BÁO CÁO TỔNG QUAN KINH TẾ VĨ MÔ...nghiệp và doanh số bán lẻ tháng 8 đều tăng...

9
KHỐI ĐẦU TƯ -- Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex VP5 (18T1 - 18T2), Lê Văn Lương, Trung Hòa - Nhân Chính, Hà Nội Tháng 08/2017 Sau cuộc họp cuối tháng 9, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức 1-1,25%, có thể nâng lãi suất thêm một lần nữa trong năm 2017 cũng như tuyên bố thông qua kế hoạch cắt giảm số dư trên bảng cân đối kế toán kể từ tháng 10/2017, bắt đầu ở mức thoái vốn là 10 tỷ USD/tháng, sau mỗi 3 tháng sẽ tăng thêm 10 tỷ USD cho đến khi đạt mức 50 tỷ USD/tháng. Kinh tế Mỹ đón nhận một số tin tức trái chiều khi tăng trưởng quý 2 mạnh hơn dự báo và đạt 3% so với quý trước, PMI sản xuất tháng 8 tăng tốc lên mức cao nhất kể từ tháng 4/2011, CPI tăng cao hơn dự báo do giá năng lượng tăng, niềm tin người tiêu dùng tăng. Tuy nhiên, doanh số bán lẻ giảm trái dự báo khi doanh số bán xe giảm, tỷ lệ thất nghiệp tăng nhẹ. Trong cuộc họp chính sách diễn ra vào đầu tháng 9, Ngân hàng trung ương Châu Âu (ECB) giữ nguyên lãi suất và có thể quyết định tương lai của chương trình kích thích kinh tế vào tháng 10 tới dù các nhà hoạch định chính sách lo ngại về rủi ro đồng EUR tăng sẽ ảnh hưởng đến triển vọng lạm phát khu vực. Trong tháng 8, Eurozone đón nhận nhiều tin tức tích cực khi lĩnh vực sản xuất mở rộng mạnh nhất 2 tháng, chỉ số giá tiêu dùng tăng cao nhất kể từ tháng 4, niềm tin người tiêu dùng tăng nhẹ và tỷ lệ thất nghiệp ổn định ở mức thấp nhất 8 năm. Kết thúc cuộc họp chính sách tiền tệ diễn ra vào cuối tháng 9, Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) đã quyết định tiếp tục giữ nguyên các mức lãi suất và chương trình kích thích kinh tế. Nhật Bản đón nhận các tin tức trái chiều trong tháng 8 khi GDP quý 2 sau điều chỉnh đạt mức tăng 0,6% so với quý trước, vẫn cao hơn mức tăng của quý 1, hoạt động sản xuất tháng 8 tăng tốc, chỉ số giá tiêu dùng tháng 7 tăng khi giá năng lượng tăng, doanh số bán lẻ và niềm tin người tiêu dùng tăng cao hơn dự báo, tỷ lệ thất nghiệp ổn định. Tuy nhiên, sản xuất công nghiệp và chi tiêu tiêu dùng hộ gia đình đều giảm sau khi tăng vào tháng trước đó. Kinh tế Trung Quốc đón nhận một số tin tức trái chiều khi lĩnh vực sản xuất tháng 8 tăng tốc tháng thứ 3 liên tiếp và chỉ số giá tiêu dùng tăng cao hơn dự báo. Tuy nhiên, sản xuất công nghiệp và doanh số bán lẻ tháng 8 đều tăng chậm hơn tháng trước, thặng dư thương mại thu hẹp do xuất khẩu tăng chậm khi nhu cầu toàn cầu giảm. S&P Global Ratings vừa hạ bậc tín nhiệm của Trung Quốc vào ngày 21/9/2017 lần đầu tiên kể từ năm 1999 do các rủi ro xuất phát từ lượng nợ ngày càng tăng, đồng thời hạ triển vọng của Trung Quốc từ “ổn định” sang “tiêu cực”. Kinh tế Việt Nam cải thiện nhẹ trong tháng 8 khi sản xuất công nghiệp tăng nhanh hơn mức tăng của tháng 7, chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất cao hơn một chút so với tháng trước. Tính chung 8 tháng đầu năm 2017, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tăng 10,3% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá thì tăng 8,9%, cao hơn mức tăng 8,5% của cùng kỳ năm 2016. BÁO CÁO TỔNG QUAN KINH TẾ VĨ MÔ Tóm tắt nội dung Những người thực hiện: Xin vui lòng tham khảo Khuyến cáo sử dụng ở trang cuối Bùi Quỳnh Vân Chuyên viên Phân tích E: [email protected] T: +(84 4) 6 281 1298 Ext: 243

Transcript of BÁO CÁO TỔNG QUAN KINH TẾ VĨ MÔ...nghiệp và doanh số bán lẻ tháng 8 đều tăng...

Page 1: BÁO CÁO TỔNG QUAN KINH TẾ VĨ MÔ...nghiệp và doanh số bán lẻ tháng 8 đều tăng chậm hơn tháng trước, thặng dư thương mại thu hẹp do xuất khẩu

KHỐI ĐẦU TƯ

--

Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex

VP5 (18T1 - 18T2), Lê Văn Lương,

Trung Hòa - Nhân Chính, Hà Nội

Tháng 08/2017

Sau cuộc họp cuối tháng 9, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định giữ nguyên lãi suất

ở mức 1-1,25%, có thể nâng lãi suất thêm một lần nữa trong năm 2017 cũng như tuyên bố

thông qua kế hoạch cắt giảm số dư trên bảng cân đối kế toán kể từ tháng 10/2017, bắt đầu ở

mức thoái vốn là 10 tỷ USD/tháng, sau mỗi 3 tháng sẽ tăng thêm 10 tỷ USD cho đến khi đạt

mức 50 tỷ USD/tháng. Kinh tế Mỹ đón nhận một số tin tức trái chiều khi tăng trưởng quý 2

mạnh hơn dự báo và đạt 3% so với quý trước, PMI sản xuất tháng 8 tăng tốc lên mức cao nhất

kể từ tháng 4/2011, CPI tăng cao hơn dự báo do giá năng lượng tăng, niềm tin người tiêu

dùng tăng. Tuy nhiên, doanh số bán lẻ giảm trái dự báo khi doanh số bán xe giảm, tỷ lệ thất

nghiệp tăng nhẹ.

Trong cuộc họp chính sách diễn ra vào đầu tháng 9, Ngân hàng trung ương Châu Âu (ECB)

giữ nguyên lãi suất và có thể quyết định tương lai của chương trình kích thích kinh tế vào

tháng 10 tới dù các nhà hoạch định chính sách lo ngại về rủi ro đồng EUR tăng sẽ ảnh hưởng

đến triển vọng lạm phát khu vực. Trong tháng 8, Eurozone đón nhận nhiều tin tức tích cực khi

lĩnh vực sản xuất mở rộng mạnh nhất 2 tháng, chỉ số giá tiêu dùng tăng cao nhất kể từ tháng

4, niềm tin người tiêu dùng tăng nhẹ và tỷ lệ thất nghiệp ổn định ở mức thấp nhất 8 năm.

Kết thúc cuộc họp chính sách tiền tệ diễn ra vào cuối tháng 9, Ngân hàng trung ương Nhật

Bản (BOJ) đã quyết định tiếp tục giữ nguyên các mức lãi suất và chương trình kích thích kinh

tế. Nhật Bản đón nhận các tin tức trái chiều trong tháng 8 khi GDP quý 2 sau điều chỉnh đạt

mức tăng 0,6% so với quý trước, vẫn cao hơn mức tăng của quý 1, hoạt động sản xuất tháng 8

tăng tốc, chỉ số giá tiêu dùng tháng 7 tăng khi giá năng lượng tăng, doanh số bán lẻ và niềm

tin người tiêu dùng tăng cao hơn dự báo, tỷ lệ thất nghiệp ổn định. Tuy nhiên, sản xuất công

nghiệp và chi tiêu tiêu dùng hộ gia đình đều giảm sau khi tăng vào tháng trước đó.

Kinh tế Trung Quốc đón nhận một số tin tức trái chiều khi lĩnh vực sản xuất tháng 8 tăng tốc

tháng thứ 3 liên tiếp và chỉ số giá tiêu dùng tăng cao hơn dự báo. Tuy nhiên, sản xuất công

nghiệp và doanh số bán lẻ tháng 8 đều tăng chậm hơn tháng trước, thặng dư thương mại thu

hẹp do xuất khẩu tăng chậm khi nhu cầu toàn cầu giảm. S&P Global Ratings vừa hạ bậc tín

nhiệm của Trung Quốc vào ngày 21/9/2017 lần đầu tiên kể từ năm 1999 do các rủi ro xuất

phát từ lượng nợ ngày càng tăng, đồng thời hạ triển vọng của Trung Quốc từ “ổn định” sang

“tiêu cực”.

Kinh tế Việt Nam cải thiện nhẹ trong tháng 8 khi sản xuất công nghiệp tăng nhanh hơn mức

tăng của tháng 7, chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất cao hơn một chút so với

tháng trước. Tính chung 8 tháng đầu năm 2017, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch

vụ tiêu dùng ước tăng 10,3% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá thì tăng 8,9%,

cao hơn mức tăng 8,5% của cùng kỳ năm 2016.

BÁO CÁO TỔNG QUAN KINH TẾ VĨ MÔ

Tóm tắt nội dung

Những người thực hiện:

Xin vui lòng tham khảo Khuyến cáo sử

dụng ở trang cuối

Bùi Quỳnh Vân

Chuyên viên Phân tích

E: [email protected]

T: +(84 4) 6 281 1298 Ext: 243

Page 2: BÁO CÁO TỔNG QUAN KINH TẾ VĨ MÔ...nghiệp và doanh số bán lẻ tháng 8 đều tăng chậm hơn tháng trước, thặng dư thương mại thu hẹp do xuất khẩu

2

MỸ

GDP quý 2/2017 tăng cao hơn quý 1: Tăng trưởng kinh tế (GDP) quý 2 mạnh hơn dự báo

khi đạt 3% so với quý trước, cao hơn mức ước tính 2,6% đưa ra trước đó. Các chuyên gia kinh

tế dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ sau điều chỉnh chỉ tăng lên mức 2,7%.

Lĩnh vực sản xuất tăng tốc mạnh nhất kể từ tháng 4/2011: Chỉ số nhà quản trị mua hàng

(PMI) ngành sản xuất tháng 8 đã tăng mạnh hơn dự báo lên mức 58,8 điểm từ mức 56,3 điểm

của tháng 7, cao hơn mức dự báo 56,5 điểm của các chuyên gia. Đây là mức cao nhất của PMI

sản xuất kể từ tháng 4/2011. PMI sản xuất tháng 8 tăng một phần nhờ tăng trưởng việc làm

qua đó giúp chỉ số lao động tăng lên mức 59,9 điểm từ mức 55,2 điểm hồi tháng 7, chỉ số sản

xuất tăng lên mức 62 điểm trong tháng 8 từ mức 60,6 điểm trong tháng 7, tuy nhiên, chỉ số đơn

đặt hàng mới giảm nhẹ còn 60,3 điểm từ mức 60,4 điểm.

CPI tăng cao hơn dự báo do giá năng lượng tăng: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8 tăng

cao hơn dự báo khi đạt mức 0,4% so với tháng trước, cao hơn mức tăng 0,1% của tháng 7 và

mức dự báo tăng 0,3% của các chuyên gia kinh tế. CPI tăng cao hơn dự báo một phần do giá

năng lượng tăng 2,8% trong tháng 8 sau khi giảm 0,1% vào tháng 7. Nếu loại trừ giá năng

lượng và mức tăng nhẹ của giá thực phẩm, CPI cơ bản tháng 8 tăng 0,2% trong tháng 8 sau khi

tăng 0,1% trong 4 tháng liên tiếp trước đó, trùng dự báo. So với cùng kỳ năm trước, CPI tháng

8 tăng tốc lên mức 1,9% từ mức 1,7% của tháng 7 trong khi CPI cơ bản vẫn tăng 1,7%.

Doanh số bán lẻ giảm trái dự báo: Doanh số bán lẻ tháng 8 bất ngờ giảm 0,2% so với tháng

trước sau khi tăng 0,3% vào tháng 7, trái dự báo tăng 0,1% của các chuyên gia kinh tế. Doanh

số bán lẻ tháng 8 giảm chủ yếu do doanh số bán xe và phụ tùng giảm 1,6% sau khi không đổi

trong tháng 7. So với cùng kỳ năm trước, doanh số bán lẻ tháng 8 tăng 3,2%.

Niềm tin người tiêu dùng tăng cao hơn dự báo: Chỉ số niềm tin người tiêu dùng tháng 8

tăng lên mức 96,8 điểm từ mức 93,4 điểm của tháng 7, thấp hơn mức tăng dự báo 97,4 điểm

của các chuyên gia. Chỉ số thành phần phải ánh kỳ vọng người tiêu dùng tăng lên mức 87,7

điểm trong tháng 8 từ mức 80,5 điểm của tháng 7, chỉ số điều kiện kinh tế hiện tại tăng lên

mức 110,9 điểm từ mức 113,4 điểm trước đó.

Tỷ lệ thất nghiệp tăng: Bảng lương phi nông nghiệp tháng 8 chỉ tăng thêm 156 nghìn việc

làm, thấp hơn mức tăng dự báo 180 nghìn việc. Theo đó, tỷ lệ thất nghiệp tăng nhẹ lên mức

4,4% trong tháng 8 từ mức 4,3% của tháng 7, trái dự báo không thay đổi của các chuyên gia.

Fed giữ nguyên lãi suất, có thể thu hẹp lượng nắm giữ trái phiếu kể từ tháng 10 và nâng

lãi suất vào tháng 12/2017: Sau cuộc họp của Ủy ban thị trường mở liên bang (FOMC) cuối

tháng 9, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức 1-1,25%, có

thể nâng lãi suất thêm một lần nữa trong năm 2017 cũng như tuyên bố thông qua kế hoạch cắt

giảm số dư trên bảng cân đối kế toán kể từ tháng 10/2017. Các dự báo mới nhất cho rằng Fed

sẽ nâng lãi suất 3 lần trong năm 2018 và 2 lần trong năm 2019. Bên cạnh đó, việc cắt giảm số

dư 4,5 nghìn tỷ USD, chủ yếu bao gồm trái phiếu Chính phủ Mỹ và chứng khoán đảm bảo

bằng khoản thế chấp, sẽ bắt đầu ở mức thoái vốn là 10 tỷ USD/tháng, sau mỗi 3 tháng sẽ tăng

thêm 10 tỷ USD cho đến khi đạt mức 50 tỷ USD/tháng.

Biểu đồ 2: PMI sản xuất (ISM)

Sau cuộc họp cuối tháng 9, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức 1-1,25%,

có thể nâng lãi suất thêm một lần nữa trong năm 2017 cũng như tuyên bố thông qua kế hoạch cắt giảm số dư

trên bảng cân đối kế toán kể từ tháng 10/2017, bắt đầu ở mức thoái vốn là 10 tỷ USD/tháng, sau mỗi 3 tháng

sẽ tăng thêm 10 tỷ USD cho đến khi đạt mức 50 tỷ USD/tháng. Kinh tế Mỹ đón nhận một số tin tức trái chiều

khi tăng trưởng quý 2 mạnh hơn dự báo và đạt 3% so với quý trước, PMI sản xuất tháng 8 tăng tốc lên mức

cao nhất kể từ tháng 4/2011, CPI tăng cao hơn dự báo do giá năng lượng tăng, niềm tin người tiêu dùng tăng.

Tuy nhiên, doanh số bán lẻ giảm trái dự báo khi doanh số bán xe giảm, tỷ lệ thất nghiệp tăng nhẹ.

Biểu đồ 3: CPI mm

Biểu đồ 4: Niềm tin người tiêu dùng

Biểu đồ 5: Tỷ lệ thất nghiệp

Biểu đồ 1: GDP qq

58,8

46

48

50

52

54

56

58

60

08/15 02/16 08/16 02/17 08/17

0,4%

-0,8%

-0,6%

-0,4%

-0,2%

0,0%

0,2%

0,4%

0,6%

0,8%

8/14 11/14 2/15 5/15 8/15 11/15 2/16 5/16 8/16 11/16 2/17 5/17 8/17

96,8

86

88

90

92

94

96

98

100

8/15 10/15 12/15 2/16 4/16 6/16 8/16 10/16 12/16 2/17 4/17 6/17 8/17

4,4

4,2

4,4

4,6

4,8

5,0

5,2

5,4

8/15 2/16 8/16 2/17 8/17

%

2,7

1,6

0,5 0,6

2,2

2,8

1,8

1,2

3,0

0

1

2

3

4

6/15 9/15 12/15 3/16 6/16 9/16 12/16 3/17 6/17

%

Page 3: BÁO CÁO TỔNG QUAN KINH TẾ VĨ MÔ...nghiệp và doanh số bán lẻ tháng 8 đều tăng chậm hơn tháng trước, thặng dư thương mại thu hẹp do xuất khẩu

3

CHÂU ÂU

Lĩnh vực sản xuất tăng lên mức cao nhất 2 tháng: Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI)

ngành sản xuất tháng 8 tăng lên mức cao nhất 2 tháng và đạt 57,4 điểm từ mức 56,6 điểm

trong tháng 7, trái dự báo giảm xuống 56,3 điểm. PMI sản xuất tăng mạnh nhờ sản lượng sản

xuất xuất khẩu tăng với tốc độ mạnh nhất 6 năm rưỡi qua, dẫn đến số đơn đặt hàng mới tăng.

Chỉ số giá tiêu dùng tăng cao nhất kể từ tháng 4: CPI tăng 1,5% so với cùng kỳ năm trước

trong tháng 8, cao hơn mức tăng 1,3% của tháng 7. Đây là mức tăng cao nhất của CPI kể từ

tháng 4 năm nay và trùng với ước tính đưa ra hồi cuối tháng 8. Dù CPI tăng lên mức cao nhất

4 tháng nhưng vẫn nằm dưới mục tiêu thấp hơn và gần 2% của Ngân hàng trung ương Châu

Âu (ECB). So với tháng trước, CPI tháng 8 tăng 0,3%. CPI cơ bản sau khi loại trừ năng lượng,

thực phẩm, thuốc lá và đồ uống có cồn đứng ở mức 1,2% trong tháng 8.

Doanh thu bán lẻ giảm chủ yếu do doanh số thực phẩm giảm: Doanh thu bán lẻ tháng 7 đã

giảm 0,3% so với tháng trước chủ yếu do doanh số thực phẩm giảm, trái mức tăng 0,6% của

tháng 6. Mức giảm của tháng 7 trùng dự báo của các chuyên gia. So với cùng kỳ năm trước,

doanh số bán lẻ tháng 7 tăng 2,6% trùng dự báo và thấp hơn mức tăng 3,3% của tháng 6.

Thặng dư thương mại tháng 7 giảm mạnh hơn dự báo: Thặng dư thương mại sau khi điều

chỉnh yếu tố mùa vụ đã giảm xuống còn 18,6 tỷ EUR trong tháng 7 từ mức 21,7 tỷ EUR vào

tháng 6. Các chuyên gia kinh tế dự báo thặng dư thương mại chỉ giảm xuống mức 20,3 tỷ

EUR. Xuất khẩu giảm 1,1% so với tháng trước trong tháng 7 trong khi nhập khẩu tăng 0,7%.

Niềm tin người tiêu dùng tăng nhẹ: Niềm tin người tiêu dùng Eurozone tăng trong tháng 8

lên mức –1,5 điểm từ mức –1,7 điểm trong tháng 7, trong khi đó niềm tin người tiêu dùng EU

ổn định ở mức –2,3 điểm của tháng 7.

Tỷ lệ thất nghiệp ổn định ở mức thấp nhất hơn 8 năm: Tỷ lệ thất nghiệp khu vực giữ

nguyên ở mức thấp nhất hơn 8 năm qua trong tháng 7, phản ánh hoạt động kinh tế mạnh mẽ.

Tỷ lệ thất nghiệp tháng 8 đứng ở mức 9,1%, trùng dự báo. Số lượng người thất nghiệp tăng 73

nghìn người so với tháng 6 và đứng ở mức 14,860 triệu người trong tháng 7.

ECB giữ nguyên lãi suất, có thể quyết định tương lai của chương trình kích thích kinh tế

vào tháng 10: Ngân hàng trung ương Châu Âu (ECB) đã quyết định giữ nguyên 3 mức lãi

suất chính sách lần thứ 12 liên tiếp và giữ nguyên chương trình mua tài sản trị giá 60 tỷ EUR/

tháng duy trì cho đến tháng 12 năm 2017 hoặc lâu hơn nếu cần thiết cho đến khi ECB nhìn

thấy đường đi của lạm phát phù hợp với mục tiêu. Chủ tịch ECB Mario Draghi nhấn mạnh các

mức lãi suất này sẽ được duy trì trong một khoảng thời gian nữa và kéo dài qua chương trình

mua bán tài sản. Chủ tịch ECB cũng cho biết ECB có thể sẽ quyết định tương lai của chương

trình kích thích kinh tế vào tháng 10 tới dù các nhà hoạch định chính sách lo ngại về rủi ro

đồng EUR tăng sẽ ảnh hưởng đến triển vọng lạm phát khu vực. Ông Draghi nói “vào mùa thu

năm nay chúng tôi sẽ quyết định quy mô của các công cụ chính sách áp dụng cho đến cuối

năm”. Trong cuộc họp lần này, ECB thảo luận rất sơ bộ về gói nới lỏng định lượng trong khi

các chính sách tiếp theo và vấn đề thu hẹp trái phiếu không được đề cập.

Biểu đồ 6: PMI sản xuất

Trong cuộc họp chính sách diễn ra vào đầu tháng 9, Ngân hàng trung ương Châu Âu (ECB) giữ

nguyên lãi suất và có thể quyết định tương lai của chương trình kích thích kinh tế vào tháng 10 tới

dù các nhà hoạch định chính sách lo ngại về rủi ro đồng EUR tăng sẽ ảnh hưởng đến triển vọng

lạm phát khu vực. Trong tháng 8, Eurozone đón nhận nhiều tin tức tích cực khi lĩnh vực sản xuất

mở rộng mạnh nhất 2 tháng, chỉ số giá tiêu dùng tăng cao nhất kể từ tháng 4, niềm tin người tiêu

dùng tăng nhẹ và tỷ lệ thất nghiệp ổn định ở mức thấp nhất 8 năm.

Biểu đồ 8: Doanh số bán lẻ mm

Biểu đồ 7: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) yy

Biểu đồ 9: Tỷ lệ thất nghiệp

Biểu đồ 5: GDP qq

0,3

0,40,4

0,5

0,3

0,4

0,6

0,5

0,6

0,0

0,1

0,2

0,3

0,4

0,5

0,6

0,7

6/15 9/15 12/15 3/16 6/16 9/16 12/16 3/17 6/17

%

57,4

50

51

52

53

54

55

56

57

58

08/15 11/15 02/16 05/16 08/16 11/16 02/17 05/17 08/17

-0,3%

-1,0%

-0,5%

0,0%

0,5%

1,0%

1,5%

07/14 07/15 07/16 07/17

1,5%

-0,5%

0,0%

0,5%

1,0%

1,5%

2,0%

8/15 11/15 2/16 5/16 8/16 11/16 2/17 5/17 8/17

9,1

9,0

9,5

10,0

10,5

11,0

11,5

12,0

12,5

07/12 01/13 07/13 01/14 07/14 01/15 07/15 01/16 07/16 01/17 07/17

%

Page 4: BÁO CÁO TỔNG QUAN KINH TẾ VĨ MÔ...nghiệp và doanh số bán lẻ tháng 8 đều tăng chậm hơn tháng trước, thặng dư thương mại thu hẹp do xuất khẩu

4

NHẬT BẢN

GDP quý 2 tăng cao thấp hơn dự báo: GDP Nhật chỉ tăng 0,6% so với quý trước trong quý

2 năm 2017, thấp hơn mức dự báo tăng 0,7% nhưng cao hơn mức tăng 0,4% của quý 1. So với

cùng kỳ năm trước, tăng trưởng GDP quý 2 chỉ ở mức 2,5%, thấp hơn mức dự báo 2,9% của

các chuyên gia và cao hơn mức tăng 1,5% của quý 1. Theo đó, kinh tế Nhật đã mở rộng 6 quý

liên tiếp, chuỗi tăng trưởng dài tương tự ghi nhận được gần đây nhất là hơn 3 năm trước.

Hoạt động sản xuất tăng tốc: Chỉ số nhà quản trị mua hàng trong lĩnh vực sản xuất (PMI)

tháng 8 tăng lên mức 52,2 điểm từ mức 52,1 điểm của tháng trước đó, đánh dấu hoạt động sản

xuất tiếp tục tăng tốc. Sản lượng và số đơn đặt hàng mới đều tăng trong khi đó nhu cầu nội địa

và nước ngoài đều khá cao.

Sản xuất công nghiệp giảm mạnh hơn dự báo: Sản lượng công nghiệp giảm 0,8% trong

tháng 7, giảm mạnh hơn dự báo giảm 0,3% của các chuyên gia kinh tế sau khi tăng 2,2% vào

tháng 6. So với cùng kỳ năm trước, sản lượng công nghiệp tháng 8 tăng 4,7%, thấp hơn mức

tăng 5,2% theo dự báo và thấp hơn mức tăng 5,5% của tháng trước đó.

Chỉ số giá tiêu dùng tăng khi giá năng lượng tăng: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7 tăng

0,4% so với cùng kỳ năm trước, trùng dự báo và không đổi so với mức tăng của tháng 6. CPI

cơ bản sau khi loại trừ thực phẩm tăng 0,5% so với cùng kỳ năm trước, không đổi so với mức

tăng của tháng trước. Riêng chỉ số giá năng lượng tăng 4,3% so với cùng kỳ năm trước, chỉ số

giá thực phẩm chỉ tăng 0,6%. So với tháng trước, CPI và CPI cơ bản tháng 7 đều không đổi.

Doanh số bán lẻ tăng cao hơn dự báo: Doanh số bán lẻ tháng 7 tăng 1,1% so với tháng

trước, cao hơn mức dự báo tăng 0,3% của các chuyên gia kinh tế sau khi tăng 0,2% vào tháng

6. So với cùng kỳ năm trước, doanh số bán lẻ tăng 1,9%, cao hơn mức dự báo tăng 1% của các

chuyên gia kinh tế, sau khi tăng 2,2% vào tháng trước đó.

Chi tiêu hộ gia đình giảm trái dự báo: Chi tiêu hộ gia đình trung bình tháng 7 giảm 0,2% so

với cùng kỳ năm trước xuống mức 279.197 yen, trái dự báo tăng 0,7% của các chuyên gia kinh

tế, sau khi tăng 2,3% vào tháng trước đó. Thu nhập trung bình hộ gia đình Nhật tháng 7 đứng

ở mức 598.042 yen, tăng 3,5% so với cùng kỳ năm trước.

Tỷ lệ thất nghiệp ổn định: Tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 7 giữ nguyên ở mức 2,8% của tháng

6 và trùng dự báo. Số lượng người có việc làm trong tháng 7 là 65,63 triệu ngường, tăng 0,9%

so với cùng kỳ năm trước.

Niềm tin người tiêu dùng giảm mạnh hơn dự báo: Chỉ số niềm tin người tiêu dùng giảm

mạnh hơn dự báo trong tháng 8 khi đạt 43,3 điểm từ mức 43,8 điểm hồi tháng 7, giảm mạnh

hơn dự báo giảm còn 43,5 điểm của các chuyên gia kinh tế.

BOJ giữ nguyên lãi suất và quy mô nới lỏng chính sách tiền tệ: Sau cuộc họp cuối tháng 9,

Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) quyết định giữ nguyên lãi suất và việc kích thích tiền

tệ, theo đó, giữ quy mô tăng trái phiếu Chính phủ Nhật hàng năm ở mức 80 nghìn tỷ yen. BOJ

cũng giữ lãi suất ở mức –0,1% với các khoản tiền gửi của các tổ chức tài chính tại cơ quan

này. BOJ cho biết sẽ tiếp tục mua vào TPCP Nhật để giữ lợi suất 10 năm ở mức 0%.

Kết thúc cuộc họp chính sách tiền tệ diễn ra vào cuối tháng 9, Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ)

quyết định tiếp tục giữ nguyên các mức lãi suất và chương trình kích thích kinh tế. Nhật Bản đón nhận

các tin tức trái chiều trong tháng 8 khi GDP quý 2 sau điều chỉnh đạt mức tăng 0,6% so với quý trước,

vẫn cao hơn mức tăng của quý 1, hoạt động sản xuất tháng 8 tăng tốc, chỉ số giá tiêu dùng tháng 7 tăng

khi giá năng lượng tăng, doanh số bán lẻ và niềm tin người tiêu dùng tăng cao hơn dự báo, tỷ lệ thất

nghiệp ổn định. Tuy nhiên, sản xuất công nghiệp và chi tiêu tiêu dùng hộ gia đình đều giảm sau khi tăng

vào tháng trước đó.

Biểu đồ 11: Chỉ số giá tiêu dùng yy

Biểu đồ 13: Chi tiêu hộ gia đình yy

Biểu đồ 10: Doanh thu bán lẻ yy

Biểu đồ 12: Niềm tin người tiêu dùng

Biểu đồ 9: GDP yy

-0,1

0,7

-0,9

2,12,0

0,9

1,6

1,2

2,5

-1,0

-0,5

0,0

0,5

1,0

1,5

2,0

2,5

6/15 9/15 12/15 3/16 6/16 9/16 12/16 3/17 6/17

%

1,8%

-3%

-2%

-1%

0%

1%

2%

3%

4%

0,4

-0,6

-0,4

-0,2

0,0

0,2

0,4

0,6

07/15 01/16 07/16 01/17 07/17

%

43,7

39

40

41

42

43

44

45

08/15 11/15 02/16 05/16 08/16 11/16 02/17 05/17 08/17

-0,2%

-6%

-5%

-4%

-3%

-2%

-1%

0%

1%

2%

3%

Page 5: BÁO CÁO TỔNG QUAN KINH TẾ VĨ MÔ...nghiệp và doanh số bán lẻ tháng 8 đều tăng chậm hơn tháng trước, thặng dư thương mại thu hẹp do xuất khẩu

5

TRUNG QUỐC

Lĩnh vực sản xuất tăng tốc: Lĩnh vực sản xuất Trung Quốc đã tăng tốc liên tục 3 tháng gần

đây và đạt mức mạnh nhất kể từ tháng 2/2017. Caixin PMI sản xuất tháng 8 tăng lên mức 51,6

điểm từ mức 51,1 điểm của tháng 7, trái dự báo giảm xuống mức 51 điểm của các chuyên gia

kinh tế. Số lượng công việc mới tăng với tốc độ mạnh nhất 37 tháng qua trong đó nhu cầu từ

nước ngoài được xem như lực kéo chủ yếu với tăng trưởng đơn hàng mới.

Chỉ số giá tiêu dùng tăng cao hơn dự báo: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 1,8% trong tháng

8 từ mức tăng 1,4% của tháng 7, đây là mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 1 và cao hơn mức dự

báo 1,6% của các chuyên gia kinh tế, nhưng vẫn thấp hơn mức lạm phát dự kiến 3% của Chính

phủ. So với tháng trước, CPI tăng 0,4%, cao hơn mức tăng 0,1% của tháng 7, đây là tháng thứ

2 liên tiếp CPI theo tháng tăng.

Sản xuất công nghiệp tăng thấp hơn tháng trước: Sản xuất công nghiệp tăng 6% so với

cùng kỳ năm trước trong tháng 8, thấp hơn mức tăng dự báo 6,6% của các chuyên gia kinh tế

và mức tăng 6,4% của tháng 7.

Doanh số bán lẻ tăng chậm lại: Doanh số bán lẻ tháng 8 chỉ tăng 10,1% so với cùng kỳ năm

trước, thấp hơn mức tăng dự báo 10,5% và mức tăng 10,4% tháng trước đó.

Thặng dư thương mại thu hẹp do xuất khẩu tăng chậm: Xuất khẩu chậm lại trong tháng 8

do nhu cầu toàn cầu giảm trong khi nhập khẩu tăng trưởng cao hơn dự báo. Xuất khẩu tháng 8

tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước, chậm hơn mức tăng 7,2% của tháng 7 và mức dự báo

tăng 6% của các chuyên gia. Trong khi đó, nhập khẩu tăng 13,3% trong tháng 8, cao hơn mức

dự báo tăng 10%. Theo đó, thặng dư thương mại giảm xuống mức 42 tỷ USD vào tháng 8 từ

mức 46,7 tỷ USD của tháng 7, trái dự báo tăng lên mức 48,5 tỷ USD của các chuyên gia.

S&P hạ bậc tín nhiệm của Trung Quốc do các rủi ro xuất phát từ lượng nợ ngày càng

tăng: S&P Global Ratings vừa hạ bậc tín nhiệm của Trung Quốc vào ngày 21/9/2017 lần đầu

tiên kể từ năm 1999 do các rủi ro xuất phát từ lượng nợ ngày càng tăng, đồng thời hạ triển

vọng của Trung Quốc từ “ổn định” sang “tiêu cực”. Cụ thể, S&P đã hạ bậc tín nhiệm của

Trung Quốc từ “AA-” xuống “A+” và hạ bậc tín nhiệm của 3 ngân hàng nước ngoài nhưng

hoạt động ở Trung Quốc vì những ngân hàng này không thể tránh được tình trạng vỡ nợ nếu

nước này không thanh toán được các khoản nợ quốc gia. Giai đoạn tăng trưởng tín dụng mạnh

và kéo dài đã gia tăng rủi ro kinh tế và tài chính. Mặc dù tăng trưởng tín dụng đã góp phần

thúc đẩy tăng trưởng GDP thực và giá tài sản, nhưng điều này cũng làm giảm tính ổn định tài

chính của Trung Quốc ở mức độ nhất định. Việc hạ bậc tín nhiệm của S&B cho thấy sự suy

giảm niềm tin quốc tế rằng Trung Quốc có thể cân bằng giữ duy trì đà tăng trưởng kinh tế và

dọn dẹp lĩnh vực tài chính. Trước đó, Moody’s đã hạ tín nhiệm của Trung Quốc từ mức”Aa3”

xuống mức “A1” vào ngày 24/5/2017 do sức khỏe tài chính của nước này sẽ giảm sút đáng kể

trong những năm tới, với mức nợ của toàn nền kinh tế tiếp tục tăng trong khi tăng trưởng tiềm

năng thì đi chậm lại.

Kinh tế Trung Quốc đón nhận một số tin tức trái chiều khi lĩnh vực sản xuất tháng 8 tăng tốc

tháng thứ 3 liên tiếp và chỉ số giá tiêu dùng tăng cao hơn dự báo. Tuy nhiên, sản xuất công

nghiệp và doanh số bán lẻ tháng 8 đều tăng chậm hơn tháng trước, thặng dư thương mại thu hẹp

do xuất khẩu tăng chậm khi nhu cầu toàn cầu giảm. S&P Global Ratings vừa hạ bậc tín nhiệm

của Trung Quốc vào ngày 21/9/2017 lần đầu tiên kể từ năm 1999 do các rủi ro xuất phát từ

lượng nợ ngày càng tăng, đồng thời hạ triển vọng của Trung Quốc từ “ổn định” sang “tiêu cực”.

Biểu đồ 17: Cán cân thương mại

Biểu đồ 15: CPI yy

Biểu đồ 16: Sản lượng CN & bán lẻ yy

Biểu đồ 14: PMI sản xuất

Biểu đồ 14: GDP yy

6,9

6,5

6,6

6,7

6,8

6,9

7,0

6/15 12/15 6/16 12/16 6/17

%

51,6

47

48

49

50

51

52

1,8

0,0

0,5

1,0

1,5

2,0

2,5

08/15 02/16 08/16 02/17 08/17

%

10,1

6,0

0

2

4

6

8

10

12

8/16 9/16 10/16 11/16 12/16 1/17 2/17 3/17 4/17 5/17 6/17 7/17 8/17

%

Doanh số bán lẻ yy Sản lượng công nghiệp yy

5,5%

-40%

-20%

0%

20%

-10

0

10

20

30

40

50

60

70

tỷ U

SD

Cán cân thương mại Xuất khẩu yy

Page 6: BÁO CÁO TỔNG QUAN KINH TẾ VĨ MÔ...nghiệp và doanh số bán lẻ tháng 8 đều tăng chậm hơn tháng trước, thặng dư thương mại thu hẹp do xuất khẩu

VIỆT NAM - SẢN XUẤT, TIÊU DÙNG

Sản xuất công nghiệp tháng 8 tăng nhanh hơn so với tháng 7: Chỉ số sản xuất toàn ngành

công nghiệp tháng 8 tăng 8,4% so với cùng kỳ năm trước, tăng nhẹ từ mức 8,1% của tháng 7

nhưng vẫn thấp hơn mức tăng 8,6% của tháng 6. Tính chung 8 tháng đầu năm 2017, chỉ số sản

xuất toàn ngành công nghiệp tăng 6,7% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức 6,5% của 7

tháng nhưng thấp hơn mức tăng 7,2% của cùng kỳ năm 2016.

Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 7/2017 tăng 1,6% so với

tháng trước và tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước tăng (tháng 6 tăng 3,2% so với tháng trước

và tăng 10,5% so với cùng kỳ năm trước). Tính chung 7 tháng đầu năm, chỉ số tiêu thụ ngành

chế biến, chế tạo tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2016 tăng 8,1%), trong đó

các ngành có chỉ số tiêu thụ tăng cao: Sản xuất kim loại tăng 22,2%; sản xuất thuốc, hóa dược

và dược liệu tăng 18,9%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 17,4%; dệt tăng

14,8%; sản xuất các sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) tăng 14,6%.

Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại thời điểm 01/8/2017

tăng 9,8% so với cùng thời điểm năm trước (cùng kỳ năm 2016 tăng 8,9%), trong đó một số

ngành tăng thấp hoặc giảm: Sản xuất, chế biến thực phẩm tăng 7,9%; dệt tăng 1%; sản xuất

phương tiện vận tải khác giảm 0,3%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu giảm 16,4%; sản

xuất da và các sản phẩm có liên quan giảm 22,3%; sản xuất sản phẩm thuốc lá giảm 25,1%.

Chỉ số nhà quản trị mua hàng Purchasing Managers’ Index (PMI) tháng 8/2017 đã tăng

nhẹ từ 51,7 điểm của tháng trước lên 51,8 điểm, chủ yếu nhờ số đơn đặt hàng mới tăng mạnh

và nhanh hơn. Điều này cũng khuyến khích các doanh nghiệp tuyển dụng nhân công, nhưng

tốc độ tuyển dụng là chậm nhất 17 tháng qua. Báo cáo cũng ghi nhận việc thiếu hụt nguyên vật

liệu khiến chi phí sản xuất đầu vào tăng lên, tuy nhiên các công ty lại liên tục giảm giá bán đầu

ra trong tháng 8. Mức độ lạc quan trong kinh doanh tăng khi hơn 50% số doanh nghiệp được

hỏi dự đoán sản lượng sẽ gia tăng trong 12 tháng tới.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 8 ước đạt 330 nghìn tỷ

đồng, tăng 0,3% so với tháng trước và tăng 11,7% so với cùng kỳ năm trước (tháng 7 đạt

327,6 nghìn tỷ đồng, tăng 1,2% so với tháng trước và tăng 10,3% so với cùng kỳ năm

trước). Tính chung 8 tháng đầu năm nay, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ

tiêu dùng ước tính đạt 2.580,2 nghìn tỷ đồng, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại

trừ yếu tố giá tăng 8,9%, cao hơn mức tăng 8,5% của cùng kỳ năm 2016.

Kinh tế Việt Nam cải thiện nhẹ trong tháng 8 khi sản xuất công nghiệp tăng nhanh

hơn mức tăng của tháng 7, chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất

cao hơn một chút so với tháng trước. Tính chung 8 tháng đầu năm 2017, tổng mức

bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tăng 10,3% so với cùng

kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 8,9%, cao hơn mức tăng 8,5% của cùng

kỳ năm 2016.

Biểu đồ 20: Chỉ số sản xuất IIP

Biểu đồ 23: Tăng trưởng bán lẻ yoy

Biểu đồ 22: PMI sản xuất

Biểu đồ 21: Chỉ số tồn kho CN chế biến

Biểu đồ 19: Tăng trưởng GDP (q/q-4)

6,32%6,53% 6,68%

5,48%5,65%

5,93%6,21%

5,10%

5,73%

0%

1%

2%

3%

4%

5%

6%

7%

8%

06/15 09/15 12/15 03/16 06/16 09/16 12/16 03/17 06/17

7,3% 7,2% 7,0% 7,2%8,3%

0,7% 3,3%

5,5%

7,4% 7,2%

8,6%8,1% 8,4%

0,8% 3,4%

6,0%

2,0%

4,7%

-6,2%

-2,1%

12,5%

-0,8% 1,7%

0,4%

1,4%

3,9%

-10%

-5%

0%

5%

10%

15%

08/16 10/16 12/16 02/17 04/17 06/17 08/17

YoY

MoM

8,9% 8,8%8,1% 8,3%

13,3%12,5% 12,7%

11,0%

10,2%10,4%

9,8%

2,9% 2,6%2,0%

2,8%

0,7%

3,3%4,2%

4,9%

-0,1%

0,9%1,5%

-2%

0%

2%

4%

6%

8%

10%

12%

14%

09/16 10/16 11/16 12/16 01/17 02/17 03/17 04/17 05/17 06/17 07/17

YoY

MoM

52,2

52,9

51,7

54

52,451,9

54,2

54,654,1

51,6

52,5

51,7 51,8

49

50

51

52

53

54

55

08/16 10/16 12/16 02/17 04/17 06/17 08/17

12,70%

4%

6%

8%

10%

12%

14%

16%

18%

20%

08/14 11/14 02/15 05/15 08/15 11/15 02/16 05/16 08/16 11/16 02/17 05/17 08/17

Page 7: BÁO CÁO TỔNG QUAN KINH TẾ VĨ MÔ...nghiệp và doanh số bán lẻ tháng 8 đều tăng chậm hơn tháng trước, thặng dư thương mại thu hẹp do xuất khẩu

VIỆT NAM - XUẤT NHẬP KHẨU

Kim ngạch xuất khẩu 8 tháng đầu năm tăng 19,3% so với cùng kỳ năm 2016: Xuất khẩu

trong tháng 8/2017 đạt 19,77 tỷ USD, tăng 11,9% so với tháng trước, đưa kim ngạch xuất khẩu

8 tháng/2017 đạt 135,03 tỷ USD, tăng 19,3% so với cùng kỳ năm trước, cao mức tăng 19%

của 7 tháng đầu năm. Xuất khẩu của khối doanh nghiệp FDI trong tháng 8/2017 đạt 14,02 tỷ

USD, tăng 15,4% so với tháng trước, đưa xuất khẩu của khối này trong 8 tháng/2017 đạt 95,09

tỷ USD, tăng 20,4%, tương ứng tăng gần 16,12 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.

Kim ngạch nhập khẩu 8 tháng đầu năm tăng 22,5% so với cùng kỳ: Nhập khẩu trong

tháng 8/2017 đạt hơn 18,18 tỷ USD, tăng 4,5% so với tháng trước, qua đó đưa kim ngạch nhập

khẩu 8 tháng/2017 đạt 135,88 tỷ USD, tăng 22,5% so với cùng kỳ năm 2016. Nhập khẩu của

khối doanh nghiệp FDI trong tháng đạt 11,06 tỷ USD, tăng 7,9% so với tháng trước, đưa kim

ngạch nhập khẩu của khối này trong 8 tháng/2017 đạt 81,87 tỷ USD, tăng 25,8%, tương ứng

tăng gần 16,78 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.

Như vậy, cán cân thương mại tháng 8 đạt mức thặng dư cao nhất từ đầu năm đến nay

với 1,59 tỷ USD, qua đó kéo thâm hụt thương mại 8 tháng đầu năm 2017 giảm còn 842

triệu USD, bằng 0,6% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu. Hàn Quốc và Trung Quốc là 2

nước đóng góp chủ yếu vào thâm hụt thương mại 8 tháng đầu năm của Việt Nam với mức

nhập siêu 20,9 tỷ USD và 17,8 tỷ USD, ngược lại Hoa Kỳ và EU là 2 thị trường lớn nhất mà

Việt Nam xuất siêu, đạt lần lượt 21,23 tỷ USD và 17,04 tỷ USD.

Thị trường xuất khẩu: Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch

hơn 27,4 tỷ USD, tăng 10,2% so với cùng kỳ năm trước; thị trường EU28 đạt kim ngạch 24,8

tỷ USD, tăng 14,2%, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 với hơn 18,7 tỷ USD, tăng

45%; thị trường ASEAN với kim ngạch 14,19 tỷ USD, tăng 27,2%; Nhật Bản với kim ngạch

hơn 10,96 tỷ USD, tăng 16,5%.

Thị trường nhập khẩu: Trung Quốc là thị trường cung cấp hàng hóa lớn nhất cho Việt Nam

với kim ngạch 36,5 tỷ USD, tăng 14,9% so với cùng kỳ năm trước, chiếm tỷ trọng 26,9%

trong tổng kim ngạch nhập khẩu; Hàn Quốc đứng thứ 2 với 30,07 tỷ USD, tăng 47,1%, chiếm

tỷ trọng 22,1%; ASEAN với kim ngạch 18,17 tỷ USD; tăng 18,3%; chiếm tỷ trọng 13,4%.

Cán cân thương mại tháng 8 đạt mức thặng dư cao nhất từ đầu năm đến nay với 1,59

tỷ USD, qua đó kéo thâm hụt thương mại 8 tháng đầu năm 2017 giảm còn 842

triệu USD, bằng 0,6% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu. Hàn Quốc và Trung Quốc

là 2 nước đóng góp chủ yếu vào thâm hụt thương mại 8 tháng đầu năm của Việt Nam

với mức nhập siêu 20,9 tỷ USD và 17,8 tỷ USD, ngược lại Hoa Kỳ và EU là 2 thị

trường lớn nhất mà Việt Nam xuất siêu, đạt lần lượt 21,23 tỷ USD và 17,04 tỷ USD.

Biểu đồ 24: Xuất Nhập khẩu

Biểu đồ 27: XNK Khu vực FDI

Biểu đồ 25: Xuất nhập khẩu tích lũy

Biểu đồ 26: Cơ cấu xuất siêu

Biểu đồ 28: XK ròng theo nước/khu vực Biểu đồ 29: Xuất dầu thô-nhập xăng dầu

19,77

18,18

1,59-2

0

2

4

6

8

10

12

14

16

18

20

08/16 10/16 12/16 02/17 04/17 06/17 08/17

Tỷ USD Xuất khẩu Nhập khẩu Xuất khẩu ròng

21,46%

25,47%

-5%

0%

5%

10%

15%

20%

25%

30%

35%

40%

45%

50%

02/16 04/16 06/16 08/16 10/16 12/16 02/17 04/17 06/17 08/17XK yy tích lũy NK yy tích lũy

2,97

-1,38

-4

-2

0

2

4

6

8 tỷ USD

Xuất siêu của khu vực trong nước

Xuất siêu của khu vực FDI

0,0

0,5

1,0

1,5

2,0

2,5

3,0

3,5

0

2

4

6

8

10

12

14

16

11/13 04/14 09/14 02/15 07/15 12/15 05/16 10/16 03/17 08/17

Tỷ USDTỷ USD Xuất siêu Xuất khẩu Nhập khẩu

-4

-3

-2

-1

0

1

2

3

4

02/2017 03/2017 04/2017 05/2017 06/2017 07/2017 08/2017

Tỷ USDMỹ EU+Anh Nhật ASEAN Khác Trung Quốc Hàn Quốc

0,24

0,95

0,0

0,2

0,4

0,6

0,8

1,0

1,2

1,4

08/13 02/14 08/14 02/15 08/15 02/16 08/16 02/17 08/17

Xuất dầu thô Nhập xăng dầu

tỷ USD

Page 8: BÁO CÁO TỔNG QUAN KINH TẾ VĨ MÔ...nghiệp và doanh số bán lẻ tháng 8 đều tăng chậm hơn tháng trước, thặng dư thương mại thu hẹp do xuất khẩu

8

VIỆT NAM - FDI, ODA, KIỀU HỐI

Tính chung trong 8 tháng năm 2017, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn, mua

cổ phần là 23,4 tỷ USD, tăng 45,1% so với cùng kỳ năm 2016.

Tính đến ngày 20/8/2017, cả nước có 1.624 dự án cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 13,5

tỷ USD, tăng 0,3% về số dự án và tăng 37,4% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2016. Bên

cạnh đó, có 773 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với số

vốn tăng thêm đạt 6,4 tỷ USD, tăng 40,2% so với cùng kỳ năm trước, nâng tổng số vốn đăng

ký cấp mới và vốn tăng thêm trong 8 tháng năm 2017 lên 19,9 tỷ USD, tăng 38,3% so với

cùng kỳ năm 2016.

Ước tính đến ngày 20/8/2017, các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 10,3 tỷ

USD, tăng 5,1% so với cùng kỳ năm 2016. .

Biểu đồ 32: Vốn FDI theo tháng

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8/2017 tăng 0,92% so với tháng trước trong đó, giá dịch

vụ y tế tăng đã đóng góp 0,14% vào mức tăng chung, giá xăng dầu tăng làm CPI chung

tăng thêm 0,2%, giá thịt lợn, rau xanh tăng mạnh đóng góp 0,37%.. So với tháng 12/2016,

CPI tăng 1,23% và tăng 3,35% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 8 tháng đầu năm 2017

CPI tăng 3,84% so với bình quân cùng kỳ năm 2016, thấp hơn mức bình quân 3,91% của 7

tháng/2017.

Đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) từ đầu năm đến tháng 8/2017 thu hút được 23,4 tỷ

USD, tăng 45,1% so với cùng kỳ năm 2016. FDI giải ngân tính đến 20/8 đạt 10,3 tỷ USD,

tăng 5,1% so với cùng kỳ năm trước.

VIỆT NAM - CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8/2017 tăng 0,92% so với tháng trước, tăng 1,23% so với

tháng 12/2016 và tăng 3,35% so với cùng kỳ năm trước (Tháng 7 tăng 0,31% so với tháng

12/2016; tăng 2,52% so với cùng kỳ năm trước). Bình quân 8 tháng đầu năm 2017 CPI tăng

3,84% so với bình quân cùng kỳ năm 2016, thấp hơn mức bình quân 3,91% của 7 tháng/2017.

Trong đó, có 10/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có CPI tháng 8 tăng so với tháng trước, trong

đó nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng cao nhất với 2,86% do 17 tỉnh, thành phố tăng giá dịch vụ

y tế cho đối tượng không có thẻ bảo hiểm y tế theo Thông tư số 02/2017/TT-

BYT ngày 15/3/2017 của Bộ Y tế, làm CPI chung tăng khoảng 0,14%. Nhóm giao thông tăng

2,13% do ảnh hưởng từ 2 đợt điều chỉnh tăng giá xăng, dầu vào thời điểm 4/8/2017 và thời

điểm 19/8/2017, làm CPI tăng khoảng 0,2%. Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,06%,

trong đó thực phẩm tăng 1,64% do giá thịt lợn và rau xanh tăng mạnh, làm CPI tăng 0,37%;

nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,93% do giá gas trong nước điều chỉnh tăng 8,91% từ đầu

tháng 8; giáo dục tăng 0,57% do trong tháng có 5 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực

hiện lộ trình tăng học phí theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính Phủ.

Lạm phát cơ bản tháng 8 tăng 0,1% so với tháng trước và tăng 1,31% so với cùng kỳ năm

trước. Lạm phát cơ bản bình quân 8 tháng tăng 1,47% so với bình quân cùng kỳ năm 2016.

Biểu đồ 30: Chỉ số giá tiêu dùng

Biểu đồ 31: Đóng góp của 1 số mặt hàng vào

mức tăng CPI chung

Biểu đồ 32: Vốn FDI đăng ký và thực hiện

theo tháng

3,35%

0,92%

-0,8%

-0,6%

-0,4%

-0,2%

0,0%

0,2%

0,4%

0,6%

0,8%

1,0%

-1%

0%

1%

2%

3%

4%

5%

6%

Ytd YoY MoM

-0,5%

0,0%

0,5%

1,0%

1,5%Thuốc, dịch vụ y tế Giao thông

Nhà ở, VLXD Hàng ăn và dịch vụ ăn uống

MoM

0,0

1,0

2,0

3,0

4,0

5,0

6,0

7,0

08/15 02/16 08/16 02/17 08/17

Vốn đăng ký và bổ sung Vốn thực hiệnTỷUSD

Page 9: BÁO CÁO TỔNG QUAN KINH TẾ VĨ MÔ...nghiệp và doanh số bán lẻ tháng 8 đều tăng chậm hơn tháng trước, thặng dư thương mại thu hẹp do xuất khẩu

Mọi chi tiết và câu hỏi liên quan đến bản tin này xin vui lòng liên hệ:

Phòng Nghiên cứu và Phân tích

Khối Dịch vụ Ngân hàng Đầu tư

Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex

Tầng 24, Tòa nhà Mipec, 229 phố Tây Sơn, Quận Đống Đa, Hà Nội.

Tel : +(84 4) 6 281 1298 Ext: 243, 247, 390 Fax: +(84 4) 6 281 1299

Email: [email protected] Website: www.pgbank.com.vn

Blog: pgbankresearch.wordpress.com

Thông tin liên hệ

Khuyến cáo sử dụng

Những thông tin được cung cấp trên đây do Phòng Nghiên cứu và Phân tích - Khối Đầu tư - PG Bank

thu thập từ các nguồn được coi là đáng tin cậy. Việc cung cấp các thông tin này chỉ phục vụ mục đích

tham khảo. PG Bank không chịu bất kỳ trách nhiệm nào về những hậu quả có thể gây ra do việc sử

dụng thông tin của bài viết. Các thông tin trên có thể thay đổi theo diễn biến của thị trường và PG

Bank không có trách nhiệm phải thông báo về những thay đổi này.