RAJA YOGA KHOA DU-DA -...

82
RAJA YOGA KHOA DU-DA SWAMI VIVEKANANDA * Dịch-giả : NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

Transcript of RAJA YOGA KHOA DU-DA -...

Page 1: RAJA YOGA KHOA DU-DA - freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/4)TacPhamVIVEHOAN…NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC KHOA DU - DA ( Raja Yoga ) " Tất cả các tâm-hồn

RAJA YOGA

KHOA DU-DA

SWAMI

VIVEKANANDA

*

Dịch-giả :

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

Page 2: RAJA YOGA KHOA DU-DA - freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/4)TacPhamVIVEHOAN…NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC KHOA DU - DA ( Raja Yoga ) " Tất cả các tâm-hồn
Page 3: RAJA YOGA KHOA DU-DA - freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/4)TacPhamVIVEHOAN…NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC KHOA DU - DA ( Raja Yoga ) " Tất cả các tâm-hồn

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

KHOA DU - DA

( Raja Yoga )

" Tất cả các tâm-hồn tiềm-năng là thần-linh .

" Mục-đích của chúng ta là biểu-hiện thần-linh

ở tại nơi chúng ta, bằng cách làm chủ bản-tính

khách-quan và chủ-quan .

" Hãy đạt tới đấy bằng hành-động, bằng thờ-

phụng, bằng chế-ngự tinh-thần hay là bằng

triết-học, bằng một hay nhiều các đường ấy hay

là bằng tất cả, và hãy tự-do .

" Đấy là tất cả tôn-giáo. Những học-thuyết,

những giáo-điều, những nghi-lễ, các kinh sách,

Đền, Chùa và các hình-thức chỉ là chi-tiết phụ-

thuộc thôi . "

_ ( Swami Vivekananda )

Page 4: RAJA YOGA KHOA DU-DA - freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/4)TacPhamVIVEHOAN…NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC KHOA DU - DA ( Raja Yoga ) " Tất cả các tâm-hồn
Page 5: RAJA YOGA KHOA DU-DA - freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/4)TacPhamVIVEHOAN…NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC KHOA DU - DA ( Raja Yoga ) " Tất cả các tâm-hồn

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

1

TỰA

Kể từ đầu lịch-sử nhân-loại, chúng ta thấy

những chuyện về những hiện-tượng kỳ lạ đã có

thể xẩy ra trong nhân-dân. Vào thời-đại chúng

ta, không thiếu gì người làm-chứng cho những

thực-kiện loại ấy, có thể đã biểu-hiện cả trong

tập-đoàn và xã-hội, mà khoa-học cận-đại có thể

kiểm-soát kỹ-lưỡng. Phần lớn những bằng-

chứng ấy không đáng tin cậy, vì do những

người ngu-dốt, mê-tín và bất-lương đem lại.

Trong nhiều trường-hợp, những sự tự xưng là

kỳ-tích đều là mô-phỏng, bắt-chước. Nhưng

chúng bắt-chước cái gì ? Một tinh-thần khoa-

học cởi mở lấy đặc-trưng là không gạt bỏ điều

gì mà không trước hết xét kỹ hẳn-hoi. Các nhà

bác-học nông-nổi, không có khả-năng giải-

thích các hiện-tượng tinh-thần kỳ-lạ, làm ra vẻ

Page 6: RAJA YOGA KHOA DU-DA - freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/4)TacPhamVIVEHOAN…NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC KHOA DU - DA ( Raja Yoga ) " Tất cả các tâm-hồn

KHOA DU-DA

2

như không biết có chúng vậy. Hạng người này,

như thế còn nặng tội hơn là những người tin

vào một hay nhiều thần-linh ẩn trong đám mây,

và đáp-ứng lời cầu-khẩn của chúng ta, hay là

những kẻ tin rằng những vị ấy thay-đổi được

đường vận-hành của vũ-trụ bằng cầu-nguyện

của mình. Những hạng người này được tha-thứ

vì cớ dốt-nát hay bị giáo-dục sai lầm, chứ như

các nhà bác-học thì không thể tha-thứ được

nếu họ không biết có những hiện-tượng kỳ-tích

phép-lạ .

Những hiện-tượng này đã hàng ngàn năm

từng là đề-tài nghiên-cứu, tìm-tòi, phổ-quát-

hóa ; tất cả khu-vực năng-khiếu tôn-giáo của

nhân-loại như thế đã được phân-tích ; kết-quả

thực-tế của những nghiên-cứu ấy là khoa-học

Raja-Yoga ( Vương Du-Da ). Khoa Raja-Yoga

không phủ-định như một số bác-học cận-đại

phủ-nhận vô căn-cứ sự có thực những sự-kiện

khó giải-thích. Trái lại nó tuyên-bố dịu-dàng và

đanh-thép cho những người mê-tín rằng những

kỳ-tích phép-lạ, hiệu-nghiệm của lời cầu-

Page 7: RAJA YOGA KHOA DU-DA - freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/4)TacPhamVIVEHOAN…NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC KHOA DU - DA ( Raja Yoga ) " Tất cả các tâm-hồn

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

3

nguyện, những quyền-năng của đức-tin, tuy

chúng rất thực, không có thể hiểu được khi

người ta mê-tín gán cho sự can-thiệp của một

hai chư-vị ẩn trong mây. Khoa Raja-Yoga

tuyên-bố, mỗi người chỉ là cái lạch của đại-

dương tri-thức và quyền-năng vô-hạn mà nhân-

loại có trong nơi mình. Nó dạy rằng những

dục-vọng và nhu-cầu đều ở trong người và

những phương-tiện để thỏa-mãn chúng cũng ở

tại đấy; mỗi khi một nhu-yếu, một cầu-nguyện,

một ý-muốn được đáp-ứng, sự cần-thiết đã

được rút từ trong những kho dự-trữ vô-lượng

kia chứ chẳng phải do một đấng siêu-nhiên nào

ban cho cả. Sự tín-ngưỡng vào chư-vị siêu-

nhiên có thể khích-động đến mức nào cho

năng-lực hành-động ở người ta, nhưng nó cũng

tạo ra sự trụy-lạc tâm-linh. Nó cản-trở người ta

tự cảm thấy độc-lập, đem lại sự sợ-hãi và mê-

tín. Nó suy-đồi thành một tín-ngưỡng ghê-tởm

vào sự yếu hèn bản-nhiên của loài người. Nhà

Đạo-sĩ Du-Da nói, không làm gì có siêu-nhiên,

mà người ta trong thế-giới thiên-nhiên thấy

những biểu-hiện thô và những biểu-hiện tinh.

Page 8: RAJA YOGA KHOA DU-DA - freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/4)TacPhamVIVEHOAN…NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC KHOA DU - DA ( Raja Yoga ) " Tất cả các tâm-hồn

KHOA DU-DA

4

Biểu-hiện tinh là nhân, biểu-hiện thô là quả.

Những quả, giác-quan dễ tri-giác thấy, nhưng

khó tri-giác được cái tinh. Thực-tập khoa Du-

Da làm cho ta có khả-năng tri-giác tinh-vi hơn .

Tất cả hệ-thống chính-thống triết-lý Ấn tự

nhằm mục-đích duy-nhất : giải-thoát tâm-hồn

bằng sự hoàn-thiện. Người ta thực-hành bằng

khoa Du-Da ( Yoga ). Chữ Yoga ngụ nhiều ý-

nghĩa khác nhau, nhưng học-phái Số-luận

( Samkhya ) cũng như học-phái Chung-Kết

Vedas - Upanisads đều có khuynh-hướng Yoga

dưới hình-thức này hay hình-thức khác .

Đề-tài tôi trình-bầy sau đây là hình-thức

khoa Yoga được biết ở danh-hiệu Raja - Yoga

( Vua Yoga ). Những cách-ngôn của Patanjali

( thế-kỷ II, tr. T.C. ) là văn-kiện có uy-tín về

đề-tài trên và nó được dùng làm cơ-sở để

nghiên-cứu. Các triết-học khác tuy có cách-biệt

với Patanjali về một số điểm, triết-học đại-

cương tán-đồng hoàn-toàn phương-pháp và

thực-tập của ông đề ra. Phần thứ nhất tác-phẩm

Page 9: RAJA YOGA KHOA DU-DA - freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/4)TacPhamVIVEHOAN…NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC KHOA DU - DA ( Raja Yoga ) " Tất cả các tâm-hồn

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

5

này gồm những bài giảng của tác-giả ở New-

York cho các nhóm học-trò. Phần thứ hai là

một bản-dịch tự-do những cách-ngôn ( Kinh-

văn Sutra ) của Patanjali kèm lời bình-giải.

Tác-giả cố-gắng tránh chừng nào có thể được,

những từ-ngữ quá chuyên-môn và tự giới-hạn

vào văn-từ phổ-thông và dễ hiểu .

Ở phần đầu là những chỉ-giáo đơn-giản

và chính-xác cho ai muốn thực-hành, nhưng

phải đặc-biệt nhớ kỹ điều này là trừ một ít

trường-hợp, người ta không thể học đạo Du-Da

( Yoga ) mà không có sự chỉ-dẫn cá-nhân của

một Sư-phụ, điều ấy rất nguy-hiểm .

Hệ-thống Patanjali lấy triết-học Số-Luận

( Samkhya ) làm cơ-bản mà không xa

cách mấy. Hai điểm khác nhau quan-trọng là :

Trước hết Patanjali thừa-nhận có một Thượng-

Đế Nhân-cách ở hình-thức Sư-phụ đệ-nhất, còn

như hệ-thống Số-Luận thừa-nhận có một

Thượng-Đế là một vị gần đến hoàn-toàn, và

một vòng tạo-hóa được giao cho trong một

Page 10: RAJA YOGA KHOA DU-DA - freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/4)TacPhamVIVEHOAN…NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC KHOA DU - DA ( Raja Yoga ) " Tất cả các tâm-hồn

KHOA DU-DA

6

thời-kỳ. Thứ đến các đạo-sĩ yoga chủ-trương

tinh-thần ( mental ) cũng vô-sở bất-tại như

Linh-hồn ( Purusha ) mà hệ-thống Số-luận

không thừa-nhận .

*****

*

Page 11: RAJA YOGA KHOA DU-DA - freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/4)TacPhamVIVEHOAN…NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC KHOA DU - DA ( Raja Yoga ) " Tất cả các tâm-hồn

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

7

CHƯƠNG I

*

DẪN NHẬP

Tất cả tri-thức của chúng ta đều căn-cứ

vào thực-nghiệm. Cái gọi là tri-thức theo

đường suy-luận dẫn chúng ta từ kém phổ-biến

đến phổ-biến hay là từ phổ-biến xuống đặc-thù;

nó lấy thực-nghiệm làm cơ-sở. Trong những

khoa-học gọi là chính-xác, người ta dễ đến

chân-lý, bởi vì nó gọi đến thực-nghiệm cá-

nhân. Nhà bác-học không đòi có tín-ngưỡng

nào, nhưng y có một số kết-quả rút ra từ những

thực-nghiệm riêng, và khi y sử-dụng chúng làm

cơ-sở cho một suy-luận và đòi chúng ta thừa-

nhận những kết-luận của y, y gọi đến một thực-

nghiệm có tính-cách đại-đồng trong nhân-loại.

Trong tất cả khoa-học chính-xác, có một cơ-

bản thuộc chung cho tất cả loài người, đến nỗi

Page 12: RAJA YOGA KHOA DU-DA - freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/4)TacPhamVIVEHOAN…NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC KHOA DU - DA ( Raja Yoga ) " Tất cả các tâm-hồn

KHOA DU-DA

8

ta có thể nhận ngay ra sự thật hay giả của

những kết-luận người ta đề-nghị. Những vấn-

đề đặt ra là thế này : tôn-giáo có chăng một cơ-

bản loại ấy hay là không có ? Tôi phải trả lời

là vừa có vừa không. Tôn-giáo như người ta

phổ-thông truyền-bá khắp thế-giới là loại tôn-

giáo căn-cứ vào đức-tin và ý-kiến ; trong nhiều

trường-hợp, nó chỉ là các mớ lý-thuyết khác

nhau, và bởi thế chúng ta thấy các tôn-giáo

tranh cãi với nhau. Các lý-thuyết ấy lại cũng

căn-cứ vào những tín-ngưỡng. Người này nói

có một đấng vĩ-đại ngồi trên mây, cai-quản tất

cả vũ-trụ, và y đòi tôi phải nhận thế chỉ vì y

khẳng-định với tôi điều ấy. Tôi cũng có thể

tương-tự có ý-kiến riêng của tôi và muốn đòi

người khác theo, mà tôi không có thể giải-thích

lý cố, nếu người ta hỏi lại. Chính vì thế mà tôn-

giáo và siêu-hình-học hiện nay mang tính xấu.

Hình như mọi người có học đều nghĩ : " Những

tôn-giáo kia chỉ là những mớ lý-thuyết, không

có gì để chứng-nghiệm cả, và ai nấy tiếp-tục

truyền-giáo những ý-tưởng mình ưa-thích."

Tuy nhiên trong tôn-giáo có một cơ-bản cho

Page 13: RAJA YOGA KHOA DU-DA - freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/4)TacPhamVIVEHOAN…NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC KHOA DU - DA ( Raja Yoga ) " Tất cả các tâm-hồn

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

9

tín-ngưỡng đại-đồng mà tất cả các lý-thuyết

khác nhau và tất cả tư-tưởng khác nhau của các

giáo-phái ở các nước lấy làm căn-cứ. Nếu

chúng ta tìm cơ-sở, chúng ta sẽ thấy chúng

cũng căn-cứ vào những thực-nghiệm đại-đồng .

Trước tiên, nếu chúng ta phân-tích tất cả

tôn-giáo trên thế-giới, chúng ta nhận thấy

chúng phân ra hai loại, loại có một bộ Thánh-

kinh, và loại không có Kinh-điển. Loài thứ nhất

mạnh hơn cả và gồm có một số lớn tín-đồ.

Trong những loại tôn-giáo không có Kinh-điển

thì phần nhiều đã biến mất và những tôn-giáo

mới, rất ít, thì gồm có ít tín-đồ. Tuy vậy, trong

mỗi tôn-giáo chúng ta thấy có quan-điểm

chung là những chân-lý truyền-bá đều là kết-

quả thực-nghiệm của nhân-vật nhất-định. Tín-

đồ Cơ-Đốc đòi người ta tin vào tôn-giáo mình,

tin vào đấng Cơ-Đốc, tin vào Ngài là một

giáng-thế của Thần-linh, tin vào Thượng-Đế,

vào một linh-hồn và vào một trạng-thái tốt hơn

của cái linh-hồn ấy. Nếu tôi hỏi lý-do, y trả lời

là chính y tin như thế. Nhưng nếu anh ngược về

Page 14: RAJA YOGA KHOA DU-DA - freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/4)TacPhamVIVEHOAN…NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC KHOA DU - DA ( Raja Yoga ) " Tất cả các tâm-hồn

KHOA DU-DA

10

nguồn-gốc của Cơ-Đốc-giáo, anh sẽ thấy nó có

cơ-bản ở thực-nghiệm. Đấng Cơ-Đốc đã nói

Ngài thấy Thượng-Đế v.v. Cũng thế trong

Phật-giáo, có thực-nghiệm của Phật Thích-Ca.

Phật đã có thực-nghiệm về một số chân-lý, đã

thấy, đã kiến-chứng, đã trực-tiếp với chúng và

truyền-bá chung cho thế-giới. Đối với tín-đồ

Ấn-Độ giáo cũng thế : trong Kinh sách Ấn-Độ-

giáo, những tác-giả gọi là Rishis ( Tiên-tri )

hay hiền-triết tuyên-bố đã từng thực-nghiệm

một số chân-lý để rồi truyền-bá ra. Vậy, rõ ràng

là tất cả tôn-giáo trên thế-giới đã được thiết-lập

trên cơ-sở duy-nhất, đại-đồng và kiến sáng như

kim-cương trong tất cả tri-thức của chúng ta, ấy

là thực-nghiệm trực-tiếp. Các giáo-chủ đều đã

thấy Thượng-Đế ; họ đều đã thấy chính tâm-

hồn mình ( minh tâm kiến tính ) họ

đã thấy chính tương-lai mình, đã thấy vĩnh-cửu

bất-tử mình ( ) và họ truyền-bá cho đời

điều họ đã thấy .

Tuy nhiên phải nhận-xét trong phần nhiều

tôn-giáo ấy, và nhất là vào thời-đại người ta

Page 15: RAJA YOGA KHOA DU-DA - freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/4)TacPhamVIVEHOAN…NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC KHOA DU - DA ( Raja Yoga ) " Tất cả các tâm-hồn

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

11

khẳng-định lạ lùng rằng, những thực-nghiệm

như thế ngày nay không thể có được nữa ;

chúng đã có thể có được cho một thiểu-số, là

những người sáng-lập đầu tiên các tôn-giáo,

mang tên họ về sau. Ở hiện-đại, những thực-

nghiệm ấy đã chỉ thuộc về quá-khứ mà thôi, do

đấy chúng ta phải thừa-nhận tôn-giáo như một

tín-ngưỡng. Đấy là một quan-niệm tôi dứt-

khoát từ-chối vứt bỏ. Nếu đối với một ngành

tri-thức nào trong thế-gian này đã có một thực-

nghiệm làm bằng chứng, do đấy hẳn chắc chắn

là cái thực-nghiệm ấy đã có thể có hàng triệu

lần trước rồi và nó sẽ tái-diễn mãi mãi vô cùng

tận. Đồng-nhất-tính là định-luật tuyệt-đối của

thiên-nhiên tạo-hóa ; cái gì đã xẩy ra một lần

luôn luôn tái-diễn .

Những người dạy khoa Yoga tuyên-bố

vậy, là tôn-giáo không những căn cứ vào

những thực-nghiệm ngày xưa, và rằng không ai

có thể có tôn-giáo chừng nào không tự mình đã

có những tri-giác ( thần-linh ). Yoga là khoa

học dạy chúng ta làm thế nào có được những

Page 16: RAJA YOGA KHOA DU-DA - freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/4)TacPhamVIVEHOAN…NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC KHOA DU - DA ( Raja Yoga ) " Tất cả các tâm-hồn

KHOA DU-DA

12

tri-giác ấy. Không ích lợi gì nói về tôn-giáo

chừng nào người ta chưa từng sống tôn-giáo.

Tại sao có bao nhiêu náo-động, tranh-đấu, cãi-

cọ, chung-quanh danh-từ Thượng-Đế ? Người

ta đổ máu vì Ngài hơn là vì nguyên-nhân nào

khác, bởi vì người ta không bao giờ ngược về

nguồn ; người ta tự mãn tán-đồng tinh-thần với

tập-tục của tổ-tiên, và người ta muốn mọi

người cũng làm theo như thế. Một người có

quyền gì bảo mình có một linh-hồn nếu y

không cảm thấy, hay là có một Thượng-Đế nếu

y không từng thấy ? Nếu thực có một Thượng-

Đế, chúng ta phải được nhìn thấy, và nếu có

một linh-hồn, chúng ta phải được tri-giác nó,

bằng không thà không tin còn hơn. Thà thành-

thực vô-thần còn hơn là giả-dối. Ở thời-đại

chúng ta, hình như tôn-giáo, siêu-hình-học và

tất cả cứu xét về một Thể Tối-cao, là một

chuyện hão-huyền đối với con mắt của các nhà

" thông-thái ", còn như đối với con mắt của

hạng người bán thông thái thì tất cả có vẻ vô

căn cứ xác-thực và tất cả giá-trị của nó chỉ có

tác-dụng thúc-đẩy mạnh về hành-vi tốt đối với

Page 17: RAJA YOGA KHOA DU-DA - freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/4)TacPhamVIVEHOAN…NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC KHOA DU - DA ( Raja Yoga ) " Tất cả các tâm-hồn

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

13

thế-giới : nếu người ta tin vào Thượng-Đế,

người ta có thể trở nên tốt và đạo-đức và trở

thành công-dân tốt. chúng ta không thể chê-bai

họ có những ý-tưởng như thế, bởi vì tất cả điều

họ được dạy chỉ là đơn-giản tin những lời viển-

vông vĩnh-viễn, không ngụ chút thực-chất gì

cả. Người ta đòi họ chỉ sống bằng danh-từ. Có

thể như thế được chăng ? Nếu họ có thể sống

như thế được thì tôi coi thường bản-tính nhân-

loại. Loài người muốn chân-lý, đòi hỏi chân-lý,

nó muốn chính tự mình thực-nghiệm chân-lý.

Khi nó đã nắm được, thực-hiện được, cảm thấy

trong thâm-tâm nó, chỉ bấy giờ, như Kinh

Vedas nói, tất cả nghi-hoặc mới có thể biến đi,

tất cả đêm tối mới tan đi, và tất cả cái gì cong

queo mới tự ngay thẳng lại .

" Hỡi các con của bất-tử và của các

người sống trong từng trời cao nhất,

chính-đạo đã thấy rồi ; có một con đường

dẫn ra ngoài tất cả đêm tối : ấy là bằng

tri-giác Đấng ở ngoài tất cả tối-tăm,

không còn đường nào khác ."

_ ( Svetasvatara Up. )

Page 18: RAJA YOGA KHOA DU-DA - freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/4)TacPhamVIVEHOAN…NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC KHOA DU - DA ( Raja Yoga ) " Tất cả các tâm-hồn

KHOA DU-DA

14

Khoa học Raja - Yoga ( Chúa Du-Da )

chủ-ý đem cho nhân-loại một phương-pháp

thực-tế và khoa học chính-xác, nhất-định để đạt

tới cái chân-lý ấy. Mỗi khoa học phải có riêng

phương-pháp của mình. Nếu anh muốn trở nên

nhà thiên-văn, và nếu anh chỉ ngồi mà kêu gào:

" Thiên-văn-học, Thiên-văn-học ! " khoa học

ấy sẽ không bao-giờ giáng xuống nơi anh. với

hóa-học cũng thế : người ta phải tuân theo một

phương-pháp nào. Anh phải đi vào một phòng-

thì-nghiệm, lấy ra một vài chất khác nhau, trộn

với nhau, hợp-hóa chúng, làm các thí-nghiệm,

và từ trong những việc ấy nẩy ra một hiểu-biết

nào về hóa-học. Nếu anh muốn trở nên nhà

thiên-văn-học, anh phải đi đến đài quan-sát, lấy

một viễn-kính, nghiên-cứu các vì sao và hành-

tinh ; chính như thế mà anh có thể thành-công.

Mỗi khoa học đều có phương-pháp của nó. Nếu

tôi truyền-giáo các anh hàng ngàn bài thuyết-

pháp, điều ấy không làm các anh có tôn-giáo,

nếu các anh không thực-hành phương-pháp.

Đấy là những chân-lý của các hiền-triết ở các

xứ, đã dạy chúng ta trải qua các thời-đại, những

Page 19: RAJA YOGA KHOA DU-DA - freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/4)TacPhamVIVEHOAN…NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC KHOA DU - DA ( Raja Yoga ) " Tất cả các tâm-hồn

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

15

hạng người tinh-túy, vô-tư, mà động-cơ duy-

nhất là dục-vọng làm lành cho thế-giới. Tất cả

đều tuyên-bố họ đã thấy một chân-lý cao hơn là

cái gì giác-quan có thể bày-tỏ cho chúng ta, và

họ yêu-cầu chúng ta chứng-nghiệm với tính-

cách chính-xác về những điều họ khẳng-định.

Họ đòi chúng ta dùng phương-pháp của họ và

thận-trọng đem ra thực-hành ; nếu bấy giờ

chúng ta vẫn không thấy cái chân-lý cao ấy,

chúng ta sẽ có quyền bảo rằng những xác-định

của họ là vô căn-cứ ; nhưng chừng nào chúng

ta chưa thí-nghiệm phương-pháp của họ thì

chúng ta không có lý mà phủ-nhận hay phản-

đối. Vậy nên chúng ta phải làm việc thành-

khẩn, tuân theo các phương-pháp đã ấn-định,

bấy giờ ánh-sáng sẽ tới .

Để đạt tới tri-thức chúng ta cần đến phổ-

quát-hóa, chúng cũng lại căn cứ vào những

quan-sát. Trước hết chúng ta quan-sát thực-

kiện, rồi phổ-quát-hóa và sau hết rút ra kết-luận

hay nguyên-lý. Chúng ta không bao giờ có

được tri-thức về tinh-thần, về bản-tính nội-tại

Page 20: RAJA YOGA KHOA DU-DA - freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/4)TacPhamVIVEHOAN…NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC KHOA DU - DA ( Raja Yoga ) " Tất cả các tâm-hồn

KHOA DU-DA

16

của nhân-loại, về tư-tưởng, chừng nào chúng ta

chưa có khả-năng trước hết, quan-sát những

thực-kiện diễn tiến ra ở nơi ta. Tương-đối dễ

quan-sát những thực-kiện ngoại-giới vì người

ta đã phát minh nhiều dụng-cụ cho việc ấy,

nhưng đối với nội-giới, chúng ta không có

dụng-cụ nào cả. Song, chúng ta biết rằng để

xây-dựng nên một khoa-học thì phải quan-sát.

Không phân-tích chính-đáng thì tất cả khoa-

học sẽ bất-lực, nó chỉ là xây-dựng lý-thuyết

suông. vì lý do ấy mà tất cả các nhà tâm-lý-học

tranh-biện lẫn nhau kể từ lâu _ trừ phi các nhà

tâm-lý-học hiếm-hoi đã khám-phá ra cách-thức

quan-sát .

Khoa Raja-Yoga ( Vương Đạo Yoga =

Đạo-dẫn ) trước hết chủ-trương cung-ứng

chúng ta các phương-tiện để quan-sát những

trạng-thái nội-tâm ( quan tâm ). Công-

cụ dùng là chính tinh-thần ( dĩ tâm quan tâm

). Năng-lực chú-ý khi được hướng-

dẫn thích-đáng vào nội-giới có thể phân-tích

tinh-thần ( phân-tâm Psychanalyse ) và chiếu

Page 21: RAJA YOGA KHOA DU-DA - freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/4)TacPhamVIVEHOAN…NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC KHOA DU - DA ( Raja Yoga ) " Tất cả các tâm-hồn

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

17

sáng những thực-kiện. Những năng-lực của

tinh-thần ví như những tia sáng phân-tán : khi

tập-trung lại chúng chiếu sáng tỏ. Đấy là cách

duy-nhất để đạt được tri-thức. Mỗi người dùng

nó đối với ngoại-giới cũng như nội-giới, nhưng

nhà tâm-lý-học phải quan-sát nội-giới cũng tỉ-

mỉ như nhà khoa-học nghiên-cứu ngoại-giới ;

và muốn thế, nghĩa là nội-quan phải có một sự

tập luyện rất công-phu. Kể từ thời thơ-ấu người

ta dạy chúng ta chỉ có nhìn ngoại-vật mà không

bao giờ nhìn vào sự-vật bên trong, bởi thế nên

phần nhiều chúng ta đã mất năng-khiếu quan-

sát cơ-quan nội-tại. Có thể nói, quay tinh-thần

vào trong, không cho nó hướng ra bên ngoài,

rồi tập-trung tất cả năng-lực của nó và chiếu nó

vào chính nó để cho nó học biết lấy bản-tính

riêng của nó, ấy là một công-việc rất khó-khăn.

Tuy vậy, đấy là phương-tiện độc-nhất vô-nhị

để thấy được con đường khoa học Du-Da này .

Cái biết ấy để dùng làm gì ? Trước hết là

cái biết, tự nó là phần-thưởng lớn nhất, và thứ

đến là nó cũng có ích-dụng của nó. Nó tiêu-diệt

Page 22: RAJA YOGA KHOA DU-DA - freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/4)TacPhamVIVEHOAN…NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC KHOA DU - DA ( Raja Yoga ) " Tất cả các tâm-hồn

KHOA DU-DA

18

tất cả đau-khổ của chúng ta. Khi nào, bằng

phân-tích chính tinh-thần mình, người ta, như

vậy tự thấy đối-diện với một cái gì bất-hoại, cái

gì tự bản-tính nó vĩnh-viễn tinh-khiết và hoàn-

toàn, nó sẽ hết khốn khổ, sẽ không còn đau-khổ

nữa. Tất cả đau-khổ do sợ hãi xuất ra, do dục

cầu bất-mãn. Người ta nhận thấy nó không bao

giờ chết, nó sẽ không còn sợ chết nữa. Khi nào

nó biết được nó là toàn vẹn, nó không còn dục-

vọng hão-huyền. Hai cái nguyên-nhân ấy, sợ-

hãi và ham-muốn, một khi biến mất thì sẽ

không còn đau-khổ, sẽ là hoan-lạc hoàn-toàn,

dù bấy giờ người ta còn sống trong thân-thể

này .

Chỉ có một phương-pháp duy-nhất để đạt

được cái biết ấy là con đường thiền-định, tập-

trung tinh-thần. Nhà hóa-học trong phòng thì-

nghiệm tập-trung tất cả năng-lực tinh-thần vào

cùng một điểm và phóng chiếu vào những sản-

phẩm y phân-tích ; như thế y bắt lấy bí-quyết

của chúng. Nhà thiên-văn tập-trung tất cả năng-

lực tinh-thần của mình và phóng chiếu lên trời

Page 23: RAJA YOGA KHOA DU-DA - freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/4)TacPhamVIVEHOAN…NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC KHOA DU - DA ( Raja Yoga ) " Tất cả các tâm-hồn

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

19

qua ống viễn-kính ; cho nên tinh-tú, mặt-trời,

mặt-răng biểu-lộ cho y bí-quyết của chúng. Tôi

càng tập-trung được tinh-thần tôi vào đề-tài tôi

trinh-bày cho các người, tôi càng có thể phóng

chiếu ánh-sáng. Trong khi các người nghe tôi

nói, các người càng tập-trung tư-tưởng của các

người thì các người càng nắm được rõ ràng

điều tôi nói với các người vậy .

Làm sao mà người ta có thể lượm được

tất cả tri-thức hiện có trong thế-giới, nếu chẳng

phải tập-trung ( thiền-định ) năng-lực tinh-

thần ? Thế-giới sẵn sàng biểu-lộ những bí-

quyết của nó nếu chúng ta, chỉ cần, biết gõ

đúng cửa, nếu chúng ta biết cái gõ nào cần-

thiết. Song, năng-lực và thế-lực ở cái gõ của

chúng ta đưa ra đều là kết-quả của tập-trung.

Không có giới-hạn nào cho thể-năng của tinh-

thần nhân-loại cả. Tinh-thần càng tập-trung, nó

càng có thể áp-dụng năng-lực vào một điểm

nhất-định. Đấy là bí-quyết lớn .

Page 24: RAJA YOGA KHOA DU-DA - freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/4)TacPhamVIVEHOAN…NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC KHOA DU - DA ( Raja Yoga ) " Tất cả các tâm-hồn

KHOA DU-DA

20

Tập-trung tinh-thần vào đối-tượng ngoại-

giới thì dễ vì tinh-thần tự-nhiên hướng ra

ngoài. Ở tôn-giáo, tâm-lý-học và siêu-hình-học

trong ấy chủ-thể và đối-tượng là một sự tập-

trung tinh-thần khác xa. Đối-tượng ở bên trong

nội-giới, tinh-thần tự nó chính là đối-tượng và

chính nó phải cứu-xét, chính " dĩ tâm quán

tâm " tinh-thần phải cứu-xét tinh-thần. Chúng

ta đều biết có một năng-lực tinh-thần gọi là

phản-tỉnh. Tôi đang nói với các người, nhưng

đồng thời tôi như đứng ngoài, sang một bên và

là một người khác, nó biết và nghe điều tôi

đang nói với các người. Các vị làm việc và

đồng thời suy nghĩ, vậy là một phần tinh-thần

của các vị đứng ra một bên và nhìn thấy cái gì

mình nghĩ. Người ta phải tập-trung những

năng-lực tinh-thần và hồi-hướng chúng vào

tinh-thần. Bấy giờ, tinh-thần tập-trung khám-

phá những bí-quyết của chính nó, bí-quyết

thầm kín nhất, cũng như những góc cạnh rất

tối-tăm, phơi bày bí-mật của chúng trước tia

sáng xuyên chiếu của mặt-trời. Có như vậy,

chúng ta mới đạt tới cơ-bản của tín-ngưỡng,

Page 25: RAJA YOGA KHOA DU-DA - freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/4)TacPhamVIVEHOAN…NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC KHOA DU - DA ( Raja Yoga ) " Tất cả các tâm-hồn

KHOA DU-DA

21

tôn-giáo chân-thật và chính-xác. Chúng ta sẽ tự

tri-giác thấy chính mình, nếu chúng ta có một

linh-hồn, nếu đời sống quá năm phút hay là

vĩnh-viễn, nếu có một Thượng-Đế trong vũ-trụ

hay là không. Tất cả những điều đó sẽ được

biểu-lộ. Chính đấy mà khoa Raja-Yoga chủ-

định dạy chúng ta. Tất cả giáo-lý của nó chủ-

yếu chứng-minh cho chúng ta làm sao tập-

trung tinh-thần, rồi làm thế nào đi sâu vào

những nếp thầm kín nhất, bí-mật nhất của

chính tinh-thần mình, làm cách nào phổ-quát-

hóa những điều ta thấy và rút lấy chính kết-

luận riêng của ta. Vậy nên nó không bận tâm để

biết người ta thuộc về tôn-giáo nào, người ta

hữu-thần hay vô-thần, tín-đồ Cơ-Đốc, Do-Thái

hay Phật-giáo. Chúng ta tất cả là người, thế là

đủ rồi. Tất cả người đều có quyền và khả-năng

nghiên-cứu tôn-giáo, nó có quyền hỏi tại sao và

tự mình tìm ra giải đáp, nếu nó cố-gắng và có

thiện-chí .

Vậy, chúng ta thấy rằng, để học-tập môn

Raja-Yoga, người ta không cần đức-tin và tín-

Page 26: RAJA YOGA KHOA DU-DA - freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/4)TacPhamVIVEHOAN…NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC KHOA DU - DA ( Raja Yoga ) " Tất cả các tâm-hồn

KHOA DU-DA

22

ngưỡng tôn-giáo. Không tin điều gì mà người

ta không tự mình phát-hiện : đấy là điều mà

Raja-Yoga dạy. Chân-lý không cần dựa vào

một cơ-cấu nào cả. Phải chăng những thực-kiện

ta nhận biết ở trạng-thái thức phải được chứng-

thực bằng trạng-thái mộng hay là bằng tưởng-

tượng ? Chắc hẳn là không. Sự học-tập khoa

Raja-Yoga đòi-hỏi thời-gian và thực-hành liên-

tục. Sự thực-hành ấy một phần thuộc vật--lý,

song, chính nó thuộc về tinh-thần. Rồi đây,

chúng ta sẽ thấy sự quan-hệ cực mật-thiết giữa

thân-thể và tâm-hồn. Nếu ta tin rằng tinh-thần

chỉ là một phần tương-đối tế-vi của thân-thể, và

nó tác-động vào thân-thể, ta có thể kết-luận là

thân-thể phải phản-ứng vào tinh-thần. Nếu

thân-thể lành-mạnh thì tinh-thần lành-mạnh.

Khi nào người giận-dữ thì tinh-thần bị rối loạn.

Cũng thế mà khi tinh-thần vẩn-động thì thân-

thể cũng rối loạn. Ở phần lớn người ta, tinh-

thần lệ-thuộc vào thân-thể nhiều vì nó rất ít

phát-triển. Đại đa số nhân-loại chưa tiến-bộ

hơn động-vật mấy. Và đến cả ở nhiều trường-

hợp, năng-lực tự-chủ không hơn gì động-vật

Page 27: RAJA YOGA KHOA DU-DA - freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/4)TacPhamVIVEHOAN…NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC KHOA DU - DA ( Raja Yoga ) " Tất cả các tâm-hồn

KHOA DU-DA

23

thấp hèn. Chúng ta có ít quyền-năng đối với

tinh-thần mình. Vậy nên để có được năng-lực

ấy, để làm chủ được thân và tâm, chúng ta tìm

đến một số trợ-lực vật-lý. Khi nào chúng ta làm

chủ được thân-thể, chúng ta sẽ có khả-năng bắt

đầu hành-động vào tinh-thần. Làm như thế

chúng ta sẽ chắc làm chủ được tinh-thần và bắt

nó làm theo ý mình ; bắt nó tập-trung năng-lực

như ý mình muốn .

Đối với khoa học Raja-Yoga thì ngoại-

giới chỉ là phương diện thô của nội-giới vi-tế.

Cái vi-tế luôn luôn là nguyên-nhân của cái thô-

kệch là kết-quả. Vậy thì nội-giới là nguyên-

nhân của cái ngoại-giới, hậu-quả. Cũng như

vậy, những năng-lực ngoại-giới chỉ là những

yếu-tố thô-thiển hơn và những năng-lực nội-

giới là đối-bản tế-nhị hơn. Ai khám-phá và

học-hiểu điều-động thế nào được những năng-

lực nội-tâm sẽ làm chủ vũ-trụ toàn-thể. Nhà

đạo-sĩ Yoga không chủ-định gì hơn là làm chủ

tất cả thế-giới nội cũng như ngoại, ngự-trị tất

cả tính tự-nhiên. Nó muốn đạt tới điểm mà

Page 28: RAJA YOGA KHOA DU-DA - freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/4)TacPhamVIVEHOAN…NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC KHOA DU - DA ( Raja Yoga ) " Tất cả các tâm-hồn

KHOA DU-DA

24

chúng ta bảo là định-luật thiên-nhiên, sẽ không

ảnh-hưởng được nó nữa, tới điểm có thể vượt

tất cả. Nó sẽ làm chủ tất cả bản-tính nội và

ngoại. Đối với nhân-loại thì ý-nghĩ tiến-bộ và

văn-minh chỉ là làm chủ cái bản-tính ấy. ( Duy

thiên hạ chí thành vi năng tận kỳ tính, tận

nhân chi tính, tận vật chi tính, dữ thiên địa

tham. _ Trung-Dung ) .

Để đạt tới đấy, các chủng-tộc khác nhau

sử-dụng phương-pháp khác nhau. Cũng như

trong một xã-hội một số cá-nhân muốn chế-ngự

tính ngoại-vật thiên-nhiên, còn một số khác,

tính nội-giới, cũng vậy trong các chủng-tộc có

một số muốn chế-ngự thiên-nhiên ngoại-giới,

một số khác chính-phục thiên-nhiên nội-giới.

Có người bảo chế-ngự nội-giới, chúng ta làm

chủ tất cả ; có người khác chủ-trương, để làm

chủ tất cả nội cũng như ngoại thì phải chinh-

phục ngoại vật tính. Suy đến cùng cả hai thuyết

đều đúng, vì tính bản-nhiên không biết có sự

phân chia ra trong và ngoài , khách-quan và

chủ-quan. Đấy là một giới-định giả-tạo chưa

Page 29: RAJA YOGA KHOA DU-DA - freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/4)TacPhamVIVEHOAN…NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC KHOA DU - DA ( Raja Yoga ) " Tất cả các tâm-hồn

KHOA DU-DA

25

từng có thật, phái nội-quan và phái ngoại-quan

( intraverti et extraverti ) tất-định phải gặp nhau

ở cùng một điểm, khi nào cả hai sẽ biết tất cả

cái gì chúng cầu biết. Cũng vậy mà nhà vật-lý-

học khi đi đến cùng-cực cái kỷ-luật của mình,

thấy nó hòa vào siêu-hình-học (métaphysique),

cũng như siêu-hình-học sẽ nhận-thức rằng giữa

cái gọi là vật-chất và cái gọi là tinh-thần chỉ có

sự phân-biệt bề ngoài hình-thức, và rằng thực-

tại là Nhất-thể ( E = mC² L'énergie extrême-

ment concentrée _ A. Einstein, 1905 ) _ Năng-

lực vô-hình là vật-chất hữu hình hết sức tan

loãng ; vật-chất là năng-lực hết sức tập-trung.)

Mục-tiêu và đối-tượng của tất cả khoa

học là tìm ra nhất-tính, cái Một làm nên cái

nhiều, đồng-nhất trong đa-thù, cái " đồng quy

nhi thù đồ " ( ). Khoa Raja-Yoga

muốn khởi-hành từ trong nội-giới, quan-sát

bản-tính nội-tại, và do đấy, làm chủ toàn-thể,

trong cũng như ngoài. Mưu-toan ấy không phải

mới mẻ. Chính Ấn-Độ là xứ ưa-thích nó,

nhưng người ta cũng thấy ở các dân-tộc khác.

Page 30: RAJA YOGA KHOA DU-DA - freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/4)TacPhamVIVEHOAN…NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC KHOA DU - DA ( Raja Yoga ) " Tất cả các tâm-hồn

KHOA DU-DA

26

Ở Tây-phương người ta coi nó như huyền-bí-

học, và những người muốn chuyên học-tập nó

đã bị giết hay bị thiêu, coi như ma quỷ. Ở Ấn-

Độ, vì nhiều lý-do, khoa học ấy đã trở nên của

riêng cho một số người. Họ đã bỏ đi mất đến

chín phần mười, và phần còn lại, họ muốn làm

thành đại bí-quyết. Ở hiện tại bên Tây-phương

đã xuất-hiện vô số kẻ tự xưng là giáo-sư, tệ hơn

cả ở Ấn, vì ở đây bọn này còn biết ít nhiều, chứ

như bọn mới xuất-hiện lại không biết chi cả .

Tất cả cái gì mà hệ-thống Yoga có thể có

bí-mật và huyền-bí phải đẩy đi ngay. Hướng

đạo tốt nhất của đời sống là năng-lực. Trong

tôn-giáo cũng như trong tất cả vấn-đề khác, nên

vứt bỏ tất cả cái làm mình yếu-nhược, không

nên để nó tới gần. Tất cả cái gì bao-hàm huyền-

bí làm cho trí-não nhân-loại yếu đi. Thiếu một

chút thì người ta đã tiêu-hủy đạo Yoga _ một

trong những khoa học đẹp-đẽ nhất từ trước tới

nay. Từ khi người ta phát-hiện ra nó, hơn bốn

ngàn năm rồi, khoa Yoga đã được hoàn-toàn

vạch đường, công-thức-hóa và truyền dạy ở

Page 31: RAJA YOGA KHOA DU-DA - freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/4)TacPhamVIVEHOAN…NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC KHOA DU - DA ( Raja Yoga ) " Tất cả các tâm-hồn

KHOA DU-DA

27

Ấn-Độ. Có điều đáng chú-ý để nhận thấy rằng,

người bình-giải càng hiện-đại bao nhiêu thì sai

lầm càng lớn bấy nhiêu, và tác giả càng xưa

bao nhiêu thì giáo-lý càng hợp-lý hơn bấy

nhiêu. Phần lớn tác-giả hiện-đại tự che-phủ lấy

tất cả các loại huyền-bí. Và như vậy, khoa

Yoga rơi vào tay một số người làm cho nó

thành bí-mật, thay vì phải đem nó ra ánh-sáng

minh bạch và hợp lý. Nếu những người ấy đã

làm thành bí-mật là chỉ cốt để tư-hữu lấy

quyền-năng riêng cho mình vậy .

Trước hết tôi phải tuyên-bố với các vị là

trong điều giảng dạy của tôi không có chút gì là

bí-mật huyền-bí cả. Ít điều tôi biết được tôi sẽ

nói ra hết, chừng nào tôi có thể giãi bày hợp lý

tôi sẽ làm. Phần còn lại, điều tôi chưa biết, tôi

sẽ chỉ nói theo trong sách đã có. Các vị không

nên tin một cách mù-quáng. Các vị phải sử-

dụng lý-trí của chính mình, sự phán-đoán của

chính mình ; các vị phải thử thực-hành xem cái

gì người ta báo trước có xảy đến hay không.

Phải bắt tay nghiên-cứu khoa học này đúng

Page 32: RAJA YOGA KHOA DU-DA - freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/4)TacPhamVIVEHOAN…NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC KHOA DU - DA ( Raja Yoga ) " Tất cả các tâm-hồn

KHOA DU-DA

28

như các vị đi vào bất cứ khoa học nào khác. Nó

không có gì bí-mật và tai-hại. Nó xác thật đến

nỗi người ta phải truyền-bá giữa công-trường

và ban ngày ban mặt. Khi nào người ta cố ý

đem vào yếu-tố huyền-bí thì luôn luôn là kết-

quả tai-hại lớn .

Trước khi đi xa hơn, tôi cần nói ít lời về

triết-học Samkhya ( Số-luận ) là cơ-sở của tất

cả khoa Raja-Yoga. Theo triết-học này thì tri-

giác phát-sinh như sau :

_ Ngoại-vật kích-thích vào giác-quan

ngũ-uẩn bên ngoài như mắt, tai, mũi, lưỡi,

thân-thể, những kích-thích ấy truyền ấn-tượng

vào trung-tâm não-bộ qua thần-kinh-hệ của

chúng ; những ấn-tượng ấy lại truyền vào tinh-

thần, tinh-thần có khả-năng quyết-định, do đấy

tâm vương ( Purusha ) tiếp-thụ và kết-quả là

một tri-giác. Tâm vương cơ thể nó mới lại ban

lệnh cho trung-tâm thần-kinh động-cơ để cho

chúng thi-hành mệnh-lệnh cần thiết .

Page 33: RAJA YOGA KHOA DU-DA - freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/4)TacPhamVIVEHOAN…NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC KHOA DU - DA ( Raja Yoga ) " Tất cả các tâm-hồn

KHOA DU-DA

29

Ngoài tâm vương ( Purusha ), tất cả các

thành-phần trên đều thuộc vật-chất, nhưng tinh-

thần thuộc về một chất tế-nhị hơn nhiều so với

công-cụ cơ-quan bên ngoài. Cái chất tạo nên

tinh-thần cũng dùng tạo nên vật-chất tế-nhị, gọi

là Tanmatras = (đại nhân-tố như thủy, hỏa, địa,

phong hay là không ). Những yếu-tố này tự

kết-tụ lại và làm ra vật-chất vật-lý bên ngoài .

Đấy là tâm-lý-học của phái Samkhya (Số-luận).

Như vậy thì tri-thức và vật-chất vật-lý bên

ngoài chỉ khác nhau về trình-độ. Chỉ riêng

Tâm-vương hay là Thần-Ngã ( Purusha ) là

phi-chất. Tinh-thần, nói như thế là một công-cụ

trong tay của linh-hồn, nhờ công-cụ ấy mà

linh-hồn nắm được đối-tượng bên ngoài, ngoại

vật. Tinh-thần luôn luôn là giòng biến-đổi và

giao-động ; nó có thể, khi được tu-luyện, chấp

giữ tại nhiều cơ-quan, hay một cơ-quan, hay là

không dính vào đâu cả. Ví dụ, tôi nghe rất chú-

ý tiếng tíc-tắc của đồng hồ quả lắc, thì có lẽ tôi

không nhìn thấy chi nữa, dù tôi có mở mắt ; đủ

thấy rằng tinh-thần tôi có liên-hệ tới cơ-quan

thính-giác và không chú ý vào thị-giác. Tinh-

Page 34: RAJA YOGA KHOA DU-DA - freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/4)TacPhamVIVEHOAN…NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC KHOA DU - DA ( Raja Yoga ) " Tất cả các tâm-hồn

KHOA DU-DA

30

thần được luyện hoàn-hảo có thể đồng thời để ý

vào tất cả các cơ-quan. Nó có khả-năng hồi-

hướng vào chính nó và quan-sát chính vực-

thẳm của chính nó, tức nội cứu vào tiềm-thức

sâu kín. Cái khả-năng phản-tỉnh ấy là điều mà

đạo-sĩ Yoga muốn đạt tới ; bằng cách tập-trung

năng-lực tinh-thần mình vào bên trong, nó tìm

biết cái gì diễn ra trong lòng. Đấy không còn là

vấn-đề tin-tưởng đơn-giản ; đấy là một phân-

tích ( analyse ) mà một số triết-gia đạt tới

( Phân-tâm-học = Psychanalyse ). Các nhà

sinh-lý-học hiện-đại bảo ta rằng, mắt không

phải quan-năng thị-giác, nhưng cơ-quan ấy thì

ở tại một trong những trung-khu thần-kinh của

não, và đối với tất các giác-quan khác cũng thế;

họ còn nói thêm rằng những trung-khu ấy đều

cùng chất với chính não tủy. Các triết-gia Số-

luận cũng nói thế, nhưng các nhà sinh-lý-học

đứng ở quan-điểm vật-lý, còn Số-luận đứng ở

quan-điểm tâm-lý : tuy vậy, ở cả hai đàng đều

cùng một khẳng-định. Khu-vực khảo-cứu của

chúng ta thì ở ngoài, vượt cả sinh-lý lẫn tâm-lý.

Page 35: RAJA YOGA KHOA DU-DA - freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/4)TacPhamVIVEHOAN…NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC KHOA DU - DA ( Raja Yoga ) " Tất cả các tâm-hồn

KHOA DU-DA

31

Đạo-sĩ Yoga chủ-định đạt tới trạng-thái

vi-tế tri-giác, trong đó y có thể tri-giác tất cả

trạng-thái tinh-thần khác nhau. Phải có ở đấy

tri-giác tinh-thần của mỗi trạng-thái giữ chúng.

Người ta có thể cảm thấy ấn-tượng lưu-hành ra

sao, nó được tinh-thần tiếp-nhận thế nào, nó đi

đến quan-năng quyết-định thế nào và như thế

nào quan-năng quyết-định này chuyển giao cho

Tâm-vương ( Purusha ). Mỗi khoa học cần có

một ít sửa-soạn dự bị và có phương-pháp riêng

mà người ta phải tuân theo, nếu muốn hiểu, và

đối với khoa Raja-Yoga cũng thế .

Phải tuân theo một số chỉ-thị về ăn uống,

chỉ ăn thức ăn nào làm cho tinh-thần thanh-

khiết. Nếu người ta đến thăm chuồng nuôi súc-

vật, người ta liền thấy bằng-chứng. Người ta sẽ

thấy những con voi là động-vật khổng-lồ mà

hiền-từ, còn những sư-tử và hổ, báo, tuy nhỏ

hơn voi mà lồng-lộn dữ-tợn, đủ tỏ ảnh-hường

của chế-độ ăn uống, một đàng ăn rau cỏ, một

đàng ăn thịt .

Page 36: RAJA YOGA KHOA DU-DA - freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/4)TacPhamVIVEHOAN…NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC KHOA DU - DA ( Raja Yoga ) " Tất cả các tâm-hồn

KHOA DU-DA

32

Tất cả năng-lực tác-dụng ở thân-thể ta

đều do thực-phẩm sinh ra, điều ấy ta nhận thấy

hàng ngày. Nếu người ta nhịn ăn thì trước hết

thân-thể yếu dần, sức mạnh vật-lý bị thương-

tổn, rồi sau mấy ngày sức mạnh tinh-thần cũng

suy-giảm. Trước hết là trí nhớ suy-giảm, rồi

đến độ người ta sẽ không còn tư-tưởng được

nữa và rồi, thậm-chí càng không còn theo đuổi

lý-luận được. Vậy đầu tiên ta phải để ý đến

cách nuôi dưỡng ; khi nào đã được khá mạnh,

khi nào chúng ta đã tiến-bộ trong thực-hành

kỷ-luật trên, chúng ta không còn cần để ý đến

mấy nữa. Chừng nào cây non mọc, nó cần được

che-chở để khỏi bị hủy-hoại, đến khi nó đã

thành cây thì có thể bỏ rào-giậu đi, vì nó đủ sức

để tự chống đỡ, thắng tất cả sự tấn-công .

Đạo-sĩ Yoga hay Đạo-dẫn hoặc Thiền

Dhyana phải tránh hai cực-đoan là sa-hoa và

khắc-khổ. Y không được nhịn đói và hành xác.

Kinh ( Gita ) Thế-Tôn-Ca nói : Kẻ nào làm như

thế thì không thể trở nên Đạo-sĩ Yogin. cũng

không thành Đạo-sĩ Yogin những ai ăn nhiều

Page 37: RAJA YOGA KHOA DU-DA - freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/4)TacPhamVIVEHOAN…NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC KHOA DU - DA ( Raja Yoga ) " Tất cả các tâm-hồn

KHOA DU-DA

33

quá hay nhịn ăn tịch-cốc ; không ngủ hay ngủ

nhiều ; làm việc quá sức hay lười biếng không

làm .

*****

*

Page 38: RAJA YOGA KHOA DU-DA - freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/4)TacPhamVIVEHOAN…NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC KHOA DU - DA ( Raja Yoga ) " Tất cả các tâm-hồn
Page 39: RAJA YOGA KHOA DU-DA - freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/4)TacPhamVIVEHOAN…NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC KHOA DU - DA ( Raja Yoga ) " Tất cả các tâm-hồn

KHOA DU-DA

35

NHỮNG BƯỚC ĐẦU

CỦA KHOA

RAJA-YOGA ( ĐẠO-DẪN )

HAY LÀ DHYANA ( THIỀN )

Khoa tu-luyện Raja-Yoga gồm có 8 độ

đường :

1)_ Độ thứ nhất là Yama, giới sát, thành-thật,

thấu đạo, tiết chế, không nhận quà biếu .

2)_ Độ thứ hai là Niyama, trong sạch, tự mãn,

kham khổ, học hỏi, hiến thân cho Thượng-Đế .

3)_ Kế đến là Asana, tọa thiền .

4)_ Rồi đến Pranàyama, điều tức, chế ngự hơi

thở .

Page 40: RAJA YOGA KHOA DU-DA - freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/4)TacPhamVIVEHOAN…NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC KHOA DU - DA ( Raja Yoga ) " Tất cả các tâm-hồn

KHOA DU-DA

36

5)_ Tiếp theo là Pratyàhara, ly khai giác quan

với đối tượng của chúng .

6)_ Dharana, chỉ định vào một điểm .

7)_ Sau cùng là Dhyana, thiền định và

8)_ Samadhi hay là trí-tuệ hoặc siêu-thức tam

muội .

Yam và Niyama như ta thấy đều là những

kỷ-luật giới-điều đạo-đức ; không có cơ-bản ấy

thì không có thể thực-hành đạo Yoga được

thành-công. Khi nào hai giới-điều trên được

thiết-lập vững chắc, nhà đạo-sĩ bắt đầu thu

lượm kết-quả của những thực-tập của mình ;

không có giới-điều thì sẽ không bao giờ có

được kết-quả gì cả, dù nhỏ . Nhà đạo-sĩ không

được nghĩ làm hại bất cứ ai ở ý, ở miệng và ở

thân. Lòng từ bi của y không những chỉ để cho

người mà còn lan đến và bao-hàm tất cả thế-

giới .

Page 41: RAJA YOGA KHOA DU-DA - freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/4)TacPhamVIVEHOAN…NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC KHOA DU - DA ( Raja Yoga ) " Tất cả các tâm-hồn

KHOA DU-DA

37

Giai-đoạn sau đấy là Asana, tọa. Người ta

phải tuân thủ hàng ngày một hàng những thực-

tập vật-lý và tinh-thần cho đến chừng nào

người ta đạt tới một số trạng-thái cao-đẳng.

Vậy tất nhiên, tối cần-thiết là phải tìm lấy một

tư-thế có thể giữ được mãi. Phải tìm lấy một

tư-thế tự-nhiên thoải-mái nhất. Có tư-thế rất có

thể cho người này khi muốn suy-tư, nhưng lại

rất khó cho người kia. Chúng ta sẽ thấy về sau,

trong khi học về những vấn-đề tâm-lý ấy trong

thân-thể phát-triển một sự hoạt-động lớn. Một

số luồng thần-kinh phải được đổi chỗ và

hướng-dẫn vào một luồng mới. Các loại ba-

động mới xuất-hiện và tất cả cơ-thể có thể nói

là được đúc lại mới. Nhưng cái phần cốt-yếu

của hoạt-động là ở đường xương-sống, đến nỗi,

điều thiết-yếu duy-nhất cho tư-thế đã chọn là

xương-sống phải được thoải-mái, thẳng ngay,

và ngực, cổ, đầu phải đi một đường thẳng nối-

tiếp nhau. Tất cả thân-thể phải được xương-

sườn nâng đỡ và người ta sẽ có một tư-thế tự-

nhiên và đơn-giản, xương-sống thẳng-thắn.

Người ta sẽ dễ nhận thấy với lồng ngực gặp lại

Page 42: RAJA YOGA KHOA DU-DA - freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/4)TacPhamVIVEHOAN…NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC KHOA DU - DA ( Raja Yoga ) " Tất cả các tâm-hồn

KHOA DU-DA

38

người ta không thể có tư-tưởng cao-siêu. Cái

phần Yoga này tương-tự với thuật dưỡng-sinh.

Hatha-Yoga chuyên luyện thân-thể vật-lý nhằm

mục-đích cường-tráng. Chúng tôi không đề-cập

ở đây, vì sự thực-tập của nó rất khó và không

phải có thể học tập trong một ngày được, hơn

nữa phương-pháp ấy không mang lại tiến-bộ

lớn cho tinh-thần. Các người sẽ thấy nhiều

giáo-lý dưỡng-sinh Hatha-Yoga ở Delsarte và

nhiều tác-giả khác, về tư-thế khác nhau cho

thân-thể. Mục-đích ở đấy là bình-diện vật-lý

không phải tâm-lý. Ở thân-thể không có một

thớ thịt nào mà người ta không thể làm chủ

hoàn-toàn. Người ta có thể để cho tim đập mau

hay ngừng đập, và người ta có thể cả đến điều-

khiển, hướng-dẫn tất cả bộ-phận của cơ-thể .

Kết-quả của khoa Yoga đặc-biệt này là

làm cho người ta sống lâu ; mạnh khỏe là điều

chú ý cốt-yếu, mục-tiêu duy-nhất của thuật

dưỡng-sinh Hatha-Yoga. Nhà Đạo-sĩ dưỡng-

sinh này quyết định không có bệnh và y sống

lâu ; một trăm tuổi là thường ; y sẽ trẻ dai và

Page 43: RAJA YOGA KHOA DU-DA - freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/4)TacPhamVIVEHOAN…NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC KHOA DU - DA ( Raja Yoga ) " Tất cả các tâm-hồn

KHOA DU-DA

39

thanh-xuân, tóc không bạc đến 150 tuổi. Nhưng

chỉ thế thôi... Một cây đa cổ-thụ có khi sống

đến 5000 năm, nhưng trước sau vẫn chỉ là một

cái cây không hơn. Nếu một người có một đời

sống lâu dài, nó cũng chỉ là một động-vật khỏe

mạnh mà thôi. Tuy nhiên, một vài giáo-lý

thông-thường của nhà thuật-sĩ Hatha rất hữu

ích. Vậy, trong các vị, một số sẽ thấy với bệnh

nhức đầu, nếu vào buổi sáng, thì điều rất tốt là

uống nước lạnh qua lỗ mũi khi mới ngủ dậy ;

suốt ngày hôm ấy người ta sẽ thấy đầu óc sảng-

khoái và sẽ không bao giờ bị cảm lạnh. Rất dễ

làm, dìm mũi vào trong nước, hít vào qua cổ-

họng, hoặc nhổ ra hay nuốt đi .

Khi nào người tập tọa-thiền ở tư-thế

ngay-ngắn và vững chắc rồi người ta phải tuân

theo thực-tập, gọi là thanh-khiết-hóa thần-kinh.

Nhà hiền-triết có uy-tín lớn là Shàkarâcharya

có bình-giải Kinh Upanisad Svetasvara như

sau :

Page 44: RAJA YOGA KHOA DU-DA - freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/4)TacPhamVIVEHOAN…NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC KHOA DU - DA ( Raja Yoga ) " Tất cả các tâm-hồn

KHOA DU-DA

40

" Tinh-thần mà cặn-bã đã được tẩy

sạch bằng khoa điều-tức, chế-ngự hơi thở

( Pranayama ) trở nên chỉ-định vào

Brahman ( Tuyệt-đối Phạm-Thiên ). Cho

nên khoa điều-tức được tuyên-cáo. Trước

hết thần-kinh phải được tinh-khiết-hóa, kế

đến là khả-năng điều-tức ( Pranayama ).

Lấy ngón tay cái bịt lỗ mũi bên phải lại,

hít không-khí qua lỗ mũi bên trái, tùy

khả-năng ; rồi liền thở không-khí bằng lỗ

mũi bên phải, trong khi lại bịt lỗ mũi bên

trái. Lại hít vào lần này qua lỗ mũi bên

phải, thở ra bằng lỗ mũi bên trái tùy khả-

năng ; tập như thế 3 hay 5 lần liền, cách 4

giờ một ngày : sáng sớm ; trưa ; chiều và

nửa đêm, sau 15 ngày hay 30 ngày người

ta có được thần-kinh trong sạch ; bấy giờ

mới bắt đầu khoa điều-tức (Pranayama)."

Thực-hành là tối cần-thiết. Các vị có thể

rất chú-ý nghe tôi hàng giờ mỗi ngày, nhưng

không thực-hành thì sẽ không tiến được một

bước. Tất cả đều lệ-thuộc vào thực-tập. Chúng

Page 45: RAJA YOGA KHOA DU-DA - freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/4)TacPhamVIVEHOAN…NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC KHOA DU - DA ( Raja Yoga ) " Tất cả các tâm-hồn

KHOA DU-DA

41

ta không thể hiểu được những vấn-đề này, nếu

chúng ta chưa từng thực-nghiệm, cần phải nhìn

thấy, cảm thấy tự thân mình. Nghe những giải-

thích và lý-thuyết không đủ .

Nhiều yếu-tố có thể cản-trở thực-hành

học-tập ấy. Trở-ngại đầu tiên là sức khỏe vật-

lý ; nếu thân-thể không lành mạnh thì sự tu-tập

sẽ bị trở-ngại. Vậy chúng ta phải giữ cho thân-

thể kháng-kiện, săn-sóc sự ăn uống và hành-vi.

Luôn luôn để ý vào việc dưỡng-sinh, thân-thể

khỏe mạnh. Đối với thân-thể chỉ thế thôi. Sức

khỏe, nên nhớ, chỉ là phương-tiện, không phải

cứu-cánh. Nếu lấy sức mạnh làm mục-đích thì

chẳng khác gì động-vật, cầm-thú ít khi có bệnh.

Trở-ngại thứ hai của việc tu-luyện đạo-

dẫn ( Yoga ) hay thiền-định ( Dhyana ) là sự

hoài-nghi, chúng ta luôn luôn có sự hoài-nghi

về cái gì chưa nhìn thấy. Người ta không thể

sống bằng lời nói suông, dù cố thử sống. Vậy

nên có sự hoài-nghi, và chúng ta tự hỏi những

giáo-lý này có gì là xác thật không ; cả những

Page 46: RAJA YOGA KHOA DU-DA - freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/4)TacPhamVIVEHOAN…NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC KHOA DU - DA ( Raja Yoga ) " Tất cả các tâm-hồn

KHOA DU-DA

42

người có thiện-chí nhất trong chúng ta cũng có

lúc hoài-nghi. Với thực-tập, sau ít ngày người

ta có được một ít trực-giác đại-khái, đủ đem lại

can-đảm và hy-vọng. Như có một triết-gia

Yoga đã nói : " Khi có được xác-nghiệm, dù

rất ít ỏi, nó cũng cho ta tin-tưởng vào tất cả

giáo-lý Yoga ." Sau mấy tháng tu-tập, người ta

thấy, chẳng hạn, có thể đọc được tư-tưởng

người khác, chúng hiện ra thành hình-ảnh. Có

thể ta nghe thấy những tiếng từ đàng xa, khi

tập-trung tinh-thần để nghe. Những trực-giác

ấy trước hết sẽ đến từng mẩu nhỏ, nhưng đủ để

cho ta có đức tin, sự vững dạ và hy-vọng. Ví dụ

người ta tập-trung tư-tưởng vào đầu mũi, sau

vài ngày, người ta bắt đầu ngửi thấy mùi thơm

ngạt-ngào : điều này chứng tỏ rằng một số tri-

giác tinh-thần có thể biểu-hiện hiển-nhiên

không do sự tiếp-xúc cụ-thể với vật-chất.

Nhưng chúng ta luôn luôn phải nhớ rằng, đấy

chỉ là phương-tiện ; mục-tiểu, cứu-cánh của tất

cả sự luyện-tập ấy là sự giải-thoát của linh-hồn.

Chúng ta phải nhằm mục-đích chế-ngự tuyệt-

đối tính thiên-nhiên, không gì hơn. Chúng ta

Page 47: RAJA YOGA KHOA DU-DA - freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/4)TacPhamVIVEHOAN…NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC KHOA DU - DA ( Raja Yoga ) " Tất cả các tâm-hồn

KHOA DU-DA

43

phải là chủ thiên-nhiên chứ không là nô-lệ của

nó ; thân-thể hay tinh-thần chẳng phải ông chủ

của ta và không bao giờ được quên rằng thân-

thể thuộc về ta, chứ không phải ta thuộc về nó .

( Một vị thần và một thằng quỷ cùng đến

hỏi một nhà hiền-triết, giảng dạy cho họ biết về

cái Ngã, cái Ta. Họ học hỏi theo chỉ-đạo của

nhà hiền một thời-gian lâu ; cuối cùng nhà hiền

bảo họ : " Chính các người là tự-thân Thực-thể

mà các người đi tìm ! " Cả hai liền hiểu cái

thân-thể mình là cái Ngã. Họ trở về nhà và nói

với người chung-quanh : " Chúng ta đã học

được tất cả điều có thể học ; ăn đi, uống đi,

cười đi ; chúng ta là cái Ngã ; không có gì ở

ngoài chúng ta cả." Thằng quỷ, vốn ngu dốt và

kém thông-minh, cho nên nó không còn đòi hỏi

chi nữa ; cái tư-tưởng nó là Thượng-Đế và cái

Ngã có nghiã là thân-thể đã thỏa mãn nó hoàn-

toàn. Vị thần có một bản-tính thanh-cao hơn.

Trước hết y lầm rằng : " Ngã, cái thân-thể này,

Ta, là Brahman Tuyệt-đối ; sẽ bảo-vệ sức khỏe

và cho y tất cả thích-thú." Nhưng sau vài ngày,

Page 48: RAJA YOGA KHOA DU-DA - freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/4)TacPhamVIVEHOAN…NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC KHOA DU - DA ( Raja Yoga ) " Tất cả các tâm-hồn

KHOA DU-DA

44

y phát-hiện rằng nhứ thế không phải ý-nghĩa

lời nói của sư-phụ hiền-triết kia. Vậy y trở lại

hỏi : " Thưa thày, thày đã chẳng dạy tôi rằng

thân-thể là Ngã ? Nếu thực-thế, tôi nhận thấy

rằng tất cả thân-thể đều chết. Song, cái Ngã

không có thể chết." Nhà hiền đáp : " Hãy tìm

và thấy ; ngươi là cái Ấy." Bấy giờ vị thần

nghĩ rằng nhà hiền có lẽ muốn chỉ vào sinh-lực

nó làm cho thân-thể sinh-động. Nhưng sau ít

lâu, y nhận thấy nếu ăn thì sinh-lực mạnh, và

nếu nhịn ăn thì nó suy-nhược. Rồi y lại tìm đến

nhà hiền-triết để hỏi : " Thưa thày, có phải thày

muốn nói sinh-lực là Ngã không ? _ " Hãy tự

tìm lấy và sẽ thấy, ngươi là cái Ấy." Vị thần

một lần nữa trở về nghĩ rằng có lẽ tâm-thần là

cái Ngã. Nhưng rồi y thấy rằng tư-tưởng hay

biến-đổi, có lúc tốt, có lúc xấu ; tâm-thần quá

bất-nhất để là cái Ngã. Y lại quay lại nhà hiền

để nói : " Sư-phụ, tôi không tin rằng tâm-thần

( mental ) là cái Ngã, có phải thày muốn nói thế

chăng ? Nhà hiền đáp : " Không phải, ngươi là

cái Ấy. Hãy tìm và tự mình thấy. Vị thần kia về

nhà và cuối cùng phát-hiện ra mình là cái Ngã,

Page 49: RAJA YOGA KHOA DU-DA - freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/4)TacPhamVIVEHOAN…NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC KHOA DU - DA ( Raja Yoga ) " Tất cả các tâm-hồn

KHOA DU-DA

45

vượt ra ngoài tất cả tư-tưởng, cái Duy-Nhất, bất

sinh, bất tử, gươm dáo đâm không thủng, lửa

không đốt cháy, gió không làm khô héo, và

nước không tiêu-tan được, Thực-Thể vô thủy

vô chung, bất di bất dịch, không thể đụng chạm

tới được, toàn tri toàn năng ; rằng nó chẳng

phải cái thân-thể này, cũng chẳng phải tâm thần

( mental ), nhưng ở trên cả hai. Và như thế y

thấy mãn nguyện. Nhưng thằng quỷ kia, vì quá

yêu thân-thể mình nên đã không thấy được

chân-lý . )

_ ( Chandagoya - Upanisad, ch. VIII )

Thế-giới của chúng chứa nhiều những

tính ma quỷ ấy, nhưng cũng có một vài thần-

tiên. Ai dạy khoa học cho người ta tăng thêm

thích-thú quan-năng, sẽ thấy người ta xúm-xít

lại nghe. Nếu người nào muốn chỉ bảo mục-

đích tối-cao, thì trái lại chỉ thấy rất ít thính-giả.

Rất ít người có khả-năng nắm được cái gì cao-

thượng nhất, càng ít có sức kiên-nhẫn để đạt tới

đấy. Nhưng cũng có một số biết rằng dù kéo

dài đời sống xác thịt đến ngàn năm, kết-quả sẽ

Page 50: RAJA YOGA KHOA DU-DA - freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/4)TacPhamVIVEHOAN…NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC KHOA DU - DA ( Raja Yoga ) " Tất cả các tâm-hồn

KHOA DU-DA

46

vẫn thế. Khi sức nâng đỡ thể-xác đi khỏi, nó tất

nhiên tan rã, không một ai trên đời này từng có

thể giữ được cái thân-thể này khỏi biến-đổi.

Trong giòng sông, những làn nước thay đổi

từng giây trước mắt chúng ta, và những lớp

mới kế đến để lại bày ra cùng một trạng-thái;

đối với thân-thể chúng ta cũng thế. Vậy mà

phải bảo-vệ lấy thân-thể lành mạnh, vì nó là

công-cụ tốt nhất mà chúng ta có được .

Thân-thể nhân-loại là vũ-trụ tối-hảo và

nhân-thế là thể tối-hảo. Loài người cao hơn tất

cả động-vật, hơn cả thần-tiên ; không ai vĩ-đại

hơn. Cả đến các chư-vị Devas sẽ phải lại giáng

xuống và trải qua một thân người để đạt tới

giải-thoát. Chỉ có loài người có thể đi đến

thành-tựu, còn như cả đến chư-vị Devas cũng

không đạt tới đấy được. Theo tín-đồ Do-Thái

và Hồi-giáo, Thượng-Đế tạo ra loài người sau

thần-tiên và các loài khác. Và sau khi đã tạo ra

người, Ngài sai thần-tiên đến chào, tất cả đều

tuân theo, trừ có Iblis, cho nên vị này bị

nguyền-rủa và trở nên Satan, Quỷ. Bên trong

Page 51: RAJA YOGA KHOA DU-DA - freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/4)TacPhamVIVEHOAN…NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC KHOA DU - DA ( Raja Yoga ) " Tất cả các tâm-hồn

KHOA DU-DA

47

ngụ-ngôn ấy là cái chân-lý lớn cho rằng nhân-

loại sinh ra là sự-kiện cao-cả nhất có thể có

được. Tạo-vật thấp như động-vật thì tối-tăm,

phần lớn do âm-chất ( tamas ) hợp thành.

Động-vật không thể có được tư-tưởng cao quý.

Và tiên cũng như thần, chư vị không đạt được

tới tự-do giải-thoát thẳng nếu không qua kiếp

người. Cũng như trong xã-hội chúng ta, một sự

giầu-có quá hay là một sự quá nghèo-khổ đều

là những cản-trở nặng-nề cho sự phát-triển cao

của tâm-hồn. Chính là từ trong giới trung-lưu

mà xuất ra những bậc vĩ-đại của thế-giới. Ở

đấy những năng-lực được phân-phối rất đều và

quân-bình .

Trở lại đề-tài trên, nay chúng ta đi đến

mục Điều-tức ( Pranayama ) đạo-dẫn hơi thở.

Điều này có quan-hệ gì với sự tập-trung Thiền-

định năng-lực tinh-thần ? Hơi thở ví như bánh-

lái của bộ máy là thân-thể ta. Trong bộ máy

lớn, ta thấy tay lái quay đầu tiên, rồi nó chuyển

vận-động cho các cơ-quan nhỏ hơn, cho chí sau

cùng các guồng máy tế-nhị hơn, nhỏ bé hơn

Page 52: RAJA YOGA KHOA DU-DA - freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/4)TacPhamVIVEHOAN…NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC KHOA DU - DA ( Raja Yoga ) " Tất cả các tâm-hồn

KHOA DU-DA

48

cũng bắt đầu tác-động. Hơi thở là bánh-lái nó

đem cho và điều hòa năng-lực động-cơ, tất cả

bộ-phận của thân-thể .

Có một lần, tại triều-đình của một ông

vua lớn, một vị thượng-thư bị thất sủng. Nhà

Vua, để trừng-phạt, bắt giam ông ta trên từng

lầu cao nhất của bức thành, và bỏ ông thượng-

thư khốn-nạn đó chờ chết ở đấy. Nhưng ông ta

có một người vợ rất hiền, đêm đến nàng lần

đến chân tầng lâu và hỏi chồng xem nàng có

thể làm gì để cứu. Ông ta bảo vợ đêm sau đến

mang theo một cái thừng dài, một sợi giây bền,

một sợi chỉ thô và một sợi tơ, một con bọ-hung

và một chút mật. Rất thắc-mắc, nhưng người

vợ phục-tòng chồng và đem đến những vật ông

ta đòi. Ông ấy bảo vợ buộc chặt một đầu sợi tơ

ngang mình con bọ, bôi vào râu nó một giọt

mật và thả nó bò lên tường hướng đầu lên trên.

Người vợ làm tất cả điều ấy, và con bọ bắt đầu

hành-trình dài của nó. Ngửi thấy vị mật trước

mặt nó, nó leo dần dần, mong tới được nơi có

mật. Sau cùng nó bò đến đỉnh lâu-đài, ông

Page 53: RAJA YOGA KHOA DU-DA - freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/4)TacPhamVIVEHOAN…NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC KHOA DU - DA ( Raja Yoga ) " Tất cả các tâm-hồn

KHOA DU-DA

49

thượng-thư liền bắt lấy sợi tơ. Y, bây giờ mới

bảo vợ buộc sợi tơ vào cái giây gai, rồi sau khi

nắm được sợi giây gai y lại tái diễn với giây

chuỗi, rồi đến cái thừng, rất dễ dàng. Y tuột

xuống lầu theo giây thừng và bỏ trốn đi. Trong

thân-thể của ta, hơi thở là sợi tơ. Nếu ta bắt lấy

nó và tập điều-khiển nó, ta nắm được giây

thừng lớn của các luồng thần-kinh, rồi đến sợi

giây tư-tưởng của ta, và cuối cùng là cái thừng

của khí Prana ( sinh khí ), nhờ nó mà ta chinh-

phục được tự-do, giải-thoát của chúng ta .

Về thân-thể ta, chúng ta chẳng biết chi cả

và không có thể biết được. Nhiều lắm, chúng ta

có thể lấy tử-thi mà mổ xẻ. Cũng có kẻ lấy con

vật và chặt sống để nhìn xem cái gì diễn ra bên

trong thân-xác nó. Nhưng điều ấy có liên-can

gì với thân-thể ta, mà chúng ta biết rất ít. Tại

sao ta lại ngu dốt đến thế ? Bởi vì chú-ý của ta

chưa đủ biện-biệt để bắt được vận-động vi-tế

diễn ra ở bên trong. Chúng ta chỉ có thể nhận-

thức khi nào tinh-thần sắc-bén và thâm-nhập

sâu hơn vào thân-thể. Muốn tới những tri-giác

Page 54: RAJA YOGA KHOA DU-DA - freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/4)TacPhamVIVEHOAN…NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC KHOA DU - DA ( Raja Yoga ) " Tất cả các tâm-hồn

KHOA DU-DA

50

vi-diệu hơn thì phải bắt đầu bằng tri-giác thô,

kém vi-tế. Chúng ta phải làm chủ được tất cả

cái gì điều-động được bộ máy. Chính cái ấy là

sinh-khí ( Prana ), mà sự biểu-hiện cụ-thể nhất

là hơi thở. Rồi thì với hơi thở, chúng ta đi sâu

dần dần vào bên trong thân-thể, ngõ hầu để

cảm thấy những năng-lực vi-tế là những luồng

thần-kinh chạy khắp thân-thể. Khi bắt đầu tri-

giác thấy chúng và tập cảm-xúc với chúng,

chúng ta bắt đầu có thể điều-khiển được chúng

và cùng chế-ngự được thân-thể. Tinh-thần cũng

do các luồng thân-kinh ấy điều-động, và kết-

cục ta đạt tới trạng-thái hoàn-toàn làm chủ cả

thân-thể và tinh-thần ; thân tâm thành nô-lệ của

ta. Biết là năng, chúng ta phải đạt được quyền-

năng, vậy nên phải đi từ đầu bằng điều-tức

( pranayama ) và làm chủ hơi thở ( prana ).

Khoa điều-tức ( pranayama ) là một vấn-

đề phức-tạp, cần phải nhiều bài giảng để giải-

thích chi-tiết. Chúng ta đề-cập tuần-tự các

thành-phần khác nhau. Chúng ta sẽ thấy dần

Page 55: RAJA YOGA KHOA DU-DA - freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/4)TacPhamVIVEHOAN…NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC KHOA DU - DA ( Raja Yoga ) " Tất cả các tâm-hồn

KHOA DU-DA

51

những lý cố của mỗi môn tập, và cả những sức

mạnh chúng điều-động thân-thể .

Tất cả sẽ đến, nhưng phải kiên-cố thực-

tập môn học, rồi bằng-chứng sẽ hiện ra chính

trong thực-hành. Tất cả lý-luận tôi có thể đưa

ra cho các vị chẳng chứng-thực được gì, chừng

nào các vị chưa tự mình chứng-minh lấy. Khi

các vị bắt đầu cảm thấy các luồng điện lưu-

hành khắp thân-thể, thì lòng nghi-ngờ sẽ tiêu-

tan, nhưng phải tự-nghiệm thực-hành hàng

ngày, ít nhất là hai lần một ngày, và thời-gian

tốt nhất là sáng và chiều ; khi ngày lui vào đêm

hay ngược lại thì có một trạng-thái tương-đối

bình-tĩnh ; sáng sớm và sẩm tối là hai buổi

bình-tĩnh của một ngày. Vào những lúc ấy,

thân-thể của chúng ta cũng tỏ ra cùng một

khuynh-hướng bình-tĩnh. Phải lợi-dụng điều-

kiện tự-nhiên ấy để bắt đầu luyện-tập. Hãy tự

giữ nguyên-tắc, không ăn trước khi hành-công ;

nếu không làm thế thì sự đói sẽ khích-động tính

lười của mình. Bên Ấn-Độ, người ta dạy trẻ

con không bao giờ ăn trước khi tập-luyện hay

Page 56: RAJA YOGA KHOA DU-DA - freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/4)TacPhamVIVEHOAN…NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC KHOA DU - DA ( Raja Yoga ) " Tất cả các tâm-hồn

KHOA DU-DA

52

sùng-bái, và sau ít lâu điều ấy trở nên thói

quen ; một thiếu-niên không thấy đói trước khi

tắm và hành-công tu-tập .

Trong các vị ở đây, ai có khả-năng nên

dành lấy một phòng riêng, chuyên để tập-

luyện ; không được ngủ ở đấy, chỗ ấy phải giữ

thanh-tĩnh ; không nên vào trước khi chưa tăm

rửa và thân tâm tinh-khiết-hóa hoàn-toàn. Hãy

luôn luôn cắm hoa trong phòng ấy, chúng đem

lại cho người tu-sĩ yoga không-khí tốt nhất. Và

cũng nên treo tranh ảnh ưa-thích, năng đốt

nhang đêm, ngày. Không nên giận-dữ, cãi-cọ,

hay tư-tưởng phàm-tục trong phòng ấy. Chỉ

cho vào đấy những người cùng tư-tưởng với

mình. Như thế sẽ tạo ra dần dần trong phòng

một không-khí thánh-linh, đến mức mà khi nào

người ta buồn phiền, khổ-sở, nghi-ngờ hay

tinh-thần rối-loạn, chỉ việc bước chân vào

phòng ấy, người ta sẽ thấy bình-tĩnh lại. Đây là

ý-nghĩ cơ-bản của nơi thờ-tự, đến, chùa. Người

ta cũng thấy cái không-khí bình-tĩnh ở một số

nhà-thờ hay đền chùa, nhưng phần lớn người ta

Page 57: RAJA YOGA KHOA DU-DA - freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/4)TacPhamVIVEHOAN…NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC KHOA DU - DA ( Raja Yoga ) " Tất cả các tâm-hồn

KHOA DU-DA

53

đã bỏ mất cả ý-niệm đó. Ai không thể tự dành

cho mình một phòng riêng chuyên để tập-

luyện, thì có thể hành-công bất cứ ở đâu cũng

được. Hãy ngồi với thân-thể ngay-ngắn và

trước hết hãy phóng ra một luồng tư-tưởng

thần-thánh cho tất cả tạo-vật. Hãy nhẩm :

" Nguyện tất cả chúng-sinh hạnh-phúc ; tất cả

được bình-an ; tất cả đều được hưởng hoan-

lạc." Hãy hướng tư-tưởng ấy về phương Đông,

phương Nam, phương Bắc và phương Tây.

Người ta càng làm thế bao nhiêu thì cáng thấy

tốt lành hơn bấy nhiêu. Người ta phát-hiện sau

hết là, cách dễ-dàng nhất để được lành mạnh là

nghĩ đến sự lành mạnh của người khác ; cách

dễ nhất để thấy mình sung-sướng là xác-định

cho mọi người khác đều sung-sướng .

Sau khi đã làm tất cả điều trên, ai tin vào

Thượng-Đế sẽ cầu-nguyện, không phải để xin

tiền hay sức-khỏe hay là thiên-đường, mà là

cầu xin hiểu-biết và ánh-sáng. Tất cả cầu-

nguyện khác đều vị-kỷ. Sau đấy phải nghĩ về

chính thân-thể của mình, xem nó có được tinh-

Page 58: RAJA YOGA KHOA DU-DA - freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/4)TacPhamVIVEHOAN…NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC KHOA DU - DA ( Raja Yoga ) " Tất cả các tâm-hồn

KHOA DU-DA

54

khiết và kháng-kiện không, vì nó là công-cụ tốt

nhất mình có được. Nghĩ đến nó cũng kiên-

cường như kim-cương ; nghĩ nhờ nó để cái

thân-thể ấy vượt biển sinh tử. Tự-do giải-thoát,

người nhu-nhược không có thể chinh-phục

được ; hãy trút bỏ hết tính nhu-nhược ; hãy bảo

thân-thể là nó cường-kiện ; nói với tâm thân là

nó mạnh, và hãy có đức tin nơi mình, một lòng

tin và một hy-vọng vô-cùng vô-hạn .

*****

*

Page 59: RAJA YOGA KHOA DU-DA - freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/4)TacPhamVIVEHOAN…NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC KHOA DU - DA ( Raja Yoga ) " Tất cả các tâm-hồn

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

55

TINH-HOA TRIẾT-HỌC

ĐẠO-DẪN ( YOGA )

Theo SWAMI VIVEKANANDA

( D.V. Athalye )

Tư-Tưởng Đại-Cương Về

Bất-Nhị-Pháp ( Vedanta ) ._

Khi chúng ta bảo rằng Swami muốn làm

sống lại tôn-giáo nguyên-thủy thuần-túy A-ly-

an-nhân ( Aryen ) chúng ta phải hiểu không chỉ

có là tường-thuật Áo-nghĩa-thư ( Upanisads )

về tôn-giáo ấy mà ông bênh-vực. Điều ông

muốn là khuyến-khích làm sống lại tất cả yếu-

tố tốt nhất cao-quý nhất của nó ở bất cứ thời

nào trải qua hàng thế-kỷ. Tóm lại là Swami

muốn làm sống lại tất cả cái gì cao-quý nhất,

Page 60: RAJA YOGA KHOA DU-DA - freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/4)TacPhamVIVEHOAN…NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC KHOA DU - DA ( Raja Yoga ) " Tất cả các tâm-hồn

KHOA DU-DA

56

tốt nhất, bổ ích nhất, thích-hợp nhất trong mẹ

đẻ tất cả Tín-ngưỡng .

Không những chỉ thế thôi. Swami đã sửa-

soạn để thích-ứng Ấn-Độ-giáo cổ xưa với nhu-

cầu ngày nay. Ông sẵn-sàng xét đến những

hoàn-cảnh thay-đổi của hiện-đại. Thời-đại mới

tạo ra những hoàn-cảnh mới và cùng cả những

nhu-cầu mới. Cũng thế, sự tiếp-xúc với Tây-

phương và sự nghiên-cứu những tư-tưởng, văn-

hóa và chế-độ xã-hội Tây-phương đã tạo ra

nhu-yếu cho một nhận-thức mới-mẻ và cải-

cách về triết-học, luân-lý và siêu-hình của

chúng ta ; trừ-phi và chừng nào điều ấy thành-

tựu, thì Ấn-Độ-giáo ngày nay mới có thể thích-

hợp đối với cái họa và những khó-khăn đang

đe-dọa nuốt chửng nó. Đấy là ý-kiến chủ-yếu

của Swami .

Sự thực, Swami đã đòi một hình-thức tín-

ngưỡng tiến-bộ nhất, cải-cách nhất, thích-ứng

nhất. Tân Ấn-Độ-giáo phải là một hình-thức

ấy, Swami không ưa danh-hiệu Ấn-Độ và Ấn-

Page 61: RAJA YOGA KHOA DU-DA - freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/4)TacPhamVIVEHOAN…NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC KHOA DU - DA ( Raja Yoga ) " Tất cả các tâm-hồn

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

57

Độ-giáo do người Ba-Tư đã khoác cho nó. Ông

muốn gạt bỏ nó đi và bắt đầu tự xưng với danh-

hiệu thích-hợp hơn .

Swami nói :

_ " Có một tiếng đã trở nên phổ-

thông để gọi tên chủng-tộc và tôn-giáo

của chúng ta. Cái tên gọi Hindu đòi một

chút giải-thích liên-quan với cái mà tôi

hiểu là Vedanta. Cái tên " Hindu " này

đã là cái tên mà người Ba-Tư ( Persan )

xưa dùng áp-dụng cho sông " Shindu ".

Ở đâu trong Phạn-ngữ ( Sanscrit ) có chữ

" S ", thì ở tiếng Ba-Tư cổ nó được đổi ra

chữ " H ", như "Shindu" trở nên "Hindu".

Nay chữ Hindu ấy đã áp-dụng cho dân

của bờ bên kia sông Indus, nó đã mất hết

sức mạnh của nó hiện-đại, bởi vì tất cả

dân sống ở đấy không còn thuộc về một

tôn-giáo nữa. Ở đấy có Ân-Độ-giáo, Hồi-

giáo, Ba-Tư-giáo, Cơ-Đốc-giáo, Phật-

giáo, Kỳ-Na-giáo. Tên gọi Hindu theo

nghĩa đen phải gồm tất cả những tôn-giáo

Page 62: RAJA YOGA KHOA DU-DA - freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/4)TacPhamVIVEHOAN…NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC KHOA DU - DA ( Raja Yoga ) " Tất cả các tâm-hồn

KHOA DU-DA

58

ấy. Nhưng về mặt tôn-giáo mà gọi tất cả

là Ấn-Độ-giáo thì không đúng. Bởi vậy

nên rất khó tìm được một tên gọi chung

cho tôn-giáo chúng ta, vì nó tập-hợp

nhiều tôn-giáo khác nhau, nhiều quan-

niệm khác nhau, nhiều hình-thức và nghi-

lễ khác nhau, tất cả gồm thành một mớ,

phần lớn không có tên gọi, một nhà-thờ

chung và không có một tổ-chức nào. Có

lẽ chỉ có một điểm mà tất cả giáo-phái

đồng-tình là tất cả chúng ta đều tin vào

kinh-điển Vedas. Tất cả kinh Vedas của

chúng ta biết đều chia làm hai phần :

Karma Kanda ( Chi Hành ) và Inana

Kanda ( Chi Thức ). Chi Hành gồm nhiều

nghi-lễ khác nhau ; Chi Thức thể-hiện

giáo-lý tâm-linh của Vedas gọi là Áo-

nghĩa-thư ( Upanisads ) và Vedanta ( kết-

luận Vedas ) đã được tất cả giáo-sư, triết-

gia, và văn-sĩ của chúng ta, hoặc Lưỡng-

nguyên, Bán-nhất-nguyên hay là Nhất-

nguyên tuyệt-đối trích-dẫn như uy-tín tối-

cao. Bất cứ triết-học hay giáo-phái nào,

Page 63: RAJA YOGA KHOA DU-DA - freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/4)TacPhamVIVEHOAN…NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC KHOA DU - DA ( Raja Yoga ) " Tất cả các tâm-hồn

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

59

hết thảy ở Ấn-Độ đều lấy uy-tín trong

Áo-nghĩa-thư ( Upanisads ). Nếu họ

không có thể lấy được, thì giáo-phái của

họ là ngoại-đạo, không chính-thống. Bởi

thế có lẽ hiện-đại chỉ có một tên có thể

chỉ-thị tất cả Ấn-Độ-giáo cho suốt cả

nước là " Vedantist " hay là " Vaïdik ".

Và theo nghĩa ấy mà tôi luôn luôn dùng

chữ " Vedantism " và " Vedanta " .

_ ( Toàn-tập. III )

Tư-tưởng đại-cương mà Swami tuyên-bố

về Ấn-Độ-giáo Vedanta có thể thấy ở tất cả

những phát-biểu của ông, ông không thể toát-

yếu tóm-tắt được. Số lượng hình-thức trọng-

yếu và điển-hình của những phát-biểu ấy khiến

cho sự cố-gắng của ông hầu như không có khả-

năng. Tuy vậy, chúng tôi cũng phải kể ra

những tư-tưởng sinh-động ấy, chỉ để chứng-tỏ

sự độc-đáo giầu sinh-lực của chúng .

Page 64: RAJA YOGA KHOA DU-DA - freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/4)TacPhamVIVEHOAN…NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC KHOA DU - DA ( Raja Yoga ) " Tất cả các tâm-hồn

KHOA DU-DA

60

Một trong số lầm quen-thuộc của tôn-giáo

ta là có nhiều giải-thích về một bản văn-kiện

giống nhau .

Swami đã có ý-kiến cho rằng sự xung-đột

giữa Thượng-Đế Nhân-cách Hữu-ngã và Phi-

nhân-cách Vô-ngã, giữa Lưỡng-nguyên và

Nhất-nguyên đã được Thế-tôn Krishna giải-

quyết rồi, và ông coi đấy là cống-hiến lớn của

Chúa cho tín-ngưỡng Arian (Á-Lỵ-An ).

Swami cho rằng đấy đã là cống-hiến độc-đáo

nhất và thỏa-đáng nhất rồi .

Ông nói :

_ " Ai đã hiểu được nỗi lo-âu của

nàng chăn cừu ( Gopis ) _ về tình-yêu, lý-

tưởng thật của tình-yêu, yêu không cầu

chi cả, yêu đến cả không cầu xin Thiên-

đường, yêu không vì điều gì ở thế-gian

này hay là ở thế-gian tới sau. Và ở đây,

hỡi các bạn, qua tình-yêu ấy của nàng

chăn cừu, người ta tìm thấy được giải-

pháp duy-nhất cho vấn-đề xung-đột giữa

Page 65: RAJA YOGA KHOA DU-DA - freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/4)TacPhamVIVEHOAN…NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC KHOA DU - DA ( Raja Yoga ) " Tất cả các tâm-hồn

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

61

Thượng-Đế Nhân-cách Hữu-ngã và

Thượng-Đế Phi-nhân-cách Vô-ngã.

Chúng ta đều biết Thượng-Đế Hữu-ngã là

điểm tối-cao của đời sống nhân-loại ;

chúng ta cũng biết tín-ngưỡng vào

Thượng-Đế Vô-ngã tiềm-tàng, nội-tại

trong vũ-trụ, mà mọi vật chỉ là một biểu

hiện. Đồng thời tâm-hồn chúng ta đòi

nắm được cái gì cụ-thể, cái gì chúng ta có

thể ôm lấy được để có thể trút tâm-hồn

dưới chân Ngài vân vân. Bởi vậy mà

Thượng-Đế Hữu-ngã là quan-niệm cao-cả

nhất của bản-tính nhân-loại. Nhưng lý-trí

kinh-ngạc đối với một ý-tưởng như thế.

Không còn giải-pháp nào hết, và giải-

pháp duy-nhất mà người ta có thể tìm

thấy là khi đọc Kinh Thế-Tôn-Ca ( Gita )

về tình-yêu của nàng chăn cừu ( Gopis ) :

“ Con không cầu của-cải. Con không cầu

học-thức. Con không cầu cả đến Thiên-

đường. Hãy để con tái-sinh, nhưng hỡi

Chúa, ban cho con điều này, là con được

có tình-yêu Ngài và yêu vì tình-yêu ! ” Ở

Page 66: RAJA YOGA KHOA DU-DA - freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/4)TacPhamVIVEHOAN…NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC KHOA DU - DA ( Raja Yoga ) " Tất cả các tâm-hồn

KHOA DU-DA

62

đây là cái mốc lớn trong lịch-sử tôn-giáo,

là lý-tưởng của tình-yêu vì yêu, hành-

động vì hành-động, bổn-phận vì bổn-

phận ; và điều ấy lần đầu đã ở từ miệng vị

giáng-thế vĩ-đại nhất, đấng Thế-Tôn

Krishna, và là lần đầu trong lịch-sử nhân-

loại trên đất Ấn-Độ. Các tôn-giáo của sợ-

hãi và thưởng-phạt biến mất mãi mãi và

mặc dầu sợ địa-ngục, cám-dỗ thiên-

đường, mà vẫn xuất-hiện những lý-tưởng

vĩ-đại : tình-yêu vì tình-yêu, bổn-phận vì

bổn-phận, hành-động vì hành-động . "

_ ( Toàn-tập, q. III )

Swami chú-trọng vào cái tai-họa đe dọa

Ấn-Độ-giáo cận-đại, đòi tất cả các giáo-phái

toàn-quốc phải hợp-nhất để đối-phó với kẻ thù

chung. Ông luôn luôn bận tâm tìm kiếm một

cơ-bản chung cho Ấn-Độ-giáo. Cả cuộc đời

ông là sự tìm-tòi ấy. Ông nói :

_ " Có một số nguyên-lý chính, mà

theo tôi nghĩ, dù chúng ta... thuộc về phái

Page 67: RAJA YOGA KHOA DU-DA - freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/4)TacPhamVIVEHOAN…NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC KHOA DU - DA ( Raja Yoga ) " Tất cả các tâm-hồn

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

63

cổ Vedas hay là cận-đại ; thuộc phái cổ

bảo-thủ hay là phái tân-thời cải-cách, tất

cả chúng ta đều là một, và bất cứ ai tự

xưng là Ấn-Độ-giáo đều tin vào một số

nguyên-lý. Tất cả đều :

1)_ đồng tình về điểm thứ nhất là chúng

ta tin Vedas và giáo-lý vĩnh-cửu về bí-

quyết tôn-giáo. Tất cả chúng ta đều tin

rằng Thánh-điển ấy vô-thủy vô-chung,

đồng thời với thiên-nhiên vô-thủy vô-

chung. Và tất cả sự khác nhau về tôn-

giáo, tất cả tranh-đấu tôn-giáo của chúng

ta phải kết-thúc khi chúng ta đến trước

mặt Thánh-Kinh ấy. Nó là tòa thượng-

thẩm cuối cùng của tất cả sai khác tâm-

linh của chúng ta. Hãy để cho tất cả

nguyên-lý đầu tiên ấy được truyền-bá

khắp nước. Hãy để cho Kinh Vedas được

nổi bật như chúng thường xứng-đáng .

2)_ Điểm thứ hai là chúng ta đều tin

Thượng-Đế, năng-lực sáng-tạo, bảo-trì

Page 68: RAJA YOGA KHOA DU-DA - freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/4)TacPhamVIVEHOAN…NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC KHOA DU - DA ( Raja Yoga ) " Tất cả các tâm-hồn

KHOA DU-DA

64

của toàn vũ-trụ và rồi tuần-tự trở về đấy

để xuất phát thời-kỳ khác và biểu-hiện cái

hiện-tượng kỳ-diệu này gọi là vũ-trụ.

Chúng ta có thể khác nhau về quan-niệm

Thượng-Đế. Nhưng chúng ta đều tín-

ngưỡng vào Thượng-Đế. Người nào

không tin vào một năng-lực vô cùng kỳ lạ

nhất, từ đấy tất cả xuất ra, tại đấy tất cả

sinh-tồn và sau cùng mọi vật phải trở về

đấy, thì người ấy không có thể gọi được

là Ấn-Độ. Chúng ta hãy truyền-bá cái

quan-niệm ấy khắp nước .

3)_ Ý-niệm thứ ba là, khác với các

chủng-tộc khác trên thế-giới, chúng ta

không tin rằng thế-giới này chỉ được tạo

ra hàng nhiều ngàn năm về trước và đang

bị hủy-diệt vĩnh-viễn vào một ngày nào.

Chúng ta cũng không tin rằng linh-hồn

nhân-loại đã được sáng-tạo đồng thời với

thế-giới này từ chỗ hư-không ra. Chúng ta

tin vào sinh-tồn thiên-nhiên vô-thủy vô-

chúng, chỉ có ở thời-kỳ tâm-lý, cái vật-

Page 69: RAJA YOGA KHOA DU-DA - freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/4)TacPhamVIVEHOAN…NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC KHOA DU - DA ( Raja Yoga ) " Tất cả các tâm-hồn

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

65

chất khô của vỏ ngoài vũ-trụ trở về trạng-

thái vi-tế hơn để rồi lại phóng-sạ ra bên

ngoài. Cái vận-động như sóng động ấy đã

bắt đầu từ trước cả thời-gian bắt đầu, trải

qua vĩnh-cửu và sẽ tồn-tại tới thời-kỳ vô-

hạn của thời-gian .

" Sau hết tất cả người Ấn đều tin

rằng con người không phải chỉ là một

thân-thể thô-kệch, mà còn có cái gì cao cả

hơn _ cái Ngã (Atman) vô-thủy vô-chúng,

nó không biết chết là gì cả. Và sau nữa là

cái ý-tưởng đặc-thù này, khác với tất cả

nhân-chủng khác là cái Ngã (Atman) ấy

ngự trong thân-thể, nó đến với thân-thể

cho tới khi nào nó không thấy lợi-lạc gì

cho nó để tiếp-tục làm như thế nữa và nó

trở nên tự-do, không còn tái sinh. Có thể

có khác-biệt về quan-hệ giữa linh-hồn và

Thượng-đế. Theo giáo-phái này thì linh-

hồn nhân-loại có thể vĩnh-viễn khác với

Thượng-Đế, theo giáo-phái kia thì linh-

hồn có thể là một tia của ngọn lửa vô-biên

Page 70: RAJA YOGA KHOA DU-DA - freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/4)TacPhamVIVEHOAN…NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC KHOA DU - DA ( Raja Yoga ) " Tất cả các tâm-hồn

KHOA DU-DA

66

vô-lượng, nhưng theo các phái khác nữa,

nó có thể đồng-nhất-thể với Vô-biên.

Chừng nào chúng ta giữ vững tín-ngưỡng

cơ-bản là linh-hồn Vô-biên, nó không

từng được sáng-tạo bao giờ cả và bởi thế

mà nó bất-tử, nó đã trải qua và tiến-hóa

trong nhiều thân-thể khác nhau cho đến

khi nó hoàn-toàn thành-tựu trong thân-thể

nhân-loại, không quan-hệ gì với giải-thích

của chúng ta như thế nào .

" Sau cùng đến sự phát-minh đặc-

thù nhất, vĩ-đại nhất và rất kỳ lạ trong

thế-giới tâm-linh. Chính nó, mà hoặc

chúng ta chủ-trương chúng ta là tín-đồ

Shakta, Sauras hay là Vaishnavas, và cả

đến hoặc chúng ta là Phật-gia hay Kỳ-na,

tất cả chúng ta đều chủ-trương linh-hồn tự

bản-tính nó thì hoàn-toàn, vô-hạn về

năng-lực và ân-huệ ; duy theo tín-đồ Nhị-

nguyên, cái ân-huệ đầy đủ của linh-hồn

đã trở nên giảm thiếu bởi hành-vi bất-

thiện ở quá-khứ, trong khi theo phái

Page 71: RAJA YOGA KHOA DU-DA - freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/4)TacPhamVIVEHOAN…NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC KHOA DU - DA ( Raja Yoga ) " Tất cả các tâm-hồn

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

67

Nhất-nguyên thì cả đến ý-tưởng giảm

thiếu cũng là một sai lầm thiên-lệch, nó là

cái màn che Ảo-hóa ( Maya ) nó làm cho

chúng ta nghĩ rằng linh-hồn đã mất

quyền-năng của nó, kỳ thực quyền-năng

ấy vẫn ở đấy, toàn-vẹn, biểu-hiện . "

_ ( Toàn-tập, q. III )

Swami nói thêm :

_ " Ngoại trừ tôn-giáo của chúng ta,

các tôn-giáo khác đều lệ-thuộc vào đời

sống của một số nhân-cách sáng-lập. Cơ-

Đốc-giáo xây-dựng trên đời sống của

Jésus Christ ; Hồi-giáo dựa vào Moham-

med ; Phật-giáo vào Buddha ; Trần-Na

vào Janas v.v... Hậu-quả là trong tất cả

những tôn-giáo ấy có sự tranh-cãi về cái

họ gọi là đích-xác lịch-sử của các vĩ-nhân

ấy. Một khi lịch-sử đích-xác về sự sinh-

tồn của các nhân-vật ấy ở thời xưa trở nên

lu-mờ thì tất cả lâu-đài xây-dựng tôn-giáo

xụp đổ và tan vụn. Chúng ta tránh được

số-phận ấy vì tôn-giáo của chúng ta

Page 72: RAJA YOGA KHOA DU-DA - freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/4)TacPhamVIVEHOAN…NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC KHOA DU - DA ( Raja Yoga ) " Tất cả các tâm-hồn

KHOA DU-DA

68

không căn-cứ vào nhân-cách hay là nhân-

vị mà căn-cứ vào những nguyên-lý.

Krishna không phải là uy-tín của Kinh

Vedas, mà chính Vedas là uy-tín của

chính Chúa Krishna. Cũng thế đối với các

giáng-thế khác, cũng thế đối với tất cả

Thánh-hiền của chúng ta .

" Đấy là vị-thế độc-nhất ở Ấn-Độ và

sự đòi hỏi của chúng ta là Triết-lý Vedas

( Vedanta ) duy-nhất mới có thể là tôn-

giáo đại-đồng, và nó đã là tôn-giáo đại-

đồng hiện có trên thế-giới, vì nó dạy

những nguyên-lý chứ không phải nhân-vị.

Không một tôn-giáo nào xây-dựng trên

một nhân-vị, nhân-cách, có thể coi như

một mẫu-mực cho tất cả mọi dân-tộc của

nhân-loại. Một nhân-vật, một Moham-

med, một Đức Phật ( Buddha ) hay là một

Đức Cơ-Đốc ( Christ ) có thể tôn lên làm

kiểu-mẫu cho toàn thế-giới chăng ? Vậy

thì tôn-giáo Vedantas không đòi hỏi đến

uy-tín nhân-cách như thế. Chế-tài của nó

Page 73: RAJA YOGA KHOA DU-DA - freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/4)TacPhamVIVEHOAN…NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC KHOA DU - DA ( Raja Yoga ) " Tất cả các tâm-hồn

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

69

là nhấn-tính vĩnh-cửu, luân-lý-học của nó

căn-cứ vào tình đoàn-kết tâm-linh vĩnh-

cửu của nhân-loại sẵn có rồi, đạt tới rồi . "

_ ( Toàn-tập, q. III )

Về đặc-tính tôn-giáo Ấn-Độ, Swami

tuyên-bố :

_" Vairagya : Hỷ-sả hay từ bỏ, thực

là khởi điểm của tôn-giáo. Làm thế nào

mà đạo-đức hay tôn-giáo có thể bắt đầu

không có sự hy-sinh ? Thủy-chung là tự-

sả hay từ-bỏ. Kinh Vedas nói : Sả đi, từ-

bỏ đi ! Đấy là con đường duy-nhất, tự-sả,

bỏ đi. Chẳng phải giầu của hay là con

cháu mà chỉ phải từ-bỏ mới đạt được sự

bất-tử vĩnh-cửu. Thực vậy, đã từng có

những nhà đại suất thế-gian, cả đến nhà

vua tại-vị, nhưng chính cả vua Janaka

cũng đã phải từ-bỏ. Ai là người hy-sinh

lớn hơn ông ? Nếu các ông có thể bỏ đi

tất cả, các ông sẽ có tôn-giáo. Nếu không

có thể được, thì đọc hết sách trên thế-giới,

Page 74: RAJA YOGA KHOA DU-DA - freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/4)TacPhamVIVEHOAN…NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC KHOA DU - DA ( Raja Yoga ) " Tất cả các tâm-hồn

KHOA DU-DA

70

ngốn tất cả thư-viện, các ông cũng chẳng

được cái chi. Không có chút tâm-linh gì

hết. Chỉ phải hỷ-sả mới đạt được bất-tử

vĩnh-cửu. Nó là năng-lực, năng-lực vĩ-

đại, không thèm cả đến vũ-trụ. Hỷ-sả, từ-

bỏ cả cờ hiệu, quốc-kỳ của Ấn-Độ phất-

phới khắp thế-giới, một tư-tưởng bất-hủ

mà Ấn-Độ hằng gửi hoài hoài như một lời

cảnh-giác cho các dân-tộc đang chết mòn,

như một cảnh-giác cho tất cả chuyên-chế

độc-tài, như một cảnh-giác cho sự độc-ác

trên thế-giới. Đức hỷ-sả là một lý-tưởng

thông-đồng các giáo-phái Vedas .

" Chúng ta cần một khổ-hạnh khắc-

kỷ. Từ-bỏ, hy-sinh từng chinh-phục Ấn-

Độ từ ngày xưa, nó còn phải chinh-phục

Ấn-Độ ngày nay nữa. Hỷ-sả, từ-bỏ còn

đại-biểu cho những lý-tưởng cao-cả vĩ-đại

nhất của Ấn-Độ. Đất của Đức Phật Bud-

dha, của Ramanuja, của Thánh Rama-

krishna Paramhamsa, đất ấy sẽ bỏ đi

Page 75: RAJA YOGA KHOA DU-DA - freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/4)TacPhamVIVEHOAN…NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC KHOA DU - DA ( Raja Yoga ) " Tất cả các tâm-hồn

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

71

những lý-tưởng kia ư ? Hẳn là không bao

giờ . "

_ ( Vol. III )

Swami tin-tưởng mạnh rằng các lý-tưởng

hỷ-sả, từ-bỏ vĩ-đại mà Thế-Tôn Phật Buddha

cùng các vị noi theo đã dạy là nguyên-nhân của

sự thịnh-vượng và vinh-quang lớn lao ở Ấn-Độ

suốt thế-kỷ thứ VI, tiếp-theo sứ-mệnh của

Phật-giáo... Những lý-tưởng đạo-đức và tâm-

linh trong một xã-hội càng rộng bao nhiêu, thì

xã-hội ấy càng tiến-bộ bấy nhiêu, cả về đường

vật-chất .

Có câu hỏi thường nêu lên là làm sao mà

hàng ngàn và hàng triệu người trải qua các thế-

kỷ thấy sẵn-sàng tự hiến-thân cho cái lý-tưởng

từ-bỏ lớn ấy ? Cái gì hấp-dẫn chúng và dẫn-dụ

chúng hoài để vui-vẻ hy-sinh, không những là

vì có khả-năng mà còn tích-cực thích-thú ? Ấy

là vì lý-tưởng đó còn vĩ-đại hơn, cao-cả hơn là

lý-tưởng Thực-hiện mà Ấn-Độ-giáo đã đặt

trước mắt mình và trước mắt thế-giới. Lý-

Page 76: RAJA YOGA KHOA DU-DA - freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/4)TacPhamVIVEHOAN…NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC KHOA DU - DA ( Raja Yoga ) " Tất cả các tâm-hồn

KHOA DU-DA

72

tưởng Từ-bỏ, Hỷ-sả thì lớn thật, nhưng nó

không đáng gì đối với lý-tưởng Thực-hiện. Có

thể nói là Hỷ-sả, Từ-bỏ là phương-tiện và

Thực-hiện là cứu-cánh, và một cứu-cánh còn

vinh-quang hơn nữa. Swami nói :

_ " Tôn-giáo không có trong Kinh-

điển hay là trong lý-thuyết, trong giáo-

điều, trong lời nói hay là không cả trong

suy-luận của lý-trí. Tôn-giáo là thực-tại

và sinh-thành ( và _ ). Phải,

hỡi các bạn, đời sống tôn-giáo chưa bắt

đầu trước khi mỗi bạn đã là Rishi ( Tiên-

tri ) và đối-diện với thực-kiện tâm-linh.

Trước khi siêu-thức khai mở cho bạn, thì

tôn-giáo chỉ là nói suông, nó chỉ mới là

sửa-soạn dọn đường. Nói theo luận-điệu

triết-học Vedas : Cái Atman ( Tự-Ngã )

không đạt được bằng nói nhiều, không,

không cả với tri-thức tối-cao, không,

không cả với cái học chính Kinh Vedas.

Chúng ta hãy tuyên-bố cho tất cả các dân-

tộc trên thế-giới trong luận-điệu ngôn-

Page 77: RAJA YOGA KHOA DU-DA - freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/4)TacPhamVIVEHOAN…NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC KHOA DU - DA ( Raja Yoga ) " Tất cả các tâm-hồn

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

73

ngữ của Vedas : “ Uổng công cho các

cuộc tranh-biện và cãi-vã của các ông.

Các ông đã nhìn thấy Thượng-Đế mà các

ông truyền-bá chưa ? Nếu ông đã nhìn

thấy Thượng-Đế thì khỏi phải cãi-cọ,

diện-mục của ông sẽ sáng chói. Khi nào

ông đã biết Thượng-Đế thì chính bộ mặt

ông sẽ thay-đổi, tất cả diện-mạo, hình-

dung ông sẽ biến-đổi. Ông sẽ là ân-huệ

của nhân-loại.” . "

_ ( Vol. III _ Toàn-tập )

Swami nói những điều trên đây hoàn-toàn

căn-cứ vào kinh-nghiệm bản-thân của mình từ

khi gặp Sư-phụ Ramakrishna Parama-hamsa,

Người đã cho Swami thấy Thượng-Đế bằng

một đụng chạm vào thân-thể. Và nhà giáng-thế

hiện-đại này đã thực-hiện hòa-hài cả hai

phương-diện Vô-danh của Thượng-Đế Phi-

nhân-cách và Thượng-Đế Hữu-danh, Đức Mẹ

Vũ-trụ. Trước lúc nhập-tịch, Ramakrishna đã

trực-tiếp truyền-thụ tất cả đời thực-nghiệm và

Page 78: RAJA YOGA KHOA DU-DA - freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/4)TacPhamVIVEHOAN…NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC KHOA DU - DA ( Raja Yoga ) " Tất cả các tâm-hồn

KHOA DU-DA

74

thực-hiện tôn-giáo cho đệ-tử nhập thất Swami

Vivekananda. Swami nói :

_ " Chân-lý đã đến cho các Tiên-tri

( Rishis ) Ấn-Độ và nó sẽ đến cho tất cả

Tiên-tri tương-lai, không đến cho kẻ nói

nhiều hay là học-giả mà cho người thấu-

thị của tư-tưởng. Cái Tự-tính không cho

đạt tới bằng nói nhiều, cả đến bằng trí-

thức tối-cao, cả đến bằng học-vấn kinh-

điển. Chính kinh-điển nói thế. Anh có

thấy ở kinh-điển nào một khẳng-định như

là : Cả đến học Kinh Vedas anh cũng sẽ

không đạt tới Tự-tính Atman ? Anh phải

cởi mở tâm tình. Tôn-giáo chẳng phải là

chăm đi nhà-thờ, đánh dấu vào trán hay là

y-phục đặc-biệt. Anh có thể tự bôi mầu

sắc sặc-sỡ như cầu-vồng, nhưng nếu tâm-

hồn anh chưa cởi mở, nếu anh đã không

thực-hiện Thượng-Đế, thì tất cả đều hão-

huyền uổng công. Nếu ai có mầu sắc tâm-

hồn thì y chẳng cần mầu sắc hình-thức bề

Page 79: RAJA YOGA KHOA DU-DA - freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/4)TacPhamVIVEHOAN…NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC KHOA DU - DA ( Raja Yoga ) " Tất cả các tâm-hồn

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

75

ngoài. Ấy là những thực-hiện tôn-giáo

chân-thực, tâm-hồn khải-ngộ ."

_ ( Toàn-tập _ Q. III )

Nên biết rằng thực-hiện ấy không phải là

thực-hiện cái gì bên ngoài, ngoài giới-hạn của

mình, khác hẳn với phẩm-tính chúng ta.

Không, thế không phải là thực-hiện ( Réali-

sation ). Thực-hiện là thực-hiện chính mình,

thực-hiện trạng-thái tinh-thần tối-cao của mình,

đấy là Thượng-Đế. Thực-tại và sinh-thành !

Tâm chi tam tác dụng, trí, tình, ý. Chuyển mê

khải ngộ, ly khổ đắc lạc, chỉ ác tu thiện, chân,

mỹ, thiện, giải tín, hành vi mục đích .

_ ( Trí-Khải Thiên-Thai )

Nghĩa :

_ ( Ba tác-dụng của tâm người ta là lý-trí, tình-

cảm và ý-chí. Chuyển trạng-thái u-mê, mở sang

Page 80: RAJA YOGA KHOA DU-DA - freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/4)TacPhamVIVEHOAN…NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC KHOA DU - DA ( Raja Yoga ) " Tất cả các tâm-hồn

KHOA DU-DA

76

giác-ngộ, dời cảnh khổ để được cảnh an-vui,

ngừng làm điều ác, tu sửa hành-vi thiện, ba mặt

của một mục-đích tôn-giáo là Chân-lý, Mỹ-lý,

Chí-thiện, thích-ứng cho ba tác-dụng của tâm

là lý-giải, đức tin của tình-yêu và ý-chí hành-

động làm thiện . )

Thượng-Đế của tôn-giáo Đông-phương

vừa nội-tại, vừa siêu-nhiên, và mục-đích là

giải-thoát chứ không phải cứu-vớt kẻ có tội.

Swami nói :

_ " Sự thực kinh-điển Vedas trong

thế-giới là một trong các kinh-điển không

nói cứu-vớt mà là tự-do giải-thoát. Hãy

giải-thoát khỏi hệ-lụy của thiên-nhiên,

hãy giải-thoát khỏi yếu hèn. Và như vậy

nó tỏ cho anh rằng các anh đã sẵn có tự-

do tại nơi mình rồi. Anh là một tín-đồ

Nhị-nguyên ( Advaïta ), không sao, anh

đã thừa-nhận linh-hồn tự bản-tính là

hoàn-toàn. Chỉ bởi động-tác gì của linh-

hồn nên nó thoái-bộ. Thực vậy, Giáo-chủ

Page 81: RAJA YOGA KHOA DU-DA - freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/4)TacPhamVIVEHOAN…NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC KHOA DU - DA ( Raja Yoga ) " Tất cả các tâm-hồn

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

77

Ramanuja thuyết-minh thu vào và dãn ra

đúng như tiến-hóa-luận cận-đại gọi là

Tiến-hóa và Di-truyền. Linh-hồn lùi lại,

trở nên thoái-bộ, năng-lực của nó trở nên

tiềm-năng, và với hành-vi thiện và ý-nghĩ

thiện, nó lại triển-khai và biểu-lộ tính

hoàn-hảo bản-nhiên của nó. Nhất-nguyên

tuyệt-đối-luận ( Advaïta ) thừa-nhận có

tiến-hóa ở thiên-nhiên, không ở trong

linh-hồn. Không bằng cách gì mà Tự-tính

phải thu lại được. Nó không biến-đổi, cái

Một vô-biên. Nó bị che phủ bởi một cái

màng, cái màng Ảo-hóa, và cái màng Ảo-

hóa ấy mỏng dần, cái hào-quang bản-lai

của Linh-hồn lộ ra và trở nên hiển-nhiên

hơn. Đấy là một học-thuyết vĩ-đại mà thế-

giới đang chờ đợi học hỏi của Ấn-Độ . "

_ ( Q; III _ Toàn-tập )

Nhiều lần nhắc đi nhắc lại, Swami

Vivekananda đã hãnh-diện để chứng-minh tôn-

giáo Vedas là một tôn-giáo duy-nhất không sợ

khoa-học và khảo-cứu cận-đại. Trong khi các

Page 82: RAJA YOGA KHOA DU-DA - freephung.free.frfreephung.free.fr/cactacphamchuain/ANDOPHUCHUNG/4)TacPhamVIVEHOAN…NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC KHOA DU - DA ( Raja Yoga ) " Tất cả các tâm-hồn

KHOA DU-DA

78

tôn-giáo khác e-sợ sự lấn-át của khoa-học và

khảo-cứu này, thì tinh-thần của Swami hớn-hở

vì thỏa-mãn được thấy rằng hàng ngàn năm

trước các hiền-triết trong rừng sâu Ấn-Độ đã có

những tư-tưởng chịu sự thử-thách cứu-xét của

khoa-học và khảo-cứu tối-tân cận-đại. Kết-luận

của phát-minh khoa-học nhất-trí với kết-luận

của triết-lý Vedas ; hơn nữa, có nhiều điều ở

triết-học tôn-giáo Vedas - Upanisads đã đi

trước tiên-liệu kết-luận của khoa-học mà nó đã

bỏ lại đàng sau rất xa. Do đấy và về nhiều

phương-diện khác nữa mà Truyền-thống Ấn-

Độ đã tuyệt-vời vậy .

§§§§§§§§§§§§§