báo cáo rà soát kế hoạch hành động triển khai chiến lược quốc gia ...

27
BÁO CÁO RÀ SOÁT KHOCH HÀNH ĐỘNG TRIN KHAI CHIN LƯỢC QUC GIA PHÒNG CHNG VÀ GIM NHTHIÊN TAI Chuyên gia tư vn: Nguyn Ty Niên Tháng 12 năm 2008

Transcript of báo cáo rà soát kế hoạch hành động triển khai chiến lược quốc gia ...

BÁO CÁO

RÀ SOÁT KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA

PHÒNG CHỐNG VÀ GIẢM NHẸ THIÊN TAI

Chuyên gia tư vấn: Nguyễn Ty Niên

Tháng 12 năm 2008

2

Tóm tắt Bối cảnh Đối tác Giảm nhẹ Thiên tai (GNTT) được thành lập sau trận bão lịch sử tại 7 tỉnh miền Trung Việt Nam năm 1999. Đối tác GNTT là một thể chế kết hợp giữa Chính phủ và các nhà tài trợ, được quản lý bởi Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN và PTNT) và đặt dưới Văn phòng thường trực của Ban chỉ huy Phòng chống Lụt bão Trung Ương (PCLBTW). Nhiệm vụ của Đối tác GNTT là hỗ trợ Chính phủ đạt được mục tiêu phát triển quốc gia phương pháp tiếp cận đa ngành, chiến lược, và có sự điều phối trong giảm nhẹ rủi ro thiên tai ở Việt Nam.

Nằm trong mục tiêu “hỗ trợ đối thoại và tham vấn về luật, chính sách, chiến lược liên quan đến quản lý rủi ro thiên tai”, Đối tác GNTT đã và đang hỗ trợ Trung tâm Phòng chống và Giảm nhẹ thiên tai thuộc Cục Quản lý Đê điều và Phòng chống lụt bão xây dựng kế hoạch triển khai Chiến lược Quốc gia về Phòng chống và Giảm nhẹ Thiên tai đến năm 2020 (sau đây được gọi tắt là Chiến lược Quốc gia). Do vậy, Đối tác GNTT đã tuyển một tư vấn quốc gia để hỗ trợ tỉnh Quảng Nam là tỉnh có khó khăn trong việc xây dựng kế hoạch hành động triển khai Chiến lược Quốc gia và để trợ giúp để trong việc xây dựng kế hoạch hành động quốc gia triển khai Chiến lược Quốc gia.

Mục tiêu, phạm vi và phương pháp Mục tiêu chung là nhằm hỗ trợ tỉnh Quảng Nam xây dựng kế hoạch hành động triển khai Chiến lược Quốc gia.

Mục tiêu cụ thể bao gồm:

(a) Xem xét và phân tích tiến trình thực hiện của tỉnh Quảng Nam trong việc xây dựng kế hoạch triển khai Chiến lược Quốc gia

(b) Hỗ trợ đơn vị lập kế hoạch hành động của tỉnh Quảng Nam trong việc xây dựng kế hoạch hành động triển khai Chiến lược Quốc gia; và

(c) Đưa ra các khuyến nghị cụ thể cho việc xây dựng và các bước tiếp theo để triển khai kế hoạch của tỉnh.

(d) Rà soát các kế hoạch hành động đã được hoàn tất của các Bộ trong việc triển khai Chiến lược Quốc gia.

(e) Rà soát các kế hoạch hành động đã được hoàn tất của các tỉnh trong việc triển khai Chiến lược Quốc gia.

(f) Dựa theo yêu cầu của Chiến lược Quốc gia về Phòng chống và Giảm nhẹ Thiên tai đến năm 2020 để đưa ra các khuyến nghị cụ thể về việc xây dựng các kế hoạch của các bộ và các tỉnh;

(g) Đưa ra các khuyến nghị cụ thể để triển khai kế hoạch của các bộ và các tỉnh; và

(h) Đưa ra các khuyến nghị cụ thể về các lựa chọn ưu tiên cho việc điều phối kế hoạch triển khai Chiến lược Quốc gia

Các phương pháp định tính và định lượng đã được chuyên gia tư vấn độc lập áp dụng để tiến hành bao gồm:

a. Nghiên cứu tài liệu để xem xét các hoạt động đã và đang được thực hiện tại tỉnh Quảng Nam nhằm giúp Chính phủ trong việc triển khai Chiến lược Quốc gia, bao gồm cả hoạt động của các tổ chức phi chính phủ và các cơ quan tài trợ

3

b. Họp với các cán bộ chịu trách nhiệm hoặc tham gia vào điều phối quá trình lập kế hoạch cấp tỉnh triển khai Chiến lược Quốc gia;

c. Đi thực địa tại tỉnh Quảng Nam, họp với cán bộ cấp tỉnh chịu trách nhiệm hoặc liên quan đến quá trình triển khai Chiến lược Quốc gia

d. Làm việc với tỉnh Quảng Nam để hoàn tất việc xây dựng kế hoạch hành động cấp tỉnh, và

e. Họp sơ bộ không chính thức với sự tham gia của đại diện các nhà tài trợ, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ

f. Xem xét các văn bản liên quan đến Chiến lược Quốc gia và các kế hoạch hiện có cho việc triển khai, bao gồm cả các bản kế hoạch hành động hoàn chỉnh và dự thảo của các tỉnh và bộ;

g. Xem xét các hoạt động đã và đang được thực hiện nhằm giúp Chính phủ trong việc triển khai Chiến lược Quốc gia, bao gồm cả hoạt động của các tổ chức phi chính phủ và các cơ quan tài trợHọp với các cán bộ nhà nước chịu trách nhiệm hoặc tham gia vào quá trình lập kế hoạch triển khai Chiến lược Quốc gia;

h. Làm việc với các bên liên quan chủ chốt đã được chuyên gia tư vấn xác định với Đối tác GNTT;

i. Rà soát các mô hình và phương pháp tiếp cận quốc tế trong việc lập kế hoạch triển khai các chiến lược tương tự ở các quốc gia khác; và

j. Xây dựng các khuyến nghị chi tiết như đã nêu trong rà soát mục tiêu (xem bên trên)

4

Mục lục Mục lục...................................................................................................................................... 4 Danh mục các từ viết tắt ........................................................................................................... 5 1. Giới thiệu chung ................................................................................................................... 6

Mục tiêu chung: .................................................................................................................... 6 Mục tiêu cụ thể...................................................................................................................... 6

2. Tư vấn xây dựng kế hoạch hành động triển khai Chiến lược Quốc gia tỉnh Quảng Nam... 7 Mục tiêu ................................................................................................................................ 7 Phương pháp ......................................................................................................................... 7

3. Tư vấn xây dựng kế hoạch hành động quốc gia triển khai Chiến lược Quốc gia ............... 8 Mục tiêu ................................................................................................................................ 8 Phương pháp ......................................................................................................................... 8

4. Báo cáo về tình hình thực hiện “Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược Quốc gia về Phòng chống và Giảm nhẹ thiên tai của tỉnh Quảng Nam” ..................................................... 9 5. Kết quả đánh giá tình hình xây dựng kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược Quốc gia Phòng chống và Giảm nhẹ thiên tai........................................................................................ 12 6. Khuyến nghị cuối cùng về việc triển khai kế hoạch thực hiện Chiến lược Quốc gia về Phòng chống và Giảm nhẹ Thiên tai: Lựa chọn và Ưu tiên ................................................... 14 Đánh giá tổng quát .............................................................................................................. 14 Khuyến nghị về nhiệm vụ và giải pháp chung.................................................................... 15

1. Xây dựng hoàn thiên thệ thống pháp luật và cơ chế chính sách:................................ 15 2. Hoàn thiện tổ chức: ..................................................................................................... 15 3. Xã hội hoá và phát triển nguồn lực:............................................................................ 16 4. Nguồn tài chính:.......................................................................................................... 16 5. Nâng cao nhận thức của cộng đồng: ........................................................................... 17 6. Phát triển khoa học công nghệ về phòng ngừa và giảm nhẹ thiên tai:........................ 17 7. Củng cố hệ thống đê điều hồ đập:............................................................................... 17 8. Nâng cao năng lực cứu hộ, cứu nạn:........................................................................... 18 9. Đẩy mạnh hợp tác và hội nhập quốc tế:...................................................................... 18

Các khuyến nghị và lựa chọn ưu tiên phân theo vùng ........................................................ 18 1. Vùng đồng bằng Bắc bộ và Bắc Trung bộ:................................................................. 18 2. Duyên hải miền Trung, miền Đông Nam bộ và hải đảo. ............................................ 19 3. Vùng đồng bằng sông Cửu Long: ............................................................................... 21 4. Khu vực miền núi và Tây Nguyên:............................................................................. 22 5. Trên biển ..................................................................................................................... 23

Phụ lục .................................................................................................................................... 24 Phụ lục I: Điều khoản tham chiếu cho tư vấn xây dựng kế hoạch hành động cấp tỉnh ...... 24 Phụ lục II: Điều khoản tham chiếu cho tư vấn thực hiện Kế hoạch Quốc gia triển khai Chiến lược Quốc gia về Phòng Chống và Giảm nhẹ Thiên tai đến năm 2020 ................... 26

5

Danh mục các từ viết tắt QLRRTTDVCĐ Quản lý hiểm hoạ thiên tai dựa vào cộng đồng CLQGPCGNTT Chiến lược Quốc gia về Phòng chống và Giảm nhẹ Thiên tai CLQG Chiến lược Quốc gia BCĐ PCLBTƯ Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão trung ương Bộ NN & PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn DM Quản lý thiên tai DMC Trung tâm quản lý thiên tai DMWG Nhóm làm việc về giảm nhẹ thiên tai Cục QLĐĐ và PCLB

Cục Quản lý Đê điều và Phòng chống lụt bão

Đối tác GNTT Đối tác Giảm nhẹ Thiên tai NDRMP Chương trình giảm nhẹ thiên tai NGOs Các tổ chức phi chính phủ SNAP Kế hoạch hành động chiến lược quốc gia TOR Điều khoản tham chiếu LVS Lưu vực sông UBND Ủy Ban Nhân Dân WB Ngân hàng Thế giới

6

1. Giới thiệu chung Đối tác Giảm nhẹ Thiên tai (GNTT) ra đời theo sáng kiến của Chính Phủ Việt Nam và cộng đồng các nhà tài trợ sau trận lũ lịch sử năm 1999 ở Miền Trung Việt Nam. Trận lũ xảy ra vào thời điểm cuộc họp giữa Chính phủ Việt Nam và cộng đồng các nhà tài trợ đã tạo ra một động lực chung cho Chính Phủ và các tổ chức Quốc tế, chuyển sang giảm nhẹ rủi ro thiên tai thay vì ứng phó với thiên tai.

Đối tác GNTT thực hiện những hoạt động giảm nhẹ thiên tai góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bao gồm:

a. Góp phần xóa đói giảm nghèo b. Hỗ trợ giảm nhẹ thiên tai bao gồm những hoạt động chuẩn bị ứng phó với bão, lũ

lụt và hạn hán c. Khôi phục những thiệt hại về hạ tầng kinh tế xã hội do thiên tai gây ra d. Đầu tư trung và dài hạn nhằm giảm thiểu thiệt hại trong tương lai do thiên tai gây

ra e. Quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên, bao gồm phương thức quản lý

tổng hợp đối với hệ thống lưu vực sông, đất ngập mặn, ven biển.

Giai đoạn chuẩn bị (Giai đoạn 1) của Đối tác GNTT được tiến hành đối với các tỉnh Miền Trung của Việt nam trong các năm 2002-2003. Giai đoạn 2 của Đối tác được phê duyệt trong thời gian 2,5 năm, bắt đầu từ tháng 7, 2006, nhằm vào các mục tiêu sau đây:

Mục tiêu chung: Hỗ trợ Chính phủ đạt được mục tiêu phát triển quốc gia thông qua phương pháp tiếp cận đa ngành, chiến lược, và có sự điều phối trong giảm nhẹ rủi ro thiên tai ở Việt Nam.

Mục tiêu cụ thể a. Quản lý và chia sẻ thông tin liên quan đến lĩnh vực phòng chống thiên tai nhằm

tăng cường sự hợp tác và nâng cao nhận thức về những vấn đề liên quan đến giảm nhẹ thiên tai

b. Tư vấn cho Chính phủ và thúc đẩy các đối thoại về chính sách, chiến lược và pháp luật về giảm nhẹ thiên tai

c. Xúc tiến nâng cao năng lực thể chế trong việc áp dụng phương thức tiếp cận tổng hợp vào quản lý thiên tai và trong việc thực hiện Đối tác giảm nhẹ thiên tai

d. Điều phối việc phân bổ nguồn lực và hỗ trợ việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong quản lý thiên tai (bao gồm việc thúc đẩy và tài trợ cho các dự án ưu tiên trong quản lý thiên tai).

7

2. Tư vấn xây dựng kế hoạch hành động triển khai Chiến lược Quốc gia tỉnh Quảng Nam

Mục tiêu Mục tiêu chung là nhằm hỗ trợ tỉnh Quảng Nam xây dựng kế hoạch hành động triển khai Chiến lược Quốc gia.

Mục tiêu cụ thể bao gồm:

(i) Xem xét và phân tích tiến trình thực hiện của tỉnh Quảng Nam trong việc xây dựng kế hoạch triển khai Chiến lược Quốc gia

(j) Hỗ trợ đơn vị lập kế hoạch hành động của tỉnh Quảng Nam trong việc xây dựng kế hoạch hành động triển khai Chiến lược Quốc gia; và

(k) Đưa ra các khuyến nghị cụ thể cho việc xây dựng và các bước tiếp theo để triển khai kế hoạch của tỉnh.

Phương pháp Các phương pháp định tính và định lượng đã được chuyên gia tư vấn độc lập áp dụng để tiến hành bao gồm:

a. Nghiên cứu tài liệu để xem xét các hoạt động đã và đang được thực hiện tại tỉnh Quảng Nam nhằm giúp Chính phủ trong việc triển khai Chiến lược Quốc gia, bao gồm cả hoạt động của các tổ chức phi chính phủ và các cơ quan tài trợ

b. Họp với các cán bộ chịu trách nhiệm hoặc tham gia vào điều phối quá trình lập kế hoạch cấp tỉnh triển khai Chiến lược Quốc gia;

c. Đi thực địa tại tỉnh Quảng Nam, họp với cán bộ cấp tỉnh chịu trách nhiệm hoặc liên quan đến quá trình triển khai Chiến lược Quốc gia

d. Làm việc với tỉnh Quảng Nam để hoàn tất việc xây dựng kế hoạch hành động cấp tỉnh, và

e. Họp sơ bộ không chính thức với sự tham gia của đại diện các nhà tài trợ, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ

8

3. Tư vấn xây dựng kế hoạch hành động quốc gia triển khai Chiến lược Quốc gia

Mục tiêu Mục tiêu chung là nhằm hỗ trợ tỉnh Quảng Nam xây dựng kế hoạch hành động quốc gia triển khai Chiến lược Quốc gia.

Mục tiêu cụ thể bao gồm:

a. Rà soát các kế hoạch hành động đã được hoàn tất của các Bộ trong việc triển khai Chiến lược Quốc gia.

b. Rà soát các kế hoạch hành động đã được hoàn tất của các tỉnh trong việc triển khai Chiến lược Quốc gia.

c. Dựa theo yêu cầu của Chiến lược Quốc gia về Phòng chống và Giảm nhẹ Thiên tai đến năm 2020 để đưa ra các khuyến nghị cụ thể về việc xây dựng các kế hoạch của các bộ và các tỉnh;

d. Đưa ra các khuyến nghị cụ thể để triển khai kế hoạch của các bộ và các tỉnh; và

e. Đưa ra các khuyến nghị cụ thể về các lựa chọn ưu tiên cho việc điều phối kế hoạch triển khai Chiến lược Quốc gia

Phương pháp Các phương pháp định tính và định lượng đã được chuyên gia tư vấn độc lập áp dụng để tiến hành bao gồm:

a. Xem xét các văn bản liên quan đến Chiến lược Quốc gia và các kế hoạch hiện có cho việc triển khai, bao gồm cả các bản kế hoạch hành động hoàn chỉnh và dự thảo của các tỉnh và bộ;

b. Xem xét các hoạt động đã và đang được thực hiện nhằm giúp Chính phủ trong việc triển khai Chiến lược Quốc gia, bao gồm cả hoạt động của các tổ chức phi chính phủ và các cơ quan tài trợ;

c. Họp với các cán bộ nhà nước chịu trách nhiệm hoặc tham gia vào quá trình lập kế hoạch triển khai Chiến lược Quốc gia;

d. Làm việc với các bên liên quan chủ chốt đã được chuyên gia tư vấn xác định với Đối tác GNTT;

e. Rà soát các mô hình và phương pháp tiếp cận quốc tế trong việc lập kế hoạch triển khai các chiến lược tương tự ở các quốc gia khác; và

f. Xây dựng các khuyến nghị chi tiết như đã nêu trong rà soát mục tiêu (xem bên trên).

9

4. Báo cáo về tình hình thực hiện “Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược Quốc gia về Phòng chống và Giảm nhẹ thiên tai của tỉnh Quảng Nam”

1. Thông qua nghiên cứu về CLQGPCGNTT, các văn bản hướng dẫn của BCĐ PLCLBTW,

lập kế hoạch làm việc với tỉnh Quảng Nam, chuẩn bị nội dung để tỉnh xây dựng được chương trình hành động thực hiện CLQG đạt mục tiêu, thực sự hiệu quả, có bước triển khai cụ thể. Hội thảo của Đối tác GNTT tại Bình Thuận cũng cung cấp nhiều thông tin bổ ích.

2. Ngày 29-10 chuyên gia có buổi làm việc ngay với giám đốc Sở Nông nghiệp PTNT

Quảng Nam Nguyễn Thanh Quang trong bối cảnh: • Tỉnh chưa có một động thái nào để chuẩn bị chương trình hành động thực hiện

CLQG, do nhiều lý do lãnh đạo Sở chưa có tiếp cận với CLQG, hướng dẫn của BCĐ PCLBTW, các ngành thì hoàn toàn không có thông tin

• Mặc dù vậy tỉnh đang chuẩn bị xây dựng một đề án phòng chống thiên tai nằm trong chương trình hành động của UBND tỉnh về thực hiện NQ của Đảng Bộ, sẽ tìm nguồn kinh phí và thuê tư vấn xây dựng

• WB4 đang tiếp cận dự án Quản lý rủi ro thiên tai, tỉnh mới có quyết định thành lập tổ công tác phố họp do PGĐ Sở phụ trách thuỷ lợi đảm nhiệm.

• Quảng Nam là tỉnh có nhiều hoạt động cũng như kinh nghiệm trong phòng chống thiên tai tương đối toàn diện nên có thuận lợi trong cách tiếp cận xây dựng chương trình hành động

3. Thống nhất chương trình và phương pháp xây dựng báo cáo: • Giám đốc Sở phân công ông Nguyễn Văn Tiến phó giám đốc phụ trách thuỷ lợi

chịu trách nhiệm và chi cục trưởng Thuỷ lợi, Chánh Văn Phòng BCPCLB của tỉnh trực tiếp xây dựng đề án.

• Dự thảo xong báo cáo, sẽ có cuộc họp với các ngành liên quan do Phó Chủ tịch tỉnh chủ trì để giới thiệu bản dự thảo và UBND tỉnh giao trách nhiệm các ngàng khẩn trương tham gia bổ sung.

• Trên cơ sở đó sẽ hoàn chỉnh báo cáo trình UBND duyệt và báo cáo lên BCĐ PCLBTW.

• Để thúc đẩy việc soạn thảo báo cáo, Chuyên gia đã có một bản hướng dẫn, gợi ý nội dung xây dựng Kế hoạch, nhấn mạnh các vấn đề cần tập trung làm rõ quan điểm chủ động phòng tránh thích nghi để phát triển bền vững trong môi trường thiên tai của Quảng Nam.

4. Tiếp cận một số ngành để đánh giá tình hình cũng như gợi mở một số vấn đề cho việc xây dựng Kế hoạch

• Hội chữ thập đỏ: Chủ tịch hội đã làm việc cho thấy rõ vai trò, hiệu quả của HCTĐ trong phòng ngừa, ứng phó thích nghi giảm nhẹ thiên tai đặc biệt là công tác tổ chức, tập huấn, lập sơ đồ thảm hoạ.

• Chi cục Di dân và Phát triển Nông thôn đã làm được một khối lượng khổng lồ di dời bình quân 1000 hộ/năm (14.000 hộ) đến nơi an toàn, tổ chức cuộc sống ổn định với mức trợ cấp chỉ 3 triệu/hộ. Kế hoạch còn tiếp tục thực hiện.

• Các chi cục Lâm Nghiệp, Thuỷ sản, dự án di dân ven biển đều đặt nhiệm vụ lồng ghép về thiên tai.

10

• Ban chỉ huy tìm kiếm cứu nạn tỉnh. Làm việc với tham mưu trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh. Việc tổ chức chỉ huy cứu nạn có nề nếp quản lý chặt chẽ hoạt động của ngư dân, phương tiện thông tin liên lạc đảm bảo. Tuy vậy vấn đề giáo dục cộng đồng ngư dân cần tăng cường hơn.

• Các Sở Giao thông, Kế hoạch đầu tư do tập trung khắc phục tình hình giao thông ở miền núi nên không có lãnh đạo cũng như các cán bộ cần thiết để làm việc với chuyên gia. Kết quả tiếp xúc đã có những bổ ích để địa phương xây dựng Kế hoạch có chất lượng hơn.

5. Dự kiến thời gian xây dựng đề án: • 8/11: Dự thảo báo cáo, tổ chức họp với các ngành lấy ý kiến với sự chủ trì của

UBND tỉnh. • 10/11: Báo cáo dự thảo gửi BCĐ PCLBTW • 15 - 20/11: Tập hợp ý kiến các ngành bổ sung hoàn chỉnh Kế hoạch • Trình UBND tỉnh phê duyệt và báo cáo BCĐ PCLBTW trong khoảng 20 - 25/11

6. Làm việc với phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Ngọc Quang. • Chuyên gia đã đề nghị sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của tỉnh để chương trình

hành động thực hiện chiến lược của tỉnh sớm hoàn thành báo cáo BCĐ PCLBTW. Tỉnh đã xác nhận trách nhiệm cố gắng xong trước 15/11

• Trong các vấn đề trao đổi tỉnh rất băn khoăn về việc xây dựng quản lý quy hoạch LVS Thu Bồn và Vu Gia bởi trách nhiệm của các Bộ ngành TW và tỉnh không rõ ràng, dẫn đến những tác động trong công tác phòng chống thiên tai, đề nghị hệ thống văn bản cần làm rõ cơ chế quản lý, cơ chế điều hành và cơ chế chịu trách nhiệm. Buổi làm việc đã đạt được sự đồng thuận ngoài mong đợi.

7. Một số kiến nghị: • Kế hoạch phải đạt được các yêu cầu: Hiệu quả thiết thực, nâng cao trách nhiệm

của lãnh đạo cao cấp trong tổ chức thực hiện, nhận thức quần chúng được nâng cao, hiệu quả xã hội hoá rõ rệt.

• Phương châm “Chủ động phòng tránh, thích nghi để phát triển bền vững trong môi trường thiên tai” phải được vận dụng nhuần nhuyễn trong mọi hoạt động kinh tế xã hội, trong tổ chức cuộc sống của cộng đồng.

• Tác động của nhà nước, sự đầu tư của nhà nước nhằm thúc đẩy mục tiêu xã hội hoá, nâng cao nhận thức cộng đồng, dân làm là chính, dân lo là chính, giảm dần vai trò trực tiếp của nhà nước để nhà nước tập trung vào những vấn đề cơ bản nâng cao chất lượng PHÒNG CHốNG THIÊN TAI.

• Nâng cao nhận thức cộng đồng, xã hội hoá và phát triển nguồn nhân lực gắn với việc kiện toàn và nâng cao năng lực tổ chức điều hành PHÒNG CHốNG THIÊN TAI của cấp chính quyền xã và thôn.

• Chiến lược quốc gia chỉ thực hiện hiệu quả với yêu cầu phải chuyên nghiệp hoá lực lượng phòng chống thiên tai ở mọi cấp trước hết là cấp tỉnh.

• Vấn đề quản lí LVS đặc biệt có ý nghĩa trong PHÒNG CHốNG THIÊN TAI với Quảng Nam là vấn đề trực tiếp và cấp bách. UBND tỉnh phải trực tiếp điều hành quy trình cắt lũ xả lũ, điều tiết mùa lũ, mùa kiệt các hồ chứa lớn, bậc thang thuỷ điện.

• Ngư dân là mục tiêu quan trọng của Kế hoạch hành động đặc biệt là nâng cao nhận thức, tổ chức hợp đồng cứu nạn và an toàn dân cư ven biển.

11

• Có Kế hoạch và tiến độ thực hiện các giải pháp công trình phù hợp đặc biệt có cơ chế kiểm soát sự lồng ghép đối với các Kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng khu dân cư và khu công nghiệp, du lịch.

• Với sự chỉ đạo của UBND tỉnh, sự tập trung của Sở NNPTNT (Văn phòng BCH PCLB tỉnh), Chi cục Thuỷ lợi và Kinh nghiệm bổ sung của chuyên gia, kết quả mong đợi về một kế hoạch hành động thực hiện CLQG là có cơ sở.

12

5. Kết quả đánh giá tình hình xây dựng kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược Quốc gia Phòng chống và Giảm nhẹ thiên tai 1. Chuyên gia đã tiến hành nghiên cứu Chiến lược phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, các văn bản hướng dẫn của Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương (BCĐ PCLB TW), các báo cáo tổng kết các năm gần đây của Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương, các dự án hỗ trợ của UNDP nâng cao năng lực thể chế quản lý rủi ro thiên tai tại Việt Nam, WB2, WB4… nghiên cứu chiến lược thiên tai của Hoa Kỳ và một số thông tin khác. Rà soát kế hoạch hành động của 10 Bộ, ngành và 50 tỉnh thành, đi thực địa và làm việc với Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam, làm việc với Trung tâm giảm nhẹ thiên tai Cục Quản lý đê điều & PCLB, Vụ Hợp tác quốc tế - Bộ Nông nghiệp & PTNT. Những nguồn thông tin trên cộng với kinh nghiệm của chuyên gia trong nhiều năm công tác trên các lĩnh vực kế hoạch, quy hoạch, phòng chống thiên tai đã tạo cơ sở để chuyên gia đóng góp các nhận xét về kế hoạch hành động của Bộ, ngành, địa phương cũng như phân tích đưa ra các khuyến nghị và ưu tiên kế hoạch hành động thực hiện chiến lược quốc gia. 2. Kết quả hợp phần hỗ trợ Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam xây dựng kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia phòng chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020. Vì lý do về tổ chức và chỉ đạo của địa phương nên tỉnh Quảng Nam là một trong một số tỉnh xây dựng chương trình hành động chậm so với yêu cầu. Tuy vậy, Quảng Nam do hoàn cảnh thường bị thiên tai nặng nề, nhất là bão và lũ nên toàn bộ hệ thống chính trị của tỉnh đã vào cuộc một cách tích cực, luôn gắn nhiệm vụ phòng chống thiên tai với các hoạt động kinh tế xã hội của tỉnh, bộ máy tổ chức, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn được tăng cường. Cơ sở công trình hồ chứa nước, công trình thuỷ lợi, giao thông được nâng cấp, hệ thống thông tin liên lạc đảm bảo an toàn tàu thuyền được cải thiện đáng kể. Trên 10.000 hộ dân có nguy cơ sạt lở đất, lũ quét đã được di dời, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ vững chắc và an toàn ổn định. Đó là nền căn bản cho một kế hoạch hành động. Chuyên gia đã có sự nghiên cứu và chuẩn bị nội dung làm việc sát với tình hình thực tế của Quảng Nam, chuẩn bị một đề cương mang tính gợi mở, làm việc với Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh, Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Nguyễn Ngọc Quang, tiếp xúc với một số ngành trong tỉnh: Hội chữ thập đỏ, Bộ Chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh, các Chi cục Di dân, Thuỷ sản, Lâm nghiệp v.v… và đặc biệt có sự thảo luận kỹ với Tổ biên tập kế hoạch hành động.

13

Kết quả tỉnh Quảng Nam đã gửi dự thảo kế hoạch ngày 25/11 và gửi kế hoạch chính thức ngày 02/12/2008. Theo đánh giá của chuyên gia: Đây là một kế hoạch chương trình hành động bám sát hướng dẫn của Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương đúng tầm, sát với thực tiễn địa phương, tính khả thi cao, có những đề xuất hợp lý và cụ thể để thực hiện hiệu quả phương châm “Chủ động phòng tránh, thích nghi để phát triển bền vững” trong môi trường thiên tai. Đặc biệt kế hoạch có bước đi cho từng giai đoạn: 2008 – 2010, 2010 – 2015 và 2015 – 2020. Với nội dung, mục tiêu giải pháp cụ thể, đây là cơ sở tiêu chí đánh giá việc thực hiện chiến lược. Các giai đoạn kế hoạch thể hiện biện pháp phi công trình và công trình kết hợp khăng khít, lấy giải pháp công trình làm cơ sở để phát huy hiệu quả của giải pháp phi công trình theo phương thức Nhà nước đầu tư với mức cần thiết để dân làm nhiều nhất và hiệu quả cao nhất. Đánh giá chung là kế hoạch của Quảng Nam là một kế hoạch có chất lượng, nội dung tốt, đạt được kết quả mong muốn. 3. Hỗ trợ nhóm Cục Quản lý đê điều & PCLB xây dựng kế hoạch hành động quốc gia triển khai Chiến lược quốc gia về phòng chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020. Việc rà soát kế hoạch của 42 tỉnh thành và 6 Bộ, ngành đã được xem xét khẩn trương, chuyên gia đã có một bản báo cáo chi tiết kèm theo đưa ra nhận xét cụ thể của từng tỉnh và Bộ, ngành. Nhìn chung kế hoạch hành động tạo được sự chuyển biến toàn diện về nhận thức: Thiên tai không còn là sự may rủi mà trở thành nhân tố đồng hành với mục tiêu phát triển bền vững của mỗi địa phương, chuyển từ tư duy bị động ứng phó khắc phục sang chủ động phòng ngừa, ứng phó và khắc phục để giảm thiệu thiệt hại. Các nhận xét của chuyên gia có thể là cơ sở để việc chỉ đạo địa phương tập trung vào những công việc cần ưu tiên, hoặc tạo ra sự điều chỉnh hợp lý sát với khả năng nguồn lực có thể. Đồng thời cũng đã có một báo cáo khuyến nghị và những ưu tiên cho từng vùng, đã có buổi làm việc với Giám đốc dự án và các cán bộ có liên quan, đó cũng là cơ sở để Cục Quản lý đê điều & PCLB tham khảo trong bước triển khai Chiến lược trên từng vùng trên cơ sở những thông tin thu nhận được cũng như kinh nghiệm thực tiễn của chuyên gia. Tiếp tục chuyên gia sẽ có một báo cáo bổ sung hoàn thiện các khuyến nghị đã báo cáo Giám đốc dự án kèm theo báo cáo này, xem đó là ý kiến đóng góp của chuyên gia đối với việc xây dựng kế hoạch hành động triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia.

14

6. Khuyến nghị cuối cùng về việc triển khai kế hoạch thực hiện Chiến lược Quốc gia về Phòng chống và Giảm nhẹ Thiên tai: Lựa chọn và Ưu tiên

Đánh giá tổng quát Chiến lược quốc gia về phòng chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 và các kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia của các địa phương và Bộ, ngành là một đòi hỏi tất yếu khách quan của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước phát triển bền vững trong môi trường thiên tai với khái niệm thiên tai được mở rộng nhưng thường xuyên nhất, nặng nề nhất vẫn là bão lũ và sạt lở đất. Thành tựu phòng chống và giảm nhẹ thiên tai chúng ta đạt được thể hiện ở sự lãnh đạo và quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên tai thể hiện qua các chủ trương, chính sách, hệ thống pháp luật và đặc biệt là sự chỉ đạo ứng phó kịp thời; Nhận thức của cộng đồng và toàn xã hội ngày càng tăng cường, tinh thần tương thân tương ái đã trở thành phong trào và nếp sống trong xã hội; Các công trình phòng và giảm nhẹ thiên tai ngày càng được tăng cường đã tạo được nền tảng kỹ thuật quan trọng (hệ thống đê điều, hệ thống hồ chứa nước, các công trình hạ tầng về giao thông, khu dân cư vượt lũ v.v…); Trình độ khoa học dự báo được nâng cao, hợp tác quốc tế đẩy mạnh nên đã tạo nên những chuyển biến tích cực trong công tác phòng tránh, đặc biệt là nhanh chóng khắc phục hậu quả, phục hồi sản xuất và đời sống. Thành công đó đã được cộng đồng quốc tế đánh giá cao, xem là bài học kinh nghiệm phổ biến. Tuy vậy, trước những diễn biến tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, thiên tai ở nước ta ngày càng diễn ra với mức độ ngày càng gia tăng, gây thiệt hại về kinh tế xã hội với quy mô lớn tác động đến toàn xã hội. Công tác giảm nhẹ thiên tai ngày càng được coi là một phần không thể thiếu được trong sự phát triển bền vững nên những yêu cầu về các biện pháp giảm nhẹ đối với mọi loại nguy cơ thiên tai ngày càng tăng, các tiến bộ về khoa học kỹ thuật và sự hợp tác quốc tế trên lĩnh vực thiên tai được đẩy mạnh, năng lực quản lý và điều hành của bộ máy Nhà nước đối với công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên tai ngày càng phải trở nên chuyên nghiệp và phản ứng kịp thời hơn. Những đòi hỏi đó việc ban hành một Chiến lược quốc gia về phòng chống và giảm nhẹ thiên tai làm cơ sở cho việc chỉ đạo và thống nhất hành động một cách nhất quán và mạnh mẽ ở tất cả các cấp và cộng đồng là rất phù hợp. Kết quả của việc xây dựng chương trình hành động của các tỉnh và Bộ, ngành là sự chuyển biến toàn diện về nhận thức, chuyển tư duy bị động ứng phó khắc phục sang chủ động phòng ngừa ứng phó và khắc phục, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra. Giải pháp phi công trình ngày càng được nhận thức trở thành lực lượng vật chất có ý nghĩa quyết định cùng với giải pháp công trình hợp lý để nâng cao khả năng thích nghi phát triển bền vững trong môi trường thiên tai. Năm 2010 là mốc thời gian rất quan trọng để đánh giá bước chuyển biến cụ thể trong hành động và nhận thức thực hiện Chiến lược quốc gia, trên cơ sở đó tiếp tục hoàn thiện kế

15

hoạch hành động. Việc lồng ghép nội dung phòng chống và giảm nhẹ thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, dự án, công trình của các địa phương và các ngành, đồng thời các dự án thiên tai phải phục vụ cho yêu cầu phát triển bền vững của các địa phương, của quốc gia. Xã hội hoá nguồn lực, nâng cao nhận thức cộng đồng về nguy cơ xảy ra thiên tai và biện pháp giảm nhẹ nguy cơ đó là biện pháp tiết kiệm và hợp lý nhất về môi trường để giảm bớt thiệt hại do thiên tai gây ra, đó là động lực mà kế hoạch hành động thực hiện chiến lược quốc gia cần đạt tới.

Khuyến nghị về nhiệm vụ và giải pháp chung.

1. Xây dựng hoàn thiên thệ thống pháp luật và cơ chế chính sách: - Xây dựng luật phòng chống thiên tai là công việc ưu tiên hàng đầu để làm cơ sở pháp lý cho các quy định cụ thể được ban hành. - Các văn bản pháp luật cần khắc phục tình trạng thi hành không nghiêm, dân vi phạm mà ngay cả các cơ quan công quyền Nhà nước cũng vi phạm và trình trạng các ngành, các cấp buông lỏng quản lý khá phổ biến. - Các văn bản cần tập trung cho các yêu cầu bức xúc, trực tiếp tác động đến hiệu quả của chiến lược như vấn đề quản lý lưu vực sông, bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng ngập mặn, bảo vệ hành lang thoát lũ, bảo vệ môi trường nước v.v… cần có những chế tài đủ mạnh ngăn chặn các vi phạm có thể tái diễn.

2. Hoàn thiện tổ chức: Kế hoạch các địa phương đều nhấn mạnh tính cấp thiết của việc chuyên nghiệp hoá bộ máy quản lý thiên tai, hỗ trợ quản lý thiên tai. Cần sớm nghiên cứu đề xuất một Bộ chuyên ngành thống nhất quản lý Nhà nước về thiên tai. Như Chiến lược đã nêu thiên tai bao gồm nhiều yếu tố gây nên nhưng đặc điểm của Việt Nam ta tập trung nhất, quy mô nhất, thường xuyên nhất gây ra những hậu quả nặng nề nhất vẫn là bão lụt, cả hai yếu tố bão và lũ đồng hành cùng lúc, áp thấp nhiệt đới, bão thường là nguyên nhân gây ra lũ lớn. Bộ máy quản lý Nhà nước để vận hành về thiên tai tập trung vào hai ngành Khí tượng Thuỷ văn và Thuỷ lợi. Các giải pháp công trình phòng chống thiên tai đều thông qua hệ thống công trình thuỷ lợi: hồ chứa, trạm bơm, công trình phân chậm lũ và hệ thống đê điều. Kể cả vận hành các hồ thuỷ điện cắt lũ đều thông qua sự điều hành của Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương ngành thuỷ lợi làm tham mưu. Vì vậy, để có một cơ quan quản lý Nhà nước về thiên tai đủ mạnh, tính chuyên nghiệp cao nên tập trung vào các ngành Thủy lợi, Khí tượng Thuỷ văn, Quản lý tài nguyên nước vào một đầu mối thống nhất có thể là Bộ Tài nguyên nước và quản lý thiên tai. Các thiên tai khác ngoài bão, lũ và sóng thần sẽ được kết nối thực hiện thông qua vai trò thường trực Ban Chỉ đạo phòng chống thiên tai Trung ương. Có vậy thì hệ thống quản lý xuống tỉnh, huyện mới đủ sức tập trung và nâng cao tính chuyên nghiệp, đáp ứng được yêu cầu lâu dài.

16

Trước mắt, chuyển chức năng Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương và Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão ở các cấp thành Ban chỉ đạo phòng chống thiên tai Trung ương và Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai các cấp. - Thành lập Trung tâm quản lý thiên tai các cấp (Trung ương, tỉnh, huyện) kiêm nhiệm Văn phòng thường trực. - Xây dựng cơ chế tập huấn, đào tạo cho lực lượng cán bộ tham gia và mở rộng ra cộng đồng.

3. Xã hội hoá và phát triển nguồn lực: Phải nhận thức vấn đề xã hội hoá và phát triển nguồn lực là một quá trình từng bước bổ sung, nâng cao, trước hết tập trung vào việc xây dựng các cụm dân cư an toàn, nâng cao năng lực chủ động tự phòng ngừa. Đặc biệt là xây dựng được cơ chế tổ chức lực lượng hộ đê tự nguyện ở vùng có hệ thống đê điều bảo vệ, huy động sự đóng góp nhân tài, vật lực của người dân và các cơ sở kinh tế nằm bên trong hệ thống đê điều. Trên cơ sở tổ chức một chuyên ngành độc lập quản lý về thiên tai để đào tạo nguồn nhân lực cho bộ máy quản lý, tham mưu, điều hành công tác phòng chống thiên tai ở các cấp Trung ương, tỉnh, huyện.

4. Nguồn tài chính: Nhà nước đã khẳng định ưu tiên nguồn vốn đầu tư các dự án phòng chống giảm nhẹ thiên tai và dự phòng để xử lý khắc phục thiên tai, kể cả tranh thủ các nguồn ODA. Ở đây có vấn đề cần có sự nhận thức đúng tư tưởng của Chiến lược là phòng chống và giảm nhẹ thiên tai thực hiện đồng bộ theo giai đoạn và có trọng điểm vừa có tính cấp bách vừa có tính lâu dài, đảm bảo sự phát triển bền vững của từng vùng, từng lĩnh vực. Nhà nước đảm bảo các nguồn lực cần thiết, đồng thời huy động sự đóng góp của cộng đồng và toàn xã hội theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm. Vấn đề đặt ra cần xác định các dự án ưu tiên, có sự sắp xếp bước đi để phù hợp với khả năng mà ngân sách và các nguồn lực khác có thể ưu tiên giành cho phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, tránh việc đưa ra yêu cầu nguồn lực vượt quá xa khả năng cân đối của Nhà nước như kế hoạch một số tỉnh đã nêu. Đó là tư tưởng lồng ghép mà chiến lược đã nêu. Vấn đề Nhà nước giao quyền chủ động cho Uỷ ban nhân dân tỉnh, huyện trong việc đầu tư, huy động các nguồn vốn hợp pháp vào lĩnh vực phòng chống và giảm nhẹ thiên tai cần phải được luật hoá thông qua Luật phòng chống và giảm nhẹ thiên tai hoặc một số Nghị định của Chính phủ, có sự đồng tình của Quốc hội thì mới có thể thực hiện được, trong đó việc huy động đóng góp của các doanh nghiệp là một nguồn lực quan trọng cũng là thực hiện công bằng xã hội. Hình thức cứu trợ thông qua các cuộc vận động có ưu điểm là tập hợp được lực lượng đóng góp cao song hiệu quả sử dụng thì cần nghiên cứu cách quản lý và phân phối phù hợp, nên chuyển dần sang hướng đóng góp vào quỹ thiên tai và đầu tư để tạo nguồn lực khuyến

17

khích các cộng đồng dân cư thực hiện các biện pháp giảm nhẹ thiên tai, giảm thiểu các thiệt hại có thể xảy ra và nhanh chóng khôi phục sau thiên tai.

5. Nâng cao nhận thức của cộng đồng: Nhận thức của cộng đồng thể hiện ở các mối quan hệ Trách nhiệm, nguồn lực và lợi ích. Cộng đồng có trách nhiệm triển khai thực hiện công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên tai tại địa phương, cộng đồng cũng là nguồn lực tại chỗ thực hiện các giải pháp mà các ngành, chính quyền địa phương đưa ra nhằm hạn chế thiệt hại do thiên tai và cộng đồng là người hưởng lợi từ kết quả thực hiện các biện pháp đó. Vì vậy việc theo dõi, giám sát và kiến nghị liên quan đến Chiến lược phải trở thành đòi hỏi, nhu cầu tham gia của cộng đồng. Vấn đề giới cũng là nhân tố tăng cường vai trò của cộng đồng hiệu quả hơn. Vai trò các đoàn thể hội cũng là nhân tố có tầm quan trọng trong các hoạt động nâng cao nhận thức của cộng đồng. Phổ cấp kiến thức và kinh nghiệm phòng chống thiên tai cho cộng đồng cần có một cơ chế tập huấn đào tạo phù hợp, cần có tài liệu phù hợp với thiên tai và cách ứng phó của từng vùng, có đội ngũ tuyên truyền viên được đào tạo và có sự tham gia một cách chuyên nghiệp, thường xuyên của hệ thống truyền thông.

6. Phát triển khoa học công nghệ về phòng ngừa và giảm nhẹ thiên tai: Sự phát triển các chuyên ngành khoa học về thiên tai: Tình trạng khẩn cấp, quản lý thiên tai, phát triển bền vững, giảm thiểu thảm hoạ phục hồi sản xuất và môi trường sau thiên tai thuộc vào chuyên ngành quản lý Nhà nước về thiên tai nên hướng tới khẩn trương thành lập Bộ Tài nguyên nước và quản lý thiên tai. Vấn đề điều tra cơ bản ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng phải được đầu tư toàn diện cả về quan trắc, phân tích cơ bản và nghiên cứu khoa học và thực nghiệm. Cần có sự tập trung nghiên cứu cơ bản hơn về sự biến động các cửa sông và thuỷ triều, dòng hải lưu ven biển, sóng và gió tạo nên các biến động xói lở nghiêm trọng bờ biển của nước ta.

7. Củng cố hệ thống đê điều hồ đập: - Ưu tiên đầu tư hệ thống đê biển khép kín theo vùng, có hành lang quản lý chặt chẽ để trong tương lai từng bước nâng cấp đối phó với nước biển dâng. Rừng ngập mặn và hệ thống đê biển là giải pháp công trình phòng chống thiên tai thống nhất, phải được tiến hành song song với đầu tư đê biển. - Cần có sự đánh giá lại hiệu quả của các công trình phân chậm lũ để có sự điều chỉnh hợp lý, thay vì giải pháp phân chậm lũ là giải pháp quản lý chặt chẽ và nghiêm ngặt hành lang thoát lũ của các lưu vực sông, hạn chế tối đa sự suy thoái để đẩy mức nước lũ thiết kế ngày càng gia tăng. - Việc điều hành quy trình vận hành các công trình hồ chứa đa mục tiêu là giải pháp quyết định cắt lũ, chống cạn kiệt duy trì dòng chảy sinh thái cần được tập trung vào một đầu

18

mối chỉ huy mà trong tương lai nên là chức năng của Bộ Tài nguyên nước và quản lý thiên tai.

8. Nâng cao năng lực cứu hộ, cứu nạn: - Nhà nước cần có mức đầu tư, hỗ trợ, nhu cầu về trang bị cần thiết cho lực lượng ứng cứu tại chỗ của cộng đồng, cho ngư dân trên cơ sở hợp tác sản xuất và cứu nạn trên biển. - Nâng cao khả năng hỗ trợ cơ động của lực lượng quân đội đối với công tác hộ đê.

9. Đẩy mạnh hợp tác và hội nhập quốc tế: Thiên tai mang tính toàn cầu nên sự hợp tác và hội nhập quốc tế có ý nghĩa toàn diện trên mọi lĩnh vực. Thông qua các dự án tài trợ quốc tế để tăng cường năng lực thể chế, xây dựng mô hình trình diễn, nâng cao nhận thức cộng đồng, đầu tư các dự án phòng chống, giảm nhẹ thiên tai phải được xem là một kênh quan trọng để thực hiện chiến lược quốc gia. - Cần có một báo cáo đánh giá kết quả của các dự án về thiên tai đã và đang thực hiện, lồng ghép vào mục tiêu giải pháp thực hiện chiến lược quốc gia, tiếp tục phát huy hiệu quả, nhất là những mô hình nâng cao năng lực thích nghi của cộng đồng. - Đôn đốc các địa phương tổ chức triển khai thực hiện các dự án tài trợ về phòng chống giảm nhẹ thiên tai, trong đó có các dự án của WB2, WB4 và các dự án đầu tư công trình phòng chống giảm nhẹ thiên tai của WB, ADB v.v… Triển khai thực hiện dự án “Nâng cao năng lực thể chế quản lý rủi ro thiên tai” đặc biệt các rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu do UNDP tài trợ.

Các khuyến nghị và lựa chọn ưu tiên phân theo vùng

1. Vùng đồng bằng Bắc bộ và Bắc Trung bộ:

1.1. Là vùng được hưởng thành quả của cả quá trình đấu tranh với thiên tai lũ lụt của dân tộc ta và sự đầu tư của nhà nước ta trong một quá trình dài để đến nay về cơ bản hệ thống đê điều Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung bộ chống được lũ thiết kế, kể cả hệ thống đê biển. Cùng với hệ thống đê điều là bậc thang các hồ thuỷ điện đã đến bước định hình trên lưu vực sông Hồng và đang phát triển trên lưu vực sông Mã và sông Cả. Vì vậy khả năng đồng bằng sông Hồng chống được lũ tần suất 500 năm, các vùng khác là mức lũ lịch sử, hệ thống để biển chống được bão cấp 9 mức nước triều trung bình, đảm bảo cho mục tiêu chống lũ triệt để để phát triển an toàn và bền vững.

1.2. Về giải pháp phi công trình: Trọng tâm toàn vùng phải tập trung nỗ lực vào giải pháp phi công trình, tạo sự

chuyển biến nhận thức trong cộng đồng phát huy thành quả đã đạt được:

19

- Về pháp luật phải đảm bảo Luật Đê điều, Luật Tài nguyên nước được thi hành triệt để đảm bảo đê điều được bảo vệ nghiêm ngặt.

- Hành lang thoát lũ phải thông thoáng, đảm bảo thoát được lũ thiết kế, đây là giải pháp có tính quyết định đến ảnh hưởng suy thoái đẩy mức lũ thiết kế lên cao. Các cấp chính quyền và cộng dồng phải xem đây là vấn đề sống còn của an toàn lũ.

- Lực lượng quản lý đê chuyên trách phải được chuyên nghiệp hoá cao hơn tăng cường trang thiết bị quản lý.

- Hộ đê phải được tổ chức với tầm nhận thức mới bao gồm phát huy truyền thống lực lượng tình nguyện hộ đê, lực lượng quản lý đê nhân dân và đặc biệt coi hộ đê là nhiệm vụ quan trọng của quân đội. Các tổng kết khoa học và lịch sử đều nhận định rằng: “Thảm hoạ đê điều đều bắt nguồn từ nguyên nhân con người gây ra”. Phương châm 4 tại chỗ là nhân tố quyết định cho an toàn đê điều.

- Quỹ phòng chống thiên tai vừa đảm bảo nguồn lực vừa đảm bảo sự công bằng giữa cộng đồng trực tiếp với đê điều với cộng đồng được bảo vệ bên trong, đặc biệt là các xí nghiệp các cơ sở kinh tế được bảo vệ bởi hệ thống đê điều. Đề nghị có một quy chế đặc thù cho quỹ của vùng này.

- Rừng ngập mặn ven biển kiến nghị được quy hoạch theo khả năng tối đa với mục tiêu bảo vệ bền vững đê điều, dân cư, ứng phó với nước biển dâng và cải tạo môi trường, đến năm 2015 hình thành rừng ngập mặn bền vững.

- Quản lý quy hoạch lưu vực sông và điều hành các hồ thuỷ điện, cắt lũ, cấp nước mùa kiệt phát điện hiệu quả, trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn là nhân tố góp phần quyết định đảm bảo phát triển bền vững cho toàn vùng.

1.3. Giải pháp công trình. Nhà nước đầu tư duy trì nâng cấp hệ thống đê điều hợp lý, từng bước cải tạo nâng cấp

hệ thống thuỷ lợi, xây dựng bể hồ chứa, ưu tiên cân đối đầu tư với các tỉnh Bắc Trung bộ.

2. Duyên hải miền Trung, miền Đông Nam bộ và hải đảo. 2.1 Các tỉnh duyên hải miền Trung.

Phương châm “Chủ động phòng tránh, thích nghi để phát triển” trong nhận thức cộng đồng ngày càng rõ nét từ tư duy tập trung ứng cứu, khắc phục sang tư duy chủ động phòng ngừa thích nghi để giảm thiểu tổn thất thiệt hại. Đối với miền trung lũ và bão là thiên tai đồng hành và gây thiệt hại lớn, ngày càng có xu thế cực đoan.

a. Giải pháp phi công trình - Tăng khả năng an sinh xã hội từ cộng đồng thông qua các mô hình trình diễn với sự

giúp đỡ của các tổ chức phi Chính phủ, chương trình chung sống an toàn với lũ tại miền

20

Trung của Bộ Xây dựng, trang bị nâng cao khả năng cứu hộ cứu nạn đến từng hộ gia đình (Thừa Thiên - Huế) Vì vậy, chuyên gia thấy rằng ưu tiên đầu tư mô hình trình diễn để từ đó nhân lên sức mạnh cộng đồng là giải pháp hiệu quả để xây dựng các cụm tuyến dân cư an toàn.

- Vấn đề thông tin liên lạc đối với ngư dân cần nghiên cứu quản lý khoa học hơn, gắn với việc tổ chức hợp tác sản xuất của ngư dân để nâng cao khả năng tự bảo vệ và cứu hộ.

- Tăng cường khả năng phản ứng nhanh của lực lượng cứu hộ Nhà nước đồng thời xây dựng, có hỗ trợ trang bị kỹ thuật của Nhà nước cho lực lượng cứu hộ của cộng đồng (cụm xã, cụm dân cư tập trung).

- Trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ và rừng chắn cát bay ven biển vừa tập trung nguồn vốn đầu tư, cơ chế lợi ích để giữ rừng bền vững ưu tiên đến 2015 căn bản định hình.

- Quản lý lưu vực sông để tiếp tục phát triển thuỷ lợi, thuỷ điện, chống sạt lở đặc biệt là điều tiết lũ và cấp nước mùa kiệt đang là yêu cầu liên quan mật thiết đến mục tiêu chủ động phòng tránh và thích nghi.

b. Giải pháp công trình - Chống sạt lở đang là nhiệm vụ phổ biến, vấn đề là cần có một chương trình tổng thể

để có bước đi phù hợp, công trình làm trước không gây tác động tiêu cực, phù hợp với môi trường.

- Đầu tư đê biển, các hồ chứa nước, nâng cấp các công trình thuỷ lợi cần gắn với mục tiêu xoá đói giảm nghèo.

- Khu neo đậu tàu thuyền cần được ưu tiên đầu tư sớm định hình trước năm 2015. 2.2 Miền Đông Nam Bộ (bao gồm cả tỉnh Ninh Thuận – Bình Thuận)

Vận dụng phương châm với mức độ “Chủ động phòng tránh” cao hơn và chủ động hơn, yếu tố thích nghi cũng vững chắc hơn nên khả năng phát triển bền vững là hướng chủ đạo trong các giải pháp.

a. Đối với giải pháp phi công trình: - Chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi vẫn là khả năng mở đối với miền đông đặc

biệt đây sẽ là vùng thiếu nước nghiêm trọng nhất cả nước (dự báo khoảng 2.000m3/người năm).

- Quản lý lưu vực sông, điều tiết hồ chứa nước trên bậc thang sông Đồng Nai để cắt giảm lũ, cấp nước mùa khô cân bằng sử dụng nước là giải pháp đặc biệt quan trọng với miền Đông (tác động cả các tỉnh Ninh Thuận – Bình Thuận qua các nhà máy thuỷ điện chuyển nước lưu vực).

- Trồng rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn đặc biệt là rừng phòng hộ ven biển

b. Giải pháp công trình: tập trung nâng cấp và bổ sung công trình hồ chứa thuỷ lợi, công trình chống sạt lở.

21

Đối với các đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), Cù Lao Chàm (Quảng Nam) và Phú Quý (Bình Thuận) cần ưu tiên đầu tư khu neo đậu tàu thuyền và chống sạt lở bảo vệ và duy trì diện tích đất của đảo

3. Vùng đồng bằng sông Cửu Long: Phương châm “Sống chung với lũ” đảm bảo an toàn để phát triển bền vững đã được thực tế cuộc sống kiểm nghiệm và ngày càng phát huy tác dụng của nó. Từ nhận thức nỗ lực khắc phục hậu quả của thiên tai sang chủ động phòng ngừa, ứng phó và thích nghi với thiên tai là một quá trình. Nhờ giải pháp kiểm soát lũ, bờ bao ngăn lũ sớm, bố trí mùa vụ đặt biệt là ổn định tuyến cụm dân cư vượt lũ đã tạo nên môi trường hoà thuận giữa con người với thiên nhiên, tạo nhận thức chuyển biến từ lũ là thiên tai, đến lũ là tài nguyên, mặt lợi nhiều hơn mặt hại và phương châm “Sống chung với lũ” để phát triển bền vững, ngày càng phát huy tác dụng mạnh mẽ. Tuy vậy, đồng bằng sông Cửu Long, đang có xu thế phát triển các hình thái thiên tai cực đoan: - Những thay đổi về dòng chảy trên lưu vực sông Mê Công, mặt khó khăn tiêu cực xuất hiện nhiều hơn cả về lũ và mùa kiệt. - Bão có xu thế tăng cả về mật độ và cường độ, phải sẵn sàng đối phó với bão, như bão NAGIS đã xảy ra ở Mianma. - Nước biển dâng. Vì vậy, mục tiêu an toàn dân cư và một nền nông nghiệp mạnh và phát triển bền vững ở đồng bằng sông Cửu Long là mục tiêu hướng tới của các giải pháp. 3.1 Về giải pháp phi công trình ưu tiên: - Xây dựng cộng đồng dân cư, cụm dân cư an toàn trên nền các cụm, tuyến dân cư đã được tôn nền vượt lũ với nội dung tổ chức cuộc sống, sản xuất, cứu hộ, cứu nạn. - Nâng cao năng lực dự báo lũ, bão, hạn, xâm nhập mặn để điều chỉnh cơ cấu mùa vụ, sản xuất phù hợp đảm bảo nông nghiệp phát triển bền vững. - Tiếp tục bổ sung hoàn chỉnh quy hoạch kiểm soát lũ quy hoạch kiểm soát kiệt hạn, mặn. - Rừng ngập mặn mục tiêu đảm bảo an toàn dân cư, đê điều, phòng chống bão và chuẩn bị đối phó với nước biển dâng. Dành toàn bộ diện tích bãi bồi ven biển để phát triển rừng ngập mặn định hình cơ bản vào năm 2015. - Xây dựng một nền thuỷ sản bền vững, có tổ chức, có quy hoạch không để tự phát, không xâm phạm vào đất rừng ngập mặn và không tác động xấu đến môi trường vùng được ngọt hoá. 3.2 Về giải pháp công trình:

22

- Tiếp tục tập trung ưu tiên cho cụm tuyến dân cư vượt lũ và sớm đưa chương trình chống ngập cho độ thị ở đồng bằng sông Cửu Long thành một chương trình quốc gia. - Hệ thống đê biển, đê cửa sông (kèm theo cầu cống tiêu nước) cần sớm khép kín toàn tuyến và ổn định vào năm 2015. - Công trình chống sạt lở, mang tính phổ biến thường xuyên ở tất cả các địa phương. Cần tập trung công trình chống sạt lở cho các đô thị trước, từng bước mở rộng vào kênh rạch nội đồng. - Đầu tư nâng cao hệ thống công trình kiểm soát lũ, tưới tiêu nước, giao thông cũng là những công trình cần được ưu tiên.

4. Khu vực miền núi và Tây Nguyên: Phương châm phòng chống và giảm nhẹ thiên tai ở miền núi và Tây Nguyên là “Chủ động phòng tránh”. Thiên tai ở khu vực này ngày càng có tính cực đoan mà nguyên nhân chủ yếu do tác động của con người gây ra. Nguy cơ lũ quét và sạt lở đất luôn là thiên tai phổ biến nhưng lại xảy ra bất ngờ, hạn hán và ngập lũ cục bộ cũng thường xuyên xảy ra. 4.1 Về giải pháp phi công trình: - Bảo vệ và phát triển bền vững rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ là ưu tiên hàng đầu bởi thiên tai lũ quét, sạt lở đất đều có nguyên nhân cơ bản là rừng bị tàn phá, suy giảm. Vấn đề trao quyền làm chủ thực sự cho cộng đồng các dân tộc, gắn trách nhiệm với lợi ích là vấn đề vượt tầm của các địa phương, phải có những quyết sách của Nhà nước Trung ương, nếu không chu trình: ĐÓI NGHÈO → PHÁ RỪNG → THIÊN TAI → ĐÓI NGHÈO → PHÁ RỪNG tiếp tục diễn ra. Hậu quả không chỉ miền núi Tây Nguyên gánh chịu, mà cả đồng bằng rộng lớn, cả nền kinh tế phải gánh chịu. - Quản lý quy hoạch lưu vực sông, khai thác thuỷ điện và khai thác khoáng sản đều tác động mạnh đến môi trường nhất là rừng và đất. Việc điều hành bậc thang thuỷ điện để cắt lũ, không gây ra lũ quét cục bộ đang là đòi hỏi cấp thiết. - Lắp đặt hệ thống cảnh báo, dự báo lũ quét, sạt lở đất, thông tin liên lạc tới cấp thôn bản và đào tạo cán bộ thôn, bản biết đánh giá và đưa ra quyết định kịp thời. Xúc tiến cắm tiêu mốc để cảnh báo ở nơi có nguy cơ có lũ quét, sạt lở đất. - Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, quy hoạch sử dụng đất, đảm bảo lưu thông hàng hoá thúc đẩy kinh tế phát triển. 4.2 Về giải pháp công trình: - Nhà nước phải ưu tiên đầu tư di dời dân cư ra khỏi vùng có nguy cơ bị lũ quét, sạt lở đất, hình thành các khu dân cư an toàn. - Ưu tiên đầu tư các công trình thuỷ lợi, các hồ chứa nước vừa và nhỏ, công cụ, thiết bị tưới nước để đảm bảo sản xuất phát triển.

23

- Ưu tiên đầu tư xây dựng ruộng bậc thang ở các tỉnh miền núi và chống xói mòn ở Tây Nguyên. - Tiếp tục đầu tư khai thác thuỷ điện, khai thác khoáng sản hợp lý.

5. Trên biển Phương châm phòng chống thiên tai trên biển là “Chủ động phòng tránh”. - Hệ thống quản lý các phương triện tàu thuyền trên biển gồm: ngành Thuỷ sản (nắm về điều kiện trang bị và ngư trường hoạt động) và bộ đội biên phòng (nắm chắc về số lượng tàu thuyền ra khơi) cùng lực lượng tìm kiếm cứu nạn thành một bộ phận của Trung tâm thiên tai. - Xây dựng lực lượng tự cứu nạn của ngư dân trên cơ sở hợp tác và tổ chức sản xuất để hỗ trợ nhau khi gặp thiên tai. - Giáo dục cộng đồng nâng cao nhận thức cho ngư dân, tự giác phối hợp sự quản lý của Nhà nước. - Từng bước hiện đại hoá thông tin liên lạc, thông tin và định vị qua vệ tinh.

24

Phụ lục

Phụ lục I: Điều khoản tham chiếu cho tư vấn xây dựng kế hoạch hành động cấp tỉnh I. Giới thiệu chung Đối tác Giảm nhẹ Thiên tai (GNTT) được thành lập sau trận bão lịch sử tại 7 tỉnh miền Trung Việt Nam năm 1999. Đối tác GNTT là một thể chế kết hợp giữa Chính phủ và các nhà tài trợ, được quản lý bởi Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN và PTNT) và đặt dưới Văn phòng thường trực của Ban chỉ huy Phòng chống Lụt bão Trung Ương (PCLBTW). Nhiệm vụ của Đối tác GNTT là hỗ trợ Chính phủ đạt được mục tiêu phát triển quốc gia phương pháp tiếp cận đa ngành, chiến lược, và có sự điều phối trong giảm nhẹ rủi ro thiên tai ở Việt Nam.

Nằm trong mục tiêu “hỗ trợ đối thoại và tham vấn về luật, chính sách, chiến lược liên quan đến quản lý rủi ro thiên tai”, Đối tác GNTT đã và đang hỗ trợ Trung tâm Phòng chống và Giảm nhẹ thiên tai thuộc Cục Quản lý Đê điều và Phòng chống lụt bão xây dựng kế hoạch triển khai Chiến lược Quốc gia về Phòng chống và Giảm nhẹ Thiên tai đến năm 2020 (sau đây được gọi tắt là Chiến lược Quốc gia). Do vậy, Đối tác GNTT cần tuyển một tư vấn quốc gia để hỗ trợ một tỉnh có khó khăn trong việc xây dựng kế hoạch hành động triển khai Chiến lược Quốc gia.

II. Mục tiêu và Phạm vi Mục tiêu chung cho việc tuyển tư vấn nhằm hỗ trợ một tỉnh xây dựng kế hoạch hành động triển khai Chiến lược Quốc gia.

Mục tiêu cụ thể bao gồm:

f. Xem xét và phân tích tiến trình thực hiện của tỉnh được chọn trong việc xây dựng kế hoạch triển khai Chiến lược Quốc gia

g. Hỗ trợ đơn vị lập kế hoạch hành động của tỉnh được chọn trong việc xây dựng kế hoạch hành động triển khai Chiến lược Quốc gia; và

h. Đưa ra các khuyến nghị cụ thể cho việc xây dựng và các bước tiếp theo để triển khai kế hoạch của tỉnh.

III. Phương pháp Các bước đầu tiên của hợp đồng là chuyên gia tư vấn sẽ chuẩn bị một bản đề xuất các phương pháp tiếp cận đề thực hiện nhiệm vụ. Bản đề xuất bao gồm kế hoạch thực hiện và phương pháp chi tiết, việc này sẽ được Đối tác GNTT phê duyệt. Một số các nhiệm vụ cần thiết bao gồm:

g. Xem xét các văn bản liên quan đến Chiến lược Quốc gia và các kế hoạch hiện có cho việc triển khai, bao gồm cả các bản kế hoạch hành động hoàn chỉnh và dự thảo của các tỉnh khác;

h. Xem xét các hoạt động đã và đang được thực hiện tại tỉnh được chọn lựa nhằm giúp Chính phủ trong việc triển khai Chiến lược Quốc gia, bao gồm cả hoạt động của các tổ chức phi chính phủ và các cơ quan tài trợ;

i. Họp với các cán bộ chịu trách nhiệm hoặc tham gia vào điều phối quá trình lập kế hoạch cấp tỉnh triển khai Chiến lược Quốc gia;

j. Đi thực địa tại tỉnh, họp với cán bộ cấp tỉnh chịu trách nhiệm hoặc liên quan đến quá trình triển khai Chiến lược Quốc gia

25

k. Làm việc với các bên liên quan chủ chốt như đã được tư vấn xác định, tham vấn với Đối tác GNTT

l. Làm việc với chính quyền địa phương để hoàn tất việc xây dựng kế hoạch hành động cấp tỉnh tại tỉnh đó; và

m. Xây dựng các khuyến nghị chi tiết như đã nêu trong rà soát mục tiêu (xem bên trên).

IV. Kết quả mong đợi Chuyên gia quốc tế được yêu cầu chuẩn bị những việc sau đây:

(a) Đề xuất chi tiết phương pháp và kế hoạch làm việc để đánh giá (trong ngày đầu làm việc)

(b) Kế hoạch hành động triển khai Chiến lược Quốc gia của tỉnh với sự hỗ trợ của chuyên gia tư vấn sẽ được trình lên Trung tâm Giảm nhẹ và Quản lý Thiên tai (trong vòng 8 ngày làm việc);

(c) Bản báo cáo cuối cùng nộp cho Đối tác GNTT bằng tiếng Anh và tiếng Việt (trong 10 ngày làm việc);

V. Thời gian, Địa điểm và Điều kiện Chuyên gia tư vấn sẽ hoàn tất kế hoạch hoạt động đã được thông qua và viết báo cáo trong vòng 10 ngày làm việc trên tổng 3 tuần tính từ đầu tháng 10 năm 2008.

Chuyên gia tư vấn sẽ làm việc ở Hà Nội và tại tỉnh được lựa chọn. Chi phí liên quan đến chuyến đi thực địa tại tỉnh sẽ do Đối tác GNTT chịu trách nhiệm. Tất cả các chi phí liên quan bao gồm phí biên dịch sẽ được chuyên gia tư vấn chi trả.

VI. Yêu cầu và Kinh nghiệm Chuyên gia tư vấn quốc gia hoặc công ty tư vấn phải đáp ứng các yêu cầu và kinh nghiệm sau:

(a) Có bằng trên đại học (Bằng thạc sĩ hoặc cao hơn) về lĩnh vực có liên quan;

(b) Có kinh nghiệm sâu rộng về lập kế hoạch chiến lược và triển khai;

(c) Có kinh nghiệm sâu rộng về tư vấn hoặc làm việc với Chính phủ, đặc biệt là cấp tỉnh

(d) Hiểu toàn diện về Chính phủ Việt Nam cũng như hệ thống hành chính ở mọi cấp;

(e) Kỹ năng phân tích và suy nghĩ chiến lược

(f) Có khả năng viết báo cáo và kỹ năng trình bày; và

(g) Có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực quản lý thiên tai và các lĩnh vực khác có liên quan.

26

Phụ lục II: Điều khoản tham chiếu cho tư vấn thực hiện Kế hoạch Quốc gia triển khai Chiến lược Quốc gia về Phòng Chống và Giảm nhẹ Thiên tai đến năm 2020

I. Giới thiệu chung Đối tác Giảm nhẹ Thiên tai (GNTT) được thành lập sau trận bão lịch sử tại 7 tỉnh miền Trung Việt Nam năm 1999. Đối tác GNTT là một thể chế kết hợp giữa Chính phủ và các nhà tài trợ, được quản lý bởi Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN và PTNT) và đặt dưới Văn phòng thường trực của Ban chỉ huy Phòng chống Lụt bão Trung Ương (PCLBTW). Nhiệm vụ của Đối tác GNTT là hỗ trợ Chính phủ đạt được mục tiêu phát triển quốc gia phương pháp tiếp cận đa ngành, chiến lược, và có sự điều phối trong giảm nhẹ rủi ro thiên tai ở Việt Nam.

Nằm trong mục tiêu “hỗ trợ đối thoại và tham vấn về luật, chính sách, chiến lược liên quan đến quản lý rủi ro thiên tai”, Đối tác GNTT đã và đang hỗ trợ Trung tâm Phòng chống và Giảm nhẹ thiên tai thuộc Cục Quản lý Đê điều và Phòng chống lụt bão xây dựng kế hoạch triển khai Chiến lược Quốc gia về Phòng chống và Giảm nhẹ Thiên tai đến năm 2020 (sau đây được gọi tắt là Chiến lược Quốc gia). Do vậy, Đối tác GNTT cần tuyển một tư vấn quốc gia để trợ giúp trong việc xây dựng kế hoạch quốc gia triển khai Chiến lược Quốc gia.

II. Mục tiêu và Phạm vi Mục tiêu chung cho việc tuyển tư vấn là để trợ giúp cho việc xây dựng kế hoạch hành động triển khai Chiến lược Quốc gia.

Mục tiêu cụ thể bao gồm:

i. Rà soát các kế hoạch hành động đã được hoàn tất của các Bộ trong việc triển khai Chiến lược Quốc gia.

j. Rà soát các kế hoạch hành động đã được hoàn tất của các tỉnh trong việc triển khai Chiến lược Quốc gia.

k. Dựa theo yêu cầu của Chiến lược Quốc gia về Phòng chống và Giảm nhẹ Thiên tai đến năm 2020 để đưa ra các khuyến nghị cụ thể về việc xây dựng các kế hoạch của các bộ và các tỉnh;

l. Đưa ra các khuyến nghị cụ thể để triển khai kế hoạch của các bộ và các tỉnh; và

m. Đưa ra các khuyến nghị cụ thể về các lựa chọn ưu tiên cho việc điều phối kế hoạch triển khai Chiến lược Quốc gia

III. Phương pháp Các bước đầu tiên của hợp đồng là chuyên gia tư vấn sẽ chuẩn bị một bản đề xuất các phương pháp tiếp cận đề thực hiện nhiệm vụ. Bản đề xuất bao gồm kế hoạch thực hiện và phương pháp chi tiết, việc này sẽ được Đối tác GNTT phê duyệt. Một số các nhiệm vụ cần thiết bao gồm:

n. Xem xét các văn bản liên quan đến Chiến lược Quốc gia và các kế hoạch hiện có cho việc triển khai, bao gồm cả các bản kế hoạch hành động hoàn chỉnh và dự thảo của các tỉnh và bộ;

o. Xem xét các hoạt động đã và đang được thực hiện nhằm giúp Chính phủ trong việc triển khai Chiến lược Quốc gia, bao gồm cả hoạt động của các tổ chức phi chính phủ và các cơ quan tài trợ;

p. Họp với các cán bộ nhà nước chịu trách nhiệm hoặc tham gia vào quá trình lập kế hoạch triển khai Chiến lược Quốc gia;

27

q. Làm việc với các bên liên quan chủ chốt đã được chuyên gia tư vấn xác định với Đối tác GNTT;

r. Rà soát các mô hình và phương pháp tiếp cận quốc tế trong việc lập kế hoạch triển khai các chiến lược tương tự ở các quốc gia khác; và

s. Xây dựng các khuyến nghị chi tiết như đã nêu trong rà soát mục tiêu (xem bên trên).

IV. Kết quả mong đợi Chuyên gia quốc tế được yêu cầu chuẩn bị những việc sau đây:

(d) Đề xuất chi tiết phương pháp và kế hoạch làm việc để đánh giá (trong 2 ngày làm việc)

(e) Dự thảo chi tiết báo cáo nộp cho Đối tác GNTT bằng tiếng Việt và tiếng Anh (trong 12 ngày làm việc)

(f) Họp tham vấn với đại diện Đối tác GNTT và Chính phủ để thảo luận và đưa ra các phản hồi về bản dự thảo báo cáo (trong 13 ngày làm việc);

(g) Bản báo cáo cuối cùng nộp cho Đối tác GNTT bằng tiếng Anh và tiếng Việt (trong 15 ngày làm việc);

(h) Chuẩn bị bài về những phát hiện và khuyến nghị để trình bày trong diễn đàn quốc gia (Được tổ chức vào tháng 11 năm 2008)

V. Thời gian, Địa điểm và Điều kiện Chuyên gia tư vấn sẽ hoàn tất kế hoạch hoạt động đã được thông qua và viết báo cáo trong vòng 15 ngày làm việc trên tổng 3 tuần tính từ đầu tháng 10 năm 2008. Các chuyên gia cũng được yêu cầu chuẩn bị bài trình bày tại diễn đàn quốc gia được tổ chức vào tháng 11 năm 2008 (tối đa nửa ngày)

Chuyên gia tư vấn sẽ làm việc ở Hà Nội. Tất cả các chi phí liên quan bao gồm phí biên dịch sẽ được chuyên gia tư vấn chi trả.

VI. Yêu cầu và Kinh nghiệm Chuyên gia tư vấn quốc gia hoặc công ty tư vấn phải đáp ứng các yêu cầu và kinh nghiệm sau:

(h) Có bằng trên đại học (Bằng thạc sĩ hoặc cao hơn) về lĩnh vực có liên quan;

(i) Có kinh nghiệm sâu rộng về lập kế hoạch chiến lược và triển khai;

(j) Có kinh nghiệm sâu rộng về tư vấn hoặc làm việc với Chính phủ, đặc biệt là trong việc triển khai các văn bản chính sách quan trọng;

(k) Hiểu toàn diện về Chính phủ Việt Nam cũng như hệ thống hành chính ở mọi cấp;

(l) Kỹ năng phân tích và suy nghĩ chiến lược

(m) Có khả năng viết báo cáo và kỹ năng trình bày; và

(n) Có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực quản lý thiên tai và các lĩnh vực khác có liên quan.

Các bên quan tâm sẽ gửi thư giới thiệu, sơ yếu lý lịch và các văn bản nêu các yêu cầu cho mỗi tiêu chí nêu trên (bao gồm cả các tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu hoặc báo cáo trước đây của ứng viên) trước Thứ 6 ngày 10 tháng 10 năm 2008 đến:

Đối tác Giảm nhẹ Thiên tai Phòng 407 Nhà A9, Số 2 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội