Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

343
Ebook.vn7.org xin được giới thiệu cuốn tử điển Y học Việt Nam, đây là một cuốn từ điển nhỏ gọn với các thuật ngữ y học tiếng việt rõ ràng giúp người xem bước đầu hiểu được thuật ngữ, sau đó là có thể sử dụng thuật ngữ. Người xem sẽ có những cái nhìn tổng quát nhất về vấn đề y học. Những ebook hay về y khoa xin hãy ghé thăm http://ebook.vn7.org/Ebook-Y-hoc/ Từ điển được sắp xếp theo thứ tự danh mục theo alphabe: Từ điển Y học Việt Nam – Mục A ÁC TÍNH (y), trạng thái bệnh lý đặc biệt nguy hiểm có thể gây tử vong trong thời gian ngắn cho bệnh nhân. Vd. U ác tính (ung thư), sốt rét ác tính, thương hàn nhập lý (thuật ngữ y học cổ truyền dân tộc). ADN. (sinh; Ph. Acide désoxyribonucléique; A. DNA), axit nucleic, chủ yếu tìm thấy trong nhiễm sắc thể, chứa thông tin di truyền của sinh vật. Phân tử ADN được cấu thành từ hai chuỗi xoắn của polinucleotit, chuỗi nọ xoắn quanh chuỗi kia, tạo nên xoắn kép. Các phân tử photphat được sắp xen kẽ với các phân tử đường deoxiribozơ dọc theo cả hai chuỗi và mỗi phân tử đường đều kết hợp với một bazơ nitơ là ađenin, guanin, xitosin hoặc thimin (x. Hình vẽ). Hai chuỗi liên kết với nhau bằng các mối liên kết giữa các bazơ. Trật tự các bazơ dọc theo chuỗi tạo nên mã di truyền. Mã này xác định trật tự chính xác của các axit amin trong protein. Qúa trình tổng hợp protein thông qua hoạt động của ARN thông tin. Nhờ phiên mã, ARN truyền thông tin từ mã di truyền đến những vị trí tổng hợp protein (ribosom). Ở đó nó đựơc dịch mã thành trật tự của các axit amin của protein (x. Hình vẽ). ADN là vật chất di truyền của tất cả sinh vật, trừ virut là ARN. Cùng với ARN và histon, ADN cấu thành các nhiễm sắc thể của các tế bào nhân nguyên (x. ARN). AĐRENALIN (sinh hoá; A adrenalin), C9H1303N. Tên thương mại của epinephrin (Ph. Épinéphrine). A là hocmon, tiết ra từ tuyến thượng thận của động vật và người, giống với các dẫn truyền noradrenalin do đầu cuối của các dây thần kinh giao cảm tiết ra. Tinh thể màu trắng, tnc = 211 – 2120C; độ quay cực riêng với tia D ở 200C – 53,50C. Tan nhiều trong nước nóng; ít tan trong nước lạnh; không tan trong ete, clorofom, benzen và ethanol tuyệt đối; tan trong dung dịch axit với kiềm, nhưng không tan trong amoniac. A tạo thành màu xanh lá cây với sắc clorua (FeCl3) và có nhiều phản ứng đặc trưng của phenol. A gây kích thích sự trao đổi chất, vv. Khi cảm xúc tăng lên. Tổng hợp A bằng cách ngưng tụ pirocatechin với axit monocloaxetic hoặc lấy từ tuyến thượng thận của động vật bậc cao. A kết hợp với axit clohidric tạo thành muối được dùng làm thuốc trợ tim, tăng huyết áp. AFLATOXIN (nông), chất độc do nấm mốc Aspergillus flavus tiết ra. Nấm A. flavus phát triển trên hạt lạc, khô dầu lạc bị ẩm ướt và trên nhiều sản phẩm thực vật khác. A tác động trước hết đối với gan và gây tử vong nặng cho vịt con, gà tây và ga; lợn con và bê cũng bị nhiễm độc. A làm cho cải xoong không nảy mầm được, dù chỉ với nồng độ 1 microgam trong 1 lít nước.

Transcript of Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

Page 1: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

Ebook.vn7.org xin được giới thiệu cuốn tử điển Y học Việt Nam, đây là một cuốn từ điển nhỏ gọn với các thuật ngữ y học tiếng việt rõ ràng giúp người xem bước đầu hiểu được thuật ngữ, sau đó là có thể sử dụng thuật ngữ. Người xem sẽ có những cái nhìn tổng quát nhất về vấn đề y học.

Những ebook hay về y khoa xin hãy ghé thăm http://ebook.vn7.org/Ebook-Y-hoc/

Từ điển được sắp xếp theo thứ tự danh mục theo alphabe:

Từ điển Y học Việt Nam – Mục A

ÁC TÍNH (y), trạng thái bệnh lý đặc biệt nguy hiểm có thể gây tử vong trong thời gian ngắn cho bệnh nhân. Vd. U ác tính (ung thư), sốt rét ác tính, thương hàn nhập lý (thuật ngữ y học cổ truyền dân tộc).

ADN. (sinh; Ph. Acide désoxyribonucléique; A. DNA), axit nucleic, chủ yếu tìm thấy trong nhiễm sắc thể, chứa thông tin di truyền của sinh vật. Phân tử ADN được cấu thành từ hai chuỗi xoắn của polinucleotit, chuỗi nọ xoắn quanh chuỗi kia, tạo nên xoắn kép. Các phân tử photphat được sắp xen kẽ với các phân tử đường deoxiribozơ dọc theo cả hai chuỗi và mỗi phân tử đường đều kết hợp với một bazơ nitơ là ađenin, guanin, xitosin hoặc thimin (x. Hình vẽ). Hai chuỗi liên kết với nhau bằng các mối liên kết giữa các bazơ. Trật tự các bazơ dọc theo chuỗi tạo nên mã di truyền. Mã này xác định trật tự chính xác của các axit amin trong protein. Qúa trình tổng hợp protein thông qua hoạt động của ARN thông tin. Nhờ phiên mã, ARN truyền thông tin từ mã di truyền đến những vị trí tổng hợp protein (ribosom). Ở đó nó đựơc dịch mã thành trật tự của các axit amin của protein (x. Hình vẽ). ADN là vật chất di truyền của tất cả sinh vật, trừ virut là ARN. Cùng với ARN và histon, ADN cấu thành các nhiễm sắc thể của các tế bào nhân nguyên (x. ARN).

AĐRENALIN (sinh hoá; A adrenalin), C9H1303N. Tên thương mại của epinephrin (Ph. Épinéphrine). A là hocmon, tiết ra từ tuyến thượng thận của động vật và người, giống với các dẫn truyền noradrenalin do đầu cuối của các dây thần kinh giao cảm tiết ra. Tinh thể màu trắng, tnc = 211 – 2120C; độ quay cực riêng với tia D ở 200C – 53,50C. Tan nhiều trong nước nóng; ít tan trong nước lạnh; không tan trong ete, clorofom, benzen và ethanol tuyệt đối; tan trong dung dịch axit với kiềm, nhưng không tan trong amoniac. A tạo thành màu xanh lá cây với sắc clorua (FeCl3) và có nhiều phản ứng đặc trưng của phenol. A gây kích thích sự trao đổi chất, vv. Khi cảm xúc tăng lên. Tổng hợp A bằng cách ngưng tụ pirocatechin với axit monocloaxetic hoặc lấy từ tuyến thượng thận của động vật bậc cao. A kết hợp với axit clohidric tạo thành muối được dùng làm thuốc trợ tim, tăng huyết áp.

AFLATOXIN (nông), chất độc do nấm mốc Aspergillus flavus tiết ra. Nấm A. flavus phát triển trên hạt lạc, khô dầu lạc bị ẩm ướt và trên nhiều sản phẩm thực vật khác. A tác động trước hết đối với gan và gây tử vong nặng cho vịt con, gà tây và ga; lợn con và bê cũng bị nhiễm độc. A làm cho cải xoong không nảy mầm được, dù chỉ với nồng độ 1 microgam trong 1 lít nước.

Page 2: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

ÁM ẢNH (y) 1. Sự đeo đuổi, lởn vởn khôn dứt ở trong đầu về một ý nghĩ hay hình ảnh nào đó khiến người ta băn khoăn, lo lắng.2. Biểu hiện vô thức về hoạt động bệnh lý trong một vài khu vực tâm thần của bệnh nhân dưới dạng những tình cảm, ý nghĩ nặng nề, nghi ngờ, lo lắng. Trạng thái bệnh lý của AA có thể kèm theo buồn rầu đột ngột, nặng vùng tim, tim đập nhanh, cảm giác nóng dữ hay rét run, da ẩm, xanh tím, dáng đi chệch choạng. Trong tất cả các trường hợp, người bệnh vẫn biết rõ sự vô lý, nhưng không có khả năng loại trừ. Nhờ duy trì được óc phân tích mà có khi người bệnh không thực hiện những hành động gây nguy hiểm cho bản thân hoặc cho người xung quanh. Nguyên nhân thường là do chấn thương tâm lý (nhiều trường hợp không tìm được nguyên nhân). Điều trị bằng cách tạo cho bệnh nhân môi trường sống yên tĩnh, tránh chấn động thần kinh, dùng tâm lý, liệu pháp thư giãn, thuốc an thần theo chỉ định.

ÁM ẢNH SỢ. (y; phobia), trạng thái biểu hiện lo âum hoảng sợ trong những hoàn cảnh nhất định hoặc trước một đối tượng nhất định, không thay đổi với từng bệnh nhân. Nội dung của AAS rất đa dạng: sợ AAS (phobophobia) – trạng thái sợ của suy nhược tâm thần; AAS nước (hydrophobia) – trạng thái bệnh lý sợ nước và các chất lỏng nói chung hoặc trong bệnh dại; AAS ánh sáng (photphobia) – không chịu đựng được ánh sáng do tổn thương của mắt hoặc trong bệnh dại; AAS tối (nyctophobia) – trạng thái bệnh lý sợ đêm tối; AAS ngủ (hypnophobia) – trạng thái bệnh lý sợ giấc ngủ.

ÁM THỊ (y), dùng ánh mắt, cử chỉ, vv, đặc biệt là lời nói, để tạo nên sự thư dãn tinh thần cho người khác buộc họ làm theo ý mình, ý kiến của mình. AT là cơ sở của thuật thôi miên, tạo nên một trạng thái đặc biệt ngủ nửa vời, trong đó người bị AT không thể làm chủ được mình và thực hiện tất cả các mệnh lệnh của người AT; Trẻ em, người kém phát triển trí tuệ, người đang có tâm trạng băn khoăn, ở trạng thái kích động, vv.. dễ bị AT. AT có khả năng chữa khỏi một số hội chứng cơ năng.

AMIDAN (y; Ph. Amygdale; tk, hạch hạnh nhân), tổ chức lympho nằm ở hai bên họng có hình dạng giống hạt hạnh nhân, tên gọi đầy đủ là amidan khẩu cái (gọi tắt là A). Ở vùng họng còn có A vòm họng. A vòi nhĩ, A đáy lưỡi. Cùng với các tổ chức lympho rải rác ở vùng họng, các A có chức năng tăng cường miễn dịch cho cơ thể như các tổ chức lympho nói chung. A và các tổ chức dịch cho cơ thể như các tổ chức lympho nói chung. A và các tổ chức lympho phát triển về khối lượng cho đến tuổi dậy thì và giảm dần ở lứa tuổi thanh niên (xt. Cắt amiđan; Viêm amiđan.

AMIĐAN TIỂU NÃO (y: tk. hạnh nhân tiểu não), tổ chức nằm ở mặt dưới của tiểu não. Khi tăng áp lực trong sọ, ATN có thể bị tụt, kẹt vào lỗ chẩm, chèn ép hành tuỷ, gây nên biến chứng đặc biệt nguy kịch.

AMILAZA (hoá sinh: A. amylase), enzim phân huỷ thuỷ phân polisacarit (tinh bột, glucogen,…) trong các cơ thể sống. Tuỳ thuộc vào sản phẩm thuỷ phân, phân biệt ba dạng a, b, g, amilaza. Tồn tại rất phổ biến trong thiên nhiên (trong tế bào động vật và cả trong vi khuẩn). Trong một số tế bào động vật, A tồnt ại ở trạng thái liên kết. Tham gia vào quá trình tiêu hoá của người và động vật. A dùng trong công nghiệp sản xuất etanol, bánh mì và trong sản xuất glucozơ.

Page 3: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

AMIP (sinh, Amoeba), chi Trùng chân giả, thuộc ngành Động vật nguyên sinh. Cơ thể hiển vi, phân bố rộng trong nước ngọt. Có hình dạng thay đổi liên tục do hình thành chân giả để vận chuyển, bắt mồi. Điều hoà áp suất thẩm thấu và bài tiết nhờ các không bào. Sinh sản bằng phân đôi. Có khả năng hình thào bào xác (nang – kén) khi gặp điều kiện không thuận lợi. A kí sinh trong ruột người và động vật, gây bệnh đường ruột. Ở người, A (Entamoeba histolytica) gây bệnh lỵ amip, tạo ra các vết loét dạng núi lửa trên mặt thành ruột, ăn hồng cầu và có thể theo máu vào bạch huyết gây apxe gan. Bệnh lị amip phổ biến ở vùng nhiệt đới. Ở Việt Nam, tỷ lệ nhiễm bệnh trước 1945 khoảng 10 – 20%, gần đây giảm còn 5%. Bệnh có thể phát triển thành dịch, đặc biệt trong mùa mưa lũ (x. Động vật nguyên sinh. Trùng chân rễ).

AN TOÀN DỊCH BỆNH (nông), hệ thống các biện pháp bảo đảm cho vật nuôi không hoặc ít bị dịch bệnh, sinh trưởng và phát triển đều. Bao gồm việc nuôi dưỡng tốt, đủ thức ăn về chất và về lượng; vệ sinh chuồng trại: tiêm chủng phòng dịch; chữa bệnh kịp thời, dập tắt nhanh các ổ dịch và không cho để tái phát.

ANBUMIN NIỆU (y; tk protein niệu), hiện tượng nước tiểu có protein. Anbumin huyết thanh người có trọng lượng phân tử 68500 và đông vón ở 670C và đông vón. Bình thường AN có rất ít trong 24 giờ và không phát hiện được bằng những phương pháp thông thường. AN gặp trong các bệnh thận cấp (viêm thận, lao thận, giang mai thận, thoái hoá thận dạng tinh bột, thận hư v.v…) và các bệnh ngoài thận (bệnh tim nặng, nhiễm khuẩn nặng, nhiễm độc chì, thuỷ ngân, nhiễm độc thai nghén, v.v…). Trong y tế, mỗ lần khám thai, bắt buộc phải tìm AN để đề phòng hội chứng nhiễm độc thai nghén, sản giật, thai chết lưu (những tai biến nặng ở người có thai).

ANĐOSTERON (sinh; A. aldosterone), hocmon steroit hình thành từ vỏ tuyến thượng thận, kiểm tra nồng độ ion natri và kali ở động vật có vú. A cho phép tái hấp thụ ion natri và tiết ion kali ở ống thận, tăng cường hấp thụ ion natri của ruột. Làm nồng độ ion natri trong máu tăng, ion kali giảm.

ANĐROGEN (sinh; A. androgen). Hocmon steroit sinh dục đục, kiểm tra sự phát triển và duy trì những đặc điểm sinh dục đực sơ cấp và thứ cấp (như râu và giọng nói trầm ở đàn ông), cơ quan sinh dục phụ và sinh tinh trùng. A do tinh hoàn sinh ra (một số ít được tạo ra ở buồng trứng và vỏ tuyến thượng thận). A quan trọng nhất là testosteron. Cắt bỏ tinh hoàn sẽ làm teo cơ quan sinh dục phụ. Có thể dùng A để thay thế tinh hoàn bị cắt bỏ. A còn được dùng trong điều trị một số bệnh như suy tuyến yên, suy tuyến sinh dục và trong điều trị ung thư vú. A cũng có hoạt tính đồng hoá, kích thích sinh trường và hình thành mô mới.ANĐROSTERON (sinh; A. androsterone), loại hocmon steroit, hình thành ở gan trong quá trình trao đổi chất testosteron (x. Androgen)

ẢO GIÁC (y), cảm giác, tri giác xuất hiện trong khi thực tế không có mặt sự vật hoặc hiện tượng tương ứng, là một trạng thái bệnh lý này sinh do sự phóng ngoại (x. phóng ngoại) không chủ định các hình ảnh tâm lý. Các bệnh của hệ thần kinh trung ương hay ngoại vi, các nhiễm độc hoá chất và thuốc đều có thể gây AG.

Page 4: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

ASPIRIN (hoá, A aspirin) x. Axit axetylsalixilic

ATP (sinh; A adenosine triphosphate) chất mang năng lượng vạn năng có trong tất cả các tế bào, được tạo thành từ ademocin và ba gốc axit photphoric. Năng lượng từ quá trình hô hấp hoặc từ ánh sáng mặt trời (trong quá trình quang hợp) được sử dụng để tổng hợp ATP từ ADP. Tác dụng của enzim tách gốc photphat tận cùng khỏi ATP chuyển nó thành ADP, giải phóng năng lượng dùng cho các quá trình khác nhau (như co cơ, sinh tổng hợp và các hoạt động khác). ADP có thể bị thuỷ phân tiếp, tạo thành AMP giải phóng năng lượng. Chế phẩm ATP dùng trong y học.

AXETYLCOLIN (sinh; A acetylcholine, Ach), chẫn dẫn truyền thần kinh thấy ở đa số các synap, chỗ tiếp xúc giữa hai tế bào thần kinh. Các sợi sản ra A gọi là sợi thần kinh tiết A, đặc trưng cho hệ thần kinh phó giao cảm (x. Chất dẫn truyền thần kinh)

AXIT AMIN (hoá, sinh; A aminoacid), hợp chất hữu cơ có chứa nhóm cacboxyl (-COOH) và nhóm amin (-NH2), vừa có tính axit vừa có tính bazơ (lưỡng tính). Tuỳ theo vị trí của nhóm amin đối với nhóm cacboxyt, người ta phân biệt a-, b- và g- aminoaxit. Các AA có nguồn gốc tự nhiên đều là a-aminoaxit (nhóm amin nối với cacbon a). Cấu tạo của AA gồm các tinh thể màu trắng, tham gia trong quá trình tổng hợp nhiều chất chứa nitơ quan trọng trong cơ thể sống. Hiện nay, đã biết trong thiên nhiên có 150 loại AA, trong đó có 20 loại tham gia cấu tạo protein. Phần lớn thực vật là vi sinh vật có khả năng tổng hợp tất cả các AA cần thiết cho chúng. Động vật và người không có khả năng tổng hợp một số AA mà phải lấy qua thức ăn. Đó là các AA cần thiết hoặc không thay thế được như acginin, histidin, isolơxin, lơxin, lisin, methionin, phenilalanin, treonin, triptophan, tirosin, valin. Có các AA tích điện âm ở pH trung tính, trong phân tử của chúng có hai nhóm cacboxyl và một nhóm amin gọi là AA axit, vd. Axit asparaginic, axit glutamic. Có các AA tích điện dương ở pH trung tính gọi là A kiềm, vd. Lisin, acginin histidin. Bột cá, bột sữa, thức ăn lên men, khô dầu… là những thức ăn giầu AA. Ngày nay, một số AA đựơc điều chế bằng cách thủy phân protein hoặc tổng hợp hữu cơ để bổ sung vào thức ăn cho người, gia súc, côn trùng. AA cũng là hợp chất ban đầu để tổng hợp các loại poliamit, phẩm nhuộm và dược phẩm.

AXIT ASCOBIC (hoá; A. ascorbic acid; cg. Axit L – ascobi, vitamin C), C6H806. Là tinh thể trắng thường ở dạng hình tấm, đôi khi ở dạng hình kim, tnc = 1920C. Có trong rau và quả (cà chua, khoai tây,vv). Tổng hợp từ D-glucozơ. Tan trong nước, etanol, không tan trong ete, clorofom, benzen, ete dầu hoả, bền trong không khí khô. Dùng làm chất chống oxi hoá, làm tác nhân khử trong hoá phân tích; các muối sắt, canxi, natri của AA được dùng trong nghiên cứu sinh hoá. AA là thuốc chữa bệnh thiếu vitamin C và các chứng chảy máu do thiếu chất này.

AXIT GLUTAMIC (hoá; A. glucamic acid; cg. Axit a – aminoglutaric, axit 2 – aminopentandioe), HOOCCH2CH2CH(NH2)COOH. Thuộc loại axit amin có chứa một nhóm amin và hai nhóm cacboxyl. Điều chế bằng cách tổng hợp hoặc lên men gluxit.Axit L (+) – glutamic (thường gọi axit glutamic) là những tinh thể không màu, tnc=247 – 2490C (phân huỷ), thăng hoa ở 2000C, độ quay cực riêng với tia D ở 220C: 310C. Ít tan trong nước, etanol; không tan trong ete, axeton. Đóng vai trò quan trọng trong việc trao

Page 5: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

đổi đạm. Dùng trong y học, trong nghiên cứu sinh hoá, bổ sung vào khẩu phần thức ăn.Axit L (+) – glutamic có vị ngọt của thịt, còn axit D (-) -glutamic không có vị đó. Mononatriglutamat (NaOOCCH2CH2CH(NH2)COOH) dễ tan trong nước, thường gọi là mì chính (bột ngọt) được dùng làm gia vị (xt. Mì chính)

AXIT LACTIC (hoá, sinh; A lactic acid; cg. Axit 2-hidroxipropionic), CH3CHOHCOOH, kết quả của quá trình lên men lactic của vi khuẩn Lactobacillus, sản phẩm cuối cùng của quá trình đường phân kị khí glucozơ. Chất lỏng không màu, không mùi; khối lượng riêng 1,24g/cm3; tnc=180C; t=1190C/12mm Hg. Tan trong nước, etanol, ete. Tồn tại ở hai dạng đồng phân quang học. Điều chế bằng cách lên men các chất đường. AL là sản phẩm trung gian quan trọng của quá trình trao đổi chất ở cơ thể động vật, thực vật và vi sinh vật. Có nhiều trong mô sinh vật, trong sữa chua, rau, muối vv. Khi mô cơ làm việc nhiều, hàm lượng AL tăng lên rõ rệt trong cơ và máu, AL chuyển hoá thành glucozơ. Là một trong những chỉ số xác định sức chịu đựng khi lao động nặng và kéo dài của người và một số vật nuôi. AL được dùng trong tổng hợp hữu cơ, dùng để phát hiện glucozơ và pirogalol; dùng làm dược phẩm, vv.

AXIT XITRIC (hoá; A. citric acid; cg. Axit 2 – hidroxi -1, 2, 3- propantricacboxylic), HOC(CH2COOH)2COOH. AX khan có tnc = 1530C. Tinh thể monohiđrat (C6H8O7H2O) mất một phân tử nước khi sấy ở 40 – 500C, dễ tan trong nước (100ml nước hoà tan 133g AX). Dạng tinh thể ngậm một phân tử nước thường có trong dịch quả cây họ cam quýt (Rutaceae), đặc biệt là chanh (chanh chứa 6-8% AX) và nhiều loại quả khác, cũng có trong lá bông, lá cây thuốc lào. Điều chế bằng cách lên men cácbon hiđrat. AX đóng vai trò quan trọng trong sinh học do tham gia chu trình Krepxơ. Dùng trong công nghiệp dược phẩm và thực phẩm. Muối xitrat được dùng để đóng hộp máu, làm tan sỏi thận.

ĂN NHẠT (y), một chế độ ăn bệnh lý (x. Chế độ ăn bệnh lý), không dùng các món ăn có nhiều natri, hạn chế đưa natri vào cơ thể. Chỉ định trong các trường hợp cần giải quyết chứng phù, giảm khối lượng máu, giảm dịch trong các khoảng kẽ gian bào. Bình thường natri được đào thảo chủ yếu theo nước tiểu, một phần qua mồ hôi. Do một nguyên nhân bệnh lý nào đó (bệnh tim – mạch, suy thận, dùng dài ngày hocmon thượng thận, chất cocticoit, vv.), natri bị giữ lại trong cơ thể, nước bị giữ lại gây phù. Chữa phù bằng cách giảm lượng natri trong thức ăn từ 4 – 6 g/ngày xuống 0,5 – 1g/ngày, thay muối ăn bằng các muối vô cơ khác. ĂN không có nghĩa là loại hoàn toàn muối khỏi các món ăn. Để thực hiện chế độ ĂN, có thể dùng: gạo, xôi gấc, khoai tây, thịt tươi, cá, sữa, trứng, bơ, rau, quả tươi, nước quả, đường (mỗi ngày 100 – 300g), bia, vitamin (vitamin A, phức hợp B3, C2 vv), gia vị (hồ tiêu, dấm, hành, tỏi,vv) để đỡ nhạt miệng. ĂN quá kéo dài có thể gây ra tình trạng thiếu natri, rối loạn tính hưng phấn thần kinh cơ, pH và áp suất thẩm thấu của máu, vv.

ĂN NHIỀU (y; Ph. Polyphagie), tình trạng tiêu thụ thức ăn nhiều hơn mức bình thường (danh từ dân gian: háu đói, ăn không biết no, bội thực, vv). Nguyên nhân: tăng nhu cầu dinh dưỡng (thời kỳ hồi phục sau ốm; vận động thể lực nặng; mắc bệnh nhiễm khuẩn, vv); tăng tiêu hao vật chất của cơ thể (bệnh đái tháo đường, ngộ độc thyroxin, vv); tổn thương trung tâm “no” của vùng dưới đồi hoặc liên quan đến hệ viền của vỏ não, xảy ra

Page 6: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

do vùng dưới đồi hoặc liên quan đến hệ viền của vỏ não, xảy ra do tai biến mạch máu não hoặc những chấn thương tinh thần quá mạnh (triệu chứng bệnh lý: ăn vô độ).

ĂN SAM (y), trường hợp trẻ vừa bú sữa mẹ vừa ăn sữa bò. Có hai cách cho ĂS: cho ăn thêm sữa bò, sau mỗi lần bú mẹ (vd. trường hợp mẹ thiếu sữa, ăn bổ sung sau 6 tháng tuổi); ngoài những lần bú mẹ, cho ăn sữa bò một hoặc hai lần (trường hợp mẹ vắng nhà). ĂS thường làm cho trẻ dễ bỏ bú sữa mẹ.

ĂN VÔ ĐỘ (y) x. Ăn nhiều

ẤU TRÙNG (sinh; larva) pha phát triển của các loại động vật có đốt (côn trùng, tôm, cua…) Trứng nở ra có các đặc điểm hình thái, tập tính khác với sâu trưởng thành (sâu non của bướm, sâu đục thân lúa, sâu xanh hại đay, sâu róm thông, tằm dâu…). Qua nhiều lần lột xác, mỗi lần lột xác là 1 tuổi. ÂT lớn lên và hoá nhộng, nhộng hoá sâu trưởng thành hoặc ÂT trực tiếp thành sâu trưởng thành.

Từ điển Y học Việt Nam – Mục B

BÀ ĐỠ (dân tộc) x. Bà mụ

BẠCH BIẾN (y), bệnh da có dát trắng, thường xuất hiện đột ngột ở mọi lứa tuổi, ở cả nam và nữ. Dấu hiệu đặc biệt dễ phân biệt với các bệnh bạch bì khác: không ngứa, không tê, không vảy, quanh vết trắng có quầng thâm sẫm màu hơn da lành. BB không ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân, chỉ gây tác động tâm lý về thẩm mũ khi dát trắng xuất hiện ở mặt. Chưa rõ, căn nguyên của bệnh. Có thể dùng nhiều loại thuốc để điều trị, nhưng chưa đạt kết quả ổn định.

BẠCH CẦU (y, sinh), một loại tế bào trong máu, có nhân, nhân không có màu sắc, làm nhiệm vụ bảo vệ cơ thể. Về mặt hình thái có kích thước 7 – 14mm, sau khi nhuộm thường được phân biệt thành loại nhân một múi (đơn nhân) và loại nhân nhiều múi (đa nhân); thành loại không có hạt trong bào tương (tế bào lympho và tế bào đơn nhân) và loại có hạt (trung tính, ưa axit hay ưa bazơ). Nơi sản sinh là tuỷ xương; khi trưởng thành mới vào máu. Trong 1mm3 máu, bình thường có từ 4000 đến 9000 BC nói chung. Số lượng dưới 4000 là giảm, sự giảm thường thấy trong nhiễm độc; cao hơn 9000 là tăng, thường gặp khi nhiễm khuẩn.

BẠCH CẦU ĐƠN NHÂN (sinh), loại bạch cầu có kích thước lớn nhất, trong chất tế bào không có hạt. Nhân lớn, hình quả thận. Chiếm 4-5% số lượng bạch cầu, là các thực bào tích cực ăn các phần tử lạ xâm nhập cơ thể.

BẠCH CẦU HẠT (sinh), loại bạch cầu có nhiều hạt trong chất tế bào. Đôi khi còn gọi là bạch cầu nhân đa hình, vi nhân có nhiều dạng. Có ba dạng: BCH trung tính (chiếm 70% số bạch cầu), BCH ưa axít (chiếm 1,5%) và BCH ưa kiềm (chiếm 0,5%)

Page 7: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

BẠCH CẦU KHÔNG HẠT (sinh), loại bạch cầu không chứa các hạt trong chất tế bào. Có hai loại: lymphô bào chiếm 25% và bạch cầu đơn nhân chiếm 4%. Cả hai loại đều có nhân lớn và một lượng nhỏ chất tế bào màu sáng.

BẠCH CẦU TRUNG TÍNH (sinh, y), loại bạch cầu chứa các hạt, không bị bắt màu bởi cả hai loại thuốc nhuộm axit và kiềm. Có nhân phân thuỳ, vì thế còn gọi là bạch cầu nhân đa hình. Chiếm khoảng 70% tổng số bạch cầu, có chứa năng bắt và tiêu các thể lạ như vi khuẩn nhờ các enzym do nó tiết ra. Là tuyến bảo vệ đầu tiên của cơ thể đối với các bệnh. Có thể đi qua các mao mạch bằng chuyển động amip vào các mô vây quanh chỗ bị nhiễm khuẩn, ở đây chúng có thể chết và hình thành mủ.

BẠCH CẦU ƯA AXIT (sinh, y), loại bạch cầu có nhân phân thuỷ và chất tế bào dạng hạt, bắt màu với các thuốc nhuộm axit. Chiếm khoảng 1,5% tổng số bạch cầu, số lượng tăng khi cơ thể bị dị ứng như hen, sốt đồng cỏ, vì nó có tính kháng histamin. Số lượng BCƯA do hocmon vỏ thượng thận điều chỉnh.

BẠCH CẦU ƯA KIỀM (sinh, y), loại bạch cầu chứa hạt bắt mầu với các thuốc nhuộm kiềm. Có một nhân hình thuỳ, chiếm khoảng 0,5% tổng số bạch cầu, chuyển vận bằng chân giả, có thể tiêu diệt vi khuẩn. Sản sinh ra heparin và histamin, được xem là các tế bào lang thang, đã tìm thấy cả trong thành mạch máu.

BẠCH TRUẬT (y Atractylodes macrocephala), cây thảo, họ Cúc (Asteraceae). Thân cao khoảng 0,5m. Lá mọc so le, lá ở phía ngọn không chia thuỳ, phía dưới có chia thuỳ. Cụm hoa hình đầu, hoa hình ống, phía dưới màu trắng, phía trên tím đỏ. Đã được đi thực vào Việt Nam, trồng ở vùng núi mát và đồng bằng. Cây chứa tinh dầu, vitamin A, atratylol, glucozit, insulin, muối kali atractylat. Thân rễ (củ) phơi, sấy khô có vị ngọt hơi đắng, mùi thơm nhẹ, đông y dùng chữa đầy, trướng bụng, chậm tiêu, thấp nhiệt, dương hư.

BÀI TẬP THỂ LỰC (thể thao, y), tổng hợp các động tác vận động được hệ thống hoá thành bài tập, sắp xếp theo một quy trình nhất định và phù hợp với tâm lí, sinh lí người tập, để luyện thân thể, tăng sức khỏe, kĩ năng vận động, chuẩn bị những điều kiện tốt nhất cho người tập hướng theo một mục đích định trước (học tập, lao động, thi đấu thể thao,vv). Về nguyên tắc, BTTL khác với các hoạt động vận động thường lệ trong sinh hoạt, lao động chân tay (gánh nước, đốn củi, cày ruộng, giã gạo, vv). Có một số hoạt động lao động thể lực có thể dùng trong các BTTL nếu thực hiện theo những quy định, yêu cầu của giáo dục thể chất.

BAN (tổ chức), tên gọi cơ quan làm chức năng quản lý hay chức năng tham mưu trong hệ thống bộ máy của Nhà nước và các tổ chức của Đảng và đoàn thể ở Việt Nam.1. Cơ quan ngang bộ thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với ngành hoặc lĩnh vực được chính phủ phân công trong phạm vi cả nước (vd: Ban tổ chức và cán bộ của Chính phủ)2. Cơ quan thuộc Chính phủ do thủ tướng trực tiếp chỉ đạo, có chức năng giúp thủ tướng Chính phủ quản lý một số lĩnh vực công tác (vd. Ban biên giới của Chính phủ)3. Cơ quan tham mưu của Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam về các lĩnh vực công tác được phân công (vd. Ban khoa giáo trung ương, Ban tư tưởng văn hoá

Page 8: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

trung ương)4. Ngoài ra ở một số ngành của chính quyền trung ương (bộ, tổng cục…) ở các tổ chức Đảng, đoàn thể và chính quyền địa phương cũng có các ban nghiên cứu hay giúp việc chỉ đạo một số lĩnh vực nhất định (vd. Ban tuyên giáo).

BAN ĐỎ (y), một dấu hiệu chung cho nhiều bệnh ngoài da với biểu hiện: da đỏ, đỏ nhạt hoặc thẫm, khi ấn bằng một lam kính thì màu đỏ sẽ mất, khi thôi ấn màu đỏ xuất hiện trở lại. BĐ là một hiện tượng dãn mạch, sung huyết tạm thời và mất đi nhanh chóng.BAN XUẤT HUYẾT (y) thương tổn cơ bản của da và niêm mạc do hồng cầu thoát ra ngoài mao mạch và niêm mạc. Biểu hiện: các chấm xuất huyết nhỏ, đỏ ở giữa hay chấm xuất huyết lớn có màu tím, bờ không đều và giới hạn không rõ, không mất đi khi ấn bằng lam kính. BXH là thương tổn chung cho nhiều bệnh chảy máu (BXH dị ứng, BXH tối cấp, BXH nhiễm khuẩn, BXH thấp khớp, vv.)

BÀN TAY KHOÈO (y) biến dạng của bàn tay do dị tật bẩm sinh hoặc di chứng chấn thương. Nguyên nhân: các rối loạn phát triển xương hoặc co cơ. Thường bàn tay bị gấp và vẹo ra ngoài về phía xương quay; vẹo vào trong về phía xương trụ. Có trường hợp bị duỗi quá mức so với cẳng tay. Phải mổ sửa biến dạng.

BẢN ĐỒ NHIỄM SẮC THỂ (y) biểu đồ cho thấy trật tự của các gen dọc theo chiều dài nhiễm sắc thể. Đựơc xây dựng từ những thông tin thu được nhờ những nghiên cứu liên kết gen (cho ta bản đồ liên kết gen) và những quan sát thực hiện nhiễm sắc thể đa sợi (nhiễm sắc thể khổng lồ) của tuyến nước bọt ở một số côn trùng như ruồi giấm (Drosophila sp)

BẢN NĂNG SINH DỤC (sinh, y), hành vi bẩm sinh về giới tính của sinh vật nhằm bảo tồn giống loài. Ở động vật, nhu cầu giao phổi chỉ xảy ra khi động dục (X. Động dục). Ở người, do tác động của nhiều yếu tố (văn hoá, xã hội, vv) và đặc biệt của yếu tố tinh thần, BNSD đã phần nào được chế ngự

BAO CAO SU (y; cg, bao dương vật, ca pôt, túi cao su, conđom), bao làm bằng cao su hoặc chất dẻo mỏng để bọc dương vật khi giao hợp nhằm mục đích tránh thai và đề phòng lây bệnh qua đường tình dục (bệnh hoa liễu, AIDS). Kĩ nghệ hiện đại cho phép sản xuất những bao mỏng, dai, chắc, có tráng sẵn chất nhờn, có thêm một túi nhỏ ở đầu để chứa tinh dịch khi xuất tinh, được tiệt khuẩn và đóng gói riêng từng chiếc cho tiện dùng. BCS bảo đảm an toàn cho người sử dụng, không ảnh hưởng gì đến khoái cảm.

BAO QUY ĐẦU (y) nếp da bao bọc quy đầu dương vật của nam giới, ở nữ giởi cũng có một bộ phận tương tự bao bọc âm vật (bao âm vật). BQĐ có một tật bẩm sinh là hẹp hay chít BQĐ (với biểu hiện bao dài, lỗ trước của bao bị thu hẹp, không trật lên được). Tật thường phát hiện từ lúc trẻ mới đẻ vì khi trẻ đi tiểu nếu để ý sẽ thấy bao da phồng to. Tật chít hẹp BQĐ làm cho bựa đóng lại trong bao, có thể gây ngứa ngáy khó chịu, gây viêm. Trẻ em thường hay kéo BQĐ trật lên trên, nhưng sau đấy không kéo trở xuống lại, gây nên biến chứng nghẹt BQĐ, phải mổ ngay. Đối với BQĐ dài, dạng hẹp, cần xén bớt để tránh viêm, nghẽn, ung thư, vv. Dân tộc, Do Thái có tập quán cắt BQĐ cho tất cả trẻ em

Page 9: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

nam từ lúc 6 – 7 tuổi, nhân dịp này gia đình tổ chức một ngày lễ gia đình gọi là ngày lễ cắt BQĐ.

BAO TRÁNH THAI (y; tk. Bao dương vật, ca pốt, bao cao su, túi cao su, conđom) x. Bao cao su

BÀO CHẾ (y), môn được học nghiên cứu việc điều chế từ các dược liệu thànhc ác dạng thuốc uống, tiêm và dùng ngoài, với công hiệu phòng chữa bệnh cao nhất, dễ dùng, bảo quản được lâu và có hình thức mỹ thuật. BC tân dược (theo y học hiện đại) và đông dược có nhiều điểm kỹ thuật khác nhau, có thể bổ sung cho nhau trong thực tiễn sản xuất thuốc men cần dùng.

BÀO TƯƠNG (sinh), thành phần của tế bào, nằm quanh nhân và phía trong màng tế bào, tạo nên hình dáng của tế bào như hình tròn, vuông, trụ, đa giác hoặc hình sợi, hình nhiều đuôi. Trong một số bệnh (vd. Trong nhiễm độc chì) có xuất hiện một số vật lạ trong BT.

BẢO HIỂM THÂN THỂ (kinh tế), loại bảo hiểm lấy sinh mạng con người làm đối tượng, bao gồm: bảo hiểm tuổi già, ốm đau, tai nạn, mất sức lao động… yêu cầu bảo hiểm cụ thể phụ thuộc vào tính đặc thù trong từng nghành nghề khác nhau. Người được bảo hiểm phải kí kết hợp đồng với tổ chức bảo hiểm và nộp phí bảo hiểm một lần hoặc nhiều lần, tuỳ theo hình thức bảo hiểm. Tổ chức bảo hiểm phải trả cho người được bảo hiểm một số tiền theo những thời hạn đã ấn định, một lần, nhiều lần hay định kì thường xuyên như hưu trí (bảo hiểm hưu trí)

BẢO HIỂM Y TẾ (kinh tế), loại bảo hiểm do nhà nước tổ chức, quản lý nhằm huy động sự đóng góp của cá nhân, tập thể và cộng đồng xã hội để chăm lo sức khỏe, khám bệnh và chữa bệnh cho nhân dân. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành Nghị định số 299 ngày 15.8.1992 về BHYT. BHYT áp dụng bắt buộc đối với cán bộ, công nhân viên tại chức, hưu trí, nghỉ mất sức lao động trong các đơn vị hành chính sự nghiệp, tổ chức đảng, đoàn thể, xã hội, hội quần chúng có hưởng lương từ ngân sách nhà nước, các doanh nghiệp quốc doanh, kể cả doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài và tổ chức quốc tế tại Việt Nam có thuê lao động là người Việt Nam. Các đối tượng khác tham gia BHYT tự nguyện. Mức đóng BHYT do cơ quan doanh nghiệp chịu trách nhiệm phần lớn (khoảng 2/3), cá nhân chỉ đóng phần nhỏ. Người đóng BHYT được khám, chữa bệnh ở tất cả các cơ sở y tế. Không được hưởng quyền lợi, về BHYT trong trường hợp tự tử, say rượu, dùng chất ma tuý, vi phạm pháp luật, bệnh lây qua đường sinh dục v.v.

BẢO HỘ LAO ĐỘNG (kinh tế, y), hệ thống các giải pháp về pháp luật, khoa học, kĩ thuật, kinh tế – xã hội nhằm bảo đảm an toàn và sức khỏe của con người trong quá trình lao động sản xuất. Nội dung bao gồm: 1/ Xây dựng, ban hành và giám sát việc thực hiện hệ thống luật vầ bảo đảm an toàn – vệ sinh lao động, hệ thống các tiêu chuẩn giới hạn cho phép của các yếu tố điều kiện lao động, hệ thống các quy phạm an toàn trong lao động – sản xuất và các chínhs ách, chế độ bồi dưỡng sức khỏe, chăm sóc y tế cho những người lao động phải làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, kém hấp dẫn. 2/ Bảo đảm tính đồng bộ và tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu an toàn – vệ sinh lao động trong toàn bộ quá trình thiết kế, sản xuất, vận chuyển, lắp đặt, vận hành và bảo quản nhà

Page 10: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

xưởng, quy trình công nghệ, máy móc, thiết bị, vật tư, nhiên liệu, năng lượng sử dụng trong quá trình lao động. 3/ Không ngừng nâng cao hiểu biết và ý thức của người sử dụng lao động về an toàn – vệ sinh lao động bằng cách tuyển chọn, tuyên truyền giáo dục, hướng dẫn, đào tạo thường xuyên luyện tập các phương án phòng, chống các sự cố trong sản xuất.Các hình thức sơ khai của BHLĐ đã xuất hiện cùng với quá trình phát triển sản xuất. Kĩ thuật và công nghệ sản xuất càng phát triển, nguy cơ ảnh hưởng của các yếu tố không thuận lợi phát sinh trong quá trình phát cũng ngày càng tăng lên, đòi hỏi công tác BHLĐ phải phát triển tương ứng. Nhà nước rất quan tâm đến công tác BHLĐ. Ngay sau khi thành lập nước Việt nam dân chủ cộng hoà, Chính phủ đã ban hành các Sắc lệnh 29/SL (13.3.1947) và 77/SL (22.5.1950) về an toàn – vệ sinh lao động, thời giờ lao động – nghỉ ngơi. Tiếp theo đó là Điều lệ tạm thời về bảo hộ lao động (Nghị định 181/CP ngày 18.12.1964, Pháp lệnh bảo hộ lao động (10.9.1991) và gần đây trong bộ luật lao động mới ban hành (1994) có một chương quy định về công tác BHLĐ.Tổ chức lao động quốc tế (ILO) cũng đã có nhiều công ước và khuyến nghị về BHLĐ. Đáng chú ý là Công ước 155 (1981) về an toàn và sức khỏe của người lao động đã được Việt Nam phê chuẩn; Công ước 148 về bảo hộ người lao động chống những rủi ro nghề nghiệp do ô nhiễm không khí, tiếng ồn và những chấn động ở nơi làm việc; Công ước 174 (1993) về ngăn ngừa các tai nạn công nghiệp.

BẢO VỆ BÀ MẸ TRẺ EM (y), hệ thống các biện pháp nhà nước và xã hội, nhằm bảo vệ sức khỏe phụ nữ và trẻ em, bao gồm: chăm sóc sức khoẻ ban đầu, vệ sinh và dinh dưỡng, chăm sóc thai nghén để bảo đảm sinh đẻ an toàn, tiêm chủng chống các bệnh hiểm nghèo, vv; kế hoạch hoá gia đình; theo dõi tình trạng sức khỏe và sự phát triển của trẻ em; tổ chức cứu trợ xã hội cho phụ nữ và trẻ em; tích cực điều trị khi phát hiện bệnh; nâng cao vị trí người phụ nữ trong xã hội; thực hiện Pháp lệnh bảo vệ trẻ em; vv.

BẢO VỆ SỨC KHỎE (y), tổng hợp các biện pháp của nhà nước và xã hội để giữ gìn, nâng cao sức khỏe, phòng ngừa, điều trị bệnh tật và thương tật, kéo dài tuổi thọ của con người. BVSK gắn chặt với sự phát triển toàn diện của xã hội, chế độ chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội của một nước. Công tác BVSK đòi hỏi sự tham gia của nhiều ngành: kinh tế, nông nghiệp, công nghiệp, thể dục thể thao, giáo dục, y tế… và nhất là đòi hỏi sự tham gia tích cực của nhân dân vào các phong trào, các chương trình sức khỏe, thực hiện luật bảo vệ sức khỏe và bảo hiểm sức khỏe.

BÁT VỊ HOÀN (y; thận khí hoàn), bài thuốc ôn bổ thận dương, gồm 8 vị (thục địa, sơn thù, hoài sơn, trạch tả, đan bì, phục linh, nhục quế, phụ tử), được làm thành viên mềm.BĂNG PHIẾN (hoá) x. Naphtalen

BĂNG HUYẾT (y), hiện tượng ra máu (huyết) nhiều và ồ ạt từ đường sinh dục nữ gây nên tụt huyết áp, sốc, rất nguy hiểm và dễ dẫn tới tử vong. Nguyên nhân: sẩy thai, do sót nhau, chủ yếu là sau khi sổ thai, trước và nhất là sau khi sổ nhau, BH xảy ra ở phụ nữ đẻ nhiều, cơ tử cung giãn, không co hồi sau sổ nhau, làm cho lòng các mạch máu thành tử cung vẫn há rộng và máu chảy ồ ạt ra ngoài. Để phát hiện kịp thời BH, phải kiểm tra kĩ bán nhau, đảm bảo nguyên vẹn, không sót nhau; theo dõi sản phụ ít nhất một giờ sau sổ

Page 11: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

nhau, bảo đảm tử cung co hồi tốt, làm thành một khối cầu cứng chắc. BH là một ca cấp cứu sản khoa tối cấp, cần phải giải quyết kịp thời mới cứu được sản phụ.

BĂNG KINH (y) hiện tượng hành kinh ra nhiều máu tới mức ảnh hưởng đến toàn thể trạng, bất kể thời gian dài hay ngắn. Nguyên nhân BK: tử cung co bóp kém ở những người đã đẻ nhiều lần, u cơ dưới niêm mạc tử cung, tăng sản niêm mạc tử cung…Cần tích cực giải quyết các hậu quả mất máu cấp, sự suy yếu cơ thể đồng thời cầm máu nhanh. Điều trị dự phòng cho những kỳ hành kinh sau, đồng thời tìm nguyên nhân của BK.

BẨM CHẤT DỄ MẮC BỆNH (y), tình trạng đặc biệt của cơ thể một cá thể (thể địa) làm cho cơ thể đó dễ mắc một bệnh mà nhiều người khác không mắc. Nguyên nhân là trong cơ thể có sẵn từ trước một sự thay đổi hay rối loạn sinh hoá, nhưng chưa bộc lộ ra ngoài, khi gặp một điều kiện thuận lợi nhất định, các dấu hiệu bệnh lý mới phát sinh và mới có thể phát hiện được. Vd. bệnh thiếu máu tan máu do thiếu một trong số các enzym trong hồng cầu cần thiết cho sự chuyển hoá của nó, chẳng hạn enzym G6PD (glucozơ – 6 – phophat đehiđrogenaza). Bệnh nhân có các dấu hiệu của bệnh thiếu máu tan máu bẩm sinh mạn tính. Thiếu enzym G6PD tạo điều kiện thuận lợi cho sự xuất hiện bệnh vàng da tan máu cấp tính nếu xảy ra nhiễm khuẩn hay nhiễm độc (do uống các thuốc chống sốt rét như primachin, các sulfamide, các thuốc hạ nhiệt, vv).

BẨM SINH (sinh, giáo dục), tố chất được hình thành trong thời kỳ bào thai, có được do di truyền, hoặc do những điều kiện phát triển thai nhi. Vd. Do sự phát triển không bình thường của một cơ quan hay mô nào đó trong thời kỳ bào thai dẫn đến sứt môi, hở hàm ếch, bạch tạng, thừa ngón tay… có quan điểm cho rằng, cái BS quy định mọi sự phát triển tâm lý, còn môi trường, xã hội, giáo dục chỉ làm bộc lộ dần các đặc điểm BS. Quan điểm duy vật biện chứng xem BS chỉ là tiền đề vật chất của sự phát triển. Những biến đổi về chất trong sự phát triển tâm lý trẻ chủ yếu được quyết định do hoạt động giao lưu của chủ thể trong môi trường sống và giáo dục.

BẤM HUYỆT (y) x. Day ấn huyệt

BẤT LỰC (y), không sử dụng được chức năng bình thường của một bộ phận cơ thể do nhiều nguyên nhân khác nhau (thương tật, vv). Vd. Chi bị bại liệt, tai điếc, vv.

BẤT LỰC TÌNH DỤC (y), không có khả năng tiến hành giao hợp một cách bình thường và trọn vẹn. Vd. liệt dương đối với nam, lãnh đạm tình dục đối với nữ. Nguyên nhân: do khuyết tật của bộ phận sinh dục, do sức khỏe kém, quá lao tâm lao lực, do các yếu tố tâm lý, thần kinh, nội tiết, vv. Chữa khó khăn, phức tạp, tập trung tác động chủ yếu vào các yếu tố thần kinh tâm lý. Theo y học cổ truyền, BLTD là do thận âm hư. Có thể chữa bằng châm cứu và thuốc đông y.

BÉO PHÌ (y), tình trạng một cơ thể tích lũy mỡ quá mức ở trong các phủ tạng cũng như tổ chức liên kết và tổ chức dưới da, làm cho khối lượng cơ thể vượt quá 25% khối lượng lý tưởng. Nguyên nhân: ăn nhiều hoặc rối loạn chuyển hoá hay nội tiết. BP là trạng thái bệnh lý kèm theo các bện khác như đái tháo đường, tăng huyết áp. Để chống BP, cần có

Page 12: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

chế độ ăn hợp lý (lượng thức ăn có năng lượng không quá cao so với nhu cầu của cơ thể) và tập luyện thường xuyên.

BỆNH (y, nông sinh), quá trình hoạt động không bình thường của cơ thể sinh vật (người, động vật, thực vật), từ nguyên nhân khởi thủy đến hậu quả cuối cùng. Nguyên nhân gây B rất nhiều, có thể tổng hợp làm ba loại chính: hoặc do bản thân cơ thể sinh vật có khuyết tật như di truyền bẩm sinh hay rối loạn sinh lý hoặc do hoàn cảnh sống của sinh vật khắc nghiệt như quá nóng, quá lạnh , bị ngộ độc, không đủ chất dinh dưỡng; hoặc do bị các sinh vật khác (nhất là các vi sinh vật) kí sinh. Do đó, bệnh có rất nhiều loại, nhiều dạng hình. Một cơ thể, sinh vật không chỉ có một loại bệnh, và nhiều lúc một loại bệnh không chỉ có trên một cá thể sinh vật. Triệu chứng, điều kiện phát sinh phát triển của từng loại bệnh thường khác nhau. Điều quan trọng trước hết là phải xác định đúng nguyên nhân gây B, sau đó xét đến mối quan hệ giữa nguyên nhân gây bệnh và cơ thể bị B cùng mối quan hệ giữa chúng với điều kiện hoàn cảnh xung quanh thì mới phòng chữa B có hiệu quả.

BỆNH AĐIXƠN (y), bệnh suy tuyến thượng thận mạn tính do Ađixơn (Addison) mô tả lần đầu tiên năm 1855. Nguyên nhân: vỏ tuyến thượng thận bị phá huỷ do lao (chủ yếu), ung thư, giang mai, xơ cứng động mạch, vv. Dấu hiệu: sút cân, chóng mệt mỏi, suy yếu về thể chất và tinh thần, chán ăn, buồn nôn, nôn, giảm huyết áp, da bị sạm nâu, nhất là ở những nơi bị hở như mặt, cổ tay hoặc những nơi da thường bị cọ xát, chỗ có sẹo cũ. Bệnh nhân có thể chết vì truỵ tim mạch, ngừng tim đột ngột do kali trong máu tăng cao. Điều trị: bổ sung các hocmon bị thiếu (cortisone), chữa nguyên nhân (lao, ung thư,vv).

BỆNH ÁN (y) hồ sơ bệnh án của từng bệnh nhân trong mọi cơ sở điều trị nội, ngoại trú. BA được lập theo một mẫu tương đối thống nhất, nhằm ghi chép đầy đủ các thông tin liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới bệnh được điều trị, gồm các phần: sơ yếu lí lịch (họ, tên, tuổi, địa chỉ, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân và gia đình, hoàn cảnh kinh tế); bệnh sử (diễn biến của các triệu chứng bệnh từ khi bắt đầu, các biện pháp khám chữa bệnh đã được sử dụng); tiền sử bệnh tật gia đình và bản thân; các thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng, chẩn đoán phân biệt và xác định, chỉ định điều trị. Phần thực hiện và theo dõi được ghi hàng ngày lên phiếu điều trị kèm theo. Kết thúc quá trình điều trị, thầy thuốc ghi nhận xét về tình hình lúc ra viện (hoặc chết). BA là tài liệu cần thiết cho bệnh nhân trong hàng chục năm và có giá trị nghiên cứu cho các cơ sở khám và điều trị bệnh.

BỆNH BẠCH CẦU (y), bệnh ác tính của máu và các tổ chức tạo máu (tuỷ xương, lách, hạch). Bệnh biểu hiện bằng hiện tượng sinh sản quá mức không ngăn cản, kiểm soát được của bạch cầu bình thường và bất thường là 4000 – 9000/mm3, khi bị bệnh có thể lên tới 100 – 200 nghìn/mm3. Sự xâm lấn này kết hợp với hiện tượng rối loạn tế bào hồng cầu và tiểu cầu. Căn cứ vào dòng bạch cầu bị bệnh có thể có BBC thể tủy, BBC lympho, BBC đơn nhân. Nguyên nhân bệnh: nhiễm phóng xạ (như nạn nhân ở Hirosima), có những nguyên nhân chưa rõ như bệnh ở súc vật (x. Bệnh lơcôxis). Cách điều trị hiện nay: dùng hoá chất chống ung thư đặc hiệu, corticoides, kháng sinh, truyền máu. Có thể bệnh giảm từng đợt, bệnh nhân sống bình thường và bệnh kéo dài.

Page 13: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

BỆNH BẠCH HẦU (nông y), bệnh nhiễm độc, nhiễm khuẩn do vi khuẩn Corynebacterium diphteriae gây ra, chủ yếu ở trẻ em. Biểu hiện: viêm họng có giả mạc hoặc viêm thanh quản ngạt thở do giả mạc phủ đầy trên thanh quản và dấu hiệu nhiễm độc nặng (viêm cơ tim và liệt các các dây thần kinh). Bệnh truyền nhiễm, lây bằng các giọt nước bọt bắn ra xung quanh do hắt hơi hoặc ho, trong đó có chứa vi khuẩn BBH và theo đường hô hấp xâm nhập vào người lành. Phòng bệnh có hiệu quả cao bằng tiêm giải độc tố BBH. Ở gà, có một bệnh gọi là BBH nhưng là một thể của bệnh đậu gà, do virut (x. Bệnh đậu) và ở bê có một bệnh cũng gọi là BBH nhưng do vi khuẩn Spherophonus necrophonus gây viêm niêm mạc miệng và hoại thư nặng.

BỆNH BẠI LIỆT (y, tk. bệnh Heine – Medin, lấy tên 2 tác giả mô bệnh đầu tiên), bệnh nhiễm khuẩn lây lan có thể gây thành dịch, do virut bại liệt làm thương tổn chất xám của tuỷ sống, chủ yếu là sừng trước của tuỷ sống. Bệnh thường xảy ra ở trẻ em với dấu hiệu sốt nhẹ, rồi liệt ở các chi hay liệt cơ hô hấp, chứa virut bại liệt, làm ô nhiễm nước và thực phẩm. Phòng bệnh có hiệu quả bằng vắc xin bại liệt. Tổ chức Y tế Thế giới đặt kế hoạch thanh toán BBL vào năm 2000.

BỆNH BAZƠĐÔ (y), bệnh cường tuyến giáp, xảy ra phần nhiều ở nữ, nam ít bị hơn. BB do thầy thuốc người Đức Bazơđô (D. Kart Basedow) mô tả năm 1840 với 3 triệu chứng chính (tam chứng Bazơđô): bướu cổ, lồi mắt hai bên, tim đập nhanh. Sau này thêm một số dấu hiệu khác: run tay, gầy sút cân và thay đổi tính tình, dễ bị kích động, lo âu, hay ra mồ hôi, vv (x. Cường tuyến giáp). Điều trị nội khoa bằng cách dùng các thuốc kháng giáp MTU (methyl thiouracile), PTU (propylthiouracile), néo mercazole, vv, trợ tim và an thần, dùng iot phóng xạ, điều trị ngoại khoa bằng chỉ định cắt bỏ tuyến giáp nếu điều trị nội khoa không đem lại kết quả.

BỆNH BẨM SINH (y), bệnh có nguy cơ ngay từ khi mới đẻ; có thể dễ nhận thấy (thừa ngón tay, ngón chân, cụt một phần của chi trên, chi dưới, sứt môi, tràn dịch não,…); cũng có khi phải khám kĩ mới phát hiện được (tật không thủng hậu môn, tinh hoàn lạc chỗ vv); có thể không phát hiện được trừ khi ngẫu nhiên khám nghiệm tử thi (thừa lách,vv). Nguyên nhân: bệnh di truyền do gen, bệnh bào thai mắc phải cùng với mẹ khi có thai (nhiễm virut rubeon, nhiễm hoá chất độc như chất phát quang, chất diệt cỏ

BỆNH BỐT KIN (y) x. Bôtkin X.P

BỆNH BỤI PHỔI SILIC (y), tình trạng bệnh lý ở phổi do hít phải bụi có hàm lượng silic tự do cao. Là bệnh nghề nghiệp phổ biến nhất ở Việt Nam. Đến nay, số trường hợp bệnh được xác định khoảng 5 nghìn chiếm tỷ lệ xấp xỉ 90% tổng số bệnh nhân làm những nghề được hưởng chế độ đền bù độc hại. Đặc điểm của bệnh: về mặt giải phẫu là xơ hoá và phát triển các hạt ở hai lá phổi; về lâm sàng là khó thở; về mặt Xquang là phổi có hình ảnh tổn thương đặc biệt. Bệnh phát triển và không hồi phục ở công nhân hàng ngày hít thở bụi chứa silic như thạch anh, cát, granit, vv. Triệu chứng cơ bản là khó thở. Còn có thể gặp các triệu chứng khác như đau ngực, hay đau ở vùng đáy phổi, ho và khạc đờm (đờm đen, gặp ở công nhân mỏ than). Dấu hiệu bệnh xuất hiện sớm nhất là hình ảnh tổn thương trên phim Xquang. BBPS có nhiều biến chứng, là nguyên nhân gây tử vong của lao phổi (x. Silicô lao), suy hô hấp và nhiễm khuẩn phế quản – phổi cấp tính.

Page 14: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

Ở Việt Nam, bệnh gặp nhiều nhất ở công nhân khai thác than (trong hầm lò), đúc cơ khí, luyện kim, sản xuất vật liệu chịu lửa. Cho đến nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu làm ngừng sự tiến triển của bệnh hoặc làm khỏi bệnh. Tuy nhiên, có thể áp dụng một số phương pháp như điều trị triệu chứng (khó thở), điều trị biến chứng hạn chế tử vong sớm (nhất là đối với viêm phế quản – phổi cấp tính), điều trị phục hồi khả năng lao động (tập thở, khí công, dưỡng sinh, vv) làm tăng dung tích sống của phổi, làm giảm hội chứng tắc nghẽn và hội chứng hạn chế.Biện pháp dự phòng quan trọng nhất là giảm nồng độ bụi ở môi trường lao động. Công nhân phải đeo khẩu trang – loại có hiệu quả ngăn được bụi. BBPS là bệnh nghề nghiệp đựơc bảo hiểm. Khi mắc bệnh, người bệnh được giám định bệnh và được hưởng chế độ đền bù.

BỆNH CẢNH LÂM SÀNG (y, bệnh tình, tình trạng bệnh), tập hợp những biểu hiện của bệnh từ nhiều nguồn: bện nhân tự nhận thấy và diễn tả các rối loạn chức năng như nhức đầu, chóng mặt, táo bón, vv (triệu chứng chủ quan); lời kể của thân nhân người bệnh; thầy thuốc phát hiện qua khám lâm sàng trực tiếp (tứ chẩn trong y học cổ truyền dân tộc: vọng, văn, vấn, thiết) hoặc bằng các dụng cụ đơn giản (ống nghe, búa gõ phản xạ, vv); xét nghiệm dịch và bệnh phẩm (máu, nước tiểu, phân, đờm, chất chọc dò, vv) trong các phòng xét nghiệm, kết quả thăm dò chức năng các cơ quan, nội soi, vv. BCLS là cơ sở cho phép hình dung được tình hình của bệnh, đi đến xác định chẩn đoán, điều trị và tiên lượng bệnh.

BỆNH CHÂN VOI (y) 1. Ở người (tk. Phù voi), biểu hiện ở thể tích của hạ nang hay một chi dưới to ra như chân voi. Bệnh thấy ở xứ nóng do giun chỉ làm tắc các mạch bạch huyết. Cũng có thể tắc do nguyên nhân khác. Hoặc do mạch bạch huyết nhiễm liên cầu khuẩn nhiều lần. Ở Việt Nam, đã thấy BVC ở Nam Hà, Hải Hưng, vùng đất cát Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, vv. 2. Ở súc vật, bệnh của da và mô liên kết dưới da ở chân, đặc biệt là chân sau, thường thấy ở ngựa. Đặc điểm : viêm da mạn tính do những biến loạn tuần hoàn, da bị nứt, sinh apxe, chân ngựa thành một hình trụ to cứng, lạnh; thỉnh thoảng có những cơn viêm cấp tính, làm cho da nóng và đau.

BỆNH CHẤT TẠO KEO (y; tk. bệnh colagen), một nhóm bệnh khác nhau nhưng có đặc điểm chung là tổn thương thoái hoá tỏa lan do phản ứng kháng nguyên – kháng thể của mô liên kết (thoái hoá dạng tơ huyết). Những bệnh thường được xếp trong nhóm bệnh này là luput đỏ, viêm nút quanh động mạch, cứng bì.

BỆNH CHUNG CHO NGƯỜI VÀ ĐỘNG VẬT (nông; zoonosis), bệnh truyền một cách tự nhiên từ động vật có xương sống, gia súc hay thú hoang sang người và ngược lại. Có hai loại bệnh: bệnh truyền từ người sang động vật và bệnh truyền từ động vật sang người. Có những zoonosis gọi là giới hạn, tức là bệnh truyền sang người rồi ngừng lại, không có khả năng truyền từ người nọ sang người kia, vd. bệnh sảy thai truyền nhiễm, bệnh dại và một số bệnh kí sinh trùng. Có những zoonosis mở rộng, tức là sau khi truyền từ động vật sang người, bệnh có thể truyền từ người này sang người khác.Những bệnh chính: viêm não do virut, sốt vàng ở rừng, bệnh dai, viêm miệng có mụn nước, đậu bò, sốt vẹt, sốt Q, sẩy thai truyền nhiễm, bệnh than, các bệnh trùng xoắn, bệnh

Page 15: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

tị thư, bệnh lao, bệnh dịch hạch, bệnh phó thương hàn, bệnh đóng dấu, các bệnh nấm ngoài da.

BỆNH CHỨNG VẬN ĐỘNG (y), trạng thái không bình thường (say tầu, say xe, say sóng, vv), bao gồm: trạng thái khó ở, cảm giác khó chịu, ngáp dài, nôn nao, ói mửa, vã mồ hôi, xây xẩm, thỉu, vv. Xảy ra ở những người đi tàu, xe, vv, do ảnh hưởng của sự chuyển động của phương tiện giao thông đối với mê nhĩ.

BỆNH CO CỨNG ĐẦU CHI (y) x. Bệnh têtani

BỆNH CÚM (y, nông) 1. Ở người, là bệnh truyền nhiễm cấp tính đường hô hấp do virut Myxovirus influenzae gây nên, lây lan theo đường hô hấp. Xuất hiện đột ngột, đau toàn thân, chảy nước mắt, nước mũi, ho, đau họng, vv. Thường tự khỏi sau 2-7 ngày nếu không có biến chứng. Biến chứng hay gặp là bội nhiễm vi khuẩn gây viêm phế quản, viêm phổi với mức độ nặnt nhẹ khác nhau tuỳ từng vụ dịch và từng cơ địa. Người già và những người có bệnh mạn tính như tim, viêm phế quản mạn dễ có biến chứng và dễ tử vong. BC có thể phát thành dịch rất lớn. Vụ dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918 làm chết hàng triệu người, vụ dịch cúm châu Á 1957, vụ dịch Hồng Kông 1968, vụ dịch ở Pháp 1972, là những ví dụ điển hình. Không có thuốc điều trị đặc hiệu; cần điều trị sốt, đau bằng aspirine (cẩn thận khi biết chắc chắn không phải là sốt xuất huyết), paracétamol, vitamin C. Chỉ dùng kháng sinh khi có biến chứng bội nhiễm do khuẩn (viêm phế quản, viêm tai, viêm xương). Việc phòng bệnh bằng tiêm vacxin còn khó khăn vì loại vacxin phòng cúm có hiệu lực phải chứa kháng nguyên phù hợp với chủng virut đang gây dịch. Y học cổ truyền chữa bằng cách phát hãn (cho ra mồ hôi), giải nhiệt thanh nhiệt, giải độc với các vị thuốc thanh cao, ngăn sài hồ, cát cánh, hoàng cầm. 2. Ở vật nuôi: thường thấy ở lợn, ngựa. Ở lợn, là bệnh truyền nhiễm, lây lan, do Hemophilis influenzaesuis và một loại virut đặc hiệu (gần giống virut tip A gây BC ở người) gây ra hoặc do lợn nuốt phải giun đất có chứa ấu trùng giun phổi (Metastrongylus) mang virut. Triệu chứng: sốt cao, rối loạn hô hấp, gặp nhiều nhất ở lợn dưới 4 tuần tuổi. Tỷ lệ chết thấp. Ở ngựa, bệnh đường hô hấp do myxovirut 1A.E1 và 1A/E 2 nhiễm vào phổi ngựa. Triệu chứng: viêm chảy ở phế quản, sốt trong thời gian ngắn, sau đó ho khan và đau kéo dài khoảng 3 tuần. Bệnh thường tự nhiên khỏi nếu tránh được nhiễm khuẩn thứ phát; có thể phòng bệnh bằng vắcxin.

BỆNH DA LIỄU (y), nhóm bệnh bao gồm các bệnh của bản thân da hoặc được biểu hiện trên da và các bệnh hoa liễu.

BỆNH DA NHIỄM ĐỘC (y), bệnh da do tác động gây nhiễm độc dị ứng của hoá chất (axit, bazơ, clo, brom, iot, vv.), thuốc (kháng sinh, vv.), thức ăn, các loại dị nguyên khác trong sinh hoạt và sản xuất (thuốc trừ sâu, phân bón, vv.). Bệnh thường nặng ở người có sẵn bệnh nội tạng, nội tiết, bệnh đái tháo đường, nghiện rượu và cơ thể suy nhược. Dấu hiệu lâm sàng: da đỏ, mụn nước, bọng nước và sẩn, kèm theo ngứa; trong trường hợp nặng, các thương tổn lan rộng: xuất huyết, loét và hoại tử da; sốt cao, cơ thể suy sụp, kèm theo các biến chứng về gan, thận. Dự phòng: thận trọng khi dùng thuốc, thức ăn, hoá chất. Điều trị bằng các loại thuốc giảm mẫn cảm, chống dị ứng và chống nhiễm khuẩn.

Page 16: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

BỆNH DẠI (y, nông), bệnh do virut dại (myxovirut) chung cho người và một số động vật (chó, mèo, nhiều động vật nuôi và hoang dại khác). Bệnh xảy ra ở hầu hết các nước trên thế giới, biểu hiện qua các triệu chứng của viêm não – màng não. Người mắc bệnh thường do chó dại cắn vì nước bọt của chó dại chứa virut dại. Từ khi bị chó dại cắn đến khi có triệu chứng khoảng 2-8 tuần. Ở chó dại có hai thể BD: dại điên cuồng, con vật bị kích thích cao độ và tấn công dữ dội; dại câm, con vật nhanh chóng bị bại liệt. Triệu chứng điển hình ở người là sợ gió, sợ nước, miệng trào nước bọt, dễ bị kích động la hét, lúc tỉnh lúc mê. Chết sau 3 ngày kể từ khi có dấu hiệu sợ gió, sợ nước. Khi bị chó dại cắn hay nghi bị chó dại cắn, phải cách li chó để theo dõi 15 ngày và tiêm phòng dại theo chỉ định của thầy thuốc. Phòng bệnh bằng cách tiêm vắcxin phòng dại cho chó và súc vật và chăn giữ vật nuôi cẩn thận. Các nước Châu Âu đang nghiên cứu thí nghiệm dùng văcxin phòng bệnh cho vật hoang.

BỆNH DI TRUYỀN (sinh), bệnh do cha mẹ truyền cho con qua tế bào sinh dục (tinh trùng hay trứng), do đó mầm bệnh có từ trong hợp tử (phôi), từ điểm khởi thuỷ của sự sống trong tử cung. Trên nhiễm sắc thể của tinh trùng hay trứng, có các gen bị bệnh (các BDT thực, có thể truyền được cho các thế hệ sau), hay do các sai lệch bất thường của nhiễm sắc thể (ít khi di truyền). Bệnh có thể biểu hiện ở mức độ quần thể (một số bệnh rối loạn hemoglobin), cá thể (bệnh mù màu sắc), tế bào và phân tử (bệnh đái tháo đường di truyền, bệnh ưa chảy máu, vv.). Theo chức năng các sản phẩm của gen bị bệnh, có thể chia ra: bệnh của phân tử không phải enzim (bệnh tan máu của trẻ sơ sinh do hemoglobin bệnh lí); bệnh lí của phân tử enzim gây các bệnh về rối loạn chuyển hoá axit amin, lipit, gluxit, purin, pirimiđin. Đến nay đã biết khoảng 600 BDT rối loạn chuyển hoá (bạch tạng, niệu alkapton, xistin niệu, bệnh tăng colesteron huyết gia đình, vv.). Cần phân biệt với bệnh bẩm sinh (xt. Bệnh bẩm sinh). Cần chú ý: bệnh gia đình có thể là một BDT hoặc có thể chỉ là một bệnh lây thông thường do các thành viên sống trong gia đình có các điều kiện và môi trường sống như nhau nên mắc cùng một bệnh. BDT cũng đã thấy ở một số loài vật nuôi.

BỆNH DỊCH (y) 1. Theo nghĩa cũ và hẹp: bệnh nhiễm khuẩn, lây lan rộng, nhanh chóng, từ người này sang người khác trong một vùng dân cư rộng (dịch hạch, dịch tả, đậu mùa, vv.). 2. Theo nghĩa rộng hiện nay: bệnh nhiễm khuẩn hay không nhiễm khuẩn, hoặc một hiện tượng bệnh lí xảy ra đồng thời trên nhiều người ở trong một khu vực dân cư, với những điều kiện sống không bình thường và có ảnh hưởng như nhau (dịch tả, dịch sốt rét, dịch khô giác mạc, dịch ma tuý, dịch tự tử, vv.). Dịch tễ học là một môn khoa học trong y tế công cộng nghiên cứu và giải quyết các BD và các hiện tượng bệnh tật ảnh hưởng đến sức khoẻ nhân dân.

BỆNH DỊCH HẠCH (y), bệnh nhiễm khuẩn lưu hành ở loài gặm nhấm do vi khuẩn Yersinia pestis. Bệnh truyền sang người do bọ chét ở chuột mắc bệnh đốt người. Bệnh thường có 3 thể: thể nổi hạch, thể phổi có thể lây sang người lành qua đờm và thể nhiễm khuẩn huyết. Bệnh phải khai báo quốc tế. Phòng bệnh bằng cách diệt chuột, diệt bọ chét và tiêm phòng văcxin ở những nơi dịch lưu hành nặng. Chữa bệnh: dùng kháng sinh tétracycline đạt kết quả tốt.

Page 17: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

BỆNH DINH DƯỠNG (y), những bệnh gây ra do khẩu phần ăn không thích hợp với nhu cầu về chất dinh dưỡng của cơ thể. Khi khẩu phần thừa chất dinh dưỡng, người mắc bệnh béo phì hay xơ vữa động mạch. Bệnh thiếu dinh dưỡng phát sinh khi cơ thể không được cung cấp đủ nhu cầu hoặc do bệnh của dạ dày, ruột làm cho thức ăn không hấp thu được đầy đủ. Các BDD ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và sự phát triển toàn diện của con người.

BỆNH DO TÁC NHÂN VẬT LÍ (y), bệnh do tác nhân vật lí (nhiệt độ, độ ẩm, áp suất, tiếng ồn, độ rung, các loại sóng điện, từ trường, phóng xạ, vv.) ở quá mức an toàn trong thời gian dài hoặc với cường độ cao ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Mỗi tác nhân gây ra một số loại bệnh riêng: nhiệt độ cao gây say nóng; môi trường trong các giếng chìm có độ ẩm cao bị giảm đột ngột làm cho chất khí nitơ hoà tan trong máu bốc hơi gây bệnh khí nén (bệnh của thợ nặn); tiếng ồn gây suy nhược thần kinh và các bệnh về thính giác; tia tử ngoại gây loét giác mạc và cứng thể thuỷ tinh, gây ung thư da; sống ở nơi có độ nhiễm xạ cao bị các bệnh nhiễm xạ; độ rung dù nhỏ, nhưng lâu ngày sẽ gây thoái hoá các khớp nhỏ. Muốn phòng các bệnh trên, phải thực hiện nghiêm ngặt các chế độ bảo hộ lao động. Phát hiện bệnh qua các cơ sở quản lí sức khoẻ (khám bệnh định kì và hàng loạt).

BỆNH DO THẦY THUỐC (y), bệnh do thầy thuốc gây ra một cách không tự giác trong các trường hợp chuẩn đoán không đúng làm cho việc chữa bệnh không có hiệu quả, bệnh tiếp tục diễn biến; thực hiện các thao tác kĩ thuật không đúng quy trình (bỏ sót gạc trong vùng mổ, tiêm canxi chệch ra ngoài tĩnh mạch, băng bó không vô khuẩn, vv.); lạm dụng thuốc (chỉ định dùng thuốc không đúng, quá liều hoặc kéo dài quá thời gian); cho dùng nhầm thuốc; không đảm bảo yêu cầu vệ sinh trong bệnh viện (gây nhiễm khuẩn chéo, vv.); không theo dõi bệnh nhân cho đáo, vd. không kiểm tra máu, công thức bạch cầu khi điều trị bằng phóng xạ, hoá chất chống ung thư, vv. Phòng tránh: nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tinh thần trách nhiệm và lương tâm của thầy thuốc, quản lí tốt công tác y tế trong chuẩn đoán và điều trị bệnh.

BỆNH ĐĂNGGƠ (y; Ph. Đengue), bệnh do virut Đănggơ gây ra, lây truyền do muỗi Aedes aegypti và Aedes albopictus đốt người bệnh rồi truyền sang người lành. Dấu hiệu lâm sàn: sốt cao, đau đầu, đau cơ, đau khớp. Bệnh gây dich lưu hành ở dọc bờ biển, bờ sông vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới Châu Phi, Châu Á, Châu Úc và Nam Mỹ. Phòng bệnh: diệt bọ gậy của muỗi, diệt muỗi trưởng thành. BĐ xuất huyết là một thể bệnh của BĐ cổ điển; ngoài các triệu chứng của BĐ cổ điển như sốt cao, đau đầu, đau khớp, còn có dấu hiệu xuất huyết, chủ yếu ở dưới da và niêm mạc, nhưng cũng thường gặp xuất huyết đường tiêu hoá, tiết niệu, não. Dấu hiệu đặc trưng về sinh học là hạ tiểu cầu và cô đặc máu. Chết vì thể BĐ xuất huyết có sốc chiếm tỉ lệ 70-80%, số còn lại chết là do chảy máu ồ ạt.

Ở Việt Nam, hiện nay BĐ xuất huyết là bệnh dịch có số người mắc bệnh nhiều đứng vào hàng thứ ba sau sốt rét và ỉa chảy. Đối tượng cảm thụ chủ yếu là trẻ em. Điều trị: bồi phụ nước và điện giải sớm bằng cách cho uống oresol hoặc dung dịch thay thế. Phòng bệnh rất khó vì chưa có văcxin; chỉ tập trung diệt bọ gậy trước khi có dịch, diệt muỗi trưởng thành khi có dịch.

Page 18: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

BỆNH ĐẬU (y), bệnh truyền nhiễm do virut gây ra cho người và vật nuôi, đặc điểm chung là có phản ứng sốt và xuất hiện những mụn nước chuyển thành mụn mủ. Virut gây BĐ được phân thành hai nhóm. Nhóm thứ nhất gồm virut đậu mùa ở người, BĐ bò, BĐ ngựa, BĐ lạc đà và BĐ lợn. Nhóm thứ hai gồm virut BĐ cừu, BĐ dê, BĐ lợn, BĐgà, BĐ bồ câu và BĐ bạch yến. Tất cả những BĐ trong nhóm thứ nhất đều do cùng một virut gây ra gọi là vaccine, lây lan nhẫn nhau và dùng văcxin phòng bệnh lẫn cho nhau được. Nhóm thứ hai gồm những virut khác nhau, mỗi virut gây bệnh ở một loài vật. BĐ mùa đặ biệt nguy hiểm (trước khi phát minh phương pháp chủng đậu) vì có những thể bệnh cấp tính và những biến chứng có thể gây tử vong. BĐ bò do virut vaccine, gây mụn có nước sau thành mủ ở núm vú bò. Jênơ (A. Edward Jenner), năm1796, nhận thấy những người vắt sữa đã lây BĐ bò thì không mắc BĐ mùa của người nữa, nên có những phát minh dùng virut vaccine chủng cho người để phòng BĐ mùa.

BỆNH ĐẬU MÙA (y) x. Bệnh đậu.

BỆNH ĐIÊN (y) x. Điên

BỆNH GUT (y; tk. thống phong), bệnh rối loạn chuyển hoá các chất có nhân purin, làm cho axit uric trong máu tăng, axit uric trong nước tiểu giảm, hậu quả là lắng đọng tinh thể urat ở khớp, dưới da và thận. Thường xảy ra (tới 95%) ở nam trưởng thành (30-40 tuổi) và có tính gia đình. BG có thể cấp hoặc mạn. BG cấp thường xảy ra sau bữa ăn nhiều thịt và rượu hoặc mệt mỏi; biêu hiện: cơn đau đột ngột vào ban đêm, sốt; khớp bàn chân, ngón chân cái sưng, nóng, đỏ, đau chói, chạm nhẹ cũng rất đau; axit uric máu tăng quá 70 mg/l; hết đau nhanh, sau khi dùng thuốc colchicine. BG mạn thường xảy ra khá lâu sau đợt cấp tính với biểu hiện: cơn đau vừa phải ở khớp ngón chân cái, vận động khớp hạn chế; lắng đọng tinh thể urat ở màng hoạt dịch, dưới da (hạt urat) ở vành tai, quanh khớp nhỏ, đầu xương dài, vv. Có sỏi urat ở thận gây suy thận; khớp bị huỷ, dính khớp. BG mạn tiến triển chậm (10-30 năm); người bệnh thường chết vì suy thận. Điều trị: tránh thức ăn có purin, rượu (nhất là rượu nho); chế độ ăn nên có nhiều rau, quả, cá; uống nhiều nước, dung dịch kiềm, lợi tiểu. Dùng các loại thuốc đặc hiệu: trong thống phong cấp, dùng indométacine, colchicine (viên, công hiệu nhưng độc); trong thống phong mạn tính, dùng những thuốc tăng axit uric niệu như allopurinol (viên) hay probénécide (viên).

BỆNH HẮC LÀO (y), bệnh da do nấm, có dát màu hồng, có bờ xung quanh, ở giữa thương tổn nhạt màu hơn, trên có vẩy da nhỏ dễ bong, quanh bờ có mụn nước nhỏ, rất ngứa; thương tổn hắc lào thường xuất hiện ở mông, bụng, bẹn, có khi ở các chi. Bệnh dễ lây do dùng chung quần áo hoặc tiếp xúc trực tiếp. Điều trị bằng cồn iot 2%, mỡ acide chrysophanique 3%, dung dịch ASA (cồn, natrisalixylatm, aspirine), hằng ngày bôi 2-3 lần. Phòng bệnh: vệ sinh thân thể, giữ khô các kẽ da, nhất là vào mùa nóng ẩm, bằng cách xoa phấn rôm, không dùng chung quần áo lót, đi lẫn giày dép. Theo y học cổ truyền, có thể dùng các thuốc sau bôi vào chỗ bị tổn thương: rễ cây kiến cò 100g, riềng khô 30g tán nhỏ, rây mịn, bỏ lọ nút kín mỗi lần dùng cho vào ít dầu hoả vừa đủ để bôi; bột rễ cây kiến cò 100g ngâm rượu 40-70° trong hai tuần; bột rễ cây chút chít 100g ngâm rượu 40-70° trong hai tuần.

Page 19: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

BỆNH HĂM KẼ (y), bệnh xuất hiện ở các kẽ như cổ, nách, bẹn, khuỷu tay, khoeo chân, kẽ ngón, thường gặp ở những người béo (hoặc trẻ em bụ bẫm) với biểu hiện: các kẽ cọ xát, lớp sừng trượt ra, dễ bị nhiễm khuẩn và nhiễm nấm. Dự phòng: giữ vệ sinh các kẽ, tránh cọ xát, xoa bột tan. Điều trị bằng các thuốc làm dịu da, các thuốc diệt khuẩn và diệt nấm theo chỉ định của thầy thuốc.

BỆNH HỌC (y), bộ môn của y học, chuyên nghiên cứu các bệnh và thương tật xảy ra trên cơ thể người về các mặt: xác định; phân loại; mô tả về lâm sàng; nguyên nhân; cơ chế sinh bệnh; tiên lượng; dự phòng, chữa bệnh, vv. Từ mô tả dựa vào kinh nghiệm cá nhân của các thầy thuốc và về sau, nhờ các trang thiết bị ngày càng hiện đại, y học đi sâu dần vào các biến đổi rất tinh vi của cơ thể, tới mức phân tử (BH phân tử) mà giác quan thông thường không phát hiện được và từng bước tìm được nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh (gen di truyền, enzim, miễn dịch, vv.) để ngày càng đạt được nhiều kết quả trong điều trị và dự phòng một số bệnh mà trước kia coi như định mệnh, nan y. Nhờ công nghệ viễn thông, các thầy thuốc đã có thể theo dõi, nghiên cứu các biến đổi trên cơ thể các nhà phi hành vũ trụ khi hoạt động nhiều ngày trong vũ trụ (y học vũ trụ), vv. BH đã được chia làm nhiều chuyên khoa và phân khoa: BH đại cương, so sánh, nội khoa, ngoại khoa, phụ khoa, thần kinh, tim mạch, lâm sàng, cận lâm sàng, vv. dựa trên cơ sở các đối tượng, phương thức chữa bệnh chủ yếu, tác nhân gây bệnh, cơ chế gây bệnh, vv.

BỆNH HỌC TẾ BÀO (y) 1. Môn học về những bệnh của tế bào do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. 2. Một chuyên khoa của y học nghiên cứu và chuẩn đoán tình hình sức khoẻ và bệnh tật bằng cách khám nghiệm và đánh giá qua soi hiển vi các phiến đồ.

BỆNH HỌC THỂ THAO (y) x. Thể thao chữa bệnh.

BỆNH HỘT XOÀI (y; tk. bệnh Nicôla – Favre; bệnh hoa liễu thứ tư), bệnh lây qua đường tình dục, do Chlamydia trachomatis gây ra. Đã được hai tác giả Nicôla (Ph. J. Nicolas) và Favrơ (Ph. M. J. Favre) tả đầu tiên năm 1913. Khởi đầu là vết trượt rất nhỏ, khu trú ở bộ phận sinh dục, sau đó xuất hiện rất nhanh các hạnh viêm ở bẹn. Nhiều hạch liên kết với nhau thành cụm giống hột xoài. Bệnh tiến triển dai dẳng, mủ chảy từ nhiều lỗ rò như gương sen ở vùng bẹn, sau thành sẹo và xơ hoá. Có thể biến chứng phù voi ở bộ phận sinh dục hoặc trực tràng. Cần điều trị sớm và tích cực bằng kháng sinh theo chỉ định của thầy thuốc chuyên khoa.

BỆNH HỦI (y) x. Bệnh phong.

BỆNH HUYẾT CẦU TỐ (y), bệnh do các biến hỏng về mặt số lượng của phân tử huyết cầu tố của hồng cầu, các chuỗi polipeptit cấu tạo globin được phân bố một cách bất thường, nhưng vẫn giữ một cấu trúc bình thường. Biến đổi này do thiếu gen điều hoà của huyết cầu tố, như thường gặp trong bệnh thalassémie (bệnh thiếu máu vùng biển). Do biến đổi chất lượng của huyết cầu tố, ở trong một chuỗi polipeptit của globin có một axit amin thay thế bằng một axit khác, tạo nên một cấu trúc bất thường của một trong các chuỗi polipeptit và do đó tạo nên một huyết cầu tố bất thường. Bệnh có tính di truyền: nếu tật dị thường chỉ có ở một người (cha hoặc mẹ), bệnh có thể ở trạng thái ẩn, không lộ ra ngoài; nếu có cả bố và mẹ, bệnh sẽ xuất hiện ra ngoài dưới dạng thiếu máu tan máu.

Page 20: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

Có nhiều loại BHCT: BHCT S (hay drépanocytose) là bệnh thiếu máu với hồng cầu hình liềm; BHCT C trong đó axit amin thứ sáu (axit glutamic) của chuỗi beta được thay bằng lisin; BHCT E trong đó axit amin thứ 26 (axit glutamic) của chuỗi beta được thay bằng lisin. Trong điều kiện hiện nay, chưa có biện pháp nào để phòng và chữa BHCT.

BỆNH KALA – AZAR (y), bệnh lưu hành do trùng roi Leishmania donovani hay L. infatum truyền từ súc vật mắc bệnh (chó, mèo, loài gặm nhấm), đôi khi từ người bệnh, qua muỗi cát (Phlebonomus argentypes) sang người lành. Có 4 loài Leishmania gây ra BK – A ở ngoài da, ở lách. Ở trẻ em, BK – A gây lách to và hạ bạch cầu. Bệnh có ở khắp các châu, từ Ôxtrâylia.

BỆNH KHÔ MẮT – GIÁC MẠC (y), tình trạng khô và loạn dưỡng của mắt do thiếu vitamin A, với các triệu chứng: kết mạc trở nên dày và nhăn nheo; giác mạc mất độ bóng và trong suốt. Nếu không điều trị kịp thời, giác mạc sẽ bị hoại tử và loét thủng (cam ám mục). BKM – GM thường gặp ở trẻ em bị thiếu sữa, suy dinh dưỡng trong thời kì bị biến chứng rối loạn tiêu hoá và sởi. Đề phòng BKM – GM: cho trẻ em ăn đủ chất, nhất là thực phẩm giàu vitamin A (trứng, gấc, đu đủ, cà rốt, bí đỏ, rau ngót, rau rền, vv.); phòng các bệnh đường ruột, đường hô hấp, sởi; không bắt trẻ em ăn kiêng quá mức khi bị ỉa chảy.

BỆNH KÍ SINH TRÙNG (nông, y), bệnh do kí sinh trùng gây nên trong cơ thể người và vật nuôi. Là loại bệnh quan trọng ở vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, vì nóng và ẩm là hai điều kiện thuận lợi cho kí sinh trùng phát triển. Có nhiều loại BKST: ở bên ngoài, ở bên trong, đường tiêu hoá, đường máu. Thuốc trị kí sinh trùng có các loại: thuốc diệt kí sinh trùng bên ngoài, diệt kí sinh trùng bên trong, thuốc tẩy đưa kí sinh trùng ra ngoài cơ thể hoặc làm cho kí sinh trùng phải lánh xa mà không diệt chúng.

BỆNH LAMBLIA (y), bệnhdo kí sinh trùng đường ruột Giardia intestinalis gây nên ở người, với các biểu hiện lâm sàng của ỉa chảy mạn tính: ỉa chảy với phân nhão; mệt mỏi, suy nhược, gầy (cần khám phân để xác định bệnh); thỉnh thoảng gây viêm túi mật. Dự phòng: tránh các nguyên nhân nhiễm bệnh như ăn thức ăn sống, rửa không sạch (rau, hoa quả, vv.), thức ăn nấu không chín, thịt không qua kiểm dịch; bàn tay bẩn, không rửa trước khi ăn, vv. Chữa bệnh: các thuốc có kết quả tốt là quinacrine, nivaquine (nivaquine có lợi là không làm vàng da).

BỆNH LAO (y; tuberculosis), bệnh nhiễm khuẩn chung ở người và nhiều loài động vật, do vi khuẩn Mycobaterium tuberculosis gây ra. Vi khuẩn còn gọi là trực khuẩn Kôc [do nhà bác học Đức R. Kôc (R. Koch) tìm ra 1882, viết tắt là BK] gồm các chủng: M. t. hominis (BL người), M. t. bovis (BL bò), M. t. avium (BL gia cầm), M. t. muris (BL chuột), M. t. chelonis (BL rùa). Trong y học, người ta đã biết BL từ rất xa xưa. Ở Việt Nam, trước kia lao được coi là một trong tứ chứng nan y (phong, lao, cổ, lại). Y học hiện đại nêu lên những đặc điểm của BL người: 1) BL là một nhiễm khuẩn (nhiễm trực khuẩn lao). 2) BL không di truyền, mà là lây từ các bệnh nhân bị lao phổi có nhiều trực khuẩn lao trong đờm (nguồn lây chính). Các khu trú khác của BL (lao xương, lao xương khớp, lao hạch, vv.) ít khả năng lây lan hơn (x. Lao cấp; Lao ruột). 3) BL diễn biến qua hai giai đoạn: sau khi bị lây lần đầu tiên (bị lao sơ nhiễm), cơ thể có thay đổi về mặt sinh học nhưng đa số (khoảng 90%) không có triệu chứng lâm sàng; chỉ khoảng 10% trường hợp

Page 21: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

khi sức đề kháng của cơ thể giảm sút, lao sơ nhiễm chuyển sang BL, có triệu chứng và cần được điều trị. Nhiều hội nghị quốc tế đã đặt vấn đề thanh toán BL: phòng BL bằng tiêm văcxin BCG cho trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 tuổi (x. BCG) sẽ bảo vệ cho trẻ không mắc lao trong tương lai; điều trị BL bằng thuốc đặc hiệu, đúng công thức, đủ liều lượng, đều đặn và đủ thời gian. Để điều trị BL, hiện nay không nhất thiết phải nằm bệnh viện mà có thể ngoại trú với kết quả tốt; do đó xây dựng mạng lưới y tế đến tận cơ sở là rất quan trọng. Năm 1977, các nước Á, Phi, Mỹ latinh chiếm 76% dân số, nhưng hằng năm chiếm 95% số bệnh nhân lao của cả thế giới. Đánh giá tình hình BL, người ta thường chia ra ba cấp: nặng, trung bình, nhẹ. Việt Nam vào loại cấp trung bình. Theo Viện lao và bệnh phổi (1986), trong cả nước có khoảng 50 nghìn đến 60 nghìn trường hợp lao mới phát hàng năm nhưng phát hiện và điều trị chỉ được một nửa.

Trong thú y, BL tác hại nhiều nhất ở trâu, bò sữa nuôi nhốt. Con vật bị BL phản ứng dương tính với tuberculin (chất đặc hiệu chiết xuất từ trực khuẩn BK). Ở bò, dê, cừu và các động vật ăn thịt, bệnh chủ yếu ở đường hô hấp. Ở lợn và gia cầm, bệnh chủ yếu ở đường tiêu hoá. Bệnh có thể có thương tổn ở màng bụng, xương, khớp xương, vú, da, hạch. BL bò gây thiệt hại kinh tế lớn và có thể chuyển sang người (qua sữa, không khí). Cần kiểm tra bò và loại trừ những con có phản ứng dương tính với tuberculin.

BỆNH LẬU (y), bệnh lây truyền qua đường sinh dục do lậu cầu khuẩn. Trung bình từ 3 đến 5 ngày sau khi giao hợp với người bệnh, nam giới thấy đái buốt, đái mủ, có khi lẫn máu; ở nữ, triệu chứng không rõ rệt như nam giới (ra khí hư, tức bụng dưới, khi giao hợp thấy máu ở bộ phận sinh dục). Nếu không được chữa đúng cách, bệnh sẽ chuyển thành mạn tính: sáng ngủ dậy ở đầu dương vật rỉ ra vài giọt mủ trắng, niệu đạo ngứa, đi đái hơi rát; mỗi khi uống rượu, giao hợp hoặc thức đêm, bệnh tái phát với triệu chứng viêm niệu đạo cấp (đái buốt, đái mủ). Lâu ngày có thể biến chứng: viêm tuyến tiền liệt, viêm tinh hoàn, ống dẫn tinh; nữ có thể bị đái dắt, ra khí hư, nặng thì viêm hậu môn, viêm trực tràng, viêm vòi trứng, chửa ngoài dạ con, vô sinh. Điều trị bằng pénicilline, ampicilline, kanamycine, spectinomycine, tuỳ theo kháng sinh đồ. Không được tự chữa, phải theo chỉ dẫn của thầy thuốc chuyên khoa; vì có những trường hợp đái buốt, đái mủ không phải lậu mà lại là do các nguyên nhân khác như trùng roi, nấm mốc, liên cầu khuẩn, vv. Dự phòng: tiến hành giáo dục sức khoẻ, đặc biệt cho thanh niên, ngăn chặn tệ nạn mại dâm.

BỆNH LÂY TRUYỀN (y), chỉ chung các bệnh lây, mắc phải do sự tiếp xúc giữa người với người hoặc các sinh vật khác qua nhiều phương thức: qua vật trung gian truyền mầm bệnh từ người ốm sang sang người lành như muỗi đốt truyền bệnh sốt rét, sốt xuất huyết Đangơ, bệnh giun chỉ, vv.; mò, ve truyền bệnh dịch hạch sang người, rận truyền bệnh sốt phát ban, vv.; hoặc truyền trực tiếp qua sự tiếp xúc giữa người với người qua đường sinh dục (bệnh giang mai, bệnh lậu, hạ cam, bệnh AIDS), qua đường hô hấp, lúc nói, lúc ho vào mặt người khác, mầm bệnh bắn theo hơi thở (cúm, lao phổi, dịch hạch thể phổi), thở hít bụi có mầm bệnh; qua các dịch vụ sức khoẻ, thủ thuật làm không đúng quy trình (châm cứu bằng kim không được khử khuẩn, truyền máu có chứa virut HIV, viêm gan do virut B, vv.); bị súc vật cắn (chó dại cắn, mèo cào); qua đường tiêu hoá như ăn thức ăn bị ruồi đậu (chân ruồi có nhiễm mầm bệnh tả, lị, thương hàn), uống nước bị nhiễm mầm bệnh tả, thương hàn… bị nhiễm các loại Salmonella khi ăn sò huyết không nướng chín, ăn nem chua làm bằng thịt lợn gạo, vv. Phòng bệnh: tuân theo các quy định vệ sinh trong

Page 22: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

sinh hoạt (ăn chín, uống sôi, vv.), đặc biệt chú ý trong mùa nắng, ở các vùng có dịch bệnh, lúc mới đến hoạt động ở vùng xa lạ.

BỆNH LEPTOSPIRA (nông, y; leptospirosis; tk. bệnh trùng xoắn), bệnh truyền nhiễm chung cho người và nhiều loài vật, do một trong những vi khuẩn thuộc chi Leptospira gây ra. Có nhiều serotip: Leptospira interohaemorrhagiae, L. canicola, L. grippotyphosa, L. pomona, L. mitis, vv. Đặc điểm chung của bệnh: có bệnh tích ở gan hay thận và có biến chứng ở mắt. Bệnh phổ biến khắp thế giới, nhưng có nhiều hơn ở những vùng khí hậu nóng ẩm, đất kiềm và có nhiều mặt nước. Các BL: 1)Bệnh ở bò thường do L. pomona và L. grippotyphosa. Đã thấy nhiều con vật có kháng thể đặc hiệu và không phát bệnh lâm sàng. 2) Bệnh ở chó do L. interohaemorrhagiae. Chuột là môi giới truyền bệnh; hoặc lây từ chó sang chó. 3) Bệnh ở lợn do L. pomina, và cũng do L. mitis và L. canicola và L. interohaemorrhagiae. Bệnh ở lợn thường tiềm ẩn, hoặc phát dưới thể giảm nhẹ. 4) Bệnh ở ngựa do L. grippotyphosa, L. pomona, L. canicola. Bệnh ở người, do nhiều tip: Leptospira interohaemorrhagiae, L. canicola, L. grippotyphosa, L. pomona gây ra. Về lâm sàng, thấy những biến loạn nặng ở màng não, ở gan, thận, và sốt cao. Một thể bệnh đặc biệt gọi là bệnh của người chăn lợn (thương hàn – viêm não giả của những người chăn lợn), bệnh do L. pomina là tip Leptospira phổ biến ở lợn gây ra.

Các BL đều có thể điều trị bằng kháng sinh. Cách phòng bệnh: loại thải những con vật mang mầm bệnh, thực hiện vệ sinh để ngăn chặn lây lan, dùng văcxin tiêm phòng cho những con dị cảm.

BỆNH LÍ GEN (sinh), bệnh xuất phát từ các biến đổi bất thường ở các giao tử: tinh trùng hay noãn (trứng chưa thụ tinh), do các sai lạc nhiễm sắc thể (bệnh Đao) gây ra, rất ít lây truyền; do các gen bệnh lí trên các nhiễm sắc thể, bệnh có thể bẩm sinh hay không bẩm sinh (xuất hiện chậm ở tuổi thanh niên hay tuổi già); bệnh di truyền có thể do gen trội hay gen lặn, do liên kết giới tính. Nguyên nhân: các yếu tố độc hại trong môi trường sống (tia xạ, hoá chất, virut, vv.) gây tổn thương trên hệ thống gen (gen cấu trúc, gen vận hành, gen khởi động, gen điều chỉnh) và tham gia tổng hợp một phân tử protein hay một enzim. Xt. Bệnh di truyền.

BỆNH LÍ MIỄN DỊCH (y), trạng thái bệnh lí liên quan đến các rối loạn số lượng hay chất lượng của các phương tiện bảo vệ tự nhiên của cơ thể (hệ thống miễn dịch). Có 3 loại. BLMD thứ nhất: do hệ thống miễn dịch bị suy giảm, không sản xuất được kháng thể; có thể suy giảm bẩm sinh, thường là bệnh nhi không sống được quá một vài tuổi, do nhiễm khuẩn, nhiễm virut tái phát, không thể điều trị bằng thuốc; có thể suy giảm mắc phải (thứ phát theo nghĩa rộng) do suy dinh dưỡng; nhiễm khuẩn (lao), kí sinh trùng (sốt rét, nấm), nhiễm virut, viêm gan B virut Epstein – Barr, virut HIV (SIDA = AIDS); do ung thư; do nhiễm độc (hoá chất, độc tố, các thuốc dùng điều trị ung thư và điều trị bệnh tụe miễn). Loại BLMD thứ hai: do các phản ứng quá mẫn cảm (hoặc dị ứng), hậu quả cảu phản ứng kết hợp giữa một số loại kháng nguyên và kháng thể tương ứng, có thể thấy trong hẹp phế quản, dị ứng thuốc, trong phản ứng gây tan máu (tai biến truyền máu), khi có sự tham gia của bổ thể (C) trong viêm các cơ quan và mô do lắng đọng các phức hợp kháng nguyên và kháng thể (có thể có C) như viêm khớp, viêm cầu thận, phổi, hạch bạch

Page 23: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

huyết, vv. Loại BLMD thứ ba do rối loạn sản xuất các kháng thể gặp trong bệnh tự miễn dịch (x. Bệnh tự miễn dịch).

BỆNH LỊ AMIP (y), gặp ở người (x. Amip) do Entamoeba histolytica gây nên. 1. BLA ruột biểu hiện bằng hội chứng lị. Gồm các triệu chứng: đại tiện nhiều lần trong ngày, phân có máu, mũi, quặn đau trước khi đi đại tiện, mót rặn và cơn co thắt hậu môn. Bệnh lây theo đường ăn uống, nếu điều trị không đúng, bệnh dễ tái phát và gây apxe gan. 2. BLA gan biểu hiện dưới dạng viêm gan, tiến tới gan hoá mủ. Dấu hiệu: gan to, đau, sốt cao dao động lớn. Gan hoá mủ có thể gây ra nước trong màng phổi và apxe phổi do amip.

BỆNH LYMPHO HẠT LÀNH TÍNH (y; tk. bệnh sacoit, bệnh Besnier – Boeck – Schumanm), bệnh có tính chất mạn tính, nguồn gốc chưa rõ, đặc trưng bởi sự xuất hiện các u hạt trong nhiều cơ quan: da, phổi, các hạch bạch huyết, xương, khớp, mắt, các tuyết nước bọt. Triệu chứng thay đổi tuỳ theo nơi cư trú của các tổn thương. Theo quy ước, người ta chia bệnh ra 4 giai đoạn tuỳ theo hình ảnh X quang của thương tổn phổi: giai đoạn 0 – hai phổi bình thường; giai đoạn 1 – có hạch rốn phổi hai bên, điều trị bằng corticoide; giai đoạn 2 – nổi hạch rốn phổi hai bên phối hợp với một thâm nhiễm phổi; giai đoạn 3 – giai đoạn cuối cùng của thâm nhiễm phổi.BỆNH MÀNG TRONG (y), bệnh của phổi, sinh ra một màng trong (vô hình hoặc như kính) lót mặt trong các phế nang. Bản chất của màng trong là một chất dạng tơ huyết có nguồn gốc từ máu, được thoát ra ngoài vi mạch (vì thiếu oxi gây tăng tính thấm của mạch) nên cô đặc lại và thoái hoá trong. Thường là nguyên nhân gây suy hô hấp cấp tính ở trẻ sơ sinh đẻ non, gây tỉ lệ tử vong cao. Hằng năm, thế giới có nửa triệu trẻ sơ sinh chết vì BMT. Ở Việt Nam, bệnh cũng thường gặp. Bệnh cần được phát hiện và điều trị sớm ở các cơ sở chữa bệnh chuyên khoa trẻ em.

BỆNH MẮC PHẢI (y), bệnh xuất hiện ở một cơ thể trong quá trình phát triển của một đời người. Khác với bệnh bẩm sinh (có sẵn ngay khi đẻ), bệnh xảy ra không do di truyền (hay do gen) mà do nhiều yếu tố ngoại sinh (nhiễm khuẩn, chấn thương, vv.) hay nội sinh ( rối loạn chuyển hoá, rối loạn vận mạch, vv.).

BỆNH MẤT CẢM GIÁC NGÔN NGỮ (giáo dục), hiện tượng mất năng lực phân biệt các thành phần âm thanh của từ, không hiểu (hoặc hiểu rất kém) chính tả. Xuất hiện khi một phần ba phía sau thuỳ thái dương ở bán cầu não trái (đối với người thuận tay phải) bị phá huỷ.

BỆNH MẤT KHẢ NĂNG ĐỌC (ngôn ngữ), bệnh không có khả năng tự kiểm tra được các hoạt động tâm – sinh lí thông thường trong quá trình nhận diện, phân biệt và tổng hợp các chữ cái, không còn khả năng liên hệ giữa chữ viết và âm thanh, do đó người bệnh không đọc được chữ viết.

BỆNH MẤT KHẢ NĂNG VIẾT (ngôn ngữ), bệnh không có khả năng tự kiểm tra các hoạt động tâm – sinh lí trong quá trình nhận diện mối liên hệ chữ viết và âm thanh của một ngôn ngữ, do đó người bệnh không hiện thực hoá được các tư tưởng của mình ra thành hình thức chữ viết.

Page 24: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

BỆNH MẤT NĂNG LỰC TÍNH TOÁN (giáo dục), hiện tượng mất khả năng các thao tác tính toán do bị tổn thương những vùng khác nhau trong não, đặc biệt là vùng đỉnh của vỏ đại não. BMNLTT tiên phát là sự phá huỷ khả năng hiểu được cấu tạo thứ tự của chữ số (vd. số 12 và 21 được cảm nhận như nhau), không hiểu được ý nghĩa các dấu hiệu số học, không thực hiện được các thao tác tính toán; nảy sinh khi các thuỳ (vùng) đỉnh – chẩm – thái dương của vỏ bán cầu não trái bị tổn thương. BMNLTT thứ phát nảy sinh khi có sự rối loạn các chức năng tâm lí cao cấp, biểu hiện ở hiện tượng mất khả năng tri giác, thính giác và thị giác đối với các chữ số, khó phân biệt các con số giống nhau về hình dạng, mất sự kiểm soát việc thực hiện các thao tác tính toán.

BỆNH MẤT NGÔN NGỮ VẬN ĐỘNG (giáo dục), bệnh có hai loại: hướng tâm và li tâm. BMNNVĐ hướng tâm là sự phá huỷ khả năng phát âm các từ do rối loạn về tri giác âm thanh ngôn ngữ, nảy sinh khi các thành phần dưới sau trung tâm ở bán cầu não trái (đói với người thuận tay phải) bị tổn thương. Người đầu tiên mô tả bệnh này là Lipman (1913). BMNNVĐ li tâm là sự phá huỷ tổ chức vận động của các hành động ngôn ngữ, nảy sinh khi các thành phần dưới trước trung tâm ở bán cầu trái (đối với người thuận tay phải) bị tổn thương. Người đầu tiên mô tả bệnh này là Broca (Paul Broca; 1861).

BỆNH MẤT TIẾNG NÓI (ngôn ngữ; A. aphasia; cg. bệnh mất tri giác ngôn ngữ), bệnh rối loạn ngôn ngữ do mất khả năng kiểm tra mối liên hệ giữa mặt biểu đạt và mặt được biểu đạt ở các đơn vị ngôn ngữ.

BỆNH MẤT TRI GIÁC (giáo dục), bệnh rối loạn các tri giác khác nhau do sự tổn thương của vỏ não và các cấu trúc gần nhất dưới vỏ não. Có 3 loại BMTG: 1. BMTG nhìn, thể hiện ở chỗ vẫn duy trì được độ tinh của thị giác nhưng không thể hiện ra được các đồ vật và các hình ảnh của chúng. 2. BMTG sờ, thể hiện ở sự rối loạn trong việc nhận biết các đồ vật, hay các phần cơ thể của bản thân mình khi sờ mó chúng. 3. BMTG nghe, thể hiện ở sự rối loạn tai âm vị, dẫn đến rối loạn ngôn ngữ, hay khả năng nhận biết âm điệu, âm thanh, tiếng động quen biết, trong khi vẫn duy trì các dạng thính giác sơ đẳng.

BỆNH MÈO CÀO (y), nguyên nhân do bị mèo cào. Có thể sau khi bị mèo cào khoảng hai tuần, xuất hiện một hay nhiều hạch lympho sưng to trong khu vực của vết cào (nách, bẹn, vv.), sốt nhẹ hoặc không sốt. Đó là một biểu hiện xấu có thể dẫn đến bệnh dại, phải giải quyết kịp thời. Trường hợp mèo cào bình thường, khoẻ mạnh, vết cào xước nhẹ, vẫn phải xử lý vết thường đầy đủ; rửa sạch vết cào bằng nước xà phòng, bôi thuốc sát khuẩn, băng sạch, theo dõi kĩ con mèo. Nếu vết cào sâu, phải đến cơ sở y tế để tiêm huyết thanh chống uốn ván, dùng kháng sinh, theo dõi diễn biến của vết thương và theo dõi con mèo. Nếu thấy mèo có biểu hiện bệnh dại, phải tiêm phòng dại.

BỆNH MONTGORY (nông) x. Dịch tả lợn.

BỆNH NẤM (y, nông, sinh), nhiều loại bệnh khác nhau ở da, niêm mạc, ở tổ chức nông hoặc sâu, do nhiều loại nấm khác nhau gây nên.1. Ở người, có thể phân thành hai loại: a. BN nông, chỉ ăn nông trên bề mặt da, thường gặp: 1) Hắc lào (gọi chung là nấm da) có thể khu trú ở bẹn (nấm bẹn), thắt lưng, kẽ các ngón (nấm kẽ chân). Chủng nấm gây bệnh thường gặp nhất ở Việt Nam Trichophyton

Page 25: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

rubrum (khoảng 61 – 62% số trường hợp), sống rất dai dẳng. 2) Lang ben do nấm Microsporum furfur tạo thành đốm trắng, nâu trên da, có vẩy rất mịn, ngứa nhiều trong mùa nóng bức. 3) Nấm Candida thường gây bệnh ở niêm mạc miệng trẻ em (gọi là “tưa”) hoặc quanh móng tay, kẽ ngón tay, ngón chân hoặc quanh ngón chân, biểu hiện bằng các chấm hoặc màng trắng nhợt. Nấm có thể vào máu rồi khu trú ở ống tiêu hoá, ở phổi, tim. Trẻ em suy dinh dưỡng thường hay nhiễm nấm Candida albicans. 4) Nấm tóc,làm đứt tóc ở sát da đầu hoặc cách da đầu vài mm; tuỳ theo chủng loại nấm gây bệnh, có thể tạo thành những nút dọc theo sợ tóc được gọi là “tóc hột”, do Piedra bortai gây nên. b. BN sâu: các tổn thương khu trú ở sâu trong da thịt, trong hạch hoặc phủ tạng do các nấm Actinomyces, Blastomyces, Sporotricus (đã thấy ở Việt Nam) gây ra; loại này thường khó chuẩn đoán và cần được theo dõi điều trị tại các cơ sở chuyên khoa. Nói chung, nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho BN phát triển. Ở trên da, những chỗ nóng và ẩm thường bị nhiễm, nhất là bẹn, kẽ chân, kẽ tay, kẽ mông, dưới vú, vùng thắt lưng, vv. Phòng bệnh và phối hợp với thuốc điều trị bằng cách tránh hoặc khắc phục điều kiện nóng ẩm. Thuốc trị có mỡ chrysophanic 3%, cồn iot salixilic 1 – 2%, mỡ salixilic 5%; hoặc khi bị nhiễm nấm lan toả hay nấm nóng, dùng kháng sinh chống nấm griseofulvine (gricin).2. Ở động vật, những bệnh quan trọng nhất: a) Nấm gây u ở bò do Actinomyces bovis gây ra, triệu chứng thường thấy là những khối u rất to ở hàm, rụng răng, lưỡi sưng to và cứng (lưỡi gỗ) làm bò không ăn được và chết đói. Nguyên nhân: bò ăn phải thức ăn cứng, nhọn, làm tổn thương niêm mạc miệng, nấm gây bệnh ở rơm, cỏ khô (phơi không kĩ) xâm nhập qua vết thương vào hàm và lưỡi. Phòng bệnh bằng loại bỏ thức ăn cứng, nhọn, ẩm mốc. Bệnh khó chữa. b) Nấm phổi do Aspergillus fumigatus gây ra ở các loài chim, ngựa, bò,… vì con bệnh hít phải bào tử nấm trong rơm, cở mốc. Bệnh còn thấy ở gà, vịt con mới nở do dụng cụ ấp có nấm. Triệu chứng: ho, chảy nước mũi, khó thở, gầy dần; xuất hiện các hang trong phổi do các sợi nấm kí sinh. Bệnh khó chữa. c) Nấm rụng lông do Ascomycetes làm rụng lông ngựa, chó, mèo, gà, vì những chất nhiễm nấm bám vào vết thương đã có trên da, các sợi nấm tiến sâu vào bao lông và rễ lông. Da có những vết lông rụng, tròn, phủ vẩy bột trắng nhưng không gây ngứa. Bệnh dễ chữa nhưng lây lan nhanh. (x. Nấm gây bệnh vật nuôi)3. Ở thực vật, có những BN nguy hiểm như đạo ôn hại lúa, mốc sương cà chua, khoai tây, sưng rễ bắp cải, thán thư đay. Bệnh cũng thấy ở cây rừng. Một số BN hại gỗ làm gỗ bị mục, ải (x. Nấm gây bệnh cây; Nấm hại gỗ)

BỆNH NẤM MÓNG (y; Onychomycoses), bệnh do nấm gây thương tổn ở móng tay và móng chân; có thể một, hai hoặc toàn bộ các móng đều bị thương tổn. Do đi lai dễ bị chấn thương nên móng chân bị nhiều hơn móng tay. Bắt đầu từ bờ tự do hoặc bờ bên của móng xuất hiện các đốm trắng mờ đục; sau các móng trở nên dễ gẫy, mủn, lòng móng bị tổn thương và toàn bộ móng bị biến dạng, đổi màu vàng hoặc nâu sẫm. Cạo móng làm xét nghiệm có thể tìm được loài nấm gây bệnh. Bệnh tiến triển dai dẳng. Điều trị lâu dài bằng các loại thuốc diệt nấm, kết hợp với bóc móng nếu cần thiết.

BỆNH NGHỀ NGHIỆP (y), hiện trạng bệnh lí mang tính chất đặc trung nghề nghiệp hoặc liên quan đến nghề nghiệp, do tác hại thường xuyên và kéo dài của điều kiện lao động xấu.

Page 26: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

Từ khi có lao động, con người đã chịu ảnh hưởng tác hại của nghề nghiệp và bị BNN. Trước Công nguyên, Hippocrat đã phát hiện bệnh nhiễm độc chì. Thế kỉ 1, Pline đã phát hiện những ảnh hưởng xấu của bụi đến cơ thể người. Thế kỉ 2, Galien (Ph. Claude Gallien) đã tả những bệnh mà công nhân mỏ mắc phải. Những thế kỉ sau đó đã phát hiện bệnh nhiễm độc thuỷ ngân và BNN khác.

Công nhân có thể bị BNN phải được hưởng chế độ bảo hiểm nên mỗi quốc gia đã quy định những BNN có ở nước mình và ban hành chế độ bảo hiểm BNN. Vào thế kỉ 19, thế kỉ 20, các nước Đức, Anh, Pháp, Italia,vv. Đã lần lượt quy định những BNN của nước mình.

Tổ chức lao động quốc tế (ILO) hiện nay xếp BNN thành 29 nhóm gồm hàng trăm BNN khác nhau.

Ở Việt Nam, từ 1976 Nhà nước đã quy định 8 BNN được bảo hiểm và năm 1991 đã công nhận thêm 8 BNN. Đến nay đã có 16 BNN được công nhận bảo hiểm:1. Bệnh bụi phổi do silic.2. Bệnh bụi phổi do amiăng.3. Bệnh bụi phổi bông.4. Bệnh nhiễm độc chì và các hợp chất chì.5. Bệnh nhiễm độc benzen và các đồng đẳng.6. Bệnh nhiễm độc thuỷ ngân và các hợp chất thuỷ ngân.7. Bệnh nhiễm độc mangan và các hợp chất mangan.8. Bệnh nhiễm độc TNT (trinitrotoluen).9. Bệnh nhiễm các tia phóng xạ và tia X.10. Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn.11. Bệnh rung chuyển nghề nghiệp.12. Bệnh sạm da nghề nghiệp.13. Bệnh loét da, viêm da, chàm tiếp xúc.14. Bệnh lao nghề nghiệp.15. Bệnh viêm gan virut nghề nghiệp.16. Bệnh do Leptospira nghề nghiệp.BỆNH NGOẠI CẢM (y học dân tộc), bệnh do nguyên nhân bên ngoài xâm nhập vào cơ thể người qua đường da và niêm mạc, khi sức chống đỡ của cơ thể (chính khí) nhất thời bị suy yếu. Biểu hiện thông thường là sốt, đau nhức mình mẩy, nhức đầu, mỏi gáy, hắt hơi, sổ mũi, sợ gió lạnh. Dự phòng: chống lạnh khi thời tiết thay đổi (giữ ấm chân, đầu cổ, vv.). Tuỳ theo trường hợp bệnh, có thể cạo gió, bầu giác, chích lể, vv. cho kết quả tốt.

BỆNH NGỦ (y), bệnh lây truyền, thường gặp ở các nước vùng Châu Phi xích đạo. Bệnh do ruồi Glossina (tk. ruồi tsé – tsé) đốt và truyền kí sinh vật Trypanosoma cho người. Bệnh diễn biến thành hai giai đoạn: thời kì đầu – Trypanosoma vào máu và bạch huyết, gây sốt, gan, lách, hạch sưng to, phát ban ngoài da; thời kì hai – Trypanosoma vào hệ thần kinh trung ương, gây viêm màng não, rối loạn tâm thần, sau đó gây ngủ nhiều, giấc ngủ ngày càng sâu, cuối cùng hôn mê và tử vong. Phòng bệnh: giám sát ruồi tsé – tsé, dùng các thuốc diệt côn trùng bảo vệ cho người lành, tránh ruồi đốt như mặc quần áo bịt kín cổ chân, cổ tay, đi tất, nhà có màn che cửa để ban ngày ruồi không vào được. Hiện

Page 27: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

nay, dùng các thuốc phòng cho người như pentamidine, có tác dụng bảo vệ cơ thể trong 6- 8 tháng; moranyl có tác dụng bảo vệ trong 3 tháng.

BỆNH NHI (y), người bệnh ở lứa tuổi trẻ em (dưới 15 tuổi). Cũng có những đặc điểm riêng về mặt giải phẫu, sinh lí, tâm lí, tâm thần, vv. tuỳ theo lứa tuổi. Để chuẩn đoán và điều trị BN; y học có một ngành riêng là nhi khoa.

BỆNH NHIỄM ĐỘC HOÁ CHẤT (y), trạng thái bệnh lí do tiếp xúc với các hoá chất ở các xí nghiệp sản xuất hoá chất, trong sản xuất, sinh hoạt hằng ngày (hoá chất trong công nghiệp; hoá chất trong y tế); thường nói đến nhiễm độc do các chất phát quang (làm rụng lá), các chất diệt cỏ, các thuốc diệt chuột, côn trùng (ruồi,muỗi, sâu rầy hại lúa, vv.). Các loại hoá chất được xếp theo nhiều loại: 1) Các chất lân hữu cơ: parathion (thiophot), parathion metyl (vofatox), malathion, điazinon, DDVP. 2) Các chất clo hữu cơ: DDT, 666, đienđrin, anđrin, heptaclo, 2,4 – D, 2,4,5 – T, các chất cacbamat. Trên thế giới từng xảy ra những tai nạn lớn do các hoá chất thoát ra từ các máy của các xí nghiệp sản xuất [ở Xăng Xevedô (Italia) năm 1976; ở Nigara Fanxơ (Hoa Kì) năm 1980], do chiến tranh hóa học [các khí độc làm chảy nước mắt, hắt hơi, các khí ngạt dùng trong Chiến tranh thế giới I (1914 – 1918); chiến dịch Ranch Hand trong chiến tranh Đông Dương lần thứ hai (1961 – 1971), thực chất là một cuộc chiến tranh hoá học ở Việt Nam, Cămpuchia, Lào, trong đó quân đội Hoa Kì rải các chất phát quang (2,4 – D; 2,4,5 – T) dưới hình thức một hỗn hợp gọi là chất da cam, chất xanh, chất trắng, vv.]

Tình trạng nhiễm độc khác nhau tuỳ theo loại hoá chất và liều lượng dùng. Các chất lân hữu cơ thường gây nhiễm độc cấp tính qua đường hô hấp, qua đường tiêu hoá, qua da; ngoài ra còn các dấu hiệu khác: nhịp tim đập, huyết áp giảm, vv. Chất lân hữu cơ bị phân giải nhanh trong cơ thể, nên ít gây nhiễm độc mạn tính, trừ người lao động có tiếp xúc lâu dài. Các chất clo hữu cơ có thể gây nhiễm độc cấp tính nhẹ hay nặng: rối loạn tiêu hoá, nhức đầu, suy nhược thần kinh, mất trí nhớ, co giật liên tục, khó thở, ngất và dẫn đến tử vong. Chất clo hữu cơ tồn lưu trong cơ thể rất lâu, gây nhiễm độc mạn tính: rối loạn thần kinh, mất ngủ, kém trí nhớ, mờ mắt, giảm thính lực, suy nhược cơ thể; sức khoẻ suy yếu dần; phụ nữ bị các tai biến sinh sản (sẩy thai, đẻ non, chửa chứng và ung thư nguyên bào nuôi), các dị tật bẩm sinh ở trẻ em (sứt môi, hở hàm ếch, cụt chi, vv.); các quái thai, thai đôi dính, vô não do tác động đến bộ gen ở mẹ và bố, di truyền cho các thế hệ con cháu; gây ung thư.

Các công trình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam đã bắt đầu chứng minh các tác hại nêu trên là do một loạn tạp chất xuất hiện trong quá trình sản xuất chất 2,4 – D và 2,4,5 – T, gọi là đioxin (2,3,7,8 – tetraclođibenzo – p – đioxin), một chất rất độc và rất bền vững gây nên. Trước các tác hại của các chất hoá học, hiện nay đang nghiên cứu cách giảm việc sử dụng và dùng các chất thay thế.

BỆNH NHIỄM ĐỘC THUỶ NGÂN (y), nhiễm độc cấp tính thường xảy ra lẻ tẻ do nhiễm hay uống phải một liều lượng cao thuỷ ngân (từ 100 đến 200 mg một lần). Các triệu chứng nhiễm độc thuỷ ngân khá phổ biến (sau nhiễm độc chì, benzen hoặc hoá chất diệt côn trùng, diệt cỏ, phát quang). Tỉ lệ tử vong 60% từ ngày thứ 6 đến ngày thứ 12. Nhiễm độc bán cấp xảy ra khi điều trị bằng thuốc có thuỷ ngân. Nhiễm độc mạn tính

Page 28: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

thường là nhiễm độc nghề nghiệp trong sản xuất. Triệu chứng: các rối loạn tiêu hoá xuất hiện sớm, sau đó xuất hiện các dấu hiệu thần kinh, các dấu hiêu viêm thận mạn tính. Nhiễm độc thuỷ ngân được liệt vào bệnh nghề nghiệp, được hưởng bảo hiểm. Y học đã từng chứng kiến những vụ nhiễm độc hàng loạt như ở thành phố Minamata (Nhật Bản): nhân dân bị nhiễm độc do ăn cá, các hải sản đánh bắt ở vùng biển lân cận bị nhiễm chất thải có chứa nhiều thuỷ ngân của các xí nghiệp sản xuất công nghiệp ở thành phố này. Đặc điểm bệnh lí là các dấu hiệu thần kinh xuất hiện bán cấp: liệt, đau dữ dội, giảm thị lực (có thể bị mù), rối loạn tâm thần; các dị tật bẩm sinh ở trẻ sơ sinh. Bệnh nhân chết sau một thời gian (có thể kéo dài vài năm). Các bệnh nhân đầu tiên được phát hiện năm 1953, tìm ra nguyên nhân năm 1959; bệnh được chính thức công nhận năm 1965, và từ đó gọi là bệnh Minamata.

BỆNH NHIỆT ĐỚI (y), cụm từ chung chỉ các bệnh thường gặp ở xứ nóng. Danh mục BNĐ có nhiều, nhưng hiện nay Tổ chức y tế thế giới tập trung sự chú ý vào bệnh sốt rét, sán máng, bệnh phong, dịch tả. Các BNĐ phần nhiều là những bệnh nhiễm khuẩn hay nhiễm kí sinh trùng. Năm 1989, ở Việt Nam đã thành lập Viện y học nhiệt đới lâm sàng.

BỆNH NHIỆT THÁN (nông) x. Bệnh than.

BỆNH PHẨM (y), vật liệu lấy từ người bệnh hoặc vật thử nghiệm để thự hiện các xét nghiệm phục vụ chuẩn đoán, tiên lượng bệnh, tìm hiểu cơ chế bệnh lí. BP có thể được bảo quản để làm mô hình giảng dạy và nghiên cứu. BP có thể là chất lỏng (máu, mủ, nước tiểu, nước tràn dịch, vv.), có thể là những mảnh mô hoặc những tế bào.

BỆNH PHẤN HOA (y), tên gọi chung các thể bệnh lí đường thở, xuất hiện khi các hạt phấn hoa tiếp xúc với niêm mạc có mẫn cảm một cách đặc biệt (mũi, kết mạc, phế quản, vv.), vd. hen, sổ mũi mùa gặt, phù phổi quá mẫn vào mùa xuân.

BỆNH PHÓ THƯƠNG HÀN (y, nông) 1. Ở người, bệnh nhiễm khuẩn cấp tính đường tiêu hoá do trực khuẩn chi Salmonella gây ra (trực khuẩn phó thương hàn A hoặc B), lây do sử dụng thứ ăn, nước uống bị nhiễm trực khuẩn này. Biểu hiện giống bệnh thương hàn, sốt liên tục, nhức đầu, li bì, rối loạn tiêu hoá. Nhưng các triệu chứng thường nhẹ hơn, bệnh khỏi nhah hơn và tỉ lệ chết ít hơn bệnh thương hàn. Chloramphénicol là kháng sinh đặc hiệu chữa BPTH. 2. Ở vật nuôi, bệnh nhiễm khuẩn gây viêm ruột, viêm khớp, nhiễm khuẩn huyết. Ở bê, có thể gây nhiễm khuẩn huyết, lây lan mạnh. Ở bò, thường thấy phát sinh lẻ tẻ, sẩy thai do S. dublin. Ở gà, do S. typhimurium, S. pullorum, S. gallinarum gây bệnh bạch lị. Ở lợn, do S. chloreaesuis, S. typhisuis, S. enteridis gây viêm ruột nhiễm khuẩn cấp hay mạn tính. Ở Việt Nam, đáng chú ý nhất là BPTH lợn, thường ghép với bệnh dịch tả lợn.

BỆNH PHONG (y, tk. bệnh Hanxen, bệnh hủi, bệnh cùi, bệnh phung), bệnh truyền nhiễm, mạn tính nặng, do trực khuẩn phong (Mycobacterium leparae) gây ra. Sau thời kì ủ bệnh kéo dài (trung bình 1 – 3 năm) là giai đoạn của thể phong bất định (cg. giai đoạn bất định) với biểu hiện: vài vết thâm hay trắng ở mặt, chi trên, vv.; khi sờ có cảm giác tê dại hoặc bì bì (rối loạn cảm giác). Tuỳ theo sức đề kháng của cơ thể (miễn dịch trung gian tế bào), bệnh có thể tiến triển sang nhiều thể khác: thể củ (khi sức đề kháng tốt hơn)

Page 29: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

với các củ đứng riêng rẽ hay sắp xếp thành từng đám, bờ hơi cao, ranh giới rõ, ở giữa lành sẹo; thể u (trong trường hợp sức đề kháng kém hẳn đi) với các u nổi cao, bóng hoặc các mảng cộp, chai, có bờ không rõ rệt, mất cảm giác (tê) hoặc có khi tăng cảm giác; thể trung gian (trong trường hợp sức đề kháng trung bình). Ở các thể của BP bao giờ cũng có triệu chứng tê hay bì bì. Dây thần kinh (thần kinh trụ, thần kinh giữa, thần kinh hông khoeo ngoài, vv.) thường viêm to, đau và dẫn đến tàn phế (co, rụt, vv.). Bệnh không di truyền, lây lan ít và chậm. Trước kia, BP được xếp vào một trong tứ chứng nan y: phong, lao, cổ, lại. Người bệnh được tập trung trong các trại phong. Ngày nay, BP đã có thuốc chữa đặc hiệu, nếu sớm phát hiện có thể chữa ở nhà. Điều trị: phối hợp 2,3 hoặc 4 loại thuốc (rifamycine, clofazimin, dapsone, ethionamide) có công hiệu và tránh được hiện tượng kháng thuốc. Phòng bệnh: vệ sinh thân thể (tắm giặt thường xuyên bằng xà phòng, không dùng chung đồ dùng, quần áo); bôi thuốc sát khuẩn và băng kín khi bị xây xước, lở loét.

BỆNH PHÓNG XẠ (y, quân sự; tk. bệnh nhiễm phóng xạ), bệnh do tác động của các bức xạ ion hoá lên cơ thể quá liều lượng cho phép. Có thể gặp ở các bệnh nhân được khám chữa bằng các tia X hay các chất phóng xạ, các nạn nhân của các vụ nổ nguyên tử, tai nạn ở nhà máy điện nguyên tử hay ở các phòng xét nghiệm nghiên cứu hạt nhân nghiên tử. Tuỳ mức độ và thời gian nhiễm phóng xạ, bệnh biểu hiện ở trạng thái cấp tính hay mạn tính. Trạng thái cấp tính (ngoài trung tâm nổ) với các tai biên thần kinh làm chết ngay hay sau vài giờ; các tai biến tiêu hoá (nôn mửa, ỉa chảy, sốt, vv.) trong 15 ngày đầu và làm chết nhanh; các tai biến máu do teo tuỷ xương xuất hiện sau 2 – 3 tuần, gây chết do giảm khả năng tạo huyết ở tuỷ xương, rất ít khi khỏi bệnh. Các bệnh nhân bị nhiễm phóng xạ có thể có biểu hiện tức thời, nhẹ, thoáng qua như xay sóng (hay ngáp, buồn nôn, nôn, da nhợt nhạt, ra mồ hôi, muốn xỉu); có thể có biểu hiện chậm như mệt mỏi, phân lỏng, nôn, sốt, khó thở, hạ huyết áp, do tia phóng xạ phá huỷ máu, do nhiễm độc từ mô (ung thư). Dự phòng: thầy thuốc cần hạn chế chỉ định các xét nghiệm X quang, phóng xạ tới mức cần thiết (đặc biệt đối với phụ nữ có thai, trẻ em…); trong điều trị bằng tia phóng xạ, cần theo dõi, chăm sóc bệnh nhân thật chu đáo; bảo hộ lao động, thực hiện các chế độ, chính sách đầy đủ cho người sử dụng máy hoặc tiếp xúc với các chất phóng xạ, vv.

BỆNH POTT (y, tk. lao cột sống), lao xương khớp ở khớp đốt sống, theo thứ tự đốt sống lưng tới đốt sống thắt lưng, hiếm gặp ở các đốt sống cổ. Triệu chứng: đau nhẹ cột sống ở vị trí đốt sống bị viêm lao, kèm theo đau rễ thần kinh, khó hay mất vận động ở cột sống, cột sống hơi lồi phía sau, ấn gõ đau nhói; chụp X quang có hình lún đĩa cột sống, huỷ thân đốt sống ở phía trước (một hoặc nhiều đốt). Lứa tuổi thanh niên, thiếu niên bị BP nhiều hơn so với các lứa tuổi khác. Trong trước hợp điều trị không kịp thời và không triệt để, cột sống sẽ đổ ra phí trước, tạo thành gù cột sống vĩnh viễn. BP mang tên nhà phẫu thuật Anh Pexivan Pôt (Percival Pott) (người đầu tiên mô tả BP). Điều trị: ngoài thuốc chống lao, nghỉ ngơi ăn uống tốt (x. Lao xương – khớp), cần chỉnh hình (cho nằm giường bột 6 – 12 tháng), phẫu thuật nạo xương chết, tháo apxe lạnh (nếu có). Nếu nhiều đốt sống bị huỷ, đe dọa ép tuỷ, phải gia cố các đốt sống tổn thương bằng các mảnh ghép hợp kim.

Page 30: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

BỆNH QUAI BỊ (y), bệnh nhiễm khuẩn lây lan có thể gây dịch nhỏ, do virut quai bị có ái lực cao đối với hệ thần kinh, tuyến nước bọt, tinh hoàn. Lây qua các hạt nước bọt nhỏ của người bệnh có virut quai bị do hắt hơi bắn ra xung quanh và qua đường hô hấp trên xâm nhập vào người lành. Các biểu hiện lâm sàng: sốt nhẹ, đau trước tai, nhai nuốt khó và sưng tuyến mang tai cả hai bên. Biến chứng thường gặp là viêmtinh hoàn gây teo tinh hoàn; đôi khi gây viêm tuyến tuỵ, viêm màng não. Phòng bệnh: cách li người bệnh trong suốt thời gian sưng tuyến mang tai, đeo khẩu trang, nằm nghỉ, giữ vệ sinh răng – miệng, súc miệng bằng nước oxy già (1 thìa canh vào một cốc nước) hoặc nước muối. Y học cổ truyền gọi là trái tai, do phong ôn vào mũi miệng kết hợp với nhiệt tích ở thượng vị và hoả uất ở can đởm, tụ lại ở mang tai (kinh thiếu dương). Nếu bệnh nặng có thể truyền vào kinh can (viêm tinh hoàn) vì kinh can và kinh đởm có quan hệ lí biểu. Có thể chữa ngay bằng châm cứu các huyệt Giáp xa, Ế phong, Khúc trì, Giáp tôn; nếu có viêm tinh hoàn, châm cứu thêm các huyết Thái xung, Tam âm giao, Huyết thai; dùng thuốc bôi tại chỗ như bột chàm (thanh đại) hoà với dấm thanh, bôi nhiều lần, dùng hạt gấc mài với dấm thanh cho sền sệt, bôi nhiều lầnl dùng thuốc uống (bồ công anh, hạ khô thảo), (sắc uống).

BỆNH QUÁNH NIÊM DỊCH (y) x. Bệnh nhầy nhớt.

BỆNH RICKETSIA (nông, y), chỉ các bệnh do Rickettsia gây ra, có những nét chung như: sốt có chu kì, trạng thái li bì; phát ban (không phát ban ở mặt, gan bàn tay, bàn chân); các phản ứng huyết thanh (ngưng kết với Proteus X19); có thể gây dịch và lưu hành truyền qua người khác các côn trùng đốt. Thuộc nhóm này ở Việt Nam có bệnh sốt triền sông Nhật Bản do Rickettsia isutsugamushi và do mò đốt; bệnh sốt Rickettsia mooseri do bọ chét của chuột Xenopsylla cheopis truyền sang người (x. Bệnh sốt phát ban).Ở động vật, BR do R. ruminantium gây ra ở cừu, dê, với đặc điểm rõ nhất là có nước trong màng ngoài tim; ở chó do R. canis với đặc điểm là sốt cao, có xuất huyết trong da (nội bì); ở động vật nhai lại, gặp sốt Queensland (sốt Q) so R. burneti với triệu chứng như bệnh cúm có sốt và bệnh so R. conjunstivea gây viêm giác mạc và kết mạc mắt.

BỆNH RUBÊÔN (y), bệnh lây, có miễn dịch, diễn biến nhẹ. Bệnh do virut gây nên. Triệu chứng: sốt cao; nổi hạch nhiều nơi (cổ, nách, bẹn); có phát ban ngoài da, nốt ban màu đỏ, to bằng đầu ghim, ban mọc toàn thân, sau 4 – 5 ngày ban bay hết. Ở phụ nữ có thai, trong 3 tháng đầu, BR có thể gây dị dạng cho thai nhi (ở hệ tim – mạch, mắt, tai, vv.). Để đề phòng các tai biến sinh sản, cần tiêm chủng cho các em gái vào lúc 12 – 14 tuổi hoặc trước khi lấy chồng.

BỆNH SẠM DA NHIỄM ĐỘC (y), bệnh nghề nghiệp xuất hiện ở người tiếp xúc với nhựa, than, dầu hoả, dầu nhờn (công nhân lái tàu hoả, sản xuất than, công nhân cơ khí, công nhân làm đường, vv.). Các chất gây bệnh có thể tác động trực tiếp trên da hoặc qua đường hô hấp, tiêu hoá như một dị nguyên, làm cho cơ thể tăng cảm ứng đối với ánh sáng. Biểu hiện: ở phần hở (mặt, cổ, đầu, chi) đỏ, ngứa và sạm lan rộng sang các phần da khác; mệt mỏi, nhức đầu kéo dài. Dự phòng: chống nắng, bảo vệ da bằng cách bôi kem chống nắng (kem quinine 5% hoặc kem tanin 5%) trước giờ làm việc, rửa sạch và bôi thuốc dịu da như hồ Broc (kẽm oxit 30g, lanoline 30g, vaselin 40g). Cần có chế độ ngh ngơi, an dưỡng thích hợp cho người làm việc lâu năm trong các nghề độc hại (công nhân

Page 31: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

lái tàu, làm đường, vv.). Điều trị bằng các loại thuốc giải mẫn cảm, vitamin C liều cao và thuốc nâng cao thể trạng. Phải xử lí môi trường ô nhiễm, bảo đảm chất độc hại ở dưới mức an toàn quy định.

BỆNH SẨY THAI TRUYỀN NHIỄM (nông; Brucellosis), bệnh truyền nhiễm mạn tính do một trong ba biến chủng của vi khuẩn Brucella: Brucella melitensis (ở cừu, dê), B. suis (lợn), B. abortus (bò). Khuynh hướng hiến nay cho là chỉ có một Brucella, những biến chủng nói trên không thành những loại riêng. 1) Bệnh ở bò (tk. bệnh Bang): bệnh truyền nhiễm mạn tính do Brucella abortus, làm bò cái sẩy thai, sát nhau và không sinh đẻ; bò đực bị viêm dịch hoàn hay viêm ống dẫn tnh. Chuẩn đoán bệnh bằng phản ứng huyết thanh ngưng kết chậm hay nhanh và phản ứng thử nghiệm vòng với tiêu bản sữa. Văcxin phòng bệnh: dùng giống gốc Buck 19 và giống gốc 45/20. Phòng bệnh: cách li, vệ sinh, loại thải những con nhiễm bệnh. 2) Bệnh ở cừu và dê: BSTTT được phát hiện đầu tiên với tên gọi là sốt Malte (mélitococcie). Bệnh gây sảy thai, mất sữa và nhiều biến chứng. Nguy hiểm hơn cả là Brucelle melitensis có thể truyền sang người. 3) Bệnh ở lợn do Brucella suis, nhưng cũng có khi do B. abortus hay B. melitensis; đặc điểm: viêm khớp xương, viêm dịch hoàn ở lợn đực giống, sẩy thai hoặc đẻ non ở lợn cái. Chưa có văcxin có hiệu lực ở lợn. 4) Bệnh ở ngựa do B. abortus, có khi B.suis, thường có triêu chứng viêm túi tương mạc (gáy, vai). 5) Bệnh ở người (tk. bệnh sốt Malte, bệnh mélitococcie, bệnh sốt làn sóng, bệnh sốt điên), chủ yếu do B. melitensis, nhưng cũng có thể do B. abortus và B. suis. Bệnh thường thấy ở những người làm nghề chăn nuôi, thú y, mua bán súc vật, nhưng cũng lây qua sữa và sản phẩm của sữa. Triệu chứng: bắt đầu sốt nhẹ, rồi sốt cao hơn, nhiệt độ lên xuống thất thường (làn sóng), ra mồ hôi ban đêm, viêm khớp xương, viêm cơ bắp. Nhưng nếu không chữa kịp thời, bệnh thành mạn tính với viêm khớp, viêm dịch hoàn, viêm màng não. Điều trị bằng kháng sinh.

BỆNH SCOBUT (y), bệnh thiếu vitamin C, biểu hiện: sốt nhẹ; chảy máu chân răng, chảy máu ở da, cơ, xương, thiếu máu, rối loạn tiêu hoá, vv. cơ thể suy kiện dần, có thể gây tử vong. Một số quần thể người có chế độ ăn kém hay không cân đối cũng có thể mắc BS (vd. thuỷ thủ đi biển dài ngày, tù nhân).

BỆNH SILICO – LAO (y), bệnh nhiễm bị silic phổi hay thêm lao phổi. Phổi bị nhiễm silic tạo điều kiện thuận lợi cho trực khuẩn lao phát triển, thường có trên 50% người bệnh silico bị nhiễm bệnh lao. Thương tổn xơ hoá: Chuẩn đoán khó, xét nghiệm ít khi tìm thấy trực khuẩn lao. Tiên lượng xấu. Nếu bị bệnh rồi điều trị kéo dài, nhưng ít kết quả. Tỉ lệ tái phát cao. Dự phòng bệnh: đẩy mạnh việc bảo hộ, an toàn lao động ở các xí nghiệp có nhiều bụi, có thể tiêm phòng lao bằng BCG.

BỆNH SINH (y), bao gồm các cơ chế và quy luật chi phối quá trình phát sinh, phát triển, diễn biến và kết thúc của bệnh. Vd. BS của cơn sốt gồm giai đoạn chất gây sốt tác động lên trung tâm điều hoà nhiệt và sự thay đổi chuyển hoá của cơ thể, tiếp đó là các giai đoạn thân nhiệt tăng lên, rồi giữ ổn định ở mức cao và sau đó trở về bình thường với mọi cơ chế, quy luật của mỗi giai đoạn đó. BS của một bệnh nhiễm khuẩn có thể gồm: cơ chế, quy luật của giai đoạn ủ bệnh, khởi phát, toàn phát, kết thúc, vv. BS học là khoa học nghiên cứu về các cơ chế, quy luật phát triển và kết thúc của một bệnh, các bệnh chung hoặc một quá trình bệnh lí nói chung (vd. quá trình viêm).

Page 32: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

BỆNH SINH CHẢY MÁU (y; tk. hội chứng chảy máu), bệnh với những triệu chứng nổi bật: chảy máu, xuất huyết dưới da, dưới niêm mạc (mũi, lợi, vv.) kèm theo các biến đổi bất thường của tiểu cầu (giảm số lượng, chất lượng) và có thể của mao mạch. Nguyên nhân: bệnh tự miễn, nhiễm khuẩn huyết (thông thường là do màng não cầu khuẩn, vv.).

BỆNH SINH HỌC (y) x. Bệnh sinh.

BỆNH SỐT PHÁT BAN (y; nông; tk. bệnh sốt chấy rận), bệnh Rickettsia cổ điển lây lan, thành dịch, do rận, bọ chét truyền sang người. Thời gian ủ bệnh 15 ngày. Bắt đầu đột ngột sốt cao, nổi ban (dát và đốm xuất huyết), xuất hiện các rối loạn thần kinh giống như trong bệnh thương hàn; sau khoảng 2 tuần, nếu tiến triển thuận lợi, bệnh dịu dần. Tác nhân gây bệnh là Rickettsia, có trong phân của rận, bọ chét, vào cơ thể người do các vết xước da. Trước kỉ nguyên kháng sinh, tỉ lệ tử vong rất cao; dùng kháng sinh bệnh khỏi nhanh, tỉ lệ tử vong thấp. Dự phòng: vệ sinh sạch sẽ, diệt rận, chấy và ve, tiêm chủng cho cư dân quanh vùng có bệnh. Hiện nay trên thực tế, bệnh coi như đã được thanh toán trên phạm vi toàn thế giới, chỉ còn tồn tại lẻ tẻ ở một số vùng nghèo khổ, điều kiện ăn ở quá thiếu vệ sinh. Ở Việt Nam, có một vụ dịch lớn xảy ra năm 1944, từ 1945 đến nay không thấy xuất hiện bệnh (x. Bệnh Ricketsia)

BỆNH SỐT VẸT (nông), bệnh nhiễm khuẩn lúc đầu lây lan ở chim vẹt, sau phát hiện thấy ở một số chim khác và gia cầm: gà, bồ câu, vịt, ngỗng, chim sẻ. Triệu chứng: ủ rũ, không ăn, đi tả, viêm màng não, khó thở; tỉ lệ chết cao. Người có thể bị lây. Vi dinh gây bệnh là một loài Rickettsia, nhìn thấy được dưới kính hiển vi.

BỆNH SỞI (y), bệnh dịch rất dễ lây, do virut gây lên. Bệnh bắt đầu bằng sốt cao, chảy nước mắt, nước mũi, ho, mắt hơi đỏ, mi mắt sưng nhẹ. Có thể chuẩn đoán sớm bệnh, nếu khám bệnh thấy một đám các nốt chấm trắng ở mặt trong má, đối diện với các răng hàm (dấu hiệu Koplic). Sốt 3 – 4 ngày thì sởi mọc. Đầu tiên mọc sau tai, rồi đến trán, mặt. Tiếp đó lần lượt mọc đến thân mình và tay chân. Nốt sởi màu đỏ hồng. Đến ngày thứ bảy, sởi bay, để lại trên da những nốt màu hơi thâm. BS gây biến chứng nặng: viêm phế quản, phổi, viêm não, viêm tai giữa. Nếu vệ sinh răng miệng kém, có thể bị cam tẩu mã. Phòng bệnh: cách li trẻ bị lên sởi với trẻ lành. Bệnh lây 5 ngày trước và sau khi sởi mọc. Tiêm văcxin phòng bệnh sởi cho trẻ từ 9 tháng đến 11 tháng tuổi. Ở Việt Nam, BS khá phổ biến theo mùa.

BỆNH SỬ (y) x. Tiền sử bệnh.

BỆNH TẢ (y), bệnh truyền nhiễm cấp tính đường tiêu hoá do phẩy khuẩn tả (Vibrio cholerae) được Koch (Robert Koch) phát hiện năm 1883 và từ 1957 được phát hiện do loại En To (El tor) gây nên. Bệnh còn lưu hành ở Châu Á và vẫn có nguy cơ lan rộng thành dịch. Lây do sử dụng thức ăn, nước uống bị ô nhiễm phẩy khuẩn tả. Bệnh xuất hiện đột ngột: ỉa chảy nhiều lần liên tục, toàn nước, nôn nhiều, nhanh chóng dẫn đến tình trạng kiệt nước và truỵ tim mạch. Chữa sớm và đúng cách bằng phục hồi nước và các chất điện giải, người bệnh khỏi nhanh. Trong trường hợp bệnh nặng, nếu không được phục hồi nước điện giải, người bệnh chết trong vòng 12 – 36 giờ. Kháng sinh tétracycline chỉ có tác dụng hỗ trợ cho việc phục hồi nước và điện giải, làm giảm thời gian và khối lượng ỉa

Page 33: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

chảy, đồng thời rút ngắn thời gian đào thải phẩy khuẩn tả. Có thể dùng hỗ trợ một số vị thuốc nam (trần bì, nhục quế, sinh khương, phụ tử, vv.) với một ly nhỏ rượu rum. Bệnh nhẹ chỉ có biểu hiện ỉa chảy vài lần trong ngày và có thể tự khỏi (hoặc dùng các viên berberine, opium, vv.). Phòng bệnh: chủ yếu là dùng nước sạch, quản lí phân người (không sử dụng phân tươi bón cây); thực hiện ăn chín, uống nước sôi. Hiện nay, việc tiêm phòng văcxin tả ít có giá trị thực tế, chỉ gây miễn dịch ngắn và không vững bền.

BỆNH TÂM THẦN PHÂN LIỆT (y), bệnh tâm thần nặng, phổ biến (có thể chiếm khoảng 0,7 ‰ dân số), nguyên nhân chưa rõ, thường bắt đầu từ tuổi trẻ và có khuynh hướng tiến triển mạn tính. Bệnh thường có các dạng: hoang tưởng, ảo giác (vd. người bị ám ảnh là mình bị tia laze chi phối hoặc nghe thấy các lời nói bình phẩm hành vi của mình), trong lời nói, hành vi có sự thiếu hoà hợp dị kì khó hiểu; hiệu suất lao động, tâm thần giảm sút, ý nghĩ nghèo nàn, cảm xúc ngày càng khô lạnh, người bệnh mất dần quan hệ với xung quanh. Tiên lượng tuỳ thuộc vào thể bệnh, thời gian phát hiện và điều trị sớm hay muộn.

BỆNH TÊTANI (y; tetania), tình trạng canxi trong máu giảm, với biểu hiện: co giật đầu chi, ngón tay chụm lại, bàn chân duỗi thẳng, đôi khi thanh quản bị co thắt có thể gây ngạt thở. Hay gặp trong một số trường hợp: còi xương, giảm năng tuyến cận giáp, nôn nhiều do các bệnh khác nhau.

BỆNH THAN (nông, y; tk. nhiệt thán), bệnh nhiễm khuẩn cấp diễn ở gia súc (bò, cừu, dê, vv.) do Bacillus anthracis, có thể truyền sang người. 1) Ở người có bệnh, có những nốt loét màu đen ở da và phù nề, các thể nặng là thể nhiễm khuẩn máu và phổi. Bệnh lây do tiếp xúc trực tiếp với động vật bị bệnh (mổ xác, phanh thịt) hoặc gián tiếp qua các vật phẩm bị ô nhiễm (len, dạ, đất) hoặc (rất hiếm) do hít phải bào tử (thể phổi ở thợ chải len) hay ăn phải thịt bị nhiễm khuẩn nấu chưa chín kĩ (thể ruột). Phòng bệnh: tiêm văcxin cho gia súc, thiêu xác động vật bị chết, không ăn thịt trâu, bò… bị bệnh, tiêm văcxin cho những người tiếp xúc (người làm công tác thú ý, công nhân công nghiệp xử lí các sản phẩm động vật). 2) Ở súc vật, bệnh phổ biến ở các nước khí hậu nhiệt đới, do bào tử của Bacillus anthracis được bảo tồn trong đất thời gian lâu. Ở Việt Nam tỉ lệ chết bệnh cao nhất ở trâu, bò, rồi đến ngựa, lợn. Bệnh thường phát dưới dạng cấp tính: nhiễm khuẩn huyết, gây chết nhanh, có máu đen như than chảy ra từ các lỗ tự nhiên ở xác chết. Bệnh tích đặc trưng: máu không đông, lá lách sưng to. Bệnh có thể truyền từ đất (bào tử trong đất) và thức ăn nhiễm khuẩn (thịt bệnh, bột thịt ô nhiễm). Những vụ dịch quan trọng nhất đã xảy ra ở Nam Bộ (1941 – 1942), Bắc Bộ (1956 – 1957). Bệnh có nhiều hơn ở phía bắc và thường phát và mùa nóng sau những cơn mưa to (ở đồng bằng) và mùa đông khô hanh (ở miền núi). Văcxin chế ở Việt Nam dùng tiêm phòng theo kế hoạch đã góp phần hạn chế bệnh, chỉ còn những trường hợp lẻ tẻ. Thuyệt đối không mổ xác súc vật chết bệnh vì máu rơi vãi ra sẽ làm bào tử vi khuẩn tồn trữ trong đất, duy trì nguồn bệnh ở địa phương.

BỆNH THUỶ ĐẬU (y), bệnh nhiễm khuẩn do một virut thuộc nhóm ecpet (herpès), rất dễ lây, thường là lành tính, gặp chủ yếu ở trẻ em. Người bệnh sốt nhẹ, các nốt phỏng rất ngứa, giống các hạt sương, không bị lõm ở giữa, xuất hiện làm nhiều đợt (3- 4 đợt) cách nhau khoảng 3 ngày, ở dưới da đầu và toàn thân; các nốt phỏng vỡ ra hoặc khô đi, đóng thành vẩy, không để lại sẹo. Có biến chứng như viêm não nhưng rất hiếm gặp. Điều trị

Page 34: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

chủ yếu là chữa triệu chứng ngứa: cắt ngắn móng tay, giữ gìn tay sạch để khỏi làm nhiễm khuẩn các nốt phỏng lúc gãi. Phòng bệnh: cách li người bệnh 8 – 10 ngày cho đến lúc tất cả các nốt phỏng đóng vẩy.

BỆNH THƯƠNG HÀN (y), bệnh nhiễm khuẩn cấp diễn do trực khuẩn thương hàn Salmonella typhi gây ra. Triêu chứng: sốt tăng dần và kéo dài, mạch thường chậm, mọc nốt hồng ban ở bụng và ngực vào tuần lễ thứ hai; phân lỏng hoặc táo; thường kèm theo lách to và dấu hiệu thần kinh như li bì, mê sảng. Từ tuần thứ ba, bệnh lui dần. Đôi khi có biến chứng nguy kịch: xuất huyết hiêu hoá và thủng ruột. Bệnh lây từ phân người theo đường ăn uống (thức ăn hoặc nước uống bị ô nhiễm). Phòng bệnh: dùng văcxin TAB, vệ sinh môi trường (phân, nước, vv.), vệ sinh dinh dưỡng. Điều trị: dùng chloramphénicol hoặc ampicilline.

BỆNH TIM (y), tình trạng bất thường, bệnh lí xảy ra ở tim. Có hai loại: BT bẩm sinh (tiên thiên) phát sinh từ khi còn là bào thai. BT mắc phải phát sinh sau khi đã lọt lòng mẹ, đặc biệt ở tuổi thiếu niên (thấp tim, vv.) hoặc do nhiều bệnh khác (thiếu máu, bệnh Bazơđô, vv.). Dấu hiệu của BT nhiều và đa dạng, có thể phát hiện được bằng thăm khám lâm sàng hoặc xét nghiệm (siêu âm, thông tin, vv.). Cần có cách điều trị thích hợp theo chỉ dẫn của thầy thuốc.

BỆNH TINH HỒNG NHIỆT (y), bệnh truyền nhiễm ở trẻ em do liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A khu trú ở họng, sản sinh độc tố gây ra. Bệnh bắt đầu với cơn sốt cao đột ngột, đau họng, đau khớp; niêm mạc họng đỏ; lưỡi đỏ dần từ trước ra sau và đỏ rực; phát ban toàn thân (dấu hiệu đặc thù). Nốt ban to bằng đầu đinh ghim, màu đỏ. Bệnh có khả năng lây lan 3 ngày trước và 5 ngày sau khi phát ban; khoảng ngày thứ 7 thì ban bay, da bong vẩy. Bệnh có thể gây biến chứng viêm khớp cấp hoặc viêm cầu thận cấp. Phòng bệnh: cách li bệnh nhân. Chữa bệnh: dùng pénicilline cho uống. Những người tiếp xúc với bệnh nhân cần được ngáy họng cấy tìm liên cầu khuẩn, nếu kết quả dương tính phải cho dùng pénicilline như người ốm.

BỆNH TO CỰC (y), bệnh to các đầu xương, chủ yếu là xương ngón tay và ngón chân, nhưng cũng gặp ở các cơ quan khác (xương mặt, xương hàm, kể cả tổ chức liên kết và các phủ tạng). Nguyên nhân thường do u lành tuyến yên loại tế bào ưa axit. Phân biệt với bệnh khổng lồ cùng do một nguyên nhân nhưng xuất hiện sớm ở người trẻ khi sụn nối các đầu xương còn hoạt động. Hocmon phát dục trong BTC và bệnh khổng lồ được sản sinh ra nhiều do tế bào u.

BỆNH TRĨ (y), bệnh các búi giãn của các đám rối tĩnh mạch trong thành ống hậu môn. Tuỳ theo vị trí của các búi trĩ, BT được chia làm 2 loại: BT nội và BT ngoại. BT nội khi các búi nằm ở 2/3 trên ống hậu môn với triệu chứng chính: lúc bị táo bón, đi ngoài ra máu tươi sau khi đi hết phân hoặc vào cuối bãi phân. BT ngoại khi các búi tĩnh mạch nằm ở 1/3 dưới ống hậu môn. Trong giai đoạn đầu, mỗi khi đi ngoài, búi trĩ lòi ra ngoài, đi ngoài xong búi trĩ lại tụt vào trong hậu môn; sau một thời gian búi trĩ to, không vào được trong hậu môn nữa. Khi các búi trĩ căng, viêm, ống hậu môn bị hẹp lại, đi ngoài khó, đau và rất rát. Khi viêm tắc, chúng tạo thành những hột mủ to cỡ hạt ngô, rất đau. Cũng có khi bị vỡ, chảy máu kèm theo một ít chất nhày dễ nhầm với bệnh ung thư đại tràng và

Page 35: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

trực tràng. Nam bị BT nhiều gấp hai lần nữ. Lứa tuổi già mắc nhiều hơn lứa tuổi trẻ. Những người làm việc trong tư thế ngồi liên tục (lái xe, nhân viên văn phòng) cũng dễ bị. Ở mức độ nhẹ, phòng bệnh bằng cách chống táo bón: vận động, kiêng rượu và gia vị nóng; uống thuốc nhuận tràng hoặc đạt thuốc tại hậu môn (viên hình đầu đạn). Nặng hơn, phải đến bệnh viện để khám và chữa theo chỉ định của thầy thuốc để tránh các biến chứng có thể xảy ra sau khi mổ.

BỆNH TRĨ MŨI (y), bệnh viêm mũi teo, thoát ra mùi rất thối; hốc mũi rộng, cuốn mũi teo; có nhiều vẩy thối; khứu giác giảm sút hoặc mất hẳn; sống mũi có thể lõm hình yên ngựa. Nguyên nhân chưa thật rõ, điều trị còn khó khăn.

BỆNH TRÙNG XOẮN (nông) x. Bệnh Leptospira.

BỆNH TRUYỀN NHIỄM (y), một số bệnh mắc phải do sự phát triển của tác nhân sinh vật gây bệnh (vi khuẩn, virut) trong cơ thể, có thể truyền đi dễ dàng bằng lây lan, gây thành những vụ dịch. Gọi là dịch hay dịch tễ khi BTN lan rộng ra cả một vùng, có khi ra cả một nước hay một lục địa. Bệnh nhiễm khuẩn cũng do sự phát triển của một tác nhân sinh vật gây bệnh (vi khuẩn, virut), một số bệnh có thể thành dịch hay đại dịch lưu hành, một số bệnh chỉ phát lẻ tẻ. Trong các BTN hay nhiễm khuẩn, còn có khái niệm bệnh lưu hành địa phương để chỉ những bệnh lưu hành ở một vùng nhất định (trại, làng, vùng, vv.) mà không có khuynh hướng lan rộng. (x. Bệnh địa phương).

BỆNH TỰ MIỄN DỊCH (y; tk. bệnh tự miễn), bệnh thường do sự kết hợp của tự kháng nguyên và tự kháng thể, làm tổn thương mô và rối loạn chức năng của cơ quan mang tự kháng nguyên. Vd. bệnh luput đỏ hệ thống, thiếu máu tan máu tự miễn, xuất huyết giảm tiểu cầu chưa rõ nguyên nhân, giảm bạch cầu tự miễn, viêm cầu thận tự miễn, viêm tuyến giáp tự miễn Hashimoto, vv. Gần đây, một số tác giả cho rằng các tự kháng thể và các phản ứng kết hợp giữa tự kháng nguyên và tự kháng thể không phải là nguyên nhân gây ra BTMD mà sự xuất hiện các kháng thể chỉ là hậu quả của BTMD. X. Tự miễn dịch.

BỆNH TƯỞNG (y), trạng thái bệnh trong đó người bệnh nhận thức không đúng những cảm giác hay những biến đổi trong cơ thể mình, cho rằng điều đó là không bình thường rồi sinh ra lo lắng, sợ hãi và nghĩ là mình có một bệnh thực sự. Ngành tâm thần học Việt Nam hiện nay dùng thuật ngữ “nghi bệnh” thay cho thuật ngữ “bệnh tưởng” và xem đó là một triệu chứng có thể gặp trong nhiều bệnh tâm thần.

BỆNH UỐN VÁN (y, nông), bệnh nhiễm độc, nhiễm khuẩn do vi khuẩn Clostridium tetani. Bệnh không lây, không để lại miẩn dịch cao. Do độc tố của vi khuẩn tại các vết thương kích thích tế bào thần kinh vận động nên có các biêu hiện lâm sàng đặc hiệu: co cứng và đau các cơ, bắt đầu từ cơ nhai lan dần tới cơ gáy, cơ lưng và các chi, tạo nên tư thế uốn cong (uốn ván). Từ các kích thích nhẹ (tiếng động, ánh sáng), xuất hiện các cơn co giật cơ, lúc đầu là cục bộ sau lan ra toàn thân. Phòng và chữa bệnh: dùng anatoxine (giải độc tố) và huyết thanh kháng uốn ván, giữ gìn sạch sẽ, vo khuẩn các vết thương, các vết đụng dập, không rịt thuốc lào, không dùng bông băng chưa được tiệt khuẩn. Ở động vật, bệnh phát lẻ tẻ nhưng có khi thành những ổ bệnh nhỏ ở lợn con và cừu con, thường có nguyên nhân từ đất (nha bào vi khuẩn tồn tại lâu trong đất). Triệu chứng: co cứng ở hệ

Page 36: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

cơ vân, con vật bị kích thích cao độ. Ở một số loài vật, bệnh giới hạn trong vài nhóm cơ bắp. Phòng bệnh: dùng huyết thanh phòng bệnh khi con vật bị thương hoặc tiêm phòng bằng anatoxine. Có khả năng điều trị bằng kháng sinh. Ở Việt Nam, BUV thường thấy ở trâu và lợn đực sau khi thiến không đảm bảo vệ sinh.

BỆNH VẨY NẾN (y), bệnh toàn thân liên quan đến rối loạn chuyển hoá (các chất lipit, cacbon hiđrat, vv.), các bệnh về nội tạng, nội tiết, thần kinh. Có thuyết hướng về căn nguyên nhiễm khuẩn, nhiễm virut và tự miễn. Khoảng 15 – 30% trường hợp bị BYN có liên quan đến yếu tố gia đình. Có nhiều hình thể lâm sàng. Dấu hiệu chính: sẩn đỏ, có thể liên kết với nhau thành mảng, phủ vẩy trắng như nến, dễ bong khi cạo; khu trú chủ yếu ở những phần tì, đè như cùi tay, đầu gối, vùng xương cùng, có thể ở da đầu hoặc lan ra toàn cơ thể. Bệnh nhân phải được theo dõi, điều trị thuốc thích hợp theo từng giai đoạn của bệnh; nghỉ ngơi, an dưỡng, tránh làm việc nặng, tránh các chấn thương về thần kinh, tâm thần, để bệnh ít tái phát và không chuyển biến nặng.

BỆNH VIỆN (y; tk. nhà thương), cơ sở chuyên khám và chữa bệnh cho bệnh nhân. BV đầu tiên là cơ sở y tế được các nhà thờ Thiên Chúa giáo lập ra từ thế kỉ 16 ở Châu Âu để chữa bệnh cho những bệnh nhân không chữa được ở gia đình (bệnh nhân nặng, bệnh nhân lây, người nghèo, vv.). Ngày nay, một BV hiện đại có các nhiệm vụ: 1) Chữa bệnh bằng các kĩ thuật tiến bộ, hiện đại phù hợp với sự phát triển của mỗi nước. Bệnh nhân thường lưu trú một số ngày; đảm bảo các điều kiện sinh hoạt cho bệnh nhân đầy đủ, sạch sẽ, vô khuẩn, tránh sự lây chéo giữa các bệnh nhân. 2) Nghiên cứu khoa học chú ý các lĩnh vực y – sinh học và y – xã hội học, những vấn đề cần thiết đối với sức khoẻ nhân dân. 3) Đào tạo cán bộ y học và thầy thuốc. 4) Cải tiến tổ chức và phương thức hoạt động , giảm bớt ngày bệnh nhân nằm viện, chuyển bệnh nhân ra điều trị ngaọi trú (điều trị tại nhà); phát triển mạng lưới các trạm y tế cơ sở, để có thể khám và điều trị, chăm sóc sức khoẻ tại gia đình sau khi bệnh nhân ra viện. 5) Phổ biến kiến thức y học, xây dựng nếp sống văn minh (sạch sẽ, ngăn nắp, trật tự, vv.).

Có nhiều loại BV chuyên khoa, chuyên ngành như BV nhi, BV phụ sản, BV mắt, BV tâm thần, vv. BV dã chiến là cơ sở y tế quân đội có nhiệm vụ cứu chữa cho thương binh, bệnh binh trong các điều kiện hoạt động ngoài doanh trại thời chiến cũng như trong diễn tập thời bình.

BỆNH XÃ HỘI (y), tên chung chỉ những bệnh có ảnh hưởng lớn đến toàn xã hội, do tỉ lệ mắc bệnh cao ở một vùng hoặc trong phạm vi cả nước, có tính chất lây lan, có tỉ lệ tử vong cao, ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ nhân dân, đến sự phát triển kinh tế – xã hội do bệnh nhân mất khả năng lao động tạm thời hay vĩnh viễn (vd. bệnh phong, sốt rét, bệnh hoa liễu, bướu cổ, lao, mắt hột, tâm thần, chứng suy giảm miễn dịch mắc phải, vv.). Với sự phát triển kinh tế xã hội ngày càng cao, nâng cao dân trí, tổ chức y tế chăm sóc sức khoẻ tốt… có thể khống chế và thanh toán một số BXH.

BỆNH XÁ (y) x. Bệnh viện.

BỆNH ZONA (y), bệnh do virut có ái lực với dây thần kinh gây ra. Biểu hiện: khởi đầu da đỏ, có cảm giác đau nhức, nóng rát dọc theo một vùng dây thần kinh; về sau phát mụn

Page 37: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

nước chứa dịch trong, to, căng, hình bán cầu, thường mọc thành cụm; mụn nước hoá mủ, vỡ và đóng vẩy. Các thương tổn khu trú ở mặt, cổ, vùng cạnh sườn, ngực, cánh tay, sắp xếp không đối xứng và không lan sang bên đối diện của cơ thể. Ở người già, người bị bệnh đái tháo đường, hoặc khi BZ khu trú ở mặt, thì bệnh thường nặng, với các thương tổn xuất huyết, hoại tử, loét và cảm giác đau nhức tăng hơn. Điều trị: dùng thuốc giảm đau, thuốc dịu thần kinh và kháng sinh cần thiết theo chỉ định của thầy thuốc.

BÍ TIỂU TIỆN (y; tk. bí đái), không đái được mặc dù muốn đái dữ dội. Dấu hiệu: bụng dưới đau, thận vẫn sản xuất nước tiểu, nước tiểu vẫn xuống bàng quang bình thường nhưng tích lại đầy căng bàng quang, làm thành một quả cầu. Nguyên nhân: tắc do chướng ngại vật trên đường niệu bàng quang – niệu đạo (sỏi ở cổ bàng quang; u xơ, ung thư tuyến tiền liệt; chấn thương vùng đáy chậu làm đứt, rách hay dập nát niệu đạo; cơ thắt cơ tròn ở cổ bàng quang do phản xạ, vv.). Cấp cứu ngoại khoa: đem ngay đến cơ sở y tế để rút nước tiểu ra (chọc hút bàng quang, thông đái qua niệu đạo); đồng thời phải tìm nguyên nhân gây bí đái và chữa theo chỉ định của thầy thuốc.

BIẾN DỊ (sinh), quá trình xuất hiện những khác biệt giữa các cá thể hoặc những cơ quan riêng biệt (kích thước, hình dáng, màu sắc, thành phần hoá học…) và những chức năng của sinh vật. Dựa trên nguyên nhân, người ta phân ra: BD di truyền và BD không di truyền. BD di truyền được chia ra: BD tổ hợp và BD đột biến. BD đột biến dựa trên cấu trúc của gen và các nhiễm sắc thể, dẫn đến xuất hiện những tính trạng và tính di truyền mới của sinh vật; có bốn loại: đột biến gen, đột biến nhiễm sắc thể, đột biến hệ gen, đột biến tế bào. BD di truyền là cơ sở thực tiễn cho chọn giống cây trồng, vật nuôi và vi sinh vật. BD đột biến có vai trò quan trọng trong nghiên cứu lí thuyết của di truyền học và các lĩnh vực khác trong sinh học. Các BD trong đó cá thể của quần thể mang tính trạng trung bình và các thành viên khác trong quần thể có tính trạng thay đổi quanh giá trị trung bình đó (thường là loại tính trạng đa gen , mỗi gen có một hiệu quả nhỏ) gọi là BD số lượng (cg. BD liên tục); ngược lại, các dạng BD có hai hay nhiều tính trạng riêng biệt khi có hai hoặc nhiều alen của một gen phức trong quần thể như nhóm máu ở người, các tính trạng ở các cây đậu trong thí nghiệm của Menđen gọi là BD chất lượng. Ở thực vật, BD có thể phát sinh ở những tính chất khác nhau về giải phẫu, hình thái, sinh lí, sinh hoá và ở các cơ quan khác nhau như hạt, phấn, hình dạng tán cây. Nghiên cứu cá BD cá thể (sự phân hoá giữa các cá thể trong quần thể) do nguyên nhân di truyền và BD địa lí (do tác động đồng thời các nhân tố sinh thái và các quá trình di truyền phức tạp khi hình thành khu phân bố loài) có ý nghĩa trong chọn giống cây trồng.

Phương pháp nghiên cứu BD tốt nhất là trồng thực nghiệm theo khảo nghiệm xuất xứ (khả năng di truyền của các BD địa lí) hoặc khảo nghiệm hậu thế của cây trội được chọn lọc (xác định khả năng di truyền của BD cá thể) trong những điều kiện khác nhau.

BIẾNG ĂN (y), tình trạng không muốn ăn, ăn uể oải, tiêu dùng lượng thức ăn thấp hơn mức bình thường. Nguyên nhân: giảm cảm giác thèm ăn (trong bệnh suy sinh dưỡng, thiếu protein – năng lượng nặng, cơ thể thiếu kẽm, vv.); tổn thương trung tâm “đói” ở vùng dưới đồi thị; thời gian sau đẻ; thay đổi tâm lí; bệnh tâm thần; tập quán sinh hoạt (ở một số thiếu nữ 15 – 20 tuổi, có kèm theo mất kinh, gầy…); tác dụng của một vài loại thuốc. BĂ kéo dài dẫn tới thiếu hay suy dinh dưỡng. Chữa nguyên nhân gây biếng ăn:

Page 38: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

dùng các vị thuốc kích thích tiêu hoá, thuốc kiện tì, tiêu thực như đảng sâm, bạch truật, trần bì, mạch nha, sơn tra, thần khúc.

BIỂU ĐỒ NHIỄM SẮC THỂ (sinh) x. Nhân đồ.

BIỂU MÔ (sinh), mô gồm một hay nhiều lớp tế bào ở mặt ngoài hay lót bên trong xoang (rỗng) hoặc sinh ra các tuyến đặc (gan, thận, tuỵ). Các tế bào BM nằm sát nhau, mặt tiếp xúc rất mỏng và tựa trên màng nền. Có thể có hình khối, hình trụ, dạng lông hay vẩy, phụ thuộc vào hình dạng của các tế bào và trong một số trường hợp gồm một tế bào nhu BM da. Những mô lót bên trong xoang cơ thể gọ là BM giữa. Các mô đơn độc hình trụ hoặc khối sắp xếp chặt chẽ với lông nhô ra trên bề mặt tự do gọi là BM tiêm mao. Các lông này hoạt động nhịp nhàng theo làn sóng, tạo nên chuyển động của chất lỏng hoặc các phân tử bao quanh.

BƠM HƠI MÀNG BỤNG (y), phương pháp cổ điển điều trị lao hang ở phần đáy của phổi, được áp dụng trước kia, khi chưa có thuốc đặc trị lao. Ngày nay, chỉ còn dùng BHMB trong một số trường hợp chuẩn đoán khối u trong bụng.

BƠM HƠI TRUNG THẤT (y), phương pháp chuẩn đoán X quang bằng cách bơm khoảng 1200 – 1500 ml không khí hoặc một loại khí trơ vào khoang giữa hai lá phổi trong lồng ngực (khoang trung thất) để các phủ tạng bị tách ra và nhìn được rõ hơn khi chụp hoặc chiếu X quang. BHTT được dùng để chuẩn đoán các tổn thương vùng trung thất trước; đánh giá khả năng phẫu thuật một ung thư phế quản; phân biệt khối u thuộc nhu mô phổi với khối u trung thất; xác định khối lượng và tính chất của một hạch vùng trung thất trước bị sưng to, vv.

BÚ SỮA MẸ (y) nuôi con bằng cách cho bú trực tiếp từ vú mẹ. Chất và lượng sữa mẹ tuỳ thuộc vào sức khoẻ, chế độ ăn uống, lao động và nghỉ ngơi của người mẹ và cách cho bú. Sữa mẹ là chất dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ nhỏ, là nguồn năng lượng, nguồn sống chính của trẻ trong 6 tháng đầu của đời người. Sữa non ban đầu (của người mẹ sau khi đẻ) giàu chất dinh dưỡng và các yếu tố miễn dịch, rất có ích cho sự phát triển của trẻ sơ sinh. Từ 6 đến 12 tháng, sữa mẹ chỉ đáp ứng được ¾ nhu cầu của trẻ, khi đó cần cho trẻ em ăn sam (bột, thịt, rau, vv.) thêm. Khi trẻ đi tướt, sữa mẹ vẫn là thức ăn đảm bảo nhất bù đắp nước và chất dinh dưỡng kịp thời cho trẻ nhỏ. Các bà mẹ mắc một số bệnh sau không nên cho bú: lao đang tiến triển, suy tim hay đang điều trị bệnh bằng các thuốc chống ung thư, đang mắc những bệnh lây lan (viêm gan virut, AIDS, vv.).

BUỒN NGỦ (y), trạng thái muốn ngủ. BN là hiện tượng sinh lí tự nhiên, xảy ra sau một thời gian lao động làm cho cơ thể mệt mỏi, hoặc trong một quá trình lao động đơn điệu (lái xe ban đêm, lái xe trên các đường cao tốc, lái xe sau một bữa ăn, sau khi uống rượu, vv.). Khi có kích thích con người trở lại bình thường. Trạng thái BN bệnh lí kiểu loạn thần kinh tâm căn làm con người rơi vào trạng thái luôn muốn ngủ khó cưỡng lại, hay ngủ gật hoặc rơi vào ngủ lịm, ngủ rũ.

BUỒN NÔN (y) x. Nôn.

Page 39: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

BUỒNG BỆNH (y), nơi bệnh nhân nằm điều trị (trên 24 giờ) tại bệnh viện. BB phải đạt các yêu cầu: ngăn nắp, trật tự, đẹp, yên tĩnh, sạch sẽ, môi trường không có mầm bệnh gây nhiễm khuẩn (gọi là nhiễm khuẩn chéo); tạo được một không khí gia đình, làm cho bệnh nhân cảm thấy dễ chịu, tin tưởng. Trong một bệnh viện, có nhiều loại BB: loại 1 người, loại 2 người, loại 4 người nằm với các tiện nghi sinh hoạt trong buồng; các dịch vụ kĩ thuật đều có thể làm ở trong buồng. Trong một BB, cần xếp các bệnh nhân cùng một giới tính, một lứa tuổi, một bệnh cảnh lâm sàng, một loại bệnh chuyên khoa, vv.

BUỒNG CÁCH LI (y), buồng bệnh dành riêng cho bệnh nhân mắc từng loại bệnh truyền nhiễm với các điều kiện săn sóc riêng biệt, để mầm bệnh không lây lan sang người khác và môi trường xung quanh (thương hàn, sởi, ho gà, vv.)

BỰA RĂNG (sinh), lớp phủ trên răng do nước bọt kết hợp với đường và các mảnh thức ăn khác, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sản, nếu để lâu, các vi khuẩn tạo ra axit ăn mòn men răng. Khi men răng bị mòn, vi khuẩn tiếp tục xâm nhập vào ngà làm hỏng răng.

BƯỚU CỔ (y; tk. u giáp), ở người, thuật ngữ dân gian chỉ sự to ra của tuyến giáp trong nhiều tình trạng bệnh lí khác nhau (tăng năng, giảm năng, quá sản đơn thuần, các loại viêm, các loại u lành, các loại ung thư, vv.). Ở Việt Nam, bướu vùng cổ có thể là u giáp, song cũng có thể là di căn của ung thư vòm họng, các u ác tính của hạnh thuộc khu vực này. Trong các bệnh nhân có BC, BC đơn thuần là loại hay gặp nhất, ở khoảng 200 triệu người trên thế giới và khoảng trên 1 triệu người ở miền Bắc Việt Nam. Ở Việt Nam, bệnh bướu cổ phổ biến ở miền núi. BC đơn thuần là tuyến giáp to không do viêm hay do ung thư, cũng không có tình trạng tăng năng hay giảm năng tuyến giáp; nguyên nhân chủ yếu do thiếu iôt, do dinh dưỡng do các thuốc kháng giáp tổng hợp, do bẩm sinh, di truyền. BC có tính chất địa phương thường xảy ra ở một khu vực nhất định (ở Việt Nam, chủ yếu là vùng núi, tỉ lệ người mắc ít nhất 10% dân số).

Về chức năng, chia ba loại BC: BC bình năng không có biểu hiện rối loạn nội tiết, thường có tính địa phương, do thiếu iôt; BC tăng năng thường biểu hiện kín đáo ở giai đoạn đầu khi phát, điển hình có triệu chứng của bệnh Bazơđô với những đặc điểm như người gầy, mệt mỏi, mạch nhanh, mắt sáng, lồi, run tay; BC giảm năng, điển hình là chứng đần độn với trẻ em và chứng phù niêm đối với trẻ lớn, người trưởng thành. Chuẩn đoán tế bào học qua chọc hút BC bằng kim nhỏ đang được áp dụng rỗng rãi ở Việt Nam, cho kết quả xác định bệnh tin cậy.

Phòng bệnh có kết quả nhất là với các BC đơn thuần địa phương bằng trộn muối iođua kali và muối ăn 50 – 60 mg/kg; hoặc uống viên iođat theo chỉ dẫn của thầy thuốc, hạn chế thức ăn chứa nhiều chất gây u.

BƯỚU GIÁP (y) x. U giáp.

BƯỚU MỠ (y) x. U mỡ.

Page 40: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

Từ điển Y học Việt Nam – Mục C

CÁCH LI KIỂM DỊCH (y), thời gian cách li người bệnh hay hàng hoá ở vùng có dịch bệnh theo luật quốc tế quy định. Trước đây là 40 ngày; ngày nay do tiến bộ về khoa học công nghệ y tế, thời gian cách li đã được rút ngắn, vd. 5 ngày đối với bệnh tả, 6 ngày đối với bệnh dịch hạch, vv.

CAM TẨU MÃ (y), viêm miệng hoại thư, bắt đầu ở lợi hoặc ở má, lan rất nhanh ra má, môi, hoại tử phần mềm làm thủng má, môi, mũi, sau đó làm hoại tử xương, răng lung lay rụng dần, có mùi hôi thối. Vi khuẩn gây bệnh chủ yếu là Fusobacteria và xoắn khuẩn. Gặp ở trẻ em có thể trạng rất suy kiệt, thường gặp sau khi bị sởi, thương hàn hoặc một bệnh nhiễm khuẩn nặng khác. Thể trạng chung rất kém, nhiệt độ cơ thể tăng. Bệnh rất nặng nhưng trẻ không cảm thấy đau. Cần điều trị kịp thời: kháng sinh liều cao, huyết thanh chống hoại thư, nâng cao thể trạng, chăm sóc tại chỗ, cắt lọc và tạo hình, vv. Phòng bệnh: trước hết cần quan tâm đến trẻ ốm yếu, suy dinh dưỡng, mắc bệnh nhiễm khuẩn, đặc biệt là bệnh sởi. Phát hiện sớm các vết loét màu đen, thối ở lợi má. Trong y học cổ truyền, CTM có tên đầy đủ là nha CTM (cam răng); còn gọi là tị cam (cam mũi), thuần cam (cam môi), thiệt cam (cam lưỡi), hầu cam (cam họng). Nguyên nhân thường do nhiệt đọc ở hai kinh can vị.

CẢM GIÁC (triết, giáo dục), phản ánh ban đầu do tác động của thế giới khách quan vào những cảm giác của con người đem lại. CG là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. CG phản ánh, sao chụp lại các thuộc tính của những sự vật tồn tại ở bên ngoài và độc lập với ý thức. Như vậy CG là cái có sau so với hiện thực vật chất. Có nhiều loại CG: thị giác, vị giác, khướu giác, thính giác, xúc giác, vv. CG là cái cầu nối trực tiếp con người với thế giới khách quan. Trên cơ sở CG, các hình thức phản ánh cao hơn như tri giác, biểu tượng, khái niệm, phán đoán, suy lí… hình thành. Năng lực CG xuất hiện trong quá trình phát triển lâu dài của vật chất. Ở con người, cơ sở của CG là sự hoạt động, sự tác động qua lại trực tiếp của chủ thể với các khách thể và các đối tượng của thế giới khách quan. Với sự phát triển của các phương tiện kĩ thuật, con người có khả năng mở rộng giới hạn nhận thức cảm tính của mình.

CẢM GIÁC BUỐT MÓT (y), cảm giác đau, nóng rát vùng hậu môn hoặc vùng cổ bàng quang và liên tục muốn đi đại tiện hoặc đại tiện, tuy có thể trong ruột cuối không có phân hoặc bàng quang không có nước tiểu (thường gặp trong bệnh lị, viêm bàng quang, vv.)

CẢM GIÁC KIẾN BÒ (y; tk. dị cảm), xảy ra ở các đầu chi (chủ yếu là bàn tay, hiếm xảy ra ở bàn chân). Dấu hiệu có vẻ tầm thường, nhưng cần cảnh giác vì có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh thần kinh (đau thần kinh cổ – cánh tay, đau đa thần kinh, xơ cứng rải rác, vv.); của tạng co giật (xảy ra ở phụ nữ trên 50 tuổi, có thể do một trạng thái thường xuyên tăng kích thích thần kinh – cơ canxi huyết và pH máu có thể bình thường biểu hiện bằng các triệu chứng như lo âu, đau đầu, rối loạn giấc ngủ, đánh trống ngực, chóng mặt, đau ngực, nuốt khó, chuột rút, rối loạn tiêu hoá, mệt mỏ… mà nguyên nhân phần lớn do trạng thái ưu tư, loạn thần kinh dạng hysteria hay đồng bóng, vv.); của bệnh hư khớp cột sống cổ (đau cổ phía sau, có thể toả xuống chi trên, động tác cổ bị giới hạn, vv.); của hội chứng ống cổ tay (tê bại 3 ngón tay đầu tiên của bàn tay, giảm cảm giác, giảm trương lực

Page 41: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

cơ). Nguyên nhân: vi chấn thương, gãy xương, viêm bao hoạt dịch gân, có thai, đái tháo đường, bệnh nội tiết; có thể không tìm thấy nguyên nhân rõ rệt.

CẢM GIÁC NHIỆT (sinh), phản ứng sinh học tổng hợp của con người đối với các thông số về khí hậu đặc trưng cho môi trường xung quang (độ nhiệt, độ ẩm, vận tốc gió và bức xạ nhiệt). Nó phản ánh điều kiện nóng, lạnh của môi trường, cường độ lao động, nhiệt trở của quần áo và mức độ thích nghi của con người với môi trường. CGN phụ thuộc vào hằng số sinh học của con người, vào đặc điểm địa lí và khí hậu của vùng lãnh thổ. Vì vậy trên thế giới hiện nay tồn tại nhiều chỉ tiêu xác định hàm CGN: chỉ tiêu nhiệt độ hiệu quả tương đương, chỉ số điều kiện ZK của Zuilen – Korenkov, chỉ số Yaglow (ƯBGT), chỉ tiêu cường độ nhiệt của Belđinh – Hatch, vv. Vd. chỉ tiêu nhiệt độ của C. Gwebb dùng cho người Ấn Độ và Đông Nam Á: với độ ẩm 82%, vận tốc gió v = 0,3 – 0,5 m/s, thì cảm giác rất lạnh là 10,8oC, rất nóng là 30oC và cảm giác dễ chịu là 21 – 23 oC. Ở Việt Nam, có một số tác giả đã đưa ra các chỉ tiêu cảm giác nhiệt khác nhau.

CẢM GIÁC VẬN ĐỘNG (giáo dục), sự tác động qua lại giữa vận động và các thành tố cảm giác trong hoạt động tâm lí, làm cho chủ thể nhận thấy sự vận động của một nhóm cơ hay một cơ quan trong cơ thể con người. Những thông tin vận động xuất phát từ các cơ quan đang vận động chuyển sang cơ quan phân tích (giác quan) thành các CGVĐ giúp cho chủ thể điều khiển, kiểm tra và điều chỉnh vận động. Đồng thời quá trình vận động cũng làm thay đổi, chính xác hoá và nảy sinh những thông tin mới về cảm giác. Vòng phản xạ là phác đồ cấu trúc chung của việc tổ chức các quá trình CGVĐ. CGVĐ bắt đầu hình thành ở trẻ sơ sinh.

CẢN X QUANG (y; Ph. Radio opaque), cản quang không cho tia X đi xuyên qua. Tia X cũng giống như tia ánh sáng là một tia điện từ và bị các chất có độ dày và tỉ trọng cao cản lại (canxi, sắt, iot và các hợp chất iot, bari sunfat, vv.). Do đặc điểm cấu tạo, các mô trong cơ thể cản tia X không đều nhau, từ thấp (ít) đến cao (nhiều); nhu mô phổi có chứa không khí; mạch máu ở rốn phổi (chứa sắt, canxi, vv.); xương (chứa nhiều canxi). Dùng các chất cản quang để làm hiện rõ các cơ quan và các thương tổn bình thường không thấy được (các mạch máu, dạ dày, ruột, đường niệu, vv.).

CAO RĂNG (y), màng cứng (sỏi) bám trên men răng và xi măng răng ở vùng cổ răng, do canxi photphat, canxi cacbonat – trong nước bọt (nước miếng) – lắng đọng (bao bọc vi khuẩn và các mảnh vụn khác) tạo thành. Thường là nguyên nhan nhiều bệnh răng miệng (viêm quanh răng, viêm lợi…) dẫn tới hỏng răng. Bình thường sáu tháng nên kiểm tra răng một lần; tốt nhất cứ ba tháng nên lấy CR một lần.

CẠO GIÓ (y; tk. đánh gió), phương pháp dùng chất nóng (dầu cao, gừng và tóc rối hoà với rượu) miết vào da dùng cổ, gáy, dọc sống lưng, hai thăn lưng, ngực, bụng, chân tay, để giải cảm. Có thể dùng kết hợp với các bài thuốc giải cảm khác của y học dân tộc.

CẬN THỊ (y), tật khúc xạ của mắt, trong đó hình của một vật được đặt ở xa vô cực đối với mắt không hiện đúng ở võng mạc, mà ở một vùng trước võng mạc. Nguyên nhân thông thường: không giữ vệ sinh mắt, trẻ em ngồi học ở bàn quá cao (cúi đầu sát gần sách khi viết, đọc), nằm đọc sách dưới ánh đèn quá tối, vv. Cần đi khám và theo đúng chỉ dẫn

Page 42: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

của thầy thuốc. Biện pháp thông thường là đeo kính điều chỉnh, mổ chữa CT (chưa phổ cập).

CẬN UNG THƯ (y), hội chứng hoặc những biểu hiện sinh học và giải phẫu lâm sàng diễn ra trong quá trình phát triển của một ung thư, không do biến chứng hay lan tràn ung thư hay di căn ung thư gây ra. Những biểu hiện này có tính chất thần kinh, cơ, xương, khớp, da, nội tiết, máu hoặc chuyển hoá, có thể mất đi khi ung thư được điều trị và lại xuất hiện nếu ung thư tái phát. Vd. ung thư phổi không có các triệu chứng lâm sàng của bệnh phổi nhưng lại gây đau khớp, nhược cơ, chứng vú to đàn ông, vv. Sinh bệnh học chưa rõ.

CẤP ĐỘ DINH DƯỠNG (sinh), các cấp dinh dưỡng khác nhau trong chuỗi thức ăn của sinh vật. Cây xanh là CĐDD đầu tiên – cấp I, động vật ăn cỏ – cấp II, động vật ăn động vật ăn cỏ – cấp III. Các sinh vật tiêu thụ cũng có thể gọi là sinh vật tiêu thụ cấp I, II, III. Trong hệ sinh thái thường có bốn CĐDD, trong đó có ba là ăn thịt.

CHẢY MÁU (y), hiện tượng thoát ra ngoài mạch một khối lượng máu (nhiều hay ít) do thương tổn làm rách thành mạch (động mạch, tĩnh mạch, mao mạch). Nguyên nhân: vết thương do tác nhân có cạnh sắc, mảnh kim khí (đạn, mảnh bom, lựu đạn, vv.) làm rách da, các phần mềm, làm đứt, rách mạch máu, hay một nội tạng, để máu chảy ra ngoài cơ thể (CM ngoài); rách thành mạch ở một nội tạng (phổi, dạ dày, thực quản, gan, lách, vv.), máu có thể tích lại trong một khoảng rỗng (ổ màng phổi, ổ màng bụng, vv.), không chảy ra ngoài (CM trong); sau CM trong, máu có thể được loại ra ngoài (khái huyết hay ho ra máu; thổ huyết hay nôn ra máu, trong loét dạ dày, đứt tĩnh mạch thực quản, vv.); máu có thể từ loét tá tràng đi qua ruột, lẫn vào phân làm cho phân đen.

Dấu hiệu lâm sàng thay đổi tuỳ thuộc vào khối lượng máu bị mất, vị trí của vết thương (đứt động mạch, đứt tĩnh mạch), vv. Khối lượng máu do khái huyết nếu nhiều, cũng gây nên tình trạng toàn thân suy sụp nhanh. Máu chảy tuy ít nhưng liên tục trong nhiều ngày (chảy máu loét tá tràng) gây tình trạng thiếu máu.

Cách chữa: khẩn trương, bình tĩnh cầm máu và điều trị nguyên nhân gây CM. Vết thương mạch máu, các chi gây CM ồ ạt là một loại cấp cứu hàng đầu (đặt ngay một garô phía trên vết thương để cầm máu tạm thời, băng vết thương, chuyển ngay nạn nhân đi cấp cứu). Đối với các trường hợp CM ồ ạt khác (khái huyết, thổ huyết, vv.): để bệnh nhân nghỉ ngơi yên tĩnh , dùng các thuốc cầm máu tạm thời rồi chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế.

CHẢY MÁU CAM (y; expistaxis), chảy máu mũi. CMM tự phát ở thanh, thiếu niên, chưa rõ nguyên nhân và thường xảy ra ở tuổi dậy thì, hành kinh, say nắng, vv. CMM do nguyên nhân tại chỗ (u lành hoặc ác tính tại mũi, xoang vòm họng, chấn thương, vv.) hoặc toàn thân (tăng huyết áp, bệnh van tim, suy gan, cúm, sởi, xuất huyết, bệnh máu và mạch máu, vv.) hoặc thiếu vitamin C. Xử lí: người bệnh cần bình tĩnh, đầu hơi ngửa lên, há mồm, dùng một ngón tay ấn chặn cánh mũi phía chảy máu cho tới khi máu ngừng chảy (khoảng 5 – 10 phút) hoặc dùng vải, gạc, bông sạch vê tròn nhét vào lỗ mũi, không

Page 43: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

nhét thuốc lào, lông culi vào mũi để cầm máu. Trong trường hợp máu không cầm, cần đi khám.

Y học dân tộc chia CMM làm 3 thể: thể phế nhiệt, thể vị nhiệt, thể hoả. Thể phế nhiệt có thể chữa bằng: lá dâu 20 g, bạc hà 12 g, rai má 30 g, chi tử sao đen 16 g, cỏ nhọ nhồi 30 g, lá sen 20 g, rễ tranh 12 g. Thể vị nhiệt có thể chữa bằng: thạch cao 30 g, thạch môn 30 g, ngưu tất 12 g, chi tử 16 g, sinh địa 12 g. Thể hoả có thể chữa bằng: long đởm thảo 8 g, hoàng cầm 12 g, chi tử 12 g, sài hồ 8 g, đương quy 4 g, sinh địa 12 g, mộc thông 12 g, xa tiền tử 12 g, cam thảo 8 g. Bài thuốc cầm máu chung cho cả 3 thể: hoa hoè sao đen 12 g, mai mực 12 g, tán mịn, rây kĩ, mỗi lần thổi một tí vào lỗ mũi.

CHẢY MÁU CHÂN RĂNG (y) x. Chảy máu lợi.

CHẢY MÁU DẠ DÀY VÀ TÁ TRÀNG (y), hai trạng thái bệnh lí: nôn ra máu tươi hoặc đen lẫn máu cục và thức ăn, có mùi chua; đại tiện ra phân đen như mồ hóng hay nhựa đường, nhão, khắm. Không lầm lẫn với: chảy máu cam (chảy máu mũi với máu đỏ tươi); ho ra máu (ho hoặc khạc đờm lẫn máu hoặc máu tươi); đi phân đen màu chì, do uống thuốc chất sắt. Dấu hiệu của mất máu (tuỳ theo khối lượng của máu mất): mệt mỏi, vật vã; da, niêm mạc nhợt nhạt; chóng mặt, vã mồ hôi; mạch nhanh, huyết áp thấp. Ngoài khám lâm sàng, nếu cần thì làm nội soi thực quản, dạ dày, tá tràng để tìm điểm chảy máu, nguyên nhân chảy máu và cầm máu tại chỗ. Nguyên nhân: ở dạ dày như loét dạ dày (có thể do một cơn xúc cảm mạnh, uống một số thuốc như aspirine, corticoide, vv.); thay đổi thời tiết; u (lành, ác tính, vv.); viêm dạ dày chảy mául loét tá tràng do uống aspirine, vv. Điều trị: nghỉ ngơi, hồi sức, cầm máu; theo dõi; chữa tuỳ theo nguyên nhân bệnh.

CHẢY MÁU LỢI (y), máu từ mạch máu lợi chảy ra không ngừng ở chân răng, do nhiều nguyên nhân: nguyên nhân tại chỗ (viêm lợi); nguyên nhân toàn thân (các bệnh về máu và rối loạn đông máu, xơ gan, viêm gan, thiếu vitamin C, K, các bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc, tăng ure huyết, vv.). Phòng bệnh: không nên xỉa răng, chải răng đúng quy cách (dùng bàn chải mềm, vv.). Trong trường hợp CML kéo dài, cần khám để tìm nguyên nhân. Điều trị tuỳ theo nguyên nhân.

Y học dân tộc chia chảy máu chân răng làm hai thể: chảy máu chân răng do dương minh vị nhiệt; chảy máu chân răng do thận âm hư, thấp nhiệt vượng. Chảy máu chân răng do dương minh vị nhiệt với máu đỏ tươi, mồm hôi; có thể dùng: thục địa 20 g, sài đất 20 g, thạch cao 20 g, ngưu tất 12 g, mạch môn 16 g. Chảy máu chân răng do thận âm hư, thấp nhiệt vượng với máu đỏ nhạt, răng lung lay, hơi đau ; có thể dùng: thục địa 20 g, hoài sơn 16 g, thổ phục linh 12 g, hoàng bá 12 g, ngưu tất 12 g.

CHẢY MÁU NÃO (y), tình trạng bệnh lí do máu thoát ra ngoài một hay nhiều mạch máu trong não do vỡ mạch máu, máu thấm qua thành mạch máu. Chảy máu ở một bên bán cầu não sẽ gây liệt nửa người đối bên kèm theo hôn mê, đầu và mắt lệch về phía chảy máu, thở rống, huyết áp cao; sau đó phục hồi dần nếu chữa kịp thời và làm phục hồi chức năng tốt. Chảy máu ở cả hai bên bán cầu não (tràn ngập não – não thất) sẽ gây liệt toàn thân , hôn mê (thường sâu), thở rống, huyết áp cao, chảy máu võng mạc; tỉ lệ tử vong thường cao. Nguyên nhân: biến chứng của bệnh tăng huyết áp làm vỡ động mạch; chấn

Page 44: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

thương sọ não, dãn động mạch não bẩm sinh bị vỡ; các bệnh máu ác tính hay lành tính gây chảy máu. CMN là một tai biến nặng; sau khi khỏi cơn nguy hiểm sẽ để lại nhiều hậu quả thần kinh (liệt nửa người, nói ngọng, vv.). Dự phòng: theo dõi sức khoẻ định kì những người bị tăng huyết áp; áp dụng chế độ lao động, sinh hoạt, ăn uống, luyện tập (dưỡng sinh) thích hợp. Chữa bệnh: sau khi ra khỏi cơn nguy hiểm, thực hiện từng bước và tích cực việc phục hồi chức năng.

CHẢY MÁU SÉT ĐÁNH (y), chảy máu ồ ạt (một khối lượng máu lớn) trong một thời gian ngắn (vài phút), dẫn đến tử vong nếu không cầm máu kịp và hồi sức có hiệu quả. Nguyên nhân: thương tổn rách một mạch máu lớn hoặc có huyết áp cao (các nhánh ở gần động mạch chủ, vết thương động mạch đùi ở gần bẹn; vỡ phình động mạch chủ; vỡ tĩnh mạch thực quản trong tăng áp lực tĩnh mạch cửa); khái huyết trong lao hang phổi; nôn ra máu (thổ huyết) trong loét dạ dày – tá tràng, vv.

CHẢY NƯỚC MẮT (y) hiện tượng nước mắt không lưu thông hết theo hệ thống lệ đạo và tràn qua bờ mi. Có thể do tuyến lệ tiết quá nhiều nước mắt (lệ đạo vẫn thông suốt), do bị kích thích vì viêm chói, vv. hoặc lệ đạo bị tắc hẳn ở một vị trí nào đó. Cần khám và điều trị nguyên nhân bệnh.

CHÂN VÒNG KIỀNG (y), tình trạng biến dạng các xương chi dưới, làm cho hai đầu gối cách xa nhau, hai cẳng chân bị cong vào trong (cg. chân chữ “O”). Thường gặp trong bệnh còi xương.

CHUẨN ĐOÁN (y), xác định bệnh qua triệu chứng. Có hai loại CĐ:1. CĐ lâm sàng: xác định bệnh qua các triệu chứng, phát hiện bằng cáchhỏi và khám bệnh nhân trên giường (lâm sàng). Triệu chứng do bệnh nhân tự nhận thấy là triệu chứng chủ quan. Triệu chứng do thầy thuốc phát hiện khi thăm khám là triệu chứng khách quan.2. CĐ cận lâm sàng: xác định bệnh qua các dấu hiệu cận lâm sàng, phát hiện bằng các xét nghiệm (huyết học, sinh hoá, tế bào học, X quang, vv.) Vd. xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, chọc kim nhỏ, chụp X quang. Những năm gần đây, hàng loạt phương pháp CĐ cận lâm sàng mới đã trở thành phổ cập như siêu âm, ghi hình phóng xạ, chụp nhiệt, chụp cắt lớp điện toán hay bằng máy Scanne (Scanner), chụp nhiệt, chụp cộng hưởng từ trường hạt nhân, miễn dịch huỳnh quang, miên dịch mô học, enzim học, kháng thể đơn clôn, siêu li tâm… cho phép phát hiện hàng loạt bệnh trước đây khó xác định (ung thư mới, ổ di căn ung thư nội tặng, ổ nhồi máu, vv.).CĐ có thể đúng hay sai với các mức độ khác nhau: CĐ âm tính; CĐ âm tính giả; CĐ dương tính; CĐ dương tính giả; CĐ xác định; CĐ nguyên nhân; CĐ phân biệt; CĐ sớm, vv. CĐ sớm là xác định bệnh từ khi các triệu chứng mới xuất hiện. Vd. CĐ ung thư khối u có đường kính chưa quá 1 cm; CĐ bệnh giang mai qua phản ứng huyết thanh dương tính khi bệnh nhân chưa thấy rõ săng. CĐ sớm đặc biệt có ý nghĩa với các bệnh hiểm nghèo vì đó là thời điểm tốt nhất để điều trị khỏi bệnh cũng như đề phòng các biến chứng, di chứng, song trên thực tế không dễ dàng thực hiện.

CHUẨN ĐOÁN ĐỊNH KHU (y), xác định khu trú chính xác của một quá trình bệnh lí, vị trí của tổn thương. Trong bệnh học thần kinh, dựa vào các triệu chứng tìm được để xác định vùng tổn thương trung ương và ngoại vi.

Page 45: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

CHUẨN ĐOÁN HUYẾT THANH HỌC (y), phương pháp chuẩn đoán bệnh bằng huyết thanh của bệnh nhân, dựa trên cơ sở: huyết thanh người bệnh có chứa kháng thể phản ứng đặc hiệu với yếu tố gây bệnh (kháng nguyên), thường là vi khuẩn (phản ứng ngưng kết kháng nguyên) – kháng thể), vd. chuẩn đoán huyết thanh ở bệnh thương hàn.

CHUẨN ĐOÁN X QUANG (y), chuẩn đoán bệnh bằng tia X: chiếu tia X lên vùng có cơ quan nghi là bị bệnh, cho hình ảnh hiện lên một màn huỳnh quang để quan sát và tìm các thương tổn (soi X quang); hoặc đưa hình ảnh lên một phim X quang (chụp X quang với nhiều kĩ thuật khác nhau như chụp X quang thường, chụp cắt lớp, vv.), sau đó đọc kết quả trên phim X quang qua đèn đọc phim để tìm các tổn thương.

Khuynh hướng hiện nay: ít dùng phương pháp soi X quang (bệnh nhân và thầy thuốc tiếp xúc với tia X quá lâu có hại, kết quả không được chính xác lắm, vv.). Chụp X quang nhiều cũng có hại (nhất là đối với trẻ em, phụ nữ có thai, vv.). Cần thận trọng, cân nhắc kĩ khi chỉ định chụp X quang.

CHẤN ĐỘNG NÃO (y), chấn thương não do sức ép hoặc va chạm mạnh nhưng không gây ra các tổn thương giải phẩu quan trọng cho xương và phần mềm. Bệnh nhân rơi vào tình trạng li bì hoặc hôn mê, có thể phục hồi hoàn toàn sau vài giờ hoặc vài ngày. Trong một số trường hợp, sau chấn thương não, bệnh nhân có khoảng (thời gian) tỉnh trước khi hôn mê, do đó cần được theo dõi chặt chẽ. Đôi khi CĐN để lại các di chứng: rối loạn thị giác, co giật, quên. Đánh giá đầy đủ các thương tổn do CĐN gây ra chỉ có thể làm được sau vài tháng.

CHẤN THƯƠNG (y), trạng thái của cơ thể bị một tác nhân bên ngoài gây những tổn thương dưới nhiều hình thái và mức độ khác nhau trong các tai nạn hàng ngày (sinh hoạt, lao động, giao thông, vv.). Tác nhân gây CT có thể là các yếu tố cơ học (vật sắc, nhọn, vật khối tù, mảnh bom đạn, súng nổ, lực đè ép, nghiến, sự thay đổi đột biến và trên mức giới hạn của áp lực, vv.), các yếu tố nóng, lạnh, hoá học, lí học, vv.Tuỳ mức độ và hình thái tổn thương, có thể gặp CT kín (da, niêm mạc không bị rách đứt nhưng có thể có các tổn thương các phần cơ thể dưới da, dưới niêm mạc hoặc nội tạng); CT mở (khi da, niêm mạc các phần mềm hoặc cứng bị rách đứt, gẫy, hình thành một vết thương để lộ phần tổn thương ở dưới). Tuỳ theo vị trí tổn thương mà phân loại các CT: tứ chi, sọ não, cột sống, ngực, bụng, tiết niệu, sinh dục, mặt hàm, răng miệng, tai mũi họng, mắt, vv. Cần phải sơ cứu ngay tại hiện trường, sau khi xảy ra tai nạn, cho qua khỏi cơn sốc đầu tiên. Sau đó, gửi ngay đi cấp cứu ở bệnh viện. Thuật ngữ CT còn được dùng trong tâm lí học và tâm thần bệnh học…, vd. CT tâm lí.

CHẤN THƯƠNG ÂM THANH (y), tổn thương thính giác do các loại âm thanh gây ra: suy giảm thính giác vĩnh viễn do tiếp xúc với tiếng ồn lớn trong một thời gian ngắn (tiếng súng, bom, mìn, tiếng sét trong lúc đang nghe điện thoại, vv.). Điếc nghề nghiệp do tiếp xúc lâu dài với tiếng ồn cao trong sản xuất công nghiệp.

CHẤN THƯƠNG KÍN (y) x. Chấn thương.

Page 46: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

CHẤN THƯƠNG MẮT (y), tổn thương đụng giập hoặc xuyên thủng nhãn cầu do nhiều nguyên nhân: tác nhân cơ học (mảnh kim loại, hạt thóc, vv.), tác nhân hoá học (axit, bazơ, vv.), tác nhân vật lí (tia hàn điện,vv.) vv. Cần đeo kính bảo vệ mắt khi làm các công việc có nguy cơ gây CTM (đập, tuốt lúa, hàn, vv.). Khi bị CTM, bệnh nhân cần phải được cấp cứu và điều trị kịp thời tại các cơ sở y tế chuyên khoa. Không nên dịu mắt và tự đắp thuốc vào mắt.

CHẤN THƯƠNG MỞ (y) x. Chân thương.

CHẤN THƯƠNG SẢN KHOA (y), thương tổn xảy ra ở các phần của bộ phận sinh dục nữ khi đẻ, đặc biệt là các lần đẻ khó, có can thiệp bằng thủ thuật. CTSK có thể nhẹ, nặng hay rất nặng, gây tử vong cho sản phụ và cả con. Các CTSK nhẹ thường là rách tầng sinh môn (đáy chậu), rách âm đạo, rác cổ tử cung. CTSK nặng là vỡ tử cung. CTSK rất nặng là vỡ tử cung rộng kèm theo nhiễm khuẩn và vỡ bàng quang. Triệu chứng chung: chảy máu sau đẻ (máu tươi, chảy ít nhưng kéo dài), nếu không xử lí kịp thời sẽ dẫn đến chết do thiếu máu. Nguyên tắc xử lí: tìm chỗ rách và khâu cầm máu. Nếu vỡ tử cung phải mổ khâu vết vỡ hoặc cắt tử cung. Đồng thời với khâu cầm máu, phải cho thuốc nâng cao thể trạng và bù lại số máu đã mất.

CHẤN THƯƠNG TÂM LÍ (giáo dục), hiện tượng rối loạn tạm thời hay kéo dài của tâm lí , do ảnh hưởng của những tác động tâm lí quá mạnh khiến con người không chịu nổi.

CHẤT BÉO (hoá, sinh, cg. lipit), mỡ, dầu động thực vật. Là este của axit béo với glixerin nên còn được gọi là các glixerit, có công thức chung:

trong đó R, R’, R’’ là gốc hữu cơ. CB là thành phần cơ bản của tế bào mỡ và nhiều tế bào khác trong cơ thể; mô mỡ tạo ra một lớp cách li mềm bảo vệ cơ thể. Về cấu trúc, trong CB có axit béo no (axit stearic và axit panmitic…) và axit béo không no (axit oleic, axit linoleic, axit linolenic, vv.). CB không tan trong nước, tan trong các dung môi hữu cơ (ete, benzen, dầu hoả, vv.). Thuỷ phân CB bằng kiềm sẽ thu được xà phòng. Là dung môi tốt cho nhiều vitamin. Theo nguồn gốc tự nhiên, CB được phân biệt thành CB động vật (bơ, mỡ của bò, lợn, cừu, vv.) và CB thực vật (các loại dầu: dừa, đậu tương, vừng, lạc, hướng dương, vv.). Thành phần CB động vật và thực vật khác nhau do tỉ lệ axit béo no và không no khác nhau: tỉ lệ axit béo không no trong dầu cao hơn trong mỡ. Dầu, mỡ… là nguồn thực phẩm có giá trị, cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể (một gam CB vào cơ thể được oxi hoá sinh ra 9,3 kcal) và là nguyên liệu để chế tạo xà phòng, glixerin, sơn, vv. Về dinh dưỡng, CB là nguồn axit béo cần thiết trong quá trình sinh trưởng, phát triển cơ thể. Thiếu CB trong khẩu phần sẽ làm giảm tỉ lệ hấp thụ protein, gây hiện tượng viêm loét dạ dày, đường ruột và giảm tỉ lệ mỡ trong sữa.

CHẤT GÂY UNG THƯ (y), các yếu tố lí, hoá học có khả năng sinh ra ung thư ở sinh vật. Có nhiều CGUT cho động vật (thực nghiệm) cũng như cho người có tác dụng phối hợp (đa yếu tố). Ngày nay, y học đã xác nhận có trên 500 CGUT, đáng chú ý là các chất phóng xạ (bon nguyên tử ném xuống Hirôsima và Nagaxaki đã gây ung thư máu, ung thư

Page 47: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

xương, ung thư phổi, vv.) và hoá chất (chất 3 – 4 benzopiren trong khói thuốc lá gây ung thư phổi, ung thư thận, ung thư bàng quang, vv.; chất aflatoxin trong nấm mốc ở gạo, mì và lạc gây ung thư gan; chất nitrosamin trong rau, quả ôi dễ gây ung thư đường tiêu hoá; chất đioxin có khả năng gây ung thư phần mềm, ung thư gan, ung thư hạch, vv.).

CHẤT KHÁNG SINH (sinh; tk. trụ sinh), các chất hữu cơ do vi sinh vật tạo ra và ở nồng độ rất loãng (1 – 2 mg/l nước) có tác dụng ức chế sự phát triển hoặc tiêu huỷ vi khuẩn, đôi khi cả virut, các vi sinh vật khác và một số tế bào của sinh vật đa bào. Loại kháng sinh đầu tiên (pénicilline) do Fleminh (Ph. Alexander Fleming; 1881 – 1955) tìm ra 1982. Các CKS thường dùng: pénicilline, ampicilline, érythromycine, cephalosporine, gentamicine, tétracycline, biomycine, vv. Khi dùng CKS, cần có chỉ định và theo dõi của thầy thuốc để tránh quen thuốc và tai biến. Có thể sản xuất CKS theo phương pháp công nghiệp bằng tổng hợp hoá học và tổng hợp vi sinh vật. Trong chăn nuôi, dùng CKS thêm vào thức ăn với liều lượng thấp (vài gam cho 1 tấn thức ăn) không nhằm chữa bệnh mà để kích thích sinh trưởng súc vật non, tăng tỉ lệ hấp thụ thức ăn.

CHẾ ĐỘ ĂN (y; cg. chế độ dinh dưỡng), hệ thống những quy định cần phải được tuân theo về ăn uống (số lượng, chất lượng, cách chế biến lương thực, thực phẩm và số bữa ăn trong ngày) cho một đối tượng, nhằm sử dụng hợp lí và có cơ sở khoa học về lương thực, thực phẩm cần thiết cho cuộc sống, cho sức khoẻ của đối tượng đó. Một CĐĂ đúng phẩi đảm bảo duy trì, phát triển tốt sức khỏe, khả năng hoạt động, lao động, khả năng đề kháng bệnh, khả năng sinh sản. Tuỳ theo khí hậu, tuổi, giới tính, tính chất lao động, sinh hoạt, sức khoẻ, bệnh tật mà có CĐĂ riêng cho mỗi cộng đồng, mỗi cá nhân. Có nhiều CĐĂ: CĐĂ cho trẻ sơ sinh, trẻ đang phát triển, người khoẻ mạnh, người có thai, mẹ nuôi con; CĐĂ bệnh lí (CĐĂ nhạt, giảm calo, tăng calo, hạn chế protein, tăng protein, giảm lipit, CĐĂ lỏng); CĐĂ chay, vv.

CHẾ ĐỘ ĂN BỆNH LÍ (y), chế độ ăn dành cho người ốm (x. Ăn kiêng). Mục đích: hạn chế một hay nhiều loại thức ăn, chất dinh dưỡng cho phù hợp với những rối loạn chuyển hoá do bệnh gây ra để không làm cho bệnh nặng thêm, không chuyển từ cấp tính sang mạn tính và làm tăng tác dụng của thuốc. CĐĂBL còn được dùng để cung cấp những yếu tố chữa bệnh tích cực, được gọi là chế độ ăn điều trị . Những CĐĂBL thông dụng: ăn nhạt, ăn kiêng mỡ, ăn giảm tinh bột, ăn hạn chế năng lượng, ăn chay, nhịn ăn, vv.

Y học cổ truyền Việt Nam chia bệnh thành loại “hàn”, “nhiệt”, cũng chia thức ăn thành loại “hàn”, “nhiệt” mà đề xuất những thức ăn cần phải kiêng cho từng loại bệnh và đã nêu ra gần 100 thức ăn chữa bệnh. Nhiều nhà khoa học Việt Nam đã xây dựng những chế độ ăn điều trị suy dinh dưỡng – năng lượng, ỉa chảy, tăng huyết áp.

CHẾ ĐỘ RÈN LUYỆN THÂN THỂ THEO TIÊU CHUẨN (thể thao; tên đầy đủ: chế độ rèn luyện thân thể để lao động và bảo vệ Tổ quốc), được ban hành theo Nghị định 110 – CP ngày 26.9.1962 của Hội đồng Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Mục đích: giáo dục, cổ vũ mọi người có ý thức tự nguyện tập luyện các môn thể dục thể thao để có sức khoẻ. Đối tượng thực hiện CĐRLTTTTC: nam từ 13 đến 45 tuổi, nữ từ 13 đến 39 tuổi , chia ra 3 cấp: cấp thiếu niên, cấp 1, cấp 2 (cho nam và nữ riêng). Nội dung gồm: các yêu cầu cơ bản về kiến thức và thói quen tập luyện và các tiêu chuẩn đánh giá trình

Page 48: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

độ về sức mạnh, sức nhanh, sức doẻ dai, sự khéo léo thông qua các bài tập chạy, nhảy, ném, bơi, bắn, vv. Người thi đạt tiêu chuẩn được cấp chứng chỉ.

CHÍT HẸP BAO QUY ĐẦU (y) x. Bao quy đầu.

CHỊU THUỐC (y; cg. nhạy cảm thuốc), hiện tượng vi khuẩn chịu tác động của thuốc kháng sinh (hay hoá chất): bị thuốc tiêu diệt hoặc bị hạn chế sinh sản khi tiếp xúc với thuốc. Phân biệt: 1) CT tuyệt đối: dù với một liều lượng rất nhỏ, thuốc cũng ức chế hoàn toàn sự phát triển của vi khuẩn; 2) CT lâm sàng: vi khuẩn chỉ bị ức chế ở nồng độ thuốc nhất định thường xuyên có trong máu trong thời gian điều trị, vd. đối với vi khuẩn lao, đó là nồng độ 4 mg/ml streptomycine…(xt. Kháng thuốc).

CHOÁNG (y) x. Chấn động não; Sốc.

CHỌC KHÔ (y; tk. chọc trắng), chọc không lấy được bệnh phẩm (dù là chọc thăm dò, chọc hút hay chọc tháo). Khi phải chọc thăm dò (để xét nghiệm) hay chọc tháo (để lấy bớt hay lấy hết dịch và để điều trị) thì CK là không có kết quả, thường phải chọc lại, nếu lâm sàng và xét nghiệm X quang đã khẳng định có âm tính, vd. chọc vào vùng nghi apxe gan mà không hút ra mủ.

CHỌC SINH THIẾT (y), thủ thuật lấy bệnh phẩm trên cơ thể sống bằng cách chọc kim vào vùng tổn thương, hút một mảnh mô (kim chọc to) hay các tế bào bệnh (kim chọc nhỏ). Qua soi phiến đồ, tiêu bản trên kính hiển vi, có thể chuẩn đoán bệnh chính xác trước khi điều trị. Là kĩ thuật tốt, tương đối đơn giản, tiết kiệm, thích hợp với các cơ sở y tế thực hành.

CHỌC SỐNG THẮT LƯNG (y), thủ thuật đưa kim vào khoang dưới màng nhện lấy dịch não tuỷ để nghiên cứu nhằm mục đích chuẩn đoán, đo áp lực dịch não tuỷ. Nếu có chỉ định của lâm sàng, cùng với CSTL có thể kết hợp làm những nghiệm pháp thăm dò sự lưu thông dịch não tuỷ hoặc bơm không khí, chất cản quang để chụp tuỷ hoặc đưa thuốc vào. Trường hợp khó CSTL, người ta còn chọc ở đường dưới chẩm tay hay chọc não thất.

CHỌC THÁO (y), thủ thuật chọc bằng kim (thường là kim to) nhằm lấy bớt hoặc lấy hết dịch bệnh lí (có thể là một loại dịch trong, dịch màu vàng chanh, máu hay mủ, vd. dịch màng phổi, màng tim…) trong một bộ phận cơ thể để xét nghiệm hoặc chữa bệnh.

CHỐNG KHÁNG SINH (y, sinh), đặc tính của một số chủng vi khuẩn thuộc một loại bình thường dị cảm với một kháng sinh nào đó, nhưng nay không bị kháng sinh đó ức chế hoặc tiêu diệt. Vd. chủng Streptococcus khác vẫn dị cảm với pénicilline và bản thân chủng chống pénicilline vẫn dị cảm với streptomycine. Tính CKS thường được tạo ra do điều trị bằng kháng sinh không đủ liều, gây ra sự chọn lọc những cá thể vi khuẩn có tính chống đỡ tự nhiên. Gần đây, đã phát hiện được là tính CKS có thể truyền cho một số vi khuẩn khác (kể cả những vi khuẩn không gây bệnh) cho đến lúc đó vẫn dị cảm với kháng sinh, do việc chuyển những plasmit chứa thông tin cần thiết đủ làm mất hoạt lực của kháng sinh.

Page 49: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

CHỐNG THỤ THAI (y) x. Thuốc tránh thai.

CHỐNG THUỐC (y) x. Kháng thuốc.

CHỤP ĐỘNG MẠCH (y), kĩ thuật dùng trong chuẩn đoán các bệnh của động mạch: bơm thuốc cản quang vào động mạch để thuốc theo dòng máu đến nơi định chụp; chụp cố định trên phim X quang hình ảnh và những biến đổi hình thái động mạch và các nhánh. Giúp chuẩn đoán phình động mạch, tắc nghẽn động mạch, chấn thương sọ não, các ổ máu tụ trong sọ (động mạch não bị u máu đẩy sang một bên), vv.

CHỤP HUỲNH QUANG (y), kĩ thuật dùng phim X quang cỡ nhỏ chụp lại hình của màn chiếu huỳnh quang, thông qua một hệ thống quang học (thấu kính, gương lõm). Mục đích: chụp hàng loạt cho một số đông người để phát hiện bệnh sơ bộ hoặc phát hiện sớm hàng loạt đối với các bệnh phổi (lao, bụi phổi, ung thư, vv.). Là kĩ thuật rất tiết kiệm, không phải chụp ngay từ đầu phim X quang cỡ lớn (30 x 40 cm) vẫn có thể đảm bảo chuẩn đoán bệnh chính xác. Các cỡ phim thông dụng hiện nay: 7 x 7 cm, 10 x 10 cm. Áp dụng thuận tiện ở các cơ sở y tế tuyến trước hoặc đội công tác lưu động.

CHỤP LẤP LÁNH (y) x. Ghi hình phóng xạ.

CHỤP X QUANG (y), phương pháp ghi hình ảnh các cơ quan, bộ phận của cơ thể lên phim X quang. Là cơ sở cho chuẩn đoán X quang. Tuỳ theo kĩ thuật chụp và lĩnh vực ứng dụng, phân biệt nhiều loại CXQ: 1) CXQ thường: không cần chuẩn bị đặc biệt cho bệnh nhân trước khi chụp hoặc đưa vào cơ thể các chất làm nổi rõ hình thể của các cơ quan cần chụp (chất khí, chất cản quang, vv.); được sử dụng để chụp tim, phổi, xương khớp… 2) CXQ có chuẩn bị: cần chuẩn bị cho bệnh nhân trước khi chụp (nội dung chuẩn bị tuỳ thuộc vào yêu cầu kĩ thuật và cơ quan định chụp) để làm nổi rõ các chi tiết cần phát hiện ; vd. tiêm thuốc cản quang khi chụp động mạch cảnh, động mạch não, vv. 3) CXQ có bơm khí: kĩ thuật CXQ sau khi bơm một chất khí (không khí thường, oxi, điôxit cacbon, vv.) vào vùng có cơ quan định chụp, tách nó khỏi các cơ quan lân cận để dễ quan sát các chi tiết, biến đổi cần thiết cho chuẩn đoán và chữa bệnh; vd. bơm khí vào màng phổi để làm rõ u màng phổi. 4) CXQ cắt lớp: kĩ thuật CXQ với hình ảnh của từng lớp khác nhau, nhằm phát hiện những thương tổn lớn (khối u, hang) khu trú ở nhiều lớp, các thương tổn nhỏ khu trú ở một lớp hay rải rác ở nhiều lớp mà CXQ thường dễ bỏ sót; được sử dụng khi CXQ các cơ quan dày hoặc đặc. 5) CXQ hàng loạt: kĩ thuật CXQ một cơ quan bằng một loạt phim liên tiếp với tốc độ nhanh (3 giây, 1 giây, 4/100 giây mỗi phim) nhằm ghi được hình ảnh về cấu trúc, chức năng và thương tổn của cơ quan đang hoạt động; thường được dùng để chuẩn đoán các bệnh tim bẩm sinh, các dị dạng của động mạch chủ, động mạch thận.

CHỬA (sinh, nông, y; tk. mang thai), giai đoạn từ khi trứng thụ tinh đến lúc đẻ ở động vật đẻ con. Ở người, C bình thường có thai trong tử cung , được đánh giá theo một số tiêu chuẩn: một thai phát triển bình thường, khi đẻ ra nặng ít nhất 2500g, thời gian C 38 – 40 tuần, không quá 42 tuần (C già tháng), không dưới 37 tuần (đẻ non) ; trong quá trình thai nghén không xảy ra bất cứ biến cố nào (thai phụ không ốm, không bị ra máu, không có cơn co tử cung đột xuất, vv.), ngôi thai thuận. Trong quá trình C, thai phụ phải tăng trọng

Page 50: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

lượng ít nhất 10 – 14 kg. Có những quá trình C bệnh lí như C trứng (x. Chửa trứng), C ngoài tử cung (x. Chửa ngoài tử cung). Ở các loài động vật khác nhau, thời gian mang thai khác nhau: ở lợn 110 – 118 ngày, trunh bình 114 ngày; trâu Việt Nam 315 – 320 ngày; trâu sữa Mura (Ấn Độ) 301 – 315 ngày; dê và cừu 146 – 161 ngày, trung bình 150 ngày; ngựa 320 – 360, ngựa 320 – 360 ngày, trung bình 336 – 340 ngày.

CHỬA GIÀ THÁNG (y) x. Chửa.

CHỬA NGOÀI TỬ CUNG (y), trứng thụ tinh không làm tổ trong buồng tử cung mà ở nơi khác ngoài tử cung. Bình thường sự thụ tinh xảy ra ở 1/3 ngoài của vòi trứng, rồi trứng di chuyển vào buồng tử cung và làm tổ ở đấy. Vì lí do nào đó, như vòi trứng di dạng, vòi trứng bị viêm nhiễm hoặc nhu động bất thường làm cho trứng không di chuyển được vào buồng tử cung như thông thường, mà làm tổ bất thường ở nơi khác ngoài tử cung như ở vòi trứng (chửa ở vòi trứng, vv.), ở trong ổ bụng và làm tổ ở những tạng mà nó bám vào, gây nên chửa trong ổ bụng, chửa ở buồng trứng, vv. Dấu hiệu CNTC: dấu hiệu chửa (chậm kinh, nôn hoặc buồn nôn, chán ăn, vv.), thỉnh thoảng có chảy ít máu nâu đen qua âm hộ, cảm giác nặng ở bụng dưới, đau râm ran, vv. Cần đi khám ngay. Nguy cơ của CNTC: thông thường là bào thai sẽ vỡ, gây chảy máu nặng bên trong ổ bụng dẫn đến tử vong. Điều trị: sau chuẩn đoán phải mổ ngay, không để bào thai vỡ vào trong ổ bụng.

CHỬA TRỨNG (y), loại bệnh của thai, phát sinh do các gai màng đệm của nhau bị thoái hoá thành các nang (túi) nước tập trung sát với nhau như chùm nho. Nguyên nhân sinh bệnh chưa rõ, nhưng bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi mang thai, thường thấy ở Châu Á và Châu Phi. Triệu chứng của người có thai, nhưng có nhiều biểu hiện khác thường: nghén nhiều, ra máu qua âm đạo kéo dài, tử cung to nhanh hơn so với thời gian mang thai. Hướng xử trí: cho sẩy thai, nong rộng cổ tử cung, nạo hút hết trứng và nhau. Vì có 15% trường hợp CT trở thành ung thư nên sau khi nạo thai, người bị CT phải được theo dõi nhiều lần ở bệnh viện theo quy định để phát hiện sớm các dấu hiệu của ung thư nhau.

CHỮA BỆNH (y), môn y học nghiên cứu các phương pháp chữa trị khỏi bệnh hoặc làm giảm bớt đau đớn, khó chịu cho người bệnh. Có nhiều phương pháp CB: chữa bằng thuốc, bằng ăn uống, bằng tâm lý, vật lý, châm cứu, nước khoáng, bùn khoáng, lao động, thể dục, vv. Y học cổ truyền dân gian giữ một vị trí quan trọng cùng với y học hiện đại trong CB, đặc biệt các bệnh mạn tính, cho các đối tượng người cao tuổi, trẻ em, vv.

CHỮA RĂNG (y), chuyên khoa của nha khoa, có nhiệm vụ phục hồi các mô cứng của răng (men, ngà răng) bị tổn thương (do sâu răng, chấn thương, rối loạn chức năng nhai) và phục hồi thẩm mĩ của hàm răng.

CHỨNG UỐNG NHIỀU (y), uống nước nhiều hơn bình thường, có khi tới 5 – 10 lít nước hoặc hơn trong một ngày đêm, thường đi đôi với chứng đái nhiều. Gặp trong bệnh đái tháo đường, đái tháo nhạt; CUN do thói quen hoặc do nguyên nhân tâm thần. Xác định CUN bằng cách đo lượng nước uống vào trong 24 giờ, trong điều kiện sinh hoạt bình thường.

Page 51: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

CHỨNG ƯA CHẢY MÁU (y), chứng chảy máu có tính di truyền do thiếu yếu tố đông máu kháng ưa chảy máu, hoặc làm cho máu chậm đông. Biểu hiện: chảy máu một cách tự nhiên sau chấn thương, thường chảy máu dưới da, trong cơ, trong khớp; đái máu; thời gian đông máu kéo dài. Điều trị bằng cách đưa yếu tố đông máu vào cơ thể (truyền huyết tương tươi, huyết tương ngưng kết lạnh, huyết tương chống ưa chảy máu) hoặc truyền máu tươi trong trường hợp có thiếu máu kèm theo.

CHỨNG XANH TÍM (y), hiện tượng da và niêm mạc đổi sang màu sang tím (xanh lam) khi nồng độ hemoglobin khử trong máu mao mạch lớn hơn hoặc bằng 5g/100 ml máu. Xanh tím có nguồn gốc ngoại vi do máu tĩnh mạch bị khử oxi quá nhiều, máu lưu chuyển chậm (trong trường hợp suy tim) làm cho các mô hút được oxi của máu nhiều hơn bình thường. Xanh tím có nguồn gốc trung tâm do máu động mạch khi khử oxi quá nhiều (trong bệnh phế quản – phổi gây khó khăn trao đổi oxi ở phổi). Xanh tím do tuần hoàn máu bất thường làm cho máu tĩnh mạch trộn với máu động mạch trong các bệnh tim bẩm sinh, vd. tứ chứng Falô (Fallot). Xanh tím do nhiễm độc (vd. cacbon oxit) tạo nên trong máu một loại hemoglobin bất thường (methemoglobin).

CHỨNG XANH TÍM ĐẦU CHI (y), hiện tượng xanh tím xuất hiện thường xuyên ở bàn tay, bàn chân (hiếm gặp ở tai, mũi, gò má), với biểu hiện: da bị ngấm phù, nhiệt độ tại chỗ thường thấp hơn bình thường, tăng tiết mồ hôi. Nguyên nhân: rối loạn nội tiết, giao cảm làm co thắt các mao mạch; viêm tắc mạch; bệnh nghề nghiệp (nhiễm độc chì, asen, vv.); bệnh máu; bệnh tim. CXTĐC tăng khi thời tiết lạnh và ẩm; hay gặp ở thiếu nữ; không nguy hiểm và có tiên lượng không đáng ngại. Điều trị theo nguyên nhân, kết hợp với các biện pháp hỗ trợ (tăng cường vận động, tập thể dục, xoa bóp đầu chi và vùng bị xanh tím, áp dụng chế độ nghỉ ngơi tích cực, vv.)

CHƯỜM NÓNG (y), phương pháp chữa bệnh dùng nhiệt chữa bệnh trực tiếp lên vùng đau hay vùng chiếu ngoài da của nội tạng bị đau. Các biện động vật lí, tuần hoàn, thần kinh, vv. do nhiệt gây ra làm đỡ hoặc khỏi đau. CN được dùng trong các trường hợp: cơn đau dạ dày, đau bụng vùng dưới rốn chưa rõ nguyên nhân, vùng da sưng tấy nghi mưng mủ do khi tiêm bị nhiễm khuẩn, vv. Là phương pháp đơn giản, nhiều khi có hiệu quả. Về nguồn nhiệt, có thể dùng túi chườm cao su, bình chườm bằng thuỷ tinh hay sứ, gốm, có nút thật kín đựng nước nóng; muối rang bọc vải; ngải cứu sao nóng; hòn gạch nung; hoặc các thiết bị điện. Cần chú ý lót vải hay chăn bông giữa vật chườm và da bệnh nhân để tránh bỏng.

CO CƠ (y; tk. co giật cơ), những cơn co giật đột ngột thành từng đợt, không phụ thuộc vào ý muốn, không hệ thống. Có thể thấy ở từng cơ hoặc từng nhóm cơ. Tật CC có thể gặp ở một số người (như máy môi, nháy mắt, giật vai, vv.), thường do bẩm sinh. CC có thể là triệu chứng của động kinh, ngộ độc thần kinh và một số bệnh thần kinh khác; cũng có thể hoàn toàn không có ý nghĩa bệnh lí, như co giật cơ lúc ngủ.

CO CỨNG (y), hội chứng mà đặc điểm là CC không chủ động được của một số cơ hay toàn bộ hệ cơ, lặp đi lặp lại thành từng cơn. Điển hình của CC thấy trong bệnh uốn ván. CC thường do biến loạn chức năng tuyến cận giáp, cũng có thể do mất cân bằng dinh

Page 52: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

dưỡng (thiếu canxi, thiếu magie trong máu), ngộ độc strychnine, do các bệnh thần kinh, chấn thương, viêm các tạng (viêm ruột thừa, thủng dạ dày).

CO GIẬT (y), co đột ngột không cố ý tạo nên những động tác khu trú ở một hoặc nhiều nhóm cơ hay lan tràn ra toàn thân. Tuỳ theo thời gian, chia ra hai loại: CG cứng – co kéo dài tạo nên một trạng thái cứng liên tục, thỉnh thoảng có các cơn co giật ngắt quãng; CG rung – nhiều động tác co cứng nhanh và nối tiếp nhau một cách liên tục với biên độ rộng. Nguyên nhân: thương tổn não – màng não (chảy máu, u, apxe não, vv.), thương tổn tuỷ sống, giảm oxi – máu trong cơn ngất, ngộ độc (strychnine, mã tiền), cảm nặng, sốt cao (nhất là vào mùa hè), tâm lí cảm xúc, istêri, di chứng chấn thương, vv. Ở trẻ em, CG thường lan ra toàn thân và là một phản ứng đối với bất cứ một sự kích thích nào, có thể do một thể địa CG sẵn có ở nhiều giai đoạn phát triển của trẻ em (dưới 2 tuổi, tuổi dậy thì…). Điều trị theo nguyên nhân: tạm thời lúc xảy ra CG, để người bệnh nằm, đầu hơi cao, nghiêng về một bên để đờm dãi dễ chảy ra, cởi, nới lỏng quần áo; nếu sốt chờm nước đá, dùng thuốc hạ nhiệt; thuốc an thần nhẹ.

CO MẠCH (sinh), hiện tượng co hẹp các mạch máu nhỏ do cơ trơn co trong thành mạch. Xảy ra khi huyết áp giảm, nhiệt độ bên ngoài thấp hoặc bị đau do kích thích các sợi dây thần kinh CM hoặc tiết ađrenalin (x. Dây thần kinh vận mạch)

CO THẮT ĐỘNG MẠCH VÀNH (y), tình trạng bệnh lí xảy ra ở người có các thương tổn xơ – cứng hay xơ vữa động mạch vành và suy động mạch vành, do một cơn co thắt mạch làm thu hẹp một phần lòng của một hay nhiều nhánh động mạch vành, làm suy giảm sự lưu thông máu và cung cấp oxi cho vùng cơ tim ở phía dưới. Biểu hiện lâm sàng: cơn đau thắt ngực (x. Cơn đau thắt ngực). Nếu nhẹ: nghỉ và dùng thuốc kịp thời, cơn đau dịu dần và biến mất do nhu cầu oxi giảm và trở lại mức bình thường. Nếu nặng, kéo dài liên tục quá 15 phút, có khả năng gây nhồi máu cơ tim (x. Nhồi máu cơ tim). Nguyên nhân: nghiện hút thuốc lá, tăng huyết áp, tăng colesteron máu, tăng triglixerit máu, đái tháo đường, các cảm xúc mạnh gây chấn động tâm lí, tinh thần, sự cố sức làm tăng nhu cầu oxi của cơ tim (đi bộ nhanh ngoài trời lạnh), đợt lao động nặng, chơi thể thao quá sức, vv. Điều trị: nghỉ ngơi yên tĩnh; dùng ngay một viên thuốc loại nitroglixerin có tác dụng nhanh; tiếp tục điều trị theo chỉ dẫn của thầy thuốc. Theo y học cổ truyền, CTĐNV thuộc phạm vi chứng hung thống và tâm thống. Thường chia ra các thể sau: 1) Thể khí trệ huyết ứ: ngực tâm đau như bị đâm, thở hụt hơi, tâm phiền, mạch huyền. 2) Thể khí dương ở trong ngực bị bế tắc: tâm thống, thở hụt hơi, ngực như bị nghẽn, nặng thì đau từ tim xuyên sang lưng hoặc từ lưng xuyên vào tim. 3) Thể khí âm lưỡng hư: tâm thống, thở hụt hơi, tim đập, vã mồ hôi, mạch kết đại hoặc vô lực. 4) Thể dương khí hư tổn: tâm thống, thở hụt hơi, tim đập, vã mồ hôi, người lạnh, ỉa lỏng, mạch trầm vô lực hoặc kết đại. 5) Thể dương hư muốn thoát: tâm thống, thở hụt hơi, vã mồ hôi, chân tay lạnh, mặt bệch, có thể hôn mê, mạch trầm tế vô lực hoặc kết đại.

Khi có tâm thống, có thể dùng châm cứu: châm loa tai (vùng tim, vùng giao cảm), châm ở thân thể [huyệt Nội quan, Thông lí, Tâm du, Quyết âm du, A thị (tại vùng mỏm tim ở ngực)].

Page 53: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

CO THẮT MẠCH (y), tình trạng bệnh lí do co thắt các cơ trơn thành mạch, làm thuhẹp đột ngột lòng của mạch máu (thường là động mạch thuộc hệ đại tuần hoàn), tạo nên sự thiếu máu cục bộ tại vùng cơ thể ở dưới chỗ máu bị tắc. Nguyên nhân: do lạnh, phản ứng thần kinh đối với một sự kích thích (như trong thủ thuật thông các mạch máu, thông tim, vv. lúc bệnh nhân không được chuẩn bị kĩ); do thuốc, vv. Các dấu hiệu lâm sàng, diễn biến của bệnh phụ thuộc vào chỗ mạch máu bị co thắt, vào tình hình sức khoẻ của bệnh nhân (tăng huyết áp, vữa xơ động mạch, tăng colesteron máu…) vào cơ quan được động mạch cung cấp máu, vv.

CO THẮT TÂM VỊ (y), co thắt lỗ trên của dạ dày, tiếp nối với thực quản do các lớp cơ trơn hình vòng tròn của thành tâm vị co thắt liên tục gây ra, làm cho thức ăn bị ứ đọng một phẩn trong thực quản, lâu dần dẫn đến phình thực quản hay dãn thực quản. Các triệu chứng chính: nuốt nghẹn, đau vùng sau xương ức, nôn (ói) ra thức ăn cũ (từ chiều hôm trước), sau nôn thì các triệu chứng giảm đi. Bệnh diễn biến chậm và kéo dài hằng năm. Điều trị nội khoa ít có kết quả. Điều trị phẫu thuật: rạch các lớp cơ quanh tâm vị theo chiều dọc tới niêm mạc, sau đó vá vào đó một mảnh cơ hoành có chân nuôi. Kết quả thường tốt.

CƠ QUAN CẢM GIÁC (sinh), một hay một số tế bào cảm giác (thụ quan) và cấu trúc tương ứng trong cơ thể động vật, có khả năng trả lời các kích thích từ trong hay ngoài cơ thể. Các kích thích được chuyển thành xung động điện và được truyền về não để phân tích và trả lời. Một giác quan chỉ có thể trả lời cho một loại kích thích nhất định. Có nhiều loại CQCG khác nhau: sờ, nghe, nhìn, ngửi, áp suất, vv.; có thể ở khắp cơ thể, cũng có thể được tập trung vào các khu nhất định, vd. chồi vị giác ở lưỡi (x. Tai; Mắt).

CƠ QUAN THỤ CẢM (sinh), tế bào hoặc cơ quan chuyên hoá tiếp nhận hoặc phản ứng với những kích thích từ bên trong hoặc bên ngoài cơ thể. Vd. mắt là CQTC ánh sáng; tai là CQTC âm thanh; mũi là CQTC mùi và lưỡi là CQTC vị.

CƠ THỂ HỌC (sinh; tk. giải phẫu học) 1) Khoa học nghiên cứu cấu trúc cơ thể sinh vật bằng phương pháp giải phẫu. 2) Tổ chức các phần của cơ thể và mối quan hệ về mặt cấu trúc giữ chúng.

CƠ THỂ HỌC MĨ THUẬT (mĩ thuật; cg. giải phẫu mĩ thuật; Ph. Anatomique artisque), môn học nghiên cứu cấu trúc cơ thể con người hoặc loài vật với mục đích áp dụng vào nghệ thuật tạo hình để vẽ hoặ nặn tượng cho chính xác. Môn CTHMT chỉ chú trọng về tỉ lệ cấu trúc cơ học ngoại hình, cơ chế hoạt động của xương, cơ bắp, chứ không đi sâu vào chi tiết và toàn diện như giải phẫu y học. Môn CTHMT là cơ sở cho sự sáng tạo nên hình tượng nghệ thuật.

CƠ VẬN NHÃN (y, sinh), sáu cơ ở trong hốc mắt với một đầu dính vào hốc mắt, đầu kia dính vào nhãn cầu và có chức năng đưa mắt theo những hướng khác nhau. Có nhiều loại CVN: cơ thẳng trên, cơ thẳng dưới, cơ chéo bẻ, vv. Các thương tổn của các nhóm CVN sẽ gây rối loạn vận động của nhãn cầu hay các tật của mắt (vd. lác).

Page 54: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

CƠN (y), một hiện tượng bệnh lí xuất hiện một cách đột ngột, mạnh mẽ, trong một thời gian ngắn và có thể tái diễn theo chu kì. Vd. C sốt, C hen, C động kinh, C đau tim, vv.

CƠN ĐAU QUẶN (y) x. Đau quặn.

CƠN ĐAU QUẶN GAN (y), cơn đau xuất hiện ở vùng dưới sườn phải, do túi mật co bóp từng cơn để đẩy sỏi di chuyển vào trong ống mật hoặc do sỏi mật, dị vật di chuyển trong ống mật, hay gây tắc ống mật. Thường kèm các triệu chứng như vàng da, sốt.

CƠN ĐAU QUẶN THẬN (y), cơn đau dữ dội ở vùng thắt lưng, lan toả về phía bàng quang và đùi, do viên sỏi hoặc ngoại vật di chuyển từ bệ thận qua niệu quản đến bàng quang. Có kèm rối loạn tiêu hoá (nôn) và cảm giác buốt mót bàng quang.

CƠN ĐAU THẮT NGỰC (y), cơn đau thắt đột ngột, dữ dội sâu trong lồng ngực ở vùng tim và sau xương ức, có thể lan toả ra cánh tay trái, kèm theo một trạng thái kinh hoàng với cảm giác như sắp chết. Xảy ra sau khi gắng sức, ăn no, trong khi ngủ hoặc nhiễm lạnh. Hay tái phát. Nguyên nhân: thiếu máu cơ tim do động mạch vành tim bị co thắt đột ngột, trong các trường hợp căng thẳng quá mức về tâm thần, tình cảm; quá mệt mỏi, lao động quá căng thẳng, ăn no, vv. tạo nên một sự rối loạn chức năng của hệ thần kinh điều khiển việc tiếp tế máu nuôi cơ tim. CĐTN hay xảy ra ở người bị vữa xơ động mạch, viêm mạch vành tim, vv. CĐTN biến đi nhanh khi sự nuôi dưỡng cơ tim được hồi phục lại kịp thời bằng thuốc giãn mạch vành (nitroglycérine, papavérine, validol, amylnitrine, vv.) và các thuốc an thần.

CƠN KỊCH PHÁT (y),thời điểm phát triển của một bệnh (cấp tính, mạn tính) hay một trạng thái bệnh lí, trong đó các dấu hiêu vượng (tăng) lên đến cường độ cao nhất (đau, sốt, nhức đầu, vv.); biểu hiện một biến chuyển cấp tính của bệnh: viêm phế quản cấp ở một bệnh nhân đã bị viêm phế quản mạn tính từ trước, cơn suy tim kịch phát.

CƠN SỐT (y), cơn tăng thân nhiệt trên 37,50C kèm theo các triệu chứng: nhức đầu, gai rét, mạch nhanh, thở nhanh, đái ít, khô miệng, buồn nôn, vv. Kéo dài hàng chục phút đến vài giờ. CS thường báo hiệu một bệnh cấp tính; có thể tái diễn theo một chu kì nhất định trong một số bệnh, vd. trong bệnh sốt rét, CS gồm các đặc thù: rét run, sốt cao, nhức đầu, đau người, vã mồ hôi, có thể ngày nào cũng sốt (sốt hằng ngày) hoặc cách một ngày (sốt cách nhật), cách hai ngày, tuỳ theo loại kí sinh trùng sốt rét gây bệnh. Sốt là một triệu chứng cho rất nhiều bệnh, do những nguyên nhân khác nhau và có các cách điều trị khác nhau. Trước một CS, điều quan trọng là tìm cho ra nguyên nhân bệnh bằng khám lâm sàng tỉ mỉ, toàn diện; làm các xét nghiệm cần thiết, vd. ở những vùng có sốt rét lưu hành, phải làm ngay một phiến kính máu để tìm kí sinh vật sốt rét, lấy máu thử trong ba ngày liền, vv. Nếu CS quá cao, bệnh nhân vật vã thì mới cho tạm các thuốc hạ sốt, thuốc an thần, vv. theo dõi sát bệnh nhân các ngày sau để cố tìm ra nguyên nhân của bệnh.

CƠN TIM NHANH KỊCH PHÁT (y), nhịp tim nhanh quá 140 lần/phút (tới 180 – 200 lần hoặc hơn) nhưng vẫn đều. CTNKP bắt đầu và chấm dứt đột ngột, kéo dài trong vài phút, hoặc có thể trong vài giờ. Có: CTNKP không rõ nguyên nhân, xảy ra trên tim có vẻ bình thường và không nguy hiểm; CTNKP do bệnh tim (nhồi máu cơ tim, bệnh tim mạn

Page 55: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

tính ở giai đoạn cuối) và có tiên lượng xấu. Cần theo dõi kĩ và theo đúng chỉ định của thầy thuốc chuyên khoa.

CƠN VẮNG (y), mất ý thức trong khoảng thời gian ngắn, có thể vài giây, vài phần giây, do quá mệt hoặc nhiễm độc. Người bệnh đang làm việc gì, bỗng nhiên lặng người đi hoặc đang làm một hành động gì thì đờ ra trong tư thế cử động, đánh rơi các đồ vật cầm trong tay, nét mặt trở nên thẫn thờ. Hết cơn, người bệnh lại có thể tiếp tục công việc đang bỏ dở. Bệnh nhân thông thường không nhớ gì về CV. CV là một thể của động kinh nhỏ.

CƠSINH H.U. (y; A. Harvey Williams Cushing; 1869 – 1939), phẫu thuật viên chuyên ngành thần kinh, người Hoa Kì. Mô tả hội chứng lâm sàng gồm các dấu hiệu: tăng huyết áp, béo phị khu trú ở mặt, cổ và thân mình, rậm râu, teo cơ, suy nhược cơ thể, loãng xương; thiểu năng tình dục; xảy ra ở phụ nữ còn trẻ tuổi; tử vong sau 2 – 10 năm. Mô tả bệnh C: là một bệnh thần kinh – tuyến yên; u tuyến ưa bazơ của tuyến yên thường kèm theo tăng sản tuyến yên hai bên.

CUỒNG DÂM (y), chứng loạn dục: tăng ham muốn tình dục thường xuyên và quá mức (có tính chất bệnh lí tâm thần), người bệnh thường tự kích thích các bộ phận sinh dục của mình. Trong tâm thần học còn gọi chứng tăng dục.

CƯỜNG TUYẾN GIÁP (y; tk. tăng năng tuyến giáp), tình trạng chức năng tuyến giáp tăng quá mức bình thường, gặp trong bệnh Bazơđô, bướu giáp độc nhiều nhân, bệnh u tuyến giáp độc, u tuyến yên (tiết hocmon hướng giáp). Nguyên nhân: các tế bào của tuyến giáp tăng sinh, hoạt động mạnh, chế tiết vào máu nhiều hocmon giáp (thyroxine, triiodo – thyroxine). Triệu chứng thường có: tuyến giáp to ra toàn bộ (bướu lan toả) hoặc một phần (bướu nhân); mạch nhanh, tim đập nhanh, hồi hộp, gầy, tay run, cảm giác nóng trong cơ thể, cơn bốc hoả lên đầu, bồn chồn, dễ cáu gắt, mất ngủ, rụng tóc, nhiều mồ hôi (mồ hôi tay, chân, vv.), rối loạn kinh nguyệt ở bệnh nhân nữ. Trong bệnh Bazơđô, thường có thêm triệu chứng mắt lồi và sáng, chuyển hoá cơ bản tăng (trên 20%). Điều trị theo nguyên nhân: điều trị bằng các thuốc kháng giáp và thuốc an thần; điều trị ngoại khoa (mổ) khi có chỉ định; iot đồng vị phóng xạ (131I) được sử dụng rộng rãi để chuẩn đoán và điều trị.

CỨT SU (y), phân của trẻ sơ sinh, bài tiết trong 2 – 3 ngày sau khi đẻ . CS có màu xanh hoặc nâu sẫm, đặc quánh, không mùi. Thành phần: chủ yếu là mật (có màu xanh), các chất tiết của ruột già, các tế bào biểu bì và lông tơ bong ra mà thai nhi nuốt vào khi còn trong bụng mẹ. Giai đoạn đầu, CS không có vi khuẩn. Bài tiết CS là hiện tượng bình thường ở trẻ sơ sinh trong 2 – 3 ngày đầu. Trong trường hợp trẻ không bài tiết CS, cần theo dõi và khám để phát hiện tắc ruột do CS.

Từ điển Y học Việt Nam – Mục D

Page 56: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

DA ĐỒI MỒI NGƯỜI GIÀ (y; tk. da mồi), những vết màu hạt dẻ tương đối sẫm, có kích thước to nhỏ không nhất định, tập trung chủ yếu ở mu bàn tay, cẳng tay, mặt và ở da đầu người hói. Là biểu hiện thường gặp của lão hoá biểu bì, chủ yếu là thoái hoá chất mỡ ở da. Không có ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ.

DA HOÁ SỪNG (y), x. Dày sừng.

DA KHÔ (y), x. Da cá.

DA SẠM (y), x. Bệnh sạm da nhiễm độc.

DẠ CON (sinh, y), phần phình ra ở cuối ống dẫn trứng, giống hình quả lê của cơ quan sinh sản cái ở người và động vật, là nơi cư trú của trứng ở các loài động vật đẻ trứng (bò sát, chim) hoặc phôi của động vật có vú (voi, khỉ, hươu, gia súc, vv.). Trong động vật có vú, DC chỉ có ở loài đẻ con. DC là một khối cơ trơn dày, khoẻ, có lớp phúc mạc bọc ngoài và lớp niêm mạc bên trong, phần trên thông với hai vòi DC dẫn đến ống dẫn trứng, phần dưới thông với ống hẹp cổ DC và âm hộ. Lớp niêm mạc thành DC có lớp biểu mô hình trụ, có nhiều lông rung, nhờ đó mà trứng và các chất bài tiết khác được dễ dàng đầy. Bào thai phát triển trong DC, nhận các chất dinh dưỡng và oxi từ cơ thể mẹ qua nhau thai. Ở người, màng bao phủ mặt trong thân tử cung (buồng tử cung) luôn luôn thay đổi hình thái do tác động của các hocmon buồng trứng trong một chu kì kinh nguyệt.

DẠ DÀY (sinh, y, nông), phần ống tiêu hoá nằm giữa thực quản và tá tràng ở động vật có xương sống. Là túi lớn, thành cơ dày, hai đầu thắt lại bằng hai cơ vòng, nơi nhận và chứa thức ăn trong những khoảng thời gian nhất định, tránh cho động vật không ăn liên tục. DD co bắp xáo trộn thức ăn, thấm axit clohiđric do DD tiết ra, thức ăn protein được tiêu hoá một phần dưới tác động của dịch vị. Thức ăn đã biến thành dưỡng trấp bán lỏng, sẽ được chuuyển dần xuống ruột non qua môn vị. Mặt trong DD được lót bằng màng nhày hình ống tiết ra axit clohiđric, các tế bào đặc biệt tiết enzim pepsin, renin và tế bào tiết nhày. Có các loại: 1) DD đơn, DD một túi ở lợn, thỏ, ngựa, vv. 2) DD kép: DD có bốn túi (dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách, dạ múi khế) ở động vật nhai lại. 3) DD tuyến: phần nằm giữa diều (diều gà) và DD, có chức năng giống như DD ở động vật có vú. Thành DD tuyến tương đối mỏng, có các tuyến tiết enzim pepsin và axit clohiđric. 4) DD cơ (mề) nối tiếp DD tuyến, có thành rất dày, cơ trơn rất khoẻ, màu đỏ lẫn ánh xanh. Mặt trong có nhiều lớp nhăn và có màng lót sừng dày màu vàng, trong các lớp nhăn có cát, sỏi. Nhờ dịch vị thấm vào thức ăn rắn và co bóp của cơ, thức ăn được nghiền nhuyễn trước khi chuyển xuống ruột. DD cơ nằm giữa và phía sau thuỳ gan. DD tuyến và DD cơ gặp ở chim.

Ở người, DD là đoạn của ống tiêu hoá, tiếp theo thực quản, bắt đầu từ dưới cơ hoành, hình chữ J, di động; đầu trên là tâm vị nối với hành tá tràng; từ trái sang phải là hai bờ cong lớn và nhỏ; từ trên xuống dưới là thân vị và hang vị; dung tích 0,5 – 1 lít. Từ ngoài vào trong, thành DD gồm 4 lớp: lớp phúc mạc, lớp cơ, lớp dưới niêm mạc và lớp niêm mạc. Quá trình hoạt động cơ học, tiết dịch, quá trình tiêu hoá của DD chịu sự chỉ huy của thần kinh trung ương, tác động của dây thần kinh X (thứ mười) hệ giao cảm. Các bệnh thường hay gặp: viêm, loét, ung thư, vv. (xt. Ống tiêu hoá).

Page 57: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

DẦU CÁ (nông, y), chất béo được chiết từ cơ thể một số loài cá (nhám, mú, bơn), thú biển (cá voi, cá heo, cá nhà táng, chó biển), nội tạng mực ống và các dư liệu trong sản xuất cá hộp. DC là một hỗn hợp chứa khoảng 85% axit béo chưa no, các axit béo no, glixerin và vitamin A, D. Được chia theo chất lượng: DC dược phẩm (vd. dầu gan cá), DC công nghịêp, DC chăn nuôi. DC dược phẩm dùng để chữa các chứng viêm, khô nứt, quáng gà, , còi xương, suy nhược cơ thể (x. Dầu gan cá). DC thực phẩm là dầu cá đã được tinh chế, khử mùi, có thể dùng chế bơ. DC công nghiệp là DC tinh chế được hiđro hoá làm nguyên liệu cho công nghiệp mĩ phẩm, sản xuất glixerin, xà phòng, nến, vv. DC có đặc điểm ở 15 – 200C vẫn lỏng, dễ bị oxi hoá làm biến mùi, tạo thành toxisterol độc. Cần bảo quản trong kho tối và mát, đựng trong lọ kín, sẫm màu.

DẦU GAN CÁ (nông, y), dầu chiết xuất từ gan và nội tạng một số loài cá (tuyết, nhám, thu), loài thú biển (cá voi, cá heo) chứa nhiều vitamin A và D hoà tan. Mỗi mililit DGC trung bình có 200 – 500 đơn vị quốc tế (UI) vitamin A và 80 – 100 UI vitamin D; được dùng để chữa các chứng bệnh còi xương, khô giác mạc, thiếu vitamin A – D và bổ sung vitamin A, D cho thực phẩm, thức ăn chăn nuôi. Việt Nam đã sản xuất DGC dạng lỏng và viên bọc gelatin từ nguyên liệu chủ yếu là gan cá nhám.

DẦU GIUN (nông, sinh, y) x. Cây dầu giun.

DÂY RỐN (y), dây nối thai nhi với bánh nhau trong đó có hai động mạch và một tĩnh mạch rốn, đảm bảo sự trao đổi giữa máu của mẹ và con. Sau khi đẻ và DR được cắt, con tách khỏi mẹ. Cuống còn lại dính vào rốn con, sẽ rụng vài ngày sau (từ ngày thứ 3), để lại sẹo là lỗ rốn. Cắt DR phải dùng kéo hay dao sạch, được tiết khuẩn kĩ; buộc dây nhau với chỉ đã được khử khuẩn. Dùng kéo, dao bẩn, que nứa, mảnh sành, vv. để cắt DR sẽ gây nhiễm khuẩn rốn và bệnh uốn ván sơ sinh với tỉ lệ tử vong rất cao. Uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh là khuyết điểm nặng của người đỡ đẻ. Trong một số trường hợp bất thường (ngôi mông, ngôi ngang, đa ối, đẻ nhiều lần, DR quá dài, vv.), DR có thể lọt ra ngoài âm hộ trước thai nhi. Sa DR là một biến chứng nặng, làm chết thai nhi rất nhanh (khoảng 10 phút), cần can thiệp kịp thời để cứu con và có thể cứu cả mẹ.

DÂY THANH (ngôn ngữ), hai giải cơ ở thanh quản có thể khép, mở và rung động khi luồng hơi đi qua để tạo ra các loại âm khác nhau.

DÂY THANH ÂM (sinh), đôi nếp gấp của màng nhày căng qua thanh môn của thanh quản. Không khí đi từ phổi ra làm DTÂ rung động, phát ra tiếng nói. Nhờ co rút của thanh quản làm cho DTÂ căng hay chùng mà độ cao của âm thanh thay đổi (x. Thanh quản; Minh quản).

DÂY THẦN KINH (sinh), dây nối liền một trung tâm thần kinh tới một phủ tạng của cơ thể, gồm có các sợi thần kinh góp lại thành bó, ở giữa các mô xơ – mô liên kết. Các DTK bao gồm: các DTK sọ não, các DTK tuỷ sống, các DTK sinh dưỡng (phó giao cảm và giao cảm). Tuỳ theo tác dụng sinh lí, DTK có thể là dây cảm giác hay giác quan, dây vận động, dây bài tiết. DTK ngoại vi thường là DTK hỗn hợp.

Page 58: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

DÂY THẦN KINH LƯỠI HẦU (sinh; tk. dây thần kinh sọ IX), đôi dây thần kinh xuất phát từ vùng giữa mặt bụng của hành tuỷ ở động vật có xương sống, đi tới phần sau xoang miệng kể cả lưỡi, chủ yếu mang các sợi thần kinh cảm giác (x. Dây thần kinh sọ).

DÂY THẦN KINH PHẾ VỊ (sinh; tk. dây thần kinh sọ X), đôi dây xuất phát từ mặt dưới hành tuỷ ở não động vật có xương sống rồi toả vào cơ thể tới các nội quan quan trọng. Là dây chính của hệ thần kinh phó giao cảm mang các sợi thần kinh vận động tới tim, phổi, dạ dày, ruột, gan, thận, vv. và chứa các sợi thần kinh cảm giác chạy từ nội tạng tới não (x. Dây thần kinh sọ)

DÂY THẦN KINH PHỤ (sinh; dây thần kinh sọ XI), dây thần kinh xuất phát từ vùng sau mặt bụng của hành tuỷ ở não động vật có xương sống, mang các dây thần kinh vận động và hoà với thần kinh phế vị nằm sát nó. Ở cá và lưỡng thê, DTKP được xem như một phần chung của dây thần kinh phế vị (x. Dây thần kinh sọ)

DÂY THẦN KINH SỌ (sinh), các đôi dây thần kinh xuất phát trực tiếp từ não của động vật có xương sống, đi tới các cơ quan cảm giác và cơ ở phần đầu, nhưng cũng có một số dây như phế vị đi tới một số phần khác của cơ thể. Ở người và động vật có vú, gồm 12 đôi DTKS: khứu giác (I), thị giác (II), vận nhãn chung (III), ròng rọc (IV), tam khoa (V), vận nhãn cầu ngoài (VI), mặt (VII), thính giác (VIII), lưỡi hầu (IX), phế vị (X), thần kinh phụ (XI), dưới hầu (XII).

DÂY THẦN KINH TUỶ SỐNG (sinh), các đôi dây thần kinh xuất phát dọc theo chiều dài tuỷ sống, cách nhau những khoảng nhất định theo từng đốt sống. Mỗi giây nối với tuỷ sống bằng hai rể thần kinh. Rễ sau gồm các sợi dây thần kinh cảm giác, mang một hạch do thân các tế bào cảm giác tạo nên. Rễ trước gồm các dây thần kinh vận động. Ra khỏi tuỷ sống một đoạn ngắn, hai rễ nhập lại thành thân thần kinh., sau đó chia thành các thân nhỏ hơn tới da, cơ và các nội quan ở các vùng của cơ thể. Các thân thần kinh ở vùng chi liên kết lại tạo thành các đám rối thần kinh.

DÂY THẦN KINH VẬN MẠCH (sinh; tk. dây thần kinh sinh dưỡng), các sợi thần kinh của hệ thần kinh sinh dưỡng, điều khiển độ co giãn các mạch máu. truyền các xung thần kinh từ trung khu vận mạch trong hành tuỷ tới các cơ trơn trong thành mạch máu làm nó co lại (sợi thần kinh co mạch) hoặc giãn ra (sợi thần kinh giãn mạch).

DẬY THÌ (giáo dục, y), toàn bộ những thay đổi xảy ra ở người con gái khi bắt đầu có kinh (x. Kinh nguyệt), ở con trai khi các tinh hoàn sản xuất ra tinh trùng; do các hoạt động nội tiết liên quan đến sự hoàn chỉnh quá trình sinh dục phát triển. Có 2 giai đoạn: 1) Trước DT, kéo dài 1 – 2 năm, với dấu hiệu tăng trưởng nhanh về chiều cao. 2) DT chính thức, ở con gái khoảng 13 – 14 tuổi, với dấu hiệu xuất kinh nguyệt lần đầu tiên; con trai chậm hơn 1 – 2 năm, với sự xuất tinh lần đầu vào ban đêm (mộng tinh). Giai đoạn này kéo dài 2 –3 năm. Ngoài các dấu hiệu trên còn xuất hiện các dấu hiệu sinh dục phụ như: con trai mọc ria, vỡ tiếng; con gái tuyến vú phát triển, tiếng nói thanh và dịu dàng hơn. Tính tình thay đổi, dễ xúc động, cả thẹn, hay mơ mộng, vv. mất cân bằng tâm lí tạm thời. DT sớm là DT xảy ra trước 10 tuổi. Tất cả các trường hợp DT sớm đều cần được khám tìm nguyên nhân (có thể có khối u liên quan đến nội tiết). DT muộn là DT xảy ra sau 18

Page 59: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

tuổi. Các gia đình cần đặc biệt chú ý đến việc giáo dục con cái lúc bước vào tuổi DT, đây là một bước ngoặt trên con đường phát triển của con người.

DỄ ÁM THỊ (giáo dục), dễ chịu ảnh hưởng của người khác, dễ làm theo những chỉ dẫn, khuyên bảo của họ dù trái với chủ kiến, ý thích, thậm chí trái với lợi ích của mình. Người DAT thường dễ bắt chước, dễ bị lây những tâm trạng, thói quen của người khác. Tính DAT thường có ở trẻ nhỏ, hoặc ở người lớn lúc mệt nhọc, hoang mang, dao động hay bị tổn thương thần kinh, tâm thần.

DI TRUYỀN HỌC (sinh), khoa học về các quy luật di truyền và biến dị của sinh vật và các phương pháp điều khiển chúng. Người đặt nền móng cho DTH hiện đại là Menđen với sự phát hiện tính di truyền không liên tục khi nghiên cứu lai tạo các giống đậu khác nhau (1863) và Mogân với thuyết nhiễm sắc thể của tính di truyền (1910). Trong những năm 50 – 70 thế kỉ 20, với sự phát triển DTH phân tử, người ta đã thu nhận được các dẫn liệu về bản chất hoá học và vị trí cấu trúc của gen, cho phép xây dựng những phương pháp tổng hợp và phân tích chúng (x. Gen). Trong những năm 70 thế kỉ 20, đã xuất hiện một phân ngành mới của DTH là công nghệ di truyền gắn liền với việc chế tạo các tổ hợp gen mới. Tuỳ theo đối tượng nghiên cứu mà người ta chia DTH thành di truyền thực vật, di truyền động vật, di truyền người, vv. Dựa vào phương pháp sử dụng, lại chia thành các hướng mới là di truyền phân tử, di truyền đột biến, di truyền quần thể, vv.

DI TRUYỀN MIỄN DỊCH (sinh), thuật ngữ do Urbai và Cole đưa ra năm 1936 để chỉ một phần của miễn dịch học, nghiên cứu các điều kiện cơ bản đảm bảo sự di truyền của các yếu tố miễn dịch, di truyền các kháng nguyên như kháng nguyên máu, được phát hiện đầu tiên năm 1910.

DI TRUYỀN TẾ BÀO (sinh), lĩnh vực của di truyền học nghiên cứu quy luật di truyền và biến dị ở mức độ tế bào và chất trong tế bào (củ yếu là nhiễm sắc thể). Cơ sở lí thuyết của DTTB là những luận đề chính của lí thuyết nhiễm sắc thể về di truyền được xây dựng và hình thànhvào đầu thế kỉ 20. Trong thời gian ấy, đã tích luỹ được một số lượng đáng kể các kết quả về hình thái nhiễm sắc thể và các trạng thái của chúng trong hai quá trình phân chia tế bào gián phân và giảm phân. Với các phương pháp hiện đại về DTTB, người ta đã khám phá được những bệnh di truyền của người, động vật và thực vật bằng kĩ thuật nhiễm sắc thể.

DỊ TẬT BẨM SINH (y), biểu hiện hình thức khác thường trong cơ thể của trẻ mới đẻ; thể hiện rõ ra ngoài như không có hậu môn, bàn tay 6 ngón; hoặc không hiện rõ ra ngoài và phải có thầy thuốc khám mới biết được như: tồn tại ống động mạch, thông liên nhĩ, vv. Nguyên nhân: tác động của môi trường sống như bụi , hoá chất, phóng xạ, vv.; các rối loạn chuyển hoá, các bệnh nhiễm khuẩn (rubêôn, vv.), các thuốc nội tiết, các thuốc chống ung thư, các thuốc tránh thai thalidomide, vv. Các dị tật lớn không phù hợp với sự sống thường phát sinh trong 8 tuần đầu của thời kì thai nghén; cần giữ gìn sức khoẻ, tạo một không khí sống thoải mái, yên tĩnh, tránh những bệnh nhiễm khuẩn nhất là nhiễm virut, trong 2 – 3 tháng đầu của thời kì thai nghén.

Page 60: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

Dị tật bẩm sinh là tổn thương làm thay đổi hình thái bình thường của tim trong quá trình hình thành thai và xuất hiện ngay từ lúc mới đẻ. Chưa rõ nguyên nhân, nhưng cần lưu ý đến một số yếu tố có khả năng tạo điều kiện cho sự phát sinh các dị tật bẩm sinh: bệnh nhiễm khuẩn ở mẹ trong thời kì mang thai (bệnh rubêôn) nhiễm độc.

DỊ ỨNG (y), phản ứng khác thường của một cơ thể đối với một dị nguyên nào đấy khi tiếp xúc với dị nguyên đó lần thứ hai hoặc sau đó, với biểu hiện rất khác nhau tuỳ người, tuỳ số lần tiếp xúc với dị nguyên và không phụ thuộc vào liều lượng hoặc đường vào cơ thể của dị nguyên. Biểu hiện của DƯ có thể nhẹ (nổi mày đay, hắt hơi, sổ mũi, khó thở kiểu hen), hoặc rất nặng (sốc, trụy tim mạch, có thể chết sau 2 – 3 phút). Khi một người đã bị DƯ (dù rất nhẹ) với một loại thuốc (dị nguyên) nào đó (vd. pénicilline) thì trên nguyên tắc không dùng loại thuốc đó những lần sau. Nếu vì lí do chuyên môn, không thể thay thế được thì phải dùng những phương pháp đặc biệt để phòng tránh DƯ.

DỊ VẬT (y), vật vô tri ở trong cơ thể và trong mọi trường hợp không là thành phần cấu tạo bình thường của cơ thể. DV có thể từ ngoài vào (đạn, mảnh bom, vật nuốt, vv.); hoặc hình thành tại chỗ (DV nội sinh) như sỏi, mảnh xương vụn, vv. Vd. DV tai (hạt thóc, hạt chanh, kiến, ruồi, vv.); DV mũi (viên bi, nút giấy, sỏi mũi); DV họng (xương cá, hạt quả vải, vv.).

DỊ VẬT ĐƯỜNG THỞ (y), dị vật mắc kẹt ở thanh quản, khí quản, phế quản, gặp nhiều nhất ở lứa tuổi 1 – 4 tuổi. DVĐT thường thấy nhất: các loại hạt (lạc, ngô, na, dưa, hồng bì, hồng xiêm, vv.); vỏ tôm, cua, xương cá, mang cá, sữa, cháo, thuốc viên; đinh ghim, cặp ba lá, kim băng, mảnh nhựa, vv.; con tắc te (con đỉa ở suối). Khi rơi vào đường thở, DVĐT gây ho sặc sụa, nghẹt thở, tím tái (cg. hội chứng xâm nhập), có thể chết ngạt ngay. Để lâu gây ra biến chứng rất nguy hiểm. Soi gắp DVĐT sớm, có kết quả tốt. Dự phòng: cho trẻ em từ từ, chậm chạp; cẩn thận trong khi cho trẻ ăn loại thức ăn có hạt, xương, vv.

DỊCH NÃO TUỶ (sinh, y), loại dịch giống như bạch huyết, không chứa huyết cầu và các phân tử lớn, có trong các khoang bên trong và giữa các màngbao bọc của hệ thần kinh trung ương. Nguyên nhân do các đám rối mạch của não thất lọc từ máu và cuối cùng trở lại qua các mạch bạch huyết hoặc vào máu tĩnh mạch. DNT laà chất đệm, bảo vệ các mô thần kinh. Các tính chất vật lí, sinh hoá của DNT khá ổn định, chỉ thay đổi khi có bệnh liên quan. Việc nghiên cứu các thay đổi bệnh lí (áp suất, thành phần hoá học, sinh học) của DNT giúp ích rất lớn cho chuẩn đoán. Vd. trong viêm màng não mủ, DNT sẽ đục vì chứa mủ, đồng thời có thể dùng để nuôi cấy tìm vi khuẩn gây bệnh.

DỊCH THUỶ TINH (sinh), dịch keo bám dính chứa trong khoang phía sau thể thuỷ tinh trong cầu mắt động vật có xương sống. Gồm một mạng mảnh các sợi giống chất tạo keo và giúp cho cầu mắt giữ được hình dạng.

DỊCH TRUYỀN (y), dịch bổ sung cho cơ thể nước, protein, glucozơ, chất điện giải, một số thành phần của máu nhằm phục hồi khối lượng máu lưu thông, chữa rối loạn cân bằng nước – điện giải, cân bằng axit – bazơ, cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể. DT phải đáp ứng các yêu cầu sau: thành phần phải hằng định và đồng nhất; không gây độc cho cơ thể; không mang tiính kháng nguyên; vô khuẩn; không chứa chí nhiệt tố; bảo quản trong thời

Page 61: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

gian và điều kiện nhất định mà chất lượng không bị giảm, không bị hỏng khi vận chuyển. Đại đa số DT được truyền qua đường tĩnh mạch; một số dung dịch như ngọt đẳng trương, mặn đẳng trương có thể truyền dưới da.

DỊCH VỊ (sinh), loại dịch tiêu hoá do các tuyến vị nằm trong thành dạ dày tiết ra. Chứa hai enzim chính: (pepsin – chất thuỷ phân các protein thành các chuỗi polipeptit ngắn) và rennin (làm đông các cazeinogen thành cazein) và chất nhày (làm thức ăn vận chuyển dễ dàng). Có tính axit. Sự kích thích hoá học, cơ học của thức ăn lên thành dạ dày làm tiết DV và hocmon (gastrin). Hocmon này lưu thông trong máu, kích thích tuyến vị tiết axit clohiđric tạo nên nồng độ axit của dạ dày.

DIỆT VI KHUẨN (y), tiêu diệt hoàn toàn sức sống của vi khuẩn, vd. dùng các kháng sinh pénicilline, céphalosporine, streptomycine, gentamycine, kanamycine. Phân biệt với kìm khuẩn: làm đình chỉ sự phân bào, ngăn cản sự phát triển, làm lão hoá vi khuẩn; chỉ làm chết nếu đủ liều cần thiết; vd. các kháng sinh tétracycline, chloramphénicol, érythromycine, rifamycine.

DINH DƯỠNG (y), khái niệm biểu thị tác động của thức ăn đến cơ thể và phản ứng của cơ thể với chế độ ăn uống, thông thường đồng nghĩa với ăn uống; dùng trong y học với một nội dung rộng hơn, các nguyên tắc nêu thành một hệ thống các quy có tính khoa học về: tổng số năng lượng cho một người trong một ngày; chất lượng và số lượng lương thực, thực phẩm; số lượng lương thực, thực phẩm cho một bữa ăn (kể cả uống), số bữa ăn trong một ngày, khoảng cách giữa các bữa ăn, vv. Xây dựng chế độ DD phải căn cứ vào khả năng và nhịp độ phát triển của nền kinh tế quốc dân, mục tiêu kinh tế – xã hội (mỗi nước có một chế độ ăn chuẩn cho mỗi giai đoạn lịch sử); cơ sở khoa học (vệ sinh lương thực, thực phẩm, sự chuyển hoá thức ăn trong cơ thể, khả năng hấp thu của cơ thể, đào thải khỏi cơ thể, vv.); nhu cầu ăn uống của mỗi người để đảm bảo sự phát triển tốt sức khoẻ, khả năng hoạt động, lao động bình thường, đánh giá cân nặng theo dõi định kì; tập quán sinh sống, tâm lí, khẩu vị của cộng đồng dân cư và mỗi cá nhân, vv. liên quan đến kĩ thuật chế biến lương thực, thực phẩm, kĩ thuật trình bày, môi trường ăn uống. Nếu khẩu phần ăn không thích hợp với nhu cầu về chất DD của cơ thể thì gây ra các bệnh DD: khi quá thừa DD người ta mắc bệnh béo phì hay vữa xơ động mạch; khi quá thiếu (cung cấp không đủ nhu cầu, bệnh của dạ dày, ruột làm cho thức ăn không hấp thụ được đầy đủ) sẽ gây ra bệnh thiếu DD. Các bệnh DD ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và sự phát triển toàn diện của con người (xt. Ăn uống; Chế độ ăn).

DỤC VỌNG (giáo dục) 1. Ham muốn không phù hợp với các chuẩn mực xã hội; còn gọi là “libiđô” (thuật ngữ trong thuyết của Frớt) dùng để chỉ những năng lượng của bản năng sinh dục nhằm vào các đối tượng bên ngoài hoặc bên trong cái “tôi”. Con người bình thường có các nhu cầu cơ thể như nhu cầu sống và tồn tại (của bản thân và giống loài). Các nhu cầu đó xuất hiện, biến đổi theo các lứa tuổi, và cần đượ thực hiện theo quy ước chung của xã hội.2. Ham muốn thoả mãn những nhu cầu vật chất thấp hèn của con người.

DUNG DỊCH MUỐI SINH LÍ (sinh), dung dịch gồm muối ăn và một số loại muối khác dùng để giữ các mô động vật khi đã tách ra khỏi cơ thể ở trạng thái sống trong quá trình

Page 62: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

thực nghiệm. DDMSL có áp suất thẩm máu và pH tương đương với dịch cơ thể. DDMSL được dùng phổ biến nhất là dung dịch Ringer, ngoài natri clorua còn có chứa các muối clorua của canxi, magie, kali. Các dung dịch khác có thể có thêm chất dinh dưỡng như glucozơ.

DUNG DỊCH RINGER (sinh), hỗn hợp gồm 9 g NaClo. 0,42 g Kclo, 0,25 g CaCl2 trong 1000 ml nước cất. Được dùng để lưu giữ trong khoảng thời gian ngắn các mẫu vật nghiên cứu bằng hiển vi của toàn bộ cơ thể, một cơ quan hay một mô hoặc ở mức tế bào trong trạng thái sống hay còn sống. DDR không làm biến tính các chất của mẫu vật nên có thể quan sát được các quá trình sinh lí liên quan, thống nhất với giải phẫu – hình thái. Trong nghiên cứu các nhóm động vật khác nhau, ngoài DDR người ta còn dùng dung dịch muối khác.

DUNG TÍCH CẶN CHỨC NĂNG (y), thể tích không khí còn lại trong phổi sau một chu kì thở ra bình thường và bằng thể tích dự trữ thở ra cộng với thể tích cặn. Ở người Việt Nam, DTCCN trung bình vào khoảng 1800 ml ở phụ nữ, 2200 ml ở nam giới. Ở những người lao động trí óc hoặc ít vận động , DTCCN thường khá lớn, khí lưu thông mất nhiều thời gian để pha trộn, gây trở ngại cho việc đưa oxi vào tế bào nên dễ cảm thấy mệt mỏi; từng lúc nên hít sâu, thở dài để giúp việc lưu thông khí dễ dàng hơn; tập thể dục giữa giờ là một biện pháp tốt để khắc phục trạng thái này. Ở người có DTCCN càng cao, thời gian cần thiết để gây mê (trong phẫu thuật) càng kéo dài.

DUNG TÍCH PHỔi HÍT VÀO (y), thể tích lớn nhất có thể hít vào sau một lần thở ra bình thường và bằng thể tích lưu thông cộng với thể tích dự trữ hít vào. Ở người Việt Nam, DTPHV trung bình vào khoảng 1500 ml ở phụ nữ và 2000 ml ở nam giới . Về phương diện sinh lí hô hấp, những người làm việc trí óc, ít vận động thường thở ít, lượng khí lưu thông thấp và hay có những thời điểm ngừng thể tự nhiên. Sau một thời gian như vậy, khi trong phế nang lượng oxi giảm và khí cacbonic tăng, trung tâm hô hấp sẽ bị kích thích và sẽ có một phản xạ hít sâu, làm tăng dung tích hít vào, giúp việc thông khí phế nang tốt hơn. Những người thường xuyên luyện tập, có thói quen thở chậm và sâu, dung tích hít vào lớn sẽ ít có cảm giác mệt mỏi sau khi làm việc trí óc lâu dài.

DUNG TÍCH SỐNG (y), thể tích không khí có thể thở ra được khi thở ra hết sức, sau một hơi hít vào hết sức, gồm: thể tích lưu thông , thể tích dự trữ hít vào và thể tích dự trữ thở ra. Ở Việt Nam, lứa tuổi trung bình 25 – 30, DTS trung bình ở nam (có chiều cao 150 – 160 cm) là 2900 – 3200 ml; ở nữ (có chiều cao 145 – 155 cm) là 2100 – 2350 ml. DTS biểu hiện khả năng đưa không khí vào cơ thể của phổi. DTS giảm nhiều khi cơ quan hô hấp có bệnh như các bệnh gây xơ cứng, huỷ hoại nhu mô hoặc màng phổi. Ở người bình thường, tập thể dục và tập thở có khả năng làm tăng DTS rất nhiều. Ở người có bệnh, luyện khí công, tập thở bằng cơ hoành cũng là một biện pháp rất tốt để phục hồi DTS, tăng khả năng hoạt động của cơ quan hô hấp.

DỤNG CỤ TỬ CUNG (y), dụng c dùng để tránh thai có thời hạn được đặt vào trong buồng tử cung lâu dài (ít nhất là hai năm), sau khi tháo, lại vẫn có thể có thai. Cơ chế tránh thai chủ yếu là cản trở trứng làm tổ trong buồng tử cung. DCTC thế hệ một làm bằng chất dẻo có hoặc không cuốn thêm kim loại không gỉ, khép kín; có diện tích tiếp

Page 63: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

xúc lớn với tử cung. DCTC thế hệ hai cũng làm bằng chất dẻo nhưng không cần diện tích tiếp xúc lớn mà cơ chế tránh thai chủ yếu dựa vàochất kim loại (như đồng) hoặc dựa vào hocmon; thời hạn tác dụng tuỳ thuộc vào hàm lượng đồng hoặc hocmon. Dụng cụ thế hệ hai thường không kép kín (DCTC hở), loại này có dây (đuôi) thò qua lỗ tử cung vào âm đạo để dễ tháo và dễ kiểm tra. Vd. DCTC hình chữ T có đồng (Tcu) (x. Vòng tránh thai).

DƯỢC HỌC (y), khoa học nghiên cứu điều chế thuốc phòng và chữa bệnh. Các môn chính của DH là bào chế, hoá dược, dược liệu và vi sinh – kháng sinh.

DƯỢC LÍ HỌC (y), khoa y sinh học nghiên cứu về thuốc và các chất có tác dụng sinh lí. Hiện nay, trường phái Anh – Mĩ coi DLH đồng nghĩa với dược lực học là khoa học tìm hiểu tác dụng của thuốc trên cơ sở bình thường. Ngoài ra, DLH còn gồm: môn dược điều trị nghiên cứu tác dụng của thuốc trên cơ thể bệnh; môn dược di truyền học tìm hiểu các điều kiện di truyền trong quá trình tác dụng của thuốc trong cơ thể; ngoài ra còn có môn dược lâm sàng; môn dược phân tử; môn dược cảnh giác.

DƯỢC LIỆU HỌC (y), môn học của y học nghiên cứu về dược liệu, bao gồm: mô tả đặc điểm của dược liệu, vi phẫu, phân bố trong nước, bộ phận dùng, chế biến, bảo quản, thành phần hoá học, định lượng hoạt chất chính, tính vị, tác dụng, công dụng, cách dùng, liều lượng, trồng trọt, thu hái.

DƯƠNG VẬT (sinh; penis), cơ quan giao cấu đực của nhiều loài động vật thụ tinh trong như động vật có vú (kể cả người), một số bò sát và động vật không xương sống để đưa tinh trùng vào cơ quan sinh sản của động vật cái. Ở động vật có vú, cả nước tiểu và tinh dịch đều qua niệu đạo trong DV. DV gồm một lớp da và mô liên kết bao quanh ba thể ống cấu tạo từ mô xốp, hai thể hang ở trên chứa máu và một thể xốp ở dưới; niệu đạo nằm ở giữa. DV cương lên khi giao phối.

DƯỠNG BỆNH (y), thời kì bệnh nhân bồi dưỡng và nghỉ ngơi tích cực sau khi khỏi bệnh để chóng bình phục sức khoẻ, theo chỉ định của thầy thuốc. Thời kì DB dài hay ngắn tuỳ bệnh đã mắc, tuỳ tổn thương mà bệnh đã gây ra, tuỳ sức đề kháng và tâm lí của bệnh nhân. Vd. DB sau mổ lao phổi phải lâu hơn so với bệnh viêm phổi thuỳ thông thường. Có một số bệnh phải đặc biệt lưu ý vì bệnh làm giảm sức đề kháng của bệnh nhân, do đó, ngay trong thời kì DB cũng có thể mắc thêm bệnh khác, vd. lao sơ nhiễm ở trẻ em sau bệnh ho gà.

DƯỠNG KHÍ (hoá) x. Oxi.

DƯỠNG SINH (y, y học dân tộc), lối sống theo y học cổ truyền nhằm bảo đảm sự cân bằng trong cơ thể, giữa con người và thiên nhiên, giữa con người và xã hội, để sống lâu, mạnh khoẻ và có ích. Cơ sở lí luận “bế tinh, dưỡng khí, tồn thần, thanh tâm, quản dục, thủ chân, luyện hình”. Có nghĩa là phải giữ gìn, bổ sung và không được làm hao tổn tinh, nuôi dưỡng chức năng, bảo vệ hoạt động tâm thần; muốn vậy phải giữ gìn cho lòng thanh thản, giảm bớt dục vọng cá nhân, giữ gìn tốt các hoạt động sinh lí của cơ thể và luyện tập thân thể. Nội dung đó được thể hiện bằng các phương pháp ăn uống điều độ, luyện thở,

Page 64: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

luyện thư giãn; tự xoa bóp day bấm huyệt; vận động các khớp ở mức tối đa; biết cách lao động và nghỉ ngơi; có thái độ tâm thần đúng trong cuộc sống; vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường.

DƯỠNG TRẤP (sinh), dịch màu trắng sữa được dạ dày tiết ra có nhiều colesteron và triglixerin hấp thụ từ ruột non do tiêu hoá mỡ. DT cũng chứa protein như dịch bạch mạch. DT được chứa trong ống DT rồi đổ vào ống bạch mạch ngực để vào máu nuôi dưỡng cơ thể.

DỊCH TRẤP NIỆU (y), nước tiểu đái ra có dưỡng trấp, trắng như sữa hoặc nước vo gạo. Nước tiểu có nhiều dưỡng trấp để lâu trong ống nghiệm sẽ đông lại như thạch. Cũng có khi nước tiểu có lẫn máu và dưỡng trấp gọi là máu dưỡng trấp. Đái dưỡng trấp là do ống bạch mạch bị thông với bể thận. Chủ yếu do mắc bệnh giun chỉ. Phải điều trị tận gốc nguyên nhân DTN giun chỉ, điều trị chứng đái ra dưỡng trấp bằng phẫu thuật.

ĐÁI BUỐT (y), đái đau với cảm giác nóng rát, rất khó chịu và tăng lên vào cuối mỗi lần đái; là biểu hiện của viêm thận kẽ, niệu đạo và bàng quang ở trẻ em (sỏi bàng quang, vv.), ở người lớn (lậu, vv.). Thường kèm theo đái rắt (xt. Đái rắt).

ĐÁI DẦM (y), đái lúc đạng ngủ, thường về ban đêm, tự mình không biết là mình đái hoặc có khi vừa ĐD lại nằm mơ thấy mình đang đi đái; thường gặp ở trẻ em 3 – 10 tuổi. Nguyên nhân do yếu tố thần kinh. Sẽ hết lúc trẻ lớn khoảng 10 tuổi. Có thể đề phòng bằng cách giữa giấc ngủ đánh thức trẻ dậy đi đái. Có thể là biểu hiện của bệnh ở bàng quang. Trong một số trường hợp, châm cứu cho kết quả tốt.

ĐÁI ĐÊM (y), đái vào ban đêm, biểu hiện của tình trạng giảm chức năng thận do viêm cầu thận mạn tính hay bệnh thận người già, do tuyến tiền liệt to, dễ kích thích đái vặt (vào ban đêm), hoặc do bệnh huyết áp tăng. Người bị mất ngủ, ngủ không say, thần kinh căng thẳng, bệnh tăng huyết áp cũng có tật ĐĐ.

ĐÁI ÍT (y; cg. giảm niệu), đái một ngày dưới 500 ml nước tiểu (ở một người lớn ăn uống bình thường, lượng nước tiểu bài tiết cả ngày đêm vào khoảng 1 – 1,5 l). Nguyên nhân: uống không đủ nước, toát mồ hôi quá nhiều; làm việc ở môi trường nóng, nhiệt độ cao; ỉa chảy mất nước, suy thận cấp hoặc mạn tính, vv. Cần tránh tình trạng sợ đi đái (phụ nữ sinh hoạt ở nơi đông người, thiếu nhà vệ sinh), hoặc giảm lượng nước uống để đái ít.

ĐÁI NHIỀU (y; cg. đa niệu), đái một ngày quá 2000 ml nước tiểu. ĐN khác với đái nhiều lần, nhưng số lượng mỗi lần ít (cả ngày không quá 1500 ml). Nguyên nhân: uống quá nhiều (bia, nước ngọt, vv.); đái tháo nhạt; đái tháo đường; sỏi ở thận được truyền nhiều dịch, dùng các thuốc lợi tiểu, một số trường hợp viêm cầu thận giai đoạn đầu hoặc cuối, vv.

ĐÁI RA MÁU (y), đái ra nước tiểu có lẫn máu với lượng máu nhiều hay ít tuỳ theo nguyên nhân bệnh. ĐRM có thể rõ rệt, thấy được bằng mắt thường (máu đỏ, có cục máu đông, fibrin), hoặc phải soi kính hiển vi mới khẳng định được; ĐRM có thể ở phần đầu, ở cuối của dòng nước đái, ở toàn bộ dòng nước đái. Cần tránh nhầm lẫn với nước tiểu đỏ

Page 65: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

do uống một số thuốc làm đỏ nước tiểu; do máu ở đường sinh dục lẫn vào nước đái (ở phụ nữ). ĐRM có thể là một dấu hiệu đơn độc hoặc có thể kèm theo nhiều triệu chứng khác: cơn đau quặn, đái đau, đái rắt, sốt, vv. ĐRM là một dấu hiệu dễ làm cho bệnh nhân lo lắng, băn khoăn, thường không đòi hỏi phải cấp cứu ngay. Nghỉ ngơi yên tĩnh, dùng một ít thuốc theo chỉ dẫn của thầy thuốc thì ĐRM sẽ ngừng lại, nhưng điều căn bản là tìm được nguyên nhân (viêm đường tiết niệu, chấn thương, sỏi, lao, ung thư, vv.), đôi khi phải cấp cứu như trong chấn thương thận (ĐRM ồ ạt, liên tục). Y học cổ truyền phân ĐRM làm 2 thể:1.ĐRM do hạ tiêu có nhiệt: bứt rứt khó ngủ, mặt đỏ, khát nước, mạch sác. Có thể dùng bài thuốc: sinh địa 20 g, mộc thông 16 g, cam thảo 8 g, trúc diệp 20 g, cỏ nhọ nồi 20 g.2.ĐRM do tì thận bị thương tổn: ăn uống kém, mệt mỏi, mạch vô lực. Có thể dùng: hoài sơn 40 g, thỏ ti tử 40 g, liên nhục 40 g, ngưu tất 20 g, trắc bách diệp sao cháy 20 g, cỏ nhọ nồi sao đen 20 g, tiểu hồi 16 g, hoa mã đề sao 20 g, cao quý lộc 40 g, mật ong 1lít. Cách làm: cao quý lộc cho vào mật ong, đem cô cho tan cao; các vị thuốc khác sấy khô, tán mịn cho vào một ong luyện làm hoàn, mỗi hoàn 2 g; ngày uống 3 lần, mỗi lần 6 hoàn.

ĐÁI TA MỦ (y), đái ra nước tiểu có lẫn mủ. Nước tiểu vẩn đục, đục lờ hoặc như nước vo gạo; để lâu cặn đục có thể lắng ở dưới; có thể khẳng định ĐRM khi soi kính hiển vi thấy nhiều bạch cầu đa nhân và bạch cầu thoái hoá. Cần phân biệt ĐRM với đái ra dưỡng trấp (trong bệnh giun chỉ), chảy mủ niệu đạo (bệnh lậu, vv.). Thường gặp ĐRM trong viêm bàng quang (do tạp trùng, lao, vv.), viêm mủ bể thận (có thể ĐRM gián cách), vv.

ĐÁI RẮT (y) tăng quá mức số lần đái, nhưng không nhất thiết đi đôi với tăng khối lượng nước tiểu trong 24 giờ và gây cảm giác như còn sót nước tiểu sau mỗi lần đái, và lại muốn đái tiếp. Là dấu hiện của bệnh viêm thận kẽ hoặc bệnh của tuyến tiền liệt bàng quang.

ĐÁI THÁO ĐƯỜNG (y), bệnh rối loạn chuyển hoá đường: cơ thể mất khả năng tích luỹ glucôzơ (đường) dưới thể glucôgen, đường sẽ tăng trong máu và bài tiết ra nước tiểu. Nguyên nhân chưa thật rõ, có khi là so di truyền, có khi là do mắc phải. Cơ chế gây bệnh: thiếu hocmon (insuline) thường xảy ra ở người còn trẻ tuổi, tuỵ nội bị phá huỷ, có thể do các kháng thể tự miễn sinh ra sau nhiễm virut trên một cơ địa di truyền thận lợi; xảy ra ở người có tuổi, insuline được tiết ra bình thường, nhưng không được các tế bào tiếp nhận và sử dụng. Các triệu chứng: ba dấu hiệu lâm sàng (ăn nhiều, uống nhiều, đái nhiều); hai dấu hiệu hoá sinh (tăng glucôzơ huyết, glucôzơ niệu). Các biến chứng: nhiễm khuẩn (lao phổi, nhiễm tụ cầu như nhọt, đinh râu, hậu bối, vv.); các biến chứng thoái hoá (xơ vữa động mạch, viêm thận, biến chứng mắt có thể gây mù như viêm võng mạc, đục thể thuỷ tinh); nhiễm axit, nhiễm độc thần kinh, hôn mê, vv. Chữa bệnh theo hướng dẫn của thầy thuốc (insuline, sulfamide hạ đường, chế độ ăn uống, vv.).

Y học cổ truyền gọi ĐTĐ là tiêu khát. Thường chia làm ba thể: thể phế nhiệt ở thượng tiêu chủ yếu là uống nhiều và đái nhiều; thể vị nhiệt ở trung tiêu chủ yếu là ăn nhiều, gầy, ỉa táo; thể thận hư ở hạ tiêu, chủ yếu là đái nhiều lần, nước tiểu nhiều. Cả ba thể có chung đặc điểm là âm hư táo nhiệt. Vì vậy trong điều trị thường dùng thuốc tá âm: sinh địa, mạch môn, thiên môn, thục địa; thuốc thanh nhiệt: hoàng tiên, hoàng cầm, chi tử, thạch cao, tri mẫu.

Page 66: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

ĐÁI THÁO NHẠT (y), bệnh rối loạn chuyển hoá nước do thiếu hocmon chống đái ADH (vasopressin, pituitrine), làm cho nước không được hút trở lại ở phần cuối của ống thận nên để cho thận thải rất nhiều nước. Nước tiểu loãng, tỉ trọng giảm nhưng các thành phần cấu tạo không thay đổi. Nguyên nhân: một thương tổn ở vùng não trung gian – tuyến yên (khối u, nhiễm khuẩn, chấn thương, vv.); có 2/3 số trường hợp không rõ nguyên nhân. Dấu hiệu: uống nhiều do khát nước dữ dội, mỗi ngày uống từ 10 đến 20 lít, kể cả ban đêm; đái nhiều, bệnh nhân bài tiết gần như hết cả nước uống vào, trung bình 15 – 20 l/ngày, có khi hơn; gầy do khó ăn, kém ngủ, vv. Chữa bệnh theo hướng dẫn của thầy thuốc (pituitrine, điều trị nguyên nhân).

ĐAU CƠ (y), cảm giác đau ở một hoặc nhiều cơ, nhưng không có hiện tượng viêm. Nguyên nhân: sinh lí (lao động nặng, luyện tập và thi đấu quá sức); chấn thương cơ; bệnh lí (nhiễm khuẩn, bệnh toàn thân, bệnh tại cơ). Điều trị tuỳ theo các nguyên nhân. Có thể xoa bóp tay không hoặc với các loại cao xoa.

ĐAU DÂY THẦN KINH (y), đau dọc theo đường đi của một dây thần kinh hoặc do nó chi phối. Đau có thể liên tục hoặc thành cơn, đau khi ấn lên dây ở những điểm ở nông. ĐDTK có thể do viêm nhiễm, chấn thương hoặc chèn ép. Thường gặp nhất là ĐDTK liên sườn, cánh tay và dây thần kinh hông. Điều trị: thường dùng các thuốc giảm đau, vitamin nhóm B, châm cứu, chờm nóng, vv.

ĐAU ĐẦU (y) (nhức đầu), đau vùng sọ lan toả hoặc khu trú tại một vùng, một bên đầu, đau liên tục hoặc theo từng cơn, từng thời điểm. Đau có thể tăng lên do các kích thích từ bên ngoài (ánh sáng, tiếng động, sự rung chuyển, vv.), hoặc bên trong (do cảm xúc, lao động trí óc), do làm việc quá sức. ĐĐ là một triệu chứng có thể gặp trong rất nhiều bệnh, từ bệnh thông thường nhất như sốt cao đến các bệnh nội khoa (tăng huyết áp, nhiễm khuẩn, nhiễm độc, dị ứng, vv.), các bệnh tâm thần, thần kinh (não, màng não, tăng áp lực nội sọ, chấn thương, vv.), các bệnh tai mũi họng, mắt, răng hàm mặt; cũng có thể không có nguyên nhân. Trước một trường hợp ĐĐ, thầy thuốc thường phải điều tra tỉ mỉ về hoàn cảnh xuất hiện, tính chất, cường độ vùng đau, thời gian, các dấu hiệu kèm theo (nôn, mờ mắt, vv.), để xác định bệnh, nguyên nhân dẫn đến ĐĐ.

ĐAU ĐẺ (y), cảm giác đau từng cơn đi kèm với các cơn co tử cung trong khi chuyển dạ đẻ. Trong chuyển dạ đẻ thường, lúc bắt đầu cơn co thưa (2 cơn co trong 10 phút), sau mau dần lên đến 4 cơn co trong 10 phút vào lúc cổ tử cung mở hết và ngôi thai đã xuống. Giai đoạn cuối, khi thai gần sổ, cơ co lên đến 5 lần trong 10 phút và lúc này theo phản xạ,sản phụ phối hợp với cơn co tự nhiên bằng những cơn rặn (chủ động co cơ thành bụng) để thúc thai ra ngoài. Rặn đẻ bình thường không bao giờ quá 30 phút tức là 15 lần rặn xen kẽ với những thời gian nghỉ. Trong trường hợp bất thường, tử cung co thắt gây đau liên tục, có thể gây choáng và thai có thể bị ngạt vì thiếu oxi – máu. Ở một số trường hợp, sản phụ không có cảm giác đau mà chỉ thấy mỏi hoặc sút lưng. Trước khi đẻ khoảng 2 – 3 tuần, nếu được chuẩn bị kĩ, hướng dẫn chu đáo, hiểu về cơ chế cơn co tử cung và biết thư giãn đúng lúc, có thể giảm đau hoặc không đau (thực hiện đẻ không đau). Có thể dùng châm cứu để giảm ĐĐ. Dùng huyệt Tâm âm giao để điều hoà co bóp của thân tử cung; Thái xung hoặc Hành gian để làm mềm tử cung. Kích thích huyệt bằng vê kim

Page 67: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

hoặc xung điện. Sau 10 phút có thể giảm đau. tiếp tục lưu kim đến khi đẻ xong. Trong quá trình đẻ, nếu đau nhiều lại kích thích như trên.

ĐAU KHỚP (y), cảm giác đau ở khớp và phần mềm của bao khớp. Có ĐK sinh lí và ĐK bệnh lí. ĐK sinh lí thường gặp ở lứa tuổi đang lớn (còn gọi là đau phát triển) hoặc sau lao động nặng, luyện tập, thi đấu thể thao. ĐK bệnh lí có thể do bệnh tại khớp như chấn thương khớp, nhiễm khuẩn khớp (viêm đa khớp dạng thấp, gút, lao khớp, viêm khớp do lậu, tụ cầu tạo mủ, giang mai, vv.), hoặc do các bệnh không tại khớp như suy nhược thần kinh, rối loạn chuyển hoá, thiếu máu, bệnh bạch cầu, ưa chảy máu, nhiễm khuẩn, nhiễm virut, các bệnh hệ thống (luput ban đỏ, xơ cứng bì). ĐK bệnh lí sẽ dẫn tới mất chức năng khớp. Cần điều trị sớm theo nguyên nhân và phục hồi chức năng tích cực, tránh mất chức năng khớp. Y học cổ truyền gọi chứng đau nhức cơ khớp là chứng tí và thường chia làm 2 thể lớn: phong hàn thấp tí do phong hàn thấp thừa lúc cơ thể nhất thời suy yếu cùng vào kinh mạch làm tắc gây đau; nhiệt tí hoặc do phong hàn thấp hoá nhiệt hoặc do nhiệt xâm nhập vào kinh mạch gây sưng, nóng đỏ, đau ở nhiều khớp. Trong chữa bệnh thường dùng châm cứu huyệt nằm trên đường kinh đi qua nơi đau, huyệt A thị; nếu có sưng hoặc ứ nước ở khớp dùng cách châm chích nặn máu 4 huyệt xung quanh nơi sưng ứ nước (x. Thuốc chữa phong thấp).

ĐAU LƯNG (y), chứng đau vùng thắt lưng do nhiều nguyên nhân: hư khớp đốt sống, tổn thương đĩa đệm, co cứng cơ (nguyên nhân phổ biến); thường bắt đầu từ tuổi trung niên, là hậu quả của lao động nặng, tư thế không thuận do thói quen hoặc dị tật (gù, vẹo); ít hoạt động thể lực. Bệnh kéo dài âm ỉ, thỉnh thoảng trội lên một động tác gắng sức đột ngột hoặc mệt mỏi, nhiễm lạnh. Những đợt ĐL cấp làm bệnh nhân phải nằm bất động, có thể kéo dài tới 10 – 15 ngày. Ngoài việc điều trị nội hoặc ngoại khoa, còn kết hợp châm cứu và liệu pháp vận động . Vận động còn có mục đích dự phòng: tập các vùng cơ lưng, nhất là đối với những người lao động nặng, ít vận động đối với người có dị tật cột sống (vd. gù); cần hợp lí hoá các thao tác, tư thế lao động. Nhiều bệnh cột sống khác có thể gây ĐL, nhưng ít gặp hơn (viêm cột sống dính khớp, lao u, vv.). Trong các bệnh hệ niệu – sinh dục ở cả hai giới; đều có thể có triệu chứng ĐL, đôi khi là triệu chứng đầu tiên của bệnh (sỏi thận, niệu quản, viêm thận mạn, bệnh tử cung, vòi trứng, hành kinh, có thai, vv.).

ĐAU QUẶN (y), đau ở bụng do các cơn co bóp những tạng rỗng và xuất hiện thành từng cơn; có khi đau ở vị trí cố định, có khi đau di chuyển. Trong bệnh kiết lị, ĐQ hay đi kèm với mót rặn.

ĐAU THẮT NGỰC (y; cg. cơn đau thắt vùng trước tim hay cơn ĐTN), những cơn đau nhói sâu trong ngực do động mạch vành tim bị co thắt đột ngột gây thiếu máu cơ tim. Yếu tố chính gây ra co thắt động mạch vành tim là sự rối loạn chức năng của hệ thần kinh điều khiển việc tiếp tế máu nuôi cơ tim. Kinh nghiệm lâm sàng cho biết: sự căng thẳng, mệt mỏi quá mức về tâm thần, nhất là sự ức chế thần kinh, sự chịu đựng quá sức và nặng nề về nội tâm thường là những yếu tố dẫn tới sự co thắt đột ngột động mạch vành tim và từ đó phát sinh ra các cơn đau co thắt vùng trước tim. Trong phần lớn các trường hợp, sự xuất hiện các cơn đau co thắt vùng trước tim xảy ra do sự thiếu máu cơ tim tương đối so với tình trạng sinh lí của bệnh nhân lúc đó, vd. lúc nghỉ ngơi yên tĩnh hoàn hoàn về thể

Page 68: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

xác và tâm thần, mỗi phút cơ tim nhận được 300ml, nếu số máu đó chỉ đạt tới 250 ml thì sẽ xảy ra tình trạng thiếu máu cơ tim tương đối; còn khi làm việc gắng sức, cơ tim sẽ nhận được khoảng 2000 ml mỗi phút, trong trường hợp đó, thiếu máu cơ tim sẽ xảy ra khi lượng máu tiếp tế cho cơ tim chỉ đạt tới 1950 ml. Cơ chế phát sinh ra cơn đau vùng trước tim thường được giải thích như sau: các đầu dây thần kinh hướng tâm của cơ tim đang làm việc bị kích thích bởi các sản phẩm không bình thường (cả về chất lượng và số lượng) của quá trình chuyển hoá các chất không hoàn toàn do tình trạng thiếu máu nuôi dưỡng cơ tim gây ra. Cơn ĐTN biến đi rất nhanh khi sự nuôi dưỡng cơ tim được phục hồi lại đầy đủ nhờ sử dụng kịp thời các thuốc dãn động mạch vành tim như papaverine, validol, nitroglycérine, vv.

ĐAU TIM (y), danh từ dùng trong nhân dân để chỉ bệnh tim một cách chung chung, không nói rõ được là bệnh gì, dựa trên một số cảm giác cơ năng như đau nhói vùng tim, tức ngực bên trái, khó thở lúc làm một động tác mạnh, chóng mặt, vv.

ĐIỆN CHÂM (y) x. Châm cứu.

ĐIỆN NÃO ĐỒ (y; tk. ghi điện não), đồ thị nghiên cứu hệ thần kinh dựa vào kĩ thuật ghi những dòng điện sinh học xuất hiện trong não sống. Các điện cựu ghi thường đặt tiếp xúc với da đầu. Khi mổ não, có thể đặt điện cực trực tiếp lên vỏ não hoặc đưa vào sâu hơn nữa. Hiện nay, đã có các máy ghi điện não hiện đại, nhờ đó người ta có thể nghiên cứu tới hàng chục dòng điện não khác nhau. Dựa vào các đặc trưng và sự biến thiên của mỗi dòng điện và so sánh chúng với nhau, người ta có thể rút ra những thông tin cần thiết về sinh lí, bệnh lí thần kinh để đặt chuẩn đoán, tiên lượng hoặc nghiên cứu khoa học. ĐNĐ là một xét nghiệm hoàn toàn không đau và không nguy hiểm cho bệnh nhân.

ĐIỆN SINH HỌC (sinh), điện thế phát sinh trong các hệ thống sống do các quá trình lí, hoá, phân chia thành các điện tích dương và âm. Có các dạng chủ yếu: điện thế nghỉ của tế bào thần kinh, tế bào cơ; điện thế hoạt động; điện thế hưng phấn và ức chế sau synap. Ngoài ra còn có những hiện tượng còn ít được nghiên cứu như dao động chậm của điện thế màng các tế bào thần kinh, màng cơ tim và một số tế bào thực vật. Điện tim, điện não, điện cơ là những dạng ĐSH. ĐSH đang được dùng rộng rãi trong lâm sàng để chuẩn đoán và điều trị bệnh, cũng như trong nghiên cứu chức năng các cơ quan.

ĐIỆN TÂM ĐỒ (y), biểu đồ những dãy sóng dao động thay đổi về điện thế diễn ra trong chu kì hoạt động của cơ tim. Phát hiện được bằng cách cho điện cực áp vào da (thường ở tay hoặc chân), được ghi bằng dao động kế hoặc thiết bị tương tự (máy ghi điện tim) đặc trưng. Hiện tượng sai lệch với mẫu bình thường có thể cho biết những rối loạn về tốc độ và nhịp tim, nhồi máu cơ tim.

ĐOPING (thể thao; A. Doping), sử dụng những chất và những biện pháp nhằm tăng trạng thái thể lực hoặc tâm lí của vận động viên trước hoặc trong lúc thi đấu. Đ coi là vi phạm tinh thần thể thao chân chính, có hại cho vận động viên về thể chất, tâm lí. Các nhóm chất và dẫn xuất nghiêm cấm: chất kích thích (stimulans); chất dịu đau và gây ngủ (narcotics and analgesics); steroide đồng hoá (suabolic steroide); chất phong bế bêta (bêta – blockers); chất lợi tiểu (diuretics); các hocmon peptit và các chất tương tự (peptid

Page 69: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

hormones and analogues). Các chất cấm đặc biệt: gonađotrophine màng đệm (human chorioruc gonadotrophine): corticotrophine (ACTH), hocmon lớn (growth – hormone). Các phương pháp D máu (blood doping) làm biến đổi nước tiểu về vật lí, hoá học và dược lí học nhằm phá hoại sự toàn vẹn về giá trị các mẫu nước tiểu đem kiểm tra Đ. Chất hạn chế sử dụng: rượu, cần sa (marijuana); các chất gây tê tại chỗ; các corticosteroide. Những vận động viên bị phát hiện sử dụng Đ có thể bị kỉ luật, tước bỏ danh hiệu thể thao đã giành được, đình chỉ có thời hạn hoặc vĩnh viễn tham gia thi đấu thể thao.Việc kiểm tra Đ lần đầu tiên được tiến hành sau cuộc đua xe đạp tại Pháp 1955. Năm 1967, Tiểu ban y học của IOC đã quyết định cấm sử dụng các chất kích thích, các chất gây ngủ. Danh mục các chất bị cấm được bổ sung và phổ biến rộng rãi. Chống Đ là biện pháp nhân đạo, là một hoạt động lớn của IOC, được tất cả các thành viên của IOC ủng hộ trên cơ sở phê phán chủ nghĩa thực dụng – chạy theo danh hiệu và tiền thưởng trong thi đấu thể thao. Marađôna (TBN. Diego Maradona), cầu thủ bóng đá lừng danh thế giới, bị phát hiện sử dụng Đ nên đã bị loại khỏi cúp vô địch bóng đá thế giới 1994 (World Cup USA 94).

ĐỘC TÍNH (nông, sinh, y), tính gây độc của một chất, chủ yếu đối với người và động vật máu nóng. ĐT được chia ra các dạng: 1) Độc cấp tính: chất độc xâm nhập vào cơ thể gây nhiễm độc tức thì, kí hiệu LD50 (letal dosis 50), biểu thị lượng chất độc (mg) đối với 1 kg trọng lượng cơ thể có thể gây chết 50% các thể vật thí nghiệm (thường là chuột hoặc thỏ). LD50 khác nhau tuỳ loại chất độc, con đường xâm nhập (qua miệng, qua da…) vào vật thí nghiệm. Nếu chất độc lẫn với không khí (hơi độc, hay ở trong nước), thì được kí hiệu LC50 (letal concentration 50) biểu thị lượng chất độc (mg) trong 1m3 không khí hoặc 1 lít nước có thể gây chết 50% cá thể thí nghiệm. LD50 và LC50 càng thấp chứng tỏ độ độc cấp tính càng cao. 2) Độc mạn tính (cg. độc thường diễn) chỉ khả năng tích luỹ chất độc trong cơ thể, khả năng gây đột biến, gây ung thư hoặc quái thai, dị dạng. Nếu thường xuyên làm việc nơi có chất độc (xưởng hoá chất, xử lí chất phế thải, sản xuất và phun thuốc trừ sâu, vv.), thì cần làm đầy đủ quy trình bảo hộ lao động, quy định kiểm tra độ độc nơi làm việc và khám sức khoẻ thường xuyên.

Ngoài việc nhiễm độc do trực tiếp hấp thụ chất độc, còn do bị môi trường sống gây nên như đất, không khí, nguồn nước sinh hoạt có chất độc hoặc dùng các nông sản, thực phẩm có chất độc tồn tại. Để bảo vệ an toàn cho người, gia súc và môi trường, các tổ chức thế giới và quốc gia đã có những quy định chi tiết và chặt chẽ về sản xuất, lưu thông, sử dụng các chất có khả năng gây độc, phân cấp các chất độc và quy định cách dùng, tiêu chuẩn không khí, đất và nước sinh học, xử lí chất thải công nghiệp, mức dư lượng tối đa cho phép về chất độc trong lương thực, thực phẩm, vv.

Trong luật bảo vệ sức khoẻ của Việt Nam (1991) có những quy định về sử dụng, lưu thông, chế biến các chất gây độc, xử lí các chất thải, vệ sinh lương thực, thực phẩm, vv.. mặc dù còn cần có nhiều hướng dẫn chi tiết hơn nữa mới đầy đủ (x. Chất độc).

ĐỘC TỐ (hoá), chất độc tiết ra từ sinh vật hay vi sinh vật. Phân biệt: 1) ĐT thực vật: chất độc chứa trong rễ, thân, lá, hoa… vd. stricnin trong cây, mã tiền. 2) ĐT thực phẩm: thường do các vi sinh vật trong thực phẩm tiết ra, vd. các loại aflatoxin trong lạc. 3) ĐT động vật: tiết ra từ rết, ong, bò cạp, các loại bò sát (vd. rắn độc). Tuỳ thuộc vào liều

Page 70: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

lượng mà trong một số trường hợp một chất có thể là ĐT hoặc là chất kích thích có tác dụng cũng bệnh., vd. nọc rắn là ĐT những với lượng nhỏ lại là thuốc chữa bệnh. ĐT vi khuẩn khác các chất độc thông thường. ĐT do vi khuẩn tiết ra vào môi trường xung quanh gọi là ngoại ĐT, khác với nội ĐT trên thân vi khuẩn.

ĐÔNG MÁU (sinh, y), hiện tượng máu từ thể lỏng trở thành thể đặc khi thoát ra ngoài cơ thể (vd. qua vết thương rách da và các phần mềm, vv.), là hiện tượng sinh lí phức tạp, phụ thuộc vào nhiều yếu tố ĐM, mà sự rối loạn dẫn đến những bệnh chảy máu, hoặc di truyền hoặc mắc phải. Thường gian ĐM bình thường là từ 5 đến 7 phút. Lấy một khối lượng máu cho vào một ống nghiệm, máu từ thể lỏng trở thành thể đặc và sau đó co lại, chia ra làm 2 phần: phần đặc lắng ở đáy ống nghiệm gọi là cục ĐM, gồm có fibrin, các huyết cầu, vv.; phần dịch trong nổi lên trên cục ĐM gọi là huyết thanh.

Các bệnh máu làm thay đổi quá trình diễn biến ĐM: thời gian ĐM có thể kéo dài (trên nửa giờ); có khi cục đông không hình thành, không co, vv. Quan sát thời gian máu đông và hình thành cục đông cho thấy dấu hiệu của một số bệnh máu, vd. trong bệnh dễ chảy máu (hémophilie) máu đông chậm, thời gian ĐM kéo dài; trong bệnh sinh chảy máu (hémogénie) ngoài thời gian chảy máu kéo dài, cục đông không hình thành, vv.

ĐỒNG DÂM (y) x. Đồng tính luyến ái.

ĐỒNG TÍNH LUYẾN ÁI (y), quan hệ luyến ái, tình dục giữa những người cùng giới tính, đều có bộ phận sinh dục phát triển bình thường. Trên thực tế thường gặp ĐTLA giữa nam với nam, ít gặp ở nữ hơn. ĐTLA tồn tại từ lâu ở các nước phương Tây, có nơi được chấp nhận như hợp pháp. Gần đây, được dư luận xã hội chú ý vì là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây lan tràn AIDS (hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải).

ĐỐT SÁN (sinh; proglottis), một trong vô số các đốt cơ thể của sán dây. Các đốt chín sinh dục ở phần sau cơ thể có kích thước lớn và là cơ quan sinh sản phát triển đầy đủ. Các đốt đẫy sức ở sau cùng chứa rất nhiều trứng với phôi phát triển thường bị đứt tách ra khỏi cơ thể và theo phân ra ngoài cơ thể vật chủ. Khi trứng này được vật chủ trung gian ăn phải và nuốt vào ruột, chúng sẽ nở ra ấu trùng và tiếp tục chu kì phát triển (x. Sán dây).

ĐỐT SỐNG (sinh), các xương (hoặc sụn) tạo nên cột sống ở động vật có xương sống. Mỗi ĐS có cấu tạo điển hình gồm: thân ĐS ở phía bụng; cung ĐS ở phía lưng, có lỗ chứa tuỷ sống (ống não tuỷ). Từ cung ĐS có các mấu khác nhau để cho cơ bám. Cấu trúc này biến đổi tuỳ theo các khu vực khác nhau. Ở vùng cổ, các ĐS nhỏ tạo nên cột sống rất sinh động. Ở động vật có vú có 7 ĐS cổ: đốt thứ nhất (đốt đôi), đốt thứ hai (đốt trục) có cấu tạo đặc biệt. ĐS cổ thứ nhất hình nhẫn, tiếp xúc trực tiếp với họp sọ. Ở bò sát, chim, động vật có vú, đầu trên của ĐS cổ thứ nhất khớp với sọ cho phép đầu cúi xuống và ngẩng lên, đầu dưới khớp với ĐS thư hai để cho đầu quay vòng. ĐS cổ thứ hai là đốt sống dài nhẩt trong các ĐS của cột sống. Ở bò sát, chim và động vật có vú, đốt này có mấu răng với diện khớp nhỏ ứng với vành cung trước của ĐS cổ thứ nhất tạo thành trụ để quay đầu. Đặc điểm đặc trưng của ĐS cổ là có lỗ ĐS tương đối lớn. ĐS nằm ở vùng lưng trên là ĐS ngực. Mỗi bên đều có diện khớp ở hai bên thân đốt và ở u lồi bên ở khớp với các đầu trên

Page 71: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

của đôi xương sườn. Ở người, có 12 ĐS ngực, ĐS nằm ở phía dưới của cột sống giữa phần ngực và phần cùng là ĐS thắt lưng. Ở động vật có vú, có 5 ĐS thắt lưng, có các gai ngang lớn là chỗ bám cho cơ. ĐS rộng và chắc chắn giữa vùng thắt lưng và vùng xương cụt gọi là ĐS cùng. ĐS cùng khớp với khung chậu ở động vật bốn chi; ở lưỡng cư chỉ có một; ở bò sát, chim, động vật có vú có hai hoặc nhiều hơn. Các ĐS bảo vệ cho tuỷ sống ở vùng đuôi là ĐS đuôi. Vì phần chóp đuôi bị thoái hoá, nên các ĐS đuôi không có đặc điểm chung của ĐS của động vật có xương sống. Các đốt sống này chỉ có phần thân đốt hình trụ. Ở người và các động vật linh trưởng, các ĐS đuôi thoái hoá và hợp lại thành xương cụt.

ĐỘT BIẾN (sinhl mutatio), những biến đổi gián đoạn, nhảy vọt của tính di truyền, ảnh hưởng một cách nhất định lên các tính trạng. ĐB cung cấp nguyên liệu cho chọn lọc tự nguyên trong quá trình tiến hoá. Mọi biến đổi đó đều do khả năng tái tạo trên cơ sở sao chép của gen. Theo đặc điểm phát sinh, ĐB được phần thành: ĐB tự nhiên (ĐB ngẫu nhiên) và ĐB nhân tạo (ĐB thực nghiệm). Về biểu hiện di truyền , ĐB có thể trội (xuất hiện ở trạng thái dị hợp tử và bị phân li trong thế hệ tiếp theo) và ĐB lặn biểu hiện khi gen ĐB ở trạng thái đồng hợp tử. Dựa vào đặc điểm tính trạng hay tính chất chịu sự kiểm soát của gen ĐB, người ta phân biệt ĐB hình thái, ĐB sinh lí, ĐB hoá sinh. Dựa vào ảnh hưởng tương đối lên khả năng sống, mức sinh sản, chia ĐB thành: ĐB có ích, ĐB trung tính, ĐB có hại và gây chết (nếu ĐB kèm theo sự chết). ĐB có nhiều ứng dụng trong chọn giống động, thực vật và vi sinh vật: tạo ra các sinh vật có sức chống chịu sâu hại, thay đổi sức sinh sản, tính miễn kháng với các chất độc, phản ứng với điều kiện môi trường như nhiệt độ; thay đổi sinh hoá học hoặc hình thái học quần lạc, năng suất; sản sinh ra các chế phẩm sinh học của vi sinh vật. Ở người, các ĐB có thể làm thay đổi hình thái, hoá sinh, cử chỉ, trí thông minh, một số dạng về khiếu thẩm mĩ (nặng khiếu về âm nhạc, hội hoạ, trí nhớ, vv.)

ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ (sinh), các đột biến biểu hiện giữa các nhiễm sắc thể và trong từng nhiễm sắc thể. Gồm có hiện tượng: mất đoạn (deletion), mất đi một phần của đoạn nhiễm sắc thể nhỏ bên trong hoặc phần đầu mút của nhiễm sắc thể; nhân đoạn (duplication), thêm từng gen hay một nhóm gen vào bộ nhiễm sắc thể cơ bản; đảo gen (inversion), chuyển đoạn đột biến giữa các nhiễm sắc thể tạo nên các nhiễm sắc thể mới.

ĐỘT BIẾN GEN (sinh), đột biến xảy ra bên trong các gen, do ngẫu nhiên hay do gây nhân tạo. Bản chất hoá sinh của ĐBG là do những biến đổi trong trình tự các cặp bazơ trong mạch polinucleotit như thay thế một cặp hay thêm cặp của các cặp trong gen, vì vậy không phải tất cả đều dẫn đến thay đổi kiểu hình của sinh vật, xt. Đột biến.

ĐỘT QUỴ (y; trúng phong), ngừng đột ngột ở mức độ nặng nhẹ khác nhau tất cả các hoạt động của não (mất tri giác, các vận động tự chủ) trong khi các chức năng sống vẫn còn (tim vẫn đập, phổi vẫn thở, vv.). Nguyên nhân: chảy máu não ở những người tăng huyết áp; tắc động mạch não gây thiếu máu cục bộ nhất thời, một vào trường hợp xảy ra trong khi giao hợp (gọi là phạm phòng). Dự phòng: theo dõi sức khoẻ định kì những người bị tăng huyết áp; chế độ sinh hoạt nhẹ nhàng, tránh các chấn động tâm thần, các

Page 72: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

cảm xúc quá mạnh; chú ý đặc biệt đến các thay đổi thời tiết (quá nóng, quá lạnh) giao thời giữa xuân – hè, thu – đông. Điều trị theo nguyên nhân. (x. Chảy máu não).

Theo y học cổ truyền, ĐQ là trạng thái đột nhiên ngã bất tỉnh nhân sự, hoặc đột nhiên méo mồm, liệt nửa người, nói khó (tương đương với tai biến mạch máu não theo y học hiện đại). Nguyên nhân là phong (ngoại phong, nội phong). Trúng phong phân ra 2 thể lớn: trúng kinh lạc và trúng tạng phủ. 1) Trúng kinh lạc chỉ có liệt nửa người, méo mồm. Cách chữa: bột hoa kinh giới 10 g, rượu trắng 20 ml, mỗi lần uống 5 g bột và 10 ml rượu hoà tan với nước sôi để nguội, uống trong một vài ngày; chữa méo mồm bằng châm cứu các huyệt Địa thương, Giáp xa, Tinh minh; châm cứu các huyệt Khúc trì, Kiên ngung, Thủ tam lí, Hợp cốc, Ngoại quan, Bát tà, Dương trì, Dương lan tuyền, Hoa khiêu, Phong thị, Túc tam lí, Giải khuê, Bát phong, kết hợp vận động các khớp bên liệt hàng ngày để chữa liệt nửa người. 2) Trúng tạng phủ chia ra làm 2 thể: hôn mê nông với huyết áp cao (chứng bế), hôn mê sâu với huyết áp tụt hoặc mất huyết áp (chứng thoát). Chữa chứng bế: châm Nhân trung, Dũng tuyền, Thập tuyền, Bách hội; dùng xương bồ 8 g, tỏi 2 g giã nhỏ, hoà với 20 ml nước sôi vắt nước bỏ bã, lọc lấy nước thêm 4 ml rượu trắng, quấy đều, uống; nếu đờm nhiều, dùng la bặc tử (hạt củ cải) sao chín 4 g, quả bồ kết 4 g, bỏ hột nướng vàng, tán mịn, mỗi lần uống 5 g hoà tan với nước đun sôi, để nôn đờm. Chữa chứng thoát: cứu huyệt Thần khuyết bằng điếu ngải đến khi chân tay ấm lại; dùng sâm cao li 10 g sắc đổ từng thìa; sau khi đã tỉnh lại, để lại di chứng liệt nửa người (x. Liệt nửa người).

ĐỘT TỬ (y), chết đột ngột ở một người mà tình hình bệnh tật hay sức khoẻ trước đó không lí giải được thoả đáng. Phải mổ tử thi và làm giám định pháp y để tìm nguyên nhân, tuy nhiên việc xác định có thể khó khăn. Nguyên nhân: các bệnh của não (chảy máu não, nhồi máu não, tắc mạch não); các bệnh tim (nhồi máu cơ tim, vỡ tim, vv.); khái huyết sét đánh, thổ huyết sét đánh, chảy máu trong nặng (ung thư gan vỡ vào ổ bụng, viêm tuỵ chảy máu, vỡ một phần động mạch chủ, vv.). Đề phòng đột tử: quản lí sức khoẻ các đối tượng có nhiều nguy cơ (trẻ sơ sinh, người có tuổi từ 50 trở lên, người lao động trong môi trường có nhiều độc hại, vv.).

Từ điển Y học Việt Nam – Mục E

ENZIM (A. enzyme; tk men), chất xúc tác sinh học, phần lớn là protein kết hợp với một phần nhỏ không phải là protein (gọi là coenzim). Bản chất của E chỉ được xác định từ sau khi kết tinh được E. E có hoạt tính và tính chọn lọc rất cao: Mỗi E chỉ tác dụng với một hoặc một số chất chuyển hoá theo một kiểu phản ứng xác định. E là chất xúc tác có hiệu quả nhất, làm tăng tốc độ phản ứng hàng triệu, hàng tỉ lần nhưng không bị biến đổi sau phản ứng. Rất nhạy cảm với nhiệt độ (E hoạt động mạnh nhất ở 40 – 50oC), pH và các yếu tố lí hoá khác. Phần lớn E có dạng hạt, khối lượng phân tử lớn 20 – 90 nghìn hoặc vài trăm nghìn dalton hay lớn hơn nữa. E có trong tất cả các tế bào sống, có nhiều trong gan, tuỵ tạng, một số hạt, củ, quả, trong môi trường nuôi vi sinh vật. E đầu tiên được nhận dạng ở tinh thể, là ureaza của đội tương (1926), tiếp đó là pepxiaza và tripxinaza (1930 –

Page 73: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

31). Tên gọi đầy đủ, chính xác theo quy ước quốc tế của E là tên gọi cơ chất đặc hiệu của nó cùng phản ứng mà nó xúc tác cộng thêm đuôi aza. Hội Hoá sinh Quốc tế (IUB) đã thống nhất phân loại E thành 6 lớp chính, đánh số từ 1 – 6: 1) Oxiđoređuctaza: các E xúc tác cho phản ứng oxi hoá – khử; 2) Transpheraza : các E xúc tác cho phản ứng chuyển vị; 3) Hiđrolaza: các E xúc tác cho phản ứng thuỷ phân; 4) Liaza: các E xúc tác cho phản ứng phân cách không cần nước, loại bỏ nước, loại nước tạo nối đôi hoặc kết hợp phân tử nước với nối đôi; 5) Isomeraza: các E xúc tác cho phản ứng đồng phân hoá; 6) Lipaza: các E xúc tác cho phản ứng tổng hợp có sử dụng liên kết giàu năng lượng ATP. Ở mỗi lớp này lại được chia thành nhiều tổ và mỗi tổ lại được chia nhiều nhóm.

E được dùng rộng rãi trong công nghiệp, nông nghiệp, y học và trong đời sống. Vd. amilaza có trong hạt thóc nảy mầm thuỷ phân tinh bột thành đường mantozơ trong sản xuất đường mạch nha.

Trong y học, người ta định lượng E trong huyết thanh để chuẩn đoán một số bệnh: amilaza tăng trong viêm tuỵ cấp, quai bị; glutamic oxaloaxetic transaminaza (GOT) và glutamic piruvic transaminaza (GPT) tăng trong viêm gan cấp (truyền nhiễm, ngộ độc), trong nhồi máu cơ tim (đặc biệt GOT); lactat đehiđro – genaza tăng trong nhồi máu cơ tim, viêm gan, ung thư. E còn dùng trong nghiên cứu các bệnh di truyền bẩm sinh và ung thư.

ÉP PHỔI phương pháp điều trị lao phổi, đặc biệt là lao phổi có hang, bằng cách tạo điều kiện để phổi tự xẹp xuống nhờ tính đàn hồi của mô phổi. Có hai phương pháp EP: phẫu thuật (cắt xương sườn); bơm không khí vào giữa hai lá thành và lá tạng của màng phổi [phương pháp Fooclanini; theo tên của thầy thuốc người Italia Fooctanini (C. Forlanini)]. EP được áp dụng trước khi có thuốc đặc trị chống lao. Hiện nay, hầu như không dùng EP trong điều trị bệnh lao.

Từ điển Y học Việt Nam – Mục F

FIBRIN (A. fibrin), loại protein không hoà tan có tác dụng làm đông máu. Trong quá trình đông máu, tiểu cầu hay các mô giải phóng chất gọi là thromboplaxtin. Chất này với sự có mặt của ion canxi biến enzim prothrombin thành thrombin. Thrombin hoạt động biến fibrinogen trong huyết tương thành F và F sẽ kết tủa làm đông máu. F là một globulin, dưới dạng sợi trắng nhỏ như bông, chun giãn, làm thành một mạng lưới giam cầm những huyết cầu, huyết thanh và thành cục máu đông.

FIBRINOGEN (A. fibrinogen), chất globulin (protein) phân tử lớn, dài, có trong huyết tương, tạo ra fibrin tham gia quá trình làm đông máu. Bình thường huyết tương có 0,2 – 0,4 g F trong 100 ml. F tăng trong hầu hết các bệnh nhiễm khuẩn, đặc biệt trong khớp và viêm phổi, có thể dẫn tới 1 g/ 100 ml hoặc cao hơn nữa. F giảm khi tế bào bị tổn thương như xơ gan, suy gan.

Page 74: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

FOCXEP (Ph. forceps), dụng cụ sản khoa bằng kim loại có hai cành đối xứng , kết hợp với nhau bắt chéo hoặc song song, có độ cong, kích thước, hình dáng phù hợp với đầu thai nhi đủ tháng và khung xương chậu người mẹ; để giữ và kéo đầu thai nhi sau khi cổ tử cung đã mở hết, ối vỡ và đầu thai nhi ra ngoài theo một cơ chế gần giống như đẻ tự nhiên. F được đặt trong những trường hợp: rặn lâu không có hiệu quả, cuộc đẻ không tiến triển; không cho sản phụ rặn do có vết mổ đẻ của lần trước, do suy tim, huyết áp cao, suy thai.

Từ điển Y học Việt Nam – Mục G

GAN cơ quan có màu nâu đỏ thẫm, gồm một số thuỳ nằm sát dạ dày ở động vật có xương sống. Chiếm tới 1/5 thể tích các nội quan trong xoang bụng và cứ 2 phút thì toàn bộ máu trong cơ thể lại di chuyển qua gan 1 lần. Chức năng chủ yếu: điều chỉnh thành phần hoá học của máu. Động mạch G nhận được máu tĩnh mạch từ ruột qua tĩnh mạch cửa vào G. Sau khi nhận chất dinh dưỡng, máu giàu glucôzơ và axit amin. G giữ lại lượng glucozơ dư thừa (vượt quá 0,1%) dưới dạng glicogen. G cũng chuyển axit amin thừa thành ure trong quá trình khử amin. G còn có nhiều chức năng khác: tiết mật tích trữ tạm thời trong túi mật và sau đó qua ống mật vào tá tràng; dự trữ sắt, sản xuất vitamin A từ caroten, dự trữ vitamin A, D; sản xuẩ một số protein cho huyết tương; sản xuất có yếu tố đông máu; khử độc , chuyển mỡ thành hợp chất thuận lợi để oxi hoá khi cần thiết và dự trữ ở G. Cấu trúc hiển vi của G chứng tỏ mỗi tế bào G có liên quan trực tiếp với máu nên sự khuếch tán của các phân tử ra, vào tế bào G rất nhanh chóng.

G người nặng khoảng 1.100 – 1.200 g, nằm ở tầng trên mạc treo đại tràng ngang và dưới cơ hoành. Mặt trên gồm hai thuỳ (thuỳ phải và trái); mặt dưới gồm 4 thuỳ (thuỳ phải, trái, thuỳ vuông, thuỳ đuôi). Mặt sau chia thành 3 khu: khu phải lắp vào rãnh sườn cột sống, khu trái ôm lấy thực quản, khu giữa là thuỳ vuông. Máu được chuyển về G qua động mạch G chung với 2 nhánh động mạch G riêng và động mạch vị – tá tràng và chảy về tim khi được khử độc qua tĩnh mạch cửa và tĩnh mạch G trên. G hoạt động do các sợi thần kinh từ đám rối dương và dây thần kinh X điều khiển mật tiết qua các ống G và ống túi mật đổ vào ống mật chủ.

GAN HOÁ (tk. can hoá), quá trình tổn thương chuyển thành một khối đặc, chắc như gan, thường gặp ở phổi trong viêm phổi thuỳ do phế cầu khuẩn. Được thầy thuốc người Pháp Lanec (R. T. H. Laennec) mô tả từ 1819. Tuỳ theo giai đoạn tiến triển, GH có 3 hình thái: 1) GH đỏ: vùng phổi tổn thương màu đỏ như gan tươi, chìm khi cắt bỏ vào nước. Soi kính hiển vi, lòng các phế nang ứ đầy tơ huyết, hồng cầu, bạch cầu đa nhân trung tính. 2) GH xám: tổn thương mầu đỏ xám như gan ôi, dịch viêm trong lòng phế nang bắt đầu thoái hoá, đặc biệt các hồng cầu tan rã, enzim do bạch cầu đa nhân giải phóng làm lỏng dần lưới tơ huyết nhưng vách phế nang vẫn được bảo tồn. Nếu tiến triển tốt, dịch viêm se tiêu biến, một phần do đại thực bào, chủ yếu do ho thải viêm ra ngoài dưới dạng đờm. 3) GH vàng: biến chứng của phổi thuỳ khi sức đề kháng của cơ thể kém, toàn bộ vùng tổn

Page 75: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

thương chuyển thành viêm mủ, vách các phế nang bị phá huỷ, lòng chứa đầy tế bào mủ. Nếu một phần tổn thương hoá mủ, sẽ sinh ra áp xe phổi.

GARÔ (Ph. garrot), dụng cụ cầm máu tạm thời, dùng trong trường hợp đứt động mạch lớn ở chi, gây chảy máu cấp. G tự tạo dùng cấp cứu ban đầu tại chỗ, gồm: một dây bằng cao su hoặc vải để quấn vòng quanh chi; một miếng gỗ chèn trên đường đi của động mạch; một que đĩa để xoắn chặt dây thít quanh chi ngay sát trên vị trí tổn thương cho đến khi máu ngừng chảy tại vết thương. G được chuẩn bị trước thường gồm dây cao su to bản và có kẹp để giữ chặt vòng xoắn khi cầm máu. Hiện có G chế sẵn dùng dây vải và hộp quay có nấc và có ghi giờ bắt đầu làm G. G còn dùng để cầm máu các chi bị cắt cụt tự nhiên; cầm máu tạm thời khi phẫu thuật cần có một vùng mổ khô và giảm lượng máu mất trong khi mổ ở các chi, gây tê trong xương để giữ thuốc tê tại chỗ. Khi bị rắn cắn, buộc G sát ngay trên chỗ bị cắn (xiết vừa chặt) rồi gửi ngay tới cơ sở y tế.

GÂY MÊ 1. Một kĩ thuật của y học không những làm cho người bệnh không đau mà còn không bị nhiễm độc, không lo sợ, không giữ lại một ấn tượng kéo dài về phẫu thuật, không bị stress và bảo đảm an toàn cho bệnh nhân. Thuật ngữ này có từ khi Motơn (W. T. G. Morton) dùng ete để GM (1846) cho người bệnh trong như mổ. GM toàn thân là phương pháp làm cho người bệnh mất tạm thời (có phục hồi) tri giác, cảm giác đau, các chức năng liên hệ để có thể chịu đựng được phẫu thuật hoặc một thăm dò nội, ngoại khoa. Thuốc mê được đưa vào cơ thể người bệnh qua đường thở, tiêm tĩnh mạch, tiêm mạch máu hoặc đưa vào hậu môn (ít dùng).

GÂY MÊ TOÀN THÂN x. Gây mê.

GÂY MÊ MIỄN DỊCH x. Miễn dịch.

GÂY TÊ phương pháp làm mất tạm thời cảm giác đau một vùng của cơ thể người bệnh để phẫu thuật. Trong lúc mổ, người bệnh vẫn tỉnh táo, có thể hợp tác với thầy thuốc. Hiện nay có khuynh hướng kết hợp trong một cuộc mổ tiến hành song song GT vùng với gây mê. Các phương pháp GT: GT tại chỗ, GT vùng. GT vùng được chia thành: phong bế đám rối cánh tay, phong bế dây thần kinh toạ, phong bế các gốc thần kinh nói chung, tê trong xương, tê tĩnh mạch, tê ngoài màng cứng, tê tuỷ sống, GT đuôi ngựa. Tiến hành GT bằng cách dùng thuốc GT (thuốc làm mất cảm giác đau một vùng hoặc một khu vực của cơ thể) tiêm trực tiếp vào các mô tại chỗ được mổ hoặc các chỗ xung quanh những đám rối thần kinh, những rễ thần kinh hoặc gốc hay thân thần kinh chi phối vùng được mổ (cocain, novocain, liđocain, xylocain, bupivacan, etiđocain, vv.).

GÂY UNG THƯ khả năng sinh ra khối u của một virut hay đoạn AND bằng cách kích thích sự sao chép bất thường của phân tử AND tế bào vật chủ.

GẦY ĐÉT trạng thái thiếu dinh dưỡng nặng do các nguyên nhân bệnh lí hoặc thiếu ăn. Biểu hiện: gầy nhanh, sút cân nhiều; mặt hốc hác, các gồ xương nhô lên, cơ bị teo, các lớp mỡ dưới da biến đi, da, niêm mạc nhợt, loét các điểm tì ở nhiều chỗ; protein huyết tương hạ thấp và biến đổi các thành phần protein huyết tương; thiếu máu thể nhược sắc, suy giảm sinh sản hồng cầu. Các chức phận nội tiết cũng giảm hoạt động. Nếu nằm lâu

Page 76: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

bất động, các chi bị co kéo ở tư thế sai lạc, thưa xương xuất hiện. Còn thấy thay đổi tình hình và rối loạn tâm thần: cơn đãng trí, khiếp đảm, suy nhược thần kinh. Thường xảy ra ở trẻ em bị ốm lâu ngày (ỉa chảy, sởi), không được ăn uống đầy đủ., bị kiêng khem quá mức.

Phòng GĐ: cho trẻ em ốm (nhất là bị ỉa chảy) ăn uống đúng chế độ quy định, tránh kiêng khem không hợp lí; điều chỉnh chế độ ăn uống cho trẻ em bắt đầu có dấu hiệu thiếu dinh dưỡng. Chữa trị: truyền máu và đạm, nuôi dưỡng qua ống thông, chăm sóc toàn thân và chữa căn nguyên.

GẪY XƯƠNG xương bị gẫy do chấn thương (tai nạn, ngã, vv.), do bệnh lí (ít gặp hơn) như viêm xương tuỷ, u xương (các bệnh tiêu huỷ xương và làm giòn xương). Ở trẻ em, GX thường ít đi lệch theo kiểu gẫy cành tươi; xương gẫy chóng liền. Ở người có tuổi bị loãng xương, xương dễ gẫy sau các chấn thương nhẹ, ở vùng xương yếu như cổ xuống đùi, cổ xương cánh tay, đầu dưới xương quay; dễ có biến chứng như chậm liền xương, khớp giả, rối loạn dinh dưỡng, làm teo các cơ, cứng liền khớp, viêm phổi, vv. Các phương pháp chữa của y học cổ truyền cho kết quả tốt trong các trường hợp gẫy các xương nhỏ và không có nhiều di chuyển của các đầu xương gẫy.

GEN (A. gen), một đoạn của phân tử axit nucleic (AND hoặc một số virut là ARN) có chiều dài tối thiểu đủ lớn để xác định một chức năng sinh học. Chức năng đó là mã hoá cấu trúc sơ cấp của một polipeptit (hay protein) hoặc của một phân tử ARN, theo cơ chế trình tự: 4 nucleotit A, U, G và X trong ARN (x. Mã di truyền). Trong nhiều trường hợp, chức năng sinh học của G là một tính trạng, vd. G quy định màu sắc hình dạng của hạt đậu; màu da, màu mắt của động vật; khả năng mắc bệnh, chống chịu, khả năng tổng hợp một chất trao đổi nào đó, vv. Mỗi G chứa khoảng 500 – 6.000 nucleotit và được giới hạn hai đầu bởi hai “dấu chấm”. Dấu khởi đầu là bộ ba nucleotit AUG và chấm hết là UAG, UUA và UGA. Nếu một trong các nucleotit được thêm vào hay mất đi hoặc bị thay thế thì ở trong G xảy ra đột biến. G thường tập trung trong nhân tế bào trên các nhiễm sắc thể. Tập hợp các G trên mỗi nhiễm sắc thể gọi là một nhóm liên kết. Các G cư trú trong ti thể, lạp thể, plasmit gọi là G bào chất. Sự tồn tại của các nhân tố di truyền tách biệt trong tế bào được Menđen (J. G. Mendel) phát hiện năm 1865, đến 1911, Lutvich (W. Ludwig; nhà thực vật học Đan Mạch) gọi chúng là G (chữ Hi Lạp là genos – giống nòi, nguồn gốc). Những hiểu biết về G là nền tảng khoa học vững chắc cho kĩ thuật di truyền, là hạt nhân của công nghệ sinh học hiện đại. Các phương pháp kĩ thuật di truyền cho phép chuyển G riêng biệt từ một sinh vật này sang sinh vật khác và buộc chúng hoạt động. Vd. chuyển G trừ sâu từ vi khuẩn sang cây trồng và ngược lại, chuyển G của động, thực vật sang vi khuẩn để sản xuất một số sản phẩm vốn không có ở vi khuẩn như insulin, tơ nhện, protein ngọt, vv. Ngoài ra, trên cơ sở các đột biến đặc hiệu nhận được ở các G riêng biệt, người ta đã hoàn thiện những hệ thống kiểm nghiệm độ nhạy cao để phát hiện hiệu quả di truyền các nhân tố môi trường như hợp chất gây ung thư.

GEN CHỈ HUY vùng trên nhiễm sắc thể có khả năng tương tác trực tiếp hoặc gián tiếp với chất ức chế đặc hiệu, do vậy kiểm soát hoạt động của operon kế cận.

Page 77: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

GEN HOÁ sự tạo gen trong hệ phân tán hay trong dung dịch một số chất cao phân tử. Sự tạo gen là do những liên kết yếu giữa các hạt (hệ phân tán) hay giữa các phân tử chất cao phân tử tạo thành mạng lưới không gian.

GEN HỌC khoa học về sự truyền, nghiên cứu tính di truyền các đặc điểm từ thế hệ trước sang thế hệ sau. Do tìm ra được cơ sở vật chất của sự di truyền là các gen (x. Gen) nên người ta gọi là GH. Sự kết hợp giữa GH với những môn khác đã tạo ra những môn học trung gian như GH tế bào, GH miễn dịch, GH phân tử, vv.

GEN MIỄN DỊCH HỌC khoa học kết hợp giữa gen học và miễn dịch học, trong đó phương pháp miễn dịch được dùng để soi sáng hiện tượng gen học và ngược lại phương pháp gen học được dùng để soi sáng hiện tượng miễn dịch. Vd. dùng kĩ thuật ngưng tụ miễn dịch để xác định tính di truyền của nhóm máu; dùng kĩ thuật gen học để giải thích tính đa dạng của kháng thể,vv.

GEN TĂNG ĐỘT BIẾN gen trong vi khuẩn Escherichia coli khi ở trạng thái đột biến gây ra những đột biến xuất hiện các gen khác trong cả hệ gen.

GENOTIP (A. genotype; tk. kiểu gen, kiểu di truyền), cấu trúc di truyền của sinh vật, tổ hợp gen nằm trên các nhiễm sắc thể của sinh vật mang thông tin di truyền và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. G mang chương trình di truyền, chi phối toàn bộ cấu tạo, hoạt động và sự phát triển của sinh vật cùng mọi tính chất của cơ thể sinh vật. Khi G chưa thay đổỉ, tính di truyền vẫn ổn định tuy cơ thể biểu hiện những phenotip (kiểu hình, biểu hình) khác nhau trong những điều kiện cụ thể khác nhau. Do có tính trội, các cá thể có G khác nhau vẫn có thể có phenotip giống nhau. Vì vậy phải dùng phương pháp lai phân tích, kiểm tra đời sau để xác định G của sinh vật, giữ lại những nhân tố tốt trong G.

GHẺ 1. Ở người, bệnh ngoài da do kí sinh trùng (Acarus scabiei; con G) gây nên. Con cái lớn hơn con đực. Con cái có đường kính 0,25 – 0, 35 mm; phía trước con G có hai đôi chân tận cùng bằng vòi hút, phía sau cũng có hai đôi chân có lông. Sau khi giao phối, con cái đào vào trong lớp nông của biểu bì, đẻ trứng dọc theo đường đi, trong 6 – 8 tuần đẻ khoảng 50 trứng. Sau 4 tuần, trứng nở thành cái G. Các triệu chứng G xuất hiện 7 – 12 ngày sau khi lây bệnh: ngứa dữ dội, nhất là tối và đêm; ở các nếp gấp tay, ngực, bụng, mông, đùi, cơ quan sinh dục nam, vú ở nữ, còn thấy những mụn nước và mụn mủ rải rác; ở nếp gấp cổ tay và các kẽ ngón tay có thể nhìn thấy các đường hầm của G rất điển hình (đường ngoằn ngoèo, màu xám, dài 2 – 3 mm). Vì ngứa nhiều, bệnh nhân gãi làm xây xát và dẫn đến những biến chứng: viêm da mủ, viêm hạch, viêm thận cấp. Phòng bệnh: bệnh lây do tiếp xúc với người bệnh ban đêm (ngủ chung giường), vì vậy cần điều trị triệt để cho bệnh nhân, khám tỉ mỉ những người trong gia đình và những người tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân; giặt quần áo, chăn màn bằng nước sôi, rồi là nóng, phơi chiếu, mền bông. Tại các tập thể (trường học, doanh trại, công trường, nông trường, vv.), tăng cường biện pháp vệ sinh, giữ vệ sinh cá nhân và môi trường, khám sức khoẻ trong các đợt khai trường, tuyển quân, tập trung công nhân để phát hiện người bệnh.

Điều trị: sau khi rửa sạch nốt G, bôi dung dịch hay mỡ lưu huỳnh, thuốc lỏng hay thuốc mỡ DEP (dietylphtalat), ngày bôi 2 – 3 lần; cũng có thể dùng hỗn hợp dầu vừng 75 g, bột

Page 78: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

lưu huỳnh 50 g, bột xà sàng tử 25 g, bột hùng hoàng 5 g (chưng cách thuỷ một giờ rồi mới dùng).

2. Ở súc vật, bệnh G nặng nhất là ở trâu (da), gà (chân), chó (bao lông). Đặc điểm: trên da có vẩy, rụng lông, ngứa dữ dội. Phòng bệnh G là chủ yếu, vì súc vật non (nghé) bị G nặng có thể chết; có loài vật như cừu bị G nếu chữa khỏi, lông (len) cũng không còn giá trị.

GHẺ CÓC bệnh da lây truyền trực tiếp từ người bệnh sang người lành, do xoắn khuẩn Treponema pertenue. Bệnh lưu hành ở các nước nhiệt đới, trong đó có Việt Nam (chủ yếu ở vùng Tây Nguyên). Sau 3 tuần ủ bệnh, xuất hiện loét sùi, thường ở chi dưới. Sau vài tuần, bệnh lan ra khắp người với những sẫn xù xì như quả dâu, màu vàng nhạt, trên có vẩy tiết ẩm hoặc có những mảng thâm trên có vẩy da. Ở một số bệnh nhân (20%), xương chày viêm tấy, đau. Trong trường hợp không được chữa, sau 5 – 10 năm, thương tổn ăn sâu vào trong, da nổi cục rồi loét, cuối cùng để lại sẹo nhăm nhúm. Ngoài các thương tổn da, còn có viêm dây thần kinh, viêm xương, cứng khớp. Điều trị bằng penicillin, streptomycin, chloromycetin, vv. Có thể tiêm dự phòng một liều benzathin penicillin (1,2 triệu đơn vị) cho tất cả mọi người đang cư trú tại vùng có bệnh GC lưu hành.

GHÉP DA lấy một mảnh da từ một vị trí khác trên cơ thể hoặc từ người khác, từ súc vật, ghép lên một vùng khuyết da của cơ thể, nhằm che phủ vĩnh viễn hoặc tạm thời. Tuỳ theo nguồn lấy mảnh da có: GD tự thân (lấy da của bản thân người được GD); GD đồng loài (lấy da của người khác); GD dị loài (lấy da của loài động vật khác). Tuỳ theo cách nuôi dưỡng mảnh ghép, có: ghép mảnh tự do; ghép mảnh có cuống nuôi tạm thời hoặc vĩnh viễn. Tuỳ theo độ dày của mảnh da, có: mảnh mỏng, dày vừa và dày toàn bộ lớp da. Tuỳ theo tính chất miễn dịch, có: GD thích hợp (da tự thân, da đồng loài cùng một dòng đồng nhất như ở hai người sinh đôi cùng một trứng), da ghép sẽ sống vĩnh viễn trên nền tiếp nhận; GD không thích hợp (da của người khác, của người sinh đôi không cùng một trứng, da dị loài), da ghép sẽ không thích hợp với cơ thể được ghép và chỉ sống được một thời gian nhất định trên nền tiếp nhận, sau đó sẽ bị đào thải.

GHÉP GAN ghép gan lành cho người mà gan không còn chức năng. Người cho gan là các nạn nhân bị chấn thương não quá nặng không cứu chữa được nữa (hấp hối), nhưng chức năng gan còn tốt. Người nhận gan hoặc là có bệnh gan nặng (vd. xơ gan) hoặc là gan bị giập nát vì chấn thương. Có 2 kiểu GG: ghép đúng vào vị trí phẫu thuật của gan trên cơ thể, thay thế hoàn toàn gan bị bệnh (xơ gan, u gan, teo đường mật bẩm sinh, vv.); GG khác chỗ là ghép vào một nơi trong ổ bụng vừa đủ chỗ nằm cho gan ghép (được dùng trong các trường hợp viêm gan cấp có suy gan nặng). Xtazơn (T. Starzl) thực hiện GG lần đầu tiên (1963) ở Đenvơ (Denver, Hoa Kì). Đến nay có khoảng trên một nghìn trường hợp GG, 60 – 70% trường hợp trong số đó sống được từ 1 năm trở năm.

GHÉP GIÁC MẠC phẫu thuật thay thế giác mạc bị sẹo đục, bị viêm loét có nguy cơ bị thủng hoặc đã thủng, bằng giác mạc lành lấy từ mắt của tử thi (chết chưa quá 6 giờ). Tuỳ theo mục đích có: GGM tăng thị lực, GGM điều trị, GGM điều chỉnh khúc xạ, vv. Về kĩ thuật có: ghép nông, ghép lớn, ghép xuyên thủng bề dày giác mạc, ghép một phần, ghép phần lớn và ghép toàn bộ giác mạc. Xim (E. Zim, người Áo) GGM lần đầu tiên năm

Page 79: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

1905. Filatop (V. P. Filatop; nhà phẫu thuật Liên Xô) cũng là người nổi tiếng về GGM. Ngày nay, giác mạc để ghép có thể bảo quản được trong thời gian dài. Nhiều nước đã thành lập ngân hàng mắt để cung cấp giác mạc cho các trung tâm nhãn khoa thực hiện phẫu thuật GGM.

GHÉP THẬN ghép thận lành cho người bệnh với điều kiện hai người cùng hoà hợp về miễn dịch tổ chức. GT được chỉ định trong trường hợp suy thận mạn nặng không phục hồi được do nhiều nguyên nhân (sau viêm, chấn thương, vv.). Trước khi ghép, thường phải dùng tạm thời máy thận nhân tạo. Người cho có thể là nhân thân trong gia đình, người tình nguyện, bệnh nhân hoặc nạn nhân nặng không thể hồi phục (vd. chấn thương sọ não nặng), người mới chết đột ngột, vv. Mỗi người có 2 thận; người ta có thể sống gần như bình thường chỉ với một quả thận lành; cho nên việc cho thận để ghép có phần dễ dàng hơn đối với các cơ quan khác. GT là loại ghép thành công nhiều nhất sau ghép giác mạc. Merlin (J. Merrill, Hoa Kì) thực hiện GT lần đầu tiên năm 1954, người được ghép sống thêm 8 năm. Đến nay đã có hàng vạn người được ghép thận. Ở Việt Nam đã có trường hợp GT đầu tiên 01.6.1992.

GHÉP TIM thủ thuật GT được chỉ định trong các trường hợp suy tim nặng, ở giai đoạn cuối của bệnh tim. Để thay cho tim của người bệnh bị cắt bỏ đi, có thể dùng tim của người mới chết (ghép sinh học) hoặc tim nhân tạo (ghép cơ học). Có thể vẫn để lại không cắt bỏ tim của người bệnh và lắp thêm vào một tim người hoặc tim nhân tạo và hai trái tim song song hoạt động (ghép song song), thủ thuật này còn ít được áp dụng. Bác sĩ Banơt (C. Barnard) thực hiện GT sinh học đầu tiên thành công 1967 ở Nam Phi tại bệnh viện Grut Sua (Groote Schuur), bệnh nhân sống được 18 ngày. Đến nay người được GT sống lâu nhất (18 năm) là một công dân Pháp Emanuen Vicơria (Emmanuel Victria). Đêvri (W.Devries) Hoa Kì thực hiện trường hợp GT cơ học đầu tiên vào 1982.

GHI ĐIỆN NÃO ghi những dòng điện sinh học xuất hiện trong não. Hiện nay đã có những máy GĐN phức tạp, nhờ đó người ta có thể nghiên cứu 10 – 20 dòng điện và nhiều hơn nữa ở não. Nguồn gốc những nguồn điện sinh học hiện nay chưa được giải thích rõ và tính chất đặc hiệu của sóng này hay sóng kia đối với từng loại bệnh lí nhất định cũng chưa được công nhận. Tuy vậy, một vài biến loạn về nhịp điệu, nhận thấy trong GĐN, có thể giúp cho xác nhận chuẩn đoán, đặc biệt là chuẩn đoán định khu.

GHI HÌNH PHÓNG XẠ (tk. xạ hình, ghi hình nhấp nháy), phương pháp ghi , chụp trên phim hình ảnh phân bố một chất phóng xạ đã được đưa vào cơ thể và được tập trung tại một mô hoặc cơ quan thích hợp với chất đó; qua hình ảnh ghi được có thể đánh giá hình thể và chức năng của mô và cơ quan, chuẩn đoán được bệnh. Tia gamma của chất phóng xạ phát ra được một ống đếm nhấp nháy thu nhận, nên phương pháp này được gọi là ghi nhấp ngáy. Các chất đồng vị phát tia gamma hiện nay thường được dùng trong y học: I trong chuẩn đoán các bệnh tuyến giáp; Tc trong chuẩn đoán các bệnh về xương khớp; Ga trong chuẩn đoán bệnh nhiễm khuẩn ở xương khớp. GHPX được sử dụng ở Việt Nam vào đầu những năm 70 của thế kỉ 20.

GHI RUNG GIẬT NHÃN CẦU phương pháp ghi các chuyển động của nhãn cầu khi có rung giật nhãn cầu. Có hai cách GRGNC: ghi điện rung giật nhãn cầu

Page 80: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

(electronystagmography) với ghi các biến đổi điện thế giác mạc – võng mạc khi có rung giật nhãn cầu; ghi ảnh rung giật nhãn cầu (photonystagmography) chụp ảnh rung giật nhãn cầu bằng tia hồng ngoại.

GIẢ BỆNH cố ý tạo ra một bệnh hay một số triệu chứng của bệnh ở một người thực sự không mắc bệnh đó. GB còn bao hàm sự cố ý cường điệu hoặc kéo dài các triệu chứng của một bệnh đã mắc. Người GB thường nhằm các lợi ích cá nhân như trốn tránh nghĩa vụ quân sự, hưởng thụ các khoản ưu đãi vật chất.

GIẢI ĐỘC TỐ độc tố của vi khuẩn đã được làm giảm độc bằng tác động kết hợp và có mức độ của một chất sát khuẩn (như fomol) và sức nóng. Sản phẩm thu được là một hợp chất mới không còn sức độc (gây bệnh) nhưng vẫn giữ khả năng kháng nguyên và gây miễn dịch. Dùng fomol ở nồng độ 2,5 – 7% và sức nóng 37 – 40 độ trong một tháng. Độc tố đã mất đi , không có thể phân li lại được nữa. Trong y học và thú y, thường dùng nhất là GĐT uốn ván, bạch cầu.

GIẢI PHẪU BỆNH chuyên khoa của y học, nghiên cứu các biến đổi về hình thái, cấu trúc của con người nói chung, của các mô và tế bào trong cơ thể nói riêng để chuẩn đoán bệnh. Qua xử lí các mảnh mô lấy trên cơ thể người sống (gọi là sinh thiết) khi khám bệnh, sau các phẫu thuật, …; hay lấy từ cơ thể người chết (tử thiết), thấy những biến đổi mà mắt có thể nhìn thấy được (biến đổi đại thể), hay các biến đổi chỉ phát hiện được nhờ các thiết bị phóng đại như kính hiển vi quang học (biến đổi vi thể) hoặc kính hiển vi điện tử (biến đổi siêu vi). Qua các thay đổi hình thái, kết hợp với hồ sơ lâm sàng, các nhà giải phẫu bệnh có thể tham gia làm rõ các nguyên nhân, cơ chế sinh bệnh, giúp cho thầy thuốc lâm sàng chuẩn đoán chính xác hoặc bổ khuyết chuẩn đoán để điều trị bệnh một cách có hiệu quả hơn. GPB là một trong những môn khoa học cơ sở không thể thiếu trong y học hiện đại.

GIẢI PHẪU ĐỊNH KHU mô tả hình thái tổng quan mỗi vùng trong cơ thể người: cổ, nách, ngực, bẹn, bụng, …; các thành phần có trong mỗi vùng sắp xếp theo lớp từ nông đến sâu và trong mối liên quan với nhau về mặt vị trí, làm cơ sở cho việc quy định các đường vào các cơ quan quan trọng trong vùng một cách tối ưu, gây những thương tổn tối thiểu đối với các mô. GPĐK cung cấp các kiến thức cơ bản cho khoa phẫu thuật.

GIẢI PHẪU HỌC khoa học có đối tượng nghiên cứu là cấu trúc và hình thể của các sinh vật có tổ chức cũng như mối quan hệ giữa các cơ quan trong của các sinh vật ấy. Phân biệt: GPH thực vật, GPH động vật, GPH người và GPH động vật so sánh. GPH người là một ngành độc lập của GPH và được chia thành hai chuyên ngành: GPH sinh lí người – chuyên nghiên cứu cấu trúc và hình thể của người bình thường; giải phẫu bệnh học (x. Giải phẫu bệnh). Người đặt nền móng cho GPH động vật so sánh là Arixtôt (Aristote). Vêdaliut (A. Vesalius) được coi là người đặt nền móng cho ngành GPH người.

GIẢI PHẪU SO SÁNH một bộ phận của giải phẫu học , mô tả sự giống nhau giữa giải phẫu học của người và các động vật khác (phôi học, hình thái, cấu trúc, chức năng, sự phát triển, vv.).

Page 81: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

GIẢI PHẪU TỬ THI mổ xác người chết để xem xét nghiên cứu dấu vết tổn thương, xác định tính chất của dấu vết tổn thương, giúp cho việc kết luận về nguyên nhân chết.

GIẢM ĐỘC TỐ x. Giải độc tố.

GIẢM KHẢ NĂNG LAO ĐỘNG tình trạng thua kém về thể lực hay trí tuệ tạm thời hay vĩnh viễn ở người do bệnh tật, tai nạn, bẩm sinh hay tuổi già. Vd. khả năng nghe kém đi ở công nhân làm việc lâu năm trong trong môi trường có tiếng ồn ào; người già bị nghễng ngãng; trẻ đẻ khó phải can thiệp bằng focxep bị tai biến não nên chậm phát triển về trí tuệ; người bị tai nạn giao thông cụt một chân; người ngã gãy cẳng tay phải kèm thương tổn dây thần kinh quay, khi vết gãy đã lành nhưng không viết được. Những người này bị thua kém trong lao động, trong đời sống xã hội. Gia đình và xã hội phải giúp đỡ để họ hoà nhập với đời sống cộng đồng. Mặt khác, xã hộ cần có những biện pháp đề phòng tích cực các tật bẩm sinh; thực hiện tiêm chủng mở rộng cho trẻ em; giáo dục về an toàn (giao thông, lao động, vv.) cho lứa tuổi thiếu niên, thanh niên.

GIẢM NĂNG TUYẾN GIÁP suy giảm hoạt động nội tiết của tuyến giáp, làm chậm phát triển thể lực và tâm thần ở trẻ đang lớn (chứng đần) và ở người trưởng thành (chứng phù niêm). Bình thường, hocmon tuyến giáp cùng với hocmon phát triển của tuyến yên có vai trò trong tổng hợp nhiều chất, nhiều hocmon liên quan đến chuyển hoá tế bào, mô, nhất là mô liên kểt. Khi thiếu, sẽ sinh ra những rối loạn bệnh lí, biểu hiện bằng những bệnh chứng đã nêu trên.

GIẢM OXI HUYẾT giảm lượng oxi trong máu động mạch, đánh giá theo các chỉ số: áp suất oxi trong máu động mạch thấp hơn bình thường (dưới 12 kPa hay 90 mmHg), bão hoà 80%. Nguyên nhân: viêm não, bại liệt, nhược cơ, xơ phổi, giãn phế nang, tràn khí, tràn dịch màng phổi, thiếu máu, suy tim, chứng bèo phì; nhiễm độc cacbon oxit hay axit xianhiđric; áp suất oxi trong không khí thấp (trên núi cao). Có thể có những cơ chế thích nghi trong trạng thái GOH mạn. Trong những trường hợp bệnh lí, phải tăng cường việc cung cấp oxi bằng thở trong không khí có áp suất oxi cao hoặc thở máy (hô hấp hỗ trợ).

GIẢM THỊ LỰC tình trạng mắt không nhìn rõ các chi tiết của vật hay hình, mặc dù đã được điều chỉnh bằng kích thích hợp nhất. Theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới, mắt được coi là GTL khi thị lực chỉ còn từ 3/10 đến mức chỉ đếm được ngón tay để cách mặt 3 m (mắt có đeo kính).

GIẢM ĐỊNH PHÁP Y hoạt động giám định trên cơ sở sử dụng tri thức, phương tiện y học để tiến hành khám nghiệm và rút ra những kết luận có tính khoa học về vấn đề có liên quan đến tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm của con người để phục vụ yêu cầu của các cơ quan pháp luật. Mục đích của GĐPY là thu thập tài liệu , chứng cứ, tìm ra nguyên nhân, xác định, đánh giá mức độ thương tích, hậu quả do chấn thương, do bệnh, xác định khả năng lao động hoặc giải đáp những vấn đề có liên quan đến sinh mạng, sức khoẻ con người phục vụ yêu cầu của cơ quan đến sinh mạng, sức khoẻ con người phục vụ yêu cầu của cơ quan điều tra.

Page 82: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

GĐPY là một loại giám định tư pháp và phải được tiến hành theo đúng thủ tục pháp luật. Trong GĐPY, giám định viên có quyền dùng tất cả các phương tiện khám nghiệm nhằm đạt được yêu cầu của cuộc khám nghiệm, nếu cần gửi đi nơi khác để xét nghiệm phải niêm phong mẫu vật phủ tạng cần xét nghiệm. Sau khi khám nghiệm, giám định viên phải làm báo cáo viết. Nội dung và kết luận của báo cáo phải ngắn gọn, đầy đủ và giải đáp đúng các điểm nghi vấn mà cơ quan điều tra đã yêu cầu. Giám định viên phải giữ bí mật về kết quả của cuộc giám định và những điều mà cơ quan điều tra đã cho mình biết.

GIÁM ĐỊNH TÂM THẦN khám xét với mục đích làm sáng tỏ sự lệch lạc trong trạng thái sức khoẻ tâm thần của đối tượng cần phải xác định khả năng lao động, khả năng thực hiện nghĩa vụ quân sự, khả năng chịu trách nhiệm trước pháp luật và sử dụng các quyền công dân.

Giám định những người bị bệnh tâm thần nhưng không phạm pháp do hội đồng giám định y khoa thực hiện. Giám định những người bị bệnh tâm thần có hành vi phạm pháp phải do các thầy thuốc chuyên khoa tâm thần được Bộ Y tế và Toà án chỉ định tiến hành.

GIÁM ĐỊNH Y KHOA sử dụng các kiến thức y học để khám nghiệm, tìm hiểu, đánh giá tình trạng sức khoẻ của đối tượng, theo yêu cầu của chính quyền, về các mặt: khả năng lao động, bệnh tật, thương tật các loại, vv. Hội đồng GĐYK các cấp căn cứ vào hồ sơ đương sự, các chế độ chính sách ban hành, xếp loại thương tật cho thương binh, nạn nhân trong các tai nạn lao động, giao thông, sinh hoạt, quyết định cho nghỉ việc vì thiếu sức khoẻ, vv. Giám định viên trong hội đồng GĐYK chủ yếu là các thầy thuốc chuyên khoa, cán bộ pháp lí. Hội đồng làm việc theo yêu cầu của các cơ quan nhà nước, các cơ sở sản xuất, khi có tranh chấp về mặt đánh giá sức khoẻ.

GIAO HỢP (tk: giao cấu, giao phối), hành động sinh lí được thực hiện giữa con đực và con cái ở trạng thái kích thích cao độ về tình dục, thể hiện qua các tuyến nội tiết sinh dục. GH thường dùng cho người và động vật có vú. Giao cấu dùng cho động vật không có vú và côn trùng. Còn giao phối là biện pháp ghép đôi phối giống vật nuôi, có thể dùng phương pháp giao cấu trực tiếp hay truyền tinh nhân tạo. Trong chăn nuôi theo đàn, cần có tỉ lệ đực – cái thích hợp để có tỉ lệ thụ thai và sinh sản cao. Ở người, GH bất thường và có tính chất bệnh hoạn như GH đồng giới, GH ngoài đường sinh dục (như kê dâm, thủ dâm, vv.) thường kèm theo nghiện ma tuý, nghiện rượu và các bệnh lây truyền qua đường tình dục như AIDS. GH ngẫu nhiên, bừa bãi, dễ mắc bệnh hoa liễu nguy hiểm như giang mai, lậu, hột xoài, các bệnh viêm khác, AIDS. Dùng các dụng cụ tránh thai: bao cao su (condom)… có thể giảm được nguy cơ này cũng như sinh đẻ có kế hoạch, tránh có thai ngoài ý muốn. Trước và sau khi GH, cần thực hiện vệ sinh, tránh GH khi phụ nữ đang hành kinh, GH quá sớm sau khi đẻ (trong vòng sau một tháng), khi đang mắc hay đang điều trị các bệnh về đường sinh dục.

GIÁO DỤC GIỚI TÍNH bộ phận hữu cơ của giáo dục đời sống gia đình, giúp thế hệ trẻ: 1) Có những hiểu biết cơ bản về các đặc điểm giới tính, về quá trình sinh sản ở người, về các bệnh lây lan qua quan hệ tình dục, vv. 2) Có ý thức và biết đánh giá đúng đắn hành vi của mình và của người khác trong mối quan hệ với người khác giới; xây dựng đúng đắn

Page 83: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

tình bạn, tình yêu chân chính. 3) Chuẩn bị về mặt tâm lí và thực tiễn cho cuộc sống vợ chồng hạnh phúc, tư cách làm cha, làm mẹ trong tương lai.

GIẤY KHAI SINH giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho đứa trẻ mới sinh ra theo đề nghị của cha, mẹ hoặc người giám hộ. Việc đăng kí khai sinh được thực hiện tại uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi người mẹ có hộ khẩu thường trú, hoặc nơi trẻ em sinh ra. Trong trường hợp người mẹ thường trú ở một nơi, nhưng lại đăng kí khai sinh cho con ở một nơi khác, thì uỷ ban nhân dân cấp xã nơi đăng kí phải gửi thông báo kèm theo một bản sao GKS cho uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người mẹ có hộ khẩu thường trú để ghi vào trong sổ đăng kí khai sinh. Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi đăng kí phải lập một quyển sổ đăng kí khai sinh riêng cho những trường hợp này, không đưa vào số liệu thống kê số trẻ em sinh của địa phương. Trong trường hợp người mẹ không có hộ khẩu thường trú, đã cắt chuyển hộ khẩu từ nơi thường trú cũ, nhưng chưa đủ thủ tục, điều kiện để được đăng kí hộ khẩu thường trú tại nơi thực tế đang cư trú, thì việc đăng kí cho trẻ em được thực hiện tại uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người mẹ đăng kí hộ khẩu tạm trú có thời hạn. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày sinh trẻ em, cha, mẹ, hoặc người thân thích, người có trách nhiệm phải khai sinh cho trẻ em; đối với các khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, thì thời hạn trên không quá 60 ngày. Người đi khai sinh nộp giấy chứng sinh do cơ sở y tế nơi trẻ em sinh ra cấp và xuất trình các giấy tờ sau đây: a) giấy chứng nhận kết hôn của cha mẹ trẻ em (nếu có); b) Sổ hộ khẩu gia đình hoặc giấy đăng kí tạm trú của người mẹ; c) Chứng minh nhân dân của người đến đăng kí khai sinh. Trong trường hợp không có đầy đủ các giấy tờ nêu trên, thì phải có giấy tờ hợp lệ thay thế. Nếu trẻ em sinh ra ngoài cơ sở y tế, thì giấy chứng sinh được thay thế bằng văn bản xác nhận của người làm chứng hoặc của người chỉ huy, người điều khiển phương tiện giao thông, nếu sinh con trên các phương tiện giao thông. Nếu có đủ các giấy tờ hợp lệ, thì chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp xã kí và cấp ngay một bản chính GKS cho trẻ em, cán bộ hộ tịch tư pháp ghi vào sổ đăng kí khai sinh.

Trong trường hợp khai sinh cho con ngoài giá thú, phần khai về cha, mẹ khi chưa xác định được thì trong GKS và trong sổ đăng kí khai sinh để trống. Nếu có người nhận làm cha, mẹ của trẻ em, thì căn cứ vào quyết định công nhận việc cha, mẹ nhận con của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà ghi tên của người được công nhận làm cha, mẹ vào phần khai về cha, mẹ trong GKS và trong sổ đăng kí khai sinh của người con.

Từ điển Y học Việt Nam – Mục H

HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG x. Lê Hữu Trác.

HÀN RĂNG (tk. trám răng), phương pháp chữa răng sâu, được tiến hành bằng cách: dùng mũi khoan răng mài sạch các bờ của ổ sâu răng; tạo hình phần còn lại của răng để răng có hình dáng thích hợp và có thể giữ vững chắc vật liệu trám bít (amangam, xi măng răng, nhựa, nhựa hỗn hợp, kim loại); dùng vật liệu trám bít chỗ thiếu hổng ở răng.

Page 84: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

BỆNH CƠM bệnh lây do virut với thương tổn sùi lên mặt da, bằng đầu đinh ghim hoặc to hơn, có màu nâu xám hoặc nâu sẫm, khu trú ở ngón tay, dưới rãnh móng, mu và lòng bàn tay, bàn chân và cả thân mình. Ở trẻ em và người còn trẻ, sẩn có hình đa giác, có màu như màu da hoặc sẫm hơn; ở người có tuổi, sẩn bè rộng, có chất bã, màu xám hoặc đen, đóng thành vẩy, khi cậy ra thấy sần sùi. Điều trị chủ yếu bằng đốt điện, đốt bằng hoá chất hoặc nitơ lỏng.

HẮC LÀO bệnh da do nấm với tổn thương: dát màu hồng, có ranh giới rõ ràng, ở giữa nhạt màu hơn, trên có vẩy da nhỏ, dễ bong, quanh bờ có mụn nước nhỏ, rất ngứa. Thương tổn HL thường xuất hiện ở mông, bụng, bẹn, có khi ở các chi. Dễ lây qua tiếp xúc trực tiếp và dùng chung quần áo. Điều trị: bôi hàng ngày cồn iốt 2%, mỡ axit chrisophanic 3%, dung dịch ASA (cồn, natri salixilat, aspirin); ngày bôi 2 – 3 lần. Phòng bệnh: giữ gìn vệ sinh thân thể; xoa phấn rôm để giữ các kẽ da khô, nhất là vào mùa nóng, ẩm; không dùng chung quần áo, giày dép.

HẮC MẠC (tk. thạch mạc), bộ phận của màng bồ đào, nằm giữa cung mạc và võng mạc, trải rộng từ vùng ora serrata đến đĩa thị. Trong HM có nhiều sắc tố và mạch máu nuôi dưỡng các lớp ngoài của võng mạc.

HẮC TỐ sắc tố nội sinh gồm các hạt nhỏ, không đều, màu thẫm từ đen đến hung hung; bình thường gặp ở nhiều bộ phận trên cơ thể (hắc mạc hay màng mạch; lớp đáy hay lớp nền của da, thượng thận, tuỷ, tế bào thần kinh). Người da sẫm có nhiều HT hơn người da trắng; người da trắng cảm ứng ánh sáng hơn da màu. HT có nhiều trong các u HT da, thường là u lành tính. Nếu ác tính hoá, u HT di căn rất mạnh và nhanh; vì vậy không được làm sinh thiết một phần u HT nghi ung thư hoá, mà phải cắt bỏ rộng ngay từ đầu (sinh thiết cắt bỏ).

HẰNG SỐ SINH HỌC đại lượng có giá trị không đổi, thu được bằng phép thống kê những chỉ số đo lường được trên toàn bộ, từng bộ phận, các thành phần cấu tạo cơ thể (máu, các dịch, vv.) với các phương tiện từ trắc đạc thông thường (thước đo, cân) đến các trang bị hiện đại, tinh vi, chính xác ở các phòng xét nghiệm (vật lí, hoá học, sinh học, thăm dò chức năng). HSSH biến đổi tuỳ theo điều kiện môi trường, sự phát triển kinh tế – xã hội của từng giai đoạn lịch sử. (con người thế kỉ 20 to lớn hơn ở các thế kỉ trước). Nghiên cứu HSSH là một bộ phận của điều tra cơ bản trong việc hoạch định “Chiến lược con người”. HSSH là những số liệu tham khảo để thiết kế nhà ở, đồ dùng, nội thất, sản xuất quần áo, giầy, mũ hàng loạt, vv. Năm 1975, Bộ y tế đã xuất bản quyển HSSH người Việt Nam.

HẰNG SỐ SINH LÍ đại lượng có giá trị không đổi, thu được bằng biện pháp thống kê những chỉ số sinh lí học, cho phép đáng giá tình trạng chức năng của một cơ quan, một cơ thể bình thường, phản ánh tình trạng sức khoẻ, được dùng làm cơ sở trong chuẩn đoán, dự phòng, chữa bệnh. HSSL thu được qua xét nghiệm, phân chất các thành phần của cơ thể (máu, các dịch) hay các chất đào thải (nước tiểu) được biểu hiện bằng các con số tuỳ theo quy định của mỗi phòng xét nghiệm, quốc gia. Vd. đối với máu: số lượng hồng cầu 4 triệu – 4,5 triệu trong 1 mm3 (dưới 4 triệu là thiếu máu, trên 5 triệu là bệnh tăng hồng cầu); thời gian đông máu trong ống nghiệm là 10 – 20 phút, nếu trên 60 phút là bệnh ưa

Page 85: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

chảy máu; thời gian chảy máu là 3 – 4 phút; hàm lượng hemoglobin (huyết cầu tố) 12 – 18 g/ 100ml máu, hoặc 156 – 200 mg/ 100 ml huyết tương. Đối với nước tiểu của người lớn bài tiết trong 24 giờ: 1000 – 1200 ml (nữ), 1200 – 1400 (nam), protein – niệu không có (-), tỉ trọng nước tiểu 1,018 – 1,022. Xt. Hằng số sinh học.

HẬU MÔN lỗ sau của ống tiêu hoá, có ở hầu hết động vật để đưa phân, đôi khi các chất thải nửa đặc ra ngoài cơ thể, thường do cơ điều khiển. HM đôi khi mở vào huyệt (ở động vật bậc thấp). Một số động vật ở nước còn dùng HM trong quá trình hô hấp.

HEN 1. (y), điển hình là H phế quản (cg. suyễn), bệnh thường hay gặp. Dấu hiệu lâm sàng chủ yếu là cơn H, cơn khó thở ra chậm, xảy ra một cách đột ngột vào ban đêm, sau khi ngủ 2 hay 3 giờ; cơn kéo dài vài phút đến 1 – 2 giờ; đến cuối cơn bệnh nhân ho, ho khan hoặc khạc ra đờm đặc quánh, trắng, lổn nhổn; cơn H dịu dần, tự biến mất hoặc do điều trị; bệnh nhân có thể ngủ lại. Cơn H có thể đơn độc, không tái diễn ngày hôm sau, cũng có thể tái diễn trong nhiều ngày. Giữa các cơn H, cơ quan hô hấp hoạt động bình thường. Sau một thời gian, các cơn H thay đổi tính chất: có khạc đờm, sốt, các cơn sốt nối nhau liên tiếp, tạo nên trạng thái khó thở, ho thường xuyên, lâu dần dẫn đến suy tim (phải). Cơn H điển hình có thể diễn tả một tạng dị ứng: sổ mũi cơn chu kì do dị ứng với phấn hoa, rơm, rạ, …xảy ra vào mùa gặt; sổ mũi cơn không chu kì; viêm phế quản liên tiếp, mề đay, polip mũi, viêm xoang, vv. Điều trị nguyên nhân (nếu tìm được). Thông thường điều trị cắt cơn H (dùng theophylin, épheđrin,vv.). Điều trị giữa các cơn: cải thiện tạng (cơ địa); điều trị các ổ nhiễm khuẩn; thay đổi môi trường (vùng khí hậu thích hợp, tránh các yếu tố gây xúc cảm mạnh, cải thiện môi trường sống, vv.). H ở người lớn có thể xuất hiện muộn, ở người nhiều tuổi, đặc biệt ở phụ nữ gần tuổi mãn kinh. Lưu ý các yếu tố tinh thần, nội tiết. H trẻ em gặp ở trẻ sơ sinh, nếu nặng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển. Đến tuổi dậy thì, có thể khỏi. Tập luyện thể dục thể thao, rèn luyện cơ thể một cách thích hợp có tác dụng tốt.

2. (thú y), những cơn khó thở với tiết dịch nhiều ở phế quản do co bóp không chủ động của hệ cơ phế quản lớn và nhỏ. Thường thấy hội chứng này ở những loài chó lùn mặt dẹt. Ở ngựa, có một hội chứng gọi là khí thũng phổi (phù có hơi) mạn tính: các phế nang giãn ra một cách không bình thường làm vỡ thành phế nang khiến không khí lọt sang những mô gián cách. Ở Việt Nam, bệnh viêm phổi do virut ở lợn được gọi là bệnh suyễn, không nên nhầm với hội chứng H. Bệnh H thở ở gà là bệnh CRD (mycoplasmosis).

HEN TIM cơn khó thở kịch phát, xảy ra ở những người bị bệnh tim: khó thở có hai thì, xảy ra đột ngột ban đêm hoặc sau một hoạt động cố sức; bệnh nhân phải ngồi mới thể được, môi tím, có thể ho và khạc đờm có bọt và màu hồng. Cơn khó thở kéo dài 5, 10 phút, không quá 30 phút. Nếu không cấp cứu kịp thời, sẽ xảy ra phù phổi cấp, có thể gây tử vong rất nhanh. Nguyên nhân: suy tim trái mạn tính ở người bị bệnh hẹp van hai lá, cao huyết áp; suy tim trái cấp tính ở người bị nhồi máu cơ tim hay loạn nhịp tim. Dự phòng: chữa nguyên nhân (bệnh tim) theo chỉ định của thầy thuốc.

HẸP BAO QUY ĐẦU chứng hẹp lỗ bao quy đầu, bình thường bao vẫn trùm kín quy đầu, làm cho chất bựa đọng lại bên trong. Nếu lỗ này quá hẹp, cần cắt bao quy đầu, để giữ gìn vệ sinh bộ phận sinh dục và phòng biến chứng chít hẹp bao quy đầu.

Page 86: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

HẸP MÔN VỊ tình trạng môn vị (lỗ dưới của dạ dày thông vào hành tá tràng) bị hẹp lại, làm tắc một phần hay hoàn toàn sự lưu thông giữa dạ dày và ruột non. Có HMV bẩm sinh và HMV mắc phải.1) HMV bẩm sinh ở trẻ sơ sinh và trẻ còn bú, còn gọi là HMV phì đại vì các lớp cơ vòng của môn vị to và dầy hơn bình thường rất nhiều, tạo nên một khối u gọi là u cơ môn vị, làm tắc hoàn toàn lỗ môn vị, xảy ra ngay sau khi sinh hoặc một thời gian ngắn sau khi sinh. Bệnh nhi nôn vọt sau khi bú, sữa trào ra miệng, mũi nhưng không bao giờ có lẫn chất mật. Điều trị bằng phẫu thuật rạch đứt các lớp cơ trơn đến tận niêm mạc, cho kết quả tốt.2) HMV mắc phải là biến chứng của nhiều bệnh như loét dạ dày (môn vị, hang vị), loét hành tá tràng, ung thư hoặc polip hang vị. Triệu chứng chính: nôn các thức ăn cũ từ ngày hôm trước; buổi tối trước khi đi ngủ, bệnh nhân phải móc họng cố gặng nôn ra cho hết các thức ăn ở trong dạ dày thì mới thấy dễ chịu; vùng thượng vị (trên rốn) nổi cuộn cục; sôi bụng, khi đói lắc bụng có tiếng óc ách, ợ có mùi hăng và hôi do thức ăn lưu lâu ở dạ dày đã lên men. Dạ dày thường bị giãn. Điều trị: mổ để phục hồi sự lưu thông giữa dạ dày và ruột non (nối vị – tràng hoặc cắt dạ dày).

HẸP PHẾ QUẢN khẩu kính của phế quản bị hẹp lại do nguyên nhân ngay ở trong lòng phế quản (dị vật, u, polip, sẹo ở thành phế quản) hoặc ở ngoài phế quản (hạch lympho, khối u, vv.). HPQ thường sinh ứ đọng chất tiết dưới chỗ hẹp, gây nhiều hội chứng bệnh lí phế quản – phổi (làm tắc nghẽn sự thông khí, xẹp phổi, gây viêm phổi, apxe phổi, vv.) hoặc gây giãn phế nang, giãn phế nang.

HẸP VAN TIM tình trạng hẹp lỗ van tim do viêm dính các mép van, sùi van trong bệnh thấp khớp cấp; khối u trong buồng tim; bẩm sinh. HVT gây cản trở sự lưu thông máu: khi tim co bóp, không đẩy được máu nhanh chóng qua lỗ van bị hẹp, máu bị ứ trệ lại ở phía trên chỗ hẹp gây nên những thay đổi về huyết động học; buồng tim ở phía trên chỗ hẹp phải tăng cường độ co bóp, sẽ phì đại, thành tim dày lên, về sau sẽ gây nên suy tim; ở dưới chỗ hẹp, sự cung cấp máu bị giảm với các hậu quả kèm theo. Thường hay gặp nhất: hẹp van hai lá (van ở giữa tâm nhĩ và tâm thất trái); hẹp van tổ chim (van ở giữa tâm thất trái và động mạch chủ) do lão hoá và vôi hoá ở người trên 50 tuổi. Triệu chứng: thời kì đầu không rõ rệt; thời kì sau với khó thở, thở hổn hển lúc cố sức, đánh trống ngực, cơn đau thắt ngực, ngất (trong trường hợp hẹp van tổ chim), vv. Chuẩn đoán dựa vào khám lâm sàng, X quang, siêu âm. Dự phòng: điều trị tích cực và lâu dài bệnh thấp khớp cấp ở trẻ em, người còn trẻ, các nhiễm khuẩn răng – miệng; chế độ sinh hoạt thoải mái; theo dõi sức khoẻ định kì ở giai đoạn sau, lúc bệnh nhân không chịu đựng được độ hẹp lỗ van tăng, phải mổ tách van tim, nong rộng van, thay van nhân tạo, HVT có thể kèm theo hở van tim nhân tạo hoặc sửa van.

HEPARIN (A. heparin), chất chống đông máu có trong gan, tim, cơ động vật và một số động vật hút máu tiết ra để ngăn cản quá trình biến prothrombin thành thrombin. H còn làm trong huyết thanh vì nó làm cho lipoproteinaza từ mô giải phóng ra huyết tương. Thành phần hoá học của H gồm: glucozamin, axit gluconomic và axit sunfuric (dưới dạng este). Đơn vị cấu tạo gồm nhiều disacarit nối với nhau, phân tử khối 17 – 20 nghìn.

Page 87: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

HEROIN (A. heroin, diacetylmorphine; cg. bạch phiến, diaxetylmocphin), C21H23NO5. Là dẫn xuất diaxetyl của mocphin. Tinh thể hoặc bột trắng, không mùi, vị đắng; tnc = 173oC. Tan trong etanol, clorofom, ete. Một loại ma tuý, rất độc, dễ gây nghiện, có thể dẫn tới tử vong.

HERPES (A. herpes) 1. Nhóm virut động vật có dạng hình khối, có vỏ, đường kính 200 nm, có phân tử AND kép mạch thẳng. Được bọc trong vỏ hình khối có 20 mặt. Tác nhân gây một số bệnh: H, thuỷ đậu, bệnh zona, bệnh Marek.

2. Bệnh H: mụn nước nhỏ, nổi từng đám, gây ngứa, không nặng (trừ ở trẻ sơ sinh). Mụn nước bằng đầu đinh ghim, vỡ ra, khô lại thành vẩy. Diễn biến khoảng 8 ngày, không để lại sẹo. Sau khi bị lần thứ nhất (thường không rõ), virut sống trong các hạch thần kinh và có thể gây bệnh trở lại khi có thể bị viêm phổi, cúm, đau răng, tiêm chủng, sốt say nắng, vv. Thường thấy ở môi (dân gian gọi là chốc méo), mũi, trong miệng, mắt và bộ phận sinh dục (cần phân biệt với bệnh hoa liễu). Không cần điều trị, trừ trường hợp tái phát nhiều lần không rõ nguyên nhân hoặc trong trường hợp bệnh xuất hiện khi hành kinh. Có thể dùng kháng sinh, vacxin H, gamma – globulin.

Ở súc vật, cũng thấy bệnh H, một chứng viêm chân bì do virut H, nổi những mụn nhỏ cạnh các lỗ tự nhiên, có kèm theo viêm vùng lân cận.

3. H mắt: viêm kết mạc, nhất là giác mạc, do virut H với đặc điểm rất hay tái phát. Một trong các nguyên nhân chính gây mù do tổn thương giác mạc. Bệnh thể hiện bằng nhiều hình thái khác nhau: loét nông, loét hình cành cây, hình chân rết, hình bản đồ địa dư; hình thái sâu, nhỏ trong nhu mô giác mạc không kèm theo loét nông giác mạc, thể hiện bằng viêm hình đĩa. Có nhiều yếu tố toàn thân thuận lợi cho bệnh phát triển (sốt, cảm, cúm, chu kì sinh lí của phụ nữ) hoặc tại chỗ (bụi, dị vật trên giác mạc) làm cho bệnh xuất hiện hoặc tái phát. Sau mỗi lần tái phát, bệnh lại nặng thêm, thị lực lại giảm đi.

HỆ BẠCH HUYẾT x. Hệ tuần hoàn.

HỆ GEN (A.genome), bộ nhiễm sắc thể có trong từng tế bào hoặc sinh vật đơn bội. Các sinh vật đơn bội có một HG, sinh vật lưỡng bội có hai HG, các sinh vật đa bội cùng một lúc mang nhiều HG từ cùng một tổ tiên (các thể tự đa bội) và đôi khi từ các tổ tiên khác nhau (các thể dị đa bội). HG còn được hiểu là toàn bộ các yếu tố di truyền khu trú trong nhân.

HỆ HÔ HẤP (tk. bộ máy hô hấp), hệ thống các cơ quan thực hiện việc hấp thụ oxi của không khí và thải khí cacbonic từ cơ thể động vật ra ngoài. Mức độ tiến hoá của HHH phụ thuộc vào mức tiến hoá của các nhóm động vật.

Ở động vật nguyên sinh, việc hô hấp thực hiện qua toàn bộ cơ thể. Ở Thân lỗ (Porifera) có các bào phòng lót tế bào tiêm mao. Các loài giun chưa có HHH nên việc lấy oxi và thải cặn bã ra ngoài cũng do bề mặt cơ thể đảm nhận. Ở côn trùng đã hình thành HHH gồm các khí quản là các ống vách lót các tấm kitin làm các ống này luôn căng phồng và

Page 88: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

thông ra ngoài bằng các lỗ thở phân phối khắp các đốt cơ thể. Những động vật không xương sống ở nước, thường thở bằng mang lá, mang tấm (sam, thân mềm…).

Ở động vật có xương sống, HHH được hoàn thiện dần. Cá hô hấp bằng mang ngoài (cá sụn), mang nằm trong các khe mang (cá xương), nước được lưu thông từ hầu qua mang, đưa oxi vào rồi ra ngoài qua khe mang. Ở lưỡng cư, bò sát, đã có phổi nhưng cũng chỉ là các bao đàn hồi đơn giản với các nếp gấp để tăng diện tiếp xúc. HHH hoàn thiện nhất là ở động vật có vú (kể cả người), gồm phổi và những đường hô hấp ngoài phổi (phế quản gốc, khí quản, thanh quản, hầu, hốc mũi). Các cơ quan này có nguồn gốc nội bì (trừ hốc mũi) (xt. Phổi). Đặc biệt hốc mũi của động vật có vú được bao phủ bằng lớp niêm mạc, gồm tế bào biểu mô trụ giả có lông chuyển, có tế bào tiết chất nhày làm cho lớp biểu mô này không bị khô và bao lấy bụi, vi khuẩn do không khí mang vào, lông chuyển rung động liên tục đẩy dần chất nhầy lên miệng khí quản để tống ra ngoài. Các tế bào lympho rải rác trong niêm mạc các ống khí, giữ bụi và vi khuẩn, có tác dụng bảo vệ HHH.

HỆ MẠCH MÁU x. Hệ tuần hoàn.

HỆ SINH DỤC CÁI cơ quan sinh sản ở động vật cái bậc cao, gồm: buồng trứng phát sinh từ trung bì trung gian, đảm nhiệm việc tạo những giao tử cái và tiết những hocmon; hai vòi trứng [vòi Falôp (Fallope)]; tử cung và âm đạo; bộ phận sinh dục ngoài (âm hộ).

Ở người, buồng trứng hình hạt đậu, dài 3 cm, nằm dưới khoang bụng, chứa 150 – 500 nghìn noãn trong đó có khoảng 400 noãn được phát triển thành tế bào trứng thành thục. Khi trứng chín thì rụng vào khoang bụng, sau đó rơi vào một trong hai vòi trứng và di chuyển theo ống nhờ dòng chảy do tiêm mao biểu mô lót cử động tạo nên. Vòi trứng mở ra ở góc trên tử cung – nơi mà phôi phát triển. Tử cung nằm ở trung tâm khoang bụng, sau bàng quang. Tử cung đổ vào âm đạo qua vòng cơ (cổ tử cung). Âm đạo là nơi thu nhận tinh dịch khi giao phối, cũng là nơi đẻ con.

Tập hợp tất cả các cơ quan sinh dục phía ngoài là âm hộ: môi sinh dục lớn gồm nếp da mô mỡ, mọc lông và tuyến nhờn; trong môi sinh dục lớn là môi sinh dục nhỏ; phía trước nơi các môi sinh dục dính vào nhau là âm vật rất nhạy cảm và cương cứng (tương đồng với dương vật), được che khuất sau nếp da. Âm vật và môi sinh dục nhỏ có chứa chức năng điều hoà hưng phấn tình dục. Lỗ âm đạo nằm sau lỗ tiết niệu, được che bằng màng mỏng (màng trinh). Ở bờ bụng dưới ngay trên âm vật là đồi Vệ nữ. Sự tồn tại và hoạt động bình thường của HSDC phụ thuộc vào những hocmon sinh dục tiết ra từ buồng trứng và thuỳ trước tuyến yên. Trước tuổi trưởng thành, buồng trứng chưa hoạt động, chưa tiết hocmon. Đến tuổi trưởng thành sinh dục, các buồng trứng hoạt động, phóng noãn đều đặn (ở người 28 ngày), trước khi phóng noãn có tiết folliculin và sau phóng noãn có folliculin và progesteron. Ở người khi mãn kinh, các niêm mạc teo lại và các bộ phận của hệ sinh dục đều có thể bị bệnh.

HỆ SINH DỤC ĐỰC cơ quan sinh sản ở động vật đực bậc cao, gồm có: hai tinh hoàn đảm nhiệm việc sản ra những giao tử đực (x. Tinh trùng) và tiết vào máu những hocmon sinh dục; những đường dẫn tinh và các tuyến phụ, cơ quan giao cấu – dương vật.

Page 89: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

Đôi tinh hoàn thường phát triển trong khoang bụng, ở người và động vật có vú, ngay trước hoặc sau khi sinh, các tinh hoàn đã tụt vào trong bìu (túi da do thành cơ thể tạo nên). Khoang bìu thông với khoang bụng bằng ống bẹn. Sau khi tinh hoàn theo ống bẹn tuột vào bì thì ống dính lại nhờ mô liên kết (tinh hoàn phải tuột vào bìu thì mới hình thành được tinh trùng vì trong khoang bụng nhiệt độ quá cao sẽ ức chế sự sinh tinh). Mỗi tinh hoàn có khoảng một nghìn ống sinh tinh. Xen kẽ giữa các ống sinh tinh là tế bào mô kẽ, có vai trò chế tiết các hocmon sinh dục. Thành ống sinh tinh gồm các tinh nguyên bào (được tạo thành từ tế bào sinh dục nguyên thuỷ), tế bào dinh dưỡng (tế bào Sectori nằm xen kẽ với tế bào dòng tinh) cung cấp chất dinh dưỡng nuôi tinh trùng trong thời gian phát triển từ các tế bào tròn thành các giao tử có đuôi. Việc hình thành tinh trùng diễn ra theo dạng làn sóng lan dọc ống sinh tinh. Các ống sinh tinh nối với ống chung uốn khúc là ống dẫn tinh (ở người, mỗi ống dẫn tinh dài 0,6 m) đi từ bìu qua ống bẹn vào khoang bụng, luồn dưới bàng quang đổ vào niệu đạo (ở người, ống niệu đạo xuyên qua dương vật). Dương vật được bọc bởi da thể hang xốp, khi hưng phấn tình dục, các mạch máu trong mô căng to làm dương vật to và cứng. Có ba loại tuyến tham gia và sự hình thành tinh dịch: tuyến túi tinh tiết tinh dịch; tuyến tiền liệt tiết dịch có mùi đặc biệt; tuyến Cupơ (Cooper) tiết dịch kiềm tính. Trong tinh dịch có chứa glucôzơ, fructozơ. Ở người, các bệnh của tuyến tiền liệt xuất hiện sau tuổi dậy thì như viêm nhiễm từ niệu đạo với các dấu hiệu này tăng lên khi đi tiểu; u tuyến tiền liệt gây đái rắt vào ban đêm và cả ban ngày; ung thư thường xảy ra khoảng từ 40 tuổi, với biểu hiện đái khó, đau và cảm giác dày ở khung chậu. Cần đi khám để được chỉ định phương pháp điều trị thích hợp.

HỆ SINH DỤC NAM x. Hệ sinh dục đực.

HỆ SINH DỤC NỮ x. Hệ sinh dục cái.

HỆ THẦN KINH hệ thống tế bào phân nhánh gồm tế bào thần kinh (nơron) và thần kinh đệm nâng đỡ các mô sợi bao quanh ở các động vật đa bào; có chức năng thông tin giữa các thụ quan và cơ quan hoạt động với mức độ khác nhau, các thông tin từ các thụ quan khác nhau được phân tích tổng hợp ghi nhớ ở trung ương thần kinh, rồi từ đó có các lệnh đáp ứng với các kích thích. Các tế bào thần kinh liên kết nhau qua các mối tiếp xúc đặc biệt – các synap, các sung đột được truyền qua nó, chỉ hướng xung động theo một chiều và là cơ sở của mọi phân tích tổng hợp. Xung động là một thế năng điện hoá gồm sự thay đổi lan truyền trong cả hai phía của màng tế bào thần kinh. Tốc độ truyền của thế năng 1 – 120 m/s, phụ thuộc vào từng loại tế bào thần kinh và loài động vật. HTK đơn giản nhất là thần kinh mạng lưới, có ở động ruột khoang. Ở động vật bậc cao hơn, có hiện tượng tập trung thành các hạch – các trung tâm phân tích tổng hợp. Hạch thần kinh lớn nhất nằm trong đầu – não. Não là trung tâm điều hoà mọi hoạt động của cơ thể. Não thông tin với cơ thể qua tuỷ sống, gồm chủ yếu là các sợi trục dài truyền xung động đến và đi ra từ não, còn các sợi vòng điều khiển các phản xạ của cơ thể với HTK ngoại biên mà chủ yếu là các tế bào cảm giác, gồm những bó dẫn xung động từ các trung tâm ở trên xuống tuỷ (như các bó tháp, ngoại tháp) và những bó dẫn xung cảm giác từ tuỷ lên. Các tua rể nơron chui qua lỗ xương sọ và cột sống ra ngoài thành các dây thần kinh ngoại vi. Gồm 12 đôi từ sọ (đánh số La Mã từ I đến XII) và các dây tuỷ, mỗi đốt một đôi. Các dây tuỷ, trừ một số ở lưng, có nhiều sợi nối với nhau, hợp thành các đám rối: đám rối cánh tay, thắt lưng cùng. Toàn bộ các dây và hạch thần kinh được gọi là HTK ngoại vi.

Page 90: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

Phần trung tâm của HTK gồm não và tuỷ nằm hoàn toàn trong hộp sọ và cột sống. Khối não có một rãnh sâu cắt dọc nửa chừng, tạo nên hai bán cầu đại não trái và phải. Giữa mỗi bán cầu có một khoang trống (các não thất bên) và phía sau, dưới rãnh liên bán cầu còn hai khoang trống khác, đó là não thất 3 và 4. Các não thất có ống thông với nhau và cuối cùng thông với ống tuỷ là nơi tiết và chứa dịch não tuỷ. Não trung gian bao quanh não thất 3 là trung tâm nhận cảm (vùng đồi thị) và điều khiển các chức năng thực vật (vùng dưới đồi), đồng thời thông qua tuyến yên, trung tâm phối hợp thần kinh – nội tiết.

Thân não, ở phía dưới kéo dài thành hành tuỷ để tiếp nối với tuỷ sống. Tác nhân điều khiển hoạt động sống của cơ thể (tuần hoàn, hô hấp…) tập trung tại thân não và hành tuỷ, nơi đây còn là chỗ đi qua của hầu hết các đường thần kinh nhưng lại là phần nông nhất và được bảo vệ kém nhất. Một va chạm vào gáy có thể làm thương tổn các đường thần kinh, ngưng trệ toàn bộ hoạt động sống.

Tiểu não nằm phía sau thân não, dưới hai bán cầu đại não và cũng được chia thành hai bán cầu và một thuỳ ở giữa. Tiểu não giữ vai trò điều hoà và phối hợp các vận động, thăng bằng.

Toàn bộ phần trung tâm được bao bọc bởi một màng có ba lớp (từ ngoài vào trong là màng cứng, màng nhện, màng nuôi, được gọi chung là màng não tuỷ) đồng thời là một túi chứa dịch não tuỷ.

HTK sinh dưỡng điều khiển hoạt động tự động của các cơ quan trong cơ thể như tim, dạ dày, phổi…hoặc trực tiếp điều khiển các cơ trơn, hoặc gián tiếp qua HTK thô sơ của cơ quan (như tim). HTK sinh dưỡng có hai thành phần: hệ giao cảm xuất phát từ các nơron sừng bên của tuỷ, đoạn lưng – thắt lưng đi tới chuỗi hạch giao cảm hai bên cột sống, từ đó phân nhánh tới các cơ quan; hệ phó giao cảm xuất phát một phần tử não (dây thần kinh X hay dây thần kinh phế vị), một phần tử cột sống, cuối cùng đi tới các hạch phó giao cảm tạo nên các kích thích ngược chiều nhau, nhằm điều hoà hoạt động của cơ quan nội tạng (vd. hạch giao cảm làm nhanh nhịp tim và giảm tiết mồ hôi thì hạch phó giao cảm làm chậm nhịp tim và tăng tiết mồ hôi).

HIẾP DÂM hành vi dùng sức mạnh cưỡng bức người khác để thoả mãn nhu cầu tình dục của mình. Hành vi này có thể với người khác giới hoặc cùng giới.

HD là hành vi phạm pháp và phạm tội, đặc biệt nghiêm trọng khi phạm tội với vị thành niên. Giám định pháp y sẽ xác định tính chất của mỗi đối tượng vi phạm cụ thể.

HIỆP HỘI Y HỌC CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á (viết tắt: MASEAN), tổ chức liên kết các hội y học của các nước Đông Nam Á, do sáng kiến của 5 nước: Inđônêxia, Malaixia, Philippin, Xingapo và Thái Lan (10.4.1980). Tôn chỉ mục đích: tăng cường mối liên hệ chặt chẽ giữa các hội y học quốc gia và các thầy thuốc trong khối ASEAN; khuyến khích nghiên cứu và thông báo các vấn đề có liên quan đến nghiệp vụ y tế trong vùng; cùng nhau chung sức xây dựng các chiến lược để đạt mức cao nhất có thể được về chăm sóc sức khoẻ cho toàn dân. Tháng 1.1981, được Ban chấp hành ASEAM công nhận chính thức. Nhiệm kì của Ban chấp hành là 2 năm. Các nước luân phiên nhau làm chủ tịch.

Page 91: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

Tổng hội Y – Dược học Việt Nam là thành viên chính thức từ 1997. Hiện nay có 8 hội viên chính thức là Cămpuchia, Inđônêxia, Malaixia, Myanma, Philippin, Xingapo, Thái Lan, Việt Nam và hai hội viên dự bị (Brunây và Lào). Việt Nam là chủ tịch nhiệm kì 9 (1999 – 2001).

HIỆP HỘI Y KHOA THẾ GIỚI (viết tắt: WMA), thành lập năm 1947 tại Pari (Pháp), sau đó quy chế đã được sửa đổi nhiều lần tại Giơnevơ (Genève) (1948) và tại Luân Đôn (1949). Thành viên: gồm 60 hiệp hội y khoa của các nước trên thế giới. Mục đích: giáo dục các kiến thức y học, nghê thuật y học, đặc biệt quan tâm chăm sóc tới việc chăm sóc sức khoẻ cho mọi dân tộc toàn thế giới. Cơ cấu tổ chức: Đại hội, mỗi năm họi 1 lần; Hội đồng; mỗi năm họp 3 lần, gồm các đại diện của 6 khu vực trên thế giới; Ban thư kí 6 người. Trụ sở: Pari.

HISTAMIN (A. histamine), một bazơ – amin tồn tại tự nhiên trong cơ thể người (khoảng 20 mg/kg thể trọng), có tác dụng làm tiết dịch vị, co thắt cơ trơn và mạch máu nhỏ, giãn mao mạch, tăng tính thấm của thành mạch máu. Trong cơ thể có bệnh, nồng độ H máu tăng quá mức, gây dị ứng như hắt hơi liên tiếp, sổ mũi, phát ban đỏ, ngứa, lên cơn hen suyễn, cảm mạo mùa, đau nửa đầu, phù Quyncơ [bệnh do thầy thuốc người Đức Quyncơ (H. Quincke) mô tả (1883)].

HISTIĐIN (A. histidine) x. Axit amin.

HO một phản xạ thở ra đột ngột, phần lớn do kích thích dây thần kinh phế vị. Nguyên nhân: bệnh ở đường hô hấp (viêm thanh quản – khí – phế quản, phổi, lao, ung thư, apxe phổi, vv.); dị vật lọt vào thanh quản; phản xạ sinh lí bình thường. H khan, đờm ít, dính, quánh, có căn nguyên ở phế quản; đờm nhiều lổn nhổn, đặc, trắng vàng hoặc xanh, có căn nguyên từ nhu mô phổi. H có tác dụng dẫn lưu đờm dãi ra ngoài, nhưng H nhiều làm cơ thể mệt nhọc; gieo rắc nguồn lây cho bản thân người bệnh (lây theo đường phế quản) và nhất là cho nhiều người xung quanh; H nhiều có thể gây vỡ phế nang, làm không khí tràn vào màng phổi gây khó thở (tràn khí màng phổi tự phát) phải cấp cứu. Nếu H dai dẳng trên 3 tuần (không rõ nguyên nhân), cần chú ý phát hiện lao phổi (ở người trẻ tuổi), ung thư phổi (người trên 45 tuổi). Chữa căn nguyên các bệnh mũi họng, khí – phế quản, phổi.

HO GÀ bệnh truyền nhiễm do trực khuẩn Hemophilus pertussis, lây theo đường hô hấp, dễ phát thành dịch về mùa xuân trong nhà trẻ, lớp mẫu giáo. Bệnh rất nặng ở trẻ em dưới 2 tuổi. Bệnh lây do hít phải những giọt nước bọt đờm dãi có chứa mầm bệnh. Bệnh rất dễ lây trong thời kì đầu. Thời gian ủ bệnh 1 – 2 tuần. Bệnh bắt đầu với thời kì viêm xuất tiết mũi họng và khí – phế quản khoảng một, hai tuần: trẻ húng hắng ho khan về đêm, không sốt hoặc chỉ sốt nhẹ, họng đỏ, đôi khi mắt đỏ. Hai dấu hiệu có thể giúp cho chuẩn đoán sớm: huyết đồ (tăng bạch cầu 15.000 – 50.000/mm3 đặc biệt là lympho bào); ngoáy họng lấy dịch làm xét nghiệm (tìm thấy vi khuẩn gây bệnh). Liệu pháp kháng sinh cho kết quả tốt. Thời kì toàn phát kéo dài từ 3 – 6 tuần với dấu hiệu đặc biệt: cơn ho thành chuỗi, mặt tím lại, mắt đỏ ngầu, chảy nước mắt, lưỡi thè ra; sau mỗi chuỗi ho là một tiếng rít vào dài, giống như tiếng gà gáy; rồi lại một chuỗi ho khác tiếp theo, cho tới khi bệnh nhân khạc ra được cục đờm nhày quánh và trong thì cơn ho mới ngừng; trẻ mệt, thở nhanh,

Page 92: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

mạch nhanh, vã mồ hôi. Bệnh nhân thường không sốt, giữa ho cơn ho vẫn vui chơi như trẻ bình thường. Các cơn ho nối tiếp nhiều lần trong ngày, số cơn tuỳ theo bệnh nặng hay nhẹ. Vào cuối thời kì toàn phát, các cơn ho thưa dần. Nếu bệnh nhân sốt là có các biến chứng: viêm phổi, viêm phế quản – phổi, dễ dẫn đến viêm phế quản mạn, giãn phế quản, khí thũng phổi; các biến chứng khác như xuất huyết dưới màng tiếp hợp, ngừng thở do co thắt thanh quản trong 30 – 60 giây làm rối loạn tuần hoàn não. Chữa bệnh: cần được khám và chữa sớm; dùng kháng sinh từ thời kì đầu; thuốc an thần, thuốc chống ho; tiếp nước đường qua đường uống hoặc tiêm truyền, cho ăn nhiều bữa và bổ sung sau mỗi lần nôn tiếp sau cơn ho; chú ý lau sạch đờm dãi ở mũi họng sau mỗi cơn ho. Cần cách li 30 ngày kể từ khi có cơn ho đầu tiên. Dự phòng: tiêm chủng, kể từ lúc trẻ được 9 tháng tuổi theo chương trình tiêm chủng mở rộng của ngành y tế, là biện pháp có hiệu quả tốt nhất.

HOA ĐÀ [Hua Tuo; tự Nguyên Hoá (Yuan Hua); ? – 208)], nhà y học nổi tiếng cuối Đông Hán của Trung Quốc, người tỉnh An Huy. Giỏi các khoa nội, ngoại, phụ, nhi và châm cứu, nhất là ngoại khoa. Dùng ma phế tán gây mê rồi mổ bụng chữa các bệnh dạ dày và đường ruột. Về sau vì không chịu theo Tào Tháo nên bị giết. Sách thuốc của ông bị thất truyền, quyển “Trung tàng kinh” hiện còn là tác phẩm của người đời sau mượn đề tên ông.

HOẠN (tk. thiến), phẫu thuật loại bỏ khả năng hình thành giao tử (tinh trùng ở con đực, trứng ở con cái) để triệt khả năng sinh sản ở động vật. H làm cho con vật trở nên ôn hoà và thích hợp để nuôi vỗ béo.

Có 3 phương pháp H: 1) Phẫu thuật có chảy máu: cắt bỏ tuyến sinh dục của gia súc, gia cầm đực và con cái. 2) Kẹp dập ống dẫn tinh, dịch hoàn con đực. 3) Cấy hocmon ơstrogen vào cơ thể (đực, cái). Độ tuổi thiến tốt nhất đối với con đực: 7 – 21 ngày tuổi, lớn cái: 3 tháng tuổi (không để quá 4 tháng); gia súc đực ăn cỏ: 4 – 6 tháng tuổi; gà trống: lúc bắt đầu gạ mái nhưng chưa đạp mái. Bê nghé nuôi để cày, kéo nên thiến lúc tròn một năm tuổi. Gia súc thiến nuôi béo sẽ lớn nhanh, ít tiêu tốn thức ăn, thớ thịt mịn hơn.

HOẠT ĐỘNG THẦN KINH CAO CẤP hoạt động của các phần cao thuộc hệ thần kinh trung ương nhằm làm cho cơ thể thích ứng với những điều kiện luôn thay đổi của môi trường sống. Là hoạt động điều hoà phối hợp các chức năng của các cơ quan khác nhau trong cơ thể. Khái niệm này được Paplôp đưa ra và dùng như khái niệm hoạt động tinh thần. Các dạng hoạt động như tư duy, ý thức của con người đều là biểu hiện của HĐTKCC. Cơ sở chung của HĐTKCC là phản xạ có điều kiện (x. Phản xạ), được hình thành với các kích thích cụ thể (hệ thống tín hiệu thứ nhất) gặp ở động vật và người. Ở người, trong quá trình phát triển, tiếng nói (hệ thống tín hiệu thứ hai) được hoàn thiện dần và đóng vai trò chủ đạo trong đời sống có ý thức. Tiếng nói trở thành phương tiện tư duy trừu tượng làm cho HĐTKCC của người khác hẳn động vật. Có các quy luật cơ bản của HĐTKCC: 1) Hình thành phản xạ có điều kiện (hay hình thành các đường liên hệ thần kinh tạm thời) nhờ sự gặp gỡ giữa các luồng hưng phấn phát sinh từ các trung khu vỏ não tiếp nhận sự kích thích có điều kiện và không điều kiện, nhờ khả năng thích hợp, ghi nhớ của tế bào thần kinh trong vỏ não. 2) Sự phụ thuộc của chỉ số phản xạ có điều kiện và lực kích thích. 3) Sự tích hợp các kích thích có điều kiện. 4) Sự phát triển của quá trình ức chế không điều kiện và có điều kiện (x. Ức chế) trong vỏ não do ảnh hưởng của kích

Page 93: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

thích lạ. 5) Sự khuếch tán và quy tụ các quá trình thần kinh trong vỏ bán cầu đại não. 6) Cảm ứng tương hỗ các quá trình thần kinh nhằm đảm bảo mối quan hệ tương phản giữa trung khu hưng phấn và ức chế trong vỏ não.

HĐTKCC có ý nghĩa quan trọng trong sự phối hợp các chức năng trong vỏ não để đảm bảo tính tin cậy, cường độ, tính cân bằng và linh hoạt của quá trình hoạt động của thần kinh. HĐTKCC đặt cơ sở cho sự phát triển của sinh lý học, y học, tâm lí, giáo dục, điều khiển học, phỏng sinh học, với lao động hợp lí, khoa học và nhiều lĩnh vực khác trong hoạt động của con người.

HÔ HẤP 1. Quá trình sinh vật lấy oxi từ ngoài cơ thể và nhả khí cacbonic ra ngoài không khí. Ở động vật có vú, hoạt động HH do phổi thực hiện , gồm hai động tác hít vào và thở ra. Ở động vật bậc thấp, HH do mang (cá), da (lưỡng cư), qua bề mặt cơ thể (động vật nguyên sinh). Ở thực vật, HH là quá trình thở của cây, thông qua các lỗ hổng (khí khổng) của lá, thân, cành, hút oxi từ ngoài cơ thể, chuyển đường và tinh bột thành năng lượng và nhả khí cacbonic ra ngoài:C6H1206 + 6O2 à 6CO2 + 2H2O + năng lượng hoá học.Năng lượng sinh ra được dùng cho mọi hoạt động của cây. Khí cacbonic sinh ra, được cây xanh hút lại, sử dụng trong quá trình quang hợp để tạo thành các chất đường và tinh bột:

6CO2 + 6H2O + năng lượng Mặt trời à C6H1206 + 6O2Hai quá trình HH và quang hợp song song diễn ra trong cây xanh vào ban ngày (ban đêm, cây chỉ HH, không quang hợp). Dựa theo thuộc tính đó, người ta phân thực vật thành hai nhóm chính: các thực vật, ban ngày vừa HH vừa quang hợp ; một số cây là thực vật C4 thường sống ở vùng nhiệt đới, ban ngày chỉ quang hợp, còn HH rất ít, hoặc không HH trong ánh sáng (không có quang HH), vì vậy năng suất chất khô cũng cao hơn (thuộc nhóm cây này có ngô, mía và một số cây nhiệt đới).

2. Y học thường gọi HH ở người là thở, một hoạt động sinh lí bình thường, tạo ra sự thông khí ở phổi, có hai thì nối tiếp nhau một cách nhịp nhàng. Thì hít: không khí mang theo oxi từ ngoài qua mũi (bất thường qua miệng) vào thanh quản, khí quản, phế quản và cuối cùng là phế nang, nơi diễn ra sự trao đổi chất giữa không khí và máu qua thành các mao mạch và các phế nang. Thì thở: (thì thụ động): không khí mang theo khí cacbonic thải ra ngoài cơ thể. Trung tâm HH ở hành não điều khiển thở theo một nhịp, ở người bình thường trung bình khoảng 14 – 16 lần trong một phút. HH là một hoạt động chủ động không thể thiếu của cơ thể sống; có thể nhịn ăn 4 – 5 ngày, nhưng không thể nhịp thở quá 5 phút. Tập luyện hằng ngày (hít vào sâu, thở ra dài, nhịp độ khoảng 14 – 16 lần/ phút) ở nơi không khí trong lành, làm tăng sức khoẻ. Với rèn luyện thở dài, sâu và chậm (theo các phương pháp dưỡng khí, khí công) có thể giảm nhịp thở xuống 10 lần/phút hay ít hơn, điều hoà hoạt động của các hệ thống khác (tim mạch, tiêu hoá, bài tiết, thần kinh, vv.). Áp tai hay ống nghe vào thành ngực một người khoẻ mạnh thở bình thường, thầy thuốc nghe tiếng rì rào phế nang rất êm dịu như gió nhẹ thổi qua lá, do không khí làm nở các phế nang; áp gan bàn tay vào thành ngực bệnh nhân và bảo bệnh nhân đếm một, hai, ba, thầy thuốc cảm nhận được rung thanh quản.

Page 94: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

HÔ HẤP NHÂN TẠO phương pháp và kĩ thuật phục hồi, tăng cường, điều chỉnh quá trình lưu thông không khí phổi trong những trường hợp ngừng thở, thở không bình thường hoặc theo yêu cầu điều trị, bằng những phương pháp đơn giản (ấn lồng ngực, thổi vào mũi, miệng) hoặc dùng dụng cụ (máy thở). Hà hơi thổi ngạt là một phương pháp phục hồi hô hấp đơn giản có hiệu quả, được tiến hành bằng cách: kê gáy để đầu bệnh nhân ngửa hẳn ra (để cuống lưỡi không bịt đường thở); dùng ngón tay cuốn vải lau sạch đờm dãi, chất nôn trong họng; đặt một miếng gạc mỏng che kín miệng; người cấp cứu một tay mở miệng, một tay bịt mũi nạn nhân, áp miệng mình thổi mạnh vào miệng của bệnh nhân theo nhịp 10 lần một phút. Nếu không nghe tiếng tim đập, phải kết hợp thêm xoa bóp tim ngoài lồng ngực.

Trong khi một người làm động tác thổi, người cấp cứu thứ hai đảm nhiệm việc ấn tim theo kĩ thuật: ấn mạnh bằng hai tay chồng lên nhau đè vào nửa dưới xương ức theo nhịp 50 – 60 lần/phút (5 – 6 lần ấn tim, 1 lần thổi hơi vào miệng). Xt. Hô hấp hỗ trợ; Hô hấp điều khiển.

HỘI CHỮ THẬP ĐỎ một tổ chức xã hội nhằm tập hợp những người tự nguyện làm công tác nhân đạo; được thành lập năm 1863 tại Thuỵ Sĩ. Có 175 quốc gia thành viên (199). Có ba nhiệm vụ chủ yếu: góp phần chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho dân nghèo; góp phần thực hiện chính sách xã hội (tương trợ khi có thiên tai, dịch hoạ, chiến tranh; chăm sóc trẻ em mồ côi, người già cô đơn, người tàn tật, nạn nhân chiến tranh, vv.); tham gia đấu tranh bảo vệ hoà bình thế giới. Những nguyên tắc cơ bản của HCTĐ: nhân đạo, vô tư, trung lập, độc lập, tự nguyện, thống nhất, bình đẳng. Phong trào quốc tế Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ (trước 1986 gọi là Chữ thập đỏ quốc tế) gồm: Uỷ ban quốc tế Chữ thập đỏ (1983); Hiệp hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ (1919); Các hội quốc gia Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ (ở các nước theo đạo Hồi). Uỷ ban quốc tế Chữ thập đỏ đề xướng 4 công ước Giơnevơ: Công ước Giơnevơ I (1864) về cải thiện tình trạng của thương, bệnh binh thuộc các lực lượng vũ trang chiến đấu trên bộ; Công ước Giơnevơ II (1899) về cải thiện tình trạng của thương, bệnh binh thuộc các lực lượng vũ trang trên biển và những người bị đắm tàu; Công ước Giơnevơ III (1929) về việc đối xử với tù binh; Công ước Giơnevơ IV (1949) về việc bảo hộ thường dân trong chiến tranh. Bốn Công ước Giơnevơ và hai nghị định thư bổ sung vào năm 1977 là nền tảng của Luật quốc tế nhân đạo.

HỘI CHỨNG một tập hợp các triệu chứng cùng xảy ra, các dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng (xét nghiệm) có tính đặc thù của một bệnh hay chung cho một số bệnh. Vd. HC đông đặc phổi là tập hợp các dấu hiệu sờ (rung thanh tăng), gõ (đục), nghe (rì rào phế nang giảm) gặp trong các bệnh viêm phổi thuỳ, một số thể xẹp phổi, lao phổi lan rộng. Một bệnh có thể có nhiều HC (lâm sàng và cận lâm sàng). Nghiên cứu tổ hợp các HC giúp chuẩn đoán bệnh.

HỘI CHỨNG BỤNG CẤP trạng thái bệnh lí cấp tính, đang tiến triển ở vùng bụng và chưa rõ nguyên nhân, xảy ra đột ngột, diễn biến nhanh, nặng nề và thường đem lại những hậu quả xấu. HCBC có thể do những nguyên nhân: chấn thương, vết thương ở bụng (nguyên nhân rõ rệt); bệnh của tạng trong bụng đã biết từ trước (vd. loét dạ dày, tá tràng, vv.); bệnh chưa biết (xoắn một nang buồng trứng nhỏ,vv.). Dấu hiệu chính: đau bụng dữ

Page 95: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

dội, đột ngột, xuất hiện từ các điểm khác nhau trong ổ bụng tuỳ theo bệnh (vd. đau ở hố chậu phải trong viêm ruột thừa cấp, vv.) và đau tăng dần hoặc có thể dịu vào giai đoạn cuối của hội chứng (đã quá nặng); có thể kèm theo nôn mửa, bí trung tiện, bí đại tiện. Khám lâm sàng tìm thấy các dấu hiệu đặc thù của mỗi bệnh, vd. thành bụng cứng như gỗ; bụng trướng, vv. Cần thăm khám khẩn trương, tỉ mỉ về lâm sàng, kết hợp với xét nghiệm cận lâm sàng để tìm đúng nguyên nhân bệnh, hồi sức cấp cứu và xử lí nhanh chóng. Trong HCBC, dùng thuốc giảm đau loại thuốc phiện (mocphin, vv.) là một sai lầm rất lớn vì thuốc sẽ làm hỏng mất phản ứng của thành bụng, dẫn tới chuẩn đoán khó khăn và kéo dài, điều trị cho ít kết quả, tỉ lệ tử vong cao.

HỘI CHỨNG ĐAO trạng thái gặp ở người, đặc trưng bằng thể lực phát triển không bình thường và trí tuệ chậm phát triển. Nguyên nhân: không phân tách nhiễm sắc thể số 21 trong giảm phân (xt. Không phân tách). Được gọi theo tên của bác sĩ người Anh) Đao (L. Down).

HỘI CHỨNG LÁCH TO lách tăng kích thước (khối lượng), xuất hiện quá dưới bờ sườn trái (có thể đến quá rốn), kèm theo một số triệu chứng khác ở gan (viêm gan, xơ gan, vv.), ở máu và cơ quan tạo máu (thiếu máu, gan to, biến đổi công thức máu, vv.). Nguyên nhân: sốt rét (nguyên nhân quan trọng ở Việt Nam); bệnh máu; một số bệnh nhiễm kí sinh trùng (sán máng, vv.); bệnh nấm; hội chứng Banti [theo tên của thầy thuốc người Italia Banti (G. Banti)], vv. Khi bị chấn thương, lách to rất dễ vỡ, nứt (nhất là ở bệnh nhân bị sốt rét), gây chảy máu trong nặng; cần mổ cấp cứu và cắt bỏ lách.

HỘI CHỨNG RUỘT QUÁ NHẠY CẢM trạng thái bệnh lí với các rối loạn tiêu hoá (chủ yếu của đại tràng), phổ biến ở lứa tuổi trung niên, không do viêm nhiễm; nguyên nhân hữu cơ chưa rõ; đã khẳng định là các yếu tố tâm lí và chấn động tâm thần xã hội dễ gây và làm nặng thêm các rối loạn chức năng ruột (các đặc điểm cá nhân của bệnh nhân, đáng chú ý là thái độ cứng rắn, làm việc có kế hoạch, nghiêm túc, luôn băn khoăn, day dứt vì công việc). Triệu chứng: đau bụng khi ăn các thức ăn lạ, căng trướng ruột già, xen kẽ giữa ỉa chảy và táo bón (phân cứng, bóng, có mũi nhầy), nhức đầu, luôn buồn ngủ. Điều trị: liệu pháp tâm lí làm thay đổi các thói quen sinh hoạt, ăn uống; tổ chức cuộc sống yên tĩnh, bình thản hơn; rèn luyện khí công, dưỡng sinh, luyện tập thể dục thể thao thích hợp; chữa các dấu hiệu bất thường (táo bón, ỉa chảy, vv.).

HỘI CHỨNG SUY GIẢM MIỄN DỊCH MẮC PHẢI (viết tắt: hội chứng SMM) x. AIDS.

HỘI CHỨNG THÍCH NGHI toàn bộ các phản ứng không đặc hiệu của cơ thể đối với bất kì một tác động nào (chấn thương, quá sức, sốc, nhiễm khuẩn, nhiễm độc, nhiễm xạ, vv.), gồm ba giai đoạn liên tiếp: phản ứng báo động của cơ thể bị tấn công với một hội chứng sốc, tiếp theo là các phản ứng bảo vệ đầu tiên; giai đoạn cầm cự dài hơn, trong đó cơ thể thích nghi và tăng sức đề kháng đối với các tác nhân tấn công; giai đoạn suy kiệt dẫn đến tử vong khi sự tấn công mạnh, kéo dài và điều trị không có kết quả. Trong việc vận dụng các phản ứng thực vật và nội tiết, vai trò của vỏ thượng thận là chủ yếu (sản sinh desoxycorticosterone và 11 – oxycorticosteron) dưới sự khởi động của tuyến yên.

Page 96: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

HỘI CHỨNG TIM PHỔI (cg. tâm – phế mạn), các tai biến tim mạn tính hay cấp tính do một bệnh phổi mạn tính, viêm phế quản mạn tính, hen phế quản, xơ cứng phổi, giãn phế nang, bệnh bụi phổi, các dị dạng lồng ngực hay một tai biến đột ngột ở tuần hoàn phổi (tắc mạch máu phổi) gây ra, làm cho tim phải tăng năng suất co bóp để đưa máu lên phổi, dần dần bị suy, dẫn đến suy toàn bộ tim. Các triệu chứng lâm sàng của suy tim phải: khó thở, xanh tím, gan to; kèm theo các biến đổi của điện tâm đồ. Điều trị rất khó khăn, cần theo đúng chỉ định của thầy thuốc. Tập thở kiên trì, thở bụng, tập khí công, có thể đem lại kết quả tốt. Dự phòng: chữa tốt các bệnh phổi, không để trở thành mạn tính.

HÔN MÊ tình trạng mất ý thức với những mức độ nặng, vừa, nhẹ khác nhau. Ở mức độ nặng, cơ thể hoàn toàn mất phản ứng với các tác nhân kích thích bên ngoài, mất phản xạ (giác mạc, gân, xương, da, đồng tử, vv.), rối loạn thần kinh thực vật biểu hiện ở rối loạn nhịp thở, huyết áp.. thường gọi là hôn mê sâu. Nhiều bệnh có thể gây HM: bệnh sọ não (viêm, u, chấn thương), nhiễm độc, ngộ độc thuốc, rối loạn tuần hoàn não, đái tháo đường, động kinh. Tiên lượng của HM phụ thuộc vào bệnh căn. Cần được điều trị tại các trung tâm hồi sức.

HỞ VAN TIM trường hợp bệnh lí (hở van): các van không khép kín được, để một phần máu trào ngược dòng trở lại phía trên, làm ứ máu và làm giãn buồng tim ở phía trên van tim bị hở, lâu dần dẫn đến suy tim. Các van thường hay bị hở: hở van hai lá làm máu trào ngược từ tâm thất trái lên tâm nhĩ trái; hở van tổ chim (cg. van bán nguyệt) làm máu trào ngược từ động mạch chủ về tâm thất trái. Nguyên nhân: thấp khớp cấp, viêm màng trong tim (thường là hậu quả của nhiễm khuẩn răng miệng); các thương tổn thoái hoá kèm theo lão hoá toàn bộ van tim; các dây chằng van tim (néo vào các tâm thất) dài ra kèm theo phì đại các van; giãn buồng tim; phìng động mạch chủ, vv. Dự phòng: chữa tốt thấp khớp cấp, các nhiễm khuẩn răng miệng. Điều trị nội khoa trong thời gian đầu (dùng thuốc, vệ sinh răng, miệng, chế độ lao động, sinh hoạt thích hợp); mổ và thay van tim nếu xuất hiện khó thở, đau thắt ngực, bắt đầu suy tim. HVT có thê kèm theo hẹp van tim ở cùng một van hoặc đồng thời ở nhiều van (gọi là bệnh van tim), làm cho bệnh cảnh lâm sàng và việc điều trị trở nên phức tạp.

HỞ VÒM MIỆNG (cg. hở hàm ếch), dị dạng bẩm sinh ở vòm miệng mềm và vòm miệng cứng, do các nụ mặt thiếu dính liền, tạo thành khe hở ở vòm miệng. HVM ảnh hưởng đến phát âm, nuốt và làm cho cơ thể dễ mắc các bệnh đường hô hấp. Điều trị: mổ tạo hình lúc trẻ còn nhỏ (2 – 3 tuổi); sau khi mổ phải kiên trì huấn luyện cho trẻ tập nói.

HƠI BỤNG hơi được hít sâu xuống đáy cuống phổi, làm bụng phình ra trước khi hát; có tác dụng: khi hát, âm thanh phát ra vang, to, khoẻ và dài hơi. Chèo gọi là HB, hí khúc Trung Quốc gọi là hơi “đan điền”; hát mới gọi là hoành cách mô.

HUYẾT ÁP áp lực co giãn do thành mạch tác động lên khối lượng máu trong lòng mạch. HA chịu ảnh hưởng của sức bóp tim, khối lượng máu được bóp đi và sự chun giãn của thành mạch.1. HA động mạch (cg. áp lực động mạch) là sự chun giãn của thành động mạch trong hệ đại tuần hoàn tác động lên khối lượng máu bên trong động mạch; trên thực tế nó cân bằng với lực co của tim được máu truyền đi (áp suất động mạch). HA động mạch gồm: HA tối

Page 97: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

đa (áp suất tâm thu đo được ở thời kì tâm thu) khoảng 12 – 14 cm Hg; HA tối thiểu (áp suất tâm trương ở thời kì giữa hai lần co của tim) khoảng 8 – 9 cm Hg. Tuỳ theo tình hình sức khoẻ, HA có thể tăng hơn mức bình thường tạo nên hội chứng cao HA (HA tối đa trên 16 cm Hg; HA tối thiểu trên 10 cm Hg). HA có thể thấp hơn mức bình thường tạo nên hội chứng giảm HA (HA tối đa dưới 10 cm Hg; HA tối thiểu dưới 6 cm Hg). Theo dõi HA thường xuyên, định kì và ở các thời điểm thay đổi thời tiết là một điểm cần thiết trong chăm sóc sức khoẻ ban đầu đối với người ở độ tuổi 45 – 50 tuổi trở lên để dự phòng tai biến bất ngờ do các biến động HA gây nên. HA là một chỉ số lâm sàng cho phép đánh giá tình trạng và tình hình hoạt động của hệ tuần hoàn. Người ta còn đo HA tĩnh mạch đại tuần hoàn bằng cách chọc kim nối với áp kế tại tĩnh mạch khuỷu tay hoặc tĩnh mạch dưới đòn. Cũng có khi cho một ống thông luồn theo tĩnh mạch vào tận các buồng tim để đo áp lực máu trong các buồng tim, đồng thời đo áp lực riêng của oxi và cacbon đioxit trong buồng tim.2. HA tĩnh mạch là áp lực của dòng máu lên thành tĩnh mạch. HA tĩnh mạch bình thường là 20 –120 mm cột nước. Đo HA tĩnh mạch (thường cao hơn bình thường) để chuẩn đoán các bệnh gây ứ trệ máu ở hệ thống tĩnh mạch (suy tim, viêm màng tim co khít, tăng tĩnh mạch cửa, vv.)

HUYẾT ÁP KẾ dụng cụ đo huyết áp. Thường có 2 loại máy đo huyết áp: loại có cột thuỷ ngân và loại có đồng hồ. Hiện nay, có loại đồng hồ điện tử, tiện lợi khi sử dụng vì không cần cán bộ y tế dùng ống nghe theo dõi nhịp mạch tối đa và tối thiểu, mà khi mạch đập và thôi đập sẽ báo trên đồng hồ điện tử huyết áp tối đa và tối thiểu cùng với tần số nhịp mạch trong một phút. HAK thuỷ ngân dùng tĩnh tại bệnh viện chính xác hơn cả; loại có đồng hồ gọn nhẹ, được dùng đi lưu động; với loại đồng hồ điện tử, người bệnh có thể tự theo dõi huyết áp của mình rồi điều chỉnh thuốc uống theo chỉ định trước của thầy thuốc (loại này đắt tiền và phải đảm bảo nguồn pin và độ chuẩn xác của máy).

HUYẾT ÁP TÂM THU x. Huyết áp.

HUYẾT ÁP TÂM TRƯƠNG x. Huyết áp.

HUYẾT CẦU các tiểu thể hay các thể hữu hình của máu như hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu. Mỗi loại HC có chức năng riêng biệt: hồng cầu vận chuyển oxi đến các mô và cacbon đioxit từ các mô về phổi; bạch cầu chống đỡ nhiễm khuẩn; tiểu cầu cầm máu.

HUYẾT ĐỒ kết quả phân tích số lượng, chất lượng của thành phần máu ngoại vi (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, hemoglobin, thể tích huyết cầu, hồng cầu lưới, tỉ lệ các loại bạch cầu và hình thái các loại huyết cầu). Xét nghiệm HĐ giúp việc chuẩn đoán các bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc, dị ứng, bệnh máu và cơ quan tạo máu. HĐ của người lớn bình thường: hồng cầu (3,8 – 4,5 triệu/mm3 , kích thước đồng đều, đẳng sắc); bạch cầu (6000 – 8000/mm3 , trong đó bạch cầu hạt trung tính 60 – 65%, bạch cầu ưa axit 1 – 2%, bạch cầu ưa bazơ 0 – 0,75%, bạch cầu lympho 10 – 20%, bạch cầu đơn nhân 5 – 10 %); tiểu cầu (150 – 300 nghìn/mm3 , độ tập trung tốt); hemoglobin (13 – 15 g/100ml); thể tích hồng cầu (hematocrit) 35 – 40%; hồng cầu lưới 1 – 2%.

Page 98: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

HUYẾT HỌC một chuyên khoa thuộc hệ nội, chuyên nghiên cứu những vấn đề liên quan đến máu, các cơ quan tạo máu (vd. bệnh về máu), xét nghiệm máu và truyền máu để chuẩn đoán và điều trị bệnh về máu. Ở Việt Nam, có Viện Huyết học và Truyền máu trung ương ở Hà Nội, thành lập 30.12.1984 và Trung tâm Truyền máu và Huyết học ở thành phố Hồ Chí Minh.

HUYẾT KHỐI hiện tượng gây ra do một cặn máu đông tại chỗ, ngay trong lòng mạch máu (ở tĩnh mạch có nhiều hơn ở động mạch); ở người còn sống, thường ở một điểm có tổn thương nội mô từ trước do xơ mỡ động mạch, chấn thương phẫu thuật hay ngoài phẫu thuật. Có thể xảy ra ngay trong buồng tim. HK làm hẹp dần khẩu kính của mạch máu, gây tác hại lớn ở động mạch vành, động mạch não, động mạch chi [nhồi máu cơ tim, nhũn não, chảy máu não, bệnh Raynô là bệnh do thầy thuốc người Pháp Raynô (M. Raynaud) mô tả (1862)]. Xt. Viêm nghẽn tĩnh mạch; Tắc mạch.

HUYẾT THANH chất lỏng màu nhạt còn lại sau khi máu đông, gồm huyết tương không chứa bất kì chất nào tham gia vào việc động máu, chất điện giải và miễn dịch. Trong phòng thí nghiệm, dùng HT để chuẩn đoán bệnh. Dùng HT miễn dịch (HT lấy từ máu động vật đã được tiêm một loại vi khuẩn hay độc tố nào đó) tiêm vào cơ thể sẽ gây miễn dịch thụ động bằng các kháng thể trong huyết tương đó và được sử dụng để chữa bệnh (vd. HT chống uốn ván, HT chống nọc rắn độc, vv.).

HUYẾT THANH CHỐNG LYMPHO BÀO huyết thanh dùng để ức chế phản ứng miễn dịch ở người nhận mô hoặc cơ quan cấy truyền. Được tạo ra bằng cách tiêm lympho bào của người vào ngựa để ngựa sản ra các kháng thể chống lại chúng. Sau đó lấy huyết thanh ở ngựa và chiết các kháng thể, làm tinh sạch. Các kháng thể đó tiêm vào người được cấy truyền, chúng sẽ phá huỷ các lympho bào của người bệnh, nếu không bạch cầu sẽ tạo ra các kháng thể gây hiện tượng không tiếp nhận bộ phận ghép. X. Ghép.

HUYẾT THANH DỰ PHÒNG biện pháp dự phòng bằng cách tiêm cho người có thể mắc một bệnh nào đó (uốn ván, bạch hầu, vv.) một huyết thanh có chứa kháng thể lấy từ con vật (ngựa) đã được mẫn cảm với độc tố (uốn ván, bạch hầu, vv.) hay từ người mới khỏi bệnh (sỏi, viêm gan, vv.). Có thể gây nên tai biến như dị ứng, phản vệ. Xt. Dị ứng, Phản vệ.

HUYẾT THANH LIỆU PHÁP dùng huyết thanh miễn dịch nhằm mục đích điều trị, nghĩa là chữa bệnh khi bệnh đã phát như tiêm huyết thanh chống uốn ván, chống bạch cầu, chống hoại thư sinh hơi cho những người đã có triệu chứng mắc bệnh ấy. Xt. Huyết thanh dự phòng.

HUYẾT THỐNG cơ sở của quan hệ dòng họ (x. Dòng họ). Các mối quan hệ dòng họ được xây dựng trên cơ sở cùng một dòng máu (cùng HT). Trong những trường hợp nhất định, quan hệ HT có thể có ý nghĩa pháp lí. Chẳng hạn, Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam cấm kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ, giữa những người có họ trong ba đời (khoản C, điều 7).

Page 99: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

HUYẾT TƯƠNG chất lỏng có màu nhạt, phần còn lại của máu sau khi loại bỏ tất cả các huyết cầu. Chứa 91% nước, 7% protein, gồm: anbumin, globulin (chủ yếu là kháng thể), prothrombin, fibrinogen. HT còn chứa một số ion của muối hoà tan đặc biệt: muối clorua, bicacbonat, sunfat và photphat của natri và kali. HT có độ kiềm nhẹ (pH = 7,3); các protein và bicacbonat có tác dụng như dung dịch đệm giữ cho pH ổn định. HT vận chuyển các chất dinh dưỡng hoà tan (glucozơ, axit amin, mỡ, axit béo), các sản phẩm bài tiết (ure, axit uric), các khí hoà tan (khoảng 40 mm3 oxi, 19 mm3 cacbon đioxit và 1 mm3 nitơ trong 100 mm3 HT), hocmon và vitamin. Đa số các hoạt động sinh lí của cơ thể đều có liên quan tới việc duy trì nồng độ chính xác và độ pH của tất cả các chất hoà tan (đó là trạng thái tối ưu của cơ thể). Vì vậy, HT là dung dịch ngoại bào, môi trường cho tất cả các tế bào.

Dùng HT để sản xuất một số chế phẩm của máu (chế phẩm đông máu, miễn dịch) và điều trị một số trường hợp (sốc, thiếu hụt yếu tố đông máu và protein). HT được chế biến thành HT khô để tiện chuyên chở.

HUYẾT TƯƠNG KHÔ huyết tương lỏng của máu người được loại hết nước, làm thành một dạng bột khô. Được dùng để phục hồi lượng máu lưu thông; bổ sung cho cơ thể các chất dinh dưỡng và các chất cần thiết cho việc chuyển hoá; tạo miễn dịch; cầm máu. Muốn chế 1 lít huyết tương thể lỏng phải cần 2,5 lít máu. HTK giữ được 3 – 5 năm. Khi dùng, phải pha HTK với dung dịch nước cất vô khuẩn, không có chí nhiệt tố; kiểm tra chất lượng dịch đã pha; HTK phải được hoà tan hoàn toàn trong 5 phút, không bị vón cục. HTK có thể gây dị ứng; sốc do chí nhiệt tố; truyền bệnh viêm gan virut.

HƯ KHỚP (tk. bệnh xương – khớp loạn dưỡng, thoái hoá khớp), các thể bệnh mạn tính không do viêm (không đỏ, nóng, dính khớp) của khớp, do các thương tổn thoái hoá sụn khớp (loét, xơ) tạo nên các gai sụn và gai xương. Bệnh không ảnh hưởng đến sức khoẻ toàn thân và phát sinh ở lứa tuổi 50 trở lên. Nguyên nhân: quá trình lão hoá. Dấu hiệu: khớp đau rát; có tiếng lạo xạo khi vận động; vận động của khớp bị hạn chế; biến dạng đầu khớp. Thường xảy ra ở khớp gối, khớp háng, cột xương sống, khớp các đầu ngón tay, vv. Dự phòng: tổ chức cuộc sống hợp lí (chế độ ăn thanh đạm, vận động tập luyện thể dục thể thao, dưỡng sinh, vv.). Điều trị: dùng thuốc giảm đau; xoa bóp, vận động khớp; phục hồi chức năng, dùng các biện pháp vật lí (tia hồng ngoại, điện sóng ngắn, vv.).

Từ điển Y học Việt Nam – Mục I

ỈA CHẢY (cg. tiêu chảy), ỉa ra phân lỏng, thậm chí toé nước, từ 3 lần trở lên trong một ngày, có thể kèm theo đau quặn bụng, sôi bụng, sốt, nôn. Bệnh hay gặp chủ yếu ở trẻ em dưới 5 tuổi. Người bệnh dễ bị mất nước, từ đó dễ bị hụt huyết áp (chân tay lạnh, da tái, đái ít, li bì hoặc vật vã). Cần phát hiện sớm những dấu hiệu mất nước: khát, môi khô, lưỡi khô, mắt trũng. Xảy ra quanh năm, phổ biến về mùa hè, đôi khi phát thành dịch ở nhà trẻ, lớp mẫu giáo. Nguyên nhân có nhiều, chủ yếu do một số loài vi khuẩn (Coli gây bệnh, Salmonella, Shigella, Campylobacter, phẩy khuẩn tả, vv.); virut (virut Rota, vv.); kí sinh

Page 100: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

trùng đường ruột (giun, vv.); trẻ em còi xương, suy dinh dưỡng, giảm hấp thụ; thể trạng dị ứng với một số loại thực phẩm (tôm, đồ biển, vv.); chế độ nuôi dưỡng thiếu vệ sinh; trẻ em bị viêm nhiễm ở tai – mũi – họng đã nuốt dịch viêm có vi khuẩn xuống dạ dày, ruột, vv.

Điều trị: trước tiên phải cho bệnh nhân uống đủ nước (nước chè, cháo, nước bột điện giải oresol); phải đi khám ngay nhất là khi có dấu hiệu mất nước, tụt huyết áp; cho trẻ ăn đầy đủ (chất đạm), cho bú sữa mẹ; cách li với các trẻ em khác; khử trùng tẩy uế phân và chất nôn của bệnh nhân. Dự phòng: ăn uống đầy đủ, giữ vệ sinh ăn uống, quản lí vệ sinh phân, nguồn nước, rác, chống ruồi nhặng, rửa tay sạch trước khi ăn; đối với phụ nữ cho con bú, cần giữ vệ sinh đầu vú.

Y học cổ truyền gọi IC là tiết ỉa và thường chia thành bạo tiết (IC cấp tính) và cửu tiết (IC mạn tính):1. Bạo tiết thường do ngoại tà và ăn uống gây nên. Bạo tiết hàn thấp: đau bụng, ỉa chảy. Có thể dùng bài thuốc: hương phụ 20 g, búp ổi sao vàng 20 g, trần bì 12 g, củ sả 12 g, sinh khương 8 g. Bạo tiết do thấp nhiệt: đau bụng đi ỉa lỏng ngay, phân khắm, hậu môn nóng. Có thể dùng bài: hoàng bá 12 g, ngũ bội tử 4 g, ngũ vị tử 5 g, phèn phi 2 g. Bạo tiết doăn uống không cẩn thận; có thể dùng bài: gừng tươi sắc uống hoặc hương phụ 10 g, trần bì 6 g, can khương 4 g, củ sả 6 g, khổ sâm 16 g. Chữa bạo tiết bằng châm cứu các huyệt: Đại trường du, Thiên khu, Thượng cự hư, Tiểu trường du, Hợp cốc.2. Cửu tiết thường do tì dương hư, thận dương không phấn chấn, can mộc thừa tì. Cửu tiết do thừa dương hư, ỉa xối ra khi dùng thức ăn hoặc đồ uống lạnh, không hợp. Có thể dùng bài: đẳng sâm 12 g, can khương 12 g, bạch truật 12 g, cam thảo 12 g, hoặc một củ gừng sống nhai và chiêu dần với nước nóng. Châm cứu các huyệt: Tì du, Trung quản, Thiên khu, Túc tam lí, Tam âm giao. Cửu tiết do thận dương hư: sôi bụng, ỉa nửa đêm về sáng lúc sắp ngủ dậy. Có thể dùng bài: phá cố chỉ 16 g, ngũ vị tử 8 g, nhục đậu khấu 8 g, ngô thù du 4 g, sinh khương 20 g, đại táo 3 quả; châm cứu các huyệt: Thân du, Mệnh môn, Quan nguyên. Cửu tiết do can mộc thừa tì, khi cảm xúc mạnh dễ đi IC. Có thể dùng bài: bạch truật 12 g, bạch thược 8 g, phòng phong 8 g, trần bì 10 g. Châm cứu các huyệt: Túc tam lí, Thái xung, Tam âm giao.

ỈA LỎNG x. Ỉa chảy

ỈA RA MÁU ỉa phân dính máu hoặc ỉa ra toàn máu. Nguyên nhân: ra máu tươi nhỏ giọt cuối bãi phân thường do trĩ (tĩnh mạch vùng hậu môn giãn thành búi trĩ, bị viêm bội nhiễm nên máu thoát ra); ỉa ra toàn máu đen, màu cà phê, thường do xuất huyết từ dạ dày, tá tràng trở lên (thường kèm choáng váng, chóng mặt; nếu mất máu nhiều, da, niêm mạc nhợt nhạt, mạch nhanh, huyết áp tụt); IRM màu mận chín, thường do xuất huyết từ ruột non, hay gặp nhất là ỉa phân dính lẫn máu và mũi, màu máu cá, có khi nước phân như nước rửa thịt (ỉa nhiều lần trong ngày, mỗi ngày ra ít phân và nhày mũi, máu, kèm theo đau tức, rát hậu môn, luôn mót rặn ; trước khi đi đại tiện thường đau quặn bụng vùng hố chậu trái; sau khi đi đại tiện, bớt đau quặn, vv.) thường do viêm đoạn đại – trực tràng (do bị lị trực khuẩn hoặc lị amip cấp; đợt bột phát của viêm đại tràng – trực tràng mạn). Bệnh nhân IRM cần được khám bệnh ngay, giữ lại phân để thầy thuốc xem; cần được điều trị

Page 101: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

kịp thời. Trường hợp phân có mũi và máu, phải cách li bệnh nhân, khử trùng tẩy uế để tránh lây lan.

Y học cổ truyền thường chia làm hai thể: 1) Thể IRM do đại tràng có nhiệt, ỉa ra máu tươi. Có thể dùng bài: hoa kinh giới sao đen 30 g, trắc bách điệp sao đen 30 g, hoa hoè sao đen 30 g, chỉ xác 20 g, tán mịn, mỗi lần uống 8 g với nước sôi để nguội. Châm cứu các huyệt: Thường cường, Đại trường du, Thừa sơn. 2) Thể IRM do tì hư, ỉa phân đen. Có thể dùng bài: hoàng kì 8 g, đảng sâm 16 g, bạch truật 8 g, phục linh 8 g, toan toán nhân 8 g, long nhãn 8 g, dương quy 4 g, viễn chí 4 g, mộc hương 2 g, cam thảo 2 g.

ỈA RA MŨI ỉa ra phân dính mũi hoặc ỉa ra toàn mũi (chất nhầy, quánh, đặc, giống như đờm hoặc khạc từ mũi họng hoặc sỉ từ mũi ra khi viêm mũi, viêm họng, viêm khí, phế quản hoặc chất trong như nhựa chuối, xuất tiết từ niêm mạc đại – trực tràng bị viêm, nhưng hoại tử bong ra, hồng cầu, bạch cầu, vi khuẩn). Ít khi IRM đơn thuần, thường có dính cả máu, màu máu cá hoặc gỉ sắt, nhìn thấy được bằng mắt thường hoặc phải xét nghiệm, soi qua kính hiển vi. Nguyên nhân: viêm đại – trực tràng, chủ yếu trong bệnh lị trực khuẩn, lị amip, hoặc do một căn nguyên khác (lao ruột). Cần đi khám, giữ lại phân để thầy thuốc xem và tuân theo chế độ ăn uống trong viêm đại tràng (kiêng đồ xào, rán, thức ăn có nhiều gia vị…nên ăn đồ luộc, nướng, hạn chế ăn mỡ).

ÍCH MẪU (Leonurus heterophyllus), cây thảo, họ Hoa môi (Labitae). Cao 0.5 – 1 m. Hoa mọc vòng ở kẽ lá, màu hồng hay màu tím hồng. Mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi. Cây có vị đắng, chứa ancaloit (leonurin A, B; leonuriđin; leonurinin), flavonoit, tinh dầu, tanin. Dùng cả cây bỏ rễ, chữa kinh nguyệt bế tắc, đau bụng trước khi thấy kinh, kinh ra quá nhiều, huyết áp tăng, nhức đầu, ngày dùng 8 – 16 g dược liệu phơi sấy khô, dạng thuốc sắc, cao hoàn, viên nén.

INSULIN (A. insulin), hocmon của tuyến tuỵ, do tế bào bêta tiểu đảo Lăngghechan (Lengherhans) tiết ra; là polipeptit, có tác dụng kiểm tra sự chuyển hoá glucozơ – huyết. Tinh thể không màu, thường chứa 0,3 – 0,6% Zn2+ , tnc = 233oC. I được tiết ra khi lượng glucozơ trong máu cao và có nhiều các axit amin sau khi ăn. I kích thích các quá trình tổng hợp, kìm hãm phân giải ở mô cơ, gan, mô mỡ. I làm tăng vận tốc tổng hợp glicogen, axit béo, protein, kích thích phân giải glucozơ. I được dùng điều trị đái tháo đường, hôn mê do đái tháo đường; gây sốc trong điều trị bệnh nhân tâm thần. Dùng dưới dạng thuốc tiêm (lọ 10 ml, 400 đơn vị), liều dùng theo chỉ định của thầy thuốc; thuốc bột và mỡ bôi vết mổ bị rò, hoại thư, mun nhọt do đái tháo đường. Nếu dùng I với liều quá cao sẽ gây tai biến hạ glucozơ – huyết, với biểu hiện co giật, ngất, có thể gây tử vong. Người bệnh phải được hướng dẫn kĩ chế độ ăn, chế độ lao động, cách dùng thuốc, cách phát hiện và xử lí hạ glucozơ – huyết. I thường được chiết xuất từ tuỵ của lợn, bò, ngựa, cá voi. Ngày nay, bằng các biện pháp công nghệ sinh học người ta đã có thể sử dụng E. coli để sản xuất I trên quy mô lớn.

INTERFERON (A. interferon), protein được sản xuất ra ở tế bào động vật có vú, chim, để chống lại virut, ức chế quá trình sao chép của virut (ức chế tái sao ARN thông tin) và ức chế sinh sản của virut. I lan toả ra các mô xung quanh và thông tin cho các tế bào chưa bị nhiễm, các tế bào này sẽ sản xuất ra một protein khác để phong bế sự sản xuất ra axit

Page 102: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

nucleic và ức chế sinh sản của virut. Nhờ kĩ thuật AND tái tổ hợp, mà I được sản xuất từ tế bào vi sinh vật và có thể sản xuất bằng quy mô công nghiệp. Đã được dùng để điều trị nhiễm virut và một số ung thư. I được Ixac (A. Isaccs) và Linđenmen (J. Lindenmann) người Anh tìm ra (1957).

Từ điển Y học Việt Nam – Mục K

KÉ ĐẦU NGỰA (Xanthium sirumarium; tk. thương nhĩ), cây thảo, họ Cúc (Asteraceae). Thân nhỏ. Lá mọc so le. Hoa tự hình đầu. Quả giả hình thoi, có móc. Mọc hoang khắp nơi ở Việt Nam. Trong quả có glucozit là hạ glucozơ – huyết, xanthatin và xanthium kháng khuẩn. Dùng cành lá hoặc quả phơi khô chữa mụn nhọt, mẩn ngứa, tràng nhạc, chảy nước mũi hôi. Dùng dưới dạng thuốc sắc.

KẾ HOẠCH HOÁ GIA ĐÌNH kế hoạch xác định rõ quy mô sinh sản của mỗi gia đình trong khuôn khổ chiến lược phát triển dân số của một nước phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội chung, nhằm mục đích: bảo vệ sức khoẻ bà mẹ và trẻ em, hạnh phúc của gia đình trước mắt và lâu dài, tương lai của trẻ em, góp phần làm cho dân giàu, nước mạnh. Ở Việt Nam, chủ trương mỗi gia đình có một hoặc hai con; khuyến khích tuổi lập gia đình ở nam từ 25 tuổi, ở nữ từ 20 – 22 tuổi trở đi; lập gia đình sau hai năm mới có con; khoảng cách giữa hai lần sinh là 5 năm. KHHGĐ là quyền lợi và trách nhiệm của toàn xã hội, của mỗi gia đình và chủ yếu là của bản thân mỗi công dân. Để chuẩn bị vào đời, mỗi thanh niên (nam cũng như nữ) cần dự kiến một kế hoạch xây dựng gia đình tương lai của mình cho thích hợp. Trong KHHGĐ, ngành y tế đảm bảo đầy đủ và an toàn các dịch vụ chuyên môn – kĩ thuật theo các dịch vụ chuyên môn – kĩ thuật theo các yêu cầu của mỗi công dân.

KHÁM BỆNH xem xét tình trạng cơ thể một cách khách quan về lâm sàng (tim mạch, phổi, tiêu hoá, bụng, gan, vv.) qua nhìn, sờ, gõ, nghe, đo huyết áp. Khi cần, cho khám thêm các chuyên khoa thần kinh và nếu cần cả tâm thần. Làm các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết theo chỉ định của lâm sàng như thử máu, xét nghiệm dịch não – tuỷ qua chọc sống thắt lưng; khám X quang(chiếu, chụp tim, phổi) và các thủ thuật chuẩn đoán khác như điện tâm đồ, điện não đồ, vv. Tất cả các tư liệu về lâm sàng và cận lâm sàng đều lưu giữ trong bệnh án của người bệnh góp phần vào chuẩn đoán và theo dõi điều trị. X. Tứ chẩn.

KHÁM NGHIỆM TỬ THI 1. (y), thủ tục do thầy thuốc thực hiện trên tử thi để xác định sự chết thật, thời gian chết, nguyên nhân chết (chết tự nhiên, do bệnh, tai nạn, tự sát, hay án mạng, vv.). Kết quả KNTT phải được xác lập trên giấy chứng tử để cho nhân viên hộ tịch cấp giấy phép chôn cất. KNTT là một thủ tục thông thường, đơn giản nhưng vẫn phải để phòng những sự bất ngờ. Những điều cần chú ý khi tiến hành: hiện trường (nếu không chết ở bệnh viện); tình trạng áo quần, tình trạng thi thể (vị trí, mi mắt mở hay khép, có dấu hiệu chăm sóc người chết thông thường hay không, vv.); xác định chết thật chưa (nhiệt độ, tím xác, cứng xác, thối xác…, ước lượng thời gian tử vong, vv.); nhận dạng tử

Page 103: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

thi (giới tính, độ tuổi, chiều cao, vv.). KNTT phải được thực hiện đầy đủ, nếu cần phải cởi bỏ quần áo. Khi có nghi ngờ, nên yêu cầu mổ tử thi.

2. (luật, an ninh), hoạt động điều tra nhằm phát hiện những dấu vết trên thi thể người chết có liên quan đến vấn đề mà cơ quan điều tra cần xác minh, làm rõ nguyên nhân dẫn đến cái chết, cũng như những dấu vết của người phạm tội để lại. Điều 126 Bộ luật tố tụng hình sự quy định, khi phát hiện tử thi, điều tra viên phải tiến hành khám nghiệm, có bác sĩ pháp y tham gia và phải có người chứng kiến. Trong trường hợp cần khai quật tử thi , phải có quyết định của cơ quan điều tra, phải thông báo cho gia đình nạn nhân biết và phải có sự tham gia của bác sĩ pháp y. Khi cần thiết, có thể triệu tập người giám định và phải có người chứng kiến. trong mọi trường hợp, việc KNTT phải được báo trước cho viện kiểm sát cùng cấp biết. KNTT là một bộ phận cấu thành giám định pháp y.

KHÁNG HISTAMIN các chất chống lại tác dụng của histamin. KH tự nhiên (adrenalin, ephedrin) có tác dụng chữa dị ứng, thường gây ngủ. Ngày nay thường dùng KH tổng hợp: benadryl, dimedrol, allergosan, cyproheptadin, phenergan, pipolphene, promethazin, tavegil, vv.

KHÁNG NGUYÊN các protein, glucidoprotein, lipidoprotein khi lọt vào hoặc được đưa vào cơ thể sống sẽ kích thích hệ thống đáp ứng miễn dịch của cơ thể sản xuất ra kháng thể. Trong y học và thú y, có nhiều chất KN: tế bào vi khuẩn sống hay chết, tế bào cơ thể khác loài, tế bào thực vật, hoá chất, các chất tiết của tế bào, các độc tố. Tuỳ theo nguồn gốc của KN có: KN đồng loài; KN dị loài; KN của bản thân (tự KN); KN mô là KN chứa ngay trong các tế bào của cơ thể, có tác động khi làm thủ thuật ghép (cấy) mô.

Kháng thể do KN tạo ra rất đa dạng và có tính đặc hiệu, vd. các lizozim làm tan các thân vi khuẩn; các precipitin làm các độc tố kết tủa, không hoà tan được , các antitoxin trung hoà độc tố. Kháng thể là cơ sở của tính miễn dịch. Virut là một loại KN. Dựa vào đặc tính KN của virut, người ta đã xây dựng phương pháp chuẩn đoán và phát hiện bệnh ở thực vật bằng huyết thanh: tiêm dịch cây bị bệnh virut vào cơ thể động vật thí nghiệm (vd. thỏ) sẽ tạo ra kháng thể; thu được kháng thể đặc hiệu bằng cách làm sạch KN bằng phương pháp li tâm hay bằng hoá chất làm kết tủa các thành phần khác.

KHÁNG SINH (tk. trụ sinh) x. Chất kháng sinh.

KHÁNG SINH ĐỒ kết quả thử nghiệm độ nhạy cảm của một vi khuẩn đối với những kháng sinh cần thử; cho biết tính chất kìm và diệt khuẩn của các kháng sinh đối với vi khuẩn để chọn loại kháng sinh cho hiệu quả tốt nhất trong điều trị.

KHÁNG THỂ phân tử protein hình thành trong cơ thể động vật (globulin huyết thanh, globulin miễn dịch, protein thuộc phần gamma – globulin do tế bào lympho B, tương bào sản xuất ra) để trung hoà hiệu ứng của protein lạ (kháng nguyên). KT do các tế bào bạch huyết sản ra đáp ứng sự có mặt của kháng nguyên. Mỗi KT có cấu trúc phân tử giống hệt cấu trúc của kháng nguyên (có thể ví như chìa khoá và ổ khoá). Các KT tự tấn công kháng nguyên (trên vi khuẩn hoặc được truyền từ vi khuẩn sang tế bào hồng cầu hoặc mô ghép của động vật khác) và làm kháng nguyên không hoạt động được . Một số KT gây

Page 104: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

nên hiện tượng ngưng kết tế bào xâm nhập và làm tan rã kháng nguyên; một số KT khác gây nên hiện tượng opsonin hoá, làm cho vi khuẩn dễ bị các bạch cầu thực bào nuốt. Có hai loại KT: KT đơn clôn chỉ do một dòng tế bào lympho sản xuất; KT đa clôn do nhiều dòng tế bào lympho sản xuất. Hiện nay KT đơn clôn được dùng nhiều trong nghiên cứu, chuẩn đoán và điều trị bệnh. Các KT có vai trò rất quan trọng trong việc phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn và để tạo miễn dịch. Xt. Ngưng kết; Tế bào bạch cầu.

KHÁNG THUỐC (cg. chống thuốc, nhờn thuốc), hiện tượng giảm sút phản ứng của quần thể một loài sinh vật (vi khuẩn, côn trùng, vv.) đối với thuốc hoặc hoá chất (vd. kháng sinh, thuốc trừ sâu, vv.); một bộ phận của quần thể này có khả năng chống chịu và tiếp tục tồn tại khi tiếp xúc với thuốc hoặc hoá chất và chúng được nhân lên theo thời gian để trở thành thành phần chính của quần thể. Mức độ KT được tính bằng chỉ số Ri dựa trên trị số LD50 (liều lượng gây chết 50% cá thể khảo nghiệm là mg hoạt chất/kg thể trọng) hoặc LC50 (nồng độ gây chết 50% cá thể khảo nghiệm tính theo ppm phần triệu hoặc ppb phần tỉ) của quần thể KT và quần thể mẫn cảm đối với thuốc. Có thể khái quát bằng công thức:

LD50 của thuốc với quần thể KTRi =LD50 của thuốc với quần thể mẫn cảmKhi trị số Ri > 10 – quần thể đó đã KT.

Trong y học và thú y, hiện tượng một sinh vật (vi khuẩn, động vật hoặc cơ thể người) không chịu tác dụng của thuốc (kháng sinh hoặc hoá chất) làm cho thuốc giảm hoặc mất hiệu lực phòng, chữa bệnh ngay cả khi dùng thuốc với liều lượng rất cao và trong thời gian dài cũng không đem lại hiệu quả. Phân biệt: KT tự nhiên có tính di truyền; KT ban đầu khi bắt đầu điều trị; KT thứ phát là KT xuất hiện sau khi dùng thuốc một thời gian. Phát hiện tính KT bằng kĩ thuật kháng sinh đồ (nuôi cấy vi khuẩn trên các môi trường có những nồng độ kháng sinh khác nhau và nhận định sự phát triển của vi khuẩn). Để tránh vi khuẩn KT, phải dùng thuốc đúng liều lượng, đủ thời gian quy định, có khi phải phối hợp nhiều loại kháng sinh.

KHÁNG VITAMIN nhóm chất có khả năng ức chế tác dụng của các vitamin. Vd. chất kháng vitamin K (cumaron, tromexan, pidion, vv.) là các chất đối kháng với vitamin K chống lại quá trình đông máu vì cản trở việc tạo ra các men ở trong gan, các men này cần thiết cho sự đông máu và do vitamin K tổng hợp. Nói chung đông máu là một quá trình có ích, nhưng có lúc lại có hại vì gây tắc mạch máu ở một số nội tạng (não, tim, võng mạc, vv.) và là nguyên nhân của các biến chứng nặng (liệt nửa người, nhồi máu cơ tim, mù, vv.) Để đề phòng, người ta dùng kháng vitamin K. Các chất kháng axit folic (vitamin B9 ) làm bất sản tuỷ xương, dùng để chữa bệnh bạch cầu cấp và một số loại ung thư.

KHÂU MẠCH MÁU khâu các mạch (thường là động mạch bị đứt, thủng, rách, vv.) để phục hồi sự lưu thông máu. Trong các vết thương dập nát, sau khi cắt lọc, KMM tránh được hoại tử thường xảy ra. KMM cần có kim, chỉ chuyên dùng, không gây chấn thương: loại kim rất nhỏ cỡ 0,00001, gắn liền chỉ và chỉ không tiêu (tơ hoặc nilon). Sau khi khâu phải theo dõi mạch ngoại biên. Nếu mất mạch, có thể do co thắt, cần tiêm ngay vào động

Page 105: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

mạch 10 – 20 ml novocain hoặc lidocain 1%. Nếu động mạch bị rách quá lớn, phải chuyển qua kĩ thuật nối hoặc ghép mạch máu. Tuyệt đối không khâu động mạch khi vết thương nhiễm khuẩn, nhiễm xạ nặng hoặc bị bỏng vòng quanh chi. Xt. Máy khâu (y).

KHÂU RUỘT khâu lỗ thủng ở ruột do bị đâm, bị vỡ (chấn thương bụng kín), bị bệnh (thương hàn, ung thư, loét, vv.). Thường chỉ áp dụng KR với ruột non. Với ruột già, hầu hết tạm thời phải đưa hai đầu ruột ra ngoài ổ bụng hoặc làm hậu môn nhân tạo. Có nhiều kĩ thuật khâu ruột non khác nhau nhưng đều theo chung một nguyên tắc cơ bản là phải lộn mép vết thương (mép lỗ thủng) vào phía trong lòng ruột. Trong những ngày đầu sau mổ, nhịn ăn uống (thay bằng truyền dịch) cho tới khi có trung tiện theo chỉ thị của thầy thuốc. Xt. Máy khâu (y).

KHÍ QUẢN 1. Ở động vật, ống rỗng nối từ họng tới phế quản ở động vật có xương sống trên cạn. Thành KQ có các vành sụn không hoàn toàn để chống xẹp mà vẫn giữ độ mềm dẻo. Ở côn trùng và nhiều loài chân đốt, KQ là ống dẫn khí từ các lỗ thở, ống này phân nhánh thành các vi KQ đến từng bộ phận của cơ thể. Cơ chế bơm làm thông khí ở các KQ lớn: oxi hoà tan trong một chất dịch (chất đầy trong các vi KQ nhỏ nhất) để khuếch tán qua các vi KQ vào các mô xung quanh.2. Ở thực vật, X. Mạch.

KHÍ THŨNG PHỔI (cg. giãn phế nang) x. Giãn phế nang.

KHÍ TƯỢNG Y HỌC bộ môn ứng dụng của khí tượng học, nghiên cứu ảnh hưởng của các điều kiện khí quyển (thời tiết) đến diễn biến của các bệnh, sự phụ thuộc của các bệnh mạn tính và sự bùng nổ của các bệnh dịch theo những điều kiện thời tiết. Người ta còn gọi là khí hậu y học, bao hàm cả việc nghiên cứu ảnh hưởng của khí hậu đến sức khoẻ con người và các vấn đề khí hậu trị liệu.

KHÓ PHÁT ÂM tình trạng phát âm khó khăn, làm cho giọng nói không bình thường, do các biến đổi thực thể, chức năng, hoặc kết hợp của những cơ cấu phát âm: niêm mạc dây thanh, độ căng dây thanh (sự điều phối thần kinh), áp lực khí từ phổi, cơ quan cộng hưởng, phối hợp (họng mũi, lưỡi, vòm miệng, răng, môi, vv.).

KHÓ THỞ cảm giác chủ quan: cảm thấy khó khăn khi hít vào, thở ra, biểu hiện bằng nhịp thở quá nhanh hoặc quá chậm, co kéo các cơ hô hấp, co lõm trên xương ức hoặc dưới xương ức. KT có thể là một triệu chứng do rất nhiều nguyên nhân bệnh lí từ mũi vào thanh – khí – phế quản, phổi, tim và nhiều bệnh khác có tính chất toàn thân; do nguyên nhân sinh lí như sau khi làm việc nặng, chạy, leo dốc. Người ta còn phân biệt KT ra với KT vào, hoặc cả KT ra lẫn vào, từ tình hình từng bệnh.

KHOA CẬN LÂM SÀNG 1. Đơn vị chuyên khoa trong bệnh viện, không chữa bệnh nhưng chẩn đoán theo yêu cầu của các khoa lâm sàng, vd. khoa hoá sinh, X quang, giải phẫu bệnh, tế bào bệnh học, huyết học, vi sinh vật, vv.2. Những chuyên khoa cận lâm sàng trong đào tạo y học ở trường đại học, trung học, viện nghiên cứu, vv. (giải phẫu, giải phẫu bệnh, sinh lí, hoá – sinh, vi sinh vật, vv.) thường được gọi là khoa y học cơ sở.

Page 106: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

Trong y học hiện đại, KCLS có vị trí ngày càng quan trọng, để nâng cao tính khoa học và chất lượng của các dịch vụ bảo vệ sức khoẻ.

KHOA CHỈNH HÌNH chuyên khoa y học nghiên cứu các khuyết tật do một số bệnh bẩm sinh hay mắc phải để lại trên cơ thể; tiến hành phẫu thuật, sửa chữa những lệch vẹo ở các chi thể, lắp các bộ phận giả nếu cần thiết để phục hồi chức năng.

KHOA LÂM SÀNG bộ phận nghiệp vụ chuyên môn trong một cơ sở y tế (bệnh viện) có nghiệp vụ khám bệnh, chữa bệnh, nhận bệnh nhân nằm điều trị và chăm sóc, vv. Tuỳ theo đối tượng phục vụ, tính chất các bệnh lí, yêu cầu chuyên môn kĩ thuật, người ta phân chia thành những khoa khác nhau: khoa nội, khoa ngoại, khoa nhi, khoa phụ sản, vv.Có thể chia thành những khoa chuyên sâu hơn như khoa tiêu hoá, khoa tim mạch, khoa nội tiết, vv.

KHOA NUÔI TRẺ bộ phận nuôi dưỡng trẻ em ở một cơ sở y tế, giáo dục (bệnh viện, nhà trẻ, mẫu giáo). Có nhiệm vụ: nghiên cứu, áp dụng chế độ dinh dưỡng, kết hợp chăm sóc và giáo dục trẻ.

KHOẢ THÂN toàn bộ hay một phần cơ thể người để trần, không có áo quần che đậy. KT là một phần trong sác tác trong nghệ thuật, rất được các nghệ sĩ tạo hình quan tâm thể hiện, vì cơ thể con người cung cấp cho nghệ sĩ nhiều vấn đề thuộc về hình khối ánh sáng, màu sắc, chất cảm…có thể có trong thiên nhiên. Hầu như nền nghệ thuật tạo hình của các dân tộc qua các thời đại đều có tranh, tượng KT. Ở Việt Nam, từ nghệ thuật Đông Sơn đến nghệ thuật điêu khắc đình làng, người ta có thể thấy những bức tượng, những bức chạm cảnh nam nữ KT hồn nhiên, trong sáng. Đặc biệt, điêu khắc Hy Lạp cổ đại đã cho ra đời nhiều pho tượng KT với kĩ thuật đục đá tuyệt vời, kết hợp chặt chẽ vẻ đẹp hình thể với vẻ đẹp tinh thần, đến nay vẫn còn làm say đắm lòng người.

KHỚP GIẢ khớp mới bất thường, được tạo nên ở ổ gẫy xương dài bị gián đoạn, có phần mềm lọt vào giữa hai đầu xương gẫy và tạo nên sẹo xương xấu. KG làm cho xương không liền được, mặc dù thời gian bó bột kéo dài; tạo nên sự vận động bất thường của chi, cản chở các động tác bình thường của chi. Dự phòng: ngay sau khi gẫy xương phải nắn chỉnh chính xác hai đầu xương gẫy, bất động ổ gẫy; vận động các khớp ở trên và dưới chỗ gẫy, vv. Điều trị: mổ để nắn chỉnh lại và cố định hai đầu xương gẫy cho đúng vị trí.

KHỚP HÀM KIỂU TRỰC TIẾP kiểu treo hàm ở một số các và tất cả động vật có xương sống ở cạn, mà hàm trên gắn trực tiếp với đáy sọ và xương móng hàm tiêu giảm thành xương bàn đạp, xương tai của tai giữa. Khác với kiểu khớp móng hàm, KHKTT hàm khớp động với sọ nhờ cung móng hàm và kiểu hàm khớp móng vuông: hàm dưới được treo vào hộp sọ bằng các sợi dây chằng và xương móng hàm, gặp ở cá nhám.

KHỚP HỌC một phần của bộ phận giải phẫu người, nghiên cứu cấu trúc giải phẫu và chức năng của các loại khớp, nhất là khớp của bộ máy vận động. Lĩnh vực ứng dụng cuả KH: sản xuất dụng cụ bảo hộ để phòng tránh bệnh nghề nghiệp ở khớp; nghiên cứu

Page 107: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

phương pháp luyện tập thể thao để phòng tránh các yếu tố có hại; sản xuất dụng cụ chỉnh hình (cho người bị vẹo, gù, bại liệt); làm chân tay giả.

KHỚP RĂNG (cg. dây chằng ổ răng – răng), bao gồm nhiều bó mô liên kết xơ,có mạch máu, bạch mạch và dây thần kinh; nằm giữa xương ổ răng và xương răng, bám vào xương ổ răng và xương răng; có nhiệm vụ giữ xương nằm trong xương ổ răng. KR có thể bị viêm, các dây chằng bị phá huỷ làm cho răng lung lay và đau.

KÍ SINH TRÙNG (tk. kí sinh vật), động vật hay thực vật, vi sinh vật sống suốt đời hay một phần đời ăn bám, phụ thuộc vào một cơ thể của loài khác và làm tổn hại cho cơ thể này về mặt sinh học. Chia ra: đa kí sinh, sự phát triển chỉ có thể tiến hành được nhờ qua nhiều kí chủ (vật chủ) liên tiếp; đơn kí sinh thực hiện toàn bộ quá trình phát triển trên một kí chủ. Còn chia ra: KST sống trên mặt da, trong nội bì, trong các hốc tự nhiên, trong máu, các nội tạng. Các KST hút máu đồng thời tiết ra độc tố ức chế hệ thống sinh huyết, gây quá mẫn. KST là những tác nhân gây nhiều bệnh, là một đối tượng rất quan trọng của y học và thú y học nhiệt đới. Phòng KST bằng vệ sinh cá nhân, xử lí tốt phân người và phân gia súc, giữ sạch sẽ môi trường gia đình, cộng đồng, tiêu diệt các vật trung gian truyền bệnh (ruồi, muỗi, rệp, ốc…).

KÍ SINH VẬT x. Kí sinh trùng.

KÍCH DỤC TỐ HCG (tk. prolan B), chất kích thích sinh dục màng đệm của người (viết tắt HCG – A. human chorionic gonadotropia), được chiết xuất từ nước tiểu của phụ nữ có thai, dùng gây rụng trứng cho một số loài cá nuôi. Hàm lượng HCG trong nước giải phụ nữ có thai cao nhất trong khoảng 40 – 110 ngày từ khi có chửa. HCG được sản sinh từ tầng tế bào tự dưỡng (cytotrophoblast) của bào thai người, nên còn được chiết xuất trực tiếp từ nhau thai người. HCG được dùng tiêm kích thích sinh sản cho cá mè hoa, mè trắng, trê phi, với liều lượng 1,5 – 2,5 nghìn UI/kg (UI là đơn vị quốc tế), cho cá mè cái (liều cho cá đực bằng ½). HCG không gây rụng trứng với các loài cá chép, cá trôi, trắm cỏ, cá rôhu, cá mrigan. Thường được dùng kết hợp với não tuyến yên (hypophyse). HCG cần được bảo quản ở chỗ tối, khô ráo, nhiệt độ thấp (khoảng 50C.Ở Việt Nam, đã sản xuất được HCG phục vụ sinh sản nhân tạo cá nước ngọt và một số loài cá biển như cá giò, cá mú nhưng phải kết hợp với kích thích tố khác như LRH – A (A – luteinising realising hormone).

KÍCH DỤC TỐ LRH – A (A. luteinising realising hormone), chất kích thích sinh sản, dùng cho đẻ nhân tạo của các loài cá nước ngọt, cá biển. LRH – A có trong cá và động vật có vú , nằm ở vùng dưới đồi (hypothalamus) của não, có chức năng điều khiển não thuỳ thể tiết ra kích dục tố làm cho trứng, tinh trùng chuyển sang hoàn toàn thành thục và động dục sinh sản. LRH – A thương phẩm có dạng bột trắng, hoà tan trong nước. Lượng dùng cho loài cá nước ngọt từ 10 – 50µg LRH – A + 5mg domperindon/kg cá cái. Tiêm vào xoang qua gốc vây ngực của cá, thường tiêm làm hai lần, lần thứ nhất tiêm 1/10 – 2/10 liều lượng cần tiêm. Sau 8 – 10 giờ tiêm liều thứ hai với liều lượng còn lại. Với cá đực dùng ½ liều tiêm cho cá cái và chỉ tiêm một lần vào lần tiêm thứ hai cho cá cái. Với cá biển dùng 100 – 200 µg/kg cá cái. Bảo quản thuốc ở nơi thoáng mát, khô ráo, không ánh sáng trực tiếp.

Page 108: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

KÍCH GIÁP TỐ (A. thyreostimulin; cg. TSH), hocmon do thuỳ trước tuyến yên tiết ra, có tác dụng kích thích tuyến giáp tiết tyroxin (T4) hoặc triodotyroxin (T3). Thiếu KGT dẫn tới thiểu năng tuyến giáp. Hàm lượng KGT trong máu tăng khi tuyến giáp không tiết đủ T3 và T4. Định lượng KGT là một trong những xét nghiệm để phát hiện sớm bệnh thiểu năng tuyến giáp ở trẻ sơ sinh.

KÍCH TỐ TINH HOÀN x. Testosteron.

KIỂM TRA Y HỌC THỂ THAO chuyên khoa quan trọng của hệ thống y học thể thao. Nhiệm vụ cơ bản là xác định tình trạng sức khoẻ, sự phát triển thể lực, khả năng, chức năng cơ thể, trình độ tập luyện của vận động viên từ đó mà cho người tập luyện và thi đấu phù hợp với lứa tuổi, giới tính, tình trạng sức khoẻ, trình độ luyện tập. Phải tiến hành KTYHTT một cách có hệ thống trong và sau từng thời kì tập luyện và thi đấu. Các bác sĩ chuyên khoa KTYHTT có nhiệm vụ hướng dẫn cho vận động viên và người tập hiểu biết và thực hành các phương pháp tự KTYHTT.

KIỂU GEN x. Genotip.

KIỂU NỘI MÔ tình trạng bệnh lí xảy ra khi đường tiết của các tế bào tuyến túi hay tuyến ống bị tắc, chất chế tiết bị ứ đọng, đè ấn lên tế bào tuyến, làm cho các tế bào này bị dàn mỏng giống như tế bào nội mô.

KINH TẾ Y TẾ khoa kinh tế học áp dụng cho ngành y tế với yêu cầu hạch toán các dịch vụ y tế, nhằm đạt hiệu quả cao và tiết kiệm nhất trong mọi lĩnh vực liên quan đến sức khoẻ, đồng thời đảm bảo phúc lợi cho nhân dân và cho người lao động hoạt động trong ngành y tế. Ở Việt Nam, dịch vụ y tế bao gồm mọi hoạt động liên quan đến tổ chức sản xuất thuốc men, trang thiết bị, lưu thông phân phối, khám chữa bệnh, phòng chống bệnh dịch, vệ sinh môi trường, vv. nhằm thực hiện chiến lược “sức khoẻ cho mọi người năm 2000” thông qua chăm sóc sức khoẻ ban đầu.

KÍNH HIỂN VI x. Kính hiển vi quang học.

KÍNH HIỂN VI ĐIỆN TỬ thiết bị để quan sát và chụp ảnh với độ phóng đại rất lớn (đến hàng triệu lần), dùng chùm tia điện tử (thay cho chùm ánh sáng trong kính hiển vi thông thường) được tăng tốc với điện thế hàng chục, hàng trăm hoặc hàng nghìn kilôvôn trong chân không cao. Có hai loại chính: KHVĐT truyền qua và KHVĐT quét. Trong KHVĐT truyền qua, các đối tượng nghiên cứu phải có dạng màng mỏng cho phép tia điện tử đi qua. Phụ thuộc vào điện thế tăng tốc, khả năng phân giải có thể đạt tới 1 – 3 Å, tương ứng với độ phóng đại hàng trăm nghìn đến hàng triệu lần, có thể quan sát hình ảnh các nguyên tử riêng lẻ. Trong KHVĐT quét, sử dụng các mẫu dạng khối và ảnh phóng đại nhận được là kết quả của tương tác giữa mẫu và chùm tia điện tử sơ cấp dưới dạng tia điện tử phản xạ, tia điện tử thứ cấp, tia rơnghen, tia huỳnh quang catôt, vv. Điện thế tăng tốc của KHVĐT quét vào khoảng hàng chục kilôvôn, khả năng phân giải vào khoảng 50 – 200 Å. KHVĐT còn được dùng rộng rãi trong các ngành sinh học, y học, nông học, vv.

Page 109: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

KÍNH HIỂN VI ĐỐI PHA (y), thiết bị chuyển những khác biệt trong pha truyền và phản xạ ánh sáng sang sự chuyển bậc tương phản với nền.

KÍNH HIỂN VI ION kính hiển vi sùng chùm ion chiếu vào mẫu, chùm ion đi xuyên qua mẫu hoàn toàn hoặc một phần, nhờ một hệ tạo ra điện và từ trường tiêu tụ để tạo ra ảnh phóng đại trên màn huỳnh quang hay trên lớp nhũ tương của kính ảnh.

KÍNH HIỂN VI PHÂN CỰC kính hiển vi quang học có hai nicon phân cực ánh sáng, đặt thẳng góc nhau: nicon phân cực đặt dưới mâm kính, nicon phân tích đặt giữa vật kính và thị kính. Mẫu đá hoặc khoáng vật mài mỏng tới bề dày 0,03 mm, được gắn bằng nhựa Canađa vào tấm thuỷ tinh và đặt trên mâm kính. KHVPC cho phép xác định các hằng số quang học của khoáng vật (chiết suất, lưỡng chiết suất, góc quang học, màu tự nhiên, màu đa sắc của khoáng vật kim loại) và nhờ đó có thể xác định chính xác tên khoáng vật.

KÍNH HIỂN VI QUANG HỌC (thường gọi: kính hiển vi), dụng cụ cho phép phóng đại hình của các vật thể (chi tiết máy, phân tử) có kích thước quá nhỏ mà mắt không nhìn thấy được. Độ phóng đại có thể đạt đến 1500 – 2000 lần. KHVQH gồm một vật kính là hệ nhiều thấu kính nhỏ với tiêu cự ngắn cho ảnh thực đã phóng đại của vật ở mặt phẳng của tiêu, ảnh này được thị kính (hệ hai thấu kính hội tụ làm việc như một kính lúp) phóng đại thêm lên. Vật cần phóng đại được đặt trên một miếng kính và chiếu sáng từ phía dưới.

Để soi sáng các vật phẩm, dùng ánh sáng tự nhiên của Mặt Trời hay của một đèn chiếu sáng. Vật xét nghiệm được soi tươi hoặc cắt mỏng (vài micrômet), sau đó cố định và nhuộm để có thể quan sát rõ các chi tiết. KHVQH tốt nhất có thể phân biệt được hai điểm ở khoảng cách 0,25 µm.

KÍNH MẮT thiết bị hay dụng cụ quang học trong suốt, đeo trước mắt, nhằm: điều chỉnh các tật khúc xạ để mắt nhìn rõ hơn khi làm cho hình ảnh của vật xuất hiện đúng trên võng mạc; bảo vệ mắt. Các loại kính: kính cận thị là kính cầu phân kì (-); kính viễn thị là kính cầu hội tụ (+); kính loạn thị là kính trụ hoặc một hệ thống cầu – trụ dùng cho mắt loạn thị; kính lão thị trường dùng cho người trên 40 tuổi khi phải nhìn gần (đọc sách, khâu vá, vv.) và tuỳ theo khúc xạ của mắt là kính cầu hội tụ, phân kì hoặc kính trụ; kính tiếp xúc là loại kính làm bằng chất dẻo (cứng hoặc mềm), nhỏ, nhẹ, đặt sát vào mắt (mặt sau của kính áp đúng lên diện tích của giác mạc hoặc có thêm vành củng mạc); kính hai tròng để vừa nhìn xa (qua tròng trên), vừa nhìn gần (qua tròng dưới), thuận tiện cho người giảng dạy, thuyết trình vì đỡ phải thay đổi kính (kĩ thuật hiện đại đã sản xuất được kính ba tròng và nhiều tròng); kính râm là kính mầu để giảm bớt ánh sáng, đỡ chói mắt khi nắng gắt; kính đổi màu là loại kính tự thích ứng với cường độ ánh sáng (gần như không có màu khi ít ánh sáng, sẫm lại khi nhiều ánh sáng để mắt đỡ bị chói); kính bảo hộ lao động dùng để bảo vệ mắt cho người lao động trong khi sản xuất. Người bị tật khúc xạ (cận thị, viễn thị, loạn thị, vv.) muốn biết số kính thường dùng, phải đến khám ở cơ sở nhãn khoa. Kính tiếp xúc được chỉ định dùng cho mắt cận thị, mắt viễn thị, mắt loạn thị, mắt đã mổ đục thể thuỷ tinh một bên (để nhìn được cân bằng như mắt lành còn lại); người sử dụng kính tiếp xúc thường do nghề nghiệp (thể thao, nghệ sĩ), và phải giữ vệ sinh mắt chu đáo vì dễ xảy ra các biến chứng.

Page 110: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

KÍNH SIÊU HIỂN VI dụng cụ quang học để phát hiện những hạt có kích thước cực nhỏ (đến cỡ 2.10-9 m) không thể quan sát được bằng kính hiển vi thông thường. KSHV không quan sát được chính các hạt này, mà là vết nhiễu xạ ánh sáng của chúng, sau đó thông qua mật độ hạt mà tính kích thước trung bình. KSHV được sử dụng khi nghiên cứu các hệ tán sắc, để kiểm tra độ sạch của không khí và nước.

Từ điển Y học Việt Nam – Mục L

LÁ PHỔI cơ quan hô hấp ở nhện, gồm một khoang chứa các nếp gấp hình lá của thành cơ thể, thực hiện trao đổi khí hô hấp. Một số loài nhện chỉ có khí quản, đa số các loài khác có cả phổi và khí quản. LP cũng được dùng để gọi phổi của động vật có vú như LP trái, LP phải.

LẠC DÒNG DI TRUYỀN hiện tượng đồng giao của tần số alen trong quần thể nhỏ hoàn toàn do ngẫu nhiên. Nếu số cặp giao phối ít, khi đó số kiểu giao phối mong muốn trên cơ sở là hoàn toàn ngẫu nhiên. Trong những quần thể nhỏ, tần số cận phối tăng, làm thay đổi đáng kể tần số gen vì có những alen được củng cố trong khi những alen khác mất đi. LDDT là một trong những nhân tố có thể phá vỡ cân bằng Hacđy – Uyênbơc (Hardy – Weinberg).

LẠC TINH HOÀN x. Ẩn tinh hoàn.

LÁCH tạng huyết nằm trong ổ phúc mạc, ở tầng trên mạc treo tràng ngang, dưới cơ hoành, bên trái dạ dày, áp vào phía sau lồng ngực. Thường người chỉ có một L, nhưng có thể thêm những L phụ. Là một kho dự trữ máu, khi cần thiết L sẽ tống máu chứa ra ngoài, vd. trong trường hợp bị chảy máu, hoạt động cơ (khi chạy, L co và có thể gây đau). Là cơ quan tạo huyết. L sản sinh bạch cầu, là nơi chôn các hồng cầu già và từ hồng cầu già tạo thành hemoglobin. L có chức năng nội tiết, chuyển hoá chất sắt, mỡ và cholesteron. L là cơ quan bảo vệ cơ thể chống nhiễm khuẩn. Ở người, L to trong bệnh sốt rét, bệnh sán máng, bệnh do Leishmania, một số bệnh nhiễm khuẩn máu, bệnh thiếu máu do tan huyết, một vài thể xơ gan. L là một tạng dễ vỡ; vỡ do chấn thương có thể gây chảy máu trong,và khi điều trị phải cắt bỏ L.

LÃNH ĐẠM TÌNH DỤC là một loại ức chế tình dục ở nữ, mất hứng thú thông thường, nhất là lúc cực khoái khi quan hệ tình dục với nam giới. Có thể do nguyên nhân thực tổn (nhiễm độc chì, thuốc lá, thuốc phiện; rối loạn nội tiết như đái tháo đường, suy tuyến giáp, suy buồng trứng, vv.; dị dạng bộ phận sinh dục) hay tâm lí như chấn thương (bị hiếp dâm, chửa đẻ khó, vv.) hoặc một xung đột đã qua. Điều trị bằng liệu pháp tâm lí; chữa bệnh nguyên phát, vv.

LAO HẠCH thể lao chiếm tỉ lệ cao trong số các thể lao ngoài phổi, do trực khuẩn lao xâm nhập và gây tổn thương ở hạch; thường gặp ở hạch ngoại biên (một hay nhiều hạch to dần, không đau, chắc, các hạch dính vào nhau thành chuỗi), phổ biến ở hai bên cổ, còn

Page 111: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

gọi là tràng nhạc, ít gặp ở các vị trí khác; xảy ra chủ yếu ở trẻ em. Diễn biến: có thể nhuyễn hoá, biến thành bã đậu rồi vỡ ra ngoài tạo nên lỗ rò ngoài da. Muốn chẩn đoán chính xác phải chọc dò hay làm sinh thiết hạch. Điều trị bằng các thuốc chữa lao đặc hiệu, nhưng do đặc điểm thương tổn của hạch nên kết quả đạt được thường kém hơn so với các thể lao khác; trong một số trường hợp khu trú, có thể mổ loại bỏ hạch, kết hợp với các thuốc đặc hiệu chống lao. Phòng bệnh bằng tiêm vacxin BCG. Y học cổ truyền gọi LH là lao dịch, do can khí uất kết, hoặc đởm nhiệt ngưng trệ ở các kinh can, đởm tam tiêu. Có thể dùng bài thuốc: cải trời 40 g, xạ can 8 g; sắc uống. Có thể châm cứu các huyệt Thái sung, Bách lao, Kiên tỉnh, các huyệt hai bên hạch. Riêng huyệt ở hai bên hạch có thể xung điện kích thích 30 phút, hoặc sau khi rút kim thì cứu.

LAO MÀNG BỤNG bệnh do trực khuẩn lao khu trú và gây tổn thương chính ở màng bụng người bệnh. Có thể LMB tiên phát và LMB thứ phát (thường phát sinh sau lao phổi). Ở Việt Nam, LMB còn gặp tương đối nhiều (đa số người bệnh là nữ). Thể LMB thông thường là thể cổ trướng có dịch ở màng bụng, hay gặp ở thiếu nữ. Để phát hiện bệnh, cần kiểm tra đờm và các ổ lao khác. Phòng bệnh: tiêm BCG. Điều trị bằng thuốc đặc hiệu theo nguyên tắc chung.

LAO MÀNG NÃO thể lao nặng do trực khuẩn lao xâm nhập và gây tổn thương ở màng não. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, phần lớn là trẻ nhỏ. Các dấu hiệu lâm sàng của viêm màng não: nhức đầu, trẻ rên rỉ; cứng gáy, có thể lan đến cột sống, các chi; nôn, táo bón; sốt; trạng thái mơ màng; vv. Để khẳng định bệnh, phải chọc dò cột sống lấy dịch não tuỷ. Điều trị tích cực với các thuốc chữa lao; điều trị sớm cho kết quả tốt. Điều trị muộn, nếu khỏi vẫn có thể để lại những di chứng nặng nề. Hiện nay, tỉ lệ tử vong chung khoảng 1/3 số trường hợp mắc bệnh. Tiêm phòng BCG đúng quy định cho tất cả trẻ sơ sinh là biện pháp tốt nhất để tránh mắc bệnh lao và thanh toán LMN.

LAO PHỔI thể lao khu trú và gây tổn thương ở phổi. Bệnh hay gặp và nguy hiểm vì dễ lây lan, phát triển và tồn tại lâu. Có bệnh cảnh lâm sàng đa dạng, dễ dẫn đến thể mạn tính (xơ, hang). Dấu hiệu: chóng mệt mỏi khi làm việc, chán ăn, xanh xao, gầy, sút cân không rõ nguyên nhân, ho húng hắng, sốt hâm hấp vào buổi chiều vào ban đêm. Bệnh lây qua đường hô hấp (trực khuẩn lao trong đờm phát tán ra không khí). Chẩn đoán bệnh bằng cách kết hợp thăm khám lâm sàng, chụp X – quang và xét nghiệm đờm tìm trực khuẩn lao. Điều trị: cần phát hiện bệnh sớm, điều trị theo đúng quy định của thầy thuốc, kết hợp với nghỉ ngơi và lao động thích hợp. Dự phòng và thanh toán LP trong tương lai bằng cách tiêm BCG cho trẻ sơ sinh.

LAO RUỘT viêm ruột do trực khuẩn lao (BK) đến ruột do ăn các thức ăn có nhiễm BK, do hằng ngày được nuốt theo đờm ở một bệnh nhân lao phổi hoặc theo đường máu. Có hai thể bệnh: 1) LR xảy ra ở một bệnh nhân lao phổi. Dấu hiệu: rối loạn tiêu hoá (ỉa chảy, phân lỏng hoặc sền sệt, ngày đi 3 đến 6 lần, kéo dài nhiều ngày, về sau có thể có chất nhầy, mũi, máu, ăn kém, tiêu hoá chậm, ợ hơi, buồn nôn, đau bụng âm ỉ); thể trạng sút kém nhanh chóng. 2) Thể u khu trú ở mang tràng và phần đầu đại tràng lên, làm thành một khối u ở trong hố chậu phải, mềm, hơi đau, di động theo chiều ngang kèm theo các rối loạn tiêu hoá. Hiện nay ít gặp LR. Điều trị: theo sơ đồ chữa lao thông thường; chữa các triệu chứng (đau bụng, ỉa chảy); nâng cao thể trạng.

Page 112: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

LAO THẬN nhiễm khuẩn thận do trực khuẩn lao. Là nhiễm khuẩn lao thứ phát và thường có kèm theo lao ở các phần khác của hệ tiết niệu – sinh dục. Trực khuẩn lao đến thận theo đường máu, xuất phát từ một ổ lao nguyên phát ở phổi, ruột, xương, hạch lympho hay từ một điểm không xác định được. Các biểu hiện lâm sàng: triệu chứng nhiễm lao (sốt về chiều, biếng ăn, gầy, sút cân, người xanh xao, vv.), đau vùng thắt lưng, đái ra mủ, có thể có dấu hiệu viêm bàng quang. Xét nghiệm nước tiểu tìm thấy trực khuẩn lao (khoảg 60% các trường hợp). Chữa bệnh theo sơ đồ chung chữa lao bằng kháng sinh đa trị liệu (phối hợp nhiều kháng sinh). Dự phòng: tiêm BCG cho trẻ sơ sinh để phòng ngừa mọi thể lao, trong đó có LT.

LAO XƯƠNG tổn thương mạn tính trong bệnh lao mà không kèm theo viêm khớp, do trực khuẩn lao từ hạch hoặc ổ lao phủ tạng, theo đường máu tới xương, gây viêm lao mô liên kết xương, gây bã đậu hoá, mô xương dần bị hoại tử, gãy vụn rồi tự tan. Triệu chứng: sốt nhẹ, tốc độ lắng máu tăng; người bệnh gầy, mệt; đau xương tại chỗ bịtổn thương; xuất hiện apxe lạnh phần mềm gần hoặc xa nơi tổn thương. Các thể LX: thưa xương, loét xương, có hang, thủng xương, vv. LX hay gặp ở lứa tuổi thanh, thiếu niên. Ở người có tuổi, LX tiển triển nhanh, làm sức khoẻ suy sụp, đe doạ tính mạng. Cần điều trị kịp thời và toàn diện: chế độ ăn uống, nghỉ ngơi vệ sinh hợp lí; chỉnh hình bằng bột, bất động đoạn xương bị lao; dùng phối hợp 3 loại thuốc đặc hiệu (isoniazid, streptomycin và rifamycin); mổ để nạo xương mục, tháo apxe lạnh (trong trường hợp dùng thuốc không đạt kết quả).

LAO XƯƠNG KHỚP viêm khớp lao, do trực khuẩn lao từ lao sơ nhiễm hạch phổi theo máu tấn công vào khớp, gây nang lao, bã đậu và huỷ xương. LXK xuất hiện vào năm thứ hai, thứ ba sau khi bị sơ nhiễm lao (giai đoạn lao phát triển ngoài phạm vi phổi). Thường chỉ viêm khớp lao ở một khớp, sau lan dần ra các khớp theo thứ tự: khớp đốt sống (x. Bệnh Pott), khớp háng, khớp khuỷu tay, khớp cổ chân. Gặp ở mọi lứa tuổi, nhiều nhất ở thanh, thiếu niên. Khoảng 10% trường hợp LXK có yếu tố gia đình với cơ địa thích hợp. Điều trị: phối hợp ba loại thuốc đặc hiệu (isoniazid, streptomycin, rifamycin); phẫu thuật loại bỏ các phần tổn thương (hoại tử, bã đậu); chỉnh hình bằng bó bột để bất động khớp lao.

LÃO KHOA Y HỌC (tk. bệnh học tuổi già, lão bệnh học), phần y học của lão học về phương diện sinh lí, nghiên cứu những biến đổi khi con người trở về già, rõ nhất là sự giảm sút mọi chức năng. Ở phần ranh giới, đôi khi khó phân biệt đâu là biểu hiện sinh lí của lão hoá và đâu là bắt đầu bệnh lí. Về đặc điểm bệnh lí tuổi già: người già hay mắc nhiều bệnh một lúc, các triệu chứng bệnh lí thường không được điển hình và rõ nét như lúc còn trẻ; bệnh dễ chuyển nặng do sức đề kháng kém; điều trị bệnh tuổi già không hoàn toàn giống như đối với người trẻ.

Với mục đích nâng cao tuổi thọ khoẻ mạnh và hữu ích, người ta dùng một số thuốc và nhất là các phương pháp không dùng thuốc, quan trọng nhất là lối sống lành mạnh, điều độ, năng luyện tập vừa sức, ăn uống hợp lí và tâm thần thanh thản, thư thái.

LÃO SUY trạng thái giảm tuần tiến mọi khả năng hoạt động thể lực, tinh thần, trí tuệ ở người cao tuổi và người già. Hiện nay, người ta chú ý nhiều đến các rối loạn tâm thần ở

Page 113: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

các mức độ khác nhau, rất phổ biến và ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống trong xã hội. LS là hiện tượng sinh lí bình thường. Cũng có thể gặp LS ở người còn trẻ do chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố gây già sớm: chế độ sinh hoạt, lao động, dinh dưỡng, rèn luyện cơ thể và nghỉ ngơi không hợp lí, nhất là một số thói quen xấu như nghiện rượu, ma tuý, thuốc lá, vv.; một số bệnh cấp tính, mạn tính, bệnh chuyển hoá, bệnh nội tiết và di truyền, ..(xt. Y học tuổi già). Hiện nay y học vẫn đang tìm kiếm các biện pháp làm chậm quá trình LS để kéo dài tuổi thọ khoẻ mạnh.

LÃO THỊ hiện tượng sinh lí của mắt ở người có tuổi (trên 40 tuổi), với những biểu hiện: mới đầu khó đọc sách, chỉ đọc được khi để sách ở khoảng cách xa hơn bình thường, sau đó phải dùng kính đọc sách. Hiện tượng LT xuất hiện do trạng thái xơ cứng của thuỷ tinh thể. Khắc phục tình trạng LT bằng cách đeo kính theo chỉ dẫn của thầy thuốc.

LIỆT DƯƠNG dương vật không có khả năg cương lên và do đó không có khả năng giao hợp. Nghĩa rộng: người đàn ông không có khả năng sinh sản. LD có nhiều nguyên nhân: thủ dâm (đối với thanh niên); dâm dục quá độ; cơ thể suy nhược; rối loạn thần kinh chức năng; thận hư; viêm nhiễm lâu ngày, vv. Chữa bệnh căn cứ vào nguyên nhân bệnh; tổ chức lại cuộc sống, ăn uống điều độ, rèn luyện cơ thể, dưỡng sinh, vv.

LIỆT HAI CHI DƯỚI liệt cả hai chân kiểu ngoại vi hoặc trung ương, có thể có rối loạn cảm giác hoặc rối loạn co thắt (bàng quang, hậu môn). Khi có tồn thương, các nơron vận động co thắt (vùng thắt lưng – cùng), bàng quang giãn, gây són đái dầm dề, khó phục hồi. Khi tổn thương ở cao hơn, bàng quang co, có thể đái không tự chủ, tiện lượng tốt hơn.

LIỆT HÀNH LÃO liệt kiểu ngoại vi do tổn thương nơron vận động một bên hay cả hai bên các dây thần kinh sọ não ở hành não, gồm các dây IX (thiệt hầu), X (phế vị), XI (gai – chi phối các cơ vùng cổ, vai, gáy), XII (đại hạ nhiệt – chi phối cơ lưỡi), đôi khi còn cả dây V (sinh ba – dây vận động cơ nhai và cảm giác vùng mặt) và dây VII (mặt – vận động các cơ mặt, tuyến nước bọt). LHN gây rối loạn nhai, nuốt, phát âm, mất điệu bộ mặt. Nguyên nhân gây LHN cũng là nguyên nhân gây tổn thương thần kinh nói chung (nhiễm khuẩn, nhiễm virut, xuất huyết, vv.) Xt. Liệt giả hành não.

LIỆT MẮT liệt một số hay tất cả các cơ vận động mắt do dây thần kinh III chi phối. Biểu hiện bằng song thị (nhìn một vật thành hai do hai mắt không tập trung vào một vật nhìn), mất đi khi bịt một mắt. LM có thể do nhiều nguyên nhân gây ra: các bệnh và chấn thương sọ não, xơ cứng rải rác, nhiễm độc, đái tháo đường, các bệnh cơ.

LIỆT MẶT loại liệt ngoại vi gây LM cùng bên, mặt bị lệch sang bên lành, do tổn thương dây thần kinh mặt (dây VII). Bệnh nhân không nhắm được mắt bên tổn thương, nên dễ bị khô và loét giác mạc, miệng bị méo cùng bên với mắt, không huýt sáo được, uống nước bị trào ra ngoài. Để tránh biến chứng ở mắt cần tra thuốc mỡ vài lần trong ngày, nhất là khi ngủ. Nếu liệt đồng thời hai bên, bệnh nhân mất khả năng biểu hiện vẻ mặt. Nguyên nhân: thường gặp nhất là lạnh hướng dồn vào một bên mặt (nhưng không tìm được tổn thương thương thực thể); viêm tai giữa mạn tính, u tuyến mang tai, chấn thương làm vỡ xương đá, vv. Điều trị bằng thuốc chống viêm, vitamin, châm cứu. Sau giai đoạn cấp, bệnh tiến triển đến khỏi (85% các trường hợp sau 10 ngày đến vài tuần) hoặc vẫn còn để

Page 114: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

lại di chứng nhẹ (khoảng 15% các trường hợp). LM trung tâm là loại liệt không hoàn toàn, do tổn thương nơron vận động ở trung tâm. Thường kèm theo liệt nửa người cùng bên, do tổn thương khu trú bên bán cầu đại não đối diện. Y học cổ truyền chia LM ra nhiều loại: 1) LM ngoại biên: liệt do lạnh hay trúng phong hàn ở kinh lạc, sau khi gặp mưa, gió lạnh. Chữa bằng châm cứu các huyệt tại chỗ (Ế phong, Dương bạch, Toản trúc, Tinh Minh, Ti trúc không, Đồng tử liêu, Thừa khấp, Nghinh hương, Giáp xa, Địa thương, Nhân Trung, Thừa tướng, vv.); châm toàn thân các huyệt Hợp cốc, Phong trì. 2) Liệt do nhiễm khuẩn hay trúng phong nhiệt ở kinh lạc. Chữa bằng châm cứu như LM ngoại biên, thêm các huyệt Khúc trì, Nội dinh. 3) Liệt do sang chấn hay ứ huyết ở kinh lạc. Châm các huyệt tại chỗ như trên; châm toàn thân các huyệt Huyết hải, Túc tam lí. Châm cứu cho kết quả tốt trong trường hợp liệt do lạnh; đối với các loại liệt khác, phải phối hợp nhiều phương pháp chữa, mất nhiều thời gian hơn.

LIỆT NHẸ liệt không hoàn toàn, biểu hiện bằng sự giảm lực cơ.

LIỆT NỬA NGƯỜI trạng thái bệnh lí mất một phần hay hoàn toàn khả năng vận động nửa người. Xảy ra ở người cao huyết áp, xơ cứng động mạch, xơ vữa động mạch, tăng colesteron trong máu toàn phần (quá 2,5 g/l); tỉ lệ mắc bệnh ở nam cao hơn nữ; thường xảy ra ở người béo, ít luyện tập và vận động, khoảng 50 tuổi trở lên; thường xảy ra vào lúc giao thời giữa mùa xuân – hè, thu – đông; có thể sau một bữa cơm thịnh soạn, sau một cảm xúc mạnh… cũng có khi không có nhân tố nào đáng kể. Bệnh xảy ra một cách đột ngột, tự nhiên (có thể trước đó có một cơn nhức đầu), bệnh nhân ngã quỵ xuống, bất tỉnh, bị hôn mê ngay (cơn đột quỵ); nửa người bị liệt cứng, hai bàn tay nắm chặt, thở rống hay khò khè; huyết áp rất cao. Bệnh nhân bị tai biến vỡ mạch máu não, gây chảy máu não, có thể tụ thành một u máu trong sọ. Cần phải hồi sức nhanh chóng cứu bệnh nhân qua cơn hiểm nghèo. Đa số bệnh nhân có thể được cứu sống, nhưng vẫn có nguy cơ bị hai di chứng nặng nề là LMM và nói khó khăn.

Một thể LNN xảy ra một cách dần dần: thoạt tiên bệnh nhân thấy liệt nhẹ bàn tay phải, nói khó khăn; hoặc thấy LNN, hoặc thấy mắt mờ, chóng mặt, vv.; các triệu chứng này thoáng qua vài phút hoặc tồn tại vài giờ; huyết áp bệnh nhân tăng cao. Đây là các tai biến thần kinh do thiếu máu não nhất thời, hậu quả của bệnh vữa xơ động mạch làm hẹp khẩu kính của động mạch cảnh, hoặc của một loạn nhịp tim gây tắc một cành động mạch não. Cần khám thật kĩ bệnh nhân (kể cả các phương tiện khám hiện đại như siêu âm, chụp X quang cắt lớp, cộng hưởng từ, hạt nhân, vv.) để tìm ra nguyên nhân của sự thiếu máu cục bộ và điều trị tích cực, dự phòng tích cực nhất là chữa bệnh cao huyết áp, vữa xơ động mạch, tăng colesteron trong máu; nếu xảy ra LNN phải tích cực phục hồi chức năng sau khi qua cơn nguy kịch ban đầu, tiếp tục chữa cao huyết áp, vv. Y học cổ truyền gọi LNN là thiên khô, thường là di chứng của trúng phong, do khí trệ, huyết ứ ở kinh mạch, huyết nuôi dưỡng nửa người kém. Có thê dùng bài: đương quy 8 g, xuyên khung 4 g, hồnh hoa 4 g; nếu huyết áp không cao cho thêm hoàng kì 12 g; nếu nói khó, thêm xương bồ 12 g, viễn chí 12 g; nếu đái ỉa không tự chủ, thêm thục địa 12 g, sơn thù 12 g, nhục quả 4 g ngũ vị tử 4 g.

Châm cứu: các huyệt bên liệt như Khúc trì, Dương lăng tuyền, Kiên ngung, Thủ tam lí, Dương trì, Hợp cốc, Bát tà, Hoàng khiêu, Phong thị, Túc tam lí, Huyền chung, Bát

Page 115: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

phong; nếu liệt mặt, lấy huyệt Địa thương, Giáp xa, Đồng tử liêu, Toản trúc; nếu nói khó lấy huyệt Liên tuyền, Thông lí, Dũng tuyền, Á môn.

LIỆT RUNG (tk. bệnh Parkinxơn), bệnh do bác sĩ người Anh Pakinxơn (J. Parkinson) mô tả năm 1817. Bệnh mạn tính tuần tiến của hệ thần kinh, xảy ra muộn nên thường gặp ở người lớn tuổi; tuy nhiên, người trẻ tuổi hơn cũng vẫn có thể bị. Các dấu hiệu đặc trưng của bệnh: run, cứng cơ và giảm vận động cơ. Run xuất hiện ở đầu chi lúc nghỉ và giảm khi hoạt động. Cứng cơ do tăng trương lực, làm cho các cử động trở nên chậm chạp và giật cục bộ thành từng nấc. Giảm vận động cơ đặc biệt rõ ở mặt, tạo nên một vẻ đờ đẫn, không sinh khí. Bệnh căn hiện nay chưa rõ, gây ra tổn thương các nhân xám trung ương ở nền sọ, đặc biệt nhất là tổn thương liềm đen. Khi tổn thương lan rộng tới các trung tâm thực vật, bệnh có thể có những rối loạn thực vật, trong đó sớm nhất là chảy nước dãi. Bên cạnh bệnh pakinxơn, nhiều bệnh khác cũng có thể gây những triệu chứng tương tự tạo thành hội chứng Pakinxơn: viêm não, tai biến mạch máu não, ngộ độc cacbon oxit, vv. Bệnh Pakinxơn tiến triển chậm và thường gây tử vong do các biến chứng, nhất là nhiễm khuẩn. Điều trị bằng các thuốc LR; một số trường hợp còn có thể giải quyết bằng phẫu thuật định vị thần kinh (đưa chính xác một điện cực vào để phá huỷ vùng thương tổn).

LIỆT TỨ CHI liệt các cơ ở cả bốn chi (hai chân, hai tay), xảy ra khi tổn thương ở phần cao của tuỷ sống, đoạn đốt sống cổ trên đốt cổ thứ năm. Xt. Liệt.

LIỆT VẬN NHÃN tình trạng liệt một vài cơ hoặc tất cả cơ vận động nhãn cầu do chấn thương, khối u, viêm nhiễm, nhiễm độc, vv. Biểu hiện: người bệnh bị song thị (nhìn một vật thành hai hình), mắt bị hạn chế vận động và lác. Phân biệt: LVN ngoài (liệt các cơ trục, cơ chéo và cơ nâng mi trên) và LVN trong ( liệt cơ tròn đồng tử và cơ thể mi).

LIỀU lượng được chỉ định cho một loại thuốc hay hoá chất dùng cho người, súc vật hay cây trồng. Trong y học và thú y học, L thuốc thường được hiểu là lượng thuốc hay chất khác cần đưa vào cơ thể hằng ngày để đạt được một hiệu quả nhất định. Có thể tính theo tuổi hay theo khối lượng cơ thể sống. L tối đa là giới hạn cao nhất của thuốc được phép sử dụng. L độc là lượng có tác dụng gây trúng độc. Không nên nhầm L dùng thuốc với hàm lượng (hay nồng độ) thuốc nguyên chất trong một dung dịch hay một chất phẩm (thuốc bảo vệ thực vật, thường được tính theo diện tích cây trồng). Trong bảo vệ thực vật, y học và cả thú y học, thường dùng: L cho phép được sử dụng hằng ngày; lượng một hóa chất (do FAO và OMS quy định) mà trong cả đời người hay súc vật có thể dùng được, theo những căn cứ khoa học đã biết, mà không có nguy hiểm đến sức khoẻ. L chí tử hay L gây chết (A. Lethal dose, LD): lượng thuốc độc gây chết LD50 là lượng chất có độc gây chết 50% số súc vật được thí nghiệm trong một thời gian nhất định (cho uống, bôi trên da, tiêm, cho hít vào). Trong thực tiễn, tính độc của một chất thường được biểu hiện bằng D50. (xt. Độ độc)

LIỀU BỨC XẠ đại lượng biểu thị mức độ tác dụng của bức xạ đối với vật thể vào con người. Phân biệt: 1) Liều chiếu xạ, lượng bức xạ mà vật thể nhận được, đo bằng tác dụng ion hoá của bức xạ trong không khí.

Page 116: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

Đối với bức xạ gamma và tia X, đơn vị đo trong hệ SI là C/kg; đơn vị ngoài hệ là Rơnghen (R); IR = 2,57976. 10-4 C/kg. 2) Liều hấp thụ: năng lượng bức xạ mà một đơn vị khối lượng của vật thể bị chiếu xạ hấp thụ được. Đơn vị đo trong hệ SI là Gray (Gy), 1 Gy = 1 J/kg, đơn vị ngoài hệ là rad, 1 rad = 10-2 Gy. 3) Liều tương đương: đại lượng đặc trưng cho tác dụng tương đương của các loại bức xạ khác nhau lên cơ thể người về mặt sinh lí. Đơn vị đo là rem (viết tắt từ tiếng Anh – rad equivalent man), 1 rem = 1 rad. Q (Q là hệ số hiệu quả sinh lí, đặc trưng cho từng loại bức xạ). Mỗi lần chụp X quang, người ta nhận liều bức xạ tương đương khoảng 1 rem. Liều vài chục rem bắt đầu gây nguy hiểm cho con người.

LIỀU ĐỘC (cg. độ độc) x. Độ độc.

LIỀU LƯỢNG HỌC trong lĩnh vực vật lí hạt nhân ứng dụng, nghiên cứu việc đo lường các liều bức xạ và xác định các biện pháp bảo đảm an toàn cho những người làm việc với nguồn bức xạ hoặc chất phóng xạ.

LIỆU PHÁP HOCMON chữa bệnh bằng hocmon. Khi được đưa vào cơ thể (tiêm, uống, xông, xoa), các hocmon dùng làm thuốc điều trị được máu vận chuyển đến cơ quan nhận, sẽ kích thích hay ức chế sự phát triển và hoạt động của cơ quan đó và có hiệu quả chữa bệnh. Có thể dùng hocmon tự nhiên hoặc hocmon tổng hợp (nhân tạo), vd. estrogen tổng hợp (estradid, estriol, vv.) tăng cường chức năng buồng trứng, kích thích rụng trứng. Trong LHH thường sử dụng 3 nhóm hocmon: nhóm phenol (andrenalin có tác dụng nâng huyết áp động mạch, thyroxin điều trị bệnh cường tuyến giáp); nhóm steroit gồm các hocmon của thượng thận, các corticoid, hocmon của cơ quan sinh dục (progesteron, testosteron); nhóm protein gồm hocmon của tuyến yên có tác dụng đồng hoá, hocmon thuỳ sau tuyến yên cầm máu, co cứng tử cung, các hocmon tuyến tuỵ như insulin điều trị bệnh đái tháo đường, các hocmon cận giáp.

LIỆU PHÁP HUYẾT BẢN THÂN phương pháp điều trị bằng cách dùng bơm tiêm và kim sạch lấy 5 – 10 ml máu tĩnh mạch tay bệnh nhân tiêm vào mông cho chính bệnh nhân đó, thường cách một, hai ngày tiêm một lần, một đợt 10 đến 15 lần. LPHBT được dùng trong chuyên khoa da liễu và là một phương pháp điều trị bằng “sốc” vi thể (microchoc), có tác dụng như một phương pháp phối hợp để điều trị các bệnh da dị ứng.

LIỆU PHÁP INSULIN phương pháp dùng insulin để điều trị bệnh đái tháo đường có xeton trong nước tiểu. Đôi khi cũng dùng LPI để điều trị đái tháo đường tip II trong trường hợp bị mất cân bằng do stress (bệnh nhiễm khuẩn, khi cần phẫu thuật, vv.). Dùng insulin quá liều có thể gây tai biến hạ glucôzơ huyết và dẫn đến tử vong. Người bệnh phải được hướng dẫn về chế độ ăn, chế độ lao động và cách dùng thuốc cũng như cách phát hiện và xử trí hạ glucozơ huyết. Để bản thân có thể điều chỉnh kịp thời liều lượng insulin, cần có chế độ ăn uống và sinh hoạt hằng ngày cho thích hợp với tình hình sức khoẻ.

LIỆU PHÁP KHÍ DUNG phương pháp dùng một số thuốc dưới dạng hỗn hợp sương (các phân tử chất rắn hoặc chất lỏng rất nhỏ lẫn trong không khí hoặc một chất khí) đưa vào đường thở (hít vào) để phòng và điều trị một số bệnh ở đường thở. Khi được hít vào,

Page 117: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

hỗn hợp sương sẽ thấm sau vào đường thở, có tác dụng tại chỗ và cũng có thể được hấp thu vào cơ thể.

LIỆU PHÁP MIỄN DỊCH phương pháp điều trị nhằm làm thay đổi các yếu tố đề kháng tự nhiên của cơ thể: tăng cường phản ứng chống lại một kháng nguyên một cách thụ động bằng cách tiêm huyết thanh miễn dịch (miễn dịch thụ động), hoặc một cách chủ động bằng văcxin kích thích tạo ra các kháng thể; tăng cường các phản ứng miễn dịch không đặc hiệu bằng BCG, gamma – globulin; ghép tuỷ xương; điều chỉnh các phản ứng bệnh lí của hệ thống miễn dịch (bệnh dị ứng); huỷ bỏ các phản ứng đề kháng ức chế miễn dịch để làm cho cơ thể chấp nhận một mảnh ghép hay một cơ quan ghép.

LIỆU PHÁP VẬN ĐỘNG phương pháp dự phòng, chữa bệnh, dựa trên yêu cầu làm cho cơ thể vận động chủ động là chính (thụ động trong một số trường hợp), giúp cơ thể phục hồi các chức năng bị giảm hay bị mất do bị bệnh (xương – khớp, thần kinh, hô hấp, tim mạch, đau lưng); dự phòng các biến chứng có nguy cơ xảy ra do thiếu vận động (sau đẻ, sau mổ viêm ruột thừa, cuốc sống quá tĩnh tại, vv.). Có rất nhiều phương pháp luyện tập: luyện tập tay không; có dụng cụ (quả tạ, xe đạp, thanh gỗ, gậy, vv.); luyện tập ngoài trời, dưói nước (bơi lội, xoa bóp, vv.); thể dục nhịp điệu; thể dục nghệ thuật; khí công; Yoga; võ thể dục (các bài quyền). Dựa trên tình hình bệnh tật, sức khoẻ, thầy thuốc sẽ quy định các phương pháp luyện tập thích hợp cho mỗi người; người tập sẽ tự mình luyện tập tại phòng phục hồi chức năng ở các cơ sở y tế, tại các câu lạc bộ thể dục, hoặc tại gia đình; phải dành thời gian thuận tiện trong ngày, kiên trì luyện tập trong mọi hoàn cảnh, xây dựng thành một nhu cầu của cuộc sống hằng ngày, vv.

LIỆU PHÁP VẬT LÍ (tk. vật lí chữa bệnh), chuyên ngành khoa học kĩ thuật nghiên cứu và thực hiện các biện pháp bảo vệ và nâng cao sức khoẻ bằng các yếu tố vật lí tự nhiên và nhân tạo (nước, ánh sáng, nhiệt, khí hậu, xoa bóp, thể dục vận động, điện,vv.). Trong dân gian cũng như trong các tư liệu y học của phương Đông, phương Tây, LPVL có từ rất xa xưa. Hêrêđôt (Hérédote) đã viết về tác dụng của ánh sáng. Hippôcrat (Hippocrate) đã viết về phương pháp chữa bệnh bằng ánh nắng Mặt trời, nước, rèn luyện thể dục. Ở Ấn Độ, kinh Vệ Đà (1800 tCn) đã chép các phép thực hành trong các buổi lễ. Phái Yoga đã sáng lập 840 cách luyện tập còn lưu hành đến ngày nay. Tại Trung Quốc, Lão Tử đã nói về các phương pháp hô hấp thể dục. Hoa Đà (đời Hán) lập ra phép “ngũ cầm hí” để luyện thân thể và các xoa bóp chữa bệnh. Ở Việt Nam, Tuệ Tĩnh (thế kỉ 14) đã giới thiệu phương pháp “ luyện hình” để bảo vệ sức khoẻ. Hoàng Đôn Hoà (thế kỉ 16) đã giới thiệu phương pháp dưỡng sinh. Hải Thượng Lãn Ông (Lê Hữu Trác, thế kỉ 18) đã viết tập “Vệ sinh yếu quyết diễn ca”. Ngày nay.LPVL được phổ biến và sử dụng rộng rãi trong các cơ sở y tế hiện đại và trong nhân dân như những phương pháp phòng bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, dùng ít thuốc hoặc không dùng thuốc và đem lại nhiều kết quả tích cực (phục hồi sức khoẻ ở các nhà điều dưỡng, ở các câu lạc bộ ngoài trời, kéo dài tuổi thọ người cao tuổi, vv.)

LIỆU PHÁP VI LƯỢNG ĐỒNG CĂN dựa trên hai nguyên tắc: dùng thuốc có tính chất gây ra ở người bình thường các triệu chứng của bệnh đang muốn chữa (đồng căn bệnh, lấy độc giải độc), vd. chữa ỉa chảy bằng phan tả diệp hoặc natri sunfat (hai loại thuốc nhuận tràng và tẩy); thuốc dùng phải được pha chế rất loãng (một phần vạn, một phần

Page 118: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

triệu hoặc loãng hơn nữa) tuỳ theo đơn thuốc của thầy thuốc, đa số thuốc là dược liệu tươi có sẵn ở địa phương. Do thầy thuốc người Đức Hanêman (C. F. S. Hahnemann) đưa ra vào khoảng 1820.

LIỆU PHÁP VITAMIN phương pháp dùng vitamin để điều trị bệnh. Vitamin có trong một số chất dinh dưỡng với một hàm lượng rất nhỏ và không được xếp vào một loại thực phẩm chính nào, nhưng dù chỉ với những lượng nhỏ cũng rất cần thiết cho sự sinh trưởng và duy trì sự cân bằng sinh lí của đời sống. Vitamin phải do thức ăn cung cấp cho cơ thể, nếu thiều sẽ gây ra bệnh thiếu vitamin, phải điều trị bằng LPV.

LIỆU PHÁP XOA BÓP phương pháp chữa bệnh bằng xoa bóp. Xoa bóp có tác dụng: giúp lưu thông máu và bạch huyết về tim, chống ứ phù ngoại vi, dinh dưỡng da, cơ và các mô dưới da, chống khô da, teo cơ, làm giãn cơ, giảm xơ cứng cơ; giảm phản xạ đau tại chỗ; an thần; giảm co thắt bệnh lí (trị táo bón); tăng bài tiết các chất độc ứ đọng (axit lacitc, vv.). Có 6 động tác chính: 1) Xoa, kích thích các đầu cùng thần kinh ở da, gây sung huyết động mạch làm da đỏ hồng, tăng nhiệt độ da, tăng dinh dưỡng da, lan truyền kích thích đến thần kinh trung ương, ức chế những kích thích hưng phấn khác quá mạnh, làm dễ chịu hơn (nhức đầu, mất ngủ do suy nhược thần kinh), giúp máu trở về tim tốt hơn (trị phù nề trong suy tim). Động tác xoa theo hướng của máu trở về tim, gan bàn tay phải thật sát da và các khối bắp thịt.2) Bóp, tác động chủ yếu lên các cơ, kích thích tăng dinh dưỡng, giúp giải trừ các chất độc còn lại trong cơ (axit lactic), giải quyết tình trạng đau cứng cơ, dính cơ, teo cơ, cơ bị xơ hoá, vv. Động tác bóp được thực hiện bằng một hay hai tay, lòng bàn tay dính chặt chỗ bóp, bóp theo hướng thớ cơ đi. 3) Day, làm tan các tổ chức sẹo dính, làm tan các ổ máu tụ. Động tác day được thực hiện bằng một hoặc nhiều ngón tay, ngón dính vào da và di động trên các khớp sâu. 4) Vỗ, tạo sung huyết mạnh và sâu, tăng dinh dưỡng các tổ chức ở sâu, kích thích co bóp các cơ, tác động mạnh trên các đoạn cùng thần kinh, ức chế các kích thích bệnh lí gây đau, nhức mỏi, vv. Kĩ thuật vỗ bằng lòng bàn tay khum lại. 5) Dần, có tác dụng giống vỗ; thực hiện với bờ bàn tay (làm ở mông và tứ chi); hoặc với bàn tay nắm lại hay các ngón xoè ra (làm ở lưng); hoặc bằng đầu ngón tay quặt lại (trên các đường đi của dây thần kinh). 6) Rung, tác động giống như vỗ, thực hiện bằng đầu ngón tay khi bề mặt rung nhỏ; bằng cả bàn tay khi bề mặt rung lớn; tốt nhất là dùng máy xoa bóp. Chỉ định của xoa bóp: teo cơ, bại liệt, hạn chế vận động khớp, sẹo cứng dính đau, phù nề sau chấn thương, tụ máu sau sung huyết, cơ bị co cứng, da khô teo thiếu cảm giác và dinh dưỡng, đau cơ (đau lưng, đau cứng cổ), nhức đầu, mất ngủ do suy nhược thần kinh, táo bón, tuyến vú không thông, vv. Hằng ngày có thể xoa bóp giới hạn ở hai động tác xoa và bóp. Có thể phối hợp với bấm huyệt, dùng đầu ngón tay của một, hai hay ba ngón bấm vào da, vào các huyệt hay điểm đau. Có thể tăng tác dụng xoa bóp nếu dùng thêm một số hương liệu (dầu chổi, hương nhu, vv.)

LOẠN CẢM GIẢC rối loạn trong phân biệt cảm giác. Có thể rối loạn chung hoặc riêng một trong hai cảm giác sâu và nông. Trong rối loạn cảm giác nông (nhận thức đau, nóng, lạnh, vv.), có thể tăng, giảm hoặc mất cảm giác ở một vùng thân thể, hai bên hay một bên (mất cảm giác với nhiệt, sờ vào cục than hồng không biết đau như bệnh tabet). Trong rối loạn cảm giác sâu (cảm giác cơ, xương, khớp để nhận biết vị trí của từng đoạn chi hoặc

Page 119: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

toàn thân trong không gian), bệnh nhân không nhận thức được sơ đồ cơ thể hoặc hình khối của đồ vật.

LOẠN DÂM hoạt động tình dục bệnh hoạn do nhiều nguyên nhân phức tạp, chủ yếu là nhân tố tâm thần, làm cho đương sự tìm khoái cảm trong giao hợp một cách không bình thường (kê dâm, dâm đồng giới, hiếp dâm, giao hợp với người già, với tử thi, vv.). LD gây nhiều tác hại nghiêm trọng đến sức khoẻ của đương sự và các đối tượng (bệnh lây truyền qua đường tình dục, hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải, vv.) và có nhiều ảnh hưởng tiêu cực về mặt xã hội.

LOẠN DỤC các rối loạn hoạt động tình dục, trong đó sự thoả mãn tình dục chỉ đạt được bằng cách không tự nhiên hoặc dùng thêm các chất kích thích. Vd. thủ dâm, LD với đồ vật, loạn dâm (x. Loạn dâm), vv. LD có thể xuất hiện từng chu kì hay thường xuyên trong một số bệnh nhân tâm thần; có khi phát sinh do thiếu sự kiềm chế của ý chí, thiếu sự giáo dục thích hợp và chịu ảnh hưởng xấu của môi trường.

LOẠN DƯỠNG rối loạn trong nuôi dưỡng một cơ quan hay một bộ phận cơ thể. LD có thể thứ phát, cục bộ, khi có tổn thương của một mạch máu tiếp tế tương ứng; vd. teo da trong một sẹo nhỏ, teo hẳn nửa người trong nhồi máu hay chảy máu não. LD tiên phát trong một số bệnh di truyền bẩm sinh, thường là những bệnh hệ thống nặng; vd. bệnh huyêclơ (Ph. maladie de hurler) hay đa LD mô liên kết (chất colagen), gây các rối loạn phát triển hình thái của hệ xương – cơ và nhiều cơ quan khác như gan, lách, mắt, não, vv.

LOẠN NHỊP TIM dấu hiệu diễn tả các biến đổi của nhịp tim bình thường: về tần số nhanh hơn 100 lần/phút, chậm hơn 60 lần/phút; khoảng cách giữa hai lần tim đập không đều (lúc ngắn lúc dài), cường độ co bóp lúc mạnh lúc yếu. Xảy ra trong các trường hợp nhu cầu oxi và các chất năng lượng thay đổi (lúc nghỉ nhu cầu thấp, nhịp tim khoảng 60 – 90 lần/phút; nếu nhu cầu tăng như khi lao động cố sức, một xúc cảm mạnh, …nhịp tim nhanh có thể lên đến 150 lần/phút; loạn năng hay thương tổn của mô nút và các đường truyền trong cơ tim [bó Hip, theo tên của nhà giải phẫu học Đức Hit (W. His)] làm cho tim đập nhanh (trên 100 lần/phút) hoặc chậm (dưới 50 lần/phút) trong các bệnh hẹp van hai lá, bệnh Bazơđô (Basedow), vữa xơ động mạch vành, vv. Ở người khoẻ mạnh, trẻ tuổi, LNT chỉ thoáng qua, nhất thời, không đáng ngại. Đối với người trên 40 tuổi, cần theo dõi kĩ và tìm nguyên nhân, nhất là các bệnh tim.

LOẠN THẦN một trạng thái tâm thần bệnh lí nặng đến mức gây trở ngại cho hoạt động của ý thức, cho sự tiếp xúc với thực tại và cho sự đáp ứng với các nhu cầu cuộc sống. Thường hay gặp các loại: 1) LT do rượu (do uống nhiều rượu hoặc uống rượu lâu ngày) bao gồm nhiều trạng thái bệnh lí khác nhau như sảng run mất trí, ảo giác, say rượu triền miên, vv. 2) LT tiền lão xuất hiện ở những người từ 45 đến 65 tuổi và bao gồm nhiều trạng thái bệnh lí khác nhau như mất trí, trầm cảm, hoang tưởng, vv, 3)LT trầm cảm gây các triệu chứng như khí sắc giảm, buồn rầu, mất thích thú trong cuộc sống, lo âu, rối loạn tiêu hoá, rối loạn giấc ngủ, vận động chậm chạp, ý tưởng tự ti, tự buộc tội, vv. những trường hợp nặng có thể đưa đến hành vi tự sát. LT trầm cảm là một trạng thái cấp cứu, phải đưa đến bệnh viện ngay. 4) Rối loạn thân thể – tâm thần (cg. rối loạn cơ thể tâm sinh hay tâm thể) là những rối loạn rất phổ biến; biểu hiện bằng những triệu chứng cơ thể như

Page 120: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

nhức đầu, mất ngủ, tăng huyết áp, cơn hen suyễn, loét dạ dày, cơn co thắt đại tràng, vv. Những rối loạn này do những nguyên nhân tâm lí gây ra buồn phiền, lo lắng, sợ hãi, bất toại, vv. Điều trị bằng biện pháp tâm lí đơn thuần hay kết hợp với dùng thuốc.

LOẠN THẦN KINH CHỨC NĂNG nhóm bệnh có những biểu hiện rối loạn hoạt động thần kinh nhưng không phát hiện được bất kì tổn thương thực thể nào và không ảnh hưởng tới nhân cách người bệnh. Bệnh nhân có ý thức về tính chất bệnh lí của các triệu chứng, vẫn làm chủ được hành vi cũng như quan hệ đối xử, nhưng không loại bỏ được các tình trạng bệnh hoạn tác động tới cuộc sống của mình. LTKCN xảy ra do sự quá căng thẳng của quá trình hưng phấn hay ức chế hoặc sự thay đổi quá nhanh giữa hai quá trình đó. Còn có thể là hậu quả của các xung đột tâm lí không được giải thoát từ rất lâu trong cuộc đời. Triệu chứng của bệnh rất đa dạng và phục hồi được. Hiện nay, được xếp vào nhóm LTKCN có các bệnh thường gặp nhất: suy nhược thần kinh, istêri, các trạng thái ám ảnh, các trạng thái lo sợ, vv.

LOẠN THẦN KINH TIỀN LÃO x. Loạn thần.

LOẠN THẦN KINH TRẦN CẢM x. Loạn thần.

LOẠN THỊ 1. (lí), sự méo hình do hệ thống quang học gây ra. Nguyên nhân của LT là do chùm sáng nghiêng một góc lớn so với trục chính của hệ, hoặc do sự đối xứng trục của những mặt khúc xạ của hệ quang bị vi phạm. LT làm cho ảnh của vật bị nhoè vì ảnh của một điểm có dạng một elip không rõ nét.2. (y), tật khúc xạ của mắt mà qua hệ thống quang học của mắt một vật sẽ có hình ảnh biến dạng và thay đổi khi di chuyển vật đó qua những vị trí khác nhau. Nguyên nhân của LT chủ yếu là do sự thay đổi bất thường ở giác mạc (sẹo mờ trên giác mạc, giác mạc hình chóp, vv.) nhưng cũng có khi so thể thuỷ tinh (lệch thể thuỷ tinh). Bệnh LT của mắt người có thể khắc phục được nhờ mang kính với mắt kính có dạng một phần hình trụ hoặc bằng kính tiếp xúc có dạng thích hợp. Cần đi khám mắt và theo chỉ dẫn của thầy thuốc đề chọn loại kính thích hợp.

LOẠN VẬN NGÔN tình trạng phát ngôn từng từ, chữ bị rối loạn, nói khó, nói ngọng, nói bết vào nhau, nói giọng mũi, …do tổn thương ở cơ quan phát âm.

LOÃNG XƯƠNG xương gồm hai thành phần cấu tạo: một khung protein hữu cơ (colagen), trên đó lắng đọng một phức hợp muối canxi cacbonat, canxi phôtphát, theo từng lớp chồng song song lên nhau. LX xảy ra do khung protein bị huỷ thưa làm cho phức hợp khoáng không đủ nền để lắng đọng; chất xương bị loãng, ống tuỷ xương rộng. Dấu hiệu: đau cột sống lưng, thắt lưng, vận động khó khăn, xương bị biến dạng, dễ gãy. Chụp X quang: hình xương sáng hơn bình thường, các thớ xương hiện rõ. Nguyên nhân: rối loạn chuyển hoá protein làm cho việc cung cấp và hấp thu protein bị thiếu hụt do tuổi già, các bệnh tiêu hoá (cắt dạ dày, xơ gan), đái tháo đường, chấn thương, dùng nhiều thuốc loại corticoides, vv. Chữa bệnh theo nguyên nhân, phối hợp với nâng cao sức khoẻ.

LOÉT tổn thương trên mặt da hay niêm mạc do một quá trình bệnh lý hoặc sau khi bị thương. Các lớp của da hoặc niêm mạc bị hoại tử nóng. Theo tính chất tiến triểm, có L

Page 121: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

cấp, L mạn. Theo vị trí hay gặp, có L dạ dày, tá tràng, thực quản, túi thửa Mecken [(theo tên của nhà giải phẫu học Đức Mecken (J F Mecken), miệng nối, vv. Ở những bệnh nhân do bệnh tật nằm lâu bất động, suy mòn, thường L ở điểm tì, vì vậy cần phảI chăm sóc để tránh L (x. loét dinh dưỡng). Những tổn thương ở da do chấn thương hoặc do bệnh lý các loại có thể tiến triển thành L, lâu lành, cần phải tìm nguyên nhân của L và chữa cẩn thận ngay từ đầu.

LOÉT CHAI Loét dạ dày – hành tá tràng tiến triển thờI gian đã lâu, với biểu hiện: vết loét to, bờ cao, sờ rắn, cứng; niêm mạc rúm ró do bị co kéo xung quanh, có thể dính chặt vào các phủ tạng bên cạnh, đặc biệt vào tuyến tuỵ. LC làm biến đổi các triệu chứng của loét dạ dày thông thường; đau trở nên liên tục, dữ dội hơn và xuyên ra sau lưng ăn kém, mất ngủ. Dễ gây biến chứng thủng, khoét sâu vào tuyến tuỵ, chảy máu. Điều trị: cần phẫu thuật kịp thời.

LOÉT DẠ DÀY – TÁ TRÀNG phổ biến là loét khu trú ở phần dưới của dạ dày và phần đầu hành tá tràng (những phần tiếp xúc với axit dịch vị). Bắt đầu từ một điểm ở niêm mạc và hạ niêm mạc bị phá huỷ, có kích thước từ vài milimet đến trên dưới một centimet, có khi hơn, với bờ vết loét mềm mại, nhưng sau vài năm vết loét ăn sâu xuống lớp cơ, bờ dày, xơ cứng, thành chai. Chưa rõ nguyên nhân. Các yếu tố ảnh hướng đến bệnh: tăng tiết axit và căng thẳng tâm thần, lo nghĩ, xúc cảm quá mạnh. Dấu hiệu cơ bản: đau xảy ra sau bữa ăn 1 – 2 giờ (loét dạ dày), 3 – 4 gờ (loét tá tràng), tạo cảm giác đau khi đói, đau vùng thượng vị, lan xuyên ra sau lưng; đau cồn cào, đau quặn, có thể làm dịu bằng cách nằm nghỉ, chườm nóng, uống thuốc muối, vv. Thông thường đau kéo dài một đợt 2 – 3 tuần, rồi tự hết không cần dùng thuốc, vào cuối đợt nếu dùng một thuốc mới và thấy hết đau, bệnh nhân có thể sẽ cho đó là hiệu quả của thuốc. Sau đợt đau, hình ảnh trên phim Xquang, soi dạ dày với ống soi sợi mềm. Sau đợt đau, hình ảnh trên phim Xquang có thể biến mất. Đợt đau sau trở lại theo chu kỳ 2 – 3 tháng hay dài hơn tuỳ từng bệnh nhân. Sau nhiều năm, các đợt đau sít gần nhau hơn, đau dữ dội hơn, nếu chữa không có kết quả. Ba biến chứng có thể xảy ra: chảy máu (thổ huyết, đi ngoài phân đen); thủng vết loét (đau đột ngột như dao đâm, bụng cứng như gỗ, vv); ung thư hoá vết loét (loét bờ cong nhỏ). Phải mổ ngay khi xảy ra một trong ba biến chứng trên.Chữa bệnh nội khoa là chủ yếu; dùng các thuốc giảm độ axit dịch vị, các thuốc dịu đau, làm liền vết loét (mật ong, viên nghệ tẩm mật ong); chế độ ăn uống (không ăn các thức ăn chua như dưa chua, cà muối, không ăn các loại gia vị như ớt cay, hạt tiêu, uống rượu vv; có thể ăn cơm nếp, cơm nấu nát, vv); không hút thuốc lá, thuốc lào, quy định chặt chẽ chế độ lao động, sinh hoạt, giảm căng thẳng tinh thần. Nếu chữa nội khoa không có kết quả cần mổ theo chỉ định của thầy thuốc. Việc phát hiện vi khuẩn Helicobacter pylori gây bệnh đang làm thay đổi quan niệm và cách chữa bệnh LDD – TT.

LOÉT DINH DƯỠNG. Loét xuất hiện do các rối loạn dinh dưỡng cục bộ gây hoại tử da hoặc niêm mạc và các phần mềm tạo thành những ổ loét mạn tính lâu liền, phát đi phát lại. Rối loạn dinh dưỡng có thể do tuần hoàn nuôi dưỡng vùng đó bị giảm sút, bị ứ trệ, hoặc do tổn thương bệnh lý thần kinh phân bố khu vực đó, do trạng thái suy mòn toàn thân làm thiểu dưỡng vùng bị loét. Da và phần mềm xung quanh các ổ loét cũng có các triệu chứng biểu hiện rối loạn dinh dưỡng như da teo, màu sắc thẫm, phù nề. Dự phòng LDD: chăm sóc vùng da và phần mềm bị tì đè cho luôn khô và sạch sẽ; xoa bóp vùng

Page 122: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

xung quanh để tăng cường dinh dưỡng tại chỗ; dùng gối mềm, túi hơi để kê lót; thay đổI tư thế, vv. Chữa LDD: chăm sóc da và phần mềm để dự phòng LDD; dùng các chiết xuất từ nghệ và rau má; nếu loét rộng, phảI ghép da.

LOÉT GIÁC MẠC. bệnh khá phổ biến của giác mạc do vi khuẩn (nguy hiểm nhất là vi khuẩn gây mủ xanh), virút (virut Herpes) và nấm, xâm nhập vào giác mạc qua vết thương (do bụi, dị vật, tai nạn, chấn thương trong lao động như đập lúa, tuốt lúa). Mỗi đầu là vết xước nhỏ, trở thành LGM và có thể dẫn tới thủng nhãn cầu. LGM có thể dẫn tới mù loà. Phòng bệnh lấy bụi, dị vật một cách vô khuẩn tại tuyến y tế cơ sở, tra thuốc sát khuẩn (thuốc đỏ 2%, argyrol 10%, thuốc kháng sinh, sulfamid, vv). Điều trị bằng kháng sinh đặc hiệu chống tác nhân gây bệnh.

LÌ RUỘT. tổn thương hở của thành bụng, làm ruột hay tạng lòi ra ngoài. Nguyên nhân: vết thương hở của thành bụng: vết mổ thành bụng bị nhiễm khuẩn và toác rộng ta; hở thành bụng bẩm sinh ở em bé mà bố hoặc mẹ, hoặc cả hai bị nhiễm độc lúc thai nghén (các chất diệt cỏ hay phát quang dùng trong thời bình, thời chiến) hoặc do một nguyên nhân di truyền ngẫu nhiên, vv. Phương pháp chữa: mổ để khâu kín thành bụng.

LONG ĐỜM.làm cho việc khạc đờm được dễ dàng bằng cách dùng thuốc LD. Khi đờm đặc quánh do có nhiều tơ huyết (fibrin), thuốc LĐ có tác dụng chủ yếu làm tiêu tơ huyết và làm cho đờm loãng ra. X. Thuốc long đờm.

LỖ CHÂN RĂNG. túi bọc xung quanh chân răng trong xương hàm của động vật có vú. Răng được cố định trong lỗ răng nhờ túi mạng mạch, có nguồn gốc từ mang bao xương của xương hàm và chất xi măng bao bọc chân răng. Các sợi bện lại của màng bao chân răng bám vào cả xương răng và xương hàm, cho phép răng dao động rất nhẹ so với hàm trong khi nhai.

LỖ ĐÁI LỆCH THẤP. dị dạng bẩm sinh của niệu đạo nam: lỗ đái (miệng sáo niệu đạo) thông ra ở mặt dưới dương vật, cách đỉnh quy đầu một khoảng dài hoặc ngắn tuỳ theo từng bệnh nhân. Cần mổ để tái tạo lỗ đái bình thường.

LỖ MŨI. Đôi lỗ của khoang mũi thông ra ngoài ở động vật có xương sống. Cá chỉ có LM ngoài, thông khoang mũi với khoang miệng. Ở người LM là cơ quan khứu giác có cấu tạo phức tạp, gồm: niêm mạc… lớp đệm nhiều noron thần kinh, l ưới mao mạch và tĩnh mạch có tác dụng giữ nhiệt độ thích hợp cho sự thu nhận những cảm giác.

LỖ THỞ 1. Lỗ dẫn vào hệ khí quản của côn trùng, chân đều, rết, nhện, vv. thường có từng cơn, nằm hai bên cơ thể. Ở côn trùng trưởng thành, LT nằm ở phía sau đốt ngực thứ hai, thứ ba và phía trước của tám đốt bụng. Ở ấu trùng và nhộng có sự thay đổi về vị trí của các LT.2. Lỗ thông ra ngoài của khoang mang ở nòng nọc của ếch nhái, chỉ nằm phía trái cơ thể. 3. Khe mang trước của cá sụn thường đã bị thoái hoá.

LỘ TUYẾN. tình trạng các tuyến trong ống tử cung phát triển lan tràn ra ngoài, xâm lấn biểu mô phủ mặt ngoài của môi trước hay môi sau cổ tử cung. Triệu chứng: xuất tiết

Page 123: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

nhiều chất nhầy đục, có mùi hôi (khí hư). Là tổn thương lành tính nhưng nếu không điều trị, bệnh sẽ kéo dài, gây viêm nhiễm mạn tính âm đạo và cổ tử cung. Hướng xử lí, chống viêm nhiễm (rửa âm đạo, đặt thuốc quả bông có tẩm thuốc vào âm đạo, vv), sau đó huỷ các tuyến mọc xâm lấn ra ngoài bằng cách đốt cháy (bằng hoá chất, nhiệt điện).

LÔNG CHUYỂN (lông rung, lông đập) 1. Cấu trúc hình lông trên bề mặt một số tế bào biểu mô (niêm mạc hô hấp, ống dẫn tinh, vòi trứng) có chức năng hướng dẫn sự vận chuyển, hoạt động của một số tế bào (tinh trùng, noãn) hoặc loại thải các chất hoặc dị vật không cần thiết hoặc có hại (chất nhầy, bụi, vi khuẩn ở đường hô hấp)

LÔNG QUẶM. biến chứng của bệnh mắt hột, bao gồm: cụp mi do sẹo co kéo trên kết mạc sụn mi, nhất là kết mạc củng đồ sụn mi bị dày lên, uốn cong và quặp vào phía nhãn cầu; lông siêu (lông mi mọc siêu vẹo, thành nhiều hàng và uốn vào phía nhãn cầu). LQ luôn cọ sát vào giác mạc, dễ gây màng máu (màng máu cơ giới), loét giác mạc, nhiễm khuẩn và gây mù. Đề phòng : chữa mắt hột sớm, kiên trì, đẩy mạnh phong trào thanh toán mắt hột (x. Mắt hột). Điều trị bằng phẫu thuật.

LÔNG NHUNG. mấu lồi rất nhỏ, hình ngón ở thành trong ruột non. Với số lượng rất lớn (hàng triệu), LN làm cho lớp lót của ruột có dạng mượt như nhung và làm tăng bề mặt hấp thu của ruột lên gấp nhiều lần. Mỗi một LN đều chưa duới lớp biểu mô một mạng lưới mạch máu và mạch dưỡng trấp. Các bó cơ ruột co bóp nhịp nhàng, liên tục đẩy máu và dưỡng trấp vào hệ tuần hoàn và luôn tạo ra một lực thẩm thấu. Trên bề mặt các tế bào biểu mô, còn thấy riềm hút gồm nhiều vỉ LN, các vỉ LN này đã làm tăng thêm một cấp nữa bề mặt hấp thu của ruột

LÔNG SINH DỤC. cấu trúc protein có dạng sợi tóc làm cầu nối trong hiện tượng tiếp hợp giữa tế bào vi khuẩn cho và vi khuẩn nhận.

LỒNG ẤP thiết bị y tế có hình dáng như chiếc lồng úp bằng chất dẻo, bên trong có ôxy, nhiệt độ ổn định, độ ẩm thích hợp. được dùng để nuôi trẻ sơ sinh thiếu tháng hay trong tình trạng suy yếu nặng. Có LÂ đơn giản, LÂ phức tạp và LÂ hiện đại. Sử dụng LÂ đòi hỏi kỹ thuật tỷ mỉ, chính xác để tránh các biến đổi đột ngột của môi trường trong LÂ và tránh nhiễm khuẩn xảy ra ở môi trường nhiệt đới.

LỒNG RUỘT CẤP. hiện tượng bệnh lý: một đoạn ruột chui vào trong lòng của một đoạn ruột kế tiếp tạo nên một nút ruột, làm tắc ruột: xảy ra ở ruột non, thông thường ở chỗ ruột non thông vào ruột già, khúc hồi – manh tràng. Nguyên nhân: rối loạn vận động của ruột ở một khúc ruột không được cố định vào thành bụng: khối u ruột, dị dạng ruột (túi thửa Mecken). Xảy ra ở trẻ đang bú, khoảng 4 – 9 tháng tuổi, bụ bẫm, khoẻ mạnh. Dấu hiệu: bé đau bụng đột ngột, khóc thét, da mặt nhợt nhạt, vật vã, uốn người, không chịu bú, sau nửa giờ lại khóc thét từng cơn dữ dội; xuất hiện nôn: sờ bụng thấy một khối u đau, di động, sau 12 – 24 giờ, ỉa ra máu. Thăm trực tràng, rút ngón tay thấy dính máu, mũi. Chụp Xquang bụng có thụt chất cản quang vào khung đại tràng, thấy chỗ tắc nơi lồng ruột. Là một cấp cứu ngoại khoa, vì bệnh tình ngày càng nặng, ngày thứ hai ruột bắt đầu bị hoại tử. Điều trị: các giờ đầu có thể tháo lồng ruột bằng bơm hơi hoặc chất cản quang qua hậu môn (cũng đồng thời để xác định chẩn đoán) với kết quả tốt; để muộn, chỗ

Page 124: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

lồng ruột dính, phải mổ, tỷ lệ tử vong rất cao (trên 50%). Sau điều trị, bệnh có thể tái phát; sau 2 – 3 lần tái phát, bệnh không mắc trở lại nữa.

LỘT DA ĐẦU. (cg. lột mảng da đầu), da bị bóc ra đến màng xương sọ do tai nạn lao động (thường là tóc bị cuốn vào dây kéo, trục quay chuyển động của máy hoặc công cụ cơ giới) và chấn thương các loại. Khi có tai nạn xảy ra, phải tìm cách hãm máy, công cụ; cắt, gỡ tóc bị cuốn; giữ mảnh da đầu bị lột, nhất là các phần còn cuống với da, cần che phủ xương sọ; băng vô khuẩn cầm máu; chuyển ngay đến cơ sở điều trị để kịp thờI cứu chữa và mổ tạo hình lại phần mềm che phủ hộp sọ. Dự phòng: không để tóc dài loà xoà trong thời gian lao động trên máy; phải vấn tóc gọn và đội mũ che kín tóc.

LỘT XÁC. 1. Lột theo chu kì lớp vỏ cúng cuticun ở động vật chân đốt, đặc biệt là côn trùng, giáp xác. Một số chất cần thiết trong lớp vỏ cũ được hoà tan và giữ lại. Sau đó lớp vỏ nứt theo đường dọc để lộ ra bên trong một lớp vỏ vuticun mới, mềm. Trong thời gian LX, con vật hút khí và nước vào cơ thể và lớn lên, nên khi lớp vỏ mới cứng lại thì kích thước con vật lớn nhất. LX ở tôm, cua, côn trùng do hocmon ecdyson điều khiển.2. Lột da theo chu kỳ của lớp biểu bị ngoài ở bò sát (trừ cá sấu). Rắn lột toàn bộ cơ thể, thằn lằn lột thành nhiều mảnh nhỏ. Qúa trình tương tự cũng xảy ra liên tục ở động vật có vú, kể cả người dưới dạng lớp vảy rất nhỏ của biểu bị bị bong ra.

LỜI THỀ HYPÔCRÁT. lời thề trước phù điêu Axklepiôt [Asklepios (cg. Esculap) - tượng thần của ngành y] của người thầy thuốc khi tốt nghiệp ra trường và trước khi hành nghề. Tác giả của lờI thề là Hippốcrat (Ph. Hippocrate – thầy thuốc Hi Lạp), thuỷ tổ của ngành y. Nội dung: tôn trọng danh dự và truyền thống của ngành y; không làm các điều đồi phong bại tục và trái đạo lí xã hội đương thời; không lấy tiền quá công lao động bỏ ra, chữa cho người nghèo không lấy tiền, không phân biệt đối xử giữa người giầu và người nghèo; không tiết lộ các bí mật của bệnh nhân và gia đình họ; tôn trọng thầy học và truyền lại nghề cho các con thầy…

LỢI. phần tiếp theo của huyệt răng và nối với xoang tuỷ qua ống tuỷ răng. Gồm lớp niêm mạc có biểu mô hình vảy xếp thành tầng dưới là mô liên kết, chứa các dây thần kinh, mạch bạch huyết và nhiều mao mạch máu, bao các xương hàm và tiếp nối với lớp lót xoang miệng. Màu hồng. Xt. Lỗ chân răng.

LỤC DÂM. X. Lục khí

LƯỚI NỘI BÀO TƯƠNG. hệ thống túi thẳng, có màng bao bọc (các xoang) chạy xuyên qua bào tương của mọi tế bào nhân chuẩn và có liên hệ với màng nhân. LNBT trải rộng và chỉ được phát hiện nhờ kính hiển vi điện tử. Bề mặt của LNBT trải rộng và chỉ được phủ bằng các ribosom tạo thành LNBT hạt. Các protein do LNBT tổng hợp có thể xâm nhập vào xoang để vận chuyển đến những phần khác của tế bào hoặc để tiết ra thông qua bộ máy Gongi. LNBT không có ribosom (LNBT nhân) tham gia vào quá trình tổng hợp lipit và các steroid. Ở tế bào cơ có dạng chuyển hoá của LNBT (tướI tạo cơ) X. bộ máy Gôngi: Tế bào.

Page 125: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

Từ điển Y học Việt Nam – Mục M

MẠCH MÁU LƯU THÔNG. sự vận động hàng hoá trên các kênh lưu thông của nền kinh tế quốc dân. Toàn bộ nền kinh tế quốc dân được coi như một cơ thể sống mà lưu thông là mạch máu. Trong nền kinh tế ngày càng phát triển, hàng hoá không ngừng đưa ra thị trường qua các kênh lưu thông để đi vào lĩnh vực tiêu dùng. MMLT chảy đều và mạnh tức là các kênh lưu thông được thông suốt, sẽ có tác dụng thúc đẩy sản xuất và cải thiện đời sống ngược lại, đứt MMLT tức là các kênh lưu thông bị ách tắc, sẽ dẫn đến tình trạng gián đoạn quá trình tái sản xuất của xã hội.

MẠI DÂM. kiếm tiền bằng các kiểu quan hệ tình dục (đồng giới tính, khác giới tính, vv.), với mục đích kiếm sống do nghèo khó thất nghiệp, hoặc để thoả mãn lối sống buông thả, sa đọa. Là một tệ nạn xã hội phức tạp có nguy cơ làm lan tràn các bệnh hoa liễu, hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS) và các tệ nạn xã hội khác (nghiện ma tuý, vv).Cần kiên quyết đấu tranh và bài trừ. Các biện pháp để từng bước khống chế tệ nạn MD: xây dựng xã hội tiến bộ, lành mạnh dựa theo một chiến lược con người thích hợp; đẩy mạnh giáo dục thanh niên có lốI sống lành mạnh, có hiểu biết về các bệnh lây truyền qua đường tình dục, có quan niệm đúng đắn về hôn nhân và gia đình; phát triển kinh tế để nâng cao mức sống của toàn dân.

MẠN TÍNH tình trạng rối loạn bệnh lý diễn biến chậm, lâu dài, cường độ nhẹ, có khi khó chẩn đoán, hay tái phát thành những đợt cấp tính, thường ít gây khó chịu hoặc chịu đựng được đốI với người bệnh nhân dần dần sinh ra nhiều biến chứng rất khó chữa. Thường là hậu quả tiếp theo một bệnh cấp tính không được điều trị triệt để hoặc là một căn bệnh bắt đều nhẹ, kín đáo: không sốt cao, sốt nhẹ hoặc không sốt, lúc đau lúc không được điều trị triệt để hoặc là một căn bệnh bắt đầu nhẹ, kín đáo không được điều trị đúng. Các dấu hiệu thường kín đáo: không sốt cao, sốt nhẹ hoặc không sốt, lúc đau lúc không; người bệnh vẫn chịu đựng được, hàng ngày vẫn sinh hoạt và làm việc bình thường, vd. Trong viêm phế quản MT; có thể ho ít nhiều, khạc đờm…. trong viêm khớp MT, khớp có lúc đau, lúc không, bình thường vẫn vận động đi lạI được, trong trường hợp viêm đạI tràng MT, phân khi tốt khi xấu, chán ăn, vv. Bệnh MT rất khó điều trị triệt để, thường để lạI nhiều di chứng, biến chứng nghiêm trọng. Vd. Gan hoá trong viêm phổI mạn tính. Ngoài dùng thuốc phục hồI chức năng có tác dụng quan trọng trong điều trị.

MANG MẦM BỆNH người hoặc sinh vật khác đang mang vi khuẩn, virut, kí sinh trùng trong cơ thể và đang tiếp tục thảI chúng ra ngoài theo các chất bài tiết. Có hai loạI chính: vật bị bệnh sau khi khỏi bệnh về lâm sàng nhưng vẫn còn tiếp tục mang và đào thảI mầm bệnh một thờI gian: người tiếp xúc với mầm bệnh và nhiễm phảI mầm bệnh nhưng bệnh không phát hiện ra mà chỉ ở “thể ẩn”. MMB là nguồn lây truyền bệnh nguy hiểm vì vẫn hoạt động và tiếp xúc với xung quanh. Khi xuất hiện một mầm bệnh trong một quần thể (vd. Viêm gan virut, lị trực khuẩn, nhiễm khuẩn màng não cầu, dịch tả…), trong số ngườI tiếp xúc vớI bệnh nhân, dễ có những người MMB. Trong các ngành nghề có tiếp xúc

Page 126: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

rộng rãi với công chúng, cần chú ý phát hiện ngườI MMB (giáo viên, người nuôi dạy trẻ, dịch vụ ăn uống, cắt tóc, thương nghiệp vv). Trong chăn nuôi cần cách li vật MMB.

MÀNG BỒ ĐÀO màng có nhiều sắc tố và mạch máu, gồm ba phần kể từ trước ra sau: mống mắt, thể mi và hắc mạc (mạch mạc)

MÀNG BỤNG (cg. Phúc mạc), màng phủ lên mặt trong của thành bụng và bao bọc các tạng trong ổ bụng, nối với nhau bằng màng nối. Các bệnh thường gặp: viêm MB do nhiễm vi khuẩn tạng rộng bị thủng (dạ dày, ruột thừa, vv), tràn máu, ung thư di căn tớI; bệnh khu trú ở MB (lao); tràn dịch gây cổ trướng (trong xơ gan).

MÀNG CỨNG x. xơ cứng

MÀNG ĐÁY. (tk màng nền) 1. lớp keo mỏng, nằm ở đáy lớp biểu mô. Ở biểu mô đơn chỉ có một lớp tế bào dưới cùng bám vào MD. Trong bào Baoman (Bowman) của thận, MD là một lớp duy nhất ngăn cách giữa máu và phần nước lọc. Huyết áp tăng ở trong tiểu cầu thận làm cho nước và các chất hoà tan (từ protein) đi qua MD vào trong bao Baoman.2. Màng ảo, sinh ra do tác động qua lạI giữa nhiều loạI liên bào (liên bào phủ cũng như liên bào tuyến) vớI tổ chức liên kết vây quanh. MD không tách rờI được, nhưng vẫn có một vai trò sinh học, dùng làm điện trao đổI giữa tế bào và môi trường quanh tế bào. Đặc biệt trong ung thư học, hình ảnh MD bị xâm lấn có một giá trị rất lớn trong chẩn đoán dạng ung thư.

MÀNG GIẢ (cg. giả mạc), màng sinh ra do tơ huyết và tế bào viêm phủ trên một niêm mạc bị viêm, song không có cấu trúc của những màng thông thường. Hay gặp trong viêm họng thanh quản, bạch hầu và là một dấu hiệu cho phép xác định bệnh: màng thường có màu trắng xám (đốI lập vớI màng màu đỏ của các loạI viêm họng khác), bóc dính, dễ chảy máu, chứa rất nhiều trực khuẩn bạch hầu Loflo [theo tên của Loflơ (F. Lofler), nhà vi khuẩn học Đức]. Cần chẩn đoán và điều trị sớm MG trong bệnh bạch hầu để tránh những tai biến nguy hiểm chết ngườI như ngạt thở, viêm phổI, viêm cơ tim, vv. (x. Bệnh bạch hầu). Cũng có thể gặp MG trong bệnh viêm ruột non – đạI tràng màng.

MÀNG HOẠT TÍNH. Màng phủ mặt trong các khớp vận động và làm thành túi chứa dịch khớp, cấu tạo từ mô liên kết có lượng keo (colagen) trắng và tiết dịch làm trơn khớp. Trên bề mặt MHD có nhiều mao mạch nổI lộ, tiếp xúc vớI dịch khớp và đóng vai trò của màng lọc các chất thẩm từ huyết tương vào khớp. Làm nhiệm vụ nuôi dưỡng, trao đổI chất và tiết dịch khớp tại ổ khớp. MHD là nơi bắt đầu của một số bệnh khớp (viêm khớp dạng thấp, lao khớp, vv). Sinh thiết MHD giúp chẩn đoán sớm một số bệnh khớp.

MÀNG MẠCH. Màng mắt ở động vật có xương sống, nằm giữa màng cứng và màng võng. Có rất nhiều mạch máu và các sắc tố để hấp thu và chắc chắn các tia sáng phản lại sau khi đã đi qua màng cứng. Ở phía trước, MM có thể mi và lòng đen.

MÀNG MÁU. 1. Triệu chứng của bệnh mắt hột trên giác mạc, có thể kèm theo hột hoặc di chứng của hột. MM có giá trị chẩn đoán ngang với hột và sẹo trên kết mạc.

Page 127: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

2. Biến chứng của bệnh mắt hột do lông quặm cọ sát vào giác mạc, với nhiều tân mạch ở cực trên hoặc cả ở cực dưới giác mạc nhưng không bao giờ kèm theo hột hoặc lõm hột trên giác mạc

MÀNG NÃO TUỶ. Màng bao bọc toàn bộ não (màng óc, màng não) và tuỷ. Bệnh của màng não tuỷ, biểu hiện bằng hội chứng màng não, trong đó có dấu hiệu : sốt, nhức đầu, cứng gáy, nôn, vv. Khi xét nghiệm, thấy thành phần của nước não tuỷ thay đổI tuỳ theo nguyên nhân (viêm màng não do vi khuẩn, virut, xuất huyết, u màng não, vv)

MÀNG NGOÀI TIM (tk. ngoại tâm mạc), màng bọc quả tim gồm có hai lá: lá thành hay lớp màng ngoài và lá tạng phủ trực tiếp lên quả tim, bình thường hai lá ép sát lên nhau tạo ra một khoảng ảo (chỉ nhận ra được khi có tràn dịch giữa hai lá). MNT có tác dụng bảo vệ cơ tim và giữ cho tim tránh được những thay đổI đột ngột về vị trí trong lồng ngực khi di chuyển mạnh.

MÀNG NHẦY. niêm mạc bên trong của một số đường ống thông với bên ngoài như ống tiêu hoá, đường hô hấp ở động vật có xương sống. Gồm lớp biểu mô ở ngoài tiết các chất nhày và lớp mô liên kết ở trong.

MÀNG NHĨ. Màng mỏng, tròn, trắng, ngăn tai ngoài và tai giữa: làm nhiệm vụ truyền rung động tới tai giữa và tai trong MN có thể bị viêm, bị thủng hoặc rách do sức ép của không khí (trong các quá trình nổ), bị dầy, xơ hoá. Những trường hợp trên làm giả khả năng nghe. Viêm tai giữa cấp tính ở trẻ em thường gây ỉa chảy nhiễm độc, cần phảI chích MN.

MÀNG NỐI. nếp gấp của màng bụng (phúc mạc) đi từ dạ dày đến một cơ quan khác trong ổ bụng. Có : MN vị – đạI tràng (MN lớn) đi từ bờ cong lớn của dạ dày đến đạI tràng ngang và được treo như một tạp dề phủ trước các quai ruột; MN dạ dày – gan (MN nhỏ) đi từ các mép của rốn gan đến bờ cong nhỏ của dạ dày và bờ trên hành tá tràng đến dướI lỗ môn vị khoảng 2cm, trong có cuống gan (ống mật chủ, động mạch gan, tĩnh mạch cửa), MN vị – đạI tràng có đặc tính thấm hút và dính: khi có vi khuẩn đột nhập vào ổ màng bụng, MN lớn cố tiêu huỷ vi khuẩn đó hoặc dính vào các quai ruột làm thành một hàng rào cách li ổ viêm, không cho ổ viêm lan rộng, trong trường hợp có lỗ thủng ở một tạng khác thành bụng; MN lớn đến bịt lỗ thủng ở một tạng hoặc thành bụng; MN lớn đến bịt lỗ thủng. Trong ngoạI khoa, thường dùng MN lớn để đệm lên và củng cố đường khâu ruột.

MÀNG ỐI. Màng phôi ở một số động vật có xương sống (bò sát, động vật có vú) và động vật không có xương sống và động vật không có xương sống. Gồm hai lớp: màng trong MÔ, màng ngoài (màng thanh dịch). Ở động vật có vú là màng đệm, được hình thành từ hai lá phôi giữa. Ở bò sát, MÔ không có mạch dẫn; ở chim và động vật có vú có mạch máu phát triển và các yếu tố cơ co rút. MÔ bao quanh phôi, trong xoang chứa dịch ối bảo vệ cho thai không bị khô và các va chạm cơ học. Ở người, MÔ là màng bào thai nhi, dính vào tử cung, chứa nước ối. Khi sản phụ chuyển dạ, tử cung mở rộng dần ra. Khi đẻ, MÔ tự vỡ hoặc phải chọc MÔ để thai nhanh ra. Có thể lấy dịch ối để thử và chẩn đoán một số bệnh di truyền bất thường.

Page 128: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

Dựa vào quá trình hình thành MÔ hay không hình thành MÔ trong quá trình phát triển phôi để chia động vật có xương sống ra hai nhóm: động vật có MÔ (động vật có xương sống bậc cao, kể cả người) và động vật không MÔ (động vật có xương sống bậc thấp). Màng phôi của côn trùng, bọ cạp, giun tròn và cầu gai cũng được gọi là MÔ.

MÀNG PHÔI. cấu trúc và màng do phôi tạo nên để nuôi hoặc bảo vệ phôi. Không tham gia trực tiếp vào sự phát triển của các cấu trúc phôi. Các màng này hình thành trong giai đoạn muộn của phôi động vật có vú, đặc biệt ở phôi ngườI là các màng thai. X. Màng ối; Bao noãn hoàng.

MÀNG PHỔI. Màng mỏng gồm hai lá: là trong bao bọc tất cả phổi, trừ rốn phổi; lá ngoài phủ lên măt trong của thành ngực và cơ hoành. Bệnh của MP có thể xuất phát từ: thành ngực (do chấn thương vùng ngực), cơ hoành (apxe dưới cơ hoành, bệnh của gan); phổI (lao phổI, viêm phổI, ápxe phổI); từ trung thất (bệnh các hạch bạch huyết, vv). MP có thể bị tràn máu, trành khí, viêm mủ do thủng từ phế nang. Vết thương lồng ngực, tràn dịch do xuất tiết (lao); ung thư MP thường là do hung thư từ một cơ quan khác di căn đến

MÀNG TREO RUỘT. 1. Màng mỏng trong suốt, đi từ thành bụng sau tốI bao bọc các quai ruột. Gồm hai lớp, giữa hai lớp có nhánh động mạch màng, bạch hạch và chuỗi hạch bạch huyết, các nhanh thần kinh và mô mỡ bọc toàn bộ ống tiêu hoá và treo nó vào vách lưng của bụng. Đây là mô liên kết, đựơc bọc ngoài bởi lớp biểu mô hình vảy.2. Một trong nhiều vách ngăn dọc trong xoang ruột của hảI quỳ

MÀNG TRINH. Màng tương đốI dày bịt lỗ ngoài âm đạo. Màng thường có một lỗ to hay nhiều lỗ thủng nhỏ để máu kinh nguyệt có thể từ tử cung chảy qua âm đạo ra ngoài. Hãn hữu MT không có lỗ thủng, máu kinh sẽ bị ứ lạI trong tử vung và trong âm đạo, làm bệnh nhân rất đau bụng mỗI kỳ có kinh. Chỉ cần rạch rộng MT là máu kinh thoát được ra ngoài. Khi giao hợp lần đầu, MT thường bị rách thành nhiều mảnh, gây chảy ít máu. Cũng có khi do MT dày và dai, nên khi giao hợp, MT chỉ dãn rộng mà không rách nên không chảy máu.

MÀNG TRONG TIM (tk. nộI tâm mạc), màng mỏng bao bọc mặt trong các bồng tim (tâm nhĩ, tâm thất) và các van tim. MTT dễ bị ảnh hưởng của các tác nhân gây bệnh, chủ yếu là vi sinh vật (bệnh thấp khớp cấp, nhiễm khuẩn huyết, vv) gây nên bệnh viêm MTT vớI các tổn thương: phù, dầy, xơ hoá, sùi loét, vv.

MÀNG TRONG TỬ CUNG (tk. nội mạc tử cung), màng lót mặt trong của tử cung ở các loài động vật có vú. Hình ảnh để đón nhận và nuôi dưỡng phôi phát triển. Nhưng nếu không có thụ tinh thì hoặc MTTC trở lạI trạng thái trước đó hoặc bị bong và đẩy ra ngoài theo chu kì kinh nguyệt (ở ngườI và một số linh trưởng), MTTC trảI qua các chu kỳ sinh trưởng, phát triển và thoái hoá phù hợp vớI chu kỳ rụng trứng.

MÀNG NƠ NHÂN TẠO (A, artificiat neuron network), một mô hình tính toán, thực hiện bằng thiết bị hoặc phần mềm máy tính mô phỏng theo hoạt động của các mạng nơron sinh học, MNNT được nghiên cứu và sử dụng nhiều trong những năm gần đây

Page 129: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

trong các quá trình học – máy, phân loạI thông tin và nhận dạng và chứng tỏ có nhiều ưu điểm trong các loạI bài toán đó.

MAO MẠCH. một trong số rất nhiều các mạch máu nhỏ, đường kính 5 – 20 mm, phân nhánh từ các động mạch và hình thành nên một mạng lưới dày đặc trong các mô rồi kết hợp lại thành các tĩnh mạch nhỏ. Thành mỏng, cấu tạo từ lớp nội mô dẹt, đa diện gắn vớI nhau bằng một chất gian bào rất mỏng. Qua MM, oxi, cacbon dioxit, các ion vô cơ, thức ăn hoà tan, các sản phẩm bài tiết, vv được trao đổi giữa máu và các tế bào qua dịch mô

MÀO THẦN KINH. Các tế bào chuyên hoá ở bờ của tấm thần kinh trong phôi động vật có xương sống. Trong quá trình hình thành ống thần kinh, các bờ máng thần kinh sát nhau rồi các bờ máng khép lại và hình thành nên một mào dọc trên lưng ống thần kinh. Các tế bào MTK di chuyển riêng rẽ sau tuỷ sống và các hạch thần kinh giao cảm.

MÀO TINH (epididymis), tập hợp các ống dẹt nối với bề mặt của tuyến tinh ở bò sát, chim và động vật có vú, dài 6 – 7 mm, ở người, MT hình quả bầu dài, nằm ở bờ sau tinh hoàn, có đầu thân và đuôi. Biểu mô MT gồm các tế bào có lông và tế bào đáy. Là nơi tích tụ tinh trùng trước khi xuất tinh ra ngoài lúc giao phối. Chất tiết của MT nuôi dưỡng tinh trùng, làm cho tinh trùng tự chuyển động được. Nguồn gốc từ trung thận của phôi. Xt. Hệ sinh dục đực.

MASEAN (Medical Association of Southeast Asia) x. Hiệp hội Y học các nước Đông Nam Á.

MÁU. Mô lỏng vận chuyển trong cơ thể động vật, do co bóp của cơ tim (ở động vật có xương sống) hoặc các mạch khác, các xong máu (ở động vật không xương sống). M mang oxi và chất dinh dưỡng tới các mô và lấy cacbon dioxit và sản phẩm thải chứa nitơ để bài tiết ra ngoài. M cũng vận chuyển hocmon đi khắp cơ thể. M gồm có huyết tương lỏng, các yếu tố tế bào: bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu.Ở đa số động vật (trừ côn trùng). M mang oxi kết hợp với sắc tố hemoglobin ở động vật có xương sống và hemocyanin ở một số động vật không xương sống.Ở người, khối lượng M bằng 5 – 9% trọng lượng cơ thể, trong đó 45% là thành phần hữu hình và 55% là huyết tương. Khi loại bỏ fibrin (loại protein có tác dụng làm đông máu) trong huyết tương, thu được huyết thanh. Khi mất đột ngột một khốI lượng M trên 10% thì có thể gây sốc. Trong trường hợp này, để kịp thời cứu tính mạng bệnh nhân, biện pháp tốt nhất là truyền trả lại lượng máu đã mất, cho nên, hiến M để lập một ngân hàng M dự trữ, cung cấp kịp thời M lúc cần thiết cấp cứu là một hành động nhân đạo và văn minh, cần khuyến khích.

MÁU KHÔ. huyết tương qua xử lí bằng phương pháp đông khô để chuyển thành dạng bột, khi dùng chỉ pha thêm đủ nước là có thể truyền được. MK có thuận lợi là giữ được lâu không hỏng. Hiện nay hồng cầu cũng có thể chuyển thành dạng “khô” nhưng thực chất là dạng lạnh sâu (-700C), nên cũng lưu trữ được lâu.

MÁY ĐO SỨC NGHE. (tk. Thính lực kế), thiết bị điện tử đo sự giảm súc sức nghe bằng số lượng (tính bằng đexiben – Db). MDSN thông dụng đo tần số 125 Hz – 8000 Hz,

Page 130: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

cường độ tối đa 100 – 110 dB; đo sức nghe âm đơn qua xương và đường khí. Có loại đo được bằng tiếng nói, đo các rối loạn trên ngưỡng nghe; MDSN bán tự động; MDSN khách quan.

MÁY GHI ĐIỆN TIM. thiết bị ghi biến thiên của dòng điện tim theo thời gian (điện tâm đồ). Khi lấy điện tâm đồ, các điện cực được áp lên da của đối tượng cần đo tại những vị trí nhất định. Theo điện tâm đồ ghi trên băng giấy, sẽ chẩn đoán được bệnh lí của tim.

MÁY GIA CÔNG RĂNG. Máy cắt kim loại, gia công răng của các bánh răng (bánh xích, líp, vv). Theo loại bánh răng, phương pháp gia công và dụng cụ cắt, phân ra: 1/ Máy phay lăn răng vạn năng: phay răng thẳng, răng nghiêng (của các bánh răng trụ ăn khớp ngoài và bánh vít) bằng dao phay lăn trục vít. 2/ Máy phay bánh răng côn: phay các bánh răng côn răng thẳng và răng cong bằng đầu dao phay bao hình. 3/ Máy xọc răng: xọc bao hình răng thẳng và răng nghiêng (của các bánh răng trụ ăn khớp ngoài và trong) bằng dao xọc răng hoặc dao lược răng (cho bánh răng trụ ăn khớp ngoài). 4/ Máy bào răng: bào bao hình bánh răng côn răng thẳng. 5/Máy vê đầu răng: phay lượn tròn mặt đầu răng, dễ dàng khi đi trượt vào khớp của hai bánh răng. 6/Máy cà răng: cà bóng các bánh răng trụ và bánh vít bằng dao cà răng. 7/ Máy lăn ép răng: lăn ép nguội và nóng bề mặt răng bằng phương pháp biến dạng dẻo. 8/ Máy mài răng: mài bao hình các răng bằng bánh mài dạng đĩa hoặc dạng trục vít. 9/ Máy mài nghiền răng: nghiền bóng bề mặt răng. Còn có các loại MGCR chuyên môn hoá hoặc chuyên dùng; để gia công chi tiết đặc biệt hoặc loạt sản xuất lớn (trục răng trong đồng hồ, bánh răng chữ V, vv).

MÁY KHOAN RĂNG. thiết bị y tế để hàn và chữa răng (x. Khoan răng), gồm mô tơ điện làm ngay một đầu tay khoang thẳng hoặc khuỷu có gắn mũi khoan để khoan răng. Có MKR tốc độ chậm (tốc độ quy ước 10 nghìn – 60 nghìn vòng/phút) . MKR tốc độ cao (tốc độ quy ước 60 nghìn – 100 nghìn vòng/phút) và MKR siêu tốc (tốc độ quy ước 100 nghìn – 300 nghìn vòng/phút).

MÁY MÀI RĂNG. Máy cắt gọt kim loại thuộc nhóm máy mài dùng để gia công tinh răng bánh răng đạt độ chính xác và độ bóng cao. Song phương pháp này so với các phương pháp cà, mài nghiền răng, hay lăn ép răng thì năng suất thấp nhất, máy phức tạp nhất. Những bánh răng mài thường dùng cho máy chính xác, máy bay, tàu vũ trụ, vv. Có hai phương pháp mài răng: phương pháp chép hình và phương pháp bao hình. Theo phương pháp chép hình thì đá mài (có dạng phay đĩa môđun) thực hiện chuyển động quay tròn, chi tiết tịnh tiến, sau mỗi lần gia công xong lại phân độ. Phương pháp này năng suất cao hơn phương pháp bao hình nhưng độ chính xác thấp hơn. Phương pháp bao hình dựa vào nguyên lí ăn khớp giữa cặp thanh răng – bánh răng mà thanh răng đóng vai trò đá mài. Gíơi hạn môđun bánh răng được mài: 0,2 – 12mm và lớn hơn. Giới hạn đường kính ngoài bánh răng được mài 5 – 500mm.

MÁY THỞ. thiết bị y học thực hiện hô hấp nhân tạo kéo dài, bằng cách bơm không khí thường hay oxi qua một ống thông vào khí quản để cuối cùng làm cho bệnh nhân tự thở lại đựơc bình thường; được dùng trong các trường hợp bị ngất, ngạt, ngừng thở (bại liệt). Thường dùng MT tự động điều khiển Engxtơrơm với tần số, biên độ, áp lực được điều chỉnh tuỳ theo tình trạng của mỗi bệnh nhân, thời gian dùng máy có thể kéo dài nhiều

Page 131: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

ngày, nhiều tháng. Trước đây, còn dùng phổi thép – kết kim loại, bệnh nhân được nằm trong đó; sự thay đổi áp lực nhịp nhàng của phổi thép duy trì các động tác thở của lồng ngực và sự thông khí nhân tạo. Nay đã bỏ không dùng.

MẮT. cơ quan để nhìn hay tiếp nhận ánh sáng. Ở động vật không xương sống, M chỉ là một cơ quan cảm thụ ánh sáng đơn giản (M đơn) nhạy cảm với hướng và cường độ ánh sáng. Động vật thân mềm bậc cao và chân đốt có M kép tạo nên hình ảnh. Ở động vật có xương sống, M cấu tạo phức tạp, liên hệ với não bằng dây thần kinh vận động. M hình cầu, ngoài có màng cứng trắng, phía trước trong suốt là màng giác. Phía trong là màng mạch mềm, có sắc tố phản chiếu ánh sán. Phía trước màng mạch làm thành mống M có thủng lỗ (hay con ngươi), qua đó ánh sáng lọt vào trong cùng của M là màng võng chứa các tế bào nhạy cảm ánh sáng (tế bào hình nón, hình que). Ở người, M (nhãn cầu) có hình cầu đường kính trước sau khoảng 24 – 25mm, khối lượng 7g và thể tích 6,5cm3. M là cơ quan tiếp xúc quan trọng với môi trường bên ngoài.

MẮT GIẢ. mắt nhân tạo, được dùng để lắp vào túi kết mạc của hốc mắt ở bệnh nhân bị teo nhãn cầu, khoét nhãn cầu vì bệnh tật hoặc chấn thương, nhằm phục hồI thẩm mỹ. MG được chế tạo từ nguyên liệu: thuỷ tinh, sứ, pha lê tráng men hoặc nhựa tổng hợp. Có MG đơn và MG kép. Tuỳ tình trạng của túi kết mạc mà bác sỹ chỉ định dùng loại MG phù hợp. Yêu cầu đối với MG: không gây phản ứng xấu ở hốc mắt, thoải mái cho người dụng: đạt yêu cầu về thẩm mỹ (giống mắt còn lại).

MẮT HỘT. bệnh viêm kết – giác mạc lây lan, mạn tính ở mặt người do Chlamydia trachomatis gây ra. Biểu hiện lâm sàng chính: thẩm lậu hột, nhú gai trên kết mạc, màng máu, nhiều khi có kèm theo hột trên giác mạc và thường kết thúc bằng sẹo. MH xuất hiện ở trẻ em 1 – 2 tuổi, lây lan qua đồ dùng chung (khăn mặt, chậu rửa mặt) và vật truyền bệnh (ruồi). Phòng bệnh MH bằng cách cải thiện vệ sinh môi trường sống, diệt ruồi truyền bệnh.Điều trị bằng thuốc sát khuẩn, chống bội nhiễm vi khuẩn và thuốc mỡ tetracycline 1% đặc hiệu chống Chlamydia trachomatis, ngày tra 1-2 lần, ít nhất trong 3 – 6 tháng.

MẮT LÁC x. Lác

MẪN CẢM. trạng thái một cơ thể, một phủ tạng hoặc một mô có thể phản ứng một cách đặc biệt (phản ứng dị ứng) khi tiếp xúc với một chất hoá học hoặc yếu tố vật lý (kháng nguyên). MC là nguyên nhân của các phản ứng toàn thân (sốc, sốt) hoặc tại chỗ (mày đay, ban xuất huyết, vàng da, vv). Là một hiện tượng miễn dịch, trong đó các tế bào lympho đóng vai trò chủ yếu.

MẤT DINH DƯỠNG. trường hợp xảy ra khi khẩu phần ăn không đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể về mặt protein – năng lượng, nghĩa là dị hoá cao hơn đồng hoá, sự tiêu hao năng lương cao hơn sự thu nhập. Trong giai đoạn đầu, cơ thể phải sử dụng dự trữ mỡ, thịt có sẵn trong người, do đó, bệnh nhân bị sút cân, sức lực giảm. Nếu tình trạng MDD kéo dài, cơ thể càng bị suy kiệt, người bệnh càng dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn.

Page 132: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

MẤT ĐIỀU HOÀ. (tk. mất phối, mất điều hoà phối), mất phối hợp trong các vận động tự chủ, nhưng lực cơ không bị suy giảm. Các động tác của bệnh nhân trở nên vụng về, thiếu chính xác. Khi bệnh nhân nhắm mắt, các rối loạn phối hợp càng tăng lên do thiếu sự kiểm ta của thị giác. Bệnh do tổn thương lan tới thân não, chủ yếu là mất cảm giác sâu làm bệnh nhân mất khả năng nhận thức vị trí không gian của thân người hoặc các đoạn chi. Nhiều nguyên nhân có thể gây MDH, chủ yếu là nhiễm khuẩn (viêm não, giang mai, vv), u tại các nhân trung ương, rối loạn tiền đình hoặc di truyền. Điều trị chủ yếu bằng chữa căn nguyên.

MẤT KHẢ NĂNG LAO ĐỘNG. Không còn khả năng lao động tạm thời hoặc vĩnh viễn do bệnh tật, tai nạn hoặc do các nguyên nhân khác. Là một vấn đề xã hội phức tạp, liên quan mật thiết tới phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, phong tục tập quán, dân số, vv.

MẤT KINH. X. vô kinh

MẤT NGÔN NGỮ. mất hoặc rối loạn sự hiểu biết và sử dụng ngôn ngữ nói và viết. Bệnh xảy ra ở một người trước đây vẫn hiểu biết bình thường về ngôn ngữ và không sa sút trí tuệ, cũng như không có bệnh gây suy giảm chức năng nghe, nhìn hoặc phát âm. Bệnh nhân mất khả năng gọi tên cả các đồ vật quen thuộc dù là bằng lời nói hay bằng chữ viết. Bệnh có biểu hiện bằng nhiều dấu hiệu: bệnh nhân hoàn toàn không phát âm được hoặc sai từ. MNN xảy ra khi có tổn thương bán cầu đại não bên trái (đối với người thuận tay phải). Đây là điểm khác với các rối loạn ngôn ngữ khác. Các bệnh nhiễm khuẩn, chấn thương, u và nhất là tai biến mạch máu não ở bán cầu trái là những nguyên nhân gây MNN

MẤT NGỦ. rối loạn giấc ngủ có tính chất chức năng làm cho không ngủ được lúc đầu buổi tối, dậy nhiều lần ban đêm và mỗi lần dậy khó ngủ lại, thao thức suốt đêm không ngủ được, vv. Nguyên nhân rất đa dạng: lo âu về gia đình, công việc, trong hoạt động xã hội; ưu tư dài ngày phối hợp với rối loạn thần kinh chức năng, suy nhược thần kinh, bệnh tưởng; làm việc quá sức, lao tâm, lao lực; uống nhiều cà phê, nước chè đặc, nhất là vào buổi tối; du lịch bằng máy bay; lạm dụng thuốc ngủ, thuốc an thần; không rèn luyện cơ thể, vv. Nhiều trường hợp đương sự ngủ đủ thời gian, nhưng dậy sớm nên có cảm tưởng là không được ngủ ban đêm. Dự phòng: nên bỏ thói quen làm việc quá khuya; nên ngủ trước mười giờ đêm; ban đêm chỉ nên làm các công việc nhẹ không phải suy nghĩ nhiều; rèn luyện cơ thể và dinh dưỡng; tim và khắc phục các nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ, đối với người cao tuổi, nên ngủ sớm, buổi trưa nằm nghỉ khoảng nửa giờ, ban đêm nếu phải dậy đi tiểu quá 5 lần thì phải đi khám, nguyên nhân ở nam giới có thể là một u tuyến tiền liệt, vv.

MẤT NƯỚC. sự giảm nước của cơ thể, có thể cấp tính hay mạn tính, thường kèm theo rối loạn cân bằng các chất điện giải (Na+, Cl-, K+, vv). MN cấp, đặc biệt ở trẻ em, dễ gây tử vong vớI các dấu hiệu: niêm mạc khô, khát nước, nước tiểu ít, sẫm hoặc không có nước tiểu, mắt trũng, khi véo da nhăn nheo rõ, chậm trở lại bình thường; thở nhanh, mạch nhanh, sút cân, vvCó nhiều nguyên nhân gây nên MN, cơ chế phức tạp, nhiều khi chưa xác định được. Một số nguyên nhân đã biết: MN do không được cung cấp đủ nước (trên sa mạc); MN do hội

Page 133: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

chứng kém hấp thu (nước đưa vào cơ thể đủ, song không đáp ứng được nhu cầu vì ruột hấp thu kém, phổ biến là mất quá nhiều nước do nôn, ỉa chảy, sốt cao), MN mạn thường gặp ở người gà, người ốm lâu ngày. Về nguyên tắc, chữa MN bằng cách bù nước (x. bù nước), điều chỉnh rối loạn điện giải. Trong MN cấp, đặc biệt trong ỉa chảy cấp, thường bù nước bằng cách uống dung dịch erosol; có thể còn dùng nước cháo loãng, nước gạo rang pha lẫn đường và muối, cho ăn muối để bù kali. Khi MN quá nhiều, có rối loạn điện giải nghiêm trọng, cần tiêm truyền tĩnh mạch…, phải đưa bệnh nhân đến cấp cứu ở các cơ sở y tế chuyên khoa

MẤT TRÍ. trạng thái bệnh lý mạn tính: suy giảm trí tuệ, bao gồm trí nhớ, sự hiểu biết, sự phán đoán, khả năng tiếp thu cái mới. Sự suy giảm này mang tính chất toàn bộ, ngày càng nặng không hồi phục và thường kèm theo mất kiềm chế cảm xúc, rối loạn tác phong nặng nề, gây trở ngại cho sinh hoạt thường ngày của người bệnh.

MẤT TRÍ NHỚ. mất trí nhớ toàn bộ hoặc một phần do bệnh hoặc chấn thương thần kinh, có thể tạm thời hoặc vĩnh viễn. MTN có thể: ngược chiều (quên những việc xảy ra trước khi bị bệnh), thuận chiều (quên những việc xảy ra sau khi bị bệnh); khu trú trong một sự vật hoặc quên cả một hệ thống; MTN trong một giai đoạn nhất định hoặc không nhận thức được các thông tin từ giác quan (mùi, vị, sờ mó vv).

MẤT TRÍ TUỔI GIÀ. mất trí xảy ra ở người già (trên 65 tuổi) do các tổn thương thoái hoá não, gây teo não, nguyên nhân hay nêu lên là xơ mạch não, vv; thường kèm theo trầm cảm, hoang tưởng, ít gặp trạng thái kích động.

MẤT TƯƠNG LỰC CƠ. hiện tượng nhẽo và doãi cơ do các tổn thương thần kinh ngoại vi, hoặc tổn thương ở thần kinh trung ương giai đoạn đầu: giai đoạn choáng tuỷ, các nơron vận động ở sừng trước tuỷ sống ngừng hoạt động khi mất các xung điều kiển từ trung ương qua đường các bó tháp, hết giai đoạn đó, nơron hoạt động trở lại, gây co cứng cơ. Cơ còn bị nhẽo ở người suy nhược, kém dinh dưỡng, nhất là trẻ em.

MẤT VẬN ĐỘNG. Tình trạng giảm, khó vận động hoặc mất hoàn toàn khả năng vận động tích cực ở từng bộ phận hoặc cơ quan (chân tay, cơ, thần kinh, bộ phận sinh dục nam, vv), do nhiều nguyên nhân khác nhau. Điều trị nguyên nhân MVĐ và kết hợp luyện tập phục hồi chức năng.

MẬT NGƯỜI. dịch được gan tiết ra từ 800 đến 1.000 ml trong 24 giờ, đưa vào tá tràng, qua ống mật. Theo hình thái, mật chia 3 loạI: A, B, C. Mật C ở gan ra, màu vàng tươi, trong và hơi quánh: Mật B ở trong túi mật, màu nâu, quánh hơn và hơi đục có thể không có hoặc có rất ít, khi tắc hoàn toàn hay một phần ống túi mật (do viêm dính quanh túi mật, quanh tá tràng; sỏi ống túi mật), có thể quá nhiều khi mất trương lực túi mật. Mật A trong ống mật chủ màu vàng; có thể không có hoặc có rất ít, khi tắc hoàn toàn hay một phần ống mật chủ (do ung thư đầu tuỵ, sỏi mật), mật A, B, C đều đục trong trường hợp nhiễm khuẩn. Tác dụng của MN: kiềm hoá môi trường ruột non, tiêu hoá mỡ (nhũ hoá, tiêu hoá, hấp thu), ngăn cản quá trình thối rữa, vv. Thành phần của MN: muối mật, sắc tố mật, bilirubin, colesteron (cholesterol), vv. Hình thái của M thay đổi: do nhiễm khuẩn (làm đục), sỏi mật, vv

Page 134: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

MÔ BỆNH HỌC. khoa học nghiên cứu những biến đổi về hình thái và chức năng của mô, tế bào trong những hoàn cảnh bệnh lý khác nhau.

MÔ THẦN KINH. loại mô cảm ứng của động vật, gồm tế bào thần kinh hay nơron, tế bào thần kinh đệm. Nguồn gốc là phôi ngoài.1/ Tế bào thần kinh: có thân chứa nhân, những nhánh bào tương mọc từ nhân ra gọi là sợI thần kinh: sợi trục và đuôi gai. Các cúc tận cùng của sợi trục chứa túi nhỏ là các túi synap. Trong hệ thần kinh, nơi nơron này bắt đầu liên lạc với nơron khác gọi là synap liên nơron. Các tế bào thần kinh có thể có một, hai hay nhiều cực.2/ Tế bào thần kinh đệm: là mô chống đỡ của hệ thần kinh có ở xung quanh khoang của trục não, tuỷ và trên mặt những nhung mao của đám rối màng mạch, tạo thành lớp biểu mô đơn. Ngoài nguồn gốc lá phôi ngoài, các tế bào thần kinh đệm còn bị xâm nhập bởi ít nhiều tế bào lá phôi giữa. Gồm tế bào biểu mô nội tuỷ, tế bào biểu mô màng mạch, tế bào biểu mô thể mí, tế bào sao, tế bào sao ít nhánh, những vi bào đệm và những tế bào đệm ngoại vi.

MÔ XƯƠNG. một loại mô liên kết thích nghi cao nhất với chức năng chống đỡ, bảo vệ các cơ quan nội tạng của cơ thể động vật. Ngoài chức năng trên, MX còn đóng vai trò quan trọng trong sự chuyển hoá một số chất, nhất là trong chuyển hoá canxi. Gồm 3 phần chính: 1/ Chất căn bản (cơ chất) nhiễm những chất đặc biệt là chất khoáng như canxi, photphat, magie, natri. Chất căn bản này chiếm 70% khối lượng xương. Những chất hữu cơ chiếm 30% khối lượng xương là mucopolisacarit, protein, các chất này rất ưa axit. 2/ Những phân tử sợi là các sợI tạo keo và tiền tạo keo. Các sợi này có tác dụng chống lại sức giằng kéo. 3/ Tế bào hình sao có nhều nhánh tiếp xúc với tế bào lân cận gọi là tế bào xương. Tế bào xương là tế bào chuyển hoá hoạt động tích cực, đảm bảo cho MX đang phát triển hay đã trưởng thành có sức sống và luôn luôn đổi mới bằng cách đắp thêm và tiêu huỷ chất căn bản xung quanh chúng. Hiện tượng này là do kết quả hoạt động của các bào quan trong tế bào xương. Ngoài ra, trong tế bào xương còn có các tiểu thể còn chứa nhiều enzim có tác dụng tiêu huỷ protein của chất căn bản. Trong xương còn có các hốc gọi là hốc tuỷ, chứa những mô liên kết đặc biệt là tuỷ xương. Có 4 loại tuỷ xương: tuỷ tạo cốt, tuỷ tạo huyết màu đỏ, tuỷ tạo mỡ màu vàng và tuỷ tạo xơ màu xám. Xt. Xương.

MỒ HÔI NẶNG MÙI. Tình trạng toát mồ hôi chứa nhiều axit béo, các trường hợp chất của amoniac, vi khuẩn, nấm, khi gặp không khí bị oxi hoá và phân huỷ, tạo nên mùi khó chịu. Nguyên nhân chủ yếu: do thể tạng, yếu tố gia đình, có khi do thức ăn (hành, tỏi, rượu), hạn chế mùi khó chịu bằng cách năng tắm giặt, tiết chế ăn uống, rắc bột phèn phi vào các kẽ da. Có thể dùng mĩ phẩm có các chất thơm làm át mùi mồ hôi; các thuốc dùng tạI chỗ tương tác vớI sự hình thành mồ hôi và có khả năng kháng khuẩn (có chứa nhôm clorua, nhôm sulfat, vv); xà phòng kháng khuẩn chữa cacbanilit, triclosan, vv.

MỔ LẤY THAI (tk. mổ tử cung), phẫu thuật mở thành bụng rồI mở tử cung để lấy thai nhi còn sống ra, khi không thể đẻ theo đường âm đạo được, do những nguyên nhân đe doạ đến tính mạng ngườI mẹ và thai nhi, vd: sản phụ bị suy tim, khung chậu hẹp hoặc ngôi thai không thuận (ngang), rốI loạn cơ co tử cung (x. vỡ tử cung) vv. Nếu MLT không phảI do nguyên nhân cơ giớI (khung chậu hẹp), kì thai sau có thể để tự nhiên được. Tuy nhiên, đẻ vớI một vết sẹo mổ cũ rất nguy hiểm và cần được theo dõi tạI bệnh

Page 135: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

viện có đủ trang bị hồI sức và phẫu thuật. Về nguyên tắc, sau MLT không nên có thai trước 3 – 5 năm và không nên MLT quá 2 lần.

MỔ XÁC. Kĩ thuật mổ ngườI đã chết ở các bệnh viện để kiểm tra chẩn đoán và quan trọng hơn là để phát hiện những bệnh và những tổn thương mà lâm sàng không chẩn đoán được hoặc bỏ sót, hoặc để tìm các nguyên nhân chết có nghi vấn (trong y pháp). Ở hầu hết các nước đã phát triển, MX là một yêu cầu bắt buộc ở tất cả các cơ sở y tế và đã giúp rất nhiều cho nâng cao chất lượng các dịch vụ sức khỏe.

MÔN HỌC VỀ SỰ CHẾT. (tk. tử học), môn học nghiên cứu về sự chết và những vấn đề liên quan tới sự chết, vd. những dấu hiệu của chết, xác định chết thật (chết não), thời điểm chết, quá trình thối rữa thi thể, khám nghiệm tử thi, vv. Trong xã hội hiện đại, MHVSC ngày càng phát triển, rất cần cho công tác giải phẫu bệnh, y pháp, khoa học hình sự…

MÔN VỊ. lỗ dưới của dạ dày thông vớI tá tràng, là vòng cơ trơn có chức năng điều chỉnh lượng thức ăn từ dạ dày xuống tá tràng (ruột non). Các bệnh thường hay gặp ở MV là hẹp MV, tắc MV: hẹp lỗ MV bẩm sinh ở trẻ sơ sinh: hẹp MV do loét dạ dày – tá tràng, ung thư dạ dày, vv. Điều trị bằng ngoại khoa theo chỉ định của thầy thuốc

MỐNG MẮT. vùng hình đĩa chứa sắc tố nằm ở phần trước của mắt động vật có xương sống và động vật chân đầu (mực, bạch tuộc). Có một lỗ ở giữa – đồng tử. MM có thể co giãn nhu màn chắn làm thay đổI kích thước đồng tử, điều chỉnh lượng ánh sáng di vào mắt. Bờ ngoài MM nốI với thể mi nằm giữa màng cứng và thể thuỷ tinh. MM nằm trong dịch thuỷ. Những phần tử nhỏ mịn của sắc tố nâu phân tán các tia sáng làm cho MM có màu xanh da trờI và các sắc tố phụ làm nó có màu xẫm, nâu hoặc các màu khác.Ở người, màu của MM thay đổi tuỳ theo chủng tộc. Ở ngườI Việt Nam, MM: một loại vòng quanh đồng tử là cơ thắt và một loại toả hình tia là cơ giãn. Khi có ánh sáng chói, hoặc nhìn gần, cơ thắt co làm đồng tử nhỏ lại để giảm lượng ánh sáng lọt vào cầu mắt. Trong ánh sáng yếu, cơ giãn làm đồng tử rộng ra để ánh sáng vào mắt nhiều hơn, các cơ này do hệ thần kinh thực vật điều khiển.

MỘNG THỊT. nếp gấp kết mạc, dày, nhiều mạch máu, có hình tam giác với đỉnh quay vào phía giác mạc và có xu hướng tiến triển, xâm nhập vào trung tâm giác mạc, thậm chí vượt qua diện đồng tử. Thường gặp MT ở góc trong nhưng cũng có khi ở phái ngoài, hoặc ở cả hai phía của mắt. MT ảnh hưởng tớI vẻ đẹp của mắt, làm giảm thị lực (do gây loạn thị và che lấp vùng đồng tử). Thường phát sinh ở những vùng khí hậu khô nóng, nắng, nhiều bụi. Viêm kết mạc mạn tính là yếu tố thuận lợi cho sự phát sinh MT. Điều trị: giữ vệ sinh mắt, dùng thuốc sát khuẩn, đeo kính. Dùng phương pháp phẫu thuật khi MT tiến triển sâu vào giác mạc, nhưng cần mổ trước khi MT che vùng đồng tử.

MỘNG TINH. X. Di tinh

MỞ KHÍ QUẢN. thủ thuật tạo ra một lỗ thủng nhân tạo ở khí quản ra cổ để người bệnh thở và có thể hút các chất xuất tiết ở phổi ra. Thường là thủ thuật cấp cứu, được chỉ định trong các trường hợp: tắc nghẽn đường hô hấp gây khó thở do u, dị vật ở họng, thanh

Page 136: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

quản; viêm phù nề hoặc có màng giả (bạch hầu); liệt thanh quản; co thắt thanh quản (vd. uốn ván); cần hút đờm giãi ứ đọng ở phế quản để khai thông đường hô hấp.

MỞ LỒNG NGỰC. thủ thuật ngoại khoa mở lồng ngực để bộc lộ các phủ tạng trong lồng ngực và trung thất. Là giai đoạn mở đầu tiếp tục tiến hành các phẫu thuật dự định về phổi, màng phổi, tim, các mạch máu lớn, khối u ở trung thất, thực quản, vv. Hai đường MLN thường được thực hiện: MLN sau – bên; MLN trước – bên. MLN sau – bên là đường mở rộng và thuận lợi để có thể tiến hành nhiều phẫu thuật trong lồng ngực hơn cả.

Từ điển Y học Việt Nam – Mục N

NAM DƯỢC THẦN HIỆU. bộ sách thuốc của Tuệ Tĩnh. Theo “Lời tựa” của hoà thượng Bản Lai, tác giả của “NDTH” là Quỳ Công. Trên bản khắc của Vương Thiên Trí chỉ có 500 phương thuốc. Hoà thượng Bản Lai đã hiệu chỉnh có 3.932 phương thuốc. Bộ “NDTH” gồm: quyển đầu ghi chép tên gọi, khí vị, chủ trị của 499 vị thuốc nam và 10 quyển tiếp ghi chép về các bệnh trúng, bệnh khí, chứng, thất huyết bệnh có đau, bệnh không đau, bệnh chín khiếu, bệnh nội thương, bệnh phụ khoa, bệnh nhi khoa, bệnh ngoại khoa (tổng cộng là 184 chứng bệnh khác nhau); mỗi bệnh đều ghi rõ nơi bị bệnh, cơ chế sinh bệnh đơn giản, các biểu hiện hiện lí đơn giản, những phương thuốc kinh nghiệm chọn lọc trong các sách và những phương thuốc truyền miệng có tác dụng chữa chứng bệnh. “NDTH” đã được Viện Nghiên cứu Đông y dịch và Nhà xuất bản Y học xuất bản lần đầu năm 1960.

NANG. tổ chức bình thường hay là sản phẩm bệnh lý, hình hơi tròn, có ranh giớI khá rõ, có thể có một thành xơ hoặc không có thành; chứa nước, chất nhày, chất bã hoặc là một tổ chức đặc1/ N lympho: những cấu trúc tròn, gồm một tâm điểm sáng tế bào lympho non (nguyên bào lympho) và một vùng ngoạI vi tốI, có những tế bào lympho trưởng thành loạI B.2/ N trứng: cấu trúc của buồng trứng, chứa một trứng (noãn) ở nhiều tuổI khác nhau cùng vớI những tế bào vệ tinh vây quanh (tế bào nang). N đặc khi còn non. N chứa nước khi trưởng thành. Ở phụ nữ trưởng thành, mỗI tháng có một N trứng chín, phóng noãn ra ngoài và được loa vòi bắt giữ cho sự thụ tinh.3/ U nang (kyste), một cấu trúc bệnh lý, thường rỗng, chứa nước hay không; hình tròn hay bầu dục, mặt trong có liên bào phủ (u nang thật) hoặc không (u nang giả).4/ U nang buồng trứng: u phát triển từ buồng trứng có chứa một dịch lỏng (có thể chứa chất đặc, thành phần của da là u nang bì hoặc chất nhầy sánh khi là u nang nhầy hay chất nước khi là u nang nước). Hình tròn hay bầu dục, kích thước có thể rất lớn, có một ngăn hay nhiều ngăn nhỏ cao quá rốn và đẩy các nộI tạng bụng ra xung quanh. Cách chữa: cắt bỏ u nang sau khi được chẩn đoán để tránh nguy cơ ung thư hoá. Mổ sớm cho kết quả tốt, thủ thuật đơn giản.

NANG GIÁP. X. Bào noãn

Page 137: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

NANG HOẢ. trạng thái một tổn thương hay dị vật được bọc trong một lớp mô liên kết khít đặc và được cách li khỏi mô xung quanh. Thường xuất hiện khi một dị vật đưa từ ngoài vào bị vùi trong cơ thể (vd. mảnh đạn bị vùi trong cơ, vv) hoặc phát sinh ngay trong cơ thể như ấu trùng sán lợn (kén ấu trùng), NH là một hình thức chống đỡ của cơ thể.

NANG LÔNG. Túi hình ống do đầu trong phình ra thành hình tròn, giữa là một nhú mô liên kết non do các tế bào biểu bì ăn sâu vào lớp bì và bao quanh chân lông. Ở đáy có các tế bào sinh lông. Xung quanh nang có các cơ để làm dựng lông và tăng sự cách nhiệt. Các mút thần kinh dính vào nang nhạy cảm với mọi sự va chạm. Tuyến bã tiết chất nhờn đổ vào NL.

NANG RĂNG. U lành tính trong xương hàm có liên quan tới răng, gồm một túi chứa dịch hoặc chất sụn, chất nhày. Có nang thân răng phát triển từ một răng ngầm (thường là răng nanh hoặc răng khôn); nang chân răng bám ở chóp răng do nhiễm khuẩn mạn tính tuỷ răng. NR có thể phá huỷ xương hàm, làm cho xương hàm sưng to, đau và hơi thở hôi kéo dài, vv. Chụp xquang giúp cho chẩn đoán. Cần phải điều trị tại cơ sở y tế chuyên khoa.

NANG TRỨNG x. Bao noãn

NÃO. phần phình rộng nhất của hệ thần kinh, nằm ở đầu trước cơ thể cùng các giác quan chính và là trung tâm điều hoà thần kinh động vật. N người có hai bán cầu N gấp nếp chiếm phần lớn bề mặt N. Lớp ngoài là vỏ N, trung tâm tổng hợp của toàn bộ hệ thần kinh và liên quan đến trí nhớ, học tập. Tiểu N nằm ở dưới hai bán cầu N phía sau của N. Vỏ N điều khiển hoạt động cơ. Cùng dưới đồi nằm sâu trung N điều khiển các chức năng trao đổi chất và hoạt động tuyến yên. N có bốn khoang rỗng là các N thất chứa đầy dịch N. Phía ngoài có ba màng N bảo vệ. Ở cá và chim, các trung tâm vận động và cảm giác chính nằm trong vùng sâu và mở rộng của bán cầu N gọi là thể vân, quyết định tính trội của tập tính bẩm sinh của chim (x. Tiểu nào; Vùng dưới đồi; Hành tuỷ; Não thất)

NÃO GIỮA. một trong ba phần chính của não, nối não trước với não sau. Có một khoang hẹp ở giữa gọi là ống não. NG là trung tâm chi phối của não cá, lưỡng cư và có thể có một thuỳ thị giác, đặc biệt đôi thùy gỗ cao và phát triển ở chim. NG ở động vật có vú kém phát triển hơn (xt. Não trước; Não sau).

NÃO SAU. Vùng nằm sau cùng của não, gồm hành tuỷ, cầu não và tiểu não (xt. Não trước, Não giữa).

NÃO THẤT. khoang não chứa đầy dịch, phia chia ra NT I và II nằm trong các bán cầu não và thông với NT III qua một lỗ nhỏ nằm ở đường giữa. NT III nối với NT IV của não sau qua một rãnh não hẹp của não trung gian, còn NT IV thông với trung tâm của tuỷ sống. Ở hai vùng có màng mỏng là các đám rối màng mạch để dịch não tuỷ được lọc từ máu và đi vào các não thất (x. Đám rối màng mạch).

Page 138: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

NÃO TRƯỚC. phần nằm ở phía trước trong ba phần cơ bản về giải phẫu học của não, gồm hai bán cầu não, đồi thị và vùng dưới đồi (x. Não sau; Não giữa).

NẠO THAI. thủ thuật lấy bào thai ra khỏi tử cung của những thai phụ không muốn có con (vd. thực hiện kế hoạch hoá gia đình) hoặc không nên có con vì có hại cho sức khỏe và nguy hiểm cho tính mạng của người mẹ (vd. bệnh tim nặng, vv). Tiêu chuẩn để thực hiện NT an toàn: thai không quá 12 tuần tuổi tính từ ngày đầu của kì kinh cuối. Có thể hút thai nhỏ hơn (chậm kinh không quá 14 ngày).

NẠO V.A (cg. nạo sùi vòm họng), thủ thuật nạo bỏ V.A, có thể được tiến hành riêng rẽ ở trẻ nhỏ hoặc đồng thời với cắt amiđan (còn gọi là hạch hạnh nhân) ở trẻ lớn và được chỉ định khi có V.A quá phát (x V.A).

NẰM BẾP. thời kỳ kiêng khem của người phụ nữ vừa mới sinh con ở nông thôn Việt Nam trước kia. Khi sản phụ đẻ, người ta nhóm một bếp lửa đặt trong buồng, cạnh giường sản phụ, vừa để độ ấm, vừa có ảnh lửa để xua đuổi xú khí , tà ma có thể làm hạI đến cơ thể còn yếu của đứa trẻ và ngườI mẹ. Từ đó mớI có từ “NB”. Thường khi NB, sản phụ phảI ăn kiêng và đựơc chăm sóc chu đáo. NgườI lạ không được vào buồng của sản phụ vì sợ những vía nặng, vía dữ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ con sản phụ.

NẮN CHỈNH. đặt trở lạI vị trí cũ một đoạn chi bị dịch chuyển khỏI vị trí bình thường (trong trường hợp gãy xương sai khớp) hoặc đặt một cơ quan trong cở thể trở lạI vị trí tự nhiên ban đầu (thận di động, lách di động, các loại thoát vị, các loại xoắn phủ tạng như ruột, tinh hoàn).

NẮN GẪY XƯƠNG. Thao tác dùng trong ngoại khoa và phục hồi chức năng để điều trị gãy xương ở chi, hoặc gãy vỡ các xương khác do tai nạn (không phải do tình trạng bệnh lý, nhằm đặt lại hai đầu xương của chỗ gãy trở lại vị trí bình thường ban đầu, để chỗ gãy liền đúng và phục hồi chức năng. Hai đầu chỗ gãy thường rời nhau, di lệch do gân cơ co kéo, gây đau, biến dạng, mất chức năng và có thể gây biến chứng tổn thương mạch máu, thần kinh do chèn ép. Hai đầu chỗ gãy nếu liền không đúng, sẽ thành can lệch, khớp giả, ảnh hưởng tới chức năng vận động của xương và chi. Để loại trừ các tác hại trên, đảm bảo phục hồi hình thái của xương, khi gãy cần nắn chỉnh hình sớm, sau khi đã kiểm tra kiểu thế di lệch. Sau khi nắn chỉnh phải cố định bằng bột, bất động một thời gian để xương liền, cần tập luyện trong và sau khi bó bột. Nếu các xương nhỏ, chỗ gãy không có di lệch, có thể dùng nẹp, bó với các loại thuốc y học cổ truyền, tránh teo cơ và có thể vận động các khớp trên và dướI chỗ gãy.

NẤC. co thắt đột ngột ở cơ hoành gây giật thành bụng và lồng ngực, co thắt thanh môn và rung giật các dây thanh, làm phát ra một tiếng động trầm. N phản ánh dây thần kinh hoành bi kích thích tự phát (N chỉ thoáng qua) hay thứ phát sau một bệnh thực thể (nếu N kéo dài). Bệnh thực thể này thường ở xung quanh cơ hoành, cũng có trường hợp N do một phản xạ xảy ra ở một bệnh có một yếu tố tinh thuần khác thường (trong bệnh viêm não dịch tễ hay viêm não ngủ lịm). Không cần chữa N thoáng qua hay chỉ cần uống một hơi cốc nước lạnh. Đối với N kéo dài và liên tục (N cụt), cần đi khám bệnh. Y học cổ truyền gọi N là ách nghịch. Chia thành N do hàn, do nhiệt, do khí uất, do thực tích ở vị,

Page 139: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

do bệnh hư lâu ngày. Cơ chế gây N là vị khí nghịch lên. Cách chữa: có thể dùng tai hồng sấy vàng, tán nhỏ uống với rượu cho các dạng N; châm cứu huyệt Cách du, Khí xá, Cụ khuyết, Nội quan, Túc tam lý, Thái xung, day ấn huyệt Nội quan, Chương môn, Cách du, bờ dưới xương sườn số 10.

NẤC CỤT x. nấc

NẤM DA. Danh từ chỉ những bệnh da ở người do các loài nấm khác nhau gây nên. Bệnh lây truyền từ người bệnh sang người lành, có thể từ súc vật sang người. Tuỳ theo sợi nấm nhiễm vào lớp nào của da, có bệnh ND ở lớp sừng (lang ben), ND ở biểu bì (nấm kẽ, hắc lào), nấm sâu (Actinomyces). Phát hiện bằng cách soi tươi nấm, cấy nấm. Thuốc trị nấm phổ biến: chữa lang ben bằng cách sáng bôi dung dịch cồn iốt – salixilic, tối bôi mỡ axit salixilic 3%, bôi liền một tháng hoặc bôi dung dịch natri hiposunfit 5%, chờ khô bôi tiếp dung dịch thứ hai có axit tactric 3%; với nấm kẽ chân có vảy, dùng dung dịch iot và natri iodua 2%, glixerin 20ml, hoặc dung dịch axit axetic 20 – 40%, bôi liền trong một tuần. Phòng bệnh: không dùng chung quần áo, chăn chiếu, tất, giầy dép; nấu quần áo, sát khuẩn giầy dép bằng dung dịch formalin 10%. Cần tiến hành các biện pháp phòng bệnh ở nhà tắm, bể bơi công cộng; thường xuyên khám phát hiện bệnh da, không cho người có bệnh sử dụng chung các công trình này; sát khuẩn các giát gỗ; chống đọng nước bẩn.

NẤM DA GÂY BỆNH. những loài nấm kỹ sinh ở thực vật, động vật. Hiện có biết 80 nghìn loài. Theo cách sử dụng chất hữu cơ làm thức ăn, nấm được chia thành hai nhó: nấm kí sinh ăn chất hữu cơ trên các cơ thể đã chết. Gĩưa hai nhóm, có nhiều dạng trung gian, được gọi là bán hoại sinh hay bán kí sinh. Nấm gây nhiều loạI bệnh cho cây: có những bệnh nguy hiểm như đạo ôn hại lúa; mốc sương cà chua, khoai tây; sưng rễ bắp cải, chết rạp thuốc lá: thán thư đay và nhiều bệnh cây rừng. Ba nguồn xuất phát của NGB cây: hạt giống, đất, tàn dư thực vật và các loại cây đang sống trên đồng ruộng. Từ những nguồn ban đầu này, nấm nhờ gió, nước, sâu bọ, con người, các loài động vật, các công cụ lao động, máy móc mang đi, lan truyền từ cây này sang cây khác. NGB vật nuôi là các loài nấm kí sinh và gây bệnh ở vật nuôi, thuộc 3 lớp: Oomycetes, Ascomyceles và Hyphomycetes.

NẤM GÂY U. bệnh nấm ở bò, do Actinomyces bovis (thụôc bộ Nấm bông Hyphomycetales) gây ra. Triệu chứng thường thấy nhất ở hàm và lưỡi. Khi bệnh ở hàm, những u rất to có thể làm bò không nhai được, răng bị rụng, con vật chết vì đói. U có lỗ rò và chứa mủ lổn nhổn. Bệnh khó chữa, con vật thường chết. Nguyên nhân là do bò ăn thức ăn cứng nhọn, làm bị thương niêm mạc miệng, nấm mốc ở rơm, cỏ khô (phơi không kĩ) xâm nhập qua vết thương vào hàm và lưỡi. Bệnh không lây nên phòng bệnh chủ yếu là loạI bỏ thức ăn cứng, nhọn, ẩm mốc.

NẤM LINH CHI. (tk. vạn niên nhung, chi linh, mộc linh chi, hổ nhũ linh chi, bất lão thảo, thần tiên thảo, đoạn thảo, nấm lim…), nhóm nấm quý họ Linh chi (ganodermataceae), sống trên cây, trên gỗ hay rễ cây mục. NLC phiên âm theo tiếng Trung Quốc là lingzhi, theo tiếng Nhật là reishi. Cho tới nay đã có 386 tên loài được ghi nhận trên toàn thế giới thuộc họ Linh chi, trong đó 221 loài được các nhà khoa học công nhận, hơn 200 loài còn lại là các loài đồng nghĩa (synonym), các loài được sắp xếp nhầm

Page 140: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

vào họ Linh chi và gần 10 loài chưa định loạI được. Các loài trên được sắp xếp vào các chi sau: Linh chi bóng (Gamoderma) vớI 166 tên (48 có thể là synonym). Hắc chỉ bào tử hình cầu (Amauroderma) với 96 tên (41 có thể là synoym). Linh chi bào tử có rãnh dọc (Haddowia) với 5 loài (2 loài có thể là synonym) và các chi Linh chi bao tử mạng lướI (Humphreya) vớI 10 loài (3 loài có thể là synonym). Linh chi hảI miên (Tomophagus) vớI 2 loài thể là synonym). Linh chi hải miên với 2 loài (1 loài có thể là synonym), Linh chi không bóng vớI 51 loài (21 loài có thể là synonym) có khi còn được một số tác giả gộp chung và chi Linh chi bóng.Đặc trưng cơ bản của NLC là có hệ sợi nấm ban đầu màu trắng, mọc ký sinh hay hoạI sinh trong cây, trong gỗ hay trên đất giầu mùn gỗ, khi gặp điều kiện thuận lợi hình thành nên quả thể nấm chất bản đến chất gỗ, có khi hoá sừng rất cứng. Chúng có thể có cuống hay không có cuống với phần thịt nấm ở trên và ống nấm ở phía dưới. NLC có bào tử đặc trưng gồm hai lớp (hình cầu đến hình trứng cụt đầu, đôi khi có các gờ trang trí theo chiều dọc hay mạng lưới đặc trưng cho từng chi). Nhóm NLC bao gồm các loài sống một năm (đơn niên) và các loài sống nhiều năm (đa niên được gọi là cổ NLC). Phân bố trên toàn thế giới nhưng phong phú và đa dạng nhất là ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.

Nhóm NLC bao gồm các loài sống kí sinh trên cây gây mục ruỗng, trên cây chết hoặc đã chặt hạ, trên rễ cây mục hoặc đất có mùn gỗ mục và thường là các loài có hệ enzim mạnh, phân huỷ gỗ cây nên mục trắng gỗ, gây hại cây rừng cũng như cây công nghiệp, cây ăn quả. Tuy nhiên, từ trước Công nguyên, NLC đã được coi là vị thuốc quý, được nhân dân Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam… sử dụng và được coi là thượng dược, có khi còn hơn cả nhân sâm. Gần đây, các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu các chất có hoạt tính sinh học của NLC, trong đó đáng kể nhất là một số polisacarit, ganodemic axit…). Các trường hợp chất trên có tác dụng kháng khuẩn, giảm cholesterol trong máu, giữ vững và tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, chống oxi hoá… Vì vậy chúng có khả năng phòng chống nhiều bệnh hiểm nghèo thuộc hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ tiêu hoá, hệ bài tiết, ung thư… cũng như tăng tuổI thọ và nâng cao trí nhớ.

Ở Việt Nam đã định tên được hơn 40 loài NLC và còn hàng chục loài khác mớI chỉ định tên được đến chi. Khu hệ NLC của Việt Nam rất đa dạng về thành phần loài và dạng sống (có loài đường kính lớn tớI 110 cm), nhiều loài rất quý hiếm có giá trị dược liệu cao cần được nghiên cứu, bảo tồn nguồn gen và sử dụng hợp lý để giữ gìn và nâng cao sức khỏe của nhân dân, xử lí môi trường và giữ cân bằng cho hệ sinh thái bền vững của đất nước.

NẤM MÓNG. (Onychomycosis), bệnh nhấm gây thương tổn ở móng tay, móng chân (có thể một, hai hoặc tất cả các móng). Do phải đi lại và dễ bị chấn thương nên móng chân bị NM nhiều hơn móng tay. Biểu hiện: mố đầu ở bờ tự do hoặc bờ bên của móng có các đốm trắng mờ đục, sau móng trở nên dễ gẫy, mủn ra, lòng móng bị thương tổn, toàn bộ móng bị biến dạng, đổi mầu vàng hoặc nâu sẫm; cạo móng làm xét nghiệm có thể tìm được nấm gây bệnh. Bệnh tiến triển dai dẳng. Điều trị lâu dài bằng các loại thuốc diệt nấm, kết hợp với bóc móng trong các trường hợp cần thiết.

NẤM NHẦY. 1/ Myxomycophyta, ngành sinh vật đơn giản mang tính chất của cả động vật và thực vật. Cơ thể có nhiều nhân, không có vách tế bào, chuyển vận theo kiểu amip tiêu hoá thức ăn, do đó có một số được ghép vào động vật nguyên sinh như Mycelozoa.

Page 141: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

Một số chỉ có vách tế bào bằng xenlulozơ được hình thành bên trong các túi bào tử là đặc tính của thực vật. Có khoảng 500 loài. Gồm có 4 lớp: Acrasiales, Labyrinthulales, Mycomycetes, Plasmodiophorales.2/ Myxomycetes, lớp lớn nhất trong ngành NN. Thể sinh dưỡng của nấm lưỡng bội và có dạng một khối sinh chất nhiều nhân (thể hợp bào) tiêu hoá thức ăn. Sinh sản bằng các bào tử có roi, được hình thành bên trong các túi bào tử. NN phát triển trên gỗ mục, lá mục trong rừng ẩm ướt. Phần lớn NN hoại sinh, một số gây hại cây trồng.

NẤM PHỔI. thuật ngữ chung chỉ những bệnh phổi ở người, động vật do các loài nấm (Candida, Geotrichum, Aspergillus, Nocardia, Actinomyces, Penicillium, vv) gây ra1. Ở ngườI, nấm có thể xâm nhập vào phổI do hít vào hoặc từ một tổn thương ở gần (thường là từ mũi, họng, mắt, miệng vv) lan tới. Không có triệu chứng lâm sàng. Xquang đặc hiệu thường dễ bị nhầm vớI các bệnh phổi – phế quản mạn tính như lao, ung thư, viêm phế quản mạn, dãn phế quản, xơ phổI thâm nhiễm mau bay. Việc chẩn đoán căn cứ chủ yếu vào kiểm tra đờm (qua soi trực tiếp hoặc nuôi cấy, tiêm truyền vào súc vật), phản ứng ngoài da. VớI các kỹ thuật miễn dịch học, có thể phát hiện kháng thể đặc hiệu và việc chẩn đoán trở nên đơn giản và chính xác hơn. NP ít chịu tác dụng của kháng sinh; trong điều trị, thường dùng amphotericin B.2. Ở động vật, NP do Aspergillus fumigatus gây ra ở chim, ngựa, bò… vì con vật hít phảI bào tử nấm trong rơm, cỏ mốc. Bệnh còn thấy ở gà, vịt con mớI nở do dụng cụ ấp có nấm. Triệu chứng : ho, chảy nước mũi, khó thở, gầy dần; xuất hiện các hang trong phổI do các sợI nấm ký sinh. Bệnh khó chữa.

NẤM TÓC. nấm gây bệnh rụng tóc lây lan. Thường gặp ở trẻ em. Có 2 loạI NT: NT do nấm Trichophyton vớI các bào tử nấm nằm thành chuỗI trong sợI tóc, trên da đầu có nhiều mảng nhỏ, tròn hay bầu dục, mầu hồng, tóc gãy cách da đầu 1 – 3cm: NT do nấm Microsporum vớI các bào tử nhỏ nằm lộn xộn ở ngoài và trong sợI tóc, trên da đầu có những mảng lớn, xám nhạt, số lượng thương tổn ít, tóc gãy cách da đầu 5 – 8cm; quanh chân tóc có bào tử nấm trắng như bột. Điều trị: dùng griseofulvin với liều 20mg cho 1 kg thể trọng: trong thời gian điều trị, cắt tóc mỗi tuần một lần; buổi sáng bôi cồn iot, buổi chiều bôi mỡ lưu huỳnh 3% và hắc ín 3%; dùng thuốc liên tục cho tới khi xét nghiệm 2 lần (cách nhau 1 tuần) cho kết quả âm tính. Phòng bệnh: tổ chức khám bệnh định kỳ vào lúc khai trường ở vườn trẻ, lớp mẫu giáo, trường học để kịp thờI cách li và điều trị trẻ em mắc bệnh; không dùng chung lược, để lẫn mũ, khăn quàng.

NGẤT. tình trạng mất tri giác đột ngột, hoàn toàn trong một thời gian ngắn, kèm theo ngừng tim tạm thời, mất mạch, mất huyết áp, sắc mặt tái nhợt, chân tay lạnh toát. Nguyên nhân: phản ứng thần kinh do một cảm xúc mạnh; sau một bữa ăn quá nhiều (bệnh nhân thấy khó chịu, nôn, vã mồ hôi và N); thay đổi tư thế đột ngột ngồi phắt dậy); bệnh tim, loạn nhịp tim, vv. N kéo dài quá 5 phút sẽ ảnh hưỡng đến việc cung cấp oxi cho não và sự hồi phục của não. Cần cấp cứu tức thời; cho bệnh nhân nằm ngửa (nằm nghiêng nếu có nôn mửa), hà hơi thổi ngạt (làm hô hấp nhân tạo), xoa bóp tim ngoài lồng ngực (chú ý tránh làm gẫy xương sườn), vv. Chuyển bệnh nhân về cơ sở y tế sau khi bệnh nhân hồi tỉnh, tim đập trở lại.

Page 142: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

NGHE BỆNH. một phương pháp khám bệnh lâm sàng trong y học: thầy thuốc dùng tai nghe hoặc dùng ống nghe áp vào vùng định khám để đánh giá tình trạng (bình thường hay bệnh lý) của cơ quan hay bộ phận cơ thể đó. Vd. Nghe tiếng thở của phổi, tiếng tim đập, tiếng tim thai, tiếng óc ách trong ổ bụng, tiếng hơi chuyển động trong ống tiêu hoá.

NGHẼN MẠCH. Tình trạng mạch máu bị tắc làm cho máu không lưu thông được. Các tác nhân có thể gây: NML: một cục máu đông từ xa theo dòng chảy tới (NM huyết khối); một bọt khí (không khí) lọt vào mạch máu (NM khí); một giọt dầu hoặc mỡ (NM mỡ). NM huyết khốI thường gặp trong các bệnh tim mạch mạn tính, đặc biệt là bệnh hẹp van hai lá, suy tim, xơ vữa động mạch. NM khí xảy ra trong các vết thương tĩnh mạch lớn như tĩnh mạch cảnh, tĩnh mạch dưới đòn hoặc do sơ xuất khi tiêm truyền để không khí lọt vào bộ tiêm truyền. NM mỡ xảy ra trong các trường hợp gãy xương lớn hoặc tiêm nhầm thuốc có đầu vào mạch máu. Vị trí bị ngọng, đau ngực. Đặc biệt, NM khí ở động mạch phổi dễ gây sốc và tử vong đột ngột. Điều trị cấp cứu bằng phẫu thuật. Trong các bệnh tim mạch, phải điều trị theo căn nguyên: có thể dùng thuốc chống đông máu khi có nhiều nguy cơ gây NM và điều kiện cho phép.

NGHÈO DINH DƯỠNG. Tình trạng ao hồ thiếu chất dinh dưỡng cần thiết cho sinh vật sống ở đó dẫn đến năng suất sinh học bị giảm sút (xt. Giàu dinh dưỡng).

NGHẸT QUY ĐẦU. quy đầu bị thắt nghẹt do bao quy đầu hẹp, bị kéo trật về phía sau của vành quy đầu, không lộn trở lại được để che quy đầu. Cần phải mổ cắt vòng thắt nghẹt ngay.

NGOẠI ĐỘC TỐ. những độc tố được vi sinh vật tiết ra bên ngoài tế bào (khác với nội độc tố là những độc tố nằm bên trong tế bào vi sinh vật, chỉ được giải phóng ra bên ngoài khi tế bào vi sinh vật bị phá huỷ). Về bản chất, NĐT là các protein có phân tử khối cao, có thể gây tử vong với liều lượng rất nhỏ, dễ bị nhiệt phá huỷ. Vd. NĐT bạch hầu, NĐT uốn ván, vv.

NGOẠI HÌNH GIỚI TÍNH. đặc điểm của động vật để thu hút cá thể khác giới tìm đến ghép đôi. Có thể ổn định cho từng giới tính hoặc chỉ xuất hiện khi đến tuổi trưởng thành thực sinh dục hoặc chỉ xuất hiện trong mùa sinh sản. Vd. Màu sắc lông, tiếng hót ở chim, chòm râu ở cá thể đực, bưới ở bò đực, vv.

NGOẠI KHOA. 1. chuyên khoa y học chuyên về các bệnh chữa bằng phẫu thuật (mổ) và bằng các thủ thuật, các biện pháp kĩ thuật NK như băng, nắn chỉnh, bó ép, chọc tháo, dẫn lưu, vv. NK còn đồng nghĩa với phẫu thuật, NK được phân chia theo nhiều cách: dựa vào nhóm tạng, cơ quan bị bệnh, bị thương phân chia thành NK chung, NK bụng, NK lồng ngực, NK tiết niệu, NK thần kinh, NK phụ sản, vv; dựa vào tác nhân gây thương tổn chia thành: NK chấn thương, NK bệnh lý, NK chiến tranh; dựa vào mục đích cứu chữa chia thành NK cấp cứu, NK thẩm mĩ, NK tạo hình, NK sửa chữa, NK bảo tồn, vv.2. Môn học trong y học cổ truyền chuyên chữa bệnh ngoài da bằng các phương pháp uống thuốc, đắp thuốc, dán cao, chích tháo, rửa, xông, thậm chí cắt bỏ tổ chức chết. Bệnh ở ngoài da thường qua 3 giai đoạn: giai đoạn đầu – độc tà kết tụ với cách chữa phải làm tiêu hoá kết tụ đó; giai đoạn giữa – độc tà hoá thành mủ, nếu vỡ mủ thì độc tố bị thải ra

Page 143: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

ngoài (cách chữa phải “nội thác” làm cho mủ tống ra ngoài); giai đoạn cuối là sinh cơ hàn khẩu với cách chữa phảI bổ dưỡng để lành vết loét. Các bệnh NK mà Tuệ Tĩnh ghi chép trong “Nam dược thần hiệu” là vô danh thũng độc, mụn nhọt, đinh độc, phụ cốt thu, ung thư ruột, ban sẩn, nang ung, huyền ung tràng nhạc, anh lựu, ổ gà, lở, lở ống chân, lở giang mai, hột xoài, hạ cam, xích bạch điển, phong cùi, gãy xương, bị thương do đụng giập, do tên đạn, mũi nhọn, bỏng, thú dữ cắn, rắn, rết, sâu độc cắn, vv.

NGOẠI KHOA DÃ CHIẾN. chuyên ngành y học quân sự nghiên cứu biện pháp cứu chữa người bị thương và các phương pháp xử lý vết thương trong điều kiện dã ngoại. Hoạt động NKDC được tiến hành trong điều kiện làm việc không ổn định, trang thiết bị y tế hạn chế; các vết thương đa dạng, cần cấp cứu khẩn trương…

NGOẠI LAI (y; tk. ngoại sinh), sinh ra từ bên ngoài cơ thể (vd. Vi khuẩn, virut, kí sinh vật, bụi, chất độc, tia phóng xạ, dị nguyên) và tác động hoặc xâm nhập vào cơ thể qua nhiều đường (hô hấp, tiêu hoá, da, niêm mạc, vv). Vì tác nhân gây bệnh chủ yếu là NL nên đề phòng bệnh, y học phải phối hợp với toàn xã hội trong việc bảo vệ, làm trong sạch môi trường sống.

NGOẠI NHÂN GÂY BỆNH. những nguyên nhân bên ngoài gây bệnh cho cơ thể. Theo y học cổ truyền, ngoại nhân là lục khí (x. Lục khí), dịch lệ (cũng gọi là ngoại tà). Ngoại nhân gây được bệnh khi sức tấn công của ngoại tà vượt sức chống đỡ của cơ thể (chính khí), có thể biểu hiện là sự cân bằng giữa con người và thiên nhiên bị phá vỡ. Ngoại tà mạnh hơn chính khí trong các trường hợp: khí hậu trái thường (đang mưa lại khô hạn, đang lạnh lạI nóng và ngược lại); tà khí có sức tấn công lớn hơn như nóng gắt, gió rét đậm, quá ẩm thấp, dịch lệ lan tràn (chứng vừa làm suy yếu chính khí, vừa tấn công trực tiếp vào cơ thể); do mệt nhọc, ốm yếu, trác táng, bệnh tật, cáu giận, buồn rầu… làm chính khí suy yếu. Khi sức chống đỡ của cơ thể giảm sút, tuy sức tấn công của ngoại tà vẫn như cũ song nó vẫn đủ sức vượt qua để xâm nhập vào cơ thể. Ngoại tà được chia làm dương tà (phong, thử, táo, hoả, dịch lệ) và âm tà (hàn, thấp). Dương tà khi gây bệnh thường làm tổn thương phần âm (tân, âm dịch, huyết, kinh dương) và thể hiện bằng chứng âm, hàn. Nói chung bệnh ở phần dương là bệnh nhẹ, bệnh ở phần âm là bệnh nặng.Khi sức chống đỡ của cơ thể (chính khí) phục hồI và mạnh dần, sức tấn công của ngoạI tà yếu dần thì ngoại tà sẽ bị đẩy ra ngoài theo đường mồ hôi, đạI tiện, tiểu tiện… tuỳ theo vị trí bị bệnh. Nếu sức chống đỡ suy kiệt và sức tấn công của ngoạI tà vẫn mạnh thì ngườI bệnh sẽ chết.

NGOẠI TÂM THU. Co bóp tim đến sớm, có thể xuất hiện mau hay thưa và làm cho nhịp tim và mạch trở nên thất thường (loạn nhịp). NTT không phát sinh từ nút xoang như bình thường, mà có thể phát sinh từ tâm nhĩ, tâm thất hoặc bộ nối. NgườI bệnh có cảm giác tim đập mạnh hoặc hẫng trong lồng ngực. Nguyên nhân: bệnh ở tim (NTT báo hiệu bệnh đang diễn biến); vữa xơ động mạch (ở ngườI cao tuổI); ngộ độc thuốc digital. NTT gặp ở người trẻ tuổi không có bệnh tim, thường do trạng thái dễ cảm xúc; lạm dụng các chất kích thích (rượu, cà phê, thuốc lá); nói chung lành tính, khỏi sau vài ngày.

NGÓN. một bộ phận của chi, điển hình ở động vật bốn chi có năm N. MỗI N gồm một số xương nhỏ (đốt N). Các nhóm động vật khác nhau có sự tiêu giảm hay biến đổI so với

Page 144: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

trường hợp điển hình. Ở một số loài, có thêm móng hoặc guốc ở đầu N (xt. Chi năm ngón; Ngón chân cái; Ngón tay cái).

NGÓN CHÂN (Artiodactyla), bộ động vật có vú, gồm các loại có ngón guốc chân. Trọng lượng cơ thể chỉ dần vào ngón chân thứ ba và bốn, hai ngón ngày phát triển bằng nhau. Ngón thứ hai và thứ năm nhỏ, không có ngón thứ nhất. Các thú NC lớn ăn cỏ là trâu, bò, cừu, dê, nai, sơn dương, lạc đà, hươu cao cổ. Việt Nam có 12 loài thú NC quý được ghi vào “Sách đỏ”. Xt. Ngón lẻ.

NGÓN CHÂN CÁI. Ngón thứ nhất của chân sau ở động vật bốn chi. Trên bàn chân năm ngón điển hình. NCC có hai đốt, song ở một số động vật có vú hoặc tiêu giảm và biến đổI, vd. thỏ không có NCC. Ở đa số loài chim, ngón này hướng thẳng về phía sau để thích ứng với việc đậu trên cành cây.

NGÓN LẺ (Perissodactyla), bộ động vật có vú gồm các loài có ngón guốc lẻ như ngựa (một ngón), tê giác (3 ngón). Ngón giữa đỡ toàn bộ trọng lượng cơ thể. Ngón chân được bọc trong tấm sừng cuốn thành ống để bảo vệ. Môi thích nghi với việc nhổ cỏ, răng cửa rất khỏe để gậm, răng hàm và răng trước hàm thích nghi để nhai. Dạ dày đơn giản. Sự tiêu hoá xenlulơzơ diễn ra trong ruột thừa nhờ vi khuẩn cộng sinh. Ở Việt Nam có loài heo vòi (Tapirus indicus), tê giác hai sừng (Dicerorhinus sumartrensis) và tê giác một sừng (Rhinoceros sondaicus) được ghi vào “Sách đỏ”. Xt. Ngón chẵn.

NGÓN TAY CÁI. Ngón thứ nhất chi trước ở động vật bốn chi. Trên bàn tay năm ngón điển hình, NTC có 2 đốt, song cũng có nhiều biến đổI ở động vật có vú, thậm chí tiêu giảm hoàn toàn. Ở ngườI và vựon ngườI, NTC nằm đốI diện vớI các ngón khác và nhờ đó có thể cầm nắm được dễ dàng.

NGÓN TAY DÙI TRỐNG. biến dạng của các ngón tay: đốt cuối ngón tay bè to, móng tay cong vòng, úp xuống, hình mỏ vẹt, khiến ngón tay trông như một cái dùi trống. Gặp chủ yếu trong những bệnh nung mủ phổi kéo dài, dãn phế quản, apxe, lao mạn tính, ung thư phế quản – phổi và trong cả một số bệnh tim mạch, bệnh do amip, bệnh do polip ruột.

NGỌNG. 1/ hiện tượng rối loạn phát âm, xét về mặt ngôn ngữ học bệnh lý, cũng thuộc chứng thất ngôn mà nguyên nhân là sự tổn thương của hệ thống thần kinh trung ương hoặc các khuyết tật của bộ vị cấu âm. Hiện tượng không phát âm được các âm đầu của âm. Hiện tượng không phát âm được các âm đầu của âm tiết tiếng Việt, không phát âm được các âm mũi hay ngược lại chỉ phát âm được âm mũi và mũi hoá, hoặc không phân biệt được âm mũi và mũi hoá, hoặc không phân biệt được hai phụ âm n/l do bệnh lí đều bị coi là N.2/ Theo quan niệm thông thường, một hiện tượng phát âm chệch chuẩn chung, mà nguyên nhân chủ yếu là do cách phát âm địa phương ở một vài nơi thuộc phương ngữ Bắc Bộ.Xét về mặt hệ thống, đó là những chuẩn mực ngữ âm địa phương, nhưng không phù hợp với chuẩn mực ngữ âm chung của tiếng Việt. Đó là hiện tượng N mang tính chất ngôn ngữ học xã hội.

Page 145: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

NGỘ ĐỘC. (tk. Trúng độc) 1. Trong y học, NĐ là hiện tượng rối loạn hoạt động sinh lý của cơ thể do tác dụng của chất độc; là một nhiễm độc bất ngờ (xt. Nhiễm độc) xảy ra ngoài ý muốn của nạn nhân, coi như một tai nạn, một biến cố. Thường gặp NĐ do nghề nghiệp (vd. NĐ chì), do môi trường bị ô nhiễm, nọc độc của động vật cắn, dùng thuốc quá liều quy định (NĐ do nghề nghiệp (vd. NĐ chì), do môi trường bị ô nhiễm, nọc độc của động vật cắn, dùng thuốc quá liều quy định (NĐ thuốc ngủ, opi), thức ăn độc hoặc nhiễm khuẩn (NĐ nấm, sắn…), cố tình tự sát hoặc bị đầu độc. Tình trạng NĐ nặng, nhẹ tuỳ thuộc vào bản chất của chất độc. Hoà tan phân tán trong cơ thể, liều lượng bị nhiễm, tình trạng sứ ckhỏe bệnh nhân. Các hiện tượng rốI loạn sinh lý thường biểu hiện ở hệ thần kinh, hệ tim mạch, hệ máu, hệ tiêu hoá, hệ hô hấp. Cấp cứu khi NĐ: cần loạI chất độc khỏI cơ thể càng nhanh càng tốt, phá huỷ và trung hoà chất độc, điều trị các rốI loạn sinh lý, nâng cao sức khỏe đề kháng của cơ thể. Kiểm nghiệm chất độc là công tác quan trọng, khẩn trương giúp việc điều trị xử lý khi NĐ. Xt. Ngộ độc thức ăn; Ngộ độc thuốc.2/ Trong thú y, NĐ là hậu quả của việc đưa một chất độc vào cơ thể vật nuôi hoặc trực tiếp, hoặc qua thức ăn. Vật nuôi có thể bị NĐ do nhiều nguyên nhân: ăn phảI cây cỏ độc ngoài bãi chăn (rau quyết, cỏ tháp bút đầm lầy, cỏ gà nước…), dùng thuốc quá liều, dùng thức ăn không đúng (NĐ muốI, NĐ vì thức ăn mốc…). Triệu chứng NĐ thường là viêm dạ dày, viêm ruột , rốI loạn thần kinh, vv. Cách chữa: làm cho cơ thể vật nuôi ngừng hấp thụ chất độc, thảI chất độc ra ngoài, dùng thuốc giảI độc đặc hiệu cho từng loạI chất độc.

NGỘ ĐỘC BOTULIN (L. botulus), bệnh do độc tố của trực khuẩn Clostridium botulinum tiết ra trong thực phẩm gây ra. Độc tố này có tác động chọn lọc vớI hệ thần kinh trung ương: các triệu chứng thường xuất hiện nhanh chóng trong vòng 12 – 36 giờ sau khi ăn phải thực phẩm nhiễm độc, gây liệt dây thần kinh và tử vong do liệt hô hấp. Trực khuẩn C botulinum phát triển trong thực phẩm bảo quản không đúng cách, nhất là đồ hộp tiệt khuẩn không kỹ, cá ướp muối, xúc xích, giăm bông. Độc tố có phần nào không bền với nhiệt và sẽ bị tiêu huỷ khi nấu. Nguồn thực phẩm bị nhiễm độc có thể gây ngộ độc cho nhiều người.

NGỘ ĐỘC BRÔM. trạng thái bệnh lý do brom gây ra hơi brom vớI nồng độ thấp trong không khí gây kích ứng niêm mạc, làm chảy nước mắt, ho, chóng mặt, đau đầu, chảy máu mũi; với nồng độ cao gây viêm khí quản, có thể làm ngạt thở, gây tím tái và chết; brom lỏng dính vào da gây bỏng, loét. Khi có triệu chứng ngộ độc, lập tức phảI rửa mắt, mũi, súc miệng bằng dung dịch natri hidrocacbonat loãng 1%, uống sữa nóng, cà phê nóng. Rửa chỗ bỏng trên da nhiều lần bằng nước, rồi bằng dung dịch natri hiđrocacbonat 2%. Khi làm việc với brom, phải tiến hành trong tủ húg, đeo kính và găng tay cao su (nồng độ giớI hạn cho phép của hơi brom trong khi khí là 0,002 mg/l không khí)

NGỘ ĐỘC THUỐC. tình trạng nhiễm độc bất ngờ trong sử dụng thuốc, nhất là trong hoàn cảnh tự dùng thuốc. NĐT có thể nặng hay nhẹ, xuất hiện sớm hay muộn, tiến triển nhanh, cấp tính (các thuốc độc bảng A) hay lâu dài, mạn tính có khi khó phát hiện (các thuốc độc gây nghiện thuộc bảng B). Xt. Ngộ độc; Nhiễm độc.

NGỘ ĐỘC THỨC ĂN. bệnh xuất hiện do ăn phảI thức ăn có chất độc (cây độc, nấm độc, độc tố của vi khuẩn, hợp chất hoá học…), các triệu chứng thường xuất hiện nhanh chóng trong vòng 12 – 36 giờ, biểu hiện bằng dấu hiệu nôn, ỉa chảy, có khi liệt dây thần

Page 146: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

kinh, tụt huyết áp (x. Ngộ độc). NĐTÂ thường gây bệnh hàng loạt cho nhiều người cùng ăn một nguồn thực phẩm tồn trữ không đúng cách như đồ hộp tiệt khuẩn không kỹ, cá ướp muối… có thời gian nung bệnh giống nhau.

NGỘ SÁT. lỡ làm chết người, không có chủ ý. NS xảy ra trong những tình huống như: cha mẹ, người lớn đánh trẻ con nhằm dạy bảo, không may trúng phải chỗ hiểm, đi săn bắn chim, thú lỡ bắn nhầm phải người; ném đá, bắn vào nơi tưởng là an toàn, song lại gây chết người. NS là tội vô ý làm chết người, được quy định tại điều 98 Bộ luật hình sự.

NGÔI THAI. phần thai nhi trình diện ở eo trên của khung chậu và sẽ lọt trước tiên vào con đường sinh dục của sản phụ, mà ngón tay người đỡ sẽ sờ thấy khi khám qua lỗ tử cung. Vd. nếu phần chỏm của đầu thai nhi lọt trước tiên thì ngón tay người đỡ sẽ sờ thấy xương chẩm hoặc thóp sau của đầu thai nhi qua lỗ tử cung đang mở (gọi là ngôi chỏm). Trong sản khoa, có thể gặp; ngôi chỏm; ngôi mông (sờ thấy hai mông thai nhi); ngôi trán, ngôi mặt.

NGÔN NGỮ. 1. Hệ thống tín hiệu quan trọng và độc đáo nhất trong giao tiếp của loài người; là phương tiện để biểu hiện và phát triển tư duy, bảo lưu và chuyển giao có hiệu lực nhất các truyền thống lịch sử – văn hoá của một dân tộc.2. Vốn tri thức, tầm hiểu biết về tiếng mẹ đẻ và sự am hiểu văn hoá của một cá nhân thể hiện qua cách dùng NN trong đời sống hàng ngày và trong tác phẩm văn học. Vd. NN Nguyễn Du, NN Nguyễn Tuân, NN Hồ Chí Minh.3. Phương tiện giao tiếp trong các cảnh hướng, môi trường không sử dụng được ngôn ngữ lời nói. Vd. Ngôn ngữ động vật, ngôn ngữ cử chỉ, ngôn ngữ máy tính, vv.

NGÔN NGỮ NGÓN TAY. Phương tiện giao tiếp của những người câm điếc bằng cách sử dụng các ngón tay. Mỗi một ngón tay đối với vị trí chung của cả bàn tay được ứng với một chữ cái trong hệ chữ viết thông thường. NNNT cũng được sử dụng trong việc dạy những người câm điếc.

NGỦ. trạng thái sinh lý bình thường, có tính chu kì để giảm phản ứng đối với các kích thích ở động vật có xương sống. Ở người, giấc N là tình trạng sinh lí đặc trưng bởi sự ngừng tạm thời chức năng thức tỉnh của não, gây nên bởi sự ức chế lan tỏa, xảy ra từng chu kì ở vỏ não và các trung tâm dưới vỏ. Sự ức chế này có tính chất bảo vệ, giúp cho các nơron cũng như nhiều cơ quan khác đựơc nghỉ ngơi, phục vụ sự cân bằng môi trường bên trong.. Khả năng thức tỉnh trở lạI là điều kiện để phân biệt giấc ngủ vớI hôn mê hoặc với thôi miên. Trong 24 giờ, nhu cầu N giảm dần theo tuổi: trẻ sơ sinh hầu như ngủ suốt ngày, trẻ còn bú N tới 18 giờ, người lớn từ 6 – 9 giờ, người già ngủ ít hơn và thức nhiều lần. Khi N, trương lực cơ giảm, thân nhiệt hạ, vv. Gíâc N còn là thời gian xảy ra các hoạt động tiềm thức (chiêm bao). Trung tâm chi phối sự thức tỉnh là thể lưới nằm trong nhân não. Khi thể lưới bị ức chế, trạng thái thức tỉnh giảm đi gây ra giấc N.

NGỦ ĐÔNG. trạng thái ngủ mà hệ số trao đổI chất giảm xuống tốI thiểu, cho phép các loài thú sống qua giai đoạn nhiệt độ thấp và khan hiếm thức ăn kéo dài. Lượng mỡ dự trữ cung cấp năng lượng đủ để cho cơ thể có thể hoạt động chậm chạp và duy trì nhiệt độ cơ thể có thể hoạt động chậm chạp và duy trì nhiệt độ cơ thể con vật cao hơn nhiệt độ môi

Page 147: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

trường. Một số loài dơi thì thức dậy và kiếm ăn trong những ngày nóng. Độ dài ngày và khan hiếm thức ăn kích thích cơ thể NĐ, nhưng ở động vật vùng ôn đớI và hàn đớI thì yếu tố kích thích là lạnh. NgườI ta đã phát hiện hocmon NĐ nhưng chưa tách chiết được. Khi NĐ kết thúc, nhiệt độ cơ thể lạI tăng lên nhanh chóng. Ở côn trùng, có hiện tượng tình dục tương tự như NĐ nhưng có trường hợp kéo dài hàng năm. Xt. Đình dục.

NGỦ GÀ. trạng thái ngủ không sâu, không thật thực, không thật ngủ.

NGỦ HÈ. trạng thái nghỉ của một số động vật kéo dài trong mùa hè hay mùa khô nóng. Vd. Cá phổi vùi mình trong bùn lầy để chống lại thời kỳ khô cạn của thuỷ vực.

NGỦ LỊM. trạng thái ngủ rất sâu và liên tục, rất khó tỉnh. Khi bị đánh thức, bệnh nhân nói nhưng không nhớ câu mình đã nói.

NGỦ RŨ. trạng thái bệnh lý muốn ngủ, có xu hướng không chống lại được giấc ngủ. Đến từng cơn đột thường phối hợp với cơn ngủ khuya, ngủ gục. Thường là hậu quả của u não, giang mai não, chấn thương sọ não, béo bệu, đái tháo đường, động kinh, vv

NGŨ QUAN. Năm giác quan của con người, bao gồm: tai (thính giác), mắt (thị giác), mũi (khíu giác), lưỡi (vị giác), da (xúc giác); giúp cho con người nhận biết về bên ngoài bằng cách nghe, nhìn, ngửi, nếm và sờ mó tiếp xúc. NQ cũng giúp người thầy thuốc lâm sàng tìm ra các dấu hiệu bệnh lý ở ngườI bệnh để chẩn đoán, phòng và chữa bệnh.

NGŨ TẠNG. Danh từ Đông y chỉ 5 tạng trong cơ thể: tâm, can, tì, phế, thận. Một số học giả đối chiếu với giải phẫu học hiện đại, gần các tạng với các cơ quan cụ thể (tim, gan, lách, phổi và thận). Quan niệm này tất nhiên chưa hoàn toàn phù hợp với tư duy trừu tượng và khái quát hoá của y học cổ truyền.

NGUỒN GEN. tất cả các giống, nòi, dòng, quần thể cây trồng, cây rừng, vật nuôi, thuỷ sản, vv, hiện có, duy trì từ các cơ sở giữ giông và được nhân lên trong điều kiện khác nhau ở các cơ sở sản xuất giống. NG gồm cả những giống địa phương, giống hoang dạI còn ít được sưu tầm, nghiên cứu, nhưng có thể chứa nhiều gen quý cho chọn lọc và lai tạo giống mới. NG có thể được sưu tầm theo chuyên ngành: NG động vật, NG thực vật, NG cây trồng, vv.

NGUỒN GỐC SỰ SỐNG. Quan niệm hiện đại xem sự phát sinh sự sống là quá trình phức tạp hoá các hợp chất của cacbon, dẫn tới sự hình thành các đại phân tử protein và các nucleic làm thành một hệ tương tác có khả năng tự phân đôi, tự đổi mới. Qua trình này gồm 2 giai đoạn chính: a/ Tiến hoá hoá học là qúa trình tiến hoá các phân tử chất hữu cơ, từ những phân tử đơn giảm đến các đạI phân tử rồi đến các hệ đại phân tử đơn giản đến các đạI phân tử. b/ Tiến hoá tiền sinh học là giai đoạn hình thành mầm mống những cơ thể đầu tiên, gồm 2 giai đoạn nhỏ là sự tập trung các chất hữu cơ hoà tan thành các coaxecva và sự hình thành đạI phân tử có khả năng tự nhân đôi, tự đổI mới. Các thực nghiệm của Redi (F. Redi; thế kỉ 17) và Paxtơ (L. Pasteur; thế kỉ 19) đã chứng minh được rằng sự sống không thể xuất hiện từ các chất hữu cơ hoà tan tạo thành các coaxecva trong điều kiện như hiện nay.

Page 148: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

NGUYÊN BÀO LYMPHO. Các tế bào giầu bào tương, được biệt hoá nên các tế bào bạch cầu T đã bị kích thích do kháng nguyên.

NGUYÊN BÀO THẦN KINH. Các tế bào trong phôi động vật, trực tiếp phân hoá thành tế bào thần kinh. Khác với các tế bào khác của ống thần kinh ở động vật có xương sống hoặc bất kì tế bào nào của phôi động vật. NBTK cũng có thể biến thành hoặc sinh ra tế bào thần kinh nhờ phân chia nguyên bào không đều.

NGUYÊN BÀO TINH. tế bào sinh sản ở tinh hoàn, nằm ở biểu mô nấm, trải dài trong các ống sinh tinh. Qua các giai đoạn số lượng được nhân lên và sinh trưởng, chúng trở thành các tinh bào (x. Phát sinh tinh trùng)

NGUYÊN BÀO TRỨNG. (tk. Noãn nguyên bào). 1. Một tế bào trong buồng trứng của động vật, sau một giai đoạn phân chia và sinh trưởng sẽ cho tế bào trứng (x. Phát sinh trứng). 2. Cơ quan sinh dục cái của một số nấm và tảo mà về hình dạng, kích thước hoàn toàn khác với cơ quan sinh dục đực. 3. Túi bào tử của sinh vật đơn bào có chứa vài tế bào đơn bộI không di động được (bào tử). Nó có thể được phóng ra ngoài như ở Ficus hoặc nằm trong NBT như Phyhium.

NGUYÊN BÀO XƯƠNG. (tk. tạo cốt bào), các tế bào tạo nên các lớp xương trong giai đoạn sớm của quá trình hình thành xương. Lúc đầu các tế bào này nằm ngoài sụn phôi hoặc màng, sau khi các cấu trúc này bị các tế bào huỷ xương (huỷ cốt bào) ăn mòn thì NBX cùng mạch máu lẫn vào trong tạo nên các thớ xương. Sau đó NBX bám vào các cấu trúc vĩnh viễn của xương và trở thành các trung tâm hoá xương nằm giữa các tâm xương là các tế bào xương. Xt. Xương; Tế bào huỷ xương; Tế bào xương.

NGUYÊN ĐƠN THẬN. (protenephridium), cơ quan bài tiết của một số động vật không xương sống như giun dẹp, luân trùng và một số loài giun đốt. Gồm tế bào ngọn lửa thông vớI các ống dẫn chất bài tiết (tế bào ngọn lửa lọc và chứa vào xoang) và thải ra ngoài.

NGUYÊN HỒNG CẦU. một loại tế bào nằm trong tuỷ xương đỏ sinh ra hồng cầu. NHC là các tế bào không màu, có nhân và có khả nâng phân chia. Ở động vật có vú bậc cao, chỉ gập NHC trong máu ngoại vi trong các trường hợp bệnh lí. Ở động vật có vú bậc thấp, NHC và hồng cầu cùng có trong máu. Xt. Hồng cầu.

NGUYÊN NHÂN BỆNH. những yếu tố, tác nhân tác động vào cơ thể người, sinh vật gây nên bệnh. Chia 2 loại: nguyên nhân bên ngoài (vật lý, hoá học, chấn thương, vi khuẩn, môi trường…); nguyên nhân bên trong (nội tiết, di truyền, bẩm sinh). Trong quá trình dự phòng và điều trị một bệnh, việc xác định nguyên nhân là cần thiết.

NGỰ Y. thầy thuốc thời xưa làm nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho vua chúa phong kiến, thường được lựa chọn theo tiêu chuẩn rất chặt chẽ về y thuật và y đức phong kiến.

NGỨA. triệu chứng cơ năng chung cho nhiều bệnh: bệnh da, bệnh dị ứng, bệnh nội tạng, bệnh nộI tiết, thần kinh, tâm thần, rối loạn chuyển hoá, bệnh về máu, vv (vd. Chàm, mày đay, đái tháo đường, thiểu năng gan, tăng bạch cầu). Ngoài dấu hiệu chính thường có vết

Page 149: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

xước da, dấu hiệu ở da do gãi (da dày, thâm lại, nếp da nổi rõ như kẻ ô), móng tay dày, bóng do gãi nhiều; bệnh nhân mất ngủ, sức khỏe giảm sút. Phải điều trị căn nguyên kết hợp vớI làm dịu N; tránh ăn các chất kích thích mạnh.

NGỰC. 1. Phần cơ thể nằm giữa cổ và bụng, được giới hạn ở xung quanh bằng cột sống, các xương sống, ngăn cách với ổ bụng phía dưới bởi cơ hoành và thông với đấy cổ ở phía trên bởi lỗ trên lồng ngực. Khoang ngực chứa tim, phổi, trung thất, tuyến ức, nhiều dây thần kinh, mạch máu lớn, thực quản. Lồng ngực có thể bị biến dạng do các bệnh: hen, khí thũng (N hình thùng), còi xương, suy dinh dưỡng (N nhô như ngực gà), lao phổI (N lép, N ômêga). Các chấn thương lồng ngực thường rất nặng do chấn động và thương tổn của các nộI tạng ở bên trong.2. Ở động vật chân đốt, N nằm giữa đầu và bụng. Ở côn trùng, N có 3 đốt, mỗi đốt có 4 tấm biểu bì bao bọc, các đốt ngực mang các đôi phần phụ vận động, chân và cánh (xt. Đầu ngực).

NGƯỜI CHO MÁU. ngườI cung cấp máu để truyền cho các bệnh nhân. Một người lớn nặng 60kg, có khoảng 4,5 lít máu lưu chuyển trong cơ thể, có thể cho 0,5 lít máu để truyền cho một người khác mà không ảnh hưởng gì đến sức khỏe, khả năng làm việc và hoạt động. Những người huyết áp cao, muốn giữ cho huyết áp được ổn định, thường vẫn cho máu, một năm hai lần. Một người Việt Nam nặng 50 kg có thể cho máu mỗi lần 300 – 350 ml mà không sợ bị ảnh hưởng gì xấu đến sức khỏe, một người nặng 40kg có thể cho mỗi lần 200 – 250ml. Để đảm bảo an toàn cho NCM cũngnhư người nhận máu, bao giờ cũng phải khám kĩ sức khỏe NCM về các mặt (lâm sàng và các xét nghiệm), để xác định rõ nhóm máu và biết chắc không có các yếu tố lây bệnh cho ngườI nhận máu, vd. Virut HIV, viêm gan B, kí sinh trùng sốt rét…

NGƯỜI NHẬN MÁU. bệnh nhân bị thiếu máu toàn bộ hay từng phần (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, huyết tương các yếu tố đông máu); cần được truyền lượng máu thiếu hoặc từng phần thiếu hụt để phục hồI sức khỏe, tuỳ theo chỉ định của thầy thuốc. Trước khi truyền máu, cần xác định kĩ nhóm máu của NNM và kiểm tra kĩ máu sẽ truyền để biết chắc chắn là phù hợp về nhóm máu và NNM không bị lây bệnh do truyền máu.

NHA CHU VIÊM. X. Suy nha chu

NHÀ HỘ SINH. Cơ sở y tế (công hoặc tư) làm dịch vũ đỡ đẻ. Ở Việt Nam, trước năm 1960, NHS có chức năng đỡ đẻ thường và do nữ hộ sinh phụ trách., Hiện nay NHS quận, thị xã có bác sỹ chuyên khoa phụ sản phụ trách nên chức năng được mở rộng hơn gồm: quản lí thai sản, đỡ đẻ thường; làm công tác bảo vệ bà mẹ và trẻ sơ sinh; công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình. NHS xã cũng làm những chức năng trên trong phạm vi địa phương nhưng không đỡ đẻ khó.

NHÀ XÁC. Nơi tạm bảo quản tử thi. Có NX thành phố, NX bệnh viện, vv. Ngoài phòng để xác, thường có phòng để tiến hành việc khâm liệm và làm các nghi thức tang lễ tuỳ theo phong tục, tập quán mỗi nước. Ở những cơ sở y tế hiện đại, tử thi được bảo quản trong phòng lạnh. Ngoài ra, ở các bệnh viện của hầu hết các nước phát triển còn có một

Page 150: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

cơ sở để khám nghiệm tử thi, khi việc khám nghiệm đã trở thành một yêu cầu bắt buộc trước khi khâm liệm. Xt. Tử thi.

NHAU. X. nhau thai

NHAU BONG NON. Bánh rau bị tách rờI khỏI thành từ cung trước khi sổ thai vì một nguyên nhân nào đó có thể do chấn thương va chạm vào thành bụng. Tuỳ theo tình trạng nhau bong ít hay nhiều, sẽ gây suy thai nhẹ, nặng hay chết thai. NBN chưa rõ nguyên nhân, thường gặp ở thai phụ bị nhiễm độc thai nghén và ở ngườI bị huyết áp cao. Dấu hiệu: thể nhẹ hoặc trung bình – thai phụ có thể thấy ra ít máu đen đau bụng nhiều, kèo theo sốt nặng, sờ nắn vào bụng thấy tử cung co cứng liên tục và to lên nhanh. Thai thường bị chết rất nhanh, thai phụ ở tình trạng rất nguy kịch, có triệu chứng sốc và nhiễm độc phối hợp. Cần được xử trí cấp cứu.

NHAU THAI. (tk. Bánh rau, rau), cơ quan bảo đảm mối liên hệ giữa cơ thể mẹ với phôi thai trong quá trình phát triển cơ thể non trong dạ con. Qua NT, phôi thai có thể hấp thụ các chất dinh dưỡng và oxi từ máu của cơ thể mẹ, bài xuất được khí (chủ yếu là CO2) và các chất bã, sản phẩm của trao đổi hocmon quan trọng. Ở động vật có vú, NT được tạo bởi các lông nhung và mô của thành dạ con.NT người ở ngoài có hình đĩa, phần trung tâm dày nhất khoảng 3 – 4cm, phần ngoại biên mỏng, đường kính khoảng 18cm; nặng bằng 1/6 – 1/7 trọng lượng thai nhi (khoảng 450 – 500g). Mặt quay về phía mẹ xù xì có các múi nổi lồi, được giới hạn bằng các rãnh sâu; trong các múi có các nhung mao, chứa các mao mạch của thai nhi; máu của thai nhi tiếp xúc với máu mẹ chứa đựng trong các hố huyết và được coi al2 nhúng trong máu mẹ, nhưng màng nhung mao rất mỏng, có thể để lọt vào trong máu thai nhi các chất dinh dưỡng, oxi và cả các yếu tố có hại như virut, độc tố và thải loại khí cacbonic (C02), các chất thải nitơ… từ máu thai nhi vào trong máu mẹ.Tuỳ theo mỗi dân tộc mà có tập quán riêng đối với NT. Vd. người Việt Nam quan niệm NT là một phần cơ thể của đứa trẻ, nên có tục chôn NT. Người ta bỏ NT vào cái nồi đất, rồi đậy kín đem chôn. NT phải chôn thật sâu để tránh cho đứa trẻ buồn nôn, lại tránh chon nôi giọt nước mái hiên để đứa trẻ khỏi toét mắt…Vì tục này mà ở người Việt có câu: “nơi chôn rau cắt rốn”, tức nơi sinh ra mình. Người Mơ Nông chôn NT, để trong vỏ quả bầu khô. Người Thái bỏ vào ống tre, treo lên cây trong rừng cấm để báo với Then (trời) biết là có một con ngườI đã sinh ra. Người Mường cũng chôn NT. Người, Tày bỏ NT vào trong hũ, treo lên cây trong rừng.

NHAU TIỀN ĐẠO. bán nhau bám ở vị trí bất thường (bình thường khi có thai, nhau bám ở phía đáy tử cung). Nếu có một nguyên nhân bất thường nào đó như tử cung dị dạng, tử cung có u xơ, người có thai nhiều lần, thai sinh đôi, sinh ba, người có tiền sử nạo hút nhiều lần: bánh nhau bám ở đoạn phủ lên lỗ trong cổ tử cung (NTĐ trung tâm). Các dấu hiệu: chảy máu qua âm đạo (băng huyết) vào ba tháng cuối; máu ra tự nhiên, từng đợt; lượng máu ra ít hay nhiều tuỳ theo vị trí nhau bám, vị trí nhau bám càng thấp thì máu chảy ra càng nhiều.

NHÂN TRỨNG CÁ. Nhân màu trắng đục, chắc phần giữa phình ra hai bên hơi nhọ, có trong mụn trứng cá đã già và được hình thành bởI nhiều chất kết lạI: chất bã, các tế bào

Page 151: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

tuyến bã, nang lông bị phá huỷ, xác vi khuẩn, các tế bào nhân, đạI thực bào, tế bào mủ, vv. Sự bài tiết quá mức chất bã và ứ tắc chất bã trong các nang lông tạo môi trường tốt cho nhiễm khuẩn và hình thành mụn trứng cá. Mụn trứng cá có mủ lỏng khi còn non và có NTC khi đã già. Không nên nặn trứng cá non và có NTC khi đã già . Không nên nặn trứng cá còn non vì có thể nguy hiểm cho tính mạng, nhưng cũng không nên để quá già, vì đầu trứng cá bị oxi hoá do tiếp xúc vớI không khí

NHĨ CHÂM. (tk. Châm loa tai), một phương pháp châm cứu mà nơi châm là các vị trí đạI diện ở loa tai có liên quan đến bệnh tật ở các cơ quan. Có thể dùng kim nhỏ để châm. Cũng có thể dùng kim vòng găm vào tai để lưu kích thích. Cũng có thể kích thích bằng điện châm hoặc hoặc bằng thuốc tiêm tác động vào một điểm nào đó của loa tai để chữa bệnh. Đã có từ lâu ở nhiều nước trên thế giớI, song mãi đến năm 1956, nhờ kết quả nghiên cứu của Pôn Nôgiê. Châm loa tai mới trở thành một phương pháp của châm cứu. Cơ sở của châm loa tai là sơ đồ loa tai do Pôn Nôgiê xây dựng vớI cách đặt vấn đề: loa tai là vùng phản chiếu của các cơ quan của cơ thể. Khi cơ quan có bệnh thì ở vị trí tương ứng với nó ở loa tai có biểu hiện khác thường. Biểu hiện đó được thể hiện: màu tai bạc đi hoặc sạm hơn; da khô hơn hoặc sần sùi hoặc nổi cục, ấn vào đó có cảm giác đau hơn, hoặc lượng thông điện qua da ở nơi đó cao hơn các nơi khác. Năm 1987, Tổ chức y tế thế giớI khu vực tây thái bình dương đã tổ chức họp ở Xơun (Hàn Quốc) để thảo luận về danh pháp giải phẫu loa tai và danh pháp 43 huyết trên loa tai. Năm 1990, Tổ chức Y tế Thế giớI họp ở Lyông (Lyon, Pháp) đã xác định danh pháp giải phẫu loa tai và danh pháp 39 huyệt loa tai. Cũng như châm cúu nói chung, châm loa tai có tác dụng điều khí và giảm đau. ĐốI vớI những trường hợp đau cấp, châm loa tai có tác dụng giảm đau khá tốt.

NHIỄM BẨN KHÔNG KHÍ. . x. ô nhiễm

NHIỄM BẨN NƯỚC DƯỚI ĐẤT. quá trình thay đổi thành phần và tính chất của nước dướI đất do tác đợng của con người, dẫn đến làm giảm chất lượng nước đối với việc sử dụng. Theo yếu tố gây bẩn, thường phân biệt: nhiễm bẩn hoá học, nhiễm bẩn vi khuẩn, nhiễm khuẩn phóng xạ, nhiễm bẩn cơ học và nhiễm bẩn nhiệt học. Nhiễm bẩn hoá học phổ biến hơn cả và khó đốI phó nhất. Những nơi nước dưới đất dễ nhiễm bẩn hoá học: nơi tích tụ nước thải, các bãi thải, các khoáng chứa dầu, nguyên liệu hoặc sản phẩm hoá học, các nhà máy hoá chất hoặc nơi sử dụng nhiều nguyên liệu hoá chất, những vùng nước thải sinh hoạt, các trại chăn nuôi, các lò mổ, vv. Nhiễm bẩn phóng xạ, các nhà máy điện nguyên tử, các xí nghiệp công nghệp nguyên tử, vv. Nhiễm bẩn nhiệt và cơ học ít khi gặp và mức độ nguy hiểm cũng không lớn lắm.

NHIỄM CHẤT SẮT. tình trạng cơ thể ứ đọng quá nhiều chất sắt do không chuyển hoá và đào thải được chất sắt. Sắt ứ đọng ở gan, tuỵ, tim, da và gây ra những biểu hiện đặc biệt: gan to, da xạm, đái tháo đường, suy tim; đôi khi có đau nhiều khớp, mệt mỏi, yếu sinh dục. Có nhiều nguyên nhân gây ra NCS, trong đó bệnh bẩm sinh ở hồng cầu, bệnh tan máu và một số bệnh khác. Điều trị triệu chứng; dùng các chất đào thảI sắt (DTA desferioxamin); trích huyết; đôi khi rất khó điều trị bệnh.

NHIỄM ĐỘC. Tình trạng do tác động của các chất độc khi bộc lộ (NĐ cấp), khi tiềm tàng khó nhận biết (NĐ mạn) gây nên. Nguồn gốc NĐ có thể là nội sinh do các chất

Page 152: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

chuyển hoá không loại thải được (như urê trong viêm thận cấp hay mạn); hoặc ngoạI sinh, từ ngoài đưa vào cơ thể theo nhiều đường khác nhau: tiêu hoá (thức ăn, thuốc uống), hô hấp, da, tiêm, vv. Các triệu chứng có thể xuất hiện ngay tức thời (uống thuốc độc, ăn nấm độc..) hoặc sau một thời gian dài (các bệnh nghề nghiệp như NĐ chì, hoá chất, thuốc trừ sâu, nhiễm bụi các loại. NĐ là một lĩnh vực bệnh học quan trọng trong y pháp. Xt. Nhiễm độc ánh sáng; Nhiễm độc chì nghề nghiệp; Nhiễm độc đồng.

NHIỄM ĐỘC ÁNH SÁNG. Tác động của ánh sáng (tia cực tím) đối với da, nhẹ nhất là gây tổn thương da, nặng hơn là gây “cháy nắng”. Tổn thương gây ra do “cháy nắng” tương tự như bỏng độ I: dãn mao mạch, phù dưới da với mức độ nhiều hay ít, đôi khi có di cư bạch cầu vào trung bì, tăng sừng hoá và bong tế bào bề mặt.

NHIỄM ĐỘC CHÌ NGHỀ NGHIỆP. dạng nhiễm độc do chì, loại nhiễm được biết từ thời xa xưa do việc chì được sử dụng lâu đời qua các nền văn minh cổ. Chì gây nhiễm độc ở dạng kim loại (hơi hay bụi chì) hoặc các hợp chất: 1g chì tương đương với 5g axetat chì hấp thụ vào cơ thể một lần, thường là liều gây tử vong: hằng ngày một liều hấp thụ 10mg có thể dẫn đến nhiễm độc nặng sau vài tuần: hàng ngày hấp thu 1mg chì, sau nhiều ngày có thể xuất hiện nhiễm độc mạn tính ở người bình thường. Các loại bụi chì ở dạng muối hay chì oxit hoặc hơi chì hít vào phổi được hấp thu toàn bộ. Nhiễm độc chì nhiều khi còn qua đường tiêu hoá: hút thuốc, ăn uống khi tay bẩn có dính chì; ăn uống ngay tại nơi làm việc, bụi chì đọng vào thực phẩm. Chì có thể vào cơ thể qua vết thương hay các vết xây sát ở da. Vào cơ thể, chì khu trú trong xương, trong hồng cầu. Chì được đào thải chủ yếu qua đường tiết niệu và tiêu hoá. Nhiễm độc chì gây tổn thương toàn bộ cơ thể nhưng biểu hiện chính tại hệ thần kinh, hệ tiêu hoá và hệ huyết học. Biểu hiện của nhiễm độc chì cấp tính: rối loạn tiêu hoá xuất hiện sớm và mãnh liệt (bỏng thực quản, buồn nôn, nôn, đau thượng vị có kèm theo ỉa chảy hoặc không); tình trạng toàn thân suy sụp nhanh chóng, lo lắng, mạch nhỏ, chuột rút, co giật, dấu hiệu viêm thận hay viêm gan thận (đái ít, protein niệu, protein huyết tăng, vàng da), thường tử vong trước ngày thứ tư hay nếu khỏi thì thời gian hồi phục kéo dài. Các triệu chứng sớm của nhiễm độc chì mạn tính: suy sụp thể lực, mệt mỏi, ngủ ít, nhức đầu, đau cơ xương, rối loạn tiêu hoá, đặc biệt là táo bón, ăn kém ngon. Các triệu chứng khách quan: da tái, đường viền chỉ ở lợi (đường viền chì Bruton). Khi nhiễm độc nghiêm trọng có cơn đau bụng chì: đau dữ dội, phải ôm chặt lấy bụng, nằm co. Chẩn đoán phân biệt với đau bụng ngoại khoa dựa vào mạch chậm và cứng, huyết áp tăng, không co cứng bụng. Các di chứng mạn tính cổ điển: liệt do chì, thấp khớp do chì, thấp khớp do chì, tai biến não, huyết áp cao, viêm thận, vv. Liệt do chì điển hình là liệt các cơ duỗi các ngón, lúc đầu tập trung vào ngón giữa và ngón nhẫn rồi sau đó lan ra các ngón (hình ảnh “bàn tay rủ”). Ở Việt Nam hiện nay, hằng ngày có hàng nghìn ngườI lao động tiếp xúc với chì ở các nhà in, sản xuất ắc quy, luyện kim loại chì… nhưng chưa gặp trường hợp nhiễm độc chì điển hình vớI triệu chứng liệt. Các trường hợp phổ biến là thấm nhiễm chì vớI tình trạng rối loạn sinh hoá, lượng delta ALA xuất hiện nhiều trong nước tiểu trong 24 giờ (giớI hạn bệnh lý của loại axit này là trên 10mg/l nước tiểu).Điều trị nhiễm độc chì điển hình, cấp và mạn tính: có thể tiêm tĩnh mạch chậm EDTA Na2Ca (loại thuốc thải chì có hiệu quả cao). Đối vớI trường hợp thấm nhiễm chì, lượng delta ALA niệu trên 10mg/l, chưa cần dùng thuốc thải, chỉ cần tách người lao động ra khỏi môi trường lao động và cơ thể có khả năng tự thải chì. Đối với trường hợp lượng

Page 153: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

delta ALA niệu cao hơn 10mg/l, kèm theo một số triệu chứng sớm, người bệnh cần ngừng tiếp xúc và dùng viên ethambutol uống (loai thuốc vẫn sử dụng để điều trị lao phổi nhưng có tác dụng thảI chì tốt, tuy chậm). Đã có nhiều công trình nghiên cứu ở Việt Nam xác nhận khả năng thải chì của ethambutol nghiên cứu trên súc vật và trên người: đến nay, ethambutol đã được ứng dụng điều trị thấm nhiễm chì khá rộng rãi. Nhiễm độc chì là bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm. Khi mắc bệnh và nếu có di chứng, ngườI bệnh được giám định và hưởng chế độ đền bù.

NHIỄM ĐỘC ĐỒNG. Tình trạng nhiễm độc do tác động của đồng (muối đồng). Thời xưa gặp trong các vụ đầu độc. Nay ít gặp, có khi gặp trong ngộ độc mạn tính do sử dụng những dụng cụ nấu ăn bằng đồng, hoặc do nghề nghiệp (công nhân mỏ đồng, nấu đồng).

NHIỄM ĐỘC LAO. biểu hiện bệnh lý ở người do các tính chất độc từ chuyển hoá của trực khuẩn lao tác động đến hệ thần kinh trung ương và thần kinh thực vật, với một số triệu chứng lâm sàng toàn thể: sốt nhẹ thất thường, gầy, kém ăn, tăng kích thích, sưng hạch: phản ứng da [Măngtu (Mantoux)] dương tính.

NHIỄM ĐỘC THAI NGHÉN. trạng thái bệnh lí ở phụ nữ do tình trạng có thai gây nên. NĐTN thường sớm xảy ra trong 3 tháng đầu, biểu hiện lâm sàng bằng nghén (x. Nghén). NĐTN muộn xảy ra trong 3 tháng cuối, biểu hiện bằng huyết áp tăng, phù và protein niệu có thể dẫn tới sản giật, gây tử vong cho mẹ và cho thai. Những người có tiền sử NĐTN thuộc đối tượng có nguy cơ cao, cần được cơ quan y tế theo dõi và điều trị.

NHIỄM KHUẨN. trạng thái của cơ thể sinh vật do sự xâm nhập của một vi khuẩn gây nên (tuy không mạnh nhưng cũng có khả năng gây bệnh tiềm tàng). NK không phải bao giờ cũng đồng nghĩa với có bệnh, vì có rất nhiều người và động vật lành mang mầm bệnh mà không phát triệu chứng bệnh như thương hàn, kiết lị, lao… nhưng có thể gieo rắc bệnh ra chung quanh. Người mang mầm bệnh chỉ trở thành bệnh nhân trong những hoàn cảnh nhất định (giảm thể lực, giảm miễn dịch, vv). Một số ngành, nghề có nhiều điều kiện lây bệnh sang cho nhiều người khác (giáo viên, các cô nuôi dạy trẻ, thợ cắt tóc, nhân viên các cửa hàng ăn, cửa hàng lượng thực thực phẩm, vv. Ở nhiều nước, pháp luật quy định những người làm các nghề trên phải được khám sức khỏe định kỳ. Nếu phát hiện mầm bệnh thì phải được chữa cho khỏi mới được hành nghề trở lại.

NHIỄM KHUẨN HẬU SẢN. thuật ngữ chung chỉ tất cả các trường hợp nhiễm khuẩn sau đẻ hoặc sau sẩy thai: vi khuẩn gây bệnh xâm nhập chủ yếu từ nơi nhau bám trong tử cung, từ đó lan tới các bộ phận khác của cơ thể. NKHS có thể nhẹ (vd. Viêm niêm mạc tử cung), có thể nặng (viêm phúc mạc) hoặc rất nặng (nhiễm khuẩn huyết). Triệu chứng chung: sốt, sản dịch hôi, thốI; tử cung to, đau khi sờ nắn, vv. Hướng xử lý chung: giải quyết nhau sót; điều trị kháng sinh: dẫn lưu mủ, có khi phải cắt tử cung…

NHIỄM KHUẨN HUYẾT. trạng thái một vi sinh vật phát triển và gây bệnh trong máu của người bệnh từ một ổ nguyên phát. Thường có dấu hiệu toàn thân rất nặng và có những ổ thứ phát: khi cấy máu, phân lập được vi sinh vật gây bệnh.

Page 154: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

NHIỄM KHUẨN HUYẾT GÂY MỦ. hình thái nhiễm khuẩn huyết rất nặng, có đặc trưng là các ổ mủ thứ phát thường do các cục tắc nhiễm khuẩn, xuất phát từ một viêm tắc tĩnh mạch của ổ nguyên phát.

NHIỄM KHUẨN KỊ KHÍ. nhiễm khuẩn do các vi khuẩn chỉ phát triển được ở môi trường không có oxi, với đặc điểm: mủ màu sẫm và hôi; các tổ chức bị hoại thư, có hơi trong các mô; hình thành huyết khối và di căn nhiễm khuẩn. Vd. hoại thư sinh hơi do Clostridium perfringens, Clostridium septicum, vv.

NHIỄM KHUẨN RỐN. nhiễm khuẩn ở chân dây rốn sau khi cắt dây rốn cho trẻ sơ sinh với dụng cụ không được tiệt khuẩn kĩ, tay không sạch hoặc băng rốn không được vô khuẩn. NKR là biến chứng rất nguy hiểm của trẻ sơ sinh, có thể dẫn tới nhiễm khuẩn huyết và tử vong.

NHIỄM KHUẨN VẾT THƯƠNG. Tình trạng vi khuẩn xâm nhập và phát triển ở vết thương. Các vết thương (nhất là các vết thương chiến tranh) rất dễ bị nhiễm vi khuẩn ngay sau hoại tử, bọc máu, dị vật, rối loạn tuần hàn cục bộ, sức chống đỡ của cơ thể bị giảm sút do sốc chấn thương, mất máu và thiếu máu, rối loạn chuyển hoá và dinh dưỡng sau khi bị thương. Thường gặp viêm mủ vết thương, xuất hiện vào ngày thứ 5 – 7 sau khi bị thương.Trạng thái bệnh lí của NKVT do số lượng vi khuẩn phát triển và loại vi khuẩn gây bệnh quyết định. Khi số lượng vi khuẩn lên tới 104 – 105 (trên 1cm2 hoặc trong 1g mô hoại tử hoặc mô hạt), xuất hiện nguy cơ nhiễm khuẩn lan tràn và có nguy cơ nhiễm khuẩn huyết. Để tránh NKVT, cần sơ cứu tốt ngay từ đầu (lau sạch da quanh vết thương, sát khuẩn da, băng vô khuẩn vết thương, hồi sức tại chỗ, gửi về cơ sở ngoại khoa ở tuyến sau để xử lí sớm). Nguyên tắc xử lí nhiễm khuẩn vết thương: rạch rộng vết thương, dẫn lưu tốt và dùng kháng sinh thích hợp.

NHIỄM KÍ SINH TRÙNG. trạng thái của cơ thể do sự xâm nhập của kí sinh trùng gây nên. Bệnh có thể nặng, nhẹ thất thường. Mỗi loại kí sinh trùng thường có một chu trình phát triển riêng. Chu kì phát triển có thể đơn giản (truyền thẳng từ vật chủ này sang vật chủ khác) hoặc phức tạp (qua một hay nhiều vật chủ trung gian trước khi đến vật chủ chính). Bệnh NKST phụ thuộc rất nhiều vào môi trường, nhất là ở các xứ nhiệt đới. Bảo vệ và làm trong sạch môi trường chính là một nội dung cơ bản của chăm sóc sức khỏe ban đầu và dự phòng NKST.

NHIỄM LIÊN CẦU KHUẨN. nhiềm vi khuẩn Streptococus gây chốc lở, viêm họng, viêm phổI vớicác biến chứng xa: viêm cầu thận cấp, thấp khớp cấp, múa vờn cấp (nhóm A); nhiễm khuẩn sơ sinh, nhiễm khuẩn khi đẻ (nhóm B); viêm đ ường tiết niệu (nhóm D); viêm nộI tâm mạc ác tính chậm, nhiễm khuẩn máu (nhóm viridans).

NHIỄM MENALIN. Quá trình sẫm màu do xuất hiện nhiễm sắc tố melanin nâu đen.

NHIỄM SẮC THỂ. (chromosome), một nhóm những cấu trúc nhỏ dạng sợi, có độ dài và hình dạng khác nhau trong nhân của tế bào có nhân chuẩn, có thức năng lưu trữ và truyền thông tin. Trong quá trình phân chia nhân, mỗi NST cuộn xoắn rất chặt, dễ dàng

Page 155: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

nhìn thấy qua ống kính hiển vi quang học. Sau khi phân chia, chúng dãn ra nên khó nhận biết. NST mang gen kiểm tra hoạt động của tế bào. Được tạo thành từ AND, ARN và protein. Số lượng NST trong nhân đặc trưng cho từng loài, vd. ở người có 46 NST. Thông thường có một bộ (đơn bộ) hoặc hai bộ (lưỡng bộ) NST trong nhân tế bào. Ở pha đầu sớm của nguyên nhân và pha đầu muộn của giảm phân, các NST tách theo chiều dài thành hai phần tử nhiễm sắc giống hệt nhau và gắn với nhau nhờ tâm động. Trong các tế bào lưỡng bội, có cặp NST giới tính và các NST thường. Mỗi NST chứa một phân tử AND cuộn lại và tạo xoắn.Vai trò kiến trúc chính làm cho mạch (xoắn) AND có dạng đơn vị siêu xoắn hoặc hạt là do histon, mỗi đơn vị có đường kính khoảng 10nm và chứa 200 cặp bazơ. Các đơn vị này lại tiếp tục tạo thành các cuộn gồm khoảng 400 hạt và chúng co thể là những đơn vị chức năng như gen hoặc nhóm gen. Các cuộn này có thể tương ứng với các hạt NST. xt. Phân bào; Hạt nhiễm sắc; Bản đồ nhiễm sắc thể; Gen.

NHIỄM SẮC THỂ GIỚI TÍNH. Các nhiễm sắc thể quy định giớI tính ở phần lớn động vật. Có 2 loại: nhiễm sắc thể X và Y. Ở giới tính dị giao tử (XY), NSTGT thường khác biệt với X (những cập nhiễm sắc thể khác là những cặp hoàn toàn đồng dạng). Xt. Xác định giới tính; Liên kết giới tính.

NHIỄM SẮC THỂ THƯỜNG. Các nhiễm sắc thể soma ghép cặp được, không giữ vai trò xác định giớI tính.

NHIỄM TỤ CẦU KHUẨN. nhiễm vi khuẩn Staphylococcus (x. Tụ cầu khuẩn), gây viêm nang lông, nhọt đầu đinh, đinh râu, chín mé, mụn nhọt, chốc lở, viêm tai, viêm xương chũm, viêm xoang, viêm phế quản, viêm phổi, áp xe phổi, viêm mang phổi mủ, viêm cốt tuỷ xương cấp, viêm khớp, viêm màng não mủ, viêm vú, viêm đường tiêu hoá cấp, nhiễm khuẩn huyết, NTCK cấp ở mặt (đinh râu) với biểu hiện sưng đỏ và cứng, lan rộng nhanh chóng xung quanh một nhọt ở cánh mũi hay môi trên, tiến tới sưng vù toàn mặt và nhiễm khuẩn huyết, đôi khi với biến chứng viêm tắc tĩnh mạch ở xoang hang. Trong các nhiễm khuẩn tại bệnh viện, tụ cầu khuẩn gây bệnh là một căn nguyên phổ biến.

NHIỄM VIRUT. trạng thái của cơ thể do sự xâm nhập của virut gây nên. Kích thước của virut rất nhỏ từ khoảng 10mm (virut bại liệt) đến khoảng 200 – 300 mm (virut đậu mùa, virut sốt vẹt). Virut bắt buộc phải sống kí sinh trong nguyên sinh chất của tế bào chủ (kí sinh nội bào). Thời gian ủ bệnh có thể ngắn (bệnh cúm, bệnh sởi, vv), có thể dài hay rất dài (một số bệnh ung thư, AIDS), có khi tồn tại không biểu hiện lâm sàng (tình trạng mang virut). Virut gây ra nhiều vụ dịch lớn: cúm, sốt suất huyết Đăngơ (Dengue), bại liệt, viêm gan, mới nhất là AIDS. Cho đến nay, thuốc kháng sinh không có tác dụng trực tiếp đến các bệnh virut (bại liệt, sởi, viêm não Nhật Bản B, viêm gan B, vv), đặc biệt bệnh đầu mùa coi như đã được thanh toán trên phạm vi toàn thế giới (từ 1978 theo Tổ chức Y tế thế giới – WHO)

NHIỄM XẠ. hiện tượng tồn tại các chất phóng xạ trên hay dưới mặt đất, trong nước, trong không khí, trên các vật thể, trên cơ thể người, xảy ra khi bụi từ đám mây phóng xạ rôi xuống, hoặc do phóng xạ cảm sinh tạo ra. Các vụ nổ hạt nhân với phương thức nổ mặt đất, mặt nước và cả nổ dưới đất, dướI nước gây NX địa hình rất nguy hiểm. Trình độ NX nặng hay nhẹ được xác định bằng mức NX.

Page 156: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

NHIẾP ẢNH Y HỌC. loại hình chụp ảnh khoa học về y học. Gồm ảnh y học quan sát và ảnh y học thông tin. NAYH thu nhận và truyền lại những hình ảnh chứng minh bệnh lý. Có thể chụp bề mặt thân thể bên ngoài, phẫu thuật. Về chuyên koa còn có chụp soi trong (endographie) chụp tia cực tím, tia hồng ngoại, bằng ánh sáng huỳnh quang, chụp vi mô quang học và điện tử, chụp các biến dạng sinh học trên màn cotôt, chụp theo phương pháp dung hoà độ đậm (equidensites) màu sắc…

NHIỆT. (tk. Nóng) theo Đông y, nói chung N đại diện cho dương, là biểu hiện của dương, còn hàn đạI diện cho âm, là biểu hiện của âm. Ở trạng thái bình thường, âm dương cân bằng, hàn N cân bằng. Khí dương mạnh hơn âm thì có biểu hiện N. Khi âm mạnh hơn dương thì có biểu hiện hàn. Ở người, có người nghiêng về dương, có tạng N, chịu lạnh tốt, thích ăn, uống thứ mát: có người nghiêng về âm có tạng hàn thể hiện ở người: có cảm giác nóng hơn, sốt, bồn chồn, thích mạch sác (nhanh). Âm hư có thể sinh N, gọi là hư N, với biểu hiện: dễ ra mồ hôi trộm, sốt không cao, lòng bàn chân, lòng bàn tay nóng, mạch tế sác. Dương thịnh làm N tăng lên, gọi là thực N; sốt cao, mồ hôi ra nhiều, rêu lưỡi vàng, mạch thực sắc hoặc hồng dại.N gây bệnh gọi là N là: có thể là sức nóng của lửa, của Mặt trời; có thể là do phong, hàn, thấp, thức ăn, đờm, khí, huyết uất lâu hoá thành.Theo Đông y, N là một trong “4 khí” của thuốc (nhiệt, ôn, lương, hàn). Thuốc ôn N được thể hiện ở cảm giác thấy ấm nóng trong người hoặc ở lưỡi khi uống vào hoặc nếm thuốc, có nghĩa là phần dương của thuốc đã trội hơn phần dương của người (vd. gừng, riềng, quế), được dùng cho ngườI hàn. Thuốc hàn lương đựơc thể hiện ở cảm giác mát mẻ ở trong người hoặc ở lưỡi khi uống vào hoặc nếm thuốc, có nghĩa là phần âm của thuốc đã trội hơn phần âm của người (vd. mạch môn, hoàng cầu, chi tử); được dùng cho người N.

NHỊN ĂN. chủ động không ăn: có thể không ăn tất cả các loại thức ăn, kể cả nước uống (nhịn tuyệt đối), có thể không ăn, nhưng vẫn uống nước (nhịn hoàn toàn) hoặc có thể vẫn uống nước, vẫn ăn nhưng với số lượng hạn chế (nhịn không hoàn toàn). Là hiện tượng sinh lý của các động vật ngủ đông như bò sát, lương cư, cá, vv. Ở người, khi nhịn hoàn toàn, những biến đổi trong cơ thể diễn ra theo ba giai đoạn: giai đầu tiên kéo dài từ 2-4 ngày, cảm giác đói tăng lên, chuyển hoá giảm nhẹ, các kho dự trữ gluxit và lipit của cơ thể bị huy động, trọng lượng của cơ thể giảm 1kg mỗi ngày; giai đoạn thích nghi có thời gian dài hơi, cảm giác đói và khát giảm, mạch chậm, bài tiết nước tiểu giảm, phù nhẹ, thần kinh bị kích thích gây nhức đầu, khó chịu, sau đó chuyển sang trạng thái ức chế (uể oải, thờ ơ, buồn ngủ), hoạt động tinh thần vẫn bình thường, cơ thể sống chủ yếu nhờ lipit và protein dự trữ trong gan, cơ; giai đoạn hấp hối kéo dài 5-7 ngày, dự trữ gluxit và lipit của cơ bị cạn kiệt, protein của những tạng liên quan đến đời sống như của tim, thần kinh cũng bị huy động, chuyển hoá bị rối loạn, hôn mê, thần kinh giảm rồi chết. Thời gian sống (giới hạn là 65-70 ngày) thay đổi theo trọng lượng cơ thể lúc bắt đầu NĂ, theo lứa tuổi (trẻ em dễ chết hơn), theo giới (phụ nữ chịu đựng được lâu hơn), theo đặc điểm cá thể. Nhịn tuyệt đối sống được vài ngày. Nhịn không hoàn toàn sống dài hơn. Người ta cũng NĂ theo tôn giáo, theo tập quán (ăn chay), NĂ trong đấu tranh chính trị (tuyệt thực) và bắt đầu buộc phải NĂ khi có nạn đói.

Page 157: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

NHÍP (tk. cặp) dụng cụ phẫu thuật, đầu có mấu hoặc khía ngang không có mấu, thường dùng để kẹp bông, gạc, bơm tiêm, nhằm đảm bảo vô khuẩn và nâng các mô lên để cắt hoặc khâu khi mổ.

NHỊP SINH HỌC. hiện tượng lặp đi lặp lại có tính chu kỳ các đặc tính, cường độ, các trạng thái và sự kiện ở tất cả các cơ thể sống, từ đơn bào đến tế bào. Gồm nhiều đặc điểm: tần số, biên độ, pha, mức độ, trắc điện vv, phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra chúng. Được chia ra NSH ngoại sinh và NSH nộI sinh, NSH ngoại sinh là những dao động có tính chu kỳ do các yếu tố như: ánh sáng, nhiệt độ, áp suất khí quyển, sức hút trái đất, bức xạ vũ trụ, vv, gây ra là những phản ứng thụ động của cơ thể đáp lạI những dao động của yếu tố ngoại môi. NSH nộI sinh là những dao động tự phát do các quá trình tích cực trong chính bản thân các hệ thống sống và duy trì bằng cơ chế liên hệ ngược. Về mức độ tổ chức sinh học, người ta chi NSH thành: NSH trong tế bào (chu kỳ phân chia) và trong cơ quan (co bóp ruột), trong cơ thể (chu kỳ rụng trứng) và trong quần thể (dao động số lượng cá thể). Theo chức năng, có thể chi thành các nhịp sinh lí (chu kỳ hoạt động của từng cơ quan như hô hấp, nhịp tim) và nhịp sinh thái – thích nghi (x. nhịp ngày đêm). Tần số các nhịp sinh lí thay đổI rất mạnh, phụ thuộc vào gánh nặng chức năng, tần số nhịp sinh thái; ngược lại NSH tương đốI ổn định và được củng cố bằng di truyền. Thời gian các NSH, đáng chú ý nhất là nhịp ngày đêm; rồI đến nhịp nhiều ngày (nhịp tháng) – NSH đặc trưng cho động vật sống gần bờ biển; nhịp sinh sản của động vật có vú. Nhịp nhiều năm là sự dao động về số lượng cá thể trong quần thể, phụ thuộc vào các quá trình tự dao động trong chu kỳ dinh dưỡng với thời gian 2 – 15 năm. Những NSH có chu kỳ khác nhau ở một cơ thể sống có thể ảnh hưởng lẫn nhau, nhưng thường tương đốI độc lập. Các NSH có chu kỳ giống nhau và ngược lại, thường có mối quan hệ phụ thuộc theo một trật tự nhất định. Vd. những nhóm tế bào đặc biệt được gọi là nhóm dẫn nhịp có thể đóng vai trò trung tâm của một hoạt động đồng bộ.

NHỊP THỞ. một lần hít vào và thở ra bình thườmg, được điều khiển từ trung tâm hô hấp trong hành tuỷ. Thông thường thời gian hít vào dài hơn 2 – 3 lần so với thời gian thở ra. Bình thường, người lớn có 16 – 20 NT/phút; trẻ em có 30 – 60 NT/phút. NT nhanh lên khi vận động, bị xúc cảm và chậm lạI khi nghỉ ngơi, ngủ. Trong trường hợp bệnh lý, NT có thể nhanh (trong bệnh viêm phế quản – phổi, bệnh tim, thiếu máu, vv), chậm (trong bệnh hen xuyễn) hoặc bị rối loạn (trong trường hợp urê – huyết cao, hôn mê, đái tháo đường, vv).

NHỊP TIM CHẬM. nhịp tim đập dưới 60 lần trong 1 phút có thể đều hoặc không đều (loạn nhịp), NTC sinh lí gặp ở những vận động viên thể dục thể thao luyệt tập tốt; NTC bệnh lí do ngộ độc (thuốc trợ tim, lá trúc đào, trứng cóc…) do các bệnh tim (nhồi máu cơ tim, xơ cơ tim, các bệnh van tim…), NTC thường không có dấu hiệu lâm sàng, tình cơ được phát hiện khi thăm khám, những trường hợp nhịp tim chậm nhiều bệnh nhân cảm thấy khó chịu, choáng váng, thoáng ngất… nhất là khi gắng sức. Chẩn đoán xác định và tìm nguyên nhân NTC phải dựa vào thăm khám và làm các xét nghiệm (chụp Xquang, siêu âm, điện tim…). Điều trị NTC tuỳ thuộc nguyên nhân, trường hợp nặng phải dùng dụng cụ đặc biệt để điều chỉnh nhịp tim (máy tạo nhịp).

Page 158: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

NHỊP TIM NHANH. nhịp tim đập trên 100 lần trong một phút, có thể đều hoặc không đều, NTN sinh lý xuất hiện sau vận động thể lực, cảm động, hồI hộp, lo lắng… NTN loại này đều, tần số trung bình (100 – 120 lần/phút), khi nghỉ ngơi sẽ trở lạI bình thường, NTN bệnh lí có nguyên nhân toàn thân như sốt cao, cường tuyến giáp… hoặc nguyên nhân tim mạch như các bệnh van tim, bệnh cơ tim, bệnh mạch vành, cao huyết áp… Chẩn đoán NTN cần dựa vào các dấu hiệu lâm sàng, xét nghiệm, Xquang và nhất là ghi điện tim. Điều trị tuỳ thuộc vào nguyên nhân.

NHÓM MÁU. đặc tính di truyền biểu hiện trên mặt các tế bào máu, đầu tiên phát hiện trên hồng cầu (nhóm ABO), sau đến trên bạch cầu (nhóm thuộc hệ thống LHA) nay có thể mở rộng ra cả đến các nhóm protein huyết thanh. Việc phát hiện ra các NM khác nhau là nhờ sự phát triển của các kĩ thuật miễn dịch học và đã dẫn đến kết luận: muốn bảo đảm an toàn trong truyền máu, tốt nhất là dùng máu cùng nhóm giữa người cho và người nhận. Điều kiện này khó thực hiện, nhất là những khi cần cấp cứu. Trong phạm vi NM thông thường ABO, có thể dùng nhóm máu O cho tất cả mọi nhóm khác nhưng không phải hoàn toàn không có tai biến.

NHỌT. x. đinh nhọt

NHỒI MÁU. ổ hoại tử có giới hạn, hình thành do ngừng đột ngột lưu thông máu động mạch hoặc thiếu máu cục bộ cấp tính (tác động mạch hay tĩnh mạch như ngập máu phổi, não, tử cung, nhau, vv). Có hai loại NM: NM trắng – tổn thương nhạt màu do tác động mạch tận ít tuần hoàn phụ, thường gặp ở thận, lách, não, tim: NM đỏ (cg. NM trắng – tổn thương nhạt màu do tắc động mạch tận ít tuần hoàn phụ, thường gặp ở thận, lách, não, tim; NM đỏ (cg. NM ngập máu) – tổn thương hoại tử máu nặng, tuần hoàn phụ tương đối phong phú, thường gặp ở những cơ quan rỗng như phổi, ruột. Nguyên nhân trực tiếp của van tim và động mạch (vd. Xơ vữa động mạch). MN thường hay xảy ra nhưng khó chẩn đoán. Bệnh xãy ra đột ngột và có những biểu hiện khác nhau tuỳ vị trí bị NM, nhưng ít khi thiếu cơn đau. Xt. Nhồi máu cơ tim; Nhồi máu mạc treo ruột; Nhồi máu não; Nhồi máu phổi.

NHỒI MÁU CƠ TIM. hoại tử nặng và rộng ở cơ tim (phạm vi tổn thương quá 2cm2) do thiếu máu cục bộ. Nguyên nhân chủ yếu là vữa xơ gây hẹp động mạch vành nuôi dưỡng tim. Hay gặp ở nam 58 – 60 tuổi. Thông thường, NMCT xảy ra sau một gắng sức lớn, xúc động mạnh, chấn thương hoặc phẫu thuật. Dấu hiệu: đau dữ dội vùng trước tim, sau xương ức, lan tỏa lên hàm và tay trái; đau dai dẳng kéo dài hàng giờ, huyết áp tụt; sốt nhẹ; rốI loạn tiêu hoá. Điện tâm đồ cho phép chẩn đoán bệnh và xác định vị trí của NMCT. Các biến chứng nặng: truỵ mạch, suy tim, vỡ tim, tắc nghẽn trong tim, vv. Bệnh có thể tái phát với các đợt bệnh sau thường nguy hiểm hơn đợt trước. Phòng bệnh: phòng bệnh xơ vữa động mạch (xt. Xơ vữa động mạch), người trên 50 tuổi cần được thường xuyên theo dõi, quản lí sức khỏe (khám sức khỏe định kỳ). Khi xuất hiện cơn đau thắt ngực hoặc triệu chứng báo hiệu, phải tránh mọi gắng sức đột ngột, nằm nghỉ ngay tại chỗ và dùng thuốc giãn mạch vành; sau khi đã qua khỏi cơn đau phải đi khám bệnh ngay.

Nhồi máu mạc treo ruột. tình trạng ngấm máu thánh ruột do tác động mạch hay tĩnh mạch mạc treo ruột, gây ứ đầy hồng cầu và hoại tử vùng ruột tương ứng. Chưa rõ nguyên nhân

Page 159: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

của NMMTR, nhưng có thể do biến chứng của các bệnh tim mạch (viêm màng trong tim, hẹp van hai lá, vv), tắc ruột cấp, viêm ruột hoại tử. Dấu hiệu: đau bụng dữ dội, bụng mềm, hơi trướng, nôn, bí trung đại tiện, thường sốt hoặc truỵ mạch. Bệnh diễn biến nhanh, tiên lượng xấu. Trong khi di chuyển cấp cứu, cần hồI sức và chống sốc (truyền dịch, thở oxi, trợ tim, nâng huyết áp…)

NHỒI MÁU NÃO. Tình trạng một vùng của mô não bị hoại tử do động mạch của não bị tắc nghẽn, nguyên nhân có thể do vữa xơ gây hẹp rối tắc hoặc do một cục máu đông, từ nơi khác tới; phần lớn NMN xuất hiện từ từ, các dấu hiệu tăng dần và nặng dần (do vữa xơ), nhưng cũng có thể xuất hiện đột ngột (do cục máu đông). Tuỳ theo vị trí và kích thước vùng não bị hoại tử, người bệnh có các dấu hiệu về tri giác, về thần kinh (hôn mê, co giật, liệt…); chẩn đoán NMN dựa vào các dấu hiệu lâm sàng và chụp Xquang cắt lớp vi tính. Phần lớn trường hợp NMN sẽ hồi phục dần sau một thờI gian tiến triển và thường để lại di chứng: ở một số trường hợp hợp, bệnh nặng dần rồi tử vong.

NHỒI MÁU PHỔI. hậu quả và biến chứng của bệnh tác động mạch phổi do cục máu đông hoặc biến chứng của bệnh tim (hẹp van hai lá, nhồi máu cơ tim, suy tim, vv). Cục máu đông có thể tách từ cục nghẽn ở tĩnh mạch chi dưới sau đẻ, hoặc ở tĩnh mạch chậu sau mổ tại hố chậu. Cục máu đông to làm tắc thân động mạch phổi và có thể dẫn tới tử vong không kịp cấp cứu. Cục máu đông vừa làm tắc một nhánh động mạch phổi và tạo ra khu vực NMP với triệu chứng: đau ngực, khó thở, ho khan rồI chuyển sang ho có đờm lẫn máu; sốt trên 380C; mạch nhanh, vv. Cục máu đông nhỏ làm tắc một nhánh nhỏ của động mạch phổi và có thể không có dấu hiệu gì đáng lưu ý. Dự phòng: điều trị viêm tĩnh mạch. Điều trị cấp cứu theo chỉ định của thầy thuốc.

NHÚ VỊ GIÁC. Nhóm nhỏ các tế bào thụ cảm hoá học, giống như các nhú gai nhỏ, gặp ở động vật có xương sống, chúng có tác dụng nhận biệt vị. Ở động vật có xương sống ở cạn, NVG thường nằm ở các phần lồi nhỏ của biểu mô họng. Các chất dịch hoá học kích thích các tế bào vị giác, các xung thần kinh được chuyển đến não để phân tích. Ở người, có 4 loạI NVG, phân biệt các vị: ngọt, chua, mạn và đắng. Ở động vật có xương sống ở nước, NVG có thể nằm ở bất kì chỗ nào trên bề mặt cơ thể.

NHUNG MAO RUỘT. cấu trúc có hình nhú lồi nhỏ (chỉ nhìn rõ qua kính hiển vi) phủ trên bề mặt ruột, gồm niêm mạc tuyến và một trục liên kết. NMR làm cho bề mặt ruột mịn như nhung, tăng gấp bội diện tích tiếp xúc và tạo thuận lợi cho sự hấp thu nước và các chất dinh dưỡng. NMR có thể bị tổn thương hoặc bị phá huỷ hoàn toàn (trong nhiều bệnh viêm ruột cấp và mạn tính, u, loét, vv) gây rối loạn tiêu hoá (ỉa chảy, kém hấp thu, vv).

NHỨC ĐẦU. x. đau đầu

NHỨC NỬA ĐẦU. cơn nhức đầu kéo dài, xảy ra có chu kì, thường khu trú ở một nửa đầu (vùng thái dương và vùng hốc mắt), có thể kèm theo buồn nôn, nôn, chảy nước mắt, nổ đom đóm mắt, tăng cảm giác, giảm khả năng lao động. Các rối loạn vận mạch là nguyên nhân trực tiếp gây cơn đau, tuy nguyên nhân chính chưa được xác định. Các yếu tố di truyền có vai trò rõ rệt ở nhiều người bệnh. NNĐ còn hay gặp ở người lao động trí

Page 160: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

óc khi phải làm việc căng thẳng, nhất là về đêm. Cách điều trị: ngoài thuốc an thần, thuốc chữa triệu chứng, chủ yếu cần tránh các nguyên nhân gây nên cơn đau (tuỳ từng trường hợp).

NHƯỢC CƠ. bệnh biểu hiện bằng tình trạng mỏi mệt cơ xuất hiện nhanh và rõ rệt khi bệnh nhân thực hiện liên tục một động tác (chải đầu, nhắm, mở mắt). Các cơ bị bệnh thường là cơ vận động mắt, cơ mặt và gốc chi cũng như các cơ nhai, phát âm, nuốt và hô hấp do các cơ hô hấp bất lực, hoặc rốI loạn sự nuốt. Nguyên nhân trực tiếp của bệnh là do các cơ hô hấp bất lực, hoặc rối loạn sự nuốt. Nguyên nhân trực tiếp của bệnh là do các xung thần kinh điều khiển hoạt động của cơ bị chẹn. Bệnh có liên quan đến u tuyến ức, vì trong nhiều trường hợp, khi cắt u tuyến ức, vì trong nhiều trường hợp, khi cắt u tuyến ức, bệnh có giảm hoặc bớt hẳn.

NIỆU ĐẠO. ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài. Ở con đực của động vật có vú. NĐ nam dài thông ra ở đỉnh quy đầu, NĐ nữ ngắn thông ra dưới âm vật trước âm đạo. Xt. Hệ sinh dục cái; Hệ sinh dục đực.

NIỆU HỌC (cd. Khoa tiết niệu).chuyên khoa nghiên cứu và điều trị các bệnh thuộc cơ quan tiết niệu của hai giới và cơ quan sinh dục nam (các bệnh của cơ sinh sinh dục nữ thuộc lĩnh vực phụ khoa). Được chia thành nhiều phân khoa theo tuổi của bệnh nhân (NH nhi và NH người lớn) hoặc theo lĩnh vực chuyên khoa sâu (nội tiết, tình dục học, thận nhân tạo, ghép thận).

NIỆU QUẢN. ống dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bàng quang. Bình thường mỗi thận có một NQ.

NÓI GIỌNG MŨI. rối loạn phát âm về giọng nói do các biến đổi về cộng hưởng ở hốc mũi. Có hai loại: 1/ NGM hở là biến đổi giọng vì hốc mũi thường xuyên thông với miệng và họng do liệt cơ, lỗ dò vòm miệng, khe hở màn hầu, vv, dẫn tới biến đổi giọng khi phát âm một số phụ âm có cộng hưởng ở mũi (p, k, b, đ, g). 2/ NGM tịt là biến đổi giọng vì mất hẳn sự lưu thông giữa mũi và họng. Trong trường hợp có vật chướng ngại ở phía sau, sẽ không phát âm được các phụ âm đơn điệu. Trong trường hợp vật chướng ngại ở phần trước hốc mũi, giọng giống giọng hề nói khi bịt mũi.

NÓI LẮP. một kiểu rối loạn về cách nói: nói ấp úng, ngắc ngứ, ngập ngừng do khó khăn lúc phát âm và khó kết hợp các âm tiết. Thường bắt đầu ở lứa tuổi nhỏ. Có thể kèm theo các rối loạn về hô hấp hoặc lo lắng ám ảnh. NL xuất hiện cách quãng và biến mất hoàn toàn khi hát.

NÓI NGỌNG. Phát âm sai một hoặc nhiều nhóm từ do thói quen hoặc dị tật hoặc do tổn thương các cơ quan phát âm như lưỡi, môi, răng, vòm miệng, thanh quản…

NÓI SAI GIỌNG. (tk. Khó phát âm)., khó khăn trong trong khi phát âm, giọng nói bị thay đổi về cường độ, độ cao và âm sắc. Do nguyên nhân ở thần kinh trung ương hoặc có thương tổn, dị dạng ở cơ quan phát âm ngoại biên (môi, lưỡi, thanh quản…). Nói khó (khó cấu âm), nói ngọng, khàn tiếng… đều là các dạng NSG.

Page 161: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

NỘI ĐỘC TỐ. (tk. Endotoxin), chất độc được tạo ra bên trong vi khuẩn gram âm và được giải phóng ra khi vi khuẩn bị phân huỷ. Là phức chất protein polisacarit, bền vững với nhiệt, gây hiệu ứng không đặc hiệu ở vật chủ như gây sốt, Xt. Độc tố.

NỘI KHOA. 1. Chuyên khoa y học nghiên cứu các bệnh bên trong cơ thể (nội tạng) hoặc điều trị không cần phải mổ xẻ. NK chia ra các phân khoa chuyên sâu vào từng bộ phận cơ thể (tiêu hoá, xơ – xương – khớp, tim mạch, phổi, thần kinh, tâm thần, vv).2. Trong y học cổ truyền, NK là khoa học về những bệnh ở bên trong cơ thể như bệnh ở 6 kinh, bệnh ở vệ khí, dinh huyết, tam tiêu, bệnh ở tạng phủ, kinh lạc.

NỘI KHOA DÃ CHIẾN. chuyên ngành y học quân sự nghiên cứu đặc điểm bệnh lý và các biện pháp cứu chữa các bệnh nội khoa trong chiến tranh, bệnh nội khoa ở người bị thương, tổn thương nội khoa do các vũ khí huỷ diệt lớn (nhiễm độc chất độc quân sự, bệnh phóng xạ, tổn thương nội khoa do sóng nổ, vv) trong điều kiện dã ngoại (cơ sở điều trị không ổn định, phương tiện hạn chế…). Công tác cứu chữa người bị bệnh trong chiến tranh được triển khai theo bậc thang điều trị từ trận địa về hậu phương.

NỘI MẠC TỬ CUNG (tk. Màng trong tử cung), ở người lớp mô phủ mặt trong buồng tử cung; dày khoảng 1,5mm, gồm một lớp liên bào trụ với chiều cao 30mm dựa trên một lớp đệm giàu mao mạch và tế bào lympho; nhiều tuyến ống. NMTC biến đổi theo chu kỳ kinh nguyệt; đến kỳ kinh nguyệt NMTC bong ra và chảy máu (hành kinh); sau khi sạch kinh, một lớp NMTC mới lại được hình thành.

NỘI MÔ. lớp biểu mô lót bên trong mạch máu và tim, chỉ có một lớp tế bào dẹt, mỏng, xếp rất sít nhau, mặt tiếp xúc rất nhỏ. Trong các mao mạch, là một lớp mỏng ngăn cách giữa máu và dịch lỏng chứa các tế bào. Nước và tất cả các chất đã phân giải có phân tử nhỏ thấm qua các tế NM. Bạch cầu đa nhân cũng có thể lách qua các tế bào NM để xuyên qua thành mạch trong một số trường hợp bệnh lý như viêm do vi khuẩn.

NỘI SOI. kỹ thuật khám trực tiếp bằng mắt các tạng rỗng (ống tiêu hoá), các khoang có lỗ vào nhỏ (bàng quang), các khoang rỗng kín (ổ màng bụng, ổ màng phổi) bằng một dụng cụ gọi là ống nội soi (ống cứng, ống mềm, ống sợi). Ống sợi là một ống mềm có một hệ thống quang học bằng sợi thuỷ tinh và một nguồn sáng lạnh cho phép thăm khám trực tiếp, tỷ mỉ các thương tổn; chụp ảnh, quay phim, quay vô tuyến truyền hình; làm sinh thiết niêm mạc phế quản, niêm mạc ống tiêu hoá (dạ dày, tá tràng, ống mật chủ, đại tràng, vv); còn có thể qua ống đưa vào các dụng cụ khác nhau cho phép rửa hoặc hút dịch, làm sinh thiết chữa bệnh (cắt một polyp, cầm máu, tiêm xơ cứng các giãn tĩnh mạch, phá huỷ các khối u bằng tia laze hay điện, lấy một ngoại vật). Là kỹ thuật ít nguy hiểm, đáng tin cậy, được dùng trong nhiều chuyên khoa: tiêu hoám niệu học, các bệnh phổi, tai – mũi – họng, phụ khoa (soi ổ bụng, đặc biệt để khám cơ quan sinh dục nữ, chẩn đoán chửa ngoài dạ con, xoắc nang buồng trứng, vô sinh, vv). Không được trong các trường hợp túi thừa thực quản, ung thư thực quản, phình động mạch chủ, giãn to tâm nhĩ trái, viêm màng bụng, cơ thể suy kiệt…

NỘI THƯƠNG. (y học cổ truyền), sự tổn thương bên trong cơ thể gây bệnh. Những nguyên nhân gây NT: thất tình, ăn uống, sinh hoạt, làm việc không điều độ, làm cho tì vị

Page 162: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

bị rối loạn suy yếu, thận bị tổn thương, hư lao, khí huyết không điều hoà. Những bệnh do NT gây nên thường là các bệnh của tạng phủ.

NỘI TIẾT. quá trình các tuyến NT tạo ra các sản phẩm gọi là nội tiết tố đặc thù cho mỗi tuyến, được đổ vào máu và tác động đặc thù vào một khu vực hoạt động của cơ thể, vd. tuyến tuỵ tiết ra insulin tác động vào qáu trình chuyển hoá chất đường. Có những tác động qua lại giữa các tuyến NT với nhau và với hệ thần kinh turng ương theo một cơ chế phức tạp.

NỘI TIẾT HỌC. khoa học nghiên cứu về hocmon, các hình thành, các tính chất và tác dụng của chúng. Trong lịch sử phát triển NTH, bắt nguồn từ nghiên cứu sinh lý người đến những hiểu biết về hocmon động vật có xương sống và đến đầu thế kỷ 20 phát triển sang hocmon động vật không xương sống, thực vật.

NỘI TRÚ BỆNH VIỆN. phương thức đào tạo chuyên gia y tế thực hành chuyên khoa giỏi, trẻ tuổi: sinh viên y khoa năm cuối khoá hoặc mới tốt nghiệp được tuyển chọn qua một kỳ thi theo một khoá đào tạo chuyên khoa sau đại học (4 năm hoặc 3 năm); sinh hoạt và làm việc trong các bệnh viện do bệnh viện đài thọ. Học viên sau khi tốt nghiệp NTBV được mang chức danh bác sỹ chuyên khoa cấp I hoặc có thể tiếp tục đi sâu hơn nữa về chuyên khoa (bác sỹ chuyên khoa cấp II, vv).

NÔN. phản ứng làm cho những chất chứa trong dạ dày bị tống vọt ra ngoài miệng. Cần phân biệt với khạc ộc mủ, khạc ra máu (x. Khái huyết, Khái mủ). Nguyên nhân gây N: viêm họng (hết rất nhanh);nghén (x. nghén); các bệnh cấp cứu ở bụng như viêm ruột thừa, viêm túi mật, tắc ruột (chất nôn có thể lẫn phân lỏng); các bệnh đường tiêu hoá (loét dạ dày, đầy hơi, vv); các bệnh ngộ độc như ngộ độc thuốc trợ tim, thuốc trừ sâu, kim loại nặng (chì, đồng); các bệnh nhiễm khuẩn như viêm ganm viêm màng não (nôn vọt ở trẻ em), non chu kỳ (ở trẻ em, kèm theo các bệnh ở khớp xương, hết rất nhanh sau 2 – 4 ngày); các bệnh tâm thần. Điều trị theo nguyên nhân. Điều trị triệu chứng: liệu pháp tâm lý; thường dùng thuốc chống N như scopolamin (viêm, băng dính), thuốc kháng histamin như scopolamin (viên, băng dính), thuốc kháng histamin như promethazin (sirô, viên), viêm halopyridol (x. Thuốc chống loạn thần). Nói chung không dùng thuốc chống N trong 3 tháng đầu mang thai; nếu N quá nhiều, có thể thủ dùng promethazin. Y học cổ truyền gọi nôn mi73a là ẩu thổ, do khí của vị nghịch lên, thường chia ra các thể: 1/ N do hàn có thể chữa bằng uông nước sắc với gừng hoặc ăn củ gừng sống… chiêu với nước nóng, hoặc dùng bài thuốc: hoắc hương 12g, củ sả 10g, can khương (gừng khô) 8g, tô tử 12g, trần bì 12g, sinh khương (gừng tươi) 8g, 2/ Nôn do nhiệt có thể dùng bài: hoắc hương 12g, chi tử 8g rau má 16g, sinh khương 12g, gạo nếp sao vàng 8g; sắc uống; 3/N do thương thực, có thể uống nước sắc gừng, hoặc dùng bài thuốc hoắc hương 12g, trần bì 12g, củ sả 8g, hậu phác 12g, sinh khương 12g, gạo nếp sao vàng 8g; sắc uống; 3/ N do thương thực, có thể uống nước sắc gừng, hoặc dùng bài thuốc hoắc hương 12g, trần bì 12g, củ sả 8g, hậu phác 12g, sinh khương 12g. Bài thuốc chữa N chung cho các loại: bán hạ 8g, sinh khương 5g sắc uống. Châm cứu các huyệt: nội quan, trung quản, túc tam lý.

NÔN RA MÁU. (tk. thổ huyết), hội chứng nôn mà trong chất nôn có lẫn thức ăn và máu của bản thân bệnh nhân (máu đóng vón, lợn cợn hoặc thành cục đen do ảnh hưởng của

Page 163: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

dịch vị). Do nhiều nguyên nhân: máu chảy chủ yếu từ dạ dày (loét hành tá tràng, loét bờ cong nhỏ, vv), từ thực quản (giãn tĩnh mạch), đường mật hoặc máu từ mũi, họng, hầu, vv, nuốt vào dạ dày. Dấu hiệu lâm sàng thay đổi tùy theo lượng máu bị mất và thời gian chảy máu (da, niêm mạc nhợt nhạt, chóng mặt, hoa mắt, mạch nhanh, hạ huyết áp, vv). Cần phân biệt với ho ra máu (khái huyết). Chữa bệnh: để bệnh nhân nằm ngửa, nghỉ yên tĩnh trên giường: bắt mạch; đo và theo dõi huyết áp, chườm đá vùng thượng vị; nhịn ăn uống. Nếu không đỡ, cần chuyển đi bệnh viện để cấp cứu.Y học cổ truyền gọi NRM là thổ huyết. Thường có các thể chính sau: 1/ Thổ huyết do vị nhiệt với biểu hiện thượng vị đau, khó chịu, phân táo, miệng hôi, môi đỏ, mạch sắc; có thể dùng bài: củ sắn dây tươi 40g, mạch môn 40g, cỏ nhọ nồi sao đen 40g, lá tre 20g, sắc uống với bách thảo sương 20g. 2/ Thổ huyết do cản hoả hại vị với biểu hiện cáu gắt, đau đầu, rìa lưỡi đỏ, mạch huyền, có thể dùng bài: tính tre 40g, thanh bì 10g, chi tử sao đen 30g, cỏ nhọ nồi sao đen 60g. Khi thổ huyết nhiều có biểu hiện hư thoát (choáng), dùng ngay nhân sâm (10 – 15g) sắc uống. Nếu chưa có biểu hiện hư thoát, uống bột sâm tam thất (5 – 10g). Châm cứu huyệt Túc tam lí, Trung quản, Nội đình, Nội quan, Thái xung.

NÔN RA MẬT. nôn mà trong chất nôn có lẫn mật từ tá tràng, do một nguyên nhân bất thường (phản ứng nhu động) mật chảy ngược lên dạ dày. Chất nôn thường có màu xanh và bệnh nhân thấy đắng miệng.

NƠ RON. (tk. tế bào thần kinh). Đơn vị cấu tạo và chức năng của mô thần kinh. Một N gồm có: một thân tế bào (tập trung thành lớp, xám ở vỏ đại não, vỏ tiểu não, thành cột tuỷ, cột sống và các hạch phó giao cảm ở gần các cơ quan), những nhánh tỏa từ thân, một nhánh chính dài gọi là sợi trục, nhiều nhánh phụ ngắn gọn là đuôi gai. Các tua rễ của N chui qua các lỗ xương sọ và cột sống ra ngoài thành các dây thần kinh ngoại vi, 12 đôi dây thần kinh não và các dây thần kinh tuỷ, mỗi đốt một đôi. Với số lượng khoảng 14 tỷ và cố định ngay từ khi mới đẻ, N không sinh sản thêm, không tái tạo, với hiệu suất sử dụng hầu như vô hạn, càng làm việc nhiều càng lâu thoái hoá. Làm nhiệm vụ tiếp nhận, phân tích, tổng hợp các kích thích thần kinh rồi dẫn truyền, phân phối các xung động thần kinh đến khắp nơi trong cơ thể, chi phối, điều hoà sự hoạt động của mọi cơ quan và làm cho các cơ quan có quan hệ với nhau. Nó phản ánh các hiện tượng xảy ra bên ngoài, làm cơ thể động vật thích nghi với hoàn cảnh.

NƠ RON THẦN KINH. tế bào thần kinh nối giữa tế bào thần kinh cảm giác (nơron thụ cảm và nơron vận động). NTG nằm chủ yếu ở trong hệ thần kinh trung ương.

NƠ RON VẬN ĐỘNG. loại tế bào thần kinh truyền các xung động thần kinh từ não hay tuỷ sống tới vỏ hay một cơ quan thực hiện khác.

NỤ THỊT. mô liên kết non tạm thời, được hình thành trong quá trình hàn gắn vết thương (thường thấy rõ ở tổn thương ngoài da), có màu hồng tươi, giống như thịt, trước khi được biểu mô phủ lên lúc làm sẹo.

NUỐT ĐAU. cảm giác đau ở họng hoặc thực quản trong khi nuốt. Nguyên nhân: viêm loét, chấn thương, ung thư, dị vật ở họng và thực quản.

Page 164: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

NUỐT KHÓ. cảm giác thức ăn bị cản trở (vướng mắc, dừng lại, tắc nghẽn…) trên đường đi qua thực quản sau khi nuốt. Có 2 dạng: NK thức ăn đặc; NK thức ăn lỏng. Thông thường NK thức ăn đặc: thoạt đầu khó nuốt thức ăn rắn, sau đến khó nuốt thức ăn mềm, lỏng. Nguyên nhân: hẹp lòng thực quản (viêm loét các loại, sẹo do bỏng), u lành và ung thư, thực quản (viêm loét các loại, sẹo do bỏng, u lành và ung thư dị vật, chèn ép thực quản từ ngoài do khối u trung thất, phình động mạch chủ và một số dị dạng mạch máu khác, tim trái to (hẹp van hai lá), viêm màng phổi. Có khi là do nguyên nhân toàn thể, vd, hội chứng Plume – Vinxơn (Plummer – Vilson) hoặc Kely – Patecxơn (Kelly – Paterson), do thiếu máu thiếu sắt; có khi là do rối loạn thần kinh gây ra nhiều kiểu co thắt thực quản. Nguyên nhân gây NK thức ăn lỏng: chứng to thực quản, túi thừa thực quản. Cần phân biệt với nuốt đau do viêm họng, viêm amiđan. Chẩn đoán: chiếu và chụp Xquang với chất cản quang (bari sufat); soi thực quản (quan sát tình trạng niêm mạc thực quản, sinh thiết niêm mạc); siêu âm. Điều trị theo nguyên nhân.

NUỐT NGHẸN. từ nhân dân quen dùng để chỉ sự nuốt khó, đôi khi kèm theo hiện tượng khó thở (x. nuốt khó)

NÚT XOANG TÂM NHĨ. (tk. hạch xoang nhĩ), khu vực nhỏ với các sợ cơ tim chuyển hoá ở thành tâm nhĩ phải của tim động vật có vú. Những hoạt động điện tự phát củ anút khơi mào và duy trì co bóp của tim (tim đập); tốc độ tim đập do thần kinh kiểm soát, NXTN cũng gặp ở tâm nhĩ phải của chim, bò sát và xoang tĩnh mạch của cá, lưỡng cư.

NƯỚC BỌT. chất tiết của tuyến nước bọt, dùng để nhào ướt và làm trơn thức ăn, ở một số loài, còn chứa enzym. Vd. ở người và một số côn trùng, trong NB có enzim amilaza dùng tiêu hoá tinh bột, NB ở muỗi có chứa chất chống đông máu.

NƯỚC ĐÁI. X. nước tiểu

NƯỚC TIỂU (cg. nước đái), chất lỏng được thải ra ống đái hoặc lỗ huyệt. Được hình thành trong thận, chứa urê hoặc axit và nhiều chất khác với tỷ lệ thấp. Ở người, mỗi ngày thải trung bình 1 – 1,5 lít. Thành phần gồm: nước, các sản phẩm giáng hoá, các chất khoáng (natri, kali, canxi…) một số chất được đưa vào cơ thể nhiều quá nhu cầu, chất độc, vv, NT mới trong suốt, màu vàng nhạt, mùi hơi khai, đựng trong ống nghiệm một thời gian xuất hiện cặn lắng dưới đáy gồm các tế bào, các tinh thể, các vi khuẩn, bất thường có protein, hồng cầu… Làm xét nghiệm cận NT rất cần thiết trong chẩn đoán một số bệnh; xét nghiệm NT cho phụ nữ có thai ít nhất 3 lần trong các kì thăm thai là một yêu cầu bắt buộc để phòng các tai biến nhiễm độc thai nghén, sản giật.

Từ điển Y học Việt Nam – Mục O

ỐC TAI. ống màng hình xoắn ốc nằm ở tai trong động vật có vú để tiếp nhận âm thanh. Sóng âm thanh truyền vào tai trong, qua cửa sổ bầu dục truyền qua ngoại dịch bao quanh OT; làm màng màng đáy rung động, kích thích lên các tế bào thính giác làm phát sinh các

Page 165: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

xung động truyền về não. Âm thanh có tần số khác nhau tác động lên các vùng khác nhau của màng đáy, ở vùng đỉnh ứng với các âm thanh tần số thấp, ở góc âm thanh tần số cao và cho phép phân biệt các âm thanh có độ cao khác nhau. ÔT cũng có ở cá sấu và chim.

ỐNG. cấu trúc mô với hình thái, cấu tạo và chức năng rất khác nhau tùy thuộc vào vị trí. Vd. Ô động mạch là một Ô tồn tại trong thời kì phôi thai, nối liền động mạch chủ và động mạch phổi (về sau teo nhỏ và biến mất) nếu còn tồn tại sau khi ra đời, nó trở thành một dị tật bẩm sinh; Ô dẫn sữa của tuyến vú; Ô mật chủ dẫn mật từ gan và túi mật đến tá tràng; ống nội tuỷ sống chạy dọc theo đường trục của tủy sống để dẫn thông dịch não tuỷ.

ỐNG BẠCH HUYẾT NGỰC ống bạch huyết kéo dài từ phía lưng, là ống chính của hệ bạch huyết. Nhận bạch huyết từ hầu hết các vùng của cơ thể. Ở động vật có vú, ÔBHN xuất hiện từ dưới cơ hoành, đi tới phía trước cột sống và đổ vào tĩnh mạch không tên ở gốc cổ.

ỐNG DƯỠNG TRẤP. ống hiển vi chứa bạch huyết, có trong lông nhung mao của niêm mạc ruột non. Chất béo đã tiêu hoá đựơc hấp thụ vào ÔDT nối với các vi mao mạch bạch huyết và các mao mạch bạch huyết lớn hơn của ruột. Nhờ hệ mao mạch này mà chất béo từ ÔDT được chuyển vào máu qua ống động mạch ngực đổ vào tĩnh mạch cảnh, đến các mô mỡ trong cơ thể.

ỐNG MANPIGHI. Cơ quan bài tiết ở côn trùng, gồm các ống mảnh, kín một đầu, đầu kia đổ vào phần đầu ruột sau. Được gọi theo tên nhà giải phẫu học Italia Manpighi (M Malpighi; 1625-96). Số lượng ÔM có thể thay đổi từ 2 (ở rệp sáp) đến 150 (ở ong mật). Mỗi ÔM có một lớp tế bào, chủ yếu để thải axit uric được hình thành trong quá trình trao đổi chất vào ruột sau, đổ ra ngoài theo phân. Ở nhiều loài côn trùng cánh gân (chuồn chuồn…), ÔM còn có chức năng phụ là tiết tơ.

ỐNG MẬT. ống dẫn dịch mật từ gan đổ vào tá tràng ở động vật có xương sống (x. Túi mật).

ỐNG NGHE. một bộ phận của điện thoại, có tác dụng biến đổi dao động điện thành dao động âm. ÔN gồm có nam châm điện và màng rung. Dưới tác động của dao động điện, màng dao động và phát ra âm.

ỐNG NGHIỆM. ống thuỷ tinh trong suốt, đáy tròn, dùng để thử nghiệm các phản ứng hoá học. Tuỳ theo yêu cầu thử nghiệm, có các ÔN với nhiều kiểu, cỡ và hình dáng khác nhau: thẳng, cong, có nhánh, có nút, chia độ, chịu nhiệt,

ỐNG NỘI SOI. dụng cụ quang học, hình ống, luồn vào trong khoang của một tạng rộng (khí quản, xoang mặt, thực quản, dạ dày, trực tràng, bàng quang, ổ bụng, vvv) cho phép quan sát tình trạng của tạng (vết loét, khối u, ngoại vật), cắt polyp, loại bỏ một số tổn thương khác, Gồm một ống có nguồn sáng nóng hoặc lạnh và có thể có một nhánh bên để luồn ống sông hút dịch, kẹp gắp ngoại vật, kim làm sinh thiết. ÔNS có loại cứng bằng kim loại (ống soi cứng), có loại mềm bằng các sợi thuỷ tinh (ống soi mềm).Ngày nay, ÔNS được dùng để tiến hành phẫu thuật trong nhiều chuyên khoa. Vd. Khoa

Page 166: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

tiết niệu làm phẫu thuật nội soi ổ bụng sử dụng ÔNS và các dụng cụ chuyên biệt đưa vào ổ bụng qua đường rạch nhỏ một vài centimét, phẫu thuật viên nhìn mành ảnh truyền hình để thao tác; khoa tai, mũi, họng phát triển “phẫu thuật chức năng xoang mặt” sử dụng các ÔNS (còn gọi là ống soi xa), các dụng cụ vi phẫu và truyền hình.

ỐNG SINH TINH. búi các ống nhỏ cuộn khúc nằm trong tinh hoàn của động vật có xương sống, có chức năng sinh ra tinh trùng.

ỐNG THẦN KINH. yếu tố hình thành đầu tiên của tuỷ sống và não ở động vật có xương sống. Được hình thành do tấm thần kinh cuộn lại và lõm vào thành một ống. ÔTK thường mở ra ngoài ở phía trước bằng lỗ xoang thần kinh. Phía sau ống có thể thông với ruột nguyên thuỷ qua ống ruột thần kinh cho đến khi hình thành đuôi. ÔTK có nguồn gốc từ ngoại bì thần kinh.

ỐNG THẬN. ống dài hẹp tạo thành một phần đơn vị bài tiết của thận động vật có xương sống, để tái thu chọn lọc các chất có lợi. Phần nước lọc rồi bao Bâumân qua các cuộn mạch (hoặc tiểu cầu); ở đây một phần glucozơ, axit amin, một phần nước được hấp thu lại. Sau đó nước lọc đi qua ống lượn, qua quai Henlê – nơi chủ yếu hấp thụ lại nước, rồi qua phần hai ống lượn là nơi hấp thu lại muối, nước. Cuối cùng, chất lỏng còn lại đi vào ống thu nước tiểu chảy vào bể thận. Ở một số động như lưỡng cư, quai Henlê nhỏ hoặc không có ống lượn, vì thế không có khả năng tạo nước tiểu đậm đặc.

ỐNG TIÊU HOÁ.x hệ tiêu hoá

ỐNG TINH một cập ống dẫn chính ở động vật, để dẫn tinh từ tinh hoàn ra ngoài và mở vào niệu đạo ngay sát bàng quang. Ở động vật có vú đực, ÔT bắt đầu từ mào tinh hoàn.

ƠSTROGEN. Hocmon sinh dục cái thuộc loại C18 (vòng A là một nhân thơm) được chế tiết chủ yếu từ tế bào lớp vỏ (ảo) trong của nang trứng, từ một tế bào thể vàng, hoặc từ nhau thai (từ tuần chửa thứ 10 của phụ nữ và bài tiết vào nước tiểu). Một lượng nhỏ Ơ được chế tiết từ vỏ thượng thận và từ dịch hoàn (tế bào Sectoli). Một lượng nhỏ testosteron trong máu cũng được chuyển hoá thành Ơ. Trong 8 chất có mang tính Ơ (phát hiện ở động vật và thực vật), có 3 chất chủ yếu: estron (E 1), ostraction (E 2) và ơstradion (E 2) và ơstrion (E 3), E 2 có tác dụng mạnh nhất (lưu thông trong máu), E 3 yếu nhất (đào thải vào nước tiểu). Ở con cái: Ơ làm nang trứng phát triển. Ơ kết hợp với progesteron làm biến đổi đường sinh dục theo chu kì như tăng trưởng nội mạc dạ con, cổ tử cung, gây sừng hoá tế bào âm đạo, kích thích nội mạc dạ con, bài tiết niêm dịch và glycogen, làm niêm dịch lỏng và kiềm tính hơn (thuận lợi cho tinhtrung di chuyển), hình thành các đặc tính sinh dục thứ cấp, đẩy mạnh chuyển hoá và tăng đồng hoá protein, phát triển tuyến vú, tăng tích luỹ mỡ dưới da, kích thích phát triển hệ cơ xương, giữ nước và muối trước kì kinh nguyệt. Ở con đực. Ơ có tác dụng tăng sinh, làm phát triển tuyến tiền liệt túi tinh, ống dẫn tinh. Ơ được sử dụng riêng hoặc phối hợp với progesteron để ức chế rụng trứng (thuốc tránh thai bằng steroit tổng hợp). Dùng điều trị chứng “bốc hoả” của phụ nữ mạn kinh. Nhưng vì Ơ có thể tác dụng làm cho nội mạc dạ con phát triển quá mức, để dẫn đến ung thư nên cần thận trong khi sử dụng.

Page 167: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

Từ điển Y học Việt Nam – Mục P

PAXTƠ. Nhà hoá học và sinh học Pháp. Đã tiến hành nhiều công trình nghiên cứu: tinh thể học, tính không đổi xứng phân tử; sự lên men, men, nấm, mốc (qua các công trình này, Paxtơ phủ định thuyết tự sinh), sự sống ưa khí và kị khí; sự hoại thối (Paxtơ coi là một dạng lên men). Phương pháp tiệt khuẩn Paxtơ (với nhiệt độ thấp 50 – 600C) loại trừ các tác nhân vi sinh vật gây ra các bệnh dịch ở người và động vật; sự giảm độc các vi sinh vật, từ đó sản xuất ra các vacxin đặc hiệu phòng từng loại bệnh nhiễm khuẩn ở gia súc và người (bệnh tả gà, bệnh than… đặc biệt là bệnh dại lần đầu tiên trị khỏi cho một em bé trai ngày 6-5-1885). Paxtơ là một trong số những người sáng lập ra ngành vi sinh vật và miễn dịch y học. Tên của Paxtơ được đặt cho nhiều viện nghiên cứu khoa học ở Pháp và nhiều nước khác trên thế giới (khối các nước nói tiếng Pháp trong số đó có Việt Nam.

PENIXILIN. chất kháng sinh, được tạo thành từ dịch của các nấm Penicilium notatum và Penicilium chrysogenum hoặc bằng cách tổng hợp. Là nhóm hợp chất có công thức (CH3)2C5H3NSO-(COOH).NHCOR. Do Flêminh (J.A. Fleming), tìm ra (1929). Trong y học, dùng làm thuốc kháng sinh. Có thể gây dị ứng.

PHÁ THAI. Cho thai ra ngoài buồng tử cung trước khi thai nhi có khả năng sống ở bên ngoài (trước đây quy ước là tuổi thai dưới 180 ngày tính từ ngày thụ thai) bằng các biện pháp nhân tạo (nạo tử cung, hút thai, dùng thuốc tống thai ra..). Lí do PT; thai phụ không muốn có con (kế hoạch hoá gia đình, thai ngoài giá thú, …); có nguy cơ gây bệnh nặng cho mẹ (phổi, tim, thận…) hay cho con sau này (bệnh di truyền, bẩm sinh, chẩn đoán đựơc lúc còn trong bụng mẹ), vv. Để đảm bảo sức khỏe và đời sống cho người mẹ, pháp luật quy định: PT dưới 3 tháng tuổi (phổi chưa thành hình người, thoả mãn yêu cầu đạo lý của các tôn giáo và ít gây nguy hiểm cho mẹ); PT trên 3 tháng tuổi phải có chỉ định của thầy thuốc, phải do thầy thuốc thực hiện ở một cơ sở y tế và bảo đảm kỹ thuật; tự nguyện và có sự đồng tình của bản thân người phụ nữ. Không theo ba quy định trên là PT phạm pháp; nếu xảy ra biến chứng gây nguy hiểm cho đương sự (thủng tử cung, nhiễm khuẩn, tổn thương bộ phân sinh dục) thì pháp luật ở nhiều nước xử như một tội phạm hình sự. Đã từ nhiều năm, PT là vấn đề tranh cãi ở nhiều nước cùng với sự phản đối quyết liệt của các tôn giáo. Ở Việt Nam, nếu không muốn có con, người phụ nữ có quyền yêu cầu cơ quan y tế PT vào bảo đảm bí mật. Trong kế hoạch hoá gia đình, để giảm PT nên phát triển việc phòng tránh thai.

PHÁ TRINH. Làm rách màng trinh ở người phụ nữ trước đó chưa hề có quan hệ tình dục. Nguyên nhân: chủ yếu do giao hợp; chấn thương vùng âm hộ; thủ dâm. Trong một số trường hợp, do có khả năng đàn hồi cao (thường ở thể màng trinh có một lỗ tròn) cho nên sau giao hợp, màng trinh chỉ dãn rộng, không rách nhưng cho lọt một ngón tay dễ dàng cũng được coi đã có phá trinh. Một quy định có tính nguyên tắc: không thăm âm đạo ở một trinh nữ; phải thăm trực tràng nếu cần khám vùng tiểu khung.

PHẢN VỆ. phản ứng quá mẫn cấp tính xảy ra sau khi đưa (tiêm) một kháng nguyên vào một cơ thể sống trước kia đã từng được nhận kháng nguyên đó (bằng con đường qua da, tiêm, tiêu hoá). Sự kết hợp kháng nguyên với kháng thể đã giải phóng ào ạt những chất

Page 168: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

histamin và các chất dạng histamin gây nên các phản ứng rối loạn huyết động học toàn thân (khó thở, mạch nhanh, ngất xỉu, vv) gọi là sốc phản vệ (phản ứng phản vệ), đôi khi nguy hiểm đến tính mạng nếu không cứu chữa kịp thời

PHẢN XẠ. phản ứng của cơ thể trả lời lại tác động của các kích thích phát sinh từ bên ngoài hoặc bên trong cơ thể được thực hiện bởi hệ thần kinh trung ương. PX thường được kết thúc dưới dạng sự co của cơ hoặc sự tiết của các tuyến. Thông qua PX, hệ thần kinh của động vật với môi trường. PX có tính thích nghi được thực hiện qua cung PX, bao gồm: cơ quan nhận cảm, dây thần kinh hướng tâm, dây thần kinh lí tâm đến cơ quan thực hiện. PX đơn giản nhất là PX không điều kiện: đối với mỗi kích thích có một trả lời nhất định. Vd. PX đồng tử (đồng tử co khi sáng và giãn khi tối), PX có điều kiển chỉ xuất hiện trong những điều kiện nhất định, đòi hỏi được củng cố thường xuyên và không có tính di truyền. Thí nghiệm kinh điển về PX có điều kiện do Paplôp thực hiện ở cho khi cho nhìn miếng thịt, chó tiết nước dãi, đó là PX không điều kiện; nếu đồng thời với đưa miếng thịt tạo thêm kích thích khác như tiếng chuông khi cho chó ăn và làm nhiều lần như vậy cho tới khi chỉ cần nghe tiếng chuông là cho đã tiết nước dãi. Tiếng chuông là tác nhân gây PX có điều kiện. Nhưng nếu chỉ nghe tiếng chuông mà không có miếng thịt, dần dần PX có điều kiện sẽ mất. Ví dụ trên là loại PX cấp I. Người ta đã gây được PX nhiều cấp hơn ở chó. Với người, ngôn ngữ và chữ viết là các tác nhân gây PX có điều kiện phức tạp. Xt. Phản xạ và không điều kiện.

PHẢN XẠ ÁNH SÁNG. sự lan truyền ngược lại của sóng ánhs áng khi gặp lớp ranh giới giữa 2 môi trường có chiết suất khác nhau. Sóng tới và sóng phản xạ nằm trong cùng một môi trường. Phân biệt: 1/ PXAS gương, khi độ mấp mô Dl, trong đó phương của tia phản xạ là bất kỳ. Nhờ sự PXAS mà ta quan sát được các vật không bức xạ ánh sáng, vd. Mặt trăng và các hành tinh trong Thái Dương hệ. Trong khoa học kỹ thuật, PXAS được ứng dụng để xác định các đặc trưng lí, hoá của môi trường, vv.

PHẢN XẠ CÓ ĐIỀU KIỆN VÀ KHÔNG CÓ ĐIỀU KIỆN. khả năng thích nghi của động vật và con người được quy định bởi sự kích thích các bộ phận tiếp nhận và hoạt động của hệ thần kinh trung ương ở những mức độ khác nhau. Phản xạ không điều kiện là những phản ứng đáp lại có tính chất bẩm sinh của cơ thể, giống nhau ở các cơ thể riêng biệt thuộc cùng một loại. Chúng được đặc trưng bằng mối liên hệ thường xuyên và đơn nghĩa của sự tác động giữa các bộ phận tiếp nhận này hay bộ phận tiếp nhận khác và bằng sự phản ứng đáp lại nhất định đảm bảo cho cơ thể thích nghi với những điều kiện ổn định của đời sống. Thông thường, các phản xạ không điều kiện được thực hiện nhờ tuỷ sống và những bộ phận hạ đẳng của bộ não. Những phức thể phức tạp và những chuỗi phản xạ không điều kiện được gọi là những bản năng. PX có điều kiện là những phản ứng có thể có được trong đời sống được hình thành trong những điều kiện nhất định (do đó tên gọi là phản xạ có điều kiện) của động vật và con người, trên cơ sở những phản xạ không điều kiện nhất định (do đó có tên gọi là phản xạ có điều kiện) của động vật và con người, trên cơ sở những phản xạ không điều kiện, bẩm sinh. Thuật ngữ phản xạ có điều kiện do Paplôp đưa ra. Các phản xạ có điều kiện được hình thành bằng cách tạo nên những dây liên lạc tạm thời trong vỏ não và dùng làm cơ chế để thích nghi với những điều kiện được hình thành bằng cách tạo nên những dây liên lạc trong vỏ não và dùng làm cơ chế để thích nghi với những điều kiện thay đổi phức tạp của môi trường bên ngoài. Hiện tượng

Page 169: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

hoạt động tâm lí có bản chất phản xạ đã được Xêchênôp chứng minh lần đầu tiên. Phương pháp do Paplôp sáng tạo về phản xạ có điều kiện là cơ sở cho học thuyết về hai hệ thống tín hiệu. Học thuyết này có ý nghĩa to lớn đối với việc xác lập một cơ sở khoa học tự nhiên cho tâm lí học duy vật và lí luận phản ánh duy vật biện chứng.

PHÁP Y. một chuyên ngành của y học, nghiên cứu và giải quyết những vấn đề y học, sinh học, nhằm phục vụ cho quá trình điều tra, xét xử những vụ án hình sự hay dân sự. Xt. Giám định pháp y.

PHÁT ÂM. 1. Quá trình hình thành âm thanh ngôn ngữ do con người phát ra, gồm 3 giai đoạn chính: a/ Luồng hơi đi ra từ phổi; b/ Sự tạo âm (trong thanh quản); c/ Sự cấu âm (trong khong trên thanh quản, yết hầu, miệng, mũi)2. Toàn bộ đặc trưng hay tập quán phát âm của một ngôn ngữ, của một phương ngữ.

PHÁT HIỆN BỆNH. Tìm ra hay nhận ra bệnh còn ẩn hay chưa biểu lộ. Thường áp dụng cho những bệnh phổ biến và (hoặc) nguy hiểm. Vd. PHB suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS), sốt rét, ung thư cổ tử cung, vv trên một phạm vi rộng để có khả năng dự phòng hoặc điều trị sớm.

PHÁT HIỆN BỆNH SỚM. tìm ra bệnh từ khi mới mắc. Đó là một nhiệm vụ quan trọng của y tế cộng đồng trong chăm sóc sức khỏe ban đầu, đặc biệt đối với các bệnh phổ biến và (hoặc) nguy hiểm như một số bệnh lây truyền, ung thư, vv. Trên thực tế, yêu cầu PHBS thường ở thời điểm bệnh nhân chưa có hoặc mới chớm có những biểu hiện lâm sàng rõ rệt của bệnh, nên đáp ứng không dễ, thường tốn công, tốn sức và đòi hỏi một tổ chức y tế tiến bộ, PHBS là một điều kiện cơ bản của việc phòng và chữa bệnh có hiệu quả.

PHÁT SINH TINH TRÙNG. (tk. Tạo tinh trùng),. Quá trình hình thành tinh trùng ở tinh hoàn con đực. Những tế bào khởi nguyên nằm trong biểu mô bắt đầu nhân lên nhờ nguyên phân và hình thành tinh nguyên bào từ trước khi con vật được sinh ra chỉ nhận thấy rõ ràng từ khi bắt đầu thành thục sinh dục. Ở người, tinh trùng được tạo ra liên tục từ lúc trưởng thành sinh dục đến tuổi 70 – 80. Từ khi bắt đầu đến khi thành thục trung bình mất 90 ngày. Những tinh bào sẽ hình thành nên tinh trùng dịch chuyển trong khoang ống tinh và chuyển sang giai đoạn sinh trưởng để hình thành tinh bào sơ cấp; tinh bào sơ cấp phân chia giảm phân (hay giảm nhiễm) đầu tiên tạo ra hai tinh bào thứ cấp chứa bộ nhiễm sắc đơn bội; mỗi tinh bào thứ cấp qua giảm phân lần thứ hai tạo ra hai tinh tử. Sau đó bằng một loạt những biến đổi, tinh tử chuyển thành tinh trùng, suốt thời gian đó chúng liên kết với tế bào Xectoli. Khi các tinh trùng chín sẽ chuyển từ ống tinh sang mào tinh để dự trữ tạo thời.

PHÁT SINH TRỨNG. Quá trình tạo thành trứng trong buồng trứng của cá thể cái. Các tế bào tiền thân nằm trong biểu mô mầm được nhân lên do phân chia nguyên phân thành nguyên bào noãn ngay cả trước khi con vật được sinh ra. Ở người, lúc mới sinh có khảng 150 – 500 nghìn nguyên bào noãn. Mỗi nguyên bào noãn đựơc bọc trong 8 tế bào nhỏ, hình thành nên một nang trứng ban đầu. Từ tuổi dậy thì đến tuổi mãn kinh điển hình (45 – 55 tuổi), mỗi nguyên bào noãn phát triển thành một trứng trong chu kì 28 ngày, luân

Page 170: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

phiên giữa hai buồng trứng (thời gian này nang trứng được gọi là nang Grap). Nguyên bào noãn phát triển và trở thành noãn bào sơ cấp, sau đó tiến hành phân chia giảm phân. Sau lần giảm phân thứ nhất (hoặc phân chia giảm nhiễm) hình thành nên noãn bào thứ cấp và thể cực nhỏ. Phân chia giảm phân lần thứ hai của noãn bào thứ cấp sẽ sinh ra trứng và thể cực thứ hai.

PHÂN LOẠI NHÓM MÁU. biện pháp kĩ thuật miễn dịch nhằm xác định huyết cầu hay huyết thanh thuộc về loại nhóm nào (x. Nhóm máu). Ngày xưa chỉ có kháng huyết thanh đa clôn, nay đã có kháng huyết thanh đơn clôn đặc hiệu (x. Kháng thể)

PHÂN LOẠI TIP MÁU. Thuật ngữ chủ yếu dùng trong ung thư học và mô bệnh học để xác định hình thái vi thể của một u nhất định. PLTB ngày càng được áp dụng rộng rãi vì giúp cho thầy thuốc điều trị chọn cách xử lí thích hợp và dự kiến được tiên lượng. Vd. Khi PLTB của một ung thư phổi là ung thư biểu mô vảy (dạng biểu bì) biệt hoá; nếu u gọn, phương pháp điều trị tốt nhất là cắt bỏ u, khả năng sống thêm của bệnh nhân thường trên 5 năm…; nếu típ bệnh thuộc loại ung thư biểu mô bất thục sản tế bào nhỏ, phẫu thuật cắt bỏ u thường là chống chỉ định, tiên lượng xấu hơn típ trên.

PHẪU THUẬT BẢO TỒN. cắt bỏ một thương tổn và một phần mô lành tối thiểu cần thiết xung quanh để bảo vệ chức năng của cơ quan bị tổn thương. Vd. Không cắt bỏ toàn bộ chi dưới ở bệnh nhân bị ung thư xương đùi, mà chỉ cắt đoạn xương bị u xâm nhiễm để phục hồi lại chức năng của chi.

PHẪU THUẬT CẤP CỨU. cuộc mổ cần phải được thực hiện ngay sau khi chẩn đoán hoặc sau một thời gian ngắn để kịp thời cứu chữa với kết quả khả quan một chức năng hoặc tính mạng bệnh nhân. Cần phân biệt các cuộc mổ cấp cứu chảy máu trong (vd. vỡ chửa ngoài dạ con, vỡ lách, vỡ khí quản ngay (vd. Trong bệnh bạch hầu thanh quản, sang chấn thương sọ não, vv), với PTCC có trì hoãn, cần hồi sức trước khi mổ (vd. Trong trường hợp tắc ruột, phải hút dạ dày, truyền dịch trước khi mổ, vv).

PHẪU THỤÂT CHẤN THƯƠNG. Can thiệp bằng phẫu thuật các tổn thương xương, khớp, gân, cơ và da nhằm phục hồi lại hình thể và chức năng của phần bị tổn thương. Ở xương, có thể lấy bỏ những mảnh vụn, lắp ráp các mảnh xương rời, các đoạn gãy rồi cố định bằng cung ngoại vi hay kết xương bằng kim loại (đinh, vít, nẹp, vv). Ở gân, cơ phải cắt bỏ các phần giập nát, khâu nối lại để phục hồi hình dạng cũng như chức năng. Đối với da, cũng phải cắt lọc và khâu phục hồi, khi cần thiết có thể sử dụng các vạt chuyển hoặc da ghép để che phủ các phần dưới da.

PHẪU THUẬT CHỈNH HÌNH. những can thiệp mổ xẻ vào xương, khớp, cơ, gân và da để sửa chữa các biến dạng của chi do di chứng chấn thương hoặc do một bệnh bẩm sinh hay mắc phải để lại (giảm hay mất chức năng sử dụng, ảnh hưởng tới thẩm mĩ của chi). Mổ xương để chỉnh trục, kéo dài hoặc rút ngắn xương, ghép thêm xương vào những ổ khuyết hoặc đóng cứng xương. Mổ gân để chuyển hay kéo dài gân, ghép gân, gỡ dính để tạo điều kiện cho chi có thể hoạt động bình thường. Mổ da có thể là vá da, chuyển vạt, ghép da. Trong thực tế thường phải mổ phối hợp cả xương, gân, da mới phục hồi được cả hình thể lẫn chức năng của chi.

Page 171: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

PHẪU THUẬT LẠNH. phẫu thuật dùng các chất làm lạnh (nitơ lỏng) và thiết bị có đầu áp lạnh vào nơi tổn thương rồi phun nitơ lỏng theo kĩ thuật “đông lạnh – tan băng”, tạo lớp băng mỏng áp dính chặt vào vùng thương tổn. Tuỳ loại bệnh, thời gian áp lạnh từ 60 đến 100 giây. Sau PTL, vùng được áp lạnh bị hoại tử, sau vài tuần rụng thành sẹo.Ưu điểm của PTL: đơn giản, không cần gây tê, gây mê như phương pháp đốt điện hoặc đông điện; không mất máu như mổ bằng dao kim loại: thời gian phẫu thuật được rút ngắn. Tuy nhiên, PTL chỉ áp dụng đối với những tổn thương không lớn theo chỉ định của thầy thuốc.

PHẪU THUẬT NGỰC. khu vực điều trị ngoại khoa rất rộng từ thủ thuật chọc dò thông thường vào lồng ngực, những phẫu thuật đựơc tiến hành để điều trị các bệnh ở bên ngoài thành ngực (da, vú…), ở thành ngực (xương sườn, mạch máu, thần kinh, thủng thành ngực, vv) đến các phẫu thuật phức tạp trong lồng ngực và trung thất (ở tim, phổi và các phủ tạng trong trung thất.

PHẪU THUẬT NHI KHOA. một ngành của ngoại khoa mà đối tượng là trẻ em từ sơ sinh đến 15 tuổi, PTNK mang tính chất đặc thù về phương pháp, kĩ thuật và dụng cụ phẫu thuật, cũng như về mặt tổ chức các dịch vụ y tế.

PHẪU THUẬT PHỤ SẢN KHOA. thủ thuật dùng dao, kéo và một số dụng cụ khác để giải quyết một số bệnh phụ khoa và sản khoa. Phẫu thuật phụ khoa nhằm giải quyết những sai lệch và bệnh tật ở bộ phận sinh dục nữ, vd. cắt bỏ khối u ở tử cung, ở buồng trứng, vv. Phẫu thuật sản khoa nhằm giải quyết những trường hợp đẻ khó, vd.mổ tử cung lấy thai, cắt bỏ tử cung sau đẻ khó, vv

PHẪU THUẬT TẠO HÌNH. Chuyên ngành ngoại khoa có nhiệm vụ: xử trí (sửa chữa, phục hồi, xây dựng) những dị dạng, dị hình; phục hồi hình thể, chức năng của những bộ phận bộc lộ của cơ thể mang tật bẩm sinh, những tổn thương bệnh lý hoặc di chứng của chúng. Cùng với ngành ngoại khoa chung, PTTH hình thành từ thời cổ xưa, thực sự phát triển và trở thành một chuyên khoa từ sau Chiến tranh thế giới I và có vị trí ngày càng quan trọng trong ngành ngoại khoa thời bình cũng như trong thời chiến.

PHẪU THUẬT THẨM MỸ. Chuyên khoa phẫu thuật tách ra khỏi chuyên ngành phẫu thuật tạo hình vào những năm 20 của thế kỉ 20. Nhiệm vụ của PTTM là sửa chữa hình dáng bên ngoài của cơ thể vì mục đích thẩm mĩ (làm đẹp). Vd., ghép xương hay sụn để nâng cao sống mũi quá thấp, căng da mặt để giảm bớt những nếp nhăn do tuổi tác, vv

PHẪU THUẬT THẦN KINH. Chuyên ngành phẫu thuật điều trị các bệnh thuộc hệ thần kinh trung ương và ngoại biên, các chấn thương hệ thần kinh. Phẫu thuật định vị thần kinh có thể đưa các điện cực vào vùng tổn thương ở não để chẩn đoán hoặc điều trị bệnh.

PHẪU THUẬT TIẾT NIỆU. chuyên ngành phẫu thuật chữa bệnh và tật ở bộ phận bài tiết nước tiểu (thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo) và các cơ quan liên quan đến đường tiết niệu (tuyến tiền liệt, vv).

Page 172: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

PHẪU THUẬT TIM MẠCH. Chuyên khoa phẫu thuật điều trị các bệnh tim mạch. Năm 1882, Blaloc (A. Blalock; 1899 – 1965; nhà phẫu thuật Hoa Kì) là người đầu tiên khâu thực nghiệm vết thương tim trên động vật; năm 1886, lần đầu tiên mổ tim thành công trên người. Mổ tim để điều trị bệnh tim đã bắt đầu phổ biến trên 40 năm nay. Đã mổ thành công bệnh hẹp van hai lá bằng phương pháp mổ tim kín (1948). Sau khi đã giải quyết được vấn đề tuần hoàn ngoài cơ thể bằng máy tim phổi nhân tạo, năm 1952, đã bắt đầu mổ bệnh hở van hai lá. Đã có thể mổ đựơc thành công nhiều bệnh tim bẩm sinh và mắc phải nhờ kết hợp với kĩ thuật hạ thân nhiệt nhân tạo. Đỉnh cao của PTTM là kĩ thuật thay tim, ghép tim.

PHẪU TÍCH. Kĩ thuật tách các thành phần cấu tạo của một bộ phận, một vùng của cơ quan để tìm hiểu hình thái, sự liên quan với vùng lân cận, để có thể tiến hành các thao tác cần thiết trong một cuộc mổ. Vd. Tách rời mạch máu để khâu, để buộc, tách dây thần kinh để nối, để cắt và buộc.

PHẨY KHUẨN. 1. Dạng vi khuẩn hình dấu phẩy.2. Tên một chu vi khuẩn có dạng hình que hơi cong, gram âm, kị khí không bắt buộc, gây bệnh tả, sinh sản rất nhanh gây hiện tượng mất nước và mất các ion Na+, HCO- 3 và Cl-, vv.

PHÌNG ĐỘNG MẠCH. (cg. phồng động mạch) tình trạng một đoạn động mạch mà cấu trúc bị biến đổi làm cho thành mạch yếu đi, bị phình to thành một túi phồng. Nguyên nhân; vữa xơ động mạch; giang mai; rách thành bên do một vết thương động mạch, vv. Thường gặp ở động mạch chủ, động mạch dưới đòn, nách, động mạch chậu ngoài, động mạch đùi, khoeo. Có hai loại PĐM: 1/ PĐM thực sự hay bệnh lí – ít khi thành của chỗ phình (gọi là túi phình) vẫn còn giữ được đầy đủ cấu trúc ba lớp (lớp áo trong, lớp cơ và lớp áo ngoài) hoặc ít nhất hai lớp (lớp cơ và lớp áo ngoài); 2/ PĐM chấn thương, còn gọi là PĐM giả do vết thương làm rách thành bên của động mạch, qua đó máu chảy ra ngoài tạo thành một bọc máu tụ; sau một thời gian (từ 1 tháng trở lên) bọc máu tụ trợ thành túi PĐM với một vỏ xơ dày, chắc; thành túi phình không có cấu trúc hai hoặc ba lớp của thành động mạch; nghe hoặc sở trên chỗ phình có thể thấy tiếng rung hoặc cảm giác rung theo nhịp mạch đập. Các phồng động mạch; nghe rung theo nhịp mạch đập. Các phồng động mạch lớn có thể gây rối loạn tuần hoàn tại chỗ, gây viêm nhiễm, hình thành cục đông máu (gây tắc mạch), vv. Cũng có thể cản trở đến sinh hoạt, vận động. Điều trị bằng phẫu thuật.

PHÓNG TINH. (cg. xuất tinh) hiện tượng tinh dịch chứa trong túi tinh xuất ra ngoài qua niệu đạo, do sự co bóp của túi tinh; xảy ra ở người đàn ông vào giai đoạn cuối của giao hợp.

PHÓNG NOÃN. hiện tượng vỡ nang noãn sau khi nang noãn đã chín và để noãn (giao tử cái, trứng rụng chưa thụ tinh) phóng ra khỏi buồng trứng. Noãn chỉ có thể thụ tinh được sau khi đã phóng ra khỏi nang noãn. Ở những phụ nữ có kinh đều, PN xảy ra giữa vòng kinh. Trong mỗi vòng kinh, thường chỉ có một nang noãn PN, song cá biệt, có thể có PN phụ, nghĩa là trong một vòng kinh, có thêm 1 lần PN hoặc có PN nhưng xảy ra khi không có hành kinh. Noãn chỉ sống tối đa được 24 giờ và có thể thụ tinh được trong thời gian

Page 173: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

đó. Sau khi PN, phần còn lại của nang noãn tại buồng trứng sẽ phát triển thành hoàng thể, chế tiết ra progesteron. X. rụng trứng.

PHỒNG ĐỘNG MẠCH. X phình động mạch

PHÙ DO THAI NGHÉN. Phù xuất hiện chủ yếu vào 3 tháng cuối của thời kì thei nghén: bắt đầu từ phù chân, sớm nhất ở mắt cá chân; phù trắng, mềm, ấn lõm, không đau. Nếu chỉ có phù chân, có thể là phù do ứ trê tuần hoàn, tử cung có thai đã chèn ép vào tĩnh mạch chủ dưới và các tĩnh mạch chân. Khi bệnh nặng thêm, phù sẽ xuất hiện ở mặt, ở bụng và phù toàn thân, do muối và nước được giữ trong các khoáng gian bào. Phát hiện bằng theo dõi cân nặng. Bình quan mỗi ngày tăng quá 100g là cơ thể có phù. Khoảng 60% số người tăng cân quá mức sẽ có những nguy cơ tăng huyết áp, có protein niệu, PDTN là một dấu hiệu sớm của nhiễm độc thai nghén. Phải theo dõi thai phụ, đo huyết áp, tìm protein niệu ít nhất 2 tuần một lần; có chế độ điều trị, ăn uống, lao động, nghỉ ngơi thích hợp, vv, để dự phòng sản giật.

PHÙ NỀ. x. Phù

PHÙ NIÊM. trạng thái bệnh lí do giảm năng tuyến giáp ở trẻ lớn hay người trưởng thành. Dấu hiệu lâm sàng: ngấm niêm dịch vào da, các mô của cơ thể, vv; mệt mỏi, ngủ lịm không chịu được lạnh, vô cảm…; các chức năng sống giảm hoạt động, lãnh đạm tình dục, giảm khả năng hoạt động trí tuệ, giảm chuyển hoá cơ bản; ởtrẻ em, toàn bộ sự phát triển bị giảm và ngừng lại trước khi dậy thì, dẫn tới bệnh đần. Điều trị: dùng hocmon giáp tổng hợp, cao tuyến giáp tổng hợp, cao tuyến giáp, tính chất giáo theo hướng dẫn của thầy thuốc.

PHÙ PHỔI CẤP. trạng thái bệnh lí ở phổi với huyết tương đột nhập và tràn ngập các phế nang. Thường xảy ra đột ngột và là một cấp cứu nội khoa hàng đầu. Triệu chứng lâm sàng chủ yếu: khó thở cấp dữ dội; khạc đờm nhiều (có thể tới hàng trăm mililit); đờm loãng, nhiều bọt, có màu hồng. Nguyên nhân: bệnh tim mạch (hẹp van hai lá, cao huyết áp, vv) ảnh hưởng đến hệ thống tuần hoàn phổi; bệnh nhiễm khuẩn (ở phổi, thận, sởi, cúm, vv); ngộ độc; xảy ra sau một gắng sức khi leo núi ở người không thích nghi với khí hậu núi cao. Điều trị cấp cứu và điều trị nguyên nhân.

PHÙ THẬN. phù hay ngấm nước vào các mô của cơ thể, đặc biệt mô lỏng lẻo dướida, niêm mạc; xảy ra trong các bệnh thận (tổn thương trong các tiểu cầu thận làm tích nước và muối trong cơ thể). Dấu hiệu: phù ở mặt, ở các bộ phận có nhiều mô lỏng lẻo, (vd. Hai mí mắt), phù hai chân, phù toàn thân; có thể tích nước trong các khoang màng bụng, màng phổi, màng tim; da trên vùng bị phù trắng, không đỏ hoặc tím, ấn mềm, lõm xuống và để lại dấu lõm ngón tay; tăng cân: xét nghiệm nước tiểu thấy có protein niệu. Điều trị: chữa nguyên nhân; ăn nhạt, uống nước râu ngô, cây bông mã đề; rau dừa nước (du long thái), trạch tả, vv, hoặc các thuốc lợi niệu (hypothiazide, furosemide).

PHÙ THIẾU DINH DƯỠNG. chứng phù do chế độ ăn thiếu chất, chủ yếu là thiếu protein động vật như trong trường hợp khẩu phần ăn không có sữa, thịt, cá, trứng…Cũng có thể mắc chứng phù dinh dưỡng khi bộ máy tiêu hoá không hấp thụ được các chất ăn

Page 174: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

vào như trong bệnh viêm ruột hoặc ỉa chảy kéo dài. Người gia và trẻ dưới 3 tuổi dễ mắc chứng PTDD hơn trẻ lớn và người lớn. PTDD xảy ra ở các vùng miền núi nhiều hơn ở vùng đồng bằng.

PHÙ TIM. Phù do suy tim. Suy tim làm giảm lưu lượng máu vào thận và ứ trệ máu ở tĩnh mạch đổ về tim, hậu quả là nước và muối được tích trong các mô của cơ thể. Xuất hiện trước tiên ở mắt cá chân, sau tăng dần lên toàn bộ hai chi dưới, toàn thân rồi lan đến các xoang tự nhiên trong cơ thể (xoang màng bụng, màng phổi, màng ngoài tim, vv). Thường có kèm theo dấu hiệu: tím xanh các niêm mạc do tăng hemoglobin khử (trên 5g/100ml ở máu ngoại biên); khó thở, bệnh nhân phải nằm gối đầu cao, không gắng sức được. Phù có thể xảy ra ở nhu mô phổi, gây phù phổi cấp, có thể nhanh chóng dẫn đến tử vong nếu không cấp cứu kịp thời. Chẩn đoán khó dẫn đến tử vong nếu không cấp cứu kịp thời. Chẩn đoán khó trong thời gian đầu lúc phù còn kín đáo; cần kiểm tra cân nặng bệnh nhân hàng ngày để theo dõi lượng nước tích trong các mô của cơ thể, làm biểu đồ cân nặng hàng ngày để đánh giá kết quả chữa bệnh. Dự phòng: chữa bệnh suy tim theo chỉ dẫn của thầy thuốc; ăn nhạt, chế độ sinh hoạt nhẹ, dùng thuốc lợi tiểu.

PHÙ VOI. Tăng kích thước của một chi hay một bộ phận trong cơ thể do phù cứng và viêm mạn tính da và mô dưới da; xuất hiện từ từ, do các bạch mạch, nhất là ở các gốc chi bị giãn và viêm, làm tắc tuần hoàn bạch huyết (do fibrinogen của bạch huyết đông lại thành fibrin, lẫn với tế bào viêm, bạch cầu một nhân và đa nhân). Có hai loại PV: PV nhiệt đới do giun chỉ gây ra, làm tắc các hạch lympho và bạch hạch bẹn, gây phù, viêm da và mô dưới da, kèm theo xơ cứng của toàn bộ chi dưới, bìu ở nam, môi sinh dục lớn ở nữ; phù Nostra xảy ra ở châu Âu do liên cầu khuẩn gây viêm quầng mạn tính. Chữa PV nhiệt đới: phẫu thuật để chỉnh hình, kèm theo điều trị giun chỉ.

PHỤ KHOA. Chuyên khoa y học nghiên cứu những nội dung sinh lí và bệnh lí có liên quan đến cơ quan sinh dục nữ, trong đó có vấn đề điều trị các bệnh liên quan đến sinh dục là chủ yếu, đồng thời cũng đề cập đến các vấn đề thuộc lĩnh vực y – xã hội học có liên quan đến hoạt động của phụ nữ như sức khỏe sinh sản, kế hoạch hoá gia đình, vv.

PHÚC MẠC. x. màng bụng

PHỤC HỒI CHỨC NĂNG. phục hồi khả năng hoạt động của một cơ quan, một bộ phận cơ thể bị suy giảm, rối loạn, bị mất đi, có nguy cơ làm cho đương sự trở thành một người tàn tật, tàn phế. Cần thiết trong điều trị tất cả các loại bệnh, đề phòng các hậu quả do thiếu vận động bình thường hay một lí do nào khác gây ứ trệ trong cơ thể. PHCN là một phương pháp chữa bệnh, nhất là các đối tượng mà hoạt động hàng ngày bị giảm (phụ nữ lúc có thai, lúc sinh đẻ, trong thời kì sau đẻ; người bị các thương tật ở các mức độ khác nhau; người cao tuổi không còn làm việc; người lao động, nhất là trong các ngành nghề nặng nhọc, có nhiều độc hại, hoặc làm việc trong các tư thể gò bó, vv). Tiến hành PHCN ở tất cả cơ sở y tế mở rộng đến tận các gia đình, tạo cho mỗi người dân một tập quán thực hiện hàng ngày. Sử dụng các phương tiện chữa và tập luyện hiện đại đến các phương tiện đơn giản nhất có thể tự tạo với các nguyên liệu sẵn có tại chỗ, các phương pháp dưỡng sinh không cần dụng cụ. Trong giáo dục, PHCN là huấn luyện trẻ sử dụng các chức năng

Page 175: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

sinh lí còn lại bù đắp cho chức năng bị mất, để có khả năng tự phục vụ và hoà nhập vào cuộc sống xã hội.

PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TRONG CỘNG ĐỒNG. Hình thức tổ chức huấn luyện người khuyết tật sử dụng những chức năng sinh lý còn lại, với sự hỗ trợ của các phương tiện, thực hiện các hoạt động cá nhân ngay trong môi trường gia đình và xã hội mà người khuyết tật sinh sống. PHCNTCĐ là hình thức chủ yếu của khoa học phục hồi chức năng được áp dụng ở các nước Bắc Âu. Ở Việt Nam, hình thức tổ chức giáo dục này bắt đầu được ứng dụng từ 1989.

PROGESTERON. (A. progesterone; tk. Hocmon thể vàng), C21H30O2. Một loại hocmon được tiết ra từ thể vàng (cg. Hoàng thể) của phụ nữ và động vật cái và từ vỏ tuyến thượng thận, nhau thai. Kết tinh dưới dạng tinh thể màu trắng, không mùi; thường gặp ở hai dạng: đồng phân có tnc=1280C và có tnc=1210C. Tan trong ancol, ete; không tan trong nước. Tác dụng chính là kích thích phát triển và gây biến đổi trong dạ con (tử cung), chuẩn bị đón trứng đã thụ tinh, tạo điều kiện cho phôi và thai phát triển; P làm mềm tử cung, giảm kích thích co bóp tử cung (vì thế P có tác dụng giữ thai, nên còn được gọi là tố trợ thai); ức chế quá trình rụng trứng, tăng cường kích thích tiết sữa, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi nước và muối khoáng trong cơ thể. P là chỉ tiêu quan trọng được dùng để chẩn đoán các giai đoạn của chu kì động dục và chẩn đoán có chứa, thể vàng tồn lưu và u nang buồng trứng. P được cơ thể thải qua phân, nước tiểu dưới dạng chất hoà tan. Ngày nay, người ta đã tổng hợp được nhiều chất có tác dụng tương tự P; có thể uống được, gọi chung là progestin. Các progestin tổng hợp thường được dùng nhiều để tránh thai (x. thuốc tránh thai).

PROLACTIN (tk. Kích thích nhũ tố, kích tố dưỡng thể vàng) hocmon polipeptit do tế bào ưa axit của thuỳ trước tuyến yên chế tiết, cấu trúc có số axit amin 191-198 (loài động vật có vú) hoặc 199 (người), khối lượng phân tử 21 – 26 nghìn dalton, không chứa các cacbohidrat, là một chuỗi đơn, hình thành những quai bằng 3 cầu nối đisunfua, P có ở tất cả động vật có xương sống, cùng với hocmon sinh trưởng (GH, STH) và hocmon lactogen nhau (PL) tạo nên hocmon polipeptit đồng đẳng về cấu trúc.P thúc đẩy phát triển tuyến sữa và tiết sữa sau khi đẻ; tác động lên hệ thần kinh trung ương làm cho gia súc cái có biểu hiện bản năng làm mẹ và gia cầm mái có bản năng ấp trứng; tác động đến sinh sản, kích thích sinh trưởng, cân bằng nước và điện tích, cũng có tác dụng kích thích thể vàng tiết progesteron. Ở phụ nữ, hàm lượng P cao sẽ kìm hãm chu kỳ kinh nguyệt (hội chứng tắt kinh do tiết sữa) nhưng hàm lượng P kông có liên quan đến hiện tượng không động dục ở bò và cừu. Ở chim, P kích thích tiết sữa điều tiết từ tuyên diều để nuôi con.Còn tìm thấy P trong tuyến sữa bò và trong huyết thanh ngựa chứa.

PROTEAZA. Nhóm các enzym thủy phân liên kết peptit của protein. Bao gồm nhiều enzym đã đựơc biết rõ như pepsin, tripsin, papain, rennin. Dễ tan trong nước. Được sử dụng làm men bánh mì, các thuốc trợ tiêu hoá và trong sản xuất bia.

PROTEIN. Có nghĩa là thứ nhất nói lên ý nghĩa quan trọng của loại hợp chất này; tk. Protit, đạm, những hợp chất tự nhiên, cao phân tử, có đơn vị cấu tạo là các a – aminoaxit

Page 176: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

thuộc dãy đồng phân L, gồm 20 loại (trong số trên hai trăm loại axit amin tồn tại trong thiên nhiên). Những axit amin này được nói với nhau thành chuỗi thẳng (không rẽ nhánh) bằng liên kết peptit (-CO-NH-) khá bền vững. Số lượng và trình tự các gốc axit amin trong những chuỗi polipeptit này quyết định các tính chất lí, hoá, và đặc biệt là những tính năng sinh học của các P. Với con số nguyên liệu gốc là 20 loại a-aminoaxit nhưng thông qua sự thay đổi số lượng về trình tự sắp xếp mà tế bào sinh vật có được một số lượng nhiều vô tận các phân tử P khác nhau. Đặc tính về số lượng và trình tự này gọi là cấu trúc bậc I của P, được quy định bởi mã di truyền trong AND và ARN, P là vật chất mang sự sống ở sinh vật, nơi biểu hiện của trạng thái sống như trao đổi chất, sinh trưởng, phát triển, vận động, hoạt động thần kinh… đều gắn liền với chức phận của những phân tử P khác nhau (như các enzym, anbumin, globulin, miosin, các hocmon, kháng thể, kháng độc tố, vv). Khối lượng phân tử của P rất khác nhau, từ 102 đến 105 dalton, nghĩa là có những phân tử chỉ gồm vài ba gốc cho đến hàng nghìn gốc axit amin: trong tế bào, nhiều P còn liên kết thành những tổ hợp chức năng có khối lượng hàng triệu dalton. Dựa vào cấu hình, có hai dạng P là dạng cầu và dạng sợi. Dựa vào thành phần hoá học có thể chia P thành hai lớp lớn: 1/ Holoprotein, là những proteit hay protit phức tạp, là những P có thêm nhóm ghép (nhóm ngoại) không phải axit amin. Lớp này chia thành 5 nhóm tuỳ thuộc vào bản chất phần ghép (photphoproteit, glycoproteit, lipoproteit, cromoproteit và nucleoproteit). P có khả năng tham gia nhiều phản ứng hoá học (oxi hoá – khử, este hoá, vv), tạo dung dịch keo và lưỡng tính, có thể tạo muối với các axit cũng như với bazơ. Để sinh trưởng và phát triển, sinh vật phải thường xuyên được cung cấp đủ các axit amin để tạo ra một P cần thiết. Trong số 20 loại axit amin, có phải lấy từ nguồn dinh dưỡng (xt. Axit amin). Không có hoặc thiếu P trong thức ăn sẽ gây ra những bệnh nghiêm trọng. Nhu cầu của người lớn là 70 – 80g P trong một ngày. Thuộc loại P thường có: protamin, proteinoit, vv. Việc nghiên cứu cấu trúc và tính năng của P giúp con người hiểu được những cơ chế phân tử của hiện tượng sống để tiến tới điều tiết các hoạt động này. Đây chính là mục tiêu hàng đầu của sinh học hiện đại.

PROTEIN NIỆU. tình trạng trong nước tiểu có protein nguồn gốc từ huyết thanh, được bài tiết qua thận bị viêm (anbumin, globulin) hoặc từ những đường bài xuất niệu (từ bàng quang, niệu đạo do bị viêm) hoặc từ những mô (do tiêu các mô của ống thận). Thuật ngữ PN thay cho thuật ngữ anbumin niệu dùng trước đây.Để theo dõi sức khỏe phụ nữ có thai, phải thăm thai ít nhất là 3 lần, từ tháng thứ 5 cho đến khi đẻ: mỗi lần thăm thai phải xét nghiệm nước tiểu và tìm PN để đề phòng sản giật và các tai biến khác. Kĩ thuật tìm PN đơn giản, có thể thực hiện được ở bất kì nhà hộ sinh nào.

PROTEIN SỮA. lượng protein có trong sữa thể hiện bằng tỷ lệ phần trăm (%). Tỷ lệ PS ở một số động vật như sau: bò 3,2; trâu 4,5, ngựa 2,1; dê 3,6; cừu 5,8; lợn 7,2; thỏ 15,5; chó 9,7; mèo 9,1. Thành phần chủ yếu của PS là cazein (chiếm khoảng 80%), phần còn lại là lactoanbumin và lactoglobulin. Cazein là nguyên liệu để sản xuất pho mát. PS là loại protein có giá trị dinh dưỡng cao, chứa đủ và cân đối các axit amin cần thiết cho người và động vật.

PROTIT (Ph. Protide; A. protein: tên khoa học của đạm). x. Protein.

Page 177: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

Từ điển Y học Việt Nam – Mục Q

QUÁ MẪN. phản ứng quá mức của một cơ thể đối với một protein lạ (kháng nguyên) xâm nhập vào cơ thể và tạo ra sự xung khắc kháng nguyên – kháng thể, vd. Hen xuyễn, mề đay, phù Quyncơ (Quyncke), sốc phản vệ, vv. Thông thường, khi xâm nhập vào cơ thể lần thứ nhất, protein lạ không gây phản ứng đặc biệt đến biểu lộ ra ngoài như tiêm huyết thanh chống bạch hầu, tiêm tubeculin hay BCG. Khi tiêm lần thứ hai sau đó một thời gian (2-3 tuần), có thể xảy ra hai trường hợp.1. QM tức thì (QM sớm) – cơ thể phản ứng ngay ít phút sau: phản ứng nhẹ – ở chỗ tiêm sưng đỏ, đau, sốt nhẹ, mệt mỏi; phản ứng nặng – phản ứng mãnh liệt kiểu sốc phản vệ (vd. Khi tiêm huyết thanh chống bạch hầu). Nguyên nhân có các kháng thể hoà tan lưu hành trong máu (miễn dịch thể dịch).2. QM chậm – cơ thể phản ứng chậm sau 2 – 3 ngày (vd. Khi tiêm tubeculin hay BCG): phản ứng tại chỗ như đỏ, sưng nhẹ và vài tuần sau tự khỏi; có thể phải có thời gian để huy động các tế bào có chức năng miễn dịch như lymphô T đại thực bào (miễn dịch tế bào).QM xảy ra ở một số bệnh nhân có cơ địa riêng, khi tiêm vào cơ thể một số thuốc hay chế phẩm (penicillin, streptomyxin, BCG, các vacxin, huyết thanh, vv), mà thường không gây ra phản ứng gì đối với nhiều cá thể khác. Vì vậy, trước khi sử dụng các chế phẩm loại này, cần hỏi kĩ tiền sử QM đối với các loại thuốc và chế phẩm kể trên, phải thăm dò cẩn thận phản ứng miễn dịch của bệnh nhân và dùng các biện phải giải mẫn cảm nếu cần.

QUAI. Trong giải phẫu học là một cấu trúc giống cái quai. Vd. Q cổ là Q do hai thần kinh ở cổ nối nhau; Q ruột, Q hàm, Q động mạch, vv

QUAI BỊ. x bệnh quai bị.

QUÁI THAI. Bào thai phát triển không bình thường về mặt sinh thái chức năng hay hoá sinh. Phân biệt: QT đơn – những bộ phận của một thai phát triển không bình thường, không đều; QT phức (tạp) – hai hay nhiều thai chung trứng bị dính nhau hay lồng vào nhau.Có hai trường hợp QT đơn: QT đơn tự dưỡng – bản thân QT có hệ tuần hoàn riêng: QT đơn kí sinh – QT ăn bám vào một thai bình thường cùng trứng, thường dính với nhau bằng dây rốn hay nhau của thai bình thường. QT rốn nuôi là dạng QT đơn và mạch máu trong nhau thông với mạch máu thai cùng trứng có bộ phận tuần hoàn bình thường. Do hoạt động của tim thai mà máu được lưu thông trong thai, nhưng vì máu lưu thông trong nhau là những mạch máu cùng loại nên tuần hoàn trong QT là tuần hoàn ngược nên các QT thường không đầu, không mình.Có 2 loại QT phức: QT phức kí sinh: QT tự dưỡng. Ở QT phức kí sinh, một thai kém phát triển hơn thai kia và hình như ăn bám vào thai kia. Thai kí sinh có thể coi là khối u của thai kia, có thể có đầu, một cánh tay… nhiều khi chỉ ra khối mô có da bao bọc. Có những u quái lồng trong cơ thể bình thường trên, phần giữa hoặc phần dưới cơ thể. Thái chỉ dính da và lưng có thể tách rời được; các thai có những phủ tạng gắn nhau hay hợp nhất với nhau thì không thể tách được.

Page 178: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

QUÁI THAI HỌC. khoa học nghiên cứu những quai thai và dị tật phát triển ở thực vật, động, người và nguyên nhân gây ra.

QUAN HOẠN. x. hoạn quan

QUẢN LÝ SỨC KHOẺ.tổng hợp các biện pháp chuyên môn kỹ thuật y tế, môi trường và xã hội, nhằm mục đích theo dõi có hệ thống, nắm được tình hình sức khỏe của mỗi người dân và cộng đồng để có kế hoạch giải quyết một cách toàn diện mọi vấn đề có liên quan đến sức khỏe của toàn dân. Nội dung của QLSK cá nhân: giải quyết ngay các bệnh mới phát hiện, các điểm bất thường của sức khỏe…; khám sức khỏe định kỳ (một hay nhiều lần trong một năm hay 2 – 3năm một lần tuỳ theo tình hình của mỗi người, không kể các trường hợp bất thường), khám lại sức khỏe, ghi các nhận xét vào sổ sức khỏe, giải quyết ngay các bệnh mới phát hiện.QLSK có thể là cơ sở của việc xây dựng sức khỏe gia đình, sức khỏe cộng đồng, của dịch tễ học, của thống kê y học, xây dựng các chương trình sức khỏe quốc gia và mỗi cộng đồng của tổ chức mạng lưới y tế, của hoạt động y tế.

QUẦNG SÁNG. 1. Vòng hay đai sáng, không bắt mầu, vây quanh nhân tế bào (như bào tương)2. Vòng sáng trắng không nhuốm màu, quanh một đốm sáng mà bệnhnhân bị glôcôm (tăng nhãn áp) thường nhìn thấy.3. Vòng tròn hiện diện quanh điểm vàng khi soi đáy mắt.

QUẦNG THÂM. Vùng có dạng hình tròn, sẫm màu hay nâu đen, xanh tím quanh mắt (do mệt mỏi, dị ứng, rối loạn nội tiết…); xung quanh vết thương, vết đụng dập.

Quinacrin. C23H30CIN30. Thuốc trị sốt rét tổng hợp có màu vàng, vị đắng, tác dung vào thể schzonte và thẻ gamet của Plasmodium malariae và P. vivax. Phối hợp với plasmoquin hoặc qunin cũng có tác dụng vào P fulciparum. Còn dùng trị sán lá và sán dây. Cũng dùng dẫn xuất của Q (aminoacrichin) để trị sán dây và diệt Trichomonas. Việc dùng Q để tránh thai (đặt vào trong buồng tử cung) không được sự nhất trí của các nhà nghiên cứu trên thế giới.

Quinin.C20H24N202. Hợp chất thuộc nhóm các ancalit, có trong vỏ cây canhkina (Cinchona sp). Vỏ cây Cinchona officinalis có khoảng 8% Q. Cây canhkina mọc nhiều ở Nam Mỹ và được trồng ở Java (Indonexia). Bột vô định hình; rất đắng: tne = 1770C; độ quay cực riêng với tia D: -1580 (trong etanol). Ít tan trong nước; tan trong etanol ete, clorofom. Dạng muối sunfat, hidro clorua, fomiat, etyl cacbonat của Q (euquinin) không đắng và là thuốc trị sốt rét (diệt thể vô tính gây sốt ở máu, thể sốt nặng, ác tính). Dạng thuốc: viên nén và thuốc tiêm. Dùng theo chỉ định của thầy thuốc; phụ nữ đang có kinh cần thận trọng khi dùng Q (Q gây co bóp tử cung kiểu ecgotin). Không dùng Q để phòng bệnh.

Quinidin. (tk. Quinidin, sunfat, quinicacđin, quinide, đồng phân của quinin. Dùng Q làm thuốc chống loạn nhịp tim trong cơn nhịp nhanh trên thất, phòng rung thất nhĩ và cuống động nhĩ, ngoại tâm thu. Có dạng thuốc viên 0,20g và ống tiêm 2ml chứa 0,5g. Chống chỉ

Page 179: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

định: mẫn cảm với Q, blốc nhĩ thất, phân li nhĩ thất, nhiễm độc digitalis, hội chứng yếu nút xoang, suy tim nặng. Dùng Q theo chỉ định của thầy thuốc.

Quinolin. C9H7N. hợp chất dị vòng thơm chứa nitơ, lấy từ nhựa than đá, từ sản phẩm dầu mỏ. Chất lỏng nhớt, không mầu sắc hoặc có màu vàng nhạt, thẫm màu dần khi tiếp xúc với không khí và ánh sáng, có mùi đặc trưng: t8 = 2370C. Tan trong etanol, benzen, ete. Dùng làm dung môi hoà tan nhựa, vv, làm nguyên liệu cho tổng hợp phẩm nhuộm xianin, dược phẩm, vd. Atophan (xincophen), enteroxepton, quinojol; 8-hidroxiquinolin là một loại thuốc thử torng hoá phân tích. Nhân Q là thành phần cấu tạo của nhiều ancaloit, vd. Quinin.

Từ điển Y học Việt Nam – Mục R

RẠCH. động tác dùng dao cắt mở da, niêm mạc và các phần mềm, các tạng hoặc bộ phận cơ thể nhằm bộc lộ khu vực mổ, cắt bỏ, thông tháo hoặc dẫn lưu, vv. X. Đường rạch.

RĂNG. phần phụ cứng rắn ở trong xoang miệng, dùng để nghiền, xé thức ăn. Số lượng, cách sắp xếp và sinh lý của R tạo thành các kiểu R đặc trưng cho từng loài động vật.Ở người, R được chia ra: 1/ R sữa là R tạm thời, mọc lên từ lúc 6 đến 30 tháng tuổi. Có 20 chiếc và sẽ được thay dần bằng R vĩnh viễn. Đến tuổi thay R, nên nhổ R sữa khi bắt đầu lung lay. 2/ R khôn, loại R cối lớn (R hàm) thứ ba, mọc vào lứa tuổi thành niên (18-25 tuổi) cũng có khi mọc chậm hơn hoặc không mọc. R khôn có thể mọc lệch (mọc kẹt vào góc xương hàm), gây đau khó há miệng, có khi bị khít hàm. R khôn mọc lệch thường làm hỏng R hàm đứng trước nó. Phải nhổ R khôn mọc lệch ở cơ sở y tế chuyên khoa, tránh biến chứng. 3/ R vĩnh viễn là loại R thay R sữa và tồn tại đến tuổi già. Có 32 răng vĩnh viễn, mọc từ lúc 6 tuổi đến khoảng 22-25 tuổi (x. công thức răng).

RĂNG CỬA. răng nằm phía trước hàm ở động vật có vú, có phần vành và chân đơn giản. Thường có dạng chiếc đục với bờ cắt sắc. Dùng cắt thức ăn và ở các loài gặm nhấm dùng để gặm. RC của gặm nhấm là răng có ống tuỷ hở mọc ra liên tục suốt đời sống. Đa số các loài động vật có vú bốn RC hàm trên và bốn RC hàm dưới.

RĂNG GIẢ. Răng làm bằng kim loại, nhựa hoặc sứ để thay răng vĩnh viễn bị mất. Có tác dụng giữ cho những răng còn lại không bị đổ, bảo tồn chức năng nhai và giữ vẻ đẹp của hàm răng. Cần làm ngay RG sau khi nhổ răng.

RĂNG HÀM. Răng nằm ở vùng má, có kích thước lớn. Ở động vật có vú, có từ hai cái trở lên, nằm ở vùng sau cùng của hàm. Trên mặt RH có một số mấu lồi, dùng nghiền hay nhai thức ăn. RH chỉ mọc một lần trong đời. Ở người, RH thứ ba ở cả hai phía của mỗi hàm đến tuổi thành niên mới mọc (vì thế còn gọi là răng khôn).

RĂNG-HÀM-MẶT. chuyên khoa nghiên cứu làm công tác dự phòng và chữa các bệnh về răng và hàm mặt. Muốn phát triển và đáp ứng được các yêu cầu của nhân dân, khoa R-H-M hiện đại ứng được các yêu cầu của nhân dân, khoa R-H-M hiện đại cần có các trang thiết bị và vật tư đầy đủ, cán bộ có kinh nghiệm và kĩ thuật. Do chi phí cho chữa bệnh rất

Page 180: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

tốn kém và ngày càng đắt tiền hơn, cần phát triển theo hướng dự phòng, bảo vệ răng miệng cho trẻ em và nhân dân lao động bằng biện pháp ít tốn kém nhất; vệ sinh răng miệng, xỉa răng, chùi đánh răng sau mỗi bữa ăn; chế độ ăn uống giảm đường; kẹo; phòng bệnh sâu răng bằng cách cung cấp nước có trộn flo.

RĂNG KHÔN. X. răng

RĂNG NANH. loại răng cố định nhọn hình chóp, nằm ở cả hai bên, giữa răng cửa và răng trước hàm ở động vật có vú. Chỉ có 1 RH ở mỗi phía của mỗi hàm, tổng số là 4 RN. Ở động vật ăn thịt (vd. Chó), RN dài dùng giết mồi. Động vật gặm nhấm không có RN.

RĂNG NÓN. X. Conođonta

RĂNG SỮA. X. răng

RĂNG TẠM THỜI. X răng

RĂNG THỊT. loại răng đặc biệt có ở chó và các động vật có vú ăn thịt: răng hàm nhỏ (răng trước hàm) cuối cùng ở hàm trên và răng hàm đầu tiên ở hàm dưới. Các răng này rất to, dùng cắt thịt, gặm xương, chỉ có một dãy mấu lồi chạy dọc theo hàm. Mặt trong phẳng và nhẵn của RT hàm trên có thể cắt qua cắt lại trên bề mặt ngoài nhẵn của răng hàm dưới, giống như lưỡi kéo. Khi ăn thịt hoặc gặm xương, chó đưa mồi vào sâu trong miệng đến chỗ các RT để nghiền và gặm.

RĂNG HÀM TRƯỚC. (tk. Răng hàm nhỏ), răng nằm giữa răng nanh hoặc răng cửa ở phía trước và răng hàm ở phía sau của động vật có vú. Có nhiều chân cắm chắc vào hàm và củ lồi trên mặt răng dùng để nghiền thức ăn (x. răng)

RĂNG VĨNH VIỄN. x. răng

RẬM LÔNG – RẬM RÂU. rậm lông chủ yếu do rối loạn nội tiết. Có 3 loại: loại dị hình – thường gặp ở phụ nữ ở tuổi dậy thì hoặc tiền mãn kinh, kèm theo mọc râu, dấu hiệu của nam tính hoá; loại dị sắc ở trẻ em – lông râu mọc sớm; loại dị sản – lông phát triển khắp người hoặc ở chỗ bất thường, có tính chất gia đình, thường kèm theo dị tật khác. Rậm râu ở phụ nữ do có u tuyến yên, u nam tính, hoá buồng trứng hoặc tuyến vỏ thượng thận. Cần được khám chuyên khoa để điều trị.

RẬN. x. chấy rận

RẬN MU. bệnh do rận kí sinh ở vùng lông mu. Lây khi quan hệ tình dục với người có bệnh; có thể lây do dùng chung quần áo, chăn, chiếu, chậu rửa. Rận đốt, gây ngứa vùng lông mu (triệu chứng sớm) và để lại những vết xước do ngứa gãi và những sẩn nhỏ, rớm máu. Có thể tìm được rận và trứng ở vùng mu. Điều trị: cạo lông mu; vệ sinh cá nhân, chăn, màn, giường chiếu; bôi các loại thuốc diệt kí sinh vật (nhũ dịch benzil benzoat 25%).

Page 181: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

RÒ. X. Đường rò

RÒ HẬU MÔN. đường thông bất thường đi từ lỗ ngoài da đến lỗ trong ở niêm mạc hậu môn – trực tràng và ở trong cơ thắt hậu môn (đường rò hoàn toàn), hoặc từ da vào hố ngồi – trực tràng, ở ngoài cơ thắt hậu môn (đường rò chột), xảy ra sau apxe quanh hậu môn và tự vỡ ra ngoài; đường rò bị xơ hoá, có nhiều mô hạt, rỉ dịch và mủ, không tự liền được. Dự phòng: rạch rộng apxe quanh hậu môn tự vỡ ra ngoài; đường dò bị xơ hoá, có nhiều mô hạt, rỉ dịch và mủ, không tự liền được. Dự phòng: rạch rộng apxe quanh hậu môn theo đúng kĩ thuật, băng bó hàng ngày, điều khiển sự lên sẹo từ trong sâu ra ngoài da, không cho vít miệng quá sớm. Điều trị: rạch rộng đường rò, phá huỷ hết các ngách đường rò, phơi bày đường rò và điểu khiển sự lên sẹo.

RÒ ĐỘNG TĨNH MẠCH. Tình trạng có một lỗ hoặc một đường nối thông giữa một động mạch và một tĩnh mạch (thường chạy song song và sát nhau). Có hai loại: RĐ – TM bẩm sinh (có từ khi mới sinh), vd. Các u bẩm sinh của mạch máu; RD-TM mắc phải còn gọi là rò chấn thương khi hai mạch máu ở gần nhau cùng bị thương một lúc ở một điểm gần sát nhau. Qua lỗ hay đường rò, máu từ động mạch (có áp lực cao) chảy sang tĩnh mạch (có áp lực thấp) rồi đổ về tim phải gây rối loạn về huyết động; tim bắt buộc phải làm việc tăng lên, cuối cùng dẫn đến suy tim phải. Cách điều trị duy nhất là phẫu thuật (xt. Phình động mạch).

RONG HUYẾT. ra huyết từ đường sinh dục nữ ra ngoài, kéo dài trên 7 ngày ngoài kì kinh nguyệt. Nguyên nhân: doạ sẩy thai, sẩy thai; ung thư cổ tử cung; ung thư thân tử cung, u xơ tử cung. Cần được khám bệnh để xác định nguyên nhân và điều trị.

RONG KINH. hiện tượng hành kinh kéo dài trên 7 ngày, bất kể lượng máu nhiều hay ít. RK có thể do nguyên nhân rối loạn hoạt động nội tiết liên quan đến sinh dục; tử cung bị tổn thương (u xơ, lao niêm mạc tử cung); các bệnh rối loạn chảy máu, đông máu. Nói chung, RK bao giờ cũng là bệnh lí và cần được xác định nguyên nhân bệnh và điều trị kịp thời, đỡ mất máu kéo dài. Đặc biệt đối với những em gái đang ở tuổi dậy thì, RK cần được chữa rất sớm, tránh để thiếu máu kéo dài, gây khó khăn cho việc điều trị nguyên nhân bệnh.

RỐI LOẠN CHỨC NĂNG SINH DỤC. tình trạng không thỏa mãn trong giao hợp. Có thể ở người chồng hay người vợ. Ở người chồng, có những biểu hiện: ham muốn tình dục thấp do ốm đau, mệt mỏi, hôn nhân không phù hợp, sự thông cảm và tôn trọng giữa vợ chồng bị giảm sút, do một số bệnh (suy nhược cơ thể, bệnh thận, bệnh nội phóng tinh như xuất tinh sớm, xuất tinh ngược dòng (tinh xuất vào bàng quang); đau khi giao hợp (đau ở dương vật hay tinh hoàn) do dị tật dương vật, sang chấn thương dương vật, chít hẹp quy đầu hoặc do bị tổn thương ở âm đạo (sẹo cứng ở tầng sinh môn, thiếu dịch nhầy) hoặc do dị ứng với bao cao su, thuốc diệt tinh trùng. Ở người vợ có những biểu hiện: giảm kích thích do rối loạn cương tụ máu ở 2/3 ngoài âm đạo không được trơn; co thắt âm đạo ở 1/3 ngoài âm đạo ngăn cản sự giao hợp; cơn cực khoái thấp, thường do đau khi giao hợp (đau ở âm đạo, âm vật hay vùng tiểu khung).

Page 182: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

RỐI LOẠN KINH NGUYỆT. hiện tượng bất thường về kinh nguyệt như hành kinh kéo dài (rong kinh), hành kinh nhiều huyết (băng kinh), hành kinh đau (thống kinh), vv RLKN chỉ là triệu chứng của các bệnh khác nhau, vì vậy phải tìm nguyên nhân bệnh để điều trị (x. rong kinh; thống kinh; vô kinh).

RỐI LOẠN NGÔN NGỮ. Một trong các rối loạn tâm thần, thần kinh, bao gồm các biểu hiện mất cảm giác ngôn ngữ, bệnh mất ngôn ngữ vận động, tật nói ngọng, tật viết sai… có khi có một trong các rối loạn này, có trường hợp bị hỏng ngôn ngữ hoàn toàn.

RỐI LOẠN NƯỚC ĐIỆN GIẢI. Trong cơ thể sống khỏe mạnh luôn luôn có một sự vận chuyển nước và điện giải qua các khu vực chính: trong và ngoài tế bào, trong và ngoài lòng mạch máu, tạo thành một thể cân bằng do tính chất của màng phân cách (màng tế bào thành mạch) và nồng độ các chất trong khu vực. Khi có thay đổi tình trạng màng phân cách hay đậm độ điện giải, sẽ xảy ra các rối loạn nước và điện giải. Vd. Trong ỉa chảy.

RÔÍ LOẠN SẮC GIÁC. rối loạn khả năng nhận biết màu sắc, có thể bẩm sinh hay mắc phải. RLSG có nhiều mức độ, từ nhẹ đến nặng: nhược sắc – cảm nhận 3 màu yếu: khuyết sắc – chỉ cảm nhận được hai màu trong số ba màu cơ bản (x. Sắc giác); mù màu – không phân biệt được màu nào. Việc xác định các RLSG bẩm sinh rất cần thiết trong việc tuyển lựa nghề nghiệp đối với các ngành như lái tàu, phi công, lái thuyền và một số ngành sản xuất công nghiệp có liên quan đến màu sắc (vd. người mù màu đỏ cấm không được làm trong ngành đường sắt ). Các RLSG mắc phải thường xuất hiện trong các bệnh của võng mạc và thần kinh.

RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH. rối loạn khả năng cảm nhận thăng bằng, biểu hiện thông thường là chóng mặt, buồn nôn, nhức đầu. Sự cảm thụ vị trí của cơ thể trong không gian dựa trên 3 hệ thống thông tin: từ thị giác, từ tiền đình tai trong và từ cơ quan cảm thụ bản thể (các cảm giác sâu, gân và cơ). Hội chứng tiền đỉnh xảy ra khi có thương tổn trong hệ thống tiền đình từ điền đình tai trong đến trung tâm tiền đình ở thân não hoặc khi bộ máy tiền đình bị kích thích quá mức (dao động của đu quay, tàu thuyền, vv).

RỐN.1. Ở thực vật: a/ vết sẹo trên vỏ hạt được tạo thành tại điểm dính của noãn trên vách bầu bởi cuống noãn. Là đặc điểm phân biệt hạt và quả, b/ điểm giữa của hạt tinh bột, được tinh bột bao quanh. C/ điểm nhỏ ở gốc của bào tử đám gần chỗ dính vào buồng bao tử.2. Ở động vật: a/ sẹo của cuống nhau ở vùng giữa bụng. Ở người, thai nhi nằm trong tử cung, không thở; ôxi và các chất dinh dưỡng được cung cấp từ máu mẹ qua nhau và cuống nhau. Khi trẻ ra đời, cuống nhau bị cắt và sau 2 – 5 ngày teo đi và rụng, để lại vết sẹo lõm, đó là R. Do thao tác kĩ thuật (cắt cuống nhau bằng mảnh chai, mảnh sành, dao kéo bẩn…) và chăm sóc thiếu vô khuẩn, vùng R có thể bị nhiễm khuẩn, ướt có mủ, có nhiều khả năng gây uốn ván R sơ sinh (tỷ lệ tử vong cao, trên 70 – 80%). B/ vùng lõm mà qua đó mạch máu và dây thần kinh đi vào tạng, như R gan, R lách, R phổi, R thận.

RUNG GIẬT NHÃN CẦU. một loại rung động của nhãn cầu ngoài ý muốn, có thể bẩm sinh, sinh lí hoặc bệnh lý, tự phát, hoặc chỉ có một số tư thế, hoặc được gây ra bằng các

Page 183: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

biện pháp; nhiệt, ghế quay dao động; ghế quay gia tốc, giảm tốc, vv. Tuỳ theo hướng có: RGNC ngang, RGNC dọc, RGNC xoay tròn, RGNC phối hợp hoặc đa hướng, còn có thể xảy ra khi nhìn một vệt sáng hoặc các vạch sáng, tối chuyển động. RLNC gồm hai pha: pha chậm và pha nhanh; được gọi tên theo pha nhanh.

RUNG TÂM NHĨ. Loạn nhịp tim do những xung động nhanh (300 – 400 lần/phút), không đều, tác động lên cơ nhĩ, làm cho cơ nhĩ mất khả năng co bóp mà chỉ rung động liên tục. Biểu hiện: tim đập không đều về biên độ và khoảng cách (cg. loạn nhịp tim hoàn toàn). Điều trị bằng thuốc quinidin hoặc sốc điện theo chỉ định của thầy thuốc.

RUNG THANH. Rung động do tiếng nói phát ra từ các dây thanh âm và truyền qua khí – phế quản, nhu mô phổi đến thành ngực gây ra, có thể cảm thấy được khi áp sát gan bàn tay lên lồng ngực, RT tăng trong các trường hợp kết đặc nhu mô phổi (viêm phổi), viêm xơ cứng, thâm nhiễm lao trên diện rộng vv. RT giảm trong các tràn dịch, tràn khí màng phổi; RT mất hẳn trong xẹp phổi lớn, tràn khí màng phổi toàn bộ, hang khổng lồ không có phế quản dẫn thông, vv

RUNG TIM. Xung động hỗn loạn, tác động lên sợi cơ tim (chủ yếu cổ tâm thất), làm cho các thớ cơ rung lên loạn xạ, dẫn tới liệt và mất khả năng co bóp, tim ngừng đập và chết ngay. RT là bệnh cấp cứu, cần phá rung bằng sốc điện tại trung tâm chuyên khoa tim mạch.

RỤNG LÔNG TÓC. Tình trạng rụng lông hay tóc bệnh lí do nhiều nguyên nhân: tật bẩm sinh, nhiễm khuẩn cấp cứu (sốt rét, thương hàn), nhiễm khuẩn mạn tính như giang mai, chấn thương, phẫu thuật, xúc cảm đột ngột, một số thuốc (vd. Hoá chất tali), tia X (thường làm RL-T sau 15 ngày), do nấm ở trẻ em (x. nấm tóc), do tạng da mỡ ở người lớn (x. hói đầu). Sau khi khỏi bệnh, tóc sẽ mọc trở lại. Điều trị: thường dùng thuốc kích thích mọc tóc theo công thức 4ml amoniac + 12ml terebenthin + 84ml cồn long não.

RỤNG TRỨNG. Quá trình sinh lí thực hiện chức năng sinh sản ở động vật bậc cao. Sau khi tế bào trứng phát triển đầy đủ (trứng chín) sẽ di chuyển từ bao não tới miệng ống dẫn trứng và thoát ra khỏi buồng trứng (ở gia cầm, trứng thoát ra ngoài). Ở động vật có vú như trâu, bò, lợn, vv, trứng rụng khi bao não, chín và có tỷ lệ hocmon RT (LH/FSH) thích hợp, thường là 1/3. Nếu không gặp tinh trùng, trứng sẽ tự tiêu trong ống dẫn trứng và trứng mới đựơc hình thành. Hiện tượng vỡ nang RT được lặp lại theo chu kì, thực hiện khi có mặt của hocmon RT. Số lượng trứng dụng theo loài và lứa tuổi. Lợn cái và gia súc đẻ nhiều con có khoảng 20 trứng rụng: trâu, bò có 5-7 trứng rụng cho mỗi chu kì động dục. Ở người, RT là hiện tương vỡ nang trứng sau khi nang noãn đã chín và phóng noãn ra khỏi buồng trứng. Trong mỗi vòng kinh bình thường chỉ có một nang noãn được phóng ra, noãn chỉ sống tối đa 24 giờ và chỉ có thể thụ tinh trong thời gian đó. Sau khi phóng noãn, phần còn lại của nang noãn tại buồng trứng sẽ phát triển thành thể vàng (hoàng thể) tiết ra progesteron. Nếu có sự thụ tinh, thể vàng rất lớn (có khi tới 2cm) và bắt đầu thoái hoá từ tháng tư của bào thai cho đến khi đẻ.

RUỘT. ống vận chuyển thức ăn từ dạ dày xuống hậu môn. Trong quá trình vận chuyển, thức ăn di chuyển trong R, đồng thời lại có sự tiêu hoá và hấp thụ chất dinh dưỡng. Ở

Page 184: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

động vật có xương sống. R được chia thành R non (hẹp) và R già (lớn) (x. đại tràng; ruột non).

RUỘT GIÀ. (tk. đại tràng) x. đại tràng

RUỘT GIỮA. phần giữa ống tiêu hoá ở động vật chân đốt và động vật có xương sống, tiêu hoá và hấp thụ thức ăn. Ở động vật chân đốt, RG và ruột tịt kết thúc phía trước của ống Manpighi; được hình thành từ lá phôi trong, gồm các tế bào hình trụ cao có lớp cuticun lót bên trong. Ở động vật có xương sống, RG là đoạn từ ống mật đến ruột thẳng (x. Ruột trước, ruột sau).

RUỘT NGUYÊN THUỶ. Xoang xuất hiện sớm nhất ở da số phôi động vật. Được hình thành do nếp gấp phần mặt ngoài của phôi nang tạo nên xoang phía trong. Thông với bên ngoài qua miệng phôi.

RUỘT NON. phần ống hẹp giữa dạ dày và ruột già, RN gồm ruột tá, ruột chạy (hỗng tràng) và ruột hồi (hồi tràng), có lông nhung bọc lót. Là nơi tiêu hoá và hấp thụ thức ăn.

RUỘT SAU. phần cuối cùng của ống tiêu hoá ở động vật chân đốt và động vật có xương sống. Ở động vật chân đốt, RS gồm: hồi tràng, kết tràng, trực tràng, được lót bằng lớp biểu mô, lớp này tiết ra màng kitin bảo vệ tcó thành phần tương tự bộ xương ngoài. Màng kitin bong khi lột xác. Về mặt phôi sinh học, RS bắt nguồn từ ống hậu môn và liên quan với lá phôi ngoài. Ở động vật có xương sống, RS là phần phía sau của ống ruột.

RUỘT THỪA. đoạn ruột hình con giun, dài khoảng 7 – 8cm cắm vào dây manh tràng ở dưới góc hồi – manh tràng khoảng 3cm. Chỗ RT cắm vào manh tràng là điểm cố định nhất, dùng làm mốc để tìm RT, ứng với điểm ở một phần ba ngoài và hai phần ba trong trên đường nối gai chậu trứơc – trên với rốn, ở hố chậu phải, gọi là điểm Mac Bony (gọi theo tên nhà phẫu thuật C. Mc Burney) hay điểm RT. Đỉnh và thân RT thường ở dưới hay cạnh trong manh tràng nhưng dễ thay đổi vị trí, tạo nên nhiều hình thái bệnh lý, rất khó chẩn đoán Xt. hệ tiêu hoá.

RUỘT TỊT. x. manh tràng

RUỘT TRƯỚC. phần đầu tiên của ống tiêu hoá ở động vật chân đốt và động vật có xương sống. Ở động vật chân đốt, RT gồm xoang miệng, thực quản, diều và mề, được lót bằng lớp biểu mô; lớp này tiết ra màng kitin bảo vệ ở phía trong, được bong đi khi lột xác. Trong quá trình phát triển phôi, RT bắt nguồn từ miệng phôi (nguyên khẩu) do lá phôi ngoài lõm vào. Ở động vật có xương sống, RT đoạn đầu tiên của ống tiêu hoá tới ống mật.

RÚT MÁU. Thao tác lấy máu ra khỏi cơ thể. Trong thú y, có nhiều trường hợp cần RM: 1/ RM để chữa bệnh, lấy ra một phần máu của con vật nhằm làm giảm cho một khí quan hay một bộ phần nào đó của cơ thể giảm xung huyết; 2/ Rút kiệt máu, RM hoàn toàn, thường tiến hành ở các lò mổ, phải làm thật nhanh để đảm bảo giữ được chất lượng thịt sau khi mổ RM trong phòng thí nghiệm, về cách làm cũng giống như RM để chữa bệnh,

Page 185: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

nhưng với mục đích kiểm tra huyết học: lấy ở con vật cho máu một lượng máu để có đủ lượng huyết thanh cần thiết cho việc xét nghiệm những đặc tính hoá sinh và miễn dịch hay cầm máu mà không làm con vật cho máu bị chết.

RỬA VẾT THƯƠNG. Dùng nước đun sôi để nguội và xà phòng rửa sạch da xung quanh vết thương; cạo lông, tóc (nếu có), sau đó dùng các loại thuốc nước như dung dịch natri clorua 9%, dịch daykin [gọi theo tên của daykin (H.D. Dakin) ; 1880 – 1952; nhà hoá học Anh], nước ôxy già nhẹ rửa vết thương, rửa trôi đất, các dị vật bám vào mặt vết thương, đặc biệt ở trong các hốc, các khe giữa các cơ và dưới da. Sau khi RVT, đắp lên một miếng gạc vô khuẩn, bông sạch, băng qua và đưa vào phòng mổ để thầy thuốc xử lý vết thương. Là thao tác bắt buộc trước khi xử lí vết thương, nhất là vết thương do tai nạn giao thông, lao động, vv

Xin được giới thiệu cuốn tử điển Y học Việt Nam, đây là một cuốn từ điển nhỏ gọn với các thuật ngữ y học tiếng việt rõ ràng giúp người xem bước đầu hiểu được thuật ngữ, sau đó là có thể sử dụng thuật ngữ. Người xem sẽ có những cái nhìn tổng quát nhất về vấn đề y học.

Từ điển được sắp xếp theo thứ tự danh mục theo alphabe:

Từ điển Y học Việt Nam – Mục S

SA DẠ CON. X. sa sinh dục

SA DÂY NHAU. hiện tượng bất thường xảy ra khi chuyển dạ đẻ: dây nhau (dây rốn) bị sa xuống dước trước ngôi thai. SDN gây nguy hiểm cho sự sống của thai nhi, vì ngôi đè ép vào dây nhau làm nghẹt lưu thông tuần hoàn nhau thai. Nguyên nhân: vỡ ối đột ngột trong lúc ngôi thai chưa bình chỉnh tốt với khung chậu người mẹ. Hay xảy ra trong trường hợp đa ối, ngôi bất thường, cơn co tử cung bất thường. Là một trường hợp cấp cứu khẩn cấp cho thai nhi, cần giải quyết nhanh tại chỗ, với những thao tác thành thạo để có thể đẩy dây nhau lên, đồng thời làm giảm cơn co tử cung. Phần lớn phải mổ nhanh để cứu thai nhi.

SA NHÂN. Loài cây thảo, họ gừng, cây có thể cao đến 2-3m. Thân rễ hình củ, lá xanh thẫm, nhẵn bóng. Hoa mọc thành chùm ở gốc sát mặt đất. Hoa màu trắng đốm tía. Qủa nang 3 ngăn hình trứng, chấm đen, vị cay nồng. Bộ phận dùng làm thuốc là quả gần chín, bóc vỏ, phơi khô, chứa 1,7 – 3% tinh dầu. Tinh dầu có thành phần chủ yếu là d-campho, d-bocneol, bocnylaxetat, linadol, nerilidol. Cây mọc hoang và được trồng ở nhiều tỉnh miền Bắc, miền Trung Việt Nam. Qủa dùng làm thuốc kích thích tiêu hoá, làm gia vị và chế rượu mùi. Ngoài loài A. xanthiodes, ở Việt Nam còn gặp SN thầu dầu (A.

Page 186: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

Echinosphaerum = A villosum) và SN thầu dầu (A. Echinosphaerum = A. villosum) và SN trúc sa (A. repens) SN cũng thường gặp ở Lào, Campuchia, Thái Lan, Ấn Độ.

SA SINH DỤC. cơ quan sinh dục nữ bị xuống thấp so với vị trí bình thường. Nguyên nhân: bẩm sinh, hệ thống nâng (các dây chằng) và đỡ (tầng sinh môn) yếu; lao động quá nặng gây sức dồn ép vào thành bụng, đẩy cơ quan sinh dục thấp xuống; sinh đẻ nhiều làm cho tầng sinh môn yếu hoặc bị rách mà không được khâu phục hồi tốt; hệ thống nâng và đỡ yếu đi do tuổi tác. Thường gặp sa thành sau âm đạo, sa trực tràng. SSD được chia thành 4 độ (lấy cổ và thân tử cung làm mốc); SSD độ 1 – cổ tử cung xuống thấp nhung còn ở trong âm đạo; SSD độ 2 – cổ tử cung sa đến lỗ âm đạo; SSD độ 3 – cổ tử cung ra ngoài âm hộ với một phần thànht rước và thành sau âm đạo cũng bị lộn hết ra ngoài âm hộ; SSD độ 4 –đáy tử cung ra ngoài âm hộ, hai thành trước và sau lộn hết ra ngoài như lộn bít tất. Điều trị bằng phẫu thuật SSD độ 3 và độ 4. Dự phòng: đẻ ít con và theo kế hoạch chủ động; đỡ đẻ tốt (không để rách âm hộ, nếu cần thì cắt âm hộ và khâu phục hồi đúng kĩ thuật); luyện tập thể dục phục hồi sau mỗi lần đẻ; tập thể dục thường xuyên; có chế độ lao động thích hợp cho phụ nữ…

Sa sút trí tuỆ. x. Mất trí

Sa tẠng. Tình trạng một tạng hoặc một phần tạng dịch chuyển đến vị trí thấp hơn bình thường, do các dây chằng và dây treo bị chùng. Thường gặp sa dạ dày, sa tử cung, sa hậu môn, sa thận… Trong thời kì đầu, khi mức độ ST còn nhẹ, có thể đẩy tạng bị sa trở lại vị trí cũ một cách tạm thời và dùng nịt cao su cố định bên ngoài. Khi tạng bị sa ảnh hưởng đến nhiều chức năng bình thường, cần can thiệp bằng phẫu thuật để đưa tạng bị sa trở lại vị trí cũ.

Sa thẬn (cg thận di động), thận di chuyển khỏi vị trí; sa xuống thấp, di chuyển vào ổ bụng. Bình thường thận được giữ tại chỗ (hai bên vùng thắt lưng). Trong trường hợp bất thường, các tổ chức cố định bị mềm nhẽo (người quá gầy, các cơ thành bụng bị giãn nhão do sinh đẻ nhiều, do nhược cơ…) gây nên tình trạng ST, ST thường kèm theo sa nhiều cơ quan khác. Trong giai đoạn đầu, không có dấu hiệu bệnh lí nên bệnh nhân không để ý; lúc thận di chuyển xa vị trí cũ, có thể làm gấp niệu quản, thận ứ nước, nhiễm khuẩn thận… làm xuất hiện các triệu chứng bệnh lý như đau, rối loạn tiêu hoá, rối loạn tiết niệu… Điều trị: tập thể dục nâng cao trương lực cơ, chữa các biến chứng: mổ để cố định thận.

Sa trỰc tràng. Tình trạng bệnh lý: niêm mạc (ở trẻ em hoặc người già) hoặc toàn bộ trực tràng (3 lớp áo) thoát ra ngoài hậu môn (cơ thắt hậu môn). Nguyên nhân: tăng quá mức áp lực trong ổ bụng (táo bón, rặn quá mạnh lúc đi ngoài, thường xuyên phải nâng vác vật quá nặng…); các dây chằng và cơ nâng hậu môn suy yếu; ngồi xổm quá lâu. Dấu hiệu: đau rát, vướng ở hậu môn, đi lại khó khăn; tăng tiết dịch ở hậu môn. Các biến chứng: chảy máu, hoại tử niêm mạc, thương tổn rách niêm mạc, vv. Điều trị STT ở giai đoạn đầu: nằm nghỉ, nằm nghiêng, một chân co, một chân duỗi, trực tràng bị sa có thể tụt lên tự nhiên hay ấn đẩy nhẹ lên; giữ gìn vệ sinh, tránh ngồi xổm, tránh táo bón, tập thể dục hàng ngày. Điều trị sa niêm mạc ở trẻ em, người già: mổ, treo trực tràng, tạo hình lại đáy chậu.

Page 187: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

Sai khỚp tình trạng một đầu xương trật ra khỏi ổ khớp, làm cho hai mặt khớp chuyển dịch bất thường khỏi vị trí tự nhiên và mất liên quan một phần (SK không hoàn toàn hay bán trật khớp) hoặc hoàn toàn với nhau (SK hoàn toàn). Nguyên nhân: chấn thương, hội chứng thoái hoá khớp, dị dạng hoặc đứt thứ phát các dây chằng do chấn thương cũ và bẩm sinh (vd. SK háng bẩm sinh ở trẻ sơ sinh). Điều trị SK do chấn thương bằng cách nắn khớp, đặt đầu xương trở lại vị trí cũ; nếu thất bại phải mổ. Đối với SK bẩm sinh, phần lớn phải làm phẫu thuật chỉnh hình; cần chữa trước khi trẻ biết đi.

Sài hỒ bẮc. (y. Bupleurum sinense), cây thảo sống lâu năm, họ Hoa tán (Apiaceae). Cao 40 – 79cm. Lá mọc so le, hình mác. Cụm hoa hình tán kép, mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành, màu vàng. Qủa hình bầu dục. Cây có saponin, bupleurumol, phytosterol, rutin, một ít tinh dầu. Rễ phơi sấy nhẹ có vị đắng, mùi thơm; Đông y dùng làm thuốc giải cảm, thông khí, nhuận gan, sáng mắt; dùng dưới dạng thuốc sắc, bột, hoàn. Vị thuốc nhập từ Trung Quốc.

Sài hỒ nam. (Pluchea pteropoda; cg. Cây lức), cây thảo sống lâu năm, họ cúc (Asteraceae). Cao 40 – 70cm. Mọc hoang ở vùng gần biển và sông có nước mặn (cg. hải sài). Thâm mẫm chắc. Lá mọc so le, hình thìa, mép có răng cưa. Cụm hoa hình đầu, màu đỏ nhạt. Qủa bế. Rễ phơi sấy khô có vị đắng. Y học dân gian dùng SHN chữa cảm, sốt nóng hơi rét, nhức đầu, khát nước, tức ngực khó chịu: dùng dưới dạng thuốc sắc, bột, hoàn.

Sán. chỉ giun dẹp, sống kí sinh ở người. Cơ thể dài 4-10m, gồm 1.000 – 2.000 đốt, đầu không có vòng móc; đường kính 1-2mm; có 4 giác bám để bám vào thành ruột non. Người mắc bệnh do ăn thịt trâu, bò có kén sán không được nấu chín. Ở người, thường chỉ có 1 con. Có thể sống trong cơ thể người đến 25 năm.

Sán bò. Loài sán kí sin ở người. Cơ thể dài 4-10m, gồm 1000 – 2000 đốt, đầu không có vòng móc, đường kính 1-2mm; có 3 giác bám để bám vào thành ruột non. Người mắc bệnh do ăn thịt trâu, bò có kén sán không được nấu chín. Ở người, thường chỉ có 1 con. Có thể sống trong cơ thể người đến 25 năm.

Sán dây. lớp thuộc ngành giun dẹp. Cơ thể sán trưởng thành hình dải, dài 1m đến 10m tuỳ loài. Phần đầu sán rất nhỏ, mang cơ quan bám để bám vào nơi kí sinh. Phần cổ nhỏ và ngắn là vùng sinh trưởng (sinh ra các đốt mới). Phần thân dài, gồm nhiều đốt (có khi tới hàng nghìn). Sống kí sinh trong ruột động vật có xương sống, hấp thụ chất dinh dưỡng qua thành cơ thể, có lớp cuticun bọc ngoài để chống lại dịch tiêu hoá của vật chủ. Vòng đời SD thường phát triển qua vài ba kí chủ khác nhau. Dạng trưởng thành là các vật nội kí sinh (thường ở trong ống tiêu hoá của động vật có xương sống). Dạng ấu trùng và nang sán lại phát triển qua một vài vật chủ trung gian khác (động vật bậc thấp hay bậc cao thích hợp). Để thích nghi với lối sống kí sinh, một số cơ quan của SD rất phát triển (hệ sinh dục, cơ quan bám). Ngược lại, một số cơ quan khác bị tiêu giảm (hệ tiêu hoá, hệ thần kinh). SD có khoảng 3.400 loài. Ở Việt Nam đã biết khoảng 150 loài. Một số loài có thể gặp: SD lợn, dạng trưởng thành (dài 2 – 4m, có khi đến 8m, với khoảng 700 – 1000 đốt), sống trong ruột non của người. Ấu trùng phát triển thành nang sán thường tồn tại trong các thớ cơ của lợn, gây lên bệnh lợn gạo, SD bò dài 4-10m, có 1.200 – 2.000 đốt, có vòng đời như SD lợn, gây lên bệnh bò gạo.

Page 188: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

Sán lá. lớp giun dẹp kí sinh ở động vật. Cơ thể hình bầu dục, thuôn dài, bên ngoài có lớp vỏ cuticun dày để chống lại sự phá huỷ do quá trình tiêu hoá của vật chủ. Có giác và móc bám. Chia làm hai bộ; SL một vật chủ có chu kỳ phát triển nhanh, vd. (Gyrodactylus); SL đa vật chủ (SL gan, SL máu). Trứng SL gan, SL máu nở ra ấu trùng tiêm mao miracidium trong nước ngọt. Ấu trùng chui vào ốc nước ngọt, phát triển thành ấu trùng cercaria và khoảng 300 loài sống kí sinh ở người, động vật và gây bệnh nguy hiểm cho người, thú, gia cầm và cá.

Sán lá gan. chỉ động vật không xương sống, họ Fasciolidae, lớp sán lá (Trematoda), kí sinh trong ống mật của động vật nhai lại. Chu trình phát triển có qua kí chủ trung gian là một loài ốc nước ngọt. Cơ thể hình lá dài hai đầu thuôn nhỏ, giữa phình to, màu đỏ máu. Mật bụng có 2 giác bám; giác miệng vừa là cơ quan bám vừa là phần đầu ống tiêu hoá; giác bụng vừa là cơ quan bám vừa là phần cuối ống tiêu hoá. Qúa trình phát triển trải qua ấu trùng tiêm mao (miracidium), ấu trùng redia, cercaria và bào xác (adolescaria). Bệnh SLG phổ biến nhất ở Việt Nam là bệnh ở động vật ăn cỏ và động vật ăn thịt. Bệnh SLG ở động vật ăn cỏ chủ yếu do Fasciola hepatica (ở bò, thỏ), F gigantica (ở trâu). Trâu, bò, thỏ nhiễm bệnh do nuốt phải ấu trùng của sán bám vào rau, có ở nước. Bệnh SLG là một trong những nguyên nhân làm trâu bò cày “đổ ngã” vào vụ đông xuân ở đồng bằng miền Bắc Việt Nam.2. SLG ở người và thú ăn thịt (chò, mèo…) chủ yếu do Clonorchis sinensis gây ra. Chu kì phát triển của Clonorchis sinensis qua hai kì chủ trung gian là ốc và một số loài cá (cá giếc, trắm, rô, vv). Tục ăn gỏi cá sống làm tỷ lệ đường mật, túi mật, xơ gan… Phòng bệnh: không ăn thịt sống, vệ sinh nguồn nước, giải quyết tốt nguồn phân. Cần khám để biết rõ bị nhiễm loại sán nào để điều trị phù hợp.

Sán lá phỔi. Loài sán lá có hình dạng giống hạt cà phê, màu nâu đỏ, một mặt dẹt, một mặt lồi, trứng trong phế quản. Trứng màu nâu vàng, hình bầu dục, theo đờm hoặc phân ra ngoài. Ở nước, trứng nở thành mao ấu trùng, rồi chui vào ốc thành vĩ ấu trùng, sau đó chiu vào cua đồng, cua núi hoặc cua sông thành nang trùng. Nếu người uống nước lã hay ăn cua có nang trùng chưa nấu chín sẽ mắc bệnh. Nang trùng tới tá tràng, xuyên qua ruột, phúc mạc, cơ hoành tới phế quản, có khi còn gặp ở não, tinh hoàn. Chẩn đoán bằng phương pháp kháng nguyên, xét nghiệm đờm hoặc phân. Phòng bệnh: không ăn cua nướng, cua nấu chưa chín, uống nước lã. Điều trị theo chỉ định của thầy thuốc.

Sán lá ruỘt. loài sán lá thuộc lớp sán lá (Trematoda), họ Fasciolidae, thường thấy ở ruột lợn, ruột động vật nhai lại, động vật ăn thịt và gia cầm. Ở người SLR có màu hơi đỏ, dài 2 – 7cm, rộng 8 – 20mm, dày 0,5 – 3mm, tử cung chứa nhiều trứng. Khi ra khỏi cơ thể, sau 3-7 tuần, ấu trùng trưởng thành chui vào sống trong ốc, sau đó bám vào rong bèo, ngó sen, củ ấu, tạo thành nang trứng. Nang trứng có vỏ không bị chất toan dạ dày phá huỷ, bám vào niêm mạc tá tràng và đoạn trên hồi tràng gây tắc ruột, viêm hoặc làm tê liệt thành ruột. Kí chủ trung gian của SLR là ốc Plamorbis và Segmentina. Lợn nhiễm sán do nuốt phải ấu trùng sán cùng với rau, bèo sống (rau lấp, rau muống, củ ấu, củ niễng, cây súng, vv). Tỷ lệ lợn mắc sán ở phía Bắc Việt Nam khá cao, lợn trên bốn tháng tuổi, lợn đực giống và lợn nái nhiễm cao nhất. Tác hại chủ yếu của bệnh; lợn tăng cân chậm, tiêu tốn nhiều thức ăn. Phòng bệnh: không tháo phân lợn tươi vào ao, hồ, nơi dùng để lấy nước hay trồng thả , thức ăn cho lợn (bón phân trâu bò cho những ao, hồ này); ủ lấy ở

Page 189: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

những nơi ô nhiễm; diệt ốc kí chủ trung gian. Dùng thuốc tẩy sán cho lợn thịt 3 – 4 tháng tuần (lần 1), và 7-8 tháng tuổi (lần 2), cho lợn nái sau khi cai sữa.

SẮc thái. một hệ thống xử lý tổng hợp các đặc tính của nhạc thanh một cách tinh vi để gây sức truyền cảm cho tác phẩm. Trong bản ghi nhạc, nhiều ST được chỉ dẫn bằng tiếng Italia hoặc bằng kí hiệu (vd crescendo có nghĩa là to lên, vv), nhưng phần lớn ST được truyền qua thầy dạy, bắt chước qua phương tiện đại chúng (đài, tivi…) và sáng tạo cá nhân, ST có ý nghĩa quyết định trong biểu diễn âm nhạc.

SẮc tỐ. chất có màu, có nguồn gốc vô cơ hay hữu cơ. Thường được dùng ở dạng bột mịn để chế tạo sơn; nhuộm màu chất dẻo, cao su, sợi nhân tạo. Vd các ST vô cơ nhân tạo là kẽm oxit (ZnO) (ST trắng), untramarin (ST xanh), muội than đen (ST đen), vv. Các ST vô cơ tự nhiên là phấn, hồng đơn, đất son, vv. Các ST azo, phtaloxiamin là những loại ST hữu cơ quan trọng.

SẮc tỐ hô hẤp. những hợp chất có màu, kết hợp một cách thuận nghịch với oxi. Ở tất cả động vật có xương sống và rất nhiều động vật không xương sống có hemoglobin (huyết cầu tố). Hemoerythrin (chứa nhân sắt) và hemoxianin (chứa nhân đồng) thấy ở động vật bậc thấp và thường hoà tan trong huyết tương, ái lực của chúng với oxy cũng gần như hemoglobin hoặc thấp hơn đôi chút (x. Hemoglobin).

SẮc tỐ mẬt. những sắc tố được tiết ra trong mật là những sản phẩm phân huỷ của hemoglobin. Khi hemoglobin phân huỷ thì phần globin (tức phần protein) sẽ thành axit amin, phần pophirin (phần nhân hem) sẽ tạo ra các STM. Sắc tố đầu tiên là biliveđin có màu lục, dễ bị khử thànhsắc tố nâu đỏ bilirubin. Trong người, phần bilirubin là chủ yếu, còn bilivedin chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Ở chim, biliveđin là chủ yếu. Bilivedin và bilirubin bị enzym biliverdinreductaza xúc tác, khử từ hem của các tế bào lưới nội mô trong gan, lách và tuỷ xương. Các sắc tố chuyển đến gan và tiết vào mật. Ở ruột non, bilirubin bị biến đổi hoá học tiếp tục thải ra ngoài qua phân.

SẮc tỐ quang hỢp. các sắc tố hấp thu năng lượng ánh sáng cần thiết cho quang hợp. Có trong các lục lạp của thực vật hoặc phân tán trong chất tế bào của sinh vật nhân sơ. Tất cả các sinh vật quang hợp đều có chứa; sắc tố lục (clorophin), sắc tố dịch tế bào (antoxian). Sắc tố lục là nhóm sắc tố chiếm vai trò quan trọng nhất đối với quang hợp vì nó có khả năng hấp thu năng lượng ánh sáng mặt trời và biến thành năng lượng hoá học. Sắc tố lục không tan trong nước, chỉ tan trong dung môi hữu cơ. Clorophin ở trong tế bào không bị mất màu vì nằm trong phức hệ protein và lipoit, nhưng dung dịch clorophin ngoài ánh sáng và trong môi trường có oxi phân tử (02) thì bị mất màu do bị oxi hoá dưới tác dụng của ánh sáng. Quang phổ hấp thụ của clorophin là 400 – 700nm (có 2 vùng hấp thụ 430nm cho màu xanh lam, 662nm cho màu đỏ). Màu xanh đặc trưng của clorophin do kết quả sự hấp thụ ở vùng quang phổ xanh và đỏ. Năng lượng của lượng từ ánh sáng được clorophin hấp thu đã kích thích phân tử clorophin và các dạng của phân tử sắc tố đã truyền năng lượng cho nhau, tạo nên hiện tượng huỳnh quang và lân quang.Nhóm sắc tố vàng gồm 2 nhóm nhỏ là caroten và xantophin. Caroten (C40H56), không tan trong nước, chỉ tan trong dung môi hữu cơ. Trong thực vật thường có 3 loại: a, b và d. Cắt đôi b-caroten sẽ được phân tử vitamin A, Xantophin C40H56On (n=1-6) là dẫn xuất

Page 190: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

của caroten. Có nhiều loại xantophin, vd kriptoxantin (C40H56O4). Quang phổ hấp thụ 451 – 481nm. Phân ra 2 nhóm xantophin: nhóm carotenoit sơ cấp làm nhiệm vụ hoạt động quang hợp hoặc bảo vệ; nhóm carotenoit thứ cấp có trong các cơ quan như hoa, quả, các cơ quan hoá già hoặc bị bệnh thiếu dinh dưỡng khoáng. Vai trò của carotenoit là lọc ánh sáng, bảo vệ clorophin. Xantophin tham gia vào quá trình phân li nước (H2O) cà thải oxi (O2) thông qua sự biến đổi từ violaxantophin thành lutein. Nhóm carotenoit tham gia vào quang hợp bằng cách tiếp nhận năng lượng ánh sáng mặt trời và truyền năng lượng này cho clorophin và nó có mặt trong hệ thống quang hóa II.Nhóm sắc tố thực vật bậc thấp có ở tảo và thực vật bậc thấp sống dưới nước. Là nhóm sắc tố thích nước, trong tế bào chúng liên kết với protein nên còn gọi là biliprotein hay phicobiliprotein, gồm phicoeritrin (C14H47O4O8) và phicoxianin (C34H42N4O9). Quang phổ hấp thụ là vùng ánh sáng lục và vàng.Nhóm antoxian (sắc tố dịch bào) là loại glucozit. Khi hấp thụ quang tử ánh sáng, nó biến năng lượng quang tử thành dạng nhiệt năng, sưởi ấm cho cây (điều này thấy rõ ở cây vùng lạnh có màu sắc sặc sỡ). Antoxian còn làm tăng khả năng giữ nước của tế bào khi bị hạn và gió khô. Trên cơ sở các số liệu và hàm lượng các dạng sắc tố trong lá, người ta có thể đánh giá khả năng quang hợp của thực vật và xếp loại các thực vật thuộc nhóm ưa sáng, ưa bóng, thực vật C3 C4. Các STQH có vai trò lớn trong dinh dưỡng và y học như caroten phicoxianin.

SẮc tỐ tẾ bào. (cg. Xytocrom). loại sắc tố dị protein của tế bào (chứa một nguyên tử sắt gắn với một nhân pophirin) có chức năng trong hô hấp tế bào (chuyển vận điện tử). Sắt ở đây có thể từ trạng thái sắt II (ferơ) chuyển sang trạng thái sắt III (feric) và ngược lại. Có nhiều loại STTB, đều có trong các sinh vật ưa khí.

Sâm. Loài cây thuốc họ nhân sâm. Panax theo tiếng Hi Lạp là chữa được mọi bệnh; gọi là nhân sâm do củ S có hình giống người. Phân làm 2 phân loài: nhân sâm mọc hoang và nhân sâm trồng. Cây sống nhiều năm. Cao 0,5 – 0,6m. Rễ mầm phát triển thành củ to chính là của S. Lá mọc vòng, có cuống dài, lá kép, nằm thứ nhất lá có 3 lá chết, những năm sau có 5 là chét. Cây mỗi năm chỉ ra 1 lá kép, sau 5 năm cây có từ 4 – 5 lá kép. Mỗi lá kép có 5 lá chét, rất hiếm có 6 lá chét. Nhưng người ta chỉ dùng hạt của cây năm thứ năm làm giống, ngắt bỏ những hoa năm thứ 3 – 4 vì chất lượng hạt chưa tốt. Hoa tự hình tán mọc ở đầu cành, màu xanh nhạt chưa tốt, nhị, bầu có 2 núm. Qủa mọng hơi dẹt, khi chín có màu đỏ, trong có 2 hạt. S có ở Trung Quốc, Triều Tiên, vùng Viễn Đông thuộc Nga, Nhật Bản, nhưng S tốt nhất là ở Triều Tiên. Tuỳ cách chế biến có bạch S, hồng S.

Sâm bỐ chính. (Hibiscus sagittifolius var. quin – quelobus), cây thảo, họ Bông (Malvaceae). Cao khoảng 0,5 – 1m. Hoa 5 cánh, màu hồng, đỏ hoặc vàng, mọc đối ở kẽ lá. Lá phía gốc hình trái soan, lá phía ngọn chia 3 thuỳ. Qủa hình trứng nhọn. Mọc hoang và trồng ở nhiều nơi. Rễ củ phơi sấy khô có vị ngọt, hơi nhớt; dùng dưới dạng thuốc sắc chữa suy nhược cơ thể.

Sâm đẠi hành. (Eleutherine subaphylla; cg. tỏi lào, sâm cau), cây thảo lâu năm, họ Layơn (Iriddaceae). Thân hành (củ) gồm nhiều vảy đỏ nâu. Lá dài, hình mác. Trong củ có các hợp chất kháng khuẩn (eleutherin, isoeleuherin và eleutherol). Mọc hoang và được

Page 191: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

trồng làm thuốc. Dùng củ chữa thiếu máu, mệt mỏi, băng huyết, ho ra máu, ho gà, viêm họng, mụn nhọt. Dùng dưới dạng thuốc sắc từ củ khô.

Sâm nam (Dipsacus japonicus; tk, tục đoạn), loài cây họ Tục đoạn (Dipsacaeceae), cây thảo cao 1,5 – 2m. Thân có 6 cạnh, trên cạnh có hàng gai thưa, càng lên cao gai càng mau dần, gai quập xuống. Lá mọc đối không có cuống, bẹ ôm lấy cành hoặc thân. Lá non có răng cưa dài, phiến lá thuôn nhỏ dài, đầu nhọn. Gan lá cách. Trên đương gân mặt dưới lá có một hàng gai nhỏ cứng, càng về cuối lá càng mềm dần. Lá có răng cưa, phiến lá xẻ cách từ 3 – 9 thuỳ, cũng có lá nguyên. Hoa hình trứng hay hình cầu. Cành mang hoa dài 10-20 cm, 6 cạnh, có lông cứng, càng lên cao gai càng máu dán. Hoa màu trắng, có lá bắc dài 1-2cm. Qủa bế, có 4 cạnh, màu trắng xám, dài 5 – 6mm.

Sâm ngỌc linh. (Panax vietnamensis; tk. Cây thuốc dấu, sâm khu năm, tam thất hoang), cây thân thảo họ nhân sâm (Araliaceae), sống nhiều năm, cao tới 1m. Thân rễ mập, đường kính 3,5cm, dài 40 – 50cm. Thân khí sinh rỗng. Lá kép chân vịt có 5 – 7 lá chét, có răng xiên rất rõ. Cụm hoa dài 25cm, dài gần gấp hai cuống lá. Qủa khi chín màu đỏ, thường có một chấm đen ở đỉnh. Hạt hình thận hẹp. SNL là loài mới được phát hiện ở Gia Lai, Kon Tum, trên đỉnh núi Ngọc Linh (ở độ cao 1850m so với mặt biển). Cây ưa bóng, ưa ẩm và khí hậu mát, thường mọc trên đất có nhiều mùn, mọc rải rác hay thành từng đám nhỏ. Mùa ra hoa tháng 4 – 6. Mùa quả tháng 7 – 12. Có khả năng tái sinh bằng củ, bằng hạt hoặc bằng thân.Đã được dùng làm thuốc tăng lực và chữa bệnh. Trong củ có saponin triterpen (12 – 15%), 16 axit amin, 11 axit béo, vitamin C, tinh dầu và nhiều nguyên tố khoáng như sắc, natri, kali, canxi, magie. Lấy củ để ngâm rươụ hay phối hợp với một số vị thuốc khác làm viên thuốc bổ.

Sâm nam. (Dipsacus japonicus; tk tục đoạn), loài cây họ Tục đoạn (Dipsacaceae). Cây thảo cao 1.5 – 2m. Thân có 6 cạnh, trên cạnh có hàng gai thưa, càng lên cao gai càng mau dần, gai quặp xuống. Lá mọc đối không có cuống, bẹ ôm lấy cành hoặc thân. Lá non có răng cưa dài, phiến lá thuôn nhỏ dài, đầu nhọn. Gân lá cách. Trên đường gân mặt dưới lá có một hàng gai nhỏ cứng, càng về cuối lá càng mềm dần. Lá có răng cưa, phiến lá xẻ cách từ 3 – 9 thuỳ, cũng có lá nguyên. Hoa hình trứng hay hình cầu. Cành mang hoa dài 10 – 20cm, 6 cạnh có lông cứng, càng lên cao gai càng mau dần. Hoa màu trắng, có lá bắc dài 1 – 2cm. Qủa bế, có 4 cạnh, màu trắng xám, dài 5-6mm.SN mọc hoang trên các đồi cỏ ở các vùng có đá vôi của miền Bắc Việt Nam như Sa Pa, Lào Cai, Hà Giang, nơi có độ cao 1400 – 1700m. Rễ thu hoạch vào tháng 8 – 10, phơi hay sấy khô để sử dụng làm thuốc. Hiện được trồng tại các vùng này bằng hạt hoặc cây con. SN đựơc dùng làm thuốc bổ toàn thân, làm dịu đau, lợi sữa, an thai, cầm máu.

Sâm TrIỀu Tiên. X. Sâm

SẨy thai. Tình trạng phôi hoặc thai bị đẩy ra khỏi tử cung trước tuổi thai được 28 tuần tính từ ngày đầu của kì kinh cuối.1. ST tự nhiên: ST không phải do thuốc hoặc một phương pháp nhân tạo nào khác gây ra. Nguyên nhân: sai lạc nhiễm sắc thể chiếm 60% tổng số ST trong 8 tuần đầu; chấn thương, trượt chân ngã; rối loạn nội tiết, ..

Page 192: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

2. ST liên tiếp: ST tự nhiên, liền nhau từ 3 lần trở lên. Trong tất cả các trường hợp ST đều có thể có nguy cơ chảy máu nhiều và nhiễm khuẩn.Đa số các trường hợp ST đều cần phải nạo để lấy hết những phần còn sót, sau đó dùng kháng sinh dự phòng. Đối với ST liên tiếp, cần tìm nguyên nhân để đề phòng ST lần sau.

SẸo. tổ chức hình thành ở nơi bị khuyết hỏng tổ chức do một quá trình hoại tử bệnh lý hoặc do chấn thương các loại làm rách, đứt mô, phần mềm. Trong vài tháng đầu, S ở da và phần mềm thường chắc và ít di động. Từ 6 đến 12 tháng, S trở nên mềm, di động. Từ tháng thứ ba mới phục hồi cảm giác. S có thể bị xơ, phì đại, co kéo, dính, phát triển quá mức, lồi loét lâu liền, biến đối màu sắc, vv. Dự phòng S: thực hiện vô khuẩn tuyệt đối trong khi xử lí vết thương ngay từ đầu, chăm sóc hằng ngày; lúc S lên da non, kinh nghiệm nhân dân là bôi nghệ để làm mềm S, đường S nhỏ, không bị thẫm da, tránh S lồi. Tác dụng của ăn nhiều rau muống gây S lồi chưa được xác định.

SẸo đỤc giác mẠc di chứng của viêm loét, chấn thương giác mạc do nhiều nguyên nhân (vi khuẩn, nấm, virut); giác mạc mất tính chất trong suốt bình thường. SĐGM có những mức độ khác nhau; sẹo mỏng giác mạc có thể như có những mức độ khác nhau: sẹo mỏng giác mạc có thể như một màng mây, màng khói, làm cho thị lực giảm sút (còn 2/10 – 3/10); SĐGM dày, trắng như sứ, làm cho thị lực giảm sút đến mức mắt chỉ còn nhìn thấy bóng bàn tay (trong trường hợp loét giác mạc nặng do hecpet tái phát nhiều lần hoặc loét giác mạc nặng do vi khuẩn như trực khuẩn mủ xanh), SĐGM sau loét giác mạc là một nguyên nhân chính gây mù. Đối với dạng màng mây, màng khói, khi mới hình thành có thể điều trị bằng thuốc tra, chạy điện di dionin 1 – 2%. Điều trị sẹo đục trắng giác mạc bằng phẫu thuật ghép giác mạc (thay thế giác mạc bị sẹo đục bằng giác mạc trong suốt lấy từ tử thi). Xt. Ghép giác mạc.

SẸo lỒi. sẹo không bình thường, phát triển quá mức, lồi trên bề mặt, tương đối cứng; không nguy hiểm nhưng gây khó chịu, có khi đau, dễ bị cọ sát và gây xước. Có lẽ có những cơ địa để sinh ra SL, do di truyền những kiểu gen điều khiển sự sản xuất nhiều colagen. Có thể coi SL giông như một u xơ lành nhưng bờ ranh giới không rõ rệt; dễ tái phát sau khi mổ cắt bỏ.

Siêu âm. Các sóng đàn hồi có tần số từ 2.104 Hz, tai người không nghe thấy được. SÂ có trong tiếng gió rít, sóng biển, tiếng ô tô chạy… Nhiều loài động vật (dơi, cá, côn trùng…) có thể phát và thu SÂ. Được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu vật lý, lí hoá và sinh học, trong các kĩ thuật như thăm dò khuyết tật, làm tăng nhanh một vài quá trình công nghệ hoá học, thu nhận nhũ tương, sấy khô, làm sạch, hàn, gia công vật rắn. Trong y học, SÂ được dùng để chẩn đoán, thăm dò độ sâu, vị trí, độ lớn và tư thế thai nhi; điều trị một số bệnh sỏi (tán vụn sỏi đường tiết niệu). Trong phòng thí nghiệm, SÂ được dùng để làm tan các tế bào (để thu nhận các chất bên trong tế bào hoặc để diệt tế bào) (x. vang kí siêu âm) và chữa bệnh với các máy siêu âm màu vi tính, cắt lớp, ba chiều; SÂ còn đựơc dùng để định vị dưới nước trong hàng hải.

Siêu cẤu trúc. Trong y học, thường dùng để chỉ các cấu trúc của các mô hoặc tế bào… quan sát được qua kính hiển vi điện tử.

Page 193: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

Sinh, lão, bỆnh tỬ. quan niệm nhân sinh của đạo Phật cho rằng đời là bể khổ. Con người sinh ra trên đồi vốn phải chịu nhiều nỗi đau khổ là do bản thân con người, do những dục vọng của họ, S, L, B, T là bốn nỗi khổ chung cho tất cả chúng sinh trong cuộc đời, không ai có thể thoát khỏi được. Theo đạo Phật, chỉ có các bật A La Hán nhờ khổ công tu luyện, đã thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi, mãi mãi vào cõi Niết Bàn, không còn phải chịu bốn nỗi khổ S, L, B, T nữa, cho nên được gọi là vô sinh hay bất sinh.

Sinh lý bỆnh hỌc. môn học về quá trình phát sinh trong cơ thể, về những chức phận đã bị rối loạn, về mối quan hệ rối loạn giữa cơ thể với môi trường và về những rối loạn điều tiết của cơ thể. Theo quan niệm hiện nay, SLBH bao gồm cả bệnh sinh học và bệnh căn học.

Sinh lý hỌc. khoa học về hoạt động sống của cơ thể, của hệ thống cơ quan, các cơ quan, các mô, tế bào và sự điều hoà các chứa năng sinh lý của sinh vật, SLH cũng nghiên cứu nhưng quy luật tác động qua lại của cơ thể sống với môi trường xung quanh, SLH là lĩnh vực quan trọng của sinh học, đồng thời là cơ sở lý luận cho y học và nhiều ngành khoa học khác. Được chia thành: SLH chung, SLH chuyên ngành, SLH ứng dụng, SLH thực vật, SLH động vật… SLH liên quan chặt chẽ với nhiều lĩnh vực khác; SLH ngày càng sử dụng nhiều các kết quả và phương pháp của vật lí học, sinh lý học… Ngược lại, những kiến thức của SLH rất cần cho các lĩnh vực khác, vd. SLH cung cấp cơ sở khoa học cho những biện pháp phòng và chữa bệnh, bảo vệ sức khỏe con người, là cơ sở cung cấp cho việc chọn giống cây trồng, vật nuôi… SLH là khoa học có từ thời cổ xưa nhờ thu nhập các dẫn liệu qua quan sát, qua giải phẫu của các thầy thuốc và các nhà sinh vật học. Đến ngày nay, SLH trở thành ngành mũi nhọn của sinh học.

Sinh lý lao đỘng. Môn y học chuyên nghiên cứu tính chất, khả năng đáp ứng của cơ thể với lao động, ảnh hưởng của các yếu tố lao động và môi trường ngoại cảnh đến các chức năng sinh lý tối ưu, giới hạn cho mỗi loại lao động trong mối quan hệ giữa con người và kĩ thuật (máy, trang bị); kiến nghị các biện pháp tuyển lựa, rèn luyện thích nghi nhằm bảo vệ sức khỏe, nâng cao khả năng và năng suất lao động.

Sinh lý lao đỘng quân sỰ. môn học nghiên cứu các đặc điểm sinh lý của lao động quân sự gắn liền với các yếu tố chực hạn và các điều kiện ngoại cảnh đặc biệt trong hoạt động sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu của các quân, binh chủng; đề xuất các biện pháp tuyển lựa, rèn luyện thích nghi, nâng cao sức bền bỉ, dẻo dai và khả năng chiến đấu trong từng dạng lao động quân sự.

Sinh sẢn. khả năng của sinh vật sinh ra thế hệ sau giống chúng, đảm bảo cho việc duy trì loài đó. Là tính chất đặc trưng và bắt buộc của mọi cơ thể sống. Phân biệt hai kiểu SS chính: SS vô tính, SS hữu tính, SS hữu tính đặc trưng bằng sự có mặt của quá trình giảm phân, tạo giao tử đơn bội và kết hợp chúng trong thụ tinh cho ra hợp tử lưỡng bội, là tế bào đầu tiên của một sinh vật toàn vẹn, mở đầu cho một cá thể mới, gặp ở hầu hết thực vật có hoa và động vật bậc cao… SS vô tính (sinh dưỡng) xảy ra không có sự phân bào giảm nhiễm và sự thụ tinh mà bằng cách tách đơn giản từng phần cơ thể của bộ mẹ hoặc phân chia tế bào như một phần thân, sự phát triển của cơ thể mới do tổ hợp lại các gen không có giảm nhiễm sắc thể và không giảm phân. Có 2 dạng SS đơn tính: SS đơn tính

Page 194: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

cái là sự phát triển của phôi do nhân tế bào trứng và chất tế bào của nó và con sinh ra mang những tình trạng của mẹ; SS đơn tính đực do nhân của tinh từ không có giai đoạn đầu của thụ tinh xảy ra bình thường, các tinh tử lọt vào túi phôi và một số chúng nhập vào chất tế bào trứng, nhân tế bào trứng sẽ thoái hoá.Nhân tinh từ được giữ lại và phân chia trong sinh chất của tế bào trứng, SS đơn tính đực là một dạng của SS vô phối.

Sinh sẢn hỮu tính. việc hình thành cá thể mới bằng cách phối hợp hai nhân hoặc hai tế bào sinh dục (các giao tử) tạo nên hợp tử. Ở các sinh vật đơn bào, toàn bộ cá thể có thể kết hợp với nhau, nhưng ở đa số sinh vật đa bào, chỉ có các giao tử mới kết hợp với nhau. Ở những sinh vật có phân biệt giới tính, có hai loại giao tử đực và cái (ở động vật có tinh trùng và trứng). Chúng được tạo ra trong các cơ quan đặc biệt (noãn, bao phấn ở thực vật, tinh hoàn, buồng trứng ở động vật), cùng với các cấu trúc bổ trợ tạo nên hệ sinh dục để thực hiện quá trình sinh sản. Các cá thể mang cả hai cơ quan sinh dục (đực – cái) gọi là sinh vật cùng gốc hay lưỡng tính. Nói chung, quá trình giảm phân xảy ra trước khi hình thành giao tử tạo nên bộ nhiễm sắc thể đơn bội (chứa một nửa bộ nhiễm sắc thể bình thường). Khi hữu phối các giao tử kết hợp số SSHT cho phép xảy ra tái tổ hợp di truyền, tạo sự đa dạng lớn ở đời sau và đảm bảo cơ chế tiến hoá bằng chọn lọc tự nhiên. Sinh sản vô phối và trinh sản (sinh sản đơn tính) thường được xem là những biến hình của SSHT.

Sinh sẢn vô tính sự phát triển phôi không có thụ tinh từ tế bào sinh dưỡng của thể giao tử hoặc thể bào tử như tế bào kèm, tế bào đối cực, tế bào noãn tâm hoặc vỏ noãn. Nếu những tế bào ban đầu có số nhiễm sắc thể không giảm thì gọi là SSVT lưỡng bội. SSVT là một cơ sở của sinh sản vô phối. Trong SSVT lưỡng bội, phôi phát triển từ tế bào soma của noãn tâm hoặc vỏ noãn, gọi là hiện tượng phôi phụ (phôi phát triển vào xoang túi phôi). Trong SSVT đơn bội, khi phôi phát triển từ tế bào kèm hoặc tế bào đối cực thì gọi là vô giao tử tế bào kèm giảm nhiễm hoặc vô giao tử tế bào đối cực không giảm nhiễm (xt. Sinh sản)

Sinh thiẾt. thủ thuật lấy mảnh mô hay tế bào trên người sống để xác định bệnh (bằng xét nghiệm vi thể). Có thể lấy mảnh mô bằng những loại kim to chuyên biệt hoặc từ bệnh phẩm được cắt bỏ sau khi mổ; lấy tế bào bằng những loại kim nhỏ chọc hút vùng tổn thương. Nhờ những cải tiến kĩ thuật gần đây, có thể làm ST ở hầu hết các cơ quan trong cơ thể, giúp cho chẩn đoán chính xác; đặc biệt với các khối u ác tính. ST là yêu cầu bắt buộc.

Sinh tỐ. x. vitamin

Soi. dùng dụng cụ quang học để tập trung ánh sáng lạnh vào một chỗ hoặc một hốc trong cơ thể để quan sát, nhận xét tình trạng hoặc làm sinh thiết chỗ tổn thương để chẩn đoán bệnh. S rất phổ cập để chẩn đoán bệnh, bao gồm: soi đáy mắt, tai mũi họng, đường hô hấp trên, phế quản, ống tiêu hoá (thực quản, dạ dày, trực tràng…) các phủ tạng trong ổ bụng (gan, mật, ruột, buồng trứng), cổ tử cung. Bằng ống soi mềm gồm những sợi thuỷ tinh, người ta có thể soi tá tràng, dạ dày, ruột và các buồng tim.Xt. nội soi.

Soi bàng quang. Phương pháp khám bàng quang bằng máy soi bàng quang đưa từ niệu đạo vào bàng quang, cho phép nhìn thấy trực tiếp tình trạng niêm mạc bàng quang, niệu

Page 195: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

đạo, các lỗ niệu quản, các thương tổn trên bàng quang (loét, viêm, u…), các dị vật (sỏi, mủ, máu…); làm một số thủ thuật trong bàng quang (sinh thiết, cắt và đốt các u, tán sỏi, đặt ống thông lên niệu quản…). Có 2 loại máy soi bàng quang; máy cung cấp nguồn ánh sáng nóng (dùng bóng đèn tại chỗ); máy cung cấp nguồn ánh sáng lạnh (cung cấp nguồn ánh sáng ở ngoài cơ thể và ánh sáng dẫn truyền vào bàng quang bằng một hệ thống sợi quang học.

Soi cỔ tỬ cung. Phương pháp quan sát âm đạo và cổ tử cung bằng một máy soi có hệ thống kính phóng đại từ 8 – 12 lần, có thể tới 50 lần, thậm chí đến 150 lần. Dùng SCTC để phát hiện các tổn thương mà mắt thường không nhìn thấy; đặc biệt hay dùng để phát hiện sớm các tổn thương bất thường, nghi ngờ ung thư, tiền ung thư của cổ tử cung; định hướng cần làm sinh thiết cổ tử cung.

Soi đáy mẮt. kĩ thuật khám đáy mắt: dùng dụng cụ có nguồn sáng mạnh chiếu qua đồng tử để quan sát những chi tiết ở đáy mắt (đĩa thần kinh thị giác, võng mạc, vùng hoàng điểm, các động mạch và tĩnh mạch võng mạc) và một phần hắc mạc. Bằng cách SĐM, có thể phát hiện những biến đổi bệnh lí ở mắt, sọ não hoặc toàn thân (tăng huyết áp, đái tháo đường, vv)

Soi khí phẾ quẢn. thăm khám khí quản, phế quản bằng ống soi cứng hoặc ống soi mềm. Nhờ SK-PQ có thể quan sát trực tiếp các tổn thương, chụp ảnh, truyền hình, làm sinh thiết, gắp dị vật, hút chất dịch ở khí quản, phế quản và phổi.

SỎi. trạng thái bệnh lý do rối loạn chuyển hoá làm cho các chất khoáng (Ca, P…) và hữu cơ vẫn có trong cơ thể với một nồng độ nhất định (vd. Canxi 0,1 g/l) lắng đọng thành cát, sạn sỏi ở những cơ quan rỗng (túi mật, bể thận, bàng quang…). Thành phần của S phần lớn là muối vô cơ (canxi oxalat, cacbonat, photphat). Nguyên nhân: tắc (bẩm sinh, nhiễm khuẩn…) các đường tiết (mật, tuỵ, nước bọt…); có một dị vật nhỏ làm nhân cho sự lắng đọng các muối (vd. trứng giun trong đường mật, vv); các rối loạn chuyển hoá mà nguyên nhân chưa biết rõ. Ở những cơ địa nhất định, cần chú ý một số yếu tố: tính chất di truyền trong gia đình; chế độ ăn không cân đối; uống ít nước làm cho lượng nước tiểu giảm. Dấu hiệu lâm sàng: dấu hiện chung nhất là đau thành cơ dữ dội, ở vị trí tuỳ theo cơ quan có S, toả lan ra các vùng xung quanh, kèm theo nhiều dấu hiệu khác thay đổi tuỳ theo cơ quan và các biến chứng. Xquang, siêu âm, nội soi rất quan trọng để chẩn đoán. Cách chữa: các S nhỏ, có thể tự tan hay được đẩy ra ngoài với điều trị nội khoa bằng các thuốc tiêu sỏi, thuốc bồi dưỡng cơ thể làm thay đổi cơ địa, các thuốc lợi tiểu, lợi mật, vv, kết hợp với điều chỉnh chế độ ăn, uống nhiều nước, tán S bằng cách kẹp nát viên sỏi; mổ lấy viên S, tán S ngoài cơ thể (dùng máy); tán S ngoài cơ thể (dùng máy); tán S và lấy S bằng phương pháp nội soi.

SỎi bàng quang. Một hoặc nhiều viên sỏi hiện diện ở trong bàng quang. Bệnh lý này thường xảy ra ở mọi lứa tuổi, nam nhiều hơn nữ. Nguyên nhân sinh bệnh, có 3 loại: sỏi nguyên phát là sỏi được hình thành từ thận rồi rơi xuống bàng quang; sỏi thứ phát là hậu quả của việc ứ trệ nước tiểu ở bàng quang do các bệnh và dị tật bẩm sinh gây chít hẹp vùng cổ bàng quang và niệu đạo, vd. U lành phì đại tuyến tiền liệt, van niệu đạo, vv; do dị vật từ ngoài lọt vào bàng quang như cúc áo, cặp tóc, các mảnh hỏa khí… Cặn vôi sẽ

Page 196: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

bao bọc các dị vật và hình thành viên sỏi.Chẩn đoán dựa vào các triệu chứng lâm sàng: bí đái, bí đái ngắt quãng; đau dữ dội vùng bàng quang lan ra đầu bộ phận sinh dục, vv; thăm khám bằng dụng cụ kim loại có tiếng chạm sỏi; sỏi bàng quang, siêu âm, chụp Xquang sẽ thấy viên sỏi. Cách điều trị: tán sỏi qua nội soi, mổ bàng quang lấy sỏi.

SỎi mẬt. sỏi trong đường mật, túi mật, dưới dạng cát, sạn nhỏ hoặc viên sỏi. Điển hình là viên sỏi đa giác, ngoài mặt nhẵn khi có nhiều sỏi cọ sát vào nhau. Trong thành phần sỏi có canxi; cholesteron, bilirubin nguyên chất hoặc hỗn hợp. Dấu hiệu: đau ở vùng dưới sườn phải, đau dữ dội, lan ra phía sau lưng hoặc đau âm ỉ, đau tăng khi đi lại nhiều; kèm theo rối loạn tiêu hoá (kém ăn, sợ mỡ, trứng, vv); sốt nếu có nhiễm khuẩn. Chụp Xquang, siêu âm để phát hiện sỏi. Các biến chứng; nhiễm khuẩn; tắc trong đường mật, trở thành mạn tính (viêm túi mật xơ – teo, vv). Cách chữa: mổ và lấy sỏi bằng phương pháp nội soi: tán sỏi ngoài cơ thể. Bệnh có thể tái phát sau mổ. Thay đổi chế độ ăn uống theo chỉ dẫn của thầy thuốc (giảm mỡ, trứng, sữa…), uống nước khoáng.

SỎi niỆu quẢN. sỏi ở trong lòng niệu quản, từ thận di truyền xuống hoặc được hình thành tại chỗ do bệnh và tật gây chít hẹp phía dưới niệu quản. SNQ có thể gây thận ứ nước, nhiễm khuẩn thận, vv, làm giảm chức năng hay mất chức năng thận. Biểu hiện lâm sàng, cơn đau quặn thận. Điều trị: nếu sỏi nhỏ, thận không ứ nước, có thể uống nhiều nước và thuốc lợi tiểu, tập nhảy dây để sỏi di chuyển theo nước tiểu ra ngoài: phải mổ gắp sỏi ra nếu sỏi to, gây nhiều biến chứng; tán sỏi ngoài cơ thể, tán hoặc lấy sỏi qua phương pháp nội soi.

SỎi thẬn. kết tể rắn cấu tạo bởi các tinh thể vô cơ và các chất hữu cơ, dưới ảnh hưởng của các rối loạn chuyển hoá của cơ thể hay sự bão hoà các chất sinh sỏi và thay đổi pH của nước tiểu; sỏi thường ở vị trí trong đài thận và bể thận, nhưng có thể di chuyển xuống niệu quản, nếu kích thước nhỏ và không có gai, ST có thể có tính cản quang hay không tuỳ theo thành phần của sỏi (photphat, oxalat, urat, cystin). Các dấu hiệu lâm sàng chủ yếu: đau quặn ở vùng thắt lưng hay dấu hiệu này thường xuất hiện lúc bệnh nhân lao động nặng, đi lại nhiều, nhất là đi trên các đường xấu, xóc nhiều. Biến chứng: nhiễm khuẩn, ứ nước, ứ mủ thận, vô niệu, làm giảm hoặc mất chức năng thận. Nhiều tiến bộ kĩ thuật hiện nay (siêu âm, Xquang cắt lớp, nội soi) cho phép chẩn đoán sớm và điều trị có kết quả.

SỐc. (cg. Choáng) hội chứng suy tuần hoàn cấp diễn. Thường xảy ra sau những chấn thương nặng (S chấn thương); những bệnh nhiễm khuẩn nặng như nhiễm khuẩn huyết gram âm, nhiễm khuẩn nặng như nhiễm khuẩn huyết gram âm, nhiễm khuẩn kị khí, hoại thư sinh hơi, vv (S nhiễm khuẩn); sau khi truyền dịch (S huyết thanh) hay tiêm một số thuốc như penicillin (S phản vệ); khi mất một lượng nước lớn trong cơ thể do nôn và ỉa chảy (S giảm thể tích); suy tim đột ngột (S tim), vv. Điều trị S trong những trung tâm cấp cứu, bao gồm điều trị S nói chung (nâng cao huyết áp, hồi phục lại lưu lượng máu bị giảm,…) và điều trị nguyên nhân S.

SỐc chẤn thương. trạng thái suy sụp toàn bộ các chức phận sống của cơ thể, xuất hiện sau khi bị các chấn thương nặng. Có nhiều thuuết về bệnh sinh: thần kinh, nhiễm độc,

Page 197: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

mất máu và mất huyết tương… Về sinh lí bệnh, thấy có trạng thái hưng phấn rồi chuyển sang trạng thái ức chế ở hệ thần kinh trung ương; giảm khối lượng máu lưu hành, rối loạn tuần hoàn vi thể; giảm trương lực cơ, thiếu oxi ở máu lưu hành, mô và tế bào. Khi gặp SCT, cần sơ cứu tại chỗ như ủ ấm, cố định xương gãy, cầm máu tạm thời, vv, trước khi đưa về cơ sở y tế bằng các phương tiện vận chuyển cấp cứu.

SỐc điỆN. phương pháp trị liệu dùng dòng điện mạnh trong một số tình huống cấp cứu tim mạch nặng (ngừng tim, rung thấp, cơn nhịp nhanh kịch phát, vv). SĐ có thể làm cho nhịp tim trở lại bình thường. Còn dùng SĐ để điều trị bệnh tâm thần phân liệt.

SỐC phẢn vỆ. (tk. phản ứng phản vệ). x. phản vệ

SỐt Ở ngưỜi. hội chứng chung cho nhiều bệnh, gồm: tăng thân nhiệt trên 370C (nhiệt độ lấy ở nách), mạch nhanh, nhịp thở nhanh, đái ít, khô miệng, nhức đầu; có thể co giật khi thân nhiệt lên quá cao. Nguyên nhân: phản ứng bảo vệ của cơ thể đối với sự xâm nhiễm của các vi sinh vật gây bệnh (virut, vi khuẩn, kí sinh vật, ) và một số yếu tố khác (vd. Say nắng, say nóng, dị ứng, ngộ độc nặng, vv). Tuỳ theo mức độ tăng của thân nhiệt, có : S vừa (thân nhiệt 38 – 390C); S cao (thân nhiệt 40-410C). Có nhiều loại S: S liên tục; S từng cơn, từng đợt, S cách nhật; S dao động, vv. Điều trị tuỳ theo nguyên nhân; cần chú ý không để S cao, nhất là ở trẻ em. Trừ các trường hợp S do viêm phế quản, hen khó thở, có thể hạ thân nhiệt bằng các phương pháp vật lý (bỏ bớt áo, quần, chăn đắp; chườm lạnh bằng túi nước đá hoặc đắp khăn nhúng nước mát lên toàn cơ thể, nhất là nách, háng và trán), uống nhiều nước nguội hoặc nước quả; trong trường hợp cần thiết, có thể hạ nhiệt bằng thuốc hạ sốt (paracetamol) kết hợp với thuốc an thần (diazepam, vv); đề phòng co giật ở trẻ em bị sốt cao.

SỐt ba ngày. bệnh do virut truyền sang người theo vết đốt của muỗi cái Phlebotomus papatasii ở vùng Địa Trung Hải và châu Á. Bệnh xảy ra trong mùa hè với khởi phát đột ngột, sung huyết niêm mạc mắt, đau mình, nhức đầu, thường sốt giảm vào ngày thứ ba, nhưng thời gian dưỡng bệnh kéo dài hơn. Chỉ điều trị triệu chứng (hạ sốt).

SỐt hỒi quy. bệnh nhiễm khuẩn do xoắn khuẩn gây bệnh cho người và một số động vật hoang dã và đôi khi các loài gia súc như chó, mèo. Bệnh truyền do chấy rận, cào làm xước da, tạo điều kiện cho chất thải của chấy, rận có chứa xoắn khuẩn xâm nhập vào cơ thể người lành. Bệnh biểu hiện bằng các chu kì sốt xen kẽ với các chu kì không sốt. Về lâm sàng, bệnh xảy ra khoảng một tuần sau khi nhiễm với các biểu hiện: sốt cao 400C, sung huyết da và niêm mạc mắt, nhức đầu, đau cơ và các khớp. Các triệu chứng lâm sàng kéo dài trong một tuần, sau đó nhiệt độ hạ 370C với đái nhiều, vã mồ hôi, mệt mỏi đôi khi truỵ mạch. Những cơn bệnh tiếp theo nhẹ hơn và cách nhau 3 – 10 ngày, nếu không chữa trị có thể kéo dài vài tuần. Điều trị: dùng tetracyclin hoặc doxycylin (phụ nữ có mang và trẻ em dưới 9 tuổi không được dùng) hay chloramphenicol hoặc penicillin.

SỐt lỞ mỒm long móng. bệnh cấp tính ở các loài động vật guốc lẻ, lây lan mạnh ở bò và lợn, ở cừu và dê bệnh nhẹ hơn; do virut loại Aphthovirus, họ Picornaviridae gây ra. Virus lở mồm long móng lan truyền nhanh rộng, lây lan chủ yếu qua tiếp xúc trực tiếp và qua không khí, có thể qua đường hô hấp. Có 7 serotyp với trên 60 typ phụ đựơc phân biệt

Page 198: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

bằng những “tét” định lượng bảo hộ chéo và “tét” huyết thanh học. Từng vùng có những serotyp gây bệnh khác nhau về tính kháng nguyên; Nam Mĩ và châu Âu có serotyp O, A, C; châu Phi có O, A, C và SAT 1, 2, 3; châu Á có O, A, C và Asia – 1. Triệu chứng đặc trưng; sốt cao, bỏ ăn, xuất hiện mụn nước trên niêm mạc và da. Khi mụn vỡ gây thành loét, bội nhiễm, gây hoại tử, gây hỏng móng, con bệnh đi khập khiễng, có thể biến chứng. Viêm cơ tim do virut, gây khó thở,. Tỷ lệ chết không cao, nhưng năng suất sữa, thịt giảm hẳn. Bệnh thường phát thành dịch, có khi thành đại dịch, nên bệnh gây thiệt hại kinh tế lớn và là đối tượng cấm trong thương mại quốc tế. Bệnh lưu hành hầu hết khắp thế giới, trừ các nước Bắc và Trung Mĩ, vùng Caribê, Ôxtrâylia và Niu Zilân. Ở Việt Nam, bệnh được phát hiện lần đầu tiên ở Nha Trang năm 1890; trong những năm 1953 – 56 có một vụ dịch lớn ở trâu bò ở nhiều tỉnh miền Bắc.Điều trị triệu chứng loét, loét móng bằng cồn iốt, dung dịch axit tannic 5%, dung dịch cồn axit tannic 10%, mỡ oxi kẽm… tăng sức đề kháng bằng các dung dịch muối glucozơ. Có thể điều trị bằng kháng huyết thanh tới miễn dịch cho những gia súc có giá trị cao. Phóng bệnh bằng vacxin vô hoạt có bổ trợ keo phèn hoặc bổ trợ dầu kháng. Đã chế tạo thành công vacxin tổng hợp peptit bằng công nghệ gen.

SỐt rét. bệnh nhiễm kí sinh trùng máu thuộc chi Plasmodium, lây truyền qua muỗi Anopheles, gây dịch lưu hành ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Biểu hiện lâm sàng với 3 dấu hiệu: sốt rét run vã mồ hôi, thiếu máu và lách to. Có nhiều thể lâm sàng: sốt cách nhật do P. vivax (hay P. ovale ở châu Phi), có thể tái phát sau khi rời khỏi vùng dịch; sốt cách nhật ác tính do P. falciparum, không tái phát khi đã rời khỏi vùng dịch. SR do P. falciparum thường có nhiều biến chứng nặng; sốt rét ác tính, sốt nôn ra mật, đái ra hemoglobin, vv gây tử vong cao. Phòng bệnh: diệt muỗi bằng hoá chất diệt côn trùng; nằm màn tẩm permethrine; thay đổi môi trường thiên nhiên; dùng thuốc diệt kí sinh trùng thể schizonte và giao bào. Ở Việt Nam, chương trình thanh toán là một bệnh lưu hành nặng ở nhiều địa phương miền núi, trung du, vùng ven biển., ảnh hưởng đến đời sống, sinh mạng của nhân dân, đến sự phân bố lao động lên các vùng kinh tế mới, vv. Chương trình chống SR là chương trình quốc gia số 2 của ngành y tế; muốn đạt kết quả tốt đòi hỏi một nỗ lực rất lớn của nhà nước, của toàn xã hội và toàn ngành y tế.Hiện nay ở Việt Nam đã phát triển thuốc actemisinin từ cây thanh hao hoa vàng để chữa SR do P. falciparum đã kháng thuốc.

SỐt rét đái hỒng cẦu tỐ. tai biến tan huyết nặng ở người bị nhiễm ký sinh trùng sốt rét P. falciparum; khởi phát do bị lạnh hay do cơ chế miễn dịch dị ứng khi điều trị bằng kinin. Triệu chứng: sốt rét, đau bụng, nôn ra mật, nước tiểu ngày càng sẫm mầu (chứa hemoglobin), đái ít hay vô niệu, vàng da và thiếu máu giảm hồng cầu.

SỐt tỪng cơn. dạng sốt được biểu hiện bằng các cơn sốt, có khoảng cách đều đặn và giữa các cơn sốt thân nhiệt hoàn toàn bình thường. Đôi khi STC là triệu chứng của ổ nung mủ sâu (ổ mủ tại gan, nhiễm khuẩn tiết niệu, viêm màng trong tim), nhưng hay gặp nhất trong bệnh sốt rét và thuật ngữ này để chị bệnh sốt rét.

SỐt vàng. bệnh truyền nhiễm cấp tính do Arbovirus gây nên, lây truyền qua muỗi. Bệnh lưu hành và gây dịch ở vùng nhiệt đới Nam Mĩ (truyền qua muỗi Haemagorus) và châu Phi (truyền qua muỗi Aedes africamus). Bệnh xuất hiện đột ngột; sốt cao 400C, đau đầu,

Page 199: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

đau người dữ dội, nôn mửa, mặt sung huyết; ngày thứ ba, thứ tư nhiệt độ hạ và khỏi; trong trường hợp nặng, sốt lại, nôn ra máu, vàng da, tử vong do suy gan và suy thận. Phòng bệnh bằng tiêm vacxin điều chế bằng virut sống giảm hoạt. Kiểm dịch quốc tế yêu cầu hành khách phải có chứng nhận đã tiêm chủng chống SV khi đến các nước châu Phi (nơi có bệnh lưu hành).

Sơ cỨu. những chăm sóc, xử lý ban đầu, đơn giản được tiến hành ngay tại chỗ hoặc gần nơi xảy ra tai biến, tai nạn, nhằm làm giảm nhẹ các nguy cơ đe dọa sức khỏe hay tính mạng bệnh nhân, nạn nhân trước khi được chuyển đến cơ sở điều trị đầy đủ. Vd. cố định xương gãy trước khi di chuyển, hà hơi thổi ngạt trong trường hợp chết đuối, điện giật, garô khi bị rắn cắn, ngậm nitroglixerin khi có cơn đau thắt ngực…

Sơ nhiỄm lao. trạng thái một cơ thể bị vi khuẩn lao xâm nhập lần đầu tiên. Cần phân biệt SNL và bệnh lao; khi vi khuẩn lao xâm nhập, các tế bào bao vây nhưng không thể tiêu diệt được vi khuẩn; sự tồn tại của vi khuẩn lao như vậy tạo nên trạng thái nhiễm lao, biểu hiện ra ngoài bằng một phản ứng sinh học dương tính với tubeculin (thường gọi là phản ứng măngtu); sau này trong một số điều kiện bất lợi cho cơ thể (nguồn lây quá mạnh, suy giảm sức đề kháng), người bị nhiễm lao sẽ trở thành người mắc bệnh lao. Theo số liệu thống kê, trong số 100 người nhiễm lao, khoảng 10 người sẽ trở thành bệnh nhân lao. Ở Việt Nam, SNL thường xảy ra ở trẻ nhỏ (khoảng 30 – 40% trẻ em dưới 15 tuổi đã có phản ứng tubeculin dương tính). Trong đại đa số trường hợp SNL chỉ thể hiện bằng những triệu chứng không đặc hiệu như ho, sốt, đổ mồ hôi trộm, chậm lớn, biếng ăn. Chỉ điều trị lao sơ nhiễm khi thấy có nguy cơ xảy ra biến chứng nguy hiểm. Tiêm BCG cho trẻ em là một biện pháp tích cực có hiệu quả đề phòng SNL (trẻ được tiêm BCG sẽ có sức đề kháng tương đương); sau này nếu vi khuẩn lao xâm nhập cũng sẽ chỉ gây nên một sơ nhiễm nhẹ, ít có biến chứng nguy hiểm như lao màng lão, lao kê.

SỜ nẮN. phương pháp khám lâm sàng, thầy thuốc dùng cảm giác của đầu ngón tay để phát hiện những dấu hiệu bất thường ở một số cơ quan hay bộ phận trong cơ thể. Vd. sờ da tìm kiếm đau, phát hiện phù, u, cục; sờ gan, lách để phát hiện gan to, lách to, sờ mạch máu, vvv. Trong y học cổ truyền, sờ mạch gọi là bắt mạch (x. Thiết chẩn)

SỢi nẤm. sợi mạnh, hình ống, không quang hợp; các sợi chằng chịt tạo nên mạng xốp là hệ SN hay kết tụ thành thể quả (như nấm mũ). Không có lạp thể hay sắc tố, chất tế bào hoặc các giọt dầu. SN kí sinh hoặc hoại sinh do ở đầu tận cùng có bộ phận tiết enzym vào nguồn dinh dưỡng và phân huỷ nguồn đó. SN cũng có ở tảo, tạo nên mô giả như tán ở tảo biển.

SỢi thẦN kinh khỔng lỒ. sợi thần kinh có tiết diện tương đối lớn và có khả năng dẫn truyền nhanh các xung thần kinh. Có ở nhiều nhóm động vật không xương sống và thường hỗ trợ các cơ quan phản ứng bảo vệ, vd. sự co rút đầu ở giun đất.

SỢi tơi cơ. sợi rất mảnh phần lớn nằm trong chất gian sợi. Ở cơ vân các sợi này có vân, ngang và chứa vô số cơ tiết dục theo STC và tạo thành bộ máy co rút của STC.

Page 200: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

SỢi trỤc thẦn kinh. phần kéo dài của thân tế bào thần kinh, truyền các xung thần kinh từ thân tới synap (khớp thần kinh). Ở đa số động vật có xương sống, xung quanh STTK có bọc bằng một bọc chất béo (bao myelin) và ngoài cùng có thêm một màng mỏng (bao thần kinh). Xt. Tế bào thần kinh.

Steroit. Tên gọi chung các dẫn xuất của pehidroxiclopentano – phenantren. Chất rắn có tính quang hoạt, ít tan trong nước, S được phân thành các nhóm sau: sterin, vitamin D, axit mật, ancol mật, saponin, steroit cacdiotonic, ancoloit steroit và hocmon steroit. Phổ biến trong động vật và thực vật, S được tác chiết từ tuỷ sống và mật của động vật có sừng, từ dịch thuỷ phân kiềm của sự lên men, từ dầu thực vật, mỡ động vật, từ chất thải của công nghiệp giấy, từ loài thực vật khác nhau hoặc tổng hợp từ các nguyên liệu không phải nguồn gốc thiên nhiên. Dùng chủ yếu để làm thuốc chữa bệnh.

Streptomycin. Công thức chung S12H39O12N7 chất kháng sinh tách được từ xạ khuẩn streptomyces griseus và một số xạ khuẩn khác, liên kết đặc hiệu với phần tiểu đơn vị 30S ở ribosom có tác dụng ngăn cản quá trình sinh tổng hợp protein ở nhiều vi khuẩn gram dương, gram âm.

Stress. thuật ngữ do Xêly (H. Selye; 1907 – 82; thầy thuốc Canada) đưa ra năm 1936 để chỉ một trạng thái căng thẳng của cá thể trong những điều kiện đặc biệt về sinh lý, tâm lý và hành vi. Có hai loại chủ yếu: S sinh lý và S tâm lí. Loại sau lại chia thành S thông tin (nảy sinh trong tình huống quá tải về thông tin) và S cảm xúc (xuất hiện trong tình huống bị đe dọa, nguy hiểm, xấu hổ, vv). S có ảnh hưởng tốt hoặc xấu đối với hoạt động của chủ thể, S gồm ba thời kì: thời kì phản ứng báo động dưới các hội chứng sốc, sau đó là phản ứng và tăng cường khả năng chống lại tác nhân S; nếu tác nhân S quá mạnh hoặc kéo dài vượt mức thích nghi của cơ thể, cơ thể rơi vào thời kì suy kiệt dẫn tới tử vong. Trong quá trình chống đỡ của cơ thể đối với tác nhân S, trục hạ khâu não – tuyến yên – tuyến thượng thận và các hệ thống miễn dịch của cơ thể có vai trò đặc biệt quan trọng.

Strichnin. C21H22N2O2. Hợp chất thuộc loại ancaloit. Tinh thể mầu trắng; tnc = 2680C; t8 = 2700C/5 mmHg độ quay cực riêng với tia D: -1590 (trong clorofom), -1250 (trong etanol). Ít tan torng nước; tan trong etanol, benzen, clorofom. Trong y học, được dùng dưới dạng stricnin nitrat, S kích thích hệ thần kinh trung ương và là chất độc. Với lượng nhỏ có thể dùng làm chất trợ tim.

Sùi. tổn thương u hoặc dạng u (loại sau thường do viêm) làm thành nhú nhô cao trên bề mặt của da hoặc niêm mạc, vd. S trên bề mặt van tim (viêm màng trong tim do vi khuẩn), S vòm họng (cg. V.A), S ung thư,… S có thể rụng hoặc bong, gây chảy máu và tắc mạch. Điều trị: cắt, nạo sạch các loại S lành tính ở da hay vòm họng; điều trị tại chuyên khoa sâu đối với các S dạng trên van tim hay S ung thư…

Sùi vòm hỌng. X. V.A

SỤn. một loại mô liên kết chứa các tế bào sụn chìm trong cơ chất (loại protein cứng, có thể có các sợi đàn hồi hoặc sợi keo) có trong cơ thể của một số động vật không xương sống và tất cả động vật có xương sống. Là chất tạo nên bộ khung cứng, dẻo của toàn bộ

Page 201: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

xương cá sụn (cá mập, cá nhám, vv). Ở động vật có xương sống bậc cao hơn, bộ xương đầu tiên hình thành trong phôi ở dạng S và sau được thay bằng xương. Ở dạng trưởng thành, S chỉ còn ở một số ít chỗ như đỉnh mũi. Ở dạng trưởng thành, S chỉ còn ở một số ít chỗ như đỉnh mũi, vành tai, đĩa đệm các đốt sống, ở đầu xương và các khớp. Có nhiều loại S, quan trọng nhất là S trong, S chun và S xơ. Trong quá trình hình thành S, các tế bào phân chia không tách nhau và hợp lại thành các nhóm 2 hoặc 4 tế bào (các tế bào đồng tộc).

Sulfamit, loại hợp chất hữu cơ có chứa nhóm SO2NR’R’’ (R’ và R’’ là hidro hoặc các gốc hữu cơ khác nhau). Quan trọng nhất là amit của axit sunfanilic, vd. Streptoxit (NH2C6H4SO2NH2). Được dùng rộng rãi trong y học để làm thuốc, có tính kháng khuẩn mạnh.

Sung huyẾt. hiện tượng máu ứ đọng trong một cơ quan, phủ tạng, một bộ phận cơ thể. Nguyên nhân: viêm (chủ yếu viêm cấp tính), chướng ngại trên vòng tuần hoàn (ở động mạch, tĩnh mạch, mao mạch) làm cản trở sự lưu thông máu, làm cho máu bị dồn lại ở phía trên. Vd. hẹp van hai lá làm SH ở phổi; suy tim phải và suy tim toàn bộ gây SH ở gan, làm gan to.

Suy dinh dưỠng. Tình trạng bệnh lí chủ yếu thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, do không được cung cấp đủ hoặc do thành phần chất dinh dưỡng không cân đối, một số ít trường hợp do ăn quá thừa một hay nhiều chất dinh dưỡng, gây rối loạn chuyển hoá. Thiếu chất dinh dưỡng là do chao ăn thiếu (vd. trẻ còn bú không được ăn đủ sữa, phải nuôi nhân tạo, ăn quá nhiều bột; khẩu phần ăn không cung cấp đủ protein, vitamin, muối khoáng, sữa pha không đúng phương pháp; chất lượng bột kém…); do hấp thu kém, do tăng tiêu hao các chất dinh dưỡng (vd. ở trẻ em đang lớn, ở tuổi dậy thì, ở người mắc các bệnh nhiễm khuẩn, kí sinh trùng như lị, ỉa chảy, lao, viêm đường tiết niệu…); do tăng nhu cầu chất dinh dưỡng (phụ nữ đang cho con bú, thai phụ), SDD diễn biến qua hai giai đoạn. Trong giai đoạn đầu, cơ thể cố gắng thích nghi với sự thiếu dinh dưỡng (vd. tầm vóc nhỏ hơn người cùng lứa tuổi, năng suất lao động thấp…). Giai đoạn hai – SDD thực sự; hiếm sảy ra ở người lớn, người có tuổi; chủ yếu gặp ở trẻ nhỏ. Có nhiều thể bệnh: 1/ thể thiếu protein và năng lượng, với hai thể bệnh chính là thể phù và thể teo đét; 2/ thiếu sắt (bệnh thiếu máu); 3/ thiếu vitamin A (bệnh khô giác mạc, nhuyễn giác mạc, mù); 4/ thiếu vitamin D (bệnh còi xương); 5/ thiếu vitamin B1 (bệnh beri – beri hay tê phù); 6/ thiếu vitamin C (bệnh scobut hay chảy máu chân răng); 7/ thiếu iot (bệnh bướu giáp). Dự phòng SDD; quản lý tốt sức khỏe cho trẻ em từ lúc mới sinh; giải quyết tốt vấn đề ăn uống, bảo đảm nhu cầu dinh dưỡng, nhất là trong thời kì cai sữa; cho trẻ bú sữa mẹ đện 12 – 18 tháng tuổi; chữa bệnh kịp thời. Chữa SDD: chữa nguyên nhân bệnh, đẩy mạnh chăm sóc điều dưỡng, vệ sinh ăn uống… sử dụng các kinh nghiệm của y học cổ truyền (vd. Dùng phì nhi hoàn, bột thịt cóc,…).

Suy đỘng mẠch vành. Tình trạng động mạch vành (động mạch của bản thân quả tim và có nhiệm vụ tưới máu đều đặn cho tim) không cung cấp đủ lượng máu cần thiết để nuôi cơ tim. Nguyên nhân: động mạch vành bị hẹp do vữa xơ (nguyên nhân chủ yếu),. dị tật bẩm sinh, vv. Biểu hiện: khi gắng sức hay làm việc nặng, xuất hiện cơn đau thắt ngực, đau ở sau xương ức, lan lên vai, ra cánh tay trái, lên lên cổ hoặc ra sau lưng, vv. Cơn đau

Page 202: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

giảm khi dừng lại nghỉ ngơi hoặc dùng thuốc giãn mạch vành (đặt 1 viên nitroglixerin 0,5mg hoặc 1 viên lenitral dưới lưỡi), SĐMV xảy ra ở người lớn tuổi (sẵn có tăng huyết áp, béo phì), người lao động trí óc, làm việc tĩnh tại, ít vận động thể lực… Thường gây ra nhiều biến chứng: cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, loạn nhịp tim, suy tim, vv. Để giảm các tai biến nguy hiểm, bệnh nhân bị SĐMV cần được quản lý sức khỏe, kiểm tra sức khỏe định kỳ, dưỡng sinh, thực hiện chế độ sinh hoạt, lao động, ăn uống… hợp lí, dùng thuốc theo chỉ định của thầy thuốc.

Suy hô hẤp. tình trạng bệnh lý: bộ máy hô hấp không đảm bảo đựơc chức năng trao đổi khí, không cung cấp đủ ôxi, không thải trừ đủ CO2 (cacbon dioxit) cho cơ thể khi nghỉ hay khi làm việc; không duy trì được trong máu động mạch các phân áp oxi và độ bão hoà oxi ở mức bình thường, thể hiện bằng phân áp oxi trong máu động mạch (PaO2) dưới 8 kPa (60mmHg) và có thể kèm theo phân áp CO2 (PaCO2) cao trên 6,5kPa (49 mmHg). Các nguyên nhân của SHH; thông khí không đầy đủ, giảm thông khí, thông khí hạn chế, loạn thông khí, tắc nghẽn do cản trở vướng tắc của khí hít vào, nhất là khí thở ra (do viêm phế quản mạn tính, hen, giãn phế nang…); rối loạn thông khí hỗn hợp, do suy giảm màng phế nang, mao mạch, rối loạn trao đổi khí giữa các phế nang và mao mạch phổi,…

Suy nha chu. (tk. Hư nha chu, hư quanh răng). Thoái hoá các mô quanh răng do nhiều nguyên nhân: y ếu tố thần kinh, cơ địa (thể tạng); nhiễm khuẩn; vệ sinh và dinh dưỡng kém; các bệnh răng miệng, đặc biệt là cao răng; tuổi gia (lão suy), vv. SNC có mức độ nhẹ hơn và thường là bước đầu của viêm nha chu (x. Viêm nha chu). Phòng bệnh và điều trị theo nguyên nhân.

Suy nhưỢc. tình trạng giảm sức lực làm cho người mệt nhọc, thiếu ý chí, nghị lực và năng lực hoạt động. SN toàn thân, xảy ra trong nhiều tình trạng bệnh lí mạn tính như thiếu máu và ung thư, đặc biệt trong bệnh lí tuyến thượng thận, SN là bệnh cảnh nổi bật. Cũng gặp trong các bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc, trong một số trạng thái thần kinh, tâm thần…

Suy nhưỢc thẦn kinh. sự suy yếu có hệ thống, sự căng thẳng hệ thần kinh dẫn đến suy nhược quá trình hưng phấn (thể nhược) hoặc quá trình ức chế (thể cường). Trên lâm sàng, biểu hiện đặc trưng của bệnh: tăng nhẹ quá trình hưng phấn và chóng mệt mỏi, gần như bao giờ cũng có rối loạn giấc ngủ, nhức đầu, giảm sút khả năng tập trung chú ý. Các rối loạn thực vật gắn liền với rối loạn chức năng các cơ quan (tim, gan, dạ dày…). Thường gặp ở người có quá trình thần kinh không cân bằng (hoặc hưng phấn, hoặc ức chế chiếm ưu thế), người mệt mỏi do làm việc quá sức. Ngày nay, SNTK được xếp vào nhóm loạn thần kinh chức năng.

Suy thẬn. giảm sút chức năng thận (cấp, mạn) dưới mức bình thường, từ mức nhẹ đến mức ngừng bài tiết nước tiểu (vô niệu), gây nên tử vong do thận không đào thải đựơc các chất độc ở trong cơ thể. Nguyên nhân: rối loạn huyết động học do truỵ tim mạch gây ra thiếu máu cục bộ thận; thương tổn hữu cơ của nhu mô thận do nhiễm độc; viêm tiểu cầu thận, chướng ngại trên các đường bài xuất nước tiểu… Dấu hiệu: thiếu máu, tăng huyết áp, khó thở, chảy máu, buồn nôn, ỉa chảy, cuối cùng là đi vào hôn mê. Xét nghiệm máu: tăng urê huyết (quá 0,60 g trong 1 lít máu), tăng creatinin hệ số thanh thải (thanh thải

Page 203: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

creatinin dưới 60ml trong một phút). Điều trị nguyên nhân của bệnh: giải quyết việc thải các chất độc tích tụ trong cơ thể; làm thẩm phân màng bụng, chạy thận nhân tạo, ghép thận.

Suy tim. Tình trạng bệnh lý tim không đủ khả năng bảo đảm lưu lượng máu để đáp ứng nhu câầ trong mọi tình huống sinh hoạt của cơ thể người bệnh. Những nguyên nhân gây giảm lưu lượng máu của tim gồm: các bệnh hô hấp mạn tính (hen, viêm phế quản…). Các dấu hiệu chính của ST: khó thở (nhất là khi gắng sức), tím tái, đái ít, phù, tim to, gan to… nếu tiến triển nặng có thể tử vong do phù phổi, loạn nhịp tim. Điều trị: nghỉ hoàn toàn, ăn nhạt, thở oxi, dùng thuốc trợ tim, lợi tiểu, giãn mạch; cố gắng tìm nguyên nhân để điều trị.

Suy tuỶ. Suy giảm sinh sản tế bào tuỷ xương. Tuỳ theo mức độ ST, có giảm sản và bắt sản tuỷ. Có ST bẩm sinh và mắc phải. Nguyên nhân của ST mắc phải: ảnh hưởng của thuốc chloramphenicol, phenylbutazon, thuốc trừ sâu, chất phóng xạ, bức xạ ion hoá, vv. Biểu hiện: giảm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu máu ngoại vi; thiếu máu nặng, khó hồi phục, kèm theo dễ chảy máu và nhiễm khuẩn. Điều trị: truyền máu, hocmon nam và ghép tuỷ.

SỬ quân tỬ. lá đơn, nguyên mọc đối. Hoa mọc thành bông ở kẽ lá hoặc đầu cành, lúc mới nở màu trắng, sau chuyển thành đỏ. Qủa có cạnh lồi, nâu sẫm khi chín. Trong quả già có nhân. Cây mọc hoang hoặc được trồng làm cảnh ở miền Bắc và miền Trung Việt Nam. Dùng nhân quả làm thuốc tẩy giun đũa. Trẻ em (tuỳ tuổi) dùng ít hơn. Dùng SQT có thể gây nấc, nôn mửa, đau bụng.

SỮa. sản phẩm tiết ra từ tuyến S ở động vsật có vú cái sau khi đẻ và dùng để nuôi con. S được tạo thành từ nguyên liệu hữu cơ và vô cơ rút từ máu đi qua tuyến S. Muốn tạo được một lít S phải có khoảng 400 – 500 lít máu đi qua hệ huyết quản tuyến S. Trong tuần lễ đầu sau khi đẻ, bầu vú tiết ra loại S non, còn gọi là S đầu, với tính chất và thành phần hoá học khác với S thường (chứa nhiều kháng thể, chất tẩy ống tiêu hoá cho con sơ sinh…) và chỉ dùng để nuôi con mới đẻ. S vắt từ ngày thứ 10 trở đi mới gọi là S thường, cũng gọi là S nguyên.S động vật ở dạng lỏng, màu trắng đục hơi ngả màu vàng nhạt, vị hơi ngọt, có mùi đặc trưng, riêng S trâu có mùi gây mạnh hơn các loài S động vật khác. Thành phần hoá học S của các loài động vật khác nhau cũng khác nhau, S trâu và S cừu có hàm lượng chất béo cao nhất khoảng 7 – 8%. Còn S dê, S bò có hàm lượng chất béo thấp hơn 3,8 – 4%. Ngoài chất béo ra trong S động vật còn có các chất như protein (chủ yếu là casein chiếm khoảng 80%, còn lại là anbumin và globulin), gluxit (chủ yếu là đường lactozơ), các vitamin hoà tan trong chất béo (A, D, E…) và các vitamin hoà tan trong nước như B, C,M K, F… các loại muối khoáng, các nguyên tố vi lượng rất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể, các enzym, S động vật không có chất bột như S thực vật. Tỷ lệ phần trăm (%) những hợp chất chính ở S một số loài vật nuôi như sau:

S động vật được chế biến thành nhiều loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, dễ tiêu hoá, hấp thu cho con người. Đặc biệt, do có thành phần hoá học gần giống S mẹ nên S động vật có thể thay thế S mẹ được.

Page 204: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

SỮa bỘt. (tk. sữa khô), sản phẩm chế biến từ sữa tươi có độ khô 11 – 13%, hoặc từ sữa đã cô đặc đến độ khô 35 – 40%, đem sấy khô, nghiền thành bột, sàng, rây được sữa ở dạng bột có độ khô 90 – 96%, độ ẩm 4-10%. Tuỳ thuộc vào thiết bị sấy có được sản phẩm SB có chất lượng khác nhau. Sấy phun, sấy thăng hoa cho sản phẩm có độ khô 96 – 97%, sấy màng thì SB có độ khô 85 – 90%. Một chỉ số quan trọng của SB là khả năng và tốc độ hoà tan trở lại (sữa hoàn nguyên). Thực tế cho thấy: độ hoà tan của SB sấy bằng phương pháp thăng hoa đạt 98 – 99%, sấy phun đạt 96 – 98%, sấy màng đạt 85 – 88%. Tốc độ tan của SB sấy thăng hoa là nhanh nhất, SB sấy phun tan cũng tương đối nhanh, SB tốt nhưng không kinh tế. SB giầu chất dinh dưỡng, độ ẩm rất thấp nên có thể bảo quản trong bao bì kín ở nhiệt độ thường khoảng 12 – 15 tháng, SB có thể hoà tan ăn ngay, hoặc dùng làm nguyên liệu để chế biến các sản phẩm khác từ sữa từ sữa thanh trùng, sữa cô đặc, có đường, làm phomat, sữa chua, làm bánh kẹo, socola, vv

SỮa chua. sản phẩm thu được khi len men lactic sữa động vật. Sau khi lọc sạch, thanh trùng, người ta làm nguội xuống 37 – 400C, cấy chủng SC vào và để lên men ở nhiệt độ 37 – 400C trong khoảng 3 giờ, rồi cho vào bảo quản lạnh ở nhiệt độ 4 – 60C trong 5 – 10 giờ, sau đó có thể đưa ra sử dụng. Nhờ có quá trình lên men lactic, một phần protein được phân giải thành axit amin, chất thơm axetoin, một phần protein được phân giải thành axit amin, chất thơm axetoin, diaxetin và các vi khuẩn lactic. Vì vậy, ngoài việc cung cấp các chất dinh dưỡng SB còn có tác dụng cung cấp các vi khuẩn lactic, chữa bệnh đường ruột, bệnh dạ dày và các bệnh về tiêu hoá.

SỮa không mỠ. x. sữa tách bơ

SỮa MẸ. x. sữa

SỮa non. X. sữa đầu

SỮa tách bơ. (cg. sữa không mỡ, sữa gầy, sữa khử bơ), sữa động vật đã được tách gần hết phần chất béo bằng máy li tâm cao tốc. Thông thường, trong STB chỉ còn lại khoảng 0,05% chất béo. Phần chất béo tách ra được đem chế biến thành các loại bơ. Thành phần hoá học của STB có protein, lactozơ, nước, muối khoáng, enzym, các vitamin hoà tan trong nước như vitamin C, nhóm B, K… Sữa bò tươi đã tách mỡ có thành phần gồm khoảng 89% nước, 3,2% protein, 0,05% lipit (chất béo), 4,8% gluxit (lactozơ) 0,7% khoáng, STB có thể dùng chế biến sữa bột, sữa đặc có đường, phomát; sữa chua dùng trong sản xuất bánh kẹo, sôcôla cho người. Trong chăn nuôi, STB là nguồn thức ăn rất tốt dùng để thay thế một phần sữa nguyên nuôi bê nghé trong thời kì còn phải nuôi bằng sữa. Sữa bột không mỡ bảo quản được lâu hơn sữa bột bình thường mà không có mùi vị ôi khét, dùng làm nguyên liệu dự trữ rất tốt.

SỮa tiêu chuẨn. lượng sữa thu được của một gia súc cái vắt sữa sau khi chuyển lượng sữa có tỷ lệ mỡ sữa thực tế sang tỷ lệ mỡ sữa 4%, tính theo công thức: STC (kg) = 0,4 STT (kg) + 15 MTT (kg), trong đó: STT – sữa thực tế (kg), MTT lưỡng mỡ thực tế

Page 205: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

SỨt môi. dị dạng bẩm sinh ở môi: khe hở ở một bên hoặc hai bên môi và có thể lan rộng đến sàn mũi, xương ổ răng, vòm khẩu cái. Chữa bằng mổ tạo hình sớm (có thể ở trẻ nhỏ dưới 2 – 3 tháng tuổi).

Synap. cấu trúc gồm túi nhỏ có đường kính 200 – 500 Â, màng dày khoảng 50 Â, liên kết giữa hai tế bào thần kinh hoặc giữa tế bào thần kinh đi qua, S nằm giữa đầu tận cùng có dạng cầu của sợi trục một tế bào thần kinh và sợi nhánh hoặc thân tế bào thần kinh khác. Một tế bào thần kinh có thể có nhiều S với các tế bào thần kinh khác. Mỗi S có hai vùng chuyển hoá ở màng tế bào của hai tế bào thần kinh tiếp xúc, cách nhau bởi khe nhỏ (khe hoặc xoang S). Xung thần kinh đi từ sợi trục của tế bào trước S làm các bóng nhỏ vỡ ra và giải phóng chất dẫn truyền thần kinh, các chất này khuếch tán qua khe S và kết hợp với các thụ quan trên màng tế bào sau S. Tuỳ theo các loại tế bào thần kinh, có thể có tác động gây xung động ở tế bào sau S (sự hưng phấn) hoặc ngăn cản xung từ các tế bào thần kinh khác (sự ức chế). Đa số S chỉ truyền sung theo một hướng.

Từ điển Y học Việt Nam – Mục T

TÁ DƯỢC những chất cho thêm vào hoạt chất (trong điều chế thuốc) để tạo dạng thuốc, điều chỉnh độ rắn, mùi, vị, màu… hoặc để bảo quản thuốc mà không có tác dụng nghịch đến hiệu lực, tính khả ứng, độc tính, độ hoà tan, tính bền vững…của hoạt chất. Các loại TD thường dùng: chất độn, chất hút nước, chất làm rã, chất làm dính, chất làm trơn, chất làm bóng nhẵn, chất màu, chất thơm, chất để bảo quản, chất dùng để làm đẳng trương dung dịch tiêm, chất giảm đau (thuốc tiêm), v.v. Dùng đúng TD là một nghệ thuật trong kĩ thuật bào chế.

TÁ TRÀNG đoạn đầu của ruột non nhận thức ăn từ dạ dày đi xuống. Có dạng cong chữ U (ở người, dài khoảng 30 cm), qua các ống nhận dịch tiêu hoá tiết ra từ gan (mật) và tuỵ. Niêm mạc TT có nhiều lông nhung, xen kẽ là các tuyến tiết dịch ruột chứa enzim tiêu hoá. Khi dịch sữa có tính axit từ dạ dày xuống tới TT, các tế bào của niêm mạc tiết hocmon pancreozimin kích thích tuyến tuỵ tiết một số enzim tiêu hoá. Một loại hocmon khác là cholecystokinin gây ra sự co bóp túi mật vào TT. Các chất tiết có tính kiềm này làm trung hoà axit từ dạ dày và tiếp tục quá trình tiêu hoá (x. Hệ tiêu hoá).

TAI cơ quan cảm giác chuyên hoá của động vật (thính giác) nằm ở hai bên đầu của động vật có xương sống, dùng để nghe và định hướng thăng bằng. Ở động vật có vú, T gồm: T ngoài, màng nhĩ, T giữa, cửa sổ bầu dục, cửa sổ tròn và T trong. Cá chỉ có T trong; các loài lưỡng cư có thêm T giữa; chim không có loa T; ở một số loài động vật không xương sống, T có cấu tạo đơn giản hơn và có thể có ở trên chân trước như ở châu chấu, muỗm… hoặc ở hai bên hông như ở cào cào… Xt. Tai giữa; Tai ngoài; Tai trong.

TAI GIỮA xoang chứa đầy khí nằm giữa tai ngoài và tai trong ở trong hộp sọ của đa số động vật bốn chi. TG thông với phía sau qua ống bầu nhĩ [ống Euxta, gọi theo tên của nhà phẫu thuật học người Italia Euxtackiut (B. Eustacchius)]. Ở động vật có vú, có ba xương nhỏ (xương búa, xương đe, xương bàn đạp) nối khoang nhĩ với cửa sổ bầu dục và truyền các chấn động vào tai trong. Ở nhiều động vật bốn chi khác, chỉ có một xương tai

Page 206: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

là xương bàn đạp. Ở người, TG truyền những xung động âm thanh từ màng nhĩ vào đến tai trong. Màng nhĩ là một màng rung động có thể thích ứng với độ cao của âm thanh trong những giới hạn nào đó, nhờ có xương búa thay đổi mức độ căng của nó. Bình thường, cơ xương búa giữ màng nhĩ ở trạng thái căng liên tục và vừa phải nhờ những lực của cơ. Những âm thanh quá mạnh hoặc quá cao sẽ gây phản xạ làm co cơ xương búa, vì vậy màng nhĩ bị căng sẽ kém rung. Đây là biện pháp gián tiếp bảo vệ TG đối với những âm thanh cao tần hoặc tiếng ồn quá mức có thể làm giảm tính lực hoặc gây điếc.

TAI – MŨI – HỌNG chuyên ngành y học nghiên cứu về giải phẫu, sinh lí, chức năng, bệnh tật của tai và xương thái dương, mũi và xoang, họng, thanh quản, khí phế quản và thực quản, một số vấn đề về hàm mặt và đầu cổ. Ngoài chuyên khoa đại cương, còn có các chuyên khoa sâu: tai học, mũi học, thính học, tiền đình hoặc tai-mắt-thần kinh, dị ứng tai-mũi-họng, thanh học, thanh thính học hoặc bệnh học về tiếng nói và giọng, tai-mũi-họng trẻ em, ung thư tai-mũi-họng, khứu giác, vị giác, chỉnh hình mũi, phẫu thuật thẩm mĩ vùng mặt, vv. Do sự phát triển mở rộng phạm vi hoạt động của chuyên khoa nên ở một số nước, tên gọi chính thức là: tai-mũi-họng và phẫu thuật đầu cổ; tai-mũi-họng và phẫu thuật hàm mặt; tai-mũi-họng và soi thanh-khí-phế quản – thực quản; tai-mũi-họng là từ quen dùng tuy rằng tên chính thức theo gốc Latinh là tai-mũi-thanh quản học (oto – rhino – laryngologie), gọi tắt là tai-thanh quản học (oto – laryngologie).

TAI NGOÀI phần tai nằm phía ngoài xoang nhĩ ở các loài động vật có xương sống như chim, động vật có vú và một số loài bò sát. TN của người gồm: ống TN, vành tai. Da bảo phủ phần sụn có nhiều lông dài, nhiều tuyến bã và những tuyến mồ hôi, đặc biệt là tuyến ráy tai. Mồ hôi tiết ra có màu sắc và khi kết hợp với sản phẩm chế tiết của tuyến bã tạo thành ráy tai. (xt. Tai)

TAI TRONG phần thụ cảm phía trong cùng của tai động vật có xương sống, nằm trong xoang thính giác của hộp sọ thông với tai giữa bằng hai màng: cửa sổ tròn và cửa sổ bầu dục. Chứa đầy ngoại dịch (nội bạch huyết) bao quanh mê lộ màng là bộ phận nghe và giữ thăng bằng. TT có nguồn gốc từ ngoại bì. Ở người, TT gồm: một túi (tiền đình) và chia làm hai xoang thông với nhau, ba ống bán khuyên xếp theo ba chiều của không gian, mỗi ống có một đầu phình; ống nội bạch huyết thông với hai xoang của tiền đình và lồi về phía khoang sọ tới sát màng cứng; ống ốc tai có ba mặt – mặt ngoài gắn liền với màng xương, mặt trên là màng xơ mỏng được bao phủ bằng một lớp biểu mô dẹt, mặt dưới là màng đáy xơ mang bộ phận quan trọng nhất của cơ quan thính giác là cơ quan Coocti [gọi theo tên của nhà tế bào mô học người Italia Coocti (A. Corti)]. Xt. Tai.

TÁI NHIỄM sự nhiễm bệnh (hoặc nhiễm độc) lặp lại xảy ra sau lần nhiễm thứ nhất đã được điều trị khỏi. Đối với các bệnh truyền nhiễm và bệnh kí sinh trùng, người ta cho là có sự tiếp xúc mới với tác nhân gây bệnh mà ở con vật hoặc người đó không có khả năng miễn dịch, vd. TN giun đũa.

TÁI SẢN XUẤT DÂN SỐ (cg. tái sinh sản dân số), quá trình liên tục đổi mới các thế hệ dân số do các biến động tự nhiên của dân số. Có hai loại TSXDS: 1) TSXDS giản đơn: trong một thời gian nhất định, số người mới sinh đủ bù cho số người bị chết, làm cho dân số không thay đổi. 2)TSXDS mở rộng: trong một thời gian nhất định, số người sinh ra

Page 207: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

vượt quá số người chết đi, làm dân số tăng thêm. Để quan sát tình hình TSXDS, có thể dùng

Hệ số tăng tự nhiên = hệ số sinh – hệ số chết

TÁI TẠO (y), thay thế một mô bị phá huỷ bằng một mô mới giống như mô nguyên thuỷ về mặt hình thái cũng như chức năng. Là hiện tượng tương đối phổ biến ở động vật không xương sống. Ở người, cơ quan duy nhất có khả năng TT là gan (gan có thể TT sau khi cắt bỏ một phần lớn), trong khi thông thường các nhu mô chỉ sửa chữa bằng cách lên sẹo, nghĩa là thay thế bằng một mô liên kết không chức năng hoặc bằng dị sản như tế bào trụ cổ trong cổ tử cung biến đổi thành tế bào vảy khi bị viêm mạn tính cổ tử cung.

TAM THẤT (Panax pseudo ginseng), cây thuốc quý, họ Ngũ gia bì (Araliaceae). Cây thân thảo lưu liên. Lá mọc vòng 3 – 4 lá một, mỗi cuống lá mang 3 – 5 chét hình mác dài, mép có răng cưa nhỏ. Hoa mọc thành tán ở đầu cành. Hoan đơn tính và lưỡng tính cùng tồn tại. Lá dài 5, cánh hoa 5, màu xanh nhạt; nhị 5, bầu hạ 2 ô. Quả mọng, hình thận, khi chín có màu đỏ, chứa 2 hạt hình cầu. Ra hoa vào mùa hè.

Ở Việt Nam, TT mọc hoang trong rừng và được trồng ở những vùng núi cao 1.200 – 1.500 m thuộc tỉnh Hà Giang (Đồng Văn), Lào Cai (Mường Khương, Bát Xát). Nơi thích hợp để trồng TT là sườn núi ít gió lạnh. Đất được bón phân và chuẩn bị kĩ từ một năm trước, chia thành luống cách nhau 1 m. Tháng 10 – 11, chọn những hạt ở cây 3 – 4 năm tuổi, gieo vào vườn ươm; tháng 2 – 3 năm sau cây mọc; tỉa bỏ lá gốc, trồng ra ngôi; 3 – 7 năm sau, bắt đầu thhu hoạch rễ củ. Trong rễ có saponin tritecpenic, có tác dụng cường dương, cầm máu, đặc biệt có tác dụng tốt về sức khoẻ và bổ huyết đối với sản phụ. TT còn trồng ở Vân Nam (Yunnan) và một số tỉnh Trung Quốc.

TAN MÁU hiện tượng vỡ hồng cầu, giải phóng huyết sắc tố ra ngoài hồng cầu. Có: TM sinh lí – vỡ hồng cầu già (đời sống hồng cầu bình thường 100 – 120 ngày); TM bệnh lí – hiện tượng hồng cầu bị phá vỡ quá nhanh và quá nhiều, đời sống hồng cầu bị rút ngắn. Nguyên nhân: ở tại hồng cầu (màng hồng cầu, bệnh huyết sắc tố và thiếu hụt enzim); ở ngoài hồng cầu (nhiễm khuẩn, sốt rét, có kháng thể kháng hồng cầu, nhiễm độc). TM bệnh lí gây thiếu máu, tan máu với các biểu hiện: da xanh xao, vàng da, lách to, nước tiểu sẫm màu. Điều trị tuỳ theo nguyên nhân, thường phải truyền máu trong các trường hợp thiếu máu nặng.

TAN MÁU TRẺ SƠ SINH chứng tan máu ở trẻ mới đẻ, chủ yếu do bất đồng nhóm máu mẹ và con: bất đồng hệ nhóm máu Rh (mẹ có nhóm máu Rh âm, con có nhóm máu Rh dương) hoặc bất đồng hệ nhóm máu ABO (mẹ có nhóm máu O, con có nhóm máu A hoặc B). Biểu hiện: trẻ sơ sinh bị vàng da, thiếu máu nặng, nước tiểu sẫm màu. Trong máu, lượng bilirubin gián tiếp tăng, có thể gây nhiễm độc nhân xám (gọi là vàng da nhân). Cần điều trị sớm bằng cách truyền thay máu.

TAN TẾ BÀO (tk. huỷ bào, tiêu bào), quá trình huỷ hoại mọi thành phần (hay cấu trúc) của một tế bào sống. Thường gặp TTB do tự tiêu bằng các enzim có sẵn trong tế bào hoặc do các enzim của bạch cầu đa nhân từ máu đưa đến.

Page 208: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

TÀN NHANG những vết nhỏ bằng đầu đinh ghim hay to bằng khuy bấm, tròn, vàng, nâu, có ranh giới rõ rệt, bằng phẳng với mặt da, trơn không có vẩy, không thâm nhiễm. Do tác dụng của ánh sáng Mặt Trời, TN bộc lộ rõ rệt vào mùa nắng, hoặc có thể biến đi hoặc giảm nhẹ vào mùa đông. Thường gặp ở người da trắng, mịn. Vị trí hay gặp là ở mặt, vùng hai bên mũi, đôi khi ở cổ, ở bàn tay, cẳng tay, hiếm khi ở các vùng có quần áo che phủ. TN thường xuất hiện ở tuổi nhi đồng, tăng lên ở tuổi thiếu niên và có thể tồn tại cho đến tuổi trưởng thành với hướng giảm nhẹ dần. Căn nguyên của bệnh do sắc tố ở lớp đáy của biểu bì có tính di truyền. Việc điều trị thường gặp khó khăn; cần hỏi ý kiến thầy thuốc chuyên khoa.

TÀN PHẾ tình trạng mất lâu dài (giảm hoặc mất hẳn) khả năng hoạt động bình thường về thê chất, tinh thần hay xã hội, khả năng lao động nói chung hoặc khả năng lao động nghề nghiệp do bệnh tật hoặc tai nạn gây nên. Kiên trì thực hiện phục hồi chức năng có khả năng giảm bớt mức độ TP

TẠNG (y), khái niệm của y học cổ truyền, thường dùng kết hợp với từ khác.1. Tạng phủ là cơ quan trong cơ thể. Y học cổ truyền cho rằng trong cơ thể có ngũ tạng, lục phủ. Ngũ tạng là tâm, can, tì, phế, thận. Lục phủ là đởm, vị, tiểu trường, đại trường, bàng quang, tam tiêu. Tạng phủ nằm ở thượng tiêu, trung tiêu, hạ tiêu. T là cơ quan có công năng tàng tinh khí, vì vậy T thường là đầy song không thực.2. X. Tạng tượng.3. Tạng hàn, tạng nhiệt chỉ trạng thái của một người có thiên năng về hàn, về nhiệt. Người T hàn thiên về hàn, người T nhiệt thiên về nhiệt, song chưa chuyển sang trạng thái bệnh lí.4. Tạng người, chỉ thế chất của người. T người khoẻ, T người yếu chỉ thế chất khoẻ, yếu của người.5. Tạng táo là tên một bệnh của y học cổ truyền. Nguyên nhân của bệnh là dinh huyết hư, nội nhiệt đốt ở trong, làm cho tâm thần không yên, hoặc can khí uất kết, tình chí mất điều hoà. Thường có các triệu chứng sau: vô cớ bi thương, máy động, hoặc cười khóc không bình thường, hoảng hốt, hay thở dài, thở nhanh, gấp, có lúc co giật, có lúc bất tỉnh nhân sự. Bệnh này tương tự như bệnh hysteria của y học hiện đại.

TẠNG CHẢY MÁU tình trạng dễ chảy máu do những bất thường về cầm máu bẩm sinh hay mắc phải: bất thường về thành mạch (ban xuất huyết nhiễm khuẩn); bất thường về tiểu cầu (giảm số lượng hay chức năng tiểu cầu); bất thường về đông máu (thiếu vitamin K, giảm phức hợp protrombin, chứng ưa chảy máu, giảm fibrin máu).

TẠNG CO GIẬT trạng thái tăng kích thích tinh thần – cơ mạn tính mà không do giảm canxi trong máu. Những trẻ có TCG, khi có tác nhân kích thích dù nhỏ cũng dễ bị co giật. TCG thường gặp ở trẻ em bị còi xương.

TÁO BÓN đại tiện khó hoặc không thể thực hiện được; phân cứng sau một thời gian tồn tại lâu trong đại tràng. TB phần lớn do các nguyên nhân rối loạn chức năng: ít hoạt động, thói quen không đại tiện đúng giờ, ăn không có rau, uống ít nước…; có thể do các nguyên nhân tổn thương thực thể như bệnh đại tràng to, đại tràng dài, khối u chèn ép, liệt cơ hậu môn…Muốn tìm nguyên nhân TB cần hỏi bệnh, thăm khám, xét nghiệm, soi và chụp đại

Page 209: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

tràng…Điều trị: cần tìm các nguyên nhân thực thể để chữa theo nguyên nhân; nếu rối loạn chức năng đơn thuần cần điều chỉnh chế độ ăn, uống nhiều nước, tăng vận động, tập thói quen đi đại tiện đúng giờ, uống các thuốc nhuận tràng nhẹ, thụt tháo nếu cần.

TẠO HÌNH (y), sự tạo nên hình dáng một cơ quan, một vùng cơ thể, như mũi, giác mạc, một ngón tay, vv. (x. Phẫu thuật tạo hình). Trong phôi học, TH bao gồm hiện tượng tạo phôi, tạo mô và biệt hoá tế bào.

TẠO MÁU quá trình hình thành các huyết cầu trong cơ thể động vật và người. Ở đa số động vật không xương sống, quá trình TM diễn ra trong mô liên kết. Ở động vật có xương sống, TM diễn ra trong các cơ quan TM chuyên biệt. Ở động vật có vú, tế bào máu được tạo ra trong gan, lách (ở phôi thai), trong tuỷ xương và mô bạch huyết ở dạng trưởng thành. Ở người, trong quá trình phát triển phôi thai có hai thứ máu lần lượt xuất hiện là máu nguyên thuỷ và máu thứ phát. Máu nguyên thủy là máu tạo ra trước tiên chỉ có tế bào thuộc dòng hồng cầu, không có bạch cầu, được tạo ra từ túi noãn hoàng, nghĩa là ngoài phôi, sớm bị đình lại. Máu thứ phát là máu còn mãi mãi, có cả hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, xuất hiện từ trong lưới mao mạch noãn hoàng; sau tuần thứ 4 – 5, gan bắt đầu làm nhiệm vụ TM; từ tháng thứ 5, máu do tuỷ xương và mô bạch huyết tạo ra.

TẠO MIỄN DỊCH x. Tiêm chủng.

TẠO MÔ 1. Trong phôi sinh học, là sự hình thành các mô biệt hoá từ các mô của phôi, vd. tạo xương từ mô liên kết; tạo mô thần kinh từ các mầm thần kinh, vv.2. Trong bệnh học, là sự hình thành của một mô mới, hoặc để thay thế một mô bị phá huỷ (như trong viêm lên sẹo), hoặc sinh ra một mô bệnh lí (TM ung thư).

TẠO MỠ quá trình sinh tổng hợp mỡ từ các axit béo và glixerin (glyxerol) hình thành trong tiêu hoá chất béo của thức ăn. Trong chu trình Krepxơ, các chất protein, gluxit, lipit có thể chuyển hoá lẫn nhau.

TẠO UNG THƯ quá trình biến đổi tế bào thành tế bào ung thư có khả năng sinh sản vô hạn định (“tế bào bất tử”). Theo quan điểm hiện nay, trong cơ thể con người cũng như động vật có xương sống luôn có sẵn một số gen ung thư bình thường không hoạt động, coi như “ngủ yên”. Trong một số hoàn cảnh như sức đề kháng kém, cơ thể giảm miễn dịch, tác động của hoá chất độc (vd. chất đioxin có trong chất da cam), virut, gen chống gen ung thư làm cho gen ung thư hoạt động, gây ra quá trình TUT. Quá trình TUT được chia thành 2 giai đoạn: giai đoạn một – giai đoạn khởi động làm thay đổi bản chất của tế bào, có thể kéo dài nhiều năm (có khi tời hàng chục năm); giai đoạn hai – giai đoạn tăng tiến, thúc đẩy sự biến đổi, sinh sản và xâm lấn của tế bào ung thư một cách không giới hạn. Lúc khối u có kích thước nhất định (thường có đường kính 1 cm), xuất hiện các dấu hiệu lâm sàng khác nhau tuỳ theo mỗi loại ung thư. Một nguy cơ lớn của ung thư là di căn (một số tế bào tách khỏi khối u mẹ, theo đường bạch mạch và dòng máu tới một hay nhiều vị trí khác, phát triển thành một hay nhiều khối u mới). Di căn được coi như đánh dấu giai đoạn “nan y” của ung thư. Chẩn đoán và điều trị sớm. Chẩn đoán càng sớm khi khối u càng nhỏ thì hiệu quả điều trị càng cao.

Page 210: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

TẠO XƯƠNG quá trình hình thành và phát triển mô xương từ mô liên kết để sinh ra các loại xương như xương màng (xương sọ, hàm), xương sụn (hầu hết các xương trong cơ thể), xương dài, vv. Có TX sinh lí và TX bệnh lí. Các yếu tố cần thiết cho quá trình TX: muối khoáng (muối photphat, cacbonat, vv.); vitamin C, D; hocmon của tuyến cận giáp, tuyến sinh dục và tuyến yên; tia cực tím. TX có thể bị rối loạn và gây ra một số bệnh, đặc biệt là bệnh còi xương ở trẻ em. Xt. Còi xương.

TẮC tình trạng không lưu thông bình thường (đình chỉ hoàn toàn hay một phần) ở một cơ quan rỗng hay hình ống (dạ dày, ruột, động mạch, ống mật, vv.) tạo nên một tình trạng bệnh lí có thể nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân nếu không được giải quyết kịp thời. T có thể do một ngoại vật ở trong lòng của cơ quan hay do một sự chèn ép ở phía ngoài. Là tình trạng cấp cứu.

TẮC LỆ ĐẠO tình trạng lệ đạo không thông suốt làm cho chảy nước mắt không lưu thông xuống mũi được. Có hai nguyên nhân gây TLĐ: bẩm sinh; biến chứng bệnh mắt hột. Điều trị chủ yếu bằng bơm rửa lệ đạo để kiểm tra đường lệ. Phải thông lệ đạo, nếu chắc chắn có TLĐ. Vì bệnh đã mạn tính, phải thông nhiều lần với que thông có kích thước to dần.

TẮC MẠCH trạng thái bệnh lí sinh ra do một dị vật từ nơi khác đến lấp đột ngột lòng của một mạch máu (thường là động mạch), cản trở lưu thông máu, làm giảm hay ngừng tưới máu ở bộ phận do mạch máu đó nuôi dưỡng. TM có thể do: một cặn máu đông nội sinh long ra từ một huyết khối (ở nơi khác của hệ tuần hoàn); một khối vi khuẩn tách từ một ổ nhiễm khuẩn ở xa; một số tế bào ung thư di căn; một dị vật lọt vào dòng máu khi có một vết rách mạch máu lớn; một giọt thuốc mỡ không hoà tan; một bọt khí chui vào dây truyền nhỏ giọt, vv. TM xảy ra một cách đột ngột, với các dấu hiệu lâm sàng cấp tính thay đổi tuỳ theo vị trí (vd. tử vong nhanh chóng, tức thời nếu tắc một mạch máu lớn như động mạch phổi, động mạch não, động mạch vành…).

TẮC RUỘT tình trạng không lưu thông các chất chứa trong ruột (chất khí, lỏng, đặc). Có 2 dạng TR: 1) TR bẩm sinh như phình đại tràng, không có hậu môn…2) TR mắc phải, chia thành: TR chức năng do ruột bị liệt hoặc co thắt quá mạnh; TR cơ học do khối u, khối búi giun, do một dây chằng chèn quan quai ruột, do các quai ruột dính vào nhau hoặc dính vào một tạng ở gần…, do lồng ruột, do xoắn ruột. Triệu chứng: đau bụng đột ngột thành từng cơn; bụng trướng, các quai ruột nổi lên và di động trên bụng như rắn bò; nôn; bí trung; đại tiện, vv. TR có thể xảy ra đột ngột (TR cấp tính) và hoàn toàn khi có đầy đủ các triệu chứng nói trên. TR có thể không hoàn toàn nếu còn thông chút ít. TR cấp tính là một cấp cứu ngoại khoa xếp thứ hai sau viêm ruột thừa cấp, phải được giải quyết sớm tại cơ sở y tế chuyên khoa.

TẮC THỞ sự cản trở đường thở làm cho sự trao đổi khí không thực hiện được (ngạt thở) do nhiều nguyên nhân cơ giới: bịt mồm và mũi một cách trực tiếp (bằng bàn tay, quần áo, khăn, vv.); lấp đường hô hấp do các vật thể như hòn bi, tiền xu, tiền hào, hoặc sữa khi ăn sữa, hạt lạc, hạt đậu, hạt na, vv.; đè ấn lên ngực bụng (trẻ em bị mẹ đè khi ngủ say), người bị giẫm đạp trong đám đông hỗn loạn…; người bị chôn sống, bị nhà đổ vùi lấp; ngạt hoá học do thiếu oxy và thừa cacbon đioxin, vv.

Page 211: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

TĂNG ÁP LỰC PHỔI tăng huyết áp trong hệ thống động mạch phổi, cao hơn 4,6 kPa (35 mmHg) [huyết áp động mạch phổi bình thường: tối đa 3,3 kPa (25 mmHg), tối thiểu 2 kPa (15 mmHg), trung bình 2,6 kPa (20 mmHg). Nguyên nhân: trở ngại ở các vùng mao mạch phổi (vd. trong bệnh phổi - phế quản mạn tính) gọi là tăng áp lực trước mao mạch; trở ngại ở vùng tim trái (vd. trong bệnh van tim, suy tâm thất trái) gọi là tăng áp lực sau mao mạch (cg. tăng áp lực thhụ động hay tĩnh mạch).TALP sẽ gây giãn thân và các nhánh lớn của động mạch phổi, tăng to tâm thất phải. Các biểu hiện lâm sàng: khó thở lúc gắng sức ngày một tăng; tiến triển thành suy tâm thất phải.

TĂNG ÁP LỰC TĨNH MẠCH CỬA hội chứng do có sự cản trở tuần hoàn của hệ thống tĩnh mạch cửa (hệ thống tĩnh mạch dẫn vào gan một khối lượng máu lớn 1 – 2 lít/phút). Nguyên nhân: nguyên nhân ở trong gan như phát triển mô xơ lan tràn rộng làm thu hẹp, bó chẹt các nhánh của của tĩnh mạch cửa và các tế bào nhu mô gan do nhiễm khuẩn, nhiễm độc gan (x. Xơ gan); nguyên nhân ở ngoài gan như hẹp tĩnh mạch cửa bẩm sinh, cục tắc nghẽn tĩnh mạch cửa…Dấu hiệu: cổ trướng tự do, nhiều dịch (3 – 10 lít) màu trong hay ngả màu vàng chanh, có ít anbumin; tuần hoàn bàng hệ dưới da bụng, nổi rõ khi bệnh nhân ngồi dậy (ở vùng thượng vị, hạ sườn, hai vùng bẹn); lách to, dãn tĩnh mạch trực tràng (trĩ); dãn tĩnh mạch thực quản (có thể vỡ và gây nôn ra máu). Điều trị theo nguyên nhân (xơ gan, hẹp tĩnh mạch cửa…). Nếu áp lực tăng quá cao (bình thường 10 – 15 cm cột nước) cần nối tĩnh mạch lách - chủ, lách - thận; rút cổ trướng, áp dụng chế độ sinh hoạt và ăn uống thích hợp.

TĂNG BẠCH CẦU tăng số lượng bạch cầu trong máu. Số lượng bạch cầu bình thường ở máu ngoại biên: ở người trưởng thành 6 – 8 nghìn/mm3. Tuỳ theo loại bạch cầu tăng, có: TBC trung tính, TBC lỵmpho, TBC ưa axit. Nguyên nhân: nhiễm khuẩn, nhiễm virut, sốt xuất huyết, bệnh máu và cơ quan tạo máu lành tính hay ác tính. TBC là dấu hiệu giúp chẩn đoán một số bệnh.

TĂNG BỆNH tình trạng triệu chứng bệnh xuất hiện lại và nặng lên ở một số bệnh nhân mà trước đó bệnh đã lắng dịu nhưng chưa khỏi hẳn.

TĂNG CHOLESTEROL MÁU nồng độ cholesterol vượt quá 250 mg trong 100 ml huyết tương (nồng độ cholesterol bình thường là 175 – 200 mg, theo phương pháp Rapoport). TCM xuất hiện sau bữa ăn có nhiều mỡ động vật. Về phương diện bệnh lí, TCM gặp trong bệnh xơ vữa động mạch, viêm thận, thận hư nhiễm mỡ, bệnh u vàng, thiểu năng tiếp giáp, vv. Dự phòng và điều trị: hạn chế ăn mỡ động vật và thay bằng dầu thực vật, giảm ăn trứng vịt lộn, vv.

TĂNG HỒNG CẦU tăng số lượng hồng cầu trong một đơn vị thể tích máu (bình thường là 4 – 5 triệu/mm3), do nhiều nguyên nhân: mất huyết tương hay mất nước làm máu bị cô đặc (trong trường hợp bị bỏng, sốc, ỉa chảy, ra nhiều mồ hôi); thiếu oxi ở mô (bị bệnh phổi mạn tính, tim bẩm sinh, khi ở trên cao); bệnh huyết sắc tố bẩm sinh hay mắc phải do dùng thuốc, hoá chất, ngộ độc cacbon oxit; THC bẩm sinh. Triệu chứng của THC thay đổi tuỳ theo bệnh chính; ngoài triệu chứng của bệnh chính, còn có các triệu chứng như tím tái, đau đầu, chóng mặt, ù tai, dễ bị chảy máu và tắc mạch máu, huyết sắc tố tăng. Điều trị tuỳ theo nguyên nhân gây THC.

Page 212: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

TĂNG HUYẾT ÁP tình trạng huyết áp động mạch vượt quá giới hạn bình thường. Theo quy định của Tổ chức Y tế Thế giới (J.N.C, 2005): huyết áp bình thường < 130 mm Hg (milimét thuỷ ngân) tối đa, < 85 mm Hg tối thiểu; cao hay THA > 140 mm Hg tối đa và > 90 mmHg tối thiểu. Người ta còn chia 4 mức độ THA như sau: giai đoạn 1 - nhẹ 140 -159 mm Hg tối đa, 90 – 99 mm Hg tối thiểu; giai đoạn 2 - vừa 160 – 179 mm Hg tối đa, 100 – 104 mm Hg tối thiểu; giai đoạn 3 - nặng 180 – 209 mm Hg tối đa, 110 – 119 mm Hg tối thiểu; giai đoạn 4 - rất nặng > 200 mm Hg tối đa, > 120 mm Hg tối thiểu. THA phần lớn không có biểu hiện dấu hiệu gì; muốn phát hiện cần phải đo huyết áp. Dụng cụ dùng để đo huyết áp gọi là huyết áp kế (x. Huyết áp kế). THA phần lớn là do tự phát không rõ nguyên nhân (khoảng 90% trường hợp), một số ít là hậu quả của một số bệnh của thận, nội tiết, tim mạch…(THA thứ phát). THA nếu không được theo dõi điều trị có thể gây nên những biến chứng ở não (xuất huyết, nhũn não), ở tim (suy tim), ở thận (suy thận), vv. Dự phòng THA, nhất là tai biến THA: cần có chế độ sinh hoạt điều độ, hạn chế rượu và thuốc lá, không ăn quá mặn, tránh stress, thường xuyên theo dõi kiểm tra huyết áp. Khi đã có THA, cần điều trị bằng các thuốc hạ huyết áp, lợi tiểu, dãn mạch, an thần (theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc).

TĂNG HUYẾT ÁP ÁC TÍNH thể bệnh nguy hiểm nhất của tăng huyết áp, hay xảy ra ở người trẻ tuổi. Nguyên nhân: suy thận (chiếm tới 60% trường hợp), tăng huyết áp sẵn có. Biểu hiện: huyết áp tăng vọt (có thể đến 250/150 mm Hg), diễn biến nhanh, biến chứng dồn dập (mờ mắt, đái ít, phù nề, phù phổi cấp, suy tim cấp, suy thận cấp, xuất huyết não, hôn mê, liệt nửa người) và dẫn đến tử vong nếu không xử lí cấp cứu kịp thời.

TĂNG HUYẾT ÁP DO THAI NGHÉN tình trạng huyết áp tăng cao bệnh lí từ nửa sau của thời kì thai nghén: huyết áp tối đa trên 140 mm Hg, tối thiểu trên 90 mm Hg. Đối với các bà mẹ trẻ, được theo dõi sức khoẻ và có huyết áp ban đầu thấp, nếu huyết áp tối đa tăng từ 15 mm Hg trở lên cũng coi là bị tăng huyết áp. Tăng huyết áp thường đi kèm với phù, protein niệu và tạo nên hội chứng nhiễm độc thai nghén (xt. Nhiễm độc thai nghén). THADTN thường gặp ở người có thai lần đầu, người nhiều tuổi, người có mức sống thấp. THADTN sẽ dẫn đến đẻ non, thai chậm lớn, thai chết lưu, và về phía người mẹ biến chứng nặng nhất là sản giật (xt. Sản giật). Sau khi điều trị bằng các thuốc an thần, hạ huyết áp, chống phù não, nếu thấy bệnh vẫn tiến triển, thì có thể cho đẻ nhân tạo hoặc mổ lấy thai, đề phòng sản giật.

TĂNG NĂNG TUYẾN GIÁP x. Cường tuyến giáp.

TĂNG NĂNG TUYẾN YÊN (cg. cường tuyến yên), tình trạng tuyến yên tăng sản sinh hocmon tăng trưởng và prolactin (hocmon chi phối việc tiết sữa và kìm hãm hoạt động của buồng trứng, tinh hoàn), do các u tuyến phát sinh từ các nhóm tế bào thuỳ trước tuyến yên. Có 2 loại u tuyến: u tuyến ưa axit gây nên chứng khổng lồ và bệnh to cực; u tuyến ưa bazơ gây nên bệnh Cusinh [theo tên của Cusinh (H. Cushing), nhà phẫu thuật thần kinh Hoa Kì].

TĂNG NHÃN ÁP x. Glôcôm

Page 213: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

TĂNG NHIỆT biểu hiện sự tăng nhiệt độ trong cơ thể hay một phần của cơ thể so với thân nhiệt bình thường (thân nhiệt bình thường là 37oC). TN thường được coi là đồng nghĩa với sốt. Xt. Sốt.

TĂNG SẢN (cg. quá sản), sự sinh sản nhiều hơn từ các mô bình thường, tăng số lượng tế bào của một cơ quan nào đó, làm cho kích thước của cơ quan đó cũng tăng lên; các tế bào mới tăng sinh không khác về hình thái và chức năng so với tế bào sinh ra chúng. Vd. nếu cắt đi một phần gan thì phần còn lại có thể trải qua quá trình TS để tái sinh. Xt. Phì đại.

TĂNG SINH x. Tăng sản.

TĂNG TIẾT MỒ HÔI tình trạng tiết nhiều mồ hôi, thường thấy ở bệnh nhân sốt cao, mắc bệnh nhiễm khuẩn (sốt rét, lao phổi), tâm thần, rối loạn thần kinh thực vật, cảm xúc, trong trường hợp dùng một số loại thuốc (vd. pilocacpin). Hiện tượng TTMH ở trẻ em (“mồ hôi trộm”) có thể là dấu hiệu sớm của bệnh còi xương.

TĂNG URE HUYẾT nồng độ ure vượt quá 0,59 g hoặc 10 mmol trong 1 lít huyết tương hoặc huyết thanh; là dấu hiệu của tình trạng suy thận. Ure là một trong số các sản phẩm chuyển hoá cuối cùng của protein, được thận bài tiết ra nước tiểu. Khi chức năng thận bị rối loạn, các chất này bị ứ lại và tăng lên trong máu (ở người bình thường, nồng độ ure huyết là 0,3 g/l hoặc 4 – 5 mmol/l).

TÂM NHĨ một trong những xoang của tim động vật có xương sống. Ở động vật có vú, có hai TN, tạo nên hai ngăn phía trên tim: TN trái nhận máu động mạch giàu oxi từ phổi; TN phải nhận máu tĩnh mạch từ cơ thể. Ở các động vật bốn chi khác, cũng có hai TN. Cá chỉ có một TN (tim cá chỉ có hai xoang).

TÂM THẦN HỌC một lĩnh vực của y học lâm sàng, nghiên cứu các triệu chứng, nguyên nhân, cơ chế phát sinh bệnh tâm thần; đề ra các biện pháp ngăn ngừa và chữa trị, cũng như hệ thống tổ chức nhằm giúp đỡ người bệnh. Các phương pháp nghiên cứu: lâm sàng học, sinh lí học, thần kinh học, hoá sinh học, di truyền học, tâm lí học, vv. TTH nghiên cứu các quy luật chung cơ bản của sự rối loạn hoạt động tâm lí, các bệnh tâm lí riêng biệt. Các chuyên ngành: TTH trẻ em, TTH tuổi già, TTH tư pháp, vv.

TÂM THẦN PHÂN LIỆT x. Bệnh tâm thần phân liệt.

TÂM THẦN THIỂU NĂNG x. Thiểu năng tâm thần.

TÂM THẤT một trong hai ngăn dưới có thành cơ dày của tim ở động vật có vú. Khi TT co, van hai lá và van ba lá đóng lại, máu bị đẩy vào các động mạch. Khi TT dãn, các van bán nguyệt ở các động mạch đóng lại ngăn không cho máu từ động mạch trở lại tim. TT phải bơm máu tĩnh mạch lên phổi; TT trái đẩy máu động mạch (giàu oxi) đi khắp cơ thể.

TÂM THU x. Kì tâm thu.

TÂM TRƯƠNG x. Kì tâm trương.

Page 214: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

TÂM VỊ lỗ mở từ thực quản vào dạ dày (x. Dạ dày) ở động vật có xương sống. Chức năng là cơ thắt, không có ý nghĩa về giải phẫu.

TÂN DỊCH 1. Theo nghĩa rộng, là thể dịch (chất dịch trong cơ thể).2. Chất dinh dưỡng có nguồn gốc từ thức ăn. Trong kinh mạch, TD là một phần của huyết. Ngoài kinh mạch, TD phân bố giữa các mô: tân phân bố ở da, cơ; dịch phân bố ở não, tuỷ, khớp và các khiếu để làm ấm, nuôi dưỡng và nhu nhận các bộ phận đó. Được thải ra ngoài dưới dạng mồ hôi và nước tiểu.

TẦN SỐ GEN tần số gặp tương đối của gen trong quần thể. Nếu nồng độ gen A trong quần thể là p thì nồng độ alen lặn là (1 – p). Tần số của các genotip tương ứng trong quần thể khi giao phối tự do, được xác định theo định luật Hađy – Vainơbec (Hardy – Weinberg). Vd. Trong quần thể tần số q2 của genotip là aa bằng 0,01, thì tần số q của alen a bằng = 0,2. Nồng độ p của đoạn alen trội bằng l – q = 0,8. Quần thể trong trường hợp này có tỉ lệ cân bằng các genotip là p2 AA: 2pqAa: q2aa = 0,32Aa: 0,04aa.

TẦNG SINH MÔN x. Đáy chậu.

TẬT trạng thái không bình thường về cấu tạo, chức năng sinh lí hoặc hoạt động tâm lí của con người, ảnh hưởng đến quá trình phát triển nhân cách. Những tật thường thấy là: mù, loà, điếc, câm, nghễnh ngãng, kém trí, mất ngôn ngữ, ngọng, lắp, T trong ứng xử, vv.

TẬT CỦA MẮT sai sót trong cấu tạo của mắt khiến cho nó không hoạt động bình thường. Có các dạng: cận thị (x. Cận thị); viễn thị (x. Viễn thị); loạn thị x. Loạn thị); loạn sắc (x. Mù màu). Mắt lão không phải là mắt có tật mà chỉ do tuổi già nên khả năng điều tiết kém (x. Lão thị). Xt. Thấu kính quang học.

TẬT HỌC khoa học nghiên cứu nguyên nhân các khuyết tật, đặc điểm tâm lí và nội dung phương pháp giáo dục trẻ em có tật. TH có liên quan chặt chẽ với giãi phẫu học, sinh lí học, y học, xã hội học, tâm lí học và giáo dục học. TH bắt đầu hình thành từ thế kỉ 14, nhưng đến giữa thế kỉ 18 mới nghiên cứu cơ chế sinh khuyết tật. Khi các thành tựu khoa học chứng minh được rằng trẻ em có tật có khả năng nhận thức, phục hồi chức năng để trở thành người lao động, thì TH trở thành khoa học nghiên cứu giáo dục trẻ em có tật (mù, điếc, kém trí, tật ngôn ngữ, vv.). Ở Việt Nam, được hình thành từ những năm 30 thế kỉ 20 và hiện nay vẫn đang trong giai đoạn phát triển. Đã có Ban Nghiên cứu Giáo dục Trẻ em có tật do Viện Khoa học Giáo dục thành lập năm 1978, đến năm 1987, đổi tên là Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Trẻ em có tật, với 4 loại hình trường thực nghiệm dạy trẻ em mù, câm, điếc, chậm phát triển trí tuệ và tật ngôn ngữ.

TẬT KHÔNG GIÃN ĐƯỢC TÂM VỊ tổn thương tự nhiên của cơ thắt tâm vị mà chức năng bị rối loạn làm cho tâm vị không giãn khi thực quản ở phía trên co bóp, do đó quá trình đẩy thức ăn xuống dạ dày không được bình thường. Thực quản bị dãn. Bệnh nhân có TKGDTV khó nuốt, đau và ợ thức ăn. Chẩn đoán bằng X quang. Chữa bệnh bằng thủ thuật nong hay cắt cơ thắt tâm vị.

Page 215: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

TẬT THỪA NGÓN CHI tật bẩm sinh có tính di truyền và thường gặp ở tay (6 ngón) có khi ở chân; ngón thừa thường ở phí xương trụ. Các hình thái TTNC: ngón tay cái chẻ làm đôi; phân đôi từng phần của ngón tay (một đốt ngón thành hình chữ Y); ngón cái thừa; phân đôi hoàn toàn; mẩu thừa hình ngón tay; thể phối hợp (có 2 – 3 ngón tay thừa, ngón cái chẻ ba) hiếm gặp. Điều trị bằng phẫu thuật (sau 4 tuổi): cắt bỏ hoặc ghép ngón thừa.

TẬT VÚ TO ở nam giới trưởng thành với hai vú to giống vú phụ nữ do sản xuất quá thừa các nội tiết tố nữ hoặc quá ít nội tiết tố nam. Nguyên nhân: thiểu năng tinh hoàn; các u nữ hoá của tinh hoàn; loạn chức năng tuyến thượng thận, tuyến yên; một số trường hợp do bệnh xơ gan. Ở người trên 50 tuổi, TVT có thể là biểu hiện của hội chứng cận ung thư (vd. TVT ở người bị ung thư phổi).

TEO tình trạng giảm khối lượng của một cơ quan đã phát triển hoàn chỉnh. Phân biệt với thiếu sản là tình trạng một cơ quan không phát triển hoàn chỉnh (vd. hai thận với một bình thường, một thiểu sản nhỏ hơn). Có thể là một hiện tượng sinh lí (vd. ở người già, nhiều phủ tạng như lách, tinh hoàn, vú, buồng trứng, da…trở nên nhỏ hơn bình thường) hoặc bệnh lí (tê liệt, teo cơ do không hoạt động; nhịn đói, không cung cấp đủ năng lượng tối thiểu cho hoạt động, protein của cơ thể phải chuyển hoá bất thường thành glucozơ sinh năng lượng, vv.).

TEO CƠ giảm thể tích và khối lượng cơ do tổn thương nuôi dưỡng cơ. TC có thể toàn bộ, như trong trường hợp gầy đét bất kể vì nguyên nhân gì. TC cũng có thể do không vận động, không tập luyện (nằm lâu ngày). TC cục bộ có thể do thoái hoá cơ, do bệnh thần kinh (bại liệt) hoặc do bất động (gãy xương, viêm khớp, sai khớp). Liệu pháp vận động, xoa bóp được sử dụng để điều trị loại TC cục bộ.

TEO THẦN KINH THỊ GIÁC tình trạng tổn thương các sợi thần kinh, tắc mao mạch, làm cho đĩa thần kinh thị giác bị bạc màu, kèm theo suy giảm các chức năng thị giác và dẫn tới mù loà. Nguyên nhân: viêm võng mạc, viêm hệ thần kinh, chấn thương, u sọ não, nhiễm độc, di truyền, vv.

TEST (y; cg. thử nghiệm), phương pháp thăm dò: a) Một phản ứng hoá học: T thymol – sự lên bông của huyết thanh dưới tác động của một dung dịch thymol, tăng mạnh trong hoàng đản do viêm gan; T Silơ [theo tên của thầy thuốc sản khoa người Áo Silơ (W. Schiller; 1877 – 1960)] dùng để phát hiện các thương tổn tiền ung thư của cổ tử cung – bôi lên cổ tử cung một dung dịch lugol, vùng bình thường có nhiều glicogen bắt màu nâu gụ, vùng thương tổn không bắt màu. b) Phản ứng của cơ thể đối với một loại thuốc: T penixillin – phát hiện sự mẫn cảm đối với penixillin; T tubeculin – phát hiện sự nhiễm lao. c) Sự tương hợp máu (T chéo): lấy vài giọt huyết tương của người nhận (bệnh nhân cần truyền máu) trộn lẫn với vài giọt máu của người cho trên một phiến kính; nếu thấy ngưng kết sau 4 – 5 phút thì hai loại máu không phù hợp với nhau và không truyền máu được. d) Sự phát triển của trí tuệ, tính tình, các khả năng, nghề nghiệp.

TESTOSTERON (tk. Kích tố tinh hoàn), loại anđrogen tự nhiên, hocmon sinh dục đực do các tế bào mô kẽ [tế bào Lâyđich; gọi theo tên của nhà mô học Đức Lâyđich (F. Leydig) của tinh hoàn tiết ra dưới ảnh hưởng của hocmon tạo thể vàng. Ở dạng tinh khiết,

Page 216: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

T có dạng tinh thể không màu, hoà tan trong ancol, ete và các dung môi hữu cơ khác. Ở con đực trưởng thành, sự tiết T đảm bảo cho phát triển, hoạt động chức năng và duy trì các đặc tính sinh dục thứ cấp, cơ quan sinh dục đực và sinh tinh. T có tác dụng làm xuất hiện và bảo tồn các đặc tính sinh dục phụ và bản năng sinh dục của con đực; kích thích sự phát triển cơ thể (hệ thống cơ – xương); tăng cường quá trình trao đổi chất; tham gia vào việc điều hoà quá trình sinh tinh và hình thành tính biệt hoá của tinh trùng. Ở con cái, kết hợp với oestrogen và progesteron, T tham gia vào quá trình phát triển của nang trứng và điều hoà chu kì sinh dục. T còn được vỏ thượng thận và buồng trứng tiết ra. T chuyển hoá thành các dẫn xuất trung gian là anđrosteron và antiocholanon ở gan và bài xuất theo nước tiểu.

TÊ PHÙ bệnh do thiếu vitamin nhóm B, đặc biệt là B1 và phần nào do thiếu protein. Triệu chứng chính là liệt, nhất là liệt chi dưới, hoặc phù. Trong thể liệt, các dây thần kinh ngoại vị bị tổn thương (chủ yếu ở chi dưới), dẫn tới giảm trương lực cơ, teo và liệt. Trong thể phù, có thể kèm tổn thương màng ngoài tim và làm tim to. Cả hai thể đều dẫn tới suy tim nếu không được điều trị. Bệnh thường gặp nhiều ở các nhóm cư dân ăn gạo không đảm bảo chất lượng, hoặc do gạo xay xát quá kĩ, mất hết cám (chất chứa nhiều vitamin B1) hoặc gạo bảo quản không tốt, bị nhiễm nấm mốc (cũng mất hết vitamin B1). Vì vậy, để phòng bệnh phải dùng gạo sạch, bảo quản tốt và còn một lượng cám vừa phải. Chế độ ăn cần đủ vitamin B1 và cân đối giữa protein động vật và gluxit.

TẾ BÀO đơn vị cấu trúc của mọi cơ thể sống không kể virut, được nhà tự nhiên học người Anh Huc (R. Hooke) phát hiện năm 1665, nhưng phải đến năm 1839, các nhà sinh học người Đức Slâyđen (M. J. Schleiden) và Svan (T. Schwann) mới trình bày rõ ràng. TB nhân sơ (đường kính đặc trưng 1 µm) rất nhỏ so với TB nhân chuẩn (TB nhân chuẩn đường kính đặc trưng 20 µm). TB lớn nhất là TB trứng (trứng đà điểu Bắc Phi có đường kính 15 cm); TB nhỏ nhất là TB vi khuẩn (đường kính khoảng 0,1 µm). Tất cả mọi TB đều chứa vật liệu di truyền ở dạng AND, làm nhiệm vụ kiểm tra những hoạt động của TB. Ở TB nhân sơ, AND nằm trong nhân. Các TB đều có chất TB chứa các cơ quan tử khác nhau và được bao bọc bằng màng bào chất, để kiểm soát các chất xâm nhập và thải các chất thừa. TB thực vật có nhân sơ được bọc vỏ cứng. TB động vật và thực vật có sự khác nhau (hình vẽ), giữa TB nhân sơ và nhân chuẩn cũng có sự khác nhau. Ở sinh vật đa bào, TB được biệt hoá do chức năng khác nhau. Bên trong các TB khác nhau cũng có cơ quan tử khác nhau, mang chức năng khác nhau.

Page 217: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org
Page 218: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

TẾ BÀO BẠCH CẦU x. Bạch cầu.

TẾ BÀO BẠCH HUYẾT (cg. bạch huyết bào, tế bào lympho), x. Bạch huyết bào.

TẾ BÀO BAO NOÃN các tế bào từ nang Grap (Graaf) bao quanh trứng của động vật có vú khi trứng rụng vào xoang cơ thể . Các tế bào này sẽ mất đi rất nhanh nếu gặp tinh trùng (khoảng 30 phút), nếu không gặp thì kéo dài 2 giờ hoặc lâu hơn (xt. Vùng sáng).

TẾ BÀO BỔ TRỢ tên gọi khác của tế bào phụ (x. Tế bào phụ).

TẾ BÀO CHẤT phần dịch không màu (dịch bào trong suốt) nằm trong tế bào, gồm nhân và các cơ quan tử, các thể vùi, được bọc trong màng sinh chất, là nơi xảy ra nhiều hoạt động trao đổi chất. Có 90% nước. Đây là dung dịch thật của các ion (kali, canxi, clo), những phân tử rất nhỏ (đường, axit amin, ATP) và dung dịch keo của các phân tử lớn (protein, lipit, axit nucleic). Có thể giống như chất gen hoặc keo.

TẾ BÀO CHO tế bào sinh vật có thể truyền AND sang cho tế bào của một sinh vật khác. Xt. Tế bào.

TẾ BÀO CHUYỂN VẬN dạng tế bào chuyên hoá của thực vật mà thành của chúng tạo nên những mấu lồi vào phía trong tế bào để làm tăng thêm bề mặt tiếp xúc của thành tế bào và màng sinh chất. Là những tế bào hoạt động có chứa nhiều ti thể và liên quan đến sự vận chuyển các chất hoà tan trong khoảng cách nhỏ. Thường gặp ở tế bào tuyến, tế bào biểu bì và trong mô mềm của xylem và phloem, nơi có liên quan đến việc chuyển tại tích cực hoặc không chuyển tải của mạch và ống rây.

TẾ BÀO CỔ ÁO (cg. tế bào choanocyte), lớp tế bào trong lát thành xoang trung tâm, gồm các tế bào có tiêm mao và vành chất nguyên sinh bao quanh giống như Trùng roi cổ áo (Choanoflagellata), có ở động vật thân lỗ. TBCA lớt bên trong các vòng tiêm mao hoặc xoang trung tâm của động vật thân lỗ. Sự hoạt động của các tiêm mao sẽ tạo ra dòng nước qua phòng tiêm mao và rãnh thông nước, mang thức ăn và thải cặn bã ra ngoài.

Page 219: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

TẾ BÀO CÙNG (tk. tế bào ngọn lửa), hệ cơ quan bài tiết bắt đầu xuất hiện ở giun dẹp, gồm nhiều tế bào chìm trong nhu mô, ở tận cùng của hệ thống ống bài tiết. TBC có nhiều rễ nguyên sinh chất hướng vào nhu mô đệm có chùm tiêm mao hướng vào trong lòng ống.

Page 220: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

Tiêm mao luôn hoạt động tạo trạng thái chênh lệch áp suất giữa trong và ngoài ống, tạo điều kiện chuyển chất bài tiết từ nhu mô vào ống rồi đổ ra ngoài qua lỗ bài tiết. nhiều chùm tiêm mao của các TBC hoạt động giống như những ngọn lửa nên còn có tên gọi là tế bào ngọn lửa. Hệ bài tiết theo kiểu này được gọi là hệ nguyên đơn thận, có ở giun dẹp, giun đốt. Ngoài chức năng bài tiết, nguyên đơn thận còn điều hoà áp suất thẩm thấu của cơ thể. Xt. Nguyên đơn thận.

TẾ BÀO CỰC x. Thể cực.

TẾ BÀO DẠNG AMIP tế bào di chuyển tự do trong các mô động vật như ở thành cơ thể động vật thân lỗ, trong máu và các phần lỏng của động vật có vú. Hình dáng của chúng giống trùng amip (Amoeba), có kiểu vận chuyển bằng chân giả.

Page 221: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

TẾ BÀO DẠNG BẦN những tế bào xếp thành lớp trong mô bần của thực vật, màng tế bào hoá gỗ ở mức độ nào đó nhưng không thấm suberin. TBDB thường gặp ở các loài thuộc chi Pinus, Euonymus.

TẾ BÀO ĐÓNG loại tế bào biểu bì hình hạt đậu chuyên hoá, nằm hai bên lỗ khí. Có 2 TBĐ cùng vây quanh lỗ khí và điều khiển mở ra và đóng vào của khe lỗ khí. Việc điều khiển này nhờ sự thay đổi độ trương nước. Vách của TBĐ ở phía lỗ dày còn phía đối diện tương đối mỏng. Cho nên khi trương nước thì vách đối diện trương lên, phình ra tách xa lỗ, vách dày không được căng sẽ bị kéo ra ngoài về phía vách mỏng. Kết quả là tạo nên một khe hở ở giữa hai TBĐ kề nhau. Khi áp suất thẩm thấu của TBĐ giảm xuống thì lỗ khí đóng lại.

TẾ BÀO HÌNH SAO tế bào ống có lông roi trong đơn thận của các ấu trùng của một số giun đốt, thân mềm, động vật lưỡng tiêm. Xt. Tế bào cùng.

TẾ BÀO HỌC khoa học về tế bào, nghiên cứu cấu tạo và chức năng các tế bào của các sinh vật đa bào, đơn bào và những phức hợp nhân tế bào không phân chia thành tế bào như hợp bào, thể nguyên sinh nhiều hạch và thể amip bào, vv. Tế bào là đơn vị cấu trúc cơ sở xác lập cấu tạo, chức năng và phát triển của tất cả các cơ thể sống. Do đó, đối tượng nghiên cứu của TBH cũng là đối tượng nghiên cứu của mô học, giải phẫu học, phôi thai học, sinh lí học, di truyền học, hoá sinh học và sinh học phân tử, vv. Tế bào được nghiên cứu từ nửa cuối thế kỉ 17 nhờ sử dụng kính hiển vi. Lí thuyết tế bào được xây dựng vào giữa thế kỉ 19, là một trong những thành tựu quan trọng nhất trong lĩnh vực sinh học. Nửa cuối thế kỉ 19, sự hoàn thiện của kính hiển vi đã dẫn tới việc phát triển ra những thành phần của tế bào chất và vai trò của nhân trong quá trình phân chia tế bào. Đầu thế kỉ 20, ngành di truyền học đã nghiên cứu được nhiễm sắc thể và xác định giới tính dẫn tới hình thành ngành di truyền học tế bào. Từ những năm 50 của thế kỉ 20, ngành TBH được phát triển mạnh mẽ nhờ áp dụng kính hiển vi điện tử, các phương pháp hoá học tế bào và các phương pháp hoá lí. Điều này dẫn tới việc tìm ra một loạt cấu trúc mới trong tế bào chất và trong nhân tế bào , tạo điều kiện cho việc dịch mã giá trị chức năng của chúng.

TẾ BÀO HỒNG CẦU x. Hồng cầu.

TẾ BÀO HUỶ XƯƠNG (cg. tế bào tiêu xương), các tế bào bám vào và ăn mòn các sụn bị canxi hoá hoặc các màng, được hình thành trong các giai đoạn sớm của sự hoá xương. Các mạch máu có trước TBHX, toá khắp trong mô và sau đó các tạo cốt bào bám vào cấu trúc vĩnh viễn của xương (x. Tế bào xương).

TẾ BÀO KÈM tế bào mô mềm chuyên hoá xuất hiện trong liên kết sinh lí và phát triển chặt chẽ với thành phần mạch rây (cg. mạch libe). Xt. Tế bào.

TẾ BÀO KHỞI SINH tế bào thường xuyên có trong mô phân sinh, luôn bổ sung thêm tế bào mới cho cơ thể thực vật. TBKS không bao giờ phân hoá. Có 2 nhóm: TBKS đỉnh của thân và rễ; TBKS của mô phân sinh bên. TBKS ngọn ít khi đơn (trừ một số trường hợp ở dương xỉ và khởi đầu cho các cấu trúc chồi bên, hoa, lá). Tầng phát sinh mạch có 2 kiểu

Page 222: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

TBKS khác nhau là TBKS tia tạo các tia tuỷ và TBKS dạng thoi sản sinh ra các yếu tố xylem và pholoem.

TẾ BÀO KHỞI SINH DẠNG THOI x. Tế bào khởi sinh.

TẾ BÀO LÔNG CHÂM (tk. Thích ti bào), tế bào chuyên hoá nằm trong lớp biểu bì ngoài và cả lớp nội bì của đa số động vật ruột khoang, nhất là ở xúc tu. Mỗi tế bào gồm một bao vách mỏng, chứa sợi cuộn xoắn, nhân tế bào nằm ở đáy. Trên mặt hướng ra ngoài có một mấu cảm giác là lông châm, nhạy cảm với kích thích như khi có con muồi tới gần, vv. Khi bị kích thích, bao bật nắp, lông châm phóng ra ngoài cắm vào con muồi rồi truyền các chất độc làm tê liệt nó. TBLC có thể làm chết những con muồi nhỏ, gây bỏng, đôi khi gây chết con mồi lớn. Có nhiều kiểu TBLC: lông châm bật ra quấn quanh con mồi, kiểu sợi lông châm tiết ra chất dính, vv.

TẾ BÀO LÔNG HÚT tế bào có dạng mấu nhô hình sợi của ngoại bì của rễ tập trung thành một miền gần chóp các rễ con non, làm tăng gấp bội diện tích hấp thụ nước và muối khoáng hoà tan trong nước của hệ rễ.

TẾ BÀO LYMPHO x. Bạch huyết bào.

TẾ BÀO MÁU x. Máu.

TẾ BÀO MẦM tế bào tham gia vào quá trình thụ tinh và phát triển thành một cơ thể mới.

TẾ BÀO MÔ thể thực bào lớn của hệ lưới nội mô.

TẾ BÀO NHẦY (tk. tế bào dạng chén), tế bào tiết ra chất nhầy lên bề mặt hay vào trong xoang cơ thể. Trong biểu mô trụ, một vài tế bào tiết ra chất nhầy dưới dạng các giọt nhỏ và lớn dần lên làm phần trên của tế bào phình to, phần dưới vẫn giữ trạng thái cũ. Lúc đó tế bào có dạng chén. Chất nhầy có tác dụng làm trơn và bảo vệ chống mất nước. Có trong ống tiêu hoá và da của một số động vật như giun đốt, giun dẹp.

TẾ BÀO NHỚ các lympho bào nhỏ hình thành do đáp ứng miễn dịch sơ cấp và là cơ sở đáp ứng miễn dịch thứ cấp.

TẾ BÀO PHÌ tế bào có trong chất nền của mô liên kết thưa có hoạt động tiết. Có trong nội mạc của mạch máu và trong máu của một số cá thể như các bạch cầu ưa bazơ. Nhân của TBP phân thuỳ và các hạt chất tế bào ưa bazơ. Các TBP tiết heparin và histamin.

TẾ BÀO PHỤ (cg. tế bào bổ trợ), 1. Tế bào biểu bì phân biệt hình thái nằm kề và liên kết chức năng bên ngoài các tế bào bảo vệ trên lá của nhiều loài cây.2. Tế bào không bạch huyết giúp cảm ứng phản ứng miễn dịch bằng cách chuyển tế bào bạch huyết T (tế bào bạch huyết được tạo ra trong tuyến ức) tới.

Page 223: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

TẾ BÀO SẮC TỐ tế bào có trong da, chứa các sắc tố, có thể bị biến đổi do dãn rộng hoặc co hẹp để phản ứng lại các kích thích như cường độ ánh sáng, nhiệt độ, sự sợ hãi hay sự quyến rũ của động vật khác giới. TBST giúp cho con vật nguỵ trang như ở tắc kè hoa và một số loài cá.

TẾ BÀO SINH DỤC (cg. giao tử), x. Giao tử.

TẾ BÀO SVAN (A. Schwann cell), loại tế bào bao quanh sợi trục thần kinh ngoại vi cấu tạo nên bao thần kinh, cho phép các chất chuyển hoá thấm vào sợi thần kinh qua nó. Do nhà sinh lí học Đức Svan (T. Schwann) mô tả năm 1838.

TẾ BÀO TẠO RĂNG một trong những tế bào tạo đentin kéo dài, phủ lên lớp nhú răng; tham gia quá trình tạo thành ngà răng, hoá vôi trong ngà răng.

TẾ BÀO TẠO SỤN loại tế bào non của mô sụn, tổng hợp colagen và các thành phần cơ chất của sụn.

TẾ BÀO TẠO XƯƠNG (cg. tạo cốt bào), x. Nguyên bào xương.

TẾ BÀO THĂNG BẰNG 1. Ở thực vật, là tế vào có chứa sỏi thăng bằng trong môi trường lỏng.2. Ở động vật không xương sống, là bao trụ cảm chứa sỏi thăng bằng và chức năng nhận biết vị trí cơ thể trong không gian.

TẾ BÀO THẦN KINH x. Nơron.

TẾ BÀO TRẦN tế bào vi khuẩn và thực vật bị tách ra thành tế bào nhờ phương pháp vật lí hoặc bằng enzim. TBT có thể sinh trưởng được nhờ nuôi cấy, do đó giúp cho việc nghiên cứu thực nghiệm và quan sát sự hình thành tế bào mới, quá trình thẩm bào và sự dung hợp tế bào. Sự dung hợp TBT của các loài khác nhau đang được các nhà chọn giống thực vật nghiên cứu coi như phương tiện lai những thực vật không tương hợp. trong điều kiện nuôi cấy thích hợp, tế bào lai có thể phát triển thành cây hữu thụ thành thục.

TẾ BÀO TRỨNG tế bào sinh dục nằm trong buồng trứng của động vật, phát triển thành trứng sau này. TBT sơ cấp phát triển từ noãn nguyên bào sau quá trình sinh trưởng và phân chia. Noãn nguyên bào sau lần giảm phân thứ nhất cho ra TBT thứ cấp chứa một số thể nhiễm sắc và một thể cực nhỏ. Sau lần giảm phân thứ hai, TBT thứ cấp tạo ra một trứng và một thể cực thứ hai (x. Phát sinh trứng). Xt. Bao noãn.

TẾ BÀO TUỶ XƯƠNG x. Nguyên hồng cầu.

TẾ BÀO XECTÔLI (A. Sertoli cell), loại tế bào của ống dẫn tinh nhỏ ở động vật có vú; có nhiệm vụ nuôi tế bào sinh dục đang phát triển, tham gia tổng hợp hocmon nhóm steroit và protein liên kết anđrogen. Được gọi theo tên nhà sinh lí học người Italia Xectôli (E. Sertoli).

Page 224: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

TẾ BÀO XƯƠNG tế bào tiết ra chất gian bào rắn chắc của xương. TBX nằm trong xoang hẹp giữa các tấm xương, bên trong có các ống dọc là hệ thống Havơ. Mỗi tế bào xương có nhiều sợi chất tế bào mảnh xuyên qua phần gian bào để liên kết với các mạch máu để nhận chất dinh dưỡng và oxi. Nguồn gốc của TBX từ những tế bào trung mô, mô bào hay tế bào sợi hoặc tế bào nội mô. Ở nơi nào cần có sự tạo xương, thì những tế bào ấy biến thành những cốt bào, các cốt bào vừa tự tạo ra chất căn bản xương ở xung quanh vừa tự vùi mình trong chất đó và biến thành TBX. Cấu trúc TBX là tế bào hình sao có nhiều nhánh; thân tế bào mang nhân chứa nhiều chất nhiễm sắc đồng nhất, một ít bào tương ưa bazơ, bào quan và glicogen. TBX là những tế bào chuyển hoá tích cực, đảm bảo cho mô xương đang phát triển hay trưởng thành có sức sống và luôn đổi mới bằng cách đắp thêm và tiêu huỷ những chất căn bản ở xung quanh chúng.

THAI (cg. bào thai), phôi đã phân hoá rõ rệt của động vật có vú (trừ các loài thú đẻ trứng). Giai đoạn từ khi thụ tinh thành hợp tử cho đến khi phân hoá thành các cơ quan và hệ thống gọi là phôi. (x. Phôi; Phôi nang). Trong thời kì bào thai, diễn ra các quá trình phát triển và phân hoá các mô, các cơ quan, các bộ phận và tăng nhanh khối lượng. T hấp thu dinh dưỡng từ cơ thể mẹ qua nhau thai. Thời gian T phát triển trong bụng mẹ, dài hay ngắn tuỳ thuộc vào loài. T người gọi là thai nhi (x. Thai nhi). Xt. Chửa.

THAI CHẾT LƯU thai chết trong tử cung, khi thai sổ ra ngoài không còn một dấu hiệu nào của sự sống (ngừng thở, tim ngừng đập, vv.). Dấu hiệu: thai chết trong tử cung dưới 28 tuần tuổi (nghĩa là trong thời kì sảy thai) có dấu hiệu lâm sàng dễ nhầm với dấu hiệu sẩy thai tự nhiên; thai chết từ 28 tuần tuổi trở đi, chủ quan người mẹ có thể thấy các dấu hiệu, như tự nhiên không thấy thai máy, không thấy tử cung phát triển, vú không to lên và đôi khi có sữa non chảy ra, thường kèm theo chảy ít máu đen dai dẳng ra ngoài âm đạo. Nguyên nhân: về phía thai – các khuyết tật lệch lạc của các gen (yếu tố di truyền); về phía mẹ - các bệnh nhiễm khuẩn cấp tính gây sốt cao (cúm, sốt rét, viêm phổi…), nhiễm độc thai nghén, huyết áp cao, các bệnh mạn tính, vv. Trong lúc mang thai, nếu có một trong những dấu hiệu nêu trên cần đến các cơ quan sở y tế để được chuẩn đoán và xử lý kịp thời.

THAI GIÀ THÁNG (trong dân gian còn gọi là chửa trâu) thai có thời gian phát triển từ 43 tuần trở lên. Thai càng già tháng, bánh nhau càng xơ hoá, diện tích hoạt động trao đổi chất của bánh nhau càng giảm, việc cung cấp cho thai nhi giảm sút, làm cho thai nhi sụt cân, thai suy hoặc chết ngay sau những cơ co tử cung đầu tiên khi chuyến dạ. Để chuẩn đoán TGT, ngoài việc dựa vào tuổi thai tính theo kì kinh cuối cùng, còn cần dựa vào các biện pháp kĩ thuật thăm dò bổ sung: đánh giá tế bào âm đạo về mặt nội tiết; chụp X quang thai nhi để tìm điểm cốt hoá đầu xương chày; siêu âm xem lượng nước ối. Về nguyên tắc, khi chuẩn đoán TGT, cần cho đẻ nhân tạo, nhất là đối với con so vì tỉ lệ chết của con cao.

THAI MÁY (cg. thai đạp),cảm giác thấy chân của thai nhi cử động như búng vào thành bụng. Là dấu hiệu cho biết thai sống, ít nhất có 18 – 20 tuần tuổi. Căn cứ vị trí TM có thể đoán định chi bên nào. Đếm số lần TM thường được áp dụng cho những trường hợp có nguy cơ suy thai; hoặc đếm số lần TM trong một thời gian nhất định vào buổi sáng và chiều, thời gian đếm không quá 15 – 30 phút để có được độ tập trung cao; hoặc theo dõi thời gian cần thiết để có đủ 10 lần TM. Nếu thấy TM giảm đi, cần đi khám thai.

Page 225: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

THAI NGHÉN (cg. có thai, chửa), tình trạng một phụ nữ đang mang thai; bắt đầu từ lúc thụ tinh và chấm dứt khi chuyển dạ đẻ. Thời gian TN bình thường là từ 36 đến 40 tuần lễ.

THAI NHI cơ thể người trong bụng mẹ, từ tuần lễ thứ 13 trở đi (từ lúc trứng thụ tinh đến hết tháng thứ ba gọi là phôi) cho đến tuần lễ thứ 40. Từ tuần lễ thứ 13, TN đã rõ nét các đặc điểm của người. Đến cuối giai đoạn, TN có chiều dài 48 – 51 cm; cân nặng trung bình 2.800 – 3.800g. TN phát triển nhanh đặc biệt trong những tuần cuối, nếu thai phụ khoẻ mạnh, được nghỉ ngơi và dinh dưỡng đầy đủ, mỗi ngày cân nặng của TN tăng tới 20 – 25 g. Trong thời kì có thai, nếu không được cung cấp đủ năng lượng, ăn uống thiếu thốn (về lượng và chất), TN sẽ bị suy dinh dưỡng, cân nặng dưới 2.500 g.

THẢI URE thuật ngữ chỉ sự bài tiết chất đạm là chủ yếu của các động vật sản sinh ure.

THAN HOẠT TÍNH than xốp chứa 88 – 98 % than tuỳ theo điều kiện chế tạo, thu được bằng cách than hoá nguyên liệu hữu cơ (vd. than mỏ, gỗ, sọ dừa, xương…) và hoạt hoá sản phẩm nhận được ở khoảng 900o. Hoạt hoá là quá trình cho than phản ứng với hơi nước, khí cacbonic, kẽm clorua, vv. Vd. do phản ứng C + CO2 = 2CO một phần than bị cháy tạo thành khí CO để lại lỗ hổng làm cho than trở nên xốp (độ xốp khoảng 60 – 70%) và do đó có khả năng hấp phụ tốt. Là chất hấp phụ tốt đối với các chất không phân cực, thường là chất hữu cơ, hấp phụ yếu các chất phân cực như nước, amoniac. Được dùng để chế tạo mặt nạ chống hơi độc, thhu hồi hơi dung môi hữu cơ, làm sạch dung dịch nước (vd. tẩy màu dung dịch đường, dầu, mỡ…) Trong y học, được dùng để làm sạch máu và hút chất độc trong bộ máy tiêu hoá.

THANH KHIẾT MÔI TRƯỜNG xử lí những chất thải trong đời sống sinh hoạt, sản xuất… nhằm làm sạch môi trường, loại trừ hoặc giảm nồng độ các chất thải dưới mức gây ảnh hưởng cho sinh vật và người. Các biện pháp thanh khiết đất: thu gom các chất thải hữu cơ đặc, lỏng; thu gom các chất thải vô cơ (thuỷ tinh, kim loại..); lò đốt rác; ủ phân, bể khí sinh học, vv. Các biện pháp thanh khiết không khí: hệ thống hút, hệ thống lọc hút bụi và khí độc; các thiết bị chống ồn, chống nóng ở các xí nghiệp sản xuất, vv. Các biện pháp thanh khiết nước: xây dựng hệ thống thoát nước, hệ thống xử lí nước và chất thải của các bệnh viện, các xí nghiệp sản xuất, nhà máy nước, lọc nước, đun sôi nước uống, dùng nước lọc để làm nước đá, vv. Thanh khiết môi trường xã hội: chống tệ nạn nghiện hút, mại dâm, giải quyết công ăn việc làm, thực hiện kế hoạch hoá gia đình, vv.

THANH MẠC mô lót các khoang kín ở động vật có xương sống, lót các xoang màng phổi hoặc xoang màng bụng. Cấu tạo từ trung biểu mô và lớp mô liên kết bên dưới.

THANH MÔN khe giữa hai dây thanh để không khí đi từ hầu vào khí quản; có độ rộng hẹp tuỳ theo giai đoạn và mức độ thở và khép lại khi phát âm.

THANH QUẢN bộ phận nằm ở đầu khí quản của động vật bốn chi. Ở động vật có vú, TQ có một tấm sụn giữ cho nó thông khí. Khi nuốt, lưỡi gà đóng kín TQ lại. Ở người, TQ lồi lên thành những nếp gấp, mỗi thành bên có hai nếp gấp: trên là băng TQ thất, dưới là dây thanh âm, giữa có một khe sâu gọi là buồng TQ. Các dây thanh âm do niêm mạc TQ

Page 226: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

dày lên, trong mô đệm của dây thanh âm có mô chống đỡ đặc biệt là mô túi nước, làm cho dây thanh âm rất cứng. Trong lớp đệm của buồng TQ có lượng bạch huyết dồi dào, tạo thành những điểm lympho và những nang bạch huyết. Ngoài ra, trong lớp đệm của nắp, băng TQ thất và buồng TQ còn có nhiều tuyến tiết nước bọt và tiết nhầy.

THANH THẢI (tên gọi đầy đủ: hệ số thanh thải huyết tương), tỉ lệ giữa lưu lượng của một chất nào đó trong nước tiểu tính cho 1 phút và nồng độ của chất đó trong huyết tương. Trước tiên TT được nghiên cứu để thăm dò chức năng thận. Hệ số TT thận của một chất nào đó được biểu thị bằng số mililít huyết tương mà thận có thể lọc sạch hoàn toàn chất đó trong 1 phút. Vd. ở người lớn bình thường, hệ số TT đối với ure là khoảng 54 ml/phút; thực ra đây là một số ảo có được do tính toán, vì không thể có một thời điểm nào mà trong huyết tương lại hoàn toàn không có ure.

THANH THÍNH HỌC chuyên khoa sâu của ngành tai – mũi - họng chuyên về các vấn đề có liên quan chung tới giọng, tiếng nói và thính giác.

THANH TOÁN BỆNH loại trừ bệnh ở một nước hay một khu vực. Mục tiêu TTB thường chỉ đạt được sau một thời gian dài, thực hiện nghiêm ngặt chương trình quốc gia nhằm thanh toán một bệnh cụ thể, nhất là các bệnh từ súc vật truyền sang người. Một loại bệnh đã được thanh toán nhưng nếu không có biện pháp kiểm soát chặt chẽ, có thể tái phát do lan truyền, xâm nhập từ nơi khác đến, đặc biệt do kiểm dịch xuất nhập khẩu không chặt chẽ. Sau nhiều năm công bố TTB, dịch sốt lở mồm long móng lại nổ thành đại dịch ở lợn năm 1997, gây thiệt hại cho ngành chăn nuôi lợn ở Đài Loan. Tuy nhiên, thanh toán triệt để một loại bệnh nào đó về mặt thực tế không phải bao giờ cũng đạt được. Bệnh coi là đã được thanh toán khi đạt mục tiêu hạn chế bệnh đến mức không còn gây thiệt hại dù nhỏ và trạng thái vệ sinh của đàn súc vật được ổn định , bệnh ít có điều kiện tái nhiễm. Vd. ở Việt Nam, bệnh dịch tả trâu bò đã được thanh toán; bệnh lao bò đã được thanh toán lần đầu tiên ở Đan Mạch, về sau một số nước khác cũng công bố TTB này (Anh, Hoa Kỳ, Cuba, Nga…); bệnh sẩy thai truyền nhiễm bò (Brucellosis) đã được thanh toán ở Thuỵ Sĩ, Thuỵ Điển, Bắc Ailen.

THANH TRA VỆ SINH xem xét kĩ để biết và nhận định về: tình hình chấp hành pháp luật và các quy định về vệ sinh (theo Luật bảo vệ sức khoẻ) của các tổ chức nhà nước (kể cả ngành y tế), tổ chức xã hội, cộng đồng và mọi công dân; tình hình môi trường và những thay đổi có thể xảy ra do tự nhiên, nhất là tác động của con người và có ảnh hưởng đến sức khoẻ, đời sống của con người; đề xuất các biện pháp cải thiện tình hình môi trường. Nếu cần, có thể đề ra các biện pháp xử lí (kĩ thuật, hành chính, hình sự, vv.) các vụ vi phạm và theo dõi kết quả xử lí.

THẢO QUẢ (Amomum tsaoko), cây thân thảo, họ Gừng (Zingiberaceae), cao 2 – 3 m, thân rễ mọc ngang. Hoa màu đỏ nhạt, mọc ở gốc. Quả chín có màu nâu. Cây mọc hoang và được trồng ở nam Trung Quốc và Miền Bắc Việt Nam, chủ yếu ở Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang, Tuyên Quang. Thu hoạch quả hằng năm vào tháng 10 – 12. Hạt chứa 1,5 % tinh dầu, nước thơm ngọt. Dùng làm gia vị, chế bánh kẹo và dùng trong Đông y. Là đặc sản xuất khẩu có giá trị.

Page 227: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

THÁP TUỔI (cg. tháp tuổi dân số), một loại đồ thị thống kê được dùng để biểu thị sự kết hợp cơ cấu tuổi và cơ cấu giới tính của dân số dưới dạng hình học. Tháp gồm các hình chữ nhật xếp chồng lên nhau với chiều dài biểu thị tỉ lệ phần trăm dân số của từng nhóm tuổi trong tổng số dân và chia làm 2 phần: phần bên trái là số nam, bên phải là số nữ. Tuỳ theo đặc điểm của cơ cấu dân số, có các kiểu TT: tháp nhọn với chân rộng (nếu dân số có xu hướng tăng), tháp đứng (nếu dân số ổn định), tháp lá đề (nếu dân số có xu hướng giảm). Nếu số nữ nhiều hơn số nam, phần bên phải tháp rộng hơn phần bên trái (hình vẽ).

Tháp tuổi THÁP TUỔI DÂN SỐ x. Tháp tuổi.

THĂM DÒ (triết), x. Điều tra xã hội học; Bảng hỏi.

THẮT BAO QUY ĐẦU x. Nghẹt quy đầu.

THẮT LƯNG đồ trang phục phụ bằng da, nhựa, nilon, vải, lụa hoặc kim loại…để trơn hay trang trí hoa văn, màu sắc đẹp; dùng để quấn quanh bụng nhằm giữ cho quần, váy khỏi tụt, để thắt ra ngoài áo tạo đường eo, hoặc kết hợp để đeo gươm, lưỡi lê, bao đạn, chùm chìa khoá…có khi chỉ làm vật trang sức. Thường gắn bộ khoá (cũng là một đồ trang sức) ở một đầu có thể thít vào, nới ra hoặc để cởi hẳn ra. Loại không có khoá thường bằng vải, lụa mềm, sau khi quấn quanh bụng , đầu TL phải dắt vào đường vòng cho chặt hoặc buột nút thả 2 đầu xuống phía trước hay cạnh sườn. Do tính năng sử dụng hoặc do phong tục, mốt…có loại TL rộng bản đến hơn 10 cm, vd. TL của giám mục, vv. Phụ nữ Việt Nam xưa ưa dùng thắt lưng lụa màu hồng đào, cánh sen, hồ thuỷ, hoa lí, vàng chanh, mỡ gà, thắt 2, 3 cái một lúc đi cùng với bộ váy lĩnh hay sồi đen, yếm thắm, áo tứ thân mớ ba mớ bảy, với nón thúng quai thao, khăn nhiễu tím, vv.

THẮT ỐNG DẪN TINH (cg. đình sản nam), tiểu phẫu thuật thắt và cắt một phần ống dẫn tinh, làm gián đoạn đường đi của tinh trùng ra ngoài, nên khi giao hợp, tinh trùng không thể xâm nhập vào hệ sinh dục nữ. TÔDT loại bỏ chức năng sinh sản của người đàn ông nhưng vẫn duy trì khả năng giao hợp, không làm mất khoái cảm tình dục, hoàn toàn khác với hoạn (xt. Hoạn) vì hoạt động của tinh hoàn vẫn bình thường.

THẮT VÒI TRỨNG phẫu thuật thắt chít vòi trứng, ngăn cản không cho noãn gặp tinh trùng để tránh thụ tinh. Có phương pháp chỉ thắt hai vòi trứng mà không cắt đoạn và phương pháp vừa thắt vừa cắt, nhưng hầu như bao giờ cũng thắt kèm theo cắt để đề phòng vòi trứng thông trở lại. Tuy là phẫu thuật “thắt và cắt vòi trứng” nhưng trên thực tế người ta vẫn gọi tắt là TVT. Là một trong những biện pháp thực hiện sinh đẻ có kế hoạch có hiệu quả một cách vĩnh viễn, vì vậy, chỉ tiến hành TVT khi người phụ nữ yêu cầu vì đã có đủ số con theo nguyện vọng.

THÂM NHIỄM thương tổn nhiễm khuẩn phổi, biểu hiện trên phim X quang dưới hình ảnh một đám mờ nhạt đồng đều hay không, đôi khi đậm nét có ranh giới không rõ ràng, với kích thước khoảng vài centimét. Gặp trong nhiều bệnh phổi (lao phổi ban đầu đang tiến triển xuất tiết, viêm phổi), thâm nhiễm mau bay, vv.

Page 228: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

THẨM PHÂN MÀNG BỤNG kĩ thuật lọc các thành phần cặn bã độc của máu thay cho thận; dùng màng bụng (phúc mạc) làm màng lọc nhờ tính thấm có chọn lọc của màng bụng; truyền liên tục vào ổ màng bụng một dung dịch ưu trương nhẹ, trong đó khuếch tán các chất cặn bã có nitơ (tiến hành 4 – 5 lần trong một ngày, 3 ngày trong 1 tuần). Chỉ định: rất có hiệu quả trong điều trị suy thận, ngộ độc cấp tính (thuốc ngủ), rút nước cho bệnh nhân bị phù do suy tim hay bị phù phổi cấp. Kĩ thuật đơn giản và rẻ tiền hơn thận nhân tạo; được dùng ở cơ sở y tế không có thận nhân tạo; được dùng ở cơ sở y tế không có thận nhân tạo; có thể thực hiện ở gia đình.

THẨM PHÂN MÁU phương pháp thanh lọc ngoài thận giúp loại bỏ khỏi máu các chất cặn bã độc, dựa trên nguyên lí: các phân tử hoà tan trong hai dung dịch khác nhau (máu và dung dịch muối đẳng trương) được phân cách bằng một màng bán thấm, màng này giữ lại các chất keo và để khuếch tán các phân tử á tinh (ure, creatinin, natri, kali…) có kích thước nhỏ từ dung dịch có nồng độ cao (máu) về phía có nồng độ thấp (dung dịch đẳng trương). Màng bán thấm: màng bụng (phúc mạc), các màng nhân tạo bằng xelophan. Kĩ thuật TPM được dùng để chữa suy thận cấp, suy thận mạn, hôn mê gan, vv. Có hai phương pháp TPM: thẩm phân màng bụng; thận nhân tạo (x. Thẩm phân màng bụng; Thận nhân tạo).

THẨM THẤU hiện tượng dịch chuyển của dung môi từ dung dịch loãng đến dung dịch có nồng độ cao hơn qua màng bán thấm. Vd. dung dịch đường có nồng độ cao được ngăn cách với dung dịch đường có nồng độ thấp hơn bằng một màng bán thấm thì các phân tử nước từ dung dịch loãng chuyển qua màng sang dung dịch đặc. Màng kiểu này là màng bán thấm. Màng trong cơ thể sống là màng TT chọn lọc. Quá trình TT liên tục cho đến khi nồng độ hai bên bằng nhau. Áp suất cần thiết để làm ngừng quá trình TT là áp suất TT (gọi tắt tiếng Anh: OP – osmotic pressure). Dung dịch có nồng độ càng cao thì áp suất TT càng lớn. Đối với sung dịch rất loãng, áp suất TT phụ thuộc vào nồng độ và nhiệt độ theo phương trình: = CRT (C là nồng độ chất tan, mol/l; T - nhiệt độ tuyệt đối; R - hằng số khí). Hiện tượng TT được phát hiện vào năm 1748. Quá trình TT là đặc trưng rất quan trọng của quá trình sinh học. Thành tế bào hoạt động như một màng TT chọn lọc và TT có thể xảy ra ở phía trong hay ngoài tế bào. Cơ chế TT làm ngưng sự trương hoặc co tế bào, rất cần thiết đối với động vật. Ở thực vật, thành tế bào tương đối “mềm dẻo”, nồng độ trong tế bào có thể cao hơn nồng độ xung quanh và quá trình TT bị ngăn cản bởi áp suất trương của thành tế bào. Quá trình TT gồm sự khuếch tán qua màng. Nước khuếch tán từ dung dịch có nồng độ thấp đến dung dịch có nồng độ cao hơn. Áp suất gây ra chiều chuyển dịch của nước từ ngoài vào tế bào gọi là áp suất hút (SP – suction pressure; cg. thiếu hụt áp suất khuếch tán, áp suất khuếch tán thiếu). Đối với thực vật, áp suất này liên quan với áp suất TT của dịch tế bào (OP) và áp suất trương của thành tế bào (TP): SP = OP – TP. Thuật ngữ áp suất TT và áp suất hút ít được dùng để mô tả quá trình vận chuyển nước trong thực vật (x. Thể nước).

THÂN NÃO phần nối với não, gồm: hành não, cầu não và những cuống não. Ở TN, có 3 hiện tượng quan trọng: trục xám từ tuỷ lên. bị phân tán do bắt chéo nhau của những bó tháp và của những dãy Rây (Reil) từ bên này chạy sang bên kia và ra mặt trước; ống nối tuỷ bè ngang tạo thành não thất IV; phần chất xám riêng của TN. Ở hành não, chất xám và tuỷ bị phân thành 4 phần đối xứng làm nhiệm vụ vận động và cảm giác. Cầu não là nơi

Page 229: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

tiếp nhận những sợi cảm giác của dây thần kinh sọ não (các dây vận mặt, vận nhãn ngoài, thính giác, sinh ba). Cuống não nối não thất III với não thất IV, phần chất xám riêng phát triển mạnh, tạo thành vỏ củ não sinh tư, nhân đỏ và liềm đen. Ngoài ra, ở TN còn có những nhân xám của hệ phó giao cảm.

THÂN TẾ BÀO phần của tế bào thần kinh có chứa nhân. Dạng phình to và chứa các hạt nissi. Trung tâm tổng hợp, cung cấp vật liệu cho phần còn lại của tế bào thần kinh (x. Tế bào thần kinh).

THÂN THỂ TÂM THẦN x.Thuyết tâm thể.

THẦN (y), 1. Trong y học cổ truyền, T là một trong ba của quý (tam bảo) của cơ thể: tinh (x. Tinh), khí (x. Khí*) và T. T là tên gọi chung của tất cả các hiện tượng hoạt động sinh mệnh của con người (bao gồm tinh thần, ý thức, tri giác, vận động). T có cơ sở vật chất là tinh. Nếu tinh vượng thì T vượng; nếu tinh kiệt thì T suy. Nếu T vượng thì sự sống mạnh mẽ; nếu T yếu thì sự sống giảm sút; nếu mất T thì chết. Tâm quản lí T, là chỗ ở của T. Y học cổ truyền gọi là “tâm tàng thần”, “tâm chủ thần minh”.

2. Y học cổ truyền còn ghi: “tâm tàng thần”, “phế tàng phách”, “can tàng hồn”, “tì tàng ý”, “thận tàng chí”. Như vậy 5 tạng còn là chỗ ở của T. Y học cổ truyền gọi là “T tạng”. Phách chỉ công năng của các cơ quan trong cơ thể. Những công năng này hoạt động được nhịp nhàng nhờ công năng chủ trị tiết và chủ khí của phế. Hồn chỉ tinh thần và ý chí của người, do sự mưu lược của can quyết định. Ý chí, ý niệm, tức là những động cơ của sự suy nghĩ. Suy nghĩ do tì quản lí. Chỉ là kết quả của sự suy nghĩ thành thục và tạo điều kiện cho hoạt động. Chí do thận quản lí.

3. T trong y học cổ truyền thể hiện chức năng của hệ thống thần kinh, song lại có thêm chức năng của tâm và các tạng khác. Tâm có vai trò quyết định đối với T (“tâm chủ T”), vì nếu tâm ngừng hoạt động thì chết và T mất.

THẦN GIAO CÁCH CẢM hiện tượng truyền ý nghĩ, cảm xúc qua khoảng cách không gian dựa vào các giác quan cảm xúc, chức không dựa vào các phương tiện kĩ thuật. Hiện tượng kì lạ này đang được nghiên cứu, chưa khẳng định rõ ràng về bản chất vật lí, cơ chế của sự mã hoá các thông tin, các phương sách, sự giải mã và ảnh hưởng của nó đến các quá trình sinh lí thần kinh và các quá trình tâm lí như thế nào.

THẦN KINH ĐỐI GIAO CẢM thuật ngữ chỉ một bộ phận cấu thành của hệ thần kinh tự chủ. Hệ thần kinh tự chủ bao gồm hệ thần kinh giao cảm và hệ TKĐGC, giữ vai trò kiểm soát mọi hoạt động không ý thức của cơ thể. Thân tế bào của hệ TKĐGC xuất phát từ thân não và hạt nhân của các dây thần kinh sọ não III, VII, IX và X; một số sợi khác xuất phát từ mấy đốt cùng của tuỷ sống. Các sợi đối giao cảm đi riêng biệt hoặc đi cùng với một số sợi của thần kinh gai. Dây thần kinh phế - vị, dây X là dây thần kinh quan trọng nhất, phân bố rộng rãi và đưa các sợi đối giao cảm đến khắp nơi trong cơ thể, trừ tứ chi. Các sợi của hệ TKĐGC chi phối tim, các cơ trơn của một số mạch máu, phế quản, ống tiêu hoá, bàng quang…và cả một số tuyến chế tiết. Hệ TKĐGC điều hoà chức năng nội tại của cơ thể và tham gia bảo vệ năng lượng; còn hệ thần kinh giao cảm có liên quan

Page 230: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

tới việc huy động năng lượng của cơ thể trong các chấn động cơ thể và cảm xúc. Giữa hai hệ đối giao cảm và giao cảm có một sự cân bằng đảm bảo cho tình trạng hằng định của cơ thể.

THẦN KINH GIAO CẢM hệ thống thần kinh của đốt sống cơ thể, gồm bốn sừng của từng bên cột sống, trên đường đi có rất nhiều hạch, chúng nhận những nhánh tới tuỷ sống và đưa nhiều gấp bội nhánh đi ra từ chúng hợp thành những dây thần kinh tuỷ sống, dây thần kinh sọ não, một số khác phân chia tới các bộ phận khác nhau, hợp thành hoặc phân chia các đám rối cảnh, hang thái dương, hạ vị, vv. Hệ thống TKGC chi phối các cơ trơn, tim và có quan hệ mật thiết với chức năng nội tiết, các cử động mạnh và quá trình dinh dưỡng.

THẦN KINH HỌC chuyên ngành y học nghiên cứu hệ thần kinh và các bệnh thần kinh (trừ các bệnh tâm thần).

THẦN KINH HÔNG (cg. thần kinh toạ), dây thần kinh lớn và dài nhất trong cơ thể, chi phối vận động, cảm giác và dinh dưỡng gần như toàn bộ chi dưới (mặt sau đùi, cẳng và bàn chân). TKH còn là từ để chỉ chứng đau dây TKH; người bệnh đau từ vùng mông lan xuống mặt sau đùi, có thể xuống đến cẳng và bàn chân; chân bị bệnh yếu, tê, teo nhỏ, vv.; nguyên nhân có thể do viêm, do lạnh, nhưng phần lớn do đĩa đệm đốt sống vùng thắt lưng – cùng lồi ra chèn ép (thoát vị đĩa đệm). Điều trị TKH: nghỉ ngơi, châm cứu, vật lí trị liệu, thuốc chống đau, phẫu thuật trong trường hợp do chèn ép. Phòng bệnh bằng cách chống các tư thế và động tác sai trong lao động và vận động có thể gây tổn thương đĩa đệm đốt sống.

THẦN KINH LI TÂM dây thần kinh dẫn các xung động từ hệ thần kinh trung ương đến các vùng ngoại biên như tới cơ…

THẦN KINH NGÔN NGỮ HỌC bộ môn khoa học kết hợp tri thức của cả thần kinh học lẫn ngôn ngữ học để nghiên cứu và phục hồi những kĩ năng và thói quen ngôn ngữ đã bị mất (hoặc bị phá vỡ) ở những người bệnh, tức là nghiên cứu các bình diện tâm lí – ngôn ngữ học của bệnh mất ngôn ngữ.

THẦN KINH THỊ GIÁC một phần của đường thị giác, có nhiệm vụ truyền cảm giác thị giác từ mắt lên hướng vỏ não vùng chẩm. Dây TKTG đi từ đĩa thị giác ở gần cực sau nhãn cầu đến phần trước của giao thoa thị giác và do hàng triệu sợi trục của các tế bào thần kinh (ở võng mạc) tạo thành.

THẬN đôi cơ quan bài tiết chính của động vật có xương sống; còn là cơ quan điều hoà áp suất thẩm thấu. Được hình thành từ các đơn vị bài tiết (nguyên thận), lọc, hấp thu lại một cách chọn lọc nước, muối khoáng, glucozơ…và hình thành các chất thải. Ở động vật có vú, T có dạng bầu dục màu đỏ nâu, nằm phía sau khoang bụng. Nhận máu động mạch từ động mạch T và trả lại máu tĩnh mạch theo tĩnh mạch T. Các ống niệu dẫn nước thừa, muối, các hợp chất nitơ (ure và axit uric) - nước tiểu từ T vào bàng quang rồi từ đó thải ra ngoài.

Page 231: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

Trong quá trình phát triển diễn ra sự thay đổi qua 3 kiểu: 1) Tiền thận là kiểu T đầu tiên của động vật có xương sống, có ở cá hương và nòng nọc. Gồm nhiều ống hở dầu, xếp theo kiểu phân đốt ở ngay sau tim. Thu thập các chất bài tiết lỏng từ thể khoang rồi đổ vào lỗ huyệt qua ống dẫn tiền thận. Đến lúc trưởng thành được thay bằng trung và hậu thận. 2) Trung thận là kiểu T thứ cấp của động vật có xương sống, gặp ở cá, ếch nhái trưởng thành. Gồm các ống phân đốt, một đầu đổ vào các nang Bâumân dạng chén. Đôi khi các ống này có nhánh mở ra phía bên là các ống dẫn trung thận hay ống Vonphơ thay cho ống dẫn tiền thận. Ở bò sát, chim và động vật có vú, trung thận được thay bằng hậu thận, còn trung thận hình thành mào tinh hoàn ở con đực. 3) Hậu thận là đôi cơ quan bài tiết ở động vật có xương sống, gồm vô số ống nhỏ có nếp cuộn. Có ở cá và lưỡng cư.

Thận THẬN HỌC một chuyên khoa sâu của nội khoa nghiên cứu về sinh lý và bệnh lý, phòng và chữa các bệnh của hệ thống tiết niệu.

THẬN HƯ (tk. thận hư nhiễm mỡ), bệnh cầu thận mạn tính, tiên phát, mà tổn thương rất ít ở cầu thận, nhưng các liên bào ống thận bị thâm nhiễm mỡ. Triệu chứng nổi bật: phù rất to toàn thân, thường kèm theo cổ trướng, trong nước tiểu có nhiều protein, protein

Page 232: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

trong máu giảm, lipit máu tăng. Các triệu chứng của TH còn gặp trong nhiều tình trạng bệnh lý khác (cg. hội chứng thận hư). TH diễn biến từng đợt, hay tái phát, kéo dài trong nhiều năm. Điều trị chủ yếu bằng prednison (prednisolon).

THẬN NHÂN TẠO thiế bị y tế dùng để thanh lọc máu ngoài thận và cơ thể nhờ một màng lọc nhân tạo bằng xenlophan (xt. Xenlophan), cho phép loại được chất độc tính trong máu. Máy gồm: một bộ phận bơm máu; một bộ phận bơm một dung dịch muối khoáng đẳng trương có cấu tạo tương tự như huyết tương bình thường; giữa máu và dung dịch là một màng lọc máu; một hệ thống tự động để điều chỉnh áp lực máu, áp lực dịch, kiểm tra các thành phần của dịch, vv. Sử dụng TNT để điều trị suy thận cấp, suy thận mạn, ngộ độc cấp, vv.; mỗi tuần 3 lần, mỗi lần từ 2 – 10 giờ (x. Thẩm phân máu). Là một phương thức điều trị đắt tiền; thường dùng để chuẩn bị cho ghép thận.

THẬN Ứ MỦ nhiễm khuẩn nặng toàn bộ thận, gây ứ mủ ở bể thận, làm bể thận bị căng dãn, nhu mô thận bị viêm và bị phá huỷ (viêm mủ thận) và gây phản ứng viêm ở các mô xung quanh (viêm quanh thận). Biểu hiện lâm sàng: sốt, thận to và đái ra mủ gián cách.

THẬN Ứ NƯỚC tình trạng bể thận, đài thận và kể cả thận bị nước tiểu vô khuẩn làm căng dãn do một chướng ngại vật (sỏi, niệu quản, vv.) hay một khuyết tật về trương lực và tính nhu động của bể thận làm nghẽn tắc thường xuyên hoặc tạm thời dòng chảy của nước tiểu. Biểu hiện lâm sàng: đau tức vùng thắt lưng hay gọi là cơn đau quặn thận; khối lượng nước tiểu bài tiết trong 24 giờ thất thường; thận to. Không chữa kịp thời, sẽ dẫn tới nhiễm khuẩn và biến chứng thận ứ mủ.

THẤP KHỚP một từ có hàm ý chung bao gồm một nhóm các bệnh khớp cấp tính và mạn tính do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên, nhưng phần lớn là chưa rõ nguyên nhân; có triệu chứng chung là sưng, đau ở khớp và phần mềm quanh khớp. Trong y học, người ta thường dùng từ TK ghép với một số từ khác để chỉ một bệnh khớp cụ thể, vd. TK cấp, TK vẩy nến, TK phản ứng, TK cận ung thư, vv. Vì là một từ chung để chỉ nhiều bệnh nên việc phòng và chữa phải dựa vào từng bệnh cụ thể.

THẤP TIM thấp khớp cấp [cg. bệnh Buiô, theo tên của Buiô (J. de Bouillaud, thầy thuốc Pháp)], bệnh gặp ở trẻ em và người trẻ tuổi: sưng đau nhiều khớp, viêm các màng của tim, múa giật do tổn thương thần kinh, nổi ban và cục ở ngoài da. Nguyên nhân: nhiễm liên cầu khuẩn ở hầu họng dẫn tới tình trạng miễn dịch gây phản ứng viêm ở khớp, tim, thần kinh, mô dưới da, vv. Bệnh khỏi nhưng để lại các tổn thương vĩnh viễn ở tim, gây hẹp, hở các van tim, vv.; cuối cùng là suy tim và loạn nhịp. Điều trị: trong đợt cấp tính phải nghỉ ngơi tuyệt đối, tiêm kháng sinh chống vi khuẩn, corticoid chống viêm…Phòng bệnh táo phát bằng tiêm penicillin tan chậm, 3 tuần một lần cho đến năm 25 tuổi.

THẦY THUỐC người có đủ các điều kiện về trình độ chuyên môn (tốt nghiệp trường y), phẩm chất (y đức) và được cho phép về mặt pháp lí để thực hành y học, cụ thể là phòng bệnh, chẩn đoán, điều trị, phục hồi chức năng cho cá nhân và (hoặc) cho cộng đồng. Trong xã hội ngày nay, hoạt động của TT rất đa dạng: có thể thuộc khu vực nhà nước hoặc khu vực tư nhân, có thể làm TT đa khoa hay chuyên khoa, TT Tây y hay Đông y (y học dân tộc cổ truyền), v.v. Hoạt động trong bất cứ khu vực dịch vụ nào, TT cũng phải cố

Page 233: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

gắng thực hiện đúng lời dạy của Hồ Chủ Tịch “lương y phải như từ mẫu” và theo lời thề của sinh viên y khoa lúc tốt nghiệp và trước khi hành nghề [lời thề Hippôcrat (Hippocrate) hay lời thề riêng của mỗi nước]

THẦY THUỐC CHUYÊN KHOA thầy thuốc được đào tạo theo một lĩnh vực chuyên môn, kĩ thuật hẹp thuộc các chuyên ngành của y học và làm việc lâu dài trong lĩnh vực được đào tạo. Có TTCK diện rộng, vd. nội khoa tổng quát; TTCK diện hẹp, vd. nội tiết, nội khoa tim mạch, bệnh phổi, ngoại chấn thương, ngoại chỉnh hình, vv.

THẦY THUỐC LÂM SÀNG thầy thuốc chữa bệnh thăm khám trực tiếp bệnh nhân tại phòng hay giường bệnh, tại phòng khám, tại nhà bằng các phương pháp cổ điển (hỏi, nhìn, sờ, gõ, nghe) hay tứ chẩn của y học cổ truyền dân tộc; sau đó có sự hỗ trợ của các xét nghiệm cần thiết rồi tổng hợp các dấu hiệu lâm sàng, các kết quả xét nghiệm một cách biện chứng trên cơ sở các hiểu biết y học và kinh nghiệm bản thân, để đi đến chẩn đoán, đề ra các biện pháp đieề trị và phòng bệnh cho bệnh nhân. Nội dung hoạt động của TTLS khác với nội dung hoạt động của thầy thuốc làm ở phòng thí nghiệm, các cơ sở vệ sinh – phòng dịch, các cơ quan quản lý nhà nước, vv. TTLS có thể là thầy thuốc đa khoa (tổng quát) hay chuyên khoa sâu, làm việc ở các cơ sở y tế thuộc các tuyến của hệ thống y tế quốc lập, dân lập hay ở các cơ sở y tế tư nhân. Với chủ trương chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho toàn dân, cần chú ý tới vai trò của TTLS đa khoa làm việc ở các trạm y tế cơ sở (xã, trường học, cơ sở sản xuất) theo phương thức người thầy thuốc gia đình.

THẦY THUỐC NHÂN DÂN danh hiệu cao quý mà Nhà nước phong cho những thầy thuốc có nhiều thành tích xuất sắc, tiêu biểu của ngành y tế trong công tác bảo vệ sức khoẻ nhân dân.

THẦY THUỐC ƯU TÚ danh hiệu mà Nhà nước phong cho những thầy thuốc có nhiều thành tích trong công tác bảo vệ sức khoẻ nhân dân.

THEOPHILIN (A. theophylline; cg. 3,7 – đihiđro – 1,3 đimetyl – 1H – purin – 2,6 – điom), C7H8N4O2.H2O. Hợp chất thuộc lớp ancaloit, tách ra từ lá chè. Tinh thể màu trắng, vị đắng; tnc = 268 – 272oC. Khó tan trong nước lạnh; tan dễ hơn trong nước nóng và etanol nóng. Có tác dụng lợi tiểu mạnh và kích thích hệ thần kinh trung ương. Dùng làm thuốc dãn mạch (thuốc hen phế quản).

Page 234: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

THỂ DỤC CHỮA BỆNH phương pháp chữa bệnh dùng các liệu pháp vận động để điều chỉnh trạng thái cơ thể, thống nhất giữa hoạt động thể lực và tâm lí, những cảm xúc có tác dụng điều hoà hoạt động của hệ thần kinh nội tiết, huy động “khả năng tự điều chỉnh, duy trì, phục hồi hoàn thiện ở mức độ cao của cơ thể” [theo Paplôp (I. P. Pavlov; 1849 – 1936; nhà sinh lí học Nga)]. TDCB là phương pháp điều trị toàn diện, chủ động, tích cực vì nó huy động tiềm lực của chính bản thân người bệnh vào việc chữa bệnh. Biện pháp: các bài tập vận động thể lực và tập thở có định lượng vận động; kết hợp chặt chẽ thể dục với vệ sinh và sinh hoạt hợp lí; sử dụng triệt để các yếu tố thiên nhiên như khí hậu, ánh nắng, nước, vv.; áp dụng các phương pháp xoa bóp chữa bệnh và xoa bóp hồi phục. Nhiều công trình khoa học chứng minh TDCB làm tăng tác dụng của thuốc.

THỂ DỤC DƯỠNG SINH x. Dưỡng sinh.

THỂ NHIỄM SẮC (cg. nhiễm sắc thể), cách gọi hiện đại của nhiễm sắc thể (x. Nhiễm sắc thể).

THỂ THUỶ TINH bộ phận trong suốt của mắt ở động vật, có hình dạng như một thấu kính lồi hội tụ; ở người và động vật có xương sống, TTT nằm sau mống mắt và trước dịch kính. TTT có khả năng biến đổi hình dạng (tăng độ cong của hai mặt), làm tăng lực khúc xạ khi nhìn gần ở khoảng cách dưới 5 m (x. Điều tiết). trong trường hợp bị tổn thương, TTT mất tính trong suốt (x. Đục thể thuỷ tinh).

THỂ TÍCH CẶN (cg. thể tích tồn dư; kí hiệu thường dùng RV), thể tích không khí còn lại trong phổi sau khi thở ra hết sức, trung bình khoảng 1.000 đến 1.200 ml tuỳ theo lứa tuổi, giới tính và chiếm 20 – 30% tổng dung tích phổi giảm ở người có tuổi, do nhu mô phổi giảm tính đàn hồi, dung tích sống thấp hơn; trong các bệnh khí thũng, các bệnh gây khoảng trống trong phổi (lao hang, nang phổi, apxe phổi, giãn phế quản diện rộng, vv.).

THỂ TÍCH DỰ TRỮ HÍT VÀO thể tích không khí còn có thể cố hít vào được sau một thì hít vào bình thường. Ở người Việt Nam, TTDTHV trung bình khoảng 1.100 ml (ở nữ), 1.500 ml (ở nam) và chiếm khoảng 50 – 56% so với dung tích sống lí thuyết. TTDTHV tăng ở những người cao gầy (xt. Dung tích phổi hít vào). Về phương diện sinh lí học, TTDTHV thể hiện ở khu vực phổi có khả năng tiếp nhận không khí mà khi

Page 235: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

thở bình thường không có không khí lưu thông. Tập thể dục, thở sâu, thở dài, có tác dụng tốt để phòng chống một số bệnh phổi.

THỂ TÍCH DỰ TRỮ THỞ RA thể tích không khí còn có thể cố thở ra được sau một hơi thở ra bình thường. Ở người Việt Nam, TTDTTR trung bình là 800 ml (ở nữ), 1.000 ml (ở nam) và chiếm tỉ lệ 32 – 38 % so với dunh tích sống lí thuyết. Khi tập thể dục hoặc hít sâu, TTDTTR giảm bớt, dung tích cặn chức năng cũng giảm đi, oxi đưa vào hoà trộn với một lượng không khí ít hơn, tạo được phân áp cần thiết để chuyển sang huyết tương và hồng cầu và đưa đầy đủ oxi đến tế bào.

THỂ TÍCH HÔ HẤP x. Thể tích lưu thông.

THỂ TÍCH KHỐI HỒNG CẦU (cg. thể tích huyết cầu), muốn tính TTKHC người ta cho chất chống đông vào máu, rồi hút vào ống đo thể tích khối huyết cầu (cg. ống Wintrobe); sau khi quay li tâm 5 phút với tốc độ 10 nghìn vòng/phút, lọc phần hồng cầu lắng xuống, đó chính là thể tích phần trăm của hồng cầu so với huyết tương trên thước đo. Ở người bình thường, TTKHC chiếm 45 – 50% (ở nam), 40 – 45% (ở nữ). TTKHC giảm dưới 40% ở nam, dưới 37% ở nữ trong bệnh thiếu máu; TTKHC tăng trong các trường hợp mất huyết tương, bỏng nặng, mất nước, ỉa chảy ở trẻ em, bệnh tả, vv.

THỂ TÍCH THỞ RA TỐI ĐA/GIÂY (cg. nghiệm pháp Tifơno, nghiệm pháp thở ra gắng sức, lưu lượng thở ra tối đa/giây), thể tích khí thở ra trong giây đầu tiên khi thở ra gắng sức và được đo trên phế dung kế. Còn gọi là nghiệm pháp Tifơno [theo tên Tifơno (M. Tiffeneau), thầy thuốc Pháp]. Bình thường TTTRTĐ/G chiếm tới 70 – 80 % dung tích sống. Muốn đo TTTRTĐ/G, người ta yêu cầu người được đo hít vào hết sức sau đó thở ra nhanh và mạnh hết sức, TTTRTĐ/G sẽ được ghi trên băng giấy của phế dung kế. TTTRTĐ/G giảm là biểu hiện có trở ngại lưu thông không khí thì thở ra với hai căn nguyên thường gặp là phế quản bị co thắt hoặc vướng mắc (trong hen, viêm phế quản) và nhu mô phổi giảm tính đàn hồi (trong bệnh khí thũng phổi hoặc xơ phổi). Xt. Thể tích lưu thông.

THỂ XÁC ĐỊNH KHÁNG NGUYÊN cấu trúc hoá học có kích thước nhỏ so với các đại phân tử, được nhận biết nhờ điểm hoạt động của một kháng thể. Nó xác định tính đặc hiệu của tương tác kháng nguyên – kháng thể.

THỂ NẰM ĐẦU DỐC (cg. thế Tơrenđêlenbua) x. Tư thế trong lâm sàng.

THỂ NẰM FAOLƠ x. Tư thế trong lâm sàng.

THỊ GIÁC khả năng nhìn thấy vật, hình, màu sắc ở xung quanh; một trong năm giác quan của người. TG bình thường cần phải có những điều kiện: các môi trường trong suốt của mắt, võng mạc (x. Nhãn cầu; Võng mạc) và các đường thị giác không bị tổn thương. Phân biệt: TG một mắt, TG hai mắt, TG màu sắc hay sắc giác (x. Sắc giác); TG trung tâm (x. Thị lực); TG ngoại vi (x. Thị trường).

Page 236: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

THỊ KÍNH bộ phận của dụng cụ quang học (kính hiển vi, kính viễn vọng, vv.) mà người quan sát nhìn vào. TK dùng để quan sát ảnh cho bởi vật kính. Xt. Thấu kính.

THỊ LỰC khả năng mắt nhận rõ các chi tiết của vật hoặc phân tách riêng biệt hai điểm gần nhau. Theo quy ước, mắt có TL 10/10 khi có khả năng phân tách hai điểm riêng biệt dưới một góc nhìn là 1 phút. TL trung tâm phụ thuộc vào các tế bào chóp ở vùng trung tâm võng mạc (hoàng điểm).

THỊ TRƯỜNG (y), TT của mắt là khoảng không gian mà một mắt có thể bao quát được khi mắt đó nhìn tập trung vào một điểm cố định. Bình thường, TT của một mắt rộng khoảng 90 độ ở phía thái dương, 55 độ ở phía mũi, 70 độ ở phía dưới. Những ranh giới của TT có thể thay đổi tuỳ thuộc từng cá nhân. Đo TT là một trong những phương pháp thăm dò chức năng của võng mạc và đường thị giác.

THÍCH NGHI (sinh, y), trong sinh học, TN là việc xuất hiện những tính trạng và đặc tính mà trong các điều kiện môi trường hiện có là có lợi cho cá thể hoặc quần thể. Nhờ TN mà sinh vật có khả năng tồn tại được trong môi trường đó. TN phát triển cá thể, nếu khi sinh vật có khả năng thích ứng với những điều kiện bên ngoài biến đổi trong quá trình phát triển cá thể của nó. TN cá thể có thể là TN genotip nếu diễn ra sự chọn lọc khả năng TN đã được tăng cường bởi sự xác định di truyền (sự biến đổi genotip) đối với những điều kiện đã biến đổi. TN có thể là thích nghi phenotip, nếu biến dị chỉ giới hạn trong phạm vi phản ứng do genotip không đổi quy định. Nếu ở sinh vật xuất hiện những tính trạng không có ý nghĩa đối với sự sống của chúng trong những điều kiện của môi trường đang tồn tại nhưng là những tính trạng TN trong những điều kiện sẽ biến đổi trong tương lai thì gọi là TN tương lai hay tiền TN.

THÍCH NGHI DI TRUYỀN sự thích nghi được hình thànhtrong quá trình phát triển cá thể của các loài sinh vật mà không phụ thuộc vào hiện trạng của môi trường; những thích nghi đó được củng cố bởi thuộc tính di truyền. Vd. màu sắc động vật sống bám cố định không phụ thuộc vào màu sắc môi trường xung quanh. Chúng thích nghi khi màu sắc nơi đó giống với màu sắc của chính bản thân sinh vật, thuận lợi cho việc lẩn tránh sự phát hiện và tấn công của kẻ thù.

THÍCH NGHI SINH LÝ sự thích nghi do quá trình tự điều chỉnh của bản thân sinh vật đối với sinh vật khác và đối với môi trường vật lí bên ngoài.

THIÊN ĐẦU THỐNG x. Glôcôm.

THIỂU NĂNG tình trạng bệnh lí trong đó chức năng của một cơ quan, một bộ phận của cơ thể giảm thấp, không đáp ứng được nhu cầu bình thường của cơ thể. Vd. TN động mạch vành – giảm tưới máu cơ tim do thương tổn (viêm động mạch vành, vv.), thu hẹp lòng động mạch vành tạo cơn đau thắt ngực; TN tuyến giáp – giảm tiết hocmon giáp, gây ra các dạng phù niêm (da ngấm nhầy, giảm chuyển hoá cơ bản, lãnh đạm tình dục, giảm hoạt động trí tuệ; trẻ em chậm lớn, không xuất hiện thời gian dậy thì, vv.).

Page 237: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

THIỂU NĂNG TÂM THẦN (hiện nay gọi là chậm phát triển tâm thần), các trạng thái chậm hay đình chỉ phát triển tâm thần do nhiều nguyên nhân (sinh học hay tâm lí xã hội). Có tỉ lệ cao ở vùng bệnh bướu cổ (bướu giáp) lưu hành. Căn cứ vào thương số trí tuệ, chia ra các mức độ chậm phát triển tâm thần từ nhẹ đến trầm trọng.

THIẾU ĂN (cg. thiếu dinh dưỡng), tình trạng bệnh lí do khối lượng thức ăn thu nhận vào cơ thể thấp hơn sự tiêu hao vật chất của cơ thể. Nguyên nhân: ăn ít vì lí do kinh tế, tín ngưỡng, tập quán; bệnh của hệ tiêu hoá làm giảm hấp thu; các bệnh làm tăng tiêu hao vật chất của cơ thể (đái tháo đường, đái dưỡng trấp, vv.); phụ nữ có thai, mẹ cho con bú, vv. TĂ gây ra nhiều mức biến đổi phát triển của cơ thể: biến đổi nhẹ, vd. trẻ em dưới 3 tuổi có tầm vóc nhỏ hơn bình thường; biến đổi nặng và kéo dài là suy sinh dưỡng protein – năng lượng, đặc biệt là nếu có bệnh nhiễm khuẩn. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, một nửa số trẻ em ở các nước đang phát triển hiện đang trong tình trạng TĂ. Xt. Suy dinh dưỡng.

THIẾU CHẤT DINH DƯỠNG 1. Đối với động vật: không có hay thiếu một yếu tố dinh dưỡng nào đó cần thiết cho cơ thể. Nguyên nhân có thể do cung cấp chất dinh dưỡng không đủ trong khẩu phần; hoặc do sử dụng, khi cơ thể tiêu hoá, chuyển hoá, đồng hoá không tốt mà thiếu. Có trường hợp TCDD lại do thừa một yếu tố nào đó, nên cơ thể bị thiếu yếu tố này, vd. thừa axit béo không no trong khẩu phần làm tăng những cầu về vitamin E gây chứng thiếu lâm sàng về vitamin E2. Đối với thực vật: không có hay thiếu yếu tố dinh dưỡng cần cho cây trong đất hay môi trường nuôi cây. TCDD có nhiều triệu chứng: vd.thiếu nitơ cây sinh trưởng kém, lá kém xanh, ngả màu vàng nhạt, ra hoa ít, lượng protein giảm; thiếu lân, lá ngả màu vàng sẫm, rồi có vệt tím, quả hạt ít và chậm chín; thiếu kali lá úa vàng từ ngoài mép, thân cây yếu dễ đổ, quả hạt teo quắt lại…Mỗi loại hoa màu cần hút từ đất một số chất dinh dưỡng nhất định để cho năng suất cao.

THIẾU DINH DƯỠNG x. Thiếu ăn.

THIẾU DƯỠNG CHẤP thiếu chất dịch màu trắng sữa có chứa protein và sản phẩm tiêu hoá của mỡ. Dịch này được hấp thụ từ nhung mao ruột và vận chuyển theo đường ống bạch mạch (gọi là ống dưỡng trấp) để đưa vào máu. Nguyên nhân: các bệnh của ống tiêu hoá ảnh hưởng đến quá trình tiêu hoá thức ăn; các bệnh của ruột ảnh hưởng đến nhung mao ruột và sự hấp thụ dưỡng trấp; các bệnh gây ra đái dưỡng trấp.

THIẾU MÁU trạng thái bệnh lí của máu do giảm số lượng hồng cầu (dưới 4 triệu) hay chính xác hơn là giảm số lượng hemoglobin (huyết sắc tố) trong một đơn vị thể tích máu (bình thường có 12 – 16 g hemoglobin trong 100 ml máu). Có nhiều nguyên nhân, có thể xếp thành 4 loại: 1) Giảm tạo máu do suy tuỷ xương hay do thiếu nguyên liệu để tạo máu, thiếu sắt [bệnh xanh lướt ở thiếu nữ, người có thai, vv; thiếu vitamin B12, bệnh Bimơ hay thiếu máu ác tính [theo tên của Bimơ (A. Biermer), thầy thuốc người Đức], thiếu enzim, thiếu protein (sau cắt dạ dày, có thai, sinh đẻ, vv.), thiếu dinh dưỡng (thiếu protein, thiếu vitamin…) 2)Tăng vỡ hồng cầu: do bản thân hồng cầu kém chất lượng hay xuất hiện trong huyết tương những chất làm vỡ hồng cầu, nhiễm độc kim loại, hoá dược, truyền nhầm nhóm máu. 3) Do chảy máu ra ngoài (trĩ, rong kinh, giun móc…). 4)Không tìm thấy nguyên nhân. Dấu hiệu tuỳ theo mỗi loại bệnh: rối loạn tiêu hoá (biếng ăn, chán ăn,

Page 238: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

ăn không tiêu…); rối loạn thần kinh (chóng mặt, mất ngủ, chóng mệt mỏi, giảm trí nhớ…); sụt cân, người gầy yếu, xanh xao, da và niêm mạc nhợt nhạt, trắng bệch, vv. Xét nghiệm máu thấy giảm số lượng hồng cầu, giảm số lượng hemoglobin…Chữa bệnh theo nguyên nhân (trị giun sán nhất là giun móc, sốt rét, lao, thiếu vitamin, thiếu sắt, vv.); cải thiện chế độ ăn uống để tăng cường dinh dưỡng (tăng cường lượng protein, vitamin, lòng đỏ trứng gà, trứng vịt lộn, rau mống); cho các chất sắt có kèm axit folic, viên sắt. Trường hợp mất máu nặng, có thể phải truyền máu. Cần có chế độ an dưỡng, lao động phù hợp với mức độ thiếu máu.

THIẾU MÁU ÁC TÍNH bệnh thiếu máu xảy ra ở người trên 40 tuổi. Các đặc điểm huyết học: giảm nhiều số lượng hồng cầu, tăng kích thước hồng cầu và tăng tỉ lệ hemoglobin; có nhiều nguyên hồng cầu trong tuỷ xương. Các dấu hiệu lâm sàng: rối loạn tiêu hoá (viêm lưỡi, giảm hay thiếu dịch vị, đau bụng, nôn, vv.); hoa mắt, chóng mặt, chảy máu cam; rối loạn thần kinh (giảm trí nhớ, thay đổi tính tình, liệt chi…). Nguyên nhân: thiếu vitamin B12 do không được hấp thụ ở ruột non, trong bệnh viêm dạ dày teo; cũng có thể do một yếu tố di truyền như các bệnh tự miễn dịch. Điều trị theo chỉ định của thầy thuốc.

THIẾU MÁU CƠ TIM tình trạng động mạch vành không cung cấp đủ máu cho cơ tim để cơ tim được nuôi dưỡng và làm việc bình thường. Nguyên nhân: vữa xơ động mạch vành làm cho lòng động mạch bị hẹp lại; co thắt động mạch vành; một nhánh động mạch vành bị tắc hẳn gây nhồi máu cơ tim (cấp và mạn); cơ tim làm việc quá nhiều trong một số trường hợp sinh lí hoặc bệnh lí (luyện tập, thi đấu thể thao, bệnh bazơđô, vv.). TMCT thường gây ra cơn đau thắt ngực, có thể ngất (đột quỵ). Ghi điện tim và làm nghiệm pháp gắng sức là phương pháp tốt phát hiện tình trạng TMCT. Sau mỗi đợt bệnh, có nguy cơ tái phát, đợt bệnh sau nặng hơn đợt bệnh trước. Cần có chế độ lao động, sinh hoạt nhẹ, thích hợp, tránh các gắng sức đột ngột. Cần đi khám bệnh, để được thầy thuốc hướng dẫn điều trị, theo dõi chặt chẽ và quản lí sức khoẻ. Khi tai biến xảy ra, cần bình tĩnh, nằm nghỉ tuyệt đối tại giường, di chuyển nhẹ nhàng đến bệnh viện để được điều trị một cách tích cực và kịp thời.

THIẾU MÁU CỤC BỘ giảm lượng máu đến một vùng của cơ thể do thu hẹp lòng của động mạch bình thường vẫn tưới máu cho vùng đó. Nguyên nhân: vữa xơ động mạch, viêm tắc động mạch, chèn ép ở phía ngoài, co thắt động mạch, vv. Hậu quả là phần thiếu máu bị hoại tử, nếu thiếu máu kéo dài. Các triệu chứng lâm sàng và diễn biến của bệnh thay đổi tuỳ theo động mạch bị tắc và vị trí của điểm bị tắc: tắc động mạch vành hay một nhánh động mạch vành có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim; viêm tắc động mạch chi dưới diễn biến thành nhiều đợt và gây hoại tử từng khúc của chi, tuần tự từ dưới lên.

THIẾU MẬT, VÔ ĐỞM hội chứng gan ngừng tiết mật, gây nên nhiều rối loạn tiêu hoá (ăn không tiêu, trướng bụng, phân mất màu, vv.). Tiên lượng bệnh xấu.

THIẾU OXI sự giảm lượng oxi tới các mô, hậu quả của tình trạng giảm oxi trong máu, làm cho các mô trong cơ thể không nhận đủ oxi. Nguyên nhân: giảm phân áp oxi trong không khí (trên núi cao, vv.); ngạt thở, tắc đường thở, suy cơ hô hấp, rối loạn khuyếch tán oxi từ phổi và máu, từ máu vào các mô; thiếu máu. Biểu hiện lâm sàng: tím tái, khó

Page 239: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

thở, thở gấp, mạch nhanh, rối loạn thần kinh. Điều trị: chữa căn nguyên, liệi pháp oxi hỗ trợ.

THIẾU PROTÊIN tình trạng bệnh lí do cung cấp không đủ protein (nguồn protein động vật, thực vật) về cả lượng và chất cho nhu cầu mà cơ thể đòi hỏi phát triển và hoạt động (lao động trí óc đòi hỏi nhiều protein hơn các loại lao động khác). TP thường kèm theo thiếu nhiều thành phần dinh dưỡng khác, tạo nên sự thiếu và suy dinh dưỡng protein – năng lượng, đặc biệt ở trẻ em, có thể chiếm đến 50% tổng số trẻ em dưới 5 tuổi ở các nước đang phát triển. Nguyên nhân: tình trạng kém phát triển ở các nước thuộc thế giới thứ ba (sự nghèo khổ, tình trạng kinh tế – xã hội, khoa học kĩ thuật, công tác bảo vệ sức khoẻ thấp kém, dân trí chưa mở mang, vv.). Giải quyết tình trạng TP đòi hỏi một chương trình tổng hợp phát triển đất nước mà các điểm nổi bật là phát triển giáo dục – văn hoá, nâng cao dân trí, tăng cường sản suất lương thực – thực phẩm, cải tiến chính sách phân phối, thực hiện chăm sóc sức khoẻ ban đầu, kế hoạch hoá gia đình, vv.; nên thay một phần protein động vật bằng protein thực vật từ đậu tương, rau khô (hàm lượng protein lên đến 25%), vv.

THIẾU SẮT tình trạng khi lượng sắt trong cơ thể xuống dưới 2 g (bình thường cơ thể người lớn có 3 – 4 g sắt). Mỗi ngày, thức ăn đưa vào cơ thể khoảng 10 – 20 mg sắt và niêm mạc ruột hấp thụ khoảng 1 mg. Sắt được thải qua đường tiêu hoá, da và nước tiểu cũng khoảng 1 mg/ngày. Sắt hấp thụ được vận chuyển trong máu dưới dạng kết hợp transferin hay siderophilin, có thể dự trữ (chủ yếu ở gan) hoặc đến nơi sử dụng (tổng hợp hemoglobin ở tuỷ xương). Biểu hiện dễ thấy nhất của TS là thiếu máu. Xét nghiệm máu sẽ xác định được nguyên nhân thiếu máu do TS. Cách chữa thường đơn giản: ăn thức ăn có nhiều chất sắt (rau muống, bí đỏ, gan, tim, bầu dục của lợn, bò, trâu…) kèm uống viên sắt. Trong trường hợp TS do rối loạn tiêu hoá (kém hấp thụ sắt) hoặc do giun móc thì phải khám và chữa bệnh theo chỉ dẫn của thầy thuốc chuyên khoa.

THIẾU VITAMIN trạng bệnh lí do cơ thể không được cung cấp đầy đủ lượng vitamin cho nhu cầu hàng ngày, làm cho lượng vitamin lưu hành trong máu giảm thấp. Nguyên nhân: chế độ ăn không cân đối giữa các thành phần gluxit, protein, lipit, rau quả, vv.; kĩ thuật bảo quản và chế biến lương thực, thực phẩm không đạt yêu cầu (vd. gạo xát quá kĩ, vv.), làm phá huỷ các vitamin; một số bệnh ở hệ tiêu hoá làm giảm khả năng hấp thụ vitamin (viêm dạ dày, cắt đoạn dạ dày, lỗ rò ruột, vv.); cơ thể tăng nhu cầu vitamin (vd. trong thời kì mang thai, cho con bú). Thiếu loại vitamin nào thì gây nên bệnh đặc thù của vitamin ấy. Vd. thiếu vitamin A gây bệnh quáng gà, khô giác mạc, dễ gây mù và là nguyên nhân chính gây mù loà ở trẻ em; thiếu vitamin B1 gây bệnh tê phù, bại liệt hai chân và bệnh tim cấp tính do tê phù; thiếu vitamin B3 (PP) gây bệnh pallagra (L. pellagra) (viêm da, viêm lợi, kiết lị, rối loạn tinh thần); thiếu vitamin B12 gây bệnh thiếu máu hồng cầu to [bệnh Bimơ (biermer)]; thiếu vitamin C gây bệnh scobut (L. Scorbutus) với triệu chứng chảy máu chân răng, chảy máu dưới da; thiếu vitamin D gây bệnh còi xương ở trẻ em, đau và xốp xương ở người lớn; thiếu vitamin E gây sẩy thai, vô sinh, có thể là một trong số những nguyên nhân dẫn đến thiểu năng sinh dục; thiếu vitamin K gây chảy máu…

Page 240: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

THÍNH GIÁC giác quan nhận biết các âm thanh. Con người có khả năng nhận biết các âm thanh trong khoảng tần số 16 – 20.000 Hz. Khi nói chuyện bình thường, cường độ âm thanh khoảng 30 – 40 dB. Đối với người làm việc thường xuyên trong môi trường quá ồn (cường độ âm thanh trên 80 dB), cần có các biện pháp giảm ồn, bảo vệ tai. Được rèn luyện tốt, tai người có thể phân tích, nhận biết được các âm đơn tạo thành âm phức. Nhờ có bộ não phát triển, người còn nghe và hiểu ý nghĩa của lời nói, âm nhạc, vv.

THÍNH HỌC chuyên khoa y học nghiên cứu, thăm khám chức năng thính giác, những vấn đề giảm sức nghe. Những phương pháp đo sức nghe chủ quan kinh điển như: đo bằng tiếng nói thầm, tiếng nói thường, âm thoa; đo bằng máy đo sức nghe (thính lực kế) dùng âm đơn – đường khí, dùng lời – đường xướng (thính lực lời), đo trên ngưỡng (hồi thính); đo bằng thính lực kế bán tự động, vv. Đo sức nghe khách quan gồm: ghi điện ốc tai (EcoG: électrocochléographie); ghi điện thế đáp ứng của não với tiếng động (ERA – Evoked Response Audiometry, BERA – Brainstem Evoked Response Audiometry). Đo trở kháng tai, ghi nhĩ đồ, phản xạ âm học các cơ hòm nhĩ (thường gọi là phản xạ bàn đạp) cũng được coi là phương pháp đo khách quan trong thính học. Đối với trẻ em, có thể sử dụng phản xạ có điều kiện để đo sức nghe. Đo âm phản hồi của ốc tai (oto – acoustic emissions – kemp – echo) là cách đo sức nghe khách quan khá chính xác đối với trẻ nhỏ.

THÍNH LỰC KẾ x. Máy đo sức nghe.

THÍNH MŨI mũi có khả năng nhận biết tốt các mùi. Mũi người có thể phân biệt khoảng 4.000 mùi khác nhau. Khi nồng độ của mùi trong không khí tăng đến 30%, người ta mới cảm nhận được có sự thay đổi về cường độ mùi. Có những người không thể nhận biết một số mùi nào đó, có thể là do bẩm sinh. Nhiều bệnh làm cho khứu giác giảm sút, sai lạc, hoặc mất hẳn (vd. bệnh trĩ mũi).

THÍNH NGƯỠNG (cg. ngưỡng nghe được), cường độ nhỏ nhất của âm thanh mà tai người có thể nhận biết được. TN phụ thuộc vào tần số âm và phụ thuộc vào từng người khác nhau. Trong vùng tần số khoảng 1kHz, TN có giá trị cỡ 10-16 W/cm2.

THÍNH TAI có thính giác tốt hơn bình thường. Tiêu chí của thính giác bình thường gồm: về tần số – giới hạn nghe từ 16 – 20 Hz đến 16.000 – 20.000 Hz, tuổi càng cao giới hạn nghe càng giảm; về cường độ – ngưỡng nghe tối thiểu là 0 dB (đêxinben) trên máy đo sức nghe (đó là mức trung bình, nghĩa là có người nghe tốt hơn mức đó); mức độ phân biệt hai âm khác nhau về cường độ khoảng 1 – 2 dB, về tần số tăng hoặc giảm 10%. Tính ra, tai người có thể nghe và phân biệt 300 nghìn âm cơ bản. Từ 20 tuổi trở đi, sức nghe đã bắt đầu suy giảm, mỗi năm suy giảm thêm một chút, đến khoảng 50 – 60 tuổi đã có ít nhiều trở ngại trong giao tiếp. Đó là quá trình lão thính. Quá trình này xảy ra ở mỗi người một khác. Có người cao tuổi mà vẫn nghe tốt, có người ít tuổi hơn mà điếc nặng hơn. Tai có thể phân biệt được những âm thanh cần nghe trong tiếng ồn ào hỗn tạp. Được luyện tập, tai có thể nhận biết những âm cơ bản cấu thành một âm thanh tự nhiên. Vd. có nhạc sĩ đã ghi lại thành những nốt nhạc tái hiện tiếng chim hót, tiếng sóng vỗ, vv.

THOÁI HOÁ sự biến đổi cấu trúc một bộ phận hoặc cơ quan của cơ thể thành dạng đơn giản; vd. cánh của những loài chim không biết bay như đà điểu Châu Úc (nay gọi là Châu

Page 241: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

Đại Dương). Hiện tượng này thường gặp ở sinh vật kí sinh , vd. cơ quan tiêu hoá của giun sán; mắt của một số động vật sống trong lòng đất. Trong giải phẫu bệnh học, TH là sự biến đổi hình thái bất thường của một mô hay một cơ quan, trước hết ở mức độ tế bào (giảm các chức năng chuyển hoá, làm cho các tế bào trở thành đơn giản về mặt cấu trúc và mất các hoạt động chức năng vốn có). TH tế bào có thể dẫn đến hoại tử tế bào. Hậu của của TH phụ thuộc vào cơ quan bị bệnh, nặng nhất là ở não. Trên lâm sàng, thường dùng thuật ngữ TH đê chỉ sự chuyển một tổn thương lành tính sang ác tính.

THOÁI HOÁ DẠNG BỘT thoái hoá (thay đổi bệnh lí) của chất protein gian bào, biến thành một chất vô định hình đặc, kháng enzim tiêu hạch đặc, nhuộm sẫm với đỏ Côngô. Nguyên nhân có thể do viêm, di truyền, u và sự lắng đọng chất thoái hoá này có thể tại chỗ hay lan rộng, có hệ thống ở các mô, cơ quan khác nhau trong cơ thể. Về đại thể, giống như tinh bột và cho phản ứng hoá học của tinh bột, thường gặp trong các bệnh tạo keo, bệnh thận bột, vv.

THOÁI HOÁ ĐỐT x. Thoái hoá khớp.

THOÁI HOÁ KHỚP x. Hư khớp.

THOÁI HOÁ MỠ một loại thoái hoá thường gặp trong nhiều hoàn cảnh bệnh lí, từ nhiễm độc (nhiễm độc gan do rượu) đến nhiễm khuẩn (viêm gan virut), suy tim (gan tim), vv. Tế bào THM thường phìng to, chứa những giọt mỡ tròn trong bào tương, có thể đè ấn lên nhân tế bào. Nhẹ có thể khỏi. Nặng có thể dẫn đến suy chức năng của cơ quan thoái hoá (gan, tim, thận, vv.).

THOÁI PHÔI VỊ hiện tượng môi lưng của phôi khẩu không lộn vào trong quá trình tạo phôi vị ở một số phôi động vật có xương sống.

THOÁT VỊ tình trạng bệnh lí một cơ quan hoặc một phần cơ quan (thường là ruột) thoát ra khỏi khoang bình thường chứa nó, chui lọt qua một lỗ hay một khe tự nhiên để nằm dưới da hoặc một khoang khác một cách tự nhiên hay mắc phải (vd. TV bẹn, TV rốn, TV não, TV hoành…).

THOÁT VỊ BẸN trạng thái bệnh lí: một cơ quan hay một phần của một cơ quan trong khoang bụng (thường là ruột, mạc nối, vv.) chui lọt qua ống bẹn, đi dần xuống đùi cùng bên. TVB xuất hiện rõ rệt lúc đi nhiều, làm việc nặng, cố sức hoặc rặn; lâu dần thoát vị trở thành thường xuyên. Có 2 loại TVB: 1) TVB bẩm sinh thường gặp xuất hiện ngay hay một thời gian ngăn sau khi sinh (ở trẻ sơ sinh) do ống phúc tinh mạc không bịt kín một phần hay toàn bộ và tạng trong ổ bụng theo đó thoát ra. Một số ít trường hợp thoát vị nhỏ, lúc trẻ lớn có thể khỏi. 2) TVB mắc phải (ít gặp), thường xảy ra ở nam trưởng thành do thành bụng (vùng hố bẹn) yếu; lúc đi hoặc gắng sức, tạng trong ổ bụng qua phần yếu đó thoát ra (ruột, mạc nối, vv.). Điều trị: mổ để khâu chắc lại thành bụng; sau khi mổ, tập thể dục bụng để củng cố lại thành bụng.

THOÁT VỊ ĐÙI thoát vị mắc phải gặp chủ yếu ở nữ do một tạng (ruột, mạc nối) thoát ra khỏi ổ bụng qua vòng đùi xuống phần trên vùng gốc đùi [vùng tam giác Xcacpa, theo tên

Page 242: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

của Xcacpa (A. Scarpa), nhà giải phẫu học Italia], làm thành một khối mềm ở gốc đùi; xuất hiện rõ lúc đi, đứng nhiều hay cố sức. Điều trị: mổ để khâu kín lỗ vùng đùi.

THOÁT VỊ NGHẼN các tạng (ruột, mạc nối…)trong bao thoát vị đột nhiên bị vòng xơ cổ túi thoát vị thít chặt không đẩy trở lại khoang bụng như thường lệ, gây tắc ruột, cản trở tuần hoàn nuôi dưỡng tạng, gây thiếu máu và hoại tử tạng. Dấu hiệu: đau đột ngột, dữ dội ở cổ bao thoát vị; khối thoát vị trở nên căng, chắc, gõ đục, không đẩy lên được; có dấu hiệu tắc ruột nếu tạng ra ngoài là ruột (x. Tắc ruột). Điều trị: mổ cấp cứu, nếu chậm trễ có thể gây hoại tử.

THOÁT VỊ RỐN một hình thái dị tật của thai nhi: cơ thành bụng, vùng quanh rốn thiếu hoặc yếul các tạng trong bụng thai nhi thoát ra ngoài ổ bụng chỉ còn được bao bởi một màng hoặc bởi da thành bụng. Tình trạng TVR nặng hay nhẹ tuỳ theo vùng yếu rộng hay hẹp, khối tạng thoát ra ngoài nhiều hay ít. Giải quyết bằng phẫu thuật. Đối với TVR kích thước nhỏ: không cần mổ ngay; băng chặt rốn và theo dõi; một số trường hợp có thể tự khỏi.

THÔNG ĐÁI thủ thuật cho một ống thông vào bàng quang qua lỗ niệu đạo và niệu đạo để dẫn nước tiểu ra. Dùng thủ thuật này để thông nước tiểu ở bàng quang ra cho người bị bí đái hoặc để làm các xét nghiệm cần thiết (vd. tìm vi khuẩn khi nghi là người đó bị nhiễm khuẩn đường niệu). Khi TĐ, có thể đưa vi khuẩn ở ngoài vào bàng quang cho nên chỉ TĐ khi thật cần thiết và phải đảm bảo chặt chẽ kĩ thuật vô khuẩn. TĐ còn là một biện pháp điều trị tạm thời cho một số trường hợp bị bí đái do nhiều nguyên nhân khác.

THÔNG KHÍ PHẾ NANG (kí hiệu: VA), lượng khí hút vào tới các phế nang của phổi trong một phút và tham gia vào sự trao đổi khí máu. Được tính theo công thức:VA = tần suất khí hút vào x (thể tích khí lưu thông – khoảng chết hô hấp).Có thể hiểu TKPN là sự thanh thải lượng cacbon đioxit (CO2) trong các phế nang (trong đơn vị thời gian tính bằng phút) do cơ thể sản xuất ra để duy trì sự ổn định về nồng độ cacbon đioxit, là tỉ số giữa cung lượng CO2 thở ra với áp lực riêng phần của CO2 trong phế nang. TKPN thay đổi theo tuổi, theo diện tích bề mặt của cơ thể, theo sự chuyển hoá trong cơ thể, theo sự hoạt động của thể lực. Ở người trưởng thành khi nghỉ ngơi, TKPN khoảng 4 lít/phút.

THÔNG TIM kĩ thuật đặc biệt dùng một ống thông nhỏ luồn theo đường tĩnh mạch vào tim phải theo đường động mạch vào tim trái, nhằm chẩn đoán hoặc điều trị cấp cứu nhiều bệnh tim mạch.

THỐNG KÊ Y TẾ một ngành khoa học ứng dụng phương pháp thống kê học vào việc thu thập và xử lý những số liệu y tế (trong mọi khu vực hoạt động của ngành y tế) dựa trên những chỉ số và chỉ tiêu y tế.

THỜI GIAN QUICH *(Ph. Temps de Quick) thời gian đông của huyết tương. TGQ phụ thuộc vào phức hệ prothrombin (yếu tố đông máu II, V, VII, X) và fibrinogen. Bình thường TGQ là 11 – 13 giây. TGQ kéo dài trong trường hợp bệnh suy gan, các bệnh rối loạn đông máu.

Page 243: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

THỜI GIAN RỤNG TRỨNG thời gian diễn ra từ lúc trứng thoát từ bao noãn và kết thúc dài hay ngắn tuỳ thuộc vào các giống động vật. Ở lợn cái, TGRT xảy ra khoảng 20 – 23 giờ kể từ lúc bắt đầu động hớn và kéo dài 24 – 30 giờ, có trường hợp kéo dài hơn. Ở bò cái, trứng rụng sau khi kết thúc động dục, khoảng 10 -15 giờ. Ở ngựa cái, trứng rụng kể thừ ngày thứ hai trước khi động hớn và kéo dài thêm 24 giờ trước khi kết thúc động dục; ở cừu cái, rụng trứng xảy ra khoảng 30 – 32 giờ kể từ thời điểm bắt đầu động dục; còn ở thỏ, mèo, rụng trứng xảy ra ngay sau khi giao phối.

THỜI KỲ ĐỘNG DỤC khoảng thời gian diễn ra hiện tượng động dục, x. Động dục.

THỜI KỲ THUYÊN GIẢM BỆNH thời kỳ các biểu hiện của bệnh giảm dần hoặc đi đến khỏi bệnh, hoặc tái phát một đợt mới của bệnh.

THỜI KỲ TIÊN PHÁT giai đoạn đầu của bệnh từ lúc xuất hiện dấu hiệu đầu tiên (sốt, đau, ho…) đến lúc có đầy đủ các dấu hiệu của bệnh. Độ dài của TKTP phụ thuộc vào mỗi loại bệnh, phản ứng của cơ thể, điều kiện môi trường, vv.

THỜI KỲ TOÀN PHÁT thời kỳ bệnh đạt đến đỉnh cao, khi các triệu chứng có đầy đủ về số lượng và cường độ.

THỜI KỲ TRƠ thời kỳ sau khi xung động qua dọc theo sợi thần kinh mà không kích thích nào, dù lớn, có thể gây xung động (TKT tuyệt đối) hoặc chỉ có kích thích quá lớn mới có thể gây xung động tiếp theo (TKT tương đối). Trong thời kỳ này, điện thế tĩnh của màng tế bào được phụ hồi bằng việc bơm tích cực ion natri ra khỏi tế bào. Cùng với TKT còn có thời kỳ nghỉ (x. Thời kỳ nghỉ). TKT, thời kỳ nghỉ đảm bảo cho mô cơ cảm ứng tránh được sự làm việc quá tải và duy trì sự mẫn cảm của hệ thần kinh, đặc biệt là não. TKT và thời kỳ nghỉ bị rối loạn là triệu chứng của sự rối loạn thần kinh.

THỜI KỲ Ủ BỆNH khoảng thời gian từ khi nhiễm tác nhân gây bệnh đến khi xuất hiện những triệu chứng đầu tiên của bệnh. TKUB tuỳ thuộc vào từng loại bệnh. TKUB có thể kéo dài trong vài giờ, vài ngày (vd. bệnh ho gà có TKUB 72 ngày, uốn ván – khoảng 2 tuần…) hoặc kéo dài trong nhiều tháng, nhiều năm (vd. bệnh phong, hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải).

THỦ DÂM thói quen gây khoái cảm tình dục bằng cách dùng tay mân mê, cọ xát vào bộ phận sinh dục; thường xảy ra ở nam ở tuổi dậy thì, khi các tuyến sinh dục bắt đầu hoạt động mạnh. Thường chấm dứt vào tuổi trưởng thành. Ở người lớn, TD có thể do cá nhân tự thực hiện (vì tâm lí tránh gần phụ nữ), hoặc do một người khác đồng giới thực hiện (một biểu hiện của loạn dâm đồng giới).

THỤ THAI quá trình kết hợp của hai quá trình: thụ tinh giữa trứng và tinh trùng để thành hợp tử và làm tổ của hợp tử thường ở buồng tử cung.

THỤ TINH (tk. hợp giao), quá trình rất cần thiết của sinh sản hữu tính, là kết hợp giao tử đực với giao tử cái để tạo thành hợp tử. Ở động vật, màng giao phối hình thành bao quanh trứng sau khi tinh trùng lọt vào ngăn cản sự xâm nhập của các tinh trùng khác. TT

Page 244: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

ngoài xảy ra khi các giao tử bị đưa ra ngoài cơ thể bố mẹ trước khi kết hợp, đặc trưng cho động vật bậc thấp ở nước và thực vật bậc thấp. TT trong được thực hiện bên trong cơ thể mẹ và có những cơ chế đặc biệt phức tạp đưa giao tử đực vào đúng vị trí. TT trong thích nghi với đời sống trên cạn và một số ít sinh vật ở nước thứ cấp như cỏ nhãn tử, rùa biển… Ở động vật trên cạn, giao tử đực đặc biệt nhỏ và cần có nước bên ngoài để bơi đến giao tử cái. Các cây con mọc trên đất cần có vỏ không thấm nước mà giao tử đực lại không thể xuyên qua được nên chúng phải được thụ tinh trước khi tách khỏi cơ thể mẹ. TT trong còn bảo đảm việc nuôi dưỡng và bảo vệ phôi non như ở động vật có vú và thực vật có hạt. Ở thực vật, quá trình TT phải phụ thuộc vào nhiều tác nhân khác như gió, côn trùng mang giao tử đực đến giao tử cái, vv. Xt. Thụ tinh nhân tạo.

THỤ TINH KÉP kiểu thụ tinh đặc trưng cho thực vật có hoa: một tinh tử (nhân hạt phấn) kết hợp với trứng để hình thành hợp tử và nhân hạt phấn kia với nhân cực để tạo thành nhân nội nhũ tam bội.

THỤ TINH NHÂN TẠO (tk. truyền tinh nhân tạo), việc chủ động đưa tinh dịch lấy được ở những con đực có đặc điểm mông muốn vào cơ quan sinh dục của con cái. Đwocj áp dụng cho gia súc như cừu, trâu, bò, lợn. Tinh dịch có thể ở dạng pha loãng hoặc động lạnh, dễ chuyển đi xa để thụ tinh một lúc cho nhiều con cái. Trong chăn nuôi, phương pháp này cho phép tăng số lượng đời sau của những con giống đực ưu tú lên gấp 10 – 100 lần và tránh được một số bệnh truyền nhiễm và kí sinh trùng truyền vào đường sinh dục qua giao phối. Trung tâm truyền giống nhân tạo là cơ sở quản lý theo những điều kiện do luật lệ quy định, được giao nhiệm vụ nuôi dưỡng đực giống ưu tú, lấy tinh, pha loãng tinh dịch rồi phân phối qua mạng lưới dẫn tinh viên để dẫn tinh cho súc vật cái (lợn, bò, vv.). Ở Việt Nam, đã nghiên cứu áp dụng TTNT ở lợn (từ đầu năm 1958), bò (1959), trâu (1960), vịt (1978), và gà (1986). Hiện nay, phương pháp TTNT cho lợn, bò, trâu đã được áp dụng rộng rãi trong chăn nuôi.Ở người, TTNT được áp dụng đối với phụ nữ mong muốn có con mà chồng không có khả năng hoặc vô sinh. Xt. Thụ tinh.

THỤ TINH NHIỀU TINH TRÙNG hiện tượng nhiều tinh trùng xâm nhập vào một tế bào trứng, nhưng chỉ có một tinh trùng thực sự phối hợp với nhân tế bào trứng. Thường gặp ở động vật trứng có noãn hoàng (lòng đỏ) như chim. Ở phần lớn động vật, màng phôi hình thành bao quanh trứng sau khi thụ tinh ngăn cản hiện tượng TTNTT. Ở thực vật có thể có TTNTT theo kiểu khác, khi chỉ có một ống phấn xâm nhập vào túi phôi, song trong thời gian sinh trưởng của ống phấn, các sinh tử được hình thành do một hay một số lần nguyên phân đã tạo nên việc thừa tinh tử.

THỤ TINH QUA ĐIỂM HỢP phương thức thụ phấn ở thực vật hạt kín, trong đó ống phấn xâm nhập vào noãn qua điểm hợp thay cho qua lỗ noãn, gặp ở một số cây như sồi. Xt. Thụ tinh qua lỗ noãn.

THỤ TINH QUA LỖ NOÃN phương thức thụ phấn thông thường ở thực vật hạt kín, trong đó ống phấn xâm nhập vào noãn quan lỗ noãn. Xt. Thụtinh qua điểm hợp.

Page 245: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

THỤ TINH TRONG ỐNG NGHIỆM (A. embryo – transfer; tk. chyển phôi), quá trình thụ tinh giữa trứng và tinh trùng xảy ra bên ngoài cơ thể người mẹ, trong phòng thí nghiệm, thay vì bên trong cơ thể. Ban đầu kĩ thuật này được sử dụng để điều trị vô sinh cho các cặp vợ chồng mà người vợ bị tổn thương nặng ở vòi trứng không thể phục hồi được; về sau kĩ thuật này được mở rộng cho những trường hợpkhác như vô sinh không rõ nguyên nhân, lạc nội mạc tử cung hoặc vô sinh do nam giới. Hiện nay TTTÔN được áp dụng cho các trường hợp xin trứng hoặc mang thai hộ. TTTÔN bao gồm các bước cơ bản sau: kích thích buồng trứng cho nhiều nang noãn phát triển; chọc hút trứng qua ngả âm đạo với sự trợ giúp của siêu âm đầu dò âm đạo; trứng chọc hút sẽ được cho tiếp xúc với tinh trùng đã được xử lý trong một môi trường chuyên biệt; quá trình thụ tinh và sự phát triển của phôi sẽ được bác sĩ phôi học theo dõi cho đến giai đoạn 2 – 8 tế bào, nghĩa là vào khoảng 2 – 3 ngày sau khi chọc hút trứng; phôi sẽ được chuyển trở lại vào buồng tử cung bằng cách cho vào một ống nhựa đặc biệt, đưa qua cổ tử cung và bơm vào buồng tử cung. Người ta thường chuyển khoảng 2 – 3 phôi chất lượng tốt vào buồng tử cung. Các phôi còn lại nếu có chất lượng tốt thường được trữ lạnh để sử dụng lại. Bác sĩ thường cho thuốc thêm để hỗ trợ sự phát triển của phôi trong tử cung. Xét nghiệm thử thai thường được thực hiên 14 ngày sau khi chuyển phôi; nếu dương tính, sẽ siêu âm vào khoảng 2 – 3 tuần sau đê xác định thai trong tử cung. Việc theo dõi thai về sau và sinh con được thực hiện như bình thường. Tỉ lệ chọc hút trứng và tỉ lệ thụ tinh giữa trứng và tinh trùng thường rất cao. Tuy nhiên, hiện nay trên thế giới, tỉ lệ có được em bé sinh sống sau mỗi chu kì điều trị nói chung vào khoảng 15%, do không làm phôi bám được vào tử cung hoặc do sẩy thai sớm. Kĩ thuật này tương đối an toàn, ít biến chứng.

TTTÔN được xem là phát kiến kĩ thuật có ý nghĩa nhất trong việc điều trị vô sinh. Nó cũng là cơ sở để thúc đẩy sự phát triển của nhiều công nghệ làm thay đổi cuộc sống con người. Em bé TTTÔN ra đời đầu tiên trên thế giới là Brao (L. Brown), sinh ngày 25.7.1978 tại Anh. Công trình do Patơrich (S. Patrick) và Robơt (E. Robert) thực hiện. Ở Việt Nam, em bé TTTÔN đầu tiên ra đời là bé Mai Quốc Bảo, sinh ngày 30.4.1998. Công trình do Nguyễn Thị Ngọc Phượng và cộng sự thực hiện tại Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ, Thành phố Hồ Chí Minh.

THỦNG LOÉT DẠ DÀY dạ dày bị thủng tại nơi có ổ loétỉơ người mắc bệnh loét dạ dày hoặc ung thư dạ dày (trường hợp sau ít xảy ra). Các dấu hiệu: đau đột ngột, dữ dội như dao đâm ở vùng dạ dày (thượng vị); thành bụng cứng ở vùng thượng vị, lan nhanh ra toàn thành bụng, vv.; chụp Xquang bụng thấy có một liềm hơi dưới hoành. Điều trị: mổ cấp cứu.

THỦNG RUỘT THỪA biến chứng nặng của viêm ruột thừa. Viêm ruột thừa tiến triển rất nhanh, làm hoại tử thành ruột thừa; ruột thừa có thể mưng mủ, sưng to, căng mọng và vỡ; dịch trong ruột thừa chảy vào ổ bụng, gây viêm màng bụng. Trong một số ít trường hợp, mạc nối và các quai ruột đến vây quanh ruột thừa và khu trú ổ viêm, làm thành đám quánh ruột thừa hoặc apxe ruột thừa. Ở Việt Nam, còn có một nguyên nhân gây TRT là giun đũa chui vào lòng ruột thừa làm hoại tử thành ruột thừa. Điều trị: mổ, cắt ruột thừa; thấm hết mủ, làm khô ổ màng bụng. Dự phòng: chẩn đoán sớm và mổ sau khi chẩn đoán, trước 6 giờ kể từ khi có dấu hiệu đầu tiên (đau vùng hố chậu phải, vv.). Mổ sớm cho kết

Page 246: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

quả tốt; mổ chậm (khi thủng ruột rồi mới mổ) kết quả không tốt, có nhiều biến chứng sau mổ.

THUỐC chất thảo mộc hay hoá chất, là đơn chất hay hỗn hợp có nguồn gốc xác định, được dùng cho người hay sinh vật để chẩn đoán, phòng hay chữa bệnh, để khống chế, cải thiện điều kiện bệnh lí hay sinh lí. T được phân loại theo nhiều cách: theo mục đích sử dụng (thuốc phòng bệnh, thuốc chẩn đoán hay thuốc chữa bệnh); theo tính chất của nền y học (tây y có tân dược; y học cổ truyền có thuốc cổ truyền, thuốc bắc, thuốc nam); theo nguồn gốc (các hợp chất tự nhiên lấy từ thực vật, động vật hay tổng hợp từ phòng thí nghiệm, vv.); theo dạng bào chế (thuốc tiêm, thuốc viên, cao, hoàn, tán…); theo tác dụng chữa bệnh đối với các cơ quan và chức năng cơ thể hay đối với từng loại bệnh (thuốc cảm, thuốc ho, thuốc lợi niệu, vv.). Việc phân loại như trên cũng chỉ có ý nghĩa tương đối, từy theo liều lượng, cách dùng và dạng dùng. Cùng một chế phẩm có thể là T, thức ăn hay chất độc; thực phẩm giàu vitamin có thể được coi là T phòng bệnh thiếu vitamin; nhiều thuốc có thể gây chết người như chất độc vì vô tình hay cố ý dùng sai liều lượng. Trong số hàng chục nghìn loại thuốc lưu hành trên thị trường thế giới, thực ra chỉ vài trăm chất là tối cần thiết được Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị trong danh mục T thiết yếu từ 1978. Tên của T trước đây được đặt tuỳ tiện, nay thống nhất dần theo tên thông dụng quốc tế hay không sở hữu quốc tế (INN) và Dược điển Việt Nam. Bên cạnh các loại thuốc tổng hợp và tân dược, những T có nguồn gốc tự nhiên và T cổ truyền có nhiều ưu điểm và được dùng rộng rãi. Tuy có nhiều loại T nhưng vẫn còn nhiều bệnh không có hoặc thiếu T hiệu nghiệm (vd. ung thư, AIDS, bệnh tâm thần, thần kinh, vv.) nhiều loại T trước kia tốt nay giảm hiệu nghiệm (vd. T chống sốt rét…). T dùng đúng có tác dụng phòng chữa bệnh song không phải là vô hại: dùng T là chấp nhận nguy cơ có tác dụng phụ, các phản ứng có hại của T, nhất là đối với T đặc hiệu, T có tác dụng mạnh gây nghiện, T dùng cho trẻ em, người già và người có thai. Cần theo đúng chỉ dẫn của cán bộ chuyên môn trong việc dùng thuốc như về liều lượng, cách dùng, lúc dùng; tránh mua thuốc để tự chữa, tránh lạm dụng và sùng bái bất kì loại T nào; tăng cường dùng T đơn thành phần, giảm dùng T hỗn hợp nhiều thành phần để tránh tương tác T, tránh lãng phí và nguy hại đến sức khoẻ. Một T tốt là T có thành phần xác thực như tên gọi, đúng dạng, đúng liều lượng, bảo quản tốt (chất lượng tốt), dùng đúng bệnh và kịp thời theo chỉ định của cán bộ chuyên môn. Bên cạnh việc dùng T, trong y học hiện đại và cổ truyền còn có nhiều liệu pháp không dùng T, hay dùng kèm ít T.

THUỐC AN THẦN thuốc chấn tĩnh thần kinh, không gây buồn ngủ. Các TAT thường dùng: 1) Aminazin, clorpromazin, có tác dụng an thần, làm trấn tĩnh, ức chế hệ thần kinh giao cảm, chống nôn, làm hạ huyết áp, chống loạn tâm thần thao cuồng, dùng để chuẩn mê; dạng viên nén 25 – 100 mg, liều tối đa 1 lần 0,15 g, trong 24 giờ 0,5 g. 2) Diazepam (seduxen, valium) có tác dụng an thần, làm trấn tĩnh, ổn định hoạt động của hệ thần kinh thực vật, làm thư doãi cơ; dùng trong rối loạn giấc ngủ, suy nhược thần kinh; dạng viên nén 2 – 5 – 10 mg. 3)Meprobamat có tác dụng an thần nhẹ, chống kinh giật, cảm xúc quá mức, loạn thần kinh, rối loạn tâm thần; dạng viên nén 0,2 – 0,4 g; dùng theo chỉ định. Các TAT sản xuất trong nước vẫn thường dùng: xiro brocan, xiro bromua, cao lạc tiên, xiro rotunda, viên sen vông, viên vông nem.

Page 247: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

THUỐC BẮC (tk. thuốc nhập), thuốc Đông y nhập chủ yếu từ Trung Quốc (một số cây làm TB đã được di thực tốt ở Việt Nam). Thuốc đã được bào chế thành dạng hàng hoá, tương đối dễ bảo quản hơn thuốc tươi hoặc thuốc sơ chế.

THUỐC BÙ NƯỚC VÀ CHẤT ĐIỆN GIẢI nhóm thuốc có tác dụng khắc phục sự mất cân bằng nước – điện giải. Trong cơ thể người, nước chiếm một tỉ lệ cao, trung bình chiếm 60% thể trọng (50 – 70%), trong tế bào – khoảng 45% dịch toàn phần, trong dịch ngoài tế bào – khoảng 55%. Dịch cơ thể còn chứa những chất điện giải: quan trọng nhất là natri ở dịch ngoại bào, kali ở dịch nội bào; các cation và anion khác. Cơ thể bình thường giữ được cân bằng nước – điện giải. Cân bằng này dễ bị phá vỡ do chấn thương hay bệnh tật (vd. trong trường hợp mất máu, ỉa chảy…).Dung dịch muối thường hay dùng là muối uống bù nước (ORS: Oral Rehydration Saltis) gồm natri clorua, natri xitrat đihidrat, kali clorua, glucozơ. Nếu thiếu gói ORS của y tế , có thể thay bằng dung dịch tự pha: muối ăn (3 – 4 g), đường kính (20 g) pha trong một lít nước đun sôi để nguội (hoặc nước cháo loãng, nước cơm). TBNVAĐG tiêm thông thường là dung dịch natri clorua, glucozơ và natri clorua, kali clorua, natri cacbonat, vv. Do các cơ sở được pha chế và được sự dụng theo chỉ định của thầy thuốc.

THUỐC CAI ĐẺ x. Thuốc tránh thai.

THUỐC CHỐNG CO THẮT nhóm thuốc có tác dụng chống lại sự co không tuỳ ý của một nhóm cơ (co thắt quá mức của các cơ trong cơn gây đau bụng, đau kinh, bí đái, cơn sỏi mật, sỏi thận, co thắt mạch, tâm vị, môn vị, vv.). Có nhiều loại TCCT. Tổ chức Y tế Thế giới giới thiệu: belladone propanthelin bronmua, hỗn hợp clordiazepoxid và clidinium, hyoscin butylbromua, hyoscyamin, spasmocibalgin, spasmoplus để giảm co thắt gây đau bụng; atropin và papaverin có tác dụng tốt, nhưng độc, cần có chỉ định của thầy thuốc (co thắt mạch não, mạch vành). Xt. Thuốc dãn mạch.

THUỐC CHỐNG ĐÁI THÁO ĐƯỜNG nhóm thuốc có tác dụng duy trì nồng độ glucozơ – huyết bình thường trong cơ thể. Có hai loại đái tháo đường: loại cần (phụ thuộc) isulin do cơ thể thiếu hoàn toàn isulin; loại không phụ thuộc isulin (cơ thể vẫn tiết isulin nhưng không đủ đáp ứng nhu cầu isulin để duy trì nồng độ glucozơ – huyết bình thường). TCĐTĐ cũng chia ra làm 2 loại, dùng cho 2 loại bệnh nhân. 1) Loại thứ nhất chủ yếu là isulin, có tác dụng chính là duy trì sự cân bằng glucozơ trong máu, giúp cho một số tế bào của cơ thể (cơ, mô, mỡ, vv.) sử dụng được glucozơ, giảm sản xuất glucozơ của gan. Sau một bữa ăn, sau khi ruột hấp thu được glucozơ, isulin còn có tác dụng duy trì dự trữ năng lượng của cơ thể trong các cơ, mô mỡ, vv. Có 2 loại isulin: isulin tiêu nhanh, đóng ống 10 đơn vị, tiêm dưới da hay bắp thịt, bắt đầu tác dụng sau nửa giờ, tác dụng giảm glucozơ huyết tối đa 2 – 3 giờ sau, hết tác dụng sau 6 – 8 giờl isulin chậm, gọi là isulin – protamin – kẽm, có tác dụng hạ glucozơ – huyết sau khi tiêm 3 – 6 giờ, tác dụng tối đa vào giờ thứ 18, kéo dài 34 – 36 giờ. 2) Loại thứ hai: sunfamid hạ glucozơ – huyết bằng cách kích thích tuyến tuỵ tiết isulin; biganit (biguanides) làm cho cơ thể thu nhận isulin tốt hơn và tiết kiệm việc sử dụng isulin.

THUỐC CHỐNG ĐÔNG nhóm thuốc có đặc tính chống lại hiện tượng đông máu. Phân biệt hai nhóm TCĐ: thuốc kháng vitamin K (dicumarol, dicumarin) được bào chứa dưới

Page 248: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

dạng ống (viên), có tác dụng ức chế sự tạo thành prothrombin ở gan, kéo dài thời gian đông máu, tác dụng chậm (xuất hiện sau 36 – 48 giờ), nhưng kéo dài; heparin (TCĐ tự nhiên, có sẵn ở mọi cơ quan trong cơ thể, đặc biệt ở gan, cơ) được bào chế dưới dạng ống tiêm và có tác dụng làm chậm sự tạo thành prothrombin, làm chậm và ức chế sự động máu. Dùng TCĐ (theo chỉ dẫn của thầy thuốc) chủ yếu để điều trị các bệnh tắc mạch máu.

THUỐC CHỐNG GIAO CẢM thuốc ức chế thụ thể bêta: gắn vào thụ thể bêta giải phóng adrenalin, do đó ngăn cản tác dụng của adrenalin và các chất catecholamin đến cơ tim và hệ tuần hoàn (theo một cơ chế đối kháng chạy đua thuận nghịch). Trong các TCGC thuộc hệ thứ nhất, được sử dụng nhiều nhất là propranodol chữa các chứng bệnh đau thắt ngực, tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, mạch nhanh kịch phát, vv.; các biệt dược như anaprilil, avlocardyl, dociton, stobetin…Các TCGC thuộc hệ thứ hai (sotalol, timolol) có tác dụng chọn lọc đến tim, thích hợp để điều trị các bệnh cao huyết áp.

THUỐC CHỐNG GIUN SÁN nhóm thuốc có tác dụng diệt trừ giun sán kí sinh trong cơ thể người. Khi dùng TCGS nên chú ý: xét nghiệm phân để biết rõ bị nhiễm loại giun sán nào để dùng loại thuốc thích hợp; tẩy giun sán thường xuyên, kết hợp với phòng bệnh và cải tạo môi trường; chọn thuốc ít độc, giá rẻ; dùng đúng liều lượng và theo chỉ dẫn. Nếu nhiễm một loại giun thì dùng thuốc đặc hiệu với loại đó; nếu nhiễm nhiều loại thì dùng thuốc đa trị có thể chống tất cả hay hầu hết các loại ấy. Vd. mebendazol có thể dùng trị cả giun đũa, giun kim, giun móc, giun tóc, giun lươn; dùng piperazin có thể trị đồng thời giun đũa, giun kim, giun móc, giun tóc, thibendazol có tác dụng với giun lươn, giun kim, giun đũa, giun móc và ấu trùng di động dưới da; praziquantel hiện là tốt tốt nhất, nhưng rất đắt, có tác dụng với sán lá và sán máng.

THUỐC CHỐNG ỈA CHẢY x. Thuốc đi rửa.

THUỐC CHỐNG LOẠN TÂM THẦN (cg. thuốc an thần mạnh), thuốc thường tạo sự bình thản mà không ảnh hưởng đến ý thức. Tuy nhiên, TCLTT không còn được xem là thuốc an thần đơn thuần vì trong điều trị tâm thần phân liệt, tác dụng an thần chỉ là thứ yếu. TCLTT dùng chữa tâm thần phân liệt cấp và mạn tính, rối loạn phân cảm, hội chứng não kèm loạn tâm thần; nấc liên hồi, múa vung, vv. TCLTT chính thuộc nhóm: phenothiazin mà đại diện là clopromazin (thuốc viên, sirô, tiêm) và fluphenazin tiêm; butyrophenon mà đại diện là haloperidol (thuốc viên, tiêm). Tác dụng phụ nghiêm trọng nhất của TCLTT là hội chứng ngoài tháp, có thể khắc phục bằng trihexyphenidyl. Do có tác dụng chỉnh khí sắc, lithi cacbonat (nang hoặc viên) được dùng chữa chứng hưng cảm, phòng trầm cảm và hưng cảm.

THUỐC CHỐNG NẤM nhóm thuốc có tác dụng diệt nấm gây bệnh ở người; về mặt điều trị, có thể chia TCN ra ba nhóm: nhóm thuốc trị các bệnh nấm da, đại diện là griseofulvin (viên hoặc nang) có khả năng tập trung chọn lọc ở vỏ keratin của nấm; nhóm thuốc trị bệnh nấm toàn thân, địa diện là amphotericin B (bột tiêm) và flucytosin (nang, dịch tiêm truyền); nhóm thuốc trị nấm men Candida, đại diện là nystatin (viên, thuốc đặt âm đạo), nhưng cũng dùng amphotericin B hoặc flucytosin cho bệnh nấm Candida toàn

Page 249: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

thân. Bệnh nấm thường có liên quan tới khuyết tật trong sức đề kháng của người bệnh, vậy phải tìm cách chữa khuyết tật ấy kết hợp với dùng TCN. Xt. Chất diệt nấm.

THUỐC CHỐNG TĂNG HUYẾT ÁP nhóm thuốc được sử dụng trong các liệu pháp thuốc chống tăng huyết áp: thuốc lợi tiểu với liều thấp nhất (thiazid); thuốc chẹn giao cảm bêta (propranodol) dùng phối hợp với một thiazid (lợi niệu); liệu pháp dãn mạch bằng cách dùng thuốc chẹn bêta kết hợp với một thiazid và một thuốc dãn mạch. Như vậy, mỗi bậc của thang liệu pháp tăng thêm về số lượng và loại thuốc. TCTHA thường dùng: hiđralazin (viên) có tác dụng dãn mạch, chống tăng huyết áp; hiđroclorothiazid viên lợi niệu; propranolol chẹn bêta; natri nitroprussiad viên và tiêm truyền có tác dụng dãn mạch; methyldopa viên và reserpin (viên) có tác dụng hạ huyết áp trung tâm.

THUỐC CHỐNG THIẾU MÁU thuốc dùng trong bệnh thiếu máudo hụt sắt; chỉ nên dùng thuốc khi tình trạng hụt sắt được chứng minh; tuy nhiên có thể dùng thuốc phòng khi có thai, thống kinh, cắt bỏ dạ dày, vv. TCTM do hụt sắt là muối sắt (sunfat, gluconat) viên, dịch uống; sắt đextran tiêm tĩnh mạch khi không dùng được thuốc uống. Trong bệnh thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ, dùng axit folic (viên, tiêm), hiđroxocobalamin (vitamin B12) tiêm.

THUỐC CHỐNG TRẦM CẢM (cg. thuốc hưng thần), những loại thuốc nhằm gây hưng phấn tâm thần. Có nhiều loại trầm cảm khác nhau nên có nhiều loại TCTC khác nhau, thầy thuốc phải chọn loại thuốc thích hợp cho từng loại trầm cảm. Các TCTC thông dụng nhất là imipramin, clomipramin, amitriptylin, lithi cacbonat, vv.

THUỐC CO MẠCH thuốc dùng tại chỗ có tác dụng cầm máu hoặc chống phản ứng sung huyết (dung dịch naphazolin 0,1% dùng nhỏ mũi, mắt). Metaraminol và nor-adrenalin là hai thuốc co thắt được chỉ định trong các trạng thái giảm huyết áp cấp (truy mạch và sốc) do dị ứng, nhiễm độc, chấn thương, phẫu thuật, xuất huyết, gây tê tuỷ sống, vv. Cần có chỉ định của thầy thuốc. Các TCM loại giống thần kinh giao cảm (isoprenalin, adrenalin, ephedrin…) được dùng trong khoa tim mạch (x. Thuốc chống giao cảm).

THUỐC CORTICOID x. Corticoid

THUỐC CƯỜNG ĐỐI GIAO CẢM nhóm thuốc tác dụng ưu tiên trên các thụ thể muscarin kích thích cơ trơn và các tuyến, ức chế tim. Acetylcholin là chất cường đối giao cảm điển hình, có tác dụng muscarin cụ thể sau: co đồng tử, tiết nước bọt, nhịp thở chậm, phế quản co thít, nhu động ruột tăng, tăng co bàng quang. Nhóm TCĐGC thứ nhất là các chất kháng enzim cholinesteraza, do đó làm acetylcholin tồn tại lâu và có tác dụng đối giao cảm kéo dài: neostigmin (viên, tiêm) dùng chẩn đoán và chữa bệnh đau cơ nặng: pyridostigmin cũng có tác dụng như neostigmin; chất kháng cholinesteraza chứa photphat hữu cơ (lân hữu cơ) dùng làm nông dược (thuốc trừ sâu) hơn là TCĐGC. Nhóm thứ hai trong TCĐGC gồm những chất khác như carbocol (viên, tiêm) dùng trị bí đái; pilocarpin (dịch nhỏ mắt) làm co đồng tử và chữa glôcôm.

THUỐC CƯỜNG GIAO CẢM (tk. thuốc chống giao cảm), chất trung gian hoá học của hệ giao cảm, chủ yếu là noradrenalin, cadrenalin và đopamin. TCGC có tác dụng trên các

Page 250: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

cơ quan và tuyến, giống như khi kích thích hệ giao cảm. Về mặt hoá học, gồm các chất dẫn của nhiều nhóm hoá học khác nhau: dẫn chất của amin – diphenol (adrenalin, noradrenalin, isoprenalin…); dẫn chất của amin monophenol (phenylephrin…); dẫn chất của aminphenyl (aphedrin amphetamin…); dẫn chất của imidazol (naphazolin…). Mỗi TCGC có những đặc điểm tác dụng khác nhau và được sử dụng khác nhau. Vd. isoprenalin, dopamin, dobutamin dùng tiêm tĩnh mạch trong chăm sóc tích cực cho các trường hợp suy tim nặng, có tác dụng tức thời và ngắn hạn, làm tăng sự co cơ, làm chậm nhịp tim, vv.

THUỐC DÃN ĐỒNG TỬ nhóm thuốc có tác dụng làm dãn đồng tử. Trong nhãn khoa thường dùng những thuốc kháng cholin (giải đối giao cảm) có tác dụng dãn đồng tử do làm liệt cơ thắt con ngươi, nhằm soi rõ đáy mắt để chẩn đoán bệnh ở mắt. TDĐT chính xếp theo hiệu năng và thời gian tác dụng tăng dần: tropicamid (dung dịch, 3 giờ); scopolamin và homatropin (dung dịch, 24 giờ); atronbin (dung dịch, thuốc mỡ, 7 ngày hoặc lâu hơn). Ngoài ra, có thể dùng adrenalin (dung dịch). TDĐT có thể dẫn tới glôcôm góc đóng cấp ở một số người bệnh, đặc biệt ở người từ 60 tuổi trở lên; cần tránh chỉ định TDĐT cho các bệnh nhân đó và cần tìm hiểu trước bệnh sử gia đình.

THUỐC DÃN MẠCH nhóm thuốc có tác dụng trong các trường hợp mạch máu bị hẹp lại, gây ra các tình trạng bệnh lí, vd. bệnh Râynô [gọi theo tên của Râynô (M. Raynaud), thầy thuốc Pháp] do co mạch đầu chi, co thắt mạch não, có nguy cơ gây hôn mê. TDM ngoại vi với các biệt dược: nicodan, nicyl, axit nicotinic, drotaverin, xavin, vv.; chữa rối loạn tuần hoàn ngoại vi, vữa xơ động mạch, nhức đầu, chóng mặt, nhuyễn não, cước, bệnh Râynô. TDM vành: prenylamin (corontine), nitroglycerin (nitropenton), theophelin, aminophylin, vv.; dùng chữa đau thắt ngực, loạn nhịp tim, phù phổi, vv. Các loại TDM khác như papaverin và các biệt dược: cepaverin, no-spa, atriphos, divascol, vv. Dùng trong trường hợp xơ cứng động mạch não, suy mạch ở người già, chứng tắc nghẽn mạch. Cần có chỉ định của thầy thuốc.

THUỐC DÃN PHẾ QUẢN thuốc dùng chủ yếu để phòng hoặc chữa các cơ hen phế quản. TDPQ chính gồm: thuốc cường giao cảm loại cường bêta 2 như salbutamol (viêm, khí dung, sirô, tiêm); TDPQ cầu trúc xanthin như aminophylin, tốt nhất là loại giải phóng dần, tác dụng kéo dài (viêm liều cao, viêm nhi khoa), aminophylin giải phóng nhanh (viên, tiêm, thuốc đạn) không tốt bằng; thuốc cường giao cảm chung như adrealin tiêm, được dùng trị cơn hen cấp. Ngoài hen phế quản, TDPQ còn dùng chữa tắc đường khống khí khả hồi. Nhiều ca tắc đường không khí khả hồi như viêm phế quản mạn tính hoặc tràn khí cũng giảm nhẹ một phần với thuốc cường bêta 2.

THUỐC DỰ PHÒNG thuốc dùng uống, tiêm theo liều lượng và thời gian quy định để ngăn chặn trước khỏi bị nhiễm bệnh (uống thuốc sốt rét theo liều dự phòng khi đi vào hoặc sống ở vùng có sốt rét nặng để không bị nhiễm bệnh sốt rét; các vacxin uống, tiêm chủng dự phòng chống nhiễm các bệnh bạch cầu, bại liệt, sởi, ho gà, lao, uốn ván, vv.).

THUỐC ĐI RỬA nhóm thuốc có tác dụng khắc phục những tình trạng bệnh lí do đi rửa gây ra như mất nước, mất điện giải, toan hoá dịch thể, bệnh nhân rất mệt và háo. Có nhiều loại: TĐR kháng khuẩn như neomycin, dekamycin, sulphaguanidin, dẫn chất

Page 251: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

oxyquynolein, berberin, chính lại cân bằng vi sinh ruột như belladon, atropin, hyoscin buttylbromua, papaverin, thuốc phiện (cồn paregoric, viên opizoic); làm se niêm mạc ruôt như cao lanh, bitmut nitrat kiềm, canxi cacbonat, than hoạt tính; bù nước và chất điện giải như dung dịch oresol (gồm natri clorua 3,5 g, natri hiđrocacbonat 2,5 g, kali clorua 1,5 g, glucozơ 20 g pha trong 1 lít nước đun sôi để nguội) uống trong 24 giờ. Dùng oresol cho trẻ em rất tốt.

THUÔC ĐỎ x. Mecurocrom.

THUỐC GÂY MÊ x. Thuốc mê.

THUỐC GHẺ nhóm thuốc có tác dụng diệt cái ghẻ. Có nhiều loại TG: loại TG đơn giản nhất là diethyl phtalat (gọi tắt là DEP) dùng bôi vào chỗ ngứa vào buổi tối, có tác dụng diệt cái ghẻ và chống nhứa; mỡ lưu huỳnh 10% cũng có tác dụng diệt cái ghẻ nhưng có mùi hôi và có thể kích thích da; hỗn hợp benzoat benzyl – xà phòng (20 – 25 %) pha với nước, được dùng bôi lên thương tổn 2 lần trong ngày (mỗi lần bôi 12 phút, cách nhau 10 phút), bôi liền trong 5 ngày; dung dịch natri hiposunfit 60% (dung dịch số 1) và dung dich axit clohiđric (dung dịch số 2), được dùng theo phương pháp Đêmianôvich (lúc đầu bôi dung dịch số 1 nhiều lần trong 5 phút, chờ thuốc khô, bôi tiếp dung dịch số 2), có tác dụng diệt cái ghẻ. Theo kinh nghiệm dân gian, có thể dùng cây ba lá chạc (vò nát, nấu nước tắm) hoặc dùng dầu hạt cây máu chó diệt cái ghẻ. Không dùng lá cây lim vì có thể gây ngộ độc.

THUỐC GIẢI CẢM thuốc gồm một vị hoặc nhiều vị có tác dụng làm thoát mồ hôi để hạ nhiệt và loại các yếu tố gây bệnh (nếu có thể), cùng với tác dụng của sức đề kháng bản thân giúp người bệnh có thể lập lại trạng thái cân bằng ban đầu. Nếu điều đó không thực hiện được, người bệnh phải được khám bệnh, chẩn đoán và điều trị tiếp tục. Trong y học hiện đại, thuốc axit acetylsalicylic, paracetamol, vv. Có tác dụng làm thoát mồ hôi và hạ nhiệt như trên, thường được goi theo tác dụng dược lí cụ thể là thuốc hạ nhiệt, không gọi theo khái niệm chung là TGC. Y học cổ truyền gọi TGC (lá tía tô, lá tre, bài thuốc lá để xông, vv.) là thuốc giải biểu, dùng để đưa ngoại tà (phong, hàn, thấp, nhiệt) ra ngoài bằng đường mồ hôi, chữa những bệnh còn ở biểu, làm cho bệnh không xâm nhập vào bên trong (lí). Tuỳ nguyên nhân bị cảm do hàn hay nhiệt mà thành phần của thuốc thay đổi, gọi là thuốc tân ôn giải biểu và thuốc tân lương giải biểu.

THUỐC GIẢI ĐỘC thuốc dự phòng hoặc loại trừ tác dụng của chất độc. Thuốc tác dụng theo cơ chế: phản ứng hoá học với chất độc, tạo ra chất không độc hoặc chất ít độc hơn; có tác dụng sinh lí như đối kháng với chất độc; tác dụng sinh hoá như phục hồi enzim bị chất độc ức chế; tác dụng lí học như hấp thụ chất độc (x. Tiêu độc).

THUỐC GIẢI NHIỆT 1. Thuốc giảm cảm có tác dụng ra mồ hôi, cho nhiệt tà ở phần biểu da (da, lông) thoát ra ngoài cơ thể.2. Thuốc làm mát (với tên gọi “chè giải nhiệt”) có tác dụng giữ cân bằng nhiệt độ trong cơ thể, đỡ khát nước, đỡ ra mồ hôi; thường dùng trong mùa hè hoặc cho người làm việc ở môi trường nắng, nóng.

Page 252: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

THUỐC GIẢM ĐAU các loại thuốc có tác dụng làm giảm hay làm mất tạm thời (thời gian dài hay ngăn khác nhau) các cơn đau thực thể ở người bệnh, như đau do chấn thương, đau do phẫu thuật, đau vì ung thư, vv. Có hai nhóm TGĐ chính: TGĐ gây nghiện (morphin, phetanyl, promedol…), còn có tác dụng như an thần; TGĐ không gây nghiện (axit acetylsalicylic, paracetamol…), còn có tác dụng hạ nhiệt. Dùng TGĐ gây nghiện phải theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc, vì chúng độc và dễ gây nghiện, nếu dùng quá liều có thể bị ngộ độc, dẫn đến tử vong.

THUỐC HO nhóm thuốc có tác dụng giảm ho: thuốc giảm ho, an thần như thuốc phiện, codein, noscapin, pholcodin, vv.; thuốc giảm ho sát khuẩn nhẹ đường hô hấp như eucalitol, xirô khuynh diệp, xiro chồi thông, xirô an tức hương. Các loại TH đều rất có ích, nhất là cho trẻ em vì ít độc. Có thể phối hợp với thuốc long đờm (xt. Thuốc long đờm). Cần có chỉ định của thầy thuốc.

THUỐC HƯỚNG TÂM THẦN có thể phân chia thành 3 loại: 1) Thuốc liệt tâm thần có tác dụng làm giảm hoạt động tâm thần, gồm: thuốc ngủ, thuốc trấn tĩnh như diazepam, meprobamat; thuốc liệt thần kinh, chủ yếu tác động vào chức năng vận động như clopromazin, thioridazin, haloperidol, lithi cacbonat, vv. 2) Thuốc hồi sức tinh thần làm tỉnh táo, hưng phấn như amphetamin, cafein kích thích tinh thần nhẹ. 3) Thuốc giảm trầm uất, chống trầm cảm như amitriptylin, imipramin, sulpirid.

THUỐC IOT 1. Cồn thuốc iot: hoà tan trong cồn (dung dịch màu nâu) dùng để bôi ngoài, sát khuẩn mạnh.2. Dung dịch lugol mạnh gồm iot hoà tan trong nước cất, thêm kali iođua; là chế phẩm uống, dùng để điều trị tăng năng tuyến giáp (bệnh Bazơđô).

THUỐC KHÁNG GIÁP nhóm hoá chất có tác dụng ngăn trở một hay nhiều khâu trong quá trình sinh tổng hợp hocmon giáp; được dùng làm thuốc chữa bệnh bướu giáp lan toả nhiễm độc (bệnh Bazơđô). TKG thường dùng: metylthiouracil, propylthiouracil, benzyl thiouracil; iot với liều lượng cao cũng có tính chất như TKG. TKG có thể gây tai biến; giảm bạch cầu hạt, mẩn ngứa ngoài da, đôi khi gây vàng da, bướu giáp hoặc thiểu năng giáp, vv. Cần dùng TKG theo chỉ định của thầy thuốc và theo dõi thường xuyên các tai biến.

THUỐC KÍCH THÍCH HÔ HẤP nhóm thuốc có tác dụng kích thích trung tâm hô hấp ở não làm cho thở sâu hơn, làm tăng thông khí phế nang, tăng áp suất oxi trong máu và thải trừ cacbon đioxit. Dùng TKTHH trong các trường hợp ngạt thở, ngừng thở, suy hô hấp, hôn mê do nhiễm độc, do tai biến của gây mê, vv. Những TKTHH thường dùng: coprapamid và crotetamid, doxapram, almitrin, vv.

THUỐC LONG ĐỜM loại thuốc có tác dụng làm cho đờm loãng, dễ khạc và làm giảm ho. TLĐ thường dùng: natri benzoat, terpin liều nhỏ, vv. Thường dùng xirô cho trẻ em vì dễ uống và ít độc.

THUỐC LỢI MẬT nhóm thuốc kích thích tế bào gan tiết ra mật. Một số TLM chính: mật bò và các muối mật, nghệ, actisô, axit đehiđrocholic (dycholium), cinchophen,

Page 253: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

sorbitol, vv. Còn có thuốc thông mật với tác dụng kích thích túi mật, đẩy mật đã trữ sẵn vào tá tràng. TLM và thuốc thông mật được chỉ định trong các chứng loạn vận động đường mật (vàng da do viêm ống mật), đầy bụng, chậm tiêu do thiếu mật, táo bón.

THUỐC LỢI TIỂU nhóm thuốc gồm: các dẫn chất thuỷ ngân dùng điều trị phù do suy tim, báng như furosemid, novurit; các chất sunfamit như acetazolamit (diamox), clorothiazid (diurilix), hiđroclorothiazit (esidrex), vv.; các dẫn chất xanthique như theobromin, cafein, vv.; các thuốc khác như aldacton (spirolacton), terian (triamteren), tadlaron (axit etacrylic) cũng được chỉ định theo đơn của thầy thuốc. Lượng nước tiểu ít trong các bệnh viêm cầu thận, viêm thận, suy tim, suy gan, tắc tĩnh mạch, tắc mạch bạch huyết. Cần điều trị nguyên nhân bệnh, có thể dùng phối hợp TLT nếu phù to, báng, cổ trướng.

THUỐC MÊ (cg. thuốc gây mê), thuốc có tác dụng làm mất mọi cảm giác, đặc biệt làm cảm giác đau và mất mọi liên hệ của người bệnh với môi trường xung quanh. Được chia làm 3 loại lớn: TM bốc hơi (ete, clorofom, vv.); TM khí (nitơ đioxit xiclopropan, vv.). TM tĩnh mạch (hexobacbitan, thiopental, ketamin, vv.). Một số TM tĩnh mạch có thể tiêm bắp và đưa vào hậu môn. Có thể dùng thêm các thuốc tiền mê như morphin, pethiđin (dolosal), atropin, scopolamin phối hợp để giảm đau. Các TM và thuốc tiền mê đều có nhiều chống chỉ định, cho nên cần có sự chỉ định và theo dõi của thầy thuốc cho từng bệnh nhân.

THUỐC NAM (tk. Nam dược, thuốc ta), 1. Thuốc Đông y có nguồn gốc Việt Nam.2. Theo nghĩa hẹp, chỉ các cây thuốc hoặc thuốc từ thực vật hay động vật dùng tươi hoặc sau khi qua sơ chế. Thuốc tươi hoặc chỉ qua sơ chế khó bảo quản, để lâu dễ bị mốc, mọt, biến chất. Cần được chế biến kĩ và bảo quản tốt để có thể giữ được lâu hơn.

THUỐC NGỦ loại thuốc liệt tâm thần, đem lại cho bệnh nhân một giấc ngủ hồi sức. Có 3 loại chính: 1) Các dẫn chất barbituric như barbital gây ngủ nhanh nhưng giấc ngủ ngắn; phenobarbital gây ngủ chậm nhưng mạnh hơn và độc hơn, dùng ngăn cản cơn co giật; butobarbital (soneryl) gây ngủ và giảm đau. 2) Các loại thuốc như cloral hyđrat, gluttethimid…đều ít độc nhưng gây ngủ kém. 3) Các dẫn chất benzodiazepin như diazepam (seduxen, valium), oxazepam, clodiazepoxit, nitrazepam, lorazepam đều thuộc loại thuốc bình thản, giãn lo âu, gây ngủ tốt. Hiện nay, diazepam được ưa dùng vì sau giấc ngủ ít mệt.

THUỐC PHIỆN (tk. A phiến, opi), nhựa khô của quả và cây anh túc (Papaver somniferum). Là khối cứng hay mềm, màu nâu đỏ sẫm, có mùi đặc biệt, vị đắng và gây lượm; chứa 4ancaloit chính (morphin, cođein, papaverin, noscapin hay nacrotin). Có tác dụng giảm đau, giảm ho, gây ngủ và chữa ỉa chảy, đi rửal trẻ em dưới 3 tuổi không được dùng. Là thuốc độc và gây nghiện (thuốc độc bảng A nghiện). Cần dùng theo chỉ định của thầy thuốc. Xt. Ma tuý; Heroin.

THUỐC PHÒNG HEN loại thuốc có tác dụng làm thưa và nhẹ cơn hen, làm giảm liều thuốc dãn phế quản hay corticoid, được dùng trong trường hợp hen phế quản. TPH thông dụng là natri cromoglicat dùng dưới dạng khí dung.

Page 254: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

THUỐC RỬA MẮT dung dịch thuốc dùng để rửa mắt. Tuỳ theo mục đích của việc rửa mắt mà dùng dung dịch thuốc khác nhau. Nếu để loại các dị vật lọt vào mắt hoặc loại các chất nhầy, máu, mủ…ở mắt bị nhiễm khuẩn, dùng dung dịch có chất sát khuẩn nhẹ như dung dịch axit boric 3%. Trường hợp bị bắn axit vào mắt, làm mềm vảy cứng ở mi mắt…dùng dung dịch natri hiđrôcacbonat 3,5% để rửa mắt. TRM phải được pha chế theo tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt như thuốc nhỏ mắt.

THUỐC SẮC x. Nước sắc.

THUỐC SỐT RÉT nhóm thuốc có tác dụng phòng và điều trị bệnh sốt rét. Có loại thuốc diệt thể phân liệt và loại thuốc diệt thể giao tử của kí sinh trùng sốt rét. Thuốc diệt thể phân liệt: quinin (x. Quinin), mepacrin (x. Quinacrin), cloroquin (aralen, nivaquine) viên 25 – 50 mg, proguanil (cloriguan, paludrin) viên 50 – 100 mg. Các thuốc dùng phối hợp có sulfadoxin viên 500 mg, sulfon, tetracyclin, lincomycin, viên fansidar gồm 500 mg sulfadoxin và 25 mg pyrimethamin; artemisinin và các chất bán tổng hợp của nó như artemether, artesunat. Thuốc dệt thể giao tử: proguanil, primaquin (avlon) viên 13,2 và 26,4 mg. Các thuốc điều trị sốt rét thường dùng kéo dài 7 – 10 ngày. Để dự phòng, mỗi tuần uống 1 lần 500 mg cloroquin hoặc 300 mg proguanil hoặc 1 viên fansidar cho người lớn. Việt Nam nằm trong vùng sốt rét kháng cloroquin, vì vậy được khuyến cáo dự phòng bằng mefloquin.

THUỐC TÂY 1. Loại thuốc được sử dụng tron y học hiện đại mà trước đây nhập vào Việt Nam từ các nước phương Tây.2. Loại thuốc nhập nội và sản xuất trong nước bằng phương pháp dược học hiện đại. Ngành y tế đã thay thuật ngữ TT bằng thuốc y học hiện đại để phân biệt với thuốc y học dân tộc.

THUỐC TÊ (cg. thuốc gây tê), x. Gây tê.

THUỐC TIÊU CHẢY x. Thuốc đi rửa.

THUỐC TÍM x. Kali pemanganat.

THUỐC TRÁNH THAI thường là các hoá chất và chia ra làm ba loại: 1) TTT đặt tại âm đạo, chứa các hoạt chất diệt tinh trùng dưới dạng keo, keo đặc, viên trứng, dịch sủi bọt, viên sủi bọt như glyxeril rixinoleat, nonoxynol, octoxynol, phenylmecuric borat, bodecaethylen glycol, vv. 2) TTT uống thường phối hợp với một thành tố động dục ngăn cản trứng làm tổ (estrogen) và một thành tố tiền thai (progestin) thúc đẩy quá trình bóc màng trong tử cung và hành kinh. TTT uống có loại chỉ gồm thành tố tiền thai. TTT uống thông dụng là viên ethinylestradiol – norethisteron, hoặc viên norethisteron. Viên TTT liều nhỏ chỉ chứa progestagen (viên mini) uống hằng ngày, liên tục kể cả những ngày hành kinh. 3) TTT tiêm là dung dịch medroxiprogesteron axetat có tác dụng lâu dài hay dung dịch norethisteron enantat. TTT cấy là những ống chất dẻo đặc biệt, chứa progestagen được cấy dưới da, có khả năng giải phóng đều đặn một lượng nhỏ progestagen hằng ngày đủ để ức chế sự phóng noãn trong thời gian 3 năm. Ngày nay, người ta còn dùng vòng tránh thai có chứa hoạt chất (thuốc) như đồng progesteron. TTT

Page 255: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

dùng cho nam đang được thí nghiệm. Ngoài TTT, nhiều biện pháp khác (như đình sản) cũng được dùng có hiệu quả.

THUỐC XOA BÓP thuốc ở dạng dung dịch, hỗn dịch, được điều chế bằng cách hoà tan, phân tán dược chất vào dung môi (nước, rượu, dầu, glixerin, dấm, vv.). Khi dùng, tẩm thuốc vào bông, vải gạc bôi lên da rồi xoa bóp để thuốc ngấm dần qua da. Các loại TXB thường dùng và có tác dụng tốt: dầu tràm, dầu khuynh diệp, vv.

THUỐC XÔNG HÍT thuốc ở dạng dung dịch, hỗn dịch chứa một hoặc nhiều hoạt chất, khi hoà tan vào nước nóng, hoạt chất sẽ bay hơi, hơi đó được dẫn vào đường hô hấp qua mũi, miệng bằng dụng cụ chuyên dùng để xông hít. Cũng có thể dùng bình phun mù. Đối với các loại tinh dầu, có thể cho vào một lọ nhỏ để hít, hoặc dùng cao xoa bôi vào trước hai lỗ mũi để hít. TXH có tác dụng chữa bệnh ở đường hô hấp hoặc toàn thân.

THỤT THÁO (cg. thụt rửa), thao tác kĩ thuật đưa một lượng nước ấm (khoảng 1,5 – 2 lít) qua hậu môn vào ruột già bằng một dụng cụ chuyên biệt (bốc cho người lớn; bóng cao su hoặc bơm tiêm to 100 – 250 ml cho trẻ em), với mục đích làm tan rữa phân khô táo trong ruột già, gia tăng áp lực vào thành ruột, kích thích nhu động ruột để tháo phân đối với người hay súc vật bị táo bón lâu ngày, hoặc chuẩn bị cho chụp X quang khung đại tràng hay chụp thận để phát hiện bệnh của đại tràng, thận, vv.

THUỲ một phần có giới hạn rõ ràng, làm thành một đơn vị của một cơ quan như phổi, gan, não.. được giới hạn bởi các khe, rãnh, hoặc một vách mô liên kết. Mỗi T có một cuống mạch máu – thần kinh riêng. Các T có cùng một chức năng chung, cũng có nhiều trường hợp các T của một cơ quan có chức năng hoàn toàn khác nhau, vd. T trước và T sau tuyến yên; các T trán, T chẩm, T thái dương…của đại não. Nhiều T lại chia thành các T nhỏ hơn gọi là phân thuỳ như phân thuỳ gan. Phân thuỳ phổi, vv. Khi có bệnh (ung thư, apxe, vv.) có thể cắt bỏ gọn một hay nhiều T và phân thuỳ.

THUỲ MIÊN PHÂN TÍCH phương pháp khám thần kinh và tâm thần cho người bệnh ngay trong lúc vừa tỉnh giấc mà trước đó bệnh nhân được gây ngủ nhẹ nhàng bằng cách tiêm tĩnh mạch một loại thuốc ngủ. Trong thời gian này, những cản trở tâm thần hữu ý hoặc ngoài ý chí đã biến đi tạm thời, giúp cho bệnh nhân diễn đạt được những ý chí, tình cảm đã bị vùi lấp vô thức. Sự giải phóng này có thể dùng trong điều trị (thuỳ miên tổng hợp, thuỳ miên phân tâm).

THÙY SAU TUYẾN YÊN nếp gấp ở đáy não gồm một khối mô thần kinh đệm nhỏ, hình cầu có các nhánh tận cùng phình ra; những sợi thần kinh trần và một số tế bào biểu mô. Có chức năng dự trữ và tiết hocmon vào máu động vật có xương sống bậc cao: oxitoxin làm co cơ tử cung, vesopresin làm co mạch và tăng huyết áp. Các hocmon này được tiết ra trong vùng dưới đồi thị do tế bào thần kinh tận cùng nằm trong TSTY.

THUỶ ĐẬU x. Bệnh thuỷ đậu.

THUỶ TINH DỊCH một cách gọi khác của dịch thuỷ tinh (x. Dịch thuỷ tinh).

Page 256: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

THUYẾT DI TRUYỀN NHIỄM SẮC THỂ thuyết cho rằng các nhiễm sắc thể với các gen khu trú trong chúng là vật chất chủ yếu mang tính di truyền. Có những luận điểm cơ bản: 1) Trong các tế bào phát sinh từ hợp tử thì bộ nhiễm sắc thể gồm có hai nhóm giống nhau: một có nguồn gốc từ mẹ là ế bào trứng; một có nguồn gốc từ bố là tinh trùng. Các gen nằm trên các nhiễm sắc thể, phân bố theo mạch thẳng, tạo thành nhóm liên kết. Số nhóm này bằng số nhóm đơn bội của nhiễm sắc thể. 2) Các nhiễm sắc thể giữ nguyên tính chất cá thể về cấu trúc và di truyền trong suốt chu kì sống của một cơ thể. 3) Trong giảm phân, giữa các nhiễm sắc thể tương đồng có thể xảy ra trao đổi chéo, tần số chéo tỉ lệ thuận với khoảng cách giữa các gen. TDTNST được Xăttơn (W. W. Sutton) và Bôveri (T. Boveri) đề xướng 1902 – 1903, được Mogân (T. Morgan) và các cộng sự hoàn thiện vào 1919 – 1915.

THUYẾT TẾ BÀO thuyết cho rằng tất cả mọi sinh vật đều cấu thành từ các tế bào và sản phẩm của nó, chúng sinh trưởng, phát triển do sự phân chia và biệt hoá các tế bào. Quan niệm này do kết quả của nhiều nghiên cứu vào đầu thế kỉ 19 đến năm 1839 được Slâyđen (M. J. Schleiden) và Swan (T. Schwann) trình bày hoàn chỉnh.

THUYẾT THẦN KINH thuyết cho rằng tế bào thần kinh là đơn vị cấu trúc và chức năng cơ bản của hệ thần kinh, nó tác động lên tế bào thần kinh khác thông qua synap.

THUYẾT THÔNG TIN CẢM XÚC thuyết do nhà tâm lí học Nga Ximônôp (P. V. Simonov) đề xuất, cho rằng cảm xúc nảy sinh do thiếu hoặc thừa thông tin cần thiết để cơ thể đạt được mục đích nào đó, tức là thoả mãn được một nhu cầu nào đó. Thừa thông tin thì có cảm xúc dương tính (thoải mái, dễ chịu…); thiếu thông tin thì sẽ có cảm xúc âm tính (căng thẳng, bồn chồn, khó chịu…). Nội dung trên biểu đạt bằng công thức C = N (T – t); C là cảm xúc; N – nhu cầu; T – thông tin cần có; t – thông tin hiện có. Thuyết này nói lên mối liên hệ giữa cảm xúc và nhu cầu, đồng thời cũng cho thấy vai trò cua thông tin về những điều kiện thoả mãn nhu cầu đối với sự nảy sinh cảm xúc.

THUYẾT VỎ NÃO – NỘI TẠNG x. Thuyết tâm thể.

THƯ DÃN trạng thái thả lỏng, dãn mềm, giảm tối đa trương lực của các cơ bắp để cho thần kinh, tâm hồn được thư thái. TD có thể không chủ định (như lúc sắp ngủ) hoặc có chủ định (như trong tập luyện, tĩnh toạ, thiền, vv.). Khi TD, trương lực cơ bắp giảm dần, ở người có huyết áp cao thì huyết áp hạ, nhịp tim chập hơn, vv. TD được coi như phương pháp bổ trợ trong tập luyện thể dục thể thao, tập luyện tự sinh, dưỡng sinh, thường có hiệu quả cao trong rèn luyện sức khoẻ. Dưới sự hướng dẫn của thầy thuốc, người bệnh sẽ tự ám thị để điều chỉnh các rối loạn trong cơ thể do các trạng thái căng thẳng hay do tự ám thị gây ra.

THỬ NGHIỆM MIỄN DỊCH PHÓNG XẠ phương pháp để tìm nồng độ hocmon peptit trong hệ thống sinh học. Các đồng vị phóng xạ được dùng để đánh dấu mà sau đó được đưa cùng với các kháng thể đặc hiệu vào các mô hoặc dung dịch cần phân tích. Số hocmon đánh dấu liên kết với kháng thể đếm được chỉ ra mối tương quan trong mẫu (vì hocmon không đánh dấu cạnh tranh để ngăn chặn sự kết hợp của hocmon đánh dấu).

Page 257: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

Nồng độ hocmon không đánh dấu có thể tìm thấy bằng cách so sánh mức độ ức chế do cạnh trạnh tạo ra với độ chuẩn.

THỬ NGHIỆM SINH HỌC kĩ thuật thực nghiệm trên cơ thể sinh vật nhằm đo cường độ cũng như số lượng các hoạt động sinh học của chúng do tác động hoá học. Vd. hocmon giới tính anđrogen gây nên sự tăng trưởng của mào gà sống thiến. Số đo sự tăng trưởng của mào gà trong điều kiện tiêu chuẩn được đối chiếu để đánh giá hoạt tính của hocmon. TNSH cũng được áp dụng tốt đối với thực vật.

THỬ NGHIỆM TRONG CƠ THỂ SỐNG (cg. thử nghiệm in vivo), theo dõi các phản ứng sinh học (qua các thao tác kĩ thuật) diễn ra trên cơ thể sống, hoặc của con người (vd. quan sát lâm sàng học), hoặc của súc vật (bằng thực nghiệm). Vd. tiêm B. C. G cho người để gây nhiễm lao, có thể tạo ra những phản ứng miễn dịch, tránh mắc bệnh lao. Thử nghiệm này được coi là thử nghiệm “in vivo”. Một thử nghiệm đặc sắc của y học hiện đại là đã kết hợp thành công việc thụ tinh trong ống nghiệm với cấy phôi từ ống nghiệm vào buồng tử cung người mẹ (in vivo) để tạo nên con người hoàn chỉnh như bình thường.

THỬ NGHIỆM TRONG ỐNG NGHIỆM (cg. thử nghiệm in vitro), theo dõi các phản ứng sinh học (qua các thao tác kĩ thuật) diễn ra trong các ống nghiệm. Vd. để kiểm tra tác dụng của kháng sinh streptomycin đối với trực khuẩn lao, người ta cho streptomycin vào ống nghiệm đã có các khuẩn lạc lao mọc; kết quả là vi khuẩn lao không phát triển được. Thử nghiệm này được gọi là thử nghiệm in vitro. Ngày này, y học hiện đại đã có thể cấy phôi trong ống nghiệm để chuẩn bị cho thụ tinh nhân tạo, cũng có thể cho thụ tinh nhân tạo trong ống nghiệm để phát triển thành phôi (giai đoạn in vitro) và sau đó lại cấy phôi vào trong tử cung của một phụ nữ (giai đoạn in vivo) để phôi tiếp tục phát triển và thành thai nhi. Xt. Thụ tinh trong ống nghiệm.

THỨC ĂN BỔ SUNG 1. x. Thức ăn hỗn hợp.2. Hỗn hợp thức ăn không có giá trị dinh dưỡng (không chứa năng lượng hoặc các chất dinh dưỡng khác) bổ sung vào thức ăn nhằm phòng bệnh hoặc nâng cao hiệu quả chăn nuôi. Nhóm TĂBS này gồm các chất kháng khuẩn, các chế phẩm sinh học, các loại axit hữu cơ, các chất chống oxi hoá, các chất tạo mùi thơm, các enzim trợ giúp tiêu hoá, vv. Các chất kháng khuẩn (kháng sinh và hoá chất) được bổ sung vào thức ăn với lượng rất nhỏ nhằm phòng bệnh và ức chế vi sinh vật có hại ở đường ruột, góp phần nâng cao sinh trưởng của vật nuôi, nhưng phải đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng. Các chế phẩm sinh học thường là các hỗn hợp vi khuẩn và nấm men bổ sung vào thức ăn nhằm tạo ra hệ vi sinh vật đường ruột cạnh tranh với vi sinh vật có hại ở đường ruột, góp phần làm giảm hàm lượng amoniac trong đường ruột và máu, do đó có tác dụng tốt đến sinh trưởng của vật nuôi.

THỨC ĂN KHOÁNG loại thức ăn bổ sung chứa các muối khoáng không độc hại của các nguyên tố canxi, photpho, natri, clo, kali, magie, sắt, đồng, kẽm, coban, iot, vv. Có 2 nhóm TĂK: khoáng đa lượng và khoáng vi lượng. 1) TĂK đa lượng chứa các nguyên tố khoáng. Hằng ngày gia súc, gia cầm cần một khối lượng đáng kể: canxi, photpho, natri, clo, magie, kali…được tính bằng gam trong 1 kg thức ăn. Trong số các nguyên tố trên, canxi và photphho là 2 chất khoáng mà gia súc, gia cầm cần nhiều nhất vì chúng là thành

Page 258: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

phần chính của xương và răng, giữ vai trò quan trọng trong hoạt động của hệ thần kinh, hệ cơ và xương và giữ ổn định áp suất thẩm thấu của máu. Nếu thiếu hụt chúng trong khẩu phần, vật nuôi sẽ còi xương, chậm lớn và yếu ớt. Để bổ xung canxi, photpho cho vật nuôi, dùng bột đá vôi, bột vỏ sò, vỏ trứng, vôi bột, bột xương và một số muối vô cơ không độc như canxi hiđrophotpho Ca(H2PO4)2, canxi photphat Ca3(PO4)2, amoni hiđrophotphat (NH4)2HPO4, amoni đihiđrophophat NH4H2PO4, vv. Người ta cũng sử dụng muối ăn NaCl để bổ sung natri và clo. Ở những vùng núi cao người ta còn dùng than củi để bổ sung khoáng đa lượng cho gia súc. 2) TĂK vi lượng chứa các chất nguyên tố sắt, đồng kẽm, mangan, coban, iot, selen, nolipđen…ở dạng muối không độc. Hằng ngày, gia súc, gia cầm chỉ cần một lượng rất nhỏ (tính bằng mg trong một kg thức ăn) nhưng không thể thiếu vì chúng là thành phần của nhiều hocmon, enzim và có mặt trong tất cả các mô của tế bào. Vd. sắt là thành phần của huyết sắc tố, hồng cầu, iot là thành phần của thyroxin – hocmon tuyến giáp trạng, vv. Trong thức ăn gia súc không đủ khoáng vi lượng, có thể sử dụng premix khoáng để bổ sung cho gia súc, gia cầm, nhằm đạt hiệu quả chăn nuôi cao.

THỨC ĂN NHIỀU NƯỚC (tk. thức ăn cồng kềnh), thức ăn gia súc có tỉ lệ nước cao như củ, quả, rong, rau, bèo, bã, bã đậu, bỗng rượu, bã bia, vv. Trong 1 kg TĂNN thường chứa 0,1 – 0,3 kg chất khô; giá trị dinh dưỡng rất khác nhau. Thức ăn củ, quả giàu tinh bột nhưng lại nghèo protein, có tác dụng rất tốt đối với bò sữa, nhưng khi dùng cho gia súc có dạ dày đơn cần phải bổ sung thức ăn giàu protein. Thức ăn củ, quả như bí đỏ, cà rốt giàu caroten, vitamin nhóm B và đường dễ hoà tan có tác dụng rất tốt cho bò sữa cao sản, TĂNN gồm bã sắn, bã đậu, bỗng rượu, rỉ mật…xếp vào nhóm phụ phẩm công nông nghiệp hay nhóm thức ăn nhiều xơ hoặc nhiều tinh bột đường. Các loại phụ phẩm này thường được dùng phối hợp với thức ăn thô cho gia súc nhai lại hoặc thức ăn tinh cho gia súc dạ dày đơn.

THỨC ĂN THÔ các loại thức ăn thực vật có tỉ lệ nước thấp nhưng hàm lượng chất xơ khá cao (20 – 40% tính trong chất khô) như cỏ khô, rơm rạ, thân cây ngô già, thân lá đậu đỗ sau thu hoạch…dùng làm thức ăn cho gia súc nhai lại. Giá trị dinh dưỡng của TĂT không cao, nhưng là nguồn thức ăn rẻ tiền, dễ dự trữ và sẵn có ở nông thôn. Chất xơ trong TĂT gồm xenlulozơ, hemixenlulozơ liên kết chặt chẽ với thức ăn xanh, củ quả…sẽ mang lại hiệu quả cho chăn nuôi. Bê nghé được tập ăn sớm TĂT giúp cho dạ dày 4 túi và đường ruột phát triển tốt. Trong nhóm TĂT, cỏ khô có giá trị dinh dưỡng cao nhất, là nguồn thức ăn chính trong mùa đông và mùa khô cho trâu, bò. Cỏ khô tốt nhất là cỏ khô cây họ Đậu hoặc cây họ Lúa hỗn hợp với cây họ Đậu chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng như gluxit, protein, chất khoáng, nhưng nghèo caroten. Ngược lại, rơm rạ tuy có khối lượng và chứa một lượng lớn gluxit tiềm tàng, nhưng lại rất nghèo protein và chất khoáng; nếu được kiềm hoá (chế biến bằng ure, amoniac…) giá trị sử dụng sẽ tăng lên. Khối lượng TĂT trong khẩu phần phụ thuộc vào giống, năng suất vật nuôi và chất lượng khẩu phần. Khi khẩu phần có nhiều củ, quả, cỏ non, thức ăn tinh hay thức ăn dễ lên men trong dạ cỏ, có thể tăng tỉ lệ TĂT trong khẩu phần.

THỨC ĂN TINH x. Thức ăn chăn nuôi.

Page 259: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

THỨC ĂN XANH thức ăn chăn nuôi gồm thân, lá của cây họ Lúa, cây họ Đậu, thực vật thuỷ sinh và các cây trồng khác cũng như cành ngọn các cây bụi mọc hoang dại…được sử dụng ở dạng tươi làm thức ăn cho gia súc, gia cầm. Tỉ lệ nước trong TĂX khá cao (60 – 85%), đôi khi cao hơn. TĂX chứa hầu hết các chất dinh dưỡng cần thiết cho vật nuôi và dễ tiêu hoá. Gia súc nhai lại có thể tiêu hoá trên 70% các chất hữu cơ trong TĂX. TĂX chứa một lượng lớn xenlulozơ, hemixenlulozơ, tinh bột và đường dễ hoà tan. Ngoài ra, còn chứa một lượng đáng kể protein dễ tiêu, chất khoáng, vitamin và nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học khác nhau. TĂX còn non có giá trị dinh dưỡng cao hơn và dễ tiêu hoá hơn. TĂX giàu caroten (tiền vitamin A), đặc biệt trong các cây họ Đậu còn chứa phytoơstrogen, hợp chất này làm tăng trao đổi chất ở dạ cỏ và có ảnh hưởng tốt đến quá trình sinh trưởng và sinh sản ở gia súc, gia cầm. TĂX thuộc nhóm họ Lúa rất phong phú và đa dạng, bao gồm các loài cỏ tự nhiên, cỏ trồng, cây ngô non…; ở nhóm họ Đậu chỉ có một số ít loài như cỏ stylo, cây keo giậu và một số loài họ Đậu hoang dại mọc trên đồng cỏ. TĂX còn bao gồm thân, lá, ngọn non của các loại cây bụi…được sử dụng trong chăn nuôi. Ở Việt Nam, rất nhiều loài thực vật thuỷ sinh được coi là nguồn TĂX, phong phú sẵn có ở nông thôn, gồm: rau muống, rau lấp, bèo cái, bèo tấm, bèo tây, bèo hoa dâu và các loài rong, tảo nước ngọt và nước mặn, vv. Đối với gia súc ăn cỏ nuôi với mục đích cày kéo hoặc nuôi lấy thịt với mức năng suất trung bình, người ta chỉ dùng TĂX là nguồn thức ăn chính đã cho kết quả tốt; đối với bò sữa, bò thịt nuôi thâm canh, cần thiết bổ sung thêm một lượng nhất định thức ăn tinh bột. Theo phương thức chăn nuôi truyền thống. TĂX rất cần thiết cho lợn và gia cầm, hàng ngày 1 lợn nái cần được cung cấp 4 – 8 kg TĂX tuỳ theo giống; 1 lợn thịt cần cho ăn 2 – 4 kg tuỳ theo lứa tuổi; 1 gia cầm đẻ trứng cần 50 – 70 g TĂX.

THỰC QUẢN ống nối xoang miệng hoặc hầu với dạ dày. Lót trong TQ là lớp màng nhầy gấp nếp làm cho TQ có thể co dãn khi thức ăn đi qua. Ở động vật có xương sống, TQ có hai lớp: lớp cơ dọc và lớp cơ vòng bao quanh. Các cơ co bóp nhịp nhàng tạo nên nhu động chuyển thức ăn xuống dạ dày. Ở chim và côn trùng, TQ gồm cả diều. TQ là ống dẫn và đẩy thức ăn xuống dạ dày. Đoạn trên nhờ có tầng cơ vân đẩy thức ăn xuống đoạn dưới; đoạn dưới có lớp cơ trơn co rút theo kiểu nhu động, bên trong TQ có các tuyến. TQ vị vừa tiết nước vừa tiết dịch nhầy.

THƯƠNG HÀN 1. x. Bệnh thương hàn.2. Tên một bệnh ngoại cảm, do hàn tà xâm phạm vào phần da, lông của cơ thể gây nên (cg. Hàn, cảm lạnh).3. Tên chung của các bệnh ngoại cảm gây sốt do ngoại tà xâm phạm vào 6 kinh: 3 kinh dương (Thái dương, Dương minh, Thiếu dương) và 3 kinh âm (Thái âm, Thiếu âm, Quyết âm). Sáu kinh đó được xếp theo thứ tự từ ngoài và trong. Mỗi kinh có một hội chứng cơ bản. Tuỳ diễn biến của bệnh có thể có những triệu chứng khác nhau và bài thuốc điều trị thích hợp. Cụ thể là bệnh Thái dương, bệnh Dương minh, bệnh Thiếu dương, bệnh Thái âm, bệnh Thiếu âm, bệnh Quyết âm, với những diễn biến bệnh lí riêng của từng bệnh và bài thuốc điều trị thích hợp với từng loại diễn biến bệnh lí. Thông thường, ngoại tà xâm phạm vào cơ thể theo quy luật chung từ nông (biểu, dương) vào sâu (lí, âm) (x. Nguyên nhân bệnh). Đối với các bệnh TH, sự truyền biến của ngoại tà được cụ thể hoá như sau: ngoại tà xâm phạm vào Thái dương; nếu chính khí yếu không chống đỡ được thì bệnh tà vào Dương minh hoặc Thiếu dương. Ở 3 kinh dương này, ngoại tà gây nên chứng dương,

Page 260: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

có sốt. Đó là chứng thực, có sự đấu tranh mạnh giữa chính khí và tà khí. Nếu chính khí vượng dần, ngoại tà yếu dần thì bệnh khỏi dần. Song nếu chính khí tiếp tục suy thì ngoại tà thừa cơ tấn công vào phần lí của 3 kinh âm. Mới đầu vào Thái âm, rồi Thiếu âm, rồi Quyết âm. Song không nhất thiết phải như vậy. Ngoại tà có thể theo quan hệ biểu lí giữa 2 kinh âm dương từ Thái dương truyền vào Thiếu âm, từ Dương minh truyền vào Thái âm, từ Thiếu dương truyền vào Quyết âm. Nếu chính khí quá yếu, không ngăn chặn được sự tấn công mạnh mẽ của tà khí thì ngoại tà có thể xâm phạm thẳng vào lí (thường thấy bệnh Thái âm, Thiếu âm) mà không qua giai đoạn gây bệnh ở phần dương, gọi là trực trúng. Có một quy luật chung là ngoại tà phần lớn từ biểu (dương) vào lí (âm), bệnh từ thực đến hư. Song nếu chính khí hồi phục và mạnh dần, sức tấn công của ngoại tà yếu dần thì bệnh tà có thể từ lí bị đẩy ra biểu, bệnh hư chuyển thành thực như bệnh Thái âm thành bệnh Dương minh phủ, bệnh Thiếu âm thành bệnh Thái dương phủ, bệnh Quyết âm thành bệnh Thiếu dương, vv. Diễn biến trên là do những yếu tố sau tác động lẫn nhau quyết định:sức tấn công của ngoại tà mạnh hay yếu, chính khí mạnh hay yếu, điều trị đúng hay không, chăm sóc tốt hay không. Nếu bệnh nhân yếu, chính khí suy thì bệnh ở dương sẽ chuyển nhanh vào âm. Nếu điều trị đúng, chăm sóc tốt, bệnh ở âm có thể chuyển sang bệnh ở dương.

THƯƠNG HÀN NHẬP LÍ trạng thái bệnh thương hàn (x. Thương hàn) có ngay triệu chứng ở lí (Thái âm, Thiếu âm) hoặc bệnh đang ở phần dương (Thái dương, Dương minh, Thiếu âm) chuyển nhanh vào phần âm (Thái âm, Thiếu âm, Quyết âm), do sức tấn công của ngoại tà (hàn tà) mạnh và chính khí suy yếu. Chính khí suy yếu có thể do cơ thể vốn yếu, hoặc điều trị không đúng, hoặc chăm sóc không tốt làm chính khí suy sụp nhanh. Vd. một người mới mắc bệnh thương hàn mà nôn, ỉa lỏng, chân tay không ấm, không khát nước ngay; đó là hàn tà đã trực tiếp xâm phạm vào Thái âm (bệnh Thái âm). Nguyên nhân: hàn tà mạnh và người bệnh có tì thổ hư hàn, chính khí suy. Trong điều trị phải ôn trung tán hàn. Hoặc một người mới mắc bệnh thương hàn mà có ngay trạng thái lơ mơ, chân tay lạnh, người lạnh, nằm co, mạch vi tế; đó là hàn tà đã trực tiếp xâm phạm vào Thiếu âm (bệnh Thiếu âm). Nguyên nhân: hàn tà mạnh, bệnh nhân có tâm thận dương hư. Phép chữa phải hồi dương cứu nghịch. Hoặc một người mắc phải thương hàn có chứng đầy và cứng ở tâm hạ (dạ dày) trong điều trị dung nhầm thuốc công hạ đã làm chính khí suy yếu nhanh, hàn tà từ dương minh thừa cơ xâm nhập vào Thái âm, Thiếu âm. Phép chữa là trợ dương chỉ tà. Nếu cầm được ỉa chảy thì mới cứu được người bệnh.

THƯƠNG VONG tổn thất về sinh lực trong tác chiến. Là một trong những chỉ số dùng để đánh giá hiệu suất chiến đấu và bổ sung quân số. Sau chiến đấu, TV được phân loại tỉ mỉ theo tình trạng và số lượng cụ thể của từng loại: bị thương, chết, mất tích.

THƯỢNG THỌ (cg. Khao thượng thọ), lễ mừng người cao tuổi. Trong xã hội truyền thống của người Việt (Kinh), vào dịp đầu năm, người ta thường tổ chức khao TT. Đây là lễ mừng thọ các cụ già 70 tuổi – những người được xem là sống lâu. Đồng thời cũng là lễ mừng của con cháu, vì cha mẹ có sống lâu thì con cái mới được phụng dưỡng, thể hiện đạo hiếu. Lễ khao TT được tổ chức trong gia đình, chủ yếu mang tính gia đình, khác với lễ lên lão (gọi là lễ ra nhiêu), diễn ra ở đình làng, chủ yếu mang tính xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh việc sửa lễ để cáo gia tiên, con cháu cũng sắm lễ để cúng tại đình. Trong lễ TT, cha mẹ trong trang phục trang trọng, ngồi trên sập kê giữa nhà, con cháu lần lượt đến

Page 261: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

kính cẩn dâng rượu (thọ) và đào (tiên), rồi lễ bái cha mẹ, sau đó mời các cụ dự tiệc mừng. Trong lễ này, ngoài con cháu trong nội bộ gia đình, còn có họ hàng nội ngoại gần xa, lân gia và khách mời đến chúc mừng, chứng kiến niềm hạnh phúc của các cụ và con cháu. Lễ mừng TT là một nét đẹp của văn hóa Việt Nam.

TỈ SUẤT TĂNG DÂN SỐ (cg. tỉ suất tái sinh sản dân số), số trung bình em bé gái được sinh ra bởi một người phụ nữ hay một nhóm phụ nữ, sống và phát triển khoẻ mạnh, đến tuổi sinh đẻ, đồng thời cũng tuân theo quy luật sinh và tử theo các nhóm tuổi đặc thù. Như vậy, TSTSXDS là thước đo mức dân số có yếu tố sinh và tử. Thường dùng NRR để biểu thị tỉ suất này theo công thức:

Trong đó, Bo là số trẻ em gái sinh ra sống ở độ tuổi 1 năm tuổi; Lx – hệ số sống của phụ nữ ở độ tuổi x; Lo – hệ số sống của trẻ em gái độ tuổi 1 năm tuổi; Wx – hệ số phụ nữ trong độ tuổi x; Bx – số trẻ em gái được sinh ra sống bởi một phụ nữ ở độ tuổi x. TSTSXDS mô tả tiềm năng của sự tăng trưởng dân số theo những tiêu thức riêng có tính đến các yếu tố sinh đẻ và tử vong theo nhóm tuổi. Nếu NRR bằng 1 hay tiến gần bằng 1 thì sau một khoảng thời gian đủ dài (khoảng 80 năm) dân số của quốc gia đạt đến sự ổn định, nghĩa là đảm bảo sự thay thế. Nếu NRR lớn hơn 1 thì tốc độ tăng trưởng dân số sẽ cao và ngược lại, nếu NRR nhỏ hơn 1 thì không có khả năng thay thế dân số, dân số sẽ giảm. Trong điều kiện hiện nay, nhiều quốc gia đã xem NRR bằng 1 là mục tiêu dài hạn của các chính sách dân số. Ở Việt Nam, trong chiến lược dân số và kế hoạch hoá gia đình, chúng ta mong muốn đến năm 2050 sẽ đạt được NRR bằng 1, đảm bảo cho dân số phát triển ổn định.

TIA CỰC TÍM (tk. Tia tử ngoại), x. Bức xạ tử ngoại.

TIA HỒNG NGOẠI x. Bức xạ hồng ngoại

TIA RƠNGHEN (cg. Tia X, X quang), bức xạ điện từ, mắt người không nhìn thấy, có những tính chất tương tự như ánh sáng thường (truyền theo đường thẳng, bị khúc xạ, phân cực và nhiễu xạ), có bước sóng cỡ từ 10-5 đến 102 nm. Truyền qua được những vật chất không thông suốt đối với ánh sáng thông thường (ánh sáng thường không đâm xuyên qua được) như vải, giấy, gỗ, da, thịt. Được phát ra khi các electron đang chuyển động nhanh (hoặc các hạt mang điện khác như proton) bị hãm bởi một vật chắn và trong quá trình tương tác giữa bức xạ với vật chất (khi đó ta thu được phôt vạch). Nguồn thông dụng là ống TR, một số đồng vị phóng xạ. Theo quy ước được chia thành loại sóng ngắn (bức xạ cứng) và loại sóng dài (bức xạ mềm), có khả năng đam xuyên vật chất tăng theo tốc độ của các electron bị hãm. Được sử dụng rộng rãi trong khoa học, để nghiên cứu cấu trúc tinh thể, cấu tạo nguyên tử; trong kĩ thuật, để thăm dò khuyết tật kim loại, phân tích nguyên tố, phân tích cấu trúc. TR có khả năng phân huỷ các muối bạc trên phim và giấy ảnh, nên được sử dụng trong y học để chụp hình (chiếu/ chụp X quang) để chẩn đoán bệnh. TR còn có khả năng ion hoá chất khí và gây phát xạ huỳnh quang đối với nhiều loại vật chất, đặc tính này được sử dụng trong chẩn đoán hiển vi huỳnh quang. TR gây tác

Page 262: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

động sinh học lên cơ thể sống, kích thích ức chế một số tế bào, mô nên được ứng dụng để chữa trị một số bệnh như diệt các khối u ác tính, vv.

TIA X (tk. Tia Rơnghen), Tia Rơnghen.

TÍA THỊ GIÁC sắc tố nhạy cảm ánh sáng đỏ sẫm nằm trong que thị giác của võng mạc của nhóm cá biển và phần lớn động vật có xương sống bậc cao.

TÍCH DỊCH VÒI TRỨNG tình trạng tích dịch trong vòi trứng, thường xảy ra ở giai đoạn cuối của viêm mủ vòi trứng; một thể của viêm phần phụ. Có thể chỉ xảy ra ở một bên vòi trứng, có nhiều thuỳ, nhiều múi, hay ở cả hai bên vòi trứng. Dấu hiệu: sốt nhẹ, đau vùng hố chậu và phía thắt lưng, đau khi hành kinh, có thể ra khí hư, vv.

TIÊM (cg. Chích), biện pháp dùng kim tiêm chọc vào cơ thể, sau đó dùng bơm tiêm (có nhiều loại với dung tích khác nhau: 1 ml, 2 ml, 5 ml, 10 ml, …) bơm chất dịch (thuốc, chất khử khuẩn) qua kim tiêm vào cơ thể. Tuỳ theo địa điểm bơm thuốc, có: T tĩnh mạch, T động mạch, T dưới da, T tuỷ sống, T bắp thịt, vv. Cần triệt để tuân theo nguyên tắc: vô khuẩn dụng cụ tiêm, vùng T, bàn tay người T để tránh apxe, lây bệnh; không dùng một bơm tiêm, một kim tiêm cho nhiều người, vv. Ngày nay, người ta dùng bơm tiêm và kim tiêm một lần, loại đã tiệt khuẫn sẵn để tránh lây truyền bệnh qua đường máu, đặc biệt là nhiễm HIV (virut gây hội chứng suy giảm miễn dịch ở người) và virut viêm gan B, C, vv.

TIÊM BẮP THỊT (cg. Tiêm bắp), phương pháp tiêm rất phổ biến với mũi tiêm chọc sâu qua da tới tận bên trong các bó cơ vân (bắp thịt). Ở người, TBT ở nơi có khối cơ lớn (thường ở cơ cánh tay, cơ đenta hay tam giác ở vai, cơ đùi, mông). Với TBT, thuốc tiêm ngấm vào cơ thể nhanh hơn so với tiêm dưới da. Thuốc có thể TBT: kháng sinh, vitamin, dịch đẳng trương, thuốc có dầu, vv. Cần tránh tuyệt đối TBT ở vùng có nhiều mạch máu và dây thần kinh. Chống chỉ định TBT đối với một số thuốc gây đau hoặc hoại tử (vd. Canxi clorua, thuốc trợ tim uabain, vv.)

TIÊM CHỦNG phương pháp phòng các bệnh nhiễm khuẩn bằng cách dùng vacxin (tiêm hoặc uống) để gây miễn dịch chủ động đối với các bệnh đặc hiệu tương ứng với vacxin đó.

TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG chương trình tiêm chủng do Tổ chức Y tế Thế giới cùng Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc đề xuất với mục đích tiêm 6 loại vacxin để phòng 6 bệnh cho trẻ em dưới 1 tuổi (bại liệt, bạch cầu, ho gà, uốn ván, lao và sởi). Việt Nam tham gia chương trình TCMR từ năm 1981 và đến tháng 5.1990 đạt mục tiêu 80% trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm đủ 6 loại vacxin và với chất lượng cao. Năm 1997 đã bước đầu triển khai tiêm vacxin viêm gan B (loại vacxin thứ 7) cho trẻ em và vacxin viêm não; tiêm vacxin uốn ván cho phụ nữ có thai.

TIÊM DƯỚI DA cách tiêm mà mũi tiêm chọc vào lớp mỡ (mô lỏng lẻo) ở dưới da. Ở người, có thể TDD ở mặt ngoài cánh tay, cơ đenta (cơ tam giác vai), đùi. Với TDD, thuốc (chất dịch, hơi) ngấm vào cơ thể chậm và kéo dài. Có thể TDD các loại thuốc như kháng

Page 263: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

sinh, vv. Chống chỉ định TDD đối với một số loại thuốc (thuốc có chất dầu, canxi clorua, dịch ưu trương, vv.) vì gây đau, sưng tấy và loét da.

TIÊM ĐỘNG MẠCH tiêm trực tiếp vào lòng động mạch (thường là động mạch đùi ở người). Với TĐM, thuốc được đưa vào cơ thể rất nhanh (nhanh hơn cả so với tiêm tĩnh mạch). Chỉ áp dụng TĐM trong trường hợp cấp cứu tối nguy kịch (người bệnh có thể chết hoặc đang hấp hối), vd. Tiêm adrenalin vào động mạch trong trường hợp truỵ mạch rất nặng; còn dùng TĐM để tiêm thuốc cản quang khi chụp X quang động mạch. Chống chỉ định TĐM đối với chất dầu, chất khí (xt. Tiêm tĩnh mạch).

TIÊM HẠCH x. Bệnh tiêm hạch.

TIÊM NHỎ GIỌT x. Truyền nhỏ giọt.

TIÊM TĨNH MẠCH (tk. Tiêm mạch máu), tiêm trực tiếp vào trong lòng tĩnh mạch. Ở người, có thể thực hiện TTM ở bất cứ tĩnh mạch nào nổi đủ to để chọc kim [tĩnh mạch cổ, ở mu bàn tay, cổ tay, cổ chân, nhưng thông thường nhất là tĩnh mạch ở khuỷu tay (đối với người lớn) và tĩnh mạch ở đầu (đối với trẻ nhỏ 1 – 2 tuổi)]. Với TTM, các chất dịch hoặc thuốc ngay lập tức được chia đi khắp cơ thể và cơ quan bị bệnh, nhưng cũng bị đào thải ra ngoài nhanh hơn so với các phương pháp tiêm khác. Áp dụng TTM trong các bệnh cấp cứu hoặc trong các trường hợp cần nhanh chóng đưa thuốc với nồng độ cao vào cơ thể. Thuốc TTM: kháng sinh, vitamin, thuốc gây mê, dịch ưu trương, vv. Chống chỉ định TTM đối với một số loại thuốc: chất dầu (long lão, testosteron, vv.), chất khí vì gây tai biến mạch máu dẫn đến tử vong. Cần tuyệt đối không để không khí lọt vào tĩnh mạch qua bơm tiêm vì có thể gây tắc (nghẽn) mạch khí làm chết người nhanh chóng.

TIÊM TRONG DA phương pháp tiêm (x. Tiêm) mà kim tiêm chọc vào trong chiều dài của da, ở lớp chân bì. Khi tiêm thì thấy nổi phồng lên khỏi mặt da một nốt như hạt ngô, sần da cam hay muỗi đốt. Với TTD, chỉ đưa được một lượng thuốc rất nhỏ vào cơ thể (khoảng 0,1 ml), do đó thường chỉ dùng để thử phản ứng thuốc, phản ứng lao, hoặc tiêm các loại vacxin phòng bệnh.

TIÊM VÀO HUYỆT (cg. thuỷ châm, dược châm), phương pháp châm kết hợp cổ truyền và hiện đại, được tiến hành bằng cách dùng dung dịch (nước muối sinh lí, novocain, vitamin B1, B12, vv.) tiêm vào huyệt có liên quan với bệnh để phòng và chữa.

TIỀN ĐỘNG DỤC x. Chu kì động dục.

TIỀN HOCMON (A. Prohocmon), dạng dự trữ không có hoạt tính của hocmon. Sự hoạt hoá thường gồm việc tách bằng enzim một bộ phận nào đó của TH, vd. Tách axit amin khỏi proinsolin để tại ra insolin.

TIỀN KỲ x. Pha đầu.

TIỀN LIỆT TUYẾN x. Tuyến tiền liệt.

Page 264: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

TIỀN MÃN KINH giai đoạn xảy ra trước khi mãn kinh, thời gian kéo dài hay ngắn thay đổi tuỳ thuốc từng người, có thể chỉ vài tuần, có thể kéo dài nhiều năm. Trong giai đoạn này, buồng trứng đã kém hoạt động nên có thể có những rối loạn về kinh nguyệt như kinh thưa, kinh mau, rong kinh; những rối loạn toàn thân như cảm giác nóng bừng ở mặt, ở đầu, mệt mỏi, hồi hộp, vã mồ hôi, lạnh đầu chi…; các rối loạn này được gọi chung là rối loạn TMK. Cần được khám bệnh và điều trị.

TIỀN SẢN GIẬT tình trạng bệnh lí của thai phụ trước khi xảy ra các cơn co giật (sản giật), thể hiện bằng những dấu hiệu khách quan như phù, huyết áp cao, có protein trong nước tiểu; có thêm dấu hiệu chủ quan như nhức đầu, mờ mắt, rối loạn thần kinh, rối loạn tiêu hoá. Cần tích cực chữa, nếu không sẽ xảy ra cơn sản giật (x. Sản giật; Nhiễm độc thai nghén).

TIỀN SỬ BỆNH những thông tin có liên quan đến một quá trình bệnh lí (bệnh kiện, triệu chứng, dấu hiệu…) mà bệnh nhân hay người thân quen nhớ lại và kể cho thầy thuốc lâm sàng biết. Vd. về mùa rét, sau khi tắm, cảm thấy ớn lạnh, sốt cao, đau tức ngực, ho ra đờm nâu…; TSB này hướng sự chú ý của thầy thuốc về phía bộ máy hô hấp; thầy thuốc sẽ nghe phổi tỉ mỉ hơn; cho chiếu chụp X quang ngực – phổi và có thể chẩn đoán ra bệnh viêm phổi thuỳ. Trong y học cổ truyền dân tộc, vấn, văn trong tứ chẩn cũng có yêu cầu là khai thác TSB.

TIỀN TINH TRÙNG tế bào sinh dục được hình thành từ lần phân chia giảm phân thứ hai của tinh bào. Các TTT này trải qua một loạt những biến đổi rồi mới hình thành tinh trùng (x. Phát sinh tinh trùng).

TIỀN TRIỆU CHỨNG triệu chứng bào hiệu trước và sớm một bệnh, có thể là một trạng thái khó chịu, khó ở bình thường. Các TTC thường không đặc hiệu (vd. nhức đầu trước khi xuất hiện tai biến mạch máu não). Thường sau khi bệnh đã rõ, hồi cứu các triệu chứng, mới hiểu ý nghĩa của TTC. Dù sao, khi thấy triệu chứng dù nhỏ xuất hiện một cách khác thường, cần đề cao cảnh giác, nghỉ ngơi và theo dõi sự biến chuyển. Vd. một người đã được thầy thuốc cho biết là bị viêm động mạch vành, nếu thấy đau chói ngực, có cảm giác khó chịu, thì phải đề phòng ngay khả năng xuất hiện nhồi máu cơ tim và thực hiện các chỉ dẫn của thầy thuốc.

TIỀN UNG THƯ tình trạng bệnh lí gặp trước khi có ung thư hoặc có thể trở thành ung thư. Tổn thương TUT được chú ý trong ung thư học dự phòng vì khi được phát hiện sớm, điều trị kịp thời, sẽ ngăn chặn được sự phát triển thành ung thư. TUT có thể mang tính di truyền như trong bệnh polip đại tràng – trực tràng gia đình, hoặc mắc phải như xuất hiện sau các quá trình viêm mạn tính (viêm cổ tử cung mạn tính, viêm phế quản mạn tính kèm theo loạn sản) hoặc theo sau teo niêm mạc dạ dày vô toan, vv. Trong thực tế, tổn thương TUT không nhất thiết tiến triển thành ung thư. Y học xác minh rằng: khả năng mắc ung thư ở những người có nguy cơ TUT cao hơn hẳn so với những người bình thường hoặc có những tổn thương khác. Những năm gần đây, tổn thương TUT được coi là giai đoạn phát triển sớm của ung thư, còn gọi là ung thư tiền xâm nhập, chưa có biểu hiện lâm sàng và bao gồm các tổn thương loạn sản, ung thư tại chỗ, có thể chữa khỏi hoàn toàn.

Page 265: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

TIỀN VIRUT (A. provirut), trạng thái của một vật chủ khi virut gắn vào nhiễm sắc thể của tế bào vật chủ và được chuyển từ thế hệ tế bào này sang thế hệ tế bào sau.

TIẾN BỘ DI TRUYỀN (tên viết tắt: ΔG), hiệu quả chọn lọc (R) của bất kì một tính trạng nào đó trên một đơn vị thế hệ (L), nói cách khác là sự vượt trội về giá trị trung bình ở thế hệ con của những bố mẹ được chọn làm giống so với giá trị trung bình của đàn con mà bố mẹ chúng không được áp dụng bất kỳ một phương thức chọn lọc nào trên một đơn vị thời gian thế hệ. Tất cả những TBDT thu được trong sản xuất chỉ có thể có được từ đàn hạt nhận trong mô hình giống hình tháp, vì ở đó mới có chọn lọc và chọn lọc mới mang lại TBDT. TBDT được tính theo công thức:

TIẾNG THỔI ĐÔI (tk. tiếng thổi kép, tiếng thổi hai thì), hai tiếng thổi xuất hiện liên tiếp nhau vào thì tâm thu và thì tâm trương của tim khi nghe hoặc ghi âm thanh đồ. Khi hai tiếng thổi này sát liền nhau hoặc trùng với nhau một phần thì gọi là tiếng thổi liên tục. Bình thường không bao giờ có TTĐ. TTĐ biểu hiện sự nối thông bệnh lí giữa hai phần của tim (tim phải và tim trái) hoặc hai hệ thống mạch (động mạch và tĩnh mạch). TTĐ gặp trong các bệnh: còn ống động mạch [ống Bôtan (Ph. Trou de Botal)] – một bệnh bẩm sinh; thông động mạch chủ – phổi (động mạch chủ và động mạch phổi có một lỗ rò thông với nhau); hẹp, hở van hai lá; hẹp, hở van động mạch chủ; rò động – tĩnh mạch ở những mạch máu tương đối lớn do bệnh lí hoặc sau chấn thương. Điều trị bằng phẫu thuật (bịt, ghép, vv.).

TIẾNG THỔI RÁP tiếng thổi có âm sắc thô ráp, xảy ra khi máu bị đẩy từ nơi có áp lực cao qua một lỗ nhỏ sang nơi có áp lực thấp (từ buồng tim trái sang buồng tim phải hoặc động mạch phổi). Thường gặp trong bệnh thông liên thất ở cao, hẹp van động mạch phổi, vv. TRR có thể mất đi sau khi mổ chữa bệnh nguyên thuỷ; cũng có thể vẫn còn lại một tiếng thổi cơ năng nhẹ (do thay đổi huyết động học ở trong tim).

THIẾNG THỔI TÂM THU tiếng thổi nghe như tiếng phụt hơi nước, nhận thấy được khi nghe trên lồng ngực. Là tiếng thổi xảy ra trong kì tâm thất thu (các tâm thất bóp, tống máu lên phổi và ra ngoại biên). TTTT thường do nguyên nhân bệnh lí như hở van nhĩ – thất, hẹp lỗ van động mạch chủ hay lỗ van động mạch phổi (gọi là TTTT thực tổn); cũng có thể nghe thấy khi lượng hồng cầu trong máu tuần hoàn giảm nhiều, làm giảm độ quánh của máu (tiếng thổi chức năng do thiếu máu).

TIẾNG THỔI TÂM TRƯƠNG tiếng thổi nghe thấy khi nghe trên lồng ngực, nghe như tiếng thổi sau tiếng đập thứ hai của tim, xảy ra trong kì tâm trương. Nguyên nhân: nguyên nhân cơ năng (lỗ van động mạch chủ hay van động mạch phổi đóng không kín do hai tâm thất giãn rộng); tổn thương thực thể (tổn thương của van động mạch chủ hay van động mạch phổi làm cho lỗ van đóng không kín).

TIẾNG THỞ KHÒ KHÈ tiếng thở khò khè từ người bệnh mà cả người ngoài cũng nghe thấy. Nguyên nhân: dòng khí chuyển động hỗn loạn qua đường hô hấp đã bị hẹp lại do bị đè ép từ bên ngoài (do khối u, cách hạch lớn đè ép); các nguyên nhân từ bên trong của

Page 266: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

đường hô hấp (viêm nhiễm, phù nề, co thắt thanh quản, dị vật lọt vào khí quản, do cục máu đông, cục đờm nút một phần khí quản…) làm hẹp lòng đường hô hấp.

TIẾNG TIM THAI âm phát ra do sự co bóp của tim nguyên thuỷ của bào thai hay của tim thai nhi nghe thấy được bằng máy Đôplơ [theo tên của Đôplơ (C. Doppler), nhà vật lí Đức] khi tuổi thai được từ 8 tuần trở lên, tính từ ngày đầu tiên của kì kinh cuối cùng. Có thể nghe được trực tiếp bằng ống nghe qua thành bụng ở tuổi thai sau 20 tuần. Tần số tim thai bình thường dao động từ 120 đến 160 nhịp, trung bình là 140 nhịp trong một phút. Nhịp tim thai phản ánh gián tiếp tình trạng sức khoẻ của thai nhi trong tử cung và là một trong những yếu tố tiên lượng quan trọng đối với thai nhi.

TIẾT SỮA hiện tượng sữa được tiết ra từ hai bầu vú của người phụ nữ. Thông thường sau khi kết thúc thai nghén, sau đẻ thường, sau đẻ non, sữa được tiết ra dưới tác động của prolactin do tuyến yên tiết ra. Càng cho trẻ bú nhiều thì động tác mút vào hai đầu vú rỗng lại càng kích thích tuyến yên tiết ra prolactin và sữa lại được tiết ra nhiều hơn. Vì vậy, nếu trẻ bú chưa hết sữa, sau khi cho bú xong phải vắt hết sữa cho hai bầu vú rỗng thì mới không mất sữa. Hơn nữa, sữa ứ đọng ở các ống tuyến sẽ dễ gây apxe. Nếu khó vắt sữa bằng tay có thể dùng máy hút sữa hoặc cho trẻ lớn bú cho hết sữa. Những ngày đầu sau khi sinh, thường hai vú tiết ra sữa non màu hơi vàng, vị nhạt (x. Sữa non). Nếu sữa tiết ra ít, nên cho sản phụ uống nhiều nước, ăn thêm sữa, ăn cháo gạo nếp; có thể dùng các bài thuốc dân gian (vd. uống nước sắc từ hạt bông). Muốn ngừng TS, chỉ cần không cho trẻ bú nữa, không vắt sữa, băng chặt hai vú lại, uống aspirin (ngày 1 – 2 g) hoặc tiêm estrogen 5 mg trong 2 – 3 ngày. Đôi khi ở người phụ nữa không có thai, không có kinh mà hai bầu vú vẫn có ít sữa. Đây là hiện tượng bệnh lí (hội chứng vô sinh TS), cần đi khám chuyên khoa để điều trị. Ở nam giới, uống lâu ngày một vài loại thuốc (vd. Aminazin) cũng có thể gây TS (khối lượng ít); chỉ cần ngừng uống thuốc là khỏi.

TIỆT KHUẨN (tiệt trùng), quá trình tiêu diệt các vi khuẩn, các nha bào, các vi sinh vật có trong một chất, một dung dịch pha chế, trên các dụng cụ, các đồ vật dùng mổ xẻ, pha chế… dưới tác động của các tác nhân vật lí và hoá học (nhiệt độ, sức nóng khô, hấp hơi nước ở áp suất thường hay áp suất cao, tia tử ngoại, bức xạ gamma của coban 60, lọc qua màng xốp, xông hơi fomađehit, phenol, cresol). Trong công tác y dược, thường hấp TK ở 110oC dưới áp suất 0,5 atm trong 60 phút; hoặc hấp trong nồi hấp ở 120oC dưới áp suất 1 atm trong 15 – 20 phút, hoặc theo phương pháp hấp Tynđan [theo tên của Tynđan (J. Tyndall), nhà vật lí Ailen] ở 70 – 80oC, dưới áp suất thường trong 1 giờ mỗi lần, hấp 3 lần trong 3 ngày liền. “Phương pháp Paxtơ” [do Paxtơ (L. Pasteur) đề ra năm 1860] được dùng để tiệt khuẩn thực phẩm, chủ yếu là sữa: sữa được hấp nóng đến 61,7oC trong 30 phút hoặc đến 71,7oC trong 30 giây. Chọn phương pháp TK phải dựa vào tính chất và độ bền vững của chất cần TK, phải đảm bảo an toàn khối vật chất ấy được TK.

TIỆT TRÙNG x. Tiệt khuẩn.

TIÊU CHUẨN ĂN những quy định về chất lượng các chất dinh dưỡng cần có trong khẩu phần như năng lượng, protein, chất khoáng, chất xơ, vitamin, axit amin… nhằm cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho vật nuôi để duy trì các hoạt động sống và cho năng suất cao. Trong TCĂ có TCĂ cho duy trì và TCĂ cho sản xuất. Nhu cầu năng

Page 267: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

lượng cho vật nuôi thường được tính bằng năng lượng trao đổi (ME) hay năng lượng thuần (NE) và biểu thị bằng kcal hay kJ. Nhu cầu về các chất dinh dưỡng khác như protein, chất khoáng, chất xơ…được tính bằng gam; vitamin và axit amin bằng miligam hay bằng tỉ lệ phần trăm trong khẩu phần. Vd. Nhu cầu protein thô của 1 lợn thịt 50 kg với mức tăng trọng 0,8 kg/ngày được tính là 324 g/ngày, nhưng cũng có thể biểu thị bằng 15% protein thô và khối lượng thức ăn hàng ngày là 2,16 kg. Người ta xây dựng TCĂ từ các thí nghiệm trên gia súc, gia cầm sau đó tính gần đúng bằng các thuật toán. TCĂ được biểu thị bằng các bảng biểu để thiện tiện cho việc sử dụng. Trong đó người ta đã tính toán TCĂ cho từng loại vật nuôi ở các lứa tuổi khác nhau với các hướng sản xuất khác nhau (thịt, trứng, sữa, sức kéo…). Khi tính toán khẩu phần ăn, phải dựa vào TCĂ để tránh hiện tượng thiếu hoặc thừa các chất dinh dưỡng trong khẩu phần, làm giảm hiệu quả của chăn nuôi.

TIÊU ĐỘC hệ thống các biện pháp loại trừ tác hại của chất độc đối với người, vật nuôi, đồ vật (vật dùng, phòng ở, chuồng trại, dụng cụ…) và môi sinh. Có nhiều phương pháp TĐ: phương pháp hoá học (thực hiện phản ứng chuyển chất độc thành chất không độc); phương pháp lí – hoá (dùng quá trình hoà tan – tẩy rửa – hấp thụ, lọc, sấy…); phương pháp cơ học (dựa trên thao tác cạo, cắt xén, gọt hớt, vùi lấp để cách ly chất độc), vv. TĐ bằng phương pháp hoá học là biện pháp nhanh và triệt để nhất. Thường dùng hai loại hoá chất để TĐ: các chất kiềm và các chất oxi hoá hoặc clo hoác (x. Thuốc giải độc). TĐ còn được dùng với nghĩa rộng hơn bao gồm cả tẩy uế và tiệt khuẩn. Xt. Tẩy uế; Tiệt khuẩn.

TIÊU FIBRIN (A. fibrinolysis), việc tiêu huỷ cục máu đông do hoà tan fibrin dưới tác động của enzim fibrinolyzin.

TIÊU HOÁ quá trình phân giải các phần tử thức ăn hữu cơ phức tạp nhờ các enzim thành các chất đơn giản, dễ hoà tan và được sử dụng vào quá trình trao đổi chất của cơ thể. Đa số động vật TH ngoại bào (vd. động vật có xương sống, động vật chân đốt) – thức ăn được phân giải trong ống TH hay trong xoang ruột với sự tham gia của enzim. Ở động vật nguyên thuỷ (vd. động vật nguyên sinh, ruột khoang) là TH nội bào – các phần tử thức ăn rắn được tế bào amip thu nhận và TH. Ở Ruồi chuồn chuồn (Asilidae) có quá trình TH ngoài ruột bằng cách tiết enzim TH vào cơ thể vật mồi làm tan mô cơ thành dịch lỏng và sau đó hút dịch này làm thức ăn.

TIÊU THAI hiện tượng thai phát triển không bình thường và tiêu đi trong quá trình mang thai và dưỡng thai. TT thường xảy ra đối với lợn, trâu, bò, trong khoảng thời gian 1 – 2 tháng sau khi thụ thai. TT không gây chết gia súc mẹ nhưng nếu không theo dõi, tưởng là gia súc đã có chửa, sẽ bỏ qua không cho phối giống lại.

TIỂU NÃO phần của não, gồm: hai bán cầu gấp nếp sâu, màu xám nhạt nằm ở phía lưng của hành tuỷ và bị hai bán cầu não nằm phía trên che khuất một phần; chất xám tạo thành lớp vỏ mỏng; chất trắng chiếm giữa TN tạo thành những phần trắng. TN điều khiển vị trí của các chi và điều hoà sự hoạt động của chúng. TN rất quan trọng trong việc điều chỉnh thăng bằng và sự vận động của cơ thể.

Page 268: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

TIỂU PHẾ QUẢN một trong số các ống dẫn khí nằm trong phổi động vật có vú. Hệ thống phân nhánh các TPQ dẫn không khí từ phế quản vào các vùng trong phổi. Các TPQ nhỏ nhất (tiểu phế quản tâm) đi vào và kết thúc ở phế nang. Vách TPQ có lớp tế bào tiết chất nhầy giữ bụng , các vi khuẩn và các tế bào có tiêm mao đẩy các chất lạ ra ngoài. Các TPQ nhỏ có thành mỏng có thể trao đổi khí với mao mạch bao quanh chúng.

TIỂU THỂ 1. Các phần tử của mạng lưới nội chất và phức hệ Gônghi có dạng bọt nhỏ được tạo thành trong quá trình đồng nhất hoá tế bào và được tách bởi li tâm siêu tốc. TT tách từ nội chất thô được bọc bởi các ribosom và có thể tiến hành tổng hợp protein.2. Cấu tạo chất hữu cơ nhỏ (chỉ nhận rõ qua kính hiển vi), có ở nhiều nơi trong cơ thể, có hình thái và chức năng khác nhau. Vd. TT đỏ (hồng cầu), TT Haxan (Ph. Corpuscule de Hassal) – những tế bào dẹt thoái hoá ở mô tuyến ức, TT máu (huyết cầu), TT trắng (bạch cầu), TT xúc giác ở da, vv.

TIỂU THỂ MÁU x. Máu.

TINH (y) 1. Chất cơ bản cấu tạo nên cơ thể, duy trì sự sống và nòi giống. Có: T tiên nhiên do thận sinh ra, chi phối sự sinh đẻ, phát triển, già đi và chết; T hậu thiên có nguồn gốc từ thức ăn , qua chuyển hoá của tì mà thành, có tác dụng duy trì dự sống, nuôi dưỡng và bổ sung cho T tiên nhiên.2. Một trong những nguyên liệu tạo ra huyết.

TINH BÀO tế bào sinh sản nằm trong các ống sinh tinh của tinh hoàn, phát triển trong quá trình hình thành tinh trùng. TB sơ cấp được tạo thành từ tinh nguyên bào đã trải qua quá trình phân chia nhân lên về số lượng và sinh trưởng. Phân chia giảm phân lần thứ nhất tạo nên hai TB thứ cấp có nhân đơn bội; mỗi TB thứ cấp lại giảm phân lần thứ hai vào tạo nên hai tiền tinh trùng, sau đó phát triển thành tinh trùng (x. Phát sinh tinh trùng).

TINH DẦU BẠC HÀ tinh dầu lấy từ cây bạc hà. Chất lỏng không màu, có mùi thơm dễ chịu, vị cay dịu, có thành phần chính là mentol. Hàm lượng mentol thay đổi tuỳ theo giống bạc hà . Được dùng trong các ngành công nghiệp dược phẩm, thực phẩm và mỹ phẩm.

TINH DẦU GIUN tinh dầu cất từ cây dầu giun (cả cây hoặc từ hạt). Dầu có màu vàng nhạt, mùi hăng, vị đắng, chứa ít nhất 60% ascaridol. Dùng để tẩy giun đũa, giun mỏ; dùng dưới dạng viên nang hoặc pha với dầu thầu dầu thành dầu tẩy giun. Hiện nay ít dùng vì mùi vị khó uống và có độc tính (thuốc độc bảng B)

TINH DẦU THÔNG sản phẩm thu được từ chế biến nhựa thông, là chất lỏng trong suốt, không màu, đặc trưng không có cặn và nước. Là hỗn hợp của hiđrocacbon monotecpen có công thức chung C10H16. Ngoài ra, thường có một lượng nhỏ các setquitecpen và các dẫn xuất axit của tecpen. Những chỉ số lí hoá đặc trưng của TDT thương phẩm: khối lượng riêng (ở 25oC) 0,8570 – 0,8650 g/m3; chiết xuất với tia D ở 20oC là 1,4620 – 1,4720. TDT được sử dụng chủ yếu làm dung môi trong công nghiệp sơn; làm nguyên

Page 269: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

liệu để tổng hợp các chế phẩm long não, tecpin hiđrat. Tecpineol, thuốc trừ sâu. Ở Việt Nam, TDT được chia làm hai loại: I và II.

TINH DỊCH chất dịch chứa tinh trùng và các chất dinh dưỡng do cơ quan sinh dục con đực tiết ra. Nguồn gốc từ tuyến tiền liệt và túi chứa tinh. TD được phóng ra khi giao phối. Trong chất lỏng TD có nhiều muối vo cơ, protein, anbumin, globulin, mucoprotein, axit amin tự do, các bazơ nitơ như spermin, cholin…Lượng TD được phóng ra trong mỗi lần xuất tinh ở mỗi loài có sự khác nhau: ở người 3 ml, cừu 1,5 ml, chó 6 ml, ngựa 70 ml, lợn 250 ml. Số lượng tinh trùng trong 1 ml TD cũng khác nhau theo từng loài: ở chó có 3 triệu, ngựa – 120 nghìn, lợn – 100 nghìn. Trong TD, ngoài tinh trùng bình thường còn có thể có những tinh trùng có cấu tạo bất thường. Nếu tỉ lệ tinh trùng bất bình thường dưới 20%, TD vẫn được coi là bình thường.Ở người, TD là dịch nhớt, trắng như sữa, có mùi nhạt đặc trưng. TD bình thường có ba thành phần chính: a) Chất nhờn do các tuyến của hành niệu đạo và niệu đạo dương vật tiết ra trước khi phóng tinh; b) Tinh trùng với khoảng 100 triệu con trong 1ml, có khả năng hoạt động tốt (vận động được trong đường sinh dục nữ để đến gặp trứng ở phần ba ngoài vòi trứng trong quá trình thụ tinh), tỉ lệ tinh trùng bất thường thấp (thường dưới 20%); c) Những chất lỏng do túi tinh và tuyến tiền liệt tiết ra.

TINH HOÀN tuyến sinh dục đực, sản sinh ra tinh trùng và các hocmon sinh dục ở động vật. Ở động vật có xương sống, có một đôi TH phát triển trong khoang bụng gần thận. Ở bò sát, TH có màng liên kết dày và phát ra các tia, chia Th thành nhiều múi, chứa ống sinh tinh uốn khúc, giữa có các tế bào kẽ [tế bào Lâyđich (Leydig)] tiết ra anđrogen. Ở đa số động vật có vú trong quá trình phát triển phôi. TH dịch chuyển xuống dưới và nằm ngoài khoang cơ thể trong túi da (bìu) ở phía sau dương vật. TH nằm ở đây suốt đời, song ở một loài chỉ có TH trong mùa sinh dục. TH ở các động vật có kích thước rất khác nhau.Ở người, TH có hình trứng dài 4 – 5 cm, bọc ngoài bằng màng liên kết trắng đục có hai lớp (lớp ngoài – sợi liên kết chắc, lớp trong – xốp có nhiều mạch máu), thường nằm ở trong bìu

TINH HỒNG NHIỆT x. Bệnh tinh hồng nhiệt.

TINH NGUYÊN BÀO tế bào sinh sản ở tinh hoàn, nằm ở biểu mô mầm, trải dài trong các ống sinh tinh. Qua giai đoạn nhân lên về số lượng và sinh trưởng, chúng trở thành các tinh bào (x. Phát sinh tinh trùng).

TINH TRÙNG (tk. Giao tử đực), tế bào sinh dục đã trưởng thành của người và động vật, được sản sinh từ những ống sinh tinh của tinh hoàn, chứa đựng những yếu tố di truyền của con đực. Tuỳ theo từng loài động vật mà hình thái TT có khác nhau, nhưng về cơ bản có hai phần rõ rệt: đầu và cổ, thân và đuôi. Quá trình sống được dồn lại trong nhân của đầu TT, đợi cho đến khi thụ tinh mới thể hiện. Hai phần ba phía trước đầu có acroxom bao bọc, trong đó có men hialuroniđaza có tác dụng làm tan rã vòng tia của trứng để TT tiếp cận với noãn bào. Quá trình này cần thiết cho sự thụ tinh. Cổ, thân và đuôi TT là nguồn năng lượng, trong đó các chất và năng lượng được sản sinh ra cần thiết cho hoạt động của TT.

Page 270: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

TÌNH DỤC HỌC khoa học về đời sống tinh dục của con người, được hình thành trong những năm 40 của thể kỉ 20. Những phương hướng nghiên cứu cơ bản: a) Y sinh học (nghiên cứu cơ sở sinh học của giới tính, tương quan giữa các nhân tố sinh học và nhân tố văn hoá – xã hội trong việc hình thành giới tính, vv.). b) Xã hội – lịch sử (nghiên cứu đặc trưng các chức năng xã hội và các hình thức hoạt động nam – nữ; những chuẩn mực đạo đức trong hành vi tình dục giáo dục giới tính). c) Tâm lí học (nghiên cứu các đặc điểm lứa tuổi của tình dục, các vấn đề tâm lí học xã hội và tâm lí học so sánh của tình dục). Bệnh học tình dục, một bộ phận lâm sàng độc lập, được tách ra từ giữa thế kỉ 20.

TĨNH MẠCH mạch vận chuyển máu đã bị mất oxi từ hệ thống các mao mạch ở các mô về tim (trừ TM phổi), thường đi kèm theo động mạch; các động mạch lớn chỉ có một TM đi kèm như động mạch đùi, động mạch chậu, động mạch cảnh…; các động mạch nhỏ có 2 TM nhỏ đi kèm. Phần lớn các TM đều có van để duy trì chiều dòng máu đi về tim không bị trào ngược trở lại, nhất là các TM thấp ở phía dưới cơ thể của người. Nếu thành mạch yếu, các van hở, máu dồn xuống dưới và gây giãn TM (x. Giãn tĩnh mạch). So với động mạch, TM có xoang rộng hơn và vách mỏng hơn, thành phần cơ cũng ít hơn nên không có sự điều chỉnh dòng máu bằng cách thay đổi đường kính lòng mạch. Từ đó phát ra các mao mạch tiến sâu vào bên trong. Những mạch này đóng vai trò rất quan trọng trong nuôi dưỡng TM vì chúng đem đến loại máu chứa nhiều oxi hơn máu chứa sẵn trong bản thân lòng TM. Thành TM còn có những mạch bạch huyết. Những TM ở vùng tim có những van nếp gấp hình bán nguyệt, van xếp thành từng đôi đối diện ở hai bên thành TM. Dựa vào sự thay đổi thành phần cấu tạo TM, người ta chia ra: TM xơ, TM cơ, TM hỗn hợp, TM cơ – chun.

TĨNH MẠCH CẢNH đôi tĩnh mạch ở cổ động vật bốn chân. Mỗi tĩnh mạch gồm nhánh ngoài và nhánh trong. TMC tập trung máu từ cổ và đầu, nhập với các tĩnh mạch dưới đòn rồi đổ vào tĩnh mạch chủ trước.

TĨNH MẠCH CHÍNH một trong hai đôi tĩnh mạch ở cá, mang máu tĩnh mạch trở lại tim. Các TMC trước, mang máu phần đầu; TMC sau, đảm nhiệm các phần còn lại của cơ thể. Các tĩnh mạch này hợp lại thành TMC chung (ống Quyviê) rồi đổ vào xoang tĩnh mạch của tim. Ở động vật bốn chi, các TMC trước được thay bằng tĩnh mạch cảnh và tĩnh mạch chủ trước. Ở lưỡng cư có đuôi và phôi động vật có xương sống, có cả TMC và tĩnh mạch chủ sau. Ở bò sát và động vật có vú trưởng thành, di tích TMC sau dưới dạng tĩnh mạch lẻ.

TĨNH MẠCH CHỦ hai tĩnh mạch (trên và dưới) dẫn máu đã khử oxi từ cơ thể vào tâm nhĩ phải của tim ở động vật bốn chi. Đôi TMC trên dẫn máu từ đầu và các chi trên, TMC dưới là tĩnh mạch đơn dẫn máu từ các bộ phận cơ thể và các chi dưới. Ở cá, TMC trên tương đồng với tĩnh mạch chính trước. TMC dưới bắt nguồn từ tĩnh mạch chính sau và hệ mạch cửa thận.

TĨNH MẠCH DƯỚI x. Tĩnh mạch chủ.

TĨNH MẠCH TRÊN x. Tĩnh mạch chủ.

Page 271: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

TĨNH MẠCH CỬA tĩnh mạch nối mạng lưới mao mạch của hai vùng riêng biệt, cho phép máu vùng này được điều chỉnh bởi máu từ vùng kia.

TĨNH MẠCH PHỔI đôi tĩnh mạch mang máu giàu oxi từ phổi về tâm nhĩ trái của tim ở cá phổi và các động vật bốn chi (xt. Tĩnh mạch).

TÍNH BIẾN DỊ đặc tính của sinh vật xuất hiện sự sai khác giữa các cá thể thuộc cùng một loài vào những giai đoạn tương ứng trong chu kì sống, phản ánh cấu tạo của các cá thể và ảnh hưởng của môi trường đối với chúng cũng như sự phát triển cá thể trong những điều kiện ngoại cảnh xác định. TBD là đặc điểm khác tách rời của vật chất sống. Xt. Biến dị.

TÍNH CẢM THỤ khả năng của hệ thần kinh có thể tiếp thu, dẫn truyền, nhận biết các cảm giác do tác động của yếu tố bên ngoài hay bên trong cơ thể thông qua các cơ quan cảm nhận chuyên biệt (thể thụ cảm). Các yếu tố tác động như ánh sáng, nhiệt độ, hoá chất, cơ học, áp suất…có thể gây cảm giác nông ở bề mặt cơ thể (cơ, gân, xương, khớp).

TÍNH CẢM ỨNG khả năng của một phần hay cả cơ thể thu nhận và phản ứng đối với sự thay đổi trong môi trường sống như các kích thích ánh sáng hay hoá học. TCƯ là một đặc trưng của cơ thể sống. Trong quá trình tiến hoá, hình thức thu nhận và phản ứng trả lời kích thích đã được hoàn thiện dần. Ở sinh vật đơn bào, việc nhận biết và trả lời các kích thích chỉ xảy ra trong một tế bào. Ở động vật đa bào, có các tế bào chuyên hoá hoặc các cơ quan chuyên biệt cảm nhận kích thích, còn các cơ quan khác thì trả lời.

TÍNH KHÁNG KHÁNG SINH x. Kháng thuốc.

TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA CHÚ Ý thuộc tính của chú ý, đối lập với tính dao động, thể hiện ở khả năng chú ý trong một thời gian cần thiết vào một hay nhiều đối tượng nhất định mà không chuyển sang đối tượng khác. Cơ sở sinh lí là định hình động lực. Khi động hình thần kinh gắn với sự chú ý đó hình thành, các quá trình thần kinh có liên quan không lan toả tới các trung khu khác ở vỏ não, làm cho chú ý ổn định tập trung vào đối tượng.

TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA TRI GIÁC thuộc tính của tri giác, thể hiện ở khả năng phản ánh sự vật một cách không thay đổi khi điều kiện tri giác đã thay đổi. Vd, dưới ánh đèn màu xanh, nhưng ta vẫn tri giác (nhận thức) màu giấy của vở viết hàng ngày là màu trắng. TÔĐCTG do kinh nghiệm của cá nhân tạo nên, là điều kiện cần thiết của đời sống và hoạt động của con người, nếu không con người sẽ không định hướng được trong thế giới đa dạng và biến đổi vô tận.

TÍNH THÍCH NGHI tính thay đổi di truyền và sinh lí của sinh vật nhằm đáp ứng các kích thích từ bên trong hoặc bên ngoài tới. Sự thích nghi di truyền liên quan đến sự chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo, còn sự thích nghi sinh lí liên quan đến sự thay đổi của từng cá thể, đó là quá trình tự điều chỉnh của bản thân sinh vật đối với các sinh vật khác và đối với môi trường vật lí bên ngoài. TTN là một tập hợp các hiện tượng thích nghi và có thể đánh giá bằng khả năng tự điều chỉnh của sinh sinh vật đối với môi trường trung bình cũng như đối với khí hậu cực đoan. Sinh vật thích nghi tốt có các đặc trưng sau:

Page 272: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

giảm khối lượng thân thể để bớt tác động bất lợi từ bên ngoài (như thiếu dinh dưỡng hoặc vận chuyển); có sức cản cao; có sức đề kháng bệnh cao; sống lâu và tỉ lệ chết thấp. TNN có liên quan đến sự biến đổi tiến hoá qua nhiều thế hệ (vd. TNN khí hậu) của quần thể với điều kiện sống mới xảy ra nhờ sự chuyển biến di truyền, tạo điều kiện cho nhập nội các giống thực vật.

TÍP HUYẾT THANH một kháng huyết thanh nhất định có khả năng phản ứng với một nhóm vi sinh vật tương ứng. Do tính chất trên, có thể dùng một kháng huyết thanh đã biết để chuẩn đoán và xếp loại vi sinh vật.

TOA THUỐC CĂN BẢN toa thuốc nam do bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng đề xuất trong thời kì Kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 54) và được sử dụng rộng rãi ở chiến trường Nam Bộ. Toa thuốc nguyên thuỷ gồm có các vị thuốc chính và các thuốc thay thế sau đây:

Tác dụng Vị thuốc Thuốc thay thế Lợi tiểuRễ tranh 8 g (bạch mao căn)Râu ngô – cải bắp 8 g; lá cây râu mèo, lá mã đề, rễ thơmNhuận ganLá rau má 8 g (liên tiền thảo)Rau đắng lá lớn 8 g; tinh tre xanh, trái khổ qua (mướp đắng)Nhuận trườngLá nhánh muồng trâu 4 gVỏ cây đại 8 g; dây mơNhuận huyếtCỏ mực 8 g (cỏ nhọ nhồi)Rau rền tía 8 g; củ cà rốt, vv.Giải độc cơ thểLá cỏ mần trầu 8 g; ké đầu ngựa, cảm thảo đấtLá dâu tằm 8 g; rau sam, dây kim ngân, vv.Kích thích tiêu thựcGừng 2 g; củ sả 4 g; trần bì 4 gCủ giềng 4 g; vỏ bưởi 4 g; vỏ phật thủ…4 g

Bài thuốccó tính tổng hợp, không có tác dụng phụ; hiện nay có thể sử dụng cho người ốm, nghị bị nhiễm độc hoá chất, kể cả chất da cam.

TÓC cấu trúc sừng hình sợi dài, dẫn xuất của biểu bì da, bao phủ da đầu ở người. Trong thành phần của T có chủ yếu là chất sừng (một dạng protein) giàu lưu huỳnh và nitơ. Màu sắc của T là do sắc tố có trong sợi T quyết định và có tính di truyền. Cùng với tuổi tác, lượng sắc tố giảm đi, đồng thời có sức biến đổi trong phân bố các hạt sắc tố, vì vậy làm cho T bị bạc. Còn có trường hợp T bị mất sắc tố, gặp trong bệnh bạch tạng (x. Bạch tạng). T mọc dài ra liên tục nhờ các tế bào nang tóc sinh sản thường xuyên. Một sợi T chỉ tồn tại một thời gian (ở nam, trung bình là 2 năm; ở nữ là 4 – 5 năm) rồi rụng. Trung bình một ngày rụng khoảng 20 – 30 sợi T. T có thể có dạng thẳng, xoăn, uốn sóng; có thể có

Page 273: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

màu đen, nâu, hung, bạch kim, vàng…Dạng và màu T cũng là những dấu hiệu nhân chủng học quan trọng.

TỐC ĐỘ LẮNG MÁU (tk. tốc độ lắng huyết cầu), được đo bằng chiều cao của lớp huyết tương sau 1 giờ và sau 2 giờ. Đo TĐLM ở người: lấy máu và chất chống đông, để hồng cầu lắng trong ống đo TĐLM. TĐLM bình thường: sau giờ thứ nhất khoảng dưới 10 mm; sau giờ thứ hai khoảng dưới 20 mm. TĐLM tăng nhanh trong các bệnh nhiễm khuẩn như lao phổi, thấp khớp cấp; đa u tuỷ xương, ung thư; suy dinh dưỡng; có thai; kí sinh trùng đường ruột. Trong chăm sóc sức khoẻ ban đầu, có thể dùng xét nghiệm này để phát hiện sớm một số bệnh.

TỔN THƯƠNG HỖN HỢP tổn thương của cơ thể do nhiều tác nhân gây ra: chấn thương cơ học, sức nóng, hoá chất, các tia, hạt vật lí, vv.

TỔNG HỘI Y DƯỢC HỌC VIỆT NAM tổ chức tự nguyện của những người làm công tác khoa học kĩ thuật trong ngành y tế; được thành lập năm 1955 với tên gọi Hội Y học Việt Nam; hoạt động trong phạm vi cả nước. Chủ tịch đầu tiên là giáo sư Trần Hữu Tước (1911 – 83). Năm 1960, Hội Y học Việt Nam đã đổi tên thành Tổng hội Y học Việt Nam; lần lượt nhiều hội chuyên khoa y và dược trung ương và hội y dược tỉnh, thành phố được thành lập. Để đẩy mạnh sự phát triển của ngành dược, tại đại hội X (1985) đã đổi tên Tổng hội Y học Việt Nam thành THYDHVN. Từ 8.1995, THYDHVN là thành viên chính thức của Hiệp hội Y học các nước Đông Nam Á (viết tắt tiếng Anh là MASEAN). Năm 2004, Hội Dược tách khỏi THYDHVN để thành lập một hội độc lập, THYDHVN đổi tên thành Tổng hội Y học Việt Nam. Năm 2004, Tổng hội Y học Việt Nam có 40 hội chuyên khoa ở trung ương và 61 hội y học tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Trụ sở: Hà Nội.

TỔNG HỘI Y HỌC VIỆT NAM x. Tổng hội Y dược học Việt Nam.

TRẠM CẤP CỨU tổ chức y tế có nhiệm vụ tiến hành các biện pháp cứu chữa tối khẩn cấp hoặc cấp cứu người bị thương, bị bệnh trước khi chuyển họ về các cơ sở điều trị tuyến sau. Tuỳ theo nhiệm vụ được phân công, tình hình biên chế, trang bị, khối lượng và nội dung công tác, TCC có thể thu hẹp hoặc mở rộng. TCC thường do bác sĩ hoặc y sĩ có kinh nghiệm phụ trách. Xt. Tổ chức cấp cứu.

TRẠM CỨU THƯƠNG tổ chức y tế thực hiện nhiệm vụ sơ cứu sớm và tại chỗ người bị thương: băng bó, cầm máu, cố định xương gẫy, hô hấp nhân tạo, giảm đau, phòng sốc…để sau đó chuyển ngay nạn nhân về tuyến sau để chữa tiếp một cách đầy đủ. Việc băng bó và sơ cứu bước đầu ảnh hưởng rất lớn đến kết quả cứu chữa của các tuyến sau. TCT do bác sĩ hoặc y sĩ có kinh nghiệm phụ trách.

TRẠM QUÂN Y bộ phận triển khai trong chiến đấu của các phân đội quân y tuyến chiến thuật (từ đại đội đến sư đoàn) để thu dung, cứu chữa thương binh, bệnh binh. Từ tuyến trung đoàn trở về sau, thành phần cơ bản của TQY gồm các bộ phận thu dung phân loại, cứu chữa, hậu táng, dược, hậu cần. Trong trường hợp cần thiết, còn có bộ phận xử lí vệ

Page 274: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

sinh. Các TQY thường triển khai trong hoặc sau đội hình chiến đấu của cấp mình, trong công sự kiên cố, công sự dã chiến hoặc lợi dụng địa hình tự nhiên che khuất.

TRẠM VỆ SINH PHÒNG DỊCH cơ sơ y tế dự phòng được giao phụ trách một khu vực dân cư hay sản xuất (quận, thành phố, tỉnh, các ngành sản xuất như giao thông, hoá chất, công nghiệp…). Chức năng: giám sát việc thực hiện luâtj bảo vệ sức khoẻ, các điều lệ vệ sinh trong mọi hoạt động xã hội (vệ sinh ăn uống, vệ sinh lương thực – thực phẩm, vệ sinh công nghiệp, lao động, vệ sinh trường học…), xây dựng các tiêu chuẩn vệ sinh; phòng chống ô nhiễm môi trường; giáo dục vệ sinh, dự phòng, các biện pháp phòng chống dịch, chống các bệnh dịch gia súc lây sang người; phổ biến và hướng dẫn thực hiện các tiện nghi sinh hoạt (nguồn nước, hố xí, bể khí sinh học…); thực hiện việc kiểm dịch các cửa khẩu, hải cảng, sân bay, vv.

TRẠM Y TẾ cơ sở y tế tại xí nghiệp, công trường, nông trường, cộng đồng cư dân (cụm dân cư, xã, phường, vv.) để sơ cứu các chấn thương, nhiễm độc nghề nghiệp, chữa các bệnh thông thường, bệnh cấp cứu và thực hiện công tác phòng bệnh. Là nơi thực hiện công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu đối với toàn dân ở cộng đồng, trong đó bao gồm cả người khuyết tật do nhiều nguyên nhân, nạn nhân chiến tranh, vv.; là nơi tiếp xúc đầu tiên với nhân dân và thực hiện các chương trình y tế. TYT nông thôn còn có kèm theo nhà hộ sinh, phụ trách công tác thăm thai, đỡ đẻ, bảo vệ bà mẹ – trẻ em, kế hoạch hoá gia đình; một nhà thuốc, một vườn thuốc. Ở Việt Nam, nhiều TYT đã có bác sĩ y khoa phụ trách. TYT thuộc sự chỉ đạo trực tiếp của trung tâm y tế huyện về mọi mặt (tổ chức, chuyên môn, nghiệp vụ).

TRÀN DỊCH KHỚP hiện tượng có nhiều dịch trong ổ khớp (bình thường trong ổ khớp có một lượng dịch nhất định để làm cho khớp trơn khi vận động). Nguyên nhân TDK có thể do viêm, do u hoặc do bệnh toàn thân. Điều trị theo nguyên nhân.

TRÀN DỊCH MÀNG NGOÀI TIM tình trạng bất thường khi khối lượng dịch tăng nhiều hơn bình thường (có thể tới 500 – 800 ml); dịch có màu vàng chanh; có thể chèn ép tim và gây suy tim cấp. Bình thường, trong khoang màng ngoài tim có chứa một chất dịch loãng (khoảng 5 – 10 ml), trong , màu vàng nhạt. TDMNT gặp trong bệnh lao màng ngoài tim hoặc viêm đa màng (TDMNT, tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng bụng, vv.). Điều trị theo nguyên nhân, có thể kết hợp với chọc hút dịch, phẫu thuật.

TRÀN DỊCH MÀNG PHỔI trạng thái bệnh lí khi có dịch lọt vào giữa hai lá (lá thành và lá tạng) của màng phổi. Là biểu hiện phản ứng của nhiều bệnh, trước hết là các bệnh của đường hô hấp và bệnh hệ thống. Tràn dịch có thể chiếm toàn bộ ổ màng phổi hay khu trú ở một vùng của ổ màng phổi. Tuỳ theo tính chất của dịch, có: tràn dịch trong (thanh dịch) màng phổi (gọi là tràn thanh dịch màng phổi); tràn máu màng phổi (x. Tràn máu màng phổi); tràn mủ màng phổi (x.Tràn mủ màng phổi). Chẩn đoán dựa vào lâm sàng, chụp, chiếu X quang, chọc thăm dò màng phổi.

TRÀN DỊCH MÀNG TINH tình trạng có dịch tích tụ quanh tinh hoàn. Màng tinh hoàn là một thành phần của màng bụng (phúc mạc) ở thời kì bào thai, sau khi tinh hoàn di chuyển xuống bìu và đường di chuyển bị lấp lại, màng tinh hoàn mới tách rời khỏi màng

Page 275: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

bụng. Nếu đường di chuyển của tinh hoàn không bị lấp, nước của màng bụng có thể tích tụ ở quanh tinh hoàn và sinh ra TDMT thể bẩm sinh hay thể trẻ em. TDMT thể bẩm sinh thường đi kèm với thoát vị bẹn. Nếu không có biến chứng nhiễm khuẩn, bệnh được điều trị dễ dàng bằng phẫu thuậtcùng với thoát vị. TDMT mắc phải là trường hợp xảy ra ở ổ màng tinh đã tách rời khỏi ổ màng bụng, sau khi đường di chuyển của tinh hoàn bị lấp kín. Nguyên nhân: lao, giang mai, giun chỉ; có trường hợp không rõ nguyên nhân. Dịch tràn là thanh dịch – tơ huyết. Dấu hiệu: khối sưng ở một bên bìu, làm căng da bìu, không đỏ, không nóng, không đau; nắn không đẩy được nước lên bụng, nếu không chữa , khối sưng to dần và sẽ cản trở hoạt động của bệnh nhân. Điều trị: mổ tháo hết nước và cắt một phần màng tinh. Điều trị nguyên nhân (nếu có, vd. lao, giang mai, giun chỉ…)

TRÀN DỊCH NÃO tình trạng tăng lượng dịch não tuỷ trong các não thất và các khoang trong não tuỷ. Dịch được tiết ra từ các mạng mạch trong não thất bên và não thất IV, chuyển vận qua lỗ thông giữa các não thất và đổ ra khoang dưới màng não tuỷ, tạo thành một lớp nước bao bọc toàn bộ hệ não tuỷ. Lớp dịch mỏng nhất ở vùng vòm sọ và phần lớn được tiêu đi ở đó. Khi dịch được sản xuất nhiều hơn, tiêu giảm đi hoặc khi tắc lỗ thông, đều có thể gây TDN. Do đó có hai loại tràn dịch: TDN thông do tăng tiết hoặc giảm tiêu; TDN tắc do lỗ thông bị bịt. Nguyên nhân gây tràn dịch thường gặp: bệnh màng não hậu quả của chảy máu não – màng não ở trẻ sơ sinh; viêm màng não mủ (gây dính) teo não; u não (hiếm gặp hơn). Nhiều trường hợp không xác định được nguyên nhân. Có thể gặp TDN cấp lành tính do ngộ độc vitamin A ở trẻ còn bú (liều vitamin A quá cao dùng trong một lần), với biểu hiện: thóp phồng, nôn, sốt…; thường tự khỏi sau vài giờ. Để điều trị, người ta tìm cách dẫn lưu dịch vào các khoang khác của cơ thể để tiêu ra ngoài.

TRÀN KHÍ MÀNG PHỔI trạng thái bệnh lí khi có không khí lọt vào giữa hai lá của màng phổi; còn gọi là TKMP tự phát để phân biệt với những trường hợp TKMP do chấn thương lồng ngực, do chọc dò. TKMP có thể chiếm toàn bộ ổ màng phổi, hoặc khu trú ở một vùng. Triệu chứng chủ yếu: đau họng, ngực, ho, khó thở. Tuỷ theo tình hình phổi xảy ra tràn khí, TKMP được xếp thành 2 loại: 1) Ở người khoẻ mạnh trẻ tuổi, phổi không có hiện tượng bệnh lí rõ rệt, TKMP xảy ra sau một cố sức (vd. ở nghệ sĩ thổi kèn, thợ thổi thuỷ tinh…) một cách đột ngột; hiện tượng tốt, điều trị đơn giản. 2) Ở những bệnh nhân có bệnh phổi như lao phổi, hen, viêm phế quản mạn kèm theo viêm phế nang, giãn phế quản có bội nhiễm, apxe phổi, ung thư phổi, TKMP xảy ra âm thầm hơn, không có các triệu chứng lâm sàng rầm rộ.

TRÀN MÁU KHỚP tình trạng có máu trong ổ màng hoạt dịch do chấn thương khớp hoặc các nguyên nhân bệnh lí (bệnh ưa chảy máu, bệnh scobut). Đề phòng TMK: tránh va chạm, vận động quá sức; tránh chọc hút máu để phòng dính khớp.

TRÀN MÁU MÀNG NGOÀI TIM tình trạng có máu xuất hiện trong khoang màng ngoài tim. Bình thường trong khoang màng ngoài tim không có máu. Bất thường có tràn máu trong khoang màng ngoài tim, do nhiều nguyên nhân:1) Vết thương làm thủng màng ngoài tim, thủng thành tim.2) Chấn thương ngực kín gây vỡ tim, làm cho máu chảy ồ ạt vào trong khoang màng ngoài tim.

Page 276: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

Trong cả hai trường hợp trên, máu chảy nhiều có thể gây chèn ép tim và dẫn đến tử vong. Bệnh nhân cần được đưa ngay đến bệnh viện cấp cứu.3) Ung thư màng ngoài tim hoặc ung thư cơ tim làm cho máu chảy thấm từ từ vào khoang màng ngoài tim từ khối ung thư, hiếm thấy có hội chứng chèn ép tim. Chữa nguyên nhân bệnh là ung thư. Nếu máu chảy nhiều và gây chèn ép tim (khó thở, thở nhanh, môi tím, mạch nhỏ và khó bắt, huyết áp tụt, chân tay lạnh, tiếng tim nghe không rõ…), cần chọc, hút máu để giảm chèn ép.

TRÀN MÁU MÀNG PHỔI loại tràn dịch màng phổi với máu lọt vào giữa hai lá của màng phổi. Chiếm khoảng 10% trong tổng số các loại tràn dịch màng phổi. Có thể cấp tính và mạn tính (ngày càng nhiều). Nguyên nhân: chấn thương, vết thương gây chảy máu trong màng phổi; bệnh nội khoa mà hàng đầu là ung thư tiên phát và di căn (có tiên lượng xấu); bệnh lao và một số bệnh hệ thống khác.

TRÀNG HẠT SUỜN (tk. chuỗi hạt sườn), tổn thương ở xương sườn trẻ em dưới dạng những cục nhỏ giống như một chuỗi hạt (có thể sờ thấy được),do tăng sản mô sụn chậm biến thành xương ở nơi tiếp giáp sụn – xương sườn. Là một trong các dấu hiệu của bệnh còi xương ở trẻ em.

TRÀNG NHẠC x. Lao hạch.TRẠNG THÁI CĂNG THẲNG CẢM XÚC x. Stress.

TRẠNG THÁI CẤP CỨU tình trạng biến đổi bất thường trong trạng thái và hoạt động của một cơ quan, một bộ phận cơ thể người, do tác nhân ngoại lai hay nội tại và ảnh hưởng xấu đến các chức năng sinh lí hoặc cuộc sống (vd. truỵ tim mạch, khó thở, sốt quá cao gây co giật, tai nạn giao thông, bỏng, vv.)

TRẠNG THÁI KÍCH THÍCH (y) tình trạng tăng hoạt động bất thường của một cơ quan do nguyên nhân thần kinh. Có thể do ngộ độc (vd. ngộ độc thuỷ ngân, atropin, cà độc dược, mã tiền…), do bệnh ở hệ thần kinh hoặc bệnh toàn thân khác. TTKT tim (đau ngực, đánh trống ngực…) có thể gặp ở người trẻ dễ xúc động mà không có bất cứ bệnh tim mạch nào.

TRÁNH THAI sử dụng các biện pháp y học giúp cho người phụ nữ vẫn sinh hoạt tình dục nhưng không thụ thai. Một mục đích quảntọng của TT là thực hiện chủ động việc kế hoạch hoá gia đình về các mặt: số con, khoảng cách hai lần sinh con, thời điểm sinh con thuận lợi cho sinh hoạt, học tập, sức khoẻ của hai vợ chồng và cả gia đình. Các phương pháp TT đươc chia ra: TT nhất thời và TT vĩnh viễn. 1) TT nhất thời ở nam giới gồm: giao hợp ngắt quãng (cg. xuất tinh ra ngoài); dùng bao cao su là phương pháp thông dụng nhất hiện nay và còn có tác dụng đề phòng các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, trong đó có AIDS; thắt ống dẫn tinh – phương pháp thường dùng ở các nước đang phát triển và các gia đình đông con. TT nhất thời ở nữ: kiêng giao hợp vào những ngày quanh thời điểm phóng noãn (ngày rụng trứng) [phương pháp Ôginô Kyuxaku - Knauxơ (theo tên của Ogino Kyusaku - thầy thuốc sản khoa Nhật Bản và H. Knaus - thầy thuốc sản khoa Áo], nhưng hiện nay ít phổ biến vì tỉ lệ vỡ kế hoạch cao; dùng màng ngăn âm đạo, mũ cổ tử cung; dùng thuốc hocmon tránh thai (uống hay tiêm, cấy dưới da) – phương pháp

Page 277: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

thông dụng, nhất là ở các nước phát triển mặc dù có một số điểm bất tiện (phải uống liên tục, gây rối loạn nội tiết) (x. Thuốc tránh thai). 2) TT vĩnh viễn gồm: thắt và cắt vòi trứng cho nữ; thắt và cắt ống dẫn tinh cho nam.

TRAO ĐỔI CHẤT x. Chuyển hoá.

TRAO ĐỔI CHẤT TRUNG GIAN các phản ứng hoá học trong tế bào nhằm chuyển hoá các phân tử thức ăn thành các phân tử cần cho cấu trúc và sinh trưởng của tế bào.

TRẦN HỮU TƯỚC (1913 – 83), thầy thuốc chuyên khoa tai – mũi – họng người Việt Nam. Quê: Hà Nội. Tốt nghiệp bác sĩ y khoa và là giảng viên Trường Đại học Pari. Giáo sư y học tại Trường Đại học Y Dược Hà Nội. Tham gia Kháng chiến chống Pháp và Kháng chiến chống Mĩ. Đảm nhiệm các chức vụ: giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội (1955 – 1969); một trong những người đầu tiên xây dựng ngành tai – mũi – họng Việt Nam. Tham gia nhiều hoạt động chính trị xã hội: đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam (từ 1960), đại biểu Quốc Hội, uỷ viên Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, chủ tịch đầu tiên của Tổng hội Y học Việt Nam, phó chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Việt Nam. Các công trình nghiên cứu khoa học tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực: ung thư tai – mũi – họng (ung thư vòm, hạ họng, thanh quản); viêm tai – xương chũm hài nhi; apxe não và tiểu não do tai; điếc trẻ em; dị ứng trong tai – mũi – họng; nội soi, vv. Anh hùng lao động (1966), Huân chương Kháng chiến hạng nhất, Lao động hạng nhất, Độc lập hạng nhất. Truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh (1966).

TRẺ CÓ TẬT những trẻ phát triển thể chất và tâm lí không bình thường, không đạt chuẩn, vì có rối loạn trong tổ chức cơ thể hay chức năng của các giác quan (trẻ bị điếc, bị mù,…), hoặc do sự tổn thương của hệ thần kinh trung ương gây nên (trẻ chậm phát triển trí tuệ, trẻ rối loạn ngôn ngữ nặng…). Các lệch lạc trong sự phát triển tâm lí cũng có thể nằm trong những kết hợp khác nhau, có thể xuất hiện trước hoặc sau khi sinh. Hiệu quả của việc ngăn ngừa, chấn chỉnh, chữa chạy các lệch lạc trong sự phát triển tâm lí của các em này theo nguyên tắc bù trừ (giác quan này hỗ trợ, thay thế giác quan kia), phụ thuộc trực tiếp vào thời điểm bắt đầu, nôi dung và phương pháp của công tác chữa trị. Phát hiện sớm các lệch lạc và chẩn đoán chính xác khuyết tật nguyên phát có ý nghĩa rất quan trọng.

TRẺ CÒN BÚ trẻ còn đang trong thời kì bú mẹ. Theo quy ước, là trẻ 1 – 12 tháng tuổi; có nước quy định đến 24 tháng tuổi. Trong thực tế, phần lớn trẻ được cai sữa lúcc được 1 tuổi. Ngày này, người ta khuyến cáo các bà mẹ nên cho con bú đến 18 hoặc 24 tháng tuổi, vì có lợi cho sức khoẻ của trẻ và đề phòng suy dinh dưỡng.

TRẺ ĐẺ NON trẻ sinh ra khi có tuổi thai từ 28 tuần đến hết 37 tuần tính từ ngày đầu của kì kinh cuối cùng. TĐN cân nặng dưới 2,500 g và không dài hơn 45 cm. Nhiều chức năng của TĐN còn chưa hoàn chỉnh nên tỉ lệ tử vong ở TĐN rất cao. Nuôi dưỡng TĐN rất khó khăn vì chúng hay mắc bệnh, nhất là trong giai đoạn sơ sinh. Sữa mẹ đặc biệt cần thiết cho TĐN. Trong những giai đoạn sau, trẻ phát triển như trẻ đủ tháng.

Page 278: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

TRẺ EM giai đoạn phát triển của đời người từ lúc sơ sinh cho đến tuổi trưởng thành. Có đặc điểm nổi bật là sự tăng trưởng và phát triển liên tục về thể chất và tâm thần. Quá trình phát triển của TE trải qua các thời kì: sơ sinh, b mẹ, trước khi đi học, đi học và tuổi dậy thì. Ở mỗi thời kì, có những đặc điểm sinh học khác nhau nên việc nuôi dưỡng, giáo dục, chăm sóc sức khoẻ cũng khác nhau, phù hợp với những đặc điểm của mỗi thời kì.

TRẺ SƠ SINH thời kì đầu của đời người; theo quy ước, trong các thống kê y tế, thời kì sơ sinh gồm 4 tuần lễ được chia làm hai: thời kì sơ sinh sớm – 7 ngày đầu sau khi sinh; sơ sinh muộn – từ 8 ngày đến hết 28 ngày sau khi sinh. Trong thời kì này, TSS dễ bị ốm, đau và dễ bị tử vong nhất. Về mặt pháp lí, thời kì sơ sinh chỉ tính có 3 ngày sau khi sinh. Sau khi cắt rốn, TSS có nhiều biến đổi quan trọng về tuần hoàn, hô hấp và chuyển hoá, bắt đầu thời kì sống độc lập và không phụ thuộc vào tuần hoàn nhau thai nữa. Trong khoảng 3 – 5 ngày đầu, TSS giảm cân khoảng 100 – 300 g (6 – 8% cân nặng khi sinh) và đến cuối tuần thứ hai, cân nặng mới tăng dần. Nhiều TSS bị vàng da sinh lí vào ngày thứ 3 – 4 và hết vào cuối tuần thứ nhất và đầu tuần thứ hai. Nếu vàng da tăng hoặc kéo dài, phải nghĩ tới tình trạng tan huyết bệnh lí. TSS có ít dự trữ muối khoáng, xương sọ rất mềm, dễ bị biến dạng nếu không chăm sóc đúng cách (đầu bị bẹp nếu để nằm lâu trên gối không đủ mềm). Hệ thần kinh chưa phát triển đầy đủ.

TRẺ THIỂU NĂNG những trẻ do những nguyên nhân khác nhau dẫn đến di chứng não khiến cho quá trình phát triển tâm lí và tâm thần dưới chuẩn bình thường. Trẻ nhận biết các sự vật hiện tượng của thế giới khách quan rất khó khăn, trí tuệ kém phát triển.

TREO CỔ tai nạn trong đó một dây thắt nút vào cổ treo người lên cao, sức nặng của bản thân nạn nhân tạo nên một lực thắt chặt nút, gây ngạt cơ giới (khác với chẹt cổ do lực ở bên ngoài). TC có thể hoàn toàn khi chân không chạm đất; không hoàn toàn khi chân chạm đất hay một vật nặng phía dưới. Trong công tác pháp y, vấn đề quan trọng là xác định vị trí của nút dây ở phía trước, phía sau hay phía bên cổ, để đối chiếu với các tổn thương tìm thấy khi khám thi thể nạn nhân (mặt màu trắng hay đỏ tím, vv.). Gặp một người TC, cần cắt đứt dây treo cổ, xác định vị trí của nút, gỡ nút, làm hồi sức cấp cứu nếu còn chút ít hi vọng cứu sống, vv.

TRI GIÁC mức độ cao so với cảm giác của nhận thức cảm tính; là sự phản ánh một cách trọn vẹn thuộc tính của sự vật và hiện tượng trong thế giới khách quan, khi chúng trực tiếp tác động vào các giác quan, do sự hoạt động phối hợp của nhiều cơ quan phân tích tạo nên. TG là hành động tích cực, trong đó có sự kết hợp chặt chẽ của các yếu tố cảm giác và vận động. Ở con người, nó là thành phần chính của nhận thức cảm tính, là điều kiện quan trọng của nhận thức lí tính, định hướng hành vi và hoạt động; hình ảnh TG (sản phẩm của quá trình TG) là vật điều chỉnh các hành động. Hình thức TG tích cực, có chủ định

TRI GIÁC NGỮ ÂM nghe được ngữ âm, mặt tâm lí bên trong của hoạt động ngôn ngữ. Sự phân tích tín hiệu khi TGNÂ diễn ra qua 3 mức độ: mức cảm nhận phân tích âm của điều thông báo; mức nhận biết tách các âm tạo thành từ; mức hiểu nghĩa, xác lập nghĩa của từng từ, cả câu, đoạn và toàn bài để hiểu toàn bộ nội dung của thông báo. Các mức này thể hiện rõ ở trẻ nhỏ khi học tiếng mẹ đẻ và ở người lớn khi bắt đầu học ngoại ngữ.

Page 279: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

TRĨ (y). x. Bệnh trĩ.

TRĨ MŨI x. Bệnh trĩ mũi.

TRÍ TUỆ THIỂU NĂNG x. Chậm phát triển trí tuệ.

TRINH TIẾT 1. Theo nghĩa đen, TT là trạng thái của một người phụ nữ chưa có quan hệ tình dục với một người đàn ông và vẫn còn giữ được nguyên vẹn màng trinh.2. Theo nghĩa rộng, TT là trạng thái tốt về tâm hồn và đạo đức của người phụ nữ còn trinh, hoặc giữ trọn lòng chung thuỷ với chồng. Xt. Màng trinh; Phá trinh.

TRUNG KHU THẦN KINH nơi tập trung các tế bào thàn kinh cùng chức năng trong hệ thần kinh. Hệ thống các cấu trúc thần kinh nằm ở các vị trí khác nhau của hệ thần kinh trung ương. TKTK gồm các nơtron liên kết với nhau nhờ các synap (khớp thần kinh). Mỗi TKTK thực hiện việc điều hoà một chức năng chuyên biệt nào đó của cơ thể, vd. trung khu hô hấp, trung khu vận chuyển mạch, trung khu nôn. Các TKTK ở tuỷ sống điều hoà các hoạt động phản xạ tương đối đơn giản, các TKTK ở não điều hoà chức năng thở, khát, đói, đau đớn, phấn chấn, vv.

TRUNG TÂM Y TẾ – TÂM LÍ – GIÁO DỤC tổ chức hoạt động phối hợp giữa các thầy thuốc, nhà tâm lí học và nhà giáo dục học nhằm thực hiện các nhiệm vụ phức hợp của việc giám định, chẩn đoán, tư vấn, và chữa trị về mặt tâm lí – sinh lí cho người bệnh.

TRUNG THẤT khu vực ở lồng ngực, nằm giữa 2 lá phổi trái và phải, ở sau xương ức, trước cột sống, tách biệt với khoang bụng và chia thành nhiều vùng (trước và sau), chứa nhiều phủ tạng quan trọng như tim, tuyến ức, khí quản, phế quản, thực quản, các mạch máu lớn, các chuỗi hạch bạch huyết và nhiều dây thần kinh, vv.

TRÙNG ROI (Flagellata = Mastigophora; cg. Trùng tiên mao), một trong số 6 lớp của ngành Động vật nguyên sinh (Protozoa), gồm các loài động vật nguyên sinh nguyên thuỷ, có cơ quan vận động là roi (1 hoặc nhiều roi). Có dạng hình thoi, hình trứng, hình cầu, hình trụ, vv. Kích thước từ 2 – 5 m đến 1 mm. Có khoảng hơn 8 nghìn loài, sống phổ biến ở nước ngọt, nước biển và đất ẩm, một số sống kí sinh. TR có thể có quan hệ chặt chẽ với tổ tiên của thực vật và động vật. TR được chia thành hai phân lớp: a) TR thực vật (Phytomastigophorea; Phytoflagellata) có khả năng quang hợp nhờ sắc tố trong hạt diệp lục như Euglena, một số loài khó phân biệt với tảo và thường liệt vào tảo, một số sống thành tập đoàn lớn (Volvox); b) TR động vật (Zoomastigophorea, Zoòlagellata) dinh dưỡng giống như động vật. TR giáp là nhóm thức ăn quan trọng của các loài cá ăn nổi. Sinh sản hữu tính của tập đoàn Volvox giúp ta hình dung bước tiến hoá của sinh sản hữu tính từ đẳng giao đến dị giao và noãn giao. Nhiều loài TR kí sinh và gây bệnh ở người và vật nuôi. Nhiều loài thuộc chi Trypanosoma hây bệnh ngủ ở Châu Phi, bệnh đường ruột, đường máu… Nhiều loài TR thuộc chi Trichomomas kí sinh ở các hốc tự nhiên trong cơ thể ở người như âm đạo (T. vaginalis), ruột (T. intestinalis)…gây viêm niệu đạo (đái đau, buốt…), viêm âm hộ, âm đạo, cổ tử cung bán cấp hay mạn tính (ra khí hư nhiều, trắng đục hay vàng nhạt; ngứa âm hộ; giao hợp khó và đau). Bệnh phổ biến trên thế giới

Page 280: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

thường lây nhiễm qua đường tình dục; đôi khi lây lan qua bàn tay, đồ dùng bị nhiễm (quần áo, ống thông…).

TRÙNG SỐT RÉT (Plasmodium), chi động vật nguyên sinh thuộc bộ Trùng bào tử máu (Haemoporidia), lớp Trùng bào tử (Sporozoa), gồm các loài sống kí sinh trong máu của động vật có vú, gây bệnh sốt rét ở người do muỗi Anopheles truyền. Kí sinh TSR có chu kì sống phức tạp gồm quá trình sinh sản vô tính ở người và sịnh sản hữu tính ở muỗi. Có 3 loài: P. falciparum phổ biến nhất (chiếm 80% người bệnh), có vòng liệt sinh trong hồng cầu 48 giờ và thời gian sốt kéo dài; P. vivax (khoảng 20%), có vòng liệt sinh 48 giờ, thời gian sốt ngắn hơn; P. malariae có vòng liệt sinh 72 giờ. Các cơn sốt ứng với thời gian giữa hai lần sinh sản vô tính liệt sinh. Kí sinh trùng xâm nhập vào cơ thể người từ tuyến nước bọt của muỗi khi muỗi đốt hút máu người, sinh sản vô tính trong hồng cầu, phá vỡ hồng cầu gây sốt. Các kí sinh trùng này được muỗi hút phải từ máu người bệnh, sau đó các giao tử đực và cái phát triển và sinh sản hữu tính. TSR chỉ có thể gây bệnh khi có các loài muỗi sốt rét Anopheles truyền bệnh đặc trưng của từng vùng sinh thái, có TSR và có người bị bệnh. TSR lây lan từ vùng này sang vùng khác chủ yếu là do con người. Muỗi truyền bệnh sốt rét ở Việt Nam gồm một số loài thuộc chi Anopheles, trong số đó thường gặp A. minimus (bọ gậy sống ở khe suối nước chảy) và A. balacensis (bọ gậy thích sống trong vùng nước tù đọng). Xt. Trùng bào tử; Muỗi.

TRÙNG TIÊM MAO (Ciliata), một trong hai phân lớp của lớp Trùng cỏ (Infusoria), ngành Động vật nguyên sinh (Protozoa). Xt. Trùng cỏ.

TRÙNG TIÊN MAO x. Trùng roi.

TRUỴ TIM MẠCH tình trạng bệnh lí, xuất hiện do giảm bất thường số lượng máu tuần hoàn quá lớn so với tổng số lượng máu của cơ thể. TTM là biến chứng của nhiều bệnh (nhiễm khuẩn, nhiễm độc, mất nhiều máu, mất nhiều nước do ỉa chảy, bỏng nặng, bệnh tim mạch ở giai đoạn nguy kịch, vv.). Xuất hiện đột ngột với những biểu hiện: người bệnh tím tái, vã mồ hôi, chân tay lạnh; mạch nhanh, nhỏ, khó bắt, huyết áp tụt thấp (dưới 80 mmHg) hoặc không đo được; ít hoặc không có nước tiểu. Bệnh tiến triển nhanh, dễ đưa đến tử vong. Điều trị: nâng huyết áp (tiêm truyền nhỏ giọt vào tĩnh mạch 50 ml dung dịch glucozơ đẳng trương với 2 mg nor-adrenalin), uống nước muối pha đường hoặc dung dịch oresol (trong trường hợp bị mất nước vì ỉa chảy).

TRUYỀN DỊCH phương pháp đưa một chất dịch vào cơ thể với khối lượng lớn trong một thời gian dài hơn tiêm, nhằm duy trì khối lượng máu tuần hoàn hoặc nuôi dưỡng. TD có thể kéo dài liên tục nhiều giờ hoặc nhiều ngày. Có thể TD vào tĩnh mạch, dưới da, vào ruột (qua ống thông nuốt qua dạ dày xuống ruột). Dịch truyền thường là huyết thanh mặn, ngọt ưu trương hoặc đẳng trương, huyết tương khô hoặc máu, dung dịch nuôi dưỡng, dung dịch keo và chất điện giải, vv. Có thể pha thuốc vào dịch truyền theo chỉ định của thầy thuốc. Áp dụng TD trong các trường hợp: ỉa chảy, mất nước, nôn nhiều, chảy máu, người suy mòn, người không ăn được cần TD để nuôi dưỡng, vv.

Page 281: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

TRỰC KHUẨN 1. (Bacillus), chi vi khuẩn thuộc họ Bacillaceae; là các tế bào vi khuẩn hiếu khí và kị khí mang hình que, thường sản xuất catalaza.2. Tên gọi chỉ bất kì loại vi khuẩn nào có hình que.

TRỰC KHUẨN SINH BÀO TỬ chi vi khuẩn hình que, hiếu khí (ưa khí) có khả năng sinh bào tử. Có thể tồn tại riêng lẻ hoặc xếp thành cặp, thành từng chuỗi. Kích thước bề ngang của bào tử không vượt quá bề ngang tế bào vi khuẩn.

TRỰC TRÀNG phần cuối cùng của ống tiêu hoá tích phân và thải phân ra ngoài qua hậu môn hoặc lỗ huyệt sau những khoảng thời gian nhất định. Ở động vật có vú, TT được đóng lại do một cơ thắt vòng. Ở côn trùng, TT (hay còn gọi là ruột sau) còn có chức năng hấp thụ lại nước.

TRƯỚC PHẪU THUẬT các chăm sóc, các công việc chuẩn bị làm đối với bệnh nhân trong những ngày trước khi mổ, nhằm tạo những điều kiện cho ca mổ đạt được nhiều kết quả tốt. Nội dung gồm: kiểm tra lại và hoàn chỉnh hồ sơ; xác định lại chẩn đoán cuối cùng; chuẩn bị tinh thần cho gia đình và bệnh nhân để bệnh nhân yên tâm và tin tưởng vào cuộc mổ. Trước hôm mổ, bệnh nhân cần thư dãn tinh thần và cơ thể; nằm nghỉ; ăn nhẹ, tránh thức ăn dễ lên men; tắm; thụt tháo ruột; cạo lông vùng mổ; khử khuẩn và băng vô khuẩn chỗ mổ; cho thuốc an thần đêm trước khi mổ. Đối với ca cấp cứu, cũng phải có một sự chuẩn bị tối thiểu cần thiết và bệnh nhân được hồi sức kịp thời trước khi mổ.

TRƯƠNG CÔNG QUYỀN (1908 – 2000), dược sĩ Việt Nam. Quê: Gò Công (nay thuộc tỉnh Tiền Giang). Tốt nghiệp dược sĩ hạng nhất Trường Đại học Tuludơ (1934), tiến sĩ dược học (1936). Một trong những người đầu tiên xây dựng ngành dược học Việt Nam. Giáo sư Trường Đại học Y dược Hà Nội và sau đó Trường Đại học Dược Hà Nội. Đảm nhiệm các chức trách: hiệu trưởng Trường Đại học Quân Dược trong thời kì Kháng chiến chống Pháp; chủ tịch Hội đồng Dược điển Việt Nam (1963 – 97); chủ nhiệm đơn vị nghiên cứu chuyên đề kháng sinh. Chủ biên và biên soạn cuốn “Thực hành dược khoa” (1971, 86), sách giáo khoa về hoá học hữu cơ, hoá dược (1962, 65), một số sách giảng dạy và nghiên cứu về dược học. Ngoài ra, còn có công trình nghiên cứu về kháng sinh từ xạ khuẩn phân lập được ở Việt Nam, về hoá dược, bào chế thuốc. Nhà giáo Nhân dân (1989), Giải thưởng Hồ Chí Minh cho công trình “Dược điển Việt Nam” (1996).

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH trường đào tạo nhân lực về y tế. Thành lập năm 1976 trên cơ sở hợp nhất các cơ sỏ đào tạo của chế độ cũ và Trường Cán bộ Y tế Cao cấp Miền Nam. Ngoài đào tạo đại học, còn có chuyên trình đào tạo sau đại học: thạc sĩ, tiến sĩ, chuyên khoa 1, chuyên khoa 2, cao đẳng; nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng các kĩ thuật và thành tựu khoa học hiện đại vào thực tế Việt Nam. Trường có 6 khoa (Y, Dược, Răng Hàm Mặt, Y học Cổ truyền, Điều dưỡng và Kĩ thuật Y tế, Y tế cộng đồng). Trụ sở: 217 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI trường trọng điểm quốc gia của ngành y tế Việt Nam. Tiền thân là Trường Đại học Y Dược Đông Dương, thành lập năm 1902, tại Hà Nội; năm 1945, là Trường Đại học Y Dược Việt Nam; từ năm 1981, đổi tên thành TĐHYHN.

Page 282: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

Nhiệm vụ: đào tạo bác sĩ đa khoa, bác sĩ chuyên khoa , cử nhân điều dưỡng, cử nhân kĩ thuật y học, cử nhân y tế công cộng, bác sĩ răng-hàm-mặt, tiến sĩ y học, thạc sĩ y học. Các cơ sở đào tạo: ngoài trụ sở Trường còn có các bộ môn ở 27 bệnh viện nghiên cứu: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức, Viện Nhi Trung ương, Viện Lao và các Bệnh phổi, Viện E, Viện Y học Cổ truyền Trung ương. Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Bệnh viện Thanh Nhàn, vv. Trường có hai khoa: Y tế công cộng, Y học cổ truyền; 8 bộ môn khoa học cơ bản; 12 bộ môn y học cơ sở; 23 bộ môn y học lâm sàng; 13 trung tâm và đơn vị nghiên cứu dự án khoa học. Danh hiệu Đơn vị Anh hùng Lao động thời kì đổi mới (2000). Huân chương Hồ Chí Minh (2002). Anh hùng Lực lượng vũ trang (2004). Trụ sở: số 1 Tôn Thất Tùng, quận Đống Đa, Hà Nội.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA (Huế), Đại học Huế.

TRƯỚNG BỤNG hội chứng do khí trong dạ dày và ruột tăng lên làm cho bụng bị căng. Bình thường, trong dạ dày và ruột người bao giờ cũng có một ít khí. TB xảy ra khi có sự mất cân bằng giữa lượng khí nuốt vào và được sản ra trong ống tiêu hoá với lượng khí thoát ra ngoài do ợ hơi và qua hậu môn (trung tiện). Khối lượng khí phụ thuộc vào loại thực phẩm (sữa tươi, khoai tây, bắp cải, bia, bánh mì…), tính chất lao động, các phản ứng hoá học là lên men do thay đổi các vi khuẩn trong ruột. Các nguyên nhân làm cản trở sự thoát khí: ruột bị xẹp, co thắt quá mức; ruột mất trương lực; các dây chằng, màng dính trong màng bụng; một số bệnh mạn tính như viêm dạ dày, ruột, viêm túi mật, vv. Dự phòng: chú ý vệ sinh ăn uống, giảm các thực phẩm tạo nhiều khí, bai hơi, nước uống có ga, tập thể dục…Chữa bệnh theo nguyên nhân.

TRƯỚNG BỤNG ĐẦY HƠI bệnh thường thấy ở loài nhai lại, nhất là trâu bò. Nguyên nhân: con vật ăn nhiều thức ăn dễ lên men như: cỏ ướt, dây lang phơi tái, cỏ ngâm nước sau vụ lụt, cỏ thối úng, rơm mốc, vv. Thời tiết giông bão đột ngột, đang cho ăn thức ăn khô chuyển đột ngột sang cho ăn thức ăn tươi, cũng làm bệnh dễ phát. Thức ăn trong dạ cỏ lên men nhanh, sinh ra nhiều hơi, làm bụng phình trướng nhanh về bên trái, da bụng căng, gõ nghe như tiếng trống. Nếu không chữa kịp, con vật đổ mồ hôi đầm đìa, chảy dãi nhiều, mạch yếu dần rồi ngạt thở mà chết. Phòng bệnh bằng loại bỏ những nguyên nhân gây bệnh. Chữa bệnh bằng phẫu thuật (chọc dạ cỏ) và xoa bóp, cho uống, cho hít chất làm thông hơi.

TRYPSINOGEN zymogen của trypsin, tiết ra từ dịch tuỵ.

TỦ SẤY thiết bị có bộ phận tạo ra nhiệt độ nhất định. Thường dùng không khí khô, kèm theo bộ điều nhiệt để giữ cho nhiệt độ được ổn định. TS dùng để tiệt khuẩn dụng cụ. Tuỳ theo loại dụng cụ cần tiệt khuẩn mà điều chỉnh nhiệt độ và thời gian cần thiết.

TÚI LỆ một bộ phận của hệ thống tuyến nước mắt, nằm trong máng lệ và bờ khoang lệ. TL bình thường chỉ chứa nước mắt. Khi bị viêm mạn tính, TL chứa một chất nhờn vàng chanh. Khi bị nhiễm khuẩn thứ phát, TL có thể chứa mủ, dễ có nguy cơ biến thành apxe TL, đồng thời đe doạ nhiễm khuẩn giác mạc, nhãn cầu (nếu bị xước, loét giác mạc).

Page 283: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

TÚI MÁU bọc máu tụ do máu chảy và bị tụ lại. Dùng để chỉ những bọc máu ở bìu, màng tinh hoàn (ở nam), ở khung chậu trong khoang giữa tử cung và trực tràng ở nữ [gọi là túi cùng Đugla; theo tên của Giêm Đugla (J. Douglas), thầy thuốc sản khoa người Ailen] do chửa ngoài tử cung bị vỡ, vv. Xt. Bọc máu tụ.

TÚI MẬT phần phình rộng có dạng túi của ống mật nằm giữa thuỳ gan ở nhiều động vật có xương sống. Trong TM có những tiểu quản mật là những ống rất nhỏ chạy xen vào giữa hai mặt giáp nhau của hai tế bào gan, những tiểu quản này chia nhánh trong tế bào và mở vào những tiểu quản gian bào. Kích thước của tiểu quản thay đổi tuỳ theo mức độ hoạt động của gan. TM là nơi dự trữ mật tạm thời và sau đó mật được tiết vào tá tràng khi có thức ăn, do hocmon cholecystokinin điều khiển (xem minh hoạ Hệ tiêu hoá).Ở người, TM dài 8 – 10 cm, chỗ rộng nhất 3 cm; gồm có đáy, thân và cổ, ở sát vào mặt dưới bờ trước của gan. Điểm TM là chỗ gặp gỡ giữa bờ sườn phải và bờ ngoài cơ thẳng to. Niêm mạc TM là biểu mô tuyến giống niêm mạc tá tràng, do đó viêm tá tràng có thể lan dần lên TM. Ống TM đi từ cổ TM, dài khoảng 3 – 4 cm họp cùng ống gan chung tạo nên ống mật chủ. TM có nhiệm vụ chứa mật từ ống gan đưa xuống để khi có nhu cầu, sẽ đưa ra theo ống túi mật và ống mật chủ vào tá tràng; cô đặc mật để sau đó đưa xuống tiểu tràng giúp tiêu hoá thức ăn.

TÚI NHẬN TINH cơ quan dạng túi gặo ở cá thể cái hoặc lưỡng tính của một số loài động vật không xương sống như ở giun đất, gián, ong mật, vv. Nơi nhận và chứa tinh khi giao phối, sau đó thụ tinh cho trứng chín khi trứng đi qua miệng túi.

TÚI NIỆU một trong ba màng phôi của bò sát, chim và động vật có vú. Đầu tiên, túi phát triển từ một nếp gấp ở phần bụng sau ruột phôi hoặc như một bóng nhỏ ở phía bụng (ở linh trưởng), lớn dần gần như choán hết thể xoang phía dưới ruột sau, nằm giữa màng đệm và màng ối. Sau đó phát triển ra xoang ngoài phôi. Thành ngoài TN có nhiều mạch máu hoà với màng đệm tạo nên màng đệm – niệu – nang (ở chim) hoặc nhau (ở động vật có vú). Ở bò sát và chim, TN vừa là nơi tích trữ axit uric vừa là nơi trao đổi khí của phôi. Xt. Màng ối; Màng đệm; Nhau thai.

TÚI NOÃN cơ quan sinh sản cái của một số nấm và tảo, có hình dạng, kích thước khác với cơ quan sinh sản đực (túi đực). Chứa một hay một số tế bào trứng đơn bội là noãn cầu lớn, bất động. Các noãn cầu được “giải phóng” ra trước thụ tinh như ở tảo gạc hươu (Fucus) hoặc còn lại bên trong TN ở Pythium.

TÚI PHÌNH MẠCH đoạn động mạch bị giãn, phồng to thành một túi phồng, trong đó có chứa máu và các phần máu đông, do lớp giữa dãn của thành mạch bị huỷ một phần hay toàn bộ; có hình túi hay hình thoi (x. Phình động mạch).

TÚI PHÔI 1. (động vật), một cấu trúc dạng túi (quả cầu) rỗng chứa đầy dịch, có một lớp tế bào nằm ở mặt ngoài và khối tế bào bên trong, khối tế bào này sẽ phát triển thành phôi. Gặp ở giai đoạn muộn trong quá trình phân cắt trứng động vật có vú, trước lúc làm tổ. Xt. Lá nuôi; Phôi.2. (thực vật), tế bào lớn, hình bầu dục nằm trong nhân noãn của thực vật có hoa, là nơi xảy ra quá trình thụ tinh của trứng và sau đó là sự phát triển của phôi. TP tương đương

Page 284: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

với thể giao tử cái của thực vật bậc thấp, chứa một số nhân thay đổi do phân chia của nhân đại bào tử. Thông thường, có một bộ máy nhân trứng ở tận cùng lỗ noãn, gồm một nhân tế bào trứng và hai nhân trợ bào, ở tận cùng đối diện phía điểm hợp là ba tế bào đối cực có thể hỗ trợ cho nuôi dưỡng phôi và ở phần giữa là hai nhân cực hợp lại với nhau tạo thành nhân nội nhũ sơ cấp. Trong quá trình thụ tinh, một nhân của giao tử đực kết hợp với nhân tế bào trứng tạo nên hợp tử, nhân của giao tử đực thứ hai kết hợp với nhân nội nhũ sơ cấp tạo thành tế bào tam bội, về sau phát triển thành nội nhũ. Ở thực vật hạt trần, đại bào tử cho một tế bào cũng gọi là TP với cấu tạo cũng giống như ở thực vật hạt kín. (x. Thể giao tử; Lỗ noãn).

TÚI TẠNG năm cặp túi ở mặt bên của họng ở phôi của động vật có xương sống.

TÚI THỪA ống tịt hay một cái bao lồi từ xoang hay ống trong cơ thể (vd. manh tràng của thỏ tạo nên TT).Ở động vật có dây sống nguyên thuỷ (vd, lưỡng tiêm Amphioxus), TT là túi lồi ở giữa thực quản và và ruột, tương đồng với gan ở động vật có xương sống. Ở người, TT là túi nhỏ, phát sinh (do bệnh, bẩm sinh…) từ thành của một cơ quan rỗng, thông vào lòng của cơ quan đó. TT phát sinh ở nhiều điểm trên ống tiêu hoá: TT thực quản ở vị trí cao; TT hầu – thực quản gây khó nuốt, ợ; TT ở vị trí ngực do thực quản dính vào một hạch viêm mạn tính (lao, vv.); TT của vị trí thấp trên cơ hoành; TT ruột non, thông thường nhất là TT Mêchken [theo tên của nhà giải phẫu học Đức Mêchken (J. F. Meckel)] ở trên mép cuối cùng của ruột non, do sự tồn tại bất thường của ống rốn; TT ruột già thông thường ở quai xichma (sigma). Về lâm sàng, có 2 trạng thái: 1) Bệnh TT thường không có triệu chứng lâm sàng, chẩn đoán được do ngẫu nhiên khi bị một bệnh khác. 2) Viêm TT với dấu hiệu tuỳ theo mỗi loại. Viêm TT Mêchken có dấu hiệu tương tự như viêm ruột thừa, vì vậy dễ nhầm lẫn giữa 2 bệnh; tuy nhiên cách chữa cũng như nhau (mổ cắt TT). Viêm TT đại tràng xichma với dấu hiệu đau bụng vùng hố chậu trái, kèm theo táo bón hay ỉa chảy; có thể gây biến chứng như thủng và viêm màng bụng, apxe đại tràng, chảy máu tiêu hoá; chữa nội khoa không khỏi phải mổ cắt bỏ.

TÚI TINH 1. Đôi tuyến phụ sinh dục nhỏ, dài, đổ vào ống dẫn tinh ở con đực của đa số các loài động vật có vú. Tiết ra loại dịch kiềm nhớt chứa các chất: fructozơ, protein và các chất khác hoà lẫn với tinh dịch. Sự sinh trưởng và hoạt động của TT phụ thuộc chủ yếu vào các hocmon (anđrogen).2. Cơ quan dùng chứa tinh trùng ở các động vật có xương sống bậc thấp và một số động vật không xương sống.

TUỔI THỌ thời gian sống của một người tính bằng năm, kể cả lúc hôn mê, khi tim, phổi, não vẫn còn các hoạt động sinh học, biểu hiện bằng các hoạt động của các dòng điện sinh học. TT chịu ảnh hưởng của các điều kiện di truyền, môi trường sống, lối sống, bệnh tật và sự rèn luyện của từng người. Con người ngày càng sống lâu hơn. Nhà lão khoa Đức Bruske (Bruschke) ước tính TT trung bình của loài người như sau:Năm Tuổi thọ trung bình 0 22 1000 33 1700 35 1860 49 1960 70 2000 80TUỶ 1. Ở động vật, là vùng trung tâm của một cơ quan ở động vật, có sự khác biệt với vùng xung quanh về cấu tạo, chức năng. Vd. T của thận.

Page 285: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

2. Ở thực vật, là vùng giữa của thân, đôi khi của rễ, có cấu tạo mô mềm. Được hình thành từ phần trong của trụ và đôi khi có thêm mô dẫn là các bó mạch.

TUỶ BÀO tế bào trong mô sinh máu của tuỷ xương đỏ, hình thành qua phân chia các tuỷ nguyên bào và sẽ biến thành bạch cầu hạt đi vào máu (x. Bạch cầu hạt).

TUỶ ĐỒ công thức tỉ lệ của các tế bào trog tuỷ xương, hình thể, kích thước, sự trưởng thành của tế bào như dòng hồng cầu, dòng bạch cầu và dòng mẫu tiểu cầu. Lấy tuỷ xương để xác định TĐ bằng cách chọc hút bằng kim vào tuỷ xương của một xương ở nông (xương ức). Nhờ kết quả của TĐ, người ta có thể chẩn đoán được các bệnh về máu khi mà xét nghiệm máu ngoại vi chưa cho kết quả rõ ràng.

TUỶ SỐNG bó thần kinh dài của hệ thần kinh trung ương ở động vật có xương sống, nối não bộ với các tế bào thần kinh, điều khiển các cơ quan và cơ của cơ thể qua nhiều đôi dây thần kinh chạy dọc theo chiều dài. Nằm trong ống xương sống. Trên lát cắt ngang, có thể thấy hai vùng: ngoài là chất trắng, gồm các sợi trục đi lên và đi xuống bao quanh vùng chất xám hình chữ “H” ở phía trong chứa các thân tế bào thần kinh, giữa là ống rỗng, hẹp, chứa đầy dịch não tuỷ (x. Dây thần kinh tuỷ sống).

TUỶ XƯƠNG mô liên kết ở trong các hốc của tuỷ xương các xương dài (xương chày, xương đùi, xương tay…) và xương dẹt (xương ức, xương khung chậu…). Có nhiệm vụ: tạo xương và tạo các tế bào miễn dịch, tạo máu.

TUỴ tuyến vừa nội tiết (tiết ra isulin, glucagon, somatostatin, vv.) vừa ngoại tiết (tiết dịch tuỵ) ở động vật có xương sống, tham gia vào quá trình tiêu hoá và điều hoà trao đổi các chất gluxit, lipit và protein. Ở phần lớn động vật có xương sống,T nằm ở màng treo ruột của tá tràng gần với dạ dày. Các tế bào ngoại tiết tạo enzim tiết dịch tuỵ qua ống tiết vào tá tràng để tiêu hoá protein, lipit, gluxit. Nhóm tế bào nội tiết sản sinh và tiết vào máu các hocmon (isulin, glucagon, somatostatin, vv.). Tuyến T của một số động vật có xương sống có các tế bào thể khảm tiết ra cả enzim tiêu hoá lẫn hocmon. Động vật có xương sống bậc thấp có các tế bào nội tiết và ngoại tiết tách biệt nhau, Ở thành ruột của động vật không xương sống cũng phát hiện thấy các tế bào tiết ra các chất tương tự hocmon tuyến T.Ở người, tuyến T (cg. tuỵ tạng) nặng trung bình 70 – 80 g, hình búa dẹt, gồm đầu, cổ, thân và đuôi, cố định vào thành bụng sau (trừ đuôi T). Đầu T to nằm trong khung tá tràng, đoạn 1/3 dưới của ống mật chủ chui qua đầu T để cùng với ống T đổ mật vào đoạn tá tràng thứ hai. Chức năng: tham gia chuyển hoá đường, mỡ, protein bằng các enzim nội tiết và ngoại tiết. Các bệnh thường gặp ở tuyến T: viêm T cấp và mạn, ung thư T, đái tháo đường, vv.

TUỴ TẠNG x. Tuỵ

TUYẾN cấu trúc mô có chức năng chế tiết và giải phóng các chất được chế tiết của cơ thể động vật ra ngoài hoặc vào trong máu. Các T được xếp thành 3 loại.1) T ngoại tiết: sản phẩm tiết được đẩy theo ống tiết ra mặt ngoài lớp biểu mô của cơ thể động vật (T nước mắt, T mồ hôi, T bã, T sữa ở người và động vật có vú; T tơ ở nhện côn

Page 286: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

trùng…) hoặc đổ vào các tạng rỗng hoặc các khoang [T tiêu hoá, T nước bọt, T Brunnơ – tuyến ở niêm mạc tá tràng có nhiệm vụ tiết chất nhầy bảo vệ niêm mạc; gọi theo tên Brunnơ (J. C. Brunner; thầy thuốc người Thuỵ Sĩ)]2) T nôi tiết: các sản phẩm tiết được giải phóng thẳng vào máu, do các tế bào tuyến tiếp cận mật thiết, xen kẽ với các mao mạch (T giáp, T thượng thận, T yên…).3) T hỗn hợp vừa ngoại tiết vừa nội tiết (T tuỵ sản xuất ra dịch tuỵ). Vì là một mô có nhiều mạch máu, các T có thể bị viêm, u, quá sản, giảm sản, loạn sản giống các mô khác. Khi bị viêm, các T sưng, đau ngay tại vị trí giải phẫu của nó. Khi T nội tiết tăng chức năng chế tiết thì gọi là cường, vd. cường tuyến giáp, cường tuyến cận giáp, vv. Biểu hiện bệnh lí của T nội tiết rất phức tạp, tuỳ theo chức năng của mỗi T.

TUYẾN BÃ NHỜN. Tuyến nằm ở phía trên của nang lông gần mặt da. Cấu tạo gồm một khối đặc tế bào, chia a nhiều thuỳ, có chung một ống bài xuất mở vào nang lông hoặc mở thẳng ra mặt da. Xung quanh TBN mô liên kết tạo thành một bao xơ chun, xen giữa lớp tế bào ngoài cùng và bao mô liên kết là màng đáy. Mỗi tế bào nằm trong màng đáy thì nhỏ, hình khối hay nhiều cạnh, có nhân hình trứng, đó là các tế bào có khả năng gián phân mạnh, chứa nhiều ARN và nhiều enzim như esteraza, photphotaza, TBN tiết ra dịch nhờn vào nang lông giữ cho tóc, lông và da luôn mềm mại, chống nhiễm khuẩn. Trong một ngày, mỗi người tiết ra khoảng 20g chất bã nhờn.

TUYẾN CẬN GIÁP. bốn khối nhỏ có hình ôvan nằm ở mặt sau 2 thuỳ bên tuyến giáp trạng, tiết ra hocmon điều hoà lượng canxi trong máu. Gồm các cột tế bào cách nhau bằng khe mạch máu. TCG có thể kiểm soát lượng canxi trong máu qua cơ thể liên hệ ngược. Ở người, 2 khối dưới dính vào 2 bờ sau giáp trạng, 2 khối trên thường nằm trong giáp trạng, gần mặt sau tuyến ấy. Nguồn gốc của 2 khối dưới là những túi nang nội bì thứ ba; 2 khối trên là những túi nang nội bì thứ tư. Ngoài ra còn những TCG phụ vùi trong tuyến ức hay trong mô mỡ đã thay tuyến này ở người đứng tuổi.

TUYẾN GIÁP TRẠNG. tuyến lớn nằm ở cổ thuộc mặt trước động vật có vú, có hai thuỳ ở hai bên khí quản và thanh quản hình dạng giống con bướm. Tiết hocmon điều hoà tốc độ chuyển hoá. Nguồn gốc nội bì. TGT có một vỏ xơ bao bọc và bị ngăn làm nhiều tiểu thuỳ (ngăn không hoàn toàn) bởi những vách liên kết phát sinh từ vỏ xơ mang theo vào trong tuyến những mạch và những dây thần kinh. Nhu mô TGT được tạo thành bởi những nang tuyến gọi là túi giáp chứa chất keo đặc biệt và một lưỡi mao mạch bao quanh, ngoài ra còn có những đám hay dãy tế bào không có xoang, gọi là đám Vônflơ.

TUYẾN HÁNG. một trong số các tuyến đôi củc cơ thể, có các ống nối mở về phía vùng khớp háng

TUYẾN LỆ. tuyến có liên quan mật thiết với mắt ở nhiều động vật có xương sống, nằm dưới mi mắt trên. Dịch tiết (nước mắt) rửa sạch phần trước mắt và sau đó chảy theo ống lệ xuống xoang mũi. Dịch tiết làm giác mạc luôn ướt, chống nhiễm khuẩn nhẹ do có một lượng nhỏ chất diệt khuẩn. TL ở người gồm 2 loại: 1/ TL chính nằm giữa hố lệ của thành xương hốc mắt và nhãn cầu, gồm 2 phần; 1 phần TL hốc và 1 phần TL mi; trong trường hợp bị kích thích (xúc động, viêm hoặc bị bụi kết mạc), sẽ tiết nhiều nước mắt và bị chảy nước mặt. 2/ TL phụ gồm rất nhiều tuyến nhỏ, nằm dưới kết mạc. Nhiệm vụ của TL là

Page 287: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

tiết nước mặt để luôn luôn làm cho mặt ngoài của giác mạc được phủ một lớp nước mắt rất mỏng.

TUYẾN MẬT một phần tế bào biểu bì tuyến tiết trên để hoa hoặc trên các phần khác ở một số loài hoa tiết ra dịch đường (mật hoa) hấp dẫn con trùng. Các tế bào biểu bì và đôi khi cả những tế bào nằm dưới nó được họp lại thành bộ phận dày và nạc là các đĩa mật. Vị trí của đĩa mật trên để so với nhị và nhuỵ khác nhau tuỳ theo từng loài, từng họ thực vật. Sự có mặt của TM là biểu hiện của thích nghi cao độ với sự thụ phần nhờ côn trùng.

TUYẾN MỒ HÔI tuyến hình ống cuộn nằm trong da của các loài thú, bài tiết các chất thải mồ hôi. Ống dẫn từ TMH qua lớp biểu bì và tiết mồ hôi ra mặt ngoài da. Mồ hôi bay hơi góp phần điều hoà thân nhiệt. Ở trong tai, TMH thay đổi chức năng và tiết ra ráy tai.

TUYẾN NGOẠI TIẾT. x. Tuyến

TUYẾN NỘI TIẾT. x. Tuyến

TUYẾN NƯỚC BỌT. các đôi tuyến tiết nước bọt vào xoa ng miệng giúp cho quá trình tiêu hoá ở động vật. Ở các động vật khác nhau, số lượng TNB thay đổi, vd. thỏ có 4 đôi lá tuyến mang tai, tuyến dưới ổ mắt, tuyến dưới hàm và tuyến lưỡi; ở người có 3 đôi – tuyến mang tai, tuyến dưới hàm và tuyến dưới lưỡi; ở động vật không xương sống, có 1 đôi, như ở côn trùng.

TUYẾN PHỤ. cấu trúc tuyến thừa, được hình thành trong thời kì bào thai, xuất phát từ một tuyến chính hoặc độc lập, thường ở vị trí lạc chỗ; có thể có hoặc không có chức năng. Vd. tuyến vú mọc ở đường nách giữa là TP. Có thể cắt bỏ khi cần thiết.

TUYẾN SINH DỤC. cơ quan sinh sản của động vật, nơi sản ra các tế bào sinh dục (giao tử) và đôi khi các hocmon. TSD cái là buồng trứng, sinh ra trứng; TSD đực là tinh hoàn, sinh ra tinh trùng. Ở một số động vật không xương sống, trên các cá thể có cả 2 TSD cái và TSD đực (tuyến sinh sản lưỡng tính); vd ở ốc sên, giun đất.

TUYẾN THƯỢNG THẬN. đôi tuyến nằm ở phía trên thận, tiết hocmon adrenalin dưới sự kiểm soát của hệ thần kinh. Gồm phần tuỷ ở giữa, phần vỏ bên ngoài, hoạt động độc lập nhau. Phần tuỷ tiết noradrenalin và adrenalin, phần vỏ có nhiều vitamin C và cholesterin. TTT tiết 3 loại hocmon: andosteron, coctizon và các hocmon sinh dục.

TUYẾN TIỀN LIỆT. (cg. tiền liệt tuyến), tuyến ở động vật có vú đực, bao quanh niệu đạo, sát bàng quang, TTL là tuyến lớn, bọc ngoài bằng lớp vỏ liên kết cơ và được ngăn cách làm nhiều thiểu thuỳ bởi những vách ngăn cũng bằng mô liên kết cơ. Gồm nhiều tiểu thuỳ, mỗi tiểu thuỳ có 1 lỗ bài xuất riêng, có 1 ống đứng ở đường trục, ống này phình ra khắp mọi phía thành những nhánh phụ. Tiết dịch hỗn hợp enxym, tác nhân chống ngưng kết – thành phần quan trọng của tinh dịch. Kích thước và chức năng của TTL phụ thuộc vào các hocmon như androgen. Ở người TTL tiết ra một chất dịch trắng đục như sữa, đổ vào khúc tiền liệt của niệu đạo lúc phóng tinh. Ở lứa tuổi trên 50 có thể xuất hiện

Page 288: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

khối u, mà dấu hiệu đầu tiên cần lưu ý là rối loạn tiểu tiện; đái nhiều lần vào ban đêm; sau mỗi lần đái són một ít nước tiểu. Cần đi khám để được theo dõi và chữa kịp thời

TUYẾN TÙNG. tuyến nội tiết thần kinh của động vật có xương sống và người, nằm ở giữa củ não trước và củ nãosinh tư, có cuống nối với não thất ba. Nguồn gốc có liên quan đến cơ quan đỉnh (mắt đỉnh) của một số cá bậc cao và bò sát. Ở cá miệng tròn, TT còn giữ mức độ mắt, ở lưỡng cư không đuôi bị tiêu giảm dưới lớp da đầu. Ở Người, TT có hình quả thông nhỏ (nặng khoảng 120 mg). Cấu tạo gồm: các tế bào tùng, tế bào thần kinh đệm xếp thành dây xen kẽ với các vi mạch. TT tiết melatonin và có chức năng điều chỉnh hoạt động của tuyến giáp, tuyến sinh dục và ảnh hưởng đến những thay đổi về điện não đồ. TT có thể bị vôi hoá, u (thường là u ác tính) với một số biểu hiện thường gặp: não úng thuỷm tăng áp lực dịch não tuỷ, rối loạn vận động nhãn cầu, dậy thì sớm, đái tháo nhạt, suy tuyến yên.

TUYẾN ỨC. tuyến gồm 2 thuỳ nằm phía dưới cổ và trên ngực. Các thuỳ được chia ra nhiều thuỳ nhỏ gồm phần vỏ và tuỷ ở trong. Kiểm tra mô bạch huyết và nguồn hoạt động miễn dịch. TƯ có kích thước lớn cá thể non, tham gia vào sản sinh các tế bào bạch huyết. Tiêu giảm sau khi động vật đạt tới độ thành thục sinh dục.

TUYẾN YÊN. tuyến nội tiết trong não của động vật có xương sống, nằm gần đồi thị, dưới bắt chéo thị giác. Ở người TY có hình tròn nhỏ với đường kính 1cm, nằm ở trên yên xương bướm; gồm 2 phần khác nhau về nguồn gốc và cấu trúc; phần trước hay thuỳ trước (TY tuyến) và phần sau hay thuỳ sau thường nhỏ hơn (TY thần kinh); TY được coi là tuyến nội tiết chủ yếu vì nhiều hocmon của nó điều khiển sự tiết hocmon của các tuyến nội tiết khác. Các hocmon TY quan trọng hơn cả là: hocmon (tăng trưởng kích thích tố sinh dưỡng); hocmon chống lợi tiểu (vasopressin); hocmon kích thích thượng thận adrenococticotropin (ACTH); hocmon kích dục (kích nang, tạo thể vàng); oxitoxin kích thích co cơ tử cung khi đẻ; prolactin kích thích tiết sữa; hocmon kích thích tuyến giáp. Hoạt động của TY do trung tâm thần kinh điều khiển. Do đó nhiều chức năng nên ở người, bệnh lý của TY rất đa dạng với một số bệnh chính; bệnh đái tháo nhạt, bệnh khổng lồ và to đầu chi, bệnh cơsinh (theo tên của nhà phẫu thuật Hoa Kỳ Cơsinh (H.W. Cushing), rối loạn dậy thì…

TƯ DUY .sản phẩm cao nhất của vật chất có được tổ chức một cách đặc biệt – bộ não, quá trình phản ánh tích cực hiện thực khách quan dưới dạng các khái niệm, phán đoán, lí luận, vv. TD xuất hiện trong quá trình sản xuất xã hội của con người. Trong quá trình đó, con người so sánh các tài liệu thu được từ nhận thức cảm tính hoặc các ỹ nghĩ với hoá, phân tích và tổng hợp để rút ra các khái niệm, phán đoán, giả thuyết, lí luận, … Kết quả của quá trình TD bao giờ cũng phản ánh khái quát các thuộc tính, các mối liên hệ cơ bản, phổ biến, các quy luật không chỉ ở một sự vật riêng lẻ, mà còn ở một nhóm sự vật nhất định. Cơ chế sinh lý học của TD là cơ chế hoạt động thần kinh cao cấp. Song mặc dù không thể tách khỏi bộ não, TD vẫn không được giải thích một cách hoàn toàn bởi sự hoạt động của bộ máy sinh lý học, mà với sự tiến hoá xã hội.Nó là một sản phẩm xã hội, bởi vì TD con người chỉ tồn tại trong mối liên hệ không tách rời với hoạt động lao động và lời nói, là những hoạt động chỉ tiêu biểu cho xã hội loài người thôi. Kết quả của TD được ghi lại trong ngôn ngữ. Ngay từ khi xuất hiện, TD đã gắn liền với ngôn ngữ, được

Page 289: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

thực hiện nhờ ngôn ngữ. Mặc dù xuất hiện do kết quả của hoạt động thực tiễn, song TD lại có tính độc lập tương đối. Nó thể hiện ở chỗ, sau khi xuất hiện, sự phát triển TD còn chịu ảnh hưởng của toàn bộ tri thức mà nhân loại đã tích luỹ được trước đó, cũng như chịu ảnh hương, tác động của các lí thuyết, quan điểm cùng thời với nó. TD có lôgic phát triển nội tại của mình, đó là sự phản ánh đặc thù lôgic của thế giới quan. Tính độc lập tương đối của TD, một mặt, khiến TD có được tính tích cực sáng tạo trong quá trình tìm kiếm tri thức mới, nhưng mặt khác, cũng là nguồn gốc của sự tách rời TD khỏi hiện thực khách quan. Vì vậy, tính đúng đắn của TD cần được kiểm tra trong thực tiễn.

TƯ THẾ TRONG LÂM SÀNG hiện tượng bệnh nhân thấy người khó chịu, không được thoải mái (khó thở, không khạc được đờm, vvv) không thể ngồi, nằm theo tư thế thông thường, không thể nghỉ ngơi được; phải chuyển sang tư thế khác cho thoải mái hơn. Có nhiều dạng: 1/ Thế Faolơ – thế nửa nằm nửa ngồi; bệnh nhân nằm ngửa lưng dựa trên một tấm ván dốc nghiêng, đầu cao, đùi và cẳng chân dựa trên một tấm ván hình chữ V ngược, đùi và chân làm một góc khoảng 900 – 1200. Dùng trong trường hợp khó thở, giúp cho bệnh nhân dễ thở hơn, không bị các tạng trong ổ bụng dồn chèn ép lên cơ hoành; làm cho các dịch ô nhiễm ở ổ bụng không bị đẩy dồn lên các phần trên của ổ bụng. 2/ Thế nằm đầu dốc: bệnh nhân nằm ngửa trên bàn được cấu tạo đặc biệt, dốc nghiêng 300 – 400, đầu thấp, hai bàn chân buộc vào một bộ phận của bàn để người khỏi bị tuột xuống; dùng trong trường hợp dẫn lưu các dịch ứ đọng của bộ máy hô hấp; trong trường hợp bị chèn ép tuỷ do lún đốt sống,. phải nằm sấp, đầu thấp để giảm chèn ép ; nằm đầu dốc trong xuất huyết tiêu hoá, để máu dồn lên não. Có một cách đơn giảm là để bệnh nhân nằm ngửa, kê cao hai chân giường bằng một bục gỗ có nhiều bậc. 3/ Thế Tơrendelenbua (theo tên của F. Trendelenburg – nhà phẫu thuật Đức); bệnh nhân nằm ngửa trên bàn, đầu thấp, hai chi dưới gấp dựa trên hai cột, bàn có trục quay điều chỉnh độ dốc của bàn trong khám phụ khoa. Trong luyện tập dưỡng sinh, khí công còn có các tư thế đứng tự nhiên, đứng xuống tấn, tư thế ngồi hai chân trên ghế đầu thông hai chân xuống đất, tư thế ngồi chân xếp vành đơn, xếp vành tự nhiên, thế ngồi giun chui ống mật, viêm tuỵ tạng. Tư thế nằm co cò súng trong viêm màng não, …

TỬ CUNG (cg. dạ con), phần phình ra ở cuối ống dẫn trứng, giống hình quả lê của cơ quan sinh sản cái ở người và động vật; là nơi cư trú của trứng ở các loài đẻ trứng (bò sát, chim) hoặc phôi thai ở các loài động vật có vú, TC chỉ có ở các loài đẻ con.Ở người, TC là bộ phận của hệ sinh dục nữ, nằm trong tiểu khung, ở sau bàng quang và trước trực tràng; là nơi làm tổ của thai. Thân TC – phần chính của TC là một khối cơ rỗng, trên có 2 sừng thông với 2 vòi TC. Cổ TC có hình ống trên thông với thân TC, dưới thông với âm đạo. Eo TC là phần tiếp giáp giữa thân và cổ TC. Niêm mạc (màng trong) TC là màng bao phủ mặt trong thân TC (buồng TC) gồm lớp biểu mô hình trụ, có nhiều lông rụng, nhờ đó trứng và các chất bài tiết khác được đẩy ra ngoài. Ở người, màng trong TC luôn thay đổi hình thái do tác động của các hocmon buồng trứng trong chu kì kinh nguyệt. Bào thai phát triển trong TC, nhận các chất dinh dưỡng và oxi từ cơ thể mẹ qua nhau thai (x. Hệ sinh dục cái, Kinh nguyệt).

TỬ THI . x. Xác

Page 290: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

TỬ THIẾT. thủ thuật trong khám nghiệm tử thi: lấy tế bào, mảnh mô, cơ quan ở xác chết để xác định bệnh (bằng xét nghiệm vi thể) (x. Khám nghiệm tử thi).

TỰ MIỄN DỊCH (tk. tự mẫn cảm). trạng thái bệnh lí của cơ thể trong đó xuất hiện các kháng thể (tự kháng thể) được hình thành phản ứng với chính các kháng nguyên của cơ thể đó (tự kháng nguyên) được cơ thể coi như là các kháng nguyên lạ (phản ứng chống lại thành phần bình thường mô của chính cơ thể đó). Đôi khi TMD xảy ra không do tự kháng nguyên mà do rối loạn chức năng các tế bào có khả năng tạo miễn dịch. Trạng thái TMD là nguồn gốc của một số bệnh tự miễn dịch, do tự mẫn cảm với kháng nguyên của chính mình (x. Bệnh tự miễn dịch), là nhân tố phụ của nhiều bệnh (những bệnh tự miễn dịch) như bệnh thấp, viêm khớp, vvv

TỰ NHIỄM ĐỘC. (tk. Tự nhiễm độc nội sinh) , tình trạng cơ thể bị nhiễm độc do các chất phát sinh từ bên trong cơ thể: nội tiết tố và các chất chuyển hoá trung gian (vd. Trong bệnh đái tháo đường, bệnh Bazơđô), các sản phẩm cuối cùng của quá trình chuyển hoá các chất như urê, amoniac, gặp trong trường hợp suy thận (tăng urê huyết) và suy gan (tăng amoniac huyết cùng một số sản phẩm khác); độc tố của vi khuẩn (bạch hầu, thương hàn, vvv).TỰ PHÁT. tự nhiên sinh ra, không rõ nguồn gốc bên trong hoặc sự tác động, ảnh hưởng bên ngoài (có thể chưa được phát hiện ra) song có thể sau này sẽ biết được nhờ các tiến bộ khoa học công nghệ ngày càng phát triển. Vd. bệnh cứng khớp tự phát.

TỰ SÁT. chết do bản thân đương sự tự quyết định và tự gây ra cho mình do nhiều nguyên nhân phức tạp (tâm lí, tâm thần, xã hội…) có để lại hay không để lại chúc thư. Các biện pháp: dùng thuốc ngủ liều cao, dùng thuốc độc, thắt cổ, treo cổ, trẫm mình (nhảy xuống nước để chết đuối), dùng súng, tự thiêu,… Giám định viện pháp y nghiên cứu hiện trường, khám tử thi, các thương tích, các chứng tích để phân định với án mạng (x. Án mạng).

TƯA bệnh do nấm Candida albicans mọc ở niêm mạc miệng, lưỡi trẻ nhỏ thành những mảnh trắng như sữa. Điều kiện đề T xuất hiện là tình trạng thừa axit ở các vùng này. Muốn điều trị, dùng các dung dịch kiềm như natri bicacbonat 5% hoặc dùng mật ong bôi vào miệng, lưỡi.

Từ điển Y học Việt Nam – Mục U

U 1. Ở thực vật, là phần lồi xuất hiện trên bề mặt một số cơ quan, thường là tổ chức bệnh lí cục bộ do các tác nhân gây u như virut, vi khuẩn, nấm, giun tròn, côn trùng. Sự hình thành U phụ thuộc vào từng loài và số lượng cá thể gây hại, vào cơ quan bị thương tổn. U gây ảnh hưởng xấu đến sản lượng và chất lượng của sản phẩm trồng trọt2. Ở người và động vật, U (cg. bướu) là mô mới (hay tân tạo) có tế bào tăng sinh theo cơ chế tự động sinh học (không theo quy luật chung của bất biến nội mô) đối với cơ thể mang U (vật chủ). Thường phân biệt: U lành tính và U ác tính (x. Ung thư), với những đặc điểm khác nhau, nhất là tiên lượng bệnh. Trừ trường hợp bệnh rất cá biệt, U không tự nhiên biến đi được. Mọi tổ chức, cơ quan trong cơ thể đều phân biệt U với khối sưng

Page 291: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

không phải U (tổn thương viêm, khối tụ máu, phì đại bù trừ), vì cách xử lí và tiên lượng sẽ khác nhau.

U ÁC TÍNH . x. Ung thư

U BẠCH huyết bào. Mô mới, mô ung thư (thường là ác tính) của mô dạng bạch huyết.

U BAO THẦN KINH. U ở các thân thần kinh ngoại vi, giao cảm, não, phát sinh từ các tế bào có bao Svan (T. Schwann) như nguyên bào thần kinh, sao bào, tế bào ống nội tuỷ, vv. Có vị trí và hình thái khác nhau tuỳ thuộc vào tế bào nguyên thuỷ. Phần lớn UBTK đều lành tính, tiến triển chậm, nhưng vẫn có nguy cơ ung thư hoá. UBTK ở não hay rễ tuỷ sống sẽ chèn ép hệ thần kinh trung ương. Có thể cắt bỏ UBTK ở một số vị trí (ngoại vi, trung thất sau, vv).

U BÀO THAI. U quái (x. Quái thai) mà thành phần là những mô không biệt hoá hay ít biệt hoá còn ở giai đoạn bào thai, nhưng mô trưởng thành dở dang. Vd. U vim (Wilms) của thận; u quái không biệt hoá của buồng trứng, của tinh hoàn; u hỗn hợp nhiều mô của tuyến nước bọt, vv. Xt. U quái thai.

U BIỂU MÔ (tk. U liên bào), những u phát sinh từ các biểu mô phủ mặt ngoài cơ thể (da), mặt trong các cơ quan rỗng (niêm mạc tiêu hoá, hô hấp), hoặc từ các biểu mô tuyến (dạ dày, ruột, thận, tinh hoàn, buồng trứng, tuyến giáp, tuyến yên…). UBM gồm hai nhóm là u lành tính và u ác tính (ung thư), UBM phủ lành tính gồm: u nhú (papilôm (ph. Papillome) và u lồi [condiôm (ph. Condylome)]. UBM tuyến lành tính gọi là u tuyến. UBM ác tính các loại đều gọi là ung thư biểu mô (carcinome).

U GIẢ. một tổ chức thừa không phải là u, sinh ra không do rối loạn sinh sản tế bào mà do nhiều nguyên nhân khác, như phản ứng viêm (u hạt), rối loạn nội tiết làm to tuyến giáp, bệnh quá tải, sự phát triển không bình thường của mộttổ chức bình thường (loạn sản phôi), vv.

U GIÁP. (cg. bướu giáp) thuật ngữ dân gian thường gọi là bướu cổ, thực chất là sự phì đại (to ra) của tuyến giáp trong nhiều tình trạng bệnh lí khác nhau (tăng năng, giảm năng, quá sản đơn thuần, các loại viêm, các loại u lành tính, các loại ung thư, vv. Ở Việt Nam, bệnh bướu vùng cổ có thể là UG, song cũng có thể là di căn của ung thư vòm họng, các u ác tính của hạch thuộc khu vực này. Trong số các trường hợp có UG, UG đơn thuần là loại hay gặp nhất. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (1990), trên thế giới có khoảng 655 triệu người mắc UG, riêng các nước Đông Nam Á có khoảng 176 triệu. Nguyên nhân của UG có nhiều, phức tạp và tuỳ theo loại UG. Riêng với UG đơn thuần (tuyến giáp to không do hay viêm hay do ung thư, cũng không có tình trạng tăng năng hay giảm năng tuyến giáp), nguyên nhân có thể do thiếu iot, do dinh dưỡng (một số thức ăn có thể gây UG), do các thuốc kháng giáp tổng hợp, do bẩm sinh, di truyền, vv. UG có tính chất địa phương khi xảy ra ở một khu vực nhất định (ở Việt Nam, chủ yếu là ở vùng núi), với tỷ lệ người mắc ít nhất 10% dân số và do cùng nguyên nhân. Phân biệt UG lan toả (khi toàn bộ thể tích tuyến giáp to lên) với UG cục (chỉ có một phần của tuyến giáp nổi lên thành cục hoặc có nhiều cục nhô lên làm bề mặt tuyến giáp to lên) với UG cục (chỉ có một phần của tuyến

Page 292: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

giáp nổi lên thành cục hoặc có nhiều cục nhô lên làm bề mặt tuyến giáp gồ ghề) hoặc UG hỗn hợp (tổn thương lan toả lẫn cục). Phát hiện UG thường không khó, song để phát hiện loại UG thường không khó, song để phát hiện loại UG và nguyên nhân sinh UG, đặc biệt với các UG cục là việc không đơn giản. Chẩn đoán tế bào học qua chọc hút UG cục là việc không đơn giản. Chẩn đoán tế bào học qua chọc hút UG bằng kim nhỏ đang được áp dụng rộng rãi ở Việt Nam, cho kết quả xác định bệnh tin cậy đựơc. Phòng bệnh có hiệu quả, nhất là với các UG đơn thuần địa phương bằng cách trộn muối kali iodua vào muối ăn theo tỷ lệ 50 – 60 mg/kg, hoặc uống viên iodat theo chỉ dẫn của thầy thuốc; hạn chế thức ăn chứa nhiều chất gây u. Việc điều trị phải dựa vào kết quả chẩn đoán bệnh thật chính xác, do thầy thuốc chuyên khoa đảm nhiệm. Hướng dẫn điều trị chung: điều trị nội khoa cho các loại viêm tuyến giáp hay UG đơn thuần; chọc hút với những u nang giả đơn thuần; phẫu thuật trong trường hợp các u tuyến, ung thư, các UG nhiều cục lâu ngày hoặc bệnh Bazơđô điều trị nội khoa không khỏi.

U HẠT. một hạt viêm kích thước nhỏ dọi là nụ thịt trên đại thể và gặp ở những vết thương đang sửa chữa với số lượng nhiều, màu đỏ tươi, dùng làm chỗ dựa cho da non phủ lên trên ở giai đoạn sắp liền sẹo. Trên vi thể, UH là một mô liên kết tân tạo, non, giầu mạch máu, có chứa nhiều tế bào đa dạng, bạch cầu đa nhân, tế bào dạng biểu mô hoặc tế bào khổng lồ, gặp trong viêm lao, viêm phong, viêm nấm, viêm giang mai, vvv

U HẮC TỐ. U tạo nên do các tế bào chứa hắc tố: nguyên bào hắc tố và hắc tố bào. Có 2 loại: UHT lành như các nốt ruồi; UHT ác tính, còn gọi là ung thư biểu mô nơvi (Ph. Naevocarcinome) hoặc sacôm hắc tố (melanosarcome). Không nên đánh nốt ruồi vì khi đốt, cắt có thể làm cho nó trở thành u ác tính.

U LÀNH TÍNH. U mà trong quá trình phát triển thường không gây hậu quả nghiêm trọng, chết người (trừ trường hợp u quá lớn hoặc ở vị trí hiếm như tim, não… hoặc gây rối loạn chuyển hoá do chế tiết nhiều hocmon). Đặc điểm của ULT: có ranh giới rõ, phân biệt với mô lành xung quanh, thường có vỏ bọc (cấu tạo bởi mô liên kết); phát triển tại chỗ chèn ép mô xung quanh nhưng không xâm lấn; mô u giống hay gần giống mô sinh ra nó (cả về tế bào lẫn mô); phát triển thường chậm tuy kích thước có thể lớn (vd. U nang buồng trứng, u xơ tử cung… có thể nặng thể hàng kg); dễ cắt bỏ và khi lấy hết u, thường không tái phát, không gây di căn. Tuy nhiên, phân biệt một ULT với u ác tính nhiều khi rất khó khăn, đặc biệt khi u còn nhỏ. Cũng khó biết khi nào một ULT biến đổi thành u ác tính (ung thư hoá). Để đáp ứng những yêu cầu này, cần sử dụng những phương pháp cận lâm sàng (chủ yếu là phương pháp tế bào học, mô học). Cách chữa tốt nhất : cắt bỏ sau khi chẩn đoán xác định.

U LAO. Tổn thương lao dưới hình thái u hình cầu hay hình trái xoan, hình tròn hoặc hơi bầu dục trên phim Xquang, bờ gọn, không có phản ứng viêm xung quanh, thường gặp ở vùng nửa trên phổi; UL gồm nhiều lớp bã đậu liên tiếp đồng tâm, đã nang hoá, bao quanh một nhân lẫn lộn mô triệu chứng lâm sàng; thường được phát hiện tình cơ khi chụp chiếu Xquang phổi. Khi được điều trị tích cực, các UL nhỏ (đường kính dưới 2cm) có thể khỏi được. Các u lớn hơn (đường kính từ 3cm trở lên) có thể biến thành một hang lao và làm lan bệnh sang phần phổi lành. Sau một thời gian điều trị tích cực, nếu UL lớn (đường kính khoảng 3cm không có biến chuyển tốt, cần cắt bỏ.

Page 293: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

U LIÊN BÀO x. U biểu mô

U LỒI. U lành tính ở vùng ranh giới da và niêm mạc, thường gặp ở hậu mô hay bộ phận sinh dục, giống như u nhú hay hình xùi như bắp cải hoa. Có thể đơn độc hoặc cụm lại thành một khối u xùi, mềm, ướt và lan toả ra xung quanh do sự kích thích tại chỗ và tác động của một loại virut gây bệnh.

U MÁU. U chứa đầy các mạch máu ở trong. Đại đa số là u bẩm sinh có nguồn gốc từ trung bì của phôi thai hoặc của các biểu bì mô. Có 3 loại UM: u mao mạch, u xoang mạch, u hỗn hợp. UM thường gặp ở da hoặc dưới da, dưới dạng một vết đỏ tím hoặc hơi xanh, mềm, không đau. U có thể phát triển nhanh, loét và ác tính hoá. Ngoài tổ chức da và dưới da, UM còn có thể xuất hiện ở gan, xương (nhất là xương mặt), môi, lưỡi, cổ và các cơ nhai. Cần điều trị sớm bằng các phương pháp đốt điện laze CO2, tiêm thuốc tại chỗ, tia phóng xạ, cắt (áp) lạnh hoặc phẫu thuật.

U MỠ (tk. bướu mỡ), u lành tính, cấu tạo bởi những tế bào mỡ gần như bình thường, UM gặp ở mọi nơi trong cơ thể (hay gặp ở dưới da, cổ, vai, lưng, nách, bụng, cánh tay…), thường là một ổ tròn, có ranh giới rõ, có vỏ bọc, nắn mềm, dễ di động, đôi khi hơi căng mọng nhưng không có nước, u tiến triển chậm, sau cắt bỏ thường khỏi hẳn.

U NANG BUỒNG TRỨNG. buồng trứng có cấu trúc lớn trên 2cm, lâu ngày (thường trên 10 ngày) chứa đầy dịch thể. Thường chia UNBT thành 2 nhóm: u nang trứng và u nang thể vàng, dựa theo biểu hiện bên ngoài và mức độ sản sinh progesteron. UNBT rất phổ biến. Mỗi nang trứng nguyên thuỷ hoặc noãn bào đều có thể trở thành u nang. Do nang trứng không rách và noãn bào không được thải ra, nên nang trứng ngày càng tăng trưởng và trở thành u nang nang trứng (có thể rất to). U nang trứng gồm một hoặc nhiều nang có vách nang trứng bao bọc. Nang trứng lớn hơn 2cm, tồn tại lâu ngày mà không rụng trứng sẽ trở thành u nang. Ở động vật cái nếu có UNBT, thường có chu kì động dục không bình thường và động dục kéo dài (cường dục). Thể vàng có thể tăng trưởng một cách bất thường và trong xoang thể vàng có thể xuất huyết hoặc có những mô lạ (lông, sừng, gan…) làm cho thể vàng trở thành u nang. U nang thể vàng thường có một u nang với vách dày hơn so với vách của u nang nang trứng. Vách này do sự tăng sinh của thể vàng tạo ra. Động vật có u nang thể vàng thường không động dục trong thời gian dài, đây là triệu chứng rất phổ biến. Thường có sự nhầm lẫn giữa hai loại u nang này ở bò cái, khi kiểm tra buồng trứng bằng phương pháp khám qua trực tràng. Để xác định chính xác, khám bằng nội soi hoặc siêu âm.

U NHẦY ở người, UN là u lành tính, thường nhỏ, đơn độc, có vỏ bọc, mềm, mặt ngoài nhẵn hay sùi, bên trong chứa một chất như gelatin, sinh ra từ mô liên kết. UN có thể gặp ở mọi nơi trong cơ thể nhưng đáng chú ý nhất là các UN ở tim. Có thể chữa khỏi bằng phẫu thuật cắt bỏ.

U NHÚ u lành tính, sần sùi, nổi trên mặt da hay niêm mạc. Phát sinh từ các nhú liên kết bình thường bị tăng sản kéo dài, trên phủ một lớp biểu mô đơn hay kép. Có dạng như mào gà, có cuống. UN hay gây chảy máu, có thể chữa khỏi bằng cắt bỏ.

Page 294: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

U PHÔI. U phát sinh từ mô phôi (tổ chức bào thai), thường gặp 3 loại: 1/ UP đơn giản, giống một dị dạng hơn một u. Vd. một u nang dạng biểu bì do một mảng biểu mô lạc vào mô liên kết nằm ở dưới để phát triển như một mô biểu bì, nhưng không có đường thông với môi trường bên ngoài, nên thường phình ra thành một túi chứa chất tiết ra của các tuyến phụ thuộc (nang). 2/ UP phức tạp thường hay gặp ở tuyến sinh dục (buồng trứng, tinh hoàn), khe cùng cụt, khu trung thất. Cấu trúc gồm nhiều mô trưởng thành, sinhra từ một nguyên bào sinh dục (có thể nữ, có thể nam) đa tiềm năng, phát triển thành nhiều mô khác nhau nhưng sắp xếp lộn xộn, không có trật tự. 3/ Ung thư bào thai phát sinh trực tiếp từ mô bào thai (mô phôi); khi hay nhiều mô biến chuyển thành ác tính. Thường hay gặp ở tinh hoàn và buồng trứng.

U QUÁI THAI. một loại u phôi, u phức tạp, có nhiều mô đa dạng, phát sinh từ ba lá phôi (lá phôi ngoài, lá phôi giữa, lá phôi trong). 1/ UQT lành tính có các mô biệt hoá giống như những mô bình thường của cơ thể, bố trí chồng chất lên nhau một cách lộn xộn không tạo thành một cơ quan, ở những vị trí bất thường trong cơ thể. Vd. UQT buồng trứng, UQT tinh hoàn. Thuộc dạng UQT lành tính còn có UQT phức tạp, trong đó quái thai (có thể hình người hay hình của một phần cơ thể) dính vào cơ thể thai bình thường và sống nhờ vào thai thường ; có thể cắt bỏ. 2/ UQT ác tính khi một hay nhiều mô của u phát triển thành ung thư.

U SỢI THẦN KINH. X. U xơ thần kinh

U SỤN. U lành tính, thường ở xương đốt bàn tay, bàn chân, vai, khuỷu tay, vv; hiếm gặp ở xương sườn, xương cánh tay, đôi khi xuất hiện ở mô mềm. Cấu tạo từ sụn trưởng thành, đơn dạng. US tiến triển chậm. Kích thước của u có thể khá lớn, gây biến dạng, hạn chế cử động và đau. Có thể cắt bỏ, kết hợp với nạo và ghép xương.

U THẦN KINH. U gồm có các sợi thần kinh bình thường ở nhiều mức độ khác nhau, có hay không có chất myelin. Chia làm hai loại: UTK ở các mỏm cắt cụt – đầu dây thần kinh bị cắt đứt tạo thành một khối u sẹo đau; UTK đám rối tạo thành một khối u ngoài da, gồm có nhiều sợi thần kinh bị biến đổi, tăng sinh, kích thước u có thể to, sờ thấy có nhiều dây, nhiều hột, giống như một bút chì; thường gặp ở mi mắt, dọc theo dây thần kinh quay hay trụ (trong bệnh Rechlinhhauden (Recklinghausen).

U THẦN KINH ĐỆM. U phát sinh từ các tế bào mô kẽ của bao dây thần kinh. Một số lành tính, nhưng có thể ung thư hoá; một số xuất phát từ các nguyên bào có thể ác tính từ đầu.

U TUYẾN. U lành tính do quá sản đơn thuần, có giới hạn của biểu mô tuyến, thường gặp ở đường tiêu hoá, tuyến nội tiết (tuyến giáp…), tuyến ngoại tiết (tuyến nước bọt, tuyến mồ hôi…) và ở đường thở. UT tiển triển chậm; ít tái phát sau khi cắt bỏ.

U XƠ. U lành tính, gặp ở nhiều cơ quan trong cơ thể; được cấu tạo bằng mô xơ, nghĩa là gồm các bó xơ (quấn cuộn vào nhau thành những hình khối đặc biệt của các UX), ở giữa xen kẽ có các tế bào liên kết hình thoi. Dấu hiệu lâm sàng thay đổi tuỳ theo cơ quan có UX.

Page 295: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

U XƠ THẦN KINH. U ở các dây thần kinh ngoại vi, được cấu tạo do sự tăng sinh của các tế bào liên kết (nguyên bào sợi) của bao ngoài bó thần kinh. Có thể thấy ở mọi lứa tuổi. U mềm, nhẵn, tròn, mọc ở lưng, thân, các chi… dọc theo đường đi của các dây thần kinh. Đôi khi u có kích thước lớn (tới vài cm). U lành tiến triển chậm, ít khi trở thành u ác tính. Khi có nhiều UXTK mọc trên thân thể người ta gọi là bệnh u xơ thần kinh [bệnh Rêchlinhhauden (Recklinghausen)]; là một bệnh di truyền kiểu trội, bệnh có kèm theo các chấm sắc tố đen trên da, càng lớn tuổi càng nhiều. Chưa có cách điều trị. Khi các u chèn ép vào dây thần kinh, có thể mổ (cắt bỏ từng u một).

U TỬ CUNG. thực chất là u phát triển từ lớp cơ trơn của tử cung kèm tăng sinh mô liên kết xơ. Nguyên nhân: cường nội tiết ostrogen; sự có mặt của tế bào non (chưa trưởng thành) nằm sẵn ở lớp cơ tử cung, sau này phát triển thành những xơ; phối hợp cả hai nguyên nhân trên. Vị trí, nhân xơ thường nằm ở thân tử cung, rất ít ở cổ tử cung. Lúc đầu nhân xơ nằm ở lớp trong cơ tử cung. Khi nhân xơ phát triển nhân về phía phúc mạc, có thể có cuống, thì gọi là u xơ dưới thanh mạc. Khi nhận xơ phát triển vào lớp niêm mạc tử cung thì gọi là u xơ dưới niêm mạc. Các dấu hiệu tuỳ theo sự phát triển của nhân xơ. UXTC thường hay gặp ở những người vô sinh 30 – 35 tuổi hoặc ở những người đã sinh con, nhưng sau một thời gian kể từ khi có thai lần cuối. Khi phát hiện được UXTC, bóc nhân xơ hay cắt tử cung tuỳ theo bệnh từng người.

U XƯƠNG. U lành tính và ác tính phát sinh từ mô xương. Mô xương là một tổ chức phức tạp, gồm nhiều thành phần, mỗi thành phần có thể sinh ra một loạI U: màng xương sinh ra u xơ lành tính và ác tính; mô xương chính thức sinh UX lành và sacôm xương (ostéome và ostéosarcome); mô sụn sẽ sinh ra u sụn lành và sacôm sụn (chrondrome và chrondrosacome); tuỷ xương sẽ sinh ra các bệnh tăng sinh bạch cầu (leucémie) và đa u tuỷ [bệnh Kelơ (theo tên của Kahler, thầy thuốc người Đức)]; chất đệm lưới của xương sinh ra u mô bào.Ủ dạng nhiệt luyện dùng cho vật liệu kim loại, bán dẫn và thuỷ tinh, gồm nung nóng đến nhiệt độ xác định, giữ nhiệt một thờI gian rồI làm nguộI chậm cùng vớI lò nhằm cảI thiện tổ chức tế vi, tính gia công và khử ứng suất dư. ĐốI vớI thép và gang, tuỳ thuộc vào mục đích mà phân ra, u đồng đều hoá, u graphit hoá, u kết tinh lạI, u khử ứng suất, u cầu hoá, vv

UNG THƯ 1. Ở động vật và thực vật, UT là tên gọi chung của tất cả các mô tăng sinh. Qúa trình chuyển biến từ tế bào bình thường thành tế bào tăng sinh gọi là UT hoá. Ở vật nuôi, thường gặp: UT mắt ở bò; UT ở ngựa (cg. UT vùng đầm lầy) – bệnh ngoài da chủ yếu ở vùng nhiệt đới, do nấm Hyphomyces destruens gây ra.2. Ở ngườI, UT là loạI u rất nguy hiểm (cg. U ác tính), có một số đặc điểm sau: thường không có vỏ bọc, phát triển tương đối nhanh có xu hướng xâm lấn, huỷ hoại mô xung quanh, dẫn tớI kém hay không di động: tế bào UT ít nhiều kém biệt hoá (không giống tế bào sinh ra nó), có nhân quái, nhân chia; ở giai đoạn muộn thường gây di căn, cắt bỏ u dễ tái phát, thường gây chết người. UT được coi như con cua; cơn đau của UT như bị càng cua nghiến – các chân cua bò đến đâu phá huỷ mô và cơ quan trong cơ thể đến đó. Hiện nay, mỗI năm thế giới có khoảng 7 triệu người chết vì UT (đứng hàng thứ hai sau các bệnh tim mạch) và hàng chục triệu bệnh nhân bị UT. Ở Việt Nam, chưa có số liệu thống kê về UT trong cả nước. Cho đến nay, vẫn chưa hiểu rõ hết nguyên nhân và cơ chế sinh

Page 296: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

bệnh. Ở người, mọi chủng tộc, giới, lứa tuổi đều có thể bị UT, tuy mức độ (tỷ lệ, tần số) có khác nhau. Nguyên nhân thuận lợi cho sự phát sinh UT ngày càng nhiều (có tới hàng nghìn loại, đặc biệt là các chất có trong khói thuốc lá), virut, ô nhiễm môi trường, nhiễm độc hoá chất, vv. UT tiến triển thường kéo dài nhiều năm; vd. UT cổ tử cung có thể kéo dài 15 – 20 năm hay hơn nữa kể từ khi UT mới phát sinh đến lúc bệnh nhân chết. UT cực kì nguy hiểm vì thường không có triệu chứng rõ rệt và đặc biệt nên khi xác định được thường đã quá muộn: đã có di căn, suy mòn, đau đớn, nhiễm khuẩn, đôi khi do chèn ép, chảy máu. Ngày nay, nhờ những tiến bộ lớn lao trong ung thư học, sinh học phân tử… y học đã có khả năng phòng chống trên 80% các loại UT; chữa khỏi khoảng 50% các loại UT có đường kính xấp xỉ 2cm; hầu như chữa khỏi hoàn toàn các UT biểu mô giai đoạn 0 (còn gọi là UT tại chỗ hay UT tiền xâm nhập), nếu được phát hiện sớm. Ngoài 4 phương pháp chữa trị bệnh cơ bản bằng phẫu thuật, hoá chất, bức xạ ion hoá (tia phóng xạ, tia X…) và miễn dịch, y học đã cố gắng tìm ra nhiều phương pháp hoặc bài thuốc điều trị UT (dùng vitamin C liều cao, tam thất, ăn gạo lức, nhịn ăn xen kẽ dùng thuốc…) song kết quả còn hạn chế, chủ yếu chỉ có tác dụng hỗ trợ, kéo dài thời gian sống cho người bệnh.

UNG THƯ BIỂU MÔ. (tk. Ung thư liên bào), u ác tính phát triển từ tế bào biểu mô (phủ bề mặt da, các niêm mạc hô hấp, tiêu hoá… các tuyến ống hoặc thành phần của các tuyến khối như gan, tuỵ, tuyến giáp, tuyến thượng thận, tuyến yên…). Có đặc điểm: sinh sản, phá huỷ và di căn theo đường bạch mạch, đường tuần hoàn. Tần số cao hơn các sacom (ph. Sarcome), chiếm tỷ lệ cao nhất (70 – 80%) trong mọi loại ung thư.

UNG THƯ CỔ TỬ CUNG. loại u ác tính, trên 90% phát sinh từ vùng chuyển tiếp hay vùng nối vảy – trụ (tiếp giáp giữa cổ ngoài và cổ trong) cổ tử cung. Tổn thương u có thể bắt đầu từ khi còn trẻ (dưới 20 tuổi). Bệnh xuất hiện nhiều hơn ở những nước đang phát triển; đặc biệt ở những phụ nữ không chú ý vệ sinh sinh dục và tình dục, đẻ dày, đẻ nhiều con, sinh hoạt tình dục sớm và với nhiều người khác nhau, nhiễm virut, đặc biệt virut sinh u nhú ở người, vv. Nếu pháthiện bệnh sớm ở giai đoạn ung thư chưa xâm nhập, điều trị cho kết quả tốt, thường khỏi hẳn. UTCTC khi được phát hiện muộn ở giai đoạn đã xâm nhập, có triệu chứng lâm sàng như đau bụng dưới, ra khí hư nhiều và hôi, chảy máu khi giao hợp… rất khó chữa khỏi. Ngày nay, phát hiện sớm UTCTC bằng sàng lọc tế bào cổ tử cung định kì cho phụ nữ tại cộng đồng và ngăn chặn các yếu tố nguy cơ cao được nêu là chiến lược phòng chống UTCTC tốt nhất.

UNG THƯ DẠ DÀY. dạng ung thư thường gặp ở Việt Nam; khu trú ở bờ cong dạ dày, gần môn vị; thường gặp ở lứa tuổi khoảng 40 tuổi trở lên. Bệnh bắt đầu lặng lẽ, âm thầm: đau bụng không ở điểm nào rõ rệt; cảm giác chán ăn; sút cân, vv. Các dấu hiệu này thường không được chú ý đến đúng mức nên dễ bỏ qua giai đoạn đầu của bệnh. Chụp Xquang dạ dày, nhất là làm nội soi dạ dày (một lần hay liên tiếp vài lần) sẽ chẩn đoán được sớm và chữa kịp thời (mổ) cho kết quả tốt.

UNG THƯ ĐẠI TRÀNG. Dạng ung thư chiếm khoảng 25% các dạng ung thư đường tiêu hoá; phần lớn ở lứa tuổi 50 – 70. Triệu chứng bắt đầu bằng rối loạn lưu thông ruột, chảy máu ruột, rối loạn dạ dày; một biến chứng như tắc ruột, viêm tấy xung quanh vùng đại tràng, vv. Dấu hiệu toàn thân: gầy, sút cân, có cảm giác khó chịu, mệt mỏi, xanh xao, chán ăn, có thể sốt nhẹ. Khám không tìm thấy dấu hiệu thực thể. Thăm trực tràng: sờ thấy

Page 297: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

khối u nếu vị trí ở thấp trong trực tràng. Chụp Xquang đại tràng có chất cản quang: thương tổn hẹp lòng ruột, hình khuyết trên hình đại tràng. Nội soi trực tràng có thể thấy khối u. Làm sinh thiết và các xét nghiệm cần thiết. Điều trị bằng phẫu thuật là chính. Tỷ lệ khỏi hẳn khoảng 40 – 50% số người được mổ.

UNG THƯ GAN. bệnh phổ biến ở Việt Nam, ở nam nhiều hơn nữ (x. ung thư); thường gặp ở lứa tuổi 40 – 50. Có thể thứ phát, từ một ung thư nguyên thuỷ ở một cơ quan khác thuộc hệ thống tĩnh mạch cửa (ống tiêu hoá, tử cung…); thông thường ung thư nguyên phát trên một gan đã bị xơ hoá (x. xơ gan). Dấu hiệu: bệnh bắt đầu âm thầm; người gầy sút cân, có thể mỗi tuần sút 1kg; mệt mỏi, sức yếu dần; có thể sốt nhẹ; rối loạn tiêu hoá như đau bụng (đau khu trú chủ yếu ở mạng sườn phải), chán ăn, ăn khó tiêu: ỉa lỏng hoặc táo bón, có thể vàng da. Dấu hiệu cơ bản: gan to, làm lồi vùng mạng sườn phải và thượng vị; bờ dưới sắc cạnh, vượt quá bờ sườn phải nhiều centimét, có thể đến đường ngang qua rối; gan cứng như gỗ; kích thước tăng nhanh mỗi tuần. Bệnh tiến triển nhanh, gây đau dữ dội, vàng da, cổ trướng ở giai đoạn cuối; chết do suy mòn, kiệt sức. Điều trị: nếu chẩn đoán tương đối sớm có thể điều trị bằng cách tiêm cồn vào khối u, cắt gan, phối hợp với hoá chất, nâng cao thể trạng; kết quả còn hạn chế. Xu hướng chung là phòng viêm gan (do virut B, C), vì dẫn tới xơ gan và UTG bằng tiêm vacxin. Ở Việt Nam, có một nguyên nhân đặc biệt gây UTG, đó là nhiễm độ dioxin, một tạp chất có trong các chất phát quang, diệt cỏ 2,4 – D và 2, 4, 5 – T và trong chất da cam do quân độ Mỹ rải xuống miền Nam Việt Nam trong thời kì chiến tranh Đông Dương lần thứ hai (1961 – 1971). Vấn đề này đang được làm sáng tỏ thêm.

UNG THƯ HOÁ .biến đổi các tế bào của một mô lành (hoặc mô bệnh nhưng không ung thư) hoặc một dòng (clon) tế bào bình thường thành tế bào ung thư. Hiện tượng UTH thường xảy ra trên các mô tổn thương đã bị kích thích lâu ngày như loét bờ cong nhỏ dạ dày, viêm loét cổ tử cung mạn tính, viêm gan mạn tính, xơ gan, polip đại tràng – trực tràng, vv.

UNG THƯ HỌC môn học nghiên cứu các khối u ác tính về các mặt sinh bệnh học, giải phẫu bệnh học, cơ chế sinh bệnh, các biến đổi sinh học trong cơ thể, di truyền học, lâm sàng học, các phương pháp kĩ thuật phát hiện và chẩn đoán bệnh, các phương pháp chữa bệnh…nhằm phát hiện bệnh sớm, chẩn đoán bệnh chính xác, nâng cao hiệu quả chữa bệnh, phòng bệnh, giảm tỷ lệ mắc bệnh, tử vong… tiến từng bước đến khống chế bệnh.

UNG THƯ MÁU. một dạng bệnh bạch cầu cấp tính, hay gặp ở trẻ em. Bệnh nhân bị nhiễm khuẩn, ban xuất huyết, người xanh xao, mệt mỏi, xét nghiệm máu, tìm thấy các bạch cầu non; chọc tuỷ đồ sẽ chẩn đoán được bệnh. Điều trị tích cực, kể cả ghép tuỷ xương nếu cần thiết, kết quả lâu dài có thể khả quan trong nhiều trường hợp. Xt. bệnh bạch cầu.

UNG THƯ NGUYÊN BÀO NUÔI x. ung thư nhau

UNG THƯ NHAU (tk. Ung thư nguyên bào nuôi) dạng ung thư thường do biến chứng của chửa trứng mà nguyên nhân chủ yếu là sự thoái hoá ác tính của các gai nhau từ nguyên bào nuôi của thai. Bệnh rất nguy hiểm, rất dễ lan tràn và di căn sớm ra các tạng

Page 298: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

trong cơ thể (phổi, não…). Triệu chứng đầu tiên của bệnh là gây chảy máu qua âm đạo kéo dai; các dấu hiệu mất máu nặng, cơ thể suy yếu nhanh; không điều trị kịp thời dễ đưa đến tử vong. Phương hướng xử trí là cắt bỏ tử cung, cắt bỏ ổ di căn khu trú; điều trị củng cố bằng hoá chất, các thuốc chống ung thư (methotrexat…) hay xạ trị. Xt. chửa trứng.

UNG THƯ PHẾ QUẢN – PHỔI. (cg. Ung thư phổi), ung thư xuất phát từ niêm mạc phế quản, lan dần ra nhu mô phổi, các bạch hạch, cuống phổi, trung thất…; tỷ lệ mắc bệnh ngày càng tăng, hiện chiếm vị trí hàng đầu trong số các bệnh ung thư ở các nước công nghiệp phát triển. Vd. ở Hoa Kì, từ 1990 đến nay, trung bình một năm có khoảng 140 – 150 nghìn người chết vì UTPQ – P. Cũng như nhiều dạng ung thư khác, chưa hoàn toàn xác định được nguyên nhân. Tuy nhiên, qua các công trình nghiên cứu nhiều năm, có thể khẳng định 90 – 95% trường hợp ung thư phổi là hậu quả trực tiếp của tệ nghiện hút thuốc (thuốc lá, thuốc lào…) và ô nhiễm môi trường. Tỷ lệ mắc bệnh UTPQ-P tăng tỷ lệ thuận với số điếu thuốc lá hút trong ngày, hàm lượng nicotin và nhựa than chứa trong thuốc hút, thói quen nuốt khói, hít khói, hít phải khói thuốc trong tiếp xúc hàng ngày với người hút (người thân trong gia đình, người sống cùng nhà), tuổi bắt đầu nghiện thuốc (càng trẻ thì tỷ lệ mắc ung thư càng cao); khả năng mắc bệnh nhiều nhất là sau 40 tuổi. Bệnh bắt đầu và phát triển một thời gian dài một cách âm thầm, lặng lẽ, đương sự vẫn khỏe mạnh, sinh hoạt, lao động thường cho đến khi xuất hiện một số triệu chứng: thoạt tiên thấy bình thường như ho khan có thể thành cơn, khạc một ít đờm trắng hàng ngày; đau ngực, khó thở lúc làm việc nặng; sút cân, người gầy không có lí do; hoặc các triệu chứng có ý nghĩa hơn như viêm phế quản kéo dài chữa bằng kháng sinh không khỏi; khạc đờm có lẫn máu, tiếng nói thay đổi âm thanh, vv. Bằng nhiều phương pháp khám (thử đờm, xét nghiệm máu…), đặc biệt là bộ ba chẩn đoán: chụp hình ảnh tổn thương (chụp thông thường, chụp scane, chụp cộng hưởng từ hạt nhân), nội soi các loại và xét nghiệm hình thái học (mô, tế bào), thầy thuốc tìm ra khối u ở phổi; trong khoảng 50% các trường hợp, khối u đã quá lớn, bệnh phát hiện quá muộn. Ngày nay, nếu được phát hiện sớm, chữa kịp thời có khả năng 50% bệnh nhân khỏi bệnh. Các biện pháp pháthiện bệnh sớm: lập sổ sức khỏe cho mỗi người dân; khám sức khỏe định kỳ theo đối tượng, trước mặt tập trung vào người có nguy cơ cao (người nghiện hút thuốc nặng và những người sống chung, đối tượng ở độ tuổi từ 40 trở lên); theo dõi bằng xét nghiệm tốc độ lắng máu (bình thường giờ đầu 10mm, giờ thứ hai 20mm); nếu tốc độ lắng máu tăng thì lần lượt làm các xét nghiệm khác như khám đờm tìm tế bào ung thư, soi phế quản, chụp Xquang, vv. Các biện pháp chữa tuỳ theo chỉ định của thầy thuốc; mổ cắt bỏ khối u, xạ trị, hoá chất, miễn dịch, kèm theo liệu pháp tâm lí có vai trò quan trọng. Biện pháp dự phòng tốt nhất là không hút thuốc lá, thuốc lào (tỷ lệ mắc UTPQ – P thấp ở các người không hút thuốc); chú ý là sau khi bỏ hút thuốc, nguy cơ mắc bệnh cao vẫn còn kéo dài (khoảng 10 năm nữa.

UNG THƯ THỰC QUẢN. một dạng ung thư của hệ tiêu hoá. Dấu hiệu xuất hiện đầu tiên: nuốt khó, cảm giác thức ăn bị tắc nghẽn trong thực quản ngày càng tăng; gầy, sút cân. Chiếm khoảng 3 – 10% số ung thư tiêu hoá; thường gặp ở lứa tuổi 50 – 60 và ở người nghiện rượu, thuốc lá hoặc nghiện cả hai thứ, có các thương tổn thực quản từ trước (viêm thực quản do uống axit, to thực quản). Chụp Xquang thực quản có uống chất cản quang (bari sunphat) phát hiện điểm tắc. Nội soi thực quản; xạ trị đối với ung thư có thể

Page 299: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

qua nội soi dùng tia laze; đối với ung thư không mổ phải mở thông dạ dày hoặc nối thông thực quản – dạ dày để nuôi bệnh nhân.

UNG THƯ TRỰC TRÀNG. bệnh ở trực tràng với hai dấu hiệu báo động cần đặc biệt lưu ý: chảy máu qua hậu môn; mót đại tiện nhưng không đại tiện ra phân hay chỉ ra phân lẫn máu, mũi. Nam tuổi trên 40 thường bị nhiều hơn nữ. Một số bệnh có khả năng dọn đường cho UTTT: các polip trực tràng, đại tràng; các loại u khác; bệnh viêm chảy máu trực – đại tràng, vv. Cần khám lâm sàng kĩ lưỡng, thăm trực tràng, soi trực tràng, đại tràng, chụp Xquang, làm siêu âm, vv. Mổ sớm cho kết quả tốt.

UNG THƯ TUỴ. (tk. Ung thư tuyến tuỵ, ung thư tuỵ tạng), ung thư tuyến tuỵ với 2 dạng: ung thư đuôi tuỵ – khối u lớn trong ổ bụng ở trên rốn, đau vùng thượng vị, sụt cân nhanh, vv; ung thư đầu tuỵ – không có dấu hiệu ban đầu đặc thù, dấu hiệu làm cho chú ý thường vàng da do chèn ép vào ống mật chủ gây ứ mật, ngứa, nôn mửa, sụt cân, vv. Bên cạnh chẩn đoán lâm sàng, cần chẩn đoán bằng chụp Xquang có chất cản quang, siêu âm, siêu âm cắt lớp, vv. Bệnh khó chữa, tiên lượng dè dặt.

UNG THƯ TUYẾN. (tk. Ung thư biểu mô tuyến), u ác tính phát sinh từ biểu mô trụ phủ hoặc biểu mô tuyến thường của các niêm mạc, làm thành những ống dạng tuyến, gợi hình thái tuyến bình thường của niêm mạc UTT có cấu trúc thay đổi tuỳ theo vị trí (hình túi, hình ống, hình bè…) xt ung thư biểu mô.

UNG THƯ VÒM HỌNG. nhiều loại ung thư, chủ yếu là ung thư biểu mô không biệt hoá, có tần số xuất hiện cao nhất ở vùng Đông Nam Á, đặc biệt ở vùng Quảng Đông (Trung Quốc) và lân cận. Triệu chứng: hạch cổ, liệt thần kinh (mắt lác, sụp mi, liệt nhãn cầu, nuốt sặc, khàn tiếng, vv); triệu chứng về mũi và tai. Bệnh sinh liên quan mật thiết với virus Epxten – Ba (Epstein – Barr virus). Tiên lượng xấu, có hi vọng chữa được trong trường hợp phát hiện bệnh sớm.

UNG THƯ VÚ. một khối u di động nhỏ, không đau, khối u to dần lên, dính vào da hay dính vào cơ ngực ở dưới, xuất hiện hạch ở nách. Rất thường gặp ở phụ nữ, gây tử vong cao. Những người có nguy cơ cao mắc bệnh UTV là những phụ nữ sinh ít con, có rối loạn hoạt động buồng trứng, có khối u hoặc tổn thương ở vú không được điều trị, trong gia đình có bà, mẹ hay chị em gái đã bị UTV. Bệnh bắt đầu một cách âm thầm, lặng lẽ, không có triệu chứng gì rầm rộ. Tuỳ theo mức độ phát triển của sự lan tràn của UTV, có thể điều trị bằng cách cắt bỏ u, cắt bỏ toàn bộ vú vào nạo vét các hạch kèm theo; hoặc điều trị bằng tia phóng xạ phối hợp hoá chất, liệu pháp miễn dịch. Người phụ nữ có thể tự phát hiện những bất thường ở hai vú: ngay sau khi sạch kinh, cởi trần đứng trước gương, nhìn vào gương để so sánh hai vú xem có bên nào to bất thường; dùng cả bàn tay ép vú lăn trên lồng ngực để xem có khối u nào ở vú; sờ nắn nách để tìm hạch sớm. Với cách tự khám rất đơn giản này, có thể phát hiện sớm các khối u từ lúc còn rất nhỏ, giúp cho thầy thuốc chẩn đoán sớm và chữa có kết quả tốt.

UỐN VÁN . x. bệnh uốn ván

Page 300: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

UỐN VÁN SƠ SINH. uốn ván xảy ra ở trẻ sơ sinh do nhiễm khuẩn uốn ván khi cắt rốn bằng dụng cụ không tiệt khuẩn hay tiệt khuẩn không tốt, cũng như bàn tay của người đỡ đẻ không được rửa đúng quy chế tiệt khuẩn. Tỷ lệ tử vong rất cao, trên 50%. Có thể phòng bằng cách tiêm phòng uốn ván cho thai phụ (tiêm 2 mũi; mũi thứ nhất từ tháng mang thai thứ bảy; mũi thứ hai trước ngày sinh ít nhất 2 tuần). Nữ hộ sinh thực hiện triệt để kĩ thuật vô khuẩn trong đỡ đẻ, chấn chỉnh tổ chức các nhà hộ sinh…

URÊ HUYẾT nồng độ ure trong máu. Urê được tổng hợp ở gan, là dạng đào thải của amoniac (sản phẩm giáng hoá cuối cùng của quá trình chuyển hoá protien trong cơ thể) và được bài xuất qua nước tiểu. Bình thường máu (lấy lúc đói) chứa 0,17 – 0,45g ure trong 1 lít huyết tương hoặc 2,8 – 7,5 mmol/l (theo hệ đơn vị quốc tế SI). UH có thể tăng trong trường hợp suy giảm chức năng thận. xt. Tăng urê huyết.

URÊ NIỆU. nồng độ urê trong nước tiểu. Với chế độ ăn bình thường ở người Việt Nam, mỗi ngày đào thải qua nước tiểu trung bình 16 –20g ure. Ăn càng nhiều protein thì hàm lượng UN càng tăng. Khi thận suy không đào thải được nhiều urê, hàm lượng UN sẽ giảm và urê sẽ tăng lên trong máu; thận suy càng nặng thì ure trong máu càng cao. Cho nên ở người bị suy thận, phải ăn chế độ giảm protein tương ứng với urê niệu được đào thải. Urê trong nước tiểu còn tăng hoặc giảm trong một số bệnh toàn thân khác.

Ứ MẬT tình trạng mật ngưng lưu thông một phần hoặc hoàn toàn, bị tích giữ trong các đường dẫn mật, túi mật, gan và sau đó đi vào máu. Nguyên nhân: sỏi, giun, khối u hoặc dị dạng bẩm sinh làm tắc đường dẫn mật, ƯM gây nên vàng da, vàng mắt, nước tiểu vàng, phân trắng, đầy bụng, chán ăn, ngứa, vv. Điều trị theo nguyên nhân (vd. tẩy giun, phẫu thuật).

Ư MỦ VÒI TRỨNG. ứ đọng mủ trong vòi trứng. Nguyên nhân chính thường do vi khuẩn lậu; có khi còn là hậu quả của viêm phúc mạc tại chỗ rồi lan tới vòi trứng. Mủ tạo thành phá huỷ toàn bộ lớp niêm mạc vòi trứng và có thể gây dính với tử cung, buồng trứng, dây chằng rộng và các tạng trong tiểu khung như ruột, mạc treo, mạc nối lớn, vv. Triệu chứng: khi mới bị bệnh, sốt kéo dài âm ỉ, đau nhiều ở hố chậu lan ra sau lưng: khí hư như mủ (nếu là lậu). Điều trị bằng kháng sinh đặc hiệu liều cao và phối hợp.

ỨC CHẾ THẦN KINH. Trong sinh lí thần kinh, kích thích một dây thần kinh có thể làm ngừng hoạt động một cơ quan. ƯCTK là một quá trình chủ động và cơ quan bị ức chế không phải là cơ quan bị liệt. Vd kích thích đối giao cảm có thể ức chế phản xạ, làm mất phản xạ.

Từ điển Y học Việt Nam – Mục V

V.A (tk. Sùi vòm họng), tình trạng quá phát của amiđan vòm họng dưới dạng một u sùi. Lúc mới sinh, amidan vòm họng chỉ dài khoảng 2mm. Qua những đợt viêm mũi – họng cấp tính tái phát, amidan vòm họng tăng trưởng về khối lượng. Ngày nay quen gọi là V.A. Khi phì đại đến mức gây ra các triệu chứng bệnh lí thì gọi là V.A quá phát. Triệu chứng chính phải há mồm để thở, ngáy lúc ngủ, nghe kém, có thể biến chứng viêm tai

Page 301: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

giữa (chảy mủ tai), viêm phế quản, viêm phổi, rối loạn tiêu hoá, tăng trưởng chậm; trẻ em bị bệnh lâu ngày sẽ có bộ mặt V.A mũi hếch, mắt thô lố, răng vẩu, mồm há hốc, vẻ mặt ngây ngô đần độn (mọi bệnh làm bít tắc mũi từ nhỏ đều có thể tạo nên bộ mặt V.A). Thông thường gần đến tuổi dậy thì, V.A đã thoái triển cho nên soi vòm họng người lớn thấy trơn nhẵn dù đã nạo V.A hay không.

VAN. cấu tạo mô liên kết có chức năng ngăn cản dòng vật chất (đặc, lỏng, hơi) chuyển động ngược chiều. Có: V tim [V hai lá, V ba lá (các V nhĩ - thất)] tạo thành nếp gấp của màng trong tim và có chức năng đóng mở các lỗ tim; V động mạch [V động mạch chủ, V động mạch phổi (các V hình tổ chim)]; V tĩnh mạch làm cho dòng máu tĩnh mạch chảy về hướng tim; V hồi – manh tràng tạo nên các nếp gấp theo chiều ngang của lòng ruột ở chỗ ruột non đổ vào ruột già, vv. V có thể bị viêm hoặc các tổn thương khác gây ra hẹp hoặc hở. Trong một số trường hợp, người ta có thể thay V tim bị tổn thương bằng V nhân tạo.

VAN BA LÁ. Van gồm ba nắp bán nguyệt nằm giữa tâm thất và tâm nhĩ phải của tim ở động vật có vú, không cho máu trở về tâm nhĩ khi tâm thất co. Xt. Tim.

VAN 2 LÁ van dây chằng gồm hai lá nhỏ ngăn cách giữa tâm nhĩ trái và tâm thất của tim ở động vật có vú và chim. Khi tâm thất bóp, van đóng lại và nhờ đó máu không trở lại được tâm nhĩ.

VÀNH TAI .phần ngoài của tai ngoài ở động vật có vú và thường được gọi “tai”. Gồm một vành da, bên trong là thứ sụn đàn hồi bao quanh lỗ tai ngoài để hướng các sóng âm thanh vào lỗ tai. Ở một số động vật có vú như chó, thỏ… VT có thể cử động được.

VASOPRESIN hocmon peptit do vũng dưới đồ thị và thuỳ sau tuyến yên tiết ra. Kích thích co các cơ bao quanh mao mạch và động mạch tạo nên áp suất máu, tăng nhu động tử cung, kích thích hấp thụ lại nước trong các ống thận, dẫn đến làm tăng nồng độ urê trong nước tiểu.

VẬT TRUNG GIAN TRUYỀN BỆNH sinh vật mang tác nhân gây bệnh truyền từ người bệnh (hoặc động vật bị bệnh) sang người lành. Vd. bọ chét là VTGTB truyền bệnh dịch hạch từ chuột bị bệnh dịch hạch sang người; muỗi Anopheles là VTGTB truyền bệnh sốt rét, vv

VẸO CỔ . cổ vẹo, đầu nghiêng về một bên và đau, do co cứng cơ vùng cổ (chủ yếu là cơ ức đòn chũm). VC phần lớn do rối loạn chức năng: mệt mỏi, căng thẳng do gắng sức, thay đổi thời tiết đột ngột, stress, vận động và lao động với một tư thế bất thường kéo dài… Điều trị bằng nghỉ ngơi, dùng các thuốc giảm đau, giãn cơ, xoa bóp, châm cứu… Thường khỏi sau vài ngày. VC còn do các nguyên nhân thực tổn: bệnh cột sống cổ, viêm cơ, viêm tai, dị dạng bẩm sinh…; thường dai dẳng. Điều trị theo nguyên nhân.

VẸO CỘT SỐNG. biến dạngcột sống vớiđặc điểm: cột sống cong sang một bên. Thường gặp trong các trường hợp trẻ phát triển thể lực kém, nhất là trẻ còi xương; suy dinh dưỡng; tư thế ngồi của trẻ không hợp vệ sinh; làm việc nghiêng lưng một bên hoặc mang nặng một tay; do di truyền (mẹ truyền gen bệnh VCS cho con gái). Dự phòng tư thế ngồi

Page 302: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

của trẻ em phải hợp vệ sinh, bàn ghế ngồi thích hợp; tập thể dục thể thao điều chỉnh các tư thế. Nếu VCS nặng có thể điều trị bằng phẫu thuật chỉnh hình.

VỆ khí bảo vệ, được chuyển hoá từ thức ăn, tuần hoàn cả ở ngoài kinh mạch, ban ngày đi ở phần ngoài (biểu), đêm đi ở phần tạng (lí) để làm ấm và bảo vệ cơ thể.

VỆ SINH chuyên ngành y học dự phòng nghiên cứu các điều kiện sinh hoạt (nhà ở, ăn uống, nghỉ ngơi, giải trí, vv); các điều kiện lao động, sản xuất tối ưu, các yếu tố môi trường xã hội, thiên nhiên, ảnh hưởng đến sức khỏe; các biện pháp đề phòng bệnh tật, tạo điều kiện tối ưu cho đời sống sinh hoạt, lao động, bảo đảm cho mỗi đối tượng trong xã hội sống khỏe mạnh, tăng tuổi thọ hữu ích, vv. Xt. Vệ sinh học.

VỆ SINH ĂN UỐNG chuyên ngành vệ sinh học nghiên cứu các vấn đề; cơ cấu bữa ăn hợp lí cho mỗi đối tượng nhân dân; vệ sinh lương thực và thực phẩm; các biện pháp phòng chống các bệnh dinh dưỡng (thiếu cũng như thừa dinh dưỡng…); các biện pháp bảo quản lương thực, thực phẩm, phòng chống ngộ độc thức ăn; vệ sinh nhà ăn, cửa hàng ăn, vv

VỆ SINH CÔNG NGHIỆP. Môn khoa học kĩ thuật nghiên cứu các tác động sinh học do các yếu tố bất lợi phát sinh torng quá trình lao động và sản xuất trong các xí nghiệp, công trường lên cơ thể con người trong thời gian ngắn hoặc lâu dài, làm giảm năng suất lao động và gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ người lao động, đồng thời tìm biện pháp đề phòng, làm giảm và loại trừ tác hại của chúng, tạo điều kiện làm việc thoải mái, dễ chịu. Các yếu tố bất lợi cho sức khỏe con người: điều kiện vi khí hậu không tốt như quá nóng, quá lạnh, các yếu tố gây cảm; sự chênh lệch áp suất so với áp xuất khí quyển; tiếng ồn vượt quá ngưỡng chịu đựng của tai; rung động thường xuyên; bụi do sản xuất và đặc biệt là bụi độc như bụi silic oxit, bụi than, bụi crom, bụi quặng phóng xạ; tác dụng thường xuyên của tia năng lượng cường độ lớn (tia hồng ngoại, dòng điện tần số cao); sự thiếu hay quá về độ sáng; sự căng thẳng cơ bắp như làm việc đứng lâu, gò bó tư thế.VSCN là một loại hoạt động phục vụ sản xuất nhằm tạo ra ở mỗi nơi làm việc, mỗi bộ phận sản xuất và toàn xí nghiệp những điều kiện làm việc thuận lợi (sạch sẽ, trật tự, sáng sủa, thông thoáng…) nhờ đó đảm bảo sức khỏe cho công nhân, hạn chế bệnh nghề nghiệp, phòng tránh tai nạn lao động, vv. Theo nghĩa rộng, VSCN là hoạt động nhằm bảo vệ môi trường, xử lí chất thải công nghiệp, khắc phục tình trạng ô nhiễm ảnh hưởng đến sinh hoạt của khu dân cư quanh vùng. Bảo đảm VSCN vừa là biện pháp quan trọng để tăng năng suất lao động vừa thể hiện sự quan tâm đến con người.

VỆ SINH CÔNG CỘNG chuyên ngành vệ sinh học chuyên nghiên cứu: ảnh hưởng của các yếu tố thiên nhiên và xã hội đến sức khỏe của cá nhân và cộng đồng; các tiêu chuẩn vệ sinh và các biện pháp thực hiện các tiêu chuẩn đó, vv. Đối tượng nghiên cứu: không khí và các khí thải, đất, nước, phân, rác, nhà ở, các cơ sở công cộng…

VỆ SINH DINH DƯỠNG. Chuyên ngành vệ sinh học nghiên cứu: giá trị năng lượng của lương thực – thực phẩm; các điều kiện bảo quản để đảm bảo chất lượng lương thực – thực phẩm; các phương thức chế biến tối ưu, thành phần bữa ăn hợp lí cho mỗi đối tượng nhân dân, …

Page 303: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

VỆ SINH ĐÔ THỊ. hệ thống các biện pháp nhằm bảo đảm cho người dân đô thị một môi trường sống sạch sẽ, lành mạnh, thoải mái, có lợi cho sức khỏe, sinh hoạt, sản xuất. Một số vấn đề phức tạp và khó khăn của đô thị hiện đại: vấn đề ô nhiễm môi trường (các chất thải đặc, lỏng, khí, bụi, tiếng ồn và độ rung chuyển…); giao thông; cung cấp nước, nhà ở…; quy hoạch hoá đô thị trước sự bùng nổ dân số và phát triển công nghiệp.

VỆ SINH HỌC . chuyên khoa y học nghiên cứu: ảnh hưởng của môi trường xung quanh (thiên nhiên, lao động, xã hội…) đến sức khỏe của con người; các điều kiện tối ưu bảo đảm sinh hoạt, hoạt động của con người; các biện pháp dự phòng ốm đau, tai nạn, thương tật trong sinh hoạt, lao động; các biện pháp cải thiện sức khỏe cho toàn dân, nâng cao hy vọng sống (tuổi thọ), trong đó có các vấn đề nâng cao dân trí; giáo dục nhằm nâng cao hiểu biết của mỗi người dân về trách nhiệm và cách giữ gìn sức khỏe cho bản thân và cộng đồng trong đó mình sinh sống. Một trong những yêu cầu quan trọng của BSH là tiêu chuẩn hoá tiện nghi và điều kiện sinh hoạt, vv cho phù hợp với tình hình phát triển của xã hội, thực hiện cho được các tiêu chuẩn và được mọi người chấp hành các quy định được ban hành vì lợi ích trước mắt và lâu dài của mỗi người. Ở Việt Nam, Tuệ Tĩnh (thế kỉ 14) đã đề ra phép dưỡng sinh (x. Tuệ Tĩnh). Thế kỉ 18 hiện đại có một nội dung khoa học rộng lớn, nên chia ra nhiều phân ngành nhỏ với các nội dung khác nhau.

VỆ SINH KINH NGUYỆT. X vệ sinh phụ nữ

VỆ SINH LAO ĐỘNG. tổng thể các tiêu chuẩn môi trường lao động (ánh sáng, chống bụi, nóng lạnh, gió, tiếng ồn, độ ẩm…); bảo hộ an toàn lao động, trang thiết bị bảo hộ lao động, máy móc, thiết bị sản xuất; chế độ ăn uống tối ưu thích hợp với mỗi loại lao động; vệ sinh cá nhân của người lao động; nhà ở và các loại tiện nghi sinh hoạt; quản lí sức khỏe cho người lao động và gia đình, vv.

VỆ SINH MÔI TRƯỜNG. Khoa học kĩ thuật nghiên cứu các tác động sinh học do các yếu tố môi trường lên sức khỏe con người để tìm các giải pháp cải thiện môi trường. Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe con người: điều kiện vi khí hậu như nhiệt độ không khí, độ ẩm tương đối, vận tốc lưu chuyển và bức xạ nhiệt trong không khí; áp xuất khí quyển, tiếng ồn trong không khí; độ sạch của không khí, nồng độ bụi (cả các loại bụi độc), khói độc, khí độc, nồng độ mùi hôi thối, chất phóng xạ; độ sáng và các tia nặng lượng khác. Các giải pháp cải thiện VSMT chủ yếu: các giải pháp cải tạo vi khí hậu (trồng cây, dùng quạt gió, máy điều hoà không khí, ao, hồ, nước, vv); giảm ồn (khoảng cách giữa nhà và đường, diện tích cây xanh, thảm xanh, lắp giảm thanh, quy định về sử dụng còi xe, vv); giảm và ngăn bụi (không cho bụi công nghiệp tỏa vào không khí, cây xanh và thảm xanh ngăn cách, bao bọc nguồn sinh bụi, vv); các giải pháp chiếu sáng và ngăn tia năng lượng khác.

VỆ SINH NÔNG THÔN. hệ thống các biện pháp nhằm bảo đảm cho cư dân nông thôn (đặc biệt ở các nước đang phát triển) một cuộc sống hợp vệ sinh, trong sạch, lành mạnh, bảo đảm sức khỏe, giảm bớt bệnh tật, vv. Cần phải giải quyết các vấn đề khó khăn ở các nước đang phát triển: sinh hoạt, thiếu dinh dưỡng cả về số lượng và chất ngày càng trầm trọng do bùng nổ dân số; quy hoạch xây dựng nông thôn mới, mẫu nhà ở và bể khí sinh học.

Page 304: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

VỆ SINH NƯỚC. hệ thống các biện pháp bảo đảm nguồn nước trong lành tuỳ theo tình hình địa lý của mỗi địa phương nghiên cứu hệ thống lọc trong nước, khử sắt, khử mặn (hàm lượng natri clorua cao hơn 2,4‰), khử đục và các chất hữu cơ; xây dựng các tiêu chuẩn của nước sinh hoạt (dùng cho tắm giặt) và của nước uống được. Tiêu chuẩn của nước sinh hoạt; tính cặn 500 – 600 mg/l; H2SO4 80mg/l; NaCl 20 – 50 mg/l; HNO3 30 – 40 mg/l; HNO2 vệt; NH 3 phần 18 – 20 độ Đức; số lượng vi khuẩn hiếu khí 100 khuẩn hàm lượng clo dư thừa 0,2 mg/l. Khuyên dùng nước đun sôi để nguội hoặc nước đã được xử lý đầy đủ của các nhà máy nước để làm nước đá; thay thế dần các loại đồ uống có rượu bằng nước khoáng, vv

VỆ SINH PHỤ NỮ. phần vệ sinh chuyên biệt hướng dẫn cho phụ nữ biết cách giữ gìn và phòng tránh các bệnh ở bộ phận sinh dục. Bao gồm: 1/ vệ sinh hàng ngày: mỗi ngày phải rửa âm hộ ít nhất một lần bằng nước sạch và xà phòng. Khi rửa chú ý rửa từ trước ra sau, không rửa ngược từ sau ra trước. Chỉ rửa bên ngoài âm hộ, chú ý rửa các kẽ, các nếp. Không xối nước vào trong âm đạo. Phải thay quần lót hàng ngày. 2/ Vệ sinh khi giao hợp: cần rửa sạch âm hộ trước khi giao hợp. Sau khi giao hợp vài giờ, cũng cần phải rửa sạch âm hộ bằng nước sạch và xà phòng. Tránh giao hợp trong thời gian hành kinh vì dễ bị nhiễm khuẩn. 3/ Vệ sinh kinh nguyệt hàng ngày thay bằng vệ sinh 3 – 5 lần, mỗi lần thay, rửa sạch âm hộ với xà phòng và nước ấm; tránh làm việc nặng, ngâm mình dưới nước, trong sinh hoạt giữ thái độ bình tĩnh, vui vẻ tránh giao hợp ít nhất 2 – 3ngày trươ`c khi hành kinh và sau khi sạch kinh… 4/ Vệ sinh khi có thai: giữ vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài, đồng thời phải rửa sạch hai đầu vú hàng ngày (dùng bông thấm nước đun sôi để nguội). Thường xuyên thay quần áo lót. Không mặc những quần áo chật bó sát vào người. Trong thời gian có thai, không nên giao hợp nhiều và nên tránh giao hợp vào 3 tháng cuối. 5/ Vệ sinh sinh dục. Phải lau rửa đầu vú bằng nước sạch trước và sau khi cho con bú. Phải rửa âm hộ ba lần mỗi ngày và thay băng vệ sinh. Chú ý chỉ rửa bên ngoài bằng nước ấm, sạch, không thụt nước vào trong âm đạo. Phải kiêng giao hợp ít nhất trong 6 tuần lễ sau đẻ. Một tập quán tốt cần xây dựng: mỗi gia đình có một buồng tắm, có nguồn nước sạch, có một bồn dành cho phụ nữ làm vệ sinh hàng ngày.

VỆ SINH QUÂN SỰ. Chuyên ngành y học quân sự nghiên cứu các biện pháp phòng tránh bệnh tật, tai nạn, để bảo vệ sức khỏe cho mỗi quân nhân và tập thể lực lượng vũ trang torng thời bình và trong chiến tranh. VSQS nghiên cứu các yếu tố ngoại cảnh và các đặc điểm hoạt động quân sự, xây dựng các điều lệ, các quy định về hoạt động vệ sinh và về nếp sống của quân nhân, nhằm bảo vệ và làm sạch môi trường hoạt động quân sự, giữ gìn củng cố sức khỏe, dự phòng bệnh tật, nâng cao sức chiến đấu của quân đội. Nội dung chủ yếu của VSQS bao gồm; vệ sinh dinh dưỡng, vệ sinh nước, vệ sinh trú quân, hành quân dã ngoại, vệ sinh doanh trại, vệ sinh cá nhân, vệ sinh chiến trường, vệ sinh quân binh chủng và lao động quân sự đặc biệt (khi hoạt động tiếp xúc với các yếu tố phóng xạ, bức xạ, độc hại…).

VỆ SINH TÂM THẦN. chuyên ngành khoa học vệ sinh áp dụng các biện pháp nhằm củng cố và bảo vệ sức khỏe tâm thần, đồng thời tiến hành các biện pháp phòng bệnh tâm thần, nhằm loại trừ các nguyên nhân và yếu tố làm cho bệnh tâm thần phát sinh. Vd. Giáo dục và rèn luyện nhân cách và lao động cho trẻ em, giáo dục giới tính cho thanh thiếu niên, luyện tập thư dãn cho người già, vv

Page 305: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

VỆ SINH THAI NGHÉN. những điều cần thiết phải tuân thủ để bảo vệ sức khỏe bà mẹ và thai nhi trong thời kì thai nghén, bao gồm việc ăn, mặc, sinh hoạt, làm việc và nghỉ ngơi, giữ sạch sẽ thân thể và bộ phận sinh dục, quan hệ tình dục… kể cả khám sức khỏe định kỳ (khám thai ít nhất 3 lần, tiêm phòng uốn ván 2 lần trước khi sinh, bắt đầu từ tháng thứ năm có kèm theo đo huyết áp, xét nghiệm nước tiểu…) để có biện pháp giải quyết thích hợp và kịp thời khi phát hiện những yếu tố gây nguy hiểm cho sức khỏe (nhiễm độc thai nghén, tiền sản giật…). Xt. Vệ sinh phụ nữ.

VỆ SINH TRƯỜNG HỌC. Công tác vệ sinh trong trường học, có nhiệm vụ: xác định và thực hiện tiêu chuẩn của một lớp học (phòng học, ánh sáng, thông khí, bàn ghế, bảng…); quy định chế độ học tập, rèn luyện thể lực, nghỉ ngơi tích cực, phòng chống tật cận thị, vẹo cột sống, lập sổ sức khỏe và theo dõi sức khỏe định kì cho mỗi học sinh; phòng ngừa các tai nạn cho học sinh.

VỆ SINH VIÊN. Công dân tự nguyện hoạt động nghiệp dư ở tuyến y tế cơ sở, được đào tạo trong thời gian ngắn để thực hiện (không yêu cầu thù lao) một số nhiệm vụ y tế đơn giản như chăm sóc sức khỏe ban đầu và có ích cho cộng đồng, cho các gia đình và cá nhân trong cộng đồng. Ở Việt Nam, hoạt động của VSV cũng tương tự như nội dung hoạt động của hội viên chữ thập đỏ, nhưng về mặt tổ chức VSV do trạm y tế cơ sở quản lí.

VỆ SINH XÃ HỘI chuyên ngành khoa học nghiên cứu các khía cạnh xã hội của y tế, của sức khỏe. Trong VSXH có những môn học như tổ chức và quản lí y tế, thống kê y tế, tâm lí y tế, dân số học. Gần đây, xu hướng của VSXH mở rộng, bao gồm thêm một số môn thuộc khoa học xã hội như nhân chủng học, pháp luật, y học xã hội, vv. Ở Việt Nam, từ những năm cuối của thập niên 70 thế kỉ 20, đã hình thành rõ nét khu vực xã hội học trong y học, ứng dụng các thành tựu mới nhất của khoa học xã hội vào y học, lịch sử y học, ngôn ngữ y học, y học dân tộc, đạo đức học, dân số học, nhân khẩu học, kinh tế y tế, luật học, tổ chức và quản lí y tế, môi trường, vv. Y học Việt Nam hiện nay có ba lĩnh vực cấu thành: lĩnh vực khoa học cơ bản, lĩnh vực y – sinh học và lĩnh vực y – xã hội học. Y xã hội học là cơ sở nền tảng của y tế cộng đồng, nghĩa là các hoạt động của tổ chức y tế nhân dân của Việt Nam, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho toàn dân. Xt. Y xã hội học.

VẾT BẦM MÁU tình trạng xuất hiện khi bị chấn thương kín: lớp da còn nguyên vẹn nhưng lớp dưới da bị tổn thương gây rỉ máu thànhcác đám bầm máu. Lúc đầu, đám bầm máu đỏ tím, rồi chuyển sang màu nâu thẫm xanh (1 – 3 ngày sau chấn thương). Sau 3 – 4 tuần lễ, đã trở lại bình thường về mầu sắc. Kích thước các VBM phụ thuộc vào mức độ rỉ máu và tổn thương dưới da. Người bị chấn thương có cảm giác đau, phù tại vùng bị chấn thương, thân nhiệt có thể tăng nhẹ. Không cần điều trị gì đặc biệt. Có thể dùng mật gấu bôi lên vết bầm cho chóng tan.

VẾT LOÉT DẠ DÀY – TÁ TRÀNG. Thương tổn làm khuyết một vùng trên niêm mạc dạ dày – tá tràng vượt quá lớp cơ niêm trong bệnh loét dạ dày – tá tràng. Đặc điểm lâm sàng: đau ở vùng thượng vị, xảy ra vài giờ sau bữa ăn, thường kèm theo ợ chua, kéo dài đến bữa ăn sau thì lại dịu đi. Mỗi đợt đau 2 hay 3 tuần, mỗi năm đau 2 hay 3 đợt hoặc hơn. Chẩn đoán bằng chụp và nội soi dạ dày – tá tràng. Hiện nay đã tìm được nguyên

Page 306: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

nhân chính của bệnh là vi khuẩn Helicobacter pylori, vì vậy việc chữa bệnh đơn giản hơn và cho kết quả tốt hơn. Xt. Loét dạ dày – tá tràng.

VẾT SẮC TỐ. vết ứ đọng sắc tố ở da, có tính bẩm sinh, phát sinh sớm khi mới sinh hoặc phát sinh muộn sau khi đã lớn. Có thể có kích thước nhỏ (nốt ruồi son) hoặc có khi lớn hơn, lan rộng cả một phần cơ thể. Không ảnh hưởng đến sức khỏe. Không nên cạo, đánh bạt mỏng VST vì có thể gây biến đổi các tế bào chứa sắc tố. Trong trường hợp cần điều trị vì lí do thẩm mĩ, cần phải theo chỉ định thận trong của thầy thuốc.

VẾT THƯƠNG. 1. Ở người, tổn thương ở một phần cơ thể (da, cơ, mạch máu, dây thần kinh, xương) thường do ngã hoặc do va chạm mạnh với vật cứng gây ra, có thể làm rách da (VT hở, ngoài rách da (VT hở) hay không (VT kín). Đối với VT kín thường gọi theo thương tổn của các bộ phận ở dưới da (vd. Gãy xương…). VT thương tổn của các bộ phận ở dưới da (vd. Gãy xương…). VT hở, ngoài rách da còn kèm theo rách, đứt các phần mềm (cơ, mạch máu…). Nếu kích thước nhỏ (1 – 2cm), nông và sạch, VT hở gây chảy máu ít, băng bó vô khuẩn sau vài ngày sẽ khỏi, có thể để lại sẹo nhỏ, cũng có thể sẹo lồi. Các VT hở lớn có các đặc điểm: chảy máu nhiều do đứt các mạch máu nhỏ hay vừa; dễ nhiễm khuẩn tại chỗ, có thể toàn thân, chú ý ngay đến nguy cơ uốn ván. VT hở rộng không xử lí để bị nhiễm khuẩn nặng, cần nhiều thời gian để chữa, để lại sẹo nhiễm khuẩn nặng, cần nhiều thời gian để chữa, để lại sẹo lồi, co rút gây biến dạng. Cần đưa gấp người bị thương đến cơ sở y tế, không đắp thuốc lào, thuốc lá, vải hay bông băng bẩn lên VT. Ở miền núi, nếu có sẵn củ cẩu tích (cu li) có thể lấy bông vàng đắp lên cầm máu; rửa sạch vết thương và da xung quanh, lấy hết các cục máu đông, bụi đất, các ngoại vật. Gây tê tại chỗ. Hớt lọc các phần mềm bị giập nát, làm cho mép VT đều đặn. Đặt một dẫn lưu nhỏ, khâu các phần mềm, khâu da; nếu có nghi ngờ nhiễm khuẩn các phần mềm, khâu da, nếu có nghi ngờ nhiễm khuẩn không khâu da, theo dõi vài ngày, nếu vết mổ vẫn sạch sẽ khâu lại. Tiêm ngay huyết thanh chống uốn ván.

VẾT THƯƠNG CHIẾN TRANH. tổn thương gây rách đứt da hoặc niêm mạc, các nội tạng và các phần khác của cơ thể, có thể do các loại vũ khí được sử dụng trong chiến tranh. Trong chiến tranh hiện nay, vết thương do các mảnh phá gây tổn thương rộng, dập nát các mô, xuyên thấu nhiều tạng, nhiễm bẩn nhiều và mất máu qua vết thương. Xử lý VTCT là một vấn đề khó khăn, đòi hỏi nhiều điều kiện cao và tổng hợp về khoa học kĩ thuật y học, quân sự, tổ chức hậu cần (trang thiết bị, vật tư, thuốc men…), trình độ cán bộ, sự hỗ trợ của một nền y tế nhân dân hoàn chỉnh, vv

VI KHUẨN. (Bacteria; tên gọi cũ; vi trùng), nhóm sinh vật đơn bào, không quan sát được bằng mắt thường, có thể quan sát bằng kính hiển vi quang học, có đủ các thành phần cấu trúc cần thiết của một tế bào hoàn chỉnh ở mức độ đơn giản nhất, có khả năng tồn tại và phát triển trong các môi trường tổng hợp. Thuộc nhóm sinh vật tiền nhân hay sinh vật nhân sơ. Tuỳ theo cấu trúc của màng tế bào, có thể dễ bắt màu với thuốc nhuộm (VK gram dương) hay không bị nhuộm màu (VK gram âm). VK rất đa dạng về hình thái; VK hình cầu (cầu khuẩn); hình que (trực khuẩn); hình dấu phẩy (phẩy khuẩn); hình xoắn hay lò xo (xoắn khuẩn); hình cầu và xếp thành chuỗi (liên cầu khuẩn); hình cầu và tụ lại thành đám (tụ cầu khuẩn)…; một số VK có khả năng tạo ra một lớp màng dày (nha bào) có thể duy trì sức sống trong nhiều điều kiện bất lợi. Một số VK có khả năng vận động

Page 307: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

nhờ lông roi. Tự dưỡng hoặc dị dưỡng. Hô hấp hiếu khí hoặc kị khí VK có thể sinh sản hữu tính bằng cách tiếp hợp; nhiều VK chỉ sau 20 phút phân chia một lần, do vậy chúng sinh sôi nảy nở rất nhanh. Trong tự nhiên, VK phân bố rất rộng trong nước, đất, không khí, kí sinh trong cơ thể ngườii, động vật và thực vật. VK có vai trò quan trọng trong chu trình nitơ và cacbon; một số có ích cho người trong nhiều quá trình công nghệ sinh học khác nhau, đặc biệt trong công nghiệp thực phẩm, phân giải chất thải (vd. tạo bioga trong hầm khí sinh học), vv. Nhiều VK gây bệnh do xâm nhập vào cơ thể sinh vật, sản xuất các ngoại độc tố hoặc nội độc tố. Bệnhcây do VK có các triệu chứng: thối cây, chết từng đám tế bào, thành chấm bệnh, vết loét; héo cây; nổi u, bướu, nốt sần. VK có thể lây lan qua không khí, theo các dòng nước, qua sự tiếp xúc của côn trùng và của con người trong hoạt động sản xuất, lưu thông. VK có thể tồn lưu trong đất 10 – 40 ngày và truyền từ vụ này sang vụ khác qua hạt giống, tàn dư cây trồng nhiễm bệnh. Ở người, VK gây nhiều bệnh nguy hiểm như lao, bạch hầu, ho gà, thương hàn, uốn ván, vv. Hiện nay có nhiều loại kháng sinh có tác dụng ức chế hoặc diệt khuẩn.

VI KHUẨN DẠNG SỎI . (tk. nấm tia, xạ khuẩn). X xạ khuẩn

VI KHUẨN ĐIỂN HÌNH. Nhóm vi khuẩn lớn, đa dạng, bao gồm tất cả vi khuẩn trừ nhóm Archaebacteria. Tế bào có hình dạng ổn định do thành cứng. Phần lớn đơn bào, sinh sản bằng cách phân cắt. Có thể có dạng hình cầu, que (cg. trực khuẩn), phẩy, hoặc xoắn. Phần lớn bất động, số ít có lông. Tồn tại khắp mọi nơi. một số có thể sống trong điều kiện rất khắc nghiệt. Xt. Vi khuẩn.

VI KHUẨN HỌC. Phân ngành vi sinh học nghiên cứu về các vi khuẩn: phân loại, hình thái, đặc điểm sinh học; cơ chế gây bệnh, tác động trên cơ thể sống…; sự lây truyền, phát hiện tính miễn dịch, vv

VI KHUẨN LACTIC. (A lactic axit bacteria) nhóm vi khuẩn lên men hidrat cacbon khi có hoặc không có oxi và tạo nên sản phẩm chính cuối cùng là axit lactic. Chịu đựng cao với điều kiện axit. Tham gia tạo thành sữa chua, bao gồm ba nhóm: cầu khuẩn (Streptococcus lactic, S. Faecalic, Pediococcus cerevisaie…), trực khuẩn ưa ẩm (Lactobacillus casei, L. Plantarum…)phomat, dưa muối và thức ăn ủ chăn nuôi. Là nguyên nhân làm hư hại thực phẩm và một số là tác nhân gây bệnh nhiễm khuẩn ở vùng mũi họng. Được chia thành hai nhóm: nhóm lên men lactic đồng hình (sản phẩm lên men chỉ thuần axit lactic) và nhóm lên men lactic dị hình (sản phẩm lên men chỉ thuần axit lactic) và nhóm lên men lactic dị hình (sản phẩm len men ngoài axit lactic còn có etanol, CO2 hoặc axit axetic). VKL đồng hình

VI NHIỄM SẮC THỂ. Các cấu trúc hạt trên nhiễm sắc thể nhìn được dưới kính hiển vi điện tử (xt. nhiễm sắc thể)

VI MẠCH. X. Mạch tích hợp; Mạch vi điện tử.

VI NHUNG. những chồi rất mảnh của màng sinh chất, đặc biệt thấy ở các tế bào tiết hoặc các tế bào hấp thụ. Vô số các VN xếp sít nhau trên bề mặt tự do của tế bào biểu mô, tạo nên riềm hút hoặc riềm nhung. Các VN làm tăng bề mặt trao đổi các phân tử giữa môi

Page 308: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

trường bên ngoài và tế bào. Thường có VN ở biểu mô ruột và các ống thận, có thể thấy ở các tế bào khác là những cấu trúc cố định . Xt. Biểu mô; Màng.

VI PHẪU THUẬT phương pháp phẫu thuật qua kính hiển vi phẫu thuật (hệ thống kính quang học khuếch đại trường mổ từ 5 – 40 lần) với những dụng cụ tinh vi (máy đốt cầm máu dạng hai cực và kim, chỉ khâu không chấn thương cực mảnh). Phẫu thuật viên có thể mổ xé chuẩn xác các cấu trúc nhỏ của cơ thể như chắp nối các mạch máu nhỏ có đường kính ngoài khoảng 1mm và tách riêng rẽ các bó sợi thần kinh. VPT đã được áp dụng rộng rãi từ những năm 60 thế kỉ 20 trong nhiều chuyên ngành ngoại khoa như phẫu thuật thần kinh, chấn thương – chỉnh hình, phẫu thuật tạo hình, phụ – sản khoa, ghép cơ quan… đánh dấu một bước tiến bộ vượt bậc của ngành ngoại khoa hiện đại, giải phẫu các loài sinh vật nhỏ và cả trong kĩ thuật truyền phôi, nhân bản sinh vật.

VI SINH VẬT. x. vi khuẩn

VI THỂ. (cg. thể peroxi), bào quan rất phổ biến ở tế bào động và thực vật, được bọc bởi một màng đơn, hình cầu, thường có đường kính 0,2 – 1,5 mm. Nội chất của VT là những hạt nhỏ, đôi khi có lõi tinh thể phân biệt rõ. Hình thành từ lưới nội bào tương. Đặc điểm phân biệt: thường có enzim catalaza với lượng lớn. Enzym này phân giải các hidro peroxit (một sản phẩm bài tiết độc từ hoạt động của các enzim khác trong VT) thành nước và oxi. Ở thực vật, có ba loại VT: glicoxisom chứa các enzim của chu trình glioxilat – transaminaza và các enzim của quá trình oxi hoá các chất béo và có vai trò chính trong biến đổi lipid thành sacarozơ trong mỡ hoặc các mô hạt có dầu như nội nhũ hạt thầu dầu; peroxison của lá liên quan tới quá trình trao đổi chất glicolat trong quang hô hấp và chứa nhiều glicolat oxidaza và những enzim khác; glicolat được chuyển từ lục lạp đến ti thể. Ba loại này rất giống nhau. Nhóm thứ ba là các VT không biệt hoá gặp ở những mô khác. Người ta còn biết rất ít về các VT động vật.

VIÊM . phản ứng bảo vệ của cơ thể động vật, chủ yếu cục bộ đối với một tác nhân gây bệnh (tác nhân có tính hoá học, vật lý, vi khuẩn, virut, kí sinh trùng, kháng nguyên…). V có thể cấp tính, mạn tính, tại chỗ, ít khi toàn thân. Các phản ứng V đều giống nhau đối với các loại tác nhân gây bệnh. Trong V cấp; có đầy đủ các dấu hiệu tại chỗ như sung (do phù), nóng (do máu nhiều oxi), đỏ (do giãn mao mạch), đau (do dây thần kinh bị kích thích); dấu hiệu toàn thân (có thể sốt, tăng bạch cầu đa nhân trung tính). Nguyên nhân: do các tế bào bị thương giải phóng histamin làm giãn mao mạch gây thoát huyết tương (có protein) và các bạch cầu. Ở vết thương, tạo các cục đông là fibrin và gắn nó lại, còn bạch cầu tấn công các vi sinh vật gây nhiễm khuẩn. Tại ổ V có nhiều loại tế bào khác nhau: bạch cầu đa nhân trung tính và ưa axit, bạch cầu đơn nhân, tế bào lympho, đại thực bào, vv. Trong V mạn tính, các triệu chứng có thể rất nhẹ hoặc không đầy đủ, V là một phản ứng sinh lí, một quá trình đáp ứng miễn dịch, tự vệ của cơ thể nhằm loại bỏ nguyên nhân V có thể năng hay nhẹ, kéo dài hoặc rất nhanh. Về hình thái, V có thể không đặc hiệu hay đặc hiệu (vd. V lao, V phong, V giang mai… là dạng V đặc hiệu). Ngoài các triệu chứng chung, ở V đặc hiệu còn có các đặc điểm riêng, cho phép chẩn đoán được bệnh căn.

VIÊM AMIĐAN. (viết tắt: Vam – viêm hạch hạnh nhân), viêm nhiễm amidan khẩu cái. Có VA cấp tính và mạn tính, VA cấp tính chủ yếu do virut, vi khuẩn, VA cấp tính do liên

Page 309: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

cầu khuẩn tan huyết b (bêta), nhóm A có thể gây ra viêm cầu thận cấp, thấp khớp, thấp tim và là nguồn gốc của nhiều bệnh tim mắc phải, đặc biệt đối với lứa tuổi 15 – 16 (tần suất còn cao khoange 0,4 – 0,7% ở Việt Nam). VA cấp tính đặc hiệu thường gặp nhất là bạch hầu (x.Bệnh bạch hầu). VA mạn tính gồm các thể quá phát, có điều trị mọi dạng viêm họng không đặc hiệu bằng penicillin V với liều lượng 1 triệu đơn vị/ngày, trong 10 ngày để phòng thấp tim.

VIÊM ÂM HỘ. viêm toàn bộ hay một phần bộ phận sinh dục ngoài của nữ, gồm các môi lớn, môi nhỏ, âm vật và lỗ niệu đạo, VÂH có thể do lậu, do đái tháo đường, do vi khuẩn bạch hầu, do viêm các nang, vv. Ở các cháu gái nhỏ, VÂH thường do ngồi lê la cọ sát với vật bẩn. Đề phòng VÂH bằng cách giữ vệ sinh, nhất là khi có kinh nguyệt.

VIÊM BẠCH MẠCH. Viêm các đường bạch mạch với các dấu hiệu: sốt, viêm cấp với các đường vằn viêm tấy đỏ dưới và nổi hạch tại chỗ, VBM thường kèm theo viêm bạch hạch ở phía xuôi dòng (sưng hạch, nóng đỏ, đau, sốt, vv). Nói chung hiện nay VBH do nhiễm liên cầu khuẩn tan huyết tại một vết thương thường ít xảy ra. Dự phòng: xử lí tốt ngay từ đầu các vết thương, đặc biệt do các tác nhân bẩn, dính đất (dính ở dưới đất, mảnh chai, mảnh sành,..). Điều trị (trong trường hợp VBM), xử lý vết thương đắp nóng, đắp cồn dọc đường bạch mạch, dùng kháng sinh.

VIÊM BÀNG QUANG. hội chứng bệnh lý do nhiễm vi khuẩn gram âm đường ruột, gồm: đái buốt, đái rắt, đái ra mủ, có thể kèm theo đái ra máu hoặc sốt. Cẩn đoán dựa vào lâm sàng, xét nghiệm hoá sinh (chụp Xquang và soi bàng quang). Nguyên nhân: thường do các bệnh ở niệu đạo – sinh dục; ở bàng quang (lao, sỏi, dị vật), ở thận (lao chiếm hàng đầu). Cần phân biệt với các chứng đau bàng quang không có viêm nhiễm do nội tiết, miễn dịch, dị ứng, các tổn thương ung thư bàng quang. Ngoài điều trị các triệu chứng (đau nhiễm khuẩn), cần điều trị nguyên nhân và đề phòng bệnh tái phát.

VIÊM BỘ PHẬN PHỤ. X. viêm phần phụ

VIÊM BỜ MI. biến chứng của bệnh mắt hột, xuất hiện ở các bệnh nhân có tuổi bị bội nhiễm vi khuẩn. Hình thái lâm sàng nhẹ: đỏ, ngứa nhẹ ở bờ mi, nhất là hai góc do ứ đọng nước mắt. Hình thái nặng có kèm theo loét bờ mi (mắt toét), đứt kẽ hai góc ngoài. VBM thường đi đôi với viêm kết mạc cấp diễn hoặc bán cấp. Điều trị: tra thuốc sát khuẩn.

VIÊM BUỒNG TRỨNG. X. viêm phần phụ

VIÊM CẬN RĂNG. X. hư cận răng

VIÊM CẦU THẬN. (cg. Viêm thận) các bệnh có tổn thương chủ yếu ở cầu thận theo các cơ chế miễn dịch (không phải do quá trình viêm mủ). VCT có thể tiên phát hoặc thứ phát sau các bệnh hệ thống. Bệnh có thể cấp tính, bán cấp hoặc mạn tính. Triệu chứng chủ yếu: phù, tăng huyết áp, đái máu (có thể nhìn thấy bằng mắt thường khi nước tiểu còn có protein, trụ hạt. Phần lớn VCT có thể chữa khỏi, nhưng đôi khi gây tử vong do các biến chứng tăng huyết áp hoặc suy thận.

Page 310: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

VIÊM CƠ TIM. Tình trạng viêm hoặc thoái hoá cấp hoặc mạn tính cơ tim do các nguyên nhân: miễn dịch (thấp tim, bệnh tạo keo); nhiễm khuẩn (bạch hầu, thương hàn); virut và Rickettsia; nhiễm độc (nghiện rượu); chuyển hoá (thiếu vitamin B1, đái tháo đường). Dấu hiệu chung của VCT; khó thở, đau ngực, tím tái, phù, tim to, rối loạn nhịp tim, vv. Điều trị: nghỉ ngơi hoàn toàn, ăn nhạt, dùng thuốc trợ tim, lợi tiểu, giãn mạch, cần điều trị theo nguyên nhân.

VIÊM CƠ TỬ CUNG. Viêm lớp cơ của thành tử cung. Viêm ở phần niêm mạc thì gọi là “viêm niêm mạc tử cung” VCTC chỉ hay gặp ở thể cấp tính trong những trường hợp viêm nhiễm nặng ở bộ phận sinh dục như bị lậu, bị nhiễm khuẩn hậu sản nặng, vv. Triệu chứng: đau ở vùng tử cung và vùng hạ vị, có thể kèm theo sốt. Khi xác định VCTC, phải xử trí theo nguyên nhân.

VIÊM CỦNG MẠC Tình trạng viêm nhiễm khu trú ở lớp củng mạc mắt. Biểu hiện bằng một hay nhiều nốt sưng đỏ trên củng mạc, đau nhức. Nguyên nhân: thường do dị ứng, thấp khớp, bệnh tạo keo, ổ nhiễm khuẩn, vv.

VIÊM DA. Nhóm bệnh da khác nhau do nhiều căn nguyên: nhiễm khuẩn, nấm, kí sinh trùng, các yếu tố vật lý, hoá học, dị ứng, rối loạn nội tiết, chuyển hoá, các yếu tố nghề nghiệp, sử dụng thuốc không hợp lý… và những bệnh da chưa rõ căn nguyên. VD không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng làm giảm hiệu suất lao động, làm mất tạm thời khả năng lao động. Dự phòng: củng cố sức khỏe chung là biện pháp tốt nhất; rèn luyện thể dục thể thao, sinh hoạt, ăn uống điều độ, tăng cường vệ sinh thân thể.

VIÊM DA MỦ các bệnh da mủ, xuất hiện khi vi khuẩn gây mủ (tụ cầu, liên cầu khuẩn, vv) xâm nhập vào da. Yếu tố thuận lợi cho vi khuẩn gây mủ phát triển trên da: yếu tố bên ngoài (điều kiện sinh hoạt, lao động, vệ sinh không thuận lợi, thương tích trên da, da bị kích thích do hoá chất, nhiệt độ và độ ẩm không khí cao, vv); yếu tố bên trong là trạng thái sức khỏe toàn thân giảm sút (rối loạn hoạt động của hệ thần kinh và nội tạng, cơ thể thiếu vitamin, rối loạn chuyển hoá như đái tháo đường…) làm giảm sức chống đỡ của cơ thể. Có 2 dạng VDM: VDM do tụ cầu khuẩn với mụn mủ hình nón hoặc bán cầu, thành dày và căng, mủ đặc màng vàng chanh, ở giữa mụn mủ thường thấy một lông tơ, VDM do liên cầu khuẩn với mụn mủ dẹt, thành mỏng và nhăn nheo. Phòng bệnh: vệ sinh cá nhân có ý nghĩa quyết định; tổ chức vệ sinh công cộng và công tác giáo dục vệ sinh; cách ly và điều trị trẻ em bi bệnh ở vườn trẻ và mẫu giáo, có biện pháp bảo vệ da cho những người tiếp xúc với dầu vô cơ, hoá chất; chống nóng, chống lạnh cho cơ thể; chống nhiễm khuẩn cho các chấn thương nhỏ (bôi dung dịch xanh metylen hoặc cồn iot 2%).

VIÊM DA THẦN KINH. bệnh da liên quan đến yếu tố thần kinh, hay gặp ở người quá lo lắng, hay suy nghĩ, người lao động trí óc. Thời tiết, độ ẩm cao, các yếu tố kích thích tại chỗ, hoá chất, vi khuẩn, nấm là những yếu tố góp phần gây bệnh VDTK. Biểu hiện: ngứa dữ dội, gãi nhiều làm nổi các sẩn nhỏ, lâu ngày lan thành đám; da dày, ở giữa thâm có vẩy xám, xung quanh có sẩn bóng, ngoài cùng là vùng da màu hung nâu, các nếp da nổi hằn như da cổ trâu. Điều trị: tránh làm xước da bằng cách dùng thuốc chống ngứa (cồn long não, mỡ corticoid), thuốc an thần chống ngứa (kháng histamin tổng hợp, seduxen).

Page 311: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

Thầy thuốc chỉ can thiệp để thay đổi loại thuốc cho phù hợp với tạng người và tránh tình trạng nhờn thuốc.

VIÊM ĐA DÂY THẦN KINH. Viêm hoặc thoái hoá nhiều dây thần kinh, thường đối xứng, do nhiều nguyên nhân gây nên như nhiễm độc rượu, hoá chất, chấn thương, thiếu vitamin B1 (bệnh bêri – bêri), nhiễm khuẩn (bạch hầu, phong…)

VIÊM DẠ DÀY. Nhóm bệnh có tổn thương viêm của niêm mạc dạ dày, có triệu chứng chung là đau ở vùng thượng vị (phần trên của bụng), chán ăn, khó tiêu, buồn nôn, nôn, đôi khi có cảm giác nóng rát ở bụng, ợ chua, vv. Muốn xác định VDD, áp dụng phương pháp soi dạ dày để phát hiện tình trạng viêm của niêm mạc dạ dày. Nguyên nhân của VDD: nhiễm khuẩn (nhất là xoắn khuẩn Helicobacter pylori); do thuốc (aspirin, thuốc chữa thấp khớp, corticoid); do ăn, uống (rượu, chất chua, cay,vv); do di sản hoặc loạn sản của tế bào biểu mô phủ hoặc tuyến của niêm mạc, vv. Điều trị: áp dụng chế độ ăn kiêng, ăn nhẹ, không dùng rượu và các chất kích thích; sử dụng kháng sinh nếu cần thiết; dùng các thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày (bimut, alusi, vv), thuốc chống toan của dạ dày, vv. Cần theo dõi thường xuyên thể VDD mạn tính ở người trung niên để xử trí kịp thời nếu có khả năng ung thư hoá.

VIÊM DẠ DÀY – RUỘT TRUYỀN NHIỄM. bệnh truyền nhiễm lây lan mạnh, do virut ở lợn. Triệu chứng đặc trưng: lợn nôn mửa, tiêu chảy nặng, làm mật nước và giảm thể trọng nhanh chóng, phân sống. Tỷ lệ chết cao (có khi đến 100%), nhất là ở lợn dưới 2 tuần tuổi, lợn trên 5 tuần tuổi tỷ lệ chết thấp. Bệnh xuất hiện theo mùa, mùa đông bệnh nặng hơn. Nguồn lây bệnh chính là lợn mang mầm bệnh; ngoài ra, chó mèo đều có thể là vật mang mầm bệnh. Chẩn đoán bệnh bằng phương pháp miễn dịch huỳnh quang, phát hiện kháng nguyên virut hoặc axit nucleic của virut. Có thể sử dụng các phương pháp khác như ELISA (trung hoà virut) và phương pháp CPE. Điều trị: chỉ điều trị triệu chứng như chống mất nước, tiêu chảy, diệt khuẩn kế phát và có thể dùng interferon. Phòng bệnh bằng vacxin. Những trại chăn nuôi có dịch lưu hành cần tiêm phòng cho lợn mẹ trước k hi đẻ 6 hoặc 2 tuần lễ để lợn con có miễn dịch thụ động. Tuyệt đối không nhập lợn giống từ những nơi đã có lịch sử bệnh lưu hành. Hiện nay có vacxin vô hoạt và nhược độc.

VIÊM DÂY THẦN KINH. Viêm nhiễm hoặc thoái hoá dây thần kinh ngoại biên do chấn thương trực tiếp, đụng giập hoặc kéo căng do chèn ép, do thuốc (tiêm nhầm vào dây thần kinh), có thể do lạnh, do virut, vv. Người bệnh có dấu hiệu liệt vận động, mất cảm giác và teo cơ vùng dây thần kinh chi phối.

VIÊM ĐA DÂY THẦN KINH viêm hoặc thoái hoá nhiều dây thần kinh, thường đối xứng, do nhiều nguyên nhân gây nên như nhiễm độc rượu, hoá chất, chấn thương, thiếu vitamin B1 (bệnh bêri – bêri), nhiễm khuẩn (bạch hầu, phong…).

VIÊM ĐA KHỚP. Tình trạng viêm xuất hiện ở nhiều khớp xương (xt. Viêm khớp). VĐK diễn biến cấp tính và di chuyển thường gặp trong bệnh thấp tim (x. thấp tim). VĐK mạn tính kéo dài dẫn đến dính và biến dạng nhiều khớp trong bệnh viêm khớp dạng thấp.

Page 312: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

VIÊM ĐẠI TRÀNG MẠN. bệnh tạo nên các tổn thương viêm nhiễm thật sự của một đoạn hay toàn bộ khung đại tràng (không kể các thương tổn do khối u, ung thư, lao, vv) ảnh hưởng đến hoạt động của đại tràng. Nguyên nhân: nhiễm khuẩn [hàng đầu là trực khuẩn lị Siga (theo tên của Shiga Kiyoshi, nhà vi khuẩn học Nhật Bản), trực khuẩn lị Flecxnơ (theo tên S. Flexner, nhà vi khuẩn học Hoa Kì), vi khuẩn thương hàn Salmonella, tụ cầu khuẩn ...); nhiễm kí sinh trùng (hàng đầu là amip, giun tóc, vv); nhiễm độc (thuỷ ngân, vàng, asen, vv); ngộ độ thức ăn (chế độ ăn có quá nhiều protein gây nên viêm đại tràng trái do thối rữa); chưa rõ nguyên nhân, thường xếp cùng loại với các bệnh tự . Dấu hiệu: đau bụng âm ỉ, đau quặn từng cơn dọc theo khung đại tràng; đi ngoài phân lỏng nhiều lần, có máu, mũi hoặc táo bón, phân có mũi bao bọc; đại tràng căng, bụng hơi trướng; thể trạng không thay đổi gì đáng kể. Chụp Xquang đại tràng; biến đổi hình thái đại tràng. Nội soi:niêm mạc đỏ, sung huyết, dễ chảy máu, có thể có các ổ loét, có phủ máu, mủ, chất nhầy; lấy bệnh phả6m để thử; làm sinh thiết để xếp loại viêm đại tràng. Điều trị: chữa nguyên nhân của bệnh, kết hợp chữa các triệu chứng (ỉa lỏng, táo bón, giảm đau...); điều chỉnh chế độ ăn uống (giảm các loại thức ăn có nhiều bã xơ thực vật, thức ăn dễ lên men, thịt nguội, đồ hộp, các gia vị, vv).

VIÊM ĐẠI TRẠNG - TRỰC TRÀNG . tập hợp nhiều bệnh khác nhau, nhưng có những tổn thương giống nhau ở niêm mạc đại tràng (sung huyết, phù nề - loét niêm mạc, vv) và có biểu hiện lâm sàng giống nhau: đau bụng râm ran; phân nát có nhầy mũi và máu; đại tiện nhiều lần trong ngày (2 – 3 lần hoặc hơn), đau quặn bụng và mót rặn khi đại tiện. Nguyên nhân: có thể do vi khuẩn, kí sinh trùng, nấm hoặc nhiễm độc (nguyên nhân thường gặp ở Việt Nam là amip và trực khuẩn lị). Có VĐT – TT cấp và mạn tính, VĐT – TT cấp tính chỉ diễn ra trong khoảng thời gian từ 10 ngày đến vài tuần. Trong trường hợp không điều trị kịp thời và triệt để, bệnh sẽ trở thành mạn tính. VĐT – TT mạn tính kéo dài nhiều năm và hay tái phát. Trạng thái thần kinh tâm thần ảnh hưởng nhiều đến diễn biến của bệnh. Cần theo nguyên nhân; tránh dùng kháng sinh kéo dài vì có thể gây loạn khuẩn ruột làm cho bệnh diễn biến trầm trọng và phức tạp hơn.

VIÊM ĐẶC HIỆU. Viêm do một số vi khuẩn đặc hiệu [vd. Vi khuẩn Koc (gọi theo tên của R. Koch, thầy thuốc người Đức) gây viêm lao, vi khuẩn Hanxen (gọi theo tên của G.A. Hansen, thầy thuốc Na Uy) gây viêm phong xoắn khuẩn giang mai, vv] gây ra những tổn thương có đặc điểm và tiến triển riêng biệt, dễ lan truyền, dễ gây nên biến chứng cho bệnh nhân.

VIÊM ĐỘNG MẠCH VÀNH tổn thương ở động mạch vành làm cho lòng của động mạch vành hoặc một nhánh bị thu hẹp hoặc bị tắc; do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chủ yếu do vữa xơ động mạch. VĐMV làm giảm hay ngừng sự tưới máu một bộ phận cơ tim tương ứng, gây nên hội chứng thiểu năng tuần hoàn vành (cg. Suy vành) – nguồn gốc của các cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim.VIÊM GAN DO VIRUT. bệnh do virut ở vịt con, có đặc trưng viêm gan, gan sưng to, trên mặt lốm đốm xuất huyết. Bệnh diễn biến cấp tính, lây lan nhanh, tỷ lệ chết cao, có khi tới 95% (gây tổn thất kinh tế lớn cho các cơ sở nuôi vịt). Virut viêm gan vịt thuộc họ Picormavoridae chienterdoirus phân bố rộng khắp thế giới, có 3 typ. Virut chỉ gây bệnh tự nhiên ở vịt con (thuộc virut typ 1). Vịt lớn bị cảm nhiễm virut không sinh bệnh và giữ nguyên khả năng sản xuất. Có thể gây bệnh thực nghiệm cho ngỗng con, gà tây con, trĩ

Page 313: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

con, gà lôi và chim cút. Phòng bệnh: cách li nghiêm ngặt vịt trong 5 tuần đầu không cho tiếp xúc với các loài thuỷ cầm hoang; tiêm phòng cho vịt con lúc 1 ngày tuổi bằng vacxin sống. Biện pháp điều trị có hiệu quả: dùng kháng thể virut typ 1 (chế tạo từ trứng của gà tối miễn), tiêm dưới da vịt con lúc mới phát hiện dịch. Bệnh có ghi trong Điều lệ kiểm dịch động vật của Việt Nam.

VIÊM GIÁC MẠC. tình trạng tổn thương giác mạc với triệu chứng mắt mờ, giảm thị lực, đau nhức, mắt bị kích thích, giác mạc đúc do thẩm lậu. Tác nhân gây VGM: vi khuẩn lao, giang mai xâm nhập vào giác mạc qua đường máu, virut Herpes gây VGM hình đĩa. Có hai dạng tổn thương giác máu cấp diễn: VGM có loét (loét giác mạc) và VGM không loét (VGM đơn thuần). VGM do vi khuẩn lao và giang mai dễ tiến triển thành mạn tính. Điều trị bằng kháng sinh đặc hiệu, kết hợp với corticoid tại chỗ. VGM kéo dài sẽ để lại sẹo đục giác mạc, làm giảm thị lực.

VIÊM HẠCH BẠCH HUYẾT. x. viêm bạch mạch

VIÊM HẠCH LYMPHO TRUYỀN NHIỄM. (Lymphanggitisefi zootica), bệnh do nấm Histoplasma farciminoscum (tên cũ: Cryptopcoccus farciminosus), bộ Ascomycetes, gây ra ở các loài ngựa, lừa, la. Bệnh thường có ở miền núi phía Bắc Việt Nam, nhất là ở những nơi nuôi ngựa, lừa tập trung. Đặc điểm: xuất phát từ một vết thương, với những apxe có mủ như kem, những mụn loét sâu có bờ sùi ra ngoài và viêm hạch lympho tương ứng. Chữa rất lâu khỏi, có khi lan toàn thân, phải giết và loại ngựa ốm.

VIÊM HỌNG. Tình trạng viêm nhiễm của họng. Có VH cấp tính hoặc mạn tính. VH cấp tính thường do virut và vi khuẩn. VH mạn tính gồm: thể khu trú (viêm amiđan mạn tính); thể lan tỏa với các hình thái teo, quá phát (viêm họng hạt), sung huyết, vv. Còn có các dạng VH đặc hiệu do lao, giang mai, vv. VH dễ gây biến chứng thấp khớp cấp, viêm cầu thận cấp nếu không được điều trị sớm và chu đáo.

VIÊM KẾT MẠC – HỌNG – HẠCH. Viêm nhiễm kết mạc lây lan nhanh thành dịch do ađenovirut (adenovirus). Bệnh có tính chất toàn thân (sốt nhẹ, viêm mũi – họng, nổi hạch trước tai). Dấu hiệu ở mắt: phù mi, chảy mi dưới, có cảm giác cộm chói, có khi xuất huyết dưới kết mạc. VKM – H – H diễn biến qua giai đoạn cấp diễn (kéo dài không quá 1 tuần) và giai đoạn giác mạc (kéo dài nhiều tuần hoặc có thể nhiều tháng) với những chấm nông trên giác mạc, làm cho thị lực giảm sút. Lây lan qua đường hô hấp trên và tiếp xúc trực tiếp (đồ dùng chung, bể bơi, vv).

VIÊM KẾT MẠC MÙA XUÂN. dạng viêm kết mạc đặc biệt phổ biến ở lứa tuổi thanh, thiếu niên (trên 90% trường hợp là nam). Ở phương Tây, VKMMX xuất hiện vào đầu mùa xuân. Ở các nước nhiệt đới, bệnh dịch phát vào mùa hè. Bệnh gây các triệu chứng chủ quan rất đặc biệt: mắt ngứa, cộm chói, có chất tiết kết thành sợi trong đàn hồi; kết mạc mầu hồng nhạt sần sùi như những ô hình sáu cạnh hoặc nhiều cạnh. VKMMX là bệnh dị ứng với bụi, phấn hoa, nấm mốc trong nhà và bức xạ mặt trời. Phòng và điều trị bằng cách đeo kính màu, tra thuốc chống dị ứng (cortisone) theo chỉ dẫn của thầy thuốc; trong trường hợp nặng không khỏi khi điều trị bằng thuốc, cần mổ theo chỉ định của thầy thuốc.

Page 314: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

VIÊM KHÔNG ĐẶC HIỆU. Viêm do các vi khuẩn thông thường (liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, phế cầu, vv). Vd. Viêm phổi, viêm ruột, viêm cơ,…

VIÊM KHỚP tình trạng sưng, nóng đỏ, đau và hạn chế vấn động của một khớp; phản ứng viêm xảy ra chủ yếu ở màng hoạt dịch khớp. Cần dựa vào thăm khám, xét nghiệm, chụp Xquang để xác định nguyên nhân. Điều trị VK theo nguyên nhân.

VIÊM KHỚP DẠNG THẤP bệnh khớp mạn tính nguyên nhân chưa rõ. Biểu hiện bằng sưng, nóng đỏ, đau và hạn chế vận động nhiều khớp, nhất là các khớp ở bàn, ngón tay, đối xứng hai bên; bệnh tiến triển kéo dài nhiều tháng dẫn đến dính và biến dạng các khớp, cuối cùng là tình trạng tàn phế. Muốn điều trị có kết quả, cần được chẩn đoán sớm, chữa đúng và liên tục bằng các thuốc chống viêm, giảm đau, châm cứu, xoa bóp, tăng cường luyện tập… để chống teo cơ, dính khớp (nên đi khám và chữa ở các cơ sở y tế chuyên khoa).

VIÊM LỢI. Viêm khu trú ở lợi không kèm theo tiêu xương ổ răng. Nguyên nhân tại chỗ: cao răng, bệnh nha chu, vệ sinh răng miệng kém. Nguyên nhân toàn thân: bệnh nhiễm khuẩn [bệnh Vanhxăng do xoắn khuẩn (gọi theo tên của H. Vincent, thầy thuốc người Pháp)], nhiễm virut (bệnh rộp do virut Herpes), nhiễm nấm (Actinomyces), nhiễm độc thuốc, đặc biệt là thuốc chống co giật diphenylhydantoin (dilantin) chữa động kinh; nhiễm độc nghề nghiệp hoặc nhiễm độc do hoá chất (chì, thuỷ ngân, vv); thiếu vitamin C; một số bệnh máu ác tính như bệnh bạch cầu, ung thư hạch, suy tuỷ…; bỏng axit, chất ăn da; ăn uống quá nóng, ăn nhiều gia vị, uống rượu nặng thường xuyên; xỉa răng gây chấn thương; dị tật tại chỗ; biến chứng do răng khôn mọc lệch…; thai sản ở phụ nữ. Triệu chứng: lợi sưng, đau, có thể có loét tấy đỏ, chảy máu, sốt, hơi thở hôi, vv. Phòng bệnh: giữ vệ sinh răng miệng. Điều trị tuỳ theo nguyên nhân: dùng kháng sinh và vitamin, điều trị tại chỗ bằng thuốc bôi, thuốc sát khuẩn, chống viêm và phù nề; ngừng chải răng khi bệnh đang tiến triển; xúc miệng nhiều lần trong ngày bằng nước oxi già 3% pha với nước ấm.

VIÊM LƯỠI. Viêm nhiễm cấp tính hoặc mạn tính của lưỡi; là bệnh nguyên phát của lưỡi hoặc triệu chứng của một bệnh khác. Có nhiều nguyên nhân rất khác nhau: nhiễm khuẩn, chấn thương (vd. cắn lưỡi khi động kinh); chất kích thích (thuốc lá, rượu, chất cay, thức ăn uống nóng); mẫn cảm (với thuốc đánh răng, chất màu thực phẩm); bệnh hệ thống như thiếu vitamin, đặc biệt là vitamin nhóm B [vd bệnh pellagra (L. Pellagra)], thiếu vitamin PP, thiếu máu ác tính hoặc thiếu sắt; một số bệnh da phát triển toàn thân như lichen phẳng, aptơ, giang mai, vv. Biểu hiện bệnh không đi đôi với mức độ trầm trọng của bệnh. Lưỡi có thể đỏ, sưng to, cộm rộp, loét hoặc nhợt nhạt, láng bóng, trơn nhẵn, đau hoặc không. Có khi thấy đám loang, kẽ nứt, mảng đen có lông, bạch sản có lông kết hợp với AIDS. Lưỡi viêm cấp thể trầm trọng do nhiễm khuẩn tại chỗ, bỏng, chấn thương; có thể sưng to, tụt lưỡi gây tắc nghẽn đường thở, khó thở. Có người bệnh kêu đau lưỡi nhưng khám không thấy viêm, có thể là sau khi mãn kinh hoặc chớm bệnh nấm, khô miệng, thiếu máu, tiểu đường, thiếu dinh dưỡng, hội chứng hấp thụ kém hoặc ung thư.

Page 315: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

VIÊM MÀNG BỒ ĐÀO. Tình trạng bệnh lí ở mắt với nhiều hình thái: viêm mống mắt, viêm thể mi, viêm hắc mạc, VMBĐ toàn bộ, có khi kèm theo các triệu chứng của viêm não, viêm màng não. Viêm mống mắt – thể mi thường cùng xảy ra một lúc và gọi là viêm màng bồ đào trước. Dấu hiệu: mắt đau nhức, nhìn kém, mắt đỏ, đồng tử có nhiều chỗ dính, các môi trường nội nhãn bị vẩn đục. Bệnh hay tai phát, dễ dẫn đến mù loà. Thường có biến chứng tăng nhãn áp thứ phát hoặc theo nhãn cầu.

VIÊM MÀNG BỤNG. (tk. Viêm phúc mạc), bệnh nhiễm khuẩn của khoang màng bụng. 1/ VMB cấp – nhiễm khuẩn do thủng một tạng rỗng trong ổ bụng (viêm ruột thừa, thủng ổ loét dạ dày – tá tràng, viêm túi mật), vết thương thấu bụng gây thủng các tạng, nhiễm khuẩn bằng đường máu từ một ổ nhiễm khuẩn ở xa. Các dấu hiệu: đau bụng dữ dội, nôn mửa, sốt, thành bụng cứng như gỗ, vv. Là cấp cứu ngoại khoa. Điều trị: mổ cấp cứu để chữa nguyên nhân. 2/ VMB mạn tính, hay gặp là VMB lao với các hình thái cổ trướng, loét – bã đậu hay VMB kiểu bàn cờ, xơ – dính do trực khuẩn lao xuất phát từ một ổ lao nguyên thuỷ ở phổi, hạch phế quản, vv, VMB có thể lan tỏa ra toàn bộ ổ bụng, khu trú ở một phần ổ bụng, vv. Điều trị nguyên nhân (bệnh lao).

VIÊM MÀNG MŨI THỐI LOÉT . x. bệnh trĩ mũi

VIÊM MÀNG NÃO. Viêm các màng của não, thường do nhiễm khuẩn (não mô cầu, trực khuẩn lao…), virut, đôi khi do nhiễm độc. Bên cạnh dấu hiệu nhiễm khuẩn (sốt cao), còn có các triệu chứng màng não như đau đầu, nôm, cứng gáy; hai cẳng chân duỗi thẳng, bệnh nhân không thể gấp đùi về phía bụng [dấu hiệu Kecnich, theo tên của Kecnich (V.M Kernig) thầy thuốc người Nga]. Trong đa số trường hợp, bệnh nhân còn có các biểu hiện tâm thần – thần kinh khác như mù mờ ý thức, co giật, VMN do não mô cầu có thể gây thành dịch. Cần chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời bằng kháng sinh (loại có khả năng thấm vào nội tuỷ) để hạ tỷ lệ tử vong và tránh di chứng.

VIÊM MÀNG NGOÀI TIM (tk. Viêm ngoại tâm mạc), tình trạng bệnh lý của màng ngoài tim, biểu hiện dưới nhiều hình thái bệnh lý: cấp tính, mạn tính; thể khô, thể dính (co khít); thể tràn dịch (thanh tơ, mủ, máu). Nguyên nhân: thấp khớp, thấp tim, nhiễm khuẩn huyết; dị ứng; urê máu cao; bệnh bạch cầu, lao (nguyên nhân phổ biến), vv. Biến chứng nặng nề của VMNT là dính, xơ cứng màng ngoài tim, bóp nghẹn các hoạt động của tim (thể co khít). Phải mổ để giải phóng tim.VIÊM MÀNG PHỔI. (tk. Viêm phế mạc) trạng thái bệnh lí đa dạng: viêm màng phổi khô, viêm kèm theo tràn dịch màu vàng chanh, tràn máu, mủ, vv. Nguyên nhân: lao, ung thư, vi khuẩn, vv. Triệu chứng: sốt, đau ngực, khó thở, ho khan. Thầy thuốc khám sẽ tìm ra các dấu hiệu đặc thù của mỗi hình thái viêm. Điều trị: chữa căn nguyên; dùng thuốc giảm đau; hút dịch màng phổi nếu có dịch, tập thở.

VIÊM MÀNG PHỔI TRUYỀN NHIỄM BÒ. Bệnh do Mycoplasma mycoides gây ra ở bò lây lan nhanh. Triệu chứng phổi viêm thường kèm theo viêm màng phổi, nhiễm khuẩn huyết gây tổn thương ở thận và nhau thai. Bệnh truyền qua nhau thai. Thời gian ủ bệnh thường 3 – 8 tuần. Tỷ lệ nhiễm bệnh cao, có đàn tới 100%. Theo luật thú y, tất cả những bò nhiễm bệnh đều phải giết loại thải. Bệnh có ghi trong Điều lệ kiểm dịch động vật của Việt Nam.

Page 316: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

VIÊM MÀNG TIM DO CHẤN THƯƠNG. hội chứng bệnh do khi ăn cỏ, trâu bò chỉ nahi qua rồi nuốt, nuối lẫn những vật sắc nhọn như đinh, mẩu dây thép, kim, những thứ này mắc vào thành trước của dạ tổ ong, do dạ tổ ong co bóp thường xuyên qua cơ hoành, chọc vào màng tim gây viêm màng tim. Bệnh không chữa được. Phòng ngừa cẩn thận, sửa sang bãi cỏ trước khi chăn. Không để vật kim loại lẫn vào rơm, cỏ.

VIÊM MẮT ĐỒNG CẢM viêm màng bồ đào nặng xảy ra lúc đầu ở một mắt bị chấn thương (vd. chấn thương xuyên thủng nhãn cầu gây tổn hại màng bồ đào, đặc biệt là vùng thể mi của một mắt) hoặc bị phẫu thuật (mắt gây đồng cảm); sau một thời gian (vài ngày hoặc nhiều năm) lan sang mắt lành (mắt bị đồng cảm). Có diễn biến lâm sàng rất nặng, dễ gây mù loà cả hai mắt, thường kèm theo các dấu hiệu bệnh lí của não – màng não, mất sắc tố da, rụng tóc, bạc lông, bạc tóc sớm. Đề phòng bệnh VMĐC; cần điều trị chấn thương sớm, có hiệu quả và theo dõi chặt chẽ sau mổ.

VIÊM MIỆNG CÓ MỤN NƯỚC. bệnh truyền nhiễm do Vesiculovirus thuộc họ Rhadoviridae. VMCMN cảm nhiễm ở nhiều loài động vật như bò, ngựa, lợn và nhiều loài thú hoang kể cả những loài gậm nhấm. Có thể gây bệnh thực nghiệm cho loài vật máu lạnh. Người có thể bị lây bệnh do tiếp xúc với con vật bệnh hoặc virut, với biểu hiện giống như bị cúm sốt, đau mình. Bệnh chỉ có ở Bắc, Nam và Trung Mỹ. Bệnh lây lan do tiếp xúc hoặc qua đồ dùng bị ô nhiễm và côn trùng đốt. Biểu hiện lâm sàng đầu tiên là chảy nước dãi nhiều và sốt (bò, ngựa), chân khập khiễng (vd. ở lợn). Mụn nước thấy ở niêm mạc miệng, thượng bì lưỡi, núm vú, gót chân và có thể ở những bộ phận khác của cơ thể. Tỷ lệ mắc bệnh thay đổi, có nơi tới 90% đàn, tỷ lệ chết rất thấp. Thường chỉ chết do bội nhiễm vi khuẩn nặng. Phát hiện bệnh cần báo ngay cho cơ quan thú y. Chưa có biện pháp điều trị đặc hiệu, chữa triệu chứng đối với ca bội nhiễm. Nghiêm cấm vận chuyển động vật bệnh và nghi bệnh; phải tẩy uế triệt để, sát khuẩn xe vận chuyển và đồ dùng. Ở Việt Nam chưa xác định bệnh này.

VIÊM MÔI . trạng thái nhiễm khuẩn các mô của môi, do nhiều nguyên nhân: chấn thương (vd. Răng cắn phải môi, vv), nhiễm khuẩn (đặc biệt là đinh râu), nhiễm virut (virut Herpes) viêm miệng lan rộng; bỏng nước nóng, rượu, hoá chất, côn trùng đốt, dị ứng, vv. Dấu hiệu: môi bị sưng, đỏ (có khi trắng hoặc hơi tím), loét, đau có mụn phỏng, sốt, mệt mỏi, hạch cổ to, hơi thở hôi, vv. Điều trị tuỳ theo nguyên nhân: dùng thuốc chống viêm và làm săn niêm mạc, thuốc sát khuẩn nhẹ, thuốc chống phù nề và kháng sinh theo chỉ định của thầy thuốc.

VIÊM MỦ DA x. Viêm da mủ

VIÊM MỦ VÒI TRỨNG. X. Viêm phần phụ

VIÊM NANG LÔNG. bệnh do tụ cầu khuẩn gây nên, bắt đầu bằng mụn mủ ở lỗ nang lông, sau quá trình viêm lan xuống phần sâu của nang lông, thành mụn mủ căng, hình chóp nón nằm trên nền da rắn với kích thước bằng đầu đinh ghim đến hạt đậu xanh. Trong trường hợp không được điều trị kịp thời, VNL sẽ phát triển thành nhọt, cụm nhọt, ổ gà, đinh râu, hay xuất hiện ở vùng da hở do chấn thương, bụi bẩn, ngứa, gãi, sây sát da do mắc bệnh ghẻ, chấy rận. Nam giới có thể bị viêm chân râu do cạo râu không đúng

Page 317: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

cách, không hợp vệ sinh. VNL có thể dai dẳng do những thay đổi lớn về sức đề kháng của cơ thể, liên quan đến rối loạn chức năng của nội tạng, thần kinh, nghiện rượu. Điều trị tại chỗ bằng dung dịch xanh metylen 2%, eosin 2% hoặc mỡ colimycin 5%, erytromycin 5%, oxit vàng thuỷ ngân 3%, bôi cồn ampho – salicylic 2% quanh ổ tổn thương. Điều trị toàn thân bằng cách dùng thuốc tăng cường (vitamin C, vitamin B tổng hợp, axit nicotinic, thuốc có sắt, photpho), thức ăn giầu protein, vitamin, hạn chế chất bột, không dùng thức ăn ướp muối, kiêng rượu.

VIÊM NÃO bệnh do nhiễm khuẩn, virut, kí sinh trùng, tai biến sau tiêm chủng (phòng bệnh dại, uốn ván) hoặc ăn thực phẩm chế biến từ thịt gia súc bị bệnh (bệnh bò điên). Các triệu chứng của bệnh phụ thuộc vùng bị tổn thương; bên cạnh đó là triệu chứng não toàn bộ và dấu hiệu màng não. Thể bệnh hay gặp là VN – màng não. Ngoài ra, bao giờ cũng có các triệu chứng về tâm thần (vd. Co giật, mù mờ ý thức, vv). VN có thể phát thành dịch (vd. VN Nhật Bản) với tỷ lệ tử vong cao, nhất là ở trẻ em. Khi bệnh lui có thể để lại nhiều di chứng thần kinh: giảm trí tuệ, giảm sút trí nhớ, co giật kiểu động kinh, hội chứng Packinsơn [theo tên của thầy thuốc người Anh Packinxơn (J. Parkinson)].

VIÊM NÃO – MÀNG NÃO. X. Viêm màng não

VIÊM NGHẼN TĨNH MẠCH. (tk. Viêm tắc tĩnh mạch), thành tĩnh mạch bị viêm, thoạt tiên từ áo trong (màng trong cùng, nội mạc) bị chớt, loét, trên nền đó hình thành các cục đông máu bám chắc vào thành tĩnh mạch làm cho tuần hoàn tĩnh mạch bị nghẽn lại. Các nguyên nhân thường gặp: dãn tĩnh mạch, phình tĩnh mạch (mạn tĩnh); vết thương tĩnh mạch; nhiễm khuẩn hậu sản; nhiễm khuẩn sau nạo thai; viêm da; xước da bị nhiễm khuẩn. Triệu chứng phụ thuộc vào vị trí của tĩnh mạch bị nghẽn. Nếu tĩnh mạch ở nông: tĩnh mạch sưng đỏ, giãn to, nóng, đau và sốt dao động. Nếu tĩnh mạch ở sâu: triệu chứng phụ thuộc vào vị trí chức năng của nó (vd. Tĩnh mạch cửa, có sốt dao động, đau và ứ trệ tuần hoàn tại chỗ. Các tĩnh mạch phụ phát triển (tuần hoàn bằng hệ kiểu như rễ cây). Điều trị nội khoa bằng kháng sinh, thuốc chống đông máu và bất động trong thời gian đang tiến triển. Cắt bỏ đoạn tĩnh mạch viêm và lấy cục đông máu sau giai đoạn cấp tính và tình trạng tại chỗ đã ổn định.

VIÊM NHA CHU (tk. Viêm quanh răng), viêm các mô quanh răng (có tác dụng nâng đỡ răng), làm tiêu xương ổ răng không phục hồi, gây thành các túi mủ quanh răng, làm cho răng lung lay và rụng dần. Phòng ngừa: giữ vệ sinh răng miệng, lấy cao răng thường kì; chà xát lợi với tinh dầu; sửa khớp cắn, vv. Điều trị toàn thân: dùng kháng sinh, vitamin, thuốc giảm đau và an thần theo chỉ định của thầy thuốc.

VIÊM NIỆU ĐẠO nhễm khuẩn niệu đạo do lậu cầu (Gonococcus), trùng roi (Trichomonas), chlamydia lây lan qua đường sinh dục; các loại vi khuẩn gram âm đường ruột thông thường. Triệu chứng lâm sàng: đái buốt, chảy mủ niệu đạo. Chẩn đoán chủ yếu dựa vào xét nghiệm mủ niệu đạo để tìm tác nhân gây bệnh. Nếu không chữa sớm và triệt để, bệnh dễ trở thành mạn tính và gây chít hẹp niệu đạo, nhiễm khuẩn ngược dòng, vô sinh.

VIÊM NỘI TÂM MẠC. X viêm màng trong tim

Page 318: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

VIÊM PHẦN PHỤ. thuật ngữ dùng chung cho những trường hợp viêm ở vòi trứng và dây chằng. Trên thực tế không thể phân biệt một cách chính xác những thương tổn viêm cụ thể ở từng bộ phận riêng biệt nói trên. Ở nhiều nơi, ngày nay thuật ngữ VPP đã được thay thế bằng thuật ngữ viêm tiểu khung. Thường gặp trong thời kì sau khi sinh đẻ, sau hút điều hoà kinh nguyệt và nạo phá thai. Các triệu chứng: sốt, ra khí hư hoặc rong kinh, rong huyết. Xử trí bằng kháng sinh mạnh đủ liều và nằm nghỉ, nếu không bệnh sẽ chuyển sang thể mạn tính rất khó chữa.

VIÊM PHẾ NANG thương tổn viêm của phế nang và là thương tổn cơ bản của nhu mô phổi; hay gặp trong các bệnh viêm phổi, viêm phế quản – phổi, lao, ung thư.

VIÊM PHẾ QUẢN. Viêm niêm mạc các phế quản do nhiều nguyên nhân: nhiễm khuẩn [liên câu khuẩn, tụ cầu khuẩn, vi khuẩn Pơfaifơ (theo tên của R. Fleiffer, thầy thuốc Đức), vi khuẩn Fridenđơ (theo tên của C. Frieffer)..]; nhiễm virut (virut cúm Adenovirus…), dị ứng; các bệnh tim, thận, sự tăng cảm ứng hay quá nhạy cảm của niêm mạc phế quản với các yếu tố gây ô nhiễm môi trường (khói thuốc lá, vv). Bệnh diễn biến theo hai thể: VPQ cấp tính và VPQ mạn tính với hai dấu hiệu lâm s2ng chung là ho và khạc đờm (có thể lẫn máu). VPQ cấp tính có thể kéo dài vài tuần (ở trẻ em), thường hay xảy ra vào mùa thu, cuối đông sang xuân và tiến triển theo ba giải đoạn: sổ mũi hay viêm họng trong khoảng 1 – 3 ngày; VPQ khô, sốt nhẹ, ho và khạc ra ít đờm quánh; VPQ ướt với đờm nhiều và loãng, VPQ mạn tính kéo dài ít nhất ba tháng trong một năm và ít nhất 2 năm liền, hay tái phát, với dấu hiệu lâm sàng: ho thành cơn, nhiều, có thể liền nhau; khạc nhiều đờm; khó thở. VPQ hô hấp, suy tim. Dự phòng VPQ mạn tính: không hút thuốc lá, làm thanh khiết môi trường sống; lao động và tập thể dục, tập thở, điều trị dứt điểm các đợt VPQ cấp tính. Điều trị theo nguyên nhân; điều dưỡng nước khoáng, chuyển nơi cư trú đến các vùng có khí hậu khô, nóng..VIÊM PHỔI (cg. phế viêm) 1. Theo các nhà lâm sàng học cổ điển Pháp, VP (cg. Viêm phổi thuỳ) là tổn thương viêm lan rộng của phổi, chiếm từ một thuỳ phổi trở lên. Vi khuẩn gây bệnh, thường là phế cầu khuẩn. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhất là người già (đặc biệt là người phải nằm lâu sau khi mổ, gẫy xương đùi, vv) và trẻ em (thường do cảm lạnh). Các triệu chứng chính: sốt đột ngột, thường kèm rét run, mắt đỏ, ho có đờm, đau ngực, thở nhanh và nông khó thở. Cần đi khám chuyên khoa. Hướng điều trị: bệnh nhân nghỉ ngơi hoàn toàn, mặc ấm, dùng kháng sinh để diệt vi khuẩn; chữa các triệu chứng ho, đau ngực, khó thở, vv. Bệnh ngày càng ít gặp trên thế giới cũng như ở Việt Nam.2. Theo thuật ngữ ở các nước nói tiếng Anh và Đức, VP là dạng viêm ở phổi thành từng ổ, bất kể nguyên nhân gì. Theo quan điểm này, ngày nay người ta không phân biệt viêm phế quản – phổi (hay phế quản – phế viêm) và vì thế VP là một bệnh hay đúng hơn là một nhóm bệnh phổ biến của bộ máy hô hấp, đặc biệt ở trẻ em. VP ở các nước phát triển thường do virut. Ở Việt Nam, VP thường do vi khuẩn và tỷ lệ tử vong còn cao, nhất là ở trẻ đẻ non, trẻ đã bị ỉa chảy, suy dinh dưỡng hay đã có sẵn các bệnh khác.

VIÊM PHÚC MẠC. X. Viêm màng bụng

VIÊM PHẾ QUẢN TRUYỀN NHIỄM. bệnh cấp tính do virut, lây lan nhanh ở gà con. Bệnh đặc trưng của đường hô hấp, tiết niệu, sinh dục, dạ dày và ruột. Bệnh được xác định đầu tiên ở Mỹ năm 1940. Virut VPQTN (Coronaviridae) thuộc họ Coronaviridae, có ít

Page 319: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

nhất 8 typ lưu hành. Virut có trong nước mũi, phân và vỏ trứng bị ô nhiễm. Bệnh nguyên lan truyền qua những hạt bụi nhỏ trong không khí do ăn uống phải thức ăn, nước uống bị ô nhiễm, qua tiếp xúc với gà bệnh, đồ dùng, quần áo của người chăn nuôi. Tỷ lệ mắc bệnh cao, có thể 100%, lây lan nhanh. Gà con ho, chảy nước mũi, thở ran trong 10 – 14 ngày. Tỷ lệ chết thường là 5%. Trường hợp chủng virut gây viêm thận hoặc bội nhiễm vi khuẩn, tỷ lệ chết cao hơn (tới 60%). Bệnh ở gà đẻ, giảm đẻ trứng 5 – 50%, trứng dị hình, vỏ trứng mỏng, lòng trắng lỏng như nước. Bệnh tích: dịch nhầy trong khí quản và phế quản, túi khí dầy, đục, có trường hợp thận sưng, mầu nhợt nhạt. Không có thuốc chữa đặc hiệu, có thể dùng kháng sinh trị bội nhiễm, làm giảm tỷ lệ chết. Dùng vacxin nhược độc cho gà con 1 – 14 ngày tuổi bằng cách phun khí dung cho vào nước uống hoặc nhỏ mắt. Thường phải tái chủng. Vacxin vô hoạt được dùng miễn dịch cho gà trứng và gà giống. Do virut VPQTN có nhiều typ, nên cần dùng vacxin với typ đặc hiệu vùng. Ở Việt Nam, bệnh có ở gà nuôi công nghiệp.

VIÊM QUẦNG viêm da cấp tính do liên cầu khuẩn tan huyết. Vùng da và mô dưới da sưng tấy đỏ, làm thành một mảng đỏ, có gờ bao quanh, loang dần ra xung quanh. Bệnh nhân còn bị sốt cao, mạch nhanh, vv. VQ thường xảy ra ở mặt, ở các vết thương phần mềm, vv. Điều trị bằng penicillin và các thuốc cùng nhóm.

VIÊM QUY ĐẦU tình trạng quy đầu và thường kèm theo bao quy đầu bị viêm nhiễm. Nguyên nhân: bao quy đầu thường bị chít hẹp; không chú ý vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài. Cần phân biệt với các bệnh khác như bệnh hoa liễu, bệnh nấm, kí sinh trùng, ung thư dương vật. Các biến chứng có thể xảy ra: gây viêm loét rộng ở quy đầu, chít hẹp miệng sáo, hẹp niệu đạo trước, nhiễm khuẩn ngược dòng, có nguy cơ gây ung thư dương vật. Phòng bệnh: cắt bao quy đầu nếu bị chít hẹp; chú ý giữ vệ sinh sinh dục; phòng tránh các bệnh hoa liễu.

VIÊM RỄ THẦN KINH. Viêm nhiễm rễ thần kinh tuỷ sống các đoạn khác nhau, từ cổ đến thắt lưng – cùng. Vd. Đau dây thần kinh hông thuộc loại VRTK đoạn thắt lưng – cùng. Có nhiều nguyên nhân: do khối u, ápxe, phình mạch chèn ép, do nhiễm độc, nhiễm khuẩn. Trong VRTK có những rối loạn cảm giác (đau, cảm giác kiến bò, tê), những rối loạn vận động (liệt nhẹ và teo cơ), giảm phản xạ, vv.

VIÊM RUỘT thuật ngữ chung chỉ sự viêm nhiễm của niêm mạc ruột do nhiều loài vi sinh vật gây nên, vd. Vi khuẩn Salmonella typhy gây VR thương hàn, kí sinh trùng Entamoeba histolytica gây bệnh lị amip,vv

VIÊM RUỘT HOẠI TỬ CẤP. một bệnh nặng thường gây tử vong, biểu hiện bằng dấu hiệu nhiễm khuẩn rất nặng và dấu hiệu tắc ruột. Tổn thương cơ bản là hoại tử loét dạng đồng tiền cả một đoạn ruột non hay ruột già gây chảy máu hoặc thủng ruột (do vi khuẩn kị khí, thường gặp là Clostridium perfrigens) cộng với trạng thái thiếu oxi của ruột. Bệnh thường xảy ra ở trẻ em.

VIÊM TAI . 1/ VT ngoài: bao gồm các loại nhọt, nấm bội nhiễm, viêm do virut như zona, Herpes. 2/ VT giữa cấp thường là nhiễm khuẩn tai giữa sau viêm đường hô hấp trên, nhất là sau sởi, cảm, cúm… 3/ VT giữa mạn tính là tình trạng viêm của các lớp phủ

Page 320: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

lên mặt trong tai giữa: loại chỉ chảy nhầy không thối (không nguy hiểm); loại chảy mủ thối (nguy hiểm). Khi lớp biểu bì lộn vào trong có ngấm cholesterol tạo nên một thương tổn bệnh lí đặc biệt gọi là cholesteratoma (L. Cholesteatoma), dễ tái phát, dễ có biến chứng.

VIÊM TAI XƯƠNG CHŨM. Viêm cấp hoặc mạn tính hòm nhĩ và các tế bào xương chũm. Cần điều trị bằng phẫu thuật. Đối với VTXC mạn tính, có thể phẫu thuật tạo hình tai giữa nhằm hai mục đích: loại trừ thương tổn giải phẫu, phục hồi và tăng cường sức nghe.

VIỄN THỊ tật khúc xạ của mắt, với đặc điểm: ảnh của vật không hiện đúng trên võng mạc mà hiện ở phía sau võng mạc; mắt chỉ nhìn rõ khi đưa vật ra xa. Mắt VT có trục trước – sau ngắn, các hình không thể tập trung được vào võng mạc. Nếu VT dưới 3 điop, thể thuỷ tinh (nhân mắt) có thể điều tiết được, đương sự có thể nhìn rõ được ở khoảng cách xa; người bị VT không nhìn được gần. Tuy nhiên, sự cố gắng điều tiết kéo dài có thể gây nhức đầu, mỏi mắt, nhất là vào cuối ngày. Cần phải điều chỉnh bằng các kính đeo mắt hay kính tiếp xúc hội tụ. Cần phân biệt VT với lão thị (x. Lão thị)

VIRUT. ( y; A. Virus; tên cũ: siêu vi trùng, siêu vi khuẩn), vi sinh vật cực nhỏ, chỉ có thể quan sát dưới kính hiển vi điện tử có cấu trúc mang một trong hai axit nucleic (ADN hoặc ARN), có vỏ protein bao bọc hoặc mang một nang lipid bên ngoài; do đó không có khả năng tự tổng hợp các chất cần thiết cho quá trình nhân lên. Thuật ngữ được nhà thực vật học và vi sinh học Hà Lan Bâyerinkơ (M.W.Beyerinck) dùng từ 1899. V hoàn toàn kí sinh ở các hệ tế bào sống và chỉ có khả năng sinh sản trong các tế bào của kí chủ và có thê tạo ra các hiện tượng huỷ hoại tế bào. Là tác nhân gây nhiều bệnh ở cây trồng, vật nuôi và người. Đến nay, đã mô tả được trên 500 loài V khác nhau, trong đó có 300 loài gây nhiễm ở thực vật. V chỉ có thể sinh sản trong các mô sống, khi ở ngoài tế bào sống, chúng tồn tại như những hạt bất động được bọc trong vỏ protein. Dạng ở ngoài tế bào gọi là virion. V xâm nhập qua thành tế bào vật chủ và giải phóng axit nucleic vào tế bào axit nucleic dịch mã nhờ ribosom của tế bào vật chủ để sản sinh ra enzym cần thiết cho quá trình sinh sản của V và hình thành nên các virion con. Các virion được giải phóng ra ngoài khi tế bào vật chủ bị phân huỷ. Một số V còn liên quan tới sự hình thành một số khối u. Nhiều V có tác dụng gây tiêu huỷ vi khuẩn (x. thực khuẩn thể). Các kháng sinh không có hiệu lực chống V.

VIRUT GÂY U virut gây u ở động vật và người. Thuộc nhóm Papavaridae (cg. Virut u nhú). Có hình khối không vỏ, chứa ADN vòng xoắn kép, phân tử khối của phân tử ADN = 5×106 dal. Gồm các loại BPV (gây u bò), ROPV và RPV (gây u thỏ), DPV (gây u hươu), COPV (gây u chó) và HPV (gây u người).

VIRUT HỌC. Khoa học nghiên cứu virut, VH đại cương nghiên cứu bản chất, phương thức sinh sản, hoá sinh học, di truyền học của virut. VH y học và thú y nghiên cứu virut gây bệnh, các bệnh do virut gây nên, các phương pháp miễn dịch, phòng trừ, chẩn đoán và điều trị.

Page 321: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

VITAMIN (cg. Sinh tố) các chất hữu cơ có phân tử khối thấp, có bản chất hoá học khác nhau, với lượng rất nhỏ nhưng cần thiết cho sự sống của người và động vật. Cơ thể người và động vật hầu như không tử tổng hợp được V mà phải lấy từ thức ăn hàng ngày. Nhiều V là thành phần của các coenzim. V được chiết xuất đầu tiên từ cám gạo, làm mất triệu chứng của bệnh tê phù. Dựa vào tính chất hoà tan, người ta chia V làm hai loại: loại tan trong dầu mỡ (vitamin A, D, E, K), thường được hấp thụ ở ruột cùng với các chất dầu mỡ trong thức ăn, được dự trữ trong gan với một lượng khá lớn; loại tan trong nước (vitamin B, C, P) có lượng dự trữ trong cơ thể rất ít không đáng kể. Vitamin A giữ cho biểu mô không bị xơ chai, chống sự xâm lấn của vi khuẩn gây bệnh, tham gia duy trì tính nhạy cảm của mắt đối với việc thu nhận ánh sáng. Vitamin E tham gia vào quá trình điều hoà sinh sản, chống lão hoá, chống phóng xạ. Hiện nay, một số hoá chất được một số bác sỹ xếp vào loại V, vd. Procain và novocain 2% được xếp vào loại vitamin H3 có tác dụng dinh dưỡng và tái tạo trong các hiện tượng lão suy. Thiếu V sẽ gây nhiễm bệnh (x, thiếu vitamin). V rất cần thiết cho sự sống, nhưng nếu lạm dụng thì phát sinh bệnh thừa V và có hại. Ở động vật, thừa vitamin A gây chứng gầy mòn, viêm mắt, rụng lông, vvv. Thừa vitamin D sẽ làm cho muối canxi tích luỹ ở các mô khác của cơ thể ngoài mô sụn. Các chất kháng V là hợp chất hữu cơ có tác dụng ngược lại với các V và gây ra hiện tượng thiếu V ở người, động vật và vi sinh vật. Chất kháng V có cấu tạo hoá học gần giống V tương ứng, khi xâm nhập vào cơ thể thường đẩy V ra khỏi các coenzym, do đó làm chohệ enzym mất hoạt tính và làm ngừng quá ctrình chuyển hoá . Chất đối kháng của vitamin K là dicumarol và axit salixylic. Dùng V để chữa một số bệnh ở cơ quan nội tạng, bệnh da, rối loạn thần kinh, vv; hoặc để thoả mãn nhu cầu tăng về V trong những trạng thái sinh lí như có thai, cho con bú (gọi là liệu pháp vitamin); hoặc dùng chủ yếu cho cơ thể mắc bệnh thiếu V (gọi là liệu pháp thay thế cho V thiếu hụt).V là thành phần quan trọng của thức ăn: nhiệt lượng của khẩu phần càng cao, thì nhu cầu vitamin B, đặc biệt là B1 càng lớn. Bệnh tê phù do thiếu vitamin B1 thường xảy ra vì ăn gạo chất lượng kém, xay xát quá trắng, hoặc sau các vụ úng lụt lúa bị ngâm lâu dưới nước, hàm lượng vitamin B1 giảm. Rau xanh, quả chín là nguồn chủ chốt của vitamin C và caroten (tiền vitamin A) có giá trị phòng bệnh cao.

VITAMIN C x. Axit ascobic

VITAMIN H (A. Vitamin H). X. Biotin

VÒM MIỆNG vòm phía trên xoang miệng. Ở động vật có vú, xoang mũi tách biệt với xoang miệng nhờ VM. Có hai phần: phần trước là xương – VM cứng, được hình thành từ mấu xương, phát triển từ xương trước hàm và xương hàm trên ở phía trước và xương khẩu cái ở phía sau; phần sau – VM mềm và tận cùng là lưỡi gà. Ở lưỡng cư, lớp da phủ VM có tác dụng hô hấp.

VÒNG KINH. Quãng thời gian tính từ ngày bắt đầu ra máu kinh của kì hành kinh này đến ngày bắt đầu ra máu kinh của kì hành kinh sau. Cùng nghĩa với chu kì kinh nguyệt, VK trung bình của người là 28 ngày, nhưng kém hoặc hơn 7 ngày cũng được gịo là bình thường. Trong mỗi VK chỉ có một lần phóng noãn (x. Phóng noãn).

Page 322: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

VÒNG PHẢN XẠ . thuật ngữ và khái niệm do Becnơstein (N.A. Berneshtejn) và Anôkhin) đưa ra. Theo quan niệm này thì phản xạ gồm 4 khâu: khởi đầu, khâu trung ương, khâu trả lời (vận động) và khâu thông tin phản hồi. Như thế, phản xạ là một vòng tròn khép kín hay một vòng xoáy trôn ốc được mở rộng do thông tin phản hồi,. Thông tin này có thể đòi phải có sự chính xác hoá của các cử động trả lời. Thiếu các tín hiệu của các thông tin phản hồi thì cơ thể sẽ không thể có phản ứng chính xác với bất cứ một kích thích bên ngoài hoặc bên trong tích cực nào.

VÒNG SINH TRƯỞNG (cg. Vòng hàng năm), vòng tăng trưởng hàng năm của tầng phát sinh ở thân và rễ cây gỗ. VST ở các cây vung ôn đới trên bản cắt ngang có thể thấy hai vòng đồng tâm có màu sáng và màu tối của mô xylem. Các vòng đó gồm: vùng chứa yếu tố mạch rộng hơn là sản phẩm của tầng phát sinh hoạt động vào mùa xuân (vòng sáng hơn); vùng chứa yếu tố mạch bé hơn (vòng sẫm hơn) được sản sinh từ cuối mùa hè. Qúa trình này được lặp lại hàng năm do đó số vòng sáng hoặc tối chỉ rõ số tuổi của cây. Những cây sống ở vùng nhiệt đới ẩm, không có mùa lạnh thì tầng phát sinh hoạt động liên tục không có thời gian nghỉ, do đó VST không thấy rõ.

VÒNG TRÁNH THAI dụng cụ tử cung. Là thuật ngữ thông dụng ở Việt Nam vì dụng cụ tử cung được sử dụng đầu tiên là OTA có hình tròn (1963). Từ thập kỉ 70 thế kỉ 20, ở Việt Nam dùng dụng cụ tử cung DANA cải tiến, SUPER DANA hoàn toàn bằng chất dẻo, kín, không có hình tròn. Tới thập kỉ 80, dùng loại dụng cụ tử cung hở có nhiều hình dáng khác nhau như hình chữ T, hình số 7, vv. Tuy hiện nay dụng cụ tử cung không còn hình tròn nữa, nhưng danh từ VTT vẫn thông dụng và mang nghĩa như dụng cụ tử cung. Tác dụng tránh thai của dụng cụ tử cung đạt hiệu quả khoảng 95%, tuỳ theo loại VTT.

VÕNG MẠC. (cg. Màng võng), lớp torng cùng của mắt, bao gồm nhiều tế bào que và tế bào nón cảm thụ ánh sáng (VM ở mắt người có khoảng 7 triệu tế bào nón và 75 – 100 triệu tế bào que). VM là nơi biến đổi các kích thích quang học thành dạng hưng phấn thần kinh và thực hiện quá trình xử lý bước một tín hiệu thị giác. Xt Mắt.

VỌNG một trong bốn phép thu thập tư liệu lâm sàng (tứ chẩn) của y học cổ truyền, nhằm đánh giá khái quát trạng thái của người bệnh để tìm ra vị trí, tính chất hàn nhiệt, trạng thái hư thực và nguyên nhân bệnh. Nội dung của V thường là nhìn thần sắc mặt, thể trạng của người bệnh, mắt mũi, môi, lưỡi, chất thải (đờm, phân, nước tiểu, chất nôn)…; ở trẻ em dưới 3 tuổim còn xem chỉ văn ở ngón tay.

VÔ CẢM x. Gây tê

VÔ KHUẨN. trạng thái hoàn toàn không có bất cứ vi sinh vật nào; là một trong những điều kiện hàng đầu phải tuân thủ thực hiện trong tất cả các kĩ thuật y tế, đặc biệt đòi hỏi gắt gao trong phẫu thuật, đỡ đẻ, tiêm truyền, vv.

VÔ SINH. Tình trạng người (đối với nam hay nữ) không có khả năng có con qua đường tình dục bình thường. Một cặp vợ chồng được cho là VS khi cùng chung sống đã được hai năm trở lên mà vẫn chưa có thai mặc dù đang còn ở tuổi sinh sản và không sử dụng một biện pháp tránh thai nào. Phân biệt: VS nguyên phát – trường hợp chưa có thai lần

Page 323: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

nào; VS thứ phát – trường hợp trước đó đã có thai ít nhất một lần (sẩy thai, sinh con, con sống hay chết) nay đã quan hệ tình dục bình thường trên hai năm mà vẫn chưa có thai lại. VS có thể do nhiều nguyên nhân: 1/ Nguyên nhân ở nam: dị dạng của bộ phận sinh dục nam (lỗ đái lệch thấp…); nghẹt ống sinh tinh hoặc tổn thương ống sinh tinh (thường xảy ra sau bệnh nhiễm khuẩn đường sinh dục như bệnh lậu…); sự phát triển bất thường của tinh hoàn do nội tiết hoặc tổn thương tinh hoàn dẫn tới tình trạng vô tinh trùng hoặc thiếu tinh trùng; do độc tố, thuốc lá, ma tuý làm ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng tinh trùng hoặc thiếu tinh trùng; do bệnh lý ảnh hưởng tới quá trình xuất tinh; bất thường nhiễm sắc thể. 2/ Nguyên nhân ở nữ: dị tật bẩm sinh ở cơ quan sinh dục (âm đạo ngắn, tử cung kép, không có một hoặc cả hai vòi trứng…); tắc nghẽn vòi trứng do bệnh lý; bệnh ở tử cung (u xơ, lạc nội mạc tử cung…); không rụng trứng không rõ nguyên nguyên (có thể do stress, rối loạn nội tiết, bệnh của buồng trứng…); bất thường nhiễm sắc thể, vv. Khoảng 30% trường hợp VS do nam; khoảng 30% – do nữ; khoảng 40% trường hợp do cả hai người, VS tăng theo tuổi, càng lớn tuổicàng khó thụ thai.Hiện tượng không có khả năng sinh sản ở sinh vật nói chung gọi là bất thụ. Hiện tượng VS ở súc vật cái gọi là sổi hay nân sổi.VỠ TỬ CUNG. Tai biến sản khoa, hậu quả của đẻ khó. Do các nguyên nhân cản trở thai nhi không sổ được ra ngoài qua âm đạo: khung chậu hẹp, méo mó làm cho đâu thai nhi không chui lọt qua được; sản phụ có khối u ở đoạn dưới tử cung, cổ tử cung, đường sinh dục dưới làm chặn đường ra của thai nhi; sản phụ có vết mổ cũ ở tử cung mà các cơn co tử cung mạnh có thể làm toác vết mổ cũ; đầu thai nhi quá to không chui lọt qua khung chậu; tư thế nằm ngang (ngôi trán, ngôi mặt…); các thủ thuật can thiệp để lấy thai ra không đúng chỉ định (kéo thai, xoay thai, kẹp đầu thai…). Là tai biến nặng, có thể gây chết con, chết mẹ nếu không được can thiệp kịp thời. Tai biến xảy ra do tổ chức y tế theo dõi thai sản chưa tốt, không khám thai thường kì trước khi sinh. Bộ Y tế Việt Nam đã đề ra chương trình thanh toán 5 tai biến sản khoa, trong đó có VTC (uốn ván sơ sinh, sản giật, VTC, nhiễm khuẩn sau đẻ, chảy máu sau đẻ).

VỮA XƠ ĐỘNG MẠCH x. Xơ vữa động mạch.

VƯỜN TRẺ công trình phục vụ việc gửi trẻ ở tuổi trước khi đến trước, thường có vườn và sân chơi kèm theo.

Từ điển Y học Việt Nam – Mục WX

WHO (A. World Health Organization), x. Tổ chức Y tế Thế giới.

WMA (A. World Medical Association), x. Hiệp hội Y khoa Thế giới.

Page 324: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

XQUANG x. Tia Rơnghen

XÁC ĐỊNH GIỚI TÍNH sự hình thành những cá thể theo giới tính nhất định tuỳ thuộc vào tổ hợp những nhân tố di truyền nằm trong nhiễm sắc thể (sự xác định di truyền của giới tính) hoặc tuỳ thuộc những điều kiện môi trường bên trong và bên ngoài mà ở đó các giao tử hoặc hợp tử hìnhh thành (tức sự xác định phenotip của giới tính).

XÁC ĐỊNH TUỔI BẰNG PHÓNG XẠ các phương pháp xác định tuổi của các lớp đất, các hoá thạch căn cứ vào lượng sản phẩm phân huỷ của các nguyên tố phóng xạ. Quá trình phân huỷ của các nguyên tố này diễn ra trong thiên nhiên với tốc độ rất đều đặn, không phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh. Thường dùng 235U có chu kì bán huỷ là 4,52 tỉ năm. Một gam 235U mỗi năm sinh ra 7,4.10-9 g 206 Pb và 9.10-6 cm3 He (heli). Bằng phân tích chính xác có thể xác định khối lượng Pb (chì), thể tích khí He và khối lượng U (urani) hiện có trong mẫu quẵng, từ đó suy ra tuổi của mẫu với độ chính xác vài trăm năm. Người ta cũng hay dùng 40K vì nguyên tố này phổ biến trong nham thạch cũng như trong đá trầm tích. Để xác định tuổi những hoá thạch tương đối mới, người ta dùng cacbon phóng xạ. Trong quá trình dinh dưỡng, thực vật và cả động vật cũng hấp thụ 12C và 14C. Khi sinh vật đang sống thì tỉ lệ 12C, 14C không đổi. Sau khi chết, sinh vật ngừng hấp thụ cacbon và 14C bắt đầu phân rã. Chu kì bán rã của 14C là 5.700 năm. Phân tích cacbon trong các hoá thạch có thể xác định tuổi của nó chính xác tới vài trăm năm.

XÁC ĐỊNH TUỔI BẰNG CACBON 14C x. Xác định tuổi bằng phóng xạ.

XÁC ƯỚP x. Ướp xác.

XANH MÊTILEN (A. methylene blue), phẩm màu thuộc nhóm thiazin. Tinh thể màu xanh lục (lam sẫm), có ánh kim. Tan trong nước, etanol. Dùng làm chất chỉ thị trong hoá phân tích, làm thuốc sát trùng, thuốc giải độc xianua, thuốc giảm đau, phẩm nhuộm, mực viết, vv.

XANH TÍM ĐẦU CHI tình trạng da ở đầu các ngón chân, tay, kể cả phần móng chuyển từ màu hồng bình thường sang màu phớt xanh và tím do tăng cao nồng độ hemoglobin khử (không bão hoà oxi) tại các mao mạch ngoại vi; thường kèm theo tím môi. Nguyên nhân thường gặp: tiếp xúc với lạnh, giảm áp suất khí quyển khi ở độ cao lớn; rối loạn chức năng thông khí phổi, viêm phổi, tắc mạch phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, suy hô hấp; suy tim, một số bệnh tim bẩm sinh có luồng thông giữa tim phải và trái; tắc động mạch hoặc tĩnh mạch; dị thường của hemoglobin (chất vận chuyển oxi trong lòng mạch máu), vv.

Page 325: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

XĂM MÌNH tục trang điểm có từ lâu đời của nhiều dân tộc trên thế giới, phổ biến ở vùng biển (vd. Thái Bình Dương). Về sau do các thuỷ thủ qua lại bắt chước nên XM phát triển rộng. Ở Việt Nam, các dân tộc ở Tây Nguyên XM nhiều hơn các dân tộc khác. Người ta dùng những đầu nhọn, sắc bằng gỗ cứng hay ngà voi, xương, kim loại…châm thành hình người, thần, muông thú, hoa lá, chữ, các dấu hiệu, biểu tượng…lên bề mặt da (có trường hợp xăm đến 96% tổng diện tích da), rồi rắc than, bột đen, bôi chàm hay phẩm màu lên. Khi vết xăm lành, để lại hình và màu. Lúc đầu, người ta XM với mục đích tự vệ vì cho rằng khi lặn xuống nước các loài thuỷ quái trông thấy phải sợ (cư dân Lạc Việt) và các thú dữ khác, tà ma, bệnh tật, gió độc, tai biến, rủi ro…đều phải kị. Tiến tới thành phong tục như xăm mặt cho cô dâu ở Đài Loan , rạch lưng trước khi cưới ở Ôxtrâylia, xăm trên da bụng khi có mang ở một số bộ lạc Châu Phi, để lại dấu ấn của một việc làm dũng cảm, hoặc để ghi nhớ những kỉ niệm cuộc đời, để biểu hiện sự sùng đạo, để tiến hành một nghi lễ thiêng liêng, để tỏ rõ quyết tâm, như thời Trần nước Đại Việt (thế kỉ 13), quân sĩ xăm hai chữ “Sát Thát” (giết giặc Nguyên) vào cánh tay, dân xăm lên bụng hàng chữ “Nghĩa dĩ quyên khu, hình vu báo quốc” (“Vì nghĩa liều thân, báo đền ơn nước”). Lúc đó tục XM rất phổ biến, trình độ nghệ thuật cao. Vua, quan, quân, dân đề XM, và đã có thợ chuyên vẽ XM. Ngày nay, nhiều hải cảng lớn ở Anh, Đức, Hà Lan…có những cơ sở và dịch vụ chuyên nghiệp XM nổi tiếng, trước hết phục vụ các thuỷ thủ.

XEM TƯỚNG xem mặt và hình dáng con người để suy đoán vận mệnh. Tục XT thịnh hành từ lâu. Người ta chia khuôn mặt ra làm 12 cung, mỗi cung ứng với một việc. 1) Ấn đường (ở hai bên lông mày) gọi là mệnh cung, chủ về bản mệnh; 2) Tài bạch (hai cánh mũi) chủ về của cải; 3) Huynh đệ (hai bên đầu lông mi) chủ về anh em; 4) Điền trạch (hai con mắt) chủ về nhà cửa, ruộng vườn; 5) Ngoạ tàm (hai ổ dưới mắt) cung về nam nữ, chủ về đường con cái; 6) Ngự vĩ (hai bên đuôi mắt) cung thế thiếp, chủ về đường vợ chồng; 7) Địa các (dưới cằm)là cung nô bộc, chủ đường tôi tớ, kẻ hầu người hạ; Sơn côn (sống mũi) là cung tật ách, chủ về bệnh tật; 9) Thiên di (hai bên gò má) chủ đường đi xa; 10) Quan lộc (đỉnh trán) chủ đường công danh; 11) Phúc đức (ngoài cung thiên di, ở bên sát trái tai) chủ về phúc ấm gia đình; 12) Phụ mẫu (ở gò trái đôi bên) chủ việc cha mẹ. Lại chia mặt làm ba, gọi là tam đình: thượng, trung, hạ quan hệ đến phần trên, phần giữa, phần dưới của mặt. Việc phân chia ra các cung, các phần dựa theo cách tính của Kinh Dịch với thuyết âm dương, ngũ hành, ứng với chu kì 12 năm: Tí, Sửu, Dần, Mão, vv.XT còn lưu ý đến hình dáng, tư thế, cách đi đứng của con người. Ngoài ra còn nhiều cách xem: vân tay, tai, miệng, tóc, râu, tướng ngồi, đi đứng, ăn, nằm, lời ăn tiếng nói, vv. Nhưng cơ bản là xem thần khí.Trong dân gian thường theo kinh nghiệm mà đoán định. XT chưa thể coi là một khoa học, khó có thể tin được; nhiều người coi là mê tín.

XEM VÂN TAY thường coi là một bộ phận của xem tướng (x. Xem tướng). Bàn tay được chia thành tám cung: kiền, khảm, cấn, chấn, tốn, ly, khôn, đoài, ở giữa là minh đường. Tuỳ theo hình dáng của từng cung ứng với các công việc trong đời sống. Cung kiền tới phụ mẫu; cung khảm tới cơ nghiệp; cung cấm tới việc làm ăn; cung chấn, đường vợ con, vv. Mỗi ngón tay cũng có một tướng riêng tuỳ theo hình dáng mà đoán định.Chịu ảnh hưởng cách XVT của phương Tây, nhiều người cũng định cho từng đường vân tay ứng với từng công việc trong đời sống: đường thọ, đường tình ái, tướng con cái, tướng công danh, vv.

Page 326: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

XVT cũng có sách học, rất khó xác định sai, đúng. Vân tay rất có giá trị trong khoa học hình sự.

XÉT NGHIỆM TỨC THÌ xét nghiệm được thực hiện ngay, cho kết quả ngay sau đó. Trong y học, thường dùng để chỉ những xét nghiệm cần làm khẩn cấp và cho kết quả nhanh chóng. Vd. phẫu thuật viên trong khi mổ chưa xác định được khối u của bệnh nhân là lành tính hay ác tính; XNTT về mô học cho phép xác định nhanh chóng (trong vòng 15 phút) tính chất của u, giúp cho phẫu thuật viên chọn cách xử trí thích hợp.

XÍ TỰ HOẠI thiết bị vệ sinh trong nhà bao gồm chậu xí (để tiếp cận phân), thiết bị truyền dẫn đưa phân vào bể tự hoại, tại đó phân tự huỷ hoại theo phương pháp vi sinh.

XOA BÓP x. Liệu pháp xoa bóp.

XOANG (cg. Khoang), 1. (động vật), khoang trống, một hốc, một chỗ phình hoặc các túi trong cấu tạo cơ thể sinh vật. Trong các X có thể lấp đầy nội quan chỉ thừa lại khoảng trống nhỏ như X màng bụng, X màng phổi… hoặc khoang trống như X mũi, X miệng, X mắt. Nguồn gốc do quá trình phân cắt trứng hình thành nên các lá phôi và quá trình biệt hoá các lá phôi này.2. (thực vật), khoang trống còn lại trong một tế bào đã mất đi các chất sống và được bao bọc bởi các vách tế bào, vd. X trong các yếu tố gỗ.3. Ở người, có nhiều X: X xương – một hốc rỗng trong xương (vd. X xương sọ , X mặt cạnh mũi…); X tĩnh mạch – một đoạn tĩnh mạch phình to (X tĩnh mạch dọc trên trong họp sọ); X tim hay nút khoang Keith và Flack – một tập hợp tế bào gần chỗ nối tĩnh mạch chủ trên và tâm nhĩ phải, nơi phát động nhịp tim bình thường (nhịp xoang).

XOANG BAO MANG 1. Phần xoang tim nhận máu từ tĩnh mạch đưa đến.2. Phần chính của xoang tai giữa nằm phía dưới xương búa.3. Ở động vật lưỡng tiêm và động vật có bao, là xoang bên ngoài chuyên nhận nước từ mang chảy vào.

XOANG BAO TIM xoang giữa lớp trong của màng bao tim và màng sát mặt tim.

XOANG ĐỘNG MẠCH CẢNH phần phình gần chỗ xuất phát của động mạch cảnh trong ở cổ, chứa các thụ quan cảm giác điều khiển sự thay đổi huyết áp (x. Thụ quan áp lực).

XOANG MẶT (cg. Xoang cạnh mũi), các hộc khí nằm trong xương mặt hoặc xương sọ, lưu thông với mũi. Gồm có: xoang hàm, xoang sàng, xoang trán, xoang bướm. Tất cả các xoang đều tiếp giáp với ổ mắt; xoang trán, xoang sàng, xoang bướm gần kề với não. Xoang sàng liên quan mật thiết với răng. Xoang hàm, xoang sàng đã có từ lúc mới sinh, các xoang khác phát triển về sau: xoang bướm phát triển từ 4 – 5 tuổi; xoang trán từ 7- 8 tuổi. Vào khoảng 9 – 10 tuổi, các xoang đã tương tự như ở người lớn. Các xoang thường phát triển không giống nhau ở hai bên và giữa các cá thể; vd. Xoang trán khác nhau tuỳ từng người, nên có thể dùng làm đặc điểm nhận dạng.

Page 327: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

XOANG MIỆNG xoang qua đó thức ăn được đưa vào ống tiêu hoá, được lót một lớp biểu mô hình vẩy xếp thành tầng, nguồn gốc từ lá phôi ngoài và một phần phôi khẩu. Ở động vật có vú, XM được má và môi bao quanh, giữ cho thức ăn không rơi ra ngoài khi nhai. Trong XM, có lưỡi là cơ quan vị giác và hỗ trợ cho việc nuốt, các ống dẫn nước bọt để thấm ướt và đôi khi tiêu hoá một phần thức ăn. Ở những động vật có xương sống khác, XM không có má nên chúng không nhai thức ăn mà phải nuốt hết cả vào ruột. Ở động vật không xương sống, XM rất đa dạng, phụ thuộc vào dạng thức ăn và phương thức tiêu hoá.

XOANG TAI GIỮA x. Tai giữa.

XOANG TĨNH MẠCH xoang có thành mỏng nằm phía sau và dưới tim ở cá và lưỡng cư, nhânj máu tĩnh mạch (máu bị mất oxi) từ các mô của cơ thể dồn về, trước khi về tim. Ở các động vật có xương sống khác, XTM nhập vào tâm nhĩ phải.

XOANG TUỶ xoang giữa của răng động vật có vú, chứa mô liên kết (tương tự keo), mạch máu, bạch huyết và các sợi thần kinh, được bọc trong lớp đentin. Nguồn gốc từ các nhánh đi qua rãnh tuỷ. Lớp ngoài tuỷ răng chứa các tế bào chuyên hoá (nguyên bào răng), gồm các sợi chất nguyên sinh bám sâu vào lớp đentin. Khi sinh trưởng kết thúc, rãnh co khít lại và chỉ còn các mạch cung cấp máu đủ duy trì các tế bào sống (xem thêm minh hoạ ở mục từ Răng).

XOẮN KHUẨN (Spirochaetales), bộ vi khuẩn có hình dạng uốn lượn như làn sóng hoặc lò xo. Tế bào thường xếp riêng lẻ, có lông roi ở một hay hai cực. Hầu hết thuộc loại hoá dưỡng. Hô hấp ưa khí hoặc vi ưa khí hoặc kị khí. Một số XK gây bệnh ở động vật và người, vd. XK gây bệnh giang mai, bệnh xoắn khuẩn vàng da chảy máu, phảy khuẩn tả gây bệnh tả, vv. Xt. Bệnh leptospira.

XOẮN RUỘT tình trạng tắc ruột do một quai ruột bị xoắn lại theo một trục nhất định, xảy ra sau phẫu thuật ổ bụng gây dính do ruột bị viêm, nhu động ruột tăng, nhưng vẫn không lưu thông được thức ăn và phân. XR ở ruột non ít gặp hơn ở ruột già. XR gây tắc ruột cấp tính, hoại tử ruột rất nhanh và viêm màng bụng cấp tính, rất nguy hiểm cho tính mạng bệnh nhân. Cần chẩn đoán, phát hiện và mổ sớm để giải thoát đoạn ruột bị xoắn.

XỐP XƠ TAI bệnh gây điếc do ổ thương tổn ở xương (xốp và xơ) phát triển lan đến cửa sổ bầu dục, hạn chế sự vận động của xương bàn đạp, ngăn cản sự truyền dẫn của âm thanh. Bệnh có tính gia đình, nữ bị nhiều hơn và khởi phát từ tuổi thanh niên. Điều trị bằng cách phẫu thuật xương bàn đạp có kết quả tốt, hoặc có thể đeo máy trợ thính.

XƠ CỨNG trạng thái bệnh lí của một mô xơ hoá bị rắn lại (x. Xơ hoá). Xơ hoá là cơ sở mô học của XC và XC thường là biểu hiện giai đoạn cuối của xơ hoá. Về vi thể, dễ thấy XC dưới dạng thoái hoá trong. Trong thực tế, người ta có thói quen coi xơ hoá đồng nghĩa với XC.

XƠ CỨNG ĐỘNG MẠCH trạng thái bệnh lí thường do phát triển quá mức mô liên kết và mất các sợi chun làm dày cứng và yếu thành động mạch. Bao gồm: vữa cơ động mạch,

Page 328: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

xơ cứng tiểu động mạch, vôi hoá lớp áo giữa động mạch, trong đó dạng vữa xơ động mạch hay gặp nhất. XCĐM làm giảm tuần hoàn và sự tưới máu ở các vùng cơ thể tương ứng. Nguyên nhân: vữa xơ, tuổi già, ngấm vôi hoặc viêm mạn tính, vv. Dấu hiệu: động mạch nông ở dưới da cứng và ngoằn ngoèo; tăng huyết áp. Dự phòng như dự phòng vữa xơ động mạch.

XƠ CỨNG RẢI RÁC bệnh đặc trưng bởi các thương tổn xơ cứng nhỏ rải rác trong hệ thần kinh, chỉ khu trú ở chất trắng ở mọi nơi trong não, tiểu não, thân não và tuỷ sống, không thấy ở chất xám và thần kinh ngoại vi. Trước hết, các thương tổn hình thành ở vỏ myelin (chất bọc các sợi thần kinh) rồi lan ra thành mảng xơ cứng, có thể gây chèn ép. Biểu hiện lâm sàng của bệnh phụ thuộc vào nơi khu trú các thương tổn. Vì không đụng chạm đến các đường thần kinh tương ứng chi phối vẫn hoạt động bình thường. Căn nguyên bệnh hiện chưa xác định nhưng được xếp vào loại bệnh tự miễn. Điều trị bằng corticoid, vitamin nhóm B và sớm hồi phục chức năng khi có tổn thương vận động.

XƠ GAN bệnh gan mạn tính đặc trưng bởi tình trạng xơ hoá phát triển lan tràn của mô liên kết trong gan, bóp nghẹt các nhánh tĩnh mạch cửa và các tế bào nhu mô gan. Tuỳ theo nguyên nhân có các loại XG khác nhau: 1) XG teo Lanec (theo tên của R. Laennec, thầy thuốc người Pháp): teo gan nhỏ, cứng, sù sì như gai mít; nguyên nhân phần lớn do nghiện rượu. 2) XG do ứ mật: gan to, chắc, đau…; nguyên nhân do viêm đường mật, sỏi, sán lá gan. 3) XG do viêm gan virut B (nguyên nhân thường gặp nhất): lúc đầu gan to, vàng da, sau gan teo nhỏ dần, xuất hiện cổ trướng (bụng có nước), phù, cơ thể gầy sút, mệt mỏi, tiêu hoá kém, sau cùng chết do hôn mê, hoặc chảy máu đường tiêu hoá, hoặc ung thư hoá. Dự phòng XG: chữa sớm các bệnh gan, chống nghiện rượu, tiêm vacxin phòng viêm gan B cho trẻ em. Điều trị XG rất ít kết quả, có thể ghép gan để thay thế toàn bộ gan khi đã bị tổn thương nặng.

XƠ HOÁ hiện tượng tăng sinh các tế bào liên kết kèm theo sự sinh sản quá mức các chất gian bào trong một cơ thể như mô tuyến, mô thần kinh, mô cơ…(tăng sinh nguyên bào sợi, tế bào sợi, sợi tạo keo…), làm cho mô xơ cứng lại, một phần hay toàn bộ chức năng của mô bị ngừng trệ. Thường thấy: xơ nội bì, xơ phổi giữa các thùy và quanh phế quản, xơ bắp thịt, vv.

XƠ PHỔI tình trạng bệnh lí khi các mô liên kết (chất tạo keo, tế bào sợi) ở phổi phát triển một cách không bình thường cả về chất lượng, số lượng và tạo nên những thương tổn khu trú (lao phổi, ung thư phổi…) hoặc tản mạn, dọc theo các vách gian phế nang lên toàn bộ hệ thống nhu mô phổi (do các loại bụi, chất độc, vv.). Sự phát triển của mô xơ có thể do ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài hoặc từ bên trong cơ thể. Sau một thời gian phát triển, XP có nguy cơ dẫn đến suy hô hấp.

XƠ VỮA ĐỘNG MẠCH hậu quả của một quá trình lão hoá các động mạch, mỡ đọng trong thành động mạch, làm thành dày lên, mất tính đàn hồi, lòng bị thu hẹp; dòng máu sẽ chảy chậm lại, giảm lượng máu tới tưới các cơ quan có liên quan, làm rối loạn hoạt động của chúng, tạo nên các hội chứng bệnh lí. Vd. XVĐM vành dẫn tới cơ co thắt ngực, chóng mặt…; XVĐM chi dưới gây đau, chuột rút ở bắp cẳng chân, vv. Bệnh bắt đầu từ lúc trẻ tuổi, tiến triển âm thầm, lặng lẽ cho đến khoảng 50 tuổi mới bắt đầu xuất hiện các

Page 329: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

dấu hiệu rõ rệt của bệnh. Dự phòng bệnh phải bắt đầu rất sớm, từ tuổi thanh niên (chống cao huyết áp, béo phì, đái tháo đường, tăng cholesterol máu; không hút thuốc lá, vv.), Chữa bệnh theo chỉ định của thầy thuốc; cần có sự hợp tác và tự nguyện cao của bệnh nhân. Xt. Xơ cứng động mạch.

XUẤT HUYẾT x. Chảy máu.

XUẤT HUYẾT DẠ DÀY x. Chảy máu dạ dày – tá tràng.

XUẤT HUYẾT DỊCH KÍNH chảy máu trong dịch kính do tổn thương thành mạch máu võng mạc vì viêm nhiễm, chấn thương hoặc biến chứng phẫu thuật, XHDK nhiều làm giảm sút nghiêm trọng thị lực: mới đầu mắt nhìn thấy màn màu đỏ che lấp, sau đó không nhìn rõ vật. XHDK do chấn thương và biến chứng phẫu thuật có thể điều trị bằng thuốc (dùng tam thất đạt hiệu quả cao). Trong trường hợp XHDK kéo dài và không tiêu, cần mổ để lấy máu và thay dịch kính.

XUẤT HUYẾT NỘI NHÃN chảy máu vào trong lòng nhãn cầu do tổn thương mạch máu vì viêm, chấn thương hoặc biến chứng phẫu thuật. XHNN có phạm vi tổn thương rộng và bao gồm tình trạng chảy máu vào tiền phòng và chảy máu vào dịch kính (x. Xuất huyết dịch kính). Cách xử trí cơ bản cũng như khi xuất huyết dịch kính. Còn có thể bằng cách trích máu tiền phòng, trong trường hợp máu lâu tiêu và có khả năng đe doạ tăng nhãn áp.

XÚC CẢM sự phản ánh tâm lí (x. Tâm lí) dưới dạng một trải nghiệm (x. Trải nghiệm) trực tiếp về ý nghĩa đời sống của các hiện tượng và tình huống, được quy định bởi quan hệ giữa các thuộc tính khách quan của chúng đối với nhu cầu của chủ thể. Trong quá trình tiến hoá, XC nảy sinh như là một phương tiện cho phép sinh vật xác định được ý nghĩa sinh học của các trạng thái cơ thể và những tác động bên ngoài. Hình thức đơn giản nhất của XC gọi là màu sắc XC của cảm giác – những trải nghiệm trực tiếp diễn ra cùng với những tác động riêng lẻ có ý nghĩa đối với sự sống (vd. nhiệt độ, mùi vị, vv.) và thúc đẩy chủ thể duy trì hay loại trừ chúng. Trong những điều kiện đặc biệt, khi chủ thể không khắc phục được tình huống nảy sinh, thì xuất hiện những xúc động (x. Xúc động). XC của con người là sản phẩm của sự phát triển xã hội – lịch sử thuộc về những quá trình điều chỉnh bên trong đối với hành vi, là hình thức biểu hiện chủ quan của nhu cầu. Sản phẩm phát triển cao của XC ở con người là những tình cảm ổn định (x. Tình cảm) đối với những sự vật đáp ứng các nhu cầu cao cấp của họ.

XÚC ĐỘNG dạng cảm xúc có cường độ rất nhanh, diễn ra trong một thời gian ngắn, kèm theo những thể hiện nội tạng và vận động rõ rệt. Khi XĐ, con người thường ít làm chủ được bản thân, không ý thức được hậu quả hành động của mình (hoạt động của bộ phận dưới vỏ não trội hơn hoạt động của vỏ não, sự kiểm soát của vỏ não bị suy yếu). XĐ diễn ra dưới hình thức những quá trình ngắn, theo từng “cơn” (“cơn giận”, “cơn ghen”, vv.). Nội dung và tính chất của XĐ ở người có thể nhờ sự tự kiềm chế mà biến đổi cho phù hợp với yêu cầu của tình hình (giáo viên, điệp viên, vv.)

Page 330: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

XÚC GIÁC một trong các giác quan của cơ thể động vật, gồm những tận cùng thần kinh ở sát mặt da, giúp cơ thể phân biệt và có được 3 loại cảm giác khác nhau: nhiệt giác – cảm giác nóng lạnh khi đụng vào một vật nóng hay lạnh; thống giác – cảm giác đau khi đụng vào một vật sắc, nhọn, gây tổn hại ít nhiều cho da; xúc giác – cảm giác khi sờ mó vào một vật thì nhận biết là da của ta đã đụng vào vật gì đó, lại giúp ta phân biệt được vật đó cứng hay mềm, trơn hay ráp, mịn hay thô, tròn trĩnh hay có góc cạnh, vv. Vd. người bị bệnh phong có thể bị mất hay kém nhiệt giác, thống giác và cả XG. Do mất XG, nên bệnh nhân phong không biết dẫm vào gai, đá nhọn, dễ bị các vết thương ở gan bàn chân và các vết loét ổ gà, vv.; không cảm nhận được khi cầm một vật nóng, nên dễ bị bỏng, gây lở loét, co quắp bàn tay, ngón tay ảnh hưởng đến lao động và sinh hoạt.

XUỒNG CỨU SINH xuồng được làm bằng gỗ, nhựa tổng hợp hoặc bằng vật liệu đặc biệt. Tuỳ từng loại tàu mà trang bị các loại xuồng khác nhau, vd. Tàu chở dầu, chở khí đốt phải dùng xuồng chống cháy. XCS có thể được trang bị chèo tay hoặc máy, có đủ độ bền để khi hạ từ trên cao xuống nước có tốc độ rơi nhanh mà không bị vỡ, không bị chìm và có đủ lượng nước uống, thực phẩm, phương tiện phát tín hiệu liên lạc theo quy định.

XUYÊN KHUNG (Ligusticum wallichii; tk thung cùng, tăng kì), cây thảo lâu năm, họ Hoa tán (Apiaceae). Thân thẳng, rỗng ruột. Lá mọc cánh. Hoa tán kép, trắng. Quả bế đôi, hình trứng. Rễ có mùi thơm. Cây dược liệu được trồng ở miền Nam Trung Quốc và Sa Pa (Việt Nam). Rễ phơi, sấy khô, được dùng làm thuốc điều kinh, dưỡng huyết, chữa cảm mạo, nhức đầu, phong thấp, nhức mỏi, bụng đầy trướng, mụn nhọt, hoa mắt; dùng dưới dạng thuốc sắt, bột hay rượu thuốc.

XUYÊN MẠCH (tk. Thoát mạch), hiện tượng di chuyển của các phân tử hữu hình của máu (chủ yếu là bạch cầu) xuyên qua thành các tiểu tĩnh mạch, mao mạch để ra ngoài, chủ yếu nhờ chuyển động dạng amip. Là hiện tượng thường gặp trong viêm.

XUYÊN MẠCH CỦA BẠCH CẦU ĐA NHÂN hiện tượng di chuyển của bạch cầu đa nhân xuyên qua thành mạch máu. Bạch cầu đa nhân được sản ra từ tuỷ xương. Trong rất nhiều loại viêm, chúng được huy động đầu tiên và rời khỏi lòng mạch đi vào ổ viêm. Bình thường, bạch cầu đa nhân di chuyển giữa dòng trục các mạch máu, khi đến vùng viêm chúng toả ra các phía và bám dính tập trung vào bề mặt trong nội mạch mạch máu. Tiếp theo, chúng tìm các khe hở mở ra giữa các tế bào nội mô rồi luồn giả túc uốn mình chui qua, hoặc tiết ra enzim tiêu mô tạo lỗ thủng qua tế bào và màng đáy để thoát ra ngoài thành mạch. Sau đó, dưới tác động của hệ bổ thể, các sản phẩm của vi khuẩn và sản phẩm chuyển hoá của tế bào trong vùng viêm, bạch cầu đa nhân chuyển động có định hướng để tiếp xúc với vật lạ và thực hiện nhiệm vụ thực bào tiêu diệt vật lạ, dọn sạch tổn thương.

XUYÊN TÂM LIÊN (Andrographis paniculata = Justicia paniculata; tk cây lá đắng, công cộng , nguyên cộng, khô đảm thảo), cây thảo họ Ô rô (Acanthaceae). Thân mọc thẳng đứng, cao 0,3 – 0,8 m, nhiều đốt, nhiều cành. Lá nguyên mềm, mọc đối. Hoa trắng điểm hồng, mọc thành chùm hình chuỳ ở nách lá hay đầu cành. Mọc hoang và được trồng ở nhiều tỉnh miền Bắc Việt Nam để làm thuốc. Trong toàn cây XTL có 14 chất glucozit và flavon, với hoạt chất chính là anđrographolit.

Page 331: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

Những nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy nước sắc XTL với tỉ lệ 5/1, 2/1 có tác dụng yếu đối với các chủng vi khuẩn Staphylococcus aureus, Escherichia coli, Bacillus subtilis. Khi mới thu hái, hàm lượng anđrographolit cao, có tác dụng diệt khuẩn mạnh; càng để lâu (3 – 6 tháng), hàm lượng hoạt chất giảm nhanh, tác dụng diệt khuẩn giảm. Được dùng trong y học cổ truyền Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêxia, Việt Nam. XTL có vị đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, giảm đau. Được dùng chữa vết thương, tẩm gạc đắp vết thương hoặc làm dịch nhỏ giọt rửa vết thương; chữa viêm họng, viêm phế quản, lị (nước sắc XTL cùng với bồ công anh, sài đất…).

XỬ LÍ NƯỚC biện pháp cải tạo chất lượng nước cho đạt yêu cầu mong muốn: 1)XLN cấp: nước lấy ở sông, giếng có nhiều chỉ tiêu chưa đạt yêu cầu sử dụng phải xây dựng trạm xử lí. Các chỉ tiêu cần đạt của nước cấp: độ vô trùng của nguồn nước, độ trong của nguồn nước, các hàm lượng hoá chất, độ cứng, độ ion của nước. Tuỳ chất lượng nguồn nước mà trạm xử lí phải qua các công đoạn gia công cho nước cấp đạt yêu cầu mới bơm vào đường ống cấp cho người sử dụng. 2) LN thải: nước thải từ nơi sinh hoạt, nước phân, nước tiểu, nước thải công nghiệp phải được kiểm dịch chất lượng. Nếu nước thải độc hại về mặt sinh học hay hoá học, phải qua trạm xử lí mới được tháo ra hệ thống thoát nước công cộng hoặc ra sông ngòi.

XỬ LÍ Ô NHIỄM 1. Một phương pháp kĩ thuật hay một quá trình nào đó được thiết kế, xây dựng nhằm mục đích loại bỏ các chất rắn và các chất gây ô nhiễm ra khỏi các loại chất thải rắn, các loại nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp…, và các loại khí thải.2. Các phương pháp được sử dụng nhằm mục đích làm biến đổi các thành phần hoặc đặc tính sinh học của các loại rác thải bệnh viện để làm giảm đáng kể hoặc là loại bỏ hẳn khả năng gây bệnh của các loại rác thải này.

XỬ LÍ VỆ SINH biện pháp làm mất hiệu lực hay loại trừ chất phóng xạ, chất độc và vi khuẩn khỏi cơ thể người và trang, thiết bị. Bao gồm: tắm rửa, tiêu độc, tẩy xạ và khử khuẩn đối với người, trang phục, phương tiện phòng hộ.

XƯƠNG loại mô liên kết do chất căn bản của mô nhiễm nhiều muối khoáng (canxi, magie…làm cho X là mô rắn nhất trong cơ thể và thực hiện chức năng chống đỡ cho cơ thể. X còn đóng vai trò quan trọng trong chuyển hoá một số chất, nhất là canxi. Bộ xương người có khoảng 200 X đa dạng (X dài, X ngắn, X dẹt, X nhỏ trong tai, X chứa khí, X vừng…) tiếp nối nhau bằng các loại khớp. Bộ xương người là hệ thống khung, ngoài nhiệm vụ chống đỡ cho toàn bộ cơ thể còn có nhiệm vụ: bảo vệ nội tạng (não, tuỷ sống, tim, phổi, tuỷ xương…); tạo cho cơ thể có tư thế, hình dáng thích hợp với sinh hoạt ở mọi môi trường; thực hiện chức năng vận động. Mọi biến đổi bất thường ở bất cứ điểm nào của bộ xương (gãy, cứng khớp, viêm…) đều gây rối loạn trong hoạt động bình thường của cơ thể người.

XƯƠNG BẢ VAI xương hình tam giác bẹt, rộng tạo thành phần lưng của đai ngực ở đa số động vật có vú và vai người. Mỗi xương bả khớp với xương cánh tay nhờ khớp vai – cánh tay. Xương bả úp lên một phần các xương sườn từ xương số hai đến số bảy và ở đa số động vật có xương sống nó gắn liền với cột sống. Ở động vật có vú, có các cơ bám trên XBV và phía sau ngực cho phép vai có thể cử động tự do.

Page 332: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

XƯƠNG BÀN tập hợp các xương hình que tạo nên phần đầu của xương chi ở động vật bốn chi. Ở chi năm ngón điển hình, có 5 XB và có sự phân hoá ở các nhóm động vật khác nhau, vd. ở các loài động vật có vú chạy nhanh như ngựa thì các đốt XB kéo dài ra và nâng lên khỏi mặt đất. Có XB chân và XB tay. XB chân nằm ở phần chi sau của động vật bốn chi và mu bàn chân ở người; gốc XB chân khớp với xương cổ chân và phần ngọn khớp với xương ngón chân. XB tay ở phần chi trước ở động vật bốn chi : các xương này tạo nên một phần của xương chi trước ở động vật bốn chi và lòng bàn tay của người; gốc các XB tay khớp với xương cổ tay và đầu kia khớp với các xương ngón tay.

XƯƠNG BÀN CHÂN x. Xương bàn.

XƯƠNG BÀN ĐẠP xương nhỏ có hình bàn đạp gắn vào cửa sổ bầu dục của tai và ở thú là xương tai nằm trong cùng. Ở lưỡng cư, chim và bò sát, XBĐ là que xương hoặc sụn tạo nên xương tai duy nhất, XNĐ tương đồng với sụn móng hàm của cá.

XƯƠNG BÀN TAY x. Xương bàn.

XƯƠNG BÁN KHUYÊN ba xương hình bán khuyên tạo nên mê lộ tai trong của động vật có xương sống, để kiểm soát sự thay đổi vị trí trong di chuyển của đầu. Các xương này nằm trong túi bầu dục và vuông góc với nhau, ở đầu cuối phình to chứa các tế bào cảm giác. Khi đầu di chuyển trong một mặt phẳng cụ thể, sẽ làm cho nội dịch chuyển về phía sau trong các ống bán khuyên nằm trên mặt phẳng đó và kích thích lên tế bào cảm giác.

XƯƠNG BÁNH CHÈ xương nhỏ nằm phía trước đầu gối; là ổ khớp giữa xương đùi và xương chày chân sau ở đa số động vật có vú, một số loài chim và bò sát. Có dạng quạt (xương vừng) bám vào gân của cơ đùi bốn đầu.

XƯƠNG BỒ thân rễ đã phơi, sấy khô của cây thạch xương bồ (Acorus gramineus) và cây thuỷ xương bồ (Acorus calamus), họ Ráy (Araceae). Trong XB có tinh dầu chứa khoảng 85% asaron, có tính ấm, vị cay, đắng, mùi thơm; được dùng làm thuốc bổ trong đông y. Xt. Thạch xương bồ; Thuỷ xương bồ.

XƯƠNG BÚA xương hình chiếc búa có cán dài tựa vào màng nhĩ. Là xương đầu tiên và lớn nhất của xoang nhĩ ở động vật có vú. Tương đồng với sụn Mecken (Meckel) của cá sụn. XB giữ màng nhĩ ở trạng thái căng liên tục và vừa phải nhờ có trương lực của cơ. Những âm thanh quá mạnh hoặc quá cao gây phản xạ co cơ XB, làm màng nhĩ căng mạnh và sẽ kém rung động, đây là biện pháp bảo vệ tai trong khỏi những tiếng rít hoặc quá ồn.

XƯƠNG CÁNH TAY xương dài từ vai tới khuỷu của chi trước động vật bốn chi. Đầu tròn phía trên khớp với hốc khớp vai – cánh tay (ổ chảo), tạo nên khớp hình cầu. Đầu dưới, xương phân hoá và hình thành nên một mặt khớp (lồi cầu) với xương quai và xương trụ tạo nên khớp khuỷu (xem minh hoạ Chỉ năm ngón).

Page 333: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

XƯƠNG CHÀY xương dài, lớn ở ống chân chi sau động vật bốn chi. Diện khớp ở đầu trên khớp ở đầu trên khớp với xương đùi tạo nên khớp bản lề của đầu gối. Đầu dưới khớp với xương mác phía bên và xương cổ chân phía dưới tạo nên khớp mắt cá. Phía trong đầu dưới XC còn có một mấu lồi tạo nên mắt cá trong.

XƯƠNG CỔ CHÂN tập hợp xương tạo nên mắt cá và gót chân ở người và cổ chi sau ở động vật bốn chi (xt. Xương cổ tay). Ở chi năm ngón điển hình, có 12 xương xếp thành ba hàng. Các xương này khớp với nhau và khớp các xương phần đốt bàn ở phía trước. Một XCC, xương sên tạo nên khớp lồi của mắt cá với xương chày và xương mác. XCC cũng có sự phân hoá và tiêu giảm so với sơ đồ chung, vd. ở người chỉ có 7 XCC.

XƯƠNG CỔ TAY tập hợp xương hình thành nên cổ tay người và cổ chi trước ở động vật bốn chân (xt. Xương cổ chân). Ở chi năm ngón điển hình, có 12 xương xếp thành ba hàng và có sự thay đổi ở từng nhóm động vật; vd. ở người chỉ còn 8 XCT, chúng khớp với nhau và khớp với xương bàn. Ba XCT tạo nên khớp xoay với xương quay của chi trước.

XƯƠNG CỘT SỐNG (cg. Xương sống), gồm 5 phần: cổ, ngực, thắt lưng, chậu và đuôi. Đốt sống có mặt khớp phẳng (đốt platixen) đặc trưng của thú và xen kẽ với các đĩa sụn tròn giữa các đốt. Số đốt cổ không thay đổi (7 đốt) trừ một vài trường hợp ngoại lệ. Xt. Đốt sống.

XƯƠNG CÙNG một hay một số các đốt sống ở phần chậu của cột sống gắn lại với nhau và với xương chậu của đai chậu ở động vật bốn chi, để nâng đỡ khung chậu. Ở người, XC có hình tháp, do năm đốt sống cùng hợp lại, dính liền lại, nằm phía sau dưới của thân mình, khớp với xương chậu ở hai bên để tạo thành chậu hông (x. Chậu). Bình thường giữa đốt sống thắt lưng thứ năm với XC có một khe khớp hẹp. Cùng hoá đốt sống là hiện tượng dính liền đốt sống thắt lưng thứ năm với xương cùng; thường gặp trong một số bệnh viêm và thoái hoá khớp, sau chấn thương, bất động lâu ngày…; điều trị bằng liệu pháp thể dục, liệu pháp vật lí (ngâm nóng, đắp parafin, bùn); nếu cần; mổ chỉnh hình.

XƯƠNG CỤT xương hình tam giác nhỏ ở cuối cột sống của người và một số động vật linh trưởng khác. Do 3 – 5 (thường 4) đốt sống đuôi thoái hoá kết hợp lại.

XƯƠNG ĐE xương hình cái đe, nằm giữa trong ba xương nhỏ của tai trong động vật có vú. Xương này tương đồng với xương vuông của các động vật có xương sống khác.

XƯƠNG ĐÒN đôi xương màng nằm hai bên phần góc cổ có ở một động vật có xương sống, tạo nên các xương quai xanh ở người. Ở nhiều động vật có vú và người, XĐ tạo phần bụng của đai vai, nối liền xương bả vai với xương ức. Tác dụng như một giá treo cho vai. Xt. Xương quay.

XƯƠNG ĐỐT NGÓN chuỗi các xương nhỏ, hình que tạo nên xương các ngón ở chi động vật bốn chi. Ở chi năm ngón điển hình, có 2 đốt ở ngón thứ nhất và ba đốt ở các ngón khác. Ở một số loài, XĐN có thể kéo dài ra hay rút ngắn lại. Giữa các đốt ngón có

Page 334: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

khớp bản lề và gốc các đốt ngón trong cùng, khớp với xương bàn (xem minh hoạ Chi năm ngón).

XƯƠNG ĐÙI xương dài nằm trong đùi chi sau, giới hạn từ háng đến đầu gối ở động vật bốn chi. Đầu trên XĐ có một chỏm hình bán cầu và khớp với ổ khớp chậu đùi ở đai chậu. Đầu dưới có hai mặt khớp để khớp xương chày tạo nên khớp trụ (khớp bản lề) của đầu gối. Những động vật chạy, nhảy giỏi thường có XĐ dài.

XƯƠNG HÀM TRƯỚC đôi xương màng tạo phần trước hàm trên ở đa số động vật có xương sống. Ở động vật có vú, XHT mang răng cửa.

XƯƠNG HÁNG đôi xương tạo nên thành trước bụng của xoang chậu ở động vật bốn chi. Đôi khi gắn liền tạo nên khớp háng.

XƯƠNG HỔNG đôi xương tạo nên phần lưng của đai chậu ở động vật bốn chi. Ở người, XH chính là phần có dạng quạt của các xương không tên. Mỗi XH ở phía sau gắn với mấu của các đốt sống cùng.

XƯƠNG KHÔNG TÊN (cg. Xương cánh chậu), khối xương tạo nên mỗi nửa của xương chậu ở bò sát, chim và động vật có vú. Do xương hông, xương ngồi và xương háng kết hợp lại.

XƯƠNG KHỚP xương nhỏ ở hàm dưới của cá xương, lưỡng cư và bò sát, khớp với xương vuông của hàm trên. XK có nguồn gốc từ sự hoá xương của sụn Mecken (Meckel) của cá sụn.

XƯƠNG LƯỠI HÁI phần kéo dài ra về phía bụng của xương ức ở chim, dơi, có dạng chiếc lưỡi hái rộng. Là chỗ bám cho các cơ cánh của chim.

XƯƠNG MÁC một trong hai xương dài của cẳng chân sau ở động vật bốn chi. Ở người, XM mảnh và nhẹ. Đầu trên XM khớp với xương chày ngay phía sau và dưới của mặt ngoài đầu gối, đầu dưới gồ lên ở phía dưới bên cạnh xương chày. Ở một số loài, XM tiêu giảm một phần hay tất cả và gắn liền vào xương chày.

XƯƠNG MANG RĂNG xương màng mang răng. Ở động vật có vú là xương hàm dưới, gồm hai xương giống nhau ở hai bên và sau này dính liền với nhau ở phía trước tạo thành một xương.

XƯƠNG MÀNG xương được hình thành do quá trình xương hoá của mô liên kết thay cho sụn. XM thường dẹt, mỏng như các xương ở hộp sọ. Trong các mô liên kết này có chứa một số tế bào sinh xương, về sau nhiễm dần muối canxi photphat tạo nên các tia hay các nan xương rồi thành tấm xương.

XƯƠNG NGỒI xương tạo nên phần sau của mặt bụng ở đai chậu của động vật bốn chi. Ở người, XN có hình chữ L, đi xuống từ ổ khớp chậu đùi và quặt sang xương háng.

Page 335: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

XƯƠNG QUAY một trong hai xương dài của phần dưới chi trước ở động vật bốn chi. Ở người, XQ tạo nên bờ trước cánh tay, từ mặt trên khớp khuỷu tới phía ngón cái cổ tay; có thể quay quanh xương trụ lớn hơn trong một khớp trục và cho phép bàn tay lật sấp hoặc lật ngửa. Ở một số động vật, xương trụ và XQ có thể gắn liền lại với nhau.

XƯƠNG SỌ xương đầu của động vật có xương sống và người, cấu tạo từ sụn và (hay) xương, bao bọc và bảo vệ não, chứa nhiều giác quan quan trọng, là nơi bám của các cơ tạo thành phần đầu của hệ hô hấp và tiêu hoá. Trong quá trình tiến hoá, hình dạng XS thay đổi theo sự phát triển của não bộ, các giác quan, các cơ của động vật, và được chia thành hộp sọ và xương mặt.Ở người, hộp sọ bao quanh não, gồm xương trán, 2 xương thái dương, 2 xương đỉnh, 1 xương chẩm ở phía sau mũi và xương bướm. Xương mặt gồm có xương mũi, xương gò má, xương hàm. Khoang XS được nối với ống sống qua lỗ chẩm lớn . Các mảnh XS ở người trưởng thành liên kết với nhau bằng các đường khớp đầu. Ở trẻ sơ sinh , tại những chỗ nối các mảnh XS có những phần xương chưa khép kín gọi là thóp (x. Thóp).

Page 336: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

XƯƠNG SÔNG (Blumea lanceolaria, Blumea myriocephala), cây gia vị và làm thuốc, họ Cúc (Asteraceae). Cây thảo, cao hơn 1 mét, sống 2 năm. Thân đứng, nhẵn. Lá thuôn dài, mép có răng cưa. Cụm hoa hình đầu, mọc 2 – 4 cái ở nách các lá bắc. Hoa màu vàng nhạt, mào lông màu trắng. Tràng hoa cái rất mảnh, 3 răng. Tràng hoa lưỡng tính 5 răng, nhị 5. Bao phấn có tai. Bầu có lông. Quả bế hình trụ, 5 cạnh. Mọc dại và được trồng ở nhiều nơi, thường mọc tự nhiên trong vườn do gió thổi các quả bế có lông đi khắp nơi. Lá dùng làm gia vị, nấu canh, hoặc bọc thịt nướng chả. Thân và lá làm thuốc trị ho, giải nhiệt, kích thích tiết mồ hôi.

XƯƠNG SỐNG x. Xương cột sống.

XƯƠNG SỤN loại xương hình thành từ sụn ở trong phôi. Sụn bị các tế bào xương lấn vào và dần dần biến đổi thành xương trong quá trình hoá xương (x. Xương; Nguyên bào xương). Xt. Xương màng.

XƯƠNG SƯỜN nhiều đôi xương mảnh, dẹt, nằm ở vùng thân trước ở đa số động vật có xương sống, gắn với cột sống. Ở người, có 12 đôi khớp với đốt sống ngực ở phía sau, vòng quanh lồng ngực và gắn với xương ức ở phía trước. Tạo thành khu bảo vệ tim và phổi. Chỉ 7 đôi đầu tiên nối trực tiếp với xương ức (XS thật), các đôi thứ 8, 9, 10 không dài tới xương ức mà gắn với mặt bụng của XS khác (XS giả). XS cũng tham gia vào hoạt động thở. Ở nhiều loài cá, có hai loại XS, các XS phía lưng gắn với các đốt sống phần thân và nằm giữa các khối cơ, các xương phía bụng (xương dăm) không nối với các đốt sống mà khớp với XS lưng, có tác dụng nâng đỡ nội quan.

XƯƠNG TAI loại xương nằm trong tai giữa ở các loài động vật có vú. Có bốn xương: xương búa, xương đe, xương hạt đậu, xương bàn đạp, tạo nên hệ thống đòn bẩy truyền dao động sóng âm từ tai ngoài vào màng nhĩ và qua cửa trong vào tai trong. Các XT tương đồng các xương hàm ở động vật có xương sống bậc thấp (x. Xương Vebơ).

XƯƠNG TRÂM ĐUÔI phần cuối cùng của cột sống, gồm một số đốt sống đuôi gắn liền với nhau ở cóc, ếch, nhái (bộ Không đuôi).

XƯƠNG TRỤ một trong hai xương dài trong phần chi trước ở động vật bốn chi. Ở người, XT tạo nên bờ sau cẳng tay, kéo dài về phía sau khuỷu tới cổ tay và nằm song song với xương quay. Đầu trên XT giống như một cái móc tạo thành một mỏm nhọn của khuỷu và mặt cong phía trong khớp với đầu dưới xương cánh tay.

XƯƠNG ỨC xương hình khiên hay que nằm ở đường giữa mặt bụng của ngực ở động vật bốn chi, thường là chỗ bám mặt bụng của các xương sườn. Ở chim và dơi, XƯ là chỗ bám của cơ cánh. Ở người, XƯ là xương dẹt, dài, khớp với xương đòn ở đầu trên và khớp với xương sườn ở hai bên.

XƯƠNG VẢY một trong hai xương nằm phía bên hộp sọ ở đa số các loài động vật có xương sống. Ở động vật có vú, mỗi xương có mấu gò má lồi về phía trước tai, cong lên trên và khớp với phần sau của xương gò má để tạo thành xương má và có mặt dưới khớp với mặt khớp của xương hàm dưới.

Page 337: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

XƯƠNG VEBƠ (A. Weberian ossiles), một chuỗi ba hay bốn đôi xương ở một số loài cá (thuộc họ Cá chép) nối giữa bóng khí với mê lộ. XV do bốn đốt sống đầu tiên biến đổi bóng khí với mê lộ. XV do bốn đốt sống đầu tiên biến đổi thành và là cơ quan thuỷ tĩnh của cá, tương đồng với xương tai của động vật có xương sống bậc cao. Sự thay đổi áp suất được truyền từ bóng khí vào tai trong qua XV, nhờ đó mà cá nhận biết vị trí của nó ở trong nước.

XƯƠNG VUÔNG đôi xương hàm trên của cá xương, lưỡng cư, bò sát và chim, tạo nên điểm khớp với xương hàm dưới. Tương đồng với khẩu cái vuông ở cá sụn.

Từ điển Y học Việt Nam – Mục Y

Y BẠ sổ ghi chép tình hình sức khoẻ, bệnh tật của một người trong lần khám đầu tiên và các diễn biến sức khoẻ và bệnh tật, trong các lần khám định kỳ tiếp sau, theo quy định của thầy thuốc. Là tài liệu quan trọng của một chế độ quản lí sức khoẻ toàn dân của một nền y tế tiến bộ, giúp cho theo dõi sức khoẻ mỗi người, từ lúc còn trong bụng mẹ cho đến lúc chết. Trong giai đoạn trước mắt, YB giúp theo dõi sức khoẻ của một vài đối tượng ưu tiên như trẻ em, phụ nữ có thai, người lao động, vv.

Y ĐẠO những quy ước, lâu dần trở thành những quy định, một số có tính chất pháp lí (thành luật hoặc chưa thành luật), một số có tính chất nội bộ trong ngành y tế, thuộc về hoạt động nghề nghiệp của cán bộ y tế, chủ yếu của người thầy thuốc, trong mối quan hệ giữa thầy thuốc với các đối tượng tiếp xúc hàng ngày. Mục đích: giúp cho thầy thuốc có thái độ xử thế đúng đắn hợp với lòng người, tạo nên một sự hài hoà trong quan hệ nội bộ của ngành và trong xã hội (thái độ đối với bệnh nhân, nhân dân thuộc các tầng lớp khác nhau, đối với cả người đang sống và người đã chết, vv.); giúp cho việc hành nghề đạt nhiều kết quả tốt và tạo ra một sự tín nhiệm trong cộng đồng. Cũng có thể hiểu một cách ngắn gọn, nội dung của YĐ là những nghĩa vụ của thầy thuốc và các quyền lợi của họ.

Y ĐỨC (tk. đạo đức y học), những quy ước không có tính chất pháp lí, những thuộc phạm trù luân lí, đạo đức ràng buộc người thầy thuốc phải chấp hành trong hành nghề hàng ngày, vì danh dự của tập thể, bản thân và quyền lợi của bệnh nhân. Nội dung của YĐ được nêu trong lời thề Hippôcrat hay lời thề tương tự của thầy thuốc và cán bộ y tế mới tốt nghiệp ở các nước. Các quy định của YĐ thay đổi theo không gian và thời gian, tuỳ theo các yếu tố tâm lí, tín ngưỡng, phong tục, tập quán sống của mỗi cộng đồng xã hội. Trong xã hội hiện đại, các tiến bộ khoa học và công nghệ y học nêu lên một loạt vấn đề mới đang gây ra nhiều tranh luận chưa được kết luận thống nhất, nhưng đã làm thay đổi một phần các quan niệm thông thường về YĐ như nạo phá thai, thụ tinh nhân tạo cho người, ghép cơ quan, khả năng kéo dài cuộc sống trong khi bệnh nhân không còn ý thức, vv. Ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu gọn nội dung của YĐ trong câu “lương y phải như từ mẫu”.

Y HỌC ngành khoa học (cơ bản, tự nhiên, xã hội) và kĩ thuật ứng dụng, hướng phát triển vào việc bảo vệ và củng cố sức khoẻ con người, dự phòng và chữa các bệnh tật, tạo những tiền đề thực hiện nhằm kéo dài tuổi thọ một cách tích cực và sáng tạo, cải tạo

Page 338: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

giống nòi. Đối tượng nghiên cứu của YH là trạng thái sinh học của con người khi khoẻ và khi bệnh tật (trạng thái bình thường và trạng thái bệnh lí). Nội dung nghiên cứu của YH bao gồm: nghiên cứu quy luật phát triển bệnh, cơ chế tác động của các nhân tố tự nhiên, nhân tố xã hội đối với trạng thái sinh học của con người; tìm biện pháp chẩn đoán bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng; phát hiện nguyên nhân gây bệnh, tìm các biện pháp củng cố và nâng cao sức khoẻ cho người dân. Chức năng xã hội học của YH: cứu chữa người bị bệnh, bị thương, tàn tật, phục hồi chức năng; bảo vệ sức khoẻ người dân (bảo vệ môi trường, cải tạo nòi giống); nghiên cứu và soạn thảo các đề nghị về tổ chức tối ưu công tác y tế và nếp sống của con người trong xã hội. YH đứng ở vị trí nối liền giữa khoa học tự nhiên, khoa học kĩ thuật và khoa học xã hội. Hệ phương pháp nghiên cứu của YH sử dụng cách quan sát theo dõi các sự kiện, đúc kết kinh nghiệm, thực hiện khoa học và ứng dụng các phương pháp nghiên cứu của các môn khoa học chính xác khác, vv.

Y HỌC CHỮA BỆNH lĩnh vực của y học ra đời rất sớm trong lịch sử nhân loại. Dân tộc nào cũng có những kinh nghiệm chữa bệnh cổ xưa, truyền tụng từ đời này sang đời khác và được ứng dụng vào từng thời đại. Đầu tiên, chữa bệnh dựa vào sự quan sát các hiện tượng bệnh tật, các kinh nghiệm chữa bệnh thực tiễn hàng ngày. Trình độ văn hoá, triết học, khoa học và kĩ thuật, các kinh nghiệm thực tiễn được tổng kết, đúc kết thành lí luận hoàn chỉnh dần từng bước qua các giai đoạn lịch sử. Từ nhiều thế kỉ nay, theo nhận xét của các danh y, muốn chữa bệnh đạt hiệu quả mong muốn, YHCB phải phát triển theo hướng dự phòng; bản chất của YHCB là dự phòng; không có mâu thuẫn giữa YHCB và y học dự phòng.Ngoài thuốc men và kĩ thuật cao, YHCB hiện đại phải chú ý đến các vấn đề sau: tổ chức mạng lưới y tế đến tận các cụm dân cư, đến tận gia đình; tổ chức gọn nhẹ, có hiệu quả; phát hiện bệnh sớm, điều trị sớm; sử dụng ngày càng nhiều các biện pháp huy động sức chống đỡ của cơ thể bệnh nhân; liệu pháp tâm lí; phục hồi chức năng sớm ngay từ khi mới mắc bệnh; rèn luyện cơ thể hằng ngày và khi ốm đau; nâng cao ý thức giữ gìn sức khoẻ cho mỗi người dân, kéo dài tuổi thọ khoẻ mạnh; tổ chức cuộc sống hàng ngày một cách khoa học, lành mạnh, tránh việc phung phí sức khoẻ vào những hoạt động không cần thiết, vv.

Y HỌC CỔ TRUYỀN tổng thể các kiến thức và thực hành y học dựa trên kinh nghiệm sống và quan sát lâm sàng, được truyền từ thế này sang thế hệ khác bằng dạy nghề trực tiếp, truyền khẩu hoặc văn tự, giải thích được hoặc không giải thích được để chẩn đoán, dự phòng hoặc loại trừ sự mất cân bằng trong cơ thể con người, giữa con người và thiên nhiên, giữa con người và xã hội, nhằm chữa bệnh và giữ gìn sức khoẻ. Nói chung, mỗi dân tộc đều có YHCT riêng. Còn có YHCT của từng khu vực, vd. Đông y là YHCT của các nước phươn Đông (Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam, vv.)

Y HỌC DỰ PHÒNG lĩnh vực y học chuyên nghiên cứu và triển khai thực hiện các biện pháp nhằm phòng tránh bệnh tật, tai nạn, để giữ gìn và nâng cao sức khoẻ cho mỗi người và cho cộng đồng xã hội, cải thiện môi trường (thiên nhiên, sinh hoạt đời sống, lao động sản xuất, vv.). YHDP bao gồm: vệ sinh học, dịch tễ học và một số môn học liên quan như di truyền, miễn dịch, sinh học, vi sinh và kí sinh y học, y học lao động, y học xã hội, dinh dưỡng, vv. Bản chất của y học hiện đại là dự phòng. Chữa bệnh tốt, tích cực phục hồi toàn vẹn sức khoẻ như trước khi bị bệnh cũng là một mặt của YHDP.

Page 339: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

Y HỌC ĐỊA LÝ lĩnh vực của y học đề cập đến các bệnh tật, vấn đề sức khoẻ có liên quan mật thiết với môi trường địa lý, làm thay đổi dịch tễ học, trạng thái bệnh lí, diễn biến của bệnh, vv. Có thể chia các bệnh thành 2 nhóm: 1) Các bệnh phổ biến ở đâu cũng có (vd. Ung thư, bệnh tim mạch, vv.); 2) Các bệnh có tính chất địa phương của từng vùng, từng khu vực như các bệnh nhiệt đới, các bệnh theo chủng tộc, vv. Vd. bệnh Buygơ (theo tên của L. Büger – nhà phẫu thuật Áo) hay viêm tắc động mạch chi, đặc biệt phổ biến ở người Do Thái; ung thư thực quản có tỉ lệ mắc cao ở Nhật Bản; ung thư vòm họng do virut Epxten – Ba (Epstein – Barr) ở Châu Phi nhiệt đới; bệnh bướu giáp có tỉ lệ mắc cao ở miền núi, vv.

Y HỌC HÀNG KHÔNG chuyên ngành y học nghiên cứu những điều kiện hoạt động hoạt động nghề nghiệp của nhân viên bay cũng như tình hình sức khoẻ của các hành khách, làm cơ sở cho việc xây dựng những biện pháp bảo vệ sức khoẻ, khả năng lao động và đảm bảo an toàn bay trong thời chiến cũng như trong thời bình.

Y HỌC HẠT NHÂN chuyên ngành y học nghiên cứu cách sử dụng các chất đồng vị phóng xạ vào chẩn đoán (vd. Kĩ thuật chụp hình nhấp nháy); vào chữa bệnh (vd. liệu pháp rađi, iot, photpho phóng xạ, coban…); vào nghiên cứu khoa học, vv. Ở Việt Nam đã bắt đầu xây dựng YHHN từ những năm 1969 – 70.

Y HỌC HIỆN ĐẠI nền y học bao gồm bốn lĩnh vực: các khoa học tự nhiên, các khoa học xã hội, sinh học và kĩ thuật hiện đại; là cơ sở cho chữa bệnh, dự phòng và nghiên cứu y học. Trước thế kỉ 19, y học tuy phát triển những chưa có một cơ sở khoa học vững chắc. Trong thế kỉ 19 và 20, các môn khoa học khác ngày càng phát triển, cung cấp cho y học các thành tựu mới nhất của khoa học và kĩ thuật tự nhiên.Y học là một ngành khoa học ứng dụng dựa vào sinh học và các ngành khoa học khác để nghiên cứu sức khoẻ và bệnh tật, đi sâu tìm hiểu các quy luật khách quan về sự phát triển của cơ thể con người khi bình thường cũng như khi bị bệnh, bị thương tật, tìm các biện pháp dự phòng và chữa bệnh có hiệu quả. Bên cạnh khoa học tự nhiên và xã hội, các khoa học xã hội, khoa học môi trường cũng xâm nhập nhanh chóng và mạnh mẽ vào y học. Có hai xu hướng phát triển của YHHĐ: 1) Phân hoá chuyên sâu trong nghiên cứu: thu hẹp phạm vi của đối tượng nghiên cứu; áp dụng phương tiện nghiên cứu có độ nhạy, tính đặc biệt và mức chính xác cao. 2) Lồng ghép nhiều chuyên ngành: để tạo được tri thức tổng hợp về quá trình bệnh tật, YHHĐ đòi hỏi những hiểu biết tổng hợp về con người từ mức sinh học phân tử và cấu tạo tế bào, về môi trường, sinh thái và về xã hội học, để cố tìm được các biện pháp đảm bảo khả năng lao động và khả năng thích nghi của con người trong các điều kiện xã hội hiện đại, đảm bảo sức khoẻ cho con người, đặc biệt là những người lao động, người nghèo khổ, người tàn tật và bị giảm khả năng lao động.

Y HỌC PHÂN TỬ x. Y học hạt nhân.

Y HỌC PHỤC HỒI chuyên ngành của y học nghiên cứu lí luận và thực tiễn các biện pháp tổng hợp (sinh học, xã hội học, vv.) để thực hiện việc khôi phục toàn diện (hình thái, chức năng, khả năng lao động, vv.) các khả năng vốn có cho người bị giảm khả năng sinh hoạt, lao động, giúp họ hội nhập trở lại vào cộng đồng xã hội, có thể sống và hoà nhập với môi trường xung quanh. Việc phục hồi được thực hiện ở tất cả các cơ sở chữa

Page 340: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

bệnh, các nhà điều dưỡng và tại gia đình, theo các phương pháp và phương tiện thích hợp với tình hình chính trị, văn hoá, kinh tế, xã hội của mỗi cộng đồng (vd. luyện tập thở trong các bệnh phổi; luyện tập vận động trong các bệnh về thần kinh, cơ – xương – khớp; dưỡng sinh, vv.)

Y HỌC QUÂN SỰ chuyên ngành y học nghiên cứu lí luận và thực hành đảm bảo sức khoẻ cho lực lượng vũ trang trong thời bình và thời chiến. YHQS có nhiệm vụ nghiên cứu những đặc điểm ảnh hưởng đến sức khoẻ của lực lượng vũ trang, vận dụng những thành tựu của y học, trên cơ sở đó đề ra những biện pháp đảm bảo quân y phù hợp với điều kiện quân sự và chiến đấu, nhằm mục đích giữ vững và nâng cao sức khoẻ, phòng ngừa bệnh, cứu chữa thương bệnh binh, góp phần nâng cao sức chiến đấu cho lực lượng vũ trang. YHQS gồm các bộ môn chính: ngoại khoa dã chiến, nội khoa dã chiến, vệ sinh quân đội, dịch tễ quân đội, tổ chức và chiến thuật quân y, sinh lí lao động quân sự, phóng xạ quân sự, độc học quân sự, địa lý quân y, tiếp tế quâny, y học không quân, y học hải quân, vv.Ngành quân y Việt Nam được chính thức xây dựng từ sau Cách mạng tháng Tám 1945. Cục trưởng đầu tiên Cục quân y là bác sĩ thiếu tướng Vũ Văn Cẩn, sau này trở thành Bộ trưởng Bộ Y tế (1973 – 83).

Y HỌC THỂ THAO chuyên ngành y học mà đối tượng nghiên cứu là vận động viên thể thao, người tập luyện thể dục thể thao ở mọi lứa tuổi có giới tính và trình độ luyện tập khác nhau. YHTT giúp huấn luyện viên tuyển chọn vận động viên các môn thể thao; kiểm tra theo dõi sức khoẻ, dự báo kết quả tập luyện; hướng dẫn vệ sinh tập luyện , sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi, bảo đảm an toàn trong tập luyện, thi đấu thể thao; điều trị chấn thương, bệnh tật, phục hồi chức năng; nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực thể dục thể thao. Liên đoàn Y học Thể thao Quốc tế (International Federation of sports Medicine) thuộc Uỷ ban Ôlympic Quốc tế.

Y HỌC TUỔI GIÀ x. Lão học.

Y HỌC VŨ TRỤ chuyên ngành y học nghiên cứu ảnh hưởng của chuyến bay vũ trụ đến cơ thể, làm cơ sở cho việc xây dựng những biện pháp, chế tạo những phương tiện để bảo vệ sức khoẻ, khả năng lao động và đảm bảo an toàn trong những điều kiện không có trọng lượng trong các chuyến bay vũ trụ ngắn ngày hay dài ngày.

Y LUẬT những quy định về tập quán, nghề nghiệp, lí luận, mà chính những thầy thuốc đã xác lập ra từ lâu, có ít nhiều thay đổi với thời gian và tự nguyện chấp hành theo truyền thống, cũng như được nhân dân và nhà nước chấp nhận. Có thể nói YL là luật pháp của nội bộ ngành y; là lời thề của thầy thuốc khi gia nhập nghiệp đoàn (vd. lời thề Hippôcrat ở một số nước phương Tây). Nội dung của YL có thể được coi là một bộ phận của y đạo liên quan đến phần pháp luật quy định trong khi hành nghề. Xt. Y đạo.

Y PHÁP chuyên khoa của y học sử dụng các kiến thức của y học để xây dựng các mối quan hệ với pháp luật, nhằm giải quyết các vấn đề có tính pháp lí nảy sinh hàng ngày. Gồm: 1) YP dân sự (luật dân sự) – bố trí công tác, nghĩa vụ quân sự, xác định mẫu hệ, phụ hệ, chứng chỉ sức khoẻ trước khi kết hôn và khi cần thiết, vv. 2) YP hình sự (luật hình sự) – các vi phạm nghiêm trọng đến sức khoẻ, tính mạng, danh dự… của công dân,

Page 341: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

các vụ đột tử mà nguyên nhân không rõ ràng, các vụ án mạng, vv. Ở một số nước, YP cùng với vệ sinh phòng dịch và y học lao động hợp thành một nhóm chuyên khoa gọi là y học xã hội. Ngoài ra, YP có liên quan mật thiết với pháp y, y đức, y đạo, trong đó đề cập đến nhiều vấn đề về nhiệm vụ của người thầy thuốc ở bất cứ nước nào, vì lẽ phải và danh dự phải tuân theo. Xt. Pháp y.

Y TẾ CỘNG ĐỒNG tổng thể các đường lối, khoa học kĩ thuật, hoạt động thực hành, tay nghề hướng vào việc chăm sóc, bảo vệ, cải thiện sức khoẻ cho toàn dân, tạo sự thoải mái cho mỗi cá nhân cũng như cho cộng đồng; điều chỉnh, sửa chữa kịp thời sự suy giảm sức khoẻ ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động bình thường của cá nhân và công đồng. Nội dung gồm: các hoạt động dự phòng; chữa bệnh; phục hồi chức năng; tổ chức điều dưỡng cho người kém sức khoẻ; giáo dục sức khoẻ; sản xuất, phân phối thuốc, trang thiết bị, hoá chất chẩn đoán, vật tư cho mọi nhu cầu của các cơ sở y tế và các cán bộ y tế; đào tạo cán bộ y tế; phát triển khoa học kĩ thuật; quản lí, vv. Tổ chức YTCC phụ thuộc vào tình hình phát triển của xã hội (chế độ chính trị; tình hình kinh tế, văn hoá, xã hội, trình độ dân trí; trình độ khoa học kĩ thuật, vv.). Mạng lưới YTCC có nhiều khu vực: y tế nhà nước, y tế tư nhân, y tế tập thể, vv. những đều cần hướng và mục tiêu chung là chăm sóc sức khoẻ có hiệu quả cho nhân dân, cho các tầng lớp người lao động và người nghèo, đặc biệt là chăm sóc sức khoẻ ban đầu ở gần nơi cư trú, tại gia đình, gần cơ sở sản xuất; huy động sự tham gia tích cực của mỗi người dân.

Y TẾ CÔNG NGHIỆP hệ thống tổ chức y tế trong các cơ sở sản xuất công nghiệp, chăm sóc sức khoẻ cho người lao động, giúp họ đạt năng suất và hiệu quả lao động cao. Nội dung bao gồm: chăm sóc sức khoẻ ban đầu; dự phòng các tai nạn lao động; đề ra các biện pháp khả thi giải quyết các chất thải công nghiệp, các tiêu chuẩn môi trường lao động tối ưu, giảm ô nhiễm môi trường lao động, phát hiện kịp thời các yếu tố làm giảm năng suất lao động, các cá nhân có hiện tượng giảm sức lao động; khám sức khoẻ định kì cho người lao động; tham gia tổ chức công tác điều dưỡng; chú ý theo dõi thực hiện chế độ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội cho người lao động và gia đình họ, vv. Bộ Y tế có trách nhiệm quản lí nghiệp vu khu vực YTCN trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập khu vực và toàn cầu.

Y TẾ ĐÔ THỊ lĩnh vực của ngành y tế, có nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu, chăm sóc sức khoẻ cấp hai, cấp ba cho cư dân đô thị; hỗ trợ cho mạng lưới y tế nông thôn về các yêu cầu vượt quá khả năng nghiệp vụ. Chăm sóc sức khoẻ ban đầu là nhiệm vụ của các tổ chức y tế cơ sở ở đô thị. Các yếu tố như số dân, mật độ dân cư, thành phần dân cư, các hoạt động nghề nghiệp, mạng lưới giao thông, vệ sinh đô thị…đều ảnh hưởng đến tổ chức và hoạt động của mạng lưới YTĐT, vì vậy ngành y tế cần phối hợp chặt chẽ với các ngành có liên quan (quản lí công trình đô thị, giao thông vận tải, vv.) để cải tạo môi trường sinh hoạt, lao động cho người dân đô thị.

Y TẾ NÔNG THÔN lĩnh vực của ngành y tế có nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ cho cư dân nông thôn. Là khu vực y tế quan trọng của các nước đang phát triển (có khoảng 70 – 80 % dân số sống ở nông thôn). YTNT được tổ chức theo địa giới hành chính (xã, huyện) để phát huy được trách nhiệm của nhân dân, các đoàn thể quần chúng, của chính quyền , đảng bộ địa phương. Đơn vị y tế nhỏ nhất là trạm (trung tâm) y tế xã; trạm y tế có thể có

Page 342: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

các tổ y tế (từ 1 đến 2 cán bộ) ở các cụm dân cư (thôn, ấp, bản) ở xa trạm. Nội dung công tác của trạm y tế xã: chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho toàn dân, trong đó có nạn nhân chiến tranh, đặc biệt là nạn nhân chất da cam, chăm sóc ngoại trú và tại nhà là chính; kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền dân tộc, tận dụng nguồn dược liệu sẵn có tại địa phương; cải tạo môi trường nông thôn, vv. Các bộ phận công tác của trạm: nhà hộ sinh làm công tác bảo vệ bà mẹ trẻ em (quản lí thai sản, đỡ đẻ, kế hoạch hoá gia đình, sức khoẻ sinh sản, chăm sóc sơ sinh, tiêm chủng, giải quyết các bệnh phụ khoa thông thường, vv.); phòng khám bệnh y tế tây y và đông y có giường lưu; quầy dược; vườn thuốc nam, vv. Trung tâm y tế huyện chỉ đạo hoạt động của trạm y tế xã, hỗ trợ về mặt chuyên môn, nghiệp vụ, bồi dưỡng chuyên môn; nhận các bệnh nhân khó do trạm y tế xã chuyển về; phối hợp với hội chữ thập đỏ đào tạo; giúp đỡ các hội viên chữ thập đỏ của xã, các nhân viên y tế cộng đồng, vv.

Y TẾ TRƯỜNG HỌC tổ chức y tế chăm sóc sức khoẻ cho học sinh thuộc hệ thống giáo dục đào tạo, đặc biệt chú ý đến lứa tuổi học sinh phổ thông, nhà trẻ và mẫu giáo. Nội dung: chủ yếu là chăm sóc sức khoẻ ban đầu, tập trung vào vệ sinh răng – miệng, dự phòng các tật gù lưng, vẹo cột sống, các tật khúc xạ (chủ yếu là cận thị); xây dựng các tập quán sinh hoạt lành mạnh tuỳ theo lứa tuổi; vận động xây dựng bảo hiểm y tế học sinh một cách thích hợp và có hiệu quả cao, vv.

Y XÃ HỘI HỌC lĩnh vực của các khoa học xã hội (xã hội học) nghiên cứu các quy luật phát triển và vận động về mặt xã hội liên quan đến y học (triết học, chính trị, tư tưởng, kinh tế, tâm lí học, vv.) nhằm mục đích đẩy mạnh công tác phòng bệnh, chữa bệnh. Là một ngành khoa học ứng dụng các thành tựu mới nhất của khoa học căn bản, khoa học tự nhiên, đặc biệt là triết học, kinh tế, pháp luật, môi trường… để giải quyết có hiệu quả các vấn đề liên quan đến sức khoẻ con người. Vd. muốn phòng và chống bệnh lao tốt, ngoài việc nghiên cứu về mặt sinh học, lâm sàng, cần phải nghiên nghiên cứu cả về khía cạnh xã hội như các yếu tố dễ mắc bệnh (xã hội, kinh tế, văn hoá, môi trường, tập quán… và cả tâm lí người bệnh) để có biện pháp khống chế có hiệu quả bệnh này. Xt. Vệ sinh xã hội.

YẾU TỐ ĐÔNG MÁU nhóm máu gồm 12 chất hoạt động khi máu bị chảy ra khỏi hệ tuần hoàn (khi bị thương) và làm máu đông lại như một số protein, vitamin K, ion canxi và tiểu cầu, vv.

YẾU TỐ GIỚI TÍNH cấu trúc AND mạch vòng, xác định giới tính ở vi khuẩn. Các tế bào vi khuẩn có nhân tố giới tính (F+) là các tế bào đực. Các tế bào cái là (F-).

YẾU TỐ MẠCH một trong những tế bào tạo nên mạch xylem, thường rộng, ngắn và có bản thủng lỗ nằm ngang.

YẾU TỐ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ CỦA TRẺ những thành phần quy định sự phát triển tâm lí của trẻ, bao gồm: a) Yếu tố thể chất giữ vai trò tiền đề của sự phát triển; b) Yếu tố môi trường xã hội; c) Yếu tố giáo dục giữ vai trò chủ đạo, hướng dẫn chiều hướng phát triển; d) Yếu tố hoạt động và giao lưu của chủ thể giữ vai trò trực tiếp quyết định sự phát triển tâm lí của trẻ.

Page 343: Từ điển-y-học-việt nam-ebook.vn7.org

YẾU TỐ R yếu tố quyết định tính kháng sinh của vi sinh vật, thường là đoạn AND mã hoá cho một enzim thuỷ phân kháng sinh.

YÔGA (Yoga), học thuyết triết học và phương pháp tự điều khiển nhằm đạt được sự tự chủ tâm lí, sinh lí. Có nguồn gốc từ Ấn Độ cổ đại và trung đại. Theo thuyết Y, con người thông qua tâm thần (ý) có thể điều khiển được các vật thể sinh học và vật thể vô tri vô giác.Trong mọi sinh linh đều tiềm ẩn khả năng và sức mạnh đặc biệt có thể thay đổi căn bản trật tự tự nhiên. Nội dung: 1) Rèn luyện sinh lí (hatha yoga) qua các tư thế (asana), các dáng điệu (mudra), các co thắt cơ (bharana); 2) Rèn luyện tinh thần với mục đích chủ đạo là nhập tĩnh (samyayama) với 3 giai đoạn: tập trung chú ý (dharana); nghiền ngẫm (dhyana); trạng thái bất biến (samadhi), tức là giải thoát mọi ràng buộc về tâm sinh lí. Điều hoà khí (pranayama) là biện pháp quan trọng nhằm bảo đảm giao lưu giữa cơ thể với khí của vũ trụ để thực hiện sự làm chủ của tâm thần đối với cơ thể bằng cách cản trở (prana: khí, yana: cản trở), làm chậm lại, ngừng lại sự hoạt động của thân thể và tinh thần. Trong y học, Y là một phương pháp dưỡng sinh, một môn thể dục tập luyện để chống xơ cứng cơ thể.