apipharma.vnapipharma.vn/.../uploads/2016/11/Bai-viet-moi-21.11.docx · Web viewMột số loại...

13
Một số loại dược liệu quý tại Việt Nam Cây hoàn ngọc (xem ảnh) còn có tên là cây con khỉ, họ Ô rô (Acantaceae). Trong tự nhiên, có hai loại là hoàn ngọc đỏ (Pseuderanthemum bracteatum) và cây hoàn ngọc trắng (Pseuderanthemum palatiferum). Thứ nhất, cây hoàn ngọc đỏ (cây xuân hoa lá hoa), là cây bụi, cao từ 0,6 đến 1,5m, sống lâu năm. Lúc còn non, thân trơn nhẵn, màu hơi vàng hồng, lá đơn, nguyên, mọc đối, cuống lá dài, phiến lá hình mũi mác. Lá non có vị chát, hơi chua, thường được dùng ăn kèm với thịt, cá như một loại rau gia vị để giúp cho việc tiêu hóa tốt, tránh đầy bụng, sôi bụng, đau bụng. Cây ra hoa vào tháng 12 năm trước đến tháng 2 năm sau, khi đó người dân cắt lấy phần trên mặt đất, gồm các cành non và lá, rửa sạch phơi khô. Khi dùng cần cắt ra từng đoạn 5 đến 7cm, liều 20 đến 40g/ngày sao vàng, sắc lấy nước uống để chữa bệnh: Đau bụng, quặn bụng, sôi bụng, đầy hơi, đi ngoài phân sống nát, trĩ, đi ngoài ra máu. Ngoài ra, lấy lá tươi, rửa sạch, giã nát đắp và băng chặt vào chỗ vết thương chảy máu có tác dụng cầm máu. Thứ hai, cây hoàn ngọc trắng (cây xuân hoa), cũng thuộc loại cây bụi, phân nhiều cành, có chiều cao khoảng 1- 2m, lá mọc đối, hình mũi mác, đầu lá nhọn, thường xuyên xanh cả hai mặt. Cụm hoa mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành có màu trắng pha tím. Khi nhấm, lá có dịch nhầy nhớt. Vị thuốc là lá của cây hoàn ngọc trắng. Hoàn ngọc trắng cũng mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi để làm thuốc. Hoàn ngọc trắng cũng được dùng để trị các bệnh viêm nhiễm đường tiêu hóa, rối loạn tiêu hóa… Trên thực

Transcript of apipharma.vnapipharma.vn/.../uploads/2016/11/Bai-viet-moi-21.11.docx · Web viewMột số loại...

Page 1: apipharma.vnapipharma.vn/.../uploads/2016/11/Bai-viet-moi-21.11.docx · Web viewMột số loại dược liệu quý tại Việt Nam Cây hoàn ngọc (xem ảnh) còn có tên

Một số loại dược liệu quý tại Việt Nam

Cây hoàn ngọc (xem ảnh) còn có tên là cây con khỉ, họ Ô rô (Acantaceae). Trong tự nhiên, có hai loại là hoàn ngọc đỏ (Pseuderanthemum bracteatum) và cây hoàn ngọc trắng (Pseuderanthemum palatiferum).

Thứ nhất, cây hoàn ngọc đỏ (cây xuân hoa lá hoa), là cây bụi, cao từ 0,6 đến 1,5m, sống lâu năm. Lúc còn

non, thân trơn nhẵn, màu hơi vàng hồng, lá đơn, nguyên, mọc đối, cuống lá dài, phiến lá hình mũi mác.

Lá non có vị chát, hơi chua, thường được dùng ăn kèm với thịt, cá như một loại rau gia vị để giúp cho

việc tiêu hóa tốt, tránh đầy bụng, sôi bụng, đau bụng. Cây ra hoa vào tháng 12 năm trước đến tháng 2 năm

sau, khi đó người dân cắt lấy phần trên mặt đất, gồm các cành non và lá, rửa sạch phơi khô. Khi dùng cần

cắt ra từng đoạn 5 đến 7cm, liều 20 đến 40g/ngày sao vàng, sắc lấy nước uống để chữa bệnh: Đau bụng,

quặn bụng, sôi bụng, đầy hơi, đi ngoài phân sống nát, trĩ, đi ngoài ra máu. Ngoài ra, lấy lá tươi, rửa sạch,

giã nát đắp và băng chặt vào chỗ vết thương chảy máu có tác dụng cầm máu.

Thứ hai, cây hoàn ngọc trắng (cây xuân hoa), cũng thuộc loại cây bụi, phân nhiều cành, có chiều cao

khoảng 1- 2m, lá mọc đối, hình mũi mác, đầu lá nhọn, thường xuyên xanh cả hai mặt. Cụm hoa mọc ở kẽ

lá hoặc đầu cành có màu trắng pha tím. Khi nhấm, lá có dịch nhầy nhớt. Vị thuốc là lá của cây hoàn ngọc

trắng. Hoàn ngọc trắng cũng mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi để làm thuốc. Hoàn ngọc trắng cũng

được dùng để trị các bệnh viêm nhiễm đường tiêu hóa, rối loạn tiêu hóa… Trên thực tế, hoàn ngọc trắng

dùng trị viêm đại tràng thể nhiệt, tốt hơn như táo bón, đau bụng, trĩ xuất huyết. Có thể dùng lá tươi, rửa

sạch, ăn sống hoặc sắc lấy nước uống, ngày 8 đến 10g.

Để trị viêm loét dạ dày, tá tràng, xuất huyết đường tiêu hóa, trĩ nội, có thể dùng hoàn ngọc trắng, ngày 2

đến 3 lần, mỗi lần 8 đến 10g. Dùng liền 2 tuần lễ. Ngoài ra có thể dùng trị các vết thương khi té ngã bị

chảy máu, tụ máu, lở loét… Ngoài ra có thể lấy lá tươi, rửa sạch, giã dập, đắp bó vào nơi bị đau.

CÂY HOÀN NGỌC – KHẮC TINH BỆNH ĐƯỜNG RUỘT

Page 2: apipharma.vnapipharma.vn/.../uploads/2016/11/Bai-viet-moi-21.11.docx · Web viewMột số loại dược liệu quý tại Việt Nam Cây hoàn ngọc (xem ảnh) còn có tên

CÂY LƯỢC VÀNG – QUÝ NHƯ VÀNG

Trên thực tế, việc hồi phục sức khỏe sau khi bị suy sụp đã là dấu hiệu tốt với bệnh nhân. Còn việc các tế bào ung thư tái phát trở lại vào thời gian nào thì không thể biết trước.

Trước những thông tin về “cây Lược vàng chữa được bách bệnh”, Viện Dược liệu (Bộ Y tế) đã đưa ra cảnh báo: Tác dụng chữa bệnh của cây Lược vàng chưa được chứng minh và có thể gây độc cho cơ thể.

Một số nhà nghiên cứu đã cho thử nghiệm về tác dụng của cây Lược vàng với các bệnh nhân mắc các chứng bệnh khác nhau và đều thấy được tác dụng ban đầu của nó, mặc dù chưa có kết quả phân tích cho thấy tác dụng của loại cây này có thể là vĩnh viễn hay không. Theo quan điểm của Đông y, Lược vàng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, nhuận phế, tiêu viêm, hóa đàm, lợi tiểu. Thực ra, những tác dụng đó không chỉ có ở cây đó mà cũng có ở rất nhiều vị thuốc Nam quen thuộc khác.

Bác sĩ Phạm Văn Lâm, phó chủ tịch hội Đông y tỉnh Thanh Hóa nói:  “Mặc dù trước đây cũng có chủ trương thực hiện việc nghiên cứu cây Lược vàng, nhưng Hội Đông y tỉnh Thanh Hóa không làm được vì do kinh phí và trang thiết bị không thể đáp ứng. Do chưa nghiên cứu nên chưa xác định được độc tính của loài này vì thế người tiêu dùng nên hết sức cẩn trọng khi sử dụng”.

Không có một loại thuốc nào có thể chữa bách bệnh. Trong Đông y, cách sử dụng thuốc cũng không bao

giờ giống nhau, việc gia giảm là khác nhau đối với từng thể trạng. Vì vậy, sẽ rất nguy hại nếu người dân

cứ chữa bệnh theo lời đồn.

Sách Cây thuốc VN của dược sĩ Đỗ Tất Lợi không có tên và hình ảnh cây Lược vàng. Hiện tại đang có kế

hoạch đưa loại dược thảo này vào nghiên cứu trong thời gian 48 tháng để biết rõ những tác dụng tốt xấu

của cây và phân tích sâu hơn. Viện Dược liệu sẽ tiếp tục thực nghiệm về kháng khuẩn, chống viêm trên

mô hình khác (gây viêm bằng các tác nhân khác), thử tác dụng hạ đường huyết và khả năng trên hệ miễn

dịch xem có khả năng kích thích hệ miễn dịch hay không. Đặc biệt, sẽ tiến hành thử nghiệm trên động vật

thí nghiệm trong thời gian dài. Sau đó làm xét nghiệm sinh hóa kiểm tra trên tế bào gan, thận, xem có ảnh

hưởng đến chức năng sinh lý của cơ thể hay không.

KINH NGHIỆM TRONG NƯỚC

Page 3: apipharma.vnapipharma.vn/.../uploads/2016/11/Bai-viet-moi-21.11.docx · Web viewMột số loại dược liệu quý tại Việt Nam Cây hoàn ngọc (xem ảnh) còn có tên

THU HOẠCH: Lúc nào cũng được. Cây, rễ, lá, thân đều dùng được. Ngâm rượu nên dán nhãn đề ngày,

tránh đừng để ánh sáng mặt trời chiếu vào.

SỬ DỤNG: Liều lượng tuỳ thể tạng bệnh nhân, dừng ngay nếu dị ứng. Người bệnh có thể lấy lá ăn hoặc

nghiền ra uống trong 2 bữa cơm; hoặc đem thân cây cắt ra ngâm rượu khoảng 15 ngày, uống trước bữa ăn

30 phút, mỗi lần 30 ml.

LƯU Ý: Khi dùng lá này nên kiêng ăn bắp (ngô), đu đủ ruột đỏ, cam, mít, nhãn. Nên ăn trái cây có nhiều

dương tính như dâu tây, ổi, mãng cầu xiêm, táo khô (táo tàu đỏ), khổ qua (mướp đắng), mãng cầu ta, rau

muống, canh mồng tơi nấu nấm rơm, sữa chua…Nghiên cứu ở nước ngoài

Từ những năm giữa thế kỷ 20, một số nhà khoa học Mỹ và Canada đã phát hiện: những loài cây thuộc họ

Commelinaceae (trong đó có cây lược vàng), chứa nhiều loại hoạt chất sinh học, có khả năng kiềm chế sự

phát triển của các khối u. Ở Nga, các nghiên cứu về thành phần hóa học và tác dụng dược lý của lược

vàng được tiến hành tại Đại học Y khoa thành phố Irkut, từ những năm 1980, dưới sự chỉ đạo của GS.

Semenov, một nhà khoa học rất nổi tiếng. Kết quả nghiên cứu nhiều năm ở Irkut cho thấy: Trong cây lược

vàng có một số hoạt chất sinh học thuộc nhóm flavonoid và steroid thực vật. Ngoài ra, trong cây còn có

sắt, đồng, crôm… những nguyên tố có tác dụng quan trọng đối với hoạt động sống của cơ thể.

Hai chất thuộc nhóm flavonoid được phát hiện là: kvercitin và kempferol. Lvercitin có hoạt tính giống

như vitamin P và là chất chống ôxy hóa, có tác dụng lợi tiểu và chống co giật. Có thể sử dụng trong điều

trị dị ứng, chảy máu nội tạng, viêm thận, viêm khớp, cũng như một số bệnh tim mạch, mắt và nhiễm

trùng, Kempferol có tác dụng làm tăng độ bền của mạch máu, an thần, chống viêm, lợi tiểu mạnh – giúp

cơ thể bài tiết các chất độc hại ra ngoài. Có thể sử dụng để chữa trị các bệnh nhiễm khuẩn, bệnh dị ứng,

rối loạn chức năng bài tiết nước tiểu.

Các steroid có trong thực vật được gọi là các fitosterol. Chúng có hoạt tính tương tự nội tiết tố sinh dục,

còn có tác dụng diệt khuẩn, chống xơ vữa động mạch và kiềm chế sự phát triển của các khối u. Có thể

ứng dụng trong điều trị một số dạng ung thư, cũng như các bệnh tuyến tiền liệt, bệnh nội tiết và rối loạn

chuyển hóa.

Tuy nhiên, cùng với những tác dụng có lợi nói trên, các nhà khoa học Nga còn nhận thấy, lược vàng cũng

là vị thuốc dễ gây tác dụng phụ, như gây tổn thương thanh quản, dị ứng nổi ban đỏ, phù nề tứ chi, phù

toàn thân… Các phản ứng phụ đó hay gặp nhất ở những người có khả năng miễn dịch yếu và có cơ địa dị

ứng. Chính những nhược điểm đó đã hạn chế việc mở rộng ứng dụng lược vàng trên lâm sàng. Vì vậy chỉ

có thể sử dụng lược vàng để chữa bệnh sau khi được chuyên gia tư vấn.

Trong các sách về y học dân gian Nga, các sách tra cứu hay các từ điển lớn về thảo dược ở Nga, xuất bản

trong thời Liên Xô cũ đều không thấy đề cập đến vị thuốc này. Gần đây sách về nó mới rộ lên, trong số

đó, cuốn “Thần thoại và sự thật về cây lược vàng” của GS. I.P.Neumưvakin… được xem như đầy đủ và

Page 4: apipharma.vnapipharma.vn/.../uploads/2016/11/Bai-viet-moi-21.11.docx · Web viewMột số loại dược liệu quý tại Việt Nam Cây hoàn ngọc (xem ảnh) còn có tên

khách quan nhất. Cùng với sách báo, các loại thuốc chữa bệnh, thực phẩm chức năng, với lược vàng là

dược liệu chính, cũng đang xuất hiện ngày càng nhiều.

Trinh nữ hoàng cung là một loại cỏ, thân hành như củ hành tây to, đường kính 10-15cm, bẹ lá úp nhau thành một thân giả dài khoảng 10-15cm, có nhiều lá mỏng kéo dài từ 80-100cm, rộng 5-8cm, hai bên mép lá lượn sóng. Gân lá song song, mặt trên lá lỡm thành rãnh, mặt dưới lá có một sống lá nổi rất rõ, đầu bẹ lá nơi sát đất có màu đỏ tím. Hoa mọc thành tán gồm 6-18 hoa, trên một cán hoa dài 30-60cm. Cánh hoa màu trắng có điểm màu tím đỏ, từ thân hành mọc rất nhiều củ con có thẻ tách ra để trồng riêng dễ dàng.

Trinh nữ hoàng cung còn tên là Hoàng cung trinh nữ, Náng lá rộng, Tỏi lơi lá rộng, Tây nam văn châu

lan, Tỏi Thái Lan; Ở sách Trung Quốc còn gọi là cây Vạn châu lan hay Thập bát học sỹ; tên khoa học

Crinum latifolium L. thuộc họ Náng (crinum hay Amaryllidacea).

Trinh nữ hoàng cung là loại cây mà xưa kia được các Ngự y dùng để trị bệnh cho nữ còn trinh tiết nên

mới có tên này.

Cây có nguồn gốc từ Ấn Độ, sau trồng ở các nước vùng Đông Nam Á như Thái Lan, Lào, Malaysia, Việt

Nam và phía Nam Trung Quốc…

Page 5: apipharma.vnapipharma.vn/.../uploads/2016/11/Bai-viet-moi-21.11.docx · Web viewMột số loại dược liệu quý tại Việt Nam Cây hoàn ngọc (xem ảnh) còn có tên

G.S Ghosal nhà khoa học Ấn Độ cũng đã phân tích thành phần hóa học của cây Trinh nữ hoàng cung giai

đoạn 1984 – 1989 thấy có một số dẫn chất alkaloid có tác dụng chống ung thư. Ông đã phân lập từ cán

hoa Trinh nữ hoàng cung một Glucose alkaloid có tên Latisolin. Thủy phân bằng enzyme thu được chất

aglycon, Ghosal, Shibnath; phân lập ở thân hành lúc cây đang ra hoa 2 chất pratorimin và pratosin là

alkaloid pyrrolophennanthridon mới cùng pratorimin, Ambelin và Lycorin. Năm 1986 ông công bố tìm

được một số dẫn chất alkaloid có tác dụng chống ung thư. Đến năm 1989 ông còn phân lập được từ dịch

chiết ở cán hoa Trinh nữ hoàng cung thêm 2 chất alkaloid mới có nhân pyrrolophennanthridin là

epilycorin và epipancrassidin. Một số nhà khoa học Nhật Bản cũng tìm thấy như chất Kobayashi

Shigenru, Tomoda và Masashi cùng một số alkaloid khác ở cây Trinh nữ hoàng cung. Tại Ấn Độ người ta

dùng hành của cây xào nóng giã đắp làm thuốc trị bệnh đau khớp, đắp mụn nhọt, áp xe để để gây mủ,

dịch lá nhỏ tai trị đau tai…

Y học hiện đại đã phát hiện trong Trinh nữ hoàng cung Việt Nam có chứa những hoạt chất sinh học với

khả năng ngăn chặn sự phát triển của tế bào u và kích thích tế bào lympho T hoạt động và phát triển.

Đồng thời chỉ thấy có cây Trinh nữ hoàng cung Crinum latifolium L. mới có hoạt chất tác dụng hỗ trợ trị

liệu chứng phì đại lành tính tuyến tiền liệt và u xơ tử cung và hoạt chất ức chế sự tăng trưởng của tễ bào

ung thư (antitumor) như Crinafolidine, Crinafoline, Paratorimin.

Trong khi có tới 12 loại giống cây Trinh nữ hoàng cung đều thuộc họ náng Crinum, nhưng tác dụng cũng

khác nhau ví dụ Trinh nữ hoàng cung Campuchia ngoài tác dụng giống Trinh nữ hoàng cung Việt Nam

nhưng lại có thêm tác dụng tránh thai. Ngoài ra còn một số cây khác cũng có hình thức bên ngoài khá

giống với Trinh nữ hoàng cung Việt Nam nhưng lại chứa khá nhiều độc tính. Cũng có thể sử dụng lẫn với

cây Huệ biển, cây náng trắng hay một số cây náng khác giống Trinh nữ hoàng cung nhưng những cây này

có độc tính với gan rất nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh; nhất là các loại thuốc trôi nổi trên thị trường

cũng có tên gần giống với tên thuốc chính thống.

Các kết quả nghiên cứu dược lý cho thấy cao methanol của thân, rễ và cao chiết alkaloid toàn phần của

trinh nữ hoàng cung đều có tác dụng ức chế phân bào. Trong mô hình gây u báng sacom và ung thư đùi ở

chuột nhắt, hợp chất chứa cao này đã hạn chế sự phát triển của khối u và di căn tế bào. Một số alkaloid

trong cây có hoạt tính sinh học như Lycorin ức chế proteine và DNA của tế bào chuột, đồng thời ức chế u

báng cấy ở chuột. Trong thử nghiệm Lycorin làm giảm khả năng sống của tế bào u, làm ngừng sự phát

triển của virus bại liệt, đó là ức chế các tiền chất cần thiết cho sự sinh trưởng của virus gây bệnh bại

liệt… 

Page 6: apipharma.vnapipharma.vn/.../uploads/2016/11/Bai-viet-moi-21.11.docx · Web viewMột số loại dược liệu quý tại Việt Nam Cây hoàn ngọc (xem ảnh) còn có tên

NHÂN SÂM – DƯỢC LIỆU QUÝ

Theo lịch sử YHCT của Trung Quốc từ 3000 năm trước Công nguyên, Nhân sâm đã được nói đến như là một thần dược trong “Thần nông bản thảo” của vua Thần Nông. Nhân sâm có ở nhiều quốc gia khác nhau như: Ấn Độ, Triều Tiên, Nhật Bản, Vùng Viễn Đông Nga, Vùng Bắc Mỹ( Hoa Kỳ) nhưng nổi tiếng nhất vẫn là Sâm Triều Tiên, Hàn Quốc.

1. Nhân sâm có Tác dụng tăng sức đề kháng, chống đỡ bệnh tật cho cơ thể,ngăn ngừa lão hóa duy trì tuổi

thanh xuân.

2. Nhân sâm giúp lưu thông tuần hoàn máu, cân bằng huyết áp, chống stress, tăng cường trí lực, sinh lực,

phòng xơ cứng động mạch, tăng khả năng miễn dịch, chữa đau dạ dày, giảm khả năng mắc ung thư, bệnh

tiểu đường.

3. Nhân sâm được sử dụng cho những trường hợp có liên quan đến stress. Nó có tác dụng giảm thiểu căng

thẳng và khiến bạn được thư giãn. Nhân sâm có tác dụng tốt cho người kiệt sức và giúp tăng sự tập trung.

4 .Nhân sâm có lợi cho người bị mất ngủ, giúp cải thiện những rắc rối sức khỏe tình dục ở nam giới. Nó

cũng được dùng như một loại thuốc hữu ích cho sức khỏe con người nói chung.

Thành phần trong nhân sâm: Thân rể và củ chứa 32 hợp chất soponin triterpen, trong đó có 30 chất là

saponin dammaran, là thành phần hoạt chất có tác dụng sinh học chủ yếu của sâm. Hàm lượng saponin

toàn phần rất cao đến 10,75% ở thân rể cây mọc hoang. Còn có 7 hợp chất polyacetylen, 17 acid béo

Page 7: apipharma.vnapipharma.vn/.../uploads/2016/11/Bai-viet-moi-21.11.docx · Web viewMột số loại dược liệu quý tại Việt Nam Cây hoàn ngọc (xem ảnh) còn có tên

trong đó có acid palnitic, stearic, oleic, linoleic và linolenic, 17 acid amin trong đó có đủự 8 loại acid

amin cần thiết cho cơ thể, 20 nguyên tố di lượng trong đó có Fe, Mn, Co, Se, K. các thành phần khác là

glucid, tinh dầu. Trong thân rể tươi có daucosterol.

Nhân sâm có vị ngọt hơi đắng, tính ôn ấm vào kinh Tỳ và Phế, dựa vào tính vị này các Y gia đã cấu trúc

nên các bài thuốc cổ phương ứng dụng vào điều trị như: ói mửa nhiều, tiêu chảy cấp.Trong nhân sâm có

thành phần saponin, được hiểu như là hoạt chất chính tạo nên những công dụng của nhân sâm. Sâm càng

có nhiều thành phần này thì càng tốt.

Vì vậy, dù có nhiều nước trên thế giới trồng sâm nhưng Sâm Hàn Quốc và Triều Tiên được đánh giá là tốt

nhất. Trong sâm tươi có khoảng 10 thành phần saponin nhưng sau khi qua các công đoạn sấy khô thành

hồng sâm và bạch sâm, nhân sâm Hàn Quốc có thể có tới 35 thành phần saponin. Sau khi thành hồng sâm,

giá thành sản phẩm có thể cao gấp 10 – 20 lần.

Chính bởi những công dụng thần kỳ đó mà Nhân Sâm Hàn Quốc đang là một sản phẩm lựa chọn số một

của khách hàng trong việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe hiện nay.

Chúng tôi cam đoan chỉ bán những sản phẩm Nhân Sâm Hàn Quốc chính hiệu, đảm bảo 100% về chất

lượng.

Thời gian qua, trên địa bàn huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai có bày bán loại cây thảo mộc được gọi là “trà

Nhật” với công dụng theo như giới thiệu của người bán có tác dụng “mát gan, chữa bệnh tiểu đường, hạ

huyết áp…” nhưng thực chất không phải như vậy.

Trà Nhật có độc tính cao

Ông Nguyễn Ngọc Hinh, Phó Chủ tịch UBND huyện Sa Pa cho biết: Với các du khách do thiếu thông tin

lại quá tin vào lời tự quảng cáo của người bán về tính năng “ưu việt” của sản phẩm trà Nhật nên rất nhiều

khách du lịch mua về sử dụng hoặc làm quà cho người thân.

Tuy nhiên, công dụng của loại trà Nhật này không như quảng cáo của các hộ có kinh doanh loại thảo mộc

này.

Được biết, hiện nay giống trà Nhật được người dân Sa Pa trồng với sản lượng khoảng 5 tấn lá khô/năm.

Nguồn gốc của cây “trà Nhật” này có tên khoa học là: Hydrangea macrophylla Seginge var thunbergii

Makino, thuộc họ Tú cầu (Hydrangeareae) và được di thực trồng tại Sa Pa từ năm 1992 do Viện Dược

liệu Trung ương (Bộ Y tế) ký hợp đồng theo đơn đặt hàng với Công ty Honso Nhật Bản với mục đích là

thu hoạch lá cây trà Nhật để chế biến thuốc hút không có chất nicotin.

Viện dược liệu Trung ương đã nhận từ ông Tanaka là đại diện Công ty Honso Nhật Bản loại cây này và

đã triển khai trồng thử nghiệm ở ba địa điểm gồm huyện Sa Pa, huyện Bắc Hà ( tỉnh Lào Cai) và huyện

Tam Đảo (tỉnh Vĩnh Phúc). Kết quả, cây “trà Nhật” thích nghi và sinh trưởng tốt ở Sa Pa và đã xuất 1 tấn

lá khô theo hợp đồng ký với Công ty Honso Nhật Bản. Sau đó, do bên đặt hàng đã hạ giá thu mua sản

Page 8: apipharma.vnapipharma.vn/.../uploads/2016/11/Bai-viet-moi-21.11.docx · Web viewMột số loại dược liệu quý tại Việt Nam Cây hoàn ngọc (xem ảnh) còn có tên

phẩm đến mức không thể thỏa thuận để sản xuất tiếp, nên Viện Dược liệu Trung ương đã quyết định

ngừng sản xuất loại cây này từ năm 2001.

Công dụng của loại trà Nhật này không như quảng cáo của các hộ có kinh doanh loại thảo mộc này.

Tuy vậy, một số hộ gia đình tại thị trấn Sa Pa vẫn tiếp tục duy trì trồng rồi sấy khô và bán ra thị trường

địa phương, tự giới thiệu “trà Nhật” với người tiêu dùng “là loại dược liệu chữa bệnh tiểu đường, cao

huyết áp…”.

Khi phát hiện ra sản phẩm trà Nhật bày bán công khai tại các chợ của huyện Sa Pa với lời giới thiệu công

dụng không đúng thực tế, UBND huyện Sa Pa đã có văn bản đề nghị Viện Dược liệu Trung ương xác

định tác dụng của loại cây này.

Từ năm 2007, Viện Dược liệu Trung ương đã có công văn trả lời về tác dụng của cây trà Nhật. Theo kết

quả nghiên cứu của Viện xác định độc tính cấp của dịch chiết lá trà Nhật là LD50 = 37,5g/kg cân nặng

chuột (đường uống). Trị số LD50 xác định được cho thấy lá trà có độc tính khá cao. Viện Dược liệu

Trung ương đã đề nghị nghiêm cấm việc lưu hành sản phẩm này trên thị trường.

Không mua và sử dụng trà Nhật

Sau khi nhận được thông tin từ Viện dược liệu, trong các năm qua, UBND huyện Sa Pa đã có nhiều văn

bản yêu cầu các hộ gia đình ở huyện không được trồng, chế biến và không được bán ra thị trường sản

phẩm trà Nhật vì gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người sử dụng. Lãnh đạo UBND huyện Sa Pa

cũng đã chỉ đạo phòng y tế và các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, xử lý tiêu hủy sản phẩm trà

Nhật bày bán trên thị trường.

Ông Nguyễn Ngọc Hinh, Phó Chủ tịch UBND huyện Sa Pa cũng nhấn mạnh: Lâu nay người tiêu dùng và

khách du lịch hay bị nhầm lẫn giữa cây trà Nhật với cây cỏ ngọt có tên khoa học là Stevia. Cây cỏ ngọt

được dùng như một loại trà dành cho người bị bệnh tiểu đường, chữa chứng béo phì hoặc cao huyết áp.

Tuy vậy, hiện nay cây cỏ ngọt này chưa được trồng tại Sa Pa.

Page 9: apipharma.vnapipharma.vn/.../uploads/2016/11/Bai-viet-moi-21.11.docx · Web viewMột số loại dược liệu quý tại Việt Nam Cây hoàn ngọc (xem ảnh) còn có tên

Để đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng, UBND huyện Sa Pa khuyến cáo nhân dân địa phương và du khách

không mua và dùng trà Nhật để làm thuốc hoặc làm chè uống, đồng thời yêu cầu các hộ gia đình trên địa

bàn huyện Sa Pa không được lưu hành trên thị trường sản phẩm trà Nhật. UBND huyện Sa Pa sẽ có đề án

phá bỏ hoàn toàn loại cây trồng này trong hai năm tới để chuyển sang trồng các loại cây dược liệu khác có

lợi cho sức khỏe và hiệu quả kinh tế.

CÂY CHÈ NHẬT

NGHỆ VÀN – DƯỢC LIỆU QUÝ

Page 10: apipharma.vnapipharma.vn/.../uploads/2016/11/Bai-viet-moi-21.11.docx · Web viewMột số loại dược liệu quý tại Việt Nam Cây hoàn ngọc (xem ảnh) còn có tên

GIẢO CỔ LAM TẠI VƯỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO

XẠ ĐEN – DƯỢC LIỆU QUÝ TẠI HÒA BÌNH

ATISO – DƯỢC LIỆU QUÝ TẠI SAPA

Page 11: apipharma.vnapipharma.vn/.../uploads/2016/11/Bai-viet-moi-21.11.docx · Web viewMột số loại dược liệu quý tại Việt Nam Cây hoàn ngọc (xem ảnh) còn có tên

NẤM DƯỢC LIỆU