XÂY DỰNG BÀI GIẢNG TRỰC TUYẾN CHO HỌC PHẦN “CÔNG …

65
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG XÂY DỰNG BÀI GIẢNG TRỰC TUYẾN CHO HỌC PHẦN “CÔNG NGHỆ LÊN MEN” PHỤC VỤ GIẢNG DẠY CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC NGÀNH CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM Mã số: T2019-06-141 Chủ nhiệm đề tài: TS. Ngô Thị Minh Phương Đà Nẵng, 8/2020

Transcript of XÂY DỰNG BÀI GIẢNG TRỰC TUYẾN CHO HỌC PHẦN “CÔNG …

Page 1: XÂY DỰNG BÀI GIẢNG TRỰC TUYẾN CHO HỌC PHẦN “CÔNG …

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

XÂY DỰNG BÀI GIẢNG TRỰC TUYẾN CHO HỌC

PHẦN “CÔNG NGHỆ LÊN MEN” PHỤC VỤ

GIẢNG DẠY CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC

NGÀNH CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM Mã số: T2019-06-141

Chủ nhiệm đề tài: TS. Ngô Thị Minh Phương

Đà Nẵng, 8/2020

Page 2: XÂY DỰNG BÀI GIẢNG TRỰC TUYẾN CHO HỌC PHẦN “CÔNG …

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

XÂY DỰNG BÀI GIẢNG TRỰC TUYẾN CHO HỌC

PHẦN “CÔNG NGHỆ LÊN MEN” PHỤC VỤ

GIẢNG DẠY CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC

NGÀNH CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

Mã số: T2019-06-141

Xác nhận của cơ quan chủ trì đề tài Chủ nhiệm đề tài (ký, họ tên, đóng dấu)

TS. NGÔ THỊ MINH PHƯƠNG

Page 3: XÂY DỰNG BÀI GIẢNG TRỰC TUYẾN CHO HỌC PHẦN “CÔNG …

1. NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

TT Họ và tên Đơn vị công tác và

lĩnh vực chuyên môn

Nội dung nghiên cứu cụ

thể được giao Chữ ký

1 Ngô Thị Minh

Phương

Bộ môn Công nghệ Thực

phẩm, Khoa CNHH-MT

- Chủ nhiệm đề tài:

- Chuẩn bị cơ sở dữ liệu

cho việc giảng dạy học

phần Công nghệ Lên men

- Tạo bài giảng trên

Moodle

2. ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH

Tên đơn vị

trong và ngoài nước Nội dung phối hợp nghiên cứu

Họ và tên người đại diện

đơn vị

Page 4: XÂY DỰNG BÀI GIẢNG TRỰC TUYẾN CHO HỌC PHẦN “CÔNG …

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

Mục lục

Danh mục các bảng ....................................................................................................... I

Danh mục các hình vẽ ..................................................................................................II

Danh mục các chữ viết tắt .......................................................................................... IV

Thông tin kết quả nghiên cứu bằng tiếng Việt và tiếng Anh .................................... V

MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 5

1.1. TỔNG QUAN VỀ DẠY HỌC TRỰC TUYẾN ................................................. 14

1.1.1. Giới thiệu chung ............................................................................................... 14

1.1.2. Các giai đoạn lịch sử của việc dạy học online ................................................. 15

1.1.3. Những lợi ích của việc học trực tuyến ............................................................. 16

1.1.4. Yêu cầu, nguyên tắc xây dựng bài giảng trực tuyến ...................................... 17

1.2. GIỚI THIỆU VỀ PHẦN MỀM MOODLE ....................................................... 19

1.2.1. Giới thiệu chung ............................................................................................... 19

1.2.2. Tính năng quản lý khóa học trên Moodle ...................................................... 20

1.2.3. Lợi ích của Moodle ........................................................................................... 21

1.2.4. Giới thiệu về phần mềm LMS ......................................................................... 21

1.3. GIỚI THIỆU VỀ MS TEAMS ............................................................................ 22

1.3.1. Giới thiệu chung ............................................................................................... 22

1.3.2. Chức năng của MS TEAMS ............................................................................. 22

1.4. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VIỆC DẠY HỌC TRỰC

TUYẾN TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC ....................................................................... 24

1.4.1. Ngoài nước .......................................................................................................... 24

1.4.2. Trong nước ......................................................................................................... 25

CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................... 27

2.1. VẬT LIỆU ............................................................................................................. 27

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................... 27

2.2.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu ....................................................... 27

2.2.3. Hướng dẫn tạo khóa học trên LMS ................................................................. 27

Page 5: XÂY DỰNG BÀI GIẢNG TRỰC TUYẾN CHO HỌC PHẦN “CÔNG …

2.2.4. Tương tác của giảng viên với học viên trong quá trình dạy/học, quy trình

kiểm tra, đánh giá kiến thức của học viên trên MSteamn ....................................... 33

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 37

3.1. KẾT QUẢ XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU CHO VIỆC DẠY HỌC TRỰC

TUYẾN HỌC PHẦN CÔNG NGHỆ LÊN MEN .................................................... 37

3.1.1. Xây dựng kế hoạch giảng dạy học phần .......................................................... 37

3.1.2. Xây dựng bài giảng ........................................................................................... 37

3.1.3. Xây dựng ngân hàng đề thi ............................................................................... 40

3.2. KẾT QUẢ QUẢN LÝ KHÓA HỌC TRÊN LMS ............................................. 40

3.2.1. Tổ chức lưu trữ các dữ liệut ............................................................................. 40

3.2.2. Tổ chức giảng dạy/tương tác giữa giảng viên và sinh viên trên UTE-LMS . 41

3.3. KẾT QUẢ VIỆC GIẢNG DẠY TRỰC TUYẾN TRÊN MS TEAMS ............ 43

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 52

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Page 6: XÂY DỰNG BÀI GIẢNG TRỰC TUYẾN CHO HỌC PHẦN “CÔNG …

I

DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu

bảng Tên bảng Trang

3.1 Bảng kế hoạch giảng dạy tuần 4 37

3.2

Kết quả theo dõi, đánh giá sinh viên theo buổi giảng dạy/thảo

luận online qua hệ thống Microsoft Teams và LMS 48

Page 7: XÂY DỰNG BÀI GIẢNG TRỰC TUYẾN CHO HỌC PHẦN “CÔNG …

II

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Số hiệu

hình vẽ Tên hình vẽ Trang

2.1 Giao diện trang web OneDrive khi browse đến file Tai lieu hoc

tap 2 cần share 28

2.2 Thực hiện các bước share file Tai lieu hoc tap 2 28

2.3 Thực hiện các bước share file Tai lieu hoc tap 2 28

2.4 Thực hiện các bước share file Tai lieu hoc tap 2 29

2.5 Giao diện hệ thống UTE-LMS ở chế độ soạn kế hoạch giảng

cho Course Công nghệ lên men 30

2.6 Popup chọn một trong số các loại tài nguyên cần cung cấp vào

LMS 30

2.7 Nhập thông tin đường dẫn của tài liệu share cho lớp 31

2.8 Tài liệu đã được share thành công, hiển thị ở đầu

của Course “Công nghệ lên men” 31

2.9 Tạo thư mục và diễn đàn thảo luận trên UTE-LMS 32

2.10 Teams trong giao diện Microsoft office 33

2.11 Giao diện chính của MS teams 34

2.12 Kết quả tạo lớp học phần Công nghệ lên men 34

2.13 Chức năng “Meet now” trên thanh công cụ 35

2.14 Chức năng “Share” trong MS TEAMS 36

2.15 Chức năng chọn file Power Point 36

3.1 Hình ảnh minh họa bài giảng word 38

3.2 Hình ảnh minh họa slides bài giảng 38

3.3 Hình ảnh video được tạo khi ghi âm trực tiếp trên Power point 39

3.4 Hình ảnh đường link Youtube có bài giảng

Chương 4: Công nghệ sản xuất rượu etylic 39

3.5 Hình ảnh đưa tài liệu học tập cho học phần Công nghệ lên men 40

3.6 Hình ảnh đưa tài liệu học tập ở từng buổi học 40

3.7 Hình ảnh tài liệu học tập được đưa lên ở dạng file 41

Page 8: XÂY DỰNG BÀI GIẢNG TRỰC TUYẾN CHO HỌC PHẦN “CÔNG …

III

3.8 Hình ảnh tài liệu học tập ở dạng file được tải lên lưu trữ ở one

drive 41

3.9 Hình ảnh đưa video lên one drive của Microsoft office 41

3.10 Hình ảnh minh họa đưa chủ đề thảo luận trên UTE-LMS 42

3.11 Hình ảnh minh họa việc trả lời của SV trên UTE-LMS 42

3.12 Hình ảnh minh họa việc ra bài tập trên UTE-LMS 42

3.13 Hình ảnh minh họa việc nộp bài của SV trên UTE-LMS 43

3.14 Hình ảnh minh họa việc ra đề thi kết thúc học phần trên UTE-

LMS 43

3.15 Hình ảnh minh họa dạy học trên MS TEAMS 44

3.16 Hình ảnh minh họa trình chiếu slides trên MS TEAMS 44

3.17 Hình ảnh video bài giảng trực tuyến trên MS TEAMS 45

3.18 Hình ảnh giao bài tập trên MS TEAMS 45

3.19 Thiết lập thời gian nộp bài cho trên MS TEAMS 46

3.20 Hình ảnh nộp bài tập của SV trên MS TEAMS 46

Page 9: XÂY DỰNG BÀI GIẢNG TRỰC TUYẾN CHO HỌC PHẦN “CÔNG …

IV

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CNTT&TT : Công nghệ thông tin và truyền thông

E-Learning : Electronic Learning

LMS : Learning Management System

Moodle : Modular Object-Oriented Dynamic Learning Environment

MS Teams : Microsoft Teams

SV : Sinh viên

Page 10: XÂY DỰNG BÀI GIẢNG TRỰC TUYẾN CHO HỌC PHẦN “CÔNG …

V

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. Thông tin chung:

- Tên đề tài: Xây dựng bài giảng trực tuyến cho học phần “Công nghệ lên men” phục

vụ giảng dạy cho sinh viên đại học ngành Công nghệ Thực phẩm.

- Mã số: T2019-06-141

- Chủ nhiệm: TS. Ngô Thị Minh Phương

- Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật

- Thời gian thực hiện: 8/2019 đến 8/2020

2. Mục tiêu:

- Tạo ra một bài giảng chuẩn mực cho học phần Công nghệ Lên men dành cho

sinh viên đại học ngành Công nghệ Thực phẩm của trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật,

điều này sẽ giúp nâng cao chất lượng giảng dạy và tạo tính làm việc chân thực, nghiêm

túc, khoa học, chính xác và sáng tạo cho giảng viên và sinh viên.

- Tạo được khóa học trực tuyến bằng cách sử dụng phần mềm Moodle.

3. Tính mới và sáng tạo:

Ở Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo tập trung vào hệ thống Moodle, phần mềm

này là hệ thống quản lý các khóa học trực tuyến và hệ thống được thiết kế nhằm giúp

nhà giáo dục tạo các cộng đồng học tập trực tuyến một cách hiệu quả. Vì vậy việc xây

dựng bài giảng trực tuyến sẽ giúp cho sinh viên tìm hiểu được nhiều nội dung kiến thức

mới, phát huy tinh thần tự học, tự nghiên cứu và giúp giảng viên không ngừng đổi mới

để đạt được phương pháp dạy học tích cực.

4. Tóm tắt kết quả nghiên cứu:

- Đã xây dựng cơ sở dữ liệu cho việc dạy học học phần Công nghệ lên men.

- Đã xây dựng được quy trình hướng dẫn tạo khóa học trực tuyến trên UTE-

LMS.

- Đã xây dựng được quy trình hướng dẫn dạy học trực tuyến trên MS TEAMS

Page 11: XÂY DỰNG BÀI GIẢNG TRỰC TUYẾN CHO HỌC PHẦN “CÔNG …

VI

- Đã triển khai dạy học trực tuyến cho 01 lớp học phần Công nghệ lên men ở

trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật và 01 lớp học phần Công nghệ lên men ở trường Đại

học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng.

5. Tên sản phẩm:

- 01 bài giảng học phần Công nghệ lên men dưới dạng file word.

- Các video bài giảng

- Các slides bài giảng

- 01 ngân hàng đề thi và đáp án học phần Công nghệ lên men

- 01 khóa học trực tuyến trên LMS và MS TEAMS

6. Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng:

- Phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu: xây dựng được một khóa học học

phần Công nghệ lên men chạy trên trang web trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật - Đại

học Đà Nẵng.

- Địa chỉ ứng dụng: Khoa Công nghệ Hóa học - Môi trường, trường Đại học Sư

phạm Kỹ thuật, Đại học Đà Nẵng hoặc các trường khác có ngành Công nghệ Thực phẩm.

7. Hình ảnh, sơ đồ minh họa chính

Hình ảnh video bài giảng

Page 12: XÂY DỰNG BÀI GIẢNG TRỰC TUYẾN CHO HỌC PHẦN “CÔNG …

VII

Hình ảnh quản lý khóa học trên UTE-LMS

Hình ảnh giảng dạy trực tuyến trên MS TEAMS

Ngày tháng năm 2020

Cơ quan Chủ trì

(ký, họ và tên, đóng dấu)

Chủ nhiệm đề tài

(ký, họ và tên)

Ngô Thị Minh Phương

Page 13: XÂY DỰNG BÀI GIẢNG TRỰC TUYẾN CHO HỌC PHẦN “CÔNG …

VIII

INFORMATION ON RESEARCH RESULTS

1. General information:

Project title: Development of online lectures for the module "Fermentation

Technology" for teaching students in Food Technology

Code number: T2019-06-141

Project Leader: Ngô Thị Minh Phương .

Coordinator: No

Implementing institution: University of Technology and Education

Duration: from 8/2019 to 8/2020

2. Objective(s):

- Create standard lectures for the Fermentation Technology module for

undergraduate students in Food Technology at the University of Technical Education,

which help improve the quality of teaching and the skills of students.

- Create online courses using Moodle software.

3. Creativeness and innovativeness:

In Vietnam, the Ministry of Education and Training considers on the Moodle

system, which is a management system for online courses. Online courses will help

students learn a lot of new knowledge, promote self-study, self-research and help

teachers constantly improve the knowledge and teaching method to achieve better

lectures.

4. Research results:

- Creat a database for Fermentation technology module.

- Build a process for instruction of online courses on UTE-LMS.

- Build a process for instruction of online teaching on MS TEAMS

- Finish online teaching for 01 course at University of Technical Education and 02

courses at University of Science and Technology, University of Danang.

5. Products:

- 01 lecture on Fermentation Technology in word file.

- Videos

- The slides

- 01 bank of examination questions and answers for the fermentation technology

module

- 01 online course on LMS and MS TEAMS

6. Effects, transfer alternatives of reserach results and applicability:

Page 14: XÂY DỰNG BÀI GIẢNG TRỰC TUYẾN CHO HỌC PHẦN “CÔNG …

IX

- Building a fermentation technology course on the website of University of

Technical Education - Danang University.

- Address of application: Faculty of Chemical Technology - Environment,

University of Technology and Education, University of Danang.

Page 15: XÂY DỰNG BÀI GIẢNG TRỰC TUYẾN CHO HỌC PHẦN “CÔNG …

1

MỞ ĐẦU

1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

Ngoài nước

Moodle (viết tắt của Modular Object-Oriented Dynamic Learning Environment)

được sáng lập năm 1999 bởi Martin Dougiamas, người tiếp tục điều hành và phát triển

chính của dự án. Từ đó đến nay Moodle có sự phát triển vượt bậc và thu hút được sự

quan tâm của hầu hết các quốc gia trên thế giới và ngay cả những công ty bán

LMS/LCMS thương mại lớn nhất như BlackCT (BlackBoard + WebCT) cũng có các

chiến lược riêng để cạnh tranh với Moodle.

Moodle là một nền tảng cho học trực tuyến có mã nguồn mở. Moodle có một số

lượng rấtlớn người sử dụng với 9.237 website đã đăng ký tại 147 quốc gia với 2 587 905

người sử dụng tại 242 342 khóa học vào năm 2006.

Trong nước

Hình thức học trực tuyến – elearning đã xâm nhập vào Việt Nam từ khá lâu rồi

nhưng tới nay, việc dạy học trực tuyến vẫn chưa phổ biến trên toàn quốc. Hiện nay,

ngành giáo dục đang có những đổi mới về phương pháp và nội dung dạy học đặc biệt là

là việc áp dụng công nghệ thông tin vào trường học. Việc đổi mới phương pháp và nội

dung không chỉ dừng lại ở việc giáo viên soạn giáo án và giảng bài giảng điện tử mà

giáo viên có thể tạo những trang web đào tạo trực tuyến giúp cho việc học tập của học

sinh đạt hiệu quả hơn. Đào tạo trực tuyến là một phương tiện giúp cho người học có thể

học mọi lúc, mọi nơi, học bất cứ thứ gì mình thích, mình cần cho công việc và cuộc

sống. Nó là hình thức hỗ trợ hữu hiệu cho cách dạy học truyền thống hiện nay. Tuy

nhiên, việc đào tạo trực tuyến vẫn còn chưa nhiều, chưa thực sự hiệu quả.

2. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Trong chương trình giảng dạy cho ngành Công nghệ Thực phẩm, học phần Công

nghệ lên men có một vị trí đặc biệt quan trọng, trước hết là giúp định hướng nghề nghiệp

trong tương lai, trang bị cho cho sinh viên những kiến thức cơ bản về lĩnh vực lên men,

sau nữa là nhằm tạo cho sinh viên tính độc lập, sáng tạo, biết định hướng trong việc

nghiên cứu, giải quyết các tính huống, sự cố trong quá trình làm việc tại các cơ sở sản

xuất.

Hiện nay, thông tin rất nhiều và được cập nhật liên tục. Vì vậy:

Page 16: XÂY DỰNG BÀI GIẢNG TRỰC TUYẾN CHO HỌC PHẦN “CÔNG …

2

- Sinh viên cần môi trường học liệu mở để cập nhật thông tin

- Cần tạo cho sinh viên một động lực, áp lực và hứng thú trong học tập

- Sử dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau để kích thích và rèn luyện thử

thách sinh viên nhiều cảm xúc khác nhau.

Ở Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo tập trung vào hệ thống Moodle, phần mềm

này là hệ thống quản lý các khóa học trực tuyến và hệ thống được thiết kế nhằm giúp

nhà giáo dục tạo các cộng đồng học tập trực tuyến một cách hiệu quả. Vì vậy việc xây

dựng bài giảng trực tuyến sẽ giúp cho sinh viên tìm hiểu được nhiều nội dung kiến thức

mới, phát huy tinh thần tự học, tự nghiên cứu và giúp giảng viên không ngừng đổi mới

để đạt được phương pháp dạy học tích cực.

3. MỤC TIÊU

- Tạo ra một bài giảng chuẩn mực cho học phần Công nghệ Lên men dành cho

sinh viên đại học ngành Công nghệ Thực phẩm của trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật,

điều này sẽ giúp nâng cao chất lượng giảng dạy và tạo tính làm việc chân thực, nghiêm

túc, khoa học, chính xác và sáng tạo cho giảng viên và sinh viên.

- Tạo được khóa học trực tuyến bằng cách sử dụng phần mềm Moodle.

4. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

* Cách tiếp cận

- Đọc và tham khảo tài liệu về thiết kế bài giảng trực tuyến trên Moodle.

- Sử dụng các cơ sở dữ liệu tìm kiếm được và tạo tạo bài giảng trên Moodle

* Phương pháp nghiên cứu

- Thu thập dữ liệu và các thông tin liên quan

- Tiến hành thử nghiệm trên một trang có sẵn. Từ những chức năng trên trang

này, tiến hành biên soạn và xây dựng trang web

5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

* Đối tượng nghiên cứu

- Học phần Công nghệ Lên men

- Phần mềm Moodle

* Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu tạo bài giảng Công nghệ lên men giảng dạy cho sinh viên ngành

Công nghệ Thực phẩm trên phần mềm Moodle

Page 17: XÂY DỰNG BÀI GIẢNG TRỰC TUYẾN CHO HỌC PHẦN “CÔNG …

3

6. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1. Chuẩn bị cơ sở dữ liệu cho bài giảng Công nghệ Lên men trên hệ thống E-learning

(Moodle), gồm có:

- Xây dựng đề cương chi tiết với các nội dung giảng dạy đảm bảo:

+ Mục tiêu về kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp để sau khi học xong học

phần này,

+ Phải đáp ứng được các chuẩn đầu ra như:

[1] Định nghĩa được các khái niệm cơ bản của công nghệ lên men thực phẩm

[2] Vận dụng được các thành tựu của công nghệ lên men trong thực tiễn.

[3] Nắm được các kiến thức, kỹ năng cũng như cách học tập cần thiết trong quá

trình học ngành công nghệ thực phẩm nói chung và học phần công nghệ lên men nói

riêng.

[4] Hiểu được các công đoạn và các đặc điểm cơ bản về môi trường làm việc

tương lai của kỹ sư công nghệ thực phẩm nói chung và công nghệ lên men nói riêng.

+ Xây dựng được kế hoạch học tập chi tiết đối với học phần Công nghệ lên men:

Phải nêu được nội dung và phương pháp giảng dạy trên lớp; nội dung tự học ở nhà và

cung cấp tài liệu tham khảo cho mỗi nội dung để sinh viên tự học; phải trình bày cụ thể

chuẩn đầu ra cần đạt được sau khi kết thúc mỗi nội dung.

- Xây dựng bài giảng (file word và file powerpoint) dành riêng cho sinh viên

ngành Công nghệ Thực phẩm, Khoa Công nghệ Hóa học – Môi trường, trường Đại học

Sư phạm Kỹ thuật.

- Tìm các liên kết có nội dung liên quan đến các chương của bài giảng học phần

Công nghệ lên men.

- Tìm được các bài giảng, tài liệu tham khảo (dưới dạng file word, pdf, ppt) liên

quan đến các chương của bài giảng học phần Công nghệ lên men.

- Tìm được các video, audio giới thiệu quy trình công nghệ sản xuất các sản phẩm

lên men tại các nhà máy, cơ sở sản xuất,…

- Xây dựng ngân hàng câu hỏi thi cho học phần Công nghệ lên men.

2. Tạo bài giảng trên hệ thống Moodle, gồm có:

- Thiết lập các tham số cho học phần

- Thiết kế khoá học, cập nhật nội dung bài giảng

- Cập nhật tài nguyên học tập

Page 18: XÂY DỰNG BÀI GIẢNG TRỰC TUYẾN CHO HỌC PHẦN “CÔNG …

4

- Khai báo các hoạt động học tập

- Khai báo các diễn đàn trao đổi với sinh viên

Page 19: XÂY DỰNG BÀI GIẢNG TRỰC TUYẾN CHO HỌC PHẦN “CÔNG …

5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. TỔNG QUAN VỀ DẠY HỌC TRỰC TUYẾN

1.1.1. Giới thiệu chung

Tùy thuộc vào nhận thức, quan niệm, góc nhìn của mỗi người, có nhiều cách hiểu

khác nhau về thuật ngữ "học trực tuyến" trong mối liên hệ với các thuật ngữ gần như

học tập điện tử, elearning, học qua mạng.

Học tập trực tuyến thường phải gắn liền với các nền tảng công nghệ chuyên

nghiệp, được phát triển với mục đích chuyên biệt dành riêng cho học trực tuyến, đó là

các hệ thống như VLE (virtual learning environment) hay LMS/LCMS (learning

management system/learning content management system), cho phép tích hợp mọi hoạt

động dạy – học của giáo viên và học sinh. Một số nền tảng phổ biến hiện nay như

Blackboard learn, Dokeos hay Moodle, Claroline, Canvas, Open edX… Trong đó các

hoạt động dạy, học được thiết kế khoa học, đồng bộ từ thông tin khóa học, kế hoạch học

tập đến học liệu, diễn đàn, đánh giá, cấp chứng chỉ, hỗ trợ tối đa cho người học tự học

(gồm cả chức năng trao đổi trực tuyến với giảng viên).

Thực tế ở nước ta, để phục vụ mục đích học tập giáo viên đang sử dụng phối hợp

nhiều giải pháp công nghệ khác nhau trên môi trường mạng. Đó có thể là các giải pháp

hỗ trợ dạy học trực tuyến cơ bản (như G-Suit for Education, Office 365 Education),

công nghệ họp trực tuyến (như zoom, Microsoft teams, hangout meet …), các mạng xã

hội như Facebook, Zalo, Viber, hay đơn giản chỉ là giao bài và chữa bài tập qua thư điện

tử (các giải pháp công nghệ này vốn dĩ khi thiết kế không dành chuyên cho mục đích

dạy học). Việc phối hợp các công cụ khác nhau với các mức độ khác nhau như vậy để

dạy- học qua mạng nên khó có thể gọi tên một cách thật chính xác thuật ngữ học trực

tuyến hiện nay. Với quan niệm như vậy, có thể tạm chia học trực tuyến ở nước ta thành

2 nhóm chủ yếu gồm nhóm giải pháp dạy học trực tuyến đồng thời theo thời gian thực

(synchronous learning) và nhóm giải pháp dạy học trực tuyến không đồng thời

(asynchronous learning):

Dạy học trực tuyến đồng thời là giải pháp cho phép người dạy và người học tương

tác thời gian thực đồng thời tham gia thảo luận (dạy - học) cùng một nội dung tại cùng

một thời điểm. Các hoạt động giáo dục trên lớp học truyền thống có thể triển khai qua

mạng bởi các ứng dụng loại này, điển hình là các giải pháp hội nghị trực tuyến (video -

conferencing, web-based conferencing, online meeting). Hầu hết các giải pháp này hiện

Page 20: XÂY DỰNG BÀI GIẢNG TRỰC TUYẾN CHO HỌC PHẦN “CÔNG …

6

nay đều đến từ các công ty nước ngoài như Google Hangout meet, Microsoft Teams,

Zoom, Amazon, Jitsi…

Dạy học trực tuyến không đồng thời là giải pháp có tính tổng thể cao để tổ chức

và quản lý các hoạt động dạy - học trực tuyến; giúp giáo viên chuẩn bị nội dung bài

giảng, học liệu điện tử trên hệ thống LMS/LCMS và hướng dẫn để học sinh đăng nhập

tự học; học sinh có thể tham gia vào bài học mọi lúc mọi nơi. Bên cạnh các giải pháp

của nước ngoài, trong nước hiện nay có các giải pháp của Viettel (Viettelstudy), VNPT

(Vnptedu), FPT, AIC Group, Smart School, Big School, Đại học Sư phạm Hà Nội

(olm.vn). Thực tế thì đây là các giải pháp kết hợp cả dạy - học đồng thời và không đồng

thời (như olm, viettelstudy, vnptedu đều cho phép tích hợp ứng dụng zoom).

1.1.2. Các giai đoạn lịch sử của việc dạy học online

Học online (E-learning) là thuật ngữ quen thuộc trong thời gian gần đây. Các

phương pháp giáo dục ngày càng đa dạng, ngoài cách dạy truyền thống được thực hiện

tại lớp học còn có hình thức học qua internet. Học online đã được áp dụng ở hầu hết các

quốc gia trên thế giới. Tập đoàn dữ liệu quốc tế (IDG) nhận định sẽ có một sự bùng nổ

trong lĩnh vực E-learning và điều đó đã được chứng minh qua sự thành công của các

nước có hệ thống giáo dục hiện đại sử dụng phương pháp E-learning như Hoa Kỳ, Anh,

Nhật Bản,…

Quá trình phát triển của phương pháp học online có thể chia làm bốn giai đoạn:

- Trước năm 1983: giai đoạn này chưa sử dụng máy tính phổ biến. Học viên chỉ

trao đổi qua giảng viên và các bạn học. Loại hình này có giá thành đào tạo khá rẻ.

- Giai đoạn 1984-1993: sự ra đợi hệ điều hành Windows 3.1, máy tính, phần mềm

trình diễn powerpoint cùng với các công cụ đa phương tiện khác đã mở ra một kỉ nguyên

mới, kỉ nguyên đa phương tiện. Những công cụ này cho pháp bài giảng có tích hợp hình

ảnh và âm thanh dựa trên công nghệ CBT (computer based training).

- Giai đoạn 1994-1999: khi công nghệ web được phát minh, phương pháp dạy

học online được các nhà cung cấp dịch vụ đào tạo nghiên cứu cách thức cải tiến. Người

thầy đã bắt đầu sử dụng các phương tiện email, internet với text và hình ảnh đơn giản,

đào tạo bằng công nghệ WEB với hình ảnh chuyển động thấp được triển khai trên diện

rộng.

- Giai đoạn 2000-2005: các công nghệ tiên tiến bao gồm JAVA và các ứng dụng

mạng IP, công nghệ truy cập mạng và cài băng thông qua internet được nâng cao, các

Page 21: XÂY DỰNG BÀI GIẢNG TRỰC TUYẾN CHO HỌC PHẦN “CÔNG …

7

công nghệ thiết kế web tiên tiến trở thành một cuộc cách mạng trong giáo dục và đạo

tạo. Giáo viên có thể tạo bài giảng sinh động với hình ảnh, âm thaanh thông qua web để

truyền tải đến người học. E-learning có giá thành rẻ, tiết kiệm thời gian cũng như chi

phí nên sự phát triển của phương pháp học này trở nên mạnh mẽ.

Ở Việt Nam, phương pháp này cũng được một số tổ chức đào tạo áp dụng. Trên

mạng internet có hàng trăm trang web cung cấp dịch vụ đào tạo theo hô hình E-leraning,

ví dụ như dịch vụ luyện thi trực tuyến trên mạng, trung tâm đào tạo kỹ thuật viên trên

mạng CISCO. Trường Đại học Mở Hà Nội là trường đi đầu trong việc tổ chức đào tạo

đại học từ xa, các trường Đại học lớn trong cả nước cũng đã bắt đầu xây dựng các bài

giảng điện tử đưa lên trang web của trường [3].

1.1.3. Những lợi ích của việc học trực tuyến

- Giảng viên và sinh viên có thể sắp xếp thời gian thích hợp cho mình, linh hoạt

trong một khoảng thời gian nhất định.

- Tiết kiệm được chi phí so với khóa học chính thức. Khóa học trực tuyến không

đòi hỏi về cơ sở hạ tầng, số lượng giảng viên hoặc sinh viên.

- Trong quá tình học tập, sinh viên có thể kiểm soát được quá trình học tập của

mình cũng như đánh giá bài giảng thông qua các công cụ đánh giá có sẵn, từ đó nhanh

chóng đưa ra các biện pháp hỗ trợ tốt hơn.

- Các bài giảng trực tuyến đều được lưu lại. Vì vậy, sinh viên có điều kiện ôn tập

dễ dàng hơn.

- Tài liệu học phong phú, đa dạng thông qua các bài giảng, bài tập. Các tài liệu

được giảng viên biên soạn một cách hệ thống từ cơ bản đến nâng cao giúp sinh viên có

sự lựa chọn trình độ phù hợp với khả năng của mình.

- Sinh viên có thể học ở bất cư đâu và bất cứ lúc nào, chỉ cần có một máy tính được

kết nối internet, được đăng kí tài khoản người học.

- Việc học online còn là phương pháp giúp giải quyết được khó khăn của việc

không thể đến trường như trong thời gian dịch bệnh.

Hệ thống giáo dục Châu Á đã chuẩn bị chiến lược đầu tư dạy và học online bằng các

chiến lược rõ ràng cách đây khoảng 20 năm và đã chuyển sang cấp chiến lược chiều sâu

cho đến thời điểm hiện nay. Việt Nam cũng đã có nhiều bước đi tiên phong về mặt Luật

và các chính sách ban hành và đang có những chuyển động mạnh mẽ với kỳ vọng nâng

Page 22: XÂY DỰNG BÀI GIẢNG TRỰC TUYẾN CHO HỌC PHẦN “CÔNG …

8

cao việc tập trung nguồn lực tri thức và năng lực tiếp cận tri thức cho tất cả mọi người

theo phương châm học tập suốt đời [2].

Tuy vậy các chiến lược hỗ trợ hệ thống giáo dục có yếu tố CNTT&TT mang tính đột

phá và trọng tâm cần phải được định hướng ở cấp quốc gia thì mới kỳ vọng đào tạo

nguồn nhân lực đáp ứng kỹ năng thế kỷ 21 góp phần nâng cao tính sáng tạo và năng suất

quốc gia. Do vậy cần phải có chiến lược như là:

Thứ nhất, cần có các dự án mang tính hệ thống đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng

CNTT&TT trong các cơ sở giáo dục; cụ thể, đó là nền tảng kỹ thuật số cho dạy và học

trực tuyến, các tài nguyên số phục vụ cho chương trình đào tạo và cộng đồng học tập

trực tuyến tại mỗi cơ sở giáo dục nói riêng và cho cả hệ thống giáo dục nói chung.

Thứ hai, cần có một hành lang pháp lý từ Bộ GDĐT về việc tích hợp CNTT&TT

trong chương trình đào tạo tại cơ sở giáo dục; cụ thể, đó là xây dựng các kế hoạch phổ

cập kiến thức CNTT&TT như một phần của chương trình đào tạo, cung cấp các chương

trình/khóa đào tạo CNTT&TT, quy định tỷ trọng thời gian học có ứng dụng CNTT,

khuyến khích người dạy ứng dụng CNTT vào chương trình đào tạo, và phát triển sách

giáo khoa điện tử phục vụ giáo dục trực tuyến.

Thứ ba, cần có các đề án cụ thể khuyến khích các cơ sở giáo dục gắn kết các yếu

tố của học trực tuyến vào quá trình đánh giá kết quả học tập của người học; cụ thể, đó

là xây dựng các tiêu chuẩn CNTT cơ bản mà người học cần đạt được, và bồi dưỡng

người học ứng dụng CNTT trong học tập.

Thứ tư, cần có các chính sách khuyến khích các đơn vị CNTT&TT phối hợp với

các cơ sở giáo dục phát triển chuyên môn CNTT cho người dạy; cụ thể, đó là cung cấp

các chương trình/khóa đào tạo CNTT cho giáo viên/giảng viên, áp dụng tiếp cận đồng

giảng có sự tham gia các nhân sự kỹ thuật CNTT trong đào tạo giáo viên/giảng viên, và

thiết lập các tiêu chuẩn CNTT cơ bản cho giáo viên/giảng viên.

Thứ năm, cần nâng cao vai trò lãnh đạo của cơ sở giáo dục và người dạy trong

giáo dục trực tuyến; cụ thể, đó là tăng cường sự lãnh đạo của cơ sở giáo dục trong việc

dạy-học-thi-quản trị trực tuyến, hỗ trợ các chương trình thí điểm giáo dục trực tuyến,

phát triển các khóa đào tạo giúp người dạy làm chủ quá trình dạy và học trực tuyến, thúc

đẩy các nghiên cứu về giáo dục trực tuyến, tài trợ các trung tâm nghiên cứu về giáo dục

trực tuyến, và xây dựng các kế hoạch giáo dục trực tuyến tại trường.

1.1.4. Yêu cầu, nguyên tắc xây dựng bài giảng trực tuyến

Page 23: XÂY DỰNG BÀI GIẢNG TRỰC TUYẾN CHO HỌC PHẦN “CÔNG …

9

1. Yêu cầu chung

Nội dung bài giảng bám sát đề cương chi tiết đã được phê duyệt. Tất cả các thông

tin gắn kèm bài giảng đều phải rõ nguồn gốc và cung cấp các thông tin về nguồn gốc

của tư liệu tham khảo. Ngôn ngữ chính được sử dụng là tiếng Việt, khuyến khích có

phiên bản tiếng Anh đi kèm. Bài giảng E-Learning được tạo ra từ các công cụ tạo bài

giảng. Các bài giảng cần tương thích và có thể tải vào hệ thống quản lý nội dung bài

giảng (LCMS) do Bộ GD&ĐT quyết định sử dụng. Bài giảng dưới dạng một giáo án,

trong đó giới thiệu và nhấn mạnh quan điểm, ý đồ của tác giả khi xây dựng bài giảng;

mục đích, yêu cầu, tài liệu và website tham khảo, chuẩn bị học liệu... Bài giảng được

xây dựng theo bài, theo chương hoặc theo cả chương trình môn học;

Nội dung đầy đủ, chính xác, khoa học, đảm bảo tính hệ thống; Phương pháp dạy

học hợp lý; Tổ chức thực hiện và phân phối thời gian phù hợp ở các phần, các nội dung

của bài giảng [1].

2. Yêu cầu trong xây dựng bài giảng trực tuyến

- Bài giảng e-Learning được tạo ra từ các công cụ tạo bài giảng, có khả năng tích

hợp đa phương tiện truyền thông (multimedia) gồm phim (video), hình ảnh, đồ hoạ, hoạt

hình, âm thanh, tiếng nói...

- Bài giảng được xây dựng theo bài, theo chương, theo cả chương trình môn học

hoặc theo mô đun. Tuy nhiên bài giảng cần hoàn chỉnh ở một mô đun kiến thức nhất

định. Khi chấm, chất lượng bài giảng được chú trọng hàng đầu, rồi đến số lượng.

- Nội dung bài giảng cần có các câu hỏi để củng cố kiến thức, kích thích người

học học một cách tích cực.

- Dạng xuất bản và công bố bài giảng: Khuyến khích dùng các công cụ soạn bài

giảng để tuỳ theo nhu cầu sử dụng có thể xuất ra các dạng: CD (offline), web (online),

pdf (textbook).

- Tư liệu giảng dạy: Bên cạnh việc dùng bài giảng, tài liệu tham khảo liên quan

đến học phần, giảng viên cần tự tạo video bài giảng có ghi âm lời giảng của giảng viên

và cho xuất hiên hình hoặc video giảng viên giảng bài khi cần thiết.

3. Nguyên tắc khi xây dựng E-learning

- Đảm bảo tính Sư phạm khi thiết kế giáo người học vào bài giảng

- Thứ hai, màu sắc sử dụng cần hài hoà, phù hợp tâm lý người học và nội dung

bài giảng.

Page 24: XÂY DỰNG BÀI GIẢNG TRỰC TUYẾN CHO HỌC PHẦN “CÔNG …

10

- Thứ ba, chữ viết đảm bảo mật độ, kích cỡ và kiểu dáng phù hợp.

- Thứ tư, các minh hoạ ngành, nghề cần thể hiện tính chuyên nghiệp và chuẩn

mực; tương thích với sự kỳ vọng của người học.

- Thứ năm, nội dung và minh hoạ thể hiện được thái độ tích cực, sử dụng tốt khả

năng trình diễn thông tin Multimedia sẽ đảm bảo tốt cho quá trình nhận thức của người

học.

- Các trang trình chiếu công cụ, phương tiện phục vụ cho quá trình dạy và học.

- Đảm bảo tính hiệu quả Xây dựng giáo án điện tử trong hoàn cảnh cụ thể của

nền giáo dục nước ta, trước tiên cần phải lấy tính hiệu quả làm tiêu chì hàng đầu.

- Đảm bảo tính mở rộng và phổ dụng Xây dựng cấu trúc của bài giảng theo hệ

thống các slide cũng chính là thực hiện việc phân nhóm các đơn vị kiến thức mà bài

giảng có thể hỗ trợ. Về phương diện kỹ thuật lập trình, đây chính là việc môđun hoá

chương trình để dễ dàng cho việc thiết kế, cài đặt, bảo dưỡng, bảo trì và nâng cấp sau

này.

- Đảm bảo tính tối ưu của cấu trúc cơ sở dữ liệu: Khi thiết kế một phần mềm nói

chung, bài giảng điện tử nói riêng thì việc xây dựng cơ sở dữ liệu là một vấn đề rất quan

trọng. Dữ liệu ấy phải được cập nhật dễ dàng và thuận lợi, yêu cầu kích thước lưu trữ

phải tối thiểu, truy cập nhanh chóng khi cần (nhất là đối với các dữ liệu Multimedia), dễ

dàng chia sẻ, dùng chung hay trao đổi giữa nhiều người dùng. Đặc biệt với giáo dục,

cấu trúc cơ sở dữ liệu phải hướng tới việc hình thành các thư viện điện tử trong tương

lai, như thư viện các bài tập, đề thi; thư viện các tranh ảnh, các phim học tập;… Xây

dựng các thư viện tư là vấn đề quan trọng đầu tiên cần phải làm, nó quyết định đến chất

lượng của việc thiết kế, xây dựng bài giảng điện tử.

- Đảm bảo tính cập nhật nội dung kiến thức của bài giảng

- Phải triệt để tận dụng khả năng lưu trữ, cập nhật thông tin của máy tính. Việc

cập nhật để chỉnh sữa, nâng cấp và ngày càng hoàn thiện hệ thống các bài giảng là việc

làm có ý nghĩa trong việc hình thành các thư viện tư liệu điện tử, những tiêu chí chuẩn

mực của một nền giáo dục điện tử trong tương lai.

- Đảm bảo một số nguyên tắc về hình thức.

1.2. GIỚI THIỆU VỀ PHẦN MỀM MOODLE

1.2.1. Giới thiệu chung

Page 25: XÂY DỰNG BÀI GIẢNG TRỰC TUYẾN CHO HỌC PHẦN “CÔNG …

11

Moodle là một hệ thống quản lý học tập (Learning Management System -LMS

hoặc người ta còn gọi là Course Management System hoặc VLE -Virtual Learning

Environment) mã nguồn mở (do đó miễn phí và có thể chỉnh sửa được mã nguồn), cho

phép tạo các khóa học trên mạng Internet hay các website học tập trực tuyến. Moodle

(viết tắt của Modular Object-Oriented Dynamic LearningEnvironment) được sáng lập

năm 1999 bởi Martin Dougiamas với mục đích tạo ra những khóa học trực tuyến có sự

tương tác cao. Tính mã mở cùng sự linh hoạt của Moodle giúp người phát triển có khả

năng thêm vào các module cần thiết một cách dễ dàng. Đây là phần quan trọng của hệ

thống E-learning trong hỗ trợ học trực tuyến. Moodle được đánh giá là một thiết kế

hướng tới giáo dục, dành cho những người làm trong giáo dục. Với giao diện trực quan

dễ sử dụng, giáo viên chỉ mất một thời gian ngắn để làm quen và có thể sử dụng

thành thạo. Moodle phù hợp với nhiều cấp học và hình thức đào tạo: phổ thông,

đại học, cao đẳng, không chính quy hay trong các tổ chức, công ty. Tại Việt Nam,

Moodle hiện là một trong các hệ thống quản lý đào tạo thông dụng nhất. Cộng đồng

Moodle đã được thành lập đầu tháng 5 năm 2005 với mục đích xây dựng phiên bản

tiếng Việt và hỗ trợ trong việc triển khai Moodle. Nhiều trường đại học, tổ chức, cá

nhân ở Việt Nam đã dùng Moodle trong các hoạt động của mình. Tính đến tháng 07

năm 2011, Việt nam đã có tổng số 227 website đã đăng ký. Hiện nay, các hệ thống

giáo dục Đại học Việt Nam đã sử dụng nhiều trong việc quản lý hệ thống dạy học trực

tuyến.

1.2.2. Tính năng quản lý khóa học trên Moodle

Một giáo viên có quyền điều khiển tất cả các thiết lập cho một khóa học, bao gồm

các tính năng sau:

- Chọn các định dạng khóa học như theo tuần, theo chủ đề

- Tập hợp các hoạt động của khóa học rất đa dạng

- Các diễn đàn, Các bài thi, Các nguồn tài nguyên, Các lựa chọn, Các bài khảo

sát, Các bài tập lớn, Chats, Các bình luận

- Những thay đổi gần đây nhất từ lần đăng nhập cuối cùng có thể được hiển thị

trên trang chủ của khóa học.

- Tất cả các vùng đầu vào văn bản (các tài nguyên, gửi các thông báo lên diễn

đàn, ...) có thể được soạn thảo bởi sử dụng một trình soạn thảo HTML

Page 26: XÂY DỰNG BÀI GIẢNG TRỰC TUYẾN CHO HỌC PHẦN “CÔNG …

12

- Tất cả các điểm cho các Diễn đàn, các Bài thi và các Bài tập lớn có thể được

xem dựa trên một trang (và tải xuống dưới dạng một file bảng tính )

- Theo dõi và hiển thị đầy đủ các hoạt động của người dùng

- Thông báo đầy đủ các hoạt động mà một học viên tham gia (lần truy cập cuối

cùng, số lần đọc)

- Sự tích hợp Mail – copy các thông báo được gửi lên diễn đàn, các thông tin

phản hồi của giáo viên có thể được gửi thư theo định dạng HTML hoặc văn bản thuần

tuý.

- Giảng viên có thể đánh giá các diễn đàn, và các bài tập lớn [6].

1.2.3. Lợi ích của Moodle

Đây là hệ thống mã nguồn mở, nên ta hoàn toàn có thể can thiệp vào hệ thống để

hiệu chỉnh, bổ sung sao cho phù hợp với yêu cầu của tổ chức hoặc cá nhân. Cộng đồng

người sử dụng lớn, nên có thể trợ giúp chúng ta khi vận hành hoặc phát triển. Moodle

có thể tương tích với nhiều công cụ tạo bài giảng: Reload Editor, Lectora, có thể trao

đổi với các hệ thống LMS khác như: webCT, blackboard...Moodle tập trung vào các khả

năng dễ quản trị, dễ cấu hình, tập trung vào kế hoạch giảng dạy và các kiểu bài tập hết

sức phong phú, tuy nhiên nó không hỗ trợ các chuẩn xây dựng bài giảng vì nó là LMS.

1.2.4. Giới thiệu về phần mềm LMS

Phần mềm LMS (Learning Management System) cho phép tạo một cổng dịch vụ

đào tạo trực tuyến (Elearning Portal) phục vụ người học ở mọi nơi, mọi lúc miễn là họ

có Internet. LMS cho phép thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Quản lý các khóa học trực tuyến (Courses Online) và quản lý người học đó là

nhiệm vụ chính của LMS.

- Quản lý quá trình học tập của người học và quản lý nội dung dạy học của các

khóa học.

- Quản lý người học, đảm bảo việc đăng ký người học, kết nạp người học, theo

dõi quá trình tích lũy kiến thức của người học.

- Báo cáo kết quả học tập với của người học và tích hợp với hệ thống quản lý đào

tạo của Nhà trường.

- Ngoài ra hệ thống còn tích hợp các dịch vụ cộng tác hỗ trợ trong quá trình trao

đổi giữa giáo viên với học viên; giữa học viên với học viên. Các dịch vụ bao gồm:

+ Giao nhiệm vụ tới người học

Page 27: XÂY DỰNG BÀI GIẢNG TRỰC TUYẾN CHO HỌC PHẦN “CÔNG …

13

+ Thảo luận của khóa học

+ Trao đổi thông điệp điện tử

+ Mail điện tử

+ Thông bá lịch học

Đôi khi có những hệ thống bao gồm cả CMS và LMS tích hợp với nhau cung cấp

cho người sử dụng một hệ thống vừa có thể tạo lập và quản lý nội dung bài giảng vừa

có thể quản lý người học và phân pháp nội dung học, hệ thống đó gọi là Hệ thống quản

lý nội dung học trực tuyến – Learning Content Management System (LCMS).

1.3. GIỚI THIỆU VỀ MS TEAMS

1.3.1. Giới thiệu chung

Microsoft Teams là không gian làm việc tập trung vào trò chuyện được tích hợp

với Office 365. TEAMS kiến tạo nền tảng hội thoại tối ưu, xây dựng một không gian

làm việc tiên tiến và tập trung, nâng cao hơn hiệu quảlàm việc nhóm. -Chủsởhữu nhóm

đóng vai trò quan trọng trong việc xác định mục đích của nhóm và tích hợp đểmọi người

cùng làm việc tại một nơi.-Teams có thể truy cập trực tiếp trên web, cài bản trên máy

tính (cả PC và Mac), trên di động. Tuy nhiên phiên bản đầy đủ, thuận tiện nhất là phiên

bản trên máy tính [5].

1.3.2. Chức năng của MS TEAMS

MS TEAMS có những chức năng cơ bản như sau:

- Họp trực tuyến, gọi điện và chat ở mọi lúc mọi nơi

Cuộc họp trực tuyến là một trong những thế mạnh của Microsoft Teams. Quy mô

của cuộc họp có thể là 2 người, 10 người,... và tối đa là 150 người. Toàn bộ chu kỳ họp

sẽ được tự động hóa, từ việc lập lịch biểu, ghi chú cuộc họp tới tính năng chia sẻ màn

hình, ghi âm lại nội dung và nhắn tin tức thời ngay trong phòng họp. Đặc biệt, giới hạn

lên đến 10.000 người tham dự cùng lúc nếu Tenant (Tổ chức) có 15 Live Event diễn ra

đồng thời.

Các tính năng nhắn tin và tag tên trong kênh chat vẫn được triển khai như thông

thường.

- Dữ liệu được tập hợp về một nơi duy nhất để tập trung làm việc

Microsoft Teams chia thông tin thành các kênh trong từng nhóm riêng biệt, do

đó, mỗi người sẽ chỉ thấy các tài nguyên bao gồm tin nhắn, tài liệu và yêu cầu gặp mặt

liên quan đến các kênh cụ thể đó.

Page 28: XÂY DỰNG BÀI GIẢNG TRỰC TUYẾN CHO HỌC PHẦN “CÔNG …

14

Tính năng quan trọng khác giúp Teams hỗ trợ công việc thực sự hiệu quả là khả năng

tích hợp cùng các ứng dụng khác trong bộ Office 365 (như Word, Excel,...) dưới dạng

các tab.

Tuy nhiên MS TEAMS cũng có một số nhược điểm như :

- Số lượng kênh bị giới hạn

Microsoft Teams giới hạn số lượng kênh tối đa là 100 kênh mỗi nhóm. Nghĩa là

nếu nhóm lớn của doanh nghiệp bạn đã đạt tới giới hạn này, bạn sẽ không thể tạo thêm

kênh mới - hoặc buộc phải xóa đi đi một số kênh. Tuy rằng các tệp được chia sẻ vẫn còn

trong trang SharePoint dưới dạng sao lưu, nhưng rõ ràng đó là một sự bất tiện.

- Cách sắp xếp các tệp chia sẻ đòi hỏi phải quy hoạch chặt chẽ ngay từ đầu

Tất cả mọi dữ liệu tải lên các cuộc hội thoại trong ứng dụng đều được đổ vào một

site document chung được tạo trên Sharepoint để quản lý. Việc tìm kiếm và sắp xếp sẽ

thật tiện lợi nếu ngay từ đầu Admin hoặc Owner đã quy hoạch chặt chẽ phần này,

Tuy nhiên, trong quá trình làm việc thường sẽ phát sinh nhiều tệp dữ liệu mà

nhân viên mong muốn được đưa vào một thư mục khác phân cấp chi tiết hơn để dễ dàng

tìm kiếm lại khi cần. Khi số lượng thành viên lớn và số lượng tài liệu chia sẻ cũng lớn

theo, việc tùy chỉnh cấu trúc tệp tài liệu càng cần thiết.

- Cài đặt phân quyền bị hạn chế

Tương tự như cách sắp xếp file, cài đặt phân quyền của Microsoft Teams tối giản

về mặt thời gian nhưng không tối ưu khi sử dụng lâu dài, thậm chí còn mang lại rủi ro

tiềm ẩn.

Lấy ví dụ, bất cứ ai là thành viên của một nhóm đều tự động có quyền truy cập

vào tất cả các kênh và tài liệu trong nhóm cùng sổ ghi chép OneNote,... Nhưng môi

trường công việc đòi hỏi người dùng phải phân tách một số tài liệu đặc biệt và chỉ chia

sẻ với một số hữu hạn người ở các cấp độ nhất định (xem, nhận xét, chỉnh sửa,...). Teams

không hỗ trợ điều này, và bạn buộc phải tìm cách khác.

- Không cung cấp quyền hạn và cái nhìn tổng quan cho nhà quản trị. Người dùng

không có khả năng chỉ định phân quyền cho người khác, cũng như không biết phải quản

lý công việc của người học như thế nào cho đúng và đủ.

Có thể giao việc qua tin nhắn trên Teams với điều kiện cả giảng viên và sinh viên

tự ghi nhớ các thông tin đó (chứ hệ thống không tự động tổng hợp lại ở một nơi). Khi

muốn biết tiến độ một công việc hoặc kiểm tra kết quả, phải tiếp tục nhắn tin hỏi lại. Tới

Page 29: XÂY DỰNG BÀI GIẢNG TRỰC TUYẾN CHO HỌC PHẦN “CÔNG …

15

cuối kỳ cần đánh giá hiệu suất làm việc, khi mọi dữ liệu đã trôi đi từ lâu, không có cơ

sở nào để người học đang làm việc hiệu quả cao hay thấp. Cách giao việc này là thủ

công giống như các ứng dụng chat, chỉ mang tính chất tạm thời chứ không hề có cái

nhìn tổng quan xuyên suốt quá trình làm việc [7].

1.4. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VIỆC DẠY HỌC TRỰC

TUYẾN TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

1.4.1. Ngoài nước

E- Learning phát triển không đồng đều tại các khu vực. E-Learning phát triển

mạnh nhất ở khu vực Bắc Mỹ, ở châu Âu E- Learning cũng rất có triển vọng, trong khi

đó châu Á lại là khu vực ứng dụng công nghệ này ít hơn. Tại Mỹ, dạy và học điện tử đã

nhận được sự ủng hộ và các chính sách trợ giúp của Chính phủ ngay từ cuối những năm

90. Theo số liệu thống kê của Hội Phát triển và Đào tạo Mỹ (American Society for

Training and Development, ASTD), năm 2000 Mĩ có gần 47% các trường đại học, cao

đẳng đã đưa ra các dạng khác nhau của mô hình đào tạo từ xa, tạo nên 54.000 khoá

học trực tuyến. Theo các chuyên gia phân tích của Công ty Dữ liệu quốc tế (International

Data Corporation, IDC), cuối năm 2004 có khoảng 90% các trường đại học, cao đẳng

Mỹ đưa ra mô hình E-Learning, số người tham gia học tăng 33% hàng năm trong khoảng

thời gian 1999 - 2004. E- Learning không chỉ được triển khai ở các trường đại học mà

ngay ở các công ty việc xây dựng và triển khai cũng diễn ra rất mạnh mẽ. Trong những

gần đây, châu Âu đã có những thái độ tích cực đối với việc phát triển công nghệ thông

tin cũng như ứng dụng E-Learning trong mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, đặc biệt là ứng

dụng trong hệ thống giáo dục. Các nước trong Cộng đồng châu Âu đều nhận thức được

tiềm năng to lớn mà công nghệ thông tin mang lại trong việc mở rộng phạm vi, làm

phong phú thêm nội dung và nâng cao chất lượng giáo dục. Ngoài việc tích cực triển

khai E-Learning tại mỗi nước, giữa các nước châu Âu có nhiều sự hợp tác đa quốc gia

trong lĩnh vực E- Learning. Điển hình là dự án xây dựng mạng xuyên châu Âu Europe

PACE. Đây là mạng E-Learning của 36 trường đại học hàng đầu châu Âu thuộc các

quốc gia như Đan Mạch, Hà Lan, Bỉ, Anh, Pháp cùng hợp tác với công ty E-Learning

của Mĩ - Docent nhằm cung cấp các khoá học về các lĩnh vực như khoa học, nghệ thuật,

con người phù hợp với nhu cầu học của các sinh viên đại học, sau đại học, các nhà

chuyên môn ở châu Âu. Tại châu Á, E-Learning vẫn đang ở trong tình trạng mới phát

triển, chưa có nhiều thành công vì một số lí do như: các quy tắc, luật lệ bảo thủ, tệ quan

Page 30: XÂY DỰNG BÀI GIẢNG TRỰC TUYẾN CHO HỌC PHẦN “CÔNG …

16

liêu, sự ưa chuộng đào tạo truyền thống của văn hóa châu Á, vấn đề ngôn ngữ không

đồng nhất, cơ sở hạ tầng nghèo nàn và nền kinh tế lạc hậu ở một số quốc gia. Tuy vậy,

đó chỉ là những rào cản tạm thời do nhu cầu đào tạo ở châu lục này cũng đang trở nên

ngày càng không thể đáp ứng được bởi các cơ sở giáo dục truyền thống buộc các quốc

gia châu Á đang dần dần phải thừa nhận những tiềm năng mà E-Learning mang lại. Một

số quốc gia có nền kinh tế phát triển như : Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan,

Trung Quốc,...đã và đang nỗ lực phát triển E-Learning. Trong đó, Nhật Bản là nước có

ứng dụng E- Learning nhiều nhất so với các nước khác trong khu vực.

1.4.2. Trong nước

Ở Việt Nam Từ năm 2002 trở về trước, các tài liệu nghiên cứu, tìm hiểu về E-

Learning không nhiều. Từ 2003-2004, việc nghiên cứu E- Learning được quan tâm hơn.

Các hội nghị, hội thảo về công nghệ thông tin và giáo dục đều có đề cập nhiều đến vấn

đề E-Learning và khả năng áp dụng vào môi trường đào tạo ở Việt Nam như : Hội thảo

khoa học quốc gia lần thứ nhất về nghiên cứu phát triển - ứng dụng CNTT và truyền

thông ICT/rda 2/2003, Hội thảo khoa học quốc gia lần II về nghiên cứu phát triển và

ứng dụng CNTT và truyền thông ICT/ rda 9/2004, và hội thảo khoa học “Nghiên cứu và

triển khai E-Learning” do Viện Công nghệ Thông tin (ĐHQG Hà Nội) và Khoa Công

nghệ Thông tin (ĐH Bách khoa Hà Nội) phối hợp tổ chức đầu tháng 3/2005 là hội thảo

khoa học về E-Learning đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam...Các trường đại học ở Việt

Nam cũng bước đầu nghiên cứu và triển khai E-Learning, một số trường bước đầu đã

triển khai các phần mềm hỗ trợ đào tạo và cho các kết quả khả quan: Đại học Công nghệ

- ĐHQG Hà Nội, Viện CNTT – ĐHQG Hà Nội, Đại học Bách Khoa Hà Nội, ĐHQG TP

Hồ Chí Minh, Học viện Bưu chính Viễn thông,... Cục Công nghệ thông tin của Bộ

GD&ĐT đã triển khai cổng E-Learning nhằm cung cấp một cách có hệ thống các

thông tin E-Learning trên thế giới và ở Việt Nam. Bên cạnh đó, một số công ty phần

mềm ở Việt Nam đã tung ra thị trường một số sản phẩm hỗ trợ đào tạo. Tuy các sản

phẩm này chưa phải là sản phẩm lớn, được đóng gói hoàn chỉnh nhưng đã bước đầu góp

phần thúc đẩy sự phát triển E-Learning ở Việt Nam. Việt Nam đã gia nhập mạng E-

Learning châu Á (Asia E-Learning Network - AEN, www.asia-elearning.net) với sự

tham gia của Bộ GD&ĐT, Bộ Khoa học - Công nghệ, trường Đại học Bách Khoa Hà

Nội, Bộ Bưu chính Viễn Thông...

Các đề tài nghiên cứu về E-learning trong thời gian qua tại Việt Nam:

Page 31: XÂY DỰNG BÀI GIẢNG TRỰC TUYẾN CHO HỌC PHẦN “CÔNG …

17

- Luận văn thạc sĩ: "Nghiên cứu Elearning và ứng dụng thiết kế bài giảng điện tử

Elearning" của Nguyễn Thị Lương, Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Mạnh Hùng.

- Luận văn thạc sĩ: "Nghiên cứu Elearning và đề xuất giải pháp sử dụng

Elearning trong nhà trường THPT" của Nguyễn Thị Lệ, giảng viên hướng dẫn: TS

Hoàng Xuân Dậu.

- Luận văn thạc sĩ: "Tìm hiểu và ứng dụng hệ thống E-learning" của Vũ Thị

Hương khoa công nghệ thông tin, trường Đại học Điện Lực Hà Nội.

Page 32: XÂY DỰNG BÀI GIẢNG TRỰC TUYẾN CHO HỌC PHẦN “CÔNG …

18

CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

- Bài giảng học phần Công nghệ lên men

- Hệ thống quản lý dạy học trực tuyến LMS trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật

- Phần mềm MS TEAMS

- Phần mềm ISpring suite 10

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu

Căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài đã tiến hành thu thập, tìm hiểu,

phân tích tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau như Internet, giáo trình, sách báo, tạp chí,

các công trình - đề tài nghiên cứu khoa học.

2.2.2. Soạn bài giảng cho moodle

- Chuẩn bị đề cương chi tiết

- Chuẩn bị slide bài giảng từng buổi học

- Chuẩn bị video bài giảng cho từng buổi học: tạo video trên Youtube hoặc Ispring

suite

- Chuẩn bị câu hỏi kiểm tra, thảo luận được lấy từ ngân hàng đề thi học phần.

2.2.3. Hướng dẫn tạo khóa học trên LMS

2.2.3.1. Phương pháp chia sẻ tập tin tài liệu cho lớp học phần theo dạng link qua hệ

thống UTE-LMS [6]

Mục đích: Việc chia sẻ tập tin qua dạng link trên hệ thống LMS nhằm những mục

đích như sau:

- Giảm hao phí tài nguyên của máy chủ UTE-LMS, vì máy chủ chỉ cần chứa

đường dẫn đến tư liệu cần share;

- Giảm thời gian upload tài liệu, chỉ mất thời gian đưa thông tin đường dẫn của

tư liệu cần share;

- Khi cần update nội dung của tư liệu, chỉ cần mở thư mục/file đã share rồi update

nội dung thì ta không phải upload lại tư liệu lên UTE-LMS

A. Công việc: Giả sử ta cần share file tư liệu Tai lieu hoc tap 2 cho sinh viên của lớp

học phần “Công nghệ lên men” , ta có thể thực hiện theo 1 trong 2 phương án:

1. PA1: Chỉ share cho sinh viên của lớp, link chỉ có hiệu lực đến thời hạn nào đó.

2. PA2: Share với bất cứ ai có link thì đều mở xem được.

Page 33: XÂY DỰNG BÀI GIẢNG TRỰC TUYẾN CHO HỌC PHẦN “CÔNG …

19

B. Các bước thao tác để thực hiện theo Phương án 1:

1. Bước 1: Lấy địa chỉ email của sinh viên của lớp

2. Bước 2: Chuẩn bị link đối với tư liệu cần share cho sinh viên:

a. Mở trình duyệt Internet và đăng nhập tài khoản Office365 của mình. Sau đó mở ứng

dụng OneDrive và browse đến file cần tạo link để share cho sinh viên. Xem Hình 2.

b. Tạo link share với các tùy chọn:

Hình 2.1. Giao diện trang web OneDrive khi browse

đến file Tai lieu hoc tap 2 cần share

i. Kích chuột phải vào file Tai lieu hoc tap 2 để hiện popup, rồi chọn “Share”. Xem

Hình 2.2.

Hình2.2. Thực hiện các bước share file Tai lieu hoc tap 2

Page 34: XÂY DỰNG BÀI GIẢNG TRỰC TUYẾN CHO HỌC PHẦN “CÔNG …

20

ii. Sau đó, khi popup Share hiện ra thì nhập thêm thông tin vào các mục chọn trên Popup

này:

- Nhập thời hạn link sẽ hết hiệu lực. Ví dụ: ngày 26/7/2020 – là thời điểm lớp học phần

đã kết thúc.

- Bỏ dấu Checked ở mục “Allow Editing” vì chỉ cho sinh viên xem tư liệu, không cho

Sửa/Xóa;

- Sau đó, kích vào mục “Specific People”, rồi kích nút Apply. Khi cửa sổ popup mới

hiện ra thì paste các địa chỉ email trong clipboard vào ô nhập địa chỉ email. Xem hình

2.3.

Hình 2.3. Thực hiện các bước share file Tai lieu hoc tap 2

- Sau đó, kích nút [Copy Link], rồi chờ giây lát. Sau đó kích nút [Copy link] trên popup

mới thì sẽ lấy được link cần share với các option đã nhập vào. Xem hình 2.4.

Page 35: XÂY DỰNG BÀI GIẢNG TRỰC TUYẾN CHO HỌC PHẦN “CÔNG …

21

Hình 2.4. Thực hiện các bước share file Tai lieu hoc tap 2

3. Bước 3: Biên soạn (trong hệ thống UTE-LMS) thông tin tài nguyên học liệu:

a. Trong hệ thống UTE-LMS, chọn Khóa học hiện hành của mình, rồi Bật chế độ chỉnh

sửa, rồi chuyển đến Tuần học muốn thêm học liệu. Xem Hình 2.5.

Hình 2.5. Giao diện hệ thống UTE-LMS ở chế độ soạn kế hoạch giảng

cho Course Công nghệ lên men

Page 36: XÂY DỰNG BÀI GIẢNG TRỰC TUYẾN CHO HỌC PHẦN “CÔNG …

22

b. Giả sử đây là tài liệu tham khảo dùng suốt thời gian của Course này thì ta nên để ở

đầu Course. Kích vào dòng lệnh “Thêm hoạt động hoặc tài nguyên”. Sau đó, khi cửa

sổ popup hiện ra thì kích chọn loại “URL”, rồi kích nút [Thêm]. Xem Hình 2.6.

Hình 2.6. Popup chọn một trong số các loại tài nguyên cần cung cấp vào LMS

c. Nhập thông tin vào các ô: “Tên”, “External URL”. Nội dung URL là đường dẫn đến

file Chapter_6_Suspension.pdf đã copy ở Bước 2. Xem hình 2.7.

Page 37: XÂY DỰNG BÀI GIẢNG TRỰC TUYẾN CHO HỌC PHẦN “CÔNG …

23

Hình 2.7. Nhập thông tin đường dẫn của tài liệu share cho lớp

d. Sau đó, kich nút [Lưu và trở về khóa học]. Lúc này, tài nguyên “Hệ thống treo -

Susspension” đã được thêm vào hệ thống UTE-LMS dưới dạng link. Xem hình 2.8.

Hình 2.8. Tài liệu đã được share thành công, hiển thị ở đầu

của Course “Công nghệ lên men”

B. Các bước thao tác để thực hiện theo Phương án 2:

Page 38: XÂY DỰNG BÀI GIẢNG TRỰC TUYẾN CHO HỌC PHẦN “CÔNG …

24

Thực hiện theo phương án này thì tương tự như Phương án 1, nhưng khác ở các chỗ sau

đây:

- Không cần thực hiện Bước 1 - Lấy địa chỉ email của sinh viên của lớp;

- Ở Bước 2 - Chuẩn bị link đối với tư liệu cần share cho sinh viên: Thay vì chọn option

“Link Setting” là “Specific People” thì chọn “Anyone with the link” [7].

2.2.3.2. Tạo thư mục và diễn đàn thảo luận

Hình 2.9. Tạo thư mục và diễn đàn thảo luận trên UTE-LMS

2.2.3.3. Quản lý học viên bao gồm: ghi danh, tự ghi danh và rút tên học viên

1. Đối với giảng viên

- Ghi danh (Manual Erolments). Đây là hình thức giảng viên phụ trách khóa học

đảm nhận việc ghi danh cho SV với điều kiện tài khoản của SV được đăng ký tư cách

thành viên của hệ thống LMS do quản trị hệ thống kiểm duyệt. Để thực hiện việc này,

chúng ta vào “Danh sách thành viên” trong khóa học hiện hành, click biểu tượng, chọn

“Phương thức ghi danh”. Trong cửa sổ phương thức ghi danh, chọn biểu tượng Enrol

User.

Trong cửa sổ Manual enrolments, tại cột “Người dùng không ghi danh” bên phải,

chọn tài khoản SV và nhấn “Thêm” để đưa sang cột “Người dùng ghi danh” bên trái.

- Tự ghi danh (Self Enrolments). Đây là hình thức để SV tự ghi danh vào học

phần với điều kiện tài khoản của SV được đăng ký tư cách thành viên của hệ thống LMS

do quản trị hệ thống kiểm duyệt. Trong trường hợp này giảng viên sẽ cung cấp tên học

phần và mật khẩu cho SV. SV sau khi đăng nhập vào hệ thống sẽ tìm đúng lớp học phần

Page 39: XÂY DỰNG BÀI GIẢNG TRỰC TUYẾN CHO HỌC PHẦN “CÔNG …

25

và nhập mật khẩu để ghi danh. Để thực hiện việc này, trong cửa sổ phương thức ghi

danh, chọn biểu tượng để kích hoạt chức năng Self enrolment. Sau đó thiết lập các thông

số theo hình sau. Lưu ý mục Enrolment key là mật khẩu của học phần sẽ được cung cấp

cho SV để ghi danh. Cuối cùng là chọn “Lưu những thay đổi”.

- Cấp quyền và rút tên học viên. Trong “Danh sách thành viên” của lớp học,

chúng ta có thể bổ nhiệm vai trò cho học viên bằng nút hoặc rút tên học viên bằng nút.

2. Đối với sinh viên

* Truy cập lần đầu tiên.

- Truy cập vào hệ thống lms tại website: http://lms.ute.udn.vn. Click “Login”.

- Đăng nhập vào hệ thống bằng tài khoản chứng thực do quản trị hệ thống cung

cấp.

- Cập nhật trang cá nhân và đổi mật khẩu.

* Ghi danh vào khóa học

Sau khi đăng nhập vào hệ thống, SV truy cập đến khóa học theo trình tự: Khoa -

Học kỳ - Lớp học hoặc nhập tên học phần và khu vực tìm kiếm. SV lưu ý kiểm tra đúng

thông tin lớp học phần như mã học phần, tên học phần, học kỳ, năm học, giảng viên phụ

trách. Ngoài ra, giảng viên cũng có thể gửi link truy cập lớp học phần cho SV. Sau khi

truy cập đến đúng khóa học, SV nhập mã ghi danh (Enrolment key) do GV phụ trách

cung cấp và click “Enrol me” [5].

2.2.4. Tương tác của giảng viên với học viên trong quá trình dạy/học, quy trình

kiểm tra, đánh giá kiến thức của học viên trên Msteam [6]

Hướng dẫn sử dụng Microsofteam để giảng dạy trực tuyến

1. Trước hết, đăng nhập email của trường (tên miền là ute.udn.vn), sau đó chọn Teams:

Hình 2.10. Teams trong giao diện Microsoft office

Page 40: XÂY DỰNG BÀI GIẢNG TRỰC TUYẾN CHO HỌC PHẦN “CÔNG …

26

Hình 2.11. Giao diện chính của MS teams

2. Thực hiện tạo lớp: từ giao diện chính, click chức năng "Join or create team"

3. Chọn loại lớp cần tạo: ở đây, ta sử dụng loại "Class"

4. Nhập vào tên lớp và thông tin mô tả, giới thiệu.

Hình 2.12. Kết quả tạo lớp học phần Công nghệ lên men

5. Nhập vào địa chỉ mail lớp học phần đã được cấp để gán tất cả SV vào lớp trực tuyến.

Sau khi hoàn tất việc thêm sinh viên, click "Close".

6. Sau khi đã được GV gán vào lớp theo danh sách, SV sẽ thấy được lớp trực tuyến ngay

khi đăng nhập vào MS Teams

7. Sau khi đã được GV gán vào lớp theo danh sách, SV sẽ thấy được lớp trực tuyến ngay

khi đăng nhập vào MS Teams

Page 41: XÂY DỰNG BÀI GIẢNG TRỰC TUYẾN CHO HỌC PHẦN “CÔNG …

27

8. Tùy chọn] Lấy đường link truy cập và mã truy cập để cấp cho sinh viên."Để sinh viên

có thể truy cập vào lớp online của mình, GV có thể cung cấp cho SV đường link truy

cập vào lớp học và mã code truy cập vào lớp học"

8.1 Tạo ra mã code và link truy cập để sinh viên đăng ký vào lớp online: GV sẽ cung

cấp mã code và link truy cập để SV tự đăng ký vào lớp online. Hình thức cung cấp mã

code, link truy cập: đăng lên trang học trực tuyên hoặc gởi email cho SV.

8.2 Click biểu tượng ba chấm "..." bên phải tên lớp => click "Manage team"

8.3 Click tab "Settings" => Mục "Team code" => click "Generate"

8.4 Mã code được tạo ra, GV cung cấp mã code này cho các SV

8.5 Lấy đường link truy cập vào lớp online: từ biểu tượng ba chấm "...", GV click

"Manage team" => click "Get link to team" => Copy link truy cập lớp online

8.6 GV đăng link và mã code truy cập lên học trực tuyến hoặc gởi mail cho SV

9. Để bắt đầu giảng trực tuyến, taclick vào chức năng "Meet now" trên thanh công cụ ở

cạnh dưới màn hình.

10. Nhập vào thông tin của phiên giảng trực tuyến, sau đó click "Schedule meeting"

11. Tại đây, kiểm tra thông tin về thời gian sẽ giảng giảng online => click "Schedule"

12. Trên dòng sự kiện / timeline của khóa học sẽ xuất hiện dòng thông tin buổi giảng

trực tuyến vừa tạo

Để bắt đầu giảng trực tuyến, ta click vào chức năng "Meet now" trên thanh công cụ ở

cạnh dưới màn hình.

Hình 2.13. Chức năng “Meet now” trên thanh công cụ

Nhập vào thông tin của phiên giảng trực tuyến, sau đó click "Schedule meeting"

13. Tại đây, kiểm tra thông tin về thời gian sẽ giảng giảng online => click "Schedule"

14. Trên dòng sự kiện / timeline của khóa học sẽ xuất hiện dòng thông tin buổi giảng

trực tuyến vừa tạo.

Click biểu tượng "..." tương ứng => click "View meeting details"

15. Click chọn "Meeting options" (sẽ mở ra một cửa sổ mới)

16. Tại mục "Who can present" => điều chỉnh thành "Only me" => "Save" => Đóng cửa

sổ này để quay lại cửa sổ đang thao tác

17. Click "Close"

Page 42: XÂY DỰNG BÀI GIẢNG TRỰC TUYẾN CHO HỌC PHẦN “CÔNG …

28

18. Click vào dòng thông tin buổi giảng online => click "Join" để bắt đầu

19. Giao diện chính của phiên giảng trực tuyến: màn hình chính, danh sách sinh viên,

các công cụ.

20. Để lưu lại quá trình giảng trực tuyến, GV bật chức năng ghi hình "Start recording"

của phiên giảng trực tuyến. Bài giảng trực tuyến sẽ được lưu lại trên danh sách các hoạt

động của lớp online.Lưu ý: nếu không bật chức năng ghi hình, bài giảng trực tuyến sẽ

không được lưu lại

21. Để trình chiếu file PowerPoint, GV chọn chức năng "Share"

Hình 2.14. Chức năng “Share” trong MS TEAMS

14. GV click "Browse" và chọn file PowerPoint phù hợp

Hình 2.15. Chức năng chọn file Power Point

22. Upload from my computer: tải lên file PowerPoint mới từ máy tính-OneDrive: chọn

file PowerPoint đã tải lên OneDrive từ trước-Browse Teams and Channels: chọn file

PowerPoint đã sử dụng trong MS Teams trước đây

23. Giao diện khi đang giảng trực tuyến với slide PowerPoint.

Sử dụng phím mũi tên trên bàn phím / click biểu tượng mũi tên trên màn hình để di

chuyển qua lại giữa các slide-Click "Stop presenting" để dừng việc trình chiếu.

Page 43: XÂY DỰNG BÀI GIẢNG TRỰC TUYẾN CHO HỌC PHẦN “CÔNG …

29

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. KẾT QUẢ XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU CHO VIỆC DẠY HỌC TRỰC

TUYẾN HỌC PHẦN CÔNG NGHỆ LÊN MEN

3.1.1. Xây dựng kế hoạch giảng dạy học phần

Dựa vào đề cương chi tiết học phần Công nghệ lên men để xây dựng kế hoạch

giảng dạy.

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

TÊN HỌC PHẦN: CÔNG NGHỆ LÊN MEN

TÊN TIẾNG ANH: FERMENTATION TECHNOLOGY

Mã học phần:

Số tín chỉ: 3 (3,0)

Điều kiện tham gia học phần:

Học phần học trước: Vi sinh thực phẩm, Hóa sinh thực phẩm

Bộ môn phụ trách giảng dạy: Kỹ thuật thực phẩm

Mô tả học phần

Trang bị cho cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Công nghệ sản xuất malt; Công

nghệ sản xuất bia; Công nghệ sản xuất rượu etylic và các loại rượu uống cao độ; Công nghệ sản

xuất rượu vang và Công nghệ sản xuất nước chấm.

Mục tiêu học phần

+ Kiến thức: Người học hiểu rõ về nguyên liệu, qui trình công nghệ và thiết bị dùng để

sản xuất một số sản phẩm thực phẩm lên men.

+ Kỹ năng: Sau khi học xong, người học sẽ có kỹ năng điều khiển được các quá trình

sản xuất thực phẩm lên men.

+ Thái độ nghề nghiệp: Có khả năng phân tích, tổng hợp, khái quát, áp dụng, sáng tạo

khi đảm nhiệm công việc thuộc chuyên ngành học phần; có khả năng tư duy về lý thuyết và có

thể kết hợp với các có liên quan để thiết kế phân xưởng sản xuất sản phẩm về sữa; chủ động,

tích cực và sáng tạo trong môi trường làm việc.

+ Chuẩn đầu ra của học phần:

Sau khi học xong học phần này, sinh viên có khả năng:

C2- Áp dụng được các kiến thức về công nghệ lên men, đáp ứng được công việc vận

hành, điều khiển và kiểm soát qui trình công nghệ trong sản xuất các sản phẩm lên men thực

phẩm thực tiễn.

C3- Phân tích và xác định được các vấn đề, đồng thời đưa ra các đề xuất và giải pháp

để giải quyết vấn đề.

Page 44: XÂY DỰNG BÀI GIẢNG TRỰC TUYẾN CHO HỌC PHẦN “CÔNG …

30

C3- Có kỹ năng nhận biết, phân tích và tổng hợp để giải quyết vấn đề; có khả năng tư

duy sáng tạo.

C5- Mô tả được các kiến thức nền tảng kỹ thuật nâng cao về công nghệ lên men, đáp

ứng được công việc nghiên cứu công nghệ, cải tiến công nghệ và phát triển sản phẩm mới.

C8- Có khả năng làm việc nhóm, có kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, thảo luận và đàm

phán.

Nhiệm vụ của sinh viên:

Sinh viên phải thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

- Dự lớp không thấp hơn 80% số tiết lên lớp qui định của học phần

- Hoàn thành nhiệm vụ tự học và các bài tập theo yêu cầu của giáo viên

- Tham dự kiểm tra giữa học kỳ và thi kết thức học phần.

Tài liệu tham khảo

+ Bùi Ái, Công nghệ lên men ứng dụng trong công nghệ thực phẩm, NXB Đại học Quốc

gia TP Hồ Chí Minh, 2003.

+ Hoàng Đình Hòa, Công nghệ sản xuất malt và bia, NXB Khoa học và kỹ thuật,

2011.

Kiểm tra đánh giá học phần

+ Bài tập, chuyên cần : 20%

+ Kiểm tra giữa kỳ: 30%; Hình thức thi: Tự luận (đề chung)

+ Thi kết thúc học phần: 50% ; Hình thức thi: Tự luận (đề chung)

Thang điểm 10

Nội dung chi tiết học phần

Chương Nội dung giảng dạy

Số tiết

LT-

BT-TL

Số tiết

TH-

TN

Ghi

chú

1

CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT MALT

1.1 Nguyên liệu

1.2 Công nghệ sản xuất

1.2.1 Làm sạch và phân loại nguyên liệu

1.2.2 Rửa và sát trùng

1.2.3 Ngâm hạt

1.2.4 Ươm mầm

1.2.5 Sấy malt

1.2.6 Các tác nghiệp công nghệ sau sấy

1.3 Các chỉ tiêu chất lượng của malt

3

2

CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT BIA

2.1 Nguyên liệu

2.1.1 Malt đại mạch

2.1.2 Hoa houblon

2.1.3 Nước

2.1.4 Nguyên liệu thay thế

15

Page 45: XÂY DỰNG BÀI GIẢNG TRỰC TUYẾN CHO HỌC PHẦN “CÔNG …

31

Chương Nội dung giảng dạy

Số tiết

LT-

BT-TL

Số tiết

TH-

TN

Ghi

chú

2.2 Công nghệ sản xuất

2.2.1 Làm sạch nguyên liệu

2.2.2 Nghiền nguyên liệu

2.2.3 Nấu nguyên liệu

2.2.4 Lọc dịch đường

2.2.5 Houblon hóa

2.2.6 Lắng trong và làm lạnh

2.2.7 Lên men chính

2.2.8 Lên men phụ và tàng trử bia

2.2.9 Làm trong bia

2.2.10 Ổn định bia

2.2.11 Chiết bia

2.2.12 Phương pháp nâng cao độ bền cho bia

2.2.13 Các chỉ tiêu chất lượng của bia

3

CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT RƯỢU ETYLIC

3.1 Các phương pháp sản xuất rượu etylic

3.2 Nguyên liệu

3.2.1 Nguyên liệu giàu tinh bột

3.2.2 Nguyên liệu giàu đường

3.2.3 Phế liệu của các ngành công nghiệp khác

3.3 Công nghệ sản xuất

3.3.1 Sản xuất dịch lên men từ nguyên liệu giàu tinh bột

3.3.2 Sản xuất dịch lên men từ rỉ đường

3.3.3 Sản xuất dịch lên men từ các loạI nguyên liệu khác

3.3.4 Lên men rượu

3.3.5 Chưng cất và tinh chế

3.3.6 Các chỉ tiêu chất lượng của rượu etylic

12

4

CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT RƯỢU VANG

4.1 Sơ lược về rượu vang

4.2 Nghề ủ rượu vang truyền thống

4.3 Kỹ thuật sản xuất rượu vang công nghiệp

4.3.1 Nguyên liệu

4.3.2 Thu nhận dịch quả

4.3.3 Lên men dịch quả

4.3.4 Thu nhận sản phẩm

4.4 Các chỉ tiêu chất lượng của rượu vang

5

5

CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT NƯỚC CHẤM

5.1. Sản xuất nước chấm bằng phương pháp hóa giải

5.1.1. Nguyên liệu

5.1.2. Xử lí nguyên liệu

5.1.3. Thủy phân

5.1.4. Trung hòa và lọc

5.1.5. Phối chế, thanh trùng và cô đặc

5.2. Sản xuất nước chấm bằng phương pháp lên men

5.2.1. Nguyên liệu

5.2.2. Xử lí nguyên liệu

5.2.3. Nuôi cấy mốc giống

5.2.4. Lên men

5

Page 46: XÂY DỰNG BÀI GIẢNG TRỰC TUYẾN CHO HỌC PHẦN “CÔNG …

32

Chương Nội dung giảng dạy

Số tiết

LT-

BT-TL

Số tiết

TH-

TN

Ghi

chú

5.2.5. Dội rút

5.2.6. Pha đấu

5.2.7. Bảo quản và hoàn thiện sản phẩm

6

CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT MỘT SỐ LOẠI

RƯỢU UỐNG CAO ĐỘ

6.1. Công nghệ sản xuất rượu Cognac

6.2. Công nghệ sản xuất rượu Whisky

6.3. Công nghệ sản xuất rượu Rum

5

Tổng cộng 45

Ví dụ kế hoạch giảng dạy tuần 4

Bảng 3.1. Bảng kế hoạch giảng dạy tuần 4

Tuần 4: Chương 3 – Công nghệ sản xuất rượu etylic

Dự kiến các chuẩn đầu ra

được thực hiện sau khi kết

thúc nội dung

A. Tóm tắt các nội dung và PPGD trên lớp: Sau khi học xong nội dung

này, sinh viên đạt được chuẩn

đầu ra số [3], số [4] trong số

các chuẩn đầu ra đã nêu ở mục

8 của đề cương chi tiết

Nội dung giảng dạy trên lớp:

- Nội dung 1: Các phương pháp sản xuất rượu etylic

- Nội dung 2: Nấu nguyên liệu tinh bột

- Nội dung 3: Chế phẩm enzim đường hóa tinh bột

Tóm tắt các phương pháp giảng dạy: thuyết giảng

B. Các nội dung cần tự học ở nhà:

Các nội dung tự học: nguyên liệu sản xuất rượu etilic, các loại cồn

etilic trong công nghệ và đời sống, các chế

phẩm enzim đường hóa thương mại của hãng

Novo Đan Mạch

Tài liệu học tập: - Trần Xuân Ngạch, Phan Thị Bích Ngọc

(2005).Bài giảng môn học: Công nghệ lên men

– Trường ĐHBK – ĐH Đà nẵng

Chương I : trang 6 – 9

- Nguyễn Đình Thưởng ( chủ biên – 2007 ).

Công nghệ sản xuất và kiểm tra cồn.NXB

khoa học và kỹ thuật Hà Nội. Chương I, II, III,

IV: trang 11 – 32

3.1.2. Xây dựng bài giảng

Page 47: XÂY DỰNG BÀI GIẢNG TRỰC TUYẾN CHO HỌC PHẦN “CÔNG …

33

3.1.2.1. Xây dựng bài giảng bằng word

Xây dựng bài giảng Công nghệ lên men gồm có 5 chương như đề cương chi tiết,

gồm có: Công nghệ sản xuất malt, công nghệ sản xuất bia, công nghệ sản xuất rượu

etylic, công nghệ sản xuất rượu vang, công nghệ sản xuất nước chấm. Bài giảng gồm có

72 trang, được thiết kế những nội dung chính về công nghệ sản xuất một số sản phẩm

lên men.

Hình 3.1. Hình ảnh minh họa bài giảng word

3.1.2.2. Kết quả xây dựng bài giảng trình chiếu bằng Power point

Ví dụ về biên tập bài giảng Tuần 4 với 21 Slide được thiết kế học trực tuyến trong

thời gian 3 tiết đối với Chương 3: Công nghệ sản xuất rượu etylic.

- Slides bài giảng cho từng buổi học được chuyển thành file pdf như hình 3.2.

Page 48: XÂY DỰNG BÀI GIẢNG TRỰC TUYẾN CHO HỌC PHẦN “CÔNG …

34

Hình 3.2. Hình ảnh minh họa slides bài giảng

Page 49: XÂY DỰNG BÀI GIẢNG TRỰC TUYẾN CHO HỌC PHẦN “CÔNG …

35

Trình chiếu bằng Power Point có sử dụng sử dụng ghi âm trực tiếp hoặc công cụ

ISpring suite để ghi hình trên Power Point, sau đó tạo Youtube.

Hình 3.3. Hình ảnh video được tạo khi ghi âm trực tiếp trên Power point

Sau đó đưa lên Youtube. Đây là đường link trên Youtube:

https://www.youtube.com/watch?v=NIT8rmmCVG8&feature=youtu.be

Page 50: XÂY DỰNG BÀI GIẢNG TRỰC TUYẾN CHO HỌC PHẦN “CÔNG …

36

Hình 3.4. Hình ảnh đường link Youtube có bài giảng

Chương 4: Công nghệ sản xuất rượu etylic

3.1.3. Xây dựng ngân hàng đề thi

- Đã xây dựng được ngân hàng đề thi có đáp án cho học phần Công nghệ lên men.

Ngân hàng đề thi gồm có 40 câu hỏi và được làm thành 15 đề sao cho các đề thi không

được trùng lặp quá 20% về nội dung.

- Đã xây dựng đáp án chi tiết đến 0,25 điểm cho ngân hàng đề thi.

3.2. KẾT QUẢ QUẢN LÝ KHÓA HỌC TRÊN LMS

3.2.1. Tổ chức lưu trữ các dữ liệu

Sau khi chuẩn bị xong các cơ sở dữ liệu phục vụ cho việc giảng dạy học phần

Công nghệ lên men, tiến hành đưa các cơ sở dữ liệu này lên trang UTE-LMS dưới nhiều

dạng như dạng file, folder hoặc đường link.

Sau đây là một số hình ảnh minh họa cho việc cập nhật tài liệu học tập trên trang

UTE-LMS cho học phần Công nghệ lên men.

Hình 3.5. Hình ảnh đưa tài liệu học tập cho học phần Công nghệ lên men

Page 51: XÂY DỰNG BÀI GIẢNG TRỰC TUYẾN CHO HỌC PHẦN “CÔNG …

37

Hình 3.6. Hình ảnh đưa tài liệu học tập ở từng buổi học

Hình 3.7. Hình ảnh tài liệu học tập được đưa lên ở dạng file

Page 52: XÂY DỰNG BÀI GIẢNG TRỰC TUYẾN CHO HỌC PHẦN “CÔNG …

38

Hình 3.8. Hình ảnh tài liệu học tập ở dạng file được tải lên lưu trữ ở one drive

Hình 3.9. Hình ảnh đưa video lên one drive của Microsoft office

3.2.2. Tổ chức giảng dạy/tương tác giữa giảng viên và sinh viên trên UTE-LMS

Trong quá trình giảng dạy, giảng viên có thể đặt câu hỏi để sinh viên thảo luận,

đưa bài tập, bài thi để sinh viên thực hiện. Các câu hỏi được đưa trên UTE-LMS và yêu

cầu sinh viên trả lời trong một khoảng thời gian quy định.

Quy định đối với học phần Công nghệ lên men:

- SV trả lời đúng nội dung câu hỏi, đúng thời gian quy định: tối đa 10 điểm.

Page 53: XÂY DỰNG BÀI GIẢNG TRỰC TUYẾN CHO HỌC PHẦN “CÔNG …

39

- SV trả lời muộn so với thời gian quy định mà vẫn nằm trong khoảng thời gian

gia hạn thì sẽ bị trừ 20% điểm số. (Ngoại trừ trễ hạn do lỗi về hệ thống mạng, có minh

chứng kèm theo)

Sau đây là hình ảnh minh họa về việc đưa chủ đề Thảo luận và kết quả trả lời của

sinh viên.

Hình 3.10. Hình ảnh minh họa đưa chủ đề thảo luận trên UTE-LMS

Hình 3.11. Hình ảnh minh họa việc trả lời của SV trên UTE-LMS

Giảng viên cũng có thể ra bài tập để sinh viên làm và nộp bài trên LMS. Sau đây

là hình ảnh minh họa.

Page 54: XÂY DỰNG BÀI GIẢNG TRỰC TUYẾN CHO HỌC PHẦN “CÔNG …

40

Hình 3.12. Hình ảnh minh họa việc ra bài tập trên UTE-LMS

Hình 3.13. Hình ảnh minh họa việc nộp bài của SV trên UTE-LMS

Giảng viên có thể tổ chức thi trên UTE-LMS. Sau đây là hình ảnh minh họa cho

việc tổ chức thi kết thúc học phần trên UTE-LMS kết hợp với MS TEAMS. Sau đây là

hình ảnh minh họa.

Page 55: XÂY DỰNG BÀI GIẢNG TRỰC TUYẾN CHO HỌC PHẦN “CÔNG …

41

Hình 3.14. Hình ảnh minh họa việc ra đề thi kết thúc học phần trên UTE-LMS

3.3. KẾT QUẢ VIỆC GIẢNG DẠY TRỰC TUYẾN TRÊN MS TEAMS

Sau khi thiết lập lớp học phần trên MS TEAMS, giảng viên lên lịch học theo thời

khóa biểu của phòng đào tạo, trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật để sinh viên biết lịch

học và vào lớp.

Sau đó, giảng viên bấm nút “Join” và tiến hành điều khiển buổi dạy trực tuyến.

Sau đây là một số hình ảnh minh họa cho việc tương tác giữa giảng viên và sinh viên

trong buổi học trực tuyến bằng MS TEAMS.

Hình 3.15. Hình ảnh minh họa dạy học trên MS TEAMS

Page 56: XÂY DỰNG BÀI GIẢNG TRỰC TUYẾN CHO HỌC PHẦN “CÔNG …

42

Hình 3.16. Hình ảnh minh họa trình chiếu slides trên MS TEAMS

Khi bắt đầu buổi học, giảng viên cần bấm nút “Start Recording” để ghi lại nội

dung buổi học. Kết thúc buổi học, bấm nút “Stop Recording”để dừng ghi âm, sau đó

video bài giảng trực tuyến sẽ tự động được lưu và chuyển về mail ute. Giảng viên đưa

đường link này lên trang UTE-LMS để sinh viên xem lại khi cần thiết.

Sau đây là hình ảnh minh họa về video bài giảng trực tuyến trên MS TEAMS.

Hình 3.17. Hình ảnh video bài giảng trực tuyến trên MS TEAMS

Page 57: XÂY DỰNG BÀI GIẢNG TRỰC TUYẾN CHO HỌC PHẦN “CÔNG …

43

Trong quá trình học, giảng viên có thể ra bài tập và yêu cầu sinh viên nộp bài trên

MS TEAMS. Sau đây là hình ảnh minh họa cho việc tổ chức thi kết thúc học phần Công

nghệ lên men trên MS TEAMS.

Hình 3.18. Hình ảnh giao bài tập trên MS TEAMS

Quy định về thời gian nộp bài tập:

- Mục Date due, Time due: Ngày và giờ hết hạn nộp bài tập. Có thể nhắp nút Edit

phía dưới để thiết lập thêm một số thông tin như:

- Schedule to assign in the future

- Closedate, Close time: Thời gian kết thúc bài tập (không nhận bài tập từ phía

sinh viên nữa).

Lưu ý: Sau Date due, Time due hệ thống vẫn nhận bài tập nhưng ghi chú là nộp

trễ, còn sau Close date, Close time thì hệ thống không nhận bài tập của sinh viên.

Page 58: XÂY DỰNG BÀI GIẢNG TRỰC TUYẾN CHO HỌC PHẦN “CÔNG …

44

Hình 3.19. Thiết lập thời gian nộp bài cho trên MS TEAMS

Hình 3.20. Hình ảnh nộp bài tập của SV trên MS TEAMS

Nhận xét:

Page 59: XÂY DỰNG BÀI GIẢNG TRỰC TUYẾN CHO HỌC PHẦN “CÔNG …

45

Sau khi tổ chức việc dạy học trực tuyến học phần Công nghệ lên men và khảo sát

những phản hồi từ sinh viên thì nhận thấy rằng:

- Sinh viên yêu thích, hứng thú khi được học trực tuyến theo các bài giảng.

- Không khí các tiết học thoải mái, sôi nổi và việc tiếp thu các kiến thức của sinh

viên dễ dàng, hiệu quả tương đương như với học tại lớp. Bằng chứng là kết quả kiểm tra

thường xuyên, kiểm tra giữa kì và kiểm tra kết thúc học phần của sinh viên đạt yêu cầu

tương đương như những lớp học tại lớp.

Tiết học đã diễn ra không còn theo kiểu dạy học truyền thống “đọc chép hay nhìn

chép” mà thay vào đó sinh viên được nhìn thấy hình ảnh sinh động hơn (nhờ thiết kế bài

giảng), được trao đổi và được nghe giải thích, phân tích nhiều hơn. Sinh viên phải thực

hiện quá trình tự học nhiều hơn để đáp ứng các yêu cầu kiểm tra thường xuyên ở lớp

qua từng buổi học.

Sau đây là kết quả đánh giá, theo dõi sinh viên qua các buổi học (bảng 3.2). Công

việc đánh giá kết quả học tập của sinh viên phải được theo dõi thường xuyên, được giám

sát chặt chẽ thì việc học trực tuyến mới đạt được hiệu quả cao.

Page 60: XÂY DỰNG BÀI GIẢNG TRỰC TUYẾN CHO HỌC PHẦN “CÔNG …

46

BẢNG THEO DÕI, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TRỰC TUYẾN QUA

HỆ THỐNG MICROSOFT TEAMS VÀ LMS HỌC KỲ 2 NĂM HỌC 2019-2020

Họ và tên giảng viên: Ngô Thị Minh Phương

Tên học phần: Công nghệ lên men

Tên lớp học phần: 291CNLM01

Bảng 3.2. Kết quả theo dõi, đánh giá sinh viên theo buổi giảng dạy/thảo luận online qua hệ thống Microsoft Teams và LMS

Kết quả theo dõi, đánh giá sinh viên theo buổi giảng dạy/thảo luận online qua hệ thống Microsoft Teams và LMS

Tuần (Ngày) Tuần 1 (7/4/2020) Tuần 2 ( 14/4/2020) Tuần 3 ( 21/4/2020) Tuần 4 (28/4/2020)

Thời gian 7h00 - 10h00 7h00 - 10h00 7h00 - 10h00 7h00 - 10h00

Nội dung giảng

dạy/thảo luận trên hệ

thống MS Teams

- Giới thiệu đề cương chi

tiết học phần, lịch trình

giảng dạy, tài liệu học tập

- Mở đầu

- Chương 1: Công nghệ sản

xuất malt

- Chương 2: Công nghệ

sản xuất bia

- Chương 2: Công nghệ

sản xuất bia (tt)

- Chương 2: Công

nghệ sản xuất bia (tt)

Page 61: XÂY DỰNG BÀI GIẢNG TRỰC TUYẾN CHO HỌC PHẦN “CÔNG …

47

Tài liệu học tập (Đề

cương chi tiết, slides bài

giảng, video bài giảng,

bài tập….) trên hệ

thống LMS

- Đề cương chi tiết, các giáo

trình, tài liệu tham khảo,

Slides bài giảng Tuần 1

- Video bài giảng Tuần 1

- Link video bài giảng trên

MS Team

- Ghi chú: Sinh viên chưa

vào được khóa học trên

LMS, do đó chưa có tài liệu

học tập

- Slides bài giảng Tuần

2

- Video bài giảng Tuần

2

- Link video bài giảng

Tuần 2 trên MS Team

- Yêu cầu trả lời câu hỏi

- Slides bài giảng Tuần

3

- Video bài giảng Tuần

3

- Link video bài giảng

Tuần 3 trên MS Team

- Yêu cầu trả lời câu hỏi

- Slides bài giảng

Tuần 4

- Video bài giảng Tuần

4

- Link video bài giảng

Tuần 4 trên MS Team

- Yêu cầu trả lời câu

hỏi

TT Mã SV Họ tên sinh viên Điểm đánh giá/Điểm danh Điểm đánh giá/Điểm

danh

Điểm đánh giá/Điểm

danh

Điểm đánh giá/Điểm

danh

1 107160250 Hồ Tô Thanh Bình x 10 x 10

2 107160253 Đoàn Châu Thanh Hiền x 10 x 8

3 107160254 Bùi Minh Hùng x 10 x 10

4 107160259 Đinh Trọng Hiếu Thảo x 10 Trả lời 1 câu hỏi 8

5 107160261 Nguyễn Thanh Thuận x 10 10

Page 62: XÂY DỰNG BÀI GIẢNG TRỰC TUYẾN CHO HỌC PHẦN “CÔNG …

48

6 107160263 Lương Thị Trinh x 10 x 8

7 107170323 Dương Tấn Bảo x 10 Trả lời 1 câu hỏi 10

8 107170324 Nguyễn Thị Kim Chi x 10 Trả lời 3 câu hỏi 10

9 107170326 Nguyễn Thị Đông x 10 x 8

10 107170328 Phạm Vũ Thu Hà x 7 Trả lời 2 câu hỏi 7

11 107170329 Phan Đại Hải x 10 x 10

12 107170330 Nguyễn Thúy Hằng x 10 x 7

13 107170331 Đoàn Thị Minh Hiếu x 8 Trả lời 2 câu hỏi 8

14 107170332 Nguyễn Thị Cẩm Hồng x 7 (nộp bài trễ) x 10

15 107170333 Nguyễn Quỳnh Hương x 10 x 8

16 107170334 Lê Quang Huy x 10 x 7

17 107170335 Lê Ngọc Xuân Huỳnh x 0 (không nộp bài) x 10

18 107170336 Phùng Thị Mỹ Linh x 7 Trả lời 3 câu hỏi

19 107170337 Phan Nguyễn Mai Lợi x 7 x 7

Page 63: XÂY DỰNG BÀI GIẢNG TRỰC TUYẾN CHO HỌC PHẦN “CÔNG …

49

20 107170341 Nguyễn Hải Nguyệt x 10 x 10

21 107170342 Nguyễn Thị Thảo Nhi x 10 x 8

22 107170343 Trần Thị Hoàng Nhi x 10 x 8

23 107170344 Nguyễn Tấn Nhuận x 10 Trả lời 1 câu hỏi 10

24 107170345 Lê Thị Mị Nương x 7 x 10

25 107170346 Nguyễn Thị Phương x 10 x 10

26 107170347 Hồ Thị Minh Phượng x 8 x 8

27 107170350 Nguyễn Thị Trang x 7( nộp bài trễ) Trả lời 2 câu hỏi 10

28 107170351 Nguyễn Phạm Lan Trinh x 10 x 10

29 107170352 Nguyễn Thị Thanh

Tuyên x 10 x 10

Page 64: XÂY DỰNG BÀI GIẢNG TRỰC TUYẾN CHO HỌC PHẦN “CÔNG …

50

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN

Qua thời gian nghiên cứu, đã thu được các kết quả như sau:

1. Xây dựng được đầy đủ cơ sở dữ liệu cho việc dạy học học phần Công nghệ lên

men giảng dạy cho sinh viên Đại học ngành Công nghệ Thực phẩm.

2. Xây dựng được hướng dẫn quy trình dạy học trên trang LMS.

3. Xây dựng được quy trình hướng dẫn dạy học trên MS TEAMS.

4. Đã triển khai dạy học trực tuyến 01 lớp học phần Công nghệ Lên men cho sinh

viên Đại học ngành Kỹ thuật Thực phẩm, trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật và 02 lớp

học phần Công nghệ Lên men cho sinh viên Đại học ngành Công nghệ Thực phẩm

trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng.

2. KIẾN NGHỊ VÀ TRIỂN VỌNG CỦA ĐỀ TÀI

Trong thời gian tới, sẽ tiếp tục nghiên cứu:

- Nghiên cứu các phần mềm khác hiệu quả hơn để tương tác với sinh viên trong

quá trình dạy học.

- Nghiên cứu các phần mềm để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá trực tuyến đạt

hiệu quả hơn so với thực trạng hiện nay.

Page 65: XÂY DỰNG BÀI GIẢNG TRỰC TUYẾN CHO HỌC PHẦN “CÔNG …

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đinh Lâm Quốc Dũng (2018), Nghiên cứu xây dựng bài giảng E-learning và sử dụng

trong dạy học địa lý 11 trung học phổ thông, Khóa luận tốt nghiệp đại học, Trường Đại

học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng.

2. Nguyễn Thị Lương (2012), Luận văn thạc sĩ: Nghiên cứu Elearning và ứng dụng thiết

kế bài giảng điện tử Elearning, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.

3. Nguyễn Thị Lệ (2012), Luận văn thạc sĩ: Nghiên cứu Elearning và đề xuất giải

pháp sử dụng Elearning trong nhà trường THPT, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn

thông.

4. Vũ Thị Hương, Luận văn thạc sĩ: Tìm hiểu và ứng dụng hệ thống E-learning của

khoa công nghệ thông tin, trường Đại học Điện Lực Hà Nội.

Trang web:

5. http://lms.ute.udn.vn/

6. http://lms1.dut.udn.vn/login/index.php

7. https://lms.ueh.edu.vn/