Giao an GDCD 12

104
Tuần: 1 Ngày soạn: 05/8/2011 Ngày dạy: 08/8/2011 Tiết 1 Bài: PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1.Về kiến thức: - Nêu được khái niệm, đặc trưng cơ bản của pháp luật. - Hiểu được vai trò của PL đối với đời sống của mỗi cá nhân, nhà nước và xã hội. 2.Về kỹ năng: - Biết đánh giá hành vi xử sự của bản thân và của những người xung quanh theo các chuẩn mực của pháp luật. 3.Về thái độ: - Có ý thức tôn trọng pháp luật; tự giác sống, học tập theo quy định của pháp luật. II.PHƯƠNG PHÁP: Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm, tạo tình huống, trực quan,… III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - Sách giáo khoa (SGK), sách giáo viên (SGV) - Lý luận nhà nước và pháp luật. IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Giáo viên giới thiệu chương trình, giúp các em hiểu được vai trò và ý nghĩa của pháp luật đối với đời sống. Vào nội dung bài học. 3. Bài mới: Họat động của thầy và trò Nội dung - GV đưa tình huống: Chúng ta thường phải làm gì nhân ngày mất của Ông bà? Nếu trường hợp không có ĐK tổ chức theo em có biện pháp chế tài nào I. Khái niệm pháp luật: MaPhong GDCD12/D/2011 - 2012 1

Transcript of Giao an GDCD 12

Page 1: Giao an GDCD 12

Tuần: 1Ngày soạn: 05/8/2011Ngày dạy: 08/8/2011

Tiết 1Bài: PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1.Về kiến thức:

- Nêu được khái niệm, đặc trưng cơ bản của pháp luật. - Hiểu được vai trò của PL đối với đời sống của mỗi cá nhân, nhà nước và xã hội.

2.Về kỹ năng: - Biết đánh giá hành vi xử sự của bản thân và của những người xung quanh theo các chuẩn mực của pháp luật.

3.Về thái độ: - Có ý thức tôn trọng pháp luật; tự giác sống, học tập theo quy định của pháp luật.II.PHƯƠNG PHÁP: Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm, tạo tình huống, trực quan,…III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - Sách giáo khoa (SGK), sách giáo viên (SGV) - Lý luận nhà nước và pháp luật.IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :

1. Ổn định tổ chức:2. Kiểm tra bài cũ:

Giáo viên giới thiệu chương trình, giúp các em hiểu được vai trò và ý nghĩa của pháp luật đối với đời sống. Vào nội dung bài học.

3. Bài mới:Họat động của thầy và trò Nội dung

- GV đưa tình huống: Chúng ta thường phải làm gì nhân ngày mất của Ông bà? Nếu trường hợp không có ĐK tổ chức theo em có biện pháp chế tài nào để điều chỉnh hành vi đó không? Vì sao? Thử so sánh quy tắc trên với điều 151 của Bộ luật hình sự (BLHS)? Vậy em hiểu thế nào là pháp luật (PL)? (Cho học sinh (h/s) ghi bài).

- GV hỏi: Khi tham gia giao thông thói quen đầu tiên của chúng ta là gì? Vì sao? Vậy quy định này có ai k biết không. Vậy nói đến pháp luật theo em đặc trưng đầu tiên của PL là gì? (h/s trả lời

I. Khái niệm pháp luật:

1/ Pháp luật là gì ? Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước.

MaPhong GDCD12/D/2011 - 2012 1

Page 2: Giao an GDCD 12

– tìm ví dụ).

Khi cá nhân có hành vi VPPL thì cơ quan bảo vệ PL sẽ tiến hành ngay những biện pháp gì? Vậy theo em đặc trưng thứ hai của PL là đặc trưng gì?

Cơ quan nào của Nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản PL? Nội dung của VB được ban hành phải như thế nào? Chủ tịch UBND tỉnh có quyền ban hành VB k? Vì sao? (cho h/s rút ra kết luận về đặc trưng thứ 3 của PL).

2. Các đặc trưng của pháp luật: a/ Tính quy phạm phổ biến: Pháp luật được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, đối với tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội.

b/ Tính quyền lực, bắt buộc chung: Pháp luật được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh quyền lực nhà nước, bắt buộc đối với tất cả mọi đối tượng trong xã hội.

c/ Tính chặt chẽ về hình thức: Các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Nội dung của văn bản do cơ quan cấp dưới ban hành (có hiệu lực pháp lí thấp hơn) không được trái với nội dung của văn bản do cơ quan cấp trên ban hành (có hiệu lực pháp lí cao hơn). Nội dung của tất cả các văn bản đều phải phù hợp không được trái Hiến pháp.

V. CỦNG CỐ BÀI:- PL là gì? Nêu những đặc trưng cơ bản của PL?- Làm bài tập 2 (SGK). Gợi ý: Hai VB trên K phải là VBPL vì nó k có những đặc trưng cơ bản của PL.

VI. DẶN DÒ:- Đọc phần 3 (SGK), tham khảo nội dung bài tập 2,3.

VII. RÚT KINH NGHIỆM:

…………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………..

Tuần: 2Ngày soạn: 05/8/2011

MaPhong GDCD12/D/2011 - 2012 2

Ký duyệt08/8/2011

Nguyễn Xuân Thành

Page 3: Giao an GDCD 12

Ngày dạy: 08/8/2011

Tiết 2Bài: PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG

(Tiếp theo)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1.Về kiến thức:

- Nêu được bản chất của pháp luật. - Hiểu được mối quan hệ của PL với kinh tế, chính trị và đạo đức.

2.Về kỹ năng: - Biết đánh giá hành vi xử sự của bản thân và của những người xung quanh theo các chuẩn mực của pháp luật.

3.Về thái độ: - Có ý thức tôn trọng pháp luật; tự giác sống, học tập theo quy định của pháp luật.II.PHƯƠNG PHÁP: Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm, tạo tình huống, trực quan,…III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: -Sách giáo khoa (SGK), sách giáo viên (SGV) - Lý luận nhà nước và pháp luật.IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :

1. Ổn định tổ chức:2. Kiểm tra bài cũ:

Pháp luật là gì? Nêu những đặc trưng cơ bản của PL?Gợi ý: Dựa vào bài học trả lời.

3. Giảng bài mới:Họat động của thầy và trò Nội dung

GV có thể sử dụng các câu hỏi vấn đáp để yêu cầu h/s phát hiện vấn đề dựa trên việc tham khảo SGK trả lời: - Em đã học về nhà nước và bản chất của nhà nước (GDCD11). Hãy cho biết, Nhà nước ta mang bản chất của giai cấp nào? - Theo em, pháp luật do ai ban hành? Vậy PL luôn thể bản chất của giai cấp nào?

- Thế nào là tính xã hội của PL? cho ví dụ minh họa?

GV: Sử dụng PP vấn đáp kết hợp với diễn giảng giúp h/s nắm nội dung bài học. -PL có quan hệ như thế nào đối với kinh tế?

II/ Bản chất của pháp luật:

1. Bản chất giai cấp của pháp luật: Pháp luật mang b.chất gcấp sâu sắc vì PL do NN ban hành vì thế nó thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền. 2. Bản chất xã hội của PL: Vì - Các quy phạm pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội. - Các quy phạm pháp luật được thực hiện trong thực tiễn đời sống xã hội vì sự phát triển của xã hội.III. Mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, chính trị, đạo đức:

1/ Quan hệ giữa pháp luật với kinh tế:MaPhong GDCD12/D/2011 - 2012 3

Page 4: Giao an GDCD 12

Chỉ ra mối quan hệ của chúng.

- Tìm ví dụ minh họa PL tác động khi tế theo hướng tích cực khi nào? Ngược lại. - Tìm ví dụ CM pháp luật luôn quan hệ chặt chẽ với chính trị? (GV hướng dẫn h/s trả lời).

- Các quan hệ kinh tế quyết định nội dung của pháp luật, sự thay đổi các quan hệ kinh tế sớm hay muộn cũng sẽ dẫn đến sự thay đổi nội dung của PL. - Pháp luật lại tác động ngược trở lại đối với kinh tế, có thể theo hướng tích cực hoặc tiêu cực. 2/ Quan hệ giữa pháp luật với chính trị: - Đường lối chính trị của đảng cầm quyền chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện pháp luật. Thông qua pháp luật, ý chí của giai cấp cầm quyền trở thành ý chí của nhà nước .

- Đồng thời, pháp luật còn thể hiện ở mức độ nhất định đường lối chính trị của giai cấp và các tầng lớp khác trong xã hội .

V. CỦNG CỐ BÀI:- Vì sao PL mang bản chất giai cấp? Tìm ví dụ để CMR PL luôn mang tính xã hội.- Làm bài tập 3,4 (SGK). Gợi ý: Dựa vào bài học trả lời.

VI. DẶN DÒ:- Đọc phần 3,4 (SGK), tham khảo nội dung bài tập còn lại.

VII. RÚT KINH NGHIỆM:

…………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………..

Tuần: 3Ngày soạn: 05/8/2011Ngày dạy: 08/8/2012

Tiết 3Bài: PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG

(Tiếp theo)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1.Về kiến thức:

- Hiểu được mối quan hệ của PL với đạo đức, sự khác biệt của đạo đức với khác biệt. - Thấy được vai trò của PL đối với bản thân và xã hội.

MaPhong GDCD12/D/2011 - 2012 4

Ký duyệt08/8/2011

Nguyễn Xuân Thành

Page 5: Giao an GDCD 12

2.Về kỹ năng: - Hiểu được PL của Nhà nước Việt Nam là PL bảo vệ quyền và lợi ích của nhân dân lao động.

3.Về thái độ: - Có ý thức tôn trọng pháp luật; tự giác sống, học tập theo quy định của pháp luật.II.PHƯƠNG PHÁP: Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm, tạo tình huống, trực quan,…III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: -Sách giáo khoa (SGK), sách giáo viên (SGV) - Lý luận nhà nước và pháp luật.IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :

1. Ổn định tổ chức:2. Kiểm tra bài cũ:

- Chỉ ra mối quan hệ giữa PL với chính trị, PL với đạo đức?Gợi ý: Dựa vào bài học trả lời.

3. Giảng bài mới:Họat động của thầy và trò Nội dung

- GV nhắc lại tình huống: Chúng ta thường phải làm gì nhân ngày mất của Ông bà? Nếu trường hợp không có ĐK tổ chức theo em có biên pháp chế tài nào để điều chỉnh hành vi đó không? Vì sao? Thử so sánh quy tắc trên với điều 151 của Bộ luật hình sự (BLHS)? Theo em PL và Đạo đức có quan hệ với nhau như thế nào? Tìm ví dụ minh họa thêm.- GV tiếp tục hỏi: Theo em nếu xã hội mà không có sự điều chỉnh của PL thì xã hội ấy sẽ như thế nào? Vậy PL có vai trò gì đối với sự phát triển của xã hội.

Vì sao nói “Không có ở đâu và ở nơi nào có dân chủ ngoài PL”. Em hiểu câu nói trên như thế nào?

3. Quan hệ giữa pháp luật với đạo đức: Nhà nước luôn cố gắng chuyển những quy phạm đạo đức có tính phổ biến , phù hợp với sự phát triển và tiến bộ xã hội thành các quy phạm pháp luật.

IV. Vai trò của pháp luật trong đời sồng xã hội: 1/ Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội:

- Tất cả các nhà nước đều quản lí xã hội chủ yếu bằng pháp luật bên cạnh những phương tiện khác như chính sách, kế hoạch, giáo dục tư tưởng, đạo đức,…Nhờ có pháp luật, nhà nước phát huy được quyền lực của mình và kiểm tra, kiểm soát được các hoạt động của mọi cá nhân, tổ chức, cơ quan trong phạm vi lãnh thổ của mình .

- Quản lí bằng pháp luật là phương pháp quản lí dân chủ và hiệu quả nhất , vì:

MaPhong GDCD12/D/2011 - 2012 5

Page 6: Giao an GDCD 12

Vậy đối với công dân PL có vai trò gì?

Pháp luật là khuôn mẫu có tính phổ biến và bắt buộc chung , phù hợp với lợi ích chung của các giai cấp và tầng lớp xã hội khác nhau , tạo được sự đồng thuận trong xã hội đối với việc thực hiện pháp luật. 2. Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình:

V. CỦNG CỐ BÀI:- Nêu vai trò và ý nghĩa của PL đối với đời sống.- Cho h/s trả lời tình huống sau:Chị Hiền, anh Thiện yêu nhau đã được hai năm và hai người bàn chuyện kết hôn với nhau.

Thế nhưng, bố chị Hiền thì lại muốn chị kết hôn với anh Thanh là người cùng xóm nên đã kiên quyết phản đối việc này. Không những thế, bố còn tuyên bố sẽ cản trở đến cùng nếu chị Hiền nhất định kết hôn với anh Thiện. Trình bày mãi với bố không được, cực chẳng đã, chị Hiền đã nói : Nếu bố cứ cản trở con là bố vi phạm pháp luật đấy ! Giật mình, bố hỏi chị Hiền : Tao vi phạm thế nào ? Tao là bố thì tao có quyền quyết định việc kết hôn của chúng mày chứ !

Khi ấy, chị Hiền trả lời : Bố ơi ! Khoản 3 Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định : Việc kết hôn do nam nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào ; không ai được cưỡng ép hoặc cản trở. Thế bố cản trở con thì bố có vi phạm PL không nhỉ ?

Gợi ý: Dựa vào bài học trả lời.

VI. DẶN DÒ:- Đọc, chuẩn bị bài 2(SGK), tham khảo nội dung bài tập.

VII. RÚT KINH NGHIỆM:

…………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………..

Tuần: 4Ngày soạn: 08/8/2011Ngày dạy: 23/9/2012

Tiết 4Bài 2: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

MaPhong GDCD12/D/2011 - 2012 6

Ký duyệt08/8/2011

Nguyễn Xuân Thành

Page 7: Giao an GDCD 12

1.Về kiến thức: - Nêu được khái niệm, các hình thức và các giai đoạn thực hiện pháp luật. - Chỉ ra được sự khác nhau giữa các hình thức thực hiện pháp luật.

2.Về kỹ năng: - Biết vận dụng pháp luật phù hợp với lứa tuổi.

3.Về thái độ: - Có ý thức tôn trọng pháp luật; biết nhận xét những hành vi trái PL.II. PHƯƠNG PHÁP: Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm, tạo tình huống, trực quan,…III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: -Sách giáo khoa (SGK), sách giáo viên (SGV) - Lý luận nhà nước và pháp luật.IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :

1. Ổn định tổ chức:2. Kiểm tra bài cũ:

Nhà nước cần làm gì để điều hành và quản lý xã hội tốt nhất? Cho ví dụ minh họa.Gợi ý: Dựa vào nội dung bài hoc trả lời.

3. Giảng bài mới:Họat động của thầy và trò Nội dung

* GV yêu cầu HS đọc 2 tình huống trong SGK - Trong tình huống 1: Chi tiết nào trong tình huống thể hiện hành động thực hiện LGT đường bộ một cáh có ý thức (tự giác), có mục đích? Sự tự giác đã đem lại tác dụng ntn? - Trong tình huống 2: Để xử lí 3 thanh niên vi phạm, cảnh sát giao thông đã làm gì? (áp dụng PL: xử phạt hành chính) Mục đích của việc xử phạt đó là gì? (Răn đe hành vi vi phạm pháp luật và giáo dục hành vi thực hiện đúng pháp luật cho 3 thanh niên). Từ những câu trả lời của HS, GV tổng kết và đi đến khái niệm trong SGK.

* GV kẻ bảng, Chia lớp thành 4 nhóm, đánh số thứ tự và phân công nhiệm vụ từng nhóm tương ứng với thứ tự các hình thức thực hiện PL trong SGK … học sinh lê bảng trình bày cho ví dụ minh họa: Các ví dụ minh hoạ: + Sử dụng pháp luật Ví dụ : Công dân A gửi đơn khiếu nại Giám đốc Công ty khi bị kỷ luật cảnh cáo nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi

I. Khái niệm, các hình thức và các giai đoạn thực hiện pháp luật:

1/ Khái niệm thực hiện pháp luật: Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức.

MaPhong GDCD12/D/2011 - 2012 7

Page 8: Giao an GDCD 12

phạm. Trong trường hợp này, công dân A đã sử dụng quyền khiếu nại của mình theo quy định của pháp luật, tức là công dân A sử dụng pháp luật. Vậy đặc điểm của hình thức sử dụng pháp luật là gì?

+ Thi hành pháp luật: Ví dụ : Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng thu gom và xử lý chất thải theo tiêu chuẩn môi trường. Đây là việc làm của cơ sở sản xuất, kinh doanh chủ động thực hiện công việc mà mình phải làm theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005. Thông qua việc làm này, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường. Dấu hiệu của thi hành PL được thể hiện như thế nào?

+ Tuân thủ pháp luật: Ví dụ : Không tự tiện chặt cây phá rừng; không săn bắt động vật quý hiếm ; không khai thác, đánh bắt cá ở sông, ở biển bằng phương tiện, công cụ có tính huỷ diệt (ví dụ : mìn, chất nổ,...). Em hiểu thế nào là tuân thủ PL.

+ Áp dụng pháp luật Thứ nhất, cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền ban hành các quyết định cụ thể. Ví dụ : Chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định về điều chuyển cán bộ từ SGD và Đào tạo sang Sở VH - Thông tin. Trong trường hợp này, Chủ tịch UBND tỉnh đã áp dụng PL về cán bộ, công chức. Thứ hai, cơ quan nhà nước ra quyết định xử lý người vi phạm pháp luật hoặc giải quyết tranh chấp giữa các cá nhân, tổ chức. Ví dụ : Toà án ra quyết định tuyên phạt cải tạo không giam giữ và yêu cầu bồi thường thiệt hại người đốt rừng, phá rừng trái phép ; Cảnh sát giao thông xử phạt người không đội mũ bảo hiểm là 100.000 đồng. Vậy trường hợp nào thì thì mới

- Sử dụng pháp luật: Các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật cho phép làm.

- Thi hành pháp luật: Các cá nhân , tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm.

- Tuân thủ pháp luật : Các cá nhân , tổ chức kiềm chế để không làm những điều mà pháp luật cấm.

MaPhong GDCD12/D/2011 - 2012 8

Page 9: Giao an GDCD 12

áp dụng pháp luật ?

- Áp dụng pháp luật : Các cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để ra các quyết định làm phát sinh, chấm dứt hoặc thay đổi việc thực hiện các quyền , nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức.

V. CỦNG CỐ BÀI:- Thế nào là Thực hiện PL? Nêu các hình thức thực hiện pháp luật mà em biết.

- Phân tích điểm giống nhau và khác nhau giữa 4 hình thức thực hiện pháp luật.Gợi ý:

* Giống nhau: Đều là những hoạt động có mục đích nhằm đưa PL vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của người thực hiện.

* Khác nhau: Trong hình thức sử dụng pháp luật thì chủ thể pháp luật có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền được pháp luật cho phép theo ý chí của mình chứ không bị ép buộc phải thực hiện.

Ví dụ: Luật giao thông đường bộ quy định, công dân từ 18 tuổi trở lên có quyền điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên. Khi ấy, những người đủ độ tuổi này có thể đi xe gắn máy và có thể đi xe đạp (không bắt buộc phải đi xe gắn máy).VI. DẶN DÒ:

- Đọc, chuẩn bị bài 2(Phần tiếp theo - SGK), tham khảo nội dung bài tập.VII. RÚT KINH NGHIỆM:

…………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………..

MaPhong GDCD12/D/2011 - 2012 9

Ký duyệt08/8/ 2011

Nguyễn Xuân Thành

KÝ DUYỆT CỦA BGH

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Page 10: Giao an GDCD 12

Tuần: 5Ngày soạn: 08/ 8/ 2011Ngày dạy: 15/8/2011

Tiết 5Bài 2: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT

(Tiếp theo)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1.Về kiến thức:

- Nêu được giai đoạn thực hiện pháp luật và các dấu hiệu VPPL. - Hiểu được thế nào là trách nhiệm pháp lý, ý nghĩa của nó.

2.Về kỹ năng: - Có hành vi xử sự đúng quy định của pháp luật.

3.Về thái độ: - Có ý thức tôn trọng pháp luật; biết nhận xét những hành vi trái PL.II. PHƯƠNG PHÁP: Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm, tạo tình huống, trực quan,…III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: -Sách giáo khoa (SGK), sách giáo viên (SGV) - Lý luận nhà nước và pháp luật.IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :

1. Ổn định tổ chức:2. Kiểm tra bài cũ:

So sánh chỉ ra điểm giống nhau và khác nhau của các hình thức thực hiện pháp luật.Gợi ý: Dựa vào nội dung bài học trả lời.

3. Giảng bài mới:Họat động của thầy và trò Nội dung

* GV đặt câu hỏi: - Theo em, quyền và nghĩa vụ của vợ và chồng xuất hiện khi nào? HS trả lời. GV nhận xét, kết luận: Quyền và nghĩa vụ của vợ và chồng chỉ xuất hiện sau khi quan hệ hôn nhân được xác lập. Khi ấy, xuất hiện quan hệ pháp luật giữa vợ và chồng (giai đoạn 1 của quá trình thực hiện pháp luật) GV hỏi tiếp: - Vợ, chồng thực hiện quyền và nghĩa của mình như thế nào? HS trao đổi, trả lời. GV nhận xét, kết luận: Sau khi quan hệ hôn nhân được xác lập, vợ chồng thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình (giai đoạn 2 của quá trình thực hiện pháp luật) theo quy định tại chương

3/ Các giai đoạn thực hiện pháp luật:

- Giai đoạn 1: Giữa các cá nhân, tổ chức hình thành một quan hệ xã hội do pháp luật điều chỉnh (gọi là quan hệ pháp luật).

- Giai đoạn 2: Cá nhân, tổ chức tham gia quan hệ pháp luật thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.

MaPhong GDCD12/D/2011 - 2012 10

Page 11: Giao an GDCD 12

III – Quan hệ giữa vợ và chồng của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000.

GV sử dụng ví dụ trong SGK và yêu cầu HS chỉ ra biểu hiện cụ thể của từng dấu hiệu của hành vi vi phạm trong ví dụ đó. Một hành vi bị xem là VPPL khi hành vi đó có những dấu hiệu gì? ( Dựa vào bài tập vừa tìm hiểu để trả lời).

* GV: Kết luận nội dung.

* GV cho h/s trình bày hiểu biết về khái niệm “Trách nhiệm”. Hỏi: Vậy trách nhiệm trong cụm từ trên cần phải hiểu như thế nào? Nêu ý ý của việc thực hiện trách nhiệm pháp lý.

II. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý: 1/ Vi phạm pháp luật: Thứ nhất: Phải có hành vi trái pháp luật Hành vi đó có thể là hành động – làm những việc không được làm theo quy định của pháp luật hoặc không hành động – không làm những việc phải làm theo quy định của pháp luật . - Thứ hai: Do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện. Năng lực trách nhiệm pháp lí được hiểu là khả năng của người đã đạt một độ tuổi nhất định theo quy định pháp luật, có thể nhận thức, điều khiển và chịu trách nhiệm về việc thực hiện hành vi của mình. - Thứ ba: Người vi phạm pháp luật phải có lỗi. Lỗi thể hiện thái độ của người biết hành vi của mình là sai, trái pháp luật , có thể gây hậu quả không tốt nhưng vẫn cố ý làm hoặc vô tình để mặc cho sự việc xảy ra.=> Kết luận: Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật , có lỗi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. 2/ Trách nhiệm pháp lý: - Trách nhiệm pháp lí là nghĩa vụ của các chủ thể vi phạm pháp luật phải gánh chịu những biện pháp cưỡng chế do Nhà nước áp dụng. - Trách nhiệm pháp lí được áp dụng nhằm: + Buộc cá chủ thể vi phạm pháp luật chấm dứt hành vi trái pháp luật . + Giáo dục, răn đe những người khác để họ tránh, hoặc kiếm chế những việc làm trái pháp luật.

V. CỦNG CỐ BÀI:- Thế nào là VPPL và trách nhiệm pháp lý? Cho ví dụ minh họa.

Gợi ý: Dựa vào bài học trả lời.VI. DẶN DÒ:

- Đọc, chuẩn bị bài 2(Phần tiếp theo - SGK), tham khảo nội dung bài tập.VII. RÚT KINH NGHIỆM:

MaPhong GDCD12/D/2011 - 2012 11

Page 12: Giao an GDCD 12

…………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………..

Tuần: 6Ngày soạn: 08/8/2011Ngày dạy: 15/8/2011

Tiết 6Bài 2: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT

(Tiếp theo)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1.Về kiến thức:

- Hiểu được các lọai vi phạm pháp luật. 2.Về kỹ năng: - Có hành vi xử sự đúng quy định của pháp luật. 3.Về thái độ: - Có ý thức tôn trọng pháp luật; biết nhận xét, phê phán những hành vi trái PL.II. PHƯƠNG PHÁP: Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm, tạo tình huống, trực quan,…III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: -Sách giáo khoa (SGK), sách giáo viên (SGV) - Lý luận nhà nước và pháp luật.IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :

1. Ổn định tổ chức:2. Kiểm tra bài cũ:

Nêu các dấu hiệu của một vi phạm pháp luật? Trình bày ý nghĩa của trách nhiệm pháp lý.Gợi ý: Dựa vào nội dung bài học trả lời.

3. Giảng bài mới:Họat động của thầy và trò Nội dung

* GV hỏi theo em hành vi sau sẽ chịu TN như thế nào? (Dựa vào SGK trả lời) Bạn A chưa đến tuổi được phép tự điều khiển xe mô tô mà đã lái xe đi trên đường và hai bố con bạn A đều đi xe ngược chiều quy định. Vậy hành vi của hai bố con bạn A sẽ vi phạm PL nào? Vì sao? Hãy kể các lọai VPPL mà em biết? Theo em mọi cá nhân đều phải chịu TN

III/ Các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý:

1/ Vi phạm hình sự: là những hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm theo

MaPhong GDCD12/D/2011 - 2012 12

Ký duyệt08/8/2011

Nguyễn Xuân Thành

Page 13: Giao an GDCD 12

pháp lý về hành vi VPPL của mình. Đúng hay sai? Vì sao? Từng loại VPPL thì đối tượng nào mới chịu sự điều chỉnh của PL? Vì Sao?

quy định của Bộ luật Hình sự. Người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự , phải chấp hành hình phạt theo quy định của Tòa án. Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Người từ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. 2/ Vi phạm hành chính: là hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm, xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước . Người vi phạm phải chịu trách nhiệm hành chính theo quy định của pháp luật . Người từ 14 đến 16 tuổi bị xử phạt hành chính về vi phạm hành chính do cố ý ; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra. 3/ Vi phạm dân sự: là hành vi vi phạm pháp luật , xâm phạm tới các quan hệ tài sản (quan hệ sở hữu, quan hệ hợp đồng…) và quan hệ nhân thân (liên quan đến các quyền nhân thân, không thể chuyển giao cho người khác, ví dụ : quyền đối với họ, tên, quyền được khai sinh, bí mật đời tư, quyền xác định lại giới tính…) Người có hành vi vi phạm dân sự phải chịu trách nhiệm dân sự. Người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi tham gia các giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật (ví dụ : bố mẹ đối với con) đồng ý, có các quyền , nghĩa vụ , trách nhiệm dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do người đại diện xác lập và thực hiện. 4/Vi phạm kỷ luật: là vi phạm pháp luật xâm phạm các quan hệ lao động, công vụ nhà nước … do pháp luật lao động, pháp luật hành chính bảo vệ. Cán bộ, công chức, viên chức vi phạm kỉ luật phải chịu trách nhiệm kỉ luật với các hình thức cảnh cáo, hạ bậc lương, chuyển công tác khác, buộc thôi việc…

V. CỦNG CỐ BÀI:- Thế nào là VPPL hình sự? Đối tượng chịu TN hình sự là những ai theo quy định của PL?- Hãy phân biệt sự khác nhau giữa vi phạm hình sự và vi phạm hành chính. Cho ví dụ minh

họa.MaPhong GDCD12/D/2011 - 2012 13

Page 14: Giao an GDCD 12

Gợi ý: Dựa vào bài học trả lời.VI. DẶN DÒ:

- Đọc, chuẩn bị bài 3(SGK), tham khảo nội dung bài tập.VII. RÚT KINH NGHIỆM:

…………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………..

Tuần: 7Ngày soạn: 08/8/2011Ngày dạy: 15/8/2011

Tiết 7Bài 3: CÔNG DÂN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1.Về kiến thức:

- Hiểu được thế nào là bình đẳng trước pháp luật. - Nêu được trách nhiệm của NN trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp . 2.Về kỹ năng: - Biết phân tích, đánh giá đúng việc thực hiện quyền bình đẳng của công dân trong thực tế. 3.Về thái độ: - Có niềm tin đối với PL, đối với NN trong việc bảo đảm cho công dân bình đẳng trước pháp luật.II. PHƯƠNG PHÁP: Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm, tạo tình huống, trực quan,…III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - Sách giáo khoa (SGK), sách giáo viên (SGV) - Lý luận nhà nước và pháp luật.IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :

1. Ổn định tổ chức:2. Kiểm tra bài cũ:

Hãy phân biệt sự khác nhau giữa vi phạm hình sự và vi phạm hành chính. Cho ví dụ minh họa.

Gợi ý: Dựa vào nội dung bài học trả lời.3. Giảng bài mới:

Họat động của thầy và trò Nội dungGV giảng: Quyền bình đẳng xuất phát từ quyền con người và quyền cơ bản nhất của quyền con

MaPhong GDCD12/D/2011 - 2012 14

Ký duyệt08/8/2011

Nguyễn Xuân Thành

Page 15: Giao an GDCD 12

người. Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ đã khẳng định:“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, phụ nữ bình đẳng với nam giới về mọi phương diện, các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam đều bình đẳng với nhau, các thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đều bình đẳng. Vậy em hiểu bình đẳng là gì?

Hãy tìm ví dụ về quyền bình đẳng của Công dân và nghĩa vụ của họ.

Theo quy định, những người nào không được ứng cử đại biểu Quốc hội: 1/ Người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật, người đang phải chấp hành hình phạt tù, người đang bị tạm giam và người mất năng lực hành vi dân sự. 2/ Người đang bị khởi tố về hình sự; 3/ Ngươi đang phải chấp hành bản án, quyết định hình sự của Toà án; 4/ Người đã chấp hành xong bản án, quyết định hình sự của Toà án những chưa được xoá án; 5/ Người đang chấp hành quyết định xử lý hành chính về giáo dục tại xã, phường, thị trấn, tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh hoặc đang bị quản chế hành chính. (Điều 29 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội).GV nêu tình huống có vấn đề:

Bình đẳng trước pháp luật có nghĩa là mọi công dân, nam, nữ thuộc các dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau đều không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định pháp luật. 1/ Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ: Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật. Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân .

MaPhong GDCD12/D/2011 - 2012 15

Page 16: Giao an GDCD 12

Một nhóm thanh niên rủ nhau đua ô tô với lí do nhà hai bạn trong nhóm mới mua ô tô. Bạn A có ý kiến không đồng ý vì cho rằng các bạn chưa có Giấy phép lái xe ô tô, đua xe nguy hiểm và dễ gây tai nạn; bạn B cho rằng bạn A lo xa vì đã có bố bạn B làm trưởng công an quận, bố bạn C làm Thứ trưởng của một Bộ. Nếu tình huống xấu nhất xảy ra đã có phụ huynh bạn B và bạn C “lo” hết. Cả nhóm nhất trí với B. Em hãy nêu thái độ và quan điểm của mình trước những ý kiến trên? Nếu nhóm bạn đó học cùng lớp với em, em sẽ làm gì? HS phát biểu, đề xuất cách giải quyết.GV nhận xét các ý kiến của HS, giảng giải: Mọi vi phạm pháp luật đều xâm hại đến quyền và lợi ích hợp của chủ thể khác, làm rối loạn trật tự pháp luật ở một mức độ nhất định. Trong thực tế, có một số người do thiếu hiểu biết về pháp luật, không tôn trọng và thực hiện pháp luật hoặc lợi dụng chức quyền để vi phạm pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng cho người khác, cho xã hội. Những hành vi đó cần phải được đấu tranh, ngăn chặn, xử lý nghiêm.GV nêu ví dụ điển hình: Vụ án Trương Văn Cam. Vậy Công dân có trách nhiệm gì đối với hành vi VPPL của chính mình.

GV đặt vấn đề: Công dân thực hiện quyền bình đẳng trước PL trên cở nào?

II/ Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý: Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mính và bị xử lí theo quy định của pháp luật.III/ Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật: Quyền và nghĩa vụ của công dân được Nhà nước quy định trong Hiến pháp và luật. Nhà nước và xã hội có trách nhiệm cùng tạo ra các điều kiện vật chất, tinh thần để bảo đảm cho công dân có khả năng thực hiện được quyền và nghĩa vụ phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước.

V. CỦNG CỐ BÀI:- Em hiểu thế nào là công dân bình đẳng về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý? Cho

ví dụ?- Cho học sinh làm bài tập SGK Gợi ý: Dựa vào bài học trả lời.

MaPhong GDCD12/D/2011 - 2012 16

Page 17: Giao an GDCD 12

VI. DẶN DÒ:- Xem lại nội dung bài 1, 2, 3 chuẩn bị bài kiểm tra 45’.

VII. RÚT KINH NGHIỆM:

…………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………..

Tuần 8Ngày soạn: 08/8/2011Ngày dạy: 15/8/2011

KIỂM TRA 45’

I/ Đề bài:Câu 1: Có ý kiến cho rằng “ Để quản lý xã hội có hiệu quả nhà nước chỉ cần quản lý bằng

phương tiện đạo đức mà không cần phải có pháp luật”. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao? ( 4 điểm)

Câu 2: ( 6 điểm)Khi bàn về dự định tương lai Mai nói với bố, mẹ con sẽ thi vào trường Đại học Luật vì đây

là trường Mai thích. Nhưng mẹ không đồng ý và cho rằng Mai nên thi vào trường Đại học sư phạm vì công việc đó phù hợp với Mai. Còn bố thì bảo: Mai nên thi vào trường Đại học Kinh tế quốc dân vì chỉ có am hiiểu về kinh tế thì mới có cuộc sống đầy đủ sau này. Mai không đồng ý với ý kiến của bố mẹ và quyết định thi vào trường mà Mai đã chọn. Mẹ Mai cho rằng việc làm này của Mai là không nghe theo lời bố mẹ, là bất hiếu. Còn bố tôn trọng quyết định cđa Mai. Hỏi.

a. Theo em, trong ba người trên việc làm của ai là thực hiện đúng quy định pháp luật? b. Nếu cả ba người thực hiện đúng quy định của pháp luật thì đã là biểu hiện của hình thức nào? ( sử dụng pháp luật, thi hành pháp luật, tuân thủ pháp luật, áp dụng pháp luật). c. Em hãy nêu những điểm khác nhau giữa các hình thức thực hiện pháp luật.

II/ BiÓu ®iÓmC©u 1:

Kh«ng ®ång ý. Giải thớch được: Quản lý xã hội bằng đạo đức thì không có tính hiệu quả cao.. Khẳng định vai trò của pháp luật:- Pháp luật là phương để nhà nước quản lý xã hội:

Pháp luật là phương tiện quản lý dân chủ, hiệu quả nhất vì pháp luật có tính phổ biến, tính quyền lực, bắt buộc chung, tính chặt chẽ về hình thức nội dung…

- Pháp luật là phương tiện để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình mình…

MaPhong GDCD12/D/2011 - 2012 17

Ký duyệt08/8/2011

Nguyễn Xuân Thành

Page 18: Giao an GDCD 12

- Không có pháp luật thì xã hội không có trật tự, ổn định…- Để quản lý xã hội có hiệu quà nhà nước sử dụng nhiều phương tiện trong đó pháp luật đúng vai trò chủ yếu.Liên hệ thực tế …

C©u 2:a. Trong ba người trên việc làm của bố và Mai là thực hiện đúng pháp luật.b. - Việc làm của Mai là sử dụng pháp luật. - Việc làm của bố là hình thức thi hành pháp luật. c. Điểm khác nhau: - Sử dụng pháp luật: Chủ thể có quyền thực hiện hoặc không thực hiện các quyền mà pháp luật cho phép. - Thi hành pháp luật, tuân thủ pháp luật và áp dụng pháp luật: Chủ thể bắt buộc phải thực hiện. - áp dụng pháp luật: Chủ thể thực hiện là cơ quan nhà nước hoặc cá nhân đại diện cho cơ quan nhà nước thực hiện.

- Sử dụng pháp luật, thi hành pháp luật và tuân thủ pháp luật: Chủ thể là mọi cá nhân, tổ chức.

DẶN DÒ:- Chuẩn bị bài học mới (Bài 4 – theo hướng dẫn SGK).

RÚT KINH NGHIỆM:

…………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………..

MaPhong GDCD12/D/2011 - 2012 18

Ký duyệt08/8/2011

Nguyễn Xuân Thành

KÝ DUYỆT CỦA BGH

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Page 19: Giao an GDCD 12

Tuần: 9Ngày soạn: 15/8/2011Ngày dạy: 22/8/2011

Tiết 9Bài 4: QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN

TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1.Về kiến thức: -Nêu được khái niệm, nội dung quyền bình đẳng của công dân trong các lĩnh vực: hôn nhân và

gia đình. -Nêu được trách nhiệm của Nhà nước đối với việc bảo đảm cho công dân thực hiện quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình. 2.Về kỹ năng:

Biết thực hiện và nhận xét việc thực hiện quyền bình đẳng của công dân trong các lĩnh vực hôn nhân và gia đình 3.Về thái độ: - Có ý thức tôn trọng các quyền bình đẳng của công dân trong hôn nhân và gia đình.II. PHƯƠNG PHÁP: Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm, tạo tình huống, trực quan,…III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - Sách giáo khoa (SGK), sách giáo viên (SGV) - Luật Hôn nhân và Gia đình.IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :

1. Ổn định tổ chức:2. Kiểm tra bài cũ:

Sửa bài kiểm tra 1 tiết.3. Giảng bài mới:

Họat động của thầy và trò Nội dung

- GV giải thích cho HS Mục đích của hôn nhân là xây dựng gia đình hạnh phúc, thực hiện các chức năng sinh con, nuôi dạy con và tổ chức đời sống vật chất, tinh thần của gia đình.

- GV đặt vấn đề: Điều 63 Hiến pháp 1992 quy định: “Công dân nữ và nam có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình”. Trong gia đình “vợ

I. Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình 1/ Khái niệm: Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình được hiểu là bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng và giữa các thành viên trong gia đình trên cơ sở nguyên tắc dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử trong các mối quan hệ ở phạm vi gia đình và xã hội. 2/ Nội dung bình đẳng trong hôn nhân và gia đình a. Bình đẳng giữa vợ và chồng

MaPhong GDCD12/D/2011 - 2012 19

Page 20: Giao an GDCD 12

chồng bình đẳng” (Điều 64 Hiến pháp 1992). Bình đẳng giữa vợ và chồng được hiểu là bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong gia đình. Theo Điều 19 Luật hôn nhân và gia đình:“Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình”. Điều này được thể hiện trong quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản. Hỏi: + Thế nào là quanhệ nhân thân giữa vợ và chồng? + Thế nào là quan hệ tài sản giữa vợ và chồng?

- Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm, lần lượt cho từng nhóm trình bày nội dung đã thảo luận. 1/ Tình trạng bạo lực trong gia đình mà nạn nhân thường là phụ nữ và trẻ em là vấn đề đang được quan tâm ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Theo em, đây có phải là biểu hiện của bất bình đẳng không? 2/ Một người chồng do quan niệm vợ mình không đi làm, chỉ ở nhà làm công việc nội trợ, không thể quyết định được việc lớn, nên khi bán xe ô tô (tài sản chung của vợ chồng đang sử dụng vào việc kinh doanh của gia đình) đã không bàn bạc với vợ. Người vợ phản đối, không đồng ý bán. Theo em, người vợ có quyền đó không? Vì sao? Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình: quan hệ giữa cha, mẹ và con; giữa ông, bà và cháu; giữa anh, chị, em với nhau được thực hiện trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, đối xử với nhau công bằng, dân chủ, cùng nhau chăm lo đời sống chung của gia đình. Trong thực tế, em đã nghe kể hoặc thấy trường hợp nào cha mẹ ngược đãi hoặc xúi giục, ép buộc con làm việc trái đạo đức, trái pháp luật chưa? Nếu rơi vào hoàn cảnh đó, theo em phải làm gì? Các thành viên trong gia đìng có quyền và nghĩa vụ gì theo quy định của PL?

Trong quan hệ thân nhân:Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc lựa chọn nơi cư trú; tôn trọng và giữ gìn danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau; tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau; …. Trong quan hệ tài sản: Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, thể hiện ở các quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt…

b. Bình đẳng giữa các thành viên của gia đình *Bình đẳng giữa cha mẹ và con - Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với con; cùng nhau thương yêu, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con,… - Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con, ngược đãi, hành hạ, xúc phạm con (kể cả con nuôi); không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên; không xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội. - Con có bổn phận yêu quý, kính trọng,

MaPhong GDCD12/D/2011 - 2012 20

Page 21: Giao an GDCD 12

Nhà nước cần phải làm gì để công dân có thể thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ của mình?

chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ. Con không được có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm cha mẹ. * Bình đẳng giữa ông bà và cháu Ông bà có nghĩa vụ và quyền trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho các cháu; cháu có bổn phận kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà. * Bình đẳng giữa anh, chị, em Anh, chị, em có bổn phận thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau; có nghĩa vụ và quyền đùm bọc, nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con. 3/ Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình - Nhà nước có chính sách, biện pháp tạo điều kiện để các công dân nam, nữ xác lập hôn nhân tự nguyện, tiến bộ và gia đình thực hiện đầy đủ chức năng của mình; tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hôn nhân và gia đình,.. - Nhà nước xử lí kịp thời, nghiêm minh mọi hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình.

V. CỦNG CỐ BÀI:- Em hiểu thế nào là bình đẳng về quyền, nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình?

Hành vi đánh đập con có xem là vi phạm PL không? Vì sao?- Cho học sinh làm bài tập SGK Gợi ý: Dựa vào bài học trả lời.

VI. DẶN DÒ:- Xem lại nội dung bài học, chuẩn bị phần tiếp theo.

VII. RÚT KINH NGHIỆM:

…………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………..

Tuần: 10Ngày soạn: 15/8/2011Ngày dạy: 22/8/2011

MaPhong GDCD12/D/2011 - 2012 21

Ký duyệt15/8/2011

Nguyễn Xuân Thành

Page 22: Giao an GDCD 12

Tiết 10Bài 4: QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CƠNG DÂN

TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1.Về kiến thức: -Nêu được khái niệm, nội dung quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực: Lao động.

-Nêu được trách nhiệm của Nhà nước đối với việc bảo đảm cho công dân thực hiện quyền bình đẳng trong lao động của công dân. 2.Về kỹ năng:

Biết thực hiện và nhận xét việc thực hiện quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực lao động. 3.Về thái độ: - Có ý thức tôn trọng các quyền bình đẳng của công dân trong lao độngII. PHƯƠNG PHÁP: Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm, tạo tình huống, trực quan,…III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - Sách giáo khoa (SGK), sách giáo viên (SGV) - Luật Lao động.IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :

1. Ổn định tổ chức:2. Kiểm tra bài cũ:

Thế nào là bình đẳng trong hôn nhân và gia đình? Nêu vai trò và trách nhiệm của nhà nước.3. Giảng bài mới:

Họat động của thầy và trò Nội dungGV hỏi: Lao động là gì? Ý nghĩa của lao động? Vậy em hiểu thế nào là bình đẳng trong lao động? (H/S nêu khai niệm Gv dẫn các em hình thành khaí niệm về bình đẳng trong lao động).

Pháp luật nước ta quy định như thế nào về quyền bình đẳng trong lao động của công dân. Quyền bình đẳng của Công dân được thể hiện như thế nào?

II/ Bình đẳng trong lao động 1/ Thế nào là bình đẳng trong lao động? Bình đẳng trong lao động được hiểu là bình đẳng giữa mọi công dân trong thực hiện quyền lao động thông qua việc tìm việc làm, bình đẳng giữa người sử dụng lao động và người lao động thông qua hợp đồng lao động, bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ trong từng cơ quan, doanh nghiệp và trong phạm vi cả nước. 2/ Nội dung cơ bản của bình đẳng trong lao động: a. Công dân bình đẳng trong thực hiện quyền lao động: Mọi người đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp phù hợp với khả năng của mình. Người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao được Nhà nước và người sử dụng lao động ưu đãi, tạo điều kiện thuận lợi để phát

MaPhong GDCD12/D/2011 - 2012 22

Page 23: Giao an GDCD 12

Hợp đồng lao động là gì? Tại sao người lao động và người sử dụng lao động phải kí kết hợp đồng lao động?(GV đưa tình huống cho học sinh thảo luận, đại diện nhóm trình bày). GV kết luận. Nguyên tắc giao kết hợp đồng được PL quy định như thế nào? Hiện nay, một số doanh nghiệp ngại nhận lao động nữ vào làm việc, vì vậy, cơ hội tìm việc làm của lao động nữ khó khăn hơn lao động nam. Em có suy nghĩ gì trước hiện tượng trên? Nếu là chủ doanh nghiệp, em có yêu cầu gì khi tuyển dụng lao động? Vì sao? Vậy PL quy định quy định như thế nào?

Nhà nước cần phải làm gì để đảm bảo quyền bình đẳng của người lao động?

huy tài năng. b. Công dân bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động: Việc giao kết hợp đồng lao động phải tuân theo nguyên tắc: Tự do, tự nguyện, bình đẳng; không trái pháp luật và thoả ước lao động tập thể; giao kết trực tiếp giữa người lao động với người sử dụng lao động. c. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ: Lao động nam và lao động nữ được bình đẳng về quyền trong lao động, đó là: bình đẳng về cơ hội tiếp cận việc làm; bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng; được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện làm việc khác. Tuy nhiên, lao động nữ được quan tâm đến đặc điểm về cơ thể, sinh lí và chức năng làm mẹ trong lao động để có điều kiện thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ lao động. 3/ Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trong lao động: Mở rộng dạy nghề, đào tạo lại, hướng dẫn kinh doanh, cho vay vốn với lãi suất thấp. Khuyến khích việc quản lý lao động theo nguyên tắc dân chủ, công bằng trong doanh nghiệp. Khuyến khích và có chính sách ưu đãi đối với người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao. Có chính sách ưu đãi về giải quyết việc làm để thu hút và sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số. Ban hành các quy định để bảo đảm cho phụ nữ bình đẳng với nam giới trong lao động: có quy định ưu đãi, xét giảm thuế đối với doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ; mở nhiều loại hình đào tạo thuận lợi cho lao động nữ.

V. CỦNG CỐ BÀI:- Em hiểu thế nào là bình đẳng trong lao động? Nội dung của quyền bình đẳng được PL

quy định như thế nào? Việc tuyển dụng nhân viên như thế nào thì VPPL? Vì sao?- Cho học sinh làm bài tập SGK Gợi ý: Dựa vào bài học trả lời.

VI. DẶN DÒ:MaPhong GDCD12/D/2011 - 2012 23

Page 24: Giao an GDCD 12

- Xem lại nội dung bài học, chuẩn bị phần tiếp theo.VII. RÚT KINH NGHIỆM:

…………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………..

Tuần: 11Ngày soạn: 15/8/2011Ngày dạy: 22/8/2011

Tiết 11Bài 4: QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CƠNG DÂN

TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1.Về kiến thức: - Nêu được khái niệm, nội dung quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực: kinh doanh.

- Nêu được trách nhiệm của Nhà nước đối với việc bảo đảm cho công dân thực hiện quyền bình đẳng trong trong kinh doanh. 2.Về kỹ năng:

Biết thực hiện và nhận xét việc thực hiện quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực trong kinh doanh. 3.Về thái độ: - Có ý thức tôn trọng các quyền bình đẳng của công dân.II. PHƯƠNG PHÁP: Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm, tạo tình huống, trực quan,…III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - Sách giáo khoa (SGK), sách giáo viên (SGV) - Luật kinh doanh.IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :

1. Ổn định tổ chức:2. Kiểm tra bài cũ:

Thế nào là quyền bình đẳng trong lao động? Nêu nguyên tắc khi giao kết HĐLĐ? Theo em nội dung cơ bản của HĐLĐ gồm những vấn đề nào.

3. Giảng bài mới:Họat động của thầy và trò Nội dung

- Trong nền kinh tế hiện nay nước ta đang tồn tại các thành phần kinh tế nào? Vì sao kinh tế nhà nước đóng vai trò then chốt chủ đạo? Điều này có trái với tính bình đẳng trong KD không? Vì sao? Vậy em hiểu thế nào là bình

III/ Bình đẳng trong kinh doanh: 1/ Thế nào là bình đẳng trong kinh doanh?

MaPhong GDCD12/D/2011 - 2012 24

Ký duyệt15/8/2011

Nguyễn Xuân Thành

Page 25: Giao an GDCD 12

đẳng trong kinh doanh?

- Quyền bình đẳng trong KD được thể hiện như thế nào? Người KD có nghĩa vụ gì đối với nhà nước?

- Vậy nhà nước có vai trò gì đối với việc đảm bảo quyền bình đẳng của các doanh nghiệp?

Bình đẳng trong kinh doanh có nghĩa là mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ kinh tế, từ việc lựa chọn ngành, nghề, địa điểm kinh doanh, hình thức tổ chức kinh doanh, đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong quá trình sản xuất kinh doanh đều bình đẳng theo quy định của pháp luật. 2/ Nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh: - Mọi công dân đều có quyền tự do lựa chọn hình thức tổ chức KD. Có quyền tự chủ đăng kí kinh doanh trong nghề mà pháp luật không cấm. - Mọi loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đều được bình đẳng trong việc khuyến khích phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. - Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về quyền chủ động mở rộng quy mô và ngành, nghề kinh doanh; chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng; tự do liên doanh với các cá nhân, tổ chức kinh tế trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật; tự chủ kinh doanh để nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh. - Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về nghĩa vụ, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động trong doanh nghiệp; tuân thủ pháp luật về bảo vệ tài nguyên, môi trường, cảnh quan, di tích lịch sử. 3/ Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng trong kinh doanh: - Nhà nước thừa nhận sự tồn tại lâu dài và phát triển của cá loại hình doanh nghiệp ở nước ta. - Nhà nước quy định địa vị pháp lý của các loại hình doanh nghiệp, quy định quyền và nghĩa vụ của các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh. - Nhà nước khẳng định bảo hộ quyền sở hữu và thu nhập hợp pháp của mọi loại hình doanh nghiệp. - Quy định nam, nữ bình đẳng trong việc thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý doanh nghiệp,

MaPhong GDCD12/D/2011 - 2012 25

Page 26: Giao an GDCD 12

bình đẳng trong việc tiếp cận thông tin, nguồn vốn, thị trường và nguồn lao động.

V. CỦNG CỐ BÀI:- Em hiểu thế nào là quyền bình đẳng trong KD? Nội dung của quyền bình đẳng được PL

quy định như thế nào? Việc lấy thành phần KT nhà nước đóng vai trò theo chốt, chủ đạo có ý nghĩa gì? Vì sao?

- Cho học sinh giải quyết bài tập còn lại SGK. Gợi ý: Dựa vào bài học trả lời.VI. DẶN DÒ:

- Xem, chuẩn bị bài học mới.VII. RÚT KINH NGHIỆM:…………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………..

Tuần: 12Ngày soạn: 15/8/2011Ngày dạy: 22/8/2011

Tiết 12Bài 5: QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỮA CÁC DÂN TỘC VÀ TÔN GIÁO

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1.Về kiến thức:

- Nêu được các khái niệm, nội dung, ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các dân tộc. - Hiểu được chính sách của Đảng, PL của Nhà nước về quyền bình đẵng giữa các dân tộc. 2.Về kỹ năng:

-Phân biệt được những việc làm đúng và sai trong việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các DT. 3.Về thái độ: - Xây dựng cho mình ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện quyền bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc; đấu tranh với những hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc hoặc lợi dụng vấn đề dân tộc đi ngược lại lợi ích của nhân dân.II. PHƯƠNG PHÁP: Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm, tạo tình huống, trực quan,…III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - Sách giáo khoa (SGK), sách giáo viên (SGV) - Hiến pháp 1992 được sửa đổi bổ sung.IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :

1. Ổn định tổ chức:2. Kiểm tra bài cũ:

Thế nào là quyền bình đẳng trong KD? Nêu nội dung cơ bản của quyền bình đẳng?

MaPhong GDCD12/D/2011 - 2012 26

Ký duyệt15/8/2011

Nguyễn Xuân Thành

Page 27: Giao an GDCD 12

3. Giảng bài mới:Họat động của thầy và trò Nội dung

GV dùng phương pháp diễn giảng giúp học sinh hiểu được chính sách đoàn ké6t các dân tộc là truyền thống vô cùng quý báu của dân tộc Viêt Nam mà hiện nay Đảng và nước ta đang kế thừa và phát huy. Vậy theo em bình đẳng giữa các dân tộc có nghĩa là gì?

Nội dung quyền bình đẳng được pháp luật quy định như thế nào trong việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc hôm nay?

Nêu ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các dân tộc?

Nhà nước cần phải làm gì để chính sách đoàn kết dân tộc ngày càng được củng cố và

I/ Bình đẳng giữa các dân tộc:

1/ Thế nào là bình đẳng giữa các dân tộc? Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được hiểu là các dân tộc trong một quốc gia không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ văn hoá cao hay thấp, không phân biệt chủng tộc, màu da…đều được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển. 2/ Nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc: a/ Các dân tộc ở Việt Nam đều được bình đẳng về chính trị: Các dân tộc đều có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, được quyền thảo luận, góp ý các vấn đề chung của đất nước. Quyền này được thực hiện theo hai hình thức dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp. b/ Các dân tộc ở Việt Nam đều bình đẳng về kinh tế: Trong chính sách phát triển kinh tế, không có sự phân biệt giữa các dân tộc đa số và thiểu số. Nhà nước luôn quan tâm đầu tư phát triển kinh tế đối với tất cả các vùng, đặc biệt ở những vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. c/ Các dân tộc ở Việt Nam đều bình đẳng về văn hoá, giáo dục: Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình. Những phong tục, tập quán, truyền thống văn hoá tốt đẹp của từng dân tộc được giữ gìn, khôi phục, phát huy. Các dân tộc ở Việt Nam có quyền hưởng thụ một nền giáo dục của nước nhà. 3/ Ý nghĩa: Thựïc hiện tốt chính sách các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng phát triển là sức mạnh đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước. 4/ Chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về quyền bình đẳng giữa các dân tộc:

MaPhong GDCD12/D/2011 - 2012 27

Page 28: Giao an GDCD 12

lớn mạnh? - Ghi nhận trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc. - Thực hiện chiến lược phát triển kinh tế- xã hội đối với vùng đồng bào dân tộc. - Nghiêm cấm mọi hành vi kì thị và chia rẽ dân tộc.

V. CỦNG CỐ BÀI:- Em hiểu thế nào là quyền bình đẳng giữa các dân tộc? Nội dung và ý nghĩa của quyền

bình đẳng dân tộc? - Cho học sinh giải quyết bài tập SGK.

Gợi ý: Dựa vào bài học trả lời.VI. DẶN DÒ:

- Xem, chuẩn bị phần tiếp theo.VII. RÚT KINH NGHIỆM:

…………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………..

Tuần: 13Ngày soạn: 29/8/2011Ngày dạy: 06/9/2011

Tiết 13

Bài 5: QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỮA CÁC DÂN TỘC VÀ TÔN GIÁO

(Tiếp theo)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

MaPhong GDCD12/D/2011 - 2012 28

Ký duyệt15/8/2011

Nguyễn Xuân Thành

KÝ DUYỆT CỦA BGH

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Page 29: Giao an GDCD 12

1.Về kiến thức: - Nêu được các khái niệm, nội dung, ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.

- Hiểu được chính sách của Đảng, PL của Nhà nước về quyền bình đẵng giữa các tôn giáo. 2.Về kỹ năng:

-Phân biệt được những việc làm đúng và sai trong việc thực hiện quyền bình đẳng giữa tôn giáo. 3.Về thái độ: - Xây dựng cho mình ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện quyền bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc, tôn giáo; đấu tranh với những hành vi chia rẽ hoặc lợi dụng tôn giáo đi ngược lại lợi ích của nhân dân.II. PHƯƠNG PHÁP: Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm, tạo tình huống, trực quan,…III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - Sách giáo khoa (SGK), sách giáo viên (SGV) - Hiến pháp 1992 được sửa đổi bổ sung.IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :

1. Ổn định tổ chức:2. Kiểm tra bài cũ:

Thế nào là quyền bình đẳng các dân tộc? Nêu nội dung cơ bản của quyền bình đẳng?3. Giảng bài mới:

Họat động của thầy và trò Nội dung GV sử dụng phương pháp đàm thoại kết hợp diễn giải giúp HS tìm hiểu khái niệm. Các câu hỏi : - Người có đạo có phải là người có tín ngưỡng không? Vì sao? - Thờ cúng tổ tiên là hiện tượng tôn giáo hay tín ngưỡng? - Tôn giáo và tín ngưỡng giống nhau và khác nhau như thế nào? - Tín ngưỡng, tôn giáo có khác với mê tín dị đoan không? Tại sao phải chống mê tín dị đoan? GV kết hợp giới thiệu cho học sinh hiểu thêm về các tôn giáo lớn ở nước ta hiện nay. Cả nước có tới 20 triệu tín đồ của 6 tôn giáo lớn là đạo Phật, Công giáo, Tin lành, Hoà Hảo, Cao Đài và Hồi giáo. 20 triệu tín đồ tôn giáo là một tỷ lệ rất đáng kể trong hơn 80 triệu dân cả nước. Khoảng 60.000 chức sắc tôn giáo với hơn 30.000 nơi thờ tự . Vậy PL quy định như thế nào về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo?

II/ Bình đẳng giữa các tôn giáo 1/ Khái niệm bình đẳng giữa các tôn giáo: Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được thể hiện là các tôn giáo ở Việt Nam đều có quyền hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ của pháp luật; đều bình đẳng trước pháp luật; những nơi thờ tự tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ.

2/ Nội dung quyền bình đẳng giữa các tôn giáo: - Các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật, có quyền hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật. - Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy

MaPhong GDCD12/D/2011 - 2012 29

Page 30: Giao an GDCD 12

Việc bình đẳng tôn giáo có ý nghĩa như thế nào?

Nhà nước có trách nhiệm gì trong chính sách đoàn kết tôn giáo?

định của pháp luật được Nhà nước bảo đảm; các cơ sở tôn giáo hợp pháp được pháp luật bảo hộ. 3/ Ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các tôn giáo: Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo là cơ sở, tiền đề quan trọng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thúc đẩy tình đoàn kết, tạo thành sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc ta trong công cuộc xây dựng đất nước. 4/ Chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo: - Nhà nước bảo đảm quyền hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật. - Nhà nước thừa nhận và bảo đảm cho công dân có hoặc không có tôn giáo đều được hưởng mọi quyền công dân và có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ công dân. - Đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau, đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo. - Nghiêm cấm mọi hành vi vi phạm quyền tự do tôn giáo, lợi dụng các vấn đề dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động trái pháp luật.

V. CỦNG CỐ BÀI:- Em hiểu thế nào là quyền bình đẳng giữa các Tôn giáo? Nội dung và ý nghĩa của quyền

bình đẳng Tôn giáo? - Cho học sinh giải quyết bài tập còn lại SGK.

Gợi ý: Dựa vào bài học trả lời.VI. DẶN DÒ:

- Xem, chuẩn bị phần tiếp theo.

VII. RÚT KINH NGHIỆM:…………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………..

Tuần: 14Ngày soạn: 29/ 8/2011Ngày dạy: 06/ 9/2011

Tiết: 14MaPhong GDCD12/D/2011 - 2012 30

Ký duyệt30/ 8/ 2011

Nguyễn Xuân Thành

Page 31: Giao an GDCD 12

Bài 6: CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1.Về kiến thức: - Nêu được khái niệm, nội dung, ý nghĩa của quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công

dân. 2.Về kỹ năng:

- Biết phân biệt những hành vi thực hiện đúng và hành vi xâm phạm quyền tự do cơ bản của công dân. 3.Về thái độ: - Có ý thức bảo vệ các quyền tự do cơ bản của mình và tôn trọng các quyền tự do cơ bản của người khác

- Biết phê phán các hành vi xâm phạm tới các quyền tự do cơ bản của công dân.II. PHƯƠNG PHÁP: Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm, tạo tình huống, trực quan,…III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - Sách giáo khoa (SGK), sách giáo viên (SGV) - Hiến pháp 1992 được sửa đổi bổ sung, Bộ luật hình sự.IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :

1. Ổn định tổ chức:2. Kiểm tra bài cũ:

Thế nào là quyền bình đẳng các giữa các tôn giáo? Nêu nội dung cơ bản của quyền bình đẳng?

3. Giảng bài mới:Họat động của thầy và trò Nội dung

GV sử dụng tình huống trong SGK: Ôâng A mất xe máy và khẩn cấp trình báo với công an xã. Trong việc này, ông A khẳng định anh X là người lấy cắp. Dựa vào lời khai báo của ông A, công an xã đã ngay lập tức bắt anh X và ép buộc anh phải nhận là đã lấy cắp. Việc làm của công an xã là vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. GV hỏi: Tại sao việc làm này của công an xã là vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân? Vậy thế nào là bắt khả xâm phạm về thân thể? Vậy trường hợp nào có quyền bắt giam giữ người khi chưa có lệnh của VKS hoặc TÁ?

I/ Các quyền tự do cơ bản của công dân: 1/ Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân:

a. Thế nào là …? Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Toà án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang.

b. Nội dung : Không một ai, dù ở cương vị nào có quyền tự ý bắt và giam, giữ người vì những lí do không chính đáng hoặc do nghi ngờ không có căn cứ. Trong một số trường hợp cần thiết phải bắt,

MaPhong GDCD12/D/2011 - 2012 31

Page 32: Giao an GDCD 12

Ngoài ra còn có cơ quan nào có quyền bắt và giam, giữ người? GV hỏi: Tại sao pháp luật lại cho phép bắt người trong những trường hợp này? Việc bắt giam, giữ người dúng quy định của PL mang lại ý nghĩa gì?

giam, giữ người để giữ gìn trật tự, an ninh, điều tra tội phạm, ngăn chặn tội phạm thì những cán bộ nhà nước có thẩm quyền thuộc Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án và một số cơ quan khác được quyền bắt và giam, giữ người, nhưng phải theo đúng trình tự và thủ tục do pháp luật quy định. c/ Ý nghĩa: Nhằm ngăn chặn mọi hành vi tùy tiện bắt giữ người trái với quy định của pháp luật, bảo vệ quyền con người – quyền công dân trong một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

V. CỦNG CỐ BÀI:- Em hiểu thế nào là quyền bất khả xâm phạm về thân thể? Nội dung và ý nghĩa của quyền

này? - Cho học sinh giải quyết bài tập còn lại SGK.

Gợi ý: Dựa vào bài học trả lời.VI. DẶN DÒ:

- Xem, chuẩn bị phần tiếp theo.VII. RÚT KINH NGHIỆM:

…………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………..

Tuần: 15Ngày soạn: 29/ 8/2011Ngày dạy: 08/ 9/ 2011

Tiết 15Bài 6: CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN

(Tiếp theo)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1.Về kiến thức: - Nêu được khái niệm, nội dung, ý nghĩa của quyền được PL bảo hộ về tính mạng , sức khỏe ,

danh dự và nhân phẩm.- Trình bày được trách nhiệm của NN và CD trong việc bảo đảm và thực hiện các quyền tự do

cơ bản của CD.

MaPhong GDCD12/D/2011 - 2012 32

Ký duyệt30/ 9/ 2011

Nguyễn Xuân Thành

Page 33: Giao an GDCD 12

2.Về kỹ năng: - Biết phân biệt những hành vi thực hiện đúng và hành vi xâm phạm quyền tự do cơ bản của

công dân. 3.Về thái độ: - Có ý thức bảo vệ các quyền tự do cơ bản của mình và tôn trọng các quyền tự do cơ bản của người khác

- Biết phê phán các hành vi xâm phạm tới các quyền tự do cơ bản của công dân.II. PHƯƠNG PHÁP: Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm, tạo tình huống, trực quan,…III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - Sách giáo khoa (SGK), sách giáo viên (SGV) - Hiến pháp 1992 được sửa đổi bổ sung, Bộ luật hình sự.IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :

1. Ổn định tổ chức:2. Kiểm tra bài cũ:

Thế nào là quyền bất khả XP về thân thể? Nêu nội dung cơ bản của quyền này?

3. Giảng bài mới:Họat động của thầy và trò Nội dung

GV hỏi: Trong bản Tuyên ngôn độc lập Bác Hồ chúng đã khẳng định : “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Vậy em hiểu quyền được sống ở đây có nghĩa là gì PL nước ta quy định như thế nào về quyền này? Em hiểu thế nào là quyền bất khả XP về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm và danh dự của công dân? GV cho học sinh tham khảo bài tập SGK, trao đổi thảo luận. A và B là hàng xóm của nhau. Một hôm, đàn gà của A sang vườn nhà B bới tung một luống rau cải, bực mình B chửi A và hai bên to tiếng với nhau. Tức thì A đã dùng gậy đánh vào chân B làm B phải vào bệnh viện điều trị và để lại thương tật ở chân. Trong trường hợp này, A đã xâm phạm tới sức khoẻ của B, vi phạm quyền được PL bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân. Vì sao? GV tiếp tục cho học sinh trả lời tình huống sau: A vì ghen ghét B nên đã tung tin xấu về B có liên quan đến việc mất tiền của một bạn ở

2/ Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân: a/ Thế nào là…? Công dân có quyền được bảo đảm an tòan về tính mạng, sức khỏe, được bảo vệ danh dự và nhân phẩm; không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác.

b. Nội dung: Thứ nhất: Không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe của người khác. - Không ai được đánh người; đặc biệt nghiêm cấm những hành vi hung hãn, côn đồ, đánh người gây thương tích, làm tổn hại cho sức khỏe của người khác. - Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm đến tính mạng của người khác như giết người, đe dọa giết người, làm chết người.

Thứ hai: Không ai được xâm phạm tới danh dự và nhân phẩm của người khác.

MaPhong GDCD12/D/2011 - 2012 33

Page 34: Giao an GDCD 12

lớp. Hành vi của A có vi phạm PL không? Vì sao? Vậy thế nào là xúc phạm đến nhân phẩm và danh dự? Nêu ý nghĩa của việc quy định vấn đề trên.

Không bịa đặt điều xấu, tung tin xấu, nói xấu, xúc phạm người khác để hạ uy tín và gây thiệt hại về danh dự cho người đó. c. Ý nghĩa: Nhằm xác lập địa vị pháp lý của công dân trong mối quan hệ với Nhà nước và xã hội. Đề cao nhân tố con người trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

V. CỦNG CỐ BÀI:- Em hiểu thế nào là quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, nhân phẩm và danh dự của

người khác? Nêu nội dung và ý nghĩa của quyền này? - Cho học sinh giải quyết bài tập còn lại SGK.

Gợi ý: Dựa vào bài học trả lời.VI. DẶN DÒ:

- Xem, chuẩn bị phần tiếp theo.VII. RÚT KINH NGHIỆM:…………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………..………………………………………………………………………….

Tuần: 16Ngày soạn: 29/ 8/2011Ngày dạy: 08/ 9/2011

Tiết 16Bài 6: CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN

(Tiếp theo)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1.Về kiến thức: - Nêu được khái niệm, nội dung, ý nghĩa của quyền Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở;

Quyền bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại , điện tín.- Trình bày được trách nhiệm của NN và CD trong việc bảo đảm và thực hiện các quyền tự do

cơ bản của CD. 2.Về kỹ năng:

- Biết phân biệt những hành vi thực hiện đúng và hành vi xâm phạm quyền tự do cơ bản của công dân. 3.Về thái độ: - Có ý thức bảo vệ các quyền tự do cơ bản của mình và tôn trọng các quyền tự do cơ bản của người khác

- Biết phê phán các hành vi xâm phạm tới các quyền tự do cơ bản của công dân.II. PHƯƠNG PHÁP: Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm, tạo tình huống, trực quan,…

MaPhong GDCD12/D/2011 - 2012 34

Ký duyệt30/8/ 2011

Nguyễn Xuân Thành

Page 35: Giao an GDCD 12

III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - Sách giáo khoa (SGK), sách giáo viên (SGV) - Hiến pháp 1992 được sửa đổi bổ sung, Bộ luật hình sự.IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :

1. Ổn định tổ chức:2. Kiểm tra bài cũ:

Thế nào là quyền bình đẳng các giữa các tôn giáo? Nêu nội dung cơ bản của quyền bình đẳng?

3. Giảng bài mới:Họat động của thầy và trò Nội dung

GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm về bài tập tình huống trong SGK: Ôâng A mất một chiếc quạt điện. Do nghi ngờ con ông B lấy trộm nên ông A yêu cầu ông B cho vào nhà khám xét. Ông B không đồng ý nhưng ông A cùng con trai cứ tự tiện xông vào nhà để khám. Theo em, hành vi của bố con ông A có vi phạm PL hay không? Giải thích vì sao? Vậy thế nào là quyền bất khả XP về chỗ ở?

Vậy trường hợp nào được vào chỗ ở của người khác?

Việc khám xét chỗ ở của công dân theo đúng trình tự thủ tục của PL có ý nghĩa như thế nào?

Vì sao Thư tín, điện thoại điện tín được nhà nước bảo hộ? Hành vi xem thư của bạn có xem là hành vi vi phạm PL hay không? Vì sao?

3/ Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân: a/ Thế nào là …? Chỗ ở của công dân được Nhà nước và mọi người tôn trọng, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý. Chỉ trong trường hợp được pháp luật cho phép và phải có lệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới được khám xét chỗ ở của một người. Trong trường hợp này thì việc khám xét cũng không được tiến hành tùy tiện mà phải tuân theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. b/ Nội dung: * Trường hợp thứ nhất, khi có căn cứ để khẳng định chỗ ở, địa điểm của người nào đó có công cụ, phương tiện (ví dụ: gậy gộc, dao, búa, rìu, súng,…) để thực hiện tội phạm hoặc có đồ vật, tài liệu liên quan đến vụ án. * Trường hợp thứ hai, việc khám chỗ ở, địa điểm của người nào đó được tiến hành khi cần bắt người đang bị truy nã hoặc người phạm tội đang lẫn tránh ở đó. c/ Ý nghĩa: - Nhằm đảm bảo cho công dân – con người có được cuộc sống tự do trong một xã hội dân chủ, văn minh. - Tránh mọi hành vi tự tiện của bất kì ai, cũng như hành vi lạm dụng quyền hạn của các cơ quan và cán bộ, công chức nhà nước trong khi thi hành công vụ. 4/ Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thọai, điện tín: Không ai được tự tiện bóc mở, thu giữ, tiêu hủy thư, điện tín của người khác; những người làm nhiệm vụ chuyển thư, điện tín phải

MaPhong GDCD12/D/2011 - 2012 35

Page 36: Giao an GDCD 12

Theo em có trường hợp nào PL cho phép xem thư tín, điện thoại, điện tín của người khác? (GV mở rộng thêm vấn đề cho học sinh).

chuyển đến tay người nhận, không được giao nhầm cho người khác, không được để mất thư, điện tín của công dân.

V. CỦNG CỐ BÀI:- Em hiểu thế nào là quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của người khác? Nêu nội dung và ý

nghĩa của quyền này? - Cho học sinh giải quyết bài tập còn lại SGK.

Gợi ý: Dựa vào bài học trả lời.VI. DẶN DÒ:

- Xem, chuẩn bị phần tiếp theo.VII. RÚT KINH NGHIỆM:

…………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………..

MaPhong GDCD12/D/2011 - 2012 36

Ký duyệt30/8/2011

Nguyễn Xuân Thành

KÝ DUYỆT CỦA BGH

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Page 37: Giao an GDCD 12

Tuần: 17Ngày soạn: 29/8/2011Ngày dạy: 12/9/2011

ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ I

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1.Về kiến thức: Củng cố lại kiến thức đã học từ bài 1 đến phần b bài 6.

2.Về kỹ năng: - Nắm được kiến thức cơ bản về pháp luật, biết phân biệt các loại vi phạm, các hình thức thực

hiện pháp luật... 3.Về thái độ: Có ý thức tôn trọng pháp luật, sống và làm việc theo pháp luật.II. PHƯƠNG PHÁP: Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm, tạo tình huống, trực quan,…III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - Sách giáo khoa (SGK), sách giáo viên (SGV) - Hiến pháp 1992 được sửa đổi bổ sung, Bộ luật hình sự.IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :

1. Ổn định tổ chức:2. Kiểm tra bài cũ:

1/ Pháp luật là gì? Nêu đặc trưng cơ bản của pháp luật? Vai trò của pháp luật trong đời sống?

2/ Có mấy hình thức thực hiện pháp luật? Chỉ ra sự khác biệt của các hình thức thực hiện pháp luật?

3/ Nêu các dấu hiệu vi phạm pháp luật? Có mấy loại vi phạm pháp luật? Trình bày và chỉ ra sự khác biệt giữa các loại vi phạm?

4/ Hướng dẫn học sinh giải bài tập tình huống SGK 12(Học sinh dựa vào bài học trả lời)

V. DẶN DÒ:- Chuẩn bị bài kiểm tra học kỳ.

VI. RÚT KINH NGHIỆM:

…………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………..

MaPhong GDCD12/D/2011 - 2012 37

Ký duyệt30/8/2011

Nguyễn Xuân Thành

Page 38: Giao an GDCD 12

Tuần: 18Ngày soạn: 29/8/2011Ngày dạy: 12/9/2011

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ IThời gian: 45’

Đề bài:Câu 1: ( 3điểm)Em hãy trình bày các đặc trưng cơ bản của pháp luật? Nội quy học sinh của trường

THPT Lê Thị Riêng có phải là văn bản pháp luật không? Vì sao?Câu 2: (3điểm)Hãy trình bày các loại vi phạm pháp luật? Cho ví dụ minh họa?Câu 3: (4 điểm)T×nh huèng: An ®i xe m¸y ®Õn mét ng· t, mÆc dï cã b¸o hiÖu

®Ìn ®á nhng vÉn kh«ng dõng l¹i. Do kh«ng tu©n theo chØ dÉn cña tÝn hiÖu ®Ìn nªn ®· bÞ c¶nh s¸t giao th«ng b¾t dõng l¹i vµ yªu cÇu xuÊt tr×nh giÊy tê. An ®· xuÊt tr×nh ®Çy ®ñ giÊy tê cÇn thiÕt nhng c¶nh s¸t giao th«ng vÉn lËp biªn b¶n vµ yªu cÇu nép ph¹t. An cho r»ng, c¶nh s¸t giao th«ng xö ph¹t kh«ng cã t×nh cã lÝ. V× thùc tÕ ®êng lóc ®ã rÊt v¾ng, An kh«ng g©y ra tai n¹n giao th«ng, v¶ l¹i An còng ®· xuÊt tr×nh ®Çy ®ñ giÊy tê hîp ph¸p.

Hái: a. Hµnh vi cña An cã vi ph¹m ph¸p luËt kh«ng? V× sao?NÕu lµ hµnh vi vi ph¹m ph¸p luËt th× ®ã lµ lo¹i hµnh vi vi ph¹m ph¸p luËt g×?

b. Hµnh vi xö ph¹t cña c¶nh s¸t giao th«ng ®èi víi An cã ®óng ph¸p luËt kh«ng? NÕu ®óng, ®ã lµ h×nh thøc thùc hiÖn ph¸p luËt nµo?

Đáp án:Câu 1: Nội dung ĐiểmTr×nh bµy hiÓu biÕt cña m×nh vÒ c¸c ®Æc trng c¬ b¶n cña ph¸p luËt? Néi quy nhµ trêng cã ph¶i lµ v¨n b¶n quy ph¹m ph¸p luËt kh«ng? V× sao?

30

Ph¸p luËt lµ hÖ thèng c¸c quy t¾c xö sù chung do nhµ níc ban hµnh vµ ®îc b¶o ®¶m thùc hiÖn b»ng quyÒn lùc nhµ n-íc.

1,0

TÝnh quy ph¹m phæ biÕn … 0,25 LÊy vÝ dô ……. 0,25TÝnh quyÒn lùc, b¾t buéc chung…. 0,25LÊy vÝ dô… 0,25TÝnh x¸c ®Þnh chÆt chÏ vÒ mÆt h×nh thøc… 0,25LÊy vÝ dô… 0,25Néi quy nhµ trêng kh«ng ph¶i lµ v¨n b¶n quy ph¹m ph¸p 0,25

MaPhong GDCD12/D/2011 - 2012 38

Page 39: Giao an GDCD 12

luËt.Gi¶i thÝch: Néi quy nhµ trêng do Ban gi¸m hiÖu ban hµnh chØ cã gi¸ trÞ b¾t buéc thùc hiÖn ®èi víi häc sinh, gi¸o viªn thuéc ph¹m vi nhµ trêng.

0,25

Câu 2:Nêu đầy đủ 4 loại vi phạm pháp luật cho ví dụ minh họa 3đ

Câu 3:Hµnh vi cña An lµ hµnh vi vi ph¹m ph¸p luËt. 0,5V×: Hµnh vi ®ã lµ hµnh vi tr¸i ph¸p luËt.

Do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiệnHành vi của An là hành vi có lỗi

2.0

Hµnh vi cña An thuéc lo¹i vi ph¹m hµnh chÝnh. 0,5ViÖc xö ph¹t cña c¶nh s¸t giao th«ng ®èi víi An lµ ®óng ph¸p luËt.

0,5

ViÖc xö ph¹t cña c¶nh s¸t giao th«ng lµ biÓu hiÖn cña h×nh thøc ¸p dông ph¸p luËt.

0,5

V. RÚT KINH NGHIỆM:…………………………………………………………………………………………………………………………………………

Tuần: 19, 20 Ngày soạn: 29/8/2011Ngày dạy: 12/9/2011

NGOẠI KHOÁViệc thực hiện ATGT ở địa phương

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1.Về kiến thức:

- Nêu được thực trạng, nguyên nhân của tình hình trật tự ATGT của nước ta. 2.Về kỹ năng:

- Biết và vận dụng đúng luật GTĐB khi tham gia giao thông. 3.Về thái độ: - Có ý thức tôn trọng và chấp hành tốt luật GTĐB.

MaPhong GDCD12/D/2011 - 2012 39

Ký duyệt06/9/2011

Nguyễn Xuân Thành

Page 40: Giao an GDCD 12

- Biết phê phán các hành vi VPPL.II. PHƯƠNG PHÁP: Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm, tạo tình huống, trực quan,…III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - Tài liệu về ATGTĐB - Thực trạng về vấn đề GT ở nước ta.IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :

1. Ổn định tổ chức:2. Kiểm tra bài cũ:

Nêu vai trò của nhà nước và công dân trong việc đảm bảo các quyền tự do của công dân?3. Bài mới:

Giáo viên cho học sinh trao đổi, thảo luận, trả lời cho các câu hỏi:Câu 1: Thực trạng ATGT đường bộ ở nước ta hiện nay như thế nào?Câu 2: Nguyên nhân và biện pháp khắc phục.Câu 3: Là học sinh em đã và đang làm gì để góp phần làm giảm tỷ lệ tai nạn GT ở nước ta

hiện nay?Câu 4: Với tư cách là một chủ nhân tương lai của đất nước em có dự định gì xây dựng quê

hương?

Gợi ý: Câu 1: Hệ thống giao thông của nước ta còn quá lạc hậu so với xu thế phát triển của thế

giới vì thế, đã dẫn đến tình trạng- Tai nạn giao thông đường bộ quá cao (TB>10.000 vụ chết người/ năm).- Pháp luật điều chỉnh lĩnh vực GTĐB chưa phù hợp, kịp thời, biện pháp chế tài chưa đủ

sức răn đe, giáo dục đối với người tham gia giao thông.Câu 2: Ngoài những nguyên nhân khách quan cần thấy rõ các nguyên nhân chủ quan như

sau:- Ý thức người tham gia giao thông còn kém.- Việc tuần tra giao thông chưa liên tục thường xuyên.Biện pháp khắc phục:- Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục- Xây dựng lại hệ thống đường giao thông, tăng cường việc xử phạt.Câu 3: - Chấp hành nghiêm chỉnh luật GTĐB, nâng cao ý thức và trách nhiệm khi tham gia giao

thông.- Là cộng tác viên cho công tác tuyên truyền luật GTĐB.- Tăng cường việc tuần tra, kiểm soát, xử lý ghiêm đối với hành vi cố tình VP luật GTĐB.Câu 4: Đầu tư cho công tác giáo dục và đào tạo vì chỉ có GD&ĐT mới có đủ ĐK xây dựng quê

hương.Luôn nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật, tuân thủ pháp luật chấp hành nghiêm các quy

định của pháp luật; động viên mọi người tham gia tích cực việc chấp hành PL.Ra sức làm giàu cho quê hương, đất nước và bản thân; đẩy mạnh quá trình CN hoá và hiện

đại hóa đất nước.

V. RÚT KINH NGHIỆM:MaPhong GDCD12/D/2011 - 2012 40

Page 41: Giao an GDCD 12

…………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………..

Tuần: 21Ngày soạn: 8/9/2011Ngày dạy: 19/9/2011

Tiết 21Bài 6: CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN

(Tiếp theo)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1.Về kiến thức: - Nêu được khái niệm, nội dung, ý nghĩa của quyền tự do ngôn luận.- Trình bày được trách nhiệm của NN và CD trong việc bảo đảm và thực hiện các quyền tự do

cơ bản của CD. 2.Về kỹ năng:

- Biết phân biệt những hành vi thực hiện đúng và hành vi xâm phạm quyền tự do cơ bản của công dân. 3.Về thái độ: - Có ý thức bảo vệ các quyền tự do cơ bản của mình và tôn trọng các quyền tự do cơ bản của người khác

- Biết phê phán các hành vi xâm phạm tới các quyền tự do cơ bản của công dân.II. PHƯƠNG PHÁP: Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm, tạo tình huống, trực quan,…III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - Sách giáo khoa (SGK), sách giáo viên (SGV) - Hiến pháp 1992 được sửa đổi bổ sung, Bộ luật hình sự.

MaPhong GDCD12/D/2011 - 2012 41

Ký duyệt06/9/2011

Nguyễn Xuân Thành

KÝ DUYỆT CỦA BGH

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Page 42: Giao an GDCD 12

IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :1. Ổn định tổ chức:2. Kiểm tra bài cũ:

Thế nào là quyền bình đẳng các giữa các tôn giáo? Nêu nội dung cơ bản của quyền bình đẳng?

3. Giảng bài mới:Họat động của thầy và trò Nội dung

Em hiểu thế nào là quyền tự do ngôn luận? Là HS phổ thông, em đã thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình ở trường, lớp như thế nào? Nêu các hình thức thể hiện quyền tự do ngôn luận mà em biết.

Là thế nào để công dân có thể đảm bảo tốt các quyền tự do cơ bản của mình?

5/ Quyền tự do ngôn luận: Công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước. - Sử dụng quyền này tại các cuộc họp ở các cơ quan, trường học, tổ dân phố,… bằng cách trực tiếp phát biểu ý kiến nhằm xây dựng cơ quan, trường học, địa phương mình. - Viết bài gửi đăng báo, trong đó bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình về chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước; về xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh; về ủng hộ cái đúng, cái tốt, phê phán và phản đối cái sai, cái xấu trong đời sống xã hội. - Đóng góp ý kiến, kiến nghị với các đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân trong dịp đại biểu tiếp xúc với cử tri cơ sở, hoặc công dân có thể viết thư cho đại biểu Quốc hội trình bày, đề đạt nguyện vọng.II/ Trách nhiệm của nhà nước và của công dân: 1/ Trách nhiệm của nhà nước: Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, bao gồm Hiến pháp, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng Hình sự,... trong đó có các quy định về quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước bảo đảm cho công dân được hưởng đầy đủ các quyền tự do cơ bản mà Hiến pháp và luật quy định. Tổ chức và xây dựng bộ máy các cơ quan bảo vệ pháp luật, bao gồm Tòa án, Viện kiểm sóat, Công an,… thực hiện chức năng điều tra, kiểm sát, xét xử để bảo vệ các quyền tự do cơ bản, bảo vệ cuộc sống yên lành của mọi người dân. 2/ Trách nhiệm của công dân: Phải học tập, tìm hiểu để nắm được nội dung các quyền tự do cơ bản của mình. Có trách nhiệm phê phán, đấu tranh, tố

MaPhong GDCD12/D/2011 - 2012 42

Page 43: Giao an GDCD 12

cáo những việc làm trái pháp luật, vi phạm quyền tự do cơ bản của công dân. Tích cực tham gia giúp đỡ các cán bộ nhà nước thi hành quyết định bắt người, khám người trong những trường hợp được pháp luật cho phép. Tự rèn luyện, nâng cao ý thức pháp luật để sống văn minh, tôn trọng PL, tự giác tuân thủ pháp luật của NN, tôn trọng quyền tự do cơ bản của người khác.

V. CỦNG CỐ BÀI:- Em hiểu thế nào là quyền tự do ngôn luận? Nêu nội dung và ý nghĩa của quyền này?

Chúng ta cần phải làm gì góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN.- Cho học sinh giải quyết bài tập còn lại SGK.

Gợi ý: Dựa vào bài học trả lời.VI. DẶN DÒ:

- Xem, chuẩn bị việc chấp hành và tuân thủ luật giao thông đường bộ tại địa phương mình, là học sinh chúng ta phải làm gì để luật GTĐB đi vào cuộc sống.

VII. RÚT KINH NGHIỆM:

…………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………..

Tuần: 22Ngày soạn: 8/9/2011Ngày dạy: 19/9/2011

Bài 7: CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN DÂN CHỦ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1.Về kiến thức:

- Nêu được khái niệm, nội dung, ý nghĩa và cách thức thực hiện quyền bầu cử, ứng cử;

- Trình bày được trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc bảo đảm và thực hiện đúng đắn các quyền dân chủ của công dân 2.Về kỹ năng:

- Biết thực hiện quyền dân chủ đúng quy định của pháp luật.MaPhong GDCD12/D/2011 - 2012 43

Ký duyệt12/9/2011

Nguyễn Xuân Thành

Page 44: Giao an GDCD 12

- Phân biệt được hành vi thực hiện đúng và không đúng các quyền dân chủ của công dân. 3.Về thái độ: - Tích cực thực hiện quyền dân chủ của công dân. - Tôn trọng quyền dân chủ của mỗi người. - Phê phán những hành vi vi phạm quyền dân chủ của công dân.II. PHƯƠNG PHÁP: Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm, tạo tình huống, trực quan,…III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - Sách giáo khoa (SGK), sách giáo viên (SGV) - Hiến pháp 1992 được sửa đổi bổ sung.IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Ổn định tổ chức:2. Kiểm tra bài cũ:3. Giảng bài mới:

Họat động của thầy và trò Nội dung

GV hỏi: - Quyền bầu cử và ứng cử là gì? - Tại sao nói thực hiện quyền bầu cử và ứng cử là thực hiện quyền dân chủ gián tiếp?

- Những người nào có quyền bầu cử và ứng cử vào cơ quan đại biểu của nhân dân?

- Những trường hợp không được thực hiện quyền bầu cử, ứng cử kể cả khi đã đủ tuổi như trên?

I/ Quyền bầu cử và quyền ứng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân: 1/ Khái niệm: Quyền bầu cử và ứng cử là các quyền dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh vực chính trị, thông qua đó, nhân dân thực thi hình thức dân chủ gián tiếp ở từng địa phương và trong phạm vi cả nước. 2/ Nội dung : Mọi công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử vào Quốc Hội, Hội đồng nhân dân. Những trường hợp không được thực hiện quyền bầu cử gồm: người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật; người đang phải chấp hành hình phạt tù ; người mất năng lực hành vi dân sự;… Những trường hợp không được thực hiện quyền ứng cử: Những người thuộc diện không được thực hiện quyền bầu cử; người đang bị khởi tố về hình sự ; người đang phải chấp hành bản án, quyết định của toà án; người đã chấp hành xong bản án, quyết định của Toà án nhưng chưa được xoá án ; người đang chấp hành quyết định xử lí hành chính

MaPhong GDCD12/D/2011 - 2012 44

Page 45: Giao an GDCD 12

Nêu các hình thức thực hiện quyền bầu cử, ứng cử?

Công dân thực hiện quyền lực nhà nước như thế nào?

Nêu ý nghĩa của việc thực hiện quyền bầu cử và ứng cử?

về giáo dục hoặc đang bị quản chế hành chính. Quyền bầu cử của công dân thực hiện theo các nguyên tắc: bầu cử phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Quyền ứng cử của công dân được thực hiện theo hai con đường: tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử. Thứ nhất : Các đại biểu nhân dân phải liên hệ chặt chẽ với các cử tri. Thứ hai : Các đại biểu nhân dân chịu trách nhiệm trước nhân dân và chịu sự giám sát của cử tri. 3/ Ý nghĩa : Là cơ sở pháp lý chính trị quan trọng để hình thành các cơ quan quyền lực nhà nước,để nhân dân thể hiện ý chí và nguyện vọng của mình. Thể hiện bản chất dân chủ, tiến bộ của Nhà nước ta.

V. CỦNG CỐ BÀI:Thế nào là quyền bầu cử và ứng cử? Nêu nội dung và ý nghĩa của các quyền trên?

Có phải mọi công dân đều có quyền bầu cử, ứng cử? Vì sao? Gợi ý: Dựa vào bài học trả lời.VI. DẶN DÒ:

- Xem, chuẩn bị phần tiếp theo.VII. RÚT KINH NGHIỆM:…………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………..

Tuần: 23Ngày soạn: 8/9/2011Ngày dạy: 19/9/2011

Bài 7: CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN DÂN CHỦ(Tiếp theo)

MaPhong GDCD12/D/2011 - 2012 45

Ký duyệt12/9/2011

Nguyễn Xuân Thành

Page 46: Giao an GDCD 12

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1.Về kiến thức:

- Nêu được khái niệm, nội dung , ý nghĩa và cách thức thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội;

- Trình bày được trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc bảo đảm và thực hiện đúng đắn các quyền dân chủ của công dân 2.Về kỹ năng:

- Biết thực hiện quyền dân chủ đúng quy định của pháp luật. - Phân biệt được hành vi thực hiện đúng và không đúng các quyền dân chủ của công dân. 3.Về thái độ: - Tích cực thực hiện quyền dân chủ của công dân. - Tôn trọng quyền dân chủ của mỗi người. - Phê phán những hành vi vi phạm quyền dân chủ của công dân.II. PHƯƠNG PHÁP: Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm, tạo tình huống, trực quan,…III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - Sách giáo khoa (SGK), sách giáo viên (SGV) - Hiến pháp 1992 được sửa đổi bổ sung.IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :

1. Ổn định tổ chức:2. Kiểm tra bài cũ:3. Giảng bài mới:

Họat động của thầy và trò Nội dung

GV hỏi: Quyền dân chủ của công dân được thể hiện như thế nào trong việc tham gia vào quản lý nhà nước và xã hội?

Nội dung cơ bản của quyền tham gia QL NN và XH của CD được pháp luật quy định như thế nào?

II/ Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội : 1/Khái niệm về quyền tham gia quản lý đất nước và xã hội : Công dân có quyền tham gia thảo luận vào các công việc chung của đất nước trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong phạm vi của cả nước và trong địa phương; quyền kiến nghị với các cơ quan nhà nước về xây dựng bộ máy nhà nước và phát triển kinh tế xã hội. 2/ Nội dung cơ bản của quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội : * Phạm vi cả nước : Tham gia thảo luận, góp ý kiến xây xựng các văn bản pháp luật. Thảo luận và biểu quyết các vấn đề trọng đại khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý

MaPhong GDCD12/D/2011 - 2012 46

Page 47: Giao an GDCD 12

Việc thực hiện cơ chế dân chủ trong công tác quản lý nhà nước có ý nghĩa như thế nào?

dân. * Phạm vi địa phương: Trực tiếp thực hiện theo cơ chế “Dân biết, dân làm , dân kiểm tra”: - Những việc phải được thông báo để dân biết mà thực hiện (chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước…). - Những việc dân làm và quyết định trực tiếp bằng biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín - Những việc dân được thảo luận, tham gia đóng góp ý kiến trước khi chính quyền xã quyết định . - Những việc nhân dân ở phường, xã giám sát, kiểm tra. 3/ Ý nghĩa : Là cơ sở pháp lí quan trọng để nhân dân tham gia vào hoạt động của bộ máy Nhà nước, nhằm động viên và phát huy sức mạnh của toàn dân, của toàn xã hội về việc xây dựng bộ máy nhà nước vững mạnh và hoạt động có hiệu quả.

V. CỦNG CỐ BÀI:Thế nào là quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội? Nêu nội dung ý nghĩa của

nó? Gợi ý: Dựa vào bài học trả lời.VI. DẶN DÒ:

- Xem, chuẩn bị phần tiếp theo.

VII. RÚT KINH NGHIỆM:

Tuần: 24Ngày soạn: 8/9/2011Ngày dạy: 22/9/2011

Bài 7: CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN DÂN CHỦMaPhong GDCD12/D/2011 - 2012 47

Ký duyệt12/9/2011

Nguyễn Xuân Thành

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Page 48: Giao an GDCD 12

(Tiếp theo)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1.Về kiến thức:

- Nêu được khái niệm, nội dung , ý nghĩa và cách thức thực hiện quyền Khiếu nại, tố cáo của công dân.

- Trình bày được trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc bảo đảm và thực hiện đúng đắn các quyền dân chủ của công dân 2.Về kỹ năng:

- Biết thực hiện quyền dân chủ đúng quy định của pháp luật. - Phân biệt được hành vi thực hiện đúng và không đúng các quyền dân chủ của công dân. 3.Về thái độ: - Tích cực thực hiện quyền dân chủ của công dân. - Tôn trọng quyền dân chủ của mỗi người. - Phê phán những hành vi vi phạm quyền dân chủ của công dân.II. PHƯƠNG PHÁP: Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm, tạo tình huống, trực quan,…III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - Sách giáo khoa (SGK), sách giáo viên (SGV) - Hiến pháp 1992 được sửa đổi bổ sung.IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :

1. Ổn định tổ chức:2. Kiểm tra bài cũ:3. Giảng bài mới:

Họat động của thầy và trò Nội dung

GV hỏi: Thế nào là quyền khiếu nại, tố cáo?

Hãy chỉ ra sự khác biệt của hai quyền trên?

III/ Quyền khiếu nại , tố cáo của công dân : 1/ Khái niệm : Quyền khiếu nại, tố cáo là quyền dân chủ cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp, là công cụ để nhân dân thực hiện dân chủ trực tiếp trong những trường hợp cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức bị hành vi trái pháp luật xâm hại . Quyền khiếu nại : Là quyền công dân, được đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại hành vi hành chính khi có căn cứ cho rằng hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm quyền , lợi ích của công dân . Quyền tố cáo : Là quyền của công dân

MaPhong GDCD12/D/2011 - 2012 48

Page 49: Giao an GDCD 12

Theo quy định của pháp luật những ai là người có quyền tham gia khiếu nại, tố cáo? Ai là người có thẩm quyền giải quyết?

Nêu trình tự thủ tục giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo?

được phép báo cho cơ quan , tổ chức ,cá nhân có thẩm quyền về hành vi vi phạm PL của bất cứ cơ quan , tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạ đến lợi ích của NN , quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức 2/ Nội dung quyền khiếu nại, tố cáo của công dân : * Người có quyền khiếu nại , tố cáo: Người khiếu nại: Mọi cá nhân, tổ chức có quyền khiếu nại. Người tố cáo: Chỉ có công dân có quyền tố cáo . * Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo : Người giải quyết khiếu nại: Người đứng đầu cơ quan hành chính có quyết định, hành vi hành chính bị khiếu nại; Người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan hành chính có quyết định, hành vi hành chính bị khiếu nại; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Tổng Thanh tra Chính phủ, Thủ tướng chính phủ. Người giải quyết tố cáo: Người đứng đầu cơ quan tổ chức có thẩm quyền quản lý người bị tố cáo, người đứng đầu cơ quan tổ chức cấp trên của cơ quan, tổ chức người bị tố cáo; Chánh Thanh tra các cấp, Tổng Thanh tra Chính phủ , Thủ tướng Chính phủ. Nếu hành vi bị tố cáo có dấu hiệu tội phạm thì do các cơ quan tố tụng giải quyết * Quy trình khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại tố cáo : Quy trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại: Bước 1: Người khiếu nại nộp đơn khiếu nại đến các cơ quan , tổ chức ,cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại Bước 2 : Người giải quyết khiếu nại xem xét giải quyết khiếu nại theo thẩm quyền và trong thời gian do luật quy định.

MaPhong GDCD12/D/2011 - 2012 49

Page 50: Giao an GDCD 12

Nhà nước và công dân phải làm gì để đảm bảo quyền của công dân?

Bước 3 : Nếu người khiếu nại đồng ý với kết quả giải quyết thì quyết định của người giải quyết khiếu nại có hiệu lực thi hành. Nếu người khiếu nại không đồng ý thì họ có quyền lựa chọn một trong hai cách: hoặc tiếp tục khiếu nại lên người đứng đầu cơ quan hành chính cấp trên,hoặc kiện ra Toà Hành chính thuộc Toà án nhân dân giải quyết . Bước 4 : Người giải quyết khiếu nại lần hai xem xét, giải quyết yêu cầu của người khiếu nại. Nếu người khiếu nại vẫn không đồng ý với quyết định giải quyết lần hai thì trong thời gian do luật quy định , có quyền khởi kiện ra Toà hành chính thuộc Toà án nhân dân. * Quy trình tố cáo và giải quyết tố cáo gồm các bước sau: Bước 1 : Người tố cáo gửi đơn tố cáo đến cơ quan , tổ chức , cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo. Bước 2: Người giải quyết tố cáo phải tiến hành việc xác minh và giải quyết nội dung tố cáo. Bước 3 : Nếu người tố cáo có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo không đúng pháp luật hoặc quá thời gian quy định mà tố cáo không được giải quyết thì người tố cáo có quyền tố cáo với cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của người giải quyết tố cáo. Bước 4 : Cơ quan tổ chức, cá nhân giải quyết tố cáo lần hai có trách nhiệm giải quyết trong thời gian luật quy định. 3/ Ý nghĩa : Là cơ sở pháp lí để công dân thực hiện một cách có hiệu quả quyền công dân của mình trong một xã hội dân chủ, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, ngăn chặn những việc làm trái pháp luật, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tổ chức và công dân. IV/ Trách nhiệm của NN và CD trong việc thực hiện các nền dân chủ của

MaPhong GDCD12/D/2011 - 2012 50

Page 51: Giao an GDCD 12

công dân : 1/ Trách nhiệm của Nhà nước : Ban hành Hiến pháp và các luật làm cơ sở pháp lý vững chắc cho sự hình thành chế độ dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp. Chính phủ và chính quyền các cấp tổ chức thi hành HP và PL. Tòa án và các cơ quan tư pháp phát hiện kịp thời và xử lí nghiêm minh những vi phạm pháp luật. 2) Trách nhiệm của công dân : Thực hiện quyền dân chủ tức là thực thi quyền của người làm chủ nhà nước và xã hội. Muốn làm một người chủ tốt thì trước tiên cần có ý thức đầy đủ về trách nhiệm làm chủ.

V. CỦNG CỐ BÀI:Thế nào là quyền Khiếu nại, tố cáo? Nêu nội dung ý nghĩa của nó? Nhà nước và

công dân phải làm gì để có thể thực hiện có quyền trên? Gợi ý: Dựa vào bài học trả lời.VI. DẶN DÒ:

- Xem, chuẩn bị bài mới “ Pháp luật với sự phát triển của Công dân”.

VII. RÚT KINH NGHIỆM:

MaPhong GDCD12/D/2011 - 2012 51

Ký duyệt12/9/2011

Nguyễn Xuân Thành

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

KÝ DUYỆT CỦA BGH

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Page 52: Giao an GDCD 12

Tuần: 25Ngày soạn: 12/9/2011Ngày dạy: 26/9/2011

Bài 8: PHÁP LUẬT VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG DÂN

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1. Về kiến thức.

Giúp học sinh nắm được KN, nội dung, ý nghĩa quyền học tập và quyền sáng tạo của công dân.

2. Về kĩ năng.Biết thực hiện và có khả năng nhận xét việc thực hiện quyền học tập và sáng tạo của

công dân theo quy định của pháp luật.3. Về thái độ.Có ý thức thực hiện quyền học tập và quyền sáng tạo của mình và tôn trọng các

quyền đó của người khác.II. PHƯƠNG PHÁP: Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm, tạo tình huống, trực quan,…III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - Sách giáo khoa (SGK), sách giáo viên (SGV) - Luật GD năm 2005 đã được sửa đổi, bổ sung.IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :

1. Ổn định tổ chức:2. Kiểm tra bài cũ:3. Giảng bài mới:

Họat động của thầy và trò Nội dung Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận theo các tình huống để tìm ra nội dung kiến thức. Giáo viên đưa ra ba tình huống sau.

Tình huống 1: Thắng bị liệt cả hai chân từ khi lên 3, và nay Thắng đã 8 tuổi mà chưa được đến trường vì mẹ của Thắng cho rằng Thắng học cũng không có ích gì. ? Em có tán thành ý kiến của mẹ Thắng không? vì sao?

1. Quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân. a. Quyền học tập của công dân. - Quyền học tập được ghi nhận ở điều 59 của Hiến pháp 1992 (sđ) - Không vì: người lành lặn hay người khuyết tận đều có cơ hội học tập như nhau. - Không vì: mọi người không phân biệt nam nữ đều có quyền và cơ hội học tập. - Ý kiến của bạn Thành là sai vì: Mọi người không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội...có thể học bất cứ ngành nào phù hợp với sở thích và khả năng của mình.

MaPhong GDCD12/D/2011 - 2012 52

Page 53: Giao an GDCD 12

Tình huống 2: Sau khi TN THCS hai chị em Hiền và Tú có nguyện vọng vào học lớp 10. Nhưng vì GĐ khó khăn nên bố Hiền quyết định. Thằng Tú con trai nên tiếp tục đi học còn cái Hiền là con gái không cần học cao, ở nhà đỡ và lấy chồng. ? Em có tán thành ý kiến của bố Hiền không? vì sao?

Tình huống 3: Một người bạn khuyên Thành: ở quê mà làm ruộng, mình là người dân tộc, lại là nông dân không thể trở thành hoạ sĩ được mà học mĩ thuật. Khó khăn như thế này, biết bao giờ mới đi thi và đi học được. ? Em có suy nghĩ gì về ý kiến của bạn thành? ? Theo em tại sao nói ở nước ta công dân có quyền học không hạn chế, học bất cứ ngành nghề nào, học thường xuyên, học suốt đời? Giáo viên sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp với phương pháp đàm thoại để dẫn dắt học sinh nắm được ND. ? Theo em quyền sáng tạo của công dân bao gồm mấy nội dung? ? Theo em pháp luật nước ta có khuyến khích và bảo vệ quyền sáng tạo của CD hay không?

- Quyền học tập của công dân: + Học không hạn chế (từ tiểu học đến B + Học bất cứ ngành nghề nào (các ngành KHTN, KHXHNV, khối kĩ thuật) + Học thường xuyên, học suốt đời (Trường Quốc lập, dân lập, tư thục; chính quy, tại chức, tập trung, không tập trung) + Mọi công dân đều được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập (Không phân biệt nam nữ, dân tộc, thành phần xã hội, vùng miền, điều kiện KT...) b. Quyền sáng tạo của công dân. - Quyền sáng tạo được ghi nhận ở điều 60 Hiến pháp 1992 (sđ) - Quyền đưa ra phát minh, sáng chế, cải tiến kĩ thuật, hợp lý hoá sản xuất - Quyền sáng tác văn học, nghệ thuật, nghiên cứu KH để tạo ra SP. - Pháp luật nước ta: + Khuyến khích sáng tạo, ứng dụng khoa học kĩ thuật và công nghệ. + Bảo vệ quyền sáng tạo của công.

V. CỦNG CỐ BÀI:? Em đã thực hiện quyền học tập như thế nào? Có những gì em cần khắc phục? Em

dự định sẽ khắc phục như thế nào? Tình huống: Hoài hỏi Thảo: nói công dân có quyền học không hạn chế là không đúng đâu ! Hạn chế rõ ràng quá đi chứ. Chẳng hạn như tụi mình, sau khi học xong THPT có đứa nào vào trường ĐH, CĐ, có đứa chỉ vào trường TCCN, trường dạy nghề, có đứa lại chẳng được học hành gì mà phải đi lao động ngay. ? Em có đồng ý với suy nghĩ của Hoài không? vì sao?VI. DẶN DÒ:

- Xem, chuẩn bị bài mới “ Pháp luật với sự phát triển của Công dân” phần tiếp theo.

VII. RÚT KINH NGHIỆM:

MaPhong GDCD12/D/2011 - 2012 53

Ký duyệt12/9/2011

Nguyễn Xuân Thành

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Page 54: Giao an GDCD 12

Tuần: 26Ngày soạn: 19/9/2011Ngày dạy: 26/9/2011

Bài 8: PHÁP LUẬT VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG DÂN

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1. Về kiến thức:

- Giúp học sinh nắm được KN, nội dung, ý nghĩa quyền phát triển của công dân.- Trình bày được trách nhiệm của nhà nước và công dẩn trong việc bảo đảm thực

hiện quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân.2. Về kĩ năng:Biết thực hiện và có khả năng nhận xét việc thực hiện quyền học tập và sáng tạo của

công dân theo quy định của pháp luật.3. Về thái độ:- Có ý thức t.hiện q. học tập và quyền s.tạo của mình và t.trọng các quyền đó của

người khác.- Có ý trí phấn đấu vươn lên trong học tập và lao động để trở thành công dân có ích.

II. PHƯƠNG PHÁP: Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm, tạo tình huống, trực quan,…III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - Sách giáo khoa (SGK), sách giáo viên (SGV) - Luật giáo dục 2005 đã được sửa đổi, bổ sung.IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :

1. Ổn định tổ chức:2. Kiểm tra bài cũ:3. Giảng bài mới:

Họat động của thầy và trò Nội dung Giáo viên sử dụng phương pháp đàm thoại bằng cách lần lượt đưa ra các câu hỏi. ? Các em được GĐ và NN quan tâm tới sự phát triển trí tuệ, sức khoẻ và đời sống tinh thần như thế nào? ? Đới với trẻ em có năng khiếu thì được NN tạo điều kiện phát triển năng khiếu ntn? ? Vì sao em có được sự quan tâm đó?(Có được sự quan tâm đó là vì PL nước ta quy định CD được quyền phát triển) Giáo viên chuyển vấn đề. Các em đã biết quyền phát triển của CD. Vậy nội dung cụ thể

1. Quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân. c. Quyền được phát triển của công dân.

MaPhong GDCD12/D/2011 - 2012 54

Những nhà KH có tài được tạo mọi điều

kiện để PT và cống hiến

Quyền được khuyến khích bồi dưỡng để PT tài năng

Quyền được hưởng ĐS VC và TT đầy đủ để PT toàn diện

ĐS TTđược tiếp cận với TT ĐC, được vui chơi, giải

trí...

Đời sống VCCó mức sống đầy đủ để PT về thể chất, được chăm

sóc sức khoẻ

Người học giỏi, có năng khiếu được tuyển chọn

Page 55: Giao an GDCD 12

của quyền này là gì? Giáo viên đặt một số câu hỏi để học sinh tìm hiểu sâu thêm nội dung bài học. ? Quyền được phát triển của công dân được biệu hiện ở mấy nội dung? đó là những nội dung nào? ? Em hiểu thế nào là công dân được hưởng đời sống vật chất đầy đủ? Nêu ví dụ? ? Em hiểu thế nào là công dân được hưởng đời sống tinh thần đầy đủ? Nêu ví dụ? Giáo viên sử dụng phương pháp đàm thoại bằng cách lần lượt đưa ra các câu hỏi. ? Việc NN công nhận quyền học tập của CD có ý nghĩa như thế nào đối với em? ? Việc NN công nhận quyền sáng tạo của CD có ý nghĩa như thế nào đối với em? ? Việc NN công nhận quyền được phát triển của CD có ý nghĩa ntn đối với em? ? Việc NN công nhận quyền học tập, sáng tạo, phát triển của công dân có ý nghĩa ntn? Phần trách nhiệm của công dân giáo viên yêu cầu học sinh làm việc theo sách giáo khoa để học sinh năm được trách nhiệm của nhà nước và của công dân và đưa ra một số câu hỏi đàm thoại sau. ? Nhà trường đã đảm bảo quyền học tập và sáng tạo của các em như thế nào? ? Ở địa phương em đã đảm bảo quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân như thế nào? ? Công dân có trách nhiệm như thế nào trong việc thực hiện quyền học tập, sáng tạo và phát triển như thế nào? ? Em hãy nêu một số ví dụ về trách nhiệm của công dân?

2. Ý nghĩa quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân - Là quyền cơ bản của công dân - Là điều kiện để con người phát triển toàn diện - Là điều kiện đảm bảo sự bình đẳng - Những người học giỏi, tài năng phấn đấu học tập và nghiên cứu 3. Trách nhiệm của NN và CD trong việc đảm bảo và thực hiện quyền học tập, sáng tạo và phát tiển của công dân. a. Trách nhiệm của nhà nước. - Ban hành chính sách, pháp luật, thực hiện đồng bộ các biện pháp cần thiết. - Nhà nước thực hiện công bằng trong GD - NN khuyến khích, phát huy sự tìm tòi, sáng tạo trong nghiên cứu khoa học. - NN đảm bảo những điều kiện để phát hiện và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.b. Trách nhiệm của công dân. - Có ý thức học tập - Có ý chí phấn đấu đi lên trong học tập lao động sản xuất - Tích cực vào việc nâng cao dân trí...

V. CỦNG CỐ BÀI:Giáo viên tóm tắt những kiến thức cơ bản của bàiHướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi và làm bài tập ở nhà.

VI. DẶN DÒ:- Về nhà học bài cũ, trả lời những câu hỏi cuối bài học và đọc trước bài .

VII. RÚT KINH NGHIỆM:

MaPhong GDCD12/D/2011 - 2012 55

Ký duyệt18/10/2010

Nguyễn Xuân Thành

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Page 56: Giao an GDCD 12

Tuần: 26Ngày soạn: 20/10/2010Ngày dạy: 01/ 11/2010

KIỂM TRA 45’

I. MỤC TIÊU KIỂM TRA:- Đánh giá được chất lượng học tập bộ môn của học sinh và thái độ của học sinh đối

với bộ môn.- Đánh giá được kĩ năng, kĩ sảo làm bài của học sinh và kĩ năng vận dụng kiến thức

vào thực tế địa phương.- Từ đó giáo viên có cái nhìn tổng quát và điều chỉnh (nếu có) phương pháp và kĩ

năng truyền thụ kiến thức cho học sinh.II. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :

1. Ổn định tổ chức:2. Câu hỏi:

Câu 1: (6 điểm) Em hãy trình bày nội dung và ý nghĩa quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân.?

Câu 2: ( 2 điểm) Em hãy chỉ ra những hạn chế của hình thức dân chủ trực tiếp và hình thức dân chủ gián tiệp?

Câu 3: ( 2 điểm) Theo em, tại sao pháp luật lại không cho các trường hợp nằm ở bài

7 tiết 1 “những trường hợp không được bầu cử và ứng cử” được bầu cử và ứng cử?

Đáp án:Câu 1:

* Người có quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân.- Độ tuổi: Bầu cử từ 18 tuổi trở lên; ứng cử từ 21 tuổi trở lên.- Được hưởng sự bình đẳng trong bầu cử và ứng cử: điều 54 HP 1992 (sđ)- Những trường hợp không được bầu cử:+ Người mất năng lực hành vi dân sự+ Người VPPL bị phát hiện và bị tước quyền bầu cử- Những trường hợp không được quyền ứng cử.+ Những trường hợp không được bầu cử.+ Người đang chấp hành các loại bản án hình sự+ Người chấp hành xong bản án nhưng chưa được xoá án.+ Người bị giáo dục tại địa phương, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh , quản chế hành chính.* Cách thực hiện quyền bầu cử và ứng cử của CD- Quyền bầu cử: được thực hiện theo nguyên tắc.

MaPhong GDCD12/D/2011 - 2012 56

Page 57: Giao an GDCD 12

+ Phổ thông: không phân biệt nam-nữ...+ Bình đẳng: mọi lá phiếu đều có giá trị như nhau.+ Trực tiếp: trực tiếp đi bầu+ Bỏ phiếu kín: không để lại tên trên phiếu- Quyền ứng cử:+ Tự ứng cử: (có năng lực và được tín nhiệm)+ Được giới thiệu ứng cử: (được MT TQ VN giới thiệu)* Cách thức thực hiện quyền lực NN thông qua các đại biểu và cơ quan quyền lực NN-cơ quan đại biểu của nhân dân.- Các ĐBND phải liên hệ chặt chẽ với cử tri+ Tiếp xúc cử tri+ Thu thập ý kiến, nguyện vọng của ND- Các ĐBND chịu trách nhiệm trước nhân dân và chịu sự giám sát của cử tri.+ Báo cáo với cử tri+ Trả lời kiến nghị của cử triÝ nghĩa của quyền bầu cử và ứng cử của CD- Thể hiện ý chí và nguyện vộng của ND- Thể hiện BC NN dân chủ và tiến bộ- Thể hiện sự BĐ trong đời sống chính trị- Đảm bảo bảo quyền CD và quyền con người.

Câu 2:+ Dân chủ trực tiếp: Phụ thuộc vào trình độ nhận thức của người dân+ Dân chủ gián tiếp: nguyện vọng của nhân dân không được phản ánh trực tiếp;

phụ thuộc vào năng lực người đại diện. Vì vậy, phải kết hợp hai hình thức này để phát huy tối đa hiệu quả nền dân chủ XHCN

Câu 3:Vì: Đây là những trường hợp VPPL, ý thức pháp luật kém, nếu để họ thực hiện

quyền bầu cử và ứng cử thì có thể gây ra hậu quả xấu cho xã hội.

III/ DẶN DÒ:Chuẩn bị nội dung bài 9 theo hướng dẫn câu hỏi SGK.

IV/ RÚT KINH NGHIỆM:

MaPhong GDCD12/D/2011 - 2012 57

Ký duyệt18/10/2010

Nguyễn Xuân Thành

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Page 58: Giao an GDCD 12

Tuần: 26Ngày soạn: 01/11/2010Ngày dạy: 09/ 11/2010

Bài 9: PHÁP LUẬT VỚI SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGCỦA ĐẤT NƯỚC

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:Học xong tiết 1 bài 9 học sinh cần nắm được

1. Về kiến thức: Giúp học sinh nắm được vai trò và nội dung của pháp luật đối với sự phát triển bền vững của đất nước trong các lĩnh vực kinh tế, văn hoá và xã hội.

2. Về kĩ năng: Biết thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân trong các lĩnh vực kinh tế, văn hoá và xã hội.

3. Về thái độ: Tôn trọng và nghiêm chỉnh thực hiện pháp luật về kinh tế, văn hoá và xã hội..II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

- SGK, SGV GDCD 12, TLHDGD GDCD 12- Bài tập tình huống, Các tài liệu có liên quan đến nội dung bài học.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :1. Ổn định tổ chức lớp.2. Kiểm tra bài cũ.? Em hãy trình bày ý nghĩa và trách nhiệm của NN và của công dân đối với quyền

học tập, sáng tạo và sáng tạo của công dân?3. Học bài mới.Một đất nước phát triển = Kinh tế phát triển + công bằng xã hội. Vậy pháp luật có

vai trò như thế nào đối với sự phát triển bền vững của đất nước, hôm nay chúng ta đi tìm hiểu...

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức cần đạt ? Có quan điểm cho rằng, để tăng trưởng kinh tế đất nước thì chỉ cần có các chủ trương, chính sách là đủ mà không cần pháp luật. Em có đồng ý với ý kiến này không?

Sau khi HS trả giáo viên đặt câu hỏi tiếp ? Pháp luật có vai trò gì đối với sự phát triển kinh tế đất nước?(Không có PL thì KT sẽ PT tự phát, hỗn độn, cạnh tranh không lành mạnh, NN không quản lí được, thất thu thuế..) ? Vậy theo em một đất nước bền vững cần phải có những tiêu chí nào? Và tiêu chí nào là quan trọng nhất?

1.Vai trò của pháp luật đối với sự phát triển bền vững của đất nước. - Các tiêu chí để xác định đất nước phát triển bền vững: + Tăng trưởng KT liên tục và vững chắc (là tiêu chí quan trọng nhất) + Có sự phát triển tiến bộ về văn hoá, xã hội + Môi trường được bảo vệ + Có nền QP-AN vững chắc - PL là phương tiện để NN quản lí các lĩnh vực của đời sống xã hội

MaPhong GDCD12/D/2011 - 2012 58

Page 59: Giao an GDCD 12

? Theo em nếu trong lĩnh vực kinh tế nếu không có pháp luật thì nền kinh tế sẽ ntn?(Sẽ không quản lí được KT-XH, không tạo ra được một trật tự pháp lý cần thiết cho hoạt động kinh doanh, SX-KD hỗn loạn...)

? Theo em, trong quá trình xây dựng và phát triển nền văn hoá VN có cần PL không?(Có. Vì PL q.định những việc được làm, phải làm và không được làm trong lĩnh vực văn hoá, nếu không có pháp luật thì v.hoá khó được bảo vệ và pt theo đường lối chủ trương, chính sách của nhà nước) ? Theo em tại sao pháp luật lại góp phần phát huy các giá trị v.hoá dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại? ? Theo em tại sao cần quản lý xã hội bằng pháp luật? ? Theo em nếu không có pháp luật mà chỉ có chính sách của Đảng và NN thì có giải quyết được các vấn đề xã hội không?(Không có pháp luật sẽ dẫn đến tình trạng ai muốn làm gì thì làm, bất bình đẳng xã hội, tệ nạn xã hội, giàu-nghèo...)

a. Trong lĩnh vực kinh tế. - Thứ nhất: Tạo ra khung pháp lí (hành lang pháp lý) + Quy định quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân + Mục đích: kích thích sản xuất phát triển tức là tăng trưởng kinh tế - Thứ hai: pháp luật đảm bảo quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật và sự bình đẳng trong kinh doanh. -Thứ ba: các quy định về thuế tác động mạnh mẽ đến hoạt động SX-KD b. Trong lĩnh vực văn hoá. - Pháp luật góp phần phát huy giá trị v.hoá dân tộc và tinh hoa v.hoá nhân loại - Xây dựng đạo đức và lối sống tốt đẹp của con người, từ đó góp phần vào PT KT-XH.

c.Trong lĩnh vực xã hội. - Trong XH có nhiều mối quan hệ phát sinh vì vậy phải có PL điều chỉnh thống nhất. - PL thực hiện chiến lược tiến bộ và công bằng xã hội.

IV/ CỦNG CỐ: Giáo viên sử dụng sơ đồ về sự tác động của PL đối với sự phát triển của kinh tế đất nước (hoặc sử dụng sơ đồ này và dạy phần vai trò của pháp luật đối với kinh tế)

MaPhong GDCD12/D/2011 - 2012 59

Vai trò và tác động của pháp luật đến quá trình tăng trưởng kinh tế đất nước.

- Pháp luật thừa nhận và bảo đảm quyền tự do KD của công dân - Mọi công dân có điều kiện phát huy khả năng của vào sự PT và tăng trư ởng KT của đất nư ớc

Nghĩa vụ của người kinh doanh: KD đúng ngành nghề, bảo vệ môi trường...

Khung pháp lý cho hoạt động sản xuất kinh doanh

Quyền tự do (bình đẳng)

kinh doanh của công dân

Page 60: Giao an GDCD 12

V/ DẶN DÒ:Về nhà học bài cũ và đọc trước bài mới và trả lời câu hỏi

? Tại sao pháp luật có thể là động lực thúc đẩy hoặc là công cụ cản trở (kìm hãm)sự phát triển kinh tế?IV/ RÚT KINH NGHIỆM:

Tuần: 27Ngày soạn: 01/11/2010Ngày dạy: 09/ 11/2010

Bài 9: PHÁP LUẬT VỚI SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGCỦA ĐẤT NƯỚC

I/ MỤC TIÊU:Học xong tiết 2 bài 9 học sinh cần nắm được

1. Về kiến thức.Giúp học sinh nắm được vai trò và nội dung của pháp luật đối với sự phát triển bền vững

của đất nước trong các lĩnh vực bảo vệ môi trường và quốc phòng, an ninh.2. Về kĩ năng.

Biết thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân trong các lĩnh vực bảo vệ môi trường và quốc phòng an ninh.

3. Về thái độ. Tôn trọng và nghiêm chỉnh thực hiện pháp luật về môi trường và quốc phòng an ninh.II. PHƯƠNG TIỆN : - SGK, SGV GDCD 12, TLHDGD GDCD 12 - Bài tập tình huống, Luật bảo vệ môi trường năm 2005, Luật an ninh quốc gia năm 2004. - Các tài liệu có liên quan đến nội dung bài học.III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định tổ chức lớp.2. Kiểm tra bài cũ.

? Em hãy trình bày vai trò và tác động của pháp luật đối với tăng trưởng kinh tế?

MaPhong GDCD12/D/2011 - 2012 60

Các quy định của PL về thuế tác động mạnh mẽ đến hoạt động SXKD, là động lực thúc đẩy SXKD phát triển

Ký duyệt02/11/2010

Nguyễn Xuân Thành

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Page 61: Giao an GDCD 12

3. Học bài mới.Đảng và nhà nước ta chủ trương phát huy mọi nguồn lực để phát triển đát nước theo hướng

“tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội”. Vậy để phát triển bền vững đất nước có cần bảo vệ môi trường, kết hợp KT-XH với QP-AN không? Đó là nội dung của tiết hôm nay..

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức cần đạt Con người có mối quan hệ mật thiết với môi trường, con người thường xuyên tác động đến môi trường và tài nguyên để phục vụ nhu cầu bản thân và xã hội.

? Theo em pháp luật có vai trò như thế nào đối với bảo vệ môi trường? ? Vai trò của pháp luật được thể hiện như thế nào trong lĩnh vực bảo vệ môi trường? PL quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong hoạt động sx, kd, dv và trong cuộc sống cộng đồng trong khai thác và sử dụng tài nguyên. Xử phạt với hành vi vi phạm là một trong các yếu tố cấu thành của phát triển bền vững. ? Em có cho rằng, bảo vệ môi trường có vai trò quan trọng đối với sự phát triển bền vững của đất nước hay không? (Đúng. Vì môi trường có được bảo vệ thì kih tế mới có điều kiện tăng trưởng, mà tăng trưởng KT là tiền đề cho PT bền vững) Những năn qua, PT KT-XH ở nước ta còn dựa vào việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, công nghệ lạc hậu, còn sử dụng nhiều năng lượng, nguyên liệu, thải ra ô nhiễm môi trường. ? Vậy theo em để ngăn ngừa và hạn chế tình trạng này NN cần phải làm gì?- Đầu tư để thay đổi trang thiết bị kĩ thuật lạc hậu - Đầu tư khoa học công nghệ nhằm tạo ra các sản phẩm có thể thay thế sản phẩm khai thác từ tự nhiên. Điều 7 của Luật bảo vệ môi trường quy định “những hành vi bị nghiêm cấm” trang 105 ? Theo em tại sao một đất nước ổn định và phát triển không thể thiếu vai trò của quốc phòng an ninh? (Vì: một đất nước muốn phát triển được thì an ninh, TTATXH phải được đảm bảo...)

1. Vai trò của pháp luật đối với sự phát triển bền vững của đất nước.

d. Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. - Là yếu tố để đảm bảo phát triển đất nước bền vững.

- Là công cụ để xây dựng và hoàn thiện môi trường pháp lí

- Có tác dụng ngăn ngừa và hạn chế tác động xấu đến môi trường

- PL xác định trách nhiệm BVMT của cá nhân, tổ chức.

- Pháp luật khuyến khích người dân tham gia bảo vệ môi trường.

e. Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh.

- Quy định bảo vệ chế độ XHCN, TTATXH

- Quy định quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc, an ninh quốc gia

- Trừng trị và xử lý nghiêm minh đối với hành vi vi phạm

- PL giữ vai trò đảm bảo các điều kiện TTAN để XH ổn định và phát triển.

IV. CỦNG CỐ: - Giáo viên nhắc lại kiến thức cơ bản của bài học.

MaPhong GDCD12/D/2011 - 2012 61

Page 62: Giao an GDCD 12

- Giáo viên cho học sinh trả lời câu hỏi: Theo em quốc phòng và an ninh có nhiệm vụ gì? Quốc phòng + Bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ + Đập tan mọi kẻ thù xâm lược + Ngăn cặn và làm thất bại mọi âm mưu phá hoại của kẻ thù An ninh. + Giữ vững ổn định và phát triển mọi hoạt động: chính trị, kinh tế, văn hoá... + Chống lại các hành động phá hoại lật đổ gián điệp trong và ngoại nước + Giữ gìn trật tự an toàn xã hộiV. DẶN DÒ: Về nhà học bài cũ, làm bài tập bài học và chuẩn bị bài mới

VI. RÚT KINH NGHIỆM:

Tuần: 28Ngày soạn: 01/11/2010Ngày dạy: 09/ 11/2010

Bài 9: PHÁP LUẬT VỚI SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGCỦA ĐẤT NƯỚC

I. MỤC TIÊUHọc xong tiết 3 bài 9 học sinh cần nắm được

1. Về kiến thức. Trình bày được một số nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội.

2. Về kĩ năng. Biết thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân trong các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội. 3. Về thái độ. Tôn trọng và nghiêm chỉnh thực hiện pháp luật về kinh tế, văn hoá, xã hội.II. PHƯƠNG TIỆN : - SGK, SGV GDCD 12, TLHDGD GDCD 12

- Bài tập tình huống - Các tài liệu có liên quan đến nội dung bài học.III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :

1. Ổn định tổ chức lớp.2. Kiểm tra bài cũ.

MaPhong GDCD12/D/2011 - 2012 62

Ký duyệt02/11/2010

Nguyễn Xuân Thành

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Page 63: Giao an GDCD 12

? Em hãy trình bày vai trò của pháp luật đối với bảo vệ môi trường và QP-AN? 3. Học bài mới.

Trong sự phát triển bền vững của đất nước, pháp luật có vai trò rất lớn. Vậy trong sự phát triển bền vững của đất nước pháp luật có những nội dung gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp nội dung bài học hôm nay.

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức cần đạt Giáo viên sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp với phương pháp đàm thoại ? Các em hiểu như thế nào là quyền tự do kinh doanh của công dân?

Sau khi cả lớp trao đổi và đàm thoại giáo viên kết luận nội dung cần đạt.

? Khi kinh doanh công dân phải có những nghĩa vụ cơ bản nào? ? Theo em trong các nghĩa vụ kinh doanh, thì nghĩa vụ nào là quan trọng nhất? Giáo viên giới thiệu cho học sinh hiểu rõ về các mức thuế suật khác nhau đối với cơ sở kinh doanh căn cứ vào ngành nghề, lĩnh vực và địa bàn kinh doanh. Giáo viên giới thiệu qua cho học sinh nắm được cơ bản về các loại thuế: + Thuế thu nhập doanh nghiệp + Thuế giá trị gia tăng + Thuế tiêu thụ đặc biệt + Thuế thu nhập cá nhân (01-01-2009) Giáo viên sử dụng phương pháp thuyết trình là chính và kết hợp với phương pháp đàm thoại để giúp học sinh nắm được nội dung. ? Em hiểu thế nào là pháp luật về phát triển văn hoá? ? Em hiểu thế nào là nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đạm đà bản sắc dân tộc? ? Em hiểu thế nào là văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể? + Phi vật thể = là sản phẩm tinh thần + Vật thể = là sản phẩm vật chất

? Theo em quy định của pháp luật nước ta về nghĩa vụ của công dân là sinh ít con (tối đa 2 con) vậy có trái với quyền tự do cá nhân

2. Nội dung cơ bản của pháp luật về sự phát triển bền vững của đất nước.

a. Một số nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển kinh tế.

* Quyền tự do kinh doanh của công dân. - Tự do lựa chọn và quyết định mặt hàng KD. - Quy mô KD, địa bàn KD rộng hay hẹp. - Chọn và quyết định hình thức tổ chức KD VD: c.ty cổ phần, DN tư nhân...

* Nghĩa vụ của công dân khi thực hiện các hoạt động kinh doanh. - Kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng kí. - Nộp thuế đầy đủ và đúng hạn. - Bảo vệ môi trường. - Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng - Tuân thủ các quy định về QP-AN, TTATXH

b. Nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển văn hoá. - Xây dựng nền v.hoá VN tiên tiến, đạm đà bản sắc dân tộc;x.dựng đ.sống v.minh, v.hoá - Ban hành các quy định về bảo vệ và phát huy các giá trị v.hoá vật thể và phi vật thể. - Nghiêm cấm và trừng trị truyền bá v.hoá phản động, đồi truỵ, phá thuần phong mĩ tục

c. Nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển các lĩnh vực xã hội. - Giải quyết việc làm + Thành thị: mở rộng quy mô CN, TCN, DV

MaPhong GDCD12/D/2011 - 2012 63

Page 64: Giao an GDCD 12

không?(Nhằm mục đích tạo điều kiện để chăm sóc, giáo dục con cái chu đáo) ? Em hãy kể tên một số luật liên quan đến nội dung của pháp luật trong phát triển các lĩnh vực xã hội?(Hiến pháp; Bộ luật lao động; Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em;Luật phòng chống ma tuý, Pháp lệnh dân số; Pháp lệnh phòng chống mại dâm...)

+ Nông thôn: thâm canh, trông cây công nghiệp, chế biến, xuất khẩu sản phẩm nông-lâm-ngư nghiệp

- Xoá đối giảm nghèo: PL quy định như tăn vốn, mở rộng các hình thức trợ giúp...

- Dân số: kiềm chế tăng dân số, thực hiện gia đình bình đẳng, tiến bộ, công bằng.

- Chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân.

- Phòng chống tệ nạn xã hội.

IV. CỦNG CỐ: - Giáo viện nhắc lại và nhấn mạnh kiến thức cơ bản của tiết học - Giáo viên cho học sinh trả lời câu hỏi: Em hiểu như thế nào về các hoạt động kinh

doanh? + Hoạt động sản xuất + Hoạt động tiêu thụ sản phẩm: là hoạt động thương mại nhằm thực hiện lưu thông hàng hoá từ người sản xuất đến người tiêu dùng + Hoạt động dịch vụ: như kinh doanh khách sạn, sữa chữa máy móc, hoạt động tư vấn và giới thiệu việc làm...V. DẶN DÒ: Về nhà học bài cũ , làm bài tập cuối bài học và chuẩn bị bài mớiVI. RÚT KINH NGHIỆM:

Tuần: 29Ngày soạn: 01/11/2010Ngày dạy: 16/ 11/2010

Bài 9: PHÁP LUẬT VỚI SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGCỦA ĐẤT NƯỚC

I. MỤC TIÊUHọc xong tiết 4 bài 9 học sinh cần nắm được

MaPhong GDCD12/D/2011 - 2012 64

Ký duyệt02/11/2010

Nguyễn Xuân Thành

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Page 65: Giao an GDCD 12

1. Về kiến thức. Trình bày được một số nội dung cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường và AN-QP.

2. Về kĩ năng.Biết thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân trong các bảo vệ môi trường và AN-QP.

3. Về thái độ. Tôn trọng và nghiêm chỉnh thực hiện pháp luật về môi trường và AN-QP.II. PHƯƠNG TIỆN : - SGK, SGV GDCD 12, TLHDGD GDCD 12

- Bài tập tình huống - Các tài liệu có liên quan đến nội dung bài học.III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :

1. Ổn định tổ chức lớp. 2. Kiểm tra bài cũ.

? Em hãy trình bày nội dung của pháp luật đối phát triển kinh tế xã hội, văn hoá và các lĩnh vực xã hội?

3. Học bài mới. Trong sự phát triển bền vững của đất nước, pháp luật có vai trò rất lớn. Vậy trong sự phát

triển bền vững của đất nước nội dung pháp luật về bảo vệ môi trường và an ninh quốc phòng có những nội dung gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp nội dung bài học hôm nay.

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức cần đạt

Giáo viên sử dụng phương pháp đàm thoại kết hợp với phương pháp giải quyết vấn đề. ? Tại sao bảo vệ MT và TNTN là nhiệm vụ quan trọng trong phát triển KTXH?

Sau khi HS trả lời, GV kết luận

? Theo em trong hệ thống các văn bản luật nêu trong SGK (100) văn bản luật nào quan trọng nhất?

Sau khi HS trả lời, GV kết luận(Luật BVMT giữ vai trò quan trọng nhất)

? Trong bảo vệ môi trường chúng ta phải tuân thủ theo những nguyên tắc nào?

Sau khi HS trả lời, GV kết luận ? Theo em bảo vệ môi trường bao gồm các hoạt động chủ yếu nào?

Sau khi HS trả lời, GV kết luận

? Theo em tại sao trong bảo vệ môi trường thì bảo vệ rừng có tầm quan trọng nhất?

Sau khi HS trả lời, GV kết luận(vì rừng là TN quý có giá trị KT cao…)

2. Nội dung cơ bản của pháp luật về sự phát triển bền vững của đất nước. d. Nội dung cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường. - MT được bảo vệ thì KT mới có ĐK tăng trưởng.

- Nguyên tắc:

+ Kết hợp giữa phát triển kinh tế và đảm bảo tiến bộ xã hội + Phù hợp giữa đặc điểm tự nhiên, lịch sử với trình độ PT của đất nước. + Thường xuyên, phòng là chính, cải thiện môi trường.

- Các hoạt động chủ yếu bảo vệ môi trường: + Bảo vệ trong hoạt động SX-KD-DV + Bảo vệ môi trường nước + Khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường + Bảo vệ môi trường đô thi và khu dân cư. - BVMT là trách nhiệm của NN và là quyền, trách nhiệm của công dân.

MaPhong GDCD12/D/2011 - 2012 65

Page 66: Giao an GDCD 12

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức cần đạt

? Theo em pháp luật về bảo vệ môi trường nghiêm cấm những hành vi nào?

(GV kết luận theo nội dung trong SGK) ? Theo em, mỗi học sinh chúng ta phải làm gì để bảo vệ môi trường?

Với đơn vị kiến thức này giáo viên sử dụng phương pháp đàm thoại và kết hợp với thoả luận nhóm. Giáo viên chia lớp thành các nhóm nhỏ và tổ chức thảo luận theo các câu hỏi. ? Thế nào là đảm bảo quốc phòng an ninh quốc gia? ? PL nước ta quy định như thế nào về đảm bảo QP-AN quốc gia? ? Nhà nước và công dân có trách nhiệm gì trong công cuộc bảo vệ QP-AN?

Các nhóm tiến hành thảo luậnCác nhóm trình bày kết quả thảo luận và bổ sung ý kiến cho nhau.Giáo viên nhận xét và kết luận theo các nội dung trong sách giáo khoa.

e. Nội dung cơ bản của pháp luật về QP-AN.

- Bảo đảm QP-AN: + Xây dựng và bảo vệ vững chắc tổ quốc + Bảo vệ chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ + Phát triển KT, VH, XH, AN-QP, đối ngoại vững mạnh, chính trị ổn định. - Nguyên tắc hoạt động.

+ Huy động sức mạnh tổng hợp của HTCT và toàn dân tộc + Kết hợp giữa PTKTXH với tăng cường quốc phòng an ninh. + Phối hợp có hiệu quả hoạt động an ninh quốc phòng với đối ngoại - Trách nhiệm của NN và công dân. + NN ban hành chế độ quân sự, tuyên truyền giáo dục quốc phòng + Là ng.vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân, là nhiệm vụ của toàn dân.

IV. CỦNG CỐ: Giáo viện nhắc lại và nhấn mạnh kiến thức cơ bản của tiết họcV. DẶN DÒ: Về nhà học bài cũ , làm bài tập cuối bài học và chuẩn bị bài mớiVI. RÚT KINH NGHIỆM:

Tuần: 30Ngày soạn: 16/11/2010Ngày dạy: 23/11/2010

BÀI 10: PHÁP LUẬT VỚI HOÀ BÌNH VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TIẾN BỘ CỦA NHÂN LOẠI

MaPhong GDCD12/D/2011 - 2012 66

Ký duyệt02/11/2010

Nguyễn Xuân Thành

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Page 67: Giao an GDCD 12

I. MỤC TIÊUHọc xong tiết 1 bài 10 học sinh cần nắm được

1. Về kiến thức. - Hiểu được vai trò của pháp luật đối với hoà bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại. - Nhận biết được thế nào là điều ước quốc tế, mối quan hệ giữa điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia.

2. Về kĩ năng. Phân biệt được điều ước quốc tế với các van bản pháp luật quốc gia.

3. Về thái độ. Tôn trọng pháp luật của Nhà nước về quyền con người, hoà bình hữu nghị và hợp tác giữa các quốc giá, về hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế II. PHƯƠNG TIỆN : - SGK, SGV GDCD 12, TLHDGD GDCD 12 - Bài tập tình huống

- Các tài liệu có liên quan đến nội dung bài học.III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :

1. Ổn định tổ chức lớp.2. Kiểm tra bài cũ.

? Em hãy trình bày nội dung của pháp luật đối về môi trường và quốc phòng an ninh ?3. Học bài mới.

Thế giới ngày nay là thế giới của hộ nhập và toàn cầu hoá. Nước ta đã và đang thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, mở rộng, đa phương hoá, đa dạng hoá các mối quan hệ quốc tế. Vậy pháp luật có vai trò gì đối với hoà bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại…?

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức cần đạt

Giáo viên giúp học năm được vai trò của pháp luật rất quan trọng trong việc bảo vệ hoà bình cho thế giới, trong việc phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội vì sự tiến bộ của nhân loại. Với kiến đơn vị kiến thức này giáo viên chủ yếu sử dụng phương pháp thuyết trình giúp cho học hiểu được bốn vai trò của nổi bật pháp luật. Giáo viên yêu cầu học đọc phần 1 nhỏ trang 110 đến 111. ? Vậy pháp luật có vai trò gì trong việc đảm bảo hoà bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại?

Đối với đơn vị kiến thức này giáo viên sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp với phưong pháp đàm thoại. ? Theo em tại sao lại cần phải có điều ước

1. Vai trò của pháp luật đối với hoà bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại. - Là công cụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp pháp của các quốc gia. - Là cầu nối xích lại gần nhau giữa các nước. - Là cơ sở thực hiện hợp tác kinh tế - thương mại giữa các nước. - Là cơ sở để bảo vệ quyền con người trên phạm vi toàn thế giới.

2. Điều ước quốc tế trong quan hệ giữa các quốc gia. a. Khái niệm điều ước quốc tế. * Sự cần thiết phải có điều ước quốc tế. - Để tồn tại và phát triển các quốc gia phải phụ thuộc vào với nhau. - Để hợp hợp tác các nước đàm phám và đi đến kí kết văn bản pháp lý, trong đó quy định

MaPhong GDCD12/D/2011 - 2012 67

Page 68: Giao an GDCD 12

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức cần đạt

quốc tế? ? Theo em Điều ước quốc tế được kí kết giữa những chủ thể nào?

Các loại điều ước quốc tế giáo viên giảng giải cho học sinh nám được từ đó lấy ví dụ về các loại điều ước quốc tế. VD về Hiến chương: Hiến chương lien hợp quốc, Hiến cương ASIAN.. VD Hiệp định: Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa kì, Hiệp định về chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở VN.. VD Hiệp ước: Hiệp ước ĐNA về không có vũ khí hạt nhân, Hiệp ước về biên giới đát liền giữa VN và TQ VD Công ước: Công ước về quyền trẻ em, Công ước về luật biển… Để học sinh năm được mối quan hệ giữa điều ước quốc tế với với pháp luạt quốc gia giáo viên sử dụng phương pháp thuyết trình với phương pháp đàm thoại. Thông thường điều ước quốc tế không có hiệu lực trực tiếp ở các nước thành viên mà phải được chuển hoá thành hệ thống pháp luật quốc gia thông qua các hình thức khác nhau mà mỗi quốc gia tự xác định.

? Vậy theo em điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia có mối quan hệ như thế nào?

quyền và nghĩa vụ của mỗi nước. * Khái niệm điều ước quốc tế. Sách giáo khoa trang 111 * Điều ước quốc tế được kí kết giữa các chủ thể sau + Giữa các quốc gia với nhau + Giữa các quốc gia với tổ chức quốc tế + Giữa tổ chức quốc tế với nhau* Các loại điều ước quốc tế. - Hiến chương: là văn bản pháp luật quốc tế có giá trị cao nhất trong hệ thống văn bản pháp luật của một tổ chức quốc tế. - Hiệp định: là văn bản pháp luật quốc tế do các quốc gia kí kết với nhau quy định về các điều khoản về quyền và nghĩa vụ của các quốc gia thành viên. - Hiệp ước: là văn bản quốc tế thường do các quốc gia kí kết với nhau. - Công ước: là văn bản pháp luật quốc tế được kí kết giữa các quốc gia với nhau hoặc giữa quốc gia với tổ chức quốc tế - Nghị định thư: là văn bản bổ sung cho một điều ước quốc tế. b. Mối quan hệ giữa điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia. - Cụ thể hoá nội dung điều ước quốc tế hoặc sửa đổi bổ xung cá văn bản pháp luật hiện hành cho phù hợp với nội dung điều ước quốc tế liên quan. - Tổ chức bộ máy cơ quan nhà nước có liên quan để thực hiện các văn bản pháp luật trên.

IV. CỦNG CỐ: Giáo viện nhắc lại và nhấn mạnh kiến thức cơ bản của tiết họcV. DẶN DÒ: Về nhà học bài cũ , làm bài tập cuối bài học và chuẩn bị bài mớiVI. RÚT KINH NGHIỆM:

Tuần: 31Ngày soạn: 16/11/2010Ngày dạy: 23/11/2010

MaPhong GDCD12/D/2011 - 2012 68

Ký duyệt19/11/2010

Nguyễn Xuân Thành

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Page 69: Giao an GDCD 12

BÀI 10: PHÁP LUẬT VỚI HOÀ BÌNH VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TIẾN BỘ CỦA NHÂN LOẠI

I. MỤC TIÊUHọc xong tiết 2 bài 10 học sinh cần nắm được

1. Về kiến thức. Hiểu đ ược sơ bộ về sự tham gia và thực hiện tích cực của Việt Nam vào các điều ước quốc tế về quyền con người, về hoà bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia, về hội nhập khu vực và quốc tế.

2. Về kĩ năng. Phân biệt được điều ước quốc tế với các văn bản pháp luật quốc gia. 3. Về thái độ. Tôn trọng pháp luật của Nhà nước về quyền con người, hoà bình hữu nghị và hợp tác giữa các quốc giá, về hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế II. PHƯƠNG TIỆN : - SGK, SGV GDCD 12, TLHDGD GDCD 12 - Bài tập tình huống - Các tài liệu có liên quan đến nội dung bài học.III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Ổn định tổ chức lớp.2. Kiểm tra bài cũ.

? Em hãy trình bày nội dung vai trò của pháp luật với hoà bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại ?Mối quan hệ giữa điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia ?

3. Học bài mới. Thế giới ngày nay là thế giới của hội nhập và toàn cầu hoá. Nước ta đã và đang thực hiện

nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, mở rộng, đa phương hoá, đa dạng hoá các mối quan hệ quốc tế. Vậy pháp luật có vai trò gì đối với hoà bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại…?

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức cần đạt

Giáo viên sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp với phương pháp đàm thoại để dạy đơn vị kiến thức này ? Tại sao VN lại tích cực tham gia các điều ước quốc tế về quyền con người? Vì: Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến con người, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đảm bảo các quyền tự do, dân chủ cơ bản của công dân. ? Em có biết VN đã và đang tham gia các công ước quốc tế nào về bảo vệ quyền con người? ? Em hãy kể tên một số luật quy định, đảm bảo, bảo vệ quyền con người ở Việt Nam?

3. Việt Nam với các điều ước quốc tế về quyền con người, về hoà bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia, về hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. a. Việt Nam với các điều ước quốc tế về quyền con người. - Khái niệm: SGK trang 113 - Điều 50 HP (1992 sđ) “… các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong HP và luật” - VN tham gia công ước của LHQ về quyền trẻ em.. - Ngoài ra VN còn tham gia: Công ước năm 1966 về các quyền dan sự và chính trị; Công ước 1966 về các quyền kinh tế, văn hoá và xã hội;

MaPhong GDCD12/D/2011 - 2012 69

Page 70: Giao an GDCD 12

Giáo viên sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp với phương pháp đàm thoại để dạy đơn vị kiến thức này ? Tại sao Việt Nam tích cực tham gia các điều ước quốc tế về hoà bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia? Vì: nhân dan Việt Nam luôn yêu chuộng hoà bình, luôn muốn chung song trong bầu không khí hoà bình, muốn là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong khu vực và trên thế giới. ? Trong quan hệ với các nước láng giềng Việt Nam thực hiện mối quan hệ như thế nào? ? Sau khi tham gia các điều ước tế Việt Nam đã làm gì để thực hiện các điều ước quốc tế đó?

Giáo viên sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp với phương pháp đàm thoại để dạy đơn vị kiến thức này ? Tại sao Việt Nam tích cực tham gia các điều ước quốc tế về hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế?

Vì: hợp tác, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế đang là xu thế chung trong thời đại ngày này. Có hội nhập, chúng ta mới có thể trang thủ phát huy những khả năng về vốn, khoa học, kĩ thuật, kinh nghiệm sx KD cùng thành tựu khác mà loài người đã đạt đựoc, tạo điều kiện cần thiết cho công cuộc xây dựng đất nước. ? Ở phạm vi khu vực VN đã tham gia các tổ chức nào? (nêu một số tổ chức)\ ? Ở phạm vi toàn cầu VN đã tham gia các tổ chức nào? (nêu một số tổ chức) ? Tại sao Việt Nam lại phải tham gia các tổ chức đó?

Công ước 1965 về hình thức loại trừ phân biệt chủng tộc.. - Quyền con người trong PL VN cung được quy định như: BLDS 2005; Luật bảo vệ chăm sóc vàgiáo dục trẻ em 2004; Luật HN&GĐ 2000; Luật GD 2005; Bộ Luật TTHS 2003; Bộ luật LĐ 1994 sđbs 2002 & 2006… Như vậy: Quyền con người là quyền cơ bản mà nhà nước nào cũng phải có trách nhiệm bảo đảm thực hiện, đồng thời nhà nước ta nghiêm chỉnh thực hiện các điều ước quốc tế về quyền con người. b. Việt Nam với các điều ước quốc tế về hoà bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia. - Trong quan hệ với các nước láng giềng: + VN quan tâm củng có, duy trì và phát triển quan hệ hoà bình, hữu nghị và hợp tác: TQ, Lào, Campuchia + Năm 2003 QH ban hành Luật Biên giới quốc gia - Với đường lối đối ngoại hoà bình, hữu nghị và hợp tác: + VN tích cực tham gia các điều ước quốc tế ở phạm vi toàn cầu và khu vực + Sau khi tham gia các điều ước quốc tế VN ban hành VBPL để thực hiện nghiêm chỉnh cam kết các điều ước quốc tế. c. Việt Nam với các điều ước quốc tế về hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. * Ở phạm vi khu vực: - VN tham gia và trở thành thành viên ASEAN - Tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN (viết tắt AFTA) - Thành viên diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – TBD ( viết tắt APEC) * Ở phạm vi toàn cầu: - Diễn đàn hợp tác A – Âu (ASEM) - Hiệp định KT-TM với EU - Gia nhập WTO

IV. CỦNG CỐ: Giáo viện nhắc lại và nhấn mạnh kiến thức cơ bản của tiết họcV. DẶN DÒ: Về nhà học bài cũ , làm bài tập cuối bài học và chuẩn bị bài mớiVI. RÚT KINH NGHIỆM:

MaPhong GDCD12/D/2011 - 2012 70

Ký duyệt19/11/2010

Nguyễn Xuân Thành

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Page 71: Giao an GDCD 12

Tuần: 32Ngày soạn: 16/11/2010Ngày dạy: 23/11/2010

NGOẠI KHÓA

I. MỤC TIÊU:

Học xong tiết thực hành này học sinh cần nắm được

1. Về kiến thức. Học sinh năm và vận dụng được những nội dung bài học có liên quan đến thực tế địa phương

2. Về kĩ năng. Biết vận dụng những kiến thức đã học đựơc và lý giải đựoc các hiện tưởng xảy ra ở địa phương.

3. Về thái độ.Từ đó có ý thức tôn trọng và thực hiện pháp luật và các quy định ở địa phương.

II. PHƯƠNG TIỆN : - SGK, SGV GDCD 12

-SGK tình huống, bài tập trắc nghiệm GDCD

- Các SGK và kiến thức có liên quan đến chưng trình lớp 12

III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.1. Ổn định tổ chức lớp.2. Nội dung thực hành

- Nhắc lại một cách khái quát nội dung chương trình học kì II và nêu cách vận dụng vào thực tế.

- Định hướng cho học sinh nêu ra những câu hỏi thắc mắc có liên quan đến nội dung bài học ……….IV. CỦNG CỐ : Giáo viên nhắc những kiến thức trọng tâm của chương trình và cách vận dụng vào thực tếV. DẶN DÒ : Về nhà học bài cũ , tiết sau ôn tập học kì IIVI. RÚT KINH NGHIỆM:

Tuần: 32

Tuần: 33Ngày soạn: 16/11/2010

MaPhong GDCD12/D/2011 - 2012 71

Ký duyệt19/11/2010

Nguyễn Xuân Thành

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Page 72: Giao an GDCD 12

Ngày dạy: 23/11/2010

ÔN TẬP

I. MỤC TIÊU:

- Củng cố lại kiến thức cho học sinh từ đó giúp học sinh hệ thống lại những kiến thức đã học. - Hướng dẫn học sinh ôn tập, học bài và vận dụng kiến thức một cách có hệ thống và có hiệu quả. - Học sinh định hướng được việc ôn tập cũng như cách làm bài của học sinhHọc sinh năm và vận dụng được những nội dung bài học có liên quan đến thực tế địa phươngII. PHƯƠNG TIỆN : - SGK, SGV, TLHDGD GDCD 12

- Bài tập tình huống, Tài liệu về PL KD, pháp luật đại cương của ĐHKTQ-Khoa luật, tài

liệu về quốc phòng an ninh.

- Những tình huống học sinh có thể hỏi.

III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.1. Ổn định tổ chức lớp.2. Nội dung ôn tập

- Hệ thống hoá kiến thức trọng tâm, cơ bản của học kì I

- Cho học sinh trao đổi những nội dung, những vấn đề đã học

- Giáo viên trả lời những câu hỏi thắc mắc của học sinh

- Đặt ra một số câu hỏi ở dạng kiểm tra

- Định hướng cách làm bài kiểm tra cho học sinh

IV. DẶN DÒ : Về nhà học bài cũ , tiết sau làm bài kiểm tra học kì IIV. RÚT KINH NGHIỆM:

Tuần: 32

MaPhong GDCD12/D/2011 - 2012 72

Ký duyệt19/11/2010

Nguyễn Xuân Thành

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………