói với Sivaprakasam Pillai :

" Người đã tiếp-thụ Ân-điển của Sư-phụ thì

chắc-chắn được cứu-độ, và không bao giờ bị bỏ

rơi nữa ". Và những tín-đồ bầy tỏ sự lo sợ bị

Ngài bỏ rơi khi Ngài lâm bệnh cuối cùng, cùng

sự yếu-đuối luôn luôn cần đến Ngài, thì Ngài

trả lời như đã nói trên : " Các con chú-ý quá-

đáng vào thân-thể của mình ."

Các tín-đồ sớm tỉnh-ngộ ra rằng điều ấy

rất thật. Hơn bao giờ hết, Ngài trở nên Sư-phụ

Nội-tâm. Những người nương-tựa vào Ngài

bây giờ cảm thấy sự đạo-dẫn của Ngài còn

linh-hoạt hơn, mãnh-liệt hơn. Tư-tưởng của họ

gắn liền vào Ngài bền-bỉ hơn. Khoa Cứu-tầm

Tự-Tính dẫn đến Sư-phụ Nội-tâm, dễ trưởng-

thành hơn, dễ đạt được hơn. Định-niệm đem

Page 507: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

501

luồng Ân-điển mau lẹ hơn. Sự phản-ứng của

hành-vi thiện, ác thì nhanh chóng và mạnh-mẽ

hơn. Sau sự xúc-động mạnh đầu tiên, các tín-đồ

lại cảm thấy như bị thu-hút đến Tiruvanna-

malai. Đấy không phải chỉ ở kiểu nội-hướng để

cảm thấy sự hiện-diện liên-tục của Ngài .

Một tín-đồ là bác-sĩ T.N. Krishnaswami

tin rằng mình chỉ liên-hệ vào Sư-phụ Bhagavan

bằng tình-yêu cá-nhân và sùng-bái, nên đã nói

sau một cuộc Đại-định ( Mahasamdhi ) : " Đối

với người như tôi, tất cả đều hết rồi " .

Mấy tháng sau trở lại thăm tỉnh Tiruvan-

namalai, ông ta nói : " Ngay những ngày trước

không làm gì có sự an-lạc và tốt đẹp như bây

giờ ". Và đấy không phải lời nói kiểu nội-quan

mà ông cảm thấy sự dẫn-đạo nội-tại trong lòng,

mà là một đáp ứng ngay cho sự tín-ái, sùng bái.

Các tín-đồ luôn luôn là một đại gia-đình,

nhưng nay một ý-thức thân-thuộc mạnh hơn đã

nẩy nở ở họ. Họ tụ-họp ở căn phòng cũ và

Page 508: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

502

thảo-luận về giáo-lý của Sư-phụ Bhagavan và

ôn lại với nhau những kỷ-niệm xưa, đưa ra

ánh-sáng những thực-nghiệm về lời dạy của

Sư-phụ mà trước kia không ai cảm thấy cần

phải bàn-luận .

Những bí-quyết của Núi Arunachala cũng

trở nên dễ hiểu hơn. Ngày xưa, nhiều người

trong hàng tín-đồ không ai cảm thấy quyền-

năng của Núi. Đối với họ, nó chỉ là một ngọn

núi đá và đất thường, có cây-cối bao-bọc như

các núi khác. Bà Talayarkhan, một tín-đồ đã

nói ở chương trên, một hôm ngồi trên sườn núi

vời một người bạn, nói chuyện về Ngài Bhaga-

van. Bà nói : " Bhagavan là một Thượng-Đế

đang lưu-hành, tất cả lời cầu-nguyện của ta đều

được Ngài đáp-ứng. Đấy là thực-nghiệm của

tôi. Bhagavan nói rằng ngọn núi này chính là

Thượng-Đế hiện-thân. Tôi không hiểu được hết

tất cả, nhưng Bhagavan nói thế nên tôi tin."

Bạn của bà, một tín-đồ Hồi-giáo còn quan-hệ

với truyền-thống lịch-sử về văn-hóa Ba-Tư,

đáp lại bà : " Theo tín-ngưỡng Ba-Tư của

Page 509: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

503

chúng tôi thì nếu mưa xuống, tôi sẽ cho là một

bằng-chứng điều bà nói." Tức thì lúc ấy đổ

xuống một trận mưa rào. Hai bà xuống núi ướt

lướt-mướt kể lại câu chuyện .

Nhưng từ khi tinh-thần Sư-phụ Bhagavan

rời khỏi thể xác và một ngôi sao sáng bay

ngang trời về phiá Núi thì tín-đồ cảm thấy trực-

tiếp nó là Thánh-địa ; họ cảm thấy cái bí-quyết

của Bhagavan ở Núi .

Một truyền-thống cố-hữu cho rằng Núi

Arunachala thành-tựu các nguyên-vọng, và

cuộc hành-hương về Núi trải qua hàng thế-kỷ

để cầu-nguyện được ân-huệ, nhưng những

người cảm thấy an-lạc sâu xa hơn thì không

ước-vọng, vì con đường của Arunachala là con

đường của Ngài Bhagavan là giải-thoát con

người khỏi ước-vọng, và nó là sự thành-tựu

hơn .

" Khi nào tới gần để chiêm-ngưỡng

Ngài ở hình-tướng, Ngài đứng sừng-sững

như một quả Núi trên mặt đất. Kẻ nào tìm

Page 510: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

504

hình-tướng, vô-tướng đó, thì tựa như

khách lữ-hành đi khắp mặt đất để tìm

không-gian vô-hình. Không nghĩ đến bản-

tính của Ngài là bỏ mất đồng-nhất-tính

của mình, thì chẳng khác gì con búp-bê

đường tìm vào trong biển-cả. Đến khi tôi

thấy được tôi là ai thì còn cái gì khác hơn

là chính Ngài, cái đồng-nhất-tính của tôi .

" Hỡi Thần Núi Arunachala, Ngài

sừng-sững cao vọi ! "

_ ( Tám bài thơ về Ngài Arunachala )

Chỉ những người đã từng có mặt và đã

nhìn thấy vẻ đẹp của Ngài Bhagavan ở hình-

tướng nhục-thể mới cảm thấy hấp-dẫn. Họ là

những người có may-mắn vô-giá, nhưng các

người khác cũng bị hấp-dẫn về Ngài, về Núi

Arunachala. Chỉ cần ghi nhận hai trường-hợp :

Cô Hower đã chờ mười bốn năm, sau khi đọc

cuốn sách " Ấn-Độ Huyền-bí " ( A Search in

Secret India ) của Paul Brunton mới có khả-

năng đến được Tiruvannamalai. Cơ-hội đem lại

cho cô điều-kiện ấy chỉ sau khi Ngài Bhagavan

Page 511: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

505

đã vào Đại-định. Cô ta đã bỏ việc và bán tất cả

tài-sản để có một số tiền cần-thiết. Cô chỉ đủ

phương-tiện ở lại đấy vài tuần. Nhưng cô đã

cảm thấy Ân-điển ở sự Hiện-tại của Ngài, cô

nói : " Tôi tưởng tôi sẽ thất-vọng khi nhận

được tin Ngài đã tịch, nhưng sự thực tôi không

thất-vọng. Những giờ phút ngắn-ngủi nhất của

những ngày có mặt tại đấy cũng đáng là những

giờ phút đáng sống. Tôi chỉ khao-khát có ngày

trở lại ."

Việc trở lại là ở trong tay Ngài Bhagavan.

Bây giờ cũng như trước kia Ngài kéo về mình

và về Tiruvannamalai bất cứ ai Ngài muốn. Cô

Howes tin vào kinh-nghiệm đã trải qua của cô,

là khi trở về Mỹ cô dễ tìm thấy việc làm mới.

Nhưng lần này sự việc không xẩy ra như ý cô

tưởng. Hết tuần này sang tuần khác, không thấy

gì như ý cô muốn cả. Rồi cô nghe nói có một

chỗ làm tốt bỏ trống. Cô được hỏi ý và người ta

bảo cô có thể được chỗ làm ấy nếu cô muốn,

nhưng nó ở tận bên Ấn-Độ. Do đấy mà sự trở

lại Tiruvannamalai đã được dễ-dàng .

Page 512: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

506

Bác-sĩ Acharya xin về hưu-trí sau nhiều

năm hoạt-động thành công ở Trung-Ấn và ông

ta định dành những ngày chót của cuộc đời để

cầu tìm tâm-linh. Ông đã chu-du khắp Ấn-Độ,

thăm hết Đền này đến Tùng-lâm khác mà chưa

tìm được sự an-ổn cho tâm-hồn. Sau cùng ông

đền Tiruvannamali. Tức thì ông cảm thấy

" đây là quê nhà " của mình và bèn định-cư làm

bác-sĩ của Tùng-lâm .

Sau một thời-gian ông cảm thấy chán-nản

cũng như những người khác đến đây trước ông,

vì không thấy tinh-thần tiến-bộ. Ông đến khóc

trước mộ Ngài Bhagavan : " Tại sao Ngài dẫn

tôi đến đây. Ngài Bhagavan ! Nếu Ngài không

định ban cho tôi sự an-tĩnh tâm-hồn mà tôi tìm

kiếm ? "

Ngay đêm hôm ấy, ông ta mộng thấy

Ngài Bhagavan ngồi trên giường thiền của

Ngài. Ông lại gần, quỳ xuống. Ngài Bhagavan

ôm lấy đầu ông và hỏi : " Cái gì đã làm cho

ông buồn nản ? " Sau khi nghe lời ta-thán của

Page 513: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

507

ông, Ngài trả lời như Ngài đã từng trả lời cho

các tín-đồ lúc bình-sinh : " Sự thực không phải

ông không tiến-bộ, chính tôi mới biết được

điều ấy, chẳng phải ông ". Bác-sĩ Acharya cãi

lại : " Nhưng tôi phải đạt tới sự thực-hiện ngay

trong đời này, bây giờ. Sao tôi còn phải chờ

đợi. Sao mà nó đến chậm như thế ? "

Ngài Bhagavan cười : " Đấy là định-mệnh

của ông ( Prarabdha Karma ) ."

Những lời giải-đáp của Ngài trong mộng

cho những người chưa từng nhìn thấy Ngài lúc

sinh-thời cũng đúng như những lời Ngài có thể

giải-đáp khi còn sống. Cũng như trước kia,

những lời ấy không phải chỉ an-ủi khích-lệ mà

còn hấp-dẫn vô-cùng và ân-cần nữa .

Còn có những người khác cũng đến

Tùng-lâm, Ananda Mayi Ma, một nữ Thánh có

tiếng xứ Bắc-Ấn đến tận mộ Ngài và từ-chối

ngồi ở ghế danh-dự đã dành cho Bà, Bà nói :

" Sao có sự bầy vẽ phiền-phức thế ? Tôi đến

Page 514: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

ADPH RAMANA MAHARSHI

508

đây để tôn-vinh đức Cha tôi và tôi có thể ngồi

xuống đất như mọi người ."

Một nữ Thánh miền Nam-Ấn, khi bà

Taleyarkhan hỏi về bản-thân Bà cùng các vị

Thánh khác còn sống trong nhục-thể. Nữ

Thánh trả lời : " Ngài Bhagavan là mặt-trời mà

chúng tôi là những tia-sáng mặt-trời. Lịch-sử

Ngài Bhagavan Ramana Harshi không kết-thúc

tại đây cũng như Chúa Jésus không kết-thúc ở

nơi cây Thánh-giá. Sự thực Ngài Bhagavan

không mang lại cho thế-giới một tôn-giáo mới,

nhưng mà là một hy-vọng mới, một con đường

mới cho những người hiểu-biết và khát-vọng từ

các địa-phương và các tôn-giáo đang ở thời

mạt-pháp. Ảnh-hưởng của Ngài không chỉ giới-

hạn vào đời sống thân-thể vật-lý của Ngài. Đối

với những người lo-sợ về sự dẫn đạo tâm-linh

của Ngài chấm-dứt với sự qua đời của Ngài thì

Ngài trả lời vắn-tắt :

" Các con gán cho thân-thể một sự

quan-trọng quá đáng " .

Page 515: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

509

Ngày nay cũng như ngày trước Ngài

Bhagavan hướng dẫn tất cả mọi người đến gần

Ngài và nâng-đỡ tất cả những người tin-tưởng

vào Ngài. Đối với tất cả ai cầu tìm ở đâu, Ngài

hiện tại đấy .

*

***********

*************************

Page 516: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

RAMANA

MAHARSHI VỚI CON ĐƯỜNG

TỰ BIẾT MÌNH

Nguyên-Tác :

" RAMANA MAHARSHI AND

THE PATH OF SELF KNOWLEDGE "

By

ARTHUR OSBORNE

Dịch-Giả :

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

Page 517: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

PHỤ LỤC

I._ Ta Là Ai ? Who Am I ? ............................1

II._ Thơ Vịnh Viên Ngọc Quý Về Khoa

Biện-Biệt Của Sư-Phụ Sankara .........23

III._ Thơ Tụng Đạo Yoga Vasishtha ..........33

Đạo-Dẫn Tiên-Tri

Page 518: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5
Page 519: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

1

TA LÀ AI ?

( WHO AM I ? )

Tất cả mọi người luôn luôn khao-khát

một hạnh-phúc không bị buồn-phiền khuấy-rối.

Và rồi mỗi người chúng ta cảm thấy một tình-

yêu nồng-hậu đối với chính mình, như thế chỉ

vì một sự thực này : Hạnh-phúc là bản-tính

chân-thật của chúng ta. Như vậy để thực-hiện

cái hạnh-phúc lâu bền và không vẩn đục ấy, mà

thực ra chúng ta thực-nghiệm hàng ngày khi

tinh-thần chúng ta nhập vào giấc ngủ-say, thì

cốt-yếu là chúng ta phải tự biết lấy ta. Muốn

đạt tới cái biết ấy, có cách hoàn-hảo nhất là tự

đặt câu hỏi " Ta là ai ? " Ta không phải là

thân-thể vật-chất, ta cũng không phải là năm

Page 520: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

R. MAHARSHI TA LA AI ?

2

giác-quan ( nhỡn, nhĩ, tị, thiệt, thân ) với những

tác-dụng của chúng ( thị, thính, khứu, vị, xúc ).

Ta không phải là năm cơ-năng bên ngoài ( cơ-

quan phát-âm và ngôn-gnữ, chân tay cai-quản

cử-chỉ và vận-động của thân-thể, hậu-môn bài

tiết uế-chất, và cơ-năng sinh-lực đem lại sự

thích-thú ). Ta cũng chẳng phải năm sinh-lực

( chúng kiểm-soát hơi-thở, tiêu-hóa, thâu-hóa,

mạch máu lưu-hành, mồ-hôi và bài-tiết ). Ta

cũng không phải tinh-thần suy-tưởng. Ta cũng

không phải trạng-thái vô-thức ngủ-mê, nó chỉ

giữ lại được những khuynh-hướng tinh-vi của

tinh-thần và nó giải-phóng ta khỏi hoạt-động

tác-dụng của quan-năng và của tinh-thần, và

không biết có những đối-tượng của tri-giác .

Kết-quả, sau khi đã gạt bỏ đại-khái tất cả

phụ-thuộc vật-lý trên đây với những tác-dụng

của chúng, sau khi tự nói : " Ta không phải cái

này ; không, ta cũng không phải là cái này hay

cái kia ", thì chỉ còn có một vật xót lại, cô-liêu,

là cái Biết thuần-túy. Đấy mới thật là ta. Cái

Page 521: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

3

Biết ấy bản-chất nó là SAT ( hiện-hữu ) CHIT

( ý-thức ) ANANDA ( Cực-lạc ) .

Nếu tinh-thần vốn là dụng-cụ để biết và

cơ-bản của tất cả hoạt-động giảm đi, thì tri-giác

về thế-giới như là thực-tại khách-quan cũng

ngừng lại. Năm trường-hợp về tri-giác huyễn-

ảo về con rắn lầm ra cái thừng, thì cái thừng

trên ấy có huyễn-tượng không được tri-giác là

cái thừng. Cũng vậy mà trừ-phi tri-giác về bản-

tính ảo-hóa của thế-giới là thực-tại khách-quan

có mất đi thì chúng ta mới có thể thấy được

bản-tính chân-chính của thực-tại .

Tinh-thần là một năng-lực duy-nhất trong

Đại-Ngã ( Atman ). Nó là môi-giới cho tư-

tưởng xuất-hiện ở ta. Nếu sau khi đã tiêu-trừ

hết tư-tưởng, chúng ta cố tìm kỹ xem có còn lại

gì không, bấy giờ chúng ta sẽ thấy rằng tinh-

thần không còn ngoài tư-tưởng. Vậy thì tư-

tưởng chính là tinh-thần .

Page 522: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

R. MAHARSHI TA LA AI ?

4

Thế-giới vật-chất này cũng như thế,

không có ở ngoài và biệt-lập với tư-tưởng. Tam

giới duy-tâm, vạn-pháp duy-thức ( Thế-Thân ).

Ở trạng-thái ngủ-say chúng ta không có tư-

tưởng thì cũng không có thế-giới nữa. Ở trạng-

thái mộng và thức thì tư-tưởng cùng với thế-

giới lại xuất-hiện. Ví như con nhện tự rút

mạng-nhện tự trong mình nó ra để rồi lại thu về

bản-thân nó, tinh-thần cũng phóng-đại ra thế-

giới từ trong tinh-thần ra để rồi lại thu vào

chính bản thân của tinh-thần .

Chúng ta tri-giác thế-giới như là một

thực-tại ảo-hóa không khách-quan khi nào tinh-

thần ta tự đối-tượng-hóa ra bên ngoài và cũng

bỏ sự đồng-nhất-tính của nó với Tự-Tại (Self).

Khi người ta tri-giác thế-giới cách ấy thì chân-

tướng của Tự-Tại không được biểu-lộ. Trái lại

khi nào người ta thực-hiện được Tự-Tại thì bấy

giờ thế-giới không còn hiện ra như là một

Thực-Tại khách-quan nữa .

Page 523: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

5

Nhờ sự cứu-xét đúng-đắn và liên-tiếp

kiên-nhẫn về chính bản-tính của tinh-thần, tinh-

thần biến-hóa ra Cái Ấy có liên-hệ ra cái TA.

Cái Ấy chính thực là Tự-Tại. Tinh-thần có thể

có được là nhờ nương-tựa vào một cái gì rộng

lớn hơn. Tự nó không thể tự-tồn được một

mình. Chính cái tinh-thần ấy người ta gọi bằng

danh-từ khác là TÍNH, NGÃ, hay Linh-Hồn.

Cái tư-tưởng đầu tiên của tất cả tư-tưởng nổi-

hiện lên trong tinh-thần là cái tư-tưởng nguyên-

thủy ( TA ). Chỉ sau tư-tương TA ấy phát-sinh

mà vô số các tư-tưởng khác mới xuất-hiện. Nói

cách khác thì chỉ sau khi nhân-danh đại-danh-

từ cho ngôi chủ-từ thứ nhất TA nổi lên thì các

đại-danh-từ của ngôi thư hai ANH, nó mới có

được ở tinh-thần, chúng không thể đứng không

có ngôi thứ nhất được .

Bởi vì tất cả tư-tưởng khác chỉ có thể

thành được sau khi tư-tưởng TA đã phát-sinh,

và bởi vì tinh-thần chỉ là một mớ tư-tưởng cho

nên chúng ta chỉ có thể chinh-phục được nó

bằng câu hỏi " Ta là Ai ? ". Vả chăng tư-tưởng

Page 524: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

R. MAHARSHI TA LA AI ?

6

toàn-diện TA ngụ trong một câu hỏi như thế thì

đã phá hủy mọi tư-tưởng khác rồi, kết-cục nó

tự phá hủy nó đi hay mai một đi, khác nào que

củi dùng để đốt đài hỏa-thiêu, kết-cục cũng bị

thiêu nốt vậy .

Dù trong khi xét-cứu như thế có những

tư-tưởng khác nẩy-nở thì ta không nên tìm bổ-

túc cho những tư-tưởng ấy, mà trái lại ta phải

tự hỏi một cách sâu xa rằng : " Cái tư-tưởng

này hiện ra cho ai ? " Bất luận các số tư-tưởng

hiện ra như thế có nhiều đến mấy đi nữa, nếu

chúng ta chuyên-chú tinh-thần tự hỏi ngay

chính vào lúc mỗi tư-tưởng đơn-thuần nổi hiện

và hỏi xem nó xuất-hiện cho ai, thì chúng ta sẽ

thấy ngay nó xuất-hiện ra cho Ta. Nếu bấy giờ

chúng ta tự đặt cho mình câu hỏi " Ta là Ai ? "

thì tinh-thần liền đổi hướng và tư-tưởng đang

nẩy nở sẽ biến đi ngay tại chỗ. Cứ như thế mà

chúng ta kiên-nhẫn mãi lên để xét-cứu Tự-Tại

thì tự-nhiên tinh-thần có được năng-lực và thế-

lực mạnh hơn và lớn hơn để tồn-tại nơi nguồn-

gốc của nó .

Page 525: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

7

Chỉ khi nào tinh-thần phô-diễn hoạt-động

của trí-thức và giác-quan thì cái thế-giới hình-

danh sắc-tướng này mới xuất-hiện. Mặt khác,

khi nào tinh-thần thu về tâm và ngưng lại tại

đấy thì thế-giới hình-danh sắc-tướng mới biến

đi. Phương-pháp thúc-ước tinh-thần không cho

nó phóng ra và thu nó vào Tâm gọi là nội-

hướng ( Câu kỳ phóng tâm _ Mạnh-Tử ),

ngoại-hướng là thả lỏng cho tinh-thần để nó tự

trong Tâm phóng ra ngoài .

Cứ như thế chúng ta thu-hồi được tinh-

thần vào Tâm thì cái Ngã và cái Ta trung-tâm

và vô số tư-tưởng rút cục sẽ biến đi và cái Biết

thuần-thúy ( Ý-Thức ) hay Tự-Tại tồn-tại trong

tất cả những trạng-thái của tinh-thần một mình

nổi hiện sáng-ngời diệu-minh. Các trạng-thái

đó không còn một dấu vết nhỏ nào về tư-tưởng

TA, ấy là chân bản-thể của chính mình. Và

trạng-thái ấy gọi là Tịch-Tĩnh .

Cái trạng-thái mong-manh liên-hệ với

tồn-tại thuần-túy thì được biết là tư-tưởng của

Page 526: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

R. MAHARSHI TA LA AI ?

8

Tuệ. Sự liên-hệ ấy có nghĩa là ngụ-ý lệ-thuộc

hoàn-toàn của tinh-thần vào Tự-Tại. Chỉ trạng-

thái ấy mới gọi được là Tuệ, tất cả quyền-năng

tâm-linh của tinh-thần như tiên-tri, thần-giao

cách-cảm, thấu-thị không được coi là Tuệ .

Chỉ Đại-Ngã ( Atman ) một mình hiện-

hữu và có thật. Thế-giới, Linh-hồn cá-nhân và

Thượng-Đế đều như là ảo-ảnh của kim-ngân

trong xà-cừ, tạo-tác tưởng-tượng trong Đại-

Ngã. Chúng biểu-hiện cùng một lúc. Sự thực,

chỉ có Tự-Tại là thế-giới của Cái Ta và

Thượng-Đế. Tất cả cái gì có hiện-hữu chỉ là

biểu-hiện của Tối-Cao .

Cách hữu-hiệu nhất để giảm bớt tinh-thần

đi là sự cầu tìm Tự-Tại. Tất cả những cách

khác có thể làm cho tinh-thần giảm đi được chỉ

là giảm đi bề ngoài, nó sẽ lại nổi-hiện lên .

Bởi thế mà tinh-thần giảm đi bằng cách

Chỉ-định ( Pranayama ) ( Ước-thúc và kiểm-

soát hơi thở và năng-lực sinh-lý ). Nhưng tinh-

Page 527: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

9

thần chỉ giảm đi chừng nào có sự kiểm-soát hơi

thở và năng-lực sinh-lý thôi. Một khi hơi thở và

năng-lực sinh-lý không bị ước-thúc nữa thì

tinh-thần lại phóng ra lập-tức và hoạt-động qua

những năng-lực của những khuynh-hướng tế-

nhị tiềm-tàng .

Nguồn-gốc của tinh-thần và của hơi thở

cùng năng-lực sinh-lý là một. Sự thực đa số tư-

tưởng hợp nên tinh-thần, tư-tưởng TA là tư-

tưởng nguyên-thủy của tinh-thần và cái ấy

chính là cái Ngã. Hơi thở cùng bắt-nguồn ở

chính nơi xuất-hiện ra cái Ngã, do đấy khi tinh-

thần giảm đi thì hơi thở và sinh-lực cũng giảm.

Và ngược lại khi bên này bớt đi thì bên kia

cũng bớt theo .

Hơi thở và sinh-lực cũng được coi như là

những biểu-hiện thô-sơ của tinh-thần. Cho đến

lúc chết tinh-thần vẫn bảo-vệ và duy-trì những

năng-lực ấy trong thân-thể. Khi sự sống tắt,

tinh-thần ôm-ấp lấy chúng và mang đi. Tuy

nhiên trong lúc ngủ-say những sinh-lực ấy vẫn

Page 528: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

R. MAHARSHI TA LA AI ?

10

tác-dụng mặc dầu tinh-thẩn không biểu-lộ.

Điều này là do định-mệnh thiêng-liêng tạo nên,

có mục-đích để bảo-vệ cho thân-thể, không cho

ngờ-vực về trạng-thái ngủ-say với trạng-thái

chết. Nếu Tạo-hóa không xắp đặt như thế thì

thân-thể ngủ-say nhiều khi sẽ bị đốt sống.

Tinh-thần để lại đàng sau như một giám-thị cái

sinh-lực biểu-hiện là hơi thở. Nhưng trong

trạng-thái thức và trạng-thái xuất-thần Tam-

muội ( Samadhi ) khi tinh-thần rút đi thì sinh-

khí cũng rút đi theo. Bởi lý do ấy mà tinh-thần

có khả-năng bảo-vệ và kiểm-soát hơi thở cùng

sinh-lực và do đấy mà nó thâm sâu hơn. Phép

Chỉ-định ( Pranayama ) chỉ giúp cho ta làm chủ

tinh-thần chứ không làm cho tinh-thần tĩnh hẳn

được .

Cũng như phép Chỉ-định ( định-niệm vào

hình-tướng ), phép Hiện-chú, Hô-danh ( nhắc

lại những danh-hiệu thiêng-liêng hay những

danh-hiệu thần-linh ) và phép Tuyệt-thực chỉ

giúp chúng ta kiểm-soát được tinh-thần mà

thôi. Thực-hành Thiền-định ( Dhyana ) thì tinh-

Page 529: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

11

thần tập-trung vào một điểm độc-nhất. Ví như

cái vòi con voi luôn luôn động-đậy sẽ ngừng lại

nếu người ta buộc nó vào xích sắt, con voi vẫn

theo đuổi đường đi của nó mà không tìm kiếm

la bà vật gì khác nữa, tinh-thần chúng ta cũng

thế, luôn luôn vọng-động, bị lôi cuốn vào tập

quen với danh-hiệu và hình-tướng ; trong

trạng-thái Thiền-định nó sẽ bám chặt vào một

điểm duy-nhất .

Khi nào tinh-thần phân-tán vào vô số

những điểm khác nhau, thì mỗi tư-tưởng đặc-

thù sẽ trở nên hết sức mơ hồ và không có hiệu-

lực. Trái lại khi nào những tư-tưởng như thế

bớt đi cho đến khi tắt hẳn thì tinh-thần định-

hướng cả vào một chiều và có được sức mạnh

và một khả-năng để bảo-tồn. Nó sẽ dễ-dàng đạt

được kết-quả hoàn-hảo trên đường cầu tìm Tự-

Tại ( Atma Vichara ) .

Những khuynh-hướng tế-nhị và tiềm-tàng

của tinh-thần quan-hệ với đối-tượng thỏa-mãn

giác-quan thì xuất-hiện ra vô số, cái nọ nối tiếp

Page 530: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

R. MAHARSHI TA LA AI ?

12

cái kia thành hàng lớp trôi chảy như sóng biển

quấy động tinh-thần. Tuy vậy, chúng cũng bớt

đi dần và sau cùng tắt hẳn bằng phép tiệm-tiến

Thiền-định về Tự-Tại. Chúng ta không được

ngờ-vực phân-vân, phải kiên-quyết bền-bỉ, cứ

tiếp-tục thiền-định .

Một người dù tội lớn mấy đi nữa nếu y

đừng rên xiết : " Tôi là kẻ có tội làm sao giải

cứu được ? " Và nếu y xua đuổi tư-tưởng tội-lỗi

ấy đi mặc dù thực mình là kẻ có tội, nếu y tiếp-

tục thiền-định vào Tự-Tại, thì y sẽ tự hoán-cải

được tâm tính một cách chắc-chắn .

Chừng nào những làn sóng dục còn tiếp-

diễn trong tinh-thần, thì điều tối cần-thiết là

phải luôn luôn tự hỏi " Ta là Ai ? " Chính lúc

những tư-tưởng đang hiện ra thì phải tiêu-trừ đi

ngay tại nơi xuất-phát bằng cách cầu tìm Tự-

Tại .

Không ham muốn cái gì xa lạ với mình ấy

là không tham hay không dục. Không quên

Page 531: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

13

hướng vào Tự-Tại là minh-triết, nhưng thực ra

vô-dục và minh-triết chỉ là một. Khác nào kẻ

mò trai đeo vào người những hòn đá để lặn

xuống nước sâu và mang lên khỏi đáy biển

những hạt trai, kẻ tầm đạo trên đường vô-dục

cũng thế, có thể lặn sâu vào bản-tính mình để

thực-hiện Đại-Ngã quý-báu. Chỉ nuôi cái kỷ-

niệm bền-bỉ và trầm-tư chân-tướng của Tự-Tại

cho đến chừng nào Tự-Tại thể-hiện ra, như thế

cũng đủ là kẻ tầm đạo chân-chính. Những tư-

tưởng vọng-động khác nào những kẻ địch giữ

thành. Chừng nào chúng còn giữ được thành

chúng sẽ cố tìm cách mở lối thoát. Nhưng nếu

chúng ta muốn thì hãy đưa lưỡi kiếm ra mà đón

chúng khi nào chúng thò đầu ra, như thế thành-

trì kết-cục sẽ chiếm được .

Cái trụ chắc-chắn và có phương-pháp vào

Đại-Ngã không để tơ hào tư-tưởng nào nổi-

hiện ngoài ý-niệm trầm-tư vào Tự-Tại, ấy là

thật phó-thác mình cho Thượng-Đế. Trút hết

gánh nặng cho Ngài, Ngài sẽ gánh hết vì sự

thực quyền-năng của Ngài vô-hạn, điều-khiển,

Page 532: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

R. MAHARSHI TA LA AI ?

14

bảo-vệ và kiểm-soát tất cả sự-vật trong thế-

giới. Vậy tại sao chúng ta còn buồn-phiền lo-âu

với những tư-tưởng đáng tiếc, như nói : " Làm

cách này khôn hơn, làm cách kia là dại ... " Sao

ta không ngoan-ngoãn và vui vẻ phục-tòng

quyền-lực tối-cao của Thượng-Đế ? Chúng ta

như kẻ đang ngồi trên xe lửa đã biết xe chở tất

cả gánh nặng mà chúng ta còn ôm trong lòng

những hành-lý riêng để thêm bận-bịu chứ

không chịu xếp sang bên cạnh cho được ngồi

thảnh-thơi . _ Fiat tua volontas _ ( )

Cái gì hoan-lạc thì cái ấy thực là Tự-Tại.

Hoan-lạc với Tự-Tại không phải hai vật khác

nhau mà là một vật đồng-nhất. Và chỉ Cái Ấy

là có thật. Trong vô số sự-vật của thế-giới hiện-

đại có cái gì có thể gọi là hạnh-phúc chăng, hay

chỉ vì ngu-si, dại-dột nên chúng ta tưởng có thể

tìm được hạnh-phúc ở đấy. Nhưng trái lại, mỗi

khi tinh-thần phóng ra ngoài để tìm kiếm thì nó

lại thấy thống-khổ và lo-âu. Thực ra mỗi khi

dục-vọng của chúng ta được thỏa-mãn thì tinh-

thần bấy giờ quay vào nguồn mà cảm thấy

Page 533: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

15

hạnh-phúc là bản-tính của Tự-Tại. Cũng như

thế mà trong giấc ngủ-say hay ở trạng-thái

siêu-thần Tam-muội hoặc bất-tỉnh nhân-sự ...

khi vật-dục mong cầu đã đạt được hay vật

không ưa-thích đã bị hủy đi thì bấy giờ tinh-

thần mãn-nguyện quay vào và thích-thú cái lạc-

thú của Đại-Ngã. Cái lối đi lang-thang ra ngoài

đường chính như thế, bỏ rơi Tự-Tại rồi lại trở

về, đấy là số-phận bất-tận và nặng-nề của tinh-

thần .

Được đứng dưới bóng cây, người ta thấy

khoan-khoái để tránh ánh-nắng của mặt-trời

thiêu đốt. Một kẻ làm lụng dưới ánh-nắng thì

tìm bóng mát dưới gốc cây và lấy làm hoan-hỷ.

Nhưng y chỉ ở đấy được một lúc, rồi lại đi

lang-thang ra xung-quanh để rồi lại không chịu

nổi khí nóng của trời nắng, y chạy như vậy

không ngớt, từ bóng mát ra ánh-nắng để rối lại

trở về bóng mát. Kẻ nào tầm đạo trên đường tu-

luyện mà hành-động như thế là kém trí-khôn.

Người hiền khôn không bao giờ rời bỏ bóng

mát, vì tinh-thần Giác-ngộ không bao giờ có

Page 534: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

R. MAHARSHI TA LA AI ?

16

được ở ngoài Đại-Ngã, Tuyệt-đối. Tinh-thần kẻ

ngu mê đi vào thế-giới hiện-tượng chịu đau-

khổ và lo-âu. Bấy giờ nó mới quay về Đại-Ngã,

chốc lát được nếm mùi hạnh-phúc. Tuy nhiên,

thế-giới hiện-tượng này chỉ là tư-tưởng khi nào

trong nhãn-giới không có hình-ảnh thế-giới

nữa, nghĩa là khi nào tinh-thần tĩnh-lự, không

còn tư-tưởng thì nó mới được hưởng lạc-thú ở

Tự-Tại. Trái lại, khi nào thế-giới biểu-hiện,

nghĩa là tư-tưởng bắt đầu hoạt-động thì bấy giờ

tinh-thần lại cảm thấy đau-khổ và lo-âu .

Không phải một ý-niệm, một quyết-định

hay một cố-gắng của mặt-trời mà kính hiển-vi

phản-chiếu nhiệt-lực, mà bông sen nở, mà nước

bốc hơi, mà nhân, vật trong xã-hội hoạt-động,

mà chính là vì hiện-diện của ánh-sáng mặt-trời.

Gần đá nam-châm thì kim động-đậy. Linh-hồn

nhân-loại cũng thế, bị chi-phối bởi ba hoạt-

động là : Sáng-tạo ; Bảo-tồn và Hủy-diệt, chỉ vì

hiện-diện duy-nhất của đấng Tối-cao. Nó hành-

động vì nghiệp-báo và yên-nghỉ sau khi đã

hoạt-động xong. Nhưng đấng Tối-cao chính

Page 535: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

17

Ngài không quyết-định gì, không một động-tác

hay một sự việc gì có thể đụng chạm tới bản-

thể của Ngài. Cái trạng-thái biệt-lập thuần-túy

không nhiễm-ố ấy tựa như mặt-trời trên kia

không bị những hoạt-động của sự sống chạm

tới, hay là tựa như tinh-khí không bị những

phẩm-tính phức-tạp của Tứ-đại Giả-hợp ảnh-

hưởng vào .

Tất cả Thánh-kinh không trừ Thánh-kinh

nào đều tuyên-bố muốn được cứu-độ thì phải

khất-phục tinh-thần. Và biết rằng sự kiểm-soát

tinh-thần là kết-luận cuối cùng thì người ta

không cần phải học thuộc lòng Kinh sách. Một

điều yếu-quyết để kiểm-soát tinh-thần là cầu

tìm hiểu-biết thật sự về chính mình bằng cách

tự đặt câu hỏi " Ta là ai ? ". Như vậy thì làm

thế nào chỉ đọc Thánh-kinh thuộc lòng mà có

thể tìm cầu được Tự-Tại ? Chúng ta phải thực-

hiện Tự-Tại bằng con mắt trí-tuệ. Cái gì mà

Cái Ta quy chiếu thì ở bên trong ngũ-uẩn

( ): Sắc ( ) là năm giác-quan ; Thụ ( )

là cảm-giác về ngoại-vật ; Tưởng ( ) là tác-

Page 536: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

R. MAHARSHI TA LA AI ?

18

dụng biện-biệt của tinh-thần ; Hành ( ) là

tác-dụng của tinh-thần về yêu, ghét, thiện, ác ;

Thức ( ) là tri-năng của tinh-thần và sự-vật.

Còn như Kinh sách thì ở bên ngoài ( ngoại

biểu ). Vậy thì cầu tìm Tự-Tại bằng Kinh sách

chẳng hóa ra viển-vông, vì Tự-Tại phải thực-

hiện bằng cách vượt lên trên ngũ-uẩn ( )

Tự hỏi " Ta là ai ? ", " Ai bị trói buộc ? ",

và biết được chân-tướng của mình thì mới có

thể giải-thoát. Giữ cho tinh-thần luôn luôn

khuynh-hướng vào nội-tâm và cứ như thế trụ

nơi Tự-Tại ấy là con đường Đại-Ngã. Cũng

như Thiền-định là trầm-tư vào Tự-Tại, coi như

Chân, Thiện, Mỹ. Sự thực đến một lúc nào

chúng ta phải quên hết cái gì chúng ta đã học

hỏi được .

Cũng như kẻ muốn thoát sạch hết rác-rưởi

đi mà cứ nhìn ngắm trước đã, ấy là việc viển-

vông, thì kẻ cầu tìm Tự-Tại đáng lý phải sua

đuổi ngay những yếu-tố trong tinh-thần hay

xếp đặt hiện-tượng che phủ Tự-Tại, kẻ ấy cứ

Page 537: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

19

ngồi mà kể lể hay quan-sát tính-chất của hiện-

tượng thì cũng là điều viển-vông vậy. Y phải

chỉ nhìn nhận thế-giới hiện-tượng liên-quan với

y như là một ảo-mộng .

Ngoài sự dài ngắn khác nhau ra, trạng-

thái thức và trạng-thái mộng giống nhau như

hệt. Tất cả hoạt-động của trạng-thái thức sau

khi chúng ta tỉnh mộng thì cũng như trong

mộng. Tuy nhiên, trong mộng tinh-thần khoác

một hình-thức vật-lý khác, bởi vì những tư-

tưởng và những hình-danh đồng thời phô-diễn

ra ở trạng-thái thức và mộng .

Không làm gì có hai tinh-thần, một tinh-

thần xấu và một tinh-thần tốt. Đấy chỉ là

khuynh-hướng của một tinh-thần thuộc về hai

loại, tốt hay thích-hợp, xấu hay không thích-

hợp. Khi nào tinh-thần đi đôi với khuynh-

hướng thích-hợp thì gọi là tốt, trái lại thì gọi là

xấu. Có kẻ nuôi trong lòng đầy ý xấu nhưng

chúng ta không nên khinh-bỉ họ hay ghét họ.

Cảm-tình và ác-cảm, yêu và ghét, cả hai chúng

Page 538: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

R. MAHARSHI TA LA AI ?

20

ta đều nên tránh. Và cũng không nên để cho

tinh-thần luôn luôn chấp vào sự-vật của tục-

thế. Nên cố tránh không được can-thiệt vào

việc của kẻ khác. Tất cả cái gì xẩy ra cho kẻ

khác thì thực ra là món quà cho chúng ta. Và

nếu cái chân-lý ấy thực-hiện được thì ai là kẻ

từ-chối ai một vật gì ? Nếu cái Ngã hiện ra thì

tất cả sự vật khác cũng đều hiện ra, nó biến đi

thì tất cả đều biến theo. Chúng ta càng nhún-

nhường bao nhiêu thì càng tốt cho mình bấy

nhiêu, nếu chúng ta kiểm-soát được tinh-thần

thì bất-cứ ở chỗ nào cũng được cả .

" Quân tử tố kỳ vị chi hành "

_ ( Trung-Dung )

" Nếu biết ở đâu vui thú đấy,

Người xưa Ẩn-cả lọ lâm tuyền ! "

_ ( Nguyễn-Trãi )

Page 539: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

21

Đạo thông thiên học hữu hình ngoại

Tứ nhập vân sơn biến thái trung ;

Hỏi giang san mấy kẻ anh hùng ?

Tri Ngã giả bất tri Ngã giả ?

Người có biết Ta chăng hay chớ ,

Chẳng biết Ta, Ta vẫn là Ta ;

Linh Khâm bảo hợp Thái hòa,

Sạch không trần lụy ấy là Thần Tiên;

Ngang tàng lạc Ngã tính Thiên .

_ ( Nguyễn-Công-Trứ )

Page 540: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

R. MAHARSHI TA LA AI ?

22

Tam Tài ( Ta là ai ? )

Trời Đất sinh Ta có ý không ?

Chưa sinh Trời Đất có Ta trong,

Ta cùng Trời Đất ba ngôi sánh ,

Trời, Đất, Ta, in một chữ đồng .

Đất nứt Ta ra Trời chuyển động ,

Ta thay Trời mở Đất mênh-mông ,

Trời che Đất chở Ta thong thả ,

Trời Đất Ta đầy đủ Hóa-công .

_ ( Trần-Cao-Vân

_ Cách-mệnh Duy-Tân 1916 )

************

*******

*

Page 541: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

23

VERSETS DU

VIVEKA CHUDAMANI

DE SANKARACHARYA

1/ Des moyens de libération, Bhakti est le plus

puissant -- l'amour Qui est, le sais-tu ?

La recherche en toi, la découverte en toi .

2/ En vérité, le Divin est au dedans de toi .

Etre suprême félicité intérieure éternelle .

Il est, il demeure, il ne passe, sans second,

indivisible, splendeur de conscience

absolue

Témoin de L'intelligence,

au delà du réel et tu non-réel,

Le Divin - L'être vrai en toute créature .

Page 542: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

R. MAHARSHI TA LA AI ?

24

3/ Cela - Paramâtman

Cela qui est par delà, Le réel et le non-réel,

Sa nature est pure connaissance :

il est lumière au dedans de l'être ,

Montrant les phénomène présent et avenir

distinct pourtant de Prakriti aux

mouvantes formes sache qu'il est ton

être, sans qu'il est ton être, que tu

dormes, ou que tu rêves, ou que tu

veilles de ton intelligence seulement le

témoin .

4/ Lumière constante au dedans de toi

- et au dedans de tous -

ton être intérieur éternel se manifeste en

toi,

vois-toi en toi, quand tu dors et quand tu

rêves et quand tu veilles, Il est en toi

témoin qui regard ces formes nombreuse,

ces formes changeantes.

Principe de ton être depuis

Page 543: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

25

" Je " pensée racine sens le aussi comme

Eternité, Béatitude conscience en ton

cœur réalise Cela qui est ton être .

5/ Avec ta pensée bien réglée,

et ton intellect pur et clair

réalise Cela - ton Atman -

et dis : " Moi c'est Cela "

Franchissant ainsi Samsara

océan insondable, océan sans limites

des morts et des renaissances et alors

connais la joie d'avoir atteint te propre

essence et à jamais ainsi demeure

-- Brahman même .

6/ Cela de tout le témoin

Cela à soi la lumière dans la gaine de

l'intellect toujours luit .

Le sachant par delà le réel,

et par delà le non - réel

Faisant de lui ton but suprême

Page 544: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

R. MAHARSHI TA LA AI ?

26

atteins - le l'un effort sans trêve,

sachant que rien autre rien autre que toi .

7/ Subtil est Paramâtman

le pressier ne le peut.

Peut l'atteindre

Ce vertueux, le pur en cette paix

transcendé

que donne l'attentive ferveur .

8/ Quand se fond ainsi en Brahman

L'un effort constant façonnée L' intelligence

La paix aussi venue en toi,

- Savakalpa Samadhi -

d'elle même franchit ses limites et devient

suprême conscience

là où n'est plus " Toi " et " Moi "

là où n'est plus rien que L' " Un " .

Page 545: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

27

9/ Samadhi, joie essentielle,

qui tranche les racines et les branches de

l'arbre mental avec ses forces et ses

tendances et les actions par elles causées .

Samadhi devenu, manifestation spontanée

de l'être réel unique à jamais,

au dedans de toi et hors de toi et alentour .

10/ Brahman le Réel,

l'unique est au cœur même, au cœur

profond des créatures,

par delà les phénomènes manifestés et

non manifestés,

Qui demeure en son propre cœur devenu

Cela est libéré des renaissances .

***

Page 546: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

R. MAHARSHI TA LA AI ?

28

THƠ VỊNH VIÊN NGỌC QUÝ

VỀ KHOA BIỆN - BIỆT

CỦA SƯ-PHỤ SANKARA

HIỀN - TRIẾT BẤT-NHỊ-PHÁP

( ADVAITA - VEDANTA )

1/ Trong các phương-diện giải-thoát,

Tình-yêu Sùng-bái mạnh nhất nhiệm-mầu

Đệ-tử nào có biết đâu,

Nơi mình tìm kiếm mới hầu phát minh .

2/ Trong mình mới thật Thần-Linh,

Tối-cao Thực-thể mình thành nội-tâm,

Cực-lạc vĩnh-cửu uyên-thâm.

Tồn-Tại thường trụ cổ kim không rời .

Bất phân thuần nhất không hai,

Tuyệt-đối Ý-thức sáng ngời vô-biên.

Page 547: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

29

Chứng nhân của trí lưỡng-nguyên,

Siêu-việt Không, Sắc hai biên thể tình.

Tạo vật Thực-thể Thần-linh .

3/ Cái Ấy siêu-ngã tính minh vô cùng.

Cái Ấy trên cả Có, Không .

Nguồn biết thuần-túy ở trong muôn loài.

Ánh sáng bản-thể minh soi,

Cho thấy hiện-tại tương-lai sinh-thành.

Tuy nhiên khác với hiện hình.

Thiên-nhiên biến-hóa vận-hành đổi thay.

Khi thức lúc mộng, ngủ-say.

Cái Ấy bản-thể ở ngay tâm mình.

Nhận thức cảm thấy cho minh.

Chứng nhân ngắm cái trí tình mà thôi.

4/ Ánh sáng nơi mình thường soi.

Trong người và vật tính Trời bản nhiên.

Khi thức, lúc mộng, thụy-miên.

Vĩnh-cửu biểu-hiện Tiên-Thiên nơi mình.

Kiến-tính là ở tâm thành,

Page 548: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

R. MAHARSHI TA LA AI ?

30

Bản-thể vũ-trụ trong mình không xa.

Chứng kiến hình tướng diễn ra,

Thiên-hình vạn-trạng trôi qua đổi đời.

Nguyên-lý tồn-tại từ đây,

Cỗi rễ tư-tưởng từ " Tôi " sinh-thành.

Hãy cảm khi " Tôi " chưa sinh,

Ý-thức Cực-lạc tâm minh vĩnh hằng .

5/ Thực-hiện Cái Ấy vinh-quang,

Điều-chỉnh tư-tưởng trí càng sáng trong.

Thực-hiện lấy Bụt làm lòng,

Ta là Cái Ấy tính đồng bản-lai.

Vượt qua bể thẳm luân-hồi,

Vô-biên sinh tử hoài hoài tử sinh.

Bấy giờ thấy thực tính mình,

Là nguồn lạc-thú phản thành bản thân.

Tại đấy mãi mãi Brahman .

6/ Cái Ấy tất cả chứng-nhân muôn đời,

Cái Ấy ánh-sáng tự soi.

Trong vỏ trí-tuệ hoài hoài tự minh.

Page 549: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

31

Biết nó ở ngoài tử sinh,

Hữu vô vượt khỏi một mình ở trên.

Lấy làm mục-đích siêu-nhiên,

Đạt tới ắt phải sức chuyên tu-hành.

Biết nó không khác là mình,

Siêu-nhiên nội-tại tính minh tâm nhàn .

7/ Siêu Ngã Paramâtman.

Tế vi, tục tử không bàn tới đâu.

Đạo-đức trong sạch nhiệt cầu,

Lòng thành chuyên-chú mới hầu tâm an.

Đạt tới ý-thức siêu-nhiên .

8/ Trí-thức nhân tạo tâm Thiền hóa đi.

Bình an thiền-định Hữu-vi

( Savikalpasamadhi ).

Tinh-thần tiến tới Vô-vi mới nhàn

( Nirvikalpasamadhi ).

Ở đấy tha, ngã không còn,

Tối-cao ý-thức cô-đơn một mình.

Chỉ còn Duy-Nhất tối-linh,

Page 550: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

R. MAHARSHI TA LA AI ?

32

Thiền-định lạc-thú duy tinh đặc-thù.

Cắt đứt gốc rễ sum suê,

Thân cành cây trí cùng thì tác-phong.

Hình tướng su hướng nói chung .

9/ Tâm trí tác động trong vòng lưỡng-

nguyên.

Tâm Thiền biểu-hiện tự nhiên.

Biểu-hiện nhất-thể thường-xuyên không

dời.

Lúc đi, lúc đứng, nằm, ngồi.

Quanh mình thiền-định trong ngoài thiền

tâm .

10/ Thực-Tại duy-nhất Brahman.

Trong lòng tạo-vật nhân-gian tâm mình.

Siêu-việt hiện-tượng sinh-thành,

Biểu-hiện tiềm-tại, có hình hay không.

Thực-hiện Cái Ấy trong lòng.

Ai trụ tại đấy khỏi vòng tài-sinh .

**************

Page 551: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

33

VERSETS DE YOGA VASISHTHA

1/ Stable en l'état de plénitude

Qui brille quand tu as renoncé

aux désirs et paisible en l'état de qui,

vivant c'est libre .

Agis en te jouant dans le Monde .

O BHAGAVA !

2/ Intérieurement libre de tout désir, sans

passion, ni attachement, mais

extérieurement actif en toutes directions

Agis en te jouant dans le Monde.

O BHAGAVA !

3/ De noble conduite et plein de bienveillant

tendresse,

Page 552: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

R. MAHARSHI TA LA AI ?

34

te conformant à l'extérieur aux

conventions,

mais à l'intérieur libéré d'elles.

Agis en te jouant dans le Monde.

O BHAGAVA !

4/ Percevant l'évanescence de toutes les

étapes et expériences de la vie demeure

résolument en l'état transcendant sublime,

et agis en ta jouant dans le Monde.

O BHAGAVA !

5/ Sans nul attachement au fond de toi

mais agissant en apparence comme qui

est attaché, point brulé au dedans, mais en

dehors plein d'ardeur.

O BHAGAVA !

6/ Extérieurement zélé en l'action mais libre

en ton cœur de tout zèle, actif à

Page 553: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

35

l'extérieur mais paisible à l'intérieur,

travaille en te jouant dans le Monde.

O BHAGAVA !

7/ Sachant l'essence de tout être,

joue dans le Monde comme tu le veux.

O BHAGAVA !

8/ Libre de tout égoïsme, la pensée en repos,

Lumineux au firmament de l'esprit à

jamais sans souillure,

agis en te jouant dans le Monde.

O BHAGAVA !

9/ Libéré des passions multiples,

égal parmi les pensées qui passent

et l'extérieurement adonné aux travaux

qui sont dans ta nature,

marche à travers la vie.

O BHAGAVA !

Page 554: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

R. MAHARSHI TA LA AI ?

36

THƠ TỤNG ĐẠO

YOGA VASISHTHA

ĐẠO-DẪN TIÊN-TRI

1/ Thường-trụ trong tinh-thần viên-mãn.

Sáng long-lanh khi cạn tình trần.

Êm-đềm sống với tâm nhàn,

Vui chơi hành-động lạc-quan ở đời .

2/ Bên trong lòng hết thôi dục-vọng.

Hết đam-mê giải-phóng buộc ràng.

Bên ngoài hoạt-động mọi đường.

Vui chơi hành-động như thường nhân-

gian .

3/ Hiền-từ với đức-nhân cao-thượng.

Bên ngoài thì tôn-trọng phép thường.

Trong lòng thoát xác kỷ-cương.

Vui chơi hành-động trong trường thế-nhân

Page 555: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

37

4/ Biết rằng cảnh phù-vân trần-thế.

Trải cuộc đời mặt bể nhấp-nhô.

Vượt lên siêu-việt tối-cao,

Vui chơi hành-động vô-cầu thế-gian .

5/ Vô hệ-lụy tâm nhàn thư-thái.

Những hành-vi đối-ngoại cầm giam.

Trong lòng nguội lạnh tro tàn,

Bên ngoài hăng-hái như than đỏ hồng .

6/ Vui chơi hành-động không mong.

Bên ngoài sốt-sắng khác trong hẳn đầy.

Mà trong lòng giữ lấy tự-do,

Ngoài tích-cực, trong ưu-du.

Ở đời làm việc đắn-đo không thành .

7/ Biết Tự-thể nơi mình tồn-tại.

Ấy nguồn Tri ở tại lòng thành.

Tòng tâm sở dục phân-minh.

Sinh-tồn nghệ-sĩ mới tinh ở đời .

8/ Vị-ngã giải-thoát thời tâm tính.

Vọng niệm tan, tâm định sáng ngời.

Page 556: freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/8)RAMANAMA… · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 MỤC LỤC Lời Tựa I._ Những năm đầu...........................................5

R. MAHARSHI TA LA AI ?

38

Không mấy trắng sáng chiều soi,

Tinh-thần trong sáng cao vời trời xanh .

9/ Vui chơi hành-động mới thành.

Hết bụng dục nó thành vô kể.

Tư-tưởng qua như kẻ qua đường.

Thản-nhiên không chút vấn-vương.

Bên ngoài làm việc như thường tính

Nhiên.

Hành-động là đức-tính Thiên.

Tiến lên cuộc sống không nên nghi-ngờ .

HỠI BHAGAVA !

%%%%%%%%%%%%

%%%%

*