DC BG KTQT ngoai thÂuong

38
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT BÀI GIẢNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ (Dùng cho đối tượng cao học chuyên ngành quản trị kinh doanh) TS. Trần Thị Hồng Mai TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI 1

Transcript of DC BG KTQT ngoai thÂuong

Page 1: DC BG KTQT ngoai thÂuong

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT BÀI GIẢNG

KẾ TOÁN QUẢN TRỊ

(Dùng cho đối tượng cao học chuyên ngành quản trị kinh doanh)

TS. Trần Thị Hồng Mai

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

1

Page 2: DC BG KTQT ngoai thÂuong

A - VỊ TRÍ, MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUCỦA MÔN HỌC

Luật kế toán của nước ta được ban hành ngày 26/6/2003 đã khẳng định tầm quan trọng

của công tác kế toán trong quản lý doanh nghiệp. Theo điều 10 của Luật kế toán thì '' Kế toán ở

đơn vị kế toán gồm kế toán tài chính và kế toán quản trị''. Tuy nhiên, hệ thống kế toán Việt

Nam chưa có sự phân định rõ ràng giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị, thuật ngữ kế toán

quản trị ít được đề cập đến và còn là một vấn đề mới. Trong khi đó, ở các nước có nền kinh tế

phát triển như Pháp, Mỹ, Anh,... thì kế toán quản trị đã được hình thành và phát triển từ nhiều

năm trước đây. Vì vậy, hiện nay kế toán quản trị không chỉ là mối quan tâm của những người

làm nghiên cứu mà của cả những người đang làm công tác kế toán và quản trị doanh nghiệp.

Kế toán tài chính phản ánh các nghiệp vụ kinh tế đã xảy ra một cách tổng quát. Còn kế

toán quản trị phản ánh tình hình chi phí, thu nhập và kết quả của từng hoạt động, từng loại sản

phẩm, hàng hoá, dịch vụ, từng bộ phận trong doanh nghiệp. Từ đó có thể phân tích được tình

hình hoạt động cụ thể, chi tiết của doanh nghiệp, dự kiến phương hướng hoạt động trong tương

lai để phát triển đơn vị. Kế toán quản trị là phương tiện quan trọng giúp các nhà quản trị các

cấp trong doanh nghiệp kiểm soát có hiệu quả tình hình hoạt động và xu hướng phát triển của

đơn vị mình.

Do đó, kế toán quản trị là môn học cơ sở ngành cần thiết nhằm trang bị những kiến thức

cơ bản, toàn diện và có hệ thống về các nghiệp vụ kế toán, phân tích và dự đoán trong nội bộ

doanh nghiệp.

Học viên cần kết hợp nghe giảng trên lớp với thảo luận, làm bài tập, tìm và nghiên cứu

tài liệu về kế toán quản trị.

B - NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ

1.1.Khái niệm về kế toán quản trị

1.1.1.Lịch sử phát triển của kế toán quản trị

2

Page 3: DC BG KTQT ngoai thÂuong

- KTQT hình thành và phát triển xuất phát từ nhu cầu thông tin quản trị doanh nghiệp.

- Kế toán quản trị xuất hiện đầu tiên ở Mỹ vào đầu thế kỷ 19. DN đầu tiên áp dụng KTQT ở

Mỹ là công ty dệt Lyman Lills. Năm 1930 do sự suy thoái của nền kinh tế cùng với sự sụp

đổ của thị trường chứng khoán Mỹ nên KTQT ít được quan tâm. Đến những năm 80 của thế

kỷ 20 do sức ép cạnh tranh và sự thành công của các DN châu Á nên KTQT được quan tâm

và phát triển mạnh.

- Tại châu Á, KTQT hình thành và áp dụng ở Nhật bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai với

các phương pháp quản trị mục tiêu, quản trị từng bước nhỏ.

1.1.2Khái niệm

Xuất phát từ:

+ KTQT cung cấp thông tin phục vụ cho quá trình quản lý và điều hành trong nội bộ

doanh nghiệp.

+ KTQT là một hệ thống thông tin định lượng về tổ chức của một tổ chức kinh doanh.

+ Người sử dụng thông tin kế toán quản trị là các nhà quản trị doanh nghiệp.

Có thể xác định khái niệm về kế toán quản trị là: KTQT là khoa học thu nhận, xử lý và cung

cấp thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh một cách cụ thể, phục vụ cho các nhà quản trị

trong việc lập kế hoạch, điều hành tổ chức thực hiện kế hoạch và quản lý hoạt động kế toán tài

chính trong nội bộ doanh nghiệp.

Nhiệm vụ của KTQT: xử lý dữ liệu để tính tóan, tổng hợp chi phí, tính giá thành từng

loại sản phẩm, từng công việc theo từng nội dung chi phí. Lập dự toán (kế hoạch) cho từng mục

tiêu hoạt động của doanh nghiệp . Kiểm soát tình hình thực hiện dự toán. Cung cấp thông tin để

có quyết định kinh doanh hợp lý.

Mục tiêu :

- Cung cấp thông tin cho quá trình ra quyết định và lập kế hoạch của nhà quản trị.

- Hỗ trợ các nhà quản trị trong định hướng, kiểm soát các mặt hoạt động kinh doanh.

- Thúc đẩy các nhà quản trị và nhân viên tập trung vào mục đích của tổ chức.

- Đo lường kết quả các mặt hoạt động, các đơn vị, các nhà quản trị và nhân viên.

- Đánh giá khả năng cạnh tranh của tổ chức.

1.2.Phân biệt kế toán tài chính và kế toán quản trị

1.2.1.Những điểm giống nhau

3

Page 4: DC BG KTQT ngoai thÂuong

- Cùng phục vụ cho quản lý doanh nghiệp .

- Đều đề cập đến các đối tượng kế toán .

- Đều dựa trên hệ thống ghi chép ban đầu của kế toán.

- Đều thể hiện trách nhiệm quản lý doanh nghiệp .

1.2.2. Những điểm khác nhau

- Về mục đích.

- Về đối tượng phục vụ.

- Về đặc điểm thông tin.

- Về các nguyên tắc trình bày và cung cấp thông tin.

- Về phạm vi thông tin.

- Về kỳ báo cáo.

- Về tính pháp lệnh.

1.3.Tổ chức hệ thống thông tin KTQT

1.3.1. Thông tin KTQT

- Khái niệm: Là các số liệu tài chính và số liệu vật chất về các mặt hoạt động, các quá

trình, các đơn vị kinh doanh, các loại sản phẩm, Dịch vụ

- Yêu cầu: Thích hợp, Đầy đủ, Đủ chính xác, Rõ ràng, Kịp thời, Đáng tin cậy, Chi phí.

- - Nội dung hệ thống thông tin:

+ Phục vụ lập kế hoạch: Thông tin về định mức chi phí; Thông tin Báo cáo dự toán

+ Phục vụ kiểm soát, đánh giá và ra quyết định của nhà quản trị: Thông tin về chi phí và

phân loại chi phí, Thông tin về tình hình thực hiện định mức chi phí, Thông tin cho việc ra

các quyết định ngắn hạn, Thông tin để đánh giá kết quả từng bộ phận, Thông tin cho việc ra

quyết định dài hạn.

- Nguồn thông tin: Nội bộ, bên ngoài

1.3.2. Nội dung tổ chức KTQT trong doanh nghiệp

- Theo chức năng của KTQT

- Theo các khâu công việc

13.3. Mô hình tổ chức KTQT

- Mô hình kết hợp KTTC và KTQT.

- Mô hình tách biệt KTTC với KTQT

4

Page 5: DC BG KTQT ngoai thÂuong

1.4.Phương pháp kế toán quản trị

a. Đặc điểm vận dụng các phương pháp kế toán trong quản trị

Sử dụng các phương pháp chung của kế toán là chứng từ kế toán , tài khoản kế toán,

tính giá, tổng hợp - cân đối kế toán.

b. Các phương pháp kỹ thuật nghiệp vụ sử dụng trong kế toán quản trị

- Thiết kế thông tin thành dạng so sánh được.

- Phân loại chi phí.

- Trình bày mối quan hệ giữa các thông tin dưới dạng phương trình.

- Trình bày thông tin dưới dạng đồ thị.

1. 5. Mối quan hệ giữa KTQT với các chức năng quản trị doanh nghiệp

KTQT cung cấp thông tin cho quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh

giá và ra quyết định. Sơ đồ mối quan hệ giữa chức năng quản lý và quá trình kế toán :

--------------------------------------

CHƯƠNG 2: PHÂN LOẠI CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP

1. Khái niệm và bản chất chi phí

- Khái niệm: là toàn bộ các hao phí về lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí cần

thiết khác mà doanh nghiệp phải bỏ ra cho quá trình hoạt động kinh doanh trong một thời

kỳ nhất định.

- Bản chất của chi phí : thể hiện trên các khía cạnh sau:

5

Xác định mục tiêu Chính thức hoá thành các chỉ tiêu kinh tế

Lập kế hoạch

Lập báo cáo thực hiện

Thu thập kết quả thực hiện

Triển khai dự toán chung và các dự toán chi tiết

Tổ chức thực hiện

Kiểm tra, đánh giá

Xác định mục tiêu Chính thức hoá thành các chỉ tiêu kinh tế

Lập kế hoạch

Lập báo cáo thực hiện

Thu thập kết quả thực hiện

Triển khai dự toán chung và các dự toán chi tiết

Tổ chức thực hiện

Kiểm tra, đánh giá

Page 6: DC BG KTQT ngoai thÂuong

+ Nội dung của chi phí .

+ Đơn vị đo lường và thời kỳ xác định.

+ Phạm vi chi phí .

+ Các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến độ lớn của chi phí.

- Phân biệt chi phí với chi tiêu trong một kỳ kinh doanh của doanh nghiệp

2. Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động

2.1. Chi phí sản xuất

Theo chức năng cụ thể chi phí sản xuất gồm:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

- Chi phí nhân công trực tiếp.

- Chi phí sản xuất chung.

2.2. Chi phí ngoài sản xuất

Gồm chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí hoạt động tài chính, chi phí

khác.

3. Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí

3.1. Chi phí biến đổi

- Khái niệm: là những khoản chi phí có quan hệ tỷ lệ với biến động của mức độ hoạt động.

- Đặc điểm: tổng biến phí thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi. Biến phí đơn vị không đổi

khi mức độ hoạt động thay đổi.

- Gồm: biến phí tỷ lệ, biến phí cấp bậc.

3.2. Chi phí cố định

- Khái niệm: là những khoản chi phí không biến đổi khi mức độ hoạt động thay đổi.

- Đặc điểm: tổng định phí không đổi khi mức độ hoạt động thay đổi. định phí một đơn vị hoạt

động thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi.

- Gồm: định phí tuỳ ý, định phí bắt buộc.

3.3. Chi phí hỗn hợp

- Khái niệm: là loại chi phí bao gồm cả các yếu tố định phí và biến phí.

- Đặc điểm: ở mức độ hoạt động căn bản thể hiện đặc điểm của định phí, quá mức đó thể hiện

đặc điểm của biến phí.

6

Page 7: DC BG KTQT ngoai thÂuong

- Phân tích chi phí hỗn hợp: có 4 phương pháp là cực đaị - cực tiểu, đồ thị phân tán, phân

tích, bình phương bé nhất.

Ví dụ 2.1. Chi phí dịch vụ mua ngoài của doanh nghiệp A qua các tháng như sau (đơn vị 1 000 000đ) :

Tháng Doanh thu bán hàng Chi phí dịch vụ mua ngoài1 3 050 6462 3 596 7303 4 408 8244 3 974 8205 3 300 708

Yêu cầu: Xác định định phí, biến phí trong chi phí dịch vụ mua ngoài của doanh nghiệp A.

4. Phân loại chi phí theo mối quan hệ với thời kỳ xác định kết quả

4.1. Chi phí sản phẩm: Là các khoản chi phí gắn liền với quá trình sản xuất sản phẩm

hay mua hàng hoá để bán.

Chi phí sản phẩm có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của nhiều kỳ hạch toán.

4.2. Chi phí thời kỳ

Là các khoản chi phí để phục vụ hoạt động kinh doanh trong kỳ, không tạo nên giá trị hàng

tồn kho.

Chi phí thời kỳ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của kỳ chúng phát sinh.

5. Nhận diện các chi phí khác phục vụ việc ra quyết định

- Chi phí cơ hội.

- Chi phí chìm.

- Chi phí chênh lệch.

CHƯƠNG 3: CÁC HỆ THỐNG KẾ TOÁN CHI PHÍ

VÀ TÍNH GIÁ

1. Vai trò của kế toán chi phí và tính giá đối với quản trị doanh nghiệp

Cung cấp thông tin cho các nhà quản trị doanh nghiệp để:

- Định giá bán sản phẩm.

- Định giá hàng tồn kho cuối kỳ.

- Xác định thu nhập, kết quả trong kỳ.

7

Page 8: DC BG KTQT ngoai thÂuong

- Ra quyết định kinh doanh ngắn hạn.

3.2. Các hệ thống kế toán chi phí

Để phục vụ nhu cầu quản trị nội bộ, hệ thống kế toán chi phí và tính giá phải linh hoạt, thích

ứng và phù hợp với các loại hình sản xuất có tính chất, qui trình công nghệ khác nhau của các

doanh nghiệp.

3.2.1.Kế toán chi phí sản xuất và tính giá theo chi phí thực tế

Chi phí sản xuất và tính giá sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh. Theo hệ thống này

giá thành sản phẩm được tính chính xác nhưng thông tin cung cấp không kịp thời.

3.2.2. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá theo chi phí thực tế và ước tính

Chi phí sản xuất được tập hợp theo chi phí thực tế phát sinh, còn giá sản phẩm được

tính trên cơ sở chi phí thực tế hoặc ước tính tuỳ theo tính chất và khả năng có thể tập hợp được

của từng khoản mục, yếu tố chi phí. Thụng thường chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và nhân

công trực tiếp tập hợp theo chi phí thực tế, chi phí sản xuất chung là chi phí gián tiếp nên tập

hợp theo chi phí ước tính. Cuối kỳ kế toán phải xử lý số chênh lệch giữa chi phí thực tế và chi

phí ước tính. Số chênh lệch này có thể phát sinh do: dự tính chi phí SXC không chính xác, dự

tính mức hoạt động không chính xác, lựa chọn căn cứ phân bổ chi phí không có tính đại diện.

Thực hiện theo hệ thống này giúp tính giá thành sản phẩm kịp thời.

3.2.3. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá theo chi phí định mức

Chi phí sản xuất được tập hợp theo chi phí thực tế phát sinh, còn giá sản phẩm được

tính trên cơ sở chi phí định mức. Cuối kỳ kế toán xử lý số chênh lệch để chuyển hệ thống kế

toán chi phí theo định mức về hệ thống kế toán chi phí thực tế.

* Trong các chi phí sản xuất thì CPSXC có thể liên quan tới nhiều loại sản phẩm, nhiều

hoạt động (đối tượng tập hợp chi phí) nên cần phân bổ cho ừng đối tượng. Cách phân bổ có thể

là:

- Sử dụng một tiêu chuẩn phân bổ duy nhất.

- Phân bổ theo bộ phận.

- Phân bổ theo hoạt động.

3.3. Các phương pháp xác định chi phí và tính giá

3.3.1. Phương pháp xác định chi phí và tính giá theo công việc

8

Page 9: DC BG KTQT ngoai thÂuong

- Điều kiện vận dụng: doanh nghiệp sản xuất sản phẩm có tính chất đơn chiếc và theo đơn đặt

hàng.

- Quá trình tập hợp chi phí :

- Đặc điểm :

+ Chi phí NVL trực tiếp và nhân công trực tiếp thường được tập hợp trực tiếp theo từng

đơn đặt hàng.

+ Chi phí sản xuất chung: nếu liên quan đến 1 ĐĐH thì tập hợp trực tiếp,nếu liên quan

đến nhiều ĐĐH thì tập hợp riêng, sau đó phân bổ cho từng đơn theo tiêu chuẩn phù hợp.

Do đơn đặt hàng có thể hoàn thành vào bất cứ thời điểm nào nên chi phí SXC tính theo

chi phí ước tính.

+ Tài khoản sử dụng: 621, 622, 627, 154 (hoặc 631), 155. Quá trình hạch toán thể hiện

trên sơ đồ 1

Ví dụ 3.2. Doanh nghiệp K trong tháng 1/N đang sản xuất dở 3 đơn đặt hàng là H1, H2, H3. Tháng 2/N tiếp tục đưa đơn H4 vào sản xuất. Có tài liệu tại doanh nghiệp như sau (đơn vị 1 000đ):1. Trên các phiếu chi phí công việc đầu tháng 2 có số liệu sau:

Đơn ĐH NVL trực tiếp NC trực tiếp Chi phí SX chung phân bổ Tổng cộng

H1 15 000 20 000 15 800 50 800H2 40 000 58 000 22 400 120 400H3 60 000 40 000 19 400 119 400Tổng 115 000 118 000 55 600 288 600

2. Chi phí sản xuất thực tế tập hợp được trong tháng 2 như sau:

Đơn ĐH NVL trực tiếp NC trực tiếp (giờ công)H1 100 000 30 000H2 90 000 35 000

9

Đơn đặt hàng

Lệnh sản xuất

Tập hợp

chi phí sản xuất trên cơ sở

Phiếu xuất kho

Phiếu theo dõi lao động

Mức phân bổ chi

phí sản xuất chung

Chi phí

được tập hợp vào

Phiếu chi phí theo công việc

Page 10: DC BG KTQT ngoai thÂuong

H3 80 000 40 000H4 95 000 42 000

Tổng cộng 365 000 147 000

Chi phí sản xuất chung gồm: biến phí 70 000, định phí 25 624,5. Chi phí nhân công trực tiếp

tính theo đơn giá 4 000đ/giờ cho H1, 4 200đ/giờ cho H2, 3 800đ/giờ cho H3 và 3 600 đ/giờ cho

H4. Chi phí sản xuất chung ước tính được phân bổ cho các đơn đặt hàng theo tỷ lệ 650đ/giờ

nhân công trực tiếp. Cuối tháng 2 các đơn H1, H2 hoàn thành với số lượng sản phẩm lần lượt là

15 và 20. Công suất hoạt động trong tháng của DN trên mức bình thường.

Yêu cầu: - Tính mức chênh lệch giữa chi phí sản xuất chung phân bổ ước tính và chi phí thực tế

được ghi nhận vào gía thành sản phẩm.

- Lập phiếu tính giá thành công việc cho hai đơn đặt hàng đã hoàn thành.

3.3.2. Phương pháp xác định chi phí và tính giá theo quá trình

- Điều kiện vận dụng: áp dụng trong doanh nghiệp sản xuất hàng loạt lớn một loại sản phẩm,

quá trình sản xuất phải qua nhiều công đoạn chế biến khác nhau.

- Quá trình tập hợp chi phí sản xuất:

- Đặc điểm:

+ CPSX liên quan đến phân xưởng nào thì tập hợp trực tiếp cho phân xưởng đó. Đối với

CPSX chung sẽ phân bổ cho từng loại sản phẩm vào cuối kỳ trên cơ sở chi phí thực tế.

+ CPSX ở mỗi công đoạn, phân xưởng sau bao gồm giá trị bán thành phẩm của công

đoạn, phân xưởng trước chuyển sang và các CPSX phát sinh tại phân xưởng đó.

10

Phân xưởng 1

Bán thành phẩm PX1

Nhu cầu sản xuất

Thành phẩm

Phân xưởng n

Bán thành phẩm PX2

Tập hợp vào

Phiếu xuất kho vật liệu

CPSX chung

Phiếu theo dõi lao động

Tập hợp CPSX trên cơ sở

Lênh sản xuất

Phân xưởng 2

Page 11: DC BG KTQT ngoai thÂuong

+ TK sử dụng: 621, 622, 627, 154 hoặc 631. Quỏ trình hạch toán thể hiện trên sơ đồ 2.

--------------------------------------------------------------------

CHƯƠNG 4: XÂY DỰNG DỰ TOÁN (KẾ HOẠCH) TỔNG THỂ

DOANH NGHIỆP

4.1. Ý nghĩa, nội dung của dự toán

Khái niệm: là những tính toán, dự kiến một cách toàn diện và phối hợp chỉ rõ cách thức

huy động các nguồn lực cho các họat động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, được xác

định bằng một hệ thống các chỉ tiêu về số lượng và giá trị cho một khoảng thời gian xác định

trong tương lai.

4.1.1.Ý nghĩa

- Giúp doanh nghiệp có chính sách để khai thác tối đa năng lực sản xuất kinh doanh.

- Thực hiện có hiệu quả chính sách thu, chi để phục vụ cho điều hành, kiểm tra, đánh giá các

hoạt động của doanh nghiệp.

4.1.2 .Nội dung

4.2. Phương pháp xây dựng dự toán

4.2.1. Trình tự xây dựng dự toán

Quá trình xây dựng dự toán có thể thực hiện theo một trong ba mô hình sau:

a> Mô hình thông tin một xuống

- Trình tự thực hiện: ban quản lý cấp cao nhất của doanh nghiệp định ra các chỉ tiêu dự toán,

xét duyệt thông qua cho các cấp trung gian. Các cấp trung gian xét duyệt thông qua cho đơn

vị cơ sở.

- Ưu điểm: đơn giản.

- Nhược điểm: mang tính chất áp đặt.

- Mô hình này thích hợp với đơn vị có qui mô nhỏ, ít phân cấp về quản lý, người quản lý cấp

cao phải có tầm nhìn tổng quát, toàn diện, chi tiết về mọi mặt hoạt động của doanh nghiệp.

b> Mô hình thông tin hai xuống một lên

- Trình tự thực hiện:

+ Ban quản lý cấp cao nhất ước tính các chỉ tiêu dự toán rồi phaan bổ cho cấp thấp hơn.

Công việc tiếp tục như vậy cho đến đơn vị cơ sở.

11

Page 12: DC BG KTQT ngoai thÂuong

+ Đơn vị cơ sở căn cứ điều kiện, khả năng của mình xác định các chỉ tiêu thực hiện được

và bảo vệ trước cấp cao hơn.

+ Ban quản lý cấp cao nhất xét duyệt, thông qua dự toán chính thức cho các đơn vị cấp

dưới.

- Ưu điểm: phát huy được kinh nghiệm, trí tuệ của các cấp quản lý khác nhau vào quá trình

lập dự toán. Dự toán chính xác, đáng tin cậy, tính khả thi cao.

- Nhược điểm: chi phí lớn, thời gian kéo dài.

c> Mô hình thông tin một lên một xuống

- Trình tự thực hiện: Dự tóan được lập từ cấp thấp đến cấp quản lý cao nhất. Bộ phận quản lý

cấp cao nhất tổng hợp các chỉ tiêu do cấp dưới gửi lên, kết hợp với sự hiểu biết chung về

hoạt động của doanh nghiệp, mục tiêu chung của doanh nghiệp để xét duyệt, thông qua dự

toán cho các đơn vị cơ sở.

- Ưu điểm: chi phí thấp, thời gian ngắn.

- Nhược điểm: Do dự toán được lập từ đơn vị cơ sở nên thường có xu hướng lập dự toán thấp

hơn khả năng thực tế để dễ dàng hoàn thành kế hoạch.

4. 2.2. Định mức chi phí sản xuất kinh doanh

4. 2.2.1. Khái niệm: là biểu hiện bằng tiền những hao phí về lao động sống, lao động vật hoá theo tiêu chuẩn để sản xuất và tiêu thụ một đơn vị sản phẩm trong điều kiện sản xuất kinh doanh bình thường.

Công dụng của chi phí định mức

1. Là cơ sở để doanh nghiệp lập dự toán hoạt động vì muốn lập dự toán chi phí nguyên vật liệu phải có định mức nguyên vật liệu, chi phí nhân công phải có định mức số giờ công.

2. Giúp cho các nhà quản lý kiểm soát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và chi phí định mức là tiêu chuẩn, cơ sở để đánh giá.

3. Góp phần thông tin kịp thời cho các nhà quản lý ra quyết định hàng ngày như định giá bán sản phẩm, chấp nhận hay từ chối một đơn đặt hàng, phân tích khả năng sinh lời.

4. Gắn liền trách nhiệm của công nhân đối với việc sử dụng nguyên vật liệu sao cho tiết kiệm.

Nguyên tắc xây dựng định mức tiêu chuẩn:

Quá trình xây dựng định mức tiêu chuẩn là một công việc có tính nghệ thuật hơn là khoa

học. Nó kết hợp giữa suy nghĩ với tài năng chuyên môn của tất cả những người có trách nhiệm

12

Page 13: DC BG KTQT ngoai thÂuong

với giá và chất lượng sản phẩm. Trước hết phải xem xét một các nghiêm túc toàn bộ kết quả đó

đạt được. Trên cơ sở đó kết hợp với những thay đổi về điều kiện kinh tế, về đặc điểm giữa cung

và cầu, về kỹ thuật để điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp.

Gồm:

- Định mức lý tưởng: được xây dựng trong điều kiện hoạt động tối ưu. Là cơ sở để xây dựng

định mức thực hiện.

- Định mức thực hiện: được xây dựng trong điều kiện trung bình tiên tiến. Là cơ sở để xây

dựng dự toán.

4.2.2.2. Các phương pháp xây dựng định mức chi phí sản xuất kinh doanh

- Phương pháp thống kê kinh nghiệm: dựa trên số liệu thống kê về tình hình sản xuất kinh

doanh ở nhiều kỳ kế toán .

- Phương pháp phân tích kinh tế - kỹ thuật: dựa trên sự phân tích trực tiếp tình hình máy móc

thiết bị, qui trình sản xuất sản phẩm,...

- Phương pháp điều chỉnh: Điều chỉnh chi phí định mức cho phù hợp với điều kiện hoạt động

trong tương lai của doanh nghiệp

4.2.2.3. Các loại định mức chi phí sản xuất kinh doanh

- Định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: gồm định mức về lượng và định mức về giá.

- Định mức chi phí nhân công trực tiếp: gồm định mức thời gian để sản xuất 1 sản phẩm và

đơn giá cho 1 sản phẩm.

- Định mức chi phí sản xuất chung: được xác định theo biến phí sản xuất cung và định phí

sản xuất chung.

4.2.3. Hệ thống dự toán sản xuất kinh doanh

4.2.3.1. Dự toán tiêu thụ

Là dự toán trình bày dự kiến việc bán hàng trong kỳ tới. Cơ sở lập dự toán: khối lượng

tiêu thụ các kỳ trước; chính sách sách giá trong tương lai; chính sách quảng cáo, chu kỳ sản

xuất, tiêu thụ sản phẩm; điều kiện về kinh tế, sự vận động của các yếu tố trong nền kinh tế,...

4.2.3.2. Dự toán sản xuất: gồm:

a> Dự toán sản phẩm sản xuất : là dự toán về số lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ.

2.3.3. Dự toán chi phí sản xuất: là dự toán số chi phí cần cho quá trình sản xuất. Gồm:

- Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

13

Page 14: DC BG KTQT ngoai thÂuong

- Dự toán NVL thu mua, dự toán thanh toán cho người cung cấp NVL.

- Dự toán chi phí nhân công trực tiếp: giúp xác định nhu cầu về lao động sản xuất để điều

chỉnh lực lượng lao động cho phù hợp.

- Dự toán chi phí sản xuất chung: gồm:

+ Dự toán biến phí sản xuất chung.

+ Dự toán định phí sản xuất chung.

4.2.3.4. Dự toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp

Các dự toán này cần lập riêng cho biến phí, định phí và dự toán chi tiền cho từng loại chi

phí.

4.2.3.5. Dự toán tiền mặt

Là bảng tổng hợp các dòng tiền thu vào, chi ra liên quan đến các mặt hoạt độngcủa

doanh nghiệp trong thời kỳ dự toán. Trong đó gồm 4 nội dung: khả năng tiền mặt; nhu

cầu chi tiêu; cân đối thu, chi; tài chính.

4.2.3.6. Dự toán báo cáo tài chính

---------------------------------------------------------------

CHƯƠNG 5 : PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ

CHI PHÍ - KHỐI LƯỢNG - LỢI NHUẬN ( CVP)

Nghiên cứu mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận là một biện pháp hữu ích giúp

các nhà quản trị doanh nghiệp trong việc lựa chọn dây chuyền sản xuất, định giá sản phẩm, xác

định chiến lược tiêu thụ sản phẩm.

5.1. Các khái niệm cơ bản trong phân tích mối quan hệ giữa chi phí - khối lượng - lợi

nhuận

5.1.1. Số dư đảm phí

KN: số dư đảm phí là phần doanh thu bán hàng còn lại sau khi đã trừ đi các chi phí khả

biến

Công thức:

Số dư đảm phí = Doanh thu - Biến phí

Số dư đảm phí trước hết được dùng để trang trải định phí, phần còn lại mới là lợi nhuận.

Nếu số dư đảm phí chỉ đủ để trang trải định phí thì doanh nghiệp mới đạt hoà vốn. Định phí là

khoản chi phí DN luôn phải chịu. Do đó để tăng lợi nhuận doanh nghiệp phải tăng số dư đảm

14

Page 15: DC BG KTQT ngoai thÂuong

phí. Khi đơn giá bán và biến phí đơn vị không thay đổi, để tăng SDĐP DN phải tăng khối

lượng sản phẩm bán ra.

5.1.2. Tỷ lệ số dư đảm phí

Khái niệm: là chỉ tiêu tương đối biểu hiện quan hệ tỷ lệ giữa số dư đảm phí với doanh

thu.

Cụng thức:

Tỷ lệ số dư đảm

phí

=Tổng số dư đảm phí

=Số dư đảm phí đơn vị

Tổng doanh thu Đơn giá bán

Chỉ tiêu này cho biết những sản phẩm có tỷ lệ SDĐP cao sẽ mang lại lợi nhuận lớn cho

DN. Hay tỷ lệ số dư đảm phí giúp các nhà quản trị doanh nghiệp biết được số dư đảm phí bị

ảnh hưởng như thế nào nếu thêm một đồng doanh thu.

5.1.3. Kết cấu chi phí

Khái niệm: là chỉ tiêu tương đối phản ánh mối quan hệ tỷ lệ giữa định phí và biến phí

của một doanh nghiệp.

Mỗi doanh nghiệp cần xác lập một kết cấu chi phí riêng trên cơ sở đặc điểm sản xuất

kinh doanh và mục tiêu kinh doanh của mình. Trên thực tế không có mô hình kết cấu chi phí

chuẩn để các doanh nghiệp áp dụng và cũng không có hướng kết cấu chi phí tốt nhất. Khi xác

lập kết cấu chi phí cho mình doanh nghiệp phải xem xét các yếu tố tác động như kế hoạch phát

triển ngắn hạn, daì hạn của doanh nghiệp, tình hình biến động doanh thu hàng năm, quan điểm

của các nhà quản trị đối với rủi ro,...

Ví dụ 5.1. Có tài liệu tại 2 doanh nghiệp A và B:

Chỉ tiêu A BSố tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%)

Doanh thu 100 000 100 100 000 100Biến phí 70 000 70 30 000 30Số dư đảm phí 30 000 30 70 000 70Định phí 20 000 20 60 000 60Lợi nhuận 10 000 10 10 000 10Yêu cầu: Hãy cho biết ảnh hưởng của kết cấu chi phí tới lợi nhuận của các doanh nghiệp.5.1.3. Đòn bẩy kinh doanh

Đòn bẩy kinh doanh là chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ tỷ lệ giữa tốc độ thay đổi của lợi

nhuận với tốc độ thay đổi của doanh thu (hoặc sản lượng tiêu thụ). Độ lớn đòn bẩy kinh doanh

15

Page 16: DC BG KTQT ngoai thÂuong

phản ánh mức độ sử dụng định phí trong doanh nghiệp. Ở các doanh nghiệp có tỷ lệ định phí

cao thì đòn bẩy kinh doanh sẽ lớn. Vì vậy, nếu doanh nghiệp có đòn bẩy kinh doanh cao thì lợi

nhuận sẽ rất nhậy cảm với những thay đổi của doanh thu.

CÔNG THỨC:

Độ lớn đòn bẩy

kinh doanh

=Tổng số dư đảm phí

=Số dư đảm phí đơn vị

LỢI NHUẬN THUẦN Tổng số dư đảm phí - Định phí

5.2. Một số ứng dụng quan hệ CVP vào quá trình ra quyết định

Mối quan hệ CVP được ứng dụng nhiều trong quá trình lập kế hoạch và ra quyết định.

Các ứng dụng cơ bản:

5.2.1. Lựa chọn phương án thay đổi định phí và doanh thu

5.2.2. Lựa chọn phương án thay đổi biến phí và doanh thu

5.2.3. Lựa chọn phương án thay đổi định phí, giá bán và doanh thu

5.2.4. Lựa chọn phương án thay đổi định phí, biến phí và doanh thu

5.2.5. Quyết định giá bán ngắn hạn trong điều kiện đặc biệt

Ví dụ 5.2. . Có tài liệu tháng 5/N tại doanh nghiệp S (đơn vị tính 1 000đ): tiền thuê nhà - 30

000, thuê máy móc thiết bị - 16 000, khấu hao TSCĐ - 24 000, quảng cáo - 80 000, lương nhân

viên quản lý (theo thời gian) - 24 000, lương nhân viên bán hàng theo thời gian - 40 000, giá

vốn hàng bán - 214 000, chi phí vận chuyển hàng bán - 12 000, chi phí bao bì đóng gói 10 000.

Khối lượng hàng tiêu thụ trong kỳ 10 000SP, đơn giá bán 50/SP. Năng lực kinh doanh tối đa 15

000SP.

DN dự kiến một số phương án vào tháng 6/N như sau:

1> Thay đổi định phí và doanh thu: đầu tư thêm cho quảng cáo mỗi tháng 50 000, dự kiến

doanh thu tăng 30%.

2> Thay đổi biến phí và doanh thu: giảm chi phí bao gói của một sản phẩm 0,5. Do hình thức

sản phẩm giảm nên chỉ bán được 9 000 sản phẩm.

3> Thay đổi định phí và giá bán: tăng chi phí quảng cáo mỗi tháng thêm 60 000, giảm giá bán

mỗi sản phẩm 2. Dự kiến mức tiêu thụ tăng 40%.

4> Thay đổi định phí, biến phí và doanh thu: thay đổi hình thức trả lương cho nhân viên bán

hàng từ lương cố định 40 000 một tháng sang lương sản phẩm với đơn giá 4/sản phẩm. Dự

kiến doanh thu tăng 10%.

16

Page 17: DC BG KTQT ngoai thÂuong

Yêu cầu : 1. Lập báo cáo kết quả kinh doanh dạng số dư đảm phí

2. Doanh nghiệp nên áp dụng phương án nào? Vì sao.

3. Giả sử có một khách hàng đề nghị mua một lúc 1 800 sản phẩm với điều kiện giá

bán không > 90% giá bán hiện tại. DN cho rằng số hàng này phải đem lại cho đơn vị

một số lợi nhuận là 27 000. Vậy doanh nghiệp có nên bán không?

4. Nếu doanh nghiệp hạ giá bán xuống các mức 49, 48, 47, 46, 45 /SP thì phải bán bao

nhiêu sản phẩm mới hoà vốn.

5. Để có lợi nhuận sau thuế 43 200 cần tiêu thụ bao nhiêu sản phẩm. Biết thuế suất thuế

thu nhập doanh nghiệp 28%.

6. Muốn có tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu là 10% cần bán bao nhiêu SP.

7. Nếu hạ giá bán xuống 47/SP thì phải bán bao nhiêu sản phẩm để có lợi nhuận như cũ.

5.3. Phân tích điểm hoà vốn

5.3.1. Khái niệm: điểm hoà vốn là điểm mà tại đó doanh thu của doanh nghiệp bằng chi phí.

Hoặc là điểm mà tại đó lợi nhuận của doanh nghiệp bằng 0.

5.3.2. Phương pháp xác định điểm hoà vốn

* DN SXKD 1 loại SP:

Sản lượng hoà vốn =

Tổng định phí

Số dư đảm phí một sản phẩm

Doanh thu hoà vốn =

Định phí

Tỷ lệ số dư đảm phí

DN SXKD nhiều loại SP:

Sản lượng hoà vốn =

Tổng định phí

Số dư đảm phí bình quân một sản phẩm

Định phí

17

Page 18: DC BG KTQT ngoai thÂuong

Doanh thu hoà vốn =

Tỷ lệ số dư đảm phí bình quân

5.3.3. Ứng dụng điểm hòa vốn

* Phương trình lợi nhuận

Sản lượng tiêu thụ dự

kiến =

Định phí + Lợi nhuận dự kiến

SDĐP đơn vị

Doanh thu tiêu thụ dự

kiến

= Định phí + Lợi nhuận dự kiến

Tỷ lệ SDDP

* Doanh thu an toàn

Doanh thu an toàn = Doanh thu thực hiện – Mức Doanh thu hòa vốn

Tỷ lệ doanh thu an

toàn

= Doanh thu an toàn

Doanh thu thực hiện

5.3.4.Phân tích điểm hoà vốn phục vụ việc ra quyết định

Sử dụng điểm hoà vốn giúp doanh nghiệp có thể đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố

như giá bán, định phí, biến phí đối với điểm hoà vốn; xác định sản lượng sản xuất an toàn của

doanh nghiệp; định hướng về chính sách sản phẩm; xác định lượng sản phẩm cần sản xuất để

có lãi mong muốn,... Một số ứng dụng cụ thể:

5.3.3.1. Phân tích điểm hoà vốn trong quan hệ với giá bán

Là việc xem xét khi giá bán sản phẩm thay đổi thì điểm hoà vốn sẽ bị ảnh hưởng như thế

nào. Doanh nghiệp có thể dự kiến khi giá bán sản phẩm thay đổi thì cần sản xuất và tiêu thụ

bao nhiêu sản phẩm để có thể hoà vốn.

5.3.3.2. Phân tích điểm hoà vốn trong quan hệ với kết cấu hàng bán

18

Page 19: DC BG KTQT ngoai thÂuong

Kết cấu hàng bán là mối quan hệ kết hợp giữa các loại sản phẩm của một doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp thường sản xuất kinh doanh nhiều loại sản phẩm khác nhau với khả năng

mang lại lợi nhuận không giống nhau. Vì vậy, nhà quản trị doanh nghiệp cần cố gắng đạt được

kết cấu có thể thu được lợi nhuận cao nhất. Lợi nhuận sẽ nhiều hơn nếu loại sản phẩm có tỷ lệ

số dư đảm phí cao chiếm tỷ lệ lớn trong tổng doanh thu của doanh nghiệp và ngược lại.

-------------------------------------------------------------------------

CHƯƠNG 6: THÔNG TIN CỦA KẾ TOÁN QUẢN TRỊ VỚI VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH

6.1. Thông tin của kế toán quản trị với việc ra quyết định ngắn hạn

6.1.1. Thông tin thích hợp của kế toán với việc ra quyết định ngắn hạn

* Khái niệm và đặc điểm của quyết định ngắn hạn.

Quyết định là sự lựa chọn từ các phương án khác nhau.

Đặc điểm:

- Về thời gian: liên quan đến một chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp hoặc 1 năm hoạt động.

- Về vốn đầu tư: không đòi hỏi vốn đầu tư lớn

* Tiêu chuẩn chọn quyết định ngắn hạn

Tiêu chuẩn chung về mặt kinh tế: chọn phương án (hành động) được dự tính là sẽ mang

lại thu nhập cao nhất (hoặc có chi phí thấp nhất) cho doanh nghiệp.

* Phân tích thông tin thích hợp

Quá trình phân tích thông tin thích hợp phục vụ việc ra quyết định ngắn hạn gồm 3

bước:

Bước 1: Tập hợp tất cả các thông tin về các khoản thu và chi phí có liên quan tới các phương án

đầu tư đang xem xét.

Bước 2: Loại bỏ các thông tin không thích hợp là: chi phí chìm; các khoản thu, chi như nhau ở

các phương án đang xem xét.

Bước 3: Sử dụng các thông tin thích hợp còn lại cho việc ra quyết định ngắn hạn.

Ví dụ 6.1. DN đang xem xét việc mua một máy mới để giảm sức lao động. Chi phí mua máy 100 000 000đ, thời gian sử

dụng 10 năm. Có tài liệu về hai máy:

Chỉ tiêu Máy cũ Máy mới (ước tính)

Khối lượng sản xuất và tiêu thụ 10 000 10 000

Đơn giá bán 60 60

19

Page 20: DC BG KTQT ngoai thÂuong

Chi phí NVL trực tiếp 1 sản phẩm 20 20

Chi phí NC trực tiếp 1 sản phẩm 15 10

Biến phí SXC 1 sản phẩm 5 5

Định phí hoạt động hàng năm 100 000 100 000

Định phí khấu hao máy mới - 10 000

Yêu cầu: Hãy giúp doanh nghiệp ra quyết định.

6.1.2. Ứng dụng thông tin thích hợp vào quá trình ra quyết định ngắn hạn

6.1.2.1.Quyết định nên loại bỏ hay tiếp tục kinh doanh một bộ phận

Ví dụ 6.2. Có tài liệu tại một doanh nghiệp thương mại (đơn vị 1 000 000đ):

Chỉ tiêu Tổng

cộng

Cửa

hàng vải

Cửa hàng đồ

dùng gia đìnhCửa hàng thực

phẩmchế biến

sẵn

Doanh thu 400 180 160 60

Biến phí 212 100 72 40

Số dư đảm phí 188 80 88 20

Định phí 143 61 54 28

- Bộ phận 43 16 14 13

- Chung 100 45 40 15

Lãi (Lỗ) 45 19 34 (8)

Yêu cầu: 1> Doanh nghiệp có nên ngừng kinh doanh của hàng thực phẩm không?

2> Nếu có thể thay thế hàng thực phẩm bằng hàng mỹ phẩm. Ước tính doanh thu và

chi phí của mặt hàng này như sau:

Doanh thu 90

Biến phí 50

Định phí bộ phận 17

DN có nên thay đổi quyết định ở yêu cầu 1 không.

6.1.2.2.Quyết định nên mua ngoài hay nên tự sản xuất

Ví dụ 6.3. DN đang SX chi tiết X để sản xuất sản phẩm chính của mình, nhu cầu mỗi năm 1

000 đơn vị. Chi phí sản xuất một chi tiết trong 1 năm: NVL trực tiếp 100 000đ, NC trực tiếp

20

Page 21: DC BG KTQT ngoai thÂuong

160 000đ, biến phí SXC 80 000đ, định phí sản xuất chung 50 000đ, định phí quản lý DN phân

bổ 12 000đ. Một DN đề nghị cung cấp chi tiết X với giá 370 000đ/đơn vị theo đúng chất lượng

và số lượng yêu cầu, dự kiến chi phí nhận hàng và kiểm tra 1 chi tiết 10 000đ.

Yêu cầu: DN nên tự SX chi tiết X hay mua ngoài.

6.1.2.3.Quyết định nên bán ngay nửa thành phẩm hay tiếp tục sản xuất ra thành phẩm rồi mới

bán

Ví dụ 6.4. DN sản xuất 2 loại sản phẩm liên hợp A & B. Sản lượng hàng năm 10 000A và 6

000B. Tại điểm phân chia có thể bán với giá 60 000đ/SPA, 96 000đ/SPB. Nếu tiếp tục sản xuất

sẽ có tài liệu sau:

- A: chi phí SX 50 000 000đ, giá bán đơn vị 75 000đ/SP.

- B có thể SX thành 4 000 SP M, giá bán 80 000đ/SP và 2 000 SP N, giá bán 140 000đ/SP.

Chi phí sản xuất 104 400 000đ.

Yêu cầu: Hãy cho biết DN nên bán tại điểm phân chia hay tiếp tục SX rồi mới bán.

6.1.2.4.Quyết định trong điều kiện có giới hạn

*Trường hợp có một điều kiện giới hạn

Ví dụ 6.5. DN sản xuất hai loại sản phẩm A & B. Để SX 1 SPA cần 1,5 giờ công lao động, 1 SP B cần

1 giờ công lao động. Đơn giá bán 1 SPA 50, SPB 70. Biến phí 1 SPA 20, SPB 42. Số giờ công lao động

tối đa một kỳ 1 000. Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm A & B như nhau. Hãy cho biết DN nên SX sản phẩm

nào?

Trường hợp có nhiều điều kiện giới hạn

- DN sản xuất hai loại sản phẩm

B1: Xác định hàm mục tiêu và biểu diễn dưới dạng phương trình đại số

B2: Xác định các điều kiện giới hạn và biểu diễn dưới dạng phương trình đại số.

B3: Vẽ đồ thị, xác định vùng SX tối ưu.

B4: Xác định phương án SX tối ưu.

Ví dụ 6.6. DN sản xuất hai loại sản phẩm X & Y. Mỗi kỳ sản xuất chỉ sử dụng được tối đa 72 000 giờ máy và 48 000 kg

NVL. Mức tiêu thụ sản phẩm Y mỗi kỳ tối đa 3 000 sản phẩm. Tài liệu về hai sản phẩm như sau:

Chỉ tiêu X Y

Số dư đảm phí 16 20

Số giờ sản xuất 12 18

Nguyên liệu sử dụng 12 6

21

Page 22: DC BG KTQT ngoai thÂuong

Yêu cầu: DN phải sản xuất theo cơ cấu như thế nào để có lợi nhuận cao nhất?

- DN sản xuất từ 3 loại SP trở lên: sử dụng phương pháp đơn hình.

6.2. Thông tin của kế toán quản trị với việc ra quyết định dài hạn

Quyết định dài hạn thường liên quan đến việc thay đổi khả năng sản xuất như: quyết

định thay thế hoặc mua thêm máy móc thiết bị phục vụ sản xuất.

Các quyết định này đòi hỏi vốn đầu tư lớn, thực hiện trong thời gian dài nên có tính đến

thời giá của tiền.

Các quyết định dài hạn thường gồm: quyết định sàng lọc, quyết định ưu tiên.

6.2.1. Khái niệm và đặc điểm vốn đầu tư dài hạn

Khái niệm: vốn đầu tư dài hạn là số vốn dùng trong hiện tại nhằm mục đích thu lợi tức trong

tương lai.

Đặc điểm của vốn đầu tư dài hạn: vốn đầu tư dài hạn có hai đặc điểm cơ bản sau:

- Các tài sản có tính hao mòn: đa số các tài sản có tính hao mòn. Với các tài sản này khi hết

thời hạn sử dụng thường còn rất ít hoặc không còn giá trị. Còn các tài sản không có tính hao

mòn vẫn giữ nguyên giá trị khi dự án kết thúc.

- Thời gian hoàn vốn đầu tư: vốn đầu tư có thời gian thu hồi dài nên để đánh giá đầy đủ các

khoản tiền có thời gian thu hồi khác nhau trong các dự án đầu tư thì cần phải áp dụng các kỹ

thuật tính toán để công nhận giá trị thời gian của tiền.

6.2.2. Các phương pháp kỹ thuật ứng dụng trong lựa chọn quyết định daì hạn

6.2.2.1. Phương pháp giá trị hiện tại thuần ( Net present value - NPV)

a> Khái niệm:

Giá trị hiện tại thuần của một dự án là kết quả so sánh giữa giá trị hiện tại của tất cả các dòng

thu so với giá trị hiện tại của tất cả các dòng chi của một dự án đầu tư.

b> Phương pháp xác định

Gồm 3 bước sau:

- Xác định các dòng tiền thu, chi của các dự án đang xem xét. Cần lưu ý khấu hao tài sản cố

định không được trừ khỏi quá trình sinh lời của dự án. Vì khấu hao là một khái niệm kế toán

mà không kèm theo dòng chi tiền mặt, phương pháp này không phân biệt lợi tức của vốn

đầu tư với mức hoàn vốn từng kỳ.

22

Page 23: DC BG KTQT ngoai thÂuong

- Xác định giá trị hiện tại của các dòng tiềntheo một tỷ lệ chiết khấu đã định trước. Tỷ lệ chiết

khấu sử dụng có thể là chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp hoặc tỷ lệ lãi vay ngân hàng

hoặc tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư mong muốn.

- Tính giá trị hiện tại thuần:

NPV =Tổng giá trị hiện tại

của các dòng thu-

Tổng giá trị hiện tại

của các dòng chi

c> Ví dụ minh hoạ

d> Nhận xét phương pháp

- Ưu điểm: tính đến thời giá của tiền, xem xét toàn bộ số lợi nhuận tạo ra trong quá trình thực

hiện dự án.

- Nhược điểm; tính toán phức tạp, kết quả thiếu chính xác nếu các dự án có số vốn đầu tư

chênh lệch lớn.

6.2.2.2. Phương pháp tỷ lệ sinh lời nội bộ (Internal rate of return - IRR)

a> Khái niệm

Tỷ lệ sinh lời nội bộ là lợi tức thực sự mà một dự án đầu tư hứa hẹn mang lại trong thời

gian thực hiện. Hoặc là tỷ lệ chiết khấu làm cho giá trị hiện tại thuần của dự án bằng 0.

b> Phương pháp xác định

Để tính IRR của một dự án có thể thực hiện theo các trường hợp sau:

- Nếu dự án có dòng tiền cố định: tớnh theo hai bước:

B ư ớc 1: Tính hệ số chiết khấu.

Hệ số chiết khấu =Chi phí đầu tư

Thu nhập thuần hàng năm

B ước 2: tra bảng tính giá trị hiện tại. Có thể xảy ra một trong hai trường hợp sau:

+ Nếu tỷ lệ sinh lời nội bộ là một số chẵn có trong bảng tính giá trị hiện tại cú thể

xỏc định được ngay IRR.

+ Nếu lệ sinh lời nội bộ là một số lẻ không có trong bảng giá trị hiện tại: áp dụng

phương pháp nội suy.

+ Nếu dự án có dòng tiền bất thường: nội suy trên cơ sở giá trị hiện tại thuần theo cỏc

bước sau:

Bước 1: chọn ngẫu nhiên r1, tính NPV1.

23

Page 24: DC BG KTQT ngoai thÂuong

Bước 2: chọn r2, tính NPV2 trong các trường hợp sau:

+ Nếu NPV1>0: chọn r2>r1.

+ Nếu NPV1<0: chọn r2< r1.

Bước 3: Tính IRR theo công thức sau:

IRR (NPV1>0) = r1 +NPV1 (r2 – r1)

NPV1 + NPV2

Ví dụ minh hoạ

c> Nhận xét phương phá p

- Ưu điểm: tính đến thời giá của tiền, xem xét toàn bộ số lợi nhuận tạo ra trong quá trình thực

hiện dự án.

- Nhược điểm: kết quả thiếu chính xác do NPV là hàm mũ, không phải mọi khoản tiền của dự

án đều được tái đầu tư.

Ví dụ 6.7. DN gỗ Mỹ Hà dự định mua 1 máy cưa mới giá 120 trđ, thuế GTGT 12 trđ để thay

thế máy cưa cũ có giá hiện tại 10 trđ. Máy mới có thời gian sử dụng 5 năm. Dự kiến hoạt động

của máy mới: lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp năm thứ nhất 30 trđ, năm thứ hai 35

trđ, năm thứ ba 28 trđ, năm thứ tư 28 trđ, năm thứ năm 24 trđ. Chi phí sửa chữa máy năm thứ 3:

10 trđ. DN có nên chấp nhận dự án không nếu :

- Sử dụng phương pháp NPV.

- Sử dụng phương pháp IRR.

Biết DN áp dụng phương pháp khấu hao tuyến tính, thuế suất thuế thu nhập DN 28%, thuế

GTGT được hoàn lại sau 1 năm, chi phí sử dụng vốn 10%/năm.

24

Page 25: DC BG KTQT ngoai thÂuong

S ơ đ ồ 1 : Sơ đồ hạch toán tổng hợp kế toán chi phí sản xuất theo đơn đặt hàng

TK liên quan TK CF NVLTT TK CF SXKD DD

Tập hợp CF NVL trực tiếp Kết chuyển CF NVL trực thực tế phát sinh tiếp cho từng ĐĐH TK Thành phẩm

TK CF NC trực tiếp

Tập hợp CF NC trực tiếp Kết chuyển CF NC trực tiếp Giá trị sản phẩm hoàn thành TK Giá vốn hàng bán thực tế phát sinh cho từng ĐĐH nhập kho giá vốn thành phẩm TK CPSXC xuất kho giao bán

Tập hợp CF SXC thực tế Chi phí SXC ước tính Giá trị sản phẩm hoàn thành giao ngay cho khách phát sinh phân bổ cho từng ĐĐH ( giá vốn hàng bán)

Xử lý mức phân bổ thiêú chi phí sản xuất chung

Xử lý mức phân bổ thừa chi phí sản xuất chung

25

Page 26: DC BG KTQT ngoai thÂuong

Sơ đồ 2: Sơ đồ KTCPSX theo quá trỡnh

Tài liệu tham khảo

26

TK liờn quan

Tổng hợp CPSX PXn

Tổng hợp CPSX PX2

Tập hợp CPSXC

Tập hợp CPNCTT

Tập hợp CPNVLTT

TKCPNCTT

TKCPSXC TK TP

TKCPNVLTT

TKCPSXKDD PXn

TKCPSXKDD PX2

TKCPSXKDD PX1

Page 27: DC BG KTQT ngoai thÂuong

1. Giáo trình kế toán quản trị của các trường Đại học Thương mại, Đại học Kinh tế quốc

dân, Học viện Tài chính, ĐH KT TPHCM.

2. Kế toán quản trị, Phạm Văn Dược và Đặng Kim Cương, NXB Thống kê, 2006

3. Kế toỏn quản trị, Ray H. Garrison.

27