V CẢI CÁCH QUÂN ĐỘI TẠI TRUNG QUỐ - vepr.org.vnvepr.org.vn/upload/533/20151001/TLD...

17
VỀ CẢI CÁCH QUÂN ĐỘI TẠI TRUNG QUỐC** TÀI LIỆU DỊCH TLD-17 Kevin McCauley và Dennis J. Blasko Một ấn phẩm của VEPR

Transcript of V CẢI CÁCH QUÂN ĐỘI TẠI TRUNG QUỐ - vepr.org.vnvepr.org.vn/upload/533/20151001/TLD...

Page 1: V CẢI CÁCH QUÂN ĐỘI TẠI TRUNG QUỐ - vepr.org.vnvepr.org.vn/upload/533/20151001/TLD 17.pdf · vận Quân đội là các đội hình ưu tiên chuyên thực hiện các

VỀ CẢI CÁCH QUÂN ĐỘI TẠI TRUNG QUỐC**

Lưu Dục Huy

TLD #03

TÀI LIỆU DỊCH TLD-17

Kevin McCauley và Dennis J. Blasko

Một ấn phẩm của VEPR

Page 2: V CẢI CÁCH QUÂN ĐỘI TẠI TRUNG QUỐ - vepr.org.vnvepr.org.vn/upload/533/20151001/TLD 17.pdf · vận Quân đội là các đội hình ưu tiên chuyên thực hiện các

ii

© 2015 Chương trình Nghiên cứu Kinh tế Trung Quốc thuộc VEPR (VCES)

Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR)

Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội

Tài liệu dịch TLD-17

VỀ CẢI CÁCH QUÂN ĐỘI TẠI

TRUNG QUỐC**1

Kevin McCauley2 và Dennis J. Blasko3

Biên dịch: Trần Bảo Anh4

Bùi Thạch Hồng Hưng5

Lê Thị Nhiều6

Bùi Hữu Duyệt7

Hiệu đính: Đỗ Thiện8

Quan điểm được trình bày trong bài viết này là của (các) tác giả và không nhất thiết

phản ánh quan điểm của dịch giả hoặc VEPR và VCES.

1 China Brief, Vol. VX, Issue 9, May 1 (2015) và China Brief Volume: 15 Issue: 16

2 Nhà nghiên cứu độc lập, chuyên nghiên cứu về các vấn đề liên quan tới PLA của Trung Quốc và Đài Loan.

3 Trung tá quân đội Mỹ đã nghỉ hưu, tác giả của cuốn sách The Chinese Army Today (Routledge, 2006).

4,5,6,7,8 Cộng tác viên của Chương trình Nghiên cứu Trung Quốc thuộc VEPR (VCES)

Phạm Nguyên Trường

dịch

TÁC PHẨM DỊCH

DC-21

Nguyễn Đôn Phước dịch

TÁC PHẨM DỊCH DC-20

Page 3: V CẢI CÁCH QUÂN ĐỘI TẠI TRUNG QUỐ - vepr.org.vnvepr.org.vn/upload/533/20151001/TLD 17.pdf · vận Quân đội là các đội hình ưu tiên chuyên thực hiện các

TLD-17

Mục lục

1. Lực lượng tác chiến đặc biệt của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc:

Lực lượng, Nhiệm vụ, Huấn luyện và Định hướng phát triển ……………………..1

2. Lực lượng Tác chiến Đặc biệt PLA: Tổ chức, Nhiệm vụ và Huấn luyện ……..8

Page 4: V CẢI CÁCH QUÂN ĐỘI TẠI TRUNG QUỐ - vepr.org.vnvepr.org.vn/upload/533/20151001/TLD 17.pdf · vận Quân đội là các đội hình ưu tiên chuyên thực hiện các

TLD-17

1

1. Lực lượng tác chiến đặc biệt của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung

Quốc: Lực lượng, Nhiệm vụ, Huấn luyện và Định hướng phát triển

Đây là bài đầu tiên trong hai bài viết về Lực lượng tác chiến đặc biệt của Quân đội Trung Quốc

(SOF). Bài thứ hai sẽ khám phá nhiệm vụ thực địa của SOF cũng như tiềm năng nhiệm vụ ở nước

ngoài.

Quân đội Trung Quốc (PLA) xem lực lượng tác chiến đặc biệt (SOF) là một loại lực lượng

tác chiến mới có thể phục vụ như lực lượng đa nhiệm trên chiến trường hiện đại. Mỗi quân chủng

cũng như Lực lượng pháo binh số 2 đều có lực lượng hỗ trợ đặc biệt để tiến hành các nhiệm vụ

trinh sát và trực chiến, mặc dù những lượng phụ trợ cho lục quân cho đến nay là lực lượng lớn

nhất. So sánh với lực lượng thông thường, lực lượng tác chiến đặc biệt sẽ gặp ít rủi ro và đóng vai

trò như một phương tiện để đạt được các mục tiêu quân sự, chính trị, hay ngoại giao hạn chế . Khi

Trung Quốc mở rộng phạm vi của mình, sự mở rộng của PLA và hiện đại hóa đơn vị SOF sẽ trở

thành một nhân tố quan trọng hỗ trợ các nhiệm vụ mở rộng toàn cầu đã được trình bày trong Sách

Trắng Quốc phòng gần đây của nước này (Văn phòng Thông tin Quốc vụ viện, ngày 26-05). PLA

đã nghiên cứu chặt chẽ hoạt động tác chiến và hiện đại hóa của các lực lượng đặc biệt nước ngoài

cả trong lịch sử và hiện đại, bao gồm các lực lượng tác chiến ở của Hoa Kỳ, Israel, Anh, Đức và

Nga, trong việc phát triển học thuyết lực lượng đặc biệt, trang thiết bị và các yêu cầu huấn luyện.

Bài viết này sẽ đánh giá lực lượng tác chiến đặc biệt, mệnh lệnh, kế hoạch, huấn luyện, cũng như

sự phát triển trong tương lai của PLA.

Nguồn gốc

PLA chia sự phát triển SOF thành 3 giai đoạn riêng biệt. Giai đoạn đầu tiên là từ cuối những năm

20 đến đầu những năm 50. Đây được coi là giai đoạn nảy mầm trong triển khai SOF. Trước khi có

sự chỉ định các vị trí chính thức của các đơn vị tác chiến đặc biệt, PLA coi hoạt động trinh sát,

quấy rối và phá hoại của các đơn vị du kích nhỏ lẻ là đặc trưng của hoạt động SOF. PLA đã dựa

vào giai đoạn trên để tạo kinh nghiệm cho sự phát triển của SOF sau này. Giai đoạn từ đầu những

năm 50 đến cuối những năm 80 được xem là thời kỳ hình thành. Từ thập niên 60 đến đầu những

năm 80 là thời kỳ chứng kiến việc thành lập quân đội trinh sát mang các đặc điểm SOF. Các tiểu

đoàn trinh sát và việc huấn luyện của họ vào thời điểm này được xem là một giai đoạn quan trọng

hỗ trợ việc phát triển sau này của các đơn vị SOF. Lục quân và các đơn vị cơ động đều có tiểu

đoàn trinh sát phụ trợ (China Military Online, ngày 10-3). SOF được đào tạo và trang bị tân tiến

hơn, và sẽ được giao nhiệm vụ chiến lược hoặc tác chiến ưu tiên, có thể ở mức độ sâu hơn tiểu

đoàn trinh sát. Giai đoạn cuối cùng, vào cuối những năm 80, bắt đầu với sự chuẩn bị của PLA để

thành lập đơn vị SOF. Công tác chuẩn bị bao gồm việc thiết lập các cơ sở lý thuyết cho học thuyết

và hoạt động của SOF cũng như việc nghiên cứu các lực lượng đặc biệt của nước ngoài và xây

dựng chương trình huấn luyện chuyên biệt cho SOF.

Page 5: V CẢI CÁCH QUÂN ĐỘI TẠI TRUNG QUỐ - vepr.org.vnvepr.org.vn/upload/533/20151001/TLD 17.pdf · vận Quân đội là các đội hình ưu tiên chuyên thực hiện các

TLD-17

2

Cơ cấu lực lượng và tổ chức

Hạm đội Nam Hải và 2 lữ đoàn Thủy quân lục chiến của Hải quân PLA (PLAN) có các đơn vị

SOF bổ trợ, cũng như Lực lượng pháo binh số 2 và quân không vận 15 của Không quân PLA

(PLAAF). PLA đã mở rộng lực lượng tác chiến hỗ trợ đặc biệt để chọn ra các Cụm tập đoàn

quântừ phạm vi các nhóm đến lữ đoàn (China Brief, ngày 1-5). Hầu hết các Cụm tập đoàn quânvới

các lữ đoàn /trung đoàn SOF cũng bao gồm các đơn vị không vận Quân đội để hỗ trợ việc đưa

SOF xâm nhập vào khu vực hậu phương của địch.

Các Cụm tập đoàn tác chiến đặc biệt với sự hỗ trợ của lực lượng không vận Quân đội:

Quân khu / Cụm tập đoàn quân

Thẩm Dương/39

Bắc Kinh/38

Tế Nam/26

Nam Kinh/1

Nam Kinh/31

Quảng Châu/42

Thành Đô/13

Lan Châu/21

Cụm tập đoàn tác chiến đặc biệt

Trung đoàn không xác định

Lữ đoàn không xác định

Lữ đoàn không xác định

Lữ đoàn không xác định

Lữ đoàn không xác định

Lữ đoàn không xác định

Lữ đoàn không xác định

Lữ đoàn không xác định

Thành phần Hàng không Quân đội

Lữ đoàn 9

Page 6: V CẢI CÁCH QUÂN ĐỘI TẠI TRUNG QUỐ - vepr.org.vnvepr.org.vn/upload/533/20151001/TLD 17.pdf · vận Quân đội là các đội hình ưu tiên chuyên thực hiện các

TLD-17

3

Lữ đoàn không xác định

Trung đoàn 7

Lữ đoàn 5

Lữ đoàn 10

Lữ đoàn 6

Lữ đoàn 2

Trung đoàn không xác định

Các Cụm tập đoàn quân mà không có lữ đoàn SOF có thể có phân đội (fendui: các đơn vị

tương tự tiểu đoàn) SOF bổ trợ. Các Cụm tập đoàn quân mà có các đơn vị SOF và lực lượng không

vận Quân đội là các đội hình ưu tiên chuyên thực hiện các nhiệm vụ thực chiến quan trọng, và các

Cụm tập đoàn quân mà không có SOF lẫn lữ đoàn/trung đoàn không vận Quân đội có thể là các

ứng cử viên cho việc giải ngũ trong đợt cải cách quân sự hiện nay. Các đơn vị cơ động trên bộ có

cả các đơn vị SOF, các biệt đội trong lữ đoàn và trung đoàn. Có khả năng là trong một lữ đoàn

SOF, các tiểu đơn vị giữ vai trò chuyên trách. Tuy nhiên, binh sĩ được qua đào tạo để thực hiện

nhiều loại nhiệm vụ.

Vai trò và hoạt động của Lực lượng tác chiến đặc biệt

PLA nhấn mạnh rằng các đơn vị SOF là lực lượng quan trọng, tinh nhuệ, được đào tạo trình độ

cao, tương đối ít về số lượng và không dễ dàng bị thay thế. Học thuyết, do đó, nhấn mạnh rằng

SOF chỉ được sử dụng cho các nhiệm vụ chiến lược và tác chiến ưu tiên cao mà không thể được

thực hiện bởi các lực lượng hoặc các hệ thống vũ khí thông thường. Là một lực lượng đa nhiệm,

PLA sẽ sử dụng các đơn vị SOF để hỗ trợ việc thực hiện các mục tiêu chiến trường và chiến dịch

theo hướng tác chiến chính và trong giai đoạn tác chiến quan trọng. PLA coi nhiệm vụ chính của

các đơn vị SOF là trinh sát, mặc dù nhiệm vụ hành động trực tiếp cũng rất quan trọng (Nhân dân

Nhật báo Online, 16-2, China Military Online, 28-4-2014). Các biệt đội SOF cấp chiến thuật mà

bổ trợ các đơn vị cơ động sẽ hỗ trợ cuộc chiến bằng việc tấn công các mục tiêu chủ chốt của địch,

chẳng hạn như các vị trí mạnh của địch, có vị thế quyết định đối với sự thành công trong hoạt động

của các đơn vị cơ động. Họ cũng cung cấp chỉ dẫn để hỗ trợ hỏa lực. PLA đang bắt đầu đào tạo

chuyên sâu hơn để mở rộng khả năng của các đơn vị chiến thuật, trong đó có nhiệm vụ hành động

trực tiếp (PLA Daily, ngày 25-6).

Lực lượng SOF được chia thành các nhóm, thường từ 3 đến 15 lính. Các nhóm nhỏ thực

hiện nhiệm vụ trinh sát hoặc cung cấp chỉ dẫn để tiến hành các cuộc tấn công chính xác, trong khi

các nhóm quy mô lớn hơn sẽ thực hiện nhiệm vụ hành động trực tiếp. Nhiều nhóm SOF, trong đó

mỗi nhóm có một nhiệm vụ chuyên biệt, thực hiện nhiệm vụ hành động trực tiếp lớn hơn; ví dụ

một hoặc nhiều nhóm tấn công hơn sẽ tấn công một mục tiêu từ các hướng khác nhau, được hỗ trợ

Page 7: V CẢI CÁCH QUÂN ĐỘI TẠI TRUNG QUỐ - vepr.org.vnvepr.org.vn/upload/533/20151001/TLD 17.pdf · vận Quân đội là các đội hình ưu tiên chuyên thực hiện các

TLD-17

4

bởi một nhóm hỏa lực, nhóm chặn đánh hoặc nhóm phục kích, nhóm UAV, và nhóm dự trữ dựa

trên các yêu cầu trong nhiệm vụ đó và tình hình địch. Các nhóm có thể bao gồm một hỗn hợp nhân

viên, bao gồm từ các nghĩa vụ quân sự khác nhau, với các kỹ năng và thiết bị khác nhau tùy thuộc

vào yêu cầu của nhiệm vụ. Các nhóm có khả năng hoạt động độc lập, và có số thừa biên chế về

nhân sự có kỹ năng cũng như trang thiết bị để đảm bảo hoàn thành một nhiệm vụ bất chấp thiệt

hại. Các nhóm được cấu thành chủ yếu từ các chiến sĩ, và hầu hết các nhân viên sẽ là cán bộ và hạ

sĩ quan (NCO). Các nhóm SOF có khả năng chịu đựng hạn chế, dễ bị tấn công, và chỉ có thể hoạt

động trong một thời gian tương đối ngắn cho đến khi họ yêu cầu tiếp tế. Họ thường sẽ hoàn thành

chiến đấu trong một nhiệm vụ hành động trực tiếp không quá 1 đến 2 giờ, sau đó nhanh chóng rút

lui lực lượng hoặc củng cố và tiếp tế.

Một nhóm SOF có thể thâm nhập vào khu vực tác chiến của mình trước nhiều ngày. Việc

mở cuộc tấn công được chủ trương thực hiện dưới sự che giấu của đêm tối hoặc thời tiết xấu, cũng

như sử dụng đòn nghi binh để che đậy cho việc xâm nhập của SOF. Vì hầu hết nhiệm vụ SOF

được thực hiện sâu trong khu vực hậu phương địch, nên việc xâm nhập bằng đường không và biển

mang tính khả thi hơn. PLA cũng nhấn mạnh rằng nhân viên SOF có thể giả mạo là doanh nhân

hay khách du lịch để tiếp cận mục tiêu.

Mệnh lệnh và Kế hoạch

PLA không có Bộ Tư lệnh tác chiến đặc biệt như quân đội Mỹ, mặc dù PLA nhấn mạnh việc điều

khiển thống nhất các đơn vị SOF đang hoạt động phi tập trung trên chiến trường. PLA nhấn mạnh

rằng hầu hết các quốc gia đều đưa ra mệnh lệnh cấp cao, tập trung và thống nhất cho các đơn vị

và hoạt động của SOF. Các đơn vị SOF của PLA chủ yếu đóng vai trò trinh sát và tình báo đặc

biệt, đồng thời có thêm vai trò thực hiện các nhiệm vụ hành động trực tiếp, giúp phân biệt họ so

với các lực lượng đặc biệt của Mỹ. Các đơn vị SOF của PLA trong chiến đấu sẽ hoạt động theo

lệnh chiến trường hoặc lệnh chiến dịch. Việc lập kế hoạch, trong khi được lên chi tiết, sẽ tập trung

vào các mục tiêu nhiệm vụ theo định hướng, với việc đảm bảo tình hình cũng như chủ động nắm

bắt cơ hội chiến đấu chống lại các mục tiêu có giá trị cao.

Việc chỉ huy và phối hợp trong suốt các hoạt động của SOF đòi hỏi tính linh hoạt và khả

năng ra quyết định nhanh chóng. Trung tâm chỉ huy và kiểm soát ở vị trí chỉ huy chính sẽ ra kế

hoạch tác chiến, với các tiểu kế hoạch hành động tác chiến bao gồm một kế hoạch hành động tác

chiến đặc biệt. Kế hoạch hành động tác chiến đặc biệt, dựa trên mệnh lệnh có mức cao hơn, sẽ chỉ

định khu vực tác chiến, việc tổ chức các cách thức chỉ huy và thông tin liên lạc, thành phần lực

lượng, vũ khí và thiết bị cần thiết, các giai đoạn tác chiến, phân công trách nhiệm giữa các nhóm,

hỗ trợ, phương pháp mở cuộc tấn công và rút lui, kế hoạch phối hợp với các lực lượng khác, chuẩn

bị nhiệm vụ, và khung thời gian hoàn thành nhiệm vụ. Việc lên kế hoạch chi tiết đòi hỏi các thông

tin tình báo chính xác về mục tiêu, môi trường xung quanh, và các vị trí của địch. Cấp trên sẽ phê

duyệt và đưa ra quyết định chính thức. Khi thời gian cho phép, việc mô phỏng hoặc thậm chí các

Page 8: V CẢI CÁCH QUÂN ĐỘI TẠI TRUNG QUỐ - vepr.org.vnvepr.org.vn/upload/533/20151001/TLD 17.pdf · vận Quân đội là các đội hình ưu tiên chuyên thực hiện các

TLD-17

5

cuộc tập trận sẽ được tiến hành để cải thiện kế hoạch. Khi một cuộc chiến ập đến, các đơn vị SOF

sẽ hoàn thành công tác chuẩn bị trước trận chiến và trong tư thế chờ đợi lệnh từ cấp trên để tiến

hành kế hoạch tác chiến trước chiến tranh hoặc chờ đợi những điều chỉnh đối với kế hoạch. Bản

chất và tốc độ nhanh chóng trong quá trình hoạt động của SOF trên một chiến trường năng động

sẽ có thể dẫn đến những thay đổi trong kế hoạch. Nếu tình thế đảo ngược không như mong đợi

trong hoạt động chiến đấu, các quyết định nhanh chóng sẽ được đưa ra để giảm thiểu tổn thất,

giành lại thế chủ động, thay đổi các mục tiêu nhiệm vụ, hoặc rút lui ngay lực lượng, nếu có thể, để

bảo toàn cho các nhiệm vụ tiếp theo.

Các vị trí chỉ huy hoạt động chung trên chiến trường thường có một Trung tâm Tình báo

và có thể bao gồm một Trung tâm Tác chiến Đặc biệt. Có khả năng cả hai sẽ hỗ trợ việc phát triển

kế hoạch hoạt động tác chiến đặc biệt, và hỗ trợ quá trình chỉ huy cũng như phối hợp thực hiện

nhiệm vụ. Các nhóm trinh sát đặc biệt có thể báo cáo thông tin thông qua Trung tâm Tình báo để

phân tích và để cập nhật bản đồ tình hình chung nhằm cung cấp một bức tranh hoạt động chung

(COP) cho các vị trí chỉ huy.

Đào tạo

PLA nghiên cứu các lực lượng đặc biệt của nước ngoài và quá trình huấn luyện Đội biệt kích Mỹ,

từ đó tìm cách đổi mới việc đào tạo để cải thiện nền tảng đào tạo tích hợp cho SOF. SOF của PLA

đã đón nhận một sự tiếp cận toàn diện đối với chương trình đào tạo của họ, mà mang đặc trưng

huấn luyện các kỹ năng chiến đấu cá nhân, sức mạnh và đào tạo tâm lý, cũng như huấn luyện chiến

đấu nhóm. Các bài tập huấn luyện được thiết kế để đưa binh sĩ đến một mức mà họ không thể chịu

nổi, với các tai nạn đào tạo và thương vong cũng như rủi ro ở mức cho phép trong yêu cầu đào tạo

nhằm rèn luyện các nhân viên lực lượng đặc biệt, những người có thể hoạt động dưới tình trạng

căng thẳng cao về tâm lý thể chất trong suốt nhiệm vụ thực địa. Quá trình đào tạo cũng sử dụng

mô hình và địa hình tương tự như các khu vực chiến đấu thực tế. Sau quá trình tuyển chọn, quá

trình đào tạo SOF sẽ tiếp cận từ cơ bản đến chuyên môn, từ cá nhân đến nhóm, và từ các đơn vị

binh chủng đến việc đào tạo phối hợp với các lực lượng khác. Việc đào tạo cuối cùng sẽ tập trung

vào hoạt động phối hợp tác chiến.

Các đơn vị SOF được đào tạo với các lực lượng đặc biệt của nước ngoài và tham gia các

cuộc thi quốc tế. Điều này cung cấp cơ hội để tương tác và học hỏi kiến thức từ các lực lượng đặc

biệt, thiết bị, việc đào tạo và chiến thuật của nước ngoài (China Military Online, ngày 3-3, China

Military Online, ngày 27-4).

Tính linh hoạt cũng được nhấn mạnh với quá trình huấn luyện nhóm trong nhiều môi trường

và địa hình khác nhau. Quân đội được đào tạo kỹ thuật và chiến thuật, làm chủ một loạt các loại

vũ khí nhẹ và nặng bao gồm pháo binh, thiết bị trinh sát và thông tin liên lạc, cũng như các hệ

Page 9: V CẢI CÁCH QUÂN ĐỘI TẠI TRUNG QUỐ - vepr.org.vnvepr.org.vn/upload/533/20151001/TLD 17.pdf · vận Quân đội là các đội hình ưu tiên chuyên thực hiện các

TLD-17

6

thống của nước ngoài. Ở mức độ cao hơn, các nhóm SOF sẽ được đào tạo chung với với các lực

lượng khác. Việc đào tạo về cách lập kế hoạch, chỉ huy và phối hợp là một phần của việc đào tạo

toàn diện để tôi luyện binh sĩ với nhiều kỹ năng và khả năng khác nhau nhằm đảm bảo rằng một

nhiệm vụ không bị hủy hoại khi mất các cá nhân chủ chốt.

Chương trình đào tạo SOF bao gồm đào tạo sự dẻo dai về thể chất, cũng như nhấn mạnh

vấn đề giới hạn thể chất và tâm lý của các binh sĩ. Quá trình huấn luyện này được tiến hành ở nhiều

địa hình và khí hậu đa dạng, bao gồm các bài tập huấn luyện xuyên quốc gia, chướng ngại vật, leo

núi, bơi lội, lặn, trượt tuyết, nhảy dù và sức mạnh. Đào tạo về sự tồn tại trên chiến trường còn dạy

các kỹ năng sinh tồn, cứu hộ, y tế, kháng cự, thoát và trốn, ngụy trang, và các phương pháp bảo vệ

cơ bản. Việc huấn luyện bao gồm thuật xạ kích và sử dụng vũ khí lạnh (các loại vũ khí trừ súng

tay hoặc chất nổ), chiến đấu không vũ khí, sử dụng chất nổ, các phương pháp xâm nhập, và huấn

luyện trinh sát bao gồm thẩm vấn và (sử dụng) thiết bị giám sát công nghệ cao. Việc đào tạo chiến

thuật đặc biệt nhấn mạnh đến chiến thuật trinh sát và chiến thuật kết hợp binh chủng để đáp ứng

các yêu cầu nhiệm vụ chiến đấu khác nhau của SOF, hoạt động như một nhóm, và phối hợp với

các nhóm SOF và lực lượng thông thường khác. Chương trình đào tạo khác bao gồm đào tạo ngoại

ngữ cơ bản cũng như kiến thức về các nước và các dân tộc thiểu số đặc trưng ở khu vực mà một

đơn vị SOF nào đó đang tiến hành nhiệm vụ.

Cơ sở đào tạo SOF bao gồm các thiết bị chuyên ngành để hỗ trợ việc huấn luyện nhiệm vụ

đào tạo thực tế. Khi có thể, SOF sẽ tiến hành huấn luyện nhiệm vụ kỹ lưỡng với địa hình và các

phương tiện mà mô phỏng các mục tiêu trong thực tế để kiểm tra kế hoạch, thành phần lực lượng

và cải thiện khả năng chiến đấu.

Sự phát triển trong tương lai

Nhiều ấn phẩm của PLA tuyên bố rằng các lực lượng tác chiến loại mới như lực lượng tác chiến

đặc biệt sẽ tiếp tục gia tăng, tiếp tục được hiện đại hóa và được trải nghiệm nhiều nhiệm vụ mở

rộng và đa dạng trong tương lai. Có khả năng tất cả các Cụm Tập đoàn quân và hạm đội sẽ thành

lập lữ đoàn SOF bổ trợ. PLA sẽ cần phải phát triển máy bay và trực thăng chuyên biệt, tàu tàng

hình cao tốc, và tàu lặn để hỗ trợ nhiệm vụ xâm nhập ở phạm vi lớn hơn. Các báo cáo cũng nói về

một loại tàu ngầm nhỏ, một biến thể của tàu ngầm lớp Type 093, đang trong quá trình chế tạo, có

thể hỗ trợ nhiệm vụ xâm nhập của SOF (Taipei Times, ngày 1-7; China.com, ngày 17-3). Việc

phát triển các tàu có khả năng chở nhiều trực thăng sẽ hỗ trợ các hoạt động tiềm năng ở nước ngoài.

SOF sẽ triển khai các loại vũ khí công nghệ cao, trọng lượng nhẹ, sát thương và không sát thương,

các thiết bị giám sát, và thông tin liên lạc. PLA đang xem xét việc thành lập một trung tâm nghiên

cứu, phát triển và đảm bảo đáp ứng nhu cầu thiết bị SOF trong tương lai. PLA cũng đang có kế

hoạch trang bị cho SOF các loại vũ khí công nghệ mới như laser, bộ phát xung điện từ và các hợp

chất hóa học làm mất sinh lực. Các nhà nghiên cứu PLA cũng đề nghị mở rộng nhiệm vụ SOF vào

chiến tranh mạng và chiến tranh không gian. PLA có ý định cải thiện tính linh hoạt chỉ huy của

Page 10: V CẢI CÁCH QUÂN ĐỘI TẠI TRUNG QUỐ - vepr.org.vnvepr.org.vn/upload/533/20151001/TLD 17.pdf · vận Quân đội là các đội hình ưu tiên chuyên thực hiện các

TLD-17

7

SOF với việc nâng cao nhận thức tình huống, khả năng phối hợp tác chiến, ra quyết định và lập kế

hoạch. Những cải tiến trong hệ thống thông tin điều khiển và tự động điều khiển có thể hỗ trợ các

mục tiêu này. Cuối cùng, PLA có ý định nâng cao chất lượng đào tạo SOF cũng như phát triển các

trung tâm và cơ sở đào tạo chuyên ngành, công nghệ cao.

Kết luận

PLA đang mở rộng và hiện đại hóa các đơn vị SOF của mình. PLA xem lực lượng SOF là nguồn

nhân lực quan trọng có thể thực hiện các nhiệm vụ khác nhau trong thời bình hoặc thời chiến.

Quan trọng hơn, họ tin rằng lực lượng SOF có thể đạt được các mục tiêu ngoại giao, chính trị, và

quân sự với độ chính xác cao, ít rủi ro và ưu thế hơn so với lực lượng thông thường, biến SOF

thành một vũ khí có sẵn quan trọng để đạt được các mục tiêu của Bắc Kinh trong hòa bình hay

chiến tranh. PLA sẽ cần phải tiếp tục cải thiện chương trình đào tạo và hiện đại hóa lực lượng với

thiết bị chuyên biệt, các thiết bị tàng hình để xâm nhập bằng đường không và đường biển, cũng

như phát triển khả năng tình báo toàn cầu để thực hiện đầy đủ tiềm năng của lực lượng tinh nhuệ

này.

Page 11: V CẢI CÁCH QUÂN ĐỘI TẠI TRUNG QUỐ - vepr.org.vnvepr.org.vn/upload/533/20151001/TLD 17.pdf · vận Quân đội là các đội hình ưu tiên chuyên thực hiện các

TLD-17

8

2. Lực lượng Tác chiến Đặc biệt PLA: Tổ chức, Nhiệm vụ và Huấn luyện

Lực lượng Tác chiến Đặc biệt (SOF) của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) được coi

là một trong những đơn vị “kiểu mới” được ưu tiên phát triển (Văn phòng Thông tin Quốc vụ viện

Trung Quốc, ngày 16-4-2013). Vốn sẵn nguồn gốc từ các đơn vị trinh sát, đơn vị SOF đầu tiên của

PLA được thành lập từ sau chiến tranh vùng Vịnh năm 1991 (Guangming Online, ngày 24-2-

2012). Đến cuối những năm 1990, mỗi đơn vị trong 7 quân khu sở hữu một đơn vị đặc nhiệm lục

quân SOF hay một nhóm trinh sát đặc nhiệm với khoảng 1.000 binh sĩ. Trong 15 năm tiếp theo,

những đơn vị này được mở rộng, nhiều đơn vị lục quân SOF được thành lập thêm (trong đó có

một vài đơn vị nhỏ dành cho phụ nữ). Trong lực lượng Hải quân, Không quân và Lực lượng pháo

binh thứ hai, các đơn vị SOF mới cũng được thành lập (PLA Daily, ngày 30-1).

Trung Quốc không lập cơ quan cấp quốc gia để giám sát mọi hoạt động của SOF. Hạm đội

chiến lược chuyên dụng, tàu và máy bay để vận chuyển và hỗ trợ các nhiệm vụ đặc biệt của SOF

cũng được cho là không có. Thay vì được xem như tài sản chiến lược cấp quốc gia, hầu hết các

đơn vị SOF của PLA đều thuộc sự chỉ huy của quân khu. Ngoại trừ một phần nhỏ các đơn vị SOF

có năng lực nhất được giao các nhiệm vụ cao cấp mang tính chiến lược ở trong lòng địch, những

nhiệm vụ còn lại của SOF thường ở tầm gần, hỗ trợ cho các đơn vị lớn hơn, khá giống với lính

biệt kích hay trinh sát.

Hiện nay, tổng số binh sĩ SOF được ước tính là từ 20 đến 30 nghìn người, chiếm khoảng

1% trong PLA. Các đơn vị SOF của Trung Quốc bao gồm các sĩ quan cấp cao và hạ sĩ quan, tuy

nhiên lính mới đi nghĩa vụ, tân binh hay trung úy vừa tốt nghiệp từ Học viện Tác chiến Đặc biệt ở

Quảng Châu cũng được tiếp nhận.

Tổ chức

Lục quân Trung Quốc có 9 lữ đoàn SOF (mỗi lữ đoàn khoảng 2.000 đến 3.000 binh sĩ) và hai trung

đoàn (mỗi trung đoàn khoảng 2.000 binh sĩ) được phân bổ tại 9 cụm tập đoàn quân và 2 quân khu.

Trong khoảng 3 năm trở lại đây, 6 trên 7 đơn vị đặc nhiệm lục quân SOF đều đã được mở rộng lên

cấp lữ đoàn và giao cho Bộ tư lệnh cụm tập đoàn quân chỉ huy, trong đó bao gồm các cụm tập

đoàn quân: 38, 21, 26, 31, 41, và 13. Riêng cụm tập đoàn quân số 39 vẫn được truyền thông Trung

Quốc nhắc đến với như là một trung đoàn (PLA Daily, ngày 23-10-2013). Quân khu Tân Cương

Page 12: V CẢI CÁCH QUÂN ĐỘI TẠI TRUNG QUỐ - vepr.org.vnvepr.org.vn/upload/533/20151001/TLD 17.pdf · vận Quân đội là các đội hình ưu tiên chuyên thực hiện các

TLD-17

9

cũng phụ trách một lữ đoàn SOF (PLA Daily, ngày 19-9-2014). Quân khu Tây Tạng cũng có một

trung đoàn SOF trực thuộc (PLA Daily, ngày 19-6-2014). Gần đây, ít nhất một sư đoàn bộ binh cũ

(thuộc cụm tập đoàn quân số 16) và một lữ đoàn bộ binh (thuộc cụm tập đoàn quân số 12) đã được

chuyển đổi thành hai lữ đoàn SOF mới, vẫn chịu sự chỉ huy của Bộ tư lệnh cụm tập đoàn quân

trước đó (PLA Daily, ngày 6-1-2014; CCTV-7, ngày 3-7-2014). Một số lượng không rõ các đơn

vị SOF nhỏ hơn được thành lập trong một số sư đoàn và lữ đoàn bộ binh và thiết giáp (PLA Daily,

ngày 11-1; China News, ngày 26-8-2014).

Một nửa trong số 18 cụm tập đoàn quân và hai quân khu nhạy cảm nhất có các đơn vị SOF

cơ hữu (không bao gồm một số đơn vị SOF nhỏ hơn được thành lập trong các sư đoàn và lữ đoàn).

Tỷ lệ này có thể tăng lên khi các đơn vị SOF mới được thành lập hay chuyển đổi từ các đơn vị sẵn

có, hoặc các cụm tập đoàn quân không cắt giảm lực lượng trong thời gian sắp tới. Đồng thời, nhiều

đại đội hoặc trung đội SOF cũng có khả năng được thành lập trong nhiều sư đoàn và lữ đoàn.

Hải quân Trung Quốc có một trung đoàn SOF, được bố trí ở Sanya, do Hạm đội Nam Hải

(SSF) quản lý; các đơn vị SOF nhỏ hơn cũng thuộc hai lữ đoàn hàng hải của SSF (PLA Daily,

ngày 23-1-2013; PLA Daily, ngày 26-6-2014). Binh sĩ thuộc lực lượng hải quân SOF cùng với các

lực lượng đặc nhiệm khác từ năm 2008 đã được triển khai đến vịnh Aden để làm nhiệm vụ hộ

tống. Tập đoàn quân Nhảy dù số 15 thuộc Không quân của Trung Quốc cũng có một trung đoàn

SOF trực thuộc, trong đó có đơn vị đặc công “Thor” (PLA Daily, ngày 27-1-2014). Lực lượng

pháo binh thứ hai cũng có một đơn vị SOF (một nhóm hay một trung đoàn), trong thời bình phục

vụ chủ yếu bằng cách đóng giả kẻ thùkhi diễn tập. Các đơn vị SOF thuộc Lục quân được hỗ trợ

chủ yếu từ các đơn vị Không lực Lục quân, với 710 máy bay cho toàn đội. Các đơn vị tàu và trực

thăng đổ bộ của Hải quân làm nhiệm vụ hỗ trợ cho các đơn vị SOF thuộc hải quân và lính thuỷ

đánh bộ. Các đơn vị SOF thuộc không quân có cơ hội sử dụng máy bay vận tải tầm xa cho các

hoạt động nhảy dù nhiều hơn những dịch vụ khác. Tất cả binh sĩ nhảy dù trình độ cao đều được

huấn luyện trên chiếc máy bay hai tầng cánh Y-5. Đây cũng là loại máy bay được sử dụng trong

các nhiệm vụ tiếp cận của SOF.

Các đơn vị SOF được trang bị các loại vũ khí và trang thiết bị hiện đại nhất để phục vụ cho

quá trình thử nghiệm và tác chiến, trong đó có các thiết bị điện tử và thông tin liên lạc tiên tiến,

máy bay không người lái, thiết bị định vị mục tiêu và tầm nhìn vào ban đêm, cùng với một loại

Page 13: V CẢI CÁCH QUÂN ĐỘI TẠI TRUNG QUỐ - vepr.org.vnvepr.org.vn/upload/533/20151001/TLD 17.pdf · vận Quân đội là các đội hình ưu tiên chuyên thực hiện các

TLD-17

10

phương tiện hạng nhẹ khác như máy bay siêu nhẹ. Nhiều đơn vị SOF có thể hoạt động trong cả ba

loại địa hình, trên không, đất liền và trên biển (cả trên mặt nước lẫn dưới mặt nước).

Nhiệm vụ

Theo học thuyết của PLA, đặc công được xem như một mắt xích trong hệ thống vận hành của quân

đội, phối hợp cùng chiến tranh thông tin, tấn công hỏa lực, cơ động hay chiến tranh tâm lý khi tiến

hành chiến dịch. Đặc công tạo điều kiện thuận lợi để các đơn vị chủ lực đánh phá các khu vực

trọng yếu, làm tê liệt hệ thống và giảm khả năng hoạt động của địch, đồng thời can thiệp, trì hoãn

hoặc gián đoạn hoạt động của địch. Các đơn vị SOF chủ yếu được giao nhiệm vụ trinh sát, tập

kíhc, phá hoại, quấy nhiễu, giải cứu con tin và tiêu diệt đầu não đối phương. Điểm đáng lưu ý là

mặc dù có tiền thân là du kích nhưng PLA không chiến đấu theo kiểu du kích kéo dài sau chiến

tuyến địch.

Mặc dù lực lượng đặc nhiệm SOF của PLA có khả năng thực hiện nhiệm vụ chống khủng

bố (như giải cứu con tin,…), nhưng tình huống này thường chỉ được xảy ra ở nước ngoài. Ở Trung

Quốc, cảnh sát dân sự và Cảnh sát Vũ trang Nhân dân Trung Quốc là lực lượng đi đầu trong công

tác chống khủng bố (PLA Daily, ngày 16-1). Đối với các nhiệm vụ an ninh trong nước, như Thế

vận hội Olympic 2008, PLA chủ yếu đảm trách các nhiệm vụ mà Bộ Công an và lực lượng Cảnh

sát Vũ trang Nhân dân Trung Quốc không chịu trách nhiệm, như phòng không và phòng chống

hóa chất.

Trong các hoạt động chống kẻh tù ngoài nước, hầu hết các đơn vị SOF sẽ tiến hành hỗ trợ

về mặt chiến thuật (ở cấp sư đoàn hoặc lữ đoàn), hay mặt chỉ huy tác chiến (ở cấp tập đoàn quân

hay quân khu). Trong một thập kỷ qua, các đơn vị lục quân SOF, vốn trước đây phục vụ cho bộ tư

lệnh quân khu, đã được bàn giao lại cho các cụm tập đoàn quân. Hầu hết các đơn vị SOF mới được

lập ra đều trực thuộc Bộ tư lệnh tập đoàn quân, sư đoàn hay lữ đoàn. Điều này cho thấy hầu hết

nhiệm vụ mà SOF thực hiện chủ yếu đều liên quan đến cấp độ chiến dịch và chiến thuật trong

chiến tranh. Một vài đội nhỏ trong số các binh sĩ SOF tinh nhuệ nhất cũng có thể được giao nhiệm

vụ cấp chiến lược.

Mức độ phân cấp tác chiến được giải thích bằng nhiều lý do. Đầu tiên, mặc dù trong hàng

ngũ SOF của PLA có nhiều hạ sĩ quan cao cấp, hầu hết binh sĩ SOF đều là lính nghĩa vụ hai năm

Page 14: V CẢI CÁCH QUÂN ĐỘI TẠI TRUNG QUỐ - vepr.org.vnvepr.org.vn/upload/533/20151001/TLD 17.pdf · vận Quân đội là các đội hình ưu tiên chuyên thực hiện các

TLD-17

11

và trung uy mới vào nghề. Cũng do nhiều binh sĩ tương đối thiếu kinh nghiệm mà hầu hết các đơn

vị đều được tổ chức và huấn luyện để hoạt động trong tiểu đội, trung đội và đại đội. Thứ hai, các

đơn vị SOF của PLA đều bị giới hạn khả năng tiếp cận sâu trong trên chiến trường trên bộ.Nói

chung, tất cả các đơn vị thuộc PLA đều thiếu máy bay vận chuyển cánh cố định và cánh quay. Mặt

khác, nhiều đơn vị SOF có khả năng tác chiến dưới nước và có thể nhận nhiệm vụ ở vùng biển xa

bờ bằng các tàu nổi, tàu ngầm hay tàu dân sự.

Huấn luyện

Trọng tâm trong quá trình huấn luyện của SOF được truyền thông Trung Quốc nhấn mạnh là sự

dẻo dai của binh sĩ, phương pháp tiếp cận, trình độ sử dụng vũ khí và khả năng cận chiến (PLA

Daily, ngày 30-4-2014). Các cá nhân và đơn vị nhỏ thường xuyên thể hiện khả năng chuyên môn

của mình tại các cuộc thi trong nội bộ PLA, cũng như các cuộc thi quốc tế (Photo China, ngày 24-

6-2014). Binh sĩ và các đơn vị SOF cũng đã tham gia vào nhiều cuộc diễn tập huấn luyện cùng

quân đội các nước khác như Nga, Pakistan, Thái Lan, Indonesia và Jordan. PLA còn gửi binh sĩ

đến Israel, Thổ Nhĩ Kỳ, Estonia và Venezuela để đào tạo (PLA Daily, ngày 19-3-2014).

Các đơn vị SOF thường được nhập vào binh chủng hợp thành và tập những thao tác cơ

động và tiến công thông thường. Nhiệm vụ của lực lượng này thường là trinh sát, tấn công và phá

hoại sau chiến tuyến địch sau khi tiếp cận bằng trực thăng. Căn cứ Huấn luyện Chiến thuật Hiệp

đồng Xác Sơn là nơi được giao nhiệm vụ huấn luyện đặc biệt cho đặc công (PLA Daily, ngày 10-

10-2014). Tuy nhiên, việc sử dụnglính SOF vẫn đang trong quá trình thử nghiệm. Một số tư lệnh

bộ binh hay thiết giáp đã bị đánh giá làsử dụng các đơn vị này không đúng mục đích. (Liaowang

Dongfang Zhoukan, ngày 6-6-2013).

Kết luận

Các đơn vị SOF của PLA đã có sự mở rộng đáng kể trong vòng 20 năm trở lại đây, và có lẽ sẽ còn

tiếp tục nhận được sự ưu tiên phát triển. Dù hiện giờ lực lượng này vẫn chỉ làm công tác hỗ trợ các

lực lượng khác trên chiến trường, nhưng họ hoàn toàn có khả năng tham gia vào các nhiệm vụ

chiến lược, miễn là có được phương tiện tiếp cận và tiếp ứng tầm xa hơn.

Đa số nhà phân tích nước ngoài đều cho rằng lực lượng SOF của Trung Quốc sẽ được sử

dụng tại Đài Loan hoặc trong các biến cố ở nước ngoài. Những nhóm nhỏ binh sĩ giàu kĩ năng và

kinh nghiệm (phần tinh nhuệ của SOF) có thể sử dụng vận tải thương mại để thâm nhập vào các

Page 15: V CẢI CÁCH QUÂN ĐỘI TẠI TRUNG QUỐ - vepr.org.vnvepr.org.vn/upload/533/20151001/TLD 17.pdf · vận Quân đội là các đội hình ưu tiên chuyên thực hiện các

TLD-17

12

mục tiêu ở nước ngoài trước khi chiến sự xảy ra, với điều kiện vũ khí và trang thiết bị đã vào vị trí

sẵn sàng từ trước. Các đội được tuyển chọn khác có thể được bí mật cài vào nhờ không lực hoặc

tàu hải quân. Những chiến dịch này sẽ dễ thành công hơn ở Đông Nam Á và Đông Á, những nơi

có đông người Trung Quốc. Tuy nhiên, rất ít bằng chứng cho thấy các đơn vị SOF của PLA hiện

đang được tổ chức hoặc huấn luyện nhằm tiến hành các hoạt động chiến tranh bất thường sau chiến

tuyến địch trong thời gian dài.

Các đơn vị SOF của PLA sẽ được hỗ trợ rất lớn nếu như máy bay vận tải và chiến đấu tầm

xa chuyên dụng được phát triển để phục vụ cho hoạt động của lực lượng này. Nếu không có những

hỗ trợ này, SOF phải tiếp cận thông tin tình báo chi tiết và tức thời, phù hợp với nhu cầu nhiệm vụ

của từng cá nhân. Các chiến sĩ Trung Quốc dường như “không biết nghỉ ngơi, không quản khó

khăn, đau khổ, đói rét và mệt mỏi,” nhưng hầu hết đều không muốn nhận nhiệm vụ kiểu một đi

không trở về (Nhân dân Nhật báo, ngày 8-9-2009).

Page 16: V CẢI CÁCH QUÂN ĐỘI TẠI TRUNG QUỐ - vepr.org.vnvepr.org.vn/upload/533/20151001/TLD 17.pdf · vận Quân đội là các đội hình ưu tiên chuyên thực hiện các

GIỚI THIỆU DỰ ÁN BIÊN DỊCH TÀI LIỆU HỌC THUẬT

VỀ KINH TẾ VÀ CHIẾN LƯỢC TRUNG QUỐC

Mọi ý kiến đóng góp và trao đổi xin vui lòng gửi tới:

Ms.Nguyễn Thị Thanh Tú Email: [email protected]

Hotline: 0906 069 196

Mục đích

Dự án Biên dịch tài liệu học thuật về Kinh tế và Chiến lược Trung Quốc là một dự án phi

chính trị, phi thương mại và phi lợi nhuận do Chương trình Nghiên cứu Kinh tế Trung Quốc

thuộc VEPR (VCES) tổ chức thực hiện nhằm mục đích cung cấp, phát triển nguồn học liệu

có giá trị, cập nhật những thông tin kịp thời và có hệ thống, đồng thời cung cấp những nhận

định sâu sắc về chuyên ngành nghiên cứu kinh tế và chiến lược Trung Quốc bằng tiếng Việt,

góp phần thúc đẩy việc học tập, nghiên cứu các vấn đề về Trung Quốc tại Việt Nam.

Hoạt động chính

Hoạt động chính của Dự án Biên dịch tài liệu học thuật về Kinh tế và Chiến lược của

Trung Quốc là biên dịch sang tiếng Việt và xuất bản trên website của mình các tài liệu mang

tính học thuật bằng tiếng Trung, tiếng Anh về các vấn đề của Trung Quốc, trong đó chủ yếu

là về lĩnh vực kinh tế, chiến lược.

Nguồn tài liệu này chủ yếu là các bài báo trên các tập san quốc tế, các chương sách, tài

liệu hội thảo khoa học hoặc các tài liệu tương ứng, đã được xuất bản bởi các nhà xuất bản,

các trường đại học và viện nghiên cứu có uy tín trên thế giới.

Dự án ưu tiên biên dịch và xuất bản:

Các bài viết mang tính nền tảng đối với lĩnh vực Kinh tế và Chiến lược của Trung

Quốc;

Các bài viết có nhiều ảnh hưởng trong lĩnh vực này;

Các bài viết liên quan trực tiếp hoặc có ảnh hưởng, hàm ý gián tiếp đến Việt Nam;

Các bài viết được đông đảo độc giả quan tâm.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Trang chủ VEPR: www.vepr.org.vn

Thông tin thêm về dự án: Đang cập nhật

Danh mục các bài đã xuất bản: Đang cập nhật

Theo dõi Dự án trên Facebook:

https://www.facebook.com/DuAnBienDichKinhTeChienLuocTQ

Page 17: V CẢI CÁCH QUÂN ĐỘI TẠI TRUNG QUỐ - vepr.org.vnvepr.org.vn/upload/533/20151001/TLD 17.pdf · vận Quân đội là các đội hình ưu tiên chuyên thực hiện các

NHỮNG TÁC PHẨM DỊCH KHÁC

DC-22 Quyền lực bị kìm hãm: Nguồn gốc những nghi ngờ chiến lược

chung trong quan hệ Hoa Kỳ-Trung Quốc, David M. Lampton, Nguyễn Thu

Thủy dịch, Vũ Minh Long hiệu đính.

DC-21 Hai mươi ngộ nhận về thị trường, Tom G. Palmer, Phạm Nguyên

Trường dịch.

DC-20 Phỏng vấn Esther Duflo: Khi kinh tế học phát triển được thử thách

trên thực địa, Nguyễn Đôn Phước dịch.

DC-19 Kinh tế học và Tri thức, Kreidrich A. von Hayek, Đinh Tuấn Minh dịch.

DC-18 Cuộc khủng hoảng kinh tế là khủng hoảng về lý thuyết kinh tế, Paul

Alan Kirman, Nguyễn Quang A dịch.

NHỮNG TÁC PHẨM DỊCH KHÁC

TLD-13 Những thách thức của sự bất bình đẳng thu nhập

TLD-14 “Ngoại giao mới” của Trung Quốc dưới thời Tập

Cận Bình

TLD-15 Thúc đẩy một trật tự mới? Những tác động mới về

chính trị và an ninh của năng lượng

TLD-16 Về cải cách quân đội tại Trung Quốc*

LIÊN HỆ

Chương trình Nghiên cứu Kinh tế Trung Quốc thuộc VEPR (VCES)

Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR)

Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội

Địa chỉ: Phòng 707, Nhà E4

144 Xuân Thủy, Cầu Giấy

Hà Nội, Việt Nam

Tel: (84-4) 3 754 7506 -704/714

Fax: (84-4) 3 754 9921

Email: [email protected]

Website: www.vepr.org.vn

Bản quyền © VCES 2015