TRỰC-GIÁC VỀ HÌNH-TƯỚNG -...

35
1 PHÂN-TÍCH KINH-NGHIM M-CM TRC-GIÁC VHÌNH-TƯỚNG Vấn-đề Mỹ-Học cận-đại là hỏi xem trong Kinh-nghiệm Mỹ-cảm hoạt-động của chúng ta trong tâm-lý như thế nào ? Đấy là vấn -đề thứ nhất rồi mới đến vần-đề thứ hai là hỏi xem sự-vật như thế nào thì gọi được là Đẹp ? Hai vấn-đề đều trọng-yếu cả, nhưng vn-đề thhai mun gii- quyết thì t trước hết phi gii-quyết vn-đề thnht đã. Bi vì s-vt có làm ni lên Kinh-nghim M-cm thì mi có thgi được là M, là Đẹp vy. Như thế thì chúng ta tt trước hết phi có kinh-nghim thế nào là M- cm, ri sau mi có thquyết-định s-vt nào dn đến kinh-nghim gi là M-cm . Vy M-cm Kinh-nghim là gì ? Đấy là hot-động ca tâm-lý trong khi chúng ta thưởng-thc cái đẹp thiên-nhiên hay cái đẹp ngh-thut. Đấy là mt t-dca Ramakrishna : " By gitôi lên sáu hay lên by tui. Mt bui sm mai tôi xách ít go rang trong cái gi, va đi va ăn trên brung-lúa. Thi- tiết vào tháng sáu, tháng by, góc tri ni hin mt đám mây đen tht đẹp, nng chĩu cơn mưa. Tôi va ăn go rang va ngm đám mây. Chng my chc mây đen kéo đầy tri, cht có mt đàn hc trng như sa bay ngang qua đám mây đen kia. Cnh-tượng đẹp quá đến ni tôi mê-ly ngay vào trong trng-thái tinh-thn xa-l. Cái trng- thái y đến vi tôi làm cho tôi quên mt ý-thc vngoi-gii. Tôi ngã bt-tnh nhân-s, và go rang đổ t-tung trên brung. Người đi qua thy thế, bế tôi vnhà. Đấy là ln đầu tôi mt ý-thc ngoi-gii trong trng-thái xut-thn " . _ ( Sri Ramakrishna " The Great Master ". _ Madras -- India )

Transcript of TRỰC-GIÁC VỀ HÌNH-TƯỚNG -...

Page 1: TRỰC-GIÁC VỀ HÌNH-TƯỚNG - freephung.free.frfreephung.free.fr/artviet/vannghe/BVN25PhanTichKinhNghiem.pdftrỰc-giÁc vỀ hÌnh-tƯỚng Vấn-đề Mỹ-Học cận-đại

1

PHÂN-TÍCH KINH-NGHIỆM

MỸ-CẢM

TRỰC-GIÁC VỀ HÌNH-TƯỚNG

Vấn-đề Mỹ-Học cận-đại là hỏi xem trong Kinh-nghiệm Mỹ-cảm

hoạt-động của chúng ta trong tâm-lý như thế nào ? Đấy là vấn-đề thứ nhất

rồi mới đến vần-đề thứ hai là hỏi xem sự-vật như thế nào thì gọi được là

Đẹp ? Hai vấn-đề đều trọng-yếu cả, nhưng vấn-đề thứ hai muốn giải-

quyết thì ắt trước hết phải giải-quyết vấn-đề thứ nhất đã. Bởi vì sự-vật có

làm nổi lên Kinh-nghiệm Mỹ-cảm thì mới có thể gọi được là Mỹ, là Đẹp

vậy. Như thế thì chúng ta tất trước hết phải có kinh-nghiệm thế nào là Mỹ-

cảm, rồi sau mới có thể quyết-định sự-vật nào dẫn đến kinh-nghiệm gọi là

Mỹ-cảm .

Vậy Mỹ-cảm Kinh-nghiệm là gì ? Đấy là hoạt-động của tâm-lý trong

khi chúng ta thưởng-thức cái đẹp thiên-nhiên hay cái đẹp nghệ-thuật. Đấy

là một tỉ-dụ của Ramakrishna :

" Bấy giờ tôi lên sáu hay lên bẩy tuổi. Một buổi sớm mai tôi

xách ít gạo rang trong cái giỏ, vừa đi vừa ăn trên bờ ruộng-lúa. Thời-

tiết vào tháng sáu, tháng bẩy, ở góc trời nổi hiện một đám mây đen

thật đẹp, nặng chĩu cơn mưa. Tôi vừa ăn gạo rang vừa ngắm đám

mây. Chẳng mấy chốc mây đen kéo đầy trời, chợt có một đàn hạc

trắng như sữa bay ngang qua đám mây đen kia. Cảnh-tượng đẹp quá

đến nỗi tôi mê-ly ngay vào trong trạng-thái tinh-thần xa-lạ. Cái trạng-

thái ấy đến với tôi làm cho tôi quên mất ý-thức về ngoại-giới. Tôi

ngã bất-tỉnh nhân-sự, và gạo rang đổ tứ-tung trên bờ ruộng. Người đi

qua thấy thế, bế tôi về nhà. Đấy là lần đầu tôi mất ý-thức ngoại-giới

trong trạng-thái xuất-thần " .

_ ( Sri Ramakrishna " The Great Master ". _ Madras -- India )

Page 2: TRỰC-GIÁC VỀ HÌNH-TƯỚNG - freephung.free.frfreephung.free.fr/artviet/vannghe/BVN25PhanTichKinhNghiem.pdftrỰc-giÁc vỀ hÌnh-tƯỚng Vấn-đề Mỹ-Học cận-đại

2

Trên đây là trạng-thái điển-hình của Kinh-nghiệm Mỹ-cảm. Chúng ta

đứng ngắm cảnh thiên-nhiên hay tác-phẩm nghệ-thuật cảm thấy cái đẹp

hấp-dẫn đến mê-say, quên mình vào cảnh, nửa cảnh nửa tình nhập vào cõi

mộng như Trang-chu ngắm con bướm trên cành hoa bất-giác " mộng hóa

làm bướm, vù vù như bướm, tự thấy thích-chí không còn biết mình là Chu.

Chợt tỉnh dậy thì lại lù lù là Chu, chẳng biết là Chu mộng làm bướm hay

bướm mộng là Chu ? Chu với bướm hẳn là có phân-biệt. Thế gọi là vật-

hóa " . _ ( Tề Vật Luận )

Đấy là tâm-trạng ngoạn cảnh thẩm-mỹ của văn-nhân nghệ-sĩ .

" Vạn vật tĩnh quan giai tự đắc, tứ thời giai hứng dữ nhân đồng" .

(Muôn vật nhìn một cách bình-tĩnh đều tự mãn-nguyện, bốn mùa có

cái đẹp cảm-hứng cùng với người là một ).

Cái tâm-trạng " vật-hóa " ấy là Kinh-nghiệm Mỹ-cảm thuần-túy

vậy. Cái loại cảnh-giới ấy, hoặc do nghệ-thuật đem lại hay do cảnh thiên-

nhiên, vốn khác nhau vô cùng, nhưng đều là Kinh-nghiệm Mỹ-cảm cả.

Nhiệm-vụ trọng đại nhất của Mỹ-học là phân-tích các loại ấy .

Mỹ-học là một ngành triết-học riêng. Như Hume ( 1711 - 1776 ) hay

Kant ( 1724 - 1804 ) cho tới hiện nay triết-học vốn thiên-trọng về đường

tri-thức-luận. Vấn-đề căn-bản của tri-thức là hỏi xem chúng ta biết sự tồn-

tại của sự-vật vũ-trụ như thế nào ? Vấn-đề này dẫn đến sự chú-ý đặc-biệt

của triết-học cận-đại về sự hoạt-động tâm-lý trong lúc tâm biết vật, phải

chăng chỉ có một lối biết. Theo triết-học phân-tích thì có thể có ba loại tri-

thức về một vật. Giản-đơn nhất là trực-giác ( intuition ), thứ đến là tri-giác

( perception ), sau cùng là khái-niệm ( conception ). Một đứa trẻ mới ra

đời lần đầu-tiên dương mắt nhìn sự-vật hỗn-độn những hình-tướng

( form ), không thể thấy được ý-nghĩa ( meaning ) bởi vì nó không có cách

gì gợi lên những liên-tưởng do kinh-nghiệm đã có được. Cái biết hình-

tướng không có ý-nghĩa ấy khác với cái biết của người lớn, thì gọi là

" trực-giác ". Ví như đứa trẻ mới nhìn thấy bông hoa lại đồng thời nhìn

thấy mẹ nó hái hoa, hay là nghe thấy người khác gọi cái ấy là " hoa ", thì

đến lần thứ hai nó lại nhìn thấy bông hoa nó mới liên-tưởng đến hình-ảnh

mẹ nó hay là tên gọi " Hoa " bấy giờ bông hoa đối với nó thêm có ý-

nghĩa. Cái biết từ hình-tướng đến ý-nghĩa thì gọi là " tri-giác ". Trong tri-

giác, hình-tướng không rời với ý-nghĩa, đối-tượng của biết còn là sự-vật

Page 3: TRỰC-GIÁC VỀ HÌNH-TƯỚNG - freephung.free.frfreephung.free.fr/artviet/vannghe/BVN25PhanTichKinhNghiem.pdftrỰc-giÁc vỀ hÌnh-tƯỚng Vấn-đề Mỹ-Học cận-đại

3

cá-thể cụ-thể. Sau khi đã từng-trải thấy nhiều lần bông hoa, có thứ hoa này

hoa khác nhiều vô kể, bấy giờ người ta có thể ly-khai bông hoa cá-biệt để

trừu-tượng-hóa ý-nghĩa của hoa. Người ta đi đến " khái-niệm " là cái biết

siêu-hình-tướng, là cái biết ý-nghĩa, kết-thúc của kinh-nghiệm tới cái biết

thành-thực là cơ-sở của khoa-học .

Về lý-thuyết thì quá-trình phát-triển của ba loại biết là Trực-giác

trước Tri-giác, Tri-giác trước Khái-niệm. Nhưng ở thực-tế trong kinh-

nghiệm chúng không từng rời nhau, Tri-giác quyết không thể Trực-giác

mà có được, bởi vì chúng ta trước hết ắt phải cảm-giác đến hình-tướng sự-

vật rồi sau mới có thể biết đến ý-nghĩa của nó, cũng như Khái-niệm không

thể rời khỏi Tri-giác mà có được, bởi vì toàn-thể cái biết ắt phải căn-cứ

vào cái biết cá-biệt. Trái lại Tri-giác cũng không rời khỏi Khái-niệm, bởi

vì Tri-giác phải căn-cứ vào kinh-nghiệm đã qua để giải-thích sự-vật trước

mắt, mà phần lớn kinh-nghiệm đã qua tồn-tại trong tâm ở hình-thức Khái-

niệm. Khi nói bông hoa đấy là tên gọi chung cho một loại vật, đấy là Khái-

niệm đã có khi ta Tri-giác bông hoa .

Theo Croce, nhà Mỹ-học Ý-Đại-Lợi hiện-đại thì " tri-thức có hai

loại, một là Trực-giác ( Intuition ), một là Danh-lý ( Logical ) ". Tri-thức

Danh-lý gồm cả Tri-giác lẫn Khái-niệm. Theo ông thì tri-thức Trực-giác là

" tri-thức đối với sự-vật cá-biệt " ( knowledge of individual things ). Tri-

thức Danh-lý có thể quy-nạp vào công-thức A làm B như biết Sen là một

loại hoa, tức là qui-nạp từ Tri-giác A ra Khái-niệm B. A tự-thân không có

ý-nghĩa, nó phải nhận cùng với B có quan-hệ mà có ý-nghĩa. Bình-thường

chúng ta Tri-giác hay suy tính không dừng lại ở bản thân của A mà tất

nhiên lấy A làm bàn đạp để bước tới sự-vật quan-hệ với A .

Trực-giác thì không thế. Khi ta Trực-giác A là đem tất cả sức chú-ý

tập-trung vào bản thân của A. Trong tinh-thần chỉ có hình-tướng hay là ý-

tưởng ( image ) của A mà thôi .

Trực-giác với Danh-lý khác nhau. Theo Kant cho tới nay, triết-học

phần lớn phân triết-học ra làm hai bộ-phận nghiên-cứu là Danh-học và Tri-

thức-luận, một bên là đem công việc nghiên-cứu Trực-giác phân ra Mỹ-

học. Mỹ-Học là một loại Tri-thức-luận, ở Danh-lý Tây-phương là

" Æsthetic " dịch ra Hán-văn là Mỹ-Học. Người ta cũng có thể dịch là

Trực-giác-học, vì ở Âu-Tây " Æsthetic " là chỉ vào cái loại hoạt-động tối

Page 4: TRỰC-GIÁC VỀ HÌNH-TƯỚNG - freephung.free.frfreephung.free.fr/artviet/vannghe/BVN25PhanTichKinhNghiem.pdftrỰc-giÁc vỀ hÌnh-tƯỚng Vấn-đề Mỹ-Học cận-đại

4

đơn-thuần, tối nguyên-thủy của tầm biết vật. Đấy cũng chính là Mỹ-Cảm,

Kinh-nghiệm Mỹ-cảm cũng là kinh-nghiệm trực-giác, trực-giác hình-

tướng vậy .

Như trên đây giải-thích về Mỹ-cảm Kinh-nghiệm, bất cứ một sự-vật

thuộc thiên-nhiên hay thuộc nghệ-thuật, nếu có thể làm cho ta cảm thấy

đẹp, thì nhất-định là nó có thể làm cho ta cảm thấy hiện lên một cảnh-giới

cụ-thể, hay là một hình-ảnh mới đẹp choán hết cả ý-thức của ta, khiến ta

tập-trung hết cả năng-lực tinh-thần để quán-thưởng nó, không còn để ý vào

cái gì ngoài nó ra nữa. Cái loại kinh-nghiệm ấy là trực-giác về hình-tướng,

hình-tướng là đối-tượng của trực-giác, thuộc về vật, còn trực-giác là hoạt-

động của tâm biết vật, thuộc về ta .

Trong Kinh-nghiệm Mỹ-cảm, trực-giác là chỗ tâm tiếp vật, mà chỉ có

trực-giác thôi. Vật chỉ dẫn đến tâm có hình-tướng thôi. Trong Kinh-

nghiệm Mỹ-cảm chỉ có trực-giác với hình-tướng mà thôi, ngoài ra không

có chi khác nữa, mặc dầu khi đứng trước sự-vật, hoạt động của tâm biết

vật còn có thể có tri-giác khái-niệm. Ngoài trực-giác, vật đối với tâm,

ngoài hình-tướng bản-thân, còn có nhiều ý-nghĩa khác nữa .

Ba Ý-Nghĩa Của Sự-Vật Đối Với Tâm :

Đối với sự-vật chung-quanh ta, chúng ta đều có mấy lối nhận-thức,

tùy theo quan-điểm chúng ta đứng nhìn. Một sự-vật mà chúng ta cho là

đẹp hay xấu, đấy là một nhận-thức. Nhưng cũng còn các lối nhận-thức

khác như cho sự-vật là thật hay giả, có ích-dụng hay vô-dụng, tùy theo

quan-điểm mà chúng ta ước-lượng giá-trị của chúng đối với ta .

Ví như cây thông cổ-thụ trên sườn núi kia, tất cả mọi người nhìn thấy

đều gọi là cây thông, nhưng mỗi người thấy nó một cách, người thấy đứng

gần, người thấy cành lá, người thấy đàng xa. Lại còn tùy theo tâm-lý của

thời-gian thấy cây thông, người thấy nó trong lòng đang vui sướng, người

thấy nó đang khi buồn-phiền lo-âu. Đấy là tâm-lý cùng trường-hợp khác

nhau của ta có ảnh-hưởng đến thái-độ nhận-thức của mình về sự-vật cụ-thể

như cây thông kia chẳng hạn. Cái cây vốn là một vật, mà tùy theo quan-

điểm của mỗi người biến thành nhiều vật. Nay mỗi người đem cái ấn-

tượng nhận-thức được ở cái cây ấy để vẽ nên bức họa hay vịnh nên bài

Page 5: TRỰC-GIÁC VỀ HÌNH-TƯỚNG - freephung.free.frfreephung.free.fr/artviet/vannghe/BVN25PhanTichKinhNghiem.pdftrỰc-giÁc vỀ hÌnh-tƯỚng Vấn-đề Mỹ-Học cận-đại

5

thơ, dù nghệ-thuật có đồng đều, khi tác-phẩm đã thành, đem ra so-sánh thì

thấy chẳng tác-phẩm nào giống với tác-phẩm nào hết, mỗi tác-phẩm một

vẻ :

" Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười ".

_ ( Kiều )

Sở dĩ như thế là vì tri-giác của mỗi người không thể hoàn-toàn giống

hệt nhau, vì không thể khách-quan được. Ấn-tượng chúng ta tiếp-nhận ở

sự-vật, ở hình-tướng, đều có mang sắc-thái chủ-quan cả, chẳng nhiều cũng

ít. Một nhà buôn gỗ, một nhà thực-vật-học, một họa-sĩ, cả ba đồng thời

ngắm nhìn một cây thông trên sườn núi. Có thể cho rằng tri-thức của ba

người về cái cây diễn ra cùng một lúc, mà là ba loại tri-giác khác nhau.

Tri-giác của nhà buôn gỗ, thấy cái cây thuộc loại cây dùng vào việc đóng

đồ có giá-trị. Tri-giác nhà thực-vật-học thấy cái cây có lá như cái kim, trái

giống trái cầu, bốn mùa đều xanh tươi, thuộc về loại thực-vật đầy đủ các

bộ-phận nở hoa kết trái. Nhà hội-họa lại chẳng để ý gì đến những sự liên-

quan với cây thông, y chỉ ngắm nhìn vẻ đẹp của nó, tri-giác của y về nó là

một cây cổ-thụ, bốn mùa xanh tốt. Thái-độ tâm-lý phản-ứng, của ba người

trên đây cũng không nhất-trí. Trong lòng nhà buôn gỗ suy-tính xem nên

dùng cái cây để đóng đồ-đạc gì bán được nhiều tiền, sau khi thuê người hạ

xuống thì việc chuyên-chở nó đi như thế nào cho tiện-lợi. Trong lòng nhà

thực-vật-học suy-tính xếp cái cây vào loại nào, chủng nào, phân-tích

những điểm khác biệt của nó với những cây tùng cùng loại với nó, hỏi xem

vì đâu mà nó sống lâu, không bị thời-tiết làm thay-đổi. Nhưng nhà hội-họa

không suy-tính lôi-thôi chi hết, y chỉ mải ngắm nhìn thưởng-thức, nào mầu

xanh của lá, những vân ngoằn-ngoèo có vẩy như rồng của da cây, cùng

dáng ngang-nhiên, vươn cao, có vẻ khí-khái của cây thông .

Xem đấy đủ biết cây thông kia không còn là một vật cổ kính nữa.

Hình-tướng nó tùy theo hứng của người đứng ngắm nhìn mà thay đổi. Cái

ấn-tượng mà chúng ta nhận được ở cây thông chỉ là phản-chiếu tâm-trạng

của ta, hình-tướng cây thông thành ra một nửa của Trời sinh, một nửa của

người tạo nên, đúng như thi-sĩ Nguyễn-Du đã viết :

" Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng ".

Page 6: TRỰC-GIÁC VỀ HÌNH-TƯỚNG - freephung.free.frfreephung.free.fr/artviet/vannghe/BVN25PhanTichKinhNghiem.pdftrỰc-giÁc vỀ hÌnh-tƯỚng Vấn-đề Mỹ-Học cận-đại

6

Bởi vì tri-giác của chúng ta dù tầm-thường đến đâu cũng vẫn chứa

khả-năng sáng-tạo. Đối với sự-vật, dù chúng ta hết sức khách-quan ngắm

nhìn, trong tri-giác của chúng ta vẫn còn nhiều thành-phần chủ-quan .

Có con mắt thẩm-mỹ ( thái-độ thẩm-mỹ ) là có thể nhìn thấy cái đẹp

của sự-vật chúng ta ngắm nhìn. Ví dụ trường-hợp ngắm nhìn cây thông

trên đây, nhà hội-họa đã nhìn thấy cái đẹp của nó, vì khi y đứng ngắm nhìn

nó thì lòng y đã sẵn có thái-độ thẩm-mỹ rồi. Còn nhà buôn gỗ với nhà

thực-vật-học, muốn thấy cái đẹp của cây thông như nhà hội-họa, thì phải

bỏ thái-độ nhà buôn gỗ cùng khoa-học đi, nghĩa là bỏ thái-độ thực-dụng

của nhà buôn và thái-độ tìm nguyên-nhân của nhà khoa-học, chỉ còn giữ

lại thái-độ mỹ-cảm để thưởng-thức thôi .

Cả ba thái-độ ấy đều có ở mỗi người chúng ta, nhưng không được

phát-triển đồng đều. Thái-độ thực-dụng là do ý muốn duy-trì sự sống thì

cần phải lợi-dụng hoàn-cảnh bao-hàm ta với vật chung-quanh ta. Cái gì ở

đấy có ích hay có hại cho sự sinh sống thì ở ta phát-sinh tình-cảm yêu,

ghét đối với vật ấy. Thái-độ thực-dụng là do tri-giác thực-dụng tạo nên, tri-

giác thực-dụng do kinh-nghiệm sinh ra. Một đứa trẻ lần đầu gặp lửa liền

cho tay vào, bị lửa đốt bỏng, về sau mỗi khi gặp lại lửa, nó liền nhận-thức

lửa là vật đốt bỏng, bấy giờ lửa mới là vật có ý-nghĩa đối với nó. Đối với

chúng ta cũng thế, sự-vật sở dĩ có ý-nghĩa là do kinh-nghiệm, mà phần lớn

ý nghĩa là do thục-dụng mà ra. Tri-giác là khi giác-quan tiếp-xúc với sự-

vật, tâm-lý ta hiểu rõ được ý-nghĩa của nó, ban đầu chỉ là biết được thực-

dụng của nó, sau khi biết được ý-nghĩa thực-dụng rồi chúng ta mới có

động-tác phản-ứng, hoặc yêu hoặc ghét, hoặc thân hoặc sơ, đối với sự-vật .

" Vật chí tri, tri nhiên hậu hiếu ố hình yên "

_ ( Lễ Ký ) .

Do đấy mà có thái-độ thực-dụng của nhà buôn gỗ đứng trước cây

thông vậy .

Thái-độ của nhà thực-vật-học lại không thế, nó có tính-cách lý-luận

khách-quan, cố làm như không để tình-cảm của mình tham-dự, giữ tinh-

thần " Vô sở vi nhi vi " ( Không làm gì mà làm ). Trong thái-độ khoa-học

rất ít có ý-chí và tình-cảm, nên cái điểm trọng-yếu nhất ở hoạt-động tâm-lý

là suy-luận, tìm tòi trừu-tượng, muốn tìm trong thế-giới hỗn-tạp lấy những

Page 7: TRỰC-GIÁC VỀ HÌNH-TƯỚNG - freephung.free.frfreephung.free.fr/artviet/vannghe/BVN25PhanTichKinhNghiem.pdftrỰc-giÁc vỀ hÌnh-tƯỚng Vấn-đề Mỹ-Học cận-đại

7

quan-hệ cùng mạch của sự-vật để rồi thay tri-giác ( percept ) bằng khái-

niệm ( concept ) mà quy về nguyên-lý xếp đặt cho có hàng lối thứ-tự, phân

ra thứ này là " nhân " thứ kia là " quả ", điều này là tất nhiên, điều kia là

ngẫu nhiên v.v…. Đấy là thái-độ của nhà thực-vật-học đứng ngắm cây

thông .

Người buôn gỗ từ cây thông mà nghĩ đến đồ gỗ, tiền lời … Nhà thực-

vật-học nghĩ đến giễ cây, thân cây, hoa lá, ánh-sáng mặt-trời …. Ý-thức

của họ không thể thu gọn vào bản-thân cây thông, mà đi đến sự-vật liên-

quan tới cây thông. Cho nên trong thái-độ thực-dụng và khoa-học, những

ý-tưởng nhận-thức nơi sự-vật không độc-lập mà liên-hệ đến vật khác,

người quan-sát không thể đem tất cả sức chú-ý để chuyên-chú vào bản-

thân vật đối-tượng. Nhưng ở thái-độ cảm-mỹ thì sức chú-ý hết sức tập-

trung, cô-lập-hóa ý-tưởng, cắt đứt hết liên-hệ khác, ý-thức hình như cùng

với vật đối-tượng hợp vào làm một, khác nào Trang-Chu tưởng mình là

con bướm trong mộng. Nhà họa-sĩ khi ngắm cây thông thì tập-trung tất cả

sức chú-ý vào bản-thân cây thông, ở đấy là tất cả thế-giới đầy đủ của y,

quên cả mình vào trong thế-giới ấy, quên cả ý-nghĩa thực-dụng hay khoa-

học của cây thông. Tất cả ý-thức anh bị cây thông choán hết, ngoài cây

thông không còn vật chi khác nữa. Y chẳng mưu-tính gì về thực-dụng của

cây thông, cho nên trong lòng không có ý-chí với ham muốn, chẳng tìm tòi

quan-hệ nhân-quả cho nên không cần trừu-tượng để suy-tư. Cái hoạt-động

tâm-lý ấy, không còn ý-lực lẫn suy-lý trừu-tượng thì gọi là trực-giác. Trực-

giác đoạn-tuyệt hoàn-toàn với các liên-hệ khác gọi là hình-tướng. Mỹ-cảm

Kinh-nghiệm là hình-tướng trực-giác. Đẹp là tính-chất đặc-biệt của sự-vật

hiển-hiện rõ ràng ra hình-tướng cụ-thể ở trực-giác. Khi cụ Nguyễn-Công-

Trứ vịnh cây thông đứng giữa trời ngang-nhiên trên sườn núi đá, cành lá

vui reo trước gió, thì hẳn là cụ đã hoàn-toàn biến thành cây thông, cùng

với thông mà tự-đắc, còn đâu là Vật với Ngã nữa :

" Ngồi buồn lại trách ông xanh,

Khi vui muốn khóc, buồn tênh lại cười !

Kiếp sau xin chớ làm người,

Làm cây thông đứng giữa trời mà reo .

Giữa trời vách đá treo leo,

Ai mà chịu rét thì trèo với thông ! "

Page 8: TRỰC-GIÁC VỀ HÌNH-TƯỚNG - freephung.free.frfreephung.free.fr/artviet/vannghe/BVN25PhanTichKinhNghiem.pdftrỰc-giÁc vỀ hÌnh-tƯỚng Vấn-đề Mỹ-Học cận-đại

8

Chân, Thiện, Mỹ, Với Trí, Ý, Tình ._

Thái-độ thực-dụng lấy Thiện làm mục-đích tối cao. Thái-độ nghệ-

thuật lấy Mỹ làm mục-đích tối cao. Thái-độ khoa-học lấy Chân làm mục-

đích tối cao .

Ở thái-độ Thực-dụng thì sức chú-ý của chúng ta đặt vào chỗ quan-hệ

giữa vật nọ với vật kia, hoạt-động tâm-lý thiên vào suy-lý trừu-tượng .

Ở thái-độ Nghệ-thuật thì sức chú-ý của chúng ta tập-trung cả vào

hình-tướng bản-thân của vật đối-tượng, hoạt-động tâm-lý thiên vào trực-

giác .

Cả ba phương-diện Thiện, Chân, Mỹ đều do nơi chúng ta đặt giá-trị

cho sự-vật chứ không phải tự nơi bản-thân sự-vật có tính-chất đặc-biệt ấy.

Bỏ quan-điểm của con người đi thì thế-giới sự-vật là một mớ hỗn-tạp,

không có phân-biệt, Thiện ác, Chân ngụy, Đẹp xấu, đều vô ý-nghĩa đối với

nó. Cho nên bất cứ phương-diện nào, Thiện, Chân, hay Mỹ đều mang ít

nhiều tính-chất chủ-quan của chúng ta cả .

" Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu

Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ ".

Ba thái-độ trên, tuy gán cho ba hạng người trong xã-hội, nhưng bất

quá phân ra để nhận-thức, kỳ thực thì về tâm-lý-học ở mỗi cá-nhân chúng

ta và thường đầy đủ cả ở ba con người, bởi vì chúng đại-biểu cho ba tác-

dụng của tâm-lý như Tứ-Khải trong Thiền Thái-Tông bên Tầu đã viết :

" Tâm chi tam tác dụng : Trí, Tình, Ý

Chuển mê khải ngộ

Ly khổ đắc lạc

Chỉ ác tu thiện

Chân, Mỹ, Thiện

Giải, Tín, Hành vi mục đích " .

_ ( Tứ Khải )

( Ba tác-dụng chính của tâm-lý là Trí-thức, Tình-cảm và Ý-chí

Chuyển-biến cảnh mê lầm, khai phóng ý-thức giác-ngộ

Page 9: TRỰC-GIÁC VỀ HÌNH-TƯỚNG - freephung.free.frfreephung.free.fr/artviet/vannghe/BVN25PhanTichKinhNghiem.pdftrỰc-giÁc vỀ hÌnh-tƯỚng Vấn-đề Mỹ-Học cận-đại

9

Dời khỏi cảnh đau khổ, đạt tới cảnh an-lạc

Đình-chỉ điều làm ác, tu-sửa làm điều thiện

Lấy lý-giải, tín-ngưỡng, hành-động làm mục-đích ) .

Trên đây nhà Thiền-sư đã trình-bày khúc-triết thái-độ khoa-học cầu

Chân, thái-độ nghệ-thuật cầu Mỹ và thái-độ đạo-đức cầu Thiện quan-hệ

mật-thiết với ba tác-dụng hoạt-động căn-bản của tâm-lý nhân-loại. Có

hoạt-động tri-thức, tình-cảm và ý-chí mới có khoa-học, nghệ-thuật và đạo-

đức, những hoạt-động ấy đều đầy đủ ở mỗi tâm-lý cá-nhân, không phải

người này chỉ có tác-dụng tâm-lý trí-thức, người kia chỉ có tác-dụng tâm-

lý tình-cảm và người nọ chỉ có tác-dụng tâm-lý ý-chí. Con người là con

người toàn-diện, chỉ vì thiên-trọng quá về chuyên-môn nên mới biến thành

những bộ-phận, để rồi nhìn thế-giới một cách phiến-diện như " ếch nằm

đáy giếng coi trời bằng vung " khiến cho " một cây làm khuất mất cả

rừng ". Chân, Thiện, Mỹ là ba danh-từ, ba khái-niệm ( concept ) trừu-

tượng không thể rời xa với tác-dụng tâm-lý sản-sinh ra chúng. Người ta,

nhân có tác-dụng tâm-lý tiếp-xúc với sự-vật chung-quanh mới hiện ra có

tri-giác này, tri-giác nọ. Sự thật là một dòng biến-đổi không ngừng .

" Thệ giả như tư phù, bất xả tri dạ " _ ( Khổng-Tử )

( Trôi chảy như thế ru, ngày đêm không thôi ).

Bởi thế mà chỉ trực-tiếp với sự-vật thì mới gần với sự-thực sinh-

động, đem thay-thế tri-giác còn nóng hổi bằng những khái-niệm phổ-quát

hợp-lý, chúng ta đi vào cõi chết lạnh-lùng. Nhất là ở phạm-vi văn-học

nghệ-thuật, văn-nghệ-sĩ không làm việc sáng-tác hay thưởng-thức với

những khái-niệm khó-khăn, mà phải đến với sự-vật trực-tiếp để nhân-tình-

hóa sự-vật " Từ hòn đất nặn nên ông bụt ", quên mình vào sự-vật hay là

" vật hóa " như Trang-Chu hóa thành bướm " Vật ngã câu vong " ( Đối

vật và tự-ngã đều mất ). Cho nên đáng lẽ suy-luận những khái-niệm Chân,

Thiện, Mỹ như các triết-gia triết-lý về nghệ-thuật, nhà bình-luận văn nghệ

phải trở về với tâm-lý văn-nghệ để nghiên-cứu qua tác-phẩm nghệ-thuật

những tri-giác, những sự-kiện tâm-lý sáng-tạo và thẩm-mỹ văn-nghệ ngõ

hầu tìm ra những nguyên-lý phê-bình văn-nghệ. Đấy là quan-điểm tâm-lý-

học về nghệ-thuật .

Một sự-vật khiến ta thấy đẹp thì nhất định một cảnh-giới hay một

hình-ảnh ấy trong chốc lát đã choán toàn vẹn ý-thức ta, khiến ta tập-trung

Page 10: TRỰC-GIÁC VỀ HÌNH-TƯỚNG - freephung.free.frfreephung.free.fr/artviet/vannghe/BVN25PhanTichKinhNghiem.pdftrỰc-giÁc vỀ hÌnh-tƯỚng Vấn-đề Mỹ-Học cận-đại

10

tất cả chú-ý vào đấy để quan-thưởng, để thích-thú đến nỗi tinh-thần ta mê

ly, quên hết cả sự-vật chung-quanh. Cái loại kinh-nghiệm ấy là trực-giác

hình-tướng. hình-tướng là đối-tượng của trực-giác thuộc về vật, trực-giác

là hoạt-động của tâm biết vật, thuộc về ta. Trong Mỹ-cảm Kinh-nghiệm,

tâm ta tiếp-xúc với vật chỉ là trực-giác, mà dù hoạt-động của tâm biết vật

ngoài trực-giác ra còn có tri-giác lẫn khái-niệm, và vật đối tâm ngoài hình-

tướng còn có nhiều sự-kiện quan-hệ khác nữa, như thực-chất, thành phần,

hiệu-dụng, giá-trị v.v…. Nhưng trong Mỹ-cảm Kinh-nghiệm thì tâm sở dĩ

tiếp-xúc với vật chỉ có trực-giác thôi, mà vật sở dĩ hiện ra cho tâm cũng

chỉ có hình-tướng thôi. Ở bài " Vịnh cây thông " của Nguyễn-Công-Trứ

trên kia, chúng ta nhận thấy tâm-lý của tác-giả đứng trước cây thông hoàn-

toàn chỉ còn có hình-tướng cây thông mà tác-giả đã trực-giác đến nỗi

muốn đồng-nhất mình với cây thông, cây thông cũng nhân-tình-hóa thành

tác-giả .

" Kiếp sau xin chờ làm người

Làm cây thông đứng giữa trời mà reo !

Giữa trời vách đá treo leo,

Ai mà chịu rét thì trèo với thông ".

Đấy là chúng ta chỉ thấy có trực-giác của Nguyễn-Công-Trứ khi tinh-

thần chú-ý vào cây thông, và trong tinh-thần chỉ còn mỗi cây thông mà

thôi .

" Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng ".

_ ( Kiếu )

Vậy ở thái-độ Mỹ-cảm, cảnh-vật ly-khai :

1) _ Với sự-vật quan-hệ với nó .

2) _ Có thể có hiệu-dụng cho người ta .

Ngoài hai điểm trên, cảnh-vật tự nó có ý-nghĩa, tự nó có giá-trị,

không phải ỷ-lại vào cái gì khác bên ngoài mới có giá-trị, như ở thái-độ

thực-dụng thì giá-trị là ngoại-tại ( extrinsic ). Ở thái-độ thẩm-mỹ thì giá-trị

hoàn-toàn nội-tại ( intrinsic ) độc-lập, tự-túc, không ỷ-lại vào đâu cả .

Page 11: TRỰC-GIÁC VỀ HÌNH-TƯỚNG - freephung.free.frfreephung.free.fr/artviet/vannghe/BVN25PhanTichKinhNghiem.pdftrỰc-giÁc vỀ hÌnh-tƯỚng Vấn-đề Mỹ-Học cận-đại

11

" Võng lưỡng vấn ảnh viết :

"_ Nẵng tử hành kim tử chỉ. Nẵng tử tọa kim tử khởi, hà kỳ vô

đặc thác dư ?

" Ảnh viết :

"_ Ngô hữu đãi nhi nhiên giả dã ? Ngô sở đãi hựu hữu đãi nhi

nhiên giả dã ? Ngô đãi xà phó diêu dực dã ? Ô thức sở dĩ

nhiên, ô thức sở dĩ bất nhiên ? "

_ ( Trang-Tử, " Tề Vật Luận " )

( Bong Bóng hỏi Bóng rằng :

( _ Trước đây mi đi, bây giờ mi đứng. Trước kia mi ngồi, bây

giờ mi đứng dậy, sao mi không có đặc cách gì vậy ?

( Bóng đáp :

( _ Ta có đợi vào cái chi mà thế chăng ? Cái vật ta đợi vào lại

có dời vào cái chi mà thế chăng ? Ta dời vào cửa của rắn, cánh

của ve chăng ? Nào biết sở dĩ như thế, nào biết sở dĩ không

thế ? )

Đấy là Trang-Tử đối với cái thái-độ nghệ-thuật, sống tự-do độc-lập

như Ôn-Như-Hầu khao-khát :

" Thoát trần một gót thiên-nhiên,

Cái thân ngoại vật là tiên trong đời ".

_ ( Cung Oán Ngâm-Khúc )

Mỹ-Cảm Kinh-Nghiệm Là Sáng-Tạo Nghệ-Thuật ._

Theo quan-điểm tâm-lý-học thì ba động-tác là khích-động, tri-giác,

phản-ứng, tuy phân ra làm ba nhưng nhất-quán một hơi thông-suốt, khích-

động là thành-phần của tri-giác mà tri-giác là dự-bị cho phản-ứng .

" Vật chí tri, tri nhiên hậu hiếu ố hình yên "

( Sự-vật khích-động vào quan-năng của trí, ý-thức mới tri-giác,

rồi sau thái-độ yêu ghét mới phản-ứng )

_ ( Lễ Ký ).

Page 12: TRỰC-GIÁC VỀ HÌNH-TƯỚNG - freephung.free.frfreephung.free.fr/artviet/vannghe/BVN25PhanTichKinhNghiem.pdftrỰc-giÁc vỀ hÌnh-tƯỚng Vấn-đề Mỹ-Học cận-đại

12

Tất cả tri-giác đều ngụ tính-chất thực-dụng. Trong thế-giới sự sự vật

vật vốn phức-tạp, tự nó không có ý-nghĩa, tự nó chưa có danh xứng. Nhân-

loại dần dần căn-cứ vào kinh-nghiệm mới bắt đầu đặt tên gọi cho sự-vật

chung-quanh để phân-biệt .

" Phương dĩ loại tụ, vật dĩ quần phân " ( Phương hướng để tụ-họp

các loại, vật lấy bầy đàn mà chia ). Gọi cái hàng ngày ăn là cơm, cái hàng

ngày mặc là áo v.v….. Bấy giờ sự-vật mới bắt đầu có ý-nghĩa, là phần lớn

do nơi thực-dụng mà có. Gọi là tri-giác là khi nào giác-quan tiếp-xúc với

sự-vật bên ngoài, trong tâm-lý có ý-nghĩa rõ-rệt, ý-nghĩa ấy là do thực-

dụng mà ra. Một khi tỏ rõ hiệu-dụng của sự-vật bấy giờ mới có thể có

động-tác phản-ứng thích-hợp đối với chúng được .

Nói về các loại ý-nghĩa ấy, thì có loại động-vật đều có thể nói là có

tri-giác. Mèo thấy chuột biết chuột là món ăn được, chuột thấy mèo biết

được mèo là giống ăn mình, do đấy mà mèo có thái-độ rình, chuột thấy

mèo thì chạy trốn. Thái-độ của nhân-loại đối với sự-vật cũng tương-tự như

thế. Tuy nhiên giữa người và cầm-thú có điểm khác nhau trọng-yếu này, là

động-vật khi tri-giác sự-vật tức thì y theo bản-năng xung-động mà phát ra

động-tác phản-ứng vội-vàng, không chút lưỡng-lự, hoàn-toàn thụ-động.

Trái lại, nhân-loại phản-ứng có chủ-động, nhờ có bản-lĩnh phản-tỉnh suy-

nghĩ để ước-chế bản-năng xung-động. Chính cái khả-năng phản-tỉnh của

nhân-loại đối với hoàn-cảnh cho nên có văn-hóa, nào khoa-học, triết-học,

tôn-giáo, nghệ-thuật, đều nhờ ở bản-lĩnh phản-tỉnh của nhân-loại mà sinh

ra cả. Bản-lĩnh ấy dùng vào phương-diện thực-dụng thì có tinh-thần

" mưu-định rồi mới hành-động " " ăn có nhai nói có nghĩ ". Dùng vào

khoa-học thì có tinh-thần bình-tĩnh, khảo-xét. Dùng vào phương-diện Mỹ-

cảm thì có tinh-thần mà Ram gọi là " Vô tư quán thưởng " ( Disinterested

comtemplation ) " Vô sở như nhi vi quan thưởng ) .

Trong thái-độ Mỹ-cảm, chúng ta từ tri-giác đến phản-ứng động-tác

dừng lại ở biên-giới để hình-ảnh sự-vật bài-trí trong tinh-thần thành một

bức họa trước mắt mà ngắm. Đấy là mục-đích của nhà thẩm-mỹ không

giống với nhà thực-dụng, không đòi hỏi hiệu-dụng cho nên trong tâm

không có ý-chí cùng dục-niệm. Nó cũng khác với nhà khao-học, không tìm

tòi quan-hệ điều-lý của sự-vật, cho nên ở trong tâm nhà thẩm-mỹ cũng

không có khái-niệm với suy-nghĩ. Nó chỉ có quan-thưởng hình-tướng của

sự-vật thôi. Vì chỉ mê hình-tướng cho nên không để ý đến sự-vật là có thật

Page 13: TRỰC-GIÁC VỀ HÌNH-TƯỚNG - freephung.free.frfreephung.free.fr/artviet/vannghe/BVN25PhanTichKinhNghiem.pdftrỰc-giÁc vỀ hÌnh-tƯỚng Vấn-đề Mỹ-Học cận-đại

13

hay không. Cảnh-vật của Mỹ-cảm thường ví như mộng-cảnh, ảo-cảnh.

" Đẹp như mộng " :

" Giấc mộng mưới năm đã tỉnh rồi,

Tỉnh rồi lại muốn mộng mà chơi.

Nghĩ đời lắm nỗi không bằng mộng,

Tiếc mộng bao nhiêu lại ngán đời ".

_ ( Tản-Đà )

Đấy là nghệ-sĩ không phân-biệt mộng với thực, nhìn đám mây bay

thành ra " bức tranh vân cẩu " nhà khoa-học chỉ cho là " thế giác " nhà

thực-dụng cho là " hoang đường " nhưng đối với nhà nghệ-sĩ thì chính

đấy là trực-giác hình-tướng .

Mỹ-cảm Kinh-nghiệm là một trạng-thái tâm-lý cực-đoan, tập-trung

hết sức tinh-thần vào một đối-tượng khiến cho hình-ảnh của nó biến thành

một thế-giới độc-lập, tự-túc như nhà tâm-lý-học Đức Münsterberg trong

" Principe of Art Education " viết :

" Nếu anh có thể tưởng biết bản-thân sự-vật, thì chỉ có một

phương-pháp là anh nên đem sự-vật ấy cắt đứt, ly-khai hẳn với sự-

vật khác, khiến cho ý-thức anh hoàn-toán chỉ có một cảm-giác đơn

độc, không để cho tơ-hào cảm-giác sự-vật nào khác lởn-vởn bên cạnh

nó nữa, nếu thực anh có thể làm được đến trình-độ ấy thì chắc chắn

là về sự-vật nó hoàn-toàn cô-lập, về tự-ngã tinh-thần anh hoàn-toàn

ngưng-định ở bản-thân sự-vật kia, đối với nó tâm anh hoàn-toàn

viên-mãn, ý-thức anh hoàn-toàn đầy đủ. Tóm lại, đấy là thưởng-thức

cái Đẹp vậy " .

Khi thi-hào Nguyễn-Du đứng ngắm động Tam-Thanh thì tâm-hồn

dần dần mê-ly vào trong cảnh-vật, quên hết nỗi nhọc mệt đi đường, quên

hết nỗi gần đường xa, trước mắt chỉ còn động Tam-Thanh với mình ngắm.

Rồi đi đến cô-lập-hóa đối-tượng, cảnh-vật bên ngoài cũng biến đi chỉ còn

cảnh-giới tinh-thần " Vật ngã câu vong " ngoại-vật với nội-tâm đều chìm

vào trong Mỹ-cảm Kinh-nghiệm, tức là trực-giác hình-tướng cho chí hình-

tướng cũng mất nốt, chỉ còn có tâm Thiền siêu lên trên cảm-giác lẫn ý-

niệm .

Page 14: TRỰC-GIÁC VỀ HÌNH-TƯỚNG - freephung.free.frfreephung.free.fr/artviet/vannghe/BVN25PhanTichKinhNghiem.pdftrỰc-giÁc vỀ hÌnh-tƯỚng Vấn-đề Mỹ-Học cận-đại

14

" Mãn cảnh hư không hà hữu tướng

Thử tâm thường định bất ly Thiền ".

( Tràn ngập cảnh-vật đều là Không-Hư, đâu còn hình tướng.

Tâm này luôn luôn tập-trung không rời với tâm Thiền ) .

_ ( Vịnh động Tam-Thanh )

Nghệ-thuật đòi gạt đi hết ở trong tâm để có thể thu-lượm được hết cả.

Sự gột sạch đi ấy là gột sạch thế-giới thực-dụng, phiền-tạp, tục-trần ở

trong tâm, như cụ Đồ-Chiểu viết :

" Nước trong rửa ruột sạch trơn,

Một câu danh lợi không sờn lòng đây "

_ ( Lục Vân Tiên )

Gột sạch tâm-hồn những ý-nghĩ danh-lợi thực-dụng, ngõ hầu có được

thế-giới thuần-túy ý-tưởng, độc-lập, tự-túc, không lệ-thuộc ỷ-lại vào chi

khác nữa ở bên ngoài. Cũng như Nguyễn-Công-Trứ tập-trung tinh-thần

vào cả cây thông trên sường núi, hình-tướng cây thông choán hết tâm-hồn,

thế-giới trước mắt chỉ còn ý-tưởng phảng-phất như cảnh mộng, thích-thú

mê-ly với mộng đến tưởng mình là cây thông đang vui reo trước gió, quên

cả tâm-tư lo-âu hiện-tại :

" Khi vui muốn khóc, buồn tênh lại cười ".

Khi cảnh-vật đã là đối-tượng Mỹ-cảm thì bất cứ là cây thông trong

bức họa hay cây thông trên sườn núi, thẩy đều chỉ là ý-ảnh đơn-thuần.

Những ý-tưởng thật hay giả, có hay không đều thuộc về tri-thức danh-lý,

chỉ quan-hệ với đối-tượng về điều-lý chứ không phải là bản-thân hình-

tướng. Ý-ảnh, ý-tượng, không liên-hệ nhân-duyên ấy là đặc-trưng của Mỹ-

cảm Kinh-nghiệm. Trong giây phút quan-thưởng, người quan-thưởng ở ý-

thức chỉ có ý-tưởng đơn-thuần viên-mãn, y quên hết cả trời đất, thời-gian

không-gian, như người đang say .

" Say là say Nghĩa say Nhân,

Say thơ Lý-Bạch, say đàn Bá-Nha ".

_ (Đồ-Chiểu )

Page 15: TRỰC-GIÁC VỀ HÌNH-TƯỚNG - freephung.free.frfreephung.free.fr/artviet/vannghe/BVN25PhanTichKinhNghiem.pdftrỰc-giÁc vỀ hÌnh-tƯỚng Vấn-đề Mỹ-Học cận-đại

15

Mỹ-cảm Kinh-nghiệm, tóm lại là cảnh-giới định-thần, trong ấy

không những chúng ta quên mất thích-thú cảnh-vật ở thế-giới ngoài đối-

tượng mà còn quên mất cả đến sự tồn-tại của chính mình. Trong thuần-túy

trực-giác không có tri-giác, như trường-hợp của Ramakrishna trên kia với

đàn hạc trắng qua đám mây đen .

Tri-giác xuất ra từ sự phân-biệt ta với vật, quên mất sự phân-biệt ấy

đi là cảnh-giới định-thần. Khi nào sự chú-ý chưa thật chuyên-nhất thì còn

có ta với sự-vật phân-biệt. Đến như tâm ta thực chuyên-chú nhất-tâm vào

một ý-tưởng thì bấy giờ không còn biết được ta là ta, vật là vật, mà là đem

tinh-thần đặt hết vào ý-tưởng, vật ngã hóa thành một khí, như Trang-Chu

gọi là " Vật hóa ". Nguyễn-Du gọi là Thiền. Nhà triết-gia Đức cận-đại

Schopenhauer viết trong " Le Monde Comme Volonté Et Comme

Représentation " ( Thế-giới Ý-chí Với Thế-giới Ý-tưởng ) .

" Như qua một cá-nhân bằng vào lực-lượng của tâm rời bỏ

phương-pháp tầm-thường nhìn vào sự-vật, không để cho định-luật lý-

do sung-túc ( the law of sufficient reason ) nó chi-phối trong sự suy-

cầu điều-lý của sự-vật. Cái loại suy-cầu này nhằm mục-đích cuối

cùng không tránh khỏi ý-chí hiệu-dụng. Như quả y có thể như thế,

không lý-hội sự-vật về phương-diện " ở đâu " " thời nào " " bởi đâu

" cùng là " tự đâu ra ( Where, When, Why, Whence ). Y chỉ chuyên

tâm xét-cứu bản-thân thế nào ( What ) của sự-vật, không để cho tư-

hào trừu-tượng cùng khái-niệm của lý-trí tức danh-lý, chiếm-đoạt ý-

thức, đem tất cả tinh-thần chuyên-chú vào vật tri-giác ấy, trong ý-

thức toàn-bộ chỉ có quan-chiếu đối với phong-cảnh rừng cây, núi non

hay là cửa nhà chẳng hạn ở trước mắt khiến cho tự mình như mất hút

trong cảnh sự-vật ấy, quên mất cả tình và ý-chí của mình riêng đi,

qua sinh-hoạt của " tư ngã thuần túy " ( pure subject ) luyện thành

tấm gương sáng của sự-vật, hầu như chỉ có sự-vật ở trong ấy thôi,

cũng không có người để tri-giác sự-vật nữa, y không đem tâm năng-

tri với vật sở-tri ( sujet connaissant et objet de connaisance ) mà phân

chia. Trái lại cả hai hòa vào một thể toàn-bộ ý-thức cùng một bức

họa cụ-thể lồng khít lên nhau. Như quả sự-vật ở trạng-thái như thế,

cùng với bản-thân cắt đứt hết liên-hệ nhân-duyên, mà đồng thời tự-

ngã cũng hết liên-hệ với ý-chí của mình. Kết-cục là vật sở-giác chẳng

còn là vật này, vật nọ mà là ý-tưởng ( idea ) hay là hình-tướng

thường còn suốt từ xưa đến nay … Người chìm vào trong cái vật sở-

Page 16: TRỰC-GIÁC VỀ HÌNH-TƯỚNG - freephung.free.frfreephung.free.fr/artviet/vannghe/BVN25PhanTichKinhNghiem.pdftrỰc-giÁc vỀ hÌnh-tƯỚng Vấn-đề Mỹ-Học cận-đại

16

giác ấy, không còn là người này người kia nữa, vì chính y đã tự quên

mất mình vào trong vật sở-giác rồi. Đấy là một chủ-thể thuần-túy tri-

thức, không ý-chí, không thống khổ, không thời-gian vậy " .

Trên đây Schopenhauer cho rằng cái mối lo-âu lớn của người ta trong

nhân-sinh ở tại chỗ có ngã, chủ-thể của ngã là ý-chí. Người ta ai nấy đều là

nô-lệ của ý-chí mình. Có ý-chí thì có tranh-giành, tranh-giành đẻ ra đau-

khổ phiền-não. Trong khi chúng ta thưởng-thức văn-nghệ, chúng ta tạm

thời quên mất tự-ngã, thoát khỏi ràng-buộc của ý-chí. Từ thế-giới ý-chí

bước sang thế-giới ý-tưởng. Bởi thế mà văn-nghệ là một lối giải-thoát đối

với nhân-sinh vậy .

Tổng chi, Mỹ-cảm Kinh-nghiệm là trực-giác hình-tướng. Hình-tướng

thuộc về vật, trực-giác thuộc về ta. Thực ra thì trực-giác ngoài hình-tướng

không còn thấy chi nữa, mà hình-tướng ngoài trực-giác cũng không còn có

thể có tác-động tâm-lý nào khác xuất-hiện. Có hình-tướng tất nhiên có

trực-giác, có trực-giác tất nhiên có hình-tướng. Trực-giác là ở trong tâm

đột-nhiên thấy được một hình-tướng hay là ý-tưởng, đấy là Sáng-tạo vậy.

Nói Mỹ-cảm Kinh-nghiệm là trực-giác hình-tướng cũng chính là bảo Mỹ-

Cảm Kinh-Nghiệm là Sáng-Tạo Nghệ-Thuật vậy .

Mỹ-Cảm Kinh-Nghiệm -- Nhân-Tình-Hóa

Hay Là Tác-Dụng Di-Tình ._

Trong lúc chúng ta tập-trung tinh-thần để ngắm cảnh-vật lấy làm đối-

tượng độc-nhất trong ý-thức, ngoài đối-tượng không còn có chi nữa cả.

Rồi vô-tình ta mê-say cảnh đẹp, vật ngã đều biến cả vào làm một cảnh-giới

như Nguyễn-Công-Trứ trên kia biến vào với cảnh-giới cây thông " đứng

giữa trời mà reo ". Tác-giả đã thích-thú ngắm cây thông, tinh-thần chuyên-

chú đến tưởng-tượng cây thông thành một người reo hát, đồng thời cũng

đem cây thông dắn-dỏi nhập vào tâm mình mà tự mình biến thành cây

thông, muốn " làm cây thông " không muốn " làm người " nữa. Cái loại

hiện-tượng tâm-lý vật ngã đồng-nhất-hóa ấy đã được các nhà Mỹ-học ở

nước Đức cận-đại thảo-luận nhiệt-náo dưới đề-mục " Di Tình Tác Dụng "

( Fonction de Transfert ) .

Page 17: TRỰC-GIÁC VỀ HÌNH-TƯỚNG - freephung.free.frfreephung.free.fr/artviet/vannghe/BVN25PhanTichKinhNghiem.pdftrỰc-giÁc vỀ hÌnh-tƯỚng Vấn-đề Mỹ-Học cận-đại

17

Di-Tình Tác-Dụng là đem tình-cảm phóng ra ngoài đến bản-thân sự-

vật, làm cho sự-vật có sắc-thái tâm-lý của mình .

" Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu,

Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ ".

Sự-vật tự nó chẳng sầu chẳng vui, vui sầu là do tự mình tri-giác. Cái

tri-giác ấy phóng ra ngoài cảnh-vật thành thuộc-tính của cảnh-vật. Thi-

nhân và nghệ-sĩ thường nhìn thế-giới như thế, đem cái của mình chủ-quan

phóng ra cảnh-vật, kết-quả làm cho sự-vật chết trở nên linh-động có sinh-

mệnh, sự-vật vô-tình vô-tri vô-giác thành hữu-tình có tri-giác. Trang-Tử

trong Thiên Thu-Thủy có đoạn Ngụ-ngôn :

" Trang-Tử dữ Huệ-Tử chơi trên bờ sông Hào-Lương, Trang-Tử viết:

" _ Du ngư xuất du thung dung, thi ngư lạc dã !

" Huệ-Tử viết :

" _ Tử phi ngư an tri ngư tri lạc ?

" Trang-Tử viết :

" _ Tử phi ngã an tri ngã bất tri ngư tri lạc ? "

_ ( Thu Thủy )

( Trang-Tử với Huệ-Tử dạo chơi trên bờ sông Hào-Lương, Trang-Tử

nói :

( _ Cá Du bơi lội thung-dung, cá vui vậy !

( Huệ-Tử nói :

( _ Anh không phải cá làm sao biết được cá vui ?

( Trang-Tử nói :

( _ Anh không phải tôi, sao biết được tôi không biết cá vui ? )

Qua Ngụ-ngôn lý-thú trên đây, chúng ta thấy được bộc-lộ hai quan-

điểm nhìn sự-vật, quan-điểm khách-quan của nhà khoa-học và quan-điểm

chủ-quan của nhà văn-nghệ. Câu chuyện Ngu-ngôn trên đây giữa hai quan-

điểm có thể đối-chiếu với cuộc đàm-thoại có thực hiện-đại giữa thi-hào R.

Tagore, đại-diện cho tiếng nói của Đông-phương với nhà khoa-học A.

Page 18: TRỰC-GIÁC VỀ HÌNH-TƯỚNG - freephung.free.frfreephung.free.fr/artviet/vannghe/BVN25PhanTichKinhNghiem.pdftrỰc-giÁc vỀ hÌnh-tƯỚng Vấn-đề Mỹ-Học cận-đại

18

Einstein đại-diện cho tiếng nói của Tây-phương, buổi trưa ngày 14 - 07 -

1930 tại biệt-thự Kaputh .

" Einstein :

_ Ngài có tin vào một Thượng-Đế biệt-lập bên ngoài thế-giới

không ?

" Tagore :

_ Không phải là biệt-lập. Cái bản-ngã vô-hạn của người ta bao-

hàm cả vũ-trụ. Không có một cái gì có thể có được, nếu không phải

là nằm trong cái bản-ngã nhân-loại. Và như thế chứng-tỏ rằng chân-

lý vũ-trụ là chân-lý nhân-bản. Tôi xin lấy một thực-hiện khoa-học để

minh-chứng. Vật-thể là do nguyên-tử và điện-tử hợp thành với những

khoảng trống gián-cách với nhau. Nhưng vật-thể lại có thể hiện ra là

một khối cứng dắn. Nhân-loại cũng tương-tự, gồm những cá-nhân,

vậy mà chúng cùng nhau có sự liên-hệ thành nhân-loại tương-quan,

đem lại cho thế-gian này tình đồng-loại linh-động. Toàn-thể vũ-trụ

này cũng liên-hệ với chúng ta bằng cách ấy để thành một vũ-trụ

nhân-bản. Tôi đã theo đuổi cái tư-tưởng ấy ở nghệ-thuật, trong văn-

chương và trong cái ý-thức đạo-lý của con người .

" E. :

_ Có hai quan-niệm khác nhau về bản-tính vũ-trụ :

1 ) Thế-giới là một hệ-thống lệ-thuộc nhân-loại.

2 ) Thế-giới là một thực-tại độc-lập với yếu-tố nhân-loại.

" T. :

_ Khi nào vũ-trụ của chúng ta hiện ra trong hòa-điệu với con

người như là vĩnh-cửu, chúng ta biết nó là sự thật, chúng ta cảm thấy

nó như là đẹp .

" E. :

_ Đấy là quan-niệm thuần nhân-bản về vũ-trụ .

" T. :

_ Không thể có quan-niệm nào khác. Cái thế-giới này là một

thế-giới nhân-bản -- quan-điểm khoa-học về vũ-trụ cũng là quan-

điểm của người khoa-học. Có một số tiêu-chuẩn về lý-tính và

Page 19: TRỰC-GIÁC VỀ HÌNH-TƯỚNG - freephung.free.frfreephung.free.fr/artviet/vannghe/BVN25PhanTichKinhNghiem.pdftrỰc-giÁc vỀ hÌnh-tƯỚng Vấn-đề Mỹ-Học cận-đại

19

thưởng-thức đem cho nó sự-thật, ấy là tiêu-chuẩn con Người vĩnh-

cửu mà những thực-nghiệm của nó phải qua thực-nghiệm của chúng

ta .

" E. :

_ Đấy là một thực-hiện của cá-thể nhân-bản .

" T. :

_ Phải, một cá-thể vĩnh-cửu. Chúng ta phải thực-hiện nó qua

những cảm-xúc và hoạt-động của chúng ta. Chúng ta thực-hiện con

người siêu-việt, không chút giới-hạn cá-nhân qua những giới-hạn

chúng ta. Khoa-học để ý đến cái gì không giới-hạn và những cá-nhân

đặc-thù. Đấy là thế-giới nhân-bản phi-ngã của sự-thật. tôn-giáo thực-

hiện những sự-thật ấy và liên-hệ chúng với nhu-cầu thâm-trầm của

chúng ta. Cái ý-thức cá-nhân của chúng ta về sự-thật có được ý-nghĩa

đại-đồng. tôn-giáo ứng-dụng vào sự-thật và chúng ta biết sự-thật là

tốt qua hòa-điệu của chúng ta với nó .

" E. :

_ Vậy thì Sự-thật hay là sự Đẹp không độc-lập với Người ?

" T. :

_ Nếu không có người nào hết thì Tướng Appollon de

Belovedera sẽ không còn đẹp nữa ?

" E. :

_ Tôi biểu-đồng-tình đối với quan-niệm ấy về Đẹp, nhưng

không đồng-tình đối với Sự-thật .

" T. :

_ Tại sao không ? Sự-thật được thực-hiện qua con người .

" E. :

_ Tôi không thể chứng-minh quan-niệm của tôi là đúng, nhưng

đấy là tín-ngưỡng của tôi .

Page 20: TRỰC-GIÁC VỀ HÌNH-TƯỚNG - freephung.free.frfreephung.free.fr/artviet/vannghe/BVN25PhanTichKinhNghiem.pdftrỰc-giÁc vỀ hÌnh-tƯỚng Vấn-đề Mỹ-Học cận-đại

20

" T. :

_ Cái Đẹp là ở trong lý-tưởng về hòa-điệu hoàn-toàn nó ở tại

bản-tính đại-đồng. Sự-thật là sự hiểu-biết hoàn-toàn của tinh-thần

đại-đồng. Chúng ta cá-nhân cận-đại qua những lỗi-lầm sai lạc của

chúng ta, qua kinh-nghiệm lũy-tích, qua ý-thức giác-ngộ của chúng

ta. Không như thế thì làm thế nào chúng ta có thể biết Sự-thật được ?

" E. :

_ Tôi không thể chứng-minh một cách khoa-học được rằng Sự-

thật phải được quan-niệm như một Sự-thật chính-xác, độc-lập với

nhân-loại. Nhưng tôi tin chắc như thế. Chẳng hạn tôi tin rằng các

định-lý hình-học của Pythagore có nhận-định điều gì gần xác thật,

không quan-hệ với sự có Người hay không có Người. Nói cách khác,

nếu có một thực-tại độc-lập với Người thì cũng có một Sự-thật

tương-quan với thực-tại ấy. Và cũng như thế mà phủ-nhận điều trước

đẻ ra sự phủ-nhận điều sau .

" T. :

_ Sự-thật đồng-nhất với bản-tính đại-đồng, căn-bản phải là

nhân-bản, không thế thì cái gì cá-nhân chúng ta thực-hiện là thật -- ít

nhất là Sự-thật khoa-học và nó chỉ có thể đạt được qua cách-thức

luận-lý. Hay nói cách khác là qua một cơ-quan tư-tưởng của Người .

" E. :

_ Như thế theo quan-niệm của ông …. đấy không phải là

huyễn-tưởng cá-nhân mà là huyễn-tưởng của nhân-loại, coi như một

tổng-thể .

" T. :

_ Ở khoa-học chúng ta tiến-triển trong kỷ-luật tiêu-trừ giới-hạn

chủ-quan tinh-thần cá-nhân chúng ta, và như thế đạt tới sự hiểu-biết

Sự-thật ở tại tinh-thần con Người đại-đồng .

" E. :

_ Vấn-đề bắt đầu hỏi xem Sự-thật có độc-lập với ý-thức chúng

ta không ?

Page 21: TRỰC-GIÁC VỀ HÌNH-TƯỚNG - freephung.free.frfreephung.free.fr/artviet/vannghe/BVN25PhanTichKinhNghiem.pdftrỰc-giÁc vỀ hÌnh-tƯỚng Vấn-đề Mỹ-Học cận-đại

21

" T. :

_ Cái gì chúng ta gọi là thật nằm trong điều-lý giữa phương-

diện chủ-quan và khách-quan của thực-tại, cả hai đều thuộc về con

người siêu-ngã .

" E. :

_ Cả đến ở trong sinh-hoạt hàng ngày của chúng ta, chúng ta

cảm thấy bắt-buộc phải gán cho những sự-vật nhật-dụng một cách

thật-tại độc-lập với Người. Chúng ta làm thế để liên-hệ kinh-nghiệm

giác-quan vào một đường hợp-lý. Chẳng hạn, nếu không có ai trong

nhà này, thì cái bàn kia vẫn ở nguyên chỗ của nó .

" T. :

_ Phải, nó ở tại bên ngoài tinh-thần cá-nhân, nhưng không ở

ngoài tinh-thần đại-đồng. Cái bàn tôi tri-giác thì được tri-giác bởi

cùng một loại ý-thức mà tôi có .

" E. :

_ Quan-điểm tự-nhiên của chúng ta đối với sự có thật ngoài

nhân-loại thì không có thể giải-thích hay chứng-minh được, nhưng

nó là một tín-ngưỡng mà không ai có thể thiếu được -- cả giống

người bản-sơ. Chúng ta gán cho Sự-thật một khách-quan-tính siêu

nhân-loại, điều ấy chúng ta không có không được, ấy là thực-tại độc-

lập với cuộc đời chúng ta, kinh-nghiệm và tinh-thần chúng ta -- dù

rằng chúng ta không có thể bảo cái ấy có ý-nghĩa gì .

" T. :

_ Khoa-học đã chứng-minh cái bàn là một vật dắn, ở bề ngoài

đấy là một ảo-tưởng. Vậy thì cái gì mà tinh-thần nhân-loại tri-giác thì

không có thật nữa, nếu tinh-thần kia mất đi. Đồng thời người ta phải

công-nhận rằng cái thực-tại vật-lý cùng tột của cái bàn chỉ là vô số

những trung-tâm điện-lực gián-cách vận-động tuần-hoàn, cái ấy cũng

thuộc về tinh-thần nhân-loại .

_ Trong sự tìm-hiểu Sự-thật mãi mãi có sự xung-đột giữa tinh-

thần nhân-loại đại-đồng với chính cái tinh-thần ấy giới-hạn vào cá-

nhân. Quá-trình thường-xuyên điều-giải sự mâu-thuẫn ấy được thấy

ở trong khao-học và triết-học, và ở trong luân-lý của chúng ta. Bất cứ

Page 22: TRỰC-GIÁC VỀ HÌNH-TƯỚNG - freephung.free.frfreephung.free.fr/artviet/vannghe/BVN25PhanTichKinhNghiem.pdftrỰc-giÁc vỀ hÌnh-tƯỚng Vấn-đề Mỹ-Học cận-đại

22

ở trong trường-hợp nào, nếu có một Sự-thật không liên-hệ với nhân-

loại thì bấy giờ đối với chúng ta nó hoàn-toàn không có .

_ Người ta không có gì để tưởng-tượng một tinh-thần trong ấy

thứ-tự xẩy ra của sự-vật không diễn-tiến ở không-gian, mà chỉ diễn ra

ở thời-gian như một tràng thanh-âm của bản nhạc. Đối với tinh-thần

ấy thì về quan-niệm thực-tại tương-tự với thực-tại âm-nhạc, trong đó

hình-học của Pythagore không thể có ý-nghĩa gì hết. Có thực-tại của

giấy hoàn-toàn khác với thực-tại văn-chương. Đối với cái loại tinh-

thần của mọt-giấy ăn chất giấy, thì văn-chương hoàn-toàn không có

thật nữa, nhưng đối với tinh-thần nhân-loại thì văn-chương lại có giá-

trị lớn hơn là chất giấy. Cũng thế, mà một Sự-thật không quan-hệ với

tinh-thần nhân-loại về mặt cảm-giác hay lý-tính thì nó sẽ không là gì

hết chừng nào chúng ta còn là nhân-loại .

" E. :

_ Vậy ra tôi còn tín-ngưỡng hơn ông !

" T. :

_ Tôn-giáo của tôi ở tại sự điều-hòa con Người siêu-ngã, tinh-

thần nhân-loại đại-đồng, ở trong thực-thể cá-nhân tôi. Tôi gọi là

“ Tôn-giáo Nhân-Bản ” ( The Religion of Man ) . "

Nhà thi-hào Ấn-Độ trên đây đã đề-cao quan-điểm nghệ-thuật, trung-

thành với truyền-thống Đông-phương, coi nghệ-thuật như một tôn-giáo

của con Người vũ-trụ-hóa, tức là " Tat Twam Asi = Vũ-trụ Đồng-nhất-

thể ". " Văn dĩ tái đạo " ( Văn-nghệ vận chuyển đạo-lý ) như Khổng-Tử ở

Trung-Hoa nói : " Nhân năng hoằng đạo, phi đạo hoằng nhân " ( Người

mở-mang các tôn-giáo, không phải tôn-giáo mở-mang ra người ) .

Vậy nghệ-thuật văn-chương có được cái khả-năng ấy là ở tại Mỹ-

Cảm Kinh-Nghiệm nó Sáng-Tạo hình-tướng, nhân-tình-hóa vũ-trụ sự-vật

thiên-nhiên vốn vô-tri vô-giác :

" Sơn thủy hữu tình " .

Page 23: TRỰC-GIÁC VỀ HÌNH-TƯỚNG - freephung.free.frfreephung.free.fr/artviet/vannghe/BVN25PhanTichKinhNghiem.pdftrỰc-giÁc vỀ hÌnh-tƯỚng Vấn-đề Mỹ-Học cận-đại

23

Thông thường chúng ta đều có tính suy ta ra người, nhân vì có như thế đối

với ta ._

Hegel thường viết : " Mục-đích của nghệ-thuật đối với người ta là ở

tại làm cho người ta từ ngoại-giới sự-vật tìm trở về tự-ngã ". Ở đây ngụ

thuyết Di-tình Tác-dụng, nghĩa là đặt tâm-hồn mình vào sự-vật để cảm-

thông sự-vật vào nội tâm của chúng vậy .

Di-tình Tác-dụng là tác-dụng mô-phỏng theo người hay nhân-tình-

hóa ( anthropomorphisme ). Lấy người làm tiêu-chuẩn cho sự-vật, lấy

mình làm tiêu-chuẩn cho người, tức là suy bụng ta ra bụng người. Tất cả

tri-thức kinh-nghiệm đều có thể nói do như thế mà có được, đem cái sinh-

mệnh của người chuyển sang cho sự-vật, khiến cho sự-vật vô-tri vô-giác

có được nhân-tình, trở nên linh-động sinh-hoạt, bởi thế mà H. Delacroix

gọi Tác-dụng Di-tình là " Animation de l'univers " ( Sinh-mệnh-hóa vũ-

trụ ). Lấy lý-trí mà xét thì Tác-dụng Di-tình là một loại mê-tín. Nhưng nếu

không có nó thì thế-giới này sẽ là một khối chết khô, nhân-sinh cũng hết

cả thú-vị, nghệ-thuật không có thể nẩy sinh mà tôn-giáo cũng không do

đâu mà xuất-hiện. Thi-nhân, nghệ-sỹ cùng tín-đồ tôn-giáo phần lớn là dựa

vào Tác-dụng Di-tình để thay vũ-trụ, tạo ra một linh-hồn, lấp cái hố ngăn-

cách Người Trời, nhân-sinh với thiên-nhiên. Cái thái-độ ấy có một người

cho là chủ-nghĩa Thần-bí, kỳ thực không có chi là Thần-bí cả. chẳng qua

người ta tin trong vật còn có gì ẩn-tàng bất-khả tư-nghị như A. Einsteins

và R. Tagore trên kia đã thừa-nhận không giải-thích được. Bản lai Tạo-vật

không có gì là bí-mật, là ý ẩn ở tại bản-thân. Cái ý-nghĩa bí-mật ấy là do

người nhìn ra như thế .

" Nhân giả kiến chi vị chi nhân

Trí giả kiến chi vị chi trí ".

( Người nhân-ái thấy nó thì bảo là nhân-ái

Người trí-thức thấy nó thì bảo là trí-thức ).

Nếu phân-tích chủ-nghĩa Thần-bí thì nguyên lai là do Tác-dụng Di-

tình. Một ngọn cỏ, một lá cây, một giòng suối chảy, một tảng đá, xưa nay

chủ-nghĩa phiếm thần nhìn thấy bên trong có sinh-khí ngấm-ngầm huyền-

diệu .

" Trông ra ngọn cỏ lá cây

Thấy hiu hiu gió thì hay chị về

Page 24: TRỰC-GIÁC VỀ HÌNH-TƯỚNG - freephung.free.frfreephung.free.fr/artviet/vannghe/BVN25PhanTichKinhNghiem.pdftrỰc-giÁc vỀ hÌnh-tƯỚng Vấn-đề Mỹ-Học cận-đại

24

Hồn còn mang nặng lời thề

Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai ".

_ ( Nguyễn-Du )

Hay là :

" Nước non hội ngộ còn luôn

Bảo cho non chớ có buồn làm chi ".

_ ( Tản-Đà )

Từ chỗ nhận-thức một vật cụ-thể có linh-hồn đến suy-tưởng vũ-trụ có

chủ-thể, điều-khiển vận-hành, tuy phạm-vi lớn nhỏ khác nhau nhưng cùng

một nguyên-lý giống nhau ấy là " Vạn vật đồng nhất thể ". Trong vật với

ngã đồng-nhất ấy, vật ngã giao cảm " đồng đồng vãng lai ", hồn-nhiên qua

lại giao-thông. Tùy theo tâm-hồn người nhìn, người vui nhìn sự-vật tươi,

người buồn nhìn sự-vật u-ám .

Các dân-tộc đều có Thần-thoại và Tôn-giáo, phần lớn đều phát-xuất

từ cái tác-dụng nhân-tình-hóa, suy người ta đến vật, tự mình thấy được hết

thảy cử-động đều có ý-chí linh-hồn, hoặc tâm ý làm chủ-động bèn suy ra

ngoại-vật cũng tương-tự như thế, gió có Thần-gió, sông có Thần-sông, núi

có hồn núi, tất cả hiện-tượng thiên-nhiên đều có quyền-năng siêu-nhiên,

vũ-trụ vận-hành có nhịp-điệu, có trật-tự, tựa hồ như có tâm-linh ý-chí

biểu-hiệu. Nên vũ-trụ có một chủ-thể " Thiên Địa chi Tâm " ( Conscience

cosmique) ( Ý-thức vũ-trụ ). Do đấy nẩy ra chủ-nghĩa tôn-giáo Nhất-Thần.

Theo quan-điểm nghệ-thuật Đông-phương xưa nay, văn-nghê-sĩ nhìn vũ-

trụ như biển-hiệu trò chơi Lila của cái Tâm chủ-thể, gọi là Hóa-Công .

" Hóa nhi đa hy lộng ".

( Trẻ tạo hóa hay đùa cợt ) .

Tác-Dụng Di-Tình trong văn-nghệ có một vai-trò rất lớn. Trong tác-

phẩm bút-ký của văn-sĩ chúng ta thấy mô-tả kinh-nghiệm của Tác-Dụng

Di-Tình. Như George Sand, nữ văn-sĩ Pháp viết trong " Ấn-Tượng và

Hồi-Ức " .

" Tôi có lúc nhảy ra ngoài cái tôi, nghiễm nhiên biến thành một

khối thực-vật, tôi thấy được tôi là cỏ, là chim bay, là ngọn cây, là

mây, là giòng nước chảy, là chân trời, thấy mình có cái loại nhan-sắc

hay hình-thể kia, biến-hóa trong chớp mắt, đi lại không vướng-vấp,

có khi tôi chạy, có lúc tôi bay, có lúc tôi biến đi, có khi tôi hiện ra.

Page 25: TRỰC-GIÁC VỀ HÌNH-TƯỚNG - freephung.free.frfreephung.free.fr/artviet/vannghe/BVN25PhanTichKinhNghiem.pdftrỰc-giÁc vỀ hÌnh-tƯỚng Vấn-đề Mỹ-Học cận-đại

25

Tôi hướng về mặt-trời mà nở như bông hoa, hoặc bám vào cành lá

mà ngủ, chim cất cánh bay, tôi cũng bay, ếch, nhái nhẩy tôi cũng

nhẩy, lửa đóm hay ánh sao lấp-lánh tôi cũng lấp-lánh sáng. Tóm lại

mà nói chỗ trời đất tôi nghỉ ngơi phảng-phất như là hoàn-toàn do nơi

tôi khai nở ra vậy ".

Văn-học phái Tượng-trưng, đứng đầu là Beaudelaire cũng viết :

" Anh tập-trung hết tinh-thần vào chỗ quan-sát và thưởng-thức

sự-vật bèn quên mất tự mình có thật, chẳng bao lâu anh cùng với vật

ngoài hỗn-hợp vào làm một thể .

" Anh chuyên-chú nhìn vào một gốc cây đứng trước gió, gió

đưa lắc-lư, chỉ trong khoảng-khắc, đối với tâm-lý nhà thơ là một tỉ-

dụ rất tự-nhiên, ở tâm anh cái cây biến thành một sự-thực. Anh bắt

đầu đem tình-cảm cùng dục-vọng với thương buồn gán cho cây, nó

lắc-lư giao-động, biến thành anh lắc-lư giao-động. Chính tự anh đã

biến thành cái cây. Cũng như thế, anh ngắm bầu-trời xanh-trong,

quang-đãng có một đàn chim bay lượn, anh cảm thấy nó biểu-hiệu

cái gì siêu-phàm thoát-tục, một niềm hy-vọng xưa nay không phai,

anh tự mình biến thành đàn chim bay " .

Nghệ-sĩ không những ngắm cảnh-vật tự-nhiên thường có được tâm-

trạng như thế " Thể vật nhập vi ", nghĩa là đối với tự mình sáng-tạo về

nhân-vật và tình-cảm, luôn luôn như văn-sĩ Pháp Flaubert trong thư đã nói

về sự miêu-tả tiểu-thuyết trứ-danh " Madame Bovary " như sau :

" Lúc viết sách đem cái tự-kỷ quên bẵng đi, sáng-tạo nhân-vật

nào thì sinh-hoạt qua nhân-vật ấy, thật là một sự thích-thú. Ví như

bữa nào tôi đồng thời là một trượng-phu với vợ con, là tình-nhân với

người tình. Tôi đi chơi cưỡi ngựa qua một cách rừng cây, gặp vào

trời thu sương mờ, đầy rừng là lá vàng úa, tôi cảm thấy mình như là

con ngựa, như là gió, là tất cả bọn ấy nói chuyện tình-tứ ngọt-ngào

với lứa đôi, khiến cho bọn ấy tràn ngập sóng tình, mắt chói với ánh-

sáng thái-dương ".

Flaubert xưa nay bị người ta nhận là đại-biểu của phái tả thực. Ông ta

miêu-tả hết sức khách-quan những tình-cảnh, mà còn tự đặt mình vào

trong cảnh-ngộ, tự thân lĩnh-thụ san-sẻ sinh-mệnh của nhân-vật trong

Page 26: TRỰC-GIÁC VỀ HÌNH-TƯỚNG - freephung.free.frfreephung.free.fr/artviet/vannghe/BVN25PhanTichKinhNghiem.pdftrỰc-giÁc vỀ hÌnh-tƯỚng Vấn-đề Mỹ-Học cận-đại

26

truyện. Như thế đủ có thể thấy rằng sự phân-biệt khách-quan với chủ-quan

trong văn-nghệ thực là miễn-cưỡng .

Ảnh-hưởng Di-Tình Tác-Dụng đối với công việc sáng-tạo văn-nghệ

còn có thể thấy ở một phương-diện khác nữa. Môi-giới văn-học là ngôn-

ngữ văn-tự. Sáng-tạo và phát-triển ngôn-ngữ văn-tự thường giống với

nghệ-thuật. Theo Croce thì ngôn-ngữ tự bản-thân nó là nghệ-thuật .

Ngôn-ngữ-học với Mỹ-học căn-bản chỉ là một. Không nói chi khác,

chỉ nói cái nghĩa suy rộng của ngôn-ngữ văn-tự. Ở các nước trong ngự-

ngôn văn-tự ý-nghĩa suy rộng phần lớn so với nghĩa gốc được dùng rất

rộng. Nghĩa suy rộng phần lớn bắt nguồn từ liên-tưởng giống nhau tương-

tự với Tác-dụng Di-tình, nhất là ở phương-diện động-từ. Ví như " thổi ",

" dập ", " chạy ", " gọi ", nguyên lai đều biểu-thị động-tác của người hay

động-vật. Ngày nay chúng ta thường nói " gió thổi ", " mưa dập ", " điện

chạy ", " mùi hoa gọi bướm " v.v….

Ngày nay nghĩa rộng dùng thành quen, chúng ta không thấy chỗ mới

mẻ của nó. Nhưng người sáng-tạo lúc đầu ra một nghĩa rộng, đều có phần

nào tính-chất sáng-tạo nghệ-thuật, sự sinh-hoạt và tiến-triển của ngôn-ngữ

có thể xem như một loại nghệ-thuật vậy .

Tác-Dụng Di-Tình có phải là tất cả Kinh-Nghiệm Mỹ-Cảm không ?

Có học-phái chủ-trương thuyết Di-Tình Tác-Dụng với Mỹ-Cảm

Kinh-Nghiệm như là đồng nghĩa. Nhưng thực ra thì Di-tình Tác-dụng

chẳng qua chỉ là một loại Mỹ-cảm Kinh-nghiệm rất phổ-thông. Không gợi

lên Di-tình Tác-dụng vẫn có thể có sức thẩm-mỹ rất cao. Nhà Mỹ-học

nước Đức như Muller Freinfels phân thẩm-mỹ ra hai loại, loại động và loại

tĩnh, loại tham-gia phân-hưởng và loại bàng-quan. Loại tham-gia phân-

hưởng thì quan-thưởng sự-vật, tất nhiên khởi lên Di-tình Tác-dụng, đặt

mình vào trong sự-vật ở tại bản-thân sự-vật để phân chia san-sẻ hoạt-động

cùng sinh-mệnh của sự-vật. Loại bàng-quan thì không khởi lên Di-tình

Tác-dụng, tuy sáng suốt nhìn sự-vật là sự-vật, mình là mình, giữ thái-độ

bình-tĩnh quan-sát hình-tướng mà thấy được cái Đẹp. Đấy cũng là chủ-

trương của Nietzsche, phân ra hai loại nghệ-thuật, một loại thuộc Tửu-

thần-tính ( Dionysian ) chuyên tại nơi mình hoạt-động, lĩnh-hội cái Đẹp

Page 27: TRỰC-GIÁC VỀ HÌNH-TƯỚNG - freephung.free.frfreephung.free.fr/artviet/vannghe/BVN25PhanTichKinhNghiem.pdftrỰc-giÁc vỀ hÌnh-tƯỚng Vấn-đề Mỹ-Học cận-đại

27

của thế-giới, như nghệ-thuật âm-nhạc, khiêu-vũ. Một loại thuộc Nhật-thần-

tính ( Appollonian ) chuyên đứng bàng-quan lấy thái-độ bình-tĩnh để

thưởng-thức cái Đẹp của thế-giới như ở nghệ-thuật đồ họa, điêu-khắc

chẳng hạn .

Hai loại người ấy hạng nào có sức thẩm-mỹ hơn ? Người chủ-trương

thuyết Di-tình hẳn là bênh-vực phái tham-gia phân-hưởng cùng phái Tửu-

thần, nhưng thực ra đấy cũng là thiên-kiến. Học-giả Ruskin, người nước

Anh trong " Cận-đại Họa-gia " có nói về tình-cảm để sai ( pathetic fallacy)

tức là Tác-dụng Di-tình. Theo ông thì dòng thi-nhân thứ nhất đều thấy rõ

bản-lai diện-mục của sự-vật. Dòng thứ hai thi-nhân có tình-cảm đặt sai,

đem tình-cảm của mình lầm đi sang cho ngoại-vật. Nay hãy lấy diễn-kịch

và khán-hý-kịch để chứng-minh kẻ bàng-quan với kẻ tham-gia phân-

hưởng nghệ-thuật xem đàng nào có nhiều thú-vị hơn hay là cũng như

nhau .

Theo truyện ký của danh hý-kịch thì có hai phương-pháp để biểu-

diễn, một là thái-độ tham-gia phân-hưởng, quên hẳn mình trong vở-tuồng,

phảng-phất tự mình biến thành vai-trò mình hóa-trang biểu-diễn, phân-

chia, tham-gia tất cả tình-cảm của vai-trò, tất cả cử-động, ngôn-ngữ hoàn-

toàn khuôn theo tình-cảm lúc ấy nó chi-phối, tự nhiên biểu-lộ như không

tự mình cưỡng lại được. Đấy là thái-độ của cô đào trứ-danh Sarah Bernardt

cận-đại ở nước Pháp. Cô nói :

" Thông thường chúng tôi có thể cắt đứt hết cả lo-âu về nhân-

sinh trong thời-gian biểu-diễn, lột bỏ tính-cách của mình đi, khoác

lấy một tính-cách khác, sinh-hoạt trong cảnh mộng quay-cuồng, quên

hết thẩy " .

Và cô ta nhắc lại kinh-nghiệm cô ta diễn vở kịch của Racine :

" Tôi đau buồn, tôi nức nở, tôi kêu thương, tôi gào khóc, tất cả

hoàn-toàn chân-thật. Sự thống khổ của tôi đến nỗi người xem không

chịu nổi, nước mắt của tôi tuôn ra nóng hổi ".

Đấy là phương-pháp biểu-diễn phân-hưởng. Lại còn phương-pháp

thứ hai nữa là phương-pháp bàng-quan. Đấy là thái-độ luôn luôn ý-thức

sáng-suốt về mình trong khi biểu-diễn rất sinh-động tự-nhiên, hết thảy cử-

Page 28: TRỰC-GIÁC VỀ HÌNH-TƯỚNG - freephung.free.frfreephung.free.fr/artviet/vannghe/BVN25PhanTichKinhNghiem.pdftrỰc-giÁc vỀ hÌnh-tƯỚng Vấn-đề Mỹ-Học cận-đại

28

động ngôn-gnữ đều là dụng tâm cả, ngoài mặt thì khẳng-khái lâm-ly mà

trong lòng phi-thường bình-tĩnh .

Đấy là phương-pháp biểu-diễn cổ-truyền Trung-Hoa, cũng như ở thế-

kỷ XVIII bên nước Anh có kịch-diễn Garrick nổi tiếng về vai-trò Richard

của Shakespear. Ông diễn đến màn vui thú cực độ, thần-sắc linh-động như

tự nhiên phát-triển đến nỗi cô đào kép hoảng sợ ngay trên sân khấu, ông ta

vẫn bình-tĩnh bên trong, sẽ đưa mắt bảo cô kép bình-tĩnh lại .

Hai phương-pháp biểu-diễn trên, một đàng là thái-độ phân-hưởng

tham-gia khơi lên Tác-dụng Di-tình, biểu-diễn vai-trò nào thì diễn-giả biến

thành vai-trò ấy. Một đàng là thái-độ bàng-quan không cho Tác-dụng Di-

tình khơi lên, biểu-diễn vai-trò nào cũng vẫn tự mình ý-thức được mình.

Về phiá khán-giả cũng có hai thái-độ, tham-gia phân-hưởng và bàng-quan.

Thái-độ chân-chính thưởng-thức là phải bình-tĩnh bàng-quan để xem biểu-

diễn một tấn tuồng như đứng trước một bức họa. Xem toàn-bộ, phân-tích

cân-nhắc các bộ cấu-kết liên-hệ, phân-tích tình lý các nhân-vật. Thái-độ ấy

đương nhiên là thái-độ chính-xác khoa-học chứ không phải thái-độ Mỹ-

cảm nghệ-thuật. Nhưng sau khi cân-nhắc, phân-tích, thẩm-lượng rồi, thì

tác-phẩm càng được thấy tỏ rõ vẻ đẹp, cái đẹp của nó càng thêm đẹp, cái

khéo, cái hay càng khéo càng hay. Bấy giờ thì Mỹ-cảm càng phong-phú

sâu rộng .

Tóm lại, Tác-dụng Di-tình với vật ngã đồng-nhất tuy thường thấy đi

đôi với Kinh-nghiệm Mỹ-cảm, nhưng Tác-dụng Di-tình không phải là bản-

thân của Kinh-nghiệm Mỹ-cảm, và cũng không phải là điều-kiện tất yếu

của Kinh-nghiệm Mỹ-cảm .

Kết-Luận Về Mỹ-Cảm Kinh-Nghiệm ._

1/ Mỹ-Cảm Kinh-Nghiệm là trạng-thái tinh-thần tập-trung, chú-ý hết

sức để xem ngắm, ta chỉ dùng có một bộ-phận của tự-ngã là hoạt-động

trực-giác đối với vật, không dùng tư-tưởng suy-tư tìm-tòi trừu-tượng,

không khơi lên ý-chí cùng dục-niệm. Vật chỉ có một bộ-phận là hình-

tướng đối với ta, ý-nghĩa cùng hiệu-dụng của nó tạm gạt ra ngoài phạm-vi

ý-thức. Ta chỉ tập-trung hết tinh-thần để ngắm-nghía một hình-ảnh ý-

tưởng cô-lập, không còn liên-hệ gì khác .

Page 29: TRỰC-GIÁC VỀ HÌNH-TƯỚNG - freephung.free.frfreephung.free.fr/artviet/vannghe/BVN25PhanTichKinhNghiem.pdftrỰc-giÁc vỀ hÌnh-tƯỚng Vấn-đề Mỹ-Học cận-đại

29

2/ Muốn đạt tới trạng-thái ấy chúng ta phải chọn lấy một quan-điểm

thích-đáng, một khoảng cách tâm-lý giữa đối-tượng xem ngắm với nhân-

sinh thực-tế. Nghệ-thuật thành hay bại đều tùy theo quan-điểm, khoảng

cách tâm-lý ấy của quan-thưởng xa, gần như thế nào. Khoảng cách quá

gần thì người ta dễ rơi vào nhân-sinh thực-tế mà mất cái hình-ảnh ý-tưởng

cô-lập không liên-hệ. Khoảng cách xa quá người ta không có được hứng-

thú nữa mà khó hiểu được sự thưởng-thức nghệ-thuật .

3/ Trong khi tập-trung tinh-thần chú-ý quan-thưởng một hình-ảnh, ý-

tưởng cô-lập không liên-hệ, chúng ta thường đi từ chỗ vật với tâm biến

mất để tới chỗ vật ngã đồng-nhất. Từ vật ngã đồng-nhất đi đến vật ngã

giao-lưu, thành nhất khí lưu-thông, trong chỗ ý-thức, ta đem thích-thú

tình-cảm chuyển vào đối-tượng, lấy sắc-thái của vật đối-tượng di chuyển

vào ta. Nhưng cái loại Di-tình Tác-dụng ấy tuy thường thấy đi đôi với Mỹ-

cảm Kinh-nghiệm, nhưng không phải là Mỹ-cảm Kinh-nghiệm, cần phải

có Tác-dụng Di-tình như điều-kiện tất yếu. Có loại ý-vị thích-thú nghệ-

thuật rất cao mà không bình-tĩnh bàng-quan. Càng bình-tĩnh bàng-quan

càng ngắm thấy cái đẹp của hình-tướng .

4/ Trong Kinh-nghiệm Mỹ-cảm ta thường bắt chước, mô-phỏng

trong tưởng-tượng những sắc-thái động-tác ta thấy, đồng thời ta cũng phát-

xuất các vận-động thích-ứng làm cho tri-giác càng thêm sáng-suốt. Nhân

đấy mà da thịt gân cốt cùng các quan-năng sinh-lý khác biến-hóa thay-đổi.

Trong khi ta tập-trung hết năng-lực tinh-thần, tuy không ý-thức sáng-suốt

rõ ràng được sự biến-đổi sinh-lý ấy, cùng cảm-giác biến-hóa kia, nhưng

chúng có thể ảnh-hưởng lại đến Kinh-nghiệm Mỹ-cảm của ta .

5/ Hình-tướng là vật không cố-định, cùng một sự-vật đối với hàng

ngàn người, hiện ra hàng ngàn hình-tướng khác nhau, ý-nghĩa nông sâu

của sự-vật tùy theo người ngắm xem tính-tình nông sâu mà trở nên nông

sâu " Người làm sao chiêm bao làm vậy ". Trực-giác là dựa vào tính-cách

thích-thú riêng của mình mà thình-lình trong sư-vật xuất-hiện ra hình-

tướng, đấy là sáng-tạo nghệ-thuật. Vậy trực-giác hình-tướng ấy là sáng-tạo

nghệ-thuật. Nhân thế mà sự thưởng-thức nghệ-thuật ngụ có tính-chất sáng-

tạo vậy .

Page 30: TRỰC-GIÁC VỀ HÌNH-TƯỚNG - freephung.free.frfreephung.free.fr/artviet/vannghe/BVN25PhanTichKinhNghiem.pdftrỰc-giÁc vỀ hÌnh-tƯỚng Vấn-đề Mỹ-Học cận-đại

30

Những Hiểu Lầm Về Mỹ-Cãm Kinh-Nghiệm ._

Ngộ-giải đầu tiên là sự lẫn-lộn Mỹ-cảm với Khoái-cảm. Người Tầu

cho rượu ngon là Mỹ-tửu :

" Bồ đào mỹ-tửu dạ quang bôi ".

Nhìn một phong-cảnh gọi là Mỹ, là Đẹp, như thế là lẫn-lộn Mỹ-cảm

với Khoái-cảm. Học-giả nước Anh , thế-kỷ thứ XIX dám nói trắng ra rằng:

" Tôi trước nay chưa nhìn thấy một pho-tượng nữ-thần nào đẹp hơn một

nửa cái đẹp của cô gái Anh mỹ-miều tươi thắm ". Nếu quả thực Mỹ-cảm

là Khoái-cảm thì sức hấp-dẫn của cô gái mỹ-miều tươi thắm nước Anh

mạnh hơn là pho-tượng nữ-thần điêu-khắc Hy-Lạp. Nhưng hai chữ Mỹ

trên đây ý-nghĩa khác nhau, không thể như nhau được .

Họa-sư Hòa-Lan là Rambrandt vẽ một bà già nhăn-nheo đầy mặt,

hẳn không có gì khích-động được Mỹ-cảm của Ruskin, thế mà đối với

nghệ-thuật thì ai cũng khen là đẹp .

Trước hết Mỹ-cảm không có nhiễm thực-dụng, nó là hoạt-động " Vô

sở vi nhi vi " tức là vô-tri vô-cầu. Còn Khoái-cảm là do yêu-cầu thực-dụng

được thỏa-mãn. Nhìn một người đẹp nẩy ra Khoái-cảm có thể lấy làm Mỹ-

cảm nhưng thực ra có thể không phải là Mỹ-cảm. Nếu thực anh cảm thấy

muốn cầu hôn-phối với cô ta được, mà bảo là đẹp, là mỹ thì chẳng qua đấy

là tính-dục thỏa-mãn. Nhưng nếu anh có thể vượt lên bản-năng khích-động

tính-dục, chỉ ngắm cô ta hình-tướng cân-đối, trong lòng không có một ý-

niệm động-dục, đấy là không khác gì ngắm pho-tượng điêu-khắc mà anh

thưởng-thức cái đẹp. Thái-độ của Mỹ-cảm thì không có ý-chí cho nên

không có nhiễm dục-vọng .

Thứ đến là Mỹ-cảm phản-chiếu tính-cách thích-thú của ta và thích-

thú của vật qua lại giao-lưu vừa bị-động vừa chủ-động, nửa tình nửa cảnh.

Khoái-cảm tầm-thường hoàn-toàn chịu nhận ảnh-hưởng bên ngoài kích-

thích chi-phối, cái thích-thú của ta với sắc-thái của vật không có thể dung-

hòa thành một hơi, cho nên chỉ có thể bị-động. Mỹ-cảm Kinh-nghiệm trái

lại vừa bị-động, vừa chủ-động. Thái-độ Mỹ-cảm giống như đi thuyền

thuận giòng nước chảy, tùy giòng nước mà trôi lượn. Tùy theo giòng nước

di-động thì chúng ta làm chủ-động. Nói về thuyền trôi thì sức nước không

Page 31: TRỰC-GIÁC VỀ HÌNH-TƯỚNG - freephung.free.frfreephung.free.fr/artviet/vannghe/BVN25PhanTichKinhNghiem.pdftrỰc-giÁc vỀ hÌnh-tƯỚng Vấn-đề Mỹ-Học cận-đại

31

chống lại, thế là chúng ta bị-động. Nếu chúng ta muốn đi ngược giòng, hay

là cố ý muốn quay mũi thuyền lại, đấy là mất thái-độ Mỹ-cảm vậy .

Ba là trong khi chúng ta hưởng-thụ Khoái-cảm tầm-thường, trong ý-

thức ta rõ ràng thấy mình đang hưởng-thụ. Trong Mỹ-cảm Kinh-nghiệm,

ý-thức ta chỉ có một hình-ảnh ý-tưởng độc-lập không liên-hệ với chi hết.

Nếu thực đồng thời ta tưởng đến " ta hiện đang thấy thích-thú " thì sức

chú-ý từ bản-thân hình-ảnh ý-tưởng kia chuyển sang ảnh-hưởng do ý-

tưởng tạo ra, trong tâm bấy giờ sẽ có hai vật : một ý-tưởng để thưởng-thức,

một sự-kiện là nó làm cho ta thích-thú, một ý-tưởng để thưởng-thức không

còn độc-lập một mình, không liên-hệ nữa, mà hoạt-động của ta không còn

là trực-giác nữa mà biến thành danh-lý, khái-niệm. Chúng ta đối với một

tác-phẩm nghệ-thuật hay một phong-cảnh, càng thưởng-thức càng thích-

thú bao nhiêu thì càng thấy quên mất mình trong sự thưởng-thức mê say,

càng không thấy được cảm-giác nó sinh ra là thích-thú. Nếu tự mình thấy

được Khoái-cảm thích-thú thì khác gì soi đèn tìm bóng mình, sáng đến đâu

thì bóng mất đến đấy. Cũng như thế mà thái-độ Mỹ-cảm biến đi khi mình

thấy được mình thích-thú. Cái chỗ Mỹ-cảm đi đôi với Khoái-cảm là ở tại

đương thời, tại chỗ, đều không cảm thấy được. Một khi qua rồi, về sau mới

nhớ lại, cũng như đọc một bài thơ hay xem một bức họa, một màn kịch,

đương thời chỉ thấy đem hết tinh-thần chú-ý vào đấy như cá gặp nước,

không còn nghĩ đến gì khác. Về sau hồi tưởng lại mới thấy được đấy là

kinh-nghiệm thích-thú, Khoái-cảm .

Sự khác biệt giữa thích-thú Khoái-cảm với Mỹ-cảm Kinh-nghiệm rất

dễ thấy. Vậy mà hiện-đại có hai học-phái theo quan-điểm tâm-lý để

nghiên-cứu về Mỹ-học đã rơi vào chủ-trương sai lầm. Một là học-phái

phân-tâm của Freud cho văn-nghệ là thỏa-mãn hóa-trang của dục-vọng.

Tỉ-dụ điển-hình là Thần-thoại Hy-Lạp, Œdipe giết cha lấy mẹ, mà phân-

tâm-học giải-thích bằng tình-ái của đứa trẻ sơ-sinh đối với mẹ bị quan-

điểm luân-lý xã-hội áp-bức, nó ngấm-ngầm hoạt-động trong tiềm-thức, tìm

cách đòi thỏa-mãn .

Thần-thoại ấy diễn-tả thành tấn bi-kịch, thì theo học-phái phân-tâm-

học về nghệ-thuật, vở kịch kia chỉ là biểu-hiện hóa-trang cho cái loại tình-

ái bản-lai của đứa trẻ .

Page 32: TRỰC-GIÁC VỀ HÌNH-TƯỚNG - freephung.free.frfreephung.free.fr/artviet/vannghe/BVN25PhanTichKinhNghiem.pdftrỰc-giÁc vỀ hÌnh-tƯỚng Vấn-đề Mỹ-Học cận-đại

32

Chúng ta không phủ-nhận dục-vọng nguyên-thủy là một động-lực rất

lớn của văn-nghệ, nhưng chúng ta phủ-nhận sự thỏa-mãn dục-vọng

nguyên-thủy ấy là cảm-giác riêng-biệt mà nghệ-thuật đem lại cho ta.

Quan-điểm văn-nghệ của phân-tâm-học là đòi theo hoàn-toàn phái Mỹ-học

hưởng-lạc ( Hedonistic Æsthetic ). Sự sai lầm ở tại chỗ lầm Khoái-cảm

của sự thỏa-mãn dục-vọng, với Mỹ-cảm Kinh-nghiệm, hay là ngoài Khoái-

cảm không còn thấy được sự-kiện của Mỹ-cảm trong văn-nghệ. Nội-dung

văn-nghệ hẳn là có quan-hệ với dục-tính. Nhưng trong khi sáng-tạo hay

thưởng-thức một tác-phẩm văn-nghệ, chúng ta không thể đồng thời ý-thức

sự điều-khiển của tính-dục với sự thỏa-mãn của nó. Chắc chắn là phải đem

cái gọi là " biểu-hiện hóa-trang " kia xem như hình-ảnh đối-tượng độc-lập

tự-túc vậy. Dục-vọng một khi đối-tượng-hóa với ý-thức bàng-quan thì

đương-sự đã hết mê để bình-tĩnh quan-sát. Trong cuộc thường mê, ngoài

cuộc thường tỉnh. Tỉnh là thái-độ thưởng-thức giá-trị, mê là Mỹ-cảm Kinh-

nghiệm vậy .

Ngoài học-phái nghệ-thuật phân-tâm-học của Freud ra, ở nước Đức

và nước Mỹ gần đây còn có nhiều nhà tâm-lý-học về Mỹ-học thực-nghiệm

cũng rơi vào cái lỗi lầm lấy Khoái-cảm làm Mỹ-cảm không phân-biệt. Họ

phân phẫu mô-hình nghệ-thuật ra làm nhiều mầu sắc, hình vụn nát, hay là

phân-tích âm-nhạc thành các âm-điệu vụn nát, rồi họ đem các bộ-phận vụn

nát ấy trắc-nghiệm vào người xem hay nghe, hỏi có thích loại này hay ghét

loại kia, mỗi loại tạo-sinh biến-hóa ở tâm-lý và sinh-lý như thế nào. Sau

khi trắc-nghiệm vào một số người rồi, họ làm bản thống-kê về kết-quả, và

nói cái loại mầu sắc này đối với loại người này, tùy theo tuổi-tác thì xấu,

không gợi Mỹ-cảm. Họ quên rằng mỹ-phẩm nghệ-thuật cốt ở chỗ toàn

nhất hòa hài. Cái toàn-nhất ấy mà R. Tagore gọi là " L'Unité Créatrice "

( Nhất-tính Sáng-tạo ), thì không phải là các bộ-phận hợp lại cho cân-đối

điều-hòa. Đem nhan-sắc, đường hình cùng âm-điệu đã phân-tích để luận-

định về xấu, đẹp của một mỹ-phẩm nghệ-thuật chân-chính, có khác gì đem

các bộ-phận giải-phẫu của một thân người tổ-hợp lại để tìm lấy sinh-mệnh

của một người sống vậy. Vả lại cái nhan-sắc, đường hình hay âm-điệu làm

cho người ta thích-thú hay không thích-thú, phần lớn là do tác-dụng sinh-

lý mà ra. Đối với sự-vật đưa đến thích-thú cho sinh-lý, tuy dễ gợi lên Mỹ-

cảm thực, nhưng tự-nhiên thân nó thì nhất-định không phải là đẹp .

Page 33: TRỰC-GIÁC VỀ HÌNH-TƯỚNG - freephung.free.frfreephung.free.fr/artviet/vannghe/BVN25PhanTichKinhNghiem.pdftrỰc-giÁc vỀ hÌnh-tƯỚng Vấn-đề Mỹ-Học cận-đại

33

Thái-Độ Mỹ-Cảm Với Thái-Độ Phê-Bình Nghệ-Thuật ._

Mỹ-cảm Kinh-nghiệm như trên đã phân-tích là trực-giác đơn-thuần,

không có quan-hệ với bất cứ suy-luận danh-lý tư-khảo nào hết. Nay thử

hỏi muốn thưởng-thức một tác-phẩm văn-nghệ, chắc hẳn rằng không có

thể trước hết hãy giải-thích xong ý-nghĩa của nó thì làm sao không dùng

đến danh-lý tư-khảo, suy-nghĩ lý-luận được. Ví như đọc một bài thơ,

chúng ta không thể biến ngay nó thành hình-ảnh, ý-tưởng ở trước tinh-

thần, trong tâm-giới được. Tất nhiên là trước tiên phải hiểu ý-nghĩa từng

chữ, từng câu, phân-tích kỹ-thuật về âm-điệu, biết rõ tác-giả của bài thơ

kia đã sáng-tác ra nó trong tình-cảnh như thế nào ? Đấy là dùng danh-lý

tư-khảo, dùng lý-luận suy-tư, đấy là thái-độ khoa-học .

Rất phải, rất đúng ! Nhưng điều ấy không có gì xung-đột với điều

nói về Mỹ-cảm Kinh-nghiệm, không có thể đồng thời cùng hoạt-động với

danh-lý tư-khảo được. Người ta có thể suy-nghĩ danh-lý trước hay sau khi

có Mỹ-cảm Kinh-nghiệm. Trước khi có Mỹ-cảm Kinh-nghiệm thì tư-khảo

danh-lý là giải-thích thấu hiểu, sau khi có Mỹ-cảm Kinh-nghiệm thì tư-

khảo danh-lý là phê-bình. Hai loại hoạt-động ấy dùng hỗ-tương với nhau

nhưng không lẫn lộn .

Một mặt thì nghệ-thuật do trực-giác sản-sinh, đối-tượng của trực-giác

thì ở tại bản-thân hình-tướng, cùng với nhân-sinh thực-tế không quan-hệ.

Bởi thế cho nên thưởng-thức một tác-phẩm nghệ-thuật, cùng sự lý-giải đời

sống của tác-giả là hai sự-kiện giống nhau .

Một mặt khác thì nghệ-thuật là biểu-hiện tình-cảm, cùng với kinh-

nghiệm sinh-hoạt mật-thiết quan-hệ. Như thế thì thưởng-thức tác-phẩm

văn-nghệ không có thể không hiểu rõ cảnh-ngộ sinh-hoạt của tác-giả mà

được .

Đấy là hai phương-diện trong khoa bình-luận văn-nghệ. Cận-đại,

Mỹ-học-gia Âu-Tây trứ-danh như Croce, Clive Bell đều chú-trọng vào

phương-diện thứ nhất. Clive Bell trong " Nghệ-Thuật Luận " ( Art ) viết :

" Thưởng-thức nghệ-thuật, chúng ta không nên biết đến sinh-

hoạt của tác-giả. Ta phán-đoán một bức họa này so với bức họa kia

xem cái nào hơn, sự thực không dùng đến sự giúp-đỡ của lịch-sử.

Page 34: TRỰC-GIÁC VỀ HÌNH-TƯỚNG - freephung.free.frfreephung.free.fr/artviet/vannghe/BVN25PhanTichKinhNghiem.pdftrỰc-giÁc vỀ hÌnh-tƯỚng Vấn-đề Mỹ-Học cận-đại

34

Nhưng nếu thực ta muốn giải-thích một tác-giả nào xem tại sao nghệ-

thuật của y dần dần thoái-hóa, biết được rằng cái bệnh lớn của y ở tại

sự lấy phải người vợ tầm-thường, hàng ngày đòi y phải thổi cơm, làm

đảo-lộn cả chỗ sở-dụng của y. Tìm ra thấy sự thoái-hóa của y, đấy là

thuần-túy phán-đoán về Mỹ-cảm. Đến sự giải-thích ra cái nguyên-

nhân thoái-bộ của y, đấy là công-việc của sử-gia ".

Lời phê-bình trên đây của Clive Bell là nhằm vào trào-lưu nghiên-

cứu truyện-ký hiện-đại, mà đại-biểu trứ-danh là Taine và Sainte-Beuve ở

nước Pháp. Theo Taine chủ-trương thì tạo nên nền văn-học của một nước

có ba sức chủ-động lớn là thời-đại, hoàn-cảnh và dân-tộc-tính. Muốn giải-

thích và hiểu rõ ba yếu-tố sự-kiện trên, ba sự-kiện ấy thông-thường thuộc

về phạm-vi lịch-sử. Còn Sainte-Beuve lại chú-trọng về yếu-tố mà Taine đã

sơ-suất bỏ quên ấy là cá-tính riêng của tác-giả. Đối với nhà phê-bình này

thì văn-học cũng như sinh-vật-học, tức là " khoa học tự-nhiên nghiên-cứu

tâm-linh ". Bởi thế mà ông chú-trọng đến đời sống của tác-giả. Học-phái

phân-tâm-học cũng rất chú-trọng đến quan-hệ giữa đời sống của tác-giả

với tác-phẩm. Như ở trên đã trình-bày theo học-phái này thì văn-nghệ là sự

thỏa-mãn cho dục-vọng cá-nhân, tác-giả không mãn-nguyện với thế-giới

hiện-thực mới sáng-tạo ra thế-giới lý-tưởng để bổ-khuyết cho những thiếu-

thốn. Vì thế mà muốn giải-thích một tác-phẩm thì nên hiểu rõ sự sinh-hoạt

nội-tâm của tác-giả, nhất là sinh-hoạt ẩn-ức trong tiềm-thức của y .

Những quan-điểm giải-thích và phương-pháp của học-phái lịch-sử và

mỹ-học trên đây có vẻ như thiên-kiến. Chúng có thể bổ-túc cho nhau.

Giải-thích cùng thưởng-thức văn-nghệ tuy là hai việc, nhưng cả hai đều

phải có đủ. Giải-thích là dự-bị cho thưởng-thức, thưởng-thức là giải-thích

được thấu-đáo. Chỉ nói về thưởng-thức thì sự-tích của tác-giả là ngoài đề,

nhưng nói về giải-thích thì sự-tích của tác-giả rất trọng-yếu. Bởi thế nên

gặp một tác-phẩm nghệ-thuật nào chúng ta nên có hai vấn-đề nghi-vấn :

1) Tác-phẩm ấy biểu-hiện tình-cảm đã phát-sinh như thế nào ?

Động-cơ thúc đẩy ở tại đâu ? Nó có quan-hệ với đời sống của tác-giả thế

nào ? Tác-giả có chịu ảnh-hưởng của ai không ? Tác-giả khi sáng-tác đã

trải qua kinh-nghiệm như thế nào ?

Page 35: TRỰC-GIÁC VỀ HÌNH-TƯỚNG - freephung.free.frfreephung.free.fr/artviet/vannghe/BVN25PhanTichKinhNghiem.pdftrỰc-giÁc vỀ hÌnh-tƯỚng Vấn-đề Mỹ-Học cận-đại

35

2) Vấn-đề thứ hai, hỏi xem tác-phẩm ấy có phải là nghệ-thuật

không ? Nó có đưa đến cho ta Mỹ-cảm Kinh-nghiệm không ? Trong khi

ta thưởng-thức nó, trong tâm ta có sự biến-hóa gì ?

Loại vần-đề thứ nhất thuộc về lịch-sử và Tâm-lý-học .

Loại vấn-đề thứ hai thuộc về Mỹ-học .

Bên Âu-Tây học-phái của Sainte-Beuve chỉ bàn về lịch-sử, học-phái

phân-tâm của Freud chỉ bàn về tâm-lý, như thế mới chỉ chú-ý đến loại vấn-

đề thứ nhất. Học-phái của Croce chỉ bàn về Mỹ-học thuần-túy, như thế là

chỉ chú-ý đến loại thứ hai mà thôi. Sự thực cả hai loại vấn-đề không thể bỏ

sót được. Chưa giải-thích thì hẳn là không đủ để bàn-luận và thưởng-thức.

Chỉ có giải-thích mà không thưởng-thức thì mới chỉ làm công việc sử-học,

chưa đi vào lĩnh-vực văn-nghệ vậy .

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

( Saigon 1963_Tâm-Lý Văn-Nghệ )