%l17,1ôn,%, 81+o1'o1 TIN SO 9.pdf · khoa học, đúng luật, đồng thời phát huy được...

32
BẢN TIN ĐẠI BIỂU NHÂN DÂN Số 09 - 2016 1

Transcript of %l17,1ôn,%, 81+o1'o1 TIN SO 9.pdf · khoa học, đúng luật, đồng thời phát huy được...

Page 1: %l17,1ôn,%, 81+o1'o1 TIN SO 9.pdf · khoa học, đúng luật, đồng thời phát huy được quyền làm chủ của nhân dân trong hoạt động TXCT. Nhiệm kỳ 2011-2016,

BẢN TIN ĐẠI BIỂU NHÂN DÂN

Số 09 - 2016 1

Page 2: %l17,1ôn,%, 81+o1'o1 TIN SO 9.pdf · khoa học, đúng luật, đồng thời phát huy được quyền làm chủ của nhân dân trong hoạt động TXCT. Nhiệm kỳ 2011-2016,

BẢN TIN ĐẠI BIỂU NHÂN DÂN

Số 09 - 2016 2

Page 3: %l17,1ôn,%, 81+o1'o1 TIN SO 9.pdf · khoa học, đúng luật, đồng thời phát huy được quyền làm chủ của nhân dân trong hoạt động TXCT. Nhiệm kỳ 2011-2016,

Số 09 - 2016 3

BẢN TIN ĐẠI BIỂU NHÂN DÂN

ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI TỈNH LÀO CAI, HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNHPHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG HIỆU QUẢ

KIM THU

Những năm qua, giữa Đoàn ĐBQH tỉnh Lào Cai và HĐND tỉnh đã thường

xuyên, đã phối hợp chặt chẽ trong các hoạt động như tiếp xúc cử tri (TXCT), giám sát, tổ chức lấy ý kiến tham gia xây dựng Luật, tiếp công dân và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân... Đặc biệt, trong hoạt động TXCT, hoạt động giám sát đã rất được chú trọng và đạt những hiệu quả thiết thực.

Phối hợp đổi mới phương thức, nội dung tiếp xúc cử tri

Đoàn ĐBQH tỉnh Lào Cai và HĐND tỉnh đã thực hiện nghiêm túc, đảm bảo tính dân chủ, khoa học, đúng luật, đồng thời phát huy được quyền làm chủ của nhân dân trong hoạt động TXCT. Nhiệm kỳ 2011-2016, HĐND tỉnh đã tổ chức 264 cuộc tiếp xúc với trên 24.416 lượt cử tri tham dự, ghi nhận 821 lượt ý kiến kiến nghị của cử tri đối với các cấp, các ngành; Đoàn ĐBQH đã tổ chức 99 cuộc tiếp xúc với trên 20.000 lượt cử tri tham dự, ghi nhận 960 lượt ý kiến kiến nghị của cử tri gửi đến Quốc hội, Chính phủ, các bộ ngành trung ương và tỉnh Lào Cai. Trước mỗi cuộc TXCT của Đoàn ĐBQH cũng như của HĐND tỉnh đều được phối hợp xây dựng kế hoạch và thống nhất về thời gian, địa điểm, đối tượng TXCT. Địa điểm TXCT được lựa chọn một cách linh hoạt để đảm bảo trong một nhiệm kỳ Đoàn ĐBQH, HĐND có thể đến được hầu hết các địa bàn trong tỉnh. Trong các buổi TXCT của Đoàn ĐBQH, Thường trực và lãnh đạo các Ban HĐND tỉnh đều bố trí thời gian để cùng tham dự. Nội dung TXCT thường xuyên có sự đổi mới, hình thức được mở rộng, ngoài việc TXCT trước và sau kỳ họp, đã tổ chức TXCT theo chuyên đề, lĩnh vực như: Tiếp xúc với cử tri khối lực lượng vũ trang, cử tri khối doanh nghiệp...; cách thức tiếp xúc theo hướng đối thoại thẳng thắn, đi vào những vấn đề cụ thể liên quan trực tiếp phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Thông thường, các cuộc tiếp xúc là diễn đàn để cử tri phản ánh các vấn đề kinh tế - xã

hội, những bức xúc, băn khoăn ở địa phương. Thậm chí có nơi, tại buổi TXCT công dân đã tranh thủ để trình bày các nội dung khiếu nại, tố cáo hoặc gửi đơn thư khiếu nại, tố cáo, do đó việc phối hợp, trao đổi giữa ĐBQH và đại biểu HĐND tỉnh để có thể xử lý được nhiều ý kiến, kiến nghị của cử tri ngay tại buổi tiếp xúc là việc làm cần thiết. Nhờ phối hợp thường xuyên, trong nhiều trường hợp, khi nhận được ý kiến kiến nghị cử tri, Thường trực HĐND tỉnh có thể tham khảo nội dung trả lời của Đoàn ĐBQH để trả lời công dân hoặc trả lời cho công dân biết vấn đề mà cử tri phản ánh đang được Đoàn ĐBQH xem xét, xử lý hoặc ngược lại. Có những ý kiến kiến nghị Đoàn ĐBQH và Thường trực HĐND tỉnh cùng phối hợp xem xét tình hình thực tế để thống nhất các ý kiến kiến nghị và trả lời công dân, thực tế như: Xem xét ý kiến kiến nghị của cử tri huyện Bảo Thắng về công tác thống kê, áp giá đền bù khi nhà nước thu hồi đất của các hộ dân nằm trong quy hoạch giải phóng mặt bằng xây dựng tuyến đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai; việc thực hiện chính sách tái định cư đối với các hộ dân thuộc vùng quy hoạch; vấn đề ô nhiễm môi trường tại khu công nghiệp Tằng Loỏng và vùng lân cận; xem xét một số ý kiến kiến nghị về bản án, quyết định của cơ quan Tòa án, cơ quan thi hành án dân sự các cấp... Tuy phối hợp chặt chẽ trong quá trình TXCT, nhưng Đoàn ĐBQH và Thường trực HĐND tỉnh vẫn bảo đảm tính độc lập trong hoạt động theo quy định của pháp luật. Những vấn đề cử tri phản ánh mà ĐBQH có thông tin thì trả lời; vấn đề nào Thường trực, các Ban HĐND tỉnh nắm sâu hơn thì giải đáp để cử tri nắm rõ. Việc TXCT của Đại biểu HĐND tỉnh trước và sau các kỳ họp hầu hết các địa phương trên địa bàn tỉnh đều bố trí phối hợp TXCT của HĐND ba cấp, việc phối hợp này đã tiết kiệm thời gian và đạt chất lượng hơn, bên cạnh đó các cuộc TXCT của Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh đều được cân nhắc,

Page 4: %l17,1ôn,%, 81+o1'o1 TIN SO 9.pdf · khoa học, đúng luật, đồng thời phát huy được quyền làm chủ của nhân dân trong hoạt động TXCT. Nhiệm kỳ 2011-2016,

BẢN TIN ĐẠI BIỂU NHÂN DÂN

Số 09 - 2016 4

lựa chọn địa điểm tiếp xúc phù hợp, tránh trùng lặp các địa điểm đã được HĐND hoặc Đoàn ĐBQH đã tiếp xúc gần nhất trước đó.

Phối hợp lựa chọn lĩnh vực và vấn đề trọng tâm để giám sát

Giám sát là một trong những chức năng nhiệm vụ quan trọng của Đoàn ĐBQH, HĐND cũng như của các đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND. Trong những năm qua, công tác phối hợp giám sát giữa Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh đã được duy trì thường xuyên, trên cơ sở xây dựng được chương trình, kế hoạch giám sát cụ thể; lựa chọn được các vấn đề bức xúc để giám sát, từng bước đưa công tác giám sát đi vào nền nếp; có sự phối hợp chặt chẽ giữa Đoàn ĐBQH với Thường trực, các Ban HĐND tỉnh, các cấp, các ngành có liên quan để thực hiện. Nội dung giám sát khá toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm; đã bám sát mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và chương trình giám sát hàng năm. Nhiệm kỳ 2011-2016, HĐND tỉnh đã phối hợp với Đoàn ĐBQH triển khai các cuộc giám sát chuyên đề như: Công tác quản lý nhà nước về khoáng sản và hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản; việc thực hiện chính sách pháp luật đối với người có công với cách mạng; Việc thực hiện chính sách pháp luật về đầu tư công cho nông nghiệp, nông thôn; công tác tiếp dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo; việc phát triển hệ thống giao thông; chương trình xây dựng nông thôn mới; công tác quản lý nhà nước về tổ chức bộ máy và tuyển dụng, sử dụng công chức, viên chức; việc thực hiện chính sách cử tuyển đào tạo, sử dụng cán bộ người dân tộc thiểu số; công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư, giải quyết việc làm cho người dân có đất bị thu hồi; chính sách pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản; công tác tạm giam, tạm giữ; chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn; việc thi hành pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông... Thông qua công tác phối hợp giám sát, Đoàn ĐBQH, Thường trực và các Ban HĐND tỉnh đã có trên 500 ý kiến kiến nghị gửi tới các cơ quan có thẩm quyền; tính đến nay, phần lớn các kiến

nghị thuộc thẩm quyền giải quyết của các cấp, các ngành đã được nghiên cứu, giải quyết.

Để công tác phối hợp giám sát đạt hiệu quả, Thường trực HĐND, Đoàn ĐBQH, các Ban HĐND tỉnh đã hết sức chú trọng, quan tâm công tác phối hợp trong việc lựa chọn lĩnh vực và vấn đề trọng tâm để giám sát và thống nhất ngay từ cuối năm trước. Trên cơ sở đó, việc xây dựng kế hoạch giám sát được triển khai kỹ lưỡng, thông báo rõ mục đích, yêu cầu, nội dung, phương pháp, thời gian và đối tượng giám sát. Trong quá trình phối hợp hoạt động, để tránh bị động, chồng chéo ngoài việc lựa chọn những vấn đề trọng tâm, cần thiết và phù hợp, đã có biện pháp thông tin, phối hợp nhiều chiều, lồng ghép các chương trình, nội dung giám sát trên cùng một địa bàn, tạo được sức mạnh tổng hợp trong hoạt động giám sát, thực hiện đa dạng các hình thức giám sát và phương thức thực hiện. Trong quá trình giám sát (nhất là những cuộc giám sát theo chuyên đề), đều chú trọng việc mời chuyên gia am hiểu về những vấn đề cần giám sát tham gia; sự cộng tác của các chuyên gia là hết sức cần thiết vì họ hiểu sâu về nghiệp vụ chuyên môn, nắm bắt được các thông tin cần thiết, tham gia các ý kiến trúng và đúng góp phần nâng cao chất lượng giám sát, đề xuất được những kết luận, kiến nghị có tính khoa học, chính xác, phù hợp. Kết thúc các cuộc giám sát, các Đoàn giám sát đã ra văn bản kết luận chỉ rõ những kết quả, tồn tại, nêu rõ nguyên nhân, kiến nghị và đề xuất được những giải pháp khắc phục. Sau giám sát đã thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các cấp chính quyền, các cơ quan ban ngành liên quan về việc tiếp thu và thực hiện các kiến nghị sau giám sát. Cuối cùng, để phối hợp giám sát đạt hiệu quả ngoài việc thực hiện tốt các nội dung trên; Đoàn ĐBQH và Thường trực HĐND, các Ban HĐND tỉnh luôn tuân thủ yêu cầu giám sát với tinh thần công tâm thẳng thắn, nghiêm túc trong các nhận định đánh giá, phản ánh đúng những mặt làm tốt đồng thời chỉ rõ những tồn tại yếu kém, đề xuất được các giải pháp khắc phục kịp thời.

K.T

Page 5: %l17,1ôn,%, 81+o1'o1 TIN SO 9.pdf · khoa học, đúng luật, đồng thời phát huy được quyền làm chủ của nhân dân trong hoạt động TXCT. Nhiệm kỳ 2011-2016,

BẢN TIN ĐẠI BIỂU NHÂN DÂN

Số 09 - 2016 5

HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNCƠ SỞ QUYẾT ĐỊNH CÁC VẤN ĐỀ QUAN TRỌNG

LƯU THỊ HIÊNTrưởng Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh

Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân quy định cụ

thể hoạt động giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân; Theo đó, Luật quy định thẩm quyền

giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân; trách nhiệm của các chủ thể giám sát, cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát. Như vậy, để có cơ sở quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương, rất cần Hội đồng nhân dân các cấp triển khai, thực hiện có hiệu quả hoạt động giám sát, bên cạnh đó, hình thức giám sát cũng cần được đổi mới, cải tiến cho phù hợp với điều kiện thực tiễn nhưng nhất thiết phải đảm bảo đúng quy định.

Chọn đúng và trúng chủ đề giám sátĐể nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt

động giám sát, vấn đề có ý nghĩa quyết định là nội dung giám sát phải thiết thực và phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của đơn vị, địa phương trong từng thời điểm; được các cấp, các ngành và dư luận xã hội quan

tâm. Để làm được điều này, nhất thiết phải có đủ thông tin, có nghĩa là trong quá trình hoạt động của mình, đại biểu phải thu thập, chọn lọc và xử lý thông tin từ thực tiễn, từ các ý kiến, kiến nghị của cử tri. Trên cơ sở đối chiếu với các quy định của pháp luật, xem xét, đánh giá một cách thận trọng,

khách quan, tính khả thi, tính phù hợp và dự báo xu hướng phát triển kinh tế, xã hội. Nếu xét thấy có vấn đề bất cập, chưa phù hợp với thực tế, cần điều chỉnh, bổ sung, đại biểu HĐND đề nghị Thường trực HĐND xem xét, quyết định đưa vào chương trình giám sát hoặc có thể tiến hành giám sát, khảo sát theo quy định.

Sau khi chương trình giám sát được thông qua, việc giám sát cần sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, sắp xếp thời gian, đơn vị, địa điểm sao cho hợp lý, khoa học; có thể kết hợp nhiều nội dung liên quan hoặc phối

hợp cùng tổ chức giám sát, khảo sát tại các đơn vị, địa phương, hạn chế ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan chấp hành, nhằm phát huy vị thế độc lập và vai trò đại diện của nhân dân.

Xây dựng kế hoạch giám sátKế hoạch, đề cương giám sát phải được

xây dựng cụ thể, chi tiết, tập trung vào các vấn đề trọng tâm, trọng điểm. Xác định mốc thời gian báo cáo, yêu cầu cung cấp đầy đủ thông tin, số liệu, gửi đến cơ quan, đơn vị chịu sự giám sát và các đơn vị liên quan theo quy định để cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát báo cáo. Sau khi nhận được báo cáo của các đơn vị chịu sự giám sát, chuyên viên tổng hợp, đề xuất Thường trực, các ban HĐND xem xét, quyết định lựa chọn đơn vị, thời gian giám sát và các công

Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh giám sát tại huyện Văn Bàn.

Ảnh: Kiều Trang

Page 6: %l17,1ôn,%, 81+o1'o1 TIN SO 9.pdf · khoa học, đúng luật, đồng thời phát huy được quyền làm chủ của nhân dân trong hoạt động TXCT. Nhiệm kỳ 2011-2016,

BẢN TIN ĐẠI BIỂU NHÂN DÂN

Số 09 - 2016 6

trình, mô hình... cần kiểm tra thực tế. Nếu báo cáo không bảo đảm yêu cầu theo đề cương giám sát, đề nghị đơn vị báo cáo bổ sung, hoặc xây dựng lại báo cáo theo đúng mục đích yêu cầu, cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung giám sát, giải trình vấn đề mà Đoàn giám sát quan tâm.

Thành phần đoàn giám sát đảm bảo theo đúng Luật, có sự tham gia của đại biểu HĐND có chuyên môn, đại biểu HĐND ứng cử trên địa bàn mà đoàn đến giám sát, khảo sát trực tiếp. Ngoài ra, tùy theo từng nội dung giám sát, khảo sát có thể mời chuyên gia tư vấn về vấn đề mà Đoàn giám sát xét thấy cần thiết.

Làm rõ bất cập, tồn tại, hạn chế Khi tiến hành giám sát, một trong những

nội dung quan trọng là cần xem xét công tác chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện của UBND tỉnh, các cấp, các ngành liên quan trong việc chấp hành các chủ trương, chính sách, nghị quyết của Tỉnh ủy, nghị quyết HĐND. Trên cơ sở báo cáo của các cơ quan chịu sự giám sát, đoàn giám sát cần kiểm nghiệm qua khảo sát thực tế; phân tích, làm rõ những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế cần khắc phục; xác định rõ nguyên nhân (khách quan, chủ quan) của những tồn tại, hạn chế để có cơ sở đề xuất giải pháp thực hiện. Đặc biệt, cần xác định rõ những bất cập, tồn tại, hạn chế để đề xuất giải pháp và kiến nghị kịp thời.

Tại các buổi làm việc, đoàn giám sát cần tổng hợp đầy đủ, cụ thể theo từng vấn đề, nêu rõ những ưu điểm, bất cập, hạn chế ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình chỉ đạo, triển khai thực hiện. Nhất là những vấn đề xuất phát từ thực tế triển khai nghị quyết của Trung ương, Tỉnh ủy, HĐND. Trên cơ sở đó, cùng trao đổi với các đơn vị, địa phương thống nhất giải pháp xử lý. Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì đoàn giám sát có quyền yêu cầu cơ

quan, tổ chức, cá nhân hữu quan áp dụng các biện pháp cần thiết để kịp thời chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật và khôi phục lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân bị vi phạm; yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý, xem xét trách nhiệm của cơ quan, tổ chức cá nhân có hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật. Đối với những bất cập, tồn tại thuộc về trách nhiệm của các cấp, các ngành trong quá trình tổ chức thực hiện, yêu cầu UBND đồng cấp, các đơn vị liên quan tiếp thu, giải trình; đồng thời, cùng trao đổi, thảo luận xác định rõ nguyên nhân và thống nhất các giải pháp khắc phục, tháo gỡ khó khăn và thời gian để giải quyết, xử lý dứt điểm; cuối cùng đoàn giám sát tổng hợp, hoàn thiện báo cáo. Báo cáo kết quả giám sát cần ngắn gọn, súc tích, đánh giá rõ về ưu điểm, hạn chế, khó khăn, vướng mắc, những kiến nghị cụ thể, rõ ràng để cơ quan cấp trên xem xét, các cơ quan chịu sự giám sát dễ tiếp thu và chỉ đạo, thực hiện.

Sau khi kết thúc giám sát, Thường trực, các ban HĐND phải thường xuyên theo dõi, đôn đốc các đơn vị liên quan chỉ đạo, triển khai thực hiện các kiến nghị, kết luận giám sát bảo đảm kịp thời, hiệu quả; cương quyết không để tình trạng những vấn đề cần xử lý, giải quyết sau giám sát rơi vào quên lãng.

Chất lượng của các cuộc giám sát được đánh giá qua việc đưa ra các kết luận, kiến nghị đúng, trúng, hợp lý và có tính khả thi. Hiệu quả giám sát được thể hiện ở việc các kết luận, kiến nghị của HĐND được các cơ quan, tổ chức và cá nhân chịu sự giám sát thực hiện nghiêm. Như vậy, chất lượng và hiệu lực giám sát được bảo đảm thì hiệu quả hoạt động giám sát sẽ được nâng lên và đây chính là cơ sở để Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề quan trọng ở địa phương.

L.T.H

Page 7: %l17,1ôn,%, 81+o1'o1 TIN SO 9.pdf · khoa học, đúng luật, đồng thời phát huy được quyền làm chủ của nhân dân trong hoạt động TXCT. Nhiệm kỳ 2011-2016,

BẢN TIN ĐẠI BIỂU NHÂN DÂN

Số 09 - 2016 7

ĐỂ HOẠT ĐỘNG HĐND ĐẠT HIỆU QUẢ, MỖI ĐẠI BIỂU PHẢITHỂ HIỆN ĐƯỢC TRÌNH ĐỘ VÀ NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG CỦA MÌNH

KHÁNH NGUYÊN

Trước hết, phải khẳng định rằng những năm qua và đặc biệt ngay từ đầu nhiệm

kỳ 2016-2021 Thường trực, các Ban HĐND, đại biểu HĐND tỉnh đã chủ động và phối hợp tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ của HĐND, đại biểu HĐND theo quy định của pháp luật; thể hiện rõ nét nhất trong việc thực hiện chức năng quyết định và giám sát.

Chức năng quyết định, được thực hiện tại các kỳ họp HĐND; các kỳ họp của HĐND có nhiệm

vụ đánh giá việc thực hiện Nghị quyết HĐND tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời thảo luận các giải pháp để phấn đấu hoàn thành mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội cả năm, năm tiếp theo; xem xét kết quả giải quyết ý kiến kiến nghị của cử tri; quyết định các cơ chế chính sách phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Các vấn đề về cơ chế, chính sách thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND tỉnh được đưa ra kỳ họp thảo luận, thống nhất quyết định bằng việc ban hành các nghị quyết chuyên đề. Các Nghị quyết chuyên đề của HĐND tỉnh đã tập trung vào ban hành các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, kinh doanh, thu hút đầu tư, xoá đói, giảm nghèo, phát triển văn hoá, y tế, giáo dục, xây dựng chính quyền và quản

lý địa giới hành chính... Các nghị quyết chuyên đề do HĐND tỉnh ban hành đã góp phần khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng ổn định, bảo đảm an sinh xã hội; đặc biệt có nhiều Nghị quyết đã quan tâm giải quyết những vấn đề thiết thực liên quan đến đời sống của nhân dân và xây dựng, củng cố bộ máy chính quyền cơ sở. Trong hoạt động giám sát, khảo sát của Thường trực, các Ban HĐND, đại biểu HĐND tỉnh đã được thực hiện theo đúng Luật hoạt động giám sát của Quốc

hội và HĐND. Cách thức, nội dung các cuộc giám sát, khảo sát đã có sự đổi mới về phương pháp, hiệu quả, chất lượng càng được nâng lên; kết quả giám sát, khảo sát đã được Thường trực, các Ban, đại biểu HĐND kịp thời phản ánh đến các cấp, các ngành có liên quan để chỉ đạo, giải quyết.

Qua thực tiễn hoạt động thấy rằng chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng, hiệu quả hoạt động của Thường trực HĐND, các Ban HĐND và của mỗi đại biểu HĐND; trong đó, vai trò cá nhân của từng đại biểu HĐND là hết sức quan trọng. Về cơ bản, các đại biểu HĐND đã nêu cao tinh thần trách nhiệm là người đại diện của

nhân dân, tích cực học tập, nghiên cứu, đổi mới phương pháp làm việc, không ngừng nâng cao chất lượng để thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao. Các đại biểu HĐND đã tham gia vào việc cụ thể hóa các chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương ở từng năm, từng giai đoạn. Trong hoạt động đại biểu, đại biểu đã tích cực tham gia các kỳ họp, thảo luận tích cực các nội dung, nhất là các dự thảo nghị quyết để thống nhất cao trước khi quyết định. Các kỳ họp gần đây, đại biểu đã thảo luận kỹ từng Nghị quyết chuyên đề, những nội dung còn nhiều ý kiến khác nhau để bàn thảo cho đến khi đi đến thống nhất. Nhiều Nghị quyết trước khi thông qua được các đại biểu tranh luận dân chủ, thẳng

Đại biểu HĐND tỉnh chất vấn tại kỳ họpNguồn: LCĐT

Page 8: %l17,1ôn,%, 81+o1'o1 TIN SO 9.pdf · khoa học, đúng luật, đồng thời phát huy được quyền làm chủ của nhân dân trong hoạt động TXCT. Nhiệm kỳ 2011-2016,

BẢN TIN ĐẠI BIỂU NHÂN DÂN

Số 09 - 2016 8

thắn, đối thoại công khai trước khi tiến hành biểu quyết cho thấy trách nhiệm rất cao đối đại biểu đối với nhiệm vụ được nhân dân tin tưởng, giao phó; đã nói lên tiếng nói của người dân, lấy lợi ích của nhân dân làm cơ sở để ban hành các cơ chế, chính sách phù hợp cuộc sống.

Bên cạnh đó, đại biểu Hội đồng nhân dân cũng đã phát huy tích cực vai trò của mình trong hoạt động giám sát. Các đại biểu chuyên trách đã thường xuyên phối hợp khảo sát, giám sát với các Ban HĐND tỉnh, tham gia các hoạt động theo sự phân công của Thường trực HĐND tỉnh; phối hợp với các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh khi có nội dung công việc liên quan ở địa phương. Các đại biểu là thành viên các Ban đã tích cực tham gia các cuộc giám sát, khảo sát theo kế hoạch của Ban; thường xuyên nắm tình hình ở cơ sở, nghiên cứu các báo cáo, văn bản của các ngành, địa phương để tham gia xây dựng các báo cáo thẩm tra, thống nhất các ý kiến kiến nghị về các nội dung có liên quan đảm bảo nguyên tắc tập thể và thống nhất. Đối với các đại biểu ở cơ sở, khi các đoàn giám sát đến giám sát tại các địa phương cũng đã tích cực tham gia thực hiện nhiệm vụ và nắm bắt, tao đổi thông tin, tình hình tại địa phương mình sinh sống và công tác. Đặc biệt trong hoạt động chất vấn, các vị đại biểu HĐND cũng đã phát huy tốt vai trò người đại diện của cử tri để chất vấn cơ quan quản lý, nhà nước những vấn đề mà nhân dân quan tâm; trên cơ sở thực tế hoạt động khảo sát, giám sát và thực tiễn những khó khăn, vướng mắc của cơ sở, các đại biểu đã nêu các nội dung chất vấn cơ bản trọng tâm, tập trung vào những vấn đề còn bức xúc, nổi cộm; các ý kiến chất vấn trước khi gửi đến người được chất vấn đã được các tổ đại biểu HĐND tỉnh thống nhất các nội dung cần chất vấn và giao đại biểu chất vấn có trách nhiệm nghiên cứu kỹ các nội dung để hỏi cho đúng, trúng, có thể tiến hành khảo sát thực tiễn để nắm và củng cố thêm thông tin liên quan đến vấn đề cần chất vấn... nhiều đại biểu đã thể hiện được bản lĩnh, tâm huyết trong hoạt động dân cử.

Tuy nhiên, khó khăn hiện nay là số lượng đại biểu HĐND chuyên trách chiếm tỷ lệ vẫn ít so với tổng số đại biểu; phần lớn đại biểu là kiêm nhiệm nên việc dành thời gian cho hoạt động của HĐND còn hạn chế; một số đại biểu giữ

cương vị lãnh đạo trong các cơ quan hành chính nên việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu đôi lúc còn chưa rõ nét... Do vậy, quan điểm của một số đại biểu khi xem xét những vấn đề được trình tại kỳ họp HĐND còn chung chung, nghị quyết HĐND được thông qua về cơ bản thường nhất trí với đề nghị của UBND; vì thế có nghị quyết không thực thi, chưa phù hợp cuộc sống. Đối với hoạt động giám sát, một số ý kiến đại biểu chỉ mang tính phản ánh hiện tượng, mà chưa đi sâu phân tích, đánh giá rõ nét nguyên nhân tồn tại, vướng mắc, chưa chỉ ra trách nhiệm cụ thể của các cá nhân, đơn vị nên kết luận giám sát còn thiếu tính thuyết phục.

Để nâng cao vai trò, năng lực hoạt động của đại biểu HĐND, đối với các Ban của HĐND, cần chú trọng thực hiện chế độ thông tin hai chiều, các thành viên có trách nhiệm cung cấp thông tin liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ được Ban giao và Ban có trách nhiệm cung cấp cho thành viên các thông tin liên quan hoạt động của Ban và Thường trực HĐND theo định kỳ hoặc khi có nội dung cần thiết; trong hoạt động thẩm tra, giám sát cần đặc biệt quan tâm việc đua ra thông tin chính xác, luận cứ thuyết phục, để Nghị quyết, kiến nghị giám sát của Hội đồng nhân dân có chất lượng; các báo cáo thẩm tra của Ban phải thể hiện rõ chính kiến, quan điểm về những vấn đề nhất trí, chưa nhất trí và những vấn đề cần xem xét, bàn bạc tiếp để giúp cho đại biểu có thêm thông tin, định hướng trong việc xem xét, thảo luận và quyết định tại kỳ họp. Đối với từng đại biểu HĐND, phải phát huy cao độ vai trò của đại biểu HĐND trong việc thực thi nhiệm vụ, chủ động và tích cực tham gia các hoạt động của HĐND; đặc biệt công tác họp tổ đại biểu trước kỳ họp để thảo luận các tờ trình, dự thảo nghị quyết, đây cũng là cách làm phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi để các đại biểu có thời gian nghiên cứu tài liệu, trao đổi làm rõ thêm vấn đề chuyên ngành và các vấn đề đại biểu quan tâm, qua đó tập trung thảo luận những vấn đề lớn tại kỳ họp với các ý kiến có chất lượng và từng bước nâng cao năng lực và tăng tính chuyên nghiệp của Đại biểu. Chỉ khi đại biểu tâm huyết, có trình độ, am hiểu sâu sắc về các lĩnh vực kinh tế - xã hội thì mới có những ý kiến đóng góp thiết thực, để các Nghị quyết của HĐND có chất lượng, đi vào cuộc sống.

K.N

Page 9: %l17,1ôn,%, 81+o1'o1 TIN SO 9.pdf · khoa học, đúng luật, đồng thời phát huy được quyền làm chủ của nhân dân trong hoạt động TXCT. Nhiệm kỳ 2011-2016,

BẢN TIN ĐẠI BIỂU NHÂN DÂN

Số 09 - 2016 9

HIỆU QUẢ TỪ CHÍNH SÁCHCỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI SAU 25 NĂM TÁI LẬP

ĐAN PHƯỢNG

Ngày 01 tháng 10 năm 1991 tỉnh Lào Cai chính thức được tái lập theo Nghị

quyết của kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa VIII; theo đó HĐND tỉnh Lào Cai có bộ máy giúp việc là Văn phòng HĐND và UBND tỉnh, Chủ tịch HĐND tỉnh khóa đầu sau tái lập là đồng chí Tráng A Pao, nguyên Bí thư Tỉnh ủy kiêm Chủ tịch HĐND tỉnh; để đưa kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm đầu tái lập từng bước giải quyết khó khăn, HĐND tỉnh các khóa đã thực hiện chủ trương chung của tỉnh, để ban hành các nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm, đồng thời trong các kỳ họp đại biểu HĐND tỉnh đã nghiêm túc thảo luận, thống nhất đưa ra các giải pháp về thực hiện có hiệu quả các nghị quyết ban hành kết hợp nguồn lực địa phương với các nguồn lực do Trung ương phân bổ, để đầu tư cơ sở hạ tầng và trợ giúp nhân dân thực hiện xóa đói, giảm nghèo, góp phần phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Những năm mới tái lập, tỉnh Lào Cai vô cùng khó khăn, nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp lạc hậu, tự cung, tự cấp; cơ sở hạ tầng quá khó khăn; trình độ dân trí không đồng đều; tỷ lệ đói nghèo cao. Để giúp nhân dân phát triển kinh tế, HĐND tỉnh Lào Cai các khóa đã ban hành nhiều nghị quyết về các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế, trong đó giai đoạn đầu chú trọng phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế; trong lĩnh phát triển sản xuất nông nghiệp, hàng năm HĐND tỉnh ban hành nhiều nghị quyết đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp và coi đó là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, vừa có tính cấp bách vừa có tính lâu dài, nhằm tạo ra sản phẩm thiết yếu, giải quyết đời sống trước mắt cho người dân, đồng thời tạo tiền đề vững chắc cho việc

chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng lâu dài; các giải pháp để thúc đẩy phát triển ngành nông nghiệp như đầu tư xây dựng mương thủy lợi dẫn nước về đồng, nhân dân thuận lợi sản xuất, canh tác; thực hiện thâm canh tăng vụ, áp dụng khoa học kỹ thuật, đưa giống mới vào sản xuất và trong từng giai đoạn HĐND tỉnh đã ban hành nhiều Nghị quyết về các cơ chế, chính sách hỗ trợ cho ngành nông nghiệp để chỉ đạo, triển khai, thực hiện nhiều đề án, dự án với các mô hình sản xuất mới theo hướng hàng hóa, dần xóa bỏ cơ chế tập quán tự túc, tự cấp, thực hiện đầu tư kinh phí trợ giúp nhân dân tăng vụ...vì vậy kinh tế nông nghiệp của tỉnh không ngừng phát triển, sản lượng lương thực hàng năm không ngừng tăng, nếu năm 1991 là 114.454 tấn; năm 1995 là 140.895 tấn; năm 2000 là 169.764 tấn, năm 2005 đạt 182.170 tấn thì đến năm 2015 đạt 281.000 tấn; sản xuất nông nghiệp của tỉnh từ khi tái lập đến nay luôn duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định và khá cao so mặt bằng chung của cả nước.

Trong xây dựng cơ sở hạ tầng vùng cao, vùng nông thôn: Vào thời điểm mới tái lập Lào Cai gần như là một điểm trắng về cơ sở hạ tầng, giao thông nông thôn đi lại chủ yếu là đường mòn; hầu như các thôn, xã vùng cao chưa có điện lưới quốc gia, nước ăn chủ yếu là sử dụng qua khe và tự bắc máng về làng; cùng với các chính sách trung ương ban hành như chương trình 135 giai đoạn 1, giai đoạn 2, chương trình 134; chương trình 120... HĐND tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn như: Khuyến khích nhân dân mở đường giao thông nông thôn, đường liên thôn và hỗ trợ kinh phí phá đá nổ mìn, kinh phí rải cấp phối và bê tông đường liên thôn thông qua

Page 10: %l17,1ôn,%, 81+o1'o1 TIN SO 9.pdf · khoa học, đúng luật, đồng thời phát huy được quyền làm chủ của nhân dân trong hoạt động TXCT. Nhiệm kỳ 2011-2016,

BẢN TIN ĐẠI BIỂU NHÂN DÂN

Số 09 - 2016 10

chương trình xây dựng nông thôn mới, đến nay 100% số xã, thôn bản đã có đường ô tô, xe máy đến nơi tạo điều kiện thuận tiện đi lại và giao thương hàng hóa; hệ thống nước ăn, điện lưới quốc gia cũng đã được đầu tư khá đồng bộ.

Lĩnh vực phát triển văn hóa - xã hội không ngừng được đổi mới và phát triển khá toàn diện; trong công tác giáo dục và đào tạo, năm 1991 Lào Cai còn 14 xã trắng về giáo dục và hầu hết trường tiểu học ở các xã vùng cao không có lớp 5, số người mù chữ trong độ tuổi từ 15 đến 25 là 43.000 người, tỷ lệ huy động trẻ đến trường chỉ đạt 36-40%; thời điểm đầu tỉnh Lào Cai chưa có xã nào đạt chuẩn về phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ, 101 xã chưa có trường trung học cơ sở, ở tỉnh chưa có trường sư phạm, trường phổ thông dân tộc nội trú và các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp; đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên vừa thiếu và yếu, cơ sở vật chất các trường học chủ yếu là nhà tạm; trước tình hình đó thực hiện các nghị quyết của Trung ương về phát triển giáo dục, đào tạo và nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Lào Cai, HĐND trong mỗi giai đoạn đã thống nhất chỉ tiêu và đưa ra giải pháp về phát triển giáo dục và đào tạo, trong đó giai đoạn đầu chú trọng tập chung cho chương trình phổ cập giáo dục tiểu học chống mù chữ, ban hành chính sách khuyến khích giáo viên dạy giỏi, giáo viên vùng cao để từng bước nâng cao chất lượng dạy và học; trong mỗi giai đoạn HĐND tỉnh đều ban hành nhiều chính sách hỗ trợ cho học sinh, giáo viên và nhân viên quản lý các trường bán trú; đầu tư xây dựng cơ sở vật chất các trường lớp học...Vì vậy, đến nay chất lượng giáo dục toàn diện có bước tiến bộ vững chắc và rõ nét, giáo dục mầm non nhất là trẻ mẫu giáo 5 tuổi huy động đạt tỷ lệ cao, đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi vượt 2 năm so với Nghị

quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai khoá XIV; giáo dục tiểu học ổn định về số lượng, quy mô, chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên rõ rệt nhờ áp dụng nhiều các mô hình giáo dục tốt. Chất lượng giáo dục trung học cơ sở, trung học phổ thông vững chắc hơn; tỷ lệ học sinh chưa đạt chuẩn về kiến thức giảm, học sinh khá, giỏi tăng. Công tác giáo dục dân tộc có nhiều chuyển biến tích cực. Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục trung học cơ sở tiếp tục được duy trì nâng cao chất lượng, phát huy hiệu quả; phổ cập giáo dục cho trẻ mầm non 5 tuổi triển khai đồng bộ, tích cực, vượt kế hoạch đề ra. Trường học đạt chuẩn Quốc gia tiếp tục tăng, trong đó có nhiều trường đạt chuẩn mức độ 2 tạo cơ sở để nâng cao chất lượng giáo dục một cách vững chắc góp phần xây dựng nông thôn mới. Công tác lãnh đạo, quản lý trong ngành có nhiều đổi mới; đổi mới quản lý giáo dục diễn ra mạnh mẽ, tương đối sâu sắc và tỏ rõ quyết tâm cao trong quá trình thực hiện đổi mới, đây là những nỗ lực không mệt mỏi của cán bộ và nhân dân trong tỉnh.

Ngoài ra, các lĩnh vực khác đều được HĐND tỉnh trong mỗi giai đoạn quan tâm ban hành các cơ chế, chính sách để hỗ trợ nhân dân từng bước ổn định cuộc sống, tỷ lệ hộ nghèo trong từng giai đoạn giảm đáng kể, đời sống của nhân dân không ngừng nâng lên; có thể nói Lào Cai phát triển như ngày hôm nay có những đóng góp không nhỏ của HĐND các khóa, đặc biệt là các vị lãnh đạo chủ chốt của HĐND tỉnh từ khóa XI đến khóa XV đã chỉ đạo HĐND tỉnh thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, luôn đồng cùng nhân dân tháo gỡ khó khăn để thực hiện xóa đói, giảm nghèo, tạo điều kiện cho chính người dân tự vươn lên và đồng hành cùng với toàn Đảng, toàn dân xây dựng tỉnh Lào Cai không ngừng phát triển về mọi mặt.

Đ.P

Page 11: %l17,1ôn,%, 81+o1'o1 TIN SO 9.pdf · khoa học, đúng luật, đồng thời phát huy được quyền làm chủ của nhân dân trong hoạt động TXCT. Nhiệm kỳ 2011-2016,

BẢN TIN ĐẠI BIỂU NHÂN DÂN

Số 09 - 2016 11

LÀO CAI THỰC HIỆN TỐT CÔNG TÁCTIẾP XÚC, ĐỐI THOẠI TRỰC TIẾP VỚI NHÂN DÂN

NGÂN HÀ

Năm 2016 là năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV,

Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng, là năm diễn ra cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021, kiện toàn bầu các chức danh chủ chốt của HĐND, UBND các cấp cũng là năm tỉnh Lào Cai tổ chức nhiều hoạt động, sự kiện quan trọng, là năm có nhiều thuận lợi song cũng gặp không ít khó khăn, thách thức. Xác định rõ nhiệm vụ, ngay từ đầu năm các cấp, các ngành đã chú trọng công tác tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với nhân dân

nhằm tạo sự đồng thuận, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Để chỉ đạo triển khai thực hiện việc tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với nhân dân Tỉnh ủy đã ban hành Kế hoạch số 22-KH/TU, ngày 14/4/2016. Theo đó, các địa phương, cơ quan, đơn vị căn cứ vào tình hình thực tế xây dựng kế hoạch tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với nhân dân năm 2016 phù hợp với ngành, địa phương mình. Thông qua việc nắm tình hình nhân dân và thông tin từ cơ sở, cấp ủy các cấp chỉ đạo cơ quan tham mưu giúp việc tổng hợp ý kiến, trực tiếp trao đổi với cơ sở

để lựa chọn chủ đề, thống nhất nội dung, địa điểm và các điều kiện cần thiết để phục vụ cho các cuộc tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với nhân dân. Trên cơ sở đó, các cơ quan tham mưu xây dựng kế hoạch, phối hợp với các cơ quan có liên quan chuẩn bị và thống nhất nội dung giải đáp, trả lời trực tiếp trong các buổi tiếp xúc, đối thoại. Những vấn đề bức xúc, vướng mắc của nhân dân được lãnh đạo cấp ủy, chính quyền các cấp trực tiếp phân tích, trả lời tạo ra sự đồng thuận, chia sẻ của nhân dân đặc biệt trong quá trình triển khai thực hiện các chương trình, dự án và trong

xây dựng nông thôn mới. Từ đầu năm đến nay, cấp ủy, thủ trưởng các sở, ban ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội đã thực hiện tốt việc nắm tình hình nhân dân, dư luận xã hội, dự báo những vấn đề được người dân đặc biệt quan tâm để chủ động chia sẻ thông tin đồng thời nâng cao năng lực quản lý, điều hành, ý thức trách nhiệm phục vụ nhân dân của các cơ quan, tổ chức đoàn thể trong tỉnh. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm, toàn tỉnh đã tổ chức được 270 cuộc tiếp xúc,

đối thoại trực tiếp với nhân dân theo hình thức hội nghị riêng. Trong đó, cấp tỉnh tổ chức được 16 cuộc, cấp huyện 84 cuộc, cấp xã 170 cuộc. Các cuộc tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với nhân dân được thực hiện trên tất cả các lĩnh vực, trong đó tập trung lắng nghe nhân dân phản ánh, đánh giá về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, công tác xây dựng Đảng, chính quyền; về cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021; những vấn đề trọng tâm, liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân trên

Ảnh: P.V

Page 12: %l17,1ôn,%, 81+o1'o1 TIN SO 9.pdf · khoa học, đúng luật, đồng thời phát huy được quyền làm chủ của nhân dân trong hoạt động TXCT. Nhiệm kỳ 2011-2016,

BẢN TIN ĐẠI BIỂU NHÂN DÂN

Số 09 - 2016 12

một số lĩnh vực: Đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng; xây dựng đô thị, giao thông; kinh doanh, dịch vụ du lịch; đào tạo nghề, giải quyết việc làm; an ninh - trật tự an toàn xã hội... tiêu biểu như: Thành ủy Lào Cai tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với đại diện đoàn viên, thanh niên thành phố nghe tâm tư, nguyện vọng và những kiến nghị, đề xuất đối với các vấn đề trọng tâm của thành phố; Thường trực Huyện ủy Bảo Thắng tổ chức 04 cuộc tiếp xúc đối thoại trực tiếp với nhân dân tại các xã Sơn Hà, Phú Nhuận, thị trấn Phố Lu, Tằng Loỏng, trong đó 02 cuộc thực hiện đối thoại chuyên đề về xây dựng nông thôn mới, các ý kiến tập trung vào các lĩnh vực quản lý đất đai, giải phóng mặt bằng, ô nhiễm môi trường; Thường trực Huyện ủy, UBND huyện Bát Xát tổ chức tiếp xúc, đối thoại với các hộ dân thuộc dự án tái định cư số 3 nhân dân kiến nghị về việc thống kê, đền bù giải phóng mặt bằng theo loại đất, đơn giá đền bù có sự chênh lệch giữa các hộ, diện tích tái định cư không đủ cho các hộ sản xuất nông nghiệp; Thường trực Huyện ủy, UBND huyện Si Ma Cai tổ chức tiếp xúc đối thoại trực tiếp với nhân dân các xã Quan Thần Sán, Cán Hồ, Si Ma Cai và Nàn Sán. Nhân dân có ý kiến về các lĩnh vực như đường giao thông nông thôn, kênh mương, điện sinh hoạt, tình trạng lấn chiếm vỉa hè, nổ mìn làm ảnh hưởng đến các hộ dân sinh sống trong khu vực; vấn đề bao tiêu nông sản, hỗ trợ cây trồng, phân bón; Thường trực Huyện ủy, UBND huyện Sa Pa tổ chức tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với các công ty, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn huyện. Các ý kiến tập trung vào các lĩnh vực cơ sở vật chất phục vụ cho kinh doanh dịch vụ du lịch, các vấn đề về xử lý rác thải, chèo kéo, bán hàng rong, đeo bám khách du lịch; Ban Dân tộc tỉnh tổ chức tiếp xúc đối thoại trực tiếp với nhân dân 2 xã Tả Phời và Hợp Thành, thành phố Lào Cai để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân dân trong việc triển khai thực hiện các chính sách dân tộc; Tỉnh Hội phụ nữ phối hợp với các ngành chức năng tổ chức hội

nghị tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với cán bộ, hội viên phụ nữ tại xã Nậm Xé, huyện Văn Bàn. Các ý kiến bày tỏ tâm tư, nguyện vọng, kiến nghị về phòng, chống bạo lực gia đình, phòng chống phụ nữ bỏ đi khỏi địa phương, chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ vay vốn...

Các cuộc tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với nhân dân được thực hiện trong không khí dân chủ, cởi mở, chân thành, vì lợi ích chung. Các ý kiến phản ánh của nhân dân đều được chủ trì hội nghị lắng nghe, tiếp thu, giải trình những nội dung thuộc thẩm quyền; những nội dung cần xác minh làm rõ hoặc không thuộc thẩm quyền đều được tiếp thu để kiến nghị lên cấp có thẩm quyền xem xét giải quyết. Do thực hiện tốt công tác chuẩn bị nội dung cho các cuộc tiếp xúc, đối thoại trực tiếp nên công tác điều hành đúng trọng tâm những vấn đề nhân dân đang quan tâm, nội dung trả lời ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề, làm rõ thẩm quyền, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể nên cơ bản các ý kiến của nhân dân nêu khi tham gia tiếp xúc, đối thoại trực tiếp đã được các cấp, các ngành trong tỉnh giải quyết kịp thời, đúng quy định.

Việc tổ chức tốt các cuộc tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với nhân dân giúp cấp ủy, chính quyền các cấp trực tiếp lắng nghe những phán ánh trung thực, khách quan của nhân dân về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, từ đó đánh giá được kết quả triển khai thực hiện nhiệm vụ tại địa phương, kịp thời phát hiện những tồn tại, bất cập trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành để điều chỉnh cho phù hợp. Trong các cuộc tiếp xúc, đối thoại những ý kiến tham gia góp ý, kiến nghị, đề xuất cũng như tâm tư, nguyện vọng của nhân dân được cấp ủy, chính quyền các cấp tiếp thu, xử lý kịp thời do đó đã giải quyết cơ bản những vấn đề còn tồn tại, bức xúc trong nhân dân, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương đồng thời tăng cường và củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.

N.H

Page 13: %l17,1ôn,%, 81+o1'o1 TIN SO 9.pdf · khoa học, đúng luật, đồng thời phát huy được quyền làm chủ của nhân dân trong hoạt động TXCT. Nhiệm kỳ 2011-2016,

BẢN TIN ĐẠI BIỂU NHÂN DÂN

Số 09 - 2016 13

LÀO CAI MỘT CHẶNG ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN NGÔ QUYỀN

Phó Trưởng Ban Dân tộc HĐND tỉnh

Đã 25 năm trôi qua, kể từ khi tỉnh Lào Cai được tái lập lại. Bồi hồi nhớ lại những

ngày đầu lãnh đạo, cán bộ tỉnh mới Lào Cai tập kết lên Bảo Thắng, Cam Đường, Tằng Loỏng… để xây dựng lại tỉnh Lào Cai sau chiến tranh. Từ đây, Lào Cai đã vươn lên mạnh mẽ, để dần trở thành một trong những tỉnh có tốc độ phát triển khá của đất nước, đời sống nhân dân được nâng lên, diện mạo đô thị và nông thôn ở Lào Cai ngày càng đẹp hơn. Có được kết quả ấy là nhờ tư duy lãnh đạo đột phá của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, của các cấp ủy Đảng, của sự chỉ đạo quyết liệt của chính quyền các cấp và sự nỗ lực phấn đấu của nhân dân tỉnh Lào Cai trong suốt 25 năm qua.

Từ năm 1991, năm tái lập tỉnh đến nay, Lào Cai đã đổi mới và phát triển trong một tư duy chiến lược thống nhất. Sự nghiệp phát triển của tỉnh trong những hoàn cảnh thuận lợi nhưng cũng có không ít khó khăn, thách thức. Trong những năm đầu tái lập tỉnh, trước những khó khăn chồng chất, hậu quả của chiến tranh, hạ tầng cơ sở vật chất gần như phải xây dựng lại từ đầu… đời sống nhân dân khó khăn, vấn đề đói nghèo là vấn đề vừa có tính thường trực và gay gắt nhất, công nghiệp, dịch vụ hầu như chưa có gì, nhỏ bé, manh mún, hàng hóa khan hiếm không đủ cung cấp cho tiêu dùng, sản xuất nông nghiệp chủ yếu là độc canh cây lúa, tự cung cự cấp là chủ yếu… Đảng bộ và chính quyền tỉnh Lào Cai đã xác định phải củng cố và phát triển kinh tế theo hướng kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, từng bước giảm kinh tế tự cấp tự túc để ổn định, cải thiện một bước đời sống của nhân dân, đẩy lùi tiêu cực, thực hiện công bằng xã hội. Do vậy Sự nghiệp xóa đói giảm nghèo của tỉnh đã đạt được thành tựu bước đầu. Công nghiệp được hồi phục, đặc biệt việc tái thiết cơ sở hạ tầng của tỉnh đã được thực hiện nhanh chóng. Cả tỉnh lúc ấy như một công trường khổng lồ, thị xã Lào Cai đã mang hình hài của một thành phố tương lai. Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai được xây dựng, việc nối lại giao thương giữa hai bên ngày càng sôi nổi, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng theo từng năm. Sau 5 năm tái lập tỉnh, đời sống nhân

dân và nền kinh tế của tỉnh đã bước đầu ổn định, bước đầu có tích lũy.

Đại hội đại biểu Tỉnh Đảng bộ Lào Cai lần thứ XI đã đưa ra mục tiêu phát triển của tỉnh trong giai đoạn tiếp theo là: Phát triển mạnh nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xoá bỏ tình trạng sản xuất độc canh, phân tán, tự nhiên, tự cung tự cấp. Gắn phát triển kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, củng cố quốc phòng - an ninh, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh. Đây là định hướng chiến lược phản ánh tầm tư duy năng động đúng đắn trong định hướng phát triển của tỉnh Lào Cai. Trong suốt những năm từ 1996 - 2000, tỉnh Lào Cai đã vượt qua những khó khăn bước đầu, khu kinh tế công nghiệp Tằng Loỏng, khu kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai và khu du lịch Sa Pa đã phát huy được hiệu quả và thế mạnh. Kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều tăng nhanh, Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai thực sự trở thành cầu nối giao thương với Trung Quốc cho cả vùng Tây Bắc của Tổ Quốc.

Một trong những đột phá của tỉnh Lào Cai trong tư duy phát triển kinh tế - xã hội là quy hoạch lại thành phố Lào Cai. Việc tách trung tâm hành chính của tỉnh với khu kinh tế thương mại cửa khẩu, xây dựng các khu kinh tế như Kim Thành, Đông Phố Mới… Đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế cao gắn với đảm bảo an sinh xã hội luôn được tỉnh đề ra trong mọi giai đoạn phát triển. Vì thế đời sống nhân dân ngày càng được nâng lên, bộ mặt của thành thị và nông thôn ngày càng đổi mới theo hướng tích cực. Việc chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế của cả tỉnh và của từng địa phương được đẩy mạnh theo hướng kinh tế thị trường, nền kinh tế không còn nhỏ lẻ, manh mún mà có sự liên kết theo nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước, công nghiệp dịch vụ, du lịch ngày càng đẩy mạnh. Hàm lượng tri thức trong từng sản phẩm hàng hóa đã góp phần nâng cao giá trị hàng hóa. Với chủ trương “Doanh nghiệp phát tài, Lào Cai phát triển” Lào Cai đã ban hành nhiều cơ chế chính sách tạo hành lang pháp lý

Page 14: %l17,1ôn,%, 81+o1'o1 TIN SO 9.pdf · khoa học, đúng luật, đồng thời phát huy được quyền làm chủ của nhân dân trong hoạt động TXCT. Nhiệm kỳ 2011-2016,

BẢN TIN ĐẠI BIỂU NHÂN DÂN

Số 09 - 2016 14

để thu hút đầu tư và khuyến khích các doanh nghiệp làm ăn tại Lào Cai. Điều đó đã tạo ra sự đột phá trong phát triển kinh tế của tỉnh những năm qua.

Trong 25 năm qua, tốc độ phát triển kinh tế của Lào Cai là một thành tích đáng khâm phục, đáng được gọi là kỳ tích. Nền kinh tế của tỉnh phát triển với tốc độ cao, liên tục, năm sau cao hơn năm trước, liên tục từ năm 2007 đến nay, tỉnh đạt tốc độ tăng trưởng luôn ở mức 12% - trên 14%. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã góp phần làm thay đổi hẳn bộ mặt nền kinh tế của tỉnh (tỷ trọng kinh tế nông nghiệp giảm mạnh từ 70,5%, năm 1991, xuống còn 13,7% năm 2015 trong cơ cấu chung của nền kinh tế), năm 2014, 2015 thu ngân sách trên địa bàn tỉnh đạt trên 5 ngàn tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 39 triệu đồng/người/năm… An ninh lương thực vẫn luôn được chú trọng đảm bảo. Tỉ trọng du lịch và dịch vụ ngày càng lớn và chiếm vai trò quan trọng của kinh tế địa phương. Khoa học và công nghệ đạt được thành tựu quan trọng ngày càng tác động lớn đến sản xuất, kinh doanh, các hoạt động chính trị, văn hóa, xã hội của tỉnh. Những mô hình sản xuất với công nghệ cao không chỉ ở lĩnh vực công nghiệp mà ở ngành nông nghiệp cũng hình thành những vùng sản xuất với công nghệ cao. Việc áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ trong đời sống và kinh tế tạo nên bước đột phá trong kinh tế xã hội của tỉnh. Công nghệ thông tin đã trở thành một công cụ không thể thiếu cho phát triển kinh tế - xã hội, đem lại những giá trị vô cùng to lớn.

Trước những yêu cầu mới, Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XV đã đề ra phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn 2016-2020 được cụ thể bằng 4 chương trình và 19 đề án trọng tâm, với mục tiêu tổng quát: “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức đảng và chất lượng cán bộ, đảng viên, xây dựng đảng và hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh là nhiệm vụ thường xuyên, then chốt. Phát triển nông, lâm nghiệp và xây dựng nông thôn mới là trọng tâm; phát triển thương mại - du lịch, dịch vụ là đột phá; phát triển công nghiệp là quan trọng. Tập trung nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới, chú trọng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; ưu

tiên đầu tư, phát triển kinh tế cửa khẩu, du lịch. Phát triển kinh tế gắn với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao, thông tin và truyền thông, khoa học và công nghệ phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; chủ động bảo vệ môi trường tự nhiên, xã hội. Giữ vững ổn định chính trị, củng cố quốc phòng, an ninh, giữ gìn biên giới hòa bình, hữu nghị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội. Đến năm 2020 Lào Cai trở thành tỉnh phát triển của vùng Tây Bắc của Tổ quốc”.

Đây không chỉ là khẩu hiệu, không chỉ là ý chí mà đây là mệnh lệnh của trái tim. Trong giai đoạn tới, việc đẩy nhanh tốc độ phát triển, với mục tiêu đưa tỉnh Lào Cai là tỉnh khá của cả nước và đến năm 2020 trở thành tỉnh phát triển của vùng Tây Bắc của Tổ quốc thì việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất là một trong những mục tiêu được tỉnh xác định rất rõ nét. Tỉnh đã nghiên cứu, ban hành những chính sách khuyến khích ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, trong sản xuất công nghiệp và dịch vụ… Điều đó sẽ tạo ra những sản phẩm có giá trị cao trong nền kinh tế thị trường.

Tại Kỳ họp thứ hai, HĐND tỉnh khóa XV, nhiệm kỳ 2016-2021 đã Nghị quyết điều chỉnh mức thu ngân sách lên 6.200 tỷ đồng cao hơn chỉ tiêu kế hoạch đề ra ở đầu năm là 700 triệu đồng. Các chỉ tiêu về an sinh xã hội cũng được điều chỉnh tăng hơn như điều chỉnh số chỉ tiêu giường bệnh của phòng khám đa khoa khu vực… Điều đó thể hiện quyết tân chính trị của toàn Đảng bộ, chính quyền và sự đồng thuận của nhân dân các dân tộc tỉnh Lào Cai. Không bằng lòng với những gì đã đạt được, với tư duy khoa học, nghiêm túc, với sự chỉ đạo quyết liệt nền kinh tế của tỉnh vận hành theo quy luật của cơ chế thị trường, đồng thời nhiệm vụ đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao đời sống nhân dân vẫn được đặt lên hàng đầu. Đó là đó là ý chí vượt qua thử thách, sự năng động và của lòng nhiệt huyết sôi sục từ những đồng chí lãnh đạo chủ chốt của tỉnh đến những người dân bình thường quyết tâm vươn lên, kiến tạo một Lào Cai phát triển.

N.Q

Page 15: %l17,1ôn,%, 81+o1'o1 TIN SO 9.pdf · khoa học, đúng luật, đồng thời phát huy được quyền làm chủ của nhân dân trong hoạt động TXCT. Nhiệm kỳ 2011-2016,

BẢN TIN ĐẠI BIỂU NHÂN DÂN

Số 09 - 2016 15

Nâng cao hiệu quả hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp HĐND các cấp trên địa bàn tỉnh Lào Cai

NGÔ HỮU TƯỜNG

Chất vấn là hoạt động giám sát của cơ quan HĐND, đại biểu HĐND. Thông

qua hoạt động chất vấn, các đại biểu thể hiện trách nhiệm của mình đối với cử tri. Chất vấn là hỏi và đề nghị giải thích rõ về điều gì, việc gì, chứ không chỉ là hỏi và trả lời đơn thuần tìm hiểu thông tin. Người chất vấn ở đây là các đại biểu dân cử, người đại

diện cho ý chí, nguyện vọng và lợi ích của nhân dân; người trả lời là lãnh đạo các cơ quan nhà nước với tư cách là người đứng đầu, thủ trưởng cơ quan, đơn vị. Theo đó mỗi câu hỏi chất vấn tại nghị trường phải là những vấn đề liên quan tới lợi ích của đa số cử tri, được đông đảo nhân dân quan tâm, những vấn đề mà dư luận xã hội đang bức xúc và cần có biện pháp tháo gỡ, những vấn đề có tính chất dự báo, có thể diễn ra, nếu không có cách thức ứng phó kịp thời sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và đất nước,..

Xuất phát từ tình hình thực tế của địa phương, những năm gần đây Thường trực HĐND tỉnh Lào Cai đã quan tâm đến việc đổi mới nội dung và không ngừng nâng cao

chất lượng hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp. Do vậy nhiều đại biểu HĐND đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, nghiên cứu, đổi mới, nâng cao chất lượng các câu hỏi chất vấn tại các kỳ họp; chủ động, phát hiện những vấn đề nổi cộm, bức xúc ở địa phương, từ đó có ý kiến chất vấn với các cơ quan liên quan hoặc kiến nghị

với Thường trực HĐND, các ban HĐND để tổ chức các đoàn giám sát, nhằm làm rõ trách nhiệm và đề xuất các giải pháp khắc phục. Nhiều đại biểu đã kiên trì đeo bám vấn đề đã chất vấn, kiến nghị đến khi có kết quả, thể hiện bản lĩnh, tâm huyết trong hoạt động dân cử. Trong đó, các đại biểu là Thường trực HĐND, các đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách, Tổ trưởng Tổ đại biểu và các đại biểu là trưởng, phó, thành viên các Ban HĐND đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, đóng góp tích cực cho

hoạt động của HĐND, vai trò, vị thế của HĐND trong hệ thống chính trị ở địa phương ngày càng được khẳng định và tăng cường.

Để hoạt động chất vấn đạt hiệu quả, trước hết là việc lựa chọn vấn đề chất vấn: Thông qua hoạt động tiếp xúc cử tri, giám sát, tiếp dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân, các Ban, các Tổ đại biểu HĐND tỉnh có trách nhiệm tổng hợp các vấn đề báo cáo Thường trực HĐND tỉnh. Sau khi tiếp nhận thông tin từ các Ban HĐND, các Tổ đại biểu HĐND, kết hợp với phản ánh trực tiếp của các đại biểu HĐND, của cử tri, Thường trực HĐND tỉnh phân tích, lựa chọn những vấn đề mà nội dung ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của địa phương, hoặc những vấn

Đại biểu Huyện Bảo Yên phát biểu tại kỳ họp. Ảnh: Hữu Tường

Page 16: %l17,1ôn,%, 81+o1'o1 TIN SO 9.pdf · khoa học, đúng luật, đồng thời phát huy được quyền làm chủ của nhân dân trong hoạt động TXCT. Nhiệm kỳ 2011-2016,

BẢN TIN ĐẠI BIỂU NHÂN DÂN

Số 09 - 2016 16

đề bức xúc được nhiều cử tri quan tâm, để tổng hợp chuyển các cơ quan có liên quan và UBND tỉnh yêu cầu giải trình tại kỳ họp. Do vậy ở nhiệm kỳ kỳ 2011-2016 nội dung các vấn đề được lựa chọn để chất vấn tại các kỳ họp HĐND tỉnh luôn mang tính thời sự, là những vấn đề chưa được giải quyết hoặc giải quyết chưa dứt điểm trong thực tế. Khi điều hành phần chất vấn và trả lời chất vấn, Chủ tọa kỳ họp đã luôn cố gắng tạo ra bầu không khí dân chủ, thoải mái, tập trung và nghiêm túc. Các đại biểu được chất vấn những vấn đề mình quan tâm với tinh thần thẳng thắn, xây dựng. Những vấn đề chưa nhất trí, đại biểu được trực tiếp đối thoại làm rõ. Thường trực HĐND tỉnh cũng yêu cầu các cơ quan có trách nhiệm trả lời chất vấn phải đi thẳng vào nội dung đại biểu chất vấn, giải trình bằng văn bản những việc đã làm được, chưa làm được, nêu nguyên nhân và có giải pháp khắc phục những tồn tại. Vì vậy đã hạn chế dần cách trả lời chung chung, né tránh, đùn đẩy trách nhiệm hoặc đổ lỗi cho khách quan. Trước khi chất vấn Thường trực HĐND tỉnh yêu cầu: người chất vấn khi đã ra câu hỏi phải ngắn gọn, cụ thể, nêu đúng, trúng vấn đề, phải đánh giá được phần giải trình của cơ quan có trách nhiệm, để thấy cần thiết tiếp tục chất vấn hay dừng lại, nếu chất vấn tiếp phải nhằm làm sáng tỏ vấn đề đã đưa ra chứ không phải là nêu vấn đề khác hoặc đặt câu hỏi có tính chất thăm dò hay khai thác thông tin. Người trả lời chất vấn cũng cần phải có sự chuẩn bị chu đáo, nghiên cứu kỹ câu hỏi, vận dụng kiến thức chuyên môn, hiểu biết thực tế để câu trả lời có tính thuyết phục...

Xuất phát từ thực tế tại các kỳ họp ở HĐND tỉnh Lào Cai, chúng tôi xin được trao đổi một số vấn đề nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp HĐND các cấp trên địa bàn tỉnh như sau.

Một là: Thường trực HĐND cần lựa chọn vấn đề để đưa ra chất vấn, là những vấn đề bức xúc, mang tính thời sự mà được nhiều cử tri địa phương quan tâm, để thông qua chất vấn tìm ra được giải pháp thúc đẩy việc hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ của địa phương.

Hai là: Chủ tọa điều hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn phải linh hoạt, khoa học, sáng tạo, xử lý các tình huống một cách hợp lý và hiệu quả để ý kiến chất vấn và trả lời chất vấn đi đúng trọng tâm, để phiên chất vấn thực sự là một cuộc đối thoại trên tinh thần dân chủ, trách nhiệm và vì lợi ích của tập thể.

Ba là: Người nêu câu hỏi và trả lời câu hỏi chất vấn phải có sự đầu tư nghiên cứu, lựa chọn vấn đề phù hợp với thực tế ở địa phương. Việc trả lời chất vấn của UBND và các cơ quan liên quan phải có nội dung cụ thể, rõ ràng, có căn cứ khoa học, có các giải pháp cụ thể để khắc phục tồn tại.

Bốn là: Sau phiên trả lời chất vấn UBND các cấp cần chỉ đạo kịp thời việc giải quyết các ý kiến chất vấn của đại biểu. Đây là một nội dung quan trọng góp phần khẳng định uy tín, năng lực quản lý, điều hành của chính quyền địa phương.

Năm là: Thường trực HĐND, các Ban, các Tổ và các đại biểu HĐND cần coi trọng giám sát việc giải quyết các ý kiến chất vấn của đại biểu HĐND và kiến nghị của cử tri. Đồng thời tăng cường tổ chức các hoạt động theo dõi, khảo sát, nắm tình hình trên địa bàn nơi mình ứng cử để thu thập nhiều thông tin, phát hiện những vấn đề bức xúc của cử tri cũng như việc thực hiện lời hứa của các phòng, ban làm cơ sở để có ý kiến chất vấn tại kỳ họp.

Sáu là: Mỗi đại biểu HĐND phải không ngừng học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ chuyên môn, chính trị, kỹ năng hoạt động của người đại biểu dân cử, để tự hoàn thiện mình góp phần vào tích cực vào các hoạt động giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương.

N.H.T

Page 17: %l17,1ôn,%, 81+o1'o1 TIN SO 9.pdf · khoa học, đúng luật, đồng thời phát huy được quyền làm chủ của nhân dân trong hoạt động TXCT. Nhiệm kỳ 2011-2016,

BẢN TIN ĐẠI BIỂU NHÂN DÂN

Số 09 - 2016 17

MỘT SỐ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM NĂM HỌC 2016 - 2017CỦA NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH LÀO CAI

KIỀU TRANG

Năm học 2016-2017, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lào Cai đã xác định rõ chủ

đề “Vì học sinh thân yêu; xây dựng trường học kỷ cương - văn hóa, nhà giáo nhân văn - sáng tạo, học sinh văn minh- lịch sự”. Để thực hiện tốt chủ đề của năm học, Sở Giáo dục - Đào tạo quán triệt phương hướng, giải pháp và tập trung triển khai một số nhiệm vụ chủ yếu trong năm học mới để đưa chất lượng giáo dục Lào Cai phát triển.

Trước hết toàn ngành Giáo dục - Đào tạo phải tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền

vận động, nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền và toàn xã hội về yêu cầu đổi mới giáo dục; quán triệt tổ chức thực hiện sáng tạo, hiệu quả chương trình hành động của Tỉnh ủy Lào Cai, Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban chấp hành trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông; trọng tâm là triển khai, thực hiện hiệu quả Đề án số 06-ĐA-TU của Tỉnh ủy về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trọng tâm là nguồn đào tạo chất lượng cao, giai đoạn 2016-2020”.

Vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ giáo viên phải được đặt lên hàng đầu. Trước mắt tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới; nâng cao nhận thức chính trị, yêu cầu của đổi mới giáo dục; quán triệt tổ chức thực hiện có hiệu quả, thiết thực Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,

phong cách Hồ Chí Minh; Chỉ thị số 15-CT-TU ngày 09/5/2016 của Ban thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai, cùng với đẩy mạnh thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua; chú trọng giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp; nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; rà soát, đánh giá, phân loại đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp lại để sử dụng đội ngũ có hiệu qủa cao nhất.

Công tác cải cách hành chính trong giáo dục cần được đẩy mạnh hơn nữa, đổi mới công tác

quản lý, thực hiện đúng phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã theo Thông tư liên tịch số 11/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 29/5/2015; tăng cường trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo công tác giáo dục của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp; đẩy mạnh việc giao quyền tự chủ trong quản lý giáo dục, đặc biệt là đối với cơ sở giáo dục, người đứng đầu cơ quan quản lý giáo dục; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Tăng cường kỷ cương, nề nếp, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, chủ động ngăn chặn, phát hiện và xử lý kịp thời những tồn tại, hạn chế, yếu kém trong giáo dục.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và hiệu quả giáo dục. Trong năm học này tập trung vào những điểm sau: Đẩy mạnh việc xây dựng trường chuẩn quốc gia, trường chất lượng cao, vận dụng mô hình dạy học mới đảm bảo chất lượng, hiệu quả, chỉ đạo linh hoạt, sáng tạo và có lộ trình để triển khai, thực hiện cho phù hợp từng đơn vị, địa phương; Tiếp tục chỉ đạo xây dựng các mô hình trường học gắn với thực tiễn; chuẩn bị tiếp cận các hoạt động đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông theo Nghị quyết của Quốc hội; Đẩy mạnh công tác học sinh, sinh viên; giáo dục kỹ năng sống, giáo dục lao động, hướng nghiệp, dạy nghề, giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động trải nghiệm, sáng tạo; xây dựng môi trường giáo dục an toàn, kỷ cương, thân thiện.

Việc củng cố kết quả, nâng cao chất lượng, phát huy hiệu quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học, xóa mù chữ và phổ cập giáo dục trung học cơ sở; đẩy

(Xem tiếp trang 19)

Ảnh: P.V

Page 18: %l17,1ôn,%, 81+o1'o1 TIN SO 9.pdf · khoa học, đúng luật, đồng thời phát huy được quyền làm chủ của nhân dân trong hoạt động TXCT. Nhiệm kỳ 2011-2016,

BẢN TIN ĐẠI BIỂU NHÂN DÂN

Số 09 - 2016 18

THỰC TRẠNG VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐẤT Ở, ĐẤT SẢN XUẤT, NƯỚC SINH HOẠT CHO HỘ ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ NGHÈO

VÀ HỘ NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAIHÀ THỊ THIỆP

Trưởng Ban Dân tộc HĐND tỉnh

Triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất nước sinh hoạt cho đồng

bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn đặc biệt khó khăn (theo Quyết định 755/QD-TTg ngày 20/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ), từ cuối năm 2013 và đầu năm 2014 tỉnh Lào Cai đã rà soát để xây dựng Đề án trình

Trung ương phân bổ nguồn vốn hỗ trợ cho các đối tượng được hưởng lợi.

Theo Đề án tỉnh Lào Cai có 21.773 hộ dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo có nhu cầu hỗ trợ, chiếm 81,43% số hộ nghèo trên địa bàn toàn tỉnh, với số kinh phí đề nghị hỗ trợ là 245.924 triệu đồng, trong đó nhu cầu hỗ trợ đất ở là 355 hộ, hỗ trợ đất sản xuất là 2.696 hộ; hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán và nước sinh hoạt tập trung là 14.297 hộ; đề nghị xây dựng mới 133 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung; hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề và hỗ trợ khác với 4.425 hộ hưởng lợi. Mức hỗ trợ từ ngân sách Trung ương và vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội cho mỗi hộ để tạo quỹ đất sản xuất bình quân 30 triệu đồng/hộ, trong đó, ngân sách Trung ương hỗ trợ 15 triệu đồng/hộ và được vay tín dụng tối đa không quá 15 triệu đồng/hộ, thời gian vay

5 năm với mức lãi suất bằng 0,1%/tháng tương đương với 1,2%/năm; hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề để mua sắm nông cụ, máy móc làm dịch vụ sản xuất nông nghiệp hoặc cần vốn để làm các nghề khác, tăng thu nhập, thì được ngân sách Trung ương hỗ trợ 5 triệu đồng/hộ và được vay vốn tín dụng tối đa không quá 15 triệu đồng/

hộ; ngoài ra chính sách quy định hỗ trợ đào tạo nghề, xuất khẩu lao động và giao khoán bảo vệ rừng, trồng rừng cho hộ dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo để tăng thu nhập cho người nghèo.Từ năm 2014 đến nay Lào Cai đã nhận hỗ trợ đất sản xuất cho 392 hộ/2.696 bằng 14,54% so với nhu cầu; hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề mua sắm máy móc nông cụ sản xuất, kinh doanh 769/3.692 hộ, chiếm 20,82%; hỗ trợ xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt tập chung cho 3.923 hộ, với 51 công trình, tổng số vốn hỗ trợ đạt 57.611 triệu đồng/245.924 triệu đồng bằng 23,43% nhu cầu vốn thực hiện chính sách.

Qua giam sát của Ban Dân tộc HĐND tỉnh cho thấy nguồn vốn hỗ trợ bước đầu đã phát huy hiệu quả, người nghèo được hỗ trợ đã mua thêm đất để sản xuất, bình quân mỗi hộ

mua được diện tích trồng khoảng từ 0,3 đến 0,9 ha đất lúa, đất nương và khai hoang ruộng bậc thang để sản xuất, cơ bản các hộ được hỗ trợ và vay vốn đều sự dụng vốn đúng mục đích, có đất sản xuất chắc chắn sẽ tạo cơ hội cho người nghèo từng bước ổn định cuộc sống; tuy nhiên việc triển khai hỗ trợ tại cơ sở còn chậm, hỗ trợ đất sản xuất cho người nghèo từ quỹ đất chưa sử dụng của các địa phương không còn, chủ yếu hỗ trợ tiền mặt và lập danh sách cho vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội để người nghèo tự mua đất và khai hoang đất tự có, việc mua đất sản xuất theo nhu cầu của hộ gia đình rất khó khăn, với số vốn tối đa là 30 triệu/hộ, người nghèo không có vốn đầu tư thêm nên rất khó để tìm được mảnh đất sản xuất ưng ý, chủ yếu là gia đình dòng họ tự chuyển nhượng đất cho người thân. Hỗ trợ đất ở đến nay chưa thực hiện vì quỹ đất ở của các địa phương không còn.

Ban Dân tộc HĐND tỉnh giám sát việc thực hiện chương trình hỗ trợ DTTS nghèo theo Quyết định 755 của Thủ tướng Chính phủ.

Ảnh: Quang Chi

Page 19: %l17,1ôn,%, 81+o1'o1 TIN SO 9.pdf · khoa học, đúng luật, đồng thời phát huy được quyền làm chủ của nhân dân trong hoạt động TXCT. Nhiệm kỳ 2011-2016,

BẢN TIN ĐẠI BIỂU NHÂN DÂN

Số 09 - 2016 19

Đối với những hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo việc mua máy móc nông cụ sản xuất để chuyển đổi ngành nghề kinh doanh bước đầu đã phát huy hiệu quả, các máy móc người nghèo mua chủ yếu là máy nghiền đa năng thức ăn chăn nuôi 3 A2, 2 KW; máy cày, mày bừa, máy xay xát, máy tuốt lúa, máy tách ngô...; một số loại máy đã phát huy hiệu quả như máy nghiền đa năng để phục vụ hộ gia đình chế biến thức ăn chăn nuôi đã tận dụng được tối đa các nguồn thức ăn xanh như các loại rau, củ, quả, thân cây chuối, cây ngô sau thu hoạch, cỏ voi... để chế biến thức ăn theo hướng công nghiệp phục vụ cho phát chăn nuôi hàng hóa, tăng thu nhập cho hộ gia đình; máy xay xát tạo công ăn việc làm thường xuyên cho hộ gia đình; các loại máy cày, máy bừa bước đầu đã giải phóng sức lao động cho chính hộ gia đình và có thể cày, bừa thuê cho cộng đồng, tuy nhiên do tính chất sản xuất của vùng cao theo mùa vụ nên các loại máy cày, máy bừa chưa thực sự đáp ứng nhu cầu kinh doanh để có thu nhập thường xuyên cho người nghèo. Hỗ trợ đào tạo nghề và xuất khẩu lao động khó triển khai vì lao động nghèo, nông thôn chưa mạnh dạn đi xuất khẩu lao động và chuyển đổi nghề; chính sách được ban hành thực hiện trong giai đoạn ngắn (2013-2015); tuy nhiên đến

nay các địa phương triển khai các hạng mục hỗ trợ cơ bản chậm, vì vậy trong thời gian tới để đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn theo Quyết định 755/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, các địa phương cần chỉ đạo các tổ chức đoàn thể hướng dẫn người nghèo đăng ký mua đất sản xuất, phối hợp với các nguồn lực khác tìm mua đất phù hợp, thực hiện thủ tục chuyển nhượng đất theo đúng quy định của pháp luật; đồng thời khẩn trương giải ngân nguồn vốn cấp nước sinh hoạt phân tán cho các hộ gia đình, thực hiện duy tu và sửa chữa các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung đã đầu tư xây dựng; đối với nguồn vốn hỗ trợ người nghèo mua máy móc, nông cụ sản xuất, các địa phương cần hướng dẫn cho người nghèo linh hoạt trong việc lựa chọn sử dụng vốn, không nhất thiết phải mua máy cày, máy bừa, nông cụ phục vụ cho sản xuất, mà có thể đầu tư vào các ngành nghề khác phù hợp với điều kiện các hộ gia đình từng khu vực để tạo công ăn, việc làm phù hợp với lao động nông thôn vùng cao góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững.

Đ.P

mạnh xóa mù chữ cho người lao động cần được chú trọng. Ngành tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục vùng cao, giáo dục dân tộc; tăng cường tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số. Đẩy mạnh tư vấn hướng nghiệp và định hướng nghề nghiệp, thực hiện phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS và THPT; đa dạng hóa các hoạt động giáo dục đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên; rà soát, củng cố, nâng cao năng lực hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng.

Tăng cường nguồn lực, huy động tối đa, lồng ghép các chương trình, dự án để phát triển sự nghiệp giáo dục, nhất là đối với các cơ sở giáo dục vùng cao, vùng khó khăn. Chú trọng việc triển khai thực hiện Đề án số 06 của Tỉnh ủy trong đó đặc biệt chú trọng việc đầu tư thực hiện đề án rà soát, điều chỉnh mạng lưới trường lớp; trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú; trường chuẩn Quốc gia. Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành mục tiêu xây dựng phòng học bán trú cho học sinh và nhà công vụ cho giáo viên năm 2016,

2017; triển khai thực hiện xóa phòng học tạm; phát triển hạ tầng công nghệ thông tin. Tiếp tục đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục với nội dung toàn diện, hình thức phong phú và hiệu quả.

Như vậy, để triển khai, thực hiện có hiệu quả những nhiệm vụ trọng tâm của ngành Giáo dục năm học 2016-2017, rất cần Sở Giáo dục và Đào tạo chủ động, tích cực tham mưu, phối hợp với các sở ngành địa phương trong triển khai, thực hiện nhiệm vụ; có kế hoạch cụ thể, tập trung chỉ đạo công tác chuyên môn, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và hiệu quả giáo dục - đào tạo. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động giáo dục; tăng cường quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp; huy động các nguồn lực cho phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo; chú trọng công tác thông tin, tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, của tỉnh Lào Cai về công tác giáo dục - đào tạo, đặc biệt là nhiệm vụ đổi mới giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận của toàn xã hội cùng ngành giáo dục và đào tạo thực hiện tốt nhiệm vụ của năm học 2016-2017.

K.T

MỘT SỐ NHIỆM VỤ... (Tiếp theo trang 17)

Page 20: %l17,1ôn,%, 81+o1'o1 TIN SO 9.pdf · khoa học, đúng luật, đồng thời phát huy được quyền làm chủ của nhân dân trong hoạt động TXCT. Nhiệm kỳ 2011-2016,

BẢN TIN ĐẠI BIỂU NHÂN DÂN

Số 09 - 2016 20

Bản Phùng xây dựng nông thôn mới QUANG HÀ

Bản Phùng là xã nằm ở phía Đông Nam huyện Sa Pa, cách thị trấn Sa

Pa trên 30 Km có diện tích trên 29,98 km2 có 301 hộ dân với 1914 nhân khẩu trong đó đồng bào dân tộc Dao chiếm 77,4%, đồng bào dân tộc Mông chiếm 22,6% sinh sống tại 6 thôn bản. Là một xã vùng 3 của huyện Sa Pa, tỉ lệ hộ nghèo chiếm trên

60% (theo tiêu chí cũ). Tuy nhiên trong những năm qua, Đảng ủy, HĐND, UBND xã Bản Phùng rất quyết tâm xây dựng xã Nông thôn mới và đã đạt được những thành tích đáng khích lệ.

Ngay từ đầu năm, chính quyền xã triển khai thực hiện các nhiệm vụ chính chương trình trọng tâm của huyện, chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) năm 2016. Hàng tháng, xã tổ chức đánh giá tình hình thực hiện 19 tiêu chí xây dựng NTM xã Bản Phùng phấn đấu tới năm 2020 hoàn thành 19/19 tiêu chí để đạt xã NTM. Xã đã Kiện toàn ban chỉ đạo xây dựng NTM của xã. Chỉ

đạo các phòng ban chuyên môn triển khai thực hiện kế hoạch xây dựng NTM năm 2016. Chỉ đạo cán bộ chuyên môn triển khai thực hiện kế hoạch xây dựng NTM năm 2016. Đồng thời giữ vững 5 tiêu chí đã đạt được đó là tiêu chí về thủy lợi (Tiêu chí 3); cơ cấu lao động (Tiêu chí 12); An ninh trật tự (Tiêu chí 19); Y tế (Tiêu chí 15); quy

hoạch (Tiêu chí 1) Trong năm 2016 tiếp tục thực hiện 2 tiêu chí gồm hình thức tổ chức sản xuất (Tiêu chí 13); Nhà ở dân cư (Tiêu chí 9).

Ban chỉ đạo NTM của xã đã tổ chức kiểm tra làm nhà vệ sinh và vệ sinh môi trường nông thôn. Tổ chức kiểm tra, khảo sát các hộ gia đình nằm trong diện có nguy cơ sạt lở, sửa chữa nhà cửa dột nát, duy tu bảo dưỡng thường xuyên các tuyến đường trục xã, thôn, đường ngõ xóm. huy động các nguồn lực làm nhà cửa cho nhân dân đến nay đa số các hộ gia đình đã có nhà bán kiên cố tạo điều kiện ổn định

cuộc sống cho các gia đình nghèo. Đã tiến hành duy tu bảo dưỡng các tuyến đường, từ đường trục chính đến các tuyến đường nội thôn và toàn bộ các công trình nước sạch trên địa bàn toàn xã; xã đã đi kiểm tra thực tế, lập danh sách trình phòng kinh tế các hộ nằm trong vùng có nguy cơ sạt lở trong 06 tháng cuối năm sẽ hoàn thiện và tiến hành chi trả cho các hộ dân; nhân dân thôn Nậm Si tự huy động nguồn lực nhân dân để mở mới 2,2km đường trong thôn. Đối với công tác làm nhà vệ sinh và làm truồng nhốt gia súc. Đến thời điểm hiện tại toàn xã đã hoàn thiện 100% hộ gia đình có nhà vệ sinh, truồng nhốt gia súc.

Ban Dân tộc HĐND tỉnh giám sát vay vốn của các hộ DTTS nghèo tại xã Bản Phùng (Sa Pa).

Ảnh: Quang Chi

Page 21: %l17,1ôn,%, 81+o1'o1 TIN SO 9.pdf · khoa học, đúng luật, đồng thời phát huy được quyền làm chủ của nhân dân trong hoạt động TXCT. Nhiệm kỳ 2011-2016,

BẢN TIN ĐẠI BIỂU NHÂN DÂN

Số 09 - 2016 21

Trong không khí tưng bừng chào mừng thắng lợi của Đại hội Đảng các cấp và thắng lợi của cuộc bầu cử Quốc hội khóa XIV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021, xã Bản Phùng đã huy động nhân dân tích cực sản xuất, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của UBND huyện giao. Tổ chức hỗ trợ tư vấn cho nhân dân trong việc chọn giống gieo cấy vụ mùa. Xã đã nhận và phát các loại giống lúa, ngô và phân cụ thể như sau: Giống lúa VL20 là 1.350 kg trong đó nhà nước hỗ trợ 943,5 kg; Giống 838 là 80 kg, Giống Thái Bình là 78 kg; Hương thơm số 7 là 150 kg; Bắc thơm là 165 kg; Giống Ngô là 1.011 kg và phân bón là 7.800 kg. Nhân dân đã cấy ruộng được 95% trong tổng số 127,3 ha ruộng (vụ mùa) năm 2016, còn lại 5% do chưa có nước để cấy (đạt 95% so với KH) nếu thời tiết thuận lợi sẽ cấy hết 5% còn lại, đã trồng được 3 ha (giảm 2 ha so với CK), đã trồng 81ha ngô, (ngô hè thu KH giao là 45 ha; Nhân dân đã đăng ký trồng 50 ha; Tính đến thời điểm 30/6/2016 thì đã trồng xong 100% trên tổng số 50 ha). Đàn gia súc, gia cầm phát triển tốt. Công tác chăm sóc, bảo vệ rừng được thực hiện thường xuyên, liên tục và hiệu quả góp phần đưa tỉ lệ che phủ rừng đạt 43%. Bảo vệ rừng ngoài hạn mức 799,3 ha, Chăm sóc rừng sản xuất 30,9 ha. Tổ chức tuyên truyền công tác bảo vệ rừng & phát triển rừng thông qua hình thức họp thôn, luôn tham gia các vụ chứa cháy rừng ở các xã lân cận, Tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, ngăn chặn tình trạng khai thác vận chuyển, săn bán động vật rừng trái phép. Trong 6 tháng đầu năm 2016 xã đã vận động nhân dân trồng 10 ha rừng.

Tuy nhiên, việc xây dựng NTM của xã Bản Phùng nói riêng và các xã vùng cao nói chung còn gặp nhiều khó khăn. Đó là: Nguồn lực để thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM của xã rất hạn chế. Xã có tới trên 67% hộ nghèo, nên nguồn kinh phí

thiếu rất cần sự hỗ trợ của huyện, tỉnh và các tổ chức doanh nghiệp. Đời sống nhân dân khó khăn, diện tích đất sản xuất rất hạn chế, chủ yếu là núi đá, khí hậu khá khắc nghiệt, nhiều phong tục tập quán lạc hậu vấn còn nặng nề… Đánh giá 6 tháng đầu năm, HĐND, UBND xã Bản Phùng nhận định: Trong 6 tháng đầu năm 2016 vẫn còn một số khó khăn và hạn chế như thời tiết diễn biến phức tạp gây thiệt hại lớn về sản xuất nông, lâm nghiệp, các công trình chậm tiến độ; việc triển khai các nội dung trong chương trình xây dựng NTM còn chưa đáp ứng được yêu cầu; phát triển giao thông nông thôn còn gặp nhiều khó khăn do địa hình bị chia cắt, độ dốc lớn, mưa nhiều, vật liệu chưa dáp ứng được nhu cầu, lĩnh vực vệ sinh môi trường còn gặp nhiều khó khăn do thói quen và tập tục lạc hậu của người dân, cơ sở vật chất trường học tuy đã được đầu tư nhưng vẫn còn thiếu chưa đạt trường chuẩn Quốc gia, tình hình an ninh, trật tự xã hội còn nhiều yếu tố phức tạp, là còn nhiều đơn thư khiếu nại của công dân.

Với sự đồng lòng, nhất trí của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Bản Phùng sẽ hoàn thành 02 tiêu chí đăng ký hoàn thành trong năm 2016: Tiêu chí số 09 (nhà ở dân cư) và tiêu chí 13 (hình thức tổ chức sản xuất). Tiêu chí số 9 đã tiến hành lập danh sách, kết hợp với Ngân hàng Chính sách cho các hộ dân vay vốn ưu đãi để tiến hành xóa nhà tạm dột nát trong năm nay. Đến thời điểm hiện tại đã gửi danh sách lên Ngân hàng và chờ giải ngân. Tiêu chí số 13 giao cho khuyến nông xã và Hội nông dân đang tiến hành hoàn thiện hồ sơ để trong 06 tháng cuối năm xã sẽ có 01 hợp tác xã. Với những giải pháp cụ thể, có tính khả thi đang được xã tích cực tiến hành, tin chắc rằng cuối năm nay, xã Bản Phùng sẽ đạt được kế hoạch xây dựng NTM đề ra.

Q.H

Page 22: %l17,1ôn,%, 81+o1'o1 TIN SO 9.pdf · khoa học, đúng luật, đồng thời phát huy được quyền làm chủ của nhân dân trong hoạt động TXCT. Nhiệm kỳ 2011-2016,

BẢN TIN ĐẠI BIỂU NHÂN DÂN

Số 09 - 2016 22

TIN HOẠT ĐỘNG

ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI:Lấy ý kiến tham gia dự thảo luật trách nhiệm

bồi thường của nhà nước vàLuật trợ giúp pháp lý (sửa đổi)

Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đã tổ chức hội thảo tham gia ý kiến đóng góp vào dự

thảo Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và Luật Trợ giúp pháp lý (sửa đổi). Đồng chí Vũ Xuân Cường, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì hội thảo; tham dự có các đại biểu Quốc hội Đoàn Lào Cai, các đồng chí đại diện lãnh đạo UBND tỉnh và một số sở, ban, ngành của tỉnh.

Về dự thảo Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, cơ bản các đại biểu nhất trí dự thảo đã được sửa đổi theo hướng toàn diện, bổ sung phạm vi trách nhiệm bồi thường, quy định thêm một số thiệt hại được bồi thường, cụ thể và rõ ràng hơn về trình tự, thủ tục giải quyết bồi thường, kinh phí bồi thường và thủ tục chi trả... Tại Điều 34 nên quy định: “UBND cấp huyện giải quyết bồi thường trong trường hợp cơ quan gây thiệt hại là các cơ quan: UBND cấp huyện, cơ quan chuyên môn và các cơ quan, đơn vị thuộc UBND cấp huyện, UBND các xã, phường, thị trấn. Phòng Tư pháp giúp UBND cấp huyện giải quyết bồi thường”; lý do là để phù hợp với tình hình thực tế và phân cấp ngân sách.

Về Luật Trợ giúp pháp lý (sửa đổi)... Các đại biểu đề nghị sửa đổi, bổ sung một số nội dung: Cần mở rộng đối tượng thực hiện trợ giúp pháp lý là trẻ em, người nhiễm HIV, nhóm người yếu thế... Về hệ thống tổ chức trợ giúp pháp lý không nên phân biệt tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý; theo đó nên duy trì hệ thống tổ chức trợ giúp pháp lý như hiện nay sẽ đảm bảo tính kế thừa mà không cần có sự chuyển giao trụ sở, con người, phù hợp với quy định phân cấp cho địa phương, thu hút được nguồn lực ở địa phương cho hoạt động trợ giúp pháp lý.

K.T

Triển khai kế hoạch tiếp xúc cử tritrước kỳ họp thứ hai, Quốc hội khoá XIV

Thực hiện Luật Tổ chức Quốc hội, Quy chế hoạt động của đại biểu Quốc hội và

Đoàn đại biểu Quốc hội; Nghị quyết liên tịch số 525/2012/NQLT/UBTVQH13-ĐCTUBMTTQVN ngày 27/9/2012 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Đoàn chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về việc tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội, Đoàn ĐBQH tỉnh Lào Cai đã xây dựng và ban hành Kế hoạch tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ hai, Quốc hội khoá XIV tại các huyện Bát Xát, Sa Pa, Bảo Thắng, Bảo Yên và Si Ma Cai. Đại biểu Quốc hội báo cáo với cử tri tình hình kinh tế - xã hội của cả nước và của tỉnh Lào Cai 9 tháng đầu năm 2016; báo cáo kết quả hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh từ sau kỳ họp thứ nhất đến trước kỳ họp thứ hai; thông báo dự kiến nội dung chương trình kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XIV đồng thời tiếp thu ý kiến kiến nghị của cử tri để phản ánh với Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan nhà nước hữu quan. Thời gian tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ hai được thực hiện từ ngày 04/10 đến ngày 06/10/2016.

P.V

THƯỜNG TRỰC HĐND TỈNH:Tổ chức phiên họp thường kỳ thứ ba

Vừa qua, Thường trực HĐND tỉnh Lào Cai tổ chức phiên họp thường kỳ thứ

ba. Thông qua báo cáo kết quả hoạt động của Thường trực và các Ban HĐND tỉnh tháng 8, dự kiến chương trình hoạt động tháng 9 năm 2016; Lấy ý kiến tham gia vào dự thảo Quy chế hoạt động của Thường trực HĐND, các Ban HĐND, các Tổ đại biểu HĐND, đại biểu HĐND tỉnh Lào Cai khóa XV; Lấy ý kiến tham gia vào dự thảo Hướng dẫn việc thực hiện Nghị quyết số 72/2016/NQ-HĐND ngày 18/7/2016 của HĐND tỉnh về quy định chế độ chi đảm bảo hoạt động của HĐND các cấp tỉnh Lào Cai... Tham dự phiên họp có các đồng chí: Thường trực HĐND, Đoàn ĐBQH tỉnh; lãnh đạo các Ban HĐND tỉnh; lãnh đạo và chuyên viên Văn phòng HĐND. Tại phiên họp, các đại biểu đã thảo luận thống nhất đánh giá trong tháng 8, Thường trực HĐND tỉnh đã chỉ đạo, điều hòa, phối hợp cùng các Ban HĐND tỉnh tổ chức thực hiện chương trình hoạt động và hoàn thành cơ bản kế hoạch đã đề ra.

Ảnh: Minh Thuận

Page 23: %l17,1ôn,%, 81+o1'o1 TIN SO 9.pdf · khoa học, đúng luật, đồng thời phát huy được quyền làm chủ của nhân dân trong hoạt động TXCT. Nhiệm kỳ 2011-2016,

BẢN TIN ĐẠI BIỂU NHÂN DÂN

Số 09 - 2016 23

TIN HOẠT ĐỘNG

Việc xây dựng chương trình, kế hoạch giám sát đã bám sát với yêu cầu, điều kiện thực tế. Tuy nhiên, trong tháng các Ban HĐND đều triển khai tổ chức giám sát nên không tránh khỏi việc trùng chéo về thời gian, đối tượng giám sát...

Triển khai những nhiệm vụ trọng tâm tháng 9 năm 2016, đồng chí Nguyễn Văn Vịnh, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh yêu cầu: Thường trực, các Ban HĐND tỉnh xây dựng, ban hành các kế hoạch khảo sát, giám sát cần nghiên cứu, sắp xếp thời gian, địa điểm, tránh sự trùng chéo và quan tâm tới những vấn đề như: Việc di dân ra khỏi vùng khó khăn, nguy hiểm; việc thu ngân sách nhà nước đặc biệt là các nguồn thu từ du lịch; việc thực hiện các dự án thuê đất, tình hình sử dụng đất trên địa bàn tỉnh... tổ chức hội nghị trao đổi kinh nghiệm hoạt động giữa Thường trực, các Ban HĐND tỉnh với Thường trực, các Ban HĐND các huyện, thành phố; việc phối hợp công tác giữa Văn phòng HĐND tỉnh với Văn phòng HĐND - UBND các huyện, thành phố; tổng hợp nhu cầu bồi dưỡng, tập huấn cho đại biểu HĐND cấp xã để có kế hoạch tổ chức và biên soạn tài liệu; Chủ trì, phối hợp xem xét, nghiên cứu, thẩm tra, ban hành văn bản thỏa thuận các tờ trình của UBND tỉnh...

Ngân Hà

Thoả thuận chủ trương đầu tư một số dự án trên địa bàn tỉnh

Trong tháng 9 năm 2016, Thường trực HĐND tỉnh đã xem xét, thẩm tra và cho

ý kiến thoả thuận đối với 06 tờ trình của UBND tỉnh, trong đó: Đề nghị chấp thuận bổ sung danh mục các công trình, dự án phải thu hồi đất để sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng năm 2016 trên địa bàn tỉnh và đề xuất chủ trương đầu tư một số dự án, cụ thể: Dự án hạ tầng kỹ thuật khu dân cư Nhà máy Bia Lào Cai, với tổng diện tích đất

dự kiến thu hồi 8.265,0 m2; Dự án khai thác mở rộng và nâng cấp công suất khu mỏ đồng Sin Quyền Lào Cai của Tổng Công ty Khoáng sản - TKV tại xã Cốc Mỳ và xã Bản Vược, huyện Bát Xát (108,51 ha); Dự án đường liên xã Yên Sơn- Minh Tân - Bảo Hà, huyện Bảo Yên; 03 dự án Đường du lịch tại một số xã trên địa bàn huyện Sa Pa; Dự án thủy điện Mường Khương tại xã Dìn Chin, huyện Mường Khương...; Ngoài ra, Thường trực HĐND tỉnh thẩm tra, xem xét, nhất trí sáp nhập 44 thôn, tổ dân phố cũ của 9 xã, thị trấn thuộc huyện Mường Khương thành 22 thôn, tổ dân phố mới; sáp nhập 6 thôn cũ thành 3 thôn mới của xã Y Tý và xã Cốc San, huyện Bát Xát theo đề nghị của UBND tỉnh.

Các văn bản thỏa thuận của Thường trực HĐND tỉnh với UBND tỉnh đều được xem xét, thẩm tra theo đúng quy trình; một số tờ trình có nội dung quan trọng, phức tạp Thường trực HĐND tỉnh đã đề nghị UBND tỉnh trong quá trình triển khai các dự án phải chú ý đến công tác sắp xếp dân cư trong vùng dự án, xây dựng đồng bộ, đảm bảo cơ sở vật chất, hạ tầng cũng như thực hiện đầy đủ nội dung, phương án phục hồi môi trường.

Sùng Thị Pằng

BAN KINH TẾ - NGÂN SÁCH:Khảo sát việc thực hiện chính sáchkhuyến khích ứng dụng khoa học

và công nghệ trên địa bàn tỉnh

Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh đã xây dựng kế hoạch và tiến hành khảo

sát việc thực hiện chính sách khuyến khích ứng dụng khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Lào Cai từ năm 2011 đến nay. Qua khảo sát cho thấy: Việc ban hành chính sách khuyến khích ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh theo Nghị quyết số 04/2012/NQ-HĐND của HĐND tỉnh sau 4 năm thực hiện đã đem lại hiệu quả tích cực, việc ứng ụng các tiến bộ kỹ thuật khoa học công nghệ vào sản xuất đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm, tăng thu nhập cho người sản xuất. Từ khi ban hành chính sách đến nay đã hỗ trợ 44 dự án ứng dụng khoa học và công nghệ. Tổng kinh phí thực hiện 27.682 triệu đồng, trong đó nguồn sự nghiệp khoa học tỉnh hỗ trợ 7.025 triệu đồng, nguồn đối ứng của nhân dân 20.657 triệu đồng. Các dự án

Ảnh: P.V

Page 24: %l17,1ôn,%, 81+o1'o1 TIN SO 9.pdf · khoa học, đúng luật, đồng thời phát huy được quyền làm chủ của nhân dân trong hoạt động TXCT. Nhiệm kỳ 2011-2016,

BẢN TIN ĐẠI BIỂU NHÂN DÂN

Số 09 - 2016 24

TIN HOẠT ĐỘNG

khảo nghiệm tập trung vào các giống cây trồng, vật nuôi và giống thủy sản mới có giá trị kinh tế cao được triển khai tại các huyện Bảo Yên, Bảo Thắng, Văn Bàn, Sa Pa, Bát Xát, Mường Khương và thành phố Lào Cai. Tuy nhiên, một số mô hình, dự án sau khi đưa vào khảo nghiệm đã thành công nhưng chưa được sản xuất nhân rộng; nhiều mô hình, dự án thực hiện chưa hiệu quả; công tác thông tin tuyên truyền về các mô hình có hiệu quả còn hạn chế; điều kiện sản xuất ở một số địa phương còn nhiều khó khăn... Qua khảo sát, Ban kiến nghị: Tiếp tục thực hiện chính sách khuyến khích ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh, đặc biệt quan tâm hỗ trợ các ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ ở các vùng nông thôn; lựa chọn các mô hình có hiệu quả, phù hợp với từng địa phương để nhân rộng; tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền các mô hình có hiệu quả... nhằm tạo ra các sản phẩm có chất lượng, góp phần nâng cao đời sống cho nhân dân các địa phương trong tỉnh.

P.V

Triển khai kế hoạch giám sát việc thực hiện Đề án phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại

nguồn trên địa bàn thành phố Lào Cai, huyện Bát Xát, huyện Sa Pa...

Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh đã ra Quyết định thành lập Đoàn giám sát và

ban hành kế hoạch giám sát việc thực hiện Đề án phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn thành phố Lào Cai, huyện Bát Xát, huyện Sa Pa và công tác xử lý rác thải của Công ty cổ phần Môi trường đô thị Lào Cai. Mục đích đánh giá kết quả đạt được, những tồn tại, khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện Đề án phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn thành phố Lào Cai, huyện Bát Xát, huyện Sa Pa và hoạt động xử lý rác thải của Công ty cổ phần Môi trường đô thị Lào Cai. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn và có định hướng trong thời gian tiếp theo. Đối tượng giám sát bao gồm các sở: Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Thông tin và Truyền thông; UBND các huyện Bát Xát, Sa Pa, thành phố Lào Cai; UBND thị trấn Sa Pa (Sa Pa), UBND các phường Duyên Hải, Kim Tân, Bình Minh (thành phố Lào Cai); Công ty

cổ phần Môi trường đô thị Lào Cai. Nội dung giám sát việc triển khai thực hiện Đề án phân loại chất thải rắn sinh hoạt. Trong đó tập trung giám sát việc triển khai của các ngành, đơn vị, các địa phương theo nhiệm vụ được phân công; tình hình huy động, sử dụng kinh phí theo tiến độ đề án và những khó khăn, vướng mắc; Hoạt động xử lý rác thải của Công ty cổ phần Môi trường đô thị... Dự kiến kế hoạch giám sát sẽ được triển khai thực hiện và hoàn thành trong tháng 10 năm 2016.

Ngân Hà

BAN PHÁP CHẾ:GIÁM SÁT TẠI SỞ LAO ĐỘNG,

THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

Để có cơ sở đánh giá, nhận định toàn diện, khách quan tình hình tổ chức và

hoạt động của Đội công tác xã hội tình nguyện cấp xã; Ban Pháp chế HĐND tỉnh đã có buổi làm việc trực tiếp với các ngành Tài chính, Nội vụ và Lao động, Thương binh và Xã hội. Trên cơ sở báo cáo của các ngành và ý kiến của các thành viên Đoàn giám sát thấy: Cơ bản của các Đội tình nguyện đã triển khai thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo đúng quy định, như tổ chức các hoạt động quản lý, giáo dục phòng ngừa, ngăn chặn tệ nạn ma túy, mại dâm, giảm lây nhiễm và giảm tác hại của HIV/AIDS, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về tại cộng đồng; từ năm 2013 đến nay, các Đội tình nguyện đã tổ chức 1.694 buổi truyền thông nhóm nhỏ với 38.373 lượt người tham dự, 730 buổi truyền thông mở rộng với 68.730 lượt người tham dự; tiếp cận, tư vấn cá nhân được 5.472 lượt/2.142 người; vận động 2.464 lượt người cai nghiện tại cộng đồng, gia đình; 1.227 lượt người nghiện tại Trung tâm; 1.245 người uống thuốc methadone... góp phần làm giảm thiểu các tệ nạn xã hội trên địa bàn.

Bên cạnh đó, hoạt động của Đội tình nguyện còn hạn chế như công tác tuyên truyền chủ yếu là lồng ghép, công tác nắm bắt tư tưởng, tâm tư nguyện vọng của đối tượng cần được tư vấn, hỗ trợ chưa chặt chẽ, kịp thời; một số tình nguyện viên ngại tiếp xúc, năng lực công tác phòng chống tệ nạn xã hội còn hạn chế về phương pháp, kỹ năng; công tác tập huấn kiến thức, kỹ năng nâng cao năng lực hoạt động cho thành viên Đội chưa thường xuyên... Tại buổi

Page 25: %l17,1ôn,%, 81+o1'o1 TIN SO 9.pdf · khoa học, đúng luật, đồng thời phát huy được quyền làm chủ của nhân dân trong hoạt động TXCT. Nhiệm kỳ 2011-2016,

BẢN TIN ĐẠI BIỂU NHÂN DÂN

Số 09 - 2016 25

TIN HOẠT ĐỘNG

làm việc, Đoàn giám sát đã trao đổi, thống nhất kiến nghị UBND tỉnh tạm dừng việc thành lập mới các đội công tác xã hội tình nguyện để củng cố, tìm giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đội đã thành lập; Đề nghị sở lao động, Thương binh và Xã hội tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn hoạt động của Đội; chính quyền cấp huyện, cấp xã cần tăng cường công tác chỉ đạo, quan tâm tạo điều kiện hơn nữa để các đội công tác XHTN hoạt động hiệu quả.

K.T

TRIỂN KHAI GIÁM SÁT VIỆC TẠM ĐÌNH CHỈ, ĐÌNH CHỈ CÁC VỤ ÁN VÀ GIẢI QUYẾT KNTC

TRONG LĨNH VỰC TƯ PHÁP CỦA TAND HAI CẤP

Thực hiện chương trình giám sát chuyên đề năm 2016, Ban Pháp chế HĐND tỉnh

đã triển khai xây dựng kế hoạch giám sát việc tạm đình chỉ, đình chỉ các vụ, việc và công tác giải quyết đơn thư khiếu nai, tố cáo trong lĩnh vực tư pháp của TAND hai cấp. Qua giám sát nhằm đánh giá những kết quả đạt được, chưa được, những thuận lợi, khó khăn, tìm ra nguyên nhân và kiến nghị những giải pháp khắc phục những hạn chế, tồn tại, những vấn đề chưa phù hợp của hệ thống pháp luật, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan tư pháp. Theo đó, Ban tiến hành giám sát kết quả giải quyết các loại án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, hành chính, kinh doanh thương mại, lao động của TAND; trong đó, xem xét, đánh giá số liệu, nguyên nhân việc tạm đình chỉ, đình chỉ các vụ việc; đồng thời giám sát công tác kiểm sát việc tuân theo pháp tại các phiên tòa, kiểm sát các bản án, quyết định của TAND hai cấp; kiểm sát việc ra quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ các vụ, việc đối với các quyết định tạm đình

chỉ, đình chỉ các vụ, việc của TAND hai cấp... Kế hoạch giám sát được triển khai và thực hiện trong tháng 10/2016.

K.T

BAN VĂN HÓA - XÃ HỘI:Triển khai kế hoạch giám sát việc

thực hiện rà soát, điều chỉnhmạng lưới trường, lớp học...

Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh đã ban hành kế hoạch giám sát việc thực hiện

rà soát, điều chỉnh mạng lưới trường, lớp học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên tỉnh Lào Cai giai đoạn 2015-2020. Thông qua giám sát để đánh giá việc triển khai, thực hiện đề án rà soát, điều chỉnh mạng lưới trường, lớp học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên tỉnh Lào Cai năm học 2015-2016 và năm học 2016-2017. Đánh giá công tác phối hợp giữa các sở, ban, ngành, các đơn vị địa phương trong công tác tuyên truyền, vận động triển khai và tổ chức thực hiện, kết quả đạt được, những khó khăn, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong việc triển khai thực hiện rà soát, điều chỉnh mạng lưới trường, lớp học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên tỉnh Lào Cai năm học 2015-2016 và năm học 2016-2017; giải pháp triển khai thực hiện điều chỉnh mạng lưới trường, lớp học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên tỉnh Lào Cai đến năm 2020. Nội dung: Giám sát việc thực hiện rà soát, điều chỉnh mạng lưới trường, lớp học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2015-2020. Kết quả chỉ đạo, triển khai và tổ chức thực hiện; khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân; trách nhiệm của tập thể, cá nhân; kiến nghị, đề xuất, giải pháp khắc phục... Đối tượng giám sát: Các sở Giáo dục và Đào tạo, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nội vụ, Tài nguyên và Môi trường, Lao động Thương binh và Xã hội, Xây dựng; UBND các huyện, thành phố. Dự kiến kế hoạch giám sát sẽ được triển khai thực hiện và hoàn thành trong tháng 10 năm 2016.

P.V

Ban Pháp chế HĐND tỉnh giám sát tại Sở Lao động, Thương binh và Xã hội.

Ảnh: Kim Thu

Page 26: %l17,1ôn,%, 81+o1'o1 TIN SO 9.pdf · khoa học, đúng luật, đồng thời phát huy được quyền làm chủ của nhân dân trong hoạt động TXCT. Nhiệm kỳ 2011-2016,

BẢN TIN ĐẠI BIỂU NHÂN DÂN

Số 09 - 2016 26

TIN HOẠT ĐỘNG

CÁC BAN, VĂN PHÒNG HĐND TỈNHTham dự Hội nghị cộng tác viên toàn quốc

Báo Đại biểu Nhân dân năm 2016

Ngày 6/9/2016 tại thành phố Vũng Tàu, Báo Đại biểu Nhân dân phối hợp với Thường

trực HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức hội nghị cộng tác viên toàn quốc Báo Đại biểu Nhân dân năm 2016. Dự hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội; Nguyễn Hạnh Phúc, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương; Thường trực HĐND, Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố và các cộng tác viên tiêu biểu báo Đại biểu Nhân dân trong cả nước. Tham dự hội nghị về phía tỉnh Lào Cai có lãnh đạo các Ban, Văn phòng HĐND tỉnh; các cộng tác viên tiêu biểu thuộc Văn phòng HĐND tỉnh. Đây là Hội nghị được tổ chức thường niên của Báo Đại biểu Nhân dân

tổ chức gặp mặt cộng tác viên để giao lưu, chia sẻ và trao đổi kinh nghiệm của người làm Báo.Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao kết quả hoạt động thời gian qua của Báo ĐBND và mong rằng Báo tiếp tục có bước tiến mới trong thời gian tới. Báo thực sự là cầu nối thông tin giữa đại biểu và cử tri; là kênh thông tin chính thống của Quốc hội và HĐND các cấp; phản ánh đầy đủ, kịp thời tâm tư, nguyện vọng của cử tri về các vấn đề của đời sống xã hội. Tờ báo ngày càng có bản sắc riêng, thông tin phong phú, sinh động, có quan điểm, chính kiến rõ ràng; tính tranh luận và phản biện ngày càng rõ nét. Thời gian tới Báo Đại biểu Nhân dân cần tập trung trao đổi, đề xuất các giải pháp để tiếp tục cải tiến hình thức, nâng cao chất lượng nội dung, tăng cường sự kết nối, phối hợp giữa Báo và các cộng tác viên, để Báo thực sự là Tiếng nói của Quốc hội, diễn đàn của đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và cử tri cả nước.

Ngô Hữu Tường

Tham dự Hội nghị tập huấn Luật Ban hànhvăn bản quy phạm pháp luật năm 2015

Ngày 13/9/2016, Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai phối hợp với Vụ Các vấn đề chung

về xây dựng pháp luật - Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị tập huấn Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 và Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Tham dự hội nghị có đồng chí Đặng Xuân Thanh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo các Ban HĐND tỉnh; lãnh đạo Văn phòng HĐND, UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh, cán bộ pháp chế, công chức trực tiếp làm công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật cấp tỉnh, cấp huyện...

Các báo cáo viên Vụ Các vấn đề chung về pháp luật thuộc Bộ Tư pháp trực tiếp giới thiệu những nội dung cơ bản, những điểm mới của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015; Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật được Quốc hội khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ 9 ngày 22/6/2015, có hiệu lực từ ngày 01/7/2016. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật là cơ sở pháp lý quan trọng để thực hiện các mục tiêu cải cách pháp luật, đổi mới quy trình lập pháp, lập quy từ Trung ương đến địa phương, nhằm nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật, dân chủ hoá quy trình lập pháp, lập quy; xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hướng minh bạch và dễ tiếp cận. Tại hội nghị, báo cáo viên cũng giới thiệu quy trình xây dựng Nghị quyết của HĐND do UBND trình; giới thiệu quy trình xây dựng, ban hành Quyết định của UBND...

Ngân Hà

Đại diện Trưởng đoàn các tỉnh thành phố chụp ảnh lưu niệm với đồng chí Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.

Ảnh: H.T

Ảnh: P.V

Page 27: %l17,1ôn,%, 81+o1'o1 TIN SO 9.pdf · khoa học, đúng luật, đồng thời phát huy được quyền làm chủ của nhân dân trong hoạt động TXCT. Nhiệm kỳ 2011-2016,

Số 09 - 2016 27

NHỊP CẦU ĐẾN VỚI CỬ TRI BẢN TIN ĐẠI BIỂU NHÂN DÂN

TRẢ LỜI Ý KIẾN KIẾN NGHỊ CỦA CỬ TRI(Tiếp theo kỳ trước)

QUY HOẠCH VÀ XÂY DỰNG CƠ BẢN10. Cử tri huyện Bắc Hà đề nghị tỉnh đầu tư xây

dựng đường nước sạch cho thôn Tả Củ Tỷ (4km) phục vụ 40 hộ dân và 2 điểm trường; đầu tư xây dựng đường thủy lợi thôn Kha Phàng, xã Bản Già.

Ý kiến của UBND tỉnh:Công trình CNSH thôn Tả Củ Tỷ được xây dựng

năm 2003 cấp nước cho 60 hộ dân và 2 trường học, hiện nay công trình đã xuống cấp.

UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các ngành chức năng căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách tỉnh hoặc các nguồn hợp pháp khác đề xuất báo cáo UBND tỉnh.

11. Cử tri huyện Si Ma Cai đề nghị tỉnh đầu tư hồ chứa nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và cấp nước sinh hoạt cho nhân dân, đảm bảo ổn định đời sống (Hồ thôn Sán Khố Sủ xã Sán Chải; Hồ chứa nước xã Thào Chư Phìn, Lử Thẩn, Lùng Sui).

Ý kiến của UBND tỉnh:Si Ma Cai là huyện vùng cao núi đá khan hiếm

nguồn nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt trong mùa khô. Hiện tại công nghệ có thể cho phép xây dựng các hồ treo, chứa nước mùa mưa để phục vụ mở rộng các diện tích tưới cây trồng cạn và cấp nước sinh hoạt.

Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và PTNT đang nghiên cứu trình Chính phủ có chính sách hỗ trợ xây dựng các điểm chứa nước ở những vùng khó khăn phục vụ sản xuất và sinh hoạt, chống biến đổi khí hậu. UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và PTNT tích cực làm việc với Bộ Nông nghiệp và PTNT để được đầu tư các dự án tại Si Ma Cai, Mường Khương, Bắc Hà theo chính sách nêu trên.

12. Cử tri huyện Mường Khương đề nghị tỉnh đầu tư kinh phí xây kè bờ suối và hệ thống chắn rác khu vực hố thoát nước tại cánh đồng thôn Cốc Chứ để thoát úng cho 100ha diện tích đất nông nghiệp, đảm bảo sản xuất cho 181 hộ dân thôn Pạc Ngam, thôn Cốc Chứ và thôn Lủng Phạc của xã Nấm Lư.

- Đề nghị xây dựng kênh mương tưới tiêu cho các thôn thuộc xã La Pan Tẩn: Thôn Mường Lum 2 để tưới tiêu cho 15,8 ha gồm 2 tuyến với tổng chiều dài 3km; Thôn Ma Cái Thàng tưới tiêu cho 6 ha, gồm 01 tuyến với chiều dài là 3km; Thôn Tỉn Thàng tưới tiêu cho 6,5ha, gồm 2 tuyến (2 nguồn nước) với tổng chiều dài là 3,8km; xây dựng 01 tuyến mương thủy lợi với chiều dài 3,5km tại thôn Lao Cu Chải, xã Cao Sơn để đảm bảo tưới tiêu sản xuất cho nhân dân.

Ý kiến của UBND tỉnh:Tiếp thu ý kiến kiến nghị của cử tri, UBND tỉnh

giao Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với

Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính cùng các đơn vị liên quan xem xét, báo cáo UBND tỉnh.

13. Cử tri huyện Bát Xát phản ánh, trận lũ do cơn bão số 4 năm 2008 đã làm hỏng 75ha diện tích đất canh tác lúa của nhân dân và các đập thuỷ lợi của xã Trịnh Tường với nguồn vốn của xã, huyện đã khôi phục được 50 ha, còn 25 ha chưa khôi phục được, đề nghị tỉnh quan tâm hỗ trợ kinh phí để khôi phục một số diện tích đất lúa và các đập thuỷ lợi, đặc biệt là làm kè suối Bản Mạc, Trung Tiến để mùa mưa lũ không ảnh hưởng đến diện tích lúa và một số nhà dân.

- Đề nghị tỉnh quan tâm đầu tư xây dựng và sửa chữa một số mương thủy lợi dẫn nước về đồng ruộng: Mương thủy lợi từ thôn Khu Chu Phìn xã Sàng Ma Sáo đến thôn Nậm Giàng xã Dền Sáng; mương thủy lợi thôn Ngải Trồ, thôn Dền Sáng xã Dền Sáng; mương thủy lợi từ thôn Ngải Trồ đi thôn Trung Trải xã Dền Sáng; mương thủy lợi từ thôn Ngải Thầu về thôn Dền Thàng 3 xã Dền Thàng để tạo điều kiện cho nhân dân có điều kiện phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.

Ý kiến của UBND tỉnh:Tiếp thu ý kiến kiến nghị của cử tri, UBND tỉnh

giao Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính cùng các đơn vị liên quan xem xét, báo cáo UBND tỉnh.

14. Cử tri huyện Bảo Yên đề nghị tỉnh sớm đầu tư công trình nước sạch tại khu trung tâm Bến Cóc xã Long Khánh (đã có Quyết định quy hoạch số 17/QĐ-UB ngày 07/01/2010) để phục vụ sinh hoạt cho nhân dân 3 bản 6, 7, 8 xã Long Khánh và một phần dân bên sông của xã Việt Tiến.

- Đề nghị tỉnh đầu tư xây kè chống lũ bản Nà Mường, xã Nghĩa Đô, chiều dài 100m (đoạn từ đầu mương đến cầu ruộng nhà ông Cổ Văn Tóng bản Kem); xây kè suối Nặm Luông chiều dài 200m (đoạn từ nhà ông Ương đến cầu treo Pác Bó) để chống lũ quét.

Ý kiến của UBND tỉnh:Bản 6, 7, 8 hiện có 273 hộ với 1.043 nhân khẩu,

chủ yếu dọc hai bên Quốc lộ 70. Hiện tại, bản 7 đã có công trình CNSH được xây dựng năm 2011 cấp cho 86 hộ; bản 8 đã có công trình CNSH được xây dựng năm 2008 cấp cho 70 hộ và một phần dân bên sông của xã Việt Tiến; cả 2 công trình cấp nước này đều đang hoạt động và thu được tiền nước là 200đ/1m3, nhưng do Tổ quản lý của thôn không thường xuyên kiểm tra vận hành hệ thống nên để đầu mối còn lắng đọng nhiều bùn cát dẫn đến nguồn nước về bể kém. Yêu cầu UBND huyện Bảo Yên chỉ đạo UBND xã Long Khánh kiểm tra, kiện toàn lại tổ quản lý, đôn đốc nạo vét đầu mối, thau rửa bể lọc

Page 28: %l17,1ôn,%, 81+o1'o1 TIN SO 9.pdf · khoa học, đúng luật, đồng thời phát huy được quyền làm chủ của nhân dân trong hoạt động TXCT. Nhiệm kỳ 2011-2016,

BẢN TIN ĐẠI BIỂU NHÂN DÂN

Số 09 - 2016 28

NHỊP CẦU ĐẾN VỚI CỬ TRI

thô, xả cặn, xả khí để đảm bảo cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân.

Riêng đối với bản 6 hiện không có nguồn nước để cấp nước cho bản mà phải lấy nguồn nước tại khe Lụng Mâu của bản 7. Khe Lụng Mâu có 02 nhánh, 01 nhánh đã xây dựng đập đầu mối thu nước để cấp nước cho bản 7 và một số hộ dân cư bản 6 (khoảng 25 hộ) - nhánh này không đủ cung cấp cho toàn bộ dân cư bản 7 và bản 6. UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính cùng các đơn vị liên quan xem xét, báo cáo UBND tỉnh.

15. Cử tri huyện Sa Pa đề nghị tỉnh xem xét, đầu tư kiên cố hoá con mương thuỷ lợi đầu nguồn giáp xã Tả Phìn về Móng Sến I và thôn Chu Lìn II với chiều dài hơn 4 km phục vụ nhu cầu sản xuất cho nhân dân; cấp kinh phí tu sửa lại nguồn nước sinh hoạt trước đây nay đã xuống cấp phục vụ sinh hoạt cho nhân dân các thôn Pờ Xì Ngài, thôn Chu Lìn II, thôn Vù Lùng Sung, thôn Móng Sến I và II.

Ý kiến của UBND tỉnh:Công trình thủy lợi Tả Phìn - Trung Chải huyện

Sa Pa mới hình thành tuyến kênh đất dài 6 km, nếu được nâng cấp kiên cố phục vụ tưới 80 ha lúa ruộng. UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và PTNT nghiên cứu đề xuất công trình vào dự án JICA sử dụng nguồn vốn ODA Nhật Bản giai đoạn 2016-2020.

Từ năm 2003 đến nay xã Trung Chải được đầu tư 03 công trình cấp nước sinh hoạt Pờ Xì Ngài phục vụ 20 hộ và 01 điểm trường mầm non; Công trình cấp nước thôn Chu Lìn II phục vụ 647 người (cấp nước cho 100 hộ và 03 điểm trường, 01 trạm y tế xã); Công trình cấp nước thôn Móng Sến II phục vụ cho 116 người. UBND xã đã giao các công trình cho thôn tự quản, tuy nhiên đến nay chỉ còn công trình Pờ Xì Ngài và Chu Lìn II còn hoạt động nhưng đã xuống cấp nhiều, công trình Móng Sến II không còn hoạt động. Ngoài ra thôn Vù Lùng Sung cần xây dựng mới công trình cấp nước phục vụ 200 hộ dân và 02 điểm trường (công trình này đã được nhiều đoàn tư vấn đến khảo sát nhưng cần vốn đầu tư cao nên đến nay chưa được đầu tư).

Yêu cầu UBND huyện Sa Pa chỉ đạo xã UBND xã Trung Chải tổ chức sửa chữa nâng cấp 02 công trình đang còn hoạt động bằng nguồn vốn hỗ trợ của tỉnh và các nguồn vốn hợp pháp khác của huyện. Đối với các công trình làm lại và làm mới UBND huyện Sa Pa lập kế hoạch báo cáo UBND tỉnh và các sở, ngành chức năng.

16. Cử tri các huyện trong tỉnh đề nghị tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng xem xét, sớm nâng cấp, sửa chữa, mở rộng các trường mầm non, tiểu học... hiện nay đã xuống cấp và đầu tư xây dựng các công trình phụ trợ (nhà bán trú, sân trường, phòng học chức năng, nhà đa năng, phòng hiệu bộ...).

Ý kiến của UBND tỉnh:UBND tỉnh đã giao Sở Giáo dục và Đào tạo,

Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính phối hợp với UBND huyện, thành phố rà soát và báo cáo UBND tỉnh nhu cầu nhà ở công vụ cho giáo viên, nhà ở cho học sinh bán trú và xóa phòng học tạm. Cụ thể:

- Năm 2016-2017 nhu cầu đầu tư xây dựng 2.129 phòng, kinh phí: 205.345 triệu đồng (nhà ở bán trú cho học sinh: 910 phòng, kinh phí: 77.350 triệu đồng, nhà công vụ cho giáo viên: 1.219 phòng, kinh phí 127.995 triệu đồng). UBND tỉnh sẽ xin ý kiến chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh và giao kế hoạch thực hiện trong năm 2016-2017.

- Toàn tỉnh hiện có 864 phòng học tạm, khái toán 264 tỷ đồng. Trong điều kiện ngân sách tỉnh khó khăn, yêu cầu UBND các huyện, thành phố chủ động sửa chữa để đảm bảo điều kiện học cho giáo viên, học sinh. UBND tỉnh sẽ tiếp tục đề nghị Trung ương bố trí nguồn vốn thuộc chương trình kiên cố hoá trường lớp học.

- Một số các hạng mục khác như: sửa chữa, mở rộng các trường mầm non, tiểu học… UBND tỉnh đã chỉ đạo UBND huyện, thành phố triển khai thực hiện gắn với thực hiện quy hoạch mạng lưới trường lớp học (Quyết định số 2760/QĐ-UBND ngày 27/8/2015).

17. Cử tri các huyện Mường Khương, Bảo Yên đề nghị tỉnh xem xét đầu tư kinh phí mở rộng diện tích và xây dựng trụ sở làm việc của UBND các xã Tả Thàng và xã Lùng Khấu Nhin, Nghĩa Đô vì hiện tại trụ sở các xã quá trật hẹp không đủ phòng làm việc cho cán bộ, một số lãnh đạo của xã và các ban, ngành, đoàn thể đang sử dụng chung phòng làm việc nên ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả công việc.

Ý kiến của UBND tỉnh:Trong thời gian qua tỉnh Lào Cai rất quan tâm triển

khai thực hiện đầu tư xây dựng trụ sở xã, phường, thị trấn (gọi chung là xã), đến nay hầu hết các xã được đầu tư trụ sở HĐND và UBND cơ bản đáp ứng điều kiện làm việc. Một số công trình được đầu tư từ các năm trước (theo mẫu cũ) sau một thời gian sử dụng đến nay diện tích không đáp ứng yêu cầu làm việc, nên cần bổ sung kế hoạch xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa như đề nghị của cử tri huyện Mường Khương, Bảo Yên là cần thiết. Tuy nhiên do nguồn lực đầu tư của tỉnh còn hạn chế, vì vậy việc đầu tư xây, cải tạo, sửa chữa các trụ sở xã cần phải được sắp xếp thứ tự ưu tiên các công trình cấp bách.

Đối với trụ sở UBND các xã: Tả Thàng, Lùng Khấu Nhin (Mường Khương), Nghĩa Đô (Bảo Yên) trước mắt UBND huyện Mường Khương, Bảo Yên kiểm tra, hướng dẫn các xã tổ chức sắp xếp, bố trí lại diện tích các phòng làm việc một cách hợp lý, khoa học để khắc phục khó khăn bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao. Việc đầu tư bổ sung xây dựng thêm các phòng làm việc của trụ sở các

Page 29: %l17,1ôn,%, 81+o1'o1 TIN SO 9.pdf · khoa học, đúng luật, đồng thời phát huy được quyền làm chủ của nhân dân trong hoạt động TXCT. Nhiệm kỳ 2011-2016,

BẢN TIN ĐẠI BIỂU NHÂN DÂN

Số 09 - 2016 29

NHỊP CẦU ĐẾN VỚI CỬ TRI

xã, UBND tỉnh giao Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính cân đối nguồn vốn, sắp xếp thứ tự ưu tiên thực hiện giai đoạn 2016-2020.

18. Cử tri các huyện Bắc Hà, Sa Pa, Bát Xát đề nghị tỉnh tiếp tục đầu tư xây dựng, sửa chữa nhà văn hóa, mua sắm các trang thiết bị để đảm bảo cho việc sinh hoạt, thông tin, tuyên truyền đến nhân dân.

Ý kiến của UBND tỉnh:Trong những năm qua, tỉnh Lào Cai đã quan tâm

đầu tư xây dựng nhà văn hóa xã, thôn thông qua việc lồng ghép nhiều nguồn vốn như: Nghị quyết 37; Chương trình Xây dựng NTM, Chương trình MTQGVH, Ngân sách tập trung, Vốn sự nghiệp ngân sách tỉnh,... Đến nay trên toàn tỉnh đã có 68 nhà văn hóa xã, phường, thị trấn và 1.322 nhà văn hóa thôn phục vụ nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa của địa phương đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần của nhân dân.

Để việc xây dựng nhà văn hóa xã, thôn, bản đạt hiệu quả, yêu cầu chính quyền địa phương xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí xây dựng; ưu tiên các xã xây dựng nông thôn mới gửi các ngành chức năng (Sở Kế hoạch & Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp & PTNT, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch) để tham mưu cho UBND tỉnh bố trí nguồn vốn xây dựng (theo Nghị quyết số 35/2015/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ xây dựng nhà văn hóa cộng đồng khu dân cư trên địa bàn tỉnh Lào Cai).

19. Cử tri huyện Bắc Hà, Bảo Yên đề nghị tỉnh chỉ đạo ngành chức năng xem xét, đầu tư xây dựng chợ Tả Củ Tỷ nhằm giúp nhân dân giao thương cụm xã; xây dựng hệ thống cống rãnh thoát nước khu vực chợ xã Nghĩa Đô.

Ý kiến của UBND tỉnh:a. Chợ Tả Củ Tỷ, huyện Bắc Hà được hình thành

từ năm 1999, khi hình thành chủ yếu là các hộ dân tại trung tâm xã bày bán các sản phẩm phục vụ tiêu dùng hàng ngày, rau hoa củ quả của bà con nhân dân trao đổi mua bán hai bên đường trục liên thôn, liên xã. Đến nay nhà nước đã bố trí cho nhân dân họp tại khu đất trống có mặt bằng hơn 1.000m2 và nhân dân dựng lều, lán tạm để kinh doanh vào những ngày phiên chợ. Chợ được họp 02 buổi từ 7h00’ đến 9h00’ ngày thứ 3 và thứ 6 hàng tuần, với 20 - 30 hộ kinh doanh tại 02 buổi họp chợ. Để tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân trong vùng kinh doanh các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân, trong giai đoạn này mật độ dân cư và nhu cầu mua sắm, trao đổi hàng hóa chưa cao, yêu cầu UBND huyện Bắc Hà dành một phần kinh phí để đầu tư xây dựng các dãy ki ốt khung thép lợp tôn cho các hộ tiểu thương bán hàng vào các ngày chợ phiên. Sau khi thông tuyến đường sang Sín Mần, tỉnh Hà Giang sẽ nghiên cứu xem xét các điều kiện thực tế, cụ thể để đầu tư xây dựng.

b. Chợ Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên được đầu tư xây dựng năm 2015 do UBND huyện Bảo Yên làm chủ đầu tư gồm: Các hạng mục công trình nhà chợ chính và một số hạng mục công trình phụ trợ phục vụ cho kinh doanh của nhân dân trong vùng, bằng nguồn vốn của chương trình xây dựng nông thôn mới. Đến nay chợ đã được hoàn thành và đi vào sử dụng, khai thác, kinh doanh. Riêng hệ thống thoát nước chưa được đầu tư. Với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm, yêu cầu UBND huyện Bảo Yên xem xét, bố trí hỗ trợ nguồn kinh phí để hoàn thiện hệ thống cống rãnh thoát nước.

20. Cử tri huyện Mường Khương các xã khu vực Cao Sơn đề nghị tỉnh có cơ chế đặc thù để tận dụng những khu đất còn trống, không phù hợp cho sản xuất, ưu tiên xây nhà công vụ hoặc giao đất cho giáo viên, tự dựng nhà ở, vì số cán bộ công chức xã, giáo viên ở các tỉnh xa lên công tác không có chỗ ở phải đi thuê nhà rất xa (trung tâm huyện), điều kiện khó khăn, trong khi việc xây dựng nhà công vụ cho giáo viên, cán bộ xã là quá khả năng của địa phương.

Ý kiến của UBND tỉnh:Theo quy định tại Điều 52 của Luật Đất đai thì

thẩm quyền giao đất cho hộ gia đình, cá nhân như kiến nghị của cử tri thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện và phải căn cứ vào Kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Để giải quyết kiến nghị của cử tri, UBND huyện Mường Khương căn cứ tình hình thực tế, xem xét có phương án điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trình UBND tỉnh phê duyệt để thực hiện giao đất theo quy định của pháp luật.

21. Cử tri huyện Sa Pa phản ánh, cầu treo tại hai thôn Vù Lùng Sung, thôn Móng Sến II đang bị xuống cấp nghiêm trọng, đề nghị tỉnh xem xét, cấp kinh phí sửa chữa để phục vụ cho việc đi lại và lưu thông hàng hoá của nhân dân; khảo sát và đầu tư xây dựng cầu cứng, cầu sắt, đường giao thông liên thôn, liên gia để cho nhân dân và học sinh tại 2 thôn Vù Lùng Sung và thôn Pờ Xì Ngài đi lại thuận tiện.

Ý kiến của UBND tỉnh:a. Cầu treo thôn Vù Lùng Sung và Móng Sến II

đã được UBND huyện Sa Pa giao danh mục chuẩn bị đầu tư, hiện đang tiến hành các thủ tục để sửa chữa.

b. Cầu tại thôn Vù Lùng Sung đã được Sở Giao thông vận tải Lào Cai phối hợp với UBND huyện Sa Pa rà soát, đăng ký danh mục đầu tư xây dựng trong Dự án cầu dân sinh và quản lý tài sản địa phương (LRAMP) do Ban QLDA 3 và Sở GTVT Lào Cai thực hiện. Còn lại cầu tại thôn Pờ Xì Ngài đã được Sở GTVT Lào Cai và UBND huyện Sa Pa rà soát, đăng ký danh mục đầu tư xây dựng trong kế hoạch trung hạn 2016-2020.

(Kỳ sau đăng tiếp)

Page 30: %l17,1ôn,%, 81+o1'o1 TIN SO 9.pdf · khoa học, đúng luật, đồng thời phát huy được quyền làm chủ của nhân dân trong hoạt động TXCT. Nhiệm kỳ 2011-2016,

Số 09 - 2016 30

BẢN TIN ĐẠI BIỂU NHÂN DÂNNGHỊ QUYẾT MỚI BAN HÀNH

Tại kỳ họp thứ hai, HĐND tỉnh khóa XV đã thông qua 43 Nghị quyết. Trong đó 12 nghị quyết về các chế độ chính sách, cụ thể:

1. Nghị quyết số 36/2016/NQ-HĐND ngày 18/7/2016 của HĐND tỉnh về chính sách thu hút, đãi ngộ, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2016 - 2020.

2. Nghị quyết số 37/2016/NQ-HĐND ngày 18/7/2016 của HĐND tỉnh về số lượng, chức danh và mức phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và thôn, tổ dân phố; chế độ đối với lực lượng công an, dân quân trong thời gian thực hiện nhiệm vụ.

3. Nghị quyết số 38/2016/NQ-HĐND ngày 18/7/2016 của HĐND tỉnh về mức thưởng cho các tập thể, cá nhân lập thành tích cao tại các cuộc thi quốc gia, khu vực Đông Nam á, châu lục và quốc tế trong các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, thể dục - thể thao, khoa học công nghệ và kỹ thuật, văn học - nghệ thuật trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

4. Nghị quyết số 39/2016/NQ-HĐND ngày 18/7/2016 của HĐND tỉnh về mức chi và định mức phân bổ kinh phí đảm bảo cho công tác xây dựng và hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND các cấp.

5. Nghị quyết số 40/2016/NQ-HĐND ngày 18/7/2016 của HĐND tỉnh về mức chi đảm bảo cho các hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

6. Nghị quyết số 41/2016/NQ-HĐND ngày 18/7/2016 của HĐND tỉnh về mức chi đảm bảo cho công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

7. Nghị quyết số 42/2016/NQ-HĐND ngày 18/7/2016 của HĐND tỉnh về mức chi đặc thù bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

8. Nghị quyết số 43/2016/NQ-HĐND ngày 18/7/2016 của HĐND tỉnh về mức hỗ trợ kinh phí bổ sung sách, báo, tài liệu cho Tủ sách pháp luật của Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

9. Nghị quyết số 44/2016/NQ-HĐND ngày 18/7/2016 của HĐND tỉnh về mức chi thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

10. Nghị quyết số 45/2016/NQ-HĐND ngày 18/7/2016 của HĐND tỉnh về mức chi cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

11. Nghị quyết số 46/2016/NQ-HĐND ngày 18/7/2016 của HĐND tỉnh về chế độ cấp phát trang phục, bảo hộ lao động cho công chức, viên chức, người lao động thuộc Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Lào Cai.

12. Nghị quyết số 47/2016/NQ-HĐND ngày 18/7/2016 của HĐND tỉnh bãi bỏ Nghị quyết số 28/2011/NQ-HĐND ngày 16/12/2011 của HĐND tỉnh quy định mức đóng góp Quỹ quốc phòng - an ninh.

Nội dung cụ thể các nghị quyết xem trên Cổng thông tin điện tử tỉnh Lào Cai thông qua địa chỉ: laocai.gov.vn - Người đại biểu nhân dân - Tài liệu phục vụ kỳ họp Hội đồng nhân dân - Kỳ họp thứ 2.

B.B.T

Page 31: %l17,1ôn,%, 81+o1'o1 TIN SO 9.pdf · khoa học, đúng luật, đồng thời phát huy được quyền làm chủ của nhân dân trong hoạt động TXCT. Nhiệm kỳ 2011-2016,

BẢN TIN ĐẠI BIỂU NHÂN DÂN

Số 09 - 2016 31

NGHỊ QUYẾT MỚI BAN HÀNH

Page 32: %l17,1ôn,%, 81+o1'o1 TIN SO 9.pdf · khoa học, đúng luật, đồng thời phát huy được quyền làm chủ của nhân dân trong hoạt động TXCT. Nhiệm kỳ 2011-2016,

BẢN TIN ĐẠI BIỂU NHÂN DÂN

Số 09 - 2016 32

NGHỊ QUYẾT MỚI BAN HÀNH