TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

135
1 *TÀI LIỆU TUYÊN TRUYỀN * NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG PHÒNG, CHỐNG MUA BÁN NGƯỜI & DI CƯ AN TOÀN

Transcript of TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

Page 1: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

1

*TÀI LIỆU TUYÊN TRUYỀN *

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC

TRUYỀN THÔNG PHÒNG, CHỐNG

MUA BÁN NGƯỜI & DI CƯ AN TOÀN

Page 2: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

2

NỘI DUNG TRÌNH BÀY

1. Bối cảnh

2. Sơ đồ xác nhận nạn nhân

3. Kiến thức chung về mua bán người

4. Các biện pháp phòng ngừa cơ bản

5. Luật pháp, chính sách phòng, chống mua bán người

6. Truyền thông phòng, chống mua bán người

Page 3: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

3

1. BỐI CẢNH Mua bán phụ nữ và trẻ em là một vấn đề lớn ở tiểu vùng

Mê Kông. Cả nam giới và phụ nữ ở nhiều lứa tuổi khác nhau bị buôn bán để làm việc ở nhiều ngành nghề và bóc lột tình dục

Tệ nạn mua bán phụ nữ và trẻ em diễn ra giữa lúc dòng người di cư trên toàn cầu đang gia tăng.

Nhưng mua bán phụ nữ và trẻ em hoàn toàn khác biệt so với việc di dân trong và ngoài phạm vi lãnh thổ của một nước.

Mua bán phụ nữ và trẻ em là một loại tội phạm; nó vi phạm nhân phẩm và nhân quyền và đòi hỏi phải có sự quyết tâm và cam kết mạnh mẽ về chính trị để đấu tranh chống lại loại tội phạm này.

Page 4: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

4

1. BỐI CẢNH (tt) Từ năm 1998 tới năm 2006 [1], 5.746 phụ nữ và trẻ em bị

bán ra nước ngoài và 665 phụ nữ và trẻ em bị buôn bán trong nước. Bên cạnh các số liệu chính thức, 7.940 phụ nữ và trẻ em nghi ngờ bị mua bán. Trong hai năm 2005-2006, 1.518 phụ nữ và trẻ em bị mua bán với 70% tổng số trường hợp mua bán người bị bán sang Trung Quốc, chủ yếu là qua các tỉnh biên giới phía đông bắc bao gồm các tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lào Cai và Hà Giang

(Nguồn: Ngày 23/3, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm trật tự xã hội (CSĐTTPTTXH) đã tổ chức Hội nghị “Triển khai chương trình hành động phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em giai đoạn năm 2004 – 2010”.

Page 5: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

5

1. BỐI CẢNH (tt)

Sự kiện này được xem là động thái tích cực của cơ quan chức năng, bên cạnh có sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế (UNODC, UNICEF…) trong việc phòng chống tội phạm buôn bán phụ nữ và trẻ em (PNTE) Việt Nam ra nước ngoài…

Page 6: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

6

1. BỐI CẢNH (tt) Trẻ em nghèo luôn là đối tượng của bọn

buôn người Báo cáo của Bộ Công an cho thấy, tình trạng

mua bán PNTE ra nước ngoài hiện nay đã trở thành vấn nạn. Đã có hàng chục nghìn PNTE bị lừa gạt buôn bán ra nước ngoài.

Tuy nhiên tính riêng từ năm 1998 đến nay, ngành công an mới điều tra khởi tố 1.434 vụ, bắt giữ 2.488 đối tượng (trong đó có 1.112 vụ với 1.991 đối tượng phạm tội mua bán phụ nữ; 322 vụ, 497 đối tượng phạm tội mua bán trẻ em).

Page 7: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

7

1. BỐI CẢNH (tt) Nguy hiểm hơn, đối tượng tội phạm loại này ngày càng tăng cường

hoạt động với những phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt ở các tuyến biên giới Việt Nam – Trung Quốc, Việt Nam - Campuchia. ở các tuyến đường biên này, chỉ tính riêng từ năm 2000 – 2004 đã xảy ra 232 vụ, với 474 đối tượng phạm tội mua bán PNTE bị bắt giữ (báo cáo của Bộ đội Biên phòng). Các tỉnh giáp biên giới, có số PNTE được đưa ra nước ngoài nhiều nhất. Cụ thể ở Lạng Sơn có 2.515 người, Tây Ninh có 2.240 người…

Ngoài mục đích môi giới hôn nhân, con nuôi, bọn tội phạm còn lợi dụng PNTE Việt Nam để đưa vào ngành công nghiệp tình dục ở nước ngoài để khai thác. Ước tính của ủy ban dân số, gia đình và trẻ em, hàng năm có khoảng 500 PNTE bị xô đẩy từ nông thôn đến thành thị và qua biên giới để bọn tội phạm đưa vào phục vụ loại tệ nạn này.

Page 8: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

8

1. BỐI CẢNH (tt) Riêng ở Campuchia, hiện tại, có khoảng 5.000 PNTE bị

khai thác và bóc lột tình dục. Bộ Công an dự báo, từ đây đến năm 2015, tình trạng buôn bán PNTE sẽ còn diễn biến phức tạp và bọn tội phạm càng tinh vi xảo quyệt, có tính quốc tế, có tổ chức ngày càng cao. Nhiều dấu hiệu cho thấy, đã xuất hiện tình trạng mua bán PNTE thông qua con đường xuất khẩu lao động và du lịch.

Bà Lê Hồng Loan - Giám đốc bộ phận Bảo vệ trẻ em, thuộc Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) - cho biết, dựa trên kết quả điều tra thực tế về tình trạng mua bán PNTE do UNICEF thực hiện, thì phần lớn những PNTE có cuộc sống nghèo khó là mục tiêu của bọn buôn người.

Page 9: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

9

1. BỐI CẢNH (tt) Trình độ của nạn nhân bị lừa gạt bán ra nước

ngoài đều ở trình độ rất thấp, không học vấn. Trình độ đại học tuyệt nhiên không có nạn nhân nào. Tuy nhiên, những hoàn cảnh khác cũng là nguyên nhân mà nạn nhân dê bị sa chân vào bọn mua bán người như: gia đình có bố mẹ bỏ nhau, sống không hạnh phúc, nhẹ dạ cả tin và nguy hiểm hơn là việc tội phạm công khai kết hôn với nạn nhân sau đó đưa ra nước ngoài bán thẳng vô nhà chứa…

Page 10: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

10

1. BỐI CẢNH (tt) Về độ tuổi, từ 20 - 30 tuổi chiếm đa số, ít hơn là 14 -

15 tuổi. Theo bà Loan, điều đáng quan tâm ở đây, không chỉ có trẻ em Việt Nam đang bị bóc lột tình dục ở Campuchia, mà ngay ở TPHCM, đã xuất hiện trẻ ăn xin đến từ Campuchia.

Các tỉnh miền núi phía bắc có xu hướng phụ nữ và trẻ em các dân tộc thiểu số bị mua bán đang gia tăng, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em người Mông. Bọn tội phạm ngày càng táo tợn hơn trong việc bắt cóc và lừa đảo mua bán phụ nữ ra nước ngoài qua đường biên giới

[1] Bộ Công an, báo cáo về chương trình 130

Page 11: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

11

1. BỐI CẢNH (tt) Thống kê rà soát từ năm 1998 đến 30/10/2008 tình hình mua bán phụ nữ, trẻ em trên địa bàn Thừa Thiên Huế.* Số vụ buôn bán và nghi mua bán phụ nữ trẻ em xảy ra:1.1 Số vụ mua bán phụ nữ, trẻ em: Tổng số vụ xảy ra: 12 vụ, đã điều tra kết luận 9/12 vụ, bắt 05

đối tượng (3 nam, 2 nữ), trong đó có đối tượng gây ra nhiều vụ. Đã giải cứu 12 nạn nhân.

Tổng số phụ nữ bị mua bán: 34 người (28 phụ nữ, 6 trẻ em gái), trong đó có 2 phụ nữ bị bán 2 lần.

Page 12: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

12

1. BỐI CẢNH (tt) + Năm 1998 xảy ra 1 vụ, 3 phụ nữ (tại huyện A Lưới) + Năm 2002 xảy ra 02 vụ, 5 trẻ em (tại thành phố Huế) + Năm 2003 xảy ra 03 vụ, 5 phụ nữ (tại thành phố Huế 02

vụ, huyện Phong Điền 01 vụ) + Năm 2004 không xảy ra. + Nắm 2005 xảy ra 1 vụ, 08 phụ nữ (tại huyện Hương Thủy) + Năm 2006 không xảy ra + Năm 2007 xảy ra 04 vụ, 11 phụ nữ và 01 trẻ em (tại huyện

A Lưới) + Năm 2008 xảy ra 1 vụ, 01 phụ nữ tại huyện Hương Trà) - Số phụ nữ và trẻ em đã trở về: 22 ( 16 phụ nữ, 6 trẻ em) - Số phụ nữ và trẻ em chưa trở về: 12 phụ nữ

Page 13: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

13

1. BỐI CẢNH (tt)

Trong năm 2008 đã phát hiện và xác minh kết luận 6 tin có nghi vấn liên quan đến hoạt động mua bán phụ nữ trẻ em, ngăn chặn được 04 vụ tuyển 71 người lao động, trong đó có phụ nữ và trẻ vị thành niên vào làm ở các bãi vàng tại tỉnh Quảng Nam, đi học nghề may ở thành phố Hồ Chí Minh, đi theo Đoàn ca nhạc “Hạ trắng” của tỉnh Hải Dương. Kết quả chưa phát hiện thấy có dấu hiệu của tội phạm mua bán PNTE.

Page 14: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

14

1. BỐI CẢNH (tt)

Đối tượng phạm tội và hoạt động phạm tội:- Tổng số đối tượng phạm tội: 10 đối tượng (3 nam, 7 nữ), trong đó có 02 đối tượng trước đây là nạn nhân đã bị mua bán sang Trung Quốc. Hiện đang thi hành án 04 đối tượng, truy nã 01 đối tượng, xử lý hành chính 01 đối tượng, trốn 03 đối tượng, đang theo dõi 01 đối tượng.

Page 15: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

15

1. BỐI CẢNH (tt)

Tổng số phụ nữ kết hôn có yếu tố nước ngoài: 1185 phụ nữ , có 3 trường hợp kết hôn không đăng ký. (Chưa phát hiện trường hợp nào có biểu hiện nghi vấn bị buôn bán)

Số trẻ em cho nhận làm con nuôi có yếu tố nước ngoài:

Tổng số: 18 em (chưa phát hiện trường hợp nào có biểu hiện nghi vấn bị buôn bán)

Page 16: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

16

2.SƠ ĐỒ XÁC ĐỊNH NẠN NHÂN

Sơ đồ xác định nạn nhân người lớn (trên 18 tuổi) Sơ đồ xác định nạn nhân trẻ em (dưới 18 tuổi)

Page 17: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

17

3. KIẾN THỨC CHUNG VỀ MUA BÁN NGƯỜI

1.Khái niệm về di cư và mua bán người1.1. Khái niệm về di cư: Di cư: là một quá trình mà con người đồng ý lựa chọn việc rời

một nơi này đến nơi khác. Đưa người di cư trái phép: Là việc tìm cách đưa người vào

một quốc gia một cách bất hợp pháp để đạt được lợi ích về tài chính hoặc lợi ích về vật chất, mà ở nước này người di cư không có quốc tịch hoặc không phải là di dân thường trú lâu dài (Nhập cảnh trái phép).

Page 18: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

18

1.1. Khái niệm di cư (tt)

Nhập cảnh trái phép: Có nghĩa là vượt qua biên giới không tuân thủ các yêu cầu cần thiết đối với việc nhập cảnh hợp pháp vào quốc gia tiếp nhận.

Nhiều phụ nữ lựa chọn việc rời nhà cửa và đất nước để đến một nơi khác với mục đích tăng thu nhập cho gia đình với hy vọng sẽ cải thiện được điều kiện sống của mình với gia đình.Việc này sẽ dẫn đến quá trình di cư làm nảy sinh nguy cơ mua bán người cũng như lao động cưỡng bức.

Page 19: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

19

1.2. Khái niệm mua bán người

Mua bán người: Là việc đưa người đến nơi khác thông qua các hành vi: tuyển dụng, vận chuyển, chuyển nhượng, che dấu hoặc tiếp nhận người; bằng các thủ đoạn: dụ dỗ, lừa gạt, đe dọa, ép buộc, bắt cóc nhằm mục đích bóc lột sức lao động, tình dục, lấy đi các bộ phận cơ thể.

Mua bán trẻ em: “Mua bán trẻ em nghĩa là bất kỳ một hành động hoặc sự giao dịch nào mà qua đó trẻ em bị chuyển giao từ bất kỳ một người hay một nhóm người cho một người hay một nhóm người khác để nhận tiền hay bất kỳ một hình thức khác”.

Page 20: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

20

1.2. Khái niệm mua bán người (tt)

Trẻ em là bất kỳ người nào dưới 18 tuổi

(Nghị định thư không bắt buộc bổ sung công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em và buôn bán trẻ em, mại dâm trẻ em và văn hóa phẩm khiêu dâm trẻ em).

Mua bán phụ nữ trẻ em là xâm phạm nhân quyền của con người, gây tổn thương nghiêm trọng đến tâm lý, thể xác của PNTE, là hành vi phạm tội và bị xử lý nghiêm khắc.

Page 21: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

21

2. Phân biệt di cư và mua bán người

Mua bán người và di cư: Cùng là hành vi đưa người đến một nơi khác, nhưng sau đó người di cư trái phép được tự do định đoạt cuộc sống của mình. Còn người bị buôn bán thì phải sống trong sự kiềm tỏa và bóc lột bởi kẻ buôn người.

Mua bán người: Là hình thức cưỡng bức của di cư bắt buộc mà trong quá trình đó người bị buôn bán được tuyển và chuyên chở đến nơi khác bằng hình thức bắt buộc, đe dọa bạo lực hoặc lừa dối.

Page 22: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

22

2. Phân biệt di cư và mua bán người (tt)

Mua bán người và di cư: Đều xãy ra ở trên cùng địa bàn, nhưng khác nhau về kết quả, đó là: bị bóc lột và không bóc lột.

Người di cư: Biết được các thông tin về điểm đến và quá trình di chuyển của mình, trong khi đó hầu hết người bị mua bán là do bị lừa dối, dụ dỗ hoặc ép buộc và không biết thông tin về điểm đến, quá trình di chuyển.

Page 23: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

23

2. Phân biệt di cư và mua bán người (tt)

Mua bán người: Dẫn đến kìm hãm sự phát triển của toàn xã hội, trong khi di cư lại là một phần không thể thiếu của sự phát triển của xã hội. Mua bán người đi ngược lại đạo đức xã hội, xâm phạm đến nhân phẩm, tính mạng của con người; còn di cư thúc đẩy tiến bộ xã hội và trao quyền cho người dân.

Việc đưa người di cư trái phép ở lúc ban đầu có thể dễ dàng biến thành việc mua bán người sau đó

Page 24: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

24

* Các yếu tố làm gia tăng vấn nạn mua bán người còn bao gồm:

Bất bình đẳng và phân biệt đối xử về giới, không tôn trọng các quyền con người của phụ nữ và trẻ em trong gia đình cũng như ngoài xã hội.

Sự phân biệt với các nhóm dân tộc thiểu số và người bản địa.

Page 25: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

25

* Các yếu tố làm gia tăng vấn nạn mua bán người còn bao gồm (tt):

Bố mẹ thiếu quan tâm, chăm sóc, quản lý, giáo dục con cái hoặc chính là thủ phạm xô đẩy con cái vào vòng mại dâm hoặc bán các em đi vì tiền. Trên thực tế một số em đã bị lạm dụng tình dục, hám lợi của kẻ buôn bán người.

Sự gia tăng và phát triển của lối sống thực dụng, hám lợi của kẻ buôn người.

Page 26: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

26

* Các yếu tố làm gia tăng vấn nạn mua bán người còn bao gồm (tt):

Thiếu các cơ hội giáo dục, học hành cũng như công ăn việc làm và các cơ hội đào tạo nghề.

Thiếu các cơ sở pháp lý đủ mạnh và thực thi pháp luật yếu kém cũng như việc bảo kê cho những cá nhân, tổ chức, đường dây mua bán người.

Page 27: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

27

* Các yếu tố làm gia tăng vấn nạn mua bán người còn bao gồm (tt):

Vi rút gây hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV) và Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (AIDS) phát triển làm nhiều trẻ em mồ côi không nơi nương tựa và phải làm mại dâm kiếm sống. Nhu cầu của khách du lịch tình dục và những kẻ ham thích tình dục với trẻ em hoặc cho rằng tình dục với trẻ em hoặc phụ nữ trẻ có thể tránh được hay không bị lây lan HIV/AIDS.

Page 28: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

28

* Các yếu tố làm gia tăng vấn nạn mua bán người còn bao gồm (tt)

Những hình thức, tập tục tôn giáo, văn hóa và tín ngưỡng tồn tại từ bao đời nay (như nam giới coi việc đi nhà chứa là chuyện bình thường, khách mua dâm đòi hỏi gái trinh, tảo hôn, đa thê, trẻ em bán mình hoặc bất kỳ điều gì đó để báo hiếu đền đáp cha mẹ, dùng trẻ em tế lễ thần thánh,…)Trong nhiều nền văn hóa, vấn đề trinh rất được coi trọng như trong đêm tân hôn, nếu có những chứng cứ bất lợi cho thấy người vợ không còn trinh tiết thì ngay lập tức họ sẽ bị rẻ rúng, khinh miệt hoặc thậm chí bị đẩy ra ngoài đường và điều dễ xãy ra là họ sẽ bị bắt buộc hay bị lừa vào vòng mại dâm.

Page 29: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

29

* Các yếu tố làm gia tăng vấn nạn mua bán người còn bao gồm (tt):

Xuất khẩu lao động và những dịch vụ vui chơi giải trí không lành mạnh phát triển.

Nhu cầu gái mại dâm do sự hiện diện của quân đội nước ngoài, lực lượng gìn giữ hòa bình.

Page 30: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

30

Di cư không an toàn dẫn đến nguy cơ bị mua bán

Một người được chuyển

từ nơi này đến nơi khác

Mong muốn:- Có công việc tốt hơn- Có cuộc sống tốt hơn-Có hôn nhân hạnh phúc- Kiếm được nhiều tiên-Được thừa nhận và yêu thương

Quá trình di cư hợp pháp hoặc không hợp pháp

Di chuyển hợp pháp

và có thông tin đầy đủ

Di chuyển ép buộc, bị lừa,

bắt cóc, ép buộc

Không bị xâm hại- Di cư an toàn

Bị xâm hại, Bị bóc lột/Nô lệ

Mua bán người

Page 31: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

31

3. Mục đích mua bán phụ nữ, trẻ em

Hành nghề mại dâm, bị ép buộc tình dục: bị bán vào nhà chứa để phục vụ tình dục trái với ý muốn. Bị giam, giữ lấy tờ, không được trả công, bị đánh đập và làm dụng tâm lý.

Hôn nhân ép buộc hay hôn nhân lệ thuộc: hôn nhân không tiến bộ vì điều kiện hoàn cảnh, hoặc bị đàn ông mua làm vợ, hoặc là cô dâu đặt hàng qua thư, không hiểu biết về văn hóa, ngôn ngữ và trở thành nô lệ.

Page 32: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

32

3. Mục đích mua bán phụ nữ, trẻ em (tt)

Lao động ép buộc: Mua bán để lao động, trả lương với mức thấp hoặc không được trả, bị xâm hại về thể xác, tình dục, tâm lý.

Mua bán làm nghề ăn xin: thường là phụ nữ tàn tật, trẻ em ở nơi xa xôi hẻo lánh đưa đến những thành phố lớn, hàng ngày bị đưa đến nơi khác ăn xin và có chủ giám sát.

Lấy đi các bộ phận cơ thể để bán thu lợi nhuận.

Page 33: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

33

4. Ai có thể là nạn nhân?

Bất kỳ ai, nếu thiếu hiểu biết và mất cảnh giác, đặc biệt là các nhóm đối tượng sau:

Phụ nữ: Hoàn cảnh: Phụ nữ nghèo khó, nhận thức hạn chế. Phụ nữ không có công ăn việc làm ổn định, có nhu cầu đi tìm

việc làm. Phụ nữ có nhu cầu lấy chồng nước ngoài để “đổi đời”.

Page 34: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

34

4. Ai có thể là nạn nhân? (tt)

Phụ nữ có hoàn cảnh gia đình éo le, không thuận lợi. Phụ nữ sống trong gia đình có bạo hành. Phụ nữ sống buông thả, đua đòi. Độ tuổi: Mua bán làm mại dâm độ tuổi 16 - 25, nếu

lấy chồng có thể đến 35 tuổi.

Page 35: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

35

4. Ai có thể là nạn nhân? (tt)

Trẻ em: Hoàn cảnh: Trẻ em ở các gia đình nghèo. Trẻ em mồ côi, gia đình ly hôn, có bạo hành, thiếu sự quan tâm, chăm sóc. Trẻ em bỏ học, lao động sớm. Trẻ em lang thang. Không có chỉ phụ nữ và trẻ em gái, nam giới và trẻ em trai cũng có thể là

nạn nhân bị mua bán nhằm mục đích bóc lột lao động hoặc chiến đấu trong các cuộc xung đột vũ trang.

Page 36: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

36

5. Kẻ mua bán người là ai?

Kẻ mua bán người có thể là người lạ hoặc người quen thân, thậm chí là họ hàng.

Những người có tiền án, tiền sự về hành vi xâm hại nhân phẩm phụ nữ, trẻ em, những người đã từng là nạn nhân bị mua bán nước ngoài và quay trở lại đất nước để dụ dỗ mua bán những phụ nữ, trẻ em khác.

Page 37: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

37

5. Kẻ mua bán người là ai?(tt)

Những người không có công ăn việc làm hoặc làm thuê, buôn bán ở các tỉnh biên giới, thường hay qua lại biên giới vì mục đích hám lợi.

Những người có mối quan hệ móc nối với chủ chứa, môi giới hôn nhân, mại dâm trong nước cũng như ở nước ngoài.

Page 38: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

38

5. Kẻ mua bán người là ai?(tt)

Những người là cán bộ công nhân viên thoái hóa biến chất, tiếp tay cho bọn mua bán người.

Những chủ cơ sở kinh doanh, giải trí, văn hóa suy thoái đạo đức tham gia mua bán người.

Page 39: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

39

6. Thủ đoạn của bọn tội phạm mua bán người

Hứa hẹn tìm việc làm nhàn hạ có thu nhập cao trong các nhà máy, cửa hàng, quán bar, giúp việc trong nước hoặc nước ngoài.

Rủ đi làm ăn xa, buôn bán gần biên giới. Môi giới hôn nhân với người nước ngoài. Qua con đường xuất khẩu lao động hoặc đi du lịch

nước ngoài.

Page 40: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

40

6. Thủ đoạn của bọn tội phạm mua bán người (tt)

Thông qua nhận con nuôi, hoặc thực hiện sinh đẻ có giao kèo.

Bị bạn trai giả yêu, lừa gạt đưa đi. Ép buộc, cưỡng bức, hoặc đánh thuốc mê đưa đi. Giữ hết giấy tờ, tiền bạc để nạn nhân hoàn tòan bị lệ thuộc. Đi bằng nhiều phương tiện khác nhau, qua nhiều nơi để

không nhớ được đường

Page 41: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

41

7. Cuộc sống của những người bị mua bán

Ra nước ngoài: Lấy chồng già, tật nguyền, nghèo, ở vùng sâu, vùng xa. Phải sống chung với người mà mình không yêu, trở thành

người hầu hạ, thành “máy đẻ”. Phải phục vụ tình dục cho nhiều người trong gia đình. Bị đưa vào làm việc trong nhà chứa.

Page 42: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

42

7. Cuộc sống của những người bị mua bán (tt)

Bị ép buộc phải làm việc nặng nhọc, bị bóc lột sức lao động.

Bị hành hạ, đánh đập. Sức khỏe suy giảm, mang thai ngoài ý muốn, mắc các

bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS.

Page 43: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

43

7. Cuộc sống của những người bị mua bán (tt)

Bị truy đuổi và xử phạt vì cư trú trái phép. Đơn độc, bị cấm liên lạc gia đình và người thân. Sống trong tâm trạng lo âu, sợ hãi và ít có cơ hội trở về quê

hương.

Page 44: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

44

7. Cuộc sống của những người bị buôn bán (tt)

Trong nước: Bị bóc lột sức lao động. Bị bán vào các ổ mại dâm

Page 45: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

45

Page 46: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

46

ĐIỂM ĐẾN CỦA BUÔN BÁN NGƯỜI

Nuớc đi

Trung Quốc

Thái Lan

Lào

Việt Nam

Myanma

Campuchia

Page 47: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

47

Nước trung chuyển

Campuchia

Thái Lan

Lào

Việt Nam

Myanma

Page 48: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

48

Nước đến

Trung Quốc

Myanma

Nhật Bản

Hàn Quốc

Hồng Kông

Singapo

Malaixia

Đài Loan

Campuchia

Thái Lan

Châu Âu

Page 49: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

49

4. PHÒNG NGỪA, PHỤC HỒI VÀ TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG

I. Phòng ngừa mua bán người

1. Thế nào là phòng ngừa mua bán người

Phòng ngừa mua bán người là tiến hành những hoạt động hay những sáng kiến để dừng hoặc ngăn chặn một người/nhiều người bị mua bán.

Page 50: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

50

2. Khái niệm phòng ngừa

Hoạt động phòng ngừa tội phạm mua bán người bao gồm tổng thể các biện pháp có quan hệ tác động lẫn nhau, được tiến hành bởi các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội và công dân nhằm mục đích ngăn chặn tội phạm và hạn chế, loại trừ các nguyên nhân của tội phạm.

Page 51: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

51

3. Mục đích phòng ngừa

Tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động của các cấp, các ngành, các tổ chức và toàn bộ xã hội về phòng chống tội phạm mua bán người.

Xây dựng và thực hiện một cách toàn diện, đồng bộ các biện pháp phòng chống ở các cấp nhằm ngăn chặn, giảm dần tiến tới giảm cơ bản và bền vững hoạt động phòng, chống mua bán người.

Page 52: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

52

3. Mục đích phòng ngừa (tt)

Nâng cao nhận thức cho cộng đồng: Thay đổi thái độ. Có những hành vi đúng trong phòng ngừa. Hỗ trợ cho nạn nhân bị mua bán trở về ổn định cuộc sống,

tái hòa nhập cộng đồng và không bị mua bán trở lại

Page 53: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

53

4. Nguyên tắc trong công tác phòng ngừa

4.1. Dựa trên lợi ích của công dân, cộng đồng và xã hội: Bảo vệ cộng đồng phát triển ổn định và bền vững. Bảo vệ trật tự an toàn xã hội và an ninh quốc gia. Hài hòa giữa lợi ích của công dân, cộng đồng và xã hội.

Page 54: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

54

4. Nguyên tắc trong công tác phòng ngừa (tt)

4.2. Tuân thủ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Đảm bảo chủ trương, đường lối đối ngoại của Đảng. Hài hòa giữa luật pháp trong nước và các điều ước quốc tế

mà Việt Nam tham gia.

Page 55: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

55

4. Nguyên tắc trong công tác phòng ngừa (tt)

4.3. Đảm bảo tính dân chủ và hiệu quả Có sự tham gia của cộng đồng. Tôn trọng nạn nhân Xét xử nghiêm minh, đúng người, đúng tội. Phát huy tính chủ động, sáng tạo của các bên tham gia.

Page 56: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

56

5. Các biện pháp phòng ngừa

5.1. Các biện pháp phòng ngừa chung Sự chỉ đạo đồng bộ của cả hệ thống chính trị Xóa đói giảm nghèo (dạy nghề, tạo việc làm...) Các chính sách xã hội Giáo dục truyền thống đạo đức, lối sống văn hóa... Hoàn thiện hệ thống pháp luật. Xây dựng môi trường sống lành mạnh.

Page 57: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

57

5. Các biện pháp phòng ngừa (tt)

5.2. Biện pháp phòng ngừa riêng

- Có các chế tài.

- Nghiệp vụ của các ngành chức năng (Công an, Bộ đội biên phòng, LĐTB &XH, Tòa án, Tư pháp...)

Page 58: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

58

5. Các biện pháp phòng ngừa (tt)

5.3. Các biện pháp chính Thường xuyên nắm chắc tình hình mua bán người trên

từng địa bàn và trong phạm vi cả nước. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục sâu rộng Xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật

Page 59: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

59

5. Các biện pháp phòng ngừa (tt)

Hỗ trợ, phục hồi và tái hòa nhập cho nạn nhân. Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu trong phòng, chống

mua bán người. Phát hiện điều tra và xử lý tội phạm. Tăng cường hợp tác quốc tế thích hợp trong khu vực và

trên thế giới.

Page 60: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

60

6. Tổ chức các hoạt động phòng ngừa

6.1. Phòng ngừa từ mỗi cá nhân * Phụ nữ và trẻ em hãy biết cách tự bảo vệ mình. Cảnh giác trước những lời dụ dỗ, hứa hẹn về việc làm

hoặc lấy chồng nước ngoài. Tìm hiểu thật kỹ về nơi bạn định đến, về người mà bạn đi

cùng, hỏi rõ địa điểm, địa chỉ liên hệ nơi đến.

Page 61: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

61

* Phụ nữ và trẻ em hãy biết cách tự bảo vệ mình (tt)

Tham khảo ý kiến của mọi người, thông báo cho gia đình biết sẽ đi đâu, đi với ai trước khi quyết định đi xa.

Hỏi ý kiến, kiểm tra thông tin về cá nhân, cơ quan đứng ra tổ chức dịch vụ môi giới và chính quyền, các cơ quan, đoàn thể.

Tìm hiểu về pháp luật, quy định có liên quan trước khi đi.

Page 62: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

62

* Phụ nữ và trẻ em hãy biết cách tự bảo vệ mình (tt)

Cha mẹ và cộng đồng hãy tạo điều kiện để trẻ em được đi học hết tiểu học và trung học cơ sở, không nên cho con đi làm xa gia đình khi con chưa đủ 18 tuổi.

Tuyên truyền cho những người xung quanh biết và cảnh giác với nạn mua bán người.

Page 63: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

63

* Nếu bạn có ý định ra nước ngoài làm việc nên nhớ

Kiểm tra tại các nguồn tin cậy xem cơ quan tuyển dụng lao động có giấy phép hoạt động hợp pháp không.

Tìm hiểu càng nhiều thông càng tốt về nơi mà bạn sẽ đến làm việc từ những nguồn thông tin đáng tin cậy.

Đảm bảo hợp đồng lao động bạn ký là hợp pháp, đề nghị được xem hợp đồng bằng tiếng của mình.

Page 64: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

64

* Nếu bạn có ý định ra nước ngoài làm việc nên nhớ (tt)

Trước khi ký hợp đồng, tìm hiểu kỹ về các điều khoản trong hợp đồng và đảm bảo rằng bạn hiểu một cách đầy đủ các nội dung đó.

Xem xét kỹ về mức tiền lương thực tế mà bạn sẽ nhận được sau khi đã trừ được các khỏan bảo hiểm, thuế và lệ phí. Tìm hiểu giá cả sinh hoạt ở nơi đến, và tính toán lợi ích sau khi đã trừ các khoản vay nợ.

Page 65: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

65

* Nếu bạn có ý định ra nước ngoài làm việc nên nhớ (tt)

Đảm bảo thị thực nhập cảnh được cấp là hợp pháp, thời gian ở lại nước ngoài được nêu rõ trong thị thực.

Sao chụp ít nhất 2 bản tất cả các tài liệu quan trọng liên quan đến chuyến đi (hộ chiếu, chứng minh thư, thị thực, hợp đồng, địa chỉ, điện thoại nơi ở và làm việc ở nước ngoài; để lại cho gia đình một bộ, mang theo và giữ cẩn thận các giấy tờ gốc và cất riêng một bộ copy.

Page 66: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

66

* Nếu bạn có ý định ra nước ngoài làm việc nên nhớ (tt)

Tìm hiểu các quyền cơ bản của người lao động nhập cư. Có điện thoại của các sứ quán, văn phòng lãnh sứ quán

Việt Nam và các tổ chức hỗ trợ người di cư ở nước sở tại để nhờ sự trợ giúp trong các trường hợp khẩn cấp

Page 67: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

67

* Nếu bạn có ý định ra nước ngoài làm việc nên nhớ (tt)

Lấy các địa chỉ liên hệ của những người đi cùng và những mối liên hệ khác ở nước mà bạn sẽ đến làm việc

Người đi lao động nước ngoài cần đánh giá đúng mình, lựa chon công việc phù hợp với sức khỏe và tay nghề; mọi vấn đề phải đúng sự thật, sống thật thà, giản dị, khiêm tốn, siêng năng, có tính cộng đồng.

Page 68: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

68

* Nếu bạn có ý định ra nước ngoài làm cô dâu, hãy nhớ

Tìm hiểu ý định thực sự của người đàn ông bạn định kết hôn, nghiên cứu các luật hôn nhân và quyền của người vợ nước ngoài tại nước đó.

Cần biết rằng nhiều người phụ nữ đã bị lừa gả cưới cho đàn ông nước ngoài rồi bị bán để bị bóc lột. Một số đã bị chồng và gia đình chồng đối xử tàn tệ, phải làm việc như nô lệ hoặc bị ép buộc làm mại dâm.

Page 69: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

69

* Nếu bạn có ý định ra nước ngoài làm cô dâu, hãy nhớ

Cần tham khảo thông tin từ các cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể và chính quyền địa phương trước khi quyết định.

Ghi và giữ số điện thoại, địa chỉ liên hệ của các đại sứ quán, lãnh sứ quán Việt Nam, các tổ chức hỗ trợ cô dâu Việt Nam ở nước bạn đến.

Page 70: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

70

6.2. Phòng ngừa từ gia đình

Tư vấn Cho con em tới trường Phòng ngừa lao động sớm cho trẻ em

Page 71: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

71

6.3. Phòng ngừa từ cộng đồng

Nâng cao nhận thức: Cung cấp các kiến thức về thủ đoạn, nguyên nhân, hậu quả của mua bán người, cách phòng tránh, các kỹ năng tự bảo vệ mình.

Page 72: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

72

6.3. Phòng ngừa từ cộng đồng (tt)

* Nâng cao nhận thức được tiến hành thông qua:- Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng (ti

vi, loa đài...)- Các hội nghị, hội thảo, tọa đàm tổ chức ở tất cả các cấp.- Các chương trình học trong nhà trường (truyền thông ngoại

khóa, chào cờ, sinh hoạt Đoàn, Đội, lớp, chương trình học giáo dục công dân...)

- Chiến dịch truyền thông cộng đồng tại biên giới, mít tinh.

Page 73: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

73

6.3. Phòng ngừa từ cộng đồng (tt)

Di cư an toàn:- Cung cấp thông tin, trang thiết bị kiến thức trước khi đi

cho những người có khả năng di cư.- Cung cấp cho người di cư những địa chỉ cần thiết để tìm

kiếm sự giúp đỡ cộng đồng ở nơi đến.- Chính quyền địa phương cần nắm được thông tin của

những người đến tuyển dụng lao động tại địa phương.- Truyền thông về di cư an toàn tại những điểm nóng có

những người di cư.

Page 74: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

74

6.4. Phối hợp giữa các lực lượng, các ban ngành, các tổ chức.

Chúng ta cần thực hiện các hoạt động cần thiết để giảm thiểu nhóm dễ bị tổn thương (nhóm nguy cơ cao)

- Vay vốn lãi suất thấp để sản xuất, kinh doanh- Tập huấn kỹ năng, kiến thức về khoa học kỹ thuật, khởi

sự doanh nghiệp giúp nâng cao thu nhập ngay tại địa phương.

Page 75: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

75

6.4. Phối hợp giữa các lực lượng, các ban ngành, các tổ chức (tt)

- Chương trình xoá mù chữ để tăng cường cơ hội kiếm việc làm tốt hơn.

- Dạy nghề tạo việc làm, phát huy làng nghề truyền thống của địa phương.

- Hỗ trợ phục vụ và tái hoà nhập cộng đồng cho những người bị mua bán trở về.

Page 76: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

76

II. PHỤC HỒI VÀ TÁI HOÀ NHẬP CỘNG ĐỒNG

1. Những điều cần chú ý khi hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về

1.1. Các nguyên tắc Tiếp nhận, phục hồi và tái hoà nhập cộng đồng là một quá trình

liên tục. Lợi ích tốt nhất của nạn nhân là phải đặt lên hàng đầu. Không đưa nạn nhân vào các cơ sở giam giữ hoặc tước đoạt tự

do hay dựa vào các cơ sở cải tạo. Việc đối xử với nạn nhân trẻ em cần đặt trên cơ sở vì lợi ích tốt

nhất cho các em.

Page 77: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

77

1.1. Các nguyên tắc (tt)

Phải xem xét đến quan điểm của nạn nhân và chủ động tìm hiểu ý kiến của nạn nhân trong quá trình phục hồi và tái hoà nhập nạn nhân.

Các giải pháp dựa vào gia đình và cộng đồng cần phải được ưu tiên so với giải pháp dựa vào cơ sở tập trung.

Những người có trách nhiệm chăm sóc nạn nhân phải được đào tạo thích hợp và có kinh nghiệm trong việc chăm sóc nạn nhân

Page 78: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

78

1.2. Xác định các dịch vụ thiết yếu cho nạn nhân

1. Tiếp nhận

2. Đánh giá nhu cầu

3. Hỗ trợ y tế ban đầu

4. Hỗ trợ tâm lý xã hội

5. Giáo dục kỹ năng sống

6. Hỗ trợ giấy tờ: hộ khẩu, đăng ký khai sinh cho trẻ em

Page 79: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

79

1.2. Xác định các dịch vụ thiết yếu cho nạn nhân (tt)

7. Dạy nghề và bố trí việc làm, tiếp cận tín dụng

8. Hỗ trợ pháp lý

9. Hỗ trợ đi lại hồi gia

10. Nhà tạm trú

11. Tiếp cận các dịch vụ xã hội ở địa phương

12. Theo dõi và hỗ trợ tiếp tục.

Page 80: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

80

2. Khi tư vấn cho phụ nữ bị buôn trở về cần chú ý

Tâm lý của họ có thể nghi ngờ bất cứ ai có nhã ý giúp đỡ họ.

Họ sợ nói ra sự thật Họ luôn cảm thấy bất lực, không tự bảo vệ mình.

Page 81: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

81

2. Khi tư vấn cho phụ nữ bị buôn trở về cần chú ý (tt)

Cần bảo vệ trẻ em bị mua bán trở về, nhất là trong lĩnh vực giáo dục và giải trí.

Đối xử bình đẳng với người bị mua bán Sự tham gia của cộng đồng nhiều hơn trong việc lập kế

hoạch và tổ chức các hoạt động truyền thông.

Page 82: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

82

* Những điều cần lưu ý đối với Tuyên truyền viên khi hỗ trợ nạn nhân

Xây dựng lòng tin với họ Thu hút nạn nhân cùng tham gia quá trình tái hoà nhập

cộng đồng, ổn định cuộc sống. Đảm bảo giữ bí mật thông tin. Có cách tiếp cận hỗ trợ khác nhau đối với từng trường

hợp cụ thể.

Page 83: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

83

5. LUẬT PHÁP, CHÍNH SÁCH PHÒNG CHỐNG BUÔN BÁN NGƯỜI

Chính sách tôn trọng và bảo vệ quyền cơ bản của phụ nữ, trẻ em bắt nguồn và có cơ sở pháp lý vững chắc từ những ngày đầu thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và được thực hiện trong các bản Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980 và năm 1992

Page 84: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

84

Điều 63.

Hiến pháp quy định: “Công dân nữ và nam có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, gia đình. Nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ”

Page 85: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

85

Điều 71

Hiến pháp quy định: “Công dân có quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm…”

Page 86: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

86

* Như vậy mọi công dân Việt Nam trong đó có phụ nữ và trẻ em được nhà nước bảo hộ về tính mạng, danh dự và nhân phẩm. Quy định này chính là nền tảng pháp lý chống lại các hành vi xâm phạm đến con người, danh dự, nhân phẩm phụ nữ nói chung và buôn bán phụ nữ nói riêng bị pháp luật đặc biệt nghiêm cấm.

Page 87: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

87

1. Các văn bản pháp luật của Việt Nam

1.1. Quyết định số 130/2004/QĐ-TTg ngày 14/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em từ năm 2004-2010.

1.2. Quyết định số 312/2005/QĐ-TTg ngày 30/11/2005 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt các đề án thuộc Chương trình hành động phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em từ năm 2005 đến năm 2010

Page 88: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

88

1. Các văn bản pháp luật của Việt Nam

1.3 Luật hôn nhân và gia đình

(Điều 26, Điều 34, Điều 39, Điều 103, Điều 104, Điều 105)

1.4. Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật hôn nhân và gia đình, quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.(Điều 2, Điều 35)

Page 89: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

89

1. Các văn bản pháp luật của Việt Nam (tt)

1.5. Nghị định số 69/2006/NĐ-CP ngày 21/7/2006 SĐ, BS một số điều của Nghị quyết 68/2002/NĐ-CP.

1.6. Chỉ thị số 03/2005/CT-TTg ngày 25/2/2005 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý Nhà nước đối với quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài

Page 90: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

90

1. Các văn bản pháp luật của Việt Nam (tt)

1.7. Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em (Điều 4, Điều 7, Điều 8) 1.8. Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

(được Quốc hội thông qua ngày 21/12/1999) có nhiều điều liên quan đến việc PCBBPNTE như điều 111 (tội hiếp dâm), điều 12 (tội hiếp dâm trẻ em), điều 113 (tội cưỡng dâm), điều 114 (tội cưỡng dâm trẻ em), điều 115 (tội giao cấu với trẻ em), điều 245 (tội chứa mại dâm), điều 255 (tội môi giới mại dâm), điều 356 (mua dâm người chưa thành niên), điều 116 (tội dâm ô với trẻ em), điều 119 (tội mua bán phụ nữ), điều 120 (tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em),…

Page 91: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

91

1. Các văn bản pháp luật của Việt Nam (tt)

1.9. Pháp luật xử lý vi phạm hành chính (Điều 26, Điều 23, Điều 21)

1.10. Chỉ thị số 766/TTg ngày 17/9/1997 của Thủ tướng Chính phủ.

1.11. Nghị quyết 09/1998/NQ-CP và Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm

Page 92: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

92

1. Các văn bản pháp luật của Việt Nam

1.12. Chương trình hành động bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt – theo QĐ134 (31/5/1999)

1.13. Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm số 10/2003/PL-UBTVQH 11 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội

1.14. Quyết định số 151/2000/QĐTTG ngày 28/12/2000 của Thủ tướng Chính phủ

Page 93: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

93

1. Các văn bản pháp luật của Việt Nam

1.15. Luật bình đẳng giới:

Được Quốc hội thông qua tại kỳ họp lần thứ X ngày 29/11/2006, có hiệu lực từ ngày 1/7/2007. Nhằm khắc phục tình trạng phân biệt đối xử về giới và khoảng cách giới trong thực tế.

1.16. Quyết định số 17/2007/QĐ-TTg ngày 29 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế tiếp nhận và hỗ trợ tái hoà nhập cộng đồng cho phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về.

Page 94: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

94

1. Các văn bản pháp luật của Việt Nam (tt)

1.17 Luật phòng, chống mua bán người Được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/3/2011. Có hiệu lực thực hiện từ 1/1/2012. Luật này có các quy định nhằm phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi mua bán người và các hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống mua bán người; tiếp nhận, xác minh, bảo vệ và hổtợ nạn nhân; hợp tác quốc tế trong phòng, chống mua bán người; trách nhiệm của Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương trong phòng, chống mua bán người. (Điều 1)

Page 95: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

95

Pháp luật quốc tế

1. Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW, năm 1979)

2. Công ước về quyền trẻ em (năm 1989)3. Hội nghị phụ nữ thế giới lần thứ 4 tại Bắc Kinh tổ chức vào năm

1995 đã đưa ra nhận đinh: “Sự trấn áp hiệu quả của việc BBPN trẻ em gái cho thương mại tình dục đang là 1 vấn đề bức xúc trên tòan thế giới…”.

4. Đại hội thế giới chống bóc lột tình dục trẻ em vì mục đích thương mại tại Stockholm (năm 1997; 2001)

5. Công ước 182 của Tổ chức lao động quốc tế.

Page 96: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

96

Pháp luật quốc tế (tt)

6. Công ước Liên Hợp Quốc về phòng chống tội phạm có tổ chức quốc gia (năm 2000)

7. Nghị định thư bổ sung cho công ước về quyền trẻ em về buôn bán trẻ em, mại dâm trẻ em và văn hóa phẩm khiêu dâm trẻ em năm 2000.

8. Nghị định thư về phòng ngừa, trấn áp và trừng phạt việc buôn bán người đặc biệt là phụ nữ trẻ em.

9. Những thỏa thuận, cam kết của khu vực, tiểu vùng về phòng chống buôn bán người:

Page 97: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

97

Pháp luật quốc tế (tt)1. Hợp tác Việt Nam – Trung Quốc trong phòng chống tội phạm buôn bán

phụ nữ, trẻ em qua biên giớiHiệp định tạm thời ngày 7/11/1991 về việc giải quyết công việc trên vùng biên giới giữa Chính phủ 2 nước Việt Nam – Trung Hoa quy định hai bên sẽ hợp tác giữ gìn trật tự, trị an xã hội vùng biên giới hai nước. Nội dung hợp tác chủ yếu bao gồm thông báo tình hình ở vùng biên giới có liên quan đến trị an xã hội bên kia, xử lý vấn đề người xuất nhập cảnh trái phép, hiệp thương, tổ chức điều tra xử lý các vụ án có liên quan tới bên ngoài. Phối hợp thẩm trả, truy lùng, bắt giữ, chuyển giao các tội phạm vượt biên. Phối hợp ngăn ngừa và trừng trị các hoạt động phạm tội vượt biên, buôn lậu, buôn bán ma túy, buôn bán phụ nữ trẻ em.

Page 98: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

98

Pháp luật quốc tế (tt)

2. Hợp tác Việt Nam – Campuchia trong phòng chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em qua biên giới:

- Hiệp định về Quy chế biên giới Việt Nam – Campuchia ký ngày 20/7/1983 quy định 2 bên tăng cường hợp tác đẻ giữ gìn trật tự, an ninh chung trong khu vực biên giới giữa 2 nước.

- Hiệp định hợp tác về loại trừ buôn bán phụ nữ và trẻ em và trợ giúp nạn nhân bị buôn bán ký ngày 10/10/2005.

Page 99: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

99

Pháp luật quốc tế (tt)

3. Bản ghi nhớ giữa 6 nước Tiểu vùng sông Mêkông về hợp tác đấu tranh chống mua bán người:

Ngày 29/10/2004, tại Yangon (Myanma), đại diện Chính phủ 6 nước Tiểu vùng sông Mêkông đã ký Bản ghi nhớ về hợp tác đấu tranh chống mua bán người. Các nước đã cam kết đẩy nhanh những nổ lực trong nước và hợp tác quốc tế để đấu tranh chống mua bán người trong các lĩnh vực: chính sách và hợp tác, xây dựng, thực thi pháp luật và hoạt động tư pháp; bảo vệ, phục hồi và tái hòa nhập cộng động cá nạn nhân; các biện pháp ngăn chặn và phòng ngừa mua bán người. Hiện nay 6 nước đã thỏa thuận xong về một Kế hoạch hành động tiểu vùng để triển khai cá hoạt động trong Bảng ghi nhớ này.

Page 100: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

100

6. TRUYỀN THÔNG PHÒNG, CHỐNG MUA BÁN NGƯỜI

1. Truyền thông trực tiếp1.1 Khái niệm về truyền thông phòng, chống mua bán

người: Truyền thông là một quá trình liên tục chia sẻ thông

tin, thái độ, tình cảm và kỹ năng trong lĩnh vực phòng, chống mua bán người nhằm thay đổi nhận thức và hành động của nhóm đối tượng truyền thông.

Page 101: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

101

1.2. Nội dung tuyên truyền

Chính sách luật pháp trong nước và quốc tế liên quan đến công tác phòng, chống mua bán người và ý thức chấp hành pháp luật.

Thực trạng tình hình phụ nữ, trẻ em bị mua bán ở Việt Nam, trong khu vực và trên thế giới.

Nguyên nhân, âm mưu và những thủ đoạn của bọn mua bán người nhằm nâng cao tinh thần cảnh giác, phát hiện và tố giác tội phạm.

Page 102: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

102

1.2. Nội dung tuyên truyền

Truyền thống văn hoá của dân tộc, phẩm chất đạo đức tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam, chuẩn mực của người phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá, vai trò của gia đình, cha mẹ trong việc giáo dục, quản lý các thành viên trong gia đình.

Nâng cao ý thức cộng đồng, tạo dư luận lên án mạnh mẽ hành vi mua bán người

Xoá bỏ mặc cảm với phụ nữ bị mua bán giúp họ tái hoà nhập cộng đồng.

Page 103: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

103

1.2. Nội dung tuyên truyền

Kỹ năng sống, kiến thức giới trong phòng ngừa lao động trẻ em, phòng, chống mua bán người.

Công việc an toàn, di cư an toàn Phòng ngừa bạo lực trong gia đình, phòng chống mại

dâm. Hỗ trợ nạn nhân Bình đẳng giới.

Page 104: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

104

1.3. Xác định nhóm đối tượng

Xác định nhóm đối tượng của mình là ai? Là nam hay nữ, lứa tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tôn giáo…

Đối tượng trực tiếp của tuyên truyền viên là con người. Việc chuẩn bị nội dung phải dựa trên cơ sở am hiểu sâu sắc về đặc điểm và nhu cầu của đối tượng, để xác định cho mình nội dung và phương pháp trình bày cho phù hợp.

Page 105: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

105

1.4. Kỹ năng truyền thông Lắng nghe: lắng nghe để có sự thấu cảm với những điều

người khác nói để giữ được sự khách quan, chia sẻ bằng ánh mắt, hiểu được cặn kẽ vấn đề từ đó tìm ra giải pháp.

Nói: ngắn gọn, có sức thuyết phục, truyền cảm cho người nghe; phải có sự chuẩn bị trước khi nói, phân loại bài nói phù hợp với đối tượng.

Viết: ngắn gọn, dễ hiểu; đạt được ý tưởng nội dung cần diễn đạt.

Trình bày là cách dùng lời nói để truyền thông tin đến người nghe

Page 106: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

106

1.4. Kỹ năng truyền thông

Tìm hiểu và nắm đối tượng:Đây là khâu đầu tiên rất quan trọng để giúp người trình bày chuẩn bị nội dung và cách trình bày phù hợp với đối tượng nhằm đạt hiệu quả cao. Tìm hiểu và nắm đối tượng cần trả lời những câu hỏi:

- Đối tượng sẽ nghe trình bày là ai?- Đối tượng có đặc điểm gì?- Đối tượng quan tâm đến vấn đề gì (Nhu cầu của đối tượng).

Page 107: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

107

1.4. Kỹ năng truyền thông

Nội dung trình bày:

- Chỉ nên đưa 1-2 vấn đề, thậm chí 1 hoặc 2 khía cạnh của vấn đề, không nên đưa ra quá nhiều vấn đề một lúc làm cho người nghe khó tiếp thu.

- Nội dung đưa ra cần ngắn gọn, rõ ràng theo một trình tự hợp lý.

Page 108: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

108

Nội dung trình bày (tt)

Các thông tin đưa ra phải chính xác, tránh đưa ra các thông tin chưa được khẳng định chắc chắn và những phán đoán chủ quan.

- Các tư liệu để trình bày cần chắt lọc và liên quan đến chủ đề, tránh lạc đề

- Nên dẫn dắt người nghe từ những điều họ đã biết để đi đến những điều mà họ chưa biết.

Page 109: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

109

* Các phương tiện hỗ trợ

- Khi trình bày một vấn đề, cần sử dụng nhiều phương tiện hỗ trợ như: tranh ảnh, máy chiếu, video, loa truyền thanh, mô hình, hiện vật, giấyAo, bút viết…

- Các phương tiện hỗ trợ sẽ giúp bài trình bày sinh động, hấp dẫn, không đơn điệu.

- Khi sử dụng các phương tiện hỗ trợ, người trình bày phải căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương, đơn vị mà lựa chọn, sử dụng phương tiện thích hợp nhất, đồng thời cần chú ý kết hợp nhiều loại phương tiện để phát huy ưu thế, hạn chế nhược điểm của từng loại phương tiện.

Page 110: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

110

* Phong cách trình bày

Chú ý đến lời nói Giọng nói Tư thế

Page 111: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

111

1.5. Các hình thức truyền thông trực tiếp

a. Thảo luận nhóm nhỏ

Là quá trình truyền thông trực tiếp mà tuyên truyền viên trực tiếp làm việc với một nhóm các đối tượng có hoàn cảnh, đặc điểm nhu cầu tương đồng về một vấn đề nào đó.

Page 112: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

112

* Khi nào nên tổ chức thảo luận nhóm nhỏ Khi một đối tượng cần hiểu biết về một vấn đề nào đó (ví

dụ: một số phụ nữ có khó khăn về hôn nhân, kinh tế, có nguyện vọng đi làm ăn xa, di cư lên thành phố…).

Khi cộng đồng có một số đối tượng có hành vi lệch lạc (ví dụ: mua bán hàng lậu, mại dâm, cờ bạc…).

Khi cần phải nhanh chóng cho nhiều đối tượng biết một điều gì đó (ví dụ: kiến thức về phòng, chống mua bán người, khoa học kỹ thuật, vay vốn phát triển kinh tế gia đình…).

Page 113: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

113

1.5. Các hình thức truyền thông trực tiếp

a. Thảo luận nhóm nhỏ:

Là quá trình truyền thông trực tiếp mà tuyên truyền viên làm việc với một nhóm các đối tượng có hoàn cảnh, đặc điểm tương đồng về một vấn đề nào đó.

Page 114: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

114

* Khi thảo luận nhóm nhỏ, bạn làm gì để giúp đối tượng

Nói cho đối tượng biết hoặc cho họ tài liệu về vấn đề họ đang quan tâm.

Thảo luận vấn đề kinh tế - xã hội cần thiết cho đối tượng.

Giải thích cho đối tượng để họ không tin những điều tồn tại không chính thống.

Page 115: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

115

* Bạn mang những gì khi tổ chức thảo luận nhóm nhỏ

Sách lật, tài liệu, tranh vải, áp phích, tờ gấp.. Các phương tiện nghe nhìn lưu động.

Page 116: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

116

* Bạn nên làm gì khi tổ chức thảo luận nhóm

Chuẩn bị địa điểm và thông báo thời gian, địa điểm cho đối tượng.

Mỗi buổi họp chỉ nên khoảng 10 – 15 người Đến trước đối tượng Khuyến khích những người rụt rè phát biểu Chỉ trả lời và nói những gì mình biết chắc (những gì

không nên chắc thì hẹn trả lời sau để có thời gian tìm hiểu thêm).

Page 117: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

117

* Bạn nên làm gì khi tổ chức thảo luận nhóm (tt)

Sử dụng văn nghệ, chiếu video, nghe băng cho sôi nổi.

Lắng nghe chăm chú. Luôn giữ thế dung hòa trong nhóm. Luôn điều chỉnh thảo luận đi đến đúng mục tiêu.

Page 118: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

118

* Bạn không nên làm gì khi tổ chức thảo luận nhóm

Nói nhiều, nói dài, độc thoại Chỉ trích, phê phán khi có đối tượng nói sai. Kéo dài quá 2 giờ cho một buổi thảo luận nhóm.

Page 119: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

119

* Các bước thực hiện khi tổ chức thảo luận nhóm

Chào hỏi đối tượng, mời đối tượng ngồi sao cho mọi người đều có thể nhìn rõ tranh, ảnh khi bạn trình bày;

Giới thiệu nội dung cuộc họp; Tạo bầu không khí thân thiện, cởi mở, tin cậy Trình bày tóm tắt, rõ ràng, dễ hiểu các thông tin.

Page 120: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

120

* Các bước thực hiện khi tổ chức thảo luận nhóm (tt)

Khuyến khích mọi người hỏi và thảo luận; Giải đáp các câu hỏi cho đối tượng; Tóm tắt các ý chính. Phát các tờ rơi có liên quan đến nội dung buổi họp.

Page 121: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

121

b. Thăm tại nhà

Là hoạt động truyền thông trực tiếp, trong đó tuyên truyền viên gặp gỡ trao đổi với đối tượng và có thể với các thành viên khác trong gia đình, tại nhà của đối tượng.

Page 122: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

122

Khi nào nên sử dụng hình thức thăm tại nhà?

Khi gia đình đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt (ví dụ: đông con, ốm yếu, nghèo đói, vợ chồng bất hòa…)

Khi đối tượng cần sự giúp đỡ của những người khác trong gia đình (ví dụ: đối tượng là phụ nữ, trẻ em bị buôn bán trở về, bị nhiễm HIV/AIDS…)

Khi trong gia đình đối tượng có tình trạng thiếu bình đẳng nam nữ (ví dụ: chồng không giúp vợ, hay đánh đập vợ…)

Khi trong gia đình đối tượng có người nghiện hút, tiêm chích ma túy, nhiễm HIV.

Page 123: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

123

Khi đến thăm tại nhà cần mang theo những gì?

Sách lật Tài liệu Tranh vải Tờ gấp

Page 124: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

124

Bạn không nên làm gì khi đến thăm tại nhà?

Tránh làm mất quá nhiều thời gian của gia đình; Tránh chỉ trích, phê phán sự thiếu ủng hộ, những

hành vi không tốt của các thành viên trong gia đình; Tránh những câu hỏi thô thiển, thiếu tế nhị; Tránh chỉ trích đối tượng, phê phán dồn ép đối

tượng;

Page 125: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

125

Các bước thực hiện: Chào hỏi các thành viên trong gia đình. Hỏi thăm tình hình của gia đình (sức khỏe, học hành…) Nói rõ mục đích của cuộc đến thăm. Thảo luận với đối tượng về những quan tâm, thắc mắc của họ. Gặp gỡ động viên họ thực hiện những hành vi tốt. Phát tờ rơi có liên quan đến mối quan tâm, nhu cầu của đối tượng. Tạm biệt gia đình, có thể hẹn tới thăm lại vào buổi khác hoặc mời đối

tượng tham gia họp nhóm.

Page 126: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

126

C.Tư vấn phòng, chống mua bán người:

Xác định đối tượng tư vấn là phụ nữ, trẻ em bị buôn bán trở về hay là người thân, gia đình của đối tượng; Khi xác định rõ đối tượng chúng ta dùng các kỹ năng sau:

Tạo mối quan hệ thân mật bày tỏ thái độ ân cần, quan tâm, trung thực, tôn trọng và cảm thông với những khó khăn, lo lắng và sự mặc cảm của đối tượng.

Page 127: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

127

C. Tư vấn Phòng, chống mua bán người

Nhận rõ những nhu cầu và hành động của đối tượng.

Page 128: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

128

C. Tư vấn Phòng, chống mua bán người (tt)

Giúp đối tượng nhận thức đúng đắn về những cảm xúc ý nghĩa của họ bằng cách đặt câu hỏi hay gợi mở và kiên trì lắng nghe

Cung cấp những thông tin cần thiết giúp đối tượng hiểu sâu hơn về vấn đề của chính họ.

Tham gia ý kiến và các giải pháp có tính khả thi do họ nêu ra, giúp họ chọn lấy giải pháp tối ưu.

Tuyệt đối không căng thẳng thuyết phục đối tượng chấp nhận lời khuyên bảo của mình, luôn coi đối tượng là trọng tâm.

Page 129: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

129

C. Tư vấn Phòng, chống mua bán người (tt)

Giữ bí mật những gì đã trao đổi, bàn bạc với đối tượng, phải tôn trọng những điều riêng tư của họ để củng cố sự tín nhiệm.

Trước khi chia tay không quên hẹn gặp lại họ để tiếp tục giúp đỡ đối tượng.

Cần có những lời khuyên thiết thực khi phỏng vấn trẻ em và trả lời của trẻ em.

Page 130: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

130

Truyền thông đại chúng

Vai trò của truyền thông đại chúng trong phòng ngừa mua bán người:

Cung cấp thông tin giúp người dân tự bảo vệ khỏi bị mua bán.

Nâng cao nhận thức cho người dân về những vấn đề liên quan đến mua bán người.

Tác động đến các nhà hoạch định chính sách. Giúp loại bỏ được những nhận thức sai về mua bán người. Tiếp cận tới đông đảo người dân.

Page 131: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

131

Truyền thông đại chúng (tt)

Một số nguyên tắc hướng dẫn truyền thông trên phương tiện truyền thông đại chúng:

Biết rõ đối tượng cần truyền thông. Nội dung cần truyền thông rõ ràng. Thử nghiệm nội dung truyền thông trước khi tiến

hành tại cộng đồng.

Page 132: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

132

Truyền thông đại chúng (tt)

Các ưu thế của truyền thông đại chúng: Tiếp cận được tới nhiều người. Hình thức phong phú, hấp dẫn: kịch, tiểu phẩm, hò,

vè… Tạo sự quan tâm, ủng hộ của dư luận.

Page 133: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

133

Truyền thông đại chúng (tt)

Điểm yếu: Nếu chủ đề truyền thông không được chuẩn bị kỹ

lưỡng sẽ dẫn đến sự hiểu lầm. Các chi tiết liên quan đến những vấn đề nhạy cảm

thường bị kiểm duyệt.

Page 134: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

134

ĐỂ LÀM TỐT CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG BUÔN BÁN PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM,TUYÊN TRUYỀN VIÊN CẦN

Cộng thêmtrách nhiệm

Nhân thêmtình thương

Trừ đimặc cảm

Chia nhỏnỗi buồn

Page 135: TRUYEN THONG PC BBPNTE.ppt

135

XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN!