TÍCH CỰC Tiếp t ng trong năm 2019 - phs.vn · Báo cáo cập nhật Ngân hàng Báo cáo...

12
Báo cáo này cung cp thông tin mang tính cht tham kho. Khách hàng phi chu trách nhim vi quyết định đầu tư của mình Trang 1 CK Kết quả 2018 Dự báo 2019 Định giá Khuyến nghị TN Lãi thuần LNTT TN Lãi thuần LNTT Giá mục tiêu (VND/CP) Giá tại ngày 17/4 (VND/CP) P/E mục tiêu P/B mục tiêu Giá trị (tỷ VND) Yoy (%) Giá trị (tỷ VND) Yoy (%) Giá trị (tỷ VND) Yoy (%) Giá trị (tỷ VND) Yoy (%) VCB 28,409 30% 18,300 61% 35,300 24% 23,188 27% 65,500 68,000 12.7 3.0 GIỮ ACB 10,363 23% 6,389 140% 11,559 12% 7,388 16% 36,300 29,900 9.5 1.8 MUA TCB 11,127 25% 10,661 33% 13,381 20% 11,879 11% 33,100 24,750 12.2 1.9 MUA TÍCH CC Ngày cp nht: 19/04/2019 Phan Xuân Trung (+84-28) 5413 5479 [email protected] Danh sách các cphiếu trong ngành Sàn Giá CP (19/04) Vn hóa (tđồng) VCB HOSE 68,000 251,833 BID HOSE 34,850 116,920 TCB HOSE 24,200 83,219 CTG HOSE 23,500 76,330 VPB HOSE 19,400 47,661 MBB HOSE 21,600 45,227 ACB HNX 29,600 36,542 HDB HOSE 28,100 27,566 STB HOSE 11,750 21,013 EIB HOSE 17,150 21,392 VIB UPCoM 19,000 14,203 Biến động ngành so vi Index Lch sđịnh giá ngành Ngun: PHS Research Tiếp tục tăng trưởng trong năm 2019 Cp nht ngành ngân hàng năm 2018: Ảnh hưởng tchính sách tht cht chính dụng đã tác động mạnh đến tăng trưởng tín dụng trong năm 2018, đạt mức tăng thấp nht trong những năm gần đây. Tăng trưởng dư nợ cho vay ca nhóm ngân hàng niêm yết trên sàn chng khoán đạt mc 13.4%. Tin gửi huy động cũng bắt đầu tăng chậm lại theo đà giảm tc của tăng trưởng tín dụng. Trong năm 2018, tăng trưởng huy động tin gửi đạt 12.1%. Tlnxấu đã tăng dần tđầu năm đến cuối quý 3 nhưng đã giảm trli vào quý cui năm, đạt mc 1.63%. Nhli nhuận tăng trưởng mnh m, các ngân hàng mnh dn hơn trong vic trích lp và xlý nxu bng ngun dphòng nhm gim tlnxu ni bng. Tng li nhuận trước thuế ca 17 ngân hàng niêm yết đạt 85.143 tđồng (+31% yoy). Kết quđạt được ngoài đến ttăng trưởng tín dng, còn nhvào stích cc trong công tác quản lý và gia tăng hiệu qucông vic, giúp gim chi phí hoạt động tmc CIR 48% năm 2016 còn 44.2% năm 2017 và tiếp tc gim mnh vmc 42.5% trong năm 2018. Các điểm nhn ca ngành ngân hàng trong năm 2019: Tăng trưởng tín dng 2018 thấp hơn năm trước, đạt mc 14% và tiếp tc duy trì mc 14% cho năm 2019. Tín dng sđược tập trung cho lĩnh vực sn xut, kinh doanh và kim soát cht chtín dng bất động sn, chng khoán, BOT, BT giao thông. Theo dđoán của chúng tôi, tlnxấu trong năm 2019 của nhóm ngân hàng niêm yết sgim nhxung mức 1.60%, khi đây là năm cuối cùng trước thi hn hiu lc của Thông tư 41 về thí điểm thc hin Basel II. Do không còn nhận được nhiu các khon thu nhập đột biến tvic thoái vn hay thu nhp mt ln ca hoạt động bancassurance, li nhun ca các ngân hàng stăng trưởng chậm hơn trong năm 2019, dbáo tăng 18% nhóm ngân hàng niêm yết. Tuy nhiên, với cơ cấu NIM mrng, cùng sci tiến ca công nghthông tin và kim soát ri ro cht chẽ, tăng trưởng ca ngành ngân hàng strnên bn vững hơn. Trong năm cuối cùng của đề án thí điểm Basel II, áp lực tăng vốn đè nặng lên nhóm Ngân hàng có vốn nhà nước khi tlCAR của nhóm đang ở mc thp 9.52%. Vic phát hành thêm vốn cũng gặp nhiều khó khăn khi “room ngoại” không còn nhiu, khnăng tăng vốn bng li nhun gilại cũng gặp gii hn do vn phi chia ctc tin mt Định giá và khuyến ngh: Vietcombank là 1 trong 2 ngân hàng đầu tiên được áp dng tiêu chuẩn Basel II trước thi hạn, do đó VCB có khả năng sẽ có cơ hội nhận được các cơ chế riêng, trong đó “room” tăng trưởng tín dng scao hơn. Theo dự phóng ca chúng tôi, VCB có thđạt 23,500 tđồng LNTT, tăng 28%yoy. Khuyến nghNM GIcphiếu VCB vi mc định giá 68,500 đồng/ cphiếu. Techombank vi mô hình hoạt động riêng bit, khai thác hsinh thái khách hàng vi lõi là các doanh nghip lớn, đồng thi áp dng công nghvào hoạt động ct lõi. Bên cnh đó, thu từ hoạt động bo lãnh phát hành chng khoán ca TCB stiếp tục tăng trưởng Li nhun sau thuế của TCB trong năm 2019 dự phóng đạt 9,503 tđồng (+12.1%yoy). Khuyến nghMUA cphiếu TCB vi mức định giá 33,100 đồng/ cphiếu. ACB là ngân hàng truyn thng tiêu biu vi mô hình hoạt động tp trung vào phân khúc bán l, các khon cho vay ca ACB sđem lại thu nhp cao và giúp ngân hàng qun lý ri ro tín dng hiu quhơn. Chi phí hoạt động ca ACB svn neo mc cao khi cn duy trì slượng ln nhân viên và chi nhánh nhm htrcho mng bán l. Khuyến nghMUA cphiếu ACB vi mức định giá 36,300 đồng/cphiếu -10% -5% 0% 5% 10% 15% 20% 19/11 19/12 19/01 19/02 19/03 19/04 Vn-Index Banking 1.9 2.1 2.3 2.5 19/11 19/12 19/01 19/02 19/03 19/04 P/B ngân hàng CP NHT KT QUKINH DOANH 2018 Ngành: Ngân hàng

Transcript of TÍCH CỰC Tiếp t ng trong năm 2019 - phs.vn · Báo cáo cập nhật Ngân hàng Báo cáo...

Page 1: TÍCH CỰC Tiếp t ng trong năm 2019 - phs.vn · Báo cáo cập nhật Ngân hàng Báo cáo này cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Khách hàng phải chịu

Báo cáo này cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Khách hàng phải chịu trách nhiệm với quyết định đầu tư của mình Trang 1

Mã CK

Kết quả 2018 Dự báo 2019 Định giá

Khuyến nghị

TN Lãi thuần LNTT TN Lãi thuần LNTT Giá mục tiêu

(VND/CP)

Giá tại ngày 17/4

(VND/CP)

P/E mục tiêu

P/B mục tiêu

Giá trị (tỷ VND)

Yoy (%)

Giá trị (tỷ VND)

Yoy (%)

Giá trị (tỷ VND)

Yoy (%)

Giá trị (tỷ VND)

Yoy (%)

VCB 28,409 30% 18,300 61% 35,300 24% 23,188 27% 65,500 68,000 12.7 3.0 GIỮ

ACB 10,363 23% 6,389 140% 11,559 12% 7,388 16% 36,300 29,900 9.5 1.8 MUA

TCB 11,127 25% 10,661 33% 13,381 20% 11,879 11% 33,100 24,750 12.2 1.9 MUA

TÍCH CỰC

Ngày cập nhật: 19/04/2019

Phan Xuân Trung

(+84-28) 5413 5479 – [email protected]

Danh sách các cổ phiếu trong ngành

Mã Sàn Giá CP (19/04)

Vốn hóa (tỷ đồng)

VCB HOSE 68,000 251,833

BID HOSE 34,850 116,920

TCB HOSE 24,200 83,219

CTG HOSE 23,500 76,330

VPB HOSE 19,400 47,661

MBB HOSE 21,600 45,227

ACB HNX 29,600 36,542

HDB HOSE 28,100 27,566

STB HOSE 11,750 21,013

EIB HOSE 17,150 21,392

VIB UPCoM 19,000 14,203

Biến động ngành so với Index

Lịch sử định giá ngành

Nguồn: PHS Research

Tiếp tục tăng trưởng trong năm 2019

Cập nhật ngành ngân hàng năm 2018: Ảnh hưởng từ chính sách thắt chặt chính

dụng đã tác động mạnh đến tăng trưởng tín dụng trong năm 2018, đạt mức tăng thấp nhất trong những năm gần đây. Tăng trưởng dư nợ cho vay của nhóm ngân hàng niêm yết trên sàn chứng khoán đạt mức 13.4%. Tiền gửi huy động cũng bắt đầu tăng chậm lại theo đà giảm tốc của tăng trưởng tín dụng. Trong năm 2018, tăng trưởng huy động tiền gửi đạt 12.1%.

Tỷ lệ nợ xấu đã tăng dần từ đầu năm đến cuối quý 3 nhưng đã giảm trở lại vào quý cuối năm, đạt mức 1.63%. Nhờ lợi nhuận tăng trưởng mạnh mẽ, các ngân hàng mạnh dạn hơn trong việc trích lập và xử lý nợ xấu bằng nguồn dự phòng nhằm giảm tỷ lệ nợ xấu nội bảng.

Tổng lợi nhuận trước thuế của 17 ngân hàng niêm yết đạt 85.143 tỷ đồng (+31% yoy). Kết quả đạt được ngoài đến từ tăng trưởng tín dụng, còn nhờ vào sự tích cực trong công tác quản lý và gia tăng hiệu quả công việc, giúp giảm chi phí hoạt động từ mức CIR 48% năm 2016 còn 44.2% năm 2017 và tiếp tục giảm mạnh về mức 42.5% trong năm 2018.

Các điểm nhấn của ngành ngân hàng trong năm 2019: Tăng trưởng tín dụng

2018 thấp hơn năm trước, đạt mức 14% và tiếp tục duy trì ở mức 14% cho năm 2019. Tín dụng sẽ được tập trung cho lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và kiểm soát chặt chẽ tín dụng bất động sản, chứng khoán, BOT, BT giao thông.

Theo dự đoán của chúng tôi, tỷ lệ nợ xấu trong năm 2019 của nhóm ngân hàng niêm yết sẽ giảm nhẹ xuống mức 1.60%, khi đây là năm cuối cùng trước thời hạn hiệu lực của Thông tư 41 về thí điểm thực hiện Basel II.

Do không còn nhận được nhiều các khoản thu nhập đột biến từ việc thoái vốn hay thu nhập một lần của hoạt động bancassurance, lợi nhuận của các ngân hàng sẽ tăng trưởng chậm hơn trong năm 2019, dự báo tăng 18% ở nhóm ngân hàng niêm yết. Tuy nhiên, với cơ cấu NIM mở rộng, cùng sự cải tiến của công nghệ thông tin và kiểm soát rủi ro chặt chẽ, tăng trưởng của ngành ngân hàng sẽ trở nên bền vững hơn.

Trong năm cuối cùng của đề án thí điểm Basel II, áp lực tăng vốn đè nặng lên nhóm Ngân hàng có vốn nhà nước khi tỷ lệ CAR của nhóm đang ở mức thấp 9.52%. Việc phát hành thêm vốn cũng gặp nhiều khó khăn khi “room ngoại” không còn nhiều, khả năng tăng vốn bằng lợi nhuận giữ lại cũng gặp giới hạn do vẫn phải chia cổ tức tiền mặt

Định giá và khuyến nghị:

Vietcombank là 1 trong 2 ngân hàng đầu tiên được áp dụng tiêu chuẩn Basel II trước thời hạn, do đó VCB có khả năng sẽ có cơ hội nhận được các cơ chế riêng, trong đó “room” tăng trưởng tín dụng sẽ cao hơn. Theo dự phóng của chúng tôi, VCB có thể đạt 23,500 tỷ đồng LNTT, tăng 28%yoy. Khuyến nghị NẮM GIỮ cổ phiếu VCB với mức định giá 68,500 đồng/ cổ phiếu.

Techombank với mô hình hoạt động riêng biệt, khai thác hệ sinh thái khách hàng với lõi là các doanh nghiệp lớn, đồng thời áp dụng công nghệ vào hoạt động cốt lõi. Bên cạnh đó, thu từ hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán của TCB sẽ tiếp tục tăng trưởng Lợi nhuận sau thuế của TCB trong năm 2019 dự phóng đạt 9,503 tỷ đồng (+12.1%yoy). Khuyến nghị MUA cổ phiếu TCB với mức định giá 33,100 đồng/ cổ phiếu.

ACB là ngân hàng truyền thống tiêu biểu với mô hình hoạt động tập trung vào phân khúc bán lẻ, các khoản cho vay của ACB sẽ đem lại thu nhập cao và giúp ngân hàng quản lý rủi ro tín dụng hiệu quả hơn. Chi phí hoạt động của ACB sẽ vẫn neo ở mức cao khi cần duy trì số lượng lớn nhân viên và chi nhánh nhằm hỗ trợ cho mảng bán lẻ. Khuyến nghị MUA cổ phiếu ACB với mức định giá 36,300 đồng/cổ phiếu

-10%

-5%

0%

5%

10%

15%

20%

19/11 19/12 19/01 19/02 19/03 19/04

Vn-Index Banking

1.9

2.1

2.3

2.5

19/11 19/12 19/01 19/02 19/03 19/04

P/B ngân hàng

CẬP NHẬT KẾT QUẢ KINH DOANH 2018 Ngành: Ngân hàng

Page 2: TÍCH CỰC Tiếp t ng trong năm 2019 - phs.vn · Báo cáo cập nhật Ngân hàng Báo cáo này cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Khách hàng phải chịu

Báo cáo cập nhật Ngân hàng

Báo cáo này cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Khách hàng phải chịu trách nhiệm với quyết định đầu tư của mình Trang 2

Tổng quan ngành ngân hàng năm 2018

1. Tăng trưởng tín dụng giảm tốc

(Nguồn: PHS Research tổng hợp)

Ảnh hưởng từ chính sách thắt chặt chính dụng đã tác động mạnh đến tăng trưởng tín dụng trong năm 2018, đạt mức tăng thấp nhất trong những năm gần đây. Tăng trưởng dư nợ cho vay của nhóm ngân hàng niêm yết trên sàn chứng khoản đạt mức 13.4%.

Tình hình giải ngân các khoản vay mới diễn ra khá căng thẳng trong giai đoạn giữa năm 2018 khi nhiều ngân hàng đã sử dụng quá nửa hạn mức tăng trưởng tín dụng, một số ngân hàng đã vượt hạn mức được cấp cho năm nay. Tuy nhiên với chỉ thị 04, NHNN đã nhấn mạnh việc theo sát mục tiêu thắt chặt tín dụng, kiểm soát rủi ro. Từ đó, tốc độ giải ngân mới của các ngân hàng cũng bắt đầu chậm lại và bám sát lộ trình tăng trưởng.

Mặc dù vậy, đã có một số ngân hàng đã được nới “room” vào giai đoạn cuối năm khi áp lực lạm phát được giảm bớt, nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng 17% sau giai đoạn kiểm soát mạnh tay.

Dẫn đầu thị phần cho vay của nhóm ngân hàng niêm yết kể từ năm 2015 là nhóm ngân hàng quốc doanh, khi tổng thị phần luôn chiếm trên 50%. Trong đó, tổng dư nợ cho vay khách hàng của BID chiếm 22.2% tổng thị phần cho vay, theo sau là Viettinbank chiếm 20.5% và Vietcombank 14.4%. Thứ hạng về thị phần cho vay giữa các ngân hàng không có nhiều thay đổi qua các năm, nhưng với mô hình hoạt động khác biệt nên thứ hạng về lợi nhuận của nhóm ngân hàng niêm yết cũng khác so với thị phần cho vay.

(Nguồn: PHS Research tổng hợp)

2. Huy động tiền gửi tăng chậm lại

20%

13%

0%

10%

20%

30%

40%

0

1,000,000

2,000,000

3,000,000

4,000,000

5,000,000

6,000,000

2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018

tỷ đ

ồn

g

Tăng trưởng tín dụng

Dư nợ cho vay KH Dư nợ + CK đầu tư Tăng trưởng dư nợ cho vay KH

15.2%12.1%

0%

5%

10%

15%

20%

25%

30%

0

1,000,000

2,000,000

3,000,000

4,000,000

5,000,000

2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018

Tỷ V

Tăng trưởng huy động tiền gửi

Tiền gửi huy động từ KH Tăng trưởng

22%

20%

15%

43%

22%

20%

14%

43%

22%

20%

14%

44%

22%

20%

14%

44%

Thị phần cho vay khách hàng

BID

CTG

VCB

Khác2015

20162017

2018

Page 3: TÍCH CỰC Tiếp t ng trong năm 2019 - phs.vn · Báo cáo cập nhật Ngân hàng Báo cáo này cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Khách hàng phải chịu

Báo cáo cập nhật Ngân hàng

Báo cáo này cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Khách hàng phải chịu trách nhiệm với quyết định đầu tư của mình Trang 3

Tiền gửi huy động cũng bắt đầu tăng chậm lại theo đà giảm tốc của tăng trưởng tín dụng. Trong năm 2018, tăng trưởng huy động tiền gửi đạt 12.1%. Càng về cuối năm, nhu cầu về vốn của các Ngân hàng thương mại càng gia tăng do cần đáp ứng một số tiêu chí an toàn như tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tiền gửi hay tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn, bên cạnh đó, các ngân hàng cũng cần trang bị sẵn vốn cho chu kỳ cấp vốn mới. Tổng vốn huy động từ nguồn tiền gửi các khách hàng trong năm 2018 đạt 4,756,120 tỷ đồng. Dẫn đầu thị phần tiền gửi huy động từ năm 2015 liên tục là nhóm ba ngân hàng quốc doanh (BIDV, Vietinbank và Vietcombank) khi chiếm hơn 50% thị phần tiền gửi trong nhóm ngân hàng niêm yết.

(Nguồn: PHS Research tổng hợp)

3. Tỷ lệ CASA giảm nhẹ

Tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn – CASA toàn ngành có sự suy giảm nhẹ từ mức 18.7% đầu năm về mức 18.2% vào cuối năm 2018, tỷ lệ này hiện vẫn được giữ ổn định và không có nhiều biến động, ngoại trừ trường hợp của LPB khi CASA giảm từ 28.4% trong giai đoạn đầu năm xuống mức 15.9% cuối quý 3. Với mức CASA 33.5%, MBB tiếp tục giữ mức CASA cao nhất trong nhóm ngân hàng được khảo sát, tăng nhẹ so với giai đoạn đầu năm. Theo sau là VCB, Ngân hàng Ngoại thương sở hữu cơ cấu tiền gửi mạnh, trong đó tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn giữ ổn định quanh trên mức 28%. TCB cũng sở hữu tỷ lệ CASA thuộc nhóm đầu, cải thiện từ mức 22% lên 27%,

góp phần vào tăng trưởng vượt trội của ngân hàng.

(Nguồn: PHS Research tổng hợp)

4. Nợ xấu giảm nhẹ

Năm 2018 là một năm quan trọng trong công tác xử lý nợ xấu khi các ngân hàng thương mại đẩy nhanh tiến độ giải quyết nợ tồn đọng cũng như dứt điểm nợ xấu từ Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức Tín dụng Việt Nam - VAMC. Theo thống kê nhóm ngân hàng niêm yết, tỷ lệ nợ xấu - NPL đã tăng dần từ đầu năm đến cuối quý 3 nhưng đã giảm trở lại vào quý cuối năm, đạt mức 1.63%. Nhờ lợi nhuận tăng trưởng mạnh mẽ, các ngân hàng mạnh dạn hơn trong việc trích lập và xử lý nợ xấu bằng nguồn dự phòng nhằm giảm tỷ lệ nợ xấu nội bảng. Nợ nhóm 2 cũng có sự suy giảm so với đầu năm và giảm áp lực trích lập trong năm 2019.

Đối với nợ tồn đọng tại VAMC, hiện tại đã có 6/10 ngân hàng tham gia thí điểm đề án Basel 2 gồm VCB, ACB, TCB, MBB, VIB và CTG đã sạch nợ, phần lớn được xử lý bằng quỹ dự phòng. Mặc dù vậy, hoạt động xử lý nợ vẫn chưa thực sự sôi nổi do thiếu vắng thị trường mua bán nợ.

33.5%

28.3%27.1%

18.2% 18.2%16.7% 16.4%

15.0% 15.0% 14.9% 14.3% 13.2%

8.4% 8.4%

3.1%1.0%

0.0%

5.0%

10.0%

15.0%

20.0%

25.0%

30.0%

35.0%

40.0%

MBB VCB TCB LPB TPB ACB BID CTG EIB STB VIB VPB SHB HDB KLB BAB

Tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn - CASA

2017 2018

19%

16%

16%

49%

20%

18%

16%

47%

20%

18%

17%

45%

21%

17%

17%

45%

Thị phần tiền gửi

BID

CTG

VCB

Khác2015

20162017

2018

Page 4: TÍCH CỰC Tiếp t ng trong năm 2019 - phs.vn · Báo cáo cập nhật Ngân hàng Báo cáo này cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Khách hàng phải chịu

Báo cáo cập nhật Ngân hàng

Báo cáo này cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Khách hàng phải chịu trách nhiệm với quyết định đầu tư của mình Trang 4

(Nguồn: PHS Research tổng hợp)

(Nguồn: PHS Research tổng hợp)

5. Lợi nhuận tăng trưởng mạnh

(Nguồn: PHS Research tổng hợp)

Năm 2018 là năm tăng trưởng thành công của nền kinh tế Việt Nam khi GDP tăng trưởng 7.08%, cũng là mức tăng cao nhất trong 10 năm qua. Trong năm 2018, tổng lợi nhuận trước thuế của 17 ngân hàng niêm yết đạt 85.143 tỷ đồng (+31% yoy). Kết quả đạt được ngoài đến từ tăng trưởng tín dụng, còn nhờ vào sự tích cực trong công tác quản lý và gia tăng hiệu quả công việc, giúp giảm chi phí hoạt động từ mức CIR 48% năm 2016 còn 44.2% năm 2017 và tiếp tục giảm mạnh về mức 42.5% trong năm 2018.

Thu nhập từ lãi duy trì đà tăng trưởng mạnh nhờ cầu tín dụng luôn ở mức cao, ngân hàng dễ dàng đạt được mục tiêu tăng trưởng

dư nợ cũng như tái cơ cấu lại danh mục cho vay. Tỷ lệ NIM được duy trì ở mức cao và cải thiện ở các năm gần đây. Bên cạnh đó, khó khăn cho các ngân hàng trong năm 2018 là vẫn đảm bảo nhiệm vụ thắt chặt tăng trưởng tín dụng trong khi nhu cầu về vốn vẫn còn cao đã khiến áp lực nợ xấu gia tăng.

1.70% 1.59%1.75%

2.52%2.29%

1.92% 1.83% 1.91%1.67% 1.63%

0.00%

0.50%

1.00%

1.50%

2.00%

2.50%

3.00%

0

25,000

50,000

75,000

100,000

125,000

150,000

2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018

Tỷ V

ND

Tỷ lệ nợ xấu - NPL

Nhóm 5 Nhóm 4 Nhóm 3 Nhóm 2 NPL ratio

3.5%

2.5% 2.4% 2.1% 1.8% 1.8% 1.7% 1.6% 1.5% 1.4% 1.3%1.1% 1.0% 0.9% 0.8% 0.7%

0.00%

2.00%

4.00%

6.00%

VPB VIB SHB STB EIB TCB BID CTG HDB LPB MBB TPB VCB KLB BAB ACB

Tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng

2017 2018 Average 2018

48.0%

44.2%42.5%

30%

35%

40%

45%

50%

0

50,000

100,000

150,000

200,000

250,000

300,000

2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018

Tỷ đ

ồn

g

Cơ cấu lợi nhuận ngành ngân hàng

EBT Chi phí trích lập DPRR tín dụng Chi phí hoạt động CIR ratio

Page 5: TÍCH CỰC Tiếp t ng trong năm 2019 - phs.vn · Báo cáo cập nhật Ngân hàng Báo cáo này cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Khách hàng phải chịu

Báo cáo cập nhật Ngân hàng

Báo cáo này cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Khách hàng phải chịu trách nhiệm với quyết định đầu tư của mình Trang 5

(Nguồn: PHS Research tổng hợp)

(Nguồn: PHS Research tổng hợp)

Thu nhập ngoài lãi là nguồn động lực mới để tăng cường lợi nhuận. Nguồn thu của ngành ngân hàng chủ yếu vẫn đến từ các

hoạt động cho vay, đem lại gần 80% tổng thu nhập hoạt động. Tuy nhiên tỷ lệ này đang có xu hướng giảm dần qua các năm từ mức 87% năm 2011 nhờ các nguồn thu ngoài lãi. Thu nhập ngoài lãi của các ngân hàng đến từ hoạt động thu phí dịch vụ, trong đó, hoạt động liên kết bảo hiểm – bancassurance có tiềm năng lớn. Bên cạnh đó, thu nhập ngoài lãi cũng đến từ các hoạt động liên quan tới môi giới và đầu tư chứng khoán, giao dịch vàng và hối đoái và thu nhập bất thường đến từ hoạt động thoái vốn đầu tư và thanh lý tài sản ngoại bảng đã khiến thu nhập ngoài lãi tăng trưởng tích cực trong năm 2018. Kỳ vọng trong những năm tiếp theo, thu nhập ngoài lãi sẽ tiếp tục cải thiện và chia sẻ bớt rủi ro đến từ hoạt động tín dụng.

(Nguồn: PHS Research tổng hợp)

Trong nhóm 17 ngân hàng niêm yết, các ngân hàng phát triển mảng tín dụng tiêu dùng hoặc tập trung vào hoạt động tín dụng bán lẻ sở hữu tỷ lệ NIM cao hơn trung bình ngành. Như VPBank sở hữu “con gà đẻ trứng vàng” FE credit, có mức NIM đạt gần 9%, HDBank với NIM đạt 4.02% khi sở hữu công ty cho vay tín dụng tiêu dùng HDSaison và MBB với MBCredit cũng có mức NIM cao 4.49%. Tuy nhiên, tăng trưởng từ cho vay tín dụng tiêu dùng cũng gia tăng rủi ro nợ xấu.

Vietcombank là ngân hàng dẫn đầu về lợi nhuận khi đạt mức lợi nhuận trước thuế 18,299 tỷ đồng (+61% yoy). Mặc dù tổng thu nhập hoạt động của VCB thấp hơn khi so với BIDV nhưng nhờ chất lượng tài sản tốt dẫn đến chi phí trích lập dự phòng tín dụng của VCB (7,400 tỷ đồng) chỉ bằng 40% so với các khoản chi của BIDV đã giúp cho lãi trước thuế của VCB cao hơn hẳn so với mức 9,473 tỷ

3.12%3.29%

4.01%

3.39%3.10% 3.00% 3.05% 3.00%

3.13% 3.14%

1.5%

2.0%

2.5%

3.0%

3.5%

4.0%

4.5%

0

100,000

200,000

300,000

400,000

500,000

2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018

Tỷ đ

ồn

g

Thu nhập lãi

Thu nhập từ lãi Thu nhập lãi thuần NIM

3.56%2.87%

2.08% 2.26%

4.05%

2.75% 3.12%

4.56%

1.91% 1.64% 2.00% 2.34%

4.13%3.69%

2.78%

3.79%

8.81%

0.0%

2.0%

4.0%

6.0%

8.0%

10.0%

ACB BID CTG EIB HDB KLB LPB MBB BAB NVB SHB STB TCB TPB VCB VIB VPB

Tỷ lệ thu nhập lãi thuần

2017 2018 Average 2018

70% 78%87% 85% 80% 80% 82% 81%

78%76%

0

50,000

100,000

150,000

200,000

250,000

300,000

2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018

Cơ cấu thu nhập của nhóm Ngân hàng niêm yết năm 2018

Net Interest income Net Non-Interest income

Page 6: TÍCH CỰC Tiếp t ng trong năm 2019 - phs.vn · Báo cáo cập nhật Ngân hàng Báo cáo này cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Khách hàng phải chịu

Báo cáo cập nhật Ngân hàng

Báo cáo này cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Khách hàng phải chịu trách nhiệm với quyết định đầu tư của mình Trang 6

đồng (+9.3%yoy) của BIDV. Techcombank cũng là một gương mặt nổi trội khi hưởng lợi từ cơ cấu chi phí thấp với tỷ lệ CIR 32% và tỷ lệ chi phí trích lập dự phòng thấp, chiếm 10% tổng thu nhập hoạt động, đã khiến TCB vươn lên trở thành ngân hàng có lãi trước thuế cao thứ nhì trong nhóm ngân hàng niêm yết, đạt 10,661 tỷ đồng, tuy tổng thu nhập hoạt động chỉ xấp xỉ ½ so với các ngân hàng lớn (Vietcombank, Viettinbank và BIDV).

(Nguồn: PHS Research tổng hợp)

Bảng: Thống kê các chỉ số hoạt động của Ngân hàng trong năm 2018

NIM CIR ROA ROE NPL LLR

Tăng trưởng dư nợ

Tăng trưởng

NII

Tăng trưởng

TOI

Tăng trưởng LNTT

%LNTT/Kế hoạch

ACB 3.56% 47.83% 1.67% 27.73% 0.73% 152% 16.1% 22.5% 22.7% 140.5% 112.1%

BID 2.87% 36.24% 0.60% 14.57% 1.69% 74% 14.1% 12.9% 14.0% 9.3% 101.9%

CTG 2.08% 49.59% 0.48% 8.27% 1.56% 96% 9.4% -16.8% -11.9% -26.8% 62.4%

EIB 2.26% 65.17% 0.44% 4.53% 1.84% 56% 2.9% 20.2% 16.3% -18.8% 51.7%

HDB 4.05% 47.05% 1.58% 20.27% 1.53% 71% 17.8% 20.5% 25.8% 65.7% 101.8%

KLB 2.75% 73.45% 0.60% 6.56% 0.86% 100% 19.4% -5.7% 12.1% 19.0% 74.1%

LPB 3.12% 62.47% 0.57% 9.80% 1.41% 88% 18.5% -4.0% -4.4% -31.4% 101.1%

MBB 4.56% 44.70% 1.83% 19.41% 1.32% 113% 16.6% 30.0% 40.9% 68.3% 114.2%

BAB 1.91% 44.06% 0.72% 10.10% 0.76% 122% 15.3% 2.5% 11.7% 13.5% 109.4%

NVB 1.64% 81.44% 0.05% 1.22% N/A N/A 11.1% -12.3% -0.1% 193.5% 259.5%

SHB 2.00% 47.55% 0.55% 10.66% 2.40% 57% 9.4% 15.4% 3.3% 8.4% 101.8%

STB 2.34% 67.12% 0.46% 7.48% 2.11% 65% 15.1% 44.6% 35.1% 50.6% 122.3%

TCB 4.13% 31.84% 2.87% 21.53% 1.75% 85% -0.6% 24.6% 12.3% 32.7% 106.6%

TPB 3.69% 50.59% 1.39% 20.84% 1.12% 103% 21.7% 38.0% 55.9% 87.2% 112.9%

VCB 2.78% 34.64% 1.39% 25.18% 0.98% 165% 16.4% 29.5% 33.6% 61.4% 137.6%

VIB 3.79% 44.45% 1.67% 22.55% 2.52% 36% 20.4% 39.7% 48.0% 95.2% 136.7%

VPB 8.80% 34.21% 2.45% 22.83% 3.50% 46% 21.5% 19.8% 24.2% 13.1% 85.2%

(Nguồn: BCTC, PHS Research)

0

10,000

20,000

30,000

40,000

50,000

VCB TCB BID VPB MBB CTG ACB HDB VIB TPB STB SHB LPB BAB EIB KLB NVB

tỷ V

ND

Cơ cấu lợi nhuận Ngân hàng năm 2018

EBT Chi phí DPRR Chi phí hoạt động

Page 7: TÍCH CỰC Tiếp t ng trong năm 2019 - phs.vn · Báo cáo cập nhật Ngân hàng Báo cáo này cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Khách hàng phải chịu

Báo cáo cập nhật Ngân hàng

Báo cáo này cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Khách hàng phải chịu trách nhiệm với quyết định đầu tư của mình Trang 7

Các điểm nhấn trong năm 2019

1. Tiếp tục thắt chặt tín dụng

Chính sách thắt chặt tín dụng vẫn được Ngân hàng nhà nước đặt làm mục tiêu bên cạnh hoạt động tăng cường quản lý chất lượng tài sản và xử lý nợ xấu. Tăng trưởng tín dụng 2018 sẽ thấp hơn năm trước, ước đạt khoảng 14% và tiếp tục duy trì ở mức 14% cho năm 2019. Tín dụng sẽ được tập trung cho lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và kiểm soát chặt chẽ tín dụng bất động sản, chứng khoán, BOT, BT giao thông (chỉ thị 04/CT-NHNN).

Theo Chỉ thị 01 của Thống đốc NHNN, mục tiêu cốt lõi của ngành Ngân hàng trong năm 2019 sẽ tập trung vào việc kiềm chế lạm phát dưới 4% và duy trì ổn định kinh tế vĩ mô. Như vậy, tương tự như năm 2018, việc xin thêm “room” tín dụng sẽ tiếp tục bị hạn chế nên các ngân hàng sẽ kiểm soát hoạt động giải ngân mới chặt chẽ từ giai đoạn đầu năm. Với việc thắt chặt tín dụng khi nhu cầu vay vốn còn lớn khiến các ngân hàng thương mại chủ động hơn trong việc cơ cấu và chọn lọc các khoản vay, nhờ đó chất lượng tài sản và chỉ số lợi nhuận sẽ được chủ động cải thiện. Mặc dù vậy, những ngân hàng đã áp dụng Basel II sẽ được ưu tiên giao hạn mức tín dụng cao hơn so với mặt bằng chung, vì thế một số ngân hàng tuy được giao hạn mức thấp vào đầu năm nhưng sẽ có cơ hội được “nới room” vào giai đoạn cuối năm nếu hoàn thành trước hạn mục tiêu Basel II.

2. Cạnh tranh trên thị trường vốn huy động theo chu kỳ hoạt động

Lãi suất huy động có dấu hiệu tăng nhẹ từ giữa năm 2018 do ảnh hưởng từ việc gia tăng lãi suất của FED đã khiến lãi suất liên ngân hàng bắt đầu gia tăng dưới sự quản lý của Ngân hàng nhà nước. Cuộc đua huy động vốn bắt đầu tăng tốc từ cuối năm 2018 đến đầu năm 2019 ở các kỳ hạn. Ở các kỳ hạn ngắn, lãi suất ở nhiều ngân hàng đồng loạt đẩy lên mức trần 5.5%, trong khi ở kỳ hạn dài một số ngân hàng đã huy động ở mức 8 - 9%. Mục tiêu ngắn hạn của nhóm Ngân hàng thương mại nhằm cải thiện thanh khoản để chuẩn bị cho hoạt động giải ngân cho năm mới, và thỏa mãn các hệ số vốn quy định. Tuy nhiên, do FED đã có xu hướng “bồ câu” hơn đối với các phát ngôn và quyết định tạm dừng tăng lãi suất trong năm 2019, áp lực tăng lãi suất cạnh tranh của các ngân hàng sẽ giảm bớt trong năm nay.

3. Tăng cường quản trị rủi ro, kiểm soát và xử lý nợ xấu tồn đọng

(Nguồn: PHS Research tổng hợp)

Nghị quyết 01 nhấn mạnh việc tăng cường xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, mục tiêu đưa nợ xấu nội bảng xuống dưới 2%. Theo dự đoán của chúng tôi, tỷ lệ nợ xấu trong năm 2019 của nhóm ngân hàng niêm yết sẽ giảm nhẹ xuống mức 1.60%, thấp hơn mức 1.63% của năm 2018 khi đây là năm cuối cùng trước thời hạn hiệu lực của Thông tư 41 về thí điểm thực hiện Basel II, các ngân hàng sẽ ưu tiên thu hồi và xử lý nợ tồn đọng tại VAMC trước. Tỷ lệ trích lập dự phòng sẽ tăng nhẹ lên mức 85%, nhằm giảm thiểu rủi ro của hoạt động tín dụng, đồng thời tăng khả năng đề kháng trước những khoản nợ tiềm ẩn.

Bên cạnh đó, NHNN cũng có nhiều biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro hệ thống khi chỉ đạo các TCTD tăng tín dụng cho các lĩnh vực ưu tiên và sản xuất kinh doanh, giảm tín dụng vào bất động sản, chứng khoán,... tăng cường quản lý rủi ro với các dự án BOT, BT giao thông và tín dụng tiêu dùng. Qua đó, hệ số rủi ro cho vay bất động sản được nâng từ 150% lên 250% và tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay dài hạn cũng giảm về mức 40% trong năm 2019, tiếp tục hạ về mức 35% trong năm 2020. Điều này tuy ít nhiều tác động đến lợi nhuận của các ngân hàng, nhưng sẽ làm lành mạnh hóa danh mục cho vay khi các khoản vay liên quan đến bất động sản đang có tỷ lệ cao trong tổng dư nợ hiện nay và chiếm một phần tín dụng tiêu dùng.

1.70%

1.59%

1.75%

2.52%

2.29%

1.92%

1.83%

1.91%

1.67%

1.63% 1.60%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

90%

1.5%

1.7%

1.9%

2.1%

2.3%

2.5%

2.7%

2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019F

Tỷ lệ Quỹ dự phòng bao nợ xấu - LLR và Tỷ lệ nợ xấu - NPL

LLR (cột phải) NPL

Page 8: TÍCH CỰC Tiếp t ng trong năm 2019 - phs.vn · Báo cáo cập nhật Ngân hàng Báo cáo này cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Khách hàng phải chịu

Báo cáo cập nhật Ngân hàng

Báo cáo này cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Khách hàng phải chịu trách nhiệm với quyết định đầu tư của mình Trang 8

(Nguồn: NHNN, PHS Research tổng hợp)

4. Áp lực cải thiện vốn gia tăng khi thời hạn Basel II cận kề

Theo số liệu cập nhật của NHNN đến cuối tháng 12/2018, hệ số CAR của các Ngân hàng đều giảm so với đầu năm. Trong đó, thấp nhất là nhóm các Ngân hàng có vốn Nhà nước (NHNN) là 9.52% và nhóm các NHTM cổ phần là 11.24%. Có vốn “mỏng”, nhưng hoạt động tăng vốn ở nhóm ngân hàng quốc doanh cũng bị hạn chế do yêu cầu phải trích cổ tức tiền mặt từ Bộ Tài chính đã làm hạn chế năng lực tự tăng vốn cấp một của các ngân hàng. Khả năng tìm nguồn vốn từ nhà đầu tư nước ngoài cũng không khả thi khi hầu như các ngân hàng đều kín “room ngoại”. Đối với nhóm NHTM cổ phần, áp lực tăng vốn lại nhẹ nhàng hơn khi các ngân hàng có khả năng giữ lại nguồn lợi nhuận sau thuế, bên cạnh đó, tỷ lệ CAR của nhóm NHTM hiện cũng đang ở mức an toàn hơn so với nhóm quốc doanh.

5. Kế hoạch niêm yết và chuyển sàn của các ngân hàng

Trong năm 2019, ngành ngân hàng vẫn tiếp tục sôi động với kế hoạch chuyển sàn của VIB, LPB hay niêm yết lên sàn của MSB, OCB và kế hoạch lên sàn năm 2020 của Agribank. Đây cũng là cơ hội để thu hút và bổ sung vốn cho các ngân hàng nhằm đáp ứng tiêu chuẩn Basel II bắt đầu từ 1/1/2020 và theo đề án Cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường Bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025.

6. Lợi nhuận năm 2019 tăng trưởng chậm hơn năm trước nhưng theo hướng bền vững

Do không còn nhận được nhiều các khoản thu nhập đột biến từ việc thoái vốn hay thu nhập một lần của hoạt động bancassurance, lợi nhuận của các ngân hàng sẽ tăng trưởng chậm hơn trong năm 2019, dự báo tăng 16% ở nhóm ngân hàng niêm yết. Tuy nhiên, với cơ cấu NIM mở rộng, cùng sự cải tiến của công nghệ thông tin và kiểm soát rủi ro chặt chẽ, tăng trưởng của ngành ngân hàng sẽ trở nên bền vững hơn. Bên cạnh đó, sự khác biệt về chất lượng nợ và mô hình kinh doanh sẽ tiếp tục tạo ra sự phân hóa về lợi nhuận giữa các ngân hàng. Những ngân hàng đã sạch nợ VAMC, chất lượng nợ tốt và có hoạt động tập trung vào phân khúc bán lẻ sẽ gia tăng lợi nhuận nhanh hơn các ngân hàng đang gặp khó khăn trong hoạt động xử lý nợ. Các mảng hoạt động tiềm năng của ngành ngân hàng trong năm nay có thể kể đến:

(1) Ngân hàng bán lẻ - Tăng trưởng ổn định

Hoạt động bán lẻ tiếp tục là kênh quan trọng khi thu nhập từ lãi hiện vẫn chiếm gần 80% tổng thu nhập hoạt động, bên cạnh đó kênh huy động chính vẫn đến từ hoạt động bán lẻ của ngân hàng. Sự gia tăng của các SMEs khi các điều kiện kinh doanh đang dần được nới lỏng sẽ tiếp tục giúp các ngân hàng cải thiện danh mục cho vay.

Ngoài ra, khuynh hướng đẩy mạnh mảng tín dụng tiêu dùng đang gặt hát được nhiều thành tựu. Hưởng lợi từ cơ cấu dân số trẻ, thu nhập đầu người gia tăng cùng sự bùng nổ về công nghệ thanh toán, nhu cầu mua sắm tiêu dùng tại Việt Nam đang gia tăng mạnh mẽ. Mặc dù đang chịu sự kiểm soát, nhưng với tốc độ tăng trưởng cao, hệ số NIM lớn, tín dụng tiêu dùng sẽ tiếp tục đem tới nguồn thu lớn cho các ngân hàng sở hữu nền tảng tín dụng tiêu dùng mạnh.

(2) Ngân hàng giao dịch – Hưởng lợi từ nền kinh tế mở

Với độ mở lớn của nền kinh tế Việt Nam, cùng với tiềm năng khi gia nhập CPTPP và khả năng ký kết các hiệp định về thương mại như EVFTA, các giao dịch xuất nhập khẩu kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng mạnh. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2018 ước đạt 482 tỷ USD, tăng mạnh so với 2017 chứng tỏ sự năng động của nền kinh tế Việt Nam. Bên cạnh đó, với đặc điểm địa lý thuận lợi, lợi thế về nhân công, Việt Nam cũng là nơi “trú bão” lý tưởng cho các doanh nghiệp quốc tế trước những căng thẳng thương mại thế giới. Nguồn thu phí dịch vụ từ các hoạt động bảo lãnh thương mại, chứng thư,... sẽ tăng trưởng mạnh từ năm 2019.

(3) Ngân hàng đầu tư – Trên đà tăng trưởng

Hiện tại, nguồn vốn vay của doanh nghiệp đến chủ yếu dựa vào tín dụng của hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, với chính sách thắt chặt tín dụng, phát hành trái phiếu doanh nghiệp sẽ là một phương án tăng vốn cho doanh nghiệp khi điều kiện phát hành được nới lỏng qua Nghị định 163 – bỏ điều kiện phải có lãi năm liền trước năm phát hành trái phiếu và cho phép phát hành trái phiếu theo nhiều đợt.

Quy mô hiện tại của thị trường trái phiếu Việt Nam là rất nhỏ, trong đó chủ yếu là trái phiếu chính phù, trái phiếu doanh nghiệp chỉ dưới 1.5% GDP. Sự phát triển của thị trường trái phiếu doanh nghiệp sẽ đem lại nguồn thu ngoài lãi, thay thế cho sự giới hạn do thắt chặt tăng trưởng tín dụng.

15%

20%

25%

30%

35%

40%

45%

Dec

-12

May

-13

Oct

-13

Mar

-14

Au

g-1

4

Jan

-15

Jun

-15

No

v-1

5

Ap

r-1

6

Sep

-16

Feb

-17

Jul-

17

Dec

-17

May

-18

Oct

-18

Hệ số vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn

NHNN NHTM

8%9%

10%11%12%13%14%15%

Dec

-12

May

-13

Oct

-13

Mar

-14

Au

g-1

4

Jan

-15

Jun

-15

No

v-1

5

Ap

r-1

6

Sep

-16

Feb

-17

Jul-

17

Dec

-17

May

-18

Oct

-18

Hệ số CAR ngành

NHNN NHTM

Page 9: TÍCH CỰC Tiếp t ng trong năm 2019 - phs.vn · Báo cáo cập nhật Ngân hàng Báo cáo này cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Khách hàng phải chịu

Báo cáo cập nhật Ngân hàng

Báo cáo này cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Khách hàng phải chịu trách nhiệm với quyết định đầu tư của mình Trang 9

Khuyến nghị

Vietcombank – VCB

Kết quả kinh doanh 2018:

Tiếp tục là ngân hàng dẫn đầu với mức LNTT đạt 18,300 tỷ đồng (+61%yoy), vượt 37.6% kế hoạch năm. Danh mục cho vay khách hàng tăng trưởng 16.4%, đạt mức 632,633 tỷ đồng, chiếm 14% thị phần cho vay của nhóm ngân hàng niêm yết. Ngoài việc giải ngân mạnh vào phân khúc cho vay cá nhân và tỷ trọng cho vay dài hạn tăng, cấu trúc tiền gửi huy động với tỷ lệ CASA cao luôn duy trì quanh mức 28% (cao vượt trội so với trung bình ngành) đã giúp NIM của Vietcombank tăng mạnh 27 bps lên mức 2.93% trong năm 2018. Ngoài ra, VCB cũng thuộc nhóm những ngân hàng có hệ số CIR thấp nhất khi đưa tỷ lệ này từ mức 40% về 34.6% trong năm 2018. Vietcombank đã chinh phục thành công kế hoạch đưa nợ xấu về dưới mức 1.5% khi nợ xấu của ngân hàng tính đến cuối năm 2018 chỉ ở mức 0.98%. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu có khả năng mất vốn tăng khá mạnh lên mức 4,768 tỷ đồng (+145%yoy) và chiếm hơn ¾ tổng nợ xấu và tạo gánh nặng cho kỳ trích lập tiếp theo. Bên cạnh đó, rủi ro tiềm ẩn của ngân hàng gia tăng khi khoản lãi phải thu của ngân hàng cũng đạt mức 7,410 tỷ đồng (+23%yoy), chiếm 1.17% tổng dư nợ cho vay và cao hơn tỷ lệ nợ xấu hiện tại của VCB.

(Nguồn: PHS Research tổng hợp)

Triển vọng năm 2019:

Vietcombank là 1 trong 2 ngân hàng đầu tiên được áp dụng tiêu chuẩn Basel II trước thời hạn, do đó VCB có khả năng sẽ có cơ hội nhận được các cơ chế riêng, trong đó “room” tăng trưởng tín dụng sẽ cao hơn.

Theo dự phóng của chúng tôi, VCB có thể đạt 23,500 tỷ đồng LNTT, tăng 28%yoy. Tăng trưởng nhờ vào tỷ lệ CASA và hoạt động tập trung vào mảng bán lẻ sẽ tiếp tục kéo NIM của ngân hàng tăng mạnh trong năm 2019. Bên cạnh đó, với chất lượng tài sản tốt, VCB chi phí cho dự phòng rủi ro tín dụng cho năm 2019 sẽ được giảm bớt.

Hiện tại, VCB đang có kế hoạch tiếp tục phát hành thêm cổ phiếu mới cho cổ đông chiến lược nước ngoài nhằm tăng thêm vốn, đảm bảo mục tiêu quản trị rủi ro và an toàn vốn

Đơn vị: tỷ VNĐ 2015 2016 2017 2018 2019F

Thu nhập lãi thuần 15.453 18.533 21.938 28,409 35,300

Lợi nhuận sau thuế 5.332 6.895 9.111 14,658 18,550

EPS (VND) 1.997 1.915 2.532 4,074 4,687

Tăng trưởng EPS (%) 16% 11% 32% 61% 15%

Giá trị sổ sách (VND) 16.918 13.374 14.608 17,758 20,031

Cổ tức tiền mặt 10% 7% 8% 8% 8%

Định giá và khuyến nghị:

VCB là ngân hàng hàng đầu trong hệ thống khi được áp dụng Basel II sớm. Động lực tăng trưởng của VCB trong năm 2019 đến từ tín dụng. Chúng tôi tăng nhẹ mức định giá của VCB lên 68,560 đồng/cổ phiếu.

5,743 5,844 6,827 8,578 11,341 18,300

23,188

10.4% 10…12.0%

14.7%

18.1%

25.2%25.9%

0%

5%

10%

15%

20%

25%

30%

0

10,000

20,000

30,000

40,000

50,000

2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019F

Tỷ đ

ồn

g

Cơ cấu lợi nhuận VCB

EBT Chi phí DPRR

Chi phí hoạt động ROAE

Page 10: TÍCH CỰC Tiếp t ng trong năm 2019 - phs.vn · Báo cáo cập nhật Ngân hàng Báo cáo này cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Khách hàng phải chịu

Báo cáo cập nhật Ngân hàng

Báo cáo này cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Khách hàng phải chịu trách nhiệm với quyết định đầu tư của mình Trang 10

Techcombank - TCB

Kết quả kinh doanh 2018:

Techcombank đã trở thành ngân hàng có LNTT xếp thứ hai chỉ sau Vietcombank, đạt 10,661 tỷ đồng (+33%yoy) và vượt 6.6% so với kế hoạch của ngân hàng. Mặc dù danh mục cho vay giảm nhẹ 0.6%yoy, đạt mức 159,942 tỷ đồng, chỉ tương đương ¼ danh mục cho vay của Vietcombank, nhưng danh mục chứng khoán đầu tư của TCB lại tăng mạnh đạt 86,512 tỷ đồng (+68%yoy), trong đó chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn đạt 20,236 tỷ đồng (+254%yoy). Thu ngoài lãi tuy không tăng trưởng mạnh nhưng có sự chuyển biến tích cực trong cơ cấu. Tuy đã không còn nhận được khoản thu lớn một lần từ hoạt động liên kết bảo hiểm, nhưng thu từ hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán của TCB lại tăng trưởng vượt bậc đạt 1,160 tỷ đồng (+210%yoy), và thu từ hợp tác phân phối bảo hiểm tăng trưởng bền vững đạt 722 tỷ (+41%yoy).

(Nguồn: PHS Research tổng hợp)

Triển vọng năm 2019:

Tiếp tục khai thác mô hình hệ sinh thái khách hàng với lõi là các doanh nghiệp lớn, đồng thời áp dụng công nghệ vào hoạt động cốt lõi, Techcombank sẽ duy trì được lợi thế về chi phí hoạt động thấp khi gia tăng sản phẩm bán chéo giữa các thành phần tham gia vào hệ sinh thái. Lợi nhuận sau thuế của TCB trong năm 2019 dự phóng đạt 9,503 tỷ đồng (+12.1%yoy)

Hoạt động tư vấn phát hành tiếp tục tăng trưởng trong điều kiện tín dụng được thắt chặt, các doanh nghiệp có đủ khả năng và tiềm lực thay vì dựa vào nguồn cấp vốn tín dụng từ ngân hàng. Thu từ hoạt động liên kết bảo hiểm tiếp tục tăng trưởng bền vững. Theo dự báo của chúng tôi, hoạt động thu hồi nợ sẽ đem về cho TCB 1,560 tỷ đồng.

Đơn vị: tỷ VNĐ 2015 2016 2017 2018 2019F

Thu nhập lãi thuần 7,214 8,142 8,930 11,127 13,381

Lợi nhuận sau thuế 1,529 3,149 6,446 8,474 9,503

EPS (VND) 1,718 3,538 5,531 2,423 2,718

Tăng trưởng EPS (%) 41% 191% 56% 31% 12%

Giá trị sổ sách (VND) 18,492 22,007 23,107 14,810 17,527

Cổ tức tiền mặt - - - - -

Định giá và khuyến nghị:

TCB với mô hình hoạt động đặc biệt đã trở thành ngân hàng có lợi nhuận xếp thứ hai trong nhóm các ngân hàng niêm yết mặc dù quy mô không lớn bằng các ngân hàng quốc doanh. Động lực tăng trưởng của TCB trong năm 2019 đến từ hoạt động bán lẻ và ngân hàng đầu tư. Chúng tôi giữ định giá của TCB tại 33,100 đồng/cổ phiếu.

878 1,417 2,037 3,997

8,036 10,661 11,879

4.8%7.5%

9.7%

17.5%

27.7%

21.5%

16.8%

0%

5%

10%

15%

20%

25%

30%

35%

40%

0

5,000

10,000

15,000

20,000

25,000

2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019F

Tỷ đ

ồn

g

Cơ cấu lợi nhuận TCB

EBT Chi phí DPRR

Chi phí hoạt động ROAE

Page 11: TÍCH CỰC Tiếp t ng trong năm 2019 - phs.vn · Báo cáo cập nhật Ngân hàng Báo cáo này cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Khách hàng phải chịu

Báo cáo cập nhật Ngân hàng

Báo cáo này cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Khách hàng phải chịu trách nhiệm với quyết định đầu tư của mình Trang 11

Á Châu Bank - ACB

Kết quả kinh doanh 2018:

Ngân hàng Á Châu đã có một năm 2018 tăng trưởng mạnh nhất đạt 6,389 tỷ đồng LNTT (+140%yoy), vượt 12% kế hoạch của ngân hàng. Tăng trưởng danh mục cho vay khách hàng cũng tăng mạnh ở mức 16.1%, Lợi nhuận trước thuế của ACB tăng mạnh ngoài việc nguồn thu gia tăng, còn là do ngân hàng đã giảm thiểu được chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng do đã gần như xử lý hoàn toàn nợ xấu từ VAMC. Bên cạnh đó, ACB cũng đã hoàn thành trích lập nợ từ nhóm 6 công ty liên quan đến ông Nguyễn Đức Kiên khiến chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng giảm mạnh.

Tỷ lệ nợ xấu của ACB tiếp tục được giữ ở mức thấp, đạt 0.73% vào cuối năm 2018. Trong đó, nợ xấu có khả năng mất vốn tăng mạnh 48%, tuy nhiên, nợ nhóm 2 suy giảm 15% cho thấy áp lực nợ xấu sẽ giảm bớt trong giai đoạn đầu năm 2019.

(Nguồn: PHS Research tổng hợp)

Triển vọng năm 2019:

Ngân hàng ACB sẽ tập trung vào tăng trưởng bền vững với chiến lược chính vẫn tập trung vào hoạt động bán lẻ, cho vay cá nhân và SMEs. Trong năm 2019, tăng trưởng tín dụng của ACB sẽ đạt 14%, các yếu tố quản lý rủi ro sẽ được đặt lên hàng đầu, trong đó nợ xấu sẽ được kìm hãm ở mức dưới 0.9%. ACB cũng không chịu áp lực lớn về tăng vốn khi hệ số CAR của ngân hàng luôn giữ ở mức an toàn cao hơn 11%, ngân hàng sẽ tiếp tục tăng vốn thêm 20%.

Đơn vị: tỷ VNĐ 2015 2016 2017 2018 2019F

Thu nhập lãi thuần 5,884 6,892 8,458 10,363 11,559

Lợi nhuận sau thuế 1,028 1,325 2,118 5,137 5,834

EPS (VND) 1,094 1,410 2,062 3,986 4,116

Tăng trưởng EPS (%) 8% 39% 46% 142% 3%

Giá trị sổ sách (VND) 13,604 14,961 15,605 16,311 16,943

Cổ tức tiền mặt 7% - 1% - 10%

Định giá và khuyến nghị:

Với các giả định về tăng trưởng hoạt động tập trung vào phân khúc bán lẻ, các khoản vay của ACB sẽ đem lại thu nhập cao và rủi ro tín dụng sẽ được kiểm soát tốt hơn. Chi phí hoạt động của ACB sẽ vẫn neo ở mức cao khi cần duy trì số lượng lớn nhân viên và chi nhánh nhằm hỗ trợ cho mảng bán lẻ. Chúng tôi điều chỉnh định giá của ACB tại mức 36,300 đồng/cổ phiếu, khi kế hoạch cổ tức

tiền mặt của ACB là 10%, thấp hơn dự báo với tỷ lệ 20% của chúng tôi.

1,036 1,215 1,314 1,667 2,656 6,389 7,292

6.6% 7.7% 8.2% 9.9%

14.1%

27.7%25.9%

0%

5%

10%

15%

20%

25%

30%

0

5,000

10,000

15,000

20,000

2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019F

Tỷ đ

ồn

g

Cơ cấu lợi nhuận ACB

EBT Chi phí DPRR

Chi phí hoạt động ROAE

Page 12: TÍCH CỰC Tiếp t ng trong năm 2019 - phs.vn · Báo cáo cập nhật Ngân hàng Báo cáo này cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Khách hàng phải chịu

Báo cáo cập nhật Ngân hàng

Báo cáo này cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Khách hàng phải chịu trách nhiệm với quyết định đầu tư của mình Trang 12

Đảm bảo phân tích

Mỗi nhân viên phụ trách về phân tích, chiến lược hay nghiên cứu chịu trách nhiệm cho sự chuẩn bị và nội dung của tất cả các phần có

trong bản báo cáo nghiên cứu này đảm bảo rằng, tất cả các ý kiến của những người phân tích, chiến lược hay nghiên cứu đều phản ánh

trung thực và chính xác ý kiến cá nhân của họ về những vấn đề trong bản báo cáo. Mỗi nhân viên phân tích, chiến lược hay nghiên cứu

đảm bảo rằng họ không được hưởng bất cứ khoản chi trả nào trong quá khứ, hiện tại cũng như tương lai liên quan đến các khuyến cáo

hay ý kiến thể hiện trong bản báo cáo này.

Định nghĩa xếp loại

Mua = cao hơn thị trường nội địa trên 10%

Giữ = bằng thị trường nội địa với tỉ lệ từ +10%~ -10%

Bán = thấp hơn thị trường nội địa dưới 10%.

Không đánh giá = cổ phiếu không được xếp loại trong Phú Hưng hoặc chưa niêm yết.

Biểu hiện được xác định bằng tổng thu hồi trong 12 tháng (gồm cả cổ tức).

Miễn trách

Thông tin này được tổng hợp từ các nguồn mà chúng tôi cho rằng đáng tin cậy, nhưng chúng tôi không chịu trách nhiệm về sự hoàn chỉnh

hay tính chính xác của nó. Đây không phải là bản chào hàng hay sự nài khẩn mua của bất cứ cổ phiếu nào. Chứng khoán Phú Hưng và

các chi nhánh và văn phòng và nhân viên của mình có thể có hoặc không có vị trí liên quan đến các cổ phiếu được nhắc tới ở đây. Chứng

khoán Phú Hưng (hoặc chi nhánh) đôi khi có thể có đầu tư hoặc các dịch vụ khác hay thu hút đầu tư hoặc các hoạt động kinh doanh khác

cho bất kỳ công ty nào được nhắc đến trong báo cáo này. Tất cả các ý kiến và dự đoán có trong báo cáo này được tạo thành từ các đánh

giá của chúng tôi vào ngày này và có thể thay đổi không cần báo trước.

© Công ty Cổ phần Chứng khoán Phú Hưng (PHS).

Tòa nhà CR3-03A, Tầng 3, 109 Tôn Dật Tiên, Phường Tân Phú, Quận 7, Tp. HCM Điện thoại: (+84-28) 5 413 5479 Fax: (+84-28) 5 413 5472 Customer Service: (+84-28) 5 411 8855 Call Center: (+84-28) 5 413 5488 E-mail: [email protected] / [email protected] Web: www.phs.vn PGD Phú Mỹ Hưng

Tòa nhà CR2-08, 107 Tôn Dật Tiên, P. Tân Phú, Quận 7, Tp. HCM Điện thoại: (+84-28) 5 413 5478 Fax: (+84-28) 5 413 5473

Chi nhánh Quận 3

Tầng 2, Tòa nhà Phương Nam, 157 Võ Thị Sáu, Quận 3, Tp. HCM Điện thoại: (+84-28) 3 820 8068 Fax: (+84-28) 3 820 8206

Chi Nhánh Thanh Xuân

Tầng 1, Tòa nhà 18T2, Lê Văn Lương, Trung Hòa Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Hà Nội. Phone: (+84-24) 6 250 9999 Fax: (+84-24) 6 250 6666

Chi nhánh Tân Bình

Tầng trệt, P. G.4A, Tòa nhà E-Town 2, 364 Cộng Hòa, Phường 13, Quận Tân Bình, Tp.HCM. Điện thoại: (+84-28) 3 813 2405 Fax: (+84-28) 3 813 2415

Chi Nhánh Hà Nội

Tầng 3, Tòa nhà Naforimex, 19 Bà Triệu, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội Phone: (+84-24) 3 933 4560 Fax: (+84-24) 3 933 4820

Chi nhánh Hải Phòng

Tầng 2, Tòa nhà Eliteco, 18 Trần Hưng Đạo, Quận Hồng Bàng, Hải Phòng Phone: (+84-22) 384 1810 Fax: (+84-22) 384 1801