72041433 Phan Tich Tai Chinh Vinamilk

23
Lời mở đầu Để mt doanh nghip có thtn ti và phát trin bn vng cn kết hp rt nhiu hot động như: nghiên cứu nhu cu thtrường, phân tích tình hình hin ti ca cnn kinh tế, ca chính doanh nghip, marketing, bán hàng và tài chính... Tđó, doanh nghip vch ra các chiến lược phát trin ngn và dài hn, nhm mục đích cuối cùng là đem lại li nhun cho chshu. Mt trong nhng hoạt động quan trng không ththiếu được đó là phân tích tài chính và đánh giá hiệu qutài chính, thông qua đó tìm các gii pháp nâng cao hiu qutài chính. Nhm mục đích cuối cùng nâng cao hiu qusn xuất kinh doanh trong tương lai, đem lại ngun li ln ca doanh nghip và li ích xã hi. Công ty Vinamilk đóng góp to lớn trong quá trình phát trin nn kinh tế quc dân nói chung và ngành hàng sữa nói riêng. Đặc biệt trong điều kin khu vc hoá, quc tế hoá như hiện nay, thì vic cung cp mt nguồn năng lượng tt cho sc khe và nâng cao tinh thn ngày càng cn thiết và đóng vai trò quan trọng, không ththiếu, phc vcho đất nước. Do đó, yêu cầu đặt ra đối vi Công ty Sa Việt Nam và các đơn vị thành viên là phải đi trước một bước, to nn móng vng chc cho sphát trin lâu dài của đất nước. Hiu được tm quan trng của nó, nhóm chúng em xin phép được phân tích tình hình tài chính ca Vinamilk. Phn ni dung bao gm: - Gii thiu vVinamilk. - Phân tích tình hình tài chính - Trong quá trình tìm hiu, nghiên cứu, và hoàn thành đề tài nghiên cu vtình hình tài chính ca công ty là: Phân tích tình hình tài chính ca Vinamilk thì nhóm chúng em không thtránh nhng thiếu sót và sai sót. Mong thầy góp ý thêm để đề tài ca nhóm chúng em hoàn thiện hơn.

description

Economy

Transcript of 72041433 Phan Tich Tai Chinh Vinamilk

Page 1: 72041433 Phan Tich Tai Chinh Vinamilk

Lời mở đầu

Để một doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển bền vững cần kết hợp rất nhiều hoạt

động như: nghiên cứu nhu cầu thị trường, phân tích tình hình hiện tại của cả nền kinh tế,

của chính doanh nghiệp, marketing, bán hàng và tài chính... Từ đó, doanh nghiệp vạch ra

các chiến lược phát triển ngắn và dài hạn, nhằm mục đích cuối cùng là đem lại lợi nhuận

cho chủ sở hữu.

Một trong những hoạt động quan trọng không thể thiếu được đó là phân tích tài chính và

đánh giá hiệu quả tài chính, thông qua đó tìm các giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính.

Nhằm mục đích cuối cùng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong tương lai, đem lại

nguồn lợi lớn của doanh nghiệp và lợi ích xã hội.

Công ty Vinamilk đóng góp to lớn trong quá trình phát triển nền kinh tế quốc dân nói

chung và ngành hàng sữa nói riêng. Đặc biệt trong điều kiện khu vực hoá, quốc tế hoá

như hiện nay, thì việc cung cấp một nguồn năng lượng tốt cho sức khỏe và nâng cao tinh

thần ngày càng cần thiết và đóng vai trò quan trọng, không thể thiếu, phục vụ cho đất

nước.

Do đó, yêu cầu đặt ra đối với Công ty Sữa Việt Nam và các đơn vị thành viên là phải đi

trước một bước, tạo nền móng vững chắc cho sự phát triển lâu dài của đất nước. Hiểu

được tầm quan trọng của nó, nhóm chúng em xin phép được phân tích tình hình tài chính

của Vinamilk.

Phần nội dung bao gồm:

- Giới thiệu về Vinamilk.

- Phân tích tình hình tài chính

-

Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, và hoàn thành đề tài nghiên cứu về tình hình tài

chính của công ty là: Phân tích tình hình tài chính của Vinamilk thì nhóm chúng em

không thể tránh những thiếu sót và sai sót.

Mong thầy góp ý thêm để đề tài của nhóm chúng em hoàn thiện hơn.

Page 2: 72041433 Phan Tich Tai Chinh Vinamilk

Nội dung chính

1. Giới thiệu về công ty Vinamilk

- Tên tiếng việt: Công ty Cổ Phần Sữa Việt Nam

- Tên tiếng Anh: Viet Nam Dairy Products Joint Stock Company

- Tên viết tắt là: Vinamilk

- Địa chỉ: 184 – 188 Nguyễn Đình Chiểu, P6, Q3, TP. HCM

- Điện thoại: ( (84.8) 39 300 358 – 39 305 197

- Fax: (84.8) 39 305 206

- Website: www.vinamilk.com.vn

- Email: [email protected]

1.1. Tầm nhìn

“Trở thành biểu tượng niềm tin số một Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và sức khỏe

phục vụ cuộc sống con người “

1.2. Sứ mệnh

“Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng tốt nhất, chất lượng nhất

bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của mình với cuộc sống con người

và xã hội.

1.3. Lịch sử hình thành và phát triển:

Thời bao cấp (1976-1986)

Năm 1976, lúc mới thành lập, Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) có tên là Công ty Sữa –

Cà Phê Miền Nam, trực thuộc Tổng cục Thực phẩm, sau khi chính phủ quốc hữu hóa ba

xí nghiệp tư nhân tại miền nam Việt Nam: Thống Nhất (thuộc một công ty Trung Quốc),

Trường Thọ (thuộc Friesland), và Dielac (thuộc Nestle).

Năm 1982, công ty Sữa – Cà phê Miền Nam được chuyển giao về bộ công nghiệp thực

phẩm và đổi tên thành xí nghiệp liên hiệp Sữa - Cà phê – Bánh kẹo I .

Thời kỳ Đổi Mới (1986-2003)

Tháng 3 năm 1992, Xí nghiệp Liên hiệp Sữa – Cà phê – Bánh kẹo I chính thức đổi tên

thành Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) - trực thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ, chuyên sản

xuất, chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa.

1996: Liên doanh với Công ty Cổ phần Đông lạnh Quy Nhơn để thành lập Xí Nghiệp

Liên Doanh Sữa Bình Định. Liên doanh này tạo điều kiện cho Công ty thâm nhập thành

công vào thị trường Miền Trung Việt Nam.

Page 3: 72041433 Phan Tich Tai Chinh Vinamilk

2000: Nhà máy sữa Cần Thơ được xây dựng tại Khu Công Nghiệp Trà Nóc, Thành phố

Cần Thơ, nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu tốt hơn của người tiêu dùng tại đồng bằng

sông Cửu Long. Cũng trong thời gian này, Công ty cũng xây dựng Xí Nghiệp Kho Vận có

địa chỉ tọa lạc tại: 32 Đặng Văn Bi, Thành phố Hồ Chí Minh.

Thời kỳ Cổ Phần Hóa (2003-Nay)

2003: Công ty chuyển thành Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Tháng 11). Mã giao dịch

trên sàn giao dịch hứng khoán là VNM.

2004: Mua thâu tóm Công ty Cổ phần sữa Sài Gòn. Tăng vốn điều lệ của Công ty lên

1,590 tỷ đồng.

2005: Mua số cổ phần còn lại của đối tác liên doanh trong Công ty Liên doanh Sữa Bình

Định (sau đó được gọi là Nhà máy Sữa Bình Định) và khánh thành Nhà máy Sữa Nghệ

An vào ngày 30 tháng 06 năm 2005, có địa chỉ đặt tại Khu Công Nghiệp Cửa Lò, Tỉnh

Nghệ An.

2006: Mở Phòng Khám An Khang tại Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 6 năm 2006.

Đây là phòng khám đầu tiên tại Việt Nam quản trị bằng hệ thống thông tin điện tử. Phòng

khám cung cấp các dịch vụ như tư vấn dinh dưỡng, khám phụ khoa, tư vấn nhi khoa và

khám sức khỏe.

Khởi động chương trình trang trại bò sữa bắt đầu từ việc mua thâu tóm trang trại Bò sữa

Tuyên Quang vào tháng 11 năm 2006, một trang trại nhỏ với đàn bò sữa khoảng 1.400

con. Trang trại này cũng được đi vào hoạt động ngay sau khi được mua thâu tóm.

2009: Phát triển được 135.000 đại lý phân phối, 9 nhà máy và nhiều trang trại nuôi bò sữa

tại Nghệ An, Tuyên Quang

2011: Đưa vào hoạt động nhà máy sữa Đà Nẵng với vốn đầu tư 30 triệu USD.

http://vi.wikipedia.org/wiki/Vinamilk

Page 4: 72041433 Phan Tich Tai Chinh Vinamilk

2. Phân tích tình hình tài chính của Vinamilk

2.1. Tình hình chung

2.1.1. Phân Tích SWOT Của Công Ty Vinamilk

Điểm mạnh

Thương hiệu mạnh , thị phần lớn (75%).

Thương hiệu Vinamilk là thương hiệu quen

thuộc và được người tiêu dùng Việt Nam tin

tưởng sử dụng 34 năm qua. Với chất lượng

và sản phẩm luôn được người tiêu dùng

đánh giá cao, Vinamilk đang dần tự khẳng

định được mình không chỉ ở thị trường

trong nước mà ngay cả thị trường quốc tế.

Sản phẩm đa dạng, giá cả cạnh tranh.

Danh mục sản phẩm đa dạng và mạnh (150

chủng loại sản phẩm).

Quan hệ bền vững với các đối tác.

Mạng Lưới phân phối rộng khắp (64 tỉnh

thành ).Đội ngủ tiếp thị và nghiên cứu sản

phẩm giàu kinh nghiệm.Ban lãnh đạo và

điều hành Công ty là những người có khả

năng quản lý tốt, và trình độ chuyên môn

cao.

Đa phần sản phẩm được sản xuất

tại 10 nhà máy phân bổ đều trên cả nước,

với tổng công suất khoảng 570,406 tấn sữa

mỗi năm. Do vậy, với hơn 240 nhà phân

phối cùng với hơn 140,000 điểm bán hàng

đã tạo điều kiện thuận lợi để Công ty đưa

được sản phẩm tới tay người tiêu dùng với

thời gian nhanh nhất. Dây chuyền sản xuất

tiên tiến.

Điểm Yếu

Chủ yếu tập trung sản phẩm vào thị

trường trong nước.

Hoạt động Marketing của công ty chủ

yếu tập trung ở miền Nam.

Nguyên liệu đầu vào của ngành sữa bao

gồm sữa bột và sữa tươi, trong khi sữa bột

gần như phải nhập khẩu hoàn toàn thì sữa

tươi chỉ đáp ứng được khoảng 28% tổng

nhu cầu sản xuất của các nhà máy chế biến

sữa. Do đó, việc biến động tỷ giá sẽ ảnh

hưởng trực tiếp tới kết quả hoạt động kinh

doanh của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó việc cạnh tranh với các đối

thủ trong cũng ngành đang dần trở lên

quyết liệt, cũng phần nào ảnh hưởng tới kết

quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Hiện nhà nước đang nắm giữ 47,6%,

khối ngoại đang sở hữu 46% cổ phần của

Vinamilk, chỉ còn 6,4% nằm trong tay các

thành viên hội đồng quản trị, người lao

động và nhà đầu tư bên ngoài. Số lượng

6,4% này cũng ít được giao dịch, nên hiện

tại thanh khoản của Vinamilk hiện đang

khá thấp

Cơ Hội

Các chính sách ưu đãi của chính phủ về

ngành sữa ( phê duyệt 2000 tỷ cho các dự

án phát triển ngành sữa đến 2020 ).

Nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định

(vinamilk cũng chủ động đầu tư, xây dựng

các nguồn đầu tư, xây dựng các nguồn

nguyên liệu phục vụ nhu cầu của doanh

Thách Thức

Nền kinh tế không ổn định ( lạm phát ,

khủng hoảng kinh tế .....).

Gia nhập WTO : xuất hiện nhiều đối thủ

cạnh tranh.

Do nguyên liệu chủ yếu là nhập khẩu từ

nước ngoài nên Công ty cũng chịu sự tác

động của sự biến động giá nguyên vật liệu.

Page 5: 72041433 Phan Tich Tai Chinh Vinamilk

nghiệp).

Việc Việt Nam gia nhập các tổ chức kinh

tế khu vực và thế giới sẽ mở ra nhiều cơ hội

cho sự phát triển cho Công ty.

Sự phát triển của ngành sữa luôn đi liền

với sự phát triển của nền kinh tế. Nền kinh

tế Việt Nam trong những năm qua luôn duy

trì tốc độTăng trưởng cao và ổn định. Đây

là cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn nữa cho

ngành sữa trong thời gian tới.

Định hướng phát triển ngành công nghiệp

chế biến sữa đến năm 2015, cả nước phấn

đấu đạt 1,9 tỷ lít quy sữa tươi, ước tính

trung bình 21 lít/người/năm, đáp ứng 35%

nhu cầu người tiêu dùng. Đến năm 2025 là

3,4 tỷ lít quy sữa tươi, trung bình 34

lít/người/năm. Do vậy tiềm năng tăng

trưởng về doanh thu và lợi nhuận của Công

ty trong dài hạn còn rất lớn.

Biến động tỷ giá trong thời gian gần đây

cũng khiến Công ty bị chịu tác động không

nhỏ.

Cạnh tranh trong mảng thị trường sữa

bột đang diễn ra rất gay gắt. Mặc dù giá

sữa ngoại liên tục tăng 5-7% từ đầu năm

2010 nhưng người tiêu dùng vẫn chuộng

sữa ngoại hơn sữa nội, do đó khả năng

tăng doanh thu từ mảng sữa bột của công ty

trong nước không cao như các sản phẩm

khác. Hoạt động Marketing của công ty

chủ yếu tập trung ở miền Nam, trong khi

Miền Bắc, chiếm tới 2/3 dân số cả nước lại

chưa được công ty đầu tư mạnh cho các

hoạt động Marketing, điều này có thể dẫn

đến việc công Vinamilk mất dần thị trường

vào tay các đối thủ cạnh tranh của mình

như Dutch Lady, Abbott,…

Page 6: 72041433 Phan Tich Tai Chinh Vinamilk

2.2. Phân Tích Pest Của Công Ty Vinamilk

Kinh Tế

Nền kinh tế tăng trưởng nhanh của Việt

Nam đã có tác động tích

cực tới sức mua trong nước.

Gia nhập WTO gây áp lực cạnh tranh

cho doanh nghiệp.

Thuế nhập khẩu sản phẩm sữa giảm

tạo điều kiện thuận lợi cho các sản

phẩm sữa ngoại nhập tăng.

Lạm phát tăng, xăng dầu tăng, Giá bò

giống tăng .

Thể Chế Chính Trị

Yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm

rất nghiêm ngặt.

Nền chính trị ổn định thuận lợi cho việc

kinh doanh của công ty.

Chính phủ ban hành các chính sách ưu

đãi ( phê duyệt 2000 tỷ

đồng cho các dự án phát triển ngành sữa

đến năm 2020).

Xã Hội

Mức sống người dân ngày càng nâng

cao.

Nhu cầu nâng cao sức khỏe và làm đẹp

ngày càng tăng.

Tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng vẫn còn cao.

Phần lớn người người dân Việt Nam

chưa có thói quen uống

sữa.

Công Nghệ

Công nghệ sản xuất sữa bột sấy

phun từ công nghệ “gõ” sang

công nghệ “thổi khí” .

Công nghệ tiệt trùng nhanh nhiệt độ

cao .

Công nghệ chiết lon sữa bột.

Thiết bị mới hiện đại trong lĩnh vực đa

dạng hóa bao bì sản

phẩm

Công nghệ quản lý chất lượng sản phẩm

quản lý chất lượng theo

ISO

Page 7: 72041433 Phan Tich Tai Chinh Vinamilk

Môi Trường

Khí hậu gió mùa nóng ẩm.

Thường xuyên xảy ra thiên tai lũ lụt

Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát

tình hình kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán. Qua đó ta biết được

tình hình kinh doanh qua các năm của doanh nghiệp như thế nào, lời hay lỗ, có tăng

trưởng hay không và các số liệu cho ta thấy rõ nhất về các vấn đề này là các khoản mục

về doanh thu, chi phí và lợi nhuận.

Kết quả kinh doanh 2007 2008 2009 2010 May-11

Doanh thu thuần 6,537,964 8,208,982 10,613,771 15,752,866 21,525,888

Giá vốn hàng bán 4,836,283 5,610,969 6,735,062 10,579,208 14,505,503

Lợi nhuận gộp 1,701,681 2,598,013 3,878,709 5,173,658 7,020,384

Chi phí bán hàng 864,363 1,052,308 1,245,476 1,438,186 1,565,742

Chi phí quản lý 204,192 297,804 292,942 388,147 429,075

Lợi nhuận tài chính 201,465 -6,761 255,108 295,098 118,825

Lợi nhuận thuần

HĐKD

834,591 1,241,140 2,595,399 3,642,423 5,144,310

Lợi nhuận khác 120,790 130,173 135,959 608,785 229,691

Lợi nhuận trước thuế 955,381 1,371,313 2,731,358 4,251,208 5,373,503

Thuế thu nhập 8,017 201,133 367,781 654,403 807,723

Lợi nhuận sau thuế 963,448 1,250,120 2,375,692 3,616,186 4,565,780

EPS 5,497 7,132 6,763 10,242 12,316

Bảng cân đối kế toán 2007 2008 2009 2010 May-11

Tổng tài sản 5,425,117 5,966,959

8,482,03

6

10,773,03

3

11,001,23

7

Tài sản ngắn hạn 3,177,727 3,187,605

5,069,15

7 5,919,803 6,038,850

Tiền 117,819 338,654 426,135 263,472 538,253

Page 8: 72041433 Phan Tich Tai Chinh Vinamilk

Khoản phải thu 654,720 646,385 728,634 1,124,862 1,142,003

Hàng tồn kho 1,675,164 1,775,342

1,311,76

5 2,351,354 2,400,817

Đầu tư dài hạn 401,018 570,657 602,479 1,141,798 1,166,303

Tài sản cố định 1,641,669 1,936,923

2,524,96

4 3,428,571 3,507,153

Tổng nợ 1,073,230 1,154,432

1,808,93

1 2,549,201 2,600,911

Nợ ngắn hạn 933,357 972,502

1,552,60

6 2,385,617 2,435,616

Khoản phải trả 923,394 784,280

1,539,32

3 1,817,657 1,855,466

Nợ dài hạn 139,873 181,930 256,325 163,584 167,095

Nợ khác 0 0 0 0 0

Vốn chủ sở hữu 4,315,937 4,761,913

6,637,73

9 8,223,832 8,400,326

Vốn điều lệ 1,752,757 1,752,757

3,512,65

3 3,530,721 3,707,216

Phần hùn thiểu số 35,950 50,614 35,366 0 0

Nguồn vốn 5,425,117 5,966,959

8,482,03

6

10,773,03

3

11,001,23

7

Page 9: 72041433 Phan Tich Tai Chinh Vinamilk

Thông tin tài chính của Vinamilk:

DOANH THU:

2008 2009 2010 2011

Quý 1

1.808,13 tỷ 2.068,58 tỷ 3.250,12 tỷ 4.535,43 tỷ

Quý 2

2.063,69 tỷ 2.675,25 tỷ 3.986,85 tỷ 5.420,40 tỷ

Quý 3

2.114,61 tỷ 2.997,65 tỷ 4.376,03 tỷ ---

Quý 4

2.252,11 tỷ 2.873,34 tỷ 4.139,98 tỷ ---

Tổng

8.238,54 tỷ 10.614,83 tỷ 15.752,98 tỷ 9.955,83 tỷ

Khởi đầu từ cuối năm 2008 và kéo sang 2009, khủng hoảng tài chính thế giới đã ảnh hưởng

đến nhiều mặt của nền kinh tế. Không ít công ty phá sản hoặc sát nhập, GDP của nhiều quốc

gia giảm mạnh. Tại Việt Nam, nền kinh tế cũng bị ảnh hưởng nặm nề, kinh ngạch xuất nhập

khẩu, GDP, thu hút đầu từ nước ngoài đều giảm. Trong bối cảnh đầu khó khăn đó, Vinamilk

vẫn tăng trưởng với tốc độ ấn tượng. Doanh thu công ty vinamilk ngày càng tăng từ 2008 đến

Page 10: 72041433 Phan Tich Tai Chinh Vinamilk

2010, năm 2009 doanh thu tăng hơn 2.400 tỉ đồng (28,84%) so với năm 2008 (doanh thu

năm 2008 là 8.239,54 tỷ đồng), đặc biệt năm 2010 doanh thu công ty tăng đột biến, tăng gần

2 lần so với năm 2008 (từ 8.239,54 tỷ đồng lên thành 15.752,98 tỷ đồng – 48.41%).

Theo thống kê, thì dự kiến doanh thu năm 2011 sẽ còn cao hơn nữa, vì cả 2 quý đầu của năm

đều có doanh thu lớn hơn tất cả các quý trong ba năm (2008, 2009, 2010).

Nhận xét sơ bộ cho ta biết được, khả năng bán hàng, và chất lượng sản phẩm ngày càng được

nâng cao, góp phần giúp doanh thu công ty tăng cao. Đó là một tín hiệu cực tốt.

LỢI NHUẬN:

2008 2009 2010 2011

Quý 1

308,83 tỷ 485,42 tỷ 816,80 tỷ 1.006,45 tỷ

Quý 2

388,93 tỷ 564,49 tỷ 931,08 tỷ 1.107,20 tỷ

Quý 3

337,22 tỷ 730,30 tỷ 1.136,72 tỷ ---

Quý 4

211,67 tỷ 600,49 tỷ 730,90 tỷ ---

Tổng

1.246,65 tỷ 2.380,70 tỷ 3.615,49 tỷ 2.113,66 tỷ

Page 11: 72041433 Phan Tich Tai Chinh Vinamilk

Doanh thu tăng nhanh như vậy, phần nào chúng ta cũng có thể đoán được lợi nhuận của công

ty như thế nào.

Lợi nhuận thu được trong từng quý của từng năm không quá biến động, không có quý nào

cao liên tục trong nhiều năm, chứng tỏ lợi nhuận của công ty không phụ thuộc vào thời điểm

bán.

Lợi nhuân công ty tăng khá nhanh, 2008 đến 2009 lợi nhuân tăng gần gấp đôi (cụ thể tốc độ

tăng trưởng là 90,97 %) , đến 2010 thì lợi nhuận công ty lại bằng gần 3 lần so với năm 2008

(tốc độ tăng trưởng 190%), điều đó có thể thấy rõ ràng trên biểu đồ và số liệu thống kê.

Có thể đây là do lợi thế của quy mô sản xuất, sản xuất càng nhiều, càng được lợi về chi phí.

ữ liệu trên mỗi CP

2008 2009 2010 TTM TB 3

năm

Thông tin trên mỗi cổ phiếu

quan trọng nhất là Lợi nhuận

trên mỗi cổ phiếu (EPS). Đây

là phần lợi nhuận mà công ty

Page 12: 72041433 Phan Tich Tai Chinh Vinamilk

EPS

pha

loãng

7132,31 6763,54 10243,98 10539,27 7409,14

EPS

cơ bản 7132,31 11329,05 10253,59 10884,25 8602,52

Doanh

thu

trên

mỗi

CP

46834,69 50614,29 44666,79 55137,41 45353,66

2008 2009 2010 MRQ TB 3

năm

Giá trị

sổ

sách

trên

mỗi

CP

26617,85 18367,54 22070,56 30394,99 22810,96

EPS pha loãng

phân bổ cho mỗi cổ phần thông

thường đang được lưu hành

trên thị trường. EPS được coi

là một chỉ số thể hiện khả năng

thu lợi nhuận của doanh nghiệp

và là biến số hết sức quan

trọng trong việc tính toán giá

cổ phiếu.

Page 13: 72041433 Phan Tich Tai Chinh Vinamilk

Sức mạnh tài chính

Khả năng thanh toán

Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán của VNM trong giai đoạn năm từ năm 2008 ->

năm 2010 có chiều hướng giảm dần cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của DN chưa thật

hiệu quả cho việc hoàn thành mục tiêu tăng trưởng theo kế hoạch đề ra. Một phần có thể

do công ty tăng các khoản vay nợ để phục vụ mở rộng các nhà máy sản xuất. Tuy nhiên

chỉ số này vẫn nằm ở mức an toàn cao.

Page 14: 72041433 Phan Tich Tai Chinh Vinamilk
Page 15: 72041433 Phan Tich Tai Chinh Vinamilk

2008 2009 2010 MRQ TB 3 năm

Khả năng thanh

toán nhanh 1,32 2,17 1,35 2,08 1,58

Khả năng thanh

toán hiện hành 2,98 2,92 2,24 3,39 2,81

Nợ dài hạn/Vốn

CSH 0,04 0,04 0,02 0,01 0,03

Tổng nợ/Vốn

CSH 0,27 0,31 0,35 0,24 0,30

Tổng nợ/Tổng tài

sản 0,21 0,23 0,26 0,20 0,23

Xu hướng sử dụng nợ của VNM tăng dần qua các năm cho thấy VNM tiếp tục

đầu tư mở rộng quy mô sản xuất góp phần tạo ra bước đột phá về doanh thu lợi

nhuân trong thời gian tới. Việc sử dụng nguồn vốn có hiệu quả không chỉ giúp

VNM tăng trưởng mạnh mẽ mà còn góp phần giảm thiểu rủi ro trong kinh

doanh

Khả năng thanh toán hiện hành

Khả năng sinh lợi

2008 2009 2010 TTM TB 3

năm

Tỷ lệ lãi gộp (Gross Margin) cho biết

mỗi đồng doanh thu thu về tạo ra

được bao nhiêu đồng thu nhập. Hệ số

Page 16: 72041433 Phan Tich Tai Chinh Vinamilk

Tỷ lệ lãi gộp (%) 31,65 36,54 32,84 31,11 32,07

Tỷ lệ lãi từ hoạt

động KD (%) 15,12 24,45 23,12 21,87 18,81

Tỷ lệ EBIT (%) 17,03 25,80 27,03 23,28 21,10

Tỷ lệ lãi ròng

(%) 15,21 22,39 22,95 19,74 18,76

Tỷ lệ lãi gộp (%)

biên lợi nhuận gộp là một chỉ số rất

hữu ích khi tiến hành so sánh các

doanh nghiệp trong cùng một

ngành.Doanh nghiệp nào có hệ số

biên lợi nhuận gộp cao hơn chứng tỏ

doanh nghiệp đó có lãi hơn và kiểm

soát chi phí hiệu quả hơn so với đối

thủ cạnh tranh của nó.

Tỷ lệ lãi từ hoạt động KD (Operating

Margin) cho biết lãnh đạo doanh

nghiệp đã thành công đến mức nào

trong việc tạo ra lợi nhuận từ hoạt

động của doanh nghiệp. Hệ số lợi

nhuận hoạt động được tính bằng lợi

nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT)

chia cho doanh thu.

Tỷ lệ EBIT phản ánh hiệu quả quản

lý tất cả chi phí hoạt động, bao gồm

giá vốn và chi phí bán hàng, chi phí

quản lý của doanh nghiệp.

Tỷ lệ lãi ròng phản ánh khoản thu

nhập ròng (lợi nhuận sau thuế) của

một doanh nghiệp so với doanh thu.

Hiệu quả quản lý

2008 2009 2010 TTM TB 3 năm

Hệ số thu nhập trên tài sản (ROA) (%) 21,92 32,89 37,55 32,25 28,42

Hệ số thu nhập trên vốn cổ phần (ROE) (%) 28,09 42,73 50,15 41,46 37,23

Hệ số thu nhập trên vốn đầu tư (ROIC) (%) 24,44 34,96 38,28 35,31 28,88

Hệ số thu nhập trên tài sản (ROA) (%)

Page 17: 72041433 Phan Tich Tai Chinh Vinamilk

Hệ số thu nhập trên vốn cổ phần (ROE) (%)

Hệ số thu nhập trên vốn đầu tư (ROIC) (%)

Đánh giá hiệu quả kinh doanh

Chỉ số ROE của VNM tăng dần qua các năm từ năm 2008 và năm 2010 lần lượt là 26.27% và

45.27%. Con số này cho thấy VNM đã có hiệu quả cao và phát triển vượt bậc kể từ năm 2008

trở đi.

Năm 2010 đã đánh dấu bước tiến mạnh của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp trở thành công ty

Page 18: 72041433 Phan Tich Tai Chinh Vinamilk

làm ăn có hiệu quả vốn cao.

Các chí số ROA, ROR có xu hướng tăng dần từ 2009 và năm 2010, nên khả năng sẽ tiếp tục duy

trì đà tăng trưởng cao trong năm 2011.

Page 19: 72041433 Phan Tich Tai Chinh Vinamilk

Khả năng hoạt động

2008 2009 2010 TTM TB 3

năm

Vòng quay

hàng tồn kho 3,26 4,36 5,78 4,85 4,27

Vòng quay

các khoản

phải thu

12,61 15,33 16,92 11,11 14,06

Vòng quay

tổng tài sản 1,44 1,47 1,64 1,63 1,50

Vòng quay hàng tồn kho của VNM có xu hướng giảm dần trong giai đoạn từ năm 2009 -

> năm 2010

lần lượt từ 8.32 -> 6.97 lần. Vòng quay các khoản phải thu có xu tăng dần qua các năm từ

12.70 lần

năm 2008 lên 14.16 lần năm 2010. Việc vòng quay các khoản phải thu tăng chứng tỏ số

tiền của

doanh nghiệp bị chiếm dụng ngày càng ít đi, lượng tiền mặt sẽ ngày càng tăng, giúp DN

chủ động

được nguồn vốn cho hoạt động sản xuất, giảm thiểu việc đi vay vốn ngân hàng trong bối

cảnh mặt

bàng lãi suất cho vay chưa có dấu hiệu hạ nhiệt ngay cả trong năm 2011 này.

Page 20: 72041433 Phan Tich Tai Chinh Vinamilk

Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh

Tốc độ tăng tổng tài sản 43.25% năm 2009 và 27.67% năm 2010 so với cùng kỳ. Tốc độ

tăng

vốn chủ sở hữu cũng rất cao từ 39.49% năm 2009 và 19.75% năm 2010 so với cùng kỳ.

• Tốc độ tăng trưởng của tài sản cố định năm 2010 tăng 31.64 % so với cùng kỳ cho

thấy cho

thấy khả năng hấp thụ và đầu tư của công ty là hiệu quả.

• Tốc độ tăng trưởng doanh thu thuần của Công ty cũng khá ấn tượng, năm 2010

doanh thu

thuần của VNM đạt hơn 15,845 nghìn tỷ đồng tăng 48.78 % so với cùng kỳ. Đóng góp

vào cơ

cấu doanh thu chủ yếu vẫn là doanh thu từ trong nước. Chỉ riêng 9 tháng đầu năm tổng

doanh

thu nội địa đã đạt 10,385 nghìn tỷ đồng tăng 51,06% so với cùng kỳ tương ứng 6,875

nghìn tỷ

đồng. Doanh thu xuất khẩu 9 tháng đầu năm đạt 1,301 nghìn tỷ đồng, tăng

45,95% so với

cùng kỳ.

• Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của VNM khá ấn tượng đặc biệt trong năm 2009 đã

tăng trưởng

tới 90.26% so với năm 2008. Bước sang năm 2010, một năm đầy khó khăn thách thức

không

chỉ VNM mà các DN cùng ngành do tác động từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, kinh

tế

trong nước tăng trưởng chậm lại, mặt bằng lãi suất cho vay tiếp tục duy trì ở mức cao gây

khó

khăn cho hoạt động đầu tư của DN. Tuy nhiên, trong bối cảnh đầy khó khăn việc VNM

tiếp

Page 21: 72041433 Phan Tich Tai Chinh Vinamilk

tục gặt hái được nhiều thành công thông qua kết quả kinh doanh năm 2010 khi LNST đạt

hơn

3,602 nghìn tỷ đồng tăng 51.29 % so với cùng kỳ.

Nhận xét

Các chỉ tiêu tài chính về quy mô vốn và tài sản cho thấy VNM là công ty có tốc độ tăng

trưởng nhanh và có khả năng hấp thụ vốn tốt. Điều này cho thấy tính hiệu quả của

doanh

nghiệp cao và hoàn toàn có khả năng tiếp tục tăng trưởng trong những năm 2011 và các

năm

tiếp theo.

Page 22: 72041433 Phan Tich Tai Chinh Vinamilk

So sánh một số chỉ tiêu tài chính 4 quý gần nhất của một số DN sữa thế giới năm 2010

No. Name National P/E

ROI

(%)

ROE

(%)

1 ABBOTT LABORATORIES.CO American 15.91 11.96 22.11

2 MEIJI DAIRIES. CO Japan 15.91 4.24 5.96

3 AUSNUTRIA DAIRY. CO HongKong 12.36 30.6 30.62

4 DAIRY CREST GRP.CO England 10.1 5.96 19.93

5 UNIBEL SA.CO France 6.62 11.6 15.8

6 NAMYANG DAIRY.CO Korea 7.21 8.75 9.23

7 WARRNAM BOOL CHEE.CO Australia 16.85 6.9 8.86

8 GLANBIA PLC.CO IRELAND 8 11.19 48.12

9

DUTYLADY MILK INDUSTRY

BHD.CO Malaixia 16.3 33.1 33.71

10 ALASKA MILK CORP.CO Philippines 6.47 36.73 36.92

11 CENTRALE LAITIER.CO Moroco 18.92 29.27 36.34

Trung bình

12.24 17.3 24.33

Nguồn: Bloomberg, Reuters, APS tổng hợp

Trên sàn HNX hiện chí có một công ty đang cung cấp các sản phẩm sữa giống VNM với

mã cổ phiếu là HNM (Công ty cổ phần sữa Hà Nội). Tuy nhiên, vì công ty này có quy mô

khá nhỏ so với VNM, nên chúng tôi đã so sánh VNM với một số công ty sản xuất và chế

biến sữa trên thế giới với cũng quy mô vốn tương đương.

Chỉ số P/E và ROE của VNM hiện tại lần lượt là 8.96 và 45.27 %. Qua bảng so sánh trên

cho thấy,hiện chỉ số P/E của VNM so với các công ty so sánh trong bảng phân tích hiện ở

mức khá hấp dẫn so với mức P/E trung bình ngành sữa thế giới hiện đang ở mức 12.24.

Với việc luôn duy trì tốc độ tăng trưởng cao qua nhiều năm liên tiếp cùng với vị thế được

củng cố khá vững chắc so với các đối thủ cạnh tranh trong nước, Vinamilk hứa hẹn sẽ

tiếp tục sẽ là con chim đầu ngành trong ngành sữa Việt Nam.

Page 23: 72041433 Phan Tich Tai Chinh Vinamilk