Thue Tieu Dung

34
Chương 5: THUẾ TIÊU DÙNG ________ I/ KHÁI QUÁT VỀ THUẾ TIÊU DÙNG 1. Khái niệm và vai trò của thuế tiêu dùng trong hệ thống thuế Thuế tiêu dùng là loại thuế đánh trên tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ của các chủ thể trong nền kinh tế. Cùng với thuế thu nhập và thuế tài sản, thuế tiêu dùng là một trong ba loại thuế chính của hệ thống thuế. Thuế tiêu dùng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số thu thuế của các nước trên thế giới. Đối với các nước đã phát triển thuộc khối OECD như Mỹ, Nhật, Anh, Pháp, Đức... thuế tiêu dùng chiếm khoảng 34% tổng số thu thuế; trong khi đó, ở các nước đang phát triển, thuế tiêu dùng chiếm đến gần 60% tổng số thu ngân sách (xem bảng 1 dưới đây). Bảng 1: Tỷ trọng thuế tiêu dùng trong tổng số thuế ở các nước trên thế giới theo tiêu thức GDP bình quân đầu người Khối nước chia theo GDP bình quân đầu người Tổng số thu thuế (%GDP) Cơ cấu thuế (% tổng số thu thuế) Tổng số Thuế thu nhập Thuế tiêu dùng Thuế khác 1. Các nước đang phát triển thu nhập thấp (GDP bình quân đầu người nhỏ hơn 745 $) 14.1 100 35.9 59.9 4.2 2. Các nước đang phát triển thu nhập trung bình (GDP bình quân đầu người từ 746-2.975 $) 16.7 100 31.5 61.1 7.4 3. Các nước đang phát triển thu nhập cao (GDP bình quân đầu người từ 20.2 100 29.4 58.5 12.1 1

Transcript of Thue Tieu Dung

Page 1: Thue Tieu Dung

Chương 5: THUẾ TIÊU DÙNG________

I/ KHÁI QUÁT VỀ THUẾ TIÊU DÙNG1. Khái niệm và vai trò của thuế tiêu dùng trong hệ thống thuế

Thuế tiêu dùng là loại thuế đánh trên tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ của các chủ thể trong nền kinh tế. Cùng với thuế thu nhập và thuế tài sản, thuế tiêu dùng là một trong ba loại thuế chính của hệ thống thuế. Thuế tiêu dùng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số thu thuế của các nước trên thế giới. Đối với các nước đã phát triển thuộc khối OECD như Mỹ, Nhật, Anh, Pháp, Đức... thuế tiêu dùng chiếm khoảng 34% tổng số thu thuế; trong khi đó, ở các nước đang phát triển, thuế tiêu dùng chiếm đến gần 60% tổng số thu ngân sách (xem bảng 1 dưới đây).

Bảng 1: Tỷ trọng thuế tiêu dùng trong tổng số thuế ở các nước trên thế giới theo tiêu thức GDP bình quân đầu người

Khối nước chia theo GDP bình quân đầu người

Tổng số thu thuế (%GDP)

Cơ cấu thuế (% tổng số thu thuế)

Tổng số

Thuế thu nhập

Thuế tiêu dùng

Thuế khác

1. Các nước đang phát triển thu nhập thấp (GDP bình quân đầu người nhỏ hơn 745 $) 14.1 100 35.9 59.9 4.2

2. Các nước đang phát triển thu nhập trung bình (GDP bình quân đầu người từ 746-2.975 $) 16.7 100 31.5 61.1 7.4

3. Các nước đang phát triển thu nhập cao (GDP bình quân đầu người từ $2.976- $9.205) 20.2 100 29.4 58.5 12.14. Bình quân các nước đang phát triển 17.6 100 31.2 59.8 9

5. Các nước đã phát triển (GDP bình quân đầu người lớn hơn 9.206 $) 25 100 54.3 33.6 12.1

Nguồn: tính toán từ J. Alm and S. Wallace (2005) So với thuế thu nhập, thuế tiêu dùng nhìn chung được coi là kém công bằng hơn

nhưng lại là loại thuế có hiệu quả kinh tế cao hơn vì ảnh hưởng bóp méo đến phân bổ nguồn lực ít hơn và dễ thu, đơn giản và ít tốn kém chi phí trong công tác quản lý thuế. Vì vậy, thuế tiêu dùng là công cụ thu ngân sách phù hợp với các nước đang phát triển có điều kiện kinh tế xã hội và quản lý thu ngân sách còn hạn chế. Ngoài ra, việc đánh thuế tiêu dùng còn phụ thuộc vào truyền thống và tập quán thu thuế của các quốc gia. Trong các nước đã phát triển thuộc cộng Cộng châu Âu (EU), thuế tiêu dùng, đặc biệt là thuế VAT, là một trong những chính sách thuế quan trọng nhất của hệ thống thuế; trong khi đó, vai trò của thuế tiêu dùng ở các quốc gia đã phát triển khác lại hạn chế hơn. Thuế tiêu dùng ở

1

Page 2: Thue Tieu Dung

Mỹ được thể hiện dưới dạng thuế hàng hoá, không phải do chính phủ liên bang mà do các bang và chính quyền địa phương quy định và chiếm tỷ trọng tương đối khiêm tốn trong tổng số thu ngân sách.2. Phân loại thuế tiêu dùng:

Thông thường thuế tiêu dùng được phân chia thành 2 loại chính là thuế tiêu dùng tổng quát và thuế tiêu dùng đặc biệt.

- Thuế tiêu dùng tổng quát áp dụng đối với hầu hết các loại hàng hoá, dịch vụ thông thường, thường được thể hiện dưới dạng thuế giá trị gia tăng (VAT), thuế doanh thu hay thuế hàng hoá dịch vụ (GST). Loại thuế này cũng bao gồm thuế bán hàng ở Mỹ do chính quyền bang và địa phương thu.

Thuế doanh thu là loại thuế hàng hoá nhiều tầng thu theo các mức thuế cố định trên giá trị hàng hoá bán ra ở tất cả các giai đoạn của quá trình sản xuất. Do đó, thuế doanh thu có thể bị đánh thuế trùng nhiều lần và làm tăng giá hàng hoá. Tuy nhiên, thuế doanh thu là công cụ rất hiệu quả trong việc đảm bảo nguồn thu lớn và ổn định với thuế suất thấp. Mức thuế suất thấp trong các giai đoạn đánh thuế đều đưa lại cảm giác gánh nặng thuế thấp và ít trốn thuế. Bên cạnh đó, việc quản lý thuế doanh thu thường tương đối đơn giản, hiệu quả so với các loại thuế tiêu thụ phức tạp như thuế VAT.

Thuế doanh thu là loại thuế được áp dụng rộng rãi và lâu đời trên thế giới và được chứng minh là một loại công cụ hiệu quả trong đảm bảo nguồn thu cho ngân sách. Trong thời gian gần đây, một số quốc gia chuyển sang thu thuế giá trị gia tăng thay cho thuế doanh thu để đảm bảo tránh đánh thuế trùng, khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh. Việt Nam đã chuyển từ thuế doanh thu sang thuế giá trị gia tăng từ năm 1999.

Thuế giá trị gia tăng là loại thuế thu trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Về mặt lý luận, thuế giá trị gia tăng ưu việt hơn thuế doanh thu vì tránh đánh thuế trùng; do đó có tác động khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, thuế giá trị gia tăng khó quản lý, đặc biệt là khâu tính số thuế phải nộp và sử dụng hoá đơn, chứng từ để hoàn thuế. Do đó, để thuế giá trị gia tăng phát huy hiệu quả, cần chuẩn bị các điều kiện kinh tế - xã hội cần thiết, đặc biệt là chế độ kế toán và hoá đơn, chứng từ.

Ví dụ so sánh giữa thuế VAT, thuế doanh thu và thuế bán lẻ thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2: Ví dụ so sánh thuế VAT, thuế doanh thu và thuế bán lẻGiai đoạn sản xuất Giá trị

gia tăngGiá trị hàng hoá

Loại thuế tiêu dùng (thuế suất 10%)Thuế D.thu Thuế bán lẻ Thuế VAT

Giai đoạn 1: Sản xuất gỗ, bán cho người đóng tủ

100 100 10 - 10

Giai đoạn 2: Đóng tủ, bán cho người bán lẻ

50 150 16 (= doanh thu có thuế đầu vào (160=100+10+50) * thuế suất 10%)

- 5

Giai đoạn 3: Người bán lẻ bán tủ cho người tiêu dùng

10 160 18,6 (= doanh thu có thuế đầu vào (186=160+16+10) * thuế suất 10%)

16 1

2

Page 3: Thue Tieu Dung

Tổng số 160 44,6 16 16Thuế bán hàng là loại thuế thu trên tiêu dùng các loại hàng hoá hữu hình. Việc tiêu

dùng các loại dịch vụ nghề nghiệp chuyên nghiệp như giáo dục, y tế, pháp lý hoặc các dịch vụ cá nhân như cắt tóc, giải trí, giao thông thường được không phải nộp thuế. Ngoài ra, việc tiêu dùng một số loại hàng hoá cơ bản thiết yếu cũng thường được miễn thuế hoặc giảm thuế để đảm bảo tính công bằng trong phân bổ thuế. Chẳng hạn, ở Mỹ thuế bán hàng là thuế địa phương của chính quyền các bang và địa phương. Tiêu dùng lương thực và các loại tạp phẩm cần thiết cho đời sống được miễn thuế hoặc giảm thuế đến trên một nửa số bang trong số 50 bang của Mỹ. Các loại thuốc và dược phẩm được miễn thuế. Hầu hết các loại thuế bán hàng ở Mỹ đều thu trên mua bán các loại xe hơi và hàng hoá lâu bền khác.

Việc thu thuế bán hàng đối với các hàng hoá lâu bền và tài sản là vốn kinh doanh đối với các doanh nghiệp sẽ làm tăng chi phí sản xuất cận biên và do đó làm tăng giá bán sản phẩm. Các sản phẩm này sau đó lại tiếp tục chịu thuế tiêu thụ ở các khâu tiếp theo; do đó làm tăng gánh nặng thuế đối với người tiêu dùng cuối cùng. Vì vậy, trong thuế bán hàng, người ta thường áp dụng loại thuế bán lẻ là loại thuế thu theo tỷ lệ phần trăm trên giá trị hàng hoá bán lẻ cho người tiêu dùng. Thuế bán lẻ thực chất là loại thuế thu trên tiêu dùng ở giai đoạn cuối cùng và thu trên các tổ chức, cá nhân bán lẻ hàng hoá. Thuế được tính vào giá hàng hoá và người bán lẻ chỉ là người trung gian thu thuế từ người tiêu dùng cuối cùng và nộp cho chính phủ. Tuy nhiên, đối với loại thuế bán lẻ này rất khó xác định được trường hợp nào là hàng hoá được mua để sử dụng cho tiêu dùng cuối cùng, trường hợp nào là hàng hoá được mua để phục vụ cho sản xuất các loại hàng hoá khác. Ở một số nước, các loại thuế bán lẻ do chính quyền các bang và địa phương quy định nên có sự khác nhau về chính sách thuế giữa các bang, địa phương. Điều này có thể gây ra sự dịch chuyển trong phân bổ nguồn lực hoặc giao dịch hàng hoá qua biên giới giữa các địa phương quy định thuế suất khác nhau.

- Thuế tiêu dùng đặc biệt trên một số loại hàng hoá đặc biệt, còn gọi là thuế tiêu thụ đặc biệt. Loại thuế này có đặc điểm thường có thuế suất cao và thu trên các loại hàng hoá xa xỉ hoặc có tác động tiêu cực đến sản xuất kinh doanh hoặc môi trường như rượu, bia, thuốc lá, xăng dầu.

Về mục đích, thuế tiêu thụ đặc biệt là một loại thuế hàng hoá được thu trên việc tiêu dùng một số loại hàng hoá đặc biệt với các mục tiêu khác nhau. Một số loại hàng hoá xa xỉ hoặc có giá trị cao được đánh thuế tiêu thụ đặc biệt để tăng thu cho ngân sách như xe hơi; trong khi đó một số loại hàng hoá khác gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sống lại được đánh thuế tiêu thụ đặc biệt để hạn chế sản xuất hoặc tiêu dùng như thuốc lá, rượu, bia. Thuế tiêu thụ đặc biệt còn có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo hàng rào thuế quan để bảo vệ các ngành sản xuất trong nước. Đồng thời, thuế tiêu thụ đặc biệt cũng là một công cụ hữu hiệu để thực hiện chính sách tái phân phối thu nhập giữa các tầng lớp dân cư trong toàn xã hội.3. Sự khác biệt giữa thuế tiêu dùng và thuế thu nhập

Thuế thu nhập thu trên các khoản thu nhập của các tổ chức, cá nhân trong xã hội; trong khi đó thuế tiêu dùng gắn liền với việc tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ. Do đó, có thể nói thuế thu nhập đánh vào quá trình tạo ra thu nhập còn thuế tiêu dùng đánh vào quá trình sử dụng thu nhập.

3

Page 4: Thue Tieu Dung

Thuế thu nhập thường được thu trên toàn bộ mọi khoản thu nhập phát sinh hiện hữu của đối tượng nộp thuế mà Chính phủ có thể quản lý được, bao gồm cả tiền lãi thu được từ tiết kiệm. Trong khi đó, thuế tiêu dùng chỉ được thu khi thu nhập được sử dụng để mua hàng hoá, dịch vụ phục vụ mục đích tiêu dùng của các chủ thể trong xã hội. Do đó, sự khác biệt chủ yếu giữa thuế tiêu dùng và thuế thu nhập được thể hiện trên các khía cạnh sau:

- Khác với thuế thu nhập, thuế tiêu dùng không thu trên tiết kiệm nên không bị đánh thuế trùng đối với tiết kiệm như thuế thu nhập; qua đó khuyến khích tiết kiệm và đầu tư (Công thức: Thu nhập (đối tượng chịu thuế thu nhập) = Tiêu dùng (đối tượng chịu thuế tiêu dùng) + Tiết kiệm).

- Do tính chất lịch sử và khả năng quản lý thu, thuế tiêu dùng thường được thu cùng một mức thuế suất so với biểu thuế luỹ tiến của thuế thu nhập; do đó tính công bằng xã hội của thuế tiêu dùng hạn chế hơn so với thuế thu nhập;

- Trên cơ sở nguyên lý khả năng nộp thuế, thuế thu nhập là loại thuế phản ánh khả năng nộp thuế hiện tại của đối tượng nộp thuế một cách chính xác hơn thuế tiêu dùng.

- Đối tượng nộp thuế tiêu dùng thường khó trốn thuế hơn vì việc tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ mang tính chất không thể trốn tránh và thuế tiêu dùng thường dễ quản lý hơn đối với cơ quan thuế so với thuế thu nhập. 4. Ảnh hưởng kinh tế, xã hội của thuế tiêu dùng

- Về phân bổ thuế tiêu dùng, như đã đề cập trong chương II, thuế tiêu dùng cấu thành vào giá bán hàng hoá và được phân bổ giữa người sản xuất và người tiêu dùng tuỳ thuộc vào độ co giãn cung - cầu của loại hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế. So sánh tương đối giữa độ co giãn cung - cầu, độ co giãn về cầu càng lớn thì gánh nặng thuế được chuyển sang người sản xuất càng nhiều; ngược lại, độ co giãn cung càng lớn thì gánh nặng thuế chuyển sang người tiêu dùng càng nhiều.

- Về hiệu quả kinh tế của thuế tiêu dùng: Như đã trình bày trong chương II và chương III, đánh thuế đối với tất cả các loại

hàng hoá, bao gồm cả thời gian nghỉ ngơi với cùng một mức thuế suất (thuế bình quân đầu người, lump sum tax) sẽ không tạo ra gánh nặng phụ trội. Tuy nhiên, trên thực tế, việc đánh thuế vào thời gian nghỉ ngơi là không thể xảy ra; thuế chỉ có thể đánh vào các loại hàng hoá hữu hình; do đó sẽ tạo ra gánh nặng thuế. Thông thường, thuế tiêu dùng được thể hiện dưới các loại thuế khác nhau với các mức thuế suất khác nhau. Gánh nặng phụ trội của thuế tiêu dùng sẽ được tạo ra do có sự chuyển dịch trong sản xuất và tiêu dùng các loại hàng hoá chịu thuế suất khác nhau gây ra bóp méo trong phân bổ nguồn lực sản xuất.

Để đảm bảo hiệu quả kinh tế của thuế tiêu dùng, cần xác định mức thuế suất đối với các loại hàng hoá để đảm bảo gánh nặng phụ trội của thuế thấp nhất với một số thu thuế cho trước. Lý thuyết thuế tối ưu cho rằng để tối thiểu hoá gánh nặng phụ trội của thuế hàng hoá nói chung, cần đảm bảo điều kiện gánh nặng phụ trội cận biên của thuế đối với từng loại hàng hoá tương đương nhau. Trên cơ sở đó, quy tắc Ramsey cho rằng nên đánh thuế tiêu dùng với thuế suất tỷ lệ nghịch với độ co giãn cầu giữa các loại hàng hoá để tối thiểu hoá gánh nặng phụ trội. Về ý nghĩa kinh tế, quy tắc Ramsey thể hiện nguyên lý ngược về độ co giãn khi đánh thuế: (i) Thuế suất đối với các loại hàng hoá nên quy định tỷ lệ nghịch với độ co giãn cầu của các hàng hoá đó; và (ii) Hiệu quả của thuế tuỳ thuộc vào

4

Page 5: Thue Tieu Dung

mức độ bóp méo của thuế. Độ co giãn càng lớn thì mức độ bóp méo càng lớp và không nên đánh thuế cao vào những mặt hàng này. Ngược lại, độ co giãn càng thấp thì mức độ bóp méo càng nhỏ và có thể đánh thuế suất cao hơn đối với những mặt hàng này.

Quy tắc Corlett – Hague mở rộng quy tắc Ramsey trong trường hợp trong nền kinh tế có hai loại hàng hoá tiêu dùng; trong đó có một loại hàng hoá bổ trợ cho động cơ nghỉ ngơi. Chẳng hạn như các loại hàng hoá, dịch vụ vui chơi, giải trí. Vì không có khả năng đánh thuế đối với thời gian nghỉ ngơi nên khi đánh thuế cao vào loại hàng hoá bổ trợ cho nghỉ ngơi sẽ làm giảm cầu đối với hàng hoá này, và do đó cầu đối với nghỉ ngơi cũng giảm theo. Đánh thuế vào loại hàng hoá bổ trợ cho động cơ nghỉ ngơi sẽ làm tăng hiệu quả của thuế.

Tuy nhiên, trên thực tế việc áp dụng lý thuyết thuế tối ưu thường gặp nhiều hạn chế hoặc gây nhiều tranh cãi do các giả định về tính đồng nhất giữa các cá nhân và tính hoàn hảo của thị trường cạnh tranh thường rất hiếm xảy ra. Bên cạnh đó, một trong những mục tiêu quan trọng của Chính phủ trong khi thiết kế hệ thống chính sách thuế là phải đảm bảo nguồn thu cho ngân sách trong khi đảm bảo chi phí quản lý thuế thấp nhất. Do đó, việc áp dụng lý luận thuế tối ưu cần được xem xét một cách thận trọng trong bối cảnh thực tế thị trường, yêu cầu nguồn thu của ngân sách cũng như chi phí quản lý thuế.

Tiêu dùng, tiết kiệm và khả năng nộp thuế: So sánh thuế tiêu dùng và thuế thu nhập

Việc tính thuế tiêu dùng dựa trên giá trị hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng trong hiện tại của đối tượng nộp thuế. Do đó, thuế tiêu dùng có thể so sánh tương đương với thuế thu nhập với cùng mức thuế suất nhưng không thu trên tiết kiệm. Thông thường cơ sở tính thuế được tính theo năm; khi đó, tổng mức tiêu dùng hàng năm bằng tổng mức thu nhập hàng năm trừ đi phần tiết kiệm hàng năm của đối tượng nộp thuế. Điều này thể hiện mối quan hệ về cơ sở tính thuế giữa thuế thu nhập và thuế tiêu dùng

Thuế chi tiêu, một thuật ngữ chỉ loại thuế tiêu dùng tổng thể, thường được sử dụng trong phân tích thuế tiêu dùng hiện đại. Phương pháp tính thuế sẽ dựa trên cơ sở kê khai thu nhập hàng năm và trừ đi phần tiết kiệm trong năm. Số còn lại là chi tiêu trong năm cho mục đích tiêu dùng. Khi đó, thuế chi tiêu cũng có thể áp dụng biểu thuế luỹ tiến tương tự như thuế thu nhập. Tuy nhiên, thuế chi tiêu mới chỉ được đề cập trên phương diện lý luận vì tính khó quản lý và áp dụng trên thực tế.

Một số quan điểm nghiên cứu xem xét tính ưu việt của thuế tiêu dùng so với thuế thu nhập cho rằng tiêu dùng là chỉ tiêu thể hiện tốt hơn năng lực nộp thuế của đối tượng nộp thuế so với thu nhập do mức độ thoả mãn của đối tượng nộp thuế chỉ được thực hiện khi hàng hoá, dịch vụ thực tế được tiêu dùng. Việc tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ sẽ sử dụng hết các nguồn lực tài chính và tránh việc sử dụng các nguồn lực này cho các mục tiêu khác. Tiết kiệm được coi là một sự hy sinh và không làm tăng độ thỏa mãn của đối tượng nộp thuế trong kỳ tính thuế hiện tại. Hành vi tiết kiệm để tăng tích luỹ tài sản và đảm bảo lợi ích tương lai sẽ cho phép tiêu dùng tương lai tăng lên. Tuy nhiên, cá nhân chỉ được hưởng lợi ích trực tiếp khi họ có được tiền từ bán tài sản tích luỹ và sử dụng để tăng tiêu dùng. Do đó, lợi ích xã hội của tiết kiệm sẽ lớn hơn lợi ích cá nhân của tiêu dùng vì nó góp phần tăng tích luỹ vốn và cải thiện năng lực sản xuất của toàn bộ nền kinh tế.

5

Page 6: Thue Tieu Dung

Quan điểm hiện đại về vấn đề này cho rằng khả năng nộp thuế được đo lường một cách hợp lý hơn khi dựa vào năng lực cơ bản của cá nhân để tạo ra thu nhập. Điều này có nghĩa là trên cơ sở nguyên lý công bằng theo chiều ngang, hai cá nhân có năng lực tạo thu nhập ngang nhau thì phải nộp thuế bằng nhau trong cuộc đời của họ. Thu nhập cả đời của cá nhân phụ thuộc vào thu nhập cơ bản từ lao động và tài sản ban đầu của họ. Hai cá nhân với cùng mức năng lực và tài sản ban đầu sẽ nộp thuế khác nhau tuỳ theo các tiêu dùng của họ. Cá nhân không tiết kiệm hoặc tiết kiệm ít sẽ chịu thuế ít hơn; ngược lại, cá nhân tiết kiệm nhiều sẽ chịu thuế cao do thuế thu nhập đánh cả trên thu nhập tiền lãi trên tiết kiệm (tức bị đánh thuế trùng do đã chịu thuế thu nhập khi phát sinh thu nhập).

Để minh hoạ sự khác biệt về thuế thu nhập và thuế tiêu dùng, chúng ta sử dụng ví dụ sau đây:

Giả định hai cá nhân A và B sống trong hai giai đoạn 1 và 2 với cùng các mức thu nhập giai đoạn 1 là I1, giai đoạn 2 là I2. Cá nhân A tiết kiệm S giai đoạn 1, nhận được thu nhập (1+r)S để tiêu dùng trong tương lai; trong đó r là lãi suất tiết kiệm.

Trường hợp Chính phủ thu thuế thu nhập với thuế suất t. Trong hiện tại, mỗi đơn vị thu nhập phải nộp một mức thuế suất t, không phụ thuộc vào việc thu nhập để tiêu dùng hay tiết kiệm. Do đó, mặc dù cá nhân A tiết kiệm số tiền S để tiêu dùng trong tương lai nhưng số thuế thu nhập hiện tại phải nộp vẫn là I1t. Trong tương lai, cá nhân A phải nộp thuế thu nhập đối với số thu nhập I2 (số thuế phải nộp là I2t). Ngoài ra, với số tiền tiết kiệm S và lãi suất r, thu nhập tăng thêm để tiêu dùng trong tương lai sẽ là (1+r)S. Số thuế phải nộp đối với khoản thu nhập tăng thêm do tiết kiệm này là là (1+r)St.

Số thuế phải nộp của cá nhân A cụ thể như sau: - Thuế thu nhập giai đoạn 1: TI1 = I1t;- Thuế thu nhập giai đoạn 2: TI2 = [I2+S(1+r)]t;- Tổng số thuế phải nộp tính theo giá trị hiện tại (với lãi suất chiết khấu r áp dụng

cho số thuế phải nộp trong giai đoạn 2): TIA = TI1 + TI2/(1+r) = I1t + [I2 /(1+r)]t +St. (1)

Cá nhân B là người không có động cơ tiết kiệm (S = 0); khi đó số thuế thu nhập phải nộp sẽ là:

TIB = TI1 + TI2/(1+r) = I1t + [I2 /(1+r)]t. (2)So sánh (1) và (2), ta thấy cá nhân B sẽ phải nộp thuế ít hơn cá nhân A là S*t do

thuế thu nhập đánh thuế trùng đối với tiền lãi của tiết kiệm.Trường hợp Chính phủ đánh thuế tiêu dùng với cùng một mức thuế t. Thuế tiêu

dùng không thu trên tiết kiệm. Do đó, đối với cá nhân A, số thuế phải nộp là:- Thuế tiêu dùng giai đoạn 1: TC1 = (I1-S)*t;- Thuế tiêu dùng giai đoạn 2: TC2 = [I2 + S(1+r)];- Tổng số thuế phải nộp theo giá trị hiện tại:

TCA = TC1 + TC2/(1+r) = (I1-S)t + [I2 +(1+r)S]t/(1+r) = I1t +[I2/(1+r)]t. (3)

Đối với cá nhân B, số thuế phải nộp theo giá trị hiện tại là:TCB = T1 + T2/(1+r) = I1t +[I2/(1+r)]t. (4)

Từ kết quả trên cho thấy số thuế tiêu dùng phải nộp của hai cá nhân A và B như nhau, không phụ thuộc vào hành vi của cá nhân là tiết kiệm hay tiêu dùng. Với số tiền tiết

6

Page 7: Thue Tieu Dung

kiệm S, số tiền thuế phải nộp trong hiện tại giảm đi St. Trong khi đó, trong tương lai, với số tiền tiết kiệm S và lãi suất r, thu nhập tăng thêm để tiêu dùng trong tương lai sẽ là (1+r)S và số thuế phải nộp trong tương lai đối với khoản tiết kiệm này là t(1+r)S. Giá trị hiện tại của khoản thuế phải nộp tăng thêm này là St, đúng bằng mức giảm của số thuế tiêu dùng phải nộp trong hiện tại do tiết kiệm S. Do đó, hành vi tiết kiệm không làm ảnh hưởng đến số thuế thuế tiêu dùng phải nộp; ngược lại thuế tiêu dùng không ảnh hưởng đến hành vi tiết kiệm của người nộp thuế do không đánh thế trùng đối với tiết kiệm.

Như vậy, thuế thu nhập với cùng mức thuế suất nhưng không đánh trên tiết kiệm có thể so sánh tương đương với thuế tiêu dùng. Khi người nộp thuế tiêu dùng phần tiết kiệm đã tích luỹ cả gốc và lãi trong tương lai, số thuế phải nộp phụ thêm tính theo giá trị hiện tại đúng bằng với số thuế đối với phần tiết kiệm không phải nộp trong hiện tại. Do đó, thuế tiêu dùng không làm ảnh hưởng đến lãi suất trên thị trường. II/ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG1. Một số đặc điểm chính của thuế giá trị gia tăng

Thuế giá trị gia tăng là một loại thuế tiêu dùng được áp dụng rộng rãi ở các nước trên thế giới, từ các nước đã phát triển như cộng đồng châu Âu (EU, Canada, New Zealand) đến các nước đang phát triển như các nước ASEAN và Việt Nam. Thuế giá trị gia tăng đã dần thay thế thuế doanh thu hay thuế bán hàng và trở thành loại thuế chính trong hệ thống thuế tiêu dùng trên thế giới hiện nay.     Về khái niệm, thuế giá trị gia tăng được hiểu là loại thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Về mặt lý luận, thuế giá trị gia tăng ưu việt hơn thuế doanh thu vì tránh đánh thuế trùng; do đó có tác động khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, thuế giá trị gia tăng khó quản lý, đặc biệt là khâu tính số thuế phải nộp và sử dụng hoá đơn, chứng từ để hoàn thuế. Do đó, để thuế giá trị gia tăng phát huy hiệu quả, cần chuẩn bị các điều kiện kinh tế - xã hội cần thiết, đặc biệt là chế độ kế toán và hoá đơn, chứng từ.

Công thức giá trị gia tăng được xác định như sau:VA = VO – VI = W + P

Trong đó: - VA là giá trị gia tăng- VO là giá trị đầu ra- VI là giá trị đầu vào- W là chi phí tiền lương- P là lợi nhuận

Do đó, giá trị gia tăng có thể được tính theo phương pháp cộng giá trị gia tăng (W + P) hoặc phương pháp khấu trừ (VO – VI). Đây cũng là cơ sở của các phương pháp cộng giá trị gia tăng và phương pháp khấu trừ khi tính thuế giá trị gia tăng (VAT).

Phân loại thuế VAT: Trên các phương pháp xác định giá trị gia tăng, có thể phân loại một số loại thuế VAT sau đây (xem bảng 3 dưới đây):

Bảng 3: Phân loại thuế VAT

1. Phạm vi chịu thuế thuế VATA1 B1 C1 Thuế đánh vào tất cả

các yếu tố đầu vào, Khấu trừ các hàng hoá

vốn (được giới hạn Khấu trừ các yếu tố

đầu vào

7

Page 8: Thue Tieu Dung

không khấu trừ Được gọi là loại thuế

VAT tổng sản phẩm

theo giá trị khấu hao) Được gọi là loại thuế

VAT thu nhập ròng

Được gọi là loại thuế VAT tiêu dùng ròng

2. Các phương pháp tính giá trị gia tăng đối với loại thuế VAT tiêu dùng ròngA2 B2 Xác định giá trị gia tăng bằng việc

cộng toàn bộ các yếu tố giá trị tăng thêm (tiền công, lợi nhuận, tiền thuê và tiền lãi)

Được gọi là phương pháp cộng Đôi khi được gọi là phương pháp tiếp

cận thu nhập

Xác định giá trị gia tăng bằng cách lấy giá trị đầu ra trừ giá trị đầu vào

Được gọi là phương pháp khấu trừ Đôi khi còn được gọi là phương

pháp tiếp cận sản phẩm

3. Các phương pháp khấu trừ đối với loại thuế VAT tiêu dùng ròngA3 B3 C3 Khấu trừ tổng giá trị

không có thuế của hàng hoá mua vào từ tổng giá trị không có thuế của hàng hoá bán ra và đánh thuế vào giá trị thu được

Được gọi là phương pháp khấu trừ trực tiếp

Khấu trừ tổng giá trị có thuế của hàng hoá mua vào từ tổng giá trị có thuế của hàng hoá bán ra và đánh thuế vào giá trị thu được

Được gọi là phương pháp khấu trừ trung gian

Khấu trừ thuế đầu vào khi tính thuế đối với từng lần giao dịch

Được gọi là phương pháp khấu trừ gián tiếp

So sánh giữa các phương pháp xác định giá trị gia tăng, phương pháp cộng giá trị gia tăng đơn giản hơn khi tính toán nhưng có một số hạn chế so với phương pháp khấu trừ. Sử dụng phương pháp cộng giá trị gia tăng, cơ quan thuế sẽ gặp khó khăn trong việc xác định cơ sở tính thuế hoặc điều chỉnh giữa các quốc gia trong trường hợp các doanh nghiệp hoạt động trên nhiều quốc gia hoặc nhiều bang trong cùng một quốc gia. Hơn nữa, cũng rất khó để có thể quản lý thuế VAT với nhiều mức thuế suất khác nhau hoặc trường hợp có các quy định về ưu đãi, miễn giảm thuế.

Các lợi thế chính của phương pháp khấu trừ gián tiếp so với phương pháp cộng hoặc phương pháp khấu trừ trực tiếp là tính linh hoạt hơn và khả năng chống trốn thuế tốt hơn. Đối với trường hợp một số hàng hoá, dịch vụ chính phủ không đánh thuế hoặc quy định mức thuế suất thấp hơn thuế suất tiêu chuẩn, phương pháp khấu trừ gián tiếp là phương pháp hiệu quả hơn. Đối với trường hợp xuất khẩu hàng hoá (thuế suất thường quy định là 0%), người xuất khẩu có thể yêu cầu hoàn thuế đối với toàn bộ các hàng hoá và yếu tố đầu vào họ đã mua trên thị trường nội địa. Sử dụng phương pháp này cũng sẽ thuận lợi hơn cho việc kiểm tra chéo hoặc kiểm toán thuế giá trị gia tăng.

Về thuế suất: Các quốc gia trên thế giới hiện nay thường áp dụng một mức thuế VAT tiêu chuẩn thống nhất cho hầu hết các loại hàng hoá dịch vụ. Bên cạnh đó, các loại hàng hoá xuất khẩu thường có mức thuế suất 0% và các loại hàng tiêu dùng thiết yếu thường có các mức thuế suất ưu đãi thấp hơn mức thuế suất tiêu chuẩn. Thuế suất thuế giá trị gia tăng ở một số nước trên thế giới được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4: Thuế suất VAT ở một số quốc gia trên thế giới

8

Page 9: Thue Tieu Dung

Quốc gia Thuế suất Quốc gia Thuế suấtI/ Các nước đã phát triển II/ Các nước đang phát triểnAustralia 10% (thuế hàng hoá) Argentina 21%Austria 20% Brazil 17-25%Belgium 21% Bulgaria 20%Canada 5% (thuế hàng hoá) China 17%Czech Rep. 19% Cyprus 15%Denmark 25% Egypt 10% (thuế hàng hoá)Finland 22% Estonia 18%France 19.60% Hungary 20%Germany 19% India 12.50%Greece 19% Indonesia 10%Hong kong - Latvia 21%Ireland 21.50% Lithuania 19%Israel 15.50% Malta 18%Italy 20% Mexico 15%Japan 5% Monaco 19.60%Luxemburg 15% Morocco 20%Netherlands 19% Montenegro 17%New Zealand 12.5% (thuế hàng hoá) Pakistan 15%Norway 25% Philippines 12%Singapore 7% (thuế hàng hoá) Poland 22%Spain 16% Portugal 20%Sweden 25% Romania 19%U.K. 15% Russia 18%U.S.A. - Serbia 18%

Slovakia 19%Slovenia 20%South Africa 14%Taiwan 5%Thailand 7%Turkey 18%Ukraine 20%Vietnam 10%Zambia 16%

(Nguồn: www.worldwidetax.com)2. Tóm tắt nội dung chính sách thuế giá trị gia tăng hiện hành tại Việt Nam2.1- Đối tượng nộp thuế

Đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng. 2.2- Đối tượng chịu thuế           Hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng, trừ các đối tượng quy định thuộc diện không chịu thuế.

9

Page 10: Thue Tieu Dung

        Đối tượng không chịu thuế  - Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản

phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu.

- Sản phẩm là giống vật nuôi, giống cây trồng, bao gồm trứng giống, con giống, cây giống, hạt giống, tinh dịch, phôi, vật liệu di truyền.

- Tưới, tiêu nước; cày, bừa đất; nạo vét kênh, mương nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp; dịch vụ thu hoạch sản phẩm nông nghiệp.

- Sản phẩm muối được sản xuất từ nước biển, muối mỏ tự nhiên, muối tinh, muối i-ốt.- Nhà ở thuộc sở hữu nhà nước do Nhà nước bán cho người đang thuê.- Chuyển quyền sử dụng đất. - Bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm người học, bảo hiểm vật nuôi, bảo hiểm cây trồng và tái

bảo hiểm.- Dịch vụ cấp tín dụng; kinh doanh chứng khoán; chuyển nhượng vốn; dịch vụ tài chính

phái sinh, bao gồm hoán đổi lãi suất, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, quyền chọn mua, bán ngoại tệ và các dịch vụ tài chính phái sinh khác theo quy định của pháp luật.           - Dịch vụ y tế, dịch vụ thú y, bao gồm dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, phòng bệnh cho người và vật nuôi.           - Dịch vụ bưu chính, viễn thông công ích và In-ter-net phổ cập theo chương trình của Chính phủ.

- Dịch vụ phục vụ công cộng về vệ sinh, thoát nước đường phố và khu dân cư; duy trì vườn thú, vườn hoa, công viên, cây xanh đường phố, chiếu sáng công cộng; dịch vụ tang lễ.

- Duy tu, sửa chữa, xây dựng bằng nguồn vốn đóng góp của nhân dân, vốn viện trợ nhân đạo đối với các công trình văn hóa, nghệ thuật, công trình phục vụ công cộng, cơ sở hạ tầng và nhà ở cho đối tượng chính sách xã hội.

- Dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật.- Phát sóng truyền thanh, truyền hình bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước. - Xuất bản, nhập khẩu, phát hành báo, tạp chí, bản tin chuyên ngành, sách chính trị, sách

giáo khoa, giáo trình, sách văn bản pháp luật, sách khoa học - kỹ thuật, sách in bằng chữ dân tộc thiểu số và tranh, ảnh, áp phích tuyên truyền cổ động, kể cả dưới dạng băng hoặc đĩa ghi tiếng, ghi hình, dữ liệu điện tử; in tiền.

- Vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt, xe điện.- Máy móc, thiết bị, vật tư thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để sử

dụng trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ; máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng và vật tư thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ dầu, khí đốt; tàu bay, dàn khoan, tàu thuỷ thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu tạo tài sản cố định của doanh nghiệp, thuê của nước ngoài sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và để cho thuê.

- Vũ khí, khí tài chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh.- Hàng hóa nhập khẩu trong trường hợp viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại; quà

tặng cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; quà biếu, quà tặng cho cá nhân tại Việt Nam theo mức quy định của Chính phủ; đồ dùng của tổ chức, cá nhân nước ngoài theo tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao; hàng mang theo người trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế.

10

Page 11: Thue Tieu Dung

Hàng hoá, dịch vụ bán cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam.

- Hàng hoá chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu; hàng tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu; nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng hoá xuất khẩu theo hợp đồng sản xuất, gia công xuất khẩu ký kết với bên nước ngoài; hàng hoá, dịch vụ được mua bán giữa nước ngoài với các khu phi thuế quan và giữa các khu phi thuế quan với nhau.

- Chuyển giao công nghệ theo quy định của Luật chuyển giao công nghệ; chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ; phần mềm máy tính.

- Vàng nhập khẩu dạng thỏi, miếng chưa được chế tác thành sản phẩm mỹ nghệ, đồ trang sức hay sản phẩm khác.

- Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến theo quy định của Chính phủ.

- Sản phẩm nhân tạo dùng để thay thế cho bộ phận cơ thể của người bệnh; nạng, xe lăn và dụng cụ chuyên dùng khác cho người tàn tật.

- Hàng hóa, dịch vụ của cá nhân kinh doanh có mức thu nhập bình quân tháng thấp hơn mức lương tối thiểu chung áp dụng đối với tổ chức, doanh nghiệp trong nước.

Cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng không được khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào, trừ trường hợp áp dụng mức thuế suất 0%.2.3. Căn cứ tính thuế           Căn cứ tính thuế giá trị gia tăng là giá tính thuế và thuế suất.a) Giá tính thuế            Giá tính thuế được quy định như sau:           - Đối với hàng hoá, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra là giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng. Đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng chưa có thuế giá trị gia tăng;

- Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu cộng với thuế nhập khẩu (nếu có), cộng với thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có). Giá nhập tại cửa khẩu được xác định theo quy định về giá tính thuế hàng nhập khẩu;

 - Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng cho là giá tính thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này;

- Đối với hoạt động cho thuê tài sản là số tiền cho thuê chưa có thuế giá trị gia tăng;Trường hợp cho thuê theo hình thức trả tiền thuê từng kỳ hoặc trả trước tiền thuê cho một

thời hạn thuê thì giá tính thuế là tiền cho thuê trả từng kỳ hoặc trả trước cho thời hạn thuê chưa có thuế giá trị gia tăng;

Trường hợp thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải của nước ngoài loại trong nước chưa sản xuất được để cho thuê lại, giá tính thuế được trừ giá thuê phải trả cho nước ngoài;           - Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp, trả chậm là giá tính theo giá bán trả một lần chưa có thuế giá trị gia tăng của hàng hoá đó, không bao gồm khoản lãi trả góp, lãi trả chậm;

- Đối với gia công hàng hoá là giá gia công chưa có thuế giá trị gia tăng; - Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là giá trị công trình, hạng mục công trình hay phần

công việc thực hiện bàn giao chưa có thuế giá trị gia tăng. Trường hợp xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị thì giá tính thuế là giá trị xây dựng, lắp đặt không bao gồm giá trị nguyên vật liệu và máy móc, thiết bị;

11

Page 12: Thue Tieu Dung

- Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản là giá bán bất động sản chưa có thuế giá trị gia tăng, trừ giá chuyển quyền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất phải nộp ngân sách nhà nước;

- Đối với hoạt động đại lý, môi giới mua bán hàng hoá và dịch vụ hưởng hoa hồng là tiền hoa hồng thu được từ các hoạt động này chưa có thuế giá trị gia tăng;

- Đối với hàng hoá, dịch vụ được sử dụng chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán là giá đã có thuế giá trị gia tăng thì giá tính thuế được xác định theo công thức sau: Giá chưa có thuế giá trị gia tăng = Giá thanh toán/(1+ thuế suất)          * Một số điểm cần chú ý:

- Giá tính thuế đối với hàng hoá, dịch vụ bao gồm cả khoản phụ thu và phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng.            - Giá tính thuế được xác định bằng đồng Việt Nam. Trường hợp người nộp thuế có doanh thu bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu để xác định giá tính thuế.b) Thuế suất

- Mức thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, vận tải quốc tế và hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng khi xuất khẩu, trừ các trường hợp chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài; dịch vụ tái bảo hiểm ra nước ngoài; dịch vụ cấp tín dụng, chuyển nhượng vốn, dịch vụ tài chính phái sinh; dịch vụ bưu chính, viễn thông; sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa qua chế biến theo quy định.

- Mức thuế suất 5% áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ sau đây:+ Nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt; + Phân bón; quặng để sản xuất phân bón; thuốc phòng trừ sâu bệnh và chất kích thích tăng

trưởng vật nuôi, cây trồng;+ Thức ăn gia súc, gia cầm và thức ăn cho vật nuôi khác;+ Dịch vụ đào đắp, nạo vét kênh, mương, ao hồ phục vụ sản xuất nông nghiệp; nuôi trồng,

chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng; sơ chế, bảo quản sản phẩm nông nghiệp;+ Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản chưa qua chế biến, trừ sản phẩm quy định tại

khoản 1 Điều 5 của Luật này; + Mủ cao su sơ chế; nhựa thông sơ chế; lưới, dây giềng và sợi để đan lưới đánh cá; + Thực phẩm tươi sống; lâm sản chưa qua chế biến, trừ gỗ, măng và sản phẩm quy định

tại khoản 1 Điều 5 của Luật này; + Đường; phụ phẩm trong sản xuất đường, bao gồm gỉ đường, bã mía, bã bùn;+ Sản phẩm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, rơm, vỏ dừa, sọ dừa, bèo tây và các sản phẩm thủ

công khác sản xuất bằng nguyên liệu tận dụng từ nông nghiệp; bông sơ chế; giấy in báo;+ Máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, bao gồm máy cày,

máy bừa, máy cấy, máy gieo hạt, máy tuốt lúa, máy gặt, máy gặt đập liên hợp, máy thu hoạch sản phẩm nông nghiệp, máy hoặc bình bơm thuốc trừ sâu;

+ Thiết bị, dụng cụ y tế; bông, băng vệ sinh y tế; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh; sản phẩm hóa dược, dược liệu là nguyên liệu sản xuất thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh;

+ Giáo cụ dùng để giảng dạy và học tập, bao gồm các loại mô hình, hình vẽ, bảng, phấn, thước kẻ, com-pa và các loại thiết bị, dụng cụ chuyên dùng cho giảng dạy, nghiên cứu, thí nghiệm khoa học;

+ Hoạt động văn hoá, triển lãm, thể dục, thể thao; biểu diễn nghệ thuật; sản xuất phim; nhập khẩu, phát hành và chiếu phim;

+ Đồ chơi cho trẻ em; sách các loại, trừ một số loại sách có quy định riêng;

12

Page 13: Thue Tieu Dung

+ Dịch vụ khoa học, công nghệ theo quy định của Luật khoa học và công nghệ.- Mức thuế suất 10% áp dụng đối với các hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế

còn lại.2.4- Phương pháp tính thuế

Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng gồm phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng và phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng.a) Phương pháp khấu trừ thuế            Phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng được quy định như sau:

- Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp khấu trừ thuế bằng số thuế giá trị gia tăng đầu ra trừ số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ;           - Số thuế giá trị gia tăng đầu ra bằng tổng số thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ bán ra ghi trên hoá đơn giá trị gia tăng;            - Số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ bằng tổng số thuế giá trị gia tăng ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng mua hàng hóa, dịch vụ, chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng của hàng hóa nhập khẩu và đáp ứng đủ các điều kiện quy định.           Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hoá đơn, chứng từ và đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế.b) Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng           Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng được quy định như sau:

- Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng bằng giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ bán ra nhân với thuế suất thuế giá trị gia tăng;           - Giá trị gia tăng được xác định bằng giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ bán ra trừ giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ mua vào tương ứng.           Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng áp dụng đối với các trường hợp sau đây:           - Cơ sở kinh doanh và tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nhưng có thu nhập phát sinh tại Việt Nam chưa thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ;          - Hoạt động mua bán vàng, bạc, đá quý.2.5- Khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào            Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào như sau:

- Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng được khấu trừ toàn bộ;

- Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hoá, dịch vụ sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế thì chỉ được khấu trừ số thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hoá, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng. Trường hợp thuế giá trị gia tăng đầu vào của tài sản cố định sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng và không chịu thuế giá trị gia tăng thì được khấu trừ toàn bộ;           - Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hoá, dịch vụ bán cho tổ chức, cá nhân sử dụng nguồn vốn viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại được khấu trừ toàn bộ;

- Thuế giá trị gia tăng đầu vào phát sinh trong tháng nào được kê khai, khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của tháng đó. Trường hợp cơ sở kinh doanh phát hiện số thuế giá trị gia tăng đầu vào khi kê khai, khấu trừ bị sai sót thì được kê khai, khấu trừ bổ sung; thời gian để kê khai, bổ sung tối đa là sáu tháng, kể từ thời điểm phát sinh sai sót.

13

Page 14: Thue Tieu Dung

Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào được quy định như sau:- Có hoá đơn giá trị gia tăng mua hàng hoá, dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng

ở khâu nhập khẩu; - Có chứng từ thanh toán qua ngân hàng đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào, trừ hàng hoá,

dịch vụ mua từng lần có giá trị dưới hai mươi triệu đồng; - Đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu, ngoài các điều kiện quy định trên đây còn phải có

hợp đồng ký kết với bên nước ngoài về việc bán, gia công hàng hoá, cung ứng dịch vụ, hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ, chứng từ thanh toán qua ngân hàng, tờ khai hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu.

Việc thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu dưới hình thức thanh toán bù trừ giữa hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu với hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu, trả nợ thay Nhà nước được coi là thanh toán qua ngân hàng.2.6- Hoàn thuế           - Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế giá trị gia tăng nếu trong ba tháng liên tục trở lên có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết.

Trường hợp cơ sở kinh doanh đã đăng ký nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư mới, đang trong giai đoạn đầu tư có số thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư mà chưa được khấu trừ hết và có số thuế còn lại từ hai trăm triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng.

- Cơ sở kinh doanh trong tháng có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu nếu có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ từ hai trăm triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng.

- Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế giá trị gia tăng khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động có số thuế giá trị gia tăng nộp thừa hoặc số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết.           - Cơ sở kinh doanh có quyết định hoàn thuế giá trị gia tăng của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và trường hợp hoàn thuế giá trị gia tăng theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.2.7- Hóa đơn, chứng từ           Việc mua bán hàng hóa, dịch vụ phải có hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật và các quy định sau đây:           - Cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng; hoá đơn phải được ghi đầy đủ, đúng nội dung quy định, bao gồm cả khoản phụ thu, phí thu thêm (nếu có). Trường hợp bán hàng hoá, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng mà trên hóa đơn giá trị gia tăng không ghi khoản thuế giá trị gia tăng thì thuế giá trị gia tăng đầu ra được xác định bằng giá thanh toán ghi trên hóa đơn nhân với thuế suất thuế giá trị gia tăng, trừ trường hợp quy định đối với các loại tem, vé có in sẵn giá thanh toán;           Cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng sử dụng hoá đơn bán hàng.            - Đối với các loại tem, vé là chứng từ thanh toán in sẵn giá thanh toán thì giá thanh toán tem, vé đó đã bao gồm thuế giá trị gia tăng.III/ THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT1. Một số đặc điểm chính của thuế tiêu thụ đặc biệt

14

Page 15: Thue Tieu Dung

        Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế đánh trên tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ cần điều tiết đặc biệt của thuế, thường là các hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng xa xỉ hoặc xã hội không khuyến khích tiêu dùng.

Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế tương đối phổ biến ở các nước trên thế giới. Bên cạnh các mục đích điều tiết sản xuất kinh doanh và tiêu dùng đối với một số loại hàng hoá, dịch vụ đặc biệt, thuế tiêu thụ đặc biệt còn là công cụ hiệu quả của chính phủ để huy động nguồn thu cho ngân sách nhà nước với chi phí quản lý tương đối thấp. Các loại thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá, rượu, bia, xe hơi, xăng dầu… có thể quy định thuế suất cao mà ít gặp phải sự chống đối của đa số các tầng lớp dân cư trong xã hội. Do đó, về mặt chính trị - xã hội, thuế tiêu thụ đặc biệt có thể gây ít ảnh hưởng hơn so với các loại thuế tiêu dùng khác và dễ đạt được đồng thuận của một bộ phận lớn dân cư.

Khi xây dựng và áp dụng chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt, hai yếu tố quan trọng nhất cần chú ý là xác định hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế và mức thuế suất. Việc xác định hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến ngành công nghiệp và bộ phận dân cư sản xuất và tiêu dùng hàng hoá đó. Thông thường, đối với những hàng hoá chịu thuế tiêu thụ đặc biệt mà có độ co giãn cầu không cao và không có hàng hoá thay thế như thuốc lá, rượu, bia, việc quy định thuế suất cao hay gánh nặng thuế rơi chủ yếu vào người tiêu dùng. Tuy nhiên, đối với những trường hợp hàng hoá có độ co giãn cầu lớn như xe hơi thì gánh nặng thuế sẽ được phân chia cho cả người sản xuất. Do đó, các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng này cũng sẽ chịu ảnh hưởng mạnh của chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt do giá hàng hoá tăng lên nhưng mức giá ròng nhận được giảm đi và mức tiêu thụ cũng giảm đi.

Cũng như các loại thuế tiêu dùng với các hàng hoá thông thường, thuế tiêu thụ đặc biệt được cấu thành vào giá bán hàng hoá. Về nguyên lý, thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt được xây dựng trên nguyên tắc đảm bảo loại trừ các ảnh hưởng ngoại sinh tiêu cực từ việc tiêu dùng các loại hàng hoá thuộc diện chịu thuế và đảm bảo nguồn thu cho ngân sách. Để đảm bảo tính đơn giản và chống trốn thuế trong một số trường hợp hàng hoá giá trị cao hoặc khó xác định giá trị tính thuế, thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt có thể quy định một mức tuyệt đối trên mỗi đơn vị định lượng của đối tượng chịu thuế.

Việc quy định thuế suất cao đối với các mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt có thể sẽ không gây bất ổn định về chính trị xã hội do đối tượng chịu thuế thường chỉ là một bộ phận nhỏ các tầng lớp dân cư trong xã hội. Tuy nhiên, việc quy định thuế suất cao không có nghĩa là số thu thuế sẽ tăng lên như kỳ vọng của các nhà hoạch định chính sách do thuế suất càng cao thì động cơ trốn lậu thuế càng lớn. Bên cạnh việc tạo động cơ cho các doanh nghiệp trong nước trốn thuế, việc quy định thuế suất cao còn tạo động lực cho buôn lậu hàng hoá qua biên giới và gây sức ép đối với thị trường nội địa cũng như tăng gánh nặng thuế đối với một bộ phận người tiêu dùng. Vì vậy, thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt không nên quy định quá cao để vừa đảm bảo nguồn thu, vừa đảm bảo ngăn ngừa trốn lậu thuế, buôn lậu, vừa đảm bảo lợi ích của một bộ phận người tiêu dùng.

Để quản lý tốt thuế tiêu thụ đặc biệt với thuế suất cao, cần quy định một hệ thống phù hợp các công cụ để quản lý hàng hoá, dịch vụ. Tuy nhiên, các công cụ quản lý trực tiếp có thể sẽ tốn kém và tạo cơ hội cho tham nhũng nên có thể xem xét sử dụng các công cụ gián tiếp, chẳng hạn như đăng ký hoặc cấp giấy phép, sẽ tạo điều kiện cho phép có thể

15

Page 16: Thue Tieu Dung

thu được thuế thu nhập tiêu thụ đặc biệt với thuế suất cao. Bên cạnh đó, việc quy định các loại thuế, phí khác như lệ phí trước bạ một cách hợp lý sẽ góp phần chia sẻ gánh nặng của thuế tiêu thụ đặc biệt với cùng một mục tiêu số thu thuế.2. Tóm tắt nội dung chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt tại Việt Nam 2.1- Người nộp thuế

Người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt là tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa và kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

Trường hợp tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh xuất khẩu mua hàng hoá thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt của cơ sở sản xuất để xuất khẩu nhưng không xuất khẩu mà tiêu thụ trong nước thì tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh xuất khẩu là người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt.2.2- Đối tượng chịu thuế

1. Hàng hóa:a) Thuốc lá điếu, xì gà và chế phẩm khác từ cây thuốc lá dùng để hút, hít, nhai, ngửi,

ngậm; b) Rượu;c) Bia;d) Xe ô tô dưới 24 chỗ, kể cả xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng loại có từ hai hàng ghế

trở lên, có thiết kế vách ngăn cố định giữa khoang chở người và khoang chở hàng;đ) Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên 125cm3;e) Tàu bay, du thuyền;g) Xăng các loại, nap-ta (naphtha), chế phẩm tái hợp (reformade component) và các chế

phẩm khác để pha chế xăng;h) Điều hoà nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống;i) Bài lá;k) Vàng mã, hàng mã.2. Dịch vụ:a) Kinh doanh vũ trường;b) Kinh doanh mát-xa (massage), ka-ra-ô-kê (karaoke);c) Kinh doanh ca-si-nô (casino); trò chơi điện tử có thưởng bao gồm trò chơi bằng máy

giắc-pót (jackpot), máy sờ-lot (slot) và các loại máy tương tự; d) Kinh doanh đặt cược; đ) Kinh doanh gôn (golf) bao gồm bán thẻ hội viên, vé chơi gôn;e) Kinh doanh xổ số.Đối tượng không chịu thuế  Các loại hàng hoá trên không thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt trong các trường hợp

sau:1. Hàng hóa do cơ sở sản xuất, gia công trực tiếp xuất khẩu hoặc bán, ủy thác cho cơ sở

kinh doanh khác để xuất khẩu;2. Hàng hóa nhập khẩu bao gồm:         a) Hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại; quà tặng cho cơ quan nhà nước, tổ

chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, quà biếu, quà tặng cho cá nhân tại Việt Nam theo mức quy định của Chính phủ;

b) Hàng hóa vận chuyển quá cảnh hoặc mượn đường qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam , hàng hóa chuyển khẩu theo quy định của Chính phủ;

16

Page 17: Thue Tieu Dung

c) Hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu và tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu không phải nộp thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu trong thời hạn theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;

d) Đồ dùng của tổ chức, cá nhân nước ngoài theo tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao; hàng mang theo người trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế; hàng nhập khẩu để bán miễn thuế theo quy định của pháp luật;

3. Tàu bay, du thuyền sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hoá, hành khách, khách du lịch;

4. Xe ô tô cứu thương; xe ô tô chở phạm nhân; xe ô tô tang lễ; xe ô tô thiết kế vừa có chỗ ngồi, vừa có chỗ đứng chở được từ 24 người trở lên; xe ô tô chạy trong khu vui chơi, giải trí, thể thao không đăng ký lưu hành và không tham gia giao thông;

5. Hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan, hàng hoá từ nội địa bán vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan, hàng hoá được mua bán giữa các khu phi thuế quan với nhau, trừ xe ô tô chở người dưới 24 chỗ.2.3- Căn cứ tính thuế

Căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và thuế suất.

Số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp bằng giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt nhân với thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt.a) Giá tính thuế

Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hoá, dịch vụ là giá bán ra, giá cung ứng dịch vụ chưa có thuế tiêu thụ đặc biệt và chưa có thuế giá trị gia tăng được quy định như sau:

- Đối với hàng hóa sản xuất trong nước là giá do cơ sở sản xuất bán ra; - Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá tính thuế nhập khẩu cộng với thuế nhập khẩu. Trường

hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì giá tính thuế không bao gồm số thuế nhập khẩu được miễn, giảm;

- Đối với hàng hóa gia công là giá tính thuế của hàng hóa bán ra của cơ sở giao gia công hoặc giá bán của sản phẩm cùng loại hoặc tương đương tại cùng thời điểm bán hàng;

- Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp, trả chậm là giá bán theo phương thức bán trả tiền một lần của hàng hóa đó không bao gồm khoản lãi trả góp, lãi trả chậm;

- Đối với dịch vụ là giá cung ứng dịch vụ của cơ sở kinh doanh. Giá cung ứng dịch vụ đối với một số trường hợp được quy định như sau:

+ Đối với kinh doanh gôn là giá bán thẻ hội viên, giá bán vé chơi gôn bao gồm cả tiền phí chơi gôn và tiền ký quỹ (nếu có);

+ Đối với kinh doanh ca-si-nô, trò chơi điện tử có thưởng, kinh doanh đặt cược là doanh thu từ hoạt động này trừ số tiền đã trả thưởng cho khách;

+ Đối với kinh doanh vũ trường, mát-xa, ka-ra-ô-kê là doanh thu của các hoạt động kinh doanh trong vũ trường, cơ sở kinh doanh mát-xa, ka-ra-ô-kê;

- Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi hoặc tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng cho là giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này.

* Chú ý:- Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa, dịch vụ bao gồm cả khoản thu thêm,

được thu (nếu có) mà cơ sở kinh doanh được hưởng. - Giá tính thuế được tính bằng Đồng Việt Nam. Trường hợp người nộp thuế có doanh thu

bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị

17

Page 18: Thue Tieu Dung

trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu để xác định giá tính thuế.2.4- Thuế suất

Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hoá, dịch vụ được quy định theo Biểu thuế tiêu thụ đặc biệt sau đây:

STT Hàng hoá, dịch vụ Thuế suất (%)I Hàng hoá  1 Thuốc lá điếu, xì gà và các chế phẩm khác từ cây thuốc lá 652 Rượu    a) Rượu từ 20 độ trở lên    Từ ngày 01 tháng 01 năm 2010 đến hết ngày 31 tháng 12 năm

201245

  Từ ngày 01 tháng 01 năm 2013 50  b) Rượu dưới 20 độ 253 Bia    Từ ngày 01 tháng 01 năm 2010 đến hết ngày 31 tháng 12 năm

201245

  Từ ngày 01 tháng 01 năm 2013 504 Xe ô tô dưới 24 chỗ    a) Xe ô tô chở người từ 9 chỗ trở xuống, trừ loại quy định tại

điểm 4đ, 4e và 4g Điều này 

  Loại có dung tích xi lanh từ 2.000 cm3 trở xuống 45  Loại có dung tích xi lanh trên 2.000 cm3 đến 3.000 cm3 50  Loại có dung tích xi lanh trên 3.000 cm3           60  b) Xe ô tô chở người từ 10 đến dưới 16 chỗ, trừ loại quy định

tại điểm 4đ, 4e và 4g Điều này30

  c) Xe ô tô chở người từ 16 đến dưới 24 chỗ, trừ loại quy định tại điểm 4đ, 4e và 4g Điều này

15

  d) Xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng, trừ loại quy định tại điểm 4đ, 4e và 4g Điều này

15

 

đ) Xe ô tô chạy bằng xăng kết hợp năng lượng điện, năng lượng sinh học, trong đó tỷ trọng xăng sử dụng không quá 70% số năng lượng sử dụng.

Bằng 70% mức thuế suất áp dụng cho xe cùng loại quy định tại điểm 4a, 4b, 4c và 4d Điều này

 

e) Xe ô tô chạy bằng năng lượng sinh học

Bằng 50% mức thuế suất áp dụng cho xe cùng loại quy định tại điểm 4a, 4b, 4c và 4d Điều này

  g) Xe ô tô chạy bằng điện    Loại chở người từ 9 chỗ trở xuống 25  Loại chở người từ 10 đến dưới 16 chỗ 15

18

Page 19: Thue Tieu Dung

  Loại chở người từ 16 đến dưới 24 chỗ 10  Loại thiết kế vừa chở người, vừa chở hàng 105 Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên

125cm3 20

6 Tàu bay 307 Du thuyền 308 Xăng các loại, nap-ta, chế phẩm tái hợp và các chế phẩm khác

để pha chế xăng10

9 Điều hoà nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống 1010 Bài lá 4011 Vàng mã, hàng mã 70II Dịch vụ  1 Kinh doanh vũ trường 402 Kinh doanh mát-xa, ka-ra-ô-kê 30 3 Kinh doanh ca-si-nô, trò chơi điện tử có thưởng 304 Kinh doanh đặt cược 305 Kinh doanh gôn 206 Kinh doanh xổ số 15

2.5- Hoàn thuế, khấu trừ thuế1. Người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt được hoàn thuế đã nộp trong các trường hợp sau:a) Hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu;  b) Hàng hóa là nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu;c) Quyết toán thuế khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi sở hữu,

chuyển đổi doanh nghiệp, chấm dứt hoạt động có số thuế nộp thừa;d) Có quyết định hoàn thuế của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và

trường hợp hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Việc hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này chỉ thực hiện đối với hàng hoá thực tế xuất khẩu.

2. Người nộp thuế sản xuất hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt bằng nguyên liệu đã nộp thuế tiêu thụ đặc biệt nếu có chứng từ hợp pháp thì được khấu trừ số thuế đã nộp đối với nguyên liệu khi xác định số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp ở khâu sản xuất.2.6- Giảm thuế

Người nộp thuế sản xuất hàng hoá thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt gặp khó khăn do thiên tai, tai nạn bất ngờ được giảm thuế.

Mức giảm thuế được xác định trên cơ sở tổn thất thực tế do thiên tai, tai nạn bất ngờ gây ra nhưng không quá 30% số thuế phải nộp của năm xảy ra thiệt hại và không vượt quá giá trị tài sản bị thiệt hại sau khi được bồi thường (nếu có).IV/ XU HƯỚNG CẢI CÁCH THUẾ TIÊU DÙNG

Tương tự như thuế thu nhập và các loại thuế khác, các quốc gia trên thế giới hiện nay đang tiếp tục tiến hành cải cách thuế tiêu dùng theo hướng nâng cao tính công bằng, hiệu quả và khả thi thông qua mở rộng cơ sở tính thuế, giảm thuế suất và nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế. Đối với thuế tiêu dùng, những vấn đề quan trọng trong chương trình cải cách thuế của chính phủ các nước hiện nay là phạm vi đối tượng chịu thuế, thuế

19

Page 20: Thue Tieu Dung

suất, miễn giảm thuế, các quy định đối với các cơ sở kinh doanh nhỏ và các quy định đối với các hàng hoá tiêu dùng đặc biệt.

Đối với đối tượng chịu thuế, thuế tiêu dùng có đối tượng chịu thuế càng rộng thì tính công bằng và hiệu quả của thuế càng cao. Càng mở rộng đối tượng chịu thuế thì thuế suất càng thấp để có thể đảm bảo một số thu thuế nhất định; do đó làm giảm gánh nặng phụ trội và tăng tính hiệu quả của thuế. Với đối tượng chịu thuế mở rộng, công tác quản lý thuế cũng sẽ đơn giản hơn vì sẽ có ít các trường hợp đặc biệt cần xử lý cũng như khó trốn thuế. Tuy nhiên, việc áp dụng thuế tiêu dùng mở rộng tuyệt đối là rất khó hoặc không thể thực hiện được trên thực tế. Chẳng hạn, thuế tiêu dùng sẽ rất khó áp dụng đối với nhà tự có. Bên cạnh đó sẽ không có ý nghĩa về mặt kinh tế hoặc chi phí rất lớn nếu thu thuế tiêu dùng đối với các dịch vụ tài chính, tiêu dùng công, giáo dục, y tế và nông nghiệp. Hầu hết các quốc gia đều loại trừ các hàng hoá, dịch vụ này từ cơ sở tính thuế tiêu dùng, mặc dù điều này tạo ra sự xói mòn về cơ sở tính thuế cũng như tính phi hiệu quả và sự phức tạp trong công tác quản lý thuế.

Về thuế suất, thông thường loại thuế tiêu dùng được coi là tốt nhất trên cả phương diện hiệu quả và quản lý thuế là thuế được quy định với cùng một mức thuế suất cho tất các các loại hàng hoá, dịch vụ. Quy định nhiều mức thuế suất sẽ làm công tác quản lý thuế khó khăn hơn; quy định nhiều mức thuế suất đồng nghĩa với một mức thuế suất trung bình cao hơn để có được cùng một số thu thuế nên dẫn đến gánh nặng phụ trội của thuế cao hơn. Quy định miễn, giảm thuế hoặc thuế suất thấp đối với những hàng hoá “cần thiết” hoặc một số đối tượng chính sách xã hội thường sẽ không đúng mục tiêu hỗ trợ hoặc kém hiệu quả khi triển khai trên thực tế.

Đối với các cơ sở kinh doanh nhỏ, việc quy định các chính sách thuế phức tạp sẽ gây tốn kém chi phí và khó khả thi đối với cả cơ quan quản lý thuế và doanh nghiệp. Thông thường các nước thường dùng chế độ thuế khoán đơn giản, thu một mức thuế tuỳ theo quy mô hoạt động để áp dụng đối với các cơ sở kinh doanh nhỏ. Đối với thuế VAT, chi phí quản lý thuế thường rất cao đối với các cơ sở kinh doanh buôn bán nhỏ trong khi giá trị gia tăng thực tế đối với các đối tượng này thường rất thấp. Do đó, nhiều quốc gia đặt ra các mức ngưỡng miễn thuế VAT đối với đối tượng kinh doanh buôn bán nhỏ hoặc quy định một số điều kiện ưu đãi khi thực hiện chính sách thuế VAT đối với các đối tượng này.

Về các quy định đối với hàng hoá chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, thường có sự mâu thuẫn giữa lý luận và thực tiễn triển khai mục tiêu nguồn thu ngân sách. Việc quy định thuế suất cao và phạm vi đối tượng chịu thuế rộng không có nghĩa là số thu thuế sẽ tăng lên như kỳ vọng của các nhà hoạch định chính sách do thuế suất càng cao thì động cơ trốn lậu thuế càng lớn cũng như tăng gánh nặng thuế đối với một bộ phận người tiêu dùng. Thuế tiêu thụ đặc biệt đang được cải cách theo xu hướng thu hẹp phạm vi áp dụng, giảm thuế suất và kết hợp với một số công cụ thuế, phí, lệ phí khác để đảm bảo nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế. V/ KẾT LUẬN

Thuế tiêu dùng là một trong ba loại thuế chính của hệ thống thuế, bao gồm thuế thu nhập, thuế tiêu dùng và thuế tài sản. Thuế tiêu dùng có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nguồn thu cho ngân sách cũng như ảnh hưởng đến các hành vi tiêu dùng - tiết kiệm -

20

Page 21: Thue Tieu Dung

đầu tư của các chủ thể trong xã hội; qua đó ảnh hưởng đến công bằng xã hội cũng như tăng trưởng kinh tế cả ngắn hạn và trung và dài hạn. Thông thường, thuế tiêu dùng có hiệu quả kinh tế cao hơn so với thuế thu nhập nhưng lại có ảnh hưởng tiêu cực hơn đến đảm bảo công bằng xã hội do thuế tiêu dùng thường được coi là loại thuế luỹ thoái. Do đó, trong quá trình xem xét cải cách thuế tiêu dùng cần xem xét một cách thận trọng trên mọi phương diện để đảm bảo tính hiệu quả và công bằng về mặt tổng thể của toàn bộ nền kinh tế. Cùng với quá trình cải cách thuế nói chung, quá trình cải cách thuế tiêu dùng trên thế giới trong thời gian gần đây đang hướng đến các mục tiêu công bằng, hiệu quả, đơn giản và khả thi thông qua việc giảm thuế suất, mở rộng đối tượng nộp thuế và nâng cao hiệu quả quản lý thuế, đặc biệt là thuế giá trị gia tăng.

Đối với Việt Nam, quá trình cải cách thuế tiêu dùng đã được thực hiện một cách tương đối toàn diện thông qua việc ban hành và đưa vào áp dụng các Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Quá trình cải cách thuế giai đoạn III ở nước ta hiện nay đang hướng đến chuẩn mực quốc tế của một hệ thống thuế tiêu dùng hiện đại theo hướng đảm bảo công bằng xã hội, hiệu quả kinh tế và đơn giản, khả thi.

Câu hỏi thảo luận tại lớp:

Phân tích, so sánh giữa các chính sách thuế thu nhập (thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp) và các chính sách thuế tiêu dùng (thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt) hiện hành tại Việt Nam trên các khía cạnh:

1. Tính công bằng2. Tính hiệu quả3. Tính đơn giản, khả thi

21