kinh tế thế giới

114
CÁC LÝ THUYẾT VỀ TMQT David Ricardo Sinh: 14 tháng 4 năm 1772 (1772-04-14) London, Anh Mất: 11 tháng 9 năm 1823 (51 tuổi) Gloucestershire, Anh Adam Smith Sinh: 5 tháng 6[1] 1723 (baptism) Kirkcaldy, Scotland Mất: 17 tháng 7 năm 1790 (67 tuổi) Edinburgh, Scotland 1

Transcript of kinh tế thế giới

Page 1: kinh tế thế giới

CÁC LÝ THUYẾT VỀ TMQT

David Ricardo

Sinh: 14 tháng 4 năm 1772 (1772-04-14)

London, Anh

Mất: 11 tháng 9 năm 1823 (51 tuổi)

Gloucestershire, Anh

Adam Smith

Sinh: 5 tháng 6[1] 1723 (baptism)

Kirkcaldy, Scotland

Mất: 17 tháng 7 năm 1790 (67 tuổi)

Edinburgh, Scotland 1

Page 2: kinh tế thế giới

Lý thuyết cổ điển về TMQT

Tại sao các nước tham gia hoạt động ngoại thương ?Sự phân phối nguồn lực giữa các quốc gia là không đồng đều. Điều này có nghĩa là các quốc gia khác nhau về nguồn lực kinh tế sẵn có

Việc sản xuất hiệu quả các hàng hoá khác nhau đòi hỏi công nghệ khác nhau hoặc kết hợp nguồn lực khác nhau.

2

Page 3: kinh tế thế giới

Lý thuyết cổ điển về TMQT

Quan điểm của trường phái trọng thương về thương mại quốc tế:

Một quốc gia được coi là giàu có và hùng mạnh hơn nếu như có được càng nhiều vàng bạc. Ngoại thương phải thực hiện xuất siêu Nhập khẩu là gánh nặng cho quốc giaNhà nước phải hạn chế tối đa nhập khẩu, đồng thời khuyến khích sản xuất và xuất khẩu thông qua các công cụ chính sách thương mại như thuế quan, trợ cấp…

3

Page 4: kinh tế thế giới

Lý thuyết cổ điển về TMQT: Lợi thế tuyệt đối

Adam SmithLợi thế tuyệt đối là lợi thế đạt được trong trao đổi thương mại quốc tế khi mỗi quốc gia tập trung chuyên môn hoá vào sản xuất và trao đổi những sản phẩm có mức chi phí sản xuất thấp hơn hẳn so với các quốc gia khác và thấp hơn mức chi phí trung bình của quốc tế thì tất cả các quốc gia đều cùng có lợi.Mô hình đơn giản nhất theo giả định sau:

Thế giới có hai quốc gia và mỗi quốc gia sản xuất hai mặt hàng.Đồng nhất chi phí sản xuất với tiền lương cá nhân.Giá cả hoàn toàn do chi phí sản xuất quyết định.

Từ đây rút ra kết luận:Quá trình trao đổi trên cơ sở lợi thế tuyệt đối làm khối lượng tổng sản phẩm toàn xã hội tăng lên, làm cho các nguồn lực trong nước được sử dụng một cách có hiệu quả hơn.Thương mại quốc tế sẽ tạo điều kiện để phát triển những ngành có lợi thế và thu hẹp những ngành bất lợi thế, là cơ sở lý luận sau này cho việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế giữa các quốc gia.

4

Page 5: kinh tế thế giới

Lý thuyết cổ điển về TMQT: Lợi thế tuyệt đối

Adam Smith

Ưu điểm : Khắc phục hạn chế của lý thuyết trọng thương đó là khẳng định cơ sở tạo ra giá trị là sản xuất chứ không phải là lưu thông. Chứng minh thương mại đem lại lợi ích cho cả hai quốc gia.

Tuy nhiên, lý thuyết này có một số điểm bất ổn, chẳng hạn:

Không giải thích được hiện tượng chỗ đứng trong phân công lao động quốc tế và TMQT sẽ xảy ra như thế nào đối với những nước không có lợi thế tuyệt dối nào.Coi lao động là yếu tố sản xuất duy nhất tạo ra giá trị,là đồng nhất và được sử dụng với tỉ lệ như nhau trong tất cả các loại hàng hoá.

5

Page 6: kinh tế thế giới

Lý thuyết cổ điển về TMQT: Lợi thế so sánh David Ricardo

Lợi thế so sánh là một nguyên tắc trong kinh tế học phát biểu rằng mỗi quốc gia sẽ được lợi khi nó chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu những hàng hóa mà mình có thể sản xuất với chi phí tương đối thấp (hay tương đối có hiệu quả hơn các nước khác); ngược lại, mỗi quốc gia sẽ được lợi nếu nó nhập khẩu những hàng hóa mà mình có thể sản xuất với chi phí tương đối cao (hay tương đối không hiệu quả bằng các nước khác). Nguyên tắc lợi thế so sánh cho rằng một nước có thể thu được lợi từ thương mại bất kể nó tuyệt đối có hiệu quả hơn hay tuyệt đối không hiệu quả bằng các nước khác trong việc sản xuất mọi hàng hóa. Nguyên tắc lợi thế so sánh là khái niệm trọng yếu trong nghiên cứu thương mại quốc tế. Nhà kinh tế học được giải thưởng Nobel năm 1970 Paul Samuelson đã viết: "Mặc dù có những hạn chế, lý thuyết lợi thế so sánh vẫn là một trong những chân lý sâu sắc nhất của mọi môn kinh tế học. Các quốc gia không quan tâm đến lợi thế so sánh đều phải trả một cái giá rất đắt bằng mức sống và tăng trưởng kinh tế của chính mình."

6

Page 7: kinh tế thế giới

Lý thuyết cổ điển về TMQT: Lợi thế so sánh David Ricardo

Mở rộng phân tích lợi thế so sánh cho nhiều hàng hóa và nhiều quốc gia

Trường hợp có nhiều hàng hoá với chi phí không đổi và có hai quốc gia thì lợi thế so sánh của từng hàng hoá sẽ được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên từ hàng hoá có lợi thế so sánh cao nhất đến hàng hoá có lợi thế so sánh thấp nhất.Trường hợp có nhiều nước thì có thể gộp chung tất cả các nước khác thành một nước gọi là phần còn lại của thế giới và những phân tích trên vẫn giữ nguyên tính đúng đắn của nó. Lợi thế so sánh không những áp dụng trong trường hợp thương mại quốc tế mà còn có thể áp dụng cho các vùng trong một quốc gia một cách hoàn toàn tương tự.

7

Page 8: kinh tế thế giới

Can thiệp của Chính phủ và Lợi thế so sánh trong TMQT

Quá trình thương mại quốc tế sẽ diễn ra và tất cả các thành viên tham gia đều tiết kiệm được chi phí sản xuất khi từng nước tập trung nguồn lực vào sản xuất các ngành hàng mà họ có chi phí "tương đối" thấp hơn. Một điểm chung thống nhất giữa Adam Smith và David Ricardo là đều ủng hộ cơ chế thị trường tự do và giảm thiểu can thiệp của Chính phủ trong điều tiết thương mại quốc tế.

8

Page 9: kinh tế thế giới

Can thiệp của Chính phủ và Lợi thế so sánh trong TMQT

Kinh tế học Tân cổ điển (thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX) coi thị trường là công cụ điều tiết hiệu quả nhất để tối đa hóa lợi ích của người sản xuất (lợi nhuận) và người tiêu dùng (độ thoả dụng) thông qua điểm cân bằng giá trên thị trường.

Can thiệp của Chính phủ sẽ làm lệch lạc tín hiệu giá trên thị trường và làm cho nguồn lực sản xuất không được phân bổ theo cách hiệu quả nhất

9

Page 10: kinh tế thế giới

Can thiệp của Chính phủ và Lợi thế so sánh trong TMQT

Trường phái Kinh tế học phát triển (Raul Prebisch và Hans Singer ):

Lợi thế so sánh của các nước đang phát triển là hàng hóa nông sản và lợi thế so sánh của các nước phát triển là hàng hóa công nghiệp

Nếu nền kinh tế thế giới chuyên môn hóa theo lợi thế so sánh, về dài hạn, lợi ích của các nước đang phát triển sẽ giảm dần và thậm chí có thể bằng không

10

Page 11: kinh tế thế giới

Can thiệp của Chính phủ và Lợi thế so sánh trong TMQT

Nguyên nhân:

• Việc giá hàng hóa nông sản liên tục giảm sẽ làm cho lợi thế so sánh ban đầu của các nước đang phát triển trong dài hạn sẽ mất đi

• Chính sách bảo hộ CN không hợp lý

11

Page 12: kinh tế thế giới

Lý thuyết tân cổ điển về TMQT

Lý thuyết chi phí cơ hội:Theo nhà kinh tế học Gottfield Harberler, chi phí cơ hội của mặt hàng X là số lượng mặt hàng Y cần được cắt giảm để sản xuất thêm một đơn vị hàng hóa X. Xét hai quốc gia thì quốc gia nào có chi phí cơ hội của X thấp hơn sẽ có lợi thế so sánh về mặt hàng này. Về thực chất, chi phí cơ hội chỉ là cách phát biểu khác của giá cả tương quan Ưu, nhược điểm của lý thuyết và vận dụng vào thực tiễn.

12

Page 13: kinh tế thế giới

Lý thuyết tân cổ điển về TMQT

Lý thuyết Nguồn lực sản xuất vốn có ( Lý thuyết H – O ):Câu hỏi mà Heckscher và Ohlin muốn trả lời là "Tại sao năng suất lao động lại khác nhau giữa các nước?". Theo Ricardo thì lý do là công nghệ sản xuất ở các nước là khác nhau. Tuy nhiên, Heckscher và Ohlin lại cho rằng nguyên nhân là ở chổ các quốc gia có sự khác nhau về mức độ trang bị, cũng như về mức độ sử dụng các yếu tố sản xuất. Cụ thể là, các quốc gia được trang bị với mức độ khác nhau các yếu tố như đất đai, lao động, vốn và tài nguyên thiên nhiên, và điều này dẫn đến sự hình thành lợi thế so sánh

13

Page 14: kinh tế thế giới

Một số khái niệm

Sản phẩm thâm dụng (Intensive Product)• Sản phẩm thâm dụng lao động (Labor Intensive

Product): là sản phẩm sử dụng nhiều (một cách tương đối) lao động so với các yếu tố SX khác.

• Sản phẩm thâm dụng vốn (Capital Intensive Product): là sản phẩm sử dụng nhiều (một cách tương đối) vốn so với các yếu tố SX khác.

14

Page 15: kinh tế thế giới

Lý thuyết Nguồn lực sản xuất vốn có

Yếu tố dư thừa:Một quốc gia được coi là dồi dào tương đối về lao động (hay về vốn) nếu tỷ lệ giữa tổng lượng lao động (hay tổng lượng vốn) và các yếu tố sản xuất khác của quốc gia đó lớn hơn tỷ lệ tương ứng của các quốc gia khác.

15

Page 16: kinh tế thế giới

Lý thuyết hiện đại về TMQT

Thương mại dựa trên hiệu suất tăng dần theo quy mô

Đối với những nước có điều kiện sản xuất giống nhau, một trong những lý do quan trọng dẫn đến trao đổi thương mại quốc tế là tính hiệu quả tăng dần theo quy mô. Sản xuất được coi là có hiệu quả nhất khi được tổ chức trên qui mô lớn. Lúc đó, một sự gia tăng đầu vào với tỷ lệ nào đó sẽ dẫn đến sự gia tăng đầu ra với tỷ lệ cao hơn

16

Page 17: kinh tế thế giới

Lý thuyết hiện đại về TMQTThương mại dựa trên yếu tố công nghệ Lý thuyết trên có thể giải thích cho hai dạng thương mại.

Thứ nhất, nếu cả hai quốc gia đều có tiềm năng công nghệ như nhau thì vẫn có thể hình thành thương mại, bởi vì phát minh sáng chế trong chừng mực nào đó sẽ đối lại được trò tiên phong của nước kia trong một lĩnh vực khác. Dạng thương mại này thường diễn ra giữa các nước phát triển.Dạng thương mại thứ hai được hình thành khi một nước tỏ ra năng động hơn về công nghệ so với nước kia. Khi đó, nước thứ nhất thường xuất khẩu những mặt hàng mới và phức tạp để đổi lấy những mặt hàng đã chuẩn hóa từ nước thứ hai.

17

Page 18: kinh tế thế giới

Lý thuyết hiện đại về TMQT

Lý thuyết thương mại liên quan đến cầu Cách tiếp cận thứ nhất cho rằng, các dạng biến tướng khác nhau của cùng một loại sản phẩm đòi hỏi tỷ lệ các yếu tố sản xuất dùng để sản xuất ra chúng là khác nhau.Cách tiếp cận thứ hai gắn liền sự phân hóa sản phẩm với hiệu suất tăng dần theo quy mô. Cách thức hiệu quả nhất để cung cấp các dạng biến tướng của sản phẩm là thực hiện chuyên môn hóa sản xuất từng dạng biến tướng và sau đó tiến hành trao đổi.

18

Page 19: kinh tế thế giới

Diễn đàn kinh tế thế giới WEF sử dụng tám nhóm yếu tố chủ yếu:

Mức độ mở cửa hay mức độ hội nhập Sự phát triển của thể chế kinh tế thị trường Công nghệKết cấu hạ tầngLao độngQuản lý doanh nghiệpChính phủ Thể chế

19

Page 20: kinh tế thế giới

Bảy hình thức thể hiện sự giàu có của một dân tộc

Văn hoá

Nhân lực

Thể chế

Tài chính

Công trình người tạo ra

Tài nguyên thiên nhiên

hội

Vật

thể

Tri thức

20

Page 21: kinh tế thế giới

CHƯƠNG 1

Các Yếu Tố Cơ Bản

Trong Kinh Tế Học

21

Page 22: kinh tế thế giới

Kinh tế là gì? Thuật ngữ "kinh tế" bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là

"một người biết cách quản lý gia đình của họ"

22

Page 23: kinh tế thế giới

Kinh tế học là khoa học nghiên cứu về cách thức phương pháp các xã hội loài người sử dụng, quản lý và sử dụng các nguồn tài nguyên hữu hạn

23

Page 24: kinh tế thế giới

Xã hội này có rất nhiều tài nguyên: nước, rừng, dầu mỏ, nhân lực, chất xám .... kinh tế học nghiên cứu cách làm sao kết hợp, bố trí, quản lý các nguồn tài nguyên này một cách hiệu quả nhất để đạt được mức cực đại (maximize) về lợi ích, hạnh phúc của con người.

24

Page 25: kinh tế thế giới

Làm cho con người đạt được hạnh phúc ở đây có nhiều ý nghĩa, nhiều chiều sâu. Nó không đơn giản chỉ là tạo ra nhiều của cả vật chất nhất cho xã hội như nhiều người thường hiểu. Nó còn liên quan đến sự công bằng, sự phát triển bền vững sau này.

25

Page 26: kinh tế thế giới

VD: Xã hội sản xuất ra nhiều của cải nhưng chỉ tập trung vào tay 1 số người thì chỉ 1 số người đó hạnh phúc còn nhiều người khác khổ. Đó chưa được gọi là làm cho con người hạnh phúc, kinh tế quản lý chưa hiệu quả. Xã hội hiện nay con người sống rất hạnh phúc nhưng làm hại môi trường ảnh hưởng đến thế hệ mai sau. Đó cũng chưa gọi là bền vững, hiệu quả.

26

Page 27: kinh tế thế giới

27

Nội dung chính:

Buôn bán, mậu dịch Lợi ích thu được từ thương mại Sự chuyên môn hóa

Sự cân bằng Có hiệu quả và công bằng

Các yếu tố cơ bản tác động đến sự lựa chọn của một cá thể, bao gồm:

Sự kham hiếm Chi phí cơ hộiSự đánh đổi Phân tích biên sai (cận biên)

Các yếu tố cơ bản tác động đến sự lựa chọn của một cá thể tương tác với:

Page 28: kinh tế thế giới

28

Lựa Chọn Của Một Cá ThểSự lựa chọn của cá nhân luôn chịu tác động ảnh hưởng bởi những giá trị do nền văn hoá gia đình, nhà trường, xã hội “định dạng”.

Các yếu tố cơ bản đứng đằng sau sự lựa chọn của một cá nhân:

1. Các nguồn tài nguyên khan hiếm

2. Cái giá của một thứ là cái mà bạn phải từ bỏ để chiếm được nó

3. Kích thích & phản ứng

4. Việc buôn bán trao đổi có thể khiến tất cả mọi người đều được lợi

Page 29: kinh tế thế giới

29

Sự khan hiếm tài nguyên

Tài nguyên là tất cả các dạng vật chất, tri thức được sử dụng để tạo ra của cải vật chất, hoặc tạo ra giá trị sử dụng mới của con người

Ví dụ: Đất đai, nguồn lực lao động, vốn

Nguồn tài nguyên thì khan hiếm không thể đáp ứng hết được các yêu cầu bất tận của con người

Ví dụ: Xăng dầu, gỗ, chất xám

Page 30: kinh tế thế giới

30

Chi phí cơ hộiTrong kinh tế học chi phí cơ hội là sự lựa chọn tốt nhất bị bỏ lỡ. Bất cứ quyết định nào bao gồm trong số nhiều lựa chọn đều có chi phí cơ hội.

Ví dụ: Xây dựng một bệnh viện trên một khu đất trống của một thành phố, thì chi phí cơ hội là một dự án nào khác có thể được thực hiện trên khu đất đó và kinh phí xây dựng bệnh viện.

Page 31: kinh tế thế giới

31

Chi phí cơ hộiChi phí cơ hội với một người không nhất thiết phải được đánh giá về mặt tiền bạc mà nên được đánh giá theo thứ có giá trị nhất với người đó, hoặc với người đánh giá.

Ví dụ: Một người chọn xem một trận bóng đá giữa MU - Chelsea trên ti vi vào tối Chủ nhật thì sẽ không xem được bất chương trình ti vi nào khác, chi phí cơ hội với người đó có thể là một bộ phim cuối tuần tuyệt vời trên VTV1 nếu người đó thích xem phim, hoặc là một chương trình ca nhạc rất sôi động trên VTV3, nếu người đó thích ca nhạc.

Page 32: kinh tế thế giới

32

Chi phí cơ hộiChi phí cơ hội với một người không nhất thiết phải được đánh giá về mặt tiền bạc mà nên được đánh giá theo thứ có giá trị nhất với người đó, hoặc với người đánh giá.

Ví dụ: Một người chọn xem một trận bóng đá giữa MU - Chelsea trên ti vi vào tối Chủ nhật thì sẽ không xem được bất chương trình ti vi nào khác, chi phí cơ hội với người đó có thể là một bộ phim cuối tuần tuyệt vời trên VTV1 nếu người đó thích xem phim, hoặc là một chương trình ca nhạc rất sôi động trên VTV3, nếu người đó thích ca nhạc.

Page 33: kinh tế thế giới

33

Sự đánh đổiDùng để chỉ việc cân nhắc việc bỏ ra một chi phí, tài sản hay thứ gì đó để thu được một tài sản hay một vật khác.

Quyết định được đưa ra dựa trên sự nhận thức rõ cái được và mất giữa các cách lựa chọn. Thuật ngữ trên cũng có liên quan đến thuật ngữ “Chi phí cơ hội”

Page 34: kinh tế thế giới

34

Sự đánh đổiMột bộ ba của “Sự đánh đổi” thường được nhắc đến là “Thời gian”, “Tiền bạc” và “Chất lượng”. Thường trong các trường hợp chỉ đáp ứng được 2 trong 3 yêu cầu trên.

Một ví dụ về “Sự đánh đổi” đứng trên quan điểm kinh tế là quyết định của con người trong việc “Chi tiêu” hay “Tiết kiệm”

Một ví dụ khác đó là “Sử dụng thời gian”. Khi sử dụng một khoảng thời gian làm một việc gì đó thì bạn sẽ không thể làm được việc khác nữa. Vậy sự đánh đổi ở đây chính là việc “bạn đánh đổi khoảng thời gian không thoải mái khi làm việc, công tác, nấu ăn, … để đổi lấy khoảng thời gian thoải mái khi nghỉ ngơi, thưởng thức, …Một thành ngữ phổ biến “Thời gian là tiền bạc”

Page 35: kinh tế thế giới

35

Phân Tích Biên Sai (Cận biên)Là phân tích dựa trên lợi nhuận biên sai và thiệt hại biên sai được định nghĩa như sau:

Lợi nhuận biên sai (Marginal Profit - MP) là lợi nhuận có được do ta bán thêm được hay tồn trữ thêm được một đơn vị sản phẩm

Thiệt hại biên sai (Marginal Loss - ML) là thiệt hại mà ta phải chịu khi không bán được thêm một đơn vị sản phẩm

Ví dụ: Trong việc kinh doanh nhật báo, nếu giá mua một tờ báo là 2800đ, giá bán một tờ báo là 3000đ thì:

Lợi nhuận biên sai nếu bán được sẽ là MP = 3000 - 2800 = 200đThiệt hại biên sai nếu không bán được sẽ là ML = 2800đ

Page 36: kinh tế thế giới

36

Phản Ứng Trước Những Kích Thích Mang Tính Tích Cực

Nghĩa là người bình thường sẽ có phản ứng trước những kích thích mang tính tích cực.

VD: Việc hạ giá sản phẩm chẳng hạn. Khi 1 mặt hàng vẫn giữ nguyên được chất lượng mà được rao bán hạ giá thì đương nhiên mọi người sẽ có tâm lý muốn mua hơn.

Vậy Kích Thích (Incentives) ở đây là việc hạ giá bán. Phản Ứng (Respond) ở đây là việc tâm lý mọi người thay đổi theo hướng muốn mua sản phẩm đó hơn và sẽ có khả năng lớn hơn dẫn tới hành động là mua nó.

Page 37: kinh tế thế giới

37

Trao Đổi Có Thể Khiến Mọi Người Đều Được Lợi

Được lợi từ khả năng buôn bán trao đổi với người khác.

VD: Không có buôn bán trao đổi thì mình muốn có rau ăn phải trồng rau, muốn có thịt ăn phải nuôi lợn ... cái đấy còn dễ chứ muốn có được Ipod hay PC thì ai mà làm 1 mình được. Buôn bán trao đổi không chỉ bao giờ những vật nhìn thấy được sờ được (tangible), còn là sự trao đổi những vật "vô định hình" (intangible) như: kiến thức, bản quyền, thương hiệu ...

Page 38: kinh tế thế giới

38

Trao Đổi Có Thể Khiến Mọi Người Đều Được Lợi

Buôn bán giúp mọi người tập trung vào chuyên môn họ giỏi nhất

Vậy chính vì việc trao đổi trên tạo điều kiên cho mỗi người làm việc mình thích mà vẫn có khả năng sở hữu những cái mình cần mà không phải trực tiếp tạo ra nó.

Page 39: kinh tế thế giới

39

Trao Đổi Có Thể Khiến Mọi Người Đều Được Lợi

Khi một người quan sát thấy người khác có lợi hơn mình từ một việc làm cụ thể (VD buôn bán PC chẳng hạn), người đó sẽ bị kích thích để làm một việc tương tự với hi vọng sẽ kiếm lời được như người kia. Việc này tạo ra sự cạnh tranh.

Page 40: kinh tế thế giới

40

Thị Trường Là Một Phương Tiện Tốt Để Tổ Chức Các Hoạt Động Kinh Tế

"Kinh tế thị trường" là nền kinh tế trong đó các nguồn lực được bố trí thông qua sự quyết định phi tập trung (độc lập) của các cá nhân người tiêu dùng và các công ty khi họ tương tác trao đổi các mặt hàng và dịch vụ trong thị trường.

Các cá nhân trong thị trường đều được tự do quyết định làm gì, sản xuất gì, mua bán thế nào, giá cả ra sao, không ai được quyền quy định cả.

Chính sự tương tác này trong số đông sẽ dẫn đến 1 mức giá thoả thuận mà tại đó cả bên mua và bên bán đều hài lòng.

Page 41: kinh tế thế giới

41

Chính Phủ Đôi Khi Có Thể Cải Thiện Kết Quả Của Thị Trường

Như đã đề cập ở trên, nhà nước chỉ nên lo các phần quân sự ngoại giao ... còn thị trường nên thả nổi. Nhưng đôi khi việc can thiệp mang lại hiệu quả: như các chính sách thuế phát triển đầu tư ....

Page 42: kinh tế thế giới

42

Mức Sống Của Người Dân Phụ Thuộc Vào Sản Lượng Sản Xuất Của 1 Nước

Mức sống có thể được tính toán bằng cách so sánh mức thu nhập cá nhân, hoặc so sánh tổng giá trị của tất cả các sản phẩm trong nước (Tổng sản phẩm quốc nội).

Một điều quan trọng là năng suất lao động (Productivity). Thường thì ở nước nào có năng suất lao động cao thì nước đó sẽ giàu.

Page 43: kinh tế thế giới

43

Giá Cả Sẽ Tăng Nếu Nhà Nước In Quá Nhiều Tiền

Lạm phát (Inflation) là sự tăng của mức giá nói chung trong nền kinh tế. Khi chính phủ in càng nhiều tiền thì giá trị của mỗi đồng tiền sẽ giảm xuống.

Page 44: kinh tế thế giới

44

Xã Hội Phải Cân Nhắc Giữa Vấn Đề Lạm Phát & Thất Nghiệp

Theo các nghiên cứu và quan sát thị trường trong nhiều năm. Một nhà kinh tế học đã kết luận ra 1 điều: Tỉ lệ lạm phát và tỉ lệ thất nghiệp trong thời gian ngắn đi ngược lại với nhau. Nói cách khác, nếu tình trạng lạm phát tăng cao thì tỉ lệ thất nghiệp lại giảm xuống hoặc ngược lại.

Thế nên nhà nước phải xem xét nên để tỉ lệ thất nghiệp cao hơn hay là lạm phát cao hơn. 1 điều chú ý là nó chỉ xảy ra trong khoảng thời gian ngắn khoảng vài năm.

Page 45: kinh tế thế giới

45

KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ VĨ MÔ

Chương 2

Page 46: kinh tế thế giới

46

1. Quan hệ giữa kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô

Khái niệm Kinh tế học là môn khoa học xã hội, nghiên cứu việc lựa chọn cách sử dụng hợp lý nguồn tài lực khan hiếm để sản xuất ra những hàng hoá và dịch vụ nhằm thoả mãn cao nhất nhu cầu cho mọi thành viên trong xã hội.Kinh tế vi mô

Kinh tế vĩ mô

Page 47: kinh tế thế giới

47

Kinh tế vi mô

Nghiên cứu sự lựa chọn của hộ gia đình và doanh nghiệp và sự tương tác giữa họ trên các thị trường cụ thể.

Các đại lượng đo lường kinh tế vi mô:

Sản lượng, giá của HH

Doanh thu

Chi phí

Lợi nhuận

Lỗ lã của doanh nghiệp

Kinh tế vĩ mô

Nghiên cứu các hiện tượng của toàn bộ nền kinh tế - Hệ thống. Các đại lượng đo lường kinh tế vĩ mô:

GDP, GNP

Thu nhập quốc dân (NI)

Đầu tư

Lạm phát

Thất nghiệp

Tiêu dùng

Page 48: kinh tế thế giới

48

Kinh tế vĩ mô và kinh tế vi mô có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ nhau.

Mặc dù có mối liên hệ gắn bó giữa kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô nhưng hai lĩnh vực này vẫn có sự khác biệt.

Chú ý

Page 49: kinh tế thế giới

49

2. Các vấn đề kinh tế vĩ mô2.1.Tăng trưởng và phát triển kinh tế

• Tăng trưởng kinh tếTăng trưởng kinh tế là sự tăng thêm về quy mô sản

lượng hàng hóa và dịch vụ trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm).

• Phát triển kinh tếPhát triển kinh tế là quá trình tăng tiến của nền kinh tế

trên các mặt, bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản lượng, tiến bộ về cơ cấu kinh tế - xã hội.

Page 50: kinh tế thế giới

50

2.2. Lạm phát và giảm phátLạm phát (inflation):

Là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế tăng lên trong một thời gian nhất định.

Giảm phát (deflation):

Là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế giảm xuống trong một thời gian nhất định.

Tỷ lệ lạm phát:

Phản ánh tỷ lệ thay đổi tăng thêm hay giảm bớt của giá cả ở một thời điểm nào đó so với thời điểm trước.

Page 51: kinh tế thế giới

51

2.3. Thất nghiệp

Thất nghiệp bao gồm những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, đang tích cực tìm kiếm việc làm

Mức nhân dụng

Lực lượng lao động

Tỷ lệ thất nghiệp

Phản ánh tỷ lệ % số người thất nghiệp so với lực lượng lao động

Page 52: kinh tế thế giới

Dân số

Số người trong độ tuổi lao động Số người ngoài độ tuổi lao động

Có khả năng lao động Không có khả năng lao động

Nguồn nhân lực

Lực lượng LĐNgoài Lực lượng LĐ

Thất nghiệp Mức nhân dụng

Có khả năng nhưng chưa tham gia

Lính nghĩa vụ quân sự

Quân phục viên

- Sinh viên - Nội trợ

52

Page 53: kinh tế thế giới

53

2.4. Sản lượng tiềm năng

Sản lượng tiềm năng (Yp) là mức sản lượng đạt được khi

trong nền kinh tế tồn tại một mức thất nghiệp bằng với “thất nghiệp tự nhiên”

Thất nghiệp tự nhiên (Un) là tỷ lệ thất nghiệp luôn luôn

tồn tại trong nền kinh tế thị trường

Page 54: kinh tế thế giới

54

Chú ý:Yp sản lượng tối ưu mà nền kinh tế có thể đạt được trong

điều kiện các yếu tố sản xuất được sử dụng hết và không

gây ra lạm phát cao.

Ở sản lượng tiềm năng vẫn còn thất nghiệp. Đó chính là tỷ

lệ thất nghiệp tự nhiên.

Sản lượng tiềm năng có xu hướng tăng từ từ theo thời gian

khi các yếu tố nguồn lực trong nền kinh tế thay đổi.

Page 55: kinh tế thế giới

55

2.6. Chu kỳ kinh doanhChu kỳ kinh doanh là hiện tượng sản lượng thực tế giao

động lên xuống theo thời gian, xoay quanh sản lượng tiềm năng

Sản lượng

Năm

Yp

Yt

Đỉnh

Đáy

Thu hẹp SX

Mở rộng SX

Một chu kỳ

Page 56: kinh tế thế giới

56

Lúa

Vải5 9 12 14 15

300

280

240

180

100

Đường giới hạn khả năng sản xuất

PPF

AB

C

D

E

F

M

N

Page 57: kinh tế thế giới

57

Ý nghĩa:

PPF mô tả mức sản xuất tối đa mà nền kinh tế có thể đạt được khi sử dụng toàn bộ năng lực sẵn có

Sự dịch chuyển của PPF

Page 58: kinh tế thế giới

58

Mức thất nghiệp thấp

Giá cả ổn định

Cán cân thanh toán

4.2. Chính sách kinh tế vĩ mô

Chính sách tài chính

Chính sách tiền tệ

Chính sách thu nhập

Chính sách ngoại thương

4. Mục tiêu và công cụ điều tiết vĩ mô (tt)

Page 59: kinh tế thế giới

59

5. Các Thị trường trong kinh tế vĩ mô

Thị trường hàng hóa – dịch vụ

Thị trường tài chính

Thị trường tiền tệ

Thị trường lao động

Page 60: kinh tế thế giới

60

6. Các tác nhân chính trong kinh tế vĩ mô

Hộ gia đình và cá nhân

Nhà sản xuất / doanh nghiệp

Chính phủ

Sự liên quan của thế giới

Page 61: kinh tế thế giới

Thị trường yếu tố sản xuất

Thị trường tài chính

Chính phủ

Thị trường hàng hóa và dịch vụ

Hộ gia đình Doanh nghiệp

Thu nhậpTrả tiền cho nhân tố sx

Tiết kiệm tư nhân

Thuế

Tiết kiệm CP

Mua hàng của CP

Tiêu dùng Doanh thu của DN

Đầu tư

Nước ngoài

Xuất khẩu

Nhập khẩu

Thuế

61

Page 62: kinh tế thế giới

62

Các chính sách

Chi tiêu và thuế

Các nguồn lực khác

Lao động

Vốn

Tài nguyên và kỹ thuật

Tổng cầu

Tồng cung

Tác động qua lại của tổng cầu và tồng

cung

Sản lượng GDP thực tế

Công ăn việc làm và thất

nghiệp

Giá cả và lạm phát

Các nguồn lực khác

Page 63: kinh tế thế giới

CHƯƠNG 3

Các Mô Hình Kinh TếThThươương Mại & Sự Đánh Đổing Mại & Sự Đánh Đổi

Page 64: kinh tế thế giới

64

Nội dung chính:

Tại sao phải biết các mô hình kinh tế?

Sử dụng các mô hình lý thuyết giúp giải thích sự phức tạp của thế giới thực.

Ba mô hình cơ bản nhất: Đường giới hạn khả năng sản xuất

Lợi thế so sánh Vòng chu chuyển kinh tế

Page 65: kinh tế thế giới

65

Các mô hình kinh tế

Các nhà kinh tế sử dụng các mô hình để đơn giản hoá và giúp hiểu rõ về thế giới hiện thực.

Page 66: kinh tế thế giới

66

Mô hình 1: Đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF)

Đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF) là đồ thị chỉ ra sự kết hợp của các yếu tố đầu ra mà một nền kinh tế có thể có khả năng sản xuất với các yếu tố đầu vào và công nghệ nhất định.

Page 67: kinh tế thế giới

67

Mô hình 1: Đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF)

Khái niệm được minh họa bằng đường giới hạn khả năng sản xuất

Hiệu quả Sự đánh đổi Chi phí cơ hội Tăng trưởng kinh tế

Page 68: kinh tế thế giới

68

Biểu Đồ Đường Giới Hạn Khả Năng Sản Xuất (PPF)

Page 69: kinh tế thế giới

69

Comparative Advantage and Gains from TradeEx.: Tom and Hank

Page 70: kinh tế thế giới

70

Lợi thế so sánh và thương mại quốc tế

Page 71: kinh tế thế giới

71

Mô hình 2: Lợi thế so sánh (Comparative advantage)

Khái niệm lợi thế so sánh đóng một vai trò cực kì quan trọng trong học thuyết thương mại quốc tế hiện đại. Một bên (quốc gia, khu vực, cá nhân) được coi là có lợi thế so sánh hơn bên kia trong việc sản xuất một sản phẩm nếu họ có thể sản xuất sản phẩm đó với chi phí cơ hội thấp hơn.

Page 72: kinh tế thế giới

72

Mô hình 2: Lợi thế so sánh (Comparative advantage)

Theo lý thuyết trước đó của Adam Smith về lợi thế tuyệt đối, trong thương mại quốc tế, mỗi quốc gia sẽ tìm cho mình một số sản phẩm mà nó có lợi thế tuyệt đối, tức là nó sẽ thu lợi nhờ việc chuyên môn hoá và

những sản phẩm mà nó sản xuất hiệu quả nhất và trao đổi với các quốc gia khác.

Page 73: kinh tế thế giới

73

Mô hình 2: Lợi thế so sánh (Comparative advantage)

Như vậy phải chăng những nước không có lợi thế tuyệt đối về bất cứ sản phẩm nào thì không thể thu được lợi ích từ thương mại quốc tế?

Page 74: kinh tế thế giới

74

Mô hình 2: Lợi thế so sánh (Comparative advantage)

Với lý thuyết lợi thế so sánh, Ricardo đã chỉ ra rằng, ngay cả những nước như vậy cũng vẫn tìm được chỗ đứng cho mình trong thương mại quốc tế nếu chuyên môn hoá vào sản xuất và xuất khẩu những sản phẩm mà nó có lợi thế so sánh.

Page 75: kinh tế thế giới

75

Mô hình 2: Lợi thế so sánh (Comparative advantage)

Lý thuyết của Ricardo dựa trên nhiều giả định hơi phi thực tế một chút, như là chi phí vận chuyển = 0, và lợi ích từ việc tăng sản lượng có thể bù đắp được các ngoại ứng tiêu cực như ô nhiễm môi trường hay bất công bằng xã hội. Tuy nhiên với sự phát triển của khoa học-công nghệ, với sự ra đời của máy bay và internet thì dường như giả định của Ricardo ngày càng vững vàng hơn.

Page 76: kinh tế thế giới

76

Mô hình 2: Lợi thế so sánh (Comparative advantage)

VD: Hai người đàn ông sống sót sau một vụ đắm tàu dạt lên một hòn đảo hoang. Để sống sót họ buộc phải tiến hành một vài hành vi kinh tế cơ bản như là kiếm nước ngọt, bắt cá, nấu ăn, dựng và sửa lều...

Người 1: Trẻ, khoẻ, có học hành và nhanh nhẹn hơn, tháo vát hơn, làm việc hiệu quả hơn trong mọi việc. Như vậy là anh ta có lợi thế tuyệt đối trong mọi việc. Người 2: Già ốm yếu và không được học hành. Ông ta kém lợi thế tuyệt đối trong mọi việc.

Page 77: kinh tế thế giới

77

Mô hình 2: Lợi thế so sánh (Comparative advantage)

Vậy có ai trong số hai người sẽ có lợi hơn khi sống đơn độc không? Câu trả lời là không, vì chuyên môn hoá và trao đổi sẽ đem lại lợi ích cho cả hai. Hai người phân công công việc như thế nào? Theo như lý thuyết lợi thế so sánh, chàng trai trẻ sẽ dành nhiều thời gian hơn cho những việc mà anh ta làm tốt hơn ông già kia rất nhiều, còn ông già sẽ tập trung vào những việc mà ông ta làm kém chàng trai. Một thoả thuận như thế sẽ giúp tăng được tổng số sản phẩm và/hoặc giảm tổng thời gian lao động, nó sẽ giúp cả hai sung túc hơn.

Page 78: kinh tế thế giới

78

Mô hình 3: Vòng chu chuyển kinh tế

Vòng chu chuyển kinh tế là một mô hình kinh tế chỉ ra dòng tiền lưu chuyển trong thị trường giữa các công ty và hộ gia đình.

Biểu đồ luồng lưu thông hàng hoá minh hoạ cho dòng hàng hoá, dịch vụ và tài nguyên luân chuyển giữa hộ gia đình và xí nghiệp.

Các xí nghiệp cung cấp hàng hoá và dịch vụ cho các hộ gia đnh trong khi các hộ gia đình cung cấp cho các xí nghiệp các yếu tố sản xuất kinh tế (đất đai, lao động, tư bản và khả năng lãnh đạo).

Page 79: kinh tế thế giới

79

Sự tăng trưởng kinh tế Mỹ từ 1962…

Page 80: kinh tế thế giới

80

… đến 1988

Page 81: kinh tế thế giới

81

Các hoạt động của vòng chu chuyển kinh tế

Hộ gia đình bao gồm một hoặc hơn một cá nhân đang sống trong cùng một nhà.

Xí nghiệp là một tổ chức mà ở đó người ta làm ra các sản phẩm hoặc dịch vụ để bán.

Xí nghiệp sản xuất ra hàng hoá và dịch vụ nhằm để bán cho các hộ gia đình.

Page 82: kinh tế thế giới

82

Vòng chu chuyển kinh tế

Page 83: kinh tế thế giới

Chương 4

Tìm hiểu người tiêu dùng và Phân tích hành vi của người mua

83

Page 84: kinh tế thế giới

Nội dung

Các đặc điểm nào của người tiêu dùng ảnh hưởng đến hành vi mua hàng của họ và ảnh hưởng như thế nào?

Quá trình hình thành hành vi mua hàng.

84

Page 85: kinh tế thế giới

Nghiên cứu hành vi người mua

Nghiên cứu cách thức một cá nhân, một nhóm hay một tổ chức chọn lựa, mua, sử dụng và loại bỏ các sản phẩm, dịch vụ,… để thỏa mãn nhu cầu và mong muốn.

85

Page 86: kinh tế thế giới

Nghiên cứu khách hàng cung cấp ‘chìa khóa’ cho việc phát triển sản phẩm mới, hình thành các đặc điểm của sản phẩm, chọn lựa kênh tiếp thị, thông điệp và các yếu tố khác của marketing mix (4Ps)

Tại sao cần phải nghiên cứu khách hàng

86

Page 87: kinh tế thế giới

Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi người mua

Cultural

(văn hóa)

Psychological

(Tâm lý)

Personal

(Tính cách cá nhân)

Social

(Xã hội)

BUYER

DECISION

87

Page 88: kinh tế thế giới

Các yếu tố văn hóa

Là nền tảng của nhu cầu và hành vi của con ngườiTrong quá trình trưởng thành, con người thu nhận một loạt các giá trị văn hóa, nhận thức, sở thích và cách cư xử thông qua gia đình và xã hộiVăn hóa là yếu tố có ảnh hưởng sâu rộng nhất đến hành vi mua hàng của người tiêu dùng

Ví dụ: * Nike đã phải thu hồi 38,000 đôi giày có chữ “AIR” trong logo của nó. Vì “Air” trông giống như Allah trong ngôn ngữ Ả rập.

* Tại sao cá tra không được tiêu thụ nhiều tại Việt Nam mà lại được xuất khẩu rất nhiều sang Hoa Kỳ?

88

Page 89: kinh tế thế giới

Văn hóa và diveristy marketing

Diversity marketingThực hiện các nghiên cứu marketing chuyên biệt, nhắm đến giá trị của từng nhóm văn hóa (subculture) theo những đặc điểm dân số học, dân tộc và vùng miền khác nhau

Ví dụ: * Người Trung Quốc tiêu dùng theo những cách thức khác với những người Ấn Độ, Malay hay Philipines

* Người dân miền Nam VN tiêu thụ những sản phẩm thủy sản khác với người miền BắcSự phân tầng xã hội cũng tác động đến những hành vi mua hàng của người tiêu dùng. Những người trong cùng một tầng lớp xã hội thường có khuynh hướng tiêu thụ những loại hàng hóa tương tự nhau

89

Page 90: kinh tế thế giới

Yếu tố xã hội

Các nhóm tham vấn xã hộiThường là những nhóm xã hội mà người tiêu dùng là 1 thành viên. • gia đình, bạn bè, đồng nghiệp,….• Tôn giáo, nghề nghiệp, công đoàn,…

Các nhóm xã hội tác động đến hành vi người mua như thế nào?

Hình thành lối sống và những hành vi mới

ảnh hưởng thái độ và nhận thức cá nhân

Áp lực để tương thích với những đặc điểm chung

90

Page 91: kinh tế thế giới

Gia đình là đơn vị (tổ chức) tiêu dùng quan trọng nhất trong xã hội

Mỗi thành viên trong gia đình hình thành nên một nhóm tham vấn xã hội có ảnh hưởng lớn nhất đến hành vi mua hàng của người mua

Các nhà tiếp thị đặc biệt quan tâm đến vai trò quyết định của mỗi thành viên trong gia đình.

91

Page 92: kinh tế thế giới

Yếu tố cá nhân

Tuổi. VD: quần áo, thức ăn

Nghề nghiệp và điều kiện kinh tế

Lối sống

Tư cách và nhận thức cá nhân

92

Page 93: kinh tế thế giới

Yếu tố tâm lý

Các chọn lựa mua hàng của người tiêu dùng bị ảnh hưởng bởi 4 yếu tố tâm lý chính:

Động lực (Motivation) xuất phát từ nhu cầu bản thân

Nhận thức (Perception): quá trình chọn lọc, sắp xếp và diễn giải các thông tin có được

Học hỏi (Learning): thay đổi hành vi từ kinh nghiệm

Niềm tin và thái độ (Beliefs and attitudes) hình thành từ quá trình học hỏi

VD: quan niệm “nhất dáng nhì da” về vẻ đẹp phụ nữ

93

Page 94: kinh tế thế giới

Maslow’s Hierarchy of Needs

Physiological

(food, water, shelter)

Safety

(security, protection)

Social

(cảm giác lệ thuộc, yêu thích)

Esteem

(self esteem, recognition)

Self

Actualisation

(self-development

and realization)

94

Page 95: kinh tế thế giới

Vai trò của người mua hàng

- Người đưa ý kiến- Người tác động- Người quyết định- Người mua- Người sử dụng

95

Page 96: kinh tế thế giới

Các loại hình hành vi tiêu dùng• Phức tạp (Complex buyer behaviour)

VD: laptop, motobikes

=> Tư vấn, nêu bật điểm khác biệt, sự ưu việt của sản phẩm

• Giảm rắc rối (Dissonance-reducing behaviour): brand reduces after-sales discomfort, mua trước tin sau

VD: sản phẩm mỹ phẩm, thực phẩm

=> Cung cấp niềm tin (cho thử)

• Theo thói quen (Habitual buying behaviour - little difference between products)

e.g. nước chấm

=> khuyến mãi, quảng cáo

• Thích thay đổi (variety seeking behaviour - significant brand differences)

e.g soap powder

=> gia tăng sự có mặt của sản phẩm trên thị trường96

Page 97: kinh tế thế giới

Nhận ra nhu cầu

Tìm kiếm thông tin

Xem xét các lựa chọn

Quyết định mua

Đánh giá sau khi mua

(QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH QUYẾT ĐỊNH MUA HÀNG)Phát triển các chiến lược tiếp

thị nhằm thúc đẩy các nhu cầu, sở thích của người tiêu dùng

Lựa chọn các phương thức truyền thông hữu hiệu nhằm

đến thị trường mục tiêu

Các chiến lược tiếp thị nhằm củng cố sở thích của người tiêu dùng, nêu bật những ưu việt,

khác biệt của sản phẩm

Cung cấp thông tin và hỗ trợ nhằm giảm thiểu rủi ro xảy ra

cho khách hàng

Liên lạc: cám ơn, chúc mừng, hướng dẫn các ứng dụng, bảo

hành,…97

Page 98: kinh tế thế giới

Tóm tắt

Hành vi người tiêu dùng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố văn hóa, xã hội, cá nhân và tâm lý.Nhà tiếp thị phải xác định được vai trò và hành vi của người mua Nhà tiếp thị phải hiểu quá trình hình thành quyết định mua hàng của người tiêu dùng nhằm thực hiện các chiến lược tiếp thị thích hợp

98

Page 99: kinh tế thế giới

Ôn Tập

Phân tích nội dung “quy luật lợi thế so sánh” của David Ricardo. Ý nghĩa rút ra của quy luật này trong việc xây dựng cơ chế kinh tế mở ở nước ta.

99

Page 100: kinh tế thế giới

1. Mục tiêu kinh tế vĩ mô của các nước hiện nay bao gồm:

a. Với nguồn tài nguyên có giới hạn tổ chức sản xuất sao cho có hiệu quả để thỏa mãn cao nhất nhu cầu của xã hội.

b. Hạn chế bớt sự dao động của chu kỳ kinh tế.c. Tăng trưởng kinh tế để thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng

của xã hội.d. Các câu trên đều đúng.

100

Page 101: kinh tế thế giới

2. Phát biểu nào sau đây không đúng?

a. Lạm phát là tình trạng mà mức giá chung trong nền kinh tế tăng lên cao trong một khoảng thời gian nào đó.

b. Thất nghiệp là tình trạng mà những người trong độ tuổi lao động có đăng ký tìm việc nhưng chưa có việc làm hoặc chờ được gọi đi làm việc.

c. Sản lượng tiềm năng là mức sản lượng thực cao nhất mà một quốc gia đạt được.

d. Tổng cầu dịch chuyển là do chịu tác động của các nhân tố ngoài mức giá chung trong nền kinh tế.

101

Page 102: kinh tế thế giới

3. Chính sách ổn định hóa kinh tế nhằm:

a. Kiềm chế lạm phát, ổn định tỷ giá hối đoái.b. Giảm thất nghiệp.c. Giảm dao động của GDP thực duy trì cán cân thương mại

cân bằng.d. Cả 3 câu trên đều đúng.

102

Page 103: kinh tế thế giới

4. Để tính tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế giữa các thời kỳ người ta sử dụng.

a. Chỉ tiêu theo giá thị trường.b. Chỉ tiêu thực.c. Chỉ tiêu danh nghĩa.d. Chỉ tiêu sản xuất.

103

Page 104: kinh tế thế giới

5. Sản lượng quốc gia tăng không có nghĩa là mức sống của cá nhân tăng:

a. Đúng.b. Sai.

104

Page 105: kinh tế thế giới

6. Giá trị gia tăng của một xí nghiệp là:

a. Phần còn lại của giá trị sản phẩm sau khi đã trừ đi chi phí nguyên liệu để sản xuất sản phẩm.

b. Phần còn lại của giá trị sản phẩm sau khi đã trừ đi chi phí vật chất mua ngoài để sản xuất sản phẩm.

c. Phần còn lại của giá trị sản phẩm sau khi đã trừ đi toàn bộ chi phí vật chất để sản xuất sản phẩm.

d. Phần còn lại của giá trị sản phẩm sau khi đã trừ đi chi phí tiền lương để sản xuất sản phẩm.

105

Page 106: kinh tế thế giới

7. Yếu tố nào sau đây không có ảnh hưởng về tổng cầu:

a. Khối lượng tiền.b. Tiến bộ kỹ thuật và công nghệ.c. Lãi xuất.d. Chính sách tài khóa của chính phủ.

106

Page 107: kinh tế thế giới

8. Mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô là điều chỉnh tỷ lệ lạm phát và thất nghiệp ở mức thấp nhất:

a. Đúngb. Sai

107

Page 108: kinh tế thế giới

9. Sản lượng tiềm năng là:

a. Mức sản lượng mà nền kinh tế có thể đạt được tương ứng với tỷ lệ thất nghiệp tư nhiên.

b. Mức sản lượng tối đa mà nền kinh tế có thể đạt được tương ứng với tỷ lệ thất nghiệp bằng không.

c. Mức sản lượng mà nền kinh tế có thể đạt được khi sử dụng 100% các nguồn lực.

d. Các câu trên đều sai.

108

Page 109: kinh tế thế giới

10. Yếu tố nào sau đây là nguyên nhân của lạm phát cao

a. Ngân sách của chính phủ bội chi và được tài trợ bằng phát hành tiền giấy

b. Ngân sách của chính phủ bội chi và được tài trợ bằng nợ vay nước ngoài

c. Ngân sách của chính phủ bội chi và được tài trợ bằng phát hành tín phiếu kho bạc

d. Ngân sách của chính phủ bội chi bất luận nó được tài trợ thế nào

109

Page 110: kinh tế thế giới

11. Khi tỷ lệ lạm phát thực hiện thấp hơn tỷ lệ lạm phát dự đoán thì:

a. Người đi vay được lợi b. Người cho vay được lợic. Người cho vay bị thiệtd. Các câu trên đều sai

110

Page 111: kinh tế thế giới

12. Lãi suất thị trường có xu hướng:

a. Tăng khi tỷ lệ lạm phát tăng, giảm khi tỷ lệ lạm phát giảm

b. Tăng khi tỷ lệ lạm phát giảm, giảm khi tỷ lệ lạm phát giảm

c. a và b đều đúngd. a và b đều sai

111

Page 112: kinh tế thế giới

13. Trong cơ chế tỷ giá hối đoái cố định, muốn làm triệt tiêu lượng dư cầu ngọai tệ, ngân hàng trung ương phải:

a. Bán ra ngọai tệ và mua vào nội tệ.b. Bán ra nội tệ và mua vào ngọai tệ.c. a và b đều đúng.d. a và đều sai.

112

Page 113: kinh tế thế giới

14. Khi ngân hàng trung ương bán ra ngọai tệ thì luợng cung nội tệ sẽ:

a. Tăng lên.b. Giảm xuống.c. Không đổi.d. Chưa biết.

113

Page 114: kinh tế thế giới

15. Nếu cán cân thương mại thặng dư, khi đó:

a. Giá trị hàng hóa nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu .b. Giá trị hàng hóa xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu.c. Giá trị hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu thay đổi.d. Giá trị hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu bằng nhau và

thay đổi như nhau.

114