Kinh tế Công Thương THÁNG RA 02 K SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI...

12
E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 1 TRONG SỐ NÀY - phê duyệt Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng Thương mại bao gồm: TT phân phối, TT T.Mại, Siêu thvà Chợ trên địa bàn tỉnh TN giai đoạn 2009 - 2020 - phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới KD Xăng dầu tỉnh TN giai đoạn 2009 - 2020 - Tình hình h. động Ngành Công Thương tháng 10 năm 2009 - Đàm phán hợp tác giữa Hiệp hội chè Thái Nguyên và Hiệp hội chè Pakistan - Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch các KCN tỉnh TN. - CV mời tham gia HCTL Việt Bắc 2009 tại Thái Nguyên - Kế hoạch tổ chức Hội Chợ Tri ển l ãm tôn vinh th ương hiệu Vi ệt tại T.Nguyên năm 2010 - Từ 1/1/2010, áp dụng mức lương tối thiểu vùng mới tại doanh nghiệp - Hướng dẫn thuế tiêu thđặc biệt xe ô tô chuyên dùng - CV mời tham gia phi ên giao d ịch, cung ứng h àng hoá cho th ị trường Hà N ội của Sở Công Thương - Tổng kết tham gia Hội chợ Triển lãm Trung Quốc ASEAN lần thứ 6 năm 2009 tại Nam Ninh – Trung Quốc - Doanh nghiệp cần biết: thuế hải quan của EU - C.ty CP gang Hoa Trung: Ra lò mẻ gang đầu tiên - Những kinh nghiệm khi thâm nhập vào thtrường T.Quốc - ATA Carnet: Công chữu ích giúp mr ộng thị trường XK -Trung Đông đang là thtrường lớn thứ 4 của VN - Muốn được yêu, doanh nghiệp phải đáng yêu - Dự báo giá hàng hoá trong tháng 11 tăng nhẹ - Giá thép giảm 200.000 đồng/tấn - Giá cả tháng 10 tăng chậm lại - Vàng đội giá mạnh, giá dầu vượt 81 USD/thùng THÁNG RA 02 KSè 01/10 TNGÀY 01÷30/10/2009 Kinh tế Công Thương SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊN TRUNG TÂM XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI THÁI NGUYÊN - SỐ 04 - CÁCH MẠNG THÁNG 8 - THÀNH PHTHÁI NGUYÊN Quyết định phê duyệt Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng Thương mại bao gồm: Trung tâm phân phối, Trung tâm Thương mại, Siêu thị và Chợ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2009 - 2020 (Chi tiết cập nhật trên Website: congthuongthainguyen.gov.vn; mục: Hoạt động của Sở) Quyết định phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới kinh doanh Xăng dầu tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2009 - 2020 (Chi tiết cập nhật trên Website: congthuongthainguyen.gov.vn; mục: Hoạt động của Sở) Tình hình hoạt động Ngành Công Thương tháng 10 năm 2009 I. Tình hình chung: Tháng 10/2009, tình hình sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh đạt mức tăng trưởng khá, các sản phẩm chủ lực có mức tiêu thụ tăng cao như: than, xi măng, giấy bìa, thép… kinh doanh, tiêu dùng trên địa bàn tỉnh phát triển ổn định và đạt mức tăng(Xem tiếp trang 4) Đàm phán hợp tác giữa Hiệp hội chè Thái Nguyên và Hiệp hội chè Pakistan Ngày 14/10, ông Mohammad Hanif Janoo, Chủ tịch Hiệp hội chè Pakistan đã đến Tháí Nguyên để đàm phán với Hiệp hội chè TN về nhập khẩu sản phẩm chè Tháí Nguyên của Pakistan. (Xem tiếp trang 6) Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch các KCN tỉnh Thái Nguyên Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận việc điều chỉnh, bổ sung các KCN của tỉnh Thái Nguyên tại Danh mục các KCN dự kiến ưu tiên thành lập mới và mở rộng đến năm 2015 và định… (Xem tiếp trang 2) Công văn mời tham gia Hội chợ Triển lãm Việt Bắc 2009 tại Thái Nguyên (Xem tiếp trang 3) Kế hoạch tổ chức Hội Chợ Triển l ãm tôn vinh thương hiệu Việt tại T.Nguyên năm 2010 Căn cứ vào Nghị định số 37/2006/NĐ-CP ngày 04/04/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết luật Thương mại và hoạt động Xúc tiến Thương mại… (Xem tiếp trang 8) MT STIN ĐÁNG QUAN TÂM TÀI LIU THAM KHO

Transcript of Kinh tế Công Thương THÁNG RA 02 K SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI...

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 1

TRONG SỐ NÀY - QĐ phê duyệt Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng Thương mại bao gồm: TT phân phối, TT T.Mại, Siêu thị và Chợ trên địa bàn tỉnh TN giai đoạn 2009 - 2020 - QĐ phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới KD Xăng dầu tỉnh TN giai đoạn 2009 - 2020 - Tình hình h.động Ngành Công Thương tháng 10 năm 2009 - Đàm phán hợp tác giữa Hiệp hội chè Thái Nguyên và Hiệp hội chè Pakistan - Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch các KCN tỉnh TN. - CV mời tham gia HCTL Việt Bắc 2009 tại Thái Nguyên - Kế hoạch tổ chức Hội Chợ Triển lãm tôn vinh thương hiệu Việt tại T.Nguyên năm 2010 - Từ 1/1/2010, áp dụng mức lương tối thiểu vùng mới tại doanh nghiệp - Hướng dẫn thuế tiêu thụ đặc biệt xe ô tô chuyên dùng - CV mời tham gia phiên giao dịch, cung ứng hàng hoá cho thị trường Hà Nội của Sở Công Thương - Tổng kết tham gia Hội chợ Triển lãm Trung Quốc – ASEAN lần thứ 6 năm 2009 tại Nam Ninh – Trung Quốc - Doanh nghiệp cần biết: thuế hải quan của EU - C.ty CP gang Hoa Trung: Ra lò mẻ gang đầu tiên - Những kinh nghiệm khi thâm nhập vào thị trường T.Quốc - ATA Carnet: Công cụ hữu ích giúp mở rộng thị trường XK -Trung Đông đang là thị trường lớn thứ 4 của VN - Muốn được yêu, doanh nghiệp phải đáng yêu - Dự báo giá hàng hoá trong tháng 11 tăng nhẹ - Giá thép giảm 200.000 đồng/tấn - Giá cả tháng 10 tăng chậm lại - Vàng đội giá mạnh, giá dầu vượt 81 USD/thùng

THÁNG RA 02 KỲ Sè 01/10 TỪ NGÀY

01÷30/10/2009

Kinh tế Công Thương SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊN TRUNG TÂM XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI THÁI NGUYÊN - SỐ 04 - CÁCH MẠNG THÁNG 8 - THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

Quyết định phê duyệt Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng Thương mại bao gồm: Trung tâm phân phối, Trung tâm

Thương mại, Siêu thị và Chợ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2009 - 2020

(Chi tiết cập nhật trên Website: congthuongthainguyen.gov.vn; mục: Hoạt động của Sở)

Quyết định phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới kinh doanh Xăng dầu tỉnh

Thái Nguyên giai đoạn 2009 - 2020 (Chi tiết cập nhật trên Website:

congthuongthainguyen.gov.vn; mục: Hoạt động của Sở)

Tình hình hoạt động Ngành Công Thương tháng 10 năm 2009

I. Tình hình chung: Tháng 10/2009, tình hình sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh đạt mức tăng trưởng khá, các sản phẩm chủ lực có mức tiêu thụ tăng cao như: than, xi măng, giấy bìa, thép… kinh doanh, tiêu dùng trên địa bàn tỉnh phát triển ổn định và đạt mức tăng…

(Xem tiếp trang 4)

Đàm phán hợp tác giữa Hiệp hội chè Thái Nguyên và Hiệp hội chè Pakistan

Ngày 14/10, ông Mohammad Hanif Janoo, Chủ tịch Hiệp hội chè Pakistan đã đến Tháí Nguyên để đàm phán với Hiệp hội chè TN về nhập khẩu sản phẩm chè Tháí Nguyên của Pakistan.

(Xem tiếp trang 6) Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch

các KCN tỉnh Thái Nguyên Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận việc điều chỉnh, bổ sung các KCN của tỉnh Thái Nguyên tại Danh mục các KCN dự kiến ưu tiên thành lập mới và mở rộng đến năm 2015 và định…

(Xem tiếp trang 2) Công văn mời tham gia Hội chợ Triển lãm

Việt Bắc 2009 tại Thái Nguyên (Xem tiếp trang 3)

Kế hoạch tổ chức Hội Chợ Triển lãm tôn vinh thương hiệu Việt tại T.Nguyên năm 2010

Căn cứ vào Nghị định số 37/2006/NĐ-CP ngày 04/04/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết luật Thương mại và hoạt động Xúc tiến Thương mại…

(Xem tiếp trang 8)

MỘT SỐ TIN ĐÁNG

QUAN TÂM TÀI LIỆU THAM KHẢO

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 2

THÔNG TIN PHÁP LUẬT Kinh tế Công Thương

Từ 1/1/2010, áp dụng mức lương tối thiểu

vùng mới tại doanh nghiệp Mức lương tối thiểu vùng sắp tới cao hơn mức lương hiện nay khoảng từ 80.000 - 180.000 đồng/tháng. Chính phủ vừa ban hành NĐ 97/2009/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở công ty, DN, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam (gọi chung là doanh nghiệp trong nước) và Nghị định 98/2009/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với lao động Việt Nam làm việc cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân nước ngoài tại Việt Nam. Hai nghị định mới này sẽ có hiệu lực từ 1/1/2010. Theo đó, mức lương tối thiểu sẽ chia thành 4 vùng, sát với mức tiền công, tiền lương và mức sống tại mỗi vùng. Cụ thể, mức lương tối thiểu vùng

dùng để trả công đối với người lao động làm việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường ở các doanh nghiệp trong nước được quy định tại Nghị định 97/2009/NĐ-CP, lần lượt như sau: Vùng I là 980.000 đồng/tháng; Vùng II: 880.000 đồng/tháng; Vùng III: 810.000 đồng/tháng; Vùng IV: 730.000 đồng/tháng, Đối với lao động tại DN có vốn đầu tư nước ngoài được quy định tại Nghị định 98/2009/NĐ-CP là: Vùng I: 1.340.000 đồng/tháng; Vùng II: 1.190.000 đồng/tháng; Vùng III: 1.040.000 đồng/tháng; Vùng IV: 1.000.000 đồng/tháng. Hiện nay, mức lương tối thiểu vùng đang áp dụng đối với doanh nghiệp trong nước theo từng vùng là 800.000; 740.000; 690.000; 650.000 đồng/tháng và đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 1.200.000; 1.080.000; 950.000; 920.000 đồng/tháng.

Như vậy, mức lương tối thiểu vùng sắp tới cao hơn mức lương hiện nay khoảng từ 80.000 - 180.000 đồng/tháng. Mức lương tối thiểu vùng được dùng làm căn cứ tính các mức lương trong thang lương, bảng lương, các loại phụ cấp lương, tính các mức lương ghi trong hợp đồng lao động, thực hiện các chế độ khác do doanh nghiệp xây dựng và ban hành theo thẩm quyền. Đối với doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài..., mức tiền lương thấp nhất trả cho người lao động đã qua học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng. Khuyến khích các DN thực hiện mức lương tối thiểu cao hơn mức lương tối thiểu vùng...

Theo VOV

Hướng dẫn thuế tiêu thụ đặc biệt xe ô tô chuyên dùng Ngày 26.10, Bộ Tài chính đã có công văn hướng dẫn bổ sung thực hiện thuế tiêu thụ đặc biệt với xe ô tô chuyên dùng. Trước đó, ngày 21.4.2009 Bộ Tài chính đã có công văn số hướng dẫn việc thực hiện chi tiết khi làm thủ tục hải quan đối với mặt hàng này. Theo đó, xe ô tô dưới 24 chỗ ngồi thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, tuỳ theo số chỗ ngồi mà có thuế suất tương ứng. Đối với các loại xe ô tô tải Van và các ô tô chuyên dùng dưới 24 chỗ ngồi có tờ khai hải quan nhập khẩu từ ngày 1.4.2009 thực hiện theo quy định của

Luật thuế tiêu thụ đặc biệt. Tuy nhiên, cho đến nay, trong quá trình thực hiện đã có một số phản ánh vướng mắc về thuế tiêu thụ đặc biệt đối với một số loại xe chuyên dùng. Vì vậy, Bộ Tài chính đã có công văn số 14995/BTC-TCHQ ngày 26.10.2009 hướng dẫn bổ sung công văn số 5767/BTC-TCHQ ngày 21.4.2009 như sau: “Xe ô tô chuyên dùng như xe ô tô cứu thương, xe ô tô chở tiền, xe ô tô chở phạm nhân, xe ô tô tang lễ và xe ô tô kiểm soát tần số có mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt là 15%”.

Theo Vinanet hướng đến năm 2020.

Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch các KCN tỉnh Thái Nguyên (Tiếp theo trang 1)

…Theo đó, KCN Lương Sơn, diện tích 150 ha, được đưa ra khỏi Danh mục các KCN dự kiến ưu tiên thành lập mới; điều chỉnh diện tích KCN Sông Công I từ 320 ha xuống 220 ha; bổ sung vào Danh mục 4 KCN thành lập mới gồm KCN: Nam Phổ Yên, diện tích 200 ha; Tây Phổ Yên, diện tích 200 ha; Quyết Thắng, diện tích 200 ha và Điềm Thụy, diện tích 350 ha. Thủ tướng lưu ý, việc mở rộng các KCN sẽ được xem xét, quyết định sau khi các KCN này hoạt

động có hiệu quả, đáp ứng các điều kiện theo quy định và phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được phê duyệt. Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên chỉ đạo các cơ quan hữu quan của tỉnh và các chủ đầu tư lập và thực hiện dự án đầu tư các KCN nêu trên theo phương án đầu tư phân kỳ hợp lý, phù hợp với khả năng thu hút đầu tư, đảm bảo hiệu quả sử dụng đất.

Theo chinhphu.vn

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 3

THÔNG TIN XÚC TIẾN CÔNG THƯƠNG Kinh tế Công Thương

Công văn mời tham gia Hội chợ Triển lãm Việt Bắc 2009

của GĐ Sở Công Thương Thái Nguyên (Tiếp theo trang 1)

Nằm trong Chương trình Xúc tiến thương mại trọng điểm Quốc gia đã được Chính phủ phê duyệt; được sự đồng ý của Bộ Công Thương, Bộ Quốc phòng, Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên và Cục Xúc tiến Thương mại, Sở Công Thương tỉnh Thái Nguyên giao cho Trung tâm Xúc tiến Thương mại Thái Nguyên phối hợp với Trung tâm triển lãm và Xúc tiến Thương mại Quân đội tổ chức: “Hội chợ triển lãm Việt Bắc 2009” từ ngày 15 tháng 12 đến ngày 20 tháng 12 năm 2009, tại Quảng trường 20/8 Thành phố Thái Nguyên. Với

quy mô trên 250 gian hàng, sản phẩm về với Hội chợ là các mặt hàng chất lượng cao, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng bao gồm: các thiết bị điện tử, dây chuyền sản xuất công nghệ, vật liệu xây dựng, hóa chất, vật liệu nổ, trang trí nội thất, sản phẩm may, hóa mỹ phẩm, hàng nông lâm hải sản, sản phẩm kinh tế địa phương… Đây là dịp để các đơn vị, DN trong cả nước nói chung và các tỉnh Việt Bắc nói riêng giới thiệu về môi trường đầu tư, thế mạnh của mình. Đồng thời, đây là cơ hội tốt để các doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực sản xuất – kinh

doanh trong nước và nước ngoài giao lưu, quảng bá SP hàng hóa có thương hiệu, tìm kiếm cơ hội mở rộng thị trường, hợp tác đầu tư. Với mục đích ý nghĩa quan trọng đó, Sở Công Thương mong rằng “Hội chợ triển lãm Việt Bắc 2009” với chủ đề “Phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên” sẽ thu hút được sự quan tâm của các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp trong và ngoài nước, tích cực hưởng ứng tham gia Hội chợ triển lãm. Chúc các doanh nghiệp thành đạt, phát triển./.

TN. TPC

Công văn mời tham gia phiên giao dịch, cung ứng hàng hoá

cho thị trường Hà Nội của Sở Công Thương

Với mục đích đẩy mạnh công tác quản lý Nhà nước về thương mại, đảm bảo bình ổn giá cả thị trường; Kết nối, khơi thông nguồn hàng, đặc biệt là hàng lương thực, thực phẩm đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm từ các tỉnh mở rộng thị trường tiêu thụ trước hết là thị trường Hà Nội trong dịp Noel, Tết Dương lịch và Tết Nguyên Đán và cho sự kiện 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Sở Công Thương Thành phố Hà Nội phối hợp với Sở Công Thương Thái Nguyên và các t ỉnh phía Bắc tổ chức phiên giao dịch, cung ứng hàng hóa cho thị trường Hà Nội với các mặt hàng nông

sản thực phẩm, thực phẩm chế biến, thuỷ hải sản… Sở Công Thương Thái Nguyên dự kiến lựa chọn các Doanh nghiệp: Công ty may xuất khẩu, chế biến kinh doanh chè, sản xuất nấm, miến dong,…. Các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm của tỉnh, đưa hàng hóa ấn phẩm về trưng bày, giới thiệu và giao thương với các Doanh nghiệp phân phối của Hà Nội (có thể ký hợp đồng tại phiên giao dịch) Thời gian: Từ 8h00 ngày 10/10/2009 (Thứ Bẩy) Địa điểm: Nhà A6 - Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam, đường Giảng Võ, Hà Nội. (Mọi chi phí đi

lại, ăn, nghỉ đơn vị, doanh nghiệp tự lo) Sở Công Thương giao cho Trung tâm Xúc tiến Thương mại là đầu mối tổ chức đưa Doanh nghiệp, chủ trang trại Thái Nguyên về tham gia . (Chi tiết chương tr ình phiên giao dịch đính kèm, đề nghị Quý DN trên địa bàn đăng ký với Trung tâm Xúc tiến Thương mại Thái Nguyên để tham gia. Đ/c: Số 04, đường CMT8, Tp Thái Nguyên; ĐT: 02803.851844 - 0988.001.008; Fax: 02803.858102; Email: [email protected] gặp anh Kỳ).

TN.TPC

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 4

THÔNG TIN KINH TẾ CÔNG NGHIỆP Kinh tế Công Thương

Tình hình hoạt động Ngành Công Thương tháng 10 năm 2009 (Tiếp theo trang 1)

…trưởng khá; chỉ số giá thị trường tăng; giá trị xuất, nhập khẩu giảm và chưa có dấu hiệu hồi phục; các sai phạm về thị trường giảm song vi phảm về lĩnh vực khoáng sản tăng so với tháng trước. II. Tình hình thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu. 1. Thực hiện GTSXCN và sản phẩm chủ yếu. GTSXCN thực hiện tháng 10/2009 ước đạt 866,613 tỷ đồng, tăng 17,7% so với cùng kỳ; cộng dồn 10 tháng ước đạt 8.024,68 tỷ đồng, tăng 11,7% so cùng kỳ, bằng 82,7% KH năm. Trong đó: - Công nghiệp TW (kể cả CN quốc phòng) tháng 10/2009 ước đạt 482,005 tỷ đồng, tăng 15,5% so với cùng kỳ; cộng dồn 10 tháng ước đạt 4.490,699 tỷ đồng, tăng 9,1% so cùng kỳ, bằng 81,6% KH năm. - Công nghiệp địa phương tháng 10/2009 ước đạt 330,764 tỷ đồng, tăng 6,3% so với cùng kỳ; cộng dồn 10 tháng ước đạt 3.041,226 tỷ đồng, tăng 10,0% so cùng kỳ, bằng 81,1% KH năm. - Công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tháng 10/2009 ước đạt 53,844 tỷ đồng, tăng 587% so với cùng kỳ; cộng dồn 10 tháng ước đạt 492,755 tỷ đồng, tăng 62,5% so cùng kỳ, bằng 109,5% KH năm. Các sản phẩm chủ yếu tháng 10/2009 tăng so với cùng kỳ là: Giấy bìa các loại tăng 238,2%; thức ăn chăn nuôi tăng 124,68%; thép cán tăng 130,3%; than sạch tăng34,1%; xi măng tăng 13,8%; điện thương phẩm tăng 9,6%; gạch xây tăng 20,4%; nước thương phẩm tăng 10,8%; thiếc thỏi tăng 18,6%. Các sản phẩm chủ yếu tháng 19/2009 giảm so với cùng kỳ là: Chè các loại giảm 9,8%; quần áo may sẵn giảm 19,7%; điện

SX giảm 3,7%; kẽm thỏi giảm 33,7%; bia các loại giảm 46,7%. 2. Kinh doanh thương mại, dịch vụ. - Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn tỉnh tháng 10/2009 ước đạt 687,2 tỷ đồng, tăng 14,5% so cùng kỳ; cộng dồn 10 tháng 6.172,22 tỷ đồng, tăng 22,4% so cùng kỳ, bằng 88,2% KH năm. Trong đó: + Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của doanh nghiệp ước đạt 230,5 tỷ đồng, tăng 10,0% so cùng kỳ; cộng dồn 10 tháng ước đạt 2.292,9 tỷ đồng, tăng 14,2% so cùng kỳ. + Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của các hộ cá thể ước đạt 456,7 tỷ đồng, tăng 17% so cùng kỳ; cộng dồn 10 tháng ước đạt 3.879,3 tỷ đồng, tăng 27,8% so cùng kỳ. - Chỉ số giá tiêu dùng tháng 10/2009 tăng 0,49% so với tháng trước, tăng 2,86% so với tháng 12/2008 và tăng 2,08% so với cùng kỳ năm trước. - Chỉ số giá vàng tháng 10/2009 tăng 4,11% so với tháng trước, tăng 33,09% so tháng 12/2008 và tăng 26,85% so cùng kỳ năm trước; chỉ số giá USD giảm 0,52% so tháng trước, tăng 7,63% so tháng 12/2008 và tăng 9,86% so cùng kỳ. 3. Xuất, nhập khẩu. - Giá trị xuất khẩu trên địa bàn tháng 10/2009 ước đạt 5.726 tr.USD, giảm 36,4% so cùng kỳ; cộng dồn 10 tháng đạt 54,923 tr.USD, giảm 47,6% so cùng kỳ, bằng 78% KH năm. + Hầu hết các mặt hàng XK chủ yếu tháng 10/2009 đều giảm so với cùng kỳ. Chỉ có 02 mặt hàng tăng so với cùng kỳ là: Giấy đế tăng 130,5; chè tăng 31,7%.

+ Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu tháng 10 không có giá trị XK là: thép cán, phôi thép. - Giá trị nhập khẩu tháng 10/2009 ước đạt 14,805 tr.USD, giảm 45,2% so cùng kỳ; cộng dồn 10 tháng ước đạt 122,66 triệu USD, giảm 12% so cùng kỳ. + Mặt hàng nhập khẩu tháng 10/2009 tăng so với cùng kỳ là: Máy móc thiết bị, phụ tùng tăng 6,7%; giấy lề các loại tăng 129%. + Mặt hàng nhập khẩu tháng 10/2009 giảm so với cùng kỳ là: Phụ liệu may mặc giảm 51,2%; sắt thép giảm 28,2%. 4. Quản lý thị trường. Trong tháng 10/2009 tình hình thị trường của tỉnh có chuyển biến tích cực so với tháng 9. Tình hình vận chuyển, tàng trữ, KD hàng cấm, hàng nhập lậu; sản xuất buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng; vi phạm về đăng ký KD, điều kiện kinh doanh vẫn diễn ra, song ở mức độ nhẹ hơn và giảm so với tháng trước. Tuy nhiên tình hình vi phạm về lĩnh vực khoáng sản; đầu cơ găm hàng; gian lận thương mại tăng so với tháng trước. Kiểm tra, kiểm soát thị trường trên phạm vi toàn tỉnh: Trong tổng số 82 vụ kiểm tra, có 64 vụ QLTT xử lý phạt tiền, các lỗi vi phạm chủ yếu thuộc lĩnh vực về đo lường chất lượng; đầu cơ găm hàng, vi phạm giá cả. Cụ thể: Buôn bán hàng cấm, hàng giả 02 vụ; hàng nhập lậu 02 vụ; gian lận thương mại 13 vụ; vi phạm về hàng giả, nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp 06 vụ; vi phạm trong kinh doanh 10 vụ; vi phạm quy định ghi nhãn hiệu hàng hóa 04 vụ; đầu cơ, găm hàng, vi phạm lĩnh vực giá 15 vụ; vi phạm về lĩnh vực khoáng sản 07 vụ; vi phạm về lâm sản 05 vụ; vi phạm vệ sinh an toàn thực…

(Xem tiếp trang 6)

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 5

THÔNG TIN KINH TẾ THƯƠNG MẠI Kinh tế Công Thương

Tổng kết tham gia Hội chợ Triển lãm Trung Quốc –

ASEAN lần thứ 6 năm 2009 tại Nam Ninh – Trung Quốc

Thực hiện Công văn số 5188/BCT-XTTM ngày 5/6/2009 của Bộ Công Thương về việc mời tham gia Hội chợ triển lãm (HCTL) Trung Quốc - ASEAN lần thứ 6 diễn ra từ ngày 20-24/10/2009 tại Trung tâm triển lãm và Hội nghị quốc tế Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc; Sở Công Thương Thái Nguyên đã phê duyệt kế hoạch chi tiết tham gia HCTL và giao trực tiếp cho Trung tâm Xúc tiến Thương mại (XTTM) tổ chức đoàn doanh nghiệp tham gia. Việc tham gia HCTL TRUNG QUỐC - ASEAN lần thứ 6 thực sự là hoạt động có hiệu quả, thông qua kỳ Hội chợ này, đoàn Doanh nghiệp tỉnh Thái Nguyên đã thực hiện khá tốt việc quảng bá các sản phẩm thế mạnh của tỉnh tới các bạn hàng trong khu vực, tiếp cận và thu hút các kênh phân phối, xuất nhập khẩu, đầu tư, liên doanh - liên kết, phát huy được lợi thế hội nhập của khu vực mậu dịch tự do ASEAN - TRUNG QUỐC. Sau khi tham khảo qua nhiều kênh thông tin: Cục XTTM, Website thị trường và các tài liệu khác… đồng thời được sự thống nhất chỉ đạo của Lãnh đạo Sở Công Thương đã lựa chọn các sản phẩm của tỉnh Thái Nguyên đi quảng bá, giới thiệu tại HCTL là những sản phẩm hết sức phù hợp, thu hút được sự quan tâm không chỉ riêng của nước bạn Trung Quốc mà còn cả các nước trong khối ASEAN. Chiều ngày 19/10 Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng cùng Lãnh đạo Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao, Cục xúc tiến Thương mại đã đi tổng duyệt một số gian hàng Việt Nam, trong đó có các gian

hàng của Thái Nguyên. Phó thủ tướng và lãnh đạo các Bộ ngành đánh giá cao công tác chuẩn bị chu đáo của đoàn Thái Nguyên về sản phẩm, ấn phẩm, công tác tuyên truyền quảng cáo và cách trưng bày sản phẩm trong gian hàng tại HCTL. Gian hàng triển lãm tỉnh Thái Nguyên thu hút được trên 5.000 lượt khách hàng đến tham quan tìm hiểu thông tin về các sản phẩm. Đặc biệt, trong ngày 24/10/2009 Công ty Liuzhou Huali Family Products co. đã đặt mua hết số sản phẩm còn lại của doanh nghiệp Chè Hạnh Nguyệt và mời GĐ doanh nghiệp tới thăm quan công ty tại Thành phố Liễu Châu – tỉnh Quảng Tây (cách nơi triển lãm 400km) để trao đổi về khả năng hợp tác hai bên trong tương lai. Công ty Liuzhou Huali Family Products co. đồng ý bao tiêu toàn bộ sản phẩm chè nghệ thuật của Doanh nghiệp chè Hạnh Nguyệt với giá cao hơn so với giá tiêu thụ trong nước và đã giao trước cho DN Hạnh Nguyệt 3.000 tệ mong muốn được các cơ quan quản lý Nhà nước Thái Nguyên quan tâm tạo điều kiện để hai bên hợp tác lâu dài và trước mắt được vào Thái Nguyên thăm quan vùng chè nguyên liệu với dây truyền sản xuất của doanh nghiệp. Vinh dự cho đoàn Thái Nguyên nói chung và Công ty TNHH Dũng Tân nói riêng đó là sản phẩm tranh đá quý đã được Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng chọn làm quà tặng cho lãnh đạo tỉnh Quảng Tây tại "Hội thảo bàn tròn giữa Lãnh đạo Chính phủ Việt Nam với giám đốc các doanh nghiệp hàng đầu hai nước". Ngoài việc giao dịch tại gian hàng triển lãm, đồng chí Trưởng

đoàn cùng cán bộ trung tâm XTTM còn chủ động liên hệ với Ban tổ chức HCTL để đăng ký cho các doanh nghiệp trong đoàn Thái Nguyên tham gia các buổi giao thương nằm trong chương trình hoạt động của Ban tổ chức. Qua đợt tham gia HCTL đoàn đã đánh giá: thị trường khu vực Nam Ninh - Trung Quốc, doanh nghiệp các nước ASEAN tham gia HCTL có nhu cầu hợp tác thương mại, liên kết nhập khẩu lâu dài khối lượng lớn sản phẩm của Thái Nguyên có mặt tại HCTL. Lãnh đạo Cục Xúc tiến Thương mại đánh giá cao gian hàng triển lãm Thái Nguyên, như lời nhận xét của đồng chí Đỗ Thắng Hải - Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại “Gian hàng tỉnh Thái Nguyên mang rõ nét tính đặc trưng của tỉnh; sản phẩm, ấn phẩm được trưng bày có tính chuyên nghiệp, bày trí hài hòa. Đã có nhiều khách quan tâm đến đặt mua hàng trước mắt và lâu dài với các doanh nghiệp, Trung tâm XTTM Thái Nguyên cần đề xuất báo cáo với Sở chỉ đạo thực hiện tốt có hiệu quả các hợp đồng thương mại và đầu tư để mở rộng thị trường với khách hàng mới thông qua HCTL lần này”. Tóm lại, chuyến công tác của đoàn Thái Nguyên tham gia HCTL ASEAN – Trung Quốc lần thứ 6 tại thành phố Nam Ninh - tỉnh Quảng Tây – Trung Quốc đã đảm bảo an toàn tuyệt đối về người và hàng hóa. Thực hiện đúng thủ tục quan hệ quốc tế, mở ra nhiều hợp đồng xuất khẩu mới có hiệu quả.

TN.TPC

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 6

THÔNG TIN KINH TẾ CỦA TỈNH Kinh tế Công Thương

Đàm phán hợp tác giữa Hiệp hội… (Xem tiếp trang 1)

…Tham gia đàm phán với Chủ tịch Hiệp hội chè Pakistan có lãnh đạo Sở Công thương, Hiệp hội chè T.Nguyên và 9 DN xuất khẩu chè trên địa bàn tỉnh. Tai buổi làm việc, ông Nguyễn Mạnh Tiêu, Phó Giám đốc Sở Công thương đã giới thiệu với ông Mohammad Hanif Janoo về tình hình SX, chế biến chè của Thái Nguyên, trong đó nhấn mạnh: SP chè T.Nguyên đã XK đi các nước: Trung Quốc, Đài Loan, Nga, Anh… Đối với Pkistan, năm 2005, Bộ Thương mại và Đại sứ Pkistan đã có Dự án hợp tác thương mại, liên doanh và đầu tư chế biến chè. Thực hiện Dự án đó, từ năm 2005 đến nay, T.Nguyên đã ký hợp đồng XK với các DN chế biến chè Pakistan được khoảng 14.000 tấn, trị giá

trên 18 triệu USD, đạt gần 55% so với dự kiến. Hiệp hội chè T.Nguyên và các doanh nghiệp đã đưa ra một số ý kiến như: Giá đặt mua của các DN Pakistan thấp hơn so với giá xuất vào thị trường các nước khác cùng thời điểm và chủng loại. Các DN Pakistan sau khi ký hợp đồng thường đặt tiền chậm và thanh toán chậm ảnh hưởng đến vốn đầu tư cho các lô hàng sau… Thời gian tới, đề nghị phía nước bạn xem xét nâng mức giá NK chè từ 2,5 USD lên 3 USD/kg và đẩy nhanh tiến độ thanh toán. Trả lời các ý kiến của phía Hiệp hội chè T.Nguyên, ông M.Janoo phát biểu: Phía chúng tôi có khả năng chi trả cao hơn, miễn là các DN sản xuất, chế biến chè T.Nguyên đảm bảo được tính ổn định về chất lượng chè. Đồng thời

ông M.Janoo cũng cho biết: Chè ngon đối với người Việt Nam chưa chắc đã phù hợp với thói quen thưởng thức trà của người Pakistan. SP chúng tôi cần là chè có hương vị nhẹ nhàng, mầu vàng càng giữ lâu càng tốt. Cuối cùng, ông bày tỏ mong muốn Hiệp hội chè T.Nguyên sẽ đến Pakistan để tham quan cách SX, chế biến chè, tìm hiểu về sở thích uống trà của người Pkistan để đưa ra những SP phù hợp. Sau khi đã trao đổi những ý kiến, hai bên đã ký biên bản ghi nhớ giai đoạn 2010-2012. Theo đó, mỗi năm các DN chè Thái Nguyên sẽ xuất khẩu 5.000 tấn chè trở lên sang Pkistan. Hai bên sẽ liên doanh về vốn đầu tư những vùng nguyên liệu để sản xuất chè ổn định lâu dài.

Theo Báo Thái Nguyên

Tình hình hoạt động… (Tiếp theo trang 4)

…phẩm 04 vụ; sai phạm khác 01 vụ. Thu nộp vào ngân sách nhà nước 82,611 triệu đồng. 5. Công tác quản lý nhà nước - Khảo sát thực tế và làm việc với các Sở, Ban, Ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã và thu thập thông tin XD Quy hoạch điện lực tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010-2015 có xét đến 2020; - Hoàn thành và gửi Liên hiệp hội khoa học tỉnh Thái Nguyên: Chuyên đề: Tình hình phát triển công nghiệp giai đoạn 2006-2008, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển công nghiệp (CN) Thái Nguyên đến năm 2015; tình hình phát triển Thương mại giai đoạn 2006- 2008, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển thương mại Thái Nguyên đến 2015; - Gửi lấy ý kiến tham gia của các Cấp, Ngành về đề án điều chỉnh quy hoạch phát triển CN tỉnh Thái Nguyên đến năm 2015 tầm nhìn 2020;

- Phê duyệt và áp dụng thử một số quy trình trong hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2008 của Sở Công Thương; - Thực hiện Đề án 30 của UBND tỉnh về việc rà soát các thủ tục hành chính và chương trình ISO 3000 của Sở; - Tổ chức hội thảo với hiệp hội chè Pakistan và có văn bản ghi nhớ giữa Trung tâm XTTM Thái Nguyên và hội chè Pakistan; - Gửi Sở Lao động thương binh xã hội, Công an tỉnh lấy ý kiến tham gia dự thảo “Quy định quản lý vật liệu nổ CN, tiền chất thuốc nổ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”; - Thẩm định thiết kế cơ sở 01 dự án khai thác và chế biến khoáng sản; tham góp ý kiến và hướng dẫn hơn chục dự án đầu tư trong lĩnh vực Công Thương trên địa bàn tỉnh;… - Thẩm định và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh cho: 08 cửa hàng kinh doanh gas; 01 cửa hàng kinh doanh xăng dầu; 01 giấy phép buôn bán thuốc lá;

- Thẩm định và cấp giấy phép hoạt động điện lực cho 01 HTX dịch vụ điện; thẩm định hồ sơ trình UBND tỉnh cấp giấy phép sử dụng vật liệu nổ cho 02 DN; - Tham gia ý kiến Nghị định Chính phủ về khuyến khích, hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo; - Tổ chức tập huấn về: An toàn VLNCN cho 01 doanh nghiệp; an toàn điện cho 24 học viên; - Báo cáo tình hình SX CN 9 tháng đầu năm 2009; tình hình sử dụng đất các Khu, Cụm CN trên địa bàn tỉnh; tổng kết chương trình phát triển CN, tiểu thủ CN tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006-2010; - Tiếp tục triển khai và tổ chức nghiệm thu các đề án khuyến công năm 2009 trên địa bàn tỉnh; xây dựng đề án quy hoạch và bổ sung quy hoạch cán bộ thuộc Trung tâm Xúc tiến thương mại và Trung tâm khuyên công và Tư vấn phát triển công nghiệp.

P.KH Sở Công Thương

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 7

DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT Kinh tế Công thương

Doanh nghiệp cần biết: thuế hải quan của EU Trong thị trường nội bộ EU, các nước thành viên EU không phải chịu thuế hải quan khi bán hàng của mình ở các nước thành viên EU khác. Nhập khẩu hàng từ một nước ngoài EU vào EU có thể phải chịu thuế hải quan, và trong một số trường hợp phải theo hạn ngạch nữa, mặc dù mức thuế này thường chỉ là khiêm tốn. Tuy nhiên, đã có những hiệp định về tự do thương mại cũng như những ưu đãi tự định mà EU dành cho các nước không thuộc EU. Mức thuế áp dụng được tính bằng phần trăm của giá trị tính thuế của hàng hoá. Thuế đặc biệt đối với hàng nông nghiệp được tính theo số lượng hay trọng lượng hàng, hay bằng cách tính gộp cả phần trăm giá trị hàng và trọng lượng hàng. Khi hàng xuất xứ từ các nước ngoài EU đã vào khu vực EU và thủ tục hải quan đã hoàn tất, sản phẩm được phép lưu hành tự do trong toàn khu vực thị trường chung EU. Các nước đang phát triển đã được hưởng ưu đãi trong việc xuất khẩu hàng của họ sang các nước phát triển đã gần 40 năm nay. Chế độ ưu đãi phổ cập (GSP) là một trong những cơ chế ưu đãi. Theo chế

độ này, snả phẩm nhập vào các nước EU từ các nước đang phát triển được hưởng giảm thuế. Hàng hoá theo chế độ GSP này được chia làm hai loại: nhạy cảm và không nhạy cảm. Hàng công nghiệp, trừ các loại vải, chủ yếu thuộc loại không nhạy cảm, và không phải chịu thuế. Trong khi đó, phần lớn sản phẩm nông nghiệp thuộc loại nhạy cảm và chỉ được giảm thuế tới mức nhất định. Ngoài ra, những nước được hưởng ưu đãi khuyến khích đặc biệt vì có phát triển bền vững và quản trị tốt (GSP+) được miễn thuế cho tất cả các loại sản phẩm, kể cả loại hàng nhạy cảm. Những điều kiện tốt nhất được dành cho những nước Kém Phát triển Nhất (LDCs), ví dụ như không phải chịu thuế và hạn ngạch đối với tất cả các loại hàng hoá trừ vũ khí, theo hiệp định “Mọi hàng trừ vũ khí” đường, những mặt hàng sẽ được giảm dần cho đến khi ngừng hẳn vào cuối năm 2009. Ngoài ra, EU còn dành ưu đãi tự định cho Các nước và Vùng lãnh thổ ở Hải ngoại (OTCs). Điều này có nghĩa là họ luôn không phải chịu thuế nhập khẩu

vào thị trường EU. Còn có những hiệp định tự do thương mại giữa EU và các nước ACP (Châu Phi, vùng biển Caribê, và vúng Thái Bình Dương), hiệp định này được dựa trên Hiệp định Đối tác Kinh tế (EPAs) hay thoả thuận tiếp cận thị trường tạm thời trước khi ký EPAs, mà trước đó gọi Hiệp định Cotonou. Ngoài ra, phải kể đến những chế độ ưu đãi thuế quan theo những Hiệp định Tự do Thương mại (EPAs) ví dụ như với Mexico, Chilê, Nam Phi và một số nước vùng Địa trung hải (các Hiệp định Euro - Địa Trung hải). Khi đã biết mã đúng của hàng hoá trong Hệ thống Mã hoá và Mô tả hàng hoá Thống nhất (mã HS), những ưu đãi và các loại thuế có thể được kiểm tra ở một văn phòng hỗ trợ xuất khẩu của EU (http://exporthelp.europa.eu). Cơ sở dữ liệu cũng có thể được tìm kiếm bằng tên sản phẩm. Nhà xuất khẩu nên tìm hiểu và biết những luật lệ về giấy phép vào bảo lãnh nhập khẩu, mặc dù thông thường người mua Phần Lan sẽ đảm nhận những công việc này.

Theo Vinanet

Công ty cổ phần gang Hoa Trung: Ra lò mẻ gang đầu tiên

Hôm nay (29/10), Công ty cổ phần gang Hoa Trung (cụm công nghiệp Trúc Mai, xã Lâu Thượng, huyện Võ Nhai) chính thức cho ra lò mẻ gang đầu tiên sau gần 3 năm đầu tư xây dựng và đào tạo công nhân. Công ty được Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh cấp giấy phép số 08 ngày 29/8/2006 về đầu tư xây dựng Nhà máy luyện gang. Nhà máy được xây dựng trên diện tích 5ha, có công suất 20 nghìn tấn/năm, tổng kinh phí đầu tư trên 40 tỷ đồng, gồm hệ thống lò cao được nhập từ Trung Quốc, vận hành theo quy trình hoàn nguyên sử dụng quặng sắt và than cốc. Ông Bùi Văn Khánh, Giám đốc Công ty cho biết: Cùng với quá trình xây dựng để đưa lò luyện

gang vào vận hành, chúng tôi đã tuyển dụng và mời giáo viên của Trường cao đẳng Kỹ thuật luyện kim lên Công ty để đào tạo cho gần 200 công nhân, chủ yếu là người địa phương. Cùng với đó, các chuyên gia lắp đặt dây chuyền đã chuyển giao công nghệ cho công nhân, nên đến nay có thể khẳng định trình độ của người lao động đáp ứng được yêu cầu của Công ty. Hiện, Công ty đang trả mức lương bình quân 2,5 triệu đồng/người/tháng. Dây chuyền luyện gang đi vào hoạt động sẽ cho ra đời 2 loại sản phẩm là gang phục vụ luyện thép và gang đúc, đồng thời góp phần giải quyết việc làm, mang lại thu nhập ổn định cho người lao động trên địa bàn.

Theo Bao Thai Nguyen

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 8

CƠ HỘI GIAO THƯƠNG Kinh tế Công Thương

Kế hoạch tổ chức Hội Chợ Triển lãm… (Xem tiếp trang 1)

…Căn cứ vào công văn số 1555/UBND-SXKD ngày 26/10/2005 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc quản lý và tổ chức Hội chợ triển lãm thường niên trên địa bàn tỉnh TN. Trung tâm Xúc tiến Thương mại xây dựng kế hoạch chi tiết về Hội chợ triển lãm (HCTL) tháng 10/2010 với những nội dung chính như sau: I. Mục đích - Ý nghĩa 1. Mục đích Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vững bước trên con đường hội nhập kinh tế Quốc tế và thiết thực phục vụ chủ đề “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Việc tôn vinh thương hiệu Việt của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh là hết sức cần thiết. Thông qua Hội chợ tạo môi trường giao lưu, xúc tiến thương mại, đầu tư cho các tổ chức kinh tế, đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, giới thiệu, quảng bá, sản phẩm, dịch vụ, có thương hiệu với người tiêu dùng trong nước tăng thêm sự tin tưởng và an toàn của hàng Việt chất lượng cao. 2. Ý nghĩa Thúc đẩy giao lưu xúc tiến thương mại, tạo điều kiện cho các nhà doanh nghiệp trong nước tiếp cận với thị trường Thái Nguyên. HCTL giúp đẩy mạnh quảng bá các thương hiệu hàng hoá Việt Nam với bạn bè trong nước và Quốc tế. II. Chủ đề - Địa điểm - Thời gian - Quy mô và nội dung Hội chợ 1. Chủ đề của HCTL : “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam chất lượng cao” 2. Tên HCTL: Tôn vinh thương hiệu Việt tại Thái Nguyên năm 2010 3. Địa điểm: Quảng trường 20/8 Thành phố Thái Nguyên 4. Thời gian: Hội chợ triển lãm diễn ra trong 07 ngày từ 22 - 27/10/2010 5. Quy mô HCTL Dự kiến 250 gian hàng trở lên, trong đó có khoảng 200 doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, Hiệp hội ngành hàng, từ các doanh nghiệp trong tỉnh, cả nước (có từ 15 tỉnh, thành phố trở lên về tham dự).

6. Mặt hàng, sản phẩm trưng bày và bán chủ yếu có thương hiệu. * Nhóm SP Thương mại - Công nghiệp - Máy móc, thiết bị, dây truyền công nghệ mới, hiện đại. - Ô tô, xe máy, xe đạp và phụ tùng - Vật liệu xây dựng, các SP kiến trúc, quảng bá các mô hình thiết kế, cơ sở hạ tầng khu chung cư, hệ thống đường giao thông cần kêu gọi hợp tác đầu tư - Khoáng sản đã qua chế biến với hàm lượng công nghệ cao - Các mặt hàng XNK tiềm năng - Các thiết bị viễn thông, thiết bị điện, điện tử, điện lạnh, điện thoại, âm thanh, ánh sáng… - Sản phẩm dệt may, da giầy, gỗ, hoá mỹ phẩm, … - Hàng nông - lâm nghiệp - thuỷ sản, công nghệ thực phẩm, đồ uống,… - Hàng thủ công mỹ nghệ, đồ lưu niệm, sinh vật cảnh, lành nghề, ẩm thực… - Dược phẩm, trang thiết bị y tế, trang thiết bị văn phòng, trường học… - Tài liệu về các dự án kêu gọi đầu tư - Dự kiến có bán và giới thiệu sản phẩm hàng hoá của các DN 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam sản xuất. III. Cơ quan chỉ đạo và tổ chức 1. Cơ quan chỉ đạo - UBND tỉnh Thái Nguyên - Sở Công Thương 2. Đơn vị tổ chức - Trung tâm Xúc tiến Thương mại TN - Công ty Cổ phần Hội chợ và Xúc tiến Thương mại FTP (Hà Nội) IV. Dự kiến công tác phối hợp chỉ đạo, thực hiện 1. UBND tỉnh Thái Nguyên - Ra quyết định thành lập Ban chỉ đạo, Ban tổ chức - Chủ trì các hội nghị về công tác tổ chức - Có thư mời các tổ chức K.tế trong và ngoài nước tham gia tài trợ cho HCTL - Ký quyết định khen thưởng và trao tặng bằng khen 2. Sở Công Thương Thái Nguyên - Có công văn mời Bộ Công Thương, Cục Xúc tiến Thương mại - Phê duyệt kế hoạch tổ chức HCTL - Tham gia trưởng Ban tổ chức

- Có công văn mời các tổ chức kinh tế, đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia HCTL. - Chủ trì các hội nghị triển khai tổ chức HCTL với các ngành liên quan. - Trực tiếp hướng dẫn chỉ đạo các đơn vị tổ chức HCTL thực hiện đúng quy định hiện hành về tổ chức HCTL. - Ký quyết định và trao tặng giấy khen cho các đơn vị có thành tích trong HCTL 3. Trung tâm Xúc tiến Thương mại Thái Nguyên (đơn vị thực hiện) - Xây dựng chương trình, kế hoạch, kịch bản trình các cấp có thẩm quyền về việc cho phép tổ chức HCTL "Tôn vinh thương hiệu Việt tại tỉnh TN năm 2010". Có nội dung chi tiết kèm theo trước 01/4/2010 - Vận động các đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài nước vào tham gia HCTL, dự kiến phấn đấu có từ 150 gian hàng trở lên. - Ký kết các hợp đồng về mặt bằng, dàn dựng gian hàng, điện, nước, an ninh trật tự PCCC, biểu diễn nghệ thuật, vệ sinh môi trường - Chịu trách nhiệm về thu chi và quyết toán tài chính với các đối tác. - Tham gia BTC, điều hành các hoạt động trước, trong và sau HCTL - Tham gia hội đồng thi đua khen thưởng 4. C.ty CP Hội chợ và Xúc tiến Thương mại FTP (đơn vị phối hợp) - Vận động các đ.vị, DN trong và ngoài nước vào tham gia HCTL, dự kiến phấn đấu có từ 100 gian hàng trở lên - Thiết kế sơ đồ mặt bằng gian hàng, trình các cấp có thẩm quyền - Lắp ráp, dàn dựng gian hàng, sân khấu, cổng trào, trang trí khánh tiết, tường rào bảo vệ, mạng và thiết bị điện phục vụ HCTL. - Tham gia Ban tổ chức, phối hợp cùng Trung tâm Xúc tiến Thương mại Thái Nguyên điều hành các hoạt động trước, trong và sau HCTL. - Tham gia tuyên truyền quảng bá, mời các tổ chức tham gia tài trợ cho HCTL.

TN. TPC

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 9

THÔNG TIN KINH TẾ QUỐC TẾ Kinh tế Công Thương

Những kinh nghiệm khi thâm nhập vào thị trường Trung Quốc

Trước nay người ta thường thấy hàng Trung Quốc đổ bộ vào thị trường Việt Nam thì nay, một số doanh nghiệp Việt Nam cũng tìm cách chen chân vào thị trường Trung Quốc. Để thâm nhập thành công vào thị trường Trung Quốc, các doanh nghiệp cần phải nhạy bén nắm bắt cơ hội kinh doanh. Thị trường Trung Quốc quá rộng lớn, do vậy muốn thâm nhập, các doanh nghiệp cần thiết phải nghiên cứu và tìm cho mình một "ngách"thị trường để "len" vào dựa trên những lợi thế so sánh. Đây có 2 điểm cần lưu ý: Vị trí địa lý: Việc vận chuyển giao thương buôn bán giữa các tỉnh phía đông có kinh tế phát triển và các tỉnh phía tây, đặc biệt là các tỉnh tây nam của Trung Quốc diễn ra không thuận lợi do điều kiện về giao thông, xa xôi cách trở. Trong khi đó thì hàng hóa của Việt Nam, mặc dù từ TP.HCM đưa ra nhưng vẫn tỏ ra có ưu thế hơn nhiều trong vấn đề giao thương, vận chuyển. Sản phẩm và công nghệ: Trung Quốc là nước sản xuất và xuất khẩu giày dép lớn nhất thế giới. Do vậy việc đổi mới công nghệ diễn ra rất nhanh. Từ công nghệ sản xuất dép bằng chất liệu cao su vào những năm 60, 70 chuyển sang chất liệu EVA vào những năm 80 và tiếp theo là chất liệu PU, TPR… Chính điều này đã làm các nhà sản xuất Trung Quốc bỏ qua nhu cầu của người tiêu dùng trong nước mà đặc biệt là các tỉnh tây nam Trung Quốc đang có mức sống thấp hơn, nhưng lại cần những sản

phẩm có chất lượng cao. Những sản phẩm có chất lượng thấp cho dù là giá rất rẻ không còn chiếm ưu thế như trước đây. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần từng bước chinh phục người tiêu dùng, gây dựng nên thương hiệu chứ không phải là bằng những chiến dịch quảng cáo rầm rộ. Đồng thời, những chính sách ưu đãi cho hoạt động kinh doanh biên mậu vùng biên, ưu đãi thuế nhập khẩu tiểu ngạch cho nước láng giềng; việc Trung Quốc gia nhập WTO…là những thuận lợi lớn cho các doanh nghiệp bán hàng sang Trung Quốc. Việt Nam có một điều kiện là có truyền thống buôn bán lâu đời trong quan hệ láng giềng hai nước. Thương nhân Trung Quốc luôn chủ động tìm kiếm nguồn hàng từ các nước láng giềng để mua bán trao đổi tạo thông thương biên giới hai bên. Chỉ cần hàng hoá có mặt tại các dịp hội chợ triển lãm hoặc tại khu thương mại biên giới là thương nhân Trung Quốc đã tìm mua về bán lại. Một đặc điểm các doanh nghiệp cần lưu ý là tâm lý kinh doanh của thương nhân Trung Quốc. Với một thị trường hàng tỉ dân và có hàng triệu thương hiệu lớn nhỏ, thì doanh nghiệp cũng không nên đặt tham vọng là sẽ dễ dàng chiếm lĩnh ngay một thị phần lớn mà cần biết lượng sức mình và tranh thủ vào các "ngách" thị trường, sự ủng hộ của khách hàng, lập mạng lưới kinh tiêu. Mỗi nhà phân phối sẽ tự chọn khu vực thị trường cho mình rất hợp lý. Khi làm việc với đối tác, cần tôn trọng quyết định

về thị trường của bạn hàng nhưng không bỏ qua mục tiêu tìm kiếm thị trường mới cho công ty. Các thương nhân Trung Quốc có kinh nghiệm sẽ biết nơi nào tiêu thụ tốt sản phẩm của doanh nghiệp và sẽ tập trung đầu tư, làm hết sức để đạt đến thành công như dự tính. Tuy vậy, doanh nghiệp phải biết kiên trì thuyết phục khách hàng bằng một chính sách kinh doanh thống nhất. Thương nhân Trung Quốc luôn muốn có một sự quan tâm đặc biệt, được hưởng những ưu đãi hơn hẳn người khác và ngược lại họ càng không muốn thua thiệt bất kỳ ai. Do vậy, khi giao dịch với họ, doanh nghiệp phải luôn thể hiện sự công bằng, kiên định và có một quan điểm chính kiến thống nhất. Chính điều đó làm cho doanh nhân Trung Quốc tôn trọng và tin tưởng hơn vào sự ổn định lâu dài trong quan hệ hợp tác. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng phải biết đón nhận góp ý của họ. Khi đã hợp tác họ luôn có những góp ý chân tình và có trách nhiệm với nhau. Nghe những góp ý, có khi là chê trách sản phẩm của các kinh tiêu Trung Quốc sẽ giúp đôi bên cùng có lợi trong việc chinh phục người tiêu dùng. Trước khi đi đến quyết định hợp tác, để giúp các doanh nhân Trung Quốc quyết định nhanh, chúng ta phải tạo điều kiện cho họ có niềm tin bằng cách so sánh giữa cái lợi và hại, đưa họ đi thăm một số nơi đang kinh doanh sản phẩm của doanh nghiệp.

Theo Vinanet

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 10

HỢP TÁC KINH TẾ QUỐC TẾ Kinh tế Công Thương

ATA Carnet: Công cụ hữu ích giúp mở rộng thị trường xuất khẩu

“Việt Nam đang chủ động hội nhập sâu rộng với hệ thống thương mại toàn cầu, việc áp dụng Sổ tạm nhập tái xuất (ATA Carnet) là rất quan trọng vì nó góp phần giúp cho ngành hải quan hoạt động tốt hơn, các DN thuận tiện trong việc xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu…”. Đó là nhận định của bà Lee Ju Song, Giám đốc Phòng Thương mại quốc tế (ICC) đưa ra tại hội thảo “ATA Carnet và ứng dụng tại Việt Nam” vừa được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với ICC tổ chức tại Hà Nội trung tuần tháng 10/2009. Theo bà, ATA Carnet là một chứng từ hải quan quốc tế tạm thời được chấp nhận bởi cơ quan hải quan, nó thay thế tạm thời cho những chứng từ thông thường phải có khi hàng hóa di chuyển qua một quốc gia. Chứng từ này được cung cấp bảo lãnh bởi một số cơ quan hải quan của một số nước dưới sự điều hành của ICC. Nó cũng bảo lãnh việc nộp các khoản thuế hải quan nếu những hàng hóa đó không được tái xuất hoặc tái nhập đúng thời gian đã quy định. Việc ứng dụng hệ thống ATA Carnet sẽ mang lại lợi ích cho các bên tham gia như lực lượng hải quan, Hiệp hội các quốc gia cấp và bảo lãnh (NIGA) và cộng đồng DN

(những người sở hữu ATA Carnet). Đến nay đã có 55 quốc gia có biểu thuế nhập khẩu cao và có những quy định chặt chẽ trong thương mại tham gia vào hệ thống ATA Carnet, trong đó có những nước là đối tác kinh tế - thương mại, thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam như Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc... Khi có ATA Carnet, DN sẽ được hưởng nhiều quyền lợi. Chẳng hạn, DN sẽ giảm được nhiều loại giấy tờ cũng như sự vất vả bởi sẽ không cần phải điền chứng từ tại nơi hàng đi hoặc đến; các DN tiết kiệm được thời gian và tiền bạc vì ATA Carnet cho phép các thương nhân, nhà triển lãm, những chuyên gia, nhà làm phim, kỹ sư, người biểu diễn nghệ thuật, nhà nhiếp ảnh… được làm thủ tục lữ hành và hải quan trước vào một hay nhiều nước họ dự định thăm với chi phí được xác định trước; ứng dụng hệ thống ATA Carnet cơ quan hải quan và người sử dụng sẽ giảm được cả chi phí và thời gian làm thủ tục thông quan hàng hóa, đặc biệt là ở những nơi chứng từ hải quan phức tạp và bằng ngoại ngữ. Mặt khác, tham gia vào hệ thống ATA Carnet còn có tác dụng làm giảm rủi ro cho các DN giữ sổ. Theo đó, khi phải giới thiệu sản phẩm cho những khách hàng tiềm năng tại nhiều quốc gia khác nhau, doanh nghiệp không cần phải mang

theo nhiều ngoại hối để đặt cọc bằng tiền mặt. Hệ thống ATA Carnet cũng tiện lợi cho những thương nhân bận rộn vì có thể dùng 1 sổ ATA Carnet do NIGA cấp và bảo lãnh để hoạt động ở nhiều quốc gia. Đối với NIGA, hệ thống ATA Carnet còn có tác dụng giúp họ mở rộng phạm vi hoạt động dịch vụ đến nhiều cộng đồng DN, nâng cao vai trò đại diện quyền lợi của hội viên thông qua ICC và Hội đồng Phòng Thương mại quốc tế. Việc sử dụng ATA Carnet sẽ giúp các DN tư nhân có điều kiện trang bị hành trang cần thiết để đối phó với môi trường kinh doanh luôn biến động, giúp họ toàn cầu hóa hoạt động và tăng cường khả năng cạnh tranh quốc tế một cách có hiệu quả. Theo Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký VCCI Việt Nam, ATA Carnet là một công cụ hải quan quốc tế quan trọng chứng nhận hàng hóa tạm nhập, tái xuất, hàng hóa trưng bày tại các hội chợ, triển lãm…; là một trong những công cụ mạnh và đắc lực hỗ trợ DN trong công tác xúc tiến thương mại, xuất khẩu và đẩy mạnh hội nhập với cộng đồng DN quốc tế. ATA Carnet thực chất là một hình thức hải quan 1 cửa. Tuy nhiên, đến nay cộng đồng DN Việt Nam còn ít biết đến công cụ hành chính thuận tiện, hữu ích này.

Theo Vinanet

Trung Đông đang là thị trường lớn thứ 4 của Việt Nam Bộ Công thương cho biết, trong 9 tháng đầu năm nay xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường 15 nước khu vực Trung Đông tiếp tục tăng về sản lượng, và Việt Nam vẫn ở thế xuất siêu. Các thị trường trọng điểm ở Trung Đông gồm: Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất, Thổ Nhĩ Kỳ, Israel, Iran, Arabia Saudi. Năm ngoái, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào khu vực Trung Đông đạt hơn 1 tỷ 250 triệu USD và Việt

Nam nhập khẩu hơn 700 triệu USD. Đến nay, mặc dù khu vực Trung Đông chiếm đến 61% trữ lượng dầu của thế giới, nhưng hầu hết các quốc gia khu vực Trung Đông trừ Israel và Thổ Nhĩ Kỳ phải nhập khẩu hoàn toàn nông sản, thực phẩm. Do vậy đây là cơ hội để hàng hoá Việt Nam tiếp cận thị trường tiềm năng này. Dự kiến đến năm 2015, kim ngạch thương mại Việt Nam – Trung Đông đạt từ 5 tỷ đến 7 tỷ USD.

Theo Vinanet

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 11

VẤN ĐỀ HÔM NAY Kinh tế Công Thương

Muốn được yêu, doanh nghiệp phải đáng yêu

Hơn 70% người Việt sính ngoại. Đây là một thách thức lớn đối với cuộc vận động dùng hàng Việt hiện nay. Để thay đổi quan điểm của người tiêu dùng, các chuyên gia cho rằng trước hết doanh nghiệp phải hành động. Theo một khảo sát, có đến 70% người Việt Nam thích dùng hàng ngoại, trong khi tỷ lệ ở các nước châu Á chỉ là 40%, tiến sĩ Đinh Thị Mỹ Loan, Tổng thư ký Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam cho biết. Đây là một thách thức lớn đối với doanh nghiệp trong cuộc vận động người Việt ưu tiên dùng hàng Việt. Ông Lý Ngọc Minh, Tổng Giám đốc Công ty Gốm sứ Minh Long khẳng định doanh nghiệp muốn người tiêu dùng "yêu" thì họ phải tỏ ra đáng yêu trước. "Cuộc vận động Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt chỉ khuyến khích người dân ưu tiên hàng sản xuất trong nước chứ không bắt buộc họ. Do vậy, muốn được lựa chọn, sản phẩm của doanh nghiệp Việt ít nhất phải tương đương hàng ngoại về chất lượng, mẫu mã, phong cách phục vụ”, Thứ trưởng thường trực Bộ Công thương Bùi Xuân Khu phát biểu tại Hội thảo “Hành động của doanh nghiệp và Kiến nghị với Nhà Nước” diễn ra vào hôm qua. Trước đây, người tiêu dùng bị doanh nghiệp Việt bỏ quên hoặc đối xử không công bằng. Sản phẩm tốt, chất lượng cao thì để dành xuất khẩu. Còn hàng phế phẩm, có khuyết tật thì mới để bán trong nước.

"Trong khi đó, người dân Nhật Bản rất ưa dùng hàng Nhật. Để có sự ưu tiên này, các doanh nghiệp Nhật luôn bán hàng trong nước có chất lương cao hơn hàng xuất khẩu”, ông Lý Ngọc Minh cho biết. Kể từ khi thành lập đến năm 1996, có tới 98% sản phầm của Công ty gốm sứ Minh Long là để dành xuất khẩu. Tuy nhiên, hiện nay, tỷ trọng hàng phục vụ nhu cầu nội địa của Công ty đã tăng từ 2% lên 60%. Nhờ đó, công ty này đạt được một số thành tựu đáng kể như hiện chiếm 80% thị phần thị truờng hàng gốm sứ cao cấp trong nước, doanh thu năm 2009 dự kiến tăng 30% so với 2008, trong đó chủ yếu nhờ đà tăng của thị trường nội địa. Bà Mai Kiều Liên, Tổng giám đốc Công ty sữa Vinamilk nhận định thị trường nội địa 80 triệu dân, với hơn 1 triệu trẻ em ra đời mỗi năm, luôn là mảnh đất tiềm năng cho các doanh nghiệp Việt phát triển. Trong đó, thị trường nông thôn là nguồn lợi tiềm tàng với hơn 70% dân số. Từ năm 2008 đến nay, Công ty sữa Vinamilk đã tăng số điểm bán lẻ từ 120.000 lên 170.000 điểm, mở rộng ra cả các vùng nông thôn. Nhờ đó, doanh số năm nay dự kiến tăng tăng 32% so với cùng kỳ năm ngoái. Trên thị trường phân phối, tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ năm 2008 của Việt Nam đạt trên 700.000 tỷ đồng với mức tăng trưởng bình quân mỗi năm trên 20%. Trong đó, hệ thống thương mại thương mại hiện đại như siêu thị, trung tâm thương mại, chỉ chiếm 20%. Việc mở rộng và hiện đại hóa

hệ thống phân phối nội địa là yếu tố quan trọng để đưa hàng Việt tiếp cận sâu hơn với người tiêu dùng. Ông Nguyễn Ngọc Hòa, Chủ tịch HĐQT Coop Mart cho biết hiện nay, có tới 90% sản phẩm trong hệ thống siêu thị là hàng Việt. Trước đây, Coop Mart ưu tiên chỗ cho sản phẩm của các doanh nghiệp Việt đã có uy tín nhất định hoặc hàng Việt Nam chất lượng cao. Tuy nhiên trong cuộc vận động người Việt dùng hàng Việt, Coop Mart đang cân nhắc bán cả sản phẩm của doanh nghiệp trẻ mới thành lập, để khuyến khích họ tiếp cận gần hơn với khách hàng. Bên cạnh đó, siêu thị này cũng đang tổ chức các chuyến xe đưa hàng về nông thôn, miền núi, hưởng ứng cuộc vận động dùng hàng Việt. Tuy yếu tố doanh nghiệp hành động là tiên quyết trong cuộc vận động này, các doanh nghiệp cũng thống nhất rằng họ cần sự hỗ trợ từ phía Nhà Nước. Nhiều ý kiến nhận định chính sách của Nhà Nước chưa công bằng giữa công ty trong nước và nước ngoài. "Ví dụ hiện nay, doanh nghiệp trong nước bị khống chế chi phí dành cho Marketing, quảng cáo chỉ 10 đến 15% chi phí hợp lý. Trong khi các công ty có vốn đầu tư nước ngoài mặc sức thuê ngôi sao, phát sóng giờ vàng, thì chúng tôi đành ngồi nhìn", ông Nguyễn Ngọc Hòa chi sẻ.

Theo VnExpress

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 12

THỊ TRƯỜNG GIÁ CẢ TIỀN TỆ TRONG NƯỚC & THẾ GIỚI

Dự báo giá hàng hoá

trong tháng 11 tăng nhẹ Theo dự báo của các chuyên gia Tổ Điều hành thị trường trong nước, tháng 11 kinh tế thế giới dần phục hồi sẽ tiếp tục nâng đỡ giá cả nhiều loại hàng hóa thiết yếu. Bên cạnh đó, thời tiết bắt đầu vào mùa lạnh, nhu cầu tiêu dùng các loại thực phẩm cao hơn, tình hình dịch bệnh có chiều hướng gia tăng có thể khiến một số nhóm thực phẩm tăng nhẹ. Các chuyên gia cũng cho rằng: Vừa qua, giá xăng dầu được điều chỉnh tăng cùng việc thực hiện lộ trình tăng giá than cho các hộ tiêu thụ lớn có thể làm tăng giá thành phẩm một số mặt hàng thiết yếu; cùng đó, các địa phương, doanh nghiệp bắt đầu triển khai việc dự trữ hàng hóa, nguyên liệu phục vụ Tết; giá vàng tăng cao trong thời gian qua có thể gây tác động tâm lý tăng giá ăn theo đối với các mặt hàng khác trên thị trường. Tuy nhiên, do nguồn cung hàng hóa trong nước tiếp tục bảo đảm, lượng tồn kho nhiều mặt hàng trọng yếu như phân bón, lúa gạo, xi măng, giấy,… vẫn ở mức cao nên giá hàng hóa tháng 11 nhìn chung sẽ ổn định hoặc chỉ tăng nhẹ so với tháng 10, dự báo CPI tháng 11 sẽ tăng khoảng 0,5% so với tháng 10. Đáng chú ý, thị trường hàng hóa tiếp tục sôi động, các loại hàng hóa tiêu dùng phục vụ mùa lạnh bắt đầu tiêu thụ mạnh. Giá cả hàng hóa trên thị trường nhìn chung chỉ tăng nhẹ và tập trung vào một số nhóm hàng như lương thực, thực phẩm, xăng dầu,… Tại một số địa phương chịu bão lũ, giá một số loại thực phẩm và VLXD tuy có tăng cục bộ nhưng không kéo dài. Một số nhóm hàng giá ổn định hoặc giảm nhẹ như giấy, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thép xây dựng,…. Từ ngày 29/09/2009, Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam đã điều chỉnh tăng giá bán than cho các hộ tiêu thụ lớn, tuy nhiên do nguồn cung các mặt hàng như xi măng, phân bón, giấy vẫn dồi dào nên giá bán các mặt hàng này sẽ không biến động nhiều.

VINANET

Giá thép giảm 200.000 đồng/tấn Các doanh nghiệp sản xuất thép cho biết vừa điều chỉnh giá thép trong nước giảm 200.000 đồng/tấn, còn 11,395 triệu - 11,410 triệu đồng/tấn, thép cuộn còn 10,950 triệu - 11 triệu đồng/tấn. Nguyên nhân do giá phôi nguyên liệu thế giới giảm từ 10 USD - 20 USD/tấn, còn 470 USD- 480 USD/tấn so với tháng trước. Ngoài ra sức tiêu thụ thép trong nước trong tháng 9 vừa qua giảm 25% so với tháng trước còn 290.000 tấn và trong tháng 10 này tiếp tục giảm tiếp (dự báo sức tiêu thụ trong tháng 10 khoảng 260.000 tấn - 270.000 tấn). Do giá phôi thế giới giảm nên các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước không dám trữ phôi nhiều như trước, chỉ nhập với số lượng vừa đủ nhu cầu tiêu thụ cho từng tháng.

Theo Vinanet

Giá cả tháng 10 tăng chậm lại Giá tiêu dùng trong tháng 10 có chiều hướng chậm lại, sau khi vụt tăng 0,62% vào tháng trước, nhờ giá những mặt hàng chính như lương thực - thực phẩm, xăng dầu tương đối bình ổn. Dữ liệu do Tổng cục thống kê công bố chiều nay cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 10 tăng nhẹ 0,37%, đưa mức tăng chung của 10 tháng đầu năm lên mức 4,49%. Theo cách tính trung bình kỳ, giá cả bình quân của 10 tháng đầu năm nay tăng 7,17% so với trung bình 10 tháng đầu năm trước. Nhìn chung các mặt hàng trong tháng 10 không có sự đột biến. Cũng như 2 tháng liên tiếp gần đây, mức tăng cao nhất thuộc về nhóm phương tiện đi lại - bưu điện và giáo dục, lần lượt là 0,77% và 0,73%. Những nhóm hàng hóa, dịch vụ còn lại đều duy trì mức tăng dưới 0,5%, như hàng ăn - dịch vụ ăn uống, may mặc, giày dép, dược phẩm - y tế. Hàng hóa ở khu vực thành thị lên giá nhanh hơn chút ít so với nông thôn, với mức tăng lần lượt là 0,4% và 0,34%. Hải Phòng, Thừa Thiên - Huế và Đà Nẵng là những đại phương có mức tăng mạnh nhất trong tháng, đều xấp xỉ 1%.

Theo VN Express

Vàng đội giá mạnh, giá dầu vượt 81 USD/thùng

Giá vàng thế giới tiếp tục có những diễn biến khá phức tạp khi quay đầu phục hồi trong phiên giao dịch đêm qua, kéo giá vàng trong nước sáng nay tăng 15.000 đồng/chỉ và một lần nữa nhích cố nhích về mốc 2.400.000 đồng/chỉ. Giá dầu thô lập mức kỷ lục mới của năm khi tăng vượt mức 81 USD/thùng nhờ sự trượt giá mạnh của đồng USD. So với giá vàng thế giới quy đổi, chưa tính thuế và các chi phí khác, giá vàng miếng bán ra trong nước đang cao hơn chừng 50.000 đồng/chỉ. Trong phiên giao dịch đêm qua tại New York, giá vàng đã có thời điểm rớt xuống mức 1.046 USD/oz do đồng USD mạnh lên so với các đồng tiền chủ chốt khác. Tuy nhiên, sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) công bố kết quả điều tra Beige Book về tình hình kinh tế nước này, USD đã nhanh chóng trượt giá trở lại, tạo cơ sở cho sự đảo chiều và phục hồi của giá vàng. Tỷ giá USD/VND liên ngân hàng do NHNN công bố sáng nay là 17.007 VND/USD, tăng 2 VND/USD so với hôm qua. Tại các NH thương mại, giá USD phổ biến ở mức kịch trần 17.857 VND/USD.

Theo Thời báo kinh tế