LUẬT TÀI CHÍNH CÔNG - eldata11.topica.edu.vn

34
v1.0014110228 1 LUẬT TÀI CHÍNH CÔNG Giảng viên: TS. Vũ Duy Nguyên

Transcript of LUẬT TÀI CHÍNH CÔNG - eldata11.topica.edu.vn

Page 1: LUẬT TÀI CHÍNH CÔNG - eldata11.topica.edu.vn

v1.00141102281

LUẬT TÀI CHÍNH CÔNG

Giảng viên: TS. Vũ Duy Nguyên

Page 2: LUẬT TÀI CHÍNH CÔNG - eldata11.topica.edu.vn

v1.00141102282

BÀI 6PHÁP LUẬT VỀ KIỂM TRA, THANH

TRA, KIỂM TOÁN VÀ XỬ LÝ VI PHẠM TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH CÔNG

Giảng viên: TS Vũ Duy Nguyên

Page 3: LUẬT TÀI CHÍNH CÔNG - eldata11.topica.edu.vn

v1.00141102283

MỤC TIÊU BÀI HỌC

• Trình bày được định nghĩa, đặc điểm, nội dung và các biệnpháp kiểm tra, thanh tra, kiểm toán nhằm phát hiện các saiphạm trong lĩnh vực tài chính công; các yêu cầu chủ yếutrong công tác kiểm tra, thanh tra kiểm toán trong lĩnh vựctài chính công; sự cần thiết và các biện pháp xử lý vi phạmtrong lĩnh vực tài chính công.

• Trình bày được định nghĩa, vai trò cơ sở pháp lý cho côngtác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán và xử lý vi phạm tronglĩnh vực tài chính công.

Page 4: LUẬT TÀI CHÍNH CÔNG - eldata11.topica.edu.vn

v1.0014110228

KIẾN THỨC CẦN CÓ

Để hiểu bài này, yêu cầu sinh viên cần có các kiếnthức cơ bản liên quan đến các môn học sau: Lý luận nhà nước và pháp luật; Luật Hiến pháp; Luật Thương mại.

4

Page 5: LUẬT TÀI CHÍNH CÔNG - eldata11.topica.edu.vn

v1.00141102285

• Đọc Giáo trình Pháp luật tài chính công, Giáo trìnhquản lý tài chính công; các tài liệu tham khảo liên quan.

• Thảo luận với giáo viên và các sinh viên khác về nhữngvấn đề chưa nắm rõ.

• Trả lời các câu hỏi ôn tập ở cuối bài, các câu hỏi trắcnghiệm trong bài giảng.

• Tìm hiểu thêm các vụ việc xử lý vi phạm hành chính vàxử lý hình sự đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vựcquản lý tài chính công.

HƯỚNG DẪN HỌC

Page 6: LUẬT TÀI CHÍNH CÔNG - eldata11.topica.edu.vn

v1.00141102286

CẤU TRÚC NỘI DUNG

6.1 Một số vấn đề lý luận về kiểm tra, thanh tra, kiểm toán và xử lý vi phạm trong lĩnh vực tài chính công

6.2 Những vấn đề pháp lý về kiểm tra, thanh tra, kiểm toán và xử lý vi phạm trong lĩnh vực tài chính công

Page 7: LUẬT TÀI CHÍNH CÔNG - eldata11.topica.edu.vn

v1.0014110228

6.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TRA, THANH TRA, KIỂM TOÁN VÀ XỬ LÝ VI PHẠM TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH CÔNG

7

6.1.1. Một số vấn đề lý luận về kiểm tra, thanh tra, kiểm toán trong lĩnh vực tài chính công

6.1.2. Một số vấn đề về xử lý vi phạm trong lĩnh vực tài

chính công

Page 8: LUẬT TÀI CHÍNH CÔNG - eldata11.topica.edu.vn

v1.00141102288

6.1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TRA, THANH TRA, KIỂM TOÁN TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH CÔNG

a. Kiểm tra trong lĩnh vực tài chính công• Theo Từ điển tiếng Việt thì “Kiểm tra là xem xét tình hình thực tế để đánh giá,

nhận xét”.• Về mặt quản lý chung, kiểm tra hướng tới việc xem xét tính hợp lý hay không hợp

lý của một chương trình công tác đã vạch ra, khả năng thực hiện trong thực tế.Kiểm tra là một chức năng trong quy trình quản lý: Hoạch định, Tổ chức thực hiện,Kiểm tra và Điều chỉnh. Do vậy, kiểm tra là một hoạt động thường xuyên của cơquan quản lý cấp trên với cơ quan cấp dưới, của chủ thể quản lý đối với đối tượngquản lý.

• Kiểm tra trong lĩnh vực tài chính công là các tác nghiệp của chủ thể quản lý nhằmxem xét tính hợp lý, tính tuân thủ các luật liên quan đến lĩnh vực tài chính côngcủa các đối tượng có hoạt động tham gia vào lĩnh vực tài chính công.

Page 9: LUẬT TÀI CHÍNH CÔNG - eldata11.topica.edu.vn

v1.00141102289

6.1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TRA, THANH TRA, KIỂM TOÁN TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH CÔNG (tiếp theo)

a. Kiểm tra trong lĩnh vực tài chính công (tiếp theo)• Đặc điểm kiểm tra: Rà soát, xem xét, đánh giá tính hợp lý, tính tuân thủ pháp luật của đối tượng bị

kiểm tra trong hoạt động thu, chi tài chính trong lĩnh vực tài chính công. Kiểm tra theo niên độ ngân sách nhà nước trong hoạt động thu, chi. Kiểm tra mang tính bắt buộc, tính quyền lực và tính thống nhất.

• Nội dung kiểm tra: Báo cáo quyết toán tài chính năm của tổ chức, cá nhân liên quan đến lĩnh vực

tài chính công. Tính hợp lý, chính xác và tính tuân thủ pháp luật tài chính nhà nước của các

báo cáo quyết toán.• Phương pháp kiểm tra: Phương pháp kiểm tra trực tiếp; Phương pháp kiểm tra gián tiếp.

Page 10: LUẬT TÀI CHÍNH CÔNG - eldata11.topica.edu.vn

v1.001411022810

6.1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TRA, THANH TRA, KIỂM TOÁN TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH CÔNG (tiếp theo)

b. Thanh tra trong lĩnh vực tài chính công• Thanh tra (tiếng Anh là Inspect) xuất phát từ nguồn gốc La tinh (Inspectare) có nghĩa

là “nhìn vào bên trong”, chỉ một sự kiểm tra, xem xét từ bên ngoài đối với hoạt độngcủa một số đối tượng nhất định.

• Từ điển pháp luật Anh - Việt, “Thanh tra là sự kiểm soát, kiểm kê đối với đối tượng bịthanh tra”.

• Từ điển Luật học (tiếng Đức) giải thích “Thanh tra là sự tác động của chủ thể đến đốitượng đã và đang thực hiện thẩm quyền được giao nhằm đạt được mục đích nhấtđịnh - sự tác động có tính trực thuộc”.

• Từ điển tiếng Việt “Thanh tra là kiểm soát, xem xét tại chỗ việc làm của địa phương,cơ quan, xí nghiệp”. Với nghĩa này, Thanh tra bao hàm nghĩa kiểm soát nhằm: “xemxét và phát hiện ngăn chặn những gì trái với quy định”. Thanh tra thường đi kèm vớimột chủ thể nhất định: “Người làm nhiệm vụ thanh tra”, “đoàn thanh tra của Bộ” và“đặt trong phạm vi quyền hành của một chủ thể nhất định”.

Page 11: LUẬT TÀI CHÍNH CÔNG - eldata11.topica.edu.vn

v1.001411022811

6.1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TRA, THANH TRA, KIỂM TOÁN TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH CÔNG (tiếp theo)

b. Thanh tra trong lĩnh vực tài chính công (tiếp theo)• Thanh tra trong lĩnh vực tài chính công là sự kiểm tra từ bên ngoài của cơ quan

quản lý cấp trên đối với đối tượng bị thanh tra cấp dưới có liên quan đến lĩnh vựctài chính công.

• Đặc điểm của thanh tra: Đánh giá tính trung thực, chính xác, hợp lệ và hợp lý của các khoản thu, khoản

chi và các báo cáo tài chính của đối tượng bị thanh tra. Thực hiện theo một kế hoạch và quy trình thống nhất, khoa học và chặt chẽ. Tính bắt buộc và quyền lực mang tính Nhà nước của cơ quan cấp trên đối với

cơ quan cấp dưới, các đối tượng khác bị thanh tra liên quan đến lĩnh vực tàichính công.

• Phương pháp của thanh tra: Kế hoạch hóa hoạt động thanh tra theo niên độ ngân sách nhà nước. Quy trình hóa các nội dung thanh tra, xử lý kết quản thanh tra.

Page 12: LUẬT TÀI CHÍNH CÔNG - eldata11.topica.edu.vn

v1.001411022812

6.1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TRA, THANH TRA, KIỂM TOÁN TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH CÔNG (tiếp theo)

c. Kiểm toán lĩnh vực tài chính công• Kiểm toán trong lĩnh vực tài chính công được áp

dụng đối với các cơ quan, tổ chức sử dụng ngânsách nhà nước và thực hiện chức năng hành thu chongân sách nhà nước. kiểm toán nhà nước chịu tráchnhiệm thực hiện kiểm toán.

• Đối tượng kiểm toán của kiểm toán nhà nước là hoạtđộng có liên quan đến quản lý, sử dụng ngân sách,tiền và tài sản nhà nước.

• Hoạt động kiểm toán của kiểm toán nhà nước là việckiểm tra, đánh giá và xác nhận tính đúng đắn, trungthực của báo cáo tài chính; việc tuân thủ pháp luật;tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý, sửdụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước.

Page 13: LUẬT TÀI CHÍNH CÔNG - eldata11.topica.edu.vn

v1.001411022813

6.1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TRA, THANH TRA, KIỂM TOÁN TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH CÔNG (tiếp theo)

c. Kiểm toán lĩnh vực tài chính công (tiếp theo)• Nội dung kiểm toán: Kiểm toán báo cáo tài chính là loại hình kiểm toán

để kiểm tra, đánh giá, xác nhận tính đúng đắn,trung thực của báo cáo tài chính.

Kiểm toán tuân thủ là loại hình kiểm toán để kiểmtra, đánh giá và xác nhận việc tuân thủ pháp luật,nội quy, quy chế mà đơn vị được kiểm toán phảithực hiện.

Kiểm toán hoạt động là loại hình kiểm toán đểkiểm tra, đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệuquả trong quản lý và sử dụng ngân sách, tiền vàtài sản nhà nước.

Page 14: LUẬT TÀI CHÍNH CÔNG - eldata11.topica.edu.vn

v1.0014110228

6.1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ XỬ LÝ VI PHẠM TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH CÔNG (tiếp theo)

14

a. Khái niệm và đặc điểm của vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính công• Khái niệm: Vi phạm pháp luật nói chung là các hành vi

làm trái các quy định của pháp luật, do mộtchủ thể thực hiện với lỗi cố ý hoặc vô ý, do đó,chịu sự chế tài của pháp luật.

Vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chínhcông là hành vi làm trái các quy định của phápluật về tài chính công, do chủ thể là cá nhân,tổ chức thực hiện với lỗi cố ý hoặc vô ý, gâyphương hại đến trật tự công cộng, phải gánhchịu các chế tài tương ứng theo quy định củapháp luật.

Page 15: LUẬT TÀI CHÍNH CÔNG - eldata11.topica.edu.vn

v1.0014110228

6.1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ XỬ LÝ VI PHẠM TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH CÔNG (tiếp theo)a. Khái niệm và đặc điểm của vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính công

(tiếp theo)• Đặc điểm: Chủ thể của hành vi là các cơ quan nhà nước, công chức nhà nước, các tổ

chức, cá nhân có quyền hay nghĩa vụ pháp lý phải thực hiện trong quá trình lập,chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước, quản lý ngân sách nhà nước vàthực hiện thu, chi ngân sách nhà nước.

Về mặt khách thể, hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính côngthường xâm hại đến các lợi ích chung và trật tự công cộng, cụ thể là vi phạm cácquy tắc trong thể chế tài chính công do Nhà nước thiết lập.

Về phương diện khách quan, hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chínhcông là hành vi có tính trái các quy định pháp luật.

• Về phương diện chủ quan, hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính côngđược thực hiện với một lỗi xác định của chủ thể thực hiện hành vi.

• Vi phạm pháp luật nói chung và vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính công nóiriêng vừa phản ánh động thái tâm lý của người vi phạm theo xu hướng chống lại lợiích chung, vừa thể hiện những hành vi không phù hợp với trật tự xã hội hiện tại, nênkhông được pháp luật thừa nhận và bảo hộ.

Page 16: LUẬT TÀI CHÍNH CÔNG - eldata11.topica.edu.vn

v1.0014110228

6.1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ XỬ LÝ VI PHẠM TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH CÔNG (tiếp theo)

b. Phân loại vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính công• Vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài chính công: Đối tượng: quy phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực tài chính công. Thủ tục xử lý: tuân theo các quy tắc của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Kiểm

toán nhà nước và luật xử lý vi phạm hành chính.• Vi phạm hình sự trong lĩnh vực tài chính công: Chủ thể: tổ chức, cá nhân trực tiếp tham gia vào các hoạt động tài chính công. Đối tượng: quy định của Bộ luật hình sự về tội phạm trong lĩnh vực kinh tế, tài

chính, ngân sách hay tội phạm về lạm dụng chức vụ. Trách nhiệm pháp lý: Trách nhiệm hình sự.

• Vi phạm khác: Vi phạm pháp luật dân sự, vi phạm kỷ luật.

Page 17: LUẬT TÀI CHÍNH CÔNG - eldata11.topica.edu.vn

v1.001411022817

c. Các hình thức xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính công

Chế tài hình sự Chế tài hành chính

Chế tài dân sự Chế tài kỷ luật

6.1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ XỬ LÝ VI PHẠM TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH CÔNG (tiếp theo)

Page 18: LUẬT TÀI CHÍNH CÔNG - eldata11.topica.edu.vn

v1.0014110228

18

6.1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ XỬ LÝ VI PHẠM TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH CÔNG (tiếp theo)

c. Các hình thức xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính công (tiếp theo)• Xử lý hình sự đối với hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính công Chế tài hình sự là biện pháp trừng phạt nghiêm khắc nhất của Nhà nước đối với

các chủ thể thực hiện hành vi phạm tội. Việc áp dụng chế tài hình sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án và được

thực hiện trình tự theo Luật Tố tụng hình sự. Đối tượng: Thế giới: cá nhân và tổ chức; Việt Nam: chỉ cá nhân.

Nguyên tắc áp dụng: Phải chứng minh được hành vi vi phạm là tội phạm. Tội phạm đó được quy định trong Bộ luật hình sự đang có hiệu lực thi hành.

Page 19: LUẬT TÀI CHÍNH CÔNG - eldata11.topica.edu.vn

v1.0014110228

19

6.1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ XỬ LÝ VI PHẠM TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH CÔNG (tiếp theo)c. Các hình thức xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính công (tiếp theo)

Các hành vi được coi là tội phạm và chịu trách nhiệm hình sự: Hành vi không kê khai hoặc kê khai sai doanh thu, thu nhập, cổ phần, giá và

các căn cứ tính các khoản nộp ngân sách nhà nước nhằm mục đích trốntránh nghĩa vụ tài chính với Nhà nước.

Hành vi trì hoãn, nộp không đầy đủ hoặc không thực hiện nghĩa vụ nộp ngânsách nhà nước trong một số trường hợp.

Các tội danh vi phạm pháp luật tài chính công thực tiễn ở Việt Nam: Tội trốn thuế (Điều 161 Bộ luật hình sự năm 1999). Tội báo cáo sai trong quản lý kinh tế (Điều 167). Tội tham ô tài sản (Điều 278 Bộ luật hình sự, 1999). Tội nhận hối lộ (Điều 279 Bộ luật hình sự năm 1999). Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ (Điều 281 Bộ luật

hình sự năm 1999). Tội lạm quyền khi thi hành công vụ (Điều 282). Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 285 Bộ luật hình sự

năm 1999).

Page 20: LUẬT TÀI CHÍNH CÔNG - eldata11.topica.edu.vn

v1.001411022820

6.1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ XỬ LÝ VI PHẠM TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH CÔNG (tiếp theo)

c. Các hình thức xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính công (tiếp theo)• Xử lý hành chính đối với hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính công Nguyên tắc:Chế tài hành chính được áp dụng cho các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnhvực tài chính công. Chủ thể:Cơ quan hành chính hoặc nhân viên hành chính có thẩm quyền đối với người xử lývi phạm. Hình thức xử phạt Phạt tiền: đặt người vi phạm vào tình trạng bị bất lợi về kinh tế. Cảnh cáo: đặt người vi phạm vào tình trạng bất lợi về tinh thần. Các hình thức xử phạt bổ sung như: tước quyền sử dụng giấy phép, tịch thu

tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính và thực hiệnmột số biện pháp khắc phục hậu quả.

Page 21: LUẬT TÀI CHÍNH CÔNG - eldata11.topica.edu.vn

v1.001411022821

6.1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ XỬ LÝ VI PHẠM TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH CÔNG (tiếp theo)

c. Các hình thức xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính công (tiếp theo)• Xử lý kỷ luật đối với hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính công Đối tượng: công chức, viên chức nhà nước vi phạm kỷ luật công tác. Chủ thể: người đứng đầu cơ quan, tổ chức đang trực tiếp quản lý công chức,

viên chức vi phạm kỷ luật. Mức độ nguy hiểm và phạm vi tác động (Mức độ: thấp, phạm vi: hẹp). Mục tiêu: Nhằm hạn chế và tước bỏ một số quyền lợi của người vi phạm; Hầu hết đều gắn với chức vụ và công vụ của người vi phạm.

Hình thức: Khiển trách; Cảnh cảo; Hạ bậc lương; Hạ ngạch; Cách chức; Buộc thôi việc.

Page 22: LUẬT TÀI CHÍNH CÔNG - eldata11.topica.edu.vn

v1.0014110228

6.2 NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ KIỂM TRA, THANH TRA, KIỂM TOÁN VÀ XỬ LÝ VI PHẠM TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH CÔNG

22

6.2.1. Những vấn đề pháp lý về kiểm tra, thanh tra, kiểm

toán trong lĩnh vực tài chính công

6.2.2. Những vấn đề pháp lý về xử lý vi phạm trong lĩnh vực

tài chính công

Page 23: LUẬT TÀI CHÍNH CÔNG - eldata11.topica.edu.vn

v1.0014110228

6.2.1. NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ KIỂM TRA, THANH TRA, KIỂM TOÁN TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH CÔNG

23

a. Những vấn đề pháp lý về kiểm tra trong lĩnh vực tài chính công• Kiểm tra trong lĩnh vực tài chính công là một nội dung bắt buộc trong quản lý tài

chính công tại các cơ quan, tổ chức trong lĩnh vực tài chính công. Việc kiểm tratuân thủ các quy định pháp lý trong các văn bản luật: Luật Ngân sách nhà nướcnăm 2002, Luật về kế toán năm 2003.

• Điều 69 Luật Ngân sách nhà nước năm 2002 quy định rõ: Trong phạm vi nhiệm vụ,quyền hạn của mình, cơ quan quản lý nhà nước và đơn vị dự toán ngân sách cótrách nhiệm kiểm tra việc thực hiện các chế độ thu, chi và quản lý ngân sách, quảnlý tài sản của Nhà nước.

• Việc kiểm tra quy định trên các nội dung: các báo cáo tài chính, quản lý kế toán,quản lý tài chính trong các đơn vị liên quan đến thu, chi ngân sách nhà nước.

Page 24: LUẬT TÀI CHÍNH CÔNG - eldata11.topica.edu.vn

v1.0014110228

6.2.1. NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ KIỂM TRA, THANH TRA, KIỂM TOÁN TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH CÔNG (tiếp theo)

24

a. Những vấn đề pháp lý về kiểm tra trong lĩnh vực tài chính công (tiếp theo)• Kiểm tra kế toán trong lĩnh vực tài chính công được quy định cụ thể trong các điều

của Luật Kế toán 2003.• Điều 4 Luật này nêu rõ: Kiểm tra kế toán là xem xét, đánh giá việc tuân thủ pháp

luật về kế toán, sự trung thực, chính xác của thông tin, số liệu kế toán.• Các nội dung kiểm tra kế toán được xác định trong các Điều trong mục 4 của luật. Điều 35 nêu rõ: Đơn vị kế toán phải chịu sự kiểm tra kế toán của cơ quan có

thẩm quyền và không quá một lần kiểm tra cùng một nội dung trong một năm.Việc kiểm tra kế toán chỉ được thực hiện khi có quyết định của cơ quan có thẩmquyền theo quy định của pháp luật.

Điều 36 quy định nội dung kiểm tra kế toán:a) Kiểm tra việc thực hiện các nội dung công tác kế toán;b) Kiểm tra việc tổ chức bộ máy kế toán và người làm kế toán;c) Kiểm tra việc tổ chức quản lý và hoạt động nghề nghiệp kế toán;d) Kiểm tra việc chấp hành các quy định khác của pháp luật về kế toán.

Page 25: LUẬT TÀI CHÍNH CÔNG - eldata11.topica.edu.vn

v1.001411022825

6.2.1. NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ KIỂM TRA, THANH TRA, KIỂM TOÁN TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH CÔNG (tiếp theo)

b. Những vấn đề pháp lý về thanh tra trong lĩnh vực tài chính công (tiếp theo)• Điều 70, Luật Ngân sách nhà nước năm 2002 chỉ rõ: Thanh tra tài chính có nhiệm vụ thanh tra việc chấp hành pháp luật về thu, chi và

quản lý ngân sách, quản lý tài sản nhà nước của tổ chức, cá nhân. Khi thực hiện thanh tra, Thanh tra tài chính có quyền yêu cầu các tổ chức, cá

nhân xuất trình các hồ sơ, tài liệu liên quan; nếu phát hiện vi phạm, có quyềnkiến nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi vào ngân sách nhà nước nhữngkhoản chi sai chế độ, những khoản phải thu theo quy định. Tuỳ theo tính chất,mức độ vi phạm, Thanh tra tài chính có quyền xử lý hoặc kiến nghị cơ quannhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với tổ chức, cánhân vi phạm.

Thanh tra tài chính phải chịu trách nhiệm về kết luận thanh tra. Chính phủ quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thanh tra tài

chính trong việc thanh tra quản lý, sử dụng ngân sách và tài sản của Nhà nước.

Page 26: LUẬT TÀI CHÍNH CÔNG - eldata11.topica.edu.vn

v1.001411022826

6.2.1. NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ KIỂM TRA, THANH TRA, KIỂM TOÁN TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH CÔNG (tiếp theo)

b. Những vấn đề pháp lý về thanh tra trong lĩnh vực tài chính công (tiếp theo)• Điều 4 Luật Thanh tra 2012 quy định các hình thức thanh tra: Thanh tra nhà nước là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục

do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thựchiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân.Thanh tra nhà nước bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành.

Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩmquyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấphành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quảnlý thuộc ngành, lĩnh vực đó.

Thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩmquyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc trong việc thực hiện chínhsách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Page 27: LUẬT TÀI CHÍNH CÔNG - eldata11.topica.edu.vn

v1.001411022827

6.2.1. NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ KIỂM TRA, THANH TRA, KIỂM TOÁN TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH CÔNG (tiếp theo)

b. Những vấn đề pháp lý về thanh tra trong lĩnh vực tài chính công• “Thanh tra là một chức năng thiết yếu của quản lý nhà nước, là hoạt động kiểm tra,

xem xét việc làm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân; thường được thựchiện bởi một cơ quan chuyên trách theo một trình tự, thủ tục do pháp luật quy định,nhằm kết luận đúng, sai, đánh giá ưu, khuyết điểm, phát huy nhân tố tích cực,phòng ngừa, xử lý các vi phạm, góp phần hoàn thiện cơ chế quản lý, tăng cườngpháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo về lợi ích của Nhà nước, các quyền, lợi ích hợppháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân”.

• Thanh tra trong lĩnh vực tài chính công là nội dung quan trong trong quy trình quảnlý tài chính công của nhà nước. Cơ sở pháp lý của hoạt động thanh tra này đượcquy định trong các văn bản luật, nghị định và các thông tư liên quan đến quản lý tàichính công như: Luật Ngân sách nhà nước năm 2002, Luật Thanh tra năm 2010,Nghị định 82/2012 về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành tài chính.

Page 28: LUẬT TÀI CHÍNH CÔNG - eldata11.topica.edu.vn

v1.001411022828

6.2.1. NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ KIỂM TRA, THANH TRA, KIỂM TOÁN TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH CÔNG (tiếp theo)

b. Kiểm toán trong lĩnh vực tài chính công• Kiểm toán trong lĩnh vực tài chính công là hoạt động bắt buộc, thường niên và đảm

nhận trách nhiệm giám sát khách quan, trung thực của Quốc hội đối với các hoạtđộng thu chi của các tổ chức nhà nước.

• Cơ sở pháp lý của kiểm toán trong lĩnh vực công được quy định trong các văn bảnpháp lý như: Luật Ngân sách nhà nước năm 2002, Luật Kiểm toán nhà nước năm2005 và các nghị định hướng dẫn thi hành.

• Điều 66 Luật Ngân sách nhà nước năm 2002 quy định:1. Cơ quan Kiểm toán nhà nước thực hiện việc kiểm toán, xác định tính đúng đắn,

hợp pháp của báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước các cấp, cơ quan, đơn vịcó liên quan theo quy định của pháp luật.

2. Khi thực hiện nhiệm vụ, cơ quan kiểm toán nhà nước có quyền độc lập và chịutrách nhiệm trước pháp luật về kết luận kiểm toán của mình; trong trường hợpcần thiết, cơ quan kiểm toán nhà nước được đề nghị các cơ quan chức năngphối hợp công tác để thực hiện nhiệm vụ được giao.

Page 29: LUẬT TÀI CHÍNH CÔNG - eldata11.topica.edu.vn

v1.0014110228

6.2.2. NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ XỬ LÝ VI PHẠM TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH CÔNG (tiếp theo)

29

b. Kiểm toán trong lĩnh vực tài chính công (tiếp theo)• Điều 14 Luật Kiểm toán nhà nước 2005, quy định chức năng của Kiểm toán nhà

nước: Kiểm toán nhà nước có chức năng kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toántuân thủ, kiểm toán hoạt động đối với cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng ngân sách,tiền và tài sản nhà nước.

• Bên cạnh, Điều 6 quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụngngân sách, tiền và tài sản nhà nước đối với tính chính xác, trung thực của báo cáotài chính.1. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của các số liệu kế

toán và các thông tin của báo cáo tài chính.2. Căn cứ vào các quy định của pháp luật, xây dựng và duy trì hoạt động hệ thống

kiểm soát nội bộ thích hợp và có hiệu quả.3. Tổ chức kiểm toán nội bộ theo quy định của pháp luật để bảo vệ an toàn tài sản;

đánh giá về chất lượng và độ tin cậy của thông tin kinh tế, tài chính; việc chấphành pháp luật, chế độ, chính sách của Nhà nước và các nội quy, quy chế củađơn vị.

Page 30: LUẬT TÀI CHÍNH CÔNG - eldata11.topica.edu.vn

v1.001411022830

6.2.2. NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ XỬ LÝ VI PHẠM TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH CÔNG (tiếp theo)a. Giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực tài chính công bằng thủ tục giải quyết

khiếu nại hành chính (tiếp theo)• Thủ tục giải quyết đơn khiếu nại lần đầu Cơ quan nhận được khiếu nại phải giải quyết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày

nhận được khiếu nại. Đối với những vụ việc phức tạp, thời hạn đó là 30 ngày. Đối với vụ việc không thuộc thẩm quyền giải quyết thì phải chuyển hồ sơ cho cơ

quan có thẩm quyền và thông báo cho người khiếu nại trong thời hạn 10 ngày,kể từ ngày nhận được khiếu nại.

• Thủ tục giải quyết đơn khiếu nại lần sau Có quyền yêu cầu người khiếu nại cung cấp các hồ sơ, tài liệu; nếu người khiếu

nại không cung cấp thì có quyền từ chối xem xét giải quyết khiếu nại. Trong thời hạn chờ kết quả khiếu nại, người khiếu nại vẫn phải chấp hành thông

báo thuế hoặc quyết định xử lý về thuế đã nhận được. Kết thúc: khi bên khiếu nại ban hành quyết định giải quyết khiếu nại, trừ trường

hợp bên khiếu nại tiếp tục khiếu nại lên cấp trên hoặc khởi kiện vụ án hành chínhtại tòa án có thẩm quyền.

Page 31: LUẬT TÀI CHÍNH CÔNG - eldata11.topica.edu.vn

v1.001411022831

6.2.2. NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ XỬ LÝ VI PHẠM TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH CÔNG (tiếp theo)

b. Giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực tài chính công bằng thủ tục tranh tụng tạitòa án hành chính

• Cơ sở pháp lý: Luật Tố tụng hành chính năm 2010.• Nguyên tắc: Thẩm quyền xét xử các tranh chấp của tòa án. Chủ thể tham gia vào các tranh chấp trong lĩnh vực tài chính công. Quy trình xét xử vụ án tại tòa án hành chính.

• Quy trình thông thường xét xử theo 2 cấp: cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm. Các thủtục đặc biệt: Thủ tục giám đốc thẩm áp dụng khi: Phát hiện có sự vi phạm về thủ tục tố tụng. Phần quyết định trong bản án và quyết định xét xử của tòa án không phù hợp

với những tình tiết khách quan của vụ án. Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật.

Page 32: LUẬT TÀI CHÍNH CÔNG - eldata11.topica.edu.vn

v1.001411022832

6.2.2. NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ XỬ LÝ VI PHẠM TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH CÔNG (tiếp theo)b. Giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực tài chính công bằng thủ tục tranh tụng tại

tòa án hành chính (tiếp theo)• Thủ tục tái thẩm áp dụng khi: Phát hiện có tình tiết mới mà đương sự đã không thể biết khi giải quyết vụ án. Đã xác định được lời khai của người làm chứng, lời dịch của người phiên dịch

rõ ràng không đúng sự thật hay có giả mạo bằng chứng. Thẩm phán, hội thẩm nhân dân, kiểm sát viên, thư ký tòa án cố tình làm sai

lệch hồ sơ vụ án. Bản án, quyết định của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước mà Tòa

án dựa vào đó để quyết định đã bị hủy bỏ.

Page 33: LUẬT TÀI CHÍNH CÔNG - eldata11.topica.edu.vn

v1.001411022833

6.2.2. NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ XỬ LÝ VI PHẠM TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH CÔNG (tiếp theo)b. Giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực tài chính công bằng thủ tục tranh tụng tạitòa án hành chính (tiếp theo) Phán quyết cuối cùng tại phiên tòa giám đốc thẩm hoặc tái thẩm được hội đồng

xét xử đưa ra theo hướng: Bác bỏ kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Sửa một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật

nhưng bị kháng nghị. Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm hoặc phúc

thẩm lại. Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ giải quyết vụ án

theo quy định của Luật Tố tụng hành chính.

Page 34: LUẬT TÀI CHÍNH CÔNG - eldata11.topica.edu.vn

v1.001411022834

TÓM LƯỢC CUỐI BÀI

Bài học trên đã đề cập đến các nội dung cơ bản sau:• Định nghĩa, đặc điểm, nội dung và các biện pháp kiểm tra,

thanh tra nhằm phát hiện các sai phạm trong lĩnh vực tàichính công; các yêu cầu chủ yếu trong công tác kiểm tra,thanh tra trong lĩnh vực tài chính công.

• Sự cần thiết và các biện pháp xử lý vi phạm trong lĩnh vực tàichính công.

• Định nghĩa, vai trò, cơ sở pháp lý cho công tác kiểm tra,thanh tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực tài chính công.