THÁNG RA 01 KỲ Kinh tế Công Thương...

18
E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình Trang 1 THÁNG RA 01 KS4/2012 TNGÀY 1÷30/08/2012 TRONG SNÀY - Thái Nguyên tăng cường sự hợp tác đầu tư với th ành phố SaLo - Ph ần Lan - Các mô hình kinh doanh TMĐT trá hình sẽ không có đất tồn tại! - Di ễn đàn doanh nghi ệp Vi ệt Nam - Liên bang Nga t ại Matxcova - Ký Th ỏa thuận hợp tác đầu tư với thành ph ố Salo- Phần Lan -báo cáo tình hình ho ạt động ngành công thương tháng 8 năm 2012 - Thái Nguyên Tri n khai Ngh ị đị nh 24 ca Chính Phvqu n lý hoạt động kinh doanh vàng - Tri ển khai thực hiện Nghị quyết 13 của Chính phủ - Bộ Công Thương: Tháo gỡ “đầu ra” cho ngành thép - Tp trung vào nh ng nhi m vtr ng tâm - Vàng tăng đột biến l à do cầu ảo - Mi Tham gia Hi ch tri n lãm Thương mại phát tri ển kênh lưu thông hàng hóa l n thứ II năm 2012 - Sát cánh cùng doanh nghi p - Mi Tham gia Hi ch Thương mại tháng 9 Thái Nguyên2012 - Gas trong nước lại rục rịch tăng giá - Gi ữ ổn định giá sách giáo khoa - CPI tháng 8/2012 tăng cao nhất kể từ đầu năm Kinh tế Công Thương SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊN TRUNG TÂM XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI THÁI NGUYÊN - S04 - CÁCH MNG THÁNG 8 - THÀNH PHTHÁI NGUYÊN Thái Nguyên tăng cường sự hợp tác đầu tư với thành phố SaLo - Phần Lan Ngày 13/8, Đoàn đại biu T.P SaLo (Phn Lan) do ông Kara Vaha, Giám đốc Sở Thương mại Thành phố làm Trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc ti Thái nguyên… (XemTiếp trang 6) Sát cánh cùng doanh nghiệp Trong nlc duy trì sn xuất, vượt qua suy thoái, các doanh nghip (DN) trong Khu công nghiệp (KCN) Sông Công đang nhận được sự đồng hành, chia srất đáng kể ca tchc công đoàn và người lao động… (XemTiếp trang 9) Ký Thỏa thuận hợp tác đầu tư với thành phố Salo-Phần Lan Tiếp tục chương trình làm việc, ngày 14/8, Đoàn đại biu T.P SaLo - Phần Lan do ông Kara Vaha, Giám đốc Sở Thương mại T.P SaLo làm Trưởng đoàn đã tham dHi nghhợp tác đầu tư gia Thái Nguyên và T.P Salo… (XemTiếp trang 14) Diễn đàn doanh nghi ệp Việt Nam - Liên bang Nga tại Matxcova Ngày 30 tháng 7 năm 2012, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Liên bang Nga của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, tại trụ sở của Phòng Thương mại và Công nghiệp LB Nga, đã diễn ra Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – Liên bang Nga. (XemTiếp trang 13) Mi Tham gia Hi chtrin lãm Thương mại phát tri ển kênh lưu thông hàng hóa ln thứ II năm 2012 (XemTiếp trang 8) Mi Tham gia Hi chtrin lãm Thương mại tháng 9 Thái Nguyên 2012 (XemTiếp trang 11, 12) MT STIN ĐÁNG QUAN TÂM TÀI LIU THAM KHO

Transcript of THÁNG RA 01 KỲ Kinh tế Công Thương...

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình Trang 1

THÁNG RA 01 KỲ Số 4/2012

TỪ NGÀY 1÷30/08/2012

TRONG SỐ NÀY

- Thái Nguyên tăng cường sự hợp tác đầu tư với thành phố SaLo - Phần Lan

- Các mô hình kinh doanh TMĐT trá hình sẽ không có đất tồn tại!

- Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Liên bang Nga tại Matxcova

- Ký Thỏa thuận hợp tác đầu tư với thành phố Salo-Phần Lan -báo cáo tình hình hoạt động ngành công thương tháng 8 năm 2012

- Thái Nguyên Triển khai Nghị định 24 của Chính Phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng

- Triển khai thực hiện Nghị quyết 13 của Chính phủ

- Bộ Công Thương: Tháo gỡ “đầu ra” cho ngành thép

- Tập trung vào những nhiệm vụ trọng tâm

- Vàng tăng đột biến là do cầu ảo

- Mời Tham gia Hội chợ triển lãm Thương mại phát triển kênh lưu thông hàng hóa lần thứ II năm 2012

- Sát cánh cùng doanh nghiệp

- Mời Tham gia Hội chợ Thương mại tháng 9 Thái Nguyên2012

- Gas trong nước lại rục rịch tăng giá

- Giữ ổn định giá sách giáo khoa - CPI tháng 8/2012 tăng cao nhất kể từ đầu năm

Kinh tế Công Thương SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊN

TRUNG TÂM XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI THÁI NGUYÊN - SỐ 04 - CÁCH MẠNG THÁNG 8 - THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

Thái Nguyên tăng cường sự hợp tác đầu tư với thành phố SaLo - Phần Lan

Ngày 13/8, Đoàn đại biểu T.P SaLo (Phần Lan) do ông Kara Vaha, Giám đốc Sở Thương mại Thành phố làm Trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc tại Thái nguyên…

(XemTiếp trang 6)

Sát cánh cùng doanh nghiệp Trong nỗ lực duy trì sản xuất, vượt qua suy thoái, các doanh nghiệp (DN) trong Khu công nghiệp (KCN) Sông Công đang nhận được sự đồng hành, chia sẻ rất đáng kể của tổ chức công đoàn và người lao động…

(XemTiếp trang 9)

Ký Thỏa thuận hợp tác đầu tư với thành phố Salo-Phần Lan

Tiếp tục chương trình làm việc, ngày 14/8, Đoàn đại biểu T.P SaLo - Phần Lan do ông Kara Vaha, Giám đốc Sở Thương mại T.P SaLo làm Trưởng đoàn đã tham dự Hội nghị hợp tác đầu tư giữa Thái Nguyên và T.P Salo…

(XemTiếp trang 14)

Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Liên bang Nga tại Matxcova

Ngày 30 tháng 7 năm 2012, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Liên bang Nga của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, tại trụ sở của Phòng Thương mại và Công nghiệp LB Nga, đã diễn ra Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – Liên bang Nga.

(XemTiếp trang 13)

Mời Tham gia Hội chợ triển lãm Thương mại phát triển kênh lưu thông

hàng hóa lần thứ II năm 2012 (XemTiếp trang 8)

Mời Tham gia Hội chợ triển lãm Thương mại tháng 9 Thái Nguyên 2012

(XemTiếp trang 11, 12)

MỘT SỐ TIN ĐÁNG

QUAN TÂM TÀI LIỆU THAM KHẢO

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình Trang 2

THÔNG TIN PHÁP LUẬT KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

Thái Nguyên Triển khai Nghị định 24 của Chính Phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng

Ngày 07/8, UBND tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức hội nghị triển khai Nghị định 24 của Chính Phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng. Đồng chí Nhữ Văn Tâm - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự và chủ trì hội nghị.

Nghị định 24 của Chính Phủ quy định việc điều chỉnh quản lý và kinh doanh vàng bao gồm hoạt động sản xuất, gia công vàng trang sức, mỹ nghệ; hoạt động kinh doanh mua, bán vàng trang sức; hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng; các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu vàng và hoạt động kinh doanh vàng khác.

Phát biểu tại hội nghị, đại diện Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh: việc ban hành Nghị định 24 không chỉ đáp ứng những yêu cầu khách quan của nền kinh tế mà còn thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; đáp ứng yêu cầu hội nhập và tạo cơ sở pháp lý để tiếp tục thực hiện cơ chế quản lý đối với hoạt động kinh doanh vàng. Bên cạnh đó, Nghị định 24 sẽ góp phần ổn định tình trạng giá vàng lên xuống thất thường trong thời gian qua.Tuy nhiên, điểm mới cơ bản trong Nghị định 24 về những điều kiện chính

để được phép kinh doanh vàng miếng thì ngoài việc đầy đủ thủ tục theo quy định của Nhà nước, các tổ chức, cá nhân đủ điều kiện kinh doanh vàng miếng phải có vốn điều lệ từ 100 tỷ đồng trở lên và hàng năm phải nộp ngân sách từ 500 triệu đồng trở lên. Như vậy, nếu so với tiêu chuẩn này thì toàn bộ các đơn vị, cá nhân thuộc Hội vàng bạc trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẽ không đủ điều kiện để kinh doanh vàng miếng mà chỉ những ngân hàng được Chính Phủ cho phép mới được kinh doanh vàng miếng trên địa bàn tỉnh.

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Nhữ Văn Tâm - Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các Sở, Ngành liên quan cần tăng cường phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên để quản lý hoạt động kinh doanh vàng trên địa bàn một cách hệ thống cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị, cá nhân kinh doanh vàng có điều kiện tốt nhất để ổn định kinh doanh. Bên cạnh đó, đồng chí Phó Chủ tịch cũng yêu cầu các tổ chức, cá nhân, hộ kinh doanh vàng cũng phải chấp hành nghiêm túc các quy định về hoạt động kinh doanh vàng./.

* Theo thainguyentv.vn

Triển khai thực hiện Nghị quyết 13 của Chính phủ

Ngày 15/8, UBND huyện Phổ Yên đã tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch thực hiện Nghị quyết 13/NQ-CP ngày 10-5-2012 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn trong san xuất, kinh doanh, hỗ trợ thị trường và tập huấn nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh cho các doanh nghiệp.

Về việc thực hiện chính sách tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp theo Nghị quyết 13 của Chính phủ, huyện Phổ Yên đã có 76 đơn vị được giãn nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp với số tiền trên 4 tỷ đồng. Ngoài ra, các doanh nghiệp còn được tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính, mở rộng

quy mô sản xuất, tiếp cận với các nguồn vốn vay ưu đãi. Trong thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng công tác tham mưu của các cơ quan chuyên môn; tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, lắng nghe các phản hồi, phản ánh từ cơ sở để giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp…

Tại Hội nghị, các đại biểu cũng đã được tập huấn, phổ biến các văn bản chính sách có liên quan tới việc nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh với các tiêu chí cơ bản như: Gia nhập thị trường, tiếp cận đất đai, tính minh bạch, chi phí thời gian, chi phí không chính thức, tính năng động, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp…

* Theo Báo Thái Nguyên

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình Trang 3

THÔNG TIN KINH TẾ CÔNG NGHIỆP KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

Bộ Công Thương: Tháo gỡ “đầu ra” cho ngành thép

Sang tháng 7/2012 sản lượng sản xuất thép của Tổng công ty Thép Việt Nam (VnSteel) giảm 13% so với tháng trước, giá bán và chiết khấu giảm thêm từ 300 đến 900 đồng/kg, thậm chí đến 1.200 đồng/kg nhưng vẫn rất khó tiêu thụ. Lượng thép tồn kho của toàn ngành lên tới 120,8%.

Hàng ngàn công nhân ngành thép nghỉ việc

Tại cuộc họp giữa Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng và ba đơn vị: Tổng công ty Thép, Tập đoàn Hóa chất và Tổng công ty Giấy nhằm tiếp tục giải quyết khó khăn cho sản xuất- kinh doanh, ông Lê Phú Hưng- Tổng Giám đốc Tổng công ty Thép Việt Nam (VnSteel)- cho biết: 6 tháng đầu năm, sản lượng và tiêu thụ thép các loại của Tổng công ty Thép Việt Nam (VnSteel) đều sụt giảm do thị trường bất động sản “đóng băng”, các dự án lớn bị cắt giảm.

Nếu so với 6 tháng 2011, sản xuất thép thành phẩm trong 6 tháng 2012 đạt hơn 1,3 triệu tấn, giảm 6%; tiêu thụ thép đạt 1,289 triệu tấn 2% so với cùng kỳ. Kết thúc 6 tháng đầu năm 2012, toàn bộ các đơn vị của VnSteel hoàn thành đạt dưới mức 48% kế hoạch sản xuất, tiêu thụ; lợi nhuận của hầu hết các đơn vị đều giảm sút, toàn tổng công ty có 13/41 đơn vị lỗ vốn.

Tính đến thời điểm tháng 7, toàn tổng công ty đã có 3.000 lao động phải nghỉ việc, trong đó 900 lao động nghỉ việc trọn tháng, số còn lại phải nghỉ luân phiên do nhiều nhà máy sản xuất cầm chừng, chỉ chạy 40-45%, thậm chí 30% công suất. Các nhà máy Thép Miền Nam, Tấm lá Phú Mỹ, Gang thép Thái Nguyên, Nhà Bè... phải ngừng sản xuất trong nhiều ngày để giảm sản lượng.

Trong lĩnh vực đầu tư, một loạt các dự án thép trọng điểm của VnSteel như dự án Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2, dự án nhà máy thép tấm cán nóng công suất 2 triệu tấn/năm, dự án thép Lào Cai, dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê cũng gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều dự án phải tạm hoãn, ngừng triển khai do chủ đầu tư gặp khó khăn, không thu xếp được vốn.

Để tháo gỡ “đầu ra” cho ngành thép, Tổng công ty Thép Việt Nam kiến nghị Chính phủ cần có chính sách kích cầu đối với ngành xây dựng, đẩy nhanh giải ngân vốn các dự án đầu tư nhằm giúp DN tăng

lượng tiêu thụ, tăng công suất máy móc và giảm tồn kho.

Chính phủ và các cơ quan quản lý cần có chính sách khuyến khích XK sản phẩm thép (thép xây dựng, thép cán nguội...) sang các nước ASEAN; xem xét giảm thuế giá trị gia tăng nhằm kích thích tiêu dùng. Có các biện pháp triệt để thực hiện quy hoạch phát triển ngành thép, không để xảy ra việc cung vượt cầu quá nhiều gây nên cạnh tranh gay gắt trên thị trường nội địa...

Kích cầu cho ngành thép là giải pháp chính Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng chỉ đạo các cục, vụ,

viện chức năng trong Bộ Công Thương đưa ra phương án giải quyết cụ thể đối với từng kiến nghị của DN cũng như Tổng công ty Thép nói riêng. Bộ trưởng nhấn mạnh: “Các DN cũng đồng thời phối hợp với các bộ, ngành để cùng tháo gỡ khó khăn”.

Bà Phan Thị Diệu Hà- Vụ phó Vụ Xuát nhập khẩu- cho biết, vụ sẽ làm việc với Tổng cục Hải quan, Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam để tăng cường kiểm tra kiểm soát CO thép nhập khẩu vào Việt Nam để bảo vệ sản xuất trong nước và giữ uy tín cho sản phẩm Việt Nam.

Để đẩy mạnh tiêu thụ thép, theo Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa,thép xây dựng nằm trong mặt hành thiết yếu, hệ thống phân phối của Tổng công ty Thép lại rất mạnh, vì thế tổng công ty cần tiếp tục đi sâu vào các chương trình hạ tầng của nông thôn như làm đường bê tông cốt thép hay liên kết với các Cở Công Thương để kết nối đưa hàng về tiêu thụ. Bộ Thương sẵn sàng hỗ trợ kết nối cho DN và địa phương.

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết, sẽ xem xét đề xuất quy định sản phẩm thép có nhãn mác cho người sử dụng phân biệt, hiện nay nhiều DN sản xuất thép đưa ra thị trường không có nhãn mác. Các DN cần phối hợp hỗ trợ lẫn nhau, nếu sản phẩm đầu ra của DN này là đầu vào của DN kia thì bắt buộc các DN trong ngành phải ưu tiên sử dụng.

Tới đây, Bộ Công Thương sẽ tổ chức ký giao ước giữa các đơn vị trong ngành, nhằm đẩy mạnh việc tiêu dùng sản phẩm của các DN trong ngành, góp phần giảm tồn kho, đồng thời phát động mạnh mẽ hơn nữa cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam".

* Theo Báo Công thương

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình Trang 4

THÔNG TIN KINH TẾ THƯƠNG MẠI KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

Tập trung vào những nhiệm vụ trọng tâm

Ngày 17/8/2012, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng đã ký ban hành chỉ thị số 13/CT-BCT về việc thực hiện các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Nhiệm vụ cấp bách

Bộ trưởng yêu cầu các đơn vị trực thuộc Bộ, các Tập đoàn kinh tế, các Tổng công ty, công ty; các Sở Công Thương triển khai những việc cần làm ngay: Tập trung tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp giảm lượng hàng tồn kho, tiếp cận vốn ngân hàng để đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh, duy trì tăng trưởng và phát triển; đẩy mạnh xuất khẩu, khai thông thị trường, vận động các cơ sở sản xuất và các tầng lớp nhân dân hạn chế nhập khẩu và sử dụng hàng tiêu dùng, tăng cường sử dụng hàng hóa sản xuất trong nước; phát triển thị trường trong nước, kích thích tiêu thụ hàng hoá và thúc đẩy sản xuất; đẩy mạnh hoạt động quản lý thị trường, ngăn chặn các hành vi gian lận thương mại, tạo cơ hội cho phát triển hàng hoá Việt Nam trên thị trường nội địa; tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu; đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm

góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Bộ trưởng chỉ đạo, các đơn vịcần tìm biện pháp đẩy nhanh tiến độ đầu tư những dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách và các nguồn vốn khác nhằm góp phần tăng sức tiêu thụ sản phẩm vật liệu xây dựng, xi măng, sắt thép, thiết bị vệ sinh, thiết bị điện... Khuyến khích doanh nghiệp sử dụng sản phẩm của nhau, nhất là đối với những sản phẩm của doanh nghiệp này là nguyên liệu đầu vào của các doanh nghiệp khác. Công tác xúc tiến thương mại thị trường trong nước cần được tăng cường hơn nữa để đẩy mạnh tiêu thụ nội địa, tạo lực thúc đẩy sản xuất, song song với việc kiểm tra, ngăn chặn các hành vi lợi dụng chính sách kích cầu để trà trộn hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng tại thị trường trong nước.

Đặc biệt, để đẩy mạnh xuất khẩu, các đơn vị cần triển khai hiệu quả hơn nữa công tác xúc tiến thương mại, chú trọng mở rộng thị trường ở các nước đang phát triển, các thị trường tiềm năng và mới nổi. Đồng thời, nghiên cứu đề xuất cụ thể từng mặt hàng, nhóm hàng cần điều chỉnh thuế xuất khẩu, nhập khẩu phù hợp với tình hình hiện nay.

Về phía doanh nghiệp, Bộ trưởng yêu cầu các DN cần chủ động tích cực tìm mọi biện pháp để ổn định sản xuất, tiến tới phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Mục tiêu dài hạn

Để thực hiện được các mục tiêu chuyển dịch cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế, Chỉ thị của Bộ Công Thương đã đề ra những nhiệm vụ dài hạn với trọng tâm là điều chỉnh cơ cấu đầu tư, bao gồm cơ cấu đầu tư của từng ngành, từng lĩnh vực, từng DN trong ngành, theo hướng giảm dần đầu tư từ ngân sách, đẩy mạnh xã hội hóa nguồn vốn.

Đồng thời tập trung vốn để hoàn thành sớm các công trình nguồn điện, lưới điện, các dự án tăng cường năng lực sản xuất hàng xuất khẩu, tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động... ưu tiên tập trung đầu tư phát triển các lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Về vấn đề tái cơ cấu các DNNN, Bộ trưởng yêu cầu cần có chế tài đủ mạnh, rõ ràng, minh bạch để quản lý, giám sát có hiệu quả việc sử dụng vốn và tài sản tại các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, đảm bảo khu vực doanh nghiệp này thực hiện tốt vai trò trong nền kinh tế.

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình Trang 5

* Theo Báo Công Thương

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình Trang 6

THÔNG TIN XÚC TIẾN CÔNG THƯƠNG KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

báo cáo tình hình hoạt động ngành công thương tháng 8 năm 2012

I. Đánh giá chung Chỉ số sản xuất toàn ngành

công nghiệp tháng 8/2012 ước tính tăng 3,5% so với tháng trước, nhưng giảm 17,5% so với cùng kỳ; tính chung 8 tháng 2012 chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp chỉ tăng 5,1% so với 8 tháng đầu năm 2011. Trong đó các sản phẩm công nghiệp chủ yếu tháng 8 tăng cao so với cùng kỳ là: Sản phẩm may sẵn; quặng sắt và tinh quặng sắt; bê tông trộn sẵn; xi măng; khai thác đá; phân phối điện; sản phẩm chịu lửa; phụ tùng của xe có động cơ...; các sản phẩm công nghiệp chủ yếu tháng 8 giảm so với cùng kỳ là: Sắt thép các loại; than khai thác; điện sản xuất; công cụ dụng cụ các loại; tấm lợp; gạch xây... Chỉ số giá tiêu dùng tháng 8/2012 tăng 0,43% so với tháng trước, nguyên nhân chính là do sự tăng giá của xăng, dầu và điện.

II. Tình hình thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu

1. Thực hiện GTSXCN và sản phẩm chủ yếu

- Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 8/2012 ước tính tăng 3,5% so với tháng trước, nhưng giảm 17,5% so với cùng kỳ. Trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 5,4% so với tháng trước nhưng giảm 22% cùng kỳ; ngành cung cấp nước, quản lý và xử lý nước thải, rác thải tăng 1,4% so tháng trước và tăng 1,6% cùng kỳ; ngành sản xuất

và phân phối điện tăng 1,1% so với tháng trước và giảm 2% cùng kỳ; ngành công nghiệp khai khoáng giảm 8,5% so với tháng trước và giảm 21,6% cùng kỳ.

+ Sản phẩm công nghiệp chủ yếu sản xuất ước tính tháng 8/2012 tăng so với cùng kỳ là: Sản phẩm may sẵn 2,7 triệu sản phẩm, tăng 284% so với cùng kỳ; quặng sắt và tinh quặng sắt 13 nghìn tấn, tăng 143,8%; bê tông trộn sẵn 13,4 nghìn tấn, tăng 26,5%; xi măng 186,6 nghìn tấn, tăng 23,3%; khai thác đá 60,3 nghìn m3, tăng 8,6%; phân phối điện 117 triệu Kwh tăng 3,1%; sản phẩm chịu lửa tăng 2,6%; phụ tùng của xe có động cơ tăng 2%;

+ Sản phẩm công nghiệp chủ yếu sản xuất ước tính tháng 8/2012 giảm so với cùng kỳ là: Thép cán các loại ước đạt 35,4 nghìn tấn, tăng 12,7% so với tháng 7/2012 giảm 54,2% so với cùng kỳ; điện sản xuất 33 triệu Kwh, giảm 21,5%; gạch xây dựng bằng gốm sứ 9,8 triệu viên, giảm 21,2%; công cụ dụng cụ các loại 21,6 triệu sản phẩm, giảm 10,2%; ...

- Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tính chung 8 tháng 2012 chỉ tăng 5,1% so với 8 tháng đầu năm 2011. Trong chỉ số sản xuất chung 8 tháng của toàn ngành công nghiệp, chỉ số sản xuất ngành cung cấp nước, quản lý và xử lý nước thải, rác thải tăng 10,7%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng

7% so cùng kỳ; ngành sản xuất phân phối điện tăng 1,6%; riêng nhóm ngành khai khoáng giảm.

+ Tính chung 8 tháng 2012, nhóm sản phẩm tăng so cùng kỳ là: Sản phẩm may 31 triệu sản phẩm tăng 170% so với cùng kỳ; khai thác đá 845 nghìn m3, tăng 88,4%; xi măng 1,36 triệu tấn, tăng 35%; thu gom rác thải 30,2 nghìn tấn, tăng 14,5%; phụ tùng xe có động cơ 2 nghìn tấn, tăng 11,6% ; quặng sắt khai thác 65 nghìn tấn, tăng 10,7%; phân phối điện tăng 5,8%;...

+ Tính chung 8 tháng 2012 nhóm sản phẩm giảm so cùng kỳ là: Sản phẩm chịu lửa giảm 24%; gạch xây 73,3 triệu viên, giảm 19,3%; thép cán các loại 460,7 nghìn tấn, giảm 17,8%; điện sản xuất giảm 9,8%; than khai thác giảm 9,7%; ; tấm lợp giảm 4,3%;...

2. Kinh doanh thương mại, dịch vụ - Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội tháng 8/2012 ước đạt 1.161,3 tỷ đồng, tăng 1,2% so với tháng trước, tăng 16,9% so cùng kỳ. Trong đó, khối doanh nghiệp có tổng mức bán lẻ 414 tỷ đồng, tăng 1,2% so tháng trước và tăng 10,2% so cùng kỳ; còn lại là kinh tế cá thể mức đạt xấp xỉ 747,2 tỷ đồng, tăng 1,2% so tháng trước và tăng 21% so cùng kỳ năm trước...

(XemTiếp trang 13)

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình Trang 7

THÔNG TIN KINH TẾ CỦA TỈNH KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

Đoàn công tác thăm dây chuyền sản xuất thép cán, Nhà máy cán thép (Công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên)

Thái Nguyên tăng cường sự hợp tác đầu tư với thành phố SaLo - Phần Lan

(Tiếp theo trang 1)

… Đồng chí Dương Ngọc Long, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở: Công Thương, Ngoại vụ và Văn phòng UBND tỉnh tiếp và làm việc với Đoàn công tác.

Tại buổi tiếp, đồng chí Dương Ngọc Long đã bày tỏ sự vui mừng được tiếp đón và hội đàm với đoàn cán bộ thành phố SaLo. Giới thiệu với ông Kara Vaha và các thành viên trong đoàn về những nét khái quát của Thái Nguyên, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định: Với vị trí chiến lược là trung tâm vùng, Thái Nguyên hội tụ đầy đủ những tiềm năng, thế mạnh để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến với tỉnh…

Ông Kara Vaha đã cảm ơn sự tiếp đón trọng thị của lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên, đồng thời mong muốn ngành Thương mại và các doanh nghiệp của 2 địa phương sẽ có sự hợp tác lâu dài, dựa trên thế mạnh và sự bình đẳng, cùng có lợi của cả hai phía.

T.P SaLo là một trong những thành phố ở miền Tây nước Cộng hòa Phần Lan. Đây là nơi có nền công nghiệp phát triển sớm, đặc biệt là ngành công nghiệp viễn thông, di động. Mặc dù dân số chỉ có trên 5 vạn người nhưng trên địa bàn thành phố có đến 3.500 doanh nghiệp đang hoạt động. Điều đó cho thấy nhu cầu lao động cũng như chất lượng cuộc sống tại SaLo là rất cao.

Trong chuyến thăm và làm việc tại Thái Nguyên lần này, ông Kara Vaha và các thành viên trong đoàn đã đến thăm và tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư với các doanh nghiệp: Công ty CP Gang thép Thái Nguyên và Công ty CP Tập đoàn Tân Cương Hoàng Bình.

Ngày 14/8, Đoàn đại biểu T.P SaLo tiếp tục trao đổi và ký thỏa thuận về các nội dung hợp tác xúc tiến thương mại, đầu tư với các sở, ban, ngành và các doanh nghiệp trên địa bàn Thái Nguyên.

* Theo Báo thái nguyên

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình Trang 8

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình Trang 9

THÔNG BÁO THỊ TRƯỜNG KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

Vàng tăng đột biến là do cầu ảo

Dù mới chỉ vượt mốc 43 triệu đồng/lượng vào ngày 21/8, giá vàng trong nước đã nhanh chóng tiến gần mốc giá 44 triệu đồng/lượng trong ngày 22/8.

Các công ty kinh doanh vàng bạc cho biết, sở dĩ giá vàng tăng mạnh trong ngày hôm qua và sáng nay là xuất hiện nhu cầu mua vào đột biến. Đó cũng là nguyên nhân khiến cho một số hiệu phải nâng mạnh giá bán ra.

Với đà đi lên khá mạnh của ngày hôm nay và hôm qua, vượt xa mức tăng của vàng thế giới, vàng trong nước quy đổi hôm nay lại cao hơn thế giới 2,2 triệu đồng/lượng, đã gồm thuế và phí liên quan.

Không chỉ được hỗ trợ bởi lực tăng duy trì vững của giá vàng thế giới, giá vàng trong nước còn đang được nâng đỡ bởi lực cầu tốt. Giao dịch vàng miếng tiếp tục sôi động khi giá vàng đạt đỉnh của gần 5 tháng.

Đại diện Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) cho biết, hôm nay, doanh nghiệp này mua vào 5.100 lượng vàng và bán ra 5.500 lượng. Khối lượng giao dịch này thấp hơn so với hôm qua, nhưng vẫn cao so với thời gian gần đây.

Đại diện của Công ty Phú Quý cho biết, khách đến giao dịch tại cửa hàng của công ty, khoảng 40% là bán vàng, còn lại là đi mua.

Đỉnh giá vàng trong nước của ngày hôm nay đã được xác lập ở mức 43,80 lúc 8h45, được ghi nhận là mức giá cao nhất của vàng SJC kể từ đầu tháng 4 trở lại đây.

Bà Trần Như My – Giám đốc kinh doanh Tập đoàn Doji cho rằng, giá vàng tăng mạnh do lực mua áp đảo. Tại Tập đoàn Doji sáng ngày 21/8/2012 xu thế mua chiếm tới 80%.

Thời báo Ngân hàng dẫn lời ông Tôn Thế Vĩnh Quyền – Giám đốc kinh doanh Công ty Vàng bạc đá quý Sacombank (SBJ) cho rằng, việc giá vàng tăng đột biến là do sự bất bình thường về cung – cầu vàng trên thị trường. Sự

khác biệt trên thị trường của lần tăng giá này so với những lần trước đây là khách mua chỉ quan tâm đến việc nhà vàng có đủ vàng để

bán hay không, chứ không quan tâm đến giá. Ông Quyền phân tích, lợi dụng thông tin không tích cực trên thị trường sáng 21/8 gây tâm lý không tốt cho người dân, đồng thời

tận dụng thời điểm đầu giờ sáng các nhà vàng thường thận trọng giữ khoảng cách giá mua – bán vàng rộng hơn, giới đầu cơ đã đẩy “cầu ảo” khiến giá vàng tăng đột biến.

Trên thực tế có thể người mua có nhu cầu thực sự rất ít, nhưng qua đồn thổi của giới “cò” đã gây hiệu ứng domino đến người dân, tạo áp lực cho nguồn cung của thị trường.

Chiều 22/8 giá vàng khá ổn định quanh ngưỡng 43,7 triệu đồng/lượng.

Cụ thể, lúc 5h30, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) báo giá vàng SJC tại thị trường TP HCM ở mức 43,60 triệu đồng/lượng (mua vào) và 43,70 triệu đồng/lượng (bán ra).

Công ty Vàng bạc đá quý Phú Quý tại Hà

Nội cùng thời điểm cũng giao dịch vàng SJC ở các mức giá tương ứng lần lượt là 43,63 triệu đồng/lượng và 43,71 triệu đồng/lượng.

Như vậy, so với giá chốt phiên chiều qua, giá vàng SJC đã tăng hơn 700.000 đồng/lượng.

Giá vàng Rồng Thăng Long của Công ty Vàng bạc đá quý Bảo Tín Minh Châu vào cuối giờ chiều là 41,7 triệu đồng/lượng (mua vào) và 42 triệu đồng/lượng (bán ra).

Vàng Phượng Hoàng PNJ-DongA Bank của Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) cùng thời điểm dược niêm yết giá ở mức tương ứng là 43,62 triệu đồng/lượng và 43,69 triệu đồng/lượng./.

* Theo VOV

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình Trang 10

THÔNG TIN XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

Mời Tham gia Hội chợ triển lãm Thương mại phát triển kênh lưu thông hàng hóa lần thứ II năm 2012

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình Trang 11

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

Sát cánh cùng doanh nghiệp (Tiếp theo trang 1)

Nhà máy thép Trường Sơn (chi nhánh Công ty TNHH Minh Bạch) chuyên sản xuất các chi tiết phục vụ ngành chế tạo máy và công nghiệp thủy điện. Cũng giống như đa phần các DN sản xuất, kinh doanh sản phẩm kim loại, Nhà máy đã và đang gặp phải những khó khăn không nhỏ về đầu ra, áp lực từ lượng hàng tồn kho và vấn đề duy trì việc làm, “giữ chân” người lao động (NLĐ). Nói về chiến lược sản xuất, kinh doanh trong giai đoạn hiện nay, ông Bùi Quang Huy, Phó Giám đốc Nhà máy cho biết: Ngoài sản phẩm truyền thống, chúng tôi đang chuyển một phần dây chuyên sang sản xuất theo nhu cầu thị trường để tránh nguy cơ tồn kho cũng như đảm bảo doanh số; chọn đối tác có khả năng thanh toán ngay trong các giao dịch, đồng thời tăng cường thực hiện tiết kiệm, nhất là tiết kiệm điện (chuyển toàn bộ hoạt động đúc vào giờ thấp điểm)… Với chiến lược hợp lý, Nhà máy hiện đang duy trì sản xuất tốt, và hoàn toàn có khả năng đạt kế hoạch doanh số cả năm 2012 là 50 tỷ đồng (bằng năm 2011). Điều đáng ghi nhận là cả giai đoạn khó khăn vừa qua, Nhà máy không hề sa thải hoặc cho công nhân nghỉ việc luân phiên, 70 NLĐ vẫn được đảm bảo việc làm, với thu nhập bình quân xấp xỉ 3 triệu đồng/người/tháng, 100% NLĐ được đóng các loại bảo hiểm.

Góp phần vào kết quả chung đó, Công đoàn Nhà máy và từng NLĐ đã “kề vai sát

cánh”, đồng hành cùng Ban Giám đốc. Ông Lưu Văn Thuộc, Chủ tịch Công đoàn Nhà máy cho biết: Thời kỳ khó khăn kéo dài không khỏi làm cho một bộ phận NLĐ của Nhà máy bị dao động về tư tưởng, nhận thấy điều này, Công đoàn Nhà máy đã thường xuyên quan tâm, động viên, giải thích cho NLĐ để họ hiểu bản chất những khó khăn của đơn vị trong tình hình chung của nền kinh tế, qua đó phát huy tinh thần đoàn kết, nội lực để cùng “vực” Nhà máy qua giai đoạn khó khăn… Anh Đỗ Xuân Vẻ (35 tuổi) là công nhân bộ phận hoàn thiện sản phẩm chia sẻ: Tôi đã gắn bó với Nhà máy liên tục từ năm 2006 đến nay nên thấu hiểu những khó khăn mà đơn vị đang gặp phải, tôi và những đồng nghiệp đều coi những khó khăn của Nhà máy cũng là khó khăn của chính mình, đồng thời nhận thấy mình có trách nhiệm phải cùng với Ban Giám đốc nỗ lực để duy trì và phát triển sản xuất.

Một ví dụ điển hình khác trong việc duy trì sản xuất, đảm bảo việc làm và các chế độ cho NLĐ là Nhà máy May TNG Sông Công (Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG). 6 tháng đầu năm 2012, Nhà máy đã tuyển thêm 532 công nhân, nâng tổng số lao động lên gần 3.500 người. Ngoài chiến lược sản xuất, kinh doanh đang áp dụng hiệu quả, trong giai đoạn khó khăn hiện nay, Công ty chú trọng phát huy nội lực bằng cách tăng cường thực hiện quy chế thi

đua khen thưởng, khuyến khích sản xuất, quán triệt thực hành tiết kiệm. Hơn nữa, Công ty luôn quan tâm chăm lo, đảm bảo mọi chế độ cho NLĐ theo phương châm: “Tất cả người lao động làm việc trong Công ty được đảm bảo quyền lợi theo tiêu chuẩn”. Từ đầu năm 2012, Công ty đã tăng tiền ăn ca của công nhân từ 10.000 đồng/suất lên 12.000 đồng; tăng tiền hỗ trợ xăng xe từ 7.000 đồng/người/ngày lên 10.000 đồng…

Anh Nguyễn Viết Hanh, quê ở xã Hồng Tiến (Phổ Yên) là công nhân nhà máy May TNG Sông Công cho biết: Khi được đảm bảo quyền lợi chính đáng, chúng tôi coi Nhà máy là “nhà máy của mình”, vì vậy sẵn sàng chia sẻ những khó khăn, phấn đấu nỗ lực sản xuất vì mục tiêu chung có thể nói, đây là một yếu tố quyết định góp phần cùng Nhà máy và cả Công ty vững vàng trong giai đoạn suy thoái (doanh thu 6 tháng đầu năm của Công ty TNG tăng gần 18% so với cùng kỳ), điều này cũng thể hiện dấu ấn sâu đậm của Công đoàn Công ty trong việc động viên, giáo dục NLĐ…

Theo bà Bùi Thị Kim Thành, Chủ tịch Công đoàn các KCN tỉnh thì trong giai đoạn khó khăn đối với sản xuất công nghiệp, vai trò của công đoàn DN trong việc tham gia quản lý DN, bảo vệ quyền lợi chính đáng cũng như tuyên truyền, vận động NLĐ càng được thể hiện rõ.

(XemTiếp trang 10)

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình Trang 12

THÔNG TIN VỀ CÔNG NGHỆ MỚI KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

Các mô hình kinh doanh TMĐT trá hình sẽ không có đất tồn tại!

Hôm nay (21/8), Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (Bộ Công Thương) phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức hội thảo lấy ý kiến góp ý cho dự thảo Nghị định về TMĐT. Đây là văn bản được soạn thảo để thay thế cho NĐ57/2006/NĐ-CP.

Nghị định mới được cho là sẽ siết chặt việc quản lý các hoạt động TMĐT và tránh việc lừa đảo người dân như thời gian qua.

Tại Điều 4, Chương I của Dự thảo Nghị định TMĐT quy định về các hành vi bị cấm trong hoạt động TMĐT ở Việt Nam. Nếu Nghị định được thông qua, thời gian tới, việc cung cấp dịch vụ TMĐT qua một mạng lưới kinh doanh, tiếp thị, trong đó mỗi người tham gia phải đóng một khoản ban đầu để mua dịch vụ và được nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng hoặc lợi ích kinh tế khác từ việc vận động người khác tham gia mạng lưới sẽ bị cấm.

Dự thảo luật cũng cấm hành vi lợi dụng TMĐT để kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh. Đồng thời, cấm cung cấp các dịch vụ TMĐT hoặc dịch vụ giám sát, đánh giá và chứng thực trong TMĐT mà chưa được đăng ký hoặc cấp phép.

Ngoài ra, Dự thảo không cho phép việc cung cấp thông tin lệch hoặc giả mạo khi thực hiện thủ tục thông báo thiết lập website TMĐT, đăng ký website cung cấp dịch vụ TMĐT, xin cấp phép các dịch vụ giám sát, đánh giá và chứng thực trong

TMĐT. Đồng thời, nghiêm cấm thực hiện các hành vi lừa đảo khách hàng trên website TMĐT; giả mạo thông tin của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác để tham gia hoạt động TMĐT.

Tại Điều 79 của dự thảo nghị định trên cũng quy định, hành vi lợi dụng TMĐT gây rối an ninh, trật tự, an toàn xã hội; các hành vi vi phạm nghiêm trọng khác về hoạt động TMĐT có dấu hiệu tội phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Ông Trần Hữu Linh- Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (Bộ Công Thương) cho rằng, dự thảo Nghị định TMĐT sẽ định vị lại thị trường TMĐT Việt Nam, có định hướng trung và dài hạn. Đặc biệt, dự thảo đề cập nhiều đến vấn đề bảo vệ người tiêu dùng khi tham gia TMĐT vì khi giao dịch trên mạng, người mua và bán không được gặp nhau, nên có thể gặp rủi ro. Dự thảo cũng quy định khá rõ việc người tiêu dùng được bảo vệ như thế nào, trách nhiệm người bán hàng để người mua tin tưởng đưa thông tin trên mạng.

Tuy nhiên, môi trường điện tử lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro hơn. Do đó, cần nâng cao nhận thức cho DN để nâng cao chất lượng kinh doanh. Người tiêu dùng cũng cần được nâng cao nhận thức để họ biết cái lợi, cái hại, để tận dụng ưu việt của TMĐT cũng như né tránh được nguy cơ tiềm ẩn của TMĐT.

* Theo Báo Công Thương

Sát cánh cùng doanh nghiệp

(Tiếp theo trang 9) Công đoàn các KCN đã tổ chức nhiều buổi

tuyên truyền, tập huấn tới cán bộ công đoàn cơ sở và NLĐ để họ biết chia sẻ những khó khăn với DN, đồng thời có những tác động, yêu cầu người sử dụng lao động thực hiện đầy đủ và nghiêm túc theo pháp luật lao động hiện hành. Nói chung, tổ chức công đoàn tại các DN KCN Sông Công đã làm khá tốt chức năng này, góp

phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm và sự gắn bó của NLĐ với DN, sát cánh cùng chủ DN vượt qua thời kỳ suy thoái. Điều này góp phần không nhỏ để các DN trong KCN Sông Công duy trì và phát triển sản xuất (hiện chỉ có 3/26 DN tại KCN Sông Công tuyên bố tạm ngừng sản xuất).

* Theo Báo Thái Nguyên

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình Trang 13

DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

Thư mời Tham gia Hội chợ Thương mại tháng 9 Thái Nguyên2012

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình Trang 14

CƠ HỘI GIAO THƯƠNG KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình Trang 15

THÔNG TIN KINH TẾ QUỐC TẾ KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

báo cáo tình hình hoạt động … (Tiếp theo trang 5)

... Tính chung 8 tháng 2012, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội ước đạt 9,1 nghìn tỷ đồng tăng 21% so cùng kỳ. Trong đó, khu vực kinh tế nhà nước ước đạt 724,5 tỷ đồng, tăng 25,2% so 8 tháng 2011; khu vực kinh tế ngoài nhà nước ước đạt 8,4 nghìn tỷ đồng, tăng 20,6% so 8 tháng 2011.

- Chỉ số giá tiêu dùng tháng 8/2012 tăng 0,43% so với tháng trước, nguyên nhân do sự tăng giá của một số nguyên, nhiên vật liệu. Như vậy, đây là tháng đánh dấu sự tăng trở lại của chỉ số giá tiêu dùng sau 5 tháng giảm liên tiếp. Giá vàng trong tháng 8 đạt mức cao nhất trong vòng 2 tháng trở lại đây. Chỉ số giá vàng tháng 8/2012 tăng 0,79% so với tháng trước nhưng giảm 1,28% so với cùng kỳ và giảm 8,35% so với tháng 12/2011; chỉ số giá đô la Mỹ tháng 8/2012 giảm 0,19% so với tháng trước, tăng 1,11% so với cùng kỳ, giảm 0,56% so với tháng 12/2011.

3. Xuất, nhập khẩu - Xuất khẩu: Giá trị xuất khẩu

tháng 8/2012 ước đạt 14,6 triệu, giảm 2,1% so với tháng trước, tăng 3,1% so với cùng kỳ tháng 8/2011. Mặt hàng xuất khẩu tăng so với cùng kỳ là: Quặng titan 1410 tấn, tăng 141%; chè các loại 982 tấn, tăng 22,1%; giấy đế 579 tấn, tăng 21,6%; dụng cụ y tế 1,3 triệu USD, tăng 12,3%. Nhóm hàng may mặc ước đạt 9 triệu USD, tăng 0,7% so với cùng kỳ. Tính chung 8 tháng năm 2012, giá trị xuất khẩu trên địa bàn ước đạt 88,2 triệu USD, giảm 7,6% so với cùng kỳ. Trong đó, giá trị xuất

khẩu của khu vực kinh tế trong nước ước đạt 67,4 triệu USD, giảm 16,4%; của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoải ước đạt 20,8 triệu USD, tăng 39,5% so với cùng kỳ.

+ Các mặt hàng xuất khẩu trong 8 tháng 2012 tăng so với cùng kỳ là: Sản phẩm Gang 1.760 tấn, tăng 121%; chè các loại 5 nghìn tấn, tăng 38,3%; quặng titan 8.700 tấn, tăng 15,5%; dụng cụ y tế 9,57 triệu USD, tăng 15,2%...

+ Các mặt hàng xuất khẩu trong 8 tháng 2012 giảm so với với cùng kỳ là: Thiếc 40 tấn, giảm 50%; dụng cụ cầm tay 5,3 triệu USD, giảm 5,3%; dụng cụ thú y 0,6 triệu USD, giảm 3,4%.

- Nhập khẩu: Do nhu cầu nhập khẩu máy móc, thiết bị và nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất giảm nên tổng giá trị nhập khẩu trong tháng 8/2012 ước đạt 28,6 triệu USD giảm 29% so với tháng trước và giảm 44,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, nhóm hàng máy móc, thiết bị, phụ tùng 2,7 triệu USD, giảm 48,6% so với tháng trước, giảm 91,3% so với cùng kỳ. Nguyên liệu phục vụ sản xuất đều nhập khẩu tăng so cùng kỳ là: Vải may mặc 1367 tấn, tăng 3595%; nguyên liệu chế biến thức ăn gia súc 1,4 triệu USD, tăng 63,8%; phụ liệu may mặc 3,2 triệu USD, tăng 26,7%;...

Tính chung 8 tháng đầu năm 2012, giá trị nhập khẩu trên địa bàn ước đạt 207,6 triệu USD, giảm 14,7% so với cùng kỳ.

4. Công tác quản lý thị trường

Trong tháng 8/2012, lực lượng quản lý thị trường thường xuyên tổ chức kiểm tra, kiểm soát các cơ sở sản xuất và kinh doanh về: Giá cả, chất lượng hàng hoá, ghi nhãn hàng hoá, việc chấp hành các quy định về VSATTP... Trong tổng số 139 vụ kiểm tra, có 9 vụ không vi phạm, còn lại QLTT xử lý 127 vụ tập trung ở một số lĩnh vực: Đầu cơ, găm hàng vi phạm lĩnh vực giá 33 vụ; quy định ghi nhãn hàng hoá 32 vụ; vi phạm về lĩnh vực khoáng sản 17 vụ; vi phạm về hàng giả và quyền sở hữu trí tuệ 14 vụ; gian lận thương mại 07 vụ; vi phạm trong kinh doanh 03 vụ và các vi phạm khác. Tổng số tiền thu phạt hành chính, bán hàng tịch thu và giá trị hàng tiêu hủy là 465,15 triệu đồng; nộp ngân sách nhà nước 462,94 triệu đồng.

5. Công tác quản lý nhà nước

Hướng dẫn, giám sát, kiểm tra việc thực hiện các Quy hoạch phát triển Công nghiệp, Thương mại, kết cấu hạ tầng thương mại, mạng lưới kinh doanh xăng dầu, khí hoá lỏng, Điện lực; các Quy hoạch khoáng sản: Sắt, titan, chì kẽm, nhóm kim loại, nhóm khoáng chất công nghiệp; quản lý phát triển các Khu, Cụm công nghiệp… và các chương trình, đề án, dự án của ngành: Chương trình phát triển Công nghiệp, Thương mại giai đoạn 2011-2015 và các đề án trong chương trình hành động ngành Công Thương năm 2012, kế hoạch của ngành thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ.

(XemTiếp trang 15)

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình Trang 16

HỢP TÁC KINH TẾ QUỐC TẾ KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

Ký Thỏa thuận hợp tác hỗ trợ công thương giữa Thái Nguyên và T.P Salo.

Đoàn công tác thăm Nhà máy chè xuất khẩu Tân Cương Thái Nguyên (Công ty CP Tập đoàn Tân Cương Hoàng Bình)

Ký Thỏa thuận hợp tác đầu tư với thành phố Salo-Phần Lan

(Tiếp theo trang 1) … Dự Hội nghị có các đồng chí lãnh đạo các sở: Công Thương, Ngoại vụ;,Thông tin - Truyền

thông; Văn phòng UBND tỉnh và Công ty CP gang thép Thái Nguyên; Công ty CP Tập đoàn Tân Cương Hoàng Bình.

Tại Hội nghị, các đại biểu đã được nghe đồng chí Đinh Khắc Hiển, Giám đốc Sở Công Thương giới thiệu khái quát tiềm năng, thế mạnh của Thái Nguyên như: Công nghiệp, nông, lâm nghiệp và du lịch. Từ bản ghi nhớ giữa 2 địa phương đã ký (tháng 3/2011), đồng chí Giám đốc sở đã gợi ý các doanh nghiệp T.P Salo đầu tư vào một số lĩnh vực mà 2 bên có lợi thế và tiềm năng như: Sản xuất thép; phụ tùng ô tô, lắp ráp ô tô; sản xuất cơ khí, phụ tùng máy; điện tử; chế biến chè và chế biến lâm sản.

Đặc biệt, với lợi thế là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn thứ 3 của cả nước, Thái Nguyên có 7 trường đại học và trên 20 trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, đáp ứng yêu cầu về cán bộ khoa học kỹ thuật và công nhân lành nghề không chỉ riêng cho tỉnh mà còn cung cấp cho cả các tỉnh bạn.

Sau khi nghe các đại biểu trao đổi về một số nội dung hợp tác, xúc tiến thương mại, đầu tư, đồng chí Đinh Khắc Hiển và ông Kara Vaha đã ký Thỏa thuận hợp tác hỗ trợ công thương giữa Sở Công Thương Thái Nguyên và Sở Thương mại YRITYSSALO (Phần Lan). Bản Thỏa thuận hợp tác hỗ trợ công thương được ký trong dịp này sẽ là tiền đề 2 địa phương và các doanh nghiệp có cơ sở hợp tác xúc tiến đầu tư trong thời gian tới.

* Theo Báo Thái Nguyên

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình Trang 17

VẤN ĐỀ HÔM NAY KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

báo cáo tình hình hoạt động … (Tiếp theo trang 13)

Trình UBND tỉnh: Phê duyệt

dự toán điều chỉnh và bổ sung Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh giai đoạn 2011-2015, có xét đến 2020; Đề án phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020; Quyết định ban hành quy chế tổ chức sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu trên địa bàn tỉnh và quy chế xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh; Quyết định thành lập Hội đồng bình chọn, Ban giám khảo, tổ chức Hội nghị bình chọn sản phẩm Công nghiệp nông thôn tiêu biểu; Quyết định công nhận 22 đơn vị có 41 sản phẩm được bình chọn; Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo thực hiện chương trình phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề tỉnh Thái Nguyên.

Thực hiện các báo cáo về: Hoạt động chung và kết quả công tác 7 tháng đầu năm 2012 của ngành Công Thương; kết quả thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới; lập dự án đầu tư cấp điện cho các xóm bản chưa có điện; tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 02/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ đối với việc chấn chỉnh công tác quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động của các cụm công nghiệp. Phối hợp thực hiện: Cung cấp thông tin lập Quy hoạch quặng sắt chung của cả nước; hướng dẫn chính sách

hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch; xây dựng phần mềm nâng cấp trang Website Công Thương Thái Nguyên; đề án hỗ trợ công nhận làng nghề truyền thống năm 2012.

Thẩm tra cho ý kiến vào các dự án đầu tư: Sản xuất xưởng gỗ (phường Phú Xá, TP Thái Nguyên); Siêu thị tổng hợp và dịch vụ đối ngoại (phường Gia Sàng, TP Thái Nguyên); Tổ hợp tài chính thương mại và nhà ở Đại Dương (xã Đắc Sơn, huyện Phổ Yên); khai thác tầng sâu Núi Quặng, mỏ Sắt Trại Cau, Đồng Hỷ… Tham gia góp ý: Dự thảo báo cáo lần 3 Quy hoạch sản xuất sản phẩm thuốc lá và phát triển vùng nguyên liệu thuốc lá đến năm 2020; Xuất khẩu tinh quặng của công ty TNHH Khai thác chế biến khoáng sản Núi Pháo; dự án đầu tư nhà máy gạch không nung trên địa bàn huyện Đồng Hỷ.

Thẩm định hồ sơ cấp 05 Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và cấp 06 Giấy đăng ký sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; Tham gia thẩm định 02 Báo cáo đánh giá tác động môi trường; 01 Dự án cải tạo phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản; thẩm định hồ sơ cấp 05 giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh gas; 02 giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu; Cấp điều chỉnh giấy chứng nhận 02 giấy chứng nhận đầu tư; ngừng triển khai 01 dự án về CCN; nghiệm thu cơ sở 06 đề án khuyến công đã

hoàn thành; tư vấn triển khai 01 dự án xây dựng Nhà máy sản xuất muối kim loại tại CCN Trúc Mai.

Triển khai thực hiện 02 đề án khuyến công quốc gia năm 2012 hỗ trợ 1.117 triệu đồng; trình thẩm định phê duyệt 29 đề án KCĐP năm 2012 với tổng kinh phí đề nghị hỗ trợ 2,880 tỷ đồng; tổ chức khai giảng 01 lớp về chuyển đổi cơ cấu kinh tế gắn với phát triển nông thôn mới; 01 lớp về quản lý chợ nông thôn; xây dựng, thực hiện chương trình làm việc với đoàn Xúc tiến Thương mại Salo - Phần Lan. Tổ chức 01 phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn (xã Ký Phú, huyện Đại Từ); xây dựng kế hoạch chi tiết Hội chợ Thương mại tháng 9/2012 với chủ đề: "Đẩy mạnh phát triển thương mại, dịch vụ Thái Nguyên - Hội nhập Kinh tế Quốc tế".

Công tác thanh tra, kiểm tra: Tham gia đoàn kiểm tra liên ngành chuyên đề về kiểm tra đo lường chất lượng và sở hữu công nghiệp đối với khí dầu mỏ hoá lỏng (LPG) và xăng dầu; tham gia với Thanh tra tỉnh xác định nguyên nhân vụ sạt lở bãi thải mỏ than Phấn Mễ; kiểm tra hoạt động sử dụng vật liệu nổ công nghiệp tại mỏ đá Hang Trai. Duy trì thực hiện công tác tiếp dân, giải quyết 01 đơn thư khiếu nại, tố cáo; 01 phản ánh về tình trạng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại chợ TT Sông Cầu, huyện Đồng Hỷ.

P.KHTC

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình Trang 18

THỊ TRƯỜNG GIÁ CẢ TIỀN TỆ TRONG NƯỚC & THẾ GIỚI

CPI tháng 8/2012 tăng cao nhất kể

từ đầu năm

Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8/2012 đã tăng 0,63% so với tháng trước.

So với cuối năm trước, CPI tăng lên mức 2,86%, (trong tháng 7, con số này là 2,22%). Đây là mức tăng cao nhất kể từ đầu năm đến nay.

So với cùng kỳ năm trước, chỉ số giá vẫn được hỗ trợ bởi hiệu ứng tăng cao của cùng tháng năm trước nên chỉ còn tăng 5,04%. Đây tiếp tục là mức tăng thấp nhất kể từ tháng 12/2009.

Ngoài tác động do tăng giá xăng dầu, CPI tháng 8 còn chịu tác động của việc tăng giá mạnh các dịch vụ y tế theo quyết định của Chính phủ. Đây là các yếu tố tăng giá bất thường, không phản ánh hoàn toàn quan hệ cung - cầu trên thị trường hàng hóa.

Phiên họp chính phủ cuối tháng 7 vừa rồi, nhiều ý kiến lo ngại, chỉ số giá tiêu dùng tháng 8 rất có thể sẽ tiếp tục âm. Tuy nhiên, với rất nhiều nỗ lực trong việc kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ doanh nghiệp… CPI tháng 8 đã tăng trở lại, báo hiệu sự ấm dần lên của nền kinh tế./.

* Theo VOV

Gas trong nước lại rục rịch tăng giá

Các hãng gas trong nước cho rằng, nếu mức giá gas thế giới tiếp tục tăng, từ đầu tháng 9 tới gas sẽ tăng 30.000 - 40.000 đồng/bình 12 kg.

Hiện giá gas thế giới đang tăng 100 - 150 USD/tấn so với giá hồi đầu tháng 8. Nếu mức tăng này giữ đến cuối tháng, giá gas bán lẻ trong nước từ đầu tháng 9 tới sẽ tăng 30.000 - 40.000 đồng/bình 12 kg.

Các công ty kinh doanh gas trong nước cho biết, hiện tình hình cung cấp gas trên thị trường vẫn còn thiếu hụt. Nhiều doanh nghiệp gas không có đủ lượng hàng để đáp ứng nhu cầu thị trường. Các công ty kinh doanh gas phải vay mượn từ các đơn vị khác hoặc mua hàng giá của tháng 9 với mức cao.

Trong khi đó, ông Nguyễn Hoài Giang, Tổng Giám đốc Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn (đơn vị vận hành Nhà máy Lọc dầu Dung Quất) cho biết, từ 8 giờ ngày 21/8, các công đoạn trong nhà máy đã hoạt động bình thường trở lại với 100% công suất./.

* Theo VOV

Giữ ổn định giá sách giáo khoa

Đó là khẳng định của Ông Nguyễn Minh Khang, Phó Tổng Giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam trong công tác xuất bản phục vụ năm học mới 2012-2013.

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã phát hành 89 triệu bản sách giáo khoa đảm bảo ổn định thị trường sách, đáp ứng 100% học sinh có nhu cầu sử dụng sách.

Ngoài ra, còn cung ứng khoảng 100 triệu sản phẩm giáo dục khác như sách bổ trợ, sách tham khảo, bản đồ - tranh ảnh giáo khoa, đồ dùng học tập, giấy vở…

Bảng giá sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 12 được niêm yết tại các cửa hàng sách, các công ty Sách - Thiết bị trường học trên cả nước.

Hiện sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 12 có giá dao động từ 80.000 đến 260.000 đồng/bộ./.

* Theo InfoTV