PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN SỰ CỐ SẠT TRƯỢT MÁI DỐC VIỀN...

3
Tuyển tập Hội nghị Khoa học thường niên năm 2015. ISBN: 978-604-82-1710-5 21 PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN SỰ CỐ SẠT TRƯỢT MÁI DỐC VIỀN HỒ ĐĂK LÔNG THƯỢNG Nguyn Công Thng 1 , Trần Văn Tiến 2 1 Đại hc Thy li, email: [email protected] 2 Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thy li 8, email: [email protected] 1. GIỚI THIỆU CHUNG Hchứa nước Đăk Lông Thượng có dung tích 11,67 10 6 m 3 được khi công xây dng năm 2007 hoàn thành đưa vào sử dng vào đầu năm 2011 nhm phc vcấp nước phc vsn xut nông nghip là 3.076 ha; cp nước sinh hoạt cho người dân hai xã Lc Đức, Lc Ngãi - Huyn Bo Lâm - Lâm Đồng và kết hp ct giảm lũ hạ lưu, nuôi trng thy sn, ci tạo môi trường cnh quan du lch. St lven hdc theo tuyến đường qun lý kết hp giao thông lòng hbắt đầu xut hin và phát tri n ttháng 4 đến tháng 9 năm 2013, giai đoạn mùa mưa ở Tây Nguyên, ti bn vtrí. Vtrí sạt trượt s1 nm trên tuyến đường ven hbên bphi cách đập khoảng 150 m, đỉnh khối trượt dài 30m trên mặt đường, vết nt rng 510 cm, chiu sâu khong 1015 m. Vtrí sạt trượt s2, 3 và 4 nm trên tuyến đường ven hbên btrái cách tràn xlũ lần lượt là 100m, 600m và 1500m. Vtrí sạt trượt s2 có chiều dài trên đỉnh là 60m, chi u rng khe nt t1030 cm, chênh cao t ại đỉnh lên đến 1,2m. Vtrí sạt trượt s3 sườn đồi st llp 22m mặt đường và rãnh thoát nước, phía trên sườn đồi cách đường 20m nn nhà dân bng gch xây bnt gãy 100m. Vtrí st trượt s4 có quy mô l n nht vi chiu dài cung trượt lên đến 130m, chi u rng khe nt t6070 cm, đỉnh khối trượt trên sườn đồi cách đường 200m, chênh cao t ại đỉnh khi trượt lên đến 1,7m. Hình 1. Vị trí sạt trượt số 2 - ảnh chụp ngày 19/9/2013 Hình 2. Đỉnh khối trượt tại vị trí sạt trượt số 4 - ảnh chụp ngày 19/9/2013 2. PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN SỰ CỐ Để đánh giá nguyên nhân gây ra hiện tượng sạt trượt, các tác giđã tiến hành phân tích các tài liệu địa hình, địa chất, khí tượng thủy văn và nhận thấy như sau: về khí tượng thủy văn: mưa kéo dài từ tháng IV đến tháng

Transcript of PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN SỰ CỐ SẠT TRƯỢT MÁI DỐC VIỀN...

Page 1: PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN SỰ CỐ SẠT TRƯỢT MÁI DỐC VIỀN …hoithaokhcn.tlu.edu.vn/Portals/7/2015/CT1/7.pdf · tại hình 5. Phân bố áp lực nước lỗ rỗng

Tuyển tập Hội nghị Khoa học thường niên năm 2015. ISBN: 978-604-82-1710-5

21

PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN SỰ CỐ SẠT TRƯỢT MÁI DỐC

VIỀN HỒ ĐĂK LÔNG THƯỢNG

Nguyễn Công Thắng1, Trần Văn Tiến2

1Đại học Thủy lợi, email: [email protected] 2Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 8, email: [email protected]

1. GIỚI THIỆU CHUNG

Hồ chứa nước Đăk Lông Thượng có dung

tích 11,67 106 m3 được khởi công xây dựng

năm 2007 hoàn thành đưa vào sử dụng vào

đầu năm 2011 nhằm phục vụ cấp nước phục

vụ sản xuất nông nghiệp là 3.076 ha; cấp

nước sinh hoạt cho người dân ở hai xã Lộc

Đức, Lộc Ngãi - Huyện Bảo Lâm - Lâm

Đồng và kết hợp cắt giảm lũ hạ lưu, nuôi

trồng thủy sản, cải tạo môi trường cảnh quan

du lịch.

Sạt lở ở ven hồ dọc theo tuyến đường

quản lý kết hợp giao thông lòng hồ bắt đầu

xuất hiện và phát triển từ tháng 4 đến tháng

9 năm 2013, giai đoạn mùa mưa ở Tây

Nguyên, tại bốn vị trí. Vị trí sạt trượt số 1

nằm trên tuyến đường ven hồ bên bờ phải

cách đập khoảng 150 m, đỉnh khối trượt dài

30m trên mặt đường, vết nứt rộng 510 cm,

chiều sâu khoảng 1015 m. Vị trí sạt trượt

số 2, 3 và 4 nằm trên tuyến đường ven hồ

bên bờ trái cách tràn xả lũ lần lượt là 100m,

600m và 1500m. Vị trí sạt trượt số 2 có

chiều dài trên đỉnh là 60m, chiều rộng khe

nứt từ 1030 cm, chênh cao tại đỉnh lên đến

1,2m. Vị trí sạt trượt số 3 sườn đồi sạt lở lấp

22m mặt đường và rãnh thoát nước, phía

trên sườn đồi cách đường 20m nền nhà dân

bằng gạch xây bị nứt gãy 100m. Vị trí sạt

trượt số 4 có quy mô lớn nhất với chiều dài

cung trượt lên đến 130m, chiều rộng khe nứt

từ 6070 cm, đỉnh khối trượt trên sườn đồi

cách đường 200m, chênh cao tại đỉnh khối

trượt lên đến 1,7m.

Hình 1. Vị trí sạt trượt số 2 -

ảnh chụp ngày 19/9/2013

Hình 2. Đỉnh khối trượt tại vị trí sạt trượt số 4

- ảnh chụp ngày 19/9/2013

2. PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN SỰ CỐ

Để đánh giá nguyên nhân gây ra hiện

tượng sạt trượt, các tác giả đã tiến hành phân

tích các tài liệu địa hình, địa chất, khí tượng

thủy văn và nhận thấy như sau: về khí tượng

thủy văn: mưa kéo dài từ tháng IV đến tháng

Page 2: PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN SỰ CỐ SẠT TRƯỢT MÁI DỐC VIỀN …hoithaokhcn.tlu.edu.vn/Portals/7/2015/CT1/7.pdf · tại hình 5. Phân bố áp lực nước lỗ rỗng

Tuyển tập Hội nghị Khoa học thường niên năm 2015. ISBN: 978-604-82-1710-5

22

X với lượng mưa đo được lớn hơn trung bình

các tháng trong giai đoạn này đến 407mm,

mực nước hồ được giữ ổn định, mực nước

ngầm dâng cao do tác động của mưa; về địa

hình: do ảnh hưởng của việc đào bạt mái làm

đường viền lòng hồ nên độ dốc mái có thay

đổi nhưng không nhiều; về địa chất: độ bão

hòa của các lớp đất tăng từ 511%.

Các số liệu khí tượng thủy văn, địa chất

cho thấy ảnh hưởng của mưa lớn, kéo dài dẫn

đến làm tăng độ bão hòa của các lớp đất. Độ

bão hòa tăng làm giảm lực hút dính, dẫn đến

làm giảm sức kháng cắt của các lớp đất

không bão hòa [2], là nguyên nhân chính đưa

mái dốc tiến đến trạng thái giới hạn

Hình 3. Sức kháng cắt

của đất không bão hòa [2]

Hình 4. Mặt cắt địa chất

tại vị trí sạt trượt số 4

Để lượng hóa các tác động của mưa đến

mái dốc, tiến hành tính toán sự biến đổi dòng

thấm dưới tác dụng của mưa theo thời gian,

sự phân bố áp lực nước lỗ rỗng uw, kết quả

tính toán thấm được sử dụng để tính toán ổn

định mái dốc.

Vị trí sạt trượt số 4 được lựa chọn để tính

toán thấm, ổn định do có số liệu địa chất đầy

đủ hơn so với các vị trí còn lại. Từ số liệu

mưa năm 2013 lựa chọn tính toán cho giai

đoạn từ 23/3 đến 27/9. Mực nước hồ ở cao

trình +899m. Các chỉ tiêu cơ bản của các lớp

đất được thể hiện ở bảng 1.

Bảng 1. Các chỉ tiêu cơ bản của các lớp đất

Lớp

Dung

trọng ướt,

w(T/m3)

Góc ma

sát,

(o)

Lực dính,

c

(kG/cm2)

Hệ số thấm,

K (cm/s)

2 1,71 15,1 0,25 2,7x10-4

2a 1,68 16,5 0,30 1,8x10-4

2b 1,78 16,6 0,32 1,2x10-4

3a 1,76 18,1 0,29 4,5x10-5

3b 1,74 17,9 0,39 3,6x10-5

-40

-20

0 20

40 60

80 100

120 140 160

180 200

220 240

260

28

0

300

320

MNH=900.0 m

Distance

0 40 80 120 160 200

Ele

va

tio

n

860

870

880

890

900

910

920

930

Hình 5. Phân bố áp lực nước lỗ rỗng

tại thời điểm 27/9/2013

Phương trình vi phân của bài toán thấm [2]

được giải bằng phương pháp phần tử hữu hạn

với phần mềm VADOSEW. Miền tính toán

được chọn với chiều rộng 200 m, từ cao trình

+870,0 m trở lên và được chia thành 7797

phần tử nối với nhau tại 23511 điểm nút.

Bước thời gian t=6 giờ, mỗi ngày lưu kết

quả tính một lần. Phân bố áp lưc nước lỗ rỗng

được tại thời điểm 27/9/2013 được trình bày

tại hình 5. Phân bố áp lực nước lỗ rỗng thay

đổi theo thời gian được sử dụng để phân tích

ổn định mái dốc theo phương pháp Bishop

đơn giản với phần mềm SLOPEW. Kết quả

tính toán cho cung trượt có hệ số an toàn

FSminmin ứng với các thời điểm khác nhau.

Cung trượt có FSminmin tại thời điểm

27/9/2013 được trình bày tại hình 6.

Page 3: PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN SỰ CỐ SẠT TRƯỢT MÁI DỐC VIỀN …hoithaokhcn.tlu.edu.vn/Portals/7/2015/CT1/7.pdf · tại hình 5. Phân bố áp lực nước lỗ rỗng

Tuyển tập Hội nghị Khoa học thường niên năm 2015. ISBN: 978-604-82-1710-5

23

1.033

MNH=900.0 m

Distance

0 40 80 120 160 200

Ele

vation

860

870

880

890

900

910

920

930

Hình 6. Cung trượt nguy hiểm nhất

tại thời điểm 27/9/2013

Biến thiên của FSminmin theo thời gian được

trình bày tại hình 7

1

1.05

1.1

1.15

1.2

1.25

1.3

17

-Mar

6-M

ay

25

-Ju

n

14

-Au

g

3-O

ct

Hệ

số ổ

n đ

ịnh

, FS

Thời gian (ngày)

Hình 7. Biến thiên của hệ số an toàn,

FSminmin theo thời gian

Từ kết quả tính toán ổn định cho thấy hệ

số ổn định FSminmin của mái dốc có tương

quan chặt chẽ với sự biến thiên của áp lực

nước lỗ rỗng, hay có tương quan chặt chẽ với

lượng mưa.

3. KẾT LUẬN

Báo cáo đã tiến hành phân tích sự biến

thiên của các yếu tố ảnh hưởng đến ổn định

của mái dốc viền hồ Đăk Lông Thượng, từ đó

chỉ ra yếu tố biến đổi gây ra mất ổn định mái

dốc - mưa lớn kéo dài làm áp lực nước lỗ

rỗng tăng, lực hút dính giảm làm giảm sức

kháng cắt của đất. Các tác giả cũng đã ứng

dụng các công cụ tính toán hiện đại – phần

mềm VADOSEW và SLOPEW để lượng hóa

tác động của mưa đến ổn định mái dốc.

4. TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Công ty Cổ phần TVXD Thuỷ lợi II, Báo

cáo KTKT hạng mục: Xử lý sạt lở, lún sụt

đất khu vực lòng hồ và lận cận công trình

Đắk Lông Thượng lập tháng 12/2013.

[2] Fredlund, D.G. and Rahardjo, H. (1993),

“Soil Mechanics for Unsaturated Soils”,

John Wiley and Sons Inc., New York.