ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC LÊ THỊ THANH...

54
ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC LÊ THỊ THANH XUÂN TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM 2000 - 2015 TỪ GÓC NHÌN PHÊ BÌNH VĂN HỌC NỮ QUYỀN Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 9.22.01.21 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM Ngƣời hƣớng dẫn khoa học PGS.TS HỒ THẾ HÀ Huế, 2020

Transcript of ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC LÊ THỊ THANH...

Page 1: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC LÊ THỊ THANH …sdh.hueuni.edu.vn/attachments/article/1364/TOMTATLA.pdf · Đây là công trình có ý nghĩa hết sức

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

LÊ THỊ THANH XUÂN

TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM 2000 - 2015

TỪ GÓC NHÌN PHÊ BÌNH VĂN HỌC NỮ QUYỀN

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Mã số: 9.22.01.21

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

PGS.TS HỒ THẾ HÀ

Huế, 2020

Page 2: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC LÊ THỊ THANH …sdh.hueuni.edu.vn/attachments/article/1364/TOMTATLA.pdf · Đây là công trình có ý nghĩa hết sức

Công trình đƣợc hoàn thành tại

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC - ĐẠI HỌC HUẾ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:

PGS.TS HỒ THẾ HÀ

Phản biện 1: .......................................................................................

.............................................................................................................

Phản biện 2: .......................................................................................

.............................................................................................................

Phản biện 3: .......................................................................................

.............................................................................................................

Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Đại học Huế

họp tại………………………………………………………………....

Vào hồi:….giờ, ngày…tháng...năm 202.....

Có thể tìm hiểu luận án tại:

- Thư viện Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế

- Trung tâm Thông tin tư liệu Đại học Huế

Page 3: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC LÊ THỊ THANH …sdh.hueuni.edu.vn/attachments/article/1364/TOMTATLA.pdf · Đây là công trình có ý nghĩa hết sức

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Phong trào đấu tranh nữ quyền đã xuất hiện từ lâu trong đời sống

xã hội và trong văn học. Cuộc đấu tranh giành lại vị thế đã mất để tạo

dựng lại sự bình đẳng và vị thế mới của nữ giới, lần đầu được các nhà nữ

quyền luận đúc kết lại thành lý thuyết nữ quyền và cuối cùng người ta

gọi là nữ quyền luận hay chủ nghĩa nữ quyền (feminism). Phong trào

này xuất phát từ ý thức về bản thân của giới nữ, được manh nha vào thời

kỳ Khai sáng và bắt đầu phát triển mạnh mẽ từ thế kỷ XIX đến nay. Vào

năm 1949, nữ văn sĩ Pháp Simone de Beauvoir cho xuất bản Giới thứ

hai (The Second Sex). Đây là công trình có ý nghĩa hết sức quan trọng

trong việc thúc đẩy sự phát triển của chủ nghĩa nữ quyền trong đời sống

xã hội hiện đại nói chung và trong văn học nói riêng.

Nghiên cứu về lý thuyết nữ quyền và phê bình văn học nữ

quyền đã được nhiều người chọn làm đề tài nghiên cứu của mình ở

từng tác giả, tác phẩm, nhưng để vận dụng phê bình văn học nữ

quyền trong truyện ngắn nữ hiện đại Việt Nam thì vẫn còn ít và chưa

chưa có những đề tài tính chuyên sâu. Để hoàn thành luận án, chúng

tôi chú trọng phân tích các tác phẩm về nữ quyền dựa trên nền tảng lý

thuyết phê bình văn học nữ quyền của phương Tây khi áp dụng vào

truyện ngắn nữ Việt Nam để tìm hiểu những đặc thù riêng về tâm lý,

văn hóa dân tộc thông qua hình tượng và diễn ngôn tác phẩm. Đặc

biệt, chúng tôi nhấn mạnh mốc thời gian 2000 – 2015 như là một

điểm nhấn trong luận án, bởi mốc 15 năm đầu thế kỷ, truyện ngắn có

nhiều thành tựu nổi bật. Truyện ngắn nữ góp phần thúc đẩy nền văn

học Việt Nam trong quá trình “đổi mới”, trong đó, có sự đổi mới về

hình tượng nhân vật nữ từ góc nhìn hiện đại, đương đại và từ góc

nhìn phê bình văn học nữ quyền. Chính vì vậy, chúng tôi chọn

Truyện ngắn nữ Việt Nam 2000 - 2015 từ góc nhìn phê bình văn học

nữ quyền làm đề tài nghiên cứu cho luận án của mình.

Page 4: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC LÊ THỊ THANH …sdh.hueuni.edu.vn/attachments/article/1364/TOMTATLA.pdf · Đây là công trình có ý nghĩa hết sức

2

2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

2.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là những tác phẩm truyện

ngắn nữ giai đoạn 2000 - 2015 thể hiện nhu cầu và sự tự nhận thức về

giới và nữ quyền sâu sắc, đa dạng với vẻ đẹp và lối viết nữ mang bản

sắc riêng. Cụ thể là những tác phẩm tiêu biểu của các tác giả như: Lê

Minh Khuê, Nguyễn Ngọc Tư, Y Ban, Võ Thị Xuân Hà, Trần Thùy

Mai, Nguyễn Thị Thu Huệ, Đỗ Hoàng Diệu, Mai Thy, Lê Thị Hoài

Nam, Ngân Hoa, Quế Hương, Đỗ Bích Thúy, Hà Thị Cẩm Anh, Bùi

Như Lan, Nguyễn Thị Anh Thư...

2.2. Phạm vi nghiên cứu

Để thực hiện Luận án, chúng tôi tập trung nghiên cứu, phân tích

những bình diện nổi bật thuộc nội dung và hình thức truyện ngắn của các

nhà văn nữ Việt Nam tiêu biểu giai đoạn 2000 - 2015 để chỉ ra những

đặc điểm nổi bật mang yếu tố phái tính và âm hưởng nữ quyền ở từng

tác phẩm. Để có cái nhìn liền mạch và tiếp nối, chúng tôi có mở rộng so

sánh trong chừng mực với các truyện ngắn nữ Việt Nam trước năm 2000

và sau năm 2015 để thấy sự cách tân và vị thế của truyện ngắn nữ trong

tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam. Vì điều kiện giới hạn về tư

liệu, nên những truyện ngắn nữ Việt Nam hải ngoại giai đoạn này không

được chúng tôi chọn để nghiên cứu trong luận án.

3. Hƣớng tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu

3.1. Hướng tiếp cận

Hướng tiếp cận chính mà luận án là vận dụng lý thuyết phê bình

văn học nữ quyền soi rọi vào truyện ngắn nữ Việt Nam tiêu biểu giai

đoạn 1986 – 2015 để tìm ra giá trị nhân văn và giá trị thẩm mỹ ẩn chứa

bên sâu ngôn từ, hình tượng để tạo thành tư tưởng của tác phẩm.

3.2. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp so sánh, đối chiếu: đây là phương pháp có tính

xuyên suốt trong toàn bộ luận án với việc phân tích và so sánh các tác

Page 5: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC LÊ THỊ THANH …sdh.hueuni.edu.vn/attachments/article/1364/TOMTATLA.pdf · Đây là công trình có ý nghĩa hết sức

3

phẩm với nhau về cả nội dung và hình thức thể hiện để thấy rõ tinh

thần và âm hưởng nữ quyền trong ý thức nghệ thuật của từng tác giả

và tác phẩm tiêu biểu.

- Phương pháp cấu trúc, hệ thống: đây là phương pháp đặc biệt

có ý nghĩa trong việc mô hình hóa và hệ thống hóa các quan điểm về nữ

quyền trong truyện ngắn nữ Việt Nam từ trung đại cho đến hiện đại.

- Phương pháp loại hình học: đây là phương pháp cơ bản để

xác định được đặc trưng của lối viết nữ, cá tính sáng tạo của một số

cây bút nữ tiêu biểu trong truyện ngắn về cả mặt nội dung và nghệ

thuật của tác phẩm.

- Ngoài ra, chúng tôi còn vận dụng lý thuyết Thi pháp học làm

phương pháp hỗ trợ để nghiên cứu các yếu tố nổi trội của nội dung và

hình thức, hai bình diện tạo nên chỉnh thể tự trị của truyện ngắn nữ

Việt Nam giai đoạn này.

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

4.1. Mục đích nghiên cứu

- Nghiên cứu đặc điểm bản chất về nội dung và hình thức tác

phẩm phản ánh ý thức phái tính và âm hưởng nữ quyền mạnh mẽ

nhất mà các nhà văn nữ đã ý thức thể hiện qua từng quan hệ và bước

ngoặt chuyển mình của đời sống xã hội.

- Nghiên cứu đặc điểm của lối viết nữ khi thể hiện các chủ đề giới

và nội dung giới trong nhiều mối quan hệ bản chất và tương tác để làm

thành đặc sắc và thi pháp riêng của truyện ngắn nữ Việt Nam 2000 - 2015.

4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Kế thừa nền tảng lý thuyết nữ quyền/ phê bình văn học nữ

quyền, luận án đi sâu nghiên cứu về lối viết nữ thông qua đặc trưng

thể loại. Từ đó, xác lập vị thế, đóng góp nổi bật của từng nhà văn nữ

trong việc thể hiện ý thức phái tính và âm hưởng nữ quyền hiện đại

của truyện ngắn nữ giai đoạn 2000 – 2015.

Page 6: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC LÊ THỊ THANH …sdh.hueuni.edu.vn/attachments/article/1364/TOMTATLA.pdf · Đây là công trình có ý nghĩa hết sức

4

- Bên cạnh đó, luận án còn so sánh, đối chiếu, phân tích âm

hưởng nữ quyền, làm rõ sự khác biệt cũng như những đóng góp của

truyện ngắn nữ đương đại 2000 – 2015 so với truyện ngắn nữ giai

đoạn trước năm 2000 và sau năm 2015.

5. Đóng góp của luận án

Luận án có những đóng góp mới sau đây:

- Hệ thống và lý giải một cách chuyên sâu những vấn đề về nữ

quyền trong văn hóa và văn học, đặc biệt là trong truyện ngắn nữ

Việt Nam giai đoạn 2000 – 2015. Từ đó khẳng định ý thức phái tính

và âm hưởng nữ quyền trong văn học đương đại là một bước tiến/ hệ

quả tất yếu của xu hướng bình đẳng hóa, dân chủ hóa trong xã hội và

trong văn học mà các nhà văn nữ đã ý thức sâu sắc và thể hiện rất có

hiệu quả trong sáng tạo.

- Đề tài nghiên cứu thực tiễn sáng tác truyện ngắn của các nhà

văn nữ, đặc biệt là trong giai đoạn từ 2000 – 2015 để thấy được sự

cách tân trong việc thể hiện nội dung và hình thức tác phẩm. Qua đó,

chỉ ra những đóng góp nổi bật của các nhà văn nữ Việt Nam trong

việc phát huy và phát triển dòng văn học nữ quyền đã hiện diện từ

trước đến nay.

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục,

luận án được chia thành 4 chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu

Chương 2: Lý thuyết nữ quyền, Phê bình văn học nữ quyền và

ý thức nữ quyền trong văn học Việt Nam

Chương 3: Các kiểu nhân vật nữ mang đặc trưng giới trong

truyện ngắn nữ Việt Nam 2000 – 2015 từ góc nhìn phê bình văn học

nữ quyền

Chương 4: Phương thức nghệ thuật của truyện ngắn nữ Việt

Nam 2000 – 2015 từ góc nhìn phê bình văn học nữ quyền

Page 7: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC LÊ THỊ THANH …sdh.hueuni.edu.vn/attachments/article/1364/TOMTATLA.pdf · Đây là công trình có ý nghĩa hết sức

5

Chƣơng 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1. Tình hình nghiên cứu lý thuyết nữ quyền

1.1.1 Tình hình nghiên cứu lý thuyết nữ quyền trên thế giới

Nghiên cứu về lý thuyết nữ quyền có nghĩa là nghiên cứu về sự

đấu tranh để đạt được quyền bình đẳng giới trên tất cả mọi phương

diện của đời sống xã hội và tinh thần. Ở phương Tây, ngoài những

tác phẩm viết về nữ quyền nổi tiếng như Giới thứ hai (1949) của

Simone de Beauvoir, Một căn phòng riêng của Virginia Woolf

(1929), Sự biện minh cho các quyền của phụ nữ (A Vindication of

the Right of Women, 1792) của Marie Wollstonerast, Cuốn sổ tay

vàng (The Golden Notebook, 1979) của Doris Lesing, thì còn phải kể

đến học thuyết Phân tâm học của Sigmund Freud và Phân tâm học

cấu trúc của Jacques Lacan. Freud với “mặc cảm Oedip” đã phân

định ra đặc trưng trong tính cách nam và nữ: nam giới chủ động và

chiếm hữu còn nữ giới thì bị động, lệ thuộc.

1.1.2. Tình hình nghiên cứu lý thuyết nữ quyền ở Việt Nam

Ở Việt Nam, nghiên cứu nữ quyền cũng diễn ra khá sớm, nhất

là từ những năm đầu thế kỷ XX.

Có thể thấy rằng, với những công trình nghiên cứu có chất

lượng và số lượng về lý thuyết giới/ lý thuyết nữ quyền, các tác giả

đã đưa bạn đọc đến một hướng tiếp cận về phê bình nữ quyền đầy đa

dạng, hiệu quả và sáng tạo. Đây chính là một hướng đi mới của

nghiên cứu và tiếp nhận văn học: phê bình văn học nữ quyền.

Một số luận văn, luận án văn học nghiên cứu về nữ quyền: Vấn

đề phái tính và âm hưởng nữ quyền trong văn xuôi Việt Nam đương

đại qua sáng tác của một số nhà văn nữ tiêu biểu (Nguyễn Thị Thanh

Xuân, Luận án Tiến sĩ Văn học, Hà Nội, 2013); Truyện ngắn các nhà

Page 8: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC LÊ THỊ THANH …sdh.hueuni.edu.vn/attachments/article/1364/TOMTATLA.pdf · Đây là công trình có ý nghĩa hết sức

6

văn nữ đương đại, tư duy nghệ thuật và đặc trưng thể loại (Phạm Thị

Thanh Phương, Luận án Tiến sĩ Văn học, Hà Nội, 2005); Ý thức nữ

quyền trong thơ nữ Việt Nam giai đoạn từ 1986 đến nay (qua một số

trường hợp tiêu biểu) của tác giả Nguyễn Thị Hưởng, Luận án Tiến sĩ

Văn học, 2016; Nhân vật nữ trong tác phẩm của Ernest Hemingway

từ góc độ nữ quyền luận của tác giả Lê Lâm, Luận án Tiến sĩ Ngữ

Văn, 2015; Âm hưởng nữ quyền trong truyện ngắn các nhà văn nữ

thời kỳ đổi mới (Nguyễn Thị Oanh, Luận văn Thạc sĩ Ngữ Văn,

Vinh, 2007); Ý thức nữ quyền trong văn xuôi Võ Thị Xuân Hà

(Dương Mai Liên, Luận văn Thạc sĩ Ngữ Văn, Đà Nẵng, 2004)...

1.2. Tình hình nghiên cứu truyện ngắn nữ Việt Nam từ góc nhìn

phê bình văn học nữ quyền

Nghiên cứu truyện ngắn Việt Nam từ góc nhìn phê bình văn học

nữ quyền hiện nay đang trở thành một hướng đi đầy mới lạ, hấp dẫn.

Bởi lẽ, học thuyết nữ quyền không chỉ ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều

bộ môn, nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống mà nó còn chi phối

đến đời sống của phê bình văn học, đến mỗi cá nhân thưởng thức văn

học. Văn học Việt Nam đã có sự cách tân và đổi mới toàn diện từ sau

năm 1986. Sự tiếp nhận và phát triển học thuyết nữ quyền dựa trên nền

tảng lý thuyết có sẵn đã giúp cho các tác giả nữ đã có cơ hội vận dụng

linh hoạt vào trong đời sống sáng tạo và phê bình. Họ là những người

tiên phong đi đầu cho phong trào nữ quyền trong văn học và đã tạo

được những tiếng vang mạnh mẽ với những vấn đề được đề cập rất gần

gũi, bình dị nhưng lại mang những giá trị nhân văn sâu sắc. Những tác

phẩm tiêu biểu có thể kể đến: Y Ban với I’am đàn bà, Đỗ Hoàng Diệu

với Bóng đè, Nguyễn Ngọc Tư với Cánh đồng bất tận, Nguyễn Thị

Thu Huệ với Minu xinh đẹp, Võ Thị Hảo với Bàn tay lạnh... và nhiều

tác phẩm có tiếng vang của nhiều tác giả thuộc nhiều thế hệ khác

nhau… Tất cả đã làm nên những sắc thái đầy thiên tính nữ trong văn

chương, tạo nên những hiệu ứng nghệ thuật đặc sắc, mới lạ.

Page 9: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC LÊ THỊ THANH …sdh.hueuni.edu.vn/attachments/article/1364/TOMTATLA.pdf · Đây là công trình có ý nghĩa hết sức

7

1.2.1. Giai đoạn từ trước năm 2000

Về tình hình nghiên cứu, trong giai đoạn 1945 - 1975, các nhà

nghiên cứu và phê bình cho rằng văn chương đô thị miền Nam có những

bước khởi sắc, đặc biệt là văn xuôi mang sắc thái nữ tính, hiện đại của

các nhà văn nữ. Tiêu biểu là tác giả Nguyễn Văn Sâm với những công

trình nghiên cứu như Văn chương tranh đấu miền Nam (1969) và Văn

chương Nam Bộ và cuộc kháng Pháp 1945 - 1950 (1972) đã chỉ ra sự

tranh đấu của những người dân quê và đặc biệt là nghiên cứu các tác giả

với “sứ mệnh giai đoạn của phụ nữ ý thức” gắn với sự trưởng thành

trong tư tưởng của người phụ nữ miền Nam Việt Nam.

Tóm lại, tình hình nghiên cứu về truyện ngắn nữ từ góc nhìn

phê bình văn học nữ quyền trước năm 1986 không nhiều và chỉ tập

trung vào các nhà văn nữ văn xuôi đô thị miền Nam, nhưng cũng đã

thể hiện mốc phát triển khởi đầu đầy ấn tượng, cá tính trong tiến trình

hiện đại hóa văn học Việt Nam. Đồng thời, là cơ sở và tiền đề để các

tác giả nữ thể hiện đậm nét ý thức nữ quyền trong từng sáng tác của

mình giai đoạn sau.

1.2.2. Giai đoạn từ sau năm 2000

Có thể nói, sau thời kỳ Đổi mới (từ mốc 1986), truyện ngắn

Việt Nam đã có “sự lột xác” đầy khởi sắc, mở ra một thời kỳ huy

hoàng cho văn chương nước nhà. Đây là thời kỳ phát triển đỉnh cao

và đầy khởi sắc cho nền văn xuôi với những cây bút trẻ đầy nhạy

cảm, đi sâu khám phá về thời cuộc.

Những công trình nghiên cứu, phê bình về nữ quyền có giá trị,

là tài liệu không thể thiếu khi nghiên cứu về giới nữ được đánh giá

cao như: Văn chương và cảm nhận (năm 2005) của Tôn Phương Lan,

Truyện ngắn hiện đại Việt Nam 1945 - 1975 (các năm 2007, 2010)

của Hỏa Diệu Thúy; Lý luận phê bình văn học đổi mới và sáng tạo

(năm 2013) của Cao Thị Hồng, Văn học Việt Nam hiện đại - sáng tạo

Page 10: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC LÊ THỊ THANH …sdh.hueuni.edu.vn/attachments/article/1364/TOMTATLA.pdf · Đây là công trình có ý nghĩa hết sức

8

và tiếp nhận (năm 2015) của Nguyễn Bích Thu;... Ngoài ra, còn phải

kể đến những cây bút lý luận phê bình nữ chuyên sâu như Mai

Hương, Lưu Khánh Thơ, Lý Hoài Thu, Hoàng Thụy Anh, Trần Thị

Trâm… Với tình hình phê bình văn học hiện nay tại Việt Nam, theo

tác giả Trần Huyền Sâm thì phê bình nữ quyền đóng vai trò quan

trọng, là “một hướng nghiên cứu đầy tiềm năng” về các vấn đề giới.

1.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu và hƣớng triển khai đề tài

1.3.1. Đánh giá tình hình nghiên cứu

Có thể nhận thấy rằng, lý thuyết nữ quyền cũng như phê bình nữ

quyền là hướng nghiên cứu đầy chuyên sâu và khả dụng được đưa vào

trong văn học và đã đạt được những thành công và hiệu quả đáng mong

đợi. Lý thuyết nữ quyền/ phê bình văn học nữ quyền với đối tượng

nghiên cứu chính là giới nữ, đều tập trung sự nghiên cứu chính vào bất

bình đẳng giới và các hệ quả từ sự phân biệt đó. Phê bình nữ quyền có

hướng nghiên cứu sâu rộng bởi không chỉ được ứng dụng trong văn học

mà còn cả trong xã hội học, nhân học, triết học, giáo dục… Chính nhờ

sức lan tỏa mạnh mẽ trong tất cả các mặt của xã hội, phê bình nữ quyền

với hệ thống lý thuyết đa dạng, phong phú từ phương Tây đã được nhiều

tác giả chọn làm hướng nghiên cứu chủ đạo của mình.

1.3.2. Hướng triển khai của đề tài

Từ việc nghiên cứu về nữ quyền và các vấn đề có liên quan về

giới đã được một số tác giả chọn làm hướng nghiên cứu trọng tâm

của mình, chúng tôi nhận thấy rằng, nghiên cứu về hệ thống lý thuyết

nữ quyền và áp dụng trong việc phân tích và phê bình văn học đã và

đang mang lại những giá trị khả quan. Thứ hai, chúng tôi còn đi sâu,

phân tích, hệ thống hóa các kiểu nhân vật nữ mang đặc trưng giới

trong truyện ngắn nữ Việt Nam từ góc nhìn phê bình văn học nữ

quyền. Thứ ba, hệ thống diễn ngôn mang ý thức giới đã được các tác

giả nữ khéo léo lồng vào càng thể hiện được những thanh âm đầy

trong trẻo, cá tính và hồn hậu, đầy yêu thương của giới nữ.

Page 11: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC LÊ THỊ THANH …sdh.hueuni.edu.vn/attachments/article/1364/TOMTATLA.pdf · Đây là công trình có ý nghĩa hết sức

9

Chƣơng 2

LÝ THUYẾT NỮ QUYỀN, PHÊ BÌNH VĂN HỌC NỮ QUYỀN

VÀ Ý THỨC NỮ QUYỀN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM

2.1. Vấn đề nữ quyền và sự xuất hiện chủ nghĩa nữ quyền

2.1.1. Vấn đề nữ quyền - nguồn gốc và khái niệm

Người đặt ra từ “chủ nghĩa nữ quyền” chính là Charles Fourier,

một triết gia người Pháp chuyên về chủ nghĩa xã hội không tưởng. Lần

đầu tiên thuật ngữ “nữ quyền” (feminism) hay “nhà hoạt động nữ

quyền” (feminist) xuất hiện ở Pháp và Hà Lan năm 1872, ở Vương quốc

Anh trong những năm 1890, và Hoa Kỳ vào năm 1910. Từ điển Oxford

English Dictionary đưa từ “feminist” lần đầu vào năm 1894, feminist

được dịch là “người theo nữ quyền”. Nhiều phong trào nữ quyền xuất

hiện để thực thi quyền của phụ nữ nên được coi là phong trào nữ quyền.

2.1.2. Sự xuất hiện chủ nghĩa nữ quyền và sự phát triển của quyền

phụ nữ

Cùng với sự xuất hiện của chủ nghĩa nữ quyền, người phụ nữ

muốn có sự cải thiện về đời sống vật chất và tinh thần thì cần phải

quan tâm đến những vấn đề như thu nhập, công việc và học vấn, tri

thức. Nếu trong một gia đình, người phụ nữ hoàn toàn sống phụ

thuộc vào đàn ông, không việc làm, không tri thức thì họ sẽ không có

tiếng nói cả trong gia đình và ngoài xã hội. Và ngược lại, nếu họ có

công việc và nguồn thu nhập ổn định thì họ sẽ có tiếng nói mạnh mẽ

và có quyền lực để quyết định. Ngày nay, xã hội càng phát triển,

người phụ nữ càng thể hiện được quyền lực nữ quyền của mình trong

tất cả các mặt kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội...

2.2. Lý thuyết nữ quyền và phê bình văn học nữ quyền

2.2.1. Lý thuyết nữ quyền

Lý thuyết giới/ lý thuyết nữ quyền được nhìn nhận như sự

nhận thức và hạn chế tình trạng áp bức, bóc lột, hành hạ phụ nữ trong

Page 12: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC LÊ THỊ THANH …sdh.hueuni.edu.vn/attachments/article/1364/TOMTATLA.pdf · Đây là công trình có ý nghĩa hết sức

10

công việc, đời sống xã hội cũng như đời sống gia đình. Đồng thời

tiến đến chấm dứt hoàn toàn sự thống trị gia trưởng, sự áp bức, bóc

lột sức khỏe sinh sản và tình dục của phụ nữ, lên tiếng cho quyền

được cống hiến, làm việc và được đối xử bình đẳng với nam giới

trong công việc và xã hội.

2.2.2. Phê bình văn học nữ quyền

Phê bình nữ quyền chỉ thực sự trở nên có sức lan tỏa mạnh mẽ

thông qua tác phẩm “kiệt xuất” của nữ văn sĩ người Pháp Simone de

Beauvoir: Giới thứ hai (1949). Trong tác phẩm của mình, Beauvoir

chỉ trích gay gắt nền văn hóa phụ hệ đã đẩy người phụ nữ ra ngoài lề

của xã hội cũng như của văn học nghệ thuật. Và trong tư tưởng của

nền văn hóa ấy, nam giới luôn gắn liền với nhân loại, lịch sử, còn phụ

nữ thì bị nhìn nhận như một “kẻ khác” (The Other), luôn ở thế bị

động, phụ thuộc, phải dựa hoàn toàn vào nam giới.

Từ những thực tế lý luận - phê bình nêu trên, chúng tôi mạo

muội xác định nội hàm thuật ngữ phê bình văn học nữ quyền ở các

nội dung khái quát có tính tương đối ứng với truyện ngắn nữ 2000-

2015 như sau: Phê bình văn học nữ quyền là việc đi sâu phân tích, đề

cập tất cả các mặt cấu trúc, nội dung, thể tài, văn phong riêng của

từng tác giả nữ trong từng giai đoạn cụ thể thông qua “lối viết nữ”

đặc thù - thường được viết dựa trên mọi suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc

của nữ giới bao gồm tất cả mọi phương diện trong đời sống như hôn

nhân, gia đình, kinh tế, luật pháp, các thể chế xã hội... để đấu tranh

cho quyền tự do, bình đẳng, quyền được tôn trọng đối với giới nữ

luôn trở thành đối tượng, nội dung của phê bình văn học nữ quyền

thể hiện một cách sáng tạo và có hiệu quả.

Thuật ngữ về sinh thái, sinh thái học, sinh thái văn học được

phổ biến tại Mỹ từ năm 1974, sau đó lan rộng ra khắp thế giới với

những đại diện tiêu biểu như Joseph W. Meeker, Cheryll Glotfelty,

Page 13: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC LÊ THỊ THANH …sdh.hueuni.edu.vn/attachments/article/1364/TOMTATLA.pdf · Đây là công trình có ý nghĩa hết sức

11

Johnathan Bate, Carolyn Merchant… Theo các nhà nghiên cứu, cái

hay của phê bình sinh thái, đó là có sự kết hợp với phê bình văn học

với môi trường tự nhiên để tạo nên “đứa con tinh thần” vừa có giá trị

nhân văn vừa có ý nghĩa trong việc kêu gọi bình đẳng giới, dần lấy

lại được vai trò và vị trí trung tâm của giới nữ và tự nhiên trong xã

hội hiện đại.

2.3. Ý thức nữ quyền trong văn học Việt Nam

2.3.1. Ý thức nữ quyền trong văn học truyền thống

Nhắc đến ý thức nữ quyền trong văn học truyền thống, không thể

không nhắc đến hệ thống ca dao, tục ngữ rất đa dạng, phong phú về hình

tượng người phụ nữ. Tuy rằng ý thức nữ quyền trong ca dao xưa vẫn

chưa được thể hiện mạnh mẽ và quyết liệt, đa phần là những bài ca dao

than thân trách phận của phụ nữ, kể về nỗi đau của phụ nữ trước sự hà

khắc của lễ giáo phong kiến như chế độ đa thê, trọng nam khinh nữ…

Có thể nói, văn thơ giai đoạn này đề cập rất nhiều về hình

tượng người phụ nữ với số phận bi kịch với các truyện thơ Nôm nổi

tiếng như Phạm Tải – Ngọc Hoa; Phạm Công – Cúc Hoa; Nhị độ

mai, Lục Vân Tiên xuất hiện vào thế kỷ XIX … Hình ảnh những

người phụ nữ đức độ, giữ gìn tiết hạnh như Hạnh Nguyên (Nhị độ

mai), Kiều Nguyệt Nga (Lục Vân Tiên) đã thể hiện được vẻ đẹp của

người phụ nữ Việt Nam: trọng tình nghĩa, trọng ân tình, luôn hướng

đến những giá trị truyền thống tốt đẹp trong cuộc sống.

Thơ ca trung đại cũng là thể loại phát triển mạnh mẽ với tiếng

nói tố cáo mạnh mẽ chế độ phong kiến của các tác giả nữ, bênh vực

thân phận của người phụ nữ, tiêu biểu như nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương.

Bà chính là nữ tác gia tiêu biểu với phong cách mang đậm hơi hướng

cá nhân, tạo nên “hơi thở mới” cho văn học Việt Nam. Những tác

phẩm tiêu biểu mang đậm dấu ấn ý thức nữ quyền trong văn học

trung đại có thể kể đến như: Bánh trôi nước, Làm lẽ, Không chồng

Page 14: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC LÊ THỊ THANH …sdh.hueuni.edu.vn/attachments/article/1364/TOMTATLA.pdf · Đây là công trình có ý nghĩa hết sức

12

mà chửa, Thiếu nữ ngủ ngày, Lấy chồng chung…Văn học trung đại

Việt Nam được mở đầu từ đầu thế kỷ X đến cuối thế kỷ XIX, là thời

kỳ Nho giáo thiết lập những tư tưởng bảo thủ, hà khắc, ảnh hưởng

nặng nề đến xã hội. Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong văn học

trung đại có thể nói được thể hiện đa dạng, thậm chí còn manh nha

vấn đề “xưa nay hiếm”: “ẩn ức tính dục”, “cảm quan tính dục”... Hồ

Xuân Hương là một ví dụ điển hình tiêu biểu với những cảm quan

đầy tính “thách thức” và “mới lạ” như thế.

2.3.2. Ý thức nữ quyền trong văn học hiện đại

Sự “trỗi dậy” mạnh mẽ nhất của văn học nước nhà phải kể đến

công cuộc Đổi mới năm 1986. Nếu như giai đoạn trước, các nhà văn

nam chiếm địa vị “thống trị” trong lĩnh vực sáng tác truyện ngắn thì

sau năm 1986, nhiều cây bút nữ dần xuất hiện và tạo nên một “trào

lưu mới”, “hiện tượng mới” trong nền văn học nước nhà. Số lượng

truyện ngắn nữ có chất lượng, được độc giả đánh giá cao cũng tăng

dần theo thời gian. Nhiều cây bút nữ mới xuất hiện trên văn đàn

nhưng đã để lại những ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc cả về nội

dung và chất lượng nghệ thuật như: Lê Minh Khuê, Võ Thị Hảo, Y

Ban, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ, Đỗ Hoàng Diệu... Họ đã

“thổi hồn” vào tác phẩm, tiếng nói nữ quyền đầy quyền uy, cá tính,

phong cách viết văn mang đậm dấu ấn hiện đại và “hơi hướm” mới

của thời đại. Tất cả những yếu tố đó đã mang lại thành công cho văn

học Việt Nam hiện đại mà ở đó chủ thể tiêu biểu trong các sáng tác,

chính là hình tượng nữ giới. Những chủ đề quen thuộc vẫn là tình yêu

và hôn nhân, hạnh phúc gia đình. Dù các tác phẩm của các nhà văn

nữ phần lớn phản ánh bi kịch của giới nữ, nhưng ngược lại, nó không

quá bi lụy mà lồng ghép vào đó là tinh thần “bất tử”, sức sống tiềm

tàng của “những bông hoa” đã bị “vùi dập”, “tả tơi” nhưng vẫn tỏa

hương cho đời.

Page 15: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC LÊ THỊ THANH …sdh.hueuni.edu.vn/attachments/article/1364/TOMTATLA.pdf · Đây là công trình có ý nghĩa hết sức

13

Chƣơng 3

CÁC KIỂU NHÂN VẬT NỮ MANG ĐẶC TRƢNG GIỚI

TRONG TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM 2000-2015 TỪ GÓC

NHÌN PHÊ BÌNH VĂN HỌC NỮ QUYỀN

3.1. Nhân vật nữ với sự tranh đấu cho quyền sống và quyền tự do

3.1. Nhân vật nữ với sự tranh đấu cho quyền sống

Có thể thấy rằng, nhân vật nữ với sự tranh đấu cho quyền sống

và quyền tự do cũng chính là một tiền đề lý thuyết rất quan trọng, tiến

đến giải phóng phụ nữ trong Giới thứ hai của Simone de Beauvoir.

Trong quá trình khảo sát truyện ngắn nữ, chúng tôi nhận thấy

rằng, so với bút pháp đầy gai góc và “cá tính hóa” đầy mạnh bạo,

quyết liệt dành cho giới nữ của Y Ban, Đỗ Hoàng Diệu thì lối viết nữ

của Trần Thùy Mai vẫn cho thấy sự ung dung, nhẹ nhàng, tự tại

nhưng vẫn đầy bản lĩnh, kiêu hãnh trong chính tính cách và tâm hồn

người phụ nữ xứ Huế mộng mơ. Bút pháp của Trần Thùy Mai đã đi

sâu khắc họa, “mổ xẻ” thế giới nội tâm đa chiều, đa diện của nhân vật

nữ từ đó có thể thấy được khao khát sống hạnh phúc và tự do, là ước

vọng của giới nữ nói chung và âm hưởng nữ quyền trong truyện ngắn

của Trần Thùy Mai nói riêng.

3.2. Nhân vật nữ với sự tranh đấu cho quyền tự do

Các nhân vật nữ của Y Ban và Đỗ Hoàng Diệu giống nhau ở

điểm là họ đều muốn tìm kiếm sự tự do trong tình yêu, một tình yêu

với nhiều cảm xúc thăng hoa nên họ đã “ngoại tình trong tâm thức”.

Beauvoir đã có một cái nhìn đầy nhân văn, đã lý giải đầy tính thuyết

phục với nguyên nhân sâu xa. Như vậy, so với lối viết nữ đầy nhẹ

nhàng, sâu lắng, đầy thiên tính nữ của Trần Thùy Mai, Nguyễn Thị

Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư thì văn phong của Y Ban và Đỗ Hoàng

Diệu vừa có chút gì đó “nổi loạn”, cộng hưởng thêm yếu tố huyền ảo,

vô thức càng khiến cho nhiều tác phẩm mang nét độc đáo riêng.

Page 16: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC LÊ THỊ THANH …sdh.hueuni.edu.vn/attachments/article/1364/TOMTATLA.pdf · Đây là công trình có ý nghĩa hết sức

14

3.2. Nhân vật nữ với thiên tính làm mẹ và khát vọng tình yêu

3.2.1. Nhân vật nữ với thiên tính làm mẹ

Có thể nói rằng, thiên tính làm mẹ là thiên tính cao đẹp và thiêng

liêng nhất của người phụ nữ. Bất kỳ người phụ nữ nào, trong mọi hoàn

cảnh đều biết cách chăm sóc, yêu thương, bảo bọc “thiên thần bé nhỏ”

của mình. Nó cũng khẳng định đức tính hy sinh, cần cù, chịu khó, giàu

tình cảm là thiên tính nữ được ca ngợi nhiều nhất trong tất cả mọi thể

loại của văn học nữ quyền đương đại Việt Nam (Cánh đồng bất tận –

Nguyễn Ngọc Tư, Đầy tớ mẹ xin nghỉ phép – Thy Lê…).

3.2.2. Nhân vật nữ với khát vọng tình yêu

Viết về Mẫu tính và sự hy sinh thầm lặng cho tình yêu, hầu như

mỗi tác giả nữ đều có một phong cách riêng. Nguyễn Thị Thu Huệ hầu

hết đều viết về nhân vật chính là những người phụ nữ và các bé gái như

Hậu thiên đường, Cõi mê, Tân cảng, Huyền thoại, Dĩ vãng... Trần Thùy

Mai với những người đàn bà bất hạnh như Nguyệt cà nhắc (Quỷ trong

trăng), Vy ngây (Chuyện ở phố hoa xoan), Thúy câm (Am bà cô), Hà

“gái bán hoa” (Nốt ruồi son), Kiều Dung (Lễ cưới bạc)... Còn với Y Ban

là những nữ trí thức xinh đẹp nhưng lại hụt hẫng, chênh vênh, mong

muốn khao khát và cháy hết mình vì tình yêu trong Cưới chợ, Cuộc tình

Silicon, Gà ấp bóng, Người đàn bà đứng trước gương, Sau chớp là dông

bão, Tự... Nguyễn Ngọc Tư với thân phận chìm nổi, tù đọng của những

người phụ nữ sông nước miền Tây chân chất, nhân hậu như cô bé

Nương trong Cánh đồng bất tận, người đàn bà cô độc trong Dòng nhớ,

cô Út trong Cái nhìn khắc khoải... Mẫu số chung của tất cả các nhân vật

nữ qua sự nhào nặn, tưởng tượng (và có thể từ đời thực) là khao khát đầy

cháy bỏng, mãnh liệt về một mái ấm hạnh phúc gia đình trọn vẹn.

3.3. Nhân vật nữ với bản năng tính dục và nhu cầu giải phóng

tính dục

3.3.1. Nhân vật nữ với bản năng tính dục

Ngày nay, trong xã hội hiện đại, các nhà văn nữ viết về sex

chính là cách mà họ có thể giãi bày nỗi lòng, chiêm nghiệm về cuộc

Page 17: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC LÊ THỊ THANH …sdh.hueuni.edu.vn/attachments/article/1364/TOMTATLA.pdf · Đây là công trình có ý nghĩa hết sức

15

sống, đang trở thành xu hướng văn học mới. Viết về tính dục cũng

chính là cách mà nhà văn nữ tự giải phóng bản thể của chính mình.

Họ đã lấy người phụ nữ làm hình tượng trung tâm trong các tác phẩm

của mình, phát xuất từ căn nguyên của chính xã hội mà họ đang sống.

3.3.2. Nhân vật nữ với nhu cầu giải phóng tính dục

Điểm chung của tuyến nhân vật nữ trong các tác phẩm của Đỗ

Hoàng Diệu, Y Ban, Lê Thị Hoài Nam, Đoàn Lê đó là có một đời

sống tình dục nghèo nàn, tẻ nhạt, thiếu thốn, thậm chí có khi lại là sự

“bức bí”. Nhưng họ không tuyệt vọng, họ tìm mọi cách giải phóng

cho bản thân bằng việc “ngoại tình tư tưởng” hay thậm chí là “sex

trong giấc mơ” (Bóng đè), “sex trong hồi tưởng” (Vu quy)... Điều đó

không có gì xấu bởi sau những cuộc “giao hoan” trong giấc mơ, họ

đã có thêm “năng lượng” để làm tròn chức trách của người vợ, người

mẹ. Truyện Bóng đè của Đỗ Hoàng Diệu kể về một người phụ nữ về

quê chồng ăn giỗ và những giấc mơ hoang ám ảnh cô kỳ lạ: những

cảm xúc nhục dục thỏa mãn với hồn ma người cha chồng mà cô chưa

từng có được cảm xúc ấy với chồng cô khiến cô vừa cảm thấy “thích

thú” vừa “sợ hãi” và “tội lỗi”.

3.4. Nhân vật nữ với cảm quan sinh thái và ý thức giải phóng bản thân

3.4.1. Nhân vật nữ với cảm quan sinh thái

Như vậy, qua các trang viết của giới nữ, thiên nhiên chính là “chất

xúc tác” để giới nữ thể hiện tất cả những vẻ đẹp hoang sơ, tiềm ẩn đầy

thiên tính nữ nhất. Thiên nhiên luôn lắng nghe, thấu hiểu và che chở, bảo

vệ những người phụ nữ một cách trân trọng và đầy yêu thương. Đến lượt

mình, người phụ nữ cũng thấy ngay trong tâm hồn mình sự đồng cảm và

thương yêu, cùng chung niềm đau, mất mát và cả những niềm hân hoan,

hạnh phúc. Đồng thời, kêu gọi con người cùng chung sức bảo vệ và gìn

giữ môi trường sống trong lành của tự nhiên, cũng chính là “ngôi nhà tự

nhiên” của nhân loại (Suối lạnh - Hà Thị Cẩm Anh, Đồi hoang - Phạm

Thị Ngọc Liên, Biển như tôi nhớ - Lý Lan)…

Page 18: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC LÊ THỊ THANH …sdh.hueuni.edu.vn/attachments/article/1364/TOMTATLA.pdf · Đây là công trình có ý nghĩa hết sức

16

3.4.2. Nhân vật nữ với ý thức giải phóng bản thân

Bên cạnh nhân vật nữ với cảm quan sinh thái, chúng tôi muốn

đề cập đến kiểu nhân vật nữ với ý thức giải phóng bản thân, đặc biệt

là xu hướng thể hiện ý thức nữ quyền trong sáng tác của các nhà văn

nữ tiêu biểu khác nhằm vươn đến khát vọng giải phóng bản thân là

một nét mới mà chúng tôi muốn minh chứng như là điểm nổi bật của

phê bình văn học nữ quyền (Cây thiêng trong lũng núi - Bùi Như

Lan, Hơi thở của núi - Niê Thanh Mai, Lạc giữa lòng Mường - Hà

Lý…). Có thể nói, người phụ nữ ở các vùng cao và các vùng dân tộc

thiểu số chịu nhiều thiệt thòi, định kiến bởi bản chất người vùng cao

từ đàn ông cho đến già làng, trưởng bản rất bảo thủ, lạc hậu, ngại tiếp

thu cái mới, cái tiến bộ. Đó là một bức tranh thật ảm đạm bởi số phận

người phụ nữ thật hẩm hiu, khắc nghiệt. Họ chỉ như là con trâu, con

bò trong gia đình, suốt ngày làm lụng vất vả, họ thậm chí còn bị đánh

đập, không được ra ngoài vui chơi, hưởng thụ cuộc sống.

Chƣơng 4

PHƢƠNG THỨC NGHỆ THUẬT CỦA TRUYỆN NGẮN NỮ

VIỆT NAM 2000 – 2015 TỪ GÓC NHÌN PHÊ BÌNH

VĂN HỌC NỮ QUYỀN

4.1. Điểm nhìn trần thuật

Có thể thấy rằng, văn xuôi nữ hiện đại ngày càng quan tâm đến

các vấn đề thuộc về quyền lợi và bình đẳng của người phụ nữ. Do

vậy, vấn đề diễn ngôn về giới càng được quan tâm và là chủ đề đang

“hot” hiện nay. Hélène Cixous là người đầu tiên khai phá “lối viết

nữ” trong văn chương (L’écriture féminine). Theo bà, giữa giới tính

và diễn ngôn có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau, diễn ngôn

còn đóng vai trò nâng tầm giới tính.

Page 19: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC LÊ THỊ THANH …sdh.hueuni.edu.vn/attachments/article/1364/TOMTATLA.pdf · Đây là công trình có ý nghĩa hết sức

17

4.1.1. Điểm nhìn bên trong

Điểm nhìn bên trong là điểm nhìn nhân vật trong tác phẩm.

Người kể chuyện thường xưng "tôi" hoặc có thể đứng ở ngôi thứ ba

để kể chuyện. Với điểm nhìn bên trong thì không hề có khoảng cách

giữa nhân vật và người kể chuyện. Bởi vì người kể chuyện chính là

nhân vật, người kể chuyện như "hóa thân" vào nhân vật, thấu hiểu

mọi suy nghĩ, tính cách của nhân vật. Thế giới nội tâm nhân vật được

thể hiện đa chiều nhất thông qua điểm nhìn bên trong.

Đây cũng chính là sự “hòa quyện” của tận cùng nỗi đau cùng

với nhân vật. Nhân vật “tôi” đóng vai trò là chủ thể phát ngôn cũng

chính là người kể chuyện, dẫn dắt câu chuyện theo những diễn biến

tâm lý của nhân vật. Những tác phẩm thể hiện những khao khát về

hạnh phúc, về tình yêu, về mái ấm gia đình của người phụ nữ chiếm số

đông trong các sáng tác của các nhà văn nữ (Phiêu linh trắng –

Nguyễn Thu Phương, Hoàng hôn – Đỗ Thị Thu Hiền, Chẳng nợ nần gì

nhau – Trầm Hương, Dây neo trần gian – Võ Thị Hảo...). Đôi khi là sự

đấu tranh không biết mệt mỏi cho những ước vọng của bản thân đã bị

“chà đạp”, “triệt tiêu”: cô Hạnh của Trăng nơi đáy giếng (Trần Thùy

Mai), cô vũ nữ Mi của Sâu thẳm một cơn mê (Hồ Thị Bích Ngọc),

Thụy – Lê Thùy Vân, Những mùa đông của dì Vân – Ghita Xù...

4.1.2. Điểm nhìn bên ngoài

Với điểm nhìn bên ngoài thì người kể chuyện thường đi sâu vào

hành động, lời nói bên ngoài của nhân vật, đôi khi tác giả “lồng” vào đó

để phân tích thế giới nội tâm của nhân vật. Bằng cách đó, tác giả đã tạo

nên được cách nhìn nhận về tính cách và hành vi của nhân vật một cách

khách quan, không mang tính chủ quan và áp đặt. Điểm nhìn bên ngoài

tạo nên một khoảng cách vô hình giữa nhân vật và người kể chuyện nhưng

vẫn biểu đạt được nội dung, tư tưởng của tác phẩm. Chính lời nói, hành

động lại là "chất xúc tác" để độc giả hiểu rõ hơn về tư duy nhân vật. Vì

suy cho cùng, hành động chính là cách để khẳng định cái tôi nhân vật.

Page 20: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC LÊ THỊ THANH …sdh.hueuni.edu.vn/attachments/article/1364/TOMTATLA.pdf · Đây là công trình có ý nghĩa hết sức

18

4.2. Giọng điệu nghệ thuật

Để biểu thị tính uy quyền của phái nữ trong truyện ngắn của

mình, các tác giả nữ đã sử dụng nhiều giọng điệu và phong cách khác

nhau tạo nên sự đa dạng, phong phú trong cách thể hiện. Đó có khi là

giọng điệu tâm tình, lúc khác lại là giọng triết luận, hoạt kê, khi thì

tâm tình, hoài nghi, chất vấn.

4.2.1. Giọng xót xa, thương cảm

Có thể thấy rằng, giọng điệu xót xa, thương cảm là giọng điệu

xuyên suốt, xuất hiện trong rất nhiều truyện ngắn của các nhà văn nữ thể

hiện sự cảm thông, tình thương dành cho thân phận những người phụ nữ

có số phận trắc trở, truân chuyên. Bên cạnh đó, là niềm khích lệ, động

viên giới nữ sống bản lĩnh hơn và mãi “tỏa hương sắc” cho đời dù cuộc

sống không như là mơ! Mỗi nhà văn nữ đều có một phong cách và lối

viết linh hoạt riêng: Nguyễn Thị Thu Huệ với chất giọng cảm thương

đầy khắc khoải, trăn trở, lo âu; Nguyễn Ngọc Tư lại là sự xót thương đầy

chân chất, không “màu mè” như chính con người miền Tây; Hồ Thị Hải

Âu lại có sự nhập tâm, đồng cảm sâu sắc; Trần Thùy Mai thì có âm điệu

thương cảm mang tính xoa dịu, vuốt ve; Võ Thị Xuân Hà với giọng văn

đầy xúc động và thổn thức về tình mẫu tử… Tất cả đã tạo thành một dàn

âm hưởng nữ quyền tuyệt vời đa dạng màu sắc và phong vị riêng.

4.2.2. Giọng triết luận, chiêm nghiệm

Giọng triết luận, chiêm nghiệm cũng là chất giọng chủ đạo mà

các nhà văn nữ thường hay đưa vào trong chính tác phẩm của mình.

Triết lý được hiểu là sự đúc kết những điều được nhìn nhận từ nguồn

cội tâm thế/ giá trị tinh thần/ sức mạnh ứng xử trong cuộc sống hay

chính cuộc đời của bản thân nhân vật. Như vậy, giọng điệu triết luận

thể hiện những trải nghiệm cùng những tầng bậc cảm xúc đau khổ,

dằn vặt, hạnh phúc của giới nữ trong hôn nhân và gia đình. Những sự

chiêm nghiệm, triết lý sâu sắc đó được rút ra từ chính cuộc đời nhà

văn và thể hiện đa chiều, trọn vẹn qua điểm nhìn là các nhân vật nữ.

Page 21: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC LÊ THỊ THANH …sdh.hueuni.edu.vn/attachments/article/1364/TOMTATLA.pdf · Đây là công trình có ý nghĩa hết sức

19

4.2.3. Giọng hài hước, châm biếm

Giọng hài hước, châm biếm xuất hiện “nở rộ” trong văn học

hiện đại Việt Nam, đặc biệt là sau thời kỳ Đổi mới của dân tộc, đề tài

chiến tranh đã dần ít đi, thay vào đó là những câu chuyện bình dị của

cuộc sống mới đầy hối hả, gấp gáp.

Đọc truyện ngắn của các nhà văn nữ, chúng ta có thể nhận thấy

được lối viết linh hoạt về giọng điệu trong từng mỗi phong cách: Lê

Thị Hoài Nam với giọng điệu trầm ấm, lãng mạn; Y Ban và Đỗ Hoàng

Diệu suy tư, triết lý; Mai Thy trẻ trung, bay bổng; Nguyễn Thị Thu

Huệ nhẹ nhàng, sâu sắc; Nguyễn Ngọc Tư với văn phong chất phác,

hồn hậu; Hồ Thị Hải Âu giễu nhại; Bùi Thị Như Lan với chất giọng

xót xa, thương cảm đầy xúc động về giới…. Tất cả như một bản hợp

âm đa sắc phản ánh sự đa dạng về ngôn ngữ, giọng điệu, phương thức

trần thuật trong văn chương, đặc biệt là truyện ngắn đương đại Việt

Nam. Đồng thời, khẳng định sức sống “mãnh liệt” của thể loại truyện

ngắn nữ trong tiến trình phát triển của văn học Việt Nam.

4.3. Diễn ngôn mang ý thức giới trong truyện ngắn nữ Việt Nam

2000 – 2015

4.3.1. Diễn ngôn tự thuật

Có thể nói, lối viết nữ (l’écriture féminine) thể hiện cái nhìn biện

chứng của tác giả nữ về các hiện trạng của xã hội. Lối viết nữ, đặc biệt là

hiện tượng tự thuật càng thăng hoa và phát triển từ sau giai đoạn Đổi mới

năm 1986. Nhiều cây bút nữ xuất hiện và đã để lại những dấu ấn cá nhân

khó phai nhòa, thể hiện bước tiến và bước chuyển mình quan trọng trong

việc tự mình giải phóng ý thức bản thân. Lối viết nữ cũng chính là biểu

hiện bước đầu cho cuộc chiến không khoan nhượng với các tư tưởng

“thâm căn cố đế” của chế độ nam quyền đã tồn tại hàng trăm năm nay.

4.3.2. Diễn ngôn thân phận

Diễn ngôn thân phận được các nhà văn nữ đưa vào trong các

sáng tác của mình và đã đạt được những hiệu quả cao về mặt nội

dung và hình thức nghệ thuật.

Page 22: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC LÊ THỊ THANH …sdh.hueuni.edu.vn/attachments/article/1364/TOMTATLA.pdf · Đây là công trình có ý nghĩa hết sức

20

Diễn ngôn thân phận đã có sự kết hợp nhuần nhuyễn các yếu tố tâm

lý cùng với tâm trạng đa chiều, đầy giằng xé về nội tâm của nhân vật,

cũng là kiểu dạng đặc biệt tạo nên những “nút thắt” và sự hồi hộp, bất ngờ

dẫn dắt nhân vật đến những hành động bản thể, vô thức trong tác phẩm.

4.3.3. Diễn ngôn thân thể

Vẻ đẹp nữ tính về thân thể người phụ nữ chính là yếu tố quan

trọng được khai thác nhiều trong truyện ngắn nữ đương đại Việt Nam

và đã mang những đặc trưng riêng về giới cùng những ý nghĩa tinh

tế, sâu sắc mà các tác giả nữ đã lồng ghép vào trong các tác phẩm của

mình. Diễn ngôn thân thể thường ưu tiên trong việc đặc tả về vẻ đẹp

ngoại hình của nữ giới, tạo nên sức mạnh lấn át “quyền lực văn hóa”

(theo Hồ Thị Giang) và thậm chí là nỗi đau chiến tranh, thức tỉnh và

lay động tình thương yêu giữa con người với con người. Đây cũng

chính là biểu tượng về tính Mẫu và bản sắc văn hóa của người phụ nữ

Việt mà các tác giả nữ thường hướng đến để “tô điểm” các đức tính

tốt đẹp công, dung, ngôn, hạnh của người phụ nữ từ bao đời nay.

KẾT LUẬN

1. Theo từng giai đoạn vận động và phát triển của văn học, vấn

đề nữ quyền trong truyện ngắn nữ Việt Nam càng thể hiện sự phát

triển theo xu thế của thời đại. Văn học nữ quyền chính là bước tiến

vững chắc từ các phong trào nữ quyền trước đó. Hình tượng người

phụ nữ đi vào trong các áng văn thơ, văn học dần được “phổ cập

hóa” rộng rãi hơn, xóa bỏ những áp đặt hà khắc của nam quyền đối

với giới nữ trên tất cả mọi phương diện xã hội. Dấu ấn của lý thuyết

phê bình nữ quyền được nhân rộng từ trước năm 1980, lối viết nữ và

khuynh hướng khám phá bản chất tự nhiên của giới nữ đã dần được

các học giả, các nhà nghiên cứu lưu tâm. Phê bình nữ quyền thể hiện

được tầm quan trọng và tính khả dụng của mình khi có sự kết hợp

Page 23: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC LÊ THỊ THANH …sdh.hueuni.edu.vn/attachments/article/1364/TOMTATLA.pdf · Đây là công trình có ý nghĩa hết sức

21

nhuần nhuyễn với phê bình phân tâm học, phê bình đồng tính, phê

bình Mác - xít, phê bình hậu thực dân và phê bình sinh thái. Tiếp thu

có chọn lọc lý thuyết phê bình nữ quyền từ phương Tây, văn học Việt

Nam đã tạo nên một cuộc “lột xác” trong việc thể hiện hình tượng

kiên định, phi thường của người phụ nữ trong xã hội hiện đại. Phê

bình nữ quyền từng bước khẳng định, đấu tranh, thiết lập các quyền

bình đẳng cùng địa vị cho giới nữ, chống lại tư tưởng nam quyền cố

hữu trong xã hội thông qua “vũ khí” tối ưu là văn học.

2. Âm hưởng nữ quyền trong văn học thực sự được lan tỏa mạnh

mẽ từ sau năm 1986, tuy hệ thống lý thuyết về nữ quyền ở Việt Nam vẫn

còn “non trẻ” so với phương Tây. Dẫu vậy, việc vận dụng phê bình nữ

quyền vào trong văn học đã đạt được nhiều thành tựu nổi trội. Đã có

nhiều hơn các cây bút nữ và các học giả ưu tiên vấn đề về giới lên hàng

đầu trong việc sáng tác, nghiên cứu. Từ đó, văn học về giới nữ thật sự có

sự “chuyển mình” từ sau giai đoạn Đổi mới, là thời kỳ văn chương mang

màu sắc của nữ giới, đối lập với sự “bất toàn” của đàn ông.

Thể loại truyện ngắn nữ đã có những bước tiến khởi sắc, chính

là một xu thế mới đầy tính hội nhập với nền văn học thế giới để biểu

thị những vấn đề “nóng” về tình yêu, hôn nhân, gia đình của giới nữ

mang trong mình trọn vẹn âm hưởng nữ quyền. Thứ hai, ưu điểm của

truyện ngắn đó là ngắn gọn, hàm súc, cô đọng hơn so với tiểu thuyết

nhưng vẫn bảo đảm truyền tải những thông điệp về bình đẳng giới,

chống lại chế độ nam quyền và những định kiến gay gắt của xã hội

dành cho giới nữ. Thứ ba, chính nhờ sự đổi mới trong văn học đã giúp

cho những sáng tác của các cây bút nữ cá tính hóa đậm nét mà trước đó

là “địa phận” của nam giới. Họ không còn bị “bó buộc”, đi theo “lối

mòn” trong những quy chuẩn “an toàn” của xã hội. Thay vào đó, mạch

cảm xúc trong những truyện ngắn đầy tính phóng khoáng, tự nhiên

ngay cả đối với những vấn đề thuộc về cảm xúc thầm kín của nữ giới:

Page 24: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC LÊ THỊ THANH …sdh.hueuni.edu.vn/attachments/article/1364/TOMTATLA.pdf · Đây là công trình có ý nghĩa hết sức

22

yếu tố tính dục. Viết về sex, các cây bút nữ không hề thua kém nam

giới, thậm chí còn dào dạt và đầy tính nhân văn qua từng trang viết đầy

tính sáng tạo của ngòi bút nữ. Như vậy, truyện ngắn nữ nhìn từ góc độ

phê bình văn học nữ quyền là hướng nghiên cứu nổi bật và có tính ứng

dụng cao trong văn học cũng như văn hóa, xã hội học.

3. Với cảm quan đa dạng, đồng điệu và tràn đầy cảm xúc về tình

người, sự thủy chung, son sắt của giới nữ; các cây bút nữ đã thể hiện

các nhân vật nữ với nhiều số phận khác nhau cùng thế giới nội tâm đầy

phức hợp, đa chiều. Chính họ đã hóa thân vào từng nhân vật, kể từng

câu chuyện như chính cuộc đời của mình với nhãn quan của sự thấu

hiểu, cảm thông sâu sắc. Các nhà văn nữ đã tạo nên một luồng sinh khí

mới đầy sức trẻ và nhiệt huyết cho nền văn học nước nhà.

Đối với truyện ngắn nữ qua 30 năm phát triển, sự cách tân thi

pháp thể hiện ở thế giới nhân vật đã tạo nên bước tiến mới trong việc

đề cao âm hưởng nữ quyền thời hiện đại. Một thế giới nhân vật nữ đa

dạng, nhiều màu sắc hiện lên: nhân vật nữ với sự tranh đấu cho quyền

sống và quyền tự do; thiên tính làm mẹ và khát vọng tình yêu; bản

năng tính dục và nhu cầu giải phóng tính dục, cảm quan sinh thái và ý

thức giải phóng bản thân. Tất cả các kiểu dạng nhân vật nữ đó đã phá

vỡ mọi quy chuẩn về cái đẹp đã được định hình, rập khuôn trước đây.

Nhân vật nữ không chỉ là hình mẫu cho vẻ đẹp truyền thống đầy nhu

mì, hiền hậu của giới nữ mà đó còn là vẻ đẹp hiện đại, có “hơi hướm”

nổi loạn, đấu tranh không khoan nhượng cho hạnh phúc, nhu cầu cá

nhân của mình. Họ không ngại bày tỏ nỗi lòng, nói lên tiếng nói đầy

khí chất của nữ giới, phê phán nam quyền và những tư tưởng xã hội

thủ cựu, hà khắc. Cùng với lối viết trần thuật, sự cách tân trong ngôn

ngữ, giọng điệu, hệ thống nhân vật của truyện ngắn nữ 2000 - 2015 đã

hình thành kiểu diễn ngôn ấn tượng về giới và tinh thần nữ quyền

mang hơi thở thời đại, đầy tính nhân văn của các cây bút nữ.

Page 25: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC LÊ THỊ THANH …sdh.hueuni.edu.vn/attachments/article/1364/TOMTATLA.pdf · Đây là công trình có ý nghĩa hết sức

23

Có thể nói, điểm nhấn trong văn xuôi, đặc biệt là truyện ngắn nữ

sau năm 1986 là sự đa dạng trong chủ đề, đề tài được phản ánh. Các

nhà văn nữ thường ưu ái những chủ đề rất gần gũi, dung dị với cuộc

sống hàng ngày: chủ đề khát vọng hạnh phúc gia đình, tình yêu lứa

đôi; hình tượng người phụ nữ hiền thục, đảm đang, dám bứt phá khỏi

những quy chuẩn, lề thói đã lỗi thời của gia đình, xã hội để tạo cho

mình lối đi; những ẩn ức tính dục và khát vọng tính dục… Tất cả

những yếu tố đó đã làm nên một diện mạo hoàn toàn khác cho truyện

ngắn nữ Việt Nam đương đại. Khảo sát truyện ngắn nữ giai đoạn trước

và sau này từ 2000 - 2015, chúng tôi nhận thấy rằng, giai đoạn trước

(1986 - 2000): sự đa dạng về đề tài, chủ đề; sự “góp mặt” của các vấn

đề và ngôn ngữ “nóng” (đề tài tính dục)… vẫn chưa thật sự rõ nét và

ấn tượng. Dẫu rằng, các cây bút nữ kỳ cựu đã đặt nền tảng tạo dựng

nên phê bình văn học nữ quyền thông qua tác phẩm của mình. Tuy

nhiên giai đoạn về sau, các cây bút nữ của thế hệ trẻ đã tiếp bước, cùng

với cảm quan mới mẻ, họ đã tiếp nhận cái mới và tiến bộ, hợp với thời

đại và phản ánh đa dạng, chân thực, sát với nhu cầu thực tế hơn. Nhờ

vậy, các tác phẩm của họ thật sự tạo ấn tượng và thành tựu khi liên hệ

đến nữ quyền và những gì thiêng liêng thuộc về nữ giới.

Nói một cách khách quan, lối viết của các nhà văn nữ có thể không

đề cập đến những vấn đề ở tầm vĩ mô như các nhà văn nam mà lại

nghiêng về những điều bình dị trong cuộc sống hàng ngày như thân phận

con người. Đặc biệt, thế giới nội tâm của người phụ nữ lại có sức hút “khó

cưỡng” đối với người đọc, bao gồm cả những vấn đề vi mô như thế.

4. Hệ thống diễn ngôn trần thuật nữ giới cũng là điểm nhấn và tạo

nên sự đa dạng trong phong cách sáng tác và văn phong linh hoạt của các

tác giả nữ. Đối với phê bình văn học nữ quyền thì hệ thống diễn ngôn nữ

giới, tiêu biểu là những đặc trưng của lối viết nữ chính là một hình thức

nghệ thuật quan trọng cần được phân tích làm rõ nhằm thể hiện đầy đủ

Page 26: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC LÊ THỊ THANH …sdh.hueuni.edu.vn/attachments/article/1364/TOMTATLA.pdf · Đây là công trình có ý nghĩa hết sức

24

tinh thần nữ quyền trong truyện ngắn. Các yếu tố đặc trưng thi pháp của

truyện ngắn như hình thức tự thuật cùng hệ thống diễn ngôn mang ý thức

giới đã tạo sự sinh động, đa dạng trong lối viết nữ. Chính nhờ ngòi bút

đồng cảm sâu sắc của các cây bút nữ, ngôn ngữ đầy tính mới mẻ, linh

hoạt, các yếu tố thi pháp và tự sự được sử dụng trong tác phẩm đã giúp

cho các tác phẩm viết về hình tượng người phụ nữ sống mãi với thời gian.

Truyện ngắn nữ 2000 - 2015 từ góc nhìn phê bình văn học nữ

quyền đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ nhưng vẫn còn tồn tại một số

hạn chế đó là số lượng các tác phẩm viết về nữ quyền vẫn còn ít, một

số truyện cách viết khá mơ hồ. Người đọc khi tiếp nhận các tác phẩm

này cũng gặp những khó khăn để có thể nghiên cứu chuyên sâu.

5. Với đề tài luận án Truyện ngắn nữ Việt Nam 2000 - 2015 từ

góc nhìn phê bình văn học nữ quyền, chúng tôi đã hệ thống và lý giải có

chủ điểm những vấn đề về nữ quyền trong văn hóa và văn học, thông

qua truyện ngắn nữ tiêu biểu giai đoạn này. Từ đó, luận án chỉ ra được

rằng ý thức phái tính và âm hưởng nữ quyền trong văn học đương đại là

một bước tiến/ hệ quả tất yếu của xu hướng bình đẳng hóa, dân chủ hóa

trong xã hội và trong văn học mà các nhà văn nữ đã ý thức sâu sắc và thể

hiện rất có hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề mà luận án chưa

giải quyết được, đó là phạm vi nghiên cứu về số lượng tác giả/ tác phẩm

chỉ giới hạn trong một số cây bút nữ tiêu biểu. Những tác phẩm viết về

nữ quyền ở mảng truyện ngắn chưa thật sự phong phú, mặt nội dung và

hình thức nghệ thuật vẫn chưa thể hiện sự nổi trội về mặt tinh thần cũng

như sự đấu tranh quyết liệt của người phụ nữ cho khát vọng nhân sinh.

Bên cạnh đó, những tác phẩm mang âm hưởng nữ quyền mờ nhạt,

chúng tôi không ưu tiên minh chứng trong luận án. Chúng tôi hy vọng

đây là công trình khoa học góp thêm tiếng nói trong việc nghiên cứu nữ

quyền đang ngày càng được mở rộng và phát triển như hiện nay và mở

ra triển vọng nghiên cứu mới và nghiên cứu bổ sung cho những ai quan

tâm đến vấn đề giới và nữ quyền trong tương lai.

Page 27: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC LÊ THỊ THANH …sdh.hueuni.edu.vn/attachments/article/1364/TOMTATLA.pdf · Đây là công trình có ý nghĩa hết sức

DANH MỤC CÁC BÀI BÁO KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ

I. Bài báo

1. Lê Thị Thanh Xuân (2017), “Xu hướng nữ quyền trong sáng

tác của các nhà văn nữ dân tộc thiểu số”, Tạp chí Khoa học, tập 126,

số 6 (2017), Đại học Huế, tr. 211 – 220.

2. Lê Thị Thanh Xuân (2018), “Tìm hiểu giọng điệu mang đậm ý

thức phái tính nữ quyền trong một số truyện ngắn hiện đại Việt Nam

tiêu biểu”, Hội thảo Quốc tế nghiên cứu liên ngành về ngôn ngữ và

giảng dạy ngôn ngữ lần thứ 4, Đại học Ngoại ngữ, Huế.

3. Lê Thị Thanh Xuân (2018), “Yếu tố tính dục và nhu cầu giải

phóng tính dục trong truyện ngắn của các nhà văn nữ Việt Nam”, Tạp

chí Khoa học và Công nghệ, tập 11, số 2 (1/2018), Trường ĐHKH

Huế, tr. 63 – 73.

4. Lê Thị Thanh Xuân (2018), “Tinh thần nữ quyền trong truyện

ngắn của Trần Thùy Mai”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, tập 13,

số 3 (12/2018), Trường ĐHKH Huế, tr. 113 – 122.

5. Lê Thị Thanh Xuân (2018), “Những vấn đề lý luận cơ bản và

đề xuất những hướng nghiên cứu về nữ quyền ở trong và ngoài

nước”, Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ 3, ĐH Ngoại ngữ,

Huế, tr.766 – 772.

6. Lê Thị Thanh Xuân (2019), “Đôi nét về nữ quyền sinh thái

trong truyện ngắn nữ Việt Nam đương đại”, Hội thảo quốc tế Việt

Nam học lần thứ 4, ĐHKHXHNV TP.HCM, tr. 815 – 820.

7. Lê Thị Thanh Xuân (2019), “Tinh thần nữ quyền trong truyện

ngắn của Y Ban”, Tạp chí Khoa học, Số 32 (01/2019), Trường Đại học

Sư phạm, Đại học Đà Nẵng, tr. 66 – 72.

II. Đề tài nghiên cứu khoa học

8. Lê Thị Thanh Xuân (2017), Nữ quyền luận trong truyện ngắn

hiện đại Việt Nam và Nhật Bản, Đề tài khoa học cấp cơ sở, Trường

ĐH Ngoại ngữ Huế, tr.1- 46.

Page 28: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC LÊ THỊ THANH …sdh.hueuni.edu.vn/attachments/article/1364/TOMTATLA.pdf · Đây là công trình có ý nghĩa hết sức

HUE UNIVERSITY

HUE UNIVERSITY OF SCIENCES

LE THI THANH XUAN

VIETNAMESE SHORT STORIES BY WOMEN

WRITERS (2000-2015) FROM THE PERSPECTIVE

OF FEMINIST LITERARY CRITICISM

Major: VIETNAMESE LITERATURE

Code: 9220121

SUMMARY OF DOCTORAL THESIS

IN VIETNAMESE LITERATURE

Science instructor:

Assos. Prof. Dr. Ho The Ha

HUE – 2020

Page 29: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC LÊ THỊ THANH …sdh.hueuni.edu.vn/attachments/article/1364/TOMTATLA.pdf · Đây là công trình có ý nghĩa hết sức

This work was completed at:

THE UNIVERSITY OF SCIENCES, HUE UNIVERSITY

Science instructor:

Assos. Prof. Dr. Ho The Ha

Reviewer 1: .........................................................................................

.............................................................................................................

Reviewer 2: .........................................................................................

.............................................................................................................

Reviewer 3: .........................................................................................

.............................................................................................................

The thesis was defended at the Council of thesis assessment of

Hue University:

Council held at: 4 Le Loi street, Hue city. Thua Thien Hue

Province, at………on………month………year 202…..

Theses can be found referred at:

1. National Library

2. Center for Information and Library of University of sciences,

Hue University.

Page 30: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC LÊ THỊ THANH …sdh.hueuni.edu.vn/attachments/article/1364/TOMTATLA.pdf · Đây là công trình có ý nghĩa hết sức

1

INTRODUCTION

1. The urgency of the thesis topic

The feminist movement has long taken place in social life and

literature. It is a struggle to regain the female’s lost-positions in order to

rebuild women’s equality and new position. It was first consolidated to

Feminist Theory and finally called Feminism by the feminists. The

movement originated from women’s sense of self that was initiated in

the Enlightenment period and risen vigorously from the nineteenth

century to the present. In 1949, Simone de Beauvoir, who was a French

scholar, published The Second Sex. The book has vital importance in

promoting Feminism both in modern social life and literature. When

discussing the second sex (female), Simone de Beauvoir would like to

create equality in comparing it to the first sex (male). About ten years

later, along with the significant changes in the ideological life of

humankind, Feminist Criticism, which was as a school of political-social

criticism, has flourished. In the current period, Feminist Criticism is

even expanded and divided into many varied branches. Seriously

associated with these primary changes, nuances of feminists were

profoundly absorbed into literature that forming a unique voice and a

specific identity in modern and postmodern literature.

Many researchers have chosen Feminist Theory and Feminist

Literary Criticism as their research topics in levels of authors and

works. Unfortunately, there has not been any research that extensively

studied Feminist Literary Criticism on Vietnamese women’s short

stories in the period 2000 to 2015. As a result, we have selected

Vietnamese Short Stories by Women Writers (2000-2015) from the

Perspective of Feminist Literary Criticism as our thesis topic.

2. Research object and scope

2.1. Research object

The thesis examines some short stories that demonstrate the

most feminist resonance by typical female writers from 2000 to 2015,

Page 31: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC LÊ THỊ THANH …sdh.hueuni.edu.vn/attachments/article/1364/TOMTATLA.pdf · Đây là công trình có ý nghĩa hết sức

2

including Le Minh Khue, Nguyen Ngoc Tu, Y Ban, Vo Thi Xuan Ha,

Tran Thuy Mai, Nguyen Thi Thu Hue, Do Hoang Dieu and so forth.

2.2. Research scope

In order to carry out the research, we focus on studying and

analysing some new and compatible contents of the theory of

Feminist Criticism (which initiated by Simone de Beauvoir’s The

Second Sex) in the reality of writing of some typical Vietnamese

writers in the period 2000 to 2015. The research aims to point out the

characteristics of gender factors and feminist resonances at the

holistic level among the form and the content of literary works.

Thereby, the thesis shows female writers’ contribution to modern

Vietnamese literature from the perspective of gender, Feminism, and

Feminist Literary Criticism concerning literary sociology.

3. Approach and research methods

3.1. Approach methods

By applying the theory of Feminist Literary Criticism, the thesis

analyses some representative Vietnamese short stories by women

writers from 2000 to 2015 to discover humanistic and aesthetic

values that deeply concealed in the language, images, and ideologies

of literary works.

3.2. Research methods

- Comparative method: This is a core method of the thesis. By

analysing and comparing literary writings in both content and form

levels, the method depicts the feminist spirit and feminist resonances

in the artistic sense of each writer and each representative work.

- Structural and systematic methods: The method has an

essential meaning in modeling and systematising views of Feminism

in short stories by the local women from the medieval to the modern.

- Typology method: This is a primary method to determine the

characteristics of the female writing style and creative personalities

of some typical female authors in both content and artistic aspects of

literary writings.

Page 32: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC LÊ THỊ THANH …sdh.hueuni.edu.vn/attachments/article/1364/TOMTATLA.pdf · Đây là công trình có ý nghĩa hết sức

3

Besides, we also apply the theory of Poetics as a supportive

method to illuminate the outstanding factors of the content and form,

which are two aspects of creating the autonomous whole of the local

female writers’ short stories from 2000 to 2015.

4. Contributions of the thesis

There are the following new contributions in the thesis:

- Firstly, the thesis systematises and analyses feminist issues in

culture and literature, particularly the matter in Vietnamese short stories

by women writers from 2000 to 2015. Afterward, the thesis confirms the

awareness of gender and the female resonance in contemporary literature

are an essential consequence of the equalisation and democratisation in

society and literature that female writers have been deeply aware of and

effectively expressed in their creations.

- The thesis studies the reality of creating short stories by female

authors, especially in the period 2000 to 2015, in order to see the

innovation in demonstrating content and form of works.

Correspondingly, the thesis points out the remarkable contributions

of the local female writers in promoting and developing the stream of

feminist literature, which has been present ever.

5. Structure of the thesis

In addition to the introduction, conclusions, references, and

appendices, the thesis is structured into four chapters:

Chapter One: Overview of the research situation

Chapter Two: Feminist Theory, Feminist Literary Criticism, and

the feminist spirit in Vietnamese literature

Chapter Three: Types of female characters with gender

characteristics in Vietnamese short stories by women writers (2000-

2015) from the perspective of Feminist Literary Criticism

Chapter Four: The artistic method of Vietnamese short stories by

women writers (2000-2015) from the perspective of Feminist

Literary Criticism

Page 33: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC LÊ THỊ THANH …sdh.hueuni.edu.vn/attachments/article/1364/TOMTATLA.pdf · Đây là công trình có ý nghĩa hết sức

4

Chapter One: OVERVIEW OF THE RESEARCH SITUATION

1.1. The situation of research on Feminist Theory

1.1.1. The situation of research on Feminist Theory in the world

The analysis of Feminist Theory is the study of the struggle to

achieve gender equality in all aspects of social and spiritual life. In

the West, in addition to some famous writings of Feminism such as

The Second Sex (1949) by Simone de Beauvoir, A Vindication of the

Right of Women (1972) by Marie Wollstonerast, The Golden

Notebook (1979) by Doris Lessing, it must mention to

Psychoanalysis by Sigmund Freud and Structural Psychoanalysis by

Jacque Lacan. In which, the term “the Oedipus complex”, which

invented by Sigmund Freud, has distinguished the characteristics of

male and female: the former is active and possessive, the latter is

passive and dependent.

1.1.2. The situation of research on Feminist Theory in Vietnam

In Vietnam, the investigation of Feminism also took place quite

early, particularly from the early twentieth century.

It can be seen that thanks to the qualitative and quantitative

research on gender theory and Feminist Theory, the local scholars have

led readers to a diversified, effective, and creative approach to

Feminism Criticism. Feminist Literary Criticism is really a new way of

literary study and reception.

There are some theses and dissertations that study on Feminism,

including Gender Issues and the Feminist Resonances in Contemporary

Vietnamese Prose through the Work of Some Typical Female Writers

(Nguyen Thi Thanh Xuan, Doctor Dissertation in Literature, Hanoi,

2013), The Female Characters in Ernest Hemingway’s Works from the

Perspective of Feminism (Le Lam, Doctor Dissertation in Literature,

Hanoi, 2015), The Feminist Consciousness in Vietnamese Female

Poetry From 1986 to the Present (through Some Typical Cases)

(Nguyen Thi Huong, Doctor Dissertation in Literature, Hanoi, 2016),

Page 34: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC LÊ THỊ THANH …sdh.hueuni.edu.vn/attachments/article/1364/TOMTATLA.pdf · Đây là công trình có ý nghĩa hết sức

5

The Feminist Consciousness in Vo Thi Xuan Ha’s Prose (Duong Mai

Lien, Master Thesis in Literature, Danang, 2004)...

1.2. The situation of research on Vietnamese short stories by

women writers from the perspective of Feminist Literary Criticism

Nowadays, the analysis of Vietnamese short stories from the

standpoint of Feminist Literary Criticism is becoming a new and

attractive way of literary studies. Because feminist doctrine not only

profoundly affects many subjects and many different areas of life but

also influences the life of literary criticism and every literary reader.

The local literature has been a comprehensive renovation and

innovation since 1986. Based on the existing theoretical foundation to

receive and promote the theory of Feminism has helped female authors

possessing an opportunity to apply the theory into the life of creativity

and criticism. They are the pioneers of the feminist movement in

Vietnamese literature. Through the expression of issues that are very

close, simple, but containing many profound humanistic values, they

have created an outstanding reputation. Some representative works that

cannot be ignored, not excepting I am Dan Ba by Y Ban, Bong de by

Do Hoang Dieu, Canh dong bat tan by Nguyen Ngoc Tu, Minu xinh

dep by Nguyen Thi Thu Hue, Ban tay lanh by Vo Thi Hao, and many

other outstanding short stories of writers from different generations.

All these works have reflected a particular world of feminine nuances

in literature, which constructs unique artistic effects.

1.2.1. Before 1986

From 1945 to 1975, the local researchers and critics assume that the

Southern urban literature (“Van chuong do thi mien Nam” in

Vietnamese) has a prosperous progress, especially its prose that

comprising feminine and modern nuances of female writers. Typically,

The Fighting Literature of the South (1969) and The Southern Literature

and the 1945-1950 French Resistance (1972) by the researcher Nguyen

Van Sam. These books depicted the Southern villagers’ struggle.

Page 35: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC LÊ THỊ THANH …sdh.hueuni.edu.vn/attachments/article/1364/TOMTATLA.pdf · Đây là công trình có ý nghĩa hết sức

6

Especially, Nguyen Van Sam has examined some authors who

associated with women’s ideological maturity in the South of Vietnam.

Generally, the situation of research on short stories by women

from the perspective of Feminist Literary Criticism before 1986 was

not much and only focused on female writers’ urban prose of the

South. It also, however, set up a very impressive and individualistic

milestone of its development in the modernization progress of

Vietnamese literature. Simultaneously, it was a basis and premise for

female writers expressing their feminist consciousness in each

writing in the subsequent period.

1.2.2. After 1986

After the Doi Moi period (since 1986), Vietnamese short stories

had a prosperous “transformation” that opening a glorious period for

the literature of the country. The period has witnessed the peak

development and prosperity for prose with many sensitive young

writers who were brave enough to explore contemporary life.

Some prominent researches and criticisms on Feminism, which

are indispensable references when studying femininity, including

Literature and Feelings (2005) by Ton Phuong Lan, Vietnamese

Modern Short Stories 1945-1975 (2007, 2010) by Hoa Dieu Thuy,

Literary Theory and Criticism: Innovative and Creative (2013) by

Cao Thi Hong, Modern Vietnamese Literature: Creation and

Reception (2015) by Nguyen Bich Thu. Besides, there are some

professional female critics such as Mai Huong, Luu Khanh Tho, Ly

Hoai Thu, Hoang Thuy Anh, Tran Thi Tram. In the current situation

of literary criticism in Vietnam, according to the local female critic

Tran Huyen Sam, Feminist Criticism is playing a vital role that is “a

potential research direction” on gender issues.

1.3. Evaluation of the research situation and implementation of

the topic

1.3.1. Evaluation of the research situation

It can be assumed that Feminist Theory and Feminism are an

intensive and feasible research approach that has been integrated into

literature and gained sure success and achievement. Feminist Theory

and Feminist Literary Criticism, which pay attention to female as its

main research object, all emphasise gender inequality and the

consequences of gender discrimination. Feminist Criticism has a

Page 36: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC LÊ THỊ THANH …sdh.hueuni.edu.vn/attachments/article/1364/TOMTATLA.pdf · Đây là công trình có ý nghĩa hết sức

7

profound research direction because it is applied not only in literature

but also in sociology, anthropology, philosophy, and education.

Thanks to the strong spread in all aspects of society, Feminist Criticism,

which comprises a diversified theoretical system from the West, has

been chosen by many scholars as their central research direction.

1.3.2. Implementation of the topic

In the first place, through studying Feminism and gender-related

issues that have been selected by some researchers as their primary

interests, we find that researching the theoretical system of Feminism

as well as applying the theory on analysing and criticising literature

have brought positive values. In the second place, we also go in-

depth to analyse and systematise types of gender-specific female

characters in the local short stories from a perspective of Feminist

Literary Criticism. In the third place, we try to discover the gender-

conscious of discourse system that female writers cleverly integrated

into their writings. The discourse system expresses the clear,

individualistic, kind, compassionate voice of femininity.

Chapter Two: FEMINIST THEORY, FEMINIST LITERARY

CRITICISM, AND THE FEMINIST SPIRIT IN VIETNAMESE

LITERATURE

2.1. Feminist issues and the emergence of Feminism

2.1.1. Origins and concepts of feminist issues

Charles Fourier, who was a French philosopher and one of the

founders of utopian socialism, invented the term “feminism”. The term

“feminism” or “feminist” appeared for the first time in France and

Netherlands in 1872, in the United Kingdom in the 1890s, and in the

United States in 1910. The Oxford English Dictionary first introduced

the term “feminist” in 1894 that was translated as “a person who

advocates women’s rights”. Many movements that enforce the rights,

as a result, it would be considered feminist movements.

Page 37: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC LÊ THỊ THANH …sdh.hueuni.edu.vn/attachments/article/1364/TOMTATLA.pdf · Đây là công trình có ý nghĩa hết sức

8

2.1.2. The emergence of Feminism and the development of

women’s rights

Along with the appearance of Feminism is the development of

women’s rights. The feminist movement that struggles for women’s equal

rights over the world has proved that: women who want to improve their

material and spiritual life should concern about some remarkable issues

such as income, work, education, and knowledge. If the woman in a

family ultimately depends on the man, and the former has no jobs and

expertise, then she will have no voice both in her family and in the whole

society. In contrast, if women have a stable job and income, they will have

an intensive voice and decision-making powers. Nowadays, the more

community develops, the more women show their feminist position in all

aspects of the economy, culture, politics, and society.

2.2. Feminist Theory and Feminist Literary Criticism

2.2.1. Feminist Theory

Gender theory or Feminist Theory is recognised as awareness

and restriction of oppression, exploitation, and abuse of females in

work, social life, and family life. At the same time, it is towards

entirely ending the patriarchal domination, the oppression, and

exploitation of women’s sexual and reproductive health. It calls

rights to contribute, work, and be treated equally with men.

2.2.2. Feminist Literary Criticism

Feminist Criticism only really became popular through the

excellent work of French female writer Simone de Beauvoir The Second

Sex (1949). In her work, Beauvoir harshly criticised the patriarchal

culutre that pushed women to the margins of society as well as art and

literature. In the ideology of such culture, men always attach to humanity

and history, but women are perceived as “the Other”. They are always in

a passive and dependent condition and depending on men entirely.

On the other hand, Ecofeminist Criticism, which is a new and

feasible research trend, is closely related to Feminist Literary

Page 38: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC LÊ THỊ THANH …sdh.hueuni.edu.vn/attachments/article/1364/TOMTATLA.pdf · Đây là công trình có ý nghĩa hết sức

9

Criticism. Ecofeminist Criticism is a combination that shows the

intangible and inseparable bond between femininity/feminine and

nature. Francoise d’Eaubonne was the initiator of the school.

Afterward, it spread to Western countries in the 1990s of the

twentieth century. According to scholars, the highlight of

Ecofeminist Criticism is that it makes a combination of literary

criticism and the natural environment to form “a spiritual child”.

Products of the mixture have both humanistic values and meanings in

calling for gender equality to gradually regain the central role and

position of women and nature in modern society.

2.3. The feminist consciousness in Vietnamese literature

2.3.1. The feminist consciousness in the local literature before 1945

The feminist consciousness in the traditional literature featured

by the system of folk verses and proverbs that are very diverse and

rich in the image of women. Despite the awareness in the ancient folk

verses has not been firmly and decisively shown, most of them are

songs of women’s complaint telling their pains in the harshness of

feudalism such as polygamy and son preference.

It can be said that peotry before 1945 mostly mentioned to the

image of women who have a tragic fate in some well-known “Nom

poem-stories” (“truyen tho Nom” in Vietnamese) including Pham Tai -

Ngoc Hoa, Pham Cong - Cuc Hoa, Nhi do mai, Luc Van Tien. Some

virtuous and well-behaved female characters such as Hanh Nguyen (in

Nhi do mai) and Kieu Nguyet Nga (in Luc Van Tien) have presented

the beauty of Vietnamese ladies: respect for gratitude and love, always

towards excellent traditional values in life.

Medieval poetry, which is a thriving genre, demonstrates female

writers’ influential voices to denounce feudalism. They defended

women’s condition. The female poet Ho Xuan Huong is a typical

example. She is a representative writer with a personal style that

creating a “new breath” for Vietnamese literature. The poet wrote

Page 39: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC LÊ THỊ THANH …sdh.hueuni.edu.vn/attachments/article/1364/TOMTATLA.pdf · Đây là công trình có ý nghĩa hết sức

10

some poems that imbued with the feminist consciousness including

Banh troi nuoc, Lam le, Khong chong ma chua, Thieu nu ngu ngay,

Lay chong chung. Medieval literature of Vietnam was the period

from the beginning of the tenth century to the end of the nineteenth

century. It was a period when Confucianism established the

conservative and harsh ideas that were heavily influenced the local

society. Images of Vietnamese ladies in medieval literature were

manifested in various ways, even germinated some “unprecedented”

issues like “libido” and “sexual sensations”. Ho Xuan Huong is a

particular case with such “challenging” and “newfangled” senses.

2.3.2. The feminist consciousness in the local literature after 1945

Generally, the most intensive “rise” of Vietnamese literature was

implemented from the Doi Moi (Innovation) in 1986. If the male writers

occupied the “dominant” position in the previous period, since 1986

many female writers gradually appeared and created a “new air” and

“new phenomenon” in the country’s literature. The number of qualified

short stories of women, which readers appreciated, has also increased

over time. Many female authors, although just set their foot on the

literary circle, left a bold impression on readers both in content and

artistic quality, including Le Minh Khue, Vo Thi Hao, Y Ban, Pham Thi

Hoai, Nguyen Thi Thu Hue, Do Hoang Dieu. They have “blown the soul”

into the literary writings and depicted the authoritative voice of

Feminism. Their books have shown the personality, style of postmodern

writing, and “breath” of the era. All of these factors have brought

success in modern Vietnamese literature. In which, the typical subject in

literary works is the images of women. Familiar topics of literature are

still love, marriage, and family happiness. Although the works of female

writers mostly reflect women’s tragedy, on the contrary, it is not too

mournful. The writings integrate into it the spirit of “immortality” and

the potential vitality of “flowers” that have been “ill-treated” and

“abused” but still fragrant for life.

Page 40: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC LÊ THỊ THANH …sdh.hueuni.edu.vn/attachments/article/1364/TOMTATLA.pdf · Đây là công trình có ý nghĩa hết sức

11

Chapter Three: TYPES OF FEMALE CHARACTERS WITH

GENDER CHARACTERISTICS IN VIETNAMESE SHORT

STORIES BY WOMEN WRITERS (2000-2015) FROM THE

PERSPECTIVE OF FEMINIST LITERARY CRITICISM

3.1. Female characters with the fight for the right to life and

freedom

3.1. Female characters with the fight for the right to life

Female characters with the struggle for the right to life and liberty

is also a fundamental theoretical premise to moving towards the

liberation of women in The Second Sex by Simone de Beauvoir.

In the process of examining short stories by the local women

writers, we found that compared to the fierce “personalisation” art for

women of Y Ban and Do Hoang Dieu, the female writing style of Tran

Thuy Mai still presents the air of deliberation, gentleness, easiness but

full of bravery and pride in the personality and soul of the ladies of

Hue. Tran Thuy Mai’s artistic technique has profoundly delineated and

“dissected” the female characters’ multi-dimensional and multi-faced

inner world. Consequently, it shows the desire to live happily and

freely that is the aspiration of women in general and the feminist

resonance in Tran’s short stories in particular.

3.2. Female characters with the fight for the right to freedom

There is a shared-point between female characters of Y Ban and

Do Hoang Dieu: they would like to seek the freedom of love - a love

with many sublimate emotions. Thus, the characters have conducted

“adultery in mind”. Indeed, Beauvoir had a very humanist view and

made a convincible explanation for the matter. Compared with the

femininity writing style of Tran Thuy Mai, Nguyen Thi Thu Hue, and

Nguyen Ngoc Tu, the styles of Y Ban and Do Hoang Dieu are a bit

“rebellious”, which adds a magical and unconscious factor, making

works of the two more unique.

3.2. Female characters with motherhood and desire for love

Page 41: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC LÊ THỊ THANH …sdh.hueuni.edu.vn/attachments/article/1364/TOMTATLA.pdf · Đây là công trình có ý nghĩa hết sức

12

3.2.1. Female characters with motherhood

The maternal instinct is the highest beauty and most sacred

nature of a woman. Women in any situation know how to take care

of, love, and protect her “little angels”. The instinct also affirms the

virtue of self-sacrifice, hard work, and emotional richness is the most

praised femininity in all genres of contemporary feminist literature of

Vietnam. (For example, Canh dong bat tan by Nguyen Ngoc Tu and

Day to me xin nghi phep by Thy Le).

3.2.2. Female characters with a desire for love

Each women writers seemly has an individual style in writing about

motherhood and the silent sacrifices for love. Nguyen Thi Thu Hue, for

instance, portrays ladies and girls as the protagonists that can be found in

Hau thien duong, Coi me, Tan cang, Huyen thoai, and Di vang. On the

other hand, Tran Thuy Mai describes unhappy women such as “Nguyet

ca nhac” (in Quy trong trang), “Vy ngay” (in Chuyen o pho hoa xoan),

“Thuy cam” (in Am ba co), “Ha gai ban hoa” (in Not ruoi son), and

“Kieu Dung” (in Le cuoi bac). Besides, the main characters in Y Ban’s

short stories are beautiful intellectual ladies who are disappointed and

unstable as well as always thirst for love, always ready to burn out for

love. These characters are depicted in some works of Y Ban, including

Cuoi cho, Cuoc tinh Silicon, Ga ap bong, Nguoi dan ba dung truoc

guong, Sau chop la giong bao, and Tu. Unlike other female writers,

Nguyen Ngoc Tu focuses on depicting the sinking fate of the honest

Southwestern (“mien Tay nam bo” in Vietnamese) women. Some of

them are the little girl of Nuong in Canh dong bat tan, the lonely woman

in Dong nho, and Co Ut in Cai nhin khac khoai. The shared-point of all

female characters in literary imagination (and possibly in real life) is an

intensive aspiration for a truly happy family.

3.3. Female characters with sexual instincts and the need for

sexual liberation

3.3.1. Female characters with sexual instincts

Nowadays, women authors write about sex is the way they

can express their sentiments and contemplation in modern life. It

Page 42: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC LÊ THỊ THANH …sdh.hueuni.edu.vn/attachments/article/1364/TOMTATLA.pdf · Đây là công trình có ý nghĩa hết sức

13

is becoming a new literary tendency. Writing about sexuality is

also the approach that female writers self-liberate theirs identifies.

The writers have taken the woman as the central image in their

works. Causes of the action originate from the root of society

where they are living.

3.3.2. Female characters with the need for sexual liberation

Female characters in the writings of Do Hoang Dieu, Y Ban, Le

Thi Hoai Nam, and Doan Le share the common point is that they

have a miserable, tedious, deprived, even “oppressive” sexual life.

They are not hopeless, in contrast, they find ways to liberate

themselves by applying “adulery in mind” or even “having sex in

dreams” (see Bong de by Do Hoang Dieu), “having sex in

remembrances” (see Vu quy by the same author). Bong de short story,

for example, tells about a woman who went back to her husband’s

hometown to attend a remembrance ceremony. Some sexual-related

dreams obsessed her strangely: In her dream, the ghost of her father-

in-law brought the lady the sensual satisfaction that she had never

experienced with her husband. The feeling made her feel “amused”,

“scared”, and “guilty”.

3.4. Female characters with ecological senses and the sense of self-

liberation

3.4.1. Female characters with ecological senses

Through women’s writings, nature is the “catalyst” for female

gender to demonstrate the wild and feminine beauty. Nature always

listens, understands, and protects women respectfully and lovingly. In

turn, the woman sees in her soul sympathy, love, the same pain, loss,

joy, and happiness. Simultaneously, women writers’ short stories call

people working together to protect and preserve the fresh living

environment of nature, which is also the “natural house” of mankind

(see Suoi lanh by Ha Thi Cam Anh, Doi hoang by Pham Thi Ngoc

Lien, and Bien nhu toi nho by Ly Lan).

Page 43: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC LÊ THỊ THANH …sdh.hueuni.edu.vn/attachments/article/1364/TOMTATLA.pdf · Đây là công trình có ý nghĩa hết sức

14

3.4.2. Female characters with the sense of self-liberation

In addition to female characters with ecological minds, we

would like to mention the characters with a regard of self-liberation,

particularly the trend of describing the feminist consciousness in

some representative female writers’ literary works. The goal is to

reach the aspiration of self-liberation, which is a new feature that we

want to prove as a highlight of Feminist Literary Criticism (see Cay

thieng trong lung nui by Bui Nhu Lan, Hoi tho cua nui by Nie Thanh

Mai, and Lac giua long Muong by Ha Ly). In some short stories, the

woman in mountainous areas and ethnic minority communities has to

suffer disadvantages and prejudices. The reason is the nature of

uplanders, from men, village elders to the commune chiefs, are very

conservative, backward, and afraid to accept new things and

advances. It is a gloomy picture due to women’s fate is very

unfortunate. They are like buffaloes and cows in their family that are

always working hard all day. They are even beaten, not allowed to go

out, have fun, and enjoy life.

Chapter Four: THE ARTISTIC METHOD OF VIETNAMESE

SHORT STORIES BY WOMEN WRITERS (2000-2015) FROM

THE PERSPECTIVE OF FEMINIST LITERARY CRITICISM

4.1. Narrative focus

Modern female prose is paying more attention to issues of

women’s rights and equality. As a result, the problems of gender

discourse are increasingly concerned, and it is a “hot” topic now.

Hélène Cixous is the first scholar to discover the style of “female

writing” (L’écriture féminine) in literature. According to the scholar,

there is a close relationship between sex and discourse, on the one

hand, the discourse also plays a role in boosting sex, on the other hand.

4.1.1. Internal focalization

The internal focalization is the characters’ viewpoint in literary

works. Narrators usually use “I” personal pronoun or use the third-

person mode to tell the story. In terms of internal focalization, there is no

distance between the character and the narrator. Because, in this case, the

Page 44: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC LÊ THỊ THANH …sdh.hueuni.edu.vn/attachments/article/1364/TOMTATLA.pdf · Đây là công trình có ý nghĩa hết sức

15

storyteller is the character. In other words, the narrator is like “incarnates”

into characters who are comprehending all thoughts and personalities of

the character. Moreover, by applying the internal focalization, the female

characters’ inner world is depicted most dimensionally.

The “I” character is the subject of spokesman, who is also the

narrator. He directs the story following the characters’ psychological

situations. The works that contain the desire for happiness, love, and

family of women occupying most of the writings of female writers,

including Phieu linh trang by Nguyen Thu Phuong, Hoang hon Do

Thi Thu Hien, Chang no nan gi nhau by Tram Huong, and Day neo

tran gian by Vo Thi Hao. Some short stories describe the tireless

battle for personal wishes that have been “trampled” and “destroyed”.

Hanh in Trang noi day gieng (by Tran Thuy Mai), the dancer Mi in

Sau tham mot con me (by Ho Thi Bich Ngoc), and some other female

characters in Thuy (by Le Thuy Van) are typical examples.

4.1.2. External focalization

By using external focalization, the narrator often emphasises on

actions and words outside of the character. Sometimes, the writers

borrow the external focalization to analyse the character’s inner world.

In this way, the author has made an objective view of the character’s

personality and behaviour. External focalization creates an invisible

distance between the character and the storyteller but still expresses the

content and ideology of the work. The characters’ words and actions

are “catalysts” for readers to better understand the character’s thinking.

Because actions and words are the way to assert the character’s ego.

4.2. Artistic tone

In order to express the authority of women in their short stories,

female authors applied many different voices and styles to form

diversity and richness in literary expression. They show a wide range

of artistic tone, which is lyrical, incredulous, philosophic,

enumerative, and interrogatory.

Page 45: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC LÊ THỊ THANH …sdh.hueuni.edu.vn/attachments/article/1364/TOMTATLA.pdf · Đây là công trình có ý nghĩa hết sức

16

4.2.1. Lamentable and sympathetic tones

The lamentable and sympathetic voice is the primary artistic

tone that appearing in many short stories by female writers. The

voice is a metaphor for the writers’ sympathy and love for women

who have a scabrous fate. Besides, it is an encouragement for

women to live more bravely and “give off their fragrance” forever

even though life is not like a dream. Each writer has a typical style

and a signature style. Nguyen Thi Thu Hue covers a sympathetic

voice that is full of anxiety, concern, and worries. Nguyen Ngoc Tu

shows a compassionate and simple tone, not “colourful” that is as

same as her own Southwesterners. Ho Thi Hai Au’s artistic voice

has a deep devotion and sympathy. Tran Thuy Mai has a yearning

voice that is pertaining to placate others. Vo Thi Xuan Ha possesses

an emotional and sobbing voice about maternal love. These tones

create a tremendous feminist orchestra with a variety of particular

colours and styles. The female writing style, in comparison with

men’s, has more strength in expressing women’s voice because

female writers are people of the same gender. Female authors

comprehend female characters’ pain, loss, and suffering more

profoundly. Through lamentable and sympathetic voices, female

writers have shown a subtle, sensitive, and multi-dimensional view

of gender issues. Correspondingly, it affirms and praises the value

of femininity, the silent sacrifice, and the love and happiness

aspiration of women.

4.2.2. Philosophic and contemplative tones

The philosophical and contemplative voice is an essential

artistic tone that women authors often use in their writings. The

philosophy means a summary of what is perceived from the origin

of mind, spiritual values, and the behavioural power in real life or

literary the characters’ life. The voice manifests the experiences and

emotions of anguish, excruciation, and happiness of women in

Page 46: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC LÊ THỊ THANH …sdh.hueuni.edu.vn/attachments/article/1364/TOMTATLA.pdf · Đây là công trình có ý nghĩa hết sức

17

marriage and family life. These profound contemplations and

philosophies are drawn from the writer’s life. It is expressed in a

multi-dimensional and whole way through the female characters’

point of view. The more the characters are grievous, the more their

experiences are profound, and the more philosophic tones show the

feminism of the weaker gender. The thoughtful and contemplative

voice is the encouragement and consolation for female characters. It

is also a lesson of outlook-on-life for them in the constant

fluctuations and changes of life. The writers use this type of artistic

voice richly and abundantly via characters’ emotion and judgment,

as a result, the readers are easier to enjoy the philosophical tone of

the characters.

4.2.3. Humorous and satirical tones

The emergence of humorous and satirical voice is a “blooming”

phenomenon in modern Vietnamese literature, especially after the

Doi Moi (innovation) of the country. In this period, from the

standpoint of literary topics, the topic of war has gradually decreased

in the composition of the local writers instead of simple stories of a

new life. People, therefore, have changed. They are always

incredulous and qualmish for love, life, and the change of the human

heart. They are afraid of the changes in the people who lie in their

embrace. Along with the process of development and modernisation

of society, literature has begun to explore and go deeper into the

satirical element to bad habits of human beings. Short stories by the

local women writers also witnessed such spectacular makeover. It

can be seen that satire in short stories of Vietnamese women writers

is often self-epigrammatic that has both humorous and real

humanistic values.

Most of the female characters in women’s short stories from

2000 to 2015 are beautiful and intellectual. The common point that

they share is that they encounter many unhappiness and suffering in

Page 47: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC LÊ THỊ THANH …sdh.hueuni.edu.vn/attachments/article/1364/TOMTATLA.pdf · Đây là công trình có ý nghĩa hết sức

18

marriage and family life. Thanks to these experiences, however,

they become stronger and more energetic to live better.

Consequently, they slowly affirmed their foothold and position in

society. In such particular situation, the feminist resonance in

women’s short stories is expressed in a close and straightforward

manner. Anguish is a basis for women to appreciate their values

more and more. The artistic language and narrative tone, which

contain many new, unique, and complicated emotions, has created

an unforgettable impression in the hearts of every reader. It is a

“mark” of female writers’ literary style that is very subtle, flexible,

creative, and compassionate. Each female writer has a different tone

in writing her short stories. Le Thi Hoai Nam has a warm and

romantic tone. The narrative voice of Y Ban and Do Hoang Dieu is

contemplative and philosophical. Mai Thy is young and dreamy in

her artistic tone. Nguyen Thi Thu Hue expresses a gentle but

profound voice. A pure and simple voice is the style that Nguyen

Ngoc Tu persuades. Ho Thi Hai Au likes to use a grotesque voice;

Bui Thi Nhu Lan applies a voice of pity and sympathy about gender.

All of these tones are like a multicolour chord that reflects the

diversity of language, voice, the narrative mode in literature,

particularly in contemporary Vietnamese short stories. Concurrently,

it confirms the “intensive” vitality of the genre of female short

stories in the development progress of Vietnamese literature.

4.3. Gender-conscious discourse in Vietnamese short stories by

women writers from 2000 to 2015

4.3.1. Self-narrative discourse

The style of female writing (l’écriture féminine) manifests

the dialectical view of the female writers on the state of society.

The style, primarily the phenomenon of self-narration, became

sublime and developed since the Doi Moi (innovation) period in

1986. Many women authors made their debut and left an

Page 48: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC LÊ THỊ THANH …sdh.hueuni.edu.vn/attachments/article/1364/TOMTATLA.pdf · Đây là công trình có ý nghĩa hết sức

19

unforgettable impression. It shows an important advance and

transformation in liberating the writers themselves. The female

writing style is also the original expression of the tenacious battle

with the “deep-rooted” ideologies of the patriarchy that has

existed for hundreds of years.

4.3.2. Identity discourse

The writers have incorporated the discourse of identity into

their works. It has achieved prominent results in terms of content

and art form.

Identity discourse has a pretty combination of psychological

elements and multi-dimensional emotion of the characters. It is a

selective type of discourse that creates the “knots” and the suspense,

suddenly leading the characters to the unconscious and instinctive

actions in literary works.

4.3.3. Body discourse

The feminine beauty of women’s bodies is an essential factor

that female writers have focused on describing in contemporary

Vietnamese short stories. The discourse of the female body has its

own gender characteristics. It contains the subtle and profound

meaning that women authors have integrated into their writings.

The writers are usually priority taking the discourse to describe

women’s physical beauty. The beauty, fortunately, can have the

power to overwhelm the “cultural power” and even the pain of

war. It awakes and stirs love between humans and humans. This is

also a symbol of Motherhood (“Mau” in Vietnamese) and the

cultural identity of Vietnamese women that female writers often

focus on it to “embellish” the exceptional virtues of women for

many generations.

Page 49: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC LÊ THỊ THANH …sdh.hueuni.edu.vn/attachments/article/1364/TOMTATLA.pdf · Đây là công trình có ý nghĩa hết sức

20

CONCLUSIONS

1. In each development stage of literature, the feminist issue in

Vietnamese short stories by women writers is more and more in line

with the development trend of the era. Based on the previous feminist

movement, feminist literature had a substantial development. The

image of women entering poetry and prose has gradually been

“popularised” more widely as well as eliminating the harsh

imposition of male rights on women in all social aspects. The mark

of the theory of Feminist Criticism has been spread widely before

1980. At that time, scholars and researchers gradually paid attention

to the style of female writing and the tendency to exploring women’s

instincts. Feminist Criticism demonstrates its importance and

usability when it combines smoothly with Psychoanalysis Criticism,

Gay Criticism, Marxist Criticism, Post-colonial Criticism, and

Ecocriticism. By receiving the theory of Feminist Criticism from the

West selectively, Vietnamese literature has created a “makeover” in

expressing the consistent and extraordinary image of women in

modern life. Through the optimal weapon of literature, Feminist

Criticim has step by step affirmed, struggled, and established equal

rights and position for women, as well as against the inherent

masculine ideology in society.

2. The feminist resonances in literature have spread since 1986.

Although the theoretical system of Feminism in the country is still

“young” in comparison with the West’s, the application of Feminist

Criticism into literature has gained many outstanding achievements.

There have been more women writers and female scholars who have

prioritised gender issues to the top of their writings and researches.

As a result, since Doi Moi period, the literature on women really had

a “transformation”. This is a period of literature containing the

colours of the feminine that is a contrast to men’s “imperfection”.

Page 50: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC LÊ THỊ THANH …sdh.hueuni.edu.vn/attachments/article/1364/TOMTATLA.pdf · Đây là công trình có ý nghĩa hết sức

21

The genre of female short stories has made a prominent

advance. It was a new trend, which was full of integration with

world literature, to denote some “hot” matters of love, marriage,

the family of women who carried the permanent resonance of

feminism. Besides, in terms of literary genre, the advantage of

short stories is that it is shorter and more concise than novels.

Despite its feature, short stories still ensure the transmission of

messages about gender equality, against the male-dominated

regime, and the harsh prejudices of society for women. Moreover,

it is thanks to the innovation in literature that has helped women

writers’ writings becoming more and more deeply personal, which

was the “territory” of men in the past. Female writers are no

longer “tied” or following the “trail” of “safe” standards of

society. Instead, they adhere to the open-minded and natural

feelings even for the internal emotional problems of women: the

sexual factor. Women writers write about sex not inferior to men,

inversely, female writings even more abundant and humanistic

through each creative page of women authors. Hence, short stories

by women writers from the perspective of Feminist Literary

Criticism is a prominent research direction and has high

applicability in literature, culture, and sociology.

3. Thanks to divers senses, harmonies, and full of emotions

about human love, women’s loyalty, the local female writers have

cleverly shown their female characters in a multi-dimensional and

complicated inner world. The writers have incarnated themselves

into each character to tell stories as their own life stories by a vision

of insight and sympathy. The female authors have pumped new

blood, which filled with youthful energy and enthusiasm for the

local literature.

For short stories by women writers, spending thirty years of

development, its poetics innovation reflected in the character world

Page 51: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC LÊ THỊ THANH …sdh.hueuni.edu.vn/attachments/article/1364/TOMTATLA.pdf · Đây là công trình có ý nghĩa hết sức

22

has made a new step in dignifying the feminist resonance in modern

times. Female writers have portraited a world of diverse and

colourful female characters. They are female characters who fight

to the right to life and freedom. The characters also strongly show

their motherhood, love desires, sexual instincts, the need for sexual

liberation, ecological consciousness, and a sense of self-liberation.

All these types of female characters have broken down every norm

of beauty that has been shaped in the previous times. Female

characters are not only a model for the modest and good-natured

traditional beauty of women but also a modern elegance with a

rebellious spirit in order to struggle for their own happiness and

needs. They are not afraid to pour out their hearts. They dare to

speak up the feminine voice of women. They are brave to criticise

male rights and old-fashioned and harsh social ideas. Along with

the style of narration and the innovation of artistic language and

narrative voice, the character system of female short stories from

2000 to 2015 has formed an impressive discourse style on gender

and the feminist spirit that brings the breath of the era and humanity

of women writers.

The highlight in prose, especially in short stories by women

authors after 1986, is the diversity of literary topics and themes.

Female writers frequently prefer questions that are very close and

simple to daily life. Some common topics in short stories of the

period include the desire for love and family happiness; the image

of an honest and capable woman who dares to break out of the

outdated norms and habits of the family and society to find out her

own path; the libido and sexual desires... All of these factors have

shaped a completely different face for contemporary Vietnamese

female short stories. Examining short stories by women writers

from 1986 to 2000 and from 2000 to 2015, we found that: in the

former period of literature, although some veteran female writers

Page 52: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC LÊ THỊ THANH …sdh.hueuni.edu.vn/attachments/article/1364/TOMTATLA.pdf · Đây là công trình có ý nghĩa hết sức

23

have established a platform for Feminist Literary Criticism in their

works, there has not really clear and impressive in the diversity of

topics and themes as well as the presence of “hot” issues and

languages (e.g., sex-related expressions). In the later period, women

writers of the younger generation have followed the pioneers. By

new minds, they have received new and progressive things that

were suitable for the era. The content of their writings is also more

diverse, authentic, and closer to practical needs. Therefore, their

works have really been gained impressions and achievements in

connecting women’s rights and the sacred things of women.

Objectively, the writing style of female writers might not

address some issues on a big scale as male writers did. The formers

tend to pay attention to simple things in daily life, such as the human

condition and, especially, the inner world of women. Despite only

mentioning such micro issues, female writers still create a “seductive

force” to readers. The writers have been successful in describing and

“dissecting” the world of female characters in a more multi-

dimensional and multi-faceted way.

4. The system of female narrative discourse is a highlight in

Vietnamese short stories by women authors from 2000 to 2015. It

brings diversity in creative and flexible styles of female writers.

Regarding Feminist Literary Criticism, the female narrative system,

which is a feature by characteristics of the method of female

writing, is an essential art form that needs to analyse and clarify to

demonstrate the feminist spirit in short stories fully. The poetic

characteristics elements of short stories such as the autobiographical

form and gender-conscious discourse system create a vivid and

diverse style of female writing. Thanks to the sincere sympathy, the

new and flexible language, the unique factors of poetics and

narrative of women writers, the works write about the image of

women can live with time forever.

Page 53: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC LÊ THỊ THANH …sdh.hueuni.edu.vn/attachments/article/1364/TOMTATLA.pdf · Đây là công trình có ý nghĩa hết sức

24

From the viewpoint of Feminist Literary Criticism, short stories

by women writers from 2000 to 2015 have acquired some brilliant

achievements. However, there were still some limitations: the

number of short stories on feminism is still few, the writing style of

some works is quite vague. It is not very easy to conduct in-depth

research for readers who receive these works.

5. Through the topic of Vietnamese Short Stories by Women

Writers (2000-2015) from the Perspective of Feminist Literary

Criticism, we have conducted an in-depth systematization and

interpretation of feminist issues in culture and literature. On this

basis, the thesis shows that feminist consciousness and feminist

resonance in contemporary literature are an inevitable consequence

of the trend of equalisation and democratisation in society and

literature. Female writers were deeply aware of it and expressed very

effectively. Besides, there are still some issues that the thesis has not

solved, including the scope of the research (the number of authors

and works) that is only limited to some representative women

writers. For the realm of short stories, the work on feminism is not

really productive, in terms of content and art form, it has not shown

the prominence of the spiritual aspect as well as the fierce struggle of

women for human aspiration. Moreover, for short stories that bring a

blur resonance of feminism, we do not survey in the thesis. We do

hope the thesis will be a scientific work providing a voice in studying

Feminism, which is increasingly expanding and developing. The

thesis will open new research prospects and additional research for

those interested in gender issues and Feminism in the future.

Page 54: ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC LÊ THỊ THANH …sdh.hueuni.edu.vn/attachments/article/1364/TOMTATLA.pdf · Đây là công trình có ý nghĩa hết sức

LIST OF RESEARCH WORKS BY AUTHOR RELATED

TO THE THESIS

I. Articles

1. Le Thi Thanh Xuan (2017), “Feminist Tendency in the

Writing of Ethnic Minority Female Authors”, Hue University Journal

of Science: Social Sciences and Humanities, Hue University,

126(6B), pp.211-220.

2. Le Thi Thanh Xuan (2018), “A Study of the Gender and

Feminine-Conscious Tone in Some Typical Modern Short Stories of

Vietnam”, Proceedings of the 4th National Conference on

Interdisciplinary Research on Linguistics and Language Education,

University of Foreign Languages, Hue University.

3. Le Thi Thanh Xuan (2018), “Sexual Factors and the Need for

Sexual Liberation in Vietnamese short stories by women writers”,

Journal of Science, University of Science, Hue University, 11(2).

4. Le Thi Thanh Xuan (2018), “The Feminist Spirit in Tran

Thuy Mai’s Short Stories”, Journal of Science, University of Science,

Hue University, vol. 3 (12/2018), pp.113-122.

5. Le Thi Thanh Xuan (2018), “Fundamental Theoretical Issues

and Suggestion of Research Ways on Feminism at Home and Abroad”,

Proceedings of the 3rd International Conference on Vietnamese Studies,

University of Foreign Languages, Hue University, pp.766-772.

6. Le Thi Thanh Xuan (2019), “Some Examples of Eco-

Feminism in Contemporary Vietnamese Female Short Stories”,

Proceedings of the 4th International Conference on Vietnamese

Studies, The University of Social Sciences and Humanities, Vietnam

National University Ho Chi Minh City, pp.815-820.

7. Le Thi Thanh Xuan (2019), “The Feminist Spirit in Y Ban’s

Short Stories”, Journal of Sciences, The University of Danang -

University of Education, vol. 32 (1/2019), pp.66-72.

II. Research projects

8. Le Thi Thanh Xuan (2017), Feminism in Modern Short

Stories of Vietnam and Japan, Research Project, University of

Foreign Languages, Hue University, pp.1-46.