UBND TỈNH VĨNH PHÚC - Vĩnh Phúc Province€¦  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH VĨNH...

148
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC Số: /TTr- UBND CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Vĩnh Phúc, ngày tháng 11 năm 2013 TỜ TRÌNH V/v đề nghị thông qua Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản nhóm nguyên liệu kaolin, felspat, sét kaolin trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2014 - 2020 tầm nhìn 2030 Kính gửi: Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh. Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003; Căn cứ Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17/11/2010; Căn cứ Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09/3/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản; Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 của Chính phủ về phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ- CP ngày 7/9/2006; Căn cứ Thông báo số 1152-TB/TU ngày 18/10/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Về Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản nhóm nguyên liệu kaolin, felspat, sét kaolin trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2014-2020, tầm nhìn 2030, UBND tỉnh Vĩnh Phúc trình thường trực Hội đồng nhân dân thông qua Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản nhóm nguyên liệu kaolin, felspat, sét Dự

Transcript of UBND TỈNH VĨNH PHÚC - Vĩnh Phúc Province€¦  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH VĨNH...

Page 1: UBND TỈNH VĨNH PHÚC - Vĩnh Phúc Province€¦  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH VĨNH PHÚC. Số: /TTr- UBND CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

ỦY BAN NHÂN DÂNTỈNH VĨNH PHÚC

Số: /TTr- UBND

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

Vĩnh Phúc, ngày tháng 11 năm 2013

TỜ TRÌNHV/v đề nghị thông qua Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản nhóm nguyên liệu kaolin, felspat, sét kaolin trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

giai đoạn 2014 - 2020 tầm nhìn 2030

Kính gửi: Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh.

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17/11/2010;

Căn cứ Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09/3/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 của Chính phủ về phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006;

Căn cứ Thông báo số 1152-TB/TU ngày 18/10/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Về Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản nhóm nguyên liệu kaolin, felspat, sét kaolin trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2014-2020, tầm nhìn 2030,

UBND tỉnh Vĩnh Phúc trình thường trực Hội đồng nhân dân thông qua Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản nhóm nguyên liệu kaolin, felspat, sét kaolin trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2014 - 2020 tầm nhìn 2030 với nội dung chủ yếu như sau:

I. TÊN DỰ ÁN: Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản nhóm nguyên liệu kaolin, felspat, sét kaolin trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2014 - 2020 tầm nhìn 2030.

II- BỐ CỤC QUY HOẠCHChương I: Đặc điểm địa lý tự nhiên, kinh tế, nhân văn của tỉnh Vĩnh

Phúc.Chương II: Khái quát đặc điểm địa chất, khoáng sản tỉnh Vĩnh Phúc.Chương III: Tổng quan tiềm năng khoáng sản nhóm nguyên liệu kaolin,

felspat, sét kaolin trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

Dự thảo

Page 2: UBND TỈNH VĨNH PHÚC - Vĩnh Phúc Province€¦  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH VĨNH PHÚC. Số: /TTr- UBND CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

Chương IV. Vị trí, vai trò của khai thác và sử dụng khoáng sản nhóm nguyên liệu Kaolin, felspat, sét kaolin trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong cơ cấu phát triển kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc.

Chương V. Thực trạng khai thác và sử dụng khoáng sản nhóm nguyên liệu Kaolin, felspat, sét kaolin trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

Chương VI. Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản nhóm nguyên liệu Kaolin, felspat, sét kaolin trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2014-2020, tầm nhìn 2030.

Chương VII. Vấn đề bảo vệ môi trường trong khai thác và sử dụng khoáng sản nhóm nguyên liệu Kaolin, felspat, sét kaolin trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2014-2020, tầm nhìn 2030.

Chương VIII. Tổ chức thực hiệnIII. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA QUY HOẠCH1. Quan điểm- Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản nhóm nguyên liệu

kaolin, felspat, sét kaolin tỉnh Vĩnh Phúc phải phù hợp với quy hoạch phát triển khoáng sản chung của cả nước và của ngành công nghiệp Việt Nam; đồng thời phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và các quy hoạch khác của tỉnh.

- Đảm bảo khai thác, sử dụng, sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh đạt hiệu quả kinh tế cao; đảm bảo an ninh, quốc phòng, trật tự xã hội và môi trường sinh thái, góp phần tạo việc làm và nâng cao đời sống nhân dân.

2. Mục tiêu của quy hoạch- Phản ánh tổng thể về nguồn lực khoáng sản nhóm nguyên liệu kaolin,

felspat, sét kaolin hiện có của tỉnh; định hướng công tác quản lý nhà nước về khoáng sản của chính quyền địa phương các cấp, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội theo từng giai đoạn cụ thể.

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về khoáng sản của các cấp theo quy hoạch, kế hoạch; chủ động kiểm soát, phát triển hoạt động khai thác, sử dụng khoáng sản một cách hợp lý, tiết kiệm; bảo vệ môi trường sinh thái.

- Ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại để khai thác, sử dụng khoáng sản; đảm bảo ổn định nguồn nguyên liệu cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, phù hợp với mục tiêu chung của cả nước.

3. Nội dung chủ yếu của Quy hoạch3.1. Quy hoạch các diện tích cấm hoạt động khoáng sảnKhu vực cấm hoạt động khoáng sản kaolin, felspat, sét kaolin là một phần

hoặc nguyên cả diện tích khu mỏ hoặc biểu hiện khoáng sản bị các đối tượng

Page 3: UBND TỈNH VĨNH PHÚC - Vĩnh Phúc Province€¦  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH VĨNH PHÚC. Số: /TTr- UBND CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

khác (thuộc các danh mục cấm hoạt động khoáng sản) phân bố chồng lấn lên, các đối tượng chồng lấn đó là: di tích lịch sử, văn hoá, các khu vực an ninh quốc phòng, diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, khu dân cư tập trung, khu công nghiệp, hành lang giao thông, tuyến năng lượng quốc gia, các tuyến kênh thuỷ lợi, vùng nuôi trồng thuỷ sản và khu du lịch.

Các mỏ nằm trong phạm vi quy hoạch chung xây dựng đô thị Vĩnh Phúc, đề nghị cấm hoạt động thăm dò khai thác khoáng sản phục vụ quy hoạch phát triển đô thị của tỉnh, với tổng diện tích 471 ha, cụ thể như sau:

1- Mỏ Kaolin Định Trung, xã Định Trung, thành phố Vĩnh Yên: Số hiệu: K03, diện tích 152ha, tài nguyên dự báo: 8.730.727 tấn.

2- Mỏ Kaolin Đồng Khâu, một phần diện tích thuộc xóm Mới, xã Thanh Vân huyện Tam Dương: Số hiệu: K04, diện tích 116ha, tài nguyên dự báo: 6.183.544 tấn.

3- Mỏ Kaolin Xóm Mới xã Thanh Vân, huyện Tam Dương: Số hiệu: K02; diện tích 203ha, chiều dày trung bình 3m; trữ lượng (tài nguyên dự báo): 8.773.948 tấn.

3.2. Quy hoạch các khu vực tạm thời cấmCác khu vực tạm thời cấm hoạt động khai thác khoáng sản là các điểm mỏ

nằm trong vùng quy hoạch phát triển du lịch, có nguy cơ ảnh hưởng tới các khu vực di tích lịch sử và thắng cảnh, đề nghị đưa vào khu vực tạm cấm khai thác:

- Mỏ Kaolin xã Tam Quan ( thuộc 3 thôn: Quẵng, Nhân Lý, Yên Chung) huyện Tam Đảo: Số hiệu: K01; diện tích 120 ha, chiều dày trung bình 4m,2; trữ lượng (Tài nguyên dự báo): 7.261.199 tấn.

3.3. Quy hoạch thăm dò, khai thác:Giai đoạn đến 2020:

*FelspatBao gồm 08 mỏ trên diện tích 466,8 ha, tài nguyên dự báo 33.690.784 tấn,

trong đó:1. Mỏ Khu Khán, Đồng Khèn, xã Quang Sơn, huyện Lập Thạch, số hiệu

F03, diện tích 44ha, trữ lượng tài nguyên dự báo 2.630.744 tấn2. Mỏ Felspat Đồi Chùa Mụ, thôn Cầu Gạo, xã Tân Lập, Huyện Sông Lô,

diện tích 22,4 ha, trữ lượng 2.469.135 tấn.3. Mỏ felspat Hình Nhân xã Tân Lập, huyện Sông Lô: Số hiệu F04; diện

tích 40 ha; trữ lượng tài nguyên dự báo: 2.400.899 tấn.4. Mỏ felspat Xóm Mới, xã Quang Yên, huyện Sông Lô, số hiệu F05, diện

tích 70ha, trữ lượng tài nguyên dự báo 4.131.679 tấn.

Page 4: UBND TỈNH VĨNH PHÚC - Vĩnh Phúc Province€¦  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH VĨNH PHÚC. Số: /TTr- UBND CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

5. Mỏ felspat thôn Nghĩa Lý xã Bồ Lý, huyện Tam Đảo: Số hiệu: F09; Diện tích 115 ha, chiều dày trung bình 5m; trữ lượng tài nguyên dự báo: 8.356.141 tấn.

6. Mỏ felspat Gò Gai thôn Quan Nội, xã Tam Quan, huyện Tam Đảo: Số hiệu: F08; Diện tích 14,4 ha; trữ lượng tài nguyên dự báo: 4.689.800 tấn.

7. Mỏ Felspat Núi Ngang huyện Tam Đảo; Số hiệu: F10; Vị trí, đặc điểm phân bố: thuộc thôn Sơn Thanh, xã Đại Đình và thôn ngọc Thụ xã Bồ Lý, huyện Tam Đảo; Diện tích 120ha, chiều dày trung bình 4m; Trữ lượng (Tài nguyên dự báo): 6 915 427 tấn; Chất lượng và giá trị sử dụng: Kết quả mẫu hoá K2O: 4,01%, Na2O: 3,28%, T.Fe: 3,15%; Felspat đảm bảo yêu cầu sản xuất đồ gốm sứ, nguyên liệu xương và men cho sản xuất gạch ceramit, granit nhân tạo.

8. Mỏ felspat Khe Dọc xã Đồng Quế huyện Sông Lô: Số hiệu F01, diện tích 41 ha, trữ lượng tài nguyên dự báo 2.096.959 tấn.

Tầm nhìn đến năm 2030:Bao gồm 5 mỏ trên diện tích 171,2 ha, tài nguyên dự báo 14.438.294 tấn,

trong đó:1. Mỏ Khu Khán, Đồng Khèn, xã Quang Sơn, huyện Lập Thạch, số hiệu

F03, diện tích 44ha, trữ lượng tài nguyên dự báo 2.630.744 tấn2. Mỏ felspat Hình Nhân xã Tân Lập, huyện Sông Lô: Số hiệu F04; diện

tích 20 ha; trữ lượng tài nguyên dự báo: 2.028.000 tấn.3. Mỏ felspat Gò Gai thôn Quan Nội, xã Tam Quan, huyện Tam Đảo: Số

hiệu: F08; Diện tích 7,2ha; trữ lượng tài nguyên dự báo: 2.869.800 tấn.4. Mỏ felspat thôn Nghĩa Lý xã Bồ Lý, huyện Tam Đảo: Số hiệu: F09;

Diện tích 58 ha, chiều dày trung bình 5m; trữ lượng tài nguyên dự báo: 4.178.071 tấn.

5. Mỏ felspat Xóm Mới, xã Quang Yên, huyện Sông Lô, số hiệu F05, diện tích 42ha, trữ lượng tài nguyên dự báo 2.731.679 tấn.

3.5. Quy hoạch dự trữ khoáng sảnQuy hoạch các điểm mỏ đã được khảo sát địa chất song điều kiện thăm dò,

khai thác hiện nay không thuận lợi: Bao gồm 02 mỏ thuộc khu Rừng Chành xã Tam Quan, huyện Tam Đảo; mỏ felspat Ma Hen, Hành Sơn, xã Lãng Công, huyện Sông Lô.

STT Loại hình KS, tên khu vực quy hoạch

Đơn vị tính

Số hiệu khu quy hoạch dự

trữ

Diện tích quy hoạch dự trữ

(ha)

Trữ lượng

TNDB

(dự trữ)

FELSPAT Tr.tấn   48,78 2,61

I Tam Đảo     48,78 1,90

Page 5: UBND TỈNH VĨNH PHÚC - Vĩnh Phúc Province€¦  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH VĨNH PHÚC. Số: /TTr- UBND CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

STT Loại hình KS, tên khu vực quy hoạch

Đơn vị tính

Số hiệu khu quy hoạch dự

trữ

Diện tích quy hoạch dự trữ

(ha)

Trữ lượng

TNDB

(dự trữ)

1Rừng Chành xã Tam Quan

 Tr. Tấn F07 48,78 1,90

II Sông Lô 14,00 0,71

1Ma Hen, Hành Sơn xã Lãng Công

Tr. tấnF06 14,00 0,71

4. Các giải pháp chủ yếu4.1. Giải pháp về quản lýTăng cường công tác thanh tra, kiểm tra của các địa phương các ngành và

liên ngành việc thi hành Luật khoáng sản. Sở Tài nguyên và môi trường, Phòng tài nguyên và Môi trường phải thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch. Kịp thời phát hiện, ngăn ngừa và kiên quyết xử lý những vi phạm về khai thác khoáng sản của các đối tượng hoạt động trái phép trong khai thác khoáng sản nhóm nguyên liệu kaolin, felspat, sét kaolin.

Không ngừng nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ chuyên môn giúp các cấp trong lĩnh vực quản lý tài nguyên khoáng sản cấp cơ sở. UBND huyện và UBND cấp xã cần quan tâm kiện toàn đội ngũ cán bộ tham mưu về quản lý các hoạt động khoáng sản, chú trọng nâng cao hiệu quả của công tác bố trí, đào tạo cán bộ giúp UBND các cấp thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực khoáng sản trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

4.2. Giải pháp về truyền thôngTổ chức phổ biến, tuyên truyền sâu rộng các văn bản quy phạm pháp luật

về khoáng sản cho các cấp, các ngành, các đối tượng khai thác khoáng sản để nâng cao nhận thức và có biện pháp thực hiện bảo đảm đúng quy định, có hiệu quả.

4.3. Giải pháp về chính sáchKhi cấp giấy phép khai thác, các cơ quan chuyên môn sẽ phải tính toán rất

chi tiết từng yếu tố đảm bảo an toàn trên các lĩnh vực theo quy định của pháp luật. Quản lý, chỉ đạo chặt chẽ nội dung trên vẫn đảm bảo các quy định của pháp luật, an toàn về môi trường, môi sinh và trật tự an ninh xã hội, không thất thu ngân sách, bảo đảm việc khai thác theo quy hoạch.

Từ tỉnh đến huyện, xã tăng cường hơn nữa các biện pháp quản lý và thực hiện quy hoạch được phê duyệt nhất là nâng cao tính chủ động trong quản lý tài nguyên khoáng sản trên địa bàn.

Có chính sách đầu tư hợp lý, khuyến khích các chủ phương tiện có nhu cầu khai thác khoáng sản nhóm nguyên liệu kaolin, felspat, sét kaolin tự nguyện ứng nguồn kinh phí cho công tác thăm dò khoáng sản nhóm nguyên liệu kaolin, felspat, sét kaolin trên địa bàn tỉnh làm căn cứ cho việc cấp phép khai thác cho

Page 6: UBND TỈNH VĨNH PHÚC - Vĩnh Phúc Province€¦  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH VĨNH PHÚC. Số: /TTr- UBND CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

doanh nghiệp có nhu cầu nhằm từng bước hạn chế, đi đến chấm dứt hiện tượng khai thác bừa bãi, trái phép khoáng sản nhóm nguyên liệu kaolin, felspat, sét kaolin.

4.4. Giải pháp bảo vệ môi trườngViệc thẩm định phê duyệt các dự án đầu tư hoạt động khoáng sản phải gắn

liền với phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường.Có giải pháp hợp lý về bảo vệ môi sinh môi trường trong hoạt động khoáng

sản.Có biện pháp chế tài đủ mạnh để chấn chỉnh hoặc thu hồi giấy phép hoạt

động khoáng sản đối với các doanh nghiệp không chấp hành đúng pháp luật về bảo vệ môi trường cũng như không thực hiện đúng nội dung cam kết trong báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Nâng cao trách nhiệm của ngành chức năng về quản lý: Tài nguyên, môi trường, công nghệ khai thác, sử dụng khoáng sản, an toàn lao động trong khai thác, sử dụng khoáng sản.

Có chính sách bắt buộc các tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm túc việc đóng phí bảo vệ môi trường, ký quỹ phục hồi môi trường trước khai thác và thực hiện việc phục hồi môi trường, hoàn thổ sau khi hoạt động khai thác khoáng sản kết thúc.

Có chính sách khuyến khích các nhà đầu tư áp dụng công nghệ tiên tiến về khai thác, sử dụng sâu khoáng sản. Không cấp giấy phép hoạt động khoáng sản cho các nhà đầu tư không có năng lực, kinh nghiệm.

Áp dụng các công nghệ, thiết bị, kỹ thuật trong khai thác, sử dụng khoáng sản, nhằm tận thu tài nguyên, chống ô nhiễm môi trường.

Áp dụng các tiêu chuẩn cho phép của nhà nước về chất lượng phế thải đưa vào bãi thải, chất lượng nước thải đổ ra sông, suối, nồng độ các chất khí độc, nồng độ bụi được phép thải vào không khí, các tiêu chuẩn về nổ mìn, về tiếng ồn về độ rung,...

Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng nhằm sử dụng các công nghệ khai thác khoáng sản hợp lý nhất, các công nghệ sạch trong sàng tuyển và sử dụng khoáng sản.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN1. Sở Công Thương: Có trách nhiệm công bố quy hoạch thăm dò, khai

thác, sử dụng khoáng sản nhóm nguyên liệu kaolin, felspat, sét kaolin đến các ngành, địa phương và đơn vị liên quan; theo dõi và giám sát việc thực hiện quy hoạch sau khi được phê duyệt. Định kỳ hàng năm theo dõi, cập nhật, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương và của tỉnh. Đề xuất cơ chế, chính sách nhằm phát triển ổn định và bền vững trong hoạt động khoáng sản của tỉnh.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính bố trí nguồn vốn cho công tác chuẩn bị và thực hiện đầu tư các hạng mục hạ tầng cơ sở.

Page 7: UBND TỈNH VĨNH PHÚC - Vĩnh Phúc Province€¦  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH VĨNH PHÚC. Số: /TTr- UBND CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

3. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì thực hiện việc quy hoạch công tác điều tra cơ bản, quản lý và lưu trữ số liệu địa chất nguồn khoáng sản kaolin, felspat, có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các ngành, địa phương có khoáng sản này để khảo sát, các định vị trí ngoài thực địa phù hợp với quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản và quy hoạch tổng thể kinh tế-xã hội và an ninh quốc phòng của tỉnh. Củng cố hoạt động của hệ thống thanh tra mỏ, nâng cao năng lực quản lý và điều hành, tính pháp lý của hệ thống thanh tra tài nguyên và môi trường địa phương, cấp giấy phép, khoanh định vùng cấm hoạt động khoáng sản kaolin, felspat, đấu thầu thí điểm thăm dò, khai thác một vài mỏ kaolin, felspat…

4. Sở Xây dựng theo chức năng nhiệm vụ của mình chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương và các ngành liên triển khai cụ thể các nội dung, giải pháp của quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản nhóm nguyên liệu kaolin, felspat, sét kaolin.

5. Sở giao thông vận tải: chủ trì việc lập quy hoạch đầu tư các tuyến đường vận chuyển phục vụ yêu cầu giao thông vận tải cho phát công nghiệp khai thác, sử dụng kaolin, felspat của tỉnh, kết hợp phục vụ phát triển kinh tế-xã hội.

6. Các Sở, Ngành liên quan: Chủ động phối hợp với Sở Công Thương, trong việc triển khai thực hiện các nội dung quy hoạch, xây dựng, tham mưu đề xuất các cơ chế, chính sách, biện pháp cụ thể tổ chức thực hiện theo thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ.

7. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã, UBND các xã, phường, thị trấn:

- Tăng cường công tác bảo vệ tài nguyên khoáng sản kể cả tài nguyên khoáng sản đang khai thác và chưa khai thác; đảm bảo ổn định tình hình an ninh trật tự xã hội trên địa bàn quản lý. Hướng dẫn các đơn vị có nhu cầu xin hoạt động khoáng sản theo đúng quy hoạch này.

- Phối hợp với các Sở, ngành chức năng trong công tác kiểm tra, hậu kiểm; tăng cường công tác giám sát các cơ sở khai thác, sử dụng khoáng sản nhóm nguyên liệu kaolin, felspat, sét kaolin về việc chấp hành quy trình công nghệ khai thác, sử dụng, về bảo vệ môi trường đã được thẩm định và nghĩa vụ đối với nhà nước, địa phương. Hàng năm đăng ký, bổ sung các điểm khoáng sản mới phát hiện với Sở Công Thương để tổng hợp đưa vào quy hoạch chung của tỉnh để thực hiện.

- UBND các xã, phường, thị trấn có trách nhiệm chính trong việc theo dõi việc thực hiện quy hoạch và quản lý về tài nguyên khoáng sản tại địa phương. Khi phát hiện những trường hợp vi phạm quy hoạch đã được công bố thì xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị với cơ quan chức năng để xử lý. Đồng thời chịu trách nhiệm chính về việc không ngăn chặn, không xử lý kịp thời, để xảy ra trường hợp khai thác không phép, khai thác trái phép và vi phạm quy hoạch khoáng sản tại địa phương.

Page 8: UBND TỈNH VĨNH PHÚC - Vĩnh Phúc Province€¦  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH VĨNH PHÚC. Số: /TTr- UBND CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

8. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân đang nghiên cứu, quản lý, khai thác, sử dụng khoáng sản: Chấp hành nghiêm các quy định về bảo vệ môi trường khu vực khai thác khoáng sản; thực hiện khai thác khoáng sản theo nội dung giấy phép và dự án khai thác đã được thẩm định, phê duyệt, các quy định của luật khoáng sản và các quy định của pháp luật lien quan.

Ủy ban nhân dân tỉnh kính trình thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc thông qua./.

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

Hà Hòa Bình

Page 9: UBND TỈNH VĨNH PHÚC - Vĩnh Phúc Province€¦  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH VĨNH PHÚC. Số: /TTr- UBND CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC

Số : ....../NQ - HĐND

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

Vĩnh Phúc, ngày tháng năm 2013

NGHỊ QUYẾT Về Thông qua Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản nhóm nguyên liệu kaolin, felspat, sét kaolin trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn

2014-2020, tầm nhìn 2030

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚCKHÓA XV, KỲ HỌP THỨ 8

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND & UBND ngày 26/11/2003;Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 17/11/2010 của Quốc Hội nước CHXHCN

Việt Nam;Căn cứ Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09/3/2012 của Chính phủ quy

định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản;Trên cơ sở Tờ trình số ………./TTr-UBND ngày ……/……./2013 của

UBND tỉnh về Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản nhóm nguyên liệu kaolin, felspat, sét kaolin trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2014-2020, tầm nhìn 2030; Các ý kiến thảo luận thông qua của HĐND tỉnh khoá XV tại kỳ họp thứ 8,

QUYẾT NGHỊ :

Điều 1. Thông qua Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản nhóm nguyên liệu kaolin, felspat, sét kaolin trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2014-2020, tầm nhìn 2030 (có quy hoạch kèm theo).

Điều 2. Tổ chức thực hiện :- HĐND tỉnh giao UBND tỉnh tổ chức thực hiện nghị quyết này;- Thường trực HĐND tỉnh, các Ban, tổ đại biểu và đại biểu HĐND tỉnh có

trách nhiệm giám sát, kiểm tra việc thực hiện nghị quyết;- Nghị quyết này có hiệu lực kể từ ngày HĐND tỉnh thông qua.- Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh Vĩnh Phúc khóa XV, kỳ họp thứ 8

thông qua ngày……/……./2013 ./.

CHỦ TỊCH

Phạm Văn Vọng

Dự thảo

Page 10: UBND TỈNH VĨNH PHÚC - Vĩnh Phúc Province€¦  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH VĨNH PHÚC. Số: /TTr- UBND CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

UBND TỈNH VĨNH PHÚC

THUYẾT MINH BÁO CÁO DỰ ÁNQUY HOẠCH THĂM DÒ, KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG

KHOÁNG SẢN NHÓM NGUYÊN LIỆU KAOLIN, FELSPAT,SÉT KAOLIN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC

GIAI ĐOẠN 2014 - 2020 TẦM NHÌN 2030

(Dự thảo trình HĐND tỉnh khoá XV, nhiệm kỳ 2011-2016- kỳ họp thứ 8 – kỳ họp cuối năm 2013)

Vĩnh Phúc, 2013

Page 11: UBND TỈNH VĨNH PHÚC - Vĩnh Phúc Province€¦  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH VĨNH PHÚC. Số: /TTr- UBND CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

MỤC LỤCMỞ ĐẦU........................................................................................................................5CHƯƠNG I ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN..............................................................................................................................10

1.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN...........................................................................101.1.1 Vị trí địa lý...................................................................................................101.1.2. Đặc điểm địa hình.......................................................................................101.1.3. Đặc điểm địa chất thuỷ văn........................................................................111.1.4. Đặc điểm khí hậu........................................................................................111.1.5. Đặc điểm giao thông...................................................................................12

1.2. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN........................................131.2.1. Đặc điểm dân cư.........................................................................................131.2.2. Đặc điểm kinh tế xã hội..............................................................................13

CHƯƠNG II KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN TỈNH VĨNH PHÚC................................................................................................................14

2.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT...........................................................142.1.1. Mức độ điều tra địa chất, khoáng sản.........................................................142.1.2. Hoạt động khoáng sản................................................................................14

2.2. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO ĐỊA CHẤT VÙNG..................................................142.2.1. Đặc điểm địa tầng.......................................................................................142.2.2 Đặc điểm kiến tạo........................................................................................182.2.3. Đặc điểm magma........................................................................................18

2.3. ĐẶC ĐIỂM KHOÁNG SẢN...........................................................................192.3.1. Nhóm khoáng sản nhiên liệu......................................................................192.3.2. Nhóm khoáng sản kim loại.........................................................................192.3.3. Nguyên liệu khoáng chất công nghiệp-kỹ thuật.........................................202.3.4. Nguyên liệu hoá chất - Phân bón................................................................202.3.5. Nguyên liệu vật liệu xây dựng ốp lát..........................................................212.3.6. Nguyên liệu vật liệu xây dựng thông thường.............................................21

CHƯƠNG III TỔNG QUAN TIỀM NĂNG KHOÁNG SẢN NHÓM NGUYÊN LIỆU KAOLIN, FELSPAT, SÉT KAOLIN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC.......................................................................................................................................23

3.1. ĐÁNH GIÁ NGUỒN LỰC CƠ BẢN.............................................................233.2. ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN.....................................................23

3.2.1. Tiềm năng khoáng sản nhóm nguyên liệu kaolin, felspat, sét kaolin.........233.2.2. Tiềm năng về con người - lao động............................................................253.2.3. Tiềm năng về điều kiện tự nhiên và đất đai................................................263.2.4. Tiềm năng về hạ tầng cơ sở........................................................................26

CHƯƠNG IV VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG KHOÁNG SẢN NHÓM NGUYÊN LIỆU KAOLIN, FELSPAT, SÉT KAOLIN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC TRONG CƠ CẤU PHÁT TRIỂN KINH TẾ...............29

4.1. VAI TRÒ CỦA TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN..........................................294.2. VAI TRÒ CỦA KHAI THÁC, SỬ DỤNG KHOÁNG SẢN........................29

CHƯƠNG V THỰC TRẠNG KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG KHOÁNG SẢN NHÓM NGUYÊN LIỆU KAOLIN, FELSPAT, SÉT KAOLIN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC.....................................................................................................30

5.1. THỰC TRẠNG THĂM DÒ VÀ CẤP PHÉP HOẠT ĐỘNG KHOÁNG

2

Page 12: UBND TỈNH VĨNH PHÚC - Vĩnh Phúc Province€¦  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH VĨNH PHÚC. Số: /TTr- UBND CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

SẢN NHÓM NGUYÊN LIỆU KAOLIN, FELSPAT, SÉT KAOLIN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC...............................................................................305.2. THỰC TRẠNG KHAI THÁC, SỬ DỤNG KHOÁNG SẢN KAOLIN, FELSPAT, SÉT KAOLIN......................................................................................32

5.2.1. Thực trạng khai thác và sử dụng khoáng sản kaolin...................................325.2.2. Thực trạng khai thác và sử dụng khoáng sản felspat..................................34

5.3. ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHỆ KHAI THÁC, CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN NHÓM NGUYÊN LIỆU KAOLIN, FELSPAT...................................................375.4. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHOÁNG SẢN.................................................375.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC, TỒN TẠI, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN TRONG CÔNG TÁC KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG KHOÁNG SẢN NHÓM NGUYÊN LIỆU KAOLIN, FELSPAT.......................38

5.5.1. Những kết quả đạt được..............................................................................385.5.2. Những vấn đề tồn tại...................................................................................385.5.3. Nguyên nhân...............................................................................................38

CHƯƠNG VI QUY HOẠCH THĂM DÒ KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG KHOÁNG SẢN NHÓM NGUYÊN LIỆU KAOLIN, FELSPAT, SÉT KAOLIN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2014-2020 TẦM NHÌN 2030.......................................................................................................................................39

6.1. DỰ BÁO NHU CẦU SỬ DỤNG KHOÁNG SÁN NHÓM NGUYÊN LIỆU KAOLIN, FELSPAT, SÉT KAOLIN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2014-2020 TẦM NHÌN 2030............................................................406.2. XÂY DỰNG VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH.....................42

6.2.1. Cơ sở xây dựng các phương án quy hoạch.................................................426.2.2. Các phương án quy hoạch..........................................................................426.2.3. Luận chứng chọn phương án......................................................................47

6.3. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA PHƯƠNG ÁN CHỌN.............................496.3.1. Mục tiêu tổng quát......................................................................................496.3.2. Định hướng phát triển chung......................................................................496.3.3. Định hướng quy hoạch...............................................................................496.3.4. Căn cứ và nguyên tắc quy hoạch................................................................50

6.3.4.1. Căn cứ..................................................................................................506.3.4.2. Nguyên tắc quy hoạch.........................................................................51

6.3.5. Những thuận lợi và khó khăn đối với công tác quy hoạch kaolin, felspat..526.3.5.1. Thuận lợi.............................................................................................526.3.5.2. Khó khăn.............................................................................................52

6.4. NỘI DUNG QUY HOẠCH KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG KHOÁNG SẢN NHÓM NGUYÊN LIỆU KAOLIN, FELSPAT, SÉT KAOLIN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2014-2020 TẦM NHÌN 2030...............53

6.4.1. Quy hoạch thăm dò khai thác khoáng sản nguyên liệu nhóm kaolin, felspat, sét kaolin..................................................................................................54

6.4.1.1 Số lượng mỏ kaolin, felspat, sét kaolin................................................546.4.1.2. Quy hoạch các diện tích cấm hoạt động khoáng sản...........................606.4.1.7. Quy hoạch thăm dò khai thác những mỏ nằm trong quy hoạch thăm dò khai thác, sử dụng và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng ở Việt Nam đến năm 2020...................................................................................................62

6.4.2. Đánh giá chất lượng khoáng sản nguyên liệu kaolin, felspat các vùng đưa

3

Page 13: UBND TỈNH VĨNH PHÚC - Vĩnh Phúc Province€¦  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH VĨNH PHÚC. Số: /TTr- UBND CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

vào quy hoạch.......................................................................................................636.4.2.1. Kaolin..................................................................................................636.4.2.2. Felspat.................................................................................................63

6.4.3. Quy hoạch khai thác theo thời gian............................................................64CHƯƠNG VII VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG THĂM DÒ KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG KHOÁNG SẢN NHÓM NGUYÊN LIỆU KAOLIN, FELSPAT ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2014-2020 TẦM NHÌN 2030...............................................................................................................................64

7.1. HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ KHAI THÁC KHOÁNG SẢN NHÓM NGUYÊN LIỆU KAOLIN, FELSPAT, SÉT KAOLIN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC............................................................................................................647.2. ẢNH HƯỞNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN ĐẾN MÔI TRƯỜNG........657.3. CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, GIẢM THIỂU Ô NHIỄM VÀ HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT SAU KHAI THÁC.....................................................67

CHƯƠNG VIII CÁC GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN........................698.1. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU..............................................................................69

8.2. TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH.......................................................71KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................................73PHỤ LỤC KÈM THEO THUYẾT MINH BÁO CÁO DỰ ÁN..............................75PHỤ LỤC 1: DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU ĐÃ XUẤT BẢN VÀ BÁO CÁO ĐỊA CHẤT CÓ THÔNG TIN VỀ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN..............................76PHỤ LỤC 2: DANH MỤC CÁC KHU VỰC ĐÃ ĐƯỢC CẤP GIẤY PHÉP KHAI THÁC KHOÁNG SẢN (Đã hết hạn).............................................................78PHỤ LỤC 3: SỔ MỎ ĐIỂM QUẶNG TỈNH VĨNH PHÚC...................................79PHỤ LỤC 4: BẢNG TỔNG HỢP CÁC MỎ KHOÁNG SẢN NHÓM NGUYÊN LIỆU KAOLIN, SÉT KAOLIN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC...............83PHỤ LỤC 5: BẢNG TỔNG HỢP CÁC MỎ KHOÁNG SẢN NHÓM NGUYÊN LIỆU FELSPAT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC.........................................84PHỤ LỤC 6: BẢNG XỬ LÝ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MẪU HÓA MỎ KAOLIN.......................................................................................................................................86PHỤ LỤC 7: BẢNG XỬ LÝ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MẪU HÓA MỎ FELSPAT.....................................................................................................................87PHỤ LỤC 8: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MẪU...........................................................88DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................89

4

Page 14: UBND TỈNH VĨNH PHÚC - Vĩnh Phúc Province€¦  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH VĨNH PHÚC. Số: /TTr- UBND CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

MỞ ĐẦUTài nguyên khoáng sản là một trong các nguồn lực quan trọng của quốc gia

để phát triển kinh tế - xã hội, nhưng là nguồn lực không tái tạo nên chúng cần được bảo vệ, quy hoạch và sử dụng hợp lý. Khai thác khoáng sản mang lại nguồn lợi lớn cho xã hội, song cũng để lại những hậu quả phức tạp cho môi trường sinh thái.

Khoáng sản kaolin là đá sét kết màu trắng, hình thành do quá trình phân huỷ các khoáng vật felspat alkali và mica. Kaolin được sử dụng trong: gốm sứ, gạch sa mốt chịu lửa, bột mài, chất độn cho giấy, cao su, sơn, xà phòng, thuốc trừ sâu, y tế…

Khoáng sản felspat là khoáng vật phổ biến rộng rãi, chiếm gần 50% trọng lượng vỏ Trái Đất. Felspat được sử dụng trong các ngành sứ gốm, thuỷ tinh, sản xuất xà phòng, bột mài, làm răng giả, xi măng, thuốc nhuộm, tráng men…

Vì vậy, để bảo vệ khoáng sản kaolin, felspat, sét kaolin cần phải có chiến lược khai thác và sử dụng hợp lý khoáng sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. UBND tỉnh Vĩnh Phúc có chủ trương điều tra, đánh giá vị trí, diện phân bố, mức độ điều tra, chất lượng, trữ lượng và khả năng sử dụng khoáng sản kaolin, felspat trong phát triển kinh tế - xã hội.

Tài liệu quy hoạch điều tra địa chất, khoáng sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có nhiều loại hình khoáng sản, trong đó có nhóm nguyên liệu Kaolin, felspat, sét kaolin. Tiềm năng nhóm khoáng sản này có ý nghĩa lớn trong việc định hướng phát triển ngành công nghiệp khai thác và sử dụng khoáng sản, góp phần phát triển kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc.

Hiện nay, tham gia vào hoạt động khai thác, sử dụng khoáng sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh như: liên doanh trong nước, Công ty Cổ phần, Công ty TNHH, Doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã. Sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế trong hoạt động khai thác và sử dụng khoáng sản có ưu điểm huy động được vốn và nhân lực từ nhiều nguồn khác nhau. Tuy nhiên, do quy mô của các doanh nghiệp chưa lớn, nguồn vốn không tập trung còn dàn trải dẫn nên ít có dự án đầu tư được các thiết bị, công nghệ tiên tiến, chủ yếu là thủ công bán cơ giới làm thất thoát tài nguyên và gia tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường.

Để biến tiềm năng khoáng sản trở thành nguồn lực phát triển kinh tế xã hội, có tầm nhìn tổng quan về nhóm nguyên liệu kaolin, felspat, sét kaolin của tỉnh Vĩnh Phúc, đánh giá được giá trị kinh tế và lợi thế của nhóm khoáng sản này trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Mặt khác, giúp các cơ quan quản lý Nhà nước có cơ sở xây dựng chính sách, chiến lược, biện pháp phù hợp trong việc quản lý các hoạt động thăm dò khai thác và sử dụng khoáng sản và sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả nhóm khoáng sản nguyên liệu kaolin, felspat, sét kaolin. Tránh tình trạng đầu tư dàn trải, dẫn tới lãng phí nguồn tài nguyên và vốn đầu tư cần có những định hướng cụ thể và chiến lược trong phát triển ngành

5

Page 15: UBND TỈNH VĨNH PHÚC - Vĩnh Phúc Province€¦  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH VĨNH PHÚC. Số: /TTr- UBND CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

công nghiệp khai khoáng. Đáp ứng các mục tiêu trong định hướng và phát triển kinh tế - xã hội, giai đoạn 2010-2015 và đạt chỉ tiêu quy hoạch công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc, việc thực hiện Dự án “Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản nhóm nguyên liệu kaolin, felspat, sét kaolin trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2014-2020 tầm nhìn 2030”trở thành một yêu cầu mang tính thời sự cần thiết, góp phần vào mục tiêu phát triển bền vững của tỉnh cũng như của cả nước.

Các căn cứ pháp lý:Luật đất đai năm 2003; luật bảo vệ môi trường năm 2005; luật di sản văn

hoá; luật bảo vệ rừng; luật an ninh quốc phòng…..;Luật khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17/11/2010;Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê

duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ;

Nghị quyết 02-NQ/TW ngày 25/4/2011 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Quyết định số: 2427/QĐ-TTg ngày 22/12/2011của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chiến lược khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn 2030;

Quyết định số 113/QĐ-TTg ngày 20/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020;

Quyết định số: 152/2008/QĐ ngày 28/11/2008 của Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng ở Việt Nam đến năm 2020;

Quyết định số: 45/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tường Chính phủ phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng ở Việt Nam đến năm 2020;

Quyết định số: 13/2008/QĐ-BTNMT ngày 24/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường V/v ban hành Quy định về đo vẽ bản đồ địa chất và điều tra tài nguyên khoáng sản tỷ lệ 1:50 000;

Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09/3/2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật kháng sản;

Quyết định số: 281/2007/QĐ-BKH ngày 26 tháng 3 năm 2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành định mức chi phí cho lập, thẩm định quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch các sản phẩm chủ yếu;

6

Page 16: UBND TỈNH VĨNH PHÚC - Vĩnh Phúc Province€¦  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH VĨNH PHÚC. Số: /TTr- UBND CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

Căn cứ thông tư số 01/2012/TT-BKHĐT ngày 09/2/2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư V/v hướng dẫn xác định chi phí cho lập, thẩm định và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu;

Quyết định số: 1943/QĐ-BTNMT ngày 08/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành bộ đơn giá các công trình địa chất năm 2009;

Quyết định số 181/QĐ-UBND ngày 25/01/2011 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc V/v phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp Vĩnh Phúc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Để triển khai nhiệm vụ được giao, Sở công thương Vĩnh Phúc, phối hợp với Đoàn Intergeo-4, Liên đoàn Intergeo, Tổng cục địa chất và khoáng sản (thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường) thành lập và thực hiện Dự án: “Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản nhóm nguyên liệu kaolin, felspat, sét kaolin trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2014-2020 tầm nhìn 2030”.

Nhiệm vụ của dự án:Phân tích, đánh giá thực trạng công tác thăm dò, khai thác và sử dụng tài

nguyên khoáng sản nhóm nguyên liệu kaolin, felspat, sét kaolin trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Các yếu tổ ảnh hưởng đến quy hoạch thăm dò khai thác. Trên cơ sở đó xây dựng phương án quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản nhóm nguyên liệu kaolin, felspat, sét kaolin trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn 2030 hợp lý nhằm mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao.

Quy hoạch cụ thể từng mỏ khoáng sản nhóm nguyên liệu kaolin, felspat, sét kaolin theo điều tra địa chất về vị trí, diện tích, trữ lượng, chất lượng, đơn vị đang quản lý của từng mỏ khoáng sản nhóm nguyên liệu kaolin, felspat, sét kaolin trên địa phận tỉnh Vĩnh Phúc.

Đánh giá trữ lượng khoáng sản quy hoạch đã khai thác; sử dụng khoáng sản quy hoạch cho một số ngành sản xuất cụ thể trong kỳ quy hoạch, khoanh định khu vực cấm hoạt động và tạm cấm hoạt động đối với khoáng sản đang quy hoạch.

Lập bản đồ quy hoạch trong đó khoanh định chi tiết khu vực mỏ, khoáng sản đang quy hoạch cần đầu tư thăm dò, khai thác và tiến độ thăm dò, khai thác. Khu vực thăm dò, khai thác khoáng sản được giới hạn bởi các đoạn thẳng nối các điểm khép góc trên bản đồ quy hoạch, tỷ lệ 1/25 000.

Xác định được tài nguyên dự báo của từng mỏ khoáng sản nhóm nguyên liệu kaolin, felspat, sét kaolin, thời điểm khai thác thích hợp để không ảnh hưởng tới môi trường.

Mục tiêu của dự án: Xây dựng quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản

nhóm nguyên liệu kaolin, felspat, sét kaolin trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc phù hợp

7

Page 17: UBND TỈNH VĨNH PHÚC - Vĩnh Phúc Province€¦  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH VĨNH PHÚC. Số: /TTr- UBND CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn 2014-2020, tầm nhìn 2030, kết hợp hài hoà giữa mục tiêu trước mắt và lâu dài, giữa lợi ích kinh tế với các vấn đề kinh tế, xã hội trong tỉnh; làm căn cứ phục vụ tốt cho các công tác như: quản lý, cấp phép, sử dụng hợp lý tiết kiệm tài nguyên khoáng sản nhóm nguyên liệu kaolin, felspat, sét kaolin cũng như làm cơ sở cho định hướng thăm dò, khai thác tài nguyên khoáng sản đến năm 2030.

Phương pháp thực hiện:Nhằm đáp ứng đầy đủ thông tin tư liệu, các tài liệu về địa chất, địa chất

thuỷ văn, khí tượng thuỷ văn, thuỷ lợi, môi trường, kinh tế…trên địa bản tỉnh và các vùng phụ cận phục vụ cho công tác điều tra.

Thu thập, tổng hợp kế thừa các tài liệu để lập báo cáo chúng tôi đã tiến hành phương pháp điều tra, thu thập, thống kê và phân tích các số liệu hoạt động kinh tế khoáng sản nhóm nguyên liệu kaolin, felspat, sét kaolin trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

Thu thập các tài liệu về khí tượng phục vụ báo cáo là lượng mưa, nhiệt độ không khí, số giờ nắng, độ ẩm không khí, độ bốc hơi được thu thập tại trung tâm khí tượng thuỷ văn Bắc Bộ và Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc 2012, Cục thống kê tỉnh Vĩnh Phúc.

Thực hiện các lộ trình khảo sát thực địa, điều tra, đo đạc, quan trắc, xác định vị trí các điểm mỏ...bằng máy GPS cầm tay trên các huyện Tam Đảo, Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dương và thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.

Mẫu được lấy tại các công trình khai đào, theo lớp sản phẩm. Mẫu hoá đã được lấy theo tiết diện 10 x 3cm. Mẫu được chia lấy đối đỉnh,

trọng lượng mẫu 3 kg. Phân tích các chỉ tiêu Al2O3, T.Fe (cho mẫu kaolin) và K2O, Na2O, T.Fe (cho mẫu felspat).

Tổng hợp, chỉnh lý, xử lý số liệu thu thập tại thực địa...bằng các phần mềm chuyên ngành.

Nội dung và hình thức báo cáo thành lập theo hướng dẫn số 1971CV/ĐCKS-ĐC, ngày 27 tháng 10 năm 2006 của Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam và theo đề cương đã được phê duyệt.

Nội dung báo cáo gồm các chương mục chính sau:+ Phần thuyết minh báo cáoMở đầu:Chương I: Đặc điểm địa lý tự nhiên, kinh tế, nhân văn tỉnh Vĩnh Phúc.Khái quát đặc điểm địa lý, kinh tế, xã hội - nhân văn tỉnh Vĩnh Phúc.Chương II. Khái quát đặc địa chất và khoáng sản tỉnh Vĩnh Phúc.Chương III. Đánh giá tiềm năng khoáng sản nhóm nguyên liệu kaolin,

felspat, sét kaolin trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

8

Page 18: UBND TỈNH VĨNH PHÚC - Vĩnh Phúc Province€¦  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH VĨNH PHÚC. Số: /TTr- UBND CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

Chương IV. Vị trí, vai trò của khai thác và sử dụng khoáng sản nhóm nguyên liệu kaolin, felspat, sét kaolin trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong cơ cấu phát triển kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc.

Chương V. Thực trạng khai thác và sử dụng khoáng sản nhóm nguyên liệu kaolin, felspat, sét kaolin trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

Chương VI. Quy hoạch thăm dò khai thác và sử dụng khoáng sản nhóm nguyên liệu kaolin, felspat, sét kaolin trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2014-2020 tầm nhìn 2030.

Chương VII. Vấn đề bảo vệ môi trường trong khai thác và sử dụng khoáng sản nhóm nguyên liệu kaolin, felspat, sét kaolin trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2014-2020 tầm nhìn 2030.

Chương VIII: Tổ chức thực hiệnKết luận và kiến nghị+ Bản vẽ kèm theo báo cáoBản đồ “Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản nhóm nguyên

liệu kaolin, felspat, sét kaolin trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2014-2020 tầm nhìn 2030”. Tỷ lệ 1: 25 000.

Tham gia thực hiện dự có tập thể các bộ Đoàn Intergeo-4, Liên đoàn Intergeo và Sở Công Thương Vĩnh Phúc, gồm các KS Nguyễn Anh Thi, KS Nguyễn Quang Hoa, KS Nguyễn Thanh Tuấn, Chu Anh Tuấn, Trịnh Hồng Cường, Hoàng Văn Dũng, do KS Nguyễn Quang Hoa làm chủ biên.

Để hoàn thành Dự án “Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản nhóm nguyên liệu kaolin, felspat, sét kaolin trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2014-2020 tầm nhìn 2030”. Tỷ lệ 1: 25 000, tập thể tác giả nhận được sự quan tâm giúp đỡ của Lãnh đạo và các chuyên viên Sở Công thương tỉnh Vĩnh Phúc, Liên đoàn Intergeo và UBND tỉnh Vĩnh Phúc. Các chuyên viên chuyên trách trong Sở Tài nguyên và Môi trường, Khoa học công nghệ, Kế hoạch đầu tư, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn Hoá thông tin, Giao thông vận tải, Cục thống kê, UBND các huyện, thị xã, thành phố đã phối hợp thực hiện và cung cấp các thông tin cần thiết. Bên cạnh đó Dự án còn nhận được sự chỉ đạo về chuyên môn của Tổng Cục chất và Khoáng sản, và nhiều ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp để quy hoạch được hoàn thành theo đúng tiến độ.

Tập thể tác giả xin chân thành cảm ơn.

9

Page 19: UBND TỈNH VĨNH PHÚC - Vĩnh Phúc Province€¦  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH VĨNH PHÚC. Số: /TTr- UBND CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

CHƯƠNG IĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

1.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN1.1.1 Vị trí địa lýVĩnh Phúc là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, phía Bắc giáp

tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang, Phía Tây giáp Phú Thọ, phía Đông và phía Nam giáp Thủ đô Hà Nội. Tỉnh Vĩnh Phúc có 9 đơn vị hành chính bao gồm: Thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên, các huyện Bình Xuyên, Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dương, Tam Đảo, Vĩnh Tường, Yên Lạc. Tỉnh Vĩnh phúc có diện tích tự nhiên 1.238,62 km2, dân số trung bình năm 2012 là 1.020,59 ngàn người, mật độ dân số 824 người/km2. (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc 2012).

Tỉnh lỵ của Vĩnh Phúc là thành phố Vĩnh Yên, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 50km và cách sân bay quốc tế Nội Bài 25km.

Vĩnh Phúc nằm trên Quốc lộ số 2 và tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai, là cầu nối giữa vùng Trung du miền núi phía Bắc với thủ đô Hà Nội; liền kề cảng hàng không quốc tế Nội Bài, qua đường quốc lộ số 5 thông với cảng Hải Phòng và trục đường 18 thông với cảng nước sâu Cái Lân. Vĩnh Phúc có vị trí quan trọng đối vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, đặc biệt đối với thủ đô Hà Nội: Kinh tế Vĩnh Phúc phát triển sẽ góp phần cùng thủ đô Hà Nội thúc đẩy tiến trình đô thị hóa, phát triển công nghiệp, giải quyết việc làm, giảm sức ép về đất đai, dân số, các nhu cầu về xã hội, du lịch, dịch vụ của thủ đô Hà Nội.

Quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong các năm qua đã tạo cho Vĩnh Phúc những lợi thế mới về vị trí địa lý kinh tế, tỉnh đã trở thành một bộ phận cấu thành của vành đai phát triển công nghiệp các tỉnh phía Bắc. Đồng thời, sự phát triển các tuyến hành lang giao thông quốc tế và quốc gia liên quan đã đưa Vĩnh Phúc xích gần hơn với các trung tâm kinh tế, công nghiệp và những thành phố lớn của quốc gia và quốc tế thuộc hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, QL2 Việt Trì - Hà Giang - Trung Quốc, hành lang đường 18 và trong tương lai là đường vành đai IV thành phố Hà Nội…

Vị trí địa lý đã mang lại cho Vĩnh Phúc những thuận lợi và khó khăn nhất định trong phát triển kinh tế xã hội:

- Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, gần Thành phố Hà Nội nên có nhiều thuận lợi trong liên kết, giao thương hàng hoá, công nghệ, lao động kỹ thuật…

- Hệ thống hạ tầng giao thông đối ngoại đã và đang được đầu tư hiện đại là những tuyến chính gắn kết quan hệ toàn diện của Vĩnh Phúc với các tỉnh khác trong cả nước và Quốc tế.

1.1.2. Đặc điểm địa hình

10

Page 20: UBND TỈNH VĨNH PHÚC - Vĩnh Phúc Province€¦  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH VĨNH PHÚC. Số: /TTr- UBND CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

Vĩnh Phúc có địa hình đồi núi, trung du và đồng bằng ven song, tạo nên 3 vùng sinh thái là đồng bằng, vùng trung du và vùng miền núi; địa hình thấp dần từ Đông - Bắc xuống Tây - Nam.

Vùng núi: có diện tích tự nhiên 65 300 ha (đất nông nghiệp: 17 400ha, đất lâm nghiệp 20 300 ha). Vùng này chiếm phần lớn diện tích huyện Lập Thạch, huyện Sông Lô, huyện Tam Đảo và 4 xã thuộc huyện Bình Xuyên, 1 xã thuộc thị xã Phúc Yên. Trong vùng có dãy núi Tam Đảo là tài nguyên du lịch quý giá của tỉnh và cả nước. Vùng này có địa hình phức tạp, khó khăn cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông.

Vùng trung du: kế tiếp vùng núi, chạy dài từ Tây Bắc xuống Đông - Nam. Vùng có diện tích tự nhiên khoảng 24 900 ha (đất nông nghiệp 14 000ha), chiếm phần lớn diện tích huyện Tam Dương và Bình Xuyên (15 xã), Thành phố Vĩnh Yên (9 phường, xã), một phần các huyện Lập Thạch và Sông Lô, thị xã Phúc Yên. Quỹ đất đồi của vùng có thể xây dựng công nghiệp và đô thị, phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp kết hợp chăn nuôi đại gia súc. Trong vùng còn có nhiều hồ lớn như Đại Lải, Xạ Hương, Vân Trục, Liễn Sơn, Đầm Vạc là nguồn cung cấp nước cho hoạt động sản xuất, cải tạo môi sinh và phát triển du lịch.

Vùng đồng bằng: có diện tích 32 800 ha, gồm các huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc và một phần thị xã Phúc Yên, đất đai bằng phẳng, thuận tiện cho phát triển cơ sở hạ tầng, các điểm dân cư đô thị và thích hợp cho sản xuất nông nghiệp.

Sự phân biệt 3 vùng sinh thái rõ rệt là điều kiện thuận lợi cho tỉnh bố trí các loại hình sản xuất đa dạng.

1.1.3. Đặc điểm địa chất thuỷ vănTỉnh Vĩnh Phúc có nhiều con sông chảy qua, song chế độ thuỷ văn phụ

thuộc vào 2 sông chính là Sông Hồng và sông Lô. Sông Hồng chảy qua Vĩnh Phúc với chiều dài 50km, đã đem phù sa màu

mỡ cho đất đai, song thời gian nước đầu nguồn tràn về cùng với lượng mưa tập trung dễ gây lũ lụt ở nhiều vùng (Vĩnh Tường, Yên Lạc).

Sông Lô chảy qua Vĩnh Phúc dài 35km, có địa thế khúc khuỷu, lòng sông hẹp, nhiều thác gềnh nên lũ sông Lô lên xuống nhanh chóng.

Hệ thống sông nhỏ như sông Phan, sông Phó Đáy, sông Cà Lồ có mức tác động thuỷ văn thấp hơn nhiều so với sông Hồng và Sông Lô, nhưng chúng có ý nghĩa to lớn về thủy lợi. Hệ thống sông này kết hợp với các tuyến kênh mương chính như kênh Liễn Sơn, kênh Bến Tre...cung cấp nước tưới cho đồng ruộng, tạo khả năng tiêu úng về mùa mưa. Trên địa bàn tỉnh còn có hệ thống hồ chứa hàng triệu m3 nước (Đại Lải, Thanh Lanh, Làng Hà, Đầm Vạc, Xạ Hương, Vân Trục, Đầm Thủy…), tạo nên nguồn dự trữ nước mặt phong phú đảm bảo phục vụ tốt cho hoạt động kinh tế và dân sinh.

1.1.4. Đặc điểm khí hậu

11

Page 21: UBND TỈNH VĨNH PHÚC - Vĩnh Phúc Province€¦  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH VĨNH PHÚC. Số: /TTr- UBND CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

Tỉnh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm. Nhiệt độ trung bình năm từ trạm Tam Đảo là 19,1, tạm Vĩnh yên là 24,80C (năm 2012), lượng mưa trung bình đo được tại trạm Vĩnh Yên là 1.609,7 và trạm Tam Đảo là 2.317,4 ml, độ ẩm trung bình do tại trạm Vĩnh Yên là 80,3%, tại trạm Tam Đảo 88,3%, số giờ nắng trong năm 1.283 - 1.409 giờ (năm 2012). Hướng gió thịnh hành là hướng Đông - Nam thổi từ tháng 4 đến tháng 9, gió Đông - Bắc thổi từ tháng 10 tới tháng 3 năm sau, kèm theo sương muối. Riêng vùng núi Tam Đảo có kiểu khí hậu quanh năm mát mẻ (nhiệt độ trung bình 19,10C) cùng với cảnh rừng núi xanh tươi, phù hợp cho phát triển các hoạt động du lịch, nghỉ ngơi, giải trí. (Nguồn: Niên giám thống kê 2012)

1.1.5. Đặc điểm giao thông

12

Page 22: UBND TỈNH VĨNH PHÚC - Vĩnh Phúc Province€¦  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH VĨNH PHÚC. Số: /TTr- UBND CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

Vĩnh Phúc có mạng lưới giao thông khá phát triển với 3 loại: giao thông đường bộ, đường sắt, đường sông.

Hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh phân bố khá hợp lý, mật độ đường giao thông cao nhưng chất lượng chưa được tốt. Nhiều tuyến được đầu tư cũng đã mang lại hiệu quả to lớn về kinh tế - xã hội.

Giao thông đô thị và giao thông nông thôn đã được quan tâm đầu tư nâng cấp, đảm bảo thông thương và giao lưu kinh tế giữa các địa phương trong tỉnh và với bên ngoài.

Giao thông đường bộTổng chiều dài đường bộ là 4.058,4km trong đó: Quốc lộ: 105,3km; Đường

tỉnh: 297,55km; Đường đô thị 103,5km; đường huyện 426km; đường xã 3.136km. đã từng bước xây dựng với quy mô hiện đại đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.

Trên địa bàn tỉnh có 4 tuyến quốc lộ đi qua là QL2, QL2B, QL2C và QL23 với tổng chiều dài 105,3 km, cơ bản đã được cứng - nhựa hoá, trong đó chất lượng mặt đường loại tốt và khá là 48km (chiếm 45,6%); trung bình là 45 km (chiếm 42,7%) và 12,25 km mặt đường loại xấu ở cuối QL2C.

Hệ thống đường bộ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã đang đuợc đầu tư về cơ bản đảm bảo giao thông thông suốt giữa các địa bàn trên tỉnh, tạo điều kiện cho mọi người dân, tổ chức và doanh nghiệp có thể dễ dàng kết nối trong và ngoài tỉnh cũng như tiếp cận các hoạt động kinh tế xã hội khác.

Giao thông đường sắtTrên địa bàn tỉnh có tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai chạy qua 5/9 đơn

vị hành chính(bao gồm Thị xã Phúc Yên, huyện Bình Xuyên, Thành phố Vĩnh Yên, các huyện Tam Dương và Vĩnh Tường) với 35 km và 5 nhà ga, trong đó, có 2 ga chính là Phúc Yên và Vĩnh Yên. Đây là tuyến đường sắt nối thủ đô Hà Nội qua Vĩnh Phúc tới các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc.

Giao thông đường thủyTỉnh có hai tuyến sông chính cấp II do trung ương quản lý là sông Hồng

(30km) và sông Lô (34km). Hai sông này chỉ thông được các phương tiện vận tải có trọng tải không quá 300 tấn. Hai tuyến sông địa phương là sông Cà Lồ (27km) và sông Phó Đáy (32km) chỉ thông thuyền trong mùa mưa, phục vụ các phương tiện vận tải có sức chở không quá 50 tấn.

Hệ thống cảng hiện có 2 cảng là Vĩnh Thịnh trên sông Hồng, cảng Như Thụy trên Sông Lô.

1.2. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN1.2.1. Đặc điểm dân cưTheo số liệu niên giám thống kê tính đến năm 2012, dân số của tỉnh Vĩnh

Phúc là 1.020,59 ngàn người. Mật độ trung bình 824 người/km2.13

Page 23: UBND TỈNH VĨNH PHÚC - Vĩnh Phúc Province€¦  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH VĨNH PHÚC. Số: /TTr- UBND CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

Trong tỉnh có 02 trường Đại học, 37 trường phổ thông trung học. Hàng năm có khoảng 10.000 người tốt nghiệp phổ thông trung học, 3.000 - 4.000 người tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp.

Toàn tỉnh Vĩnh Phúc có trên 11 dân tộc sinh sống, trong đó dân tộc Kinh chiếm đa số với 95,72% dân số, còn lại là các dân tộc thiểu số như: người Sán Dìu, Cao Lan, Nùng, Dao, Tày, Mường, Ngái, Lào, Hoa, Thái… chiếm 4,28% dân số. Trong đó dân tộc Sán Dìu chiếm 3,93% tổng số dân, còn lại các dân tộc khác chỉ chiếm tới dưới 0,08% dân số.

1.2.2. Đặc điểm kinh tế xã hộiCơ cấu kinh tế của tỉnh đã chuyển dịch nhanh theo hướng công nghiệp

hóa, hiện đại hóa và kéo theo tốc độ tăng dân số thành thị khá nhanh. Tuy vậy, do xuất phát điểm là một tỉnh nông nghiệp, cho đến nay dân số nông thôn còn chiếm tỷ lệ rất cao. Như vậy, công nghiệp phát triển nhanh mới chỉ bước đầu tạo tiềm lực tăng trưởng, chưa tạo được nhiều công ăn việc làm và chưa đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu lao động. Công nghiệp trên địa bàn tỉnh, mà chủ yếu là FDI, phần lớn có hàm lượng công nghệ cao, cần ít lao động, đòi hỏi lao động có tay nghề, trong khi phần lớn lao động của tỉnh là lao động nông nghiệp và tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp chưa đáp ứng được các ngành công nghiệp phát triển.

Chính sách thu hút đầu tư và kinh tế phát triển năng động của tỉnh: Những năm qua, nền kinh tế của Vĩnh Phúc phát triển nhanh. Đặc biệt trong lĩnh vực thu hút đầu tư, ngoài những yếu tố thuận lợi về điều kiện tự nhiên, về cơ sở hạ tầng, về con người, lao động... thì một nhân tố đặc biệt quan trọng tạo nên thành công, đó là tỉnh Vĩnh Phúc đã có những định hướng đúng đắn, có chính sách thu hút đầu tư hấp dẫn, đảm bảo hài hoà lợi ích của các bên. Mặt khác, để có được sự phát triển bền vững và giữ được tính hấp dẫn của môi trường đầu tư, tỉnh Vĩnh Phúc đã và đang cố gắng hết mình để xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật bên trong và bên ngoài các khu, cụm công nghiệp. Ngoài ra, tỉnh cũng đang triển khai nhiều dự án lớn, tạo mọi điều kiện thuận lợi, thông thoáng cho các nhà đầu tư, tạo cơ hội thành công của họ trên đất Vĩnh Phúc. Sự năng động trong phát triển kinh tế ở Vĩnh Phúc cũng là yếu tố hết sức thuận lợi cho các nhà đầu tư có thể coi đó là tiềm năng của sự phát triển. 

14

Page 24: UBND TỈNH VĨNH PHÚC - Vĩnh Phúc Province€¦  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH VĨNH PHÚC. Số: /TTr- UBND CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

CHƯƠNG II KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN

TỈNH VĨNH PHÚC2.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT2.1.1. Mức độ điều tra địa chất, khoáng sảnĐịa chất và khoáng sản ở tỉnh Vĩnh Phúc trước đây đã được các nhà địa

chất Trung Quốc, Pháp, Nhật Bản nghiên cứu sơ lược. Cho đến nay, toàn bộ diện tích tỉnh Vĩnh Phúc đã được điều tra, lập bản đồ địa chất và khoáng sản các tỷ lệ 1:500.000 (1981, 1982), 1:200.000 (các tờ Hà Nôi, 1973; Tuyên Quang, 1986), 1:50.000 (các nhóm tờ Hà Nội mở rộng, 1994, Thanh Ba-Phú Thọ, 2000). Đồng thời, công tác tìm kiếm, thăm dò đã được thực hiện đối với một số loại khoáng sản như thiếc mica, đá xây dựng, kaolin, sét gạch ngói, cát, cuội sỏi trên một số vùng mỏ cụ thể để khai thác phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế địa phương. Nhìn chung mức độ điều tra địa chất khu vực là khá tốt, nhưng mức độ điều tra, thăm dò khoáng sản còn rất thấp.

2.1.2. Hoạt động khoáng sảnKhai thác khoáng sản ở tỉnh Vĩnh Phúc mới được phát triển từ giữa năm

1989. Từ năm 1989 đến nay, Bộ Công nghiệp và Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cấp 5 giấy phép khai thác khoáng sản, trong đó có 2 giấy phép khai thác kaolin, 3 giấy phép khai thác đá granit, ryolit xây dựng. Đến nay, hầu hết các giấy phép khai thác khoáng sản đã hết hạn sử dụng. Theo thẩm quyền, UBND tỉnh Vĩnh Phúc cũng đã cấp hàng chục giấy phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường cho các tổ chức và cá nhân.

Chỉ tính từ năm 1997 đến nay Bộ đã cấp 3 giấy phép thăm dò khoáng sản, trong đó có 01 giấy phép thăm dò cuội sỏi ở Bạch Lưu huyện Sông Lô, 02 giấy phép thăm dò đá ryolit xây dựng ở xã Xuân Hoà, thị trấn Phúc Yên và Đầu Vai, xã Quang Minh.

Nhìn chung, quy mô khai thác khoáng sản không lớn, công nghệ khai thác và sử dụng thuộc loại trung bình hoặc thấp. Trong lĩnh vực khai thác, sử dụng kaolin, đá xây dựng, sét gạch ngói cũng chưa có các doanh nghiệp lớn, có năng lực đủ mạnh và thị trường ổn định. Công tác thăm dò chưa được đầu tư đúng mức. Hiện nay các doanh nghiệp chủ yếu thăm dò đá ryolit, granit xây dựng nhưng thường trên các diện tích nhỏ hơn 1km2, với một vài lỗ khoan nên chưa có tài liệu để làm rõ chất lượng đá gốc nằm dưới đới ảnh hưởng của quá trình phong hoá.

Danh mục các báo cáo địa chất và tài liệu đã xuất bản có thông tin về tài nguyên khoáng sản hiện lưu trữ tại Lưu trữ Địa chất, trình bày ở phần phụ lục 01.

2.2. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO ĐỊA CHẤT VÙNG2.2.1. Đặc điểm địa tầng

15

Page 25: UBND TỈNH VĨNH PHÚC - Vĩnh Phúc Province€¦  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH VĨNH PHÚC. Số: /TTr- UBND CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

Theo tài liệu địa chất tỷ lệ 1:50 000 tờ Vĩnh Phúc, trong toàn tỉnh Vĩnh Phúc có các phân vị địa tầng tuổi từ Neopretorozoi đến Đệ tứ sau:

a. Hệ tầng Thái Ninh (PR1tn)Các đá trong hệ tầng này có thành phần là đá lục nguyên bị biến chất khu

vực thuộc tướng amphibolit, phân bố ở khu vực phía bắc huyện Vĩnh Tường, tạo thành các dải kéo dài theo hướng tây bắc - đông nam. Thành phần gồm các đá phiến thạch anh - biotit - silimanit - granat, các lớp mỏng amphibolit, ít gneis biotit.

b. Hệ tầng Chiêm Hóa (PR3€ch)Hệ tầng này phân bố các huyện Bình Xuyên, Tam Đảo, Tam Dương, Lập

Thạch, thành phố Vĩnh Yên và được phân chia thành 2 phân hệHệ tầng Chiêm Hóa - phân hệ tầng dưới (PR3€ch1

1): Phân bố thành 1 dải lớn từ phía bắc huyện Tam Dương (xã Hoàng Hoa) qua phía bắc thành phố Vĩnh Yên đến biên giới phía đông nam huyện Bình Xuyên (xã Xuyên Lôi) có phương kéo dài tây bắc - đông nam, diện tích 60km2.

Theo thành phần thạch học, phân hệ tầng này được chia thành 2 phần, với phần dưới (PR3-€1ch1) chủ yếu thạch anh - mica xen ít quazit màu xanh trắng và phần trên (PR3-€1ch2) là đá phiến thạch anh - mica, đá phiến thạch anh - liotit - silimanit (fibrolit).

Hệ tầng Chiêm Hóa - phân hệ tầng trên (PR3€ch12): Phân bố thành các

dải kéo dài theo hướng tây bắc - đông nam với diện tích khoảng 62km2, gồm đá phiến thạch anh mica, đá phiến thạch anh biotit - silimanit (fibrolit).

c. Hệ tầng Khôn Làng (T2kl)Hệ tầng Khôn Làng phân bố ở khu vực huyện Bình Xuyên và thị xã Phúc

Yên với diện tích nhỏ khoảng 6km2, gồm cát bột kết, bột kết xen thấu kính phun trào (chủ yếu là axit) màu xám và tuf của chúng, thấu kính cuội sạn kết, cát kết tuf, bột kết tuf màu xám, xám vàng.

d. Hệ tầng Nà Khuất (T2nk)Đây là thành tạo trầm tích lục nguyên nằm chuyển tiếp lên trên trầm tích

lục nguyên xen phun trào của hệ tầng Khôn Làng. Hệ tầng này được phân chia thành 2 phân hệ tầng:

Hệ tầng Nà Khuất - phân hệ tầng dưới (T2nk1): Phân bố ở khu vực thị xã Phúc Yên và 1 phần nhỏ ở huyện Bình Xuyên với diện tích khoảng 35km2, gồm bột kết, sét kết màu xám lục.

Hệ tầng Nà Khuất - phân hệ tầng trên (T2nk2): Phân bố ở khu vực thị xã Phúc Yên và 1 phần nhỏ ở huyện Bình Xuyên với diện tích khoảng 31km2, gồm cát kết đa khoáng xen ít bột kết, sét kết, sét vôi.

e. Hệ tầng Văn Lãng (T2n-r vl2)

16

Page 26: UBND TỈNH VĨNH PHÚC - Vĩnh Phúc Province€¦  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH VĨNH PHÚC. Số: /TTr- UBND CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

Trầm tích của phân vị này chỉ thấy xuất lộ ở cánh phía Đông của đứt gãy sâu phân chia đới Sông Lô với đới An Châu, trên đoạn chạy qua xã Đạo Trù, huyện Tam Đảo, tạo thành dải kéo dài theo phương TB-ĐN khoảng 10km, rộng khoảng 2km. Do bị phủ nhiều bởi trầm tích Đệ tứ, nên trên bình đồ chỉ thấy chúng xuất lộ thành những diện tích nhỏ hẹp với diện tích khoảng 7km2.

Thành phần trầm tích của phân vị chủ yếu là cuội kết thạch anh - silic, cát - bột kết màu đỏ nâu xen các thấu kính sét than và than đá.

f. Hệ tầng Hà Cối (J1-2 hc)Trầm tích của phụ hệ tầng này được phát hiện thấy ở xã Đại Đình, huyện

Tam Đảo, xã An Hoà và xã Duy Phiên, huyện Tam Dương và trung tâm thị xã Phúc Yên. Chúng thường chiếm lĩnh vị trí của các khu vực đồi cao hơn so với xung quanh với diện tích trong khoảng 3,5km2.

Mặt cắt trầm tích tại các vị trí nêu trên chủ yếu là các thành tạo vụn thô; gồm cuội kết, sạn kết, cát kết xen ít bột kết.

g. Hệ tầng Tam ĐảoHệ tầng Tam Đảo là phân vị địa tầng có diện lộ lớn nhất so với các thành

tạo khác có tuổi trước Đệ tứ. Chúng chiếm diện tích nửa phần phía đông của huyện Tam Đảo, tạo thành những dãy núi cùng tên. Thuộc phạm vi nghiên cứu, dãy núi này kéo dài theo phương TB-ĐN với chiều dài khoảng 20km, rộng 5-8km. Hệ tầng này có thành phần chủ yếu là đá phun trào axit, được phân thành 3 tướng:

- Tướng núi lửa thực sự (J-K1(?)tđ1): Phân bố thành 1 dải kéo dài theo phương tây bắc-đông nam ở huyện Tam Đảo và 1 phần nhỏ ở thị xã Phúc Yên, chiếm diện tích khoảng 117km2, gồm riolit porfia, riolit, riolit dacit có cấu tạo dòng chảy đến cấu tạo khối.

- Tướng á núi lửa (J-K1(?)tđ2): Lộ thành những khối nhỏ, phân bố tập trung ở huyện Tam Đảo, chiếm diện tích khoảng 30km2, gồm riolit ban tinh lớn, riolit porfia.

- Tướng phun nổ (J-K1(?)tđ3): Lộ thành những khối nhỏ, phân bố tập trung ở huyện Tam Đảo, chiếm diện tích không đáng kể khoảng 0,5km2, gồm tuf riolit, bom núi lửa.

Căn cứ sự phân bố trên bản đồ cho thấy các đá thuộc tướng phun trào thực sự chiếm khối lượng lớn nhất, thứ đến là tướng á núi lửa, ít nhất là tướng phun nổ.

h. Hệ tầng Phan Lương (N12pl)

Các thành tạo của hệ tầng Phan Lương chỉ xuất hiện trong phạm vi đới cấu trúc võng chồng Hà Nội và dọc theo trũng kiến tạo có dạng địa hào được tạo ra trong quá trình hình thành đứt gãy sâu phân chia đới cấu trúc Sông Lô với đới cấu trúc An Châu, trên đoạn từ xã Đại Đình đến xã An Sơn, huyện Tam Đảo.

17

Page 27: UBND TỈNH VĨNH PHÚC - Vĩnh Phúc Province€¦  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH VĨNH PHÚC. Số: /TTr- UBND CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

Trên phần diện tích thuộc cấu trúc võng chồng Hà Nội, các thành tạo của hệ tầng Phan Lương lộ ra ở rất nhiều nơi dưới dạng các “cửa sổ” nằm trong vùng phân bố rộng rãi của trầm tích Đệ tứ. Các cửa sổ này chỉ chiếm diện tích trong khoảng 0,5-2km2.

Dọc theo thung lũng địa hào nêu trên các diện lộ của các thành tạo thuộc hệ tầng Phan Lương thường lơn hơn các diện lộ trong võng chồng Hà Nội có nơi kéo dài đến 4km, rộng khoảng 11m. Tập hợp các diện lộ này tạo thành dải kéo dài khoảng 10km, rộng khoảng 1,5-6km.

Mặt cắt trầm tích của hệ tầng Phan Lương có thành phần chủ yếu là cuội kết, sạn kết, cát kết xen đá phiến sét than, đá phiến sét và ở phần thấp có xen các lớp thấu kính than nâu.

Phân bố ở khu vực các huyện Sông Lô, huyện Lập Thạch và thành phố Vĩnh Yên với diện tích khoảng 70km2, được chia thành 3 phân hệ tầng:

Hệ tầng Phan Lương - Phân hệ tầng dưới (N12pl1): Thành phần gồm đá

phiến sét màu xám, đá phiến sét than, than, cuội sỏi, sạn kết, cát kết.Hệ tầng Phan Lương - Phân hệ tầng giữa (N1

2pl2): Thành phần gồm sạn kết, cát kết, cuội kết, thấu kính đá phiến sét.

Hệ tầng Phan Lương - Phân hệ tầng trên (N12pl3): Thành phần gồm cát

kết, sạn kết, các lớp mỏng đá phiến sét màu xám.i. Các thành tạo trầm tích bở rời hệ Đệ tứ (Q)Các thành tạo trầm tích bở rời hệ Đệ tứ được chia thành 3 hệ tầng: hệ tầng

Hà Nội (Qll-lll1hn), hệ tầng Vĩnh Phúc (Qlll

2vp) và hệ tầng Thái Bình (QlV3tb).

Chúng phân bố chủ yếu ở vùng địa hình trung du khá bằng phẳng và vùng địa hình đồng bằng bao quanh dải đá biến chất cao của hệ tầng Chiêm Hoá (PR3-€1ch), bao gồm phần phía tây nam huyện Tam Dương, tây nam thành phố Vĩnh Yên, tây nam và trung tâm huyện Bình Xuyên, góc tây nam huyện Tam Đảo. Ngoài ra, trầm tích Đệ tứ còn phân bố dọc theo các thung lũng sông, suối. Tổng diện tích phân bố trầm tích Đệ tứ chiiếm khoảng một phần ba diện tích của toàn vùng. Đặc điểm trầm tích của các hệ tầng nêu trên như sau:

- Hệ tầng Hà Nội (Qll-lll1hn): gồm các thành tạo trầm tích tướng sông, sông

lũ với thành phần chủ yếu là cuội - sỏi - cát hạt thô đến trung bình, ít bột và sét. Phân bố ở khu vực các huyện Tam Dương, thị xã Phúc Yên và một phần nhỏ thuộc huyện Yên Lạc với diện tích khoảng hơn 3,7km2.

- Hệ tầng Vĩnh Phúc (Qlll2vp): gồm trầm tích tướng sông và trầm tích

tướng sông - hồ; trong đó thành phần trầm tích sông là sét loang lổ, cát - cuội - sỏi và thành phần trầm tích sông - hồ là sét, bột, cát lẫn mùn thực vật màu xám đen. Phân bố ở khu vực các huyện Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dương, Bình Xuyên, Tam Đảo, Vĩnh Tường, Yên Lạc, thị xã Phúc Yên, thành phố Vĩnh Yên chiếm diện tích lớn khoảng hơn 400km2.

18

Page 28: UBND TỈNH VĨNH PHÚC - Vĩnh Phúc Province€¦  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH VĨNH PHÚC. Số: /TTr- UBND CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

- Hệ tầng Thái Bình (QlV3tb): gồm các thành tạo trầm tích tướng bãi bồi và

tướng lòng sông, có thành phần chủ yếu là bột, sét, bột - cát và cát màu nâu. Phân bố ở khu vực các huyện Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dương, Bình Xuyên, Tam Đảo, Vĩnh Tường, Yên Lạc, thị xã Phúc Yên, thành phố Vĩnh Yên chiếm diện tích lớn khoảng hơn 160km2.

2.2.2 Đặc điểm kiến tạoCác hệ thống đứt gãy phương TB - ĐN chiếm vị trí chủ yếu trên diện tích

tỉnh Vĩnh Phúc, bao gồm các hệ thống đứt gãy chính là Sông Chảy, Sông Lô.Hệ thông đứt gãy Sông Chảy: gồm một trũng địa hào rộng khoảng 6km,

khống chế bởi 2 đứt gãy thuận, lấp đầy các trầm tích Neogen dày gần 1 km.Hệ thông đứt gãy Sông Lô: tạo thành đứt gãy dạng địa hào hẹp, rộng 2km, kéo dài khoảng 40km dọc rìa tây nam dãy núi Tam Đảo.

2.2.3. Đặc điểm magmaCác đá magma xâm nhập chỉ xuất hiện phía tây bắc huyện Tam Đảo, phía

bắc huyện Tam Dương và huyện Lập Thạch. Chúng được xếp vào phức hệ Sông Chảy. Các đá xâm nhập của phức hệ này tạo thành nhiều khối khác nhau tạo 1 dải kéo dài theo phương Tây bắc-Đông nam và luôn bám sát dọc theo rìa phía đông của đứt gãy phân chia đới cấu trúc Sông Lô và đới cấu trúc An Châu, thuộc đoạn chạy qua xã Yên Dương (phía tây bắc) đến xã Nhân Lý (phía tây nam) của huyện Tam Đảo. Dải này có chiều dài khoảng 15km, rộng trong khoảng 2-6km.

Đặc điểm của các đá thuộc phức hệ là giàu nhôm, giàu kiềm. Hiện tượng greizen hóa xẩy ra không đồng đều trong khối. Liên quan với phức hệ Sông Chảy có các thân kaolin phong hóa từ các mạch aplitgranit, pegmatit có ý nghĩa công nghiệp gốm sứ cho địa phương. Các đá phức hệ Sông Chảy gồm:

Phức hệ Sông Chảy-Pha 1 ( )Các thành tạo magma xâm nhập thuộc phức hệ Sông Chảy lộ thành 1 khối

ở phía đông nam huyện Tam Đảo, chiếm diện tích khoảng 2,2km2. Thành phần gồm granodiorit, granodiorit 2 mica, granit biotit dạng porfia hạt vừa đến hạt lớn. Phần trên bị phong hoá mạnh tạo nên lớp sét màu nâu, nâu vàng lốm đốm xám trắng, đôi chỗ có biểu hiện sét kaolin màu trắng xám.

Phức hệ Sông Chảy-Pha 2 ( )Các thành tạo magma xâm nhập thuộc phức hệ Sông Chảy lộ thành 1 dải

có phương kéo dài tây bắc-đông nam, phân bố ở các huyện Lập Thạch và huyện Tam Đảo, chiếm diện tích khoảng 87km2. Thành phần gồm granit 2 mica, granit muscovit hạt vừa đến nhỏ.

Phức hệ Sông Chảy-Pha 3 ( )Các thành tạo magma xâm nhập thuộc phức hệ Sông Chảy lộ thành nhiều

khối nhỏ phân bố ở các huyện Lập Thạch, huyện Tam Đảo và một số ở thị xã

19

Page 29: UBND TỈNH VĨNH PHÚC - Vĩnh Phúc Province€¦  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH VĨNH PHÚC. Số: /TTr- UBND CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

Phúc Yên, chiếm diện tích rất nhỏ chỉ khoảng 1km2. Thành phần gồm đá mạch pegmatit aplit, granit aplit.

2.3. ĐẶC ĐIỂM KHOÁNG SẢNKết quả của công tác điều tra tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh

Phúc đã ghi nhận 6 loại khoáng sản rắn, với tổng số 76 mỏ và điểm mỏ.2.3.1. Nhóm khoáng sản nhiên liệuQuặng Than đá, than nâu: Có 01 điểm than, tập trung chủ yếu là than đá,

than nâu chúng nằm trong các thành hệ trầm tích, thường tạo thành dải hẹp, thấu kính ở các xã Đạo Trù, Bạch Lưu, Đồng Thịnh, huyện Lập Thạch, điểm quặng than antraxit thuộc xã Đạo Trù, huyện Tam Đảo

2.3.2. Nhóm khoáng sản kim loạia. Quặng Sắt: Sắt là khoáng sản có trên địa bàn Vĩnh Phúc, bao gồm sắt

manhetic, hematit nằm trong đá riolit, riolit focfia hệ tầng Tam Đảo, thường tạo thành dải. Hiện tại đã phát hiện 02 mỏ và điểm quặng.

b. Quặng Chì, Kẽm, Thiếc:Điểm quặng Chì, kẽm có ở xã Đạo Trù huyện Lập Thạch, và xã Ân hoà,

huyện Tam Dương, có nguồn gốc nhiệt dịch. Trữ lượng chưa rõ.Điểm Thiếc gốc có ở xã Minh Quang, Huyện Tam Đảo, các mạch thạch

anh chứa thiếc xuyên vào đá riolit hệ tầng Tam Đảo (J2 tđ). Điểm quặng thiếc Thanh Lanh, xã Trung Mỹ, huyện Bình Xuyên nằm

trong các mạch thạch anh sulfua chứa thiếc, quặng có nguồn gốc nhiệt dịch.Ngoài ra còn có thiếc sa khoáng ở Xóm Đồng Diệt, xã Đại Bình huyện

Tam Đảo. Hàm lượng thiếc ở đây không cao.Các loại khoáng sản Chì, Kẽm, Thiếc mới chỉ phát hiện trong khi khảo sát

đo vẽ Bản đồ địa chất tỷ lệ 1:2 000 000, tỷ lệ 1:50 000. Trong đó chủ yếu là biểu hiện khoáng sản.

c. Quặng Đồng: có tại các điểm khoáng hóa ở Suối Son, Đồng Giếng thuộc xã Đạo Trù, Đồng Bùa xã Tam Quan, Hợp Châu (huyện Tam Dương) và Bản Long xã Minh Quang (huyện Bình Xuyên). Đồng ở đây thường đi kèm với pirit, pirotin, là biểu hiện của các điểm khoáng cộng sinh với các kim loại khác, ít có ý nghĩa khoáng sản.

d. Kim loại quý hiếmQuặng vàng gồm 03 điểm mỏ:Điểm quặng vàng gốc: có ở xã Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên, thành hệ

quặng nằm trong hệ mạch thạch anh xuyên trong đá trầm tích thuộc hệ tầng Khôn Làng (T2kl). Vàng được xác định có khả năng tập trung dọc theo đứt gãy tây nam Tam Đảo, chưa được thăm dò nhưng được đánh giá có triển vọng trữ lượng lớn.

20

Page 30: UBND TỈNH VĨNH PHÚC - Vĩnh Phúc Province€¦  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH VĨNH PHÚC. Số: /TTr- UBND CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

Vàng sa khoáng có ở thôn Bản Long xã Minh Quang, huyện Tam Đảo, xã Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên, nằm trong phân hệ tầng trên hệ tầng Thái Bình, phân bố dọc theo thung lũng hai suối Đồng Đỏ và Lập Đình, liên quan tới tích tụ hỗn hợp aluvi - proluvi tướng lòng và bãi bồi thấp.

2.3.3. Nguyên liệu khoáng chất công nghiệp-kỹ thuậta. Kaolin: Gồm 04 mỏ và điểm quặng, có các nguồn gốc: Kaolin phong

hoá từ các mạch pegmatit thuộc pha 3 phức hệ Sông Chảy, kaolin được thành tạo do quá trình phong hoá của đá granit sáng màu phức hệ Sông Chảy, kaolin được thành tạo là sản phẩm phong hoá của các thân pegmatit xuyên cắt vào trầm tích biến chất hệ tầng Chiêm Hoá.

b. Felspat: Gồm 08 mỏ và điểm quặng, Felspat phân bố trong các mạch pegmatit xuyên qua các đá granit phức hệ Sông Chảy. Chất lượng đạt tiêu chuẩn làm men.

c. Quarzit: có 01 điểm quặng, nằm trong đá vây quanh là các đá phiến thuộc hệ tầng Chiêm Hoá. Quarzit có màu trắng, hạt mịn, thành phần hoá học (%): SiO2 = 98,10; Al2O3 = 0,32; TiO2 = 0,21; Fe2O3 = 0,79; CaO = 0,11; MKN = 0,24. Ngoài ra quarzit có trong hệ tầng cổ thuộc phức hệ Sông hồng (PR) chủ yếu ở Vĩnh yên, có tập quarzit trong các tầng đá cổ, it có ý nghĩa công nghiệp

d. Barit: có 02 điểm mỏ, dưới dạng tảng lăn ở vùng Đạo Trù, huyện Lập Thạch. Barit ở đây thường đi liền với chì, kẽm (đã khai thác tận thu trong những năm 1990, khai thác không đáng kể mục đích cho phân tích thí nghiệm, nay chưa khai thác, điểm mỏ phát hiện trong đo vẽ bản đồ địa chất tỷ lệ trung bình).

e. Puzơlan: có 02 điểm mỏ, Puzơlan được thành tạo từ đá phiến bị phong hoá của hệ tầng Chiêm Hoá. dày trung bình 2 m. Thành phần (%): SiO2 = 61,5 - 66,27; Fe2O3 = 6,32 - 8,19 (trung bình 7,02); Al2O3 = 16,55 - 19,41; MKN = 5,5 - 7,07. Độ hút vôi nguyên khai 73,64 mg vôi/g phụ gia, SiO2 = 1,75%, nhôm hoạt tính: 2,92%.

Puzolan có ở Đồi Mậu Thông thuộc phường Khai Quang, thành phố Vĩnh Yên, và ở thôn Trung Mầu, xã Trung Mỹ, huyện Bình Xuyên, nằm trong tầng phong hoá của đá cổ, trữ lượng ít lẻ tẻ trong các vỉa đá phiến thạch anh silimanit thuộc phụ hệ tầng Chiêm hoá(PR3 - C2 ch1) (chưa được thăm dò, khai thác).

g. Mica: có 03 mỏ và điểm quặng, ở Lãng Công, huyện Lập Thạch, nằm trong các mạch Pecmatit phân bố rải rác trong vùng, trữ lượng chưa đánh giá, tỷ lệ mica trong Pecmatit đạt 20%, chưa khai thác.

h. Keramzit: có ở Đồi Long Cương, huyện Lập Thạch diện tích 150 km2

chạy dài theo hướng Tây Bắc-Đông Nam từ 5 - 7 km, là tầng đá phiến sét màu xám đen, tuổi giả định Devon ( D2e -gv), dày khoảng 600 - 800 m.

2.3.4. Nguyên liệu hoá chất - Phân bónThan bùn: có 02 mỏ than bùn nằm trong phân hệ tầng Thái Bình, nguồn

gốc hồ, đầm lầy. Than bùn tập trung ở vùng Văn Quán. Nhìn chung các điểm

21

Page 31: UBND TỈNH VĨNH PHÚC - Vĩnh Phúc Province€¦  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH VĨNH PHÚC. Số: /TTr- UBND CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

than đều có trữ lượng ít, quy mô nhỏ. Than bùn nằm dưới độ sâu 0,8-1,5 m trong thung lũng trước gò đồi.. Kết quả phân tích hoá (%): W = 19,87; A = 34,95; V = 52,42; S = 0,51; P = 0,04. Q = 1.938 Kcl/kg.

Chủ yếu phân bố ở huyện Lập Thạch và huyện Tam dương, gồm điểm than Đạo Tú - Hoàng Đan, điểm than Văn Quán, điểm than Đông Ích, điểm than Đầm Đông, Đồng Thịnh.

2.3.5. Nguyên liệu vật liệu xây dựng ốp láta. Đá Granit: có 01 điểm mỏ, khối granit Núi Láng thuộc phức hệ Sông

Chảy, có diện lộ khá lớn, gồm granit dạng porphyr, granit 2 mica. Đá có kiến trúc porphyr, gneis, màu xám sáng. Thành phần khoáng vật chủ yếu là thạch anh và felspat. Cường độ kháng ép: 1463,36 kg/cm2, tỷ trọng: 2,63 g/cm3, dung trọng: 2,57 g/cm3, độ rỗng: 5,32%. Có thể sử dụng làm đá ốp lát hoặc đá hộc.

Đá hoa canxit (01 điểm mỏ thuộc đồi đất đen thuộc xã Quang Yên, huyện Sông Lô có trữ lượng nhỏ).

Đá cát kết, sạn kết xen các lớp cuội kết thuộc hệ tầng Phan Lương ở Hải Lựu, huyện Sông Lô. Thành phần khoáng vật mảnh vụn (75%), bao gồm thạch anh, felspat, đá phiến, quarzit, silic, xi măng chiếm 25%. Tỷ trọng: 2,67g/cm3.

2.3.6. Nguyên liệu vật liệu xây dựng thông thườnga. Đá xây dựng: bao gồm 12 mỏ và điểm mỏCác đá xâm nhập thuộc phức hệ Sông Chảy, có diện lộ khá lớn, gồm

granit dạng porphyr, granit 2 mica. Đá có kiến trúc porphyr, cat gneis, màu xám sáng. Thành phần khoáng vật chủ yếu là thạch anh và felspat.

Đá ryolit hệ tầng Tam Đảo (J-K1(?) tđ), đá có kiến trúc nổi ban, bị ép, phân phiến yếu. Ban tinh chiếm 10 - 27%, thành phần chủ yếu là thạch anh, felspat kali, ít khoáng vật zircon. Đá màu xám sẫm, xám xanh, cấu tạo đặc sít, dòng chảy mờ hoặc hạnh nhân. Tính chất cơ lý của đá ryolit bị phong hoá dao động trong phạm vi khá lớn, của đá ryolit tươi có tính cơ lý ổn định. Đá ryolit có chất lượng khá tốt, các thông số cơ bản (cường độ kháng nén, thể trọng, tỷ trọng) đều cao hơn nhiều so với chỉ tiêu cho phép, đạt tiêu chuẩn để sản xuất đá dăm loại 1, có giá trị sử dụng cao.

Đá vôi xây dựng nằm trong tập đá phiến dài, đá có màu trắng đục, hạt nhỏ đến vừa, có chứa các hạt spinel màu trắng phớt tím, kích thước 1 - 4 mm. Thành phần hoá học (%): CaO = 50,68, MgO = 8,46, Al2O3 = 0,08, Fe2O3 = 0,19, SiO2 = 0,51.

b. Sét gạch ngói: gồm 13 mỏ và điểm mỏ các loại: Sét là sản phẩm phong hoá của tầng đá phiến sét. Bao gồm 2 loại sét:

Lớp sét phong hoá hoàn toàn dày 2 - 3 m, có màu vàng sẫm, vàng nâu, mịn, dẻo. Thành phần cỡ hạt từ 0,25 đến 0,05 mm chiếm trung bình 24,97%. Thành phần khoáng vật chủ yếu: montmorilonit, hydromica, kaolinit. Thành

22

Page 32: UBND TỈNH VĨNH PHÚC - Vĩnh Phúc Province€¦  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH VĨNH PHÚC. Số: /TTr- UBND CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

phần hoá (%) trung bình: SiO2 = 62,57, Al2O3 = 19,03, Fe2O3 = 9,35. Lớp sét có chất lượng tốt, có thể sử dụng để sản xuất gạch đặc đạt mác từ 50 trở lên.

Lớp sét bán phong hoá: chiều dày thay đổi trung bình 4,6 m, có màu xám trắng, dẻo trung bình, độ hạt sét cao, các hàm lượng hoá đạt yêu cầu, các chỉ tiêu kỹ thuật thấp.

Sét được thành tạo trong trầm tích Đệ tứ. Lớp phủ dày 0,3-0,7 m, tiếp đến là lớp sét công nghiệp dày 0,5-14 m. Dưới là lớp sạn, cát thạch anh dày 10-17 m. Lớp sét có màu loang lổ, nâu đỏ bị laterit yếu, dẻo, phần dưới có pha cát. Sét có chất lượng tốt ở độ sâu 4-7 m, bề dày lớp sét dày trung bình 4 m.

Trầm tích chứa sét thuộc hệ tầng Vĩnh Phúc (Q2-3 vp), phủ trực tiếp trên đá gốc thuộc phức hệ Sông Hồng. Trên cùng là tầng sản phẩm gồm lớp sét, sét pha cát màu vàng nâu đến xám đen, dày 2-18 m.

Sét nằm trong vùng phân bố các trầm tích bở rời tuổi Holocen phân hệ tầng Thái Bình trên. Có nhiều khu vực chứa sét, trong đó có 2 khu Mỹ Kỳ và Bảo Sơn được nghiên cứu kỹ hơn.

c. Cát cuội sỏi: Gồm 17 mỏ và điểm mỏ nằm trong vùng phân bố rộng rãi các trầm tích hệ tầng Hà Nội, bị phủ bởi các lớp sét xanh, sét kaolin mịn, dẻo, lẫn cát màu trắng hệ tầng Thái Bình, có thành phần cuội chủ yếu là thạch anh, chiếm 60 - 70%. Thân dưới cuội thạch anh chiếm 40 - 50%.

Cuội sỏi cát phân bố trong vùng phát triển các dòng chảy hiện đại. Địa tầng chứa cuội từ trên xuống gồm: sét, sét bột lẫn dăm bột dày tối đa 0,4 m, lớp cát bột sét dày 0,4 - 1,5 m, lớp cuội sỏi cát dày 1,8 m. Tỷ lệ cuội, sỏi thạch anh chiếm 80 - 90%. Kích thước tương đối đồng đều, độ mài tròn trung bình, dùng để làm chất độn bê tông tốt.

Cuội sỏi, cát vàng tích tụ trong các bãi bồi, thềm bậc I thuộc hệ tầng Vĩnh Phúc, chiều dày trung bình 1,25 m. Thành phần cuội, sỏi thạch anh tới 80 - 90%, kích thước khá đồng đều, độ mài tròn kém. Cát vàng có thành phần đồng nhất, chủ yếu là thạch anh sạch, trắng, độ hạt tương đối đều.

Cát sỏi tập trung chủ yếu trên Sông Lô, Sông Hồng, sông Phó Đáy, trong các sông suối và các thung lũng lòng sông cổ.

23

Page 33: UBND TỈNH VĨNH PHÚC - Vĩnh Phúc Province€¦  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH VĨNH PHÚC. Số: /TTr- UBND CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

CHƯƠNG III TỔNG QUAN TIỀM NĂNG KHOÁNG SẢN NHÓM NGUYÊN LIỆU

KAOLIN, FELSPAT, SÉT KAOLIN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC3.1. ĐÁNH GIÁ NGUỒN LỰC CƠ BẢNHiện nay, tham gia vào hoạt động khai thác, sử dụng khoáng sản trên địa

bàn tỉnh có các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh như: liên doanh trong nước, Công ty Cổ phần, Công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã. Sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế trong hoạt động khai thác và sử dụng khoáng sản có ưu điểm là: huy động được vốn và nhân lực từ nhiều nguồn khác nhau. Tuy nhiên, do quy mô của các doanh nghiệp chưa lớn, nguồn vốn không tập trung còn dàn trải dẫn nên ít có dự án đầu tư được các thiết bị, công nghệ tiên tiến, chủ yếu là thủ công bán cơ giới làm thất thoát tài nguyên và gia tăng nguy cơ suy thoái môi trường. Để tránh tình trạng đầu tư dàn trải, dẫn tới làng phí nguồn tài nguyên và vốn đầu tư cần có những định hướng cụ thể và chiến lược trong phát triển ngành công nghiệp khai khoáng. Đây cũng là một câu hỏi cần trả lời đối với các nhà quản lý cũng như các doanh nghiệp hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, để trong thời gian tới có thể kêu gọi, thu hút đầu tư trong lĩnh vực hoạt động khoáng sản nhằm tận dụng tối đa các nguồn vốn bên ngoài đầu tư vào hoạt động khoáng sản, phát huy tiềm năng tài nguyên khoáng sản của tỉnh, phát triển kinh tế - xã hội.

Công nghệ khai thác, sử dụng khoáng sản còn ở mức trung bình, khai thác và sử dụng tận thu các loại khoáng sản đi kèm và khoáng sản chính còn hạn chế, hiệu quả sản xuất và giá trị khoáng sản còn bị hạ thấp; việc điều tra cơ bản còn ít nên khi đầu tư khai thác còn gặp rủi do cho các đơn vị; một số quy định của tỉnh về khai thác sử dụng khoáng sản còn chồng chéo, nên quản lý còn thiếu trách nhiệm, chưa tập trung dẫn đến khai thác, sử dụng khoáng sản chưa được kiểm tra hướng dẫn thường xuyên, công tác môi trường, an toàn vệ sinh lao động chưa đảm bảo, các tổ chức cá nhân tham gia hoạt động khoáng sản chưa thực hiện tốt trách nhiệm và nghĩa vụ theo quy định.

3.2. ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂNVĩnh Phúc là một tỉnh có nhiều tiềm năng, lợi thế để có thể phát triển toàn

diện và bền vững. Trong đó, những tiềm năng sau để phục vụ cho phát triển về kinh tế là rất lớn.

3.2.1. Tiềm năng khoáng sản nhóm nguyên liệu kaolin, felspat, sét kaolin

Kaolin, felspat, sét kaolin là nhóm nguyên liệu mang nhiều tính chất kỹ thuật có giá trị, được dùng trong nhiều lĩnh vực sản xuất của nền kinh tế quốc

24

Page 34: UBND TỈNH VĨNH PHÚC - Vĩnh Phúc Province€¦  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH VĨNH PHÚC. Số: /TTr- UBND CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

dân. Chất lượng và khả năng sử dụng trong các ngành công nghiệp khác nhau phụ thuộc vào thành phần hoá học, đặc điểm cơ lý, thành phần khoáng vật của chúng.

Kaolin, felspat, sét kaolin phân bố khá rộng rãi và phổ biến ở nhiều nơi trên lãnh thổ nước ta, trong đó có tỉnh Vĩnh Phúc. Cho đến nay, một số mỏ kaolin, felspat, sét kaolin ở Vĩnh Phúc đã được tìm kiếm, thăm dò, khai thác phục vụ cho các ngành công nghiệp trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Với tiềm năng lớn và chất lượng tốt, kaolin, felspat, sét kaolin của Vĩnh Phúc đã và đang giữ một phần vị trí trong ngành công nghiệp khai khoáng nói riêng và trong sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội nói chung.

Đặc điểm kaolin, felspat, sét kaolin trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc:Kaolin phong hoá từ đá phun trào Axit và Keratopyr kaolin phong hoá từ

Keratophyr. Kaolin phong hoá từ đá phun trào thường có màu trắng, trắng hồng, hạt rất mịn. Thành phần độ hạt dưới rây 0,21 mm, có độ thu hồi trung bình 54,78%. Thành phần hóa học (%): SiO2 = 68,90; Fe2O3 = 3,6; Al2O3 = 25,02; K2O + Na2O = 3,4.

Kaolin phong hoá từ đá trầm tích và trầm tích biến chất: Đặc trưng cho kiểu kaolin phong hoá từ đá trầm tích đá (sét kết, bột kết,

cát kết) là các mỏ phong hoá từ đá phiến Sericit như ở mỏ Thanh Vân(Tam Dương - Vĩnh Phúc). Kaolin thường có màu trắng, trắng xám, thân quặng dạng ổ, thấu kính, độ mịn cao, dẻo. Thành phần hóa học (%) trung bình: Al2O3 = 24,4 – 32, Fe2O3 = 1,25 -2,36. Độ thu hồi qua rây 0,21mm đạt trung bình 67,1%, độ trắng nguyên khai của kaolin > 75%.

Felspat phân bố trong các mạch pegmatit xuyên qua các trầm tích biến chất hệ tầng Chiêm Hoá. Diện phân bố các thân pegmatit dài 500m, rộng 100m. Pegmatit nằm ở độ sâu 0,3 - 3,1m. Các tinh thể felspat có kích thước 0,3 - 5cm, trung bình 1,5cm. Thành phần hóa học (%): Al2O3 = 22,53 - 23,40, Fe2O3 = 1,96 - 3,4, FeO = 0,03 - 0,4, MgO = 0,17; Na2O = 0,89 - 2,64, K2O = 3,92 - 5,95, MKN = 6,1.

Trên địa bàn Vĩnh Phúc có một số mỏ kaolin, felspat như: Kaolin có Xóm Mới (mỏ nhỏ), Nhân Lý, trữ lượng và tài nguyên dự báo

cấp 333 khoảng 3,225 triệu m3, mỏ Đồng Khâu, xóm Xuân Trường, xã Thanh Vân, huyện Tam Dương, mỏ Định Trung, xã Định Trung(mỏ trung bình, trữ lượng cấp C1 + C2 là 8,7 triệu tấn, trong đó cấp 333 là 4,5 tấn).

Felspat có mỏ felspat Khe Dọc, xã Đồng Quế, mỏ felspat Hành Sơn, xã Lãng Công, mỏ felspat Gò Gai, khu đồi Gò Gai, thôn Quan Nội, xã Tam Quan, mỏ felspat thuộc xã Đồng Quế, Mỏ felspat thuộc xã Quang Yên, huyện Sông Lô, mỏ felspat thuộc xã Quang Sơn, huyện Lập Thạch, trữ lượng tài nguyên dự báo khoảng 3,73 triệu tấn.

25

Page 35: UBND TỈNH VĨNH PHÚC - Vĩnh Phúc Province€¦  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH VĨNH PHÚC. Số: /TTr- UBND CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

Vì vậy, ngay từ bây giờ phải có quy hoạch, kế hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng, góp phần sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả nguồn nguyên liệu kaolin, felspat, sét kaolin của Vĩnh Phúc, góp phầm vào tăng trưởng chung và phục vụ thiết thực cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

3.2.2. Tiềm năng về con người - lao độngTheo số liệu điều tra dân số trung bình tỉnh Vĩnh Phúc năm 2012 khoảng

1.020,59 ngàn người. Trong đó: dân số nam khoảng 504 ngàn người (chiếm 49,4%), dân số nữ khoảng 516,59 ngàn người (chiếm 50,6%). Lực lượng lao động trong độ tuổi chiếm tỷ lệ khá cao, chiếm tới 70% dân số. Đây là một nguồn lực cơ bản phát triển của Vĩnh Phúc.

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm gần đây khá cao, năm 2010 là 11,6‰, năm 2011 là 10,6‰, năm 2012 là 11,7‰.

Tiềm năng, lợi thế về con người - lao động của Vĩnh Phúc được thể hiện trước hết ở nguồn lao động dồi dào của địa phương không chỉ là số lao động đã có mà hàng năm số người đến tuổi lao động là khoảng 694,93 ngàn người/năm.

Như vậy, cả về lâu dài, quá trình phát triển của tỉnh Vĩnh Phúc cũng không lo thiếu lao động - Vấn đề là đào tạo và sử dụng lao động ấy như thế nào cho hiệu quả.

Một lợi thế khác nữa là nguồn lao động chủ yếu là lao động trẻ, có trình độ văn hoá, có tinh thần sáng tạo, có khả năng tiếp thu nhanh khoa học - kỹ thuật mới và hầu hết đều mong muốn được làm việc, được cống hiến cho xã hội.

Số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật chủ yếu tập trung ở thành phố, thị xã và trong khu vực kinh tế Nhà nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

Nguồn lao động dồi dào vừa là một thế mạnh, là tiềm năng lớn để phát triển, đồng thời cũng đang là một thách thức về vấn đề giải quyết việc làm và đặc biệt là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Phương án phát triển và đào tạo nguồn nhân lực: Hợp tác với các cơ sở đào tạo (trường dạy nghề, cao đẳng, đại học) để đào

tạo và đào tạo lại, đào tạo tại chỗ đội ngũ lao động và nghiên cứu khoa học cho các khâu khai thác mỏ, tuyển khoáng và luyện kim phù hợp với quy mô và điều kiện khai thác khoáng sản kaolin, felspat của Việt Nam.

Đào tạo đội ngũ quản lý, quản trị kinh doanh khoáng sản có trình độ để đáp ứng yêu cầu phát triển doanh nghiệp trong môi trường canh tranh, hội nhập.

Trên thực tế trong những năm qua, để tận dụng và phát huy những tiềm năng lao động và giảm bớt sức ép việc làm, tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, chế độ trong việc đào tạo nghề và sử dụng lao động, mang lại nhiều kết quả tích cực. Trong mọi trường hợp, để phát triển, nguồn lao động và con người ở địa phương vẫn luôn là một tiềm năng cơ bản.

26

Page 36: UBND TỈNH VĨNH PHÚC - Vĩnh Phúc Province€¦  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH VĨNH PHÚC. Số: /TTr- UBND CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

3.2.3. Tiềm năng về điều kiện tự nhiên và đất đaiLà một tỉnh thuộc vùng Châu thổ Sông Hồng, lại liền kề với Thủ đô Hà

Nội, nằm trong vùng lan toả của tam giác tăng trưởng kinh tế trọng điểm phía Bắc (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh) và là một trong 8 tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vĩnh Phúc có một vị trí rất thuận lợi về mặt giao lưu, tiếp cận thông tin và quan hệ kinh tế - xã hội với " bên ngoài", cũng như có lợi thế lớn từ sự hỗ trợ chung.

Vị trí ấy, cùng với điều kiện giao thông thuận lợi, trong thực tế những năm qua, đã giúp bè bạn từ bên ngoài đến với Vĩnh Phúc cũng như Vĩnh Phúc "đi ra" bên ngoài rất nhanh chóng và tiện lợi.

Bên cạnh đó, điều kiện địa hình, đất đai cũng mang lại cho tỉnh Vĩnh Phúc một thế mạnh không nhỏ, là một tiềm năng thực sự để phát triển bền vững.

Với tổng diện tích tự nhiên 1.238,62 km2, tỉnh Vĩnh Phúc bao gồm đủ 3 vùng sinh thái là vùng núi, vùng trung du, vùng đồng bằng.

Vĩnh Phúc còn có một lượng đất bằng và đất rừng chưa sử dụng khoảng 2.238,43 ha, chiếm 1,7% diện tích đất tự nhiên, rất thuận lợi để phát triển công nghiệp và đô thị. Ở vùng đồng bằng, đất đai phì nhiêu, màu mỡ, thuận lợi cho việc phát triển nền sản xuất nông nghiệp.

Để tận dụng được tiềm năng về đất đai và các điều kiện tự nhiên khác của vùng trong quá trình phát triển, tỉnh Vĩnh Phúc chủ trương:

Đối với vùng Trung du, miền núi (chủ yếu gồm các huyện Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dương, Tam Đảo và phía Bắc huyện Bình Xuyên), do quỹ đất lớn hơn nên một mặt phát triển mạnh công nghiệp, du lịch ở vùng này, mặt khác, phát triển nông nghiệp đa canh, phát triển trang trại, kinh tế hộ gia đình, gắn với chương trình trồng rừng; Phát triển chăn nuôi gia sức quy mô lớn, nhất là đàn bò; Phát triển diện tích cây ăn quả, một số cây công nghiệp.

Với vùng quanh Trung tâm tỉnh nơi chuyển tiếp giữa đồng bằng và miền núi, gồm khu vực thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên, trung tâm huyện Bình Xuyên - Đây là vùng lợi thế là trung tâm kinh tế, chính trị của tỉnh và gần Thủ đô Hà Nội, được coi là vùng động lực, vùng kinh tế trọng điểm - Hướng phát triển trong thời gian tới là công nghiệp, dịch vụ, văn hoá, thể thao, giải trí, trung tâm đào tạo... Mặt khác, vùng này còn phát triển nông nghiệp hàng hoá chất lượng cao phục vụ cho địa bàn Hà Nội.

Ở vùng đồng bằng bao gồm Vĩnh Tường, Yên Lạc, phía Nam huyện Bình Xuyên, và một phần thị xã Phúc Yên, đất đai bằng phẳng chủ yếu vẫn là phát triển mạnh cây lương thực tập trung, đảm bảo an ninh lương thực; Phát triển các làng nghề thủ công và phát triển các khu, cụm công nghiệp với quy mô phù hợp.

Đất đai ở Vĩnh Phúc đủ để địa phương phát triển một nền kinh tế toàn diện và bền vững.

3.2.4. Tiềm năng về hạ tầng cơ sở

27

Page 37: UBND TỈNH VĨNH PHÚC - Vĩnh Phúc Province€¦  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH VĨNH PHÚC. Số: /TTr- UBND CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

Hệ thống giao thông khá đa dạng và tương đối hoàn chỉnh, bao gồm cả đường bộ, đường sắt, đường thuỷ.

Về đường bộ: Gồm có QL 2A (Hà Nội - Lào Cai), QL 2B, QL 2C và Quốc lộ 23 chạy qua tỉnh với tổng chiều dài 125 km. Ngoài ra còn có hệ thống đường tỉnh lộ với tổng chiều dài 250km bao gồm đường 301, 302, và 305.

Đường thuỷ: Gồm 45km sông Hồng và 35km sông Lô nằm bao bọc tiếp giáp về phía Tây và phía Nam địa bàn tỉnh.

Đường sắt: Có 41km đường sắt tuyến Hà Nội - Lào Cai nối với liên vận Quốc tế chạy qua 6/9 huyện, thị trong tỉnh với 5 nhà ga, trong đó có 02 ga chính là ga Vĩnh Yên và ga Phúc Yên.

Như vậy, về giao thông, vừa sát với Hà Nội, gần sân bay Quốc tế Nội Bài, Vĩnh Phúc lại có một hệ thống giao thông đủ loại và khá thuận lợi cho quá trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Hệ thống hạ tầng kỹ thuật ở Vĩnh Phúc cũng khá phát triển, bao gồm:Về điện lực: Toàn tỉnh có 137/137 xã phường, thị trấn có điện lưới Quốc

gia gần 100% số dân được dùng điện. Việc cung cấp điện được đảm bảo thông qua 2 trạm biến áp 110kv là: Trạm biến áp Phúc Yên công suất 80MVA và trạm biến áp Vĩnh Yên công suất 103MVA. Ngoài ra, Vĩnh Phúc còn bổ sung thêm hệ thống đường dây 220km/110/22KV; trạm biến áp Hương Canh 110KV- công suất 80MVA, trạm biến áp Vĩnh Tường 110KV- công suất 40MVA và trạm biến áp Lập Thạch 110KV- công suất 40MVA đưa tổng dung lượng điện của toàn tỉnh lên 468MVA, đáp ứng được yêu cầu về điện trong quá trình phát triển những năm tới.

Về cấp nước: Hiện Vĩnh Phúc có 2 nhà máy nước lớn đang mở rộng và xây dựng bằng nguồn vốn ODA của Chính phủ Đan Mạch và Italia. Nhà máy nước Vĩnh Yên, công suất sau khi mở rộng sẽ là 116 000m3/ngày-đêm.

Nhà máy nước Phúc Yên sau khi hoàn thành mở rộng sẽ nâng côngâsuất lên 106 000m3/ngày-đêm. Trữ lượng nước ngầm ở các địa phương trong tỉnh đủ để cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn.

Về bưu chính viễn thông: Trong bối cảnh nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, quy mô thị trường của tỉnh còn nhỏ, các lĩnh vực như viễn thông, bưu chính chuyển phát đã có mức tăng trưởng cao liên tục trong những năm qua. Thị trường cạnh tranh gay gắt và sôi động với 7 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bưu chính, chuyển phát; 8 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực viễn thông - internet; hơn 60 doanh nghiệp CNTT; hơn 150 doanh nghiệp in, phát hành. Trong điều kiện đó, để duy trì được tốc độ tăng trưởng thật không dễ dàng. Nhằm giải quyết khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong ngành phát triển cơ sở hạ tầng, tổ chức sản xuất, kinh doanh, Sở đã chủ động đối thoại, đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp triển khai hoạt động. Kết quả là các dịch vụ TT&TT tiếp tục phát triển; một số dịch vụ phát triển nhanh như Internet, dịch vụ di động...Những yếu

28

Page 38: UBND TỈNH VĨNH PHÚC - Vĩnh Phúc Province€¦  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH VĨNH PHÚC. Số: /TTr- UBND CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

tố trên cũng tạo ra một lợi thế không nhỏ cho sự phát triển và mời gọi đầu tư của Vĩnh Phúc.

29

Page 39: UBND TỈNH VĨNH PHÚC - Vĩnh Phúc Province€¦  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH VĨNH PHÚC. Số: /TTr- UBND CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

CHƯƠNG IV VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG KHOÁNG SẢN

NHÓM NGUYÊN LIỆU KAOLIN, FELSPAT, SÉT KAOLIN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC TRONG CƠ CẤU PHÁT TRIỂN KINH TẾ

4.1. VAI TRÒ CỦA TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN Tài nguyên khoáng sản là một trong những nguồn lực cho sự phát triển

kinh tế - xã hội của đất nước, đảm bảo về mặt vật chất làm nguyên liệu cho chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Kaolin, sét kaolin là nguồn nguyên liệu cần thiết cho nhiều ngành công nghiệp như: gốm sứ, bột mài, chất độn cho giấy, cao su, sơn, xà phòng, thuốc trừ sâu,… Ngoài ra, nhờ có khả năng hấp phụ đặc biệt của nó, còn được ứng dụng trong các lĩnh vực y tế, dược phẩm, mỹ phẩm...

Felspat là nguồn nguyên liệu cần thiết cho nhiều ngành công nghiệp như: gốm, thuỷ tinh, sản xuất xà phòng, bột mài, làm răng giả, xi măng, thuốc nhuộm, men sứ…

4.2. VAI TRÒ CỦA KHAI THÁC, SỬ DỤNG KHOÁNG SẢNTài nguyên chỉ đóng vai trò quan trọng khi trở thành hàng hoá phục vụ

cho phát triển kinh tế, xã hội. Do vậy, khai thác là vực dậy tiềm năng của tài nguyên thành khoáng sản có ích cho xã hội.

Cũng cần chỉ ra rằng, trong chiến lược phát triển bền vững, nguồn tài nguyên khoáng sản phải được quy hoạch, xây dựng kế hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng hợp lý về thời gian và qui mô nhằm sử dụng hợp lý, hiệu quả nhất nguồn tài nguyên mà thiên nhiên ban tặng, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và của cả nước trong sự phát triển chung của đất nước trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới.

Như vậy, từ vai trò của tài nguyên khoáng sản, vai trò của khai thác, sử dụng khoáng sản, trong đó có kaolin, felspat, sét kaolin đặt ra vấn đề cần đánh giá, tổng hợp và xây dựng quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng, sử dụng nguồn tài nguyên này một cách hợp lý để phục vụ chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trước mắt là trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

30

Page 40: UBND TỈNH VĨNH PHÚC - Vĩnh Phúc Province€¦  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH VĨNH PHÚC. Số: /TTr- UBND CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

CHƯƠNG V THỰC TRẠNG KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG KHOÁNG SẢN NHÓM NGUYÊN LIỆU KAOLIN, FELSPAT, SÉT KAOLIN

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC5.1. THỰC TRẠNG THĂM DÒ VÀ CẤP PHÉP HOẠT ĐỘNG

KHOÁNG SẢN NHÓM NGUYÊN LIỆU KAOLIN, FELSPAT, SÉT KAOLIN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC

Công tác điều tra nghiên cứu khoáng sản nhóm nguyên liệu kaolin, felspat, sét kaolin trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc được nghiên cứu từ năm 1975 cho tới nay mới được chú trọng. Những năm gần đây do nhu cầu sử dụng nhóm nguyên liệu kaolin, felspat, sét kaolin nên nhiều doanh nghiệp đã đầu tư thăm dò khai thác kaolin, felspat, sét kaolin theo Luật Khoáng sản.

Năm 1975, Báo cáo thăm dò tỷ mỷ mỏ sét Quất Lưu, Bình Xuyên, Vĩnh Phú. Chủ biên Nguyễn Biên, Đoàn Địa chất 61.

Năm 1975, Báo cáo thăm dò tỷ mỷ mỏ sét Đầm Vạc, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc. Chủ biên Nguyễn Thế Dũng, Đoàn 61.

Năm 1983, Báo cáo thăm dò sơ bộ kaolin Định Trung, Vĩnh Yên, Vĩnh Phú. Chủ biên Hoàng Ngọc Quyết, Đoàn 110.

Năm 1989, Xí nghiệp sứ Vĩnh Yên, Sở Công nghiệp Vĩnh Phúc đã được cấp giấy phép khai thác khoáng sản Kaolin tại khu vực thị xã Vĩnh Yên trên diện tích 0,92 km2 theo quyết định số: 249 MĐC/KTM.

Năm 1994, Đoàn địa chất Hà Nội điều tra trong lập bản đồ địa chất tỷ lệ 1:50.000 đá phát hiện ra điểm khoáng sản felspat Nhân Lý, xã Tam Quan, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Điểm khoáng sản có thể điều tra đánh giá khi có nhu cầu.

Toàn bộ diện tích tỉnh Vĩnh Phúc đã được điều tra lập bản đồ địa chất, khoáng sản ở các tỷ lệ 1: 500 000, tỷ lệ 1: 200 000 và 1: 50 000. Có thể nói, mức độ điều tra địa chất khu vực trên địa bàn tỉnh còn hạn chế. Những yếu tố cấu trúc cơ bản, các loại hình khoáng sản chính trên địa bàn tỉnh đã được làm sáng tỏ, công tác điều tra, đánh giá khoáng sản còn ở mức thấp.

a. Mỏ kaolinĐã phát hiện và đánh giá 03 mỏ kaolin là Nhân Lý, Xóm Mới và Định

Trung. Các mỏ Nhân Lý, Xóm Mới đã được Đoàn Địa chất Hà Nội tìm kiếm chi tiết trong lập bản đồ địa chất tỷ lệ 1:50 000 năm 1994. Riêng mỏ Định Trung đã được Đoàn Địa chất 110 thăm dò sơ bộ năm 1983.

Hai mỏ Nhân Lý và Xóm Mới đều có nguồn gốc phong hóa từ các mạch pegmatit xuyên cắt vào trầm tích biến chất hệ tầng Chiêm Hoá.

Mỏ kaolin Xóm Mới, thuộc xã Thanh Vân, huyện Tam Dương đã khoanh định được 2 thân quặng kaolin phong hóa. Thân quặng 1: dài 1100m, rộng 200 -

31

Page 41: UBND TỈNH VĨNH PHÚC - Vĩnh Phúc Province€¦  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH VĨNH PHÚC. Số: /TTr- UBND CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

300m, trung bình 260m, dày trung bình 2,44m. Thân quặng 2: có dạng đẳng thước, dài và rộng gần 200m, dày trung bình 3,5m. Kaolin màu trắng, mịn, dẻo. Thành phần hóa học (%) trung bình: Al2O3 = 24,4 – 32, Fe2O3 = 1,25 -2,36. Độ thu hồi qua rây 0,21mm đạt trung bình 67,1%, độ trắng nguyên khai của kaolin > 75%. Trữ lượng và tài nguyên dự báo cấp 333 của 2 mỏ Lý Nhân và Xóm Mới là 3,225 triệu m3.

Mỏ kaolin Định Trung, thuộc xã Định Trung, Thành phố Vĩnh Yên. Kaolin được thành tạo do quá trình phong hóa của đá granit sáng màu phức hệ Núi Láng. Thân quặng kéo dài theo hướng TB - ĐN, rộng trung bình 1,3km, dày 1-7m. Thành phần độ hạt dưới rây 0,21 mm, có độ thu hồi trung bình 54,78%. Thành phần hóa học (%): SiO2 = 68,90; Fe2O3 = 3,6; Al2O3 = 25,02; K2O + Na2O = 3,4. Chất lượng kaolin đạt yêu cầu công nghiệp chịu lửa và gốm sứ. Mỏ lớn, trữ lượng cấp C1 + C2 là 8,7 triệu tấn, trong đó cấp 333 là 4,5 tấn.

b.Mỏ FelspatTrong quá trình điều tra lập bản đồ địa chất và khoáng sản tỷ lệ 1: 50.000

(1994), Đoàn Địa chất Hà Nội mới phát hiện được 1 điểm khoáng sản felspat Nhân Lý, thuộc xã Tam Quan, huyện Tam Đảo. Felspat phân bố trong các mạch pegmatit xuyên qua các trầm tích biến chất hệ tầng Chiêm Hoá. Diện phân bố các thân pegmatit dài 500m, rộng 100m. Pegmatit nằm ở độ sâu 0,3 - 3,1m. Các tinh thể felspat có kích thước 0,3 - 5cm, trung bình 1,5cm. Thành phần hóa học (%): Al2O3 = 22,53 - 23,40, Fe2O3 = 1,96 - 3,4, FeO = 0,03 - 0,4, MgO = 0,17; Na2O = 0,89 - 2,64, K2O = 3,92 - 5,95, MKN = 6,1. Felspat đạt chất lượng làm men sứ. Còn các điểm mỏ khác được phát hiện trong nhân dân, chưa được đánh giá trữ lượng và chất lượng quặng.

Trong những năm qua, hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản nói chung, khoáng sản kaolin, felspat nói riêng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc diễn ra khá sôi động, rầm rộ. Một số sản lượng khai thác tài nguyên khác không những đáp ứng được nhu cầu sử dụng trên địa bàn tỉnh mà còn cung cấp cho các tỉnh lân cận. Các doanh nghiệp tham gia hoạt động khoáng sản gồm 21 doanh nghiệp. Số lượng giấy phép khai thác khoáng sản được cấp đế năm 2005 là 28 giấy phép các loại, trong đó:

- Khoáng sản nguyên liệu kaolin đã cấp được 5 giấy phép khai thác mỏ. Hiện trạng thăm dò, khai thác các mỏ đã được cấp phép như sau:

Hiện tại có 01 mỏ đang còn hiệu lực hoạt động dưới dạng khai thác tận thu trên diện tích 0,68ha, với công suất khai thác 5.000 tấn/năm đó là mỏ kaolin Xóm mới.

Có 02 mỏ tạm ngưng khai thác do giấy phép khai thác hết hạn đó là: Mỏ kaolin Đồng Khâu, diện tích 1,5ha, công suất khai thác 12.000m3/năm. Mỏ kaolin Định Trung có diện tích 12ha, công suất khai thác 70.000m3/năm. Như vậy, nguyên liệu kaolin trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc còn thiếu nhiều.

32

Page 42: UBND TỈNH VĨNH PHÚC - Vĩnh Phúc Province€¦  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH VĨNH PHÚC. Số: /TTr- UBND CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

- Khoáng sản nguyên liệu felspat trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã cấp được 07 giấy phép khai thác mỏ. Hiện trạng thăm dò, khai thác các mỏ được cấp phép như sau:

Các mỏ còn đang hiệu lực khai thác gồm, mỏ felspat Nhân Lý, mỏ felspat Khu Khán có diện tích 2ha, công suất khai thác 20.000 tấn/năm.

Các mỏ tạm ngừng khai thác gồm, mỏ felspat Khe Dọc có diện tích 1,4ha, công suất khai thác 9.000 tấn/năm, felspat Xóm Mới có diện tích 7ha, công suất khai thác 50.000 tấn/năm, felspat Hình Nhân có diện tích 5,04ha, công suất khai thác 20.000 tấn/năm, felspat Hành Sơn có diện tích 1,04ha, công suất khai thác 10.000 tấn/năm.

Mỏ chưa khai thác có mỏ felspat Đồi Ba do nhu cầu tiêu thụ chưa có. 5.2. THỰC TRẠNG KHAI THÁC, SỬ DỤNG KHOÁNG SẢN

KAOLIN, FELSPAT, SÉT KAOLINQua đánh giá tình hình hoạt động khoáng sản, công nghệ khai thác và sản

lượng khai thác thực tế cũng như mức độ gia tăng sản lượng khai thác tài nguyên khoáng sản rắn nói chung trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, có thể đưa ra một số nhận xét sau:

- Hiện nay, nguồn kaolin thiếu trầm trọng. Những vùng có thể khai thác có trữ lượng không lớn. Do đó, cần tiếp tục công tác điều tra cơ bản để làm sáng tỏ các vùng có tiềm năng kaolin để đưa vào quy hoạch khai thác nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng trên địa bàn tỉnh.

- Về cơ bản, năng lực khai thác và sản lượng khai thác felspat trên địa bàn tỉnh chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng của tỉnh. Vì vậy, ngay từ giờ nên có kế hoạch các khu vực thăm dò, khai thác ở các vùng có triển vọng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đang hoạt động khai thác felspat được đầu tư vào các mỏ mới.

Thực trạng về quy mô năng lực sản xuất: Các doanh nghiệp khai thác và sử dụng khoáng sản đa số là khai thác sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, hầu hết các cơ sở khai thác và sử dụng khoáng sản đều ở quy mô nhỏ, chủ yếu là cung cấp cho nhu cầu sử dụng trên địa bàn, chưa có sản phẩm xuất khẩu. Nên giá trị sản xuất còn ở mức thấp.

Nhìn chung hoạt động khai thác và sử dụng khoáng sản kaolin, felspat, sét kaolin trên địa bàn còn đơn điệu, manh mún, đem lại hiệu quả kinh tế chưa cao và nảy sinh nhiều vấn đề bất cập như: gây thất thoát tài nguyên khoáng sản, gây ô nhiễm môi trường, làm mất an ninh trật tự xã hội.

5.2.1. Thực trạng khai thác và sử dụng khoáng sản kaolina. Mỏ Kaolin, xã Tam Quan, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc Thành tạo do phong hóa các thể pegmatit và granit phức hệ Sông Chảy

xuyên cắt vào trầm tích biến chất của hệ tầng Chiêm Hóa. Mỏ có chiều dài khoảng 1960m, chiều rộng khoảng 460m.

33

Page 43: UBND TỈNH VĨNH PHÚC - Vĩnh Phúc Province€¦  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH VĨNH PHÚC. Số: /TTr- UBND CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

Thành phần là sét kaolin lẫn felspat dạng mảnh vụn, màu trắng, xám, nâu vàng, đôi chỗ nâu đỏ, hạt mịn đến hạt trung, dính nước mềm dẻo. Kết quả phân tích thành phần hóa học cho thấy Al2O3 dao động từ 13.57% đến 23.4%, trung bình 20.69%, Fe2O3 dao động từ 0.91% đến 3.4% trung bình 2.2%.

b. Mỏ Kaolin xóm Mới, xã Thanh Vân, huyện Tam Dương Thành tạo do phong hóa các thể pegmatit và granit phức hệ Sông Chảy

xuyên cắt vào trầm tích biến chất của hệ tầng Chiêm Hóa. Mỏ có chiều dài khoảng 2500m, chiều rộng khoảng 920m.

Thành phần là sét kaolin-felspat phong hóa chưa triệt để màu trắng, trắng xám, xám vàng hạt trung đến thô, đá bị phong hóa đôi chỗ thành sét kaolin màu trắng, trắng đục, có chứa tạp chất sắt phong hóa màu vàng. Thành phần hóa học (%) trung bình: Al2O3 = 24,4 - 32; Fe2O3 = 1,25 -2,36. Độ thu hồi qua rây 0,21mm đạt trung bình 67,1%; độ trắng nguyên khai của kaolin > 75%.

Mỏ đang được Doanh nghiệp tư nhân Ngọc Tú khai thác theo kiểu nhỏ lẻ.c. Mỏ Kaolin Định Trung, xã Định Trung, thành phố Vĩnh Yên Kaolin được thành tạo do quá trình phong hóa của đá granit sáng màu

phức hệ Núi Láng. Thân quặng có phương kéo dài hướng tây bắc - đông nam. Mỏ có chiều dài khoảng 1550m, chiều rộng khoảng 860m, dày trung bình 1-7m.

Thành phần là sét kaolin lẫn felspat phong hóa chưa triệt để màu trắng, phong hóa bở rời, mềm dẻo, hạt mịn đến hạt trung xen lẫn không đáng kể vảy mica màu trắng có lẫn ít tạp chất sắt phong hóa màu nâu vàng. Kết quả phân tích thành phần hóa học cho thấy Al2O3 trung bình 25,02%, Fe2O3 trung bình 3,6%, SiO2 trung bình 68,90%, K2O + Na2O = 3,4. Thành phần độ hạt <0,21mm có độ thu hồi trung bình 54,78%. Độ chịu nén 354kg/cm2, nhiệt độ chịu lửa 16300, độ co ngót 0,83%, độ xốp biểu kiến 22,78%, tỷ trọng 2,63g/cm3. Chất lượng kaolin đạt yêu cầu công nghiệp sản xuất vật liệu chịu lửa và gốm sứ.

Mỏ đã được Đoàn địa chất 110 thăm dò sơ bộ năm 1983. d. Mỏ Kaolin Đồng Khâu, khu Đồng Khâu, xóm Xuân Trường, xã

Thanh Vân, huyện Tam Dương Thân quặng có dạng đẳng thước, chiều dài trung bình khoảng 1460m,

chiều rộng trung bình khoảng 770m. Thành phần là sét kaolin màu trắng, trắng đục, mịn dẻo có lẫn ít mảnh vụn

felspat chưa phong hóa triệt để, bên dưới mịn dẻo màu trắng. Mỏ được Doanh nghiệp tư nhân Ngọc Tú khai thác theo kiểu nhỏ lẻ, hiện nay mỏ đang tạm dừng khai thác.

* Tổng hợp hiện trạng khai thác và sử dụng các mỏ kaolin trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong bảng sau:

Thực trạng khai thác và sử dụng các mỏ kaolin, sét kaolin

34

Page 44: UBND TỈNH VĨNH PHÚC - Vĩnh Phúc Province€¦  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH VĨNH PHÚC. Số: /TTr- UBND CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

STT Tên mỏ Diện tích (ha)

Công suất (tấn/năm)

Hiện trạng điều tra

Hiện trạng khai thác

1 Mỏ kaolin, xã Tam Quan, Tam Đ ảo

0,901 5.0000 Khảo sát Đang khai thác

2 Mỏ kaolin xóm mới, Thanh Vân, Tam Dương

2,300 12.000 Khảo sát Tạm ngừng KT

3 Mỏ kaolin Định Trung, TP Vĩnh Yên

1,300 70.000 Thăm dò Tạm ngừng KT

4 Mỏ kaolin Đồng Khâu, Tam Dương

1,100 12.000 Thăm dò Tạm ngừng KT

5.2.2. Thực trạng khai thác và sử dụng khoáng sản felspatTrong quá trình điều tra lập bản đồ địa chất và khoáng sản tỷ lệ 1: 50.000

(1994), Đoàn Địa chất Hà Nội mới phát hiện được 1 điểm khoáng sản felspat Nhân Lý, thuộc xã Tam Quan, huyện Tam Đảo. Còn các điểm mỏ khác được phát hiện trong nhân dân, chưa được đánh giá trữ lượng và chất lượng quặng.

Tổng cộng gồm 10 mỏ và điểm quặng, felspat phân bố trong các mạch pegmatit xuyên qua các đá granit phức hệ Sông Chảy. Chất lượng felspat tính đến nay chưa đảm bảo tiêu chuẩn Việt Nam.

a. Mỏ felspat Khe Dọc xã Đồng Quế, huyện Sông Lô Felspat phân bố trong các mạch pegmatit phức hệ Sông Chảy xuyên cắt

vào trầm tích biến chất của hệ tầng Chiêm Hóa. Mỏ có chiều dài trung bình khoảng 720m, chiều rộng trung bình khoảng 690m.

Mỏ được Công ty TNHH Hà Phúc Thịnh khai thác theo kiểu nhỏ lẻ, hiện nay đang tạm dừng khai thác.

b. Mỏ felspat đồi Ba, xã Đồng Quế, huyện Sông Lô Felspat phân bố trong các mạch pegmatit phức hệ Sông Chảy xuyên cắt

vào trầm tích biến chất của hệ tầng Chiêm Hóa. Mỏ có chiều dài trung bình khoảng 1620m, chiều rộng trung bình khoảng 720m.

Mỏ được Chi nhánh Công ty Du lịch công đoàn Việt Nam khai thác theo kiểu nhỏ lẻ, hiện nay mỏ đang tạm dừng khai thác.

c. Mỏ felspat Khu Khán, Đồng Khèn, xã Quang Sơn, huyện Lập Thạch

Felspat phân bố trong các mạch pegmatit phức hệ Sông Chảy xuyên cắt vào trầm tích biến chất của hệ tầng Chiêm Hóa. Mỏ có chiều dài trung bình khoảng 870m, chiều rộng trung bình khoảng 510m.

Mỏ đang được Công ty TNHH Hùng Vĩ khai thác theo kiểu nhỏ lẻ. d. Mỏ felspat Hình Nhân, đồi Hình Nhân, xã Tân Lập, huyện Sông Lô

35

Page 45: UBND TỈNH VĨNH PHÚC - Vĩnh Phúc Province€¦  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH VĨNH PHÚC. Số: /TTr- UBND CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

Felspat phân bố trong các mạch pegmatit phức hệ Sông Chảy xuyên cắt vào trầm tích biến chất của hệ tầng Chiêm Hóa. Mỏ có chiều dài trung bình khoảng 1220m, chiều rộng trung bình khoảng 640m.

Mỏ đã được UBND tỉnh cấp phép khai thác cho Công ty TNHH khai thác và sử dụng khoáng sản Tam Đảo Vĩnh Phúc, giấy phép đã hết hạn và Công ty đã xin gia hạn giấy phép.

e. Mỏ felspat Xóm Mới, Đồng Vật, Đồi Cây, Đồng Găng, xã Quang Yên, huyện Sông Lô

Felspat phân bố trong các mạch pegmatit phức hệ Sông Chảy xuyên cắt vào trầm tích biến chất của hệ tầng Chiêm Hóa. Mỏ có chiều dài trung bình khoảng 1630m, chiều rộng trung bình khoảng 610m.

Mỏ được Công ty Cổ phần Long Thành khai thác tận thu. f. Mỏ felspat MaHen Hành Sơn, xã Lãng Công, huyện Sông LôFelspat phân bố trong các mạch pegmatit phức hệ Sông Chảy xuyên cắt

vào trầm tích biến chất của hệ tầng Chiêm Hóa. Mỏ có chiều dài trung bình khoảng 550m, chiều rộng trung bình khoảng 260m.

Mỏ đang được Công ty TNHH sử dụng Xuất nhập khẩu khoáng sản Vĩnh Phúc khai thác theo kiểu nhỏ lẻ, hiện nay mỏ đang tạm dừng khai thác.

g. Mỏ felspat Rừng Chành (Nhân Lý), xã Tam Quan, huyện Tam Đảo

Felspat phân bố trong các mạch pegmatit phức hệ Sông Chảy xuyên cắt vào trầm tích biến chất của hệ tầng Chiêm Hóa. Mỏ có chiều dài trung bình khoảng 1670m, chiều rộng trung bình khoảng 1250m. Thành phần hóa học (%): Al2O3 = 22,53 - 23,40, Fe2O3 = 1,96 - 3,4, FeO = 0,03 - 0,4, MgO = 0,17, Na2O = 0,89 - 2,64, K2O = 3,92 - 5,95, MKN = 6,1.

Mỏ đã được Đoàn địa chất Hà Nôi điều tra trong lập bản đồ địa chất tỷ lệ 1:50 000, năm 1994.

h. Mỏ felspat Gò Gai, khu đồi Gò Gai, thôn Quan Nội, xã Tam Quan, huyện Tam Đảo

Felspat phân bố trong các mạch pegmatit phức hệ Sông Chảy xuyên cắt vào trầm tích biến chất của hệ tầng Chiêm Hóa. Mỏ có chiều dài trung bình khoảng 2190m, chiều rộng trung bình khoảng 870m.

Mỏ đã được UBND tỉnh cấp phép khai thác cho Công ty TNHH sử dụng XNK khoáng sản Vĩnh Phúc, giấy phép đã hết hạn và Công ty đã xin gia hạn giấy phép.

i. Mỏ felspat thôn Nghĩa Lý, xã Bồ Lý, huyện Tam Đảo

36

Page 46: UBND TỈNH VĨNH PHÚC - Vĩnh Phúc Province€¦  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH VĨNH PHÚC. Số: /TTr- UBND CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

Felspat phân bố trong các mạch pegmatit phức hệ Sông Chảy xuyên cắt vào trầm tích biến chất của hệ tầng Chiêm Hóa. Mỏ có chiều dài trung bình khoảng 1640m, chiều rộng trung bình khoảng 1040m.

Mỏ do Công ty CP khoáng sản Phúc Thái đầu tư.k. Mỏ felspat Núi Ngang: xã Đại Đình, xã Bồ Lý- huyện Tam Đảo Felspat phân bố trong các mạch pegmatit phức hệ Sông Chảy xuyên cắt

vào trầm tích biến chất của hệ tầng Chiêm Hóa. Mỏ có chiều dài trung bình khoảng 1400m, chiều rộng trung bình khoảng 1200m.

Mỏ do Công ty CP khoáng sản Đại An đầu tư.* Tổng hợp hiện trạng khai thác và sử dụng các mỏ felspat trên địa bàn

tỉnh Vĩnh Phúc trong bảng sau: Thực trạng khai thác và sử dụng các mỏ felspat

STT Tên mỏ Diện tích (ha)

Công suất (tấn/năm)

Hiện trạng điều tra

Hiện trạng khai thác

1 Mỏ felspat Khe Dọc 0,5 9.000 Khảo sát Tạm ngừng KT

2 Mỏ felspat Khu Khán 0,44 20.000 Khảo sát Đang khai thác

3 Mỏ felspat Đồi Ba 1.16 9.000 Khảo sát Chưa khai thác

4 Mỏ felspat Hình Nhân 0,78 20.000 Khảo sát Tạm ngừng KT

5 Mỏ felspat Xóm Mới 0,99 50.000 Khảo sát Tạm ngừng KT

6 Mỏ felspat Hành Sơn 0,14 10.000 Khảo sát Tạm ngừng KT

7 Mỏ felspat Gò Hai 2,09 10.000 Khảo sát Đang khai thác

8 Mỏ felspat Rừng Chành (Nhân Lý) Tam Quan

1,9 31.000 Khảo sát Chưa KT

9 Mỏ felspat Bồ Lý 7,5 54.000 Khảo sát Đang khai thác

10 Mỏ felspat Đại Đình 7.0 50.000 Khảo sát Đang khai thác

Khai thác khoáng sản kaolin, felspst trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc khá đa dạng, thường có công suất cao hơn công suất đăng ký, nhất là các mỏ ở những nơi có điều kiện giao thông thuận lợi. Sản lượng khai thác khoáng sản kaolin, felspst hàng năm từ 2009 đến 2012, được thể hiện trong bảng sau:

Sản lượng khai thác khoáng sản kaolin, felspat trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, từ 2009 đến 2012

STT Loại khoáng sản 2009 2010 2011 2012 Cộng

1 Kaolin(tấn) 2600 3380 4394 5712 16086

2 Felspat(tấn) 136480 170600 213250 266563 786893

37

Page 47: UBND TỈNH VĨNH PHÚC - Vĩnh Phúc Province€¦  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH VĨNH PHÚC. Số: /TTr- UBND CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

(Nguồn: Báo cáo định kỳ của các doanh nghiệp tham gia khai thác)

5.3. ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHỆ KHAI THÁC, CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN NHÓM NGUYÊN LIỆU KAOLIN, FELSPAT

Công nghệ khai thác, sử dụng khoáng sản nhóm nguyên liệu kaolin, felspst trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc vẫn được áp dụng các công nghệ truyền thống trong khai thác mỏ lộ thiên. Sau đó sử dụng để tạo ra sản phẩm phục vụ theo nhu cầu của thị trường.

+ Với khoáng sản kaolin, các mỏ trên địa bàn tỉnh Vĩnh phúc được khai thác bằng cơ giới kết hợp với thủ công, chủ yếu là máy đào, máy xúc đổ trực tiếp lên ôtô chuyên chở, công nghệ khai thác không có gì thay đổi nhiều so với những năm trước. Ý thức bảo vệ môi trường cũng đã được chú trọng hơn, xe vận chuyển kaolin trước khi ra khỏi mỏ đã được làm vệ sinh và phủ bạt tránh làm rơi vãi kaolin trên đường vận chuyển, ảnh hưởng đến môi trường và hệ thống giao thông công cộng.

Sản lượng kaolin khai thác được trong tỉnh sử dụng làm gạch chịu lửa, một số ít được tuyển nước bán cho nhà máy giấy Bãi Bằng.

+ Với khoáng sản felspat, bên cạnh công nghệ khai thác, sử dụng truyền thống trên địa bàn tỉnh trong những năm gần đây đã áp dụng một số tiến bộ khoa học kỹ thuật vào khai thác nhằm giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và sức khoẻ cộng đồng, đảm bảo an toàn cho người lao động, nhất là khâu nổ mìn và phá đá quá cỡ, cụ thể:

- Đã sử dụng thuốc nổ nhũ tương và anfo là những loại thuốc nổ an toàn, ít khí độc hại.

- Điều khiển mạng nổ bằng phương tiện nổ vi sai phi điện ở những nơi gần khu dân cư và vi sai dây nổ với kíp vi sai rải mặt ở những nơi xa dân cư làm giảm thiểu nguy cơ tai nạn tiềm ẩn đối với người lao động và dân cư sống quanh mỏ.

- Phá đá quá cỡ bằng búa thuỷ lực thay bằng nổ mìn ốp, mìn chiết, đảm bảo tuyệt đối an toàn trong khai thác mỏ.

- Bảo vệ môi trường trong khai thác được trú trọng làm giảm thiểu đáng kể các tác động tiêu cực đến môi trường xung quanh.

5.4. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHOÁNG SẢN Việc sử dụng loại khoáng sản này còn thiếu nghiên cứu chiều sâu, sử

dụng chưa hợp lý gây lãng phí nguồn tài nguyên khoáng sản trên địa bàn. Hiện nay, nguồn kaolin đang thiếu trầm trọng, những vùng mỏ để khai thác có trữ lượng không lớn. Mặt khác, năng lực khai thác và sản lượng kaolin, felspat khai thác trên địa bàn tỉnh cũng chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng. Nhiều mỏ đã tạm dừng khai thác, một số mỏ đang hoạt động cầm chừng.

38

Page 48: UBND TỈNH VĨNH PHÚC - Vĩnh Phúc Province€¦  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH VĨNH PHÚC. Số: /TTr- UBND CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

Chính vì vậy cần có quy hoạch các khu vực thăm dò, khai thác ở các vùng có triển vọng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đang hoạt động khai thác đầu tư vào khai thác và sử dụng khoáng sản nhóm nguyên liệu kaolin, felspat phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

5.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC, TỒN TẠI, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN TRONG CÔNG TÁC KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG KHOÁNG SẢN NHÓM NGUYÊN LIỆU KAOLIN, FELSPAT

5.5.1. Những kết quả đạt được- Giá trị sản xuất công nghiệp khai thác, sử dụng khoáng sản nhóm

nguyên liệu này tuy còn ở mức thấp nhưng cũng đã góp phần tăng giá trị sản xuất công nghiệp, đã giải quyết được nhiều việc làm cho lao động địa phương.

Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh 2010phân theo ngành công nghiệp

Triệu đồng

TT Danh mục 2009 2010 2011 2012Công nghiệp khai thác 79.906 101.631 132.246 134.563

(Nguồn: Niên giám tỉnh Vĩnh Phúc 2012)

Giá trị sản xuất công theo giá thực tế phân theo ngành ngành công nghiệp cấp II

Triệu đồng

TT Danh mục 2009 2010 2011 2012Công nghiệp khai thác 69.895 116.342 152.295 168.567

(Nguồn: Niên giám tỉnh Vĩnh Phúc 2012)

- Tuy còn trong giai đoạn phát triển tự phát nhưng cũng đã góp phần đa dạng hóa các loại hình sản xuất công nghiệp trên địa bàn, ngày càng tạo nên bức tranh khởi sắc cho ngành công nghiệp.

5.5.2. Những vấn đề tồn tại- Giá trị sản xuất chưa tương xứng với tiềm năng khoáng sản, tốc độ tăng

trưởng chậm khoảng 5% (ngành là 19 - 20%).- Việc khai thác, sử dụng chủ yếu manh mún, nhỏ lẻ, gây nên nhiều vấn

đề bất cập về vệ sinh môi trường, trật tự an ninh xã hội và an toàn lao động.- Gây thất thoát, lãng phí nguồn tài nguyên.5.5.3. Nguyên nhân

39

Page 49: UBND TỈNH VĨNH PHÚC - Vĩnh Phúc Province€¦  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH VĨNH PHÚC. Số: /TTr- UBND CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

- Văn bản pháp luật điều chỉnh các hoạt động đầu tư khai thác, sử dụng khoáng sản thiếu sự nhất quán và đồng bộ, tạo nhiều kẽ hở.

- Công tác quản lý về hoạt động khoáng sản thiếu chặt chẽ, chưa linh động và phù hợp với điều kiện đặc thù từng địa bàn.

- Sự hiểu biết về pháp luật của các tổ chức cá nhân tham gia hoạt động khoáng sản còn hạn chế.

CHƯƠNG VI QUY HOẠCH THĂM DÒ KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG KHOÁNG SẢN

NHÓM NGUYÊN LIỆU KAOLIN, FELSPAT, SÉT KAOLIN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2014-2020 TẦM NHÌN 2030

* Quan điểm phát triển:Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng và sử dụng khoáng sản nhóm

khoáng chất nguyên liệu kaolin, felspat phù hợp với Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng sử dụng khoáng sản kaolin, felspat, sét kaolin của Chính phủ, Quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa phương và quy hoạch phát triển mạng hạ tầng cơ sở liên quan (giao thông vận tải, điện...), phù hợp với yêu cầu củng cố an ninh quốc phòng, bảo vệ các công trình văn hóa, bảo vệ môi trường sinh thái tại các địa bàn có khoáng sản.

Đảm bảo phát triển công nghiệp khai thác và sử dụng tài nguyên kaolin, felspat ổn định, bền vững, bảo đảm an toàn, có hiệu quả kinh tế, trên cơ sở khai thác hợp lý, tiết kiệm, bảo vệ môi trường, sinh thái, kết hợp với phát triển kinh tế-xã hội với việc bảo vệ an ninh, quốc phòng tại địa bàn có nguồn tài nguyên khoáng sản kaolin, felspat...

Phát triển công nghiệp khai thác, sử dụng khoáng sản kaolin, felspat, sét kaolin trên cơ sở phát huy nội lực là chính, sản phẩm nguyên liệu khoáng ưu tiên phục vụ cho các nhà máy sản xuất công nghiệp của địa phương, chỉ xuất khẩu những sản phẩm đã qua sử dụng và thị trường trong tỉnh, trong nước không có nhu cầu.

* Định hướng: Phát triển công nghiệp khai thác, sử dụng khoáng sản trên cơ sở tiềm năng

nguồn tài nguyên, vừa đáp ứng cho nhu cầu trước mắt vừa tính đến chiến lược lâu dài, kết hợp quy mô vừa và nhỏ, cơ giới hóa với bán cơ giới và thủ công phù hợp với từng loại khoáng sản, từng điểm mỏ. Từng bước hiện đại hóa công nghệ khai thác và sử dụng quặng, tối đa hóa hệ số thu hồi khoáng sản kể cả khoáng sản đi kèm và phụ phẩm.

Đầu tư xây dựng các cơ sở khai thác, sử dụng khoáng sản cho các vùng có tiềm năng khoáng sản đã được thăm dò hoặc đã được đánh giá có triển vọng và dựa vào nhu cầu thị trường, lấy hiệu quả kinh tế xã hội làm thước đo.

40

Page 50: UBND TỈNH VĨNH PHÚC - Vĩnh Phúc Province€¦  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH VĨNH PHÚC. Số: /TTr- UBND CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

Trước mắt cần tổ chức thăm dò các mỏ qua tìm kiếm, đánh giá đã xác định có triển vọng khoáng sản hoặc các mỏ, điểm quặng được các nhà đầu tư quan tâm, các điểm nóng về hoạt động khai thác khoáng sản trái phép; khuyến khích và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản theo quy định của pháp luật.

Từng bước bổ sung quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản đối với những khu vực khoáng sản mà tài liệu điều tra cơ bản đánh giá có triển vọng và các loại khoáng sản mà thị trường đang có nhu cầu.

6.1. DỰ BÁO NHU CẦU SỬ DỤNG KHOÁNG SÁN NHÓM NGUYÊN LIỆU KAOLIN, FELSPAT, SÉT KAOLIN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2014-2020 TẦM NHÌN 2030

Để dự báo nhu cầu sử dụng nguyên liệu khoáng sản nhóm nguyên liệu kaolin, felspsat là rất khó khăn và phức tạp. Mặt khác do Vĩnh Phúc phân bố trong vùng trọng điểm kinh tế phía Bắc nên nhu cầu về nguyên liệu khoáng và các sản phẩm từ nguyên liệu khoáng sẽ ngày càng tăng cao, nhất là về khoáng sản chất công nghiệp-kỹ thuật.

Nhu cầu sử dụng khoáng sản nhóm nguyên liệu, kaolin, felspat phục vụ cho các ngành công nghiệp trong tỉnh, dựa trên cơ sở Quyết định số 47/2008/QĐ-BCT, ngày 17 tháng 12 năm 2008 của Bộ Công thương, về việc “Phê duyệt Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, sử dụng và sử dụngnhóm khoáng chất nguyên liệu đá vôi trắng (đá hoa), felspat, kaolin và magnezit đến năm 2015, có xét đến năm 2025” và được dự báo theo các nguồn sau:

Dự báo theo tốc độ tăng trưởng GDP chung của tỉnh và GDP của ngành sử dụng tài nguyên khoáng sản trong những năm qua.

Dự báo theo mức tăng về tiêu thụ sản phẩm khoáng sản hàng năm của Vĩnh Phúc và các khu vực lân cận.

Dự báo theo nhu cầu phát triển của thị trường trong nước và thế giới.Cụ thể:+ FelspatTheo báo cáo định kỳ của các doanh nghiệp tham gia hoạt động khoáng

sản từ năm 2009 đến năm 2012, tỷ lệ tăng bình quân của felspat đến 2012 khoảng 25%. Tương đương nhu cầu tiêu thụ felspat đến năm 2012 của Vĩnh Phúc khoảng 280 ngàn tấn.

Đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu felspat cho các ngành công nghiệp và một phần nhu cầu của lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng, phấn đấu giảm nhập khẩu và cân bằng xuất, nhập khẩu sau năm 2020. Dự báo nhu cầu felspat sẽ tiếp tục tăng trong giai đoạn tới như sau:

Giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030 khoảng 20%.

41

Page 51: UBND TỈNH VĨNH PHÚC - Vĩnh Phúc Province€¦  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH VĨNH PHÚC. Số: /TTr- UBND CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

Số lượng felspat thiếu hụt trên thị trường do sau năm 2020 một số mỏ không khai thác kịp và một số mỏ đóng cửa hoạt động, tạm dừng khai thác.

Dự báo nhu cầu felspat của tỉnh Vĩnh Phúc và khu vực(giai đoạn 2014 – 2020)

Năm Nhu cầu NL felspat năm 2014 (tấn) Năm Nhu cầu NL felspat giai đoạn năm

2014 đến 2020 (tấn)

Tổng nhu cầu 100%

Vĩnh Phúc 100%

Khu vực 0%

Tổng nhu cầu 100%

Vĩnh Phúc 50%

Khu vực 50%

2014 552.744 276.372 276.372

2015 663.293 331.646 331.646

2016 795.951 397.976 397.976

2017 795.951 477.571 477.571

2018 1.146.170 573.085 573.085

2019 1.375.404 687.702 687.702

2020 1.650.485 825.242 825.242

Cộng

6.979.998 3.569.594 3.569.594

Nguồn: Quy hoạch và sử dụng khoáng sản Vĩnh Phúc 2007 và tính toán của nhóm chuyên gia

+ KaolinKaolin của Vĩnh Phúc có tiềm năng không lớn, quy mô nhỏ, chất lượng

trung bình, phần lớn được sử dụng làm nguyên liệu gạch chịu lửa, số rất ít kaolin màu trắng, mịn được sử dụng trong công nghiệp giấy. Số liệu thống kê cho thấy sản lượng kaolin khai thác hàng năm tăng giảm thất thường tuỳ thuộc vào mức độ đầu tư của các Doanh nghiệp tham gia khai thác. Năm 2005 công tác khai thác kaolin trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc tạm ngừng, cho đến nay công tác này có hoạt động trở lại, nhưng sản lượng khai thác còn ở mức quá thấp, khoảng 2000tấn/năm. Các cơ sở sử dụng nguyên liệu kaolin phải nhập phần lớn từ tỉnh ngoài.

Theo Quy hoạch vật liệu xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc, nhu cầu nguyên liệu kaolin trong tỉnh 2014 là 95000 tấn và tăng 10% /năm giai đoạn 2014-2020. Đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu sản phẩm kaolin cho các ngành công nghiệp; cân bằng xuất - nhập khẩu sau năm 2014 và phấn đấu gia tăng xuất khẩu.

Dự báo nhu cầu kaolin của tỉnh Vĩnh Phúc và khu vực(giai đoạn 2014 – 2020)

Năm Nhu cầu NL kaolin năm 2014 (tấn) Năm Nhu cầu NL kaolin giai đoạn

năm 2014 đến 2020 (tấn)

42

Page 52: UBND TỈNH VĨNH PHÚC - Vĩnh Phúc Province€¦  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH VĨNH PHÚC. Số: /TTr- UBND CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

2014 95.000

2014 139.090

2015 152.998

2016 168.298

2017 185.128

2018 203.641

2019 224.005

2020 246.406

Cộng 1.139.566

Nguồn: Quy hoạch và sử dụng khoáng sản Vĩnh Phúc 2007 và tính toán của nhóm chuyên gia

Dự báo khối lượng nguyên liệu kaolin sẽ được sử dụng trong giai đoạn 2014-2020 khoảng 1.139.566 tấn.

Từ những số liệu dự báo trên cho thấy, nhu cầu sử dụng khoáng chất nguyên liệu kaolin, felspat của tỉnh Vĩnh Phúc phụ thuộc vào sự phát triển của các ngành công nghiệp của địa phương trong giai đoạn từ nay đến năm 2020.

6.2. XÂY DỰNG VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH6.2.1. Cơ sở xây dựng các phương án quy hoạchCác phương án quy hoạch được xây dựng trên các cơ sở sau:1. Nguồn tài nguyên khoáng sản rắn hiện có trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

và sự phân bố của chúng theo vùng lãnh thổ.2. Hiện trạng thực hiện các quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và

các quy hoạch chuyên ngành như xây dựng, giao thông, văn hoá thông tin, rừng, thuỷ lợi, xây dựng, an ninh quốc phòng.

3. Hiện trạng khai thác tài nguyên khoáng sản kaolin, felspat trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

4. Dự báo nhu cầu sử dụng tài nguyên nguyên liệu kaolin, felspat trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc và các vùng lân cận.

6.2.2. Các phương án quy hoạch* PHƯƠNG ÁN IQuy hoạch khai thác chủ yếu nhằm phục vụ cho nhu cầu sử dụng tại địa

phương, hạn chế tiêu thụ ngoài tỉnh để bảo vệ nguồn tài nguyên dự trữ sau này. Duy trì hiện trạng khai thác sử dụng và sản lượng ổn định ở mức năm 2012 với mức tăng trưởng 5% hạn chế việc mở thêm mỏ mới nhằm đảm bảo an ninh trong sử dụng tài nguyên khoáng sản kaolin, felspat của tỉnh Vĩnh Phúc.

43

Page 53: UBND TỈNH VĨNH PHÚC - Vĩnh Phúc Province€¦  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH VĨNH PHÚC. Số: /TTr- UBND CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

Với phương án này, ước tính sản lượng khai thác tài nguyên khoáng sản kaolin, felspat của tỉnh Vĩnh Phúc được tổng hợp như sau:

Sản lượng khai thác khoáng sản kaolin, felspat theo Phương án 1

STT

Loại hình khoáng sản

Mức độ gia tăng sản lượng

2014 2015 2016 2017 2018 2020 Tổng

Felspat (tấn)

132 714

139 394 146 317 153 633 161 315 169 380 902 709

Căn cứ vào báo cáo tình hình khai thác, sử dụng khoáng sản kaolin, felspat và doanh thu của các doanh nghiệp hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, theo phương án này, hoạt động khai thác, sử dụng khoáng sản loại này từ 2014-2020 sẽ góp phần gia tăng GDP của tỉnh Vĩnh Phúc lên 24,541 tỷ đồng, đóng góp ngân sách Nhà nước khoảng 4,573 tỷ đồng.

44

Page 54: UBND TỈNH VĨNH PHÚC - Vĩnh Phúc Province€¦  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH VĨNH PHÚC. Số: /TTr- UBND CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

Doanh thu và giá trị nộp ngân sách Nhà nước theo phương án 1

Loại hình

khoáng sản

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2020 Tổng

Doanh thu

(103đ)

Nộp NS

(103đ)

Doanh thu

(103đ)

Nộp NS

(103đ)

Doanh thu

(103đ)

Nộp NS

(103đ)

Doanh thu

(103đ)

Nộp NS

(103đ)

Doanh thu

(103đ)

Nộp NS

(103đ)

Chi phí SX

(103)

Doanh thu

(103đ)Nộp

NS(103đ)

Felspat 3 647 888 701 780 3 830 282 736 869 4 021 796 773 713 4 222 886 812 388 4 430 031 853 018 115 625 230 23 631 063 4 546 140

Tổng 3 647 888 701 780 3 830 282 736 869 4 021 796 773 713 4 222 886 812 388 4 430 031 853 018 115 625 230 23 631 063 4 546 140

45

Page 55: UBND TỈNH VĨNH PHÚC - Vĩnh Phúc Province€¦  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH VĨNH PHÚC. Số: /TTr- UBND CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

* PHƯƠNG ÁN 2:Xác định khoáng sản nguyên liệu kaolin, felspat là loại khoáng sản tương

đối phong phú, không những hoàn toàn đáp ứng nhu cầu sử dụng trên địa bàn tỉnh mà còn có khả năng cung cấp cho các tỉnh lân cận. Do vậy, sẽ tiến hành Quy hoạch khai thác phục vụ cho sử dụng tại địa phương và cung cấp cho nhu cầu sử dụng của khu vực, mức độ tăng với kaolin là 30%, felspat là 25%. Mở rộng các mỏ kaolin, felspat tại những vùng được quy hoạch, cho phép các mỏ felspat trên địa bàn tỉnh khai thác xuống sâu và mở rộng đối với mỏ kaolin tăng sản lượng khai thác để đáp ứng nhu cầu sử dụng của tỉnh và khu vực tương ứng với quy mô và tiềm năng khoáng sản của tỉnh.

Với phương án này, ước tính sản lượng khai thác tài nguyên khoáng sản kaolin, felspat của tỉnh Vĩnh Phúc được tổng hợp như sau:

Sản lượng khai thác khoáng sản kaolin, felspat theo Phương án 2

STT

Loại hình khoáng

sản

Mức độ gia tăng sản lượng

2014 2015 2016 2017 2018 2020 Tổng

Felspat (tấn) 266 563 333 203 416 504 520 631 650 789 813 486 3 001 177

Với doanh thu và giá trị nộp ngân sách Nhà nước theo sản lượng của các loại khoáng sản trên, giá trị gia tăng kinh tế trong hoạt động khoáng sản loại này được tổng hợp như sau:

46

Page 56: UBND TỈNH VĨNH PHÚC - Vĩnh Phúc Province€¦  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH VĨNH PHÚC. Số: /TTr- UBND CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

Doanh thu và giá trị nộp ngân sách Nhà nước theo phương án 2

Loại hình

khoáng sản

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2020 Tổng

Doanh thu

(103đ)

Nộp NS

(103đ)

Doanh thu

(103đ)

Nộp NS

(103đ)

Doanh thu

(103đ)

Nộp NS

(103đ)

Doanh thu

(103đ)

Nộp NS

(103đ)

Doanh thu

(103đ)

Nộp NS

(103đ)

Chi phí SX

(103)

Doanh thu

(103đ)Nộp

NS(103đ)

Felspat 8 722 581 1 678 048 10 903 227 2 097 651 13 629 035 2 621 951 17 036 294 3 277 439 21 295 367 4 096 799 115 625 230 78 564 573 15 114 238

Tổng 8 722 581 1 678 048 10 903 227 2 097 651 13 629 035 2 621 951 17 036 294 3 277 439 21 295 367 4 096 799 115 625 230 78 564 573 15 114 238

47

Page 57: UBND TỈNH VĨNH PHÚC - Vĩnh Phúc Province€¦  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH VĨNH PHÚC. Số: /TTr- UBND CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

Theo phương án này, hoạt động khai thác và sử dụng khoáng sản kaolin, felspat từ năm 2014 đến năm 2020 sẽ có tổng doanh thu lên 82,57 tỷ đồng, đóng góp ngân sách cho Nhà nước khoảng 15,63 tỷ đồng.

6.2.3. Luận chứng chọn phương ánTrong 02 phương án đưa ra, phương án 2 có tính khả thi cao, tương xứng

với tiềm năng khoáng sản kaolin, felspat trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, đồng thời cũng đáp ứng được nhu cầu sử dụng tài nguyên khoáng sản của tỉnh và một phần của khu vực, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Các ưu nhược điểm của từng phương án:* Khả năng cung cấp tài nguyên khoáng sản cho thị trường trong tỉnh và

khu vựcDựa vào tiềm năng khoáng sản kaolin, felspat có trên địa bàn tỉnh Vĩnh

Phúc cho thấy:1. Kaolin, sét kaolin: Với sản lượng khai thác như hiện nay là quá ít, chưa

đáp ứng đủ nguyên liệu cho các cơ sở sử dụng kaolin trong tỉnh. Vì vậy, mức độ gia tăng sản lượng kaolin lên 30% là hợp lý.

2. Felspat: Tài nguyên dự báo felspat trên địa bàn tỉnh đạt tới 211,95 triệu tấn. Với tiềm năng này, felspat hoàn toàn có thể thoả mãn nhu cầu sử dụng trong tỉnh và khu vực lân cận. Do đó, xây dựng phương án gia tăng sản lượng lên 25% là hoàn toàn hợp lý.

Như vậy, so sánh phân tích về lợi thế tài nguyên khoáng sản nguyên liệu kaolin, felspat có trên địa bàn tỉnh, phương án 2 đáp ứng được thế mạnh, đáp ứng được nhu cầu sử dụng của tỉnh và một phần nhu cầu của khu vực, đồng thời vẫn đảm bảo nhu cầu sử dụng về lâu dài đối với các loại khoáng sản này.

* Hiệu quả kinh tếSo sánh hiệu quả kinh tế của 2 phương án, phương án 2 đã huy động được

tiềm lực kinh tế của các doanh nghiệp tham gia hoạt động khoáng sản. Mức độ gia tăng hiệu quả kinh tế của 2 phương án được so sánh như sau:

So sánh hiệu quả kinh tế của 2 phương án

NămPhương án 1 Phương án 2 Chênh lệch (PA1 và PA2)

Doanh thu(103đ)

Nộp NS(103đ)

Doanh thu(103đ)

Nộp NS(1103đ)

Doanh thu(103đ)

Nộp NS(103đ)

2014 3.647.888 701.780 8.722.581 1.678.048 5.074.693 976.268

2015 3.830.282 736.869 10.903.227 2.097.651 7.027.945 1.360.782

2016 4.021.796 773.713 13.629.035 2.621.951 9.607.239 1.848.238

2017 4.222.886 812.388 17.036.294 3.277.439 12.813.408 2.465.051

2020 4.430.031 853.018 21.295.367 4.096.799 16.865.336 3.243.781

48

Page 58: UBND TỈNH VĨNH PHÚC - Vĩnh Phúc Province€¦  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH VĨNH PHÚC. Số: /TTr- UBND CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

Tổng 23.631.063 4.546.140 78.564.573 15.114.238 51.443.621 9.894.120

So sánh hiệu quả kinh tế của hai phương án cho thấy giá trị gia tăng GDP của phương án 2 đến năm 2020 tăng hơn phương án 1 là tỷ 51,4 tỷ đồng, thu ngân sách Nhà nước của phương án 2 đạt hơn phương án 1 là 9,89 tỷ đồng.

* Giải quyết nhu cầu xã hộiPhương án 2 sẽ góp phần giải quyết công ăn việc làm cho thêm nhiều lao

động tham gia sản xuất trong hoạt động khoáng sản. Đồng thời góp phần điều chỉnh giá các sản phẩm có sử dụng nguyên liệu kaolin, felspat.

* Mức độ gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trườngMức độ ảnh hưởng tiêu cực về môi trường của phương án 2 sẽ lớn hơn

phương án 1. Tuy nhiên, các hoạt động tiêu cực đến môi trường trong khai thác loại khoáng sản này có thể khắc phục được bằng các biện pháp yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện nghiêm chỉnh cam kết bảo vệ môi trường đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Tóm lại: Phương án 2 là phương án có nhiều ưu điểm hơn phương án 1. Vì vậy, quy hoạch lựa chọn phương án 2 để tiến hành quy hoạch sử dụng và quản lý tài nguyên khoáng sản kaolin, felspat trên địa bàn tỉnh.

49

Page 59: UBND TỈNH VĨNH PHÚC - Vĩnh Phúc Province€¦  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH VĨNH PHÚC. Số: /TTr- UBND CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

6.3. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA PHƯƠNG ÁN CHỌN6.3.1. Mục tiêu tổng quátXây dựng ngành công nghiệp khoáng sản Vĩnh Phúc trở thành một trong

những ngành công nghiệp phát triển tương đối toàn diện, có cơ sở vật chất, kỹ thuật và công nghệ hiện đại, có đủ khả năng khai thác, sử dụng đáp ứng cho nhu cầu sử dụng nguyên liệu gốm sứ, nguyên liệu xương và men sứ cho công nghiệp sản suất gạch ceramit, granit nhân tạo...

Tiếp tục đầu tư chiều sâu, tạo bước phát triển mạnh ngành khai thác nguyên liệu khoáng sản phục vụ cho sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau với mức tăng trưởng cao, tỷ lệ gia tăng bình quân trong gia đoạn 2014 đến 2020 đạt 25-30% và trong giai đoạn 2021 đến 2030 giữ mức tăng trưởng 20-30% đối với nguyên liệu gốm sứ.

Đáp ứng nhu cầu sử dụng khoáng sản ngày càng tăng trên địa bàn tỉnh và các khu vực lân cận.

6.3.2. Định hướng phát triển chung+ Hoàn chỉnh công tác quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng

sản kaolin, felspat đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Xác định rõ Vĩnh Phúc là nơi có thế mạnh về khoáng sản nguyên liệu gốm sứ.

+ Quy hoạch các vùng khoáng nguyên liệu kaolin, felspat phục vụ cho việc xây dựng các cụm khai thác, sử dụng khoáng sản tập trung phù hợp với quy hoạch chung của Nhà nước, tỉnh và của ngành trên cơ sở sử dụng hợp lý tài nguyên đất, khoáng sản và bảo vệ môi trường.

+ Nâng cao công tác quản lý và điều phối sản xuất theo kế hoạch-quy hoạch đã được cấp thẩm quyền phê duyệt.

6.3.3. Định hướng quy hoạchCăn cứ vào tiềm năng tài nguyên khoáng sản nguyên liệu kaolin, felspat,

nhu cầu thị trường, hiện trạng sản xuất và khả năng đầu tư của các thành phần kinh tế trong giai đoạn sắp tới để đạt mức tăng trưởng như nêu ở trên, trong khuôn khổ quy hoạch sử dụng tài nguyên khoáng sản nguyên liệu kaolin, felspat đến năm 2030 của tỉnh Vĩnh Phúc.

Các cơ sở sản xuất hiện có: Tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thăm dò mở rộng và gia tăng công suất khai thác, sử dụng nguyên liệu gốm sứ tại các cơ sở đang hoạt động ở các khu vực.

Cụm mỏ thuộc huyện Lập Thạch và Sông Lô. Đây là những khu vực khai thác felspat chất lượng trung bình, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm ổn định và tăng đều, tổng sản lượng khai thác, sử dụng cụm này đạt 87% tổng sản lượng toàn tỉnh.

50

Page 60: UBND TỈNH VĨNH PHÚC - Vĩnh Phúc Province€¦  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH VĨNH PHÚC. Số: /TTr- UBND CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

Cụm mỏ thuộc huyện Tam Đảo. Đây là những khu vực khai thác felspat, kaolin chất lượng trung bình, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm ổn định và tăng đều, tổng sản lượng khai thác, sử dụng cụm này đạt 11% tổng sản lượng toàn tỉnh.

Cụm mỏ thuộc huyện Tam Dương. Đây là khu vực kaolin chất lượng trung bình, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm ổn định và tăng đều, tổng sản lượng khai thác, sử dụng cụm này đạt 2% tổng sản lượng toàn tỉnh.

Định hướng quy hoạch trong thời gian tới: Tạo điều kiện cho các mỏ được thăm dò xuống sâu để tận thu hết tài nguyên khoáng sản. Trong giai đoạn 2014-2020 gia tăng dần công suất khai thác, sử dụng với tỷ lệ tăng bình quân 25%/năm để có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng của tỉnh. Tổng sản lượng các cụm tăng từ 272 ngàn tấn (2020) lên đến 830 ngàn tấn (2030). Phấn đấu đạt tổng sản lượng khai thác, sử dụng nguyên liệu gốm sứ giai đoạn 2014-2020 khoảng 1 568 ngàn tấn. Giai đoạn 2021 đến 2030 sẽ thăm dò mở rộng các khu mỏ hiện tại đang khai thác để nâng công suất khai thác, sử dụng tại các mỏ này với tỷ lệ gia tăng bình quân 20%/năm.

Quy hoạch khai thác và sử dụng khoáng sản kaolin, felspat tỉnh Vĩnh Phúc (Giai đoạn đến 2020 và tầm nhìn 2030)

STT Loại khoáng sản Đơn vị Năm 2020 Năm 2030

Felspat tấn 813 486 10 219 386

6.3.4. Căn cứ và nguyên tắc quy hoạchCông tác quy hoạch sử dụng tài nguyên khoáng sản kaolin, felspat trên địa

bàn tỉnh Vĩnh Phúc được thực hiện theo những căn cứ và nguyên tắc sau:6.3.4.1. Căn cứ- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến 2020 và

định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ ra quyết định phê duyệt.

- Quy hoạch VLXD tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

- Quy hoạch phát triển các ngành giao thông, xây dựng, nông nghiệp và phát triển nông thôn, văn hoá thông tin, du lịch đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

- Tiềm năng tài nguyên khoáng sản của tỉnh Vĩnh Phúc trên cơ sở kết quả điều tra cơ bản về địa chất, khoáng sản trên địa bản tỉnh do Liên đoàn Bản đồ Địa chất Miền Bắc và Liên đoàn Địa chất Tây Bắc thực hiện nhiệm vụ của Cục Địa chất và Khoáng sản giao, kết hợp các tài liệu thăm dò, khảo sát của các doanh nghiệp đang hoạt động khai thác sử dụng khoáng sản trên địa bàn tỉnh; kết quả thực hiện dự án “Thu thập tài liệu, điều tra thực địa, tổng hợp chỉnh lý bổ sung bản đồ Địa chất-Khoáng sản tỉnh Vĩnh Phúc, tỷ lệ1/50 000”.

51

Page 61: UBND TỈNH VĨNH PHÚC - Vĩnh Phúc Province€¦  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH VĨNH PHÚC. Số: /TTr- UBND CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh và nhu cầu sử dụng nguyên liệu khoáng sản trong giai đoạn 7-17 năm tới trên địa bàn tỉnh và khu vực lân cận.

- Lựa chọn các loại hình khoáng sản thuộc thế mạnh của tỉnh và dự báo nhu cầu sử dụng các loại khoáng sản có thị trường ổn định và lâu dài đưa vào quy hoạch.

- Năng lực khai thác khoáng sản của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài tỉnh và các tiến bộ khoa học công nghệ được áp dụng trong khai thác, sử dụng khoáng sản.

6.3.4.2. Nguyên tắc quy hoạch- Khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên khoáng sản

phục vụ cho nhu cầu trước mắt, đồng thời có tính đế sự phát triển của khoa học công nghệ và nhu cầu khoáng sản trong tương lai.

- Bảo đảm yêu cầu vệ bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử-văn hoá, danh lam thắng cảnh và các tài nguyên khác.

- Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản kaolin, felspat phải phù hợp với quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản của cả nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Các khu vực đưa vào quy hoạch là khoáng sản kaolin, felspat không chứa khoáng sản khác do Sở Xây dựng quy hoạch, vì vậy phù hợp với các quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản do Sở Công thương thực hiện để trình UBND tỉnh.

* Các căn cứ phân chia khu vực hoạt động khoáng sản:Phân chia khu vực hoạt động khoáng sản, chính là việc định hướng sử

dụng đất tại nơi có khoáng sản phân bố. Khu vực hoạt động khoáng sản được quy định bởi Luật khoáng sản và các Pháp luật liên quan khác.

* Phân chia khu vực hoạt động khoáng sản theo luật định:Căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật liên quan, trên địa bàn tỉnh

Vĩnh Phúc phân chia các khu vực hoạt động khoáng sản như sau:- Khu vực cấm hoạt động khoáng sảnNhững khu di tích lịch sử, văn hoá đã được xếp hạng đăng ký, rừng đặc

dụng, rừng phòng hộ, khu bảo tồn thiên nhiên, hành lang bảo vệ các công trình giao thông, thuỷ lợi, khu dân cư tập trung, khu công nghiệp, khu du lịch, đất quốc phòng và các khu vực dành riêng cho tôn giáo.

- Khu tạm cấm hoạt động khoáng sản Là những khu do yêu cầu đột xuất về quốc phòng, an ninh, bảo tồn thiên

nhiên, di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh đang được Nhà nước xem xét, công nhận hoặc phát hiện trong quá trình thăm dò, khai thác khoáng sản.

- Khu vực hoạt động khoáng sản

52

Page 62: UBND TỈNH VĨNH PHÚC - Vĩnh Phúc Province€¦  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH VĨNH PHÚC. Số: /TTr- UBND CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

Ngoài các khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản; còn lại là khu vực được phép hoạt động khoáng sản. Các diện tích đưa vào quy hoạch thăm dò khai thác và sử dụng khóng sản nguyên liệu kaolin, felspat giai đoạn 2014-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đều thuộc khu vực hoạt động khoáng sản thông thường.

6.3.5. Những thuận lợi và khó khăn đối với công tác quy hoạch kaolin, felspat

6.3.5.1. Thuận lợi- Tỉnh uỷ, UBND tỉnh quan tâm sâu sắc đến công tác quy hoạch thăm dò,

khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản kaolin, felspat giai đoạn đến 2020 tầm nhìn đến năm 2030.

- Nguồn tài nguyên khoáng sản các loại kaolin, felspat còn rất phong phú. Đây là những khoáng sản dễ khai thác.

- Thị trường tiêu thụ sản phẩm không ngừng mở rộng. Điều kiện khai thác khoáng sản thuận lợi, giao thông đường bộ, đường sông phát triển.

- Các ngành gốm sứ, gạch men...có giá trị kinh tế cao, phát triển lớn mạnh, tiềm năng lớn.

6.3.5.2. Khó khăn- Công tác lưu trữ tài liệu thăm dò, khảo sát, tìm kiếm các mỏ kaolin,

felspat được cấp phép còn hạn chế nên nhiều mỏ đã và đang khai thác không tìm thấy số liệu để đánh giá trữ lượng tài nguyên khoáng sản tại các mỏ đang hoạt động.

- Diện tích có triển vọng tài nguyên khoáng sản kaolin, felspat bị nhiều quy hoạch sử dụng đất khác chồng lấn lên.

- Hoạt động khai thác khoáng sản kaolin, felspat trong tỉnh diễn ra chủ yếu dưới dạng khai thác tận thu. Diện tích các khu khai thác tận thu tương đối nhỏ(<10ha). Những khu vực tận thu không phân bố liền kề nhau, gây khó khăn cho việc phục hồi môi trường và sử dụng đất sau khai thác.

- Công tác tổ chức, quản lý khai thác sử dụng khoáng sản chưa đủ mạnh và tương xứng với tiềm năng tài nguyên khoáng sản của tỉnh.

53

Page 63: UBND TỈNH VĨNH PHÚC - Vĩnh Phúc Province€¦  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH VĨNH PHÚC. Số: /TTr- UBND CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

6.4. NỘI DUNG QUY HOẠCH KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG KHOÁNG SẢN NHÓM NGUYÊN LIỆU KAOLIN, FELSPAT, SÉT KAOLIN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2014-2020 TẦM NHÌN 2030

Quy hoạch khai thác và sử dụng khoáng sản nhóm nguyên liệu kaolin, felspat trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc xuất phát từ những quan điểm và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, cụ thể:

- Tài nguyên khoáng sản là nguồn của cải quý, thuộc sở hữu Nhà nước, là nguồn lực quan trọng của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phải có quy hoạch, kế hoạch sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên góp phần vào tăng trưởng chung và bền vững của nền kinh tế.

- Lựa chọn các mỏ và điểm mỏ khoáng sản có triển vọng để lập quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản nhóm nguyên liệu kaolin, felspat (ngoài các mỏ khoáng sản Chính phủ quy hoạch), làm cơ sở để UBND tỉnh cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản trên địa bàn (theo thẩm quyền), xây dựng kế hoạch phát triển công nghiệp khai thác, sử dụng khoáng sản bảo đảm tính bên vững và có giải pháp thích hợp để bảo vệ tài nguyên, môi sinh môi trường và an ninh trật tự xã hội.

- Phấn đấu đến năm 2020 đưa các mỏ khoáng sản lập quy hoạch vào hoạt động khai thác, sử dụng có hiệu quả kinh tế, từng bước tăng dần tỷ trọng công nghiệp khai thác, sử dụng khoáng sản nhóm nguyên liệu kaolin, felspat trong giá trị sản xuất công nghiệp, đưa tốc độ tăng trưởng công nghiệp khai thác, sử dụng khoáng sản góp phần vào tốc độ tăng trưởng bình quân chung của toàn ngành (≈19%).

- Khai thác kết hợp với sử dụng, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, có dự trữ lâu dài. Quy mô và công nghệ khai thác, sử dụng phù hợp với đặc điểm, lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm tiêu chuẩn cơ bản. Khai thác nhóm tài nguyên này phải tính đến nhu cầu trước mắt cũng như lâu dài của địa phương có tính đến xu hướng tiến bộ của khoa học công nghệ, tránh lãng phí, thất thoát tài nguyên.

- Tổ chức xây dựng các doanh nghiệp có chức năng thăm dò, khai thác, sử dụng và kinh doanh khoáng sản, có vốn và thiết bị đủ mạnh, có đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, công nhân lành nghề có khả năng tiếp nhận và áp dụng công nghệ tiên tiến trong công tác địa chất, khai khoáng và sử dụng khoáng sản.

- Kết hợp chặt chẽ việc khai thác khoáng sản với bảo vệ an ninh - Quốc phòng, bảo vệ môi trường, môi sinh bảo vệ cảnh quan và các di tích lịch sử. Kết hợp chặt chẽ giữa quy hoạch tài nguyên khoáng sản và quy hoạch các khu công nghiệp, các khu đô thị.

6.4.1. Quy hoạch thăm dò khai thác khoáng sản nguyên liệu nhóm kaolin, felspat, sét kaolin

6.4.1.1 Số lượng mỏ kaolin, felspat, sét kaolin

54

Page 64: UBND TỈNH VĨNH PHÚC - Vĩnh Phúc Province€¦  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH VĨNH PHÚC. Số: /TTr- UBND CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

* Mỏ kaolin, sét kaolin số lượng 04 mỏ: (Phụ lục 4)1. Mỏ kaolin xóm mới, xã Tam Quan, huyện Tam Đảo - Số hiệu: K01- Vị trí, đặc điểm phân bố: thuộc 3 xóm Nhân Lý, Quẵng, Yên Chung, xã

Tam Quan, huyện Tam Đảo. - Toạ độ trung tâm(hệ VN2000 kinh tuyến trục 1050 múi chiếu 60):

X(m): 2 370 601,5 Y(m): 560 154,50

- Diện tích 120ha, chiều dày trung bình 4.2m.- Trữ lượng (Tài nguyên dự báo): 7 261 199 tấn.- Chất lượng và giá trị sử dụng: Kết quả mẫu hoá Al2O3: 18,12%, T.Fe: 0,98%.Chất lượng kaolin đạt chỉ tiêu sản xuất gốm sứ, phấn công nghiệp và sản

phẩm bột màu...2. Mỏ Kaolin xóm Mới, xã Thanh Vân, huyện Tam Dương - Số hiệu: K02- Vị trí, đặc điểm phân bố: thuộc xã Thanh Vân, huyện Tam Dương. - Toạ độ trung tâm (hệ VN2000 kinh tuyến trục 1050 múi chiếu 60):

X(m): 2 360 678,94Y(m): 559 910,47

- Diện tích 203ha, chiều dày trung bình 3m. - Trữ lượng (Tài nguyên dự báo): 8 773 948 tấn.- Chất lượng và giá trị sử dụng: Kết quả mẫu hoá Al2O3: 33,23%, T.Fe: 1,47%.Chất lượng kaolin đạt chỉ tiêu sản xuất gốm sứ, phấn công nghiệp và sản

phẩm bột màu...3. Mỏ Kaolin Định Trung, xã Định Trung, thành phố Vĩnh Yên - Số hiệu: K03- Vị trí, đặc điểm phân bố: thuộc xã Định Trung, thành phố Vĩnh Yên,

tỉnh Vĩnh Phúc. - Toạ độ trung tâm (hệ VN2000 kinh tuyến trục 1050 múi chiếu 60):

X(m): 2 358 041,17Y(m): 560 320,78

55

Page 65: UBND TỈNH VĨNH PHÚC - Vĩnh Phúc Province€¦  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH VĨNH PHÚC. Số: /TTr- UBND CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

- Diện tích 152ha, chiều dày trung bình 4.0m.- Trữ lượng (Tài nguyên dự báo): 8 730 727 tấn.- Chất lượng và giá trị sử dụng: Kết quả mẫu hoá Al2O3: 20,14%, T.Fe: 2,3%.Chất lượng kaolin đạt chỉ tiêu sản xuất gốm sứ, phấn công nghiệp và sản

phẩm bột màu...4. Mỏ Kaolin Đồng Khâu, khu Đồng Khâu, xóm Xuân Trường, xã

Thanh Vân, huyện Tam Dương- Số hiệu: K04- Vị trí, đặc điểm phân bố: thuộc xã Thanh Vân, huyện Tam Dương, tỉnh

Vĩnh Phúc. - Toạ độ trung tâm (hệ VN2000 kinh tuyến trục 1050 múi chiếu 60):

X(m): 2 359 716,03Y(m): 561 029,99

- Diện tích 116ha, chiều dày trung bình 3.7m. - Trữ lượng (Tài nguyên dự báo): 6 183 544 tấn.- Chất lượng và giá trị sử dụng: Kết quả mẫu hoá Al2O3: 20,44%, T.Fe: 0,79%.Chất lượng kaolin đạt chỉ tiêu sản xuất gốm sứ, phấn công nghiệp và sản

phẩm bột màu...Do nhu cầu ngày càng tăng về nguyên liệu kaolin, việc đầu tư cho công

tác điều tra, đánh giá về địa chất và khoáng sản là cần thiết, nhằm để làm sáng tỏ các vùng có tiềm năng kaolin để đưa vào quy hoạch khai thác, đáp ứng nhu cầu sử dụng trên địa bàn tỉnh sau này.

*Mỏ felspat số lượng 11 mỏ: (Phụ lục 5)1. Mỏ felspat Khe Dọc, xã Đồng Quế, huyện Sông Lô - Số hiệu: F01- Vị trí, đặc điểm phân bố: thuộc xã Đồng Quế, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh

Phúc. - Toạ độ trung tâm (hệ VN2000 kinh tuyến trục 1050 múi chiếu 60):

X(m): 2 373 477,17Y(m): 541 283,31

- Diện tích 41ha, chiều dày trung bình 3.55m. - Trữ lượng (Tài nguyên dự báo): 2 096 959 tấn.

56

Page 66: UBND TỈNH VĨNH PHÚC - Vĩnh Phúc Province€¦  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH VĨNH PHÚC. Số: /TTr- UBND CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

- Chất lượng và giá trị sử dụng: Thành phần hoá học K2O: 1,88%, Na2O: 0,78%, T.Fe: 0,44%.Felspat đảm bảo yêu cầu sản xuất đồ gốm sứ, nguyên liệu xương và men

cho sản xuất gạch ceramit, granit nhân tạo.2. Mỏ felspat đồi Ba, xã Đồng Quế, huyện Sông Lô - Số hiệu: F02- Vị trí, đặc điểm phân bố: thuộc xã Đồng Quế, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh

Phúc. - Toạ độ trung tâm (hệ VN2000 kinh tuyến trục 1050 múi chiếu 60):

X(m): 2 372 584,10Y(m): 542,258,55

- Diện tích 128ha, chiều dày trung bình 4.2m. - Trữ lượng (Tài nguyên dự báo): 7 745 218 tấn.- Chất lượng và giá trị sử dụng: Kết quả mẫu hoá K2O: 1,29%, Na2O: 0,36%, T.Fe: 2,41%.Felspat đảm bảo yêu cầu sản xuất đồ gốm sứ, nguyên liệu xương và men

cho sản xuất gạch ceramit, granit nhân tạo.3. Mỏ felspat khu Khán, Đồng Khèn, xã Quang Sơn, huyện Lập Thạch- Số hiệu: F03- Vị trí, đặc điểm phân bố: thuộc xã Quang Sơn, huyện Lập Thạch, tỉnh

Vĩnh Phúc. - Toạ độ trung tâm (hệ VN2000 kinh tuyến trục 1050 múi chiếu 60):

X(m): 2 379 607,33Y(m): 549 091,43

- Diện tích 44ha, chiều dày trung bình 4.15m.- Trữ lượng (Tài nguyên dự báo): 2 630 744 tấn.- Chất lượng và giá trị sử dụng: Kết quả mẫu hoá K2O: 1,50%, Na2O: 0,79%, T.Fe: 2,92%.Felspat đảm bảo yêu cầu sản xuất đồ gốm sứ, nguyên liệu xương và men

cho sản xuất gạch ceramit, granit nhân tạo.4. Mỏ felspat Hình Nhân, xã Tân Lập, huyện Sông Lô - Số hiệu: F04- Vị trí, đặc điểm phân bố: thuộc xã Tân Lập, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh

Phúc.

57

Page 67: UBND TỈNH VĨNH PHÚC - Vĩnh Phúc Province€¦  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH VĨNH PHÚC. Số: /TTr- UBND CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

- Toạ độ trung tâm (hệ VN2000 kinh tuyến trục 1050 múi chiếu 60):X(m): 2 371 681,68Y(m): 544 214,65

- Diện tích 60ha, chiều dày trung bình 4.0m.- Trữ lượng (Tài nguyên dự báo): 3 428 899 tấn.- Chất lượng và giá trị sử dụng: Kết quả mẫu hoá K2O: 1,51%, Na2O: 0,73%, T.Fe: 1,14%.Felspat đảm bảo yêu cầu sản xuất đồ gốm sứ, nguyên liệu xương và men

cho sản xuất gạch ceramit, granit nhân tạo.5. Mỏ Felspat Đồi Chùa Mụ, xã Tân Lập, huyện Sông Lô- Vị trí, đặc điểm phân bố: thuộc xã Tân Lập, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh

Phúc. - Toạ độ trung tâm (hệ VN2000 kinh tuyến trục 1050 múi chiếu 60):

X(m): 2 372.522,78Y(m): 544 527,90

- Diện tích 60ha, chiều dày trung bình 4.0m.- Trữ lượng (Tài nguyên dự báo): 3 428 899 tấn.- Chất lượng và giá trị sử dụng: Kết quả mẫu hoá K2O: 1,41%, Na2O: 0,73%, T.Fe: 1,14%.Felspat đảm bảo yêu cầu sản xuất đồ gốm sứ, nguyên liệu xương và men

cho sản xuất gạch ceramit, granit nhân tạo.6. Mỏ felspat Xóm Mới, Đồng Vật, Xóm Mới, Đồi Cây, Đồng Găng, xã

Quang Yên, huyện Sông Lô - Số hiệu: F05- Vị trí, đặc điểm phân bố: thuộc xã Quang Yên, huyện Sông Lô, tỉnh

Vĩnh Phúc. - Toạ độ trung tâm (hệ VN2000 kinh tuyến trục 1050 múi chiếu 60):

X(m): 2 379 603,35Y(m): 537 902,35

- Diện tích 112ha, chiều dày trung bình 3.8m. - Trữ lượng (Tài nguyên dự báo): 6 131 679 tấn.- Chất lượng và giá trị sử dụng: Kết quả mẫu hoá K2O: 1,17%, Na2O: 0,49%, T.Fe: 2,34%.

58

Page 68: UBND TỈNH VĨNH PHÚC - Vĩnh Phúc Province€¦  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH VĨNH PHÚC. Số: /TTr- UBND CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

Felspat đảm bảo yêu cầu sản xuất đồ gốm sứ, nguyên liệu xương và men cho sản xuất gạch ceramit, granit nhân tạo.

7. Mỏ felspat MaHen Hành Sơn, xã Lãng Công, huyện Sông Lô - Số hiệu: F06- Vị trí, đặc điểm phân bố: thuộc xã Lãng Công, huyện Sông Lô, tỉnh

Vĩnh Phúc.- Toạ độ trung tâm (hệ VN2000 kinh tuyến trục 1050 múi chiếu 60):

X(m): 2 374 420,29Y(m): 540 242,8

- Diện tích 16ha, chiều dày trung bình 3.6m. - Trữ lượng (Tài nguyên dự báo): 829 851 tấn.- Chất lượng và giá trị sử dụng: Kết quả mẫu hoá K2O: 1,40%; Na2O: 0,94%; T.Fe: 2,73%.Felspat đảm bảo yêu cầu sản xuất đồ gốm sứ, nguyên liệu xương và men

cho sản xuất gạch ceramit, granit nhân tạo.8. Mỏ felspat Gò Gai, khu đồi Gò Gai, xã Tam Quan, huyện Tam Đảo - Số hiệu: F07- Vị trí, đặc điểm phân bố: thuộc xã Tam Quan, huyện Tam Đảo, tỉnh

Vĩnh Phúc. - Toạ độ trung tâm (hệ VN2000 kinh tuyến trục 1050 múi chiếu 60):

X(m): 2 369 296,08Y(m): 560 164,81

- Diện tích 180ha, chiều dày trung bình 4.05m.- Trữ lượng (Tài nguyên dự báo): 10 502 805 tấn.- Chất lượng và giá trị sử dụng: Kết quả mẫu hoá K2O: 1,38%, Na2O: 0,86%, T.Fe: 3,12%.Felspat đảm bảo yêu cầu sản xuất đồ gốm sứ, nguyên liệu xương và men

cho sản xuất gạch ceramit, granit nhân tạo.9. Mỏ felspat Rừng Chành (Nhân Lý), xã Tam Quan, huyện Tam Đảo - Số hiệu: F08- Vị trí, đặc điểm phân bố: thuộc xã Tam Quan, huyện Tam Đảo, tỉnh

Vĩnh Phúc. - Toạ độ trung tâm (hệ VN2000 kinh tuyến trục 1050 múi chiếu 60):

X(m): 2 367 725,08

59

Page 69: UBND TỈNH VĨNH PHÚC - Vĩnh Phúc Province€¦  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH VĨNH PHÚC. Số: /TTr- UBND CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

Y(m): 561 759,27- Diện tích 171ha, chiều dày trung bình 3.6m. - Trữ lượng (Tài nguyên dự báo): 8 869 035 tấn.- Chất lượng và giá trị sử dụng: Kết quả mẫu hoá K2O: 1,76%, Na2O: 0,97%,T.Fe: 3,15%.Felspat đảm bảo yêu cầu sản xuất đồ gốm sứ, nguyên liệu xương và men

cho sản xuất gạch ceramit, granit nhân tạo.10. Mỏ felspat thôn Nghĩa Lý, xã Bồ Lý, huyện Tam Đảo - Số hiệu: F09- Vị trí, đặc điểm phân bố: thuộc thôn Nghĩa Lý, xã Bồ Lý, huyện Tam

Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. - Toạ độ trung tâm (hệ VN2000 kinh tuyến trục 1050 múi chiếu 60):

X(m): 2 374 400Y(m): 555 015

- Diện tích 173ha, chiều dày trung bình 5m. - Trữ lượng (Tài nguyên dự báo): 12 534 212 tấn.- Chất lượng và giá trị sử dụng: Kết quả mẫu hoá K2O: 5,01%, Na2O: 3,58%,T.Fe: 3,15%.Felspat đảm bảo yêu cầu sản xuất đồ gốm sứ, nguyên liệu xương và men

cho sản xuất gạch ceramit, granit nhân tạo.11. Mỏ felspat Núi Ngang: thuộc thôn Sơn Thanh, xã Đại Đình và

thôn Ngọc Thụ, xã Bồ Lý, huyện Tam Đảo - Số hiệu: F10- Vị trí, đặc điểm phân bố: thuộc thôn Sơn Thanh, xã Đại Đình, huyện

Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. - Toạ độ trung tâm (hệ VN2000 kinh tuyến trục 1050 múi chiếu 60):

X(m): 2 372 200Y(m): 558 700

- Diện tích 120ha, chiều dày trung bình 4m. - Trữ lượng (Tài nguyên dự báo): 6 915 427 tấn.- Chất lượng và giá trị sử dụng: Kết quả mẫu hoá K2O: 4,01%, Na2O: 3,28%,T.Fe: 3,15%.Felspat đảm bảo yêu cầu sản xuất đồ gốm sứ, nguyên liệu xương và men

cho sản xuất gạch ceramit, granit nhân tạo.

60

Page 70: UBND TỈNH VĨNH PHÚC - Vĩnh Phúc Province€¦  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH VĨNH PHÚC. Số: /TTr- UBND CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

Để sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên khoáng sản, tăng cường công tác quản lý, bảo vệ môi trường, cần thiết phải đưa các mỏ vào quy hoạch thăm dò, khai thác; căn cứ theo mức độ điều tra khảo sát thăm dò loại khoáng sản này trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc các mỏ, điểm mỏ được đưa vào quy hoạch khai thác theo quy mô: quy mô công nghiệp, quy mô nhỏ, tận thu hoặc cấm khai thác.

6.4.1.2. Quy hoạch các diện tích cấm hoạt động khoáng sảnKhu vực cấm hoạt động khoáng sản kaolin, felspat, sét kaolin là một phần

hoặc nguyên cả diện tích khu mỏ hoặc biểu hiện khoáng sản bị các đối tượng khác (thuộc các danh mục cấm hoạt động khoáng sản) phân bố chồng lấn lên, các đối tượng chồng lấn đó là: di tích lịch sử, văn hoá, các khu vực an ninh quốc phòng, diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, khu dân cư tập trung, khu công nghiệp, hành lang giao thông, tuyến năng lượng quốc gia, các tuyến kênh thuỷ lợi, vùng nuôi trồng thuỷ sản và khu du lịch.

Các mỏ nằm trong vùng quy hoạch đô thị cấm hoạt động thăm dò khai thác khoáng sản phục vụ quy hoạch phát triển đô thị của tỉnh, với tổng diện tích 268 ha, cụ thể như sau:

- Mỏ Kaolin Định Trung, xã Định Trung, thành phố Vĩnh Yên: Số hiệu: K03, diện tích 152ha, tài nguyên dự báo: 8.730.727 tấn.

- Mỏ Kaolin Đồng Khâu, một phần diện tích thuộc xóm Mới, xã Thanh Vân huyện Tam Dương: Số hiệu: K04, diện tích 116ha, tài nguyên dự báo: 6.183.544 tấn.

- Mỏ Kaolin Xóm Mới xã Thanh Vân, huyện Tam Dương: Số hiệu: K02; diện tích 203ha, chiều dày trung bình 3m; trữ lượng (tài nguyên dự báo): 8.773.948 tấn.6.4.1.3. Quy hoạch các khu vực tạm thời cấm

Các khu vực tạm thời cấm hoạt động khai thác khoáng sản là những vùng do điều kiện khai thác hiện nay có thể gây ảnh hưởng đến môi trường, chủ yếu là các khu vực gần kề các hồ ao, đầm du lịch hoặc các khu đô thị:

- Mỏ Kaolin xã Tam Quan huyện Tam Đảo: Số hiệu: K01; diện tích 120 ha, chiều dày trung bình 4m,2; trữ lượng (Tài nguyên dự báo): 7.261.199 tấn.6.4.1.4. Quy hoạch khai thác công nghiệp

Các mỏ chưa được thăm dò hoặc đang khai thác tận thu quy mô nhỏ hoặc chưa khai thác, phân bố trong khu vực không bị cấm hoạt động khoáng sản, có nhu cầu tiêu thụ lớn và điều kiện khai thác thuận lợi có thể được quy hoạch thăm dò, khai thác công nghiệp.

Khi tiến hành thăm dò, diện tích mỏ sẽ được chính xác hoá dựa trên kết quả thăm dò, vì vậy diện tích cấp phép khai thác mỏ có thể sẽ thu hẹp lại so với diện tích quy hoạch (diện tích cấp phép khai thác dự kiến bằng 50% diện tích xin phép thăm dò).

61

Page 71: UBND TỈNH VĨNH PHÚC - Vĩnh Phúc Province€¦  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH VĨNH PHÚC. Số: /TTr- UBND CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

Trong Quy hoạch này không xác định Quy hoạch thăm dò khai thác công nghiệp.6.4.1.5. Quy hoạch thăm dò, khai thác

Giai đoạn đến 2020:*FelspatBao gồm 08 mỏ trên diện tích 466,8 ha, tài nguyên dự báo 33.690.784 tấn,

trong đó:1. Mỏ Khu Khán, Đồng Khèn, xã Quang Sơn, huyện Lập Thạch, số hiệu

F03, diện tích 44ha, trữ lượng tài nguyên dự báo 2.630.744 tấn2. Mỏ Felspat Đồi Chùa Mụ, thôn Cầu Gạo, xã Tân Lập, Huyện Sông Lô,

diện tích 22,4 ha, trữ lượng 2.469.135 tấn.3. Mỏ felspat Hình Nhân xã Tân Lập, huyện Sông Lô: Số hiệu F04; diện

tích 40 ha; trữ lượng tài nguyên dự báo: 2.400.899 tấn.4. Mỏ felspat Xóm Mới, xã Quang Yên, huyện Sông Lô, số hiệu F05, diện

tích 70ha, trữ lượng tài nguyên dự báo 4.131.679 tấn.5. Mỏ felspat thôn Nghĩa Lý xã Bồ Lý, huyện Tam Đảo: Số hiệu: F09;

Diện tích 115 ha, chiều dày trung bình 5m; trữ lượng tài nguyên dự báo: 8.356.141 tấn.

6. Mỏ felspat Gò Gai thôn Quan Nội, xã Tam Quan, huyện Tam Đảo: Số hiệu: F08; Diện tích 14,4 ha; trữ lượng tài nguyên dự báo: 4.689.800 tấn.

7. Mỏ Felspat Núi Ngang huyện Tam Đảo; Số hiệu: F10; Vị trí, đặc điểm phân bố: thuộc thôn Sơn Thanh, xã Đại Đình và thôn ngọc Thụ xã Bồ Lý, huyện Tam Đảo; Diện tích 120ha, chiều dày trung bình 4m; Trữ lượng (Tài nguyên dự báo): 6 915 427 tấn; Chất lượng và giá trị sử dụng: Kết quả mẫu hoá K2O: 4,01%, Na2O: 3,28%,T.Fe: 3,15%; Felspat đảm bảo yêu cầu sản xuất đồ gốm sứ, nguyên liệu xương và men cho sản xuất gạch ceramit, granit nhân tạo.

8. Mỏ felspat Khe Dọc xã Đồng Quế huyện Sông Lô: Số hiệu F01, diện tích 41 ha, trữ lượng tài nguyên dự báo 2.096.959 tấn.

Tầm nhìn đến năm 2030:Bao gồm 5 mỏ trên diện tích 171,2 ha, tài nguyên dự báo 14.438.294 tấn,

trong đó:1. Mỏ Khu Khán, Đồng Khèn, xã Quang Sơn, huyện Lập Thạch, số hiệu

F03, diện tích 44ha, trữ lượng tài nguyên dự báo 2.630.744 tấn2. Mỏ felspat Hình Nhân xã Tân Lập, huyện Sông Lô: Số hiệu F04; diện

tích 20 ha; trữ lượng tài nguyên dự báo: 2.028.000 tấn.3. Mỏ felspat Gò Gai thôn Quan Nội, xã Tam Quan, huyện Tam Đảo: Số

hiệu: F08; Diện tích 7,2ha; trữ lượng tài nguyên dự báo: 2.869.800 tấn.

62

Page 72: UBND TỈNH VĨNH PHÚC - Vĩnh Phúc Province€¦  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH VĨNH PHÚC. Số: /TTr- UBND CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

4. Mỏ felspat thôn Nghĩa Lý xã Bồ Lý, huyện Tam Đảo: Số hiệu: F09; Diện tích 58 ha, chiều dày trung bình 5m; trữ lượng tài nguyên dự báo: 4.178.071 tấn.

5. Mỏ felspat Xóm Mới, xã Quang Yên, huyện Sông Lô, số hiệu F05, diện tích 42ha, trữ lượng tài nguyên dự báo 2.731.679 tấn.6.4.1.6. Quy hoạch dự trữ khoáng sản

Trong phạm vi quy hoạch, có những thân khoáng đã được khảo sát địa chất khoáng sản chi tiết, song điều kiện khai thác giai đoạn hiện nay không thuận lợi hoặc chưa thật cần thiết để đưa vào khai thác:

STT Loại hình KS, tên khu vực quy hoạch

Đơn vị tính

Số hiệu khu quy hoạch dự

trữ

Diện tích quy hoạch dự trữ

(ha)

Trữ lượng

TNDB

(dự trữ)

FELSPAT Tr.tấn   52,78 2,61

I Tam Đảo     48,78 1,90

1Tam Quan (Rừng Chành, Quan Nội)

 F07 48,78 1,90

II Sông Lô 14,00 0,71

1Ma Hen, Hành Sơn, xã Lãng Công F06 14,00 0,71

6.4.1.7. Quy hoạch thăm dò khai thác những mỏ nằm trong quy hoạch thăm dò khai thác, sử dụng và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng ở Việt Nam đến năm 2020

(Theo Quyết định số 152/2008/QĐ-TTg ngày 28/11/2008)

STT Loại hình KS, tên khu vực quy hoạch

Đơn vị tính

Số hiệu khu quy hoạch dự

trữ

Diện tích quy hoạch dự trữ

(ha)

Trữ lượng

TNDB

(dự trữ)

A FELSPAT Tr.tấn   547 2,65

1 Lập Thạch     44 2,65

Quang Sơn   F03 44 2,65

2 Sông Lô 191 10,65

Quang Yên   F05 99 5,44

Tân Lập   F04 78 4,5

Lãng Công F06 14 0,71

63

Page 73: UBND TỈNH VĨNH PHÚC - Vĩnh Phúc Province€¦  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH VĨNH PHÚC. Số: /TTr- UBND CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

STT Loại hình KS, tên khu vực quy hoạch

Đơn vị tính

Số hiệu khu quy hoạch dự

trữ

Diện tích quy hoạch dự trữ

(ha)

Trữ lượng

TNDB

(dự trữ)

3 Tam Đảo     209 12,18

Tam Quan   F07 209 12,18

Những khu vực trên đã được quy hoạch theo Quyết định số 152/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ, ngày 28 tháng 11 năm 2008. Thể hiện trên bản đồ quy hoạch là màu xanh xám.

Dấu hiệu quy ước: Các khu vực quy hoạch thăm dò khai thác từ giai đoạn 2014-2020, tầm nhìn đến năm 2030 2030 được thể hiện bằng ký hiệu như sau:

- Các khu vực cấm khai thác khoáng sản kaolin, sét kaolin trên bản đồ quy hoạch là vùng màu gạch chéo màu vàng nhạt.

- Khoáng sản kaolin, sét kaolin trên bản đồ quy hoạch là vùng màu vàng nhạt.

- Khoáng sản felspat trên bản đồ quy hoạch là vùng màu xanh lơ.6.4.2. Đánh giá chất lượng khoáng sản nguyên liệu kaolin, felspat các

vùng đưa vào quy hoạchChất lượng tài nguyên khoáng sản nguyên liệu kaolin, felspat đưa vào quy

hoạch của từng khu vực được đánh giá sơ bộ trên các tài liệu khảo sát thăm dò cũng như điều tra cơ bản đã có cho đến nay. Trên cơ sở tổng hợp các tài liệu hiện có, có thể khái quát chất lượng khoáng sản được đưa vào quy hoạch, cụ thể như sau:

6.4.2.1. KaolinKaolin được khai thác ở phần phong hoá của các thể pegmatit và granit

sáng mầu thuộc pha 3 phức hệ Sông Chảy. Kaolin trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có chất lượng trung bình, hàm lượng(%) của: Al2O3 = 20,69-34,93, Fe2O3 = 0,48-3,6, nhìn chung đáp ứng được tiêu chuẩn nguyên liệu gốm sứ, gạch chịu lửa...

6.4.2.2. FelspatKết quả điều tra địa chất đến nay cho thấy nguyên liệu felspat trong tỉnh

được khai thác từ các thể pegmatit và granit sáng màu thuộc pha 3 phức hệ Sông Chảy, phân bố tập trung ở Lập Thạch, Sông Lô, Tam Đảo và Tam Dương. Felspat có chất lượng trung bình, hàm lượng(%) của: K2O = 3,92-5,94, Na2O = 0,89-4,25, Fe2O3 = 0,64-3,4. Nhìn chung felspat Vĩnh Phúc đạt tiêu chuẩn làm xương, không đạt tiêu chuẩn làm men...

6.4.3. Quy hoạch khai thác theo thời gian

64

Page 74: UBND TỈNH VĨNH PHÚC - Vĩnh Phúc Province€¦  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH VĨNH PHÚC. Số: /TTr- UBND CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2010 đã được phê duyệt, có thể phân kỳ các đối tượng khoáng sản đưa vào khai thác theo thời gian.

- Các mỏ kết thúc khai thác trong năm 2015: Gồm các mỏ kaolin Xóm mới Thanh Vân; felspat Hành Sơn; Khe Dọc; felspat Xóm Mới, Quang Yên, huyện Sông Lô; Núi Ngang, huyện Tam Đảo

- Các mỏ kết thúc khai thác sau năm 2015 đưa vào quy hoạch được duyệt, hàng năm Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ phối hợp với Sở Công thương, Sở Xây dựng và các Sở, ngành, địa phương có liên quan căn cứ vào các công trình dự kiến sẽ triển khai trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là các công trình trọng điểm đòi hỏi vật liệu xây dựng có chất lượng cao, cũng như việc triển khai các dự án quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh để có kế hoạch phân kỳ khai thác hợp lý, đảm bảo sử dụng lâu dài và có hiệu quả tài nguyên khoáng sản này.

CHƯƠNG VII VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG THĂM DÒ KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG KHOÁNG SẢN NHÓM NGUYÊN LIỆU KAOLIN, FELSPAT ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2014-2020 TẦM NHÌN 2030

7.1. HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ KHAI THÁC KHOÁNG SẢN NHÓM NGUYÊN LIỆU KAOLIN, FELSPAT, SÉT KAOLIN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC

Những năm gần đây do phát triển của nền kinh tế xã hội, các ngành công nghiệp sản xuất gốm sứ, sơn, các sản phẩm bột màu...cũng được chú trọng đầu tư phát triển nên nhu cầu sử dụng nguyên liệu kaolin, felspat, sét kaolin rất cao.

Công tác quản lý khai thác khoáng sản nhóm nguyên liệu kaolin, felspat, sét kaolin theo pháp luật thực hiện đạt kết quả cao. UBND tỉnh đã cấp phép khai thác khoáng sản nhóm nguyên liệu kaolin, felspat cho các Công ty có đủ năng lực và phương tiện khai thác. Mặc dù vậy các hoạt động khai thác khoáng sản nhóm nguyên liệu kaolin, felspat vẫn diễn ra sôi động, phức tạp. Các cấp, các ngành chức năng đã tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm song chưa khắc phục được tình trạng khai thác khoáng sản nhóm nguyên liệu kaolin, felspat trái phép. Nguyên nhân do ý thức chấp hành pháp luật của người dân chưa cao, việc xử lý vi phạm khai thác không phép chưa nghiêm khắc. Công tác quản lý hoạt động khoáng sản chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp.

Việc khai thác khoáng sản nhóm nguyên liệu kaolin, felspat, sét kaolin không phép do các hộ tư nhân tiến hành. Phương pháp khai thác thủ công do người lao động thực hiện. Khi khai thác, các phương pháp thủ công, không có kế hoạch đầu tư, biện pháp khai thác cụ thể nên rất dễ gây mất an toàn cho con người, ảnh hưởng tới môi trường khu vực.

Hiện nay, việc khai thác khoáng sản nhóm nguyên liệu kaolin, felspat của các doanh nghiệp được cấp phép khai thác đã được cơ giới hóa bằng việc sử

65

Page 75: UBND TỈNH VĨNH PHÚC - Vĩnh Phúc Province€¦  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH VĨNH PHÚC. Số: /TTr- UBND CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

dụng các phương tiện hiện đại, có kế hoạch đầu tư khai thác hợp lý, đảm bảo an toàn cho con người.

Ngoài ra việc khai thác do nhiều hộ tư nhân tiến hành tại các mỏ khoáng sản nhóm nguyên liệu kaolin, felspat làm cho công tác quản lý khai thác gặp nhiều khó khăn. Từ việc kiểm tra, giám sát để việc khai thác tuân thủ các quy định kỹ thuật, nhằm đảm bảo an toàn cho con người, bảo vệ môi trường, môi sinh đến việc quản lý tài chính như thu thuế tài nguyên khoáng sản đều khó khăn.

Một điểm nữa làm cho công tác quản lý việc khai thác khoáng sản nhóm nguyên liệu kaolin, felspat khó khăn là số hộ khai thác không có giấy phép khai thác khoáng sản, việc khai thác được tiến hành khi các mỏ khoáng sản nhóm nguyên liệu kaolin, felspat chưa được thăm dò, đánh giá trữ lượng mà chỉ dựa vào kinh nghiệm để tiến hành khai thác.

7.2. ẢNH HƯỞNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN ĐẾN MÔI TRƯỜNG

Bảo vệ môi trường, đặc biệt là môi trường khai thác và sử dụng khoáng sản ngày càng được Nhà nước và xã hội quan tâm. Nhà nước ta đã có luật bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, cho đến nay việc bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức trong ngành khai khoáng, hậu quả là đang gây ra một số tác động xấu cho môi trường. Để Luật bảo vệ môi trường được thực hiện có hiệu quả, một mặt cần nghiên cứu hoàn thiện các văn bản pháp quy, củng cố tổ chức hệ thống các cơ quan quản lý về môi trường, các cơ quan tư vấn, kiểm tra, giám sát, mặt khác cần có biện pháp ngăn ngừa hiệu quả hơn là khắc phục hậu quả của tác động môi trường.

Cần đánh giá các tác động môi trường như nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải, không liên quan đến chất thải, dự báo những rủi ro về sự cố môi trường do dự án gây ra trong quá trình xây dựng và khai thác.

Các đối tượng và quy mô bị ảnh hưởng là môi trường tự nhiên, kinh tế, văn hoá, xã hội…và các đối tượng khác trong vùng và các vùng kế cận bị ảnh hưởng do các yếu tố chất thải, các yếu tố không phải là chất thải, những rủi ro về sự cố môi trường khi triển khai thi công khai thác.

Tiến hành các biện pháp giảm thiểu tác động xấu, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường. Cam kết thực hiện tất cả các biện pháp, quy định chung về bảo vệ môi trường có liên quan đến quá trình triển khai thi công khai thác.

Xây dựng các công trình xử lý môi trường, chương trình quản lý và giám sát môi trường. Các công trình xử lý môi trường đối với các chất thải rắn, các yếu tố khác ngoài chất thải như xói mòn, trượt lở, lún đất…Thực hiện chương trình giám sát chất thải, giám sát môi trường xung quanh, giám sát các yếu tố khác trong quá trình khai thác.

Khi khai thác và sử dụng khoáng sản nhóm nguyên liệu này, vấn đề tác động đến môi trường ở những địa điểm đã chọn sẽ ảnh hưởng do:

66

Page 76: UBND TỈNH VĨNH PHÚC - Vĩnh Phúc Province€¦  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH VĨNH PHÚC. Số: /TTr- UBND CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

+ Ô nhiễm bụi và tiếng ồnCông nghệ khai thác cần phải tiến hành các khâu khoan-nổ mìn-xúc bốc-

vận tải. Tác động tới môi trường của từng khâu như sau :- Tác động của khoan:Ô nhiễm bụi trong trong khâu khoan lỗ mìn chỉ tác động trong vòng bán

kính từ 5 đến 8m, trên các mức cao do ảnh hưởng của gió bụi tác động trong vòng bán kính lớn hơn 10m 15m.

- Tác động của nổ mìn:Nổ mìn trong khai thác lộ thiên: Các tác động môi trường chính do nổ mìn

chính gây ra trong khai thác đá lộ thiên là gây ra các đám khói bụi độc hại và các chấn động địa chấn và chấn động không khí.

- Phát tán bụi: Quá trình phát tán bụi và khí độc sau nổ mìn phụ thuộc vào các yếu tố: Lượng thuốc nổ, độ cao bãi mìn và thời tiết lúc phát nổ: Tốc độ gió, hướng gió, độ ẩm không khí... Theo các kết quả nghiên cứu về tác động môi trường trong khai thác lộ thiên bình quân phá vỡ 1m3 đất đá bằng nổ mìn đã tạo ra 0,027 đến 0,17kg bụi.

- Chấn động địa chấn: Chấn động địa chấn có thể gây thiệt hại cho các toà nhà và các kiến trúc trên mặt đất. Sử dụng máy đo địa chấn loại MK6 N. 4963311, Geophon PE-4 theo thang cường độ Mercaly (cấp 4) đo thực nghiệm tại 03 mỏ khai thác lộ thiên đá vôi bằng phương pháp nổ mìn tại Lục Yên - Yên Bình, tỉnh Yên Bái cho thấy với khoảng cách 60m từ điểm nổ thì sóng dao động bị triệt tiêu không còn khả năng ảnh hưởng đến các công trình kiến trúc trên mặt đất.

+ Giải pháp khắc phục và hạn chế ảnh hưởng đến tác động môi trường không khí

Tác động môi trường không khí chủ yếu là do bụi và khí độc phát ra sau khi khoan nổ mìn và xúc bốc. Khai trường xa khu dân cư nên bụi có tác động tới môi trường không đáng kể, chủ yếu ảnh hưởng tới người lao động, bụi thoát ra khi nổ mìn nói chung không lớn và thời gian thoát bụi không liên tục (1-2 ngày nổ mìn 1 lần) và thời gian ảnh hưởng của bụi khoảng 30 phút. Tuy nhiên do khi nổ mìn ngoài bụi đất đá còn có cả bụi thoát ra do khói thuốc mìn mang một số chất độc hại nên cần phải chờ cho bụi khói tan, người công nhân mới trở lại làm việc để hạn chế tác hại. Đồng thời cần có biện pháp khắc phục cục bộ như phun nước trước, sau khi nổ mìn, trên đường ôtô vận tải đá từ moong khai thác về sân công nghiệp. Lấy phôi khoan bằng hỗn hợp nước và khí nén. Việc toả khí độc, nhiệt của các thiết bị hoạt động là không lớn, nằm trong phạm vi cho phép về tiêu chuẩn độc hại.

+ Môi trường đất đá Xung quanh khu vực khai thác có đất canh tác, tác động của đối tượng này chủ yếu do bụi và mùn đá trôi lấp làm bạc màu. Hạn chế tác động bằng các

67

Page 77: UBND TỈNH VĨNH PHÚC - Vĩnh Phúc Province€¦  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH VĨNH PHÚC. Số: /TTr- UBND CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

giải pháp: Bãi tiếp nhận có đắp bờ bảo vệ, ngăn không cho nước tràn qua sườn của bãi. Nước mưa và mùn đá từ các tầng khai thác sẽ được giữ lại trong tầng bảo vệ nhờ cửa lọc.

+ Môi trường nướcTrong diện tích khai thác có sông suối nhỏ chảy theo mùa nên phải đảm

bảo vệ sinh công nghiệp, không ảnh hưởng tới môi trường nước do dầu mỡ, thuốc nổ mìn bị phát tán trong quá trình sản xuất.

+ Quản lý và giám sát môi trường Việc kiểm tra giám sát môi trường được kiêm nhiệm do cán bộ kỹ thuật đã qua bồi dưỡng kiến thức cơ bản về môi trường. Trách nhiệm của cán bộ là: thường xuyên theo dõi, đôn đốc việc thực hiện những yêu cầu về môi trường đề ra. Hàng quý lập báo cáo về hiện trạng môi trường và tình hình thực hiện các giải pháp bảo vệ và dự kiến những động thái môi trường sẽ xảy ra khi có những sự cố (sạt lở, trôi lấp do lũ) phải tạm thời xử lý và nhanh chóng báo cáo cấp trên để kịp thời khắc phục.

7.3. CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, GIẢM THIỂU Ô NHIỄM VÀ HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT SAU KHAI THÁC

* Bảo vệ môi trường, làm giảm thiểu các tác động tiêu cực của việc khai thác sử dụng khoáng sản bằng các biện pháp sau:

- Phun nước chống bụi tại đầu nguồn phát sinh bụi như đầu hàm đập, hàm nghiền, đầu băng tải, dọc hệ thống đường vận chuyển.

- Trồng cây xanh quanh khai trường, khu vực sử dụng nhằm hạn chế sự phát tán của bụi ra môi trường xung quanh.

- Đảm bảo góc dốc bờ moong an toàn trong khai thác để phòng chống sạt lở bờ moong. Trồng cỏ và cây xanh trên bờ moong khai thác để tăng cường sức chống trượt bờ mong trong đất phủ.

- Sử dụng các phương pháp bắn mìn mới như vi sai phi điện, vi sai dây nổ kết hợp kíp nổ rải trên mặt để giảm chấn động rung, đá văng cũng như đảm bảo cho người tham gia nổ mìn.

- Bảo dưỡng, duy tu hệ thống giao thông trong mỏ. Các xe tham gia giao thông phải đảm bảo an toàn, không chở quá tải trọng, có bạt phủ tránh rơi vãi đá xuống đường.

Khi tiến hành thực hiện, tuỳ theo điều kiện khai thác từng loại mỏ mà có các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm phù hợp.

* Phục hồi môi trường sau khi kết thúc khai thác.Tuỳ thuộc vào độ sâu kết thúc khai thác so với bề mặt địa hình xung

quanh mà có biện pháp cải tạo, phục hồi môi trường sau khi kết thúc khai thác. Căn cứ vào các loại hình khai thác và độ sâu khai thác, có thể đưa ra một số biện pháp cải tạo và phục hồi môi trường cơ bản sau:

68

Page 78: UBND TỈNH VĨNH PHÚC - Vĩnh Phúc Province€¦  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH VĨNH PHÚC. Số: /TTr- UBND CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

- Các mỏ khai thác có độ sâu kết thúc lớn: Bao gồm các mỏ có độ sâu khai thác thường sâu hơn bề mặt địa hình tự nhiên khoảng trên 50-60m. Với các hố nước sâu như trên, việc nuôi trồng thuỷ sản không phù hợp. Hướng cải tạo môi trường sau khi kết thúc khai thác là tạo thành những khu du lịch sinh thái.

- Các mỏ khai thác có độ sâu kết thúc nhỏ nhưng thấp hơn bề mặt địa hình xung quanh: Bao gồm các mỏ có chiều sâu kết thúc khai thác phổ biến không quá 5m. Với loại hình kết thúc này có thể cải tạo thành ao, hồ nuôi trồng thuỷ sản rất phù hợp.

- Các mỏ có cao độ kết thúc khai thác cao hơn bề mặt địa hình tự nhiên: Với loại hình này, sau khi hạ cao độ có thể sẽ cải tạo thành mặt bằng xây dựng các khu dân cư, công nghiệp, hoặc công viên cây xanh cũng như cải tạo đất trồng cây công nghiệp rất phù hợp.

Những định hướng chung nêu trên cho các loại hình khai thác khoáng sản được điều chỉnh, bổ sung quy hoạch. Tuy nhiên đối với từng mỏ cụ thể phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường để có các giải pháp khống chế ô nhiễm, cải tạo và phục hồi môi trường cho phù hợp với điều kiện của mỏ.

Như vậy, giải pháp bảo vệ môi trường cần: Thực hiện đầy đủ và nghiêm túc biện pháp chủ động bảo vệ môi trường trong thăm dò, khai thác, tuyển khoáng theo hướng áp dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường (tuân thủ quy định về thải rắn, nước thải, khí thải; thu hồi nước tuần hoàn); nghiêm túc thực hiện việc hoàn trả mặt bằng, môi trường sau khai thác. Đảm bảo vệ sinh công nghiệp và an toàn lao động trong sản xuất. Khuyến khích nghiên cứu, áp dụng các công nghệ xử lý môi trường tiên tiến trong tất cả các công đoạn sản xuất. Các cơ quan quản lý Nhà nước tăng cường đầu tư trang thiết bị quan trắc, kiểm soát môi trường.

Sở Khoa học và Công nghệ cần phối hợp với cơ quan quản lý Nhà nước về Tài nguyên khoáng sản để triển khai các thông tư về thành lập và sử dụng quỹ môi trường.

69

Page 79: UBND TỈNH VĨNH PHÚC - Vĩnh Phúc Province€¦  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH VĨNH PHÚC. Số: /TTr- UBND CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

CHƯƠNG VIII CÁC GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

8.1. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

8.1.1. Giải pháp về quản lý

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra của các địa phương các ngành và liên ngành việc thi hành Luật khoáng sản. Sở Tài nguyên và môi trường, Phòng tài nguyên và Môi trường phải thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch. Kịp thời phát hiện, ngăn ngừa và kiên quyết xử lý những vi phạm về khai thác khoáng sản của các đối tượng hoạt động trái phép trong khai thác khoáng sản nhóm nguyên liệu kaolin, felspat, sét kaolin.

Không ngừng nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ chuyên môn giúp các cấp trong lĩnh vực quản lý tài nguyên khoáng sản cấp cơ sở. UBND huyện và UBND cấp xã cần quan tâm kiện toàn đội ngũ cán bộ tham mưu về quản lý các hoạt động khoáng sản, chú trọng nâng cao hiệu quả của công tác bố trí, đào tạo cán bộ giúp UBND các cấp thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực khoáng sản trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

8.1.2. Giải pháp về truyền thông

Tổ chức phổ biến, tuyên truyền sâu rộng các văn bản quy phạm pháp luật về khoáng sản cho các cấp, các ngành, các đối tượng khai thác khoáng sản để nâng cao nhận thức và có biện pháp thực hiện bảo đảm đúng quy định, có hiệu quả.

8.1.3. Giải pháp về chính sách

Khi cấp giấy phép khai thác, các cơ quan chuyên môn sẽ phải tính toán rất chi tiết từng yếu tố đảm bảo an toàn trên các lĩnh vực theo quy định của pháp luật. Quản lý, chỉ đạo chặt chẽ nội dung trên vẫn đảm bảo các quy định của pháp luật, an toàn về môi trường, môi sinh và trật tự an ninh xã hội, không thất thu ngân sách, bảo đảm việc khai thác theo quy hoạch.

Từ tỉnh đến huyện, xã tăng cường hơn nữa các biện pháp quản lý và thực hiện quy hoạch được phê duyệt nhất là nâng cao tính chủ động trong quản lý tài nguyên khoáng sản trên địa bàn.

Có chính sách đầu tư hợp lý, khuyến khích các chủ phương tiện có nhu cầu khai thác khoáng sản nhóm nguyên liệu kaolin, felspat, sét kaolin tự nguyện ứng nguồn kinh phí cho công tác thăm dò khoáng sản nhóm nguyên liệu kaolin, felspat, sét kaolin trên địa bàn tỉnh làm căn cứ cho việc cấp phép khai thác cho doanh nghiệp có nhu cầu nhằm từng bước hạn chế, đi đến chấm dứt hiện tượng khai thác bừa bãi, trái phép khoáng sản nhóm nguyên liệu kaolin, felspat, sét kaolin.

70

Page 80: UBND TỈNH VĨNH PHÚC - Vĩnh Phúc Province€¦  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH VĨNH PHÚC. Số: /TTr- UBND CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

8.1.4. Giải pháp bảo vệ môi trường

Việc thẩm định phê duyệt các dự án đầu tư hoạt động khoáng sản phải gắn liền với phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Có giải pháp hợp lý về bảo vệ môi sinh môi trường trong hoạt động khoáng sản.

Có biện pháp chế tài đủ mạnh để chấn chỉnh hoặc thu hồi giấy phép hoạt động khoáng sản đối với các doanh nghiệp không chấp hành đúng pháp luật về bảo vệ môi trường cũng như không thực hiện đúng nội dung cam kết trong báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Nâng cao trách nhiệm của ngành chức năng về quản lý: Tài nguyên, môi trường, công nghệ khai thác, sử dụng khoáng sản, an toàn lao động trong khai thác, sử dụng khoáng sản.

Có chính sách bắt buộc các tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm túc việc đóng phí bảo vệ môi trường, ký quỹ phục hồi môi trường trước khai thác và thực hiện việc phục hồi môi trường, hoàn thổ sau khi hoạt động khai thác khoáng sản kết thúc.

Có chính sách khuyến khích các nhà đầu tư áp dụng công nghệ tiên tiến về khai thác, sử dụng sâu khoáng sản. Không cấp giấy phép hoạt động khoáng sản cho các nhà đầu tư không có năng lực, kinh nghiệm.

Áp dụng các công nghệ, thiết bị, kỹ thuật trong khai thác, sử dụng khoáng sản, nhằm tận thu tài nguyên, chống ô nhiễm môi trường.

Áp dụng các tiêu chuẩn cho phép của nhà nước về chất lượng phế thải đưa vào bãi thải, chất lượng nước thải đổ ra sông, suối, nồng độ các chất khí độc, nồng độ bụi được phép thải vào không khí, các tiêu chuẩn về nổ mìn, về tiếng ồn về độ rung,...

Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng nhằm sử dụng các công nghệ khai thác khoáng sản hợp lý nhất, các công nghệ sạch trong sàng tuyển và sử dụng khoáng sản.

71

Page 81: UBND TỈNH VĨNH PHÚC - Vĩnh Phúc Province€¦  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH VĨNH PHÚC. Số: /TTr- UBND CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

8.2. TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH1. Sở Công Thương: Có trách nhiệm công bố quy hoạch thăm dò, khai

thác, sử dụng khoáng sản nhóm nguyên liệu kaolin, felspat, sét kaolin đến các ngành, địa phương và đơn vị liên quan; theo dõi và giám sát việc thực hiện quy hoạch sau khi được phê duyệt. Định kỳ hàng năm theo dõi, cập nhật, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương và của tỉnh. Đề xuất cơ chế, chính sách nhằm phát triển ổn định và bền vững trong hoạt động khoáng sản của tỉnh.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính bố trí nguồn vốn cho công tác chuẩn bị và thực hiện đầu tư các hạng mục hạ tầng cơ sở.

3. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì thực hiện việc quy hoạch công tác điều tra cơ bản, quản lý và lưu trữ số liệu địa chất nguồn khoáng sản kaolin, felspat, có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các ngành, địa phương có khoáng sản này để khảo sát, các định vị trí ngoài thực địa phù hợp với quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản và quy hoạch tổng thể kinh tế-xã hội và an ninh quốc phòng của tỉnh. Củng cố hoạt động của hệ thống thanh tra mỏ, nâng cao năng lực quản lý và điều hành, tính pháp lý của hệ thống thanh tra tài nguyên và môi trường địa phương, cấp giấy phép, khoanh định vùng cấm hoạt động khoáng sản kaolin, felspat, đấu thầu thí điểm thăm dò, khai thác một vài mỏ kaolin, felspat…

4. Sở Xây dựng theo chức năng nhiệm vụ của mình chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương và các ngành liên triển khai cụ thể các nội dung, giải pháp của quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản nhóm nguyên liệu kaolin, felspat, sét kaolin.

5. Sở giao thông vận tải: chủ trì việc lập quy hoạch đầu tư các tuyến đường vận chuyển phục vụ yêu cầu giao thông vận tải cho phát công nghiệp khai thác, sử dụng kaolin, felspat của tỉnh, kết hợp phục vụ phát triển kinh tế-xã hội.

6. Các Sở, Ngành liên quan: Chủ động phối hợp với Sở Công Thương, trong việc triển khai thực hiện các nội dung quy hoạch, xây dựng, tham mưu đề xuất các cơ chế, chính sách, biện pháp cụ thể tổ chức thực hiện theo thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ.

7. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã, UBND các xã, phường, thị trấn:

- Tăng cường công tác bảo vệ tài nguyên khoáng sản kể cả tài nguyên khoáng sản đang khai thác và chưa khai thác; đảm bảo ổn định tình hình an ninh trật tự xã hội trên địa bàn quản lý. Hướng dẫn các đơn vị có nhu cầu xin hoạt động khoáng sản theo đúng quy hoạch này.

- Phối hợp với các Sở, ngành chức năng trong công tác kiểm tra, hậu kiểm; tăng cường công tác giám sát các cơ sở khai thác, sử dụng khoáng sản nhóm

72

Page 82: UBND TỈNH VĨNH PHÚC - Vĩnh Phúc Province€¦  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH VĨNH PHÚC. Số: /TTr- UBND CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

nguyên liệu kaolin, felspat, sét kaolin về việc chấp hành quy trình công nghệ khai thác, sử dụng, về bảo vệ môi trường đã được thẩm định và nghĩa vụ đối với nhà nước, địa phương. Hàng năm đăng ký, bổ sung các điểm khoáng sản mới phát hiện với Sở Công Thương để tổng hợp đưa vào quy hoạch chung của tỉnh để thực hiện.

- UBND các xã, phường, thị trấn có trách nhiệm chính trong việc theo dõi việc thực hiện quy hoạch và quản lý về tài nguyên khoáng sản tại địa phương. Khi phát hiện những trường hợp vi phạm quy hoạch đã được công bố thì xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị với cơ quan chức năng để xử lý. Đồng thời chịu trách nhiệm chính về việc không ngăn chặn, không xử lý kịp thời, để xảy ra trường hợp khai thác không phép, khai thác trái phép và vi phạm quy hoạch khoáng sản tại địa phương.

8. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân đang nghiên cứu, quản lý, khai thác, sử dụng khoáng sản: Chấp hành nghiêm các quy định về bảo vệ môi trường khu vực khai thác khoáng sản; thực hiện khai thác khoáng sản theo nội dung giấy phép và dự án khai thác đã được thẩm định, phê duyệt, các quy định của luật khoáng sản và các quy định của pháp luật lien quan.

73

Page 83: UBND TỈNH VĨNH PHÚC - Vĩnh Phúc Province€¦  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH VĨNH PHÚC. Số: /TTr- UBND CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ       KẾT LUẬN

Tài nguyên khoáng sản nhóm nguyên liệu kaolin, felspat, sét kaolin thuộc địa phận tỉnh Vĩnh Phúc có tiềm năng to lớn cung cấp cho các ngành sản xuất gốm sứ, sơn, sản phẩm bột màu… thúc đẩy sự phát triển kinh tế địa phương.

Kết quả dự án “Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản nhóm nguyên liệu kaolin, felspat, sét kaolin trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2014-2020 tầm nhìn 2030” đã tập hợp được các thông tin mới nhất về tổng quan tài nguyên tài nguyên khoáng sản nhóm nguyên liệu kaolin, felspat, sét kaolin trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Xác định được vị trí mỏ, diện phân bố, chất lượng, trữ lượng, điều kiện khai thác của từng mỏ tài nguyên khoáng sản nhóm nguyên liệu này trên địa bàn tỉnh.

Dự án đã đánh giá được giá trị kinh tế gia tăng do khai thác, sử dụng khoáng sản kaolin, felspat mang lại qua các cơ sở số liệu khai thác tài nguyên trong những năm tới. Trên cơ sở phân tích tiềm năng tài nguyên khoáng sản kaolin, felspat và dự báo nhu cầu thị trường tiêu thụ sản phẩm đã đánh giá hiệu quả kinh tế trong hoạt động khoáng sản và ưu tiên quy hoạch khai thác sử dụng chúng.

Khai thác khoáng sản nhóm nguyên liệu kaolin, felspat, sét kaolin theo quy hoạch có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Căn cứ vào quy luật phân bố khoáng sản, điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh dự án phân vùng, xác định các mỏ khoáng sản nhóm nguyên liệu kaolin, felspat, sét kaolin được phép khai thác, trữ lượng khai thác, thời điểm khai thác thích hợp. Như vậy, sẽ không gây tác động mạnh tới môi trường, môi sinh.

Kết quả của dự án là cơ sở khoa học để UBND tỉnh xây dựng quy chế quản lý, cấp phép khai thác các mỏ khoáng sản nhóm nguyên liệu kaolin, felspat, sét kaolin.

Trong quá trình lập báo cáo, đã áp dụng công nghệ thông tin trong việc xử lý tài liệu, thành lập các bản đồ quy hoạch trên phần mềm chuyên dụng. Đây sẽ là một trong những công cụ giúp tỉnh quản lý hoạt động loại khoáng này một cách hữu hiệu nhất.

74

Page 84: UBND TỈNH VĨNH PHÚC - Vĩnh Phúc Province€¦  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH VĨNH PHÚC. Số: /TTr- UBND CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

KIẾN NGHỊ

Tiếp tục điều tra đánh giá thực trạng tài nguyên khoáng sản kaolin, felspat có trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, để từ đó có kế hoạch cụ thể về thăm dò, khai thác, sử dụng, sử dụng và biện pháp quản lý loại tài nguyên khoáng sản này.

Khi quy hoạch này được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt, Sở Công thương chủ trì kết hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường thông báo rộng rãi về quy chế, thủ tục và các điều cần thiết khi tham gia thăm dò, khai thác khoáng sản nhóm nguyên liệu kaolin, felspat, sét kaolin cho các Doanh nghiệp (tập thể và tư nhân).

Khi cấp phép khai thác khoáng sản nhóm nguyên liệu kaolin, felspat, sét kaolin cần chú ý các tác động của hoạt động này đến môi trường, môi sinh.

Xây dựng quy chế kiểm tra, các hình thức xử lý nghiêm khắc với các Doanh nghiệp khai thác trái phép, hạn chế cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực khai thác khoáng sản nhóm nguyên liệu kaolin, felspat, sét kaolin.

Trong thời gian tới các cơ quan quản lý hoạt động khai thác khoáng sản nguyên liệu kaolin, felspat, sét kaolin nên có quy định phù hợp với đặc điểm riêng của công tác này, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị khai thác luôn chấp hành đúng Luật khoáng sản và các quy định của Nhà nước.

Quy hoạch này có thể điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với chiến lược phát triển của đất nước và Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

75

Page 85: UBND TỈNH VĨNH PHÚC - Vĩnh Phúc Province€¦  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH VĨNH PHÚC. Số: /TTr- UBND CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

PHỤ LỤC KÈM THEO THUYẾT MINH BÁO CÁO DỰ ÁN

STT TÊN PHỤ LỤC

1 Phụ lục 1: Danh mục các tài liệu đã xuất bản và báo cáo địa chất có thông tin về tài nguyên khoáng sản

2 Phụ lục 2: Danh mục các khu vực đã được cấp phép khai thác (đã hết hạn).

3 Phụ lục 3: Sổ mỏ điểm quặng Vĩnh Phúc

4 Phụ lục 4: Bảng tổng hợp các mỏ khoáng sản nhóm nguyên liệu kaolin, sét kaolin trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

5 Phụ lục 5: Bảng tổng hợp các mỏ khoáng sản nhóm nguyên liệu felspat trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

6 Phụ lục 6: Bảng xử lý kết quả phân tích mẫu hóa cơ bản kaolin

7 Phụ lục 7: Bảng xử lý kết quả phân tích mẫu hóa cơ bản felspat

8 Phụ lục 8: Kết quả phân tích mẫu kèm theo

76

Page 86: UBND TỈNH VĨNH PHÚC - Vĩnh Phúc Province€¦  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH VĨNH PHÚC. Số: /TTr- UBND CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

PHỤ LỤC 1: DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU ĐÃ XUẤT BẢN VÀ BÁO CÁO ĐỊA CHẤT CÓ THÔNG TIN

VỀ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢNHIỆN LƯU TRỮ TẠI LƯU TRỮ ĐỊA CHẤT

STT

Ký hiệu

lưu trữTên báo cáo Năm

thực hiện

Đơn vị thực hiện

Tác giả

1 Bản đồ địa chất Việt Nam tỷ lệ 1/500 000 1981Liên đoàn Bản

đồĐịa chất

Trần Đức Lương, Nguyễn Xuân Bao

2 Bản đồ khoáng sản Việt Nam tỷ lệ 1/500.000 1982Liên đoàn Bản

đồĐịa chất

Lê Văn Trảo, Trần Phú Thành

3 Bđ.205Địa chất và Khoáng sản

nhóm tờ Hà Nội mở rộng tỷ lệ 1/50.0001994

Liên đoàn Bản đồ

Địa chấtNgô Văn Toàn

4 Bđ.259Địa chất và Khoáng sản

nhóm tờ Thanh Ba-Phú Thọ tỷ lệ 1/50.0002000

Liên đoàn Bản đồ

Địa chấtHoàng Thái Sơn

5 Bđ.76 Địa chất và Khoáng sản 1973 Liên đoàn Bản đồ

Hoàng Ngọc Kỷ

77

Page 87: UBND TỈNH VĨNH PHÚC - Vĩnh Phúc Province€¦  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH VĨNH PHÚC. Số: /TTr- UBND CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

tờ Hà Nội(F-48-XXVIII) tỷ lệ 1/200.000 Địa chất

6 Bđ.83Địa chất và Khoáng sản

tờ Tuyên Quang tỷ lệ 1/200.0001986

Liên đoàn Bản đồ

Địa chấtPhạm Đình Long

7 Đs.91 Thăm dò tỷ mỷ mỏ sét Quất Lưu, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc 1975 Đoàn 61 Nguyễn Biên

8 Đs.101 Thăm dò tỷ mỷ mỏ sét Đầm Vạc, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc 1975 Đoàn 61 Nguyễn Thế Dũng

9 Đs.104 Tìm kiếm nguyên liệu làm vật liệu xây dựng

vùng Lập Thạch, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc1975 Đoàn 61 Bùi Văn Danh

10 Đs.105Tìm kiếm nguyên liệu làm vật liệu xây dựng

vùng Tây Nam Tam Đảo, tỷ lệ 1/25.0001977 Đoàn 61 Đàm Đức Quý

11 Đs.125 Thăm dò tỷ mỷ mỏ sét gạch ngói Xuân Hoà, Vĩnh Phúc 1981 Đoàn 61 Nguyễn Tiến Nghi

12 Đs.158 Thăm dò sơ bộ kaolin Định Trung, Vĩnh Yên 1983 Đoàn 110 Hoàng Ngọc Quyết

13 Mc.3 Khảo sát mica vùng Lập Thạch 1961 TCĐC Bùi Công Trang

14 Mc.5 Các điểm báo quặng mica ở Vĩnh Yên 1961 TCĐC Vũ Văn Bảo

15 TC.23Điều kiện thành tạo và triển vọng

các hợp tạo quặng thiếc vùng Tam Đảo, Vĩnh Phúc1974

Viện Địa chất và Khoáng sản

Dương Đức Kiêm

16 Tc.28 Tìm kiếm thiếc gốc vùng Tây nam Tam Đảo, Vĩnh Phúc 1984 Đoàn 109 Bùi Khắc Thuần

17 Tc.41Thiếc vùng Tam Đảo và thành lập các sơ đồ dự báo

cho một số vùng thiếc riêng biệt1986

Viện Địa chất và Khoáng sản

Thái Quý Lâm

78

Page 88: UBND TỈNH VĨNH PHÚC - Vĩnh Phúc Province€¦  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH VĨNH PHÚC. Số: /TTr- UBND CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

18 XD.89Kết quả thăm dò đá riolit làm vật liệu xây dựng thông

thường tại khu vực Đầu Vai, Tam Đảo, Vĩnh Phúc

2004 Công ty TNHH Bảo Quân Nguyễn Phương

19 Kt.15 Đánh giá tổng hợp khoáng sản Vĩnh Phúc phục vụ 3 chương trình kinh tế lớn 1993 Viện Địa chất

và Khoáng sản Trần Kim Phượng

(Các tài liệu đã xuất bản)PHỤ LỤC 2:

DANH MỤC CÁC KHU VỰC ĐÃ ĐƯỢC CẤP GIẤY PHÉP KHAI THÁC KHOÁNG SẢN (Đã hết hạn)

STT Số Quyết định Ngày cấp Loại khoáng sản Vị trí khu mỏ Diện tích Thời hạn Chủ giấy phép

1221

QĐ/XNS26/6/1989 Kaolin TP. Vĩnh Yên 1,92km2 Không rõ XN đá Vĩnh Yên,

Sở CN Vĩnh Phúc

2249

MĐC/KTM23/9/1989 Kaolin TP. Vĩnh Yên 0,92 Không rõ

XN Sứ Vĩnh Yên,

Sở CN Vĩnh Phúc

79

Page 89: UBND TỈNH VĨNH PHÚC - Vĩnh Phúc Province€¦  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH VĨNH PHÚC. Số: /TTr- UBND CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

PHỤ LỤC 3: SỔ MỎ ĐIỂM QUẶNG TỈNH VĨNH PHÚC

SH Loại KS

Tên mỏ Vị trí

Toạ độ VN2000Đặc điểm địa

chất KSĐặc điểm

quặng

Mức độ

điều tra

Quy mô trữ lượng

Hiện trạng

sử dụng

Ký hiệu KS

Tên tổ chức

Doanh nghiệp

X Y

1. Kaolin

52 Mỏ kaolin

Xóm Mới

(Quẵng, Yên Chung, Nhân Lý)

xã Tam Quan,

Tam Đảo2370158.48 560432.21

Kaolin thành tạo do phong hoá các thể pecmatit và

granit phức hệ Sông

Chảy(PG/aD1sc). Diện tích phân bố dài 1400m, rộng

150-350m(tb:250m)

Thành phần(%)

Al2O3=13.57-23.4(tb:20.69

)

Fe2O3=0.91-3.4

Tìm kiếm

Mỏ nhỏ TNDB: 334a=

1305300

Kl

53 Mỏ Xóm xã Thanh 2360678.94 559910.47 Kaolin TQ: Kaolin Đang Kl DNTN

80

Page 90: UBND TỈNH VĨNH PHÚC - Vĩnh Phúc Province€¦  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH VĨNH PHÚC. Số: /TTr- UBND CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

Kaolin Mới Vân, Tam Dương màu khai

thácNgọc

54 Mỏ Kaolin

Định Trung

xã Định Trung,

TP. Vĩnh Yên

2358120.51 560049.68 Kaolin thành tạo do phong hoá đá granit

sáng màu Phức hệ Núi láng. TQ kéo dài

hướng TB-ĐN, dày 1-7m, rộng

1,3km

Thµnh phÇn ®é h¹t < 0,21 mm cã ®é thu

håi TB 54,78%. TP

ho¸ häc (%):

SiO2=68,90;

Fe2O3=3,60;

Al2O3=25,02;

K2O+Na2O=3,4. §é

chÞu nÐn: 354

kg/cm2; nhiÖt ®é chÞu löa:

16300C; ®é co ngãt:

0,83%; ®é xèp biÓu

kiÕn: 22,78%; tû träng: 2,63

Đoàn Địa chất 110, thăm dò sơ

bộ năm 1983

Má lín. TL cÊp C1+C2 =8,7 triÖu tÊn,

trong ®ã cÊp C1=4,5 triÖu

tÊn, cÊp C2=3,5

triÖu tÊn (trong c©n

®èi) vµ 0,7 triÖu

tÊn (ngoµi c©n ®èi).

Đã ngừng khai thác

Kl

81

Page 91: UBND TỈNH VĨNH PHÚC - Vĩnh Phúc Province€¦  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH VĨNH PHÚC. Số: /TTr- UBND CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

g/cm3

55 Mỏ Kaolin

Đồng Khâu

xóm X.Trường xã Thanh Vân, Tam

Dương

2360106.15 561215.14 KlDNTN Ngọc

2. Felspat

44 Felspat Khe Dọc

Đồi khe Dọc, Đồng Quế,

Sông Lô

2373564.01 541578.15 37050 tÊn Fl

Cty TNHH

Hµ Phóc

ThÞnh

45 Felspat Đồi Ba

Đồi Ba, Đồng Quế,

Sông Lô

2372935.87 541872.39 48875 tÊn Fl

Chi nh¸nh Cty Du

lÞch C§oµn Vnam

46 Felspat Khu Khán

Khu Kh¸n-§ång

KhÌn, x· Quang S¬n,

LTh¹ch

2379527.98 549250.12 92412 tấn Fl

C«ng ty

TNHH Hïng VÜ

47 Felspat Hình Nhân

đồi Hình Nhân,

2372094.29 543857.6 490000 tÊn

Gia h¹n

Fl Cty TNHH

82

Page 92: UBND TỈNH VĨNH PHÚC - Vĩnh Phúc Province€¦  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH VĨNH PHÚC. Số: /TTr- UBND CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

Tân Lập, Sông Lô

Gi¸y phÐp

khai th¸c vµ

chÕ biÕn KS¶n Tam §¶o

VPhóc

48 Felspat Xóm Mới

§ång VËt-Xãm Míi, §åi c©y-§ång G¨ng

Quang Yªn,

S«ng L«

2379603.35 537902.35 Tận thu Fl

Công ty CP

Long Thành

49 Felspat MaHen

Hành Sơn

X· L·ng C«ng,

S«ng L«2374374 540137 65836 tấn Fl

Cty TNHH ChÕ biÕn

XNK KS VPhóc

50 Felspat Rừng Chành, Quan Nội

X· Tam Quan, huyÖn

Tam §¶o

2369296.08 560164.81 Felspat ph©n bè trong c¸c

m¹ch pegmatit xuyªn qua

c¸c trÇm tÝch

Felspat ®¹t chÊt lîng lµm men sø. Thµnh

phÇn felspat (%):

§oµn ®Þa chÊt Hµ Néi

®iÒu

Điểm khoáng

sản

Cã thÓ

®iÒu tra,

®¸nh gi¸

FL

83

Page 93: UBND TỈNH VĨNH PHÚC - Vĩnh Phúc Province€¦  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH VĨNH PHÚC. Số: /TTr- UBND CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

biÕn chÊt hÖ tÇng S«ng Ch¶y, dµi

500m, réng 100 m.

Pegmatit n»m ë ®é s©u 0,4-

3,1m.. C¸c tinh thÓ

felspat cã kÝch thíc 0,3-5 cm (trung b×nh 1,5

cm).

Fe2O3=1,96-3,4;

FeO=0,03-0,4;

Al2O3=22,53-23,4;

MgO=0,17; K2O=3,92-

5,94; Na2O=0,89

- 2,64; MKN=6,1

tra trong lËp

B§§C tû lÖ

1/50.000

n¨m 1994.

khi cã nhu cÇu.

51 Felspat Gò Gai

khu ®åi Gß Gai,

th«n Quan Néi, Tam

Quan, Tam

2367844.1 561131.11 71600 tấn

Gia hạn giấy phép

Fl

Cty TNHH ChÕ biÕn

XNK KS VPhóc

52 Felspat Nghĩa Lý

X· Bå Lý, H

Tam §¶o2374400 555015 12.534.212

tấnCty Phúc

Thái

53 Felspat Núi Ngang

Ngọc Thụ, xã Bồ Lý, Thôn Sơn

2372200 558700 6.915.427 tấn

Hết hạn GP

Công ty Đại An

84

Page 94: UBND TỈNH VĨNH PHÚC - Vĩnh Phúc Province€¦  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH VĨNH PHÚC. Số: /TTr- UBND CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

Thanh, xã Đại Đình

54 FelspatĐồi

Chùa Mụ

Tân Lập, Sông Lô 2372522.78 544527.9 2.469.135

tấnCty

CPKTKS Tam Đảo

PHỤ LỤC 4: BẢNG TỔNG HỢP CÁC MỎ KHOÁNG SẢN NHÓM NGUYÊN LIỆU KAOLIN, SÉT KAOLIN

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC

STT Tên mỏ, vị trí

Số hiệu

mỏ

Diện tích(ha)

Độ thu hồi

trung bình(%)

Trữ lượng TNDB(tấn)

1 Mỏ kaolin xã Tam Quan, huyện Tam Đảo K01 120 54,78 7 261 199

2 Mỏ kaolin Xóm Mới, xã Thanh Vân, huyện Tam Dương K02 203 54,78 8 773 948

3 Mỏ kaolin Định Trung, xã Định Trung, thành phố Vĩnh Yên K03 152 54,78 8 730 727

4Mỏ kaolin Đồng Khâu, khu Đồng Khâu, xóm Xuân Trường, xã Thanh Vân, huyện Tam Dương

K04 116 54,78 6 183 544

85

Page 95: UBND TỈNH VĨNH PHÚC - Vĩnh Phúc Province€¦  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH VĨNH PHÚC. Số: /TTr- UBND CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

Tổng cộng 591 30.949.418

PHỤ LỤC 5: BẢNG TỔNG HỢP CÁC MỎ KHOÁNG SẢN NHÓM NGUYÊN LIỆU FELSPAT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC

STT Tên mỏ, vị tríSố

hiệu mỏ

Diện tíchTrữ lượng

TNDB (tấn)

(Theo QH đang xây

dựng)

Theo Quyết định 152/2008/QĐ-TTg ngày 28/11/2008 của Thủ

tướng Chính phủ

Diện tích (ha)

Độ thu hồi

trung bình (%)

Quy hoạch trữ lượng khai thác

GĐ đến 2010 (tấn)

GĐ 2014-2020 (tấn)

GĐ 2021-2030 (tấn)

1 Mỏ felspat Khe Dọc, xã Đồng Quế, huyện Sông Lô F01 41 54.78 2,096,959      

2 Mỏ felspat Đồi Ba, xã Đồng Quế, huyện Sông Lô F02 128 54.78 7,745,278 5,000,000 2,000,000

3 Mỏ felspat Khu Khán, Đồng Khèn, xã Quang Sơn, huyện Lập Thạch F03 44 54.78 2,630,744    

86

Page 96: UBND TỈNH VĨNH PHÚC - Vĩnh Phúc Province€¦  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH VĨNH PHÚC. Số: /TTr- UBND CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

4 Mỏ felspat Hình Nhân, xã Tân Lập, huyện Sông Lô F04 60 54.78 3,428,899    

5 Mỏ felspat Xóm Mới, Đồng Găng, xã Quang Yên, huyện Sông Lô F05 112 54.78 6,131,679    

  Cộng trữ lượng các mỏ từ 2-5     19,936,600 5,000,000 2,000,000

6 Mỏ felspat MaHen Hành Sơn, xã Lãng Công, huyện Sông Lô F06 16 54.78 829,851      

7 Mỏ Felspat đồi Chùa Mụ, xã Tân Lập, huyện Sông Lô F 22 54.78 2.469.135

8 Mỏ felspat Rừng Chành, Quan Nội, xã Tam Quan, huyện Tam Đảo F07 180 54.78 10.502.805      

9 Mỏ felspat Gò Gai, khu đồi Gò Gai, thôn Quan Nội, xã Tam Quan, huyện Tam Đảo F08 171 54.78 8.869.035      

10 Mỏ felspat thôn Nghĩa Lý, xã Bồ Lý, huyện Tam Đảo F09 174 54.78 12.534.212      

11 Mỏ felspat Núi Ngang xã Đại Đình, xã Bồ Lý, huyện Tam Đảo F10 172 54.78 6.915.427

  Tổng cộng   989   64.154.024      

87

Page 97: UBND TỈNH VĨNH PHÚC - Vĩnh Phúc Province€¦  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH VĨNH PHÚC. Số: /TTr- UBND CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

PHỤ LỤC 6: BẢNG XỬ LÝ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MẪU HÓA MỎ KAOLIN

STT Số hiệu mẫu

Vị trílấy mẫu

Hàm lượng (%)Al2O3 TFe

1 K1 Mỏ K1 18,12 0,98

2 K2 Mỏ K2 32,33 1,47

3 K3 Mỏ K3 20,14 2,3

4 K4 Mỏ K4 20,44 0,79

Min 18,12 0,79Max 32,33 2,30

Trung bình 22,76 1,39

88

Page 98: UBND TỈNH VĨNH PHÚC - Vĩnh Phúc Province€¦  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH VĨNH PHÚC. Số: /TTr- UBND CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

PHỤ LỤC 7: BẢNG XỬ LÝ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MẪU HÓA MỎ FELSPAT

STT Số hiệu mẫu

Vị trílấy mẫu

Hàm lượng (%)T,Fe K2O Na2O

1 F1 Mỏ F1 0,44 1,88 0,78

2 F2 Mỏ F2 2,41 1,29 0,36

3 F3 Mỏ F3 2,92 1,5 0,79

4 F4 Mỏ F4 1,14 1,51 0,73

5 F5 Mỏ F5 2,34 1,17 0,49

6 F6 Mỏ F6 2,73 1,4 0,94

7 F7 Mỏ F7 3,12 1,38 0,86

8 F8 Mỏ F8 3,15 1,76 0,97

Min 0,44 1,17 0,36Max 3,15 1,88 0,97

Trung bình 2,28 1,49 0,74

89

Page 99: UBND TỈNH VĨNH PHÚC - Vĩnh Phúc Province€¦  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH VĨNH PHÚC. Số: /TTr- UBND CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

PHỤ LỤC 8:KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MẪU

90

Page 100: UBND TỈNH VĨNH PHÚC - Vĩnh Phúc Province€¦  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH VĨNH PHÚC. Số: /TTr- UBND CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XV nhiệm 2011-2015.

2. Báo cáo “Thu thập tài liệu, điều tra thực địa, tổng hợp chỉnh lý bổ sung bản đồ địa chất-khoáng sản tỉnh Vĩnh Phúc tỷ lệ 1/50.000.” năm 2006. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc.

3. Tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá hoạt động khai thác và sử dụng khoáng sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 1997-2006. Sở Tài nguyên và Môi trường Vĩnh Phúc.

4. Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế- xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020.

5. Quy hoạch chung xây dựng đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

6. Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

7. Các bản đồ quy hoạch xây dựng của các huyện, thị thuộc tỉnh Vĩnh Phúc. Sở Xây dựng Vĩnh Phúc.

8. Niên giám thống kê Vĩnh Phúc năm 2011, 2012 9. Báo cáo kết quả đo vẽ bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản nhóm tờ

Thanh Ba-Phú Thọ tỷ lệ 1/50.000. Hoàng Thái Sơn, 2001.10. Báo cáo kết quả đo vẽ bản đồ địa chất và tìm kiếm khoáng sản nhóm

tờ thành phố Hà Nội mở rộng tỷ lệ 1/50.000. Ngô Quang Toàn, 2005.11. Quy chế tạm thời về lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản tỷ lệ

1/50.000 (1.25.000) ban hành kèm theo Quyết định số 56/2000/QĐ-BCN ngày 22/9/2000 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nay là Bộ Công thương.

12. Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09/3/2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật kháng sản.

13. Luật khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17/11/2010.

91