HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và...

235
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH _______________ BÁO CÁO TỔNG HỢP HOCH TỔNG TH PHÁT TN NH T - H TNH NG NNH N N T NHN N N QUẢNG NINH – THÁNG 10 NĂM 2013

Transcript of HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và...

Page 1: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH

_______________

BÁO CÁO TỔNG HỢP

HO CH TỔNG TH PHÁT T N

NH T - H T NH NG N NH

N N T NH N N N

QUẢNG NINH – THÁNG 10 NĂM 2013

Page 2: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

i

ỤC LỤC

Ở ............................................................................................................ 1

PH N . C N CỨ ỤC ÍCH Ê C CỦA HO CH .............. 2

I. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHÁP LÝ CỦA QUY HOẠCH ....................... 2

II. MỤC ĐÍCH CỦA QUY HOẠCH ............................................................ 5

III. YÊU CẦU ............................................................................................... 6

IV. TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ CÁCH TIẾP

CẬN TRONG NGHIÊN CỨU LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ ............... 7

V. CÁC NỘI DUNG CHỦ YẾU ................................................................... 9

PH N . N D NG HO CH ........................................................... 10

I. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO CÁC ĐIỀU KIỆN, YẾU TỐ

PHÁT TRIỂN .............................................................................................. 10

1. Vị trí địa lý kinh tế và các yếu tố tự nhiên ................................................... 10

2. Bối cảnh bên ngoài....................................................................................... 16

3. Lợi thế so sánh và cơ hội phát triển ............................................................. 19

4. Khó khăn và thách thức ............................................................................... 20

II. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI

GIAI ĐOẠN 2006-2011, PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH

TẾ - XÃ HỘI TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN

ĐẾN NĂM 2030 .......................................................................................... 22

1. Đánh giá tổng quát tình hình kinh tế - xã hội giai đoạn 2006-2011 ............ 22

2. Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm

2020, tầm nhìn đến năm 2030 .......................................................................... 31

III. ĐỊNH HƯỚNG, NHIỆM VỤ VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT

TRIỂN CÁC NGÀNH KINH TẾ ................................................................ 41

1. Dịch vụ ......................................................................................................... 41

2. Công nghiệp và khai khoáng ........................................................................ 62

3. Nông nghiệp: trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản ....................... 84

IV. ĐỊNH HƯỚNG, NHIỆM VỤ VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT

TRIỂN XÃ HỘI VÀ QUỐC PHÒNG - AN NINH .................................... 99

1. Dân số, nguồn nhân lực, mức sống và an sinh xã hội .................................. 99

2. Giáo dục và đào tạo.................................................................................... 104

3. Y tế ............................................................................................................. 108

4. Thông tin và truyền thông .......................................................................... 112

5. Văn hóa và thể thao.................................................................................... 117

6. Xây dựng nông thôn mới ........................................................................... 119

7. Quốc phòng - an ninh ................................................................................. 122

V. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ..................................................................... 127

1. Thực trạng .................................................................................................. 127

2. Khó khăn và hạn chế .................................................................................. 130

Page 3: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

ii

3. Định hướng phát triển ................................................................................ 131

VI. ĐỊNH HƯỚNG, NHIỆM VỤ VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT

TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG .................................................................. 146

1. Giao thông vận tải ...................................................................................... 146

2. Dịch vụ cấp điện, cấp nước ........................................................................ 162

3. Khu công nghiệp ........................................................................................ 166

4. Cụm công nghiệp ....................................................................................... 172

5. Khu kinh tế ................................................................................................. 175

VII. TỔ CHỨC KHÔNG GIAN LÃNH THỔ .......................................... 183

1. Hạ Long: Trung tâm của Quảng Ninh ....................................................... 183

2. Phía Tây: Ba Chẽ, Hoành Bồ, Quảng Yên, Uông Bí, Đông Triều ............ 185

3. Phía Đông: Cẩm Phả, Vân Đồn, Cô Tô, Tiên Yên, Bình Liêu, Đầm

Hà, Hải Hà, Móng Cái ................................................................................... 187

4. Định hướng chung về phát triển đô thị ...................................................... 194

VIII. CÁC CHƯƠNG TRÌNH VÀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ ƯU TIÊN ............ 196

1. Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ............................................. 197

2. Các dự án ưu tiên, thứ tự triển khai và đầu tư ............................................ 204

IX. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH TỔNG THỂ ........... 205

1. Nhóm giải pháp về nguồn lực .................................................................... 205

2. Nhóm giải pháp về phát triển khoa học công nghệ .................................... 218

3. Nhóm giải pháp về hợp tác vùng, quốc gia và quốc tế .............................. 220

4. Thành lập Đơn vị Thực hiện để triển khai các ưu tiên phát triển .............. 224

5. Đề xuất lên Chính phủ, các Bộ và cơ quan ban ngành .............................. 228

G THÍCH CÁC TỪ V T TẮT ............................................................. 231

Page 4: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

1

MỞ U

Quảng Ninh nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam, chạy dài theo hướng

Đông Bắc - Tây Nam với toạ độ địa lý: vĩ độ Bắc từ 2040’ đến 2140’; kinh

độ Đông từ 10625’ đến 10825’; phía Bắc giáp nước Cộng hoà Nhân dân

Trung Hoa; phía Tây Bắc giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang; phía Đông và

phía Nam giáp Vịnh Bắc Bộ, thành phố Hải Phòng và tỉnh Hải Dương.

Quảng Ninh có diện tích đất tự nhiên 6.102 km2, có đường biên giới trên

bộ (118,8 km) và trên biển (gần 191 km) với Trung Quốc; 3 cửa khẩu (Móng

Cái, Hoành Mô, Bắc Phong Sinh) tiếp giáp với vùng duyên hải rộng lớn Nam

Trung Quốc; bờ biển dài 250 km, có 2.077 đảo (chiếm 2/3 số đảo của Việt

Nam), trên 40.000 ha bãi triều và hơn 20.000 ha diện tích eo biển và vịnh.

Tỉnh Quảng Ninh có 14 đơn vị hành chính, trong đó 10/14 huyện, thị xã,

thành phố tiếp giáp biển. Dân số Quảng Ninh đạt 1,172 triệu người (năm 2011).

Đây cũng là tỉnh duy nhất của cả nước có 4 thành phố (Hạ Long, Uông Bí,

Cẩm Phả và Móng Cái) và 1 thị xã (Quảng Yên).

Quá trình triển khai thực hiện Quyết định số 269/2006/QĐ-TTg ngày

24/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ “về việc phê duyệt điều chỉnh và bổ sung

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010,

tầm nhìn đến năm 2020” đã đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, đến

nay một số nội dung trong Quy hoạch trên không còn phù hợp với yêu cầu phát

triển kinh tế - xã hội trong tình hình mới; đồng thời với việc thực hiện Chỉ thị

số 2178/CT-TTg ngày 02/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng

cường công tác quy hoạch, đòi hỏi Quảng Ninh phải triển khai nghiên cứu xây

dựng Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm

2020, tầm nhìn đến năm 2030 làm căn cứ cho việc xây dựng các kế hoạch phát

triển phù hợp, xây dựng tỉnh Quảng Ninh trở thành một tỉnh dịch vụ - công

nghiệp hiện đại, trung tâm du lịch quốc tế, một trong những đầu tàu kinh tế của

miền Bắc và cả nước.

Page 5: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

2

PH N . C N CỨ, MỤC ÍCH Ê C U CỦA

QUY HO CH

I. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHÁP LÝ CỦA QUY HO CH

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh được xây

dựng tuân thủ theo những quy định pháp lý tại Nghị định số 92/2006/NĐ-CP

ngày 07/09/2006 và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính

phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý

quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội.

Đồng thời, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

Ninh được xây dựng dựa trên đường lối, chủ trương và các định hướng phát

triển kinh tế - xã hội của cả nước, vùng lãnh thổ và các địa phương có liên quan

tại các văn bản sau đây:

1. Văn kiện của ảng

- Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (2011), bao gồm cả

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020;

- Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16/01/2012 của Ban Chấp hành

Trung ương Đảng về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa

nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại;

- Nghị quyết số 09/NQ-TW ngày 09/02/2007 của Hội nghị lần thứ tư

Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về chiến lược biển Việt Nam đến

năm 2020;

- Nghị quyết số 54/NQ/TW ngày 14/09/2005 của Bộ Chính trị khóa IX

về bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2010,

định hướng đến năm 2020;

- Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 01/11/2012 của Hội nghị lần thứ sáu

Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về phát triển khoa học và công nghệ

phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị

trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;

- Nghị quyết số 37/NQ-TW ngày 01/07/2004 của Bộ Chính trị khóa IX

về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh

vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến 2010;

- Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10/04/2013 của Bộ chính trị về hội

nhập quốc tế;

- Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/06/2013 của Ban Chấp hành

Trung ương về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài

nguyên và bảo vệ môi trường;

- Kết luận số 13-KL/TW ngày 28/10/2011 của Bộ Chính trị về tiếp tục

thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 14/9/2005 về phát triển kinh tế - xã

hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Hồng đến năm

2010, định hướng đến năm 2020;

- Kết luận số 47-KL/TW ngày 06/05/2009 của Bộ Chính trị sơ kết 3

năm thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X;

Page 6: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

3

- Kết luận số 60-KL/TW ngày 16/04/2013 của Bộ chính trị về kết quả

sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung

ương Đảng khóa X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020;

- Kết luận số 26-KL/TW ngày 02/08/2012 của Bộ chính trị về tiếp tục

thực hiện Nghị quyết số 37/NQ/TW ngày 01/07/2004 của Bộ chính trị khóa IX

nhằm đẩy mạnh phát triển KTXH vào bảo đảm quốc phòng an ninh vùng trung

du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2020;

- Thông báo số 108-TB/TW ngày 01/10/2012 của Bộ Chính trị về Đề

án “Phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững, bảo đảm vững chắc quốc

phòng an ninh và thí điểm xây dựng hai đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt

Vân Đồn, Móng Cái”.

. Các văn bản của Chính phủ

- Quyết định số 1064/QĐ-TTg ngày 08/07/2013 của Thủ tướng Chính

phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng trung du và

miền núi phía Bắc đến năm 2020;

- Quyết định số 795/QĐ-TTg ngày 23/05/2013 của Thủ tướng Chính

phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng

sông Hồng đến năm 2020;

- Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 19/02/2013 của Thủ tướng Chính

phủ phê duyệt Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình

tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh

giai đoạn 2013-2020;

- Nghị quyết số 22/NQ-CP ngày 07/02/2013 của Chính phủ về quy

hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-

2015) tỉnh Quảng Ninh;

- Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22/01/2013 của Thủ tướng Chính

phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm

2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- Quyết định số 1393/2012/QĐ-TTg ngày 25/09/2012 của Thủ tướng

Chính phủ phê duyệt chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh trong giai đoạn

2011-2020, tầm nhìn đến năm 2050;

- Quyết định số 950/QĐ-TTg ngày 25/07/2012 của Thủ tướng chính

phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu

hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030;

- Quyết định số 711/2012/QĐ-TTg ngày 13/06/2012 của Thủ tướng

Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-

2020;

- Nghị quyết số 16/2012/NQ-CP ngày 08/06/2012 của Chính phủ về

Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 13/NQ-TW;

- Quyết định số 629/QĐ-TTg ngày 29/05/2012 của Thủ tướng Chính

phủ về việc phê duyệt chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020,

tầm nhìn đến năm 2030;

- Nghị quyết số 10/2012/NQ-CP ngày 24/04/2012 của Chính phủ ban

Page 7: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

4

hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chiến lược phát triển

kinh tế - xã hội thời kỳ 2011 - 2020;

- Quyết định số 432/2012/QĐ-TTg ngày 12/04/2012 của Thủ tướng

Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn

2011-2020;

- Quyết định số 19/2012/QĐ-TTg ngày 10/04/2012 của Thủ tướng

Chính phủ về thành lập Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh;

- Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 02/02/2012 của Thủ tướng Chính

phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp

đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- Quyết định số 60/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng

Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành than Việt Nam

đến năm 2020, triển vọng đến năm 2030;

- Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 của Thủ tướng Chính

phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm

nhìn đến năm 2030;

- Quyết định số 2471/QĐ-TTg ngày 28/12/2011của Thủ tướng chính

phủ về phê duyệt Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020,

định hướng đến năm 2030;

- Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 22/07/2011 của Thủ tướng Chính

phủ về phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-

2020;

- Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/05/2011 của Chính phủ về chỉ tiêu

giảm nghèo;

- Nghị định số 42/2012/NĐ-CP ngày 11/05/2011 của Chính phủ về

quản lý đất lúa;

- Quyết định số 175/QĐ-TTg ngày 27/01/2011 của Thủ tướng Chính

phủ về phê duyệt Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ đến năm

2020;

- Quyết định số 2198/QĐ-TTg ngày 03/12/2010 của Thủ tướng Chính

phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển Thể dục, thể thao đến năm 2020;

- Quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 06/05/2009 của Thủ tướng chính

phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển Văn hóa xã hội đến năm 2020;

- Quyết định số 34/2009/QĐ-TTg ngày 02/03/2009 của Thủ tướng

Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch phát triển vành đai kinh tế ven biển Vịnh

Bắc Bộ đến năm 2020;

- Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 02/12/2008 của Thủ tướng

Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi

khí hậu;

- Quyết định số 98/2008/QĐ-TTg ngày 11/07/2008 của Thủ tướng

Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch phát triển Hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà

Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh đến năm 2020;

- Quyết định số 865/2008/QĐ-TTg ngày 10/07/2008 của Thủ tướng

Page 8: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

5

Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch xây dựng Vùng Duyên hải Bắc Bộ Việt

Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050;

- Quyết định số 1151/2007/QĐ-TTg ngày 30/08/2007 của Thủ tướng

Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng biên giới Việt - Trung đến

năm 2020;

- Quyết định số 269/2006/QĐ-TTg ngày 24/11/2006 của Thủ tướng

Chính phủ phê duyệt việc điều chỉnh và bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển

kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020;

- Quyết định 145/2004/QĐ-TTg ngày 13/08/2004 của Thủ tướng Chính

phủ về Phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng

điểm Bắc Bộ đến năm 2010 và tầm nhìn đến 2020;

- Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 02/03/2012 của Thủ tướng Chính phủ về

chấn chỉnh việc quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động của các khu kinh tế,

khu công nghiệp, cụm công nghiệp;

- Các quy hoạch tổng thể khác về ngành, địa phương; các quyết định

của Thủ tướng chính phủ phê duyệt các Đề án tái cơ cấu ngành, tổng công ty,

tập đoàn có liên quan đến Quảng Ninh.

3. Các văn bản của Tỉnh

- Các nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh về những chủ trương,

giải pháp phát triển kinh tế - xã hội tỉnh đến năm 2020;

- Các văn bản của UBND tỉnh về việc lập Quy hoạch tổng thể phát

triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- Báo cáo tổng hợp năm 2006 về việc điều chỉnh và bổ sung Quy hoạch

tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010, tầm nhìn

đến năm 2020.

II. MỤC ÍCH CỦA QUY HO CH

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm

2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Quy hoạch tổng thể) là cơ sở để phát triển kinh

tế - xã hội, hướng tới nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân tỉnh Quảng

Ninh, đóng góp tích cực vào phát triển và hiện đại hóa vùng Kinh tế trọng điểm

Bắc Bộ, vùng đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) và cả nước nói chung, phù hợp

với Chiến lược phát triển của cả nước.

Quy hoạch tổng thể được xây dựng với mục đích sau:

1. Xác định rõ các ưu tiên và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của

Quảng Ninh, giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội và môi trường quan trọng

nhất, phát triển cơ sở hạ tầng và các chiến lược đầu tư. Quy hoạch tổng thể là

cơ sở để xây dựng Quảng Ninh trở thành tỉnh dịch vụ, công nghiệp hiện đại,

trung tâm du lịch quốc tế, một trong những đầu tàu kinh tế của miền Bắc và cả

nước, đóng góp vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc

tế của Việt Nam;

2. Cụ thể hóa chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và các

quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của vùng đồng bằng sông Hồng, vùng

kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; là cơ sở để xây dựng các quy hoạch phát triển

Page 9: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

6

ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu của tỉnh, quy hoạch phát triển kinh tế - xã

hội của các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; bảo đảm sự thống nhất, đồng

bộ giữa quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh với quy hoạch chung xây

dựng, quy hoạch sử dụng đất và các quy hoạch khác của tỉnh;

3. Làm cơ sở để xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm

và kế hoạch hàng năm phục vụ cho công tác quản lý và điều hành;

4. Cung cấp các thông tin cần thiết về định hướng phát triển, tiềm năng

kinh tế, cơ hội đầu tư và các nhu cầu phát triển của tỉnh tới các nhà đầu tư, các

doanh nghiệp và nhân dân;

5. Bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn

tỉnh, góp phần xây dựng Quảng Ninh trở thành khu vực phòng thủ vững chắc

của vùng Đông Bắc Việt Nam. Kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng, an

ninh trong từng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của

tỉnh;

6. Bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội bền vững và bảo vệ môi trường.

III. YÊU C U

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm

2020, tầm nhìn đến năm 2030 tập trung giải quyết những vấn đề quan trọng

nhất, làm căn cứ để tái cấu trúc nền kinh tế theo định hướng công nghiệp hóa,

hiện đại hóa và đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội bền vững của tỉnh. Quy

hoạch tổng thể được lập bảo đảm giải đáp có căn cứ khoa học các vấn đề sau:

- Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của Quảng Ninh trong

giai đoạn 2006 - 2011, bao gồm các thành tựu chính, các hạn chế và nguyên

nhân;

- Phân tích, đánh giá các điều kiện, yếu tố và các nguồn lực phát triển;

dự báo các khả năng phát triển đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;

- Xác định các mục tiêu phát triển đến năm 2020 và cụ thể hoá cho giai

đoạn 2013-2015;

- Xây dựng các phương án phát triển kinh tế - xã hội theo không gian

lãnh thổ của tỉnh:

Tính toán khả năng tạo việc làm, tăng năng suất và nhu cầu lao động

trong mối liên hệ với các vùng khác;

Xác định các nhóm dân cư và các vùng cần phát triển ưu tiên; xác

định các vùng và các ngành có tiềm năng cho phát triển kinh tế; các biện pháp

cần có nhằm thu hẹp dần khoảng cách về phát triển giữa các vùng và các nhóm

dân cư;

Xác định các dự án đầu tư phát triển theo thứ tự ưu tiên và các

phương án huy động nguồn lực đầu tư;

- Đưa ra định hướng, các giải pháp phát triển và kế hoạch triển khai

thực hiện quy hoạch.

Page 10: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

7

IV. TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP L ẬN VÀ CÁCH TI P

CẬN TRONG NGHIÊN CỨU LẬP QUY HO CH TỔNG TH

Phương pháp luận và cách tiếp cận trong việc lập Quy hoạch tổng thể

phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm

2030 có ba đặc điểm lớn:

- Các giải pháp được đưa ra dựa trên phương pháp giải quyết vấn đề

theo định chuẩn quốc tế, phù hợp với các quy định của Việt Nam và dựa trên

cơ sở phân tích số liệu thực tế: phương pháp giải quyết vấn đề đã được chuẩn

hóa dựa trên kinh nghiệm quốc tế, đảm bảo các thành tố sau luôn tương tác, cọ

xát nhằm đưa ra giải pháp tốt nhất: (i) xác định vấn đề; (ii) sắp xếp ưu tiên các

vấn đề chính yếu; (iii) tổng hợp những khuyến nghị chủ đạo. Phương pháp giải

quyết vấn đề này sử dụng nhiều nguồn số liệu để đảm bảo các giải pháp đưa ra

phù hợp và có tính khả thi cao: nguồn số liệu từ địa phương; từ cơ quan tổ chức

cấp quốc gia; các tổ chức quốc tế; số liệu từ nghiên cứu sơ cấp thông qua

phỏng vấn các lãnh đạo, chuyên gia trong nước và quốc tế, doanh nghiệp và

các đối tượng liên quan khác; số liệu từ khảo sát thực địa. Ngoài ra, một số

phương pháp phân tích chuyên ngành cũng được sử dụng trong quá trình lập

quy hoạch: phân tích hệ thống điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối

với tỉnh (phân tích SWOT); phương pháp định chuẩn so sánh; phương pháp

phân tích hành trình trải nghiệm của khách hàng.

- Quy hoạch tổng thể được xây dựng dựa trên sự kết hợp giữa thực tế

của địa phương với kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm quốc tế: đội công tác

gồm những chuyên gia tư vấn quốc tế và Việt Nam; kết hợp với những chuyên

gia từ tỉnh Quảng Ninh. Đội công tác cũng được hỗ trợ bởi những chuyên gia

quốc tế khác có kinh nghiệm trong những lĩnh vực liên quan và đã hoạt động

trên toàn cầu gồm: Đông Nam Á, Trung Quốc, Nhật Bản, Trung Đông và Châu

Âu. Ngoài ra, còn có nhiều chuyên gia Bộ ngành Trung ương cũng được tham

vấn trong suốt quá trình lập quy hoạch.

- Nội dung và định hướng của quy hoạch tổng thể được phối hợp xây

dựng theo một quy trình tương tác thực tiễn: các bên liên quan tham gia đóng

góp thông qua các buổi phỏng vấn, thảo luận giải quyết vấn đề và thường

xuyên cập nhật, tham vấn các lãnh đạo tỉnh, các sở, ban, ngành, địa phương của

tỉnh. Đây là một yếu tố quan trọng nhằm đảm bảo Quy hoạch tổng thể sẽ có

được tác động sâu sắc, thực tiễn và khả thi.

Quy trình nghiên cứu và xây dựng quy hoạch tổng thể được thực hiện

theo 3 giai đoạn: (i) chẩn đoán và xây dựng chiến lược; (ii) thiết kế các giải

pháp; (iii) chuẩn bị triển khai, như minh họa trong HÌNH 1 dưới đây.

Page 11: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

8

HÌNH 1

Triển khai nghiên cứu và xây dựng Quy hoạch tổng thể tỉnh Quảng Ninh

Tăng trưởng kinh tế:

▪ Xây dựng ý tưởng

▪ Đánh giá sơ bộ

▪ Sắp xếp ưu tiên những cơ hội

Quảng Ninh cóChuẩn bị triển khai

▪ Xác định những dự

án ưu tiên

▪ Xác định người chủ

trì dự án

▪ Phối hợp xây dựng

kế hoạch triển khai

Xin ý kiến, bổ sung và

hoàn thiện Quy hoạch

tổng thể trên cơ sở

nhận xét góp ý của các

Bộ ngành Trung ương

Phác thảo các phần của Quy hoạch tổng thể, điều chỉnh và hoàn thiện dựa

trên những thông tin do lãnh đạo tỉnh và các cơ quan ban ngành cung cấp

Phát triển xã hội: Xác

định những lĩnh vực ưu

tiên và xây dựng ý

tưởng triển khai

Cơ sở hạ tầng & môi

trường: tổng hợp các

nhu cầu và sắp xếp ưu

tiên các biện pháp triển

khai

Tăng trưởng kinh tế:

phát triển chi tiết những

dự án ưu tiên

Phỏng vấn và

phân tích số liệu

▪ Định hình xuất

phát điểm hiện tại

của Quảng Ninh

về mặt phát triển

kinh tế, xã hội,

môi trường và cơ

sở hạ tầng

▪ Tìm hiểu những

khát vọng và lĩnh

vực tỉnh cần chú

trọng

GIAI ĐOẠN 2: Thiết kế

các giải pháp

GIAI ĐOẠN 1: Chẩn đoán và xây dựng chiến lược

tổng thể

GIAI ĐOẠN 3: Chuẩn

bị triển khai

- Giai đoạn 1: thực hiện các buổi phỏng vấn và khảo sát thực địa để hỗ

trợ phương pháp chẩn đoán có cấu trúc bao gồm phân tích số liệu và định

chuẩn so với quốc tế nhằm lập một phân tích SWOT cho tỉnh Quảng Ninh. Xây

dựng tầm nhìn và kỳ vọng chung của tỉnh, đồng thời xác định những ý tưởng

lớn nhằm đạt được tầm nhìn này, tập trung vào phát triển kinh tế. Cùng với đó

là việc xây dựng một mô hình tài chính ban đầu để đánh giá tiềm năng tác động

đến GDP của các ý tưởng. Những phát hiện có được trong giai đoạn này được

thảo luận trong một buổi hội thảo để các bên liên quan thống nhất về định

hướng cho tỉnh. Cuối giai đoạn 1, bản dự thảo đầu tiên của Quy hoạch tổng thể

được báo cáo để rà soát và thu thập phản hồi ban đầu.

- Giai đoạn 2: trọng tâm chuyển sang phát triển xã hội và môi trường,

đồng thời phát triển chi tiết các giải pháp phát triển kinh tế. Mô hình tài chính

chi tiết cũng được xây dựng để đánh giá tác động về GDP của các giải pháp,

những yêu cầu về đầu tư và nhu cầu về vốn con người. Cuối Giai đoạn 2, bản

dự thảo Quy hoạch tổng thể được cập nhật và báo cáo xin ý kiến đóng góp lần

thứ hai.

- Giai đoạn 3: dự án tập trung vào chuẩn bị triển khai những giải pháp

ưu tiên, cũng như xin ý kiến của các cơ quan Trung ương. Kế hoạch triển khai

các giải pháp cũng được xây dựng, gồm có lãnh đạo dự án và lịch trình dự kiến

hoàn thành mỗi giải pháp. Bản dự thảo cuối cùng của Quy hoạch tổng thể được

hoàn thiện và trình Chính phủ phê duyệt.

Page 12: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

9

V. CÁC N I DUNG CHỦ Y U

Nội dung của Quy hoạch tổng thể được trình bày trong báo cáo tổng hợp

và báo cáo tóm tắt. Các báo cáo này bao gồm các biểu mẫu, hình ảnh và bản

đồ. Các bản đồ tỷ lệ 1/100.000 được cung cấp riêng theo yêu cầu thực tế. Ngoài

phần Mở đầu, báo cáo Quy hoạch tổng thể bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

Phần I. Căn cứ, mục đích, yêu cầu của quy hoạch;

Phần II. Nội dung của quy hoạch.

Phần II bao gồm 9 mục lớn. Cụ thể như sau:

- Phân tích, đánh giá, dự báo các điều kiện, yếu tố phát triển;

- Đánh gíá tổng quát tình hình kinh tế - xã hội giai đoạn 2006-2011,

phương hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm

nhìn 2030;

- Định hướng, nhiệm vụ và các giải pháp phát triển các ngành kinh tế;

- Định hướng, nhiệm vụ và các giải pháp phát triển xã hội;

- Bảo vệ môi trường;

- Định hướng, nhiệm vụ và các giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng;

- Tổ chức không gian lãnh thổ;

- Các chương trình và dự án đầu tư ưu tiên;

- Các giải pháp thực hiện quy hoạch tổng thể.

Page 13: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

10

PH N II. N I DUNG QUY HO CH

. PHÂN TÍCH ÁNH G Á DỰ BÁO CÁC ỀU KIỆN, Y U TỐ

PHÁT TRI N

1. Vị trí địa lý kinh tế và các yếu tố tự nhiên

1.1. Vị trí địa lý kinh tế

Quảng Ninh có vị trí chiến lược trong vùng Đông Bắc Việt Nam. Nằm

gần hai trong số các thành phố lớn nhất cả nước (Hà Nội và Hải Phòng), nằm

bên Vịnh Bắc Bộ và có biên giới với Trung Quốc (cả trên đất liền và trên biển),

Quảng Ninh đóng một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và

quốc phòng, an ninh. Vị trí địa lý kinh tế của Quảng Ninh được thể hiện trong

HÌNH 2 dưới đây.

HÌNH 2

Vị trí của Quảng Ninh ở phía Đông Bắc Việt Nam

Thứ nhất, Quảng Ninh là một trong 7 tỉnh, thành phố thuộc Vùng KTTĐ

Bắc Bộ. Vùng này chiếm 16,6% dân số và 20,7% tổng GDP của cả nước trong

khi diện tích đất tự nhiên chỉ chiếm 4,7%. Cùng với Hà Nội và Hải Phòng,

Quảng Ninh được xem là một trong ba đầu tàu thúc đẩy nền kinh tế vùng.

Đồng thời Quảng Ninh cũng là một trong 11 tỉnh, thành phố thuộc Vùng

ĐBSH, một trong những cửa ngõ ở phía biển Đông với thế giới và là một trong

Page 14: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

11

những cầu nối trực tiếp giữa hai khu vực phát triển năng động giữa Đông Nam

Á và Đông Bắc Á. Vùng ĐBSH là trung tâm đầu não về chính trị, kinh tế, văn

hóa và khoa học công nghệ của cả nước, với các cơ quan Trung ương, các

trung tâm điều hành của nhiều tổ chức kinh tế lớn và các trung tâm, cơ sở đào

tạo, nghiên cứu và triển khai lớn của quốc gia. Vùng ĐBSH đã, đang và sẽ tiếp

tục giữ vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp phát triển của cả nước.

Thứ hai, Quảng Ninh nằm gần Hà Nội và Hải Phòng. Thành phố Hạ

Long chỉ cách trung tâm Hà Nội 150 km, cách Sân bay quốc tế Nội Bài 120 km

và cách trung tâm Hải Phòng 80 km. Phát triển hệ thống giao thông kết nối

vùng sẽ mang lại cho Quảng Ninh nhiều cơ hội như: phát triển cụm cảng biển

với Hải Phòng (Tiền Phong - Lạch Huyện), chia sẻ dịch vụ hàng không nhờ sân

bay Nội Bài và Cát Bi, cũng như xây dựng các sản phẩm du lịch kết hợp (ví dụ

giữa Hà Nội, Vịnh Hạ Long, Vịnh Bái Tử Long và đảo Cát Bà).

Thứ ba, các chương trình hợp tác nhằm tăng cường hoạt động kinh tế

giữa các nước trong khu vực Trung Quốc - ASEAN có thể mang lại cho Quảng

Ninh nhiều cơ hội phát triển. Cụ thể:

- Chương trình hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc “Hai hành lang,

một vành đai kinh tế”. Hai hành lang là Côn Minh (Trung Quốc) - Lào Cai - Hà

Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và Nam Ninh (Trung Quốc) - Lạng Sơn - Hà

Nội - Hải Phòng. Vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ gồm: 10 tỉnh duyên hải của

Việt Nam từ Quảng Trị đến Quảng Ninh; các vùng lãnh thổ của Trung Quốc

như: Bắc Hải, Tuyền Châu, Phòng Thành (thuộc tỉnh Quảng Tây), Trạm Giang

(thuộc tỉnh Quảng Đông) và đảo Hải Nam.

- Chương trình hợp tác phát triển “Hành lang kinh tế Nam Ninh -

Singapore”. Mô hình hội nhập kinh tế Trung Quốc - ASEAN trải dài trên 5.000

km từ Nam Ninh (Trung Quốc) đến Hà Nội (Việt Nam), Viêng Chăn (Lào),

Phnôm Pênh (Campuchia), Băng-cốc (Thái Lan), Kuala Lumpur (Malaysia), và

Singapore. Theo kế hoạch, các thành phố dọc hành lang sẽ được kết nối bằng

đường sắt, đường cao tốc, đường thủy và đường hàng không, tạo thành một

vùng phát triển toàn diện được tăng cường bởi thương mại, đầu tư và du lịch.

Cuối cùng, là một tỉnh biên giới, Quảng Ninh có điều kiện phát triển

dịch vụ thương mại và vận tải giữa Việt Nam - Trung Quốc - ASEAN. Năm

2015, khi Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) được hiện

thực hóa, tỉnh tập trung huy động nguồn lực, đa dạng hóa các sản phẩm hàng

hóa và dịch vụ nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế với Quảng Tây; xây dựng các

trung tâm sản xuất chế biến tại Móng Cái, nâng cấp hạ tầng giải trí và du lịch

và có thể cung cấp cả dịch vụ giáo dục và đào tạo.

1.2. Yếu tố tự nhiên

1.2.1. Khí hậu

Khí hậu của Quảng Ninh nhìn chung khá ôn hòa, phù hợp cho phát triển

nông nghiệp. Quảng Ninh có khí hậu nhiệt đới gió mùa, với bốn mùa trong

năm. Nền nhiệt độ trung bình khoảng 21-23oC, lượng mưa bình quân 1.995 mm

và độ ẩm trung bình 82-85%.

Biến đổi khí hậu và nước biển dâng sẽ có những tác động trái chiều đến

Page 15: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

12

phát triển kinh tế xã hội tỉnh. Theo “Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng

cho Việt Nam”1 dưới tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, đến năm 2030

nhiệt độ trung bình ở Quảng Ninh có thể tăng thêm 0,7o C so với nhiệt độ trung

bình trong giai đoạn 1980-1999 (HÌNH 3). Đến năm 2030, lượng mưa trung

bình hàng năm có thể tăng 2,0% so với trung bình giai đoạn 1980-1999, đồng

thời lượng mưa phân bố ngày càng tập trung vào mùa mưa và ít hơn vào mùa

khô. Những thay đổi này có thể tạo ra tác động trái chiều lên Quảng Ninh, ví

dụ: mùa hè nóng hơn có thể thu hút nhiều khách du lịch hơn, nhưng khí hậu

thay đổi nhiều cũng có thể làm giảm số ngày có thời tiết đẹp cho du khách tận

hưởng kỳ nghỉ.

HÌNH 3

Thay đổi về nhiệt độ và lượng mưa hàng năm tại Quảng Ninh do hiện

tượng biến đổi khí hậu toàn cầu trong vòng 30 năm tới

Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011), “Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam”

1.0

0.70.5

204020302020

2.7

2.0

1.3

204020302020

0.6 1.31.0 1.8 3.32.7Giá trị cao nhất

các tỉnh thành2

Nhiệt độ tăng so với giai đoạn

1980-1999

oC %

0.4 0.6 0.8 0.1 0.2 0.2

Thay đổi lượng mưa hàng năm

so với giai đoạn 1980-1999

Giá trị thấp

nhất (trong số

63 tỉnh thành1)

1 Đắk Nông, Vĩnh Long, và An Giang có nhiệt độ tăng thấp nhất; Lâm Đồng là tỉnh thay đổi lượng mưa hàng năm thấp nhất

2 Hà Tĩnh, Quảng Bình, và Quảng Trị có nhiệt độ tăng cao nhất; Quảng Ngãi là tỉnh thay đổi lượng mưa hàng năm lớn nhất

Trong giai đoạn 2020-2080, dự báo mực nước biển dâng theo kịch bản

cao nhất ở mức 1,1cm/năm, tuy nhiên tác động tới Quảng Ninh sẽ chỉ ở mức

hạn chế.

1.2.2. Đất

Quảng Ninh có diện tích tự nhiên 6.102 km2, chiếm 1,84% tổng diện

tích của Việt Nam và là tỉnh có diện tích lớn nhất trong vùng ĐBSH. Khoảng

80% diện tích đất là đồi núi. Đất nông nghiệp chiếm 75,4% tổng diện tích đất

nhưng phần lớn lại là đất rừng. Chỉ 50.886 ha (8,3%) là có thể trồng trọt. Ngoài

ra còn có một diện tích lớn đất chưa sử dụng có thể khai thác phục vụ cho mục

1 Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011)

Page 16: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

13

đích phát triển công nghiệp và xây dựng. Hiện trạng sử dụng đất được thể hiện

trong Bảng 1 dưới đây.

Bảng 1- Hiện trạng sử dụng đất tại Quảng Ninh

Loại đất Diện tích (ha) Tỉ lệ diện tích đất

tự nhiên (%)

TỔNG DIỆN TÍCH 610.235,31 100,0

ất nông nghiệp 460.119,34 75,4

1. Đất sản xuất nông nghiệp 50.886,14 8,3

- Đất trồng cây hàng năm 35.658,87 5,8

+ Đất trồng lúa 28.530,51 4,7

+ Đất trồng cỏ phục vụ chăn nuôi 1.736,24 0,3

+ Đất trồng hàng năm khác 5.392,11 0,9

- Đất trồng cây lâu năm 15.227,27 2,5

2. Đất rừng 388.393,64 63,6

- Đất rừng sản xuất 241.071,15 39,5

- Đất rừng phòng hộ 122.064,39 20,0

- Đất rừng đặc dụng 25.258,10 4,1

3. Đất nuôi trồng thủy sản 20.806,61 3,4

ất phi nông nghiệp 83.794,82 13,7

1. Đất ở 9.923,58 1,6

- Nông thôn 4.528,00 0,7

- Đô thị 5.395,58 0,9

2. Đất chuyên dụng 41.403,20 6,8

- Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 230,45 0,0

- Đất quốc phòng an ninh 5.641,17 0,9

- Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp 14.275,37 2,3

- Đất có mục đích công cộng 21.256,21 3,5

3. Đất tôn giáo, tín ngưỡng 88,35 0,0

4. Đất nghĩa trang, nghĩa địa 1.023,10 0,2

5. Đất sông suối và mặt nước chuyên dụng 31.349,83 5,1

ất chưa sử dụng 66.321,15 10,9

1. Đất bằng chưa sử dụng 23.970,46 3,9

Page 17: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

14

Loại đất Diện tích (ha) Tỉ lệ diện tích đất

tự nhiên (%)

2. Đất đồi núi chưa sử dụng 34.827,28 5,7

3. Núi đá không có rừng cây 7.523,41 1,2

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh năm 2011

1.2.3. Rừng

Quảng Ninh có trên 388.000 ha đất rừng với độ che phủ đạt 51,0%, cao

hơn nhiều so với tỉ lệ bình quân 39,7% của cả nước2. Rừng Quảng Ninh có

thảm động, thực vật phong phú, gồm 1.027 loài thực vật và 120 loài động vật.

Trong đó có một số loài đang gặp nguy hiểm như gấu ngựa và rái cá3. Rừng

trồng chủ yếu là cây keo được quản lý theo chu kỳ khai thác và tái trồng rừng

bền vững. Rừng không chỉ là nguồn cung cấp gỗ, nguyên liệu phục vụ sản xuất

công nghiệp mà còn giúp cải thiện chất lượng không khí, là nơi giữ nước quan

trọng giúp bảo vệ đất nông nghiệp khỏi bị xói mòn, ngăn lũ quét. Quảng Ninh

cần đẩy mạnh phát triển nguồn tài nguyên rừng có trọng tâm hơn, như phát

triển công viên rừng và đường mòn phục vụ du lịch, trồng các loài cây có giá

trị cao để khai thác và tham gia vào Chương trình giảm phát thải khí nhà kính

thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng (REDD+) để nhận được

trợ giúp quốc tế cho bảo vệ và phát triển rừng.

1.2.4. Biển

Quảng Ninh có 250 km đường bờ biển và trên 6.100 km2

ngư trường,

với hơn 40.000 ha bãi triều và hơn 20.000 ha eo vịnh. Những khu vực này là

nơi sinh sống của nhiều loài có giá trị cao như tôm, cua, hàu, bào ngư, sò huyết

và sá sùng (một đặc sản của Vân Đồn). Điều này tạo ra cơ hội lớn cho phát

triển nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, đặc biệt là phục vụ xuất khẩu, với tiềm

năng liên kết với các hoạt động chế biến thực phẩm giá trị cao.

Tuy nhiên, nguồn tài nguyên biển có giá trị nhất của Quảng Ninh lại

nằm trong vẻ đẹp tự nhiên của Vịnh Hạ Long và Vịnh Bái Tử Long. Vịnh Hạ

Long đã hai lần được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới (lần

đầu năm 1994 vì giá trị thẩm mỹ nổi bật và lần thứ hai năm 2000 vì giá trị địa

chất, địa mạo nổi bật) và được bình chọn là một trong 7 kỳ quan thiên nhiên

mới của thế giới năm 2012. Đây cũng là một trong những điểm thu hút nhiều

du khách nhất tại Việt Nam, tiếp nhận 2,9 triệu lượt du khách trong năm 2011.

Vịnh Bái Tử Long với vẻ đẹp còn hoang sơ nằm ở phía Đông Bắc Vịnh Hạ

Long, với trên 600 đảo đất và đảo đá, nhiều hang động tự nhiên, là nơi cư ngụ

của nhiều loài động, thực vật. Vịnh có Rừng quốc gia với 5 loại hệ sinh thái

khác nhau, có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái lớn. Những tài nguyên độc

đáo này cần được bảo tồn bằng mọi giá bởi đó là điểm thu hút đồng thời là

nguồn phát triển du lịch của Quảng Ninh trong những năm tới.

2 Nguồn: Quyết định số 2089/QĐ-BNN-TCLN ngày 30/08/2012 của Bộ NN&PTNT công bố

số liệu về hiện trạng rừng toàn quốc. 3 Nguồn: Vietnam Frontier (2004), “Báo cáo số 26 - Vườn quốc gia Vịnh Bái Tử Long”

Page 18: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

15

Quảng Ninh có bãi biển Trà Cổ (Móng Cái), bãi biển trên các đảo Ngọc

Vừng, Minh Châu, Quan Lạn (Vân Đồn) có lợi thế phát triển trở thành những

điểm thu hút khách du lịch thực sự, được bổ trợ bởi các dịch vụ mua sắm và ẩm

thực. Đảo Cô Tô đang ngày càng được biết đến là một điểm du lịch còn nguyên

sơ có nước biển sạch và cảnh đẹp, với lượng du khách trong năm vừa qua tăng

gấp ba lần.

Ngoài ra, theo đánh giá của Viện khoa học năng lượng Việt Nam, vùng

biển Đông Bắc thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hải phòng là khu

vực có tiềm năng phát triển điện thủy triều lớn nhất nước với công suất lắp máy

có thể lên đến 550MW, chiếm 96% tiềm năng kỹ thuật nguồn điện thủy triều

của cả nước.

1.2.5. Khoáng sản

Quảng Ninh được thiên nhiên ban tặng tài nguyên khoáng sản phong

phú, đặc biệt là than, vật liệu xây dựng và nước khoáng.

- Than: than khai thác tại Quảng Ninh chiếm trên 90% tổng sản lượng

than cả nước. Quảng Ninh có bể than lớn cung cấp chủ yếu là anthraxit với

hàm lượng các-bon cao. Tổng tài nguyên trữ lượng ước đạt khoảng 8,8 tỷ tấn,

trải dài trên diện tích khoảng 1.000 km2 từ Đông Triều đến Cẩm Phả (130 km

chiều dài và 6-10 km chiều rộng). Trong đó, khoảng 3,6 tỷ tấn nằm ở độ sâu

dưới 300 m.

- Khoáng sản phi kim phục vụ sản xuất vật liệu xây dựng: Quảng Ninh

có nhiều đá vôi, đất sét và cao lanh như trình bày trong Bảng 2 dưới đây. Các

khoáng sản này là tài nguyên quan trọng thúc đẩy ngành công nghiệp sản xuất

vật liệu xây dựng của tỉnh.

Bảng 2- Các loại khoáng sản chính phục vụ ngành công nghiệp vật liệu xây

dựng

Khoáng sản Số lượng mỏ Trữ lượng

ơn vị Số lượng

Đá vôi xi măng 3 triệu tấn 1.330,0

Sét xi măng 6 triệu tấn 130,0

Sét gạch ngói 6 triệu m3 75,6

Sét chịu lửa 4 triệu tấn 14,6

Cao lanh 16 triệu tấn 150,0

Cát thủy tinh 1 triệu tấn 6,2

Cát sỏi xây dựng 4 triệu m3 11,7

Đá ốp lát 2 triệu m3 1,0

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh

- Nước khoáng: các địa phương Quang Hanh (Cẩm Phả), Khe Lạc

Page 19: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

16

(Tiên Yên) và Đồng Long (Bình Liêu) có nguồn nước khoáng uống được.

Ngoài ra, còn có các suối nước nóng ở Cẩm Phả với hàm lượng khoáng cao, có

tác dụng trị liệu và phục vụ du lịch.

- Các khoáng sản khác: ngoài ra, Quảng Ninh còn có trữ lượng nhỏ

imenit ở Móng Cái; sắt ở Hoành Bồ và Vân Đồn; phốt-pho ở Hoành Bồ và

Đông Triều; vàng ở Tiên Yên và Hải Hà, antimon ở Cẩm Phả và Hải Hà.

1.2.6. Tài nguyên nước

Tổng lượng nước mưa hàng năm trên đất liền của Quảng Ninh đạt

khoảng 12 tỷ m3, hay trung bình 2,0 triệu m

3/km

2. Quảng Ninh có nhiều sông

suối, trong đó 30 sông có độ dài hơn 10 km. Tổng lưu lượng các con sông trong

khu vực quy hoạch là khoảng 7,26 tỷ m3/năm. Ngoài ra, Quảng Ninh còn có

124 hồ đập với tổng lượng nước là 336,65 triệu m3. Trữ lượng nước ngầm đã

được thăm dò và xếp loại của Quảng Ninh là: Loại A: 55.622m3/ngày; Loại B:

130.671m3/ngày; và Loại C: 172.216m

3/ngày.

2. Bối cảnh bên ngoài

2.1. Bối cảnh quốc tế

Nhiều xu thế toàn cầu sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển về lâu dài

của Quảng Ninh:

- Khả năng phục hồi kinh tế của Hoa Kỳ và khu vực đồng tiền chung

Châu Âu chưa rõ ràng: tình trạng chưa rõ ràng của nền kinh tế Hoa Kỳ và khu

vực đồng tiền chung Châu Âu là một nguy cơ kinh tế vĩ mô có thể gây cản trở

đối với các nhà đầu tư khi họ muốn thâm nhập những thị trường mới nổi. Do

đó, dòng vốn trở nên hiếm hơn và cuộc chạy đua giành FDI cũng trở nên gay

gắt hơn, ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn đầu tư của Quảng Ninh;

- Tăng cường tập trung vào phát triển bền vững và năng lượng sạch: từ

nhà đầu tư đến cá nhân ngày càng quan tâm đến phát triển bền vững và năng

lượng sạch. Điều này tác động đến hoạt động du lịch trong Vịnh Hạ Long, cũng

như nhu cầu đầu tư vào công nghệ nhằm giảm thiểu tác động từ khai thác than;

- Tăng cường vai trò của chính quyền: các chương trình kinh tế và xã

hội ngày càng có nhu cầu được hỗ trợ nhiều hơn từ chính quyền, do đó việc

tăng hiệu quả chính quyền đang trở nên cấp bách để có thể thực hiện được việc

“làm nhiều hơn với nguồn lực ít hơn” trong bối cảnh ngân sách có hạn;

- Nhu cầu hợp tác công - tư ngày một tăng cao: vốn, nhà đầu tư và vận

hành tư nhân sẽ đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc triển khai các dự

án cơ sở hạ tầng lớn thông qua hình thức hợp tác công - tư PPP;

- Liên kết ngày càng chặt chẽ giữa các nền kinh tế: các nỗ lực hợp tác

được thực hiện bởi các thành viên ASEAN và các nền kinh tế khác của khu vực

Châu Á Thái Bình Dương nhằm xúc tiến thương mại giữa các quốc gia Đông

Nam Á và các thị trường lớn khác. Các quốc gia Đông Nam Á đã thống nhất về

việc thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN đến năm 2015 để tạo lập một thị

trường duy nhất tự do kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, nhân lực, FDI và vốn – sự

hợp tác này sẽ tạo ra rất nhiều cơ hội thương mại giữa nội khối ASEAN cũng

như với các thị trường lớn khác như EU và Hoa Kỳ. Ngoài ra, Hiệp định đối

Page 20: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

17

tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang được đàm phán giữa 12 quốc gia (thời

điểm tháng 8/2013) được dự báo sẽ có tác động sâu sắc đến hội nhập kinh tế

quốc tế của Việt Nam;

- Trung Quốc sẽ tiếp tục đà phát triển ấn tượng của mình, chủ yếu dựa

vào tiêu dùng nội địa: gần đây Trung Quốc đã vượt Nhật Bản để trở thành nền

kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Trung Quốc dự kiến sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng ấn

tượng và thay thế vị trí của Hoa Kỳ là nền kinh tế đứng đầu thế giới trong vòng

một thập kỷ nữa. Là một tỉnh biên giới với Trung Quốc, Quảng Ninh có thể

hưởng lợi từ sự phát triển này. Tuy nhiên, sự cạnh tranh từ phía Trung Quốc

đối với sự phát triển kinh tế cả nước nói chung và Quảng Ninh nói riêng là

không hề nhỏ.

- Việt Nam duy trì vị thế vững chắc là một trong các điểm đến hàng

đầu của FDI: Việt Nam tiếp tục duy trì vị trí là điểm đầu tư hấp dẫn với các

ngành chế biến chế tạo, dầu khí. Tuy nhiên, do có nguy cơ suy thoái kinh tế thế

giới, các nguồn đầu tư có nguy cơ sụt giảm trong tương lai gần. Thêm nữa,

Việt Nam gần đây đã tụt 2 hạng, xuống còn đứng thứ 14 trong điều tra của AT

Kearney về Chỉ số niềm tin FDI.

2.2. Bối cảnh vùng và quốc gia

a). Triển vọng môi trường kinh tế vĩ mô của Việt Nam:

Kể từ Đổi mới, Việt Nam đã trở thành một trong số các nền kinh tế phát

triển nhanh nhất Châu Á. Tốc độ tăng trưởng trung bình là khoảng 7%/năm từ

2004. Với dân số đông và trẻ, Việt Nam có tiềm năng trở thành nền kinh tế có

quy mô lớn trên thế giới4. Việt Nam được coi là một lựa chọn trong chiến lược

“Trung Quốc + 1”, trong đó các công ty có thể tận dụng lao động giá rẻ ở Việt

Nam và đa dạng hóa hoạt động của họ thay vì tập trung hoàn toàn vào Trung

Quốc. Việt Nam có một số đặc điểm khác biệt với các nền kinh tế của các “con

hổ Châu Á”. Thứ nhất, triển vọng tăng trưởng khoảng 7%/năm của Việt Nam

khó có thể duy trì trong dài hạn nếu năng suất không tăng tối thiểu 50% trong

vòng 10 năm tới, do đó khó có thể trở thành địa chỉ đầu tư duy nhất của các nhà

đầu tư chiến lược5. Thứ hai, Việt Nam có lẽ sẽ không đi theo con đường phát

triển kinh tế của Trung Quốc hay Ấn Độ, mà sẽ tương đối giống Indonesia6. Cơ

cấu ngành hiện nay của Việt Nam không thể hiện lợi thế cạnh tranh trong khu

vực chế biến chế tạo như Trung Quốc. Tuy vậy, một số ngành sản xuất và dịch

vụ đã thể hiện khả năng tăng năng suất và tăng trưởng GDP mà không cần sự

hỗ trợ lớn từ chính phủ như các ngành hóa chất, thiết bị điện, sản xuất thiết bị

điện tử, tài chính và truyền thông. Cuối cùng, mặc dù thị trường có tiềm năng

và nền chính trị ổn định, song vẫn còn nhiều hạn chế về cơ sở hạ tầng và thiếu

các đòn bẩy cạnh tranh như đội ngũ quản lý tài năng hay sự ổn định của chính

4 Theo báo cáo của Goldman Sach về Kinh tế thế giới số 134 xuất bản tháng 12/2005, Việt

Nam nằm trong nhóm “11 tiếp theo” (N-11) gồm 11 nền kinh tế có tiềm năng phát triển giống nhóm

BRIC (Braxin, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc). Goldman Sachs cũng dự báo Việt Nam sẽ trở thành nền kinh

tế có GDP lớn thứ 17 thế giới vào năm 2025. 5 Viện nghiên cứu toàn cầu McKinsey (2012), “Giữ nhịp tăng trưởng bền vững tại Việt Nam:

Thách thức về năng suất” 6 Đánh giá của McKinsey.

Page 21: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

18

sách kinh tế vĩ mô.

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cả nước giai đoạn 2011 - 2020 đã

xác định cần tập trung thực hiện 3 “đột phá chiến lược” - Đây là cơ sở quan

trọng để Quảng Ninh định hướng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của

tỉnh.

b). Triển vọng Vùng ĐBSH, Vùng KTTĐ Bắc Bộ và định hướng phát

triển các tỉnh, thành phố lân cận:

- Vùng KTTĐ Bắc Bộ: là vùng kinh tế lớn thứ hai Việt Nam với

Quảng Ninh là một trong ba trung tâm của vùng. Trong thời gian từ 2004-2010,

GDP bình quân đầu người của vùng đã tăng gấp bốn lần. Theo Quyết định số

145/2004/QĐ-TTg, vùng KTTĐ Bắc Bộ hướng tới đóng góp 28-29% vào tổng

GDP toàn quốc đến năm 2020 thông qua phát triển các nhóm ngành công

nghiệp và dịch vụ. Đối với ngành chế biến, chế tạo, vùng KTTĐ Bắc Bộ hướng

tới phát triển sản xuất ứng dụng công nghệ sạch có khả năng tạo ra các sản

phẩm giá trị cao như thiết bị điện, cấu kiện điện tử, hợp kim thép, đóng tàu và

dịch vụ vận tải hỗ trợ các ngành này. Đối với ngành dịch vụ, vùng hướng tới

phát triển dịch vụ giá trị cao bao gồm tài chính, ngân hàng, thương mại, du

lịch, khoa học công nghệ, viễn thông, vận tải hàng không, vận tải đường bộ, bất

động sản và chăm sóc sức khỏe. Vùng KTTĐ Bắc Bộ sẽ tập trung phát triển Hà

Nội, Hải Phòng, và Quảng Ninh trở thành các đầu tàu thúc đẩy phát triển kinh

tế của cả vùng.

- Vùng ĐBSH: được coi là vùng có trình độ phát triển kinh tế đứng thứ

hai của cả nước sau vùng Đông Nam Bộ. Năm 2010, GDP của vùng chiếm

khoảng 24,7% GDP của cả nước; GDP/người của vùng cao hơn mức trung bình

của cả nước 1,08 lần. Tăng trưởng thời kỳ 2001-2010 của vùng ĐBSH đã đóng

góp khoảng 24,0% cho tăng trưởng của cả nước. Tốc độ tăng trưởng công

nghiệp và dịch vụ cao đã tạo ra một cơ cấu GDP khá hiện đại. Vùng ưu tiên

phát triển các ngành dịch vụ chất lượng cao với du lịch là một ngành kinh tế

mũi nhọn. Về công nghiệp, vùng sẽ tập trung phát triển các ngành có khả năng

phát huy lợi thế cạnh tranh, lợi thế so sánh, có giá trị nội địa hóa cao, có khả

năng tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu như điện tử, công nghệ thông tin,

công nghiệp chế biến thực phẩm, dệt may, da - giày. Vùng ĐBSH sẽ tập trung

vào phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng, đặc biệt là mạng lưới giao

thông để tạo sự kết nối giữa các địa phương, làm động lực để phát triển kinh tế

xã hội của vùng. Tam giác Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh sẽ là trục phát

triển chính, phát huy tích cực vai trò đầu tầu nhằm thúc đẩy nhanh phát triển

kinh tế - xã hội của miền Bắc và cả nước, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp

hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

- Định hướng phát triển các tỉnh, thành phố lân cận: theo Quy hoạch

tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn

đến năm 2030 được Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại Quyết định số

1081/QĐ-TTg ngày 6/7/2011, Hà Nội sẽ tiếp tục khẳng định vị thế là một trong

hai trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước, trung tâm đầu não về tiềm lực khoa học

công nghệ và nguồn nhân lực chất lượng cao. Quá trình triển khai thực hiện

Quy hoạch của Hà Nội sẽ có tác động rất lớn, tạo điệu kiện rất thuận lợi cho sự

Page 22: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

19

phát triển của Quảng Ninh. Sự phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng trong vùng

sẽ ảnh hướng nhiều đến sự phát triển chung của Quảng Ninh (ví dụ, tuyến

đường cao tốc Hà Nội - Hạ Long, đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng).

3. Lợi thế so sánh và cơ hội phát triển

3.1. Vị trí địa lý

Quảng Ninh có vị trí địa lý chiến lược kết nối với hai trung tâm kinh tế

của Việt Nam (Hà Nội, Hải Phòng) và với khu vực phía Nam Trung Quốc.

Thành phố Hạ Long cách Thủ đô Hà Nội 150 km, cách Sân bay Quốc tế Nội

Bài 120 km và cách hệ thống cảng biển Hải Phòng và sân bay Cát Bi khoảng

80 km. Quảng Ninh có đường bờ biển dài 250 km với nhiều địa điểm phù hợp

để xây dựng cảng biển nước sâu. Trong số 25 tỉnh biên giới của Việt Nam,

Quảng Ninh là tỉnh duy nhất có cả đường biên giới trên biển và trên bộ với

Trung Quốc, một vị trí thuận lợi giúp nắm bắt thị trường to lớn này, là một cửa

ngõ giao thương Việt Nam - Trung Quốc - ASEAN.

3.2. Tài nguyên thiên nhiên và nguồn nhân lực

- Than và khoáng sản phi kim loại chất lượng cao: Quảng Ninh có trữ

lượng than tới 8,8 tỷ tấn, trong đó trữ lượng được huy động vào Quy hoạch

phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030

là khoảng 3,3 tỷ tấn. Quảng Ninh là nguồn cung cấp khoảng 90% lượng than

khai thác của cả nước đáp ứng nhu cầu thị trường trong từng giai đoạn, kể cả

việc xuất khẩu than nhằm mục tiêu đảm bảo hiệu quả chung của nền kinh tế.

Ngoài ra, tỉnh còn có nhiều loại khoáng sản phi kim loại khác như (ví dụ, đá

vôi, đất sét) là nguyên liệu cho các ngành công nghiệp.

- Tài nguyên du lịch độc đáo tầm cỡ thế giới: là một trong 4 trung tâm

du lịch của Việt Nam, với Vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên thế giới được

UNESCO công nhận, Vịnh Hạ Long là một điểm đến “không thể bỏ qua”, thu

hút khoảng 40% lượng du khách quốc tế đến Việt Nam. Vịnh Bái Tử Long

cũng có tiềm năng du lịch sinh thái biển đảo rất lớn với hệ động - thực vật độc

đáo và nhiều hòn đảo nguyên sơ. Yên Tử - Trung tâm Phật Giáo của Việt Nam,

là một địa điểm thu hút khách du lịch với nhiều giá trị văn hóa lịch sử, tâm linh

khác biệt cần được phát triển và quảng bá thêm để tạo được những giá trị du

lịch mới. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có hơn 500 di tích lịch sử và văn hóa

khác có thể khai thác phục vụ du lịch.

- Diện tích nuôi trồng thủy sản lớn: Quảng Ninh có trên 6.100 km2

ngư

trường và 60.000 ha bãi bồi, eo vịnh với nhiều loài hải sản có giá trị có thể nuôi

trồng, khai thác và chế biến nhiều loại thủy, hải sản giá trị kinh tế cao.

- Diện tích đất rừng lớn: Quảng Ninh có 388.000 ha diện tích đất rừng,

lớn nhất so với các tỉnh trong vùng KTTĐ Bắc Bộ. Đây là nguồn tài nguyên

quan trọng để phát triển ngành lâm nghiệp bền vững.

- Dân số trẻ: dân số Quảng Ninh đạt khoảng 1,172 triệu người, với 796

nghìn người trong độ tuổi lao động (15 đến dưới 60 tuổi, bằng 68% dân số).

Dân số trẻ là một lợi thế của tỉnh; tuy nhiên, đây cũng là lợi thế chung của tất

cả các tỉnh, thành phố trong cả nước. Tỉnh đã và đang đầu tư cơ sở vật chất y tế

Page 23: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

20

và giáo dục nhằm tăng cường chất lượng dân số và phát huy hơn nữa lợi thế

này.

3.3. Các điều kiện kinh tế - xã hội khác

- Nền kinh tế phát triển có trọng điểm: kinh tế Quảng Ninh đa dạng

nhưng không phân tán với ba ngành chính (chế biến chế tạo; khai khoáng;

thương mại, dịch vụ) đóng góp tới 2/3 GDP. Các ngành khác như du lịch, sản

xuất, cấp điện, nước và xây dựng đang gia tăng nhanh chóng.

- Chính trị ổn định: Quảng Ninh được hưởng nhiều lợi ích từ ổn định

chính trị chung của cả nước7. Đồng thời, chính quyền và nhân dân tỉnh Quảng

Ninh cũng đóng góp tích cực vào sự ổn định này bằng nỗ lực duy trì công bằng

xã hội8 và đảm bảo đường biên giới quốc gia hòa bình và hữu nghị. Sự ổn định

chính trị vừa là kết quả, vừa là tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Nằm trong trung tâm kết nối kinh tế quốc tế: về lâu dài, xu thế quan

hệ quốc tế giữa Việt Nam - Trung Quốc, ASEAN - Trung Quốc và Đông Nam

Á - Đông Bắc Á là tăng cường hội nhập kinh tế. Với vị trí địa lý của mình,

Quảng Ninh có vị thế đặc biệt để có thể tận dụng xu thế này nhằm thu hút vốn

đầu tư nước ngoài, phát triển thương mại và du lịch quốc tế theo định hướng

của tỉnh.

4. hó khăn và thách thức

4.1. hó khăn và thách thức từ điều kiện tự nhiên

- Khí hậu: Quảng Ninh không phải là một điểm đến “nắng vàng, cát

trắng” tự nhiên quanh năm, do không có nhiều bãi biển cát trắng và mùa đông

tương đối lạnh (từ tháng 12 đến tháng 3). Điều này gây khó khăn trong việc

phát triển một loại hình du lịch biển vốn khá quen thuộc với du khách quốc tế.

Ngoài ra, khí hậu mang tính mùa vụ cao cũng ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt

động và sản lượng nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.

- Địa hình: đặc điểm vị trí địa lý (biên giới phía Bắc) là một trong

những khó khăn chính trong việc quản lý hàng hóa qua biên giới, đảm bảo an

ninh kinh tế và quốc phòng so với các địa phương khác. Địa hình của Quảng

Ninh gồm khoảng 80% là đồi núi cũng gây khó khăn cho phát triển cơ sở hạ

tầng và nông nghiệp.

4. . hó khăn và thách thức do điều kiện kinh tế

- Mâu thuẫn giữa các hoạt động kinh tế khác nhau trên cùng một địa

bàn, ví dụ như cân đối giữa hoạt động khai khoáng, du lịch, đô thị hóa và bảo

vệ môi trường.

- Mâu thuẫn giữa mục tiêu tái cơ cấu kinh tế vĩ mô với nguồn lực có

hạn: Quảng Ninh đang tập trung dịch chuyển từ một nền kinh tế “nâu” phụ

thuộc vào khai thác than sang một nền kinh tế “xanh” tập trung vào các ngành

7Tổ chức The Economist Intelligence Unit xếp Việt Nam đứng thứ 26 trên 165 nước trên thế

giới trong giai đoạn 2009/2010 về nguy cơ đối với chính phủ do bất ổn xã hội (thứ 1 = nguy cơ thấp

nhất, tương ứng với có độ ổn định cao nhất). 8Ví dụ, tỉ lệ giữa thu nhập của 20% số hộ giàu nhất so với 20% số hộ nghèo nhất tại Quảng

Ninh chỉ là 8,1 lần, thấp hơn mức trung bình 9,2 lần của cả nước.

Page 24: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

21

dịch vụ. Tuy nhiên, khai thác than hiện đóng góp tới 1/3 GDP và hơn một nửa

ngân sách tỉnh, đồng thời là một ngành quan trọng của quốc gia. Hiện nay, du

lịch mới chỉ đóng góp một tỉ lệ nhỏ vào GDP. Do đó, tái cấu trúc nền kinh tế

tiềm ẩn rủi ro đối với ngân sách của tỉnh, ổn định kinh tế và bảo đảm an sinh xã

hội. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng còn thiếu và chưa đồng bộ để tỉnh có thể sẵn sàng

chuyển dịch sang một nền kinh tế theo hướng dịch vụ. Do đó, trước mắt cần tập

trung đảm bảo thực hiện các hoạt động khai thác than sạch hơn, đồng thời xây

dựng cơ sở hạ tầng cần thiết để phát triển và tăng trưởng ngành dịch vụ.

- Khó khăn trong việc thu hút vốn đầu tư chất lượng cao9: trong bối

cảnh các điều kiện kinh tế toàn cầu hiện tại, vốn đầu tư quốc tế đang trở nên

khan hiếm và nhiều nền kinh tế trong khu vực cũng đang cạnh tranh để thu hút

đầu tư. Do đó, việc cạnh tranh với các vùng khác trên cả nước cũng như cạnh

tranh với các nền kinh tế trong khu vực Đông Nam Á sẽ trở nên khó khăn hơn

và đòi hỏi phải có nhiều biện pháp tạo sự khác biệt.

4. . hó khăn và thách thức do hạn chế về nguồn nhân lực

- Thiếu lao động có tay nghề: cả ngành dịch vụ và công nghiệp đều yêu

cầu lao động có tay nghề như: khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh hay tiếng

Trung trong ngành du lịch; kĩ năng chuyên môn vận hành máy móc kĩ thuật cao

trong ngành chế biến chế tạo. Cùng với việc mức lương của lao động Quảng

Ninh có thể cao hơn 15-20% so với các tỉnh khác, chất lượng lực lượng lao

động còn hạn chế có thể làm nản lòng các nhà đầu tư.

- Tính đa dạng của sản phẩm, chất lượng dịch vụ và hiệu suất công

việc thấp: cần nâng cao chất lượng dịch vụ và hiệu suất công việc để có thể

đảm bảo cung cấp dịch vụ hiệu quả. Điều này đóng vai trò đặc biệt quan trọng

để phát triển du lịch, dịch vụ.

4.4. Những khó khăn và thách thức khác

- Ô nhiễm môi trường làm giảm chất lượng sống và tác động xấu tới

các tài nguyên du lịch: công tác quản lý về môi trường trong các hoạt động

khai thác than, công nghiệp đóng tàu, vận hành tàu thuyền v.v. còn hạn chế đã

khiến chất lượng không khí giảm sút, đất đai bị xói mòn và ô nhiễm biển. Bên

cạnh đó, việc quản lý chất thải, nước thải còn nhiều bất cập.

- Kết cấu hạ tầng giao thông còn hạn chế: kết cấu hạ tầng đồng bộ còn

yếu và thiếu những công trình mang tính động lực phát triển (ví dụ, đường cao

tốc, sân bay). Hệ thống giao thông kết nối giữa tỉnh với vùng, cũng như trong

nội tỉnh còn là một thách thức, bởi mạng lưới đường bộ còn chưa hoàn thiện.

Các tuyến đường quốc lộ hiện tại thường xuyên trong tình trạng tắc nghẽn giao

thông và chất lượng thấp. Ví dụ, mặc dù chỉ cách thủ đô Hà Nội 150 km, nhưng

thời gian di chuyển cần tới 4 giờ để đến Vịnh Hạ Long là một trở ngại đối với

du khách và nhà đầu tư.

- Cải cách hành chính hiệu quả chưa cao: thủ tục còn rườm rà, chồng

chéo là trở ngại đối với việc thu hút đầu tư và cung cấp dịch vụ công cho người

dân và doanh nghiệp.

9 Vốn đầu tư chất lượng cao là vốn đầu tư với mục tiêu lâu dài, ổn định, phù hợp với các thế

mạnh và định hướng phát triển của tỉnh, hơn là chỉ đầu tư với mục đích thu lợi nhanh trong ngắn hạn.

Page 25: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

22

- Khoảng cách về trình độ phát triển và chất lượng sống: có sự cách

biệt rõ ràng giữa mức thu nhập và trình độ học vấn giữa bốn thành phố của tỉnh

(đồng thời là các trung tâm đô thị) và các vùng nông thôn trong tỉnh.

- Chính sách biên mậu của Trung Quốc không ổn định: có thể tạo ra rủi

ro liên quan đến tính cạnh tranh và ổn định về thương mại biên giới với Trung

Quốc, ảnh hưởng tới sự phát triển các khu vực thương mại tại các cửa khẩu

biên giới và tới chiến lược phát triển bền vững của tỉnh.

II. ÁNH GIÁ TỔNG QUÁT TÌNH HÌNH KINH T - XÃ H I

G A O N 2006- 11 PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRI N KINH

T - XÃ H I T NH QU NG N NH N N T M NHÌN

N N

1. ánh giá tổng quát tình hình kinh tế - xã hội giai

đoạn 2006-2011

1.1. Thành tựu kinh tế

a). Tăng trưởng kinh tế nhanh:

Quảng Ninh đã duy trì tỷ lệ tăng trưởng cao trong 5 năm qua (xem

HÌNH 4). Tăng trưởng GDP trung bình hằng năm giai đoạn 2006-2011 đạt mức

12,0% so với chỉ tiêu 13-14%, cao gần gấp đôi mức tăng trưởng trung bình của

cả nước trong cùng kỳ là 6,5%. GDP bình quân đầu người năm 2011 đạt 46,7

triệu đồng (giá thực tế), cao gấp 1,6 lần mức trung bình cả nước.

HÌNH 4

NGUỒN: Quy hoạch tổng thể Phát triển Kinh tế - Xã hội Quảng Ninh năm 2006; Tổng cục Thống kê; Cục thống kê tỉnh

Quảng Ninh

Gần đạt mục tiêu về tốc độ tăng trưởng, cao gấp đôi so với tốc độ tăng trưởng của cả nước

Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm, 2006-2011

%, giá cố định

GDP trên đầu người năm 2011 gấp 1,6 lần trung bình cả nước

GDP trên đầu người năm 2011

Triệu đồng, giá thực tế

Cả nước

6,5%

Kết quả

12,0%

Mục tiêu

13-14%

28,9

Quảng Ninh

+62%

Việt Nam

46,7

Quảng Ninh đã hoàn thành tốt mục tiêu tăng trưởng kinh tế đặt ra trong

Quy hoạch tổng thể năm 2006

Page 26: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

23

b). Tái cơ cấu hướng đến một nền kinh tế công nghiệp và dịch vụ bền

vững hơn:

Quảng Ninh đã có những bước tiến đáng kể trong việc dịch chuyển cơ

cấu nền kinh tế theo hướng giảm tỉ trọng của nông nghiệp và khai thác than. Tỷ

lệ đóng góp vào GDP của nông nghiệp đã giảm từ 7,5% năm 2006 xuống còn

6,2% năm 2011. Trong cùng giai đoạn, khai khoáng đã giảm từ 38,0% xuống

31,6% trong khi các ngành công nghiệp khác (ngoài ngành than) tăng lên

25,3%. Ngành dịch vụ vẫn duy trì tỷ lệ khoảng 37%, như trong HÌNH 5 dưới

đây.

HÌNH 5

Cơ cấu kinh tế tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2006-2011

NGUỒN: Cục Thống kê tỉnh Quảng Ninh

6.2%6.3%6.7%6.7%6.6%7.5%

2008

39.6%

100% =

Nghìn tỷ đồng

Nông nghiệp

Các ngành công

nghiệp khác

Khai khoáng

Dịch vụ

2010

41.84

24.8%

31.5%

37.4%

2009

32.81

23.6%

30.1%

26.14

23.0%

33.3%

37.1%

2007

20.28

19.9%

35.4%

38.0%

2006

15.86

17.6%

38.0%

36.9%

2011

54.74

36.9%

25.3%

31.6%

Phần trăm, giá thực tế

c). Kim ngạch xuất khẩu tăng:

Kim ngạch xuất khẩu tăng từ 1,28 tỷ USD năm 2006 lên 2,26 tỷ USD

năm 2011, tương ứng với mức tăng 12,0%/năm. Giá trị xuất khẩu của tỉnh

Quảng Ninh chủ yếu đến từ các sản phẩm khai khoáng và công nghiệp nặng.

d). Tạo công ăn việc làm mới:

Từ năm 2006 đến 2011, nền kinh tế của Quảng Ninh đã tạo thêm được

160.583 việc làm (trung bình 26.809 việc làm một năm, gồm khoảng 16.800

việc làm mới và 10.000 việc làm do thay thế). Trong đó gần một nửa số việc

làm mới được tạo ra từ ngành công nghiệp, tiếp theo là các ngành dịch vụ và

nông nghiệp.

Page 27: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

24

e). Thu ngân sách nhà nước:

Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng hơn 4 lần từ 6,679 nghìn

tỷ đồng năm 2006 lên 29,100 nghìn tỷ đồng năm 2011, chủ yếu từ thuế xuất

nhập khẩu (15,219 nghìn đồng, chiếm 52,3% tổng thu năm 2011) và doanh

nghiệp quốc doanh trung ương (8,016 nghìn tỉ đồng, chiếm 21,4%). Tổng thu

ngân sách nhà nước trên đầu người của Quảng Ninh năm 2011 là 31,2 triệu

đồng, cao gấp 4 lần mức trung bình cả nước (7,7 triệu đồng). Chi từ ngân sách

nhà nước cũng tăng 4 lần, từ 3,990 nghìn tỷ đồng năm 2006 lên 15,728 nghìn

tỷ đồng năm 2011, chủ yếu chi cho đầu tư phát triển (37,5% năm 2011) và chi

thường xuyên (36,6%).

f). Duy trì khả năng hấp dẫn đầu tư:

Quảng Ninh thu hút được khối lượng đầu tư lớn. Vốn đầu tư phát triển

tăng gấp đôi từ 16,5 nghìn tỷ đồng năm 2006 lên 38,4 nghìn tỷ đồng năm 2011,

như trong HÌNH 6 dưới đây. Trong giai đoạn 2006-2011, mức vốn đầu tư trung

bình hàng năm đạt 96% GDP, lớn gấp 2,3 lần mức trung bình cả nước (41%

GDP).

HÌNH 6

Vốn đầu tư phát triển trên địa bàn Quảng Ninh, 2006-2011

NGUỒN: Niên giám thống kê Quảng Ninh 2011

Nghìn tỷ đồng, giá thực tế

38.4

33.932.531.4

20.6

16.5

092006 0807 201110

104%

So sánh với GDP

của Quảng

Ninh102% 120% 99% 81% 70%

Trung bình = 96%

Tỉnh cũng làm tốt công tác thu hút FDI: tính đến thời điểm tháng

12/2012, trên địa bàn tỉnh có 90 dự án FDI còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư

đăng ký đạt 4,159 tỷ USD, trong đó 43 dự án tại Hạ Long – điểm thu hút đầu tư

lớn nhất của tỉnh. Trong số 4,159 tỷ USD FDI cam kết, Quảng Ninh đã giải

Page 28: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

25

ngân được tổng số 1,156 tỷ USD, chiếm trên 27,7% tổng vốn đầu tư. Trong

thời gian qua, Quảng Ninh đã có nhiều nỗ lực trong công tác nâng cao năng lực

xúc tiến đầu tư thông qua việc thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế (QEZA) vào

năm 2009 và Ban Xúc tiến và Hỗ trợ Đầu tư (IPA) vào đầu năm 2012. HÌNH 7

dưới đây tổng kết những dự án FDI đã đăng ký của Quảng Ninh trong giai đoạn

2006-2012.

HÌNH 7

Quảng Ninh đã thu hút được khoảng 4 tỷ USD vốn đăng ký FDI cho tổng

cộng 90 dự án

NGUỒN: Sở Kế hoạch & Đầu tư

Tổng FDI của Quảng Ninh (lũy kế)

Triệu USD

4 2

804

1.593

4.144

950

3.7503.750

655

1.595

565495

1.025

415

2010 20122011200920082007

Số dự án

đăng ký mới

trong năm14

2,1 tỷ USD đăng ký cho nhà

máy nhiệt điện tại Cẩm Phả

112 triệu USD đăng ký

cho dự án khu nghỉ

dưỡng tổng hợp tại Vân

Đồn, chưa được giải

ngân

3012

Thực hiện

1.2. Thành tựu xã hội

a). Dân số và nguồn nhân lực:

Tốc độ tăng dân số tại Quảng Ninh giai đoạn 2006-2011 là 1,24%/năm,

đạt 1,172 triệu người cuối năm 2011, trong đó nam giới chiếm 51% và nữ giới

chiếm 49%. Hơn một nửa dân số Quảng Ninh sống ở khu vực thành thị (52%).

Khoảng 54% dân số Quảng Ninh có việc làm. Ngành nông nghiệp có lực lượng

lao động đông đảo nhất, nhưng tỷ trọng lao động của ngành này đang giảm do

người lao động dịch chuyển sang các hoạt động dịch vụ và công nghiệp.

b). Y tế:

Tuổi thọ trung bình của người dân trong tỉnh là 73,6 tuổi, tương đối cao

so với mặt bằng của các nước đang phát triển. Nhìn chung, tiếp cận y tế đạt yêu

cầu so với hiện trạng phát triển của tỉnh. Quảng Ninh đang tiếp tục đầu tư nâng

cao khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế cho các cộng đồng ở khu vực miền núi

và xa xôi hẻo lánh.

Page 29: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

26

c). Giáo dục:

Quảng Ninh đã đạt được thành tựu tốt với tỷ lệ người biết đọc, biết viết

đạt 96,8%, cao hơn mức trung bình 94,0% của cả nước. Tỷ lệ tiếp cận giáo dục

tiểu học và trung học cũng cao. Giáo dục bậc đại học là lĩnh vực cần được tỉnh

đầu tư phát triển hơn nữa, đặc biệt để hỗ trợ cho tăng trưởng du lịch và chế

biến, chế tạo chất lượng cao.

d). Mức sống:

Quảng Ninh có hệ thống cung cấp điện nước khá ổn định, đảm bảo cho

97% người dân có điện và 92% người dân tiếp cận nước hợp vệ sinh. Quảng

Ninh đang nỗ lực cải thiện hơn nữa khả năng tiếp cận cho người dân tại các

vùng sâu, vùng xa, ví dụ đưa điện lưới quốc gia về đảo Cô Tô và các xã đảo

huyện Vân Đồn (dự kiến hoàn thành việc đưa điện lưới đến huyện đảo Cô Tô

và 2 xã đảo Minh Châu, Quan Lạn trong năm 2013).

e). Văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao:

Lĩnh vực văn hóa, thể thao của tỉnh phát triển đa dạng, góp phần thúc

đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng. Văn hóa, văn học

nghệ thuật phát triển, có thêm các tác phẩm có giá trị, góp phần nâng cao đời

sống và mức hưởng thụ văn hóa, thị hiếu thẩm mỹ, trình độ thưởng thức của

công chúng. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa được

triển khai rộng rãi. Năm 2011, toàn tỉnh có 83% gia đình đạt chuẩn văn hóa,

64% làng (thôn, bản, khu phố) đạt chuẩn văn hóa.

Các chính sách, pháp luật về hôn nhân gia đình, bình đẳng giới, phòng,

chống bạo lực gia đình, phòng ngừa sự xâm nhập của các tệ nạn xã hội vào gia

đình được tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong nhân dân. Năm 2011, toàn

tỉnh có 1044 câu lạc bộ, 738 tổ tư vấn phòng chống bạo lực gia đình.

Phong trào thể dục, thể thao và rèn luyện thân thể phát triển mạnh, số

người tập luyện thể thao thường xuyên tăng; thể thao thành tích cao đạt những

kết quả đáng ghi nhận. Năm 2011, tỷ lệ dân số tập luyện thể dục, thể thao

thường xuyên đạt 24%; tỷ lệ hộ gia đình luyện tập thể thao đạt 14%. Các đoàn

thể thao của tỉnh tham gia 58 giải toàn quốc, đoạt 225 huy chương các loại.

1.3. Thành tựu bảo vệ môi trường

Quảng Ninh cũng đạt được những tiến bộ tuy chậm nhưng vững chắc

trong công tác bảo vệ môi trường. Tỷ lệ che phủ rừng đã tăng nhanh, song các

vấn đề về quản lí nước thải, chất thải cũng như ô nhiễm không khí và nước tại

một số khu vực còn nhiều hạn chế.

- Tỷ lệ che phủ rừng: tỷ lệ che phủ rừng của tỉnh tăng từ 46,5% năm

2006 lên 51,0% năm 2011 tương ứng với mức tăng 0,9%/năm. Tuy vậy, phần

lớn các dự án trồng rừng chỉ tập trung trồng các loại cây tăng trưởng nhanh như

cây keo và bạch đàn. Tuy những loài cây này tạo tán che phủ nhanh, nhưng

không thể tái tạo những điều kiện cần thiết để phục hồi sự đa dạng sinh học của

rừng.

- Nước thải: các doanh nghiệp tại Quảng Ninh đã bắt đầu tích cực đầu

tư vào các nhà máy xử lý nước thải. Tuy nhiên, vẫn còn khoảng 43% nước thải

Page 30: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

27

từ hoạt động khai thác và chế biến than chỉ được xử lý sơ bộ; 86% nước thải

sinh hoạt ở khu vực đô thị không qua xử lý. Đây là những vấn đề cần giải quyết

ngay do công tác bảo vệ môi trường đóng vai trò quan trọng trong phát triển du

lịch, theo chiến lược phát triển xanh của tỉnh.

- Chất lượng không khí: trong khi không khí tại các khu vực miền núi

và nông thôn rất tốt, thì chất lượng không khí tại các khu vực đô thị thường

dưới mức tiêu chuẩn với nồng độ bụi cao thải ra từ các hoạt động khai thác

than.

- Nước mặt: nhìn chung, chất lượng các nguồn nước mặt tại tỉnh Quảng

Ninh nằm trong các định mức cho phép. Tuy nhiên, nồng độ các chất thải lơ

lửng vẫn vượt định mức cho phép vào mùa mưa. Một số con sông và suối có

các chỉ số vượt định mức BOD và COD B1. Một số nguồn nước không đáp

ứng các yêu cầu B2.

- Nước ngầm: mặc dù nồng độ kim loại các nguồn nước ngầm của tỉnh

Quảng Ninh nằm trong ngưỡng cho phép, nhưng các giếng nước có độ cứng và

ô nhiễm hữu cơ cao: 2 trong số 5 mẫu nước thử cho thấy các giếng nước trong

địa bàn tỉnh bị nhiễm vi khuẩn coliform. Tại một số vùng, mức nhiễm coliform

thậm chí cao hơn mức cho phép đến 14 lần.

- Nước ven biển: nguồn nước ven biển đang ngày càng ô nhiễm do các

hoạt động của con người và sản xuất công nghiệp: hàm lượng dầu tại cảng

khách Bãi Cháy cao gấp 1,8 lần và bến Hạ Long 1 cao gấp 1,5 lần ngưỡng cho

phép. Ngoài ra, các hoạt động thủy sản cũng làm tăng nguy cơ ô nhiễm và có

thể đe dọa sự đa dạng sinh học biển.

- Quản lí chất thải rắn còn nhiều bất cập: tình trạng vệ sinh của các

khu vực đô thị cần được cải thiện thông qua các chương trình tái chế và thu

gom chất thải rắn và cần được bổ trợ bằng các chương trình tuyên truyền giáo

dục. Tình trạng vệ sinh tại các khu du lịch chính cần được cải thiện đáng kể,

như thường xuyên dọn rác thải trên các bãi biển và duy trì vệ sinh tại các khu

du lịch đông khách trên Vịnh Hạ Long như hang Sửng Sốt, đảo Ti-tốp.

1.4. ánh giá chung kết quả thực hiện Quyết định 69/ 6/ -

TTg ngày 24/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ

Sau khi Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định 269/2006/QĐ-TTg ngày

24/11/2006 phê duyệt điều chỉnh bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế

- xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020, Tỉnh ủy,

UBND, các Sở, ban, ngành và địa phương trong tỉnh đã tích cực triển khai cụ

thể hóa vào kế hoạch phát triển hàng năm. Tuy nhiên sau khi quyết định có

hiệu lực, tình hình nền kinh tế thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng trong đó

có Quảng Ninh đã gặp nhiều khó khăn do biến động và tác động của cuộc

khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu. Mặc dù vậy kết quả đạt

được so với mục tiêu đề ra là khá tích cực. Bảng dưới đây phản ánh kết quả

một số chỉ tiêu cơ bản trong quá trình triển khai thực hiện Quyết định

269/2006/QĐ-TTg ngày 24/11/2006 của Thủ tướng chính phủ.

Page 31: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

28

Bảng 3: Kết quả một số chỉ tiêu cơ bản thực hiện Quyết định

69/ 6/ -TTg ngày 24/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ

STT Chỉ tiêu Quảng Ninh Vùng

BSH Mục tiêu Kết quả

1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế (%) giai

đoạn 2006-2010

13 12,710 11,9

- Công nghiệp, xây dựng 15 13,8 14,8

- Dịch vụ 12 12,6 12,1

- Nông lâm nghiệp, thủy sản 4 4,9 3,5

2

Cơ cấu GDP (%) năm 2010 100 100 100

- Công nghiệp, xây dựng 46,3 56,5 44,6

- Dịch vụ 49,7 37,2 43,2

- Nông lâm nghiệp, thủy sản 4,0 6,3 12,2

3 GDP/người (USD) (giá thực tế) năm

2010

1.757 1.861 1.390

4 Giá trị kim ngạch xuất khẩu (triệu

USD) năm 2010

800-

1.000

2.088 10.400

5 Doanh thu du lịch (tỷ đồng) năm

2010

3.000 2.840 -

6 Tỷ lệ bác sĩ/vạn dân (%) năm 2010 4,0 7,5 -

7 Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề

(%) năm 2010

35-40 38 -

8 Tỷ lệ che phủ rừng (%) năm 2010 50-55 50 -

1.4.1. Hạn chế, tồn tại chủ yếu

a) Phát triển kinh tế của tỉnh chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế,

nhất là phát triển kinh tế biển, du lịch, thương mại.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao (cao hơn bình quân chung của cả

vùng và cả nước) nhưng hiệu quả phát triển vẫn còn hạn chế. Chuyển dịch cơ

cấu ngành chưa thực sự diễn ra theo đúng kế hoạch phát triển kinh tế của tỉnh

đến năm 2010, lộ trình chưa cụ thể (thể hiện: nền kinh tế tăng trưởng chủ yếu

dựa vào vốn, ví dụ ICOR tương đối cao, các ngành công nghiệp khai thác tài

10

Tăng trưởng GDP của tỉnh cao gần gấp đôi so với bình quân chung cả nước và nằm trong

nhóm các địa phương có tốc độ tăng trưởng cao nhất cả nước.

Page 32: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

29

nguyên chiếm tỷ trọng khác cao). Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp

và nông thôn còn chậm và chưa có mô hình cụ thể. Trong công nghiệp, tỷ trọng

gia công còn lớn; tốc độ đổi mới công nghệ còn chậm, công nghệ cao chưa

phát triển. Tỷ trọng dịch vụ trong GDP chậm được cải thiện, chưa phát huy hết

tiềm năng to lớn của tỉnh về dịch vụ du lịch (giá trị ngành dịch vụ đóng góp

vào 39,1 % tổng GDP), kinh tế biển; sản xuất nông nghiệp vẫn còn nhỏ và phân

tán. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các vùng còn chậm. Một số khu công

nghiệp, khu đô thị phát triển chưa theo đúng quy hoạch và tiềm năng.

b) Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn nhiều yếu kém so với yêu cầu

phát triển, đặc biệt là hệ thống giao thông đường bộ. Đầu tư phát triển một số

một số dự án hạ tầng quan trọng còn chậm từ công tác quy hoạch cho đến triển

khai thực hiện như: Một số tuyến đường cao tốc (Hà Nội - Hạ Long, Hạ Long -

Móng Cái), đường sắt Hạ Long - Cái Lân, Khu kinh tế Vân Đồn, Khu kinh tế

cửa khẩu Móng Cái, Khu công nghiệp - cảng biển Hải Hà, sân bay quốc tế Vân

Đồn, v.v.

c) Huy động vốn đầu tư phát triển xã hội đã có bước cải thiện, nhưng

còn thấp so với khả năng, vẫn có thể huy động cao hơn; tỷ trọng vốn nước

ngoài còn thấp, cá biệt có năm bị giảm sút. Chất lượng công tác quy hoạch còn

hạn chế, tầm nhìn chưa đủ dài nên chưa thực sự là căn cứ cho định hướng phát

triển. Môi trường đầu tư kinh doanh đã có nhiều cải thiện, song ở một số lĩnh

vực vẫn còn thiếu đồng bộ và tính ổn định.

d) Đời sống văn hoá - xã hội tuy đã được cải thiện nhưng có mặt chưa

tương xứng với nhịp độ phát triển kinh tế. Một số vấn đề xã hội còn bức xúc

như: Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu

kinh tế; khoảng cách phát triển giữa các vùng còn lớn, đời sống một bộ phận

dân cư nhất là vùng sâu, vùng xa, hải đảo còn nhiều khó khăn; chất lượng giảm

nghèo chưa vững chắc, tỷ lệ hộ cận nghèo còn lớn; vấn đề việc làm, chất lượng

nguồn nhân lực.

e) Về môi trường: các chỉ tiêu cơ bản đạt được, tuy nhiên thực tiễn môi

trường vẫn là vấn đề cần quan tâm, như vấn đề xử lý nước thải, chất thải cũng

như ô nhiễm không khí, nước tại một số khu vực.

f) Công tác quản lý nhà nước về quy hoạch, đất đai, tài nguyên, môi

trường, đô thị, v.v. còn thiếu sót và bất cập so với yêu cầu phát triển. Quản lý

hoạt động sản xuất, vận chuyển, tiêu thụ than chưa chặt chẽ. Cải cách hành

chính tuy có những chuyển biến căn bản, song vẫn còn nhiều yếu kém. Công

tác phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí hiệu quả

chưa rõ.

f) Các mục tiêu về quốc phòng an ninh đã được thực hiện tốt, tuy nhiên

về mặt trật tự an toàn xã hội còn nhiều vấn đề bức xúc như: khiếu kiện, tai nạn

giao thông, tai nạn lao động, tệ nạn xã hội, ô nhiễm môi trường, cảnh quan, v.v.

1.4.2. Nguyên nhân, tồn tại hạn chế và bài học kinh nghiệm

a). Nguyên nhân khách quan:

Những tác động lớn khó lường từ bên ngoài, đặc biệt là những biến

động và tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu.

Page 33: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

30

Sau khi Thủ tướng ký quyết định 269/2006/QĐ-TTg ngày 24/11/2006, thì năm

2008 và những tháng đầu năm 2009, do chịu ảnh hưởng của lạm phát, khủng

hoảng tài chính và suy giảm kinh tế thế giới, tốc độ tăng trưởng chung và một

số lĩnh vực (công nghiệp, nông nghiệp, thuỷ sản, v.v.) bị chững lại và có xu

hướng giảm. Tình hình thiên tai, dịch bệnh xảy ra ảnh hưởng lớn tới sự phát

triển của tỉnh. Tiến độ sản xuất kinh doanh, triển khai một số dự án lớn (than,

điện, xi măng, giao thông, hạ tầng KCN, v.v.) phụ thuộc lớn vào một số tập

đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước.

Mặc dù kinh tế xã hội của tỉnh khá phát triển, quy mô, tiềm lực kinh tế

lớn hơn so với một số địa phương khác, tuy nhiên so với nhu cầu phát triển

nhanh vẫn còn hạn chế.

b). Nguyên nhân chủ quan:

- Năng lực lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của cấp uỷ, chính quyền chưa

theo kịp yêu cầu phát triển. Đội ngũ cán bộ còn nhiều mặt hạn chế, chưa đáp

ứng được yêu cầu. Công tác quy hoạch cán bộ, bố trí, sử dụng cán bộ, kiện toàn

tổ chức trong hệ thống chính trị theo tinh thần các nghị quyết của Trung ương

còn chậm. Một số tổ chức cơ sở đảng chưa phát huy tốt vai trò lãnh đạo. Năng

lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của bộ máy chính quyền nhìn chung

vẫn còn hạn chế, có mặt còn yếu. Việc chấp hành sự chỉ đạo của tỉnh ở một số

ngành, địa phương chưa đầy đủ và nghiêm túc; sự phối hợp giữa các ngành

trong giải quyết công việc chưa chặt chẽ.

- Một số cơ chế, chính sách của Nhà nước còn vướng mắc do sự bất

cập, không đồng bộ. Cơ chế, chính sách của tỉnh đề ra chưa đủ mạnh, qua thực

tiễn chưa thực hiện được nhiều. Việc nghiên cứu, đề xuất với Trung ương

những cơ chế, chính sách mang tính đột phá cho sự phát triển của Quảng Ninh

trong thời gian đầu thực hiện kế hoạch còn hạn chế.

- Trong việc phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương và các địa

phương liên quan để cụ thể hoá và chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện các chủ

trương chính sách lớn của Đảng, Chính phủ trên địa bàn Quảng Ninh (Nghị

quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết Trung ương 4 khoá X, Quyết

định 145/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, v.v.) nhìn chung còn chậm,

chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển.

c). Bài học kinh nghiệm

- Đảm bảo sự đoàn kết, thống nhất, sâu sát và quyết liệt trong lãnh đạo

chỉ đạo điều hành phát triển kinh tế xã hội ở tất cả các cấp ủy và hệ thống chính

trị. Tích cực tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng, Chính phủ,

các bộ, ban, ngành Trung ương, huy động sự vào cuộc tích cực, đồng bộ của cả

hệ thống chính trị, sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân để tổ chức thực

hiện nhiệm vụ đạt hiệu quả cao.

- Đẩy mạnh hơn nữa cải cách thủ tục hành chính, tích cực nghiên cứu

đề xuất sáng kiến, chủ trương cơ chế chính sách mới tạo lập môi trường đầu tư

hấp dẫn, để đảm bảo thu hút các nhà đầu tư chiến lược có tiềm năng và đảm

bảo sự tham gia của toàn xã hội.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức vững vàng

Page 34: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

31

về chính trị tư tưởng, có phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

để hoàn thành nhiệm vụ. Phát huy dân chủ gắn với chăm lo xây dựng hệ thống

chính trị cơ sở.

- Coi trọng chất lượng, hiệu quả tăng trưởng và phát triển bền vững.

Kết hợp chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội, gắn phát triển

kinh tế với phát triển văn hoá, củng cố quốc phòng an ninh, tăng cường quan hệ

đối ngoại. Đảm bảo an sinh xã hội, thường xuyên chăm lo đời sống vật chất,

tinh thần của nhân dân, nhất là với người nghèo, đồng bào vùng dân tộc thiểu

số, vùng sâu, vùng xa.

. Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh

Quảng Ninh đến năm tầm nhìn đến năm 30

.1. uan điểm phát triển

Tư tưởng chủ đạo để phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh dựa trên

các tư tưởng, chủ trương lớn của Đảng, nhà nước về xây dựng và bảo vệ tổ

quốc, của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cả nước đã được Đại hội Đảng

toàn quốc lần thứ XI thông qua và hướng tới đạt được các mục tiêu: tăng

trưởng kinh tế nhanh và bền vững; bảo đảm an sinh xã hội; giữ vững quốc

phòng, an ninh; tăng cường công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế. Cụ thể:

- Phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với các chiến lược phát triển kinh

tế - xã hội của quốc gia, chiến lược và quy hoạch phát triển các ngành và các

vùng lãnh thổ (đặc biệt là vùng KTTĐ Bắc Bộ và ĐBSH). Xây dựng Quảng

Ninh là cực tăng trưởng, là cửa ngõ hợp tác kinh tế quốc tế của vùng và cả

nước, cung cấp nguyên liệu và năng lượng của quốc gia.

- Phát triển kinh tế - xã hội bền vững phù hợp với các mục tiêu của

chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam. Cơ cấu nền kinh tế từng bước dịch

chuyển từ các hoạt động “nâu” sang “xanh”; ưu tiên phát triển các ngành dịch

vụ và các ngành công nghiệp phi khai khoáng, đồng thời đảm bảo hoạt động

khai thác than được sạch hơn và bền vững hơn.

- Phát triển kinh tế - xã hội dựa trên nguồn lực bên trong là quyết định,

nguồn lực bên ngoài là quan trọng, đột phá, trên cơ sở phát huy hiệu quả các lợi

thế so sánh, tiềm năng đặc biệt, cơ hội nổi trội như tài nguyên thiên nhiên, văn

hóa độc đáo, đa dạng và khác biệt của Quảng Ninh.

- Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, đẩy

mạnh ứng dụng khoa học công nghệ đáp ứng nhu cầu phát triển làm động lực

thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

- Phát triển kinh tế đi đôi với đảm bảo an sinh xã hội, thu hẹp khoảng

cách giàu nghèo, nâng cao mức sống của người dân, đảm bảo phát triển và

công bằng xã hội giữa các tầng lớp nhân dân, giữa khu vực nông thôn với thành

thị và các địa phương trong tỉnh.

- Chủ động hội nhập và hợp tác quốc tế, nắm bắt các điều kiện thuận

lợi, khắc phục các tác động tiêu cực của các xu thế kinh tế quốc tế và khu vực;

bảo đảm đường biên giới ổn định, hòa bình, hữu nghị hợp tác và phát triển với

Trung Quốc. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm

Page 35: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

32

vững chắc quốc phòng an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới trên bộ,

trên biển; giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, góp phần nâng cao

vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.

2.2. Các mục tiêu phát triển

2.2.1. Mục tiêu tổng quát

Phấn đấu đến năm 2020, Quảng Ninh trở thành tỉnh dịch vụ, công

nghiệp hiện đại, trung tâm du lịch quốc tế, là một trong những đầu tàu kinh tế

của Miền Bắc và cả nước với hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, hạ tầng

kỹ thuật đô thị đồng bộ, hiện đại; giảm nghèo bền vững, không ngừng nâng cao

đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, đảm bảo môi trường bền vững. Giữ

gìn và phát huy tốt bản sắc dân tộc, bảo tồn và phát huy bền vững Di sản – Kỳ

quan thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long. Xây dựng Quảng Ninh trở thành khu

vực phòng thủ vững chắc về quốc phòng, an ninh và phòng tuyến hợp tác, cạnh

tranh kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.

2.2.2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020

a). Phát triển kinh tế:

- Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2011-2020 đạt 12% -

13%/năm; trong đó giai đoạn 2011-2015 đạt 9,5% - 10,5%/năm; giai đoạn

2016-2020 đạt 14% - 15%/năm.

- Cơ cấu kinh tế theo đó có sự dịch chuyển mạnh theo hướng tăng tỷ

trọng dịch vụ và giảm tỷ trọng công nghiệp và nông nghiệp. Cơ cấu GDP năm

2015, dịch vụ chiếm 45,0% - 45,5%; công nghiệp và xây dựng chiếm 49,0% -

49,5%; nông nghiệp chiếm 5,0% - 5,5%. Năm 2020, dịch vụ chiếm 51% - 52%;

công nghiệp và xây dựng chiếm 45% - 46%; nông nghiệp chiếm 3% - 4%.

- GDP bình quân đầu người (giá thực tế) năm 2015 đạt 3.600 USD -

4.000 USD; năm 2020 đạt 8.000 USD - 8.500 USD.

- Tốc độ tăng giá trị xuất khẩu trên địa bàn đạt bình quân 11% -

12%/năm trong giai đoạn 2012-2020.

- Tốc độ tăng thu ngân sách trên địa bàn đạt bình quân trên 10%/năm

giai đoạn 2011-2020.

- Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt khoảng 580 - 600 nghìn tỷ giai đoạn

2012-2020.

b). Phát triển xã hội:

- Tốc độ tăng dân số tự nhiên 1,11%/năm giai đoạn 2011-2015 và

0,96%/năm giai đoạn 2016-2020.

- Tỉ lệ lao động đã qua đào tạo trong lực lượng lao động đạt 73% năm

2015 và 89% năm 2020.

- Tỉ lệ thất nghiệp thành thị sẽ được duy trì ở mức dưới 4,3%.

- Tỉ lệ hộ nghèo (theo chuẩn quốc gia mới) giảm 1,1%/năm giai đoạn

2011-2015 và 0,7%/năm giai đoạn 2016-2020.

- Triển khai có trọng tâm Chương trình xây dựng nông thôn mới. Đến

năm 2015, Quảng Ninh cơ bản đạt các tiêu chí tỉnh nông thôn mới.

Page 36: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

33

- Tuổi thọ trung bình sẽ tăng lên 74 tuổi vào năm 2015 và 76 tuổi vào

năm 2020.

- Duy trì kết quả tỷ lệ trẻ em được tiêm chủng đầy đủ đạt trên 95% đến

năm 2015 và trên 98% năm 2020.

- Tỷ lệ số xã có đầy đủ cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế đạt 100% từ

năm 2015; Tỷ lệ người có bảo hiểm y tế đạt trên 80% năm 2015 và trên 90%

đến năm 2020.

- Tỉ lệ bác sĩ/vạn dân đạt 10,5 vào năm 2015 và 12,0 năm 2020. Tỷ lệ

dược sĩ đại học/vạn dân đạt 2,2 năm 2015 và 2,5 năm 2020.

- Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ dưới 5 tuổi giảm còn dưới

15% vào năm 2015 và dưới 12% vào năm 2020.

- Cải thiện chất lượng giáo dục và đào tạo ở tất cả các cấp học để cung

cấp nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Xây

dựng nền móng cho một xã hội học tập trong tỉnh.

c). Bảo vệ môi trường:

Quảng Ninh đặt mục tiêu đạt các tiêu chí theo chiến lược tăng trưởng

xanh của quốc gia, trong đó coi các mục tiêu chung về tăng trưởng xanh, hướng

đến một nền kinh tế có hàm lượng các-bon thấp, giảm phát thải và tăng lượng

hấp thụ khí nhà kính là các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội quan trọng. Cụ

thể:

- Tỉ lệ che phủ rừng tăng lên 53,5% vào năm 2015 và 55,0% vào năm

2020.

- Tăng tỷ trọng các ngành kinh tế “xanh” như du lịch bền vững và nông

nghiệp xanh, đồng thời giảm tương đối tỷ trọng các ngành kinh tế “nâu” như

khai thác khoáng sản.

- Ngăn ô nhiễm tại địa phương. Áp dụng hạn mức ô nhiễm không khí

và nguồn nước đối với các khu du lịch và dân cư theo các tiêu chuẩn quốc tế

(tiêu chuẩn Châu Âu). Đến năm 2015 thực hiện thu gom 90% chất thải rắn ở đô

thị; 100% các khu công nghiệp và các mỏ than, nhà máy, bệnh viện và các

trung tâm du lịch có hệ thống thu gom, xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi

trường. Đến năm 2020 trên 90% chất thải rắn sinh hoạt được thu gom và xử lý;

100% khu công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung

đạt tiêu chuẩn môi trường; 100% các cơ sở sản xuất mới xây dựng xử lý chất

thải đạt tiêu chuẩn môi trường. Duy trì tỉ lệ chất thải rắn y tế được xử lý đạt

100%/năm.

- Tăng hiệu suất sử dụng tài nguyên và giảm phát thải khí nhà kính.

Đến năm 2020 sẽ hoàn thành tuân thủ theo mục tiêu quốc gia về giảm tỉ số đàn

hồi về tăng trưởng nguồn cung điện trên GDP từ 2,0 xuống còn 1,0. Hạn chế

phá rừng và thoái hóa rừng để hấp thụ khí thải.

- Bảo tồn đa dạng sinh học. Thường xuyên thực hiện khảo sát để đánh

giá đa dạng sinh học và giám sát bất kỳ biến động hay tổn thất theo thời gian.

Giảm cháy rừng và những thiệt hại do cháy rừng gây nên. Đảm bảo toàn bộ gỗ

đều được khai thác từ diện tích rừng được quản lý bền vững. Triển khai các kỹ

thuật đánh bắt cá bền vững và an toàn; sản lượng đánh bắt được nằm trong

Page 37: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

34

phạm vi cho phép. Giám sát nghiêm ngặt, ngăn chặn các hành vi săn bắn và

buôn bán thú rừng phi pháp.

- Tỉ lệ dân số nông thôn sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt trên

95% vào năm 2015, đạt trên 98% vào năm 2020.

d). Quốc phòng - an ninh:

Xây dựng quốc phòng vững mạnh, đảm bảo ổn định vững chắc an ninh,

chính trị và trật tự an toàn xã hội trong mọi tình huống. Tạo bước chuyển biến

rõ rệt về trật tự, an toàn xã hội, nếp sống đô thị, đấu tranh phòng chống các loại

tội phạm, tệ nạn xã hội. Xây dựng Quảng Ninh trở thành khu vực phòng thủ

vững chắc về quốc phòng, an ninh và phòng tuyến hợp tác, cạnh tranh kinh tế

quốc tế một cách chủ động tích cực.

Bảng 4: So sánh một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm

STT Chỉ tiêu Quảng

Ninh Hà Nội

Vùng

BSH Cả nước

1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế

bình quân giai đoạn 2011-

2020 (%/năm)

12-13 11-13 10,5 7-8

2 GDP/người (USD) (giá

thực tế)

8.000-

8.500

7.100-

7.500

4.180 3.000

3 Cơ cấu GDP (%) 100 100 100 100

- Công nghiệp, xây dựng 45-46 41-42 45-47 85

- Dịch vụ 51-52 55,5-56,5 46-48

- Nông lâm nghiệp, thủy

sản

3-4 2-2,5 7-7,5 15

4 Tỷ lệ lao động qua đào tạo

(%)

89 70-75 80 >70

5 Tỷ lệ bác sĩ/vạn dân (%) 12,0 - - 9,0

6 Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể

nhẹ cân ở trẻ dưới 5 tuổi

(%):

<12 <8 - -

7 Tỷ lệ che phủ rừng (%) 55 - - 45

Nguồn: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011-2020 (văn kiện Đại hội Đảng toàn

quốc lần thứ XI); Quyết định 1080/QĐ-TTg ngày 06/07/2011 của Thủ tướng Chính

phủ; Quyết định 795/QĐ-TTg ngày 23/05/2013 của Thủ tướng Chính phủ.

2.3. Luận chứng các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và môi

trường đến năm

2.3.1. Các phương án phát triển kinh tế

Các mục tiêu phát triển kinh tế của Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn

Page 38: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

35

đến năm 2030 được tính toán phân tích trên cơ sở các mô hình kinh tế chi tiết

dựa trên các quan điểm phát triển cũng như các giả thiết, các tính toán dự báo

về khả năng phát huy các tiềm năng, lợi thế phát triển của Quảng Ninh trong

không gian tổng thể phát triển kinh tế chung của cả nước, vùng và lãnh thổ liên

quan.

Dưới đây là các phương án phát triển kinh tế được xem xét để xác định

các mục tiêu trong số nhiều phương án phát triển kinh tế có thể xảy ra trong

tương lai tới năm 2020 và 2030.

(1) Phương án “Tăng trưởng bình thường”:

Phương án này được xây dựng với giả thiết bối cảnh kinh tế diễn ra bình

thường chưa có những biến động tích cực, khả quan so với tình hình hiện tại.

Việc khai thác các điều kiện và phát huy các yếu tố tăng trưởng, đặc biệt là

mức đầu tư vẫn duy trì theo xu hướng của giai đoạn 2006-2011.

Kết quả tính toán phương án này cho thấy tốc độ tăng trưởng GDP bình

quân hàng năm sẽ đạt mức tăng khoảng 7.9%/năm; GDP bình quân đầu người

đến năm 2020 đạt 5.500 USD; cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm đến 2020:

Nông, lâm, thủy sản chiếm 5%; công nghiệp - xây dựng chiếm 53%; Dịch vụ

chiếm 42%.

Tăng trưởng kinh tế trong phương án này vẫn chủ yếu dựa trên các

ngành công nghiệp chủ lực hiện có, gồm: than, nhiệt điện và sản xuất vật liệu

xây dựng. Chất lượng tăng trưởng ít có thay đổi và nền kinh tế - xã hội tiếp tục

phải gánh chịu những nguy cơ gia tăng về ô nhiễm môi trường. Tác động môi

trường đó trực tiếp làm hạn chế sự phát triển của các ngành khác, đặc biệt là du

lịch. Các ngành dịch vụ theo phương án này vẫn chủ yếu dựa vào các hoạt

động dịch vụ tại các cửa khẩu và dịch vụ du lịch chịu tác động ảnh hưởng lớn

từ các chính sách biên mậu của Trung Quốc. Đối với sản xuất nông, lâm, thủy

sản tăng trưởng ổn định ở mức thấp, chủ yếu dựa vào hai ngành chính là khai

thác và chế biến lâm sản và thủy sản với phương thức canh tác không có đột

biến.

Theo phương án này, nền kinh tế của tỉnh sẽ không phát huy tối đa được

những tiềm năng, lợi thế riêng có của tỉnh do mâu thuẫn, xung đột phát triển

của các ngành kinh tế.

(2) Phương án “Tăng trưởng nhanh thông qua các giải pháp ‘bắt

buộc’ có tính đột phá trong bối cảnh kinh tế quốc tế và trong nước có những

chuyển biến không thuận lợi”:

Phương án này xem xét đến việc thực hiện tích cực các giải pháp mang

tính bắt buộc đối với nền kinh tế tỉnh Quảng Ninh trong bối cảnh kinh tế chung

(toàn cầu, khu vực cũng như của toàn nền kinh tế Việt Nam) chậm phục hồi và

tăng trưởng kém. Phương án này có tính đến sự thụt lùi đáng kể của nền kinh tế

Việt Nam mà nguyên nhân là do tác động từ nền kinh tế vĩ mô toàn cầu.

Các giả thiết cơ bản đối với phương án này cụ thể như sau:

Thứ nhất, môi trường kinh tế vĩ mô chuyển hướng xấu (bao gồm môi

trường kinh tế quốc tế và trong nước), những nền kinh tế lớn trên thế giới như

Hoa Kỳ hay khu vực đồng tiền chung Châu Âu phục hồi chậm, hay kinh tế

Page 39: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

36

Trung Quốc trở nên trì trệ.

Thứ hai, kinh tế trong nước (Việt Nam) tăng trưởng chậm, do vậy khả

năng huy động nguồn lưc trong nước cho các mục tiêu phát triển chung của

Việt Nam cũng như thực hiện các mục tiêu liên quan đến tỉnh Quảng Ninh hạn

chế.

Về phía tỉnh Quảng Ninh phương án này được xác định là đẩy mạnh đổi

mới mô hình tăng trưởng dựa trên 3 trụ cột chính như sau:

(i) Tập trung huy động nguồn lực, thực hiện các biện pháp bắt buộc

nhằm phát triển nhanh các ngành dịch vụ: phát triển du lịch làm động lực thúc

đẩy tăng trưởng dịch vụ bằng cách phân khúc khách hàng và tạo các sản phẩm

phục vụ du lịch chất lượng cao (các khu vui chơi, giải trí, casino, v.v. mang

tầm quốc tế); đồng thời phát triển mạnh các lĩnh vực thương mại; dịch vụ tài

chính; giáo dục.

(ii) Phát triển các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại các Khu công

nghiệp hiện có trên địa bàn nhằm tận dụng những lợi thế về biên giới, giao

thông thủy và các nguồn nguyên, nhiên liệu sẵn có: phát triển công nghiệp

công nghệ sạch, công nghệ cao như lắp ráp và kiểm định linh kiện điện tử; chế

biến lâm sản, thủy sản, v.v. tạo nên các nguồn thực phẩm chất lượng cao từ hải

sản cho phục vụ xuất khẩu.

(iii) Duy trì và ổn định phát triển các ngành, lĩnh vực khác đảm bảo cân

đối vĩ mô của nền kinh tế tỉnh trong các trường hợp rủi ro, cụ thể: duy trì sự

tăng trưởng và phát triển của ngành than và sản xuất điện, v.v. để đảm bảo

cung cấp năng lượng cho quốc gia và đảm bảo nguồn thu ngân sách dành cho

cân đối các hoạt động kinh tế của tỉnh, đồng thời thực hiện các biện pháp bắt

buộc về đảm bảo môi trường một cách nghiêm ngặt và theo tiêu chuẩn Châu

Âu.

Trong bối cảnh kinh tế vĩ mô đặc biệt khó khăn, việc thực hiện các biện

pháp “bắt buộc”gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là việc huy động nguồn lực. Do

đó, dự kiến huy động vốn đầu tư cho các dự án trong giai đoạn 2012 - 2020 đạt

dưới 500 nghìn tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 10.5%/năm;

GDP bình quân đầu người đạt khoảng trên 6.800 USD/người; cơ cấu kinh tế có

sự chuyển dịch tích cực hơn so với phương án I theo hướng tăng tỷ trọng khu

vực dịch vụ (khu vực có nhiều tiềm năng của tỉnh). Đến năm 2020, dịch vụ

chiếm tỷ trọng 48% trong GDP; trong khi công nghiệp - xây dựng chiếm 47%;

nông, lâm thủy sản chiếm 5%.

Tác động của bối cảnh kinh tế thế giới đối với kinh tế Việt Nam nói

chung và đối với Quảng Ninh nói riêng rất khó có thể dự báo chính xác, song

những ảnh hưởng đó có thể sẽ tiếp tục làm giảm tăng trưởng kinh tế của tỉnh

xuống mức thấp hơn so với các tính toán nêu trên trong phương án này nếu

Chính phủ và tỉnh không có những giải pháp hữu hiệu hơn. Đây là một phương

án khá cẩn trọng có cân nhắc đến rủi ro nền kinh tế thế giới đi xuống, có thể

hạn chế khả năng hoàn thành mục tiêu cho dù tỉnh có đầu tư nhiều nỗ lực hơn.

Do đó, mục tiêu tăng trưởng của Quảng Ninh, dù đã triển khai những giải pháp

“bắt buộc”, nhưng vẫn có khả năng thấp dưới mức kỳ vọng.

( ) Phương án :“Tăng trưởng nhanh thông qua các giải pháp ‘bắt

Page 40: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

37

buộc’ có tính đột phá trong bối cảnh kinh tế quốc tế và trong nước có những

chuyển biến tích cực”.

Phương án này dựa trên cơ sở thực hiện những giải pháp đột phá từ phía

tỉnh cũng như có được sự hỗ trợ cần thiết từ phía Chính phủ để tạo ra động lực

mới, làm thay đổi cơ bản quá trình phát triển kinh tế trong giai đoạn tới. Những

giải pháp ưu tiên quan trọng này sẽ được đề cập trong các nội dung cụ thể về

phát triển các ngành và lĩnh vực.

Đây là một phương án tăng trưởng nhanh, bền vững hàm chứa nhiều yếu

tố tích cực. Theo phương án này, Quảng Ninh sẽ tiến xa hơn bằng cách chủ

động xây dựng và tích cực triển khai các giải pháp cụ thể để hoàn thành các

mục tiêu phát triển dựa trên 3 trụ cột tăng trưởng chính. Đồng thời, tăng trưởng

kinh tế của tỉnh được hỗ trợ bởi việc thực hiện đầu tư hoàn thành các công trình

dự án quốc gia và vùng có liên quan đến tỉnh Quảng Ninh cũng như môi trường

kinh tế vĩ mô trong nước cải thiện rõ rệt, thị trường quốc tế được mở rộng.

Dự kiến tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2012-2020 đạt

12.7%/năm; GDP bình quân đầu người đạt 8.100 USD/người; cơ cấu kinh tế

chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng tích cực đến năm 2020: dịch vụ chiếm 51%;

công nghiệp - xây dựng chiếm 45%; nông lâm, thủy sản chiếm 4%. Huy động

vốn đầu tư toàn xã hội dự kiến đạt từ 580-800 nghìn tỷ đồng. Các hoạt động

kinh tế có ảnh hưởng tới môi trường được kiểm soát chặt chẽ.

Bảng 5- Các chỉ số phát triển chủ yếu của phương án

Chỉ số 2012-2020 2020-2030

PA 1 PA 2 PA 3 PA 1 PA 2 PA 3

GDP cuối kỳ (nghìn tỉ

đồng, giá so sánh

2010)

82,2 101,9 122,3 156,5 194,6 234,1

Tăng trưởng GDP

hàng năm

7,9% 10,5% 12,7% 6,7% 6,7% 6,7%

Cơ cấu GDP vào cuối kỳ (giá so sánh 2010)

- Dịch vụ 42% 48% 51% 41% 47,4 51%

- Công nghiệp và XD 53% 47% 45% 54% 49,1 46%

- Nông nghiệp 5% 5% 4% 4% 3,6 3%

GDP bình quân đầu

người (USD, giá thực

tế)11,12

5.500 6.800 8.100 13.500 16.800 20.000

11 Giá thực tế cho năm 2020: giả định USD sẽ mất giá 34% so với chính nó trong khoảng 2011-2020 do

lạm phát. Tính toán này dựa vào: (1) dự báo GDP bình quân đầu người của Việt Nam do tổ chức Global Insights;

(2) dự báo dân số Việt Nam do Tổng cục thống kê, và định hướng phát triển của "Chiến lược phát triển KT-XH

2011 - 2020" nói rằng nếu Việt Nam duy trì tốc độ phát triển 7-8%/năm thì GDP bình quân đầu người sẽ đạt 3.000

đô la Mỹ (giá thực tế) vào năm 2020. Dựa trên tính toán này, giả định USD sẽ mất giá 15% trong khoảng 2011 -

2015. 12 Giá thực tế cho 2030: giả định USD sẽ tiếp tục mất giá 38% nữa trong khoảng 2020-2030 do lạm phát.

Page 41: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

38

2.3.2. Lựa chọn phương án tăng trưởng

Từ phân tích, đánh giá các Phương án tăng trưởng như đã nêu cho thấy

Phương án III - “Tăng trưởng nhanh thông qua các giải pháp ‘bắt buộc’ có

tính đột phá trong bối cảnh kinh tế quốc tế và trong nước có những chuyển

biến tích cực” là phù hợp yêu cầu và khả năng phát huy tối đa những tiềm

năng, lợi thế riêng có của tỉnh cho phát triển trong giai đoạn tới và đảm bảo các

mục tiêu tăng trưởng "xanh", "sạch" của quốc gia.

Phương án tăng trưởng này được lựa chọn làm cơ sở xuyên suốt cho

việc xây dựng các định hướng và giải pháp vĩ mô cũng như các giải pháp phát

triển các ngành, lĩnh vực cụ thể với các lý do sau đây:

(i) Đảm bảo tính kế thừa và liên tục dựa trên cơ sở khai thác và phát huy

các yếu tố về tiềm năng, lợi thế phát triển riêng có của tỉnh chưa được khai thác

hiệu quả trong giai đoạn trước;

(ii) Bảo đảm tính cân đối phát triển giữa các ngành kinh tế, hạn chế tối

đa các mâu thuẫn, xung đột trong quá trình phát triển để đáp ứng yêu cầu phát

triển kinh tế "xanh", "sạch" và bền vững;

(iii) Xây dựng và triển khai thực hiện các nhóm giải pháp "bắt buộc"

cùng với sự hỗ trợ của Chính phủ để đẩy mạnh việc huy động tối đa các nguồn

lực trong và ngoài nước tham gia đầu tư trên địa bàn;

(iv) Đảm bảo tính tích cực, mang tính phấn đấu cao cho mục tiêu phát

triển nhanh và bền vững.

Các mục tiêu phát triển kinh tế của Quảng Ninh theo phương án lựa

chọn được tóm tắt trong HÌNH 8 dưới đây. Cơ cấu kinh tế sẽ thay đổi, trong đó

các ngành dịch vụ với sự thúc đẩy của du lịch sẽ tăng tỉ trọng lên 51% trong

tổng GDP. Các ngành công nghiệp phi khai khoáng cũng sẽ tăng tỉ trọng lên

33-34% trong tổng GDP nhờ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Công

nghiệp khai thác than vẫn là một ngành quan trọng, song tỉ trọng trong tổng

GDP sẽ giảm từ 25% xuống còn 11-12%, mặc dù sản lượng tuyệt đối vẫn tăng

như định hướng đã đề ra trong quy hoạch ngành theo Quyết định 60/2012/QĐ-

TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch phát

triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030. Tương tự, nông

nghiệp sẽ tiếp tục tăng trưởng về giá trị tuyệt đối, nhưng tỉ trọng tương đối

trong GDP sẽ cũng giảm xuống còn 4% năm 2020.

Tính toán này dựa vào dự báo GDP bình quân đầu người của Việt Nam do tổ chức Global Insights.

Page 42: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

39

HÌNH 8

Các mốc chính và mục tiêu tăng trưởng quy mô và cơ cấu GDP tỉnh

Quảng NinhGiá so sánh năm 2010

26% 33% 34%

6% 3%

100% =

Nông nghiệp

Công nghiệp -

các ngành khác

Khai khoáng

Dịch vụ

2030

233,9

11%

51%

12%

51%

2020

122,3

4%

2011

41,6

25%

42%

2.264GDP trên đầu người

Đô la Mỹ, giá thực tế

Nghìn tỷ đồng

8.100 20.000

Đến năm 2020, Quảng Ninh sẽ trở thành một nền kinh tế theo hướng

dịch vụ - công nghiệp hiện đại với mức GDP trên đầu người đạt khoảng 8.100

USD (giá thực tế). Quảng Ninh cần duy trì tập trung vào việc triển khai nhằm

đảm bảo hoàn thành mục tiêu này, đặc biệt là tập trung vào cải cách hành

chính, phát triển cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực.

Định hướng phát triển chi tiết cho từng ngành kinh tế được trình bày

trong Mục III.

2.4. Tầm nhìn đến năm

a). Quy mô và cơ cấu kinh tế

Đến năm 2030, nền kinh tế Quảng Ninh sẽ là kinh tế dịch vụ - công

nghiệp hiện đại với dịch vụ tiên tiến và sản xuất sạch, sản xuất công nghệ cao.

GDP bình quân trên đầu người ước đạt 20.000 đô la Mỹ (giá thực tế). Quảng

Ninh sẽ tạo được vị thế là một trung tâm du lịch lớn của Việt Nam và Đông

Nam Á và tiếp tục là nguồn cung cấp than và nhiệt điện sạch quan trọng cho cả

nước. Phát triển bền vững sẽ trở thành thông lệ trong mọi lĩnh vực phát triển

của tỉnh từ dịch vụ cho đến sản xuất, khai thác khoáng sản cũng như trong triết

lý và biện pháp phát triển đô thị.

Quảng Ninh sẽ có một nền kinh tế đa dạng dựa trên 3 trụ cột chính trên

cơ sở của giai đoạn 2012-2020 để đảm bảo tăng trưởng vững mạnh trước bối

cảnh kinh tế không chắc chắn trong tương lai và sẽ duy trì vai trò là một trong

3 đầu tàu kinh tế của miền Bắc:

(i). Các ngành dịch vụ sẽ đóng góp khoảng trên 50% vào tổng GDP với

động lực chính là du lịch, dần chuyển dịch sang các phân khúc khách hàng cao

Page 43: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

40

cấp hơn với những dịch vụ phụ trợ như bán buôn bán lẻ, dịch vụ tài chính và

giáo dục.

(ii). Công nghiệp chế biến, chế tạo sẽ là một trụ cột thứ hai, với 4-5 khu

công nghiệp lớn được xây dựng trên địa bàn tỉnh để hỗ trợ các ngành công

nghiệp sạch và công nghệ cao như lắp ráp và kiểm định linh kiện điện tử.

(iii). Khai thác than và sản xuất điện sẽ tiếp tục phát triển, song theo

hướng sạch và bền vững hơn, đóng góp khoảng 20% vào GDP toàn tỉnh.

Kinh tế biển phát triển vững mạnh được bổ trợ bởi kinh tế rừng sẽ đảm

bảo sự phát triển cân bằng của tất cả các huyện thị trên địa bàn tỉnh. Người dân

ở các khu vực nông thôn và miền núi sẽ được hưởng lợi từ việc phát triển và

chế biến nông lâm sản, còn ngư dân sẽ được hưởng lợi từ các hoạt động nuôi

trồng và chế biến thủy hải sản hiện đại, để đạt nấc cao hơn trong chuỗi giá trị

và tăng thu nhập nói chung.

b). Phát triển xã hội, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững

Phát triển kinh tế vững chắc sẽ tạo điều kiện để tỉnh cung cấp các dịch

vụ xã hội một cách hiệu quả trong toàn tỉnh – từ nâng cao chế độ dinh dưỡng

đến cung cấp các dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe, chất lượng giáo dục được cải

thiện. Điều này sẽ đem lại kết quả là một dân số khỏe mạnh, được giáo dục tốt,

có điều kiện hưởng thụ các hoạt động văn hóa thể thao trong một môi trường

sống trong sạch và thoải mái hơn.

Các thông lệ phát triển bền vững sẽ dẫn dắt mọi hoạt động phát triển

trong tỉnh. Quảng Ninh sẽ được công nhận trên phạm vi toàn quốc như là một

hình mẫu về phát triển xanh và bền vững.

- Về cơ bản, 100% dân số trong tỉnh được dễ dàng tiếp cận các dịch vụ

xã hội cơ bản ở chất lượng cao.

- Thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các khu vực dân cư, các điều

kiện trật tự, an toàn xã hội và an sinh xã hội được đảm bảo tốt; an ninh được

giữ vững.

- Về môi trường: ngăn chặn, đẩy lùi xu hướng gia tăng ô nhiễm môi

trường, suy thoái tài nguyên và suy giảm đa dạng sinh học; cải thiện chất lượng

môi trường sống; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; hình thành các điều

kiện cơ bản cho nền kinh tế xanh, ít chất thải, các-bon thấp vì sự thịnh vượng

và phát triển bền vững13

.

c). Đô thị hoá và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng

(1) Đô thị hoá:

Các chương trình phát triển nông nghiệp và nông thôn nâng cao tiếp tục

được triển khai thực hiện tốt gắn liền với việc phát triển mạng lưới đô thị và

phân bố dân cư cũng như phát triển dịch vụ, công nghiệp và kết cấu hạ tầng tạo

ra bộ mặt mới về tổ chức không gian kinh tế - xã hội toàn tỉnh.

- Đối với khu vực nông thôn:

13

Theo Chiến lược BVMT Quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ

tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1216/QĐ TTg ngày 05/9/ 2012.

Page 44: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

41

Các mô hình nông thôn mới được áp dụng theo hướng đảm bảo phát

triển bền vững, gần với tự nhiên cùng với sự tiếp thu nhân nhân tố tích cực của

văn minh đô thị.

Người dân nông thôn dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ xã hội chất

lượng cao cũng như dễ dàng tiếp cận với các cơ hội phát triển thông qua hệ

thống hạ tầng giao thông thuận tiện và hạ tầng thông tin phát triển.

Thu hẹp khoảng cách về mức sống theo các tiêu chí về thu nhập, giáo

dục và y tế chăm sóc sức khoẻ giữa đô thị và nông thôn.

- Đối với khu vực đô thị:

Cơ bản hình thành và ổn định mạng lưới đô thị. Hệ thống các đô thị ở

Quảng Ninh được phát triển theo hướng kết hợp giữa hiện đại và thân thiện

môi trường, tôn trọng bảo tồn những giá trị văn hoá truyền thống về kiến trúc.

Khu vực đô thị ở Quảng Ninh, đặc biệt là các thành phố như Hạ

Long, Móng Cái, Uông Bí có khu vực dịch vụ phát triển đặc biệt là dịch vụ du

lịch, thương mại quốc tế, các dịch vụ xã hội cơ bản, các ngành sản xuất có hàm

lượng chất xám và công nghệ cao, có giá trị gia tăng cao.

Các đô thị ở Quảng Ninh được đầu tư phát triển và quản lý theo

hướng đô thị thân thiện với môi trường tự nhiên, đô thị “xanh”.

Khu vực ngoài các khu đô thị có kết cấu hạ tầng phát triển, đảm bảo

văn minh đô thị với sự phát triển các dịch vụ xã hội cơ bản với trình độ cao,

chất lượng cao.

(2) Phát triển kết cấu hạ tầng:

- Cơ bản hoàn thành kết cấu hạ tầng đồng bộ và hiện đại trên toàn tỉnh,

đảm bảo kết nối thuận tiện giữa các trung tâm phát triển của tỉnh và các vùng,

lãnh thổ các điểm dân cư trong tỉnh, đảm bảo kết nối dễ dàng với các vùng

miền trong cả nước và quốc tế.

- Hệ thống hạ tầng thông tin bảo đảm phủ sóng trên toàn lãnh thổ và

tiếp cận tới các vùng, miền, quốc tế với chất lượng dịch vụ cao và ổn định.

- Hạ tầng đô thị lớn trong tỉnh được đầu tư với các công trình ngầm

hiện đại; hệ thống cấp nước đảm bảo nhu cầu tiêu dùng ở tiêu chuẩn cao theo

tiêu chuẩn quốc tế, cấp điện đủ với chất lượng cao ổn định và hiệu quả.

. ỊNH HƯỚNG, NHIỆM VỤ VÀ CÁC GI I PHÁP PHÁT

TRI N CÁC NGÀNH KINH T

1. Dịch vụ

Phát triển ngành dịch vụ là nhiệm vụ ưu tiên quan trọng của Quảng

Ninh. Giá trị GDP ngành dịch vụ năm 2011 là 20,49 nghìn tỷ đồng, tương

đương với 34,9% tổng GDP. Theo giá so sánh, GDP ngành dịch vụ đã tăng

13,1% trong giai đoạn 2006-2010.

Động lực chính dẫn tới tăng trưởng ngành dịch vụ sẽ từ hoạt động du

lịch và thương mại. Các dịch vụ bổ trợ khác hỗ trợ ngành du lịch cũng sẽ phát

Page 45: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

42

triển và tăng trưởng bao gồm giáo dục và đào tạo nghề du lịch - khách sạn, giao

thông và hậu cần, khách sạn, đồ uống và thực phẩm.

1.1. Du lịch

1.1.1. Hiện trạng phát triển

a). Thành tựu

(1) Du lịch là động lực tăng trưởng chính trong nền kinh tế hiện tại của

Quảng Ninh và đã được xác định là một trong những cột trụ của nền kinh tế

trong tương lai.

Quảng Ninh có hai tài nguyên du lịch lớn – tài nguyên tự nhiên và tài

nguyên văn hóa cần được khai thác và phát huy. Vịnh Hạ Long và Vịnh Bái Tử

Long là nguồn tài nguyên tự nhiên của tỉnh với cảnh sắc tuyệt đẹp và kiến tạo

địa chất độc đáo. Các di sản văn hóa đặc trưng nhất của tỉnh Quảng Ninh là

Yên Tử - trung tâm Phật giáo của Việt Nam, các làng nổi độc đáo trên Vịnh Hạ

Long và hơn 500 di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia và cấp tỉnh14

.

Những tài nguyên này đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của ngành du

lịch trong 5 năm vừa qua. Du lịch đóng góp 5% vào GDP của Quảng Ninh,

đứng thứ 8 trong các ngành kinh tế chủ đạo của tỉnh.

(2) Phát triển du lịch đã được quan tâm đầu tư, bước đầu đã tạo lập

được thương hiệu có sức thu hút.

Trong giai đoạn 2007-2011, lượng du khách đã tăng xấp xỉ 16%/năm;

du khách quốc tế tăng từ 1,4 triệu lên 2,5 triệu lượt (chiếm gần 40% lượng

khách quốc tế tới Việt Nam); du khách nội địa cũng tăng từ 2,2 triệu lên 4,2

triệu lượt.

Năm 2011, lưu trú trung bình của khách du lịch quốc tế đạt khoảng 1,58

ngày, của khách nội địa khoảng 2,20 ngày. Thu nhập từ hoạt động du lịch của

Quảng Ninh có sự tăng trưởng đáng kể, bình quân khoảng 30%/năm. Doanh

thu du lịch năm 2011 đạt khoảng 3.400 tỷ đồng. Toàn tỉnh có 852 cơ cở lưu trú

với khoảng 12,600 buồng, phòng với 29 khách sạn từ 3-5 sao. Hệ thống

phương tiện vận chuyển khách du lịch đường thủy có khoảng 500 tàu thuyền

các loại, trong đó có 152 tàu lưu trú du lịch chất lượng cao với hơn 1500

buồng. Trên địa bàn tỉnh có khoảng 500 ô tô du lịch, 300 nhà hàng ăn uống các

loại.

Lượng du khách nội địa biến động theo mùa. Tháng 2 và tháng 3 là mùa

lễ hội, thu hút một lượng lớn du khách đến thăm Yên Tử; tháng 6, tháng 7 và

tháng 8 là mùa nghỉ dưỡng và tắm biển. Năm 2010, trong tháng cao điểm

(tháng 3), lượng du khách nội địa đạt 1,2 triệu lượt, trong khi vào mùa thấp

điểm (tháng 12), lượng du khách nội địa chỉ đạt 50.000 lượt.

Lượng du khách quốc tế tương đối ổn định trong năm, trong đó các nước

Đông Á đóng góp phần lớn. Khoảng 2/3 du khách quốc tế đến từ các nước

Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Malaysia và Thái Lan. Như vậy

Đông Bắc Á và Đông Nam Á là hai thị trường có tốc độ tăng trưởng du khách

14

Tiềm năng lợi thế tự nhiên và văn hoá về phát triển Du lịch đã được đánh giá tại Mục I về

các yếu tố và điều kiện phát triển.

Page 46: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

43

cao nhất.

b). Khó khăn và hạn chế

(1) Sức cạnh tranh còn yếu, doanh thu từ du lịch còn thấp so với các

điểm du lịch khác trong khu vực ASEAN:

Mặc dù Quảng Ninh có tiềm năng thu hút số lượng du khách lớn nhưng

tỉnh hiện đang tụt lại phía sau so với các điểm du lịch khác về số ngày lưu trú

và mức chi tiêu trong ngày. Chi tiêu của du khách tại Quảng Ninh chỉ ở mức

xấp xỉ 50 USD/ngày so với khoảng 100-150 USD/ngày tại các điểm du lịch

khác trong ASEAN như Bali và Phuket. Tương tự, du khách thường chỉ lưu trú

tại Quảng Ninh trong 1,5 ngày, chỉ bằng một nửa so với 3-5 ngày tại Bali và

Phuket.

(2) Quá trình phát triển ngành du lịch tỉnh Quảng Ninh còn tồn tại

nhiều khó khăn, khúc mắc lớn:

- Quy hoạch tổng thể phục vụ phát triển và tổ chức triển khai kém hiệu

quả: định hướng phát triển ngành du lịch thường bị giới hạn bởi các quy hoạch

tổng thể ngành và vùng (theo huyện hoặc theo lãnh thổ), do vậy đã hạn chế khả

năng phát triển chiến lược và toàn diện ngành du lịch của tỉnh Quảng Ninh.

Ngoài ra, công tác triển khai Quy hoạch ngành du lịch còn hạn chế, gây tác

động tiêu cực tới tài nguyên thiên nhiên có thể được khai thác phục vụ du lịch.

- Sản phẩm du lịch hạn chế: các sản phẩm du lịch của Quảng Ninh

không tận dụng được tối đa những tài nguyên đặc trưng của tỉnh, cũng như

chưa đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu của từng phân khúc khách hàng nhất

định. Có sự thiếu kết nối giữa các trải nghiệm du lịch trong tỉnh, cũng như giữa

du lịch Quảng Ninh với các vùng và địa phương lân cận.

- Hạ tầng du lịch còn thiếu: hệ thống lưu trú chất lượng hiện vẫn chưa

đầy đủ, đặc biệt còn thiếu các khu resort hạng sang hay 4-5 sao. Các cơ sở tiện

ích cơ bản như nhà vệ sinh và điểm dừng chân, nghỉ ngơi vẫn còn thiếu. Trên

địa bàn tỉnh cũng chưa có trung tâm giải trí sôi động nào cho các hoạt động như

mua sắm, ăn uống và vui chơi giải trí. Ngoài ra, tỉnh cũng chưa tổ chức được

các hoạt động đáng nhớ, khiến du khách “không thể không thử” như leo núi đá

vôi hay đi bộ qua cầu.

- Tiêu chuẩn dịch vụ chưa được chuẩn hóa: du khách không được tiếp

cận với đầy đủ thông tin khi lựa chọn nơi lưu trú và các sản phẩm du lịch khi

tới tỉnh Quảng Ninh (chẳng hạn như chưa có các tiêu chuẩn quản lý hoạt động

của các hãng du thuyền) do thiếu hệ thống chứng nhận để có thể đặt ra tiêu

chuẩn ngành. Tình trạng thiếu thông tin rõ ràng trong quá trình cung cấp dịch

vụ khiến chất lượng dịch vụ du lịch của Quảng Ninh bị đánh giá thấp hơn so

với các điểm du lịch khác trên thế giới. Thái độ tiếp cận của người dân vùng du

lịch với du khách chưa khai thác được yếu tố văn hóa bản địa trong sản phẩm

du lịch.

- Chưa hội đủ các điều kiện để phát triển du lịch: thiếu đề xuất giá trị

hấp dẫn dành cho du khách. Thiếu hụt nguồn cung lao động đã qua đào tạo

trong lĩnh vực nhà hàng - khách sạn đã trở thành cản trở đáng kể cho việc đẩy

mạnh tăng trưởng ngành du lịch của tỉnh.

Page 47: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

44

- Thiếu các nhà đầu tư quốc tế vào các hoạt động dịch vụ nhà hàng-

khách sạn: ngoài sự hiện diện của Tập đoàn Accor (Novotel tại Bãi Cháy), hiện

vẫn chưa có chuỗi thương hiệu nổi tiếng tầm quốc tế nào tại Quảng Ninh. Điều

này hạn chế sự phát triển của ngành du lịch vì những thương hiệu hàng đầu này

thường là xúc tác để thu hút các nhà đầu tư lớn và nâng tầm tiêu chuẩn dịch vụ

về mặt tổng thể.

- Trải nghiệm thiếu đồng nhất của khách du lịch tại Vịnh Hạ Long: trải

nghiệm của du khách có thể bị ảnh hưởng bởi những hiện tượng tiêu cực như

cò mồi hoặc các trường hợp vi phạm tiêu chuẩn bảo vệ môi trường. Những trải

nghiệm này có khi diễn ra do sự chồng chéo về quyền hạn giữa các cơ quan

quản lý tại Vịnh Hạ Long.

- Suy thoái môi trường: chất lượng môi trường đang bị giảm sút do suy

giảm chất lượng nước, không khí và suy giảm đa dạng sinh học.

c). Tiềm năng

Lượng du khách quốc tế đến Quảng Ninh theo dự báo sẽ tăng thêm

7%/năm và lượng du khách nội địa dự kiến cũng sẽ tăng với tốc độ 10%/năm.

Quảng Ninh có vị thế tốt để khai thác 5 xu hướng lớn của du khách quốc tế:

(1) Phân khúc du khách châu Á ngày càng tăng

- Giới trung lưu châu Á đang ngày một giàu lên, đặc biệt là Trung

Quốc và Đông Nam Á (dự báo đến năm 2020 sẽ có 100 triệu khách Trung

Quốc đi du lịch nước ngoài hàng năm).

- Kết nối giao thông với Nhật Bản và Hàn Quốc dễ dàng hơn và Hiệp

định Bầu trời mở đã giúp giảm giá các chuyến bay tại châu Á (hiện giá các

chuyến bay của Vietnam Airlines đến các nước Đông Nam Á đã giảm 50%).

(2) Giới du khách hạng sang từ các thị trường truyền thống và Trung

Quốc tăng trưởng nhanh (dự báo đến năm 2020 Trung Quốc sẽ có 250 triệu

người tiêu dùng hạng sang).

(3) Du khách phương Tây chuyển từ các nguồn thông tin truyền thống

sang trực tuyến nhờ gia tăng nhu cầu sử dụng các kênh truyền thông xã hội và

nguồn thông tin du lịch trực tuyến (ví dụ, 55-60% du khách Hoa Kỳ và Đức tra

cứu thông tin các điểm du lịch qua kênh trực tuyến).

(4) Du lịch nội địa bị cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn do xu hướng

người Việt Nam thích du lịch nước ngoài; sự xuất hiện của các hãng hàng

không giá rẻ và nhiều chương trình khuyến mãi khiến chi phí du lịch nước

ngoài thậm chí rẻ hơn đi du lịch trong nước (ví dụ như tour du lịch Hà Nội -

Lào Cai - Sapa có giá 8 triệu đồng, tương đương với giá chuyến tour Hà Nội -

Bangkok - Pattaya).

(5) Tăng cường nhận thức về tác động tới môi trường và không muốn

gây ô nhiễm (ví dụ, chất lượng môi trường là tiêu chí lựa chọn quan trọng thứ 3

đối với các du khách đi nghỉ tại Úc).

1.1.2. Định hướng phát triển

(a) Quan điểm phát triển

- Phù hợp với Chiến lược phát triển ngành du lịch Việt Nam đến năm

Page 48: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

45

2020, tầm nhìn 2030 và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến

năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

- Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm tỉ trọng

ngày càng cao trong cơ cấu GDP của tỉnh, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh

tế - xã hội.

- Phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm,

trọng điểm; chú trọng phát triển theo chiều sâu đảm bảo chất lượng và hiệu

quả, tăng khả năng cạnh tranh.

- Phát triển du lịch bền vững, gắn với việc bảo tồn và phát huy các giá

trị văn hóa, dân tộc; giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường; đam bảo an ninh

quốc phòng, trật tự an toàn xã hội.

- Huy động nhiều nguồn lực cho đầu tư phát triển du lịch; phát huy tối

đa tiềm năng, lợi thế của Tỉnh về yếu tố tự nhiên và văn hóa, dân tộc; tăng

cường liên kết phát triển du lịch.

(b) Mục tiêu

Triển vọng tới năm 2020 và xa hơn, du lịch sẽ là một trong những nguồn

tăng trưởng kinh tế chính của tỉnh Quảng Ninh. Dự kiến đến năm 2020:

- Lượng du khách đến Quảng Ninh đạt 10,5 triệu lượt người, trong đó:

Khách nội địa tăng từ 4,2 triệu năm 2011 lên 6,7 triệu lượt;

Khách quốc tế tăng từ 2,2 triệu lên 3,8 triệu lượt.

- Đến năm 2020 ngành du lịch sẽ đạt doanh thu khoảng 1,5 tỷ USD,

đóng góp 13.000 tỷ đồng, tương đương với 10% vào tổng GDP của tỉnh.

- Tạo ra 62.000 việc làm chất lượng cao trong ngành du lịch.

- Tạo điều kiện bảo tồn các di sản môi trường và văn hóa của Quảng

Ninh, thúc đẩy các hoạt động bảo vệ môi trường, đặc biệt là tại Vịnh Hạ Long;

bảo tồn các làng chài; bảo tồn di tích tại Yên Tử.

c). Nhiệm vụ và giải pháp

- Quan điểm phát triển:

Toàn diện: mang lại đầy đủ các sản phẩm du lịch như nơi lưu trú và

các hoạt động cho du khách. Các hãng lữ hành và du khách cũng cần được hỗ

trợ các mặt như marketing, đào tạo lực lượng lao động trong ngành du lịch và

hạ tầng giao thông như hệ thống đường bộ đến sân bay thuận lợi nhằm tạo ra

một trải nghiệm du lịch đồng nhất.

Ưu tiên: tập trung nỗ lực vào một số địa điểm chính để đảm bảo triển

khai các giải pháp du lịch thành công. Do nguồn lực giới hạn, cần tập trung đầu

tư vào đúng yếu tố hỗ trợ và những giải pháp tạo tác động lớn nhất.

Tạo sự khác biệt theo từng phân khúc: thiết kế sản phẩm du lịch tập

trung cho thị trường mục tiêu vì du khách sẽ chỉ chú ý tới các gói sản phẩm du

lịch khác biệt và phù hợp với nhu cầu của họ. Các quốc gia không tạo ra được

trải nghiệm du lịch khác biệt khó có thể tạo ra những trải nghiệm khác biệt cho

bất kỳ phân khúc khách hàng nào.

Tận dụng tài nguyên vốn có: các sản phẩm du lịch của Quảng Ninh

Page 49: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

46

dựa trên các di sản tự nhiên và văn hóa riêng có của tỉnh. Những tài nguyên do

con người tạo ra cần phải bổ sung thay vì làm lu mờ các di sản này.

Do các đơn vị tư nhân đảm trách: Chính quyền giữ vai trò chính là cơ

quan điều tiết và hỗ trợ. Đôi khi chính quyền cần tham gia vào đầu tư và quản

lý hoạt động các sản phẩm du lịch, nhưng chỉ nên làm như vậy khi thị trường

hoạt động không hiệu quả.

- Định hướng thị trường: du lịch phát triển theo hướng tập trung vào 5

phân khúc chính sau đây:

Khách phổ thông châu Á;

Khách phổ thông phương Tây;

Khách nội địa;

Khách hạng sang;

Khách dự hội nghị (MICE).

d). Kế hoạch hành động

Phát triển ngành du lịch theo định hướng và mục tiêu đã nêu, trên cơ sở

thực hiện các giải pháp được chia theo hai nhóm là sản phẩm và điều kiện hỗ

trợ trong Bảng 6 dưới đây. Danh mục các sản phẩm du lịch dưới đây không

phải là danh sách cuối cùng và tuyệt đối của các sản phẩm và điểm du lịch –

ngược lại, chỉ là xuất phát điểm và là những sản phẩm quan trọng nhất cần

được ưu tiên triển khai thực hiện (như tìm kiếm nhà đầu tư, hỗ trợ thủ tục nhập

cảnh).

Bảng 6- Danh sách các giải pháp du lịch

Loại Giải pháp

Sản phẩm Tái cơ cấu năng lực buồng phòng để tăng thêm các khách sạn

4-5 sao

Sản phẩm Xây dựng một vành đai đi bộ tại khu vực bến tàu Bãi Cháy

Sản phẩm Nâng cấp các chuyến tham quan làng chài để du khách trải

nghiệm thực sự đời sống địa phương (ẩm thực, đánh bắt cá,

thủ công nghiệp)

Sản phẩm Phát triển một trải nghiệm khám phá khép kín cao cấp tại

Vân Đồn – Vịnh Bái Tử Long

Sản phẩm Củng cố các điều kiện tại Yên Tử nhằm mang lại một trải

nghiệm du lịch thoải mái và thuận tiện hơn

Sản phẩm Tăng cường trải nghiệm mua sắm và giải trí tại Móng Cái

Sản phẩm Tái lập một mỏ than để xây dựng một địa điểm du lịch đặc

trưng phát huy di sản khai thác than của Quảng Ninh

Sản phẩm Nghiên cứu khả năng xây dựng một sòng bài tại Quảng Ninh

Sản phẩm Thiết lập một chương trình khung nhằm thu hút công ty lữ

hành tổ chức các hoạt động đáng nhớ và ‘không thể bỏ qua’

Page 50: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

47

Loại Giải pháp

(như leo vách núi đá vôi, đi dạo bộ trên cầu)

Sản phẩm Nâng cao trải nghiệm của du khách tại Vịnh Hạ Long

Điều kiện Xây dựng và quảng bá thương hiệu

Điều kiện Vốn con người: Hỗ trợ xây dựng các cơ sở đào tạo trong

ngành nhà hàng khách sạn

Điều kiện Xây dựng tiêu chuẩn: Lập quy trình xếp hạng và cấp phép du

lịch chuyên nghiệp để đảm bảo duy trì nhất quán các tiêu

chuẩn cao

Điều kiện Khuyến khích các giải pháp làm nổi bật các giá trị văn hóa và

lịch sử của Quảng Ninh

Các nhiệm vụ và giải pháp cụ thể bao gồm:

(1) Tái cơ cấu năng lực buồng phòng

Hình thành một hệ thống lưu trú phù hợp cho tất cả các phân khúc du

khách, kể cả hệ thống khách sạn hạng 4-5 sao và hạng sang (hiện tại vẫn chưa

có nhiều).

Các biện pháp then chốt bắt đầu bằng một chương trình quảng bá nhà

đầu tư mục tiêu để thu hút các chủ đầu tư xây dựng thêm 10.000 buồng phòng

khách sạn mới hướng tới những mối quan tâm lớn của nhà đầu tư, bao gồm

giới thiệu rõ ràng ý tưởng của khu du lịch (như khu đi bộ ven Bãi Cháy),

phương án kinh doanh và mô hình thử nghiệm. Cụ thể hoá quy hoạch, giới

thiệu cho chủ đầu tư các khu đất và khu vực dành cho xây dựng; Xây dựng và

giới thiệu cho các nhà đầu tư các cơ chế hỗ trợ, chính sách ưu tiên nhằm đảm

bảo các dự án này sẽ tạo ra lợi nhuận.

(2) Xây dựng một vành đai đi bộ tại khu vực bến tàu Bãi Cháy

Xây dựng một trung tâm giải trí cho các hoạt động ẩm thực, mua sắm và

giải trí. Để đảm bảo khu này phù hợp với đề xuất giá trị của Vịnh Hạ Long,

thiết kế nên ở dạng thấp tầng theo kiến trúc truyền thống Việt Nam. Quá trình

xây dựng cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường hiện đại với công nghệ

thân thiện với môi trường, kiểm soát khí hậu.

Khu vực này sẽ có nhiều hoạt động mua sắm, ẩm thực và giải trí đa dạng

đáp ứng nhu cầu và túi tiền của nhiều phân khúc du khách khác nhau và có thể

bao gồm một vị trí ngoài trời để biến thành sân khấu biểu diễn nghệ thuật.

Giải pháp then chốt nhằm thực hiện ý tưởng này là tiếp cận, thu hút các

nhà đầu tư nổi tiếng vào dự án khu đi bộ ven bờ biển Bãi Cháy nhằm đảm bảo

đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế15

. Việc lựa chọn thiết kế, hình thức cho thuê, hỗ trợ

về mặt tài chính và cơ chế là những yếu tố bắt buộc khi làm việc với nhà đầu

tư.

15

Tương tự như các dự án Clarke Quay ở Singapore, Xin Tian Di ở Thượng Hải, Greenbelt

Mall ở Manila và Thành phố nghỉ dưỡng tích hợp Sunway ở Malaysia

Page 51: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

48

(3) Nâng cấp các chuyến tham quan làng chài để trải nghiệm gần gũi

hơn với đời sống địa phương và đảm bảo tính bền vững của các làng chài

Chuyển đổi các tour tham quan làng chài trở thành điểm hấp dẫn đặc

biệt khó quên đối với du khách, tái hiện các hoạt động truyền thống, độc đáo

của đời sống làng chài.

Các biện pháp then chốt bao gồm: bảo tồn 2-3 làng chài để bảo vệ nền

văn hóa và phong cách sống độc đáo của các làng chài (các làng chài lớn và

quan trọng như Vung Viêng và Cửa Vạn sẽ được lựa chọn để bảo tồn và phục

vụ du khách tham quan). Việc bảo tồn cần kết hợp với đảm bảo chất lượng

sống của cư dân làng chài, đảm bảo cảnh quan và bảo vệ môi trường, giữ gìn

an ninh trật tự. Chính quyền tạo điều kiện hợp tác giữa các làng chài và các

công ty lữ hành để đảm bảo các tour này đáp ứng tiêu chuẩn dịch vụ cao.

(4) Phát triển một trải nghiệm khám phá khép kín cao cấp tại Vân Đồn -

Vịnh Bái Tử Long

Phát triển Vịnh Bái Tử Long thành một điểm du khách hạng sang với cơ

sở hạ tầng khép kín như sân bay cho máy bay thuê riêng (chuyên cơ), bến tàu

cho du thuyền, tàu cao tốc và thuyền buồm và Vườn quốc gia16

.

Các biện pháp then chốt bao gồm:

- Kêu gọi các chủ đầu tư xây dựng khách sạn hạng sang tại Vịnh Bái

Tử Long (phải đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt và phù hợp với

giá trị của Vịnh Bái Tử Long) theo đánh giá của các tổ chức xếp hạng chính

thức hoặc các nguồn khác. Khách sạn cần phải đặt trọng tâm vào du lịch thân

thiện với môi trường và đề xuất giá trị từ vẻ đẹp tự nhiên của tỉnh Quảng Ninh.

- Tạo điều kiện thuận lợi trong việc cấp giấy phép và phê duyệt và xây

dựng dự án (tạo động lực khuyến khích đối với các chủ đầu tư xây dựng).

- Nghiên cứu cơ chế, mô hình tổ chức để có thể trao quyền vận hành

độc lập đối với các khu nghị dưỡng theo mô hình này.

(5) Củng cố các điều kiện tại Yên Tử nhằm mang lại một trải nghiệm du

lịch thoải mái và thuận tiện hơn

Củng cố hình ảnh Yên Tử trở thành một điểm du lịch tâm linh truyền

thống, cung cấp các tiện nghi hiện đại và thông tin phù hợp với đối tượng

khách nội địa và quốc tế để khai thác thành một sản phẩm du lịch độc đáo của

tỉnh Quảng Ninh.

Các biện pháp then chốt:

Củng cố giá trị của Yên Tử để nơi đây trở thành một điểm du lịch tâm

linh Phật Giáo với những cơ sở tiện nghi hiện đại, theo đó sẽ tăng số lượng và

chất lượng nhà nghỉ; tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng nhà hàng và cửa hàng

bán đồ lưu niệm của Yên Tử và Phật Giáo. Tạo một hệ thống các biển giới

thiệu thông tin lịch sử, có bản đồ hướng dẫn tới các địa điểm tham quan đặt dọc

theo các tuyến đường đi bộ chính (viết bằng nhiều thứ tiếng, đặc biệt là trong

16

Định hướng phát triển Vịnh Bái Tự Long căn cứ theo Quy hoạch Bảo tồn và phát huy giá trị

di sản Vịnh Bái Tự Long đã được quy định trong Quyết định số 1894/2011/QĐ-UBND của tỉnh. Theo

quy hoạch, Vịnh Bái Tự Long sẽ trở thành vùng đệm bảo tồn Khu di sản Vịnh Hạ Long và được định

hướng phát huy các giá trị văn hóa và lịch sử của Quảng Ninh.

Page 52: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

49

các nhóm du khách lớn như tiếng Anh, tiếng Hoa, tiếng Hàn).

(6) Tăng cường trải nghiệm mua sắm và giải trí tại Móng Cái

Phát triển Móng Cái thành một điểm dừng chân và nghỉ lại hấp dẫn

giữa Trung Quốc và Việt Nam đối với du khách quá cảnh.

Các biện pháp then chốt:

- Nâng cấp các bến xe khách, bố trí cửa hàng, nhà hàng tiện nghi, hiện

đại cho du khách đi đường bộ, biến nơi đây trở thành một điểm nghỉ chân hấp

dẫn.

- Quy hoạch các trung tâm giải trí cao cấp vào các tòa nhà riêng, tập

trung vào một khu vực để hình thành một khu phố giải trí nhằm nâng cao độ

hấp dẫn của Móng Cái như một điểm giải trí hạng trung.

- Nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất tại bãi biển Trà Cổ, như nhà tắm

công cộng, nhà chờ, v.v. Phát triển các hoạt động thể thao, văn hóa, các sự

kiện giải trí, khám phá thiên nhiên và quảng bá ẩm thực độc đáo của Việt Nam

cũng sẽ được đẩy mạnh nhằm thu hút du khách quốc tế, đặc biệt là Trung

Quốc.

- Xây dựng một khu phức hợp mua sắm và ẩm thực Trung Hoa dành

cho khách nội địa; khuyến khích xây dựng các trung tâm mua sắm nhằm tăng

hiệu ứng lan tỏa, củng cố hình ảnh Móng Cái là một địa điểm mua sắm hàng

hóa từ Trung Quốc.

(7) Tái sử dụng một mỏ than để xây dựng một địa điểm du lịch đặc

trưng

Lựa chọn đưa các mỏ than đã đóng cửa thành các điểm thu hút du

khách bằng cách biến những khu vực này thành vườn hoa, hồ nước và tổ chức

các chuyến tham quan tới mỏ than.

Các biện pháp then chốt:

- Do chi phí chuyển đổi cao nên phải thu hút các nhà đầu tư tham gia

vào giải pháp chuyển đổi các mỏ than này thành các điểm du lịch hấp dẫn, kêu

gọi đàm phán để xác định mức hỗ trợ phù hợp để duy trì hoạt động bền vững

của các điểm du lịch này (nếu không tìm thấy nhà đầu tư trong khoảng thời

gian 2 năm trước khi đóng cửa mỏ than, nên nhanh chóng tạm ngừng giải pháp

này).

(8) Xây dựng khu nghỉ dưỡng tổng hợp trở thành một điểm hấp dẫn đặc

trưng của tỉnh Quảng Ninh

Xây dựng khu dịch vụ phức hợp cao cấp, trong đó có hạng mục casino

tại Khu kinh tế Vân Đồn17

.

Các biện pháp then chốt:

- Bảo đảm các công trình, dự án xây dựng thấp tầng, nhấn mạnh thiết

kế tự nhiên và thân thiện với môi trường và sử dụng kiến trúc truyền thống Việt

Nam.

17

Tương tự như khu Genting Malaysia, Resorts World Singapore hay Marina Bay Sands của

Singapore.

Page 53: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

50

- Lựa chọn địa điểm phù hợp để xây dựng casino; kêu gọi các chủ đầu

tư và doanh nghiệp có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực casino trên thế

giới; kết hợp quảng bá phát triển du lịch.

(9) Thiết lập một chương trình khung nhằm thu hút các công ty lữ hành

tổ chức các hoạt động đáng nhớ và “không thể bỏ qua”

Quảng Ninh sẽ tổ chức một hệ thống các điểm tham quan đa dạng nhằm

mang lại cho du khách những hoạt động khó quên như minh họa trong hình

dưới đây.

HÌNH 9

Hoạt động Mô tả Tầm nhìn

Phân

khúc

Toàn bộ

các

phân

khúc

Spa suối

nước nóng

Tắm suối nước nóng Tận hưởng dòng nước khoáng tự nhiên một

cách thư thái và phục hồi sức khỏe

Lướt ván

Một môn thể thao trên mặt nước

trong đó người chơi sử dụng tay

để di chuyển trong khi vẫn nằm

hoặc ngồi trên ván

Lướt ván thư thái trên vùng nước xanh nguyên

sơ của Vịnh Hạ Long

Đi bộ có người hướng dẫn

xuyên qua địa điểm hấp dẫn

Đi bộ đặc biệt men theo một trong các vách

núi đá vôi ở Hạ Long theo các lối đi được xây

dựng riêng và ngắm nhìn cảnh đẹp kỳ vĩ của

Vịnh Hạ Long

Đi bộ

Đi thuyền kayak trên Vịnh Hạ Long và ngắm

nhìn các núi đá vôi rất gần!

Đi thuyền kayak

Đi thuyền

kayak

Biểu diễn

nghệ thuật

Biểu diễn nghệ thuật như múa

rối nước truyền thống Việt Nam

Xem các buổi biểu diễn múa rối nước truyền

thống và độc đáo của Việt Nam được tổ chức

trong các hồ nước có thể di chuyển dành cho

các nghệ sĩ đi lưu diễn

Các điểm thu hút của tỉnh Quảng Ninh nên đưa ra các lựa chọn hoạt động

khó quên đối với du khách và tận dụng tài nguyên tự nhiên của tỉnh (1/2)

Page 54: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

51

HÌNH 10

Hoạt động Mô tả Tầm nhìnPhân khúc

Khách

phổ

thông

phương

Tây và

MICE

Nhảy bungi

Nhảy từ một kiến trúc cao trong

khi người vẫn được gắn với một

sợi dây đàn hồi dài

Hồi hộp khi nhảy bungi từ Cầu Bãi Cháy và có

được cái nhìn khó quên về Vịnh

Leo núi đá

Leo trên vách núi đá tự nhiên Leo núi đá lên vách núi đá vôi tuyệt đẹp ở

Quảng Ninh cùng các hướng dẫn viên có kinh

nghiệm

Bay trên khinh khí cầu khí nóng Ngắm nhìn Vịnh Bái Tử Long từ trên cao qua

chuyến bay 30 phút trên khinh khí cầuKhách

hạng

sang

Khinh khí

cầu

Trượt xuống trong khi vẫn treo

trên dây cáp thông qua một hệ

thống ròng rọc

Hồi hộp trong khi đu dây cáp giữa 2 vách núi

đá vôi ở Hạ LongĐu dây cáp

Tham gia vào trò chơi thú vị mới nhất từ New

Zealand, chơi bóng lăn trên Vịnh Hạ Long

Người chơi được bảo vệ trong

một khoang đặt trong một quả

bóng trong suốt lớn đang lăn

trên mặt nước

Bóng lăn

Đánh gôn

Sân gôn nhiều lỗ Tận hưởng vẻ đẹp của Quảng Ninh trong khi

thư giãn tận hưởng trò chơi gôn

Các điểm thu hút của tỉnh Quảng Ninh nên đưa ra các lựa chọn hoạt động

khó quên đối với du khách và tận dụng tài nguyên tự nhiên của tỉnh (2/2)

Các biện pháp then chốt:

- Tạo môi trường khuyến khích phát triển du lịch mạo hiểm bằng cách

làm việc với các nhà đầu tư để xây dựng các quy định về mặt vận hành an toàn

và phối hợp với các cơ quan cấp chứng nhận để đảm bảo chất lượng hoạt động

của các công ty lữ hành.

- Ban hành quy định về cấp giấy phép và cơ chế đầu tư (cơ chế hỗ trợ);

Tạo điều kiện linh hoạt khi làm việc với các hãng lữ hành và luôn cởi mở trước

những mô hình chưa qua thử nghiệm, có thể cho phép thí điểm các ý tưởng mới

trong 30 ngày.

(10) Nâng cao trải nghiệm của du khách tại Vịnh Hạ Long

Tăng cường quản lý Vịnh Hạ Long để đảm bảo Vịnh có các hạ tầng du

lịch như nhà vệ sinh và nhà chờ sạch sẽ, các hãng lữ hành đáp ứng tiêu chuẩn

cao. Phát triển du lịch Vịnh Hạ Long căn cứ theo Quy hoạch bảo tồn và phát

huy giá trị di sản Vịnh Hạ Long theo Quyết định số 142/2002/QĐ-TTg để bảo

tồn, phát huy các giá trị và phát triển bền vững di sản.

Cơ sở lựa chọn giải pháp và các biện pháp then chốt:

- Có các quy định, hướng dẫn nghiêm ngặt hơn nhằm giải quyết các

vấn đề liên quan tới các giao thông trên vịnh: quy hoạch các tuyến du lịch một

cách cẩn trọng; ban hành quy định giảm thiểu số lượng tàu thuyền trên vịnh để

có thể kiểm soát tình trạng quá đông tàu thuyền; áp dụng các tiêu chuẩn an toàn

để giảm tai nạn tàu thuyền trên vịnh; tiêu chuẩn và luật về xử lý chất thải, an

toàn thực phẩm và quy chuẩn đạo đức kinh doanh sẽ giúp ngăn ngừa ô nhiễm

Page 55: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

52

môi trường và duy trì tiêu chuẩn dịch vụ cao.

- Cung cấp thông tin về chất lượng và tình trạng hoạt động của tàu

thuyền nhằm đảm bảo duy trì tiêu chuẩn dịch vụ của các nhà tàu. Lập trang

web cho phép du khách xem các bài viết đánh giá về du thuyền, chứng nhận

của chính quyền tỉnh Quảng Ninh và tình trạng sử dụng du thuyền sẽ giúp du

khách cập nhật đầy đủ thông tin và tạo cơ chế cạnh tranh lành mạnh do du

khách sẽ tự động chuyển sang các nhà tàu được xếp hạng cao và đánh giá tốt.

- Nâng cấp và phát triển hạ tầng du lịch: bảo trì cảng du thuyền; phát

triển hạ tầng du lịch trên bãi biển, trên đất liền và các đảo đá vôi.

- Giám sát chặt chẽ tình trạng xả rác và thường xuyên dọn vệ sinh trên

vịnh.

- Thực thi các giải pháp và quy định nhằm đảm bảo sự tuân thủ của

các nhà tàu, làng chài và ngay cả du khách. Tạo điều kiện để du khách có thể

dễ dàng báo cáo các trường hợp gian lận thông qua một đầu mối liên lạc thuộc

cảnh sát du lịch hoặc một đội hỗ trợ có tiếng Anh thông thạo.

- Nghiêm túc thực hiện theo các khuyến nghị của UNESCO về Vịnh

Hạ Long và chủ động có báo cáo kịp thời cho Ủy ban di sản thế giới về các

hoạt động có tác động đến Vịnh Hạ Long

(11) Xây dựng một chiến lược marketing thống nhất cho tỉnh Quảng

Ninh

Xây dựng một chiến lược marketing toàn diện nhằm đảm bảo các thông

điệp được truyền thông hiệu quả, khác biệt và tập trung vào đúng phân khúc.

Các biện pháp then chốt:

- Phối hợp với cơ quan quảng bá du lịch quốc gia triển khai các chiến

dịch quảng cáo lớn và gắn với chiến lược marketing toàn diện của tỉnh Quảng

Ninh.

- Tổ chức đội marketing du lịch chuyên trách để triển khai chiến lược

quảng bá Quảng Ninh được hiệu quả nhất.

(12) Hỗ trợ xây dựng các cơ sở đào tạo chuyên ngành nhà hàng - khách

sạn để phát triển nguồn nhân lực cho ngành du lịch

Xây dựng cơ sở giáo dục chuyên ngành du lịch tầm cỡ quốc tế để đáp

ứng nhu cầu đào tạo trong ngành du lịch của tỉnh. Phối hợp, liên kết với một tổ

chức giáo dục tư tầm cỡ quốc tế để mở trường đào tạo.

Các biện pháp then chốt

- Quy hoạch, xác định địa điểm thuận lợi và đảm bảo diện tích đất

(trên 3ha và mở rộng được để có thể đáp ứng nhu cầu tăng quy mô khi cần

thiết) để xây dựng trường.

- Có các cơ chế tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ trong việc cấp giấy

phép, triển khai xây dựng.

(13) Chuẩn hóa quy trình xếp hạng và cấp phép du lịch chuyên nghiệp

để đảm bảo duy trì các tiêu chuẩn cao

Thiết lập hệ thống xếp hạng và chứng nhận cho các đơn vị, điểm tham

quan và nhà hàng tại các khu du lịch để thể hiện mức độ chất lượng du khách

Page 56: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

53

mong muốn (chẳng hạn như hạng A, B và C dựa trên tiêu chuẩn vệ sinh đối với

nhà hàng và số sao đối với các du thuyền dựa trên tiêu chuẩn dịch vụ).

Các biện pháp then chốt: Nghiên cứu trao quyền cho một cơ quan có

thẩm quyền xếp hạng tiêu chuẩn và chứng nhận tiêu chuẩn phù hợp với quy

định của quốc gia và quốc tế: ban hành các quy định cho phép và trao quyền

cho cơ quan này quản lý các công ty lữ hành một cách hiệu quả. Sau đó, cơ

quan này cần xác định hệ thống và tiêu chuẩn xếp hạng, triển khai thí điểm xếp

hạng và công bố kết quả trên trang web du lịch của tỉnh.

(14) Khuyến khích các giải pháp làm nổi bật nền văn hóa và lịch sử của

tỉnh Quảng Ninh

Tạo điều kiện hay đầu tư triển khai các giải pháp về văn hóa như bảo

tàng, làng dân tộc thiểu số hay tác phẩm điêu khắc làm nổi bật nền văn hóa và

lịch sử độc đáo của tỉnh Quảng Ninh.

Các biện pháp then chốt: Cân đối ngân sách để triển khai và đưa vào

hoạt động các giải pháp về văn hoá như Bảo tàng Địa chất Hạ Long, trung tâm

thủ công mỹ nghệ cộng đồng, làng dân tộc giới thiệu về các dân tộc khác nhau

qua các ngôi làng mô phỏng, bảo tàng nghệ thuật và kiến trúc nghệ thuật biểu

tượng, v.v. (những giải pháp này không thể độc lập về mặt tài chính và sẽ cần

tới sự hỗ trợ lớn).

1.2. Thương mại

1.2.1. Hiện trạng phát triển

a). Thành tựu

GDP ngành vận tải và kho vận từ các hoạt động thương mại (giá so

sánh 1994) tăng trưởng nhanh đạt 16,2%/năm trong giai đoạn 2006-2011 (xem

Bảng 7). Kết quả này có được nhờ tăng trưởng đáng kể hoạt động vận tải và

kho vận nội địa và quốc tế, cụ thể là thương mại qua đường biển quốc tế và

thương mại qua biên giới quốc tế.

Khối lượng hàng hóa vận chuyển đã tăng 13,4%/năm, từ 11.453 tấn lên

18.972 tấn. Trong đó, khối lượng vận chuyển qua đường bộ và đường sắt là

11.557 tấn, chiếm 61% còn khối lượng vận chuyển qua đường sông và đường

biển đạt 7.415 tấn, chiếm 39%. Tuy nhiên, xét về lưu lượng hàng hóa, khối

lượng vận chuyển đã tăng khoảng 20%/năm, từ 1.170.536 nghìn tấn/km lên

2.437.386 nghìn tấn/km. Đường bộ và đường sắt chiếm 37% lưu lượng hàng

hóa còn đường sông và đường biển chiếm 63%.

Bảng 7- Giá trị gia tăng của ngành vận tải và kho vận

2006 2007 2008 2009 2010 2011

Giá trị gia tăng (tỷ đồng,

giá so sánh 1994) 510 633 729 840 971 1.081

Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Quảng Ninh năm 2011

Trong tổng 2,94 nghìn tỷ đồng đóng góp vào GDP của ngành vận tải và

kho vận, khoảng 1 nghìn tỷ đồng là từ hoạt động vận tải và kho vận quốc tế, cụ

Page 57: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

54

thể là hoạt động xuất nhập khẩu và thương mại quá cảnh với các quốc gia khác.

Thương mại nội địa (trên địa bàn tỉnh) tăng trưởng mạnh cả về số lượng

cơ sở kinh doanh và doanh thu. Số lượng các cơ sở thương mại đã tăng từ

27.530 năm 2006 lên 39.033 năm 2011, với các cơ sở mở mới tại tất cả các khu

vực đô thị, miền núi và hải đảo. Trong cùng kỳ, tổng mức bán lẻ hàng hóa và

doanh thu dịch vụ trên địa bàn tỉnh đã tăng gấp 2.6 lần từ 9.796 tỷ VNĐ lên

25.119 tỷ VNĐ.

Xuất nhập khẩu và tạm nhập tái xuất qua tỉnh có quy mô khá lớn, đặc

biệt là tạm nhập tái xuất. Năm 2011, kim ngạch nhập khẩu là 3,4 tỷ USD; kim

ngạch xuất khẩu là 3,3 tỷ USD; kim ngạch tạm nhập tái xuất là 3.8 tỷ USD18

.

Hoạt động thương mại quốc tế tại Quảng Ninh chủ yếu qua đường biển.

Có tới 84% kim ngạch nhập khẩu của Quảng Ninh là qua cảng Cái Lân/Hòn

Gai, trong đó: 46% kim ngạch xuất khẩu qua Cảng Cẩm Phả, 32% qua Cảng

Cái Lân/Hòn Gai. Hầu hết hàng hóa quá cảnh vào Việt Nam qua Cảng Cái Lân

và Cảng Hải Phòng được vận chuyển bằng đường bộ sang biên giới Trung

Quốc.

Giao dịch qua biên giới với Trung Quốc đạt 6 tỷ USD, chiếm 50% tổng

giao dịch thương mại của Quảng Ninh. Giao dịch thương mại này đóng góp

khoảng 500 tỷ VNĐ vào GDP ngành vận tải và kho vận. Phần lớn giao dịch

thương mại là quá cảnh (77%, chủ yếu là cao su và hải sản), tiếp theo là xuất

khẩu (17%, chủ yếu là cao su, nông sản, hải sản và than) và nhập khẩu (6%,

bao gồm kim loại, phân bón, máy móc/đồ điện tử, phương tiện giao thông và

quần áo).

Thương mại qua biên giới với Trung Quốc đi qua 3 cửa khẩu: Bắc Luân,

Ka Long, Vạn Gia (Móng Cái); Hoành Mô (Bình Liêu) và Bắc Phong Sinh

(Hải Hà) – trong đó Móng Cái là cửa khẩu giao dịch chính. Dòng thương mại

này chiếm 9% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc và 1,5%

kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc sang Việt Nam.

18

Số liệu kim ngạch tạm nhập tái xuất từ Hải quan Quảng Ninh

Page 58: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

55

HÌNH 11

Thương mại được chia đều giữa thương mại trên biển và qua biên giới

NGUỒN: Tổng Cục Thống kê; Sở Công thương Quảng Ninh

Móng CáiBình Liêu

Tiên Yên

Ba Chẽ

Hải Hà

Hoành Bồ

Uông Bí

Đông Triểu

Đầm Hà

Cô Tô

Quảng Yên

Cẩm Phả

Vân

Đồn

Hạ Long

50 50

Thương mại đường hàng không

0

Thương

mại

hàng hải

Thương mại

qua biên giới

Thương mại qua tỉnh Quảng Ninh

100% = 12 tỷ USD

3

12

1

2

2

3

Thương mại qua biên giới với Trung Quốc

▪ Giá trị thương mại 6 tỷ USD (50% tổng giá trị thương mại của tỉnh Quảng Ninh)

▪ Bao gồm 5 cửa khẩu

– Móng Cái: Bắc Luân, Ka Long, Vạn Gia

– Bình Liêu: Hoành Mỗ

– Hải Hà: Bắc Phong Sinh

77

17

Nhập khẩu

6

Quá cảnh

Xuất

khẩu

1

3750

Quá cảnh

12

Xuất

khẩuNhập khẩu

Thương mại trên biển

▪ Giá trị thương mại 6 tỷ USD

(50% tổng giá trị thương mại

của tỉnh Quảng Ninh)

▪ 3 cảng ở Hạ Long và Cẩm Phả

– Cảng Hòn Gai (2,5 tỷ USD)

– Cảng Cái Lân (1,8 tỷ USD)

– Cảng Cẩm Phả (1,7 tỷ

USD)

2 Thương mại bằng đường hàng không

▪ Hiện chưa có ngành vận

tải và kho vận qua đường

hàng không tại Quảng

Ninh

▪ Theo kế hoạch xây dựng

một sân bay ở Vân Đồn

▪ Sẽ cần xác định tiềm năng

tạo giá trị kinh tế

3

Nhờ tốc độ tăng trưởng nhanh của hai nền kinh tế Việt Nam và Trung

Quốc và vị thế của Việt Nam là cửa ngõ tiềm năng để Trung Quốc vào ASEAN

nên có tiềm năng gia tăng giá trị thương mại qua biên giới.

Tuy nhiên, giá trị thương mại qua biên giới với Trung Quốc không ổn

định. Kim ngạch nhập khẩu tăng từ 261 triệu USD năm 2006 lên 989 triệu

USD năm 2008. Con số này lại giảm đáng kể xuống còn 269 triệu USD năm

2009 và sau đó tăng lên mức 378 triệu USD năm 2011. Kim ngạch xuất khẩu

sang Trung Quốc đã tăng từ 1 tỷ USD năm 2006 lên 1,76 tỷ USD năm 2007.

Sau đó kim ngạch xuất khẩu giảm xuống còn 955 triệu USD năm 2009 trước

khi tăng trở lại lên 1 tỷ USD năm 2011, cụ thể trong HÌNH 12 dưới đây.

Khoảng 50% giá trị thương mại quốc tế của Quảng Ninh là thương mại

đường biển qua các cảng Hòn Gai và Cẩm Phả. Hoạt động này đóng góp

khoảng 500 tỷ VNĐ vào GDP ngành vận tải và kho vận. Giá trị thương mại

đường biển bao gồm 50% kim ngạch nhập khẩu, 37% kim ngạch xuất khẩu và

12% quá cảnh. Các cảng biển này vừa phục vụ giao dịch thương mại quốc tế

của tỉnh Quảng Ninh vừa phục vụ cho cả khu vực Đồng bằng Sông Hồng và

Vùng Kinh tế trọng điểm phía Bắc. Hiện tại, tỉnh Quảng Ninh chưa có đóng

góp GDP từ thương mại qua đường không.

Page 59: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

56

HÌNH 12

Năm 2011, giá trị thương mại biên giới của Quảng Ninh đạt 6 tỷ USD, chiếm 1,5% kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc và 9,2% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam

NGUỒN: Tổng Cục Thống kê; Hải quan

Giá trị thương mại 6 tỷ USD qua tỉnh Quảng Ninh, trong đó 75% là tạm nhập tái xuất

+93%

+96%

+19%

378225269

989

512261

+3%

-32%+75%

1.0221.0019551.206

1.764

1.009

+76%

+95%+418%

2011

4.724

10

3.769

09

1.520

08

1.719

07

882

2006

170

Sản phẩm chính

Cao su từ Đông Nam Á

Thực phẩm đông lạnh

Tỷ trọng

thương mại

với TQ

1,5%

N/A

Khác 108

Quần áo 15

Giao thông 32

Máy móc/điện tử 46

Phân bón 59

Kim loại 119

Khác 330

Than 26

Hải sản 78

Nông sản 94

Cao su 495

Khủng hoảng tài chính

toàn cầu

9,2%

Triệu USD

Quá

cảnh

Nhập

khẩu

Xuất

khẩu

Về hệ thống hạ tầng thương mại: Quảng Ninh cũng đã chú trọng phát

triển cơ sở hạ tầng thương mại theo hướng văn minh, hiện đại, cơ bản đáp ứng

được nhu cầu trao đổi hàng hóa của nhân dân. Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có

tổng số chợ là 136 chợ, bao gồm: 19 chợ hạng 1; 19 chợ hàng 2 và 98 chợ hạng

3, chợ tạm 03 chợ. 8 siêu thị và 3 trung tâm thương mại, trong đó gần đây nhất,

trung tâm thương mại Metro Hạ Long được Tập đoàn Metro Cash & Carry

(Đức) đầu tư với tổng số vốn 21 triệu USD khai trương vào tháng 9-2011 đã

trở thành điểm nhấn khởi đầu trong hoạt động thương mại của tỉnh Quảng Ninh

mang tầm cỡ quốc tế; đã đầu tư cơ sở hạ tầng tại các khu kinh tế cửa khẩu khá

lớn, nhất là từ nguồn xã hội hóa của doanh nghiệp đầu tư như kho, bãi, cảng

bến dọc tuyến biên giới. cụ thể như sau: (i) Trên địa bàn thành phố Móng Cái

đến nay đã có 11 kho ngoại quan của 11 doanh nghiệp được thành lập. Tổng

diện tích các kho là 112.821 m2. (ii) Tổng giá trị đầu tư kho, bến bãi tại khu

vực cửa khẩu đạt gần 100.000 tỷ đồng đang đáp ứng tốt nhu cầu trung chuyển

hàng hóa và phục vụ hàng hóa xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp. (iii) Về

bến, cảng phục vụ cho việc bốc xếp, giao nhận hàng hóa có 14 bến, cảng có đủ

thủ tục pháp lý đang hoạt động; có 1.471 tàu, thuyền.

Phát huy lợi thế cửa khẩu, Quảng Ninh đã thỏa thuận hợp tác đầu tư phát

triển 3 khu kinh tế cửa khẩu bao gồm Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái, Khu

kinh tế cửa khẩu khu vực Hoành Mô - Đồng Văn và Khu kinh tế cửa khẩu Bắc

Phong Sinh. Các khu kinh tế cửa khẩu này sẽ không chỉ là động lực giao lưu

hợp tác phát triển thương mại mậu dịch giữa Việt Nam - Trung Quốc và các

Page 60: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

57

nước ASEAN mà còn trở thành động lực quan trọng của vùng kinh tế trọng

điểm Bắc Bộ đối với khu vực và quốc tế.

b). Hạn chế và khó khăn

Dù ở gần Trung Quốc nhưng Quảng Ninh lại không nằm trên trục

thương mại chính đi qua Trung Quốc. Tỉnh chỉ chiếm 1,5% tổng lượng hàng

nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam và 9,2% tổng lượng hàng xuất khẩu

sang Trung Quốc, chủ yếu là cao su.

Thương mại biên mậu của Quảng Ninh kém cạnh tranh so với thương

mại trên biển đối với hàng hóa vận chuyển sang các khu vực khác của Trung

Quốc, ngoài miền Tây Nam Trung Quốc. Chi phí vận chuyển một công-ten-nơ

hàng từ Hà Nội sang Quảng Châu bằng đường bộ qua Móng Cái cao gấp 2-3

lần vận chuyển qua đường biển qua cảng Hải Phòng. Hơn nữa, tuyến đường sắt

giữa Hà Nội và Nam Ninh, thủ phủ tỉnh Quảng Tây cũng đi qua Lạng Sơn mà

không qua Quảng Ninh. Do vậy, các cửa khẩu tỉnh Quảng Ninh có tính cạnh

tranh ở hai loại hình hoạt động thương mại sau:

- Giao dịch thương mại trong các vùng lân cận (giữa Quảng Ninh với

các tỉnh trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và tỉnh Quảng Tây).

- Hàng hóa tạm nhập tái xuất qua cảng Hải Phòng hoặc Cái Lân sang

Trung Quốc.

Loại hình thứ hai này chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị thương mại qua

các cửa khẩu của tỉnh Quảng Ninh. Tuy nhiên có một rủi ro lớn là những thay

đổi trong chính sách thương mại của Trung Quốc sẽ tăng khả năng cạnh tranh

của các tuyến vận chuyển khác so với qua các cửa khẩu của Quảng Ninh, có

khả năng sẽ thay đổi luồng vận chuyển hàng hóa không qua Quảng Ninh.

Đối với thương mại trên biển, thách thức chính sẽ là cạnh tranh từ Cảng

Hải Phòng. Hải Phòng nằm gần Hà Nội hơn (cách Hà Nội 90 km, trong khi

Quảng Ninh cách 150 km), và có một cảng tổng hợp (so với 5 cảng chính nằm

dọc theo bờ biển Quảng Ninh) với công suất cao gấp khoảng 5 lần (954 nghìn

TEU so với 204 nghìn TEU của Quảng Ninh).

Cảng Cái Lân, cảng chính của Quảng Ninh còn tồn tại một số điểm hạn

chế về kênh dẫn cho phép các tàu có tải trọng lớn cập cảng dễ dàng cũng như

hệ thống đường bộ kết nối nội địa và tới biên giới với Trung Quốc. Ngoài ra,

mặc dù đã triển khai một số biện pháp cải cách hành chính nhằm tăng cường

hiệu quả hoạt động của Cảng Cái Lân, nhưng vẫn còn nhiều thách thức trong

việc thu hút doanh nghiệp.

Cuối cùng, tỉnh Quảng Ninh thiếu các yếu tố cần thiết để tăng trưởng

GDP ngành vận tải và kho vận bằng cách trở thành một cảng trung chuyển

quốc tế, bởi để trung chuyển qua Quảng Ninh,các tàu thuyền sẽ phải đi đường

vòng từ những tuyến vận tải quốc tế chính, do đó tăng chi phí nhiên liệu thêm

khoảng 60.000 USD mỗi chuyến đi cho mỗi tàu container trung bình. Đồng

thời, Quảng Ninh thiếu năng lực vận hành và hiệu quả để cạnh tranh với các

cảng trung chuyển lớn trong khu vực. Ngoài ra, thương mại trung chuyển

thường không ổn định do khách hàng có thể nhanh chóng chuyển sang địa

điểm có hiệu quả hơn về chi phí.

Page 61: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

58

c). Tiềm năng

Quảng Ninh có tiềm năng lớn để phát triển ngành vận tải và kho vận

nhờ sự phát triển kinh tế nhanh chóng của Việt Nam và tỉnh Quảng Tây, Trung

Quốc.

Trước tiên, nhu cầu vận tải và kho vận trong nước được dự kiến sẽ tăng

trưởng như là ngành phụ trợ cho tăng trưởng tổng thể của tỉnh.

Hai là nhu cầu vận tải và kho vận quốc tế được dự báo sẽ tăng đáng kể

cùng với tăng trưởng thương mại quốc tế của Việt Nam. Giá trị thương mại

quốc tế của Việt Nam theo dự báo sẽ tăng thêm 11%/năm trong giai đoạn

2011-2015 và 10%/năm trong giai đoạn 2016 - 2020. Nhu cầu này sẽ thúc đẩy

tăng trưởng thương mại qua biên giới và đường biển.

Quảng Ninh có tiềm năng đặc biệt về dịch vụ vận tải và kho vận cho

thương mại quốc tế trên biển. Tỉnh đang tăng công suất cảng biển ở thời điểm

Cảng Hải Phòng đang bắt đầu gặp khó khăn về công suất mà chưa kịp cải tạo,

bổ xung. Cơ hội này mang lại cho tỉnh Quảng Ninh tiềm năng nắm giữ tỷ trọng

lớn hơn trong thương mại biển ở miền Bắc Việt Nam. Cảng Cái Lân tăng gần

gấp đôi công suất trong năm 2012, tăng từ 250 TEU lên 520 TEU và có khả

năng bổ sung thêm công suất 680 TEU.

Ngoài ra, Chính phủ có kế hoạch xây dựng cảng biển nước sâu Lạch

Huyện ở Hải Phòng, tiếp giáp với tỉnh Quảng Ninh. Ngay cả trong trường hợp

Quảng Ninh chỉ có thể chiếm được chỉ 15% GDP ngành vận tải và kho vận từ

cảng này, tỉnh có khả năng tăng GDP thêm 800 tỷ VNĐ vào năm 2020.

1.2.2. Định hướng phát triển

a). Mục tiêu

(1) Quảng Ninh sẽ nâng GDP ngành vận tải và kho vận lên đạt 5,5

nghìn tỷ đồng vào năm 2015 và 13,9 nghìn tỷ đồng vào năm 2020.

Mục tiêu này sẽ được thúc đẩy bởi các nhân tố sau:

- Vận tải và kho vận trên địa bàn tỉnh sẽ tăng lên 3,9 nghìn tỷ đồng

năm 2015 và 7,9 nghìn tỷ đồng vào năm 2020.

- Vận tải và kho vận quốc tế phục vụ hoạt động thương mại qua biên

giới sẽ tăng lên 677 tỷ đồng năm 2015 và 1,16 nghìn tỷ đồng vào năm 2020.

- Vận tải và kho vận quốc tế qua Cảng Cái Lân và các cảng lân cận sẽ

tăng lên 638 tỷ đồng năm 2015 và 3,13 nghìn tỷ đồng vào năm 2020.

- Vận tải và kho vận quốc tế hỗ trợ cụm cảng Lạch Huyện sẽ tăng lên

836 tỷ đồng năm 2020, đóng góp 15% giá trị gia tăng được tạo ra từ cụm cảng

và dịch vụ hậu cần Lạch Huyện.

(2) Thương mại nội địa (thuộc địa bàn tỉnh) tập trung thực hiện mục tiêu

sau: tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn giai đoạn

2012-2020 tăng từ 18-20%/năm, định hướng giai đoạn 2021-2030 tăng 20-

25%/năm.

(3) Thương mại quốc tế hướng tới các mục tiêu sau:

- Nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty thương mại và kho

vận.

Page 62: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

59

- Đẩy mạnh phát triển các sản phẩm định hướng xuất khẩu có khả năng

cạnh tranh và chiếm lĩnh thị phần đáng kể tại các thị trường khu vực và quốc tế.

- Chuyển dịch cơ cấu sản phẩm xuất khẩu theo hướng tăng tỉ lệ sản

phẩm có giá trị gia tăng cao hơn chẳng hạn sản phẩm áp dụng công nghệ chế

biến chế tạo hiện đại hơn.

- Cắt giảm xuất khẩu nguyên vật liệu thô hoặc sản phẩm chỉ mới qua

sơ chế.

- Tăng kim ngạch xuất khẩu thêm 11-12%/năm và nhập khẩu thêm 10-

11%/năm trong giai đoạn 2013-2030.

- Đến năm 2015, giảm thâm hụt thương mại xuống còn 10% tổng khối

lượng xuất khẩu, đạt cân bằng thương mại vào năm 2020 và nỗ lực đạt thặng

dư thương mại trong giai đoạn 2021-2030.

b). Nhiệm vụ và giải pháp

Thực hiện đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng để nâng cao hiệu suất của ngành

vận tải và kho vận đồng thời đảm bảo cạnh tranh với các tỉnh khác như là một

tuyến đường cho thương mại quốc tế, cụ thể như sau:

Tận dụng các thế mạnh hiện có của tỉnh, tạo ra tác động tích cực tới

hoạt động sản xuất và cung cấp thêm nhiều dịch vụ cho xã hội đồng thời đóng

góp vào giá trị kinh tế tổng thể và tạo thêm công ăn việc làm.

- Chú trọng phát triển hoạt động xuất khẩu kết hợp với phát triển thị

trường nội địa bao gồm thị trường tại nông thôn, đô thị, miền núi và hải đảo.

- Phát triển thương mại thông qua sự tham gia của nhiều ngành kinh tế,

sao cho các ngành có thể phát huy và bổ trợ lẫn nhau.

- Phát triển thương mại theo định hướng đô thị hóa bằng cách dần dần

nâng cao hiệu quả của các hoạt động thương mại, bảo vệ môi trường và củng

cố hệ thống phúc lợi xã hội tổng thể.

- Đầu tư xây dựng các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, chợ đầu

mối thuỷ sản, chợ cửa khẩu, trung tâm logistics, trung tâm hội chợ triển lãm

hiện đại.

- Đầu tư xây dựng các trung tâm thương mại quốc tế lớn tại Thành phố

Hạ Long, Trung tâm Triển lãm Quốc tế tại Móng Cái và các trung tâm thương

mại, siêu thị khác tại các khu vực khác nhau trong tỉnh Quảng Ninh.

- Nới lỏng chính sách tài chính và đầu tư thêm vào tín dụng tài chính

để phát triển các sản phẩm xuất khẩu.

- Kiểm soát các hoạt động xuất nhập khẩu.

- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thương mại và đẩy mạnh phát triển

dịch vụ kho vận.

- Xây dựng thêm các chương trình đào tạo để đáp ứng nhu cầu của lực

lượng lao động.

- Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và hiệp hội

thương mại của Quảng Ninh.

- Cung cấp cơ sở hạ tầng để tăng tính cạnh tranh cho hoạt động thương

Page 63: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

60

mại. Đặc biệt xây dựng tuyến đường Hạ Long – Hải Phòng và Hạ Long –

Móng Cái để nâng cao hiệu suất chuyên chở hàng hóa từ Hải Phòng và Cảng

Cái Lân tới Móng Cái; mở rộng Cảng Cái Lân và nhanh chóng tận dụng các cơ

hội phát triển Cảng Lạch Huyện để phát triển thương mại qua đường biển.

- Tăng cường cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa các thủ tục cấp

phép hàng hóa qua các cửa khẩu. Hỗ trợ Móng Cái vươn lên trở thành một

trung tâm thương mại sôi động hơn để thúc đẩy lượng hàng hóa lớn hơn đi qua

biên giới này.

- Kiến nghị với Chính phủ Việt Nam làm việc với Trung Quốc nhằm

đảm bảo tính ổn định của khung pháp lý hiện tại về hoạt động của cửa khẩu

Móng Cái. Việc này sẽ khuyến khích đầu tư lâu dài hơn vào hạ tầng vận tải và

kho vận cũng như khuyến khích nhiều thương nhân hơn cân nhắc lựa chọn

tuyến đường này.

1.3. Dịch vụ tài chính

1.3.1. Hiện trạng phát triển

Dịch vụ tài chính hiện đóng góp khoảng 3% GDP tỉnh Quảng Ninh.

Tỉnh có hơn 200 chi nhánh và phòng giao dịch ngân hàng, mật độ bao phủ đạt

5.500 dân/chi nhánh cao hơn mức trung bình của cả nước (16.700/chi nhánh)

nhưng thấp hơn Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh (tương ứng là 4.100 và

4.200 dân/chi nhánh).

So sánh toàn cầu cho thấy tỷ trọng của ngành dịch vụ tài chính trong

GDP có xu hướng tăng khi GDP trên đầu người tăng, như minh họa ở HÌNH 13

dưới đây. Sở dĩ như vậy là do tăng nhu cầu của người sử dụng như vay ngân

hàng, tiện ích thẻ tín dụng và giao dịch chứng khoán.

Page 64: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

61

HÌNH 13

Các thị trường phát triểnCác thị trường mới nổiCác thị trường sơ khai

0

2

4

6

8

10

12

14

16

18

20

22

24

0 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000 30,000 35,000 40,000 45,000 50,000 55,000 60,000

GDP trên đầu người (PPP)USD

Việt Nam năm 20201

Việt Nam

Thái LanĐài Loan

Sri Lanka

Singapore

Philippines

PakistanNew Zealand

Malaysia

Hàn Quốc

Nhật Bản

Indonesia

Hong Kong

Trung Quốc

Bangladesh

AustraliaẤn Độ

Khi các nền kinh tế phát triển và chín muồi, vai trò của dịch vụ tài chính

càng trở nên quan trọng hơn

Tỷ trọng của ngành dịch vụ tài chính trong GDP, 2011

Phần trăm

1 Giả định tăng trưởng ngành dịch vụ tài chính tiếp tục mạnh đạt 15%

NGUỒN: Global Insight; Dịch vụ công nghiệp thế giới; Phân tích của nhóm tư vấn

1.3.2. Định hướng phát triển

Ngành dịch vụ tài chính được kỳ vọng sẽ đóng vai trò lớn hơn trong nền

kinh tế. Cụ thể:

Tỷ trọng đóng góp của ngành dịch vụ tài chính vào GDP tỉnh Quảng

Ninh có khả năng sẽ tăng từ 3% tổng GDP hiện tại lên 6-7% đến năm 2020 dựa

trên dự báo tăng trưởng GDP trên đầu người của tỉnh. Ngành dịch vụ tài chính

có thể đóng góp khoảng 15 nghìn tỷ VNĐ (giá so sánh năm 2010) vào GDP

năm 2020 và tạo ra 3.500 việc làm.

Do đặc thù ngành, những thay đổi chung về chính sách nhằm hiện đại

hóa ngành dịch vụ tài chính cần có định hướng và chính sách từ Chính phủ. Về

phía tỉnh, Quảng Ninh có thể thực hiện nhiều giải pháp để cải thiện và hiện đại

hóa ngành dịch vụ tài chính của tỉnh như:

- Hợp tác với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nới lỏng tăng trưởng

mạng lưới tín dụng và phân phối chi nhánh (ví dụ: tinh giản các quy trình mở

chi nhánh và xin giấy phép; nới lỏng hạn mức cho vay,…).

- Yêu cầu trả lương, cả khu vực nhà nước và tư nhân, trực tiếp vào tài

khoản ngân hàng.

- Khuyến khích sự tham gia của một số ngân hàng nhất định bằng cách

chuyển lương và tài khoản thanh toán của khu vực nhà nước và doanh nghiệp

nhà nước vào các ngân hàng mục tiêu.

- Yêu cầu các khách sạn 3-5 sao lắp đặt POS chấp nhận thanh toán

bằng thẻ tín dụng và miễn thuế đầu tư vào phần cứng POS đồng thời khuyến

Page 65: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

62

khích các cửa hàng lắp đặt hệ thống này.

- Hỗ trợ trực tiếp các doanh nghiệp nhỏ và vừa (ví dụ: tài trợ, bảo lãnh

cho các khoản vay có giá trị tối đa 5.000 USD).

- Định hướng phát triển các dịch vụ tài chính như dịch vụ bảo hiểm,

kiểm toán, tư vấn tài chính khác.

2. Công nghiệp và khai khoáng

2.1. Khai thác than

2.1.1. Hiện trạng phát triển

Khai thác than đã và đang có đóng góp đặc biệt to lớn trong sự nghiệp

phát triển của Quảng Ninh. Sản lượng than được khai thác tại Quảng Ninh

chiếm khoảng 90% tổng sản lượng than của cả nước. Tổng trữ lượng than của

tỉnh đạt 8,8 tỷ tấn, trong đó 3,9 tỷ tấn đã được phân cấp A, B, C1, và C2.

Quảng Ninh chiếm 72% trữ lượng than cấp A, B, C1 và C2 của cả nước (bể

than đồng bằng sông Hồng có trữ lượng rất lớn, nhưng hiện nay chưa thể khẳng

định tính khả thi của việc khai thác). Trong triển vọng đến 2020, Quảng Ninh

tiếp tục duy trì là nguồn sản xuất than chính cho cả nước19

.

Quảng Ninh có hạ tầng cơ bản để phục vụ khai thác và kinh doanh than.

Các nhà máy sàng tuyển chế biến than tại Cẩm Phả, Hòn Gai và Uông Bí đều

được trang bị dây chuyền công nghệ phù hợp để có thể sản xuất ra các chủng

loại than đáp ứng yêu cầu chất lượng theo tiêu chuẩn Việt Nam và nhu cầu của

khách hàng nước ngoài. Tỉnh có mạng lưới vận chuyển nội bộ rộng rãi phục vụ

khai thác than: đường sắt kết nối mỏ than với cảng và địa điểm sàng tuyển,

mạng lưới sà lan và cảng, và đường chuyên dụng để vận chuyển than. Cảng

Cửa Ông ở Cẩm Phả là cảng biển chuyên chở than Quảng Ninh.

a). Thành tựu

Năm 2011, khai thác than vẫn là hoạt động kinh tế lớn nhất tại Quảng

Ninh, đóng góp 10.446 tỷ đồng vào GDP, chiếm 25% tổng GDP toàn tỉnh. Đây

cũng là ngành tạo ra số lượng lao động lớn thứ hai sau ngành nông nghiệp, với

94.900 lao động, tương đương 15% tổng lực lượng lao động tỉnh Quảng Ninh.

Ước tính trong năm 2012, khai thác than đóng góp 54% trong tổng ngân sách

cấp tỉnh của Quảng Ninh (với 14% từ thuế thu nhập doanh nghiệp, 25% từ thuế

tài nguyên và 15% từ thuế VAT). Sản lượng than tăng đáng kể ở mức 6,3%

một năm từ 34,54 triệu tấn năm 2005 tới 46,96 triệu tấn trong năm 2010, trong

đó tăng trưởng cao nhất là từ khai thác than hầm lò (tăng trưởng 10,4%/năm).

Xuất khẩu than cũng tăng 4,9%/năm từ 14,7 triệu tấn năm 2005 lên 18,7 triệu

tấn năm 2010.

Trong những năm gần đây, Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản

Việt Nam (Vinacomin) đã có sự đầu tư đáng kể vào phát triển kết cấu hạ tầng.

Các nhà máy sàng tuyển than đã đạt công suất 18 triệu tấn/năm và 9 cảng than

đã được xây dựng với tổng công suất là 58 triệu tấn/năm. Ngoài ra còn có các

dự án phát triển cơ sở hạ tầng khai khoáng và cơ bản khác như đường chuyên

19

Nguồn: Quyết định 60/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Page 66: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

63

chở than tại khu vực Hòn Gai, Cẩm Phả, Uông Bí, đường sắt tại Điền Công và

Cửa Ông.

b). Khó khăn và hạn chế

Mặc dù khai thác than đang đóng góp đáng kể cho GDP và thu ngân

sách của tỉnh, ngày càng có nhiều quan ngại liên quan đến tác động về môi

trường và sức khỏe của hoạt động khai thác than.

- Tác động môi trường tiêu cực: khai thác và kinh doanh than đã phá

hủy môi trường tự nhiên. Theo đánh giá của Vinacomin, hiện tượng xói lở đất

tại nơi khai thác than đã gây ra hiện tượng bồi tụ ở lòng sông, làm hẹp lòng

sông do tỷ lệ kim loại nặng và đất phù sa cao. Lòng sông đáy suối ở Quảng

Ninh như suối Vàng Danh (Uông Bí), suối Khe Chàm, suối Lép Mỹ và sông

Mông Dương cao lên 1-3 mét do bồi tụ từ nước thải mỏ than.

- Tác động tiêu cực đến sức khỏe: một số vùng gần các mỏ than và

đường chở than bị ô nhiễm nặng. Mức độ bụi ở các mỏ than, khu đổ thải cao

hơn tiêu chuẩn nhiều lần. Nồng độ bụi cao có thể dẫn đến các bệnh nghiêm

trọng về phổi.

- Mâu thuẫn với du lịch: khai thác than cũng ảnh hưởng rõ rệt đến các

địa điểm du lịch hiện tại và tiềm năng và ảnh hưởng tiêu cực đến cảnh quan

xung quanh.

- Công nghệ và trang thiết bị cơ giới hóa còn thấp: thiết bị khai thác

than sử dụng tại các mỏ than chưa được đồng bộ tại tất cả các mỏ. Các mỏ lộ

thiên hiện nay cơ bản đã áp dụng công nghệ, thiết bị khai thác hiện đại tiệm cận

với các mỏ tiên tiến trên thế giới với tỷ lệ tổn thất năm 2012 là 5,86%, tuy

nhiên công tác chống bụi, xử lý nước thải và chống trôi lấp đất đá thải còn chưa

triệt để. Trong khai thác hầm lò, đã áp dụng nhiều giải pháp công nghệ mới,

đồng bộ thiết bị cơ giới hóa ở nhiều mỏ, tuy nhiên mức độ cơ giới hóa chưa

cao, vẫn còn sử dụng nhiều lao động nên năng suất lao động bình quân chung

thấp, tổn thất than do trong khai thác hầm lò là 25,34% vào năm 2012. Sàng

tuyển tập trung với công nghệ phù hợp đáp ứng được 35-40% sản lượng sàng

tuyển của toàn Vinacomin, phần còn lại được sàng tuyển tại các mỏ với công

nghệ đơn giản ảnh hưởng đến môi trường trong khu vực.

- Thiếu nhân lực có kinh nghiệm: khó khăn trong thu hút nhân tài với

tay nghề kĩ thuật cao. Lao động hiện tại được đào tạo kĩ thuật khai khoáng,

nhưng ít được tham gia các khóa tập huấn nâng cao tay nghề.

c). Tiềm năng

Than sản xuất tại Quảng Ninh có chi phí cạnh tranh nhất tại Việt Nam,

cũng như trên thị trường xuất khẩu. Chi phí FOB trung bình cho các mỏ than

do Vinacomin vận hành là 52 USD/tấn, tuy cao hơn hầu hết các mỏ than tại

Indonesia (40-60 USD/tấn), song vẫn thấp hơn các mỏ ở Úc, theo như minh

họa trong HÌNH 14 dưới đây. Than sản xuất tại Quảng Ninh là than Antraxit có

giá trị cao, tuy điều kiện khai thác ngày càng xuống sâu, giá thành khai thác

ngày càng tăng nhưng do cự ly vận chuyển gần cảng nên vẫn có khả năng cạnh

tranh cao để xuất khẩu (ngay cả khi bao gồm phí vận chuyển).

Page 67: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

64

HÌNH 14

100

80

60

40

20

Giá FOB của các mỏ than, USD/tấn

120

0

Sản lượng, tấn

1,2001,1001,0009008007006005003002001000 400

Than khai thác ở tỉnh Quảng Ninh có tính cạnh tranh hơn so với các mỏ

than khác trên thế giới

NGUỒN: AME

Than khai thác ở Quang Ninh ở mức trung trên đường chi phí khiến cho sản phẩm này có tính cạnh tranh về chi phíso với sản lượng của một nửa thế giới

Nếu thêm chi phí vận chuyển, than ở Quảng Ninh là nguồnthan có tính cạnh tranh về chi phí cao nhất cho Việt Nam và đủ

điều kiện để xuất khẩu

Vinacomin

Mỏ than lớn ở Indonesian

Mỏ than lớn ở Úc

Giá chỉ định tại địa phương: ~USD 25

Theo phân tích của Vinacomin, nhu cầu trong tương lai đối với than

Việt Nam sẽ tăng lên đáng kể bình quân khoảng 11,1%/năm đến năm 2030.

Tuy nhiên, tác động tới môi trường và sức khỏe từ hoạt động khai thác than cần

được xem xét. Với định hướng đó, cần xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường

toàn diện với với các chính sách và yêu cầu tuân thủ rõ ràng cho tất cả các bên

tham gia vào ngành sản xuất than. Điều này đồng nghĩa với việc cần quy hoạch

vị trí và phân vùng mỏ than phù hợp để không ảnh hưởng đến khu du lịch và

khu dân cư. Hơn nữa, có thể giảm lượng bụi từ khai thác và vận chuyển than,

cũng như cải tạo phục hồi môi trường tốt hơn.

2.1.2. Định hướng phát triển

a). Mục tiêu

Ưu tiên lớn đối với ngành khai thác than là xây dựng và thực hiện các

phương pháp khai thác than bền vững để đảm bảo hoạt động khai thác phù hợp

với mục tiêu phát triển du lịch và chất lượng sống. Nỗ lực thực hiện khai thác

than sạch trên cơ sở đặt ra tiêu chuẩn về môi trường trong khai thác đảm bảo

khai thác than và phát triển du lịch có thể cùng song hành bền vững.

Dự kiến tăng trưởng giá trị gia tăng ngành than là 3,5%/năm trong giai

đoạn 2010-2015, và 3,1%/năm trong giai đoạn từ 2015 đến 2020. Sản lượng

than từ 43 triệu tấn trong năm 2013 (ước tính) lên 55-58 triệu tấn trong năm

2015 và 59-64 triệu tấn trong năm 2020.

Page 68: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

65

HÌNH 15

Quảng Ninh cần tăng sản lượng từ 46 triệu tấn năm 2011 lên khoảng 65

triệu tấn năm 2025 để đáp ứng nhu cầu tại Việt Nam

9

1216

1420 23

7767

Than không

được sử dụng

Sử dụng

trong nước

Xuất khẩu

2030

>65

25

64-68

20

59-64

15

55-58

11

46

17

10

45

19

09

44

24

08

43

18

2007

44

25

Sản lượng than của Quảng Ninh

Triệu tấn

NGUỒN: Sở Tài nguyên và Môi trường; Nghị định 60 (Quy hoạch tổng thể ngành than)

▪ Sản lượng than

của tỉnh Quảng

Ninh ổn định từ

năm 2007 nhưng

xuất khẩu than

giảm đáng kể để

đáp ứng nhu cầu

nội địa gia tăng

▪ Đầu tư vào thăm

dò, mở rộng mỏ

và vận chuyển sẽ

giúp tăng sản

lượng than từ

Quảng Ninh

b). Nhiệm vụ và giải pháp

Huy động đầu tư lớn 691 nghìn tỷ đồng để mở rộng sản xuất than từ nay

đến năm 2030 (theo Quyết định 60/2012/QĐ-TTg ngày 9/1/2012 của Thủ

tướng Chính phủ). Có 90 dự án than từ 42 mỏ (bao gồm cả dự án mới và dự án

mở rộng) sẽ được hoàn thành nhằm cung cấp thêm 87 triệu tấn than. Giai đoạn

2016-2020 bổ xung sản xuất thêm 19 triệu tấn than (từ 8 dự án xây dựng mới).

Giai đoạn 2021-2030 thêm 13,7 triệu tấn (từ 10 dự án xây dựng mới và dự án

cải tạo).

Ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đáp ứng nhu cầu khai thác than

đang ngày một gia tăng. Các dự án bao gồm xây dựng 3 cảng than mới (Làng

Khánh, Cẩm Phả, Đông Triều - Phả Lại) với công suất 40 triệu tấn và mở rộng

các cảng than hiện tại (gồm các cảng Bến Cân, Điền Cồng, cụm cảng Cẩm Phả,

cảng Km6, Mông Dương - Khe Dây, Cẩm Thịnh). Ngoài ra cũng sẽ tiếp tục

phát triển các hệ thống vận tải độc lập gồm 16 tuyến băng chuyền mới, nâng

cấp các tuyến đường ray chuyên dụng (Lán Tháp - Uông Bí A và Lán Tháp -

Khe Thần) và mở rộng đường bộ tại Uông Bí, Cẩm Phả và Phả Lại.

Tập trung nghiên cứu đưa vào thử nghiệm công nghệ khai thác tiên tiến

nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường, tận thu tối đa tài nguyên, cải thiện

điều kiện làm việc cho người lao động nhằm giảm thiểu tối đa lượng chất thải

và đảm bảo phát triển bền vững phù hợp với kỳ vọng tăng trưởng của Quảng

Ninh.

Page 69: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

66

Dành những nguồn lực quan trọng để đào tạo và phát triển lực lượng

lao động có tay nghề thông qua thường xuyên tập huấn và chuẩn hóa chương

trình tập huấn, trợ cấp và có cơ chế khuyến khích cho các doanh nghiệp liên

quan đến ngành khai khoáng để thu hút và đào tạo lực lượng lao động địa

phương, xây dựng lộ trình cơ hội nghề nghiệp rõ ràng cho nhân viên mỏ để thu

hút nhân tài và đảm bảo ban lãnh đạo có kĩ năng quản lý tốt.

Chú trọng hành động để giải quyết những vấn đề môi trường còn tồn tại

và cải thiện các vấn đề môi trường và xã hội cho tương lai: làm việc với

Vinacomin để thực hiện 4 hành động sau20

:

- Phân vùng: phân chia không gian và có quy định về khoảng cách giữa

khu vực khai thác than, khu dân cư và trung tâm du lịch, phân định rõ các tuyến

đường cho phép xe tải chở than có thể đi qua.

- Cải tạo môi trường các bãi thải từ khai thác than để hạn chế thoái hóa

đất.

- Giảm ô nhiễm không khí: hoàn thiện cơ sở hạ tầng vận chuyển than

cần thiết; đảm bảo hoạt động khai thác than được thực hiện hợp lý để giảm

lượng bụi.

- Giảm ô nhiễm nước: đầu tư xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng để

đảm bảo tất cả nước thải được xử lý trước khi xả vào sông, suối.

2.2. Sản xuất điện

2.2.1. Hiện trạng phát triển

a). Thành tựu

Ngành điện là một phân ngành trong nhóm ngành cung cấp điện, khí và

nước, là hoạt động kinh tế lớn thứ 4 tại Quảng Ninh, chiếm 8% trong tổng GDP

trong năm 2011 (phát triển hạ tầng phân phối điện và các hạ tầng điện khác

được trình bày trong phần kết cấu hạ tầng).

GDP của ngành tăng 39%/năm từ 429 tỷ đồng trong năm 2006 lên 1.619

tỷ đồng trong năm 2010 (giá cố định năm 2010). Năm 2011 ngành đã thu hút

được 5.300 lao động, tăng 4%/năm kể từ năm 2005 và đóng góp 0,84% tổng

lực lượng lao động của Quảng Ninh.

Công suất nhiệt điện của Quảng Ninh đạt khoảng 1.850 MW, là một

trong những nguồn cung cấp điện chính ở Miền Bắc. Nhà máy nhiệt điện Uông

Bí đã đi vào hoạt động từ năm 1976, là nguồn cung cấp điện ổn định nhất, với

sản lượng điện hàng năm đạt 700 triệu kWh, hệ số Tmax cao trung bình 6.600

giờ.

Gần đây, tỉnh đã có thêm nhiều nhà máy nhiệt điện, đặc biệt trong giai

đoạn 2010-2012, trong đó có các nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh, Cẩm Phả, và

Mạo Khê. Ba nhà máy này cung cấp sản lượng điện là 1.420 MW. Các nhà

máy này đã bổ sung công suất cho hệ thống lưới điện quốc gia.

Ngoài ra, Quảng Ninh cũng đang khai thác cơ hội phát triển năng lượng

20

Các giải pháp cụ thể và tiêu chuẩn bảo vệ môi trường được trình bày trong phần Bảo vệ Môi

trường.

Page 70: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

67

mặt trời để cung cấp nước nóng, phát điện cho một lượng nhỏ các hộ gia đình

và các ngành dịch vụ. Tỉnh chưa phát triển các nguồn năng lượng gió, thủy

triều và năng lượng sinh học.

b) Khó khăn và hạn chế

- Chậm tiến độ thi công: một số dự án đã có trong quy hoạch phát triển

điện lực quốc gia song do điều chỉnh công suất thiết kế, hạn chế về nguồn vốn

và khó khăn trong khâu thu hồi đất đã dẫn đến chậm tiến độ thi công và đưa

vào hoạt động. Các nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả, Quảng Ninh, Uông Bí I (mở

rộng) đều chậm tiến độ từ 12-24 tháng. Tình trạng này dẫn đến quá tải các trạm

phát điện khác cũng như lưới điện cả nước.

- Tác động tiêu cực đến môi trường: việc vận chuyển than tới các nhà

máy và vận hành nhà máy nhiệt điện gây ra ô nhiễm không khí và tăng mức độ

bụi trong môi trường.Nước thải từ các nhà máy nhiệt điện có nhiệt độ khá cao

(trên 40o) không được làm mát sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái tự nhiên

xung quanh. Hiện nay, mỗi ngày các nhà máy nhiệt điện thải ra hơn 7 triệu m3

nước. Khi tất cả các dự án nhà máy nhiệt điện hoàn thành và đi vào hoạt động,

tổng lượng nước thải sẽ lên đến 15 triệu m3/ngày vấn đề sẽ càng trở nên

nghiêm trọng hơn.

- Cung cấp dịch vụ điện không ổn định: đôi khi tỉnh phải mua điện từ

nhà máy điện Phả Lại (Hải Dương) và Na Dương (Lạng Sơn), thậm chí từ phía

Trung Quốc do các nhà máy mới xây chưa hoạt động ổn định. Hiện tại, Quảng

Ninh có đồng thời các loại điện áp khác nhau: 500kV, 220 kV, 35kV, 22kV,

10kV, 6kV và 0,4 kV, đôi khi gây ra tổn thất về điện.

c). Tiềm năng

Trong những năm tới, nhu cầu về điện tại Quảng Ninh sẽ tăng lên đáng

kể, đặc biệt trong các ngành chế biến chế tạo, thương mại, dịch vụ (Bảng 8

dưới đây). Dựa trên các mục tiêu phát triển chung của Quảng Ninh, trữ lượng

than lớn và thế mạnh về vận hành nhà máy nhiệt điện, Quảng Ninh có thể mở

rộng sản xuất nhiệt điện để đáp ứng nhu cầu tương lai trong tỉnh về điện cũng

như xuất khẩu điện sang các tỉnh lân cận và Trung Quốc.

Bảng 8- Dự báo nhu cầu điện

Loại nhu cầu 2010 2015 2020

Nhóm ngành Đơn vị: triệu kWh

Nông nghiệp 11,39 24,45 30,84

Công nghiệp, xây dựng 1.378,07 3.535,4 7.912,4

Thương mại, dịch vụ 101,52 268,81 622,4

Hộ gia đình 579,49 1.026,22 1.537,5

Khác 30,96 70,4 120,1

Khu vực Đơn vị: kWh/người

Quảng Ninh 1.779 3.680 -

Page 71: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

68

Loại nhu cầu 2010 2015 2020

Hải Dương 1.208 2.328 -

Hải Phòng 1.739 3.149 -

Việt Nam 1.106 1.774 -

Nghiên cứu phát triển các loại năng lượng tái tạo khác nhau để nâng cao

chất lượng môi trường trong tỉnh và đảm bảo phát triển bền vững dựa trên tính

khả thi về mặt kinh tế của các dự án:

- Năng lượng mặt trời: Quảng Ninh có tiềm năng khai thác điện năng

từ năng lượng mặt trời với trung bình 1.450-1.920 giờ chiếu sang/năm và bức

xạ nhiệt 1.300 kWh/m2/năm.

- Năng lượng gió: nghiên cứu địa điểm phù hợp để lắp đặt nhiều loại

tua-bin gió nhờ tốc độ gió trung bình trong năm đạt trên 6-7 m/giây tại độ cao

hơn 30m trên mực nước biển. Chẳng hạn như tua-bin gió nhỏ tại Móng Cái, cỡ

nhỏ và trung bình trên đảo Quan Lạn và cỡ lớn trên đảo Cô Tô.

- Năng lượng sinh khối: tạo ra năng lượng sinh khối từ chất thải với

nguồn tài nguyên rừng lớn, các cơ sở chế biến gỗ, trang trại chăn nuôi và nhà

máy chế biến công nghiệp.

2.2.2. Định hướng phát triển

a). Mục tiêu

Tăng sản lượng điện từ mức 2.500 triệu kWh hiện tại lên 6.300 triệu

kWh năm 2015 nhằm đáp ứng trách nhiệm cấp điện phát triển các ngành và

khu vực lân cận. Giá trị gia tăng ngành điện tăng trưởng với tốc độ 25,3%/năm

trong giai đoạn 2011-2015 và 22,1%/năm trong giai đoạn 2015-2020.

Xây dựng và thực hiện các biện pháp thực tế nhằm đảm bảo cung cấp

điện bền vững, ổn định và thân thiện với môi trường tới tất cả các hộ gia đình

vào năm 2015 để giảm thiểu mức độ lãng phí điện. Xây dựng kế hoạch phát

triển mạng lưới truyền tải điện rõ ràng, có tính đến các nhu cầu tiêu dùng điện

khác nhau trong vùng để giảm thiểu nguồn vốn và đảm bảo hiệu quả.

Ưu tiên các dự án năng lượng tái tạo sạch, đặc biệt năng lượng gió và

mặt trời, cho các huyện nông thôn và vùng sâu, vùng xa, những nơi khó tiếp

cận hệ thống diện lưới và mạng lưới truyền tải điện như đảo Quan Lạn.

Giảm thiểu chất thải và chi phí sản xuất điện cho các trang trại nông

nghiệp và doanh nghiệp chế biến bằng cách xây dựng các nhà máy tận dụng

chất thải để tạo năng lượng.

b). Nhiệm vụ và giải pháp

Thường xuyên bảo dưỡng hệ thống hạ tầng cung cấp điện và nâng cấp

hệ thống như tua-bin, phòng điều khiển, lưới điện nhằm mục đích nâng cao

hiệu suất, giảm tổn thất điện năng và giảm thiểu ô nhiễm.

Đảm bảo thực hiện đúng tiến độ xây dựng hạ tầng cấp điện dự kiến đồng

thời giảm thiểu tối đa tổn hại tới môi trường. Để làm được điều đó, cần phân bổ

Page 72: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

69

quỹ đất phù hợp cho các dự án điện (gần mỏ than hoặc cảng than), xa khu du

lịch, khu dân cư.

Áp dụng chính sách kiểm soát chặt chẽ về môi trường và xã hội (như

tiêu chuẩn sức khỏe và an toàn lao động, mức độ ô nhiễm cho phép, yêu cầu xử

lý chất thải) và đảm bảo các công ty điện lực và các nhà đầu tư tuân thủ nghiêm

ngặt các chính sách này21

.

Xây dựng và thực hiện một khuôn khổ pháp lý hỗ trợ phát triển năng

lượng tái tạo, bao gồm chính sách thuận lợi cho phát triển các nhà máy năng

lượng tái tạo, tranh thủ hỗ trợ từ các nhà đầu tư nước ngoài hoặc các nhà tài trợ

về kinh phí và chuyên môn kỹ thuật để cung cấp điện cho các khu vực nông

thôn.

Để đảm bảo phát triển bền vững cho năng lượng tái tạo về lâu dài, thực

hiện việc đánh giá chi phí-lợi ích cụ thể về mặt kinh tế - xã hội cùng những

phân tích tài chính cho các nguồn năng lượng khác nhau để xác định nguồn lực

phù hợp và hiệu quả nhất cho từng khu vực. Điều này sẽ đảm bảo khai thác có

hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo.

Cuối cùng, triển khai thực hiện các chương trình nâng cao hiệu quả sử

dụng năng lượng để đáp ứng các mục tiêu tăng trưởng xanh của Việt Nam, tăng

hiệu quả và giảm phát thải các-bon. Việc này bao gồm hỗ trợ các ngành công

nghiệp áp dụng công nghệ tiết kiệm điện năng, đặc biệt là các ngành có hiệu

quả đầu tư tốt. Phổ biến kiến thức và đào tạo hộ gia đình và doanh nghiệp để

thúc đẩy thực hiện các biện pháp tiết kiệm năng lượng.

2.3. Công nghiệp chế biến, chế tạo

2.3.1. Hiện trạng phát triển

a). Thành tựu

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo22

đóng vai trò quan trọng trong nền

kinh tế Quảng Ninh, đóng góp 6.733 tỷ đồng, tương đương 16% tổng GDP tỉnh

năm 2011 (giá thực tế năm 2011). Công nghiệp chế biến, chế tạo là ngành lớn

thứ ba trong nền kinh tế, sau khai khoáng và thương mại. GDP ngành tăng ở

mức xấp xỉ 15%/năm trong 5 năm qua.

Các hoạt động chế biến chế tạo trải đều trên 8 trong 14 huyện tại Quảng

Ninh, với 51.600 lao động trong năm 2011. Số việc làm trong ngành chế biến

chế tạo tăng 4%/năm trong giai đoạn 2006-2010, cao hơn mức trung bình hàng

năm 3% của toàn nền kinh tế Quảng Ninh. Hai tiểu ngành lớn nhất là khai thác

khoáng sản phi kim loại (được chế biến thành vật liệu xây dựng) và chế biến

thực phẩm và đồ uống, lần lượt chiếm 38% và 33% trong tổng GDP công

nghiệp chế biến chế tạo, như HÌNH 16 dưới đây.

21

Áp dụng các biện pháp như mức phạt và hình thức xử phạt nghiêm khắc đối với các trường

hợp cố tình vi phạm luật môi trường. Các biện pháp này phải tuân thủ khung bảo vệ môi trường được

nêu trong Mục V. Bảo vệ Môi trường. 22

Theo phân ngành kinh tế quốc dân tại Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng

Chính phủ.

Page 73: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

70

HÌNH 16

NGUỒN: Cục thống kê Quảng Ninh

Phân tích thành phần GDP ngành sản xuất theo sản phẩm

Thành phần ngành sản xuất

123Vật liệu đã qua chế biến

272Thiết bị vận chuyển

265

234

Kim loại

Gỗ và sản phẩm từ gỗ

Cao su và nhựa

Các ngành sản xuất khác

Máy móc 403

Thực phẩm 2.232

Khoáng sản phi kim 2.573

218

Dệt may và may mặc

162

215

Hóa chất

36

Tỷ lệ trong tổng GDP

sản xuất

%

38

33

6

4

4

4

3

3

2

1

GDP 2011

Tỷ đồng

3

Tăng năng suất là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng trong ngành chế

biến chế tạo: từ 27 triệu đồng/mỗi nhân công năm 2006 lên 45 triệu đồng năm

2010 (giá cố định 1994). Năng suất trong hoạt động chế biến, chế tạo của

Quảng Ninh đứng thứ 4 trong Vùng KTTĐ Bắc Bộ sau Hà Nội, Vĩnh Phúc và

Bắc Ninh, cho thấy tỉnh vẫn có khả năng tiếp tục cải thiện.

Nhiều doanh nghiệp đã chủ động mở rộng năng lực sản xuất bằng cách

sử dụng công nghệ hiện đại hơn và đa dạng hóa các sản phẩm phổ biến và có

giá trị cao hơn, quản lý chất thải tốt hơn. Bốn nhà máy sản xuất xi măng ở

Quảng Ninh là Xi măng Hạ Long, Xi măng Thăng Long, Xi măng Cẩm Phả và

Xi măng Lam Thạch đã bắt đầu đi vào vận hành, với tổng công suất 7,5-7,6

triệu tấn/năm23

. Công ty cổ phần Viglacera Vân Hải gần đây đã đầu tư một dây

chuyền lắp ráp hiện đại để vận hành sản xuất thủy tinh cát. Công ty dệt may

Texhong Ngân Long với 5 nhà máy khởi công từ năm 2012 với tiềm năng tạo

thêm 5.000 việc làm mới và đi tiên phong trong sự nghiệp phát triển ngành dệt

may của tỉnh. Nhà máy chế biến bột mỳ mới của VFM-Wilmar do liên doanh

giữa Tập đoàn FFM Malaysia và tập đoàn Wilmar International Group-

Singapore đã khởi công từ giữa năm 2012, đánh dấu nỗ lực tái đầu tư của các

23

Đó là: Nhà máy Xi măng Hạ Long có công suất thiết kế là 2,1 triệu tấn xi măng/năm. Nhà

máy Xi măng Thăng Long có công suất thiết kế là 2,3 triệu tấn xi măng/năm. Nhà máy xi măng Cẩm

Phả có công suất 1.890.000 tấn clinker/năm, tương đương 2,1-2,3 triệu tấn xi măng/năm. Công ty CP xi

măng và xây dựng Quảng Ninh: Công suất nhà máy: 1,0 triệu tấn/năm.

Page 74: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

71

doanh nghiệp quốc tế lớn trong tỉnh. Dự án mới này thể hiện tiềm năng phát

triển ngành sản xuất thực phẩm và đồ uống, đặc biệt thông qua hợp tác với các

tập đoàn sản xuất quốc tế có quy mô lớn.

b). Hạn chế và khó khăn

Quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ là yếu tố hạn chế năng suất và tăng trưởng.

Khoảng 65% trong số 7.116 doanh nghiệp chế biến chế tạo tại Quảng Ninh là

doanh nghiệp nhà nước, 20% là doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ (SME) và

15% là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Chỉ có một số rất ít doanh

nghiệp quốc tế lớn ngoài công ty Dầu thực vật Cái Lân của tập đoàn Wilmar

International và công ty Dệt may Texhong tại Móng Cái. Trong ngành chế biến

chế tạo, các công ty quốc tế lớn thường đóng vai trò rất quan trọng trong việc

nâng cao công nghệ sản xuất và năng suất. Các công ty này có khả năng vận

hành với quy mô lớn, tạo ra nhiều việc làm trong đó có các công việc kĩ thuật

cao, bên cạnh việc mang đến công nghệ tự động hóa và công nghệ sản xuất tiên

tiến hơn, cũng như các phương pháp kiểm soát chất lượng hiện đại.

Các vấn đề hạn chế khác bao gồm:

- Lao động có chi phí tương đối cao song tay nghề lại thấp: giá nhân

công tại Quảng Ninh nhìn chung cao hơn 15-20% so với các tỉnh khác. Tuy

nhiên phần đông lao động thường thiếu các kĩ năng cần thiết, và các công ty

thường phải đầu tư đào tạo lao động mới tuyển.

- Hạn chế tiếp cận nguồn vốn: các công ty chế biến chế tạo phụ thuộc

nhiều vào vốn vay từ ngân hàng địa phương hoặc vốn đầu tư trực tiếp nước

ngoài (FDI). Các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng khó vay vốn tại địa

phương do lãi suất cho vay cao. Tỷ lệ giải ngân FDI thấp, ở mức 27,7% (lũy kế

tới năm 2012), khiến việc thu hút nhà đầu tư khó khăn, kết hợp với những quan

ngại về khó khăn trong thực hiện kinh doanh tại Việt Nam, như quan liêu, thủ

tục thuê đất rườm rà, và hạn chế về quy chế.

- Giao thông yếu kém: mạng lưới đường bộ hạn hẹp và tình trạng quá

tải trên các tuyến đường quốc lộ hạn chế đáng kể tốc độ và hiệu quả chi phí khi

vận chuyển nguyên vật liệu thô và hàng hóa.

- Nguồn cung dịch vụ điện, nước không ổn định: doanh nghiệp đôi khi

gặp khó khăn để tìm nguồn cung cấp điện và nước ổn định. Hệ thống quản lý

chất thải phù hợp cũng là quan ngại của nhiều doanh nghiệp tại các khu công

nghiệp ở vùng sâu, vùng xa. Đây là tất cả những chỉ tiêu thể hiện nhu cầu mở

rộng phát triển công nghiệp theo cụm, đảm bảo đầu tư có trọng tâm và khả thi

vào các cơ sở hạ tầng.

c). Tiềm năng phát triển

Theo dự kiến, ngành chế biến chế tạo sẽ là nguồn tăng trưởng chính của

Quảng Ninh. Việc làm trong ngành sản xuất chế biến thường là cơ hội tốt đối

với lao động nông nghiệp trước đây và các công việc mang tính chất kĩ thuật sẽ

phù hợp với các lao động trẻ tốt nghiệp từ các trường dạy nghề. Quảng Ninh có

vị trí gần Hà Nội, Hải Phòng và biên giới với Trung Quốc (Móng Cái – Quảng

Tây). Đây sẽ là cơ hội lớn để tăng trưởng ngành công nghiệp chế biến chế tạo

nhờ khả năng dễ dàng tiếp cận thị trường.

Page 75: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

72

Quảng Ninh có tiềm năng lớn về khai thác sản phẩm nông nghiệp làm

nền tảng phát triển ngành chế biến thực phẩm và đồ uống, bao gồm tiềm năng

thủy sản (như nuôi cá và hàu ngoài khơi) và chăn nuôi (nuôi lợn).

Quảng Ninh có tiềm năng tiếp tục mở rộng chuỗi giá trị sản xuất để tạo

ra sản phẩm có giá trị cao và tạo thêm việc làm, bằng cách chú trọng nắm bắt

hai cơ hội lớn sau:

- Thu hút các tập đoàn quốc tế lớn, có khả năng đầu tư bằng vốn riêng

và mang đến công nghệ mới.

- Hỗ trợ và phát triển các ngành công nghiệp hiện tại để có hiệu quả và

năng suất cao hơn, như khuyến khích cải cách các công ty cổ phần và áp dụng

khoa học và kĩ thuật để đảm bảo nâng cao hiệu suất.

2.3.2. Định hướng phát triển

Thực hiện mục tiêu hướng tới nền kinh tế công nghiệp và dịch vụ, trong

giai đoạn tới, thúc đẩy sản xuất, tăng GDP ngành công nghiệp chế biến chế tạo

bình quân 14% hàng năm đến năm 2020, bằng cách chú trọng tới hai ưu tiên

sau:

- Xây dựng các ngành đột phá bằng cách thu hút các tập đoàn sản xuất

quốc tế lớn tới thành lập nhà máy trong tỉnh. Các ngành lựa chọn có thể bao

gồm ngành lắp ráp và kiểm thử thiết bị điện tử (EMS), chế biến thực phẩm quy

mô lớn dựa trên nền tảng phát triển mạnh mẽ hiện tại của các doanh nghiệp vừa

và nhỏ trong tiểu ngành sản xuất chế biến thực phẩm.

- Tiếp tục duy trì phát triển các tiểu ngành hiện tại như: khai thác

khoáng sản phi kim loại (vật liệu xây dựng); gốm sứ và hàng thủ công mỹ

nghệ, đặc biệt để hỗ trợ ngành du lịch; ngành sản xuất vật liệu xây dựng bằng

cách đa dạng hóa danh mục sản phẩm; và ngành cơ khí. Đối với tiểu ngành sản

xuất hàng thủ công mỹ nghệ, kiến thức chuyên ngành về thiết kế và các loại sản

phẩm hấp dẫn với du khách sẽ có ý nghĩa quan trọng, đặc biệt để phát triển tiểu

thủ công nghiệp. Xây dựng một môi trường kinh doanh thuận lợi, đảm bảo

nguồn nhân tài và cung cấp dịch vụ tiện ích (điện, nước) ổn định tạo điều kiện

cho các ngành phát triển.

Chú trọng nắm bắt 5 cơ hội cụ thể sau để đẩy mạnh phát triển công

nghiệp chế biến, chế tạo:

- Tái cơ cấu các cụm sản xuất (khu công nghiệp) theo mô hình quản trị

và vận hành mới của các Đặc khu kinh tế thành công trên khắp thế giới với tên

gọi “Đặc khu kinh tế phiên bản 2.0” (ĐKKT). Mô hình này áp dụng những

nguyên tắc của các ĐKTT thành công. Trước mắt, thí điểm áp dụng các nguyên

tắc của mô hình ĐKKT phiên bản 2.0 để nâng cấp Khu công nghiệp (KCN)

Việt Hưng.

- Xây dựng một tiểu ngành mới mang tính đột phá: dịch vụ sản xuất,

lắp ráp linh kiện điện tử (EMS) chú trọng đến lắp ráp và kiểm thử các thiết bị

điện tử, bằng cách thành lập một khu công nghiệp EMS trong KCN Việt Hưng.

- Tập trung đồng bộ hóa hoạt động sản xuấtchế biến thực phẩm tại

KCN Việt Hưng để kích thích việc chuyển sang chế biến các loại thực phẩm

đóng hộp và hải sản tươi sống giá trị cao.

Page 76: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

73

- Phát triển ngành sản xuất khai khoáng sản phi kim loại để tiếp tục

tăng trưởng cạnh tranh trong khi vẫn tuân thủ các tiêu chuẩn về môi trường.

- Phát triển ngành cơ khí và sản xuất máy móc để tiếp tục đổi mới năng

lực sản xuất, cải thiện thương hiệu và đa dạng hóa danh mục sản phẩm theo

hướng đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.

2.3.3. Giải pháp: Áp dụng các nguyên tắc của mô hình ĐKKT phiên bản

2.0 trong việc thiết kế và quản lý các KCN, khởi đầu với KCN Việt Hưng

a). Mục tiêu

Điều chỉnh phương thức vận hành và quản lý KCN Việt Hưng dựa trên

những nguyên tắc của mô hình ĐKKT phiên bản 2.0 với những nét đặc thù

riêng cho Quảng Ninh dựa trên việc kết hợp các bài học then chốt từ các Đặc

khu kinh tế thành công trên thế giới. KCN Việt Hưng được định hướng trở

thành một khu công nghiệp sạch với hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội-nhà ở

phát triển đồng bộ, tập trung phát triển các loại hình công nghiệp điện tử, lắp

ráp, công nghiệp phụ trợ áp dụng kỹ thuật công nghệ sạch, tiên tiến.

b). Nhiệm vụ và giải pháp

Chuyển đổi KCN Việt Hưng theo các nguyên tắc xây dựng ĐKKT phiên

bản 2.0 nhưng không thay đổi quy chế hành chính (vẫn giữ KCN Việt Hưng là

một KCN). Thay đổi chiến lược thu hút và hỗ trợ các nhà đầu tư ngành công

nghiệp24

nhằm tạo ra tăng trưởng cho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của

mô hình ĐKKT phiên bản 2.0 theo hướng:

24

Định hướng tổng thể đối với các KCN và KKT tại Quảng Ninh được trình bày ở Mục VI.4

Page 77: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

74

HÌNH 17

Mô hình ĐKKT phiên bản 2.0 cho Tỉnh Quảng Ninh – Các hợp phần chính

Hỗ trợ nhà đầu

tư tìm kiếm

các phương

án vốn/huy

động vốn

Hạ tầng▪ Tiếp cận cảng/sân

bay

▪ Kết nối đường bộ

▪ DV công ích (điện,

nước, quản lý chất

thải)

Trung tâm thông

tin và tư vấn 1 cửa▪ Nhóm chuyên viên tìm

nguồn nhà đầu tư

▪ Các chính sách và quy

định rõ ràng

▪ Quy trình tinh giản

Phát triển cộng

đồng khởi

nghiệp/ SME▪ Cung cấp chuỗi

cung ứng dịch vụ

▪ DV hỗ trợ văn phòng

& thanh toán)

Cơ chế khuyến

khích ưu đãi▪ Chính sách ổn định &

cam kết

▪ Tài trợ (vốn, nghiên cứu

& phát triển)

▪ Giảm thuế thu nhập

▪ Giảm thuế nhập khẩu

▪ Miễn VAT

▪ Bao cấp đào tạo

Điều kiện sống▪ Cơ sở giáo dục và

y tế

▪ Nhà ở

▪ Khu vui chơi

▪ Trung tâm thương

mại

Mô hình tư nhân quản trị các

Khu kinh tế▪ Doanh nghiệp xây dựng-quản lý hạ tầng tư

nhân có quyền thực thi và hỗ trợ đầu tư

▪ Đại diện chính quyền để đảm bảo tuân thủ

và điều chỉnh chính sách khuyến khích

Quảng Ninh nên áp dụng mô hình Đặc khu Kinh tế chuyển đổi (ĐKKT phiên bản 2.0)

dành cho các nhà đầu tư EMS và đồ uống & thực phẩm đối với KCN Việt Hưng

- Do một nhà đầu tư hạ tầng tư nhân quản lý, chịu trách nhiệm thu hút

các nhà đầu tư thứ cấp chất lượng cao. Nhà đầu tư/quản lý tư nhân này cần

được một ban chỉ đạo hỗ trợ, bao gồm đại diện phía nhà nước để đảm bảo tuân

thủ quy chế và linh hoạt khi điều chỉnh các cơ chế giải pháp hỗ trợ nhà đầu tư

thứ cấp.

- Các gói cơ chế hỗ trợ được cá biệt hóa cho từng doanh nghiệp dựa

trên một gói cơ chế hỗ trợ tiềm năng định sẵn, ví dụ: trợ cấp vốn, trợ cấp

nghiên cứu và phát triển, giảm thuế, trợ cấp đào tạo tay nghề.

- Phát triển xây dựng các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME)/doanh nhân

khởi nghiệp để xây dựng một chuỗi cung cấp theo từng ngành cụ thể (ví dụ,

cung cấp linh kiện, đóng gói, phân phối, kho vận, và các dịch vụ khác phục vụ

EMS và dây chuyền đông lạnh, chiên thực phẩm, sấy khô và đóng gói và các

hoạt động hỗ trợ sản xuất thực phẩm và đồ uống) cùng các dịch vụ phụ trợ như

hoạt động hỗ trợ và xử lý thanh toán giấy tờ giao dịch, kế toán.

- Hình thành Trung tâm hỗ trợ đầu tư một cửa tại KCN để xúc tiến và

tư vấn đầu tư, do nhà đầu tư/nhà quản lý hạ tầng tư nhân quản lý, có nhóm

chuyên trách tìm kiếm nhà đầu tư, thực hiện các hoạt động tiếp thị hỗ trợ nhà

đầu tư tương tác với BQL KKT (QEZA) và Ban xúc tiến và hỗ trợ đầu tư

(IPA).

- Đảm bảo cung cấp dịch vụ tiện ích ổn định bằng cách thiết lập cơ sở

hạ tầng kết nối điện, nước, viễn thông với hệ thống quốc gia và xây dựng hệ

Page 78: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

75

thống quản lý chất thải.

- Đẩy nhanh tiến độ thi công đường nối tới các cảng và sân bay lân

cận, với dự án thi công hai tuyến đường cao tốc (Hạ Long - Hải Phòng và Hạ

Long - Nội Bài) và thi công đường nối từ KCN (Việt Hưng) tới Cảng Cái Lân.

- Phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ dân sinh, gồm nhà ở cho công nhân,

cơ sở chăm sóc y tế và giáo dục, trung tâm dân cư và trung tâm thương mại.

Để thực hiện được khát vọng này đối với KCN Việt Hưng, tỉnh cần nỗ

lực phối hợp thực hiện tám giải pháp trọng điểm sau đây25

.

HÌNH 18

(1) Phối hợp với nhà đầu tư hạ tầng KKT/KCN tư nhân có kinh nghiệm

để tái cơ cấu KCN Việt Hưng theo mô hình ĐKKT chuyển đổi (ĐKKT phiên

bản 2.0).

Việc phát triển và vận hành KCN Việt Hưng sẽ do nhà đầu tư/quản lý hạ

tầng tư nhân thực hiện, có sự hỗ trợ của một ban chỉ đạo gồm đại diện từ chính

quyền tỉnh Quảng Ninh. Nhà đầu tư/quản lý hạ tầng có quyền hạn rõ ràng để

phát triển và quản lý KCN, và hỗ trợ đầu tư, trong khi đại diện cơ quan nhà

nước sẽ đảm bảo môi trường pháp lý thuận lợi và điều chỉnh các cơ chế hỗ trợ

phù hợp để thu hút nhà đầu tư. Để khuyến khích nhà đầu tư hạ tầng thực hiện

vai trò phát triển và vận hành song song này, chính phủ cần giao và thực thi các

chỉ tiêu hiệu suất trọng điểm và chỉ tiêu lấp đầy/thu hút nhà đầu tư thứ cấp cho

KCN.

25

Chi tiết về các giải pháp trình bày trong Mục VI.4.

Công tác triển khai KCN Việt Hưng dựa trên mô hình đặc khu kinh tế v2.0

đòi hỏi phải thực hiện 8 giải pháp quan trọng

Sả

n p

hẩ

mH

ỗtr

ợH

ạtầ

ng

Tái cấu trúc KCN Việt Hưng theo định hướng mô hình ĐKKT phiên bản v2.0 qua một nhà đầu tư hạ tầng có kinh

nghiệm phát triển ĐKKT/KCN

▪ KCN nên do một đơn vị tư nhân quản lý với quyền hạn rõ ràng để thực thi và tạo điều kiện đầu tư

▪ Ban quản lý KCN nên được hỗ trợ bởi một Ban chấp hành gồm các đại diện từ cơ quan nhà nước để đảm bảo môi

trường pháp lý được hiệu quả và điều chỉnh các chính sách hỗ trợ một cách hợp lý nhằm thu hút nhà đầu tư

1

Điều chỉnh khuôn khổ

pháp lý và chính sách

hỗ trợ cho nhà đầu tư

thứ cấp để đạt được:

▪ Ổn định và cam kế

chính sách dài hạn

Hình thức khuyến

khích/ Tài trợ để đảm

bảo cắt giảm chi phí

thành lập, như giảm

thuế thu nhập, tài trợ

của chính phủ (vốn và

R&D)

Hỗ trợ xây dựng một hệ

thống chuỗi cung ứng

vững mạnh

▪ Xúc tiến phát triển

cung cấp DV chuỗi giá

trị bằng cách tích cực

phát triển các doanh

nghiệp SME trong các

ngành liên quan

Làm việc với nhà đầu tư để

thiết lập các cơ chế đào

tạo tại chỗ

▪ Thành lập bộ máy để tìm

kiếm và thu hút lao động

▪ Tổ chức các chương trình

đào tạo tại chỗ

Thành lập trung tâm đầu

tư ‘một cửa’ để thu hút và

tạo điều kiện cho nhà đầu

▪ Cung cấp thông tin cho

nhà đầu tư triển vọng

▪ Hỗ trợ đăng ký đầu tư và

triển khai bằng cách phối

hợp với IPA / QEZA

▪ Tạo kết nối với các nhà

cung cấp vật liệu

▪ Dịch vụ hỗ trợ nhà đầu

tư thứ cấp

Đảm bảo nguồn cung đáng tin

cậy cho các dịch vụ công

cộng

▪ Điện lấy từ lưới điện quốc gia

▪ Nước

▪ Quản lý chất thải

Xây dựng các cơ sở sinh hoạt

▪ Nhà ở cho lao động tay nghề cao và

thấp

▪ Không gian thương mại với ngân

hàng / máy ATM, nhà hàng, của hàng

mua sắm, giải trí

2 3 4 5

6 7 8Đẩy nhanh tiến độ xây dưng các

đường đến cảng biển/ sân bay gần đó

▪ Đường đi sân bay Nội Bài (Hà Nội)

▪ Đường đi sân bay Cát Bi (Hải Phòng)

▪ Đường đi Cảng Cái Lân

Page 79: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

76

(2) Điều chỉnh khung pháp chế và cơ chế khuyến khích phù hợp với nhu

cầu của nhà đầu tư

KCN Việt Hưng sẽ đưa ra các cơ chế hỗ trợ được cá biệt hóa phù hợp

với nhu cầu của nhà đầu tư thứ cấp. Các biện pháp hỗ trợ cụ thể có thể được

lựa chọn và điều chỉnh từ gói cơ chế hỗ trợ đã được phê duyệt. Biện pháp hỗ

trợ thường được chia thành hai loại:

- Biện pháp hỗ trợ pháp chế như: quy chế thuận lợi về thuế và phí hải

quan, thuận lợi trong dịch chuyển lao động, bao gồm lao động nước ngoài, bảo

hộ tài sản trí tuệ, cam kết về ổn định chính sách đầu tư dài hạn…

- Biện pháp hỗ trợ tài chính: trợ cấp của chính phủ gồm trợ cấp vốn,

nghiên cứu phát triển, đào tạo lao động; giảm thuế hàng hóa xuất – nhập khẩu,

miễn thuế VAT, giảm thuế thu nhập dưới dạng khoảng thời gian được miễn

thuế.

(3) Hỗ trợ phát triển các chuỗi cung ứng

Tìm hiểu nhu cầu cụ thể trong từng ngành mục tiêu (trong trường hợp

này, ngành lắp ráp và kiểm thử linh kiện điện tử (EMS) và sản xuất chế biến

thực phẩm và đồ uống) và chủ động định hình các cơ hội dành cho doanh

nghiệp vừa và nhỏ (SME) được cung cấp các dịch vụ nàytheo nhiều cách như:

hỗ trợ thông tin thông qua xây dựng năng lực và kết nối mạng lưới, hỗ trợ tín

dụng cho doanh nghiệp SME thành lập xí nghiệp hoặc hình thành các quỹ khởi

nghiệp bằng cách tập hợp nguồn tư bản từ các nhà đầu tư.

(4) Thành lập trung tâm đầu tư một cửa để thu hút và hỗ trợ đầu tư

Trung tâm có thể cung cấp các dịch vụ then chốt, bao gồm hỗ trợ quy

trình đăng ký đầu tư nhanh gọn với các tiêu chuẩn phê duyệt dự án đầu tư cụ

thể, và hỗ trợ về quy trình thuê đất hoặc thuê mặt bằng, nhà xưởng. Trung tâm

đầu tư có thể do nhà đầu tư/quản lý hạ tầng quản lý. Việc lựa chọn ứng viên

làm việc tại trung tâm rất quan trọng. Nhân viên/cán bộ của trung tâm phải nói

được nhiều thứ tiếng (ví dụ: tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Hàn, tiếng Nhật), có

tư duy dịch vụ và có kinh nghiệm chuyên ngành phù hợp. Điều này đặc biệt có

ý nghĩa then chốt với hai vị trí cụ thể sau:

- Cán bộ đầu tư phối hợp chặt chẽ với IPA và QEZA để xác định và

nhắm đến nhà đầu tư tiềm năng và kết nối liên lạc với nhà đầu tư, ban quản lý

của KCN Việt Hưng và các sở, ngành cấp tỉnh để thống nhất tiến độ hỗ

trợ/triển khai dự án dựa vào Cam kết chất lượng dịch vụ về yêu cầu xử lý hồ sơ

và thời gian cần thiết.

- Cán bộ marketing xây dựng định vị giá trị và tài liệu quảng bá cho

KCN chuyển đổi và phối hợp với cán bộ đầu tư (từ IPA và cán bộ đầu tư của

KCN) trong các hoạt động quảng bá cấp quốc gia và cấp tỉnh.

(5) Cộng tác với nhà đầu tư để thiết lập các bộ máy đào tạo và tuyển

dụng

KCN Việt Hưng sẽ cần thu hút khoảng 1.800 lao động tay nghề cao và

20.000 lao động cơ bản vào năm 2020. Cần phối hợp với các bên liên quan

trong ngành để xây dựng những bộ máy đào tạo và tuyển dụng, ví dụ:

- Phối hợp với nhà đầu tư và các trường đại học và cao đẳng tại Quảng

Page 80: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

77

Ninh (Đại học công nghiệp Quảng Ninh, Cao đẳng kĩ thuật công nghiệp Cẩm

Phả…) và các tỉnh lân cận (nếu cần) để thành lập trung tâm tuyển dụng và đào

tạo.

- Trợ cấp một phần cho nhà đầu tư để bù đắp chi phí đào tạo lực lượng

lao động.

(6) Đảm bảo cung cấp ổn định các dịch vụ tiện ích

Sau khi đã xác định được nhu cầu của nhà đầu tư, nhà đầu tư/quản lý hạ

tầng cần phối hợp chặt chẽ với các ban ngành liên quan để đảm bảo cung cấp

ổn định nguồn điện, nước và các dịch vụ tiện ích khác, có hỗ trợ dự phòng.

(7) Đẩy nhanh tiến độ thi công đường nối tới cảng/sân bay lân cận

Việc di chuyển dễ dàng đến Hạ Long, Hải Phòng và Nội Bài là yếu tố

then chốt để thu hút nhà đầu tư. Các dự án nâng cấp Quốc lộ 18 và thi công

tuyến đường mới nối Hạ Long đến Hải Phòng và Nội Bài cần phải được nhanh

chóng khởi công và đảm bảo tiến độ theo đúng kế hoạch để thuyết phục nhà

đầu tư rằng việc vận chuyển nguyên liệu thô và sản phẩm tới tỉnh và từ tỉnh sẽ

không còn là vấn đề đáng quan ngại. Ngoài ra, cần ưu tiên hoàn thành ngay hạ

tầng giao thông kết nối giữa KCN Việt Hưng với Cảng Cái Lân.

(8) Phát triển các yếu tố môi sinh

Nhà đầu tư phải cảm thấy được thuyết phục khi quyết định chuyển toàn

bộ môi trường làm việc/sinh sống của họ tới Quảng Ninh, bao gồm chuyển cả

gia đình và đảm bảo cơ sở hạ tầng và trang thiết bị cho hàng ngàn công nhân.

Quảng Ninh đã quy hoạch 30-40 ha đất cho nhà đầu tư/quản lý hạ tầng xây

dựng khu dân cư và thương mại quanh KCN Việt Hưng. Đây sẽ là một ưu tiên

để đảm bảo KCN này sẽ phát triển thành một cộng đồng sống động, thay vì chỉ

đơn thuần là một khu vực công nghiệp thuần túy– vốn cũng là điều phù hợp với

thông lệ quốc tế trong việc phát triển các khu công nghiệp.

2.3.4. Giải pháp: Thành lập khu EMS để lắp ráp và kiểm thử linh kiện

điện tử trong KCN Việt Hưng

Ngành lắp ráp thiết bị điện tử (EMS) dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng, do

nhu cầu sử dụng thiết bị điện tử cá nhân ngày càng tăng và các cải tiến công

nghệ khiến việc sản xuất có chi phí thấp hơn. Doanh thu EMS toàn cầu dự kiến

sẽ tăng 7%/năm, đạt tổng doanh thu là 4,5 nghìn tỷ USD trong năm 2020. Theo

dự kiến, tiểu ngành sẽ có những chuyển biến đáng kể trong tương lai gần, do áp

lực ngày càng tăng về biên lợi nhuận, thay đổi cơ chế sản phẩm theo hướng các

công ty EMS thiết kế thành phần linh kiện và tập trung hóa cơ sở sản xuất trên

toàn thế giới. Những xu hướng này tạo cơ hội cho các địa điểm mới như tỉnh

Quảng Ninh, đặc biệt tỉnh là một lựa chọn hấp dẫn cho mô hình “Trung Quốc +

1” với khả năng cung cấp chi phí lao động thấp hơn và lực lượng lao động sẵn

có. HÌNH 19 dưới đây minh họa nhà máy sản xuất EMS của Celestica tại Thái

Lan.

Page 81: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

78

HÌNH 19

Thái Lan được hưởng lợi đáng kể từ chính sách thu hút các công ty sản

xuất hàng điện tử hàng đầu thế giới tới xây dựng nhà máy sản xuất

Sân bay gần nhất cách ~110 km –

kết nối với đường bộ tốt (thời gian

di chuyển ước tính ~1,5 giờ)

Các khu doanh

nghiệp vừa &

nhỏ và thương

mại liên quan tới

cảng

Dễ dàng tiếp cận cảng lớn nhất của Thái Lan, Laem Chabang (cảng tấp nập nhất đứng thứ 5 trên thế giới)

Khu công nghiệp đặt gần

cảng biển và xa các điểm

du lịch

Cơ sở sản xuất lớn nhất của Celestica ở Châu Á đặt trong Khu Công nghiệp Laem Chabang (Thái Lan)

Nguồn: Nghiên cứu báo chí

Diện tích ~100 ha

Doanh thu

hàng năm1,8 tỷ USD

SL nhân

viên~5.600

Số lượng

nhà máy1

Giai đoạn

tăng

trưởng

doanh thu

15 năm

Sản phẩm Lắp ráp bảng mạch in

Khách

hàng OEMRIM, Cisco, Alcatel-Hitachi, Sun Microsystems

Nhà đầu tư EMS thường đánh giá một số tiêu chuẩn theo ba khía cạnh

sau khi quyết định lựa chọn địa điểm phù hợp đặt nhà máy sản xuất:

- Cơ sở hạ tầng và hậu cần: khoảng cách và khả năng kết nối tới sân

bay/cảng, khả năng cung cấp dịch vụ tiện ích ổn định và hệ thống quản lý chất

thải hiệu quả.

- Lao động: khả năng tuyển dụng lao động (lao động cơ bản và lao

động kĩ thuật/tay nghề cao) và giá nhân công.

- Hỗ trợ của Chính phủ: môi trường pháp lý thuận lợi, biện pháp hỗ trợ

tài chính và phi tài chính, và thuận lợi trong làm ăn, kinh doanh.

Quảng Ninh có cơ hội trở thành một địa chỉ EMS hấp dẫn nếu đảm bảo

được rằng tỉnh có thể đáp ứng cả ba yêu cầu trên. Hiện nay, Quảng Ninh tương

đối hấp dẫn nhưng chưa đủ cạnh tranh so với các địa điểm khác tại Việt Nam,

đặc biệt là Bắc Ninh (tỉnh này đã thu hút thành công số lượng lớn công ty sản

xuất, lắp ráp điện tử và có vị trí gần Hà Nội và Nội Bài hơn).

a). Mục tiêu

Thu hút ít nhất ba công ty EMS trong vòng 5 năm tới, tạo ra khoảng

7.300 việc làm và có doanh thu khoảng 19,4 nghìn tỷ đồng (1 tỷ USD) trên mỗi

nhà máy. Đến năm 2020, tiểu ngành này có thể đóng góp 6,8 nghìn tỷ đồng vào

GDP tỉnh, vào tạo việc làm cho khoảng 21.800 lao động.

Công tác chuẩn bị được thể hiện trong hình minh họa dưới đây.

Page 82: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

79

HÌNH 20

b). Nhiệm vụ và giải pháp

Thành lập khu sản xuất EMS riêng tại mô hình ĐKKT chuyển đổi thuộc

KCN Việt Hưng với 8 giải pháp trọng điểm, như trình bày trong HÌNH 21 dưới

đây. Hầu hết các giải pháp này phù hợp với tất cả các tiểu ngành và được trình

bày ở trên. Đối với khu EMS, cần đặc biệt chú trọng đến hai yêu cầu chính của

tiểu ngành EMS như sau:

- Điều chỉnh khung pháp chế và biện pháp hỗ trợ để đáp ứng nhu cầu

của nhà đầu tư EMS: nhà đầu tư EMS cần hỗ trợ cụ thể trên ba mảng:

giảm/miễn thuế và thuế xuất/nhập khẩu, thuận lợi trong dịch chuyển lao động

bao gồm lao động nước ngoài và công nhân kĩ thuật cao, cũng như bảo hộ tài

sản trí tuệ. Các yếu tố thu hút khác sẽ được đưa vào để xúc tiến các ưu tiên của

Quảng Ninh là cơ chế hỗ trợ nghiên cứu phát triển và hỗ trợ tuyển dụng và đào

tạo lao động.

- Hỗ trợ phát triển chuỗi cung ứng phục vụ các hoạt động EMS: chủ

động định hình cơ hội này bằng cách phối hợp chặt chẽ với nhà đầu tư EMS để

hiểu rõ nhu cầu của nhà đầu tư và xây dựng các chương trình mục tiêu để kết

nối với nhà cung cấp trong nước, do các công ty EMS thường quản lý quan hệ

với nhà cung cấp cho OEM (Original Electronics Manufacturer - nhà sản xuất

phân phối thiết bị điện tử có thương hiệu) của họ để đảm bảo ổn định sản xuất.

Mặc dù các doanh nghiệp SME địa phương có thể cung cấp linh kiện EMS và

dịch vụ phụ trợ, rất có thể công ty EMS sẽ trực tiếp nhập khẩu linh kiện từ

nước ngoài.

0

Attracting three large EMS players could lift QN’s manufacturing revenue

by ~VND 58.3 tn with ~VND 6.8 trillion GDP impact by 2020

Assumptions

Gradual ramp up to 3 large manufacturing plants over three years, each with

▪ USD 1 billion annual revenue1 (VND 19.4 trillion) ramped up over 3 years

▪ ~7,300 workers1 per factory at roughly 7-8 hectares per factory

0

39

2015

19

2014

6

2013

0

2012 2020

58

2019

58

2018

58

2017

52

2016

VND 6.8 trillion GDP

impact in 2020

1 Financial and operating metrics are benchmarked against those of five listed EMS companies, 2012 Worldwide EMS Market Research, expert

interviews

VND trillion, constant 2010 price

RevenueFactory 3Factory 2Factory 1

Thu hút ba đơn vị hoạt động trong lĩnh vực EMS sẽ giúp gia tăng doanh thu ngành sản

xuất chế biến của Quảng Ninh lên 58,3 nghìn tỷ đồng, đóng góp vào GDP 6,8 nghìn tỷ

đồng đến năm 2020

Giả định

Dần xây dựng tối đa 3 nhà máy sản xuất trong vòng 3 năm, mỗi nhà máy có

Doanh thu hàng năm đạt 1 tỷ USD1 (tương đương 19,4 nghìn tỷ đồng), xây dựng trong

vòng 3 năm

Diện tích khoảng 7-8 ha, thu hút 7.3001 lao động

1 Các thông số tài chính và vận hành được so sánh với 5 công ty hoạt động trong lĩnh vực EMS được niêm yết

Nguồn: Nghiên cứu thị trường EMS thế giới; Phỏng vấn chuyên gia

Đóng góp 6,8 nghìn tỷ

đồng vào GDP năm

2020

Doanh thu

Nghìn tỷ đồng, giá so sánh năm 2010Nhà máy 1 Nhà máy 3Nhà máy 2

Page 83: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

80

HÌNH 21

8 hành động then chốt để đảm bảo thực hiện thành công

khu sản xuất EMS tại Quảng Ninh

Sả

n

ph

ẩm

Yế

u t

ốh

trợ

thự

c

hiệ

n

sở

hạ

tần

g

Hợp tác với một nhà đầu tư hạ tầng ĐKKT/KCN có kinh nghiệm về EMS để thành lập một khu dành riêng cho sản xuất EMS tại KCN Việt Hưng

▪ KCN cần do một đơn vị tư nhân quản lý với đầy đủ quyền hạn hành động và hỗ trợ đầu tư

▪ Việc quản lý KCN cần được hoàn thiện với một cơ quan chỉ đạo gồm đại diện khu vực công để đảm bảo môi trường pháp chế thuận lợi và điều chỉnh các biện pháp hỗ trợ phù hợp để thu hút nhà đầu tư

1

Điều chỉnh khung pháp chế và biện pháp hỗ trợphù hợp với nhu cầu nhà đầu tư EMS ▪ Giảm thuế▪ Miễn thuế VAT▪ Giảm thuế thu nhập ▪ Trợ cấp của Chính phủ

(trợ cấp vốn và chi phínghiên cứu, phát triển)

▪ Thuận lợi trong kí kết hợp đồng và thủ tục hải quan

▪ Bán đất hoặc cho thuê đất dài hạn cho nhà đầu tư

Hỗ trợ phát triển môi

trường chuỗi cung ứng

mạnh

▪ Thu hút các SME:

cung cấp linh kiện và

dịch vụ đóng gói, các

hoạt động hỗ trợ

chuyên môn (phân

phối, kho vận, thực

hiện đơn hàng, v.v)

Thành lập trung tâm đầu

tư một cửa để thu hút nhà

đầu tư và hỗ trợ đầu tư

▪ Cung cấp thông tin cho

nhà đầu tư tiềm năng

▪ Hỗ trợ đăng kí và thực

hiện đầu tư bằng cách

phối hợp với đại diện

IPA/QEZA tại KCN

▪ Dịch vụ hỗ trợ nhà đầu

tư thứ cấp

Phối hợp với nhà đầu tư

để thiết lập các bộ máy

đào tạo và tuyển dụng

▪ Phối hợp với các

trường đại học/cao

đẳng kĩ thuật/trung cấp

nghề để đào tạo và

tuyển dụng nhân tài

▪ Tìm kiếm và thu hút

nhân tài tới Quảng Ninh

Đảm bảo cung cấp ổn định

dịch vụ tiện ích

▪ Điện lưới quốc gia

▪ Nước

▪ Viễn thông

▪ Quản lý chất thải (đối với

chất thải độc hại, nếu có)

Phát triển các yếu môi sinh

▪ Nhà ở cho lao động tay nghề cao và

lao động cơ bản

▪ Không gian thương mại với dịch vụ

ngân hàng/ATM, nhà hàng, cửa

hàng, khu vui chơi giải trí

▪ Trường học và bệnh viện

1 khu sản xuất EMS tại KCN Việt Hưng với 3 nhà đầu tư thứ cấp trụ cột lớn và lực lượng lao động

khoảng 20.000 người

2 3 4 5

6 7 8Đẩy nhanh tốc độ thi công đường nối

tới sân bay/cảng biển lân cận

▪ Tới sân bay Nội Bài (Hà Nội)

▪ Tới sân bay Cát Bi (Hải Phòng)

▪ Tới Cảng Cái Lân

2.3.5. Giải pháp: Thành lập khu sản xuất chế biến thực phẩm và đồ

uống trong KCN Việt Hưng

Ngành sản xuất chế biến thực phẩm và đồ uống của Việt Nam dự kiến sẽ

tăng trưởng 12%/năm, đến năm 2020 sẽ đạt giá trị 17 nghìn tỷ đồng (giá cố

định 2010). Quảng Ninh ở vị thế lý tưởng để nắm bắt cơ hội và phát triển

ngành sản xuất chế biến thực phẩm và đồ uống.

Khi quyết định lựa chọn địa điểm sản xuất tiềm năng, nhà đầu tư sản

xuất thực phẩm và đồ uống thường đánh giá theo năm tiêu chuẩn sau:

- Khả năng tiếp cận nguồn nguyên liệu thô và thị trường người tiêu

dùng cuối cùng.

- Lao động.

- Chuỗi cung ứng.

- Chứng nhận tiêu chuẩn sản xuất.

- Cơ sở hạ tầng.

Thực hiện các hành động mục tiêu để Quảng Ninh trở nên hấp dẫn hơn

trong tiểu ngành sản xuất thực phẩm và đồ uống, đặc biệt nâng cao khả năng

kết nối bằng đường bộ tới các cảng (Cái Lân, Hải Phòng) và sân bay gần nhất

(Hải Phòng và Nội Bài), đảm bảo cung cấp diện, nước sạch và lao động cơ bản

ổn định, cũng như xây dựng các dịch vụ chuỗi cung ứng và có cơ quan chứng

nhận phù hợp.

Page 84: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

81

a). Mục tiêu

Thu hút ít nhất ba công ty sản xuất thực phẩm và đồ uống quy mô lớn

tới đầu tư trong tỉnh trong vòng 5 năm tới. Mỗi công ty này có thể tạo ra 1.100

việc làm mới, doanh thu hàng năm là 2 nghìn tỷ đồng, với diện tích trung bình

là 20ha. Đến năm 2020, tiểu ngành này có thể đóng góp 1,2 nghìn tỷ đồng vào

GDP của Quảng Ninh.

b). Nhiệm vụ và giải pháp

Để hiện thực hóa mục tiêu trên, cần phải thực hiện một số giải pháp then

chốt như trình bày trong HÌNH 22 bên dưới. Ba trong số các giải pháp này đặc

biệt chú trọng đến đáp ứng nhu cầu của tiểu ngành sản xuất thực phẩm và đồ

uống:

- Điều chỉnh khung pháp lý và biện pháp hỗ trợ phù hợp với nhu cầu

của nhà đầu tư sản xuất chế biến thực phẩm và đồ uống để ổn định chính sách

và cam kết trong dài hạn. Xây dựng một số biện pháp hỗ trợ tài chính như trợ

cấp vốn, trợ cấp nghiên cứu phát triển và miễn thuế thu nhập… để bù đắp

khoản đầu tư ban đầu và định hình Quảng Ninh trở thành một trong những địa

điểm đầu tư hấp dẫn nhất.

- Hỗ trợ phát triển hệ thống dây chuyền cung cấp mạnh: tạo sự phối

hợp giữa các nhà đầu tư chế biến thực phẩm & đồ uống với các công ty sản

xuất thực phẩm địa phương để đảm bảo nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào

ổn định. Thúc đẩy các dịch vụ theo chuỗi giá trị để đảm bảo có một chuỗi cung

cấp mạnh, bao gồm hỗ trợ phát triển mạng lưới kho lạnh để đưa nguyên liệu

đầu vào tươi sống đến các nhà máy sản xuất và đưa sản phẩm tươi ngon ra thị

trường.

- Thành lập một tổ chức chứng nhận để chứng nhận tiêu chuẩn chất

lượng: phối hợp với các cơ quan chứng nhận đã được thành lập tại miền Nam

Việt Nam như trung tâm Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát trọng yếu

(HACCP), ISO 22000 về quản lý an toàn thực phẩm, Hiệp định về các biện

pháp vệ sinh dịch tễ của WTO và hệ thống Tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc

tế (IFS). Các cơ quan chứng nhận này có thể thành lập chi nhánh tại KCN Việt

Hưng và cung cấp các dịch vụ liên quan cho các công ty sản xuất thực phẩm và

đồ uống tại đó.

Page 85: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

82

HÌNH 22

9 hành động then chốt để thực hiện thành công khu sản xuất thực

phẩm và đồ uống tại Quảng Ninh

Sả

n

ph

ẩm

Yế

u t

ốh

ỗtr

thự

c h

iện

sở

hạ

tần

g

Hợp tác với một nhà đầu tư hạ tầng ĐKKT/KCN có kinh nghiệm về sản xuất thực phẩm và đồ uống để thành lập một

khu dành riêng cho sản xuất thực phẩm và đồ uống tại KCN Việt Hưng

▪ KCN cần do một đơn vị tư nhân quản lý với đầy đủ quyền hạn hành động và hỗ trợ đầu tư

▪ Việc quản lý KCN cần được hoàn thiện với một cơ quan chỉ đạo gồm đại diện khu vực công để đảm bảo môi trường pháp chế thuận lợi và điều chỉnh các biện pháp hỗ trợ phù hợp để thu hút nhà đầu tư

1

Điều chỉnh khung pháp chế và biện pháp hỗ trợphù hợp với nhu cầu nhà đầu tư SX TP&ĐU

▪ Ổn định chính sách & cam kết dài hạn

▪ Biện pháp hỗ trợ/trợcấp để đảm bảo chi phí thành lập thấp hơn v.d. giảm thuế thu nhập, trợ cấp của chính phủ (trợ cấp vốn và nghiên cứu phát triển)

Hỗ trợ phát triển môi

trường chuỗi cung ứng

mạnh

▪ Thúc đẩy phát triển

chuỗi cung ứng dịch

vụ dây chuyền đông

lanh, chiên thực

phẩm, sấy khô, đóng

gói và các hoạt động

phụ trợ khác (phân

phối, kho bãi, v.v)

Thành lập trung tâm đầu tư một cửa để thu hút nhà đầu tư và hỗ trợ thực hiện đầu tư ▪ Cung cấp thông tin cho

nhà đầu tư tiềm năng ▪ Hỗ trợ đăng kí và thực

hiện đầu tư bằng cách phối hợp với đại diện IPA/QEZA tại địa phương

▪ Cung cấp kết nối với các nhà cung cấp nguyên vật liệu thô

▪ Dịch vụ hỗ trợ nhà đầu tư thứ cấp

Làm việc với nhà đầu tư đểthiết lập các chương trình đào tạo tại chức ▪ Thiết lập bộ máy tìm kiếm

& thu hút lực lượng lao động

▪ Thực hiện chương trình đào tạo tại chức tại các nhà máy SX TP&ĐU

Đảm bảo cung cấp ổn định

dịch vụ tiện ích

▪ Điện lưới quốc gia

▪ Nước

▪ Quản lý chất thải

Phát triển các yếu môi sinh

▪ Nhà ở cho lao động tay nghề cao và

lao động cơ bản

▪ Không gian thương mại với dịch vụ

ngân hàng/ATM, nhà hàng, cửa

hàng, khu vui chơi giải trí

1 khu sản xuất thực phẩm & đồ uống (SX TP&ĐU) tại KCN Việt Hưng với 2-3 nhà đầu tư thứ cấp

trụ cột lớn và lực lượng lao động với khoảng 20.000 việc làm

2 3 4 5

7 8 9Thi công/nâng cấp đường nối tới các

sân bay/cảng lân cận

▪ Tới sân bay Nội Bài (Hà Nội)

▪ Tới sân bay Cát Bi (Hải Phòng)

▪ Tới Cảng Cái Lân

Thành lập dịch vụ chứng

nhận để chứng nhận tiêu

chuẩn chất lượng – an toàn

thực phẩm và chất lượng xuất

khẩu, có thể kết hợp với hỗ

trợ xây dựng thương hiệu

6

2.3.6. Giải pháp: Tiếp tục đà tăng trưởng đối với ngành sản xuất vật

liệu xây dựng

Quảng Ninh có truyền thống mạnh về sản xuất vật liệu xây dựng. Tuy

nhiên, vẫn còn một số hạn chế nhất định có thể ảnh hưởng đến tiềm năng tăng

trưởng ngành sản xuất vật liệu xây dựng:

- Tăng giá do áp lực lạm phát và giá nguyên liệu đầu vào ngày càng

tăng, hơn nữa những hạn chế như nguồn điện cung cấp không ổn định và chi

phí vận chuyển và phân phối cao (do cơ sở hạ tầng chưa phù hợp) sẽ góp phần

đẩy giá thành lên cao và hạn chế nguồn cung trong những năm tới.

- Giá quá cao không thể cạnh tranh được trên trường quốc tế: nhìn

chung, sản xuất tại Quảng Ninh, mặc dù mới chỉ hướng đến thị trường nội địa,

cũng vẫn gặp nhiều khó khăn trong cạnh tranh. Thêm vào đó, hiểu biết về thị

trường còn hạn hẹp khiến nhà sản xuất khó tạo ra được các sản phẩm thực sự

đáp ứng nhu cầu của thị trường mục tiêu.

- Thiếu lao động được đào tạo: phần lớn lực lượng lao động trong

ngành sản xuất vật liệu xây dựng chưa được đào tạo kĩ thuật. Rất ít lao động

trong ngành có bằng trung cấp trở lên.

- Ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất: sản xuất vật liệu xây dựng không

hoàn toàn thống nhất với khát vọng của Quảng Ninh về xây dựng một nền kinh

tế xanh và bền vững. Khai thác nguyên vật liệu thô dẫn đến xói mòn đất đai

cũng như các vấn đề về bụi và ô nhiễm nguồn nước, v.v.

a). Mục tiêu

Page 86: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

83

Tận dụng nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú để duy trì phát triển

ngành sản xuất vật liệu xây dựng trong khi vẫn phối hợp chặt chẽ với các nhà

sản xuất để giảm thiểu tác động xấu đến môi trường. Ngành sản xuất vật liệu

xây dựng dự kiến sẽ giảm dần từ tỷ lệ tăng trưởng xuống ngang bằng với tỷ lệ

tăng trưởng bình quân quốc gia ở mức 10%/năm giai đoạn tới năm 2020.

b). Nhiệm vụ và giải pháp

Tiếp tục phát triển tiểu ngành sản xuất vật liệu xây dựng thống nhất với

phát triển chung toàn ngành tại Việt Nam và theo kịp tiến độ phát triển ngành

xây dựng; thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường

do ngành gây ra; xem xét đa dạng hóa sản phẩm và thị trường mục tiêu, đặc

biệt xuất khẩu sang thị trường quốc tế, cụ thể:

- Nâng cao năng suất để giảm đáng kể chi phí vận hành và sản xuất ở

mức giá cạnh tranh.

- Đầu tư công nghệ hiện đại để tạo ra các sản phẩm giá trị cao hơn.

- Xây dựng các chương trình đào tạo và tuyển dụng để thu hút nhân tài

quản lý và chuyên gia về thị trường, đặc biệt trong thiết kế sản phẩm và xây

dựng thương hiệu.

- Thực hiện các biện pháp quản lý chất thải bền vững hơn, bao gồm

tiếp tục khuyến khích nhà sản xuất tiếp cận các biện pháp hỗ trợ hiện tại như

quỹ hỗ trợ phát triển khoa học và công nghệ.

2.3.7. Giải pháp: Tiếp tục đà tăng trưởng đối với ngành cơ khí – sản

xuất máy móc

Ngành cơ khí nằm trong số những tiểu ngành chịu ảnh hưởng trực tiếp

của việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO trong thời

gian gần đây, cũng như của cuộc suy thoái kinh tế đang diễn ra. Tận dụng

thương hiệu đã có, ngành cơ khí của Quảng Ninh sẽ có thể tiếp tục duy trì đà

tăng trưởng, đặc biệt thông qua việc mở rộng các thị trường xuất khẩu và duy

trì vai trò của một trong những tiểu ngành dẫn đầu trong lĩnh vực sản xuất chế

biến tại Quảng Ninh.

a). Định hướng

Phát triển ngành cơ khí để từng bước thay thế máy móc và trang thiết bị

ngoại nhập. Từ nay đến năm 2020, ngành sản xuất máy móc cần đạt được các

mục tiêu sau:

- Đa dạng hóa sản phẩm để đáp ứng được nhu cầu sản phẩm phục vụ

các ngành công nghiệp trọng yếu mà Quảng Ninh có lợi thế cạnh tranh như

ngành khai thác than, thiết bị sản xuất điện, sản xuất máy móc và máy xây

dựng… đồng thời phục vụ các ngành phụ trợ của các ngành nói trên như ngành

kho vận hoặc dịch vụ chuỗi cung ứng phục vụ ngành khai thác than.

- Tăng cường năng lực thiết kế sản phẩm cho những nội dung nghiên

cứu và phát triển của Vinacomin ở ba ngành then chốt: (1) sản xuất thiết bị cơ

khí chính xác, (2) thiết bị khai khoáng, (3) thiết bị và linh phụ kiện sản xuất

nhiệt điện.

- Nâng cao năng lực cho Công ty Đóng tàu Hạ Long và Công Ty Đóng

Page 87: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

84

tàu Than Việt Nam– Intraco chỉ trong trường hợp đảm bảo được hiệu quả kinh

tế. Các công ty này sẽ cần phải đóng được các loại tàu mới với trọng tải lên đến

75.000 tấn, bao gồm tàu chở khách, tàu chở dầu và khí, dàn khoan dầu, tàu cá

xa bờ, tàu chế biến thủy sản, tàu cứu hộ,... mà vẫn đảm bảo hiệu quả kinh tế.

b). Nhiệm vụ và giải pháp

Tập trung nguồn lực để củng cố năng lực sản xuất, hướng tới sản xuất

các sản phẩm có hàm lượng giá trị gia tăng cao hơn như các thiết bị cỡ lớn, sản

phẩm máy móc phục vụ khai thác than và sản xuất điện, sản phẩm cơ khí dành

cho ngành sản xuất và chế biến nông, lâm, thủy sản, máy móc cơ bản, cấu kiện

thép phục vụ các nhu cầu công nghiệp, đồng thời nỗ lực nâng cao năng lực để

có thể lắp ráp xe tải và các loại xe trọng tải lớn, cụ thể:

- Hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất máy móc tại địa phương đầu tư đổi

mới công nghệ đúc kim loại, kỹ thuật luyện dập, tự động hóa máy móc, nung,

bọc mạ kim loại, đồng thời nâng cấp đáng kể những trang thiết bị sản xuất lạc

hậu, chuyển hướng sang các quy trình sản xuất tự động.

- Tái cơ cấu tổ chức nội tại của các doanh nghiệp sản xuất máy móc để

trở thành các doanh nghiệp hiện đại, nhạy bén trong kinh doanh.

- Trong giai đoạn tới tập trung chuyển đổi sang công nghệ hiện đại,

chọn lọc hơn ở các quy mô sản xuất khác nhau, bao gồm sản xuất quy mô trung

bình và quy mô lớn.

3. Nông nghiệp: trồng trọt chăn nuôi lâm nghiệp và

thủy sản

Nông nghiệp chỉ đóng góp 6,1% vào GDP của Quảng Ninh, nhưng thu

hút đến 43% lực lượng lao động toàn tỉnh. Trong nông nghiệp, các ngành trồng

trọt và thủy sản (cả đánh bắt và nuôi trồng) chiếm tỉ trọng lớn nhất, như trình

bày trong HÌNH 23 bên dưới. Trong 8 năm tới, nông nghiệp Quảng Ninh dự

kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ khoảng 8%/năm, cao hơn rất nhiều so với tốc độ

1,8%/năm giai đoạn 2006 - 2011. Tuy vậy, tốc độ này vẫn thấp hơn tốc độ tăng

trưởng toàn bộ GDP của Quảng Ninh là 12,7% năm. Đến năm 2020, tỉ trọng

của nông nghiệp trong GDP sẽ tiếp tục giảm xuống còn khoảng 4,0%.

Page 88: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

85

HÌNH 23

Trồng trọt và Thủy sản là hai lĩnh vực chính trong nền nông nghiệp của

Quảng Ninh

Giá trị gia tăng ngành nông nghiệp

37% 33%

7%9%

18% 20%

100% =

Thủy sản

Lâm nghiệp

Chăn nuôi

Trồng trọt

2020

4,8

38%

2011

2,5

38%

Giá so sánh năm 2010

6,1% 4,0%

Nghìn tỷ đồng

Tỷ trọng trong GDP

Nông nghiệp phát triển theo những định hướng chính như sau:

- Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, chất

lượng và hiệu quả, đa dạng hóa sản phẩm và đa dạng hóa cơ cấu kinh tế nông

thôn. Nông nghiệp phát triển sẽ phục vụ đắc lực cho ngành du lịch của tỉnh

thông qua các mặt hàng nông sản, v.v.

- Từng bước hình thành các khu nông nghiệp và vùng nông nghiệp ứng

dụng công nghệ cao, để tạo ra sản phẩm chất lượng và có khả năng cạnh tranh

cao. Sử dụng các loại cây, con giống mới để tạo ra sản phẩm có giá trị cao hơn.

Xây dựng các cơ sở cung cấp cây, con giống nhằm chủ động cung cấp các loại

giống chất lượng tốt, sạch dịch bệnh cho các ngành trồng trọt, chăn nuôi, lâm

và thủy sản.

- Quan tâm xây dựng và đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý

cho các sản phẩm nông nghiệp ở tất cả các lĩnh vực nông nghiệp là việc làm

cần thiết nhằm phát triển các mặt hàng nông lâm, thủy hải sản, gia súc, gia

cầm, các loại thực phẩm chế biến được coi là thế mạnh của tỉnh (như sá sùng

Vân Đồn, ghẹ Móng Cái đều là những sản phẩm có giá trị và sản lượng lớn

nhưng mới chỉ được biết đến ở địa phương, chưa khẳng định được giá trị rộng

lớn trên thị trường trong và ngoài nước do chưa có thương hiệu riêng).

- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng tăng các cây có giá trị cao

hơn, đồng thời vẫn duy trì một tỉ lệ thích hợp các cây lương thực, đặc biệt là

cây lúa, để đảm bảo an ninh lương thực.

- Phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp hóa để đưa chăn nuôi

Page 89: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

86

(lợn và gia cầm) trở thành một động lực tăng trưởng, chiếm tỉ trọng cao hơn

trong ngành nông nghiệp.

- Hình thành 2 vùng sản xuất lâm nghiệp: vùng cây nguyên liệu gỗ cho

chế biến phục vụ xuất khẩu, cung cấp gỗ mỏ cho ngành than, gỗ xây dựng;

vùng cây lâm nghiệp đặc sản phục vụ xuất khẩu (quế, hồi, thông nhựa). Đến

năm 2020, độ che phủ rừng trên toàn tỉnh đạt khoảng 55%. Phát triển lâm

nghiệp phải đóng góp tích cực vào mục tiêu giảm nghèo bền vững.

- Thủy sản cần phát triển toàn diện và bền vững trên tất cả các lĩnh vực

đánh bắt, nuôi trồng và chế biến để có thể khai thác hết tiềm năng của tỉnh.

Tăng chế biến phục vụ xuất khẩu đối với những mặt hàng chất lượng cao.

3.1. Trồng trọt

3.1.1. Hiện trạng phát triển

a). Thành tựu

Trồng trọt chiếm tỉ trọng lớn nhất trong nông nghiệp của Quảng Ninh,

trong đó có bốn vùng sản xuất lớn là Quảng Yên, Hải Hà, Đầm Hà và Đông

Triều. Các sản phẩm chính gồm có lúa, ngô, khoai lang và hoa màu. Lúa vẫn là

cây trồng chủ lực của tỉnh, chiếm 62,3% tổng diện tích gieo trồng (sản lượng

năm 2011 đạt 212.557,9 tấn, năng suất 4,84 tấn/ha), đứng thứ hai là rau màu

(sản lượng năm 2011: 131.048,6 tấn, năng suất: 14,79 tấn/ha). Tuy nhiên, như

trong Bảng 9 dưới đây, giá trị sản lượng theo giá cố định đang ngày một giảm,

chủ yếu là do một phần đất canh tác được chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản

hay xây dựng, làm giảm sản lượng cây trồng.

Bảng 9- Giá trị sản lượng trồng trọt

Năm

Tổng

(tỷ đồng)

(giá so

sánh

1994)

Trong đó

Lương

thực au đậu

Cây công

nghiệp

Cây công

nghiệp

lâu năm

Cây ăn

quả

2005 830,713 378,963 110,984 21,520 5,664 125,362

2006 673,223 353,414 118,489 18,337 6,067 101,035

2007 768,100 368,492 113,334 20,097 7,498 167,138

2008 774,765 363,829 123,662 22,584 11,180 186,354

2009 766,990 361,204 125,152 24,498 8,564 163,138

2010 799,778 372,039 128,069 22,135 8,622 174,207

2011 783,064 348,516 126,375 23,669 9,488 161,234

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Quảng Ninh năm 2011

b). Khó khăn và hạn chế

Quảng Ninh phải đối mặt với ba hạn chế lớn trong việc tăng giá trị sản

Page 90: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

87

lượng ngành trồng trọt:

- Đất canh tác có hạn: khoảng 80% diện tích tự nhiên của tỉnh là vùng

đồi núi, gây khó khăn trong việc mở rộng đất canh tác. Nhiều khu vực đang

được chuyển đổi thành đất xây dựng, càng hạn chế hơn nữa diện tích đất canh

tác.

- Điều kiện khí hậu và đất đai không thuận lợi: lượng mưa không đồng

đều trong năm với 80% tập trung vào mùa mưa, gây lũ lụt và sạt lở đất, trong

khi mùa khô lại thiếu nước. Nguồn nước ngầm cũng không đủ, hiện chỉ đáp

ứng được 40-50% nhu cầu. Đất canh tác còn manh mún, độ phì của đất thấp,

hiện tượng rửa trôi tại những khu vực đất dốc khiến độ phì của đất giảm.

- Quy mô nhỏ, công nghệ canh tác lạc hậu: nông dân thường canh tác

trên những mảnh đất nhỏ, gây khó khăn trong việc áp dụng tiến bộ KHCN và

sản xuất theo hướng hàng hóa.

Những lý do trên khiến năng suất canh tác của Quảng Ninh còn thấp:

năng suất lương thực bình quân của Quảng Ninh chỉ đạt dưới 5 tấn/ha, thấp hơn

mức trung bình của cả nước (5,2 tấn/ha) và thấp hơn nhiều so với các tỉnh vùng

ĐBSH, ví dụ Thái Bình (6,6 tấn/ha).

c). Tiềm năng

Quảng Ninh có thể tăng giá trị sản lượng bằng cách chuyển đổi cơ cấu

cây trồng sang hướng sản xuất hàng hóa với các loại sản phẩm có giá trị cao;

hình thành các vùng trồng lúa, cây ăn quả, rau an toàn hay hoa chất lượng cao

theo hướng tập trung, quy mô lớn; thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào lĩnh

vực trồng trọt nhằm áp dụng và chuyển giao công nghệ trong tất cả các khâu

sản xuất, chế biến, phân phối sản phẩm.

3.1.2. Định hướng phát triển

a). Mục tiêu phát triển

Đến năm 2020, lĩnh vực trồng trọt dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ

8%/năm nhờ ba giải pháp chủ đạo sau:

- Tăng diện tích gieo trồng từ 70.400 ha lên 80.000 ha trong năm 2020.

- Duy trì 25.000 ha đất trồng lúa (19.000 ha là đất lúa 2 vụ), tuân theo

chính sách quốc gia về an ninh lương thực.

- Tăng năng suất cây trồng, đặc biệt là cây lúa. Chuẩn hóa kĩ thuật

trồng lúa để đến năm 2020 tăng năng suất thêm 1,3 tấn/ha, tổng sản lượng ngũ

cốc đạt 250.000 tấn.

b). Nhiệm vụ và giải pháp

- Đến năm 2020 tăng diện tích gieo trồng từ 70.400 ha lên 80.000 ha

bằng cách chuyển đổi đất chưa sử dụng thành đất nông nghiệp. Đầu tư vào hệ

thống giao thông và thủy lợi để tăng từ 1-2 vụ lên 2-3 vụ mỗi năm

- Tăng thu nhập trên mỗi héc-ta bằng chuyển đổi cơ cấu cây trồng với

các loại cây có giá trị cao như na, vải, thanh long ruột đỏ. Xây dựng những

vùng nông nghiệp chuyên trồng các loại cây như rau sạch tại thị xã Quảng Yên,

hoa chất lượng cao tại huyện Hoành Bồ. Xem xét các loại cây giá trị cao khác

Page 91: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

88

có tiềm năng xuất khẩu tốt.

- Tăng năng suất nhờ thâm canh, tăng phân bón, áp dụng giống năng

suất cao, cơ giới hóa và công nghệ mới.

- Chuyển dịch từ tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ sang hướng sản

xuất hàng hóa, hợp tác chặt chẽ giữa nông dân và doanh nghiệp trong toàn bộ

chuỗi giá trị, từ khâu sản xuất đến tiêu thụ.

- Đẩy mạnh “dồn điền, đổi thửa”, tăng diện tích mỗi ô đất canh tác để

có thể áp dụng cơ giới hóa, giảm chi phí, tăng năng suất và chất lượng.

- Thu hút doanh nghiệp đầu tư cho sản xuất và tiêu thụ. Áp dụng các

tiêu chuẩn VietGAP trong công tác quản lý chất lượng sản phẩm.

Tăng cường công tác khuyến nông, mở thêm các kênh thông tin để phổ

biến kiến thức sản xuất nông nghiệp tới người dân, đặc biệt là tại vùng sâu,

vùng xa, như tạo điều kiện cho sự tham gia của các đơn vị tư nhân trong vai trò

đơn vị môi giới chuyển đổi nhằm phát triển những tập quán canh tác tốt của họ.

Ghana và Indonesia là hai ví dụ điển hình cho những quốc gia áp dụng

thành công mô hình đơn vị môi giới chuyển đổi tư nhân giúp tăng năng suất

cây trồng. Đơn vị môi giới chuyển đổi tư nhân này thường là các doanh nghiệp

hoặc doanh nhân. Họ thu mua sản phẩm và liên kết các hộ nông dân nhỏ với thị

trường tiêu thụ, cung cấp cho thông tin thị trường cần thiết để người nông dân

có thể điều chỉnh sản lượng, kĩ thuật canh tác theo nhu cầu thị trường. Mỗi đơn

vị có thể tập hợp tới 4.000 hộ nông dân trong chuỗi giá trị. Một số hình thức

liên kết về tiêu thụ sản phẩm góp phần giảm thiểu rủi ro cho nông dân bằng

cách: (i) cho người nông dân thuê nhà kho để kéo dài thời gian bảo quản, giúp

lựa chọn cơ hội bán sản phẩm tốt nhất; (ii) cam kết mua sản phẩm với giá thị

trường tại thời điểm thu hoạch; (iii) cam kết mua sản phẩm từ thời điểm canh

tác với giá thỏa thuận.

Tương tự, đơn vị môi giới chuyển đổi tư nhân có thể đóng vai trò như

một kênh cung cấp kĩ thuật (bao gồm cơ giới hóa), giống, phân bón và thuốc

trừ sâu thông qua hình thức cho vay mua vật tư đầu vào hoặc thu mua sản

phẩm đầu ra, từ đó khuyến khích người nông dân áp dụng phương thức sản

xuất hiện đại.

Nhà nước sẽ hỗ trợ các đơn vị môi giới chuyển đổi tư nhân bằng cách

cung cấp dịch vụ (như tiêu chuẩn lựa chọn giống hay phân bón chất lượng cao),

hỗ trợ xây dựng hạ tầng như như nhà kho, hệ thống thủy lợi và chi phí đầu tư

ban đầu.

c). Kế hoạch hành động

- Quy hoạch những vùng đất có thể chuyển đổi thành đất canh tác, đất

dành cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao;

- Hỗ trợ khuyến nông, hỗ trợ xây dựng nhà xưởng, cho người nông dân

vay mua nguyên liệu đầu vào;

- Đẩy mạnh công tác dồn điền đổi thửa, thí điểm tại 2-3 khu vực, sau

đó hoàn thiện dần các giải pháp thực hiện.

. . Chăn nuôi

Page 92: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

89

3.2.1. Hiện trạng phát triển

a). Thành tựu

Ngành chăn nuôi của tỉnh đã đạt được nhiều kết quả khả quan, với số

lượng đàn gia súc, gia cầm được phục hồi nhanh và đang phát triển theo hướng

sản xuất hàng hóa. Giá trị sản xuất chăn nuôi tăng 6-7%/năm và chiếm tỉ lệ

ngày càng cao trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp.

b). Khó khăn và hạn chế

- Quy mô nhỏ lẻ, phân tán hạn chế việc áp dụng các công nghệ giúp gia

tăng năng suất, quản lí dịch bệnh, đảm bảo môi trường (nhất là chăn nuôi trong

khu dân cư). Ví dụ như 70% lợn được nuôi tại hộ gia đình thay vì trong các

trang trại quy mô công nghiệp.

- Nhiều hộ gia đình cho gia súc ăn thức ăn thừa theo kiểu truyền thống,

không bảo đảm cân bằng dinh dưỡng nên hiệu quả thấp và tăng trưởng chậm.

- Sử dụng các loại giống địa phương, năng suất thấp, khả năng sinh sản

thấp, ít nạc và giá trị thành phẩm không cao.

- Công tác thú ý vẫn còn hạn chế, cán bộ thú y cơ sở thiếu kĩ năng và

kiến thức chuyên môn.

- Hiện tại ngành chăn nuôi của Quảng Ninh mới đáp ứng được khoảng

60% nhu cầu về thực phẩm cho nhân dân trong tỉnh, số lượng thực phẩm còn

thiều phải nhập từ các tỉnh bạn. Đồng thời một lượng đáng kể thực phẩm được

nhập tiểu ngạch qua đường biên giới gây khó khăn trong việc tổ chức kiểm tra,

kiểm soát, quản lý các sản phẩm động vật. Đây là nguyên nhân chính làm phát

sinh và lây lan các loại dịch bệnh gia súc, gia cầm.

- Quảng Ninh mới chỉ có 03 cơ sở giết mổ quy mô công nghiệp, còn lại

là các điểm giết mổ quy nhỏ lẻ, tự phát, điều kiện vệ sinh kém.

c). Tiềm năng

Chăn nuôi có thể trở thành một động lực tăng trưởng quan trọng cho

ngành nông nghiệp của Quảng Ninh, phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh

và nguyên liệu cho ngành chế biến xuất khẩu.

3.2.2. Định hướng phát triển

a). Mục tiêu phát triển

Nâng cao giá trị gia tăng của chăn nuôi thông qua những mục tiêu cụ thể

sau:

- Lợn: toàn tỉnh phát triển đàn lợn đến năm 2020 đạt 1,7 triệu con/năm,

tăng mạnh số lượng lợn trong tỉnh nhờ thành lập khu chăn nuôi tổng hợp tại

Hải Hà công suất 1 triệu con/năm. Đồng thời xây dựng các vùng chăn nuôi tập

trung để tăng đàn lợn tại các nơi khác trong tỉnh đạt công suất 0,7 triệu

con/năm, bao gồm cả nuôi tại hộ gia đình và tại các trang trại công nghiệp vừa

và nhỏ.

- Gia cầm: đến năm 2020 tăng số lượng gia cầm của Quảng Ninh từ

2,3 triệu lên 14 triệu con.

- Trâu bò: đến năm 2020, tăng từ 63.700 con trâu lên 72.000 và 24.900

Page 93: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

90

con bò lên 49.800.

b). Nhiệm vụ và giải pháp

- Quy hoạch các vùng chăn nuôi công nghiệp và bán công nghiệp đảm

bảo chất lượng thực phẩm và an toàn vệ sinh, xử lý tốt vấn đề ô nhiễm môi

trường, là nguồn cung cấp thực phẩm chất lượng cao và ổn định cho các khu

vực dân cư, thị trường ngoài nước trọng điểm. Thực hiện chuyển đổi một số

diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả sang xây dựng trang trại cho chăn nuôi

tập trung, quy mô diện tích từ 3-5 ha. Các điểm chăn nuôi tập trung phải nằm

cách xa khu dân cư 0.5-2 km.

- Đưa giống vật nuôi năng suất, chất lượng cao vào sản xuất. Sắp xếp

bố trí hệ thống sản xuất giống gia súc, gia cầm chủ động cung cấp giống cho

các cơ sở chăn nuôi.

- Tăng cường công tác chuyên giao kỹ thuật cho người chăn nuôi.

Kiểm soát chặt chẽ khâu lưu thông tiêu thụ thực phẩm, các chợ buôn bán. Hình

thành hệ thống dịch vụ cung cấp thực phẩm có tính thương mại cao từ người

sản xuất đến chế biến, đóng gói, phân phối. Triển khai xây dựng hệ thống lò

mổ gia súc, gia cầm theo qui hoạch đã được duyệt26

. Xây dựng nhãn mác rõ

ràng cho các loại thực phẩm và có trách nhiệm đối với người tiêu dùng.

- Ưu tiên triển khai dự án phát triển khu chăn nuôi và chế biến thịt lợn

quy mô lớn tại huyện Hải Hà để đến năm 2020 có thể nuôi và chế biến 1 triệu

con lợn một năm. Dự án sẽ cần sự hợp tác với các công ty quốc tế để có thể

khai thác được cả thị trường nội địa và thị trường to lớn cho các sản phẩm từ

thịt lợn ở miền Nam và Tây Nam Trung Quốc, Singapore và Nhật Bản.

Khu chăn nuôi sẽ được đặt tại Hải Hà, ưu tiên nằm trong ranh giới Khu

kinh tế cửa khẩu Móng Cái để có đủ diện tích và được hưởng ưu đãi thuế nhập

khẩu thiết bị. Ngoài ra, vị trí đó cũng nằm gần biên giới Trung Quốc là thị

trường tiêu thụ lớn. Thực hiện những biện pháp sau đây:

Hỗ trợ trước đầu tư: thực hiện đánh giá chi tiết khu vực Hải Hà để

xác định địa điểm phù hợp phát triển trang trại quy mô công nghiệp và hỗ trợ

nhà đầu tư đánh giá giống vật nuôi tiềm năng phù hợp với môi trường và điều

kiện tự nhiên của tỉnh. Hỗ trợ nhà đầu tư thuê hoặc mua đất thực hiện các dự

án.

Hỗ trợ nguồn nhân lực: hỗ trợ nhà đầu tư tuyển dụng lao động địa

phương vào làm việc trong các trang trại và nhà máy; hỗ trợ đào tạo nâng cao

tay nghề để chuẩn hóa vận hành và áp dụng kỹ thuật cao; có biện pháp hỗ trợ

đưa người tài từ nơi khác (như nhà ở, giáo dục cho con em người lao động) để

tận dụng tối đa các nguồn nhân lực tay nghề cao và chuyển giao kiến thức và

kỹ năng.

Điều chỉnh chính sách: thắt chặt các chính sách môi trường và áp

dụng các biện pháp kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo các trang trại tuân thủ quy

định; kiểm tra đột xuất để đảm bảo các trang trại triển khai hiệu quả các biện

pháp giúp bảo đảm tiêu chuẩn về y tế.

26

Theo Quyết định số 4009/QĐ-UBND ngày 08/12/2009 của UBND tỉnh Quảng Ninh về quy

hoạch nông, lâm nghiệp và thủy lợi tỉnh Quảng Ninh đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020.

Page 94: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

91

Hỗ trợ về cơ sở hạ tầng: hỗ trợ phát triển dây chuyền đông lạnh; xây

dựng đường xá để vận chuyển sản phẩm từ trang trại ra thị trường tiêu thụ

chính và các nhà máy chế biến. Nghiên cứu xây dựng một nhà máy chế biến

thức ăn chăn nuôi tại huyện Đầm Hà có công suất phù hợp với tiềm năng chăn

nuôi của tỉnh.

c). Kế hoạch hành động

- Xác định vị trí tiềm năng cho mô hình trang trại chăn nuôi. Điều

chỉnh chính sách đất đai để chuyển đổi nhanh đất sản xuất kém hiệu quả sang

xây dựng trang trại chăn nuôi.

- Xây dựng chính sách khuyến khích chăn nuôi theo hình thức công

nghiệp, bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm – đây là chìa khóa để tạo nền

tảng và cơ sở hạ tầng cần thiết cho các nhà đầu tư nước ngoài.

- Thu hút và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tiềm năng. Hỗ trợ nhà

đầu tư trong việc tuân thủ từng giai đoạn xây dựng.

- Tạo điều kiện phát triển nguồn nhân lực trong công tác tuyển dụng và

đào tạo.

- Liên tục hỗ trợ các nhà đầu tư, chủ động duy trì quan hệ thường

xuyên.

3.3. Lâm nghiệp

3.3.1. Hiện trạng phát triển

a). Thành tựu

Lâm nghiệp hiện đóng góp khoảng 7% giá trị gia tăng ngành nông

nghiệp của Quảng Ninh. Đất rừng chiếm trên 52% diện tích tự nhiên của tỉnh.

Độ che phủ rừng tăng đáng kể, từ 41,3% năm 2006 lên hơn 51% năm 2011 nhờ

nỗ lực triển khai chương trình tái trồng rừng. Toàn bộ 14 huyện thị của tỉnh đều

có đất rừng, tập trung chủ yếu ở Ba Chẽ (55.600 ha), Hoành Bồ (68.100 ha),

Vân Đồn (40.400 ha). Rừng tự nhiên chiếm 24% diện tích tự nhiên của tỉnh,

tập trung ở Hoành Bồ, Vân Đồn và Ba Chẽ. Rừng trồng chiếm 28% diện tích tự

nhiên,tập trung ở các huyện Ba Chẽ, Tiên Yên, Bình Liêu và Hoành Bồ. Diện

tích không có rừng che phủ chiếm khoảng 100.000 ha, trong đó có 50.000-

60.000 ha là có thể trồng rừng được. Diện tích còn lại nằm ở quá xa hoặc đất đã

bị sói mòn.

Các loại cây rừng chủ yếu của Quảng Ninh là cây keo (sản xuất) và cây

thông (phòng hộ). Gỗ chủ yếu dùng để làm giấy hoặc làm gỗ trụ mỏ; nhựa

thông là một đặc sản truyền thống của tỉnh, với sản lượng tương đối ổn định.

Rừng sản xuất ở Quảng Ninh hiện nay chủ yếu là rừng keo cung cấp

nguyên liệu giấy xuất khẩu và cung cấp gỗ mỏ cho ngành than và dăm gỗ cho

xuất khẩu đi Trung Quốc và Nhật Bản. Thông chủ yếu được trồng làm rừng

phòng hộ và cung cấp nhựa thông, một đặc sản truyền thống của tỉnh.

b). Khó khăn và hạn chế

- Chủng loại cây rừng sản xuất hiện nay còn nghèo nàn, chủ yếu là cây

keo, bạch đàn;

Page 95: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

92

- Chất lượng lâm sản thấp, chủ yếu là gỗ chất lượng thấp để làm trụ

chống mỏ hoặc dăm gỗ xuất khẩu. Tỉnh có rất ít hoạt động sản xuất gỗ xẻ,

khiến việc phát triển ngành gỗ và các sản phẩm làm từ gỗ quy mô lớn trở nên

khó khăn;

- Áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong ngành lâm nghiệp còn hạn

chế;

- Hoạt động khai thác than phi pháp trong rừng đã ảnh hưởng tiêu cực

đến môi trường. Công tác bảo vệ rừng kém hiệu quả cũng dẫn tới nhiều vụ

cháy rừng.

c). Tiềm năng

Quảng Ninh có nhiều tiềm năng để phát triển lâm nghiệp bền vững:

- Tăng sản lượng lâm nghiệp nhờ nâng cao chất lượng cây giống và kỹ

thuật trồng rừng (bố trí tối ưu mật độ, sử dụng phân bón hiệu quả);

- Gia tăng giá trị của rừng và lâm sản bằng chế biến, như sản xuất gỗ

ván ép và bột giấy để xuất khẩu;

- Bảo vệ nguồn tài nguyên lâm nghiệp thông qua Chương trình giảm

phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng

(REDD+).

3.3.2. Định hướng phát triển

a). Mục tiêu phát triển

- Tăng độ che phủ lên 53,5% năm 2015 và 55% năm 2020.

- Diện tích đất rừng sản xuất chiếm trên 44% diện tích tự nhiên của

tỉnh (tương đương 264.000 ha). Khai thác một cách bền vững những nguồn tài

nguyên này sẽ giúp nâng cao sản lượng lâm sản, đặc biệt sản lượng khai thác

gỗ hàng năm lên bình quân khoảng trên 600 nghìn mét khối và tăng cường hoạt

động trồng rừng, sản xuất nhựa thông và dịch vụ rừng.

- Tổng giá trị gia tăng ngành lâm nghiệp sẽ tăng từ từ 165 tỷ đồng lên

564 tỷ đồng vào năm 2020 (giá cố định 2010).

- Phát triển sản xuất nông lâm nghiệp dưới tán rừng, tận dụng tối đa

diện tích rừng dưới tán rừng để đưa vào phát triển trồng các loại cây con phù

hợp với điều kiện tự nhiên, tập quán canh tác của người dân miền núi nhưng

không ảnh hưởng tới cây rừng.

b). Nhiệm vụ và giải pháp

- Tiếp tục tăng tỷ lệ trồng rừng theo quy hoạch sử dụng đất của tỉnh.

Đảm bảo trồng hết diện tích đất có thể trồng rừng.

- Tích cực khoanh nuôi, bảo vệ và chăm sóc diện tích rừng hiện có; hạn

chế tối đa tình trạng cháy rừng, vi phạm lâm luật.

- Xây dựng các trung tâm giống, trung tâm kiểm định chất lượng giống

cây để thực hiện chương trình sản xuất nông nghiệp phát triển bền vững. Nỗ

lực tìm kiểm các giống cây mới có thể sinh trưởng ở Quảng Ninh với mục tiêu

chuyển dịch từ những cây ngắn ngày giá trị thấp sang những cây có giá trị cao

hơn.

Page 96: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

93

- Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị, phương tiện

cho lực lượng kiểm lâm, nhất là các trạm kiểm lâm tại các xã miền núi vùng

sâu.

- Phát triển công nghiệp chế biến lâm sản, áp dụng các cách thức tạo

giá trị cao hơn cho lâm sản bằng chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ phục vụ

mục đích thương mại, phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ để bày bán tại các

trung tâm du lịch trong tỉnh, phát triển thương hiệu và quảng bá các sản phẩm

phụ trợ như mật ong, sản phẩm từ tre và giấy.

- Phát triển rừng phòng hộ thành tài nguyên du lịch sinh thái như công

viên rừng và đường mòn đi bộ tại các khu vực rừng núi Yên Tử, Hoành Bồ, Ba

Chẽ và Vân Đồn. Những tài nguyên này sẽ tạo ra các hoạt động bổ trợ cho

khách du lịch tới tỉnh, có khả năng giúp gia tăng mức chi tiêu và thời gian lưu

trú của khách du lịch.

- Tham gia vào Chương trình REDD+, trong đó các quốc gia phát triển

hỗ trợ cho các quốc gia đang phát triển để họ bảo vệ rừng bù đắp cho lượng khí

các-bon do họ thải ra.

- Quảng Ninh phấn đấu để có diện tích rừng sản xuất được cấp chứng

chỉ rừng FSC theo tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững, như đảm bảo công tác

bảo hộ các loại hình rừng, đặc biệt là rừng ngập mặn đang xuống cấp do hoạt

động sản xuất nông nghiệp, từ đó đảm bảo thị trường đầu ra với mức giá đảm

bảo.

- Triển khai dịch vụ môi trường rừng.

- Trong thời gian tới, nghiên cứu trồng “cây năng lượng” là những

giống cho ra sản phẩm có thể chuyển hóa thành nhiên liệu sinh học. Cần phân

bổ diện tích đất và kinh phí tham gia thử nghiệm với một vài nhà đầu tư tiềm

năng để tỉnh có thể áp dụng và hưởng lợi sớm với công nghệ tiên tiến trong

lĩnh vực cây năng lượng.

.4. ánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy sản

3.4.1. Hiện trạng phát triển

a). Thành tựu

Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản là ngành lớn thứ hai trong nông nghiệp

Quảng Ninh sau trồng trọt. Thủy sản tập trung ở Móng Cái, Đông Triều, Vân

Đồn, Hải Hà và Quảng Yên. Các đối tượng nuôi trồng gồm các nhóm như giáp

xác (tôm, cua), nhuyễn thể (tu hài, hàu biển), cá biển (song, vược, chim vây

vàng), cá nước ngọt (rô phi) và nhiều loài cá truyền thống khác.

Năm 2011, sản lượng đánh bắt cá đạt 56 ngàn tấn, gồm cả đánh bắt gần

và xa bờ. Quảng Ninh hiện có 3 loại hình nuôi trồng thủy sản chính là nuôi cá

nước ngọt, nuôi trồng thủy sản ven biển, và nuôi trồng thủy sản ngoài khơi.

Tổng sản lượng cả 3 loại hình năm 2011 là 29,6 ngàn tấn. Ngành đã giải quyết

việc làm cho khoảng 55.000 lao động, trong đó đánh bắt khoảng 30.000 người;

nuôi trồng và chế biến thủy sản khoảng 20.000 người; dịch vụ hậu cần nghề cá

khoảng gần 5.000 người.

b). Khó khăn và hạn chế

Page 97: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

94

(1) Đánh bắt

Hoạt động đánh bắt cá gặp một số khó khăn lớn. Nghề khai thác hải sản

Quảng Ninh là nghề cá nhân dân, được tổ chức sản xuất theo hộ gia đình, quy

mô nhỏ lẻ, manh mún, phạm vi hoạt động chủ yếu tại các vùng gần bờ. Đại bộ

phận là ngư dân nghèo, cuộc sống phụ thuộc vào nguồn lợi tự nhiên. Áp lực

khai thác ngày càng lớn đối với nguồn lợi hải sản vùng ven bờ, dẫn đến nguồn

lợi hải sản có giá trị kinh tế của vùng biển ven bờ giảm mạnh, nhiều loại hải

đặc sản có nguy cơ cạn kiệt.

Tình hình thời tiết diễn biến bất thường và vấn đề Biển Đông cũng ảnh

hưởng không nhỏ đến hoạt động đánh bắt.

Hầu hết, ngư dân Quảng Ninh có khó khăn về kinh tế do vậy không đủ

vốn để đầu tư đóng mới, hoán cải, nâng cấp tàu thuyền đủ điều kiện khai thác

xa bờ. Số lượng tàu thuyền đánh bắt cá còn hạn chế. Các thuyền đánh cá

thường nhỏ, không được trang bị đầy đủ thiết bị, chủ yếu là ở mức quy mô hộ

gia đình và có công suất thấp (hơn 95% tàu thuyền đánh bắt cá có công suất

dưới 90 CV).

Kỹ thuật đánh bắt cá còn rất thấp khiến việc đánh bắt ngoài khơi gặp

nhiều rủi ro. Hầu hết ngư dân chưa được đào tạo phương thức đánh bắt cá tốt

nhất mà chủ yếu dựa vào kinh nghiệm truyền thống, do vậy không đạt được

hiệu quả cao nhất. Một số cách đánh bắt cá nguy hiểm và hủy hoại môi trường

còn tồn tại như sử dụng xung điện, thuốc nổ và hóa chất độc hại.

Kết cấu hạ tầng kinh tế biển còn hạn chế (hậu cần, bến cảng và cầu tàu) .

Hơn nữa, công tác quản lý nghề đánh bắt các còn yếu, năng lực còn hạn chế

trong việc kiểm soát giấy phép và hoạt động đánh bắt cá.

(2) Nuôi trồng

Vấn đề môi trường và các hoạt động du lịch (hiện đang là những nhiệm

vụ ưu tiên hàng đầu trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Quảng

Ninh) cũng là một thách thức đối với nuôi trồng thuỷ sản.

Một hạn chế khác trong nuôi trồng thủy sản tại Quảng Ninh là vấn đề về

khí hậu. Mùa đông lạnh làm chết hoặc giảm tốc độ tăng trưởng của thủy sản

nuôi.

Tình trạng dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản cũng thường xuyên xuất

hiện và với mật độ ngày càng tăng về đối tượng, chủng loại và thời gian xuất

hiện, gây sức ép về sử dụng thuốc và hóa chất, kèm theo đó là dư lượng còn tồn

dư trong các sản phẩm thủy sản, dẫn đến khó bán.

Chưa tạo được nhiều vùng nuôi thủy sản tập trung; kỹ thuật còn lạc hậu,

chậm đổi mới; diện tích nuôi thâm canh còn ít, dẫn đến năng suất và sản lượng

thấp.

Sản xuất giống thủ sản còn yếu, chưa đáp ứng được nhu cầu của người

nuôi; chậm đổi mới về quy trình công nghệ; chưa quan tâm đến việc phát triển

các giống sạch bệnh, chất lượng cao. Công tác nghiên cứu, nhập công nghệ sản

xuất một số đặc sản của Quảng Ninh như bào ngư, sá sùng, cá biển còn chậm,

chưa theo kịp nhu cầu sản xuất.

(3) Chế biến

Page 98: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

95

Đối với chế biến hải sản, các nhà máy hiện chưa đáp ứng được nhu cầu

chế biến toàn bộ hải sản đánh bắt và nuôi trồng được. Công tác marketing và

quảng bá còn yếu. Ít có sự phối hợp giữa doanh nghiệp chế biến và đơn vị nuôi

trồng thủy sản hay ngư dân. Hiểu biết về thị trường của các doanh nghiệp chế

biến còn thấp nên thường chỉ bán cho các đại lý châu Á, không biết ai là khách

hàng cuối cùng.

c). Tiềm năng

Quảng Ninh có 250 km đường bờ biển, ngư trường với diện tích hơn

6.000 km2, 40.000 ha bãi triều và 20.000 ha eo vịnh, sự đa dạng cao về địa

hình, chất đáy, có nhiều hệ sinh thái đặc trưng của vùng biển nhiệt đới. Ngư

trường Quảng Ninh - Hải Phòng được xác định là 1 trong 4 ngư trường trọng

điểm của cả nước, là nơi cư trú, sinh trưởng và phát triển của nhiều loại hải sản

có giá trị kinh tế cao. Đặc biệt, vùng biển nhỏ gần bờ có nhiều vụng kín, đáy

khá bằng phẳng, nhiều vị trí tránh trú gió tự nhiên và các tụ điểm dân cư nhỏ

cung cấp dịch vụ hậu cần nghề cá, là điều kiện thuận lợi cho nghề khai thác gần

bờ hoạt động quanh năm.

Về đánh bắt, Quảng Ninh có thể nâng cao năng suất khai thác bằng cách

áp dụng các kĩ thuật đánh bắt thân thiện với môi trường và sử dụng các trang

thiết bị tiêu chuẩn quốc tế.

Với tiềm năng phát triển diện tích nuôi trồng thủy sản hơn 92.428 ha,

Quảng Ninh là tỉnh có tiềm năng rất lớn về phát triển nuôi trồng thuỷ sản ngoài

biển quy mô công nghiệp, trong đó vịnh Bái Tử Long có tiềm năng nhất. Các

loài tiềm năng gồm nhuyễn thể (hàu, tu hài, bào ngư, hải sâm…), cá biển (cá

song, cá chim vây vàng, cá sủ, cá vược), giáp xác (tôm sú, tôm he chân trắng,

cua biển, ghẹ xanh). Trong tương lai, phấn đấu ngành thủy sản sẽ là ngành phát

triển song song với các ngành kinh tế khác. Việc nuôi thủy sản sẽ tiến tới các

mô hình nuôi thân thiện với môi trường sinh thái, các mô hình nuôi thủy sản

mang lại hiệu quả về kinh tế, vừa bảo vệ môi trường để hạn chế tác động tới

ngành du lịch sinh thái cao cấp sẽ được quy hoạch phát triển ở các hòn đảo

ngoài xa Vân Đồn.

Cuối cùng, tỉnh có thể phát triển thêm cơ sở chế biến thực phẩm và tận

dụng lợi thế về thủy sản.

3.4.2. Định hướng phát triển

a). Mục tiêu phát triển

Đến năm 2020, tăng sản lượng đánh bắt thêm 60.000 tấn trên cơ sở tổ

chức, sắp xếp lại cơ cấu nghề phù hợp với từng ngư trường, kiểm soát hoạt

động khai thác hải sản trên các vùng biển kết hợp nâng cao hiệu quả khai thác,

nâng cao chất lượng đời sống của cộng đồng ngư dân ven biển, đồng thời thực

hiện đầu tư vào lực lượng tàu thuyền đánh bắt xa bờ cùng với các cơ sở hạ tầng

dịch vụ nghề cá.

Tiếp tục phát triển thủy sản ven bờ từ 16.800 ha lên 18.400 ha; hạn chế

mở rộng để bảo vệ rừng ngập mặn – một mắt xích tối quan trọng trong hệ sinh

thái.

Tăng giá trị gia tăng từ nuôi trồng thủy sản gấp 4 lần do đưa các đối

Page 99: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

96

tượng nuôi mới có giá trị kinh tế cao vào sản xuất.

b). Nhiệm vụ và giải pháp

(1) Đánh bắt

Tiếp tục hỗ trợ đầu tư vào các tàu thuyền và thiết bị đánh bắt cá và kiến

thức kỹ thuật hiện đại. Đồng thời, cần đảm bảo không gây nguy hại đến nguồn

cung thủy sản do tình trạng đánh bắt cá tràn lan. Bốn biện pháp tổng thể gồm:

- Thay đổi về chính sách:

Thắt chặt chính sách môi trường và áp dụng biện pháp kiểm soát

nghiêm ngặt hơn để đảm bảo ngư dân tuân thủ quy chế về bảo vệ môi trường,

như xác định rõ các kỹ thuật và trang thiết bị được phép sử dụng để đánh bắt

cá, kiểm tra đột xuất để đảm bảo ngư dân tuân thủ các quy định.

Xây dựng và thực hiện “Quy hoạch chi tiết các khu bảo tồn biển,

vùng biển Cô tô - Đảo Trần, vùng nước nội địa cửa sông Tiên Yên”; “Quy

hoạch tổng thể nghề khai thác hải sản đến năm 2020 và định hướng đến năm

2030”; “Đề án củng cố và phát triển nghề khai thác hải sản gắn với chiến lược

phát triển kinh tế biển đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”.

Xây dựng chính sách chuyển đổi cơ cấu nghề khai thác thủy sản ven

bờ, ảnh hưởng lớn đến nguồn lợi và môi trường sang làm nghề khai thác có

hiệu quả và tính chọn lọc cao hơn và thân thiện với môi trường.

- Kiến thức về kỹ thuật: phổ cập các chương trình giáo dục, đào tạo và

phổ biến kiến thức phù hợp cho ngư dân về các kỹ thuật đánh bắt cá và các yêu

cầu về bảo vệ môi trường. Hợp tác ứng dụng tiến bộ KHCN trong khai thác hải

sản và công nghệ bảo quản sản phẩm, giảm tổn thất sau thu hoạch cho tàu cá xa

bờ.

- Hỗ trợ hạ tầng: hỗ trợ vốn vay và các phương thức khác giúp ngư dân

mua các thiết bị đánh bắt cá, đóng tàu thuyền lớn hơn cho đánh bắt xa bờ ở các

ngư trường giàu hơn. Tăng đóng mới số lượng tàu thuyền có công suất trên 90

CV với các trang thiết bị hiện đại phục vụ đánh bắt ngoài khơi. Xây dựng các

khu tránh bão tại Hạ Long, Móng Cái, Hải Hà, Tiên Yên và Cô Tô. Xây dựng

cơ sở hậu cần nghề cá bao gồm các cảng cá tại Vân Đồn và Hòn Gai (trong đó

cảng cá Hà Phong tại Hòn Gai sẽ được xây dựng kết hợp với chợ cá).

- Hỗ trợ công tác quản lý: hỗ trợ thành lập hiệp hội ngư dân để hoạt

động đánh bắt cá có tổ chức hơn thông qua cơ chế quản lý dựa vào cộng đồng.

Nâng cao năng lực quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho cán bộ

và ngư dân.

(2) Nuôi trồng

Xác định vùng nuôi cá nước ngọt, nuôi tôm, nuôi hàu, nghêu là những

sản phẩm có thế mạnh của tỉnh. Đầu tư vào hạ tầng như đê, đập dẫn nước tại

Quảng Yên, Vân Đồn, Tiên Yên và Đầm Hà để mở rộng diện tích nuôi trồng

thủy sản nước ngọt. Diện tích nuôi trồng tại Móng Cái sẽ được duy trì như hiện

tại, còn ở Hải Hà sẽ được chuyển đổi thành khu công nghiệp.

Cải thiện năng suất nuôi trồng thủy sản nước ngọt bằng cách áp dụng

các kỹ thuật hiệu quả hơn và sử dụng các loại giống chất lượng cao. Xây dựng

Page 100: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

97

các Trại sản xuất giống Nhuyễn thể tại Vân Đồn, Trại sản xuất và nuôi thực

nghiệm giống hải sản tại Đầm Hà nhằm tận dụng tối đa diện tích 1.000 ha có

tiềm năng phát triển nuôi trồng nhuyễn thể.

Tăng diện tích nuôi trồng thủy sản ven bờ từ 16.800 lên 18.400 ha. Đây

cũng là diện tích trần cho toàn bộ ngành thủy sản ven bờ của Quảng Ninh nhằm

mục đích bảo tồn các phía rừng ngập mặn.

Công tác này sẽ được phối hợp với chuyển đổi cơ cấu nuôi trồng. Tăng

tỷ lệ các loài nhuyễn thể từ 40% lên 54% vào năm 2020. Áp dụng tiến bộ kỹ

thuật và sử dụng con giống chất lượng cao hơn để tăng năng suất từ 1,2 tấn/ha

lên 1,9 tấn/ha.

Thành lập các khu vực nuôi trồng thủy sản ở vùng biển mở để nuôi các

loại cá biển và hàu – hai sản phẩm tiềm năng nhất về quy mô thị trường trong

ngoài nước và khả năng cạnh tranh của Quảng Ninh cho với các lãnh thổ tiềm

năng khác. Tìm hiểu khả năng phát triển các đặc sản địa phương khác như các

loài nhuyễn thể, tu hài, sá sùng, mực.

Bên cạnh đó, phát triển các cơ sở chế biến hải sản để tăng giá trị sản

phẩm đầu ra. Các kế hoạch này có thể tạo ra 3.850 việc làm và đóng góp thêm

618 tỷ đồng giá trị gia tăng (giá cố định 2010) vào năm 2020, như trình bày

trong HÌNH 24 dưới đây. Khu vực phù hợp nhất cho việc nuôi trồng thủy sản

ngoài khơi là vịnh Bái Tử Long. Việc phân vùng và chính sách bảo vệ môi

trường hiệu quả sẽ đảm bảo nuôi trồng có ít tác động đến cảnh quan du lịch,

giao thông vận tải và môi trường. Quảng Ninh sẽ chỉ tập trung thu hút nhà đầu

tư có năng lực về khoa học công nghệ và có trách nhiệm trong việc bảo vệ môi

trường.

Page 101: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

98

HÌNH 24

Nuôi trồng thủy sản ngoài khơi có thể đóng góp thêm 618 tỷ đồng vào

GDP năm 2020

386

96

618

89

Chế biến hàuNuôi hàuChế biến cá

47

TổngNuôi cá biển sâu

Cá biển sâu

▪ Có thể nuôi công nghiệp 3 loại cá ở Quảng

Ninh: Cá vược, cá giò và cá chỉ vàng

▪ Đã gây giống và nuôi công nghiệp tại Phú Yên

và Nha Trang

▪ Giả định dành khoảng 550 – 600 ha mặt biển

để nuôi cá

▪ Sẽ cần đầu tư khoảng 200 tỷ đồng trong 10

năm

▪ Có thể xây dựng nhà máy chế biến tại Đặc khu

kinh tế Vân Đồn

Hàu

▪ Nước biển vịnh Bãi Tử Long phù hợp

để nuôi hàu (sạch và yên tĩnh)

▪ Đã có trang trại nuôi thử ở Quảng Ninh

▪ Giả định dành 1.600 ha biển để nuôi

hàu chia thành 4 trang trại

▪ Cần đầu tư 150 tỷ đồng để nuôi trồng

và 160 tỷ đồng để chế biến (trong 10

năm)

▪ Thực hiện nuôi trồng và chế biến tại

Vân Đồn

Tác động GDP tăng thêm, 2020

Giá cố định 2010, tỷ đồng

Bốn biện pháp sau đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo thực hiện

thành công nuôi trồng thủy sản quy mô công nghiệp ngoài khơi:

- Hỗ trợ trước khi đầu tư: đánh giá chi tiết tại địa phương để xác định

cụ thể khu vực tối ưu cho phát triển nuôi trồng thủy sản ngoài khơi; hỗ trợ nhà

đầu tư đánh giá các loài thủy sản tiềm năng để nuôi trồng

- Hỗ trợ nguồn nhân lực: giúp nhà đầu tư tuyển dụng lao động địa

phương làm việc tại khu vực nuôi trồng và tại nhà máy chế biến thủy sản. Hỗ

trợ nhà đầu tư thực hiện đào tạo nguồn nhân lực để chuẩn hóa các kĩ thuật nuôi

trồng tiên tiến. Hỗ trợ thu hút nhân lực tay nghề cao từ ngoại tỉnh và nước

ngoài

- Thay đổi chính sách: thắt chặt chính sách môi trường và áp dụng các

biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt để đảm bảo nhà đầu tư nuôi trồng thủy sản

ngoài khơi tuân thủ. Nghiên cứu xây dựng chính sách về đầu tư trong lĩnh vực

này (ví dụ, phí thuê vùng biển).

- Hỗ trợ cơ sở hạ tầng: Hỗ trợ nhà đầu tư tìm kiếm địa điểm phù hợp

để xây lồng cá, hỗ trợ phát triển dây chuyền đông lạnh và thành lập các cơ sở

chế biến. Củng cố hậu cần nghề cá bao gồm xây dựng cảng cá để cho phép

thuyền mang sản phẩm từ ngoài khơi về nhà máy

(3) Chế biến

Tăng công suất của các nhà sản xuất hiện tại bằng cách đổi mới công

Page 102: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

99

nghệ, nâng cao chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tạo ra các sản

phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Xây dựng các nhà máy chế

biến tại các địa điểm thuận lợi, dễ dàng tiếp cận người tiêu dùng cuối cùng

hoặc xuất khẩu. Quy hoạch hoạt động chế biến thủy sản tại Vân Đồn, đồng thời

thực hiện những biện pháp cần thiết để thu hút nhà đầu tư vào khu vực này.

c). Kế hoạch hành động

- Xác định khu vực tiềm năng và loài phù hợp cho nuôi trồng ngoài

khơi.

- Xây dựng các chính sách về nuôi trồng thủy sản ngoài khơi liên quan

đến các vấn đề về đầu tư và bảo vệ môi trường.

- Thu hút và hỗ trợ các nhà đầu tư tiềm năng để tiếp cận nguồn vốn và

kỹ thuật tiên tiến.

- Xác định tất cả các cơ sở hạ tầng và trang thiết bị cần hỗ trợ và lập kế

hoạch triển khai, tranh thủ sự phối hợp của các doanh nghiệp trong ngành.

- Hỗ trợ trong việc tuân thủ các quy định cho nhà đầu tư được lựa chọn

trong giai đoạn thi công.

- Hỗ trợ việc thành lập doanh nghiệp, như cơ chế tuyển dụng và đào

tạo.

V. ỊNH HƯỚNG, NHIỆM VỤ VÀ CÁC GI I PHÁP PHÁT

TRI N XÃ H I VÀ QUỐC PHÒNG - AN NINH

1. Dân số, nguồn nhân lực, mức sống và an sinh xã

hội

1.1. Dân số

Trong giai đoạn 2000-2011, tốc độ gia tăng dân số tỉnh Quảng Ninh là

1,24%/năm, đạt 1,172 triệu người vào cuối năm 2011. Trong 14 huyện thị,

Thành phố Hạ Long có đông dân nhất với 224.700 người (chiếm 19,2% dân số

toàn tỉnh) và huyện đảo Cô Tô có ít dân nhất, chỉ 5.200 người (chiếm 0,5%). Tỉ

lệ nam/nữ là 51/49. Theo “Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009”, cơ cấu

dân số tỉnh Quảng Ninh gồm 88,4% dân tộc Kinh, tiếp theo là các dân tộc Dao

(5,2%), Tày (3,1%), Sán Dìu (1,6%) và Sán Chay (1,2%).

Mật độ dân số chung của Quảng Ninh là 192 người/km2, thấp nhất trong

11 tỉnh đồng bằng sông Hồng và thấp hơn mức trung bình 265 người/km2của

Việt Nam. Địa phương có mật độ dân số cao nhất là Hạ Long với 826

người/km2 (nhưng vẫn thấp hơn mật độ dân số trung bình khu vực Đồng bằng

sông Hồng là 949 người/km2) và thấp nhất là Ba Chẽ với 32 người/km

2.

Quảng Ninh có cơ cấu dân số trẻ. Như trong HÌNH 25 dưới đây, hơn

một nửa dân số Quảng Ninh nằm trong độ tuổi dưới 30, trong khi chỉ 8,7% dân

số nằm trong độ tuổi trên 60. Giống như các tỉnh thành khác của Việt Nam,

Quảng Ninh đang được hưởng “lợi tức dân số”, khi đa phần người dân hiện

nằm trong độ tuổi lao động

Page 103: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

100

Tuy nhiên đến năm 2012, tỷ lệ người già trên 60 tuổi ở Quảng Ninh đã

đạt trên 10%. Như vậy, Quảng Ninh đã bắt đầu bước vào giai đoạn chuyển tiếp

sang cơ cấu dân số già có nhu cầu được dành một phần ngân sách để hỗ trợ an

sinh xã hội.

HÌNH 25

100 15050050100150

20-29

0-9

10-19

30-39

40-49

50-59

80+

60-69

70-79

Tháp dân số Quảng Ninh năm 2009

Nam Nữ

Nh

óm

tuổ

i

Số người

Nghìn

NGUỒN: Tổng điều tra dân số và nhà ở 2009

Mức độ đô thị hóa của Quảng Ninh tương đối cao, ở mức 52%, gấp 1,7

lần trung bình của Việt Nam. Với tốc độ đô thị hóa tăng nhanh ở mức 0,8 điểm

phần trăm một năm27

, khoảng 60% dân số Quảng ninh sẽ sống ở đô thị vào

năm 2020.

Ước tính trong giai đoạn 2012-2020, dân số Quảng Ninh sẽ tăng trung

bình 1,01%/năm, đạt 1,285 triệu dân năm 202028

. Sau đó, dự báo tốc độ gia

tăng dân số sẽ giảm xuống còn 0,62%/năm, đạt 1,367 triệu người năm 2030

(xem HÌNH 26). Nếu thực hiện các giải pháp kinh tế ưu tiên, Quảng Ninh cần

phải thu hút lao động ngoại tỉnh cùng gia đình, nâng tổng dân số năm 2020 lên

1,686 triệu người.

27

Tương tự như tỷ lệ đô thị hóa giai đoạn 2006-2010 28

Nguồn: Tổng cục thống kê (2011), ”Dự báo dân số Việt Nam 2009-2049”.

Page 104: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

101

HÌNH 26

Dự báo dân số Quảng Ninh, 2012-2030

0,62%/năm

1,01%/năm

2030

1,367

20252020

1,285

2015

1,225

2012

1,186

NGUỒN: Tổng cục Thống kê, “Dự báo dân số Việt Nam 2009-2049”

Triệu người

1.2. Nguồn nhân lực

Trong 5 năm qua, số lao động có việc làm tăng khoảng 3%/năm, từ

555.500 người năm 2006 lên 633.400 người năm 2011. Lực lượng lao động

tăng 77.900 người trong cùng giai đoạn này. Trong giai đoạn 2006-2011, tỉnh

đã tạo ra 160.583 việc làm mới, trung bình 26.809 mỗi năm; trong đó 37% là

việc làm trong ngành dịch vụ, 49% công nghiệp và chỉ có 15% nông nghiệp.

Cùng với chuyển đổi cơ cấu kinh tế sang ngành công nghiệp và dịch vụ, cơ cấu

lao động cũng đã có sự dịch chuyển tương ứng trong giai đoạn 2006 - 2011: lao

động trong ngành dịch vụ tăng từ 27,5% lên 29,8%; lao động trong ngành công

nghiệp tăng từ 25,6% lên 27,2%; và lao động trong ngành nông nghiệp giảm từ

46,9% xuống còn 43,0%, như trình bày trong HÌNH 27 dưới đây. Tỷ lệ lao

động đã qua đào tạo tăng nhanh, từ 36% lên 51%.

Đến năm 2020, lực lượng lao động sẽ tăng lên thành 657.500 người, căn

cứ theo số việc làm mới được tạo ra trong tỉnh. Nếu thực hiện các giải pháp

kinh tế ưu tiên, Quảng Ninh phải thu hút thêm 267.800 lao động ngoại tỉnh,

nâng tổng lực lượng lao động lên 925.200 người29

. Cơ cấu lao động tiếp tục

chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng lao động ngành dịch vụ và giảm tỷ trọng

lao động ngành nông nghiệp. Đến năm 2020, lao động trong ngành dịch vụ sẽ

tăng lên, đạt 42%; lao động ngành công nghiệp tăng, đạt 31%; trong khi lao

động ngành nông nghiệp sẽ giảm xuống còn 27%. Tỉ lệ lao động đã qua đào tạo

sẽ tăng lên 89% nhờ phối hợp tăng cường với các đơn vị đào tạo tư nhân để

29

Các giả thiết tính toán: độ tuổi lao động là 15-60; tỉ lệ tham gia lao động (tỉ lệ giữa lực lượng

lao động trên số người trong độ tuổi lao động) là 82%; tỉ lệ người có việc làm (tỉ lệ giữa số lao động có

việc làm trên lực lượng lao động, bằng 100% - tỉ lệ thất nghiệp) là 96.5%.

Page 105: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

102

phát triển lực lượng lao động sẵn sàng làm việc. Tỷ lệ thất nghiệp ở các khu đô

thị sẽ duy trì dưới mức 4,3%.

HÌNH 27

Thực trạng và định hướng phát triển nhân lực Quảng Ninh

NGUỒN:Niên giám thống kê Quảng Ninh 2011

Nghìn người

47% 43%

28%

10%12%

19%

15% 15%

11%

100%

Nông nghiệp

Công nghiệp

phi khai khoáng

Khai khoáng

Dịch vụ

2020

925,2

42%

2011

633,4

30%

2006

555,4

27%

89%36% 51%

Lao động

đã qua

đào tạo

Định hướng phát triểnThực trạng

1.3. Mức sống và an sinh xã hội

Thu nhập hộ gia đình trên đầu người của Quảng Ninh tăng hơn gấp đôi

từ 0,867 triệu đồng/tháng năm 2006 tới 1,79 triệu đồng/tháng năm 2010. Mức

thu nhập này cao hơn xấp xỉ 30% mức thu nhập trung bình của Việt Nam (1,39

triệu đồng), cao thứ hai trong vùng ĐBSH, chỉ đứng sau Hà Nội (2,01 triệu

đồng/tháng) như thể hiện trong HÌNH 28. Thu nhập hộ gia đình của Quảng

Ninh cũng được phân bổ tương đối đồng đều hơn so với mức trung bình của Hà

Nội và Việt Nam – thu nhập của nhóm 20% cao nhất cao gấp 8,1 lần so với

nhóm 20% thấp nhất (Hà Nội gấp 8,9 lần; Việt Nam gấp 9,2 lần). Tuy nhiên,

các tỉnh khác thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng lại có mức phân bổ thu nhập

hộ gia đình đồng đều hơn, như vậy Quảng Ninh vẫn có thể cải thiện chỉ tiêu

này để đảm bảo phân bổ thu nhập đồng đều hơn trong tỉnh.

Page 106: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

103

HÌNH 28

So sánh thu nhập đầu người giữa Quảng Ninh với các tỉnh ĐBSH và với

Việt Nam

1.306

Bắc Ninh 1.646

Hải Dương

Hải Phòng 1.694

Quảng Ninh 1.787

Hưng Yên

+29%

1.199

Việt Nam

Ninh Bình

1.387

1.202

Thái Bình

Vĩnh Phúc

1.129

1.232

Hà Nam

Nam Định

1.150

1.237

Hà Nội 2.013

Thu nhập bình quân đầu người, 2010

Theo giá thực tế, triệu đồng/ tháng

NGUỒN: Niên giám thống kê Việt Nam 2011

20% cao nhất so với

20% thấp nhất

Lần

8,9

8,1

8,0

7,3

6,0

5,7

6,3

7,0

5,9

5,9

5,8

9,2

Nhiệm vụ và giải pháp nâng cao mức sống và an sinh xã hội:

- Chú trọng tạo việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao chất

lượng việc làm, tăng thu nhập cho người lao động; tập trung trong lĩnh vực

công nghiệp-dịch vụ, nhất là trong lĩnh vực dịch vụ chất lượng cao.

- Duy trì tỷ lệ thất nghiệp tại đô thị dưới mức 4,3%30

.

- Thực hiện đồng bộ, toàn diện và hiệu quả các Chương trình, dự án

giảm nghèo; tạo cơ hội cho người nghèo tiếp cận các chính sách trợ giúp.

- Xây dựng các đề án, giải pháp, mô hình giảm nghèo, tập trung hỗ trợ,

tạo điều kiện cho người nghèo phát triển sản xuất, tự vươn lên thoát nghèo, làm

giàu.

- Có chính sách hỗ trợ người lao động có thu nhập thấp về nhà ở, nhất

là người lao động trong các khu công nghiệp tập trung.

- Phát triển các hoạt động an sinh xã hội; thực hiện tốt các chính sách

xã hội, vận động toàn dân tham gia các hoạt động "Đền ơn đáp nghĩa", chăm

sóc người có công với nước; chăm lo đào tạo, dạy nghề, tạo việc làm cho con

em gia đình chính sách; đẩy mạnh các hoạt động từ thiện, nhân đạo hỗ trợ

những người yếu thế, nghèo khó trong xã hội, tạo thuận lợi để họ tự lực vươn

30

Mục tiêu theo Báo cáo Chính trị của Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh khóa XIII

Page 107: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

104

lên hòa nhập cộng đồng.

- Chuyển đổi và phát triển các cơ sở xã hội theo hướng cung cấp các

dịch vụ cho nhóm yếu thế và người dân để tăng cường các giải pháp nhằm hòa

nhập tại cộng đồng, giảm nuôi dưỡng tập trung tại cơ sở.

- Thực hiện các quyền trẻ em, bảo đảm cho trẻ em có hoàn cảnh đặc

biệt được bảo vệ, chăm sóc; tạo môi trường an toàn, lành mạnh để trẻ em được

phát triển toàn diện; ngăn chặn và đẩy lùi các nguy cơ xâm hại trẻ em.

2. Giáo dục và đào tạo

2.1. Hiện trạng phát triển

2.1.1. Thành tựu

Trong những năm qua, Quảng Ninh đã đạt được kết quả tốt trong lĩnh

vực giáo dục, với tỷ lệ biết chữ chiếm 96,8% ở người lớn độ tuổi từ 15 trở lên

(so với mức trung bình của Việt Nam là 94%), tỷ lệ biết chữ trong độ tuổi 15-

35 là 99,75%.

Năm 2011, Quảng Ninh có 654 cơ sở đào tạo, tăng từ 561 cơ sở năm

2005, như trình bày trong Bảng 10 dưới đây. Hệ thống trường học có tất cả các

cấp từ mẫu giáo tới đại học. Mạng lưới trường mẫu giáo và tiểu học phát triển

ở tất cả các xã, hiện chỉ có 2 phường chưa có trường tiểu học là Bạch Đằng (Hạ

Long) và Kalong (Móng Cái). Các xã phường đều đã có trường trung học cơ

sở. Tất cả các huyện thị đã có trường trung học phổ thông. Ngoài ra, Quảng

Ninh còn có 6 trường phổ thông dân tộc nội trú (trong đó có 2 trường cấp tỉnh),

6 trường phổ thông dân tộc bán trú (ở các xã đặc biệt khó khăn thuộc huyện

Tiên Yên, Bình Liêu, Ba Chẽ, Hải Hà) dành cho con em đồng bào dân tộc vùng

sâu, vùng xa. Đây sẽ là nguồn lãnh đạo tương lai cho các cộng đồng này.

Bảng 10. Quy mô phát triển giáo dục đào tạo

Cơ sở giáo dục và đào

tạo, dạy nghề ơn vị tính

Năm học 2005-

2006 Năm học 2011-2012

Số cơ

sở

Số học

sinh1

Số cơ

sở

Số học

sinh1

Giáo dục mầm non Trường 147 38,044 205 60,410

Giáo dục phổ thông

- Tiểu học Trường 162 87,490 177 88,066

- Trung học cơ sở Trường 191 83,031 191 65,505

- Trung học phổ thông Trường 44 47,687 56 41,121

Giáo dục thường xuyên Trung tâm 7 14,757 15 5,066

Giáo dục nghề nghiệp2 Trường 5 4,521 2 7,029

Giáo dục đại học

- Cao đẳng Trường 5 5,322 6 10,376

Page 108: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

105

- Đại học Trường 0 0 1 4,616

- Cơ sở Đại học Cơ sở 0 0 1 24

1 Chỉ liệt kê số học sinh hệ chính qui theo cấp bậc giáo dục hoặc hệ đào tạo 2 Chỉ liệt kê các cơ sở do Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý

Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh

Trong giai đoạn 2006 - 2011, Quảng Ninh đã xây mới 147 trường học

(trong đó có 12 trường tư thục) và kiên cố hóa 3.768 phòng học. Tỷ lệ kiên cố

hóa phòng học tăng từ 49% năm 2006 lên 80% năm 2011. Sự tăng trưởng vượt

bậc này minh chứng cho chính sách ưu tiên giáo dục của tỉnh.

Trong năm học 2011-2012, Quảng Ninh có 282.213 học sinh và sinh

viên đi học, tăng nhẹ so với con số 280.852 học sinh sinh viên trong năm học

2005-2006. Một số lĩnh vực lại tăng trưởng rất cao: cao đẳng và đại học tăng

182%; giáo dục nghề nghiệp tăng 55% và mẫu giáo tăng 59%. Sự tăng trưởng

số sinh viên ở giáo dục bậc cao là rất đáng khích lệ, vì đó là nơi đào tạo nguồn

nhân lực chính cho tỉnh.

Số học sinh phổ thông đã giảm 6,8%. Đây là kết quả của chính sách

quốc gia về dân số kế hoạch hóa gia đình, cũng như việc Quảng Ninh thành

công trong việc giảm số học sinh đi học không đúng độ tuổi. Sự sụt giảm nhu

cầu về số lượng sẽ giúp Quảng Ninh dễ tập trung hơn vào nâng cao chất lượng

giảng dạy ở các cấp này trong những năm tiếp theo.

Quảng Ninh có hơn 21.000 giáo viên và cán bộ quản lý trong lĩnh vực

giáo dục và đào tạo, trong đó trình độ tiến sĩ đạt 0,13% và thạc sĩ 2.8%.

Khoảng 94,5% số cán bộ giáo viên đạt chuẩn, trong đó 39,4% vượt chuẩn.

Số trẻ em đi học mẫu giáo vẫn tăng đều. Năm 2011, 87% trẻ từ 3-5 tuổi

đi học mẫu giáo, so với 65% năm 2006. Quan trọng hơn, 99,6% trẻ em 5 tuổi

đã được đi học mẫu giáo. Tỷ lệ suy dinh đưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi ở mẫu giáo

giảm từ 24.3% năm 2005 xuống còn 7.3% năm 2011.

Chất lượng giáo dục phổ thông cũng được cải thiện: tất cả 186 xã đã đạt

chuẩn giáo dục phổ thông ở cấp tiểu học và trung học cơ sở. Năm 2011, tỷ lệ

học sinh học hai buổi một ngày ở bậc tiểu học tăng tới 56%. Tỷ lệ hoàn thành

bậc học cũng đã tăng lên: tỷ lệ học sinh 18 tuổi hoàn thành bậc phổ thông đã

tăng lên mức 91,3% trong khi 76,2% học sinh trong độ tuổi 18-21 hoàn thành

trung học phổ thông. Đáng khích lệ hơn, 50,7% học sinh trung học phổ thông

đỗ kì thi đại học năm 2011, so với mức 24,5% năm 2005. Trong 5 năm qua,

Quảng Ninh đã đạt được thành công nhất định trong công tác xây dựng các cơ

sở đào tạo bậc đại học, thành lập trường đại học đầu tiên là Đại học Công

nghiệp Quảng Ninh tại Đông Triều và mở một cơ sở của trường Đại học Ngoại

thương tại Uông Bí.

2.1.2. Khó khăn và hạn chế

Quảng Ninh đã đầu tư rất nhiều vào giáo dục và đào tạo, tuy nhiên có

hai hạn chế quan trọng cần được tỉnh chú ý:

- Thiếu sự kết nối giữa quản lý nhà nước, cơ sở đào tạo và cơ sở sử

Page 109: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

106

dụng lao động sau đào tạo nên vẫn còn khoảng cách giữa nội dung, chất lượng

đào tạo và nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp. Thứ nhất, doanh nghiệp

thường cho rằng tìm được nguồn nhân lực có đủ trình độ tay nghề là một thách

thức lớn ở Quảng Ninh. Thứ hai, Quảng Ninh kỳ vọng phát triển ngành du lịch

và sản xuất chất lượng cao. Do đó, hệ thống giáo dục đào tạo cần ưu tiên đào

tạo ngoại ngữ (đặc biệt là tiếng Anh, tiếng Quảng Đông, tiếng Hoa phổ thông

và tiếng Hàn, tiếng Nhật), nghiệp vụ nhà hàng, khách sạn và đào tạo kỹ thuật

để hỗ trợ ngành sản xuất giá trị cao.

- Vẫn còn sự chênh lệch trong chất lượng giáo dục giữa thành thị và

nông thôn, nhất là vùng sâu vùng xa, vùng biên giới, hải đảo, cũng như giữa

các trường công lập và dân lập. Đây là hiện trạng của vùng nông thôn với tỷ lệ

đi học cao, nhưng tỷ lệ chuyên cần thấp và kết quả giáo dục còn khá thấp (về tỷ

lệ biết chữ và thành tích trong các cuộc thi quốc gia). Ngoài ra, tỉnh sẽ đánh giá

chất lượng các trường tư thục; đơn cử năm 2011, chỉ có 2 trong số 21 trường

THPT tư thục đạt chuẩn quốc gia (chiếm 10%) so với 14 trên 34 trường THPT

công lập đạt chuẩn quốc gia (41%).

- Tại khu vực thành thị, quỹ đất dành cho giáo dục đào tạo còn hạn hẹp

so với nhu cầu sử dụng. Tại khu vực nông thôn, nhiều điểm trường chưa được

giao quyền sử dụng đất hoặc chưa được đưa vào quy hoạch sử dụng đất của địa

phương.

. . ịnh hướng phát triển

2.2.1. Mục tiêu

a). Giáo dục mầm non:

Đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi trước năm 2014;

từng bước thực hiện phổ cập ở các độ tuổi khác. Đến năm 2020, tất cả các xã,

phường đều có đủ trường mầm non; có ít nhất 40% trẻ trong độ tuổi nhà trẻ và

90% trẻ trong độ tuổi mẫu giáo được chăm sóc, giáo dục tại các cơ sở giáo dục

mầm non; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng trong các cơ sở giáo dục mầm non giảm

xuống dưới 5%.

b). Giáo dục phổ thông:

Chất lượng giáo dục toàn diện được nâng cao, đặc biệt là chất lượng

giáo dục văn hóa, đạo đức, kỹ năng sống, pháp luật, ngoại ngữ, tin học. Đến

năm 2020, tất cả các xã phường đều có đủ cơ sở tiểu học, trung học cơ sở; huy

động 100% trẻ 6 tuổi vào lớp 1, 100% trẻ hoàn thành chương trình tiểu học vào

lớp 6; tỷ lệ đi học đúng độ tuổi ở tiểu học là 99%, ở trung học cơ sở là 95%;

30% học sinh sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở đi học nghề; 90% thanh niên

trong độ tuổi đạt trình độ học vấn trung học phổ thông và tương đương.

c). Giáo dục thường xuyên:

Tạo cơ hội cho mọi người có thể học tập suốt đời, đẩy mạnh xây dựng

xã hội học tập trên địa bàn tỉnh; chất lượng giáo dục thường xuyên được nâng

cao giúp người học có kiến thức, kỹ năng thiết thực để tự tạo việc làm hoặc

chuyển đổi nghề nghiệp; kết quả xóa mù chữ được củng cố bền vững, đến năm

2020 tỷ lệ người biết chữ trong độ tuổi từ 15 trở lên là 98% và duy trì tỷ lệ

người biết chữ trong độ tuổi từ 15-35 là hơn 99,5%.

Page 110: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

107

d). Giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học:

Điều chỉnh cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo, nâng cao chất lượng

đào tạo đáp ứng nhu cầu nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; các

cơ sở đào tạo nghề có đủ khả năng tiếp nhận 15% số học sinh tốt nghiệp trung

học cơ sở vào năm 2015 và 30% vào năm 2020; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt

73% vào năm 2015 và 89% vào năm 2020 (bằng với mục tiêu cho ĐBSH theo

Quyết định 1216/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Quy hoạch

phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020) thông qua tăng cường hợp

tác và áp dụng các chương trình đào tạo được phát triển chung giữa cơ sở đào

tạo với cơ sở sử dụng lao động; nâng số sinh viên tất cả các hệ đào tạo từ

248/vạn dân năm 2011 lên 400/vạn dân vào năm 2020.

2.2.2. Nhiệm vụ và giải pháp

Chú trọng nhiều hơn vào chất lượng đầu ra thay vì các chỉ số đầu vào

như là chú trọng nâng tỉ lệ học sinh đạt yêu cầu hơn là số trường học được xây

dựng. Một số giải pháp ưu tiên cần được chú trọng triển khai để thu hút và phát

triển nhân tài với kĩ năng phù hợp với các ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội của

tỉnh:

- Tập trung ưu tiên đào tạo nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu

cho các ngành, lĩnh vực mũi nhọn của địa phương và yêu cầu hội nhập quốc tế

như: dịch vụ thương mại, công nghiệp khai khoáng, du lịch, tài chính, ngân

hàng, bảo hiểm, du lịch, khách sạn, nhà hàng, vận tải, …

- Đầu tư, phát triển các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề; trong

đó, ưu tiên đầu tư một số nghề cấp độ khu vực, quốc tế; huy động năng lực dạy

nghề của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn, đặc biệt là doanh nghiệp, làng nghề,

hình thành mạng lưới dạy nghề với nhiều hệ thống, nhiều cấp độ để tăng nhanh

quy mô dạy nghề, đáp ứng yêu cầu nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội

của địa phương; thực hiện dạy nghề theo nhu cầu thị trường, dạy nghề theo địa

chỉ. Chú trọng dạy nghề cho lao động nông thôn, đặc biệt là lao động vùng

chuyên canh, vùng chuyển đổi cơ cấu kinh tế, lao động bị thu hồi để xây dựng

khu đô thị, khu công nghiệp.

- Xây dựng trường đại học đa ngành Hạ Long và kêu gọi đầu tư trường

đại học tiêu chuẩn quốc tế để đào tạo nhân lực cho các ngành, lĩnh vực thế

mạnh của địa phương cũng như thu hút sinh viên trong khu vực tới học.

- Thành lập cơ sở đào tạo nghiệp vụ nhà hàng, khách sạn đạt tiêu chuẩn

quốc tế có sự phối hợp với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước với sự tham

gia tích cực của các doanh nghiệp để đảm bảo giáo trình và chương trình thực

tập phù hợp với nhu cầu của ngành.

- Tiếp tục bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo để đến năm

2020 tỉnh duy trì kết quả 100% giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông đạt

chuẩn về trình độ đào tạo, trong đó 70% giáo viên mầm non, 100% giáo viên

tiểu học, 90% giáo viên trung học cơ sở và 20% giáo viên trung học phổ thông

đạt trình độ trên chuẩn; 40% giáo viên trung cấp chuyên nghiệp, 70% giáo viên

cao đẳng và 100% giáo viên đại học các trường trực thuộc tỉnh đạt trình độ từ

thạc sĩ trở lên.

Page 111: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

108

- Tiếp tục hỗ trợ phát triển giáo dục vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu

số và đối tượng chính sách xã hội để từng bước đảm bảo công bằng trong giáo

dục.

- Hợp tác với các cơ sở giáo dục và đào tạo có uy tín trong và ngoài

nước trong các lĩnh vực ưu tiên của tỉnh như phát triển kinh tế xanh, kinh tế

biển và dịch vụ để nâng cao chất lượng giáo viên và chương trình học.

- Kêu gọi nhà đầu tư có năng lực và các cơ sở đào tạo có uy tín mở cơ

sở đào tạo mới tại Quảng Ninh phù hợp với nhu cầu nguồn nhân lực của tỉnh.

- Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đảm bảo đủ quỹ đất cho phát triển

giáo dục. Thực hiện giao quyền sử dụng đất, lập quy hoạch chi tiết cho 100%

các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh.

- Tăng cường năng lực các trung tâm hướng nghiệp và giáo dục thường

xuyên để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ dạy nghề cho lao động nông thôn ở vùng

khó khăn.

- Tiếp tục đầu tư xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, kiên cố hóa

trường lớp học.

- Bố trí hợp lý nguồn ngân sách cho giáo dục đồng thời tăng cường huy

động xã hội hóa để đảm bảo đáp ứng nhu cầu tài chính cho giáo dục.

- Thực hiện phân luồng giáo dục ngay từ đầu cấp học phổ thông trung

học, có định hướng về nghề nghiệp rõ ràng.

Các nội dung khác về giáo dục và đào tạo cũng được đề cập trong phần

Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực của Quy hoạch tổng thể này.

3. Y tế

3.1. Hiện trạng phát triển

3.1.1 Thành tựu

Hệ thống y tế của Quảng Ninh được đánh giá dựa trên ba khía cạnh: Cơ

sở hạ tầng, thành quả y tế và nguồn vốn đầu tư cho y tế.

a). Cơ sở hạ tầng

Quảng Ninh có một hệ thống y tế toàn diện bao gồm các cơ sở của nhà

nước và tư nhân, như trong Bảng 11 dưới đây.

Bảng 11- Cơ sở y tế của Quảng Ninh

Loại hình Số cơ sở Số giường bệnh

2006 2012 2006 2012

Nhà nước 224 238 3.696 5.682

Trong đó

- Các đơn vị dự phòng (bao

gồm cả hệ dự phòng của các

TTYT tuyến huyện)

23 24 - -

Page 112: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

109

Loại hình Số cơ sở Số giường bệnh

2006 2012 2006 2012

- Bệnh viện (Bao gồm cả hệ

điều trị của 04 Trung tâm Y tế

dự phòng có giường bệnh)

22 22 3.035 5.000

- Phòng khám đa khoa khu vực 9 10 95 130

- Cơ sở y tế xã 184 186 566 552

Số cơ sở hành nghề y tư nhân 197 495 0 0

Nguồn: Sở Y tế Quảng Ninh

Năm 2012, Quảng Ninh có 9 bác sĩ/vạn dân, con số này cao hơn mức

trung bình của Việt Nam là 7,4 bác sĩ/vạn dân. Số giường bệnh là 42,3/vạn dân,

cao hơn mức trung bình Việt Nam là 22,1 giường bệnh/vạn dân. Số lượng dược

sĩ đại học/vạn dân là 1,55. Đến cuối năm 2012, 22,04% các trạm y tế xã đã đạt

chuẩn quốc gia về y tế xã.

b). Thành quả của công tác y tế

Quảng Ninh đã đạt được kết quả tích cực trong lĩnh vực y tế. Tuổi thọ

bình quân tại Quảng Ninh đạt 73,6 tuổi vào năm 2012. Trong 5 năm qua, không

có dịch bệnh lớn hay ngộ độc thực phẩm trên diện rộng.

Tỷ số chết mẹ (trên 100.000 trẻ đẻ sống) đã giảm xuống 22,2/100.000 ca

sống trong năm 2011, thấp hơn nhiều so với mức trung bình cả nước

(69/100.000 ca sống năm 2011). Tỷ suất chết sơ sinh giảm từ 6,96‰ năm 2006

xuống còn 4,99‰ năm 2011, tỷ lệ này thấp hơn nhiều tỷ lệ trung bình của Việt

Nam (14,8‰ năm 2010) hay của vùng ĐBSH (12,3‰ năm 2010). Tỷ lệ suy

dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi cũng giảm mạnh từ 24,3% năm 2005 xuống còn

15,8% năm 2012, thấp hơn tỷ lệ chung của toàn quốc là 16,2%.

Trong công tác phòng chống các bệnh truyền nhiễm, Quảng Ninh đã xây

dựng được hệ thống giám sát, cảnh báo dịch sớm; duy trì tỷ lệ tiêm chủng đầy

đủ cho trẻ em dưới 1 tuổi hàng năm đạt ở mức trên 95%. Số lượng người nhiễm

HIV mới hàng năm đã giảm đáng kể (từ 1.324 năm 2006 xuống còn 214 năm

2011).

Tỉnh cũng tích cực phòng chống bệnh lao phổi, với tỷ lệ bệnh nhân hoàn

toàn khỏi bệnh đạt 89,9% trong năm 2012.

c). Đầu tư

Trong những năm qua tỉnh Quảng Ninh đã tăng cường đầu tư cho lĩnh

vực y tế, đồng thời việc huy động vốn đầu tư tư nhân đã bắt đầu có kết quả,

điển hình là số lượng cơ sở y tế tư nhân đã tăng gấp hơn hai lần, từ 197 năm

2006 lên 495 năm 2012. Khoảng 75,76% dân số có bảo hiểm y tế năm 2012,

cao hơn mức trung bình của cả nước (64%).

3.1.2. Khó khăn và hạn chế

- Nguồn nhân lực chất lượng cao, nguồn nhân lực bác sĩ chưa đáp ứng

Page 113: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

110

được nhu cầu phát triển trong toàn tỉnh nói chung, nhất là lĩnh vực y tế tuyến

huyện.

- Cơ sở vật chất từ tuyến tỉnh đến tuyến xã chưa được đầu tư đồng bộ,

đặc biệt là hệ thống y tế dự phòng tuyến huyện, một số bệnh viện tuyến huyện,

một số trạm y tế xã.

- Chưa có bệnh viện tư nhân, đặc biệt là bệnh viện tư nhân đạt tiêu

chuẩn quốc tế để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch cũng như thu hút lao động

chất lượng cao.

- Cung cấp dịch vụ y tế đối với người dân ở vùng sâu, vùng xa còn hạn

chế, mặc dù tỉnh đã đầu tư rất nhiều cho công tác y tế ở các khu vực này, cùng

với sự hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế.

. . ịnh hướng phát triển

3.2.1. Mục tiêu

Các mục tiêu chính đối với lĩnh vực y tế của tỉnh Quảng Ninh được trình

bày trong bảng dưới đây.

Bảng 12- Các mục tiêu y tế chính

Chỉ số ơn vị 2012

Mục

tiêu

2015

Mục

tiêu

2020

Chỉ số đầu vào

Số bác sĩ Bác sĩ/vạn dân 9 10,5 12

Số dược sĩ Dược sĩ/vạn

dân

1,55 2,2 2,5

Tỉ lệ xã có bác sĩ làm việc % 100 100 100

Số giường bệnh Giường /vạn

dân

42,3 46,9 58,8

Chỉ số hoạt động

Tỉ lệ trẻ được tiêm chủng đầy đủ1 % 96 >95 > 98

Tỉ lệ xã đạt tiêu chí quốc gia về y

tế xã giai đoạn 2011 - 2020

% 25 100 100

Tỉ lệ chất thải rắn y tế được xử lý % 100 100 100

Tỉ lệ người có bảo hiểm y tế % 75,76 > 80 > 90

Tỉ lệ xã có đầy đủ cơ sở vật chất

và trang thiết bị y tế

% 25 100 100

Chỉ số đầu ra

Tuổi thọ trung bình Năm 73,6 74 76

Tỷ số chết mẹ Số ca tử 22 < 22 < 20

Page 114: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

111

Chỉ số ơn vị 2012

Mục

tiêu

2015

Mục

tiêu

2020

vong/100.000

trẻ đẻ sống

Tỷ suất chết trẻ em (< 1 tuổi) Phần nghìn 15 <13 <10

Tỷ suất chết trẻ em (<5 tuổi) Phần nghìn 20 < 18 < 16

Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân

ở trẻ dưới 5 tuổi (%):

% 15,8 < 15 < 12

1 Theo Chương trình quốc gia về tiêm chủng mở rộng, trẻ được tiêm 8 loại vắc xin cho 8 loại bệnh phổ biến với trẻ

dưới 1 tuổi là sởi, bại liệt, uốn ván, bạch hầu, ho gà, lao, viêm gan B, viêm phổi do Hib.

3.2.2. Nhiệm vụ và giải pháp

- Đẩy mạnh công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực và đào tạo

chuyên sâu cho y tế

- Thu hút cán bộ y tế chất lượng cao tới tỉnh để bổ sung vào lực lượng

cán bộ y tế của địa phương.

- Nâng cấp cơ sở hạ tầng y tế: xây dựng các bệnh viện chuyên khoa

mới bao gồm một bệnh viện lão khoa kết hợp với một viện dưỡng lão ở Hạ

Long; một bệnh viện mắt. Xây dựng các bệnh viện mới cho các xã đảo ở Thanh

Lân (Cô Tô). Mở rộng, nâng cấp cơ sở vật chất cấp huyện và cấp xã theo qui

mô phát triển. Đến năm 2015, hoàn chỉnh việc xây dựng cơ sở vật chất và đầu

tư trang thiết bị cho các trạm y tế để 100% xã đạt tiêu chí Quốc gia về y tế xã.

- Thu hút đầu tư tư nhân vào y tế: bố trí quỹ đất và khuyến khích xây

dựng ngay một bệnh viện tiêu chuẩn quốc tế ở Hạ Long. Đối với các địa

phương khác, áp dụng mô hình trung tâm - chi nhánh để đảm bảo khả năng

sinh lời và tính hiệu quả, ví dụ: các phòng khám đa khoa tiêu chuẩn quốc tế ở

Vân Đồn và Móng Cái với bác sĩ được điều động từ Hạ Long. Nghiên cứu xây

dựng các bệnh viện tiêu chuẩn quốc tế ở các địa phương Vân Đồn và Móng

Cái.

- Sau 2016, quy hoạch mạng lưới y tế dự phòng và kiểm soát dịch,

bệnh tật theo định hướng sát nhập các đơn vị y tế dự phòng tuyến tỉnh thành cơ

quan kiểm soát dịch bệnh (CDC), tránh đầu tư dàn trải, nâng cao hiệu quả hoạt

động; xây dựng trung tâm xét nghiệm, kiểm nghiệm các chỉ tiêu cơ bản phục

vụ công tác phòng chống dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi

trường phù hợp với tiến trình hội nhập và mô hình chung của các nước trong

khu vực.

- Thu hút các nhà đầu tư đầu tư vào lĩnh vực sản xuất dược phẩm vào

KCN Việt Hưng (Hạ Long). Thành lập các khu vực bảo tồn và sản xuất các loại

cây thuốc có giá trị ở Ba Chẽ, Bình Liêu, Đông Triều, Hoành Bồ và vườn cây

thuốc quốc gia Yên Tử.

- Tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực phòng bệnh,

khám chữa bệnh và sản xuất thuốc để nâng cao năng lực và chất lượng cung

cấp dịch vụ y tế trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục phối hợp với các tổ chức quốc tế và

Page 115: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

112

các cơ quan cứu trợ khác để nâng cao kết quả chăm sóc bà mẹ và trẻ em, chú

trọng đến chăm sóc sức khỏe ban đầu.

- Tăng cường y tế cơ sở, phát triển mô hình bác sỹ gia đình, nâng cao

chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân. Củng

cố và nâng cao chất lượng dịch vụ trạm y tế xã, trung tâm y tế huyện để quản lý

tốt bệnh không lây nhiễm tại cộng đồng. Chăm sóc tốt sức khỏe người nghèo,

đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn của Tỉnh.

- Tiếp tục nghiên cứu áp dụng các ý tưởng sáng tạo để thực hiện dịch

vụ y tế trên quy mô lớn với chi phí thấp, đặc biệt là tại những vùng sâu, vùng

xa. Bên cạnh việc phát triển mạng lưới nhân viên y tế thôn bản vốn đã rất thành

công, cân nhắc việc triển khai các đội khám bệnh di động và tổng đài y tế để

phục vụ khu vực xa xôi, hẻo lánh, như trình bày trong HÌNH 29 dưới đây31

.

HÌNH 29

Trạm y tế di động và tổng đài y tế có thể gắn với mạng lưới nhân viên y tế

thôn bản để mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ đến các khu vực xa xôi

hẻo lánh của Quảng Ninh

Trung tâm y

tế/bệnh viện

huyện

Trạm y tế di động đặt tại huyện,

hàng tháng đi đến các thôn

Tổng đài y tế

Nhân viên y tế thôn bản

tại mỗi thôn cung cấp

dịch vụ y tế

▪ Tư vấn và hỗ trợ

chẩn đoán

▪ Giới thiệu đến cơ

sở y tế

▪ Chẩn đoán và điều trị các

ca phức tạp hơn

▪ Giám sát và huấn luyện NV

y tế thôn bản

▪ Cấp mới tủ thuốc của nhân

viên y tế thôn bản

▪ Đăng ký, thu thập số

liệu

▪ Nâng cao nhận thức

▪ Chẩn đoán và điều trị

cơ bản

▪ Cấp thuốc và dụng

cụ y tế cơ bản

▪ Giới thiệu đến trạm y

tế di động và trung

tâm y tế huyện

4. Thông tin và truyền thông

4.1. Hiện trạng phát triển

31

Trạm y tế di động và tổng đài y tế là các hình thức cung cấp dịch vụ y tế có hiệu quả về mặt

chi phí đã được thực hiện tại nông thôn ở nhiều nước đang phát triển như Ấn Độ, Bangladesh, Lesotho

và Ai Cập.

Page 116: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

113

4.1.1. Thành tựu

a). Bưu chính viễn thông

Trên địa bàn Quảng Ninh có 6 công ty cung cấp dịch vụ bưu chính và

chuyển phát với 36 bưu cục và 120 trung tâm văn hóa và bưu chính xã. 100%

xã đất liền nhận chuyển phát báo trong ngày. Tổng cộng trong năm 2011 tỉnh

đã chuyển phát được 12,5 triệu tờ báo và tạp chí (gồm 10,3 triệu tờ báo quốc

gia và 2,2 triệu báo địa phương). Doanh thu từ dịch vụ bưu chính và chuyển

phát năm 2011 đạt 110 tỷ đồng, nộp thuế trên 5 tỷ đồng.

Đến cuối năm 2011, Quảng Ninh đã có 1.516.373 thuê bao điện thoại,

trong đó có 189.219 thuê bao cố định và 1.327.154 thuê bao di động. Mức độ

thâm nhập của điện thoại di động đạt 138 thuê bao/100 người, cao hơn mức

bình quân cả nước cũng như nhiều nước trong khu vực Châu Á – Thái Bình

Dương như trong HÌNH 30. Tương tự như hiện tượng chung tại Việt Nam hiện

nay, phần lớn điện thoại di động đều sử dụng hình thức thuê bao trả trước.

HÌNH 30

Tỷ lệ sử dụng điện thoại di động tại Quảng Ninh so với các nước Châu Á

Thái Bình Dương năm 2011

NGUỒN: Dịch vụ Thông tin Điện thoại Di động Thế giới (World Cellular Information Service); Sở Thông tin và Truyền

thông tỉnh Quảng Ninh

71

96103

112

125131

136138

161

Ấn

Độ

Ph

i-líp

-pin

Ind

on

esia

Th

ái

Lan

Ma

lays

ia

Việ

t N

am

Au

str

alia

Qu

ản

g N

inh

Sin

gap

ore

Phần trăm

Số lượng thuê bao điện thoại cố định và internet băng thông rộng của

Quảng Ninh cũng tương đối nhỏ, tổng cộng chỉ có 73.000, tương đương 6,2

thuê bao/100 người. Tuy nhiên, dịch vụ internet không dây có mặt tương đối

rộng khắp, với 85% diện tích tỉnh đã được phủ sóng 3G.

Năm 2012, Quảng Ninh cũng đã lắp đặt mạng lưới Wifi miễn phí tại

nhiều khu du lịch của Hạ Long. Quảng Ninh đặt mục tiêu đến năm 2015 sẽ mở

Page 117: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

114

rộng mạng lưới này tới toàn bộ các trung tâm đô thị và thương mại trong tỉnh.

b). Báo chí, phát thanh và truyền hình

Hiện tại, hệ thống báo chí tại Quảng Ninh gồm ba cơ quan báo chí địa

phương (Đài phát thanh và truyền hình Quảng Ninh, Báo Quảng Ninh và Báo

Hạ Long); 22 văn phòng đại diện và phóng viên thường trú của các cơ quan

thông tấn, báo chí Trung ương và các địa phương trong cả nước; 22 tập san từ

các cơ quan tổ chức trong tỉnh và 4 công ty truyền hình cáp. Các cơ quan thông

tấn này giữ vai trò trụ cột trong công tác truyền thông và tuyên truyền của tỉnh

Quảng Ninh, đóng góp tích cực trong công cuộc hiện đại hóa và công nghiệp

hóa tỉnh

Trong 5 năm qua, các cơ quan, tổ chức trên đã phát triển vượt bậc cả về

số lượng và chất lượng để đáp ứng nhu cầu cung cấp thông tin cho người dân.

Đài phát thanh truyền hình Quảng Ninh đã thực hiện nhiều việc đổi mới như

nâng cao chất lượng chương trình, tăng số giờ phát sóng ra thêm một kênh

truyền hình mới và báo điện tử, xuất bản đặc san hàng tháng về công tác đối

ngoại, đưa sóng phát thanh truyền hình Quảng Ninh lên vệ tinh, các mạng

truyền hình cáp, trên Internet và điện thoại di động. Hiện nay Đài đang trong lộ

trình phấn đấu trở thành một tổ hợp truyền thông đa phương tiện có tiềm lực tài

chính và tầm ảnh hưởng rộng. Năm 2011 phạm vi phủ sóng mặt đất truyền hình

Quảng Ninh đạt 97% phù sóng mặt đất phát thanh đạt 97% trên toàn tỉnh. Hai

kênh truyền hình phát 24/24h/ngày; phát thanh 24/24h/ngày. Đài còn thực hiện

các chương trình bằng tiếng nước ngoài, tiếng dân tộc thiểu số, tập trung giới

thiệu các mô hình kinh tế hộ gia đình, tuyên truyền phổ biến chính sách mới.

Đến cuối năm 2011, toàn tỉnh có 57.900 thuê bao sử dụng dịch vụ truyền hình

cáp, tăng 42% so với năm 2010.

Báo Quảng Ninh áp dụng mô hình tòa soạn điện tử, phát huy ứng dụng

công nghệ thông tin để tạo ra sản phẩm chất lượng và đáng tin cậy. Báo Quảng

Ninh (báo in) phát hành hằng ngày là tờ báo Đảng địa phương có quy mô lớn

sau Hà Nội mới, Sài Gòn giải phóng, Hải Phòng. Báo Quảng Ninh điện tử có

giao diện hiện đại, với nhiều loại truyền thông khác nhau (bản tin, bản phát

nhanh, video), ngoài tiếng Việt, còn có phiên bản tiếng Anh, tiếng Trung Quốc.

Số lượng truy cập Báo Quảng Ninh điện tử khoảng 90.000 lượt truy cập/ngày,

trong đó 10-15% lượng truy cập đó từ nước ngoài. Báo Quảng Ninh điện tử

đang xếp thứ 5 trong tổng số các báo mạng của Đảng được xem nhiều nhất.

Báo Hạ Long thường xuyên điều chỉnh và nâng cao nội dung và hình thức trình

bày. Đây cũng là nơi ươm mầm và phát hiện các tài năng văn học nghệ thuật

trên địa bàn, nhất là các tài năng trẻ.

Cổng thông tin điện tử thuộc UBND tỉnh vừa làm chức năng cung cấp

dịch vụ chính quyền điện tử, vừa là nơi cung cấp giới thiệu tổng quan về Quảng

Ninh cũng như tin tức, sự kiện trong tỉnh, toàn quốc, và quốc tế.

4.1.2. Khó khăn và hạn chế

- Hạ tầng thông tin và truyền thông còn yếu, có thể thấy qua tỉ lệ thuê

bao internet băng thông rộng thấp (6,2/100 người so với 34,6/100 người tại Hà

Nội);

Page 118: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

115

- Giữa vùng nông thôn và đô thị của Quảng Ninh vẫn còn tồn tại một

khoảng cách về trình độ “công nghệ số” thể hiện qua khả năng tiếp cận và sử

dụng các dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông (ICT). Người dân nghèo

ở vùng nông thôn không thể đủ khả năng trang bị để truy cập internet và

thường đi chậm trong việc áp dụng các loại dịch vụ trực tuyến. Ngoài ra, 15%

diện tích trong tỉnh chưa được phủ sóng 3G – chủ yếu là các xã vùng sâu vùng

xa.

4. . ịnh hướng phát triển

Tập trung phát triển hạ tầng truyền thông quan trọng, cung cấp các dịch

vụ internet công cộng sẽ giúp tăng tính hiệu quả và minh bạch trong các hoạt

động quản lý nhà nước và các hoạt động kinh tế.

Cụ thể hơn, rút ngắn khoảng cách về công nghệ số sẽ được đặt làm ưu

tiên hàng đầu. Ngoài việc tăng cường các dịch vụ Chính quyền điện tử, Quảng

Ninh cũng sẽ nghiên cứu thêm ba lĩnh vực sau:

- Thành lập các “trung tâm công nghệ” cung cấp dịch vụ internet cộng

đồng với chi phí thấp. HÌNH 31 mô tả một ví dụ về mô hình này. Mô hình do

các doanh nghiệp địa phương xây dựng và vận hành theo mô hình nhượng

quyền thương hiệu và được hỗ trợ về mặt kĩ thuật, phát triển năng lực và vốn.

Doanh nghiệp địa phương sau đó cung cấp thêm dịch vụ và phương tiện khác

để tạo nguồn thu bên cạnh việc cung cấp dịch vụ internet.

HÌNH 31

Technocentre nhượng quyền tại nông thôn

▪ Công ty viễn thông và

chính quyền cùng đầu

tư chi phí vốn

▪ Đơn vị nhượng quyền

trả chi phí vận hành

thường xuyên

▪ Cơ quan IT của nhà

nước hỗ trợ đơn vị

nhượng quyền, như

giúp đơn vị nhượng

quyền quảng cáo nhờ

quy mô

▪ Thu mức phí nhỏ cho

sử dụng máy tính và

thiết bị internet

▪ Hướng dẫn miễn phí

cho người sử dụng

technocentre

▪ Thu phí hỗ trợ kỹ thuật

(quan trọng vì người

dân nông thôn thường

ngừng sử dụng công

nghệ thông tin vì

những vấn đề đơn

giản)

▪ Có thể bán đồ ăn, thức

uống và/hoặc phần

cứng và phần mềm IT

▪ Đơn vị nhượng quyền ký hợp đồng để đào tạo và vận hành các trung tâm công

nghệ (technocentre) để thu doanh thu trong suốt thời gian nhượng quyền

▪ Đơn vị nhượng quyền đồng ý cung cấp những dịch vụ cụ thể, duy trì tiêu chuẩn

dịch vụ và giờ mở cửa nhất định (cả sau giờ làm việc và cuối tuần để tăng số

người sử dụng)

Tài trợDịch vụ

cung cấp

Mô hình

thương

quyền

Trung tâm

công nghệ

nông thôn

Page 119: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

116

- Áp dụng những công nghệ không dây mới như WiMax và công nghệ

truyền thông quang qua không gian (free-space optics FSO) được thiết kế nhân

rộng truy cập internet với chi phí thấp tại những vùng thưa dân.

- Nâng cao nhận thức và năng lực của các cộng đồng địa phương qua

những chính sách mang tính đột phá nhằm áp dụng và tận dụng mạng internet.

Triển khai việc hỗ trợ người dân, đặc biệt là hộ nông dân hệ thống kết nối

mạng Internet với các trung tâm giống cây trồng, vật nuôi; trung tâm bảo vệ

thực vật; trung tâm giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm... để hỗ trợ nông dân trong

lĩnh vực sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Có thể áp dụng một số sáng kiến của Hàn

Quốc và Anh như sau:

Lắp đặt những trạm phát WiFi miễn phí tại nhà văn hóa xã để nâng

cao nhận thức về những lợi ích của việc sử dụng dịch vụ internet.

Triển khai các khóa giảng dạy cơ bản về CNTT cho người trưởng

thành, tìm hiểu mong muốn được cải thiện kỹ năng CNTT của họ để không bị

bỏ xa bởi lớp trẻ đam mê công nghệ.

Triển khai chứng nhận “có đường truyền băng thông rộng” cho các

tòa nhà như một lợi thế cạnh tranh để thu hút người dân đến sinh sống.

Triển khai các loại máy tính xách tay và mô hình điện thoại thông

minh giá rẻ để khuyến khích người dân sử dụng.

Tập trung xây dựng trung tâm dịch vụ hành chính công và chính quyền

điện tử32

, cụ thể:

- Đến năm 2014, hoàn thiện hạ tầng và các cấu phần lõi của dịch vụ

chính quyền điện tử. Quảng Ninh sẽ xây dựng Trung tâm dịch vụ hành chính

công cấp tỉnh và 6 trung tâm cấp huyện cho 4 thành phố là Hạ Long, Uông Bí,

Cẩm Phả, Móng Cái, huyện Vân Đồn và thị xã Quảng Yên. 100% dịch vụ hành

chính sẽ được cung cấp theo tiêu chuẩn dịch vụ cấp 2 (có thể tải mẫu đơn

xuống); 60% dịch vụ hành chính cấp tỉnh sẽ được cung cấp thông qua Trung

tâm cấp tỉnh, trong đó 15% dịch vụ được cung cấp theo tiêu chuẩn dịch vụ cấp

3 và 4 (đơn được nộp và xử lý trực tuyến); tại 6 huyện còn lại, 70% dịch vụ

hành chính cấp huyện được cung cấp qua trung tâm huyện, trong đó 20% sẽ

được cung cấp theo tiêu chuẩn dịch vụ cấp 3 và 4.

- Sau năm 2014 xử lý tất cả các thủ tục hành chính trực tuyến, dần dần

nâng tiêu chuẩn dịch vụ lên cấp 4. Một trong những ưu tiên hàng đầu phải là

cung cấp dịch vụ trực tuyến cho công tác xúc tiến đầu tư, cho phép nhà đầu tư

tiềm năng truy cập thông tin, nộp hồ sơ và sử dụng các dịch vụ trực tuyến khác

mà không phải trực tiếp đến các cơ quan chính quyền tỉnh.

- Đối với phát thanh và truyền hình: đưa Đài Phát thanh truyền hình

Quảng Ninh trở thành một Tổ hợp truyền thông đa phương tiện hiện đại, có uy

tín, có tầm ảnh hưởng rộng lớn, có tiềm lực tài chính mạnh, bao gồm: 2 kênh

truyền hình, 2 kênh phát thanh, báo điện tử và các tạp chí. Giải pháp cụ thể:

Xây dựng phát thanh truyền hình tỉnh hiện đại trang thiết bị kỹ thuật công nghệ

đồng bộ và tháp truyền hình để nơi này là trung tâm sản xuất phát thanh truyền

32

Quyết định số 2459/QĐ-UBND ngày 28/9/2012 của UBND Tỉnh phê duyệt Kế hoạch xây

dựng Chính quyền điện tử Tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2012-2014.

Page 120: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

117

hình. Trong giai đoạn từ 2015 - 2020 sẽ thực hiện việc số hóa truyền hình trên

toàn tỉnh theo quy hoạch của chính phủ về số hóa truyền hình toàn quốc.

- Xây dựng Báo Quảng Ninh trở thành tòa soạn báo điện tử, theo

hướng hội tụ công nghệ, tích hợp nhiều loại hình báo chí (truyền hình, phát

thanh, báo in...) trên báo mạng điện tử. Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện

đại để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đổi mới toàn diện của Báo. Tăng cường phát

hành báo in đến các vùng khó khăn, các đối tượng thiếu thông tin.

5. Văn hóa và thể thao

5.1. Văn hóa

5.1.1. Thành tựu

- Văn hóa, văn học, nghệ thuật phát triển, có thêm nhiều tác phẩm có

giá trị, góp phần nâng cao đời sống và mức hưởng thụ văn hóa, thị hiếu thẩm

mỹ, trình độ thưởng thức của công chúng.

- Công tác xã hội hóa các hoạt động văn hóa, thể thao được triển khai

rộng khắp toàn tỉnh bước đầu có hiệu quả.

- Phong trào "toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" được triển

khai rộng rãi, được nhân dân hưởng ứng nhiệt tình.

- Hệ thống thiết chế văn hóa từ tỉnh đến cơ sở đang được xây mới và

sủa chữa, nâng cấp.

5.1.2. Thực trạng các thiết chế văn hóa

Về cơ sở hạ tầng cho các hoạt động văn hóa, thể thao Quảng Ninh, năm

2011 có 10 trung tâm văn hóa, thể thao, 2 bảo tàng, 1 nhà hát, 3 đoàn biểu diễn

nghệ thuật chuyên nghiệp và quảng trường đã thi công xong đưa vào sử dụng

hiệu quả. Quảng Ninh có một hệ thống thư viện gồm 1 thư viện tổng hợp cấp

tỉnh và 12 thư viện cấp thành phố, huyện, thị xã.

Hiện tại, một số thiết chế văn hóa câp tỉnh, thành phố mới được xây

dựng hoặc mới được đầu tư nâng cấp sửa chữa đang phát huy tác dụng tốt.

Phần lớn các thiết chế văn hóa cấp huyện, thị xã có cơ sở vật chất cũ hoặc đầu

tư chưa đồng bộ nên phát huy hiệu quả hạn chế, đặc biệt là các trung tâm văn

hóa, thể thao và thư viện.

5.1.3. Hạn chế, khó khăn

- Việc đầu tư cho phát triển văn hóa chưa tương xứng với tăng trưởng

kinh tế.

- Hệ thống thiết chế văn hóa từ tỉnh đến cơ sở, các công trình văn hóa,

nghệ thuật, khu vui chơi giải trí chất lượng chưa cao, chưa đồng bộ, chưa có

cồng trình văn hóa quy mô lớn.

- Đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa còn thiếu và chưa đủ mạnh,

nhất là cán bộ cơ sở, thiếu chuyên gia trong lĩnh vực nghệ thuật.

- Đời sống văn hóa còn chênh lệch giữa các vùng đô thị, nông thôn,

miền núi, hải đảo và đồng bào dân tộc thiểu số.

- Hiệu lực, hiệu quả của côn tác quản lý nhà nước về văn hóa ở một số

Page 121: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

118

lĩnh vực chưa cao.

5.1.4. Mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp

- Đẩy mạnh hoạt động bảo tồn, khai thác, phát huy có hiệu quả văn hóa

vật thể và phi vật thể trên địa bàn tỉnh. Tăng cường quản lý nhà nước trên lĩnh

vực văn hóa, tạo môi trường văn hóa lành mạnh phục vụ cho phát triển kinh tế -

xã hội. Coi trọng phát triển ngành công nghiệp giải trí trên cơ sở phát triển các

sản phẩm văn hóa, ẩm thực đặc trưng, tiêu biểu nhằm phục vụ nhân dân nhất là

khách du lịch (giải pháp 14 về phát triển du lịch).

- Đến năm 2015:

Hoàn thiện và đưa vào sử dụng các công trình văn hóa cấp tỉnh như :

Bảo tàng tỉnh, Thư viện tỉnh, Trung tâm hội chợ triển lãm, Công viên văn hóa,

Trung tâm văn hóa tỉnh, Bảo tàng sinh thái Hạ Long, Cung văn hóa thiếu nhi,

Công viên văn hóa Hạ Long, cụm công trình Văn hóa núi Bài Thơ. Các công

trình này khi hoàn thành sẽ là điểm nhấn của Văn hóa Quảng Ninh, phục vụ

cho việc phát triển du lịch văn hóa của tỉnh.

100 % huyện, thị xã, thành phố có đủ các thiết chế văn hóa ; 100%

xã, phường có nhà văn hóa ; 65 % làng khu phố được công nhận và giữ vững

danh hiệu “gia đình văn hóa”, 80 % gia đình được công nhận và giữ vững danh

hiệu “gia đình văn hóa”, 100 % xã phường có nhà văn hóa; 30 % người dân

tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ.

Hoàn thành quy hoạch đất giành cho xây dựng thiết chế văn hóa từ

cấp tỉnh đến cấp thôn.

Hoàn thành Quy hoạch bảo tồn, phát huy giá trị di tích, danh thắng,

văn hóa dân gian các dân tộc, quy hoạch tượng đài.

- Đến năm 2020 :

Phấn đấu hoàn thành đưa vào sử dụng Trung tâm thể thao Vùng Đông

Bắc (trước năm 2019), Nhà hát Hạ Long.

85 % gia đình được công nhận và giữ vững danh hiệu “gia đình văn

hóa”; 70 % làng, khu phố được giữ vững danh hiệu làng, khu phố văn hóa; 35

% người dân tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ.

100 % các văn bản có giá trị trong hệ thống viện sẽ được số hóa.

5.2. Thể thao

5.2.1. Thành tựu:

Quảng Ninh có 150 vận động viên chuyên nghiệp, bao gồm 70 đại kiện

tướng, 41 kiện tướng, và 39 vận động viên cấp 1. Số lượng cán bộ hoạt động

trong lĩnh vực thể thao đã tăng từ con số 362 năm 2006 lên 826 năm 2010.

Trong giai đoạn 2006-2010, các vận động viên của Quảng Ninh đã giành được

14 huy chương vàng, 16 huy chương bạc và 17 huy chương đồng trong các giải

thi đấu thể thao quốc tế. Trong Đại hội Thể dục Thể thao toàn quốc lần thứ 6 tổ

chức năm 2010, Quảng Ninh đã đứng thứ 18 trên tổng số 63 tỉnh thành. Năm

2010, mới chỉ có khoảng 23% dân số thường xuyên tập thể dục. Tỉnh sẽ phải

thúc đẩy hơn nữa hoạt động thể dục thể thao trong cộng đồng để giảm nguy cơ

mắc các bệnh như tiểu đường, bệnh tim mạch, huyết áp, có nguy cơ tăng cao

Page 122: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

119

khi mức thu nhập tăng dẫn đền thay đổi chế độ ăn uống và lối sống.

5.2.2. Khó khăn, hạn chế, cơ hội:

Công tác phát triển thể dục thể thao của Quảng Ninh gặp phải một số

khó khăn, bao gồm thiếu trang thiết bị cũng như hạn chế về số lượng và chất

lượng đội ngũ cán bộ nhân viên cũng như kiến thức đào tạo. Các hạng mục

công trình TDTT đã lạc hậu không đảm bảo cho công tác đào tạo vận động

viên, không đủ tiêu chuẩn để tổ chức thi đấu đăng cai các giải quốc gia, quốc

tế. Năm 2019, Việt Nam sẽ tổ chức ASIAD 18, đây là một cơ hội lớn để quảng

bá hình ảnh của thể thao Việt Nam cũng như của tỉnh Quảng Ninh.

5.2.3. Mục tiêu thể thao đặt ra cho tỉnh bao gồm:

- Nằm trong top 15 trong các Đại hội Thể dục Thể thao toàn quốc, gần

nhất là Đại hội Thể dục Thể thao lần thứ 7 vào năm 2014. Đứng trong top 10

tại Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ VIII (năm 2018).

- Số người tập luyện TDTT thường xuyên đạt tỷ lệ 30%; số gia đình

luyện tập thể thao đạt 24%.

- Đến năm 2015, 100% các trường trong tỉnh được triển khai chương

trình giáo dục thể chất toàn diện.

5.2.4. Giải pháp cơ bản:

- Tiếp tục tập trung nguồn lực vào các môn thể thao thế mạnh của tỉnh

như bơi lội, đua thuyền, điền kinh, Pencak Silat, cờ vua và bóng đá.

- Đầu tư mới hạ tầng, đặc biệt là cho những khu phức hợp thể thao lớn

với hệ thống trang thiết bị thi đấu và luyện tập đồng bộ, trang bị cơ bản cho

những huyện còn khó khăn.

- Tiếp tục xây dựng Khu phức hợp thể thao Đông Bắc tại phường Đại

Yên, thành phố Hạ Long để phục vụ không chỉ nhu cầu của tỉnh mà cả vùng

Đông Bắc Việt Nam.

- Xây dựng mới Trung tâm huấn luyện và thi đấu thể dục thể thao để

thực hiện mục tiêu đào tạo vận động viên thi đấu thể thao thành tích cao của

tỉnh.

6. Xây dựng nông thôn mới

6.1. Hiện trạng phát triển

6.1.1. Thành tựu

Quảng Ninh có thành tích tốt về các chỉ số phát triển con người cơ bản,

như các chỉ số về thu nhập, giáo dục và y tế đều có kết quả cao hơn hoặc tương

đương các tỉnh khác trong vùng. Tuy nhiên, vẫn tồn tại khoảng cách lớn giữa

các thành phố với các huyện miền núi, giữa vùng đô thị với nông thôn. Có thể

thấy ví dụ như trong HÌNH 32, tỉ lệ hộ nghèo của 4 thành phố chỉ nằm trong

khoảng 0,81% đến 2,43%, trong khi đó tỉ lệ hộ nghèo của Ba Chẽ lại lên đến

hơn 35%. Tương tự, trung bình có đến hơn một nửa lao động của Quảng Ninh

đã được qua đào tạo, trong khi đó lượng lao động đã qua đào tạo của các huyện

Ba Chẽ và Bình Liêu chỉ chiếm dưới 1/5.

Page 123: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

120

HÌNH 32

Còn tồn tại nhiều khác biệt trong mức độ phát triển xã hội giữa các xã của

Quảng Ninh, thể hiện qua tỉ lệ nghèo đói và tỉ lệ lao động đã qua đào tạo

Tỉ lệ hộ nghèo, 2011

%

NGUỒN: Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Ninh

Ba Chẽ 35,39

Bình Liêu 29,25

Đầm Hà 15,18

Hải Hà 14,74

Tiên Yên 14,31

Hoành Bồ 9,45

Vân Đồn 8,47

Đông Triều 3,32

Quảng Yên 3,29

Cô Tô

Bình quân toàn tỉnh 4,89

3,10

Uông Bí 2,43

Móng Cái 1,72

Hạ Long 0,87

Cẩm Phả 0,81

Tỉ lệ lao động đã qua đào tạo, 2011

%

Bình quân toàn tỉnh 51,0

19,6

19,4

22,0

20,8

30,8

36,1

23,9

34,1

25,0

26,3

61,5

57,0

72,0

65,0

Phát triển nông thôn vẫn luôn là một ưu tiên trong công tác phát triển

kinh tế - xã hội của tỉnh. Từ năm 2010, tỉnh đã tham gia tích cực vào Chương

trình mục tiêu quốc gia về “Xây dựng nông thôn mới”, với 19 tiêu chí đồng bộ

thuộc các lĩnh vực phát triển giáo dục, y tế, môi trường, cơ sở hạ tầng, kinh tế

và hệ thống chính trị.

Tỉnh đã thành lập các ban chỉ đạo cấp tỉnh và cấp huyện, do các lãnh

đạo cao nhất chủ trì nhằm giám sát việc triển khai chương trình. Tỉnh cũng là

một trong hai tỉnh duy nhất cả nước thành lập Ban quản lý Xây dựng nông thôn

mới ngang cấp Sở33

. Ban quản lý này thực hiện quản lý chương trình một cách

tổng thể, tham gia vào phát triển nông nghiệp, giáo dục, y tế và xóa đói giảm

nghèo. Ban đã chứng tỏ được hiệu quả trong việc phối hợp công tác phát triển

trên toàn tỉnh, đảm bảo những nguồn lực đầu tư xã hội được sử dụng hiệu quả

nhằm giải quyết những nhu cầu của các địa phương tham gia.

Trong vòng 2 năm trở lại đây, tỉnh đã dành khoảng 2.000 tỷ đồng từ

ngân sách tỉnh cho chương trình xây dựng nông thôn mới. Đến tháng 9/2012,

Quảng Ninh trở thành tỉnh đầu tiên trong cả nước có tất cả 125 xã nông thôn34

hoàn thành đề án xây dựng “xã nông thôn mới”, đáp ứng được tiêu chí 1 trong

33

Các tỉnh khác chỉ thành lập một văn phòng trực thuộc Sở NN & PTNT. 34

125 xã thuộc 13 thành phố, thị xã, huyện của tỉnh Quảng Ninh. Riêng thành phố Hạ Long

không có xã nông thôn nào.

Page 124: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

121

bộ 19 tiêu chí của Chương trình xây dựng nông thôn mới.

6.1.2. Khó khăn và hạn chế

- Nguồn lực thực hiện chương trình nông thôn mới phụ thuộc vào bối

cảnh kinh tế vĩ mô, do đó gây khó khăn trong việc lập kế hoạch cho các hoạt

động phát triển. Năm 2012 mới huy động được 500 tỷ đồng/1.500 tỷ đồng theo

kế hoạch mỗi năm đã được phê duyệt cho chương trình35

do suy thoái kinh tế,

trong khi vẫn chưa có kế hoạch cụ thể về việc tìm nguồn vốn thay thế để bù

đắp phần thiếu hụt.

- Quảng Ninh là một tỉnh có diện tích lớn và địa hình phức tạp, với các

xã vùng đồng bằng, miền núi hải đảo có trình độ phát triển khác nhau. Do vậy

việc áp dụng các giải pháp chung cho toàn tỉnh có thể gặp nhiều khó khăn.

- Tập quán sinh hoạt và lao động truyền thống tại các địa phương miền

núi có thể trở thành một rào cản đối với phát triển.

- Đến nay, công tác phát triển thường tập trung vào việc cung cấp các

cơ sở hạ tầng đầu vào, như tỷ lệ trường học hay bác sĩ trong dân số. Đây là

bước đi đúng đắn đối với một tỉnh còn đang phát triển như Quảng Ninh trong

giai đoạn trước mắt. Trong thời gian tới, cần chuyển dịch sang hướng tập trung

vào kết quả đầu ra, như đối với giáo dục, y tế.

6. . ịnh hướng phát triển

6.2.1. Mục tiêu

- Đến năm 2015 có 60% các xã cơ bản đạt tiêu chuẩn xã nông thôn

mới36

, 10 trong số 13 huyện thị cơ bản đạt tiêu chuẩn “huyện nông thôn mới”

và Quảng Ninh trở thành “tỉnh nông thôn mới”37

. Tỷ lệ nghèo đói sẽ giảm

xuống mức dưới 10% đối với các xã miền núi và dưới 6% đối với các xã đồng

bằng, so với mức 14-36% hiện tại của những huyện nghèo nhất trong tỉnh.

- Đến năm 2020, 80% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới, những xã

còn lại sẽ đạt tiêu chuẩn nông thôn mới cho tiêu chí phát triển cơ sở hạ tầng và

tỷ lệ nghèo đói (theo chuẩn nghèo mới, <10% đối với các xã miền núi, <6% đối

với các xã đồng bằng).

6.2.2. Nhiệm vụ và giải pháp

- Lấy phát triển kinh tế làm động lực cho phát triển xã hội: thúc đẩy sự

tham gia của các địa phương vào các giải pháp phát triển kinh tế, như giải pháp

“trang trại khép kín” giúp sản xuất những loại nông sản bán được trên thị

trường và doanh thu cao hơn; phối hợp với thành phần tư nhân giúp tăng sản

lượng và tính cạnh tranh.

- Áp dụng các ý tưởng mới để đảm bảo sử dụng chi phí hiệu quả trong

triển khai: nghiên cứu và áp dụng những ý tưởng đột phá để thực hiện những

35

Theo Nghị quyết 39/2010/NQ-HĐND của Hội đồng Nhân dân tỉnh ngày 10/12/2010 36

Quảng Ninh định nghĩa “các xã cơ bản đạt tiêu chuẩn” là các xã đạt được 80% mức các xã

đạt tiêu chuẩn 37

Theo tiêu chuẩn quốc gia về nông thôn mới được ban hành trong Quyết định 491/2009/QĐ-

TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ: huyện đạt tiêu chuẩn huyện nông thôn mới khi 75%

các xã trong huyện là xã nông thôn mới; tỉnh đạt tiêu chuẩn tỉnh nông thôn mới khi 80% các huyện

trong tỉnh đạt huyện nông thôn mới

Page 125: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

122

giải pháp về y tế, giáo dục, cơ sở hạ tầng với chi phí thấp như trạm y tế di

động, tổng đài y tế và lớp học điện tử.

- Theo dõi kết quả và giải quyết những thách thức trong triển khai: chủ

động theo dői kết quả các chương trình để đánh giá hiệu quả. Đảm bảo sự phối

hợp giữa Ban Xây dựng nông thôn mới, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông

thôn, lãnh đạo các địa phương và Đơn vị thực hiện nhằm giải quyết sớm những

vấn đề trong triển khai. Giải quyết tốt mâu thuẫn giữa việc thu hồi đất nông

nghiệp để phát triển đô thị - KCN và ổn định đời sống, công ăn việc làm và an

sinh xã hội khu vực nông thôn theo định hướng xây dựng Nông thôn mới

- Đa dạng hóa nguồn lực: bổ sung nguồn đóng góp từ ngân sách bằng

những nguồn khác, như từ kinh tế tư nhân, hay vốn đầu tư từ ngoài tỉnh, các Tổ

chức phi chính phủ và quyên góp cá nhân. Tiếp cận các Tổ chức phi chính phủ,

các cơ quan phát triển, trường viện để tiếp thu kiến thức chuyên môn.

- Tuyên truyền nếp sống và thói quen lao động “nông thôn mới”: tuyên

truyền nếp sống và lao động mới giúp tăng cường sức khỏe, trình độ học vấn và

thu nhập của người dân, hài hòa với môi trường, phù hợp với chiến lược tăng

trưởng xanh và bền vững của Quảng Ninh.

- Tùy chỉnh các giải pháp theo nhu cầu của các xã: cân nhắc tình hình

đặc thù và nhu cầu của các xã khi thiết kế giải pháp nhằm đảm bảo tính thực

tiễn cao nhất.

7. Quốc phòng - an ninh

7.1. Thành quả, hạn chế và khó khăn

7.1.1. Thành quả

Những năm qua, thực hiện tốt nhiệm vụ quốc phòng - an ninh trên địa

bàn tỉnh Quảng Ninh đã góp phần bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống

nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, nhà nước, nhân dân và chế

độ xã hội chủ nghĩa, giữ vững hòa bình ổn định chính trị và an ninh quốc gia,

trật tự, an toàn xã hội. Chủ động đấu tranh, làm thất bại mọi âm mưu và hành

động chống phá của các thế lực thù địch, bọn phản động đối với địa bản tỉnh

Quảng Ninh.

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền tỉnh

Quảng Ninh đã thực hiện tốt chức năng tham mưu, tăng cường phối hợp với

các Bộ, Ban, Ngành; chỉ đạo lực lượng công an tỉnh làm tốt vai trò nòng cốt,

triển khai thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ đảm bảo an ninh, trật tự, góp phần

bảo vệ tuyệt đối an toàn các mục tiêu trọng điểm, các sự kiện chính trị quan

trọng, các hội nghị quốc tế diễn ra trên địa bàn tỉnh; không để xảy ra phá hoại,

khủng bố, bạo loạn; an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh được giữ vững; tình hình

tội phạm đã từng bước được kiềm chế; trật tự an toàn giao thông có chuyển

biến tích cực. Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc được tăng cường.

Những thành quả đó đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế -

xã hội của đất nước nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng.

7.1.2. Khó khăn, hạn chế

Là tỉnh biên giới (đường biên giới dài hơn 300 km trên bộ và trên biển),

Page 126: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

123

miền núi, vùng sâu, vùng xa, biển đảo, địa hình phân bố khá phức tạp, mật độ

dân cư ở các khu vực này rất thưa và chủ yếu tập trung ở các thôn bản, khe núi

và các đảo đất; kinh tế phát triển, tài nguyên khoáng sản phong phú,... nên là

nơi thuận lợi phát sinh, di cư tội phạm, nhất là tội phạm ma túy, tội phạm buôn

người, tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm liên quan đến than, tội phạm môi

trường.

Tình hình vi phạm pháp luật của người nước ngoài gia tăng; hoạt động

của tội phạm hình sự trên địa bàn ngày càng gắn chặt với tội phạm kinh tế (sản

xuất, kinh doanh khoáng sản trái phép; thương mại, xuất nhập khẩu ở khu vực

biên giới, cửa khẩu, trên biển,...). Tội phạm về ma túy, nhất là hoạt động mua

bán, vận chuyển trái phép ma túy qua biên giới rất khó kiểm soát. Tội phạm

hoạt động theo băng, nhóm, liên tuyến, liên tỉnh, hoạt động theo kiểm xã hội

đen tăng

7.2. Mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp về quốc phòng - an ninh

7.2.1. Mục tiêu

Tăng cường quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã

hội. Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân vững mạnh

phù hợp với đặc điểm tình hình thực tiễn của địa phương. Xây dựng Quảng

ninh trở thành Khu vực phòng thủ vững mạnh của vùng Đông Bắc tổ quốc về

quốc phòng, an ninh và phòng tuyến hợp tác, cạnh tranh kinh tế quốc tế. Phát

triển kinh tế xã hội đi đôi với tăng cường sức mạnh quốc phòng - an ninh. Kết

hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng - an ninh, quốc phòng - an ninh với kinh tế

trong từng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế - xã

hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

7.2.2. Nhiệm vụ và giải pháp

(1) Về công tác đảm bảo an ninh trật tự:

- Quán triệt và thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và

nhà nước về công tác đảm bảo an ninh, trật tự và an toàn xã hội, củng cố và

tiếp tục xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân vững

mạnh, nhất là những địa bàn, tuyến, lĩnh vực trọng điểm.

Phối hợp các ngành, các cấp trong tỉnh tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu

quả Nghị quyết số 08 của Bộ Chính trị về Chiến lược an ninh quốc gia, thực

hiện Quyết định số 282/QĐ-TTg ngày 24/02/2011 của Thủ tướng Chính phủ về

Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị về

tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong

tình hình mới và tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 09/NQ-CP của Chính phủ về

Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm, Chương trình mục tiêu quốc gia

phòng, chống ma tuý và Chương trình hành động phòng, chống mua bán người

giai đoạn 2011 - 2015 của Chính phủ. Thực hiện tốt Nghị quyết 49/NQ-TW

của Bộ Chính trị, Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về chiến lược

cải cách tư pháp và Chỉ thị số 02 của Đảng uỷ Công an Trung ương về công tác

cải cách tư pháp trong lực lượng Công an nhân dân.

Phối hợp các lực lượng, các ngành liên quan trong tỉnh triển khai thực

hiện: (i) các đề án, chương trình cụ thể về đảm bảo an ninh chính trị khu vực

Page 127: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

124

miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc, không để chồng lấn

“mềm” về các mặt kinh tế, văn hóa, thông tin; (ii) các đề án, chương trình đảm

bảo an ninh, an toàn cho các hoạt động kinh tế biển của nhân dân trên vùng

biển, đảo Quảng Ninh; (iii) đảm bảo thực hiện, quản lý sử dụng, kiểm tra, kiểm

soát, bảo vệ biển theo Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ, Hiệp định Hợp tác

nghề cá Việt Nam - Trung Quốc và Luật biển Việt Nam trên Vịnh Bắc Bộ

thuộc vùng biển Quảng Ninh.

- Tổ chức thực hiện có hiệu quả Kết luận số 86-KL/TW ngày

5/11/2010 của Bộ Chính trị (khóa X) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-

CT/TW của Bộ chính trị về tăng cường lãnh đạo công tác bảo đảm an ninh

quốc gia trong tình hình mới; Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 15/44/2007 của Thủ

tướng chính phủ về công tác phòng, chống khủng bố trong tình hình mới. Thực

hiện tốt công tác quản lý xuất nhập cảnh, quản lý người nước ngoài, quản lý cư

trú trên địa bàn tỉnh.

- Tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 37/2012/QH13 ngày

23/11/2012 của Quốc hội về công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội

phạm, công tác thi hành án; Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 4/9/2012 của Ban Bí

thư Trung ương Đảng khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với

công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Phối hợp với các ngành, các cấp

thực hiện có hiệu quả Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ

hỗ trợ; tăng cường kiểm tra và tổ chức vận động toàn dân giao nộp vũ khí, vật

liệu nổ, công cụ hỗ trợ. Thường xuyên kiểm tra, chấn chỉnh, xử lý vi phạm

hành chính trong lĩnh vực kinh doanh ngành, nghề có điều kiện về an ninh, trật

tự.

- Tiếp tục chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các Nghị quyết của Ban chấp

hành trung ương Đảng khóa XI, nhất là Nghị quyết Trung ương 4 "Một số vấn

đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay" trong Đảng bộ Công an Tỉnh; tiếp tục

thực hiện chủ trương tăng cường toàn diện cho Công an cấp huyện và đơn vị

trực tiếp chiến đấu.

- Xây dựng lực lượng công an tỉnh vững mạnh toàn diện đáp ứng yêu

cầu, nhiệm vụ bảo vệ vững chắc an ninh và trật tự an toàn xã hội trên các

hướng, tuyến, địa bàn trong tình hình mới.

Củng cố lực lượng, trang bị cho công an cấp huyện, xã, công an vùng

miền núi, biên giới, hải đảo. Quan tâm xây dựng trụ sở và đầu tư trang bị cho

lực lượng công an, quân sự ở xã; trang bị phương tiện cho công tác phòng

chống biểu tình, khủng bố, phòng cháy, chữa cháy và bảo đảm an toàn giao

thông.

Tăng cường phương tiện, công cụ hỗ trợ cho lực lượng công an ở các

địa bàn trọng điểm, miền núi, biên giới, hải đảo; tăng cường cơ sở vật chất, kỹ

thuật cho lực lượng thực hiện chương trình quốc gia về phòng chống tội phạm,

phòng chống ma tuý, an toàn giao thông, phòng cháy, chữa cháy.

Tăng cường xây dựng các đơn vị nghiệp vụ chuyên sâu đấu tranh phòng,

chống các loại tội phạm, nhất là đối với tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên

quốc gia, tội phạm nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng. Tăng cường các biện

pháp nghiệp vụ, không để tình trạng ngoại tệ hóa ở các khu vực huyện, thị biên

Page 128: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

125

giới, khu vực có cửa khẩu.

- Chủ động phòng ngừa và ngăn chặn, giải quyết các vấn đề về an ninh,

trật tự và an toàn xã hội.

Chủ trì, phối hợp với các ngành, các cấp trong tỉnh đẩy mạnh công tác

phòng ngừa xã hội, từng bước loại bỏ nguyên nhân, điều kiện phát sinh phát

triển tội phạm, tập trung đấu tranh trấn áp mạnh các loại tội phạm, nhất là tội

phạm có tổ chức, tội phạm có yếu tố nước ngoài, tội phạm sử dụng công nghệ

cao, tội phạm về môi trường, ngăn chặn và chấm dứt không để xảy ra tình trạng

khai thác than trái phép.

Tiếp tục nâng cao hiệu quả phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an ninh

Tổ quốc, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, đặc biệt ở các khu vực miền núi, biên

giới, hải đảo, vùng tập trung đồng bào dân tộc.

Xây dựng kế hoạch liên tịch phối hợp với các cấp chính quyền, đoàn

thể, trường học, tăng cường công tác tuyên truyền, tập huấn về pháp luật trong

nhân dân, nâng cao ý thức cảnh giác của mọi người dân, phát hiện, phòng ngừa

các âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, vận động nhân dân nhất là

thanh niên tích cực tham gia phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội, tham gia

giữ gìn trật tự an toàn giao thông.

Tổng kết và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến quần chúng nhân

dân tham gia phòng, chống tội phạm, xóa bỏ tụ điểm tệ nạn xã hội, xây dựng

thôn, bản, khu dân cư an toàn không tội phạm, không tệ nạn xã hội.

Nghiên cứu, xây dựng các mô hình xã hội hóa, huy động quần chúng

nhân dân (ở địa phương nơi cư trú và cư trú ở địa phương khác đến lao động,

làm việc trên địa bàn) tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc,

giữ gìn trật tự an toàn xã hội.

Nghiên cứu, xây dựng mô hình tổ an ninh xã hội (tổ an ninh sản xuất, tổ

ANND) là mô hình xã hội hoá các hoạt động về đảm bảo an ninh trật tự, lồng

ghép gắn kết các hoạt động sản xuất, dịch vụ, an sinh xã hội với các hoạt động

về phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội, gắn với một tổ, nhóm quần chúng

nhân dân hoạt động sản xuất, dịch vụ cùng ngành nghề hoặc nhóm ngành nghề

trong một khu vực nhất định thuộc địa bàn xã, phường, thôn, bản, làng chài,

khu vực cửa khẩu, đầu mối giao thông, đặt dưới sự chỉ đạo và hướng dẫn

nghiệp vụ trực tiếp của công an xã, phường, cửa khẩu.

Đẩy mạnh công tác kiểm soát ma tuý qua biên giới và không để hình

thành các tụ điểm buôn bán ma tuý kéo dài trong tỉnh. Đưa phần lớn người

nghiện vào cai nghiện bắt buộc và tự nguyện tại Trung tâm giáo dục lao động

xã hội Vũ Oai. Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phòng chống

ma tuý, tội phạm và các tệ nạn xã hội, giảm thiểu tai nạn giao thông phải được

duy trì thường xuyên và phải trở thành công việc của các cấp, các ngành và của

toàn xã hội.

Phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng an ninh, hải quan, bộ đội biên

phòng tỉnh, cảnh sát biển Vùng 1 về công tác trao đổi thông tin, hợp đồng tác

chiến trong đấu tranh phòng chống tội phạm ở khu vực biên giới, trên biển, đặc

biệt là đấu tranh, ngăn chặn tội phạm vận chuyển, mua bán ma túy, phòng

Page 129: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

126

chống buôn bán phụ nữ trẻ em, phòng chống buôn bán, vận chuyển hàng lậu,

hàng cấm qua biên giới trên cả tuyến đường bộ và đường biển của tỉnh.

Duy trì và mở rộng quan hệ hợp tác giữa lực lượng Công an của tỉnh và

Công an tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc trong công tác phòng, chống tội phạm

hình sự, đặc biệt là đấu tranh phòng chống tội phạm vận chuyển, buôn bán ma

túy, buôn bán phụ nữ trẻ em qua biên giới.

Chủ động phát hiện, ngăn chặn, đẩy lùi và làm thất bại mọi âm mưu, thủ

đoạn phá hoại của các thế lực thù địch, không để bị động bất ngờ, giữ vững an

ninh chính trị, an ninh kinh tế, an ninh văn hóa tư tưởng, an ninh thông tin, an

ninh tôn giáo, an ninh nông thôn và đô thị.

Trong thời gian tới, cần tiếp tục đảm bảo tính hiệu quả của những biện

pháp cưỡng chế và hành động để có thể đảm bảo an ninh cho du khách, người

dân cũng như cộng đồng doanh nghiệp 38

(2) Về công tác quốc phòng:

- Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân,

biên phòng nhân dân.

Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quân sự, biên phòng, công an và các

Sở, ban ngành, mặt trận và nhân dân tạo thành sức mạnh tổng hợp, xây dựng

tỉnh Quảng Ninh vững về chính trị, giàu về kinh tế, mạnh về quốc phòng, an

ninh. Tập trung xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, tăng cường tiềm lực

kinh tế, quốc phòng, an ninh.

- Xây dựng lực lượng vũ trang địa phương chính qui, tinh nhuệ, từng

bước hiện đại.

Tiếp tục quán triệt và triển khai thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 8

khóa IX về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Quan tâm giải

quyết các vấn đề nhạy cảm về chính trị, nhất là những vấn đề có liên quan đến

dân tộc, tôn giáo. Quản lý chặt chẽ các hoạt động trên biển, bảo vệ lợi ích quốc

gia trên biển đảo, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, kịp thời phát hiện, đấu

tranh, ngăn chặn các hoạt động xâm phạm chủ quyền, giữ vững ổn định tình

hình và hòa bình hữu nghị trên biển.

Tiếp tục nâng cao chất lượng tổng hợp, toàn diện của lực lượng vũ

trang. Tổ chức huấn luyện, diễn tập thuần thục các phương án, nâng cao khả

năng phối hợp, hiệp đồng giữa các lực lượng. Chăm lo xây dựng lực lượng vũ

trang cách mạng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, đáp ứng yêu cầu bảo

vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Thực hiện tốt chính sách hậu phương, quân

đội, đặc biệt quan tâm đào tạo việc làm cho bộ đội xuất ngũ.

Xây dựng lực lượng thường trực, lực lượng dự bị động viên, dân quân tự

vệ, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chuyên trách của Bộ và Quân

khu quản lý, bảo vệ vững chắc biển đảo.

- Đảm bảo kết hợp phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng

38

Theo khảo sát về Chỉ số cạnh tranh Tỉnh (PCI) năm 2011, có 85,7% doanh nghiệp của

Quảng Ninh tin rằng hệ thống pháp luật sẽ bảo vệ quyền hợp đồng. Con số này thấp hơn tỷ lệ trung

bình 86,4% của cả 63 tỉnh thành, và thấp hơn rất nhiều so với những tỉnh đứng đầu (Lai Châu, 96,34%)

Page 130: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

127

Trên cơ sở rà soát quy hoạch sử dụng đất ưu tiên dành quỹ đất có vị trí

chiến lược đặc biệt quan trọng cho phát triển tiềm lực quốc phòng của tỉnh và

cả nước, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển các ngành và địa phương

phải luôn bảo đảm kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế với bảo đảm quốc

phòng an ninh.

Đối với các dự án đầu tư có quy mô lớn và có vị trí chiến lược về quốc

phòng đều có tính đến các phương án bảo vệ quốc phòng, an ninh trong từng

giai đoạn.

Đối với các dự án phát triển vùng ven biển, các khu du lịch, khu công

nghiệp đều có tính đến các phương án bảo vệ quốc phòng, an ninh, quy hoạch

phát triển khai thác thủy sản, các cảng cá và khu dịch vụ hậu cần nghề cá kết

hợp với bảo vệ an ninh vùng biên giới, hải đảo.

Phát triển kinh tế biển có gắn với quốc phòng, kết hợp với củng cố, xây

dựng hệ thống công trình phòng thủ trên địa bàn tỉnh.

Nghiên cứu xây dựng một số cầu cảng trên tuyến đảo mang tính lưỡng

dụng phục vụ kinh tế - quốc phòng. Nâng cấp, trang bị thiết bị hiện đại cho các

đồn Biên phòng cửa khẩu phục vụ công tác quản lý, kiểm soát xuất nhập cảnh.

Tăng cường lực lượng, trang thiết bị và phương tiện hiện đại, các

phương tiện có công suất lớn cho các đơn vị làm công tác tuần tra trên biển để

bảo vệ chủ quyền biển đảo, phục vụ phòng chống thiên tai, tìm kiếm, cứu hộ,

cứu nạn trên biển. Xây dựng khu vực phòng thủ cấp tỉnh, huyện, xã biên giới,

hải đảo, đẩy mạnh công tác hội nghị quốc phòng, an ninh.

V. B O VỆ Ô T ƯỜNG

1. Thực trạng

1.1. Không khí

Trong những năm vừa qua, ngành công nghiệp của Quảng Ninh đã có sự

tăng trưởng vượt bậc. Tuy nhiên, sự tăng trưởng này lại đi kèm với việc gia

tăng ô nhiễm không khí, chủ yếu từ các hoạt động khai thác than, khai thác

khoáng sản, sản xuất điện, và sản xuất vật liệu xây dựng. Ngoài ra, trên địa bàn

tỉnh cũng diễn ra quá trình đô thị hóa mạnh mẽ. Các hoạt động như xây nhà,

làm đường, cầu cũng là những nguồn gây ô nhiễm không khí. Tăng trưởng

công nghiệp và phát triển đô thị cũng là nguyên nhân dẫn đến những làn sóng ồ

ạt các phương tiện chở vật liệu, hàng hóa và hành khách.

Kết quả quan trắc chất lượng không khí trong Quý 4 năm 2011 cho thấy

toàn bộ các điểm quan trắc đều đạt tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế (Châu Âu,

Nhật Bản) về các chất gây ô nhiễm, nhưng không đạt về bụi. Theo kết quả này,

tất cả các điểm quan trắc trong các khu vực bị ảnh hưởng bởi hoạt động khai

thác than đều không đáp ứng được tiêu chuẩn về bụi. 10/13 điểm quan trắc dọc

Quốc lộ 18 không đạt chuẩn và 03 điểm còn lại gần đạt mức tiêu chuẩn Việt

Nam (TCVN). Không có điểm quan trắc nào trong số 13 điểm quan trắc đạt

được tiêu chuẩn quốc tế (tiêu chuẩn Châu Âu, Nhật Bản). Tất cả các trạm quan

trắc gần các khu vực bị ảnh hưởng bởi hoạt động khai thác than có nồng độ bụi

cao hơn tiêu chuẩn cho phép:

Page 131: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

128

Tác động tiêu cực đến sức khỏe: một số vùng gần các mỏ than và đường

chở than bị ô nhiễm: ngã tư Mạo Khê bụi lơ lửng TSP lớn hơn 1,32 giới hạn

cho phép; từ sàng tuyển của Công ty Tuyển than Hòn Gai, hàm lượng bụi lơ

lửng TSP cao gấp 3,84 lần; tại Cọc 6, nút giao cắt với tuyến vận tải than ra

Cảng 10-10, hàm lượng bụi TSP cao gấp 2,23 lần giới hạn cho phép. Nồng độ

bụi cao có thể dẫn đến các bệnh nghiêm trọng về phổi" (Báo cáo kết quả quan

trắc môi trường Quý 4 năm 2011)

Mặc dù mức độ bụi ở nhiều nơi vẫn còn rất cao, chất lượng không khí

đã có sự cải thiện trong những năm qua do tỉnh và ngành đã thực hiện nhiều

biện pháp kiểm soát ô nhiễm. Trong giai đoạn vừa qua, tỉnh đã thực hiện một

số giải pháp như sau:

- Tỉnh đã đẩy nhanh việc di dời một số cơ sở gây ô nhiễm khỏi khu vực

đô thị và khu tập trung đông dân cư. Ví dụ: di chuyển Nhà máy Cơ khí Hòn

Gai (Hạ Long), kho than Khe Ngát (Uông Bí); đóng cửa bãi chôn lấp rác Vũng

Đục (Cẩm Phả), bãi rác Mạo Khê (Đông Triều); tổ chức hệ thống và quy hoạch

các cảng than trong tỉnh; không hoạt động bốc rót, chuyển tải than trên Vịnh

Hạ Long.

- Vinacomin đã nâng cấp hạ tầng vận chuyển than trong một số khu

vực để giảm ô nhiễm bụi, bao gồm xây dựng hệ thống băng tải vận chuyển tại

Mạo Khê, Đông Triều và Cọc Sáu, cũng như nâng cấp một số đường giao

thông tại Cọc 6, Cẩm Phả.

- Các nhà máy nhiệt điện và xi măng đã lắp đặt hệ thống kiểm soát bụi

tĩnh điện và túi kiểm soát bụi để ngăn bụi thải ra từ ống khói nhà máy.

- Vinacomin đã đầu tư một số dự án để giảm tác động xấu đến môi

trường:

3 tuyến đường vận chuyển than chuyên dụng.

Che kín 126 trong 350 toa tàu vận chuyển than.

Thiết bị phun nước ngăn bụi tại các khu vực có hoạt động khai thác

than và tuyến đường vận chuyển than.

Ngoài các hoạt động này, Vinacomin cũng đã có kế hoạch đóng cửa 4

mỏ than lộ thiên trước năm 2020, từ đó sẽ giảm lượng bụi do khai thác than lộ

thiên. Quảng Ninh sẽ tiếp tục đóng cửa các mỏ than lộ thiên tại thành phố Hạ

Long trước năm 2020 theo Quyết định 60/2012/QĐ-TTg ngày 9/1/2012 Quy

hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 của

Thủ tướng Chính phủ.

1. . Nước

Gia tăng hoạt động công nghiệp và tăng trưởng dân số ngày càng tạo áp

lực lớn hơn đối với các nguồn nước. Một phần lớn chất gây ô nhiễm từ chất

thải sinh hoạt và công nghiệp đang được thải vào các nguồn nước tự nhiên.

Nguồn ô nhiễm lớn nhất đối với nước bề mặt và khu vực ven biển là chất thải

công nghiệp, đặc biệt là chất thải từ hoạt động khai thác và sàng tuyển than.

Nước chưa qua xử lý từ các mỏ chảy trực tiếp vào sông, suối, vịnh Hạ Long và

vịnh Bái Tử Long. Hoạt động khai thác than là nguyên nhân chính dẫn đến tình

trạng bồi lắng, làm thay đổi cơ chế dòng chảy của khu vực nước mặt. Trong

Page 132: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

129

năm 2011 mới chỉ có 55% nước thải mỏ được xử lý trước khi xả ra môi trường.

Nước thải sinh hoạt cũng là một nguồn lớn gây ô nhiễm, hiện chỉ 14%

nước thải sinh hoạt được xử lý trước khi xả vào môi trường. Chất thải từ các

bãi chôn lấp, bệnh viện và cơ sở sản xuất cũng đang dần làm suy giảm chất

lượng nước bề mặt. Làng chài và hoạt động nuôi trồng thủy sản cũng thải ra cả

chất thải rắn và nước thải vào nguồn nước ven biển. Đánh giá chất lượng nước

của tỉnh trong Quý 4 năm 2011 không cho thấy vấn đề ô nhiễm nước nghiêm

trọng nào. Tuy nhiên, một số địa điểm trọng yếu có độ pH, COB, BOD và hàm

lượng dầu cao.

- Sông Vàng Danh, nguồn cấp nước sinh hoạt có hàm lượng BOD cao

(11,4 so với mức tiêu chuẩn 4mg/l) và COD cao (16,7 so với mức tiêu chuẩn

10mg/l) do các hoạt động khai thác than xung quanh khu vực.

- Sông Sinh và sông Uông có mức độ BOD và COD cao do ô nhiễm từ

các khu công nghiệp và khu dân cư dọc theo lưu vực sông.

- Suối Lộ Phong, suối Hóa chất Cọc 6 có hàm lượng COD, BOD, TSS

cao và pH axit do nước thải từ khai thác than và sinh hoạt của dân cư.

- Bến tàu du lịch Bãi Cháy và bến tàu Hạ Long không đạt tiêu chuẩn về

nồng độ dầu trong nước (Bãi Cháy: 0,361 mg/l và Hạ Long: 0,293 mg/l so với

mức 0,2 mg/l).

Tỉnh và ngành đã thực hiện một số biện pháp để kiểm soát mức độ ô

nhiễm nguồn nước đang ngày càng gia tăng trong tỉnh:

- Vinacomin đã đầu tư xây dựng các trạm xử lý nước thải từ các mỏ.

Đến hết năm 2013, Vinacomin sẽ hoàn thành xây dựng tất cả các trạm xử lý

nước thải theo cam kết với tỉnh Quảng Ninh. Cho đến nay, 141 doanh nghiệp

đã được cấp phép xả thải vào nguồn nước tự nhiên Tỉnh cũng lập kế hoạch xây

dựng các trạm xử lý để đảm bảo có đủ công suất xử lý nước thải đô thị và khu

công nghiệp

1. . ôi trường đất

Phát triển hoạt động khai thác than và tăng trưởng dân số cũng dẫn đến

tình trạng chất thải rắn ngày càng tăng.

- Môi trường đất tại mỏ than:

Tính đến năm 2011, khai thác than lộ thiện đã tạo ra 3 tỷ m3

đất, đá thải.

Các bãi thải này là nguyên nhân gây ra lo ngại về vấn đề sói mòn rãnh và sạt lở

đất, những hiện tượng thường xảy ra ở các bãi thải này, cùng với nguy cơ sạt lở

đất cũng có khả năng xảy ra.

Nước thải chứa axit từ mỏ thoát theo đá giàu sulphua hòa tan sunphua

và mang theo kim loại nặng vào lòng đất.

Vinacomin đã bắt đầu triển khai công tác cải tạo phục hồi môi trường

các bãi thải cũ từ năm 2004. Tập đoàn đã đầu tư vào 23 dự án cải tạo phục hồi

môi trường trong giai đoạn 2008-2011 với tổng chi phí là 316 tỷ đồng. Các dự

án này nhằm mục đích khôi phục các bãi thải tại khu vực phía Bắc Núi Béo,

Nam Lộ Phong, Hà Tu, Vỉa 7,8 Hà Tu, Nam Đèo Nai, Khe Rẽ - Cọc Sáu, Ngã

Hai – Quang Hanh, bãi thải Khe Sim – Lộ Trí – Đèo Nai.

Page 133: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

130

- Chất thải rắn sinh hoạt:

Hiện mới chỉ thu gom được 90% chất thải rắn sinh hoạt từ đô thị và

phần chưa được thu gom là chất thải vứt dọc đường, vào các nguồn nước hoặc

được đốt. Hệ thống quản lý chất thải rắn hiện tại mới chỉ dừng ở hình thức

chôn lấp. Các bãi chôn lấp rác hiện nay chủ yếu nằm gần khu dân cư và là

nguồn gây ô nhiễm đất chính do tình trạng hòa tan chất thải. Tình hình vệ sinh

ở các bãi chôn lấp rác hiện nay cũng rất kém. Tỉnh có 17 bãi chôn lấp rác đã

đăng kí với 15 bãi hiện đang hoạt động và hai bãi đang trong quá trình chấm

dứt sử dụng. Thành phố Hạ Long đã có một nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt

đang đóng cửa chờ tìm địa điểm mới. Tại Uông Bí đang xây dựng một lò đốt

rác.

. hó khăn và hạn chế

a). Cơ cấu kinh tế:

Kinh tế tỉnh hiện nay phụ thuộc nhiều vào các ngành kinh tế có tác động

tiêu cực đến môi trường. Các ngành khai thác than và sản xuất vật liệu xây

dựng có truyền thống đóng góp hơn 50% vào GDP của tỉnh. Quảng Ninh cũng

là nơi diễn ra hoạt động của nhiều ngành công nghiệp nặng như sản xuất xi

măng và đóng tàu, hay nuôi trồng và chế biến thủy, hải sản. Bên cạnh đó,

Quảng Ninh còn là tỉnh sản xuất nhiệt điện phục vụ các tỉnh khác. Trong tương

lai, kinh tế của tỉnh vẫn phải tiếp tục phụ thuộc nhiều vào các ngành và hoạt

động công nghiệp gây ô nhiễm.

b). Quy hoạch phân vùng:

Tỉnh chưa quy hoạch phân vùng nghiêm ngặt, dẫn đến tình trạng các

hoạt động du lịch, công nghiệp, khai khoáng và khu dân cư ở gần nhau, như

trường hợp có các mỏ than gần khu du lịch Yên Tử. Tỉnh còn có một số mỏ

than lộ thiên gần khu dân cư và khu du lịch.

c). Tiêu chuẩn và hạn mức:

Tỉnh đã tuân thủ tiêu chuẩn quốc gia về chất lượng nước và không khí.

Hạn mức ô nhiễm ngành cũng theo quy định cấp quốc gia. Tuy nhiên, các tiêu

chuẩn và hạn mức này còn tương đối lỏng lẻo so với tiêu chuẩn quốc tế như

tiêu chuẩn châu Âu, Hoa Kỳ và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Ngoài ra, tỉnh

không đạt một số hạn mức về chất lượng môi trường theo yêu cầu của Nghị

quyết 117/2003/NQ-HĐND về các giải pháp bảo vệ và quản lý môi trường như

tỷ lệ xử lý nước thải đô thị và tỷ lệ xây dựng các cơ sở xử lý chất thải rắn.

d). Cơ chế thực thi:

Hệ thống giám sát thực thi luật về môi trường còn có một số lỗ hổng

nghiêm trọng:

- Tỉnh chỉ thực hiện quan trắc môi trường chung 4 lần một năm. Do đó,

các kết quả quan trắc này mới chỉ mang tính tạm thời chứ chưa thể hiện chất

lượng môi trường liên tục. Trung tâm quan trắc và phân tích môi trường (cơ

quan chịu trách nhiệm thực hiện quan trắc) chỉ đo lường một vài chỉ tiêu ô

nhiễm chính. Tỉnh chưa thực hiện phân tích toàn diện và do đó, chưa dự đoán

được chất lượng môi trường trên tỉnh đối với các tham số khác.

Page 134: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

131

- Các ngành tự báo cáo mức độ xả thải và chất lượng nước thải cho Sở

Tài nguyên và Môi trường (Sở TNMT) mỗi quý một lần đối với nguồn phát

thải. Việc báo cáo đối với các khu vực lân cận chỉ được thực hiện 6 tháng một

lần. Nhà máy có thể thuê bất kỳ cơ quan tư vấn nào để thực hiện kiểm tra và

các cơ quan tư vấn này thông thường không có đủ thiết bị phù hợp để thực hiện

việc kiểm tra. Điều này khiến việc xác định chính xác nguồn ô nhiễm và xử

phạt các bên vi phạm là rất khó khăn.

e). Ngân sách bảo vệ môi trường:

Ngân sách hiện nay dành cho thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường

không đủ và thiếu hiệu quả trong huy động đầu tư tư nhân từ các doanh nghiệp

và dân cư.

f). Chế tài xử phạt:

Mức chế tài là do Chính phủ quy định thường quá thấp, không có tác

dụng răn đe đối với các doanh nghiệp vi phạm. Các biện pháp chế tài không

tương ứng với mức chi phí tuân thủ theo các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường. Các

cơ sở công nghiệp thấy việc trả tiền phạt còn thấp hơn so với lắp đặt các công

nghệ cần thiết để đáp ứng quy định về bảo vệ môi trường. Ngoài ra, còn xảy ra

một vài trường hợp không áp dụng mức phạt đầy đủ và cơ quan thực thi hiếm

khi thực hiện quyền đình chỉ hoạt động của bên vi phạm, ngay cả sau khi đã vi

phạm nhiều lần. Việc thực hiện chế tài nói chung chưa hiệu quả hoặc không kịp

thời.

. ịnh hướng phát triển

3.1. Mục tiêu

3.1.1. Thực hiện thành công các mục tiêu của Chiến lược tăng trưởng

xanh của Việt Nam

a). Giảm phát thải khí hiệu ứng nhà kính và tăng cường sử dụng năng

lượng sạch và xanh:

- Giai đoạn 2011 - 2020: giảm phát thải khí hiệu ứng nhà kính 8-10%

so với năm 2010. Giảm tiêu thụ năng lượng trên mỗi đô-la GDP từ 1-

1,5%/năm. Giảm phát thải khí nhà kính trong các hoạt động năng lượng từ 10-

20% so với phát triển thông thường – cố gắng thu hút hỗ trợ quốc tế đối với

10% trong hoạt động này

- Định hướng đến năm 2030: giảm phát thải khí nhà kính mỗi năm 1,5

đến 2%, giảm phát thải khí nhà kính từ hoạt động năng lượng 20-30% so với

phát triển thông thường – cố gắng nhận xin hỗ trợ thêm 10% ở đây.

b). Sản xuất xanh:

Thực hiện chiến lược “công nghiệp hóa sạch” thông qua rà soát và điều

chỉnh các quy hoạch ngành hiện tại, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên

nhiên, khuyến khích các ngành công nghiệp và nông nghiệp xanh với các cơ

chế, công nghệ và thiết bị thân thiện với môi trường, phát triển vốn tự nhiên và

chủ động phòng chống và xử lý ô nhiễm môi trường. Các tiêu chuẩn chính đến

năm 2020 bao gồm:

Page 135: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

132

- Tỷ trọng GDP từ các sản phẩm kỹ thuật cao và công nghệ xanh chiếm

42-45% tổng GDP;

- 80% các doanh nghiệp sản xuất đạt tiêu chuẩn về môi trường;

- 50% các doanh nghiệp sản xuất áp dụng các công nghệ sạch;

- Phát triển các ngành bảo vệ môi trường và làm giàu nguồn tài nguyên

thiên nhiên đóng góp 3-4% GDP.

- 100% đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất có hệ thống xử lý nước

thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường.

- Định hướng hình thành và phát triển ngành công nghiệp tái chế chất

thải để tái sử dụng, phấn đấu 30% chất thải thu gom được tái chế.

c). Lối sống xanh và tiêu dùng bền vững:

Kết hợp lối sống đẹp truyền thống với các trang thiết bị hiện đại để tạo

ra tiện nghi chất lượng cao, đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam và hiện đại. Đô

thị hóa nhanh và bền vững, duy trì lối sống nông thôn hài hòa với thiên nhiên

và xây dựng thói quen tiêu dùng bền vững trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Các tiêu chuẩn chính đến năm 2020 gồm:

- Đô thị cấp 3 có hệ thống thu gom, xử lý chất thải và nước thải đạt

chuẩn: 60%; Đô thị cấp 4-5 và làng nghề 40%;

- Cải thiện môi trường ở 100% khu vực bị ô nhiễm nặng;

- Tỷ lệ thu gom, xử lý rác thải và nước thải đáp ứng quy định theo

Quyết định số 2149/2009/QĐ-TTg cho khu vực đô thị, điểm dân cư nông thôn,

làng nghề;

- Khu vực cây xanh đáp ứng tiêu chuẩn dành cho khu đô thị;

- Tỷ lệ sử dụng phương tiện vận tải công cộng tại các khu đô thị lớn và

trung bình đạt 35-45%;

- Tỷ lệ đô thị lớn và trung bình đạt chuẩn đô thị xanh là 50%.

- 100% sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu và 50% hàng hóa tiêu dùng

trong nội địa được ghi nhận môi trường theo tuẩn chuẩn ISO 14021.

- Chỉ tiêu về tỷ lệ đất có rừng che phủ trong tổng diện tich tự nhiên các

tỉnh (đạt 53% trở lên đến năm 2015).

3.1.2. Các mục tiêu cụ thể đảm bảo thực hiện thành công mục tiêu của

Chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam

a). Chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

Đẩy mạnh chuyển đổi các hoạt động kinh tế theo hướng trở nên “sạch

hơn” (từ “nâu” sang “xanh”) và giảm nhẹ các tác động đến môi trường. Chuyển

dịch và tăng tốc độ phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp “xanh”, đặc biệt

là các ngành du lịch, dịch vụ. Đồng thời, giảm thiểu mức độ hủy hoại môi

trường do các hoạt động của các ngành sử dụng nhiều năng lượng và có tác

động lớn tới môi trường như công nghiệp khai thác than và nhiệt điện.

b). Phòng tránh ô nhiễm trong tỉnh:

Trong giai đoạn trước mắt, tập trung giảm ô nhiễm không khí, nước và

đất trong tỉnh mà không giảm sản lượng công nghiệp. Cụ thể:

Page 136: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

133

- Cải thiện công tác quan trắc, đánh giá số liệu và có biện pháp khắc

phục khi cần thiết. Đến năm 2015, đảm bảo đạt tiêu chuẩn hiện hành của Việt

Nam về chất lượng không khí và chất lượng nước ở tất cả các điểm quan trắc

môi trường tại Quảng Ninh.

- Quy định các tiêu chuẩn về hạn mức ô nhiễm không khí và nước

trong khu du lịch và dân cư phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế để tuân thủ tiêu

chuẩn Châu Âu vào năm 2030 đối với các vùng khai thác than và vào năm

2020 đối với các khu vực khác.

- Thu gom toàn bộ rác thải sinh hoạt rắn vào năm 2020. Đảm bảo xử lý

100% rác thải sinh hoạt rắn đô thị vào năm 2020; Các bãi chôn lấp và lò đốt rác

được hỗ trợ bằng cơ chế ủ thải như phân loại và ủ thải (hiếu khí hay kỵ khí)

trước khi xả thải cuối cùng, đặc biệt là với chất thải có hàm lượng chất hữu cơ

cao.

- Đảm bảo Vinacomin hoàn thành tất cả các dự án về xử lý nước thải,

vận chuyển than và cải tạo phục hồi môi trường các bãi đất đá thải đúng theo

Quyết định 60/2012/QĐ-TTg ngày 9/1/2012 Quy hoạch phát triển ngành than

Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 của Thủ tướng Chính phủ.

c). Nâng cao hiệu quả nguồn lực và giảm phát thải khí nhà kính:

Về lâu dài, Quảng Ninh sẽ phát huy hiệu quả sử dụng tài nguyên và theo

đó giảm phát thải khí nhà kính. Cụ thể như sau:

- Tuân thủ mục tiêu quốc gia về giảm hệ số đàn hồi tăng trưởng

điện/GDP từ mức hiện tại là 2.0 xuống còn 1.0 trong năm 2020.

- Giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch và khai thác các nguồn năng

lượng sạch và thiên nhiên hơn hoặc các nguồn năng lượng tái tạo.

- Giảm tiêu thụ dầu trong ngành vận tải bằng cách thúc đẩy sử dụng

phương tiện công cộng.

- Giảm áp lực lên hệ sinh thái nước bằng cách giảm nhu cầu sử dụng

nước và tái chế nước thải.

- Đẩy nhanh tốc độ trồng rừng và tái trồng rừng; nâng cao chất lượng

rừng và hạn chế tình trạng suy thoái rừng để có thể giữ lại khí carbon không

cho thoát ra khí quyển.

- Đưa những yếu tố an sinh và bền vững vào cảnh quan đô thị như các

tòa nhà xanh, các khu đô thị xanh, công viên đô thị và cảnh quan xanh.

d). Bảo tồn đa dạng sinh học:

- Thực hiện đầy đủ các nội dung của kế hoạch hành động đa dạng sinh

học đã được phê duyệt;

- Triển khai lập quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học đến năm 2020,

tầm nhìn đến 2030 theo Văn bản số 224/BTĐDSH ngày 27/7/2012 của Cục bảo

tồn đa dạng sinh học, Tổng cục Môi trường. Thực hiện các giải pháp bảo vệ sự

đa dạng sinh học trong giai đoạn trung hạn để làm chậm quá trình xuống cấp và

thất thoát các tài nguyên thiên nhiên, trực tiếp ảnh hưởng đến các ngành du lịch

và nông nghiệp, hướng tới thực hiện những mục tiêu sau:

Tổ chức quan trắc định kỳ để đánh giá tình trạng đa dạng sinh học và

Page 137: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

134

bất kỳ thay đổi hay tổn thất nào theo thời gian.

Giảm tình trạng cháy rừng và thiệt hại do cháy rừng.

Đảm bảo chỉ khai thác lấy gỗ ở các khu rừng được quản lý bền vững.

Thực hiện các kĩ thuật đánh bắt cá an toàn để đảm bảo toàn bộ sản

lượng đánh bắt đạt dưới mức “năng suất bền vững tối đa” của hệ sinh thái.

Giám sát nghiêm ngặt và nghiêm cấm tất cả các hoạt động săn bắn

trái phép và buôn lậu động vật hoang dã.

Giám sát nghiêm ngặt và nghiêm cấm tất cả các hành động trộm cắp

san hô và bất kì hành động trộm cắp nào khác trong khu di sản.

3.2. Phòng tránh ô nhiễm trong tỉnh

Trước mắt, Quảng Ninh sẽ thực hiện 6 giải pháp ưu tiên sau để giảm ô

nhiễm tại địa phương. Sáu giải pháp cụ thể này được thiết kế để thực hiện trong

ngắn hạn và có trong danh sách các dự án ưu tiên cần thực hiện trong Mục.VIII

về các chương trình phát triển và giải pháp đầu tư.

3.2.1. Phân vùng bảo vệ môi trường

Quảng Ninh cần được chia thành ba vùng (du lịch, dân cư và vùng sâu,

vùng xa) với các hạn mức khác nhau về tiêu chuẩn công nghiệp và hạn mức ô

nhiễm, như trình bày trong HÌNH 33 dưới đây.

HÌNH 33

103

Vùng dân cư chính

Vùng du lịch chính

Không đánh dấu – vùng sâu, vùng xa

Chia Quảng Ninh thành 3 vùng

a). Vùng du lịch chính:

- Mô tả: khu vực trong phạm vi 5 km từ vườn quốc gia/khu bảo tồn

Page 138: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

135

(chẳng hạn: Hạ Long, Cẩm Phả, Yên Tử), khu vực dọc theo trục đường chính

tới vịnh Hạ Long, thành phố Hạ Long, Cẩm Phả, Vân Đồn, Cô Tô, các khu vực

thuộc Hòn Gai.

- Mục tiêu môi trường: đảm bảo môi trường trong lành (chất lượng

nước và không khí tốt nhất) và bảo tồn cảnh quan thiên nhiên nguyên trạng

(không có cảnh đồi trọc trong tầm mắt…).

- Nghiêm cấm: không cho phép xây dựng thêm nhà máy nhiệt điện và

xi măng, không khai thác thêm mỏ mới và lên kế hoạch lộ trình đóng cửa các

mỏ lộ thiên và cải tạo phục hồi môi trường bãi thải.

- Chất lượng không khí và nước: đạt chuẩn Châu Âu về chất lượng

không khí và nước. Nhà máy nhiệt điện và xi măng phải tuân thủ các hạn mức

quốc tế nghiêm ngặt hơn về không khí và nước thải.

- Tiêu chuẩn chất lượng xử lý chất thải: áp dụng tiêu chuẩn Châu Âu

cho xử lý chất thải rắn, chất thải công nghiệp và chất thải độc hại.

b). Khu dân cư:

- Mô tả: trong vòng 5 km từ các trung tâm dân cư, nguồn nước uống

sinh hoạt (đầu nguồn), các địa điểm gần sông xả nước vào vịnh Hạ Long và

vịnh Bái Tử Long.

- Mục tiêu về môi trường: đảm bảo chất lượng sống cao cho người dân

(nước và không khí sạch…).

- Nghiêm cấm: không cho phép xây mới nhà máy xi măng hay nhiệt

điện, không cho phép khai thác thêm mỏ than lộ thiên và lập kế hoạch lộ trình

đóng cửa các mỏ than lộ thiên hiện tại.

- Chất lượng không khí và nước: Tiêu chuẩn Châu Âu về chất lượng

không khí và nước. Nhà máy nhiệt điện và xi măng phải đáp ứng các hạn mức

quốc tế nghiêm ngặt hơn về chất lượng không khí và nước thải.

- Tiêu chuẩn chất lượng xử lý chất thải: áp dụng tiêu chuẩn Châu Âu

cho xử lý chất thải rắn, chất thải công nghiệp và chất thải độc hại.

c). Vùng sâu, vùng xa:

- Mô tả: phần còn lại trong tỉnh (các khu vực không nằm trong khu dân

cư và khu du lịch).

- Mục tiêu về môi trường: không gây thiệt hại môi trường không thể

đảo ngược và đảm bảo tiêu chuẩn y tế và an toàn được duy trì.

- Nghiêm cấm: hoạt động phá rừng đầu nguồn làm ảnh hưởng đến

nguồn nước các lưu vực sông, hồ; các hoạt động ảnh hưởng đến đa dạng sinh

học ở vường Quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên và các khu vực khoanh định để

bảo tồn đa dạng sinh học.

- Chất lượng không khí và nước: tiêu chuẩn Việt Nam về chất lượng

nước và không khí. Hạn mức của Việt Nam về chất lượng không khí và nước

thải từ các nhà máy nhiệt điện và xi măng.

- Tiêu chuẩn chất lượng xử lý chất thải: áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam

cho xử lý chất thải rắn, chất thải công nghiệp và chất thải độc hại.

Page 139: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

136

Đối với các khu vực có tính chất liên vùng (nằm giữa hai vùng có hạn

mức khác nhau về chất lượng), tiêu chuẩn chất lượng môi trường sẽ được điểu

chỉnh để tạo sự dung hòa và không áp dụng tiêu chuẩn quá cứng nhắc. Tại các

khu vực liên vùng gần ranh giới, có thể chọn tiêu chuẩn chất lượng môi trường

cao hơn. Tỉnh cần chỉ đạo các nhà máy sản xuất và các mỏ than tại các khu dân

cư và khu du lịch tuân thủ theo tiêu chuẩn Châu Âu về không khí, nước và xử

lý chất thải vào năm 2025.

3.2.2. Thực hiện tiêu chuẩn, hạn mức, hiệu lực và chế tài nghiêm ngặt

hơn đối với ô nhiễm nước và không khí

Với mục tiêu phát triển du lịch, Quảng Ninh cần áp dụng quy định về ô

nhiễm và cơ chế thực thi nghiêm ngặt hơn so với trung bình cả nước. Quảng

Ninh cần kiến nghị với Chính phủ Trung ương để có thể tăng cường khung

pháp chế về môi trường, đặc biệt đối với khu du lịch và dân cư.

a). Tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí

- Thực hiện theo tiêu chuẩn Việt Nam về chất lượng không khí theo

quy chuẩn QCVN 19/2009/BTNMT. Xem xét áp dụng tiêu chuẩn quốc tế về

bụi và ozon để đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng không khí thống nhất với quy

định quốc tế.

- Đề xuất với Chính phủ cho phép thắt chặt hạn mức ô nhiễm không

khí: (i) tại các khu du lịch và khu dân cư theo tiêu chuẩn Châu Âu như trong

Bảng 13; (ii) đối với các nhà máy nhiệt điện và xi măng hoạt động trong khu

dân cư và khu du lịch, như trong Bảng 14 dưới đây.

Bảng 13 - Tiêu chuẩn các chất gây ô nhiễm không khí cho các khu vực

khác nhau (theo tiêu chuẩn Châu Âu và Việt Nam)

Chất gây ô nhiễm (mg/Nm3)

Tiêu chuẩn cho khu

du lịch/dân cư (theo

tiêu chuẩn Châu Âu)

Tiêu chuẩn cho khu vực

vùng sâu, vùng xa (theo

tiêu chuẩn Việt Nam)

Bụi 50 200

O3 100 180

NOx 200 200

SO2 350 350

CO 30.000 30.000

Bảng 14 - Tiêu chuẩn phát thải đối với nhà máy nhiệt điện và xi măng

(theo tiêu chuẩn Châu Âu)

Tổng công suất (MW) Bụi mg/Nm3 NOx mg/Nm

3 SO2 mg/Nm

3

50-100 30 300 400

100-300 25 200 250

>300 20 200 200

Page 140: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

137

Các ngành có trách nhiệm tìm ra giải pháp kinh tế nhất để đáp ứng các

tiêu chuẩn về môi trường. Tỉnh có thể hỗ trợ ứng dụng công nghệ mới thông

qua trợ giá hoặc bằng các hình thức thích hợp khác.

b). Tiêu chuẩn chất lượng môi trường nước

Hiện tại môi trường nước ven bờ cho mục đích nuôi trồng thủy sản, bãi

biển và thể thao trên biển được kiểm soát theo tiêu chuẩn Việt Nam (quy chuẩn

QCVN 10/2009/BTNMT đối với nước ven bờ). Để phù hợp với quy định quốc

tế (theo tiêu chuẩn Châu Âu), kiến nghị với Chính phủ cho phép nâng cao tiêu

chuẩn nước đối với chỉ tiêu về coliform, sửa thành 126 MPN/100ml từ 1000

MPN/100ml.

Nghiên cứu xây dựng các chế tài và hạn mức nghiêm ngặt hơn đối với

nước thải được xả vào các nguồn nước sử dụng cho du lịch hay các mục đích

sử dụng quan trọng khác như nuôi trồng thủy sản, sinh hoạt và tưới tiêu. Hạn

mức xả thải mới phải được xây dựng giống như ở hầu hết các nước phát triển

đã làm, như trong Bảng 15 đối với nước thải sinh hoạt và

Bảng 16 đối với nước thải công nghiệp.

Bảng 15-Tiêu chuẩn xả thải đối với nước thải sinh hoạt

Tham số

ối với các nhà máy xả thải vào

các nguồn nước sử dụng cho mục

đích du lịch và sinh hoạt (theo

tiêu chuẩn Châu Âu)

ối với các nhà máy xả thải vào

nguồn nước KHÔNG sử dụng

cho mục đích du lịch và sinh hoạt

(theo tiêu chuẩn Việt Nam)

pH 6,5-9,5 5-9

BOD 25 30-50

TSS 35 50-100

NO3 10-15 30-50

Phốt pho 1-2 6-10

Bảng 16- Tiêu chuẩn xả thải đối với nước thải công nghiệp

Tham số

ối với các nhà máy xả thải vào

nguồn nước sử dụng cho mục

đích du lịch và sinh hoạt (theo

tiêu chuẩn Châu Âu)

ối với các nhà máy xả thải vào

nguồn nước không sử dụng cho

mục đích du lịch và sinh

hoạt(theo tiêu chuẩn Việt Nam)

pH 6,5-9,5 5-9

BOD 25 30-100

TSS 35 50-200

NO3 10-15 15-60

Phốt pho 1-2 4-8

Page 141: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

138

c). Thực hiện

Tăng cường các biện pháp xử lý nghiêm khắc, đủ mạnh đối với những

hành vi vi phạm nghiêm trọng về hạn mức ô nhiễm. Điều này sẽ giúp đảm bảo

các ngành liên tục tuân thủ quy chế.

- Đối với các nhà máy nhiệt điện và xi măng: yêu cầu lắp đặt hệ thống

quan trắc phát thải liên tục để có thể liên tục kiểm tra mức phát thải vào không

khí. Nhân rộng phương pháp này cho các ngành khác như một phần trong kế

hoạch lắp đặt hệ thống quan trắc 200 tỷ đồng.

- Đối với các ngành khác (bao gồm khai thác than): thực hiện kiểm tra

đột xuất về ô nhiễm không khí và nước với thời gian có hạn từ lúc thông báo

cho địa điểm kiểm tra tới lúc thực hiện kiểm tra để đảm bảo kết quả phản ánh

thực tiễn chính xác.

d). Chế tài xử phạt

Tiến hành rà soát toàn bộ các chế tài để đảm bảo mức phạt đủ mạnh. Đề

nghị Chính phủ nâng mức phạt vi phạm quy chế về môi trường trong tỉnh, áp

dụng quy tắc ba mức độ để xử phạt các hành vi vi phạm.

- Vi phạm lần 1:

Phạt hành chính theo quyết định của cán bộ giám sát (dựa trên các

tình tiết giảm nhẹ).

Cảnh cáo bằng văn bản cho bên vi phạm.

- Vi phạm lần 2:

Áp dụng chế tài xử phạt tối đa theo pháp luật và không nương nhẹ.

Cảnh cáo bằng văn bản tới công ty về lỗi vi phạm.

Đưa nhà máy vi phạm vào danh sách theo dõi để giám sát chặt chẽ

hơn.

Vi phạm lần 3: đình chỉ hoạt động của công ty cho tới khi công ty tuân

thủ hạn mức và đầu tư thích hợp để bảo vệ môi trường.

3.2.3. Giảm tác động xấu đến môi trường của hoạt động khai thác than

Là một trong những ngành lớn nhất tại Quảng Ninh, cả về lực lượng lao

động và đóng góp GDP, nhưng khai thác than cũng là nguồn gây ô nhiễm chính

tại Quảng Ninh. Tập trung các giải pháp hỗ trợ, giải quyết các thách thức về

môi trường đảm bảo tiếp tục duy trì và tăng trưởng ngành than theo Quyết định

60/2012/QĐ-TTg ngày 9/1/2012 của Thủ tướng Chính phủ cũng như hạn chế

tác động xấu đến môi trường. Trước mắt, thực hiện các bước sau để giảm thiệt

hại do khai thác than:

- Áp dụng các biện pháp thực tiễn để giảm phát thải bụi để tăng chất

lượng không khí (Vinacomin thực hiện): xây dựng hệ thống vận chuyển than

riêng trước năm 2020, tách rời với hệ thống vận chuyển công cộng (bao gồm

đường sắt (130km), băng tải (92 km) và một vài tuyến đường dành riêng để chở

than. Dự án này là một phần trong Quy hoạch phát triển ngành than và có vốn

đầu tư dự kiến là 51,6 nghìn tỷ đồng.

- Để nâng cao tiêu chuẩn chất lượng nước chung tại Quảng Ninh,

Page 142: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

139

Vinacomin cần tăng công suất xử lý chất thải hàng năm lên 43 triệu m3

vào

năm 2020 (dự kiến cần nguồn vốn đầu tư là khoảng 900 tỷ đồng): xây dựng và

thực hiện kế hoạch chi tiết để đảm bảo hoàn thành các công trình xử lý nước

thải đúng lịch trình yêu cầu.

- Vinacomin tiến hành cải tạo phục hồi môi trường hết khối lượng đất

đá thải tồn đọng trong năm 2018, thực hiện cải tạo phục hồi môi trường tất cả

các bãi đất đá thải mới trong vòng hai năm từ lúc hình thành. Tổng vốn đầu tư

cần để cải tạo phục hồi môi trường ước tính là 2,44 nghìn tỷ đồng trong giai

đoạn 2013-202039

.

Ba biện pháp trên sẽ cần tổng vốn đầu tư là 58,1 nghìn tỷ đồng tới năm

2020. Để đáp ứng nhu cầu đầu tư, Vinacomin cần tăng đáng kể các khoản đầu

tư và có thể phải nhờ sự giúp đỡ từ chính quyền về mặt tài chính.

Thực hiện các bước đi sau để đảm bảo Vinacomin sẽ có đủ tài lực để

thực hiện mục tiêu về môi trường của tập đoàn:

Đề nghị Bộ Tài chính tăng ngân sách cho công tác xử lý môi trường

của Vinacomin để bù đắp chi phí thực tế giải quyết các vấn đề về môi trường

(chỉ cần tăng mức trần này đến năm 2018).

- Hỗ trợ Vinacomin đạt được các khoản vay để có thể chuyển ngân

sách môi trường dành cho tương lai vào ngân sách ngắn hạn để nhanh chóng

đầu tư xử lý các vấn đề tồn đọng về môi trường

3.2.4. Cải thiện xử lý nước thải đô thị

Với ước tính công suất hiện tại, chỉ khoảng 45% nước thải ở Hạ Long

được xử lý trước khi xả thải. Mỗi ngày có khoảng 16.700 m3 nước thải chưa

được xử lý được thải trực tiếp vào môi trường tự nhiên gây ô nhiễm nguồn

nước. Trong tương lai, dự báo khối lượng nước thải sinh hoạt của Quảng Ninh

sẽ tăng đáng kể. Đến năm 2020, nước thải sinh hoạt của Quảng Ninh sẽ tăng

lên mức 236.970 m3/ngày.

Để tránh tình trạng nguồn nước tự nhiên bị ô nhiễm bởi nước thải sinh

hoạt, đầu tư mở rộng hệ thống xử lý với công suất xử lý 158.326 m3 nước thải

sinh hoạt/ngày nhằm đáp ứng nhu cầu đến năm 2015. Trong giai đoạn 2016-

2020, đầu tư thêm để nâng cao công suất xử lý nước thải sinh hoạt lên 236.970

m3/ngày để có thể đáp ứng nhu cầu đến năm 2020.

3.2.5. Nâng cao quản lý chất thải rắn

Với đà tăng trưởng các hoạt động kinh tế và mức thu nhập, dự kiến khối

lượng chất thải rắn cũng sẽ tăng lên. Ước tính Quảng Ninh sẽ thải ra khoảng

296.556 tấn chất thải rắn đô thị tới năm 2020.

Để cải thiện tình trạng quản lý chất thải rắn, tập trung thực hiện:

- Tăng tỉ lệ thu gom rác: đến năm 2020 đảm bảo cung cấp dịch vụ thu

gom rác tới 100% người dân đô thị (có thể thực hiện điều này thông qua công

ty môi trường đô thị).

- Thành lập cơ sở xử lý rác thải đã được thu gom:

39

Theo Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, đến năm 2012 Quảng Ninh

đã tạo ra tổng số 3 tỷ m3 đất đá thải từ khai thác than.

Page 143: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

140

Đầu tư xây dựng các cơ sở xử lý chất thải rắn tại các địa phương cấp

huyện, các khu xử lý chất thải rắn liên đô thị chung của toàn

Các huyện và thành phố lớn (Hạ Long, Móng Cái, Cẩm Phả, Uông

Bí, Đông Triều, Quảng Yên) cần có nhà máy xử lý rác thải có công nghệ tiên

tiến. Đây sẽ là cơ sở tích hợp thực hiện công tác phân loại rác vô cơ từ rác thải

chung và xử lý rác hữu cơ bằng bể phân hủy kỵ khí để tạo ra khí biogas.

Các huyện nhỏ (Bình Liêu, Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà, Ba Chẽ, Vân

Đồn, Hoành Bồ, Cô Tô) không có khối lượng rác thải đủ lớn để xây dựng nhà

máy xử lý rác thải áp dụng công nghệ tiên tiến. Thay vào đó, các huyện này sẽ

đầu tư xây dựng cơ sở xử lý rác thải thủ công. Cơ sở xử lý rác thải sẽ thủ công

lọc ra rác thải vô cơ và xử lý riêng rác thải hữu cơ.

Cần lưu ý rằng cả hai phương pháp vẫn để tồn dư một lượng chất thải vô

cơ nhất định. Việc xử lý các dư lượng vô cơ này sẽ phụ thuộc vào chất lượng

sản phẩm đầu ra và thị trường tiêu thụ. Nhu cầu đầu tư tổng cộng ước tính 1,49

nghìn tỷ đồng cho các cơ sở xử lý đến năm 2020.

3.2.6. Giảm ô nhiễm từ tàu thuyền, khách du lịch và người dân

Kết quả quan trắc chất lượng nước tại vịnh Hạ Long trong quý 4 năm

2011 không cho thấy bất kì vi phạm lớn nào. Tuy nhiên, hiện nay Vịnh đang

chịu ảnh hưởng từ nhiều nguồn ô nhiễm: từ trên cạn và từ ngay chính các họat

động trên biện. Tỉnh cần hành động nhanh chóng để đảm bảo chất lượng nước

trong Vịnh Hạ Long không xuống cấp.

Một khi những giải pháp trong ở các phần trên được thực hiện cùng với

việc ngừng phê duyệt và cấp phép lấn biển (trừ những trường hợp cụ thể đã có

đánh giá môi trường phù hợp và các biện pháp giảm thiểu nhằm ngăn thoái hóa

đất) ô nhiễm từ chất thải rắn và nước thải từ trên cạn sẽ được giải quyết triệt để

Để phòng tránh ô nhiễm từ các hoạt động trên biển (du lịch, nước thải và

chất thải rắn từ các làng chai, hoạt động vận tải hàng hóa, clanke…), cần thực

hiện:

- Đề cao giám sát và áp dụng hệ thống cưỡng chế hiệu quả, thành lập

đội cảnh sát biển hoặc cán bộ kiểm lâm thường xuyên đi tuần trên vịnh để giám

sát các hoạt động gây ô nhiễm.

- Thường xuyên khảo sát chất lượng nước trong vịnh để đảm bảo luôn

đạt tiêu chuẩn. Ngừng các hoạt động buôn bán và bốc dỡ hàng tại tất cả các

cảng nổi từ năm 2013 và chỉ cho phép vận chuyển hàng hóa qua các cảng đã

được đăng kí theo Quyết định 2675/2012/QĐ-UBND.

- Có cơ chế thực thi mạnh mẽ hơn để đảm bảo tàu đánh cá và làng chài

thường xuyên chuyển chất thải lên tàu thu gom chất thải của chính quyền.

- Xem xét hỗ trợ lắp đặt các thiết bị vệ sinh và thu gom rác ở các làng

chài để người dân có thể được tiếp cận với tàu thu gom rác.

Để giảm thiểu tác động đến môi trường vịnh Hạ Long do nước thải từ

thành phố Hạ Long, tỉnh đã lập kế hoạch xây dựng hệ thống cấp thoát nước

hiện đại cho thành phố với sự hỗ trợ từ vốn ODA của chính phủ Nhật Bản.

Tổng vốn đầu tư cần có cho dự án này là 1.916 tỷ đồng.

Page 144: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

141

3.3. Nâng cao hiệu quả nguồn lực và giảm phát thải khí nhà kính

3.3.1. Sử dụng năng lượng hiệu quả trong các ngành sản xuất

Các ngành công nghiệp Quảng Ninh có đóng góp lớn từ khai khoáng,

nhiệt điện và xi măng. Đây là những ngành đòi hỏi nhiều năng lượng và phát

thải khối lượng lớn khí nhà kính. Khai thác than và điện sẽ tiếp tục đóng góp tỷ

trọng cao trong nền kinh tế ngay cả khi tỉnh phát triển các ngành sản xuất và

dịch vụ khác. Do vậy, cần phải thực hiện những bước đi để phát triển những

ngành này sạch hơn và sử dụng nguồn lực ngày càng hiệu quả.

Một số biện pháp cụ thể dưới đây.

- Sử dụng năng lượng hiệu quả trong khai khoáng:

Giảm tác động do phá rừng: Bù đắp bằng cách trồng rừng bổ sung và

tái trồng rừng để khôi phục các thảm thực vật nhằm giảm tổn thất các-bon

trong khai thác than. Đồng thời, tăng cường kiểm soát tình trạng chặt phá rừng,

suy thoái rừng và đẩy mạnh quản lý rừng bền vững

Tiêu thụ năng lượng hiệu quả trong quá trình khai thác than: áp dụng

các biện pháp thay đổi về vận hành và công nghệ để giảm mức tiêu thụ điện

năng và chất đốt.

Hạn chế rò khí mêtan: Áp dụng các biện pháp thu hồi khí metan thoát

ra khi mở vỉa than để giảm khối lượng khí nhà kính (có thể giảm đến 20 lần).

- Sử dụng năng lượng hiệu quả ở các nhà máy nhiệt điện đốt than: áp

dụng các biện pháp để giảm lượng nhiệt bị mất trong quá trình vận hành các

nhà máy nhiệt điện, tăng hiệu suất chung của nhà máy; kiểm soát quá trình đốt

cháy nhiên liệu, giảm thời gian đóng cửa lò, bảo trì và vận hành đúng cách các

thiết bị.

- Sử dụng năng lượng hiệu quả trong nhà máy xi măng:

Nghiên cứu, khuyến khích thay thế clanhke bằng xỉ (từ nhà máy thép)

và tro (từ nhà máy điện). Thông thường, tro có thể thay thế 20-30% clanhke

trong sản phẩm cuối cùng. Đây là một khả năng rất hiện thực do Quảng Ninh

đã có nhiều nhà máy nhiệt điện.

Xem xét khả năng có thể cài đặt hệ thống thu hồi nhiệt tại các lò nung

xi măng để giữ lại lượng nhiệt thải từ lò nung và sử dụng dưới dạng nhiệt hoặc

chuyển thành điện.

- Sử dụng năng lượng hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản: nuôi trồng

thủy sản phát thải các-bon cao hơn so với đánh bắt cá tự nhiên, do đó cần thúc

đẩy đánh cá tự nhiên trong điều kiện cho phép. Ngoài ra, ngành thủy sản cần

đảm bảo sử dụng tàu đánh bắt tiết kiệm nhiên liệu.

3.3.2. Chuyển đổi và sử dụng năng lượng hiệu quả trong các ngành tiêu

dùng

- Cao ốc: các tòa nhà thương mại và nhà ở là một trong những đối

tượng tiêu thụ điện lưới lớn nhất. Cùng với phát triển kinh tế và thu nhập tăng,

nhu cầu sử dụng điện sinh hoạt sẽ tăng. Thực hiện mục tiêu tiết kiệm và nâng

cao hiệu quả sử dụng năng lượng của Chính phủ đến năm 2020, Quảng Ninh có

thể đóng góp đáng kể bằng cách thực hiện các giải pháp để giảm nhu cầu tiêu

Page 145: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

142

thụ điện ở các tòa nhà như trang bị cho các tòa nhà hiện tại thiết bị tiết kiệm

năng lượng và xây dựng các tòa nhà mới theo tiêu chuẩn “tòa nhà xanh”. Một

số giải pháp cụ thể bao gồm:

Chiếu sáng: sử dụng đèn tiết kiệm năng lượng và cài đặt hệ thống

kiểm soát chiếu sáng.

Làm nóng nước: chuyển sang hệ thống làm nóng nước dùng năng

lượng mặt trời.

Thiết bị gia dụng và thiết bị điện tử: sử dụng các thiết bị tiết kiệm

năng lượng, áp dụng hệ thống nhãn xếp hạng tiêu thụ năng lượng cho các sản

phẩm thiết bị gia dụng và điện tử.

Hệ thống sưởi ấm, thông gió và làm mát: chuyển sang sử dụng các

loại lò sưởi tiết kiệm, các mô hình máy điều hòa hiệu quả nhất, và nâng cấp bảo

trì tòa nhà, bao gồm nâng cấp hệ thống ống dẫn.

Nâng cao đặc tính cách nhiệt cho tòa nhà: bịt kín các gờ chân tường

và các khu vực có thể rò rỉ, dùng cửa chính và cửa sổ có thể chống chọi với

mọi loại thời tiết, cách nhiệt gác mái và hốc tường, hệ thống thông gió cơ học

để đảm bảo chất lượng không khí, lắp đặt cửa sổ và cửa chính cách nhiệt tốt;

tăng khả năng cách nhiệt tường ngoài, mái và trần tầng hầm; thông gió cơ học

và thu hồi nhiệt, áp dụng các nguyên tắc thiết kế “năng lượng mặt trời thụ

động” cơ bản.

- Giao thông vận tải: thúc đẩy áp dụng các giải pháp tiết kiệm nhiên

liệu trong ngành giao thông vận tải. Nghiên cứu áp dụng 4 giải pháp:

Khuyến khích phát triển và sử dụng các phương tiện giao thông công

cộng như xe buýt, đường sắt đô thị: đầu tư xây dựng hệ thống giao thông công

cộng và có cơ chế khuyến khích để người dân chuyển sang dùng các phương

tiện này.

Sử dụng phương tiện vận tải có hiệu suất cao hơn.

Khuyến khích các loại xe điện, xe lai sạc điện và xe lai.

Chuyển đổi nhiên liệu: chuyển đổi nhiên liệu sử dụng cho xe buýt và

taxi sang loại khí nén tự nhiên và khí hóa lỏng là các loại nhiên liệu gây ô

nhiễm ít hơn. Đồng thời, khuyến khích sử dụng nhiên liệu sinh học.

3.3.3. Sử dụng nước hiệu quả

a). Sử dụng nước hiệu quả trong nông nghiệp:

Nông nghiệp là ngành cần nguồn nước nhiều nhất. Có thể giảm cầu về

nước trong nông nghiệp qua nhiều biện pháp. Biện pháp quan trọng nhất là

thay đổi phương pháp tưới tiêu kết hợp với hệ thống phân phối nước hiệu quả

hơn để đảm bảo giảm thiểu thất thoát nước trong quá trình phân phối.

Điều chỉnh phương pháp canh tác nông nghiệp để đạt hiệu quả sử dụng

nước là một giải pháp khác: sử dụng giống năng suất cao, nâng cao hiệu quả

quản lý phân bón. Những giải pháp và công nghệ hiện có trong kĩ thuật sử dụng

nước hiệu quả gồm:

- Canh tác sử dụng kĩ thuật tưới nước bằng nước mưa: tăng năng suất

cây trồng sử dụng nước mưa vào mùa khô thông qua xây dựng các bể chứa

Page 146: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

143

nước nhỏ để tích nước mưa.

- Lớp ốp bờ kênh: ốp bờ kênh bằng xi măng/nhựa để giảm tình trạng

thấm nước.

- Kiểm soát kênh mương: chủ động kiểm soát để hạn chế nước tràn

bằng cách sử dụng hệ thống đo mực nước tự động và căn thời gian cũng như

lập kế hoạch điều tiết dòng chảy tốt hơn.

- Xây dựng hệ thống thoát nước (tưới tiêu): xây dựng hệ thống thoát

nước phù hợp sẽ giúp tăng năng suất và giảm nhu cầu tưới tiêu trong mùa khô,

và cho phép canh tác trong mùa mưa.

- Tưới nhỏ giọt: áp dụng phương pháp tưới nhỏ giọt sẽ cần ít nước hơn

là tưới tràn.

- Tưới bằng vòi phun: phương pháp tưới tiêu giống như mưa tự nhiên,

nước được bơm qua một hệ thống ống nhỏ.

- Chuyển từ vòi phun sang phun sương: sử dụng hệ thống phun sương

ở các địa điểm không phù hợp với tưới nhỏ giọt; tiêu tốn ít nước hơn so với

dùng vòi phun thường.

- Tăng cường bón phân cân bằng: thực hiện cân bằng khoáng chất tối

ưu để cải thiện khả năng hấp thụ khoáng chất và cung cấp đầy đủ vi chất dinh

dưỡng cho cây trồng.

- Cải thiện giống cây trồng: tăng năng suất trung bình bằng cách phổ

biến và phát triển các giống có năng suất cao và phù hợp với điều kiện cụ thể

tại địa phương.

- Quản lý khả năng chống chịu tổng hợp của cây trồng: tăng năng suất

bằng cách tăng khả năng chống chịu điều kiện phi sinh học (khí hậu) và sinh

học (dịch bệnh) của cây trồng. Kết hợp tác động của các phương pháp thực

hành cải tiến (như phương thức quản lý dịch bệnh tổng hợp) và kĩ thuật bảo vệ

cây trồng tiên tiến.

- Dùng màng phủ: che phủ đất bằng màng phủ nilon để tránh bốc hơi

nước và giữ nhiệt độ ổn định.

- Canh tác chính xác: sử dụng GPS để tối ưu hóa mật độ gieo trồng,

nhu cầu phân bón và các nhu cầu vật tư đầu vào khác.

- Kĩ thuật làm đất/canh tác không cày xới: các kĩ thuật để giảm việc

cày xới đất, giảm rò nước hoặc thoát nước tốt.

b). Sử dụng nước sinh hoạt hiệu quả

Quảng Ninh có thể giảm đáng kể áp lực đối với nguồn nước sinh hoạt

bằng cách thực hiện các giải pháp sau:

Hệ thống cung cấp nước tốt hơn: liên tục giám sát và khắc phục ngay

rò rỉ trong hệ thống cấp nước, tại các khu vực thương mại và hộ dân. Đồng

thời, nâng cao hiệu quả quản lý áp lực nước trong hệ thống phân phối nước.

- Giảm nhu cầu: chuyển sang sử dụng các thiết bị gia dụng tiết kiệm

nước. Đồng thời giảm nhu cầu sử dụng nước bằng cách lắp đặt bồn vệ sinh có

hai chế độ xả, vòi hoa sen tiết kiệm nước với thiết bị sục khí và thiết bị điều

khiển áp lực nước để điều chỉnh dòng chảy ở mức phù hợp.

Page 147: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

144

- Tái sử dụng/tái chế nước thải: sử dụng phương pháp xử lý sinh học

để tái chế nước thải sử dụng cho nhà vệ sinh.

c). Sử dụng nước hiệu quả ở các nhà máy điện

Nhà máy điện có thể thực hiện 4 giải pháp chính sau để giảm mức độ sử

dụng nước:

- Sử dụng nước làm mát cô đặc: áp dụng các kỹ thuật cho phép giảm

lượng nước thải ra và giảm nhu cầu nước sạch mới

- Làm lạnh khô: thay thế hệ thống làm lạnh bằng nước truyền thống với

hệ thống làm lạnh bằng không khí.

- Áp dụng công nghệ tầng sôi: chuyển từ công nghệ than phun sang

công nghệ tầng sôi cho các lò hơi mới xây.

- Sử dụng lại nước thải: lắp đặt hệ thống xử lý nước thải và tái chế

nước thải.

d). Sử dụng nước hiệu quả trong khai thác than

Nghiên cứu thực hiện 4 giải pháp chính sau để giảm khối lượng nước sử

dụng:

- Hạn chế bụi trên đường chuyên chở: có thể giảm đáng kể lượng nước

dập bụi trên đường chuyên chở bằng cách thêm hóa chất phụ gia nhằm ức chế

bụi.

- Xử lý nước thải mỏ: cơ hội để bơm nước từ các hầm lò không sử

dụng, xử lý đến một mức độ nhất định và sử dụng lại trong sản xuất hoặc bán

cho đơn vị sử dụng khác.

- Kỹ thuật lọc ép bùn thải: tại các trạm tuyển than, bùn thải (30-50% là

chất thải rắn) được bơm lên bể đựng chất thải và hàm lượng nước mất dần

trong quá trình bốc hơi; kỹ thuật lọc ép bùn thải là kỹ thuật sử dụng quy trình

một hoặc hai bước để làm đặc và lọc bùn thải lấy hàm lượng chất rắn cao hơn

và thu hồi để tái chế nước.

- Tái chế nước đã xử lý: tối ưu hóa việc sử dụng lại nước trong nhà

máy đối với các nhu cầu sử dụng nước chất lượng thấp.

e). Sử dụng nước hiệu quả trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp

Các cơ sở sản xuất trong khu công nghiệp và cụm công nghiệp có thể

thực hiện các giải pháp chính sau đây để giảm khối lượng nước sử dụng:

- Thay đổi nguyên vật liệu trong quy trình sản xuất: các nguyên vật

liệu sử dụng khá nhiều nước để chế biến có thể được thay thế bằng các nguyên

vật liệu cần ít nước hơn để chế biến mà tính năng của vật liệu vẫn không bị

thay đổi.

- Cải thiện quy trình sản xuất hiện hành để sử dụng ít nước: các cơ sở

sản xuất chế biến có thể đầu tư chuyển đổi sang sử dụng các thiết bị có khả

năng sử dụng nước hiệu quả hơn; quy trình sản xuất có thể được rà soát lại và

cải thiện việc kiểm tra, đo lường và báo cáo nguồn nước sử dụng và đào tạo

cán bộ công nhân viên các thói quen trong quy trình sản xuất nhằm sử dụng

nước hiệu quả và không lãng phí.

Page 148: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

145

- Tái sử dụng nguồn nước: các cơ sở sản xuất chế biến có thể đầu tư

chuyển đổi quy trình sản xuất chế biến để có thể tái sử dụng nước được nhiều

lần; tái sử dụng nước thải đã được xử lý; hoặc tái sử dụng nước thải chưa được

xử lý vào các phần khác trong hoạt động sản xuất, đặc biệt là các phần không

phải sử dụng nước tinh khiết.

3.4. Bảo tồn đa dạng sinh học

Quảng Ninh là vùng đất với nhiều hệ sinh thái khác nhau: núi đồi, đồng

bằng, sông, suối, rừng ngập mặn, biển và đảo. Dưới tác động của nhiều yếu tố

tự nhiên và hoạt động của con người, sự đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh đã

suy giảm đáng kể. Đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh đang phải đối mặt với

một số nguy cơ. Do dân số và hoạt động kinh tế ngày càng tăng, tỉnh chịu áp

lực chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang phục vụ nông nghiệp, công nghiệp

và xây dựng cơ sở hạ tầng. Áp lực đối với tài nguyên tự nhiên cũng tăng lên.

Đồng thời, đa dạng sinh học còn chịu áp lực bởi các hoạt động như khai thác

quá mức nguồn tài nguyên sinh học, khai thác trái phép gỗ và lâm sản ngoài gỗ,

đánh bắt cá sử dụng các phương pháp hủy diệt và không bền vững, săn bắt và

buôn bán trái phép động vật hoang dã. Nhiều loại giống mới, giống ngoại lai đã

xuất hiện trên địa bàn tỉnh, theo đó có cả giống của sinh vật ngoại lai xâm hại.

Ô nhiễm tại các hệ sinh thái nhạy cảm như vịnh Hạ Long và vịnh Bái Tử Long

càng làm cho vấn đề thêm trầm trọng.

Để bảo tồn đa dạng sinh học và khôi phục những thiệt hại đã xảy ra,

thực hiện các biện pháp có trọng tâm trong 5 đến 10 năm tới. Đồng thời, cần

giám sát môi trường chặt chẽ hơn để thường xuyên theo dõi các hoạt động gây

ra tổn thất về đa dạng sinh học. Cảnh sát môi trường cũng cần thường xuyên

giám sát và xử phạt bất kì hoạt động trái phép nào.

Bên cạnh giám sát, tỉnh còn có thể thực hiện một số giải pháp khác sau

đây.

3.4.1. Bảo tồn hệ sinh thái trên đất liền:

- Quản lý rừng: Thực hiện quản lý rừng bền vững trên phạm vi toàn

tỉnh: đảm bảo sự cân bằng giữa nhu cầu của xã hội về các sản phẩm và lợi ích

của rừng đồng thời đảm bảo sức khỏe và sự đa dạng sinh học của rừng.

- Trồng rừng và tái trồng rừng: Hỗ trợ trồng lại rừng ở các khu rừng

trước đây đã bị phá hủy, đồng thời cần khai thác, chuyển đổi các khoảng đất

trống để trồng rừng.

- Bảo vệ rừng ngập mặn: Thực hiện liên tục quản lý để tránh bất kì tổn

thất đa dạng sinh học nào tại các khu vực rừng ngập mặn có nhiều loài đặc hữu,

nguy cấp và quý hiếm như rừng ngập mặn ở khu vực Hà Nam (Quảng Yên),

nhiều phường ở thành phố Uông Bí, Hoành Bồ, Vịnh Hạ Long, Vịnh Bái Tử

Long và Công viên quốc gia Vịnh Bái Tử Long, Tiên Yên và một số phường ở

Móng Cái.

- Bảo vệ động vật: Bảo vệ, không cho phép bất kì thay đổi cấu trúc môi

trường sống tự nhiên cho các loài động vật. Đồng thời, tuyên bố tất cả các khu

vực là nơi sinh sống của các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng là khu bảo

tồn và giảm thiểu hoạt động của con người xung quanh các khu vực này.

Page 149: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

146

3.4.2. Bảo tồn hệ sinh thái nước:

- Phòng chống ô nhiễm nước để bảo tồn hệ động thực vật

- Đánh bắt cá bền vững: chỉ được đánh bắt cá trong giới hạn “năng suất

bền vững tối đa”, đảm bảo trữ lượng và sự đa dạng của các loài có thể duy trì,

tái tạo.

- Bảo vệ san hô: ngoài việc phòng chống ô nhiễm nước, thực thi các

quy định chặt chẽ về hoạt động lặn biển an toàn và có trách nhiệm với môi

trường (chẳng hạn, không được chạm vào các rạn san hô hay neo đậu ở rạn san

hô).

- Tăng cường phối hợp giữa các ban ngành liên quan như Chi cục

Kiểm lâm, Sở TNMT, Sở Khoa học Công nghệ và các ban quản lý các khu bảo

tồn và rừng quốc gia.

3.5. Bảo vệ môi trường xuyên biên giới

- Đầu tư xây dựng năng lực thể chế, chính sách và trang thiết bị tiên

tiến trong cảnh báo, kiểm soát ô nhiễm môi trường xuyên biên giới. Tập trung

vào các biện pháp ngăn ngừa việc vận chuyển trái phép chất thải, du nhập sinh

vật ngoại lai; thực hiện nghiêm các công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia.

- Tăng cường công tác quan trắc, đánh giá các vấn đề ô nhiễm môi

trường xuyên biên giới tại các khu vực cửa sông ven biển biên giới với Trung

Quốc.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu môi trường xuyên biên giới.

- Xây dựng các thỏa thuận hợp tác và trao đổi khoa học, công nghệ về

các vấn đề môi trường biên giới với Trung Quốc. Hợp tác với các nước trong

khu vực và trên thế giới, các tổ chức quốc tế trong việc phòng ngừa và kiểm

soát ô nhiễm môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, ứng phó với

biến đổi khí hậu.

V . ỊNH HƯỚNG, NHIỆM VỤ VÀ CÁC GI I PHÁP PHÁT

TRI N K T CẤU H T NG

1. Giao thông vận tải

Nhìn chung, Tỉnh Quảng Ninh có hệ thống kết nối giao thông tương đối

thuận lợi, với 3.694 km đường bộ, một tuyến đường sắt, một cảng biển quy mô

lớn và một số cảng chuyên dụng. Tỉnh có 5 tuyến quốc lộ với tổng chiều dài

377,8 km, 14 tuyến tỉnh lộ với tổng chiều dài 383,3 km, 586,9km đường đô thị,

1.059,3 km đường huyện, và 1.287,1 km đường xã. Tỉnh có một tuyến đường

sắt quốc gia dài 64,08 km (theo quy hoạch là 68,14 km) nối liền Đông Triều,

Uông Bí và Hạ Long, và có kế hoạch xây dựng tuyến nhánh tới Cái Lân. Tỉnh

có 3 khu vực cảng lớn bao gồm Hòn Gai (với cảng Cái Lân), Cẩm Phả, Vạn

Hoa – Mũi Chùa. Quảng Ninh cũng nằm gần sân bay Nội Bài tại Hà Nội (cách

150 km) và sân bay Cát Bi tại Hải Phòng (cách 80 km).

Tuy nhiên, hạ tầng giao thông vận tải của Quảng Ninh vẫn còn tồn tại

một số bất cập, đặc biệt là tình trạng tắc nghẽn giao thông tại khu vực đô thị

Page 150: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

147

trong giờ cao điểm và không có đường cao tốc nối liền Quảng Ninh với các

tỉnh thành và sân bay lân cận. Khắc phục được những bất cập này sẽ có ý nghĩa

quan trọng giúp Quảng Ninh chinh phục được những khát vọng của mình trong

công cuộc phát triển kinh tế.

Các vấn đề về hạ tầng giao thông và phát triển đô thị là hai lĩnh vực vô

cùng quan trọng, đòi hỏi huy động và sử dụng nhiều nguồn lực, đặc biệt là vốn

đầu tư. Đồng thời, hạ tầng giao thông cũng có tính hệ thống rất cao. Một trong

những vấn đề quan trọng trong phát triển hạ tầng giao thông của Quảng Ninh là

phải đảm bảo khả năng kết nối Quảng Ninh với bên ngoài và giữa các khu vực

(vùng, lãnh thổ) trên địa bàn tỉnh. Một số vấn đề trong công tác phát triển hạ

tầng giao thông của tỉnh là: (i) khả năng đầu tư phát triển hạ tầng (bao gồm cả

hạ tầng xã hội) của tỉnh còn rất hạn chế; (ii) khả năng thu hút nguồn lực xã hội

gặp nhiều khó khăn; (iii) thời gian thực hiện các mục tiêu phát triển (xác định

đến năm 2020) không còn nhiều (08 năm).

Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải Tỉnh Quảng Ninh đến

năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã nêu chi tiết một số ưu tiên đối với lĩnh

vực giao thông vận tải ở cấp tỉnh, huyện và xã. Quy hoạch tổng thể Phát triển

Kinh tế - Xã hội tập trung vào những yếu tố then chốt của hệ thống giao thông

vận tải mà Quảng Ninh cần phát triển để tạo điều kiện hoàn thành các ưu tiên

phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh.

Các giải pháp về giao thông vận tải cho tỉnh được xây dựng dựa trên

Nghị quyết số 13/NQ-TƯ của Trung ương Đảng về phát triển đồng bộ hệ thống

kết cấu hạ tầng phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá đất nước (Tháng 1, năm

2012) và Nghị Quyết số 16/2012/NQ-CP của Chính phủ ban hành chương trình

hành động thực hiện Nghị quyết số 13/NQ-TƯ, bổ sung những khuyến nghị

nhằm hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng cần thiết phục vụ phát triển

kinh tế - xã hội của Quảng Ninh.

1.1. ường bộ

1.1.1. Hiện trạng phát triển

Tỉnh có mạng lưới quốc lộ (4, 10, 18, 279) cơ bản đáp ứng nhu cầu giao

thông vận tải và kết nối với các trung tâm kinh tế - chính trị lớn trong vùng (Hà

Nội, Hải Phòng) và các tỉnh lân cận. Mật độ đường bộ của Quảng Ninh đạt

0,53 km/km2, thấp hơn một chút so với mật độ trung bình của Việt Nam (0,55

km/km2)

. Khoảng 75% các tuyến đường ở Quảng Ninh đều được trải bê tông

hoặc nhựa, cao hơn mức bình quân 48% của Việt Nam và 57% của toàn khu

vực Đông Nam Á. Đường đạt chất lượng mặt đường “tốt” chiếm khoảng 40%.

1.1.2. Khó khăn và hạn chế

Hạ tầng giao thông đóng vai trò trọng yếu đối với sự phát triển của

Quảng Ninh, bởi lẽ khoảng cách và chất lượng hệ thống đường kết nối đến các

trung tâm kinh tế trọng điểm chính là một trong những động lực tăng trưởng

kinh tế lớn.

- Chất lượng hệ thống đường kết nối đến các trung tâm kinh tế trọng

điểm chưa đạt yêu cầu: các tuyến quốc lộ hiện vẫn chưa cho phép các phương

tiện di chuyển với tốc độ thỏa đáng mà vẫn đảm bảo một hành trình suôn sẻ.

Page 151: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

148

Mặc dù mạng lưới đường bộ được liên kết tương đối tốt, song tốc độ trung bình

trên tuyến Quốc lộ 18 nối Hà Nội - Hạ Long chỉ đạt 40-50 km/h, khiến thời

gian di chuyển lên tới 3-4 tiếng. Từ Hạ Long đến sân bay Nội Bài hoặc Hải

Phòng không có đường cao tốc. Cải thiện điều kiện này có ý nghĩa đặc biệt

quan trọng đối với phát triển ngành du lịch. Đối với ngành sản xuất, khả năng

tiếp cận dễ dàng đến các cảng và sân bay cũng rất quan trọng.

- Hệ thống đường xá chưa an toàn: các tuyến quốc lộ chưa đáp ứng

tiêu chuẩn quốc tế về mức độ an toàn, do hạn chế về bề rộng và số làn xe, cùng

với thói quen lái xe thiếu an toàn, như lấn đường mặc dù có xe đi ngược chiều.

- Thiếu nguồn vốn đầu tư cho các dự án đường bộ lớn: các dự án

đường bộ lớn đang trong quá trình quy hoạch. Nguồn tài chính vẫn tiếp tục là

trở ngại lớn đối với đa phần các dự án mặc dù tỉnh đã có những nỗ lực tích cực

nhằm thu hút nhà đầu tư. Theo phê duyệt của Chính phủ, các dự án đường bộ

lớn sẽ được xây dựng trước năm 2020. Hiện nay, tỉnh đang tích cực tìm kiếm

các nguồn đầu tư từ các doanh nghiệp tư nhân để đẩy nhanh tiến độ hoàn thành

các dự án đường bộ, tuy nhiên, những dự án này cũng ít được quan tâm (có thể

là do quan niệm cho rằng các dự án đường bộ này không tạo ra được lợi nhuận

do tỷ suất thu hồi nội tại (IRR) kém hấp dẫn và thời gian thu hồi vốn dài).

1.1.3. Định hướng phát triển

Hạ tầng đường bộ đóng vai trò then chốt đối với sự phát triển kinh tế xã

hội của Quảng Ninh bởi đây là chất xúc tác quan trọng cho các ngành du lịch,

sản xuất, nông nghiệp, và thương mại. Quảng Ninh đã lập quy hoạch nhiều dự

án xây dựng và cải tạo hệ thống đường bộ trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở đánh

giá về tác động tiềm năng của các dự án đường bộ chính đối với thực trạng

kinh tế xã hội của tỉnh, ưu tiên đầu tư xây dựng 4 tuyến đường chủ đạo để kết

nối nội tỉnh cũng như với các tỉnh thành khác dưới đây (HÌNH 34).

Page 152: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

149

HÌNH 34

Quảng Ninh cần ưu tiên 4 tuyến đường chính MINH HỌA

Đường cao tốc (dự kiến)

Đường quan trọng (dự kiến)

Nội Bài

Hà Nội

Hạ Long

Móng Cái

Bình Liêu

Tiên Yên

Ba Chẽ

Vân Đồn

Hải Hà

Hoành Bồ

Uông BíĐông Triều

Đầm Hà

Cô TôCảm Phả

Hải Phòng

▪ Đường cao tốc nối Nội Bài với

Hạ Long đã được lên kế hoạch

▪ Dài 114,3 km; 4-6 làn xe

▪ Thời gian đi từ Nội Bài: ~1,5 giờ

so với ~3,5 như hiện tại

▪ Chi phí ước tính: 1,1 tỷ USD

Nội Bài – Hạ Long

▪ Đường bộ với chất lượng đường

cao tốc, và cầu vượt dài 4 km

▪ Dài 25 km; 4 làn xe

▪ Chi phí ước tính: 620 triệu USD

▪ Thời gian đến Hải Phòng: ~ 30

phút so với ~ 2 giờ như hiện tại

Hạ Long – Hải Phòng

▪ Đường cao tốc nối Hạ Long với

Móng Cái

▪ Chi phí ước tính: 1,5 tỷ USD

▪ Thời gian đến Móng Cái: ~ 2 giờ

Hạ Long – Vân Đồn – Móng Cái

NGUỒN: Sở Giao thông vận tải tỉnh Quảng Ninh

Nâng cấp Quốc lộ 18 đoạn Uông

Bí – Hạ Long

▪ Đường cấp 2 với 4 làn xe

a). Đường nối Hạ Long với cao tốc Hà Nội - Hải Phòng (còn gọi là

đường Hạ Long - Hải Phòng):

Dự kiến đường Hạ Long - Hải Phòng là đường đạt chất lượng cao tốc,

với chiều dài 25 km, 4 làn xe, và một cầu vượt dài 4 km. Ước tính chi phí xây

dựng sẽ là 650 triệu USD. Khi tuyến đường mới này hoàn thành, thời gian di

chuyển từ Hạ Long đến Hải Phòng sẽ giảm từ khoảng 2 giờ xuống còn khoảng

30 phút. Tuyến đường Hạ Long - Hải Phòng kết nối Quảng Ninh với sân bay

Cát Bi (và một sân bay quốc tế mới dự kiến sẽ được xây dựng tại Hải Phòng)

và các cảng biển quan trọng của Hải Phòng. Hơn nữa, đường Hạ Long - Hải

Phòng cũng sẽ kết nối với đường cao tốc Hải Phòng - Hà Nội mới, dự kiến

hoàn tất năm 2014. Tuyến đường Hạ Long - Hải Phòng - Hà Nội mới này sẽ có

độ dài khoảng 130 km, và sẽ giảm đáng kể thời gian di chuyển về Hà Nội.

b). Đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn - Móng Cái:

Tuyến cao tốc Hạ Long - Vân Đồn - Móng Cái dự kiến sau khi hoàn tất,

thời gian đi từ Hạ Long đến Móng Cái dự kiến sẽ giảm xuống còn khoảng 2 giờ

so với khoảng 4 giờ như hiện tại. Tuyến đường cao tốc này sẽ kết nối Hạ Long

tới biên giới với Trung Quốc, đem lại nhiều cơ hội phát triển.

Một nhánh khác từ đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn - Móng Cái là

đường dẫn đến KCN Cảng biển Hải Hà cần được xây dựng để tạo điều kiện

giao thông thuận lợi phục vụ vận chuyển hàng hóa giữa cảng với biên giới

Trung Quốc và các địa phương khác trong tỉnh.

c). Nâng cấp Quốc lộ 18:

Page 153: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

150

Trong thời gian chờ đường Hạ Long - Hải Phòng hoàn thiện, nâng cấp

Quốc lộ 18, con đường huyết mạch nối Hạ Long với Hà Nội. Việc nâng cấp

Quốc lộ 18, đặc biệt là đoạn từ Uông Bí đến Hạ Long, sẽ rút ngắn thời gian đi

lại và đảm bảo một hành trình thuận tiện, thoải mái hơn. Nhiều đoạn của tuyến

đường sẽ được nâng cấp từ cấp 3 lên cấp 2 trên đoạn từ Đông Triều đến Cẩm

Phả.

d). Xây dựng đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long:

Đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long dự kiến được xây dựng với độ dài

146,5 km với 4-6 làn xe và sẽ giúp giảm đáng kể thời gian di chuyển về Hà Nội

(từ 3-4 tiếng như hiện nay xuống còn 1,5 tiếng). Tuyến đường cao tốc này sẽ

kết nối Quảng Ninh với sân bay quốc tế của Vùng KTTĐ Bắc Bộ, qua đó đem

lại những lợi ích trực tiếp cho tỉnh. Tuyến đường này cũng sẽ kết nối Quảng

Ninh với các tỉnh khác nằm dọc theo con đường, giúp thúc đẩy hơn nữa sự hợp

tác giữa các tỉnh trong khu vực Đồng bằng Sông Hồng và Vùng KTTĐ Bắc Bộ.

Toàn bộ bốn tuyến đường trên đều sẽ áp dụng đầu tư theo nguồn vốn

hỗn hợp, trong đó ưu tiên mô hình hợp tác công - tư PPP, cụ thể là phương thức

BOT hoặc BT và kêu gọi các nhà đầu tư nhân trong và ngoài nước tham gia

đầu tư.

Một ưu tiên khác,tuy không phải là một dự án đường bộ lớn nhưng cũng

đóng vai trò rất quan trọng, đó là xây dựng tuyến đường từ KCN Việt Hưng

đến cảng Cái Lân để tạo điều kiện thuận lợi vận chuyển hàng hóa tới cảng

nhanh chóng và hiệu quả.

Nâng cấp mạng lưới tỉnh lộ cũng sẽ góp phần phát triển một mạng lưới

giao thông công cộng hiệu quả để kết nối các địa bàn chính trong tỉnh. Do địa

hình của Quảng Ninh chủ yếu là đồi núi, lại gần biển, quỹ đất bằng phẳng

không đủ nhiều để phát triển hệ thống đường sắt đô thị (như tàu điện hay tàu

điện ngầm tốc độ cao), nên mạng lưới đường bộ cùng với hệ thống vận tải buýt

công cộng sẽ là một nhân tố cực kỳ quan trọng trong mạng lưới giao thông vận

tải của tỉnh. Một số tuyến cần được ưu tiên phát triển bao gồm: tuyến nối Hòn

Gai, Bãi Cháy và Tuần Châu; tuyến nối Hạ Long với Yên Tử, nối dài tới Đông

Triều để trở thành “tuyến đường lịch sử” giúp khám phá hệ thống di tích từ thời

nhà Trần. Những khuyến nghị về phương pháp đảm bảo phát triển hệ thống

giao thông vận tải theo hướng tiết kiệm nhiên liệu và hạn chế ô nhiễm có trong

Mục V. về bảo vệ môi trường.

1. . ường sắt

1.2.1. Hiện trạng phát triển

Quảng Ninh có một tuyến đường sắt cấp quốc gia dài 64,08 km (theo

quy hoạch là 68,14 km) kết nối Đông Triều, Uông Bí và Hạ Long và có kế

hoạch xây dựng tuyến nhánh tới Cái Lân. Các tuyến đường sắt khác đều phục

vụ vận chuyển than – mặc dù do Vinacomin độc quyền vận hành và sử dụng

nhưng vẫn được coi là các tuyến giao thông công cộng. Mật độ đường sắt của

Quảng Ninh là 0,9 km/100km2. Hiện Quảng Ninh có 7 ga chính: Đông Triều,

Mạo Khê, Yên Dưỡng, Uông Bí, Bàn Cờ, Yên Cư và Hạ Long.

Tốc độ tối đa của tàu hỏa hiện đạt 54km/h, thời gian đi từ Quảng Ninh

Page 154: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

151

đến Hà Nội hết khoảng 7 tiếng.

1.2.2. Khó khăn và hạn chế

- Cơ sở hạ tầng yếu kém, thời gian đi lại dài: do đường sắt hiện tại là

loại đường ray khổ đơn với cơ sở trang thiết bị khá cũ kỹ, nên thời gian di

chuyển thường rất dài.

- Hiện nay Bộ GTVT đang triển khai dự án đường sắt Yên Viên - Phả

Lại - Hạ Long - Cái Lân, tuy nhiên dự án chậm tiến độ do khó khăn về nguồn

vốn.

- Địa hình không phù hợp: địa hình của Quảng Ninh hầu như không

phù hợp để phát triển đường sắt do địa hình bị núi và biển chia cắt. Việc xây

dựng trên các địa hình này đòi hỏi chi phí cao, như xây cầu, hầm, lấn biển. Vì

thế, sử dụng nguồn lực đầu tư để phát triển các phương thức giao thông vận tải

khác thay thế cho đường sắt có thể sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn.

1.2.3. Định hướng phát triển

Hạ tầng đường sắt có ý nghĩa quan trọng đối với Quảng Ninh, đóng vai

trò là chất xúc tác cho phát triển một số lĩnh vực như du lịch, thương mại, công

- nông nghiệp, đồng thời giúp thu hẹp khoảng cách xã hội. Tỉnh ưu tiên bốn

tuyến đường sắt chủ đạo kết nối giữa các địa phương trong tỉnh và với các tỉnh

thành khác trong vùng, bao gồm tuyến Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái

Lân, Hạ Long - Móng Cái (trong đó ưu tiên đoạn Tiên Yên - Móng Cái), Uông

Bí - Lạch Huyện (trong đó ưu tiên đoạn Uông Bí - Tiền Phong) và Lạng Sơn -

Mũi Chùa như trình bày trong HÌNH 35 dưới đây.

Page 155: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

152

HÌNH 35

Lạng Sơn

Mũi Chùa

Móng Cái

Ha Long

Cái Lân

Hà Nội

Bieu Nghi

Quảng Ninh lập kế hoạch xây dựng 4 tuyến đường sắt chính

Yên Viên – Phả Lại – Hạ Long – Cái Lân▪ Nguồn vốn dự kiến: Trái

phiếu chính phủ▪ Phạm vi đầu tư: Xây dưgnj

đường ray đơn mới▪ Tổng chi phí: 418 triệu USD

(~ 8.708 tỷ đồng)▪ Giai đoạn: trước 2020

– Ngân sách: 264 triệu USD1 (5.500 tỷ đồng)

▪ Giai đoạn: trước 2020– Ngân sách: 154 triệu

USD1 (3.208 tỷ đồng)

Đường tàu thủy,

không xây được đường ray

Lạch Huyện

Tien Phong

1 Giả định tỷ giá 1 USD bằng 20.850 đồng

NGUỒN: Sở Giao thông Vận tải tỉnh Quảng Ninh, Quảng Ninh

Lạng Sơn – Mũi Chùa

▪ Nguồn vốn dự kiến: Ngân

sách, vốn doanh nghiệp

hoặc BOT

▪ Phạm vi đầu tư: Đường ray

đơn cấp 2

▪ Tổng chi phí: 368 triệu

USD1 (7.680 tỷ đồng)

▪ Giai đoạn: trước 2030

Uông Bí– Lạch Huyện (ưu tiên đoạn Uông Bí –Tiền Phong)▪ Nguồn vốn dự kiến:

Ngân sách, vốn doanh nghiệp hoặc BOT

▪ Phạm vi đầu tư: Đường ray đơn cấp 2

▪ Tổng chi phí: 72 triệu USD1 (1.500 tỷ đồng)

▪ Giai đoạn: trước 2030

Hạ Long– Móng Cái

▪ Nguồn vốn dự kiến:

Ngân sách, vốn doanh

nghiệp hoặc BOT

▪ Phạm vi đầu tư:

Đường ray đơn cấp 2

▪ Tổng chi phí: 245 triệu

USD1 (5.100 tỷ đồng)

▪ Giai đoạn: trước 2030

a). Tuyến Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân:

Xây mới một tuyến đường ray khổ đơn, tổng chi phí ước tính 418 triệu

USD (tương đương 8.708 tỷ đồng) cho giai đoạn đến năm 2020. Theo kế

hoạch, nguồn vốn đầu tư sẽ là trái phiếu Chính phủ.

Hai tiểu dự án liên quan trực tiếp đến Quảng Ninh:

- Tiểu Dự án Số 1:

Tuyến Hạ Long - Cảng Cái Lân và cầu vượt Bàn Cờ đã được lên kế

hoạch xây dựng trước năm 2010 với chi phí đầu tư ước tính 77 triệu USD

(tương đương 1.501 tỷ đồng). Tiểu dự án số 1 này đã bị chậm tiến độ và tính

đến cuối năm 2012 vẫn còn trong giai đoạn thi công, tuy nhiên việc xây dựng

đang được triển khai và dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2013.

- Tiểu dự án Số 3:

Cải tạo tuyến Phả Lại - Hạ Long, theo kế hoạch sẽ hoàn tất trong năm

2013 với chi phí đầu tư ước tính khoảng 200 triệu USD (tương đương 3.900 tỷ

đồng). Tuyến Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân đang được nâng cấp cải

tạo và sẽ có một tuyến nhánh nối với cảng Cái Lân (kinh phí từ trái phiếu

Chính phủ). Vận tốc thiết kế cho tàu chở hàng là 80km/h và tàu chở khách là

120km/h.

b). Tuyến Hạ Long - Móng Cái:

Xây dựng tuyến Hạ Long - Móng Cái theo quy chuẩn đường ray khổ

Page 156: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

153

đơn cấp 2 với tổng chi phí ước tính khoảng 245 triệu USD (tương đương 5.100

tỷ đồng). Theo kế hoạch tuyến Hạ Long - Móng Cái sẽ được xây dựng trước

năm 2030 từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước, vốn doanh nghiệp hoặc BOT. Do

địa hình từ Hạ Long đến Móng Cái không phù hợp để xây dựng đường sắt, do

vậy cần ưu tiên xây dựng tuyến Tiên Yên đến Móng Cái, nối với tuyến đi Lạng

Sơn và tuyến đường sắt chính đi Hà Nội, rất thuận tiện cho vận chuyển hàng

hóa khối lượng lớn.

b). Tuyến Lạng Sơn - Mũi Chùa:

Xây dựng theo quy chuẩn đường ray khổ đơn cấp 2 với tổng chi phí ước

tính khoảng 368 triệu USD (tương đương 7.680 tỷ đồng). Theo kế hoạch, tuyến

Lạng Sơn - Mũi Chùa sẽ được xây dựng trước năm 2030 từ nguồn vốn Ngân

sách Nhà nước, vốn doanh nghiệp hoặc BOT.

c). Tuyến Uông Bí - Lạch Huyện:

Xây dựng tuyến Uông Bí - Lạch Huyện theo quy chuẩn đường ray khổ

đơn cấp 2 với tổng chi phí ước tính khoảng 72 triệu USD (tương đương 1.500

tỷ đồng). Dự kiến được xây dựng trước năm 2030 từ nguồn Ngân sách Nhà

nước, vốn doanh nghiệp hoặc BOT. Tuy nhiên, việc xây dựng tuyến đường sắt

Uông Bí - Lạch Huyện có thể gặp phải nhiều vấn đề phức tạp và tốn kém do

điều kiện địa chất. Do đó ưu tiên đoạn Uông Bí - Tiền Phong để kết nối với

tuyến Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân để có hiệu quả tốt hơn.

1. . ường biển

1.3.1. Hiện trạng phát triển

Ngoài vị trí thuận lợi gần cụm cảng Hải Phòng, Quảng Ninh có đường

bờ biển dài 250km với 3 khu vực cảng biển (Hòn Gai - Cái Lân, Cẩm Phả, Vạn

Hoa - Mũi Chùa), một khu chuyển tải (Vạn Gia) và một khu vực nằm trong quy

hoạch (Hải Hà). Hệ thống cảng của Quảng Ninh tập trung tại Hòn Gai (với

cảng Cái Lân nằm ở vị trí trung tâm) và khu vực Cẩm Phả, ngoài ra là một số

cảng quy mô vừa và nhỏ phục vụ nhu cầu địa phương, như các cảng Vạn Hoa,

Hải Hà nằm dọc theo chiều dài đường bờ biển của Quảng Ninh. Các cảng này

nằm trong Nhóm cảng biển số 1 trong Quy hoạch Cảng biển của Việt Nam.

Khu vực Hòn Gai gồm 5 cảng: cảng Cái Lân, cảng xi măng Thăng

Long, Cảng Xăng dầu B12, cảng xi măng Hạ Long và Cảng khách Hòn Gai.

Cảng Cái Lân, vốn là cảng chính của khu vực này, có tổng diện tích 15,47 ha

và được xây dựng để tiếp nhận tàu có trọng tải 20.000 - 50.000 DWT.

Khu vực Cẩm Phả gồm hệ thống cảng chuyên dụng, chủ yếu để phục vụ

ngành công nghiệp khai thác và chế biến than. Khu vực này có hai cảng chính:

Cảng Cửa Ông có khả năng tiếp nhận tàu trọng tải 70.000 DWT và cảng Nhà

máy xi măng Cẩm Phả có khả năng tiếp nhận tàu trọng tải 15.000 DWT.

Cảng Mũi Chùa là cảng hàng hóa tổng hợp chủ yếu phục vụ việc bốc dỡ

gỗ tấm, vật liệu xây dựng và nguyên vật liệu cho ngành hóa chất. Cảng có khả

năng tiếp nhận tàu trọng tải 1.000 - 3.000 DWT.

Khu chuyển tải Vạn Gia đóng vai trò là cửa ngõ giao thương đường biển

với thành phố cửa khẩu Móng Cái.

Page 157: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

154

Tỉnh Quảng Ninh có kế hoạch xây dựng cảng Hải Hà tại Khu Công

nghiệp Cảng biển Hải Hà để phục vụ thương mại cửa khẩu tại Móng Cái và

hoạt động sản xuất trong khu công nghiệp Hải Hà.

Thương mại đường biển hiện chiếm khoảng 50% tổng kim ngạch

thương mại của Quảng Ninh, trong đó 6 tỷ USD thu được qua 2 cảng chính là

Hòn Gai - Cái Lân và Cẩm Phả. Trong số 6 tỷ USD kim ngạch thương mại này,

50% là kim ngạch nhập khẩu, 37% là kim ngạch xuất khẩu, và 12% là kim

ngạch tạm nhập tái xuất.

1.3.2. Khó khăn và hạn chế

Phát triển cảng biển Quảng Ninh gặp phải một số vấn đề lớn: chưa khai

thác hết công suất, phụ thuộc vào chính sách thuế quan của Trung Quốc và hiệu

suất vận hành Cảng Cái Lân thấp do không đủ độ sâu, thủ tục hải quan phức

tạp và hệ thống giao thông đến cảng chưa đạt yêu cầu.

a). Chưa khai thác hết công suất các cảng:

Cảng biển Quảng Ninh hiện chưa được sử dụng hết công suất và vẫn

còn khả năng gia tăng lưu lượng. Cảng hàng hóa Cái Lân có công suất thiết kế

470.000 - 540.000 TEU trong khi lưu lượng thực tế (năm 2011) chỉ đạt 260.000

TEU40

.

b). Phụ thuộc vào chính sách thuế quan của Trung Quốc:

Cảng Hải Hà có thể trở thành trung tâm thương mại hợp tác Trung Quốc

- ASEAN, tuy nhiên, khả năng thành công chủ yếu phụ thuộc vào chính sách

thuế quan của Trung Quốc đối với thương mại cửa khẩu tại Móng Cái. Một khi

Hiệp định Thương mại Tự do Trung Quốc - ASEAN bắt đầu có hiệu lực vào

năm 2015, thì hoạt động thương mại qua cửa khẩu Móng Cái có thể sẽ trở nên

kém cạnh tranh hơn, ngoại trừ mặt hàng cao su, với điều kiện Trung Quốc vẫn

duy trì chính sách thuế quan ưu đãi đối với mặt hàng này.

c). Thiếu năng lực cạnh tranh để trở thành một trung tâm trung chuyển

hàng hóa toàn cầu:

Xây dựng Quảng Ninh thành một trung tâm trung chuyển hàng hóa

không phải là cơ hội có tiềm năng lớn nhất để Quảng Ninh có thể theo đuổi, do

vị trí của Quảng Ninh không nằm gần các tuyến vận tải thương mại đường biển

lớn và do sức cạnh tranh mạnh mẽ từ các cảng quốc tế có quy mô lớn và bề dày

hoạt động trong khu vực.

d). Hiệu suất vận hành hiện tại của Cảng Cái Lân còn thấp:

- Không đủ độ sâu:

Độ sâu luồng vào hiện chỉ đạt -8.5m, thấp hơn so với độ sâu -10 m theo

quy hoạch. Đồng thời, bể đổi hướng hiện chỉ rộng 350m, không đủ 450m theo

quy hoạch để có thể cho phép tàu hàng Panamax đổi hướng. Vinamarine không

thể tiến hành nạo vét do điều kiện tài chính không cho phép.

- Công tác hải quan tại Cảng Cái Lân bị đánh giá thấp:

Hiện đang tồn tại suy nghĩ rằng hoạt động hải quan tại Hải Phòng tạo

40

Nguồn: trang web của Hiệp hội Cảng biển Việt Nam (2013)

Page 158: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

155

nhiều thuận lợi hơn so với tại cảng Cái Lân. Các hãng giao nhận vận tải có mối

quan hệ lâu dài với đội hải quan Hải Phòng, nhưng lại không có mối quan hệ

tương tự với đội hải quan Cái Lân. Việc nghiên cứu, tìm cách cải thiện các thủ

tục hải quan tại Cảng Cái Lân là hết sức cần thiết.

Hệ thống giao thông kết nối với Cảng Cái Lân không đủ đáp ứng yêu

cầu: hệ thống giao thông đến cảng Cái Lân còn kém phát triển, nên đa phần

hàng hóa vẫn được vận chuyển bằng sà lan về Hà Nội qua đường Hải Phòng.

Các tuyến giao thông kết nối cảng với vùng nội địa (trong và ngoài tỉnh) còn

kém phát triển.

1.3.3. Tiềm năng và cơ hội

- Quảng Ninh đã nghiên cứu ba cơ hội lớn nhằm khai thác hệ thống

cảng biển và tăng cường hơn nữa kinh tế biển của tỉnh: phục vụ sản xuất và tiêu

dùng tại địa phương, vận tải thương mại xuyên biên giới, và trung tâm trung

chuyển hàng hóa toàn cầu. Tuy nhiên, vị trí của Quảng Ninh nằm cách xa các

tuyến vận tải thương mại quốc tế chính, khiến khả năng trở thành một trung

tâm trung chuyển hàng hóa toàn cầu trở nên kém hấp dẫn hơn, không có sức

cạnh tranh, không nên có thêm động thái nào để phát triển thành trung tâm

trung chuyển hàng hoá toàn cầu.

- Phục vụ sản xuất và tiêu thụ tại địa phương: đẩy nhanh việc nâng cấp

và mở rộng Cảng Cái Lân và nghiên cứu cơ hội xây dựng cảng Tiền Phong.

- Vận tải thương mại xuyên biên giới: tận dụng các cảng biển và bến

thủy nội địa để xuất khẩu hàng hóa qua cửa khẩu Móng Cái nhằm tranh thủ ưu

đãi thuế từ phía Trung Quốc. Để nắm bắt những cơ hội này, cần phát triển

Cảng Hải Hà song song với phát triển sản xuất và thương mại cửa khẩu.

1.3.4. Định hướng phát triển

Hạ tầng cảng biển sẽ tiếp tục là một động lực chính thúc đẩy sự phát

triển kinh tế biển của Quảng Ninh, đặc biệt về Thương mại và Công nghiệp.

Quảng Ninh sẽ phát triển các cảng biển theo quy hoạch đã được phê duyệt,

trong đó tập trung vào một số cảng lớn sau đây (tóm tắt trong HÌNH 36):

Page 159: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

156

HÌNH 36

Quảng Ninh có đường bờ biển dài 250 km với nhiều cảng

đã được xây dựng và quy hoạch trên toàn tỉnh

NGUỒN: Quy hoạch Cảng biển Quốc gia

Hạ Long

Móng CáiBình Liêu

Tiên Yên

Ba Chẽ

Vân Đồn

Hải Hà

Hoành Bồ

Uông Bí

Đông Triều

Đầm Hà

Cô Tô

Quảng Yên

Cảm Phả

Xi măng Thăng Long,

xi măng Hạ Long – xi

măng clanh-ke, than

Quảng Ninh có điều kiện phù hợp để

phát triển cảng biển:

▪ 250 km bờ biển

▪ Độ sâu phù hợp với cảng nước sâu

▪ Có sẵn hạ tầng: các cảng chuyên

dụng

Cầu cảng hành

khách Hòn Gai

Cảng Mũi Chùa –Hóa

chất, hàng hóa tổng

hợp

B12 – cảng xăng

dầu chuyên dụngCảng Cửa

Ông – than

Cảng Tiền

Phong (đề xuất) Xi măng

Cẩm Phả

Cảng HảI Hà

Cảng Cái Lân –

cảng tổng hợp,

container

Cảng/ bến hiện có

Cảng quy hoạch

Nâng cấp

Cảng Vạn Gia –

tạm nhập tái xuất

sang TQ

Cảng Vạn Hoa –

do quân đội quản

a). Cảng Tiền Phong

Phát triển cảng Tiền Phong để phục vụ khu công nghiệp Đầm Nhà Mạc

đồng thời tranh thủ cơ hội từ hoạt động thương mại và dịch vụ cảng biển của

Tổ hợp Cảng Lạch Huyện – Tiền Phong (đến năm 2020 công suất cảng trong

toàn khu vực có khả năng không đủ đáp ứng nhu cầu).

Để đảm bảo khối lượng khai thác thỏa đáng, cảng Tiền Phong sẽ được

xây dựng với 2 điều kiện: (1) thu hút được các nhà đầu tư thứ cấp có sức hút

lớn đến khu công nghiệp Đầm Nhà Mạc và (2) tuyến đường Hạ Long – Hải

Phòng được xây dựng. Việc tiến hành nghiên cứu khả thi chi tiết sẽ sớm được

thực hiện nhằm xác định toàn bộ tiềm năng của cơ hội này.

b). Cảng Hòn Gai - Cái Lân

- Tích cực hỗ trợ cảng Cái Lân phát triển dịch vụ cảng biển đồng thời

quản lý các tác động về mặt môi trường:

Tiếp tục đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và các yếu tố phụ trợ để gia

tăng hiệu suất hoạt động.

Tạo điều kiện thuận lợi, thể hiện thái độ thân thiện với nhà đầu tư.

Thống nhất các quy định môi trường nhằm hạn chế những tác động

gây ra đối với Vịnh Hạ Long và tuân thủ các yêu cầu của UNESCO; chủ động

và tích cực quản lý, thực thi các quy định một cách chặt chẽ để đảm bảo tuân

thủ.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động của các cảng hiện tại. Đến năm 2020:

Page 160: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

157

phát triển thành 9 bến (6 bến tổng hợp dà 1180m; 3 bến container dài 690m)

với diện tích 75ha. Công suất đạt 14,0-15,8 triệu tấn/năm; có khả năng tiếp

nhận cỡ tàu 20-50 nghìn DWT.

- Phát triển cảng Hòn Gai thành cảng khách du lịch quốc tế.

c). Cảng Cẩm Phả:

Tương lai có khả năng dư công suất do giảm lượng than xuất khẩu và có

thể phải chuyển đổi thành cảng tổng hợp để tận dụng công suất dư thừa. Hiện

tại, Cảng Cửa Ông chỉ có khả năng tiếp nhận tàu đến 70.000 – 100.000 DWT.

Tiếp tục nghiên cứu phát triển cảng nước sâu tại khu vực Hòn Nét, Con Ong.

d). Cảng Hải Hà

Thành công của cảng này tùy thuộc vào ba yếu tố: (i) chính sách thuế

quan của Trung Quốc đối với hàng hóa Việt Nam cần được duy trì ổn định; (ii)

chi phí kho vận sử dụng cảng Hải Hà phải duy trì ở mức thấp hơn so với cảng

Cái Lân hay cảng Hải Phòng; và (iii) cảng Hải Hà phải có khả năng thu hút tàu

thuyền cập bến trực tiếp. Ngoài ra, cảng không có lợi thế về mặt vị trí để cạnh

tranh trong khu vực. Để có thể phát triển Cảng Hải Hà cần thỏa mãn một số

yếu tố dưới đây:

- Cần tạo khối lượng khai thác đủ lớn, thông qua hoạt động thương mại

với Trung Quốc và phát triển hoạt động sản xuất tại khu vực nội địa cũng như

phát triển hệ thống hạ tầng kết nối.

- Đảm bảo chi phí vận tải thấp hơn đáng kể so với vận chuyển bằng xe

tải từ cảng Cái Lân/Hải Phòng đến cửa khẩu Móng Cái cũng như đến các vùng

miền khác trong nước.

- Trở thành cảng được lựa chọn đối với tàu thuyền, hoặc một điểm đến

được ưa chuộng hơn so với Cái Lân và Hải Phòng. Tuy nhiên, do quy mô của

cảng Hải Hà tương đối nhỏ, nên khó có thể có những ưu thế đáng kể về chi phí

vận hành và khả năng kết nối mạng lưới.

Cảng Hải Hà đã được phê duyệt và đang trong quá trình lập quy hoạch,

nhưng sẽ chỉ xây dựng sau khi hoàn thành tuyến đường cao tốc Hạ Long – Vân

Đồn - Móng Cái và khi thấy rõ tiềm năng đáng kể từ hoạt động thương mại khi

nhà đầu tư thực sự thành lập các nhà máy sản xuất tại Khu công nghiệp cảng

biển Hải Hà.

1.4. Hàng không

1.4.1. Hiện trạng phát triển

Quảng Ninh nằm gần một sân bay quốc tế lớn (Nội Bài) và một sân bay

nội địa (Cát Bi). Quy hoạch xây dựng Sân bay Vân Đồn cũng đã dược phê

duyệt. Xét về quãng đường và thời gian di chuyển đến các sân bay, Quảng

Ninh cách sân bay quốc tế gần nhất (Nội Bài, Hà Nội) 150 km, tương đương

3,5 tiếng di chuyển bằng đường bộ; và cách sân bay nội địa gần nhất (Cát Bi,

Hải Phòng) 70 km, tương đương 2 tiếng di chuyển bằng đường bộ.

1.4.2. Khó khăn và hạn chế

Xét về điều kiện di chuyển hiện tại, thời gian đi từ Quảng Ninh đến sân

Page 161: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

158

bay Nội Bài có thể lên đến 4 tiếng, và đến sân bay Cát Bi lên đến 2 tiếng. Thời

gian di chuyển như vậy là quá dài để có thể hỗ trợ ngành du lịch và sản xuất

của Quảng Ninh phát triển. Việc nâng cao điều kiện đi lại trong thời gian trước

mắt phụ thuộc vào các dự án xây dựng đường quốc lộ và đường cao tốc.

1.4.3. Định hướng phát triển

Tiếp cận đến một sân bay quốc tế có ý nghĩa then chốt đối với phát triển

kinh tế của Quảng Ninh, đóng vai trò là chất xúc tác chủ đạo cho du lịch và

công nghiệp.

- Khởi công xây dựng sân bay Vân Đồn trong thời gian tới và tiếp tục

mở rộng đến trước năm 2030. Quy hoạch xây dựng sân bay Vân Đồn đã được

Chính phủ phê duyệt và được trình bày tại HÌNH 37 dưới đây. Thời gian di

chuyển từ sân bay Vân Đồn đến thành phố Hạ Long khoảng 1 tới 1,5 tiếng. Sân

bay đạt cấp 4E theo tiêu chuẩn ICAO (hoặc sân bay quân sự cấp II).

- Sân bay Vân Đồn được thiết kế với quy mô sân bay nội địa, có khả

năng tiếp nhận các chuyến bay quốc tế. Công suất năm 2020 sẽ là 2 triệu lượt

khách và 10.000 tấn hàng hóa mỗi năm, với 4 điểm đỗ. Công suất năm 2030 sẽ

là 5 triệu lượt khách và 30.000 tấn hàng hóa mỗi năm, với tiềm năng phục vụ

các máy bay quân sự nếu có nhu cầu. Đến năm 2020, sân bay sẽ có thể đón các

máy bay A320, A321, B777 và đến năm 2030 có thể đón máy bay B777-200.

- Trong những năm tới, nghiên cứu xây dựng sân đỗ và một sân bay

trực thăng để phục vụ công tác cứu hộ và du lịch tại Vân Đồn và Cô Tô. Những

hạ tầng này cũng có công dụng trong dài hạn để nâng cao chất lượng sản phẩm

du lịch của tỉnh, đồng thời cung cấp một dịch vụ quan trọng cho các cộng đồng

cư dân trên các đảo và ngư dân.

- Ngoài ra, nghiên cứu phát triển để sân bay Móng Cái (đã được phê

duyệt) phục vụ mục đích quân sự và một số mục đích dân sự tại thời điểm thích

hợp trong giai đoạn sau khi hội đủ các điều kiện.

Page 162: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

159

HÌNH 37

1 Dựa trên lịch trình các chuyến bay trong tháng 6 năm 2012; hiển thị chuyến bay tới sân bay Hà Nội/Hải Phòng

2 Bao gồm Việt Nam

Hà Nội

(sân bay

Nội Bài)

Hải Phòng

(sân bay Cát Bi)

Vịnh Hạ LongVân Đồn

(Sân bay dự kiến)

Vĩnh Phúc

Hà Nội Bắc Ninh

Bắc Giang

Hải Phòng

Hải DươngHưng

Yên

Quảng Ninh~3,5 tiếng

~120 km

(~150 km

với tuyến

đường hiện

tại)

2 tiếng

~35 km

(~70 với

đường hiện

tại)

2 tiếng

~45 km

(~60 km với

đường hiện

tại)

Sân bay Quốc tế Nội Bài Hà Nội

▪ 27 hãng hàng không phục vụ 17 quốc

gia1, 2

▪ 120 chuyến bay/ngày

▪ Cách Hạ Long ~150 km hay 3,5 tiếng

Sân bay Cát Bi Hải Phòng

▪ 2 hãng Hàng Không từ Việt Nam

▪ ~8 chuyến bay/ngày

▪ ~cách Hạ Long 70 km hoặc 2 tiếng

Sân bay Vân Đồn (dự kiến)

▪Cách Hạ Long ~60 km hay 2 tiếng

▪Phù hợp với các loại máy bay

A320, A321, B777, và B777-200

NGUỒN: Quy hoạch Giao thông vận tải tỉnh Quảng Ninh, Quy hoạch Vân Đồn; Nghiên cứu báo chí; Phân tích của Nhóm tư vấn

Sân bay mới đã được quy hoạch xây dựng tại Vân Đồn, Quảng Ninh trước

năm 2020

1.5. ường thủy nội địa

Quảng Ninh có hàng trăm cảng và bến thủy nội địa đang được khai thác,

chủ yếu là các cảng xuất khẩu than và vận chuyển vật liệu xây dựng. Đường

thủy nội địa phục vụ nhiều chức năng trong tỉnh. Bao gồm:

- Du lịch: kết nối các tài nguyên du lịch biển quan trọng của tỉnh phục

vụ thăm quan Vịnh Hạ Long, Vịnh Bái Tử Long, Vân Đồn, Cô Tô; tiềm năng

đảo Cát Bà.

- Dân sinh: do địa hình Quảng Ninh có nhiều đảo có người cư trú (Cô

Tô, Vân Đồn…) nên đường thủy nội địa đóng vai trò quan trọng trong việc vận

chuyển hàng hóa và hành khách.

- Kết nối với các cảng biển: đường thủy nội địa là phương thức di

chuyển từ các bến thủy nội địa tới cảng biển, thường phục vụ vận tải than như

từ các cảng nhỏ đến các khu vực cảng trung chuyển.

- Kết nối với cửa khẩu Móng Cái: cho phép vận chuyển hàng hóa đến

cửa khẩu như cửa khẩu Ka Long

Các huyện thị trong tỉnh đều có nhiều bến thủy nội địa. Trong những

năm gần đây, đường thủy nội địa đã và đang đáp ứng được yêu cầu vận chuyển

than và hàng hóa trong khu vực. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số bất cập: hệ

thống đường thủy nội địa hiện còn hoạt động rải rác với nhiều cảng nhỏ; một số

Page 163: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

160

cảng chưa khai thác hết được công suất thiết kế; trong khi đó tại Vịnh Hạ Long

thường ở trong tình trạng tắc nghẽn. Quảng Ninh có cơ hội cải thiện hệ thống

đường thủy nội địa bằng cách tổ chức lại và hợp nhất các cảng một cách hiệu

quả hơn bằng cách:

- Nghiên cứu chi tiết về công suất và vị trí cảng để đảm bảo nắm rõ

nhu cầu vận tải và tuyến vận tải thương mại để quy hoạch, tổ chức hoạt động

hiệu quả hơn.

- Nghiên cứu, tập trung xem xét việc nâng cấp cải tạo các cảng ưu tiên

và hợp nhất hoặc di dời hoạt động các cảng nhỏ để đạt được hiệu quả kinh tế

nhờ quy mô và đảm bảo hiệu suất tối đa từ việc tận dụng cơ sở hạ tầng.

1.6. Thực hiện thành công việc phát triển hạ tầng giao thông vận tải

1.6.1. Xác định thứ tự ưu tiên đầu tư:

Việc triển khai các dự án hạ tầng chủ đạo đang bộc lộ nhiều thách thức,

đặc biệt trong việc tìm kiếm nguồn kinh phí và quy trình triển khai thực hiện.

Để tận dụng nguồn lực hiệu quả nhất, cần xác định thứ tự ưu tiên và trình tự

thực hiện các dự án hạ tầng trên cơ sở hiệu quả của từng dự án đối với kinh tế -

xã hội của tỉnh. Tỉnh đã tiến hành phân tích, đánh giá cơ bản toàn bộ các loại

tài nguyên, xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển cho riêng ngành giao

thông vận tải, xác định các công trình hạ tầng phụ trợ then chốt cũng như thứ tự

ưu tiên các nhu cầu về hạ tầng, đồng thời lập chiến lược phát triển cơ sở hạ

tầng toàn diện dựa trên nhu cầu đặc thù của ngành, cụ thể: khoảng cách xã hội,

các ngành dịch vụ (du lịch và thương mại), công, nông nghiệp. Theo đó, các

công trình hạ tầng chủ đạo đã được ưu tiên triển khai theo 3 giai đoạn: ưu tiên

trước mắt (2014), Giai đoạn II (2015-2016), và Giai đoạn III (từ 2016 về sau).

Nội dung này được trình bày trong HÌNH 38.

Page 164: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

161

HÌNH 38

Những dự án xây dựng cơ sở hạ tầng quan trọng được sắp xếp ưu tiên

trong 3 giai đoạnGiai đoạn II

(2015 - 2016)

Giai đoạn III

(sau 2016)

Đường sắt▪ Yên Viên – Phả Lại – Hạ Long

– Cái Lân

▪ Cảng Cái Lân (nạo vét)

▪ Cảng Tiền Phong (nghiên cứu

khả thi)

▪ Rà soát và hợp lý hóa hệ

thống cảng biển của Quảng

Ninh

▪ Cảng Hải Hà: chỉ khi

– Tuyến đường bộ Hạ Long –

Móng Cái hoàn thành

– Quảng Ninh có thể đảm bảo

chính sách của TQ ổn định

– Có nhiều nhà đầu tư thứ

cấp lớn tại KCN Cảng biển

Hải Hà

▪ Mở rộng Cảng Cái Lân (khởi

công 2015)

▪ Cảng Tiền Phong (khởi công

xây dựng): chỉ khi

– Tuyến đường bộ Hạ Long –

Hải Phòng hoàn thành

– Đủ số lượng nhà đầu tư thứ

cấp tại KCN Đầm Nhà Mạc

Ưu tiên trước

mắt (2014)

Sân bay

Đường bộ1

2

Cảng biển3

4

▪ Hạ Long – Hải Phòng (khởi

công 2014)

▪ Hạ Long – Móng Cái (khởi

công 2014)

▪ Nâng cấp Quốc lộ 18 đoạn

Uông Bí – Hạ Long (hoàn

thành trước 2014)

▪ Nội Bài – Hạ Long (hoàn

thành trước 2020)

▪ Lạng Sơn – Mũi Chùa

▪ Tiên Yên – Móng Cái

▪ Nghiên cứu xây dựng sân bay

Vân Đồn

▪ Xây dựng sân bay Vân Đồn

(hoàn thành trước 2020)

(1) Các dự án hạ tầng cần ưu tiên, bao gồm:

- Đường nối Hạ Long với cao tốc Hà Nội - Hải Phòng (khởi công năm

2014, dự kiến hoàn thành năm 2016);

- Cao tốc Hạ Long - Vân Đồn - Móng Cái (khởi công năm 2014, dự

kiến hoàn thành năm 2018);

- Nâng cấp Quốc lộ 18 đoạn Uông Bí - Hạ Long (dự kiến hoàn thành

năm 2014);

- Đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân;

- Cải tạo (nạo vét) cảng Cái Lân và nghiên cứu khả thi cảng Tiền

Phong, nghiên cứu đánh giá toàn diện và điều chỉnh hệ thống cảng biển của

Quảng Ninh;

- Nghiên cứu xây dựng sân bay Vân Đồn.

(2) Các dự án hạ tầng cho Giai đoạn II (2014-2015) bao gồm:

- Mở rộng Cảng Cái Lân (khởi công năm 2015)

- Xây dựng cảng Tiền Phong (chỉ được xây dựng sau khi đường Hạ

Long - Hải Phòng đã được hoàn thành và với điều kiện Khu Công nghiệp Đầm

Nhà Mạc thu hút được các nhà đầu tư thứ cấp có sức hút lớn).

(3) Các dự án hạ tầng cho Giai đoạn III (từ năm 2016 về sau) bao gồm:

- Đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long (hoàn thành trước năm 2020),

- Nghiên cứu đầu tư các tuyến đường sắt Lạng Sơn - Mũi Chùa, Tiên

Page 165: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

162

Yên - Móng Cái;

- Cảng biển Hải Hà (chỉ được xây dựng sau khi hoàn tất tuyến đường

Hạ Long - Móng Cái, đồng thời với điều kiện Quảng Ninh được đảm bảo về sự

ổn định chính sách từ phía Trung Quốc và Khu Công nghiệp Cảng biển Hải Hà

thu hút được các nhà đầu tư thứ cấp có sức hút lớn).

- Xây dựng sân bay Vân Đồn (hoàn thành trước 2020)

1.6.2. Đảm bảo điều kiện tiên quyết để triển khai thành công các dự án

hạ tầng giao thông:

- Dự án cần được thiết kế đảm bảo sức hấp dẫn về mặt kinh tế để hấp

dẫn nhà đầu tư.

- Dự án phải có tầm quan trọng đáng kể trong việc đem lại lợi ích công

cộng, với sự bảo đảm Chính phủ sẽ liên tục hỗ trợ cho toàn bộ chu kỳ của dự

án (chu kỳ này thường kéo dài từ 15-20 năm).

- Xây dựng quy trình đấu thầu và triển khai minh bạch có thể thu hút

sự tham gia của các doanh nghiệp tư nhân, đảm bảo cam kết hỗ trợ đơn vị trúng

thầu nắm rõ và tuân thủ các quy định và thủ tục theo yêu cầu của Chính phủ và

một hình thức bảo vệ nhà đầu tư trước những rủi ro do các cơ quan nhà nước

không tiến hành phê duyệt các thủ tục cần thiết.

- Xây dựng cơ chế giám sát dự án một cách hiệu quả từ phía Nhà nước

để việc rà soát, đánh giá dự án và quản trị rủi ro không bị lệ thuộc hoàn toàn

vào đơn vị trúng thầu.

2. Dịch vụ cấp điện, cấp nước

Các dịch vụ điện, nước của tỉnh Quảng Ninh hiện đang đáp ứng phù hợp

nhu cầu sử dụng cơ bản. Phần lớn người dân đã được tiếp cận với các dịch vụ

điện và nước cơ bản.

2.1. Cung cấp điện

2.1.1. Hiện trạng phát triển

Nhìn chung, hiện trạng cơ sở hạ tầng điện ở Quảng Ninh phù hợp với

mức độ phát triển của tỉnh. Hầu hết người dân ở Quảng Ninh đã tiếp cận được

với nguồn điện ổn định, trừ các xã đảo của Vân Đồn, Hải Hà và Cô Tô (chương

trình đưa điện lưới ra Cô Tô đã bắt đầu triển khai từ nửa sau năm 2012). Quảng

Ninh chủ yếu lấy điện từ hệ thống lưới điện miền Bắc với 01 trạm 500kV, 02

trạm 220kV và 17 trạm 110kV. Các huyện thị đều sử dụng điện lưới, trừ huyện

đảo Cô Tô hiện tại vẫn đang sử dụng điện phát từ dầu điêzen.

Đến năm 2011 đã có 93,8% xã có điện. Khoảng 96,8% người dân có

điện, cao hơn mức trung bình của các nước Đông Nam Á (69%) nhưng vẫn

thấp hơn các tỉnh thành phát triển khác ở Việt Nam (như Hà Nội 100%, Hải

Phòng 100%, Bắc Ninh 100%). Tổng lượng điện tiêu thụ năm 2011 đạt 2.193

triệu KWh, trong đó 1.445 triệu KWh cho các hoạt động công nghiệp (bao gồm

thương mại, dịch vụ) và xây dựng, và 605 triệu KWh là điện sinh hoạt.

Page 166: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

163

2.1.2. Khó khăn và hạn chế

Có 2 vấn đề lớn cần cải thiện, đó là hiện tượng cắt điện và thiếu điện ở

một số huyện nông thôn.

- Mất điện ngẫu nhiên: mặc dù có đủ nguồn điện, nhưng đôi lúc vẫn

xảy ra tình trạng mất điện. Hầu hết những trường hợp này là cắt điện luân phiên

nhằm mục đích cân bằng cung cấp điện trên khắp cả nước do tình trạng thiếu

điện ở Việt Nam. Nếu tiếp tục tồn tại tình trạng không ổn định như vậy có thể

gây quan ngại cho các nhà đầu tư công nghiệp tiềm năng vì năng suất sẽ bị ảnh

hưởng trực tiếp.

- Thiếu điện: nhiều khu vực vẫn chưa được hòa lưới điện quốc gia. Chủ

yếu là ở nhiều thôn nằm rải rác trong khu vực mật độ dân số thấp (dưới 20 hộ)

và miền núi hiểm trở, nơi có đường xá đi lại không thuận tiện, hầu hết là các

khu vực nông thôn trên các đảo nhỏ. Tuy nhiên, vẫn có một số nơi trên khu vực

miền núi trong đất liền không được hòa lưới điện.

2.1.3. ịnh hướng phát triển

a). Đảm bảo nguồn điện liên tục:

Đảm bảo cấp điện liên tục, ổn định cho những khu vực chiến lược, bao

gồm các khu công nghiệp và các điểm du lịch lớn. Các khu vực này bao gồm:

- Các khu công nghiệp: KCN Việt Hưng, KCN Cái Lân, KCN Hải

Yên, KCN Hoành Bồ, KCN cảng biển Hải Hà, KCN Đầm Nhà Mạc và hai

KKT là KKT ven biển Vân Đồn và KKT cửa khẩu Móng Cái. Trong thời gian

tới đảm bảo cung cấp điện ổn định cho các KKT có mức độ ưu tiên thấp hơn

như KCN Phương Nam, KCN Đông Mai, KCN Tiên Yên, KCN Quán Triều và

KCN dịch vụ phụ trợ khai thác than Cẩm Phả.

- Các điểm du lịch chính là Hòn Gai, Bãi Cháy, Tuần Châu và vịnh Bái

Tử Long. Sự liên tục này sẽ đảm bảo niềm tin cho các nhà đầu tư và củng cố

danh tiếng của Quảng Ninh là một điểm đến thân thiện với các nhà đầu tư.

b). Hòa lưới điện quốc gia:

Cải thiện khả năng tiếp cận lưới điện quốc gia cho hầu hết các khu vực

của tỉnh sẽ giúp nâng cao dịch vụ công cộng của Quảng Ninh lên ngang bằng

với Hà Nội và Hải Phòng và cải thiện mức sống cho người dân vùng nông thôn.

- Thực hiện Giai đoạn 2 của Kế hoạch phát triển lưới điện quốc gia

trong giai đoạn đến năm 2020, với 55 dự án cấp điện cho các thôn có hơn 20 hộ

dân chưa có điện thuộc 12 huyện.

- Tiếp tục thực hiện các kế hoạch mở rộng lưới điện quốc gia đang

được triển khai tại các làng xã nông thôn trên các đảo ở Vân Đồn và Hải Hà:

Hoàn thành mở rộng lưới điện quốc gia cho Vân Đồn vào năm 2013;

Mở rộng và nâng cấp trạm giảm áp 110kV Vân Đồn 1 và lưới điện tại Cẩm

Phả.

Đầu tư mở rộng lưới điện quốc gia cho Hải Hà trong giai đoạn đến

năm 2015 (đường dây 220kV và trạm giảm áp Hải Hà 220kV).

2.2. Cung cấp nước

Page 167: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

164

2.2.1. Hiện trạng phát triển

Hệ thống cấp nước chung của Quảng Ninh hiện trong tình trạng tốt so

với trình độ phát triển chung. Cấp nước có thể được chia theo từng khu vực

như sau: Móng Cái – Trà Cổ, Hòn Gai – Cẩm Phả, Uông Bí – Mạo Khê –

Quảng Yên và các địa hạt phía Tây. Công tác phân phối nước được quản lý bởi

Công ty TNHH MTV kinh doanh nước sạch Quảng Ninh và hầu hết người dân

tại các khu vực đô thị đã được sử dụng nguồn nước chất lượng tốt. Khoảng

91,56% dân cư đô thị có thể tiếp cận với nguồn nước sạch, cao hơn nhiều vùng

khác trên cả nước.

Có được thành quả tốt như vậy là nhờ triển khai Chương trình mục tiêu

quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Công tác cấp nước cho

các khu đô thị và khu công nghiệp của tỉnh Quảng Ninh đã có những bước tiến

vượt bậc trong những năm gần đây, đặc biệt là tại các trung tâm đô thị lớn như

Hạ Long, Cẩm Phả và Móng Cái. Tỉ lệ người dân thành thị được tiếp cận với

hệ thống cấp nước đã tăng lên, mạng lưới cấp nước đã được mở rộng, và chất

lượng nước đã được cải thiện. Tuy vậy, nếu so với các thành phố lớn hơn như

Hà Nội hay các quốc gia phát triển hơn như Thái Lan thì vẫn còn một khoảng

cách đáng kể.

Chất lượng nguồn nước vẫn chưa được quan tâm đúng mực: chỉ 30% hộ

nông thôn được tiếp cận với nguồn nước sạch đáp ứng các tiêu chuẩn của Bộ Y

tế.

2.2.2. Khó khăn và hạn chế

Công tác cấp nước tại Quảng Ninh có 5 vấn đề lớn cần cải thiện, đó là

công nghệ và thiết bị lạc hậu, chất lượng nguồn nước đi xuống, đội ngũ cán bộ

nhân viên có năng lực còn thiếu, khả năng tiếp cận với nguồn nước ngọt còn

hạn chế và nguồn cấp nước cho các khu công nghiệp và du lịch không đảm bảo

ổn định:

- Công nghệ và thiết bị lạc hậu: trừ một số khu vực tại Đồng Ho và

Diễn Vọng có thiết bị cấp nước hiện đại (hệ thống kiểm soát bán tự động), hầu

hết công nghệ được sử dụng tại các nhà máy nước còn lại đều bị lạc hậu và

không thể vận hành với công suất thiết kế tối đa.

- Chất lượng nguồn nước đi xuống: các nguồn nước bị ảnh hưởng bởi

việc chặt phá rừng và các hoạt động công nghiệp khác, đặc biệt là khai thác

khoáng sản và nguồn nước xuống cấp cũng đã ảnh hưởng đến chất lượng nước

đã qua xử lý. Nhiều nguồn nước đã bị ô nhiễm nặng nề và không thể tiếp tục sử

dụng phục vụ cấp nước. Nước ngầm cũng có dấu hiệu của các chất ô nhiễm

hữu cơ xâm nhập từ bề mặt do các hoạt động khai thác nước ngầm.

- Đội ngũ cán bộ nhân viên có năng lực còn thiếu: tương tự trong các

vấn đề khó khăn trong các lĩnh vực dịch vụ và công nghiệp, thiếu cán bộ kỹ

thuật và công nhân có tay nghề là một quan ngại lớn. Số lượng kỹ thuật viên

cấp nước đã qua đào tạo không đáp ứng nhu cầu thực tế.

- Khả năng tiếp cận với nguồn nước ngọt còn hạn chế: nhiều khu vực,

cả ở thành thị và nông thôn còn gặp khó khăn trong việc tiếp cận với nguồn

nước sạch.

Page 168: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

165

- Nguồn nước sạch cấp cho các khu công nghiệp và khu du lịch chưa

ổn định: nhà đầu tư tiềm năng thấy việc cấp nước chưa ổn định để có thể hỗ trợ

tăng trưởng cho các khu công nghiệp trong tương lai gần. Nguồn cấp nước

không được liên tục và ổn định có thể ảnh hưởng trực tiếp đến danh tiếng của

Quảng Ninh là một điểm thu hút đầu tư.

2.2.3 Định hướng phát triển

Theo dự báo trong thời gian tới việc đáp ứng nhu cầu sử dụng nước trên

địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn, cụ thể:

- Khu dân cư và du lịch: thiếu khoảng 200 - 700 m3/ngày đêm (trong

kỳ quy hoạch đến năm 2030);

- Ngành công nghiệp: thiếu khoảng 27.700 m3/ngày đêm vào năm

2015, 74.600 m3/ngày đêm vào năm 2020 và đến năm 2030 sẽ thiếu khoảng

481.800 m3/ngày đêm. Trong đó, đến năm 2015 ngành than thiếu lượng nước

6.400 m3/ngày, tiếp đến là ngành cơ khí 6.000m

3/ngày đêm, các ngành còn lại

thiếu từ 2.000 - 4.000 m3/ngày;

- Ngành nông nghiệp: lượng nước thiếu cho nông nghiệp tăng trong

giai đoạn 2015 - 2020 từ 39,68 triệu m3/năm lên 53,57 triệu m

3/năm và giảm

vào năm 2030 còn 34,43 triệu m3/năm (do được bổ sung nguồn nước từ sông

Kinh Thầy).

Để có thể khắc phục được tình trạng này, định hướng phát triển trong

thời gian tới của tỉnh như sau:

a). Xác định các dự án ưu tiên:

Nhu cầu tài chính phục vụ phát triển các hệ thống cấp nước cho khu đô

thị và khu công nghiệp ở tỉnh Quảng Ninh là rất lớn. Hệ thống cấp nước sẽ

được ưu tiên xây dựng và mở rộng dựa trên mức độ hiệu quả trong huy động

vốn theo nhu cầu thực tế để đảm bảo sử dụng tài nguyên đạt hiệu quả cao nhất.

Các dự án (5 dự án) cấp nước ưu tiên là:

(1). Dự án cấp nước cho khu vực phía Đông Hạ Long và một số thị trấn

thuộc huyện Vân Đồn: mở rộng công suất của nhà máy nước Diễn Vọng từ

60.000 m3/ngày - đêm lên 90.000 m

3/ngày - đêm, đáp ứng nhu cầu dự kiến

75.900 m3/ngày - đêm trong khu vực vào năm 2015. Phần công suất còn lại của

nhà máy nước Diễn Vọng mở rộng sẽ được sử dụng để cấp cho khu vực Vân

Đồn.

(2). Dự án cấp nước ở phía Tây Hạ Long - Hoành Bồ - Uông Bí: tăng

công suất nhà máy nước Đồng Ho lên 40.000 m3/ngày đêm, nhà máy nước

Hoành Bồ lên 20.000 m3/ngày đêm và nhà máy nước Yên Lập lên 40.000

m3/ngày đêm. Xây dựng hệ thống đường dẫn phân phối nước đến các khu vực

lân cận. Đảm bảo đáp ứng nhu cầu cấp nước dự kiến là 88.900 m3/ngày - đêm.

(3). Dự án cấp nước Đông Triều - Mạo Khê: tăng công suất nhà máy

nước Đông Triều từ 2.000 m3/ngày - đêm lên 4.000m

3/ngày - đêm, công suất

nhà máy xử lý nước ngầm khu vực thị trấn Mạo Khê đạt 4.000 m3/ngày - đêm,

và xây dựng nhà máy khai thác nước mặt sông Trung Lương với công suất

5.000 m3/ngày - đêm. Đồng thời, đầu tư mạng lưới đường dẫn phân phối nước

Page 169: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

166

nhằm đáp ứng nhu cầu dự kiến là 12.900 m3/ngày đêm trong khu vực đến năm

2015.

(4). Dự án cấp nước ở Móng Cái: để đáp ứng nhu cầu đến năm 2015 của

thành phố Móng Cái và khu vực Trà Cổ, xây dựng nhà máy nước Quất Động

với công suất 20.000 m3/ngày đêm.

(5). Dự án cấp nước khu công nghiệp cảng biển Hải Hà: dự kiến xây

dựng nhà máy nước Tràng Vinh nhằm đáp ứng nhu cầu của KCN cảng biển

Hải Hà 30.000 m3/ngày đêm đến năm 2015.

b). Các dự án cấp nước khác cũng đã được lập kế hoạch để đáp ứng

nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng:

(1) Dự án nhà máy cấp nước gần sông Thái Bình: để bổ sung nhu cầu dự

kiến của các huyện Đông Triểu, Uông Bí, Mạo Khê và Quảng Yên; công suất

100.000 m3/ngày đêm, sử dụng nguồn nước từ sông Thái Bình.

(2) Dự án nhà máy cấp nước và làm hồ phía Đông thành phố Hạ Long,

Cẩm Phả, Cửa Ông, Mông Dương và Vân Đồn; công suất 35.000 m3/ngày đêm

với 2 hồ mới: Hồ Khe Rữa và hồ Gốc.

(3) Dự án nhà máy cấp nước cho Hải Hà, Móng Cái và Trà Cổ, sử dụng

nguồn nước từ hồ Tràng Vinh.

(4) Dự án đập Lưỡng Kỳ để tăng công suất hiện tại của nhà máy nước

Hoành Bồ hiện có.

(5) Dự án Nhà máy cấp nước thị xã Quảng Yên đặt tại phường Minh

Thành cung cấp nước cho khu đô thị và các dự án phía tây thành phố Hạ Long,

các trường học khu công nghiệp, dịch vụ phía bắc thị xã Quảng Yên.

(6) Dự án Nhà máy cấp nước khu vực đảo Hà Nam phục vụ 08 xã đảo

Hà Nam và Khu công nghiệp dịch vụ tổng hợp - du lịch đầm Nhà Mạc, dịch vụ

thương mại cảng Tiền Phong.

3. Khu công nghiệp

3.1. Hiện trạng phát triển

3.1.1. Thành tựu

Hiện nay Quảng Ninh có 11 khu công nghiệp được Thủ tướng Chính

Phủ phê duyệt trong quy hoạch phát triển các khu công nghiệp Việt Nam đến

năm 2015 và định hướng đến năm 2020. Trong đó, 3 khu công nghiệp đang

hoạt động, 3 khu công nghiệp đang xây dựng cơ sở hạ tầng, 5 khu còn lại chưa

được lập quy hoạch chi tiết và đang kêu gọi thu hút đầu tư. HÌNH 39 trình bày

danh sách và địa điểm của từng khu công nghiệp.

Page 170: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

167

HÌNH 39

Danh sách các khu công nghiệp tại Quảng Ninh

KCN đang hoạt

động

Mong CaiBinh Lieu

Tien Yen

Ba Che

Van Don

Hai Ha

Hoanh Bo

Uong Bi

Dong Trieu

Dam Ha

Co To

Quang Yen

Cam Pha

Móng CáiBình Liêu

Tiên Yên

Ba Chẽ

Vân Đồn

Hải Hà

Hoành Bồ

Uông Bí

Đông Triều

Đầm Hà

Cô Tô

Quảng Yên

Cẩm Phả

Hạ Long

Phương Nam IZ

KCN Quán Triều

(150 ha)

KCN Phương

Nam (709 ha)

KCN Đông Mai

(160 ha)

KCN Đầm Nhà

Mạc (3,710 ha)

KCN Cái Lân

(305 ha)

KCN Việt Hưng

(301 ha)

KCN Hoành Bồ

(681 ha)

KCN Dịch vụ Hỗ trợ

ngành than Cẩm Phả

(400 ha)

KCN Hải Yên

(182 ha)

KCN Cảng biển

Hải Hà

(4,988 ha)

KCN Tiên Yên

(150 ha)

KCN đang trong

quá trình XD

KCN đã được

phê duyệt,

chưa lập kế

hoạch chi tiết

Ba khu công nghiệp (KCN) đang hoạt động ở Quảng Ninh bao gồm:

KCN Cái Lân, KCN Việt Hưng và KCN Hải Yên. Ba KCN này có tổng số 69

dự án đăng kí với tổng vốn đăng ký đầu tư thứ cấp 1.016 triệu USD (bao gồm

655 triệu USD và 7.738 tỷ đồng). Tổng số 47 dự án (68%) đã được triển khai

và đang đi vào hoạt động; 22 dự án còn lại (32%) đang trong giai đoạn triển

khai. Khoảng 49% vốn FDI đăng kí của các các dự án này đã được giải ngân

(~500 triệu USD), cao hơn đáng kể so với tỷ lệ giải ngân FDI của toàn tỉnh

Quảng Ninh là 24% (tỷ lệ giải ngân FDI cộng dồn từ 1989 đến tháng 6/2012).

Trong số ba KCN đang hoạt động, chỉ có KCN Cái Lân ở Hạ Long đã

được sử dụng 100% với 60 nhà đầu tư thứ cấp. KCN Hải Yên ở Móng Cái

được sử dụng 39% với 7 nhà đầu tư thứ cấp (Tập đoàn Dệt may Texhong là

nhà đầu tư thứ cấp lớn nhất) và KCN Việt Hưng ở Hạ Long được sử dụng 6,5%

với 6 nhà đầu tư thứ cấp. KCN Hoành Bồ hiện tại đã giải phóng phần mặt 19%

tổng diện tích, hiện tại đang được Tập đoàn Geleximco đầu tư hạ tầng và được

một công ty sản xuất xi măng đầu tư hoạt động (nhà đầu tư thứ cấp duy nhất tại

KCN này). Bảng 17 dưới đây tóm tắt hiện trạng các khu công nghiệp đang hoạt

động của tỉnh Quảng Ninh.

Bảng 17- Hiện trạng của các CN đang hoạt động ở Quảng Ninh

KCN Nhà đầu tư xây

dựng hạ

Loại hình

doanh

Số nhà đầu tư thứ

cấp đã đăng kí Tỷ lệ

lấp

Nhà đầu tư

thứ cấp

Page 171: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

168

tầng/điều hành

KCN

nghiệp ang

hoạt

động

Chưa hoặc

tạm ngừng

hoạt động

đầy

(%)

chính

KCN

Cái

Lân

Công ty Cổ

phần Xi măng

và Xây dựng

Quảng Ninh

Công ty cổ

phần

44 14 100,0 Công ty

dầu Cái

Lân

KCN

Việt

Hưng

Công ty Cổ

phần Phát triển

KCN Việt Hưng

Công ty cổ

phần

2 3 6,5 Không rõ

KCN

Hải

Yên

Công ty

Viglacera Land

Sở hữu Nhà

nước

1 5 38,6 Công ty

Dệt may

Texhong

Nguồn: Ban Quản Lý Khu Kinh Tế tỉnh Quảng Ninh

Tổng doanh thu của 4 KCN đến hết tháng 10/2012 này đạt 643,3 triệu

USD từ các doanh nghiệp FDI và 2.067 tỷ đồng từ các doanh nghiệp trong

nước trong năm 2012. Hiện nay, bốn khu công nghiệp này có khoảng 5.600 lao

động, trong đó có 165 người lao động nước ngoài. 67% người lao động làm

việc trong các công ty nước ngoài và 33% người lao động làm việc trong các

công ty trong nước.

Ngoài chính sách khuyến khích theo Nghị định 29/2008/NĐ-CP, Ủy ban

nhân dân tỉnh Quảng Ninh có Quyết định 386/2012/QĐ-UBND ngày

22/02/2012 ban hành quy định về chính sách hỗ trợ đầu tư vào các KCN trên

địa bàn tỉnh.

Các biện pháp hỗ trợ chính cho nhà đầu tư hạ tầng tại Quảng Ninh như

sau:

- Cơ sở hạ tầng: Cam kết từ lãnh đạo cao nhất trong tỉnh về việc cung

cấp hệ hạ tầng giao thông và dịch vụ công cộng (điện nước và cơ sở viễn

thông) đến bờ rào KCN.

- Giá thuê đất thấp nhất: Quảng Ninh đưa ra mức giá thuê đất thấp

nhất trong 5 năm đầu.

- Cấp đất cho mục đích xây dựng thương mại và nhà ở: Đối với tất cả

các dự án, nhà đầu tư hạ tầng được cấp đất phù hợp gần khu vực KCN để phục

vụ mục đích xây dựng nhà ở cho người lao động và khu vực thương mại để

phục vụ nhu cầu của KCN. Đối với các dự án phát triển hạ tầng KCN có từ

100ha đất công nghiệp trở lên, nhà đầu tư hạ tầng được cấp thêm diện tích đất

từ 30-50% tổng diện tích khu vực công nghiệp tại khu vực lân cận phù hợp.

Trong khoảng diện tích này, nhà đầu tư hạ tầng được phép đầu tư và xây dựng

kinh doanh hạ tầng khu đô thị.

- Hỗ trợ chi phí giải phóng mặt bằng: ứng trước 30% tổng chi phí giải

phóng mặt bằng, với điều kiện nhà đầu tư hạ tầng đã chi ít nhất 50% tổng chi

phí giải phóng mặt bằng.

Page 172: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

169

- Hỗ trợ đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải: 30% tổng vốn đầu

tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải được hỗ trợ và không vượt quá 30 tỷ

đồng trên một khu công nghiệp.

Các biện pháp hỗ trợ then chốt cho nhà đầu tư thứ cấp gồm trợ cấp đào

tạo ngắn hạn, chi trả 50% mức lương tối thiểu/tháng/người lao động tham gia

chương trình đào tạo có thời gian đào tạo dưới 3 tháng, trợ cấp xúc tiến thương

mại và các biện pháp hỗ trợ tài chính khác dành cho đầu tư vào công nghệ hiện

đại.

3.1.2. Khó khăn và hạn chế

Các vấn đề hiện hữu về quy hoạch xây dựng KCN của tỉnh hiện tại bao

gồm:

- Thành lập các khu công nghiệp sớm vượt trước quy hoạch đồng thời

thiếu xúc tiến đầu tư đồng bộ cho các KCN đang hoạt động và được quy hoạch

của Quảng Ninh: Số lượng các KCN nhiều và tỷ lệ lấp đầy thấp; KCN được

xây dựng mà không lên kế hoạch tập trung vào ngành ưu tiên nào, cũng như

thiếu chương trình thu hút nhà đầu tư thứ cấp. Một số KCN được xây dựng

nhằm mục đích thúc đẩy các hoạt động kinh tế của một huyện chưa phát triển,

nhưng không có đánh giá chi tiết về tính khả thi và tiềm năng lợi nhuận.

- Vì thiếu định vị giá trị cạnh tranh rõ ràng để tiếp thị và thu hút đầu tư,

Ban Quản Lý Khu kinh tế tỉnh Quảng Ninh (BQL KKT) gặp nhiều khó khăn

trong công tác tiếp thị các KCN với các nhà đầu tư thứ cấp tiềm năng. Định

dạng chi tiết và chính xác các định vị giá trị này rất cần thiết để các KCN của

Quảng Ninh có thể cạnh tranh vốn đầu tư với các KCN trong khu vực lân cận.

- Một số vấn đề khác:

Thiếu quỹ đất sạch: bắt đầu từ quí I năm 2012, chính quyền tỉnh

Quảng Ninh cam kết sẽ cung cấp đất sạch cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, giải

phóng mặt bằng là một vấn đề tồn tại cần được giải quyết. Vấn đề chính là đất

được chỉ định cho 9 trong số 11 KCN vẫn thuộc phân vùng đất nông nghiệp/

đất thổ cư và chi phí giải tỏa mặt bằng sẽ rất cao.

Kết cấu hạ tầng chưa phát triển: các nhà đầu tư xây dựng cơ sở hạ

tầng và điều hành KCN ở Quảng Ninh thường đầu tư xây dựng theo từng giai

đoạn theo hình thức cuốn chiếu (có nhà đầu tư đến đâu thì đầu tư xây dựng cơ

sở hạ tầng đến đó). Những dịch vụ công cộng cơ bản như điện, nước và viễn

thông chỉ được lắp đặt sau khi nhà đầu tư thứ cấp đã kí hợp đồng thuê đất. Tuy

nhiên, việc xây dựng hệ thống xử lí nước thải đã bị chậm trễ trong quá khứ,

dẫn đến quan ngại của các nhà đầu tư thứ cấp tiềm năng. Đây là thách thức khá

lớn đối với các nhà đầu tư thứ cấp tiên phong, khiến các KCN của Quảng Ninh

mất sức hấp dẫn so với các KCN gần Hà Nội, đặc biệt đối với các ngành phải

tuân thủ các quy định bảo vệ môi trường nghiêm ngặt (như ngành chế biến thực

phẩm, ngành sản xuất vật liệu xây dựng…).

Cơ sở hạ tầng để tiếp cận KCN còn nghèo nàn: thời gian đi lại tới

Quảng Ninh dài (do đường hẹp và lưu lượng giao thông lớn) làm chi phí vận tải

tăng lên đáng kể. Quảng Ninh cần cải thiện mạng lưới giao thông đường bộ nối

các KCN với các sân bay quốc tế lớn (Nội Bài và Cát Bi) và các cảng biển (Cái

Page 173: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

170

Lân và Hải Phòng)

Thiếu nguồn lao động kĩ thuật: dù Việt Nam/Quảng Ninh có nguồn

nhân công giá khá rẻ, tuyển dụng lao động có đủ trình độ, tay nghề của người

lao động vẫn là một thách thức lớn với các nhà đầu tư. Hầu hết các doanh

nghiệp sản xuất được phỏng vấn đều cho biết họ phải đào tạo lại những lao

động mới tuyển dụng dù những nhân công này được đánh giá là đã được đào

tạo.

3.1.3. Tiềm năng

Ngành công nghiệp chế biến chế tạo dự kiến sẽ là một ngành then chốt

đóng góp cho sự tăng trưởng của tỉnh. Thành lập khu công nghiệp để thúc đẩy

phát triển sản xuất và tập trung hóa các hoạt động sản xuất là bước đi đúng đắn

củatỉnh Quảng Ninh.

Quảng Ninh có cơ hội chuyển biến một cách đột phá trong định hướng

phát triển công nghiệp của tỉnh bằng cách phát triển các khu công nghiệp một

cách hợp lý. Tỉnh có thể chủ động khuyến khích di dời các cơ sở sản xuất công

nghiệp đã hiện hữu khỏi khu đô thị hay khu dân cư sang các khu công nghiệp

này.

Đồng thời, tỉnh có cơ hội thực sự để cải thiện hoạt động của các khu

công nghiệp đang hoạt động và đẩy mạnh tăng trưởng sản xuất toàn tỉnh.

Quảng Ninh sẽ thực hiện nội dung này bằng cách ưu tiên việc phát triển và

quản lý hiệu quả 3 khu công nghiệp đã hoạt động hiện tại và 3 khu công nghiệp

tiềm năng (đang trong giai đoạn xây dựng). Quảng Ninh, chỉ tập trung thành

lập các KCN còn lại chỉ khi nào các KCN đã hoạt động hoàn toàn được lấp

đầy, hoặc nếu có nhà đầu tư chủ động đầu tư vào một KCN cụ thể và nhà đầu

tư sẵn sàng đầu tư phát triển KCN đó.

. . ịnh hướng phát triển

3.2.1. Mục tiêu

Phát triển thành công 6 khu công nghiệp ưu tiên, dựa trên những nguyên

tắc phát triển các Đặc khu kinh tế thành công trên thế giới (ĐKKT phiên bản

2.0) bằng cách tập trung nguồn lực vào một số khu công nghiệp chính, đảm bảo

phát triển các KCN này thành những trung tâm sản xuất. Thu hút nhà đầu tư và

nhân sự phù hợp để đảm bảo các khoản đầu tư vào tỉnh sẽ mang tính dài hạn.

Thu hút nhà đầu tư thứ cấp để đạt tỷ lệ lấp đầy 100% và đẩy mạnh tiến độ phát

triển nền tảng sản xuất của tỉnh, bao gồm lực lượng lao động lành nghề.

3.2.2. Nhiệm vụ và giải pháp

HÌNH 40 nhấn mạnh các khu công nghiệp ưu tiên của tỉnh và ngành

nghề trọng tâm trong từng KCN.

Các chính sách hỗ trợ cụ thể để phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên

(bao gồm ngành lắp ráp và kiểm thử linh kiện điện tử và ngành sản xuất chế

biến thực phẩm) đã được trình bày tại Mục III.2.

Page 174: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

171

HÌNH 40

KCN Đầm Nhà Mạc Vẫn chưa có trọng tâm ngành rõ rệt

Có tiềm năng phát triển ngành kho vận, dịch vụ

vận tải, chế biến hải sản và thực phẩm đóng gói

để đáp ứng nhu cầu dự báo sau khi hoàn thành

Cụm cảng Tiên Phong/Lạch Huyện đang trì hoãn

và KCN Đình Vũ – Hải Phòng

6 KCN ưu tiên và trọng tâm ngành của các KCN tại Quảng Ninh

Mong CaiBinh Lieu

Tien Yen

Ba Che

Van Don

Hai Ha

Hoanh Bo

Uong Bi

Dong Trieu

Dam Ha

Co To

Quang Yen

Cam Pha

Mong CaiBinh Lieu

Tien Yen

Ba Che

Van Don

Hai Ha

Hoanh Bo

Uong Bi

Dong Trieu

Dam Ha

Co To

Quang Yen

Cam Pha

Ha Long

KCN Cái Lân Yêu cầu ưu tiên vào ngành sản xuất phụ trợ, chế

biến thực phẩm, sản xuất thức ăn gia súc, công

nghiệp nhẹ, luyện kim, chế biến lâm sản và sản

xuất VLXD

Tiếp tục giữ vững tỷ lệ hoạt động 100% tại KCN,

thường xuyên cải thiện chất lượng KCN

KCN Cảng biển Hải Hà Đặt trọng tâm vào công nghiệp nặng và

công nghệ cao

KCN Hải Yên Yêu cầu ưu tiên vào ngành chế tạo máy móc,

dệt may và công nghiệp nhẹ

Mở rộng khu công nghiệp để hỗ trợ thêm nhiều

nhà đầu tư thứ cấp, đặc biệt là những doanh

nghiệp liên quan hoặc hỗ trợ đến ngành dệt may

KCN Việt Hưng Yêu cầu ưu tiên ngành sản xuất phụ trợ,

kim khí, chế biến lâm sản, v.v

Thu hút 3 nhà đầu tư hàng đầu trong

ngành sản xuất lắp ráp thiết bị điện tử

đến xây dựng nhà máy sản xuất lắp ráp

Xây dựng khu sản xuất chế biến thực

phẩm và đồ uống trong quy mô lớn

KCN Hoành Bồ Yêu cầu ưu tiên vào ngành sản xuất sạch và

công nghệ cao, sản xuất phụ trợ và không

khuyến khích các ngành sản xuất có khả năng

gây ô nhiễm tới môi trường

Đẩy nhanh làm việc với nhà đầu tư thứ cấp

quan tâm để phát triển ngay KCN này

Biện pháp trước mắt là cải thiện khả năng cạnh tranh để thu hút nhà đầu

tư bằng cách phát triển những khu công nghiệp trọng điểm:

- Duy trì tỷ lệ lắp đầy 100% tại KCN Cái Lân và thường xuyên nâng

cấp cơ sở hạ tầng để đảm bảo các nhà đầu tư thứ cấp tiếp tục thuê đất tại KCN

này.

- Xây dựng KCN Việt Hưng trở thành môi trường phát triển lý tưởng

cho các ngành công nghiệp đột phá, như ngành dịch vụ sản xuất và lắp ráp thiết

bị điện tử (EMS) và ngành sản xuất chế biến thực phẩm và nước uống để thu

hút các tập đoàn sản xuất chế biến lớn trong và ngoài nước; đảm bảo đường

giao thông kết nối đến Cảng Cái Lân được hoàn thiện để tăng tính cạnh tranh.

- Chủ động hỗ trợ việc phát triển KCN Hải Yên tại Móng Cái để có thể

thu hút thêm nhiều nhà đầu tư thứ cấp, đặc biệt là khi KCN này hiện nay đã có

sẵn thế mạnh trong ngành sản xuất dệt may và may mặc, đồng thời thăm dò khả

năng liên kết với KKT cửa khẩu Móng Cái.

- Tiếp tục đẩy mạnh phát triển KCN Hoành Bồ, làm việc với các nhà

đầu tư tiềm năng để định hình phát triển cơ sở hạ tầng trong KCN.

- Phát triển khu công nghiệp cảng biển Hải Hà để đáp ứng nhu cầu cụ

thể của nhà đầu tư trong ngành sản xuất công nghiệp nặng và sản xuất công

nghệ cao.

- Phát triển KCN Đầm Nhà Mạc ở thị xã Quảng Yên có sự phối hợp

với việc phát triển cảng Tiền Phong/Lạch Huyện và KCN Đình Vũ (tại Hải

Page 175: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

172

Phỏng) để cung cấp dịch vụ hậu cần và vận chuyển phục vụ nhu cầu dự kiến từ

các cảng mới xây dựng.

- Các KCN còn lại sẽ được phát triển theo thời gian và lộ trình thực

tiễn phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Ninh. KCN Việt Hưng sẽ là ưu

tiên phát triển cao nhất bởi đây là nơi triển khai hai trong số các dự án ưu tiên:

sản xuất lắp ráp điện từ và chế biến thực phẩm & đồ uống.

3.2.3. Kế hoạch hành động

Các hành động để thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp ưu tiên gồm:

- Điều chỉnh lại việc chỉ định nhà đầu tư xây dựng hạ tầng KCN để

đảm bảo nhà đầu tư hạ tầng hoạt động với hiệu quả cao và cam kết tận tâm

đồng hành tới thành công của KCN.

- Thiết lập/cải tạo các khu công nghiệp hiện tại bằng cách đảm bảo

hoàn thành cách yếu tố sau: giải phóng mặt bằng, miễn thuế nhập khẩu hoặc

giảm nhẹ các quy chế đối với vận chuyển hàng hóa; hạ tầng dịch vụ công ích

trong khu công nghiệp; xây dựng cơ sở hạ tầng và kết nối hậu cần từ cảng/sân

bay/thị trường tiêu dùng cuối cùng tới các KCN và ngược lại.

- Thực hiện các hoạt động tiếp thị đầu tư các khu công nghiệp tại

Quảng Ninh theo kế hoạch có chiến lược và chuyên nghiệp để thu hút nhà đầu

tư thứ cấp phù hợp.

- Hỗ trợ nhà đầu tư thứ cấp đăng kí đầu tư và thành lập doanh nghiệp.

- Tiếp tục cung cấp dịch vụ chăm sóc và duy trì quan hệ thường xuyên

với nhà đầu tư thứ cấp.

- Để thực hiện thành công những giải pháp này, Quảng Ninh sẽ cần hỗ

trợ từ Chính phủ, cụ thể:

- Tập trung các nguồn xúc tiến đầu tư cho các nhà đầu tư xây dựng hạ

tầng KCN và IPA/Ban Quản Lý Khu Kinh Tế (BQL KKT) để thu hút thành

công các nhà đầu tư thứ cấp quan trọng.

- Cung cấp các cơ chế hỗ trợ và lợi ích cụ thể cho nhà đầu tư vào KCN,

bao gồm thuận lợi về quy chế về thuế và hải quan, tạo điều kiện thuận lợi để

thu hút lao động (v.d. đẩy nhanh tốc độ cấp thị thực của lao động nước ngoài),

trợ cấp vốn, trợ cấp đào tạo.

- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng đường bộ để giảm thời

gian đi lại.

4. Cụm công nghiệp

4.1. Hiện trạng phát triển

Đến nay trên địa bàn Quảng Ninh có 10 cụm công nghiệp đã có Quyết

định phê duyệt địa điểm hoặc phê duyệt Quy hoạch chi tiết trước khi có Quyết

định phê duyệt quy hoạch phát triển cụm công nghiệp; với tổng diện tích

295,7ha. Trong đó có 07 CCN đi vào hoạt động, gồm:

- CCN Hà Khánh, thành phố Hạ Long diện tích 47,54ha: Đã đầu tư hạ

tầng cụ thể: Giao thông nội bộ đạt: 80%, Hệ thống điện đạt 50%, Hệ thống cấp

nước: 50%, Công trình xử lý nước thải đang đầu tư. Tỷ lệ lấp đầy số dự án

Page 176: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

173

đăng ký/diện tích đất của cụm có thể cho thuê đạt 46%.

- CCN Kim Sen, huyện Đông Triều (giai đoạn I) diện tích 70 ha: đã

giải phóng xong mặt bằng, giao thông nội bộ đạt 90%, hệ thống điện đạt 90%,

hệ thống cấp nước đầu tư xong, chưa đầu tư hệ thống xử lý chất thải. Tỷ lệ lấp

đầy 100%.

- CCN Hải Hòa, thành phố Móng Cái diện tích 3 ha: đã giải phóng

xong mặt bằng, đã đầu tư xong giao thông nội bộ, hệ thống điện, hệ thống cấp

nước, chưa đầu tư công trình xử lý nước thải. Tỷ lệ lấp đầy 100%.

- CCN Ninh Dương, thành phố Móng Cái diện tích 2 ha: đã giải phóng

xong mặt bằng, đã đầu tư xong giao thông nội bộ, hệ thống điện, hệ thống cấp

nước, chưa đầu tư công trình xử lý nước thải. Tỷ lệ lấp đầy 100%.

- CCN đóng mới tàu thuyền Hà An, thị xã Quảng Yên diện tích 9,9ha:

Đang xây dựng hạ tầng kỹ thuật nhưng đã có 03 dự án và một số cơ sở đóng

tầu vỏ gỗ đi vào hoạt động, tỷ lệ lấp đầy 80%.

- CCN tàu thuỷ Sông Chanh, thị xã Quảng Yên diện tích theo quy

hoạch 75ha: Đã đầu tư xây dựng hạ tầng giai đoạn 1 được 56ha, đạt được 75%

diện tích cụm. Trong cụm có 01 dự án là nhà máy đóng tàu của Công ty cổ

phần công nghiệp tàu thuỷ Sông Chanh.

- CCN chế biến thuỷ sản Yên Giang, thị xã Quảng Yên diện tích 4ha:

Đang đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật nhưng đã có 3 dự án đi vào hoạt động,

tỷ lệ lấp đầy 100%.

- Các cụm công nghiệp còn lại đang triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng

kỹ thuật, bồi thường và giải phóng mặt bằng,...

Đánh giá thế mạnh của các CCN về kinh tế, xã hội:

- Sự phát triển các CCN góp phần tăng thu nhập, xoá đói, giảm nghèo

thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động tại địa bàn khu vực nông

thôn. Góp phần củng cố an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội.

- Sự phát triển của CCN và ngành nghề ở địa phương đang làm thay

đổi bộ mặt nông thôn. Trên cơ sở hình thành các CCN mới, các doanh nghiệp

sản xuất có điều kiện tổ chức sản xuất hợp lý đồng thời việc xử lý chất thải,

nước thải có điều kiện sử dụng hệ thống xử lý chất thải tập trung, giải quyết tốt

vấn đề bảo vệ môi trường trong sản xuất.

Theo quy hoạch phát triển cụm công nghiệp tỉnh Quảng Ninh đến năm

2020 đã được phê duyệt: trên địa bàn tỉnh có 44 cụm công nghiệp, tổng diện

tích đất là: 1.564,35ha.

4.2. Giải pháp phát triển

4.2.1. Các giải pháp về vốn và nguồn vốn thực hiện quy hoạch

- Tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả đầu tư, thu hút các tập

đoàn, doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng lớn, có tiềm lực về vốn, công nghệ,

thương hiệu đầu tư vào cơ sở hạ tầng các cụm CN trên địa bàn. Tập trung huy

động vốn như vốn từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước, vốn tín dụng, lập

Quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển các cụm công nghiệp chủ yếu từ 2 nguồn: các

doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp nước ngoài.

Page 177: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

174

- Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư vào CCN theo một đầu mối tổ

chức thống nhất, có sự tham gia của các ban, ngành, có trọng tâm, trọng điểm

riêng cho từng đối tượng cần thu hút vốn.

4.2.2. Các giải pháp về đất đai

Bên cạnh những cơ chế, chính sách chung của Nhà nước thì Quảng Ninh

cần có những cơ chế chính sách liên quan đến đất và cơ sở hạ tầng CCN một

cách đồng bộ. Các cơ chế, chính sách cần đổi mới là giá cho thuê lại đất, phí

dịch vụ và vốn đầu tư xây dựng; Điều chỉnh khung giá chi phí đền bù, giải

phóng mặt bằng cho phù hợp với mặt bằng thực tế, đặc biệt là dự toán về giải

phóng mặt bằng liên quan đến một số đối tượng đặc thù (hoa màu, cây lâu năm,

mồ mả, di tích lịch sử và nhà ở tại các khu trung tâm).

Tăng cường hiệu lực của các quy định pháp luật về chính sách đất đai,

kết hợp giữa thuyết phục, tuyên truyền ý thức pháp luật và cưỡng chế, đặc biệt

là những khu vực và các địa bàn dự kiến sẽ có những khó khăn khi triển khai

xây dựng các CCN theo quy hoạch.

4.2.3. Các giải pháp về nguồn nhân lực

Tạo dựng mối quan hệ liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp trong các

cụm công nghiệp Quảng Ninh với trường đại học, trường dạy nghề trên địa bàn

và Vùng để đào tạo nhân lực đáp ứng đúng nhu cầu của doanh nghiệp về các

ngành nghề kinh doanh. Hàng năm, Tỉnh giao cho các trường dạy nghề đóng

trên địa bàn một số chỉ tiêu định hướng dành cho các CCN, hoặc theo đăng ký

của các Ban Quản lý CCN với các cơ chế ưu đãi kèm theo và chế độ tuyển

dụng sau khi tốt nghiệp cụ thể.

Tạo mối liên kết giữa cơ quan quản lý Nhà nước, Doanh nghiệp và

Trường để tổ chức mở lớp đào tạo trong trường hoặc ngay tại doanh nghiệp.

Tạo điều kiện thành lập các Trung tâm đào tạo nghề và truyền nghề ngay tại

các CCN cho doanh nghiệp có khả năng đào tạo lại hoặc đào tạo mới nguồn lao

động tại chỗ. Ưu tiên hỗ trợ các chương trình kế hoạch đào tạo phù hợp với nhu

cầu, sát với thực tế, đáp ứng kịp thời yêu cầu cung cấp nguồn nhân lực kỹ thuật

theo đặt hàng, theo địa chỉ trong khu, cụm công nghiệp.

4.2.4. Các giải pháp về cơ sở hạ tầng và dịch vụ công

Tỉnh cần có chính sách ưu đãi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng một cách

đồng bộ từ giao thông, cấp điện, cấp thoát nước, xử lý môi trường và dứt điểm

cho từng CCN để khi các nhà máy đi vào hoạt động thì chấm dứt hoạt động xây

dựng hạ tầng cả trong và ngoài hàng rào CCN.

Trong trường hợp vừa giao đất đầu tư, vừa xây dựng hạ tầng thì cần có

lộ trình, tiến độ hoàn thành cụ thể từng hạng mục theo dạng cuốn chiếu một

cách hợp lý.

Tổ chức tốt các dịch vụ về Tài chính, Hải quan, Bưu chính viễn thông

tại các cụm CN để hỗ trợ cho các doanh nghiệp CN đầu tư vào đây có nhiều

thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Page 178: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

175

5. Khu kinh tế

5.1. Hiện trạng phát triển

5.1.1. Thành tựu

a). Khái quát về các khu kinh tế

Quảng Ninh có 4 khu kinh tế (KKT), bao gồm KKT ven biển Vân Đồn

và 3 KKT cửa khẩu: Hoành Mô - Đồng Văn, Bắc Phong Sinh và Móng Cái.

HÌNH 41 mô tả bốn KKT của Quảng Ninh cùng định hướng phát triển của từng

khu theo quy hoạch đã được duyệt.

HÌNH 41

Danh sách các khu kinh tế của Quảng Ninh

Mong CaiBinh Lieu

Tien Yen

Ba Che

Van Don

Hai Ha

Hoanh Bo

Uong Bi

Dong Trieu

Dam Ha

Co To

Quang Yen

Cam Pha

Mong CaiBinh Lieu

Tien Yen

Ba Che

Van Don

Hai Ha

Hoanh Bo

Uong Bi

Dong Trieu

Dam Ha

Co To

Quang Yen

Cam Pha

Ha Long

KKT Cửa khẩu Hoành Mô – Đồng

VănKế hoạch trở thành trung tâm kinh tế khu vực

cho các hoạt động văn hóa, du lịch và thương mại

KKT ven biển Vân Đồn Có kế hoạch trở thành trung tâm du lịch sinh

thái biển với các khu nghỉ dưỡng tổng hợp,

casino, và giải trí gia đình

Có kế hoạch xây dựng một sân bay để phục vụ

khách du lịch đến Quảng Ninh & các tỉnh lân

cận

KKT Cửa khẩu Bắc Phong Sinh Tập trung vào phát triển thương mại, dịch vụ và

du lịch

Có tiềm năng trở thành cửa ngõ giao dịch mới với

tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc

Khu kinh tế Cửa khẩu Móng Cái Có kế hoạch trở thành trung tâm kinh tế,

thương mại, du lịch và dịch vụ vùng trung du

và miền núi phía Bắc và Vành đai kinh tế

Vịnh Bắc Bộ

Đóng vai trò là trạm trung chuyển hàng hóa

và dịch vụ giữa Việt Nam – Trung Quốc,

ASEAN-Trung Quốc, và Việt Nam – Đông

Bắc Á

Quảng Ninh đặt mục tiêu sử dụng các khu kinh tế làm bàn đạp dể phát

triển kinh tế - xã hội cho tỉnh. Đến thời điểm hiện tại, những khu kinh tế này

chưa được triển khai một cách hiệu quả:

(1) Khu kinh tế biển Vân Đồn:

Khu kinh tế Vân Đồn bao gồm huyện Vân Đồn với trên 600 đảo trong

Vịnh Bái Tử Long. KKT Vân Đồn có diện tích 217.133 ha, trong đó diện tích

mặt đất chiếm 55,133 ha, còn diện tích vùng biển chiếm 162.000 ha. Quy

hoạch tổng thể KKT Vân Đồn vạch ra 5 ngành ưu tiên: du lịch, nông lâm, ngư

nghiệp, công nghiệp sạch, vận tải và kho vận quốc tế và trung tâm thương mại -

tài chính quốc tế. Vân Đồn được kỳ vọng sẽ trở thành trung tâm du lịch sinh

thái biển cao cấp cùng với khu nghỉ dưỡng tổng hợp, có casino. Trong đó, sân

Page 179: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

176

bay Vân Đồn sẽ được xây dựng theo quy hoạch của Thủ Tướng Chính Phủ.

(2) Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái:

KKT cửa khẩu Móng Cái có diện tích 121.197 ha bao gồm thành phố

Móng Cái và 9 xã thuộc huyện Hải Hà (trong đó có KCN - Cảng biển Hải Hà).

KKT cửa khẩu Móng Cái là khu vực cửa khẩu lớn nhất phía Bắc Việt Nam với

tổng giá trị xuất nhập khẩu trị giá khoảng 6 tỷ USD/năm. KKT này nằm giáp

với thành phố Đông Hưng (Quảng Tây,Trung Quốc), mới đây đã được chính

phủ Trung Quốc tuyên bố là “khu khai phát trọng điểm” phục vụ cho việc xây

dựng một khu hợp tác kinh tế biên giới. Móng Cái được kỳ vọng trở thành

trung tâm thương mại, du lịch và sản xuất của vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ; là

trạm trung chuyển hàng hóa và dịch vụ giữa Việt Nam - Trung Quốc, ASEAN-

Trung Quốc, và Việt Nam - Đông Bắc Á. Thành phố Móng Cái và cửa khẩu

Móng Cái sẽ đóng vai trò là đầu tàu phát triển kinh tế xã hội trong toàn khu

công nghiệp và sẽ được ưu tiên phát triển.

(3) Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh:

KKT cửa khẩu này bao gồm cửa khẩu Bắc Phong Sinh với tổng diện

tích 9.302 ha. KKT này tập trung vào các lĩnh vực chính sau thương mại, dịch

vụ và du lịch. KKT Bắc Phong Sinh giáp Lý Hỏa, Quảng Tây của Trung Quốc

(cách thành phố Đông Hưng 45 km). Tuy Việt Nam đã chỉ định cửa khẩu Bắc

Phong Sinh làm cửa khẩu kiểm tra hải quan, nhưng Trung Quốc vẫn chưa công

nhận Lý Hỏa là cửa khẩu chính thức và chỉ cho phép hoạt động 4 giờ mỗi ngày.

Do không được công nhận chính thức nên phía Trung Quốc thường thay đổi

chính sách hải quan thất thường, tăng phí dịch vụ hải quan và áp dụng những

quy dịnh ngặt nghèo hơn đối với lao động nhập cư và hàng hóa nhập khẩu.

KKT cửa khẩu Bắc Phong Sinh, cùng với KKT cửa khẩu Hoàng Mô - Đồng

Văn, được coi là các KKT phụ trợ cho KKT Móng Cái để đảm bảo sự xuyên

suốt và duy trì các hoạt động liên tục dọc chuỗi các KKT cửa khẩu. Do gần

KKT cửa khẩu Móng Cái và KCN Hải Hà, Bắc Phong Sinh có nhiều lựa chọn

hơn về các hoạt động sản xuất so với KKT cửa khẩu Hoành Mô - Đồng Văn.

(4) KKT cửa khẩu Hoành Mô - Đồng Văn:

KKT cửa khẩu này nằm trong các xã Hoành Mô và Đồng Văn thuộc

huyện Bình Liêu và gắn liền với hai cửa khẩu là Hoành Mô và Đồng Văn. KKT

có diện tích 14.236 ha và được quy hoạch thành một trung tâm kinh tế, văn

hóa, du lịch và thương mại trong khu vực. KKT cửa khẩu này nằm giáp với xã

Động Trung thuộc Phòng Thành, Quảng Tây, Trung Quốc. Do KKT cửa khẩu

Hoành Mô - Đồng Văn có diện tích nhỏ, khu vực này phù hợp để phát triển

thương mại biên giới và các ngành sản xuất phụ trợ (như ngành chế biến nông

nghiệp và tiểu thủ công nghiệp) cũng như dịch vụ hậu cần (như dịch vụ kho

bãi).

b). Cơ chế chính sách đối với các khu kinh tế

Hiện tại, Quảng Ninh chưa có cơ chế chính sách riêng nào cho các KKT

biển và KKT cửa khẩu trong tỉnh ngoài cơ chế chính sách ưu đãi chung được

quy định bởi Chính phủ. Các chính sách dành cho KKT biển bao gồm các

chính sách ưu đãi đối với thuế thu nhập doanh nghiệp (theo Nghị định

Page 180: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

177

124/2008/NĐ-CP) và thuế xuất khẩu (theo Nghị định 87/2010/NĐ-CP), chế độ

thu tiền thuê đất và thuê mặt nước (theo Nghị định số 142/2005/NĐ-CP) và

các chính sách khác theo. Nghị định số 29/2008/NĐ-CP của chính phủ quy

định về KCN, Khu chế xuất và KKT. Các chính sách dành cho KKT cửa khẩu

bao gồm các chính sách ưu đãi về chế độ thu tiền thuê đất và thuê mặt nước

(theo 142/2005/NĐ-CP), Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg ngày 2/3/2009 của

Thủ tướng chính phủ ban hành cơ chế, chính sách tài chính đối với KKT cửa

khẩu và các chính sách khác theo Nghị định số 29/2008/NĐ-CP.

Một số cơ chế chính sách chính bao gồm:

- Cải tiến quy trình phê duyệt và thủ tục hành chính cho giấy phép đầu

tư tại KKT: BQL KKT có nhiệm vụ xử lý và cấp giấy chứng nhận đầu tư cho

các nhà đầu tư thứ cấp trong khu công nghiệp và khu kinh tế thông qua quy

trình cấp giấy phép đầu tư một cửa theo Nghị định số 108/2006/NĐ-CP hướng

dẫn thực hiện Luật Đầu tư.

- Cung cấp các dịch vụ công cộng cơ bản trong các khu công nghiệp,

như điện, nước và dịch vụ quản lý nước thải.

Đặc biệt, đối với KKT biển như KKT Vân Đồn, một số chính sách then

chốt bao gồm:

- Miễn phí thuê đất lên đến 15 năm tùy theo tính chất ngành hoạt động.

- Áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong thời gian lên tới 15

năm tùy theo tính chất ngành hoạt động.

- Giảm 50% thuế thu nhập cá nhân cho cá nhân làm việc trong KKT.

- Miễn thuế nhập khẩu đối trong các ngành công nghiệp lắp ráp, các dự

án với mục đích đầu tư dài hạn hay đối với các ngành sử dụng nguyên liệu

thô/vật liệu sản xuất không sản xuất được ở Việt Nam.

- Cho phép đầu tư và xây dựng kinh doanh hạ tầng đô thị.

- Cấp thị thực nhập cảnh nhiều lần cho người nước ngoài và Việt kiều

về làm việc trong KKT biển.

5.1.2. Khó khăn và hạn chế

Công tác triển khai kế hoạch triển khai các KKT vẫn còn chậm, chủ yếu

do thiếu nhà đầu tư thực sự quan tâm phát triển những khu vực này. Chưa có

Kế hoạch triển khai thu hút đầu tư (bao gồm cả đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng

và nhà đầu tư thứ cấp) và triển khai những dự án trọng điểm rõ ràng.

Hệ thống hạ tầng giao thông kết nối các KKT với những trung tâm kinh

tế trong tỉnh và trong vùng cũng trở thành rào cản hạn chế phát triển. Chưa xác

định rõ trọng tâm, trọng điểm theo các giai đoạn trong kế hoạch phát triển.

Kinh nghiệm thực tiễn của quốc tế cho thấy chưa đến một nửa các dự án

phát triển Đặc khu kinh tế trên toàn cầu trở nên thành công (trình bày trong

HÌNH 42 dưới đây). Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến vấn đề này, trong đó

bao gồm thiếu tập trung phát triển cho khu vực và không đủ khả năng thu hút

đầu tư có chất lượng.

Page 181: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

178

HÌNH 42

Đánh giá nghiêm ngặt trên 30 nỗ lực phát triển KCN do Chính phủ quản

lý cho thấy chưa đến một nửa nỗ lực thành lập các cụm khả thi này là

thành công – nhưng các Đặc khu kinh tế thành công đã chuyển đổi

hoàn toàn hoạt động kinh doanh và kết quả đạt được

Khu tạm nhập

tái xuất

Đặc Khu kinh tế

Khu chế xuất

Source: Báo cáo SAGIA IOS 2006, “Đặc khu kinh tế” của Claus Knoth, 2000; Tìm kiếm báo chí; Phân tích của Nhóm tư vấn

Thất bại Thành công

Quy mô

~150

km2

Hải Nam

Jebel Ali

Thâm QuyếnAqaba

Kalliningrad

Subic Bay/Clark

Philippines

Khu tạm nhập tái xuất

Ai Cập

Kaesong

Dakar

Khu tự do Aden

KCN Kulim

Khu mậu dịch

tự do Colon

Sán Đầu

ShannonKhu tạm nhập tái

xuất Thổ Nhĩ Kỳ

Hạ Môn

Các KKT của Ấn Độ

Khu tạm nhập tái xuất

Việt Nam

Mauritius

Hiệu quả kinh tế trong tương quan với nền kinh tế quốc gia

Wuhan

Tây An*

5.1.3. Tiềm năng

Những ví dụ thành công trên thế giới đã mang lại một số những bài học

lớn trong thiết kế và triển khai một mô hình Đặc khu kinh tế tầm cỡ quốc tế để

có thể thu hút nhiều nhà đầu tư lớn trên thế giới, mà Quảng Ninh có thể định

hướng phát triển như sau:

- Các khu kinh tế hiện đại đang phát triển theo hướng trở thành những

cộng đồng kinh tế tổng hợp lớn chứ không chỉ là trung tâm sản xuất.

- Các khu kinh tế là một công cụ xúc tác cho đổi mới và đột phá, cho

phép các nền kinh tế thử nghiệm những loại hình cơ chế khuyến khích và chính

sách hỗ trợ mới, đồng thời thu hút các đối tác phát triển phi truyền thống.

- Việc xây dựng khu kinh tế sẽ không khả thi nếu khu vực này không

có sẵn những lợi thế cạnh tranh bền vững, cụ thể là những đề xuất giá trị hấp

dẫn.

- Những khu kinh tế năng động, thành công được xây dựng và quản lý

bởi các nhà đầu tư tư nhân, với sự hỗ trợ về mặt quản lý nhà nước và luật pháp.

- Các quy định và chính sách hỗ trợ ưu đãi đóng vai trò rất quan trọng,

nhưng vẫn chưa đủ để có thể thu hút được nhà đầu tư – nhà đầu tư thường quan

tâm đến việc thuận lợi trong kinh doanh và khả năng tiếp cận với nguồn lao

động hơn.

Nếu được triển khai đúng hướng, các khu kinh tế có thể trở thành một

Page 182: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

179

cơ chế mạnh, có thể chuyển đổi phương thức thu hút và hỗ trợ nhà đầu tư của

tỉnh, đặc biệt là để phát triển những ngành, lĩnh vực mới. Quảng Ninh có thể

xem xét xây dựng một mô hình Khu kinh tế mới cho tỉnh – dựa vào những

nguyên tắc xây dựng của Đặc khu kinh tế phiên bản 2.0 (ĐKKT phiên bản 2.0)

nhằm phát huy được những bài học từ những kinh nghiệm thực tiễn nhất trên

thế giới.

5. . ịnh hướng phát triển

5.2.1. Mục tiêu

Tập trung thực hiện thành công các nguyên tắc xây dựng và vận hành

của Đặc khu Kinh tế phiên bản 2.0, trước tiên là với hai KKT trọng điểm: KKT

cửa khẩu Móng Cái và KKT Vân Đồn:

- Xây dựng KKT cửa khẩu Móng Cái thành cửa ngõ giữa Trung Quốc-

ASEAN cho các hoạt động về thương mại, du lịch và sản xuất để có thể nắm

bắt được những cơ hội tăng trưởng quá trình phát triển của tỉnh Quảng Tây,

Trung Quốc.

- Phát triển KKT ven biển Vân Đồn trở thành một khu kinh tế năng

động.

Hai KKT Vân Đồn, Móng Cái được xác định là hạt nhân phát triển đột

phá để đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh. Định hướng phát triển

cụ thể cho KKT Vân Đồn và Móng Cái được trình bày trong Mục VII.

5.2.2. Nhiệm vụ và giải pháp

Cải thiện mô hình các khu kinh tế đang được triển khai bằng cách xây

dựng các khu kinh tế của tỉnh theo mô hình “Đặc khu kinh tế phiên bản 2.0”,

với 5 yếu tố như mô tả trong HÌNH 43 dưới đây.

Page 183: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

180

HÌNH 43

Các yếu tố chính của mô hình Đặc khu kinh tế v2.0 – sẽ được áp dụng khi

thiết lập các KKT ưu tiên tại Quảng Ninh

Cơ sở hạ tầng▪ Đường đến cảng / sân

bay

▪ Hệ thống đường bộ

▪ Dịch vụ công cộng (điện,

nước, xử lý chất thải)

▪ Các yếu tố an sinh (y tế,

giáo dục, khu vực thương

mại và sinh hoạt)

Trung tâm xúc tiến

& tư vấn một cửa▪ Đội chuyê nviên đi tìm

nguồn nhà đầu tư

▪ Tạo điều kiện cho nhà

đầu tư tương tác với

QEZA & IPA

Phát triển môi

trường SME /

doanh nhân vững

mạnh▪ Cung cấp chuỗi giá trị

▪ Dịch vụ phụ trợ (hỗ trợ

văn phòng & xử lý thanh

toán)

Cơ chế khuyến

khích▪ Tài trợ (trợ cấp vốn và

nghiên cứu & phát triển)

▪ Giảm thuế thu nhập

▪ Giảm thuế quan

▪ Miễn thuế VAT

▪ Trợ cấp đào tạo

Mô hình tư nhân quản trị các Đặc

khu kinh tế

▪ Đơn vị vận hành tư nhân, có quyền

rõ ràng trong việc thực thi và thu hút

nhà đầu tư thứ cấp có chất lượng

▪ Ban chỉ đạo có đại diện từ cơ quan

nhà nước nhằm đảm bảo tuân thủ

quy định và linh hoạt trong việc tùy

chỉnh các cơ chế khuyến khích

(1) Công tác quản lý do đơn vị xây dựng/vận hành tư nhân thực hiện:

đơn vị này được hỗ trợ bởi một ban chỉ đạo gồm các đại diện từ cơ quan nhà

nước để đảm bảo tuân thủ quy định và các chính sách hỗ trợ được điều chỉnh

linh hoạt. Đơn vị này chịu trách nhiệm thu hút các nhà đầu tư thứ cấp chất

lượng cao.

(2) Trung tâm Xúc tiến Đầu tư một cửa: trung tâm này thực hiện xúc

tiến và tư vấn, gồm có một đội chuyên phụ trách tìm kiếm nhà đầu tư và hỗ trợ

các nhà đầu tư trong việc liên lạc với Ban Quản lý KKT và IPA và đội chuyên

phụ trách xây dựng chiến lược tiếp thị.

(3) Gói chính sách hỗ trợ tùy chỉnh như tài trợ vốn, trợ cấp chi phí

nghiên cứu và phát triển, giảm thuế, trợ cấp về công tác đào tạo.

(4) Phát triển môi trường kinh doanh cho cácdoanh nghiệp vừa và

nhỏ/các nhà đầu tư khởi nghiệp: nhằm xây dựng những chuỗi cung ứng cụ thể

theo từng ngành và các dịch vụ phụ trợ như văn phòng hay xử lý thanh toán.

(5) Xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng cơ bản, gồm có các yếu tố an

sinh, như hệ thống đường bộ, các dịch vụ công cộng, y tế, giáo dục, trung tâm

dân cư và thương mại.

Điểm mới của mô hình ĐKKT v2.0 là nhu cầu tiếp cận toàn diện và

quan điểm sâu sắc theo định hướng thị trường, có tính đến những chính sách

khuyến khích phù hợp từ phía nhà nước và hệ quả của chúng.

Việc đầu tư tư nhân thực hiện song song hai vai trò đầu tư hạ tầng và

quản lý/vận hành là yếu tố then chốt để đảm bảo thành công khu kinh tế. Theo

Page 184: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

181

cơ chế thanh toán phí hiện tại, nhà đầu tư hạ tầng có động cơ để “thu hồi vốn”

càng nhanh càng tốt. Vì vậy, nhà đầu tư hạ tầng có động cơ tìm nhà đầu tư thứ

cấp để thuê cơ sở hạ tầng và lấp đầy KCN/KKT càng nhanh càng tốt và chấm

dứt vai trò là đơn vị quản lý vận hành hoạt động của KCN/KKT sau khi đã đạt

được tỷ lệ lấp đầy 100%.

Xem xét điều chỉnh một số thay đổi cụ thể trong cơ chế thu phí của nhà

đầu tư hạ tầng như sau:

- Loại trừ phương án cho phép nhà đầu tư thứ cấp có thể lựa chọn các

hình thức thanh toán phí sử dụng khác nhau cho nhà đầu tư hạ tầng. Quy chuẩn

quốc tế đối với hình thức thanh toán phí, nhà đầu tư xây dựng hạ tầng cho phép

nhà đầu tư thứ cấp thuê kho bãi, đất và/hoặc cơ sở hạ tầng trong KCN/KKT

trên cơ sở mỗi giai đoạn thuê kéo dài từ 1 đến 5 năm (15 năm đối với ngành

công nghiệp nặng) và nhà đầu tư thứ cấp thanh toán phí sử dụng hàng năm

hoặc hàng tháng.

- Kết hợp kí hai hợp đồng với nhà đầu tư hạ tầng để đảm bảo thực hiện

cả hai vai tròxây dựng hạ tầng và quản lý KCN/KKT. Hai chức năng này có thể

do cùng một công ty, hoặc hai công ty khác nhau thực hiện, song trong hợp

đồng cần nêu rõ các điều khoản và chỉ tiêu hiệu suất then chốt (KPI) để đảm

bảo hiệu quả kinh doanh.

- Đưa ra thêm các dịch vụ dành cho nhà đầu tư thứ cấp để tăng giá trị

lợi nhuận cho vai trò quản lý vận hành (như dịch vụ tư vấn một cửa, chức năng

xúc tiến đầu tư) để nhà đầu tư hạ tầng liên tục có nguồn thu nhập nhằm thực

hiện vai trò vận hành và quản lý KCN/KKT.

- Đảm bảo tỉnh vẫn giữ vai trò kiểm soát đối với các mục tiêu phát

triển kinh tế - xã hội chung và hiệu quả hoạt động của nhà đầu tư hạ tầng/đơn

vị quản lý vận hành KCN/KKT gắn chặt với việc thực hiện các chỉ tiêu phát

triển. Các biện pháp hỗ trợ có thể dưới cả hai hình thức tiêu cực (như làm chậm

việc thanh toán lương vận hành) và tích cực (như thưởng thêm lương vận

hành).

- Đối với một số KKT nhất định, có thể bổ sung những yếu tố liên quan

đến nhu cầu cụ thể của ngành như đã mô tả trong Mục III.2.

Có 8 nhóm cơ chế hỗ trợ về mặt pháp luật và tài chính mà tỉnh Quảng

Ninh sẽ cân nhắc điều chỉnh cho một số KKT nhất định, trong đó có:

- Quy định về thuế và hải quan không ngặt nghèo;

- Hỗ trợ tuyển dụng lao động dễ dàng (đặc biệt đối với lao động cao

cấp từ nước ngoài);

- Bảo vệ tài sản trí tuệ;

- Tài trợ vốn từ nhà nước;

- Giảm thuế quan;

- Miễn thuế GTGT;

- Giảm thuế thu nhập;

- Trợ cấp chi phí đào tạo.

Xác định và lựa chọn những cơ chế hỗ trợ phù hợp với nhu cầu của nhà

Page 185: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

182

đầu tư. HÌNH 44 tổng hợp cơ chế khuyến khích và cơ sở áp dụng cho từng

KKT.

HÌNH 44

Quảng Ninh cần tùy chỉnh khung pháp lý và cơ chế khuyến khích để đáp

ứng được nhu cầu của nhà đầu tư

Kh

uy

ến

kh

ích

luậ

ịnh

Quy định và biện pháp khuyếnkhích tài chính có thể áp dụng

Quy định / cơ chế

khuyến khích

▪ Trợ cấp vốn (cụ thể, nhằm trợ cấp chi

phí xây dựng nhà máy và nguồn lực

chung

▪ Trợ cấp nghiên cứu & phát triển

Tài trợ chính phủ

▪ Hàng xuất nhập khẩu miễn thuế

▪ Tariff giảm thuế quanGiảm thuế quan

Miễn thuế GTGT

▪ Giảm thuế suất GTGT

▪ Hoàn thuế GTGT cho các loại nguyên

liệu thô / chi tiết lắp ráp

▪ Chương trình ngày hội thuế thu nhập

(cụ thể, cho phép giảm thuế)

▪ Mang thu nhập về nước

Giảm thuế thu

nhập

▪ Trợ cấp lương hay chi phí đào tạo cho

nhân viên mới trong 6-12 tháng đầuTrợ cấp đào tạo

Kh

uy

ến

kh

ích

tài

ch

ính

Giản lược quy

định về thuế và

hải quan

▪ Xử lý thuế và hải quan hiệu quả hơn

cho các loại hàng hóa xuất nhập khẩu

Bảo vệ tài sản trí

tuệ

▪ Các biện pháp cưỡng chế nghiêm ngặt

hơn đối với luật bảo vệ tài sản trí tuệ

hiện tại

▪ Thị thực ĐKKT cho quản lý, kĩ sư và

công nhân có tay nghề người nước

ngoài

Thời điểm áp dụng khuyến khích

▪ Tạo diều kiện các đầu tư ban đầu cho nhà đầu

tư thứ cấp thiết lập cơ sở vật chất (nhà kho,

dịch vụ chung...)

▪ Tạo điều kiện phát triển kiến thức tại địa phương

▪ Tạo điều kiện thuận lợi cho xuất nhập khẩu

hàng hóa thông qua áp thuế ở mức thấp

▪ Hoàn thiện quy trình hải quan hiệu quả

▪ Tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa sản

xuất tại Quảng Ninh

▪ Có tiềm năng đẩy mạnh lợi nhuận biên

▪ Đẩy mạnh thu hút nhà đầu tư nếu đầu tư trong

năm trước không đủ tạo lợi nhuận

▪ Đảm bảo nguồn cung lao động sẵn sàng để làm

việc dù thiếu đào tạo chuyên ngành

▪ Đảm bảo nguồn cung cấp ổn định cho các loại

chi tiết lắp ráp và nhà đầu tư thứ cấp dễ dàng

xuất khẩu sản phẩm cuối

▪ Đảm bảo với nhà đầu tư rằng lao động trí tuệ

của họ sẽ được bảo vệ bởi chế độ quản lý của

ĐKKT

▪ NĐT thứ cấp yêu cầu lao động có tay nghề gấp

▪ Đảm bảo dễ dàng tiếp cận nguồn lao động tay

nghề cao từ các nước láng giềng hay trụ sở EMS

Người lao động

dễ dàng di

chuyển

5.2.3. Kế hoạch hành động

Dưới đây là một số bước cơ bản trong kế hoạch hành động để thực hiện

các giải pháp đề xuất đối với các KKT ưu tiên tại Quảng Ninh:

- Hoàn thiện quy hoạch chi tiết cho từng KKT được đề xuất;

- Lập và tùy chỉnh các cơ chế khuyến khích theo nhu cầu của từng

nhóm nhà đầu tư KKT;

- Xin phê duyệt của chính phủ về tiến độ và mô hình vận hành mới của

KKT;

- Xây dựng những đề xuất giá trị của riêng của từng KKT (dựa theo

nguyên tắc xây dựng của ĐKKT phiên bản 2.0) và soạn thảo tài liệu tiếp thị /

chiến dịch quảng bá tới nhà đầu tư / đơn vị xây dựng / vận hành;

Để triển khai thành công những sáng kiến này, đề xuất sự hỗ trợ từ phía

Chính phủ, cụ thể:

- Phê duyệt những biện pháp hỗ trợ của riêng từng KKT và những lợi

ích dành cho nhà đầu tư, bao gồm cả hỗ trợ về mặt tài chính (như tài trợ Chính

phủ, miễn thuế) và hỗ trợ về mặt luật định (dễ dàng di chuyển lao động).

- Thúc đẩy xây dựng các đường cao để giảm thời gian đi lại.

Page 186: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

183

VII. TỔ CHỨC KHÔNG GIAN LÃNH THỔ

Định hướng tổ chức không gian lãnh thổ Quảng Ninh là “một tâm, hai

tuyến đa chiều và hai điểm đột phá” được trình bày trong hình dưới đây. Định

hướng này nhằm bảo đảm mục tiêu liên kết, đồng bộ để phát huy thế mạnh của

từng huyện thị trong tỉnh, cũng như thế mạnh của Quảng Ninh trong Vùng

KTTĐ Bắc Bộ, vùng ĐBSH, mà vị trí thuận lợi cho hợp tác kinh tế quốc tế.

Theo định hướng này, Hạ Long là tâm, hai tuyến đa chiều là phía Tây và phía

Đông, hai điểm đột phá là Vân Đồn và Móng Cái.

HÌNH 45

Định hướng phát triển lãnh thổ của Quảng Ninh: “một tâm, hai tuyến đa

chiều, hai điểm đột phá”

Hạ Long

Móng Cái

Bình Liêu

Tiên Yên

Ba Chẽ

Vân Đồn

Hải Hà

Hoành Bồ

Uông Bí

Đông Triều

Đầm Hà

Cô TôCẩm Phả

Quảng Yên

Tuyến phía Tây: Ba Chẽ, Hoành Bồ,

Quảng Yên, Uông Bí, Đông Triều

▪ Từ Hạ Long nhìn về Đồng Bằng Sông Hồng

và Hà Nội

▪ Chuỗi đô thị; công nghiệp xanh; du lịch văn

hóa – lịch sử

Tuyến phía Đông: Cẩm Phả, Vân Đồn, Cô

Tô, Tiên Yên, Bình Liêu, Đầm Hà, Hải

Hà, Móng Cái

▪ Từ Hạ Long nhìn sang Trung Quốc và

vùng Đông Bắc Á

▪ Các trung tâm đô thị sinh thái và dịch vụ

cao cấp; kinh tế biển, biên mậu

Hai điểm đột phá: Vân Đồn và Móng

Cái

▪ Vân Đồn: khu nghỉ dưỡng sinh thái;

trung tâm giải trí cao cấp; kinh tế biển

▪ Móng Cái: thành phố biên giới xanh,

hiện đại; cửa ngõ hợp tác giữa Việt

Nam – Trung Quốc - ASEAN

Tâm: Hạ Long

▪ Trung tâm chính trị - hành chính – kinh

tế - văn hóa

▪ Kinh tế dịch vụ, du lịch xanh và cảng

biển hiện đại, tầm cỡ quốc tế

Các định hướng cụ thể cho các vùng lãnh thổ:

1. Hạ Long: Trung tâm của Quảng Ninh

1.1. ặc điểm chung

Hạ Long là thủ phủ, trung tâm chính trị, hành chính, văn hóa và kinh tế

của Quảng Ninh. Hạ Long cũng là trung tâm của chuỗi đô thị dọc theo Quốc lộ

18, bao gồm Đông Triều, Uông Bí, Quảng Yên, Cẩm Phả và Móng Cái. Thành

phố Hạ Long có Di sản Thiên nhiên Thế giới là Vịnh Hạ Long và nằm trong

cụm cảng biển Quảng Ninh - Hải Phòng (với cảng Hải Phòng, Đình Vũ, Lạch

Huyện, Cái Lân, Hòn Gai). Mặc dù diện tích đất tự nhiên chỉ chiếm 4,5%,

nhưng dân số Hạ Long chiếm tới 19,2% dân số Quảng Ninh (224.700 người

năm 2011). Các hoạt động kinh tế chính hiện nay của Hạ Long bao gồm khai

thác khoáng sản, du lịch, thương mại và sản xuất.

Page 187: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

184

1. . ịnh hướng phát triển

Phát triển thành phố Hạ Long thành trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị

của tỉnh để xứng tầm là một trung tâm du lịch lớn trong nước và quốc tế trong

tương lai; trở thành một thành phố đô thị hiện đại trong vành đai kinh tế Vịnh

Bắc Bộ.

Công cuộc phát triển của thành phố Hạ Long sẽ phải gắn liền với công

tác bảo tồn, khôi phục và phát huy các giá trị của Vịnh Hạ Long. Không gian

thành phố sẽ được phát triển mở rộng về phía tây và phía bắc.

Bên cạnh định hướng phát triển dịch vụ kho vận và thương mại xung

quanh các cảng biển Cái Lân - Hòn Gai như trình bày trong Mục III.1.2, các

ngành du lịch và dịch vụ sẽ đóng vai trò trọng tâm để thúc đẩy sự phát triển của

các ngành khác. Thành phố bao gồm hai khu vực: phía tây là Bãi Cháy và phía

đông là Hòn Gai, kết nối với nhau bằng cầu Bãi Cháy. Khu Bãi Cháy sẽ tập

trung phát triển du lịch và Hòn Gai là trung tâm hành chính và thương mại.

1.2.1. Bãi Cháy: “trái tim của du lịch Quảng Ninh”

Bãi Cháy sẽ phát triển du lịch đại trà để thu hút du khách trong và ngoài

nước (nhóm du khách châu Á và phương Tây). Phát triển các khu phức hợp

mua sắm và giải trí mới phía tây nam Bãi Cháy sẽ đa dạng hóa các sản phẩm

du lịch và dịch vụ dành cho du khách và người dân. Khu phức hợp mua sắm sẽ

bao gồm 2 trung tâm mua sắm trọng điểm với các thương hiệu hạng trung đến

cao cấp để thu hút các du khách nước ngoài và các hình thức giải trí như

karaoke, trò chơi điện tử, sàn nhảy, rạp chiếu phim cho mọi đối tượng du

khách. Ngoài ra, khu phức hợp sẽ có trung tâm cung cấp thông tin địa lý địa

mạo mang tính tương tác và các trung tâm thử làm đồ thủ công nghiệp. Bên

cạnh đó, một khu mua sắm dọc theo tuyến đường dành cho người đi bộ phía

đông nam Bãi Cháy sẽ là một điểm hấp dẫn khác với du khách. Khu mua sắm

này sẽ có các cửa hàng nhỏ bán quần áo, đồ lưu niệm của địa phương, các tiệm

cà phê và chuỗi cửa hàng cà phê quốc tế và trong nước, khu vực triển lãm

ngoài trời, sân khấu biểu diễn và trung tâm thông tin du lịch. Để hỗ trợ ngành

du lịch, Quảng Ninh cần thiết lập hạ tầng hậu cần mạnh, sẽ có ít nhất 3-5 khách

sạn 5 sao quốc tế, 10-15 khách sạn 4 sao quốc tế và thêm 10 nhà hàng từ hạng

trung đến cao cấp để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Nghiên cứu xây dựng

Khu du lịch nghỉ dưỡng biển cao cấp tại đảo Rều.

Đảo Tuần Châu sẽ là một trung tâm du lịch khác của Hạ Long. Quảng

Ninh sẽ phối hợp với các bên liên quan để cải thiện chất lượng sản phẩm và

dịch vụ của trung tâm giải trí này, bao gồm thế giới thu nhỏ, trung tâm đá quí,

câu lạc bộ trình diễn cá heo, vườn ẩm thực và các trò chơi trong nhà. Ngoài ra,

phần lớn đảo Tuần Châu vẫn là khu dân cư cao cấp tiêu chuẩn cao, có công

viên, làng giáo dục và trung tâm y tế.

Xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển tour, tuyến du lịch từ Hạ Long liên

kết với Hải Phòng (Cát Bà) tạo sự phát triển liên hoàn, bổ trợ lẫn nhau.

Bên cạnh đó, phát triển KCN Việt Hưng theo các nguyên tắc của mô

hình “Đặc khu kinh tế phiên bản 2.0” sẽ là động lực thúc đẩy sự phát triển hoạt

động sản xuất của Quảng Ninh trong 8 năm tới.

Page 188: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

185

1.2.2. Hòn Gai: “trung tâm hành chính và thương mại của Quảng

Ninh”

Hòn Gai sẽ tiếp tục là trung tâm hành chính của tỉnh, tập trung vào các

dịch vụ thương mại và kinh doanh để đẩy mạnh phát triển kinh tế. Bên cạnh đó,

sẽ ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ công ích đáp ứng nhu cầu của nhân dân

địa phương như trường học, bệnh viện và các trung tâm giải trí.

Hòn Gai còn đóng một vai trò khác cũng hết sức quan trọng, đó là hỗ trợ

cho hoạt động du lịch. Các công trình như chợ, chợ cá, cảng hành khách và

trung tâm trình diễn âm thanh ánh sáng sẽ được nâng cấp để thực sự thu hút

khách du lịch. Ngoài ra cũng sẽ phát triển hình thức thanh toán bằng thẻ tín

dụng để đáp ứng nhu cầu của du kháchtốt hơn.

1.2.3. Thực hiện các biện pháp cụ thể để củng cố sự phát triển của

thành phố Hạ Long và đảm bảo một ngành du lịch bền vững và sự phát triển

kinh tế chung

- Ưu tiên đổi mới và tôn tạo các trung tâm đô thị hiện nay ở Hòn Gai

và Bãi Cháy như nâng cấp các đường đi bộ hiện có và đóng cửa các mỏ than ở

Hạ Long để giảm thiểu ô nhiễm không khí và tiếng ồn, duy trì môi trường sống

lành mạnh cho nhân dân và du khách (như Khu vực không khói thuốc) và phân

bổ không gian/tôn tạo cảnh quan các khu giải trí và công viên.

- Nâng cấp hệ thống giao thông vận tải như trang bị taxi và xe buýt

dòng xe điện/xe lai cho mọi khu du lịch, sử dụng nhiên liệu chất lượng cao cho

tàu du lịch trênVịnh Hạ Long, mở tuyến xe buýt hai chiều Bãi Cháy - Tuần

Châu;

- Thực hiện nghiêm ngặt các quy định và nguyên tắc về dịch vụ nhà

hàng khách sạn, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Một số biện pháp như giám sát chất lượng thực phẩm và khách sạn, bảo đảm

tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường nghiêm ngặt quanh Vịnh Hạ Long, đặc biệt

là hoạt động lấn biển.

- Xây dựng thương hiệu mạnh cho thành phố Hạ Long. Ngoài ra,có

quy định về thiết kế xây dựng để bảo đảm cảnh quan và cân đối không gian

mua sắm và giải trí giữa Hòn Gai và Bãi Cháy.

- Quy hoạch không gian là điều kiện trọng yếu để đảm bảo chất lượng

môi trường sống, bao gồm di dời các hoạt động công nghiệp nhẹ vào các cụm

công nghiệp, ngừng các hoạt động khai khoáng khỏi khu dân cư & du lịch;

phân bố đủ diện tích cho khu dân cư và dành những khu vực tốt nhất cho phát

triển du lịch.

2. Phía Tây: Ba Chẽ, Hoành Bồ, Quảng Yên, Uông

Bí ông Triều

.1. ặc điểm chung

Năm huyện thị ở phía Tây chiếm 39,9% dân số và chiếm 39,7% tổng

diện tích tự nhiên của Quảng Ninh. Các huyện thị này có đủ điều kiện phát

triển công nghiệp. Cụ thể, thành phố Uông Bí có nhiều cơ hội phát triển tốt nhờ

ở gần các trung tâm công nghiệp trong vùng Đồng bằng sông Hồng (Hà Nội,

Page 189: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

186

Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Hưng Yên) và cảng biển, đặc biệt khi Cảng

Lạch Huyện và đường cao tốc mới Hạ Long – Hải Phòng được hoàn thành. Ba

Chẽ và Hoành Bồ là sân sau của Cẩm Phả và Hạ Long, có cơ hội tiếp nhận các

hoạt động công nghiệp phải di chuyển sang các vùng này để nhường chỗ cho

phát triển đô thị ở hai thành phố.

Phía Tây có các di sản du lịch văn hóa và lịch sử phong phú. Yên Tử –

trung tâm Phật Giáo ở Uông Bí – là một trong những điểm đến nổi tiếng nhất

của du khách trong nước. Ngoài ra còn có hàng trăm các di tích văn hóa và lịch

sử trong vùng, đặc biệt là Quảng Yên với những địa danh nổi tiếng như bãi cọc

Bạch Đằng, đền thờ Trần Hưng Đạo và Đông Triều với những địa danh như

đền An Sinh, chùa Hồ Thiên, chùa Ngọa Vân.

. . ịnh hướng phát triển

Định hướng chính của phía Tây sẽ là tiếp tục phát triển chuỗi đô thị dọc

theo các tuyến đường từ Hạ Long đi Hà Nội và Hải Phòng; phát triển các ngành

công nghiệp xanh và du lịch dựa trên truyền thống văn hóa và lịch sử phong

phú của vùng. Chi tiết định hướng phát triển cho mỗi huyện được trình bày

trong HÌNH 46 dưới đây.

HÌNH 46

Định hướng phát triển tuyến phía Tây

Tiên Yên

Ba Chẽ

Vân ĐồnHoành Bồ

Uông Bí

Đông Triều

Đầm Hà

Cô TôCẩm Phả

Quảng Yên

Uông Bí

▪ Khai thác khoáng sản bền vững, các khu vực

được phân vùng rõ ràng

▪ Cụm công nghiệp

▪ Du lịch tâm linh và văn hóa tại Yên Tử

Hoành Bồ, Ba Chẽ

▪ Các hoạt động công nghiệp tại Hạ Long,

Cẩm Phả được di dời về đây

▪ Các sản phẩm lâm nghiệp và thực phẩm,

trang trại giá trị cao, quản lý bền vững và

chế biến

▪ Du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng

Đông Triều

▪ Khai thác khoáng sản bền

vững, các khu vực được

phân vùng rõ ràng

▪ Cụm công nghiệp

▪ Nông nghiệp hiện đại như các

giống gạo năng suất cao

Quảng Yên

▪ Phát triển cụm công nghiệp trong KCN

Đầm Nhà Mạc

▪ Dịch vụ thương mại và kho vận tại Cảng

Tiền Phong

▪ Du lịch văn hóa và lịch sử

▪ Nuôi trồng và chế biến thủy sản bền vững

Cụ thể, Quảng Ninh sẽ:

- Hiện đại hóa ngành khai thác than và sản xuất điện theo hướng sản

xuất xanh hơn nhằm đảm bảo phát triển bền vững, không ảnh hưởng đến ngành

du lịch và an sinh môi trường cho dân cư địa phương, bao gồm ứng dụng công

nghệ tiên tiến vào sản xuất nhiệt điện từ than với hiệu suất sử dụng năng lượng

Page 190: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

187

cao hơn và ít khí thải hơn.

- Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ khai thác than (như cơ khí, sửa

chữa phương tiện vận tải).

- Đa dạng hóa ngành vật liệu xây dựng ở Đông Triều để sản xuất sản

phẩm giá trị cao hơn như gạch lát và kính xây dựng.

- Phát triển cụm công nghiệp ở Quảng Yên, tập trung vào sản xuất, sửa

chữa tàu, các dịch vụ thương mại và kho vận cũng như chế biến hải sản gắn với

các hoạt động nuôi trồng thủy sản ở địa phương.

- Nghiên cứu xây dựng “Thành phố tương lai” tại Quảng Yên gồm các

khu chức năng: khu đô thị, khu công nghiệp công nghệ cao và thân thiện với

môi trường, khu mậu dịch tự do, các cơ sở nghiên cứu và phát triển các sản

phẩm có giá trị gia tăng cao,... được triển khai theo lộ trình phát triển Khu công

nghiệp hiện đại - Khu đô thị thông minh.

- Phát triển du lịch văn hóa và lịch sử ở Uông Bí, Quảng Yên và Đông

Triều. Bên cạnh du khách trong nước, Yên Tử cũng sẽ phát triển để thu hút các

du khách quốc tế.

- Hoành Bồ và Ba Chẽ có thể tiếp nhận các hoạt động công nghiệp từ

Hạ Long và Cẩm Phả nếu các thành phố này cần có thêm không gian phát triển

đô thị. Hoành Bồ cũng có thể tham gia vào dây chuyền cung cấp rau, hoa cao

cấp và các loại thị gia súc gia cầm.

- Phát triển nền kinh tế lâm nghiệp mạnh tại Hoành Bồ và Ba Chẽ, bao

gồm du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng, khai thác môi trường rừng, bản sắc

văn hóa dân tộc và lợi thế gần các trung tâm du lịch Hạ Long và Vân Đồn

(trong tương lai). Các hoạt động du lịch sẽ được phát triển như những dịch vụ

phụ trợ cho các chương trình phát triển nông lâm nghiệp.

. Phía ông: Cẩm Phả Vân ồn, Cô Tô, Tiên Yên,

Bình Liêu ầm Hà, Hải Hà, Móng Cái

Phía Đông bao gồm 8 huyện thị, chiếm 40,9% dân số và 55,9% diện tích

tự nhiên của Quảng Ninh. Hai điểm đột phá là Khu Kinh tế Vân Đồn và Khu

Kinh tế Cửa khẩu Móng Cái cũng nằm trong phía Đông. Tổng quan định

hướng phát triển của phía Đông được trình bày trong HÌNH 47 dưới đây.

Page 191: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

188

HÌNH 47

Định hướng phát triển tuyến phía Đông

Hạ Long

Móng Cái

Bình Liêu

Tiên Yên

Vân Đồn

Hải Hà

Hoành Bồ

Uông Bí

Đầm Hà

Cô TôCẩm Phả

Cẩm Phả

▪ Khai thác khoáng sản bền

vững, các khu vực được

phân vùng rõ ràng

▪ Cụm công nghiệp

Cô Tô

▪ Đánh bắt cá bền vững, kĩ

thuật hiện đại và tàu đánh

bắt lớn

▪ Dịch vụ ngành cá

▪ Chế biến hải sản

▪ Du lịch biển

Tiên Yên, Bình Liêu, Đầm Hà, Hải Hà

▪ Nông nghiệp giá trị cao với các phương

pháp canh tác hiện đại, bền vững

▪ Chế biến các sản phẩm nông / lâm nghiệp

▪ Du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng

▪ Bình Liêu và Hải Hà: biên mậu

▪ Hải Hà: sản xuấtMóng Cái

▪ Thành phố biên giới xanh;

▪ Cửa ngõ hợp tác giữa Việt

Nam – Trung Quốc -

ASEAN

Vân Đồn EZ

▪ Khu nghỉ dưỡng sinh thái

▪ Trung tâm giải trí cao cấp

▪ Kinh tế biển

3.1. Khu Kinh tế Vân ồn

3.1.1. Đặc điểm chung

Huyện Vân Đồn có diện tích 217.133 ha, trong đó 55.133 ha là đất và

162.000 ha là biển với hơn 600 đảo lớn nhỏ trên Vịnh Bái Tử Long. Hiện tại

Vân Đồn còn là vùng nông thôn, dân số chỉ 41.100 người (mật độ dân số 74

người/km2). Hoạt động kinh tế chính của Vân Đồn là nông nghiệp, cùng với

ngành du lịch bắt đầu khởi sắc. Vân Đồn được xác định là một trong bốn trung

tâm du lịch của cả tỉnh Quảng Ninh, có lịch sử phát triển lâu đời gắn với

thương cảng Vân Đồn nổi tiếng, với sự độc đáo đa dạng của quần đảo giàu có

về hệ sinh thái và sở hữu đa dạng về hình dáng cũng như những bãi biển tuyệt

đẹp, Vân Đồn đã trở thành khu vực lớn trên biển với các đảo có tiềm năng rất

lớn để phát triển thành điểm đến du lịch biển chất lượng cao. Có lợi thế lớn

nhất tỉnh về phát triển nuôi trồng khai thác, chế biến thủy hải sản, có tiềm năng

thu hút khách du lịch. Theo Quy hoạch chung đã được Thủ tướng chính phủ

phê duyệt kèm theo Quyết định số 1296/QĐ-TTg ngày 19/8/2009, Khu kinh tế

Vân Đồn bao gồm toàn bộ huyện Vân Đồn, là một Khu kinh tế tổng hợp được

vận hành theo quy chế riêng nhằm phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã

hội của tỉnh Quảng Ninh và vùng Duyên hải Bắc Bộ; là trung tâm du lịch biển

đảo chất lượng cao, dịch vụ vui chơi giải trí cao cấp vùng Bắc Bộ, đảo Hải

Nam và các thành phố phía Đông Trung Quốc; là đầu mối giao thương quốc tế,

động lực chính để phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, đầu tư hệ thống

hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội hiện đại, đồng bộ gắn với bảo vệ môi trường

và phát triển bền vững, đảm bảo an ninh quốc phòng khu vực Đông Bắc của Tổ

Page 192: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

189

quốc.

3.1.2 Định hướng phát triển

- Giai đoạn 1 kéo dài khoảng 3-5 năm: đẩy nhanh phát triển du lịch,

thành lập vùng thực phẩm và nâng cấp hạ tầng giao thông.

Phát triển du lịch: phát triển Vân Đồn trở thành trung tâm du lịch

sinh thái và điểm dừng cho du khách đến Hạ Long và Cô Tô, đồng thời có thể

là điểm thu hút các khách du lịch quốc tế cao cấp từ các du thuyền đến Vịnh

Bái Tử Long.

Phát triển ngành sản xuất: xây dựng vùng Thực phẩm, sản xuất hải

sản đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

Phát triển hạ tầng giao thông: Xây dựng, nâng cấp một cảng biển

nhỏ cho dự án thủy sản quy mô lớn; nâng cấp cảng hành khách phục vụ du

khách đến Cô Tô và các đảo trên Vịnh Bái Tử Long; xây dựng sân bay Vân

Đồn phục vụ du lịch vui chơi giải trí và xây dựng đường cao tốc Hạ Long -

Móng Cái nhằm nâng cao hệ thống kết nối giao thông nội tỉnh. Các dự án đầu

tư hạ tầng giao thông này cũng là sự chuẩn bị cho giai đoạn phát triển tiếp theo.

- Giai đoạn 2: áp dụng tiêu chuẩn cao trong quá trình thực hiện.

Đầu tư thành công một số khu nghỉ dưỡng tổng hợp (cùng hệ thống

sòng bạc, công viên giải trí và các trung tâm mua sắm) và thu hút được phân

khúc du khách phù hợp.

Tiếp tục nâng cấp hạ tầng giao thông từ Vân Đồn đi Móng Cái bằng

cầu Vân Tiên và các tuyến đường bộ phía bắc để thu hút du khách Trung Quốc

từ bên kia biên giới.

HÌNH 48 dưới đây tóm tắt hai giai đoạn trong lộ trình triển khai nhằm

đảm bảo thực hiện thành công định hướng phát triển này.

Page 193: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

190

HÌNH 48

Vân Đồn sẽ thực hiện các ưu tiên theo trình tự hai giai đoạn để bảo đảm

khả năng thành công

Du lịch

▪ Du lịch sinh thái và du lịch nông nghiệp –

chữa bệnh

▪ Điểm dừng chân thăm quan văn hóa và

thắng cảnh ở Vịnh Bái Tử Long

Nông nghiệp

▪ Khu thực phẩm

– Thủy sản chất lượng cao

– Chế biến hải sản xuất khẩu

Vận tải và Kho vận

▪ Cảng nhỏ phục vụ Khu thực phẩm

▪ Nâng cấp cảng hành khách ra Cô Tô và

Vịnh Bái Tử Long

▪ Nâng cấp đường cao tốc Hạ Long –

Móng Cái

▪ Xây dựng một sân bay nhỏ có thể tiếp

nhận chuyên cơ quốc tế

Du lịch

▪ Xây dựng khu nghỉ dưỡng tổng hợp – giả thiết

có 2-3 nhà đầu tư cam kết và đã nâng cấp

xong đường bộ Hà Nội/ Nội Bài – Hạ Long

Vận tải và Kho vận

▪ Cầu từ Vân Đồn đi Móng Cái (Bắc)

▪ Đường từ Vân Đồn đi Móng Cái (Bắc)

Giai đoạn 1

3-5 năm tới

Giai đoạn 2

(khi các ưu tiên Giai đoạn 1

đã thực hiện thành công)

3.2. Khu Kinh tế cửa khẩu Móng Cái

3.2.1. Đặc điểm chung

Khu Kinh tế cửa khẩu Móng Cái có diện tích 121.197 ha bao gồm thành

phố Móng Cái và 9 xã thuộc huyện Hải Hà (trong đó có KCN - Cảng biển Hải

Hà). KKT cửa khẩu Móng Cái là khu vực cửa khẩu lớn nhất phía Bắc với tổng

giá trị xuất nhập khẩu trị giá khoảng 6 tỷ USD/năm. KKT này nằm giáp với

thành phố Đông Hưng (Quảng Tây,Trung Quốc), mới đây đã được chính phủ

Trung Quốc tuyên bố là “khu khai phát trọng điểm” phục vụ cho việc xây dựng

một khu hợp tác kinh tế biên giới. Thành phố Móng Cái và cửa khẩu Móng Cái

sẽ đóng vai trò là đầu tàu phát triển kinh tế xã hội trong toàn khu công nghiệp

và sẽ được ưu tiên phát triển.

3.2.2. Định hướng phát triển

Ba lĩnh vực trọng tâm của Móng Cái gồm du lịch, thương mại và sản

xuất, như trình bày trong hình dưới đây.

a). Phát triển du lịch

Móng Cái sẽ chú trọng đến 3 nhóm khách du lịch: du khách từ Trung

Quốc sang Việt Nam và ngược lại tạm dừng chân; du khách Trung Quốc, chủ

yếu là du khách nam giới; du khách Việt Nam lên biên giới mua hàng giá rẻ.

Cụ thể:

- Phát triển các cửa hàng nhỏ bán các sản vật của Việt Nam, hàng hóa

thông dụng và nhà hàng phục vụ ẩm thực Việt Nam và Trung Quốc phục vụ du

khách từ Trung Quốc sang Việt Nam và ngược lại tạm dừng chân ở Móng Cái

Page 194: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

191

(ăn uống, sử dụng nhà vệ sinh,mua các nhu yếu phẩm như thuốc men, đồ ăn vặt

cho cuộc hành trình tiếp theo).

- Mở các điểm giải trí hạng trung dọc theo biên giới Trung Quốc gồm:

trung tâm giải trí, sân golf, hồ câu cá và các hoạt động thể thao khác; các điểm

du lịch đáp ứng nhu cầu của gia đình (nâng cấp cơ sở vật chất tại bãi biển Trà

Cổ như phương tiện đi lại và các hoạt động gia đình, nhà tắm công cộng, nơi

nghỉ ngơi, đồ ăn và thức uống) để khai thác du khách Trung Quốc từ các khu

vực gần biên giới.

- Phát triển một khu mua sắm và ăn uống để bán hàng hóa và thực

phẩm Trung Quốc từ biên giới mang sang phục vụ du khách Việt Nam lên biên

giới mua hàng giá rẻ.

HÌNH 49

Quảng Ninh sẽ chủ động phát huy cơ hội này thông qua phương pháp tiếp

cận phát triển chia thành hai giai đoạn tại Móng Cái

Du lịch

▪ Khu mua sắm và điểm đến du lịch biển cho du khách nội địa

▪ Tiếp cận vịnh Hạ Long/Bái Tử Long và sân gôn Móng Cái cũng như các công viên giải trí trong tương lai cho du khách từ Đông Hưng

Thương mại

▪ Trung tâm thương mại để hàng hóa từ phía Bắc Việt Nam vào Quảng Tây/miền Nam Trung Quốc

Sản xuất

▪ Xây dựng Móng Cái trở thành một điểm đến hấp dẫn đối với nhà đầu tư sản xuất bằng cách:

– Mở rộng khu công nghiệp Hải Yên hiện tại

– Thành lập trang trại nuôi lợn và chế biến tại Huyện Hải Hà

▪ Phát triển sản xuất công nghiệp nặng và công nghiệp cảng biển

Giai đoạn 1

3-5 năm tới

Giai đoạn 2

(sau khi các sáng kiến trong Giai đoạn 1 đã được

thực hiện thành công) Thương mại

▪ Xây dựng cửa ngõ thương mại Việt – Trung,

theo đó mọi hàng hóa từ miền Bắc Việt Nam

đều bắt buộc phải qua Móng Cái

▪ Phát triển cảng biển Hải Hà sau khi tuyến

đường cao tốc Hạ Long – Móng Cái và khi

thấy rõ được tiềm năng thương mại lớn của

KCN Cảng biển Hải Hà

Chế biến, chế tạo

▪ Khu vực sản xuất biên giới, cho phép tự do

vận chuyển nguyên liệu thô, vật dụng chế

biến và lao động (tương tự như khu vực

xuyên biên giới Mỹ - Mehicô)

▪ Phát triển ngành công nghiệp chế tác và lắp

ráp các mặt hàng phục vụ cho mục đích xuất

khẩu (như đóng tàu, kim khí)

b). Phát triển thương mại:

Đưa Móng Cái trở thành trung tâm dịch vụ vận tải và kho vận để củng

cố vị thế là một trong những trung tâm thương mại giữa ASEAN và Trung

Quốc.

Trước hết, nhiệm vụ quan trọng nhất là tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt

động xuất khẩu và tạm nhập tái xuất hàng hóa sang Trung Quốc, bao gồm nâng

cấp hệ thống đường bộ kết nối Móng Cái với Hà Nội, Cái Lân và Hải Phòng và

có thể xây dựng tuyến đường sắt từ Hải Phòng và cảng Cái Lân đi Móng Cái và

Nam Ninh.

Page 195: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

192

Thứ hai, tăng lưu lượng hàng nhập khẩu qua tỉnh bằng cách nâng cấp hệ

thống đường bộ và đường sắt Móng Cái - Hà Nội và biến Móng Cái thành cửa

ngõ cho hàng hóa từ cảng Phòng Thành, Quảng Tây sang.

Thứ ba, phát triển Móng Cái thành trung tâm thương mại để tăng tần

suất và khối lượng hàng hóa lưu thông.

c). Phát triển lĩnh vực sản xuất

- Ưu tiên thu hút các nhà đầu tư thứ cấp quy mô lớn trong ngành dệt

may để lấp đầy KCN Hải Yên (hiện doanh nghiệp sản xuất dệt may Texhong

của Trung Quốc là nhà đầu tư thứ cấp chính) để phát triển thêm các hoạt động

kinh tế sẵn có và tạo ra lợi thế quy mô từ cụm công nghiệp.

- Nghiên cứu phát triển khu nuôi lợn và chế biến thịt lợn tổng hợp quy

mô lớn như mô tả trong phần định hướng phát triển ngành nông nghiệp, (Mục

III.3) tại một trong chín xã của huyện Hải Hà, không đặt trong KCN Cảng biển

Hải Hà.

- Kiến nghị Chính phủ hỗ trợ đối với các giải pháp chính nhằm hiện

thực hóa mục tiêu của Móng Cái. Những đề xuất hỗ trợ sẽ được nghiên cứu

gồm có:

Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thực hiện thủ tục nhập cảnh như

miễn visa/cấp giấy thông hành trong ngày (trong phạm vi nhất định) cho khách

du lịch đi qua biên giới và tinh giản thủ tục hải quan.

Tạo điều kiện thuận lợi để thu hút lao động tay nghề cao từ nước

ngoài cho các ngành và hoạt động cụ thể để chuyển giao kiến thức và công

nghệ.

Xây dựng mối quan hệ với chính quyền tỉnh Quảng Tây để thắt chặt

quan hệ chính trị và kinh tế.

Hỗ trợ xây dựng hệ thống đường bộ và cảng biển, ví dụ xây dựng

đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn - Móng Cái, nâng cấp mạng lưới cảng biển.

Phát triển hoạt động sản xuất bền vững bằng cách bảo đảm KCN

được gắn kết hiệu quả với khu dân cư và có bố trí vùng đệm hợp lý gồm đường

đi bộ, công viên cây xanh bao quanh khu công nghiệp.

3.3. Các huyện thị khác

3.3.1. Đặc điểm chung

Cẩm Phả có truyền thống khai thác than và sản xuất điện lâu đời ở

Quảng Ninh. Cẩm Phả là Thành phố lớn thứ hai của Quảng Ninh với 48.645 ha

diện tích tự nhiên. Cẩm Phả có nguồn tài nguyên dồi dào (với trữ lượng than

lớn nhất cả nước, ngoài ra còn có đá vôi, đất sét, nước khoáng và angtimon) để

phát triển công nghiệp như khai thác chế biến than, vật liệu xây dựng, nhiệt

điện, lâm nghiệp và chế biến gỗ. Đường bờ biển dài 73 km của Cẩm Phả rất

thuận lợi cho phát triển cảng biển và dịch vụ, thủy sản và chế biến hải sản.

Ngoài ra Cẩm Phả có Vịnh Bái Tử Long liền kề với Vịnh Hạ Long, Khu di tích

lịch sử văn hóa Đền Cửa Ông cấp quốc gia, Khu Vũng Đục, các hệ thống hang

động có thể được phát triển thành các điểm du lịch, bao gồm du lịch biển đảo

và du lịch tâm linh; cũng như phát triển nguồn nước khoáng uống, khoáng

Page 196: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

193

nóng quý hiếm (Quang Hanh, Cẩm Thạch) thành nơi tổ chức các hoạt động

thương mại, du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh.

Bốn huyện nông thôn miền núi nội địa Tiên Yên, Bình Liêu, Đầm Hà và

Hải Hà có diện tích rừng lớn và tỷ trọng dân số trong ngành nông nghiệp cao,

bị tụt hậu nhiều so với các trung tâm đô thị của Quảng Ninh. Các huyện này

cũng có tỷ lệ dân tộc thiểu số rất cao (Bình Liêu 95,8%, Tiên Yên 47,2%). Các

huyện này gặp nhiều khó khăn về giao thông do địa hình đồi núi hiểm trở. Bình

Liêu và Hải Hà giáp biên giới Trung Quốc thông qua các cửa khẩu Hoành Mô,

Bắc Phong Sinh và Pò Hèn. Cô Tô là huyện đảo xa xôi, gồm có 3 xã và dân số

chỉ có 5.200 người. Khoảng cách từ trung tâm huyện đến bến tàu Vân Đồn vào

khoảng 50 km.

3.3.2. Định hướng phát triển

- Khai thác than bằng công nghệ xanh hơn (Cẩm Phả): Tỉnh phối hợp

với Vinacomin thực hiện các giải pháp giảm thiểu tác động môi trường của

ngành khai thác khoáng sản và đảm bảo cho phát triển bền vững.

- Phát triển lâm nghiệp bền vững, chế biến gỗ theo phương thức tạo

giá trị tăng thêm: dịch chuyển ngành lâm nghiệp từ cây keo và bạch đàn ngắn

ngày giá trị thấp sang các cây lâu năm giá trị cao hơn theo phương thức quản lí

lâm nghiệp được chứng nhận, phối hợp với các tổ chức quốc tế để được tham

gia các chương trình REDD+. Sẽ thay thế các tập quán ô nhiễm (như đốt củi

làm nhiên liệu cho nhà máy) bằng các công nghệ thân thiện với môi trường

hơn. Các huyện cũng sẽ xem xét phương án chuyển sang sản xuất các mặt hàng

giá trị cao như đồ gia dụng phục vụ xuất khẩu và bán cho du khách.

- Nâng cao giá trị ngành nông nghiệp: cải thiện thu nhập cho người

nông dân bằng cách ứng dụng các kỹ thuật canh tác hiện đại (như khái niệm

“nông trại khép kín” để tuyên truyền và phát huy các tập quán canh tác tiên tiến

hơn), sản xuất sản phẩm hữu cơ và đặc sản có chứng chỉ và thương hiệu.

- Trồng trọt và chăn nuôi quy mô công nghiệp (Hải Hà): tận dụng các

cơ sở trồng trọt và sản xuất sẵn có và các cảng biển ở gần, để phát triển trồng

trọt, chăn nuôi và chế biến quy mô lớn.

- Kinh tế cửa khẩu với Trung Quốc (Bình Liêu và Hải Hà): phát triển

hoạt động biên mậu, đặc biệt với hàng tiêu dùng và nông sản.

- Du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng (Bình Liêu): khai thác cảnh

quan độc đáo của Bình Liêu như núi Cao Ba Lanh (Đồng Văn); thác nước Khe

Vằn (xã Húc Động) với khí hậu ôn hòa, địa hình rừng đồi để phát triển nhiều

loại sản phẩm du lịch và khu nghỉ dưỡng độc đáo. Ngoài ra, vì trên 95% dân số

là dân tộc thiểu số với các nền văn hóa độc đáo, xem xét phát triển hình thức du

lịch văn hóa với những giai điệu dân gian truyền thống như Hát Then, Soóng

Cọ của người Sán Dìu, Hát Sáng Cố của người Dao, cùng với các ngày lễ hội

truyền thống vẫn được bảo tồn và phát triển như lễ hội Lục Nà (xã Lục Hồn), lễ

hội Tháng Ba (xã Húc Động), Kiêng Gió (Đồng Văn).

- Phát kinh tế biển tại huyện đảo Cô Tô, một trong những khu vực

trọng yếu theo hướng tập trung vào một số lĩnh vực trọng tâm:

Đánh bắt cá chất lượng cao: phát triển các tàu lớn đánh bắt xa bờ trên

Page 197: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

194

Vịnh Bắc Bộ;

Dịch vụ thủy sản: trở thành trung tâm dịch vụ đánh bắt cho các tàu từ

các huyện khác, cung cấp nhiên liệu và nhu yếu phẩm;

Du lịch biển: khai thác các đảo và vùng nước nguyên sơ để thu hút

khách du lịch, bao gồm bơi lặn và du lịch mạo hiểm.

Khu nghỉ dưỡng cao cấp.

4. ịnh hướng chung về phát triển đô thị

Quảng Ninh hiện có 01 thành phố là đô thị loại II (Hạ Long); 03 thành

phố là đô thị loại III (Móng Cái, Uông Bí, Cẩm Phả); 01 thị xã là đô thị loại IV;

01 thị trấn là đô thị loại IV (Mạo Khê); 09 thị trấn là đô thị loại V (Đông Triều,

Quảng Hà, Tiên Yên, Trới, Ba Chẽ, Bình Liêu, Cái Rồng, Đầm Hà, Cô Tô).

Sự phát triển đô thị tỉnh Quảng Ninh trong tương lai đến năm 2020 và

2030 sẽ diễn ra mạnh mẽ gắn liền với sự phát triến kinh tế của tỉnh. Mạng lưới

đô thị (các cấp) sẽ hình thành và phát triển phù hợp với sự hình thành các trung

tâm kinh tế và công nghiệp như đã nêu ở phần trên là nền tảng cho việc phân

bố dân cư ổn định và bền vững hơn. Dưới đây là các định hướng lớn về phát

triển đô thị Quảng Ninh trong tương lai.

4.1. Về đô thị hóa

Mức độ đô thị hóa hiện nay ở Quảng Ninh tương đối cao, ở mức 52%,

gấp 1,7 lần mức độ trung bình của Việt Nam. Với việc tích cực thực hiện các

giải pháp mạnh về phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển kinh tế dịch vụ và

công nghiệp sự chuyển dịch phân bố lại dân cư diễn ra mạnh mẽ hơn từ khu

vực nông nghiệp, nông thôn tới khu vực phi nông nghiệp và đô thị.

Dự báo tốc độ đô thị hóa ở Quảng Ninh tăng nhanh vào khoảng trên 0,8

điểm phần trăm một năm41

, khoảng trên 60% dân số Quảng ninh sẽ sống ở đô

thị vào năm 2020.

Sự dịch chuyển và gia tăng dân số đô thị có xuất phát cơ bản từ lượng

lao động tăng thêm từ khu vực dịch vụ và công nghiệp (gắn với sự hình thành

các trung tâm công nghiệp và dịch vụ) kéo theo di cư cơ học khoảng 300.000

người và sự gia tăng dân số tự nhiên của khu vực đô thị và sự hình thành các

điểm dân cư đô thị mới chen lẫn khu vực nông thôn gắn liền với quá trình phát

triển nông thôn mới. Dân số đô thị đến năm 2020 dự kiến tăng thêm khoảng

400-450 nghìn người.

Tổ chức không gian đô thị tình Quảng Ninh, vì vậy, bên cạnh những

trung tâm đô thị lớn đã có sẽ được phát triển hơn nữa theo hướng đô thị hiện

đại, sinh thái… các thị trấn cũng sẽ phát triển nhanh gắn với sự phát triển các

khu, cụm công nghiệp và dịch vụ đảm bảo cung cấp lao động, điều kiện sống

cho lực lượng lao động tại các khu, cụm công nghiệp và dịch vụ đó. Đồng thời

mạng đô thị tại tỉnh Quảng Ninh sẽ có sự phát triển của các đô thị mới gắn với

các trung tâm công nghiệp, dịch vụ quy mô lớn sẽ được đầu tư phát triển trong

giai đoạn sắp tới.

41

Tương đương tỷ lệ đô thị hóa giai đoạn 2006-2010

Page 198: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

195

4. . ịnh hướng phát triển các trung tâm đô thị

4.2.1. Các đô thị trung tâm hành chính

Trong giai đoạn 2012 -2020, định hướng nâng cấp, phát triển các đô thị

hiện là các trung tâm hành chính trên cơ sở Chương trình phát triển đô thị quốc

gia giai đoạn 2012 - 2020 (đã được phê duyệt tại Quyết định số 1659/QĐ-TTg

ngày 7/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ) và định hướng phát triển hệ thống

đô thị tỉnh Quảng Ninh, như sau:

- Thành phố Hạ Long nâng cấp lên đô thị loại I (giai đoạn 2012-2015);

- Thành phố Móng Cái nâng cấp lên đô thị loại II (giai đoạn 2012-

2015);

- Các thành phố Uông Bí, Cẩm phả nâng cấp lên đô thị loại II (giai

đoạn 2016 - 2020)

- Phát triển mở rộng và kết nối đô thị Mạo Khê và Đông Triều của

huyện Đông Triều đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV và tiến tới thành lập thị xã

Đông Triều (giai đoạn 2012-2015).

- Các thị trấn Trới (Hoành Bồ), Cô Tô (huyện Cô Tô) nâng cấp lên đô

thị loại IV giai đoạn 2016 - 2020;

- Thị trấn Tiên Yên (huyện Tiên Yên) nâng cấp lên đô thị loại IV (giai

đoạn 2012-2015). Xây dựng Tiên Yên trở thành đô thị trung tâm tiểu vùng có

chức năng tổng hợp, liên kết – hỗ trợ với các trung tâm vùng và là khu vực

trung chuyển hàng hóa qua biên giới; dịch vụ hậu cầu cho các khu kinh tế

(Móng Cái, Vân Đồn) của tỉnh.

- Nâng cấp thị trấn Quảng Hà (Hải Hà), thị trấn Đầm Hà, thị trấn Bình

Liêu lên đô thị loại IV; thành lập mới đô thị Thị trấn Hoành Mô (Bình Liêu).

- Phát triển đô thị Quảng Yên lên đô thị loại III khi đảm bảo các tiêu

chuẩn phân loại đô thị.

4.2.2. Quy hoạch phát triển các khu đô thị mới

- Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch mạng lưới đô thị tỉnh

Quảng Ninh phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội (bao gồm tổ

chức không gian kinh tế - xã hội) tới năm 2020 và tầm nhìn 2030;

- Xây dựng và phê duyệt, tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch xây

dựng chi tiết các đô thị mới, các khu đô thị gắn với phát triển các khu công

nghiệp, khu kinh tế…;

4.3. Về quản lý phát triển đô thị

- Nghiên cứu các biện pháp tổ chức quản lý phát triển đô thị, các mô

hình tổ chức quản lý phù hợp gắn với cải cách hành chính nhằm nâng cao hiệu

quả, năng lực của chính quyền đô thị;

- Nghiên cứu ứng dụng các biện pháp kỹ thuật trong quản lý phát triển

đô thị nhằm đảm bảo phát triển đô thị văn minh, hiện đại, thân thiện môi

trường…;

- Có những biện pháp đẩy mạnh áp dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ

trong đầu tư xây dựng, phát triển đô thị; có quy định thích hợp về kiến trúc đô

Page 199: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

196

thị nhằm đảm bảo tổ chức không gian đô thị hợp lý, đẹp về kiến trúc, tạo môi

trường sống thuận lợi, tiện nghi.

- Nghiên cứu, cụ thể hóa các chủ trương, chính sách huy động nguồn

lực phát triển nói chung vào phát triển đô thị như xã hội hóa đầu tư phát triển

hạ tầng đô thị, xã hội hóa trong việc đầu tư cung cấp các dịch vụ cơ bản, dịch

vụ hạ tầng đô thị (cấp, thoát nước; thu gom xử lý rác thải, chất thải; phát triển

và kinh doanh các công trình ngầm,…).

V . CÁC CHƯƠNG TRÌNH VÀ DỰ ÁN TƯ Ư T ÊN

Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội chỉ có thể đạt được khi tỉnh thực hiện

hiệu quả các giải pháp để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm

công tác bảo vệ môi trường. Quy hoạch đã xác định được 46 giải pháp ưu tiên.

Không phải tất cả những giải pháp này đều sẽ tạo tác động tăng trưởng kinh tế

– một số giải pháp là những yếu tố tạo tiền đề (như đường bộ và các dự án hạ

tầng giao thông khác), một số giải pháp đầu tư có vai trò xúc tác (như nâng cao

trải nghiệm tại các làng chài) và một số giải pháp khác có vai trò bảo đảm sự

phát triển bền vững của tỉnh (như phương pháp khai thác than sạch và nâng cao

công tác quản lý rác thải).

Trong số những giải pháp được đề xuất, khoảng 20 giải pháp cần huy

động đầu tư tư nhân trong và ngoài nước. Hai mươi (20) giải pháp này không

phản ánh tổng đầu tư xã hội toàn tỉnh, còn có nhiều hoạt động đầu tư khác diễn

ra song song, thông qua các hoạt động phát triển kinh doanh trong tỉnh. Vai trò

của Chính quyền tỉnh không phải là đầu tư và điều hành kinh doanh – đó là

nhiệm vụ của các nhà đầu tư nhờ kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thương

trường của họ. Chính quyền tỉnh chỉ đóng vai trò định hướng, xây dựng các

chính sách và khung pháp lý và hỗ trợ các hoạt động đầu tư và kinh doanh sao

cho đảm bảo tuân thủ với các ưu tiên luật pháp, xã hội và bảo vệ môi trường.

Việc đi đầu trong công tác xác định và thúc đẩy các dự án ưu tiên cho

các nhà đầu tư tiềm năng đóng một vai trò rất quan trọng bởi ba lý do sau đây:

- Phát huy tối đa tác động đạt được từ ngân sách tỉnh: cũng như những

tỉnh khác trong cả nước, nguồn lực của Quảng Ninh chỉ có hạn nhưng phải bố

trí cho nhiều mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường. Phần

lớn nguồn lực sẽ được dành cho những giải pháp có thể tạo được thành quả có

tác động lớn nhất đối với công cuộc phát triển kinh tế - xã hội tổng thể của tỉnh,

thay vì dàn trải cho quá nhiều hoạt động.

- Định hướng rõ ràng cho doanh nghiệp và nhà đầu tư tiềm năng: xác

định rõ ưu tiên phát triển và thống nhất những chính sách hỗ trợ theo những ưu

tiên này giúp các nhà đầu tư hiểu rõ và thu hút được vốn đầu tư lâu dài, bền

vững cho tỉnh.

- Đảm bảo năng lực giám sát của tỉnh: trên cơ sở những ưu tiên rõ

ràng của tỉnh, các cấp lãnh đạo và các nhóm công tác sẽ có thể tập trung quan

tâm và hỗ trợ công tác thực hiện những dự án quan trọng nhất; bao gồm đảm

bảo các dự án được thực hiện suôn sẻ, đúng tiến độ và giúp các nhà đầu tư tháo

gỡ khúc mắc nảy sinh trong quá trình thực hiện.

Page 200: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

197

1. Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên

Các giải pháp ưu tiên được phân thành các giải pháp ngành và các dự án

cơ sở hạ tầng mang tính hỗ trợ. Danh mục cụ thể được trình bày trong Bảng 19

dưới đây:

Page 201: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

198

Bảng 18- Danh sách các giải pháp ưu tiên

STT Giải pháp ưu tiên Các dự án cần đầu tư

I DU LỊCH

1 Thu hút đầu tư khách sạn, xây dựng thêm 10.000 phòng, gồm:

2.500 phòng trên tàu du lịch;

7.500 phòng khách sạn, trong đó 50% là hạng 4 và 5 sao.

9 khách sạn 5 sao

23 khách sạn 4 sao

15 khách sạn 3 sao

13 khách sạn 1-2 sao

2 Xây dựng một khu đi bộ ven biển tại Bãi Cháy Phát triển khu đi bộ ven biển Bãi Cháy - trung tâm thương

mại, nhà hàng…

3 Cải thiện trải nghiệm tại làng chài cho du khách tìm hiểu khám

phá văn hóa địa phương (nấu ăn, đánh cá, thủ công mỹ nghệ)

Dự án nhà nước: hỗ trợ bằng nguồn của tỉnh, ODA hoặc

NGO

4 Trải nghiệm du lịch hạng sang khép kín tại vịnh Bái Tử Long 3 Khu nghỉ dưỡng khu nghỉ dưỡng hạng sang tại vịnh Bái

Tử Long

5 Nâng cấp sản phẩm du lịch tại Yên Tử để quảng bá nơi đây trở

thành điểm du lịch văn hóa, tâm linh, hướng đến du khách trong

nước

Dự án nhà nước: hỗ trợ bằng nguồn của tỉnh và ban quản lý

Yên Tử

6 Phát triển sản phẩm du lịch tại Móng Cái, tập trung vào bãi biển

Trà Cổ và nâng cấp các dịch vụ mua sắm và nghỉ dưỡng tại

thành phố Móng Cái

Dự án nhà nước – hỗ trợ bằng nguồn của tỉnh

7 Khôi phục các mỏ than đã đóng cửa trở thành các địa điểm du

lịch hấp dẫn (có thể biến thành bảo tàng ngành than, vườn bách

thảo hay hồ nước)

Dự án nhà nước – hỗ trợ bằng nguồn của tỉnh, ODA hoặc

NGO; có khả năng là một dự án CSR do Vinacomin hoặc

một doanh nghiệp phát triển bất động sản tài trợ như một

phần của một dự án tái thiết lớn hơn

Page 202: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

199

STT Giải pháp ưu tiên Các dự án cần đầu tư

8 Khu nghỉ dưỡng tổng hợp và hệ thống giải trí gia đình 2-3 khu nghỉ dưỡng tổng hợp trong tỉnh, hoặc tại Đảo Tuần

Châu, hoặc tại Vân Đồn (tùy thuộc nguyện vọng của nhà

đầu tư và sự cho phép của Chính phủ)

9 Xây dựng một chương trình khung để thu hút đơn vị khai thác

các hoạt động hấp dẫn và "không thể bỏ qua" trên và quanh vịnh

Hạ Long (như leo núi đá vôi, đi bộ trên cầu)

2 hoạt động thể thao mạo hiểm chất lượng cao

10 Tổ chức trải nghiệm du lịch khám phá vịnh Hạ Long (như quản

lý du thuyền)

Dự án nhà nước – hỗ trợ bằng nguồn của tỉnh, ODA hoặc

NGO

11 Xây dựng chiến lược marketing thống nhất cho Quảng Ninh

- Phát triển thương hiệu theo từng phân khúc khách hàng cụ thể

làm nổi bật đề xuất giá trị chính

- Kênh tối ưu để tiếp cận phân khúc mục tiêu (như trực tuyến,

tạp chí du lịch)

- Lên lịch sự kiện cả năm để có kế hoạch thu hút khách du lịch

cả năm

Dự án nhà nước – hỗ trợ bằng nguồn của tỉnh; phối hợp

chặt chẽ với các đơn vị tư nhân để cùng phát triển và xây

dựng và quảng bá thương hiệu

12 Hợp tác với khối tư nhân để hỗ trợ thành lập các trường đào tạo

nghiệp vụ nhà hàng, khách sạn

1 học viện đào tạo nghiệp vụ khách sạn tiêu chuẩn quốc tế

13 Thiết lập quy trình xếp hạng và chứng nhận chất lượng để đảm

bảo liên tục duy trì tiêu chuẩn cao

Dự án nhà nước – hỗ trợ bằng nguồn của tỉnh; phối hợp

chặt chẽ với các đơn vị tư nhân để cùng phát triển

II Ô T ƯỜNG

14 Xây dựng nhà máy thu gom/xử lý nước thải Dự án nhà nước – hỗ trợ bằng nguồn của tỉnh

15 Quy hoạch phân vùng - chia Quảng Ninh thành các vùng với

nhiều giới hạn cho các ngành công nghiệp và tiêu chuẩn/ hạn

Vốn ngân sách và xã hội hóa

Page 203: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

200

STT Giải pháp ưu tiên Các dự án cần đầu tư

mức ô nhiễm khác nhau

16 Nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác

than tại Quảng Ninh:

- Giúp các nhà máy khai thác than xây dựng hệ thống xử lý nước

thải để tuân thủ quy định

- Giúp Vinacomin đẩy nhanh tiến độ phục hồi cải tạo môi trường

bãi thải và hoàn thành kế hoạch phục hồi các mỏ than

- Hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ thực hiện các biện pháp kiểm soát bụi

(băng tải, đường vận tải chuyên dụng). Để đạt được các mục tiêu

này, tỉnh cần hỗ trợ Vinacomin tăng ngân sách cho các dự án bảo

vệ môi trường của tập đoàn

Quảng Ninh cần hỗ trợ Vinacomin thực hiện

17 Môi trường sinh hoạt – Đầu tư xây dựng nâng công suất xử lý

nước thải sinh hoạt đô thị để đạt được chỉ tiêu

Dự án nhà nước – hỗ trợ bằng nguồn của tỉnh, ODA hoặc

NGO

18 Môi trường sinh hoạt – Xây dựng kế hoạch quản lý chất thải rắn

tổng hợp bao gồm tái chế và làm phân hữu cơ

Dự án nhà nước – hỗ trợ bằng nguồn của tỉnh, ODA hoặc

NGO

19 Nước – thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm trên vịnh Hạ

Long do tàu thuyền/khách du lịch gây ra

Dự án nhà nước – hỗ trợ bằng nguồn của tỉnh, ODA hoặc

NGO

III THƯƠNG I

20 Khu Thương mại ở Móng Cái, bao gồm một Trung Tâm Thương

mại Quốc Tế

Đầu tư tư nhân

IV CÔNG NGHIỆP CH BI N CH T O

21 Tăng cường đầu tư hạ tầng & vận hành khu công nghiệp và dự

án bất động sản tại các KCN ưu tiên (Việt Hưng, Hoành Bồ, Hải

2-3 nhà đầu tư hạ tầng KCN & bất động sản chất lượng cao

Page 204: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

201

STT Giải pháp ưu tiên Các dự án cần đầu tư

Yên, Cái Lân, Đầm Nhà Mạc, KCN Cảng biển Hải Hà)

22 Sản xuất, lắp ráp và kiểm thử thiết bị điện tử (EMS) 3 nhà máy EMS

23 Chế biến thực phẩm đóng gói 3-5 nhà máy sản xuất thực phẩm & đồ uống đóng gói/hộp

24a Chế biến thực phẩm tươi – Giết mổ và chế biến thịt lợn (gắn với

trang trại lợn quy mô lớn)

1-2 nhà máy chế biến thịt lợn đạt tiêu chuẩn xuất khẩu

24b Chế biến hải sản cao cấp phục vụ xuất khẩu (gắn với nuôi trồng

hải sản quy mô công nghiệp)

1-2 nhà máy chế biến hải sản đạt tiêu chuẩn xuất khẩu

V NÔNG NGHIỆP

25 Chế biến thực phẩm tươi – Sản phẩm cá và hải sản xuất khẩu 1-2 trang trại nuôi trồng và nhà máy chế biến hải hải sản

quy mô công nghiệp

26 Nuôi lợn xuất khẩu quy mô công nghiệp 1-2 trang trại nuôi lợn quy mô lớn áp dụng kỹ thuật cao

27 Canh tác hiệu quả - nâng cao sản lượng tới mức của các thông lệ

tốt nhất

(sẽ phát triển bình thường mà không cần can thiệp đáng kể,

nhưng cần tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư tiềm

năng)

28 Canh tác giá trị cao – chuyển dịch mục đích sử dụng đất sang

trồng các loại cây có giá trị tăng thêm cao như chuối, khoai môn

và mía

(sẽ phát triển bình thường mà không cần can thiệp đáng kể,

nhưng cần tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư tiềm

năng)

29 Lâm nghiệp giá trị cao – chuyển sang trồng các loại cây rừng có

giá trị tăng thêm cao như tếch, cây năng lượng

(sẽ phát triển bình thường mà không cần can thiệp đáng kể,

nhưng cần tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư tiềm

năng)

30 Nuôi trồng thủy sản bền vững – mở rộng diện tích nuôi trồng

thủy sản và chuyển sang các loại sản phẩm giá trị cao (như tôm)

(sẽ phát triển bình thường mà không cần can thiệp đáng kể,

nhưng cần tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư tiềm

Page 205: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

202

STT Giải pháp ưu tiên Các dự án cần đầu tư

trong khi vẫn đảm bảo phát triển bền vững năng)

31 Hoàn thiện hoạt động chăn nuôi – Xây dựng tập trung các trang

trại gia cầm và nuôi lợn để đảm bảo vệ sinh và hạn chế bệnh

dịch

(sẽ phát triển bình thường mà không cần can thiệp đáng kể,

nhưng cần tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư tiềm

năng)

VI H T NG

32 Xây dựng đường Hạ Long – Hải Phòng có quy mô tương đương

đường cao tốc

Xây dựng đường Hạ Long - Hải Phòng

33 Xây dựng đường cao tốc Hạ Long – Vân Đồn - Móng Cái Xây dựng đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn - Móng Cái

34 Xây dựng đường cao tốc Hạ Long - Nội Bài Xây dựng đường cao tốc Hạ Long - Nội Bài

35 Nâng cấp Quốc lộ 18 từ Đông Triều đi thành phố Cẩm Phả (các

đoạn còn lại)

Nâng cấp Quốc lộ 18 từ Đông Triều đi thành phố Cẩm Phả

(các đoạn còn lại)

36 Đường nối KCN Việt Hưng với cảng Cái Lân Đường nối KCN Việt Hưng với cảng Cái Lân

37 Cảng Cái Lân - cải thiện hoạt động (nạo vét, thủ tục hải quan) Dự án nhà nước – hỗ trợ bằng nguồn của tỉnh, phối hợp với

cơ quan điều hành cảng Cái Lân

38 Cảng Cái Lân –mở rộng cảng Dự án nhà nước – hỗ trợ bằng nguồn của tỉnh, phối hợp với

cơ quan điều hành cảng Cái Lân

39 Xây dựng Cảng Tiền Phong (nghiên cứu khả thi) Xây dựng Cảng Tiền Phong

Nghiên cứu khả thi và thiết kế

40 Cảng biển Hải Hà Thiết kế, xây dựng và phát triển cảng biển Hải Hà

41 Xây dựng Sân bay Vân Đồn Xây dựng và phát triển Sân bay Vân Đồn (có thể bao gồm

vận hành sân bay)

Page 206: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

203

STT Giải pháp ưu tiên Các dự án cần đầu tư

42 Hoàn thành tuyến đường sắt Yên Viên - Phả Lại –Hạ Long - Cái

Lân

VII LĨNH VỰC XÃ H I VÀ PHÁT TRI N NGUỒN NHÂN LỰC

43 Xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo cần thiết để đạt được tham

vọng về kinh tế và xã hội

Dự án nhà nước – hỗ trợ bằng nguồn của tỉnh, ODA

44 Bệnh viện tư (theo tiêu chuẩn quốc tế) tại Thành phố Hạ Long,

Vân Đồn, Móng Cái

1 bệnh viện tư theo tiêu chuẩn quốc tế tại Thành phố Hạ

Long , Vân Đồn, Móng Cái.

45 Cải thiện môi trường đầu tư để thu hút nguồn vốn FDI cần thiết

về tỉnh

Dự án nhà nước – hỗ trợ bằng nguồn của tỉnh, ODA

VIII QU N LÝ VÀ THỰC HIỆN QUY HO CH

46 Thành lập Đơn vị thực hiện trực thuộc Lãnh đạo tỉnh để đảm bảo

triển khai các giải pháp

Dự án nhà nước – hỗ trợ bằng nguồn của tỉnh

Page 207: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

204

2. Các dự án ưu tiên, thứ tự triển khai và đầu tư

Những dự án ưu tiên, thứ tự triển khai và đầu tư được trình bày trong bảng

dưới đây. Các dự án được phân ra làm 3 nhóm theo thời gian triển khai, cụ thể:

Bảng 19- Thời gian thực hiện và vốn đầu tư của các dự án ưu tiên

STT Dự án ưu tiên Bắt đầu

đầu tư

Kết

thúc

đầu tư

I. Các dự án triển khai ngay (2014-2016)

1 Đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn - Móng Cái 2014 2018

2 Đường nối Hạ Long - Hải Phòng 2014 2016

3 Xử lý nước thải thành phố 2014 2020

4 Các dự án bảo vệ, khắc phục ô nhiễm môi trường

của Vinacomin

2014 2020

5 Đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân Đang

triển

khai

2015

6 Các dự án xử lý chất thải rắn 2014 2020

7 Cải tạo, nâng cấp cảng Cái Lân 2015 2018

8 Xây dựng bệnh viện quốc tế tại Hạ Long 2014 2016

9 Cảng Tiền Phong 2014 2016

10 Thực hiện các quy định môi trường nghiêm ngặt 2014 2020

11 Xử lý ô nhiễm nước Vịnh Hạ Long 2014 2020

12 Đơn vị thực hiện 2013 2020

13 Xúc tiến đầu tư 2013 2020

14 Tất cả các dự án du lịch 2015 2020

15 Các dự án tại KKT cửa khẩu Móng Cái 2015 2020

16 Sản xuất chế biến thực phẩm 2015 2020

17 EMS 2015 2020

II. Các dự án khởi công trong trung hạn (2016-2018)

18 Đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long 2016 2018

19 Xây dựng cảng biển Hải Hà 2016 2019

20 Sân bay Vân Đồn 2016 2020

21 Chăn nuôi lợn quy mô công nghiệp tại Hải Hà 2016 2020

Page 208: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

205

STT Dự án ưu tiên Bắt đầu

đầu tư

Kết

thúc

đầu tư

22 Nuôi trồng thủy sản 2016 2020

III. Các dự án khởi công trong dài hạn (2018-2020)

23 Chế biến thịt lợn 2018 2020

24 Chế biến thủy sản 2018 2020

IX. CÁC GI I PHÁP THỰC HIỆN QUY HO CH TỔNG TH

1. Nhóm giải pháp về nguồn lực

1.1. Vốn đầu tư

1.1.1. Nhu cầu vốn đầu tư

Ước tính nhu cầu vốn đầu tư cho Quảng Ninh từ nay đến năm 2020 dựa trên

hai phần:

- Nhu cầu vốn đầu tư toàn xã hội dựa trên đà thu hút vốn đầu tư: trong

giai đoạn 2006 - 2011, Quảng Ninh đã thu hút được xấp xỉ 195 nghìn tỷ đồng (giá

so sánh năm 2010). Dựa trên xu hướng này cộng với việc thực hiện tích cực các dự

án, các chương trình có tính chất liên vùng, liên tỉnh trên địa bàn tỉnh và xu hướng

đầu tư giải quyết căn bản về kết cấu hạ tầng tạo tiền đề cho giai đoạn phát triển

tiếp theo (sau 2020), cùng với sự tăng lên về quy mô về kinh tế của tỉnh, vùng và

cả nước ước tính nhu cầu đầu tư toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh cần

thêm khoảng 587 nghìn tỷ tổng đến năm 2020.

- Lượng vốn bổ sung cho các dự án ưu tiên bao gồm trong tổng vốn đầu tư

toàn xã hội: khoảng 217 nghìn tỷ đồng cho tất cả các dự án ưu tiên được liệt kê ở

Mục VIII.2.

Lượng vốn đầu tư này bao gồm một số dự án trọng điểm (những dự án này

sẽ tạo ra những tác động kép về GDP, ví dụ: kích thích tăng trưởng GDP cho các

ngành khác ngoài việc đóng góp cho GDP của ngành xây dựng), đồng thời sẽ tiếp

tục tạo tác động về GDP ngay cả sau 2020. Từ trước đến nay, Quảng Ninh tăng

trưởng kinh tế dựa trên quy mô đầu tư lớn, và mô hình này sẽ còn tiếp diễn một

thời gian nữa do bản chất các ngành quan trọng của tỉnh – cụ thể là ngành khai

thác than, sản xuất điện và chế biến chế tạo – đều là những ngành đòi hỏi suất đầu

tư ban đầu lớn.

Lượng vốn đầu tư này tại Quảng Ninh tương đương với khoảng 5,5% tổng

nhu cầu đầu tư của cả nước cho giai đoạn 2012 - 2020, đây là con số khá lớn đòi

hỏi phải có những giải pháp tích cực, đột phá để thu hút và sử dụng có hiệu quả

vốn đầu tư.

1.1.2. Nguồn vốn đầu tư

Có thể chia nguồn vốn đầu tư thành 7 nhóm: ngân sách nhà nước (bao gồm

ngân sách tỉnh và ngân sách trung ương); vốn vay khu vực nhà nước; vốn của bản

Page 209: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

206

thân các doanh nghiệp nhà nước; các nguồn vốn khác từ khu vực nhà nước (gồm

cả viện trợ chính thức ODA, hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ); các doanh

nghiệp tư nhân; các hộ gia đình; và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Trong giai

đoạn 2006 - 2011, vốn vay khu vực nhà nước và ngân sách nhà nước là hai nguồn

đầu tư lớn nhất, trong khi FDI chỉ có đóng góp khiêm tốn (minh họa ở HÌNH 50

dưới đây).

HÌNH 50

Trong giai đoạn 2006-2011, vốn vay khu vực nhà nước và ngân sách nhà

nước là hai nguồn đầu tư chính

Khu vực NN khác1

Vốn tự có của DNNN

Vốn vay khu vực NN

Ngân sách nhà nước

2011

31.8

1.8

Doanh nghiệp tư nhân

4.6

1.51.4

FDI

Hộ gia đình4.5

19.7

3.4

2006

25.9

0.22.1

1.40.6

1.6

17.4

2.7

1.30.8

2.7

26.2

3.4

2007

29.9

0.62.2

1.50.7

1.8

36.4

1.4

3.2

2.9

1.11.4

23.0

3.5

2008

37.2

0.81.9

12.7

5.2

2010

33.9

2.0

3.4

5.3

1.9

1.6

14.1

5.6

2009

Nguồn vốn đầu tư

Nghìn tỉ đồng, giá so sánh 2010

1 Gồm cả ODA, NGOs, …

Trung bình

Tương

đương %

của QN GDP

2006-2011

4.0

18.8

1.71.1

2.8

2.9

1.2

11.3

57.6

5.33.0

7.6

8.2

3.1

Tới đây, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, vốn của doanh nghiệp tư nhân và

hộ gia đình được dự báo sẽ trở thành những nguồn đóng góp lớn hơn. Ước tính đầu

tư từ mỗi nguồn trong 8 năm tới như sau:

a). Ngân sách nhà nước

Cùng với sự tăng trưởng kinh tế của Quảng Ninh, nguồn thu ngân sách cũng

sẽ gia tăng, dẫn đến lượng vốn nhiều hơn cho đầu tư. Trong giai đoạn 2006 - 2011,

đầu tư hàng năm từ nguồn ngân sách nhà nước đạt khoảng 11,3% GDP của Quảng

Ninh. Nếu áp dụng tỷ lệ này, có thể dự báo rằng ngân sách nhà nước sẽ đóng góp

khoảng 76,6 nghìn tỷ đồng, tương đương 13,0% nhu cầu đầu tư của tỉnh tới năm

2020 (dự kiến bao gồm cả nguồn thu từ đất và nguồn vượt thu được để lại).

b). Vốn vay khu vực nhà nước

Lượng vốn đầu tư từ nguồn này có sự tăng giảm khá lớn qua các năm, bình

quân giai đoạn 2006 - 2011 đạt 18,8 nghìn tỷ đồng mỗi năm. Dự kiến nguồn này sẽ

chỉ có thể duy trì ở mức độ hiện tại. Do vậy, từ nay đến năm 2020, nguồn này sẽ

đóng góp 169,4 nghìn tỷ đồng, tương đương 28,8% nhu cầu đầu tư.

Page 210: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

207

c) Vốn tự có của doanh nghiệp nhà nước

Tương tự, xét triển vọng kinh tế hiện tại và hoạt động sản xuất kinh doanh

kém hiệu quả của nhiều doanh nghiệp nhà nước, dự kiến nguồn này sẽ chỉ có thể

duy trì mức đóng góp khoảng 1,7 nghìn tỷ đồng mỗi năm như bình quân 2006 -

2011. Như vậy tổng cộng nguồn này sẽ đáp ứng 15,7 nghìn tỷ VNĐ, tương đương

2,7% nhu cầu đầu tư.

d) Vốn ODA

Mặc dù Việt Nam đã và đang thành công trong việc thu hút đầu tư từ nguồn

ODA. Trong bối cảnh này, giai đoạn 2006 - 2011 Quảng Ninh đã thu hút được một

lượng đầu tư tương đương khoảng 3,0% GDP của tỉnh từ nguồn này. Tuy nhiên

việc thu hút ODA của Việt Nam chỉ có thể tiếp tục đến năm 201742

. Theo chủ

trương của Chính phủ, cũng như xu hướng hợp tác phát triển cộng đồng các nhà tài

trợ với Chính phủ Việt Nam cần phải có sự tích cực sang khai thác nguồn vốn

IBRD43

. Dự báo nguồn ODA và IBRD sẽ đáp ứng 20,7 nghìn tỷ VNĐ, tương

đương 3,5% nhu cầu đầu tư trong giai đoạn 2012 - 2020.

e) Doanh nghiệp tư nhân và hộ gia đình:

Đầu tư từ các nguồn này thường tăng giảm tương ứng với GDP vì có liên hệ

tới tỷ lệ tiết kiệm vốn khá ổn định. Trong giai đoạn 2006 - 2011, các nguồn này

đóng góp lần lượt 7,6% và 8,2% cho GDP Quảng Ninh. Nếu áp dụng các tỷ lệ

trong quá khứ này, dự kiến doanh nghiệp tư nhân sẽ đóng góp 51,8 nghìn tỷ VNĐ

(tương đương 8,8% tổng nhu cầu đầu tư) và hộ gia đình sẽ đóng góp 55,5 nghìn tỷ

VNĐ (tương đương 9,5% tổng nhu cầu đầu tư của toàn Tỉnh).

f) Vốn FDI:

Tổng cộng tất cả các nguồn đầu tư trong nước kể trên ước đạt 398,8 nghìn

tỷ VNĐ, tương đương 66,4% nhu cầu đầu tư. Lượng đầu tư còn lại cần được đáp

ứng qua nguồn vốn FDI. Do đó, Quảng Ninh sẽ phải thu hút 197,5nghìn tỷ đồng

(xấp xỉ 10 tỉ USD) từ FDI, tương đương 33,6% tổng nhu cầu vốn đầu tư. Với 8

năm còn lại từ nay đến 2020, con số này tương đương khoảng 1,25 tỷ USD mỗi

năm. Để so sánh, dự kiến Việt Nam sẽ thu hút và giải ngân khoảng 15 tỷ USD mỗi

năm từ nay đến năm 202044

. Điều này đồng nghĩa với việc Quảng Ninh cần trở

thành một điểm đến hấp dẫn đối với FDI để có thể thu hút khoảng 8% FDI của cả

nước. Cơ quan Xúc tiến Đầu tư tỉnh Quảng Ninh (IPA) và Ban Quản lý Khu Kinh

tế Tỉnh Quảng Ninh (QEZA) sẽ đóng vai trò then chốt trong việc thu hút nhà đầu

tư tiềm năng và đảm bảo vốn đầu tư của họ được đưa về Tỉnh. Với bối cảnh kinh tế

toàn cầu và khu vực hiện nay, sự cạnh tranh để giành được nguồn vốn FDI hiếm

hoi ngày càng trở nên gay gắt hơn, do đó Quảng Ninh sẽ phải tìm ra những phương

thức tạo nên sự khác biệt so với các tỉnh thành khác của Việt Nam, thậm chí so với

các quốc gia khác trong khu vực. Đây là một nhiệm vụ rất khó khăn quyết định

đến sự phát triển của tỉnh Quảng Ninh 45

.

HÌNH 51 dưới đây trình bày việc phân chia tổng thể lượng vốn đầu tư theo

42

Báo cáo tốt nghiệp ODA có lộ trình của Chính phủ 43

International Bank for Reconstruction and Development (Ngân hàng thế giới về tái thiết và phát

triển). 44

Nguồn: Cục Đầu tư Nước ngoài, Bộ Kế hoạch Đầu tư 45

Sự phát triển của Quảng Ninh theo dự báo này còn phụ thuộc nhiều vào nguồn ngoại lực

Page 211: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

208

từng nguồn.

HÌNH 51

Quảng Ninh cần thu hút nhiều FDI hơn để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư

đến năm 2020

Nghìn tỉ đồng, giá so sánh 2010

Phân chia theo nguồn vốn đầu tư

9.5%

8.8%

100% =

FDI

Hộ gia đình

Doanh nghiệp tư nhân

Khu vực NN, khác

Vốn tự có DNNN

Vốn vay khu vực NN

Ngân sách NN

Nhu cầu vốn đến 2020

587

33.6%

3.5%2.7%

28.8%

13.0%

1.1.3. Định hướng thu hút đầu tư của Quảng Ninh

a). Mục tiêu

Mục tiêu của các hoạt động xúc tiến đầu tư của Quảng Ninh đến năm 2020

tăng tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư FDI lên tối thiểu 60%.

Trọng tâm xúc tiến đầu tư cũng sẽ bao gồm các nguồn đầu tư trong nước

đóng vai trò làm đòn bẩy tăng trưởng chính của tỉnh. Do vậy, bên cạnh việc thu hút

FDI vào tỉnh, IPA/QEZA cũng sẽ coi các nhà đầu tư tư nhân là đối tượng mục tiêu

chính.

b). Nhiệm vụ và giải pháp

Quảng Ninh hoàn toàn có thể đáp ứng được các mối quan tâm của nhà đầu

tư46

, đạt đến tầm quốc tế để có thể thu hút được đầu tư tư nhân, đồng thời tạo sự

khác biệt so với những điểm thu hút đầu tư khác của Việt Nam. HÌNH 52 dưới đây

trình bày sơ bộ 11 biện pháp mang tính chiến thuật.

46

Các nhà đầu tư thường nghiên cứu những yếu tố trong quyết định đầu tư như sau: rõ ràng, hiệu

quả, tốc độ, và sự hỗ trợ.

Page 212: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

209

HÌNH 52

11 biện pháp mang tính chiến thuật giúp Quảng Ninh đẩy mạnh xúc tiến

đầu tư

Củng cố IPA và các hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm giải ngân FDI trong năm 2020

Ch

iến

th

uật

Yếu

tố

tạo

tiề

n đề Cam kết về

định hướng

chính sách

dài hạn minh

bạch

Xử lý vướng mắc

lớn nhất gây trở ngại

đối với đầu tư

▪ Xây dựng đường cao

tốc lớn theo dự kiến

▪ Xử lý những vấn đề

về sử dụng đất / phân

vùng

IPA hoạt động hiệu quả▪ Tập trung phân bổ nguồn lực cho

các ngành / dự án ưu tiên

▪ Quản lý hiệu quả công việc, có cơ

chế đánh giá hàng tháng do lãnh

đạo tỉnh chỉ đạo

▪ Tinh chỉnh vai trò của IPA, QEZA và

các phòng ban khác, bao gồm có

cá SLA đối với những quy trình

chính

Xây dựng

thương hiệu

và đề xuất

giá trị rõ ràng

cho Quảng

Ninh

7

Cập nhật danh sách các dự án ưu tiên, yêu cầu đối với nhà đầu tư, và các tiêu chí phê duyệt

2

Xác định các nhà đầu tư ưu tiên cho các ngành chủ đạo / dự án mục tiêu và tìm hiểu nhu cầu của họ

1

Hỗ trợ nhà đầu tư thăm địa điểm nếu có nhu cầu, VD lựa chọn địa bàn, cơ sở dữ liệu nhà cung ứng, nơi ở và hậu cần

5

Giảm thời gian xử lý và phê duyệt, VD cam kết phê duyệt nếu không có hồi đáp sau 48 giờ, phối hợp họp phê duyệt với các bên liên quan

4

Hồ sơ đầu tư rõ ràng, đơn giản▪ Văn bản / biểu mẫu yêu cầu▪ Mẫu / hướng dẫn hoàn thành▪ Danh mục▪ Số liệu/thông tin liên quan trong ngành

3 Tạo điều kiện triển khai các hoạt động của nhà đầu tư VD thu hút / đào tạo nhân tài, nhà cung ứng, xử lý vướng mắc

6

Xây dựng và duy trì mối quan hệ chặt chẽ với nhà đầu tư (hiện tại và tiềm năng)

▪ Thiết lập và duy trì cơ sở dữ liệu của một nhà đầu tư có nhiều tiềm năng

▪ Liên lạc thường xuyên, VD qua thư thông báo

▪ Thực hiện khảo sát mức độ hài lòng hàng năm

7

8 9

10

Đưa QN vào rađa của nhà đầu tư

Thực thi trên tiêu chuẩn quốc tế

Có chế độ hậu mãi vững mạnh

Chi tiết về các biện pháp như sau:

(1) Xác định các nhà đầu tư ưu tiên cho các ngành chủ đạo/dự án mục tiêu

và tìm hiểu nhu cầu của họ: từ yêu cầu về diện tích đất đến nhu cầu về nhân tài…

(2) Cập nhật danh sách các dự án ưu tiên đi kèm với những hướng dẫn về

yêu cầu đầu tư, gồm có cả các tiêu chí phê duyệt.

(3) Cung cấp cho nhà đầu tư tiềm năng một bộ hồ sơ đầu tư rõ ràng, đơn

giản gồm có một danh mục các loại văn bản yêu cầu, bản mẫu/hướng dẫn cách

hoàn thành các loại văn bản quan trọng, số liệu/thông tin liên quan trong ngành

cùng những thông tin cụ thể khác mà nhà đầu tư cần lưu tâm.

(4) Giảm thời gian xử lý và phê duyệt bằng cách áp dụng những giải pháp

thực tiễn như nộp hồ sơ bằng phương pháp điện tử. Nếu trong khoảng thời gian

quy định các cơ quan chức năng (Ban Xúc tiến Đầu tư, Ban Quản lý các Khu kinh

tế và các cơ quan khác có liên quan) không có ý kiến phản hồi, thì hồ sơ xin cấp

giấy chứng nhận đầu tư mặc nhiên được phê duyệt.

(5) Hỗ trợ nhà đầu tư nghiên cứu về địa điểm nếu họ có nhu cầu, như lựa

chọn địa bàn, cơ sở dữ liệu về nhà cung ứng, nơi ở và hậu cần. Ngoài đảm bảo

đăng ký đầu tư thành công, cần liên tục hỗ trợ để bảo đảm những dự án đầu tư đã

cam kết sẽ được triển khai trong một khung thời gian nhất định. Điều này cũng

đóng vai trò quan trọng trong củng cố vị thế là một điểm thu hút đầu tư của Quảng

Ninh.

(6) Tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư trong quá trình triển khai dự án,

như thu hút/đào tạo nhân tài, liên kết với nhà cung ứng tại địa phương, xử lý

Page 213: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

210

vướng mắc phát sinh.

(7) Xây dựng và duy trì mối quan hệ chặt chẽ với nhà đầu tư hiện tại và

tiềm năng bằng cách thiết lập và duy trì cơ sở dữ liệu trực tuyến về những nhà đầu

tư còn hoạt động/trong quá khứ/tiềm năng, thường xuyên liên lạc thông qua bản tin

tháng và hàng năm thực hiện khảo sát mức độ hài lòng của nhà đầu tư nhằm xác

định phương hướng cung cấp dịch vụ và hỗ trợ tốt hơn.

(8) Xây dựng đề xuất giá trị rõ ràng cho Quảng Ninh có sự hỗ trợ bởi một

chiến dịch phát triển thương hiệu gồm sử dụng phương tiện truyền thông hợp lý,

truyền thông từ cấp dưới lên và bình luận của các nhà đầu tư thành công để gia

tăng tín nhiệm.

(9) Đảm bảo và cam kết về sự minh bạch của định hướng chính sách dài

hạn, như thường xuyên cập nhật những thay đổi trong chính sách và tác động đối

với nhà đầu tư trên trang web của IPA/QEZA, cung cấp thông tin rõ ràng khi được

yêu cầu như tiến độ xử lý hồ sơ và hiện trạng phát triển của khu công nghiệp.

(10) Giải quyết những vướng mắc lớn đang gây trở ngại đối với đầu tư như

kế hoạch xây dựng đường cao tốc lớn và những vấn đề phức tạp trong quy trình

đăng ký sử dụng đất.

(11) Củng cố hoạt động của IPA thông qua những bước thay đổi mang tính

chiến lược như tập trung nguồn lực cho các dự án / ngành ưu tiên, quản lý hiệu quả

công việc bằng cách thực hiện đánh giá hàng tháng do lãnh đạo tỉnh chỉ đạo và

tinh chỉnh vai trò của IPA, QEZA cùng các sở ban ngành khác, gồm có cam kết

chất lượng dịch vụ đối với những quy trình chính để đảm bảo tương tác giữa các

đơn vị được hiệu quả với hiệu suất cao.

c). Kế hoạch hành động

Dưới đây là những biện pháp hành động cụ thể phục vụ triển khai những

giải pháp mang tính chiến thuật trên:

(1). Đánh giá, tinh chỉnh và hoàn thiện những dự án ưu tiên: kiểm thử dự án

ưu tiên theo thông tin do nhà đầu tư tiềm năng cung cấp nhằm củng cố và tinh

chỉnh mô hình chính thức của dự án.

(2). Củng cố các hoạt động của IPA

(3). Xây dựng đề xuất giá trị và chiến lược quảng bá thương hiệu cho

Quảng Ninh, đảm bảo các cơ quan liên quan có thể thực hiện được đúng những gì

đã hứa trong đề xuất giá trị.

(4). Xây dựng phễu đầu tư và theo dõi các hoạt động đầu tư, bao gồm cả

xây dựng cơ sở dữ liệu nhà đầu tư.

(5). Tháo gỡ những khúc mắc lớn:

- Xây dựng các tiêu chí về sử dụng/phân vùng đất của tỉnh và theo đó xác

định vị trí phù hợp cho những dự án quan trọng.

- Ưu tiên triển khai các dự án đường bộ quan trọng bằng cách định hình dự

án để đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư (như có cơ hội phát triển các dự án bất động

sản đi kèm với xây dựng cơ sở hạ tầng)

- Tiếp cận tới nhà đầu tư:

Xác định nhà đầu tư ưu tiên cho mỗi dự án và trao đổi riêng để đánh giá

Page 214: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

211

mức độ quan tâm và tìm hiểu nhu cầu và yêu cầu cụ thể của từng nhà đầu tư.

Tổ chức các cuộc hội thảo với nhà đầu tư tại những thị trường

chính/Quảng Ninh kết hợp với những buổi hội thảo xúc tiến theo từng ngành, như

các cơ hội du lịch.

Tranh thủ sự chủ động tham gia của lãnh đạo tỉnh trong việc trao đổi với

nhà đầu tư và đảm bảo ổn định chính sách.

1.2. Phát triển nguồn nhân lực

1.2.1. Nhu cầu nhân lực

Tỉnh Quảng Ninh sẽ tạo ra thêm khoảng 310.000 việc làm mới trong giai

đoạn 2011 - 2020 và chuyển dịch cơ cấu việc làm từ các hoạt động nông nghiệp và

khai thác khoáng sản sang các ngành công nghiệp và dịch vụ tạo giá trị tăng thêm

cao hơn. Đến năm 2020, tỉ lệ lao động trong ngành nông nghiệp và khai thác

khoáng sản sẽ giảm từ khoảng 60% xuống còn xấp xỉ 40%, nhưng năng suất lao

động sẽ tăng thông qua các biện pháp cơ khí hóa, tăng giá trị tăng thêm của người

lao động. Tỉ lệ lao động trong ngành công nghiệp từ 15% lên khoảng 25% và tỉ lệ

lao động trong ngành dịch vụ sẽ tăng từ 5% lên khoảng 15%.47

Con số này được tính toán dựa trên tỷ trọng GDP của từng ngành. Với mục

tiêu tăng trưởng rất tham vọng, nhưng lực lượng lao động sẽ không tăng trưởng

với tốc độ tương ứng do kỳ vọng nâng cao năng suất nhờ tăng vốn đầu tư và cải

thiện công nghệ.

Các vị trí công việc mới tạo ra sẽ đòi hỏi kỹ năng đa dạng trong các ngành

khác nhau như HÌNH 53 dưới đây. Các nhóm kỹ năng này được chia thành lao

động có tay nghề48

và lao động phổ thông.

47

Tính toán của McKinsey 48

Lao động có tay nghề là lao động đã qua đào tạo tại trường trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề,

cao đẳng, đại học hoặc có các bằng cấp cao hơn;

Page 215: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

212

HÌNH 53

Những vị trí công việc mới sẽ yêu cầu nhiều mức độ kỹ năng ở các ngành

nghề khác nhau

43.3

Giáo dục 21.719.2 2.5

3.5

45.2

10.3

36.2

Khai khoáng

81.4Các ngành phi nông nghiệp khác

6.9

Điện 5.83.9 1.9

Sản xuất lắp ráp điện tử 21.86.7 15.2

Dịch vụ tài chính 9.08.1 0.9

Thương mại 43.713.6 30.1

Du lịch 53.114.8 38.3

Sản xuất (không kể lắp ráp điện tử) 62.519.1

Lao động phổ thông

Lao động có tay nghề

Số lượng công ăn việc làm mới, 2011-2020

Nghìn

(USD 34 b)

1.2.2. Định hướng phát triển nguồn nhân lực

Sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu lao động sẽ tạo ra nhiều việc làm có

giá trị tăng thêm cao hơn. Định hướng phát triển nguồn nhân lực là: Đáp ứng nhu

cầu của các ngành kinh tế đang tăng trưởng, thực hiện thông qua thu hút lao động

nhập cư và tăng cường đào tạo cho người lao động. Ngoài các giải pháp trong phần

giáo dục (mục IV.2.2), một số giải pháp ưu tiên như sau:

- Xây dựng đội ngũ cán bộ cấp tỉnh, cấp huyện (bộ máy, con người lãnh

đạo..) để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ.

- Thu hút nhân tài có tay nghề để đáp ứng nhu cầu lao động có tay nghề

ngày càng tăng;

- Thu hút lao động nhập cư không có tay nghề từ các tỉnh lân cận để đáp

ứng nhu cầu phát triển việc làm đòi hỏi tay nghề thấp;

- Đào tạo sinh viên mới ra trường và người lao động có kinh nghiệm thông

qua các chương trình đào tạo nghề để đáp ứng nhu cầu được hình thành từ các vị

trí việc làm mới;

- Cải thiện hệ thống giáo dục đảm bảo sinh viên mới ra trường được trang

bị những kỹ năng phù hợp để có thể làm việc ngay mà không cần đào tạo thêm

nhiều;

- Nâng cao tay nghề của đội ngũ lao động cho các công việc hiện tại thông

qua tăng năng suất lao động và năng lực;

- Giao cho một cơ quan quản lý nguồn nhân lực để quản lý lực lượng lao

động một cách toàn diện.

Page 216: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

213

Dưới đây trình bày chi tiết về các giải pháp.

a). Thu hút lao động có tay nghề

(1) Ý tưởng và cơ sở đưa ra giải pháp

Đến năm 2020, tỉnh Quảng Ninh sẽ cần phải thu hút 80.000-130.000 lao

động có tay nghề trong và ngoài nước. Các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo

khác ngoài sản xuất và lắp ráp thiết bị điện tử (EMS), du lịch và thương mại sẽ là

các ngành cần nhân lực cho các vị trí công việc mới chiếm khoảng 45% tổng số

việc làm mới đòi hỏi có tay nghề. Ngành chế biến - chế tạo, giáo dục và dịch vụ tài

chính sẽ là các ngành đóng góp lớn vào việc tạo ra các việc làm đòi hỏi tay nghề

cao, chiếm khoảng 55%.

(2) Giải pháp

Tổ chức các sự kiện cho người tìm kiếm việc làm như hội chợ việc làm, lễ

tốt nghiệp ở trường đại học hay hội,... để thu hút nhân tài. Đưa thông tin về các

ứng viên nhân tài đã gặp gỡ tại các sự kiện này vào danh mục địa chỉ email, duy trì

liên lạc thường xuyên với những đối tượng quan tâm.

Hình thành Chương trình “Về với Quảng Ninh” nhằm khuyến khích các

nhân tài của tỉnh Quảng Ninh hiện đang sinh sống ở nơi khác quay trở về làm việc

ở quê nhà. Tỉnh có thể tiếp cận những đối tượng này bằng cách khuyến khích

người dân địa phương đăng ký địa chỉ email của bạn bè hoặc họ hàng hiện đang

sinh sống ngoài tỉnh Quảng Ninh. Các chương trình truyền thông chính có thể cập

nhật cho họ biết thông tin về những phát triển và cơ hội mới trong tỉnh và thu hút

họ quay trở lại tỉnh hoặc đầu tư vào tỉnh để nắm bắt những cơ hội này.

Tiếp cận gián tiếp thông qua các chương trình quảng cáo và lập một trang

web riêng về việc làm. Đăng quảng cáo trên báo quốc gia và vùng về những lợi ích

khi làm việc ở tỉnh Quảng Ninh sẽ giúp giới thiệu quảng bá tới nhân tài có tay

nghề trên khắp cả nước. Lập một trang web riêng dành cho những nhân tài đang

tìm kiếm cơ hội tới Quảng Ninh làm việc. Trang web này cũng có thể lập một cổng

thông tin giúp những đối tượng quan tâm đặt câu hỏi cho cơ quan quản lý nguồn

nhân lực về những vấn đề liên quan tới việc chuyển về Quảng Ninh làm việc.

Để thu hút nhân tài chất lượng cao sẽ cần xây dựng các giải pháp phù hợp.

Nhân tài chất lượng cao sẽ chiếm 0,5% trong tổng số 130.000 vị trí việc làm đỏi

hỏi có tay nghề. Đối tượng này sẽ là những nhân tài hàng đầu như tiến sĩ, chuyên

gia đầu ngành trong lĩnh vực của họ và sẽ đảm trách các vị trí quản lý và lãnh đạo

nghiên cứu. Cơ chế khuyến khích như chế độ ưu đãi của Nhà nước trợ giá mua nhà

hoặc giảm thuế sẽ thu hút nhân tài trên toàn thế giới đồng thời phát triển môi

trường hấp dẫn để sinh sống và nuôi dưỡng gia đình.

Ngoài giải pháp tiếp cận và cơ chế khuyến khích, cần đảm bảo đưa ra các

quy định, định hướng khuyến khích nhập cư. Lao động nhập cư có tay nghề

thường đi cùng với gia đình, do đó cần bảo đảm lao động nhập cư dễ dàng tiếp cận

các dịch vụ xã hội cơ bản như người địa phương.

b). Thu hút lao động phổ thông

(1) Ý tưởng và cơ sở đưa ra giải pháp

Đến năm 2020 sẽ cần thu hút khoảng 140.000-190.000 lao động phổ thông

Page 217: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

214

để đáp ứng nhu cầu. Tỉnh Quảng Ninh sẽ cần thêm khoảng 190.000 lao động phổ

thông trong đó 140.000-190.000 sẽ là lao động nhập cư. Các ngành sản xuất khác,

du lịch và thương mại sẽ là các ngành đóng góp lớn tạo ra việc làm không đòi hỏi

tay nghề, chiếm khoảng 60% toàn bộ việc làm mới không đòi hỏi tay nghề.

(2) Giải pháp

Có các quy định và đường lối chỉ đạo giúp bảo vệ quyền lợi người lao động

đồng thời tạo điều kiện cho các công ty có nhu cầu thông qua trả phí cho các tổ

chức dịch vụ việc làm trong nước để tuyển dụng lao động không có tay nghề.

Xây dựng các quy định mang tính định hướng và giám sát thực hiện nghiêm

túc các quy định của tỉnh cũng như các quy định của pháp luật để đảm bảo các

công ty có nhu cầu sử dụng lao động không có tay nghề đảm bảo quyền lợi của

người lao động và cung cấp những nhu cầu thiết yếu cho người lao động.

c). Cung cấp các khóa học ngắn để thu hẹp khoảng cách về kỹ năng cho

lao động tìm việc có tay nghề

(1) Ý tưởng và cơ sở đưa ra giải pháp

Chính quyền tỉnh sẽ cung cấp và hỗ trợ các khóa học ngắn hạn để thu hẹp

khoảng cách về kỹ năng trình độ của người lao động đang tìm kiếm việc làm mới.

Các tổ chức giáo dục tư nhân, trường đại học và trung cấp công lập hoặc các tổ

chức hợp tác công - tư cũng có thể cung cấp các khóa học này. Các công ty sẽ

tham gia tối đa có thể để phát triển và có khả năng tham gia giảng dạy các khóa

học này.

Các khóa học ngắn hạn này sẽ được tổ chức với những đặc điểm sau: Phù

hợp; Có khả năng sử dụng cao; Chi phí hợp lý; tạo sự khác biệt; Được quảng bá.

(2) Giải pháp

- Thu hút các cơ sở giáo dục tư có chất lượng cao:

Hỗ trợ về cơ chế, chính sách để khuyến khích thành lập cơ sở đào tạo tại

Quảng Ninh như hợp lý hóa quy trình phê duyệt và thủ tục hành chính. Tiếp theo,

trao đổi với các tổ chức đào tạo chuyên ngành du lịch và nhà hàng, khách sạn tiêu

chuẩn quốc tế trong khu vực như từ Malaysia hay Singapore.

Cần giám sát chặt chẽ và ban hành các quy định để đảm bảo các cơ sở

giáo dục tư sẽ cung cấp dịch vụ đạt chất lượng cho học viên và đảm bảo quyền lợi

của học viên.

- Tổ chức trường học hợp tác Nhà nước - tư nhân (PPP):

Hợp tác Nhà nước - tư nhân trong giáo dục là sự phối hợp giữa các công

ty tư nhân và trường đại học và dạy nghề công lập. Sự phối hợp này đáp ứng được

nhu cầu tuyển dụng của các công ty bằng cách nâng cao chất lượng nguồn lao

động. Các công ty có thể hỗ trợ điều chỉnh chương trình học hoặc cung cấp giảng

viên đào tạo. Ngược lại, các trường sẽ cung cấp cơ sở hạ tầng, vốn và quản lý

chương trình. Các trường tiếp nhận hỗ trợ đào tạo từ các công ty và về lâu dài sẽ

xây dựng một chương trình đào tạo riêng và hiệu quả phù hợp với nơi làm việc.

Tỉnh xác định các ngành và công ty có ý định đào tạo hợp tác Nhà nước -

tư nhân. Đó là các ngành sẽ đòi hỏi mức độ đào tạo nhiều, vượt ngoài khuôn khổ

chương trình học truyền thống. Chính quyền tỉnh sẽ là cầu nối giữa các ngành với

Page 218: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

215

các trường phù hợp để tổ chức chương trình, chẳng hạn như kết hợp giữa các

trường kỹ thuật với ngành sản xuất. Sau đó, có thể tổ chức chương trình với cam

kết ngắn hạn (2-10 năm) từ phía công ty. Về lâu dài, các trường học nên phát triển

chương trình học độc lập đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp tư nhân.

- Nhà nước tổ chức các khóa học ngắn hạn: cơ quan quản lý nguồn nhân

lực sẽ phối hợp với các trường đại học và trung cấp nghề công lập, xác định trường

phù hợp để tổ chức chương trình và nhân rộng các khóa học. Các khóa học này đòi

hỏi ít đầu tư về thời gian và tài chính hơn các chương trình học của tư nhân và hợp

tác công tư.

d). Khuyến khích đào tạo tại nơi làm việc

(1) Ý tưởng và cơ sở đưa ra giải pháp

Khuyến khích đào tạo tại nơi làm việc bằng cách hỗ trợ một phần trong thời

gian đào tạo cho nhân viên mới. Việc này sẽ cho phép các công ty bù đắp chi phí

do nhân viên mới không thể làm việc hoàn hảo ngay trong một vài tháng đầu tiên.

Toàn bộ các ngành đều đòi hỏi đào tạo tại nơi làm việc dưới hình thức thực tập và

làm việc toàn thời gian. Tuy nhiên, một số ngành có chi phí tuyển nhân viên mới

rất cao vì các kỹ năng này có tính chuyên môn và cần đào tạo trong thời gian dài.

(2) Giải pháp

Có các cơ chế khuyến khích cho những ngành đang gặp khó khăn trong việc

tuyển dụng nhân viên mới như hỗ trợ một phần lương trả nhân viên mới trong một

vài tháng đầu (Ngành sản xuất và lắp ráp thiết bị điện tử đang phải đối mặt với vấn

đề này do thường phải đào tạo nhân viên trong vòng 3-6 tháng trước khi họ có thể

làm việc và tạo ra giá trị).

Tỉnh có cơ chế khuyến khích hình thức đào tạo tại nơi làm việc khi đàm

phán với các công ty mới thành lập hoặc đang mở rộng để đảm bảo tuyển lao động

mới một cách thuận lợi.

Để tránh tình trạng công ty và người lao động tranh thủ lợi dụng chính sách

này, tỉnh sẽ không hỗ trợ toàn bộ lương cho công ty, đồng thời có quy định yêu

cầu người lao động hoàn trả lại toàn bộ số tiền được hỗ trợ nếu không tiếp tục

tham gia chương trình hoặc bỏ việc tại công ty.

e). Nâng cao tay nghề của lao động ở các vị trí hiện tại để tăng năng

suất lao động

(1) Ý tưởng và cơ sở đưa ra giải pháp

Về lâu dài, cần nâng cao tay nghề cho người lao động đang việc tại các vị

trí công việc hiện tại. Điều này sẽ cho phép nhân viên và công ty tăng năng suất

lao động, doanh thu và thu nhập.

(2) Giải pháp

Đảm bảo cung cấp đầy đủ các khóa đào tạo ngắn hạn cho lao động đang giữ

các vị trí công việc hiện tại sẽ cho phép người lao động cải thiện kỹ năng và nâng

cao năng suất. Hầu hết các khóa học ngắn hạn cho các công việc mới cũng sẽ phù

hợp với người lao động đang giữ các vị trí công việc hiện tại. Do vậy, sẽ phải lập

kế hoạch bổ sung số lượng khóa học để đáp ứng nhu cầu của lao động đang không

có ý định đổi việc. Bên cạnh đó, về lâu dài cũng nên tổ chức thêm các khóa ngắn

Page 219: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

216

hạn cho các vị trí trong lĩnh vực nông nghiệp. Chẳng hạn, lao động nông nghiệp sẽ

được đào tạo nâng cao tay nghề để hiện đại hóa quy trình trồng trọt.

f). Nâng cao hệ thống giáo dục

(1) Ý tưởng và cơ sở đưa ra giải pháp

Tỉnh Quảng Ninh sẽ xây dựng một hệ thống giáo dục đẳng cấp quốc tế để

đáp ứng nhu cầu của ngành và giúp đội ngũ lao động làm việc trong các vị trí như

mong muốn. Sinh viên mới ra trường thường ít gặp phải khó khăn về mặt kĩ năng

vì chương trình giáo dục và đào tạo công sẽ phù hợp với nhu cầu của ngành. Hiện

tại, các công ty luôn phàn nàn rằng người lao động thiếu các kỹ năng cần thiết và

họ cần phải đầu tư rất nhiều để đào tạo lao động mới tuyển.

(2) Giải pháp

Các trường công lập phối hợp chặt chẽ với ngành và IPA và các cơ quan

quản lý nguồn nhân lực để dự báo nhu cầu lao động và đào tạo; Tổ chức xin ý kiến

đánh giá của ngành về nhu cầu đào tạo trong quá trình xây dựng chương trình và

nội dung giảng dạy.

Lập các đầu mối cơ quan quản lý nguồn nhân lực để ngành và cơ sở giáo

dục có thể liên hệ với nhau nhằm trao đổi về nhu cầu đào tạo người lao động.

Khuyến khích các đơn vị tư nhân đóng góp nhiều hơn bằng cách đưa nhân sự

ngành vào Hội đồng của trường hoặc cung cấp giảng viên cho các khóa học. Ra

quy định bắt buộc các trường đại học và dạy nghề lấy ý kiến phản hồi của ngành

về tất cả các khóa học.

g). Giao cho một cơ quan quản lý nguồn nhân lực quản lý lực lượng lao

động một cách toàn diện

(1) Ý tưởng và cơ sở đưa ra giải pháp

Cơ quan quản lý nguồn nhân lực sẽ có trách nhiệm điều phối và giám sát

toàn bộ các giải pháp và vấn đề liên quan tới lao động. Ngoài việc giải quyết các

vấn đề thông thường như tranh chấp lao động, cơ quan này còn phải đảm bảo đáp

ứng các nhu cầu lao động của công ty và nâng cao chất lượng công việc của đội

ngũ lao động.

(2) Giải pháp

Cơ quan quản lý nguồn nhân lực sẽ đảm bảo lên kế hoạch nguồn cung lao

động đáp ứng được nhu cầu dự báo và giúp các công ty trong các vấn đề liên quan

đến tuyển dụng.

Bên cạnh đó, cơ quan này phải giám sát các chương trình đào tạo lao động

để đảm bảo đáp ứng được tiêu chuẩn cần thiết và nhu cầu của ngành. Xin ý kiến

của ngành và thúc đẩy trao đổi sẽ giúp các cơ sở này xây dựng chương trình dạy

nghề phù hợp. Đáp ứng đúng nhu cầu của ngành sẽ giúp tránh tình trạng lãng phí.

Cơ quan quản lý nguồn nhân lực phải tham gia các sự kiện với người tìm

việc làm, xây dựng chương trình “Về với Quảng Ninh”, tiến hành quảng bá để thu

hút nhân tài cũng như triển khai các cơ chế khuyến khích thu hút nhân tài chất

lượng cao. Cơ quan này cũng sẽ thúc đẩy điều chỉnh quy định như về nhà ở nhằm

đảm bảo quá trình nhập cư diễn ra thuận lợi. Bên cạnh đó, cơ quan này cần phải

phối hợp với các sở ban ngành khác để đảm bảo người nhập cư không gặp phải các

Page 220: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

217

vấn đề về an sinh xã hội như giáo dục và y tế.

1.3. Sử dụng đất

Để triển khai nhanh chóng các kế hoạch phát triển của tỉnh, quy hoạch sử

dụng đất hiện tại sẽ không có thay đổi nào lớn. Nhiệm vụ ưu tiên là đảm bảo phát

triển đất hiệu quả hơn theo phân bổ mục đích sử dụng nhằm đảm bảo công tác

triển khai những dự án ưu tiên sẽ không bị chậm trễ. Đề xuất về quy hoạch sử

dụng đất theo “Quy hoạch sử dụng đất của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 và kế

hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015)” được tóm tắt trong bảng dưới đây.

Bảng 20- Tổng quan quy hoạch sử dụng đất của Quảng Ninh đến năm

TT Loại đất

Kế hoạch sử dụng đất

kỳ đầu đến 2015 Quy hoạch đến 2020

Diện tích

(ha)

Tỷ lệ

(%)

Diện tích

(ha)

Tỷ lệ

(%)

Tổng diện tích tự nhiên 610.235,31 100,00 610.235,31 100,00

1. Đất nông nghiệp 450.582,00 73,84 445.226,00 72,96

1.1. Đất trồng lúa 26.590,00 4,36 25.000,00 4,10

1.2. Đất trồng cây lâu năm 12.638,37 2,07 11.568,00 1,90

1.3. Đất rừng phòng hộ 126.646,00 20,75 129.000,00 21,14

1.4. Đất rừng đặc dụng 25.712,00 4,21 26.000,00 4,26

1.5. Đất rừng sản xuất 235.278,00 38,56 232.709,00 38,13

1.6. Đất thủy sản 22.588,00 3,70 23.772,00 3,90

2. Đất phi nông nghiệp 113.331,00 18,57 130.510,00 21,39

2.1. Cơ quan nhà nước và các tổ

chức

225,27 0,04 235,70 0,04

2.2. Đất quốc phòng 6.829,00 1,12 7.237,00 1,19

2.3. Đất an ninh công cộng 1.583,00 0,26 1.596,00 0,26

2.4. KCN 4.044,00 0,66 9.308,00 1,53

2.5. Đất mỏ 9.744,34 1,60 9.721,08 1,59

2.6. Hạ tầng 19.129,00 3,13 21.958,50 3,60

Trong đó:

Giao thông 10.152,99 1,66 11.313,37 1,85

Y tế 109,00 0,02 134,77 0,02

Giáo dục và đào tạo 860,00 0,14 1.032,00 0,17

2.7. Đất ở đô thị 7.143,93 1,17 8.069,00 1,32

3. Đất chưa sử dụng 46.322,31 7,59 34.499,31 5,65

Page 221: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

218

TT Loại đất

Kế hoạch sử dụng đất

kỳ đầu đến 2015 Quy hoạch đến 2020

Diện tích

(ha)

Tỷ lệ

(%)

Diện tích

(ha)

Tỷ lệ

(%)

4 Đất đô thị 123.659,00 20,26 131.636,00 21,57

5 Đất khu bảo tồn thiên nhiên 36.732,00 6,02 36.732,00 6,02

6 Đất khu du lịch 11.531,00 1,89 14.939,00 2,44

Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường

2. Nhóm giải pháp về phát triển khoa học công nghệ

Các giải pháp khoa học công nghệ thích hợp là công cụ quan trọng giúp

Quảng Ninh đạt được mục tiêu phát triển bền vững theo định hướng phát triển kinh

tế xã hội đặt ra.

.1. ịnh hướng chung

Các giải pháp khoa học công nghệ hướng vào:

2.1.1. Bước lên nấc thang cao hơn trong chuỗi giá trị

Thu hút các ngành công nghiệp và công đoạn sản xuất giá trị sản phẩm

công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao như: thu hút đầu tư vào các

nhà máy lắp ráp và đóng gói hàng điện tử quy mô lớn; mở rộng ngành chế biến

thực phẩm để hỗ trợ chăn nuôi lợn và nuôi trồng thủy sản ngoài khơi ở quy mô

công nghiệp; sản xuất nhiệt điện và khai thác than bằng công nghệ sạch hơn. Các

hoạt động sản xuất này yêu cầu công nghệ sạch hơn, năng suất cao hơn và góp

phần nâng cao tay nghề kỹ thuật đối với nhân lực địa phương.

2.1.2. Tăng năng suất và hiệu quả của các hoạt động kinh tế xã hội hiện tại

theo hướng phát triển bền vững

Đẩy mạnh ứng dụng và cải tiến khoa học công nghệ thay vì tăng lao động

cơ học, vốn và tài nguyên thiên nhiên như áp dụng các kỹ thuật canh tác hiện đại

có thể tăng sản lượng nông nghiệp thay vì tăng lực lượng lao động hay diện tích

canh tác; công nghệ internet có thể giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất và kết

nối hiệu quả với khách hàng; giải pháp chính quyền điện tử sẽ nâng cao hiệu quả

của chính quyền nhờ giảm bớt thời gian trình nộp và xử lí hồ sơ.

2.1.3. Cung cấp các dịch vụ y tế, giáo dục và nâng cao mức sống với chi phí

thấp

Áp dụng giải pháp dựa trên công nghệ như các trạm y tế di dộng, tổng đài y

tế và các lớp học điện tử sẽ giúp Quảng Ninh cung cấp các dịch vụ y tế và giáo dục

cho người dân với chi phí hoạt động thấp hơn, đồng thời phục vụ được nhiều nhóm

dân cư, kể cả tại vùng sâu vùng xa, chỉ cần nơi đó có internet hay điện thoại. Tất

nhiên, những dịch vụ này cần được hỗ trợ bằng các dịch vụ y tế giáo dục trực tiếp

chất lượng cao.

2.1.4. Bảo vệ môi trường hiệu quả hơn

Ứng dụng công nghệ thân thiện với môi trường trong các quá trình sản xuất

Page 222: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

219

kinh doanh nhằm giảm thiểu được tác động tiêu cực lên môi trường như: vận tải

than bằng băng chuyền kín để ngăn chặn bụi, áp dụng kỹ thuật đốt than hiệu quả

cao trong các nhà máy nhiệt điện để cắt giảm lượng khí thải…

2.2. Một số chương trình khoa học công nghệ cụ thể:

2.2.1. Các chương trình nghiên cứu khoa học tự nhiên:

- Điều tra cơ bản, khảo sát nghiên cứu các nguồn tài nguyên (biển, nước,

đất, lâm nghiệp, ngư nghiệp);

- Các giải pháp bảo vệ và khai thác tài nguyên;

- Khảo sát các nguồn gien quý và xây dựng chính sách khai thác;

- Điều tra, đánh giá các nguồn gây ô nhiễm môi trường và các biện pháp

giảm thiểu ô nhiễm.

- Tăng cường quản lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường bằng

cách phát triển nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ hoạt động phát triển kinh tế -

xã hội.

2.2.2. Các chương trình nghiên cứu khoa học xã hội:

- Nghiên cứu mô hình kinh tế, mô hình nông thôn mới;

- Nghiên cứu các biện pháp, chính sách giảm nghèo;

- Nghiên cứu, đánh giá tác động tiêu cực của hiện đại hóa và đô thị hóa tới

sự phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng và an ninh; các giải pháp cơ chế chính

sách để khắc phục những tác động này…

2.2.3. Các chương trình khoa học công nghệ trong phát triển công nghiệp:

- Thành lập các công ty khoa học công nghệ để phát triển các sản phẩm

công nghệ cao, đặc biệt những sản phẩm nằm trong danh mục ưu tiên.

- Hình thành các trung tâm ứng dụng khoa học công nghệ ngành than và

bảo vệ môi trường, trung tâm y học hạt nhân.

- Các biện pháp chính sách bao gồm:

Ban hành những tiêu chuẩn nghiêm ngặt cho các nhà máy nhiệt điện than

mới và ngành khai thác than nhằm giảm thiểu tác động tới môi trường.

Khuyến khích đầu tư vào những ngành công nghệ cao phù hợp với tỉnh

như EMS (như đã nêu trong Mục III.2.3 công nghiệp chế biến, chế tạo); chế biến

thực phẩm công nghệ cao phục vụ nuôi trồng thủy sản và nuôi lợn quy mô công

nghiệp áp dụng những phương thức ít có tác động tới môi trường.

2.2.4. Các chương trình khoa học công nghệ trong phát triển nông nghiệp

và nông thôn:

- Nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới có giá trị gia tăng cao cho trồng

trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản;

- Hiện đại hóa nông nghiệp bằng sản xuất quy mô lớn các sản phẩm giá trị

cao;

- Hình thành các khu nông nghiệp công nghệ cao, các trung tâm ươmg tạo

công nghệ cao phục vụ nông-lâm-thủy sản. Một dự án ưu tiên là triển khai mô hình

“trang trại khép kín” đã nêu trong phần Xây dựng nông thôn mới nhằm tăng sản

Page 223: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

220

lượng và thu nhập cho người nông dân.

2.2.5. Các chương trình khoa học công nghệ trong ngành dịch vụ:

- Áp dụng các phương thức vận tải đường biển, đường bộ, đường không

sạch hơn (Vận tải - Kho vận);

- Nghiên cứu phát triển các dịch vụ tài chính, các biện pháp kiểm tra, các

rào cản kỹ thuật (Thương mại);

- Nghiên cứu về các vấn đề cụ thể của ngành du lịch Quảng Ninh liên quan

đến các điều kiện tự nhiên, văn hóa, xã hội, quốc phòng và an ninh (Du lịch).

- Nghiên cứu sử dụng phương tiện thông tin đại chúng trong quảng bá du

lịch, như xây dựng một trang web tầm cỡ quốc tế quảng bá về tiềm năng du lịch và

đầu tư của Quảng Ninh phục vụ các hoạt động kinh doanh và xúc tiến du lịch

2.2.6. Đầu tư vào hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT)

- Khuyến khích doanh nghiệp và người dân Quảng Ninh sử dụng Internet

như một công cụ để tiếp cận khách hàng và tri thức;

- Ưu tiên đầu tư và thực hiện các dịch vụ chính quyền điện tử.

2.2.7. Các chương trình, giải pháp khác

- Thực hiện các giải pháp dựa vào công nghệ trong cung cấp dịch vụ y tế

và giáo dục (xem phần Xây dựng nông thôn mới). Các giải pháp này sẽ tạo ra nhu

cầu về một tầng lớp lao động có tri thức mới, giúp thế hệ trẻ Quảng Ninh có thêm

các lựa chọn nghề nghiệp.

- Tập trung nghiên cứu, tích cực ứng dụng những thành tựu khoa học,

công nghệ, nhất là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học vào sản xuất và đời

sống, nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học, công nghệ. Đẩy mạnh hợp tác nghiên

cứu khoa học với các cơ sở nghiên cứu trong và ngoài nước, gắn nghiên cứu với

sản xuất, phát triển năng lực và chuyển giao công nghệ

- Tăng cường tiềm lực khoa học công nghệ trong điều tra khảo sát, đánh

giá và sử dụng tài nguyên nhiên liệu.

- Tăng cường sự hợp tác với các địa phương trong nước, với quốc tế nhất

là các nước trong khu vực và các nước tiên tiến có tiềm lực khoa học công nghệ

cao nhằm đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động khoa học công nghệ trọng điểm của

tỉnh

3. Nhóm giải pháp về hợp tác vùng, quốc gia và quốc tế

Tăng cường hợp tác với các tỉnh khác, vùng khác và quốc gia khác là một

ưu tiên quan trọng cho Quảng Ninh để khai thác các lợi thế cạnh tranh của tỉnh và

mở rộng thị trường cũng như thu hút đầu tư, chuyên môn và nguồn nhân lực để

phát triển kinh tế - xã hội tỉnh.

3.1. Hợp tác vùng và quốc gia

Quan hệ hợp tác của Quảng Ninh với Hải Phòng, Hà Nội, các tỉnh lân cận

và các vùng của Việt Nam vừa để bảo đảm phát triển theo đúng các chiến lược của

vùng (đặc biệt là vùng KTTĐ Bắc Bộ và ĐBSH) và của quốc gia, vừa có vai trò

cốt yếu trong việc thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của

Page 224: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

221

Quảng Ninh.

3.1.1. Hợp tác với Hải Phòng

Quảng Ninh có những yếu tố phát triển mang tính hỗ trợ, tạo ra nhiều cơ

hội tăng cường hợp tác, liên kết với Hải Phòng. Dưới đây là một số lĩnh vực ưu

tiên cho mối quan hệ hợp tác giữa Quảng Ninh và Hải Phòng:

- Nâng cấp đường bộ từ Hạ Long đi trung tâm Hải Phòng và sân bay Cát

Bi để giảm thời gian đi lại giữa Quảng Ninh – Hải Phòng, bao gồm thời gian du

khách đi từ sân bay Cát Bi đến Quảng Ninh.

- Phát triển KCN Đầm Nhà Mạc ở thị xã Quảng Yên gắn với cảng Lạch

Huyện và KCN Đình Vũ của Hải Phòng (bên kia sông Bạch Đằng).

- Phát triển cảng Tiền Phong hỗ trợ cảng Lạch Huyện, bao gồm cung cấp

các phương tiện vận tải và kho vận như nhà kho, đóng gói và lưu giữ hàng hóa.

- Phát triển các tour du lịch kết hợp quần thể Vịnh Hạ Long, Vịnh Bái Tử

Long, đảo Cát Bà.

HÌNH 54

Cơ hội phối hợp phát triển các khu du lịch và công nghiệp giữa Quảng

Ninh và Hải Phòng

Cat Bi

airport

KCN Đầm Nhà

Mạc– Đình Vũ

Các khu du lịch Cát

Bà – Vịnh Hạ Long

– Vịnh Bái Tử Long

3.1.2. Hợp tác với Hà Nội

Quảng Ninh có thể hợp tác với Hà Nội để thu hút đầu tư và lao động tay

nghề cao. Hà Nội có thể giúp Quảng Ninh trong công tác giáo dục đào tạo và

chuyên môn về phát triển kinh tế, khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường. Dưới

đây là một số lĩnh vực ưu tiên hợp tác giữa Quảng Ninh và Hà Nội:

- Nâng cấp Quốc lộ 18 đi Hà Nội và sân bay Nội Bài để thu hút du lịch,

xúc tiến thương mại và phát triển du lịch. Trong tương lai, xây dựng đường cao tốc

Page 225: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

222

Hạ Long - Hà Nội để rút ngắn thời gian di chuyển hơn nữa.

- Nâng cấp đường sắt từ Cái Lân đi Yên Viên (Hà Nội) để cung cấp một

lựa chọn giao thông hiệu quả.

- Phát triển các sản phẩm du lịch hỗ trợ bao gồm Hà Nội, Nhà Trần (Đông

Triều), Yên Tử và Vịnh Hạ Long.

3.1.3. Hợp tác với các tỉnh lân cận và các vùng còn lại của Việt Nam

Đối với vùng KKTĐ Bắc Bộ, vùng ĐBSH và các vùng còn lại của Việt

Nam, định hướng hợp tác của Quảng Ninh là khai thác các lợi thế cạnh tranh của

tỉnh trong tạo việc làm và kết nối. Cụ thể là:

- Là trung tâm dịch vụ và công nghiệp, Quảng Ninh có thể tạo việc làm và

cung cấp đào tạo nhân lực cho lao động từ các tỉnh khác.

- Quảng Ninh có thể cung cấp dịch vụ cảng biển cho các tỉnh lân cận ở

vùng đông bắc Việt Nam (như Lạng Sơn, Bắc Giang) ở gần Quảng Ninh hơn so

với Hải Phòng.

- Tăng cường hợp tác với các tỉnh trong vùng theo Chương trình hợp tác

với các địa phương; đặc biệt chú trọng hợp tác phát triển về giao thông vận tải tạo

điều kiện kết nối phục vụ phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh;

bảo vệ tài nguyên thiên nhiên khu vực giáp ranh.

- Đối với tất cả các tỉnh miền nam và miền trung, Quảng Ninh có thể cung

cấp tuyến kết nối với Trung Quốc qua Móng Cái.

3.2. Hợp tác quốc tế

Quan hệ hợp tác quốc tế của Quảng Ninh phải gắn với các mục tiêu phát

triển kinh tế xã hội trong thu hút đầu tư và công nghệ nước ngoài, xúc tiến du lịch

và mở rộng thị trường xuất khẩu. Quảng Ninh đã có quan hệ hợp tác truyền thống

với các tỉnh miền nam Trung Quốc như Quảng Tây, Hải Nam, Vân Nam (Trung

Quốc) và Gang Won (Hàn Quốc). Gần đây tỉnh đã mở rộng mạng lưới hợp tác

quốc tế với Hong Kong, Macao, Quảng Đông (Trung Quốc) và Nhật Bản và một

số quốc gia khác. Trung Quốc vẫn là đối tác FDI hàng đầu của Quảng Ninh, kế

tiếp và Hàn Quốc và Nhật Bản là những đối tác tiềm năng nhất.

Định hướng phát triển quan hệ hợp tác quốc tế của Quảng Ninh như sau:

- Phát huy các quan hệ vốn có giữa tỉnh Quảng Ninh với các đối tác miền

Tây Nam Trung Quốc, các địa phương thuộc Hàn Quốc.

- Mở rộng hợp tác với những đối tác khác nhau như: Hong Kong, Macau,

Trùng Khánh (Trung Quốc), các địa phương thuộc diễn đàn Du lịch đông Bắc Á;

các đối tác truyền thống thuộc CHDCND Lào.

- Nâng tầm quan hệ hợp tác giữa Quảng Ninh và Nhật Bản, Hàn Quốc.

Các ưu tiên hợp tác quốc tế của Quảng Ninh bao gồm:

3.2.1. Hợp tác với Quảng Tây và các tỉnh khác của Trung Quốc

Với dân số đông và nền kinh tế đang tăng trưởng mạnh, Quảng Tây và các

tỉnh khác của Trung Quốc chiếm tỷ trọng lớn trên thị trường thương mại, sản xuất

và du lịch của Quảng Ninh và là nguồn đầu tư nước ngoài lớn của tỉnh.

Trọng tâm hợp tác toàn diện và lâu dài với Quảng Tây và các tỉnh lân cận

Page 226: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

223

thuộc miền Nam Trung Quốc (bao gồm các tỉnh: Quảng Đông, Hải Nam, Vân

Nam, Hồng Kông và Ma-cao, Phúc Kiến và thành phố Trùng Khánh) là khu vực

có quy mô dân số lớn và kinh tế đang trên đà phát triển mạnh tạo ra nhiều cơ hội

thị trường. Trước mắt tập trung vào nắm bắt cơ hội hợp tác kinh tế với Khu tự trị

dân tộc Choang – Quảng Tây theo 3 hướng:

(1). Hợp tác xây dựng khu hợp tác kinh tế biên giới Móng Cái – Đông

Hưng. Hiện tại tỉnh Quảng Ninh đang xây dựng Đề án xây dựng khu kinh tế Móng

Cái - Đông Hưng.

(2). Hợp tác về khai thác du lịch, thương mại và đầu tư: Nghiên cứu đầu tư

xây dựng các điểm mua sắm, tắm biển (như đã trình bày trong Mục VII.3); xây

dựng Móng Cái trở thành Khu hợp tác kinh tế biên giới; thu hút nhà đầu tư Trung

Quốc vào thực hiện một số dự án tại Quảng Ninh.

(3). Hợp tác địa phương khác của Trung Quốc theo trình tự ưu tiên về địa lý

và trên cơ sở khai thác các thế mạnh của đối tác.

Để đẩy mạnh hợp tác với Trung Quốc, kiến nghị với Trung Ương cho phép

thực hiện một số nội dung sau: Miễn visa hoặc cấp giấy thông hành trong ngày cho

du khách Trung Quốc vào Việt Nam một khoảng cách nhất định từ biên giới hai

nước; Kiến nghị để Móng Cái trở thành nơi xuất nhập cảnh cho mọi hoạt động

biên mậu trên bộ của vùng KTTĐ Bắc Bộ; Đẩy nhanh tiến độ xây dựng đường cao

tốc Hạ Long – Vân Đồn - Móng Cái; Phát triển cảng Hải Hà khi đã có chính sách

quan hệ hợp tác thương mại từ phía Trung Quốc (Hiệp định Thương mại tự do

Trung Quốc – ASEAN) và chỉ với điều kiện đã có những nhà đầu tư lớn đầu tư

vào KCN Cảng biển Hải Hà.

3.2.2. Hợp tác với các nước ASEAN

- Tận dụng Móng Cái làm cửa ngõ giữa Trung Quốc và ASEAN để xây

dựng các chiến lược thương mại và du lịch phù hợp với Hiệp định CH-AFTA và lộ

trình hợp tác giữa các nước ASEAN với Việt Nam.

- Khai thác khoảng cách địa lí gần gũi, thỏa thuận thương mại tự do,

chương trình miễn visa và vị trí là cửa ngõ sang Trung Quốc để thu hút đầu tư và

du khách từ các nước ASEAN (các nước ASEAN, đặc biệt là Malaysia, Thái Lan,

Indonesia và Singapore có thể đóng góp lượng du khách bình dân châu Á đáng kể

cho Quảng Ninh)

- Đẩy mạnh hợp tác với Lào và trở thành cửa ngõ ra biển và thế giới cho

các tỉnh miền đông bắc của Lào.

3.2.3. Hợp tác với các nhà đầu tư nước ngoài tiềm năng khác

- Mặc dù đầu tư của Nhật Bản và Hàn Quốc tại Quảng Ninh còn thấp

(trong 3 năm qua chỉ có một dự án FDI của Hàn Quốc trị giá 1 triệu USD và không

có dự án FDI nào của Nhật), hai nước này hiện nay đang là những nhà đầu tư lớn

nhất ở Việt Nam.

- Tiếp tục tập trung hoạt động xúc tiến đầu tư vào các nước tiềm năng cao,

đặc biệt cho những dự án được quy hoạch trong các Đặc khu kinh tế. Nâng tầm

hợp tác với Nhật Bản để tranh thu thu hút các nhà đầu tư Nhật Bản thực hiện các

chương trình dự án phát triển của tỉnh.

Page 227: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

224

- Làm việc với các tỉnh khác trong vùng cũng như với Trung ương để thu

hút du khách Nhật Bản và Hàn Quốc đến thăm vùng Đồng bằng sông Hồng và

vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, bởi những đối tượng du khách này nằm trong

phân khúc cao cấp.

3.2.4. Đẩy mạnh hợp tác song phương và đa phương

- Tăng cường nỗ lực mời các chuyên gia quốc tế tham gia từ đầu trong quá

trình lập hồ sơ và tranh thủ sự ủng hộ, đồng thuận của UNESCP để thực hiện mục

tiêu đưa Yên Tử được công nhận là Di sản Thế giới trước năm 2015.

- Chủ động đáp ứng những tiêu chí tài trợ của các tổ chức quốc tế, các nhà

tài trợ (như Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) Ngân hàng Tín dụng và tái

thiết Đức (KfW), Chương trình Phát triển LHQ (UNDP), Tổ chức Y tế Thế giới

(WHO)…) để tăng sức cạnh tranh như xây dựng hệ thống quản trị tốt, hệ thống

báo cáo minh bạch và sẵn sàng đầu tư đối ứng. Xác định những dự án cụ thể trong

các lĩnh vực ưu tiên của các tổ chức này và chủ động tiếp cận xin hỗ trợ vốn và kỹ

thuật.

- Những lĩnh vực khác cần được tìm kiếm nguồn lực hỗ trợ bao gồm quản

lí và phát triển rừng nơi các quốc gia như New Zealand và Australia đang tích cực

tìm kiếm đối tác phát triển; nuôi trồng thủy sản quy mô công nghiệp nơi các nước

như Na-uy và New Zealand được công nhận là những nước dẫn đầu về công nghệ.

3.2.5. Quảng bá du lịch trên các thị trường nước ngoài

Phối hợp chặt chẽ với Tổng cục Du lịch Việt Nam để bảo đảm sự nhất quán

với các chiến dịch du lịch quốc gia gắn Quảng Ninh và Vịnh Hạ Long vào chương

trình quảng bá tích cực trong các hoạt động xúc tiến du lịch quốc tế.

4. Thành lập ơn vị Thực hiện để triển khai các ưu

tiên phát triển

Quy hoạch tổng thể đã xác định nhiều giải pháp giúp thực hiện các mục tiêu

phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 của Quảng Ninh. Công tác thực hiện trong

hệ thống Nhà nước không phải là điều dễ dàng, trong khi đó lại có rất nhiều thách

thức to lớn.

4.1. hó khăn và hạn chế trong thực hiện quy hoạch

- Thiếu giám sát hiệu quả công việc và đánh giá kết quả theo chỉ tiêu đặt

ra:

Có rất nhiều hoạt động đang diễn ra trên toàn tỉnh, nhưng không có

phương pháp đồng bộ giúp đo lường hiệu quả công việc và đảm bảo các hoạt động

đóng góp hiệu quả cho các ưu tiên về kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường Quảng

Ninh.

Những chính quyền có năng lực thực hiện hiệu quả nhất thường tích cực

theo dõi kết quả hàng tháng và nhanh chóng đưa ra các biện pháp tháo gỡ khúc

mắc trong quá trình triển khai.

- Thiếu năng lực điều phối: hiện tại Quảng Ninh đã có nhiều cơ quan ban

ngành cùng chịu trách nhiệm thực hiện các ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội của

tỉnh như đối với hoạt động xuc tiến đầu tư (Ban Xúc tiến và Hỗ trợ Đầu tư (IPA),

Page 228: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

225

Ban Quản lí các khu kinh tế Quảng Ninh, Ban Nông thôn mới và Trung tâm thông

tin và xúc tiến du lịch đều thực hiện xúc tiến và thu hút vốn FDI). Công tác điều

phối giữa các cơ quan ban ngành sẽ phải được nâng cao hơn nữa để đảm bảo đem

lại thủ tục hành chính đơn giản, thuận tiện cho nhà đầu tư và người dân Quảng

Ninh khi đến làm việc với chính quyền và củng cố đáng kể công tác thực hiện các

dự án phát triển thông qua tăng cường điều phối và chia sẻ nguồn lực (nhân lực và

tài lực).

- Thiếu tư duy thực hiện: Quảng Ninh đã có rất nhiều nỗ lực trong việc

ban hành những chính sách tốt nhưng khâu triển khai những chính sách này lại

chưa đạt được thành công. Chính quyền tỉnh cần từng bước thay đổi căn bản từ tư

duy chú trọng vào công tác xây dựng chính sách sang tư duy chú trọng hiện thực

hóa những chính sách đó. Để thực sự tạo ra sự chuyển đổi kinh tế xã hội trong tỉnh,

Quảng Ninh sẽ cải tổ căn bản từ tư duy ban hành chính sách sang tư duy thực hiện

chính sách kịp thời và hiệu quả.

4. . ịnh hướng

4.2.1. Mục tiêu

Thành lập Đơn vị Thực hiện với nhiệm vụ và ưu tiên rõ ràng là bảo đảm

thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội. Tỉnh sẽ bảo đảm Đơn vị

Thực hiện có bộ máy lãnh đạo tâm huyết, cơ cấu cán bộ đủ năng lực phù hợp và

xây dựng cơ chế quản lý mạnh và độc lập để Đơn vị Thực hiện trở thành động lực

thực hiện toàn bộ công cuộc chuyển đổi tỉnh Quảng Ninh.

Quảng Ninh sẽ tập trung vào công tác thực hiện Quy hoạch tổng thể phát

triển kinh tế - xã hội, sẽ bao gồm các trụ cột sau đây:

- Xác định và truyền thông rõ ràng về vai trò của chính quyền tỉnh trong

việc thực hiện Quy hoạch tổng thể.

Xây dựng chính sách và đường lối chỉ đạo rõ ràng.

Hỗ trợ thực hiện: chủ động hỗ trợ và hướng dẫn các sở ban ngành bảo

đảm thực hiện hiệu quả các chính sách và đường lối chỉ đạo.

Bảo đảm tuân thủ và có các biện pháp khắc phục khi cần thiết.

- Ưu tiên các dự án cần nguồn vốn đầu tư tư nhân trong và ngoài nước

bằng cách đưa Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư và Ban Quản lý các Khu kinh tế vào

thành phần thực hiện cốt lõi.

- Triệt để tái cơ cấu các dự án hạ tầng để đảm bảo hấp dẫn và có hiệu quả

kinh tế với các nhà đầu tư bên thứ ba.

- Thu hút và hỗ trợ các lãnh đạo chuyên trách, những người có năng lực

thực hiện để chuyển dịch từ tư duy chỉ cần ban hành chính sách tốt sang tư duy

thực hiện và giám sát kết quả thực hiện những chính sách đó.

4.2.2. Nhiệm vụ và giải pháp

- Vai trò, chức năng, nhiệm vụ và năng lực của Đơn vị thực hiện được

định hướng như sau:

Có nhiệm vụ và ưu tiên rõ ràng: Đơn vị thực hiện có nhiệm vụ rõ ràng –

giám sát thực hiện khoảng 4-6 ưu tiên quan trọng nhất được thống nhất và nhận sự

hỗ trợ cụ thể và tích cực từ phía lãnh đạo.

Page 229: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

226

Lãnh đạo tâm huyết và có năng lực xuất sắc: lãnh đạo Đơn vị thực hiện

là những người có uy tín, có thành tích thực hiện đạt kết quả tốt (không chỉ ban

hành chính sách), cam kết 100% sẽ thực hiện và có nhiệt huyết/dũng khí để thực

hiện nhiệm vụ. Người lãnh đạo lý tưởng hiểu biết về phương thức làm việc của

Nhà nước, đồng thời có quan hệ tốt với các đơn vị tư nhân.

Có các cán bộ có năng lực phù hợp lấy từ nhiều nguồn đa dạng: nhân

lực của Đơn vị Thực hiện là sự kết hợp hoàn hảo giữa những người từ các cơ quan

Nhà nước và các đơn vị tư nhân, có tư chất thông minh, năng động trong giải quyết

vấn đề, có kỹ năng thuyết phục tốt, quyết tâm tạo ra thay đổi và quyết tâm thực

hiện nhiệm vụ một cách hiệu quả và thành công.

Cơ chế quản lý mạnh: Đơn vị thực hiện áp dụng cơ cấu tổ chức và vận

hành linh hoạt, có thể thành lập trong thời gian ngắn, mỗi vị trí được tuyển dụng

đều có vai trò và nhiệm vụ rõ ràng. Quan trọng nhất là Đơn vị thực hiện có thẩm

quyền làm việc trực tiếp với lãnh đạo cấp cao nhất của tỉnh để đảm bảo khả năng

ra quyết định và hành động nhanh chóng.

Công cụ và nguồn số liệu: Đơn vị thực hiện sử dụng các công cụ và

phương pháp đơn giản nhưng đảm bảo triển khai hiệu quả trong việc phân tích số

liệu, quản lý công tác thực hiện và gỡ bỏ rào cản, ví dụ như bảng tổng hợp tiến độ

triển khai hay biên bản mẫu thảo luận giải quyết vấn đề. Các công cụ và phương

pháp này cũng bao gồm các cuộc họp hàng tháng do lãnh đạo cấp cao chủ trì và

đánh giá hiệu quả công việc mỗi 6 tháng/lần để đảm bảo giám sát tiến độ chặt chẽ

và kịp thời tháo gỡ khúc mắc.

- Năm đề xuất chiến thuật thực hiện các giải pháp ưu tiên (thể hiện trong

hình dưới đây).

Page 230: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

227

HÌNH 55

Quảng Ninh sẽ thành lập Đơn vị Thực hiện để bảo đảm thực hiện các giải

pháp ưu tiên

Kết

quả

Hạ

tần

g hỗ

trợ

Có ưu tiên và nhiệm vụ rõ ràng

Báo cáo trực tiếp lên Bí thư Tỉnh ủy và Tỉnh ủy với thẩm quyền:

▪ giám sát và báo cáo về tiến độ thực hiện các giải pháp chính,

▪ chủ động giải quyết các vấn đề phát sinh, phối hợp chặt chẽ với các sở ban ngành chính để giải quyết nhanh

▪ điều phối giải quyết các vấn đề đa chức năng thông qua liên hệ chặt chẽ với lãnh đạo tỉnh, các sở ban ngành

thực hiện và các bên liên quan bên ngoài.

Lãnh đạo cam kết và có

năng lực xuất sắc

▪ Người có kinh nghiệm

thực hiện những dự án

phức tạp,

▪ Am hiểu và có kinh

nghiệm làm việc với cả

khu vực công và khu

vực tư

Cơ cấu quản trị mạnh

▪ Phối hợp chặt chẽ và

giám sát việc thực

hiện của những cơ

quan ban ngành liên

quan chính.

▪ 3 cơ quan thực hiện

chính bao gồm Ban

Xúc tiến và Hỗ trợ Đầu

tư, Ban Phát triển

Nông thôn mới và Ban

Phát triển Du lịch

Công cụ thực hiện và số liệu

▪ Cơ sở dữ liệu gồm những

thông tin chính để theo dõi và

giám sát hiệu quả thực hiện,

▪ Hàng tháng họp giải quyết

vấn đề với lãnh đạo cao nhất,

▪ Tổ chức hội thảo nâng cao

năng lực cho tổ công tác và

các cơ quan thực hiện, VD:

– Chương trình tư vấn với

lãnh đạo để làm quen với

cách làm việc của chính

quyền,

– Đào tạo hàng tháng và

hàng quí các kỹ năng

chính như truyền thông,

giải quyết vấn đề

Tổ công tác có năng

lực phù hợp và đa

dạng:

▪ Các phẩm chất chính:

giải quyết vấn đề một

cách sáng tạo, quyết

tâm cao,

▪ Tuyển từ nguồn nội bộ

hoặc tuyển ngoài.

▪ Chế độ khuyến khích:

nâng bậc lương, được

công nhận và tiếp xúc

với lãnh đạo cao nhất,

cơ hội thăng tiến vượt

cấp

Xác định ưu tiên và nhiệm vụ rõ ràng cho Đơn vị thực hiện bằng cách

thiết lập tuyến báo cáo trực tiếp lên UBND tỉnh, làm việc trực tiếp với Chủ tịch

UBND, Bí thư Tỉnh ủy và các lãnh đạo cao cấp khác trong tỉnh.

Đơn vị Thực hiện sẽ có thẩm quyền rõ ràng trong việc giám sát và báo

cáo tiến độ thực hiện các giải pháp chính, chủ động giải quyết các vấn đề phát

sinh, phối hợp với các sở ban ngành để giải quyết. Đơn vị Thực hiện sẽ điều phối

giải quyết các vấn đề liên ngành thông qua liên hệ chặt chẽ với lãnh đạo tỉnh, các

sở ban ngành thực hiện và các bên liên quan.

Bổ nhiệm lãnh đạo có tâm huyết và có năng lực xuất sắc: là người giàu

kinh nghiệm thực hiện những dự án phức tạp, am hiểu và có khả năng làm việc với

cả cơ quan Nhà nước và các đơn vị tư nhân.

Thu hút và tuyển dụng tổ chuyên trách có năng lực phù hợp và đa dạng:

các ứng viên cần có những phẩm chất như khả năng giải quyết vấn đề sáng tạo,

quyết tâm cao, có năng lực thực hiện, nhiều kinh nghiệm làm việc với cơ quan Nhà

nước và/hoặc các đơn vị tư nhân, sẵn sàng tạo ra sự khác biệt. Ưu tiên tuyển “đúng

người đúng việc”, nghĩa là sắp xếp vị trí phù hợp với kinh nghiệm và trình độ của

cán bộ. Có thể tuyển từ nguồn nội bộ hoặc tuyển ngoài. Chế độ khuyến khích cho

những nhân tài này phải đảm bảo hấp dẫn và nổi trội để có thể thu hút được những

cá nhân “tinh hoa”, như nâng bậc lương, được ghi nhận và làm việc với lãnh đạo

cấp cao nhất, cơ hội thăng tiến vượt cấp, v.v…

Cơ chế quản lý mạnh: Đơn vị Thực hiện được thành lập để giám sát việc

tiến độ thực hiện của những cơ quan liên quan chính. Đơn vị Thực hiện phải phối

Page 231: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

228

hợp chặt chẽ với 3 cơ quan thực hiện chính bao gồm Ban Xúc tiến và Hỗ trợ Đầu

tư, Ban Xây dựng Nông thôn mới và Trung tâm Thông tin và Xúc tiến du lịch.

Triển khai các công cụ thực hiện và số liệu bằng cách xây dựng cơ sở dữ

liệu gồm những thông tin cần thiết để theo dõi và giám sát hiệu quả công việc, họp

giải quyết vấn đề hàng tháng cùng các lãnh đạo cấp cao nhất, tổ chức hội thảo

nâng cao năng lực cho tổ công tác và các cơ quan thực hiện, ví dụ như chương

trình huấn luyện, trong đó lãnh đạo kèm cặp giúp làm quen với cách làm việc của

chính quyền, đào tạo hàng tháng hay hàng quí các kỹ năng chính như giao tiếp,

giải quyết vấn đề và quản lí hiệu quả công việc.

4.2.3. Kế hoạch hành động

Tiến trình thực hiện các giải pháp trên gồm các hành động cụ thể như sau:

- Thành lập Đơn vị thực hiện với nhiệm vụ và ưu tiên rõ ràng căn cứ theo

nội dung Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và thông tin từ Ban Xúc

tiến và Hỗ trợ Đầu tư.

- Xây dựng cơ chế quản lý của Đơn vị thực hiện để gắn các giải pháp ưu

tiên với các sở ban ngành liên quan và các cơ quan thực hiện chính.

- Lựa chọn, phỏng vấn và bổ nhiệm một lãnh đạo của tỉnh làm Giám đốc

toàn thời gian Đơn vị thực hiện.

- Tích cực tìm và tuyển dụng các thành viên cốt cán của Đơn vị thực hiện

từ nguồn nội bộ và nguồn ngoài dựa trên mô tả công việc rõ ràng cho từng vị trí.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu gồm những thông tin chính giúp theo dõi và

giám sát hiệu quả thực hiện công việc.

- Lễ ra mắt Đơn vị thực hiện với sự tham dự của các sở ban ngành và cơ

quan liên quan để thống nhất công tác thực hiện Quy hoạch tổng thể.

- Trong 6 tháng đầu hoạt động, Đơn vị thực hiện họp hàng tháng với lãnh

đạo cấp cao nhất của tỉnh để đánh giá hoạt động của đơn vị. Những tháng tiếp theo

tổ chức họp đánh giá hoạt động 3 tháng một lần.

- Tiếp tục giám sát và điều chỉnh hoạt động của Đơn vị thực hiện để bảo

đảm sự nhanh nhạy và cam kết của đơn vị trong việc thực hiện thành công Quy

hoạch tổng thể.

5. ề xuất lên Chính phủ, các Bộ và cơ quan ban ngành

Để đạt được những mục tiêu phát triểnkinh tế - xã hội đến năm 2030,

Quảng Ninh cần nhận được rất nhiều sự hỗ trợ từ Trung ương về mặt chính sách,

vốn và tháo gỡ những khó khăn, khúc mắc. Đối với từng ngành ưu tiên, kiến nghị

hỗ trợ từ phía Chính phủ cho một số vấn đề cụ thể như sau:

a). Du lịch

- Xây dựng phương pháp thu hút du khách Trung Quốc, như cho phép qua

cửa khẩu Móng Cái vào Việt Nam không cần thị thực (được phép di chuyển trong

khoảng cách và thời gian nhất định) để tạo điều kiện qua biên giới dễ dàng. Tuân

thủ và tăng cường cưỡng chế theo các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam,

các Hiệp định và các văn bản song phương đã được ký kết giữa Việt Nam và

Trung Quốc để hạn chế buôn lậu và vượt biên.

Page 232: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

229

- Phê duyệt đề án xây dựng khu nghỉ dưỡng tổng hợp có giấy phép mở

casino tại Vân Đồn.

b). Thương mại

- Hỗ trợ đàm phán với Trung Quốc về chính sách thương mại khi Hiệp

định Thương mại Tự do Trung Quốc - ASEAN có hiệu lực để bảo đảm các hoạt

động thương mại dọc biên giới Việt Nam - Trung Quốc không bị đình trệ.

- Phân bổ thêm ngân sách nạo vét bể đổi hướng và luồng vào cảng Cái

Lân.

- Tăng cường số lượng cán bộ hải quan Cảng Cái Lân để nâng cao hiệu

quả và đáp ứng nhu cầu dịch vụ cảng biển sẽ gia tăng như đã dự báo.

- Đề án thành lập "Trung tâm kiểm tra liên hợp về chất lượng sản phẩm

hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại Quảng Ninh" nhằm nâng cao năng lực kỹ thuật,

trang thiết bị, nguồn nhân lực... để kiểm tra được tất cả các nhóm hàng hóa nhập

khẩu phải kiểm tra nhà nước về chất lượng theo quy định.

- Đề nghị giao cho UBND tỉnh Quảng Ninh được phép lựa chọn và cấp

giấy phép kinh doanh tạm nhập tái xuất đối với tất cả các hàng hóa (trừ hàng hóa

cấm kinh doanh tạm nhập tái xuất) theo quy định với điều kiện: Cửa khẩu tạm

nhập là cảng Cái Lân và được tái xuất qua các địa điểm hàng hóa xuất khẩu và các

cửa khẩu thuộc khu kinh tế cửa khẩu tại tỉnh Quảng Ninh.

c). Phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Phê duyệt chính sách ưu đãi cho KCN Việt Hưng, đặc biệt là miễn thuế cho

các công ty để thu hút các doanh nghiệp quốc tế lớn hoạt động trong lĩnh vực sản

xuất linh kiện điện tử, thực phẩm và đồ uống. Các doanh nghiệp này thường yêu

cầu điều kiện thuận lợi cho cả nhập khẩu linh kiện/nguyên liệu thô và xuất khẩu

thành phẩm sang những thị trường lân cận.

d). Môi trường

- Yêu cầu Vinacomin thực hiện đúng tiến độ đóng cửa các mỏ lộ thiên

theo Quyết định số 60/QĐ-TTg ngày 9/1/2012 của Thủ tướng Chính phủ về Quy

hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020 có xét triển vọng đến năm

2030.

- Cho phép tỉnh Quảng Ninh xây dựng các tiêu chuẩn, hạn mức bảo vệ môi

trường đối với khu du lịch và khu dân cư theo tiêu chuẩn Châu Âu và xây dựng, áp

dung chế tài xử phạt trong phạm vi tỉnh Quảng Ninh về các trường hợp sai phạm

bảo vệ môi trường

- Trong giai đoạn trước mắt, yêu cầu Vinacomin tuân thủ quy định về Quy

chuẩn nước thải, môi trường không khí và cải tạo phục hồi môi trường đã bị tác

động xấu từ hoạt động khai thác than bằng cách đầu tư một cách thích ứng để thực

hiện định hướng phát triển bền vững của tỉnh Quảng Ninh. Trong dài hạn,

Vinacomin cần tuân thủ theo các tiêu chuẩn, hạn mức bảo vệ môi trường đối với

khu du lịch và khu dân cư theo tiêu chuẩn Châu Âu

- Đề nghị Chính phủ tiến hành ban hành Luật di sản thiên nhiên. Trong

giai đoạn trước mắt, ban hành Nghị định về quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di

sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long và có cơ chế, chính sách về chức năng quản

lý Nhà nước, thẩm quyền xử lý vi phạm cho cơ quan trực tiếp quản lý di sản.

Page 233: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

230

- Đề nghị Chính phủ bố trí nguồn kinh phí từ vốn ODA và vốn ngân sách

nhà nước hỗ trợ tỉnh Quảng Ninh thực hiện Đề án cải thiện môi trường trong tỉnh.

Hiện tỉnh Quảng Ninh đang xây dựng Đề án, dự kiến hoàn thành trong Quý

IV/2013.

e). Cơ sở hạ tầng về giao thông vận tải

- Hỗ trợ và đẩy nhanh tốc độ dự án nâng cấp Quốc lộ 18 để mở rộng làn

đường và bảo đảm hành trình từ Móng Cái đến Hà Nội được thông suốt.

- Hỗ trợ đưa đường cao tốc Hạ Long – Vân Đồn – Móng Cái trở thành cửa

ngõ của miền Bắc Việt Nam/ASEAN sang Trung Quốc.

- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng tuyến đường sắt từ Phả Lại đi Yên Viên.

- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng đường cao tốc Nội Bài – Hạ Long để giảm

đáng kể thời gian đi lại, cải thiện điều kiện giao thông và kết nối giữa Quảng Ninh

và Vùng kinh tế phía Bắc.

- Cho phép Quảng Ninh cơ cấu dự án đầu tư hạ tầng bằng cách trao quyền

sử dụng đất cho nhà đầu tư hạ tầng trong một khoảng thời gian quy định như một

cơ chế khuyến khích đầu tư. Luật hiện hành yêu cầu nhà đầu tư hạ tầng phải tham

gia đấu giá để giành quyền sử dụng đất phục vụ mục đích phát triển thương mại.

f). Cơ sở hạ tầng về điện & nước

Đảm bảo nguồn cung điện và nước liên tục cho những khu vực chiến lược,

gồm có các khu công nghiệp ưu tiên và khu du lịch quan trọng.

g). Xúc tiến đầu tư

- Đưa các dự án ưu tiên của Quảng Ninh vào các triển lãm đầu tư quốc tế

và các hoạt động xúc tiến đầu tư quốc gia để Quảng Ninh có mặt trong các tài liệu

truyền thông tập nhắm tới các nhà đầu tư tiềm năng.

- Đặt ưu tiên cao cho các dự án đầu tư tại Quảng Ninh để tỉnh được hưởng

những ưu đãi hiện có từ Chính phủ và đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án trọng

điểm của Quảng Ninh (danh sách các dự án được nêu trong Phần VIII.1 (Danh

sách tổng hợp các giải pháp ưu tiên).

- Xây dựng các chính sách đào tạo hỗ trợ nâng cao năng lực cho Ban Xúc

tiến đầu tư của tỉnh và mở rộng mạng lưới quan hệ hợp tác với các cơ quan xúc

tiến đầu tư quốc gia.

h). Xây dựng thí điểm khu Hành chính - Kinh tế đặc biệt

Tiếp tục hỗ trợ Quảng Ninh hoàn thành các đề xuất theo định hướng của

Thông báo 108-TB/TW ngày 1/10/2012 của Bộ Chính trị về Đề án “Phát triển kinh

tế - xã hội nhanh, bền vững, bảo đảm vững chắc quốc phòng an ninh và thí điểm

xây dựng hai đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Móng Cái”.

Page 234: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

231

GI I THÍCH CÁC TỪ VI T TẮT

Từ viết tắt Diễn giải

ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, viết tắt của "Association

of Southeast Asian Nations"

BOD Nhu cầu ôxy sinh hóa; viết tắt của "Biological Oxygen

Demand"

COD Nhu cầu ôxy hóa học; viết tắt của "Chemical Oxygen Demand"

ĐBSH Đồng bằng sông Hồng

DNNN Doanh nghiệp nhà nước

FDI Vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài; viết tắt của "Foreign Direct

Investment"

GDP Tổng sản phẩm quốc nội, viết tắt của "Gross Domestic

Product"

GTVT Giao thông vận tải

ICT Công nghệ thông tin và truyền thông; viết tắt của "Information

and Communication Technology"

IPA Ban Xúc tiến và hỗ trợ đầu tư; viết tắt của "Investment

Promotion Agency"

JICA Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản; viết tắt của "Japan

International Cooperation Agency"

KCN Khu công nghiệp

KKT Khu kinh tế

KTTĐ Kinh tế trọng điểm

KT-XH Kinh tế - xã hội

MICE Hội họp, khen thưởng, hội nghị, triển lãm; viết tắt của

"Meetings, Incentives, Conferencing, Exhibitions"

PPP Hợp tác đầu tư nhà nước - tư nhân; viết tắt của "Public-Private

Partnership"

QEZA Ban Quản lý Khu kinh tế Quảng Ninh; viết tắt của "Quang

Ninh Economic Zone Authority"

REDD Giảm phát thải khí nhà kính do mất rừng và suy thoái rừng;

viết tắt của "Reducing Emissions from Deforestation and forest

Degradation"

Page 235: HO CH TỔNG TH PHÁT T N NH T H T NH NG N NH N N T NH N N N · 2017-07-13 · Công nghiệp và khai khoáng ... Tổng hợp các chương trình và dự án ưu tiên ... phủ

232

Từ viết tắt Diễn giải

SME Doanh nghiệp vừa và nhỏ; viết tắt của "Small and Medium

Enterprise"

SWOT Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức; viết tắt của

"Strengths, Weaknesses, Opportunities, and Threats"

UNDP Chương trình phát triển Liên hợp quốc; viết tắt của "United

Nations Development Programme"

VLXD Vật liệu xây dựng

WHO Tổ chức Y tế thế giới; viết tắt của "World Health Organization"