CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH...

12
Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT ª ĐT: 3822472 - 3822473 ª Fax: 3827608 E-mail: [email protected] ª www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn SỐ 439 - 5297 THỨ BẢY, NGÀY 27/4/2019 CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG CUỐI TUẦN VẤN ĐỀ CUỐI TUẦN Giám sát, phản biện xã hội và tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên TRANG 8 1 TUẦN CON SỐ Lâm Đồng hiện có khoảng 11.200 lao động trực tiếp trong ngành du lịch, trong đó có khoảng 77% lao động được qua đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch. Nguồn: Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh TRANG 6 XEM TIẾP TRANG 2 Về Đạ Đờn nghe đối thoại 3 Q ua 5 năm triển khai thực hiện các quyết định của Bộ Chính trị (khóa XI) về việc ban hành “Quy chế giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội” (Quyết định 217-QĐ/TW) và “Quy định về việc MTTQ Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và Nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền” (Quyết định 218-QĐ/TW), theo Ban Thường vụ Tỉnh ủy: Lâm Đồng đã đạt những kết quả cơ bản và toàn diện. Nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân về hoạt động giám sát, phản biện xã hội, tham gia góp ý xây dựng Đảng, chính quyền có sự chuyển biến mạnh mẽ, tích cực. Các cấp, các ngành, các địa phương ban hành hệ thống văn bản và tổ chức thực hiện nghiêm túc. Hoạt động giám sát, phản biện xã hội và tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền của MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp đạt những kết quả cơ bản. Đó là: đã bám sát sự hướng dẫn của Trung ương và tình hình thực tế của địa phương trong tổ chức thực hiện. Phương thức phối hợp thống nhất hành động được phát huy, chú trọng tính nhân dân, huy động đông đảo các thành phần xã hội tham gia. Công tác giám sát tiến hành đồng bộ ở các cấp; công tác phản biện bước đầu triển khai thực hiện ở cấp tỉnh, huyện. Việc góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền từng bước đi vào chiều sâu. Vai trò, vị thế của MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội ngày càng nâng cao, thể hiện rõ vai trò đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đoàn viên, hội viên và Nhân dân; là cầu nối giữa Đảng, chính quyền với Nhân dân, góp phần xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh. Bên cạnh những kết quả tích cực đạt được, việc thực hiện các quyết định... Khu vườn công nghệ cao của học sinh nội trú 9 Bi hùng bên cầu Rạch Chiếc Ghi chép: TÔ PHỤC HƯNG 5 Một thoáng du lịch Đồng Nai KDL Bửu Long trước là một vùng núi đá hoang sơ, sau khi được khai thác tạo nên hồ nước với nhiều cồn đá, vách đá dựng đứng, được ví như “Vịnh Hạ Long thu nhỏ” của miền Nam. “Miền sương khói” - giai phẩm về Đà Lạt Phố Đà Lạt khoác sương đêm. Ảnh: Quý Trần

Transcript of CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH...

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT ª ĐT: 3822472 - 3822473 ª Fax: 3827608 E-mail: [email protected] ª www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn

SỐ 439 - 5297 THỨ BẢY, NGÀY 27/4/2019CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG

CUỐI TUẦN

VẤN ĐỀ CUỐI TUẦN

Giám sát, phản biện xã hội và tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên TRANG 8

1 TUẦN CON SỐ

Lâm Đồng hiện có khoảng 11.200 lao động trực tiếp trong ngành du lịch, trong đó có khoảng 77% lao động được qua đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch.

Nguồn: Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh

TRANG 6

XEM TIẾP TRANG 2

Về Đạ Đờn nghe đối thoại

3

Qua 5 năm triển khai thực hiện các quyết định của Bộ Chính trị (khóa XI) về việc ban hành “Quy chế giám sát và phản biện

xã hội của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội” (Quyết định 217-QĐ/TW) và “Quy định về việc MTTQ Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và Nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền” (Quyết định 218-QĐ/TW), theo Ban Thường vụ Tỉnh ủy: Lâm Đồng đã đạt những kết quả cơ bản và toàn diện.

Nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân về hoạt động giám sát, phản biện xã hội, tham gia góp ý xây dựng Đảng, chính quyền có sự chuyển biến mạnh mẽ, tích cực. Các cấp, các ngành, các địa phương ban hành hệ thống văn bản và tổ chức thực hiện nghiêm túc. Hoạt động giám sát, phản biện xã hội và tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền của

MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp đạt những kết quả cơ bản. Đó là: đã bám sát sự hướng dẫn của Trung ương và tình hình thực tế của địa phương trong tổ chức thực hiện. Phương thức phối hợp thống nhất hành động được phát huy, chú trọng tính nhân dân, huy động đông đảo các thành phần xã hội tham gia. Công tác giám sát tiến hành đồng bộ ở các cấp; công tác phản biện bước đầu triển khai thực hiện ở cấp tỉnh, huyện. Việc góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền từng bước đi vào chiều sâu. Vai trò, vị thế của MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội ngày càng nâng cao, thể hiện rõ vai trò đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đoàn viên, hội viên và Nhân dân; là cầu nối giữa Đảng, chính quyền với Nhân dân, góp phần xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh.

Bên cạnh những kết quả tích cực đạt được, việc thực hiện các quyết định...

Khu vườn công nghệ cao của học sinh nội trú

9

Bi hùng bên cầu Rạch ChiếcGhi chép: TÔ PHỤC HƯNG

5

Một thoáng du lịch Đồng Nai

KDL Bửu Long trước là một vùng núi đá hoang sơ, sau khi được khai thác tạo nên hồ nước với nhiều cồn đá, vách đá dựng đứng, được ví như

“Vịnh Hạ Long thu nhỏ” của miền Nam.

“Miền sương khói” - giai phẩm về Đà Lạt

Phố Đà Lạt khoác sương đêm. Ảnh: Quý Trần

2 THỨ BẢY 27 - 4 - 2019 CUỐI TUẦN TIN TỨC - SỰ KIỆNLâm Đồng xúc tiến thương mại và kết nối giao thương tại Quảng Nam

Từ ngày 23-26/4, Đoàn công tác của tỉnh Lâm Đồng do ông Nguyễn Xuân

Hùng - Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Xúc tiến - Đầu tư - Thương mại và Du lịch tỉnh Lâm Đồng cùng 20 doanh

nghiệp, đại diện một số huyện, thành và cơ quan truyền thông có chương trình xúc

tiến giao thương tại tỉnh Quảng Nam.Đoàn công tác tham dự chương trình

khảo sát một số doanh nghiệp tại thành phố Tam Kỳ và phố cổ Hội An; đồng thời, các

doanh nghiệp trưng bày sản phẩm, gặp gỡ, kết nối hợp tác với doanh nghiệp Quảng

Nam và tham dự Hội nghị Xúc tiến thương mại và kết nối giao thương giữa hai tỉnh

Lâm Đồng và Quảng Nam.PHẠM LÊ

Sản xuất 36.000 m vải lụa tơ tằm/năm

Công ty TNHH Đình Tâm ở xã Đạ Đờn, Lâm Hà vừa được UBND tỉnh Lâm Đồng chấp thuận đầu tư xưởng ươm tơ, dệt lụa

tại Cụm Công nghiệp Đinh Văn của huyện này, đạt công suất mỗi năm 36.000 m vải

lụa tơ tằm, 180 tấn kén tươi, 24 tấn tơ. Cụ thể, với tổng mức vốn gần 16,5 tỷ

đồng, Công ty TNHH Đình Tâm đầu tư dây chuyền công nghệ ươm tơ, dệt lụa hiện

đại trên diện tích 22.400 m2 thuộc Khu C, Cụm Công nghiệp Đinh Văn, thời hạn hoạt

động trong vòng 37 năm. Dự kiến trong quý 3/2019, Công ty

TNHH Đình Tâm hoàn tất các thủ tục đầu tư, phê duyệt thiết kế, triển khai xây dựng

công trình, nhà xưởng có mái che trên diện tích 2.360 m2. Đến quý 3/2020 lắp

đặt hoàn chỉnh hệ thống thiết bị, máy móc ươm tơ dệt lụa. Vào quý 4/2020 nhà xưởng

chính thức đưa vào hoạt động, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, chuyển dịch cơ cấu cây trồng và cơ

cấu kinh tế trên địa bàn huyện Lâm Hà.VŨ VĂN

Sau hơn 1 tháng phát động, Cuộc thi viết “Cảm nhận những trang sách yêu thương” do Thư viện Lâm Đồng phối hợp cùng Sở GD - ĐT Lâm Đồng tổ chức đã nhận được 1.352 bài dự thi của các em học sinh ở 179 trường tiểu học, THCS và THPT trong tỉnh.

Đã có rất nhiều cuốn sách hay được các em cảm nhận, rút ra những bài học sâu sắc; nhiều câu chuyện, bài thơ được sáng tác, nhiều tranh vẽ minh họa nhằm khích lệ mọi người đọc sách; nhiều câu chuyện hay được viết tiếp bằng trí tưởng

tượng phong phú của các em. Bên cạnh đó, những lời vận động, những kế hoạch, những đề xuất giải pháp của các em đưa ra để khuyến khích mọi người đọc sách nhiều hơn, phát triển văn hóa đọc cũng rất sáng tạo, rất hữu ích.

Kết thúc cuộc thi, BTC đã trao 31 giải thưởng theo từng đề thi và theo mỗi bậc học cho 4 tập thể và 27 cá nhân xuất sắc. Cụ thể, cấp tiểu học 11 giải, cấp THCS 10 giải, cấp THPT 6 giải; với tổng cộng: 17 giải nhất, 5 giải nhì, 3 giải ba và 2 giải

khuyến khích. 4 giải tập thể cho các trường học có nhiều học sinh tham dự cuộc thi và đoạt giải thưởng cao: Tiểu học Trần Quốc Toản - Di Linh, THCS Phan Chu Trinh - Đà Lạt, THCS Quang Trung - Bảo Lộc, THPT Lộc Thanh - Bảo Lộc.

Giải thưởng đã được đưa về trao tại trường nơi các em đang học, nhằm lan tỏa niềm đam mê đọc sách, hình thành thói quen đọc sách cho học sinh, phát triển văn hóa đọc trong nhà trường và cộng đồng.

QUỲNH UYỂN

Hơn 1.300 học sinh tham gia Cuộc thi viết “Cảm nhận những trang sách yêu thương”* Trao giải thưởng cho 31 tập thể, cá nhân xuất sắc

... vẫn còn một số hạn chế cần sớm khắc phục: Chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội, tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền chưa đáp ứng với yêu cầu và kỳ vọng của Nhân dân. Hoạt động giám sát có sự chồng chéo về nội dung, đối tượng giám sát; giám sát ở cấp cơ sở còn nhiều lúng túng, hiệu quả chưa cao. Công tác góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền chưa thực sự chủ động, nặng về tham mưu đối thoại, góp ý các dự thảo văn bản. Một số cơ quan, đơn vị được giám sát, phản biện, góp ý chưa thực hiện đúng trách nhiệm trong tiếp thu, giải trình, giải quyết kiến nghị giám sát, kiến nghị phản biện, kiến nghị góp ý theo quy định... Một trong những nguyên nhân dẫn tới những hạn chế trên là do một số cấp ủy, chính quyền địa phương chưa thật sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi để MTTQ và đoàn thể chính trị - xã hội thực hiện tốt

trách nhiệm của mình...Tiếp tục thực hiện đạt hiệu quả cao

các Quyết định 217-QĐ/TW và Quyết định 218-QĐ/TW, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt sâu sắc hai Quyết định của Bộ Chính trị và các quy định của Đảng, Nhà nước trong hệ thống chính trị, cán bộ, đảng viên và Nhân dân. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng đối với việc thực hiện hai quyết định tại địa phương, đơn vị gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII), Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị và Quy định 04-QĐ/TU ngày 1/2/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên trong công tác xây dựng Đảng hàng năm. Thực hiện nghiêm túc quy định người đứng đầu cấp ủy đối thoại trực tiếp với Nhân dân. Quan

tâm công tác kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết việc triển khai thực hiện. Chính quyền các cấp tăng cường phối hợp tạo điều kiện để MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội và Nhân dân thực hiện vai trò giám sát, phản biện xã hội, tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền. Chú trọng phối hợp phát huy vai trò phản biện của các tổ chức chính trị - xã hội đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của Nhân dân. Tăng cường đối thoại trực tiếp với Nhân dân. MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội tập trung thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền... Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ giám sát và phản biện xã hội cho đội ngũ cán bộ MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội, nhất là ở cấp cơ sở. LAN HỒ

Giám sát, phản biện xã hội... TIẾP TRANG 1

Ngày 24/4, Đoàn Thanh niên Cục Thi hành án Dân sự tỉnh Lâm Đồng (thuộc Đoàn Khối Các cơ quan tỉnh) phối hợp với Hiệp hội Hoa Đà Lạt đã tổ chức đoàn công tác từ thiện, đến thăm và tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại xã Tu Tra, huyện Đơn Dương.

Theo đó, đoàn công tác đã đến thăm, tặng xe đạp và số tiền hỗ trợ 4 triệu đồng cho gia đình em Phan Thanh Bình, học sinh lớp 7/4 Trường THCS xã Tu Tra. Được biết, Phan Thanh Bình là học sinh có hoàn cảnh khó khăn, bố mất, mẹ bị u gan, chị gái bị chấn thương sọ não đang điều trị tại bệnh viện.

Ngoài trao quà và tiền hỗ trợ cho gia đình em Phan Thanh Bình, đoàn công tác cũng đang tiếp tục kêu gọi các tấm lòng

Trao quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Trao xe đạp cho học sinh Phan Thanh Bình.

Vừa qua, huyện Di Linh đã tổ chức đêm nhạc giới thiệu và ra mắt CD “Di Linh đất nặng tình em”.

Đến dự đêm nhạc có các lãnh đạo huyện và các nhạc sĩ là tác giả của các ca khúc trong CD cùng khán thính giả yêu thích âm nhạc. Qua đó, những ca khúc trong CD “Di Linh đất nặng tình em” viết về quê hương, con người Di Linh đã được các giọng ca thể hiện để lại nhiều ấn tượng và cảm xúc cho người xem. Đêm nhạc cũng phác họa, giới thiệu những vẻ đẹp về thiên nhiên cũng như con người Di Linh mộc mạc, chân chất, là dịp để tôn vinh, ghi nhận sự đóng góp quý báu của các nhạc sĩ; đồng thời động viên, khích lệ giới nghệ sĩ tiếp tục có nhiều tác phẩm âm nhạc về vùng đất và con người Di Linh. LAM PHƯƠNG

Di Linh ra mắt CD “Di Linh đất nặng tình em”

Các ca khúc đã để lại nhiều ấn tượng và những cảm xúc cho người xem.

Tái phạm vận chuyển gỗ trái phép

Ông Nguyễn Văn Trung, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Đức Trọng cho biết: Vừa

qua, nhận được tin báo của người dân, Ban Quản lý rừng phòng hộ Tà Năng đã phối hợp với UBND xã Tà Năng tiến hành bắt quả tang xe ô tô tải mang biển kiểm soát 49D-002.58 do ông Phan Văn Hảo làm

chủ đang bốc 0,903 m3 gỗ xẻ trái phép lên xe tại thôn Ka Long Bong, xã Tà Năng mà

không có dấu búa của kiểm lâm. Ngay sau đó, xe và người đã được đưa về Hạt Kiểm lâm huyện Đức Trọng để

tiếp tục giải quyết. Đến sáng ngày 22/4, ông Phan Văn Hảo đã đến cơ quan chức

năng trình diện. Được biết, đây là xe tải thường xuyên

vận chuyển gỗ không có nguồn gốc hợp pháp tại các khu vực thuộc xã Đa Quyn ra

tiêu thụ tại khu vực thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng. Trước đó, ông Phan

Văn Hảo từng vi phạm việc vận chuyển gỗ lậu và bị lực lượng chức năng bắt khi vận chuyển 0,938 m3 gỗ tạp với mức xử phạt

hành chính 7,5 triệu đồng.Hiện lực lượng Kiểm lâm Đức Trọng

đang tiến hành củng cố hồ sơ và cho biết có thể sẽ khởi tố vì ông Hảo đã tái phạm

việc vận chuyển gỗ trái phép. H.YÊN - V.QUỲNH

hảo tâm, chia sẻ, giúp đỡ để gia đình em giảm bớt phần khó khăn và giúp em có

điều kiện được tiếp tục trên con đường đến trường của mình. DUY DANH

THỨ BẢY 27 - 4 - 2019CUỐI TUẦN 3KINH TẾ - XÃ HỘI

Về Đạ Đờn nghe đối thoạiMINH ĐẠO

Hài hòa lợi ích giữa người dân và nhà đầu tư Cuộc đối thoại thứ nhất diễn ra

tại hội trường thôn Tân Tiến, một trong 3 thôn văn hóa đầu tiên của tỉnh Lâm Đồng. Nội dung đối thoại về công trình thủy điện An Phước do Công ty Cổ phần Thủy điện Liên Gich đang triển khai đầu tư xây dựng trên địa bàn ảnh hưởng đến đời sống kinh tế và môi trường của người dân. Chủ trì đối thoại là Bí thư Đảng ủy xã Nguyễn Thị Thanh Nhung, Chủ tịch UBND xã Hoàng Sỹ Lĩnh; đại diện nhà đầu tư là ông Trịnh Thế Quý - Trưởng Ban Quản lý dự án và người dân thôn Tân Tiến. Cuộc đối thoại thứ 2 diễn ra sau đó một ngày tại hội trường xã giữa lãnh đạo Đảng ủy, HĐND, UBND xã và đại diện tất cả các thôn trong xã; tham dự có Trưởng Ban Dân vận huyện Lâm Hà, ông Danh Mố.

Đại diện nhà đầu tư, ông Trịnh Thế Quý cho biết, công trình thủy điện An Phước có tổng diện tích khoảng 26 ha, nằm trên địa bàn thôn An Phước và Tân Tiến. Công trình đang triển khai thi công các hạng mục. Tuy nhiên, quá trình thi công đã ảnh hưởng đến sản xuất cà phê, giao thông và môi trường của cư dân địa bàn. Người dân thôn Tân Tiến đã phản ánh vấn đề đến chính quyền xã và nhà đầu tư nhiều lần nhưng sự việc kéo dài, chưa giải quyết được, dẫn đến bức xúc ngày càng lớn trong dân. Để tìm tiếng nói đồng thuận, có phương án giải quyết rốt ráo, xã tổ chức đối thoại. Rất nhiều ý kiến của người dân phát biểu phân tích, góp ý và cả gay gắt gửi đến nhà đầu tư. Đó là ý kiến của ông Danh, chị Oanh, ông Thanh, chị Trinh, ông Tình, chị Trác, chị Hạnh… Điểm chung

Tôi may mắn chứng kiến 2 cuộc đối thoại giữa người dân xã Đạ Đờn, huyện Lâm Hà với lãnh đạo xã, doanh nghiệp trong không khí thẳng thắn, cởi mở và xây dựng. Đây là những cơ sở để xây dựng tính kỉ cương, trách nhiệm của những người thi hành công vụ; tạo tính đồng thuận, tập hợp trí tuệ dân chủ để phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

của các ý kiến là, người dân cố gắng tạo điều kiện thuận lợi đối với công ty thi công; tuy nhiên, những vấn đề đặt ra là: tạo điều kiện giao thông cho dân đi lại; có kế hoạch rà soát thiệt hại đối với sản xuất và đền bù thỏa đáng; vấn đề nước tưới sản xuất; vấn đề giải quyết khi nước lòng hồ sẽ dâng lên…Người dân phản ánh: Rất tin tưởng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước triển khai thủy điện, nhưng đề nghị phía công ty phải có trách nhiệm đối với dân, phải hài hòa giữa lợi ích của nhà đầu tư và của người dân. Đặc biệt là sự khó khăn vất vả của người dân khi cuộc sống của gia đình chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp.

Ông Trịnh Thế Quý nghiêm túc lắng nghe ý kiến, cảm ơn sự giúp đỡ của người dân, trả lời một số

vấn đề của dân đặt ra. Ông cho rằng, công trình chưa được phê duyệt bổ sung đầu tư nên chưa thể làm cầu đi lại cho người dân; vì vậy, mong địa phương hỗ trợ về ý kiến đến cấp thẩm quyền. Đại diện Công ty Cổ phần Thủy điện Liên Gich cũng hứa trước dân các nội dung như: sẽ sửa chữa đường đi cho người dân đúng kỹ thuật, yêu cầu của bà con; múc lại ranh đất cà phê của dân bị lấp; đền bù thiệt hại về hoa màu; chừa hành lang để bà con lắp ống tưới nước cho cây trồng… Khi công trình đưa vào sử dụng, những diện tích nếu bị ngập, nhà đầu tư đo đếm để đền bù.

Phía lãnh đạo xã, bà Nhung và ông Lĩnh ghi nhận và cảm ơn người dân về nhận thức và trách nhiệm, chia sẻ khó khăn với xã và nhà đầu tư. Lãnh đạo xã cũng hứa

có trách nhiệm cùng huyện xin chủ trương bổ sung đầu tư hạng mục cầu của công trình thủy điện. Đồng thời, yêu cầu nhà đầu tư khắc phục ngay đường dân sinh tạm thời; bổ sung hành lang bảo vệ cầu; có chủ trương hỗ trợ dân đã bị ảnh hưởng cây cà phê…

Phát triển kinh tế - xã hội bằng sức mạnh toàn dân Buổi đối thoại thứ 2 về nội dung

phát triển kinh tế - xã hội của xã quý I năm 2019 và bàn nhiệm vụ quý II. Nhiều thông tin được lãnh đạo xã báo cáo đến người dân như sản xuất lúa nước, rau, cà phê, chăn nuôi; thực hiện các công tác khuyến nông, quản lý đất đai, khoáng sản, môi trường, lâm nghiệp, xây dựng nông thôn mới, thu chi ngân sách. Đó còn là

những hoạt động về giáo dục, y tế, văn hóa - thể thao, xóa đói giảm nghèo,…; các lĩnh vực về quốc phòng, an ninh.

Dẫn một số kết quả đạt được, Chủ tịch Hoàng Sỹ Lĩnh cũng thẳng thắn nêu những tồn tại của xã như: chuyển đổi cơ cấu cây trồng và tiến độ thực hiện các công trình xây dựng còn chậm; thu các loại quỹ còn đạt thấp… Các ý kiến phát biểu từ các Ban Nhân dân thôn đều tập trung nhiều ở những vấn đề như: trật tự an ninh tiềm ẩn những phức tạp; những khó khăn vướng mắc về vay vốn; diễn biến về tín dụng đen còn tồn tại. Cùng đó là các vấn đề như: triển khai sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chậm; quản lý và những tác động về môi trường từ họat động khai thác cát xây dựng; giải quyết cấp “sổ đỏ” cho dân kéo dài; hỗ trợ ảnh hưởng thiệt hại từ thiên tai; quản lý trật tự an ninh đối với các doanh nghiệp đóng trên địa bàn. v.v…

Điều quan trọng nhất là kết quả sau đối thoại sẽ chuyển biến như thế nào, đó là ý kiến được đại diện thôn Yên Thành cũng như nhiều thôn trong xã gửi gắm đến lãnh đạo xã và huyện. Những nội dung đối thoại cho thấy, các lĩnh vực và vấn đề người dân nêu rất sát với diễn tiến của thực tế. Ngoài trách nhiệm của xã còn có những nội dung liên quan đến trách nhiệm từ các đơn vị cấp huyện. Những ý kiến phản ánh, đối thoại từ người dân là sự đóng góp xây dựng, phát triển địa phương; đồng thời phản ánh những tâm tư, nguyện vọng thiết thực của người dân. Hoạt động đối thoại thể hiện xu hướng tất yếu và tích cực của sự vận động thực thể, và còn hun đúc sức mạnh trí tuệ tập thể, dân chủ cơ sở, góp phần kiến trúc một hệ thống chính trị vững bền.

Lạc vào vườn dâu “Chào Đà Lạt”

HOÀNG YÊN - HỒNG THẮM

Ông Park Nam Hong (quốc tịch Hàn Quốc), chủ trang trại cho biết,

ông sang Việt Nam làm việc từ năm 1999, khi ấy ông chọn vùng đất Bình Thuận để khởi nghiệp - nuôi tôm là hướng đi của mình, ông duy trì trang trại tôm của mình đến năm 2006. Thế nhưng, sau một thời gian, nhận thấy việc chăn nuôi này không còn đem lại hiệu quả, ông tìm hướng đi mới. Ông kể, sau nhiều năm làm ăn không có lãi ở đất Bình Thuận, trong một lần tình cờ lên Đà Lạt nghỉ mát,

ông nhận thấy đây là vùng đất lý tưởng để canh tác nông nghiệp công nghệ cao. Lúc ấy, ông về Bình Thuận bán hết cơ ngơi và lên Đà Lạt mua đất lập trang trại.

Năm 2006, ông Hong liên tục đến Đà Lạt để tìm hiểu và xúc tiến việc đầu tư thực hiện dự án. Tháng 8/2007, sau khi “tậu” được 3 ha đất tại thôn Đa Đum, cùng lúc ấy, ông nhận được giấy chứng nhận đầu tư của tỉnh Lâm Đồng để thành lập Công ty TNHH Kbil Vina.

Ban đầu thử nghiệm trồng hoa cúc nhưng chất lượng và năng suất không được như mong muốn

Vườn dâu tây được xem là địa điểm “gây thương nhớ” cho rất nhiều du khách khi đến với “thành phố sương mù”. Giữa cánh rừng thông trong thung lũng thôn Đa Đum, xã Đạ Sar, Lạc Dương - cách Đà Lạt khoảng 30 km, trang trại dâu tây Nhật của ông chủ Hàn Quốc có tên là “Chào Đà Lạt” gây ấn tượng với rất đông du khách, bởi chỉ cần đi ngang qua, mùi thơm mát, ngòn ngọt của những trái dâu tươi sẽ khiến nhiều người không ngớt xuýt xoa.

sau nhiều lần trồng, ông chuyển sang nuôi thiên địch nhưng thiên địch chỉ có xuất khẩu mà khâu vận chuyển khó khăn, hiệu quả cũng không cao. Đang bế tắc khi không biết chọn cây gì để phát triển, ông quyết định đi tham quan và học hỏi kinh nghiệm sản xuất ở Đà Lạt, tới thăm một số vườn dâu tây, được ăn thử dâu tươi, nhưng ông Hong cảm thấy không thơm

và ngọt như dâu Nhật ông đã từng thử qua. Từ đó, ông ấp ủ dự án lập nông trại canh tác dâu tây Nhật lớn tại vùng đất mới Đạ Sar.

Khi quyết định chọn Đà Lạt để trồng dâu, ông Hong chấp nhận chân lấm tay bùn như một nông dân thực thụ. Hằng ngày, ông cùng các công nhân lao vào việc trồng, chăm sóc vườn dâu. Sau nhiều năm kiến thiết và xây dựng, hiện vườn

của ông Nam đã có 3 ha dâu Nhật được chia làm 10 khu sản xuất và đã cho thu hoạch, trung bình mỗi ngày cho sản lượng 200-300 kg, giá bán khoảng 300.000 đồng/kg, cho các hệ thống siêu thị ở các thành phố lớn như: TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Nha Trang; các nhà hàng, khách sạn lớn tại Đà Lạt, hoặc khách lẻ đặt hàng trực tiếp.

Ông Park Nam Hong phấn khởi cho biết, việc lựa chọn trồng dâu là hướng đi đúng đắn mà ông đã quyết định. “Muốn tạo sự khác biệt về chất lượng trái dâu, quan trọng nhất là khâu giống. Giống dâu Nhật tôi lựa chọn đều có bản quyền và được các cơ quan chức năng Việt Nam kiểm dịch. Hiện tôi đang tiến hành đăng ký bản quyền cho những giống dâu này”, ông Hong cho hay.

Tại Trang trại dâu Kbil Vina, quy trình chăm sóc dâu được theo dõi và phân công cụ thể cho từng tuần, từng ngày...

Hoạt động đối thoại tại xã diễn ra sôi nổi và trách nhiệm.

Ông Park Nam Hong luôn tự mình vào vườn để theo dõi vườn dâu tây của mình phát triển.

XEM TIẾP TRANG 11

4 THỨ BẢY 27 - 4 - 2019 CUỐI TUẦN KINH TẾ - XÃ HỘIGhi chép: TÔ PHỤC HƯNG

Đêm tháng 4. Cơn mưa đầu mùa ập xuống đột ngột. Xa xa từ hướng Biên Hòa tiếng

súng nổ ngắt quãng đì đùng. Trên chiếc lô cốt nửa chìm, nửa nổi, những chiếc đèn pha cao áp quét qua, quét lại trên mặt cầu Rạch Chiếc liên tục. Thỉnh thoảng ánh đèn lại quét xuống mặt sông đang trắng xóa bởi những tia nước mưa rơi xuống ngày càng nhiều. Sấm chớp trên bầu trời bắn ra những tia sáng xanh rờn kèm theo những tiếng nổ long trời lở đất. Trên cầu là hàng loạt thùng phuy chất làm nhiều lớp, phía sau là những bao cát. Trong những lô cốt “dã chiến” dựng theo lan can cầu, những toán lính Ngụy ngồi ủ rũ với tâm trạng chán chường.

Tiếng ra di ô phát đi bản tin thời sự từ Đài VOA, BBC “… Quân đội Cộng Sản đã giải phóng hoàn toàn các vùng 1, 2, và 3 của chính quyền Sài Gòn và đang tiến quân thần tốc về thủ đô Sài Gòn, với tình hình chiến sự như hiện nay, rất khó giữ vững Sài Gòn và Vùng 4 chiến thuật...”.

- Mẹ nó. Đồ chó má. Đồ phản bội. Tụi mầy bỏ rơi chánh quyền, bỏ rơi Quân đội Việt Nam Cộng Hòa kéo nhau về Mỹ, giờ còn tuyên truyền cho tụi Bắc Việt. Đồ khốn nạn… đồ… đồ…

Định chửi một hồi nữa cho đã giận nhưng nghĩ lại có chửi cỡ nào thì tụi nó cũng trốn mất hết rồi, Trung tá Lâm im lặng với đôi mắt đỏ sòng sọc vì tức giận. Hắn tiến đến lỗ châu mai của cái lô cốt giật lấy cây súng đại liên 6 nòng rồi bóp cò bắn loạn xạ xuống mặt sông trong cơn mưa tầm tã như để tự trấn an, để nguôi ngoai cơn giận dữ.

- Bây giờ trung tá tính sao? Chớ tụi em thấy tình hình nầy “hiu” lắm. Mình giữ cầu nầy hổng biết được bao lâu nữa. Rồi mấy cha Việt Cộng tiến vô Sài Gòn bằng hướng khác thì sao? - Thiếu úy

Bút ký: ĐẶNG THANH LIỄU

Tình cờ đọc bài bút ký “Nhật ký Trường Sơn” đăng trên Báo Lâm Đồng, cách đây gần

10 năm. Qua bài viết cho thấy tác giả là người lính đã từng đi mở đường Trường Sơn trong những tháng năm chiến tranh ác liệt nhất. Không hiểu duyên cớ gì mà tôi cứ đọc đi đọc lại bài này đến mấy lần. Rung động và cảm kích thật sự, khiến tôi ước mơ là được gặp tác giả. Trái đất tròn, quả không sai tí nào. Ít ngày sau, một buổi sáng cuối xuân, trời Đà Lạt se se lạnh. Tôi gặp lại một người anh bạn, tay bắt mặt mừng. Hai chúng tôi đang trò chuyện, tình cờ, anh cũng lại gặp một người bạn cũ, hay đúng hơn là một đồng đội. Thì ra, người đồng đội này chính là tác giả bài bút ký “Nhật ký Trường Sơn”...

Từ cuộc gặp ấy, tôi đôi lần ghé thăm và được biết: Tác giả tập nhật ký ấy nguyên là chiến sĩ Lê Ngọc Sơn, sinh năm 1947, quê Hà Nam, nhập ngũ năm 1965, Tiểu đoàn 458 Bộ binh, chức vụ Trung úy, Đại đội trưởng. Anh đang làm việc ở Văn phòng tiếp dân của Tỉnh ủy Lâm Đồng. Một cựu chiến binh dưới mắt nhìn của tôi thì anh còn phong độ lắm, điển trai, dáng người rất chuẩn. Thoạt nhìn không ai nghĩ rằng anh là một thương binh hạng 4/4, là một chứng nhân lịch sử, đã từng vào sinh ra tử đi mở đường Trường Sơn huyền thoại. Chiến tranh đã qua đi bốn mươi năm. Tiếng súng đã im hơi bốn mươi năm. Hòa bình là giấc mơ không tưởng của những người lính trẻ thời ấy.

Khi nói đến hai chữ “Thời chiến” người ta nghĩ ngay đến chiến tranh. Nếu đã chạm vào chiến tranh thì nói cả cuộc đời cũng chưa hết. Chiến đấu chống cái gì, giành lại cái gì? Là một cậu học sinh dứt tình thương gia đình để ra đi nhập ngũ. Từ sân trường bước vào quân trường, anh đã hiểu thế nào là quy luật của chiến tranh. Anh nhập ngũ tháng 5/1965, Tiểu đoàn 458 Bộ binh. Tiểu đoàn anh lúc ấy nhận nhiệm vụ làm con đường từ cửa rừng Động Phong Nha dài 68 km đến tỉnh Khăm Muội nước Lào, gọi là Bắc Trường Sơn, để vận chuyển lương thực, vũ khí, đưa thương bệnh binh, con em miền Nam ra Bắc. Cuộc chiến thời ấy đang độ cao điểm. Một mét đất một quả bom. Những trận dội bom đánh phá của giặc Mỹ ở khe Diêm, khe Đĩa, dốc Ba Thang, cây số 39 U bò… là những mục tiêu mà Mỹ cho rằng lợi hại nhất. Hang cửa Động Phong Nha là nơi che chở cho tiểu đoàn anh, là nơi trú ẩn an toàn để các chiến sĩ hoàn thành con đường Trường Sơn. Khi con đường Bắc Trường Sơn được khai thông thì giặc Mỹ phát hiện đã thả hóa chất xuống như mưa phùn. Thời gian khoảng từ hai đến ba tháng sau, cây lá héo khô rồi chết dần. Để đánh lạc hướng chúng, các anh em chiến sĩ phải lấy song mây buộc lên vách núi chằng ra như một giàn mướp rồi cứ một tuần thay lá một lần. Nhiều chiến sĩ bị hóa chất này

Người mở đường Trường Sơn thuở ấy

những rổ rau rừng tươi rói, những con cá suối hiếm hoi nhất. Rồi cũng có những đêm trăng sáng lắm, trăng chiếu xuyên qua khe chòi, Ngòi dạy cho anh tiếng Lào, anh cũng dạy lại cho Ngòi tiếng Việt. Cái tình cảm ấy anh làm sao quên được.

Thời gian cứ đẩy lùi dần mọi thứ về phía bên kia vũng sương mù dày đặc của quá khứ. Mọi thứ đi qua như một giấc mơ, nhưng nỗi nhớ nhung và đau buồn thì có thật. Ngày đơn vị anh chuyển công tác, cũng là ngày anh xa Ngòi mãi mãi. Anh có nghe một đồng đội kể lại rằng, sau ngày đơn vị anh chuyển công tác, Ngòi có đến tìm anh mà không gặp. Anh ước gì có điều kiện để đi tìm lại người con gái ấy. Đôi mắt đượm buồn nhìn tôi anh nói: “Đã hơn bốn mươi năm rồi, hình ảnh người con gái Lào ấy, tôi không bao giờ quên được. Những kỷ niệm thời ấy cứ len lỏi trong ký ức tôi. Sau lần chia ly ấy, tôi vẫn thầm cầu mong cho Ngòi được bình yên và hạnh phúc, dù là thứ hạnh phúc nhỏ nhoi, giản dị giữa đời thường”.

Trong hoàn cảnh khó khăn và nghiệt ngã nhất của cuộc chiến, anh vẫn tạo ra được cho mình thời gian để viết nhật ký. Tôi thật sự cảm động khi anh đưa cho tôi xem quyển nhật ký đã cũ, giấy đã sờn, nét chữ viết vội. Nó đã theo anh suốt dặm đường đánh Mỹ. Trong ấy có bài thơ anh viết cho mẹ, căn dặn mẹ ở nhà hãy yên

lòng. Thế nhưng bài thơ “Dặn mẹ” sao mà buồn quá, tôi nghĩ thầm sao giống như những lời trăn trối vậy, mà không dám nói ra: “Con sắp ra trận rồi/ Đi vào trong bão thép/ Giữ cho được nụ cười/ Đã nhiều đêm trăng dệt/ Mai mốt tan lửa khói/ Nếu con không trở về/ Mẹ cứ tìm mà hỏi/ Cô gái ở cùng C” (C: đại đội). Lời thơ mộc mạc của một người lính trẻ, tuy không hoa mỹ nhưng chứa đựng nhiều tình yêu thương mà anh luôn hướng về gia đình. Vì mẹ là tình yêu bao la của anh. Dù trong cuộc chiến nào đi nữa hình ảnh mẹ luôn là nguồn động lực cho anh vững bước chiến đấu. Cầm cuốn nhật ký trên tay, anh cảm động nói với tôi: “Tôi sẽ giữ quyển nhật ký này cho đến cuối đời, trước khi chết tôi sẽ trao lại cho Bảo tàng Quân đội Nhân dân Việt Nam”. Ý nguyện này của anh làm tôi thán phục vô cùng. Có ai biết trước được tương lai của mình. Chiến tranh đã qua đi từ rất lâu, các anh còn lại những gì: Ký ức? Đồng đội? Nhắc đến hai chữ “Đồng đội”, tôi chợt đồng cảm cùng tâm trạng người cựu chiến binh: Ngay giờ phút này đây anh còn chưa biết được ai còn ai mất. Nhưng đời sống vốn vô cùng khắc nghiệt. Anh trôi về hướng khác. Những bạn bè chiến hữu của anh cũng trôi về hướng khác. Những bài báo nhắn tìm đồng đội của anh lặng lẽ như một góc khuất, một góc khuất mênh mông của sự chia ly.

Anh ngồi đó. Dáng vẻ lặng lẽ và cô đơn, đôi mắt luôn nhìn về một cõi nào đó xa xăm, như muốn tìm trong cõi xa xăm đó một kỷ niệm, một bóng hình… Anh đọc cho tôi nghe mấy bài thơ buồn viết về tình yêu, về thân phận và nỗi nhớ nhà da diết… Tôi đã kịp hình dung ra một tảng đá, một gốc cây, một cái hang động, một túp lều giữa rừng, một buổi dừng quân… nơi nào cũng có thể làm bàn cho anh viết vội những câu thơ đầy thương nhớ. Anh ra quân năm 1975. Từ giã chiến trường với 35% thương tật, vết đạn còn nằm trong đầu, thỉnh thoảng đau nhức khi trái gió trở trời. Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, anh trở về quê nhà ở Hà Nam, sống đời sống dân thường. Lái xe cho Xí nghiệp Vận tải ô-tô 3 Hà Nam Ninh. Lái xe khách tuyến đường Phủ Lý - Hà Nội - Nam Định. Tháng 2/1979, anh lại đi phục vụ chiến dịch biên giới Đình Lập - Na Dương biên giới phía Bắc. Năm 1981, anh vào Nam, chuyển công tác vào Lâm Đồng. Năm 1986, anh lập gia đình lần hai, vì người vợ đầu đã mất từ lâu. Năm 2000, anh về làm Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam đioxin thành phố Đà Lạt. Vì thấy anh làm nhiều việc quá, tôi dè dặt hỏi: “Lẽ ra ở tuổi này anh nên nghỉ ngơi cho khỏe, vì dù sao anh cũng đã cống hiến nhiều cho đất nước rồi, phụ trách một lúc nhiều công việc như thế này có mệt mỏi lắm không anh?”. Anh cười thật hiền nói: “Ở cái tuổi nào cũng vậy, còn sức khỏe, còn giúp ích được gì cho Tổ quốc, cho xã hội thì cứ làm...

dính vào mặt và uống phải nguồn nước đã bị rải độc...

Đời quân ngũ của Lê Ngọc Sơn đã trải qua nhiều chiến trường như: A Sầu, A Lưới, chiến trường Tây Nguyên, chiến trường Savanakhet, Khăm Muội… (Lào). Anh cũng đã từng cầm súng canh cho đồng đội không bị cọp tha, đã nhặt từng miếng xương miếng thịt của đồng đội gói vào tấm tăng để chôn cất, nhường nhau từng miếng lương khô, nhường nhau từng ngụm nước hiếm hoi quý giá trong chiếc loong gô… và chiếc loong gô ấy bây giờ anh vẫn đang còn giữ. Năm 1967, Lê Ngọc Sơn về Binh đoàn 559 đóng tại Thá Mé Bắc Trường Sơn. Rồi chiến đấu ở chiến trường BC (B: miền Nam, C: Lào) làm công tác địch vận. Nói đến chiến trường Savanakhet - Lào, tôi thấy đôi mắt anh chợt buồn, có lẽ nơi đây đã để lại trong anh nhiều kỷ niệm lắm thì phải. Giọng anh chợt chùng xuống. Dường như ký ức đã đan thành những tảng mây không màu sắc quanh anh. Anh có quen một cô gái Lào tên là Ngòi. Nàng không đẹp cho lắm, nhưng với mái tóc đen huyền buông thả ngang vai đã làm say mê người chiến sĩ trẻ Việt Nam ngày nào. Ngòi đã có công nuôi dưỡng và che chở cho đồng đội anh trong những ngày cuộc chiến ác liệt nhất. Dù mưa hay nắng, dù tiếng súng tiếng bom có đe dọa mấy, Ngòi vẫn đem đến cho anh và đồng đội XEM TIẾP TRANG 11

THEO DÒNG SỰ KIỆN

Kỷ niệm 44 năm Ngày Giải phóng miền Nam (30/4/1975 - 30/4/2019), Cục Điện ảnh (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức đợt chiếu phim miễn phí phục vụ Nhân dân cả nước từ ngày 24/4 đến 20/5. 

Theo đó, 5 phim sẽ được chọn chiếu gồm: Phim truyện

“Sống cùng lịch sử” (đạo diễn - NSND Nguyễn Thanh Vân - Hãng phim Truyện Việt Nam), phim tài liệu “Chuyện những người lính già” (đạo diễn Dương Ngọc Hòa - Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương), phim tài liệu “Sông Gianh thương nhớ” (đạo diễn Đào Đức Thanh - Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương), phim tài liệu “Sống

Đường Trường Sơn - tuyến vận tải huyền thoại. Ảnh: Tư liệu

5 THỨ BẢY 27 - 4 - 2019CUỐI TUẦNVĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

bất ngờ là cần thiết vô cùng. Nhìn những ánh mắt của đồng đội, Thọ hiểu rằng tất cả đã trong tư thế sẵn sàng.

Ầm. Một tiếng nổ lớn rung chuyển cả thân cầu. Phát đạn đầu tiên từ khẩu B 40 đã không trúng mục tiêu. Bọn giặc hốt hoảng ùn ùn bật dậy từ trong các công sự dã chiến. Tiếng những cây súng đại liên 6 nòng bắn trả quyết liệt về phía mặt sông lẫn hai bên bờ sông.

- Quang. Bắn tiếp nữa đi. Nhớ nhắm cho chính xác. Bắn đi. - Thọ nói to.

Một tiếng nổ lớn tiếp tục vang lên. Chiếc lô cốt cháy bùng lên trong đêm. Những tiếng súng đại liên im bặt. Từ hai bên bờ sông, những bóng người ào ạt xông lên đánh chiếm hai đầu cầu. Từ dưới sông những chiến sĩ đặc công thủy áp sát chân cầu, đu người leo

là vào đây rồi, phen nầy về ngoài ấy hôn con cho đã thèm. - Hoàng nói rất vui.

Nhìn những đồng đội trẻ của mình mà Thọ thấy thương họ vô cùng. Họ, những người lính xa quê đang nhận lấy trách nhiệm lịch sử ngàn năm một thưở. Ngày mai nầy rồi ai mất, ai còn? Với anh, người lính đặc công hơn bốn mươi tuổi đời, có hy sinh thì cũng là chuyện thường. Còn họ? Những người lính mới, vẫn chứa chan yêu đời, thậm chí còn thay nhau hớt tóc thật gọn gàng trước giờ xuất kích. Anh nhắm mắt để cố xua tan những cảm giác lo lắng đang dần lớn lên trong suy nghĩ của mình. Không. Tất cả sẽ bình yên để chờ ngày chiến thắng, chờ ngày đoàn tụ với gia đình. Anh cố nhủ lòng như vậy.

Tiếng máy bay bắt đầu quần

Bi hùng bên cầu Rạch Chiếcđảo trên bầu trời và tiến dần đến cầu Rạch Chiếc ném xuống những trái pháo chụp nổ vang trời. Từ hướng Tân Cảng, Thủ Thiêm, những chiếc tàu chiến cũng dàn hàng ngang tiến về cầu kèm theo những loạt đạn đại liên bắn vung vãi. Hàng trăm tên lính hung hãn chạy lúp xúp phía sau những chiếc xe tăng M113, T48 rầm rập hướng về cầu Rạch Chiếc. Súng phản công cũng nổ vang trời. Mấy bóng người chiến sĩ ngã ập xuống lô cốt nhưng tay vẫn nắm chặt vũ khí.

- Mấy đồng chí chuẩn bị rút đi. Đi theo hướng rừng dừa nước tối qua mình đã vô cho an toàn. Hỏa lực nó mạnh lắm. Không khéo hy sinh vô ích. Tôi bị thương rồi không đi được đâu sẽ ở lại để bắn yểm trợ. Đi nhanh đi. - Tiếng Thọ thúc giục.

- Không. Sống cùng sống. Chết cùng chết. Sao lại bỏ anh trong giờ phút nầy anh Thọ ơi! - Tiếng Quang nức nở.

- Không. Ở lại sẽ chết. Nghe tôi. Tôi là chỉ huy ở đây. Sau nầy có giải phóng Sài Gòn nhớ báo tin cho vợ con tôi hay. Đi đi. Chúng tới bây giờ.

Biết không lay chuyển được ý người chỉ huy, mấy mươi chiến sỹ lẳng lặng rút lui khỏi cầu Rạch Chiếc trong sự tiếc nuối, ngậm ngùi, đau xót vô cùng. Khi bọn giặc tràn lên cầu chỉ còn lại những con người dũng cảm đã hy sinh và nụ cười tất thắng.

Trong cánh rừng dừa nước phía Nam Sài Gòn, cuộc họp chớp nhoáng diễn ra với sự chủ trì của Chính ủy Lữ đoàn đặc công.

- Bọn giặc đã hoang mang cùng đường rồi, chúng không còn sức chiến đấu, vì vậy có khả năng chúng sẽ phá sập cầu để làm chậm cuộc tiến quân của ta...

XEM TIẾP TRANG 11

thoăn thoắt lên cầu tiếp sức đồng đội. Trận đánh thật chớp nhoáng, thật bất ngờ và chỉ diễn ra khoảng một tiếng đồng hồ.

Trời rạng sáng. Bọn lính Ngụy đã rút hết khỏi cầu Rạch Chiếc sau khi bỏ lại trên cầu lẫn dưới lô cốt hàng chục xác chết trong các tư thế rất hãi hùng và những đôi mắt đầy bất ngờ, kinh ngạc.

Ngồi dựa lưng vào chiếc thành cầu còn tanh tanh mùi máu, Thọ ngồi cạnh chiếc máy bộ đàm nghe tin chiến sự rồi nói thật vui:

- Sắp giải phóng rồi. Quân giải phóng sắp vô tới đây để giải phóng Sài Gòn rồi các đồng chí ơi. Cố lên. Chiến thắng đã cận kề.

- Vậy là tui sắp được về cưới vợ rồi. Hoan hô. - Tiếng Hoan hồ hởi.

- Còn tui sắp về gặp mặt con trai tôi rồi. Nhớ muốn đứt ruột, cháy gan luôn. Mới sinh nó có vài hôm

Minh họa: Phan Nhân

Sơn lên tiếng lo lắng.- Mầy im cái miệng thúi lại đi.

Bộ tính đào ngũ hả con? Tao cho tụi bây biết, thằng nào lớ quớ nói ra, nói vô tao bắn bể sọ. Lệnh của đại tướng Dương Văn Minh là phải “tử thủ” cho bằng được Sài Gòn. Còn nếu không giữ được thì phải phá sập nó để xe tăng Việt Cộng không vô được. - Trung tá Lâm quát lớn.

Nghe vậy hàng trăm tên lính mặt mày xanh mét và im lặng không nói một lời. Ai chớ thằng cha nầy nói là làm thiệt chớ hổng phải nói chơi. Cách nay mấy bữa, nó đã bắn chết hai người lính toan đào ngũ vì nghe tin Việt Cộng đã vô tới Xuân Lộc, Bình Long gì đó. Vậy là mấy trăm người lính giữ cầu không ai dám có ý kiến gì nữa.

Hai giờ sáng. Một bầu không khí trở nên im lặng sau một ngày căng thẳng. Dưới sông, trên sáu mươi giề lục bình lẳng lặng tiến về phía cầu. Dưới mỗi giề lục bình là những đôi mắt sáng trong đêm tối. Hai bên bờ sông những chiếc bóng mờ mờ đang trườn tới không một tiếng động phát ra dù là nhỏ nhất. Họ là những người lính đặc công thủy từ Bắc được tăng cường “hỏa tốc” vào Nam với nhiệm vụ đánh chiếm Bộ Tư lệnh Hải quân Ngụy quyền và giữ an toàn các cây cầu trọng yếu để đón đại quân tiến vào Sài Gòn. Đêm nay, 27 tháng 4, họ phải đánh chiếm cầu Rạch Chiếc theo mệnh lệnh cấp trên.

Tất cả đã tập kết vào hai bên đầu cầu. Tiếng Trung đội trưởng Thọ nói khẽ:

- Quang. Chuẩn bị bắn cho trúng vô cái lô cốt chủ lực của nó. Các đồng chí còn lại chuẩn bị xung phong, phải chiếm cho được cầu trước khi trời sáng, Nghe rõ chưa?

Không một tiếng trả lời bởi trong tình hình nầy sự im lặng,

(Kính viếng vong linh 52 liệt sỹ hy sinh tại cầu Rạch Chiếc tháng 4/1975)

Tổ chức đợt chiếu phim miễn phí kỷ niệm ngày thống nhất đất nước

tranh. Dưới lăng kính của những người làm phim, chiến tranh được thể hiện ở nhiều góc cạnh, nhưng sáng ngời lên tất cả là tình người, tình quân dân và hơn hết là tình yêu đất nước được thể hiện rõ nét.

Cục Điện ảnh đã in, cung cấp các phim nêu trên và Chương trình miền núi số chuyên đề “Kỷ

niệm 65 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2019) và các ngày lễ lớn 30/4, 1/5, 19/5 năm 2019” tới các Công ty Điện ảnh, Trung tâm Phát hành phim và Chiếu bóng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cả nước và các đơn vị chiếu bóng lưu động phục vụ Nhân dân.

giữa yêu thương” (đạo diễn Phan Huỳnh Trang - Công ty Cổ phần phim Giải phóng), phim hoạt hình “Truyền thuyết chiếc khăn piêu” (Công ty Cổ phần Hãng phim Hoạt hình Việt Nam).

Đây là những tác phẩm phản ánh một giai đoạn lịch sử của dân tộc, những trăn trở của những người đã đi qua chiến

Kỷ niệm 44 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2019); 133 năm Ngày Quốc tế lao động (1/5/1886 - 1/5/2019), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm, vui chơi phong phú.

Cụ thể, từ 21h đến 21h15 ngày 30/4, TP Hồ Chí Minh tổ chức chương trình bắn pháo hoa nghệ thuật tại ba điểm, trong đó có hai điểm tầm cao tại khu vực đầu đường hầm sông Sài Gòn (Quận 2), tòa nhà Landmark và khu vực Công viên Vinhomes thuộc Khu đô thị Vinhomes Center Park (quận Bình Thạnh); một điểm tầm thấp tại Công viên Văn hóa Đầm Sen (Quận 6).

Nhân dịp này, Ban tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn TP Hồ Chí Minh tổ chức triển lãm ảnh tại các tuyến phố đi bộ Nguyễn Huệ,

đường Đồng Khởi và Cung Văn hóa lao động (Quận 1); tổ chức chương trình biểu diễn nghệ thuật.

Nhằm tạo không khí vui tươi trong dịp nghỉ lễ, Sở Văn hóa và Thể thao - cơ quan Thường trực Ban tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn thành phố tổ chức Giải Việt dã truyền thống 30/4 lần thứ 43 vô địch TP Hồ Chí Minh mở rộng năm 2019, tại tuyến đường Lê Duẩn; tổ chức Giải Đua thuyền truyền thống TP Hồ Chí Minh tại tuyến kênh Rạch Đĩa, Công viên Panorama, Quận 7.

Cùng đó, “Festival hoa lan TP Hồ Chí Minh năm 2019” từ ngày 27/4 đến 1/5 tại Công viên Tao Đàn; Đài Truyền hình thành phố tổ chức Cuộc đua Xe đạp tranh Cúp Truyền hình TP Hồ Chí Minh lần thứ 31.

TS tổng hợp (theo hanoimoi.com.vn và nhandan.com.vn)

Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức nhiều hoạt động dịp 30/4

6 THỨ BẢY 27 - 4 - 2019 CUỐI TUẦN VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

HỒ SƠ TƯ LIỆU

TẢN VĂN

XUÂN TRUNG

T rong lời giới thiệu “Miền sương khói” - giai phẩm về Đà Lạt, PHANBOOK liệt kê ra những “phẩm

cách” đặc biệt chứa trong lòng Đà Lạt đáng sống: “Một đô thị kiểu châu Âu trên cao nguyên miền Nam Việt Nam. Một thành phố mộng mơ và hoài niệm. Một xứ sở của cỏ hoa, đồi thông, khói sương. Một chốn nhàn du tươi đẹp... đáng sống. Và gì nữa?”.

Đó là những hình ảnh, cảm nhận được phóng chiếu qua cách nhìn và tình cảm của mọi người khi từng sống hay chỉ là lữ khách đến rồi đi mỗi khi nhắc nhớ về Đà Lạt. Đà Lạt với tư cách là một đô thị hiếm hoi, có một không hai trong chuỗi đô thị Việt Nam “có ngày sinh tháng đẻ” đàng hoàng trước khi hình thành lên diện mạo đô thị này. Ngay từ buổi bình minh khởi dựng Đà Lạt, thành phố đã được người Pháp sáng tạo ra câu slogan nổi tiếng “Cho người này nguồn vui, cho người khác sức khỏe” để rồi bản thân Đà Lạt từng là “Kinh đô nghỉ dưỡng mùa hè” của xứ sở Đông Dương thời thuộc Pháp, vang danh mang tầm đẳng cấp quốc tế. Một nhà báo kỳ cựu nói về cảnh quan kiến trúc của xứ sở ngàn thông Đà Lạt bằng cái nhìn tổng quát của người am hiểu về phố núi: “Giữa một châu Âu lộng lẫy là một hình thái văn hóa bản địa

sống động. Không đối lập mà hài hòa. Không lọt thỏm quê mùa mà mạch lạc, sinh động”. Đà Lạt đẹp từ vẻ tự nhiên đến sự “tạo tác tài hoa” bề mặt phố thị và con người nơi đó “hiền như sương mai, như hạt mưa” nên thật dễ hiểu Đà Lạt được khoác lên những mỹ từ “tiểu Paris”, “thành phố ngàn thông”, “thành phố sương mù”, “thành phố ngàn hoa”, “thành phố tình yêu”, “thành phố mộng mơ”... là vậy.

Trở lại tác phẩm “Miền sương khói”, đúng như những gì PHANBOOK tuyển chọn và giới thiệu không hẳn là một hợp tuyển văn chương của các ngòi viết tài hoa mà được điểm thêm phần biên khảo mang lại cho người đọc như một “giai phẩm về Đà Lạt” trong dòng chảy của “ký ức, thời gian” đẹp, mộng, phác họa nên bức tranh sống động của đô thị đặc biệt trên cao nguyên này. Và trong từng trang sách những truyện ngắn, tản văn, dòng nhật ký, ghi chép hiện ra bằng sự biểu cảm của các tác giả, bởi họ “Mỗi người đến với Đà Lạt trong sự bừng nở của một nhân duyên, một sự hạnh ngộ trong đời. Họ viết về thành phố mà họ yêu mến, nâng niu với sự chắt chiu và cẩn trọng”.

Ký ức đô thị qua những trước tác văn chương đi cùng dấu mốc thời gian của “Đà Lạt xưa qua cái nhìn lữ khách” và “Đà Lạt - đứa con của tham vọng” trong phần Biên khảo có thể là những nhấn nhá làm “giọng chủ” cho giai phẩm này. Bên cạnh đó là những truyện ngắn mới, cũ đưa người đọc về không khí Đà Lạt với sự chậm rãi, tĩnh lặng... được thể hiện qua những truyện ngắn mà ở đấy ta bắt gặp “Nhà có hoa mimosa vàng” của nhà văn Hoàng Ngọc Tuấn, “Một vệt mây qua” của Hạ Tuyên, hay “Tên của một người” của Đoàn Thạch Biền... Đó còn là những tản văn thấm đẫm trạng thái xúc

cảm “day - dứt - tình - tứ”... với “Thành phố của tôi, sách cũ, dốc đồi xưa” qua ngòi bút Phan Dũng, “Theo dòng ký ức” của Uông Thái Biểu, “Một giấc mơ dài đầy sương khói” của Minh Tự, hay “Cưới một thành phố” của Trương Gia Hòa, hoặc “Lữ thứ bên hồ phố lạnh” của Nguyễn Hàng Tình... làm nên “thứ ẩn ngữ hoài niệm” trong khung cảnh lãng mạn riêng có, rất Đà Lạt.

Bạn đọc cũng sẽ nhận diện ra một Đà Lạt mộng, đẹp, đầy mê hoặc từ sự cảm nhận về một “Đà Lạt xưa qua cái nhìn lữ khách” từ thuở hồng hoang ban sơ hình thành đến những năm tháng được mệnh danh “Thủ phủ Đông Dương”, đất “Hoàng triều cương thổ” hay những tháng năm thập niên 60, 70 của thế kỷ trước, bởi những trích đoạn từ nhật ký, ghi chép về những “cuộc gặp gỡ của tình yêu, sự gắn bó lạ lùng của lữ khách với xứ sở này”. “Núi Lang Biang sừng sững ở chân trời phía tây bắc cao nguyên, làm tăng thêm vẻ đẹp của cảnh quan và tạo nên hậu cảnh tuyệt mỹ” - Nhật ký của bác sỹ, nhà thám hiểm Alexandre Yersin (Đà Lạt, 21/6/1893); để rồi 24 năm sau khi Alexandre Yersin phát hiện “hậu cảnh tuyệt mỹ” thì Hành trình nhật ký của Nam tước Đại thần Đoàn Đình Duyệt (Đà Lạt, 1917) ghi: “Nhìn bốn phía thấy núi cao vây bọc... Dưới chân núi nào cũng có đường cái đan chéo ngang dọc, xe điện có thể chạy được... Từ dưới đồng bằng nhìn lên, thấy trên núi lâu đài sắp xếp như quân cờ, la liệt như sao. Cảnh đẹp giống như tranh vẽ”. Còn Hồi ức của nhà thơ Quách Tấn (Đà Lạt, 1933) đấy là “Mùi nhựa thông ban đêm bay ngát cả không khí. Thỉnh thoảng mùi hoa mimosa, mùi hoa violet trộn lẫn vào tạo thành một hương vị đặc biệt, hít vào nhẹ cả châu thân”; hay “Trăng sao đắm đuối trong sương nhạt...” - Hàn

Mặc Tử; Đà Lạt trăng mờ (Đà Lạt, 1933) và “Thành phố sạch sẽ, nhà cửa xinh xắn, dân chúng Đà Lạt ăn mặc lịch sự bốn mùa” - Hồi ức của sư Huyền Không (Đà Lạt, đầu thập niên 1940). Đối với ca sỹ Khánh Ly - người từng ca hát ở Đà Lạt viết trong hồi ức của mình rằng: “Đà Lạt là nơi người ta dễ đến gần nhau, dễ yêu nhau và cũng là nơi để người ta chạy chốn và tìm quên”. Và nữa “Điều chắc chắn phải nói là người Đà Lạt hiền” để rồi Khánh Ly ví von người Đà Lạt hiền như mưa, như nước suối, như cây trái tốt tươi, như hoa, như gió và như tiếng thông reo bốn mùa.

Như đã nói ở trên “Đà Lạt - đứa con của tham vọng” trong phần Biên khảo của ấn phẩm “Miền sương khói” có thể là những nhấn nhá làm “giọng chủ” cho giai phẩm này. Thực vậy, dưới ngòi bút của nhà báo, dịch giả Trần Đức Tài đã dựng lại toàn cảnh về sự hình thành Đà Lạt, cung cấp cho công chúng một “hồ sơ - tư liệu” đầy đặn, quý giá về quá trình tạo tác lên Đà Lạt bằng những đồ án quy hoạch của các kiến trúc sư tài hoa dưới thời kỳ thuộc Pháp. Đi từ “Tương lai tưởng tượng”, “Đô thị hoang vu”, rồi “Tham vọng đại đô thị”, “Hài hòa tuyệt đối” đến “Mâu thuẫn thẩm mỹ” và “Vãn hồi trật tự” diễn ra trong quá trình xây dựng Đà Lạt. Tựu trung “Đồ án của nhà quy hoạch nào cũng có khoảng cách giữa viễn kiến tương lai với hiện trạng quản lý và xung đột lợi ích cá nhân, nhưng nếu không có ý chí của người Pháp thì sẽ không thể có di sản Đà Lạt” - như lời dẫn của tác giả loạt bài “Đà Lạt - đứa con của tham vọng” từng đăng nhiều kỳ trên báo Tuổi Trẻ.

Nói như Eric T.Jennings “... bản thân Đà Lạt là câu chuyện hấp dẫn và nhiều gợi nhớ...”, nên giai phẩm “Miền sương khói” mang đến cho bạn đọc một phần hấp dẫn ấy.

“Miền sương khói” - giai phẩm về Đà LạtDưới làn sương dường như xuất hiện quanh năm là một “Đà Lạt cả pho di sản về vẻ lãng mạn và sự tôn vinh tình yêu trong lòng đô thị hiện đại”. Có lẽ những “tố chất” ấy đã khiến cho nhà văn, thi sỹ, triết gia Phạm Công Thiện cho rằng “Thà làm ăn mày ở Đà Lạt còn hơn làm triệu phú ở Sài Gòn” được dẫn trong sách “Miền sương khói” - một giai phẩm về Đà Lạt - do Nhà Xuất bản Văn hóa - Văn nghệ ấn hành và PHANBOOK tuyển chọn, gới thiệu phát hành nhân dịp kỷ niệm 125 năm khởi tạo Đà Lạt.

Bìa cuốn sách “Miền sương khói”.

Hồ Xuân Hương và cầu Ông Đạo mờ mờ ẩn hiện trong sương. Ảnh: Nguyên Thi

UÔNG THÁI BIỂU

Chọn một góc khiêm nhường trong quán cà phê nhỏ bên góc phố Trường Thi, giữa cái

se lạnh cuối xuân, cảm xúc người trở lại thành Vinh nôn nao kỳ lạ. Như có một không gian xưa cũ ào ạt hiện về. Chủ quán hình như nhận ra giọng nói thân thuộc và nét trầm ngâm trong tôi, chị lặng lẽ thay đĩa nhạc Pop thịnh hành bằng những khúc hát mang âm hưởng dân ca xứ Nghệ. Giọng của nữ ca sỹ hàng đầu miền đất “choa” da diết trong giai điệu “Câu đợi câu chờ” của nhạc sỹ Ngọc Thịnh: “Ngày ấy bên bờ sông Lam. Anh nghe câu hò ví giặm. Để một đời anh đi xa. Để ngàn lần anh nhớ mãi...”. Câu hát như đưa hồn người trở về lặn vào ký ức thành Vinh để hồi niệm một thuở thơ ngây của chính đời mình.

Với tôi, thành Vinh là cả một miền ký ức. Tuổi thơ tôi lớn lên giữa một bên là tiếng sóng ì ầm biển Đông và một bên là quầng sáng hắt lưng trời thành phố. Những ngày đánh Mỹ, miền Trung thắt khúc ruột mình hơn ở Vinh. Những đêm nằm dán dưới đáy hầm ướt át để khỏi nổ bung tai vì bom B52 và đại bác Mỹ từ Hạm đội 7, người quê tôi thao thức vì Vinh. Một tiếng nổ bục cũng đủ thót tim người, Vinh ở đó. Ở đó có làng Đỏ, có nhà máy điện,

KHÔI NGUYÊN THẢO

Tôi vừa dẫn con gái tham gia một sự kiện sách nhân Ngày sách Việt Nam. Con 6 tuổi,

chưa đủ lớn để quan tâm hay háo hức vì sao lại có riêng một ngày tôn vinh sách (21/4) nhưng trong thế giới tuổi thơ con đã phong phú hơn khi đã được mẹ kết bạn với Pinochio, Bạch Tuyết, Dế Mèn, Doraemon... những người bạn, công chúa hoàng tử đến với con từ những trang sách đầu tiên.

Những cuốn sách “thuở ban đầu” của con thường được mẹ đề tặng nhân những dịp thú vị hoặc đặc biệt nào đó. Ví dụ như ngày em bé rụng răng sữa đầu tiên, ngày con bắt đầu đi học lớp 1,... và luôn kèm câu quen thuộc “Mẹ yêu Bống” sau mỗi dòng đề tặng. Khi con chưa biết đọc mẹ đã háo hức viết lời đề tặng, đọc sách và lời đề tặng cho con nghe khiến sự háo hức ấy lan tỏa qua con. Cô bạn tôi còn “cá biệt” hơn, viết lời đề tặng con trên những cuốn sách yêu thích từ khi con còn là hạt bụi đâu đó trên thế gian này, còn chưa có hình hài. Kết nối con với tình yêu sách chỉ đơn giản như thế thôi.

Ngày cón bé, dì Lan Anh, con chú ruột mẹ tôi ở chung nhà suốt thời gian dì học đại học. Dì tôi ngoài thời gian đi học, gặp gỡ một hai người bạn, còn lại là thời gian dành cho sách.

Một lần, dì cho tôi tuyển tập thơ Tố Hữu. Tập sách phải dày cỡ hai phần ba gang tay tôi lúc ấy. Và dĩ nhiên

7 THỨ BẢY 27 - 4 - 2019CUỐI TUẦNVĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

TẠ THỊ NGỌC HIỀN

Trường Sơn 72Xuân ấy...Ta qua nơi Trường Sơn.Một chín bảy hai, khói lửa ngập đường “Đại hội toàn miền” vang lệnh “tiến!”Chiến trường sôi động khắp biên cương

*Chân leo dốc đứng, dốc càng caoBom rơi vung vãi, ngỡ mưa ràoQuân đi xuôi, ngược miền Nam, BắcRầm rập ngày, đêm trên đỉnh đèo...

*Trường Sơn ơi! Ta yêu Trường Sơn!Bao chàng trai, cô gái, kiên cườngTuổi trẻ lên đường đi giữ nướcChở che, ôm ấp, những con đường...

*Trường Sơn, dốc đứng, vực cheo leoTa đi, mà ngỡ như... đang... trèoMây hồng vương nhẹ, hôn trên tócNâng bổng hồn thơ ta bay theo.

*Trên cao, ta ngoảnh nhìn quê hươngNon sông ơi! Đẹp tựa thiên đườngKia vầng mây bạc, vương trên núiMột nửa miền Nam, một nửa thương

* Suối Ngâu róc rách chảy về đâuThác Prenn ngân khúc hát trên đèoThung lũng Tà Kơn, sương phủ kínHoàng hôn rủ tím, buôn Chơ-rao

*Trường Sơn, ta đi trên cầu treo.Cầu tre lắt lẻo nhớ quê nghèoAi xuôi thành phố, cho ta nhắnMột nửa Sài Gòn, ta mang theo!

Chuyện thành Vinh từ miền ký ức

phới bay trên đỉnh Dũng Quyết là tín hiệu báo rằng: Vinh vẫn sống!...

Sau chiến tranh, người ta nhớ lại,

vùng đất nhỏ bé trên chặng quan trọng của huyết mạch Bắc - Nam này đã phải hứng chịu hơn 250 ngàn

tấn bom đạn, ngư lôi của 5.000 lượt đánh phá của kẻ thù. Dưới đạn bom, 1.500 chuyến xe vượt sông Lam chi

Từ tầng cao nhất của Khách sạn Mường Thanh - Phương Đông, “view” phía nam mở ra một khoảng trời Vinh trải dài về hướng sông Lam. Bên những nhịp cầu Bến Thủy nhộn nhịp lại qua, núi Dũng Quyết sừng sững, chứng tích tòa thành Phượng Hoàng Trung Đô còn đó in giữa trời xanh giấc mơ định đô không thành của Hoàng đế Quang Trung. Cũng từ hướng mở tầm mắt chiều nay, hình bóng những nhà máy, xóm làng, ngả đường ngày nào in trang sử liệt oanh lớp lớp công nông tay búa tay liềm vùng lên trong phong trào Xô Viết - Nghệ Tĩnh. Cũng như vẫn còn đây dấu vết đạn bom thời Vinh là tuyến lửa trên hành trình trường chinh cứu nước...

viện cho chiến trường miền Nam. Trong bản thống kê, có 127 máy bay giặc bị bắn rơi trên bầu trời Vinh; 13 đơn vị và 7 cá nhân đất Vinh được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND trong kháng chiến chống Mỹ...

* * * Năm 1976, cậu tôi suốt bao năm

chinh chiến trở về đã chở tôi trên chiếc xe đạp Thống Nhất đi xem bóng đá ở sân vận động Vinh, đội Thể Công đấu với đội Bông Lúa (Liên Xô cũ). Gọi là sân vận động cho oai, khán đài A được dựng bằng khung tre và hàng rào là những tấm phên nứa. Sau trận bóng, chiếc kem đầu tiên trong đời tôi được ăn ở phố Tam Đồng dù lộ đa phần là đá lạnh cứng nhưng ngon hơn tất cả những cây kem tôi ăn sau đó. Tô phở chỉ toàn thịt bạc nhạc dai nhách và mì làm từ sắn ở cửa hàng mậu dịch Quán Lau tôi đã húp không còn giọt nước. Dù cách Vinh hơn mười cây số nhưng trong tâm khảm của cậu bé quê, Vinh là một thiên đường. “Thiên đường” ngày ấy mới gượng dậy sau đổ nát chiến tranh. Cậu chở tôi qua khu làng Chay vẫn còn nổi chìm ụ pháo. Cậu chở tôi qua Cửa Nam lên chùa Diệc nham nhở hố bom và sập gần hết mái chùa. Cậu chở tôi qua Cổng Chốt - một cổng thành cổ Vinh bị rốc-két bắn cắt cụt nửa thân... XEM TIẾP TRANG 11

Thân thế và sự nghiệp của vua Lê Thái Tổ được khắc ghitrong Mộc bản sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục, quyển 13, mặt khắc 1.

Những cuốn sách đầu tiênnó rất đồ sộ trong mắt tôi. Và với tư duy của một cô bé nhỏ tuổi lên bảy, việc được làm chủ nhiều cuốn sách lẽ dĩ nhiên oách hơn một cuốn sách rất nhiều. Với tư duy tưởng đúng đắn ấy, tôi vô tư ngồi cắt chỉ khâu giữa những phần sách và chia cuốn sách làm nhiều phần, thành những tập mỏng bằng cuốn tập đọc. Từ một tuyển tập thơ Tố Hữu, tôi có 4, 5 cuốn thơ nhỏ: Từ ấy, Gió Lộng...

Mẹ tôi phát hiện ra, nói với dì. Mẹ không can thiệp vì cho rằng đó là chuyện giữa tôi và dì. Dì tôi, với đôi mắt buồn day buồn dứt, cầm cuốn sách yêu quý của mình đã bị con cháu phanh thây thành nhiều phần lên, nói: “Thu Hương biết không, mỗi cuốn sách là một người bạn của mình. Nếu cháu hiểu điều ấy, dì nghĩ cháu sẽ không bao giờ xẻ sách làm nhiều phần như thế này. Một vết đứt tay của mình còn đau, huống chi xẻ năm xẻ bảy? Nếu cháu muốn có nhiều sách hơn, dì sẽ giúp cháu dành dụm, tích lũy, và cháu sẽ có. Chứ không phải bằng cách xẻ sách ra như thế này”. Vừa nói, dì vừa tỉ mẩn khâu cuốn sách lại như cũ. Dĩ nhiên công khâu lại vất vả gấp chục lần công phá ra. Sau buổi ấy, dì nói, dì mỏi lưng rồi đấy.

Tôi hiểu ngay ra vấn đề sau cái nhìn đượm buồn và những câu nói của dì. Dì chưa bao giờ la mắng tôi, kể cả khi dì mang cuốn sách dì yêu quý nhất tặng tôi và nhìn thấy tôi đối xử không ra gì với nó thì dì vẫn nhắc nhở hết mức dịu dàng. Và khi tôi mới chỉ có vài cuốn sách cổ

tích, thơ, truyện mà dì tặng, dì đã nhờ một người bạn đóng hộ tôi giá sách. Giá chỉ để vài cuốn sách lèo tèo nhưng theo năm tháng đầy dần luôn. Cảm giác giá sách từ những ngày trống trơn đến lúc khá đầy đặn rất thích. Thích hơn nữa là khi bạn nhìn vào cuốn sách nào đó bạn có thể ngay lập tức nhìn ra có một thế giới xa lạ mà mình có thể cùng khóc cùng cười trong đó. Đến giờ tôi vẫn nghĩ, nếu cô bé cậu bé nào có cảm xúc như mình ngày ấy, đó cũng là một phần hạnh phúc ấu thơ.

* * * * *Bạn tôi đến với những cuốn sách

đầu tiên khá bị động. Ba thường xuyên công tác xa nhà, mẹ đi làm sáng đi chiều về nên những ngày hè nghỉ học bạn sẽ bị… khóa cửa ngồi trong nhà. Chìa khóa được gửi nhà hàng xóm phòng khi cần thiết mở cửa. Đó là cách “quản lí” những cậu trai tuổi gà cồ ngỗ nghịch.

Nhà chỉ là một căn phòng rộng chưa tới hai mươi mét vuông. Căn phòng trống hầu như không có gì đáng kể ngoài giá sách phủ kín một bức tường. Và khi bắt đầu biết đọc, bạn đọc thấy tấm bảng mẹ ghi: “Cấm con nít đọc!”.

Cấm thì cấm, làm sao cấm một đứa vừa biết đọc đọc những gì nó nhìn thấy? Nhất là khi đứa ấy bị nhốt ở nhà thường xuyên với vài cái ô tô nhựa mà nó đã quá tuổi chơi ô tô nhựa từ lâu. Và bạn vớ lấy những cuốn ngang tầm mắt mình: Hai vạn dặm dưới đáy biển, Dế mèn phiêu

lưu kí... Những ngày bị nhốt của bạn trở nên thú vị hơn bao giờ. Có những cuốn đọc thú vị như Dế mèn, bạn đọc đi đọc lại vài lần, lớp 1 đọc hiểu ít, lớp 3 đọc hiểu nhiều hơn, và cho tới tận giờ, khi đã là bố của một đứa trẻ bạn vẫn thấy những háo hức khi đọc những cuốn sách hồi bé khiến mình mê mệt.

Về sau, mẹ bật mí, vì nắm được tâm lí cu cậu hay tò mò nên mẹ mới viết tấm bảng ấy để kích thích cu cậu đọc sách. Và kết quả đúng như dự đoán, cậu con ngỗ nghịch dần thuần tính hẳn khi biến thành mọt sách.

... Sẽ có rất nhiều câu chuyện thú vị

về sách. Những cuốn sách đầu tiên, những cuốn sách của một người đặc biệt nào đó tặng bạn, hoặc có khi một người bạn thương tặng không nhân một dịp gì, chỉ nhân một ngày trở gió, nhân một ngày lá me rụng, hoa sao bay... Hết thảy chỉ là cái cớ để những người yêu sách, yêu chữ sẻ chia một chút tâm giao lòng mình. Tôi vẫn nghe nhiều người nói rằng, tiếc thời gian thuyết phục ai đó đọc sách. Bởi nếu đến với sách, không yêu thì khó lòng ngồi lại qua năm dài tháng rộng. Và nếu yêu thì cần chi thuyết phục, tự người với sách sẽ tìm đến với nhau. Nhưng ngược lại, tôi cũng như bạn tôi hoặc rất nhiều ai đó từng bị thuyết phục đọc sách vì những câu chuyện nhỏ như dì tôi, mẹ bạn vô tư sẻ chia trong thời thơ ấu. Và vì thế, sẻ chia với nhau, tin rằng vẫn luôn làm sách và người đáng yêu hơn.

nhà máy diêm, nhà máy gỗ, có cầu phao Bến Thủy và đêm đêm những đoàn xe phủ lá ngụy trang rùng rùng chở cả miền Bắc nghĩa tình và thủy chung ra tiền tuyến. Đường thiên lý Bắc Nam vẫn thông thì dòng tiếp viện vào Nam vẫn còn. Tôi nhớ bom Mỹ dội xuống kho xăng Hưng Dũng lửa cháy ngút trời suốt mấy ngày đêm. Tôi nhớ ngư lôi từ biển trôi ngược lên sông nổ tan phà Bến Thủy. Tôi nhớ phiên chợ Trụ và buổi lễ nhà thờ Nghĩa Trủng trở thành nơi tàn sát tập thể của bom đạn thù. Tôi nhớ tuổi thơ mình trên gồng gánh trong đêm sơ tán qua thành Vinh hoang tàn, đổ nát. Tôi cũng nhớ những trận địa pháo cao xạ bên những triền núi vây quanh thành phố khạc lửa đốt nóng trời đêm và máy bay Mỹ rơi cháy rùng rùng sáng lóa nước sông Lam. Còi tầm nhà máy điện trở thành tín hiệu báo động, báo yên. Nhịp còi tầm là nhịp đập những trái tim xứ Nghệ trong thời chiến tranh. Dòng điện hắt lên từ lưng trời sau mỗi trận bom và sáng ra lá cờ Tổ quốc vẫn phấp

Thành phố Vinh ngày càng khang trang, hiện đại.

8 THỨ BẢY 27 - 4 - 2019 CUỐI TUẦN DU LỊCH

Công ty Cổ phần Du lịch Thành Thành Công Lâm Đồng đầu tư công trình “Cầu đáy kính”

UBND tỉnh vừa có thông báo Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh tại buổi làm việc nghe báo cáo phương án đầu tư hạng mục “Cầu đáy kính” của Công ty Cổ phần Du lịch Thành Thành Công. Theo đó, công trình “Cầu đáy kính” gồm hạng mục cầu treo và các công trình phụ trợ sẽ được xây dựng và hoàn thành trong năm 2019 tại KDL Thung lũng Tình Yêu và Đồi Mộng Mơ. Đây sẽ là sản phẩm du lịch mới lạ, độc đáo, hấp dẫn du khách và có ý nghĩa chào mừng Festival Hoa Đà Lạt lần thứ VIII - năm 2019.

Tuy nhiên, UBND tỉnh Lâm Đồng cũng lưu ý chủ đầu tư phải định vị cụ thể vị trí công trình so với bản đồ quy hoạch di tích danh lam thắng cảnh Thung lũng Tình Yêu, để đảm bảo các thủ tục triển khai thuận lợi, phù hợp với quy định của pháp luật về Luật Di sản. Công trình phải đảm bảo hài hòa với cảnh quan, thân thiện với môi trường và an toàn tuyệt đối với du khách. PHẠM LÊ

UBND tỉnh vừa có quyết định phê duyệt dự án tu bổ, tôn tạo Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt, giao cho Ban Giám hiệu nhà trường làm chủ đầu tư.

Theo đó, công trình tu bổ cấp thiết các hạng mục Trường CĐSP Đà Lạt nhằm tôn tạo, bảo tồn di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, đảm bảo điều kiện học tập cho sinh viên, có tổng mức đầu tư là 19 tỷ đồng, chia làm hai giai đoạn.

Cụ thể, giai đoạn 1 (năm 2019 - 2020) 10 tỷ đồng, sẽ tiến hành các hạng mục: cải tạo Khu A, diện tích sàn 1.260 m2, cao 3 tầng với các phần việc: gia cố hệ thống kết cấu khung bê tông cốt thép, móng, cột, dầm, sàn, phần kết cấu gỗ đỡ mái; tháo dỡ thay mới hệ thống mái ngói (lợp ngói 22 viên/m2), máng xối, trần nhà; sửa chữa, thay thế một số cửa đi, cửa sổ, thiết bị vệ sinh, thiết bị điện; sửa chữa phần tường bong tróc, bả ma tít, sơn nước toàn bộ nhà. Cải tạo Khu B, diện tích sàn khoảng 844,5 m2, cao 2 tầng và cải tạo Khu E, diện tích sàn 553,8 m2 với các phần việc: gia cố hệ thống kết cấu

khung bê tông, cốt thép, móng, cột, dầm, sàn, sửa chữa, thay thế một số cửa đi, cửa sổ, thiết bị vệ sinh, thiết bị điện; sửa chữa phần tường bong tróc, bả ma tít, sơn nước toàn bộ hai khu nhà. Cải tạo Villa 2: diện tích sàn khoảng 300,8 m2, cao 2 tầng; gia cố phần kết cấu gỗ đỡ mái; sửa chữa thay mới hệ thống mái ngói (lợp ngói 22 viên/m2), máng xối; sửa chữa, thay thế một số cửa đi, cửa sổ, thiết bị vệ sinh, thiết bị điện; sửa chữa phần tường bong tróc, bả ma tít, sơn nước toàn bộ nhà.

Riêng khối nhà cong: diện tích sàn cải tạo, sửa chữa khoảng 3.964,4 m2, cao 4 tầng; tháo dỡ, lát mới phần nền cũ tầng trệt; chống thấm phần tường bong tróc, bả ma tít, sơn nước toàn bộ nhà. Hệ thống kết cấu khung bê tông cốt thép, móng vẫn vững bền nên không phải gia cố.

Giai đoạn 2 (sau năm 2020) đầu tư 9 tỷ đồng, cải tạo sửa chữa các khối nhà: khối Hiệu bộ, diện tích 1.296 m2, cao 2 tầng; Khu hội trường B diện tích 776,2 m2, cao 2 tầng; Khu nhà C diện tích 1.255,5 m2, cao 3 tầng;

Khu Văn phòng khoa diện tích 634,5 m2, cao 2 tầng, với các phần việc tương tự với các khu nhà tiến hành thi công ở giai đoạn 1.

Mới đây, Ban Giám hiệu Trường CĐSP Đà Lạt đã tạm ngưng việc phục vụ khách du lịch tham quan để chuẩn bị cho việc tiến hành khởi công dự án. Quá trình thi công công trình sẽ được sự quan tâm giám sát của Sở VH-TT-DL Lâm Đồng, đảm bảo giữ nguyên hiện trạng di tích theo đúng Luật Di sản.

Ngay từ khi ra đời (1934) công trình đã là một trường học, đến nay vẫn tiếp tục phát huy công năng đào tạo cho địa phương và cho đất nước nhiều thế hệ nhà giáo. Sau gần 18 năm được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia, Trường CĐSP Đà Lạt - công trình kiến trúc 85 năm tuổi chưa một lần được trùng tu đúng nghĩa. Việc đầu tư tu bổ, tôn tạo công trình lần này là niềm mong mỏi của mọi người dân Đà Lạt, để di tích được bảo tồn bền vững, đúng tầm giá trị của một công trình kiến trúc tiêu biểu của nhân loại trong thế kỷ 20.

QUỲNH UYỂN

Đầu tư 19 tỷ đồng tu bổ, tôn tạo Di tích Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt

Tập hợp ảnh: TIỂU VÂN

Đồng Nai là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có nền công nghiệp phát triển đứng

đầu cả nước. Đồng Nai có hệ thống giao thông thuận lợi, là cửa ngõ Đông Nam Bộ, có nhiều quốc lộ đi qua, tương lai không xa có Sân bay Quốc tế Long Thành hoạt động. Đồng Nai cũng có tài nguyên tự nhiên và văn hóa đa dạng, với diện tích rừng tự nhiên rộng lớn, có đặc trưng cơ bản của rừng nhiệt đới, hệ động - thực vật phong phú đa dạng, nổi bật là Vườn Quốc gia Cát Tiên được UNESCO công nhận là “Khu Dự trữ Sinh quyển thế giới”; sông Đồng Nai chảy từ đầu tỉnh đến cuối tỉnh và dài nhất vùng Nam Bộ; những dòng suối, hồ và thác đẹp như thác Mai - Bàu nước nóng, thác Ba Giọt, thác Giang Điền, hồ Trị An mênh mông... là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch.

Hai bên bờ sông Đồng Nai có nhiều đền chùa, làng nghề..., cùng 21 điểm du lịch khắp cả tỉnh tạo thành nhiều tuyến điểm của du lịch tín ngưỡng và văn hóa lịch sử, du lịch cộng đồng (Tân Phú, Vĩnh Cửu), sắp tới là du lịch thể thao ở hồ Trị An, sân golf... Với 320 năm hình thành và phát triển, hội tụ cư dân khắp cả nước, vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai còn có bề dày truyền thống văn hóa, truyền thống đấu tranh cách mạng, vùng đất - con người Đồng Nai đã tạo nên những di tích lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng, kiến trúc, địa danh nổi tiếng, gồm 55 di tích, trong đó có 2 di tích quốc gia đặc biệt, 29 di tích quốc gia và 24 di tích cấp tỉnh. Ngoài ra, còn có trên 1.000 di tích phổ thông khác... là những thế mạnh về du lịch. Năm 2018, Đồng Nai đón trên 3,9 triệu du khách, tăng 13,5% so với cùng kỳ và 3 tháng đầu năm 2019 đón gần 1,2 triệu lượt du khách, tăng 11,5% so với cùng kỳ.

Du lịch Đồng Nai chưa nổi tiếng bằng nhiều địa phương khác, nhưng nếu có một lần ghé thăm, du khách sẽ cảm nhận được sự ấm nồng, dễ chịu về vùng đất và con người Đồng Nai. Báo Lâm Đồng cuối tuần xin giới thiệu đến quý độc giả một thoáng du lịch Đồng Nai qua ảnh.

Một thoáng du lịch Đồng Nai

KDL Bửu Long trước là một vùng núi đá hoang sơ, sau khi được khai thác tạo nên hồ nước với nhiều cồn đá, vách đá dựng đứng, được ví như “Vịnh Hạ Long thu nhỏ” của miền Nam.

Massage cá là một hình thức ngâm chân trong bể cá để thư giãnkhi đàn cá suối vô tư bơi lội chạm vào chân.

Trong KDL Vườn Xoài có hẳn một vườn thú với nhiều loại thú, từ những động vật hoang dã, hung dữ (như hổ, báo, tê giác...) đến những con vật xinh đẹp, hiền lành (như công, hoàng hạc...),

Văn miếu Trấn Biên là một công trình tôn vinh sự học thời hiện đại,nhưng lưu giữ truyền thống hiếu học ngàn đời của người dân Việt và được lan tỏa

qua những buổi sinh hoạt truyền thống, Lễ kết nạp Đội viên, Lễ kết nạp Đoàn viên...

Thế giới hoang dã là một khu nghỉ dưỡngnằm ngay cạnh Vườn QG Cát Tiên, tạo cảm giác thú vị và ngạc nhiên

với du khách bởi cách bài trí, đón tiếp, phục vụ...

9 THỨ BẢY 27 - 4 - 2019CUỐI TUẦNGIA ĐÌNH - ĐỜI SỐNG

CHUYÊN MỤC THANH NIÊN

Trong ngôi trường giữa lòng TP Đà Lạt có một khu vườn trồng rau, hoa công nghệ cao xanh mướt. Khu vườn này là nơi các học sinh dân tộc nội trú hằng ngày chăm chỉ thực hành các kiến thức về cây trồng, học nghề nông và cùng tạo quỹ khuyến học.

G.THỊNH - C.PHONG

Khu vườn nằm trong Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Lâm

Đồng khiến nhiều người bất ngờ về độ chuyên nghiệp. Bởi, không giống như những khoảnh hoa được làm theo kiểu “giáo cụ” để học sinh thực hành, thực hành xong lại bỏ hoang. Khu vườn rộng hơn 500 m2 được trang bị nhà kính, có hệ thống tưới phân thẩm thấu, tưới nước phun tự động để chuyên canh hoa. Một khoảnh đất khác nằm gần khu trồng hoa được trang bị hệ thống thủy canh trong nhà kính để trồng

rau sạch. Nơi đây, thầy trò của trường thực hành sản xuất như nông dân công nghệ cao thực thụ.

“Rau, hoa đến kỳ thu hoạch được bán cho thương lái, tiền thu được sẽ dùng cho hoạt động phong trào của nhà trường và quỹ khuyến học của học sinh” - cô Phạm Thị Hồng, Hiệu trưởng nhà trường cho biết. Nhìn vườn hoa đã đơm nụ

khỏe mạnh, cô Hồng khoe: “Có người trả hơn 80 triệu, giành bao tiêu toàn bộ vườn hoa rồi đấy. Các em khéo tay chăm nên thầy cô hướng dẫn sơ là các em đã trồng được hoa ngay vụ đầu tiên. Nhiều người dò la mua hoa khen đẹp, khỏe và rất bất ngờ khi biết đó là công sức của các em học trò”.

Cách đây một năm, vườn rau,

hoa khang trang này từng là ổ muỗi mòng, cỏ dại, gây ảnh hưởng đến sức khỏe các học sinh. “Thầy cô chỉ hướng dẫn quy trình thôi, còn lại các em tự phân công chăm vườn. Các công đoạn như xuống giống, pha chế phân bón, hẹn giờ tưới nước, châm phân đều do các em tự làm” - thầy Nông Văn Hưng, Bí thư Đoàn trường hào hứng kể. Nữ sinh Ka Bình nói: “Vui lắm, mỗi buổi sáng, chiều bọn em đều làm vườn. Nhiều bạn, nhất là mấy bạn nam từ khi có việc làm vườn nên không còn trốn khỏi khu nội trú ra ngoài chơi nữa. Tiền bán rau, hoa sẽ giúp được các bạn nghèo nên mọi người thích lắm”. Thầy Hưng cười: “Chỉ sau một mùa hoa với một mùa rau, kiến thức nghề nông của các em tốt hơn. Đa số các em biết cách xem thông số độ ẩm không khí mà đoán biết trong những ngày tới cây cối sẽ có hiện tượng gì và đưa ra phương án phòng trừ sâu bệnh”.

Nữ sinh Dạ Gút Phương tâm sự: “Các thầy cô hướng dẫn cơ bản về làm vườn, về hệ thống canh tác công nghệ cao. Sau đó dặn dò

tra cứu từ sách và Internet cách chăm sóc cây. Sau khi học sinh tìm hiểu xong sẽ gặp thầy Hưng và cô Hồng trình bày kế hoạch để cùng làm vườn. Mỗi vườn rau, hoa được chúng em trồng xanh tốt trong trường, đều lưu giữ những kỷ niệm đẹp của chúng em. Khi rau được thu hoạch, bọn em đều rất vui vì công sức, kỹ năng và kiến thức trồng trọt của bọn em học được từ nhà trường, thầy cô đã phát huy tác dụng. Đây cũng là một trong những hành trang quý giá có thể giúp chúng em chọn cho mình con đường khởi nghiệp sau này”.

Cô Hồng tâm sự: “Làm vườn tương tự như việc làm tiểu luận vậy, các em phải ghi chép lại những gì quan sát được trong quá trình thực hiện. Công việc này còn giúp các em học một nghề cụ thể. Nếu sau này các em không đi tiếp con đường học vấn thì có thể quay về gia đình và làm nông hiệu quả. Học trò của trường toàn bộ xuất thân từ nông thôn, miền núi nên dạy cho các em yêu nghề nông và biết làm nông kiểu công nghệ cao là điều cần thiết”.

Khu vườn công nghệ cao của học sinh nội trú

Học sinh Khối 11 Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Lâm Đồngchăm sóc vườn hoa trong nhà kính sắp đến ngày thu hoạch. Ảnh: G.Thịnh

AN NHIÊN

Ông Trương Thành Được - Phó Chủ tịch UBMTTQ VN tỉnh cho biết: Thời gian qua,

UBMTTQ VN tỉnh chú trọng triển khai thực hiện Chỉ thị 08/CT/TW ngày 21/10/2011 của Ban Bí thư về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề ATTP trong tình hình mới”; Chương trình phối hợp giữa UBND tỉnh và UBMTTQ VN tỉnh về “Tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia đảm bảo ATTP trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020” trong hệ thống MTTQ và các tổ chức thành viên.

Phát huy vai trò Ban công tác Mặt trận và người tiêu biểu trong cộng đồng dân cư tham gia tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về Luật ATTP, Luật Bảo vệ người tiêu dùng. Vận động các hộ nông dân, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đăng ký cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn. MTTQ các xã, phường, thị trấn và các khu dân cư lồng ghép các tiêu chí về bảo đảm ATTP vào nội dung thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, gắn với quy ước, hương ước cộng đồng để vận động Nhân dân thực hiện. Hàng năm, các khu dân cư đều tổ chức đánh giá việc thực hiện để bình xét công nhận “Gia đình văn hóa”, “Khu dân cư văn hóa”. Đặc biệt, tiêu chí về ATTP là một trong các tiêu chí được chú trọng triển khai thực hiện tại các hộ gia đình, cơ sở, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thực

phẩm, khu dân cư trên địa bàn và xã, phường, thị trấn, góp phần đạt được các tiêu chí để được công nhận xã nông thôn mới và phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị.

MTTQ các cấp và các thành viên đẩy mạnh tuyên truyền thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” nhằm nâng cao nhận thức, chuyển đổi thái độ, hành vi của người tiêu dùng, các doanh nghiệp, nhà sản xuất, kinh doanh thực phẩm, không sản xuất, buôn bán thực phẩm giả, kém chất lượng...

UBMTTQ VN tỉnh đã chủ động phối hợp với UBND tỉnh ký kết và ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình phối hợp số 91 về “Vận động và giám sát bảo đảm ATTP trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020” với 5 nội dung:

Tổ chức hoạt động tuyên truyền, vận động toàn dân tham gia bảo đảm ATTP; xây dựng và nhân rộng mô hình hộ nông dân, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn; tổ chức giám sát chấp hành pháp luật ATTP; phối hợp trong công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về ATTP; tổ chức tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị, phát giác của Nhân dân đối với hành vi vi phạm ATTP.

Tổ chức ký kết chương trình phối hợp với Sở Công thương và Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh về “Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động thực hiện chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2016 - 2020”, trong đó có thực thi pháp luật về ATTP. Đồng thời, MTTQVN tỉnh là thành viên Ban

Chỉ đạo 389 của tỉnh và Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh đã phát huy vai trò trong tuyên truyền, vận động các đối tượng nhà sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng thực phẩm đảm bảo các quy định pháp luật về ATTP.

Trong năm 2018, Ban Thường trực UBMTTQ VN tỉnh hiệp thương với chức sắc các tôn giáo, vận động đăng ký xây dựng và tổ chức thẩm định, công nhận, biểu dương, khen thưởng 19/21 mô hình về “Tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, giữ gìn an ninh trật tự (phòng chống tội phạm, an toàn giao thông, ATTP...) ở khu dân cư”. MTTQ tỉnh và các cấp hiệp thương với các tổ chức thành viên xây dựng, nhân rộng, công nhận, tôn vinh, khen thưởng 7.759

gương người tốt - việc tốt (cấp tỉnh gọi là Gương sáng đời thường” trong các tầng lớp nhân dân trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có nhiều điển hình thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân đảm bảo ATTP.

Theo ông Trương Thành Được, để Chương trình phối hợp số 91 tiếp tục phát huy hiệu quả, trong thời gian tới tập trung vào 4 nội dung: Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân nâng cao nhận thức và nắm vững các quy định pháp luật về ATTP, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tích cực hưởng ứng các Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Đưa nội dung về ATTP là một trong các tiêu chí để xét công nhận mô hình “Khu dân cư kiểu mẫu”, “Khu dân cư tiêu biểu” do MTTQ VN đang triển khai thực hiện.

Vận động toàn dân tham gia bảo đảm ATTP, trong đó, các đoàn thể vận động hội viên, đoàn viên cam kết thực hiện sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm an toàn. Tổ chức giám sát việc chấp hành pháp luật ATTP đối với các hộ nông dân, cơ sở sản xuất, HTX, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm và giám sát hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước về ATTP. Hướng dẫn MTTQ các cấp nắm tình hình tiếp nhận thông tin phản ánh, kiến nghị, phát giác của Nhân dân đối với hành vi vi phạm ATTP, kịp thời chuyển đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.

Vận động và giám sát bảo đảm an toàn thực phẩmỦy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (UBMTTQ VN) tỉnh đã chủ động phối hợp với UBND tỉnh ký kết và ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình phối hợp số 91 về “Vận động và giám sát bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020” và được đánh giá có hiệu quả từ chương trình này.

Ông Phan Văn Đa - Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhận định:“Điều kiện ATTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đã được cải thiện hơn”. Ảnh: A.Nhiên

10 THỨ BẢY 27 - 4 - 2019 CUỐI TUẦN TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

Người viết sử ở K’Minh

Ký chân dung:TUẤN LINH - CHÍNH THÀNH

K’Minh là đất học của người K’Ho phía Nam Tây Nguyên, không quá hay hồ đồ để buông lời nhận định. Nhưng mấy ai biết

rằng (kể cả lũ trẻ cái bụng chứa đầy chữ ở đây), đất ấy vốn lại là nơi đàn trâu tìm về trong mùa lánh dịch.

“Lời người già trong buôn kể lại: Năm ấy trâu chết nhiều lắm, già K’Minh mới lùa đàn trâu hàng trăm con của mình về đây tránh dịch. Ông quây lán, làm chuồng, dựng lều trú tạm, đợi hết mùa dịch lại tìm về buôn cũ. Ở mãi thấy đất tốt, uống nước thấy lành cái bụng, ông quyết định dừng chân gieo hạt bắp hạt lúa, mọi người cũng vác gùi, bế bồng con cháu theo ông về đất dựng buôn. K’Minh thành tên từ đó”.

Trong căn nhà cũ, bằng những câu chuyện không dễ để sắp xếp theo chương hồi và cả những sự được mất của nhớ quên, già K’Broh bắt đầu với chúng tôi bằng những câu chuyện kể về K’Minh, về ngọn núi Brayang, về vùng đất Djiring (tên gọi cũ của Di Linh) màu mỡ đầy huyền thoại. Còn chúng tôi lại muốn bắt đầu câu chuyện về ông, bằng lăng kính từng trải để quá khứ không bị bụi thời gian phủ mờ và thực tại tươi sáng với nhiều hy vọng về tương lai của một vùng đất thấm đẫm tình người.

Từ thầy giáo gõ đầu trẻ đến ông chủ tịch xã Hỏi ông, còn nhớ hết tên những học trò

của mình khi mới về K’Minh đứng lớp không? Ông cười hiền, đứa nhớ, đứa không!

Học hết trung học ở Đà Lạt, năm 1964, K’Broh được tuyển thẳng vào khóa đầu

Buôn K’Minh (thị trấn Di Linh - huyện Di Linh), nay đổi thành tổ dân phố, nhưng người K’Ho Srê nơi đây vẫn thích gọi đất ông cha thuở nào bằng cái tên buôn bình dị để những ký ức không trở thành xa lạ. Từ những ngày con chữ chưa tìm về với nhiều buôn làng khác, trẻ con K’Minh đã rủ nhau chân đất tới trường và cũng từ rất lâu rồi, lớp cháu con lớn lên lấy bằng cử nhân cũng nhiều như cà phê chín đỏ trong mùa được trái...

Già K’Broh.

tiên của Trường Cao đẳng Sư phạm Lâm Đồng, một khóa đào tạo ngắn hạn với mục đích tăng cường dạy chữ cho các ấp tân sinh. Từ lúc ấy, số phận đã gắn K’Broh với mảnh đất nơi mình sinh ra như một định mệnh.

Ông thầy K’Broh, như cái cách người K’Minh vẫn gọi ông bằng sự gần gũi nhưng đầy tôn trọng và yêu quý không kể nhiều về mình, nhưng chúng tôi biết hoài niệm về một thời trai trẻ trong ông là ngập tràn những ký ức đẹp đẽ.

Chẳng cần lấy mốc thời gian để ấn định hay cân đo sự thăng tiến của một con người, bởi ông không cần sự rạch ròi thiếu cảm xúc đến vậy. “Sau giải phóng, thấy tôi còn trẻ, lại năng nổ, được nhiều người quý mến, nên xã kéo về làm công tác văn hóa thông tin. Là người bản địa, tôi hiểu tiếng nói của bà con, biết tập tục của bà con, nên suốt quãng thời gian ấy công việc chính của tôi là vận động bà con không nghe theo lời kẻ xấu, tập trung vận động bà con sản xuất, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ...”. Đơn giản về quãng thời gian ấy với ông, nếu có gặng hỏi chắc cũng không quá vài dòng ghi chép.

Chắc biết vì nguyên cớ gì, trong câu chuyện về vấn đề nhất thể hóa các chức danh bí thư - chủ tịch ở các xã, ông mới cười đùa: Mình là người làm bí thư kiêm chủ tịch đầu tiên của xã Gung Ré (huyện Di Linh) đấy. Và rồi cũng trong lan man câu chuyện, chúng tôi cũng biết thêm một phần, khi ông về huyện đảm nhiệm các chức vụ ở Mặt trận Tổ quốc và Ban Dân vận thì cả Huyện ủy Di Linh chưa có cán bộ là người đồng bào dân tộc thiểu số.

Về hưu sớm vài năm vì sức khỏe yếu, nhưng lịch trình hoạt động của ông lại dày hơn, bởi sự trăn trở với mảnh đất mình

sinh ra và chức phận “làm thầy” chưa bao giờ ngủ quên trong ông.

“Đừng hại K’Brohvì nó là đứa đượcbà con thương” Đấy là chỉ đạo của K’Đêm - Trung tá

Chỉ huy trưởng của lực lượng phản động Fulro tại Di Linh (Lâm Đồng) khi rất nhiều toán Fulro có hành động tập kích cán bộ của ta.

Ông kể, mình có làm hại gì dân mình đâu mà phải sợ. “Tôi, một mình tới chỗ trú ẩn của K’Đêm, uống rượu cùng K’Đêm và anh em lạc bước theo Fulro. Nói thiệt hơn bằng cái tâm của mình nên K’Đêm và lính tráng ẩn náu trong rừng ra hàng thế thôi”. Cũng theo ông thì rất nhiều cấp tá, cấp úy của lực lượng này đã ra hàng bằng sự thuyết phục của ông.

Có lẽ chẳng cần phải dẫn chứng nhiều, bởi cứ đến lễ tết hàng năm, theo thông lệ, anh em Công an Di Linh, rất nhiều thế hệ, đã đến thăm ông như một lời tri ân bởi sự chung vai, sát cánh của ông trong những ngày khó khăn ấy.

Chúng tôi cứ cân nhắc mãi, không biết có phải quá không khi gọi ông là bậc hiền nhân của đất K’Minh. Hẳn là quá rồi, nếu cứ hiểu theo nghĩa ấy phải dành cho các bậc tài trí hơn người, lưu danh sử sách. Nhưng nhỏ lại, không cần phải xét nét “đao to búa lớn”, chỉ ở phạm vi K’Minh - ở làng cử nhân kia thì chắc không đến nỗi bị quá nhiều người phản bác. Đặc biệt là với người dân ở đây!

Thời gian gần đây, cuốn sách ông làm bạn nhiều nhất, chính là cuốn từ điển tiếng K’Ho do linh mục Jean Cassign biên soạn. Bàn làm việc nhỏ kiêm bàn uống ước, tiếp khách của ông la liệt những mảnh giấy

trắng ghi chép rất nhiều câu giáo lý bằng chữ viết rất đẹp của ông. “Mình đang cùng linh mục Nguyễn Viết Đoàn và linh mục Phạm Văn Sơn dịch giáo lý sang tiếng K’Ho. Đã cơ bản xong và vẫn đang tiếp tục hoàn thiện”.

Câu chuyện dịch giáo lý sang tiếng K’Ho để cho bà con dễ học thuộc và dễ tiếp thu những giá trị đạo đức để sống, để “tốt đời đẹp đạo” lại nhắc nhớ chúng tôi trở về quãng thời gian hơn 10 năm về trước.

Là một tỉnh miền núi, với rất nhiều vùng đất có sự sinh sống của người dân bản địa, nên Tỉnh ủy có chủ trương mở ra những lớp học tiếng K’Ho để cán bộ các ngành, ban, địa phương, cơ sở có cơ hội tiếp xúc, từ đó dễ dàng chuyển tải các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho bà con người dân tộc thiểu số gốc Tây Nguyên. Ông chính là một trong 3 người (cùng với thầy K’Brit và thầy K’Sói) đứng ra chịu trách nhiệm trực tiếp biên soạn giáo trình chuẩn tiếng K’Ho cho cán bộ trong tỉnh theo học.

Điềm đạm và thông tuệ, ông đã gần như dành trọn vẹn tất cả trí lực của mình trong chức phận làm thầy. Ông nói, nghề nào cũng có vui buồn, cũng có ước mong, nhưng giá trị làm người luôn phải được xây dựng từ những điều tốt đẹp.

Có một chút thoáng buồn, bởi ông chia sẻ quỹ thời gian của mình không còn nhiều, mà ông thì muốn làm nhiều điều lắm. Mong muốn gần nhất có lẽ là cuốn sách ông đang trong quá trình viết sớm được hoàn thành và xuất bản. Một cuốn sách về những tập tục văn hóa, về những nghi lễ thờ cúng, về những truyền thuyết, tín ngưỡng của người K’Ho Srê (K’Ho làm ruộng) do ông sưu tầm được viết bằng hai thứ tiếng, Việt và K’Ho.

Chẳng biết vô tình hay sắp đặt, nhưng trong những người con của ông, có một người là phóng viên của một tờ báo tại địa phương, người bây giờ cũng được ông gửi gắm và đang học hỏi đồng thời giúp ông rất nhiều trong công việc dịch thuật. Người còn lại theo ngành Y, đang giữ cương vị là Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đắk Nông. Một người chữa bệnh cứu người, một người tiếp bước đam mê của ông, như những gì ông mong ước từ thuở còn niên thiếu.

K’Minh của bây giờ cử nhân nhiều lắm, nhưng chẳng biết có ai trong số ấy còn nhớ về cội nguồn của mảnh đất nơi đàn trâu tìm về, của vùng đất người K’Ho làm ruộng… Và sau này, có còn ai cần mẫn gần như dành cả cuộc đời để ghi chép, để thương nhớ K’Minh đến vậy không.

Chờ một tiếng reo từ điện thoại, bởi ông chắc chắn sẽ gọi cho chúng tôi, sớm thôi khi cuốn sử nhỏ về thôn K’Minh được hoàn thiện.

Nhếch nhác đường vào Làng GàLàng K’Long (hay còn gọi là Làng

Gà, thuộc thôn Đarahoa, xã Hiệp An, huyện Đức Trọng), ngay đoạn vào làng nhiều tháng nay khá nhếch nhác bởi rác thải.

Ghi nhận của chúng tôi, tấm biển ghi “Làng Gà” nằm ngay đoạn ngã ba giáp Quốc lộ 20 bị biến thành bãi tập kết rác thải làm ô nhiễm môi trường và nhìn rất mất mĩ quan đô thị. “Chúng tôi đã phản ánh đến thôn, xã, tuy nhiên tình trạng bỏ rác thải ngay giữa đoạn ngã ba vào làng lâu nay vẫn không được giải quyết dứt điểm” - bà Trung, một người dân sinh sống

gần đó cho hay.Đáng lưu tâm hơn, Làng Gà lâu nay

là điểm đến thú vị trong hành trình du lịch Lâm Đồng của nhiều du khách trong và ngoài nước. Tại đây, ngoài bức tượng chú gà 9 cựa khá lớn cùng với truyền thuyết hấp dẫn, du khách còn bị cuốn hút với nghề dệt thổ cẩm truyền thống và tập tục của bà con dân tộc thiểu số. Chính vì vậy, rất mong thời gian tới, Nhân dân thôn Đarahoa, xã Hiệp An quan tâm, dọn dẹp vệ sinh, tạo cảnh quan sạch, đẹp, văn minh tại địa điểm nêu trên.

C.THÀNH Đường dẫn vào Làng Gà nhếch nhác bởi rác, tờ rơi dán đầy cột điện (Ảnh chụp chiều 23/4).

11 THỨ BẢY 27 - 4 - 2019CUỐI TUẦN

Người mở đường... TIẾP TRANG 4

... Sở dĩ tôi làm việc cho Hội Nạn nhân chất độc da cam là vì tôi cũng có con và cháu bị nhiễm chất độc này từ cha. Nhìn con cháu mình, nhìn những đứa trẻ vô tội bị hành hạ bởi sự vô nhân đạo của những con người vô nhân đạo kia mà đau lòng. Tôi muốn đòi lại công bằng cho những nạn nhân ấy, nên sẽ làm tất cả…”. Đang bước dần vào cái tuổi “thất thập cổ lai hy” mà tinh thần yêu nước của một cựu chiến binh như anh quả là hiếm.

Những năm tháng chiến đấu gian khổ ngoài chiến trường, những cống hiến cho quê hương, cho xã hội của Lê Ngọc Sơn đã được đền bù xứng đáng bằng những tấm huân chương cao quý. Tôi vinh dự được anh cho xem rất nhiều huân chương khen thưởng thành tích của một thuở mở đường Trường Sơn năm xưa. Trong đó, gần nhất là Huân chương Kháng chiến hạng Nhì của Chủ tịch nước Trần Đức Lương trao tặng tháng 6/1999 và năm 2001 được Chủ tịch nước

Cộng hòa Nhân dân Lào trao Huân chương Tự do hạng Nhất cho cựu cán bộ, chuyên gia tình nguyện quân chiến đấu ở chiến trường Lào trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

Tôi lặng lẽ nhìn người cựu chiến binh ngồi trước mặt, chợt nhớ ra mấy câu thơ có nét giống tâm trạng của anh thuở ấy, mà không nhớ nổi là của ai: “… Tôi hỡi tôi xin đừng chết nhé/ Bóng hòa bình thấp thoáng ở miền Nam/ Ngày ta mong nằm trong tầm tay với/

Sao thấy lòng chưa dứt nỗi hoang mang…”. Khi có lệnh tổng tấn công 1975, từng đoàn quân ào ạt trên con đường Trường Sơn tiến vào Sài Gòn, các anh vừa vui mừng vừa hoang mang lắm không biết mình có còn sống đến ngày mong đợi không. Nhưng không cùng với nhịp chân giải phóng là ý chí thôi thúc “Hòa bình đang nằm trong tầm tay chúng ta, ngày giải phóng miền Nam đang nằm trong tầm tay chúng ta, tôi không được chết, chúng ta không được

chết!”. Tôi chợt mỉm cười với riêng mình. Còn biết nói gì hơn, tôi chỉ biết thầm tạ ơn. Tạ ơn người đã cho tôi sống lại cái cảm xúc của chiến tranh đã đi qua. Mà ở đó có mùi của đất, mùi của những giọt máu, nước mắt và mồ hôi, mùi của hương hoa, mùi của tình yêu thương con người… Tạ ơn người đã cho tôi biết tri ân những người đi mở đường Trường Sơn thuở ấy và tri ân những người đã nằm xuống trên con đường huyền thoại.

Bi hùng... TIẾP TRANG 5

... Trung ương lệnh cho chúng ta phải đánh chiếm cầu Rạch Chiếc lần thứ hai trước 8 giờ ngày 30. Đây cũng là dịp để chúng ta trả thù cho các đồng chí đã hy sinh mấy ngày trước. Tất cả đã rõ chưa?

- Rõ! Hàng trăm tiếng hô dõng dạc vang lên trong tiếng nước sông đang lớn dần lên, trong tiếng gió tháng tư ào ào cuồn cuộn.

Ba giờ sáng. Trận đánh chiếm cầu lần thứ hai đã diễn ra đúng như dự kiến và không gặp một sự chống trả quyết liệt nào đáng kể bởi hàng trăm tên lính đã sẵn sàng bỏ ngũ tháo chạy tứ phương trong cơn hoảng loạn. Đêm qua họ đã nghe tin quân giải phóng đã vào tới Biên Hòa và nhiều hướng giáp công khác. Họ hiểu rằng mọi sự chống cự, “tử thủ” là vô ích, sự hy vọng hão huyền về việc quân đội Mỹ sẽ trở lại tham chiếm để cứu nguy cho chính quyền Sài Gòn chỉ là tin bịa đặt. Họ phải buông súng để thoát thân về với gia đình rồi ra sao thì mặc. Ở lại đây, họ cũng không ngăn được đoàn quân dũng mãnh như nước vỡ bờ đang tiến về Sài Gòn.

Trên cầu Rạch Chiếc, xác lính Ngụy nằm lẫn lộn với xác những chiến sĩ đặc công không người chôn cất trên mặt cầu sau mấy ngày giao tranh vừa qua vẫn còn nguyên vẹn. Cuộc tìm kiếm đồng đội hy sinh của những người lính đặc công sinh Bắc tử Nam đầy nước mắt trong tiếng ầm ầm của những xe tăng giải phóng lũ lượt nối đuôi nhau qua cầu. Chiến tranh là vậy. Không ai lường trước chuyện gì sẽ xảy đến.

Hôm nay sau bốn mươi mốt năm giải phóng, những người lính đặc công xưa lại về đây tưởng niệm 52 đồng đội đã hy sinh trong 2 lần đánh chiếm cầu trong nỗi nhớ thương đau xót. Tất cả đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ để đoàn quân giải phóng an toàn qua cầu Rạch Chiếc tiến về dinh lũy quân thù đúng vào thời khắc ngày 30 tháng 4 lịch sử.

Những nén nhang thơm cháy rừng rực giữa buổi trưa tháng tư trên bia tưởng niệm bên chân cầu lịch sử như đang kể cho những người đang sống về câu chuyện bi hùng bên cầu Rạch Chiếc.

... Kỹ sư nông nghiệp hằng ngày khảo sát quy trình sinh trưởng của cây, xử lý các tác nhân gây bệnh. Từng luống dâu tây còn được theo dõi rất kỹ với những bảng thông báo “Cách ly” - “Thu hoạch” cho từng tuần.

Nhờ nguồn giống nhập trực tiếp từ Nhật Bản về, trong suốt quá trình trồng cây dâu không bị bệnh dịch, hầu như không phải sử dụng đến các loại thuốc hóa học. Kỹ thuật trồng và chăm sóc dâu tây được tuân thủ nghiêm ngặt theo phương pháp của người Nhật Bản nên sản phẩm hầu như đảm bảo các tiêu chí về an toàn vệ sinh thực phẩm.

Ông Park Nam Hong cho hay, cây dâu được trồng ở trang trại theo công nghệ hiện đại nhất, có hệ thống cảm ứng ghi nhận nhiệt độ, độ ẩm...; nếu nhiệt độ tăng cao, hệ thống quạt gió tự động quay thì lưới che mát sẽ bung ra, hệ thống tưới phun sương hoạt động để làm mát. Phân bón được bón qua hệ thống tưới nhỏ giọt. Với thuốc bảo vệ thực vật, việc sử dụng chọn lọc, ưu tiên các

loại gốc sinh học; trước khi thu hoạch vài ngày vườn dâu được “cách ly” để bảo đảm không tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, khi hái là có thể ăn ngay.

Khi bạn thưởng thức một trái dâu tây Nhật sẽ khác hẳn với loại dâu thông thường khác, bạn chỉ cần bỏ cuống rồi cho vào miệng, trái dâu sẽ tự tan trong miệng mà không cần phải nhai, đó là điều làm cho trái dâu tây Nhật được đánh giá là loại dâu ngon nhất Đà Lạt hiện nay. Sản phẩm được người tiêu dùng đang đánh giá cao bởi chất lượng vì độ tươi, độ ngon và độ thơm, an toàn không lẫn vào đâu được của giống dâu Nhật được trồng ở Trang trại Kbil Vina.

Sở dĩ ông Park Nam Hong lấy tên sản phẩm dâu tây Nhật của mình là “Chào Đà Lạt” vì nơi đây là cửa ngõ đi vào Đà Lạt. Hiện nay, Trang trại Kbil Vina đã làm khu tham quan vườn dâu, khu ăn uống, trưng bày sản phẩm, hứa hẹn đây là điểm tham quan, check in mà du khách lựa chọn khi đến với Đà Lạt.

Lạc vào vườn dâu... TIẾP TRANG 3Chuyện thành Vinh... TIẾP TRANG 7

... Cậu chở tôi qua Bến Thủy với chằng chịt lõm lồi vết thương trên núi, dưới sông. Những công sở, trường học, bệnh viện mới được dựng lại bằng cột tre, mái lá…

Từ sau Hiệp định Paris, Vinh vươn mình đứng dậy giữa đống đổ nát. Ai những ngày đó cùng sống với Vinh, cùng đi đường vòng qua những hố bom, bước chầm chậm dưới những khu nhà sập, chỉ biết thở dài xót xa: biết đến bao giờ vết thương trong lòng Vinh mới lành da thịt. Thế nhưng, bằng chính bản tính can trường, bằng sự chịu thương, chịu khó, người thành Vinh đã góp từng tấm ván lát hầm, mẩu sắt rỉ và cả những mảnh vỡ đạn bom để dựng lại quê hương. Sau chiến tranh, công việc kiến thiết thành phố gần như hoàn toàn trông chờ vào sự viện trợ của các nước bạn như Liên Xô (cũ), Ba Lan, CHDC Đức… và dấu ấn lưu lại là những công trình như cảng Cửa Lò, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam - Ba Lan, khu phố cao tầng Quang Trung, Nhà Văn hóa thiếu nhi Ten-lơ-man… Những năm tháng ấy, chuyên gia các nước bạn cùng chia sẻ kham khổ với người dân Vinh, cùng ăn cà pháo, rau muống, uống nước chè xanh trong những ngày khởi đầu kiến thiết. Vinh cũng lập kỷ lục, là chỗ đứng chân của tám công ty xây dựng với hàng vạn công nhân. Khi tất cả những người bạn quốc tế ra đi, Vinh lại trở về với nhịp điệu của chính mình. Và hôm nay, công việc ấy, nhịp điệu ấy vẫn còn tiếp diễn…

* * * Một lãnh đạo tỉnh Nghệ An,

nói với tôi rằng: “Vinh có trăm ngàn thuận lợi và trăm ngàn khó khăn trong một chữ “trẻ”. Chính sự trẻ ấy là “vạn sự khởi đầu nan” và cũng chính sự trẻ ấy mà tạo cho Vinh rất nhiều thuận lợi trong việc quy hoạch, quản lý, mở mang đô thị; chính sự trẻ ấy mà đất và người thành Vinh có nhiều cơ hội để năng động và tiếp thu…”. Đúng như vậy, thành phố Vinh dày trong lịch sử - văn hóa và trẻ trong đổi mới, dựng xây.

Hôm nay ngắm Vinh, sau chừng ấy tháng năm, đống hoang tàn ngày xưa đã trở thành đô thị loại I, trung tâm quan trọng khu vực bắc miền Trung. Vinh đã mang trong mình một gương mặt sáng sủa và đầy tính “mở” của một đô thị trong thời hội nhập. Những nhà máy, những công

trình, những khu công nghiệp Bắc, Nam Vinh, những trung tâm thương mại mọc lên nhanh chóng. Hệ thống giao thông nội thị phong quang, rộng rãi. Những con đường từ Vinh mở rộng ra với bên ngoài bằng tất cả các loại phương tiện: đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thủy. Vinh rộn rã, tấp nập. Vinh ồn ào náo nhiệt. Vinh trở thành một thành phố không ngủ, kể từ ngày nước nhà đổi mới Vinh làm kinh tế biển với cảng Cửa Lò, Vinh làm công nghiệp với sự kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước, Vinh làm du lịch với một hệ thống di sản lịch sử, biển, rừng và di tích, thắng cảnh nổi tiếng, Vinh kết nối với khắp ba miền. Thành phố Vinh đã bước qua cái thời “nhà không số, phố không tên”, vượt qua buổi “cơm cao gạo kém”, xếp hàng mua rau muống. Không ai còn nhắc những câu vần vè dân gian tự trào của thưở ấy: “Về thành Vinh thấy nhục” hay “Năm 82 gạo cũng 82. Dân xứ Nghệ mắt vàng như Nghệ”. Nhưng để bước kịp với nhịp điệu hiện đại thì với Vinh vẫn còn là một sự đợi chờ. Hãy nhìn, sáng sáng những người dân ngoại ô từ năm ngả đổ về thành phố với 1.001 nghề mưu sinh. Nếu bàn về sự phân hóa giàu nghèo thì Vinh có tốc độ cực nhanh. Ở Vinh, có những doanh nhân xây biệt phủ riêng có giá mấy trăm tỷ đồng và cũng có những khu ổ chuột với những lớp bình dân chỉ kiếm nổi vài chục mỗi ngày. Cũng ở Vinh, mức độ suy thoái đạo đức xã hội, những tệ nạn xã hội lên tốc độ chóng mặt. Kinh tế phát triển nhanh và những căn bệnh đô thị như thiếu điện, thiếu nước, ô nhiễm môi trường cũng phát triển theo. Gần như, dòng sông Lam thơ mộng và các bãi biển Cửa Lò, Cửa Hội đang phải gánh chịu hậu quả nặng nề của một đô thị lớn…

* * * Để ngắm thỏa tầm mắt và cảm

nhận về dòng lịch sử thành Vinh cho trọn vẹn hơn, tôi và hai người bạn đồng nghiệp đã trèo lên Dũng Quyết. Đứng trên đỉnh núi, hoài cổ trước dấu xưa Phượng Hoàng Trung Đô là lúc chợt suy ngẫm về mối quan hệ vua - tôi đặc biệt độc đáo giữa Hoàng đế Quang Trung và La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp. Đó là cuộc gặp gỡ có một không hai trong lịch sử dân tộc. Cuộc tâm giao vì đại nghĩa giữa vị anh hùng chí lớn tài cao và đại

sĩ phu chối bỏ công danh lui về thôn sơn ẩn dật. Thành phố Vinh - Nghệ An chưa một lần thực sự là đất đế đô, nhưng sử sách ghi rõ, trên thực tế Hoàng đế Quang Trung đã chọn cố hương để lập kinh thành. Tiếc thay, sự nghiệp của người anh hùng áo vải giữa đường đứt gánh, ông qua đời ở tuổi bốn mươi sau nhiều năm chinh chiến và năm năm trị vì đất nước. Giấc mộng mở mang cơ nghiệp của Nguyễn Huệ không thành, nhưng dấu tích và tên gọi Phượng Hoàng Trung Đô thì mãi mãi lưu vào sử sách. Trên mỗi hòn đá, cành cây của ngọn núi Dũng Quyết nổi tiếng này như còn văng vẳng chiếu thư Hoàng đế áo vải cờ đào: “Nhớ lại buổi hồi loạn kỳ trước, lúc qua Hoành Sơn, Quả Cung đã từng mở xem địa đồ. Thấy ở huyện Chân Lộc, xã Yên Trường hình thế rộng rãi, khí tượng tươi sáng. Có thể chọn để xây dựng kinh đô mới, thực là chỗ đất đẹp để đóng đô vậy”.

Hơn hai trăm ba mươi năm trước, vị Hoàng đế có cội nguồn xứ Nghệ đã nhìn thấy huyệt rồng ở vùng non nước “địa linh”. Dù giấc mộng kinh đô không thành nhưng Vinh của ngày hôm nay đã trở thành một trung tâm phát triển năng động của khu vực bắc miền Trung trong thời đổi mới.

* * * Biển Đông ngoài xa vẫn ỳ ầm

vỗ sóng, sông Lam trước mặt uốn khúc dịu dàng và Quốc lộ 1A - con đường thiên lý Bắc Nam tấp nập, rộn rã trải dài trong nắng. Từ đỉnh Dũng Quyết dõi mắt về xa chợt lòng xao xuyến cùng câu ca cũ “Đường vô xứ Nghệ quanh quanh…”. Non xanh này, nước biếc kia vẫn còn vang vọng dư âm của những năm tháng đã qua, như nhắc nhở những người của hôm nay và mai sau không được phút giây nào lãng quên quá khứ. Hành hương ngày cuối xuân, đôi dòng ghi lại về thành phố quê hương và cho tâm hồn rạo rực ngân theo câu hát của nhạc sỹ Lê Hàm ở cuối đĩa nhạc trong quán cà phê bên góc phố Trường Thi: “Ôi đẹp sao! Trăng treo trên đỉnh núi Quyết trăng trong. Giọng nói miền Trung ngời ân tình xứ sở. Tiếng hát câu hò văng vẳng trời xanh. Thành Vinh sáng ngời nắng tỏa bình minh…”. Và để thấy thành Vinh quê tôi, một gương mặt với nhiều đường nét mở hiện ra giữa miền gió Lào, cát bỏng…

THỨ BẢY 27 - 4 - 2019 CUỐI TUẦN12

GIAÙ3.500ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: HOÀ THÒ LAN ª PHOÙ TOÅNG BIEÂN TAÄP: PHAÏM SÔN DUÕNG ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT) ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

THỂ THAO

Nắng sớm ở Hang Câu - Lý Sơn. Ảnh: Nguyên Thi

VIẾT TRỌNG

Thử sức mình “Đường đua cực khó” - tay

đua Phạm Minh, 52 tuổi, Câu lạc bộ (CLB) xe đạp Lâm Hà vừa nói với chúng tôi vừa để chiếc xe đạp qua bên ngồi dài xuống bãi cỏ khi ông về đích tại Thung lũng Vàng - Đà Lạt.

Đây đã lần thứ 5 Giải Xe đạp địa hình quốc tế - Dalat Victory Challenge 2019 do Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Lâm Đồng phối hợp với Liên đoàn Xe đạp - Mô tô Thể thao Việt Nam và Cty Cổ phần Việt Nam MTB Series (Vietnam MTB Series Coporation) tổ chức diễn ra tại Đà Lạt.

Tham gia giải diễn ra trong tháng 3 năm nay có gần 180 tay đua nam nữ, trong đó có 140 VĐV của các đội mạnh về đua địa hình trong nước như Đồng Tháp, An Giang, TP HCM, Sơn La, Hòa Bình, Vĩnh Phúc…, cùng hơn 40 VĐV nước ngoài tranh tài trong các nội dung chuyên nghiệp và phong trào của 2 cự ly 42 km và 70 km.

Đây là lần đầu tiên ông Minh cùng 2 đồng đội của mình trong CLB xe đạp Lâm Hà tham dự giải đấu này. Những giải trước đó, chủ nhà Lâm Đồng đã từng có các đội xe đạp địa hình của các CLB tại Di Linh và Đà Lạt dự giải, trong đó lão tướng Phan Đình Thuần - Di Linh nhiều năm liền đoạt giải trong các cự ly đua của mình.

Nếu như giải những năm trước thường kéo dài 2 - 3 ngày thì giải 2019 năm nay đã rút ngắn lại, chỉ còn thi đấu duy nhất 1 ngày. Để tạo sức hút cho VĐV tham gia, Ban tổ chức đã đưa ra một lộ trình đua mới đảm bảo “hấp dẫn” hơn so với năm trước với điểm xuất phát tại thị trấn Lạc Dương và cán đích tại Khu Du lịch Thung lũng Vàng Đà Lạt.

Nhưng với ông Phạm Minh, hấp dẫn đâu không thấy, ông chỉ thấy “choáng” cho đoạn đường rừng 42 km mình vừa vượt qua này. Mặc dù thời tiết tháng 3 sau tết Đà Lạt thường khô ráo nắng nhẹ, rất đẹp cho cuộc đua diễn ra nhưng theo ông Minh đường rừng vẫn rất khó đi: “Quá khắc nghiệt, dốc cao, đường hiểm trở, nhiều đoạn

Sau Di Linh, Đà Lạt, làng xe đạp địa hình Lâm Đồng đã có thêm một đội nữa tham gia Giải Xe đạp địa hình quốc tế - Dalat Victory Challenge 2019 trong tháng 3 vừa qua, đó là Câu lạc bộ xe đạp Lâm Hà.

CÓ MỘT CÂU LẠC BỘ XE ĐẠP Ở LÂM HÀ

Đội xe đạp Lâm Hà tại Giải Xe đạp địa hình quốc tế - Dalat Victory Challenge 2019.

toàn đá”- ông Minh nói. Một thành viên khác trong

CLB xe đạp Lâm Hà lần đầu tham dự cuộc đua, ông Đỗ Khuyên, 51 tuổi, cũng chia sẻ rằng ông không nghĩ rằng đường đua lại quá gian nan như thế, dù đã có trước 2 ngày để làm quen đường. “Ban tổ chức chuẩn bị rất chu đáo, cho mọi người làm quen đường nếu không rất dễ bị lạc trong rừng, nhưng dù làm quen rồi vẫn gặp rất nhiều khó khăn, vì chạy làm quen là một việc còn chạy đua với mọi người lại là việc hoàn toàn khác, không dễ một chút nào” - ông Khuyên cười. Theo ông Khuyên, ở Lâm Hà chưa có cung đường nào chạy hơn 3 tiếng đồng hồ dài 42 km mà khó đến như thế.

Theo ông Nguyễn Hữu Đức, 55 tuổi, thành viên thứ 3 đội xe đạp Lâm Hà dự giải lần này: “Phải thi để biết sức mình đến đâu, để giao lưu với mọi người nhất là giải này lại là giải quốc tế nữa. Đường dù khó nhưng mình đã có kinh nghiệm để về chia sẻ với mọi người, năm tới vận động thêm nhiều người nữa cùng tham dự”.

Riêng với ông Phạm Minh, về đích trong tốp 10 không chuyên chặng đua 42 km đã là một thành công rất lớn cho cá nhân ông cũng như cho cả CLB xe đạp Lâm Hà. “Lần đầu mà về đích trong tốp 10 cũng thấy rất phấn khởi, vì nhìn lại chặng đường khó như vậy mà mình qua mặt nhiều người thì quả thật đã là phần thưởng rất đáng vui”- ông Minh tươi cười.

Có một CLB xe đạp ở Lâm HàTheo ông Lê Văn Minh - Chủ

nhiệm Câu lạc bộ xe đạp Lâm Hà, nhóm những người yêu xe đạp Lâm Hà hình thành đã gần 2 năm nay tại huyện, đến nay tập hợp khoảng 50 - 60 người yêu xe đạp, hầu hết từ lứa tuổi từ 50 trở lên nhưng cũng có người trẻ, phần lớn sinh sống tại thị trấn Đinh Văn nhưng cũng có người từ các xã lân cận trong huyện.

“Xuất phát từ tinh thần thể thao, tập luyện nâng cao sức khỏe; xe đạp dễ chơi, mọi lứa

tuổi đều có thể đạp xe, lứa tuổi lớn cũng rất phù hợp; không chỉ nâng cao sức khỏe, luyện người nhanh nhẹn, đi đây đi đó được, môn thể thao này cũng khá bình dân, dễ hòa đồng” - ông Minh cho biết.

Theo ông Minh, chỉ cần mỗi người yêu đạp xe, có một chiếc xe đạp đường trường hay địa hình tầm tầm chừng vài triệu đồng là có thể nhập nhóm.

Trên cơ sở nhóm yêu xe đạp

này, CLB xe đạp Lâm Hà đã được hình thành một bộ khung cơ bản với chừng 12 thành viên tích cực với phong trào.

Hằng tháng, nhóm yêu xe đạp và CLB xe đạp Lâm Hà tổ chức sinh hoạt định kỳ 1 lần, thường vào buổi sáng chủ nhật nào đó trong tuần, mọi người trong nhóm gặp gỡ trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với nhau, lên lịch cho các chuyến đi trong huyện hoặc tổ chức giao lưu đến các CLB xe đạp khác trong và ngoài tỉnh.

“Chúng tôi từ khi thành lập đến nay đã tổ chức nhiều chuyến “phượt” với xe đạp đến các địa phương khác trong tỉnh, giao lưu với các CLB xe đạp địa phương cùng các chuyến đi tỉnh ngoài”- ông Minh cho biết.

Đến nay CLB đã tổ chức giao lưu với các CLB xe đạp tại Phan Rang - Ninh Thuận, tại Phan Thiết - Bình Thuận, tiếp nhiều CLB xe đạp trong nước đến thăm và giao lưu như Lấp Vò - Đồng Tháp, Long Xuyên - An Giang, Hạ Long - Quảng Ninh, Phú Thọ…

Trong năm nay, theo ông Minh, bên cạnh nỗ lực phát triển bộ môn xe đạp tại địa phương, thu hút thêm nhiều người vào nhóm yêu xe đạp, CLB xe đạp Lâm Hà sẽ vận động mọi thành viên trong CLB tập luyện để nếu có dịp thì đăng ký tham dự các giải trong nước.

Góc ảnh đẹp