Các sản phẩm được chứng nhận và việc tuân thủ Quy chế Gỗ EU ...

19
Các quan điểm thể hiện trong tài liệu này chỉ thuộc về cá nhân tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của Chatham House, đội ngũ nhân viên, cộng tác viên hoặc Hội đồng của Chatham House. Chatham House là một tổ chức độc lập và không liên quan hoặc chịu ảnh hưởng từ bất kỳ chính phủ hoặc bất kỳ chính thể chính trị nào. Chatham House cũng không giữ bất kỳ vị trí nào liên quan đến việc hoạch định chính sách. Bất kỳ trích dẫn nào lấy nguồn từ tài liệu này đều phải ghi rõ tên tác giả, người phát ngôn, và tên Chatham House, tốt nhất là có kèm theo ngày công bố hoặc chi tiết của sự kiện. Những địa điểm được tài liệu này đề cập đến hoặc báo cáo của các diễn giả tại một sự kiện nào đó, đều đã được tác giả cố gắng thể hiện các quan điểm và ý kiến của họ một cách công bằng, nhưng tác giả của tài liệu này sẽ là người chịu trách nhiệm cuối cùng về sự chính xác của nội dung. Nội dung văn bản của các bài phát biểu và bài thuyết trình có thể có sự khác biệt sau mỗi lần công bố. Năng lượng, Môi trường và Tài nguyên PP EER 2014/09 Các sản phẩm được chứng nhận và việc tuân thủ Quy chế Gỗ EU trong lĩnh vực đồ gỗ nội thất Jade Saunders Chatham House Tháng 4 năm 2014

Transcript of Các sản phẩm được chứng nhận và việc tuân thủ Quy chế Gỗ EU ...

Page 1: Các sản phẩm được chứng nhận và việc tuân thủ Quy chế Gỗ EU ...

Các quan điểm thể hiện trong tài liệu này chỉ thuộc về cá nhân tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của Chatham House, đội ngũ nhân viên, cộng tác viên hoặc Hội đồng của Chatham House. Chatham House là một tổ chức độc lập và không liên quan hoặc chịu ảnh hưởng từ bất kỳ chính phủ hoặc bất kỳ chính thể chính trị nào. Chatham House cũng không giữ bất kỳ vị trí nào liên quan đến việc hoạch định chính sách. Bất kỳ trích dẫn nào lấy nguồn từ tài liệu này đều phải ghi rõ tên tác giả, người phát ngôn, và tên Chatham House, tốt nhất là có kèm theo ngày công bố hoặc chi tiết của sự kiện. Những địa điểm được tài liệu này đề cập đến hoặc báo cáo của các diễn giả tại một sự kiện nào đó, đều đã được tác giả cố gắng thể hiện các quan điểm và ý kiến của họ một cách công bằng, nhưng tác giả của tài liệu này sẽ là người chịu trách nhiệm cuối cùng về sự chính xác của nội dung. Nội dung văn bản của các bài phát biểu và bài thuyết trình có thể có sự khác biệt sau mỗi lần công bố.

Năng lượng, Môi trường và Tài nguyên PP EER 2014/09

Các sản phẩm được chứng nhận và việc tuân thủ Quy chế Gỗ EU trong lĩnh vực đồ gỗ nội thất

Jade Saunders

Chatham House

Tháng 4 năm 2014

Page 2: Các sản phẩm được chứng nhận và việc tuân thủ Quy chế Gỗ EU ...

Các sản phẩm được chứng nhận và việc tuân thủ Quy chế Gỗ EU (EUTR) trong lĩnh vực đồ gỗ nội thất

www.chathamhouse.org 2

LỜI GIỚI THIỆU

Bài viết này tìm hiểu mức độ tích cực của các công ty trong việc thực thi Quy Chế Gỗ EU1, (EU

Timber Regulation), có hiệu lực kể từ tháng 3 năm 2013, có thể dựa vào các hệ thống chứng nhận

của Hội đồng Quản lý rừng (FSC - Forest Stewardship Council) và Chương trình chứng thực

chứng chỉ rừng (PEFC - Programme for the Endorsement of Forest Certification). Trọng tâm chính

của bài viết này là về vấn đề nhập khẩu đồ gỗ nội thất.

Một số nhà bình luận cho rằng việc thực thi Quy Chế Gỗ EU trong lĩnh vực đồ nội thất khó khăn

hơn bất kỳ lĩnh vực lâm sản nào khác. Thành phần của đồ gỗ nội thất có thể cực kỳ phức tạp: một

sản phẩm nội thất riêng rẽ thường bao gồm phần tổng hợp và phần tái tạo, trong đó có thể có

nhiều thành phần gỗ dán (veneer) khác nhau, sủ dụng nhiều loại gỗ khác nhau, và một tỷ lệ lớn

trong số đó có thể là các mảnh dư có nguồn gốc từ nhiều loài gỗ và nhiều nguồn khác nhau.

Hơn nữa, phần lớn các cấu kiện gỗ có thể không lộ diện, đặc biệt là trong các sản phẩm được bọc

ngoài, khiến cho việc nhận dạng và xác nhận khó khăn hơn. Một vấn đề khác cũng không kém

phần quan trọng, là các số liệu phân tích dữ liệu thương mại cho thấy tỷ lệ các sản phẩm nội thất

nhập khẩu từ các nước châu Á (đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam), nơi thường xuyên có nguy

cơ cao về việc gỗ bất hợp pháp xâm nhập các chuỗi cung ứng, đã và đang gia tăng trong những

năm gần đây 2

Trước những thách thức cụ thể đối với ngành đồ gỗ nội thất, có vẻ như việc thực thi Quy chế Gỗ

EU một cách hiệu quả và không phân biệt đối xử đối với sản phẩm đồ nội thất trong phạm vi ảnh

hưởng của Quy chế, gần như hoàn toàn phụ thuộc vào nỗ lực của khu vực tư nhân để phát triển

một hệ thống kiểm soát đủ mạnh cho chuỗi cung ứng nội bộ. Các hệ thống kiểm soát này phải có

khả năng xác định nguồn gốc của các sản phẩm khi có nghi vấn và cung cấp các thông tin cần

thiết cho các cơ quan quản lý điều hành để thực hiện những công tác thẩm định đáng tin cậy.

Người ta cho rằng trong nhiều trường hợp, các hệ thống kiểm soát này sẽ kết hợp - và chủ yếu

dựa vào - các hệ thống chứng nhận của bên thứ ba hiện có.

Quy Chế Gỗ EU (EUTR) áp dụng cho một loạt các loài gỗ và sản phẩm gỗ - cho dù các sản phẩm

này được sản xuất trong nước hay nhập khẩu. Quy chế này nhằm mục đích cung cấp các ưu đãi

trong một thị trường rộng lớn cho các tổ chức khai thác rừng hợp pháp trên toàn cầu bằng cách áp

đặt ba yêu cầu quan trọng:

Gỗ và các sản phẩm có nguồn gốc từ gỗ khai thác trái phép sẽ không được lưu hành

trên thị trường châu Âu ở lần đầu tiên đưa sản phẩm ra thị trường.

Các nhà khai thác - những người đưa sản phẩm gỗ ra lưu hành lần đầu trên thị trường

EU - phải tích cực tuân thủ và có thể cung cấp các bằng chứng về việc họ đã tuân thủ

Quy chế Gỗ EU..

Các nhà kinh doanh - những người mua hoặc bán gỗ và sản phẩm gỗ đã lưu hành

trên thị trường EU - được yêu cầu phải lưu giữ các thông tin về nhà cung cấp và các

khách hàng mua sản phẩm để có thể dễ dàng truy tìm nguồn gốc của gỗ trên khắp thị

phần châu Âu trong chuỗi cung ứng sản phẩm có liên quan.

Theo Quy chế Gỗ EU (EUTR), một hệ thống kiểm định đáng tin cậy phải đáp ứng các yêu cầu sau:

Thu thập thông tin: Các loại thông tin phải được ghi nhận bao gồm chi tiết của sản

phẩm và nhà cung cấp, quốc gia nơi khai thác và phải phù hợp với các quy định của

luật pháp áp dụng trong lâm nghiệp.

Đánh giá rủi ro: Các nhà khai thác phải tuân theo quy trình đánh giá rủi ro, trong đó

các thông tin về sản phẩm và các tiêu chí đánh giá rủi ro được thu thập và xem xét

đánh giá ở phạm vi rộng, chẳng hạn như tỷ lệ khai thác bất hợp pháp tại quốc gia nơi

1Quy định (EU) số 995/2010, http://eur-lex.europa.eu/LexUriServ/LexUriServ.do?uri=CELEX:32010R0995:EN:NOT 2 Oliver, R. (2013): Việc nhập khẩu các sản phẩm gỗ tổng hợp vào thị trường EU và tác động đến Quy Chế Gỗ EU - Tiêu điểm của ngành đồ gỗ nội thất. Xem thêm tại : http://www.chathamhouse.org/sites/default/files/public/Research/Energy,%20Environment%20and%20Development/1213OliverPP.pdf.

Page 3: Các sản phẩm được chứng nhận và việc tuân thủ Quy chế Gỗ EU ...

Các sản phẩm được chứng nhận và việc tuân thủ Quy chế Gỗ EU (EUTR) trong lĩnh vực đồ gỗ nội thất

www.chathamhouse.org 3

khai thác gỗ, sự phức tạp của chuỗi cung ứng hoặc hiệu lực của các giấy chứng nhận

hoặc quy trình cấp giấy xác nhận do Bên thứ ba thực hiện.

Giảm thiểu rủi ro: Nếu đánh giá rủi ro cho thấy có nguy cơ sản phẩm được sản xuất từ

gỗ khai thác bất hợp pháp, phải áp dụng thủ tục giảm thiểu rủi ro.

Quy chế lưu ý rằng việc giảm thiểu rủi ro phải có tính "đầy đủ và tương xứng " do nghi vấn về

nguy cơ gỗ bất hợp pháp có thể xâm nhập các chuỗi cung ứng sản phẩm.

Page 4: Các sản phẩm được chứng nhận và việc tuân thủ Quy chế Gỗ EU ...

Các sản phẩm được chứng nhận và việc tuân thủ Quy chế Gỗ EU (EUTR) trong lĩnh vực đồ gỗ nội thất

www.chathamhouse.org 4

QUY CHẾ GỖ EU VÀ NGÀNH ĐỒ GỖ NỘI THẤT

Xuất phát từ nhận thức về những thách thức trong việc thực hiện và thi hành quy chế trong ngành

này, Quy chế Gỗ EU (EUTR) không áp dụng cho tất cả các loại sản phẩm nội thất - ít nhất là trong

thời gian hiện tại.

Các sản phẩm đồ nội thất theo quy định của EUTR được phân loại theo hệ thống mã hóa hải

quan. Hiện nay, các sản phẩm nội thất gồm các loại như sau:

9403 30 – Đồ nội thất bằng gỗ sử dụng trong văn phòng

9403 40 – Đồ nội thất bằng gỗ sử dụng trong nhà bếp,

9403 50 00 – Đồ nội thất bằng gỗ sử dụng trong phòng ngủ,

9403 60 – Các loại đồ gỗ nội thất khác

9403 90 30 – Các thành phần cấu kiện làm bằng gỗ.

Các sản phẩm sau đây được miễn trừ khỏi Quy chế và dự kiến sẽ vẫn được miễn trừ ít nhất cho

khi Quy chế Gỗ EU (EUTR) được xem xét lại, dự kiến vào năm 2015:

9401 – Các loại ghế bằng gỗ

9402 – Các sản phẩm từ gỗ phục vụ cho ngành y tế, phẫu thuật, nha khoa hoặc thú y,

9403 10 – Đồ nội thất bằng kim loại sử dụng trong văn phòng [và có chứa các bộ phận

bằng gỗ],

9403 80 00 – Đồ nội thất bằng vật liệu khác, bao gồm cả trúc, liễu gai, tre hoặc các vật

liệu tương tự, và

9403 90 – Các bộ phận cấu kiện của nội thất

Thường thì các sản phẩm nội thất nằm trong nhóm các sản phẩm gỗ tổng hợp, và như vậy các

sản phẩm này là đối tượng thuộc phạm vi hướng dẫn của Ủy ban châu Âu 3 (EC- European

Commission), tuy nhiên đó không phải là ràng buộc về mặt pháp lý. Hướng dẫn của Ủy ban công

nhận những thách thức đặt ra cho các sản phẩm đồ gỗ nội thất nhưng nhấn mạnh rằng các yêu

cầu của Quy chế phải được đáp ứng. Cụ thể như sau:

Khi thực hiện nghĩa vụ "tiếp cận thông tin" cho các sản phẩm tổng hợp hoặc các sản

phẩm có thành phần cấu kiện bằng gỗ, các nhà khai thác cần phải có thông tin về tất cả

các thành phần nguyên liệu tinh khiết trong hỗn hợp, bao gồm cả danh tính các loài, địa

điểm mà mỗi thành phần cấu kiện gỗ được khai thác, và tính hợp pháp về nguồn gốc của

từng thành phần. Thường thì rất khó xác định nguồn gốc chính xác của tất cả các thành

phần của một sản phẩm gỗ phức hợp. Điều này đặc biệt đúng đối với các sản phẩm tái

chế như giấy, ván ép làm từ bột sợi gỗ và ván dăm, đối với những sản phẩm này thì việc

xác định loài gỗ cũng đã rất khó khăn.

Hướng dẫn của Ủy ban cũng đồng thời chỉ ra rằng sự pha trộn các loài gỗ có liên quan đến quá

trình sản xuất bất kỳ sản phẩm tổng hợp nào cũng có phạm vi rất rộng và thay đổi theo thời gian:

"Nếu loài gỗ dùng để sản xuất sản phẩm là khác nhau, thì các nhà sản xuất sẽ phải cung cấp

danh sách của các loài gỗ có thể đã được sử dụng để sản xuất các sản phẩm gỗ".

Đối với các thành phần cấu kiện được đánh giá là xuất phát từ một quốc gia hoặc thuộc một loài

gỗ mà nguy cơ rủi ro với loài đó là không đáng kể, thì Hướng dẫn đề xuất rằng các dữ liệu về các

sản phẩm có liên quan, nguồn gốc và dữ liệu về loài gỗ sẽ được chấp nhận, mặc dù Hướng dẫn

không đề cập đến vấn đề này một cách rõ ràng và chỉ dựa vào ví dụ (bao gồm cả việc nhượng

quyền thu hoạch được xác định là "rừng đa chủ sở hữu". Tuy nhiên, nếu có bất kỳ nguy cơ nào về

nguyên vật liệu khai thác bất hợp pháp xâm nhập các chuỗi cung ứng, thì việc cung cấp các thông

3Ủy ban Châu Âu (European Commission), (2013): tài liệu hướng dẫn thực hiện Quy chế Gỗ EU (EUTR), xem tại http://trade.ec.europa.eu/doclib/docs/2013/may/tradoc_151282.pdf.

Page 5: Các sản phẩm được chứng nhận và việc tuân thủ Quy chế Gỗ EU ...

Các sản phẩm được chứng nhận và việc tuân thủ Quy chế Gỗ EU (EUTR) trong lĩnh vực đồ gỗ nội thất

www.chathamhouse.org 5

tin chi tiết sẽ được coi là yêu cầu cần thiết, bao gồm cả thông tin về các loài cụ thể và, đặc biệt,

các vấn đề liên quan đến nhượng quyền khai thác.

Liên đoàn Thương mại Gỗ châu Âu (European Timber Trade Federation) đề nghị, để đánh giá rủi

ro một cách đầy đủ, một loạt các yếu tố cần phải được đưa ra xem xét, bao gồm: 4

a) Sự phức tạp của chuỗi cung ứng,

b) Bằng chứng của việc không thực thi luật pháp,

c) Các trường hợp đã biết về các hoạt động bất hợp pháp,

d) Thông tin về tình trạng tham nhũng

e) Thông tin về nguồn khai thác

f) Thiếu các hoạt động kiểm soát chuỗi cung ứng,

g) Vấn đè thiếu minh bạch,

h) Thông tin có chất lượng kém,

i) Các loài cây, và

j) Tài liệu không đáng tin cậy

Rõ ràng, ngành đồ gỗ nội thất đã đi tiên phong trong việc chỉ ra sự phức tạp của chuỗi cung ứng

(điểm a) như đã nói ở trên). Nhưng việc xác định được loài gỗ và quốc gia xuất xứ sẽ cho phép

các nhà sản xuất trong lĩnh vực xem xét đến các vấn đề thuộc lĩnh vực quản lý của nhà nước như

các điểm b), c) và d) trên đây, trong khi việc kiểm tra chuỗi cung ứng cụ thể sẽ cho phép đánh giá

các điểm f ), g), h) và j).

4 Ủy ban Châu Âu (European Commission) , (2013): tài liệu hướng dẫn thực hiện Quy chế Gỗ EU (EUTR), http://trade.ec.europa.eu/doclib/docs/2013/may/tradoc_151282.pdf.

Page 6: Các sản phẩm được chứng nhận và việc tuân thủ Quy chế Gỗ EU ...

Các sản phẩm được chứng nhận và việc tuân thủ Quy chế Gỗ EU (EUTR) trong lĩnh vực đồ gỗ nội thất

www.chathamhouse.org 6

CÁC CHỨNG CHỈ TRONG NGÀNH ĐỒ GỖ NỘI THẤT

Hệ thống chứng nhận trong Quy chế Gỗ EU (EUTR)

Quy chế này đặt ra các yêu cầu tối thiểu mà một chương trình chứng nhận phải đáp ứng để chứng

minh sự phù hợp của chương trình đó với một hoặc tất cả ba yếu tố của một hệ thống xác minh

đáng tin cậy như liệt kê dưới đây.

Hệ thống phải công bố công khai về các yêu cầu để được cấp chứng nhận, ở mức

tối thiểu, bao gồm tất cả các yêu cầu có liên quan đến luật pháp hiện áp dụng (bao

gồm cả việc quản lý rừng, thu hoạch gỗ, vận chuyển gỗ và thương mại liên quan đến

lĩnh vực lâm nghiệp).

Chế độ kiểm tra thích hợp, bao gồm cả việc khảo sát thực địa tối thiểu 12 tháng một

lần do một bên thứ ba độc lập thực hiện.

Các phương tiện, do một bên thứ ba độc lập xác nhận, để truy tìm nguồn gốc gỗ và

sản phẩm gỗ tại bất kỳ điểm nào trong chuỗi cung ứng trước khi một sản phẩm được

đưa ra trên thị trường EU.

Chế độ kiểm soát, do một bên thứ ba độc lập xác nhận, nhằm đảm bảo rằng không có

gỗ bất hợp pháp hoặc gỗ không rõ nguồn gốc xâm nhập vào chuỗi cung ứng.

Mục đích của các tiêu chí trên là để đánh giá năng lực của bất kỳ chương trình chứng nhận nào về

sự phù hợp đối với yêu cầu về xác minh thông tin, như quy định trong Quy chế Gỗ EU (EUTR). Cả

2 tổ chức Hội đồng quản lý Rừng (FSC - Forest Stewardship Council) và Chương trình chứng thực

chứng chỉ rừng (PEFC - Programme for the Endorsement of Forest Certification) đều đáp ứng

được những tiêu chí này.

Giấy chứng nhận trong chuỗi cung ứng đồ nội thất "có nguy cơ cao"

Các chứng nhận có nội dung đánh giá ngắn gọn về "chuỗi hành trình" (CoC - chain of custody)

được cấp cho các nhà sản xuất đồ gỗ nội thất, cho thấy rằng ở những quốc gia được đánh giá là

"có nguy cơ cao", có giá trị kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ cao (xem hình 1), thì lại đang áp dụng rất

hạn chế các chứng chỉ do PEFC (Chương trình chứng thực chứng chỉ rừng) cấp. Điều đó có nghĩa

rằng, tính chất và độ vững mạnh của chương trình này không gắn bó mật thiết với mối nghi vấn về

sự tuân thủ Quy chế Gỗ EU (EUTR) liên quan đến việc nhập khẩu đồ gỗ nội thất từ các quốc gia

đó. Tuy nhiên, với sự hợp tác rất có ý nghĩa sắp diễn ra ở Trung Quốc - ít nhất là thông qua hệ

thống chứng thực chính thức theo chuẩn PEFC của Hội đồng cấp chứng chỉ rừng Trung Quốc

(China Forest Certification Council) - chương trình này có khả năng sẽ được sử dụng ngày càng

nhiều như một công cụ đánh giá sự tuân thủ pháp luật.

Page 7: Các sản phẩm được chứng nhận và việc tuân thủ Quy chế Gỗ EU ...

Các sản phẩm được chứng nhận và việc tuân thủ Quy chế Gỗ EU (EUTR) trong lĩnh vực đồ gỗ nội thất

www.chathamhouse.org 7

Hình 1: Biểu đồ EU-27 về giá trị kim ngạch nhập khẩu gỗ từ các nước có "nguy cơ cao" và

"nguy cơ thấp" trong khu vực, năm 2011

Bao gồm tất cả các sản phẩm trong nhóm CN44 (gỗ) và tất cả các sản phẩm gỗ trong nhóm CN94 (đồ nội thất).

Nguồn: FII Ltd / Báo cáo phân tích của Liên đoàn thương mại ngành Gỗ châu Âu (European TTF) của Eurostat và dữ liệu

CPI, được thực hiện tháng 2 năm 2013 từ một bài thuyết trình dạng PowerPoint của Canby, K & Oliver, R. (2013): Dòng

chảy thương mại, các điểm nóng về sự bất hợp pháp và Giám sát dữ liệu, http://www.illegal-

logging.info/sites/default/files/uploads/CanbyOliver.pdf

Lưu ý: Trong trường hợp không có sự đồng thuận về một phương pháp đánh giá thích hợp hơn, biểu đồ này cho thấy, các

quốc gia có chỉ số dưới 50 trong bảng đánh giá về Chỉ số tham nhũng triển vọng sẽ tiềm tàng nguy cơ cao về khai thác gỗ

hoặc nhập khẩu gỗ bất hợp pháp. Các thông tin này dựa trên nguồn FII Ltd / Báo cáo phân tích của Liên đoàn thương mại

ngành Gỗ châu Âu (European TTF) của Eurostat và dữ liệu CPI, được thực hiện tháng 2 năm 2013.

Ngược lại, một số lượng đáng kể các chứng chỉ CoC (chuỗi hành trình) đã được cấp - theo thứ tự

giảm dần về số lượng - ở Trung Quốc, Việt Nam và Nhật Bản, theo tổ chức đăng kiểm toàn cầu

của Hội đồng quản lý rừng (FSC Global Certificate Register). Số lượng các công ty có chứng chỉ

chuỗi hành trình (CoC) ở Ấn Độ, Hồng Kông, Indonesia và Đài Loan thì ít hơn, và chỉ có một số ít

các công ty có loại chứng chỉ này ở Malaysia, Thái Lan và Singapore.

Tuy nhiên, chứng nhận CoC chỉ liên quan đến quyền và khả năng của một công ty trong việc xử lý

các nguyên vật liệu thô và/hoặc sản phẩm có chứng nhận nguồn gốc hợp lệ. Do đó số lượng đáng

kể các công ty có chứng nhận chuỗi hành trình không đồng nghĩa với việc có từng ấy công ty đang

thực sự kinh doanh các nguyên vật liệu/sản phẩm được chứng nhận. Chỉ những sản phẩm có đủ

bằng chứng xác minh mới có thể được coi là đã được sản xuất theo yêu cầu của chương trình

chứng nhận. Một số công ty có chứng nhận chuỗi hành trình có thể hoàn toàn không kinh doanh

các sản phẩm như vậy (xem nội dung dưới đây). Nhưng đồng thời, các số liệu về chứng nhận

chuỗi hành trình đã làm nổi bật tầm quan trọng của hệ thống Hội đồng quản lý rừng (FSC) trong

việc vận dụng quy trình cấp chứng nhận hiện tại nhằm mục đích tuân thủ Quy chế Gỗ EU (EUTR)

ở quy mô ngắn hạn và trung hạn.

Gian lận giấy chứng nhận

Gian lận ở mức độ nào đó là vấn đề không thể tránh khỏi trong bất kỳ hệ thống nào. Trong trường

hợp cấp giấy chứng nhận, hoạt động gian lận có thể xảy ra cả trong các phạm vi chương trình (ví

dụ, việc dán sai nhãn của sản phẩm hoặc nhầm lẫn của kiểm toán viên của các công ty được

chứng nhận) và bên ngoài hệ thống (ví dụ, việc các công ty không có chứng nhận hoặc giấy phép

€ tỷ

Page 8: Các sản phẩm được chứng nhận và việc tuân thủ Quy chế Gỗ EU ...

Các sản phẩm được chứng nhận và việc tuân thủ Quy chế Gỗ EU (EUTR) trong lĩnh vực đồ gỗ nội thất

www.chathamhouse.org 8

hành nghề đã ngụy tạo biểu tượng của hệ thống chứng nhận) Rủi ro liên quan đến việc gian lận

"bên trong" và "bên ngoài" hệ thống đánh giá chứng nhận nên được các nhà sản xuất xem xét kỹ

lưỡng nhằm mục đích xác minh thông tin một cách hiệu quả.

Gian lận "nội bộ"

Việc quản lý nội bộ của hệ thống chứng nhận và các đối tác kiểm toán là cực kỳ quan trọng đối

với độ tin cậy bền vững của bất kỳ hệ thống nào. Trong khi tất cả các hệ thống kiểm soát chuỗi

cung ứng của thành phần kinh tế tư nhân/tự nguyện phải đối mặt với những thách thức liên quan

đến việc tự quản một cách hiệu quả, có vẻ như đã có sự xung đột lợi ích liên quan đến cơ quan

thiết lập tiêu chuẩn và cơ quan kiểm toán, mặc dù rất khó đánh giá tác động của xung đột này trên

các sản phẩm. Mức độ giám sát độc lập là tương đối thấp, do người ta cho rằng mức độ giám sát

như vậy thường được dự kiến áp dụng trên chuỗi cung ứng. Hơn nữa, chất lượng của kiểm toán

viên của các hệ thống khác nhau cũng có sự khác biệt khá lớn. Tuy nhiên, những nỗ lực để thiết

lập các biện pháp cho "phía cầu" nhằm mục đích tạo ra các ưu đãi cho những sản phẩm hợp pháp

đã góp phần làm gia tăng đáng kể khả năng xung đột lợi ích tiềm tàng (Quy chế Gỗ EU (EUTR),

mua sắm công, v.v…) và do đó lại khuyến khích việc tham gia các hoạt động gian lận. Trong cả hai

hệ thống FSC (Hội đồng quản lý rừng) và PEFC (chương trình chứng thực chứng chỉ rừng), việc

kiểm toán chuỗi hành trình (CoC) diễn ra ít nhất một năm một lần; nhưng cơ quan chứng nhận có

thể thực hiện việc kiểm toán bổ sung nếu thấy cần thiết để khẳng định tính đáng tin cậy và xác

đáng của nội dung chứng chỉ được cấp. Trong hệ thống FSC, đơn vị giám sát cho cơ quan chứng

nhận - tổ chức Dịch vụ Chứng nhận quốc tế (ASI- Accreditation Services International) - cũng có

quyền yêu cầu việc thực hiện kiểm toán bổ sung và tự tiến hành công việc này.

Việc duy trì độ tin cậy của các chương trình đánh giá cấp chứng nhận hiện có đòi hỏi rằng vấn đề

quản trị nội bộ cũng như tính minh bạch và giám sát nội bộ phải được liên tục rà soát. Nếu hệ

thống này không được kiểm soát chặt chẽ và nếu như việc mua bán các sản phẩm được chứng

nhận được coi như là bằng chứng về việc tuân thủ các nội dung của Quy chế Gỗ EU (EUTR) (có

nghĩa là, không thực hiện việc đánh giá rủi ro trên diện rộng nhằm phát hiện gian lận v.v…), sẽ

khuyến khích gia tăng tình trạng lạm dụng ở các nước có nguy cơ cao. Chúng ta giả thiết rằng,

điều này là cần thiết cho tất cả các bên liên quan (chương trình đánh giá chứng nhận, các nhà khai

thác dựa vào các chương trình đó để tuân thủ các yêu cầu của Quy chế Gỗ EU (EUTR) và cấp có

thẩm quyền) để xác nhận và tìm cách giảm thiểu rủi ro đối với uy tín của các chương trình đánh

giá chứng nhận.

Page 9: Các sản phẩm được chứng nhận và việc tuân thủ Quy chế Gỗ EU ...

Các sản phẩm được chứng nhận và việc tuân thủ Quy chế Gỗ EU (EUTR) trong lĩnh vực đồ gỗ nội thất

www.chathamhouse.org 9

Biểu 1: Khai báo trực tuyến trên hệ thống của Hội đồng quản lý rừng (FSC)

Hội đồng quản lý rừng (FSC) hiện đang phát triển một hệ thống Sàn khai báo trực tuyến (OCP - online claims

platform), một hệ thống được phát triển trên cơ sở mạng internet điện toán đám mây, sẽ ghi lại tất cả dữ liệu

khai báo theo yêu cầu của FSC và thông tin về giao dịch liên quan. Sàn khai báo trực tuyến (OCP) sẽ yêu

cầu người sở hữu chứng chỉ đăng nhập vào hệ thống dữ liệu của bất kỳ giao dịch mua hoặc bán sản phẩm

nào thuộc thẩm quyền quản lý của Hội đồng quản lý rừng (FSC), bao gồm số hóa đơn, ngày ra hóa đơn, các

khai báo theo quy định của FSC (ví dụ, FSC 70%), số lượng và đơn vị sản phẩm. "Loại sản phẩm" là tùy

chọn, trong khi "quốc gia khai thác" và "loài" được yêu cầu khai báo chỉ trong trường hợp gỗ được mua từ

nguồn ( một chủ rừng hoặc nhà khai thác có giấy phép) hoặc từ một nhà cung cấp đưa sản phẩm gỗ đã

được kiểm soát vào chuỗi cung ứng. Hệ thống này cho phép truy cập thông tin về các loài gỗ và quốc gia

khai thác. Ngoài ra, khi Sàn khai báo trực tuyến (OCP) lưu lại tất cả các thông tin khai báo theo quy định của

FSC của mọi sản phẩm, hệ thống này cũng sẽ cung cấp thông tin về "tất cả các nước có thể khai thác" và "tất

cả các loài có thể liên quan" trong đó đặc biệt liên quan đến các sản phẩm phức hợp như đồ gỗ nội thất (xem

hình 2). Cuối cùng, hệ thống này có thể cho phép ASI (tổ chức dịch vụ chứng nhận quốc tế - Accreditation

Services International) truy xuất nguồn gốc vật liệu đến tận rừng nguồn trong trường hợp nghi vấn về thông

tin khai báo.

Hình 2: Bản đồ "Nguồn hợp lý" cho thấy nguồn gốc địa lý, thông tin về loài, và các tuyến

đường thương mại

Nguồn: bản thuyết trình của Crumley, E. (Tổ chức FSC) và Warrick, S. (HF) (2012), "Sàn khai báo trực tuyến theo quy định của Hội đồng

quản lý rừng (FSC)": tổng quan về sàn khai báo trực tuyến (OCP).

Hiển nhiên là sàn khai báo trực tuyến OCP sẽ làm gia tăng đáng kể mức độ kiểm soát trong hệ thống của Hội

đồng quản lý rừng (FSC), bảo vệ hệ thống này chống lại gian lận nội bộ và sự nhầm lẫn, đồng thời có khả

năng cải thiện tính minh bạch. Tuy nhiên, các thành viên ngành công nghiệp thuộc FSC - chỉ một số ít trong

số đó là các nhà khai thác, tức là đối tượng chịu ảnh hưởng các yêu cầu của Quy Chế Gỗ (EUTR) - lo ngại

về sự gia tăng khối lượng công việc hành chính, bảo mật dữ liệu và các vấn đề kỹ thuật và pháp lý khác.

Kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2014, Sàn khai báo trực tuyến (OCP) sẽ mở cửa dịch vụ đăng ký cho tất cả các

chủ sở hữu chứng chỉ dùng thử nghiệm. Nếu thử nghiệm thành công và tất cả các bên liên quan đã cho ý

kiến về dịch vụ, Ban Giám đốc FSC sẽ quyết định liệu có bắt buộc áp dụng việc khai báo trên sàn khai báo

trực tuyến (OCP) cho tất cả các đối tượng sở hữu chứng nhận hay không vào cuối năm nay. Nếu Ban Giám

đốc quyết định như vậy, thì các chủ sở hữu giấy chứng nhận sẽ phải đăng ký với OCP trong vòng sáu tháng

sau khi có thông báo về quyết định đó.

Nguồn: FSC, 2013.

Page 10: Các sản phẩm được chứng nhận và việc tuân thủ Quy chế Gỗ EU ...

Các sản phẩm được chứng nhận và việc tuân thủ Quy chế Gỗ EU (EUTR) trong lĩnh vực đồ gỗ nội thất

www.chathamhouse.org 10

Gian lận bên ngoài

Hiển nhiên là, không có các dữ liệu có sẵn từ kiểm toán viên về mức độ gian lận hoàn toàn trong

vấn đề dán nhãn "đã chứng nhận" cho các sản phẩm khai thác từ rừng của các công ty không có

chứng nhận về chuỗi hành trình (CoC). Tuy nhiên, người ta tin rằng việc gian lận như vậy có xảy

ra trên thực tế. Những dữ liệu hiện có từ kiểm toán viên cho thấy rằng, Trung Quốc đang bị ảnh

hưởng một cách không tương xứng bởi các hoạt động gian lận như vậy, có liên quan đến một loạt

các tiêu chuẩn (ví dụ, tiêu chuẩn ISO 9000 và các thương hiệu có bản quyền). Mức độ mà các hệ

thống chứng nhận có thể tự xử lý để đối phó với hành vi gian lận như vậy là khá hạn chế. Giả thiết

rằng, các công ty mua bán kinh doanh các nguyên vật liệu có sử dụng chứng chỉ gian lận đã thất

bại trong việc tiến hành các biện pháp xác minh thích hợp cho các nguyên vật liệu đó, do đó, các

hệ thống đánh giá cấp chứng nhận cần phải cung cấp các biện pháp và hướng dẫn để có thể xác

định tính hợp pháp của các công bố về sản phẩm.

CHỨNG NHẬN VÀ vIỆC THẨM ĐỊNH THEO QUY CHẾ GỖ EU (EUTR)

Thông tin phản hồi ban đầu từ các viên chức thực thi luật pháp chỉ ra rằng các nhà khai thác đang

đánh giá sai vai trò của hệ thống chứng nhận trong việc thu thập thông tin và đánh giá rủi ro. Các

nhà khai thác thường truy xuất nguồn gốc của những sản phẩm được chứng nhận trên cơ sở giả

định rằng các sản phẩm này thể hiện "rủi ro không đáng kể" trong việc khai thác bất hợp pháp.

Điều này xảy ra ngay cả khi các nguyên vật liệu sử dụng trong các sản phẩm có nguồn gốc từ các

quốc gia có vấn đề về khai thác bất hợp pháp trên diện rộng, và các yếu tố về quản lý nhà nước

chỉ ra rằng cần phải thu thập thêm thông tin trước và trong quá trình mua sản phẩm đó. Các nhà

khai thác phải thực hiện việc đánh giá rủi ro trên diện rộng của một chuỗi cung ứng nhất định để

thiết lập mức độ giảm thiểu rủi ro cần thiết trước khi xem xét vai trò của các giấy chứng nhận.

Thu thập thông tin

Quy chế Gỗ EU (EUTR) liên quan đến việc thu thập thông tin về chuỗi cung ứng được coi là yếu tố

chủ chốt của việc xác minh một cách hiệu quả, dựa trên cơ sở các thông tin đó, người ta có thể

đánh giá được nguy cơ của việc mua phải sản phẩm bất hợp pháp. Các loại thông tin phải ghi

nhận bao gồm chi tiết của sản phẩm và nhà cung cấp, quốc gia nơi khai thác và sự phù hợp với

pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu tất cả các thông tin đó có được thu thập và / hoặc

được đánh giá cùng một lúc hay không. Thật vậy, sẽ có lý khi giả định rằng việc đánh giá rủi ro chủ

chốt có thể được dựa trên thông tin chung về một chuỗi cung ứng và các thông tin liên quan đến

việc tuân thủ pháp luật trong lâm nghiệp có thể được đánh giá ở giai đoạn sau của quá trình xác

minh thông tin.

Như đã thảo luận trước đó, các chương trình chứng nhận hiện tại đã không được thiết kế để xác

định rừng hoặc quốc gia / nguồn gốc địa phương của tất cả các loài gỗ có trong một sản phẩm cụ

thể, chỉ có thể đánh giá riêng rẽ từng thành phần. Thay vào đó, các chương trình chứng nhận sử

dụng công cụ kiểm soát chuỗi hành trình (CoC để đảm bảo rằng sự pha trộn các nguyên liệu gỗ

trong bất kỳ sản phẩm cụ thể nào đó có nguồn gốc từ rừng đáp ứng được các tiêu chuẩn chứng

nhận - bất kể vị trí địa lý của rừng - được áp dụng tại tất cả các nước được thuộc phạm vi của hệ

thống chứng nhận. Tuy nhiên, trong khi các hướng dẫn của Quy chế Gỗ Eu (EUTR) cho rằng việc

đánh giá rủi ro trên diện rộng thực hiện "theo hướng dẫn cấp giấy chứng nhận" được chấp nhận

trong một số trường hợp, thì cần phải có thêm thông tin về việc nhượng quyền cấp cho bất kỳ sản

phẩm có nguồn gốc từ một nước xuất xứ hoặc một loài không được coi là thuộc diện rủi ro không

đáng kể, nếu như các yêu cầu để đánh giá và giảm thiểu rủi ro đã được đáp ứng một cách đầy đủ

và tương xứng.

Điều này cho thấy đối với các quốc gia có nguy cơ thấp, mức độ thông tin tự động về các sản

phẩm tổng hợp được cung cấp cho một nhà khai thác thông qua chuỗi cung ứng có giấy chứng

nhận, là đủ để đánh giá rủi ro một cách đầy đủ và tương xứng. Tuy nhiên, đối với các nước và các

loài có nguy cơ cao, các nhà điều hành cần có thêm các thông tin bổ sung để đáp ứng yêu cầu về

việc khẳng định độ tin cậy.

Page 11: Các sản phẩm được chứng nhận và việc tuân thủ Quy chế Gỗ EU ...

Các sản phẩm được chứng nhận và việc tuân thủ Quy chế Gỗ EU (EUTR) trong lĩnh vực đồ gỗ nội thất

www.chathamhouse.org 11

Vào năm 2013, Hội đồng quản lý rừng (FSC) thiết lập một yêu cầu, theo đó các nhà cung cấp có

chứng chỉ phải hỗ trợ người mua trong việc thu thập thông tin bổ sung 5. Mặc dù việc hỗ trợ như

vậy là tương đối mới, bằng chứng từ các kiểm toán viên cho thấy các nhà cung cấp đang bắt đầu

đánh giá cao giá trị của việc cung cấp thông tin. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng những thông tin cung

cấp không phải là thông tin đã được kiểm toán hoặc kiểm định độc lập, và các yêu cầu về thông tin

sẽ phải được nêu ra trước khi đơn đặt hàng được chấp nhận, nếu như thông tin về các loài và

nguồn gốc sẽ được sử dụng để đánh giá các nguy cơ chính yếu. Về phần mình, các chương trình

chứng thực chứng chỉ rừng (PEFC- Programme for the Endorsement of Forest Certification) đã kết

hợp việc thu thập và cung cấp thông tin bổ sung về chuỗi cung ứng vào tiêu chuẩn của chương

trình năm 2013 - bao gồm cả thông tin về tiểu vùng và mức độ nhượng quyền (khoản 5.2.1).

Nhưng những hạn chế tương tự về việc kiểm tra, kiểm toán cũng có khả năng được áp dụng; và

tiêu chuẩn mới vẫn chưa được thử nghiệm trong thực tế.

Tuy nhiên, nếu sản phẩm được mua phù hợp với hướng dẫn có liên quan và nếu tính xác thực

của chứng chỉ được xác định là nằm ngoài phạm vi nghi vấn hợp lý, thì việc giả định rằng, kết hợp

các chứng chỉ quản lý rừng và chứng chỉ chuỗi hành trình (CoC) đã được kiểm toán độc lập có thể

thay thế các yêu cầu về thu thập chứng cứ chi tiết để chứng minh tuân thủ với tất cả các luật hiện

hành trong lâm nghiệp.

Một thách thức khác trong việc tuân thủ Quy chế Gỗ EU (EUTR), là theo Quy chế này và các

hướng dẫn của Quy chế, thì một hệ thống xác minh chỉ đáng tin cậy khi danh sách các loài gỗ có

thể sử dụng trong mỗi sản phẩm được rà soát theo định kỳ không quá 12 tháng một lần. Vẫn chưa

rõ liệu hệ thống chứng nhận dựa trên các thủ tục chuỗi hành trình (CoC) để quản lý gỗ qua nhiều

lần trao tay trong chuỗi cung ứng phức tạp có khả năng đối chiếu thông tin này và cung cấp được

thông tin cho các nhà khai thác một cách kịp thời hay không - ít nhất là trong trường hợp có sự

thay đổi trong hỗn hợp các loài gỗ hoặc vùng / tiểu vùng xuất xứ. Tuy nhiên, theo hệ thống Hội

đồng quản lý rừng (FSC), các nhà khai thác có thể thường xuyên cập nhật các dữ liệu như vậy

thông qua các thông tin bổ sung từ nhà cung cấp (theo bản khuyến nghị của FSC số 40-004-10),

nếu việc khai báo thông tin là yêu cầu bắt buộc, thì sẽ được thực hiện thông qua Sàn khai báo trực

tuyến (OCP).

Bảng I: Mức độ đáp ứng các yêu cầu về khai báo thông tin theo Quy chế Gỗ EU (EUTR)

thông qua các tiêu chuẩn của Hội đồng quản lý rừng (FSC) và chuỗi hành trình theo

Chương trình chứng thực chứng chỉ rừng (PEFC) 6

Yêu cầu theo Quy chế Gỗ EU

Tiêu chuẩn của Hội đồng quản lý rừng (FSC)

Tiêu chuẩn của Chương trình chứng thực chứng chỉ rừng (PEFC)

Các nhà khai thác sẽ cung cấp quyền truy cập vào thông tin liên quan đến:

Hệ thống chuỗi hành trình (CoC) có cung cấp các thông tin cần thiết để yêu cầu được thông qua hay không?

Loại sản phẩm và các loài gỗ được sử dụng trong sản phẩm

Tiêu chuẩn chuỗi hành trình (CoC) (2.1.1): Tổ chức phải duy trì việc cập nhật thông tin và công bố công khai danh sách nhóm sản phẩm theo chuẩn FSC với [thông tin về] loài [...], bao gồm tên khoa học và tên thường được sử dụng của loài như dữ liệu đầu vào cho các nhóm sản phẩm, nếu thông tin về thành phần của loài thường được sử dụng để chỉ đặc tính sản phẩm

Tiêu chuẩn chuỗi hành trình (5.2.1): Tổ chức phải có quyền truy cập vào thông tin về nhận dạng của vật liệu / sản phẩm, bao gồm cả tên thương mại và các loại. Tiêu chuẩn chuỗi hành trình (5.2.1): Tổ chức phải có quyền truy cập vào thông tin về nhận dạng các loài cây có trong các tài liệu /

5 Khuyến nghị của FSC số 40-004-10 liên quan đến yêu cầu của EUTR về các loài cây và thông tin về nguồn gốc. Theo Quy chế này, người sở hữu chứng nhận FSC phải cung cấp thông tin về các loài và nguồn gốc của gỗ cho khách hàng khi được yêu cầu. Nếu như họ không có các thông tin đó, yêu cầu này phải được chuyển cho các nhà cung cấp đầu nguồn cho đến khi các thông tin này được thu thập đầy đủ. 6Bảng so sánh trên do Gunther Hentschel lập.

Page 12: Các sản phẩm được chứng nhận và việc tuân thủ Quy chế Gỗ EU ...

Các sản phẩm được chứng nhận và việc tuân thủ Quy chế Gỗ EU (EUTR) trong lĩnh vực đồ gỗ nội thất

www.chathamhouse.org 12

Tiêu chuẩn chuỗi hành trình (6.1.1): Thông tin về loại sản phẩm phải quy định cụ thể về doanh số bán hàng và các tài liệu kèm theo hàng hóa Khuyến nghị FSC số 40-004-10: Thông tin về các loài phải được cung cấp theo yêu cầu

sản phẩm theo tên thông thường và / hoặc tên khoa học ở những nơi áp dụng Tiêu chuẩn chuỗi hành trình (7.2.1): Chứng từ vận tải phải bao gồm cả hồ sơ chứng từ của sản phẩm

Nguồn gốc của rừng khai thác

Tiêu chuẩn chuỗi hành trình (6.1.1): Tổ chức không cần phải cung cấp thông tin về nguồn gốc Khuyến nghị FSC số 40-004-10: Thông tin về nguồn gốc phải được cung cấp theo yêu cầu Sàn khai báo trực tuyến OCP (khi đi vào hoạt động): Các nhà điều hành phải có khả năng tiếp cận với thông tin về tất cả các nước khai thác và các loài có liên quan đến sản phẩm

Tiêu chuẩn chuỗi hành trình (5.2.1): Tổ chức phải có quyền truy cập vào thông tin về quốc gia khai thác nguyên vật liệu và và/hoặc vùng hoặc tiểu vùng nơi áp dụng việc nhượng quyền khai thác

Số lượng Tiêu chuẩn chuỗi hành trình (6.1.1): Số lượng sản phẩm bán ra sẽ được bao gồm trong tất cả doanh số bán hàng và các tài liệu kèm theo hàng hóa

Tiêu chuẩn chuỗi hành trình (7.2.1): Chứng từ vận tải phải bao gồm cả số lượng giao hàng cho mỗi loại sản phẩm được liệt kê trong hồ sơ chứng từ

Tên và địa chỉ của các tổ chức đã kinh doanh gỗ và các sản phẩm gỗ

Tiêu chuẩn chuỗi hành trình (6.1.1):

Tên và địa chỉ của khách hàng sẽ

được nêu ra trong các tài liệu về

doanh số bán hàng và các tài liệu đi

kèm theo hàng hóa

Tiêu chuẩn chuỗi hành trình (7.2.1): Chứng từ vận tải phải bao gồm cả thông tin về khách hàng

Các tài liệu hoặc thông tin phải thể hiện sự tuân thủ luật áp dụng

-

-

Các nhà điều hành sẽ đánh giá rủi ro dựa trên các thông tin trong bối cảnh của luật áp dụng

Hệ thống chuỗi hành trình (CoC) có cung cấp các thông tin cần thiết để yêu cầu được thông qua hay không?

Quyền khai thác gỗ trong phạm vi ranh giới công bố hợp pháp

Không yêu cầu khai báo thêm các thông tin nào ngoài các thông tin khai báo đã được xác nhận (ví dụ, 100% thông tin khai báo theo yêu cầu của FSC) và mã chuỗi hành trình (CoC) của nhà cung cấp

Không yêu cầu khai báo thêm các thông tin nào ngoài các thông tin khai báo đã được xác nhận (ví dụ, 100% thông tin khai báo theo yêu cầu của PESC) và mã chuỗi hành trình (CoC) của nhà cung cấp

Thanh toán cho quyền thu hoạch và giá trị gỗ, trong đó có các nghĩa vụ liên quan đến khai thác gỗ

Khai thác gỗ, bao gồm các vấn đề liên quan đến các điều luật về môi trường và rừng, gồm quản lý rừng và bảo tồn đa dạng sinh học, trong đó có liên quan trực tiếp đến khai thác gỗ

Page 13: Các sản phẩm được chứng nhận và việc tuân thủ Quy chế Gỗ EU ...

Các sản phẩm được chứng nhận và việc tuân thủ Quy chế Gỗ EU (EUTR) trong lĩnh vực đồ gỗ nội thất

www.chathamhouse.org 13

Quyền lợi hợp pháp của bên thứ ba liên quan đến quyền sử dụng và sở hữu bị ảnh hưởng do việc khai thác gỗ

Quyền lợi hợp pháp của bên thứ ba liên quan đến sử dụng và sở hữu bị ảnh hưởng bởi khai thác gỗ

Thương mại và hải quan, trong phạm vi liên quan đến lâm nghiệp

Khuyến nghị của FSC số 40-004-10: FSC Tư vấn Lưu ý 40-004-10: Bằng chứng về việc tuân thủ pháp luật thương mại và hải quan có liên quan sẽ được cung cấp theo yêu cầu Khuyến nghị của FSC số 40-004-11: Các tổ chức xuất khẩu và nhập khẩu phải tuân theo các thủ tục tại chỗ để đảm bảo việc tuân thủ tất cả các luật thương mại và hải quan áp dụng cho sản phẩm

Đánh giá rủi ro

Quy chế Gỗ EU (EUTR) yêu cầu các nhà điều hành phải thiết lập quy trình đánh giá rủi ro có tính

đến mối tương quan với các chương trình đánh giá chứng nhận hiện có, ngoài các vấn đề khác.

Điều này cho thấy rằng các chương trình đánh giá chứng nhận không thể thực hiện trách nhiệm

đánh giá rủi ro; thay vào đó, có sự khác biệt tiềm tàng giữa các sản phẩm được chứng nhận và

không được chứng nhận trong các chuỗi cung ứng khác nhau và các quốc gia khai thác khác

nhau, do đó các nhà điều hành được yêu cầu phải xét đến các yếu tố như tỷ lệ khai thác gỗ và /

hoặc nhập khẩu bất hợp pháp tại một quốc gia liên quan hoặc về một loài liên quan.

Giảm thiểu rủi ro

Trong chuỗi cung ứng được coi là có nguy cơ xuất hiện việc mua bán sản phẩm khai thác bất hợp

pháp từ rừng, việc quyết định chỉ mua bán giao dịch các sản phẩm có chứng nhận có thể được sử

dụng như bằng chứng về việc giảm thiểu rủi ro cũng như việc giao dịch mua bán đã được thực

hiện phù hợp với tất cả các yêu cầu và hướng dẫn của luật liên quan, và qua đó thiết lập tính xác

thực của sản phẩm.

Tuy nhiên, xét cho cùng, đó là trách nhiệm của các nhà điều hành - theo cả hai điều khoản về các

vấn đề bị cấm, và các yêu cầu thực hiện việc xác minh độ tin cậy của sản phẩm - để thiết lập tính

hợp pháp của sản phẩm. Do đó, việc các nhà điều hành chỉ giao dịch mua bán các sản phẩm có

chứng nhận theo các cách thức đã được thông báo và với sự cẩn trọng thích hợp, sẽ đóng vai trò

rất quan trọng trong bối cảnh được đánh giá là có nguy cơ gian lận "nội bộ" và gian lận "từ bên

ngoài" trên diện rộng.

Page 14: Các sản phẩm được chứng nhận và việc tuân thủ Quy chế Gỗ EU ...

Các sản phẩm được chứng nhận và việc tuân thủ Quy chế Gỗ EU (EUTR) trong lĩnh vực đồ gỗ nội thất

www.chathamhouse.org 14

CÁC THÁCH THỨC

Công bố tỷ lệ phần trăm

Yêu cầu công bố tỷ lệ phần trăm đã được phát triển trong một số chương trình chứng nhận, đặc

biệt là các chương trình của Hội đồng quản lý rừng (FSC), chương trình chứng thực chứng chỉ

rừng ( PEFC) và tổ chức Sáng kiến lâm nghiệp bền vững (SFI - Sustainable Forestry Initiative), để

thích ứng với các chuỗi cung ứng phức tạp cho các sản phẩm tổng hợp chẳng hạn như đồ nội

thất. Các chương trình này cho phép các vật liệu có chứng nhận được pha trộn với gỗ từ các

nguồn khác nhau đã được sàng lọc theo các tiêu chí đánh giá rủi ro khác nhau đối với loại gỗ "gây

nhiều tranh cãi" - bao gồm cả các loài gỗ bị khai thác trái phép. Chỉ có các loại gỗ được xác minh

là có nguy cơ thấp đối với tất cả các tiêu chí liệt kê trong các tiêu chuẩn liên quan mới có thể được

sử dụng trong các sản phẩm có nhãn hiệu. Bằng chứng cho thấy một số đánh giá rủi ro do các

công ty thực hiện đã không bao gồm đầy đủ các tiêu chuẩn, mặc dù người ta vẫn còn tranh cãi về

việc liệu các công ty này có cố tình hoặc rõ ràng là đã thất bại trong việc xác định gỗ bất hợp pháp

hay không. Chương trình gần đây nhất của PEFC bao gồm các tùy chọn "nguồn cung cấp được

các tổ chức chính phủ hoặc phi chính phủ xác minh hoặc được cấp giấy phép theo chương trình".

Điều này có thể cho thấy điểm yếu của chương trình này, mặc dù các đánh giá quan trọng về các

thể loại của việc xác nhận và / hoặc các bằng chứng được chấp nhận cho các loại gỗ này đều đã

được thực hiện.

Nhằm đáp ứng mối quan tâm của các bên liên quan, Hội đồng quản lý rừng (FSC) hiện đang thu

hồi tùy chọn "tự đánh giá" và thay vào đó bằng chức năng đánh giá rủi ro theo quốc gia. Quy trình

này sẽ hoàn tất vào cuối năm 2014, và quy trình này hiện đang được sử dụng ở những nơi đã áp

dụng việc đánh giá rủi ro. Cho đến khi tất cả đã sẵn sàng, việc đánh giá rủi ro vẫn có thể được

thực hiện bởi các tổ chức đánh giá (có chứng nhận) và mức độ giám sát của một đánh giá như

vậy có thể thay đổi đáng kể tùy thuộc vào các nguồn lực sẵn có của mỗi tổ chức và bối cảnh đánh

giá rủi ro của mỗi quốc gia. Nếu sản phẩm bao gồm bất kỳ yếu tố của gỗ không được sàng lọc, thì

không có bất kỳ yêu cầu cấp giấy chứng nhận nào được đáp ứng - ngay cả đối với sản phẩm có

bao hàm tỷ lệ gỗ có nguồn gốc được chứng thực từ một khu rừng được chứng nhận.

Sơ đồ trong Hình 3 cho thấy cách áp dụng các tiêu chuẩn FSC trong việc chuyển nhượng, công bố

tỷ lệ phần trăm và hệ thống xác minh khối lượng giao dịch. Tiêu chuẩn tương tự tồn tại trong các

chương trình đánh giá khác với các tùy chọn về việc ghi nhãn.

Các tùy chọn của một hệ thống "khối lượng tín dụng" trừu tượng trong một số tiêu chuẩn chuỗi

hành trình (CoC) sẽ tách riêng yếu tố rừng xuất xứ và các nhà điều hành ở các bước tiếp theo. 7

Các nhà sản xuất được chứng nhận khi sử dụng hệ thống này có thể tính toán - trên cơ sở sự kết

hợp giữa các loại gỗ có chứng nhận và loại gỗ có kiểm soát - để xác định được tỷ lệ của gỗ được

chứng nhận trong thành phẩm, và bán thành phẩm đầu ra với tỷ lệ tương đương kèm theo công

bố về "cam kết tỷ lệ pha trộn". Rõ ràng là, nếu hệ thống đánh giá gỗ có kiểm soát đủ mạnh, nó sẽ

thiết lập tính hợp pháp cho sản phẩm; Tuy nhiên, vẫn chưa xây dựng được mối liên kết giữa thông

tin về chuỗi cung ứng cần thiết cho việc đánh giá xác minh theo Quy chế Gỗ Eu (EUTR) và các

sản phẩm trong diện nghi vấn.

Liên quan đến vấn đề đánh giá rủi ro và giảm thiểu rủi ro, việc công bố tỷ lệ phần trăm không phải

vấn đề mâu thuẫn với các yêu cầu cốt lõi của EUTR vì bản thân Quy chế này và các điều luật hỗ

trợ và hướng dẫn đều không ràng buộc bất kỳ trách nhiệm nào đối với các nhà điều hành để xác

định chính xác tỷ lệ phần trăm của mỗi loài gỗ trong một sản phẩm tổng hợp.. Thay vào đó, các

nhà điều hành phải liệt kê tất cả các loài có thể được sử dụng trong mỗi sản phẩm - không phụ

thuộc vào tỷ lệ chính xác. Tuy nhiên, trong bối cảnh các tài liệu và mục tiêu của Quy chế Gỗ EU

7 Các nhà phân tích cho rằng, hệ thống tín dụng chủ yếu dùng để xử lý các thông tin đầu vào của nguyên vật liệu thô, do đó người sử dụng hệ thống này thường chỉ có dữ liệu từ một số ít các nhà cung cấp các vật liệu khai thác từ rừng, và các thông tin cần thiết về xuất xứ của việc khai thác và loài gỗ đều bị hạn chế. Hệ thống tính toán tỷ lệ phần trăm chủ yếu được sử dụng bởi các công ty hạ nguồn trong chuỗi cung ứng, bao gồm cả các nhà sản xuất đồ nội thất, nơi các dữ liệu đầu vào đa dạng và các loài gỗ đa dạng được kết hợp với nhau trong sản phẩm. Điều đó có nghĩa là, người sử dụng hệ thống tính toán tỷ lệ phần trăm có thể có danh sách phong phú về các quốc gia khai thác và các loài hơn là người sử dụng hệ thống tín dụng.

Page 15: Các sản phẩm được chứng nhận và việc tuân thủ Quy chế Gỗ EU ...

Các sản phẩm được chứng nhận và việc tuân thủ Quy chế Gỗ EU (EUTR) trong lĩnh vực đồ gỗ nội thất

www.chathamhouse.org 15

(EUTR) ở diện rộng hơn, chúng ta nên giả định rằng độ chính xác lớn hơn về tỷ lệ của mỗi loài

trong một sản phẩm tổng hợp là chìa khóa để đánh giá và giảm thiểu rủi ro - theo một cách thức

"đầy đủ và tương xứng" - về nguy cơ gỗ bất hợp pháp xâm nhập vào các chuỗi cung ứng.

Hình 3: Tiêu chuẩn của FSC cho chứng nhận chuỗi hành trình (CoC)

Page 16: Các sản phẩm được chứng nhận và việc tuân thủ Quy chế Gỗ EU ...

Các sản phẩm được chứng nhận và việc tuân thủ Quy chế Gỗ EU (EUTR) trong lĩnh vực đồ gỗ nội thất

www.chathamhouse.org 16

Page 17: Các sản phẩm được chứng nhận và việc tuân thủ Quy chế Gỗ EU ...

Các sản phẩm được chứng nhận và việc tuân thủ Quy chế Gỗ EU (EUTR) trong lĩnh vực đồ gỗ nội thất

www.chathamhouse.org 17

Nguồn: FSC, (2011): “ Tiêu chuẩn của Hội đồng quản lý rừng (FSC) cho chứng nhận chuỗi hành trình” Phụ lục 1,

https://ic.fsc.org/types-of-chain-of-custody-certificates.117.htm

Nhầm lẫn của bên mua

Mặc dù các chương trình của Hội đồng quản lý rừng (FSC) và Chương trình thực thi PEFC đều nỗ

lực để làm rõ quá trình giao dịch mua bán những sản phẩm có chứng nhận đáng tin cậy và bất kỳ

khiếu nại nào về hóa đơn giao dịch hoặc sản phẩm đều có thể được diễn giải chính xác, thì những

bằng chứng đáng kể thu thập từ các cơ quan chức năng có thẩm quyền thực thi Quy chế Gỗ EU

(EUTR) - cũng như từ các kiểm toán viên và các nhà bình luận trong lĩnh vực công nghiệp lại cho

thấy rằng vẫn có sự nhầm lẫn đáng kể về tính chất và phạm vi khai báo thông tin, và các bước cần

thiết để tránh mua phải các sản phẩm sử dụng giấy chứng nhận gian lận. Rõ ràng là, theo Quy chế

Gỗ EU, trách nhiệm phải biết về những gì đang được giao dịch thuộc về các nhà khai thác, nhưng

đồng thời, các cơ quan có thẩm quyền và các tổ chức giám sát có trách nhiệm gửi thông điệp nhất

quán về những gì cấu thành nội dung khai báo để xin cấp giấy chứng nhận đáng tin cậy và những

rủi ro và lợi ích gắn liền với việc mua các sản phẩm được chứng nhận từ các quốc gia có nguy cơ

rủi ro cao.

Có mối quan tâm đặc biệt về tần suất sử dụng chứng chỉ chuỗi hành trình (CoC) như là bằng

chứng duy nhất về việc sản phẩm được kiểm soát theo một chương trình chứng nhận hoặc “tương

thích” với các quy định của Quy chế Gỗ EU (EUTR). Sự thật là các chứng chỉ như vậy – trong đó

xác nhận rằng một công ty có thể trở thành một phần của một chuỗi cung ứng được chứng nhận -

đã được ban hành để đảm bảo rằng gỗ sử dụng trong sản phẩm hoặc dòng sản phẩm có nguồn

gốc từ rừng được chứng nhận. Đối với một sản phẩm đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận chuỗi

hành trình (CoC), tất cả các đơn vị trong chuỗi cung ứng đều phải có chứng chỉ CoC và nguyên

vật liệu phải có nguồn gốc từ một khu rừng được chứng nhận. Tuy nhiên, có khả năng một công ty

có chứng nhận chuỗi hành trình (CoC) vẫn tiêu thụ các nguyên vật liệu không có giấy chứng nhận

- và nhiều công ty đã làm như vậy.

Việc thực thi hiệu quả Quy chế Gỗ EU (EUTR) đòi hỏi các cơ quan có thẩm quyền phải làm rõ

rằng một chứng chỉ chuỗi hành trình (CoC) đơn thuần không thể hiện bất cứ điều gì có giá trị về

nguồn gốc hoặc nguy cơ bất hợp pháp của sản phẩm liên quan. Ví dụ, đồ nội thất được mua từ

một nhà sản xuất ở Trung Quốc hay Việt Nam có kèm theo một chứng chỉ CoC chỉ có thể được

xem là sản phẩm được chứng nhận khi sản phẩm đó có kèm theo bản công bố đủ hiệu lực, cho

thấy các nguyên liệu đã được lấy từ một khu rừng có chứng nhận, hoặc có xuất xứ từ một hệ

thống sản xuất đảm bảo được kiểm soát, và mỗi liên kết thương mại trong chuỗi cung ứng - từ

rừng đến điểm giao dịch của các nhà khai thác – đều có chứng chỉ chuỗi hành trình hợp lệ.

Trong khi nhằm vào mục tiêu phát triển một mạng lưới toàn cầu các nhà sản xuất, kinh doanh

được chứng nhận sẽ tối đa hóa khả năng tiếp cận thị trường đối với các nguyên liệu được chứng

nhận, việc thực hành cấp giấy chứng nhận chuỗi hành trình (CoC) mà không tính đến việc cấp

giấy chứng nhận cho nguyên vật liệu thô đã mở ra khả năng gian lận đáng kể. Ngày càng gia tăng

các trường hợp được ghi nhận, trong đó các công ty có chứng nhận đã sử dụng tình trạng “có

chứng chỉ chuỗi hành trình (CoC) để làm "thương hiệu" cho sản phẩm của họ - hoặc trực tiếp hoặc

bằng cách liên kết. Lý tưởng nhất, hệ thống chứng nhận sẽ không chỉ ghi lại số lượng chứng chỉ

đã ban hành mà còn theo dõi các sản phẩm được chứng nhận toàn cầu và kiểm tra khối lượng để

làm giảm nguy cơ của loại hình gian lận này. Phản ứng của Hội đồng quản lý rừng (FSC) về vấn

đề này là cấm những tổ chức đã không sản xuất, dán nhãn hoặc bán bất kỳ sản phẩm nào có

chứng nhận FSC – theo số liệu từ báo cáo kiểm toán có xác nhận về hoạt động kinh doanh của

năm trước đó – không được sử dụng nhãn hiệu FSC trong các tài liệu quảng cáo cho công ty và

các hoạt động khác.

Page 18: Các sản phẩm được chứng nhận và việc tuân thủ Quy chế Gỗ EU ...

Các sản phẩm được chứng nhận và việc tuân thủ Quy chế Gỗ EU (EUTR) trong lĩnh vực đồ gỗ nội thất

www.chathamhouse.org 18

KẾT LUẬN

Sản phẩm tổng hợp, là một thành phần chiếm tỷ lệ lớn và ngày càng giữ vai trò quan trọng trong

lĩnh vực nhập khẩu theo các quy định của Quy chế Gỗ EU. Độ tin cậy của các quy định trong lĩnh

vực đồ nội thất phụ thuộc vào mức độ tuẩn thủ luật pháp. Cho đến nay, các cuộc thảo luận giữa

các nhà hoạch định chính sách và các viên chức thực thi đã tập trung vào việc tuân thủ luật pháp

trong các lĩnh vực các sản phẩm ít phức tạp – việc thực thi luật pháp cũng như việc đánh giá rủi ro

và giảm thiểu rủi ro – hơn là lĩnh vực các sản phẩm phức tạp.

Từ quan điểm thực thi, việc phân tích định tính ít có tính khả thi trong lĩnh vực đồ nội thất và các

sản phẩm phức tạp khác so với loại gỗ súc và sản phẩm gỗ dạng khối. Nguyên nhân là do việc

phân tích này bị hạn chế ở những sản phẩm làm từ bột sợi gỗ đã qua xử lý và/hoặc có thành phần

cấu tạo được pha trộn phức tạp. Tuy nhiên, vẫn có thể xác định những thành phần bột sợi gỗ

“không liên quan” trong một sản phẩm tổng hợp, trong khi tiến hành thử nghiệm trên các mẫu mục

tiêu chủ chốt, các cơ quan có thẩm quyền có thể xác nhận thành phần các loài gỗ trong một sản

phẩm phức tạp với chi phí tương đối thấp. Vì vậy, những phân tích loại này được sử dụng như

một biện pháp chiến lược và là một công cụ hữu ích cho các nhà điều hành để xác minh thông tin

về những sản phẩm có nguy cơ cao nhất của các nhà cung cấp.

Nhưng phần lớn các sản phẩm nội thất được mua bán giao dịch trên cơ sở các đánh giá xác minh

dựa trên hệ thống chứng nhận hiện tại hoặc các quy trình đánh giá chứng nhận dựa trên các xác

minh đó. Vì lý do này, việc tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật do các hệ thống đánh giá chứng nhận

thiết lập là một thành phần quan trọng liên quan đến chức năng hoạt động hiệu quả và độ tin cậy

của Quy chế Gỗ EU.

Nhà khai thác cần phải hiểu rằng việc nghiêm túc tuân thủ Quy chế Gỗ EU (EUTR) đòi hỏi phải

thực hiện việc đánh giá rủi ro trên diện rộng cho tất cả các nhóm sản phẩm – cho dù đã có các

chứng chỉ chứng nhận.

Nếu quốc gia xuất xứ, quá trình sản xuất hay loài gỗ sử dụng thể hiện nguy cơ rủi ro, thì biện pháp

chiến lược để giảm thiểu rủi ro là chỉ mua các sản phẩm được chứng nhận. Trong trường hợp này,

các nhà khai thác cần xem xét kỹ lưỡng các chi tiết và cơ chế của việc khai báo thông tin để cấp

giấy chứng nhận, để đảm bảo rằng, trên thực tế, quá trình cấp chứng chỉ đã xác minh tất cả các

nguyên liệu sử dụng trong sản phẩm và tất cả các bên liên quan trong chuỗi cung ứng. Những gì

có thể được coi là việc xác minh một cách "đầy đủ và tương xứng" phụ thuộc chủ yếu vào bối

cảnh rủi ro ở mỗi quốc gia và các nỗ lực của chương trình chứng nhận có liên quan để xác định và

giải quyết vấn đề gian lận.

Các viên chức thực thi Quy chế Gỗ EU (EUTR) phải được cung cấp thông tin về thủ tục chính xác

để mua bán giao dịch những sản phẩm có chứng chỉ đáng tin cậy và các hình thức khác nhau

trong việc khai báo để xin cấp giấy chứng nhận cho sản phẩm.

Page 19: Các sản phẩm được chứng nhận và việc tuân thủ Quy chế Gỗ EU ...

Các sản phẩm được chứng nhận và việc tuân thủ Quy chế Gỗ EU (EUTR) trong lĩnh vực đồ gỗ nội thất

www.chathamhouse.org 19

VẾ TÁC GIẢ

Jade Saunders là thành viên của chương trình Năng lượng, Môi trường và Tài nguyên tại

Chatham House từ năm 2002, công việc chủ yếu là quản trị rừng và Chương trình FLEGT (Forest

Law Enforcement, Governance and Trade - Chương trình thực thi Luật Lâm nghiệp, Quản trị và

Thương mại). Trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến 2010, bà là một nhà phân tích chính sách

ở cơ sở của FLEGT, nơi bà tư vấn về chiến lược và hỗ trợ các vấn đề về quản trị và thương mại

cho Ủy ban châu Âu trong việc đàm phán và thực hiện FLEGT VPA (hiệp định thương mại song

phương / viện trợ giữa EU và các nước đang phát triển có ngành sản xuất gỗ). Ngoài ra, bà đã

làm việc trong các dự án về vấn đề môi trường, phát triển và thương mại trong các lĩnh vực như

chuỗi cung cấp vật tư nguyên liệu cho ngành dệt may toàn cầu, các vấn đề tài nguyên thiên nhiên

và xung đột, quản trị hàng hải, việc kinh doanh bất hợp pháp các chất phá hủy tầng ozone, du lịch

bền vững ở các nước kém phát triển và biến đổi khí hậu. Bà có bằng cấp quốc tế chuyên ngành

lịch sử và chính trị (cử nhân, Đại học Leeds) và nhân học xã hội (Thạc sĩ, Đại học London).