1. TÌNH HÌNH CHUNG

24
1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRUNG TÂM TIN HỌC VÀ THỐNG KÊ Số: /BC-TH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2017 BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH THÁNG 12 NĂM 2017 NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 1. TÌNH HÌNH CHUNG Năm 2017, thi tiết có những biến đổi bất thường gây khó khăn cho sn xut nông nghip. Mưa lớn trên diện rộng gây ngập úng, sạt lở đất, thậm chí là vỡ đê bao tại một số địa phương phía Bắc; Lũ về sớm và lên nhanh khiến nhiều diện tích lúa tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long không thể xuống giống; đồng thời nhiệt độ trung bình cao hơn so với các năm gần đây khiến nhiều loại dịch bệnh phát sinh nên đã tác động không nhỏ đến kế hoạch gieo trồng và sự sinh trưởng, phát triển cũng như năng suất của các loại cây trồng. Din tích gieo trng lúa cnăm ước đạt 7,72 triu ha, gim 26,1 nghìn ha và bng 99,7% so vi cùng kỳ; năng suất ước đạt 55,5 t/ha, gim 0,2 t/ha và bng 99,6%. Do diện tích và năng suất đều gim nên sản lượng lúa cnăm 2017 ước đạt 42,8 triu tn, gim 318,3 nghìn tn, bằng 99,3%; trong đó sản lượng lúa ti khu vực ĐBSCL đạt 23,7 triu tn, gim 103,7 nghìn tấn, tương đương giảm 0,4%. Tình hình chăn nuôi năm 2017 gp nhiu biến động, đặc bit là giá tht ln gim sâu tđầu năm khiến người chăn nuôi chịu thua l. Sau nhiu tháng chạm đáy, giá lợn hơi những tháng cuối năm đang có dấu hiệu tăng trở lại nhưng vẫn không đủ để người chăn nuôi có lãi. Tình trạng giá thấp kéo dài, khó khăn trong khâu tiêu thụ khiến người chăn nuôi lợn giảm đàn, bỏ đàn, treo chuồng. Tuy nhiên, chăn nuôi gia cm và bò vn đang phát triển khá tt và ổn định. Theo kết quđiều tra chăn nuôi kỳ 01/10/2017, đàn ln cnước có 27,4 triu con, gim 5,7%, sản lượng tht lợn hơi xuất chuồng đạt 3,7 triu tấn, tăng 1,9%. Đàn gia cm cnước ước có 385,5 triệu con, tăng khoảng 6,6%, sn lượng tht gia cầm hơi xuất chuồng đạt 1,03 triu tấn, tăng 7,3%, sản lượng trng gia cầm đạt 10,6 triu quả, tăng 12,6%. Năm 2017, tình hình sản xut lâm nghip tiếp tục tăng trưởng khá do thi tiết thun li tạo điều kin thun li cho phát trin trng và khai thác rng. Nhiều năm trở li đây ngành lâm nghiệp có du hiu khi sc, trng rng mang li hiu qukinh tế cao, thu nhp ổn định; ngoài ra người trng rừng còn được hưởng li trc tiếp tvic trng rừng như chi trả mt phn giá trmôi trường rng do rng trng mang li. Ước din tích rng trng mi tp trung năm 2017 đạt 236,6 nghìn ha, tăng 2,1% so với cùng knăm trước, trong đó: Trồng mi rng sn xuất đạt 221,5 ngàn ha, tăng 4,1% so với cùng knăm trước. Din tích rng trồng được chăm sóc đạt 535,4 ngàn ha, tăng 11,6% so với cùng knăm trước; Sản lượng gkhai thác ước đạt 11.455,0 nghìn m3, tăng 9,1% so vi cùng knăm trước.

Transcript of 1. TÌNH HÌNH CHUNG

1

BỘ NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

TRUNG TÂM

TIN HỌC VÀ THỐNG KÊ

Số: /BC-TH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2017

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH THÁNG 12 NĂM 2017

NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

1. TÌNH HÌNH CHUNG

Năm 2017, thời tiết có những biến đổi bất thường gây khó khăn cho sản xuất

nông nghiệp. Mưa lớn trên diện rộng gây ngập úng, sạt lở đất, thậm chí là vỡ đê bao tại

một số địa phương phía Bắc; Lũ về sớm và lên nhanh khiến nhiều diện tích lúa tại các

tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long không thể xuống giống; đồng thời nhiệt độ trung bình

cao hơn so với các năm gần đây khiến nhiều loại dịch bệnh phát sinh nên đã tác động

không nhỏ đến kế hoạch gieo trồng và sự sinh trưởng, phát triển cũng như năng suất của

các loại cây trồng.

Diện tích gieo trồng lúa cả năm ước đạt 7,72 triệu ha, giảm 26,1 nghìn ha và bằng

99,7% so với cùng kỳ; năng suất ước đạt 55,5 tạ/ha, giảm 0,2 tạ/ha và bằng 99,6%. Do

diện tích và năng suất đều giảm nên sản lượng lúa cả năm 2017 ước đạt 42,8 triệu tấn,

giảm 318,3 nghìn tấn, bằng 99,3%; trong đó sản lượng lúa tại khu vực ĐBSCL đạt 23,7

triệu tấn, giảm 103,7 nghìn tấn, tương đương giảm 0,4%.

Tình hình chăn nuôi năm 2017 gặp nhiều biến động, đặc biệt là giá thịt lợn giảm

sâu từ đầu năm khiến người chăn nuôi chịu thua lỗ. Sau nhiều tháng chạm đáy, giá lợn

hơi những tháng cuối năm đang có dấu hiệu tăng trở lại nhưng vẫn không đủ để người

chăn nuôi có lãi. Tình trạng giá thấp kéo dài, khó khăn trong khâu tiêu thụ khiến người

chăn nuôi lợn giảm đàn, bỏ đàn, treo chuồng. Tuy nhiên, chăn nuôi gia cầm và bò vẫn

đang phát triển khá tốt và ổn định. Theo kết quả điều tra chăn nuôi kỳ 01/10/2017, đàn

lợn cả nước có 27,4 triệu con, giảm 5,7%, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng đạt 3,7

triệu tấn, tăng 1,9%. Đàn gia cầm cả nước ước có 385,5 triệu con, tăng khoảng 6,6%, sản

lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng đạt 1,03 triệu tấn, tăng 7,3%, sản lượng trứng gia

cầm đạt 10,6 triệu quả, tăng 12,6%.

Năm 2017, tình hình sản xuất lâm nghiệp tiếp tục tăng trưởng khá do thời tiết

thuận lợi tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển trồng và khai thác rừng. Nhiều năm trở lại

đây ngành lâm nghiệp có dấu hiệu khởi sắc, trồng rừng mang lại hiệu quả kinh tế cao,

thu nhập ổn định; ngoài ra người trồng rừng còn được hưởng lợi trực tiếp từ việc trồng

rừng như chi trả một phần giá trị môi trường rừng do rừng trồng mang lại. Ước diện tích

rừng trồng mới tập trung năm 2017 đạt 236,6 nghìn ha, tăng 2,1% so với cùng kỳ năm

trước, trong đó: Trồng mới rừng sản xuất đạt 221,5 ngàn ha, tăng 4,1% so với cùng kỳ

năm trước. Diện tích rừng trồng được chăm sóc đạt 535,4 ngàn ha, tăng 11,6% so với

cùng kỳ năm trước; Sản lượng gỗ khai thác ước đạt 11.455,0 nghìn m3, tăng 9,1% so

với cùng kỳ năm trước.

2

Nuôi trồng thuỷ sản năm 2017 đạt được kết quả khá khả quan cả ở nuôi tôm và cá

nhờ áp dụng cải tiến trong kỹ thuật nuôi, chủ động phòng chống dịch bệnh. Sản lượng

nuôi trồng thủy sản tháng 12 năm 2017 ước đạt 315 ngàn tấn, tăng 16,5% so với cùng

kì năm trước, đưa tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản cả năm 2017 đạt 3.833 ngàn tấn,

tăng 5,2% so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng thu hoạch tôm nước lợ cả năm 2017

ước đạt 701 ngàn tấn, tăng trưởng khá so với cùng kỳ năm 2016 (+8,9%).

Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tháng 12 năm 2017 ước đạt 3,13 tỷ

USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu năm 2017 đạt 36,37 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ

năm 2016. Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 18,96 tỷ

USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm 2016; Giá trị xuất khẩu thuỷ sản ước đạt 8,32 tỷ

USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2016; Giá trị xuất khẩu các mặt hàng lâm sản

chính ước đạt 7,97 tỷ USD, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm 2016.

Thị trường nông sản trong nước năm 2017 có nhiều biến động. Giá cà phê nội

địa có xu hướng giảm do nguồn cung nội địa đang tăng lên vì vào vụ thu hoạch rộ và

sức mua yếu từ các nhà nhập khẩu bởi lượng cà phê vụ cũ tồn kho của các nhà nhập

khẩu đang tương đối nhiều. Giá hạt tiêu trong nước biến động giảm tới gần 50% so với

thời điểm cuối năm 2016 do diện tích hồ tiêu trên cả nước vượt quy hoạch dẫn đến

cung vượt cầu trong khi nhu cầu thị trường hạn hẹp. Trong khi đó, giá lúa gạo diễn

biến tăng tích cực do nhu cầu xuất khẩu tăng mạnh ở thời điểm tháng 5,6 và tháng

10,11. Đồng thời, giá cá tra luôn duy trì ở mức cao trong năm 2017 và tăng mạnh vào

cuối năm do sản lượng giảm với điều kiện thời tiết thất thường. Ngoại trừ đợt phục hồi

mạnh mẽ vào giữa tháng 7/2017, giá lợn hơi trung bình của cả nước chủ yếu giảm do

nguồn cung dư thừa trong khi nhu cầu tiêu thụ không có đột biến. Tuy nhiên, giá lợn

có xu hướng tăng trở lại từ tháng 11.

Kết quả một số chỉ tiêu chính đạt được như sau:

Đơn vị

Thực hiện

15/12/2016

Thực hiện

15/12/2017

% so với

C.kỳ 2016

1. Lúa cả năm 1000 ha

Diện tích " 7.742,7 7.716,6 99,7

Năng suất " 55,7 55,5 99,6

Sản lượng 43.157,3 42.839,0 99,3

2. Trồng rừng tập trung 1000 ha 231,7 236,6 102,1

Trong đó: - Rừng sản xuất " 212,8 221,5 104,1

3. Tổng sản lượng thủy sản 1000 tấn 6.870,7 7228,5 105,2

Trong đó: - Sản lượng khai thác " 3.226,1 3.395,5 105,3

- Sản lượng nuôi trồng " 3.644,6 3.833,0 105,2

4. Kim ngạch xuất khẩu Tr.USD 32.184,2 36.370,6 113,0

Trong đó: - Nông sản chính " 16.385,7 18.955,7 115,7

- Lâm sản chính " 7.303,6 7.974,3 109,2

- Thủy sản " 7.047,7 8.316,6 118.0

3

2. KẾT QUẢ SẢN XUẤT

2.1. Trồng trọt, bảo vệ thực vật

2.1.1 Tình hình trồng trọt

2.1.1.1 Cây hàng năm

- Lúa đông xuân

Do chuyển đổi diện tích gieo trồng và ảnh hưởng sâu bệnh nên cả diện tích,

năng suất, sản lượng lúa đông xuân 2017 đều giảm. Diện tích gieo cấy lúa đông xuân

2017 đạt 3.077,4 nghìn ha, giảm 5,7 nghìn ha so với vụ đông xuân năm trước. Trong

đó, các địa phương phía Bắc đạt 1.144,1 nghìn ha, giảm 12,1 nghìn ha; các địa phương

phía Nam đạt 1.933,3 nghìn ha, tăng 6,4 nghìn ha. Năng suất lúa đông xuân đạt 62,2

tạ/ha, giảm 0,7 tạ/ha; Sản lượng đạt 19,1 triệu tấn, giảm 259,0 nghìn tấn, tương đương

giảm 1,3%.

Sản lượng lúa đông xuân giảm nhiều ở các tỉnh: Hà Tĩnh, giảm 86,8 nghìn tấn

do thời tiết diễn biến phức tạp, mưa ẩm, sương mù làm cho bệnh đạo ôn cổ bông phát

sinh gây hại nặng trên diện rộng với hơn 20,8 nghìn ha lúa bị thiệt hại nặng (thiệt hại

từ 30-70% là 7,6 nghìn ha, thiệt hại trên 70% là 13,2 nghìn ha); Đồng Tháp giảm 165,8

nghìn tấn do trong giai đoạn đòng trổ đến thu hoạch có mưa kéo dài, sương mù, gió lốc

gây đổ ngã làm giảm năng suất; Long An giảm 96,5 nghìn tấn do chuột, sâu, bệnh phát

sinh nhiều; mưa, giông vào giai đoạn lúa trổ bông - chín làm đổ ngã; Cần Thơ giảm

59,1 nghìn tấn do ảnh hưởng của mưa dông trái mùa diễn ra ở thời điểm lúa đang trỗ,

chín và thu hoạch làm cho nhiều diện tích lúa bị đổ ngã.

Diện tích gieo trồng lúa đông xuân những năm gần đây có xu hướng giảm, do

ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (hạn hán, nhiễm mặn), chuyển đổi cơ cấu cây trồng,

chuyển đổi ngành sản xuất cũng như chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Tính riêng vụ

đông xuân 2017, hai vùng có diện tích đất lúa giảm nhiều nhất là vùng Đồng bằng sông

Hồng (ĐBSH) và ĐBSCL vốn được coi là hai vựa lúa của cả nước. Tại vùng ĐBSH,

diện tích gieo trồng lúa đông xuân 2017 đạt 536,2 nghìn ha, giảm 10,1 nghìn ha, bằng

98,2% so vùng kỳ năm trước do một số địa phương chuyển một phần diện tích trồng

lúa sang sử dụng cho mục đích khác hoặc bỏ hoang. Trong đó, diện tích chuyển sang

đất phi nông nghiệp (xây dựng cơ sở hạ tầng, đường giao thông,...) là 2,8 nghìn ha;

chuyển sang trồng cây lâu năm là 2,5 nghìn ha; chuyển trồng cây hàng năm khác như

rau, đậu cho hiệu quả kinh tế cao hơn là 1,2 nghìn ha; diện tích không sản xuất (bỏ

hoang, ô nhiễm,...) là 1,9 nghìn ha. Tại vùng ĐBSCL, diện tích xuống giống lúa đông

xuân năm nay đạt 1.539,4 nghìn ha, giảm 16,3 nghìn ha, bằng 99,0% so cùng kỳ.

Trong đó: 0,2 nghìn ha chuyển sang đất phi nông nghiệp; 7,7 nghìn ha chuyển sang cây

hàng năm khác; 6,0 nghìn ha chuyển sang trồng cây lâu năm; hơn 1,0 nghìn ha chuyển

sang nuôi trồng thủy sản; diện tích không sản xuất (bỏ hoang, ô nhiễm, lơi vụ...) là 1,4

nghìn ha.

- Lúa hè thu

Theo báo cáo từ các địa phương, diện tích gieo trồng lúa hè thu cả nước đạt

2.106,3 nghìn ha, tương đương với vụ hè thu năm 2016; năng suất ước đạt 54,5 tạ/ha,

tăng 0,7 tạ/ha; sản lượng đạt gần 11,5 triệu tấn, tăng 143,7 nghìn tấn, tương đương tăng

4

1,3%. Ngoại trừ năng suất và sản lượng lúa hè thu của các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và

Duyên hải miền Trung giảm do ảnh hưởng của mưa bão và sâu bệnh, thì năng suất và

sản lượng lúa tăng đều ở các vùng, trong đó năng suất vùng ĐBSCL đạt 54,8 tạ/ha,

tăng 1,0 tạ/ha; sản lượng đạt 9,05 triệu tấn, tăng 37,2 nghìn tấn, tăng 0,4%.

Mặc dù thời tiết thuận lợi hơn cùng kỳ, không còn hạn hán và nhiễm mặn nhưng

kết quả sản xuất lúa vụ hè thu tại các tỉnh ĐBSCL không tăng trưởng nhiều như kỳ

vọng. Diện tích lúa hè thu 2017 tại vùng ĐBSCL đạt 1.651,5 nghìn ha, giảm 23,0

nghìn ha, bằng 98,6% cùng kỳ. Những địa phương có diện tích lúa hè thu tăng là:

Đồng Tháp tăng 1,9 nghìn ha, Cần Thơ tăng 3,3 nghìn ha, Bạc Liêu tăng 1,6 nghìn ha

và giảm tại các tỉnh còn lại. Số liệu tổng hợp từ báo cáo nhanh của các tỉnh ĐBSCL

cho thấy, trong hơn 23 nghìn ha lúa hè thu 2017 giảm so cùng kỳ, có 8,1 nghìn ha

chuyển qua nuôi trồng thủy sản (Kiên Giang 7,6 nghìn ha, Cà Mau 400 ha); 7,9 nghìn

ha chuyển trồng cây lâu năm (An Giang 2,5 nghìn ha, Long An 1,3 nghìn ha, Vĩnh

Long 1,3 nghìn ha, Trà Vinh 1,1 nghìn ha, Kiên Giang 708 ha, Bến Tre 620 ha, Tiền

Giang 323 ha, Sóc Trăng 120 ha); 540 ha chuyển qua trồng cây hàng năm khác; 6,3

nghìn ha giảm do bà con bỏ vụ không sản xuất để điều chỉnh lịch thời vụ.

- Lúa thu đông

Tại các tỉnh ĐBSCL, diện tích lúa thu đông gieo cấy ước đạt 769,4 nghìn ha,

giảm 3,3 nghìn ha, bằng 99,6% cùng kỳ, năng suất đạt 52,2 tạ/ha, tăng 1,8 tạ/ha, bằng

103,6%; sản lượng đạt 4,02 triệu tấn, tăng 124,2 nghìn tấn, bằng 103,2%. Diện tích lúa

thu đông 2017 giảm mạnh ở một số tỉnh như Đồng Tháp giảm 15,1 nghìn ha, An Giang

giảm 17,8 nghìn ha do các tỉnh này chủ động xả lũ vào ruộng để tăng cường lượng phù

sa, nhằm làm cho đất màu mỡ giảm dịch bệnh cho vụ sau.

- Lúa mùa

Thời tiết không thuận lợi và sâu bệnh là những nguyên nhân chính làm kết quả

sản xuất lúa mùa 2017 kém hơn cùng kỳ. Tổng hợp báo cáo sơ bộ từ các địa phương,

diện tích lúa mùa 2017 đạt 1,76 triệu ha, giảm 17,5 nghìn ha và bằng 99,0% so với vụ

mùa năm 2016; năng suất ước đạt 46,4 tạ/ha, giảm 1,4 tạ/ha; sản lượng ước đạt 8,2

triệu tấn, giảm 327,3 nghìn tấn và bằng 96,2%.

Tại các địa phương phía Bắc: Diện tích gieo trồng ước đạt 1.133,9 nghìn ha,

giảm 18,7 nghìn ha so với năm trước; năng suất ước đạt 46,1 tạ/ha, giảm 3,8 tạ/ha; sản

lượng ước đạt 5,23 triệu tấn, giảm 527,1 nghìn tấn. Diện tích giảm do chuyển đổi cơ

cấu cây trồng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, và ảnh hưởng thời tiết. Trong đó: 4,0

nghìn ha chuyển đổi mục đích sử dụng (làm đường giao thông, kênh mương thủy lợi và

các công trình cộng cộng khác sang đất phi nông nghiệp); 3,7 nghìn ha chuyển sang

trồng cây hàng năm khác; 2,4 nghìn ha chuyển sang trồng cây lâu năm; 1,6 nghìn ha

chuyển sang nuôi trồng thủy sản; 2,9 nghìn ha bỏ hoang, 1,9 nghìn ha không thể gieo

trồng do mưa bão đầu vụ. Một số tỉnh giảm nhiều là Hà Nội giảm 4,7 nghìn ha; Nghệ

An giảm 3,0 nghìn ha; Thanh Hóa giảm 2,2 nghìn ha; Hưng Yên giảm 2,0 nghìn ha;

Bắc Giang, Hải Phòng, Bắc Ninh, Sơn La giảm trên 1 nghìn ha,...

Năng suất, sản lượng lúa giảm do mưa dông trên diện rộng vào đúng thời kỳ

xuống giống và kết hạt, thu hoạch, đồng thời sâu bệnh hoành hành, đặc biệt là bệnh lùn

5

sọc đen lây lan gây hại suốt thời kỳ sinh trưởng của lúa. Trong đó kết quả sản xuất của

vùng ĐBSH giảm sâu nhất trong 5 năm gần đây do ảnh hưởng nặng nề của 2 cơn bão

liên tiếp số 10 và 11. Sản lượng toàn vùng ĐBSH đạt 2,5 triệu tấn, giảm 455,8 nghìn

tấn. Trong đó, các tỉnh giảm nhiều nhất là Nam Định giảm 130,2 nghìn tấn, Thái Bình

giảm 107,3 nghìn tấn, Hải Dương giảm 63,7 nghìn tấn, Hà Nội giảm 46,4 nghìn tấn,..

Tại các địa phương phía Nam: Diện tích lúa mùa 2017 đạt 629,6 nghìn ha, tăng

1,2 nghìn ha; năng suất đạt 47,0 tạ/ha, tăng 3,1 tạ/ha; sản lượng đạt 2,96 triệu tấn, tăng

199,8 nghìn tấn so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, vùng ĐBSCL đạt 236,1 nghìn ha,

giảm 7,3 nghìn ha; năng suất đạt 43,7 tạ/ha, tăng 5,9 tạ/ha; sản lượng đạt 1,0 triệu tấn,

tăng 111,4 nghìn tấn.

Sản lượng lúa tại các tỉnh phía Nam tăng trở lại do một số tỉnh không còn bị ảnh

hưởng thiên tai của năm 2016 đã trở lại sản xuất bình thường như Ninh Thuận tăng

29,3 nghìn tấn, Bình Thuận tăng 16,9 nghìn tấn, Đắk Lắk tăng 17,6 nghìn tấn, Tây

Ninh tăng 9,6 nghìn tấn,....

b) Cây Ngô

Diện tích ngô cả năm ước đạt 1,1 triệu ha, giảm 52,9 nghìn ha, bằng 95,4% so

cùng kỳ. Do không chịu ảnh hưởng khô hạn như năm trước nên năng suất ngô cả năm

ước đạt 46,7 tạ/ha, tăng 1,1 tạ/ha, bằng 102,5%. Sản lượng ước đạt 5,1 triệu tấn, giảm

114,6 nghìn tấn, bằng 97,8% do giảm diện tích gieo trồng. Diện tích trồng ngô giảm tại

hầu hết các địa phương trên cả nước do giá bán không ổn định nên người dân chuyển

sang trồng cây hàng năm khác, cây lâu năm có giá trị kinh tế cao (Thanh Hóa, Đắk Lắk,

Đồng Nai), hay chuyển sang trồng ngô sinh khối lấy thân lá bán phục vụ chăn nuôi bò

sữa, nuôi hươu (Hà Tĩnh, Nghệ An), hoặc giảm diện tích ngô trồng xen trong vườn cây

lâu năm khép tán (Đắc Lắc). Bên cạnh đó, một số diện tích ngô vụ đông tại các tỉnh

miền Bắc giảm do mưa nhiều gây ngập úng, người dân không xuống giống được. Các

tỉnh có diện tích ngô giảm nhiều là Sơn La giảm 14,3 nghìn ha; Đắk Lắk giảm 12,1

nghìn ha; Đồng Nai giảm 5,3 nghìn ha; Gia Lai giảm 4,6 nghìn ha; Nghệ An giảm 2,4

nghìn ha; Thanh Hóa giảm 2,7 nghìn ha,...

c) Cây hàng năm khác

- Khoai lang: cả nước gieo trồng được 121,8 nghìn ha, tăng 1,6 nghìn ha; năng

suất ước đạt 110,9 tạ/ha, tăng 5,3 tạ/ha; sản lượng ước đạt 1350,8 nghìn tấn, tăng 81,9

nghìn tấn. Diện tích khoai lang giảm tại nhiều tỉnh phía Bắc do ảnh hưởng của mưa lũ và

tăng tại một số tỉnh phía Nam như Vĩnh Long tăng 2,8 nghìn ha, Đồng Tháp tăng 1,1

nghìn ha, Đắk Lắk tăng 1,0 ha, Giai Lai tăng 0,7 ha do tại các địa phương này, giá khoai

lang ổn định ở mức khá cao, tiêu thụ sản phẩm thuận lợi, bà con hạch toán có lãi nên

nhiều hộ mạnh dạn đầu tư mở rộng quy mô sản xuất.

- Sắn: Diện tích sắn 2017 đạt 534,6 nghìn ha, giảm 34,4 nghìn ha; năng suất ước

đạt 193,4 tạ/ha, tăng 1,7 tạ/ha; sản lượng ước đạt 10,3 triệu tấn, giảm 569,1 nghìn tấn.

Diện tích sắn giảm do lo ngại sâu bệnh lây lan từ vụ trước, đồng thời khó tiêu thụ, giá

thấp nên người dân không còn mặn mà với cây sắn nữa mà đã chủ động thu hẹp diện

tích canh tác và chuyển sang trồng các loại khác cho hiệu quả kinh tế cao hơn. Mặt khác,

một số diện tích giảm trồng xen trên diện tích cây lâm nghiệp đã khép tán. Các tỉnh có

6

diện tích sắn giảm nhiều là Tây Ninh giảm 5,7 nghìn ha; Nghệ An giảm 3,6 nghìn ha;

Thanh Hóa giảm 2,9 nghìn ha; Đắk Nông giảm 2,3 nghìn ha,...

- Mía: Diện tích mía niên vụ 2017 tăng cả về diện tích, năng suất và sản lượng, cụ

thể: diện tích mía đạt 280,5 nghìn ha, tăng 12,8 nghìn ha, bằng 104,8% năm trước; năng

suất ước đạt 653,1 tạ/ha, tăng 10,3 tạ/ha; sản lượng ước đạt 18,3 triệu tấn, tăng 1,1 triệu

tấn, bằng 106,4%. Diện tích mía tăng so cùng kỳ do cơ chế thị trường, giá cả, thời tiết

biến động theo hướng có lợi cho người trồng mía. Mặt khác, để phát triển ổn định diện

tích cây mía, các nhà máy đã hỗ trợ chi phí cải tạo cơ sở hạ tầng, phá bờ lô tạo cánh

đồng lớn, đầu tư máy móc thiết bị để thay đổi phương thức canh tác, thực hiện cơ giới

hóa.

- Cây có hạt chứa dầu:

+ Đậu tương: Diện tích đậu tương cả nước năm 2017 ước đạt 68,5 nghìn ha, giảm

16,1 nghìn ha, bằng 80,9% so cùng kỳ; năng suất đạt 14,9 tạ/ha, tăng 0,3 tạ/ha; sản

lượng đạt 102,3 nghìn tấn, giảm 22,0 nghìn tấn, bằng 82,3%.

+ Lạc: Năm 2017 cả nước gieo trồng được 195,3 nghìn ha lạc, giảm 4,1 nghìn ha,

bằng 98%; sản lượng ước đạt 461,5 nghìn tấn, giảm 2,1 nghìn tấn, bằng 99,5%.

Diện tích cây đậu tương, lạc giảm chủ yếu trong vụ đông và vụ mùa do thời tiết

mưa nhiều nên một số diện tích không gieo trồng được. Bên cạnh đó, việc hỗ trợ sản xuất

đối với cây đậu tương tại nhiều địa phương không được thực hiện nữa nên người dân

chuyển sang trồng cây khác. Các tỉnh có diện tích đậu tương, lạc giảm nhiều là Hà Nội,

Hà Giang đậu tương giảm 4,2 nghìn ha; Long An lạc giảm 2,6 nghìn ha; Thanh Hóa đậu

tương giảm giảm 1,0 nghìn ha;...

+ Rau, đậu các loại: do người dân chuyển một số cây trồng có giá bán thấp, chi

phí đầu tư cao sang trồng rau nhanh cho thu hoạch, không mất nhiều công chăm sóc nên

diện tích rau trong những năm gần đây tiếp tục tăng. Năm 2017, diện tích gieo trồng rau

các loại ước đạt 937,3 nghìn ha, tăng 29,5 nghìn ha, bằng 103,2%; sản lượng rau ước đạt

16,5 triệu tấn, tăng 562,8 nghìn tấn, bằng 103,5%. Diện tích đậu các loại ước đạt 149,5

nghìn ha, giảm 10 nghìn ha, bằng 93,7%; sản lượng ước đạt 162,3 nghìn tấn, giảm 5,3

nghìn tấn, bằng 96,8% so cùng kỳ. Diện tích đậu các loại kém hơn cùng kỳ do ảnh

hưởng của thời tiết mưa nhiều, không thể gieo trồng.

Tiến độ gieo trồng vụ Đông xuân 2018

Thời điểm đầu vụ Đông thời tiết diễn biến thất thường, có nhiều cơn mưa với

cường độ lớn và kéo dài trên diện rộng do ảnh hưởng của hai cơn bão liên tiếp số 7 và số

8, đúng thời điểm bà con nông dân các tỉnh phía Bắc làm đất, gieo trồng hoa màu vụ

Đông 2017, khiến diện tích hoa màu vụ Đông 2017 giảm sâu, kéo theo kết quả sản xuất

vụ Đông Xuân 2017 giảm so với cùng kỳ, đặc biệt là các cây trồng không ưa ẩm như

lạc, đậu tương.

Tính đến trung tuần tháng 12, các địa phương phía Bắc gieo trồng được 106,6

nghìn ha ngô, bằng 84,4% cùng kỳ năm trước; 20,7 nghìn ha khoai lang, bằng 66%; 7,9

nghìn ha đậu tương, bằng 70,2 %; 6,4 nghìn ha lạc, bằng 102 % và 172,8 nghìn ha rau,

đậu các loại, tương đương 101,2 %,

7

Tại các địa phương phía Nam, do ảnh hưởng của nước lũ lên cao và rút chậm nên

đến thời điểm báo cáo, các tỉnh thành mới xuống giống được 764,5 nghìn ha lúa Đông

xuân 2018, bằng 85,6% cùng kỳ, trong đó cùng ĐB sông Cửu Long xuống giống được

749,8 ngàn ha, bằng 89,6% cùng kỳ. Trong quá trình phát triển của cây lúa Đông xuân

từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2017, thời tiết diễn biến phức tạp, mưa ẩm, sương mù, ngày

nóng đêm lạnh, làm cho sâu bênh trên cây lúa bùng phát, nhất là bệnh đạo ôn cổ bông và

hiện tượng mũi hành (bông lúa bị bít đầu lại, không trổ thoát được), gây lép hạt. Bên

cạnh đó, nhiều tỉnh thuộc ĐBSCL như Cần Thơ, Đồng Tháp, Long An còn bị ảnh hưởng

của mưa dông trái mùa diễn ra ở thời điểm lúa đang trỗ, chín và thu hoạch làm cho nhiều

diện tích lúa bị đổ ngã, tỷ lệ thất thoát trong thu hoạch cao, dẫn đến cả năng suất, sản

lượng lúa Đông xuân giảm nhiều so cùng kỳ.

2.1.1.2. Cây lâu năm

Năm 2017, tổng diện tích gieo trồng cây lâu năm sơ bộ đạt 3.392,6 nghìn ha,

tăng 76,8 nghìn ha, tương đương tăng tăng 2,3% so năm 2016. Nhóm cây ăn quả đạt

923,9 nghìn ha, tăng 52,5 nghìn ha; nhóm cây công nghiệp đạt 2.215,1 nghìn ha, tăng

35,2 nghìn ha; nhóm cây gia vị dược liệu đạt 49,1 nghìn ha, giảm 9,7 nghìn ha; nhóm

cây lâu năm khác đạt 34,7 nghìn ha, giảm 5,1 nghìn ha.

Diện tích trồng cây ăn quả tăng 52,5 nghìn ha, tương đương tăng 6,0% và tăng tập

trung ở nhóm cây có múi (cam, bưởi), cây thanh long, đu đủ. Đối với cây nhãn, vải duy

trì diện tích nhưng tại những vùng trồng tập trung giảm mạnh do bệnh chổi rồng gây hại

(ĐBSCL), diện tích cây vải giảm trên toàn miền Bắc do hiệu quả kinh tế suy giảm so với

các cây trồng khác.

Diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm tăng 35,2 nghìn ha, tương đương tăng

1,6%. Trong đó, diện tích cây hồ tiêu tăng 22,7 nghìn ha (+17,6%); diện tích cà phê tăng

14,1 nghìn ha (+2,2%); diện tích điều tăng 4,4 nghìn ha (+1,5%); diện tích chè giảm 4,1

nghìn ha (-3,1%); cao su giảm 1,9 nghìn ha (-0,2%). Nguyên nhân, vùng chè Yên Bái và

một số tỉnh miền núi phía Bắc đang có xu hướng chặt bỏ chè già cỗi chuyển sang nhóm

cây có múi (đặc biệt là cây cam); Lâm đồng chuyển sang trồng cây tiêu; do cao su xuống

giá, các tỉnh Tây nguyên và Đông Nam bộ đang có xu hướng phá bỏ vườn cao su già cỗi

chuyển sang trồng tiêu và sắn.

Nhóm cây gia vị dược liệu và cây lâu năm khác có diện tích giảm là do diện tích

vườn tạp được cải tạo trồng chuyên canh cây ăn quả.

a) Cây ăn quả

Nhìn chung, sản lượng cây ăn quả năm 2017 tăng khá do nhiều cây trồng tăng về

diện tích và có thị trường tiêu thụ, cụ thể:

- Cây nho: Diện tích đạt 1,3 nghìn ha, giảm 7,5%; sản lượng đạt 28,7 nghìn tấn,

tăng 7,1%.

- Cây xoài: Diện tích đạt 92,7 nghìn ha, tăng 6,0 nghìn ha (+6,9%) so với năm

2016; năng suất đạt 103,8 tạ/ha, tăng 6,3%; sản lượng đạt 788,2 nghìn tấn, tăng 60, 2

nghìn tấn (+8,3 %);

8

- Cây chuối: Diện tích đạt 140,2 nghìn ha, tăng 1,6% so năm 2016; sản lượng đạt

2.066,2 nghìn tấn, tăng 5,21%;

- Cây Thanh Long: Trong những năm gần đây do thị trường xuất khẩu tốt, giá cả

ổn định nên diện tích và sản lượng thanh long tăng cao. Diện tích năm 2017 sơ bộ đạt

48,9 nghìn ha, tăng 4.344 ha (+9,75%) so năm 2016; sản lượng đạt 952,8 nghìn tấn, tăng

119,1 nghìn tấn (+14,2%). Đặc biệt diện tích và sản lượng tăng mạnh ở 3 tỉnh trọng điểm

là Bình Thuận, Long An, Tiền Giang nơi chiếm đến gần 95% sản lượng thanh long cả

nước: Bình Thuận diện tích tăng 2,7%, sản lượng tăng 4,3% so với năm 2016; Long An

diện tích tăng 20,1%, sản lượng tăng 29,0%; Tiền Giang diện tích tăng 25,5%, sản lượng

tăng 24,6%.

- Nhóm cây có múi (cam, quýt, bưởi): Nhóm cây có múi tăng mạnh về diện tích

và sản lượng do không bị ảnh hưởng nhiều từ thời tiết, hạn hán. Đặc biệt, tại vùng Tây

Bắc đang có xu hướng chuyển đổi các vườn chè, vườn vải già cỗi, sang trồng Cam,

Bưởi. Trong đó: Cam diện tích đạt 90,7 nghìn ha, tăng 12,1%, sản lượng đạt 772,6 nghìn

tấn, tăng 20,4%; Quýt diện tích đạt 21,9 nghìn ha, tăng 7,2%, sản lượng đạt 175,5 nghìn

tấn, tăng 6,3%; Chanh diện tích đạt 34,8 nghìn ha, tăng 2%, sản lượng đạt 336,3 nghìn

tấn, tăng 7,9%; Bưởi diện tích đạt 74,2 nghìn ha, tăng 22,4%, sản lượng đạt 571,3 nghìn

tấn, tăng 13,4%.

- Cây nhãn, vải: Tại miền Bắc, diện tích cây nhãn, vải sụt giảm do tình trạng chặt

bỏ tại những vùng không phù hợp khí hậu, thổ nhưỡng và cây già cỗi. Tại miền Nam

bệnh chổi rồng đối với cây nhãn chưa khống chế triệt để còn trên diện rộng nên các nhà

vườn buộc phải đốn bỏ diện tích đang cho sản phẩm. Thời tiết không thuận lợi khi nhãn,

vải ra hoa ở miền Bắc đã ảnh hưởng nhiều đến năng suất, sản lượng. Trong đó: nhãn

diện tích tăng 2,9%, sản lượng giảm 1,1%; vải diện tích giảm 4,7%, sản lượng giảm

24,1%.

b) Cây công nghiệp lâu năm

- Cây chè búp: Trong những năm qua, nhiều tỉnh đã chú trọng phát triển nhiều

giống chè cành cho năng suất cao đã được đưa vào trồng đại trà. Việc chuyển đổi từ trồng

chè hạt sang trồng chè cành, đưa nhiều giống chè ngoại vào canh tác và áp dụng các tiến

bộ khoa học kỹ thuật vào thâm canh chè trên diện tích lớn, năng suất và chất lượng chè

búp tươi đã không ngừng tăng. Năm 2017, thời tiết khô hạn cũng ảnh hưởng không nhỏ

đến năng suất chè, các vùng không chuyên canh chè đang có xu hướng chuyển đổi sang

cây trồng khác. Diện tích chè ước đạt 129,3 nghìn ha, giảm 4,1 nghìn ha (-3,1%); năng

suất đạt 90,1 tạ/ha, tăng 3 tạ/ha; sản lượng đạt 1.040,8 nghìn tấn, tăng 7,2 nghìn tấn (+0,7

%) so năm 2016.

- Cây cà phê: Diện tích cà phê đạt 664,6 nghìn ha, tăng 14,1 nghìn ha (+2,2 %);

năng suất tăng 3,1%; sản lượng đạt 1.529,7 nghìn tấn, tăng 68,9 tấn (+4,7%) so 2016.

- Cây điều: Do ảnh hưởng thời tiết khô hạn kéo dài, có sương mù, sương muối khi

điều ra hoa nên năng suất sụt giảm nghiêm trọng. Theo xu thế diện tích cây điều đang

giảm dần theo thời gian nhưng năm nay đang trên đã tái canh tại một số vùng nên diện

tích tăng so với năm 2016. Diện tích điều đạt 297,5 nghìn ha, tăng 4,4 nghìn ha (+1,5%)

9

so năm 2016; năng suất đạt 7,4 tạ/ha, giảm 3,4 tạ/ha; sản lượng đạt 210,9 nghìn tấn giảm

94,4 nghìn tấn (-30,9%) so năm 2016.

- Cây hồ tiêu: Diện tích gieo trồng đạt 152,0 nghìn ha, tăng 22,7 nghìn ha (+17,6

%) so năm 2016; sản lượng đạt 241,5 nghìn tấn, tăng 25,1 nghìn tấn (+11,6%). Nguyên

nhân chính sản lượng tăng do giá cả thị trường xuất khẩu những năm gần đây tăng và

giữ ổn định, người trồng hồ tiêu có lãi cao nên đã kích thích sự chuyển dịch diện tích các

cây trồng khác sang trồng tiêu từ những năm trước. Năm 2017, giá tiêu trên thị trường

thế giới sụt giảm đã ảnh hưởng đến giá thị trường trong nước, giá tiêu trong nước đã

giảm từ 200.000 đồng/kg vào năm ngoái xuống còn khoảng 70.000đ/kg. Đây cũng là tín

hiệu bão hòa khi Việt Nam là nước chiếm trên 50% sản lượng tiêu thế giới, diện tích và

sản lượng tăng liên tục trong những năm gần đây1.

- Cây cao su: Diện tích trồng mới chủ yếu là trồng thay thế diện tích già cỗi, diện

tích cao su đạt 971,6 nghìn ha, giảm 1,9 nghìn ha (-0,2%); năng suất đạt 16,7 tạ/ha, tăng

0,1 tạ/ha; sản lượng đạt 1.086,7 nghìn tấn, tăng 51,4 nghìn tấn (+4,96%).

2.1.2 Bảo vệ thực vật

Theo Cục Bảo Vệ thực vật, trong tháng 12 diện tích lúa bị nhiễm bệnh do sinh

vật gây hại như (rầy nâu hại lúa, bệnh đạo ôn, bệnh bạc lá..) giảm so với kỳ trước,

song 1 số bệnh như bệnh đạo ôn cổ bông, bệnh khô vằn, bệnh đen lép hạt, chuột có

dấu hiệu tăng mạnh. Phần lớn các loại dịch hại này tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía

Nam và 1 số tỉnh ở Bắc Bộ.

Diện tích lúa bị nhiễm dịch hại như sau.

- Rầy hại lúa: Diện tích nhiễm 28.670 ha, giảm 1.903 ha so với kỳ trước, tăng

13.115 ha so với cùng kỳ, nặng 3.093 ha. Tập trung chủ yếu tại các tỉnh phía Nam.

- Bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá: Diện tích nhiễm 421 ha, tăng 421 ha so với kỳ

trước, tăng 406 ha so với cùng kỳ. Tập trung tại các tỉnh Long An, Đồng Tháp, Hậu

Giang, Bạc Liêu.

- Bệnh đạo ôn hại lá: Diện tích nhiễm 5.890 ha, giảm 533 ha so với kỳ trước,

giảm 13.517 ha so với cùng kỳ, nặng 04 ha. Tập trung tại các tỉnh phía Nam.

- Bệnh đạo ôn cổ bông: Diện tích nhiễm 6.097 ha, tăng 101 ha so với kỳ trước,

giảm 2.927 ha so với cùng kỳ, nặng 16 ha. Tập trung tại các tỉnh phía Nam.

- Sâu cuốn lá nhỏ: Diện tích nhiễm 792 ha, giảm 1.695 ha so với kỳ trước, giảm

02 ha so với cùng kỳ. Tập trung chủ yếu tại các tỉnh phía Nam.

- Bệnh bạc lá: Diện tích nhiễm 13.245 ha, giảm 2.888 ha so với kỳ trước, tăng

2.901 ha so với cùng kỳ, nặng 167 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng,

Kiên Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang.

Bệnh khô vằn: Diện tích nhiễm 4.367 ha, tăng 3.282 ha so với kỳ trước, tăng

2.464 ha với cùng kỳ. Phân bố tại tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bình Phước.

1Năm 2013 diện tích trồng tiêu tăng 14,6%, sản lượng tăng 7,8%; năm 2014 diện tích tăng 24,1%, sản lượng tăng

21,3%; năm 2015 diện tích tăng 16,6%, sản lượng tăng 16,1%; năm 2016 diện tích tăng 27,3%, sản lượng tăng

22,4%; năm 2017 diện tích tăng 17,6%, sản lượng tăng 11,6%.

10

- Bệnh đen lép hạt: Diện tích nhiễm 8.214 ha, tăng 1.722 ha so với kỳ trước,

giảm 8.748 ha với cùng kỳ, nặng 53 ha. Tập trung chủ yếu tại các tỉnh Bạc Liêu, Sóc

Trăng, Kiên Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp.

- Chuột: Diện tích hại 4.373 ha, tăng 422 ha so với kỳ trước, giảm 4.264 ha so với

cùng kỳ, nặng 05 ha. Phân bố tập trung tại các tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, Đồng Tháp,

Kiên Giang, Cà Mau.

- Ốc bươu vàng: Diện tích hại 4.725 ha, tăng 461 ha so với kỳ trước, giảm 3.976

ha so với cùng kỳ, nặng 05 ha. Phân bố tập trung tại các tỉnh Sóc Trăng, Long An, Đồng

Tháp, Kiên Giang, Hậu Giang.

- Ngoài ra, sâu năn (248 ha), sâu đục thân (279 ha), nhện gié (727 ha), bọ trĩ (723

ha) .

2.2 Chăn nuôi

2.2.1 Tình hình sản xuất chăn nuôi

Năm 2017, tình hình sản xuất chăn nuôi trên cả nước nói chung gặp nhiều biến

động. Đặc biệt là giá thịt lợn giảm sâu từ đầu năm khiến người chăn nuôi chịu thua lỗ.

Sau nhiều tháng chạm đáy, giá lợn hơi những tháng cuối năm đang có dấu hiệu tăng trở

lại nhưng vẫn không đủ để người chăn nuôi có lãi. Tình trạng giá thấp kéo dài, khó khăn

trong khâu tiêu thụ khiến người chăn nuôi lợn giảm đàn, bỏ đàn, treo chuồng. Đối với

những cơ sở chăn nuôi có quy mô lớn thì đang nuôi cầm chừng và giảm dần quy mô.

Tuy chăn nuôi lợn gặp nhiều khó khăn, nhưng các loại hình chăn nuôi khác như gia cầm

và bò vẫn đang phát triển khá tốt và ổn định.

a) Chăn nuôi trâu, bò: Đàn trâu, bò cả nước trong năm nhìn chung không có biến

động lớn. Trong vài tháng cuối năm, một số tỉnh có xuất hiện các ổ dịch lở mồm long

móng trong phạm vi nhỏ lẻ nhưng hiện đã được dập tắt. Đàn bò phát triển khá tốt do có

nhiều chương trình hỗ trợ của Nhà nước, dự án đầu tư của các tổ chức, doanh nghiệp

được triển khai, thị trường tiêu thụ thuận lợi, ít dịch bệnh, hiệu quả kinh tế cao. Theo kết

quả điều tra chăn nuôi kỳ 01/10/2017, đàn trâu cả nước có 2,49 triệu con, giảm 1,1% so

với cùng kỳ năm 2016, sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng đạt 87,9 nghìn tấn, tăng

1,5%; đàn bò có 5,6 triệu con, tăng 2,9%, sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng đạt 321,7

nghìn tấn, tăng 4,2%, sản lượng sữa bò đạt 881,3 triệu lít, tăng 10,8%. Một số tỉnh phát

triển tốt đàn bò sữa, chiếm tỷ trọng lớn trong sản lượng sữa cả nước là Hồ Chí Minh đạt

285,5 triệu lít, tăng 2,4%; Nghệ An đạt 225,9 triệu lít, tăng 9,5%; Sơn La đạt 81,8 triệu

lít, tăng 11,4%; Lâm Đồng đạt 75,5 triệu lít, tăng 8,0%; Hà Nội đạt 40,2 triệu lít, tăng

2,01%.

b) Chăn nuôi lợn: Thị trường tiêu thụ thịt lợn vẫn chưa khởi sắc, giá bán thịt lợn ở

mức thấp khiến người chăn nuôi tiếp tục chịu thua lỗ. Theo kết quả điều tra chăn nuôi kỳ

01/10/2017, đàn lợn cả nước có 27,4 triệu con, giảm 5,7%, sản lượng thịt lợn hơi xuất

chuồng đạt 3,7 triệu tấn, tăng 1,9%.

c) Chăn nuôi gia cầm: Đàn gia cầm cả nước tiếp tục phát triển, thị trường tiêu thụ

tốt, giá bán thịt gia cầm ở mức có lãi cho người chăn nuôi. Các mô hình gia trại, trang

trại đa dạng về đối tượng và chất lượng đàn ngày càng tăng. Người chăn nuôi tập trung

sản xuất để đáp ứng thị trường tiêu thụ cuối năm và dịp tết sắp tới. Theo kết quả điều tra

11

chăn nuôi kỳ 01/10/2017, đàn gia cầm cả nước ước có 385,5 triệu con, tăng khoảng

6,6%, sản lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng đạt 1,03 triệu tấn, tăng 7,3%, sản lượng

trứng gia cầm đạt 10,6 triệu quả, tăng 12,6%. Một số tỉnh có sản lượng trứng gia cầm lớn

tăng cao là: Thái Nguyên tăng 33,04%, Bắc Giang tăng 15,02%; Phú Thọ tăng 41,58%;

Thanh Hóa tăng 14,86%; Hà Tĩnh tăng 19,48%; Bình Định tăng 27,81%; Lâm Đồng

tăng 18,23%; Long An tăng 26,97%; Tiền Giang tăng 20,47% và Sóc Trăng tăng

38,99%.

2.2.2 Tình hình dịch bệnh

- Dịch cúm gia cầm: Tính đến ngày 25/12/2017 cả nước không còn tỉnh nào phát

sinh dịch cúm gia cầm.

- Dịch lợn tai xanh: Tính đến ngày 25/12/2017 cả nước không còn tỉnh nào có

phát sinh dịch lợn tai xanh.

- Dịch lở mồm long móng: Tính đến ngày 25/12/2017 cả nước còn tỉnh nào có

phát sinh dịch lở mồm long móng.

2.3.1 Thực hiện công tác lâm sinh

Trong năm 2017, do thời tiết và một số chính sách của nhà nước thuận lợi cho

công việc trồng rừng vì vậy diện tích trồng rừng tăng so với năm 2016. Tính đến cuối

tháng 12, kết quả thực hiện một số chỉ tiêu lâm nghiệp như sau:

- Diện tích rừng trồng mới tập trung đạt 236,6 nghìn ha, tăng 2,1% so với cùng kỳ

năm trước, trong đó: Trồng mới rừng phòng hộ, đặc dụng đạt 15,2 ngàn ha, giảm 19,9%

so với cùng kỳ năm trước; Trồng mới rừng sản xuất đạt 221,5 ngàn ha, tăng 4,1% so với

cùng kỳ năm trước.

- Diện tích rừng trồng được chăm sóc đạt 535,4 ngàn ha, tăng 11,6% so với cùng

kỳ năm trước;

- Diện tích rừng được giao khoán bảo vệ đạt 6.237,8 ngàn ha, tăng 0,6% so với

cùng kỳ năm trước.

- Sản lượng gỗ khai thác ước đạt 11.455,0 nghìn m3, tăng 12,4% so với cùng kỳ

năm trước.

+ Miền Bắc: Đến cuối tháng 12, các tỉnh miền Bắc đã trồng được 169.881 ha

rừng, tăng 1,9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó:

Bắc Trung Bộ là vùng có diện tích trồng rừng đạt cao hơn so với năm trước, đạt

54.311 ha (+14,6%), Đồng bằng sông Hồng đạt 14.410 ha, giảm 0,6% so với cùng kỳ

năm trước, Trung du và miền núi phía Bắc trồng đạt 101.160 ha (giảm 3,6%) so với

cùng kỳ năm trước. Những tỉnh có diện tích trồng rừng nhiều và tiến độ nhanh hơn so

với cùng kỳ năm trước là Quảng Ninh 12.600 ha (+2,7%), Tuyên Quang trồng đạt

12.260 ha (+12,7%), Hà Giang 8.868 ha (+12%).

+ Miền Nam: Đến cuối tháng 12, các địa phương trồng đạt 66.025 ha, tăng 3,9%

so với cùng kỳ năm trước. Vùng Tây Nguyên có diện tích trồng rừng tăng với năm 2016

cao nhất, đạt 11.772 ha (+34,3%), Đồng bằng sông Cửu Long đạt 8.052 ha (+11,5%),

Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đạt 44.629 (-0,0%), bằng cùng kỳ năm trước, Đông

12

Nam Bộ đạt 1.572 ha (-45,9%). Một số tỉnh có diện tích trồng rừng tăng so với cùng kỳ

năm trước là: Quảng Ngãi trồng đạt 12.843ha (+3,1%), Gia Lai đạt 5.637 ha (+236%),

Phú Yên đạt 5.471 ha (+18,9%).

2.3.2 Tình hình cháy và chặt phá rừng

Cháy rừng: Trong năm 2017, diện tích rừng bị cháy trong cả nước là 471,7 ha,

giảm 80% so với năm trước.

Phá rừng: Cả năm, diện tích rừng bị phá là 1.044 ha, giảm 2,9% so với năm trước.

2.4 Nghề muối

Năm 2017, thời tiết diễn biến phức tạp, mưa, bão nhiều nên sản lượng muối

trong cả nước đạt thấp, các địa phương tập trung tiêu thụ lượng muối tồn từ năm 2016,

song tình hình tiêu thụ muối chậm. Ước tính sản lượng muối năm 2017 cả nước đạt

khoảng 650.000 tấn, bằng 49% so với cùng kỳ 2016, cùng với lượng muối nhập khẩu

đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng muối trong nước. Theo Cục Kinh tế hợp tác

và PTNT, tổng nguồn cung muối là 1.697.567 tấn, bao gồm lượng muối luân chuyển từ

năm 2016 sang: 547.567 tấn; sản xuất trong nước: 650.000 tấn; nhập khẩu: 500.000

tấn. Tổng nhu cầu muối năm 2017 là 1.550.000 tấn, bao gồm cho ăn uống tiêu dùng

hàng ngày: 470.000 tấn; phục vụ sản xuất công nghiệp hoá chất: 300.000 tấn; bảo quản,

chế biến hải sản: 200.000 tấn; nhu cầu khác: 360.000 tấn; hao hụt trong chế biến (20%),

lưu thông: 180.000 tấn; xuất khẩu: 40.000 tấn. Như vậy, cung vượt cầu và lượng muối

luân chuyển sang năm 2018 là 147.567 tấn.

2.5. Thủy sản

2.5.1 Khai thác thủy sản

Sản lượng thủy sản khai thác tang so với năm 2016 do thời tiết và tình hình ngư

trường tương đối thuận lợi, các đàn cá nổi liên tục xuất hiện, them vào đó là Nghị định

67/2014/NĐ-CP của Chính phủ tiếp tục được triển khai khá hiệu quả và sự phát triển của

dịch vụ hậu cần nghề cá, dự báo ngư trường tạo động lực cho ngư dân ra khơi bám biển,

đẩy mạnh khai thác xa bờ. Bên cạnh đó, ngư dân cũng linh hoạt trong việc chuyển đổi

ngư trường theo mùa vụ. Khai thác thủy sản biển ở các tỉnh Bắc Trung Bộ cũng đã hồi

phục lại sau sự cố Formosa năm 2016. Sản lượng thủy sản khai thác ước tính đạt 3395,5

nghìn tấn, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Khai thác biển ước đạt 3199,2

nghìn tấn, tăng 5,4%; Khai thác nội đạt 196,3 nghìn tấn, tăng 3,2%

2.5.2 Nuôi trồng thủy sản

Nuôi trồng thuỷ sản năm 2017 đạt được kết quả khá khả quan cả ở nuôi tôm và cá

nhờ áp dụng cải tiến trong kỹ thuật nuôi, chủ động phòng chống dịch bệnh.

Sản lượng nuôi trồng thủy sản tháng 12 năm 2017 ước đạt 315 ngàn tấn, tăng

16,5% so với cùng kì năm trước, đưa tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản cả năm 2017

đạt 3.833 ngàn tấn, tăng 5,2% so với cùng kỳ năm trước. Tình hình sản xuất một số

loài cụ thể như sau:

+ Cá Tra: Năm 2017 được xem là năm trở lại của con cá tra. Giá cá tra thương

phẩm tăng từ đầu năm và hiện ở mức 25.000 – 27.000 đ/kg (với mức giá này người

13

nuôi lãi từ 4.000 – 6.000 đ/kg). Người nuôi liên tục phải trải qua các giai đoạn bấp

bênh của thị trường tiêu thụ nên có nhiều kinh nghiệm thả nuôi. Diện tích nuôi cá tra

của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long năm 2017 đạt 6.078 ha, tăng 3,1% so với cùng

kỳ năm ngoái. Sản lượng thu hoạch 12 tháng đạt 1.252 ngàn tấn (+5,4%). Trong đó,

các tỉnh có diện tích nuôi lớn đạt sản lượng cá tra tăng mạnh là Đồng Tháp với sản

lượng 466,3 ngàn tấn, tăng 6,0% so với cùng kỳ, An Giang với sản lượng 261,6 ngàn

tấn (+5,9%), Cần Thơ với sản lượng đạt 174,2 ngàn tấn (+6,4%).

+ Tôm: Sản lượng thu hoạch tôm nước lợ cả năm 2017 ước đạt 701 ngàn tấn,

tăng trưởng khá so với cùng kỳ năm 2016 (+8,9%). Các hộ nuôi trồng thủy sản hiện

đang triển khai thực hiện việc gia cố, nạo vét, vệ sinh cải tạo ao đìa để chuẩn bị thả giống

nuôi trồng vụ 1 năm 2018 khi điều kiện thích hợp.

Giá tôm thương phẩm dao động như sau: Tôm thẻ chân trắng: Cỡ 60 - 70 con/kg,

giá từ 120.000 - 130.000 đồng/kg; cỡ 100 - 110 con/kg, giá từ 105.000 – 110.000

đồng/kg. Tôm sú: Cỡ 40 - 50 con/kg, giá từ 210.000 - 220.000 đồng/kg; cỡ 70 - 80

con/kg, giá từ 130.000 - 140.000 đồng/kg.

Diện tích và sản lượng nuôi tôm nước lợ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long tăng

mạnh. Cụ thể là: diện tích nuôi tôm sú 12 tháng năm 2017 đạt 595,8 ngàn ha (+1,3%)

với sản lượng thu hoạch 270,5 ngàn tấn, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm trước. Nuôi

tôm thẻ chân trắng với diện tích 110,1 ngàn ha (+10,1%) và sản lượng thu hoạch đạt

430,5 ngàn tấn, tăng tới 11,8% so với cùng kỳ năm 2016.

3. TÌNH HÌNH CHẾ BIẾN

Theo Cục chế biến và Phát triển thị trường nông sản, tính đến ngày 15/12/2017,

trên cả nước có 20 nhà máy đã vào vụ sản xuất (riêng khu vực Miền Trung – Tây

Nguyên hầu hết các nhà máy chưa vào vụ), ép được 1.287.222 tấn mía, sản xuất được

113.236 tấn đường, so với cùng kỳ năm trước lượng mía ép giảm 51.000 tấn, lượng

đường giảm 20.423 tấn.

Giá mua mía 10 CCS tại ruộng của các nhà máy dao động từ 850.000đ/tấn –

1.150.000 đ/tấn, tương đương với cùng kỳ năm trước.

Giá bán buôn đường kính trắng loại 1 (có VAT) tại nhà máy có giao động giảm

nhẹ so với tháng trước, hiện đang giữ ở mức 13.000 – 13.600đ/kg.

4. XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG LÂM THỦY SẢN, PHÂN BÓN

4.1 Xuất khẩu nông lâm và thủy sản

Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tháng 12 năm 2017 ước đạt 3,13 tỷ

USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu năm 2017 đạt 36,37 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ

năm 2016. Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 18,96 tỷ

USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm 2016; Giá trị xuất khẩu thuỷ sản ước đạt 8,32 tỷ

USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2016; Giá trị xuất khẩu các mặt hàng lâm sản

chính ước đạt 7,97 tỷ USD, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm 2016.

Kết quả cụ thể một số mặt hàng chủ yếu như sau:

Gạo: Khối lượng gạo xuất khẩu tháng 12 năm 2017 ước đạt 426 nghìn tấn với

giá trị đạt 199 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu gạo năm 2017 ước đạt 5,89 triệu

14

tấn và 2,66 tỷ USD, tăng 22,4% về khối lượng và tăng 23,2% về giá trị so với cùng kỳ

năm 2016. Giá gạo xuất khẩu bình quân 11 tháng năm 2017 đạt 450,9 USD/tấn, giảm

0,37% so với cùng kỳ năm 2016. Trung Quốc vẫn tiếp tục đứng vị trí thứ nhất về thị

trường nhập khẩu gạo của Việt Nam trong 11 tháng đầu năm 2017 với 39,5% thị phần.

Xuất khẩu gạo sang thị trường này trong 11 tháng đầu năm 2017 đạt 2,17 triệu tấn và

972,64 triệu USD, tăng 35,2% về khối lượng và tăng 34,7% về giá trị so với cùng kỳ

năm 2016. Mười một tháng đầu năm 2017, các thị trường có giá trị xuất khẩu gạo giảm

mạnh là Hồng Kông (-41,2%) và Gana (-10,6%).

Cà phê: Xuất khẩu cà phê tháng 12 năm 2017 ước đạt 138 nghìn tấn với giá trị

đạt 284 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu cà phê năm 2017 ước đạt 1,42 triệu tấn

và 3,21 tỷ USD, giảm 20,2% về khối lượng và giảm 3,8% về giá trị so với cùng kỳ

năm 2016. Giá cà phê xuất khẩu bình quân 11 tháng đầu năm 2017 đạt 2.279,5

USD/tấn, tăng 23,8% so với cùng kỳ năm 2016. Đức và Hoa Kỳ tiếp tục là hai thị

trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam trong 11 tháng đầu năm 2017 với thị

phần lần lượt là 14,6% và 12,7%. Các thị trường có giá trị xuất khẩu cà phê trong 11

tháng đầu năm 2017 tăng mạnh là: Ấn Độ (13,3%) và Italia (10,6%).

Cao su: Ước tính khối lượng xuất khẩu cao su tháng 12 năm 2017 đạt 175 nghìn

tấn với giá trị đạt 253 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu cao su năm 2017 ước đạt

1,39 triệu tấn và 2,26 tỷ USD, tăng 11% về khối lượng và tăng 35,6% về giá trị so với

cùng kỳ năm 2016. Giá cao su xuất khẩu bình quân 11 tháng đầu năm 2017 đạt 1.654,7

USD/tấn, tăng 28,3% so với cùng kỳ năm 2016. Trung Quốc, Malaysia và Ấn Độ là 3

thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam trong 11 tháng đầu năm 2017, chiếm

thị phần lần lượt 64%, 5,2% và 3,9%. Giá trị xuất khẩu cao su sang 3 thị trường này

lần lượt là: 1,29 tỷ USD, tăng 51,8%; 104,9 triệu USD, giảm 8,8% và 78,4 triệu USD,

giảm 29,9% so với cùng kỳ năm 2016.

Chè: Khối lượng xuất khẩu chè tháng 12 năm 2017 ước đạt 12 nghìn tấn với giá

trị đạt 21 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu chè năm 2017 ước đạt 140 nghìn tấn và

229 triệu USD, tăng 7,2% về khối lượng và tăng 5,6% về giá trị so với cùng kỳ năm

2016. Giá chè xuất khẩu bình quân 11 tháng đầu năm 2017 đạt 1.626.3 USD/tấn, giảm

1,4% so với cùng kỳ năm 2016. Trong 11 tháng đầu năm 2017, khối lượng chè xuất

khẩu sang Pakistan – thị trường lớn nhất của Việt Nam với 29,8% thị phần, giảm

12,8% về khối lượng và giảm 8,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Các thị trường

có giá trị xuất khẩu chè trong 11 tháng đầu năm 2017 tăng mạnh là Tiểu Vương Quốc

Ả Rập Thống Nhất (gấp 2,25 lần) %), Đài Loan (+58,3%) và Ả Rập XêÚt (+22,7%).

Hạt điều: Khối lượng hạt điều xuất khẩu tháng 12 năm 2017 ước đạt 30 nghìn

tấn với giá trị 302 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu hạt điều năm 2017 ước đạt 353

nghìn tấn và 3,52 tỷ USD, tăng 1,9% về khối lượng và tăng 23,8% về giá trị so với

cùng kỳ năm 2016. Giá hạt điều xuất khẩu bình quân 11 tháng đầu năm 2017 đạt

9.926,3 USD/tấn, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2016. Hoa Kỳ, Hà Lan và Trung

Quốc vẫn duy trì là 3 thị trường nhập khẩu điều lớn nhất của Việt Nam chiếm thị phần

lần lượt là 35%, 15,6% và 12,9% tổng giá trị xuất khẩu hạt điều. Mười một tháng đầu

năm 2017, các thị trường có giá trị xuất khẩu hạt điều tăng mạnh là Nga (56,3%), Hà

Lan (44,7%), Thái Lan (41,4%), Hoa Kỳ (27%), Anh (24,8%) và Israen (13,5%).

15

Tiêu: Khối lượng tiêu xuất khẩu tháng 12 năm 2017 ước đạt 11 nghìn tấn, với

giá trị đạt 49 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu tiêu năm 2017 ước đạt 214 nghìn

tấn và 1,12 tỷ USD, tăng 20,5% về khối lượng nhưng giảm 21,9% về giá trị so với

cùng kỳ năm 2016. Giá tiêu xuất khẩu bình quân 11 tháng đầu năm 2017 đạt 5.258,1

USD/tấn, giảm 34,7% so với cùng kỳ năm 2016. Ba thị trường xuất khẩu tiêu lớn nhất

của Việt Nam trong 11 tháng đầu năm 2017 là Hoa Kỳ, Ấn Độ, và Tiểu Vương Quốc

Ả Rập Thống Nhất với thị phần lần lượt là 19,6%, 6,8%, và 5,7%.

Gỗ và sản phẩm gỗ: Ước giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ tháng 12 năm

2017 đạt 697 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ năm 2017 ước

đạt 7,6 tỷ USD, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm 2016. Hoa Kỳ, Trung Quốc, và Nhật

Bản là 3 thị trường nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam trong 11

tháng đầu năm 2017 với thị phần lần lượt là 42,8%, 14%, và 13,5%. Các thị trường có

giá trị xuất khẩu gỗ tăng mạnh là Hoa Kỳ (17,6%), Canada (15,5%) và Hàn Quốc

(15,3%).

Thuỷ sản: Giá trị xuất khẩu thủy sản tháng 12 năm 2017 ước đạt 714 triệu USD,

đưa khối lượng xuất khẩu thủy sản năm 2017 ước đạt 8,32 tỷ USD, tăng 18% so với

cùng kỳ năm 2016. Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc là 4 thị trường nhập

khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam trong 11 tháng đầu năm 2017, chiếm 55,3%

tổng giá trị xuất khẩu thủy sản. Trong 11 tháng đầu năm 2017, các thị trường có giá trị

xuất khẩu thủy sản tăng mạnh là Trung Quốc (64,4%), Hà Lan (48,6%), Anh (36,4%),

Hàn Quốc (29,1%), Canada (22,3%) và Nhật Bản (20%).

Hàng rau quả: Giá trị xuất khẩu hàng rau quả tháng 12 năm 2017 ước đạt 276

triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu hàng rau quả năm 2017 ước đạt 3,45 tỷ USD, tăng

40,5% so với cùng kỳ năm 2016. Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ và Hàn Quốc là 4 thị

trường nhập khẩu hàng đầu của hàng rau quả Việt Nam trong 11 tháng đầu năm 2017

với thị phần lần lượt là 75,7%, 3,7%, 2,9%, và 2,5%. Trong 11 tháng đầu năm 2017,

các thị trường có giá trị xuất khẩu hàng rau quả tăng mạnh là Nhật Bản (70,6%), Tiểu

Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất (57,4%), và Trung Quốc (54,9%).

Sắn và các sản phẩm từ sắn: Khối lượng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn

trong tháng 12 năm 2017 ước đạt 446 nghìn tấn với giá trị đạt 132 triệu USD, đưa khối

lượng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn năm 2017 ước đạt 3,95 triệu tấn và 1,04 tỷ

USD, tăng 6,9% về khối lượng và tăng 4,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Mười

một tháng đầu năm 2016, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu chính, chiếm tới 88,6%

thị phần, tăng 7,1% về khối lượng và tăng 2,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016.

Các thị trường có giá trị nhập khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn giảm mạnh là: Nhật

Bản (-22,8%) và Hàn Quốc (-20,4%).

4.2 Nhập khẩu một số mặt hàng chính

Giá trị nhập khẩu nông, lâm, thủy sản trong tháng 12 năm 2017 ước đạt 2,46 tỷ

USD, đưa giá trị nhập khẩu nông, lâm, thủy sản trong 12 tháng năm 2017 đạt 27,82 tỷ

USD, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, ước tính nhập khẩu các mặt

16

hàng nông sản chính đạt 21,58 tỷ USD, tăng 19,8% so với cùng kỳ năm 2016. Tình

hình nhập khẩu của một số mặt hàng chính như sau:

Phân bón: Ước tính khối lượng nhập khẩu phân bón các loại trong tháng 12

năm 2017 đạt 486 nghìn tấn với giá trị 118 triệu USD, đưa khối lượng và giá trị nhập

khẩu phân bón cả năm 2017 ước đạt 4,73 triệu tấn và 1,25 tỷ USD, tăng 12,7% về khối

lượng và tăng 24,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, khối lượng nhập

khẩu phân đạm URE ước đạt 482 nghìn tấn với giá trị đạt 122 triệu USD, giảm 20,8%

khối lượng nhưng giảm 11,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016; phân SA ước đạt

1,13 triệu tấn với giá trị nhập khẩu đạt 135 triệu USD, tăng 9% về khối lượng và tăng

11% về giá trị so với năm 2016. Nguồn phân bón nhập khẩu trong 11 tháng đầu năm

2017 chủ yếu từ Trung Quốc chiếm tới 37,8% tổng giá trị nhập khẩu mặt hàng này,

giảm 1,2% về khối lượng nhưng lại tăng 1,3% giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Trong

11 tháng đầu năm, thị trường có giá trị nhập khẩu mặt hàng phân bón các loại tăng

mạnh nhất là thị trường Nhật Bản (tăng 62,9%), tiếp đến là thị trường Malaixia (tăng

49,4%) và Nga (tăng 41,9%).

Thuốc trừ sâu và nguyên liệu: Ước giá trị nhập khẩu trong tháng 12/2017 đạt

111 triệu USD, nâng giá trị nhập khẩu thuốc trừ sâu và nguyên liệu trong cả năm 2017

đạt 989 triệu USD, tăng 36,4% so với cùng kỳ năm 2016. Nguồn nhập khẩu thuốc trừ

sâu và nguyên liệu trong 11 tháng đầu năm 2017 chủ yếu là từ Trung Quốc chiếm tới

52,6% tổng giá trị của mặt hàng này. Trong 11 tháng đầu năm 2017, giá trị nhập khẩu

thuốc trừ sâu và nguyên liệu tăng ở hầu hết các thị trường chính, ngoại trừ thị trường

Singapore, thị trường Nhật Bản và Indonesia (mức giảm lần lượt là 1,9%, 0,8% và

0,2%). Trong đó, ba thị trường có giá trị nhập khẩu thuốc trừ sâu và nguyên liệu tăng

mạnh nhất là thị trường Thái Lan (+85,1%), Ấn Độ (+52,7%) và Trung Quốc (+48,9%)

so với cùng kỳ năm 2016.

Gỗ và sản phẩm gỗ: Ước giá trị nhập khẩu tháng 12/2017 đạt 226 triệu USD,

đưa tổng giá trị nhập khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ năm 2017 đạt 2,19 tỷ USD, tăng

16,8% so với cùng kỳ năm 2016. Trong 11 tháng đầu năm 2017, giá trị nhập khẩu gỗ

và các sản phẩm gỗ của tất cả các thị trường nhập khẩu chính đều tăng. Trong đó, ba

thị trường có giá trị nhập khầu gỗ và sản phẩm gỗ tăng mạnh nhất là Pháp (+46,4%),

Braxin (+39,9%) và Đức (+39,1%) so với cùng kỳ năm 2016.

Lúa mì: Ước tính khối lượng nhập khẩu lúa mì trong tháng 12/2017 đạt 344

nghìn tấn với giá trị đạt 74 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị nhập khẩu mặt

hàng này năm 2017 đạt 4,64 triệu tấn và 992 triệu USD, giảm 2,1% về khối lượng và

giảm 1,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Ba thị trường nhập khẩu lúa mì chính

trong 11 tháng đầu năm 2017 là Úc, Canada và Nga với thị phần lần lượt là 45,7%,

20,9% và 8,7%. Trong 11 tháng đầu năm 2017 ba thị trường nhập khẩu lúa mì này đều

có sự gia tăng mạnh cả về khối lượng và giá trị. Trong đó, thị trường Canada có khối

lượng lúa mì tăng hơn 15 lần và giá trị tăng gần 12 lần, thị trường Nga có khối lượng

nhập khẩu lúa mì tăng 6,9 lần và giá trị tăng 7,2 lần và thị trường Úc có khối lượng

nhập khẩu lúa mì tăng 14,1% và giá trị tăng 12,9%. Thị trường có giá trị nhập khẩu

giảm mạnh nhất so với cùng kỳ năm 2016 là thị trường Hoa Kỳ (giảm 82,4%).

17

Thức ăn gia súc và nguyên liệu: Ước giá trị nhập khẩu nhóm mặt hàng thức ăn

gia súc và nguyên liệu trong tháng 12/2017 ước đạt 244 triệu USD, đưa tổng giá trị

nhập khẩu mặt hàng này cả năm 2017 lên 3,23 tỷ USD, giảm 7,4% so với cùng kỳ năm

2016. Thị trường nhập khẩu chính của nhóm mặt hàng này trong 11 tháng đầu năm

2017 là Achentina (chiếm 47% thị phần), tiếp đến là Hoa Kỳ (7,9%), Trung Quốc

(4,9%) và Ấn Độ (chiếm 4,5% thị phần). Trong đó, thị trường có tăng trưởng mạnh

nhất so với cùng kỳ năm 2016 là thị trường Canada (tăng hơn 6 lần) tiếp đến là các thị

trường Ấn Độ và Indonesia với tỷ lệ tăng lần lượt là 80,1% và 12,2%. Ngược lại, giá trị

nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu của thị trường Trung Quốc và Hoa Kỳ giảm

mạnh, mức giảm lần lượt là 40,4% và 30,9%.

Cao su: Ước khối lượng nhập khẩu cao su trong tháng 12/2017 đạt 60 nghìn tấn

với giá trị đạt 105 triệu USD, đưa khối lượng và giá trị nhập khẩu cao su năm 2017 lên

559 nghìn tấn và 1,09 tỷ USD, tăng 28,5% về khối lượng và tăng 59,1% về giá trị so

với cùng kỳ năm 2016. Bốn thị trường nhập khẩu cao su chủ yếu trong 11 tháng đầu

năm 2017 là Hàn Quốc, Nhật Bản, Campuchia và Thái Lan chiếm 54,5% thị phần.

Trong 11 tháng đầu năm 2017, giá trị cao su ở tất cả các thị trường nhập khẩu đều tăng.

Trong đó, thị trường có giá trị tăng trưởng mạnh nhất so với cùng kỳ năm 2016 là

Indonesia (gấp 2,9 lần), Nga (+91,6%) và Trung Quốc (+85,4%). Đặc biệt, trong 11

tháng đầu năm 2017 mặc dù khối lượng nhập khẩu cao su từ thị trường Malaixia giảm

5,1% nhưng giá trị nhập khẩu của mặt hàng này lại tăng 56% so với cùng kỳ năm

2016.

Thủy sản: Ước giá trị nhập khẩu mặt hàng thủy sản tháng 12/2017 đạt 152 triệu

USD, đưa giá trị nhập khẩu thủy sản năm 2017 đạt 1,45 tỷ USD, tăng 30,4% so với

cùng kỳ năm 2016. Thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất trong 11 tháng đầu năm

2017 là Ấn Độ (chiếm 25,3% thị phần) tiếp đến là Nauy, Trung Quốc, Đài Loan và

Nhật Bản với thị phần lần lượt là 8,2%, 8%, 7,2% và 5,8%. Trong 11 tháng đầu năm

2017 giá trị nhập khẩu thủy sản tăng ở tất cả các thị trường chính so với cùng kỳ năm

2016. Trong đó, giá trị nhập khẩu thủy sản tăng mạnh nhất so với cùng kỳ năm 2016 là

thị trường Chi Lê (gấp hơn 2 lần), Hoa Kỳ (tăng 70,7%) và Trung Quốc (tăng 66,7%).

Rau quả: Ước giá trị nhập khẩu mặt hàng rau quả tháng 12 năm 2017 đạt 145

triệu USD, đưa giá trị nhập khẩu rau quả năm 2017 đạt 1,56 tỷ USD, tăng 68,1% so với

cùng kỳ năm 2016. Trong đó, mặt hàng rau ước đạt 334 triệu USD, tăng 31,6% so với

cùng kỳ 2016 và mặt hàng quả đạt 1,19 tỷ USD, tăng 83,6% so với cùng kỳ năm 2016.

Thị trường nhập khẩu rau quả lớn nhất trong 11 tháng đầu năm 2017 là thị trường Thái

Lan (chiếm 56,3% thị phần), Trung Quốc (chiếm 18,6%). Trong 11 tháng đầu năm

2017 giá trị nhập khẩu rau quả ở hầu hết các thị trường chính đều tăng so với cùng kỳ

năm 2016 ngoại trừ thị trường Myanma (giảm 18,4%). Trong đó, thị trường có giá trị

nhập khẩu rau quả tăng nhiều nhất là Thái Lan (gấp 2,2 lần), Ấn Độ (+92,3%) và Hàn

Quốc (tăng 81,7%).

Hạt điều: Khối lượng hạt điều nhập khẩu trong tháng 12/2017 ước đạt 67 nghìn

tấn với giá trị đạt 147 triệu USD, đưa khối lượng và giá trị nhập khẩu điều cả năm

2017 ước đạt 1,28 triệu tấn và 2,53 tỷ USD, tăng 23% về khối lượng và tăng 52,8% về

giá trị so với cùng kỳ năm 2016.

18

Đậu tương: Ước khối lượng đậu tương nhập khẩu trong tháng 12/2017 đạt 320

nghìn tấn với giá trị 137 triệu USD, đưa khối lượng và giá trị nhập khẩu đậu tương cả

năm 2017 ước đạt 1,79 triệu tấn và 770 triệu USD, tăng 15,8% về khối lượng và tăng

16,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016.

Ngô: Ước tính khối lượng ngô nhập khẩu trong tháng 12/2017 đạt 513 nghìn

tấn với giá trị đạt 96 triệu USD, đưa khối lượng và giá trị nhập khẩu ngô năm 2017 đạt

7,75 triệu tấn và 1,51 tỷ USD, giảm 8,2% về khối lượng và giảm 9,9% về giá trị so với

cùng kỳ năm 2016. Achentina và Braxin là hai thị trường nhập khẩu ngô chính trong

11 tháng đầu năm 2017, chiếm thị phần lần lượt là 52,6% và 28,1% tổng giá trị nhập

khẩu của mặt hàng này. Trong 11 tháng đầu năm 2017, khối lượng nhập khẩu ngô tăng

mạnh nhất tại thị trường Thái Lan gấp 12,7 lần so với cùng kỳ năm 2016 nhưng giá trị

lại chỉ gấp 2,68 lần. Ngược lại, thị trường Brazil lại có khối lượng và giá trị nhập khẩu

mặt hàng này đều giảm hơn 30% so với cùng kỳ năm 2016.

5. THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC

Trong tháng 12/2017, giá lúa gạo tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long

(ĐBSCL) diễn biến giảm trong bối cảnh giao dịch trầm lắng, nguồn cung đứng ở mức

thấp. Giá tiêu giảm do lượng tiêu tồn kho từ vụ trước chuyển sang ước tính còn khá

nhiều. Giá thanh long giảm mạnh do lượng thanh long cung ứng ra thị trường đang

tăng mạnh dẫn đến tình trạng “cung vượt cầu”.

Giá cá tra nguyên liệu tại ĐBSCL tiếp tục vững giá ở mức cao do nguồn nguyên

liệu cá tra đang thiếu, sản lượng nuôi giảm, chất lượng cá giống không cao. Giá tôm

nguyên liệu có xu hướng ổn định đến giảm nhẹ ở một số kích cỡ do nguồn cung ổn

định, và nhu cầu nhập khẩu của các thị trường lớn như EU và Mỹ giảm. Sức mua

nguyên liệu của các nhà máy chế biến tăng để đáp ứng nhu cầu cuối năm đã bắt đầu

đẩy giá chè nguyên liệu tại Thái Nguyên tăng lên.

Nhìn lại năm 2017, thị trường nông sản trong nước có nhiều biến động. Giá cà

phê nội địa có xu hướng giảm do nguồn cung nội địa đang tăng lên vì vào vụ thu hoạch

rộ và sức mua yếu từ các nhà nhập khẩu bởi lượng cà phê vụ cũ tồn kho của các nhà

nhập khẩu đang tương đối nhiều. Giá hạt tiêu trong nước biến động giảm tới gần 50%

so với thời điểm cuối năm 2016 do diện tích hồ tiêu trên cả nước vượt quy hoạch dẫn

đến cung vượt cầu trong khi nhu cầu thị trường hạn hẹp.

Trong khi đó, giá lúa gạo diễn biến tăng tích cực do nhu cầu xuất khẩu tăng

mạnh ở thời điểm tháng 5,6 và tháng 10,11. Đồng thời, giá cá tra luôn duy trì ở mức

cao trong năm 2017 và tăng mạnh vào cuối năm do sản lượng giảm với điều kiện thời

tiết thất thường.

Ngoại trừ đợt phục hồi mạnh mẽ vào giữa tháng 7/2017, giá lợn hơi trung bình

của cả nước chủ yếu giảm do nguồn cung dư thừa trong khi nhu cầu tiêu thụ không có

đột biến. Tuy nhiên, giá lợn có xu hướng tăng trở lại từ tháng 11.

Tình hình thị trường các mặt hàng chủ yếu như sau:

Lúa gạo: Giá lúa gạo tại các tỉnh ĐBSCL diễn biến giảm trong tháng 12/2017

trong bối cảnh giao dịch trầm lắng, nguồn cung đứng ở mức thấp. Theo hệ thống cung

cấp giá tại địa phương, giá lúa tại một số tỉnh ĐBSCL cụ thể như sau: tại An Giang, lúa

19

IR50404 giảm 200 đ/kg xuống còn 5.100 đ/kg; trong khi lúa OM 5451 tăng 100 đ/kg

lên mức 5.700 đ/kg. Tại Vĩnh Long, lúa tươi giống IR50404 ổn định ở mức 5.000 đ/kg;

lúa khô giữ ở mức 5.300 đ/kg. Tại Bạc Liêu, giá bán buôn của Công ty Lương thực

Bạc Liêu ổn định ở mức lúa tươi OM 5.400 đ/kg, lúa khô ở mức 6.500 đ/kg. Tại Kiên

Giang, lúa IR50404 giảm 100 đ/kg xuống 5.600 đ/kg; lúa OM 4218 giảm 200 đ/kg

xuống 6.300 đ/kg; lúa OM 6976 ổn định ở mức 6.400 đ/kg; lúa Jasmine giảm 300 đ/kg

xuống còn 6.600 đ/kg.

Tính chung cả năm 2017, giá lúa gạo diễn biến tăng tích cực, nhu cầu xuất khẩu

tăng mạnh ở thời điểm tháng 5,6 và tháng 10,11 với mức tăng từ 900 – 1.000 đ/kg.

Trong cả năm, giá lúa IR50404 tại An Giang tăng khoảng 600 – 800 đ/kg, từ 4.300 –

4.400 đ/kg lên 5.100 đ/kg; lúa IR50404 tại Vĩnh Long tăng khoảng 300 – 400 đ/kg tùy

vụ, từ 4.600 đ/kg lên 4.900 – 5.000 đ/kg.

Cà phê: Thị trường cà phê trong nước biến động giảm trong tháng 12/2017 theo

xu hướng của thị trường thế giới. So với tháng trước, giá cà phê vối nhân xô các tỉnh

Tây Nguyên giảm 1.200 – 1.400 đ/kg xuống còn 35.000 – 35.800 đ/kg.

Nhìn lại cả năm 2017, giá cà phê nội địa trong xu hướng giảm là chủ đạo. Sang

đến tháng 11/2017, chuỗi giảm dài và sâu của giá cà phê bắt đầu khi rơi xuống dưới

mức 40.000 đ/kg. Giá cà phê trong nước giảm do nguồn cung nội địa đang tăng lên vì

vào vụ thu hoạch rộ và sức mua yếu từ các nhà nhập khẩu bởi lượng cà phê vụ cũ tồn

kho của các nhà nhập khẩu đang tương đối nhiều.

Cao su: Theo hệ thống cung cấp giá tại địa phương, giá thu mủ cao su dạng

nước tại Đồng Nai tháng 12 ổn định ở mức 10.650 đ/kg, sau khi sụt giảm vào cuối

tháng 11. Giá mủ cao su nguyên liệu tại Bình Phước giảm nhẹ, từ mức 270 đồng/độ

xuống còn 265 đồng/độ. Trong 2 tuần cuối tháng 12/2017, nhu cầu nhập khẩu cao su

thiên nhiên của Trung Quốc dự báo tăng khá mạnh so với 2 tuần đầu tháng.

Tính chung cả năm nay, giá mủ cao su nguyên liệu trong nước diễn biến tăng.

Cụ thể, giá mủ cao su tại Đồng Nai tăng từ đầu năm đến tháng 11, sau đó có dấu hiệu

đi xuống, từ 10.500 – 10.700 đồng/độ lên 12.800 – 13.200 đồng/độ và thời điểm cuối

năm giảm xuống 10.650 đồng/độ. Giá mủ cao su tại Bình Phước đạt đỉnh vào khoảng

tháng 7 – 8, từ 260 – 265 đ/kg lên 295 – 315 đ/kg và cuối năm giảm trở lại mức 260 –

265 đ/kg.

Chè: Thị trường chè nguyên liệu trong nước trong tháng 12/2017 nhìn chung

vẫn ổn định, chỉ có một chút biến động nhẹ. Tại Thái Nguyên, giá chè cành chất lượng

cao trong tháng tăng 5.000 đ/kg lên mức 190.000 đ/kg, chè xanh búp khô giữ mức

100.000 đ/kg. Sức mua nguyên liệu của các nhà máy chế biến tăng để đáp ứng nhu cầu

cuối năm đã bắt đầu đẩy giá chè nguyên liệu tăng lên. Tại Bảo Lộc (Lâm Đồng), giá

chè nguyên liệu (búp tươi) sản xuất chè xanh loại 1 vẫn giữ mức 9.000 đ/kg, giá chè

nguyên liệu sản xuất chè đen (loại 1) giữ mức 6.000 đ/kg. Thời điểm này, các hộ trồng

chè cũng như cơ sở kinh doanh đang đẩy mạnh sản xuất, tích trữ sản phẩm chè phục vụ

thị trường dịp Tết.

20

Trong năm 2017, giá chè ở thị trường trong nước tương đối ổn định. Giá chè có

tăng vào giai đoạn cao điểm tiêu thụ như đầu năm mới và Tết Nguyên đán cổ truyền

nhưng mức tăng không mạnh do cung ổn định, đủ để đáp ứng nhu cầu thị trường.

Hồ tiêu: Thị trường hạt tiêu trong nước biến động giảm trong tháng 12/2017. So

với tháng trước trước, giá tiêu tại Đắc Lắc, Đắc Nông, Bà Rịa Vũng Tàu và Đồng Nai

giảm 5.000 đ/kg xuống còn 71.000 - 72.000 đ/kg. Giá tiêu tại Gia Lai giảm mạnh nhất

6.000 đ/kg xuống mức 70.000 đ/kg. Nguyên nhân giá tiêu giảm là do lượng tiêu tồn

kho từ vụ trước chuyển sang ước tính còn khá nhiều. Dự báo, xu hướng giá thấp có thể

sẽ còn duy trì trong năm 2018 do sản lượng tiêu ngày càng tăng cao trên toàn cầu.

Nhìn chung trong cả năm 2017, giá hạt tiêu trong nước biến động giảm tới gần

50% so với thời điểm cuối năm 2016 do diện tích hồ tiêu trên cả nước vượt quy hoạch

dẫn đến cung vượt cầu trong khi nhu cầu thị trường hạn hẹp.

Điều: Trong tháng 12/2017, giá điều tại Bình Phước biến động tăng, đầu tháng

điều nhân loại W240 giá 240.000đ/kg, giá hiện tại tăng 10.000 đ/kg lên 250.000đ/kg,

loại W320 đầu tháng giá 230.000đ/kg, giá hiện tại tăng lên 240.000đ/kg. Giá hạt điều

tăng do nhu cầu cuối năm sử dụng hạt điều làm nguyên liệu tăng. Tại Đồng Nai, điều

khô mua xô dao động từ 41.000đ/kg – 43.000đ/kg.

Nhìn lại năm 2017, sản xuất điều trong nước gặp khó khăn về năng suất do thời

tiết bất lợi, sâu bọ hoành hành. Giá điều khô thu mua tại Bình Phước và Đồng Nai đầu

năm có lúc lên mức kỷ lục 52.000đ/kg do khan hiếm hàng nhưng đến giữa và cuối

năm đã giảm xuống mức giá tương ứng là 24.000đ/kg – 25.000đ/kg và 42.000đ/kg –

43.000đ/kg.

Thủy sản: Giá cá tra nguyên liệu tại ĐBSCL trong tháng 12/2017 tiếp tục vững

giá ở mức cao, dao động ở mức 27.000 – 29.000 đ/kg tùy theo chất lượng cá, kích cỡ

và phương thức thanh toán. Đây là lần đầu tiên giá cá tra ở mức cao như vậy trong

tháng cuối năm bởi thông thường, thời điểm này giá cá tra sẽ xuống thấp, do doanh

nghiệp đã hoàn tất các hợp đồng đã ký. Nguồn nguyên liệu cá tra tại khu vực ĐBSCL

đang thiếu, sản lượng nuôi giảm, chất lượng cá giống không cao. Hiện các doanh

nghiệp vẫn tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu cuối năm.

Giá tôm nguyên liệu trong tháng 12/2017 có xu hướng ổn định đến giảm nhẹ ở

một số kích cỡ kể từ cuối tháng 11 do nguồn cung ổn định, và nhu cầu nhập khẩu của

các thị trường lớn như EU và Mỹ giảm sau khi đã gần như hoàn tất các đơn đặt hàng

cuối năm. Tại Sóc Trăng, Bạc Liêu, giá tôm sú loại 20 con/kg được các thương lái và

nhà máy thu mua với giá khoảng 240.000-245.000 đ/kg, cỡ 30 và 40 con/kg ở mức

140.000-190.000 đ/kg; giá tôm thẻ ướp đá cỡ 50-60 con/kg dao động 120.000-128.000

đ/kg.

Năm 2017 được đánh giá là năm có thắng lợi đối với với người nuôi cá tra tại

vùng ĐBSCL. Năm nay, giá cá tra luôn duy trì ở mức cao và cuối năm giá lại tăng, tuy

nhiên, do thời tiết diễn biến thất thường, cá nuôi bị hao hụt lớn, thời gian nuôi kéo dài

nên sản lượng cá nuôi không đạt như yêu cầu, không đủ cung ứng cho các nhà máy sản

xuất chế biến. Đối với mặt hàng tôm, đây là một năm thuận lợi đối với người nuôi tôm

về cả sản lượng và giá. Sức tiêu thụ ở một số thị trường chính duy trì ổn định cũng

21

giúp việc tiêu thụ nguyên liệu khả quan. Những tháng đầu năm và cuối năm, giá

nguyên liệu tăng cao do thị trường xuất khẩu hút hàng khiến người nuôi tôm rất phấn

khởi.

Thịt: Giá lợn hơi trên địa bàn cả nước biến động tăng trong tháng qua, phổ biến

trong khoảng 27.000 - 35.000 đ/kg. Tại khu vực phía Bắc, giá lợn hơi tại các tỉnh Bắc

Giang, Ninh Bình, Hải Dương, Hà Nội, Hà Nam tăng 5.000 đ/kg lên 35.000 đ/kg. Giá

lợn hơi tại Thái Bình, Quảng Ninh tăng 4.000 đ/kg, hiện dao động trong khoảng 32.000

– 34.000 đ/kg. Giá lợn hơi tại miền Trung, Tây Nguyên hiện đang ở mức 27.000 –

33.000 đ/kg, tăng 1.000 – 2.000 đ/kg so với tháng trước. Tại miền Nam, giá lợn hơi

biến động tăng nhẹ 1.000 đ/kg lên mức 26.000 - 29.000 đ/kg. Trái ngược với xu hướng

của giá thịt lợn, giá thu mua gà thịt lông trắng khu vực Đông Nam Bộ và ĐBSCL biến

động giảm trong tháng qua với mức giảm 2.000 – 3.000 đ/kg so với tháng 11/2017. Giá

gà thịt lông màu tại 2 khu vực này cũng giảm 1.000 – 2.000 đ/kg xuống mức 32.000 –

33.000 đ/kg so với tháng trước do nhu cầu tiêu thụ đang chậm lại. Giá trứng gà tăng 50

đ/quả lên 1.750 – 1.850 đ/quả; giá trứng vịt tăng 100 đ/quả lên 2.100 – 2.300 đ/quả.

Nhìn chung trong cả năm 2017, ngoại trừ đợt phục hồi mạnh mẽ vào giữa tháng

7, giá lợn hơi trung bình của cả nước chủ yếu giảm do nguồn cung dư thừa trong khi

nhu cầu tiêu thụ không có đột biến. Tuy nhiên, giá lợn có xu hướng tăng trở lại từ

tháng 11 với các đợt tăng giá lần này diễn ra khá từ từ. Dự báo đến tết, giá lợn tết nhiều

khả năng sẽ tăng thêm do các cơ sở chế biến đang tập trung giết mổ lợn để sản xuất các

loại thực phẩm phục vụ nhu cầu Tết của người dân.

Rau quả: Trong tháng 12/2017, nhiều trái cây có biến động giảm. Tại một số

tỉnh ĐBSCL, nông dân trồng thanh long ruột đỏ rất lo lắng vì giá loại trái cây này ở

mức 35.000 đ/kg (loại 1), loại 2 có giá 24.000 – 25.000 đ/kg, giảm 6.000 – 7.000

đ/kg so với tháng trước. Tương tự, thanh long ruột trắng tại Bình Thuận trái vụ đang có

mức giá là 6.000 - 8.000 đ/kg. Nguyên nhân khiến giá thanh long giảm mạnh thời gian

qua là do lượng thanh long cung ứng ra thị trường đang tăng mạnh dẫn đến tình trạng

“cung vượt cầu”. Tương tự, cam tại một số tỉnh phía Bắc như cam Cao Phong (Hòa

Bình), cam Hàm Yên (Tuyên Quang), cam Văn Giang (Hưng Yên)… đều có giá giảm.

Cụ thể, cam Cao Phong giá bán lẻ trên thị trường khoảng 30.000 đ/kg, thấp hơn so với

mức 40.000-50.000 đ/kg của năm ngoái. Nguyên nhân giá giảm là do nguồn cung đang

vượt cầu do người dân ồ ạt mở rộng diện tích khiến giá giảm. Thị trường rau củ trong

tháng 12/2017 diễn biến khá ổn định và giảm nhẹ vào cuối tháng. Đa phần các loại rau

củ gồm bắp cải, cà chua, hoa lơ… tại Lâm Đồng hiện đều giảm so với mức giá đầu

tháng.

Nhìn lại năm 2017, thị trường trái cây Việt Nam có nhiều diễn biến chủ yếu phụ

thuộc tính thời vụ. Tuy nhiên, phải nói năm nay là năm “bội thu” của ngành hàng trái

cây với giá trị xuất khẩu tăng mạnh và nhiều mặt hàng trái cây đã có mặt ở nhiều thị

trường khó tính.

6. THỰC HIỆN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN

22

Tình hình thực hiện vốn đầu tư xây dựng cơ bản do Bộ NN - PTNT quản lý 12

tháng năm 2017 ước đạt 7.342,7 tỷ đồng, bằng 76,9% kế hoạch, giải ngân ước đạt

6.347,2 tỷ đồng, bằng 66,5% kế hoạch, trong đó: Vốn ngân sách tập trung, khối lượng

thực hiện ước đạt 6.184,1 tỷ đồng, bằng 90,6% kế hoạch, giải ngân ước đạt 5.522,4 tỷ

đồng, bằng 80,9% kế hoạch; Vốn trái phiếu Chính phủ, khối lượng thực hiện ước đạt

1.158,5 tỷ đồng, bằng 42,6% kế hoạch, giải ngân ước đạt 824,6 tỷ đồng, bằng 30,3%

kế hoạch. Kết quả thực hiện như sau:

6.1. Vốn Ngân sách tập trung do Bộ quản lý

6.1.1. Phân bổ vốn đầu tư

Vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông

thôn thuộc nguồn ngân sách được giao tại các quyết định: Quyết định số 2562/QĐ-

TTg ngày 31/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao kế hoạch đầu tư vốn ngân

sách nhà nước năm 2017; Quyết định số 1989/QĐ- BKHĐT ngày 31/12/2016 của Bộ

trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc giao chi tiết kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà

nước năm 2017. Tổng số vốn kế hoạch năm 2017 được giao 9.539,9 tỷ đồng, trong đó

vốn trong nước 4.807,3 tỷ đồng, vốn ngoài nước 4.732,5 tỷ đồng.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản số 589/BNN - KH

ngày 17/01/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp &PTNT về việc phân bổ chi tiết kế

hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước năm 2017 gửi Bộ Kế hoạch và

Đầu tư, Bộ Tài chính, Kho bạc nhà nước và thông báo vốn cho các chủ đầu tư về phân

bổ vốn kế hoạch nguồn ngân sách nhà nước năm 2017 để các chủ đầu tư có thể triển

khai thực hiện.

6.1.2.Kết quả thực hiện

Khối lượng thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản vốn ngân sách tập trung 12 tháng

năm 2017 ước đạt 6.184,1 tỷ đồng, bằng 90,6% kế hoạch, trong đó: Vốn trong nước

thực hiện ước đạt 1.833,3 tỷ đồng; Vốn ngoài nước thực hiện ước đạt 4.350,7 tỷ đồng.

Kết quả thực hiện cụ thể như sau:

6.1.2.1 Vốn thực hiện dự án: Khối lượng thực hiện ước đạt 5.941,7 tỷ đồng,

bằng 90,1% kế hoạch năm, trong đó:

- Đầu tư Thủy lợi

Khối lượng thực hiện 12 tháng ước đạt 2.767,2 tỷ đồng, bằng 83,5% kế hoạch,

vốn trong nước ước đạt 426,3 tỷ đồng, vốn ngoài nước ước đạt 2.340,9 tỷ đồng, giải

ngân ước đạt 2.750,3 tỷ đồng, bằng 82,9% kế hoạch. Kết quả thực hiện của một số dự

án:

- Dự án Bắc sông Chu – Nam sông Mã (ADB.6): Khối lượng thực hiện ước đạt

456,3 tỷ đồng;

- Dự án nâng cấp hệ thống thuỷ lợi Bắc Nghệ An (Jica2): Khối lượng thực hiện

ước đạt 234,9 tỷ đồng;

- Dự án Phát triển nông nghiệp có tưới - WB7: Khối lượng thực hiện ước đạt

465,7 tỷ đồng;

23

- Dự án Quản lý phát triển thủy lợi phục vụ PTNT ĐBSCL - WB6: Khối lượng

thực hiện ước đạt 847,9 tỷ đồng.

- Đầu tư Nông nghiệp: Khối lượng thực hiện 12 tháng ước đạt 1.084,8 tỷ đồng,

bằng 116,5% kế hoạch, giải ngân ước đạt 800 tỷ đồng, bằng 85,9% kế hoạch. Kết quả

thực hiện một số dự án:

- Dự án Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn bền vững các tỉnh miền núi phía Bắc:

Khối lượng thực hiện ước đạt 290,8 tỷ đồng;

- Dự án Phát triển nông thôn tổng hợp các tỉnh miền Trung giai đoạn 2: Khối

lượng thực hiện ước đạt 492 tỷ đồng;

- Dự án Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn phục vụ sản xuất cho các tỉnh Tây

Nguyên: Khối lượng thực hiện ước đạt 210,8 tỷ đồng;

- Dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam (VNSAT): Khối lượng

thực hiện ước đạt 173,5 tỷ đồng.

- Đầu tư Lâm nghiệp: Khối lượng thực hiện 12 tháng ước đạt 217,3 tỷ đồng,

bằng 81% kế hoạch, giải ngân ước đạt 244,5 tỷ đồng, bằng 91.2% kế hoạch, trong đó:

- Dự án JICA2 lâm nghiệp: Khối lượng thực hiện ước đạt 167,1 tỷ đồng.

- Đầu tư Thủy sản: Khối lượng thực hiện 12 tháng ước đạt 766,5 tỷ đồng, bằng

99,4% kế hoạch, giải ngân ước đạt 582,7 tỷ đồng, bằng 75,6 % kế hoạch, Kết quả thực

hiện một số dự án:

- Dự án nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững: Khối lượng thực hiện ước

đạt: 561,7 tỷ đồng;

- Đầu tư cho Giáo dục - Đào tạo: Khối lượng thực hiện 12 tháng ước đạt 337,6

tỷ đồng, bằng 91,6% kế hoạch;

- Chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học:

Khối lượng thực hiện 12 tháng ước đạt 4,8 tỷ đồng, bằng 95,1% kế hoạch;

- Linh vực khác: Khối lượng thực hiện ước đạt 128 tỷ đồng, đạt 111,7% so với

kế hoạch.

6.1.2.2 Các dự án đầu tư sử dụng vốn hỗ trợ có mục tiêu ngân sách TW: Khối

lượng thực hiện ước đạt 242,3 tỷ đồng, bằng 106,4% kế hoạch năm, trong đó:

- Chương trình Phát triển lâm nghiệp bền vững: Khối lượng thực hiện ước đạt

17,2 tỷ đồng, bằng 98,1% kế hoạch;

- Chương trình phát triển thuỷ sản bền vững: Khối lượng thực hiện ước đạt 40 tỷ

đồng, bằng 51% kế hoạch;

- Chương trình hỗ trợ tái cơ cấu KT nông nghiệp và phòng chống giảm nhẹ thiên

tai, ổn định đời sống dân cư: Khối lượng thực hiện ước đạt 173,9 tỷ đồng, bằng

143,7% kế hoạch.

6.2. Vốn trái phiếu Chính phủ

6.2.1 Phân bổ vốn

24

Kế hoạch vốn đầu tư nguồn trái phiếu Chính phủ năm 2017 được Thủ tướng

Chính phủ giao là 2.718,4 tỷ đồng tại các quyết định: Quyết định số 578/QĐ-TTg ngày

28/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ

năm 2016; Quyết định số 613/QĐ- BKHĐT ngày 28/4/2017 của Bộ Kế hoạch &ĐT về

việc giao chi tiết kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ năm 2016. Bộ Nông nghiệp và

Phát triển nông thôn đã có văn bản số 4145/BNN-KH ngày 22/5/2017 triển khai giao

kế hoạch và thông báo vốn cho các chủ đầu tư để tổ chức thực hiện;

6.2.2 . Kết quả thực hiện

Khối lượng thực hiện trong 12 tháng năm 2017 của các công trình thủy lợi đầu

tư bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ ước đạt 1.158,5 tỷ đồng, bằng 42,6% kế

hoạch, giải ngân ước đạt 824,6 tỷ đồng, bằng 30,3% kế hoạch.

7. HIỆN TRẠNG THỐNG KÊ HÀNG THÁNG

Tính đến ngày 25/12/2017 có 58/63 Sở Nông nghiệp và PTNT gửi báo cáo về

Trung tâm Tin học và Thống kê, có 5 tỉnh không gửi báo cáo về Trung tâm là tỉnh

Nghệ An, Hà Tĩnh, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Lâm Đồng có 56 tỉnh đã cập nhật báo

cáo vào phần mềm thống kê trực tuyến.

Để đáp ứng yêu cầu tổng hợp số liệu, cung cấp thông tin phân tích tình hình sản

xuất phục vụ công tác điều hành, quản lý của Bộ và của ngành, đề nghị các đơn vị trực

thuộc Bộ và các địa phương chấp hành nghiêm túc chế độ báo cáo theo quy định./.

Nơi nhận: GIÁM ĐỐC

- Lãnh đạo Bộ;

- Vụ Kế hoạch;

- Phát hành trên cổng thông tin Mard.gov.vn;

- Lãnh đạo Trung tâm; - Lưu VT, TK(2)

Ngô Thế Hiên