XEM TIẾP TRANG 2 Thu hút doanh nghiệp xuất nhập khẩu về...

8
ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT Quyết liệt hơn trong nhiệm vụ quản lý và bảo vệ rừng TRANG 6 BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383. VĂN PHÒNG TẠI BẢO LỘC: 17 Nguyễn Công Trứ - P. II - Bảo Lộc; ĐIỆN THOẠI: 3720550 - Fax: 3720560. Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608 E-mail: [email protected] CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG SỐ 5143 - THỨ HAI NGÀY 24/9/2018 NHỚ LỜI BÁC DẠY TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC Danh thắng hồ Tuyền Lâm tiếp tục bị xà xẻo TRANG 7 VĂN HÓA - XÃ HỘI Cảnh báo nhanh và phân tích nguy cơ an toàn thực phẩm TRANG 4 TRANG 3 TRANG 4 TRANG 6 XEM TIẾP TRANG 2 Làm thủ tục thông quan điện tử tại Chi cục Hải quan Đà Lạt. Ảnh: Viết Trọng TRANG 7 Ai cũng thấy siêng năng, trong sạch là tốt. Điều đó không ai chối cãi được. Thế mà vì sao vẫn không làm hay không làm được? Chẳng những không làm được mà còn làm trái lại? Đó là vì cái tâm mình không chính. (BÀI NÓI TẠI LỚP CHỈNH ĐẢNG TRUNG ƯƠNG KHÓA 2, 3/1953, T. 7, TR. 59, 60, 62, 63) Quốc tang Chủ tịch nước Trần Đại Quang trong 2 ngày Thu hút doanh nghiệp xuất nhập khẩu về làm thủ tục tại Lâm Đồng Phó Chủ tịch UBND huyện Đơn Dương Lê Hữu Túc chia sẻ với tôi: Một trong những hoạt động của thế hệ trẻ có tính lan tỏa rất tốt chính là “Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng” các cấp từ huyện, tỉnh đến Trung ương tổ chức. Với huyện Đơn Dương năm nay, tham gia 10/44 giải pháp cấp tỉnh, đã đoạt 5 giải, trong đó đoạt duy nhất giải đặc biệt, đồng thời là giải nhất Trung ương. TRANG 5 “Sao chưa đủ ngữ nghĩa để đi đến sự tận cùng” Lan tỏa sáng tạo trong thế hệ trẻ từ cuộc thi Cảnh giác với tội phạm sử dụng công nghệ cao B an Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vô cùng thương tiếc báo tin: Đồng chí Trần Đại Quang, sinh ngày 12/10/1956; quê quán: Xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình; thường trú tại nhà số 8, phố Ngụy Như Kon Tum, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. Đồng chí vào Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 26/7/1980; Ủy viên Trung ương Đảng các khóa X, XI, XII; Ủy viên Bộ Chính trị các khóa XI, XII; Chủ tịch nước (từ tháng 4/2016 đến nay), Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh; Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương; Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương; Đại biểu Quốc hội các khóa XIII, XIV;... Triển khai 9 nhiệm vụ cách mạng công nghiệp 4.0 Theo chỉ đạo mới đây của UBND tỉnh Lâm Đồng, Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì phối hợp với các sở, ngành và địa phương trong tỉnh triển khai 9 nhiệm vụ trọng tâm thực hiện hiệu quả cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trên địa bàn trong thời gian tới.

Transcript of XEM TIẾP TRANG 2 Thu hút doanh nghiệp xuất nhập khẩu về...

Page 1: XEM TIẾP TRANG 2 Thu hút doanh nghiệp xuất nhập khẩu về ...baolamdong.vn/upload/others/201809/28814_BLD_ngay_24.9.2018.pdfCƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN

ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬTQuyết liệt hơn

trong nhiệm vụ quản lývà bảo vệ rừng

TRANG 6

BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383.

VĂN PHÒNG TẠI BẢO LỘC: 17 Nguyễn Công Trứ - P. II - Bảo Lộc; ĐIỆN THOẠI: 3720550 - Fax: 3720560.

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠTĐiện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608E-mail: [email protected]

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNGSỐ 5143 - THỨ HAI NGÀY 24/9/2018

NHỚ LỜI BÁC DẠY

TÒA SOẠN - BẠN ĐỌCDanh thắng hồ Tuyền Lâm

tiếp tục bị xà xẻoTRANG 7

VĂN HÓA - XÃ HỘICảnh báo nhanh

và phân tích nguy cơan toàn thực phẩm

TRANG 4

TRANG 3

TRANG 4 TRANG 6

XEM TIẾP TRANG 2

Làm thủ tục thông quan điện tử tại Chi cục Hải quan Đà Lạt. Ảnh: Viết Trọng

TRANG 7

Ai cũng thấy siêng năng, trong sạch là tốt. Điều đó không ai chối cãi được. Thế mà vì sao vẫn không làm hay không làm được? Chẳng những không làm được mà còn làm trái lại? Đó là vì cái tâm mình không chính.

(BÀI NÓI TẠI LỚP CHỈNH ĐẢNG TRUNG ƯƠNG KHÓA 2, 3/1953, T. 7, TR. 59, 60, 62, 63)

Quốc tang Chủ tịch nước Trần Đại Quang trong 2 ngày

Thu hút doanh nghiệp xuất nhập khẩuvề làm thủ tục tại Lâm Đồng

Phó Chủ tịch UBND huyện Đơn Dương Lê Hữu Túc chia sẻ với tôi:

Một trong những hoạt động của thế hệ trẻ có tính lan tỏa rất tốt chính là “Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng” các cấp từ huyện, tỉnh đến Trung ương tổ chức. Với huyện Đơn Dương năm nay, tham gia 10/44 giải pháp cấp tỉnh, đã đoạt 5 giải, trong đó đoạt duy nhất giải đặc biệt, đồng thời là giải nhất Trung ương.

TRANG 5

“Sao chưa đủ ngữ nghĩađể đi đến sự tận cùng”

Lan tỏa sáng tạo trong thế hệ trẻtừ cuộc thi

Cảnh giác với tội phạmsử dụng công nghệ cao

Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Chủ

tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vô cùng thương tiếc báo tin:

Đồng chí Trần Đại Quang, sinh ngày 12/10/1956; quê quán: Xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình; thường trú

tại nhà số 8, phố Ngụy Như Kon Tum, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. Đồng chí vào Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 26/7/1980; Ủy viên Trung ương Đảng các khóa X, XI, XII; Ủy viên Bộ Chính trị các khóa XI, XII; Chủ tịch nước (từ tháng 4/2016 đến nay), Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh; Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương; Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương; Đại biểu Quốc hội các khóa XIII, XIV;...

Triển khai 9 nhiệm vụ cách mạng công nghiệp 4.0

Theo chỉ đạo mới đây của UBND tỉnh Lâm Đồng, Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì phối hợp với các sở, ngành và địa phương trong tỉnh triển khai 9 nhiệm vụ trọng tâm thực hiện hiệu quả cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trên địa bàn trong thời gian tới.

Page 2: XEM TIẾP TRANG 2 Thu hút doanh nghiệp xuất nhập khẩu về ...baolamdong.vn/upload/others/201809/28814_BLD_ngay_24.9.2018.pdfCƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN

2 THỨ HAI 24 - 9 - 2018 THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

... Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương.Sau một thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà

nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do bệnh nặng, đồng chí đã từ trần hồi 10 giờ 05 phút ngày 21/9/2018 (tức ngày 12/8 năm Mậu Tuất), tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.

Suốt quá trình hoạt động, công tác, đồng chí đã có nhiều đóng góp đối với sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc. Đồng chí đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng nhiều Huân, Huy chương cao quý, Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng.

Đồng chí mất đi là một tổn thất lớn đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.

Để tỏ lòng tưởng nhớ đồng chí Trần Đại Quang, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định tổ chức tang lễ đồng chí Trần Đại Quang với nghi thức Quốc tang.

TÓM TẮT TIỂU SỬĐỒNG CHÍ TRẦN ĐẠI QUANGĐồng chí Trần Đại Quang, sinh ngày 12/10/1956,

tại xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình; thường trú tại nhà số 8, phố Ngụy Như Kon Tum, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. Đồng chí được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 26/7/1980.

7/1972 - 10/1975: Đồng chí là học viên Trường Cảnh sát Nhân dân; học viên Trường Văn hóa ngoại ngữ Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an).

10/1975 - 6/1990: Là cán bộ, Phó Trưởng phòng, Trưởng phòng Cục Bảo vệ Chính trị, Bộ Nội vụ.

6/1990 - 9/1996: Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Cục trưởng Cục Tham mưu An ninh rồi Phó Cục trưởng phụ trách Cục Tham mưu An ninh, Tổng cục An ninh.

9/1996 - 10/2000: Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng cục An ninh, Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng Cục Tham mưu An ninh.

10/2000 - 4/2006: Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục An ninh, Bộ Công an. Được thăng quân hàm Thiếu tướng An ninh Nhân dân và phong hàm Phó Giáo sư năm 2003.

4/2006 - 01/2011: Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an; được thăng quân hàm Trung tướng An ninh Nhân dân (tháng 4/2007) và phong hàm Giáo sư năm 2009. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

01/2011 - 7/2011: Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu vào Bộ Chính trị; Đại biểu Quốc hội khóa XIII.

7/2011 - 12/2012: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an. Được thăng quân hàm Thượng tướng (tháng 12/2011); Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nguyên.

12/2012 - 4/2016: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an, được thăng quân hàm Đại tướng (tháng 12/2012); Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng; Phó Trưởng Tiểu ban Bảo vệ Chính trị nội bộ Trung ương. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương bầu vào Bộ Chính trị (tháng 01/2016). Tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII (tháng 4/2016) được bầu làm Chủ tịch nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIV (tháng 7/2016) được bầu lại làm Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Từ tháng 4/2016 đến nay: Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh; Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương; Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương; Đại biểu

Chiều 21/9 (giờ New York), Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã dành một phút mặc niệm Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang.

Phát biểu trước khi khai mạc phiên họp toàn thể thứ ba của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 73 với sự có mặt của đại diện 193 quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc, Chủ tịch Đại hội đồng - bà Maria Fernanda Espinosa Garces đã thông báo về sự ra đi của Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang, đồng thời gửi lời chia buồn sâu sắc tới gia đình của Chủ tịch, Chính phủ và nhân dân Việt Nam, đề nghị đại diện các nước tham dự phiên họp dành một phút mặc niệm cho Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang.

Theo TTXVN, sau phút mặc niệm, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc, Đại sứ Đặng Đình Quý đã phát biểu cảm ơn sự chia sẻ và cảm thông của bạn bè quốc tế đối với những đau thương và mất mát to lớn của nhân dân Việt Nam trước sự ra đi đột ngột của Chủ tịch nước Trần Đại Quang.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã trút hơi thở cuối cùng lúc 10h05 sáng 21/9 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vì căn bệnh hiểm nghèo. Mặc dù được các giáo sư, bác sĩ trong và ngoài nước hết lòng cứu chữa, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước hết sức quan tâm, tạo điều kiện, nhưng ông đã không qua khỏi. Nguồn: TTXVN

Liên Hợp Quốc dành một phút mặc niệm Chủ tịch nước Trần Đại Quang

Quốc tang Chủ tịch nước Trần Đại Quang trong 2 ngàyTIẾP TRANG 1

Quốc hội khóa XIV; Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương.

Đồng chí là Ủy viên Trung ương Đảng các khóa X, XI, XII; Ủy viên Bộ Chính trị các khóa XI, XII; Đại biểu Quốc hội các khóa XIII, XIV.

Do có nhiều công lao đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, đồng chí đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều Huân chương, Huy chương cao quý và Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng.

DANH SÁCH BAN LỄ TANG1. Đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp

hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Trưởng ban Lễ tang.

2. Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

3. Đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

4. Đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư.

5. Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

6. Đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.

7. Đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương.

8. Đồng chí Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương.

9. Đồng chí Tòng Thị Phóng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội.

10. Đồng chí Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ.

11. Đồng chí Phạm Bình Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.

12. Đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ.

13. Đồng chí Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

14. Đồng chí Thượng tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an.

15. Đồng chí Hoàng Trung Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội.

16. Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.

17. Đồng chí Đặng Thị Ngọc Thịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, quyền Chủ tịch nước.

18. Đồng chí Trần Thanh Mẫn, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

19. Đồng chí Thượng tướng Lương Cường, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Tổng Cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam.

20. Đồng chí Nguyễn Văn Nên, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng.

21. Đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

22. Đồng chí Phan Đình Trạc, Bí thư Trung ương

Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương.23. Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Bí thư Trung ương

Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương.

24. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

25. Đồng chí Hoàng Bình Quân, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương.

26. Đồng chí Lê Minh Trí, Ủy viên Trung ương Đảng, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.

27. Đồng chí Mai Tiến Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.

28. Đồng chí Đào Việt Trung, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước.

29. Đồng chí Nguyễn Hạnh Phúc, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.

30. Đồng chí Lê Vĩnh Tân, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ.

31. Đồng chí Lê Thành Long, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

32. Đồng chí Bùi Văn Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

33. Đồng chí Thào Xuân Sùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam.

34. Đồng chí Nguyễn Thị Thu Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.

35. Đồng chí Nguyễn Thị Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình.

36. Đồng chí Thượng tướng Nguyễn Văn Được, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.

37. Đồng chí Lê Quốc Phong, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

THÔNG BÁO LỄ VIẾNG,LỄ TRUY ĐIỆU VÀ LỄ AN TÁNGĐỒNG CHÍ TRẦN ĐẠI QUANGTang lễ đồng chí Trần Đại Quang tổ chức theo nghi

thức Quốc tang.Linh cữu đồng chí Trần Đại Quang quàn tại Nhà tang

lễ quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.Lễ viếng đồng chí Trần Đại Quang bắt đầu từ 7 giờ 00

phút, ngày 26/9/2018, tại Nhà tang lễ quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.

Lễ truy điệu đồng chí Trần Đại Quang tổ chức vào 7 giờ 30 phút, ngày 27/9/2018 tại Nhà tang lễ quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội. Lễ an táng từ 15 giờ 30 phút cùng ngày tại quê hương Chủ tịch nước, xóm 13, xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.

Cùng thời gian này, tại Hội trường Thống nhất Thành phố Hồ Chí Minh và tại Hội trường Uỷ ban Nhân dân huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình cũng tổ chức Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Trần Đại Quang.

Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam sẽ tường thuật trực tiếp Lễ viếng, Lễ truy điệu và Lễ an táng đồng chí Trần Đại Quang tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.

Trong hai ngày Quốc tang (ngày 26 và 27/9/2018), các công sở, các nơi công cộng treo cờ rủ và ngừng các hoạt động vui chơi giải trí.

Page 3: XEM TIẾP TRANG 2 Thu hút doanh nghiệp xuất nhập khẩu về ...baolamdong.vn/upload/others/201809/28814_BLD_ngay_24.9.2018.pdfCƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN

3 THỨ HAI 24 - 9 - 2018KINH TẾ

Hỗ trợ 7.700 liều tinh bò thịt cao sản để phối giống

Trong 2 năm vừa qua, Sở NN&PTNT Lâm Đồng đã triển khai hỗ trợ 7.700

liều tinh bò thịt cao sản kèm theo vật tư để phối giống nhân tạo trên địa bàn 9

huyện Đam Rông, Lâm Hà, Đức Trọng, Đơn Dương, Di Linh, Bảo Lâm, Đạ

Huoai, Đạ Tẻh và Cát Tiên. Các giống bò thịt cao sản được

phối giống nhân tạo gồm Red Sindhi, Brahman, Red Angus, Droughmaster,

BBB, được thực hiện bởi Trung tâm Nông nghiệp 9 huyện vừa nêu. Kết quả

đã sinh sản 420 con bê lai giống thịt cao sản. Trong đó nhiều nhất là giống

Brahman (230 con); còn lại là các giống BBB (65 con), Droughmaster

(60 con); Red Sindhi (40 con) và Red Angus (25 con).

Đáng nói trước đó, Sở NN&PTNT Lâm Đồng đã tổ chức đào tạo cho 50

kỹ thuật viên, tiểu giáo viên về kỹ thuật thực hành thụ tinh nhân tạo, quy trình

quản lý và chăn nuôi hiệu quả các giống bò thịt cao sản nói trên. MẠC KHẢI

Thông qua việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, tận tình giúp đỡ, Chi cục Hải quan Đà Lạt trong nhiều năm nay đã thu hút nhiều doanh nghiệp trong tỉnh về lại Lâm Đồng làm thủ tục xuất nhập khẩu để tăng nguồn thu cho tỉnh.

Sát cánh cùng doanh nghiệpLà một đơn vị trực thuộc Cục Hải quan

Đăk Lăk, Chi cục Hải quan Đà Lạt có nhiệm vụ “thực hiện chức năng quản lý nhà nước”, cụ thể, theo ông Phạm Văn Trung, cán bộ phụ trách công tác cải cách hành chính (CCHC) của Chi cục, là giải quyết thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa cho các doanh nghiệp trên địa bàn Lâm Đồng.

“Lâu nay chúng tôi có đặc thù là hoạt động sâu trong nội địa, Lâm Đồng đâu có biên giới với quốc gia nào xung quanh và chỉ khi gần đây Sân bay Liên Khương có mở các chuyến bay thẳng quốc tế nên chúng tôi mới triển khai thêm một tổ công tác tại đây, để giải quyết thủ tục hải quan cho tàu bay và phương tiện xuất nhập cảnh” - ông Phạm Văn Trung nói.

Một nhiệm vụ rất quan trọng mà Chi cục Hải quan Đà Lạt thực hiện lâu nay, theo ông Trung, chính là việc thu hút thêm doanh nghiệp Lâm Đồng về làm thủ tục xuất nhập khẩu tại tỉnh.

Cũng theo ông Trung, nhiệm vụ này, xuất phát từ một thực tế rằng số doanh nghiệp Lâm Đồng tham gia xuất nhập khẩu khá lớn trong nhiều lĩnh vực, nhất là xuất khẩu nông sản, nhưng nhiều đơn vị lại chọn làm thủ tục hải quan ở tỉnh ngoài, số doanh nghiệp đến làm thủ tục tại Chi cục Hải quan Đà Lạt vẫn còn thấp.

“Việc doanh nghiệp về làm thủ tục không chỉ mang lại nguồn thu cho tỉnh mà nhiệm vụ của chúng tôi là phải hỗ trợ, tạo điều kiện cho cộng đồng doanh nghiệp tại tỉnh rút ngắn được thời gian, chi phí đi lại khi làm thủ tục, đây cũng là sự sát cánh, sự giúp đỡ cụ thể để doanh nghiệp trong tỉnh có điều kiện phát triển hơn tại địa phương mình” - ông Trung cho biết thêm.

Giải pháp căn cơ của Hải quan Đà Lạt lâu nay vẫn là đẩy mạnh công tác CCHC và từ tháng 4/2014 đến nay, Chi cục đã triển khai dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4 tại đơn vị. Cụ thể, đó là hệ thống thông quan điện tử tự động (VNACCS/VCIS) cho hàng hóa xuất nhập khẩu của tỉnh. Tất cả các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong tỉnh có thể thông qua hệ thống này để làm thủ tục ngay tại đơn vị mình.

Đối với các thủ tục liên quan đến hải quan khác thuộc thẩm quyền của Chi cục, từ năm 2016 đến nay, đã giải quyết thông qua hệ thống trực tuyến dịch vụ công cấp độ 3.

Hằng năm Chi cục đã thành lập các tổ

Thu hút doanh nghiệp xuất nhập khẩu về làm thủ tục tại Lâm Đồng

tuyên truyền, cử người hỗ trợ cho các khối thuộc cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa; phân công người phụ trách giúp đỡ các doanh nghiệp làm xuất nhập khẩu lớn của tỉnh. Chi cục cũng thường xuyên phối hợp với các đơn vị hoặc tự tổ chức hội nghị đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp làm xuất nhập khẩu trong tỉnh. Căn cứ trên thực tiễn hoạt động của mình Chi cục cũng tích cực tham gia góp ý xây dựng các văn bản qui phạm pháp luật về hải quan với mục tiêu đơn giản, dễ thực hiện nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu quản lý nhà nước.

Và một nhiệm vụ cũng không kém phần quan trọng khác, đó là việc nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, nhân viên của mình. “Chi cục trong thực thi công vụ luôn yêu cầu mọi người lấy tinh thần và thái độ phục vụ là chính, lấy chuẩn hài lòng của doanh nghiệp làm thước đo cho công việc” - ông Trung nhấn mạnh.

Và những con sốNhờ thúc đẩy mạnh mẽ nên CCHC đã

mang lại hiệu quả rõ rệt cho các hoạt động của Chi cục những năm gần đây.

Nếu như trong năm 2015, toàn tỉnh mới chỉ có 100/244 doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu đến làm thủ tục tại Hải quan Đà Lạt, đến năm 2016, số doanh nghiệp này đã tăng lên 126/261 doanh nghiệp xuất nhập khẩu; năm 2017 là 150/298 doanh nghiệp và trong 8 tháng đầu năm 2018 này đã có 150/263 doanh nghiệp xuất nhập khẩu đến làm thủ tục.

Cùng đó, số hồ sơ đối với hàng hóa xuất nhập khẩu giải quyết dịch vụ cấp độ 4 của Hải quan Đà Lạt cũng tăng mạnh. Cụ thể, năm 2015 chỉ có 8.595 hồ sơ, đến 2016 có 10.172 hồ sơ; năm 2017 có 11.428 hồ sơ và trong 8 tháng đầu 2018 đã có 8.003 hồ sơ được làm thông qua cổng dịch vụ cấp độ 4.

“Đã có 60% số hồ sơ trên được thông quan theo nội dung khai báo, có nghĩa là sau khi khai báo là thông quan, doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm, thời gian thông quan được tính bằng giây” - ông Trung nhấn mạnh.

Hàng hóa xuất khẩu tại Lâm Đồng, theo ông Trung, chủ yếu là nông sản (chè, cà phê, hạt điều, rau, hoa…), khoáng sản, hàng dệt may gia công... Hàng nhập khẩu gồm máy móc thiết bị, vật tư, nguyên liệu phục vụ các dự án nông nghiệp công nghệ cao, chế biến rượu vang, sữa…; 99% đơn vị tham gia xuất nhập khẩu tại Lâm Đồng là doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Trong 3 năm gần đây, kim ngạch xuất nhập khẩu của tỉnh cũng tăng nhanh. Cụ thể, trong năm 2015, kim ngạch xuất nhập khẩu của tỉnh đạt 383 triệu USD; năm 2016 đạt 533 triệu USD; năm 2017 đạt 777 triệu USD và 8 tháng đầu năm 2018 xuất nhập khẩu toàn tỉnh đạt 613 triệu USD, tăng 120% so với cùng kỳ năm trước.

Cùng với việc gia tăng số doanh nghiệp về lại Lâm Đồng làm thủ tục xuất nhập khẩu trên, số thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh cũng tăng theo. Nếu như năm 2015 chỉ thu được 92 tỷ đồng từ công tác xuất nhập khẩu, đến năm 2016 đã thu được 340 tỷ đồng; năm 2017 thu được 459 tỷ và trong 8 tháng đầu năm nay tỉnh đã thu về 331 tỷ đồng từ xuất nhập khẩu; ước tính cả năm nay sẽ đạt mức 480 tỷ đồng.

“Nhiệm vụ của chúng tôi trong thời gian đến vẫn là tăng cường CCHC, nâng cao tinh thần thái độ phục vụ, làm thế nào tốt nhất để rút ngắn thời gian, giảm chi phí cho doanh nghiệp khi làm thủ tục tại đây so với khi đi làm nơi khác, giữ chân được các doanh nghiệp lâu nay, thu hút thêm các doanh nghiệp trên địa bàn về với mình” - ông Trung khẳng định. VIẾT TRỌNG

Làm thủ tục thông quan điện tử tại Chi cục Hải quan Đà Lạt. Ảnh: V.T Chuyển giao 3 đề tài tuyển chọn giống vật nuôi, cây trồng

Sở Khoa học và Công nghệ Lâm Đồng vừa được giao tổ chức chuyển

giao, theo dõi đánh giá 3 đề tài nghiên cứu khoa học đã được nghiệm thu, xếp loại đạt và khá về tuyển chọn giống vật

nuôi, cây trồng trên địa bàn. Cụ thể, chuyển giao 2 đề tài nghiên

cứu về cây trồng là: “Cải tạo và phát triển một số giống hồng nhập nội bổ

sung vào cơ cấu giống hồng tại huyện Lạc Dương” (Viện Bảo vệ thực vật) và “Tuyển chọn một số giống cà phê chè

(coffee Arabica L.) đạt năng suất và chất lượng cao tại Lâm Đồng” (Viện

Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên). Cùng 1 đề tài tuyển chọn

vật nuôi “Nghiên cứu các đặc điểm di truyền phân từ của quần thể bò lai tự nhiên giữa bò tót (Bos gaurus) và

bò nhà (Bos Taurus) ở Vườn quốc gia Phước Bình để tạo cơ sở cho công tác

giống” (Viện Công nghệ sinh học). Định kỳ 6 tháng, 1 năm, các đơn vị chủ

trì chuyển giao 3 đề tài nói trên có trách nhiệm đánh giá, tổng hợp kết quả báo cáo về UBND tỉnh Lâm Đồng. VĂN VIỆT

Vừa qua, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Phạm S cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành đã có buổi làm việc với huyện Đơn Dương về tiến độ thực hiện “Đề án huyện Đơn Dương đạt chuẩn huyện nông thôn mới kiểu mẫu về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo hướng thông minh giai đoạn 2018 - 2025”. Báo cáo tại buổi làm việc, lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện Đơn Dương cho biết, huyện đã tập trung triển khai kế hoạch thực hiện các tiêu chí

về xây dựng 2 xã nông thôn mới kiểu mẫu là xã Lạc Lâm và xã Quảng Lập đến nay đã đạt được nhiều kết quả; trong đó thu nhập bình quân đầu người đạt trên 60 triệu đồng/người/năm và tỷ lệ hộ nghèo gảm xuống dưới 2%. Đặc biệt, đến nay huyện đã chuyển hàng chục ngàn ha đất nông nghiệp sang canh tác rau hoa theo hướng công nghệ cao, nhờ vậy mỗi ha đất trồng rau thương phẩm đạt thu nhập bình quân trên 300 triệu đồng/năm, có những hộ nông

dân đạt doanh thu trên 1 tỷ đồng/ha/năm. Ông Phạm S đã ghi nhận và đánh giá cao về những kết quả mà huyện Đơn Dương đã đạt được trong thời gian qua về chương trình xây dựng huyện nông thôn mới kiểu mẫu, tiếp thu những ý kiến, đề xuất kiến nghị của huyện trong các lĩnh vực về giao thông, thủy lợi, phát triển nền nông nghiệp hữu cơ để báo cáo UBND tỉnh sớm có giải pháp trong thời gian tới.

NGỌC THANH

Sản xuất công nghiệp tăng 7,58%

Theo báo cáo của UBND tỉnh, trong 9 tháng đầu năm 2018, chỉ số sản xuất

ngành Công nghiệp Lâm Đồng có mức tăng trưởng 7,58% so với cùng

kỳ. Trong đó, nổi bật là lĩnh vực khai khoáng tăng 11,16%; chế biến, chế

tạo tăng 9,51%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước, điều

hòa không khí tăng 5,92%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý nước thải tăng 6,73%. Một số sản phẩm chủ

yếu tăng so với cùng kỳ đó là: gạch xây dựng bằng đất nung tăng 57,5%;

phân hỗn hợp tăng 14,7%; alumin tăng 13,7%; hạt điều chế biến tăng 21,6%; sợi tơ tằm các loại tăng 15,8% và rau

quả ướp lạnh tăng 9,2%...Được biết, đây là mức tăng trưởng

khá so với cùng kỳ, song chưa đồng đều giữa các ngành, lĩnh vực.

KHẢI NHIÊN

ĐƠN DƯƠNG: Rau thương phẩm cho thu nhập bình quân trên 300 triệu đồng/ha/năm

Page 4: XEM TIẾP TRANG 2 Thu hút doanh nghiệp xuất nhập khẩu về ...baolamdong.vn/upload/others/201809/28814_BLD_ngay_24.9.2018.pdfCƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN

4 THỨ HAI 24 - 9 - 2018 VĂN HÓA - XÃ HỘI

Đơn Dương bội thuĐể thực sự có chất lượng và hiệu

quả thiết thực, ngay từ quý I của năm 2018, Phó Chủ tịch UBND huyện Lê Hữu Túc đã ký một Kế hoạch tổ chức cấp cơ sở lần thứ 2 và cấp tỉnh lần thứ 14. Nội dung cuộc thi cũng thực hiện theo tinh thần chỉ đạo từ UBND tỉnh về đẩy mạnh hoạt động sáng tạo kỹ thuật tại Văn bản số 1353/UBND-VX1 ngày 17/3/2016 và Kế hoạch của Ban tổ chức lần thứ 14 do Liên hiệp các Hội KHKT tỉnh chủ trì. Đối tượng dự thi có độ tuổi từ 6 tuổi đến 19 tuổi. Kế hoạch cụ thể bằng các nội dung: lĩnh vực dự thi; kinh phí, công tác và thời gian tổ chức; các phần việc của từng cơ quan trực thuộc trong huyện: Phòng Kinh tế và Hạ tầng (Thường trực Hội KHKT huyện), Phòng Giáo dục và Đào tạo, Phòng Tài chính - Kế hoạch, Huyện đoàn, Đài TTTH và các UBND xã, thị trấn.

Khi tôi có mặt tại huyện Đơn Dương vào tháng 9/2018 thì UBND huyện đang tổ chức khen thưởng cho các cá nhân thanh thiếu niên, nhi đồng đạt thành tích học tập, rèn luyện và sáng tạo. Trong đó, có Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng lần thứ 14 mà huyện Đơn Dương đã bội thu. Sáng ngày 21/9, Văn phòng Liên hiệp các Hội KHKT tỉnh Lâm Đồng cho tôi biết tin vui, giải đặc biệt của huyện Đơn Dương đã đoạt giải nhất trung ương cùng với 2 giải khuyến khích của thành phố Đà Lạt.

Anh Lê Bảo Chân - chuyên viên Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện cho biết cụ thể: Toàn tỉnh có 1 giải đặc biệt, 3 giải nhất, 8 giải nhì, 11 giải ba và 21 giải khuyến khích. Riêng huyện Đơn Dương dẫn đầu với 5 giải pháp đoạt giải cấp tỉnh. Giải đặc biệt với đề tài “Nghiên cứu sản xuất màng sinh học từ phế phẩm tơ tằm chiếu xạ để bảo quản trái dâu

Lan tỏa sáng tạo trong thế hệ trẻ từ cuộc thi

tây” của tác giả Lê Nguyễn Hoàng Ngân, sinh ngày 25/8/2001, học sinh lớp 11 Trường THPT Đơn Dương; 2 giải nhì là: “Sử dụng năng lượng mặt trời, tự cảm biến độ ẩm trong kệ cây trồng ở hộ gia đình” của nhóm tác giả Nguyễn Hạ Thi, sinh ngày 2/5/2004 và Lê Đại Hòa, sinh ngày 26/7/2004 cùng học sinh lớp 8 Trường THCS Thạnh Mỹ và “Mạch điện thông minh trong lớp học” của tác giả Nguyễn Danh Trung, sinh ngày 22/10/2011, học sinh lớp 11 Trường THPT Đơn Dương. Hai giải khuyến khích là “Thiết kế hồ bạt theo hướng phòng tránh đuối nước ở trẻ em và tăng độ bền của bạt phủ” của tác giả Thái Thị Anh Thư, sinh ngày 26/3/2003, học sinh lớp 9 Trường THCS Đinh Tiên Hoàng và

“Tận dụng các thiết bị còn sử dụng được để chế tạo thiết bị điều khiển tưới tự động dựa vào độ ẩm của đất và tự động cung cấp nhiệt dựa vào nhiệt độ không khí” của tác giả Trương Quang Huy, học sinh lớp 12 Trường THPT Hùng Vương. Những đề tài tuy chưa đoạt giải cấp tỉnh nhưng cũng chứng minh được bước đầu sự làm việc nghiêm túc, công phu và có trách nhiệm của thế hệ trẻ huyện Đơn Dương.

Sáng tạo và nhân văn Lật tập đề tài nghiên cứu đoạt

giải đặc biệt của tỉnh và giải nhất trung ương của nữ học sinh Lê Nguyễn Hoàng Ngân tôi thực sự ấn tượng, từ trình bày, bố cục đến phương pháp nghiên cứu khoa học

rất bài bản. Thú vị là ngay sau trang “Phiếu đăng ký tham dự cuộc thi” theo mẫu đầu tiên là các trang được đặt nghiêm túc, trân trọng về “Lời cam đoan”; “Lời cảm ơn”; trang “Mục lục” rất chi tiết đến từng luận điểm, luận cứ, tài liệu tham khảo... và trang “Danh mục các bảng”, “Danh mục các hình”. Tác giả ghi rõ: “cam đoan đề tài nghiên cứu là công trình nghiên cứu của tôi và bạn Phan Lê Thảo Phương dưới sự hướng dẫn của cô Nguyễn Thị Thanh Nga, thầy Nguyễn Duy Hạng, thầy Nguyễn Trọng Hoành Phong. Các số liệu và kết quả trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác”. Tác giả cũng gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy

cô giáo nhà trường cũng như Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt đã giúp đỡ hướng dẫn tận tình để đề tài thành công. Đây là những điều thực sự rất đáng trân trọng về đạo đức của người nghiên cứu khoa học và về thái độ ứng xử nghiêm túc trong học thuật của thế hệ trẻ.

Với mục tiêu, ý nghĩa, nhiệm vụ, giới hạn và các cơ sở lý thuyết, cơ sở thực tiễn mà đề tài xác định, tác giả Lê Nguyễn Hoàng Ngân và các cộng sự đã đi đến đích thành công như mong đợi. Đó là việc tạo chế phẩm màng fibroin kén tơ tằm thải bằng phương pháp chiếu xạ gamma thay thế phương pháp hóa học, sử dụng nguồn nguyên liệu có tại Lâm Đồng. Với hướng tiếp cận này, góp phần bảo vệ sức khỏe con người theo hướng thân thiện với môi trường. Việc xây dựng quy trình công nghệ chế tạo màng cũng đơn giản, tiết kiệm năng lượng và tính khả thi cao. Đồng thời, theo phân tích tính toán của nhóm nghiên cứu, đề tài còn đem lại chi phí giá thành rẻ; hiệu quả kinh tế từ sản xuất quả dâu tây thu được lợi nhuận cao hơn các phương pháp không xử lý màng fibroin bằng con số cụ thể là 2.100.000 đồng sau 7 ngày. Đề tài cũng xác định tiếp tục nghiên cứu, đánh giá hiệu quả với quy mô lớn hơn và ứng dụng trên các loại trái cây khác.

Kết thúc bài ghi nhận này, chúng tôi đã đồng cảm xúc với ông Lê Hữu Túc - Phó Chủ tịch UBND huyện Đơn Dương, đó là sự thành công của sức lan tỏa từ một cuộc thi rất ý nghĩa. Sự lan tỏa bằng khơi dậy sức sáng tạo của thế hệ trẻ để làm chủ sự nghiệp xây dựng kiến thiết đất nước. Cuộc thi đồng thời ươm những hạt giống tốt về phương châm sống có ích đối với sự tiến bộ xã hội của một thế hệ tương lai: Sáng tạo và Nhân văn.

MINH ĐẠO

Tôn vinh các tác giả trẻ tham gia cuộc thi sáng tạo ở Đơn Dương. Ảnh: M.Đạo

Phó Chủ tịch UBND huyện Đơn Dương Lê Hữu Túc chia sẻ với tôi: Một trong những hoạt động của thế hệ trẻ có tính lan tỏa rất tốt chính là “Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng” các cấp từ huyện, tỉnh đến Trung ương tổ chức. Với huyện Đơn Dương năm nay, tham gia 10/44 giải pháp cấp tỉnh, đã đoạt 5 giải, trong đó đoạt duy nhất giải đặc biệt, đồng thời là giải nhất Trung ương.

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa tổ chức hội nghị tại TP Đà Lạt triển khai hoạt động cảnh báo nhanh và phân tích nguy cơ an toàn thực phẩm (ATTP) khu vực Tây Nguyên. Theo đó, nhóm thực phẩm nước uống đóng chai và đá thực phẩm có nguy cơ ô nhiễm vi sinh vật nhiều nhất.

Kết quả tiếp nhận, xử lý thông tin về sự cố ATTP ghi nhận từ năm 2007-2017, cả nước

xảy ra 1.960 vụ ngộ độc thực phẩm (NĐTP) với 56.282 người mắc, 394 người chết, 51.200 người đi viện. Trung bình hàng năm cả nước xảy ra 178 vụ NĐTP, với 5.116 người mắc, 35 người chết và 4.654 người nhập viện điều trị. Thống kê 8 tháng đầu năm 2018, cả nước xảy ra 52 vụ NĐTP làm 1.300 người mắc, 1.047 người đi viện và 11 người tử vong.

Trong quá trình bảo đảm ATTP,

Cảnh báo nhanh và phân tích nguy cơ an toàn thực phẩm

phòng chống NĐTP và bệnh truyền qua thực phẩm, các cơ quan chức năng của Trung ương và địa phương đã tổ chức thực hiện hoạt động giám sát mối nguy ô nhiễm thực phẩm định kỳ và đột xuất. Tại Bộ Y tế, Cục ATTP đã phối hợp với các viện chuyên ngành và các địa phương thực hiện giám sát mối nguy ô nhiễm thực phẩm định kỳ, các nghiên cứu đánh giá nguy cơ ô

nhiễm đối với một số thực phẩm.Trong thời gian qua, Cục ATTP

đã giám sát và phát hiện tình trạng ô nhiễm thực phẩm trên các loại thực phẩm. Hoạt động giám sát đã phát hiện khá nhiều các vi phạm gây ô nhiễm thực phẩm nhưng nhìn chung quy mô ảnh hưởng thường khu trú (do các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm của cả nước chủ yếu nhỏ lẻ chiếm 70 -75%). Căn cứ theo mức

độ ảnh hưởng, nguy cơ ảnh hưởng, nguyên nhân gây ô nhiễm, thực phẩm ô nhiễm đã được xử lý và áp dụng các biện pháp kiểm soát ATTP.

Các mối nguy thường gặp phải là do vi phạm các quy định về đảm bảo vệ sinh ATTP, sử dụng các hoạt chất trong nuôi trồng, chăn nuôi và sử dụng phụ gia thực phẩm trong bảo quản, chế biến thực phẩm. Tình trạng ô nhiễm thực phẩm trong thời gian qua đã gây ngộ độc cấp tính, tuy chưa làm gia tăng số vụ, số người mắc NĐTP nhưng nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe lâu dài là có thật nếu không được kiểm soát kịp thời và hiệu quả.

Theo thống kê của Cục ATTP từ đầu năm đến nay qua báo cáo

chưa đầy đủ của các địa phương về giám sát mối nguy ATTP, có 2.566 mẫu thực phẩm đã được giám sát, trong đó có 80 mẫu thực phẩm sàng lọc. Kết quả phát hiện thực phẩm không đảm bảo ATTP do nhóm vi sinh vật: tỉ lệ mẫu thực phẩm bị nhiễm Coliforms là nhiều nhất chiếm 15%, tiếp đến là Escherichia coli 14,7%; nhiễm Pseudomonas aeruginosa 2,5%; không ghi nhận mẫu thực phẩm bị nhiễm tổng số bào tử nấm men nấm mốc và tổng số vi sinh vật hiếu khí. Thực phẩm không đảm bảo ATTP do nhóm hóa chất gồm: tỉ lệ mẫu thực phẩm vượt ngưỡng Cyclamate chiếm cao nhất 10%, tiếp theo là methanol 9,3%; Foocmon 4,4%; không ghi nhận trường hợp mẫu thực phẩm nhiễm Hypochorit, Nitrit và Natri benzoate.

Nhằm tăng cường công tác giám sát, kiểm soát mối nguy từ thực phẩm, đưa ra các cảnh báo giúp cho các nhà quản lý thực hiện tốt công tác đảm bảo ATTP trên địa bàn Tây Nguyên,... XEM TIẾP TRANG 8

Kiểm tra ATTP tại cơ sở bánh Liên Hoa. Ảnh: A.Nhiên

Page 5: XEM TIẾP TRANG 2 Thu hút doanh nghiệp xuất nhập khẩu về ...baolamdong.vn/upload/others/201809/28814_BLD_ngay_24.9.2018.pdfCƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN

5 THỨ HAI 24 - 9 - 2018

NHÂN NGÀY DÂN SỐ THẾ GIỚI 11/7

GƯƠNG SÁNG ĐỜI THƯỜNG

VĂN HÓA - XÃ HỘI

Đại học Yersin Đà Lạtđào tạo thêm ngànhDược học

Năm học 2018-2019, ngoài 12 ngành đào tạo từ trước đến nay,

Trường ĐH Yersin Đà Lạt đào tạo thêm ngành Dược học. Đây là ngành mới của trường, với thời gian đào tạo

5 năm. Ngành học này đào tạo những môn từ cơ bản đến nâng cao, đi sâu vào chuyên môn và thực hành tay nghề

thực tế giúp sinh viên nắm rõ các phương thuốc, hiểu rõ trách nhiệm

của mình đối với người bệnh để công tác chăm sóc sức khỏe đạt hiệu

quả cao nhất. Theo học ngành Dược, sinh viên

được trau dồi kiến thức chuyên môn kết hợp với thực hành thực tế tại các

bệnh viện và được rèn luyện kỹ năng trở thành dược sĩ. Năm học đầu tiên tuyển sinh ngành Dược, Trường DH

Yersin Đà Lạt có 50 tân sinh viên trúng tuyển.

TUẤN HƯƠNG

Hơn 5.500 người cao tuổi tham gia công tác xã hội

Theo Ban đại diện Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh Lâm Đồng, toàn tỉnh hiện có 5.505 NCT tham gia

công tác xã hội với vai trò là Bí thư, Phó Bí thư chi bộ thôn, tổ dân phố;

Tổ trưởng, Tổ phó dân phố; Trưởng thôn, Phó thôn; Trưởng, Phó ban

công tác Mặt trận; Tổ trưởng Tổ an ninh nhân dân; Trưởng ban Thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư

cộng đồng; Chi hội trưởng các đoàn thể; Tổ hòa giải cơ sở; làm công tác

khuyến học, khuyến tài...Bình quân trên 90% gia đình NCT đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa”. Hiện toàn tỉnh có 12 Ban đại diện

Hội NCT huyện, thành phố; 147 tổ chức hội cơ sở; 1.561 chi hội với gần 83 ngàn hội viên/hơn 96 ngàn NCT,

tỷ lệ 86%.VIỆT HÙNG

Tôi có đọc được ở đâu đó, quan niệm của báo chí hiện đại: “Đấu tranh chống các tệ nạn xã hội

và tố cáo những hành vi sai trái là một nhiệm vụ của báo chí, nhưng đó không phải là nhiệm vụ duy nhất. Báo chí phải làm cho người dân thấy cuộc đời này, xã hội này là đáng sống! Và các nhà báo phải ý thức được điều đó và coi quan niệm này như là một tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp”.

Khái niệm đó với Văn Quang có lẽ rất hợp. Bởi anh luôn xác tín, lòng tốt và những điều thiện nghĩa trong cuộc sống này luôn tồn tại ở dạng nhiều.

Nói anh là phóng viên chuyên “săn” giải thưởng cũng đúng, bởi không thể đếm hết những tác phẩm mà anh đạt được trong rất nhiều giải thưởng, từ thấp đến cao, từ trung ương đến địa phương. Nhưng còn điều gì để anh tiếc nuối... “Thật tình mà nói, tôi luôn hài lòng với tất cả những tác phẩm báo chí đã có giải từ ngày bước chân vào nghề. Nhưng thú thật, đôi khi cũng tiếc nuối, lắm lúc tự trách mình bởi sự thiếu thấu đáo hay chưa đi hết cái ngữ nghĩa của sự tận cùng. Có những lúc, vì nhiều lý do mà sản phẩm của mình chỉ dừng lại ở chuyện nêu vấn đề hay vô số những lý giải mà chưa thỏa mãn những gạch đầu dòng do chính mình đặt ra cũng như sự kỳ vọng của công chúng”.

“Sao chưa đủ ngữ nghĩađể đi đến sự tận cùng”

Câu tự vấn nghe đến xót lòng của anh khiến ai đó vô tình đọc được, sẽ nghĩ rằng anh đang buông xuôi, thở dài bế tắc trong vật lộn áo cơm của nghề “phu chữ”. Nhưng ở làng báo Lâm Đồng, không nhất thiết phải đủ gần mới hiểu, với nhà báo Văn Quang (Đài PTTH Lâm Đồng) trong mỗi hành trình đến - đi của mình để gần hơn những mảnh đời cơ cực, những làng quê xa xôi và nghèo đói, hành trang anh mang theo đều đầy ắp hy vọng. Bởi anh luôn tin, lòng tốt vẫn còn hiện hữu thật nhiều trong cuộc sống.

Trái với lẽ thường tình, sự mâu thuẫn luôn là động lực để anh nạp thêm năng lượng, khát khao để thấy mình khỏe hơn, đi được nhiều hơn, dù đôi lúc bước chân ấy cũng đã có phần mỏi mệt, thời gian cũng đã lấy đi rất nhiều thanh xuân với những thất thường của tuổi tác.

Cũng giống như hài lòng và tiếc nuối, Văn Quang có thể vun vén cho đời sống của mình tốt hơn nếu như anh chịu khó cày ải “trên cánh đồng chữ nghĩa”. Có thể bớt đi điếu thuốc, tách cà phê buổi sáng, hay vắng những ly rượu mạn đàm tâm giao, nhưng với anh những mảnh đời cơ cực ngoài kia, chỉ cần con chữ của anh có thể cho họ niềm vui, hay một cuộc sống khả dĩ hơn, dù mất đi rất nhiều thời

gian cũng khiến anh hạnh phúc.Như anh từng chia sẻ: “Cô ơi

cho con học với!”, Tác phẩm phát thanh không lời bình này có thời lượng dưới 5 phút, dù không tốn nhiều công sức, nhưng đã phải mất gần 3 năm mới có thể hoàn thành sản phẩm.

“Bởi tôi trót yêu 5 đứa nhỏ con nhà nghèo không có tiền đến trường, sống trong ngôi nhà dựng tạm bằng mấy tấm tôn cũ người đời vứt bỏ. Khi phóng sự được phát sóng, 5 đứa trẻ ấy đã có nơi trú ngụ trong một ngôi nhà ấm áp được dựng lên bằng tình thương của cộng đồng, của sự hảo tâm của những tấm lòng gần xa. Tụi nhỏ bây giờ đã lớn, đứa nào cũng học cao đẳng, đại học, có vợ, có chồng, thi thoảng lại gọi điện hỏi

thăm”. Có lẽ đó là một trong những lý do khiến nhiều người thấy anh có được sự hồn nhiên trở lại trên gương mặt vốn nhiều đăm chiêu, sạm màu thời gian.

Gắn bó và đồng hành với người nghèo của mảnh đất Nam Tây Nguyên từ khi mới vào nghề, nên không có gì lạ khi anh là “người thân” của chương trình “Vòng tay nhân ái”. Hơn 10 năm nay, anh như người lái đò, chở nặng ân tình tấm lòng của bạn nghe và xem đài gần xa đến với những phận người cơ cực, chịu nhiều thiệt thòi, giúp họ vơi đi nỗi buồn, có thêm chút niềm vui, bởi anh biết rằng “Bầu ơi thương lấy bí cùng” vẫn luôn hiện hữu trong cuộc sống này.

TUẤN LINH

Nhà báo Văn Quang (giữa) tại Lễ trao Giải Báo chí tỉnh Lâm Đồng năm 2017.

Bổ nhiệm Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt

Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt vừa tổ chức lễ công bố quyết định bổ nhiệm Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng

nhiệm kỳ 2018-2023. Theo đó, ông Huỳnh Linh Bảo

- nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng theo Quyết

định số 1788/QĐ-UBND và bà Nguyễn Thị Phương Thảo - nguyên

Trưởng khoa Bộ môn chung được bổ nhiệm làm Phó Hiệu trưởng theo Quyết định số 1789/QĐ-UBND của UBND tỉnh ngày 10/9/2018, nhiệm

kỳ giữ chức vụ 2018-2023.VIỆT HÙNG

Ông Phan Văn Đa - Phó Chủ tịch UBND tỉnh trao quyết định bổ nhiệm Hiệu trưởng

và Phó Hiệu trưởng Trường CĐSP Đà Lạt.

Trại sáng tác văn học nghệ thuật các DTTS Việt Nam tại Đà LạtTừ 19/9 - 2/10/2018, tại Nhà

sáng tác Đà Lạt, Hội VHNT các dân tộc thiểu số (DTTS) Việt Nam đã tổ chức trại sáng tác với sự tham dự của 15 văn nghệ sĩ (gồm 12 nhà văn, nhà thơ, 3 nghệ sĩ nhiếp ảnh), trong đó nhiều tác giả

là người DTTS đã sáng tạo nhiều tác phẩm văn học có giá trị như: Y Phương, Hoàng Quảng Uyên, Lộc Bích Kiệm..., còn lại là các tác giả dành tâm huyết cho mảng đề tài miền núi và có nhiều tác phẩm viết về DTTS.

Trại sáng tác nhằm tạo điều kiện cho các văn nghệ sĩ thâm nhập thực tế, trao đổi kinh nghiệm sáng tác giữa các vùng miền, tiếp cận thực tiễn sáng tạo mới. Thời gian ở trại không nhiều, nhưng mảnh đất và con người Đà Lạt - Lâm Đồng,

đặc biệt là đời sống vật chất tinh thần của đồng bào các dân tộc bản địa ở đây sẽ là nguồn cảm hứng để các văn nghệ sĩ sáng tạo nên nhiều tác phẩm chất lượng cao về cả nội dung tư tưởng và nghệ thuật biểu đạt. QUYNH UYÊN

Thực hiện Đề án 939 của Chính phủ về hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025, từ đầu năm đến nay, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) TP Bảo Lộc đã phối hợp với các đơn vị như Trung tâm Khuyến công tỉnh Lâm Đồng, Trung tâm Nông nghiệp TP Bảo Lộc tổ chức tập huấn về khởi sự kinh doanh và ứng dụng khoa học

kỹ thuật chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, phòng chống dịch bệnh ở gia súc, gia cầm, sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật cho gần 1.000 cán bộ, hội viên phụ nữ các chi, tổ hội tham gia.

Hội LHPN thành phố cũng đã tổ chức phát động “Ngày phụ nữ khởi nghiệp” và xây dựng kế hoạch triển khai hoạt động khởi

nghiệp trong toàn thể cán bộ, hội viên phụ nữ. Có 15 ý tưởng khởi nghiệp về lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, chăm sóc sức khỏe, làm đẹp, sản xuất, kinh doanh trà, cà phê, lụa tơ tằm tham gia; trong đó, 3 ý tưởng đạt giải cấp tỉnh, 1 ý tưởng khởi nghiệp (sản xuất tinh bột nghệ và mỹ phẩm chiết xuất từ củ nghệ trắng rừng)

được Hội LHPN tỉnh chọn dự thi cấp quốc gia và được đánh giá cao về tính khả thi.

Cũng với chương trình hỗ trợ hội viên làm kinh tế, hội LHPN thành phố đã tổ chức trao bò giống, gà giống và các vật sinh kế là xe nước mía, xe bánh mì giúp hội viên phụ nữ nghèo sản xuất, ổn định cuộc sống. BÍCH HỒNG

Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Bảo Lộc đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ hội viên khởi nghiệp

Nhà báo Văn Quang.

Page 6: XEM TIẾP TRANG 2 Thu hút doanh nghiệp xuất nhập khẩu về ...baolamdong.vn/upload/others/201809/28814_BLD_ngay_24.9.2018.pdfCƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN

6 THỨ HAI 24 - 9 - 2018 ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT

Một ngày xử lý 12 đơn thư khiếu nại

Tổng hợp kết quả tiếp công dân ngày 15/9 vừa qua cho biết, Hội đồng tiếp công dân và Ban tiếp công dân tỉnh Lâm Đồng tiếp nhận và xử lý 12 trường hợp đơn thư khiếu nại, trong đó có 6 đơn thư đông người.

Cụ thể, Hội đồng tiếp công dân tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo Văn phòng UBND tỉnh nghiên cứu, đề nghị giải quyết 1 trường hợp khiếu nại về công chứng hợp đồng bán đấu giá, thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại phường B’Lao, Bảo Lộc. Đồng thời sẽ gửi văn bản đôn đốc UBND huyện Lâm Hà phối hợp với Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng điện Long Hội khẩn trương chi trả bồi thường, hỗ trợ công lao động đào ao cho các hộ thôn Hang Hớt, xã Mê Linh.

Còn lại 10 trường hợp khiếu nại, Ban tiếp công dân tỉnh Lâm Đồng tiếp nhận đơn thư và chuyển các cơ quan thẩm quyền giải quyết, nội dung tập trung chủ yếu về thu hồi đất, giải tỏa, đền bù, tranh chấp…

MẠC KHẢI

Xuất hiện nhiều chất gây nghiện mới

Ông Nguyễn Hoành Thứ, Chi Cục trưởng Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội tỉnh cho biết, trên địa bàn Lâm Đồng hiện nhiều chất gây nghiện mới đang hoành hành. Các chất gây nghiện mới như Shisha, tem giấy, bóng cười, nấm thức thần, cỏ mỹ… chưa có trong danh mục quy định của Chính phủ đang được mua bán, sử dụng phổ biến trong cộng đồng gây khó khăn cho cơ quan chức năng. Cùng với việc phổ biến các chất gây nghiện mới, tuổi sử dụng chất gây nghiện ngày càng trẻ hóa, là vấn đề nghiêm trọng cho việc quản lý, xử lý tệ nạn ma túy trên địa bàn tỉnh. D.QUỲNH

ĐẠ TẺH: Bắt đối tượng truy nã lẩn trốn 28 năm

Công an huyện Đạ Tẻh cho biết, đơn vị vừa tiến hành bắt một đối tượng truy nã sau 28 năm lẩn trốn.

Đối tượng bị bắt là Chu Lâm Châu, SN 1959, trú tại Thôn 7, xã Mỹ Đức, huyện Đạ Tẻh hiện đang giữ vị trí Phó Giám đốc phụ trách sản xuất của một công ty cao su trên địa bàn xã. Theo tài liệu điều tra, vào năm 1990, Chu Lâm Châu đang chấp hành án tại Trại giam An Phước, Cục V26, Bộ Công an về hành vi lái xe gây tai nạn chết người, lợi dụng thời gian lao động cải tạo đối tượng đã bỏ trốn đến sinh sống ở nhiều nơi và cùng người vợ thứ 2 chuyển đến ở Đạ Tẻh từ năm 2013.

Qua công tác quản lý địa bàn, Công an huyện Đạ Tẻh đã xác định Châu chính là đối tượng đang bị cơ quan công an truy nã từ năm 2006, đồng thời tiến hành bắt giữ và bàn giao cho Trại giam An Phước để điều tra, xử lý theo thẩm quyền.

LÊ TIẾN

Quyết liệt hơn trong nhiệm vụ quản lý và bảo vệ rừngVừa qua, tại huyện Lâm Hà, hội nghị sơ

kết tình hình thực hiện công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng (QLBV&PTR) 9 tháng đầu năm 2018 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng bàn phương hướng nhiệm vụ các tháng còn lại của năm do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm S chủ trì hội nghị và tham dự có đại diện các sở, ngành liên quan, các địa phương trong tỉnh. Theo báo cáo, 9 tháng đầu năm 2018, toàn tỉnh đã giảm 660 vụ vi phạm Luật BV&PTR so cùng kỳ năm 2017; diện tích thiệt hại do phá rừng là hơn 45 ha, khối lượng lâm sản thiệt hại hơn 2.500 m3. Cơ quan chức năng đã xử lý 562 vụ, tịch thu 863.000 m3 gỗ; thu nộp

ngân sách gần 4 tỷ đồng. Trên địa bàn tỉnh đã có 242 vụ lấn chiếm gần 78 ha đất rừng…

Cũng trong 9 tháng, một số vụ vi phạm nổi cộm là: phá rừng trái pháp luật trên địa bàn huyện Lâm Hà; khai thác rừng trái phép tại huyện Đam Rông; 2 vụ cất, giữ lâm sản trái với các quy định của Nhà nước tại Đức Trọng; phá rừng trái pháp luật tại khoảnh 6, TK 562, xã Đạ Pal, huyện Đạ Tẻh và một số vụ khác trên địa bàn huyện này; phá rừng tại xã Bình Thạnh, huyện Đức Trọng; khai thác rừng trồng trái phép tại huyện Đạ Huoai v.v… Các địa phương để xẩy ra nhiều vụ phá rừng là Lâm Hà, Đam Rông, Đạ Tẻh và Đức Trọng.

Kết luận hội nghị, ông Phạm S ghi nhận những nỗ lực của các cấp, các ngành trong công tác QPBVR; đồng thời, đề nghị các cấp, các ngành cần tiếp tục tổ chức thực hiện quyết liệt, có hiệu quả Chỉ thị số 13 của Ban Bí thư Trung ương và các văn bản liên quan. Mặt khác, giải quyết hồ sơ liên quan đến việc xử lý diện tích rừng bị mất, kiên quyết xử lý các đối tượng vi phạm; thực hiện tốt biện pháp lâm sinh; tăng cường công tác tuần tra truy quét, phối hợp xử lý đối tượng vi phạm pháp luật kịp thời; nâng cao hơn nữa trách nhiệm của chủ rừng…

MINH ĐẠO

Thời gian qua, liên tiếp các cuộc đánh cắp tiền qua tài khoản ngân hàng, trang mạng xã hội facebook, điện thoại... đã khiến người dân hoang mang. Rất nhiều giải pháp được cơ quan chức năng nêu ra, trong đó quan trọng nhất là người dân phải nêu cao cảnh giác, có biện pháp phòng ngừa để hạn chế tình trạng trên.

Cảnh giác với tội phạm sử dụng công nghệ cao

Các đại biểu góp ý về các dự án Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước, Luật An ninh mạng nhằm hạn chế tội phạm sử dụng công nghệ cao để trình Quốc hội. Ảnh: N.Thu

BẢO LỘC: Trên 470 nghìn lượt khách đến du lịch Tin từ Phòng Văn hóa Thông tin thành phố

Bảo Lộc cho biết, 9 tháng đầu năm 2018, đã tiến hành thẩm định 3 cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố với hạng đề nghị 2 sao và cơ bản đáp ứng theo tiêu chuẩn Tổ chức

lớp sơ cấp nghề nghiệp vụ lễ tân và nghiệp vụ kỹ thuật pha chế đồ uống cho hơn 50 học viên đến từ các khách sạn, nhà hàng trên địa bàn thành phố.

Được biết, 9 tháng đầu năm 2018, lượng

khách đến thành phố Bảo Lộc tham quan và lưu trú đạt trên 470 nghìn lượt, tăng 4,4% so với cùng kỳ; số ngày lưu trú bình quân của khách đạt trên 1,15 ngày/ khách.

LHT

Theo thống kê của ngành Công an, nổi lên thời gian qua là tình trạng trộm cắp, mua bán thông tin thẻ tín dụng để làm giả thẻ thanh toán dịch

vụ rút tiền qua máy ATM hoặc mua hàng hóa tiếp tục diễn biến phức tạp. Các đối tượng triệt để lợi dụng những sơ hở trong công tác đảm bảo an ninh, an toàn hoạt động của máy ATM để thực hiện hành vi trộm cắp dữ liệu thẻ của khách hàng. Nhiều vụ việc xảy ra mất tiền trong tài khoản liên quan đến khách hàng của Agribank khi một số khách hàng không thực hiện giao dịch nhưng bị trừ tiền trong tài khoản. Rà soát điều tra của cơ quan chức năng qua lịch sử giao dịch tại các cây ATM, bước đầu xác định các cây ATM bị lắp đặt thiết bị Skimmer là một hình thức đánh cắp thông tin thẻ tín dụng bằng một thiết bị nhỏ. Khi thẻ của người dùng bị quẹt qua “skimmer”, tạm gọi là một đầu đọc thẻ, thiết bị sẽ ghi nhận lại tất cả dữ liệu có trong dải từ của thẻ, ví dụ như số thẻ, ngày hết hạn, tên chủ thẻ. Kẻ gian sẽ trích xuất dữ liệu từ skimmer ra, sau đó dùng để mua hàng online hay nạp vào một thẻ giả khác để đem đi rút tiền hoặc cà thẻ mua sắm tại các cửa hàng. Nhiều kẻ thì đem data đi bán trên mạng.

Đáng lưu ý, ngành công an đã phát hiện tình trạng khách du lịch nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam, thực hiện giao dịch bằng các thẻ nội địa do ngân hàng nước ngoài phát hành (máy chấp nhận thanh toán thẻ không dây, có thể sử dụng ở bất kỳ vị trí nào chỉ với một chiếc sim điện thoại 3G), không qua hệ thống ngân hàng và trung gian thanh toán Việt Nam, ảnh hưởng đến an ninh tiền tệ quốc gia.

Ngoài ra, còn có tình trạng một số đối tượng sử dụng dịch vụ cuộc gọi thoại trên nền Internet (VoIP) giả danh các cơ quan pháp luật như công an, tòa án, viện kiểm

sát… để gọi điện cho người dân đe dọa, nhắc nợ cước viễn thông hoặc vi phạm pháp luật, sau đó yêu cầu nạn nhân chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng của chúng để chiếm đoạt. Tình trạng này diễn ra ở rất nhiều địa phương, trong đó có Lâm Đồng. Vào khoảng tháng 5 năm 2018, Cục Cảnh sát hình sự phá chuyên án 418T “Đấu tranh nhóm đối tượng có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua dịch vụ gọi VoIP”. Cơ quan cảnh sát điều tra tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố 8 bị can theo điều 174 Bộ luật Hình sự, ra quyết định tạm giam 7 đối tượng, trong đó có 3 đối tượng là người Đài Loan, Trung Quốc.

Hoạt động lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên mạng xã hội Facebook, Zalo, Viber… diễn biến phức tạp, nổi lên là tình trạng người nước ngoài câu kết với một số người Việt Nam tiến hành làm quen với người bị hại, tạo lòng tin, hứa gửi tiền, quà tặng có giá trị, sau đó giả mạo nhân viên hải quan gọi điện yêu cầu nạn nhân chuyển tiền làm các thủ tục thông quan để chiếm đoạt. Ngoài ra, còn hình thành một số tụ điểm tội phạm sử dụng công nghệ cao chuyên lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức nhắn tin thông báo trúng thưởng qua mạng xã hội.

Về hoạt động kinh doanh theo mô hình đa cấp dù được các cơ quan chức năng tập trung quản lý, giám sát nhưng vẫn diễn biến phức tạp. Các đối tượng lợi dụng hoạt động bán hàng đa cấp để chiếm đoạt với nhiều phương thức, thủ đoạn mới hết sức tinh vi như: lập

Website để tổ chức huy động vốn trả lãi suất cao nhằm chiếm đoạt tài sản, hoặc lợi dụng hoạt động từ thiện để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Lập và tạo ra nhiều sàn giao dịch các loại tiền điện tử hoạt động theo mô hình đa cấp như: Onecoin, Bitcoin, Ilcoin, Gemcoin…để thu hút các nhà đầu tư nhằm chiếm đoạt tài sản hoặc kinh doanh tiền điện tử trái phép để rửa tiền, ship hàng, trả tiền cá độ bóng đá… Cụ thể, theo cơ quan Công an cho biết vụ Nguyễn Hữu Tiến và đồng phạm thành lập website Otcmax.vn quảng cáo kêu gọi đầu tư dự án với lợi nhuận cao 1,8%/ngày và đầu tư tiền ảo Vncoins với lợi nhuận 2,5%/ngày, đã chiếm đoạt hơn 200 tỷ đồng của 6.000 người. Hoặc như dư luận vừa qua có phản ánh vụ Hợp tác xã đào tiền ảo Sky Mining với thủ đoạn quảng cáo là công ty đào tiền ảo lớn nhất Việt Nam kêu gọi nhà đầu tư mua máy đào tiền ảo với hứa hẹn sau 12 tháng sẽ trả lại vốn và lãi lên đến 300% mức đầu tư, đã chiếm đoạt trên 300 tỷ đồng của nhà đầu tư.

Cảnh báo của cơ quan chức năng đưa ra cho người dân hiện nay đó là các cơ quan, doanh nghiệp, người dân cần phải nâng cao ý thức phòng ngừa, cảnh giác với những chiêu trò lừa đảo qua mạng xã hội, trên Internet. Cần chú trọng đầu tư công tác bảo mật cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin, tăng cường công tác an ninh mạng, an toàn mạng. Đồng thời, khuyến khích người dân nêu cao trách nhiệm, tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống loại tội phạm sử dụng công nghệ cao này. NGUYỆT THU

Page 7: XEM TIẾP TRANG 2 Thu hút doanh nghiệp xuất nhập khẩu về ...baolamdong.vn/upload/others/201809/28814_BLD_ngay_24.9.2018.pdfCƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN

7 THỨ HAI 24 - 9 - 2018TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

Vụ việc xảy ra tại khu vực dự án Khu trung tâm giải trí du lịch, hội nghị cao cấp ở

khu vực hồ Tuyền Lâm (TP Đà Lạt), do Công ty Cổ phần Đầu tư Lan Anh Đà Lạt làm chủ đầu tư. Tại đây, chủ đầu tư dự án đã cho xây dựng một kè bê tông cốt thép dài khoảng 48 m, cao từ 2 đến 4 m, ngăn hẳn một nhánh của hồ Tuyền Lâm (thuộc Di tích thắng cảnh Quốc gia hồ Tuyền Lâm, TP Đà Lạt).

Theo Ban Quản lý Khu du lịch (BQLKDL) Quốc gia hồ Tuyền Lâm, kè bê tông này xây dựng không có giấy phép, vi phạm nghiêm trọng khu vực bảo vệ 1 của khu thắng cảnh Quốc gia hồ Tuyền Lâm.

Không chỉ vậy, Công ty Cổ phần Đầu tư Lan Anh còn “chiếm dụng” khoảng 1.000 m2 đất do BQLKDL quản lý để làm vườn ươm, đây là phần đất đã được quy hoạch trồng rừng và cây xanh.

Điều đáng nói, ngày 9/8/2018, khi phát hiện Công ty Cổ phần Đầu tư Lan Anh Đà Lạt cho thi công phần móng của công trình kè chắn nước, lắp ráp cốp pha để đổ bê tông cốt thép, BQLKDL Quốc gia hồ Tuyền Lâm đã lập biên bản, yêu cầu chủ đầu tư cũng như đơn vị thi công ngừng ngay việc thi công công trình, đồng thời có các giải pháp khắc phục, không làm ảnh hưởng đến việc phát triển của các cây thông tự nhiên cạnh công trình cũng như môi trường, cảnh quan khu vực xung quanh. Tiếp đó, BQLKDL đã có văn bản báo cáo UBND tỉnh Lâm Đồng về vụ việc. Đến ngày 16/8, UBND tỉnh Lâm Đồng có văn bản chỉ đạo Sở Xây dựng chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương kiểm tra, xử lý việc vi phạm trật tự xây dựng trên. Vậy nhưng, bất chấp yêu cầu của các cơ quan hữu quan trong việc dừng thi công công trình không phép, xâm hại đến danh thắng hồ Tuyền Lâm, việc xây dựng công trình vẫn tiếp diễn và bờ kè bê tông cốt thép đã hoàn thành, xẻo luôn một phần danh thắng này.

Danh thắng hồ Tuyền Lâm tiếp tục bị xà xẻoTrong khi các cơ quan hữu quan vẫn đang loay hoay xử lý các công trình xâm lấn thắng cảnh Quốc gia hồ Tuyền Lâm (TP Đà Lạt), thì lại phát hiện thêm kè bê tông không phép xẻo luôn một nhánh của danh thắng này…

Kè bê tông không phép cắt ngang mặt hồ Tuyền Lâm. Ảnh: T.T

Tăng cường quản lý về quy hoạch, trật tự xây dựng địa bàn Đà Lạt

Nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới

Theo yêu cầu của tỉnh, các xã trong tỉnh đã đạt chuẩn nông thôn mới trong

tỉnh giai đoạn 2011 - 2016 trước đây cần phải tiếp tục nâng cao chất lượng các

tiêu chí đã đạt được để đạt được chuẩn theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới cho giai đoạn 2016 - 2020.Theo đó, 60 xã đạt chuẩn nông thôn

mới giai đoạn 2011 - 2016 của tỉnh nay cần tiếp tục nâng cao và hoàn thiện các

tiêu chí theo chuẩn mới, đặc biệt tập trung vào các tiêu chí về Cơ sở vật chất

văn hóa, tổ chức sản xuất, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm.

Tỉnh cũng chỉ rõ trong tiêu chí về tổ chức sản xuất, các địa phương cần

tập trung nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã, tăng cường phát

triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị. Trong tiêu chí y tế các xã cần có giải

pháp để nâng tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế trên địa bàn mình.

VIẾT TRỌNG

Trên 83% rác thải được thu gom

Theo ngành chức năng Lâm Đồng, đến nay đã có khoảng 83,3% rác thải

sinh hoạt trong tỉnh đã được thu gom và xử lý.

Nhiều địa phương vùng nông thôn trong tỉnh đến nay đã từng bước xã hội

hóa việc thu gom rác thải; nhiều địa phương có các đoàn thể như Hội Phụ nữ,

Đoàn Thanh niên cũng cùng vào cuộc. Nhiều xã trong vùng sâu vùng xa xã vận động người dân cùng chung tay thu gom

xử lý rác thải trong vườn nhà mình. Đến nay, tỷ lệ gia đình nông thôn

được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 87,2%; khoảng 22% hộ dân được sử

dụng nước sạch tập trung đạt chuẩn theo quy định của Bộ Y tế. GIA KHÁNH

Không chỉ có kè bê tông cốt thép không phép trên, cùng thời gian này, cũng tại Khu Du lịch Quốc gia hồ Tuyền Lâm, Trung tâm Quản lý đầu tư - Khai thác thủy lợi Lâm Đồng (thuộc Sở NN-PTNT tỉnh Lâm Đồng) còn tùy tiện ký hợp đồng cho ông Nguyễn Hòa (ngụ tại TP Đà Lạt) thuê khu vực mặt nước rộng 4.000 m2 để kinh doanh du lịch.

BQLKDL Quốc gia hồ Tuyền Lâm cho biết: Khu vực ông Hòa thuê là một khe tụ thủy, có phần mặt nước thuộc khu vực bảo vệ 1 của di tích thắng cảnh Quốc gia hồ Tuyền Lâm. Đây là khu vực hành lang kỹ thuật đường giao thông công cộng - nằm trên đường Hoa Phượng Tím, của Khu Du lịch Quốc gia hồ Tuyền Lâm. Tại thời điểm kiểm tra (ngày 9/8/2018), ông Hòa đã tự ý cho san ủi mặt bằng, trồng cây, láng nền xi măng trên diện tích tác động trên 300 m2 tại khu vực trên.

Theo nội dung biên bản kiểm tra hiện trường, công trình do

ông Nguyễn Hòa tự ý thi công, không có giấy phép xây dựng, vi phạm lộ giới đường giao thông công cộng của KDL, vi phạm ranh giới bảo vệ khe tụ thủy và mặt nước thuộc khu vực bảo vệ 1 của thắng cảnh Quốc gia hồ Tuyền Lâm. Trong khi, diện tích khu vực mặt nước và đất mà Trung tâm Quản lý đầu tư - Khai thác thủy lợi Lâm Đồng cho ông Hòa thuê theo Hợp đồng 113/HĐDV-ĐTKTTL ngày 8/6/2018, theo Quyết định số 1664/QĐ-UB, ngày 28/5/2004 đã được UBND tỉnh Lâm Đồng giao cho BQLKDL hồ Tuyền Lâm quản lý.

Liên quan đến các công trình không phép xâm lấn danh thắng hồ Tuyền Lâm như Báo Lâm Đồng đã phản ánh. Trước đó, để phục vụ kinh doanh, nhiều cá nhân, doanh nghiệp đã bất chấp các qui định của pháp luật, ngang nhiên xây dựng các công trình không phép lấn chiếm khu thắng cảnh Quốc gia hồ Tuyền

Lâm. Trong đó, tại khu vực mặt tiền của Danh thắng hồ Tuyền Lâm, Công ty TNHH Trà Vườn Thương và Công ty TNHH LIMI đã tự ý xây dựng các công trình nhà nghỉ, quán cà phê giải khát xâm lấn di tích thắng cảnh Quốc gia hồ Tuyền Lâm.

Còn tại khu vực Suối Tía - nằm ở nhánh trái của danh thắng hồ Tuyền Lâm, một số người cũng đã tự ý san gạt đất rừng phòng hộ tại Tiểu khu 162 để làm bãi đậu xe ô tô, dựng nhà cùng các công trình cầu gỗ không phép trong vùng bảo vệ 1 của danh thắng hồ Tuyền Lâm rồi tự gắn tên “phim trường” Secret Garden để bán vé thu tiền du khách với giá 50.000 đ/người.

Điều đáng nói, tất cả các công trình không phép trên đều đã bị lập biên bản, xử phạt vi phạm hành chính nhưng đến nay vẫn ngang nhiên tồn tại, khiến dư luận hoang mang, hoài nghi có sự bảo kê vì lợi ích nhóm ở đây.

THỤY TRANG

Triển khai 9 nhiệm vụ cách mạng công nghiệp 4.0

Theo chỉ đạo mới đây của UBND tỉnh Lâm Đồng, Sở Khoa học và Công nghệ

chủ trì phối hợp với các sở, ngành và địa phương trong tỉnh triển khai 9 nhiệm

vụ trọng tâm thực hiện hiệu quả cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trên địa bàn

trong thời gian tới. Thứ nhất, tăng cường thời lượng

thông tin truyền thông về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đối với lãnh đạo

các cấp, tổ chức, doanh nghiệp và người dân. Thứ hai, xây dựng chương trình

khởi nghiệp nghiên cứu khoa học đến năm 2020. Thứ ba, thực hiện hiệu quả

Đề án “Xây dựng thành phố Đà Lạt trở thành thành phố thông minh giai đoạn

2018 - 2025”. Thứ tư, triển khai Đề án thí điểm

xây dựng mô hình Làng đô thị xanh tại thành phố Đà Lạt. Thứ năm, triển khai

ứng dụng thông tin trong quản lý sản xuất nông nghiệp. Thứ sáu, tổ chức tập

huấn nâng cao năng lực tiếp cận cách mạng công nghiệp 4.0.

Thứ bảy, ứng dụng thiết bị cảnh báo cháy rừng, phân hóa rừng, kiểm soát

đa dạng sinh học. Thứ tám, triển khai hội thi sáng tạo khoa học kỹ thuật. Thứ

chín, xây dựng Đề án phát triển 5 - 7 doanh nghiệp đạt trình độ cao về ứng

dụng công nghệ thông minh trong sản xuất, kinh doanh và kết nối phân phối

sản phẩm.MẠC KHẢI

Ngày 19/9, UBND tỉnh Lâm Đồng có Văn bản số 6010/UBND-XD2 chỉ đạo Sở Xây dựng và UBND thành phố Đà Lạt kịp thời chấn chỉnh, khắc phục tình trạng một số công trình xây dựng không phép, sai phép, xây dựng không đúng quy hoạch, công trình cấp phép xây dựng chưa phù hợp với cảnh quan khu vực, thậm chí có sự tiếp tay của

một số cán bộ, nhân viên nhà nước trong việc thực hiện hành vi vi phạm trật tự xây dựng.

Theo đó, UBND thành phố Đà Lạt tăng cường công tác quản lý nhà nước về quy hoạch, xây dựng và trật tự xây dựng; kịp thời phát hiện, ngăn chặn và lập đầy đủ các hồ sơ, thủ tục để xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; cương quyết phá dỡ, tổ chức

cưỡng chế phá dỡ các công trình xây dựng không phép, sai phép, không đúng quy hoạch; xử lý trách nhiệm những cán bộ, công chức để xảy ra vi phạm về trật tự xây dựng mà không kịp thời phát hiện hoặc phát hiện mà không thực hiện các biện pháp ngăn chặn và xử lý kiên quyết. Tiếp tục thực hiện kịp thời, có hiệu quả các nội dung chỉ đạo của

UBND tỉnh và Chủ tịch UBND tỉnh trước đó.

Đối với Sở Xây dựng, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra và giám sát UBND thành phố Đà Lạt thực hiện các nội dung trên, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý quy hoạch, xây dựng, trật tự xây dựng. Đồng thời chủ trì, phối hợp các sở, ngành liên quan tổ chức kiểm tra. M.ĐẠO

Page 8: XEM TIẾP TRANG 2 Thu hút doanh nghiệp xuất nhập khẩu về ...baolamdong.vn/upload/others/201809/28814_BLD_ngay_24.9.2018.pdfCƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN

8 THỨ HAI 24 - 9 - 2018

GIAÙ2.500ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: HOÀ THÒ LAN ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Bảo Lâm tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đăng ký nhận QSD đất của ông Nguyễn Tú Nam và bà Nguyễn Thị Thu;

Thửa đất số 385, diện tích: 1.968m2 đất trồng cây lâu năm (CLN), tờ bản đồ 04, xã Lộc Đức,Thời hạn sử dụng đất: Tháng 10/2043;Giấy CNQSD đất số hiệu: AG 304575, số vào sổ cấp giấy: H 07208/QSDĐ của ông Phạm

Văn Triệu do UBND huyện Bảo Lâm cấp ngày 26/9/2006.Ngày 11/6/2006, ông Phạm Văn Triệu sang nhượng bằng giấy viết tay cho ông Nguyễn

Tú Nam và bà Nguyễn Thị Thu nhưng chưa làm thủ tục sang nhượng theo quy định cho ông Nguyễn Tú Nam và bà Nguyễn Thị Thu;

Vậy Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Bảo Lâm thông báo ông Phạm Văn Triệu ở đâu đề nghị ông, bà liên hệ với Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Bảo Lâm để được hướng dẫn giải quyết hồ sơ theo luật định.

Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày đăng thông báo này trên các phương tiện truyền thông. nếu các tổ chức, cá nhân có khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến các thửa đất nêu trên; thì đề nghị gửi phúc đáp bằng văn bản về Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Bảo Lâm để giải quyết. Sau thời gian 30 ngày, nếu đơn vị không nhận được các khiếu nại, khiếu kiện nào liên quan đến thửa đất trên, thì Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Bảo Lâm sẽ lập thủ tục đăng ký nhận QSD đất cho ông Nguyễn Tú Nam và bà Nguyễn Thị Thu tại thửa đất nêu trên.

THÔNG BÁO V/v giải quyết hồ sơ đăng ký QSD đất

* Giải thể doanh nghiệp Công ty TNHH TMDVSX Nông Sản Nguyễn Gia PhátMã số doanh nghiệp: 5801370650; ngày cấp 19/3/2018, nơi cấp: Sở KH&ĐT tỉnh Lâm ĐồngĐịa chỉ trụ sở: 47 Lạc Long Quân - Bảo Lâm - Lâm Đồng* Lý do giải thể: Thành lập công ty nhưng không hoạt động sản xuất kinh doanh* Thời hạn, thủ tục thanh lý các hợp đồng đã ký kết: chưa ký kết bất kỳ hoạt động sản xuất

kinh doanh nào.Các hợp đồng đã ký kết, đang thực hiện: (nêu rõ nội dung hợp đồng, thủ tục và thời hạn thanh

lý hợp đồng. Lưu ý thời hạn thanh lý không vượt quá 6 tháng kể từ ngày quyết định giải thể).Kể từ thời điểm quyết định giải thể, doanh nghiệp không ký kết hợp đồng mới không phải là

hợp đồng nhằm thực hiện giải thể doanh nghiệp.Không được chấm dứt thực hiện các hợp đồng đã có hiệu lực.* Thời hạn, thủ tục thanh toán các khoản nợ:Doanh nghiệp còn các khoản nợ: (Doanh nghiệp nêu rõ từng loại nợ đối với khách hàng, đối

với cơ quan thuế, bảo hiểm xã hội và các khoản nợ khác, thời điểm thanh toán. Lưu ý: Thời hạn thanh toán nợ không được vượt quá 6 tháng kể từ ngày thông qua quyết định giải thể)

Kể từ thời điểm quyết định giải thể, doanh nghiệp không huy động vốn dưới mọi hình thức.* Xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động:Doanh nghiệp sử dụng 1 lao động (nêu số lượng lao động). Thời hạn thanh toán các khoản

lương và trợ cấp cho người lao động, xử lý tất cả các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động chậm nhất là vào ngày 30/08/2018.

* Thanh lý tài sản sau khi thanh toán hết các khoản nợ và chi phí giải thể doanh nghiệp (nếu có)Ông/bà Nguyễn Việt Khánh là Chủ doanh nghiệp trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản còn lại

(nêu rõ các loại tài sản còn lại và phương thức thanh lý)* Ông/bà Nguyễn Việt Khánh là chủ Công ty TNHH TMDVSX Nông Sản Nguyễn Gia Phát

phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán số nợ chưa thanh toán, số thuế chưa nộp và quyền lợi của người lao động chưa được giải quyết và chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về những hệ quả phát sinh của doanh nghiệp không chính xác, trung thực với hồ sơ giải thể nộp hồ sơ giải thể tại cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 3 năm.

* Quyết định này được niêm yết công khai tại trụ sở doanh nghiệp và trụ sở các đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, được gởi đến các chủ nợ kèm phương án giải quyết nợ, được gởi đến người lao động, được gởi đến người có quyền và nghĩa vụ liên quan, gởi đến cơ quan Nhà Nước.

* Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.

THÔNG BÁO GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP

THÔNG BÁOVề việc người chuyển nhượng QSDĐ đã rời khỏi địa phương

Căn cứ Luật đất đai 2013;Căn cứ Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về việc thi hành một

số điều của luật đất đai;Năm 2004, ông K’Branh nhận sang nhượng đất của hộ ông Lê Quang Sang tại thửa 24

bản đồ 40, trong GCN số K326920 cấp ngày 10/9/1997 của UBND huyện Di Linh. Nay ông K’Branh có nhu cầu sang tên trên lô đất đã nhận sang nhượng nhưng người chuyển nhượng là hộ ông Lê Quang Sang đã rời khỏi địa phương được ban công an xã Liên Đầm xác nhận ngày 17/9/2018. Để có cơ sở sang tên trên lô đất ông K’Branh đã nhận đã sang nhượng, nay UBND xã Liên Đầm lập thông báo về nội dung trên.

Sau 30 ngày kể từ ngày thông báo không có ý kiến phản hồi, không ai tranh chấp khiếu nại về sự việc được thông báo sẽ tiến hành lập thủ tục sang nhượng QSD đất cho ông K’Branh như theo quy định.

Thông báo mất GCNQSD đấtTrường Tiểu học Cill Cus - xã Mê Linh - Lâm Hà - Lâm ĐồngĐược UBND tỉnh Lâm Đồng cấp GCNQSD đất số P804016 ngày 27/12/1999 theo Quyết

định số 4302/QĐ-UB ngày 27/12/1999. Thửa số 56 tờ bản đồ số 17.Trong quá trình bàn giao giữa các hiệu trưởng nhà trường đã để xảy ra thất lạc GCNQSD đất.Vậy nhà trường kính thông báo để làm thủ tục cấp lại GCNQSD đất.

THÔNG BÁOV/v chuyển nhượng QSDĐ không lập thủ tục

theo quy định của pháp luật tại thị trấn Di LinhCăn cứ Luật Đất đai ngày 29/11/2013.Căn cứ Điều 82, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định

chi tiết một số điều của Luật Đất đai.Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh thông báo:Bà Đặng Thị Nương được UBND huyện Di Linh cấp Giấy chứng nhận số BH 120052

cấp ngày 28/8/2011, vào sổ theo dõi số CH 11814, chi tiết như sau:Thửa đất số 01, tờ bản đồ số 55, thị trấn Di Linh, diện tích: 3.692 m2 (300 m2 ODT +

3.392 m2 CLN) (đã trừ 55 m2 lộ giới đường) theo Quyết định số 2758/QĐ-UBND ngày 7/10/2011 của UBND huyện Di Linh.

Thời hạn sử dụng: Đến tháng 10/2058;Năm 2013, bà Đặng Thị Nương chuyển nhượng QSDĐ thửa đất số 01 (55) cho ông

Phạm Bá Minh và bà Nguyễn Thị Thu Trang, thường trú tại Tổ dân phố 3, thị trấn Di Linh, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng. Trong quá trình chuyển nhượng hai bên chưa thực hiện việc chuyển nhượng QSDĐ theo quy định của pháp luật và bà Đặng Thị Nương đã giao giấy chứng nhận QSDĐ cho ông Phạm Bá Minh và bà Nguyễn Thị Thu Trang.

Hiện nay bà Đặng Thị Nương ở đâu liên hệ với UBND thị trấn Di Linh hoặc Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh để lập thủ tục chuyển nhượng QSDĐ theo quy định của pháp luật.

Sau 30 ngày kể từ ngày thông báo này được đăng số báo đầu tiên nếu không có tranh chấp khiếu nại, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh sẽ chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính, tham mưu cho Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Lâm Đồng trình Sở Tài Nguyên & Môi Trường cấp lại giấy CNQSD đất cho ông Phạm Bá Minh và bà Nguyễn Thị Thu Trang theo quy định của pháp luật, mọi thắc mắc sau này Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Di Linh sẽ không chịu trách nhiệm giải quyết.

... Viện Vệ sinh Dịch tễ (VSDT) Tây Nguyên đã thực hiện các đợt giám sát mối nguy trên địa bàn 5 tỉnh Tây Nguyên. Từ năm 2017 đến tháng 8/2018, Viện đã thực hiện 6 đợt giám sát mối nguy theo sự chỉ đạo của Bộ Y tế và hướng dẫn của Cục ATTP về việc giám sát các sản phẩm thuộc Bộ Y tế quản lý gồm 8 nhóm thực phẩm và các chỉ tiêu xét nghiệm theo quy định.

Kết quả trong 8 nhóm thực phẩm Viện VSDT giám sát, tập trung nguy cơ ô nhiễm chủ yếu nhóm đá thực phẩm (gồm nước đá dùng liền và nước đá dùng để chế biến thực phẩm), số mẫu không đạt chiếm 86,3%; tiếp đến là nước uống đóng chai, số mẫu không đạt 56,8%; nhóm thực phẩm bảo vệ sức khỏe có số mẫu không đạt 3,7%; nhóm sản phẩm phụ gia thực phẩm (gồm chất tạo màu, điều vị, nhũ hóa, chất tạo cứng, chất bảo quản), số mẫu không đạt 0,9%. Qua giám sát không phát hiện mối nguy ô nhiễm tại các nhóm thực phẩm dinh dưỡng Y học; thực phẩm dùng cho chế độ đặc biệt; thực phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ dưới 36 tháng tuổi và nước khoáng thiên nhiên.

Ghi nhận của Viện VSDT trong hai năm gần đây, từ hoạt động giám sát mối nguy ô nhiễm thực phẩm khu vực Tây Nguyên, tỉ lệ ô nhiễm đối với nhóm nước uống đóng chai gần như tương đương nhau, nhóm đá thực phẩm bị ô nhiễm chiếm tỉ lệ rất cao. Tuy đã có nhiều cảnh báo, tuyên truyền vệ sinh ATTP đến từng hộ kinh doanh nhưng nhận thức về việc đảm bảo ATTP tại các cơ sở còn rất nhiều hạn chế. Khảo sát nước uống đóng chai cho thấy chủ yếu là ô nhiễm vi sinh vật, nhiều nhất là P.aeruginosa 41,9%; bào tử vi khuẩn kỵ khí khử sulfit 13,5%; E.coli 10,8%; Coliforms 9,9%; Streptococci facecal 2,7%.

Khảo sát đá thực phẩm cho thấy nhóm vi sinh vật hiện hữu trong đá thực phẩm nhiều nhất là Streptococci facecal 80%, bào tử vi khuẩn kỵ khí khử sulfit 53,3%, Coliforms 31,1%; P.aeruginosa 15,6%; E.coli 15,6%. Cũng giống như nước uống đóng chai, nhóm đá thực phẩm có nhiều mẫu nhiễm trên 2 chỉ tiêu vi sinh.

Một số tồn tại trong việc quản lý ATTP khu vực Tây Nguyên theo nhận định của Viện VSDT đó là: địa bàn rộng lớn, số cơ sở kinh doanh thực phẩm phần lớn nhỏ lẻ, các cơ sở kinh doanh buôn bán thực phẩm chưa chấp hành quy định bảo đảm ATTP nên khi thực hiện giám sát mối nguy ô nhiễm thực phẩm rất khó khăn. Nhiều nhóm thực phẩm đa phần được sản xuất tại các tỉnh khác nên khó kiểm soát mối nguy từ nguồn nguyên liệu đầu vào và hồ sơ công bố sản phẩm. Số lượng đội ngũ cán bộ làm công tác ATTP còn mỏng, còn kiêm nhiệm, một số nơi chưa chú trọng công tác đảm bảo ATTP.

Viện VSDT đề xuất một số giải pháp để bảo đảm ATTP, giảm thiểu mối nguy thực phẩm ô nhiễm tại khu vực Tây Nguyên: Đẩy mạnh quản lý ATTP sang kiểm soát theo quá trình sản xuất, dựa trên phân tích nguy cơ gây ô nhiễm thực phẩm, tăng cường hoạt động truy xuất nguồn gốc thực phẩm, tăng cường năng lực hoạt động của hệ thống giám sát, phòng ngừa NĐTP. Tăng cường thông tin, tuyên truyền kiến thức về ATTP, phòng chống NĐTP, bệnh truyền qua thực phẩm. Phát hiện sớm và xử lý nghiêm các hành vi, vi phạm quy định ATTP, công khai các vi phạm trên phương tiện thông tin đại chúng để kịp thời cảnh báo cộng đồng. Tiếp tục đẩy mạnh công tác phát hiện, đào tạo, tập huấn về quản lý, điều tra, đánh giá nguy cơ ATTP cho cán bộ các tuyến của tỉnh. AN NHIÊN

Cảnh báo nhanh và phân tích... TIẾP TRANG 4