XEM TIẾP TRANG 2 Nhận diện nông nghiệp hữu cơ Đảng bộ 5...

8
“Lặng” ở trường khiếm thính BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383. VĂN PHÒNG TẠI BẢO LỘC: 17 Nguyễn Công Trứ - P. II - Bảo Lộc; ĐIỆN THOẠI: 3720550 - Fax: 3720560. Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608 E-mail: [email protected] CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG SỐ 5099 - THỨ BA NGÀY 24/7/2018 NHỚ LỜI BÁC DẠY KINH TẾ Chuyện trồng dâu nuôi tằm ở Đạ M’rông TRANG 3 TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC Không cấp thuốc cho bệnh nhân tâm thần, bệnh án vẫn ghi đầy đủ TRANG 7 VĂN HÓA - XÃ HỘI Dấu ấn tình nguyện của những nhà giáo tương lai TRANG 4 Diện mạo mới vùng sâu Lộc Bảo TRANG 6 TRANG 3 TRANG 4 TRANG 5 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm Y tế đã quy định, từ ngày 1/1/2016, người tham gia Bảo hiểm Y tế đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu tại trạm y tế hoặc phòng khám đa khoa khu vực hoặc bệnh viện tuyến huyện được quyền khám bệnh, chữa bệnh Bảo hiểm Y tế tại trạm y tế hoặc phòng khám đa khoa khu vực hoặc bệnh viện tuyến huyện trong cùng địa bàn tỉnh (thông tuyến huyện). Từ năm 2021, người có thẻ Bảo hiểm Y tế sẽ được tự đi khám, chữa bệnh không đúng tuyến tại các cơ sở khám, chữa bệnh tuyến tỉnh trong toàn quốc (thông tuyến tỉnh). Đây là thách thức cho hệ thống y tế cơ sở nếu không được đầu tư, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế thì sẽ thiếu vắng bệnh nhân. Đảng bộ cơ sở xã Quảng Lập, huyện Đơn Dương là đơn vị duy nhất khối xã, thị trấn vừa được Tỉnh ủy Lâm Đồng tặng Cờ thi đua vì đạt trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền giai đoạn 2013 - 2017. “Đó là kết quả sự chung sức, đồng lòng của cả Đảng bộ, chính quyền và nhân dân toàn xã”, ông Nguyễn Bình Trị - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Quảng Lập khẳng định. TRANG 2 XEM TIẾP TRANG 2 Trang trại Thiên Sinh ở Đơn Dương sản xuất rau theo hướng hữu cơ từ năm 2012 đến nay. Ảnh: V.Việt Đảng bộ 5 năm liền trong sạch vững mạnh tiêu biểu Đạo đức cách mạng là hòa mình với quần chúng thành một khối, tin quần chúng, hiểu quần chúng, lắng nghe ý kiến của quần chúng. (ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG, 12/1958, T. 9, TR. 285, 286, 288, 290) Điểm thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2018 tại Lâm Đồng chính xác Nhận diện nông nghiệp hữu cơ Lâm Đồng Thách thức trong khám, chữa bệnh BHYT tuyến cơ sở Chiều 22/7, tại Đà Lạt, Đoàn công tác của Bộ Giáo dục Đào tạo và Sở GDĐT Lâm Đồng đã tổ chức họp báo, thông tin về kết quả chấm thẩm định điểm thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2018 tại Lâm Đồng. Theo ông Phạm Sỹ Bỉnh - Vụ phó Vụ Giáo dục thường xuyên, Phó Chủ tịch Hội đồng chấm thẩm định Bộ GDĐT thì đoàn công tác đã nghiên cứu, rà soát các hồ sơ, tài liệu liên quan đến tất cả các khâu của kỳ thi, trước, trong khi tổ chức coi thi và các hồ sơ liên quan đến công tác chấm thi của Hội đồng thi Sở GDĐT tỉnh Lâm Đồng. Theo đó, đoàn đã làm việc trong 1,5 ngày, bắt đầu từ 14h30 ngày 21/7. Kết quả cho thấy việc ra các quyết định liên quan đến kỳ thi là đầy đủ, kịp thời, đúng thể thức, đúng thẩm quyền, đúng thành phần theo như hướng dẫn của Bộ GDĐT. Hồ sơ được sắp xếp khoa học, bảo quản tốt, dễ tra cứu. Kết quả chấm thi đúng quy trình, khách quan, chính xác, không sai sót. Công tác bảo quản bài thi gọn gàng, khoa học, dễ tra cứu. Ông Đặng Hồng Quang - chuyên viên chính của Cục Quản lý chất lượng - Bộ GDĐT đã thông qua biên bản chấm thẩm định bài thi kỳ thi THPT Quốc gia tại Hội đồng thi Sở GDĐT Lâm Đồng. Thành phần tham gia chấm gồm 8 thành viên, địa điểm thực hiện tại Sở GDĐT tỉnh Lâm Đồng và Trung tâm Giáo dục Thường xuyên tỉnh Lâm Đồng...

Transcript of XEM TIẾP TRANG 2 Nhận diện nông nghiệp hữu cơ Đảng bộ 5...

Page 1: XEM TIẾP TRANG 2 Nhận diện nông nghiệp hữu cơ Đảng bộ 5 ...baolamdong.vn/upload/others/201807/28635_Bao_Lam_Dong_ngay_24_7_2018.pdf · xây dựng Đảng được

“Lặng” ở trường khiếm thính

BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383.

VĂN PHÒNG TẠI BẢO LỘC: 17 Nguyễn Công Trứ - P. II - Bảo Lộc; ĐIỆN THOẠI: 3720550 - Fax: 3720560.

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠTĐiện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608E-mail: [email protected]

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNGSỐ 5099 - THỨ BA NGÀY 24/7/2018

NHỚ LỜI BÁC DẠY

KINH TẾChuyện trồng dâu nuôi tằm

ở Đạ M’rông TRANG 3

TÒA SOẠN - BẠN ĐỌCKhông cấp thuốc

cho bệnh nhân tâm thần, bệnh án vẫn ghi đầy đủ

TRANG 7

VĂN HÓA - XÃ HỘIDấu ấn tình nguyện của những nhà giáo tương lai

TRANG 4

Diện mạo mới vùng sâu Lộc Bảo

TRANG 6

TRANG 3

TRANG 4 TRANG 5

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm Y tế đã quy định,

từ ngày 1/1/2016, người tham gia Bảo hiểm Y tế đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu tại trạm y tế hoặc phòng khám đa khoa khu vực hoặc bệnh viện tuyến huyện được quyền khám bệnh, chữa bệnh Bảo hiểm Y tế tại trạm y tế hoặc phòng khám đa khoa khu vực hoặc bệnh viện tuyến huyện trong

cùng địa bàn tỉnh (thông tuyến huyện). Từ năm 2021, người có thẻ Bảo hiểm Y tế sẽ được tự đi khám, chữa bệnh không đúng tuyến tại các cơ sở khám, chữa bệnh tuyến tỉnh trong toàn quốc (thông tuyến tỉnh). Đây là thách thức cho hệ thống y tế cơ sở nếu không được đầu tư, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế thì sẽ thiếu vắng bệnh nhân.

Đảng bộ cơ sở xã Quảng Lập, huyện Đơn Dương là đơn vị duy nhất khối xã, thị trấn vừa được Tỉnh ủy Lâm Đồng tặng Cờ thi đua vì đạt trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền giai đoạn 2013 - 2017. “Đó là kết quả sự chung sức, đồng lòng của cả Đảng bộ, chính quyền và nhân dân toàn xã”, ông Nguyễn Bình Trị - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Quảng Lập khẳng định.

TRANG 2

XEM TIẾP TRANG 2

Trang trại Thiên Sinh ở Đơn Dương sản xuất rau theo hướng hữu cơ từ năm 2012 đến nay. Ảnh: V.Việt

Đảng bộ 5 năm liền trong sạch vững mạnh tiêu biểu

Đạo đức cách mạng là hòa mình với quần chúng thành một khối, tin quần chúng, hiểu quần chúng, lắng nghe ý kiến của quần chúng.

(ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG, 12/1958, T. 9, TR. 285, 286, 288, 290)

Điểm thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2018 tại Lâm Đồng chính xác

Nhận diện nông nghiệp hữu cơ Lâm Đồng

Thách thức trong khám, chữa bệnh BHYT tuyến cơ sở

Chiều 22/7, tại Đà Lạt, Đoàn công tác của Bộ Giáo dục Đào tạo và Sở GDĐT Lâm Đồng đã tổ chức họp báo, thông tin về kết quả chấm thẩm định điểm thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2018 tại Lâm Đồng.

Theo ông Phạm Sỹ Bỉnh - Vụ phó Vụ Giáo dục thường xuyên, Phó Chủ tịch Hội đồng chấm thẩm định Bộ GDĐT thì đoàn công tác đã nghiên cứu, rà soát các hồ sơ, tài liệu liên quan đến tất cả các khâu của kỳ thi, trước, trong khi

tổ chức coi thi và các hồ sơ liên quan đến công tác chấm thi của Hội đồng thi Sở GDĐT tỉnh Lâm Đồng. Theo đó, đoàn đã làm việc trong 1,5 ngày, bắt đầu từ 14h30 ngày 21/7. Kết quả cho thấy việc ra các quyết định liên quan đến kỳ thi là đầy đủ, kịp thời, đúng thể thức, đúng thẩm quyền, đúng thành phần theo như hướng dẫn của Bộ GDĐT. Hồ sơ được sắp xếp khoa học, bảo quản tốt, dễ tra cứu. Kết quả chấm thi đúng quy trình, khách quan, chính xác, không

sai sót. Công tác bảo quản bài thi gọn gàng, khoa học, dễ tra cứu.

Ông Đặng Hồng Quang - chuyên viên chính của Cục Quản lý chất lượng - Bộ GDĐT đã thông qua biên bản chấm thẩm định bài thi kỳ thi THPT Quốc gia tại Hội đồng thi Sở GDĐT Lâm Đồng. Thành phần tham gia chấm gồm 8 thành viên, địa điểm thực hiện tại Sở GDĐT tỉnh Lâm Đồng và Trung tâm Giáo dục Thường xuyên tỉnh Lâm Đồng...

Page 2: XEM TIẾP TRANG 2 Nhận diện nông nghiệp hữu cơ Đảng bộ 5 ...baolamdong.vn/upload/others/201807/28635_Bao_Lam_Dong_ngay_24_7_2018.pdf · xây dựng Đảng được

2 THỨ BA 24 - 7 - 2018 THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

Các địa phương tiến hành hợp nhất một số cơ quan có chức năng nhiệm vụ tương đồng

Ông Trần Duy Hùng - UVBTV, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy cho biết, hiện nay một số huyện đã thực hiện thí điểm việc kiêm nhiệm chức danh người đứng đầu và hợp nhất một số cơ quan có chức năng nhiệm vụ tương đồng. Trên địa bàn toàn tỉnh có 10/12 huyện, thành phố thực hiện chủ trương trưởng ban tuyên giáo đồng thời là giám đốc trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện (còn huyện Cát Tiên và Bảo Lâm chưa thực hiện). 4/12 huyện, thành phố đã thực hiện thí điểm trưởng ban dân vận đồng thời là chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc. 14/147 xã, phường thực hiện mô hình bí thư đảng ủy kiêm chủ tịch ủy ban nhân dân. Toàn tỉnh có 120/1.540 thôn, tổ dân phố có bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn, tổ dân phố và trưởng ban công tác mặt trận (trong đó, có 75 bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn, tổ dân phố; 45 bí thư chi bộ kiêm trưởng ban công tác mặt trận).

Bên cạnh đó, các huyện, thành phố đã khảo sát và đang triển khai xây dựng đề án sáp nhập các thôn, tổ dân phố chưa đủ tiêu chuẩn theo quy định. Đến nay, đã sáp nhập được 35 thôn, tổ dân phố; lộ trình đến cuối năm 2018 giảm khoảng 600/1.541 thôn. Đồng thời, chuẩn bị xây dựng đề án trình các cấp có thẩm quyền sáp nhập 32 xã không đủ tiêu chuẩn theo quy định. N.NGÀ

Đảng bộ 5 năm liền trong sạch vững mạnh tiêu biểu

Lá cờ đầuThông tin trên được khẳng định

từ Ban Tổ chức Tỉnh ủy về kết quả xếp loại các tổ chức đảng giai đoạn 2013 - 2017.

Xã Quảng Lập là địa bàn nhỏ với 1.230 hộ dân được chia làm 5 thôn. Đảng bộ xã hiện có 9 chi bộ trực thuộc với 98 đảng viên. Đồng chí Lưu Tấn Huệ - Bí thư Huyện ủy Đơn Dương khẳng định: “Trong những năm qua, Đảng bộ xã đã tập trung lãnh đạo và triển khai thực hiện hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, nghị quyết Đảng bộ xã đề ra. Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) đã đi vào chiều sâu và đang triển khai thực hiện xã NTM kiểu mẫu, công tác an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Công tác xây dựng, củng cố hệ thống chính trị và xây dựng Đảng được thực hiện có hiệu quả. Xét chung về tất cả các yếu tố, Quảng Lập xứng đáng là lá cờ đầu trong huyện”.

Điểm qua một vài dấu ấn trong thời gian qua, ông Nguyễn Bình Trị đề cập tới tổng thu ngân sách theo pháp lệnh huyện giao từ 2013 đến nay đều đạt và vượt chỉ tiêu huyện giao, năm 2017 đạt 116% theo kế hoạch. Thu nhập bình quân đầu người năm 2013 đạt 38 triệu đồng/người/năm, đến 2017 đạt 60 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2017 theo chuẩn nghèo

đa chiều còn 4 hộ, chiếm 0,32%...Đặc biệt, người đứng đầu xã

này còn nhấn mạnh việc Quảng Lập là xã nông nghiệp chiếm 70%. Dưới sự lãnh đạo của chính quyền địa phương, đặc biệt là nỗ lực của nhân dân, công nghệ sản xuất nông nghiệp ngày càng được đầu tư quy mô như: nhà lưới, nhà kính, phủ bạt, tưới phun, tưới nhỏ giọt… đem lại năng suất cao. Người dân có thu nhập cao, vốn tích lũy và tái đầu tư lớn nên nông nghiệp Quảng Lập đứng vào top đầu của huyện NTM Đơn Dương.

Trong các vấn đề về văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế luôn được quan tâm phát triển đạt chuẩn theo Bộ tiêu chí quốc gia về NTM. Các hủ tục lạc hậu dần được xóa bỏ, ý thức của người dân được nâng cao. Ông Nguyễn Hữu Xuân (74 tuổi) - Chánh tế tại Đình Quảng Lập cho biết: “Thời gian qua, chính quyền địa phương vận động mạnh mẽ nên bà con từng bước xóa bỏ việc rải giấy tiền, vàng mã trong đưa tang. Các cụ là “cây cao bóng cả” được vận động làm trước nêu gương cho con cháu noi theo”.

Chương trình xây dựng NTM trên địa bàn xã Quảng Lập đã đi vào chiều sâu. Đối với những tiêu chí mềm dễ biến động như tiêu chí môi trường, Quảng Lập thường xuyên làm công tác tuyên truyền, vận động cũng như xây dựng các

hoạt động chung trong cộng đồng để thay đổi sâu sắc nhận thức của chính người dân. Ông Đỗ Phúc Châu - người dân thôn Quảng Nghiệp phấn khởi nói: Sau khi xây dựng NTM, đời sống kinh tế - xã hội của bà con có nhiều thay đổi, ý thức người dân cũng được nâng cao. Bà con ai cũng chủ động góp sức xây dựng từ những điều gần gũi nhất như xây dựng tuyến đường hoa trước nhà là một ví dụ điển hình. Huyện Đơn Dương xác định lấy Quảng Lập và Lạc Lâm là hai đơn vị điểm trong xây dựng NTM kiểu mẫu. “Cả hệ thống chính trị xã đang đồng lòng, dốc sức để đạt mục tiêu này vào cuối năm 2018”, ông Nguyễn Bình Trị khẳng định.

Riêng về công tác xây dựng Đảng, hàng năm 100% các chi bộ trực thuộc đều đạt hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên. Tỷ lệ đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ trên 90%. Suốt từ năm 2013 đến nay, chính quyền đều đạt vững mạnh, MTTQ và các đoàn thể luôn giữ vững ở mức I, không có tổ chức trung bình và yếu kém.

Đạt đã khó, giữ vững còn khó hơnCùng với việc giáo dục, học

tập chính trị tư tưởng, trong sinh hoạt Ban chấp hành Đảng bộ cũng như chi bộ định kỳ, những văn bản mới của Đảng, Nhà nước

Đảng bộ cơ sở xã Quảng Lập, huyện Đơn Dương là đơn vị duy nhất khối xã, thị trấn vừa được Tỉnh ủy Lâm Đồng tặng Cờ thi đua vì đạt trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền giai đoạn 2013 - 2017. “Đó là kết quả sự chung sức, đồng lòng của cả Đảng bộ, chính quyền và nhân dân toàn xã”, ông Nguyễn Bình Trị - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Quảng Lập khẳng định.

và các chủ trương của huyện, xã đều được đưa về tận từng chi bộ , từng đảng viên. Đây cũng là lực lượng được chú trọng để xung kích đi đầu, gương mẫu trong các hoạt động góp phần tạo sự lan tỏa, đồng thuận trong nhân dân. Để đảm bảo sự phát triển và nâng cao năng lực chiến đấu của toàn Đảng bộ, Đảng ủy xã thường xuyên theo dõi, hỗ trợ các hoạt động của chi bộ nhằm kịp thời nắm bắt những lỗ hổng để bổ sung, khắc phục, góp phần hoàn thành các mục tiêu nghị quyết đề ra hàng năm. Công tác kiểm tra, giám sát kỷ luật trong Đảng được chú trọng. Không có đảng viên vi phạm kỷ luật Đảng, tuy nhiên những vấn đề chưa tốt của mỗi đảng viên, mỗi chi bộ được kịp thời chỉ ra và khắc phục. Nhờ áp dụng cách làm này suốt nhiều năm qua nên chất lượng của hệ thống chính trị có nhiều chuyển biến tích cực. Trong sinh hoạt Đảng, chất lượng được nâng lên, nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc tự phê bình và phê bình trong Đảng được phát huy. Hệ thống chính trị đoàn kết cao góp phần thực hiện xuất sắc mọi nhiệm vụ phát triển của địa phương.

Theo đó, kết quả đánh giá chất lượng tổ chức đảng, đảng viên cho thấy hàng năm 100% các chi bộ trực thuộc hoàn thành tốt nhiệm vụ. 50% chi bộ đạt trong sạch vững mạnh. 20% chi bộ trong sạch vững mạnh tiêu biểu. 90% đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ… Đảng bộ xã được công nhận trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền (2013 - 2017).

“Đạt được đã khó, giữ vững liên tục trong 5 năm càng khó hơn”, ông Nguyễn Bình Trị đã khẳng định như thế khi nhìn lại chặng đường 5 năm qua. Thực tế, nhiều đơn vị khác trong huyện có năm đạt nhưng cũng có năm không nhận được danh hiệu này bởi nhiều yếu tố bất ngờ xảy ra. Bởi thế “để đạt và duy trì suốt 5 năm trong sạch vững mạnh, ngoài sự nỗ lực hết mình của cả hệ thống chính trị trong từng năm còn đòi hỏi mọi vấn đề phải được xây dựng trên tinh thần đoàn kết, đồng thuận, bền vững, ổn định mới ngăn ngừa được những yếu tố bất ngờ phát sinh làm “đổ sông đổ bể” bao nỗ lực của cả tập thể”, người đứng đầu xã Quảng Lập khẳng định. NGỌC NGÀ

Cùng với sự lãnh đạo đúng đắn của địa phương, người dân chăm lo sản xuất nâng cao đời sống. Ảnh: N.Ngà

DI LINH: Nửa nhiệm kỳ, phát triển 531 đảng viên mớiNhững năm qua, nhờ sâu sát cơ

sở, gắn vai trò trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viên với công tác phát triển Đảng, Đảng bộ huyện Di Linh luôn đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch về phát triển đảng viên mới.

Từ đầu nhiệm kỳ đến nay (2016 - 2018), Đảng bộ huyện Di Linh đã phát triển 531 đảng viên mới,

đạt 59% kế hoạch; trong đó, đảng viên là đoàn viên thanh niên chiếm 54,4%, đảng viên nữ chiếm 48,9% và đảng viên người dân tộc thiểu số chiếm 20,7%. Mặt khác, lĩnh vực xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời và đạt được nhiều kết quả tích cực. Hàng năm, Đảng bộ

huyện Di Linh có từ 65 - 70% tổ chức cơ sở đảng đạt trong sạch vững mạnh, tỷ lệ đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ đạt từ 78% trở lên.

Để làm tốt công tác phát triển Đảng, Huyện ủy Di Linh đã chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên,

đoàn viên, hội viên; chỉ đạo các cấp ủy chi bộ, tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội tập trung nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, tình cảm của đoàn viên, hội viên và quần chúng nhân dân để kịp thời phát hiện những quần chúng, đoàn viên, hội viên ưu tú, từ đó có kế hoạch bồi dưỡng, giáo dục, giới thiệu cho Đảng. LHT

Điểm thi tốt nghiệp THPT quốc gia... TIẾP TRANG 1

... Đoàn đã rút ngẫu nhiên và chấm

thẩm định 1.485 bài thi trắc nghiệm, trong đó có 497 bài thi môn Toán, 483 bài thi Ngoại ngữ, 350 bài thi Khoa học tự nhiên, 155 bài thi Khoa học xã hội. Kết quả, tất cả các bài thi được chấm thẩm định có điểm trùng khớp với điểm thi của Hội đồng Sở GDĐT tỉnh Lâm Đồng đã chấm và công bố. Đồng thời, Đoàn cũng đã kiểm tra quy trình chấm thi bài tự luận (môn Ngữ văn) với số bài thi là 64. Theo hồ sơ lưu trữ, quy trình chấm bài thi môn Ngữ văn được thực hiện đúng quy định chấm bài thi tự luận của Quy chế thi THPT quốc gia.

Tại buổi họp báo, bà Đàm Thị Kinh - Giám đốc Sở GDĐT Lâm Đồng thông tin thêm, trong kỳ thi năm nay, tại Lâm Đồng có 38 điểm thi, tăng 2 điểm thi so với kỳ thi năm trước do số thí sinh tăng và để đảm bảo những điều kiện thuận tiện nhất cho thí sinh. Trong tất cả các khâu, đặc biệt là khâu coi thi và chấm thi được thực hiện theo đúng chỉ đạo của các cấp và đúng quy chế.

Từ kết quả này, ông Phạm S - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 tại Lâm Đồng đã đánh giá cao tinh thần làm việc của Sở GDĐT Lâm Đồng trong kỳ thi và mong rằng tinh thần này sẽ tiếp tục được phát huy trong công tác GDĐT của tỉnh nói chung và việc tổ chức các kỳ thi nói riêng.

Chương trình chấm thẩm định nằm trong kế hoạch thường niên của Bộ GDĐT và năm nay ba địa phương được lựa chọn là Hòa Bình, Lâm Đồng, Bến Tre.

HẢI YẾN - THỤY TRANG

Page 3: XEM TIẾP TRANG 2 Nhận diện nông nghiệp hữu cơ Đảng bộ 5 ...baolamdong.vn/upload/others/201807/28635_Bao_Lam_Dong_ngay_24_7_2018.pdf · xây dựng Đảng được

3 3 THỨ BA 24 - 7 - 2018KINH TẾ

Hơn 134 ha sản xuất theo chuẩn hữu cơĐáng kể các loại cây trồng đã và

đang ứng dụng công nghệ cao ở Lâm Đồng như: rau (gần 20.000 ha); cà phê (hơn 20.000 ha); chè (hơn 6.300 ha); lúa (hơn 2.800 ha); hoa (gần 3.700 ha)... Có tất cả 8 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng được công nhận là Doanh nghiệp Nông nghiệp công nghệ cao toàn quốc với quy mô tổng diện tích gần 280 ha.

Trong khi đó, toàn tỉnh Lâm Đồng mới được cấp Chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ hơn 143 ha. Cụ thể, Công ty chè Vina Suzuky (Di Linh) với quy mô sản xuất 124 ha được tổ chức an toàn thực phẩm của nước Đức cấp chứng nhận từ năm 2004. Còn lại diện tích rau hữu cơ các loại hơn 19 ha (tổng sản lượng gần 312 tấn/năm) của 5 doanh nghiệp trên địa bàn. Đầu tiên vào năm 2014, Công ty TNHH Liên doanh Organic Đà Lạt đi đầu trong sản xuất rau đạt tiêu chuẩn hữu cơ gần 3,7 ha, bao gồm khoảng 150 loại rau, quả đặc trưng Đà Lạt. Đến năm 2016, Lâm Đồng có thêm 2 doanh nghiệp được chứng nhận sản xuất hữu cơ là Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ sản xuất Tượng Sơn (2 ha), Công ty TNHH Florama Việt Nam (2,7 ha). Tất cả 3 công ty này đều được tổ chức Control Union Certifications cấp Chứng nhận sản xuất hữu cơ theo tiêu chuẩn của Hoa Kỳ.

Riêng Trang trại hữu cơ Huyền Thoại (Lạc Dương, 2,8 ha) được Công ty TNHH Công nghệ Nhonho có trụ sở chính ở Hà Nội theo dõi và cấp Chứng nhận tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ - Canada Organic từ cuối năm 2016. Bước sang năm 2017, Trang trại Vườn ươm Thiên Sinh (Đơn Dương, 8 ha) tiếp tục được

Nhận diện nông nghiệp hữu cơ Lâm ĐồngTheo Chi cục Trồng trọt & BVTV Lâm Đồng: Đến nay toàn tỉnh Lâm Đồng có gần 53.000 ha diện tích nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nhưng chỉ mới hình thành hơn 143 ha sản xuất và chăn nuôi theo quy trình hữu cơ. Điều này cho thấy quy mô nông nghiệp hữu cơ của Lâm Đồng hiện vẫn quá nhỏ so với nhu cầu phát triển ngày càng cao của chuỗi nông sản toàn cầu.

tổ chức Control Union Certifications theo dõi đánh giá để cấp Chứng nhận theo tiêu chuẩn sản xuất hữu cơ USDA của Mỹ. Vườn ươm này bắt đầu sản xuất thử nghiệm các loại rau hữu cơ từ năm 2012 đến nay. Hiện Vườn ươm Thiên Sinh đã được cấp Chứng nhận hệ thống sơ chế đóng gói, bảo quản đạt tiêu chuẩn ISO 2200, HACCP của châu Âu.

Ngoài ra, cũng trong năm 2017, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam xây dựng Trang trại Vinamilk Organic Đà Lạt quy mô 70 ha với 500 con bò sữa được tổ chức Control Union (Hà Lan) cấp Chứng nhận đạt tiêu

chuẩn hữu cơ châu Âu.

Chuyển giao quy trình đến từng nông hộTừ thực tế trên, Chi cục Trồng

trọt & BVTV Lâm Đồng nhận định: “Lâm Đồng hiện có trên 3.500 ha nhà kính và 1.000 ha nhà lưới sản xuất rau công nghệ cao. Đây là lợi thế để xây dựng và phát triển các mô hình sản xuất rau hữu cơ thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu hàng năm. Đồng thời, Lâm Đồng đã tích lũy kinh nghiệm hình thành hơn 60 chuỗi sản xuất tiêu thụ sản phẩm an toàn thực phẩm, làm cơ sở để phát

triển hiệu quả các sản phẩm hữu cơ trong những năm tới...”.

Tuy nhiên, cũng theo chi cục này, sản phẩm rau sản xuất hữu cơ của Lâm Đồng với quy trình nghiêm ngặt, luôn đạt năng suất thấp, nên giá bán cao hơn gấp nhiều lần so với các sản phẩm rau sản xuất thông thường.

Vì vậy chỉ cung cấp chủ yếu cho các bếp ăn gia đình người nước ngoài

làm việc tại Việt Nam, các khách sạn lớn, công ty cổ phần, suất ăn các hãng hàng không… Ngược lại phần lớn khách hàng có mức thu nhập trung bình trong nước vẫn chưa thể đưa vào thực đơn sử dụng đối với sản phẩm rau hữu cơ Lâm Đồng.

Định hướng giai đoạn 2018 - 2025, Lâm Đồng gắn phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với phát triển nông nghiệp hữu cơ; tiếp tục khảo sát, xác định quy hoạch các vùng sản xuất rau hữu cơ tại huyện nông thôn mới kiểu mẫu Đơn Dương; xây dựng Làng đô thị xanh tại xã Xuân Thọ nói riêng, tại các khu, vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Đà Lạt và vùng phụ cận nói chung. Trong đó ưu tiên sản xuất tiêu chuẩn hữu cơ trên cây rau, quả, chè, cà phê và chăn nuôi bò sữa.

Những giải pháp trọng tâm phát triển nông nghiệp hữu cơ đến năm 2025 trước hết xây dựng các mô hình, quy trình và cơ chế chính sách về sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm rau, quả, chè, cà phê, bò sữa… Đặc biệt, Lâm Đồng chú trọng triển khai các chính sách hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp, cơ sở đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo mô hình liên kết ổn định, gắn với việc tăng cường xúc tiến thương mại trong và ngoài nước. Cụ thể, thực hiện quy hoạch công nhận 8 khu và 19 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong tỉnh Lâm Đồng để ưu tiên thu hút dự án đầu tư sản xuất nông nghiệp hữu cơ của các doanh nghiệp, từ đó nhận diện những mô hình thiết thực, hiệu quả cao nhất để chuyển giao rộng rãi sản xuất, chăn nuôi, gia tăng thu nhập đối với kinh tế hộ nông dân trên địa bàn.

VĂN VIỆT

Trang trại Thiên Sinh ở Đơn Dương sản xuất rau theo hướng hữu cơ từ năm 2012 đến nay. Ảnh: V.Việt

Chị Ma Chuyển, cán bộ UBND xã Đạ M’rông chia sẻ rất chân thật về cuộc

sống của người dân quê mình: “Dân Đạ M’rông chúng tôi xưa nay quen trồng bắp, trồng cà phê cho thu nhập thấp lắm, nhất là mùa giáp hạt. Giờ dân đã bắt đầu làm quen với cây dâu tằm, nhiều nhà một tháng thu số tiền bằng trồng bắp một năm hồi xưa, diện tích dâu đang phát triển khá nhanh”. Quả thật, những người dân từ bao đời chỉ quen với việc vác gùi lên rẫy, nay làm quen với nhà tằm, cây dâu lai cao sản, làm quen với lên nong lên né…, những công việc hoàn toàn mới mẻ với họ. Nhưng niềm vui đã bắt đầu nở rộ trên những gia đình người M’Nông, K’Ko dám nghĩ, dám làm, dám thay đổi.

Chuyện trồng dâu nuôi tằm ở Đạ M’rông Những nông dân M’Nông, K’Ho ở vùng đất khó khăn của huyện Đam Rông bao đời gắn bó với cây lúa, cây bắp, nhưng nay làm quen với cây trồng mới, vật nuôi mới cho thu nhập cao, đó là cây dâu con tằm.

Anh Ndu Ha Oanh là người đầu tiên phá bỏ 7,5 sào cà phê để xuống giống cây dâu lai S7-CB và xây nhà tằm đúng quy chuẩn kỹ thuật. Ở thôn Liêng D’rắk 1 quê anh, đây coi như là một sự thay đổi lớn bởi người M’Nông, K’Ho chỉ chuyên trồng bắp, trồng cà phê, mỗi cây cà phê đều là tài sản lớn đối với họ. Chàng trai M’Nông dám nghĩ, dám làm đã vay 50 triệu để xây nhà tằm đúng chuẩn khiến dân toàn thôn rất

bất ngờ. Được hỗ trợ kỹ thuật, anh học chăm tằm, chăm dâu đúng kỹ thuật. Và, con tằm không phụ đôi bàn tay chăm chỉ, hiện anh Ndu Ha Oanh nuôi mỗi tháng 1 hộp tằm, có tháng nuôi 2 hộp chia thành 2 lứa, thu nhập trung bình 15 triệu/tháng, một con số trong mơ với những gia đình ở Liêng D’rắk. Từ tấm gương của anh Ndu Ha Oanh, hàng chục gia đình trong thôn đã phá bỏ cà phê, trồng 2-3 sào dâu, làm sàn tằm đúng

tiêu chuẩn kỹ thuật. Và trong tiếng tằm ăn rỗi rì rào, người Đạ M’rông thấy được thu nhập cao, thấy được niềm vui từ những nong né đầy kén nặng tay.

Anh Liêng Hót Ha Sion, cán bộ 30a của xã Đạ M’rông chia sẻ, chính quyền huyện cũng rất chú trọng tới việc giúp bà con tiếp cận cây dâu con tằm. Nhưng bản tính của người đồng bào vốn e ngại, không dám tiếp cận với cái mới nên biện pháp tuyên truyền nhanh nhất chính là để cho bà con thấy “người thật việc thật”. Bởi vậy, cùng với việc thực hiện một số mô hình, việc tuyên truyền phải được tiến hành từ chính thành công trong thực tế. Những tấm gương trồng dâu nuôi tằm thành công ở mỗi thôn như anh Ndu Ha Oanh thôn Liêng D’rắk 1, ông Ndu Ha Thương thôn Tu La… khiến bà con tin tưởng và sẵn sàng chấp nhận việc phá cà phê, phá bắp trồng dâu, xây nhà tằm. Và chính những người đi trước lại truyền kỹ thuật, truyền kinh nghiệm cho người đi sau bằng chính ngôn ngữ của bà con nên rất dễ tiếp thu. Như ông Ndu Ha Vân thôn Liêng D’rắk 1 mạnh dạn phá 4 sào

bắp xuống giống dâu, làm nhà tằm đạt chuẩn chính nhờ sự thành công của anh Ndu Ha Oanh cùng thôn.

Nhận thấy tiềm năng và hiệu quả cây dâu con tằm mang lại cho người nông dân, ngành Nông nghiệp huyện Đam Rông và chính quyền xã Đạ M’rông đang lên kế hoạch để xây dựng thêm nhiều mô hình trồng dâu nuôi tằm trong xã, giúp bà con thấy được hiệu quả của cây dâu con tằm, đồng thời nắm được kỹ thuật chăn nuôi. Hiện tại, dù mới đưa cây dâu con tằm vào canh tác, Đạ M’rông đã có 13 ha dâu tằm và diện tích dâu đang ngày càng tăng lên. Chị Ma Chuyển chia sẻ, chỉ cần vài ba sào dâu, sau 3 tháng là người nông dân đã có thu nhập rất tốt, chưa nói làm giàu nhưng hoàn toàn xóa được cái đói, cái nghèo bao đời vẫn dai dẳng ở Đạ M’rông, xóa được cái đói giáp hạt trên bếp lửa mỗi gia đình người M’nông, người K’Ho quê chị. Và dần dần, cây dâu con tằm trở thành cây trồng vật nuôi quen thuộc với người Đạ M’rông, mang lại no ấm cho những người nông dân bao đời miệt mài bên dòng K’rông Nô yên ả. DIỆP QUỲNH

Nhặt tằm chín lên né nhà ông Ndu Ha Vân thôn Liêng D’rắk 1.

Page 4: XEM TIẾP TRANG 2 Nhận diện nông nghiệp hữu cơ Đảng bộ 5 ...baolamdong.vn/upload/others/201807/28635_Bao_Lam_Dong_ngay_24_7_2018.pdf · xây dựng Đảng được

4 THỨ BA 24 - 7 - 2018 VĂN HÓA - XÃ HỘI

Với lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ, cứ mỗi dịp hè về, màu áo xanh tình nguyện của sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm (CĐSP) Đà Lạt lại thấp thoáng ở những miền quê. Để rồi những công trình thanh niên hoàn thành tại các xã vùng sâu, vùng xa, mang đậm dấu ấn tình nguyện của những nhà giáo tương lai.

Mặc dù trời mưa gió do ảnh hưởng của cơn bão số 3, nhưng 21 sinh viên từ năm

nhất đến năm ba Trường CĐSP Đà Lạt vẫn dầm mình dọc con đường ở thôn Yang Ly và thôn Lạch Tông của xã N’Thol Hạ, huyện Đức Trọng. Đây là cuộc “hành quân” trong chiến dịch tình nguyện hè năm 2018 của tuổi trẻ CĐSP Đà Lạt để cùng đoàn viên, thanh niên trong xã thực hiện công trình thanh niên “Thắp sáng đường quê”.

Anh Lê Xuân Sơn - Bí thư Đoàn Trường CĐSP Đà Lạt chia sẻ: Đây là hai thôn khó khăn nhất của xã N’Thol Hạ, đời sống bà con còn nhiều khó khăn, vất vả. Đặc biệt hệ thống đường giao thông tuy

đã được bê tông hóa nhưng nhằm đảm bảo an ninh và đảm bảo ánh sáng cho bà con di chuyển vào ban đêm, Đoàn trường đã thống nhất với Huyện Đoàn Đức Trọng và Đoàn xã N’Thol Hạ triển khai công trình thanh niên “Thắp sáng đường quê”. Những bước chân bám vào trụ điện, những bàn tay kéo dây theo những tiếng hò...; chỉ chưa đầy một tuần, các thợ điện không chuyên này đã kéo được hơn 2,2 km đường điện thắp sáng con đường hai thôn. Công trình hoàn thành với nguồn kinh phí 40 triệu đồng, trong đó, kinh phí của

Đoàn Trường CĐSP Đà Lạt 20 triệu đồng, còn lại là nguồn kinh phí đối ứng của địa phương.

Khi những bóng điện được thắp sáng cũng là lúc niềm vui rạng rỡ trên khuôn mặt người dân hai thôn, khiến bao vất vả của sinh viên Đoàn Trường CĐSP Đà Lạt cũng như đoàn viên, thanh niên Đoàn xã N’Thol Hạ dường như tan biến. Bà K’Lơm - thôn Yang Ly phấn khởi: “Vui lắm, vậy là từ nay con đường trong thôn không còn tối tăm nữa, có đi đâu về muộn cũng không lo”.

Mỗi chiến dịch tình nguyện hè,

Đoàn Trường CĐSP Đà Lạt lại hoàn thành từ một đến hai công trình thanh niên tại các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Ông Đa Cát Ha Dương thuộc thôn Liêng Krăck II, xã Đạ M’Rông, huyện Đam Rông còn nhớ mãi, năm ngoái Đoàn Trường CĐSP Đà Lạt vào làm cho gia đình ông sân bê tông với diện tích 70 m2 thay cho sân đất trơn trượt mỗi khi mưa về. Ông là con liệt sĩ, hiện là Phó Ban Đoàn kết Công giáo Đam Rông và Chủ tịch Hội đồng giáo xứ Đạ Tông. Rồi gia đình ông Cil K’ Nghe - thôn Cil Múp, xã Đạ Tông, huyện Đam Rông, là gia đình chính sách có Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng ba, điều kiện kinh tế khó khăn được Đoàn Trường CĐSP Đà Lạt làm sân bê tông diện tích 45 m2. “Có sân mới gia đình mình biết ơn các bạn sinh viên Trường CĐSP Đà Lạt lắm. Nhiều năm nay, mình muốn có sân bê tông để phơi lúa mà chưa làm được. May nhờ có các bạn sinh viên vào làm cho...”, ông K’Nghe bộc bạch. Trong chiến dịch tình nguyện hè năm 2017, Đoàn trường đã hoàn thành hai công trình thanh niên “Sân bê tông cho gia đình chính sách” tại huyện Đam Rông với tổng kinh phí hơn 22 triệu đồng. Hay đoàn viên Điểu K Sơn - Thôn 6, xã

Tiên Hoàng, huyện Cát Tiên, ngôi nhà nhân ái được Đoàn Trường CĐSP Đà Lạt làm tặng trong chiến dịch tình nguyện hè năm 2016 thay cho căn nhà gỗ mục nát, mỗi khi mưa gió lại ngập nước. Ngôi nhà có diện tích 50 m2 với tổng kinh phí 40 triệu đồng, trong đó, nguồn kinh phí của Đoàn trường hỗ trợ 20 triệu đồng cùng sự góp sức của 30 sinh viên nhà trường trong suốt hơn 1 tháng...

Ngoài những công trình thanh niên tại các xã vùng sâu, vùng xa, Đoàn Trường CĐSP Đà Lạt còn tặng hàng trăm quyển vở, bút cho học sinh và hàng ngàn bộ quần áo cho bà con có hoàn cảnh khó khăn tại những nơi tham gia chiến dịch tình nguyện hè. “Trong các chiến dịch tình nguyện hè, Đoàn trường và Hội Sinh viên đều đã xây dựng được các công trình thanh niên có ý nghĩa thiết thực và có giá trị sử dụng. Đoàn trường, Hội Sinh viên đều nhận thức việc triển khai các công trình thanh niên này có ý nghĩa thiết thực, góp phần chia sẻ khó khăn đối với các hộ gia đình và bà con vùng sâu, vùng xa. Đây cũng là hoạt động mang tính giáo dục sâu sắc đối với đoàn viên, sinh viên nhà trường”, Bí thư Đoàn Trường CĐSP Đà Lạt Lê Xuân Sơn cho biết thêm.

TUẤN HƯƠNG

Dấu ấn tình nguyện của những nhà giáo tương lai

Sinh viên Trường CĐSP Đà Lạt làm sân bê tông cho gia đình chính sáchtrong chiến dịch tình nguyện hè 2017. Ảnh: T.H

Năm 2018, có 9.821 trạm y tế (TYT) trong cả nước thực hiện KCB BHYT với 21,5 triệu thẻ BHYT

đăng ký ban đầu. Trong giai đoạn 2010-2014, số

lượt KCB tại tuyến xã tăng qua các năm với tỷ lệ gia tăng bình quân là 4%. Tuy nhiên, từ khi thực hiện chính sách thông tuyến, số lượt KCB BHYT tại tuyến xã có xu hướng giảm (số lượt KCB BHYT tại tuyến xã năm 2015: 34 triệu lượt; 2016: 32,7 triệu lượt; năm 2017: 33 triệu lượt).

Tỷ trọng số lượt KCB BHYT tại tuyến xã trong tổng số lượt KCB BHYT có xu hướng giảm qua các năm từ 2015 đến nay: năm 2014 là 28,3%; năm 2017: 19,9% và 6 tháng đầu năm 2018 tỷ trọng số lượt KCB BHYT tại tuyến xã chỉ chiếm 18,5% trong tổng lượt KCB BHYT của các tuyến.

Tỷ trọng số lượt KCB BHYT tại tuyến huyện trong tổng số lượt KCB BHYT gia tăng mạnh từ khi thực hiện chính sách thông tuyến đến nay (năm 2015: 43,2%; năm 2017: 51,4%; ước 6 tháng đầu năm 2018: 52,2%).

Số chi KCB BHYT tại tuyến xã ước 6 tháng đầu năm 2018 là 1.220 tỷ đồng, chiếm 2,6% tổng chi KCB BHYT (tuyến huyện: 28,5%; tuyến tỉnh: 48,9%; tuyến trung ương: 20%).

Số chi KCB tại tuyến xã có xu hướng gia tăng qua các năm (năm 2014: 1.429 tỷ đồng; năm 2017: 2.538 tỷ đồng); tuy nhiên, tỷ trọng chi KCB BHYT tuyến xã trong tổng chi KCB BHYT có xu hướng giảm từ khi thực hiện chính sách thông

Thách thức trong khám, chữa bệnh BHYT tuyến cơ sởLuật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm Y tế (BHYT) đã quy định, từ ngày 1/1/2016, người tham gia BHYT đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu tại trạm y tế (TYT) hoặc phòng khám đa khoa khu vực (PKĐKKV) hoặc bệnh viện tuyến huyện được quyền khám bệnh, chữa bệnh BHYT tại TYT hoặc PKĐKKV hoặc bệnh viện tuyến huyện trong cùng địa bàn tỉnh (thông tuyến huyện). Từ năm 2021, người có thẻ BHYT sẽ được tự đi khám, chữa bệnh không đúng tuyến tại các cơ sở khám, chữa bệnh tuyến tỉnh trong toàn quốc (thông tuyến tỉnh). Đây là thách thức cho hệ thống y tế cơ sở nếu không được đầu tư, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế (KCB BHYT) thì sẽ thiếu vắng bệnh nhân.

tuyến. Trong giai đoạn 2010-2014, số chi KCB BHYT tại tuyến xã chiếm khoảng 5,3% trong tổng chi KCB BHYT, thì năm 2015, 2016, 2017, con số này là 3%, 2,5% và 2,9% tương ứng.

Ngược lại, tỷ trọng chi KCB BHYT tại tuyến huyện trong tổng chi KCB BHYT có xu hướng gia tăng từ khi thực hiện chính sách thông tuyến đến nay (năm 2014: 25,9%; năm 2017: 29,8%; ước 6 tháng đầu năm 2018: 28,5%).

Chi phí bình quân/lượt khám tại tuyến xã, tuyến huyện tăng mạnh qua các năm, đặc biệt là khi thực hiện giá dịch vụ y tế theo Thông tư 37 (giá khám bệnh tại trạm y tế xã tăng từ 7.000 đồng lên 29.000 đồng...).

Lâm Đồng trong 6 tháng đầu năm 2018, toàn tỉnh tổ chức khám bệnh cho hơn 1,15 triệu lượt bệnh nhân, trong đó khám BHYT hơn 1 triệu lượt. Bình quân mỗi bệnh nhân nằm viện nội trú 5,6 ngày; công suất sử dụng giường bệnh 90,3%. Tổng chi phí thanh toán BHYT còn dư 451 tỷ đồng. Tuyến y tế cơ sở (huyện và xã) thực hiện khám bệnh cho khoảng 73% số lượt bệnh nhân, khám chữa bệnh và điều trị nội trú khoảng 45% số lượt bệnh nhân điều trị nội trú trong tỉnh. Thực hiện kết nối liên

việc không có quy định nhằm hạn chế KCB thông thường tại các bệnh viện tuyến trên. Quản lý bệnh mạn tính tại cộng đồng đang gặp nhiều khó khăn do năng lực chuyên môn của nhân viên y tế chưa tạo được sự tin tưởng của người dân. Bên cạnh đó, nguồn kinh phí được trích theo quy định hiện hành khó đáp ứng được việc quản lý các bệnh mạn tính tại cơ sở. Công tác kiểm tra, giám sát hoạt động KCB BHYT tại y tế cơ sở còn hạn chế, do số lượng TYT lớn, địa bàn trải rộng, nhân lực giám định thiếu nên việc kiểm tra, giám sát công tác KCB BHYT cũng như thanh toán chi phí KCB còn nhiều hạn chế.

Theo Vụ BHYT - BYT, để thực hiện tốt việc nâng cao chất lượng KCB BHYT tại tuyến y tế cơ sở, một số giải pháp thuộc lĩnh vực BHYT cần tập trung, bao gồm: Không quy định giao quỹ KCB cho TYT tối đa bằng 20% quỹ KCB BHYT ngoại trú như hiện nay, thay vào đó cơ quan Bảo hiểm xã hội sẽ thanh toán chi phí cho TYT dựa trên chi phí thực tế do ứng dụng dịch vụ kỹ thuật mới, thuốc mới, chức năng nhiệm vụ mới... kể cả chi phí điều trị bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, chi trả chi phí thuốc điều trị HIV, Lao... Thực hiện Quyết định 2348/QĐ-TTg để bảo đảm các TYT đủ năng lực cung cấp gói dịch vụ y tế cơ bản cho người có thẻ BHYT. Các bệnh viện tuyến huyện hướng dẫn và chủ động chuyển người bệnh về TYT để quản lý, điều trị các bệnh mạn tính, tạo điều kiện thuận lợi cho người bệnh, nâng cao hiệu quả sử dụng quỹ BHYT.

AN NHIÊN

thông dữ liệu quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT, tỉ lệ gửi hồ sơ đúng hạn đạt 80%, tuy nhiên còn một số đơn vị thực hiện chưa kịp thời, nhất là TYT, hồ sơ sai còn nhiều 9,3%.

Một số khó khăn vướng mắc trong thực hiện KCB BHYT tại y tế cơ sở: Chất lượng KCB tại y tế cơ sở chưa đáp ứng được yêu cầu của người dân. Theo khảo sát của Viện Chiến lược chính sách y tế - Bộ Y tế, tình trạng khám bệnh, kê đơn, cấp thuốc tại nhiều TYT xã còn bất cập là một trong những nguyên nhân

chính dẫn đến người dân không lựa chọn TYT xã làm nơi KCB. Chính sách KCB thông tuyến làm giảm số lượng người bệnh đến KCB tại y tế cơ sở. Với quy định thông tuyến và điều kiện giao thông thuận tiện như hiện nay, người bệnh có thẻ BHYT thường lựa chọn KCB tại các bệnh viện tuyến huyện thay vì đến các TYT xã. Một số chính sách làm ảnh hưởng đến KCB tại tuyến xã: Tự chủ tài chính bệnh viện thúc đẩy các bệnh viện tăng thu dung người bệnh, không phụ thuộc bệnh đó có thể điều trị tại tuyến nào, cùng với

Người bệnh nhận thuốc BHYT tại Trung tâm Y tế huyện Lâm Hà. Ảnh: A.N

Page 5: XEM TIẾP TRANG 2 Nhận diện nông nghiệp hữu cơ Đảng bộ 5 ...baolamdong.vn/upload/others/201807/28635_Bao_Lam_Dong_ngay_24_7_2018.pdf · xây dựng Đảng được

5 THỨ BA 24 - 7 - 2018

NHÂN NGÀY DÂN SỐ THẾ GIỚI 11/7

VĂN HÓA - XÃ HỘI

Lặng nằm ở trong sân trường khiếm thính, bình yên như chính tên gọi của mình. Nơi đây trưng bày hàng trăm sản phẩm tranh thêu tay, quần áo được vẽ trang trí, nông sản sấy khô, hàng thủ công mỹ nghệ... do các em học sinh khiếm thính làm dưới sự hướng dẫn của thầy cô và các nghệ nhân.

Ở Lặng, mùi trà thơm tỏa ra trong không gian nhỏ ấm cúng dễ làm say lòng khách khi đặt

những bước chân đầu tiên vào đây. Sau khi giúp khách gọi thức

uống, Ka Hà nói cảm ơn bằng động tác đưa tay lên ngang cằm - lời cảm ơn bằng ngôn ngữ ký hiệu và trở lại chỗ ngồi quen thuộc bên khung tranh thêu. Đây là một trong những nghề thủ công mà Ka Hà giỏi nhất. Nhờ một cô giáo phiên dịch, chúng tôi biết Hà năm nay 15 tuổi, nhà ở Di Linh. Năm nay, Ka Hà cùng với 2 bạn Ngần và Thoa không về quê mà ở lại trông coi gian hàng thủ công Lặng này. Hằng ngày, ngoài việc phục vụ khách, cả ba em đều làm bạn với khung thêu, lò sấy để làm ra những sản phẩm trưng bày trong gian hàng. Hỏi Ka Hà nhiều thứ nhưng cô bé khá kiệm lời, em bảo rằng với bản thân mình, thêu là nghề em giỏi nhất và có thể ngồi kiên nhẫn nhiều giờ liền.

Như chính tên gọi, ở Lặng khá lặng lẽ, ít khi có tiếng nói ồn ào. Nhưng đặc biệt, với những em học sinh khiếm thính, nụ cười luôn thường trực trên môi. Không ít khách đến cứ ngẩn người nhìn những cô bé xinh xắn thoăn thoắt đôi bàn tay bên khung thêu và nở nụ cười thích thú.

Cô Nguyễn Thị Lợi - Phó Hiệu

“Lặng” ở trường khiếm thính

trưởng Trường Khiếm thính Lâm Đồng cho biết, gian hàng Lặng ra đời là kết quả cho những tâm huyết của cả thầy cô và học trò. Trước đây, phần lớn các em học xong phải tự tìm kiếm công việc. Nhiều em học sinh sau khi rời khỏi trường thì trở về nhà hoặc đi làm thuê với đồng lương ít ỏi. Từ khi nhà trường bắt đầu mở rộng dạy cả cấp 2, các em có điều kiện học nghề một cách bài bản hơn nhưng những khó khăn vẫn còn đó. “Sản phẩm của các em làm ra từ tranh thêu, tranh vẽ, hoa giấy... cứ chất đống trong kho, không biết giải quyết thế nào, đồng thời các khoản chi phí cho nguyên vật liệu ngày càng cao. Từ đó ấp ủ có một gian hàng chuyên để trưng bày và bán các sản phẩm này ra đời. Sau nhiều nỗ lực của các thầy cô, mạnh thường quân thì điều này cũng trở thành hiện thực”, cô Lợi chia sẻ.

Trước tình hình đó, Trường Khiếm thính tăng cường dạy nghề nghiệp cho các em học và tiếp xúc nhiều nghề khác nhau để tìm ra thế mạnh, năng khiếu của mình. Các

nghề thêu, may, làm bánh, làm xà phòng, làm hoa giấy... đều thu hút các em học sinh. Nhiều em có năng khiếu nhưng trước đó còn gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp, di chuyển nên chưa thể tiếp cận được hết các ngành nghề mà mình mong muốn.

Sau nhiều nỗ lực, vào tháng 4 vừa qua, Lặng chính thức ra đời. Những sản phẩm thủ công bắt mắt, đa dạng mẫu mã do chính tay các em học sinh của trường làm ra được sắp xếp gọn gàng trong từng góc nhỏ. Để có được thành quả này, thầy cô và các mạnh thường quân đã phải đi vận động ủng hộ từ nhiều nguồn, nhiều nơi. Một trong những người có đóng góp lớn là tiến sĩ Choi Young Suk - một tình nguyện viên người Hàn Quốc, và cũng là người đã có một khoảng thời gian khá dài gắn bó với học sinh đặc biệt ở Lâm Đồng. Bà cũng là người trực tiếp đứng ra hỗ trợ cho các em học sinh nguyên liệu làm xà phòng, chỉ thêu, màu vẽ...

Ngoài các sản phẩm thủ công, phần lớn các loại trà đều do chính

tay các em học sinh gieo hạt, chăm sóc, thu hoạch và sấy tại trường, hoàn toàn tự nhiên. Mỗi công đoạn đều được các em chăm chút, tỉ mỉ. Nhiều hình vẽ theo mẫu được các em tự tay thêu lên những chiếc áo quần vô cùng xinh xắn, hay những chiếc túi xách được tạo ra từ quần áo cũ... vô cùng sáng tạo.

Theo cô Lợi, từ khi gian hàng đi vào hoạt động, các sản phẩm thủ công nhận được nhiều sự ủng hộ của các đoàn khách ghé thăm nhà trường cũng như khách du lịch đến Đà Lạt. “Toàn bộ lợi nhuận từ gian hàng được dùng đầu tư cho việc học, mua sắm thêm nguyên liệu, thiết bị để hỗ trợ cho học tập và cuộc sống cho các em học sinh. Đồng thời cũng tạo thêm nhiều động lực để các em cố gắng học, tìm tòi nghiên cứu để phát triển nghề một cách tốt hơn. Vô năm học nhà trường dự định sẽ mở rộng thêm một số ngành nghề khác để giúp các em đa dạng các sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng ”, cô Lợi cho hay.

HỒNG THẮM

Ngần và Ka Hà luôn vui vẻ vì được ở lại trường trông coi gian hàng. Ảnh: H.T

“Phát huy văn hóa ứng xử người Đà Lạt - Lâm Đồng, góp phần xây dựng hình ảnh du lịch Lâm Đồng “Văn minh - Thân thiện - An toàn” là nội dung hội thảo cùng tên do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Lâm Đồng phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng vừa tổ chức tại thành phố Đà Lạt. Đây được xem là một trong những động thái tích cực nhằm tìm ra các giải pháp để phát huy những giá trị đặc sắc vốn có của người Đà Lạt trong thời điểm phát triển hiện nay.

Hội thảo được tổ chức trong bối cảnh nạn kinh doanh du lịch chụp giựt đang diễn ra phổ biến, làm xói mòn truyền thống hiền hòa, thanh lịch, mến khách của người Đà Lạt. Ông Nguyễn Hữu Tranh, một trong những người dành nhiều tâm huyết nghiên cứu về Đà Lạt cho rằng, đây là hệ

quả khó tránh của việc đẩy mạnh phát triển kinh tế, trong khi thiếu những giải pháp nhằm giữ gìn bản sắc. Để cải thiện được tình hình hiện nay, phát huy được văn hóa ứng xử truyền thống của người Đà Lạt, cần bắt đầu từ các nhà trường: “Nhiều tác động của điều kiện tự nhiên, môi trường và kinh tế, xã hội đã dẫn đến một số người dân Đà Lạt thiếu ý thức, làm xói mòn phong cách người Đà Lạt, nếu không hiền hòa, thanh lịch, mến khách, chân thật thì ngành du lịch của Đà Lạt bị tai tiếng. Trong giai đoạn hiện nay, nhà trường cần dành vài tiết ngoại khóa để học sinh được nghe giảng về phong cách người Đà Lạt, học cách giao tiếp với du khách người nước ngoài. Nhân các buổi họp bà con tiểu thương, các tổ chức du lịch, người lái xe taxi, xe ôm thì lồng ghép để diễn giả nhắc nhở về

phong cách người Đà Lạt, nhất là phong cách ứng xử với du khách”.

Tại hội thảo, nhiều đại biểu cho rằng, để có thể đề ra được giải pháp tuyên truyền, giáo dục từ cấp độ gia đình, trường học đến các môi trường tương tác xã hội khác, cần phải xác lập rõ nội hàm của đặc tính phong cách cụ thể của người Đà Lạt. Cùng với đó, chính quyền địa phương phải có chương trình hành động nhằm cụ thể hóa các giá trị phong cách vào lĩnh vực phát triển kinh tế, văn hóa, nhất là môi trường thực hành du lịch...

Theo bà Nguyễn Thị Nguyên - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng: Các nội dung được nêu ra tại hội thảo là nền tảng quan trọng để ngành du lịch và chính quyền tỉnh Lâm Đồng sớm hoàn thiện các nội dung và giải pháp, triển khai có hiệu quả việc phát huy văn hóa ứng xử

người Đà Lạt, góp phần xây dựng hình ảnh du lịch Lâm Đồng “Văn minh - Thân thiện - An toàn” như chủ đề hội thảo đã đặt ra.

Từ hội thảo này đúc kết được những giải pháp có tính khả thi, như về công tác tuyên truyền, vận động như thế nào để nâng cao nhận thức trong toàn dân, làm sao để chúng ta tạo được sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, cố gắng xây dựng được hình ảnh và giữ được nét đẹp của người Đà Lạt theo hướng thân thiện, hiền hòa, mến khách. Đồng thời, ngành du lịch cũng cam kết sẽ có những biện pháp, những chương trình kết hợp tốt với thành phố Đà Lạt trong triển khai, vận động cộng đồng dân cư để cùng với các cấp, các ngành triển khai tốt về ứng xử văn minh du lịch, xây dựng hình ảnh Đà Lạt ngày càng đẹp hơn.

DIỄM THƯƠNG

Bàn cách phát huy văn hóa ứng xử của người Đà LạtNgày 21/7, tại Trung tâm Giáo dục

thường xuyên huyện Đức Trọng, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh đã phối hợp với UBND huyện Đức Trọng tổ chức phiên giao dịch

việc làm năm 2018.Tham gia phiên giao dịch việc làm có 22 doanh nghiệp trong và ngoài

tỉnh, với nhu cầu tuyển dụng khoảng 2.000 vị trí việc làm trong các lĩnh

vực, như: điện tử, cơ khí... và tuyển dụng lao động sang làm việc tại

các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan... Riêng tại ngày hội việc làm, có

200 chỉ tiêu việc làm được các doanh nghiệp phỏng vấn tuyển trực tiếp.

Tại phiên giao dịch, các doanh nghiệp đã thông báo đến người lao

động về nhu cầu tuyển dụng, tư vấn việc làm, học nghề, xuất khẩu lao

động, mức thu nhập, điều kiện làm việc, quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động... Ngoài tham gia phỏng vấn

trực tiếp với các nhà tuyển dụng, người lao động còn được cung cấp thông tin

về thị trường lao động và các chế độ chính sách, pháp luật có liên quan...

T.VŨ

Người lao động tham khảo nhu cầutuyển dụng của các doanh nghiệp.

Nhân kỷ niệm 71 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, ngày 21/7, đồng

chí Nguyễn Trọng Ánh Đông - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh đã tới thăm các gia

đình chính sách trên địa bàn huyện Đức Trọng, Lâm Hà. Cùng đi còn có

bà Lê Thị Thêu - Phó Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh.

Đoàn đã đến thăm các gia đình: ông Phan Văn Long (xã Hiệp Thạnh, Đức Trọng) người có công với cách mạng,

có em trai là liệt sỹ và gia đình ông Lê Công Quyết (xã Liên Hiệp, Đức

Trọng) - Phó Chủ tịch UBMTTQ xã Liên Hiệp. Tại Lâm Hà, đoàn thăm 2

mẹ Việt Nam Anh hùng gồm: Nguyễn Thị Chững (xã Đinh Văn) và Trần Thị

Mạc (xã Đan Phượng).Tại các nơi đến thăm, thay mặt

đoàn, đồng chí Nguyễn Trọng Ánh Đông đã tặng quà và ân cần hỏi thăm, chúc sức khỏe các gia đình chính sách

và các mẹ Việt Nam Anh hùng. N.MINH

Thăm, tặng quà gia đình chính sách

Đồng chí Nguyễn Trọng Ánh Đông thăm hỏivà tặng quà gia đình ông Lê Công Quyết.

Phiên giao dịch việc làm năm 2018

Page 6: XEM TIẾP TRANG 2 Nhận diện nông nghiệp hữu cơ Đảng bộ 5 ...baolamdong.vn/upload/others/201807/28635_Bao_Lam_Dong_ngay_24_7_2018.pdf · xây dựng Đảng được

6 THỨ BA 24 - 7 - 2018 ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT

Vừa qua, Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Lâm Đồng đã tổ chức Hội nghị BCH lần thứ IV (nhiệm kỳ 2017 - 2022) với sự tham dự của bà Nguyễn Thị Mỵ - Phó Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, 25 ủy viên và đại diện các hội thành viên.

Trong 6 tháng đầu năm, Liên hiệp Hội thực hiện có hiệu quả 8 hoạt động, trong đó công tác tập hợp đội ngũ trí thức là công tác nòng cốt nhất tiếp tục được đẩy mạnh, đến nay đã thành lập được 42 tổ chức thành viên với hơn 15 ngàn hội viên hoạt động đa dạng

trên các lĩnh vực khoa học, công nghệ, giáo dục đào tạo, y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, tuyên truyền phổ biến pháp luật… Liên hiệp hội đã cập nhật, tập hợp danh sách các chuyên gia, các nhà khoa học hình thành nên các nhóm ở các lĩnh vực. Các tổ chức thành viên của Liên hiệp Hội đã luôn bám sát kế hoạch hoạt động với vai trò chức năng của từng tổ chức, có nhiều đề tài, dự án, công trình nghiên cứu thiết thực ứng dụng vào sản xuất, đời sống, phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Liên hiệp Hội đã chủ động đề xuất

và phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện tốt nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội. Qua đó, Liên hiệp Hội đã đẩy mạnh công tác tập hợp, phát huy trí tuệ sáng tạo của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ, là cầu nối giữa các tổ chức hội thành viên với các cơ quan Đảng, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể. Đặc biệt, cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng do Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Lâm Đồng phối hợp tổ chức đã được triển khai rộng khắp các huyện, thành, thu hút nhiều đối tượng học sinh các cấp, với hơn

400 giải pháp tham gia; 109 giải pháp của 171 tác giả đã được chọn tham dự cuộc thi cấp tỉnh. Liên hiệp Hội sẽ tổ chức họp hội đồng thẩm định chấm và xét giải thưởng cuộc thi một cách công bằng theo 3 tiêu chí: tính mới, tính ứng dụng cao, tính hiệu quả.

Tại hội nghị, ông Phan Văn Phấn - Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học - kỹ thuật Lâm Đồng nhấn mạnh nhiệm vụ của Liên hiệp Hội trong 6 tháng cuối năm: Tổ chức hội thảo tư vấn với chuyên đề “Giải pháp chống ùn tắc giao thông tại thành phố Đà Lạt”, thực

hiện tham gia tư vấn, phản biện, giám định xã hội với các chương trình dự án kinh tế, khoa học kỹ thuật có tính liên ngành, có ảnh hưởng lớn đến môi trường tự nhiên và xã hội, các chương trình, dự án trước khi trình HĐND tỉnh; tham mưu thành lập nhóm chuyên gia, nhà khoa học hoạt động trên các lĩnh vực khác nhau; kết nối, phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước về khoa học, công nghệ với các cơ sở nghiên cứu khoa học, các trường đại học, viện nghiên cứu trên địa bàn tỉnh… QUỲNH UYỂN

Tiếp tục đẩy mạnh công tác tập hợp đội ngũ trí thức phục vụ sự phát triển

Vùng “đất lửa” năm xưaSuốt thời kỳ kháng chiến chống

Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, nhất là giai đoạn 1960 - 1975, Lộc Bảo thuộc “Căn cứ Bắc” - K1, được Trung ương Đảng chọn xây dựng đường hành lang chiến lược Bắc - Nam, nơi tập kết, đón tiếp cán bộ cao cấp của Trung ương vào lãnh đạo kháng chiến trên chiến trường miền Nam và Đông Nam Bộ. Bởi vậy, Lộc Bảo nằm trong vùng “đất lửa” bị kẻ thù bao vây đánh phá rất ác liệt. Nhân dân Lộc Bảo đã cùng nhân dân “Căn cứ Bắc” đóng góp của cải, công sức và xương máu để bảo vệ vùng hậu cứ vững chắc, bảo vệ cán bộ và phong trào cách mạng trong những năm tháng hết sức khó khăn...

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng và đến năm 1994, Lộc Bảo được tách ra từ xã Lộc Bắc; gần một phần tư thế kỷ xây dựng và phát triển, Lộc Bảo đã trải qua biết bao khó khăn, thiếu thốn, bất cập của một xã 100% dân số là người dân tộc thiểu số (DTTS) bản địa vốn trước nay sống biệt lập, người dân quen sống du canh, du cư; tập quán sản xuất, sinh hoạt lạc hậu… Do đó, lúc tách lập xã, toàn xã Lộc Bảo có 25.480 ha đất tự nhiên; trong đó có 349,3 ha đất nông nghiệp, 22.490 ha đất lâm nghiệp và 2.640,7 ha đất hoang chưa sử dụng. Dân số có 1.198 nhân khẩu với 257 hộ sinh sống ở 3 thôn, hầu hết là người Mạ. Thời điểm đó, trên 60% dân số thiếu đói, bệnh tật hoành hành; nghèo đói, thất học, mù chữ… đè nặng lên trách nhiệm của Đảng, chính quyền xã Lộc Bảo…

Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh và huyện Bảo Lâm thông qua các nghị quyết, các chương trình, dự án đầu tư phát triển vùng đồng bào DTTS, miền núi, vùng sâu, vùng xa; đặc biệt, sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền đã phát huy truyền thống bất khuất, kiên cường của nhân dân trong kháng chiến, góp phần xây dựng Lộc Bảo hôm nay từng bước phát triển…

Từ năm 1994 đến nay, cùng với sự đầu tư phát triển căn cứ Bắc (xã Lộc Bắc cũ), Đảng bộ,

Diện mạo mới vùng sâu Lộc BảoVề xã Lộc Bảo (huyện Bảo Lâm) hôm nay, xe ô tô bon bon đến từng thôn, buôn của người Mạ, Tày, Nùng... sinh sống; nhà dân, cơ quan, trường học, nhà văn hóa… mái ngói đỏ tươi; trẻ em học bài râm ran trong những ngôi trường mới xây còn thơm mùi vôi vữa; đủ biết những đổi thay vượt bậc của xã nghèo vùng sâu này…

chính quyền xã Lộc Bảo đã triển khai thực hiện có hiệu quả các Chương trình 134, 135, Đề án giảm nghèo nhanh và bền vững (theo Nghị quyết 30a của Chính phủ), Chương trình quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM)…thổi vào đời sống của nhân dân xã nghèo này luồng sinh khí mới.

Điều quan trọng để tạo ra diện mạo mới của Lộc Bảo ngoài sự quan tâm, đầu tư của Đảng, Nhà nước, bản lĩnh, truyền thống anh hùng, ý thức không cam chịu đói nghèo, lạc hậu của người DTTS nơi đây được “đánh thức”, phát huy rõ nét!...

Lộc Bảo bây giờSự thay da đổi thịt của “vùng

đất lửa” năm xưa hiện ra dưới sắc nắng ngày mới hôm nay bất cứ ai cũng dễ nhận diện. Đó là, giao thông thoáng, rộng dẫn đến từng thôn, buôn; nối liền với xã Lộc Bắc, các xã, các huyện tỉnh Lâm Đồng và tỉnh bạn lân cận; điện lưới quốc gia thắp sáng tận nhà dân ở khắp các thôn, buôn; nhà cửa của nhân dân, trụ sở Đảng ủy và UBND xã, các công trình công cộng được xây dựng khang trang,

hiện đại hiện ra bên những vườn cà phê, nương chè xanh ngút ngàn và ngọt ngào cây trái!…

Gần 25 năm hình thành và phát triển, đến nay diện tích đất sản xuất; diện tích các loại cây trồng, cơ cấu vật nuôi; tình hình dân cư, dân tộc, dân số xã Lộc Bảo đã có nhiều thay đổi. Hơn 10 năm trở lại đây, chính quyền và ngành nông nghiệp địa phương khuyến cáo, hướng dẫn nhân dân thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao; nhờ đó, diện tích các loại cây công nghiệp dài ngày liên tục gia tăng, phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng của Lộc Bảo, đem lại thu nhập đáng kể cho nhân dân.

Đến nay, toàn xã có 185,4 ha chè, 775,2 ha cà phê, 2.647,29 ha cây cao su, 158,3 ha cây ăn quả các loại, 25 ha điều…

Trong đó, có 26 ha cà phê và 8 ha chè đã được tái canh đang cho thu hoạch cao. Toàn xã có 68 hộ DTTS có mức thu nhập khá, giàu. Đặc biệt, hiện nay, cây bơ và sầu riêng là cây “làm giàu” của nhân dân Lộc Bảo (với 120 ha) đang cho thập nhập khá cao (giá bán tại vườn: 65.000 đồng/kg đối với sầu riêng ghép và 60.000 đồng/kg

đối với sầu riêng hạt). Trong chăn nuôi, tổng đàn gia súc, gia cầm toàn xã 10.027 con; trong đó, trâu, bò, dê… mang lại nguồn thu đáng kể cho nhân dân. Tiêu biểu hộ bà Ka Sen (thôn 1) có đàn bò với 22 con giống, mỗi năm bán bò và bê con thu nhập trên 100 triệu đồng…

Đi cùng với sự phát triển KT-XH, tình hình dân cư, dân tộc và dân số của Lộc Bảo cũng có nhiều thay đổi. Hiện toàn xã có 1.114 hộ/4.005 nhân khẩu với 8 dân tộc anh em (Mạ, Kơ Ho, Tày, Nùng, Mông, M’nông, Hoa, Kinh) sống đan xen tại 4 thôn.

Theo đánh giá kết quả nửa nhiệm kỳ của Đảng bộ và báo cáo tình hình KT-XH 6 tháng đầu năm 2018, nhiều chỉ tiêu, nhiệm vụ của xã Lộc Bảo đạt khá cao như: thu nhập bình quân đầu người đạt 22 triệu đồng/năm; số hộ nghèo giảm chiếm 7,87%, có 3/4 thôn đạt chuẩn văn hóa và 67% hộ gia đình đạt văn hóa; 94% số hộ sử dụng điện lưới quốc gia; trên 90% hộ sử dụng nguồn nước sạch; 100% trẻ em được đến trường; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS năm học 2017 - 2018 đạt 100%; duy trì sĩ số học sinh cấp tiểu học

đạt 100%; các dịch vụ sinh hoạt văn hóa: hệ thống internet, viễn thông đã “phủ sóng”. Các công trình: Trạm y tế, Nhà văn hóa xã, Bưu điện văn hóa xã; Trung tâm học tập cộng đồng; hội trường 4/4 thôn được xây dựng, đáp ứng nhu cầu học tập, sinh hoạt, giải trí lành mạnh cho nhân dân. Đến nay, xã Lộc Bảo đã đạt 14/19 tiêu chí xây dựng NTM…

Trên địa bàn xã Lộc Bảo hiện có 9 doanh nghiệp đầu tư khai thác thủy điện, trồng cây cao su… cũng đã góp phần tạo sự phát triển, diện mạo mới của xã nghèo này.

Đặc biệt, tổ chức Đảng, công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị của Lộc Bảo là điểm sáng đáng ghi nhận. Ngay từ những năm chiến tranh ác liệt, chi bộ đảng tại các thôn, buôn của “Căn cứ Bắc” (Lộc Bắc và Lộc Bảo) đã được thành lập và hoạt động. Đến nay, Đảng bộ xã có 106 đảng viên sinh hoạt tại 8 chi bộ (4/4 thôn đều có chi bộ). Hai năm liền (2016, 2017) Đảng bộ xã Lộc Bắc đạt TSVM; 6/8 chi bộ đạt TSVM liên tiếp 3 năm (từ 2015 - 2017). Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội của xã đều phát huy tốt vai trò, chức năng, đã góp phần cùng Đảng bộ lãnh đạo nhân dân hoàn thành tốt nhiệm vụ trong những năm qua…

Tuy nhiên, theo đồng chí K’Huy - Bí thư Đảng ủy xã Lộc Bảo, một số chỉ tiêu phấn đấu đạt tỷ lệ thấp; một số lĩnh vực còn gặp nhiều khó khăn như: tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS, trẻ em suy dinh dưỡng, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên… còn cao; công tác phát triển đảng viên, tạo nguồn cán bộ tại chỗ rất khó khăn; tình trạng phá rừng, khai thác lâm sản trái phép còn diễn biến phức tạp; tình trạng tảo hôn của người DTTS…

Chia tay anh em cán bộ xã Lộc Bảo trong những cái bắt tay rất chặt, và dù vẫn còn nhiều trăn trở; song, tin rằng, với tâm huyết, trách nhiệm và sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền, các đoàn thể và nhân dân địa danh anh hùng sẽ xóa dần những khó khăn hiện tại; để một ngày không xa, Lộc Bảo trở thành một vùng đất đẹp giàu…

THANH DƯƠNG HỒNG

Đường nhựa thoáng, rộng dẫn về các thôn, buôn DTTS ở xã Lộc Bảo. Ảnh: TDH

Page 7: XEM TIẾP TRANG 2 Nhận diện nông nghiệp hữu cơ Đảng bộ 5 ...baolamdong.vn/upload/others/201807/28635_Bao_Lam_Dong_ngay_24_7_2018.pdf · xây dựng Đảng được

7 THỨ BA 24 - 7 - 2018TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

Bắt đối tượng trộm tài sản của chủ quán

Tỷ lệ hòa giải cơ sở đạt mức 68%

Theo Sở Tư pháp tỉnh Lâm Đồng, tính đến nay, toàn tỉnh đã củng cố,

kiện toàn 1.528 tổ hòa giải với 8.715 hòa giải viên. Trong 6 tháng đầu

năm 2018, các tổ hòa giải trong tỉnh đã tiếp nhận 1.079 vụ việc, hòa giải thành 733 vụ việc, đạt tỷ lệ hòa giải

thành 68%, hòa giải không thành 281 vụ việc.

Theo đó, Phòng Tư pháp các huyện, thành phố đã tổ chức hơn 20 hội nghị tập huấn về pháp luật và kỹ năng hòa

giải ở cơ sở cho hơn 2.000 lượt hòa giải viên. Đồng thời, Phòng Tư pháp

các huyện, thành phố và công chức tư pháp cấp xã đã kịp thời tham mưu cho

UBND cùng cấp ban hành nhiều kế hoạch, văn bản triển khai, hướng dẫn thi hành Luật hòa giải ở cơ sở và các văn bản có liên quan, kịp thời hướng

dẫn các xã, phường, thị trấn trong công tác lập dự toán kinh phí đảm bảo

cho công tác hòa giải ở cơ sở. C.PHONG

Công an huyện Di Linh cho biết, đã khởi tố, bắt giam Huỳnh Bá Minh (sinh 1981, trú tại: Khu 1B, thị trấn Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm, Lâm Đồng) để điều tra về hành vi trộm cắp tài sản.

Trước đó, chị Nguyễn Thị Xoan (sinh 1968, trú tại Thôn 3, Đinh Lạc, Di Linh) là chủ quán hàng nước trình báo bị kẻ gian

đột nhập lấy đi một túi xách bên trong có 5,5 triệu đồng, thẻ ATM và nhiều giấy tờ tùy thân quan trọng khác.

Qua đấu tranh, truy xét, Công an huyện Di Linh phối hợp với Công an xã Đinh Lạc xác định đối tượng trộm số tài sản của chủ quán trên là Huỳnh Bá Minh nên triệu tập ngay đối tượng đến cơ quan công an làm việc. Qua đấu

tranh, Huỳnh Bá Minh khai nhận là thủ phạm thực hiện hành vi trộm cắp tài sản của chủ quán. Theo đó, vào khoảng 14 giờ ngày 2/7, Huỳnh Bá Minh điều khiển xe máy biển kiểm soát 81H9-6838 từ xã Tam Bố về hướng thị trấn Di Linh, khi đến quán nước của chị Nguyễn Thị Xoan ở Thôn 3, Đinh Lạc, đối tượng vào quán uống nước thì phát hiện

trong quán không có ai nên nảy sinh ý định trộm tài sản, rồi đến lấy 1 túi xách của chủ quán để trên phản gỗ. Sau khi lấy được tài sản, Huỳnh Bá Minh điều khiển xe máy đến một vườn cà phê ở thôn Kao Quynh, xã Đinh Lạc (Di Linh) lục soát túi xách lấy 5,5 triệu đồng, còn các giấy tờ khác thì vứt bỏ lại.

TIẾN DÂN

Theo tìm hiểu của chúng tôi, ông Nguyễn Văn Nghi (71 tuổi, ngụ tại Tổ dân

phố 10, phường B’Lao, TP Bảo Lộc) là bệnh nhân tâm thần thuộc đối tượng được hưởng bảo trợ xã hội 540 ngàn đồng/tháng. Ngoài ra, mỗi tháng, ông Nghi còn được cấp miễn phí 60 viên thuốc Phenobarbital 100mg. Theo đó, từ năm 1997 đến nay, ông Nghi về sinh sống tại phường B’Lao và hàng tháng đều được nhận thuốc đầy đủ từ Trạm Y tế phường. Tuy nhiên, từ tháng 9/2017 đến nay, việc cấp phát thuốc cho ông Nghi tháng có, tháng không. Bà Lê Thị Bến (60 tuổi, vợ ông Nghi) phản ánh: “Định kỳ hàng tháng là con trai tôi cầm sổ lên Trạm Y tế phường để lấy thuốc cho cha. Tuy nhiên, tháng có thuốc, tháng lại không. Chồng tôi bị tâm thần nặng, nên những tháng không được cấp thuốc, tôi phải ra ngoài tiệm thuốc mua với giá từ 3,5 - 4 ngàn đồng/viên. Tuy nhiên, trong sổ nhận thuốc của chồng tôi, tất cả các tháng (từ tháng 9/2017 đến nay) đều ghi nhận thuốc đầy đủ và có chữ ký của cán bộ Trạm Y tế phường xác nhận hẳn hoi. Tôi thắc mắc là chồng tôi không được nhận thuốc từ Trạm Y tế, nhưng vẫn ghi nhận đầy đủ thì không biết số thuốc đó đi về đâu?”.

Theo bà Bến, gia đình bà thuộc diện khó khăn của địa phương, còn chồng bà - ông Nghi bị bệnh tâm thần hơn 20 năm nay nên không thể lao động. Càng về già, bệnh tình của ông Nghi ngày càng nặng thêm nên phải uống thuốc đều đặn hàng ngày. Những ngày không có thuốc, tính tình ông Nghi thay đổi, hay nóng giận, không làm chủ được bản thân và thậm chí nhiều lúc còn đòi tự tử. “Vì quá bức xúc về cấp phát thuốc bị thiếu, nên tôi đã nhiều lần đến Trạm Y tế phường B’Lao để phản ánh. Tuy nhiên, mỗi lần như vậy họ đều cử nhân viên ra làm việc và giải thích không thỏa đáng khiến tôi càng bức xúc hơn. Để đòi quyền lợi cho chồng, vừa qua trong buổi tiếp xúc cử tri của Hội đồng Nhân dân hai cấp, tôi đành đem chuyện này ra phản ánh để đòi quyền lợi cho chồng” - bà Bến bức xúc.

Để làm rõ sự việc, chúng tôi

Không cấp thuốc cho bệnh nhân tâm thần, bệnh án vẫn ghi đầy đủ

Theo quy định, ngoài việc được hưởng trợ cấp thì bệnh nhân tâm thần và động kinh còn được cấp phát thuốc miễn phí hàng tháng. Thế nhưng, nhiều tháng qua, một số bệnh nhân tại phường B’Lao (TP Bảo Lộc) không được cấp thuốc theo quy định nhưng trong sổ theo dõi và bệnh án điều trị tại Trạm Y tế phường vẫn ghi nhận, sử dụng thuốc đầy đủ khiến người nhà bệnh nhân không khỏi bức xúc.

đã có cuộc trao đổi với bà Bùi Thị Phượng, quyền Trạm trưởng Trạm Y tế phường B’Lao. Trước những câu hỏi mà chúng tôi đưa ra, bà Phượng cho biết: “Trường hợp bệnh nhân Nghi không được cấp thuốc nhưng sổ vẫn ghi có nhận, tôi cũng vừa mới nghe. Hiện, toàn phường đang có 27 đối tượng tâm thần và động kinh được trợ cấp thuốc Phenobarbital 100 mg miễn phí hàng tháng. Nhưng theo Công văn số 342CV-BXH của Trung tâm Phòng chống bệnh xã hội tỉnh Lâm Đồng mà chúng tôi nhận được là do hết kinh phí để mua thuốc Phenobarbital 100mg nên tạm ngưng cấp cho bệnh nhân. Từ đó, đến nay, Trạm chúng tôi không nhận được thuốc nên không có cấp. Vì thế, khi tới nhận thuốc không có, nhiều người nhà bệnh nhân phản ứng rất dữ dội”.

Theo bà Phượng, đáng lẽ ra khi người nhà bệnh nhân đến nhận thuốc không có thì nhân viên của trạm phải ghi số thuốc vào sổ rồi đóng mở ngoặc đơn là (mua tự túc ở ngoài) mới đúng. Trường hợp của bệnh nhân Nghi nếu có là do một số nhân viên trạm chưa

nắm rõ quy trình dẫn đến sai sót.Tuy nhiên, theo Công văn số

342 nêu rõ: “Trong khi chờ nguồn kinh phí Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số năm 2017 cấp để mua thuốc… Vậy Trung tâm Phòng chống bệnh xã hội tỉnh thông báo đến các đơn vị để dự trù và nhận thuốc; đồng thời, chỉ đạo các bộ phận liên quan thực hiện và tư vấn chuyển tuyến, kê đơn điều trị cho bệnh nhân theo quy định”. Khi chúng tôi yêu cầu bà Phượng cho xem để sao chụp sổ theo dõi, cấp thuốc và bệnh án của bệnh nhân tại trạm thì bà Phượng cương quyết: “Tôi chỉ cho các anh xem thôi, còn việc chụp lại hình thì không được. Các anh muốn chụp thì phải có ý kiến của cấp trên chúng tôi mới được”.

Sau khi xem sổ theo dõi cấp phát thuốc và bệnh án điều trị của ông Nghi tại trạm cho thấy: Bệnh án ghi rõ hàng tháng ông Nghi đều sử dụng đầy đủ 60 viên thuốc/tháng (mặc dù không được cấp). Bà Phượng giải thích: “Trong bệnh án ghi bệnh nhân sử dụng đầy đủ 60 viên thuốc là để chúng tôi theo dõi quá trình điều trị của bệnh nhân”. Chúng tôi

tiếp tục hỏi: Vậy trạm có thường xuyên cử người xuống nhà ông Nghi thăm khám sức khỏe cho bệnh nhân không mà biết rõ ông Nghi uống thuốc đầy đủ 60 viên/tháng. Trong khi đó, trạm không có thuốc cấp? Bà Phượng trả lời ấp úng: “Chúng tôi không xuống nhà ông Nghi thăm khám, nhưng có nắm tình hình và hỏi thăm sức khỏe ông Nghi qua người nhà”.

Chúng tôi tiếp tục thắc mắc về việc này, bà Phượng cho rằng đáng lẽ ra phải kê đơn để người nhà bệnh nhân ra ngoài mua thuốc Garnotal - Phenobarbital 100mg vì trong thuốc có chất gây nghiện. “Sai sót của nhân viên trạm là khi bệnh nhân đến nhận thuốc không có nhưng không ghi rõ phải (tự túc) khiến mọi người hiểu nhầm. Có những trường hợp người nhà bệnh nhân rất khó tính, cầm đơn thuốc mà chúng tôi kê để ra ngoài lấy thuốc họ lập tức vò nát khiến chúng tôi rất buồn. Riêng trường hợp của ông Nghi, tới đây, chúng tôi sẽ xuống tìm hiểu để xin lỗi và giải thích rõ cho người nhà biết lý do không được cấp thuốc” - bà Phượng cho biết.

HẢI ĐƯỜNG

Bà Bến (vợ ông Nghi) phản ánh sự việc lên đại biểu HĐND hai cấp. Ảnh: K.P

10 dự án hoàn thành các hạng mục trồng rừng

Kết quả kiểm tra trên địa bàn huyện Đơn Dương cho biết, tổng diện tích trồng rừng thuộc các dự án đến nay

hơn 2.430 ha, đạt tỷ lệ gần 82% so với Giấy Chứng nhận đầu tư.

Trong đó có 10 dự án cơ bản hoàn thành các hạng mục rồng rừng từ năm

2009 đến nay như: Công ty TNHH Xây dựng - Thương mại - Dịch vụ

Hiệp Đoàn (272 ha cây keo lai); Công ty Cổ phần Xây dựng - Thương mại

- Dịch vụ Tín Nghĩa (238 ha keo lai); Công ty TNHH La Ba (30 ha thông

3 lá); Doanh nghiệp tư nhân D&R (22 ha keo lai); Công ty TNHH Tin

học HG (gần 375 ha keo lai); Công ty TNHH Đầu tư phát triển Phú Dân Sinh

(240 ha keo lá tràm và 20 ha cây gáo vàng)…

Riêng các Công ty TNHH Thiên Quang, Hào Quang Sài Gòn, Công ty

Cổ phần Kim Phát, Nghĩa Tín đã và đang triển khai 4 dự án sản xuất nông

lâm kết hợp và trồng lại các loại cây rừng phù hợp, chiếm tỷ lệ gần 20% các

hạng mục đầu tư… MẠC KHẢI

Đầu tư trên 31 tỷ đồng xây dựng cầu Ông Thiều

Cuối tháng 6 vừa qua, UBND tỉnh đã hỗ trợ nguồn vốn để xây dựng mới

cầu Ông Thiều ở huyện Đơn Dương với tổng kinh phí đầu tư gần 31,4 tỷ

đồng. Cầu được thiết kế 4 nhịp dài 300 m, mặt cầu rộng 9 mét, công trình cầu Ông Thiều do sở Giao Thông vận

tải làm chủ đầu tư, Công ty Cổ phần Xây dựng tư vấn trúng đấu thầu thi công trong thời gian 18 tháng. Dự

kiến công trình chính thức đưa vào sử dụng vào cuối năm 2019.

Được biết, cầu Ông Thiều được xây dựng cách đây trên 35 năm, đến

nay công trình này đã xuống cấp nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến

việc vận chuyển hàng hóa cũng như việc đi lại của nhân dân, nhất là trong

mùa mưa bão. NGỌC THANH

Page 8: XEM TIẾP TRANG 2 Nhận diện nông nghiệp hữu cơ Đảng bộ 5 ...baolamdong.vn/upload/others/201807/28635_Bao_Lam_Dong_ngay_24_7_2018.pdf · xây dựng Đảng được

8 THỨ BA 24 - 7 - 2018

GIAÙ2.500ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: HOÀ THÒ LAN ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

Thủ tướng thống nhất Hà Nội đăng cai Sea Games 31 và Para Games 11

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc thống nhất việc thành phố Hà Nội là địa phương đăng cai tổ chức Sea Games 31 và Para Games 11 năm 2021.

Để bảo đảm quá trình chuẩn bị, triển khai đúng quy định, chặt chẽ, hiệu quả, Thủ tướng Chính phủ giao Ban Cán sự Đảng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có tờ trình, báo cáo Bộ Chính trị trong tháng 7 năm 2018 để xin ý kiến về chủ trương đăng cai tổ chức Sea Games 31 và Para Games 11 năm 2021 tại thành phố Hà Nội, trên cơ sở đó thông báo chính thức tới Liên đoàn Thể thao Đông Nam Á.

Sau khi Bộ Chính trị đồng ý về chủ trương, UBND thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp chặt chẽ với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các bộ, cơ quan, địa phương liên quan xây dựng Đề án tổ chức Sea Games 31 và Para Games 11 trên tinh thần tiết kiệm, an toàn, hiệu quả, thành công; chủ động rà soát, hoàn thiện phương án chi tiết về cơ sở vật chất theo hướng tận dụng tối đa cơ sở vật chất sẵn có, hạn chế xây dựng và mua sắm mới, tăng cường mạnh mẽ xã hội hóa nguồn lực.

Ngành thể dục, thể thao chủ động, tích cực chuẩn bị lực lượng

vận động viên, huấn luyện viên và các điều kiện cần thiết để Đoàn thể thao Việt Nam đạt thành tích tốt nhất tại Sea Games 31 và Para Games 11 năm 2021.

Thời gian qua, ngành thể dục, thể thao và các địa phương liên quan đã thể hiện quyết tâm cao, có sự chuẩn bị nghiêm túc để sẵn sàng nhận đăng cai tổ chức Sea Games 31 và Para Games 11 năm 2021. Đây vừa là trách nhiệm, vừa là vinh dự của Việt Nam, góp phần thúc đẩy phong trào thể thao trong nước, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam với bạn bè quốc tế.

BAOCHINHPHU.VN

Nâng cấp giao thông vùng nông nghiệp công nghệ caoCác vùng sản xuất nông nghiệp

ứng dụng công nghệ cao ở Bảo Lộc, Đức Trọng, Đơn Dương, Lâm Hà vừa được cơ quan thẩm quyền tỉnh Lâm Đồng phê duyệt chủ trương đầu tư nâng cấp hạ tầng giao thông, tổng chiều dài gần 20.000 m

Trong đó, huyện Lâm Hà được nâng cấp với tổng chiều dài tuyến đường 5.100 m, điểm đầu nối tiếp

đường khu sản xuất và đường nội vùng, điểm cuối giao nhau với đường đất nội đồng. Tiếp theo nâng cấp gần 5.100 m tuyến đường thành phố Bảo Lộc, gồm 2 nhánh đường trục chính từ xã Đạ M’ri (Bảo Lộc) tiếp giáp với xã Lộc Quảng (Bảo Lâm); 3 nhánh đường nội đồng từ đường nhựa chính vào khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao ở xã Đạ M’ri.

Còn lại huyện Đơn Dương với 5 nhánh đường giao thông được nâng cấp tổng chiều dài gần 4.900 m kết nối vùng nông nghiệp công nghệ cao Lạc Lâm - Lạc Xuân; huyện Đức Trọng với tổng chiều dài toàn tuyến gần 4.800 m, thiết kế trên 4 nhánh dẫn vào khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao Phú Hội…

VĂN VIỆT

LÂM HÀ: Bắt quả tang 12 vụ tàng trữ, mua bán trái phép chất ma túyTheo báo cáo của Công an huyện

Lâm Hà, trong 6 tháng đầu năm 2018, Công an huyện đã bắt quả tang 12 vụ tàng trữ, mua bán trái phép chất ma túy, khởi tố 13 bị can, thu giữ tang vật gồm 256,1408 gram heroin và 225,9809 gram ma túy tổng hợp.

Cũng trong 6 tháng đầu năm 2018, Công an huyện Lâm Hà đã lập 78 hồ sơ giáo dục tại xã, thị trấn;

trong đó, quản lý nghiệp vụ 13 hồ sơ, giáo dục tại địa phương 54 hồ sơ, đưa đi cai nghiện bắt buộc 6 trường hợp và 5 trường hợp cai nghiện tại gia đình.

Riêng trong tháng 6/2018 (tháng cao điểm phòng chống tội phạm ma túy), Công an huyện đã bắt quả tang 2 vụ tàng trữ trái phép chất ma túy, thu giữ gần 20 gram heroin và ma túy tổng hợp; đấu tranh triệt xóa

1 điểm mua bán trái phép chất ma túy tại xã Đạ Đờn, khởi tố 1 bị can; và lập hồ sơ đưa 4 đối tượng đi cai nghiện bắt buộc tại Trung tâm cai nghiện tỉnh Lâm Đồng.

Ngoài ra, Công an huyện Lâm Hà còn phối hợp cùng với các ban, ngành, đoàn thể, các địa phương trong huyện tổ chức được hàng chục buổi tuyên truyền về phòng chống ma túy cho thanh thiếu niên. LHT

Chuyển đổi 3 đơn vị sự nghiệp thành 3 công ty cổ phầnTheo kế hoạch của UBND tỉnh

Lâm Đồng vừa thông qua, từ nay đến năm 2020 sẽ đẩy nhanh tiến độ bố trí, sắp xếp để hoàn thành chuyển đổi 3 đơn vị sự nghiệp công lập thành 3 công ty cổ phần gồm: Trung tâm Đào tạo lái xe (Trường Cao đẳng Nghề Đà Lạt), Trung tâm Kiểm định và Tư vấn xây dựng (Sở

Xây dựng Lâm Đồng) và Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới (Sở Giao thông Vận tải Lâm Đồng), tỷ lệ vốn cổ phần nhà nước nắm giữ từ 0% đến 49%.

Thời điểm xác định giá trị chuyển đổi 3 đơn vị sự nghiệp công lập nói trên từ 0 giờ ngày 1/10/2018 và 0 giờ ngày 1/1/2020. Thời gian đăng

ký kinh doanh chậm nhất vào ngày 31/5/2019 và ngày 31/8/2020. Thời gian bắt đầu hoạt động theo mô hình công ty cổ phần vào ngày 1/6/2019 (Trung tâm Đào tạo lái xe, Trung tâm Kiểm định và Tư vấn xây dựng) và ngày 1/9/2020 (Trung tâm Kiểm định xe cơ giới Lâm Đồng).

MẠC KHẢI

BẢO LỘC: 80 nạn nhân chất độc da cam được xông hơi, giải độcTrung tâm xông hơi , giải

độc d ioxin , phục hồi chức năng cho nạn nhân chất độc da cam (NNCĐDC) thuộc Hội NNCĐDC/dioxin thành phố Bảo Lộc từ khi thành lập đã hoạt động ổn định, được khai thác có

hiệu quả. Trong 6 tháng đầu năm 2018, Trung tâm đã tổ chức được 8 đợt xông hơi, giải độc cho 80 NNCĐDC, thiết thực góp phần chăm lo sức khỏe cho NNCĐDC. Ngoài Trung tâm xông hơi, giải độc dioxin, Hội NNCĐDC/dioxin

thành phố Bảo Lộc còn có Trung tâm nuôi dạy con NNCĐDC của thành phố. Hiện Trung tâm có 18 cháu ở nội trú và tổ chức ngoại trú cho 22 cháu là con NNCĐDC không có điều kiện nội trú.

VIỆT HÙNG

Xuất khẩu 22 giống cây trầu bàTheo khảo sát của Chi cục Trồng

trọt & BVTV Lâm Đồng, từ năm 2005 đến nay, Công ty cổ phần Công nghệ Sinh học Rừng Hoa (Mai Anh Đào, Đà Lạt) đã nhân giống cấy mô xuất khẩu tổng cộng 22 loại cây trầu bà, sản lượng xuất vườn mỗi năm đều tăng đáng kể. Cụ thể, trong một năm vừa qua đã đạt gần 1,2 triệu cây.

Nguồn gốc 22 giống cây trầu bà được Công ty cổ phần Công nghệ Sinh học Rừng Hoa nhập khẩu từ Bỉ đưa về nhân giống với hơn 120 tủ cấy mô, tọa lạc trên đường Mai Anh Đào, Đà Lạt. Trong đó, gồm 20 giống Calathea và 2 giống Maranta. Đến nay, thị trường xuất khẩu cây trầu bà sang các nước Mỹ, Newzealand,

Bỉ, Úc, Trung Quốc… tiếp tục duy trì ổn định.

Được biết, trầu bà là loại cây trang trí văn phòng, nhà ở, khá đa dạng hình dáng và màu sắc trên vân lá, góp phần tạo không gian nội thất đẹp mắt và trong lành, sinh trưởng thích hợp trong điều kiện nhiệt độ từ 15 - 300C và tránh ánh sáng trực tiếp… V.VIỆT

Việt Nam, điểm thu hút đầu tưTờ Inquirer.net của Anh vừa

đăng bài với tựa đề “Việt Nam đang trở thành trung tâm công nghiệp mới của Ðông - Nam Á”. Bài báo nhận định trong hơn 20 năm qua, Việt Nam không ngừng phát triển từ một nền kinh tế nông nghiệp trở thành một trong những điểm đến thu hút đầu tư về công nghiệp sản xuất trong khu vực.

Bài báo nhấn mạnh, sự tăng trưởng mạnh mẽ này có được là nhờ Việt Nam tập trung phát triển ngành xuất khẩu, thúc đẩy sự phát triển của các khu công nghiệp và kinh tế chuyên biệt và được quy hoạch cụ thể, tham gia hàng loạt hiệp định thương mại tự do. Mặt khác, Việt Nam luôn duy trì nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao và có lực lượng lao động trẻ, đông đảo. Những yếu tố này đã góp phần thu hút lượng

vốn đầu tư đáng kể từ các tập đoàn nước ngoài, điển hình là Samsung đã công bố đầu tư hơn 17 tỷ USD vào Việt Nam.

Trong khi đó, với nhan đề “Việt Nam - công xưởng mới của thế giới”, tờ Le Temps của Pháp cũng đăng bài viết về những bí ẩn của phép lạ kinh tế Việt Nam. Bài báo nêu rõ, các yếu tố như mức lương thấp, ưu đãi thuế và các thỏa thuận về tự do thương mại đã tạo điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Tờ báo cũng đánh giá cao sự tăng trưởng phi thường của các khu công nghiệp ở Việt Nam và vị trí địa chiến lược của Việt Nam.

Có thể nói, Việt Nam đã tạo dựng niềm tin mạnh mẽ để trở thành điểm đến yêu thích của các nhà đầu tư trên khắp thế giới.

Theo BÁO NHÂN DÂN

Quốc hội Cuba thông qua danh sách Hội đồng Bộ trưởng mới

Trong khuôn khổ phiên họp thường kỳ đầu tiên của Quốc hội Cuba khóa IX, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng Cuba, đồng chí Miguel Diaz-Canel đã đề xuất danh sách thành viên Hội đồng Bộ trưởng mới trước Quốc hội nước này sau hơn hai tháng nhậm chức (ngày 19-4). Quốc hội Cuba đã thông qua danh sách Hội đồng Bộ trưởng gồm 34 thành viên, trong đó có chín thành viên mới được bổ nhiệm.

Trong số các Bộ trưởng mới được bổ nhiệm, có các đồng chí: Iris Quinones Rojas, tân Bộ trưởng Bộ Lương thực; Betsy Diaz Velazquez, tân Bộ trưởng Thương mại nội địa; Alejandro Gil Fernandez, tân Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Kế hoạch (kế nhiệm đồng chí Ricardo Cabrisas, hiện vẫn giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng).

Đồng chí Jose Angel Portal Miranda giữ chức Bộ trưởng Bộ Sức khỏe cộng đồng, kế nhiệm đồng chí Roberto Morales (hiện giữ chức Phó Chủ tịch Hội

đồng Bộ trưởng). Đồng chí Raul Garcia Barreiro giữ chức Bộ trưởng Bộ Năng lượng và khai thác mỏ.

Đồng chí Jorge Luis Perdomo Di-Lella, nguyên Thứ trưởng, trở thành tân Bộ trưởng Bộ Tin học và Truyền thông. Đồng chí Alpidio Alonso Grau, 55 tuổi, trở thành tân Bộ trưởng Bộ Văn hóa, thay cho đồng chí Abel Prieto đã hoàn thành hai nhiệm kỳ ở cùng cương vị.

Đồng chí Oscar Manuel Silveira Martinez, nguyên Phó Chánh án Toà án tối cao, trở thành tân Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Đồng chí Antonio Rodriguez Rodriguez trở thành Chủ tịch Viện Thủy lợi Quốc gia, kế nhiệm đồng chí Ines Maria Chapman đã được bổ nhiệm trở thành một trong hai Phó Chủ tịch mới của Hội đồng Bộ trưởng.

Các thành viên còn lại của Hội đồng Bộ trưởng bao gồm cả các vị trí chủ chốt như Phó Chủ tịch thứ nhất và ba Phó Chủ tịch vẫn được giữ nguyên từ nhiệm kỳ trước.

Theo BÁO NHÂN DÂN

Trung Quốc thúc đẩy hợp tác với châu PhiNgày 21/7, Chủ tịch Trung Quốc

Tập Cận Bình đã tới Dakar, thủ đô Senegal, điểm dừng chân đầu tiên trong chuyến công du châu Phi dự kiến kéo dài hơn một tuần. Tiếp đến, Chủ tịch Trung Quốc sẽ thăm Rwanda và Nam Phi.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng sẽ tham dự Hội nghị cấp cao lần thứ 10 Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) diễn ra từ ngày 25 đến 27/7 tới tại Johannesburg (Nam Phi). Trên đường trở lại Bắc Kinh, ông sẽ thăm hữu nghị Mauritius.

* Tại Senegal, hội đàm với Tổng thống nước chủ nhà M.Sall, Chủ tịch Trung Quốc nhấn mạnh, hai bên cần tăng cường kết nối về chính sách và chiến lược phát triển.

Trung Quốc mong muốn Senegal coi đây là điểm nhấn để nâng cao hợp tác toàn diện, trong đó có hợp tác về an ninh và thực thi pháp luật.

* Theo Reuters, Trung Quốc cam kết viện trợ 126 tỷ USD cho một dự án ở Senegal.

* Nhiều nhà quan sát cho rằng, chuyến công du châu Phi của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là bước chuẩn bị cho cuộc gặp cấp cao Trung Quốc - châu Phi tại Bắc Kinh tháng 9 tới, tiếp theo cuộc gặp cấp cao tại Nam Phi hồi năm 2015. Trong những năm qua, Trung Quốc đã vượt qua Mỹ trở thành đối tác thương mại lớn nhất ở châu Phi, với kim ngạch thương mại lên đến 220 tỷ USD.

Theo BÁO NHÂN DÂN