Can can thanh toan quoc te Bop

18
Cán cân thanh toán quốc tế Số liệu của Việt Nam về Bop trong 5 năm gần đây

description

phân tích số liệu Bop 5 năm gần đây

Transcript of Can can thanh toan quoc te Bop

Page 1: Can can thanh toan quoc te Bop

Số liệu của Việt Nam về Bop trong 5 năm gần đây

Page 2: Can can thanh toan quoc te Bop

Dựa vào số liệu trên ta thấy từ 2008-2013 việt nam chia làm 2 giai đoạn:

Page 3: Can can thanh toan quoc te Bop

- 2008-1010: thâm hụt cán cân thanh toán - 2011-2013: chuyển dần sang giai đoạn thặng dư

Trong giai đoạn 2008-2010, cán cân thanh toán của nước ta bị thâm hụt do nền kinh tế nước ta bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính của Mỹ lan rộng toàn cầu tháng 9-2008 cũng như xuất phát từ nội tại của nền kinh tế: tăng trưởng cao nhưng chưa ổn định, lạm phát tăng cao (năm 2008) và đặc biệt hơn nữa đó là tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai bắt nguồn từ thâm hụt cán cân thương mại ngày càng gia tăng. Tăng trưởng nhập khẩu nhanh hơn xuất khẩu, nguyên liệu đầu vào nhập từ nước ngoài chi phí cao dẫn đến cán cân thương mại rơi vào tình trạng thâm hụt. Bên cạnh đó, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và hiện trạng môi trường đầu tư của Việt Nam chưa được cải thiện như mong đợi, dòng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam chưa tăng trưởng vững chắc. Hiện trạng này chắc chắn sẽ gây sức ép không nhỏ đến cán cân thanh toán quốc tế về khả năng chống đỡ các cú sốc bên ngoài và tính bền vững của nền kinh tế khi dự trữ ngoại hối của Việt Nam có xu hướng thu hẹp.

Năm 2008

Thâm hụt tài khoản vãng lai cũng như cán cân thương mại lớn nhất là năm 2008, mức thâm hụt tài khoản vãng lai là 10823 triệu USD, thâm hụt cán cân thương mại lên tới 12783 triệu USD.

Nguyên nhân:

Có thể nói, nguyên nhân sâu xa của tình trạng thâm hụt tài khoản vãng lai đều xuất phát từ sự mất cân đối, chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư trong nước. Trong thời gian qua, mức thâm hụt cán cân vãng lai trở nên nghiêm trọng hơn là kết quả của nhu cầu đầu tư tăng cao hơn so với mức tiết kiệm trong nền kinh tế, trong đó có cả khu vực nhà nước. Tình trạng tỷ lệ tiết kiệm thấp, trong khi đó, tỷ lệ đầu tư cao, 41,5% GDP (2008) dẫn đến đầu tư phụ thuộc nhiều vào nguồn lực bên ngoài. Hay nói cách khác, nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc nhiều vào dòng vốn đầu tư nước ngoài. Tình trạng này là nguyên nhân quan trọng gây nên hiện tượng thâm hụt tài khoản vãng lai trong thời gian qua.

Với chính sách tỷ giá được coi là “cố định linh hoạt” của Việt Nam gắn với đồng đôla Mỹ, diễn biến tỷ giá một số thời điểm chưa theo kịp với thực tế của thị trường trong điều kiện chính sách tiền tệ nới lỏng, tỷ giá hầu như cố định đã góp phần làm giảm kim ngạch xuất khẩu, tăng kim ngạch nhập khẩu. Mặc dù tỷ giá danh nghĩa USD/VND có xu hướng tăng lên theo thời gian và biên độ giao động được điều chỉnh linh hoạt tùy từng hoàn cảnh kinh tế cụ thể. Tuy nhiên, diễn biến tỷ giá thực RER và REER có xu hướng giảm dần trong những năm gần đây do chênh lệch tốc độ lạm phát của Việt Nam so với Mỹ và các nước đối tác thương mại chính đã góp phần làm giảm sức cạnh tranh về giá hàng hóa Việt Nam trên thị trường thế giới. Thực tế này một phần lý giải tình trạng thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam trong thời gian qua trở nên lớn hơn.

Page 4: Can can thanh toan quoc te Bop

Hiện tượng tăng trưởng nóng của thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian 2007 làm cho luồng tiền đầu tư gián tiếp chảy vào Việt Nam. Sự biến động này là do chênh lệch lãi suất của trái phiếu chính phủ Việt Nam với trái phiếu chính phủ các nước khác. Vì vậy, luồng tiền này vô hình chung làm cho nhu cầu đầu tư và tiêu dùng của Việt Nam tăng lên, trong khi xu hướng tiết kiệm của người Việt Nam đang giảm rõ nét. Ngoài ra, kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO, dòng vốn đầu tư trực tiếp FDI chảy vào Việt Nam, đặc biệt là các dự án đầu tư bất động sản khi liên quan đến nhập khẩu mà không tạo ra giá trị gia tăng xuất khẩu trực tiếp, cũng đã góp phần làm cho tình trạng thâm hụt cán tài khoản vãng lai, cán cân thương mại trở nên nghiêm trọng trong thời gian qua.

Khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008: tình trạng bất ổn định tài chính như đói tín dụng và thu hồi nợ, mất giá tiền tệ, sụt giá chứng khoán diễn ra đồng thời nhiều nơi trên thể giới từ tháng 8 năm 2008. Cuộc khủng hoảng này là sự phát triển và lan tỏa của cuộc khủng hoảng tài chính Hoa Kì năm 2007 và nó tiếp tục diễn ra cho đến năm 2009. Cuộc khủng hoảng tài chính đã ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế các nước, khởi đầu từ thị trường tín dụng dưới chuẩn tại Mỹ, sau đó tiếp tục từ lĩnh vực tài chính-tiền tệ lan sang các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác, gây suy thoái kinh tế ở nhiều nơi và tăng trưởng kinh tế chậm lại ở hầu hết các nước khác. Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ lan rộng ra trên khắp các thị trường tài chính phát triển. Hàng loạt các ngân hàng lớn nhỏ bị sụp đổ, bị sáp nhập hoặc quốc hữu hóa. Tín dụng toàn cầu bị co rút lại. Trong thời đại toàn cầu hóa, khi các ngân hàng toàn cầu có mối quan hệ tín dụng đan xen nhau nhằng nhịt, cuộc khủng hoảng tài chính của nền kinh tế lớn nhất là Mỹ đã nhanh chóng lan sang các nước khác như hiệu ứng domino. Cuộc khủng hoảng kinh tế lan rộng: bắt đầu từ địa ốc, ảnh hưởng đến tín dụng, lan sang nhiều ngành nghề công nghiệp: hàng không, sản xuất xe hơi, điện tử… tác động của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ là tác động hai chiều, song chủ yếu là tác động tiêu cực đến nền kinh tế toàn cầu cũng như của Việt Nam. Do sự hội nhập ngày càng sâu và rộng của nền kinh tế Việt Nam vào thế giới nên Việt Nam chịu những tác động nhất định, tuy không trực tiếp.

Năm 2008, kinh tế Việt Nam gặp phải hai cú sốc:+ Thứ nhất, là luồng vốn ồ ạt vào Việt Nam cuối năm 2007 dẫn đến tình trạng

bong bóng giá cả trên thị trường bất động sản và nhập siêu.+ Thứ hai, là kinh tế thế giới suy thoái vào cuối năm 2008 kèm theo khủng

hoảng tài chính, giá cả hàng hóa biến động mạnh và thương mại thế giới sụt giảm Tình hình xuất khẩu:

Dệt may: tác động lan truyền từ cuộc khủng hoảng đến nền kinh tế Việt Nam trở nên rõ ràng từ tháng 10 năm 2008. Tình hình xuất khẩu dệt may của các doanh nghiệp dệt may giảm rõ rệt. Số lượng đơn hàng, giá gia công đã giảm bình quân 20%-30%. Chỉ trong quý 4/2008 mức đơn hàng đã giảm khoảng 20% so với quý 4/2007. Điều này đã ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu dệt may của Việt Nam năm

Page 5: Can can thanh toan quoc te Bop

2008 chỉ đạt 9,1 tỷ USD. Rõ ràng cuộc khủng hoảng này đã ảnh hưởng một cách trực tiếp và mạnh mẽ đến tình hình xuất khẩu của nước ta, nhóm hàng dệt may vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong kim ngạch xuất khẩu cả nước trong năm 2008 đã giảm đáng kể. Thực trạng chung của nhiều doanh nghiệp dệt may do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu là có đơn hàng cũng không dám kí vì tình trạnh thiếu hụt vốn, giá nguyên liệu đầu vào lại biến động bất thường. Một số doanh nghiệp kí được đơn hàng phải chịu cảnh giảm giá hoặc đơn hàng bị giảm sút một cách nghiêm trọng.

Dầu thô: trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, dầu thô luôn được coi là một trong những nhóm hàng xuất khẩu chủ lực và có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường thế giới. Bên cạnh đó, nguồn thu ngân sách quốc gia Việt Nam cũng phụ thuộc phần lớn vào xuất khẩu dầu thô và tài nguyên khoáng sản. Chính vì thế, mỗi sự biến động của sản lượng hay giá xuất khẩu của mặt hàng này đều ảnh hưởng lớn đến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Và năm 2008 chính là một điển hình cho sự biến động của giá dầu. Theo số liệu thống kê cho biết, trong quý 1-2008, lượng dầu thô xuất khẩu của Việt Nam là 3,67 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 2757 triệu USD, bằng 149% so với cùng kì năm 2007 và chiếm 21,2% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Đạt được mức tăng trưởng trên cũng nhờ sự đóng góp quan trọng của việc giá xuất khẩu dầu tăng. Tuy nhiên, đang từ ngưỡng đỉnh cao 147USD/thùng hồi tháng 7/2008, giá dầu thô thế giới đột ngột giảm thấp xuống đáy 50USD/thùng. Giá dầu sụt giảm vì những lo ngại là cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 sẽ làm chậm lại nền kinh tế toàn cầu và giảm bớt mức cầu nhiên liệu. Việc giá dầu giảm là nguyên nhân chủ yếu khiến xuất khẩu Việt Nam sụt mạnh trong những tháng cuối năm.

Nông sản: trong 6 tháng đầu năm 2008, xuất khẩu nông lâm thủy sản gặp thuận lợi về giá cả và thị trường do thị trường thế giới về các mặt hàng nông sản luôn trong tình trạng cung thấp hơn cầu. Tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản đạt trên 4,2 tỷ USD, tăng 31%; giá là yếu tố chính làm tăng kim ngạch xuất khẩu nông sản. Với tốc độ phát triển đạt được, hơn nửa đầu năm 2008, xuất khẩu nông sản của Việt Nam tăng trưởng trên 100% so với cùng kì năm trước. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, xuất khẩu nông sản cuối năm 2008 gặp nhiều khó khăn. Cuộc khủng hoảng tài chính nặng nề tại các thị trường chủ chốt như Mỹ, EU… chính là nguyên nhân khiến sức cầu sụt giảm mạnh. Những rắc rối của hệ thống ngân hàng tại những thị trường lớn làm hạn chế khả năng thanh khoản của các doanh nghiệp nhập khẩu hàng từ VN. Một đặc điểm chính của thị trường nông sản và cũng là thách thức lớn nhất cho xuất khẩu VN là tính biến động cao của gia cả. Những biến động trong năm 2008 là

Page 6: Can can thanh toan quoc te Bop

những minh chứng cho đặc điểm này. Trong vòng chưa đầy hai tháng, từ tháng 8 đến tháng 10, nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của VN như: cà phê, cao su… đang choáng váng trước ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

Thủy sản: năm 2008 là một năm thiên nhiên khá ưu đãi cho toàn ngành thủy sản VN, tuy nhiên do tác động của suy giảm kinh tế ảnh hưởng tới sự ổn định thị trường xuất khẩu cùng với việc phá vỡ quy hoạch trong nuôi trồng thủy sản ở các địa phương, dẫn đến thủy sản bị ứ đọng. Do vậy, sản phẩm thủy sản vẫn trong cơn khó khăn của việc “được mùa mất giá”. Theo số liệu của Tổng Cục Hải Quan VN, năm 2008 xuất khẩu thủy sản đạt 1,236 nghìn tấn, trị giá 4,509 tỷ USD, giảm 33,7% về khối lượng và 19,8% về giá trị so với cùng kì năm trước. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới khiến xuất khẩu thủy sản cả nước tụt giảm mạnh cả về khối lượng và giá trị. Các doanh nghiệp thủy sản đang đứng trước nhiều áp lực : thị trường thu hẹp, tiêu chuẩn nhập khẩu ngày càng khó…nền kinh tế VN ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới nên khó có thể tránh khỏi những tác động không thuận cho sự ổn định và phát triển. Tác động lan truyền từ cuộc khủng hoảng toàn cầu đã trở nên rõ ràng hơn kể từ tháng 10 năm 2008, xuất khẩu hàng hóa VN trong tháng đã sụt giảm rất mạnh. Hầu hết các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như dệt may, dầu thô, thủy sản.. Đều có mức tăng trưởng rất thấp và đang đi xuống. Các doanh nghiệp phải đối mặt với giảm giá, thị trường bị thu hẹp do tổng cầu thế giới giảm và cạnh tranh trên thị trường sẽ rất khó khăn.

Tình hình nhập khẩu:

Do tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính toàn cầu khiến giá hàng hóa , vật tư, máy móc, thiết bị giảm mạnh. Vì vậy, các doanh nghiệp trong nước sẽ tranh thủ cơ hội này để gia tăng lượng hàng nhập về với giá rẻ. Điều này sẽ khiến cho khối lượng nhập khẩu ở một số mặt hàng tăng cao, nhất là nhóm máy móc, thiết bị. Năm 2008, kim ngạch nhập khẩu đạt khoảng 80,4 tỷ USD, tăng 28,3% so với năm 2007; bao gồm khu vực kinh tế trong đạt khoảng 51,8 tỷ USD, tăng 26,5%; khu vực có vốn đẩu tư nước ngoài đạt 28,6 tỷ USD, tăng 31,7%. Trong tổng kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm 2008, tue liệu sản xuất chiếm 88,8%; hàng tiêu dùng chiếm 7,8%; vàng chiếm 3,4%. Nếu loại trừ yếu tố tăng giá của một số mặt hàng thì kim ngạch nhập khẩu năm nay chỉ tăng 21,4% so với năm 2007. Nhập siêu năm 2008 đạt khoảng 17,5 tỷ USD, tăng 24,1% so với năm 2007, bằng 27,8% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhập siêu đã giảm nhiều so với dự báo trước đây nhưng mức nhập siêu năm nay vẫn ở mức cao.

Page 7: Can can thanh toan quoc te Bop

Cán cân vốn: mặc dù ảnh hưởng của suy thoái kinh tể thế giới khiến nền kinh tế nước ta gặp phải nhiều bất ổn, như chỉ số giá tiêu dùng cao, môi trường kinh doanh kém thuận lợi so với năm trước… nhưng năm 2008 vẫn đi qua với kết quả “ ngoạn mục” về thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của cả nước, đạt 9279 triêụ USD. Xu hướng dòng vốn FDI không tập trung vào các ngành công nghiệp chế biến và nông nghiệp mà tập trung vào các ngành bất động sản, nhà hàng(chiếm 63%) nhằm tìm kiếm lợi nhuận cao. Điều này tạo ra nhu cầu lớn đối với vật liệu xây dựng và thiết bị nhập khẩu trong khi không tạo ra năng lực xuất khẩu trong tương lai. Chính điều này cũng đã góp phần làm cho tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai, cán cân thương mại trở nên nghiêm trọng trong thời gian qua. Nền kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ Mỹ do “cho vay dưới chuẩn” trong lĩnh vực bất động sản từ năm 2007, lượng vốn vào VN đã giảm mạnh, thoái vốn đầu tư và rút vốn đầu tư gián tiếp diễn ra ở mức độ nhất định tạo ra hiện tượng thâm hụt kép trên cả tài khoản vãng lai và tài khoản tài chính.

Năm 2009:

Thâm hụt tài khoản vãng lai: là 6608 triệu USD, thâm hụt cán cân thương mại là 7607 triệu USD.Tình hình xuất nhập khẩu của VN gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng kinh tế toàn cầu dẫn đến sự đình trệ sản xuất và hạn chế tiêu dung ở những nước vốn là thị trường xuất khẩu lớn của VN như Mỹ, Nhật… tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2009 đạt khoảng 56,5 tỷ USD, giảm 9,9% so với năm 2008. Kim ngạch xuất khẩu giảm là do giá cả thế giới giảm (riêng yếu tố giảm giá trong 9 tháng đầu năm làm kim ngạch xuất khẩu giảm trên 6 tỷ USD), trong khi đó khối lượng hàng hóa xuất khẩu có sự tăng đáng kể giúp chúng ta giảm thiểu đáng kể đến tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu và xa hơn là giam thiểu được tác động tiêu cực đến việc làm và thu nhập của người lao động. Vấn để tồn tại lớn nhất của xuất khẩu bộc lộ nhiều trong năm qua vẫn phụ thuộc vào các mặt hàng khoáng sản, nông, lâm, thủy sản. Các mặt hàng công nghiệp chế biến vẫn mang tính chất gia công. Tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2009 đạt 67,5 tỷ USD, giảm 16,4 % so với năm 2008. Điều này phản ánh những khó khăn của sản xuất trong nước do suy giảm kinh tế. Mặc dù cả kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu đều giảm sút, nhưng do tốc độ giảm kim ngạch xuất khẩu chậm hơn tốc độ giảm kim ngạch nhập khẩu, nên nhập siêu năm 2009 giảm xuống chỉ còn khoảng 1,1 tỷ USD, chiếm 16,5% tổng kim ngạch xuất khẩu. Như vậy, so với những năm gần đây cán cân thương mại có sự cải thiện đáng kể, song mức nhập siêu vẫn còn cao thể hiện việc phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ và chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu vẫn còn chậm.

Mặt khác, vấn đề thâm hụt ngân sách nhà nước cũng thường đi kèm với thâm hụt cán cân vãng lai. Cũng như Mỹ, tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai của Việt

Page 8: Can can thanh toan quoc te Bop

Nam có phần xuất phát từ nguyên nhân thâm hụt ngân sách nhà nước. Thâm hụt ngân sách cao (năm 2009: 6,9% GDP) cộng với nợ công (và nợ công có bảo đảm) tăng lên 45% so với GDP là minh chứng cho sự thâm hụt cán cân vãng lai ngày càng gia tăng của Việt Nam 

Nguyên nhân gây nên tình trạng thâm hụt là do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế kéo theo tình trạng căng thẳng do thị trường ngoại hối và giá vàng liên tục leo thang khiến doanh nghiệp và người dân nắm giữ đô la và vàng, tình trạng nhập lậu vàng vào Việt Nam với khối lượng lớn.

Cán cân vốn: đạt 7172 triệu USD vào năm 2009, và đây là một năm đầy thách thức đối với việc thu hút FDI vào VN. Nền kinh tế vừa vượt qua những khó khăn của năm 2008 như lạm phát cao, thâm hụt thương mại lớn, thị trường chứng khoán sụt giảm mạnh…lại phải đối mặt với cơn bão khủng hoảng tài chính toàn cầu khiến cho dòng FDI toàn cầu tiếp tục suy giảm đáng kể, chỉ còn 6900 triệu USD giảm 2379 triệu USD so với năm 2008. Nhìn chung, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu và cạnh tranh gay gắt thì kết quả VN đã đạt được trong việc thu hút vốn FDI là một cố gắng nỗ lực của VN trong vận động xúc tiến đầu tư và cải thiện môi trường đầu tư. Trong năm nay, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vẫn làm cho các nhà đầu tư lo ngại trước những bất ổn của thị trường và bán chứng khoán để nắm giữ những tài khoản ít rủi ro hơn khiến dòng vốn đầu tư gián tiếp sụt giảm nghiêm trọng.

Năm 2010:

Thâm hụt tài khoản vãng lai vẫn ở mức cao 4276 triệu USD, trong khi dự trử ngoại hối vẫn ở mức thấp, gây sức ép lên tỉ giá. Nhập siêu năm 2010 đạt mức dưới 20% kim ngạch xuất khẩu nhưng vẫn ở mức cao. Nếu loại trừ đá quý, kim loại quý thì khả năng nhập siêu vẫn trên mức 23%. Đây là nhân tố chính làm cán cân vãng lai thâm hụt khoảng 10% GDP. Nhập siêu cao và kéo dài trong nhiều năm, nhất là từ năm 2007 cho đến nay đã làm sụt giảm nguồn dự trữ ngoại hối, tăng nợ quốc gia và gây sức ép giảm giá đồng nội tệ. Thâm hụt cán cân vãng lai lớn cùng với thâm hụt ngân sách cao, nợ công có xu hướng tăng nhanh sẽ trở thành những trở ngại lớn cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế.

Về cơ cấu xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu dầu thô sụt giảm khá mạnh trong khi kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng phi dầu thô lại có mức tăng trưởng ấn tượng. Lý do của việc sụt giảm kim ngạch xuất khẩu dầu thô là do khả năng khai thác chưa cao và nhu cầu sử dụng dầu thô cho nhà máy lọc dầu Dung Quất tăng cao. Bên cạnh đó, giá dầu trên thếgiới có xu hướng giảm cũng đã ảnh hưởng đến khối lượng và giá trị dầu thô xuất khẩu. So với cùng kỳ năm 2009, khối lượng dầu thô xuất khẩu giảm 40,3% làm cho giá trị xuất khẩu sụt giảm 20,2%. Như vậy, có thể thấy rằng, sự tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu năm 2010 chủ yếu dựa vào việc tăng xuất khẩu của các mặt hàng phi dầu thô với giá trị lên tới 66,69 tỷ USD.

Page 9: Can can thanh toan quoc te Bop

Xét về kim ngạch nhập khẩu, một số nguyên liệu thô và đầu vào trung gian cho các ngành sản xuất phục vụ xuất khẩu như bông, sợi dệt và nguyên phụ liệu dệt may giày dép có tốc độ tăng khá cao, lần lượt là 69,2%, 43,5% và 36%. Tuy Thị trường xuất khẩu năm 2010 không có gì khác biệt nhiều so với năm 2009.Thị trường Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, chiếm trên 20% tổng kim ngạch xuất khẩu, tiếp theo là thị trường các nước EU, ASEAN, và Nhật Bản. Tuy nhiên, tỷ trọng xuất khẩu sang các nước thị trường mới nổi cũng đang được tăng cường đáng kể, bao gồm Châu Mỹla tinh, châu Phi, TrungĐông và Trung Quốc. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc cũng tăng lên khá cao, chiếm khoảng 24% trong năm 2010, và Trung Quốc chính thức trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong năm 2010, thay thế vị trí các nước ASEAN.

Cán cân vốn năm này là 6201 triệu USD, trong đó FDI đóng góp 7100 triệu USD. Mặc dù nền kinh tế chưa phục hồi một cách bền vững, việc thu hút FDI có những hạn chế nhưng VN vẫn thuộc nhóm nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất thể giới trong năm 2010 và là địa chỉ đầu tư hàng đầu với các nhà đầu tư nước ngoài. Trong năm nguồn vốn đầu tư gián tiếp đã tăng khoảng 712 triệu USD, nguyên nhân là do tình hình kinh tế đang dần phục hồi làm cho nhà đầu tư tin tưởng vào thị trường VN.

Năm 2011:

Cán cân thanh toán tổng thể của VN ghi nhận nhiều chuyển biến tích cực. Hoạt động xuất nhập khẩu có sự tăng trưởng mạnh mẽ so với năm 2010. Tính chung cả năm 2011, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 96,3 tỷ USD, tăng 33% so với năm cùng kỳ 2010 trong khi tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 105,8 tỷ USD, tăng 24,7%. Cụ thể là sau hai năm thâm hụt liên tục (năm 2009 thâm hụt 8465 triệu USD, năm 2010 thâm hụt 1756 triệu USD), năm 2011 cán cân tổng thể có thể thặng dư 1151 triệu USD. Đây được xem như bức tranh vĩ mô VN, góp phần bổ sung vào nguồn dự trữ ngoại hối đang ở mức khiêm tốn của VN. Nguyên nhân:

Thâm hụt thương mại, dịch vụ và thu nhập được cải thiện: trong đó chỉ tính riêng thâm hụt thương mại vào khoảng tháng 11 tiếp tục giảm xuống dưới mức 700 triệu USD từ mức 750 triệu USD của tháng 10. Như vậy, trong 11 tháng đầu năm 2011 VN nhập siêu 8,9 tỷ USD giảm 10,1% so với cùng kì năm trước, bằng 10,2% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tính đến tháng 11/2011, xuất khẩu tẳng trưởng 34,08% nhanh hơn mức tăng nhập khẩu 26,34% là lí do khiến cho thâm hụt thương mại thu hẹp trong năm 2011

Page 10: Can can thanh toan quoc te Bop

- Cung ngoại tệ vào VN tích cực: FDI giải ngân khả quan, ODA dự kiến cao hơn năm ngoái và nguồn kiều hối ước đạt 9 tỷ USD tăng 12,5% là những nhân tố quan trọng tạo ra sự thặng dư trong các cân thanh toán tổng thể năm 2011.

Năm 2012:

Về xuất khẩu hàng hóa, tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2012 đạt 114,6 tỷ USD, tăng 18,3% so với năm 2011. Khu vực kinh tế trong nước đạt 42,3 tỷ USD, tăng 1,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (gồm cả dầu thô) đạt 72,3 tỷ USD, tăng 31,2%.

Kim ngạch xuất khẩu năm nay tăng cao chủ yếu nhờ vào các mặt hàng như: Điện tử, máy tính và linh kiện, hàng dệt may, giày dép…

Về cơ cấu, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm nay cũng có sự thay đổi so với năm 2011. Nhóm tư liệu sản xuất chiếm tỷ trọng cao nhất với 93,2%, tăng so với mức 90,6% của năm 2011. Nhóm hàng tiêu dùng chiếm 6,8%, giảm so với mức 7,6% của năm 2011 cũng cho thấy cầu tiêu thụ trong nước sụt giảm.

Sau khi bị thâm hụt lớn trong năm 2009 và tiếp tục thâm hụt trong năm 2010, cán cân thanh toán của VN đã đạt được thặng dư trong năm 2011, tiếp tục thặng dư 10382 triệu USD. Như vậy, cán cân thanh toán đã chuyển vị thế từ bị thâm hụt lớn sang thặng dư do nhiều nguyên nhân. Có nguyên nhân quan trọng do sự chuyển đổi tư duy trong việc xác định mục tiêu chủ yếu. Đó là ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng hơp lí, đảm bảo an sinh xã hội, đồng thời với việc xúc tiến cơ cấu lại kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng.

Như vậy, năm 2012 là năm đầu tiên Việt Nam xuất siêu sau gần 20 năm liên tục nhập siêu. Trạng thái xuất siêu trong năm vừa qua là một tín hiệu đáng mừng, giúp giảm áp lực cho cán cân thanh toán, góp phần kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, ở một khía cạnh khác, xuất siêu trong năm vừa qua chủ yếu đến từ khu vực đầu tư nước ngoài trong khi khu vực kinh tế trong nước vẫn nhập siêu gần 12 tỷ USD. Ngoài ra, một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến hiện tượng xuất siêu là do suy giảm của sản xuất và tiêu dùng trong nước nên nhập khẩu nguyên vật liệu, thiết bị tăng thấp chứ không hẳn do xuất khẩu đă tăng bền vững.

Cán cân vãng lai: cán cân chuyển tiền liên tục đạt thặng dư, chủ yếu nhờ lượng kiều hối của việt kiều và lao đông đang làm việc theo hợp đồng dài hạn ở nước ngoài chuyển về nước có xu hướng tăng, năm 2012 vượt mốc 10 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay. Cán cân thương mại, thặng dư 3691 triệu USD, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 113 tỷ USD, kim ngach nhập khẩu hàng hóa đạt 114 tỷ USD, nhập siêu 1 tỷ USD, thấp hơn nhiều so với mức nhập siêu của các năm trước(2011 là trên 9,8 tỷ USD, 2010 là trên 12,6 tỷ USD, 2009 là gần 12,9 tỷ

Page 11: Can can thanh toan quoc te Bop

USD, 2008 là trên 18 tỷ USD). Do vậy, nếu tính cùng giá FOB, thì cán cân thương mại thặng dư 3691 triệu USD.

Cán cân vốn và tài chính: thặng dư 9248 triệu USD.

Năm 2013

Cán cân thương mại là một trong những nội dung quan trọng của cán cân thanh toán quốc tế – một cân đối lớn trong các cân đối kinh tế vĩ mô. Cân đối thương mại đã đạt được kết quả nổi bật và có thể vượt xa so với chỉ tiêu của kế hoạch đề ra cho cả năm. 2013 là năm thứ 2 liên tiếp thặng dư sau nhiều năm tăng trưởng âm, nhờ thặng dư thương mại và kiều hối đạt khá.

Xuất khẩu 8 tháng đầu năm ước đạt 84,82 tỷ USD, tăng trên 10,9 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2012. Kết quả trên càng có ý nghĩa khi đạt được trong 2 điều kiện: Xuất khẩu sang một số thị trường gặp khó khăn do kinh tế chưa phục hồi hoặc tăng trưởng kinh tế bị suy giảm, hoặc đồng tiền của nước đối tác giảm giá, hoặc kiện bán phá giá…; giá xuất khẩu giảm so với cùng kỳ năm trước, nhất là giá hạt điều, hạt tiêu, gạo, than đá, cao su, sắt thép…

Nhập siêu 8 tháng ước 578 triệu USD, bằng gần 0,7% so với tổng kim ngạch xuất khẩu. Nếu các dự báo về xuất, nhập khẩu trên là đúng, thì nhập siêu cả năm 2013 sẽ thấp hơn nhiều so với kế hoạch, cả về quy mô tuyệt đối (khoảng trên dưới 2 tỷ USD so với 10 tỷ USD), cả về tỷ lệ nhập siêu so với xuất khẩu (khoảng 1,5% so với 8%).

Nhập siêu thấp như trên chứng tỏ 2 điều: Thứ nhất là tổng cầu ở trong nước vẫn còn yếu, sản xuất kinh doanh trong nước vẫn còn khó khăn, nhu cầu nhập khẩu giảm (chẳng hạn lượng xăng dầu 8 tháng giảm tới 24,9% so với cùng kỳ năm trước). Thứ hai là cùng với các nguồn ngoại tệ khác, Việt Nam sẽ đạt và vượt mức thặng dư cán cân thanh toán theo dự kiến, tạo điều kiện tăng dự trữ ngoại hối, ổn định tỷ giá.

Một cân đối kinh tế vĩ mô khác là cân đối ngân sách. Mặc dù tỷ lệ thực hiện dự toán cả năm của tổng thu ngân sách có khá hơn (tính đến 15/8 đạt 56,5%), nhưng vẫn còn thấp hơn tỷ lệ theo thời gian (62,5%) và thấp hơn tỷ lệ thực hiện của tổng chi (57,9%).

Điều đó, một mặt chứng tỏ tăng trưởng và hiệu quả sản xuất kinh doanh còn thấp; mặt khác, phải có sự phấn đấu quyết liệt trong việc tăng trưởng, tăng hiệu quả kinh tế, trong việc chống thất thu, nợ đọng, trong việc tiết kiệm chi. Nếu không thực hiện quyết liệt các giải pháp trên, thì khó thực hiện được mức bội chi ngân sách so với GDP theo kế hoạch (4,8%).

Năm 2014 *

Page 12: Can can thanh toan quoc te Bop

Trong 2 tháng đầu năm 2014, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt

Nam ước đạt 41,88 tỷ USD, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm 2013. Tổng trị giá

nhập khẩu ước đạt 20,82 tỷ USD, tăng 17%. Tổng trị giá xuất khẩu ước đạt 21,06

tỷ USD, tăng 12,3% so với cùng kỳ 2013. Trong đó, xuất khẩu của doanh nghiệp

FDI (không kể dầu thô) ước đạt hơn 12,92 tỷ USD, tăng 15,6%. Như vậy, mức

thặng dư thương mại của Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2014 là 244 triệu USD.

Nguyên nhân tăng kim ngạch xuất khẩu: Một số mặt hàng xuất khẩu trong nước

sản xuất tăng khá như: thuỷ sản, rau quả, hạt điều, hạt tiêu, sản phẩm từ chất dẻo,

túi xách, vali, ô dù, gỗ và sản phẩm gỗ, dệt may, giày dép…

Nguyên nhân tăng kim ngạch xuất khẩu giá xuất khẩu một số mặt hàng

cũng tăng so với cùng kỳ năm trước: Giá hạt điều tăng 2,6% Giá chè tăng 1,5%

Giá hạt tiêu tăng 3,6% Giá gạo tăng 4,3% Giá than tăng 7,7%…

Nguyên nhân tăng kim ngạch xuất khẩu *Nhiều mặt hàng XK đạt giá trị cao:

Điện thoại các loại và linh kiện đạt 3,298 tỷ USD, tăng 22,9% so với cùng kỳ. Dệt

may đạt 3,205 tỷ USD, tăng 30,1%. Giày dép đạt 1,61 tỷ USD, tăng 27,4%. Điện

tử máy vi tính và linh kiện đạt 1,399 tỷ USD. Thuỷ sản đạt 1,054 tỷ USD, tăng

38,9%.…