Tập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương...

116
TẬP BÀI GIẢNG MÔN HỌC MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG TẬP BÀI GIẢNG MÔN HỌC MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG Bài 1. ĐỐI TƯỢNG CỦA MỸ HỌC I. ĐẶT VẤN ĐỀ Khát vọng muốn tìm hiểu, hiểu biết về sự vật, về thế giới là một trong những khát vọng lớn của con người. Từ thời cổ đại người Hy lạp đã nung nấu khát vọng này. Họ thể hiện nó trong khoa học, trong nghệ thuật. Thời cổ đại đã từng có quan niệm: con người nhận biết thế giới nhờ các giác quan và suy ngẫm chúng nhờ tư duy. Giác quan và tư duy đã giúp con người nhận biết thế giới. Trong qua trình tri giác các hiện tượng, con người nảy sinh những xúc cảm đối với các hiện tượng. Những xúc cảm ấy gắn liền với đẹp, cái xấu; cái cao cả, cái thấp hèn. Chính từ đó nảy sinh những xúc cảm thẩm mỹ. Trong tiếng Hy lạp có "Aisthetikos" có nghĩa là cảm giác. Thuật ngữ "Esthétique”; lần đầu tiên được nhà mỹ học người Đức A.Baumgarten (1714 - 1762) sử dụng trong công trình cùng tên ESTHÉTIQUE (mỹ học, gồm 2 tập). Thuật ngữ này có nghĩa là: "Lý thuyết về sự thụ cảm cảm tính".

Transcript of Tập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương...

Page 1: Tập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/425.TapBaiGiangMonHocMyHoc… · Web viewTập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương

TẬP BÀI GIẢNG MÔN HỌC MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNGTẬP BÀI GIẢNG MÔN HỌC

MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG

Bài 1. ĐỐI TƯỢNG CỦA MỸ HỌCI. ĐẶT VẤN ĐỀ

Khát vọng muốn tìm hiểu, hiểu biết về sự vật, về thế giới là một trong

những khát vọng lớn của con người.

Từ thời cổ đại người Hy lạp đã nung nấu khát vọng này. Họ thể hiện nó

trong khoa học, trong nghệ thuật. Thời cổ đại đã từng có quan niệm: con

người nhận biết thế giới nhờ các giác quan và suy ngẫm chúng nhờ tư duy.

Giác quan và tư duy đã giúp con người nhận biết thế giới.

Trong qua trình tri giác các hiện tượng, con người nảy sinh những xúc

cảm đối với các hiện tượng. Những xúc cảm ấy gắn liền với đẹp, cái xấu; cái

cao cả, cái thấp hèn. Chính từ đó nảy sinh những xúc cảm thẩm mỹ.

Trong tiếng Hy lạp có "Aisthetikos" có nghĩa là cảm giác. Thuật ngữ

"Esthétique”; lần đầu tiên được nhà mỹ học người Đức A.Baumgarten (1714 -

1762) sử dụng trong công trình cùng tên ESTHÉTIQUE (mỹ học, gồm 2 tập).

Thuật ngữ này có nghĩa là: "Lý thuyết về sự thụ cảm cảm tính".

Baumgarten viết: “Mục đích của mỹ học là hoàn thiện bản thân nhận

thức cảm tính và dạy chính cái đẹp. Thêm vào đó nên phòng ngừa sự không

hoàn thiện của bản thân nhận thức đồ. Sự không hoàn thiện đó là cái xấu”.

Đóng góp của Baumgarten không chỉ xác định một ngành khoa học mới

ra đời – mỹ học, mở ra những triển vọng mới cho mỹ học, mà còn có ý nghĩa

rất lớn đối với các khoa học xã hội khác. Trong thực tế, nếu khoa học tự

nhiên mang đến cho con người thành quả của những sáng tạo vật chất, mang

lại tiện ích cho đời sống con người, thì mỹ học trong các khoa học xã hội

Page 2: Tập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/425.TapBaiGiangMonHocMyHoc… · Web viewTập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương

nhân văn là những lý luận cơ bản mang tính triết học giúp con người nghĩ

đúng, đánh giá đúng trong thưởng thức, sáng tạo nghệ thuật. Chính những lý

luận cơ bản của mỹ học sẽ giúp con người tự điều chỉnh bản thân và hướng

con người tới những mục đích sống cao cả.

II. TƯ TƯỞNG MỸ HỌC

Mỹ học có một lịch sử lâu đời, thể hiện trong những câu, những trích

đoạn về mỹ học của các nhà hiền triết phương Đông (như tư tưởng của các

nhà hiền triết Ai Cập, Ấn Độ, Trung Hoa...) Đặc biệt, tư tưởng mỹ học được

các nhà khoa học Hy lạp cổ đại trình bày một cách gián tiếp hay trực tiếp

trong các công trình khoa học, triết học của mình.

Như vậy: Lịch sử hình thành bộ môn mỹ học có từ ít nhất 2500 năm

cách nay, khi mà các nhà tư tưởng lớn của nhân loại đề xướng những học

thuyết bất hủ.

Thời kỳ đầu, mỹ học là một bộ môn thuộc triết học cho mãi đến đầu thế

kỷ XVIII thì mỹ học vẫn chưa hoàn toàn tách hẳn khỏi triết học.

Từ thế kỷ XVIII trở đi, khi mỹ học trở thành một bộ môn khoa học

nghiên cứu độc lập, nó được hiểu, được nghiên cứu theo một cách mới và có

một quá trình phát triển theo một quy luật riêng.

Những nền móng đầu tiên của mỹ học xuất hiện từ thế kỷ VI TCN và

trường phái Pythagore là trường phái cổ xưa nhất của triết học Hy lạp cổ đại.

* Pythagore (571 - 497 TCN) quan niệm con số và tập hợp các con số

tạo thành bản chất của sự vật. Các con số chi phối thế giới.

* Heraclite (530 - 470 TCN) cho rằng: chất đầu tiên của mọi vật là lửa.

Mọi vật biến đổi như lửa. Ông cho rằng: cái đẹp có cơ sở khách quan của nó,

đó chính là sự thống nhất cơ bản giữa các mặt đối lập. Cơ sở của cái đẹp

chính là sự Hài Hòa.

* Socrate (469 - 399 TCN)

Page 3: Tập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/425.TapBaiGiangMonHocMyHoc… · Web viewTập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương

- Socrate ít quan tâm đến những vấn đề của thế giới tự nhiên. Phương

diện ông để tâm nhất là con người: con người hoạt động thực tiễn, con người

hành vi, đạo đức… Ông là người đầu tiên xem con người là đối tượng chủ

yếu của nghệ thuật. Hoạt động có tính mục đích.

- Socrate đã tìm kiếm mối quan hệ giữa đời sống thẩm mỹ và thực tiễn.

* Platon (427 - 347 TCN)

- Theo Platon có hai thế giới song song tồn tại, đó là một thế giới khả

niệm và một thế giới khả giác. Một thế giới tồn tại thực và một thế giới là cái

bóng của thế giới kia.

- Theo ông, cái đẹp trong thế giới vật chất chỉ là cái ảo giác, là cái bóng

của cái đẹp ý niệm. Cái đẹp chỉ có trong thế giới của ý tưởng. Đó mới là cái

đẹp đích thực, vĩnh hằng.

- Muốn nhận thức, nắm bắt và hiểu được cái đẹp ý niệm đó, con người

phải dùng đến lý trí, lý tính, không thể bằng nhận thức cảm tính. Ông là người

phủ nhận giá trị nhận thức của nghệ thuật. Nghệ thuật chỉ là sự mô phỏng các

sự vật. Mà các sự vật này chỉ là ảo ảnh là cái bóng của cái ý niệm. Do đó,

nghệ thuật không thể vươn tới cái đẹp đích thực.

- Platon cho rằng: trong vương quốc cộng hòa lý tưởng của ông không

có đất cho sự hiện diện của các loại hình nghệ thuật.

* Aristotle (384 - 382 TCN)

- Aristote cho rằng: cái đẹp là một thực thể vật chất. Nó có tỉ lệ, trật tự,

kích thước và có sự cảm nhận của con người.

- Con người tri giác, cảm giác về đối tượng, có quan hệ với chính đối

tượng - đó chính là bản chất của cái đẹp.

- Ông xem nghệ thuật chính là một sự "bắt chước", “sự mô phỏng” hiện

thực. Nghệ thuật là một hình thái nhận thức và phản ánh hiện thực. Nghệ

thuật gắn bó mật thiết với đời sống, với hiện thực, nghệ thuật giúp con người

nhận thức thế giới, nâng cao hiểu biết của con người lên một tầm mới, góp

Page 4: Tập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/425.TapBaiGiangMonHocMyHoc… · Web viewTập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương

phần "thanh lọc ", “tẩy rửa“ tâm hồn con người góp phần hoàn thiện nhân

cách Người ở con người.

- Những tư tưởng mỹ học của Pythagore, Heraclite, Socrate, Platon và

Aristotle đã đặt nền móng ban đầu cho mỹ học - khoa học nghiên cứu về cái

đẹp.

III. MỸ HỌC MỘT NGÀNH KHOA HỌC

Hơn hai mươi thế kỷ qua, mỹ học thường gắn liền với triết học, đạo

đức. Đến giữa thế kỷ XVIII (1750) mỹ học mới chính thức trở thành một khoa

học độc lập. Điều này gắn liền với công lao của nhà nghiên cứa người Đức A.

Baumgarten (1714- 1762).

Công trình có giá trị là bộ "mỹ học" (Esthetique) (tập 1 - 1750, tập 2 -

1758).

Theo Baumgarten mỹ học là một khoa học về sự nhận thức của cảm

tính nhằm vươn tới sáng tạo cái đẹp được thể hiện bằng hình tượng nghệ

thuật sống động.

Baumgarten quan niệm: mỹ học là khoa học về cái đẹp. Cái đẹp, theo

Baumgarten là sự hoàn thiện của nhận thức cảm tính.

* Đóng góp Baumgartcn:

- Về thuật ngữ “mỹ học" được Baumgarten lấy từ chữ Extedix

(Aesthetic, Esthétique, ememuka) trong ngôn ngữ Hy lạp có nghĩa là cảm

giác, sự cảm thụ cảm tính.

- Là người đầu tiên đặt vấn đề nghiên cứu con người ở vị trí trung tâm

của các hoạt động thẩm mỹ với nội dung bao hàm tất cả các hiện tượng thẩm

mỹ trong đời sống hiện thực.

- Mỹ học trở thành cơ sở lý thuyết chung cho những khoa học liên

quan.

* Hạn chế của Baumgarten:

Page 5: Tập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/425.TapBaiGiangMonHocMyHoc… · Web viewTập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương

- Ông xác định đối tượng chủ yếu của mỹ học là cái đẹp. Với quan niệm

này, ông phân định ranh giới mỹ học vào một vùng. Trong thực tế đối tượng

của mỹ học không chỉ có thế mà còn bao gồm nhiều phạm vi khác.

- Cuối thế kỷ XIX mỹ học với tư cách là một khoa học phát triển một

cách mạnh mẽ và được sự quan tâm của nhiều nhà triết học, nhà mỹ học.

Sau Baumgarten, trong lịch sử mỹ học đã xuất hiện nhiều tư tưởng mỹ học

lớn như: E.Kant, V.Hegel.

*E.KANT (1724 - 1804).

- E.Kant không chỉ nghiên cứu các hiện tượng khách quan mà còn xem

xét các cảm tính chủ quan thông qua sự trải nghiệm thế giới khách quan.

Trong tác phẩm “Phê phán năng lực phán đoán" ông đã thể hiện quan điểm

mỹ học của ông

- Kant phân biệt phán đoán lôgíc hình thức và phán đoán thẩm mỹ.

Phán đoán thẩm mỹ là một phán đoán cảm tính, mang tính chất chủ quan. Từ

đó, ông xác định: khoái cảm thẩm mỹ là khoái cảm tự do, không đối tượng, vô

tư. Ông nói “Cái đẹp không phải ở đôi má hồng của người thiếu nữ mà ở đôi

mắt của kẻ si tình".

- Phán đoán thẩm mỹ (theo Kant) chỉ quan tâm đến cảm giác chủ quan.

Còn phán đoán logíc cần quan tâm đến đối tượng, cần hiểu biết, cần tri thức.

- Phán đoán thẩm mỹ theo Kant thể hiện ở 4 cấp độ: lượng, chất, quan

hệ, và phương thức

- Kant còn bàn đến cái cao cả (sublime) đặc biệt là sự sáng tạo nghệ

thuật. Sáng tạo nghệ thuật, theo ông là một hoạt động tự do của trí tưởng

tượng, của giác tính, là năng lực của thiên tài. Mỹ học Kant là một bước tiến

quan trọng, nhưng cũng bộc lộ nhiều. hạn chế, mâu thuẫn.

* V. HEGEL (1770 - 1831)

- Hegel xem "mỹ học là triết học về nghệ thuật" có nghĩa là, Hegel đã

đặt mỹ học trên cơ sở của sự sáng tạo nghệ thuật.

Page 6: Tập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/425.TapBaiGiangMonHocMyHoc… · Web viewTập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương

- Ông khẳng định "Cái đẹp trong nghệ thuật cao hơn cái đẹp trong tự

nhiên".

- Nội dung cơ bản trong nghệ thuật là sự biểu hiện cảm tính của ý niệm.

- Dựa vào mức độ tương ứng giữa ý niệm và sự thể hiện ý niệm bằng

chất liệu của các loại hình nghệ thuật khác nhau, ông chia lịch sử nghệ thuật

ra 3 thời kỳ lớn: nghệ thuật tượng trưng (kiến trúc), nghệ thuật cổ điển (điêu

khắc), nghệ thuật lãng mạn (âm nhạc, thơ ca...).

- Tư tưởng mỹ học của Hegel giúp chúng ta tiếp cận sự đa dạng, phong

phú của mỹ học, nhất là trong lĩnh vực nghiên cứu nghệ thuật, mặc dù cũng

có những hạn chế lớn.

* N.G.TSERNUSHEVSKI (1828 - 1889)

- Những luận điểm mỹ học của ông thể hiện trong công trình: “Quan hệ

thẩm mỹ của nghệ thuật đối với hiện thực. Tư tưởng cơ bản của ông "Cái đẹp

chính là cuộc sống. Tư tưởng này nhấn mạnh tính khách quan của cái đẹp,

cái thẩm mỹ.

- Nhưng đồng thời ở đây cũng bộc lộ mặt hạn chế, đó là việc ông chưa

nhấn mạnh, chưa thấy hết vai trò của chủ thể thẩm mỹ như một nhân tố quan

trọng trong việc đánh giá cái đẹp cái thẩm mỹ.

- Học thuyết mỹ học của ông còn thể hiện trong quan niệm cái cao cả,

cái bi, cái hài, về quan niệm nghệ thuật.

* QUAN ĐIỂM MỸ HỌC DUY VẬT BIỆN CHỨNG

- Mỹ học duy vật biện chứng cho rằng nghệ thuật là sự phản ánh hiện

thực khách quan mà cái đẹp trước hết là cuộc sống, tức là một thực thể

khách quan.

- Nhấn mạnh thuộc tính thẩm mỹ khách quan của hiện thực, các nhà

mỹ học mác xít đã có những nhận định cơ bản làm sáng tỏ nội dung và bản

chất của mỹ học, đem lại những kiến giải mới, khoa học về thẩm mỹ, về ý

Page 7: Tập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/425.TapBaiGiangMonHocMyHoc… · Web viewTập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương

thức thẩm mỹ, về quan niệm thẩm mỹ, về bản chất của nghệ thuật, về sáng

tạo nghệ thuật.

- Mỹ học duy vật biện chứng đã và đang trở thành công cụ quan trọng

trong việc nhận thức thế giới theo quy luật của cái đẹp, cho việc xác lập và

định hướng tinh thần thẩm mỹ cho con người trong cuộc sống và trong

thưởng thức sáng tạo nghệ thuật.

IV. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA MỸ HỌC

- Đối tượng nghiên cứu của mỹ học là rất rộng và cũng là đối tượng

"mở". Nó có thay đổi và chịu sự tác động của những biến động trong lịch sử

xã hội loài người. Nó bao gồm cả giáo dục, đạo đức, văn hóa, pháp luật, giải

trí.

- Cơ sở lý luận của mỹ học giúp chúng ta xác định đối tượng nghiên

cứu của mỹ học: mỹ học là khoa học về hoạt động thẩm mỹ của ý thức tinh

thần con người; nó không chỉ phát hiện ra cái đẹp mà còn sáng tạo ra cái đẹp,

tìm ra đặc điểm chung của phạm trù cái đẹp. Trong mối tương quan với hiện

thực đời sống, ta có thể tìm thấy bản chất của cái đẹp qua các giá trị thẩm mỹ

trong đời sống; từ đó, rút ra quy luật phát triển chung của cái thẩm mỹ trong

sự vận động chung của xã hội.

- Cùng với sự phát triển phong phú và đa dạng của đời sống văn hóa

thẩm mỹ, của thế giới đòi hỏi mỹ học phải nghiên cứu mặt thẩm mỹ của đời

sống xã hội.

- Mặt thẩm mỹ của đời sống xã hội là biểu hiện quan hệ thẩm mỹ của

con người với hiện thực. Hai phương diện đối lập nhau trong quan hệ thẩm

mỹ này là khách thề thẩm mỹ và chủ thể thẩm mỹ. Chúng tác động qua lại lẫn

nhau ở trình độ cao nhất, tập trung nhất trong nghệ thuật. Do đó, nghệ thuật

như phương thức và kết quả cao nhất của sự tác động qua lại lẫn nhau giữa

khách thể thẩm mỹ và chủ thể thẩm mỹ.

- Khách thể thẩm mỹ mà mỹ học nghiên cứu gồm các hiện tượng thẩm

mỹ và các phạm trù mỹ học như kết quả nhận thức các hiện tượng thẩm mỹ ở

Page 8: Tập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/425.TapBaiGiangMonHocMyHoc… · Web viewTập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương

trình độ cao nhất, những mối liên hệ chung nhất, bản chất nhất của các hiện

tượng thẩm mỹ như phạm trù: cái đẹp, cái trác tuyệt, cái bi, cái hài.

- Chủ thể thẩm mỹ mà mỹ học quan tâm là con người đang đắm mình

vào các hoạt động thưởng thức, đánh giá và sáng tạo các giá trị thẩm mỹ.

Những khách thể mà chủ thể nhắm tới mang tính tự do, không lệ thuộc bởi

các ràng buộc thực dựng, vụ lợi bên ngoài mà chủ yếu trên cơ sở tình cảm

thỏa mãn những khoái cảm tinh thần. Vì thế, mỹ học khái quát những nét căn

bản về bản chất chủ thể thẩm mỹ, tức là ý thức thẩm mỹ với các yếu tố cơ

bản của nó như: cảm xúc - tình cảm thẩm mỹ, thị hiếu thẩm mỹ, lý tưởng

thẩm mỹ, quan điểm thẩm mỹ.

- Nghệ thuật chiếm một phần quan trọng nhất trong đối tượng nghiên

cứu của mỹ học, nó được xem xét ở hai phương diện căn bản: bản chất xã

hội của nghệ thuật như là biểu hiện các khía cạnh chung nhất của hoạt động

thẩm mỹ và đặc trưng thẩm mỹ của nghệ thuật là phương thức, phương tiện

phản ánh.

- Như vậy, đối tượng của mỹ học là "đời sống thẩm mỹ" bao gồm không

chỉ có khách thể thẩm mỹ, chủ thể thẩm mỹ và nghệ thuật mà gồm cả toàn bộ

đời sống văn hóa - thẩm mỹ.

V. MỐI QUAN HỆ CỦA MỸ HỌC VỚI CÁC KHOA HỌC KHÁC

Trong quan hệ với triết học, mỹ học tiếp nhận thế giới quan, phương

pháp luận từ triết học.

Đối với nghệ thuật học (khoa học nghiên cứu loại hình nghệ thuật cụ

thể), mỹ học lại cung cấp những nguyên lý phổ biến cho nghệ thuật học.

Ngược lại, các nghệ thuật học cung cấp cho mỹ học những tài liệu, dữ

kiện trong loại hình nghệ thuật của mình cho mỹ học. Từ đó mỹ học có thể

khái quát được những xu hướng vận động và phát triển của đời sống văn hóa

nghệ thuật xã hội.

Những nhận định của mỹ học giúp cho triết học xây dựng bức tranh

tổng thể bằng các quy luật về cái tự nhiên, xã hội và tư duy.

Page 9: Tập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/425.TapBaiGiangMonHocMyHoc… · Web viewTập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương

Mỹ học còn có mối quan hệ mật thiết với các khoa học khác như: văn

hóa học, tâm lý học, đạo đức học, xã hội học, giáo dục học... Các quan hệ

này dựa trên cơ sở chung là cùng nghiên cứu một đối tượng căn bản: đó

chính là con người với các khía cạnh tinh tế và phức tạp của nó.

Đối tượng của mỹ học là những thuộc tính thẩm mỹ trong thiên nhiên

và trong hiện thực xã hội, trong nền sản xuất vật chất và sản xuất tinh thần,

về những thuộc tính cơ bản nhất của sự sáng tạo theo quy luật của cái đẹp;

về nguồn gốc, về những quy luật phát triển của cái đẹp, của ý thức thẩm mỹ

và nghệ thuật. Ở đó nghệ thuật là một hình thái thẩm mỹ đặc thù phản ánh

đặc trưng nhất những nguyên lý của mỹ học cơ bản.

Đối tượng nghiên cứu của mỹ học được mở rộng không chỉ là những

giá trị có sẵn trong hiện thực đời sống con người mà còn là những giá trị thẩm

mỹ do con người sáng tạo ra. Những giá trị mới này của thẩm mỹ giúp mỹ

học vươn tới sự lý luận về cái đẹp hoàn mỹ, hoàn thiện và về sự sáng tạo

thẩm mỹ theo quy luật của cái đẹp.

Mỹ học là một khoa học kỳ diệu, nó là công cụ phương pháp luận giúp

con người trong quá trình thâm nhập sâu vào văn hóa thẩm mỹ, có khả năng

đánh giá cái xấu; cổ vũ đánh giá và khẳng định cái đẹp, cái cao cả, cái anh

hùng một cách đúng đắn.

Mỹ học là khoa học mở rộng tầm hiểu biết về phương diện thẩm mỹ

của con người và giúp mỗi người tự hoàn thiện nhân cách của mình.

Hiện nay, nhu cầu thưởng thức thẩm mỹ với ý nghĩa thực tiễn của nó

trong đời sống cũng như nhu cầu nghiên cứu khoa học thẩm mỹ nói chung đã

đặt ra nhiệm vụ cấp bách và cần thiết cho mỹ học nước ta trong quá trình

công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước nhà. Từ đó, nhiệm vụ giúp sinh viên, học

sinh nhận thức thẩm mỹ đúng đắn trong hoàn cảnh xã hội hiện đại là một

nhiệm vụ cấp bách và cần thiết.

Page 10: Tập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/425.TapBaiGiangMonHocMyHoc… · Web viewTập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương

Bài 2. QUUAN HỆ THẨM MỸ VỚI HIỆN THỰCI. KHÁI NIỆM QUAN HỆ THẨM MỸ VÀ CÁC BỘ PHẬN HỢP THÀNH

1. Nguồn gốc của mối quan hệ thẩm mỹ giữa con người với hiện thực

Trong lịch sử mỹ học có nhiều quan điểm khác nhau về nguồn gốc, bản

chất của quan hệ thẩm mỹ

* Chủ nghĩa duy tâm khách quan: (Platon, Hegel) cho rằng quan hệ

thẩm mỹ bắt nguồn từ thế giới tinh thần siêu nhiên.

- Platon khẳng định cái Chân - Thiện - Mỹ nằm ở "Thế giới ý niệm",

chúng chỉ tồn tại như những khái niệm, không có nội dung thực tế. Còn cái

đẹp cảm tính được ông xem như là cái thấp kém, không đáng để nhận thức.

Platon coi quan hệ thẩm mỹ là quan hệ của những con người trí tuệ với thế

giới siêu nhiên.

- Hegel giải thích nguồn gốc của cái thẩm mỹ và nghệ thuật là "ý niệm

tuyệt đối”. Với cách lý giải như vậy, Hegel đã xem quan hệ thẩm mỹ có tính

chất phi hiện thực. Hegel cũng tuyệt đôi hóa cái đẹp trong nghệ thuật, cho nó

bắt nguồn từ ý niệm tuyệt đối, còn cái đẹp trong tự nhiên và xã hội là tản mạn,

thấp kém, không có tinh thần.

* Chủ nghĩa duy tâm chủ quan: (Kant, Hium, Bergson) đã tuyệt đối

hóa vai trò của chủ thể thẩm mỹ. Họ coi nguồn gốc của tình cảm thẩm mỹ là

con người tự tìm thấy khoái cảm trong bản thân mình. Nguồn gốc của quan

hệ thẩm mỹ thuần túy là những phán đoán thẩm mỹ chủ quan của chủ thể

thẩm mỹ.

* Chủ nghĩa duy vật trước Marx: (Democrite, Diderot, Tsernushevki)

coi nguồn gốc, bản chất của quan hệ thẩm mỹ là ở trong tự nhiên và trong xã

hội: đó là các thuộc tính tự nhiên của sự vật như: cân xứng, hài hòa, tỷ lệ, cơ

sở của cái đẹp.

Quan hệ giữa cái đẹp và cái có ích, giữa cái đẹp và cái thiện... là nguồn

gốc tình cảm thẩm mỹ của con người trong quan hệ thẩm mỹ.

Page 11: Tập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/425.TapBaiGiangMonHocMyHoc… · Web viewTập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương

* Mỹ học duy vật biện chứng khẳng định: Nguồn gốc, bản chất của

quan hệ thẩm mỹ là kết quả của quá trình sản xuất vật chất và đấu tranh trong

xã hội. Nó chính là quá trình phát triển, cảm thụ các thuộc tính thẩm mỹ của

thế giới và sáng tạo ra những giá trị thẩm mỹ trong đời sống văn hóa nghệ

thuật của con người.

Mỹ học duy vật biện chứng, một mặt khẳng định cơ sở khách quan của

quan hệ thẩm mỹ là các hiện tương thẩm mỹ nảy sinh và tồn tại trong đời

sống hiện thực. Mặt khác, nhấn mạnh tính chủ động, tích cực của chủ thể

thẩm mỹ trong mối quan hệ với khách thể thẩm mỹ.

Mỹ học duy vật biện chứng, còn thừa nhận mối quan hệ thẩm mỹ mang

bản chất xã hội, ở đó những vấn đề giai cấp, dân tộc, thời đại được phản ánh

tương đối đậm nét nhất. K. Marx khẳng định: "Lao động chính là nguồn gốc

của mọi quan hệ thẩm mỹ".

2. Khái niệm mối quan hệ thẩm mỹ.

Trong xã hội tồn tại chằng chịt các mối quan hệ xã hội, đó là những

quan hệ giữa người với người. Đan xen vào những quan hệ đó có một quan

hệ đặc biệt: Quan hệ thẩm mỹ - là quan hệ đặc biệt của con người đối với

hiện thực.

Quan hệ thẩm mỹ là sự liên hệ tinh thần của chủ thể với khách thể trên

cơ sở hứng thú không vụ lợi trực tiếp, được gợi lên bởi khoái cảm tinh thần ở

chủ thể khi tiếp xúc với khách thể.

3. Các bộ phận hợp thành mối quan hệ thẩm mỹ

* Trong mỹ học, nói quan hệ tức là nói lên sự tương tác giữa

- Con người xã hội, các cộng đồng người trong hoạt động thưởng thức,

đánh giá, sáng tạo giá trị thẩm mỹ.

- Phương diện thứ hai. Các sự vật hiện tượng có giá trị thẩm mỹ trong

quan hệ đối với chủ thể được xem là khách thể thẩm mỹ.

Page 12: Tập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/425.TapBaiGiangMonHocMyHoc… · Web viewTập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương

* Khi xem xét chủ thể thẩm mỹ và khách thể thẩm mỹ, một khái niệm

luôn được sử dụng là khái niệm giá trị thẩm mỹ. Nó là một loại ý nghĩa của

các hiện tượng vật chất cũng như tinh thần thỏa mãn nhu cầu phục vụ lợi ích

của con người. Ở đây, các hiện tượng được đánh giá dưới gốc độ có ý nghĩa

thiết thực hay không thiết thực, có ý nghĩa tích cực hay tiêu cực đối với đời

sống xã hội.

- Ngoài những nét chung với các loại giá trị khác, giá trị thẩm mỹ có

những đặc tính nổi trội hơn: tính trực tiếp - cảm tính của sự tiếp xúc giữa chủ

thể và khách thể, tính hứng khởi tinh thần không vụ lợi trực tiếp của chủ thể

trước sự đánh giá hình thức có tính nội dung, cấu trúc, quy mô tổ chức... của

các thực thể hiện hữu.

* Trong quan hệ thẩm mỹ có một thao tác xuyên suốt, thường trực của

chủ thể thẩm mỹ đối với khách thể thẩm mỹ, đó là: Đánh giá thẩm mỹ.

- Đánh giá thẩm mỹ là khả năng xác lập giá trị thẩm mỹ của một khách

thể nào đó, là kết quả nhận thức của tri giác thẩm mỹ, thường được định lại

trong phán đoán dạng: "Cái này đẹp" hay "Thật là cao thượng!"...

- Đánh giá thẩm mỹ có tính tất yếu khi có sự tiếp xúc của chủ thể với

khách thể thẩm mỹ, nó cho kết quả ngay lập tức hoặc sau quá trình tiếp xúc.

Sự đánh giá thẩm mỹ giúp chủ thể thẩm mỹ xếp khách thể thẩm mỹ vào một

loại hiện tượng thẩm mỹ nào đó (đẹp không đẹp, bi - hài, cao cả - thấp hèn...).

- Khi đánh giá thẩm mỹ, chủ thể đánh giá đồng thời cả nội dung và hình

thức của đối tượng. Ở giai đoạn đầu tiên chủ thể với đối tượng thì đánh giá

hình thức là chủ yếu. Càng tiếp xúc với đối tượng lâu hơn, chủ thể càng chú

trọng đánh giá nội dung nhiều hơn

- Kết quả của đánh giá thẩm mỹ bao giờ cũng thể hiện sự thống nhất

giữa yếu tố khách quan và mối quan hệ tinh thần - tình cảm của chủ thể trước

đối tượng, thể hiện dưới dạng những cảm xúc, những rung động, bộc lộ cả

nhu cầu thẩm mỹ, thị hiếu thẩm mỹ, lý tưởng thẩm mỹ, quan điểm thẩm mỹ...

Page 13: Tập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/425.TapBaiGiangMonHocMyHoc… · Web viewTập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương

- Phương diện thứ ba: nghệ thuật là một hình thái thẩm mỹ cao nhất

của quan hệ thẩm mỹ giữa con người với hiện thực.

* Như vậy, quan hệ thẩm mỹ bao gồm ba bộ phận quan trọng nhất của

đời sống thẩm mỹ của con người đó là: Khách thể (đối tượng) thẩm mỹ, chủ

thể thẩm mỹ và nghệ thuật.

- Khách thể thẩm mỹ là các hiện tượng thẩm mỹ trong thiên nhiên,

trong xã hội và con người, được con người khái quát và thể hiện thông qua

các phạm trù thẩm mỹ cơ bản như: cái đẹp, cái trác tuyệt, cái bi, cái hài.

- Mỹ học duy vật biện chứng cho rằng các phạm trù thẩm mỹ có nguồn

gốc khách quan từ những phẩm chất, thuộc tính vật lý, hoá học của các sự

vật hiện tượng trong thế giới hiện thực. Các phẩm chất thuộc tính đó tồn tại

độc lập đối với ý thức của con người và có trước các phạm trù thẩm mỹ.

- Còn các phạm trù thẩm mỹ là kết quả của sự khái quát hoá và trừu

tượng hoá những phẩm chất, thuộc tính thẩm mỹ của khách thể thông qua

hoạt động thực tiễn của con người.

- Như vậy, về bản chất, các phạm trù biểu thị khách thể (đối tượng)

thẩm mỹ cũng như các phẩm chất tư duy khác của con người nói chung, đều

là "hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan"là một hình thức phản ánh

thực tại khách quan (tự nhiên, xã hội) của con người.

- Chủ thể thẩm mỹ là con người xã hội với các hoạt động thẩm mỹ

thông qua các giác quan đã được "thẩm mỹ hoá" của nó.

- Quá trình hình thành và phát triển của chủ thể thẩm mỹ gắn liền với

thực tiễn xã hội của con người. Chính thực tiễn cải tạo và biến đổi thế giới đã

biến các giác quan của con người từ các giác quan mang tính sinh vật trở

thành các giác quan tinh thần, có khả năng cảm nhận, thưởng thức cái đẹp

của hình thức, cái hay của âm thanh, từ đó gây nên trong lòng người những

rung động, cảm xúc thẩm mỹ.

Page 14: Tập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/425.TapBaiGiangMonHocMyHoc… · Web viewTập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương

- Với sự phát triển mạnh mẽ của các hình thức thực tiễn đã làm cho

con người không chỉ biết lĩnh hội, thưởng thức các giá trị thẩm mỹ, mà còn

biết sáng tạo ra những giá trị thẩm mỹ mới, cao hơn.

- Như vậy, chính thực tiễn cải tạo tự nhiên và xã hội của con người là

yếu tố quyết định trong việc biến con người từ chủ thể sinh vật thành chủ thể

xã hội, và từ chủ thể xã hội thành chủ thể thẩm mỹ.

- Phạm trù biểu hiện của chủ thể thẩm mỹ là ý thức thẩm mỹ, với các

bộ phận cơ bản hợp thành như: cảm xúc thẩm mỹ, thị hiến thẩm mỹ, lý tưởng

thẩm mỹ và quan điểm thẩm mỹ.

- Nghệ thuật: là hình thức biểu hiện cao nhất, tập trung nhất quan hệ

thẩm mỹ giữa chủ thể thẩm mỹ và khách thể thẩm mỹ được thể hiện trên tất

cả các lĩnh vực khác nhau của đời sống.

- Nghệ thuật ra đời nhằm thoả mãn nhu cầu ngày càng phát triển của

xã hội, của sự phân công lao động đã trở nên chuyên môn hoá và những khả

năng chủ quan của con người cũng ngày càng phát triển phong phú, phức tạp

hơn.

- Nghệ thuật một hình thái đặc thù của ý thức xã hội. Tính đặc thù của

nghệ thuật so với các hình thái ý thức xã hội khác được biểu hiện đặc biệt rõ

nét ở phương thức phản ánh, đánh giá thực tại của nó, tức là ở hình tượng

nghệ thuật.

II. CÁC TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA MỐI QUAN HỆ THẨM MỸ

Quan hệ thẩm mỹ chỉ là một kiểu, dạng trong mối quan hệ đa dạng của

con người với thế giới, nó không hoàn toàn tách biệt, nhưng cũng không bị

hòa lẫn, đồng nhất với các mối quan hệ khác. Quan hệ thẩm mỹ của con

người với hiện thực được đặc trưng bởi các tính chất cơ bản như: Tính chất

tinh thần, tính chất xã hội, tính trực tiếp cảm tính, tính tình cảm và tính tổng

hợp - hài hòa.

1. Tính chất tinh thần

Page 15: Tập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/425.TapBaiGiangMonHocMyHoc… · Web viewTập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương

Tính chất tinh thần của quan hệ thẩm mỹ được biểu hiện ở cả phương

diện chủ thể lẫn phương diện khách thể.

Ở phương diện chủ thể, khi đặt mình trong mối quan hệ thẩm mỹ, chủ

thể thẩm mỹ đánh giá, cảm thụ, thưởng thức và sáng tạo các giá trị thẩm mỹ

xuất phát từ khoái cảm, cảm hứng thẩm mỹ được biểu hiện qua các cung bậc

của tình cảm thẩm mỹ như: vui sướng, yêu thích trước cái đẹp, ghét và xa

lánh trước cái xấu, xót xa trước cái bi, khâm phục, ngưỡng mộ trước cái cao

cả, cái anh hùng...

Những cảm xúc, khoái cảm nảy sinh khi chủ thể tri giác các khách thể

thẩm mỹ là những cảm xúc, khoái cảm tinh thần, "hoàn toàn mang tính chất

người” (Marx), do lao động, do thiên nhiên, do hoạt động xã hội và do nghệ

thuật đem lại.

Ở phương diện khách thể, giá trị thẩm mỹ của các sự vật, hiện tượng là

một giá trị tinh thần chứ không phải là giá trị vật chất

Các giá trị thẩm mỹ (cái đẹp chẳng hạn) tuy có nguồn gốc ở những

thuộc tính vật chất nhưng hoàn toàn không có khả năng làm thỏa mãn các

nhu cầu bản năng, sinh lý của con người như các giá trị vật chất.

Người ta có thể chiếm lĩnh các giá trị tinh thần một cách trọn vẹn và

nhờ đó thỏa mãn được nhu cầu của mình mà vẫn không hề làm thủ tiêu đối

tượng.

Như vậy, quan hệ thẩm mỹ là một quan hệ mang tính chất tinh thần ở

cả chủ thể lẫn khách thể.

2. Tính chất xã hội

Quan hệ thẩm mỹ của con người với hiện thực có nguồn gốc từ thực

tiễn nên tất yếu nó mang tính chất xã hội, là một quan hệ xã hội.

Tính chất xã hội được thể hiện bởi một số đặc tính sau:

Sự ra đời của quan hệ thẩm mỹ, gắn liền với sự hình thành xã hội loài

người, với trình độ phát triển của xã hội.

Page 16: Tập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/425.TapBaiGiangMonHocMyHoc… · Web viewTập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương

Quan hệ thẩm mỹ bao giờ cũng do con người trực tiếp tiến hành, do

vậy nó mang rõ nét dấu ấn cá nhân, dấu ấn những phẩm chất xã hội của con

người thực hiện nó. Quan hệ thẩm mỹ bao giờ cũng mang tính lịch sử, tính

dân tộc, tính giai cấp.

Quan hệ thẩm mỹ ảnh hưởng tích cực đến các quan hệ xã hội khác và

bản thân nó lại bị các quan hệ xã hội khác chi phối.

3. Tính chất trực tiếp - cảm tính

Đối tượng được đánh giá phải là những sự vật, hiện tượng toàn vẹn, cụ

thể - cảm tính.

Nói cách khác, các sự vật, hiện tượng hiện hữu có thật và chủ thể có

thể cảm nhận một cách trực tiếp thông qua các giác quan của con người.

Các giác quan của chủ thể thẩm mỹ rất quan trọng, đặc biệt trong quan

hệ thẩm mỹ thì hai giác quan: TAI và MẮT được phát triển cao cả về phương

diện tự nhiên lẫn phương diện xã hội để có thể cảm nhận khách thể thẩm mỹ.

Quan hệ thẩm mỹ không thể thực hiện được nếu thiếu sự tiếp xúc của

chủ thể với đối tượng. Đây là yếu tố mang tính điều kiện của quan hệ thẩm

mỹ.

Mặc dù ở mức độ nhất định, tri thức lý tính luôn luôn chi phối tri thức

cảm tính, nhưng thông thường kết quả của đánh giá thẩm mỹ phần lớn do

yếu tố cảm tính trực tiếp quyết định

4. Tính chất tình cảm.

Tình cảm giữ một vai trò động lực trong quan hệ thẩm mỹ, trong các

hoạt động thưởng thức, đánh giá và sáng tạo thẩm mỹ.

Tình cảm đặc biệt quan trọng đối với sáng tạo nghệ thuật, hoạt động

thẩm mỹ ở trình độ cao của chủ thể thẩm mỹ.

Tình cảm là sự hệ thống và liên kết những cảm xúc những rung động

trực tiếp, cụ thể khi phản ánh cuộc sống.

Page 17: Tập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/425.TapBaiGiangMonHocMyHoc… · Web viewTập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương

Một khi tình cảm thẩm mỹ mất đi thì quan hệ thẩm mỹ (thái độ thẩm mỹ)

cũng biến mất hoặc chỉ còn lại những phán đoán có tính chất nhận thức thuần

túy (mặc dù vậy không có nghĩa là đem tình cảm đối lập với lý trí).

5. Tính tổng hợp - hài hòa

Tổng hợp - hài hòa là thuộc tính cơ bản để bảo đảm các giá trị khách

quan của các quan hệ thẩm mỹ. Tổng hợp - hài hòa các giá trị thẩm mỹ của

các quan hệ thầm mỹ này sẽ quy định hình thức cấu trúc đặc trưng của các

quan hệ thẩm mỹ (khách thể thẩm mỹ, chủ khách thể thẩm mỹ, nghệ thuật).

Bài 3. KHÁCH THỂ THẨM MỸ - CÁC PHẠM TRÙ MỸ HỌC CƠ BẢNI. CÁI ĐẸP

1. Quan niệm về cái đẹp trong lịch sử mỹ học

a. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan xem cái đẹp là kết quả của sự chiếu

phóng về mặt thẩm mỹ của ý thức chủ quan, cảm giác chủ quan của con

người đối với thực tại. Cái đẹp là do trí tưởng tượng tạo ra, chứ trong hiện

thực không có cái đẹp thực sự.

b. Chủ nghĩa duy tâm khách quan cho rằng cái đẹp là hiện thân của tinh

thần tuyệt đối, của "ý niệm tuyệt đối". Ý niệm này tồn tại khách quan. Cái đẹp

là sự biểu hiện đầy đủ của ý niệm trong một vật riêng lẽ.

c. Chủ nghĩa duy vật xem cái đẹp là những thuộc tính khách quan. Cái

đẹp là cuộc sống (Tsernushevski). Quan niệm này là bước tiến, song ông

chưa thấy hết vai trò chủ quan của con người trong sự chiếm lĩnh thẩm mỹ

đối với cái đẹp.

d. Mỹ học duy vật biện chứng (mỹ học mác-xít) đã lý giải đúng đắn bản

chất của cái đẹp.

Cái đẹp là một thuộc tính khách quan, đồng thời là kết quả xâm nhập

chiếm lĩnh của con người thông qua hoạt động thực tiễn. Cái đẹp trước hết

phụ thuộc vào giá trị thực của đối tượng.

Page 18: Tập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/425.TapBaiGiangMonHocMyHoc… · Web viewTập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương

2. Bản chất của cái đẹp

Trong các phạm trù thẩm mỹ, phạm trù cái đẹp là một phạm trù cơ bản

nhất và được xem là tiêu chuẩn quan trọng nhất, phổ biến nhất để đánh giá

về mặt thẩm mỹ các hiện tượng trong cuộc sống và trong nghệ thuật.

Phạm trù cái đẹp là một phạm trù giá trị. Cái đẹp bao giờ cũng gợi lên ở

con người thái độ thẩm mỹ tích cực, đem lại cho con người thái độ thẩm mỹ

lành mạnh, bổ ích.

Cái đẹp được nhận thức và chiếm lĩnh không bao hàm trong nó một cái

gì là khủng khiếp Con người thống trị với cái đẹp là tự do đối với nó. Sự thống

trị của con người đối với cái đẹp không phải là sự thống trị cá nhân mà là sự

thống trị của cộng đồng xã hội.

Cái đẹp chân chính là cái đẹp của một nội dung tư tưởng được thể hiện

trong một hình thức nhất định. Khi đó cái đẹp hiện ra như một cái thẩm mỹ tồn

tại khách quan. Cái đẹp của một sự vật, hiện tượng nào có nội dung phù hợp

với quy luật phát triển tất yếu khách quan của xã hội và hình thức thể hiện

của nó càng tương ứng với nội dung đó bao nhiêu thì càng đẹp bấy nhiêu.

Cái đẹp chứa đựng trong bản thân nó cái chân, cái thiện, cái tiến bộ,

cái cao cả. "Cái đẹp thức tỉnh cái thiện" (D.Cabơlipxki).

Phạm trù cái đẹp về bản chất chứa đựng giá trị nhân đạo cao cả và sâu

sắc. "Chỉ có sự hoàn thiện của con người về mặt cái đẹp mới cứu con người

thoát khỏi các thảm họa xã hội" (E.Sinle). Sau đó, D.Cabơlipxki nhắc lại: "Cái

đẹp cứu loài người”.

Phạm trù cái đẹp gắn chặt với phạm trù đạo đức. "Trong sáng tác chân

chính, mỹ học - học thuyết về cái đẹp gắn chặt với đạo đức - học thuyết về cái

thiện”. Và chính M.Gorki đã từng khẳng định "Đạo đức là mỹ học của tương

lai”.

Cái đẹp có tính bản thể, tính định hướng và còn là một chuẩn mực do

con người xác định lý tưởng sống sao cho đạt tới CHÂN – THIỆN – MỸ. Dưới

ánh sáng của Chân - Thiện - Mỹ, việc nhận thức và sáng tạo cái đẹp của

Page 19: Tập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/425.TapBaiGiangMonHocMyHoc… · Web viewTập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương

người nghệ sĩ phải bắt nguồn từ hiện thực và có khả năng định hướng tương

lai.

Như vậy quan niệm về cái đẹp là một quan niệm có tính tổng hợp, khái

quát rất cao. Từ muôn vàn những sự vật, hiện tượng với những biểu hiện vô

cùng đa dạng và phong phú, được những con người rất khác nhau đánh giá

là đẹp. Có thể khái quát nên những đặc điểm của cái đẹp như sau:

- Cái đẹp là những cái phù hợp với quan niệm của con người về sự

hoàn thiện, hài hòa, cân xứng.

- Cái đẹp là những cái phù hợp với ước mơ, mong muốn của con người

về những cái có tính lý tưởng.

- Cái đẹp là những cái phù hợp với quan niệm của con người về cái

"Chân", cái "Thiện".

Một sự vật đạt tới cái đẹp lý tưởng là khi nó cùng thống nhất và thỏa

mãn được những điều kiện đó. Trong thực tế, những cái đẹp đạt tới mức lý

tưởng như vậy không phải là nhiều.

* Tóm lại:

Cái đẹp là một phạm trù cơ bản của mỹ học. Cái đẹp có tính phổ biến

và có tính xã hội sâu sắc. Cái đẹp có tính dân tộc, tính nhân dân, tính giai

cấp.

Cái đẹp là một lĩnh vực thuộc phạm trù vật chất lẫn phạm trù tinh thần,

tình cảm; đồng thời cái đẹp cũng là giá trị để đánh giá, thẩm định những giá trị

về hình thức lẫn đạo đức tài năng con người.

Cái đẹp vừa có tính chủ quan, vừa có tính khách quan nên đánh giá về

cái đẹp, cần có tri thức thẩm mỹ và vốn sống.

Cái đẹp vừa là kết quả của sự toàn vẹn, sự hài hoà; vừa chịu sự chi

phối của cá nhân nghệ sĩ bởi phong cách, tài năng và hoàn cảnh sáng tác cụ

thể của họ.

3. Những thuộc tính của cái đẹp

Page 20: Tập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/425.TapBaiGiangMonHocMyHoc… · Web viewTập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương

Cái đẹp chứa đựng trong nó những thuộc tính như: kích thước, mức

độ, tỉ lệ, trật tự, cân xứng, hài hoà... Những thuộc tính này tồn tại khách quan,

chúng có mối liên hệ với nhau, nhưng không phải là một.

Hài hoà là thuộc tính cơ bản nhất của cái đẹp. Hài hoà là sự thống

nhất, là mối liên hệ và quan hệ giữa các yếu tố tạo nên sự vật, giữa các bộ

phận và chỉnh thể, giữa hình thức và nội dung, giữa bản chất và hiện tượng,

giữa cái bên ngoài và cái bên trong... đem lại cho con người sự nhận thức

thẩm mỹ về sự toàn vẹn đối với đối tượng.

4. Biểu hiện của cái đẹp

a. Cái đẹp trong tự nhiên, thiên nhiên

Thiên nhiên là nơi bắt đầu của mọi cái đẹp. Vẻ đẹp của thiên nhiên luôn

là nguồn cảm hứng vô tận cho các nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ, họa sĩ, người

nghệ sĩ nói chung những nguồn cảm hứng sáng tác không bao giờ cạn

nguồn.

Cái đẹp trong tự nhiên, thiên nhiên là dồi đào, phong phú. Đó là cái đẹp

của vật thể, khoáng vật, của phong cảnh thiên nhiên... chúng tồn tại khách

quan và chúng đẹp khi con người cảm nhận những giá trị của nó..

Nói tới cái đẹp trong thiên nhiên là nói tới những cái đẹp tồn tại khách

quan, không phụ luộc vào ý muốn chủ quan của con người, đó là những cái

đẹp thuộc về thế giới tự nhiên vô sinh (sống, núi, biển, trời, trăng, sao, mưa,

gió,...). Nó cũng bao gồm cả những cơ đẹp của thế giới hữu sinh (cỏ cây,

hoa, lá, chim muông, cầm thú,...), trong đó, cái đẹp tự nhiên của hình thể con

người cũng là một báu vật mà tạo hóa đã ban tặng cho con người.

Đặc trưng thẩm mỹ của cái đẹp trong thiên nhiên được biểu hiện ở

những thuộc tính của các sự vật, hiện tượng như: hình dáng, màu sắc,

đường nét, âm thanh..., được cấu tạo một cách cân đối, hài hòa với một mức

độ và tỷ lệ hợp lý, có khả năng tác động trực tiếp đến giác quan của con

người và gây nên những cảm xúc thẩm mỹ.

Page 21: Tập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/425.TapBaiGiangMonHocMyHoc… · Web viewTập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương

Cái đẹp trong tự nhiên, thiên nhiên bộc lộ cho con người thấy được sức

sống nội tại, vẻ đẹp đích thực của nó trong mối tương quan với cuộc sống

con người.

Con người nghiền ngẫm những hiện tượng thiên nhiên về mặt thẩm

mỹ, tìm thấy một yếu tố nào đó gần gũi với cuộc sống của mình, khiến cho

mình xúc động - xúc động vẻ đẹp trong thiên nhiên.

Những hiện tượng đẹp thiên nhiên thường chứa đựng trong nó khả

năng thôi thúc say mê, sự sáng tạo tích cực ở con người. Một thiên nhiên đẹp

là một thiên nhiên mang tính người, một thiên nhiên được con người nhuận

sắc, một thiên nhiên đã nhân hoá.

b. Cái đẹp trong cuộc sống xã hội

Thái độ thẩm mỹ đầu tiên của con người đối với cuộc sống là việc chế

tác ra các công cụ lao động - đó là niềm vui, là vẻ đẹp của con người. Con

người có những khoái cảm thẩm mỹ khi họ chế tạo ra những công cụ lao

động thích hợp với khả năng và điều kiện lao động của họ - khi họ tạo ra

những công cụ lao động đẹp.

Khi phạm vi hoạt động xã hội của con người được mở rộng, con người

bắt đầu đánh giá bản thân mình và đánh giá các mối quan hệ xã hội theo tiêu

chuẩn thẩm mỹ, tiêu chuẩn cái đẹp.

Nếu cái đẹp trong tự nhiên là sản phẩm khách quan của tạo hóa, thì cái

đẹp trong cuộc sống xã hội là kết quả của hoạt động thực tiễn của con người.

Cái đẹp trong cuộc sống xã hội bộc lộ ngay cả trong những cái bình thường

nhất, từ những vật dụng nho nhỏ hàng ngày (chiếc nôi em bé, cái ly uống

nước,...) đến những công trình đồ sộ (Kim Tự Tháp, Vạn Lý Trường

Thành,...)

Đó là những sản phẩm do bàn tay và khối óc của con người làm ra theo

thước đo của sự hoàn thiện và tính lý tưởng.

Page 22: Tập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/425.TapBaiGiangMonHocMyHoc… · Web viewTập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương

Cái đẹp trong cuộc sống xã hội có mặt trong các hoạt động đa dạng

của con người từ vui chơi, giải trí tới các hoạt động lao động sản xuất, đấu

tranh xã hội và các mối quan hệ phức tạp khác của con người.

Đặc biệt, bản thân con người với sự hài hòa giữa hình thể bên ngoài

với thế giới tinh thần bên trong là một nhân tố quan trọng làm nên cái đẹp của

xã hội.

Cái đẹp trong đời sống xã hội thường gắn liền với những tiêu chuẩn

chính trị và đạo đức của một thời đại, một dân tộc nhất định.

Cái đẹp trong đời sống xã hội bao giờ cũng được đánh giá từ chuẩn

mực của hiện tượng đó đối với nhân dân, đối với tiến bộ xã hội

Cái đẹp trong đời sống xã hội gắn liền với cuộc đấu tranh giải phóng

con người khỏi mọi xiềng xích, mọi áp bức bất công đối với con người; với sự

phát triển hài hoà, toàn diện nhân cách của con người. Do vậy, cái đẹp trong

đời sống xã hội chứa đựng nội dung nhân đạo sâu sắc.

Chính vì không tách rời các hoạt động thực tiễn của con người nên

trong cuộc sống hằng ngày, phải biết cách nhận ra những cái đẹp tồn tại rất

phổ biến trong mọi lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội - đó chính là

thước đo trình độ văn minh của xã hội.

c. Cái đẹp trong nghệ thuật

Nghệ thuật là hình thái cao nhất của sự đồng hoá, chiếm lĩnh thẩm mỹ

của con người đối với thế giới. Hoạt động sáng tạo nghệ thuật là một hoạt

động nhận thức, đồng thời là một hoạt động sáng tạo theo quy luật của cái

đẹp.

* M. Gorki viết: "ở đâu, và bất cứ lúc nào, con người cũng sáng tạo cái

đẹp. Do bản chất của mình, con người là nghệ sĩ. Bất cứ ở đâu con người

cũng ra sức bằng cách này hay cách khác lồng cái đẹp vào trong cuộc sống

của mình".

Page 23: Tập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/425.TapBaiGiangMonHocMyHoc… · Web viewTập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương

- Khi phản ánh hiện thực vào trong tác phẩm nghệ thuật, người nghệ sĩ

không chỉ phản ánh cuộc sống như nó vốn có, mà còn phản ánh một cách

sáng tạo thông qua tư duy thẩm mỹ, tình cảm thẩm mỹ, quan điểm và cách

nhìn nhận, đánh giá cuộc sống của người nghệ sĩ và cả tài năng của người

nghệ sĩ vào trong nghệ thuật.

- Cái đẹp trong nghệ thuật vừa có sự phản ánh hiện thực cuộc sống

sống động vừa có việc xây dựng nhân vật một cách cụ thể, khách quan và

điển hình.

* Một số nguyên tắc biểu đạt cái đẹp trong nghệ thuật:

- Cái Đẹp trong nghệ thuật có tính điển hình.

Người nghệ sĩ phải biết phát hiện, biết chọn lựa trong vô vàn những

vấn đề, những hiện tượng trong cuộc sống đời thường những gì ưu đẳng

nhất, tập trung nhất trong cuộc sống và thể hiện nó vào trong tác phẩm nghệ

thuật thông qua những hệ thống hình tượng nghệ thuật.

Hình tượng nghệ thuật vừa có tính cá thể, vừa có tính tổng thể, nghĩa

là vừa có tính điển hình, lại vừa có tính khái quát cao.

Nhờ tính điển hình mà cái đẹp trong nghệ thuật có thể sống mãi cùng

thời gian, có khả năng đem lại niềm vui, sự thích thú cho mọi người, trong khi

cái đẹp trong tự nhiên, trong đời sống xã hội thường chỉ là cái đẹp nhất thời,

sẽ thay đổi và tàn phai theo năm tháng.

Những tác phẩm nghệ thuật bất hủ của nhân loại như: bức tượng nữ

thần Venus của Vê- Lát- xuê, David của Michelangelo, bức tranh Joconde của

Lonado Da Vinci, bức tranh Mùa thu vàng của Levitan, những tác phẩm âm

nhạc tuyệt vời của Mozart, Beethoven, Chaikovski..., những tác phẩm văn học

của Shakespeare, V.Hugo, Puskin, L. Tonstoi, Banzac... là những minh chứng

hùng hồn cho lời khẳng định của nghệ sĩ Xê-cốp “thời gian đành phải bất lực

trước cái đẹp chân chính trong nghệ thuật”

- Cái Đẹp trong nghệ thuật mang tính biểu cảm:

Page 24: Tập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/425.TapBaiGiangMonHocMyHoc… · Web viewTập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương

Cái đẹp trong nghệ thuật vừa phản ánh chiều sâu của tình cảm, của

tâm hồn, của các giá trị nhận thức, vừa có tính triết lý thể hiện những nguyên

lý, nguyên tắc trong cuộc đời chung.

Cái đẹp trong nghệ thuật trong từng giai đoạn lịch sử có biểu hiện

không như nhau, nó phụ thuộc vào tư duy thẩm mỹ thời đại đó. Quan niệm

cái đẹp kết hợp với lý tưởng xã hội đã nảy sinh lý tưởng thẩm mỹ. Lý tưởng

thẩm mỹ gắn bó với hình tượng con người đẹp nhất.

Bất cứ một cái đẹp nào được nghệ thuật miêu tả và tái hiện luôn gắn

liền với nó là một thái độ cảm xúc, tình cảm mà người nghệ sĩ gửi gắm trong

đó.

Đọc truyện Kiều của Nguyễn Du, chúng ta cảm nhận được rất rõ rằng,

mỗi cảnh sắc thiên nhiên đều chứa đựng trong đó những nỗi niềm tâm tư,

thầm kín của con người. Trong cái dịu dàng êm ả của buổi hoàng hôn, hình

như có cả sự quyến luyến, vấn vương của lòng người. Trong cái phập phồng,

rạo rực của mùa hè ta nhận ra tâm trạng náo nức, mê say của con người.

Như vậy, ngay cả khi miêu tả những cái đẹp của tự nhiên người nghệ

sĩ không thể không lồng vào đó tâm hồn, tình cảm của mình. Ở đây, người

nghệ sĩ đã thổi hồn mình vào đối tượng phản ánh. Do vậy, cái đẹp trong nghệ

thuật cũng là một loại thông điệp chứa đựng những thông tin về đời sống.

- Cái đẹp trong nghệ thuật có tính thống nhất biện chứng giữa nội dung

và hình thức

Nội dung nào thì hình thức đó. Bất cứ yếu tố nào của hình thức cũng

đều liên quan đến nội dung, đều nhằm biểu hiện một mặt nội dung nào đó.

Trong nghệ thuật, một gam màu trong hội họa, một âm thanh trong âm

nhạc, một bước đi trong điệu múa, một từ ngữ trong văn học... đều gắn liền

với chức năng biểu hiện một nội dung nhất định. Vì vậy, không thể thay đổi dù

chỉ một yếu tố của hình thức mà lại không làm ảnh hưởng tới nội dung của

nó.

Page 25: Tập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/425.TapBaiGiangMonHocMyHoc… · Web viewTập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương

Do đó, trong sáng tạo nghệ thuật người nghệ sĩ phải rất công phu trong

việc lựa chọn, trau chuốt, gọt dũa các yếu tố hình thức để nó không chỉ đẹp,

mà còn có khả năng biểu đạt một cách sâu sắc những nội dung cần nói.

Trong mối quan hệ giữa thiên nhiên - nghệ thuật và cái Đẹp, thì thiên

nhiên phải nhường cho nghệ thuật cái chiều sâu của tư duy, của tâm hồn, cái

chiều sâu của chủ nghĩa nhân văn mà tự thân thiên nhiên thì chưa thể có

được.

Trong mối quan hệ giữa nghệ thuật với con người, nghệ thuật thể hiện

được cái buồn sâu lắng, cái day dứt trong tâm hồn của con người, nó thể hiện

số phận con người.

Cái Đẹp trong nghệ thuật có chức năng xây dựng tâm hồn đẹp cho con

người, tạo nên một sự thiện cảm cho toàn xã hội.

Cái Đẹp trong nghệ thuật mang tính chất phổ quát sống động, cô đặc

những phẩm chất ý nghĩa đa tầng. Chỉ trong nghệ thuật và bằng phương tiện

nghệ thuật thì lý tưởng thẩm mỹ, khát vọng, tình cảm thẩm mỹ của con người

mới có khả năng tập trung cao độ đầy tính thuyết phục, chứa chan tình cảm

và tràn đầy sức sống mạnh mẽ nhất.

Như vậy, cái đẹp trong nghệ thuật là sản phẩm độc đáo của một hoạt

động sáng tạo có mục đích,trong đó in đậm dấu ấn của tài năng, cá tính sáng

tạo và thế giới tinh thần của người sáng tạo ra nó. Để chiếm lĩnh được cái

đẹp trong nghệ thuật, đòi hỏi con người phải có một thị hiếu nghệ thuật phát

triển, phải được giáo dục về nghệ thuật.

* Tóm lại:

- Cái đẹp trong nghệ thuật là sự phản ánh chân thật cái đẹp trong tự

nhiên, trong xã hội.

- Vì cái đẹp trong tự nhiên, trong cuộc sống là cơ sở của cái đẹp trong

nghệ thuật.

Page 26: Tập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/425.TapBaiGiangMonHocMyHoc… · Web viewTập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương

- Cái đẹp trong nghệ thuật là sự thống nhất giữa sự phản ánh và sự ký

mã thẩm mỹ theo một tý tưởng xã hội thẩm mỹ nhất định. Sự ký mã thẩm mỹ

mang tư tưởng của thời đại và dấu ấn cá nhân.

- Cái đẹp trong nghệ thuật là sự thống nhất hài hoà giữa nội dung và

hình thức trong tác phẩm nghệ thuật.

- Cái đẹp trong nghệ thuật là một "hệ thống tín hiệu thẩm mỹ đặc biệt”,

nó tập trung cao độ đời sống tinh thần, tình cảm của con người, chắp cánh

cho con người vươn tới một xã hội tốt đẹp hơn, hướng con người tới những

điều Thiện.

- Nghệ thuật là cứu cánh của con người, giúp con người tự hoàn thiện

mình thông qua quá trình tự nhận thức về cái thiện - cái ác, cái đẹp - cái xấu,

cái cao cả - cái thấp hèn.

- Cái đẹp trong nghệ thuật hiện ra dưới một hình thái mới về chất. Cái

đẹp trong nghệ thuật bao giờ cũng sống động hơn, khái quát hơn, điển hình

hơn, đầy thuyết phục hơn, lôi cuốn con người vào những giá trị thẩm mỹ cao

đẹp đầy hào hứng.

II. CÁI CAO CẢ (CÁI TRÁC TUYỆT)

1. Quan niệm về cái cao cả

- Trong tác phẩm "Phê phán năng lực phán đoán", E. Kant cho rằng:

"Cái cao cả không có trong tự nhiên. Cái cao cả tạo nên cảm giác ngạc nhiên,

kinh ngạc về số lượng. Thái độ của con người trước cái cao cả là sự khâm

phục, tự hào do khắc phục những lo âu, sợ sệt mà có".

- E. Kant đi tìm cái cao cả trong tâm hồn con người. Theo Kant, "Cái

cao cả là quan niệm của lý trí" và nó "vô hạn".

- Sinler đổi lập cái đẹp với cái cao cả. Theo ông, cái đẹp tạo nên cảm

giác khoan khoái, cái cao cả tạo nên cảm giác khó chịu, lo lắng..

- Hégel cho rằng cái cao cả là ý niệm vô hạn. Nó là giai đoạn cao của ý

niệm tuyệt đối. Ông cho rằng "Cái đẹp ở mức tuyệt đỉnh chính là cái cao cả"

Page 27: Tập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/425.TapBaiGiangMonHocMyHoc… · Web viewTập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương

- Tsernushevski, cho rằng: "Cái cao cả là cái lớn hơn rất nhiều, mạnh

hơn rất nhiều những hiện tượng khác mà ta đem so sánh với nó". Đối tượng

làm nên tính cao cả hay lý tưởng? Theo Tsemushevski, chính đối tượng chứ

không phải là lý tưởng.

- Phải lấy mỗi quan niệm trên có những điều cần suy nghĩ Kant, Sinler

nhấn mạnh mặt khắc phục sự khiếp sợ, lo âu mới có tình cảm cao cả.

- Hégel cho rằng cái cao cả là đỉnh cao của quá trình phát triển ý niệm

tuyệt đối, còn Tsemushevski lại nhấn mạnh đến số lượng của đối tượng.

- Nhìn chung, các quan niệm của các triết gia thống nhất khi cho rằng,

cái cao cả là cái vượt trên cái bình thường, cho nên không thể lý giải những

hành động của nhân vật có cái cao cả theo cách của người bình thường.

- Phạm trù cái cao cả không chỉ liên quan đến đặc tính của các sự vật,

hiện tượng khách quan mà còn liên quan đến thế giới tình cảm chủ quan của

con người.

- Muốn nhận ra bản chất của đối tượng cao cả chúng ta phải thấy được

sự liên quan, sự thống nhất giữa chủ thể - khách thể thẩm mỹ. Đối tượng

được gọi là cao cả phải bao hàm trong nó một quy mô, một số lượng nhất

định, nhưng đồng thời phải có một chất lượng, đó chính là cái đẹp gắn với

một lý tưởng thẩm mỹ chân chính thì mới trở thành cái cao cả. Cái cao cả

chính là cái đẹp lý tưởng.

2. Bản chất của cái cao cả

* Cái cao cả là một phạm trù thẩm mỹ nhằm phản ánh, đánh giá đối

tượng có ý nghĩa tích cực, lớn lao đối với cuộc sống, với con người, chứa

đựng trong nó những sức mạnh, những tiềm năng lớn lao.

* Cái cao cả thể hiện sự vô tận, sự vĩnh hằng của thế giới, những lực

lượng hùng mạnh của tự nhiên trong quá trình chiếm lĩnh và cải tạo thế giới.

* Cái cao cả có những đặc điểm:

Page 28: Tập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/425.TapBaiGiangMonHocMyHoc… · Web viewTập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương

- Cái cao cả không chỉ có đặc tính số lượng mà còn có đặc tính về chất

lượng, có giá trị về mặt số lượng, cái cao cả vượt quy mô bình thường, về

mặt chất lượng cái cao cả thống nhất với cái đẹp, dựa trên cái đẹp, cái đẹp có

lý tưởng.

- Cái cao cả là cái đẹp đặc biệt, nhưng có khác về mức độ, về quy mô,

về sức mạnh, về sự phi thường.

* Cái cao cả biểu hiện sức mạnh bản chất của con người.

- P. Engels viết: "Bản chất riêng của con người là vĩ đại hơn và cao quý

hơn nhiều so với bản chất tưởng tượng của thần thánh ".

- Bản chất của con người là ở khả năng lao động, sáng tạo và cải biến

thế giới. Con người là kỳ vĩ nhất, thể hiện vẽ đẹp và sức mạnh toàn năng của

mình. Cái cao cả thuộc về bản chất con người.

3. Thái độ thẩm mỹ của con người đối với cái cao cả

Cái cao cả thường đem lại tính lưỡng phân cảm xúc: vừa có cảm xúc

ngạc nhiên lo lắng; vừa có cảm xúc khâm phục tôn kính, tự hào. Nhưng quá

trình chung của thái độ thẩm mỹ của con người là đi từ chỗ ngạc nhiên đến

không ngạc nhiên, khắc phục sự lo âu, sợ sệt để hình thành một thái độ khâm

phục tự hào, kính trọng và biết ơn.

4. Các lĩnh vực biểu hiện của cái cao cả

Cái cao cả là một phạm trù thẩm mỹ phản ánh và đánh giá các hiện

tượng phi thường trong thiên nhiên, trong đời sống xã hội và trong nghệ

thuật.

a. Cái cao cả trong tự nhiên

Những sự vật, hiện tượng có tầm vóc to lớn đồ sộ, hùng vĩ như: trời

cao lồng lộng, biển rộng mênh mông, vách núi sừng sững, núi lửa tuôn trào,

vực sâu hun hút, dòng sông cuộn chảy...

Page 29: Tập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/425.TapBaiGiangMonHocMyHoc… · Web viewTập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương

Đó là những sự vật, hiện tượng chứa đựng trong bản thân nó những

sức mạnh tiềm tàng, bí ẩn mà con người cùng một lúc chưa thể khám phá,

chinh phục.

b. Cái cao cả trong xã hội

Thể hiện trong các công trình sáng tạo vĩ đại của con người như: Kim

Tự Tháp (Ai Cập), Vạn Lý Trường Thành (Trung Quốc), nhà máy thủy điện

xuyên lòng đất hay những tòa nhà cao chọc trời...

Các cuộc khởi nghĩa lớn, các phong trào giải phóng dân tộc, những sự

kiện lịch sử vĩ đại mang tầm cỡ thế giới có ảnh hưởng cực kỳ rộng lớn đối với

toàn nhân loại và với xu hướng phát triển của lịch sử cũng là cái cao cả.

Các lãnh tụ vĩ đại của cách mạng, các anh hùng, các vĩ nhân... cũng là

những con người cao cả.

c. Cái cao cả trong nghệ thuật

Thể hiện tập trung nhất ở thể loại anh hùng ca, các nhân vật như: Asin,

Hecto, Nexto, Odysslus (anh hùng ca Iliade, Odysslus) hay Thánh Gióng,

Đam San (trong văn học Việt Nam).

Trong nền văn học Việt Nam (thời kỳ chiến tranh) tập trung khắc họa

những tấm gương cao cả, anh hùng trong chiến đấu và sản xuất "chất sử thi"

được xem là một đặc điểm nổi trội của giai đoạn văn học này.

III. CÁI BI - BI KỊCH

- Phạm trù cái Bi dùng để xác định và đánh giá những vấn đề, những

mâu thuẫn sâu xa của một thời đại nhất định, được thể hiện bằng một tình

huống xung đột không thể giải quyết được và những khát vọng, ước mơ lớn

lao của con người với điều kiện khách quan cho phép con người thực hiện

những ước mơ, khát vọng đó.

- Khái niệm bi kịch được biểu hiện như là một loại thể trong loại

kịch.Theo Gulaiép, bi kịch "là một tác phẩm kịch được xây dựng trên một

xung đột, thể hiện vẻ thẩm mỹ, những mâu thuẫn nội tại trong cuộc sống,

Page 30: Tập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/425.TapBaiGiangMonHocMyHoc… · Web viewTập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương

giữa khát vọng chủ quan của con người và khả năng khách quan không thể

thực hiện được nó".

1. Bản chất thẩm mỹ của cái bi

Aristotle được coi là người có công đầu trong việc nghiên cứu một cách

sâu sắc và có hệ thống về bản chất của bi kịch. Trong tác phẩm: "Nghệ thuật

thơ ca" ông nhấn mạnh các khía cạnh sau đây:

Cái bi là một hiện tượng quan trọng trong xã hội và bi kịch chính là đỉnh

cao nhất của nghệ thuật.

Nhân vật trung tâm của bi kịch phải là những người tốt, có "hành động

nghiêm túc và cao thượng" nhưng trong xung đột với cái xấu lại đành phải

chịu bất hạnh, thậm chí cái chết.

Đặc biệt Asistotle đã đưa ra lý thuyết về sự "thanh lọc hóa tâm hồn"

(Katharsis) trong cảm xúc bi kịch, bởi vậy, mà bi kịch có sức tác động rất sâu

sắc về đạo đức và thẩm mỹ đối với người xem. Quan điểm này thực sự là

một đóng góp sâu sắc của Asistotle đối với kho tàng lý luận về bi kịch của

nhân loại.

Sau Aristotle, Hegel đã chỉ ra những đặc điểm của tính cách bi kịch và

xung đột bi kịch như sau:

Bi kịch là kết quả của sự thâm nhập, tác động lẫn nhau giữa tính cách

bi kịch và hoàn cảnh bị kịch.

Tính cách bi kịch không tự phản lại mình, không phản lại những mục

đích và nguyên tắc của mình, thậm chí còn coi nó cao hơn cả mạng sống của

mình.

Cái chết trong bi kịch là sự khẳng định mục đích, nguyên tắc của tính

cách bi kịch chứ không phải là từ bỏ nó.

Xung đột bi kịch là loại xung đột không khoan nhượng, không thể thỏa

hiệp, là loại xung đột có ý nghĩa chủ yếu, trọng đại, được sinh ra từ những

Page 31: Tập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/425.TapBaiGiangMonHocMyHoc… · Web viewTập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương

mâu thuẫn sâu sắc, không phải là sản phẩm của một cuộc tranh cải, chửi bới

nhỏ nhen.

Hạn chế chủ yếu của Hegel là ở chỗ, trong khi nhấn mạnh tính tất yếu

của cái bi, ông đã phủ nhận tính ngẫu nhiên trong cái bi.

Tsernushevski cho rằng: "Cái bi là tất cả những điều khăng khăng diễn

ra trong cuộc sống của con người”. Chẳng những có tính tất yếu mà còn có

tính ngẫu nhiên nữa.

Hạn chế của Tsernushevski khi đưa ra định nghĩa: “Cái bi là cái khủng

khiếp trong cuộc sống con người".

P. Engel quan niệm về cái bi: "Cái bi là xung đột bi kịch giữa yêu cầu tất

yếu về mặt lịch sử và tình trạng không thể nào hiểu được điều đó trong thực

tiễn"

Như vậy, dạng bi kịch này là dạng bi kịch của cái mới, cái tiến bộ, cái

cách mạng còn ở thể yếu, xuất hiện trong một điều kiện đã nảy sinh những

yêu cầu tất yếu để thay đổi cái thực trạng hiện hành - vì nó lạc hậu, già nua,

nhưng điều kiện để thực hiện những yêu cầu về mặt lịch sử đó lại chưa đủ

sức, chưa chín muồi.

* Tóm lại:

Với tư cách là một phạm trù mỹ học, cái Bi gắn liền với những xung đột

có ý nghĩa xã hội giữa cái đẹp với cái xấu, cái tích cực với cái tiêu cực mà kết

quả là sự thất bại, tiêu vong của nhân vật tích cực - những con người đã đấu

tranh đến cùng vì lý tưởng đẹp đẽ, vì khát vọng chân chính của con người,

qua đó gợi lên những cảm xúc thẩm mỹ tích cực, khẳng định niềm tin của con

người đối với những giá trị chân chính của cuộc sống, kích thích con người

hướng về phía trước.

2. Biểu hiện của cái bi

Có ý kiến cho rằng, cái Bi là sự bất hạnh lớn lao, sự tiêu vong của con

người. Quan niệm này chưa được chính xác. Bởi lẽ, có khi sự bất hạnh, sự

Page 32: Tập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/425.TapBaiGiangMonHocMyHoc… · Web viewTập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương

tiêu vong của con người không hoàn toàn là bi kịch, vấn đề là ở chỗ: nỗi bất

hạnh, sự tiêu vong của hiện tượng đó có chứa đựng ý nghĩa xã hội sâu sắc

hay không?

Cái Bi có thể biểu hiện trong cái cũ lẫn cái mới. Sự tiêu vong của cái cũ

mang tính bi kịch khi cái cũ chưa hết sinh lực của nó, chưa trải qua giai đoạn

cuối cùng của sự thối nát, trong cái cũ vẫn còn nhân tố tích cực, còn đóng vai

trò nhất định trong tiến trình chung của lịch sử.

Cái Bi có thể xảy ra với những con người đại diện cho giai cấp. cho chế

độ. Song con người đó sớm nhận ra những ruỗng nát, những xấu xa của giai

cấp của mình, của chế độ mà họ đang phục vụ, nhưng họ không đủ sức, đủ

nghị lực để đoạn tuyệt với giai cấp, với chế độ đó; hoặc bế tắc không tìm ra

lối thoát, không tìm ra con đường đi tới cái tiến bộ.

Cái Bi cũng có thể xảy ra đối với cái mới, khi cái mới tiến hành cuộc

đấu tranh chống lại cái cũ, những điều kiện khách quan hoặc chủ quan không

cho phép cái mới chiến thắng, và cái mới có thể thất bại. Sự thất bại của cái

mới, trong trường hợp ấy có thể là Bi. Như P. Engels đã từng nói: "Thế giới

mới ra đời nhưng không tránh khỏi sự mâu thuẫn và gian khổ”.

3. Cái bi trong cuộc sống xã hội

Cuộc sống của con người tràn đầy niềm vui nhưng cũng không thiếu

những bi kịch.

Trong cuộc sống, cái bi nảy sinh trong quá trình của con người chinh

phục tự nhiên và đấu tranh xã hội.

Tự nhiên gây ra cho con người nhiều thảm kịch từ sức mạnh khủng

khiếp của nó như: động đất, núi lửa, bão lụt, sóng thần...

Trong đấu tranh giai cấp, do điều kiện thực hiện chưa chín muồi nên

các lực lượng tiến bộ, cách mạng đã rơi vào tình huống bi kịch.

Cái chết của các anh hùng, các vĩ nhân, những con người ưu tú trong

những tình huống ngẫu nhiên, đột ngột, giữa lúc họ đang cống hiến được

Page 33: Tập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/425.TapBaiGiangMonHocMyHoc… · Web viewTập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương

nhiều nhất cho xã hội cũng là bi kịch (ví dụ: Nguyễn Trãi, Quang Trung, Hàn

Mặc Tử, Pushkin...).

Thế giới hôm nay vẫn còn xảy ra bao nhiêu bi kịch: bi kịch của các cuộc

xung đột sắc tộc; bi kịch của các cuộc đình công, biểu tình; bi kịch của các

cuộc đấu tranh đòi tự do, độc lập, chủ quyền quốc gia...

4. Cái Bi trong nghệ thuật

Cái Bi có mặt trong hầu hết các loại hình nghệ thuật, đặc biệt là trong

thể loại bi kịch - một thể của loại hình kịch mà đối tượng phản ánh trung tâm

là những cái Bi.

Mâu thuẫn cơ bản của các thời đại lịch sử đã được phản ánh sâu sắc

thông qua các loại xung đột bi kịch khác nhau.

Bi kịch cổ đại Hy Lạp chủ yếu xoay quanh xung đột giữa con người với

định mệnh (Prométê bị xiềng của Eschyle, Ơđíp làm vua của Xôphôclơ,

Antigone của Ơripit...)

Bi kịch thời Phục Hưng tập trung phản ánh mâu thuẫn giữa lý tưởng

nhân văn với sự trói buộc của tôn giáo và chế độ phong kiến thần quyền

(Hamlet, Othello, Roméo và Julliét, vua Lia... của Shakespeare).

Bi kịch cổ điển Pháp chủ yếu tập trung phản ánh mâu thuẫn giữa nghĩa

vụ và dục vọng (Andromaque của Racine, Le Cid của Corneille).

Bi kịch của thế kỷ Ánh sáng lại hướng vào cuộc đấu tranh của con

người với những thế lực thù địch trong xã hội để khẳng định tình yêu và

những khát khao hạnh phúc chính đáng của con người (âm mưu và tình yêu

của Schiller).

Bi kịch hiện thực của thế kỷ XIX gắn liền với xung đột giữa cá nhân - xã

hội, con người - hoàn cảnh.

Trong nghệ thuật, có cái Bi phản ánh những xung đột có tính xã hội,

lịch sử; lại cũng có cái Bi mang tính cá nhân, song dù biểu hiện dưới dạng

Page 34: Tập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/425.TapBaiGiangMonHocMyHoc… · Web viewTập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương

nào thì đằng sau những bi kịch mà nghệ thuật phản ánh bao giờ cũng hiện ra

những bức tranh xã hội rộng lớn.

Trong nghệ thuật, chỉ được coi là bi kịch đối với cái chết của những con

người tiến bộ, đại diện cho một lý tưởng xã hội tốt đẹp, một khát vọng chính

đáng của con người và đã phấn đấu đến cùng vì nó.

Nghệ thuật chỉ lấy làm đối tượng phản ánh của mình những xung đột

mang tính tất yếu lịch sử có ý nghĩa phổ biến. Do đó, cảm xúc bi kịch trong

nghệ thuật khác hẳn cảm xúc bi kịch trong thường ngày. Trong nghệ thuật,

những tình cảm đã được "thanh lọc ", đem lại sự hưởng thụ thẩm mỹ cho con

người.

Nhờ bi kịch mà nghệ thuật giúp con người nhìn nhận cuộc sống một

cách toàn diện trong tính phức tạp có thật của nó; nhờ bi kịch, nghệ thuật dạy

cho con người bài học cảnh giác; nhờ bi kịch, nghệ thuật giúp cho con người

có khả năng nhận thức sâu sắc hơn về những bi kịch trong cuộc sống, làm

cho con người biết yêu quý hơn cuộc sống của mình, tôi luyện cho con người

vững vàng hơn, từng trải hơn trước mọi thử thách của cuộc đời.

5. Sự cảm thụ thẩm mỹ đối với cái Bi

Sự cảm thụ thẩm mỹ đối với cái Bi bao giờ cũng gắn liền với sự đánh

giá về mặt đạo đức và thẩm mỹ. Theo Aristotle, cái bi bao giờ cũng chứa

đựng một sự tẩy rửa, một sự thanh lọc. Ông viết: “Thông qua sự đau khổ và

sợ hãi mà thanh lọc những linh cảm và những dục vọng tương tự”.

Sự cảm thụ thẩm mỹ đối với cái Bi không đem lại một sự bi lụy, bi

thương mà đem lại cho con người sự khâm phục, tự hào. Thông qua cái Bi,

con người khẳng định một niềm tin, kích thích những tình cảm cao cả, siêu cá

nhân.

Cái Bi là tiếng hát đau buồn về sự tổn thất không thể hàn gắn của

những con người có lý tưởng, có khát vọng lớn lao, đồng thời là niềm tin về

sự bất tử của lý tưởng mà nhân vật Bi theo đuổi. Chiều sâu của cái Bi được

bộc lộ khi cảm xúc đau xót được thay bằng niềm tin, khi cái chết của nhân vật

Page 35: Tập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/425.TapBaiGiangMonHocMyHoc… · Web viewTập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương

Bi chứa đựng sự bất tử; gây nên một sự xúc động mạnh mẽ, một sự khâm

phục tuyệt vời. Sự thất bại của nhân vật Bi không gây nên sự tuyệt vọng mà

lại thổi bùng lên ngọn lửa niềm tin ở con người vào những lý tưởng mà họ

theo đuổi vì những mục đích cao cả.

IV. CÁI HÀI - HÀI KỊCH

Lịch sử xã hội loài người trải qua nhiều giai đoạn phát triển. trật tự xã

hội lỗi thời được thay thế bằng một trật tự mới. Sự phê phán ban đầu được

thể hiện bằng bi kịch. Sự phê phán về sau được thể hiện bằng hài kịch.

K. Márx viết: "Giai đoạn cuối cùng của một hình thái lịch sử toàn thế

giới là một tấn hài kịch của nó ", “Tiếng cười cần thiết cho nhân loại chia tay

với quá khứ của mình một cách vui vẻ”

Ghéc-xen cho rằng: “Tiếng cười là vũ khí của kẻ mạnh".

Không phải mọi tiếng cười đều là cái hài: Như vậy, cái cười và cái hài

không đồng nhất nhau. Cái hài là một phạm trù thẩm mỹ xây dựng trên cơ sở

những xung đột vốn tồn tại khách quan trong cuộc sống.

1. Cái hài là một hiện tượng thẩm mỹ khách quan.

* Trước bất kỳ một hiện tượng xã hội nào, con người cũng có một số

thái độ chủ yếu sau: đồng tình hay phản đối, khẳng định hay phủ định, yêu và

ghét, ca ngợi hay giễu cợt. Trong đó, thái độ giễu cợt là một biểu hiện quan

trọng thể hiện khá rõ tính cách và quan điểm trước hiện tượng xã hội đó của

mỗi con người.

* Tiếng cười của con người có hai thái cực:

- Thái độ tích cực là dùng tiếng cười để uốn nắn cái dở, cái xấu, tống

tiễn cái cũ, đón chào cái mới.

- Thái độ tiêu cực là dùng tiếng cười để lật nhào đối thủ không cần biết

đúng sai, lẽ phải thuộc về ai - là cái cười có chủ đích đấu tranh.

* Tiếng cười được gọi là cái hài khi nó là sản phẩm tinh thần của tiếng

cười thẩm mỹ.

Page 36: Tập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/425.TapBaiGiangMonHocMyHoc… · Web viewTập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương

- Tiếng cười thẩm mỹ tích cực là tiếng cười nhằm phát hiện bản chất

của đối tượng để uốn nắn, sửa chữa đối tượng hay là lật nhào đối tượng, tiêu

diệt đối thủ.

- Tiếng cười thẩm mỹ tiêu cực gợi cho người ta sự thắng lợi về mặt tinh

thần, làm thỏa mãn lòng căm thù có ý nghĩa loại trừ đối thủ ra khỏi cuộc

chiến.

* Banzac đã từng nhấn mạnh: "Cười là tinh thần của lòng căm thù”.

- Từ tiền đề trên, ta có thể xác định cái hài có nguồn gốc của hài kịch về

mặt mỹ học. Cái hài vốn được các loại hình nghệ thuật: thơ ca, tiểu thuyết,

hội họa,... đặc biệt là sân khấu điện ảnh, múa,... quan tâm.

- Trong cái hài, không thể thiếu cái cười. Tuy nhiên, không phải cái

cười nào cũng mang tính hài. Nói cách khác, cái hài làm ra cái cười nhưng

không phải bất cứ cái cười nào cũng là hệ quả của cái hài.

+ Có những cái cười chỉ là hệ quả của bản năng sinh lý.

+ Cái cười mang tính hài, đòi hỏi trước hết phải có đối tượng để cười,

nghĩa là cần có mục đích để gây cười: Cười ai? Cười cái gì? Vì sao cười?,

Cười để làm gì?

- Xét về bản chất, cái hài đi tìm kiếm sự mâu thuẫn, đối lập không cân

xứng, không hài hòa để tạo ra tiếng cười:

(Lưu ý: mâu thuẫn giữa ý nghĩa - phương tiện, giữa ước muốn - khả

năng/- không phải thuộc trường hợp này).

- Khi đã có đối tượng gây cười rồi, lại phải có chủ thể cười.

+ Để gây được tiếng cười, người sáng tác phải khéo léo dẫn dắt

chuyện sao cho tạo tình huống để người tiếp nhận hiểu được, nhận thức

được những mâu thuẫn chứa đựng trong đó.

+ Cái hài, do vậy, tiếng cười là một phương tiện giúp nhận thức. Ở đây,

tiếng cười được tạo ra bởi sự khám phá của chủ thể tiếp nhận về hàng loạt

những mâu thuẫn trái với quy luật vận động của sự vật - hiện tượng, trái với

Page 37: Tập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/425.TapBaiGiangMonHocMyHoc… · Web viewTập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương

tính chất, kích cỡ, hình dáng... của sự vật - hiện tượng trong đời sống thực

tiễn.

+ Tiếng cười cũng mang khuynh hướng xã hội

+ Một trong những mục đích quan trọng để người nghệ sĩ sáng tác cái

cười là để phê phán thói hư tật xấu của một người, một loại người trong xã

hội.

+ Dám cười vào cái xấu có nghĩa là đã tự khẳng định chân lý là đúng.

Cái hài có vai trò như là một hình thức đánh giá, thể hiện quan điểm sống, thể

hiện chân lý của cá nhân, của cộng đồng xã hội.

* Tsernushevski viết: "Khi cười cái xấu, chúng ta trở nên cao hơn nó”.

* Tóm lại:

- Cái hài thì gắn với cái cười nhưng không phải cái cười nào cũng là cái

hài.

- Cái cười văn hóa (cười xả giao), cười sinh lý (bị cù lét) không phải là

cái hài.

- Cái cười là cái hài phải có ý nghĩa phê phán, nhận thức... một vấn đề

xã hội; mang khuynh hướng xã hội, nên thể hiện tính tư tưởng, thái độ rõ rệt.

- Cái cười chân chính phải thuộc về lực lượng, cá nhân đại diện cho

chính nghĩa, cho cái thiện, cho tương lai.

2. Cái hài là một bộ phận của cái xấu nhưng lại không đành phận xấu

Cái hài là bộ phận rất xấu, rất nguy hiểm, nó mặc chiếc áo sáng bóng

của cái đẹp, là thế lực cực mạnh chống trả cái tốt, cái đẹp. Nếu cái đẹp đủ

sức mạnh, lột trần được bộ mặt tàn ác, giả dối, thâm hiểm của cái xấu bằng

tiếng cười thẩm mỹ thì cái tốt, cái đẹp thắng lợi mỹ mãn - trường hợp này

xuất hiện cái hài.

Cái hài đôi khi vượt ra ngoài nghệ thuật. Cái hài có khi là một bộ phận

của cái xấu. Cái đẹp tạm thời là nạn nhân bị cái xấu hành hạ, bị cái xấu làm

Page 38: Tập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/425.TapBaiGiangMonHocMyHoc… · Web viewTập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương

tổn thương. Chính nghệ thuật và thông qua nghệ thuật thì cái xấu mới bị phơi

bày, cái đẹp mới được tôn vinh, lúc đó bật ra tiếng cười thẩm mỹ - đó là hài

kịch.

Hài kịch xuất hiện với tính cách là một phương tiện để phát hiện những

xung đột, những mâu thuẫn xã hội, giai cấp và là hình thái phê phán đặc biệt

có tính giai cấp.

* Bielinxki nhận xét: "Hài kịch là hoa của văn minh, là quả của dư luận

xã hội phát triển.

Hài kịch biết nhằm vào những mâu thuẫn xung đột, tạo ra tiếng cười để

dùng tiếng cười lột trần CHÂN – GIẢ, vạch trần cái xấu xa trước dư luận xã

hội để xã hội kịp thời xử lý.

Hài kịch không chỉ có vạch trần cái ác, mà còn chỉ ra cái dở, cái thấp

hèn, chỉ ra thói ươn hèn của con người cá nhân (đây là một trong những hình

thái lịch sử của hài kịch). Loại hình nghệ thuật nào cũng có các thể loại hài:

thơ trào phúng, truyện tiếu lâm, tranh biếm họa, phim hài...,nghệ thuật kịch là

nơi tập trung cao nhất của cái hài.

* Tóm lại:

Cái hài có ý nghĩa xã hội rộng lớn, bởi vì ngoài việc nó đem lại tiếng

cười sảng khoái cho con người nó còn góp phần điều chỉnh xã hội.

Tuy nhiên, tiếng cười không phải bao giờ cũng điều chỉnh xã hội, tiếng

cười đôi khi còn bộc lộ niềm tự hào chính đáng của con người về quê hương

xứ sở (chuyện kể Bác Ba Phi Việt Nam).

Mức độ phổ biến của cái hài là một trong những biểu hiện cụ thể, nói

lên nhu cầu tinh thần trong hoạt động sống và phát triển của xã hội loài người.

3. Phân loại cái hài

Hài hước: cái cười xuất phát từ mâu thuẫn bề ngoài và mang tính nhẹ

nhàng, thoải mai.

Page 39: Tập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/425.TapBaiGiangMonHocMyHoc… · Web viewTập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương

Dí dỏm: tiếng cười của sự phê phán nhưng mức độ nhẹ nhàng, không

mang tính thù địch, dành cho những hiện tượng buồn cười, đáng chê trách

nhưng có thể sửa chữa được

Châm biếm, mỉa mai: cái hài ở đây có tính chê bai vì sự đối lập gây

cười nằm sâu trong bản chất sự vật, hiện tượng. Tiếng cười trong trường hợp

này có ý nghĩa nhận thức cái xấu bị lột trần, bộc lộ một cách trực diện, buộc

phải sửa sai.

Đả kích: tiếng cười ở đây thể hiện một quan điểm, một khuynh hướng

xã hội mạnh mẽ. Tiếng cười ở đây có thể cay độc vì cái đáng cười không có

khả năng còn có thể sửa chữa. Cái hài trở thành vũ khí đấu tranh.

Các loại hài trên đây đều có ý nghĩa xã hội riêng của nó. Thực tế chứng

minh rằng, tiếng cười phong phú, đa dạng nhưng phải bảo đảm được tính

chất trí tuệ, có ý nghĩa xã hội sâu sắc.

Bài 4. CHỦ THỂ THẨM MỸI. KHÁI NIỆM CHỦ THỂ THẨM MỸ

Chủ thể thẩm mỹ là một bộ phận hợp thành của quan hệ thẩm mỹ giữa

con người với thế giới hiện thực khách quan. Không có chủ thể thẩm mỹ thì

cũng không có ý thức thẩm mỹ, không có cảm thụ thẩm mỹ, không có hoạt

động đánh giá và sáng tạo các giá trị thẩm mỹ.

Chủ thể thẩm mỹ là con người và là con người trung tâm của xã hội.

Con người không thể trở thành chủ thể thẩm mỹ nếu tách rời hiện thực khách

quan. Hoạt động thẩm mỹ của con người là nhằm cải tạo thế giới hiện thực.

Trong hoạt động thẩm mỹ của chủ thể thẩm mỹ, hiện thực chính là

nguồn cảm hứng vô tận và là nhân tố tích cực thúc đẩy quá trình sáng tạo,

biến đổi thế giới theo quy luật của cái đẹp.

Page 40: Tập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/425.TapBaiGiangMonHocMyHoc… · Web viewTập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương

Hoạt động thẩm mỹ hướng tới hình thành các giá trị tinh thần thẩm mỹ.

Nó là một phương diện quan trọng để hình thành ý thức thẩm mỹ và tình cảm

thẩm mỹ.

II. HOẠT ĐỘNG CỦA CHỦ THỂ THẨM MỸ

Hoạt động của chủ thể thẩm mỹ là hoạt động có định hướng, trước hết

vì lợi ích của xã hội con người. Hoạt động của con người là một thứ hoạt

động có kế hoạch, có mục đích nhằm cải tạo thế giới để phục vụ ngày càng

tốt hơn nhu cầu thẩm mỹ của con người.

Nói đến chủ thể thẩm mỹ là nói đến các giác quan có khả năng cảm thụ

thẩm mỹ và sáng tạo thẩm mỹ. Thông qua các giác quan của mình, chủ thể

thẩm mỹ biết cảm nhận cái đẹp từ trong đời sống hiện thực và biết tạo ra các

giá trị thẩm mỹ theo đúng quy luật phát triển của thẩm mỹ.

K. Marx đã nói rằng: "Sự hình thành năm giác quan của con người là

công việc của lịch sử toàn thế giới diễn ra từ trước đến nay.”

Thông qua thực tiễn xã hội lâu dài, các giác quan sinh học của con

người dần dần mới trở thành các giác quan thẩm mỹ nhờ vào quá trình nhận

thức và lao động sáng tạo thẩm mỹ

Ý thức thẩm mỹ làm nên giá trị của chủ thể thẩm mỹ. Chỉ có chủ thể

thẩm mỹ mới có khả năng biến những vật dụng thô ráp thành những vật thể

có giá trị thẩm mỹ. Nói cách khác, chủ thể thẩm mỹ trước hết là con người,

nhưng là con người có khả năng biến ý thức thẩm mỹ từ một bộ phận hợp

thành của ý thức con người nói chung thành nhân tố chủ đạo và do đó cái

đẹp trở thành cứu cánh của nghệ thuật. Công việc đó gọi là hoạt động thẩm

mỹ của chủ thể thẩm mỹ.

III. CÁC HÌNH THỨC TỒN TẠI CỦA Ý THỨC THẨM MỸ

Trong hoạt động thẩm mỹ (và hoạt động nghệ thuật), căn cứ vào quan

hệ và đối tượng, vào chức năng và hoạt động, có thể phân thành 5 nhóm chủ

thể cơ bản.

Page 41: Tập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/425.TapBaiGiangMonHocMyHoc… · Web viewTập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương

Nhóm chủ thể thưởng thức nghệ thuật (công chúng, khán giả)

Nhóm chủ thể sáng tạo nghệ thuật (nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ, hoạ sĩ,

nhà thiết kế thời trang...)

Nhóm chủ thể biểu diễn nghệ thuật (diễn viên, ca sĩ, nghệ sĩ đánh đàn,

nghệ sĩ kịch nói, nghệ sĩ hài, diễn viên điện ảnh, sân khấu, cải lương...)

Nhóm chủ thể định hướng thẩm mỹ (Ban tư tưởng văn hoá, báo chí,...)

Nhóm chủ thể đánh giá thẩm mỹ (BGK cuộc thi hoa hậu, BGK thiết kế

thời trang,...)

Trong các nhóm chủ thể trên, thì nhóm sáng tạo và nhóm thưởng thức

thẩm mỹ có vai trò quan trọng nhất của chủ thể thẩm mỹ.

Mọi giá trị của nghệ thuật được đánh giá như thế nào, tồn tại ra sao,

phát triển hay bị loại trừ,... cách này hay cách khác đều thể hiện thông qua

các hình thức tồn tại như vậy.

IV. Ý THỨC THẨM MỸ - PHẠM TRÙ BIỂU HIỆN CHỦ THỂ THẨM MỸ

1. Khái niệm ý thức thẩm mỹ

Ý thức thẩm mỹ có mối quan hệ phát sinh với sự phát triển của các

hình thức hoạt động và các mối giao tiếp của con người.

Ý thức thẩm mỹ là một hình thái đặc thù của ý thức con người. Nó nảy

sinh và phát triển trong đời sống, trong hoạt động thực tiễn. Ý thức thẩm mỹ

góp phần cải biến xã hội, thôi thúc hoạt động thẩm mỹ, hoạt động sáng tạo

nghệ thuật của con người.

Ý thức thẩm mỹ không chỉ phản ánh hiện thực thẩm mỹ của đời sống

xã hội khách quan, mà còn sáng tạo ra những giá trị thẩm mỹ mới, là thái độ

của con người. Những giá trị mới này có tác động tích cực đến quá trình cải

tạo xã hội theo chiều hướng phát triển tích cực và theo tầm cao vươn tới của

cái đẹp ở tương lai.

Page 42: Tập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/425.TapBaiGiangMonHocMyHoc… · Web viewTập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương

Ý thức thẩm mỹ tồn tại ở toàn bộ quá trình hoạt động thẩm mỹ, cụ thể

là: cảm xúc thẩm mỹ - thị hiếu thẩm mỹ - lý tưởng thẩm mỹ - quan điểm thẩm

mỹ.

2. Các thành tố cơ bản của ý thức thẫm mỹ

a. Cảm xúc - tình cảm thẩm mỹ

Cảm xúc thẩm mỹ có được thông qua con đường trực quan thẩm mỹ.

Trực quan thẩm mỹ có ý nghĩa như một hình thức hoạt động độc lập của tinh

thần...

Cảm xúc thẩm mỹ được nảy sinh trong quá trình khám phá hiện thực

khách quan tạo nên những tác động tích cực đến sự hình thành tình cảm

thẩm mỹ của nghệ sĩ.

Cảm xúc thẩm mỹ còn góp phần làm thanh lọc tình cảm con người,

giúp con người có khả năng hoàn thiện hơn về nhân cách, rèn luyện đạo đức,

lối sống, bản lĩnh...

Cảm xúc thẩm mỹ là thứ cảm xúc đặc biệt mà con người có được từ sự

rung động thẩm mỹ, nảy sinh tình cảm thẩm mỹ.

Cảm xúc thẩm mỹ có được là do con người có cảm xúc trước cái đẹp,

cái bi, cái hài.

Vậy cảm xúc thẩm mỹ là gì? Đó là trạng thái xúc động trực tiếp nảy sinh

khi con người tiếp xúc với cái đẹp của thiên nhiên, của sản phẩm lao động

hoặc trạng thái xúc động khi chứng kiến một cảnh tượng kinh hoàng.

Tình cảm thẩm mỹ là cảm xúc nảy sinh từ cảm quan trực tiếp đối với

đối tượng thẩm mỹ. Nó khác với những cảm giác giản đơn nảy sinh từ phản

ứng trực tiếp của giác quan.

Tình cảm thẩm mỹ không chỉ chịu sự chi phối của thực tại khách quan,

mà còn có cả quan niệm, thị hiếu, nhu cầu thẩm mỹ.

Tình cảm thẩm mỹ cũng là một thái độ thẩm mỹ của chủ thể trong một

hoàn cảnh xã hội, văn hoá, lịch sử nhất định.

Page 43: Tập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/425.TapBaiGiangMonHocMyHoc… · Web viewTập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương

Biểu hiện đầu tiên của tình cảm thẩm mỹ là cảm xúc thẩm mỹ. Cảm xúc

thẩm mỹ là một yếu tố được xác lập một cách hệ thống bền vững, có sự chiếu

rọi của ý thức tiến bộ trở thành tình cảm thẩm mỹ.

Tình cảm thẩm mỹ còn là một quá trình. Quá trình này chịu sự quy định

của thực tế khách quan, của ý thức, tư tưởng, của kinh nghiệm cá nhân.

b. Thị hiếu thẩm mỹ

Thị hiếu thẩm mỹ thể hiện bằng sự hứng thú của chủ thể khi tiếp nhận

đối tượng thẩm mỹ. Thị hiếu thẩm mỹ là năng lực cảm thấy thỏa mãn trong

việc tiếp nhận và đánh giá có tính phân hóa những hiện tượng thẩm mỹ khác

nhau, phân biệt đẹp và không đẹp trong cuộc sống và trong nghệ thuật, nhận

ra những nét bi và nét hài trong các hiện tượng.

Xét về mặt tiếp nhận và đánh giá tác phẩm nghệ thuật, thị hiếu nghệ

thuật là biểu hiện cụ thể của thị hiếu thẩm mỹ.

Thị hiếu thẩm mỹ là tiêu chuẩn chủ quan của việc đánh giá thẩm mỹ, là

cái vốn mang tính trực giác (tức là mặt cảm tính có trước khi xuất hiện các

phán đoán thẩm mỹ).

Chất lượng của thị hiếu thẩm mỹ được quyết định bởi mức độ phù hợp

giữa sự đánh giá thẩm mỹ chủ quan và giá trị thẩm mỹ khách quan. Thị hiếu

thẩm mỹ tốt, lành mạnh là năng lực khoái cảm trước cái thực sự đẹp, chối từ

cái xấu; đồng thời có nhu cầu tiếp nhận và xúc cảm và tạo ra cái đẹp trong lao

động, ứng xử, sinh hoạt, trong nghệ thuật.

Sự phát triển của thị hiếu thẩm mỹ được quyết định bởi chiều sâu của

sự chiếm lĩnh các giá trị thẩm mỹ, bởi năng lực nắm bắt các giá trị thẩm mỹ.

Chiều rộng, hẹp của thị hiếu thẩm mỹ phần nhiều phụ thuộc vào chỗ

lĩnh vực các giá trị thẩm mỹ được thị hiếu ấy đánh giá rộng đến đâu, phụ

thuộc vào năng lực của con người trong việc cảm nhận giá trị thẩm mỹ của

các đối tượng thẩm mỹ khác nhau, của các thời đại khác nhau, của các nền

văn hoá dân tộc khác nhau, của các loại hình - loại thể nghệ thuật khác nhau.

Page 44: Tập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/425.TapBaiGiangMonHocMyHoc… · Web viewTập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương

Thị hiếu thẩm mỹ là một dạng của năng lực và nhu cầu của con người -

một năng lực chủ yếu mang tính cá nhân. Thị hiếu thẩm mỹ được hình thành

dưới tác động của môi trường xã hội, của lối sống, nó chịu ảnh hưởng lớn lao

của nghệ thuật. Lý tưởng và thế giới quan quy định phương hướng chung của

các đánh giá về thị hiếu thẩm mỹ.

Giáo dục thẩm mỹ là một trong những con đường, một trong những

nhiệm vụ quan trọng để hình thành thị hiếu thẩm mỹ ở con người.

NHỮNG ĐẶC TÍNH CƠ BẢN CỦA THỊ HIẾU THẨM MỸ

- Tính phản ứng mau lẹ

- Tính vô tư khách quan

- Tính cá biệt và tính xã hội hài hoà

- Tính giai cấp

- Tính văn hoá và tính dân tộc

Vấn đề "Mốt" (Mode) và phạm vi ảnh hưởng của nó đối với xã hội là

không nhỏ. Người quản lý văn hoá, người thiết kế thời trang, nhà kinh tế,

người sản xuất phải biết xem số đông công chúng đang quan tâm đến cái gì?

vấn đề gì? trong biểu hiện thị hiếu thẩm mỹ đời sống.

Thị hiếu thẩm mỹ cũng có nhiều mức độ với những giá trị khác nhau. Vì

thị hiếu thẩm mỹ là một hiện tượng xã hội nên xã hội phải có trách nhiệm giáo

dục thị hiếu thẩm mỹ đời sống, xem đó là một trọng trách.

c. Lý tưởng thẩm mỹ

Danh từ “lý tưởng" (trong tiếng Hy Lạp "ý niệm", “lý tưởng” có nghĩa là

cảnh, hình tượng) biểu thị khái niệm của con người về sự hoàn thiện, hoàn

mỹ.

Lý tưởng thẩm mỹ là khát vọng, ước mơ của con người về sự hoàn

thiện, thẩm mỹ trong cuộc sống.

Lý tưởng thẩm mỹ gắn bó và thống nhất với lý tưởng xã hội

Page 45: Tập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/425.TapBaiGiangMonHocMyHoc… · Web viewTập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương

Lý tưởng xã hội thể hiện ở hệ thống những khuynh hướng chính trị của

các lực lượng xã hội của một giai cấp, thể hiện tính chất của cuộc đấu tranh

giai cấp và quan hệ xã hội trong một giai đoạn lịch sử nhất định.

Lý tưởng xã hội quy định chiều hướng phát triển của xã hội, ảnh hưởng

đến hệ tư tưởng của toàn xã hội, có tác dụng đến lý tưởng thẩm mỹ của con

người.

Lý tưởng xã hội là nội dung khách quan của lý tưởng thẩm mỹ.

Lý tưởng thẩm mỹ không phải lúc nào cũng thống nhất với lý tưởng xã

hội.

Lý tưởng thẩm mỹ được thể hiện tập trung trong nghệ thuật và được

biểu hiện ở các bình diện:

- Phương pháp nghệ thuật, quan niệm nghệ thuật của mỗi nền nghệ

thuật và mỗi nghệ sĩ. Lý tưởng thẩm mỹ mang tính thời đại và thể hiện rõ

trong tư duy và sáng tạo nghệ thuật

- Hệ thống hình tượng độc đáo, không lặp lại, thông qua các yếu tố của

tác phẩm, các giai đoạn của quá trình sáng tác.

- Nhiệt tình khẳng định cái mới, thái độ phê phán đối với cái cũ, cái lạc

hậu. Để có lý tưởng thẩm mỹ đúng đắn, tiến bộ nghệ sĩ phải có thế giới quan

tiến bộ, có lý tưởng xã hội khoa học.

- Nhờ nghệ thuật mà lý tưởng thẩm mỹ mới được biểu hiện một cách rõ

ràng và sâu rộng trong toàn dân.

- Lý tưởng thẩm mỹ là lý tưởng cao cả hướng đến sự hoàn thiện, hoàn

mỹ thông qua cái đẹp Lý tưởng thẩm mỹ phải gắn bó với hình tượng con

người đẹp nhất (ví dụ: trong nghệ thuật cổ đại Hy Lạp, đó là người công nhân

anh hùng, nhà hiền triết có tài và nhà quán quân thể thao).

* Tóm lại:

Lý tưởng thẩm mỹ là một phạm trù xã hội – lịch sử, quan niệm về cái

đẹp. Trong đời sống hiện thực, lý tưởng thẩm mỹ có thể biến đổi vì tương lai

Page 46: Tập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/425.TapBaiGiangMonHocMyHoc… · Web viewTập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương

của nhân loại, vì con đường mà nhân loại phải dấn bước để con người thực

hiện những ước mơ về một cuộc sống mới trong tương lai mỹ mãn hơn, hoàn

hảo hơn.

Nếu cảm xúc thẩm mỹ có vai trò “khởi động", là nguyên nhân nảy sinh

tình cảm thẩm mỹ, là động lực thúc đẩy sáng tạo thẩm mỹ, thì lý tưởng thẩm

mỹ là “thế giới đẹp của tương lai".

d. Quan điểm và học thuyết thẩm mỹ

Ngoài ba thành tố tiêu biểu nói trên, ý thức thẩm mỹ còn bao gồm cả

các quan điểm thẩm mỹ và học thuyết mỹ học. Các yếu tố này thuộc vào cấp

độ lý luận khoa học của ý thức thẩm mỹ. Chúng phản ánh hiện thực thẩm mỹ

bằng các khái niệm, các phạm trù, các quy luật cũng giống như các khoa học

khác thuộc ý thức khoa học.

Các quan điểm, các học thuyết mỹ học giữ vai trò chỉ đạo, định hướng

sự hình thành tình cảm, thị hiếu và lý tưởng thẩm mỹ. Hình thành các quan

điểm thẩm mỹ tiên tiến, trang bị những nguyên lý mỹ học đúng đắn là một

trong những nhiệm vụ quan trọng trong việc giáo dục thẩm mỹ cho con người.

Bài 5. NGHỆ THUẬT I. BẢN CHẤT XÃ HỘI CỦA NGHỆ THUẬT

1. Nghệ thuật là một hiện tượng xã hội

* Nghệ thuật ra đời trong lao động xã hội

Chính trong lao động cộng đồng, con người một mặt biến đổi giới tự

nhiên và mặt khác biến đổi chính bản thân mình. Lao động của con người có

tính cộng đồng, nó đòi hỏi sự giao tiếp và mức độ phức tạp tăng dần từ đó

nảy sinh ngôn ngữ: đó là phương tiện để sáng tạo và cảm thụ các loại hình

nghệ thuật có sử dụng ngôn từ.

Việc chế tạo công cụ lao động thoạt đầu chỉ có tính thực dụng, song

quá trình chế tác các công cụ lao động làm cho hai bàn tay, thân hình cùng

Page 47: Tập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/425.TapBaiGiangMonHocMyHoc… · Web viewTập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương

các giác quan trở nên khéo léo, tinh nhạy hơn. Những hoạt động tự do mang

tính thẩm mỹ đầu tiên là trang trí thêm vào công cụ lao động, vẽ hình động vật

lên các hang động, nhảy múa nhằm luyện tập săn bắt, tăng dần yếu tố giải trí

vui chơi. Những hoạt động đó dần dà được chuyên môn hóa và trở thành lao

động nghệ thuật từ sơ khai đến hoàn thiện. Chính vì vậy, nghệ thuật được coi

là sự khéo léo. Lao động đạt đến độ thành thạo khéo léo được coi là lao động

nghệ thuật.

Với tư cách là đối tượng nghiên cứu của mỹ học, nghệ thuật được coi

như một hình thái ý thức xã hội, nghệ thuật chịu sự chi phối của các quy luật

lịch sử. Trong quá trình đồng hóa thế giới, nhận thức thẩm mỹ, mà đỉnh cao

của nó là nghệ thuật đã giúp con người thấy được thế giới trong chỉnh thể

hoàn mỹ của nó.

2. Chức năng xã hội cơ bản của nghệ thuật

a. Chức năng thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ

Thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ của các cá nhân và xã hội nói chung, đó là

chức năng đặc thù của nghệ thuật. Nhu cầu thẩm mỹ là nguyên nhân của

nghệ thuật. Sự hoàn thiện, hoàn mỹ là mục đích vươn tới của nghệ thuật.

Những chức năng cơ bản khác của nghệ thuật chỉ có thể thực hiện một cách

hoàn hảo, bền vững thông qua chức năng thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ.

b. Chức năng nhận thức - đánh giá

Là chức năng chủ yếu với mọi hình thái ý thức xã hội, trong đó ý thức

thẩm mỹ, được tập trung một cách cao nhất trong nghệ thuật.

Nghệ thuật giúp con người nhận thức hiện thực khách quan, nhưng là

cái hiện thực khách quan trong tính chỉnh thể toàn vẹn của nó, cái hiện thực

khách quan dưới góc độ thẩm mỹ chứ không phải những cấu trúc thuần túy

của bản thân nó. Hơn nữa, nghệ thuật phản ánh quan hệ thẩm mỹ của con

người với thế giới hiện thực khách quan ấy mà trong quan hệ thẩm mỹ này,

cái được phản ánh chủ yếu là cảm xúc của con người.

Page 48: Tập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/425.TapBaiGiangMonHocMyHoc… · Web viewTập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương

Nghệ thuật giúp con người nhận thức chính mình một cách sâu sắc,

làm cho mỗi con người phải tự nghiền ngẫm và xem xét bản thân, xem xét

quan hệ của mình với người khác, với toàn xã hội và môi trường sống của

mình.

Nghệ thuật cung cấp những tri thức mới về mọi mặt như một sự khai

sáng cho con người, phát hiện cho con người những cách suy nghĩ, cách làm

việc, cách xử thế hay đấu tranh như là những kinh nghiệm có tính chất

phương pháp luận, hướng dẫn con người hướng về con đường phát triển

tương lai bằng những dự cảm và dự báo.

c. Chức năng giáo dục

Với nội dung chính là giáo dục thẩm mỹ, giáo dục phẩm chất đạo đức,

giáo dục niềm tin tôn giáo, ý thức chính trị, ý thức công dân.

Nghệ thuật, xét đến cùng, phản ánh tồn tại xã hội và các quan hệ xã hội

khác như quan hệ đạo đức, chính trị xã hội, tôn giáo, kinh tế... các quan hệ

này được phản ánh vào nghệ thuật dưới góc độ thẩm mỹ, thông qua các hình

tượng nghệ thuật. Vì vậy, nghệ thuật cũng như các hình thái ý thức xã hội

khác, xét đến cùng, bị tồn tại xã hội quy định song nó có tác động tích cực trở

lại đối với tồn tại xã hội. Nghệ thuật giáo dục con người một cách lãng mạn,

tự giác, khả năng giáo dục lâu dài từ thế hệ này đến thế hệ khác. Nghệ thuật

giáo dục và cảm hóa con người bằng cách nêu gương thông qua hình tượng

nghệ thuật.

Các chức năng nói trên suy cho cùng chỉ là một, chỉ là hướng đưa con

người thấy và vươn tới các giá trị tích cực của xã hội, giá trị chân, thiện, mỹ

mà thôi.

d. Chức năng thẩm mỹ

Nghệ thuật giáo dục thẩm mỹ cho con người bao gồm: giáo dục ý thức

(lý tưởng, tình cảm, thị hiếu thẩm mỹ) gọi chung là mỹ cảm và giáo dục sáng

tạo thẩm mỹ (kỹ năng, kỹ xảo về sáng tạo cái đẹp và nghệ thuật).

e. Chức năng thông tin - giao tiếp

Page 49: Tập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/425.TapBaiGiangMonHocMyHoc… · Web viewTập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương

Vì sự sáng tạo nghệ thuật bao giở cũng là quan hệ tương ứng giữa

thông báo và tiếp nhận. Nhờ có chức năng thông tin này, nghệ thuật thực

hiện mục tiêu giáo dục, nhận thức và thẩm mỹ, thực hiện một sự giao tiếp

giữa những cá nhân, giữa các cộng đồng xã hội.

3. Nghệ thuật với các hình thái ý thức xã hội khác

Là một bộ phận của ý thức xã hội, nghệ thuật không thể phát triển một

cách cô lập khỏi các lĩnh vực hoạt động tinh thần khác của con người.

a. Nghệ thuật và triết học

Đây là hai dạng hoạt động tinh thần có vị trí, vai trò, chức năng khác

nhau, nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nghệ thuật và triết học cùng

nảy sinh từ thần thoại, dần dà chúng tách biệt ra và thành những dạng thức

riêng biệt. Triết học là một cách nhận thức về thế giới và bản thân con người

thông qua hệ thống các khái niệm, phạm trù quy luật của triết học; nghệ thuật

có thể coi là một phương thức nắm bắt chân lý thông qua các hình tượng

nghệ thuật.

Triết học và nghệ thuật đều là thể hiện quan hệ chủ thể với khách thể.

Nhưng triết học thường cố gắng tách bạch cái khách quan khỏi cái chủ quan,

đưa ra những quy luật khách quan chung nhất của hiện thực mà hoạt động

sáng tạo của con người phải lệ thuộc nó; trong khi đó nghệ thuật phản ánh và

đánh giá đồng thời, nó trình bày sự liên hệ của con người với thế giới thông

qua lăng kính cá nhân, trạng thái tâm lý, hệ thế giới quan, nhân sinh quan,

đạo đức, thẩm mỹ và lý tưởng của bản thân nghệ sĩ.

Triết học và nghệ thuật luôn luôn hỗ trợ lẫn nhau. Triết học đưa ra bức

tranh khái quát toàn cảnh về thế giới cùng với các quy luật vận động chung

nhất của nó, do vậy cung cấp cho nghệ sĩ một thế giới quan nhất định. Đến

lượt mình, bằng các phát hiện có tính cụ thể sinh động, Nghệ thuật cung cấp

cho triết học những dữ kiện mà từ đó triết học có thể tạo dựng được bức

tranh chỉnh thể hơn, vì sự nhạy cảm và sinh động của nó trong quá trình phản

ánh cuộc sống.

Page 50: Tập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/425.TapBaiGiangMonHocMyHoc… · Web viewTập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương

b. Nghệ thuật và khoa học

Cả hai cùng phản ánh hiện thực khách quan, nhưng khoa học là hình

thức hoạt động lý luận cao nhất, đồng thời cũng là kết quả của hình thức đó.

Cơ sở mục đích và tiêu chí của khoa học được diễn ra trong hệ thống các

khái niệm, phạm trù, định lý, định luật giả thuyết dự đoán khám phá hướng tới

tri thức. Nghệ thuật mang dấu ấn cá nhân, mang lại khoái cảm thẩm mỹ. Tuy

nhiên, sự thành công của sáng tạo nghệ thuật chỉ có thể dựa trên sự phản

ánh đúng đắn, cụ thể thế giới hiện thực với cảm quan thực sự khoa học.

Trong khi đó, nghệ thuật không chỉ đưa lại tư liệu đồ sộ về nhận thức

cuộc sống, (tri thức về tự nhiên, xã hội, lịch sử được nghệ thuật phản ánh) mà

còn gợi mở kích thích trí tưởng tượng phong phú sáng tạo đối với khoa học.

Riêng khoa học kỹ thuật đem đến cho nghệ thuật những phương tiện

thể hiện mỗi ngày một phong phú.

c. Nghệ thuật và chính trị

Chính trị hiểu theo nghĩa chung nhất là quan hệ giữa các tập đoàn xã

hội, các giai cấp, các nhà nước. Người nghệ sĩ sống và sáng tác bao giờ

cũng phải đứng trong một tập đoàn, một giai cấp, một quốc gia nào đó mà có

thể cá nhân nghệ sĩ ấy không ý thức được một cách rõ ràng. Mặt khác, nghệ

thuật có sức mạnh tiềm tàng trong việc tác động đến tinh thần, quan điểm

chính trị của con người thông qua chức năng giáo dục. Vì vậy mặc dù nghệ

thuật và chính trị là hai lĩnh vực tinh thần khác nhau của đời sống xã hội

nhưng nó có sự tác động lẫn nhau một cách tích cực.

d. Nghệ thuật và đạo đức

Con người và những mối quan hệ mang tính người bao giờ cũng là

trung tâm phản ánh của nghệ thuật, trong mối quan hệ giữa những thành viên

xã hội với nhau thì những quy tắc, chuẩn mực đạo đức giữ vai trò kiểm soát.

Vì vậy, những vấn đề đạo đức thường xuyên có mặt trong các tác phẩm nghệ

thuật. Nghệ thuật giáo dục những nguyên tắc đạo đức vạch trần tội ác, chỉ ra

Page 51: Tập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/425.TapBaiGiangMonHocMyHoc… · Web viewTập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương

những biểu hiện xấu xa của sự ích kỷ, thấp hèn bằng các phương tiện riêng

của mình.

Những nguyên tắc đạo đức mà người nghệ sĩ thấm đượm sẽ giúp anh

ta đi sâu, mổ xẻ tâm lý hành vi nhân vật của mình được sâu sắc hơn. Người

thưởng thức nghệ thuật có phẩm chất đạo đức cao quý không thể khoái trá,

đồng cảm với những hành vi thấp hèn của nhân vật. Với đạo đức tốt, người ta

sáng tạo và sử dụng những tác phẩm có nội dung tốt. Có nội dung tốt tác

phẩm nghệ thuật sẽ nhân lên những công chúng có đạo đức tốt. Sự thống

nhất và mối liên hệ hữu cơ này có cơ sở từ sự thống nhất của cái chân, thiện,

mỹ.

e. Nghệ thuật và tôn giáo

Tôn giáo và nghệ thuật phản ánh một tồn tại xã hội nhất định. Nhưng

nghệ thuật phản ánh cái thẩm mỹ từ cuộc sống hiện thực qua hình tượng

nghệ thuật. Ngược lại tôn giáo lại phản ánh hiện thực một cách hư ảo hoang

đường.

Nghệ thuật cổ vũ cuộc đấu tranh cho tự do, cho hạnh phúc trần gian

đích thực. Còn tôn giáo khuyên nhủ sự nhẫn nhục, chịu đựng để hứa hẹn

hạnh phúc ở thế giới khác.

Ở hai lĩnh vực tinh thần khác nhau, nhưng giữa nghệ thuật và tôn giáo

có sự chi phối, ảnh hưởng lẫn nhau. Tôn giáo có thể dùng nghệ thuật làm

hình thức biểu hiện, ngược lại cũng có những tác phẩm nghệ thuật chứa

đựng những tư tưởng và màu sắc tôn giáo.

II. ĐẶC TRƯNG THẨM MỸ CỦA NGHỆ THUẬT

1. Hình tượng nghệ thuật

Hình tượng nghệ thuật là phương thức đặc thù của nghệ thuật để mô tả

hiện thực và thể hiện tư tưởng, tình cảm của người nghệ sĩ. Đó là sự thống

nhất phản ánh, sáng tạo và cảm thụ nghệ thuật, nó là ranh giới phân định thế

giới nghệ thuật với thế giới hiện thực.

Page 52: Tập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/425.TapBaiGiangMonHocMyHoc… · Web viewTập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương

Hình tượng nghệ thuật dựa trên nguyên tắc, hay hai phẩm chất quan

trọng đó là: tính trừu tượng và tính cụ thể cảm tính. Nó được thể hiện ở ba

cấp độ: trình độ tư tưởng, tâm lý và vật chất (đó là ngôn ngữ, âm thanh và

màu sắc).

a. Sự thống nhất giữa yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan của hình tượng nghệ thuật

Mọi hiện tượng được đưa vào trong tác phẩm nghệ thuật đều có nội

dung khách quan: có thể đó là một khía cạnh của đời sống hiện thực, một

trạng thái nào đó trong tâm tư tình cảm con người. Những cái đó được nghệ

sĩ nhìn nhận từ vị trí xã hội nhất định từ thời đại của mình và chuyển tải vào

nó cả tư tưởng tình cảm cá nhân, do vậy mỗi một hình tượng nghệ thuật, mỗi

tác phẩm nghệ thuật đều chứa đựng chủ quan, cái tôi một cách rõ nét.

Hay nói cách khác, mỗi hình tượng nghệ thuật là một yếu tố của khách

quan đã được chủ quan hóa bởi nghệ sĩ, sau khi hình thành nó lại tồn tại độc

lập khách quan đối với người sáng tạo. Có nhiều trường hợp chính cái tôi chủ

quan của nghệ sĩ được khách quan hóa trong tác phẩm nghệ thuật rồi sau đó

tồn tại một cách khách quan đối với bản thân nghệ sĩ.

b. Sự thống nhất cái chung và cái riêng trong hình tượng nghệ thuật

Về mặt hình thức, hình tượng nghệ thuật có vẻ rất riêng biệt, sinh động,

giống như biểu tượng. Do vậy, các hình tượng nghệ thuật thường sinh động

như cái tồn tại, hiện hữu.

Song, nhìn chung nghệ sĩ không mô tả một hiện tượng riêng biệt nào

đó mà không chứa đựng những nét khái quát, nét chung của nhiều hiện

tượng, đó là những yếu tố, tính chất, hiện tượng có ý nghĩa phổ biến. Nghệ sĩ

luôn luôn nhấn mạnh, đi sâu vào những cái chung có tính phổ biến, tính quy

luật, nhằm chỉ cho công chúng nghệ thuật thấy được bản chất của vấn đề,

những thông điệp mà tác giả gửi gắm trong đó. Sự thống nhất giữa cái chung

Page 53: Tập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/425.TapBaiGiangMonHocMyHoc… · Web viewTập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương

và cái riêng xuất hiện ngay trong quá trình nghệ sĩ xây dựng hình tượng nghệ

thuật bằng các thủ pháp khái quát hóa và điển hình hóa của mình.

c. sự thống nhất giữa lý trí và tình cảm trong hình tượng nghệ thuật

Xây dựng hình tượng nghệ thuật, nghệ sĩ buộc phải có năng lực tư duy,

xuất phát từ chỗ nghệ sĩ phải hấp thụ, nắm bắt một vốn sống phong phú, rồi

tìm ra những nét chung, nét khái quát của chúng. Để sáng tạo tác phẩm nghệ

thuật, nghệ sĩ thường phải có một thế giới quan, nhân sinh quan nhất định, đó

là hệ thống các quan điểm được đánh giá, trong các quan niệm triết học,

chính trị, đạo đức, tôn giáo. Thế giới quan, nhân sinh quan ấy được bộc lộ ra

khi nghệ sĩ lựa chọn đối tượng phản ánh hay giải quyết các xung đột trong

các tác phẩm của mình.

Song, các hình tượng nghệ thuật không thể hiện ra như các nguyên lý,

sơ đồ, giải pháp cứng nhắc mà được trình bày ra bằng những cảm xúc cá

nhân của nghệ sĩ, bằng một trí tưởng tượng làm cho hình tượng vừa thực tế

vừa mơ mộng, vừa phổ biến vừa sinh động.

* Tóm lại:

Trong hình tượng nghệ thuật cái lý trí phải được thể hiện bằng tình

cảm, còn tình cảm phải luôn được kiểm tra bằng lý trí.

2. Nội dung và hình thức của nghệ thuật

Nói tới nghệ thuật là phải nói tới sự thống nhất biện chứng giữa nội

dung và hình thức trong tác phẩm nghệ thuật.

a. Nội dung nghệ thuật là hiện thực khách quan đã được mô tả trong

tác phẩm nghệ thuật. Nội dung nghệ thuật không đồng nhất với đối tượng

phản ánh, tức là cái có trước và tồn tại độc lập với tác phẩm nghệ thuật. Nội

dung là hiện thực đã được phản ánh trong tác phẩm, nó là hình ảnh chủ quan

của thế giới khách quan, đã được đánh giá thông qua lăng kính chủ quan của

nghệ sĩ.

Page 54: Tập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/425.TapBaiGiangMonHocMyHoc… · Web viewTập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương

Đề tài là một trong những yếu tố cấu thành nội dung của nghệ thuật, đó

là các hiện tượng của hiện thực được miêu tả trong tác phẩm nghệ thuật theo

những khía cạnh nhất định Có thể là thuộc về con người cùng với số phận

cua họ, quan hệ của họ với tự nhiên và xã hội, có thể là đề tài thuộc về văn

hóa - lịch sử...

Tư tưởng của tác phẩm nghệ thuật được toát lên một cách khách quan

từ bản thân tác phẩm nghệ thuật chứ không phải ý đồ hay tư tưởng chủ quan

của tác giả. Nó được hình thành bởi tình cảm, xúc cảm thẩm mỹ của người

nghệ sĩ. Tư tưởng liên hệ khăng khít với đề tài, nó vạch rõ bản chất của đề tài

nhưng không nhập làm một với đề tài. Một đề tài giống nhau được các nghệ

sĩ phản ánh theo quan điểm tư tưởng khác nhau và phục vụ cho việc giải

quyết những vấn đề tư tưởng khác nhau.

b. Hình thức nghệ thuật là phương thức, phương tiện biểu hiện và tồn tại của nội dung

Hình thức bao gồm các khía cạnh cấu trúc, kết cấu, xây dựng thể loại

của nghệ thuật.

Nó gắn với nội dung và đôi khi trở thành nội dung một cách trực tiếp.

Hình thức cũng có thể là phương tiện vật chất được tổ chức theo một cách

thức nhất định để thể hiện nội dung.

Bố cục là phương thức xây dựng tác phẩm nghệ thuật, là nguyên tắc

liên hệ giữa các thành tố và bộ phận cùng kiểu và khác loại cho nhất trí với

nhau và với chỉnh thể.

Cốt truyện là tổng hòa các sự kiện có liên hệ liền nhau theo thời gian và

không gian, được miêu tả trong tác phẩm. Trong các loại hình nghệ thuật

không gian (kiến trúc, điêu khắc) thì yếu tố không gian chuyển hóa thành nội

dung trực tiếp. Trong các loại hình nghệ thuật thời gian (văn chương, âm

nhạc), yếu tố không gian chuyển hóa thành nội dưng gián tiếp. Ngược lại, thời

gian nghệ thuật trở thành nội dung trực tiếp trong các nghệ thuật thiên về thời

gian và thành nội dung gián tiếp trong các loại hình thiên về không gian.

Page 55: Tập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/425.TapBaiGiangMonHocMyHoc… · Web viewTập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương

Chất liệu nghệ thuật là cơ sở vật chất của tác phẩm nghệ thuật, nhờ nó

mà ý đồ nghệ thuật được khách quan hóa, ta thường gặp các chất liệu như:

ngôn từ, vật liệu, đạo cụ nhà hát, sàn sân khấu, trường quay... Việc sử dụng

chất liệu nghệ thuật phụ thuộc vào ý đồ thiên hướng, phong cách của nghệ sĩ.

Ngôn ngữ nghệ thuật là hệ thống các phương tiện vật chất biểu hiện ở

một loại hình nghệ thuật nhất định. Thí dụ: ngôn ngữ nghệ thuật của hội họa

là màu sắc, bút pháp, bố cục, chiều sâu trên mặt phẳng...; ngôn ngữ nghệ

thuật của thơ ca là ngữ điệu, âm điệu, vần luật, âm hưởng, ngữ âm...

c. Nội dung và hình thức nghệ thuật có sự thống nhất biện chứng, biểu hiện ở chỗ:

Nội dung là nội dung của hình thức, hình thức là hình thức của nội dung

nhất định.

Nội dung nghệ thuật đóng vai trò chủ đạo, quyết định đối với hình thức

nghệ thuật.

Khi nội dung thay đổi thì hình thức cũng thay đổi theo. Nội dung có xu

hướng đổi mới thường xuyên, bởi nó gắn bó trực tiếp hơn đối với thực tại

đang phát triển và trạng thái tinh thần của nghệ sĩ. Trong khi đó, hình thức

kém năng động hơn, có xu hướng tụt lại sau nội dung, kìm hãm sự phát triển

của nội dung. Chính vì vậy, hình thức có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực

đến nội dung.

III. CÁC LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT VÀ CÁCH THƯỞNG THỨC NGHỆ THUẬT

- Thưởng thức nghệ thuật là thưởng thức các tác phẩm cụ thể với một

loại hình cụ thể. Nghệ thuật có một số loại hình sau:

- Kiến trúc, điêu khắc, hội họa (thuộc nhóm nghệ thuật không gian)

- Văn học, kịch, âm nhạc (thuộc nhóm nghệ thuật thời gian)

- Múa, điện ảnh, phim truyền hình, sân khấu truyền hình... (thuộc các

nghệ thuật không thời gian).

Page 56: Tập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/425.TapBaiGiangMonHocMyHoc… · Web viewTập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương

1. Kiến trúc

Lúc đầu con người sống trong các hang động, nhưng về sau con người

phát triển nhiều lên, hang động không còn phù hợp nữa. Con người đã xuống

đồng bằng và miền biển, nên họ tìm cách làm nhà để ở. Lúc đầu là sự mô

phỏng tự nhiên hang động và không gian sinh tồn của loài vật. Sau đó là sự

sáng tạo kết hợp giữa cái tự nhiên và tưởng tượng của con người. Nghệ

thuật kiến trúc ra đời từ đó. Như vậy, kiến trúc là một nghệ thuật nhằm kết

hợp cái đẹp với cái thực dụng để sáng tạo không gian sinh tồn của con

người.

Tất nhiên, cần hiểu hai cấp độ "không gian sinh tồn của con người". Ở

cấp độ thực dụng, đó là kiến trúc thỏa mãn nhu cầu vật chất: nhà ở, cửa

hàng, bến xe, bến cảng, nhà máy, xí nghiệp... ở cấp độ sáng tạo "không gian

sinh tồn tinh thần”, kiến trúc thỏa mãn nhu cầu văn hoá như: rạp hát, quảng

trường, công viên, đền, chùa, tháp, nhà thờ

Ngay từ thời cổ Hy Lạp, cách ta khoảng 2.600 năm, con người đã xây

dựng được một quần thể kiến trúc trên đồi Acrôpôn. Trong quần thể này, có

điện Páctênông (thờ thần mặt trời), Điện Êrectêiông, Miếu thờ Nữ thần chiến

thắng (Nikê), và Cổng Prôpilây (một bản Sônát bằng đá). Ở pháp có nhà thờ

Đức bà ở Pari. Ấn Độ có đền Taj Mahan, Khajurahô, Xăngchi... Ở Việt Nam

có chùa Tây Phương, chùa Bút Tháp, Nhà thờ lớn, Nhà thờ Kẻ Sặt...

Kiến trúc bao gồm các loại công trình nhà cửa, pháo đài, lăng mộ, nhà

thờ, đền đài với các vật liệu khác nhau như: gỗ, đá, kim loại..: Kiến trúc phản

ánh tư tưởng về cái đẹp thông qua việc tạo ra cảm xúc hoành tráng, cao cả,

nhỏ bé, âm u, tươi sáng, ấm áp hay lạnh lẽo. Nên không thể hiện phẩm chất

thẩm mỹ và tư tưởng thì đó chỉ là xây dựng đơn giản mà thôi.

Vì vậy khi thưởng thức công trình kiến trúc, rất cần chú ý tới giá trị thẩm

mỹ và giá trị sử dụng. Thưởng thức một công trình kiến trúc là thưởng thức

tổng thể các khía cạnh của nó như: sự chiếm lĩnh hợp lý của công trình trong

không gian; quy mô và tỷ lệ, hình tượng và phong cách, ý nghĩa tinh thần xã

hội...

Page 57: Tập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/425.TapBaiGiangMonHocMyHoc… · Web viewTập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương

2. Điêu khắc

Điêu khắc là nghệ thuật tạo hình bằng cách phối mảng, khối, nét trong

không gian đa chiều để biểu hiện các giá trị tinh thần của con người cũng như

các phương tiện của đời sống

Điêu khắc còn chia ra thành: Tượng đài kỷ niệm mang tính hoành

tráng, thường đặt ngoài trời. Tượng trang trí (gắn vào công trình kiến trúc,

hoặc đặt ở trong phòng)... Điêu khắc còn phân chia theo chất liệu: tượng đá,

tượng gỗ, tượng đồng, tượng xi măng, tượng đất nung...

Thông thường, điêu khắc không dùng màu để tô điểm mà để màu của

chất liệu phô ra. Tượng đá cẩm thạch trắng tạo nên cảm xúc trang trọng, tinh

khiết nhưng bền vững. Tượng đá đen tạo nên cảm xúc thâm trầm, lắng đọng.

Tượng gỗ tạo nên sự ấm cúng, gần gũi. Tượng đồng đen tạo nên cảm giác

uy nghiêm, khâm phục... cũng có những tượng tô màu như: tượng Phật,

tượng Chúa. Tượng Phật của Việt Nam thường làm bằng gỗ mít. Tượng làm

xong đem phủ sơn ta. Màu sơn phủ màu cánh gián đỏ sẫm, như các tượng

chùa Tây Phương, các tượng chùa Phúc Khánh trước cửa bưu điện quận

Đống Đa (Hà Nội), hoặc phủ màu đen hoàn toàn như tượng Tuyết Sơn tại

chùa Bút Tháp (Hà Bắc)...

Như vậy, màu sắc trong điêu khắc không đóng vai trò là một phương

tiện cơ bản, nó chỉ có tính chất bổ trợ. Ngôn ngữ cơ bản của điêu khắc là

khối, mảng, nét, để tạo nên hình thể - thực thể trong không gian trực tiếp.

Điêu khắc tạo nên hình tượng cảm quan của thị giác mang tính biểu cảm cả

về hình thái lẫn tỉ lệ của cơ thể, cùng điệu bộ và tư thế trong trạng thái sống

của tinh thần thời đại.

Điêu khắc mang tính "đối thoại ngầm”, nhưng trực tiếp giữa hình tượng

và người xem. Chính vì thế, tượng vua Quang Trung đặt ở sau gò Đống Đa bị

khuất quá nên giảm tính đối thoại với con cháu đương thời.

3. Hội họa

Page 58: Tập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/425.TapBaiGiangMonHocMyHoc… · Web viewTập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương

Là nghệ thuật của màu sắc, đường nét, sáng tối, được bố cục từngmặt

phẳng. Hội họa còn được tôn vinh là “bà chúa" của cái đẹp màu sắc. Quả

thật, chưa có nghệ thuật nào đòi quyền so sánh với hội họa trong lĩnh vực

biểu hiện sự phong phú của cuộc sống qua màu sắc.

Hội họa dùng các biện pháp phối màu, tạo hòa điệu hoặc đối chọi

sáng,tối; tạo nhịp điệu của đường nét và hình thái trong kết cấu tĩnh hoặc

động để tạo nên sức mạnh biểu cảm.

Hội họa là nghệ thuật phát triển khả năng thưởng ngoạn tối đa của thị

giác trực tiếp và cảm quan cụ thể đối với nhân vật là hiện tượng tái hiện trong

tranh.

Hội họa còn là một "lát cắt ngang” bắt cuộc sống dừng lại trong "khoảnh

khắc" để vấn hỏi con người. Tác phẩm Marát của danh họa Đavít (Pháp) cho

ta thấy cái giây phút Marát vừa bị kẻ thù đâm chết. Máu đã loang đỏ trong bồn

tắm, đầu ông đã nghẹo sang một bên, nhưng tay phải vẫn chưa rời cây bút,

tay trái vẫn chưa rời bức thư. Song, qua khoảnh khắc này, Đavít đã thành

công trong ý tưởng muốn thể hiện một mẫu người công dân anh hùng - đến

chết vẫn không rời nhiệm vụ.

Hội họa chia ra thành hội họa hoành tráng và hội họa giá vẽ. Loại

hoành tráng kết hợp với kiến trúc nơi công cộng. Loại này dùng các chất liệu

bền vững để thể hiện như: ghép đá màu, ghép gốm, ghép đồng, có nơi dùng

vàng, bạc, đá quý để tạo nên các tranh thánh. Loại giá vẽ thể hiện một mặt

nào đó của cuộc sống con người, nhưng kích cỡ, vừa đủ treo được lên

tường, trong phòng.

Người ta còn chia hội họa theo chất liệu như: tranh sơn dầu, tranh sơn

mài, tranh lụa... Còn chia theo chủ đề hoặc theo đối tượng thể hiện như: tranh

phong cảnh, tranh lịch sử, tranh tĩnh vật, tranh chân dung, tranh thờ, tranh cổ

động, tranh minh họa sách báo

4. Âm nhạc

Page 59: Tập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/425.TapBaiGiangMonHocMyHoc… · Web viewTập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương

Âm nhạc là nghệ thuật thính giác, chuyên sử dụng âm thanh; cụ thể là

nó sử dụng cơ cấu giai điệu, âm điệu, nhịp điệu, âm sắc, cường độ... được

phát ra từ giọng nói con người, gắn liền với ngôn ngữ và lệ thuộc một mức độ

quan trọng vào ngôn ngữ; hoặc phát ra từ những công cụ nhân tạo đặc thù

(gọi là nhạc cụ) - các nhạc cụ này thực chất phù hợp rất nhiều với những quy

luật âm thanh thuộc giọng người. Sức biểu hiện của âm nhạc là sức chở nội

dung cảm xúc, tình cảm, hình tượng mang tính thẩm mỹ cao của các âm

thanh, có ý nghĩa nhân văn.

Con người chỉ có hai cửa ngõ tâm hồn quan trọng nhất để giao tiếp

thẩm mỹ là thị giác (mắt) và thính giác (tai). Qua cửa ngõ thị giác, hầu hết các

loại hình nghệ thuật cùng đi chung như: kiến trúc, điêu khắc, hội họa, múa...

còn cửa ngõ thứ hai - thính giác, là cửa ngõ ưu tiên gần như hoàn toàn giành

cho âm nhạc.

Hình tượng âm nhạc mang tính trừu tượng hơn và cũng trực tiếp hơn

so với các loại hình nghệ thuật khác. Nghệ thuật nào cũng hướng tới tâm hồn

con người, nhưng âm nhạc là “ngôn ngữ trực tiếp” của tâm hồn, nó gõ vào

tận ngóc ngách của tâm linh. Chính vì thế, ngay từ thời cổ đại, nhà triết học

kiêm toán học Pitago đã dùng âm nhạc để chữa bệnh. Âm nhạc có thể biểu

hiện những tâm trạng tế nhị, xa xăm cho đến những tư tưởng xã hội có ý

nghĩa lớn, âm nhạc đòi hỏi sự phát triển của đề tài, chủ đề và hình tượng liên

tục trong thời gian.

Âm nhạc chia ra thành các loại thể: ca khúc, ca kịch, nhạc kịch, thanh

nhạc, khí nhạc....

Hình thức "tinh khiết" điển hình của âm nhạc là khí nhạc. Hình thức “đồ

sộ" của âm nhạc là giao hưởng. Nổi bật có thể kể tới bản giao hưởng "Định

mệnh" của Bettôven; bản giao hưởng số 6 của Traikốpxki; bản giao hưởng số

7 của Sôxtacôvích.

Bản giao hưởng định mệnh của Bettôven mở đầu bằng tiếng gõ cửa và

kết thúc cũng bằng tiếng gõ cửa ấy. Chủ đề âm nhạc được triển khai từ tiếng

gõ cửa này: cảm giác như con người đang sống trong căn phòng ấm áp của

Page 60: Tập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/425.TapBaiGiangMonHocMyHoc… · Web viewTập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương

mình, bỗng "Định mệnh" đến gõ cửa; nó xo vào, dồn con người tới sát góc

tường. Sau đó, con người tổ chức lại, đuổi được "Định mệnh” ra khỏi cửa; nó

ra rồi, nhưng còn cố ngoái lại bảo rằng: "Nếu con người không cảnh giác, một

ngày kia nó sẽ qua trở lại". Toàn bộ giao hưởng thể hiện một tinh thần anh

hùng cao cả, nhưng cũng đầy kịch tính. Hình tượng mà tác phẩm Bettôven

muốn phản ánh là những biến cố cách mạng (1789 - 1794), thời đại xuất hiện

vai trò của quần chúng nhân dân, thời đại của những xung đột quân sự, kinh

tế, chính trị, mà kết quả rất quan trọng là dẫn tới sự hình thành ý thức dân tộc

của các nước Châu Âu.

Âm nhạc có vai trò rất lớn đối với đời sống tinh thần, đặc biệt ảnh

hưởng tới nhịp điệu sống sôi nổi, mạnh mẽ, năng động không ngừng của thế

hệ trẻ hôm nay. Với những phương tiện hiện đại, như các loại máy thu phát

âm nhạc, âm thanh đủ chiều, nhất là âm thanh nổi đã nâng âm nhạc lên một

vị trí cực kỳ quan trọng trong đời sống hiện đại của con người.

5. Múa

Là nghệ thuật tạo hình được xây dựng bằng những động tác chuyển

động liên tục, giàu nhịp điệu âm điệu, giàu biểu cảm của chính cơ thể con

người. Nói một cách khác, múa là điêu khắc chuyển động trong nhịp điệu

bằng chất liệu của cơ thể diễn viên.

Múa chia làm nhiều loại: múa dân gian, múa cung đình, múa giải trí (vũ

hội), kịch múa... cao nhất là vũ Ba lê. Vũ Ba lê nảy sinh vào thế kỷ thứ XVII,

Ba lê là sự kết hợp nhảy múa với kịch câm. Ba lê cũng có thể coi là thành quả

kỹ thuật nhảy múa điêu luyện, tinh vi, phức tạp, kết hợp với âm nhạc tuyệt

vời, nhằm diễn đạt những nội dung đầy kịch tính, sâu xa, mãnh liệt của thế

giới cảm xúc, của tình cảm muôn vẻ và của cả tinh thần cao quý, đồ sộ trong

tâm hồn của người. Với thành tựu âm nhạc của Traicốpxki, vũ Ba lê đã mang

theo tầm rộng lớn của nhạc giao hưởng, đó là sự hợp tấu cực kỳ phong phú

và tuyệt diệu về giai điệu.

Ở việt Nam, nghệ thuật múa chưa thật sự phát triển. Trong kho tàng

múa truyền thống, các dân tộc ít người của ta lại có những điệu múa độc đáo.

Page 61: Tập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/425.TapBaiGiangMonHocMyHoc… · Web viewTập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương

Người Thái, người Hơ mông, các dân tộc vùng Tây Nguyên, đều có những

điệu múa mang phong cách riêng. Song các động tác múa của các dân tộc

anh em còn đơn giản, mang nặng tính trần thuật, tính biểu cảm chưa cao.

6. Sân khấu (Kịch)

Kịch là nghệ thuật tái hiện các cảnh huống của cuộc đời, các tính cách,

các số phận con người đang hành động trong hành lang của một cốt truyện

đầy xung đột, với một bồi cảnh thẩm mỹ nghiêm ngặt của không gian sân

khấu qua diễn xuất của diễn viên.

Thời cổ đại Hy Lạp, nhà mỹ học Aristốt (384 - 322 TCN)cho rằng, kịch

có sáu phần cơ bản: cốt truyện, tính cách, văn từ, ca khúc, trang trí, tư tưởng.

Như vậy kịch là một loại hình nghệ thuật mà ngoài âm nhạc, hội họa ra

còn là những phương tiện để biểu đạt. Muốn xây dựng một vở kịch, trước hết

phải có kịch bản. Kịch bản phải dựa vào văn học, nên người ta thường gọi là

kịch bản văn học. Trong kịch bản văn học có cốt truyện, có văn từ, kịch bản

phải biểu hiện các tính chất của nhân vật đang hành động. Các tính chất của

các nhân vật đang hành động khác nhau nên làm thành các số phận khác

nhau. Các tính chất của các nhân vật bộc lộ thành các tính cách có cá tính

khác nhau và va chạm với nhau. Va chạm mạnh mẽ dẫn đến mâu thuẫn, mâu

thuẫn gay gắt dẫn tới xung đột. Chính vì thế, kịch diễn ra ba bước: 1) Thắt nút

(các nhân vật có tính cách mạnh khi hành động đã va chạm với nhau), 2) Cao

trào (va chạm mạnh mẽ dẫn đến mâu thuẫn gay gắt và kéo thành xung đột),

3) Mở nút: xung đột được giải quyết (khi thì hòa bình, khi thì dẫn tới cái chết

của một trong hai phía xung đột khác nhau, khi thì cả hai bên xung đột đều bị

hủy hoại).

Vở “Quan âm Thị Kính" là một vở chèo tuyệt tác Việt Nam có từ lâu đời.

Thị Kính lấy chồng là Thiện sĩ. Thị Kính nết na, thùy mị, một mực yêu thương

chồng. Một tối, nàng ngồi vá áo; Thiện sĩ ngả đầu đọc sách rồi ngủ thiếp đi.

Thị Kính thấy trên cằm chồng có chiếc râu mọc ngược; tiện có con dao nhỏ

bổ trầu, Kính muốn lấy cái râu đó đi. Nào ngờ Thiện sĩ mở mắt, không biết

trước sau, không thấu lòng vợ, vu cho Thị Kính định giết chồng. Oan ức quá,

Page 62: Tập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/425.TapBaiGiangMonHocMyHoc… · Web viewTập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương

Thị Kính cắt tóc lên chùa giả trai nương cửa Phật. Trong làng có Thị Mầu (con

gái Phú ông) rất lẳng lơ, thấy chùa có Chú Tiểu đẹp, ngày nào Thị cũng lên

chùa tìm cách ghẹo Tiểu nhưng bị cự tuyệt. Khi Thị Mầu hoang thai, thị đổ

cho chú Tiểu. Tiểu Kính bị đẩy khỏi chùa, ôm bé ra ngoài cửa chùa lần hồi

nuôi bé.

Cuối cùng một đêm mưa gió, rét buốt, Thị Kính qua đời. Chỉ khi dân

làng thay áo hẻm cho "Chú Tiểu”, người ta mới biết toàn bộ nỗi oan cay

nghiệt mà Thị Kính âm thầm chịu đựng bấy lâu từ nhà chồng đến ở chùa. Nỗi

oan của Thị Kính đến cửa Phật từ bi bác ái đã đưa bà đến cõi Niết bàn.

Hiện nay ở nhiều chùa, trên bàn thờ phật, có tượng Thị Kính hiển Phật.

Tượng này khác với các tượng phật khác ở chỗ, dưới chân bà có đứa bé, và

phía trên bà có con vẹt (đó chính là anh chàng Thiện sĩ - một con vẹt hồ đồ

đến nỗi mất cả người vợ hiền. Lối giải quyết xung đột của vở "Quan âm Thị

Kính" là lối kết thúc có hậu: “ở hiền gặp lành, ác giả, ác báo", đó là lối kết thúc

có đền đáp: Song cuộc đời rất đa dạng, lại cực kỳ phức tạp, không phải xung

đột nào cũng được giải quyết êm ấm, không phải số phận nào cũng được đền

đáp. Khi con người bắt đầu bước vào chế độ tư bản, những mâu thuẫn giữa

người với người càng trở nên gay gắt. Vì thế, ngay từ thế kỷ XVII, nhà viết

kịch người Anh là Xếchpia đã sáng tạo ra loại "sân khấu trắng", nghĩa là khi

màn nhung sắp sửa khép lại thì các nhân vật chính đều chết hết. Vở Ôtenlô,

khi sắp kết thúc người ta khênh ra tới bốn xác chết. Vở Hămlét cũng vậy.

Hămlét chết, Ôphelia chết và ông Ôphelia chết, Hoàng Hậu và tên đầu độc

vua cũng chết hết.

Kịch được chia thành nhiều loại thể: kịch nói, kịch hát, nhạc kịch

(ôpêra), vũ kịch...

Trong kho tàng nghệ thuật dân tộc, chúng ta có chèo, tuồng, cải lương -

đều thuộc loại thể kịch hát. Chèo là sản thẩm sáng tạo điển hình của đồng

bằng Bắc Bộ. Tuồng tuy có “Tuồng Bắc", "Tuồng Nam", nhưng nói đến tuồng

là nói đến sản phẩm sáng tạo điển hình của miền Trung. Còn cải lương là

điển hình của sáng tạo Nam Bộ. Như vậy, rất công bình, mỗi miền đóng góp

Page 63: Tập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/425.TapBaiGiangMonHocMyHoc… · Web viewTập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương

vào kho tàng kịch hát dân tộc một loại thể độc đáo của mình làm nên sự

phong phú của nền kịch hát dân tộc.

Riêng kịch nói, khi chúng ta tiếp cận văn hóa Châu Âu - với cuộc sống

có nhịp độ cao, với những xung đột gay gắt, quyết liệt, bộc lộ trần trụi, kịch nói

mới được hình thành ở nước ta - Các vở kịch nói đầu tiên ở nước ta là:

"Chén thuốc độc" của Vũ Đình Long (diễn buổi đầu tiên vào tối 22/10/1922 tại

nhà hát lớn Hà Nội đã được công chúng nhiệt liệt tán thưởng). Sau đó, Vũ

Đình Long lại cho ra đời tiếp vở: "Tòa án lương tâm, Tây ương tân kịch”.

Nguyễn Hữu Kim có các vở: "Bạn và vợ, Thủ phạm là tôi, Giờ đất mới". Vi

Huyền Đắc sáng tác các vở: Uyên ương, Hoàng Mộng Điệp, Hai tối tân hôn.

Nhà viết kịch Nam Sương có các vở: "Ông Tây An nam, Chàng ngốc".

Trương Ái Chủng có vở: "Nghi ngốc". Đoàn Châu có: "Dây oan...".

7. Điện ảnh

Có nhiều cách biểu hiện về điện ảnh:

- Điện ảnh là nhiếp ảnh di động.

- Điện ảnh là "nghệ thuật biến hình tượng tạo hình (hội họa, điêu khắc)

đang từ bất động thành hình tượng chuyển động phát triển trong thời gian".

- Điện ảnh là nghệ thuật sân khấu được trải rộng theo toàn bộ không

gian và thời gian cuộc đời. Với điện ảnh toàn bộ cuộc đời là một sân khấu.

- Điện ảnh là nghệ thuật tái hiện hệ thống hình ảnh về cảm giác nổi

đang chuyển động trong không gian ba chiều...

- Các cách hiểu này có phần đúng nhưng chưa toàn diện. Thực chất,

điện ảnh là một nghệ thuật tổng hợp - nó thu hút tất cả các nghệ thuật khác,

biến chúng thành phương tiện biểu hiện, rồi kết hợp chặt chẽ với kỹ thuật

(phương tiện mang tính công nghệ), nhằm tái hiện cảm giác về các hình nổi

trong không gian ba chiều đang diễn ra một cách đầy cảm xúc, đầy biểu

tượng, một cách liên tục, toàn diện về hoàn cảnh tạo ra biến cố, tạo ra tính

cách và số phận con người.

Page 64: Tập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/425.TapBaiGiangMonHocMyHoc… · Web viewTập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương

- Nói một cách ngắn gọn, có thể thâu tóm bản chất của điện ảnh vào

một hệ thống ba thành tố: 1) Tất cả các nghệ thuật, 2) Kỹ thuật, 3) Hình tượng

thị giác nổi và chuyển động(= điện ảnh). Như vậy, tất cả các nghệ thuật khác

đều bị hút vào điện ảnh như: văn học (kịch bản điện ảnh), hội họa (trong phim

màu, ta có cảm giác được xem các bức tranh màu chuyển động), điêu khắc

(qua diễn viên), kiến trúc, kịch, âm nhạc, múa...)

- Biện pháp quan trọng nhất của điện ảnh là biện pháp dựng phim -

thống hợp các cảnh, các đoạn đã quay từng phần thành một chỉnh thể tác

phẩm. Như vậy, dựng phần là một tất yếu thẩm mỹ của điện ảnh. Với dựng

phim lại càng chứng tỏ cách định nghĩa điện ảnh bằng hệ thống ba thành tố là

đúng.

- Vì điện ảnh là một nghệ thuật tổng hợp, nên thành công của một bộ

phim cũng là thành công của hàng loạt nghệ sĩ, đạo diễn (đóng vai trò chủ

chốn, biên kịch (viết kịch bản), diễn viên (trong điện ảnh ta chỉ thấy hình

tượng diễn viên chứ không phải bản thân diễn viên như trong kịch), quay

phim, dựng phim, họa sĩ, nhạc sĩ, âm thanh, ánh sáng...

- Điện ảnh được chia ra: phim truyện, phim thời sự (theo tính thẩm mỹ

và tính thông tin). Điện ảnh có thể chia theo phương diện kỹ thuật như: phim

trắng đen, phim màu, phim màn ảnh hẹp, phim màn ảnh rộng. điện ảnh toàn

cảnh, v.v... Riêng các thể loại còn chia theo đề tài, chủ đề như: phim truyện

cổ, phim lịch sử, phim “đời thường" (và cuộc đời đang diễn ra), phim bi kịch,

phim trinh thám, phim kinh dị, v,v...

- Điện ảnh còn có những thể loại độc đáo như: phim hoạt hình, phim

búp bê. Hai thể loại này đều dựa trên nghệ thuật tạo hình (tạo hình hội họa,

và tạo hình con rối) được kết hợp với kỹ thuật quay và kỹ thuật diễn.

- Điện ảnh là một nghệ thuật hấp dẫn và phổ biến nhất, sức tiêu thụ của

xã hội cũng cao nhất. Đặc biệt khi kỹ thuật Tivi và Video ra đời, nó tạo điều

kiện cho khán giả thưởng thức rất tiện lợi các thành tựu của điện ảnh.

8. Văn học

Page 65: Tập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/425.TapBaiGiangMonHocMyHoc… · Web viewTập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương

- Trong số các loại hình nghệ thuật, văn học là một nghệ thuật khó định

nghĩa nhất.

- Cũng vì văn học có vai trò rất lớn trong xã hội nên các nhà nghệ thuật

học đã tách văn học thành một lĩnh vực riêng, người ta thường nói "văn học"

và "nghệ thuật". Như vậy, bản loại hình nghệ thuật gộp chung lại còn văn học

được "sánh vai" với cả bảy nghệ thuật đó.

- Sự phân chia như trên quả là có lý. Bởi vì rất nhiều người không làm

nhạc, diễn kịch, vẽ tranh, nhảy múa, v.v... nhưng ai cũng có lúc làm văn học:

cụ già kể chuyện cổ tích cho cháu nghe. Cháu bé mô tả lại câu chuyện của bà

mới kể tối qua cho bạn mình nghe. Vào trường các em phải học môn đầu tiên

là Văn và Toán, v.v...

- Như vậy, văn học thấm vào tất cả cuộc đời. Hơn thế, các loại hình

nghệ thuật đều phải có - chất văn". Muốn dựng phim hay, trước hết phải có

kịch bản phim hấp dẫn. Muốn diễn kịch phải có kịch bản văn học hay. Muốn

có chủ đề sâu sắc, có tính triết luận cao như tác phẩm: “Thần tự do trên chiến

lũy”, họa sĩ Đờlacroa đã dựa vào văn học của Vichto Huygô. Để có họa phẩm

như Bức thần Vệ nữ và Thần sao Hỏa, danh họa Gióoc-giôn đã dựa vào thần

thoại Hy Lạp cổ đại, v.v...Ngay nhạc không lời của bản giao hưởng số 3 của

Bêttoven, bản giao hưởng số 6 của Traicôpxki, v.v... đều có chất “văn ngầm"

ở bên trong. Không có “chất văn" làm nền, không một nghệ thuật nào có thể

tồn tại được.

- Thời cổ Phương Đông, các nhà Nho cho rằng, Văn là để tải đạo “văn

dĩ tải đạo", thơ để nói đến cái chí “thi dĩ ngôn chỉ”.

Đến Nguyễn Đình Chiểu đã có một quan niệm mới về văn học. Cụ cho

rằng, Văn để tải đạo nhưng Văn còn để vạch mặt bọn gian ác, tay sai cho

giặc:

"Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm

Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”

Page 66: Tập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/425.TapBaiGiangMonHocMyHoc… · Web viewTập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương

Các nhà thơ lãng mạn chạy theo quan điểm “nghệ thuật vị nghệ thuật”

nên đã xa rời thực tại:

"Là thi sĩ nghĩalà ru với gió

Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây"

Hoặc ví mình như một thứ chim lạ:

"Tôi là con chim

Đến từ núi lạ

Ngứa cổ hót chơi

Yêu tự nhiên nào biết sao ca

Tiếng to nhỏ chẳng xui chùm trái chín

Khúc huy hoàng không giúp nở hoa

Tôi réo rắt chẳng qua trời bắt vậy…”

(Xuân Diệu – Gửi hương cho gió)

Như thế, theo các nhà lãng mạn, họ là “đặc sản” của trời; nếu con tằm

phải nhả tơ, con ong phải làm mật, thì thi sĩ phải “réo rắt" thế thôi.

Đến thời cách mạng, Bác Hồ đưa ra một quan niệm văn học mới, văn

học chiến đấu cho Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc của Tổ Quốc và của nhân

dân:

"Thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp

Mây gió trăng hoa tuyết núi sông

Nay ở trong thơ nên có thép

Nhà thơ cũng phải biết xung phong"

Sau này, qua hai câu nói về thơ của Bác, Hoàng Trung Thông đã khái

quát được cả bản chất nền văn học cách mạng và kháng chiến cửa Việt Nam:

"Vần thơ của Bác vần thơ thép

Mà vẫn mênh mông bát ngát tình”

Page 67: Tập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/425.TapBaiGiangMonHocMyHoc… · Web viewTập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương

Như thế, văn học cách mạng và văn học kháng chiến của ta có hai

phẩm chất: chất chiến đấu và thấm đẫm một tình cảm bao la về dân tộc, về

con người

Song, qua tất cả các quan niệm về văn học, về thơ vừa nói, các bậc

tiền bối mới chủ yếu nói về chức năng của văn học, đặc biệt nhấn mạnh tác

dụng xã hội, tình cảm của văn học, chưa đi sâu vào cấu trúc bản thể của văn

học.

Thực ra, văn học là nghệ thuật dùng ngôn từ (viết và nói) của chính con

người làm phương tiện, đồng thời làm thành chất mỹ cảm để tạo ra sự liên

tưởng thẫm mỹ, tái hiện lại các tri giác, các biểu tượng về các sự kiện, các

biến cố, các xung đột ảnh hưởng đến số phận của con người, của lịch sử để

con người cảm nhận chúng, đánh giá chúng và tự định hướng cho mình theo

lý tưởng cái đẹp và cái cao cả.

Tất cả các nghệ thuật khác đều ít nhiều có tính trực tiếp tác động hình

ảnh lên thị giác, hoặc thính giác của con người. Riêng văn học lại là một nghệ

thuật gián tiếp, nó phải thông qua một phương tiện biểu đạt mà Các - Mác gọi

là "cái vỏ vật chất của tư duy" đó là ngôn ngữ, để người đọc, (hoặc người kể)

hình dung lại, rồi tái hiện ra trong đầu óc, trong tâm hồn mình, cái điều mà

ngôn ngữ đã “trần thuật”. Nào ai đã được xem Kiều tắm, nhưng qua bốn câu

thơ của Nguyễn Du:

"Buồng the phải buổi thong dong

Thang lan rủ bức trướng hồng tẩm hoa

Rõ màu trong ngọc trắng ngà,

Dày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên".

Bốn câu thơ này, nếu đứng ở góc độ ngôn ngữ thông thường, ta có cái

“thông tin” cơ bản sau: Buồng the (buồng của phụ nữ), Thong dong (rỗi rãi),

Thang lan (nước tắm thơm mùi sả), Trướng hồng (màn che màu hồng), Đúc

(làm nên, tạo nên) v.v...

Page 68: Tập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/425.TapBaiGiangMonHocMyHoc… · Web viewTập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương

Đứng về phương diện văn học, các “thông tin” trên được biểu hiện theo

luật liên kết các biểu tượng. Về thanh âm thẩm mỹ, tạo thành hình tượng một

bức tranh tuyệt đẹp: Kiều đang tắm trong buồng riêng. Nàng tắm nước là

thơm, nước bốc hơi quanh màn như một "bức trướng hồng tẩm hoa". Vẻ đẹp

của nàng ẩn hiện, "trong như ngọc “trắng như ngà”, đây là một kiệt tác có một

không hai của tạo hóa.

Thời đổi mới có một số nhà phê bình mỹ thuật chê các họa sĩ trẻ của ta

học đòi phương Tây vẽ tranh khoả thân. Cái lỗi không phải là tranh vẽ khỏa

thân hay không khỏa thân, mà ở chỗ vẽ có thanh nhã, có nghệ thuật bật cao

hay không?. Qua truyện Kiều, ta mới biết được “vẽ tranh" khỏa thân đâu phải

là mới. Cuối thế kỷ XVIII, Nguyễn Du đã vẽ bằng nghệ thuật ngôn từ. Và qua

cải vỏ ngôn ngữ, người đọc được nhà thơ Nguyễn Du giúp tái hiện lại trong

hình ảnh, màu sắc, mùi vị thơm tho quyện quanh người đẹp đang tắm. Đây

chính là một trong những bản chất của văn học.

Và thể loại văn học chia thành: văn xuôi, thơ, kịch. Văn xuôi được chia

thành: ký sự, truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết (riêng phóng sự ngày nay

người ta có xu hướng xếp vào loại văn thông tấn, báo chí). Thơ chia thành:

thơ sử thi, thơ trữ tình, v.v... Kịch chia thành: kịch tự sự (Kịch văn xuôi), kịch

thơ (ở đây chỉ nói những tác phẩm kịch mang giá trị văn học cao, chưa cần

diễn, chỉ đọc thôi, người ta đã thỏa mãn hoàn toàn về phương diện nó là một

tác phẩm văn học độc lập.)

Bài 6. HOẠT ĐỘNG NGHỆ THUẬTI. QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG NGHỆ THUẬT

1.Khái niệm hoạt động thẩm mỹ & hoạt động nghệ thuật và quan hệ giữa chúng:

* Hoạt động thẩm mỹ

- Mọi hoạt động của con người đều vươn tới yếu tố thẩm mỹ, theo

thước đo của cái đẹp

Page 69: Tập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/425.TapBaiGiangMonHocMyHoc… · Web viewTập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương

- Lịch sử loài người sáng tạo ra nghệ thuật, văn hóa, lớp sau cao hơn

lớp trước.

- Vươn tới cái thẩm mỹ, cái đẹp là bản chất và bản tính của con người

trong mọi phương diện.

- Trong thời đại ngày nay, các tiêu chuẩn thẩm mỹ mới ngày càng trở

thành chất lượng sống bên trong của đời sống xã hội

- Sản xuất vật chất và nhu cầu hoạt động sống là cơ sở, môi trường

nảy sinh và phát triển hoạt động thẩm mỹ.

* Tóm lại, hoạt động thẩm mỹ là quá trình đi từ mục đích thực dụng đến

chỗ quan tâm tới "quy luật của cái đẹp”.

* Hoạt động nghệ thuật

- Hoạt động nghệ thuật là loại hoạt động tạo ra những sản phẩm có sự

hài hòa, cân đối, phù hợp với mong muốn theo lý tưởng của con người, theo

thước đo của cái đẹp gọi là tác phẩm nghệ thuật.

- Đây là lĩnh vực của những cái được chọn lọc, được nâng cao theo lý

tưởng của con người, lĩnh vực của những sản phẩm nghệ thuật, của các

quan hệ nghệ thuật mà người ta gọi là thế giới nghệ thuật.

- Hoạt động nghệ thuật gồm quá trình: sáng tạo nghệ thuật, cảm thụ -

thưởng thức nghệ thuật, đánh giá - phê bình nghệ thuật và phổ biến - giáo

dục thẩm mỹ.

- Quan hệ giữa hoạt động thẩm mỹ và hoạt động nghệ thuật

- Hoạt động nghệ thuật được phát triển, nâng cao hơn cái nền của hoạt

động thẩm mỹ; cho nên hoạt động nghệ thuật là loại hoạt động tập trung, tiêu

biểu, là đỉnh cao của hoạt động thẩm mỹ.

2. Khái quát quá trình hoạt động nghệ thuật

Hoạt động nghệ thuật diễn ra trong một quá trình liên tục gồm 4 khâu

cơ bản: cuộc sống - nghệ sĩ - tác phẩm - công chúng.

Page 70: Tập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/425.TapBaiGiangMonHocMyHoc… · Web viewTập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương

Nếu biểu diễn quá trình hoạt động nghệ thuật trên một đường thẳng,

quá trình đó gồm 2 giai đoạn chủ yếu: sáng tạo và cảm thụ nghệ thuật, giữa 2

giai đoạn đó là đánh giá - phê bình.

Trong quá trình hoạt động nghệ thuật, tác phẩm nghệ thuật là trung

tâm. Tác phẩm là khâu kết thúc giai đoạn sáng tác, đồng thời mở ra giai đoạn

cảm thụ. Tác phẩm là tụ điểm của hoạt động nghệ thuật.

Thông qua quan hệ tác phẩm - công chúng thì nội dung tư tưởng -

thẩm mỹ của hình tượng nghệ thuật mới tồn tại khách quan trong cuộc sống.

Quan hệ nghệ sĩ - tác phẩm - công chúng dù ở các loại nghệ thuật nào:

hiện thực, lãng mạn hay siêu thực,... trực tiếp hay gián tiếp đều chịu sự chi

phối của cuộc sống một cách rõ rệt.

3. Những điểm giống nhau giữa nghệ sĩ và công chúng ở khâu tác phẩm

Hoạt động của nghệ sĩ và hoạt động của người cảm thụ đều có tính chủ

động tích cực và sáng tạo. Thưởng thức nghệ thuật là thưởng thức sáng tạo.

Nghệ sĩ cải tạo hiện thực để sáng tạo ra tác phẩm, còn công chúng thông qua

tác phẩm nghệ thuật để cải tạo chính mình.

Mối quan hệ của 2 giai đoạn sáng tạo và cảm thụ có sự thống nhất

trong một quá trình: người sáng tạo mở ra hướng cảm thụ theo khả năng "giải

mã" của công chúng, gợi mở cho công chúng cảm nhận tư tưởng tác phẩm

(nghĩa là tư tưởng của tác giả được công chúng bàn luận và thưởng thức).

4. Những khác biệt giữa nghệ sĩ và công chúng trong khâu tác phẩm

Nghệ sĩ vừa xây dựng hình tượng trong ý thức, vừa vật thể hóa hình

tượng thành tác phẩm.

Công chúng tinh thần hóa chính hình tượng đó vào trong trí tưởng

tượng của mình, thông qua tín hiệu làm thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ.

Page 71: Tập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/425.TapBaiGiangMonHocMyHoc… · Web viewTập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương

Mục đích của hoạt động sáng tạo và cảm thụ là nhận thức, sáng tạo và

cải tạo con người - xã hội theo những lý tưởng thẩm mỹ nhất định.

Đời sống con người - xã hội là nhân tố khơi nguồn và kết thúc của chu

trình sáng tạo - cảm thụ.

Ở chu trình sau, đời sống con người - xã hội không còn nguyên như

cuộc sống ban đầu

5. Quan hệ giữa sáng tạo và cảm thụ (tác phẩm - công chúng) thông qua đánh giá phê bình nghệ thuật

Hoạt động đánh giá phê bình nghệ thuật liên quan tới tất cả các khâu

của hoạt động nghệ thuật: từ cuộc sống nghệ sĩ và từ tác phẩm công chúng.

Hoạt động đánh giá, phê bình nghệ thuật gắn kết trực tiếp với 2 giai

đoạn cơ bản của hoạt động nghệ thuật: sáng tạo nghệ thuật và cảm thụ nghệ

thuật.

Hoạt động đánh giá, phê bình nghệ thuật vừa là nơi phát tín hiệu xuôi

về phía công chúng soi sáng cho họ cảm thụ; vừa phát tín hiệu ngược về phía

nghệ sĩ, nó thông báo giá trị thực tế của tác phẩm nghệ thuật, đánh giá quỹ

đạo vận động của đời sống tác phẩm nghệ thuật trong xã hội.

Đánh giá, phê bình nghệ thuật có vị trí và vai trò định hướng trong hoạt

động nghệ thuật của xã hội.

II. NGHỆ SĨ VÀ SÁNG TẠO NGHỆ THUẬT

1. Hoạt động sáng tạo nghệ thuật của nghệ sĩ

Mục đích cơ bản của sáng tạo nghệ thuật là thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ

của con người bằng phương tiện tác phẩm nghệ thuật.

Lao động nghệ thuật của nghệ sĩ là một loại hình hoạt động có sự kết

hợp của hai hình thức sáng tạo tinh thần và vật chất của con người.

Hoạt động của nghệ sĩ được thể hiện tích cực ở cả 3 khâu:

- Nhận thức và đánh giá thẩm mỹ về hiện thực.

Page 72: Tập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/425.TapBaiGiangMonHocMyHoc… · Web viewTập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương

- Cải biến chất liệu hiện thực thành hình tượng tinh thần.

- Nhào nặn vật liệu tự nhiên để thể hiện ý đồ trong tác phẩm.

Sáng tạo nghệ thuật là một loại hoạt động có tính cá nhân độc đáo:

- Trong tác phẩm, tác giả biểu hiện mình vừa như một chủ thể xã hội,

vừa như một cá nhận cụ thể độc đáo và duy nhất.

- Cá tính nghệ sĩ chính là một thứ "vật liệu” quan trọng không thể thiếu

được để xây dựng hình tượng.

- Tuy là một cá nhân cụ thể, nhưng với tư cách một chủ thể xã hội,

nghệ sĩ vẫn bị chế ước trong những điều kiện xã hội khách quan nhất định.

Bản chất đặc trưng của hoạt động sáng tạo nghệ thuật chứng tỏ đây là

một hình thức lao động đặc biệt và đòi hỏi phải có những điều kiện.

2. Những điều kiện cơ bản của sáng tạo nghệ thuật

Vốn và tài năng là những điều kiện cơ bản của sáng tạo nghệ thuật:

- Vốn của nghệ sĩ bao gồm cả những hiểu biết về mảng cuộc sống

được chọn làm đối tượng và sự phong phú của đời sống chủ quan tinh thần.

- Tài năng của nghệ sĩ gồm có năng lực sáng tạo tinh thần và năng lực

sáng tạo thực tiễn - vật chất.

Nghệ sĩ cần có cả vốn hiểu biết về văn hóa, khoa học nói chung và về

kho tàng nghệ thuật dân tộc và nhân loại nói riêng.

Vốn nghệ thuật là vốn nghề nghiệp của nghệ sĩ.

Ngoài các thứ vốn cơ bản kể trên, nghệ sĩ nhất thiết phải có tài năng

nghệ thuật:

- Tài năng bắt nguồn trực tiếp từ năng khiếu, và là sự phát triển ở trình

độ cao các năng lực sáng tạo của con người.

- Nhân tố chủ yếu có ý nghĩa quyết định tới sự phát triển tài năng không

phải là cơ cấu sinh lý hay di truyền sinh vật, mà chính là những điều kiện giáo

dục - đào tạo và hoàn cảnh sống của mỗi cá nhân.

Page 73: Tập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/425.TapBaiGiangMonHocMyHoc… · Web viewTập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương

III. CÔNG CHÚNG VÀ CẢM THỤ NGHỆ THUẬT

1. Cảm thụ nghệ thuật là một dạng cảm thụ thẩm mỹ

- Đối tượng của cảm thụ thẩm mỹ nói chung là những hiện tượng thẩm

mỹ khách quan cụ thể, toàn vẹn và được cảm thụ trực tiếp - cảm tính.

- Trong cảm thụ nghệ thuật, đối tượng là tác phẩm nghệ thuật.

- Bản chất thẩm mỹ - xã hội của các hiện tượng được phản ánh trong

tác phẩm trong tồn tại dưới dạng trừu tượng mà phơi bày qua những biểu

hiện cụ thể đã được chọn lọc sắp xếp

2. Khoái cảm thẩm mỹ trong chủ thể nghệ thuật

- Khâu đột phá trong nghệ thuật của công chúng là khoái cảm thẩm mỹ,

từ đó lan dần sang nhận thức chân lý.

- Cảm thụ nghệ thuật phụ thuộc vào nhân tố khách quan và tính chất

cấu trúc hình tượng và cả năng lực chủ quan của chủ thể.

- Quan hệ của công chúng với tác phẩm luôn luôn là quan hệ thẩm mỹ,

và ở đây, lý tưởng thẩm mỹ là chuẩn mực quan trọng nhất chi phối các cảm

xúc, đánh giá của con người.

- Kết quả cuối cùng nảy sinh trong quá trình nhận thức của công chúng

là một hình tượng nghệ thuật, trong đó có sự đan quyện giữa hình tượng

khách quan của tác phẩm với những nhân tố chủ quan của chủ thể cảm thụ.

- Hình tượng hình thành trong nhận thức chủ thể chính là hàm ý chủ

quan của mỗi người về ý nghĩa khách quan của hình tượng tác phẩm.

3. Tính tích cực của chủ thể cảm thụ nghệ thuật

- Đặc điểm quan trọng nhất của hoạt động cảm thụ là tính tích cực chủ

động của chủ thể.

- Trong quá trình cảm thụ, công chúng hoàn toàn gia nhập vào cuộc

sống của các nhân vật

Page 74: Tập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/425.TapBaiGiangMonHocMyHoc… · Web viewTập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương

- Hình tượng mà nghệ sĩ đã "vật thể hóa” trong tác phẩm đã được "tinh

thần hóa” trong ý thức người cảm thụ và mang sắc thái cá nhân độc đáo.

- Trong ý thức người cảm thụ nảy sinh tâm trạng, ấn tượng của nghệ sĩ

đã trải qua khi xây dựng tác phẩm...

- Đồng thời nảy sinh cả những cảm xúc mang tính cá nhân sâu sắc

không lặp lại, những nhân tố trong thế giới nội tâm riêng biệt. Từ đó phát hiện

sâu thêm những vấn đề nằm ngoài dự kiến của nghệ sĩ - tác giả, giúp công

chúng giải thích sâu hơn bản chất các hiện tượng cuộc sống được tác phẩm

miêu tả.

- Cảm thụ nghệ thuật là hình thức để con người cải biến kinh nghiệm xã

hội thành kinh nghiệm cá nhân..

- Kết quả của hoạt động cảm thụ nghệ thuật của công chúng dẫn tới

những biến đổi cải tạo cuộc sống.

* Tóm lại: Từ những đặc điểm cơ bản trên của hoạt động cảm thụ có 2

vấn đề cần được quan tâm:

- Một là nghệ sĩ cần đề cao ý thức trách nhiệm của mình trước xã hội.

- Hai là, nghệ sĩ cần bồi dưỡng các năng lực hoạt động tinh thần cho

công chúng để họ có khả năng cảm thụ đúng đắn và sâu sắc tác phẩm.

IV. NHÀ PHÊ BÌNH VÀ PHÊ BÌNH NGHỆ NGHỆ THUẬT

1. Nhà phê bình chủ thể định hướng trong hoạt động nghệ thuật của xã hội:

- Qua sự lý giải và bình phẩm tác phẩm, phê bình là chiếc cầu nối giữa

nghệ sĩ và công chúng cảm thụ.

- Phê bình nghệ thuật chỉ thực sự trở thành nhu cầu của xã hội khi sự

giao tiếp nghệ thuật giữa nghệ sĩ và công chúng trở nên phổ biến, nghệ thuật

được xã hội hóa cao nhờ các phương tiện truyền thông đại chúng.

- Mục đích cơ bản của công việc phê bình nghệ thuật là định hướng

cho xã hội trong việc lý giải và đánh giá tác phẩm nghệ thuật.

Page 75: Tập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/425.TapBaiGiangMonHocMyHoc… · Web viewTập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương

- Một mặt, nhà phê bình thông báo và dự báo cho nghệ sĩ những hiệu

quả thực tế của tác phẩm trong xã hội, điều kiện và khả năng cảm thụ của

công chúng đương đại.

- Nhà phê bình nêu lên những gợi ý, đòi hỏi đối với sáng tác, đồng thời

góp phần tạo ra những lớp công chúng nghệ thuật có khuynh hướng cũng

như chuẩn bị sơ bộ cho hoạt động cảm thụ của công chúng.

- Mặt khác, nhà phê bình cũng là một người cảm thụ nghệ thuật, nhưng

do tính chất nghề nghiệp, do trình độ năng lực, họ được phép “xã hội hóa”

cách cảm thụ - đánh giá của mình trước công luận. Tuy nhiên ý kiến của nhà

phê bình chỉ là sự gợi mở, “lời đề dẫn” cho những cuộc đối thoại với tác

phẩm, tranh luận về tác phẩm.

2. Nhà phê bình có tư cách làm khoa học

- Công việc phê bình còn đòi hỏi thiết lập quan hệ thẩm mỹ của nhà phê

bình với tác phẩm: nhà phê bình - chủ thể thẩm mỹ, tác phẩm - khách thể

thẩm mỹ và sự đánh giá mang tình cảm sâu sắc..

- Công việc phê bình nghệ thuật có sự hòa quyện cả quan hệ khoa học

và quan hệ thẩm mỹ.

- Nhà phê bình cần trang bị thế giới quan tri thức về khoa học xã hội về

lịch sử và đặc trưng ngôn ngữ nghệ thuật cũng như quy luật cảm thụ của

công chúng.

* Tóm lại: Trong sự phát triển của xã hội, hoạt động nghệ thuật, từ

công việc sáng tạo của nghệ sĩ cho tới công việc cảm thụ của công chứng,

đồng thời với công việc phê bình trở thành hoạt động thực tiễn không thể

thiếu được của con người. Hoạt động này đóng vai trò to lớn trong việc phát

triển và hoàn thiện nhân cách của con người như trong công việc xây dựng

một xã hội văn minh và nhân đạo.

Page 76: Tập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/425.TapBaiGiangMonHocMyHoc… · Web viewTập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương

Bài 7. GIÁO DỤC THẨM MỸI. BẢN CHẤT CỦA GIÁO DỤC THẨM MỸ

Khái niệm giáo dục thẩm mỹ, mỹ học duy vật biện chứng được xác định

ở hai nghĩa:

- Ở nghĩa hẹp, đó là giáo dục quy về cái đẹp: giáo dục cho con người

biết thụ cảm, đánh giá và sáng tạo cái đẹp.

- Ở nghĩa rộng, đó là sự giáo dục và tự giáo dục, phát huy mọi năng lực

bản chất người theo quy luật của cái đẹp. Như vậy, giáo dục thẩm mỹ tồn tại

mọi lúc, mọi nơi trong cuộc sống, nó đồng nghĩa với sự hình thành thẩm mỹ.

- Giáo dục thẩm mỹ bao giờ cũng nhằm làm hình thành một chủ thể

thẩm mỹ biết hưởng thụ, đánh giá và sáng tạo trên mọi mặt của cuộc sống

theo quy luật của cái đẹp

- Như vậy, giáo dục thẩm mỹ (theo nghĩa hẹp hay nghĩa rộng) đều

hướng tới làm cho con người phát triển phong phú và hài hòa và làm cho văn

hóa thẩm mỹ được xác lập trong các quan hệ xã hội.

- Nói cách khác, bản chất của giáo dục thẩm mỹ theo quan điểm của

mỹ học duy vật biện chứng gắn liền với hoạt động sáng tạo, nghĩa là con

người luôn hướng tới những giá trị mới. Giáo dục thẩm mỹ làm hình thái năng

động của chủ thể thẩm mỹ phát triển mạnh mẽ và tự do trên cơ sở nhân sinh

và thế giới quan đúng đắn. Mỹ học duy vật biện chứng khẳng định giáo dục

thẩm mỹ là một bộ phận hợp thành sự nghiệp giáo dục toàn xã hội. Nó gắn bó

chặt chẽ với giáo dục lao động, giáo dục chủ nghĩa yêu nước, tinh thần quốc

tế và sự hài hòa giữa truyền thống, cá nhân với xã hội, thể xác với tinh thần.

Nhưng giáo dục thẩm mỹ có tính đặc thù khác với mọi phương tiện giáo dục

khác là bản chất của cái thẩm mỹ của nó.Tuy nhiên, giáo dục thẩm mỹ và mọi

phương tiện khác có mối liên hệ biện chứng với nhau và đều có một mục đích

chung đó là sự hoàn thiện nhân cách con người.

II. NỘI DUNG XÃ HỘI CỦA GIÁO DỤC THẨM MỸ

Page 77: Tập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/425.TapBaiGiangMonHocMyHoc… · Web viewTập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương

- Giáo dục thẩm mỹ mang nội dung xã hội sâu sắc trước hết phải nói

đến tính dân tộc. Các chủ thể thẩm mỹ hưởng thụ, đánh giá và sáng tạo cái

đẹp bao giờ cũng ở một dân tộc nhất định. Xa rời nội dung, tính dân tộc, giáo

dục thẩm mỹ sẽ đánh mất bản chất xã hội của nó.

- Mỗi dân tộc trong xã hội có giai cấp đều có quan hệ giai cấp khác

nhau. Các tình cảm thẩm mỹ, thị hiếu thẩm mỹ và lý tưởng thẩm mỹ của giai

cấp đều phụ thuộc vào điều kiện sinh sống và mục tiêu giáo dục của giai cấp

đó. Trong xã hội có nhiều giai cấp khác nhau cùng tồn tại thì thước đo thẩm

mỹ bao giờ cũng thuộc về giai cấp thống trị.

- Tính xã hội của giáo dục thẩm mỹ còn gắn liền với tính thời đại, mỗi

thời đại có mục tiêu hình thức, biện pháp giáo dục và xây dựng cá chủ thể

thẩm mỹ khác nhau. Thời nô lệ, phong kiến, tư bản và ngày nay, các chủ thể

đều mang dấu ấn của thời đại mình.

III. CÁC HÌNH THỨC GIÁO DỤC THẨM MỸ

Giáo dục thẩm mỹ với chức năng mục đích:

- Thứ nhất, tạo lập sự định hướng giá trị thẩm mỹ cho nhân cách;

- Thứ hai, phát triển năng lực sáng tạo thẩm mỹ cho nhân cách ấy với

chức năng và mục đích như vậy, đòi hỏi phải có hình thức giáo dục thẩm mỹ

cho phù hợp.

- Mỹ học duy vật biện chứng khẳng định giáo dục thẩm mỹ gắn bó chặt

chẽ với giáo dục lao động. Trong cộng đồng, giáo dục lao động là hình thức

giáo dục thẩm mỹ đầu tiên. Ngoài việc lao động làm hoàn thiện con người ở

cả mặt vật chất lẫn tinh thần mà còn bởi lẽ lao động làm nảy sinh tình cảm

con người, tình cảm cộng đồng, nó làm cho con người quý trọng sản phẩm

của bản thân mình cũng như các người khác trong xã hội. Từ đó, con người

biết quý trọng giá trị kết tinh trong lao động, trong đó có giá trị thẩm mỹ. Hơn

nữa, trong thực tiễn lao động xã hội còn là cội nguồn của cảm hứng vô tận

cho thưởng thức và mọi sự sáng tạo nghệ thuật với tư cánh là đỉnh cao của

sáng tạo thẩm mỹ.

Page 78: Tập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/425.TapBaiGiangMonHocMyHoc… · Web viewTập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương

- Hình thức giáo dục thẩm mỹ thông qua cải thiện môi trường thẩm mỹ

trong đó có văn hóa giao tiếp, ăn mặc, quan hệ đối với vật dụng và môi

trường sống. Trong xã hội hiện đại, con người giữa biển rừng của tiện nghi do

mình tạo ra, môi trường tự nhiên dường như thu hẹp lại và nhỏ bé hơn. Vì

vậy vấn đề mỹ thuật của công nghệ, mỹ thuật của môi trường ngày càng trở

nên quan trọng để tránh tình trạng kỹ trị, cơ giới một cách đơn điệu, chật

hẹp... những sản phẩm mang chất tinh thần của con người.

- Hình thái giáo dục bằng nghệ thuật giữ vị trí trung tâm trong số các

hình thức giáo dục thẩm mỹ. Có thể nói xuất phát từ chức năng giáo dục của

nghệ thuật nó còn là phương tiện của giáo dục thẩm mỹ. Nghệ thuật nhận ra,

rút ngắn tập hợp các lối sống khác Nghệ thuật hướng về cái đẹp, cái tốt mà

giáo dục con người. Khác với các hình thức giáo dục khác, nghệ thuật thông

qua hình tượng của mình để cảm hóa con người. Các tác phẩm có nội dung

nhân đạo cao cả là những sáng tạo nghệ thuật có tư cách giáo dục tốt (và

ngược lại). Giáo dục nghệ thuật còn có thể tạo nên nhu cầu thưởng thức

nghệ thuật ở mỗi con người, nó làm tăng khả năng cảm xúc, khơi gợi khả

năng sáng tạo của con người được tiếp xúc thường xuyên với nghệ thuật sẽ

làm cho con người có tâm hồn thanh cao hơn và tính người hơn.

- Giáo dục thẩm mỹ bằng các tư tưởng mỹ học là hình thức giáo dục

cao nhất, nó cung cấp cho chủ thể thẩm mỹ những quan niệm cơ bản và

đúng đắn để phân tích các giá trị thẩm mỹ. Giáo dục thẫm mỹ bằng các tư

tưởng mỹ học đặc biệt quan trọng đối với các chủ thể đánh giá và sáng tạo

thẩm mỹ, nó sẽ tạo cơ sở để hình thành một thị hiếu thẩm mỹ phát triển và

lành mạnh, một lý tưởng thẩm mỹ cao đẹp để góp phần định hướng thẩm mỹ

cho chúng ta với tư cách là chủ thể thẩm mỹ.

- Giáo dục thẩm mỹ là một bộ phận hợp thành sự nghiệp giáo dục trí,

đức, thể mỹ của Đảng ta trong quá trình hình thành nhân cách con người,

trong quá trình đổi mới. Các nguyên lý mỹ học duy vật biện chứng soi sáng

mục tiêu giáo dục thẩm mỹ, hình thành sự phát triển hài hòa và toàn diện của

con người ở đất nước ta trong giai đoạn hiện nay.

Page 79: Tập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/425.TapBaiGiangMonHocMyHoc… · Web viewTập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Những quan niệm về đối tượng của mỹ học đã từng tồn tại trong lịch

sử?

2. Đối tượng của mỹ học theo quan điểm hiện đại?

3. Phân tích đặc điểm của mối quan hệ thẩm mỹ. Phân tích các tính

chất cơ bản của mối quan hệ thẩm mỹ?

4. Tại sao nói tính chất cảm tính lại được coi là tính chất đặc thù của

quan hệ thẩm mỹ?

5. Bản chất của ý thức thẩm mỹ?

6. Nguồn gốc, đặc trưng của cảm xúc thẩm mỹ và vai trò của nó trong

sáng tạo và thưởng thức nghệ thuật?

7. Đặc điểm và vai trò của thị hiếu thẩm mỹ. Mối quan hệ giữa thị hiếu

thẩm mỹ và thị hiếu nghệ thuật?

8. Bản chất của lý tưởng thẩm mỹ và mối quan hệ của nó với lý tưởng

chính trị, lý tưởng đạo đức....

9. Tại sao nói cái đẹp là các phạm trù trung tâm của mỹ học?

10. Hãy phân tích bản chất thẩm mỹ của cái đẹp?

11. Hãy so sánh sự khác nhau giữa cái đẹp trong nghệ thuật với cái

đẹp trong tự nhiên

12. Hãy trình bày bản chất thẩm mỹ của cái trác tuyệt. Nêu các hình

thái biểu hiện cái trác tuyệt.

13. Bản chất thẩm mỹ của cái bi? Hãy lấy một nhân vật mang tính bi

kịch trong một tác phẩm nghệ thuật cụ thể (văn học, nghệ thuật tạo hình, âm

nhạc, sân khấu, điện ảnh, thơ ca...) mà bạn biết để minh hoạ.

14. Bản chất thẩm mỹ của cái hài. Cái hài trong cuộc sống và trong

nghệ thuật được biểu hiện như thế nào?

Page 80: Tập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/425.TapBaiGiangMonHocMyHoc… · Web viewTập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương

15. Hãy trình bày một nhân vật mang tính hài kịch trong một tác phẩm

nghệ thuật cụ thể mà bạn đã đọc, đã xem để minh hoạ.

16. Con người khi là đối tượng của nghệ thuật có gì khác so với con

người là đối tượng của các khoa học khác?

17. Tại sao nói phản ánh hiện thực bằng hình tượng là phương thức

phản ánh đặc thù của nghệ thuật?

18. Tại sao nói nghệ thuật là đỉnh cao của mối quan hệ thẩm mỹ giữa

con người với hiện thực?

19. Hãy trình bày những tiêu chí phân chia nghệ thuật thành các loại

hình.

20. Đặc trưng của một số loại hình nghệ thuật.

21. Hãy trình bày khái quát quá trình hoạt động nghệ thuật. Những

điểm giống nhau và khác nhau giữa nghệ thuật và công chúng ở khâu tác

phẩm?

22. Tài năng nghệ thuật là gì? Những phương diện tạo nên tài năng

nghệ thuật?

23. Hãy trình bày những đặc điểm cơ bản trong hoạt động cảm thụ

nghệ thuật của công chúng

24. Hãy cho biết vai trò của nhà phê bình trong hoạt động nghệ thuật

của xã hội.

25. Trình bày quan điểm của mỹ học duy vật biện chứng (mác-xít) về

bản chất và mục tiêu của giáo dục thẩm mỹ.

26. Hãy trình bày nội dung xã hội của giáo dục thẩm mỹ

27. Trong số các hình thức giáo dục thẩm mỹ cơ bản, hình thức nào là

quan trọng nhất? Vì sao?

Page 81: Tập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương (Word)saomaidata.org/library/425.TapBaiGiangMonHocMyHoc… · Web viewTập Bài Giảng Môn Học Mỹ Học Đại Cương

28. Từ góc độ mỹ học, bạn hãy phân tích cái đẹp (hoặc cái bi, cái hài)

trong một tác phẩm nghệ thuật cụ thể (văn học, nghệ thuật tạo hình, sân

khấu, âm nhạc..) Tự chọn và minh hoạ.

29. Phân tích vẻ đẹp của một tác phẩm nghệ thuật cụ thể mà bạn yêu

thích để chứng minh rằng cái đẹp là cuộc sống?

30. Vận dụng kiến thức về mỹ học, bạn hãy phân tích đối với thanh niên

(sinh viên) thế nào là lối sống đẹp?

MỤC LỤCBài 1. Đối tượng của mỹ học

Bài 2. Quuan hệ thẩm mỹ với hiện thực

Bài 3. Khách thể thẩm mỹ - Các phạm trù mỹ học cơ bản

Bài 4. Chủ thể thẩm mỹ

Bài 5. Nghệ thuật

Bài 6. Hoạt động nghệ thuật

Bài 7. Giáo dục thẫm mỹ

---//---

TẬP BÀI GIẢNG

MÔN HỌC MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG

TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĂN HOÁ NGHỆ THUẬT

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2012