Tâm Lý Học Đại Cương

61
PHẦN I – NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA TÂM LÝ HỌC Chương 1 TÂM LÝ HỌC LÀ MỘT MÔN KHOA HỌC I. ĐỐI TƯỢNG CỦA TÂM LÝ HỌC Để xác định một môn khoa học cần chỉ ra được đối tượng, nhiệm vụ, vị trí, ý nghĩa và phương pháp nghiên cứu của khoa học đó. Đối tượng của tâm lý học là các hiện tượng tâm lý với tư cách là một hiện tượng tinh thần do thế giới khách quan tác động vào não con người sinh ra, gọi chung là các hoạt động tâm lý. Tâm lý học nghiên cứu sự hình thành, vận hành và phát triển của hoạt động tâm lý. * Phân loại hiện tượng tâm lý Đời sống tâm lý của con người cực kỳ phong phú, đa dạng, sinh động. Có nhiều cách phân loại các hiện tượng tâm lý, để tiện nghiên cứu người ta đã phân chia các hiện tượng tâm lý theo một số cách sau: 1. Cách phân loại phổ biến Các hiện tượng tâm lý được phân loại theo thời gian tồn tại của chúng ta và vị trí tương đối của chúng trong nhân cách. Theo cách phân chia này, các hiện tượng tâm lý có ba loại chính: các quá trình tâm lý; các trạng thái tâm lý; các thuộc tính tâm lý. 1.1. Các quá trình tâm lý Là những hiện tượng tâm lý diễn ra trong thời gian tương đối ngắn, có mở đầu, diễn biến, kết thúc tương đối rõ ràng. Người ta thường phân biệt thành ba quá trình tâm lý: + Các quá trình nhận thức gồm cảm giác, tri giác, trí nhớ, tưởng tượng, tư duy. + Các quá trình cảm xúc biểu thị sự vui mừng hay tức giận, dễ chịu, khó chịu, nhiệt tình hay thờ ơ… + Quá trình hành động ý chí. Các quá trình tâm lý chỉ tồn tại trong một thời gian nhất định rồi kết thúc. 1.2. Các trạng thái tâm lý

description

Tâm Lý Học Đại Cương

Transcript of Tâm Lý Học Đại Cương

Page 1: Tâm Lý Học Đại Cương

PHẦN I – NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA TÂM LÝ HỌCChương 1

TÂM LÝ HỌC LÀ MỘT MÔN KHOA HỌC

I. ĐỐI TƯỢNG CỦA TÂM LÝ HỌCĐể xác định một môn khoa học cần chỉ ra được đối tượng, nhiệm vụ, vị trí, ý nghĩa và phương pháp nghiên cứu của khoa học đó.Đối tượng của tâm lý học là các hiện tượng tâm lý với tư cách là một hiện tượng tinh thần do thế giới khách quan tác động vào não con người sinh ra, gọi chung là các hoạt động tâm lý. Tâm lý học nghiên cứu sự hình thành, vận hành và phát triển của hoạt động tâm lý.* Phân loại hiện tượng tâm lýĐời sống tâm lý của con người cực kỳ phong phú, đa dạng, sinh động. Có nhiều cách phân loại các hiện tượng tâm lý, để tiện nghiên cứu người ta đã phân chia các hiện tượng tâm lý theo một số cách sau:1. Cách phân loại phổ biếnCác hiện tượng tâm lý được phân loại theo thời gian tồn tại của chúng ta và vị trí tương đối của chúng trong nhân cách. Theo cách phân chia này, các hiện tượng tâm lý có ba loại chính: các quá trình tâm lý; các trạng thái tâm lý; các thuộc tính tâm lý.1.1. Các quá trình tâm lý Là những hiện tượng tâm lý diễn ra trong thời gian tương đối ngắn, có mở đầu, diễn biến, kết thúc tương đối rõ ràng. Người ta thường phân biệt thành ba quá trình tâm lý:+ Các quá trình nhận thức gồm cảm giác, tri giác, trí nhớ, tưởng tượng, tư duy.+ Các quá trình cảm xúc biểu thị sự vui mừng hay tức giận, dễ chịu, khó chịu, nhiệt tình hay thờ ơ…+ Quá trình hành động ý chí.Các quá trình tâm lý chỉ tồn tại trong một thời gian nhất định rồi kết thúc.1.2. Các trạng thái tâm lýNhững hiện tượng tâm lý diễn ra trong thời gian tương đối dài, việc mở đầu và kết thúc không rõ ràng. Thường các trạng thái tâm lý đi kèm và làm nền cho các hiện tượng tâm lý khác. Ví dụ: Trạng thái chú ý trong nhận thức, Tâm trạng buồn bực, vui vẻ, sợ hãi,... Trạng thái căng thẳng trong hành động.1.3. Các thuộc tính tâm lýLà những hiện tượng tâm lý tương đối ổn định, khó hình thành và khó mất đi, tạo thành những nét riêng của nhân cách. Người ta thường nói tới bốn nhóm thuộc tính tâm lý cá nhân như: xu hướng, tính cách, khí chất và năng lực.2. Cách phân biệt hiện tượng tâm lý khác– Các hiện tượng tâm lý có ý thức.– Các hiện tượng tâm lý chưa được ý thức.

Page 2: Tâm Lý Học Đại Cương

Chúng ta có nhiều nhận biết về các hiện tượng tâm lý có ý thức (được nhận thức, hay tự giác). Còn những hiện tượng tâm lý chưa được ý thức vẫn luôn diễn ra, nhưng ta không ý thức về nó, hoặc dưới ý thức, chưa kịp ý thức.Một số tác giả nước ngoài còn chia ý thức thành hai mức:+ Vô thức+ Tiềm thứcTóm lại, đối tượng của tâm lý học là các hiện tượng tâm lý, gọi chung là các hoạt động tâm lý. Tâm lý học nghiên cứu sự hình thành và phát triển của hoạt động tâm lý. Thế giới tâm lý của con người vô cùng đa dạng và phức tạp. Các hiện tượng tâm lý có nhiều mức độ, cấp độ khác nhau, có quan hệ đan xen vào nhau, chuyển hoá cho nhau.Ngày nay, theo tính chất phục vụ thực tiễn của Tâm lý học, có những ngành Tâm lý học khác nhau như: Tâm lý học đại cương, Tâm lý học xã hội, Tâm lý học lứa tuổi, Tâm lý học kinh doanh, Tâm lý học giao tiếp,…Tâm lý học đại cương là một phân ngành của Tâm lý học. Nó nghiên cứu những quy luật nảy sinh và vận hành của sự phản ánh tâm lý trong hoạt động của người và động vật. Trong giáo trình này chỉ trình bày về tâm lý người.II. NHIỆM VỤ CỦA TÂM LÝ HỌC– Nhiệm vụ cơ bản của Tâm lý học là nghiên cứu bản chất hoạt động của tâm lý, các quy luật nảy sinh và phát triển tâm lý, cơ chế diễn biến và thể hiện tâm lý, quy luật về mối quan hệ giữa các hiện tượng tâm lý, cụ thể là nghiên cứu:+ Những yếu tố khách quan, chủ quan nào đã tạo ra tâm lý người.+ Cơ chế hình thành, biểu hiện của hoạt động tâm lý.+ Tâm lý của con người hoạt động như thế nào+ Chức năng, vai trò của tâm lý đối với hoạt động của con người.– Có thể nêu lên các nhiệm vụ cụ thể của tâm lý học như sau:+ Nghiên cứu bản chất của hoạt động tâm lý cả về mặt số lượng và chất lượng. Chẳng hạn, chất lượng tri giác của con người phụ thuộc vào độ chiếu sáng như thế nào, thời gian ghi nhớ một bài học,…+ Phát hiện các quy luật hình thành, phát triển tâm lý như quy luật hình thành và phát triển nhân cách, quy luật tư duy,…+ Tìm ra cơ chế của các hiện tượng tâm lý.Trên cơ sở các thành tựu nghiên cứu, tâm lý học đưa ra những giải pháp hữu hiệu cho việc hình thành, phát triển tâm lý, sử dụng tâm lý trong nhân tố con người có hiệu quả nhất. Để thực hiện các nhiệm vụ nói trên, tâm lý học phải liên kết, phối hợp chặt chẽ với nhiều khoa học khác.III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA TÂM LÝ HỌC1. Những nguyên tắc phương pháp nghiên cứu của khoa học tâm lý1.1 Nguyên tắc khách quanNguyên tắc này đòi hỏi khi nghiên cứu tâm lý phải xem xét, quan sát chúng từ bên ngoài. Nguyên tắc này giúp ta tránh được sai lầm của trường phái tâm lý học chủ quan, khi coi phương pháp tự quan sát là phương pháp duy nhất để nghiên cứu tâm lý.1.2 Nguyên tắc quyết định luậnNguyên tắc này khẳng định tâm lý có nguồn gốc là thế giới khách quan tác động vào bộ não con người, thông

Page 3: Tâm Lý Học Đại Cương

qua "lăng kính chủ quan" của con người. Nguyên tắc này đòi hỏi các nhà khoa học khi nghiên cứu tâm lý phải nghiên cứu trong mối quan hệ với các vật hiện tượng khác.1.3 Nguyên tắc thống nhất tâm lý, ý thức, nhân cách với hoạt độngHoạt động là phương thức hình thành, phát triển và thể hiện tâm lý, ý thức, nhân cách. Đồng thời tâm lý, ý thức, nhân cách là cái điều hành hoạt động. Vì thế chúng thống nhất với nhau.Nguyên tắc này cũng khẳng định tâm lý luôn luôn vận động và phát triển. Cần phải nghiên cứu tâm lý trong sự vận động của nó, nghiên cứu tâm lý qua sự diễn biến, cũng như qua sản phẩm của hoạt động.1.4 Nguyên tắc nghiên cứu tâm lý kết hợp với sinh lý họcNguyên tắc này đòi hỏi khi nghiên cứu tâm lý không được bỏ qua cơ sở sinh lý – thần kinh của chúng.1.5 Nguyên tắc cá biệt hóaTâm lý người mang tính chủ thể, do vậy, phải nghiên cứu tâm lý người một cách cụ thể, của nhóm người cụ thể, chứ không có tâm lý một cách chung chung, tâm lý của một con người, nhóm người trừu tượng.2. Các phương pháp nghiên cứu tâm lý2.1 Phương pháp quan sát: Quan sát được dùng trong nhiều khoa học, trong đó có tâm lý học.Phương pháp quan sát cho phép chúng ta thu thập được các tài liệu cụ thể, khách quan trong các điều kiện tự nhiên của con người, do đó nó có nhiều ưu điểm. Bên cạnh các ưu điểm nó cũng có những hạn chế sau: mất thời gian, tốn nhiều công sức…Trong tâm lý học, có thể sử dụng hai hình thức quan sát sau: + Quan sát khách quan: là sự tri giác có mục đích, có kế hoạch hoạt động của con người trong những điều kiện bình thường của họ.+ Tự quan sát: là tự thể nghiệm, tự mô tả diễn biến tâm lý của bản thân.2.2 Phương pháp thực nghiệm: Đây là phương pháp có nhiều hiệu quả trong nghiên cứu tâm lý.- Thực nghiệm là quá trình tác động vào đối tượng một cách chủ động, trong những điều kiện đã được khống chế, để gây ra ở đối tượng những biểu hiện về quan hệ nhân quả, tính quy luật, cơ cấu, cơ chế của chúng, có thể lặp đi lặp lại nhiều lần và đo đạc, định lượng, định tính một cách khách quan các hiện tượng cần nghiên cứu.- Người ta thường nói tới hai loại thực nghiệm cơ bản là thực nghiệm trong phòng thí nghiệm và thực nghiệm tự nhiên.2.3 Phương pháp trắc nghiệm (Test) :+ Test là một phép thử để "đo lường" tâm lý đã được chuẩn hoá trên một số lượng người đủ tiêu biểu.+ Ưu điểm cơ bản của test là:-Test có khả năng làm cho hiện tượng tâm lý cần đo được trực tiếp bộc lộ qua hành động giải bài tập test.-Có khả năng tiến hành nhanh, tương đối đơn giản bằng giấy, bút, tranh vẽ…-Có khả năng lượng hoá, chuẩn hoá chỉ tiêu tâm lý cần đo.+ Tuy nhiên test cũng có những khó khăn, hạn chế:-Khó soạn thảo một bộ test đảm bảo tính chuẩn hoá.Test chủ yếu cho ta kết quả, ít bộc lộ quá trình suy nghĩ của nghiệm thể để đi đến kết quả. Cần sử dụng phương pháp test như là một trong các cách chẩn đoán tâm lý con người ở một thời điểm nhất định.2.4 Phương pháp điều traLà phương pháp dùng một số câu hỏi nhất loạt đặt ra cho một số lớn đối tượng nghiên cứu nhằm thu thập ý kiến chủ quan của họ về một vấn đề nào đó. Có thể trả lời viết (thường là như ậy), nhưng cũng có thể trả lời

Page 4: Tâm Lý Học Đại Cương

miệng và có người ghi lại. Có thể điều tra thăm dò chung hoặc điều tra chuyên đề để đi sâu vào một số khía cạnh. IV. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ1. Tâm lý học trở thành một môn khoa học độc lậpThế kỷ XIX, nền sản xuất lớn đã phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy nhiều lĩnh vực khoa học phát triển, tạo điều kiện cho Tâm lý học trở thành một ngành khoa học độc lập. Trước hết phải kể đến thuyết tiến hóa của Darwin Charles (1890 – 1882) người Anh, thuyết tâm lý học các giác quan của Helmholtz (1821 – 1892) người Đức, thuyết Tâm vật lý học của Feisner (1801 – 1887) và Veber (1795 – 1878), Tâm lý học phát sinh, phát triển của Galto (1882 – 1911) người Anh và công trình nghiên cứu về tâm thần của bác sĩ Charcot (1825 – 1893) người Pháp,…Đối với Tâm lý học thể kỷ XIX, đặc biệt nhấn mạnh đến nhà Tâm lý học người Đức Wihelm Wundt (1832 – 1920), người đã sáng lập ra phòng Tâm lý đầu tiên trên thế giới tại thành phố Leipzip và một năm sau đó, trở thành viện Tâm lý học đấu tiên của thế giới. Tâm lý học trở thành một môn khoa học độc lập do công sức của nhiều nhà khoa học qua nhiều thế kỷ. Nhưng W.Wundt đã có công to lớn trong việc quyết định các điều kiện cần thiết cho sự ra đời của một ngành khoa học. Khẳng định đối tượng cua khoa học, có cán bộ nghiên cứu, có phương pháp nghiên cứu tương ứng, có phương tiện nghiên cứu, có thông tin khoa học, các công trình nghiên cứu có giá trị lý luận và giá trị thực tiễn.Điều đáng tiếc là lý luận Tâm lý học của W.Wundt không chỉ ra được nguồn gốc phát sinh, động lực phát triển và các chức năng, vai trò của tâm lý. Do đó, đã không giúp ích được gì nhiều cho việc điều khiển tâm lý, không thể nói tới việc giáo dục, hình thành tâm lý. Trong khi đó, nền sản xuất đương thời đang phát triển, đòi hỏi giáo dục phải cung cấp cho nó những con người đáp ứng các nhu cầu của cuộc phát triển kinh tế - xã hội. Chính vì lẽ đó, nhiều nhà Tâm lý học đã rơi bỏ con đường nghiên cứu mang tình duy vật chủ quan để tìm các con đường phát triển khác cho Tâm lý học.Đầu thế kỷ XX, xuất hiện ba dòng Tâm lý học khách quan: Tâm lý học hành vi, Tâm lý học cấu trúc và Phân tâm học. Trong thế kỷ XX còn có những dòng Tâm lý học khác nữa như Tâm lý học nhân văn, Tâm lý học nhận thức. Đặc biệt, sau cách mạng tháng 10 – 1917 thành công ở Nga, dòng Tâm lý học hoạt động đã đem lại những bước ngoặc lịch sử đáng kể trong Tâm lý học.2. Các quan điểm cơ bản trong Tâm lý học hiện đại2.1 Tâm lý học hành viTâm lý học hành vi do John Broadus Watson (1878 – 1958) người Mỹ chủ trương không mô tả hay giảng giải về các trạng thái ý thức của con người, mà chỉ cần nghiên cứu về các trạng thái ý thức của con người mà chỉ cần nghiên cứu hành vi của họ là đủ. Hành vi được quan niệm là tổng số các cử động bề ngoài được nảy sinh để đáp lại một kích thích nào đó theo công thức kích thức – phản ứng (S – R). Các cử động này thể hiện chức năng thích nghi với môi trường xung quanh, theo phương pháp “thử - sai”.Các học trò của Watson đã đưa thêm vào công thức S – R những biến số trung gian như: nền văn hóa, nhu cầu, trạng thái chờ đợi,… công thức được đổi thành: S – X – R. Nhưng về cơ bản, chủ nghĩa hành vi vẫn mang tính máy móc, thực dụng không phản ánh được cuộc sống thức của con người trong xã hội với những điều kiện lịch sử cụ thể của mỗi người.2.2 Tâm lý học cấu trúc (Tâm lý học Gestalt)Do bộ ba Max Wertheimer (1880 - 1943) , Wolfgarg Kohler (1887 - 1967) và Kurt Koffka (1886 – 1947) lập ra

Page 5: Tâm Lý Học Đại Cương

ở Đức. Đây là dòng Tâm lý học khách quan chuyên nghiên cứu tri giác và ít nhiều nghiên cứu tư duy. Họ đi sâu nghiên cứu các quy luật về tính ổn định và tính trọn vẹn của tri giác, quy luật bừng sáng của tư duy. Trên cơ sở thực nghiệm, các nhà Tâm lý học Gestalt đã khẳng định các uy luật của tri giác, tư duy, tâm 1ý của con người do các cấu trúc tiền định của não quyết định. Khuyết điểm của họ là ít chú ý đến vốn sống, kinh nghiệm xã hội,…2.3 Phân tâm họcCòn gọi là Tâm lý học Sigmund Freud do bác sĩ người Áo Sigmund Freud xây dựng nên. Luận điểm cơ bản của S.Freud là chia nhân cách con người thành ba khối: cái ấy, cái tôi, cái siêu tôi. Cái ấy bao gồm các bản năng vô thức, trong đó bản năng tình dục giữ vai trò quan trọng, trung tâm, đảm bảo năng lượng cho toàn bộ đời sống tâm lý và các hành vi của con người. Cái siêu tôi là những gì được coi là chuẩn mực xã hội, đạo đức, những quy tắc hành xử phải biết; hoạt động theo nguyên tắc kiềm chế. Cái tôi là phần quá độ, hoạt động theo hướng hiện thực, điều chỉnh sao cho vừa có thể thỏa mãn cái tôi, vừa phù hợp với cái siêu tôi.Phân tâm học quá đề cao bản năng cái vô thức trong đời sống tâm lý của con người, họ không công nhận chân lý khoa sau: tâm lý người về bản chất là tâm lý ý thức.Ba dòng Tâm lý học trên đã góp phần tấn công vào dòng chủ quan của Tâm lý học, đưa Tâm lý học phát triển theo hướng khách quan, nhưng họ đã bỏ qua các mối quan hệ bản chất của con người.2.4 Tâm lý học nhân vănTrường phái này do Carl Rogers (1902 - 1987) người Mỹ và Abraham Maslow sáng lập. Các nhà Tâm lý học nhân văn quan niệm rằng: bản chất con người vốn tốt đẹp, có lòng vị tha và có tiềm năng kỳ diệu. A.Maslow đã nêu năm mức độ nhu cầu của con người xếp theo thứ tự từ thấp đến cao: - Nhu cầu sinh lý cơ bản- Nhu cầu an toàn- Nhu cầu văn hóa – xã hội- Nhu cầu được kính trọng- Nhu cầu thực hiện hóa bản thânC.Rogers cho rằng con người ta cần đối xử với nhau hết sức tế nhị, biết cởi mở, biết lắng nghe nhau và chờ đợi, cảm thông nhau. Tâm lý học cần phải giúp con ngươi tìm ra được bản ngã đích thực của mình để có thể sống một cách thoải mái, cởi mở, sáng tạo. Tâm lý học nhân văn đề cao những trải nghiệm chủ quan của bản thân, mà thiếu vắng con người trong hoạt động thực tiễn vì tách con người khỏi các mối quan hệ xã hội.2.5 Tâm lý học nhận thứcĐại diện sáng giá cho trường phái này là Jean Piaget (1896 - 1980). Đối tượng nghiên cứu của Tâm lý học nhận thức là hoạt động nhận thức của con người trong mối quan hệ với môi trướng, với cơ thể và não bộ. Trường phái này đã phát hiện được nhiều sự kiện khoa học có giá trị đạt tới một trình độ mới như tri giác, trí nhớ, tư duy, ngôn ngữ.Họ cũng xây dựng nhiều phương pháp nghiên cứu cụ thể nhằm góp phần hiện đại hóa khoa học tâm lý. Tuy nhiên, coi nhận thức của con người là sự nỗ lực của ý chí để đưa đến thay đổi kinh nghiệm, tri thức của chủ thể nhằm thích nghi, cân bằng với môi trường là hạn chế của Tâm lý học nhận thức, bởi chưa thấy hết ý nghĩa tích cực và ý nghĩa thực tiễn của hoạt động nhận thức.Những trướng phái Tâm lý học trên đều có những đóng góp nhất định cho sự hình thành và phát triển của Tâm

Page 6: Tâm Lý Học Đại Cương

lý học. Nhưng vì hạn chế lịch sử nhất định nên vẫn chưa đầy đủ về con người, về hoạt động tâm lý của con người.2.6 Tâm lý học hoạt độngDòng Tâm lý học hoạt động do các nhà Tâm lý học Xô viết sáng lập như: L.X.Vuigotxki (1896 - 1934), X.L. Rubinstein (1899 - 1960), A.N. Leotiev (1903 - 1979), A.R. Luria,… đã khắc phục những hạn chế trên. Tâm lý học hoạt động lấy triết học Marx - Lenin làm cơ sở phương pháp luận, lấy phạm trù hoạt động có ý thức trong hệ thống lý luận Marxist làm mẫu để nghiên cứu đời sống con người. Tâm lý học hoạt động cho rằng: tâm lý là sự phản ánh thế giới khách quan vào não thông qua hoạt động, tâm lý người mang tính chủ thể, có bản chất xã hội, tâm lý người đượng hình thành , phát triển trong hoạt động và giao lưu của con người trong xã hội loài người.

"If the only tool you have is a hammer, you tend to see every problem as a nail" Abraham Maslow“I do not want to discover what psyche is by cutting out a pair of quotations. I want to learn from the whole of Marx’s method how to build the science, how to approach the investigation of the psyche.”Vygotsky

(This post was last modified: 09-28-2010 12:30 AM by cửa Chánh Đông.)

09-23-2005 10:35 AM

Chương 2TÂM LÝ NGƯỜI

I. BẢN CHẤT CỦA HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ NGƯỜICó nhiều quan niệm khác nhau về bản chất hiện tượng tâm lý người:* Quan niệm duy tâm khách quan: tâm lý người là do thượng đế tạo ra và “thổi” vào thể xác con người. Tâm lý người không phụ thuộc vào thế giới khách quan cũng như điều kiện thực tại của cuộc sống, tâm lý người là hiện thân “ý niệm tuyệt đối” của thượng đế. * Quan niệm duy tâm chủ quan: tâm lý con người là một trạng thái tinh thần sẵn có ở trong mỗi con người, không gắn gì với thế giới bên ngoài và cũng không phụ thuộc vào cơ thể. Bằng phương pháp nội quan, mỗi người tự quan sát, tự thể nghiệm tâm lý của bản thân, rồi suy diễn chủ quan về tâm lý người khác. Quan niệm đó không giải thích được bản chất hiện tượng tâm lý người, dẫn tới chỗ thần bí hóa tâm lý người, cho nó là cái không nghiên cứu được (bất khả tri).* Quan niệm duy vật tầm thường: tâm lý cũng như mọi sự vật hiện tượng đều được cấu tạo từ vật chất, do vật chất trực tiếp sinh ra giống như gan tiết ra mật. Quan niệm này đồng nhất cái vật lý, cái sinh lý với cái tâm lý, phủ nhận vai trò chủ thể, tính tích cực năng động của tâm lý, ý thức, phủ nhận bản chất xã hội và tính lịch sử của tâm lý con người.* Quan niệm của tâm lý học macxit về bản chất hiện tượng tâm lý người: tâm lý người là chức năng của bộ não, là sự phản ánh hiện thực khách quan vào bộ não người thông qua chủ thể mỗi con người, tâm lý người bản chất xã hội và mang tính lịch sử. 1. Tâm lý người là chức năng của bộ não

Page 7: Tâm Lý Học Đại Cương

+ Não người là tổ chức vật chất phát triển cao nhất có khả năng nhận tác động từ hiện thực khách quan để tạo ra các dấu vết vật chất trên nó (các quá trình sinh lý - sinh hóa diễn ra trong các tế bào não). Từ các dấu vết này nảy sinh những hình ảnh tâm lý/hình ảnh tinh thần trên não. + Não người hoạt động theo cơ chế phản xạ. Phản xạ là những phản ứng của cơ thể nhằm đáp lại các kích thích từ ngoại giới vào cơ thể con người. Phản xạ có ba khâu:- Khâu thứ nhất - nhận cảm: Cơ thể nhận kích thích từ bên ngoài tạo thành hưng phấn theo đường hướng tâm dẫn truyền vào não. - Khâu giữa: Quá trình thần kinh diễn ra trên não và tạo ra hoạt động tâm lý. Khi nảy sinh trên não, cùng với quá trình sinh lý của não, hoạt động tâm lý thực hiện chức năng định hướng, điều khiển, điều chỉnh hành vi của cơ thể. - Khâu kết thúc: Xung động thần kinh được dẫn truyền từ trung ương thần kinh theo đường ly tâm (dẫn ra) gây nên phản ứng của cơ thể. Như vậy, các hiện tượng tâm lý người đều có cơ sở sinh lý là hệ thống chức năng thần kinh cơ động của toàn bộ não. Tâm lý người là chức năng của não. Nói cách khác, về mặt cơ chế, thì tâm lý hoạt động theo cơ chế phản xạ của bộ não. Điều đó cũng cho thấy hoạt động bình thường của não là một trong những điều kiện tất yếu đảm bảo cho hoạt động tâm lý diễn ra bình thường. Hoạt động tâm lý và hoạt động sinh lý gắn bó chặt chẽ với nhau, chi phối lẫn nhau. 2. Tâm lý người sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người thông qua chủ thể+ Trong quá trình vận động không ngừng của thế giới, các sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan sẽ tác động lẫn nhau để lại dấu vết tác động trên cả vật tác động và vật chịu tác động. Dấu vết đó gọi là sự phản ánh. Như vậy phản ánh là sự ghi lại dấu vết (hình ảnh) tác động qua lại giữa hai hệ thống với nhau (hệ thống tác động và hệ thống chịu tác động). + Phản ánh diễn ra từ đơn giản đến phức tạp và có sự chuyển hóa lẫn nhau: từ phản ánh cơ, lý, hóa, sinh vật đến phản ánh xã hội, trong đó có phản ánh tâm lý. + Phản ánh tâm lý là một loại phản ánh đặc biệt. Cụ thể: - Phản ánh tâm lý được tạo ra một cách đặc biệt, không giống như các dạng phản ánh vật chất khác. Khi có sự vật, hiện tượng từ hiện thực khách quan tác động vào não sẽ tạo ra các dấu vết vật chất trên nó (các quá trình sinh lý - sinh hóa diễn ra trong các tế bào não). Tại các dấu vết vật chất này nảy sinh những hình ảnh tâm lý (hình ảnh tinh thần) về sự vật, hiện tượng đang tác động. Khả năng nhận tác động từ hiện thực khách quan để tạo ra dấu vết vật chất, từ đó tạo ra phản ánh tâm lý là khả năng riêng có của não. - Phản ánh tâm lý tạo ra hình ảnh tâm lý như một “bản sao” về thế giới. Tuy nhiên, hình ảnh tâm lý khác về chất so với các hình ảnh cơ, vật lý, sinh vật... ở chỗ: Tính sinh động, sáng tạo cao. Thí dụ: Hình ảnh tâm lý về bông hoa trong trong đầu một người trồng hoa khác xa với hình ảnh vật lý “chết cứng” của bông hoa đó trước một cái gương. Tính chủ thể (tính riêng, tính cá nhân). Mỗi cá nhân khi tạo ra hình ảnh tâm lý về thế giới bao giờ cũng đưa vốn hiểu biết, vốn kinh nghiệm của mình... vào trong hình ảnh đó, làm cho nó mang đậm màu sắc chủ quan. Con người phản ánh thế giới thông qua “lăng kính chủ quan” của mình. Tính chủ thể trong phản ánh tâm lý thể hiện ở những điểm sau: Cùng một hiện thực khách quan tác động vào những chủ thể khác nhau sẽ tạo ra trong đầu óc mỗi chủ

Page 8: Tâm Lý Học Đại Cương

thể những hình ảnh tâm lý có mức độ, sắc thái khác nhau. Cùng một hiện thực khách quan tác động vào một chủ thể duy nhất nhưng ở vào những thời điểm khác nhau, những hoàn cảnh khác nhau, trạng thái cơ thể và tinh thần khác nhau cũng sẽ tạo ra những hình ảnh tâm lý có mức độ, sắc thái khác nhau. Chính chủ thể mang hình ảnh tâm lý là người cảm nhận, thể hiện nó rõ nhất. Tính chủ thể trong tâm lý thể hiện rõ nhất trong sự khác biệt về hành vi của mỗi cá nhân. Hành vi của mỗi cá nhân mang tính độc đáo, không lặp lại thể hiện rõ “cái tâm lý” điều khiển nó mang tính riêng biệt. Nguyên nhân của tính chủ thể: Sự khác biệt cá nhân về cơ thể, hệ thần kinh, não bộ. Sự khác biệt cá nhân hoàn cảnh sống, điều kiện giáo dục. Sự khác biệt cá nhân về tính tích cực hoạt động. Bài học: Khi nghiên cứu, tìm hiểu tâm lý người khác phải chú ý tới các nhân tố tác động sự hình thành bộ mặt tâm lý đó. Trong các hoạt động, quan hệ cần quán triệt nguyên tắc sát đối tượng. 3. Tâm lý người có bản chất xã hội - lịch sử+ Loài vật cũng có tâm lý nhưng tâm lý người khác xa về chất so với tâm lý của loài vật ở chỗ tâm lý người có bản chất xã hội và mang tính lịch sử. + Bản chất xã hội và mang tính lịch sử của tâm lý người thể hiện như sau:- Nơi trú ngụ của tâm lý người là não người. Não người không chỉ là sản phẩm tiến hóa của giới tự nhiên mà còn là kết quả của quá trình tiến hóa về mặt xã hội của loài người. Hoạt động lao động với tư cách là cái riêng có của loài người là điều kiện xã hội để chuyển hóa vượn thành người, não vượn thành não người.- Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người. Ở đây, hiện thực khách quan không chỉ là những sự vật, hiện tượng tự nhiên mà còn có cả các quan hệ đặc thù của xã hội loài người (các quan hệ kinh tế, đạo đức, pháp quyền, văn hóa...). Những quan hệ này quyết định bản chất xã hội của tâm lý người. Mọi trường hợp trẻ em bị cách ly khỏi các quan hệ xã hội của loài người (do loài vật nuôi từ bé) sẽ chỉ có tâm lý của loài vật nuôi nó chứ không có tâm lý của loài người. - Tâm lý của mỗi cá nhân là kết quả của quá trình lĩnh hội, tiếp thu vốn kinh nghiệm xã hội, nền văn hóa biến thành cái riêng của mỗi con người. Vì vậy, trong tâm lý cá nhân vừa có cái chung của loài người, vừa có cái riêng của từng cá nhân. - Tâm lý của mỗi người hình thành, phát triển và biến đổi cùng với sự phát triển của lịch sử cá nhân, cộng đồng và dân tộc. Vì vậy, tâm lý cá nhân chịu sự chế ước của lịch sử cá nhân và lịch sử cộng đồng. Mỗi thời đại có con người của riêng mình. Mỗi cá nhân vừa là sản phẩm của chính mình, của cộng đồng nơi mình sống và của thời đại mình sống.

"If the only tool you have is a hammer, you tend to see every problem as a nail" Abraham Maslow“I do not want to discover what psyche is by cutting out a pair of quotations. I want to learn from the whole of Marx’s method how to build the science, how to approach the investigation of the psyche.”Vygotsky

(This post was last modified: 09-28-2010 12:32 AM by cửa Chánh Đông.)

Page 9: Tâm Lý Học Đại Cương

Chương 2TÂM LÝ NGƯỜI

(tiếp theo)

II. Ý THỨC – HÌNH THỨC PHẢN ÁNH TÂM LÝ CAO NHẤTMọi phản ánh tâm lý và hiện tượng tâm lý của con người đều có liên quan đến ý thức, có sự thống nhất với ý thức và phụ thuộc vào ý thức1. Khái niệm ý thứcTrong quá trình tiến hóa của sinh vật, mốc phân biệt rõ ràng nhất giữa con vật và con người là ý thức. Ý thức là một cấp độ phản ánh tâm lý đặc trưng, cao cấp, chỉ có ở con người.Ý thức là hình thức phản ánh tâm lý cao nhất chỉ có ở người, là sự phản ánh bằng ngôn ngữ những gì con người đã tiếp thu được trong quá trình quan hệ qua lại với thế giới khách quan.Tự ý thức là mức độ phát triển cao của ý thức. Khả năng tự ý thức là khả năng tự nhận thức về mình, tự xác định thái độ đối với bản thân, tự điều khiển, điều chỉnh, tự hoàn thiện mình.2. Các thuộc tính cơ bản của ý thứcÝ thức thể hiện năng lực nhận thức cao nhất của con người về thế giới.Ý thức thể hiện thái độ của con người đối với thế giớiÝ thức thể hiện năng lực điều khiển, điều chỉnh của con ngườiTrên cơ sở nhận thức bản chất khái quát và tỏ thái độ với thế giới, ý thức điều khiển, điều chỉnh hành vi của con người đạt tới mục đích đề ra.3. Cấu trúc của ý thức3.1. Mặt nhận thứcCác quá trình nhận thức cảm tính mang lại những tài liệu đầu tiên cho ý thức, là tầng bậc thấp của ý thức.Quá trình nhận thức lý tính là cấp bậc tiếp theo trong mặt nhận thức của ý thức, đam lại cho con người những hiểu biết bản chất, khái quát về thực tại khách quan. Đây là nội dung rất cơ bản của ý thức, giúp con người hình dung ra trước kết quả hoạt động và hoạch định kế hoạch hành vi.3.2. Mặt thái độ của ý thứcThái độ lựa chọn, cảm xúc, đánh giá của chủ thể đối với thế giới.3.3. Mặt năng động của ý thứcÝ thức điều khiển, điều chỉnh hoạt động của con người, làm cho hoạt động của con người có ý thức. Đó là quá trình con người vận dụng những hiểu biết và tỏ thái độ của mình nhằm thích nghi, cải tạo thế giới và cải biến bản thân.Trong ý thức, ba mặt trên thống nhất hữu cơ với nhau, điều khiển hoạt động có ý thức của con người.4. Vai trò của lao động đối với sự hình thành ý thứcLao động đòi hỏi con người phải thấy trước kết quả, biết phân tích xem cái gì đã có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể lấy được, hoặc cái gì cần và có thể biến đổi được để thỏa mãn nhu cầu nào đó của

Page 10: Tâm Lý Học Đại Cương

bản thân hoặc của cộng đồng, có nghĩa là đặt ra được mục đích lao động và thực hiện mục đích này. Từ đó con người có ý thức về cái mình làm ra.Trong lao động, con người phải chế tạo và sử dụng các công cụ lao động, tiến hành các thao tác và hành động lao động, tác động vào đối tượng lao động để làm ra sản phẩm. Ý thức của con người được hình thành và thể hiện trong quá trình lao động.Kết thúc quá trình lao động, con người có ý thức đối chiếu sản phẩm làm ra với mô hình tâm lý của sản phẩm mà mình đã hình dung ra trước, để hoàn thiện, đánh giá sản phẩm đó.Như vậy, ý thức được hình thành và biểu hiện trong suốt quá trình lao động của con người, thống nhất với quá trình lao động và sản phẩm lao động do mình làm ra.5. Vai trò ngôn ngữ và giao tiếp đối với hình thành ý thứcNhờ có ngôn ngữ ra đời cùng với lao động mà con người có công cụ để xây dựng, hình dung ra mô hình tâm lý của sản phẩm và cách làm ra sản phẩm đó. Hoạt động ngôn ngữ giúp con người có ý thức về việc sử dụng công cụ lao động, tiến hành hệ thống các thao tác hành động để làm ra sản phẩm. Ngôn ngữ cũng giúp con người phân tích, đối chiếu sản phẩm mình làm ra.Trong quá trình lao động và hoạt động tập thể, nhờ ngôn ngữ và giao tiếp mà con người thông báo, trao đổi thông tin với nhau, phối hợp với nhau để cùng làm ra sản phẩm. Nhờ có ngôn ngữ và giao tiếp mà con người có ý thức về bản thân mình, ý thức về người khác.6. Sự hình thành ý thức và tự ý thức cá nhânÝ thức của cá nhân được hình thành trong hoạt động và thể hiện trong sản phẩm hoạt động của cá nhân. Sản phẩm của hoạt động chứa đựng bộ mặt tâm lý, ý thức của cá nhân. Bằng các hoạt động đa dạng và phong phú trong cuộc sống thực tiễn, cá nhân hình thành, phát triển tâm lý, ý thức của mình.Ý thức của cá nhân được hình thành trong mối quan hệ giao tiếp của cá nhân đối với người khác, với xã hội.Ý thức của cá nhân được hình thành bằng con đường tiếp thu nền văn hóa xã hội, ý thức xã hội.Ý thức của cá nhân được hình thành bằng con đường tự nhận thức, tự đánh giá, tự phân tích hành vi của mình.7. Các cấp độ của ý thức7.1 cấp độ chưa ý thứcHiện tượng tâm lý không ý thức, chưa nhận thức được gọi là vô thứcVô thức là hiện tượng tâm lý ở tầng bậc chưa ý thức, nơi ý thức không thực hiện được chức năng của mình. Vô thức bao gồm nhiều hiện tượng tâm lý: Vô thức tự nhiên Vô thức nhân tạo Vô thức bệnh Trực giác (dạng trung gian giữa ý thức và tự ý thức) Tiềm thức (hiện tượng tâm lý bắt đầu vốn có ý thức nhưng do lặp đi lặp lại nhiều lần đã chuyển thành dạng dưới ý thức7.2. Cấp độ ý thức, tự ý thứcỞ cấp độ ý thức, con người nhận thức, tỏ thái độ, có chủ tâm và dự kiến trước được hành vi của mình.Tự ý thức là mức độ phát triển cao của ý thức. Biểu hiện:

Page 11: Tâm Lý Học Đại Cương

Có sự tự nhận thức về bản thân Có thái độ đối với bản thân: tự nhận xét, tự đánh giá7.3. Cấp độ ý thức nhóm, ý thức tập thểTrong quan hệ giao tiếp và hoạt động, ý thức của cá nhân sẽ phát triển dần đến cấp độ ý thức xã hội, ý thức nhóm, ý thức tập thểCác cấp độ khác nhau của ý thức luôn tác động lẫn nhau, chuyển hóa và bổ sung cho nhau làm tăng tính đa dạng và sức mạnh của ý thức.

"If the only tool you have is a hammer, you tend to see every problem as a nail" Abraham Maslow“I do not want to discover what psyche is by cutting out a pair of quotations. I want to learn from the whole of Marx’s method how to build the science, how to approach the investigation of the psyche.”Vygotsky

(This post was last modified: 09-28-2010 12:35 AM by cửa Chánh Đông.)

Chương 2

TÂM LÝ NGƯỜI(tiếp theo)

III. HOẠT ĐỘNG VÀ TÂM LÝ1. Khái niệm chung về hoạt độngBất kì sự vật, hiện tượng nào cũng luôn vận động. Bằng vận động và thông qua vận động mà sự vật, hiện tượng tồn tại và thể hiện đặc tính của nó. Vận động là thuộc tính vốn có, là phương thức tồn tại của sự vật và hiện tượng (ở con người là hoạt động)Hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người và thế giới (khách thể) để tạo ra sản phẩm cả về phía thế giới và cả về phía con người (chủ thể). Trong mối quan hệ đó, có hai quá trình diễn ra đồng thời, bổ sung và thống nhất với nhau:Quá trình đối tượng hóa: chủ thể chuyển năng lực và các phẩm chất tâm lý của mình thành sản phẩm của hoạt động, tâm lý người được bộc lộ, khách quan hóa trong quá trình làm ra sản phẩm. -> quá trình xuất tâmQuá trình chủ thể hóa: con người chuyển nội dung khách thể (quy luật, bản chất, đặc điểm… của khách thể) vào bản thân mình, tạo nên tâm lý, ý thức, nhân cách của bản thân. -> quá trình nhập tâmNhư vậy, trong hoạt động, con người vừa tạo ra sản phẩm về thế giới, vừa tạo ra tâm lý, ý thức của mình (tâm lý, ý thức, nhân cách được bộc lộ, hình thành và phát triển trong hoạt động)2. Những đặc điểm của hoạt độngĐối tượng: là cái con người cần làm ra, cần chiếm lĩnh, có khả năng thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người, đó là động cơ thúc đẩy con người hoạt động

Page 12: Tâm Lý Học Đại Cương

Chủ thể: chủ thể là con người có ý thức tác động vào khách thể - đối tượng của hoạt động.Chủ thể hoạt động có thể là cá nhân hoặc nhóm người.Mục đích: là biểu tượng về sản phẩm hoạt động có khả năng thỏa mãn nhu cầu nào đó của chủ thể, điều khiển, điều chỉnh hoạt động. Tính mục đích gắn liền với tính đối tượng, tính mục đích luôn bị chế ước bởi nội dung xã hội.Hoạt động vận hành theo nguyên tắc gián tiếp. Trong hoạt động, con người phải sử dụng những công cụ nhất định: công cụ lao động và công cụ tâm lý (tiếng nói, chữ viết, kinh nghiệm, hình ảnh tâm lý). Đó chính là những công cụ giữ chức năng trung gian giữa chủ thể và đối tượng hoạt động, tạo ra tính gián tiếp của hoạt động.Điều này chỉ ra sự khác biệt về chất giữa hoạt động của con người với hành vi bản năng của con vật.3. Các loại hoạt độngPhương diện cá thể: hoạt động vui chơi, học tập, lao động, xã hộiPhương diện sản phẩm: hoạt động thực tiễn và lý luậnCách phân loại khác: hoạt động biến đổi, nhận thức, định hướng giá trị, giao lưu.4. Cấu trúc của hoạt độngHoạt động luôn nhằm thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người. Khi nhu cầu gặp đối tượng thì trở thành động cơ. Đối tượng là cái vật thể hóa nhu cầu, là động cơ đích thực của hoạt động. Vậy, hoạt động là quá trình hiện thực hóa động cơ. Động cơ là mục đích chung, mục đích cuối cùng của hoạt động. Bất kỳ hoạt động nào cũng có động cơ tương ứng. Động cơ có thể tồn tại ở dạng tinh thần, bên trong chủ thể, hoặc động cơ còn được vật thể hóa ra bên ngoài, mang hình thức tồn tại vật chất, hiện thực bên ngoài.Quá trình hiện thực hóa động cơ được tiến hành từng bước, từng khâu để đạt được mục đích xác định trong những hoàn cảnh cụ thể. Các quá trình đó được gọi là hành động. hành động là quá trình bị chi phối bởi biểu tượng về kết quả phải đạt được, nghĩa là quá trình nhằm vào mục đích để dần dần tiến tới hiện thực hóa động cơ. Vì vậy, hành động là thành phần cấu tạo của hoạt động.. hoạt động chỉ có thể tồn tại dưới hình thức những hành động hay một chuỗi hành động.Chủ thể chỉ có thể đạt được mục đích bằng các phương tiện trong các điều kiện xác định. Mỗi phương tiện quy định cách thức hành động – thao tác. Thao tác là đơn vị nhỏ nhất của hoạt động, không có mục đích riêng mà thực hiện mục đích hành động, đồng thời phụ thuộc chặt chẽ vào phương tiện, điều kiện cụ thể.Cấu trúc vĩ mô của hoạt động bao gồm 6 thành tố:Về phía chủ thể: hoạt động – hành động – thao tác (đơn vị thao tác của hoạt động)Về phía đối tượng: động cơ – mục đích – phương tiện (nội dung đối tượng của hoạt động)Sự tác động qua lại giữa chủ thể và đối tượng, giữa đơn vị thao tác và nội dung đối tượng của hoạt động tạo ra sản phẩm của hoạt động.

IV. GIAO TIẾP VÀ TÂM LÝ1. Khái niệm giao tiếpGiao tiếp là hoạt động xác lập và vận hành các quan hệ người – người để hiện thực hóa các quan hệ xã hội giữa chủ thể này với chủ thể khác.Mối quan hệ giao tiếp giữa con người với con người có thể xảy ra với các hình thức khác nhau:

Page 13: Tâm Lý Học Đại Cương

Giao tiếp giữa cá nhân với cá nhân. Giao tiếp giữa cá nhân với nhóm. Giao tiếp giữa nhóm với nhóm, nhóm với cộng đồng.2. Các loại giao tiếpCó nhiều cách phân loại giao tiếp:2.1 Theo phương diện: Giao tiếp vật chất: giao tiếp thông qua hành động với vật thể. Giao tiếp bằng tín hiệu phi ngôn ngữ: cử chỉ, điệu bộ, nét mặt… Giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếng nói, chữ viết): là hình thức giao tiếp đặc trưng cho con người.2.2 Theo khoảng cách: Giao tiếp trực tiếp: các chủ thể trực tiếp phát và nhận tín hiệu với nhau. Giao tiếp gián tiếp: qua thư từ, email, điện thoại…2.3 Theo quy cách: Giao tiếp chính thức: giao tiếp nhằm thực hiện nhiệm vụ chung theo chức trách, quy định, thể chế Giao tiếp không chính thức.3. Chức năng của giao tiếp3.1 Chức năng thông tin Qua giao tiếp, con người trao đổi, truyền đạt tri thức, kinh nghiệm với nhau. Mỗi cá nhân vừa là nguồn phát thông tin vừa là nơi tiếp nhận thông tin. Thu nhận và xử lý là một con đường quan trọng để phát triển nhân cách3.2 Chức năng cảm xúcGia tiếp không chỉ bộc lộ cảm xúc mà còn tạo ra những ấn tượng, những cảm xúc mới giữa các chủ thể. Vì vậy, giao tiếp là một trong những con đường hình thành tình cảm con người.3.3 Chức năng nhận thức lẫn nhau và đánh giá lẫn nhauTrong giao tiếp, mỗi chủ thể tự bộc lộ quan điểm, tư tưởng, thái độ, thói quen… của mình, do đó các chủ thể có thể nhận thức được về nhau, là m cơ sở đánh giá lẫn nhau. Trên cơ sở so sánh với người khác và ý kiến đánh giá của người khác, mỗi chủ thể có thể tự đánh giá được về bản thân mình.

"If the only tool you have is a hammer, you tend to see every problem as a nail" Abraham Maslow“I do not want to discover what psyche is by cutting out a pair of quotations. I want to learn from the whole of Marx’s method how to build the science, how to approach the investigation of the psyche.”Vygotsky

(This post was last modified: 09-28-2010 12:37 AM by cửa Chánh Đông.)

PHẦN II – CÁC HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ CƠ BẢN

Page 14: Tâm Lý Học Đại Cương

Chương 1HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC

Ba mặt cơ bản của đời sống tâm lý con người: nhận thức, tình cảm, hành động. Nhận thức là tiền đề của hai mặt kia và đồng thời có quan hệ chặt chẽ với chúng và với các hiện tượng tâm lý khác.Trong việc nhận thức thế giới, con người có thể đạt tới mức độ nhận thức khác nhau, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Căn cứ vào mức độ phản ánh có thể chia hoạt động nhận thức thành hai giai đoạn lớn: nhận thức cảm tính (bao gồm cảm giác, tri giác) và nhận thức lý tính (bao gồm tư duy, tưởng tượng).

A. Nhận thức cảm tínhNhận thức cảm tính là mức độ nhận thức đầu tiên, mức độ thấp nhất trong đó cảm giác là hình thức phản ánh tâm lý khởi đầu, là hình thức định hướng đầu tiên của cơ thể trong thế giới xung quanh. Trên cơ sở nảy sinh những cảm giác ban đầu mà có tri giác.Cảm giác và tri giác có mối liên quan chặt chẽ với nhau, chi phối lẫn nhau trong mức độ nhận thức “trực quan sinh động” về thế giới.I. Cảm giác1. Khái niệmCảm giác là một quá trình tâm lý phản ánh riêng lẻ từng thuộc tính bề ngoài của sự vật và hiện tượng khi chúng đang trực tiếp tác động vào các giác quan của ta.* Đặc điểm cảm giác- Cảm giác là một quá trình tâm lý, nghĩa là có nảy sinh, diễn biến và kết thúc. Kích thích gây ra các cảm giác là bản thân các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan.- Cảm giác phản ánh hiện thực khách quan một cách trực tiếp, nảy sinh diễn biến khi sự vật, hiện tượng của thế giới xung quanh trực tiếp tác động lên giác quan ta. Khi kích thích ngừng tác động thì cảm giác không còn nữa. - Cảm giác chỉ phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ, bề ngoài của sự vật và hiện tượng như: hình dáng, đường nét, màu sắc chứ không phản ánh được các sự vật, hiện tượng trong tính trọn vẹn của nó.Tuy là một hiện tượng tâm lý sơ đẳng, có chung ở cả con người lẫn con vật nhưng cảm giác của con người khác xa về chất so với cảm giác của con vật vì nó mang tính chất xã hội. * Tính chất xã hội thể hiện ở chỗ- Đối tượng phản ánh của cảm giác ở con người không phải chỉ là những sự vật, hiện tượng vốn có trong tự nhiên, mà còn bao gồm cả những sản phẩm do con người sáng tạo ra, nghĩa là có bản chất xã hội.- Cơ chế sinh lý của cảm giác ở con người không chỉ giới hạn ở hệ thống tín hiệu thứ nhất (tín hiệu, thuộc tính của sự vật), mà nó còn bao gồm các cơ chế thuộc hệ thống tín hiệu thứ hai (ngôn ngữ)- Ở con người, cảm giác là mức độ định hướng đầu tiên, sơ đẳng nhất, nhưng nó không phải là mức độ duy nhất và cao nhất như ở một số động vật.- Cảm giác của con người được phát triển mạnh mẽ và phong phú dưới ảnh hưởng của hoạt động và giáo dục. Ví dụ do ảnh hưởng của hoạt động nghề nghiệp mà người thợ nhuộm có thể phân biệt được 60

Page 15: Tâm Lý Học Đại Cương

màu đen khác nhau.2. Phân loại cảm giácDựa trên vị trí nguồn kích thích nằm ở bên ngoài hay bên trong cơ thể, người ta phân chia cảm giác thành hai loại:2.1 Những cảm giác bên ngoàia. Cảm giác nhìn (thị giác) nảy sinh do sự tác động của các sóng ánh sáng (sóng điện từ) phát ra từ các sự vật, có cơ sở sinh lý là cơ quan phân tích thị giác.Cảm giác nhìn cho biết những thuộc tính về hình dạng, độ lớn, khối lượng, độ xa, độ sáng, màu sắc của đối tượng. Cảm giác nhìn chiếm vị trí quan trọng nhất trong việc thu nhận thông tin từ thế giới bên ngoài (90% lượng thông tin từ bên ngoài đi vào não qua mắt).b. Cảm giác nghe (thính giác) nảy sinh do sự tác động của những sóng âm – những dao động của không khí gây nên, có cơ sở sinh lý là cơ quan phân tích thính giác.Cảm giác nghe phản ánh những thuộc tính của âm thanh như cường độ âm thanh (độ lớn – bé của âm thanh), âm sắc (màu sắc âm thanh – trầm, buồn, réo rắt…), cao độ (độ cao thấp của âm thanh)c. Cảm giác ngửi (khứu giác) nảy sinh do các phần tử của các chất bay hơi tác động lên màng ngoài của khoang mũi cùng không khí gây nên, phản ánh thuộc tính mùi của đối tượng.d. Cảm giác nếm (vị giác) nảy sinh do sự tác động của các thuộc tính hóa học của các chất hòa tan trong nước lên các cơ quan thụ cảm vị giác ở lưỡi, phản ánh thuộc tính vị của đối tượng.e. Cảm giác da (mạc giác) nảy sinh do những kích thích cơ học và nhiệt học tác động lên da, bao gồm 5 loại: cảm giác đụng chạm, cảm giác nén, cảm giác nóng, cảm giác lạnh và cảm giác đau.2.2 Những cảm giác bên tronga. Cảm giác vận động và cảm giác sờ mó- Cảm giác vận động là cảm giác phản ánh những biến đổi xảy ra trong các cơ quan vận động. Khi các cơ, gân, khớp xương trong cơ thể bị kích thích sẽ tạo nên cảm giác vận động, nó tham gia vào sự vận động của cơ thể. Cảm giác vận động báo hiệu về mức độ co giãn của cơ và về vị trí các phần cơ thể.- Sự kết hợp giữa cảm giác vận động và cảm giác đụng chạm tạo thành cảm giác sờ mó. Bàn tay với tư cách là một cơ quan sờ mó đã phát triển đầy đủ và trở thành công cụ lao động và nhận thức.b. Cảm giác thăng bằngLà cảm giác phản ánh vị trí và những chuyển động của đầu, cho ta biết vị trí phương hướng chuyển động của đầu ta so với phương của trọng lực. Cơ quan của cảm giác thăng bằng (ba ống bán khuyên) nằm ở tai trong có liên quan chặt chẽ với các nội quan. Khi cơ quan thăng bằng bị kích thích quá mức thì gây ra chóng mặt và nôn mửa.c. Cảm giác cơ thểLà loại cảm giác phản ánh tình trạng hoạt động của các nội tạng, gồm các cảm giác đói, no, khát, buồn nôn, đau ở các cơ quan bên trong (đau dạ dày…) và những cảm giác có liên quan đến quá trình tuần hoàn, hô hấp.d. Cảm giác rungLà cảm giác đặc biệt do các dao động của không khí tác động lên bề mặt của thân thể gây nên (do các vật thể bị rung động hay chuyển động), phản ánh sự rung động của các sự vật.3. Quy luật cơ bản của cảm giác

Page 16: Tâm Lý Học Đại Cương

a. Quy luật về quán tính (sức ì) của cảm giác:Khi kích tác động vào giác quan, cảm giác chưa xuất hiện ngay mà nó đòi hỏi một khoảng thời gian nào đó. Khoảng thời gian kể từ khi kích thích tác động vào giác quan đến khi xuất hiện cảm giác gọi là giai đoạn ẩn của cảm giác. Cảm giác cũng chưa mất đi ngay khi kích thích ngừng tác động. Khoảng thời gian từ khi kích thích ngừng tác động đến khi cảm giác mất hẳn gọi là khoảng sau tác động của cảm giác. b. Quy luật về ngưỡng cảm giácCảm giác nảy sinh khi có kích thích tương ứng tác động vào các cảm giác quan (ánh sáng tác động vào mắt, vị tác động vào lưỡi…), nhưng không phải mọi kích thích tác động vào các giác quan đều gây nên cảm giác: kích thích quá yếu không tạo nên cảm giác (hạt bụi rơi trên cánh tay), kích thích quá mạnh có thể dẫn đến mất cảm giác (ngọn đèn pha chiếu thẳng vào mắt).Để gây ra được cảm giác thì kích thích phải có cường độ nằm trong một giới hạn nhất định. Giới hạn mà ở đó kích thích gây ra được cảm giác gọi là ngưỡng cảm giác, bao gồm:+ Ngưỡng cảm giác phía dưới (ngưỡng tuyệt đối): là cường độ kích thích tối thiểu đủ để gây được cảm giác.+ Ngưỡng cảm giác phía trên: là cường độ kích thích tối đa mà ở đó vẫn còn gây được cảm giác.Ví dụ: ngưỡng cảm giác phía dưới và phía trên của cảm giác nhìn là những sóng ánh sáng có bước sóng tương ứng là 390mM (micromet) và 780mM; của âm thanh là những sóng âm thanh có tần số 16 hec và 20.000 hec.Trong phạm vi giữa ngưỡng cảm giác phía dưới và phía trên – gọi là vùng cảm giác được – có một vùng phản ánh tốt nhất.Ví dụ: vùng phản ánh tốt nhất của thị giác là những sóng ánh sáng có bước sóng là 565mM, của thính giác là những âm thanh có tần số là 1000 hec.Cảm giác còn phản ánh sự khác nhau giữa các kích thích. Nhưng không phải mọi sự khác nhau nào của các kích thích cũng đều được phản ánh. Cần phải có một tỉ số chênh lệch tối thiểu về cường độ hay về tính chất thì ta mới cảm thấy có sự khác nhau giữa hai kích thích.Mức độ chênh lệch tối thiểu về cường độ hoặc tính chất của hai kích thích đủ để ta phân biệt được hai kích thích gọi là ngưỡng sai biệt.Khả năng cảm nhận được các kích thích tác động vào các giác quan đủ để gây ra cảm giác gọi là độ nhạy cảm của giác quan đó.Khả năng cảm nhận được sự khác biệt giữa hai kích thích gọi là độ nhạy cảm sai biệt.Ngưỡng cảm giác phía dưới và ngưỡng sai biệt tỉ lệ nghịch với độ nhạy cảm của cảm giác và độ nhạy cảm sai biệt. Ngưỡng cảm giác phía dưới càng thấp thì độ nhạy cảm càng cao, ngưỡng sai biệt càng thấp thì độ nhạy cảm sai biệt càng cao.c. Quy luật về sự thích ứng của cảm giácThích ứng là khả năng năng thay đổi độ nhạy cảm của cảm giác cho phù hợp với sự thay đổi của cường độ kích thích: khi cường độ kích thích tăng thì giảm độ nhạy cảm, khi cường độ kích thích giảm thì tăng độ nhạy cảm → đảm bảo cho sự phản ánh được tốt nhất và bảo vệ cho hệ thần kinh khỏi bị hủy hoại.Ví dụ: Khi đang ở ngoài sân đầy nắng (cường độ kích thích của ánh sáng mạnh) vào phòng tối (cường độ kích thích yếu) thì lúc đầu ta không nhìn thấy gì, dần dần mới thấy rõ (thích ứng) → cường độ kích

Page 17: Tâm Lý Học Đại Cương

thích giảm, độ nhạy cảm của cảm giác nhìn tăng.Nhờ có khả năng thích ứng, cảm giác có thể mất hẳn nếu như kích thích tác động lâu dài và không thay đổi lên cơ quan cảm giác.Ví dụ: Những người sinh sống khu vực ven bờ kênh không cảm giác thấy mùi hôi khó chịu như những người mới đến.Khả năng thích ứng của các loại cảm giác không giống nhau. Có những cảm giác có khả năng thích ứng nhanh như cảm giác ngửi, cảm giác nhìn và cảm giác nhiệt độ. Có những cảm giác chậm thích ứng hơn như cảm giác nghe, cảm giác thăng bằng… riêng cảm giác đau hầu như không thích ứng.Khả năng thích ứng của cảm giác có thể thay đổi và phát triển do hoạt động, rèn luyện và tính chất nghề nghiệp…Ví dụ: Công nhân luyện kim có thể chịu đựng nhiệt độ cao tới 50 - 60 độ C trong hàng giờ đồng hồ.Tính thích ứng của cảm giác tạo nên sự đơn điệu, nhàm chán trong công việc cũng như trong cuộc sống hằng ngày, gây nên tâm trạng mệt mỏi → trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ chức lao động cần phải chú ý tới những yếu tố gây ra trạng thái đơn điệu. Ví dụ: Sản phẩm chỉ có một mẩu quảng cáo duy nhất trong thời gian dài không còn gây được sự chú ý của khán giả, khách hàng.d. Quy luật về sự tác động lẫn nhau của các cảm giácSự tác động qua lại giữa các cảm giác là sự thay đổi tính nhạy cảm của một cơ quan cảm giác này dưới ảnh hưởng của những kích thích vào các cơ quan cảm giác khác.Sự tác động lẫn nhau của các cảm giác diễn ra theo quy luật sau: sự kích thích yếu lên một cơ quan phân tích này sẽ làm tăng độ nhạy cảm của một cơ quan phân tích kia, sự kích thích mạnh lên cơ quan phân tích này lại làm giảm độ nhạy cảm của một cơ quan phân tích kia.Ví dụ: Trời lạnh mà ăn thức ăn cay sẽ cảm thấy ấm hơn (bớt lạnh): độ nhạy cảm của cảm giác nhiệt độ giảm (thấy ấm hơn dù trời vẫn lạnh) do ảnh hưởng của các tác động vào vị giác (thức ăn cay – kích thích mạnh). Cảm giác nếm yếu (chua) sẽ làm tăng độ nhạy cảm của thị giác. Sự tác động qua lại giữa các cảm giác có thể đưa đến sự tăng hay giảm cảm giác. Cơ sở sinh lý của hiện tượng tác động lẫn nhau của các cảm giác là quy luật cảm ứng qua lại giữa hưng phấn và ức chế.Sự tác động lẫn nhau giữa các cảm giác có thể diễn ra một cách đồng thời hay nối tiếp trên những cảm giác cùng loại hay khác loại. Tương phản chính là hiện tượng tác động qua lại giữa các cảm giác cùng loại: là sự thay đổi cường độ và chất lượng của cảm giác dưới ảnh hưởng của một kích thích cùng loại xảy ra trước đó hay đồng thời:+ Tương phản nối tiếp: sau khi cầm cục nước đá, ta cho tay vào thau nước lạnh sẽ có cảm giác nước ấm hơn bình thường.+ Tương phản đồng thời: nếu ta đặt hai tờ giấy màu xám như nhau, một cái lên nền trắng, một cái lên nền đen, thì ta sẽ cảm thấy tờ giấy xám trên nền trắng có vẻ xẫm màu hơn tờ giấy xám trên nền đen. Quy luật này thường được vận dụng trong các hoạt động tuyên truyền quảng cáo khi so sánh hai sản phẩm, dịch vụ với nhau để làm nổi bật sản phẩm của mình trong nhận thức, đánh giá của người tiêu dùng.e. Quy luật bù trừ của cảm giác:Khi một cảm giác nào đó mất đi, thì độ nhạy cảm của cảm giác khác sẽ tăng lên bù cho cảm giác đã

Page 18: Tâm Lý Học Đại Cương

mất.Ở những người khuyết tật, mất một hay hai giác quan nào đó thì giác quan khác sẽ phát triển mạnh mẽ hơn để bù trừ.Ví dụ: Người bị khiếm thị thì thính giác và xúc giác sẽ phát triển tinh nhạy.II. Tri giác1. Khái niệmTri giác là một quá trình tâm lý phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính bề ngoài của sự vật, hiện tượng đang trực tiếp tác động vào các giác quan của ta.* Đặc điểm cơ bản của tri giác:Tri giác được hình thành và phát triển trên cơ sở những cảm giác, nhưng tri giác không phải là phép cộng đơn giản của các cảm giác, mà là sự phản ánh cao hơn so với cảm giác. Tri giác có những đặc điểm giống với cảm giác như:- Là một quá trình tâm lý, có nảy sinh, diễn biến và kết thúc.- Phản ánh thuộc tính bề ngoài của sự vật, hiện tượng.- Phản ánh hiện thực khách quan một cách trực tiếp (đang tác động).Tuy vậy tri giác có những đặc điểm nổi bật như:- Tính trọn vẹn: Tri giác phản ánh sự vật, hiện tượng một cách trọn vẹn, đem lại cho ta một hình ảnh hoàn chỉnh về một sự vật, hiện tượng. Tính trọn vẹn của tri giác do tính trọn vẹn khách quan của bản thân sự vật, hiện tượng quy định. Trên cơ sở kinh nghiệm, hiểu biết của mình, chỉ cần tri giác một số thành phần riêng lẻ của sự vật ta cũng có thể tổng hợp được các thành phần riêng lẻ đó tạo nên hình ảnh trọn vẹn của sự vật, hiện tượng.Ví dụ: trong trò chơi nốt nhạc vui, thí sinh chỉ cần nghe vài nốt nhạc cũng có thể đoán được tên bài hát.- Tính kết cấu: Tri giác phản ánh sự vật, hiện tượng theo những cấu trúc nhất định. Cấu trúc này không phải tổng số các cảm giác, mà là sự khái quát đã được trừu xuất từ các cảm giác đó trong mối liên hệ qua lại giữa các thành phần của cấu trúc ấy trong suốt một khoảng thời gian nào đó. Sự phản ánh này không phải đã có từ trước mà nó diễn ra trong quá trình tri giác.Ví dụ: Người nước ngoài muốn hiểu được người Việt Nam nói gì phải học tiếng Việt Nam theo cấu trúc ngữ pháp, hệ thống phân loại từ vựng của Việt Nam → khi ta tri giác ngôn ngữ của người khác mà hiểu được là vì các từ của họ phát ra nằm trong một cấu trúc nhất định, với những mối liên hệ qua lại xác định giữa các thành phần của cấu trúc ấy.- Tính tích cực: tri giác là một quá trình tích cực, gắn liền với hoạt động của con người. Tri giác mang tính tự giác, giải quyết một nhiệm vụ nhận thức cụ thể nào đó, là một hành động tích cực trong đó có sự kết hợp chặt chẽ của các yếu tố cảm giác và vận động.→ Những tính chất chung của nhận thức cảm tính là:- Dù là phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ (cảm giác) hay trọn vẹn của các thuộc tính (tri giác) thì đó đều là những thuộc tính bên ngoài của sự vật, hiện tượng, chứ chưa phải những thuộc tính bên trong, bản chất.- Cảm giác và tri giác đều phản ánh trực tiếp các sự vật và hiện tượng, phản ánh những cái trong hiện tại, đang tác động vào ta lúc đó.- Cảm giác và tri giác đều phản ánh sự vật, hiện tượng một cách cá lẻ, nghĩa là phản ánh từng thuộc tính

Page 19: Tâm Lý Học Đại Cương

hay trọn vẹn các thuộc tính của từng sự vật, hiện tượng riêng lẻ, cụ thể, chứ không phải một lớp, một loại hay một phạm trù khái quát nhiều sự vật, hiện tượng cùng loại.2. Các loại tri giácCó nhiều cách để phân loại tri giác, dựa trên những căn cứ khác nhau:+ Nếu dựa theo cơ quan phân tích có vai trò chủ yếu nhất khi tri giác, ta có các loại tri giác: tri giác nhìn, nghe, ngửi, sờ mó.+ Nếu dựa theo tính mục đích khi ta tri giác, ta có: tri giác không chủ định, tri giác có chủ định.+ Nếu dựa vào sự phản ánh những hình thức tồn tại khác nhau của các sự vật, hiện tượng, ta có: tri giác không gian, tri giác thời gian, tri giác vận động, tri giác con người.a. Tri giác không gian- Tri giác không gian là sự phản ánh khoảng không gian tồn tại khách quan (hình dáng, độ lớn, vị trí các vật với nhau...).- Tri giác không gian bao gồm sự tri giác hình dáng của sự vật (dấu hiệu quan trọng nhất là phản ánh được đường biên của sự vật), sự tri giác độ lớn của sự vật, sự tri giác chiều sâu, độ xa của sự vật và sự tri giác phương hướng. Trong tri giác không gian, cơ quan phân tích thị giác giữ vai trò đặc biệt quan trọng, sau đó là các cảm giác vận động, va chạm, cảm giác ngửi, cảm giác nghe. Nhờ có tri giác không gian mà con người có khả năng định hướng và điều chỉnh hành động của mình trong thế giới.Ví dụ: căn cứ vào mùi có thể xác định trị trí của cửa hàng ăn, căn cứ âm thanh có thể xác định nơi phát ra âm thanh, nghe tiếng bước chân có thể biết người đang đi về phía nào.b. Tri giác thời gian- Tri giác thời gian là sự phản ánh độ dài lâu, tốc độ và tính kế tục khách quan của các hiện tượng trong hiện thực. Nhờ tri giác này ta phản ánh được các biến đổi trong thế giới khách quan.- Sự định hướng trong thời gian của con người được thực hiện nhờ những vùng trên vỏ não. Không có một cơ quan phân tích độc lập, chuyên biệt để tri giác thời gian. Tri giác thời gian được tiến hành bằng tất cả các cơ quan phân tích. Các cơ quan này tạo thành một hệ thống hoạt động như một thể thống nhất. Thành phần quan trọng nhất trong cơ sở sinh lý của tri giác thời gian là tính nhịp điệu của các quá trình sinh lý diễn ra trong cơ thể con người. Quá trình hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa, trạng thái thức, ngủ… diễn ra theo một nhịp độ đều đặn trong một ngày, tất cả những cái đó đều được não ghi lại, và đó là thước đo thời gian của chúng ta. Dần dần với kinh nghiệm, chúng ta dựa vào thước đo ấy để ước lượng thuộc tính thời gian của các hiện tượng bên ngoài, trên cơ sở đó ta mới sử dụng những thước đo lớn hơn như tháng, năm, và dựa vào những cảm giác như xúc giác, thị giác ... để tri giác những đơn vị nhỏ của thời gian.- Những cảm giác nghe và vận động hỗ trợ đắc lực cho sự đánh giá các khoảng thời gian chính xác nhất.

- Hoạt động, trạng thái tâm lý và lứa tuổi có ảnh hưởng lớn đến việc tri giác độ dài thời gian.Ví dụ: 5 phút chờ đợi sự kiện quan trọng ta cảm thấy rất lâu, nhưng trong 1 giờ xem một bộ phim hấp dẫn, lôi cuốn thì ta cảm thấy trôi qua rất nhanh.→ Thời gian mà con người đánh giá một cách chủ quan gọi là thời gian tâm lý – có 2 đặc điểm: tính co – giãn và tính liên tục – gián đoạn và phụ thuộc vào tâm trạng, hứng thú của chủ thể.c. Tri giác vận động

Page 20: Tâm Lý Học Đại Cương

- Là sự phản ánh những biến đổi về vị trí của các sự vật trong không gian. Thông tin về sự thay đổi của vật trong không gian thu được bằng cách tri giác trực tiếp khi tốc độ của vật chuyển động lớn và bằng cách suy luận khi tốc độ vận động quá chậm (chuyển động của kim giờ đồng hồ). - Vai trò chủ yếu trong tri giác vận động thuộc về cơ quan phân tích thị giác và vận động. Với tri giác nhìn ta có thể thu nhận được các thông số về sự chuyển động bằng hai cách: bằng sự cố định tầm mắt vào sự vật và bằng những cử động dõi theo của mắt:+ Trường hợp 1: sự vận động được tri giác do ảnh của sự vật di chuyển và thay đổi trên võng mạc của mắt.Ví dụ: quả bóng lăn trên sân cỏ, xe cộ di chuyển trên đường phố …+ Trường hợp 2: sự vật đang vận động lại tương đối bất động đối với võng mạc, khi đó những vận động của mắt dõi theo sự vật đưa đến cho ta thông tin về sự vận động đó.Ví dụ: đối với những sự vật vận động với tốc tộc rất chậm như kim giờ của đồng hồ, hình ảnh của kim giờ tương đối bất động trên võng mạc nhưng ta vẫn tri giác được vận động của kim giờ.- Cơ quan phân tích thính giác cũng góp phần vào việc tri giác vận động: lúc ấy độ vang của âm thanh mà ta nghe được sẽ tăng lên hay giảm xuống khi nguồn phát ra âm thanh tiến gần hay lùi ra xa.d. Tri giác con người- Tri giác con người là một quá trình nhận thức (phản ánh) lẫn nhau của con người trong điều kiện giao lưu trực tiếp.- Khi tri giác người khác, chưa quen biết, chủ thể hướng sự chú ý chính vào những đặc điểm bên ngoài nào chứa đựng nhiều thông tin nhất về các thuộc tính tâm lý của nhân cách, đó là vẻ mặt và các động tác biểu hiện của thân thể. Thành phần quan trọng nhất của khuôn mặt như là một nguồn kích thích tổng hợp đó là đôi mắt và cặp môi.- Trong quá trình tri giác con người sẽ hình thành nên những biểu tượng của con người về nhau, hình thành kỹ năng xác định những tính cách, khả năng, các đặc điểm cảm xúc, nghề nghiệp của người khác.* Mối liên hệ giữa hình thức bên ngoài và những đặc tính nhân cách là một trong những vấn đề chính của việc nghiên cứu tri giác xã hội. Thực tế cho thấy 4 phương pháp giải thích các mối quan hệ đó:- Giải thích có tính chất phân tích, khi mà mỗi yếu tố của hình thức được gắn với một thuộc tính tâm lý cụ thể của nhân cách (môi mỏng hay hớt).- Giải thích theo cảm xúc, khi mà phẩm chất tâm lý được mô tả tùy vào mức độ hấp dẫn và thẩm mỹ của vẻ bên ngoài (những người ti hí mắt lươn, trai thì trộm cướp – gái thì buôn chồng người).- Giải thích theo tri giác - xã hội, khi mà phẩm chất nhân cách được mô tả theo phẩm chất của một người khác có vẻ ngoài giống họ.- Giải thích theo liên tưởng xã hội, khi con người được mô tả theo phẩm chất của một kiểu nhân cách mà họ được xếp vào đó trên cơ sở tri giác bề ngoài.Sự tri giác con người cũng rất hay sinh ra ảo ảnh, nhất là khi đánh giá, nhìn nhận một con người chỉ thông qua bằng cấp, địa vị, vẻ bền ngoài. Việc nhìn nhận, đánh giá một con người cũng thường bị chi phối bởi ấn tượng, tâm thế.3. Các quy luật của tri giác 3.1 Quy luật về tính đối tượng của tri giác- Hình ảnh trực quan mà tri giác đem lại bao giờ cũng thuộc về một sự vật, hiện tượng của thế giới bên

Page 21: Tâm Lý Học Đại Cương

ngoài. Tính đối tượng của tri giác nói lên sự phản ánh hiện thực khách quan chân thực của tri giác và nó được hình thành do sự tác động của sự vật, hiện tượng xung quanh vào giác quan con người trong hoạt động.- Tính đối tượng của tri giác có vai trò quan trọng: nó là cơ sở của chức năng định hướng cho hành vi và hoạt động của con người.Ví dụ: trẻ nhỏ nhận thức được sự vật tồn tại độc lập với cơ quan cảm giác, trong giai đoạn hành động với đồ vật, trẻ phát triển các chức năng tâm lý mới: biết cách sử dụng đồ vật, hoạt động có mục đích, sử dụng đồ vật theo những mục đích xác định.3.2 Quy luật về tính lựa chọn của tri giác- Tri giác của con người không thể đồng thời phản ánh tất cả các sự vật, hiện tượng đang tác động, mà chỉ tách đối tượng ra khỏi bối cảnh (tách vật nào đó ra khỏi các vật xung quanh). Khả năng của con người chỉ tri giác một vài đối tượng nào đó trong vô số những sự vật, hiện tượng xung quanh gọi là tính lựa chọn của tri giác.- Tính lựa chọn của tri giác biểu hiện thái độ tích cực của con người, nhằm tăng hiệu quả của tri giác. Thực chất của quá trình tri giác là quá trình tách đối tượng ra khỏi bối cảnh. Vì thế đối tượng càng khác biệt so với bối cảnh thì quá trình tri giác xảy ra một cách nhanh chóng và dễ dàng, ngược lại đối tượng càng giống với bối cảnh thì tri giác xảy ra một cách khó khăn.- Sự lựa chọn trong tri giác không có tính chất cố định, vai trò của đối tượng và bối cảnh có thể thay đổi cho nhau, tùy thuộc vào mục đích cá nhân và điều kiện xung quanh khi tri giác.Ví dụ: sự tri giác những bức tranh hai nghĩa- Tính lựa chọn của tri giác phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan:+ Yếu tố khách quan: những đặc điểm của kích thích (cường độ, nhịp độ vận động, sự tương phản ...), đặc điểm của các điều kiện bên ngoài khác (khoảng cách từ vật đến ta, độ chiếu sáng của vật ...), sự tác động bằng ngôn ngữ của người khác.Ví dụ: hoạt động quảng cáo, nghệ thuật bán hàng dựa trên đặc điểm khách quan này để thu hút sự tri giác không chủ định của khách hàng.+ Yếu tố chủ quan: tình cảm, xu hướng, nhu cầu, hứng thú, kinh nghiệm, tính chất nghề nghiệp ...Ví dụ: hoạt động kinh doanh, quảng cáo phải chú ý những đặc điểm này của khách hàng để tạo ra sản phẩm phù hợp3.3 Quy luật về tính có ý nghĩa của tri giác- Khi tri giác sự vật, hiện tượng con người không chỉ tạo ra hình ảnh trọn vẹn mà còn có khả năng gọi tên được sự vật, hiện tượng ở trong óc, hoặc xếp được sự vật đang tri giác vào một nhóm đối tượng cùng loại, hoặc chỉ ra được cùng dạng, ý nghĩa, công dụng của sự vật, hiện tượng đối với hoạt động của bản thân. Ngay cả khi nhìn thấy một sự vật, hiện tượng chưa quen biết, ta cũng cố ghi nhận trong nó một sự giống nhau nào đó với những sự vật, hiện tượng đã quen biết, xếp nó vào một nhóm nào đó.- Tính ý nghĩa của tri giác có quan hệ chặt chẽ với tính trọn vẹn: tri giác càng đầy đủ các thuộc tính, các bộ phận của sự vật, hiện tượng thì việc gọi tên hoặc chỉ ra được công dụng, ý nghĩa của sự vật, hiện tượng càng cụ thể và chính xác.- Như vậy tri giác là một quá trình tích cực, trong đó con người tiến hành nhiều hành động trí tuệ (phân tích, so sánh, tổng hợp ... ) để hình thành một hình ảnh tương ứng về sự vật. Tính có ý nghĩa của tri giác

Page 22: Tâm Lý Học Đại Cương

phụ thuộc vào vốn kiến thức, vốn kinh nghiệm, khả năng ngôn ngữ và tư duy của chủ thể.3.4 Quy luật về tính ổn định của tri giác- Tính ổn định của tri giác là khả năng phản ánh tương đối ổn định về sự vật, hiện tượng nào đó khi điều kiện tri giác thay đổi.- Điều kiện tri giác là vị trí của vật so với chủ thể, đó là độ chiếu sáng, góc độ chiếu sáng vào chủ thể ... Tất cả những cái đó luôn luôn thay đổi, nhưng con người vẫn có khả năng tri giác sự vật xung quanh như là những sự vật ổn định về hình dạng, kích thước, màu sắc ...Ví dụ: trước mặt ta là một em bé, đằng xa phía sau là người mẹ. Trên võng mạc ta, hình ảnh đứa bé lớn hơn hình ảnh người mẹ nhưng ta vẫn tri giác người mẹ lớn hơn đứa trẻ.- Tính ổn định của tri giác thể hiện rõ trong trường hợp tri giác về độ lớn, hình dạng, màu sắc của đối tượng. Tính ổn định của tri giác phụ thuộc vào nhiều yếu tố: + Cấu trúc tương đối ổn định của sự vật trong một thời gian, thời điểm nhất định.+ Cơ chế tự điều chỉnh đặc biệt của hệ thần kinh dựa trên mối liên hệ ngược do vốn kinh nghiệm phong phú của con người tạo nên.3.5 Quy luật tổng giác- Hình ảnh tri giác không chỉ phụ thuộc vào tính chất, đặc điểm của vật kích thích mà còn phụ thuộc vào bản thân chủ thể tri giác. Khi tri giác, con người không chỉ phản ánh thế giới bằng những giác quan cụ thể mà bằng toàn bộ hoạt động của chủ thể.→ Tri giác thế giới không có nghĩa là “chụp ảnh” thế giới một cách trực tiếp, mà là phản ánh thế giới thông qua “lăng kính” đời sống tâm lý của chủ thể- Sự phụ thuộc của hình ảnh tri giác vào nội dung của đời sống tâm lý con người, vào đặc điểm tâm lý nhân cách của họ được gọi là hiện tượng tổng giác.Ví dụ: Sự tri giác cùng một đối tượng của nhiều người thường không giống nhau do họ có mục đích, nhu cầu, hứng thú, tình cảm, kinh nghiệm, tâm thế khác nhau ... : Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ (Nguyễn Du)3.6 Ảo ảnh tri giác - Ảo ảnh tri giác là sự phản ánh sai lệch các sự vật, hiện tượng một cách khách quan của con người.- Ảo ảnh là một hiện tượng có quy luật, xảy ra ở tất cả mọi người và có ở tất cả các loại tri giác, do ba nhóm nguyên nhân chính sau:+ Nguyên nhân vật lý (do khúc xạ ánh sáng ...)+ Nguyên nhân sinh lý (mức độ tiêu hao năng lượng thần kinh, hay độ căng thẳng cơ bắp khác nhau)+ Nguyên nhân tâm lý (do sự chi phối của quy luật trọn vẹn của tri giác, hay sự tương phản của cảm giác ...)→ Áp dụng hiện tượng ảo ảnh tri giác trong nghệ thuật quảng cáo, hội họa, trang trí, trang điểm hóa trang cho diễn viên khi lên sân khấu, nghệ thuật bán hàn.Cần phân biệt hiện tượng ảo ảnh với ảo giác. Ảo ảnh là hiện tượng xảy ra ở tất cả những người bình thường. Còn ảo giác là hiện tượng bệnh lý – xuất hiện trong đầu những hình ảnh không có trong thực tế.4. Quan sát và năng lực quan sátCăn cứ vào mục đích của tri giác, các nhà tâm lý học chia tri giác thành hai loại: tri giác không chủ định và tri giác có chủ định. Tri giác có chủ định đó chính là quan sát.

Page 23: Tâm Lý Học Đại Cương

- Quan sát là một hình thức tri giác cao nhất, mang tính tích cực, chủ động và có mục đích rõ rệt, làm cho con người khác xa con vật. Quá trình quan sát trong hoạt động, đặc biệt trong rèn luyện đã hình thành nên năng lực quan sát.- Năng lực quan sát là khả năng tri giác nhanh chóng và chính xác những điểm quan trọng, chủ yếu và đặc sắc của sự vật, hiện tượng.- Năng lực quan sát ở mỗi người là khác nhau, và phụ thuộc vào những đặc điểm nhân cách, biểu hiện ở kiểu tri giác hiện thực khách quan như:+ Kiểu tổng hợp: thiên về tri giác những mối quan hệ, chú trọng đến chức năng, ý nghĩa, coi nhẹ các chi tiết.+ Kiểu phân tích: chủ yếu tri giác những thuộc tính, bộ phận+ Kiểu phân tích – tổng hợp: giữ được sự cân đối giữa hai kiểu trên+ Kiểu cảm xúc: chủ yếu phản ánh cảm xúc, tâm trạng do đối tượng gây ra.- Muốn quan sát tốt cần chú ý những yêu cầu sau: Xác định rõ mục đích, yêu cầu, ý nghĩa của việc quan sát, từ đó xác định nhiệm vụ, thái độ quan sát Chuẩn bị chu đáo (kiến thức và phương tiện quan sát trước khi quan sát) Tiến hành quan sát có kế hoạch, có hệ thống Cần ghi lại kết quả quan sát và những nhận xét rút ra được

"If the only tool you have is a hammer, you tend to see every problem as a nail" Abraham Maslow“I do not want to discover what psyche is by cutting out a pair of quotations. I want to learn from the whole of Marx’s method how to build the science, how to approach the investigation of the psyche.”Vygotsky

(This post was last modified: 09-28-2010 12:47 AM by cửa Chánh Đông.)

Chương 1HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC

(tiếp theo)

B. Nhận thức lý tínhI. Tư duy1. Khái niệm chung về tư duy- Tư duy là một quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối quan hệ và liên hệ bên trong, có tính chất quy luật của sự vật và hiện tượng trong hiện thực khách quan.- Tư duy của con người có bản chất xã hội vì tư duy xuất phát từ nhu cầu có tính chất xã hội và trong quá trình tư duy con người sử dụng những kinh nghiệm mà các thế hệ trước đã tích lũy được, dựa vào vốn từ ngữ mà các thế hệ đã sáng tạo nên.2. Đặc điểm của tư duy

Page 24: Tâm Lý Học Đại Cương

2.1 Tính có vấn đề của tư duy- Không phải hoàn cảnh nào cũng gây được tư duy của con người. Muốn kích thích được tư duy phải đồng thời có hai điều kiện sau đây:+ Hoàn cảnh (tình huống) có vấn đề: tư duy chỉ nảy sinh trong những hoàn cảnh (tình huống) ở đó nảy sinh những mục đích mới, một vấn đề mới mà những phương pháp hoạt động cũ đã có không đủ để giải quyết, để nhận thức, con người phải vượt ra khỏi những phạm vi hiểu biết cũ và phải tìm cách giái quyết mới, tức là phải tư duy.+ Hoàn cảnh có vấn đề đó phải được cá nhân nhận thức đầy đủ, được chuyển thành nhiệm vụ của cá nhân: tức cá nhân phải xác định được cái gì đã biết, và cái gì chưa biết cần phải tìm, đồng thời phải có nhu cầu (động cơ) tìm kiếm nó.2.2 Tính trừu tượng và khái quát của tư duy- Tư duy có khả năng trừu xuất khỏi sự vật hiện tượng những thuộc tính, những dấu hiệu cụ thể, cá biệt, chỉ giữ lại những thuộc tính bản chất, chung cho nhiều sự vật hiện tượng, rồi trên cơ sở đó mà khái quát các sự vật hiện tượng riêng lẻ khác nhau nhưng có chung những thuộc tính bản chất thành một nhóm, một loại, một phạm trù.- Tính trừu tượng và khái quát của tư duy cho phép con người không chỉ giải quyết những nhiệm vụ hiện tại, mà còn nhìn xa vào tương lai, nghĩa là giải quyết ở trong đầu những nhiệm vụ đề ra cho họ sau này.Ví dụ: do nắm được quy luật đàn hồi của kim loại dưới tác động của nhiệt, người kĩ sư đã thiết kế những khoảng cách nhỏ giữa các đoạn đường ray.2.3 Tính gián tiếp của tư duy- Tư duy có khả năng nhận thức thế giới một cách gián tiếp bằng ngôn ngữ. Thông qua ngôn ngữ con người sử dụng vốn kinh nghiệm, những phát minh, kết quả tư duy của người khác để thực hiện quá trình tư duy. - Trên cơ sở nắm được các quy luật của thế giới mà con người đã sáng tạo ra nhiều công cụ từ đơn giản đến phức tạp (nhiệt kế, vôn kế, ampe kế ...) giúp con người nhận thức thế giới một cách gián tiếp. 2.4 Tư duy quan hệ chặt chẽ với ngôn ngữ- Tư duy có quan hệ mật thiết với ngôn ngữ, chúng thống nhất nhưng không đồng nhất với nhau, cũng không tách rời nhau được: tư duy không thể tồn tại bên ngoài ngôn ngữ, ngược lại ngôn ngữ cũng không thể có được nếu không dựa vào tư duy. Nếu không có ngôn ngữ thì các sản phẩm của tư duy sẽ không được chủ thể và người khác tiếp nhận, cũng như chính bản thân quá trình tư duy cũng không thể diễn ra được. Ngược lại, nếu không có tư duy, thì ngôn ngữ chỉ là những chuỗi âm thanh vô nghĩa, không có nội dung. Tuy vậy ngôn ngữ không phải là tư duy mà chỉ là phương tiện của tư duy.2.5 Tư duy quan hệ mật thiết với nhận thức cảm tính- Tư duy phải dựa trên những tài liệu cảm tính, trên kinh nghiệm, trên cơ sở trực quan sinh động. Nhận thức cảm tính là một khâu của mối liên hệ trực tiếp giữa tư duy với hiện thực, là cơ sở của những khái quát kinh nghiệm dưới dạng các khái niệm, quy luật... Ngược lại tư duy và sản phẩm của nó cũng ảnh hưởng đến các quá trình nhận thức cảm tính (tính lựa chọn, tính ý nghĩa, tính ổn định của tri giác ...)3. Tư duy là một quá trình (các giai đoạn của tư duy)- Mỗi hành động tư duy là một quá trình giải quyết một nhiệm vụ nào đó, nảy sinh trong quá trình nhận

Page 25: Tâm Lý Học Đại Cương

thức hay hoạt động thực tiễn của con người.- Quá trình này gồm nhiều giai đoạn từ khi cá nhân gặp phải tình huống có vấn đề, nhận thức được vấn đề, cho đến khi vấn đề đó được giải quyết. Hay nói cách khác, tư duy có đầy đủ các dấu hiệu của một quá trình: nẩy sinh, diễn biến và kết thúc. Bao gồm 5 giai đoạn:a. Xác định vấn đề và biểu đạt vấn đề:- Hoàn cảnh có vấn đề là một điều kiện quan trọng của tuy duy. Tư duy chỉ nảy sinh khi con người nhận thức được hoàn cảnh có vấn đề (tức là xác định được nhiệm vụ tư duy) và biểu đạt được nó- Hoàn cảnh có vấn đề chứa đựng các mâu thuẫn khác nhau (giữa cái đã biết với cái chưa biết, giữa cái đã có với cái chưa có…). Con người càng có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực nào đó, càng dễ dàng nhìn ra và nhìn đầy đủ những mâu thuẫn đó, tức càng xác định những vấn đề đòi hỏi họ giải quyết.→cải biến những dữ kiện ban đầu thành nhiệm vụ và biểu đạt vấn đề dưới dạng nhiệm vụ sẽ quyết định toàn bộ các khâu sau đó của quá trình tư duy.b. Huy động các tri thức, kinh nghiệm:- Khâu này làm xuất hiện trong đầu các tri thức, kinh nghiệm, những liên tưởng nhất định có liên quan đến vấn đề đã được xác định. Việc làm xuất hiện những tri thức, kinh nghiệm này đúng hướng hay lạc hướng là tùy thuộc vào nhiệm vụ đã xác định chính xác hay không.c. Sàng lọc các liên tưởng và hình thành giả thuyết:- Các kiến thức, kinh nghiệm và liên tưởng xuất hiện đầu tiên còn mang tính chất rộng rãi, bao trùm, chưa được khu biệt nên cần được sàng lọc cho phù hợp với nhiệm vụ đề ra.Trên cơ sở sàng lọc này sẽ hình thành giả thuyết – cách giải quyết có thể có đối với nhiệm vụ tư duy.- Sự đa dạng của các giả thuyết cho phép xem xét cùng một sự vật, hiện tượng từ nhiều hướng khác nhau, trong các hệ thống liên hệ và quan hệ khác nhau, từ đó tìm ra con đường giải quyết đúng đắn và tiết kiệm nhất.- Sự đa dạng của giả thuyết quyết định sự thành công của việc giải quyết nhiệm vụ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển tư duy.d. Kiểm tra giả thuyết:- Việc kiểm tra có thể diễn ra trong đầu hay trong hoạt động thực tiễn. Kết quả của việc kiểm tra sẽ dẫn đến sự khẳng định, phủ định hay chính xác hóa giả thuyết đã nêu. + Trong trường hợp giả thuyết bị phủ định thì một quá trình tư duy mới lại bắt đầu.+ Trong quá trình kiểm tra giả thuyết có thể phát hiện ra những nhiệm vụ mới khi nhìn nhận nhiệm vụ đó trong hệ thống quan hệ và liên hệ khác, do đó lại bắt đầu một quá trình tư duy mớie. Giải quyết nhiệm vụ:- Khi giả thuyết đã được kiểm tra và khẳng định, thì nó sẽ được thực hiện, nghĩa là đi đến câu trả lời cho vấn đề được đặt ra.Quá trình tư duy giải quyết nhiệm vụ thường có nhiều khó khăn, do ba nguyên nhân thường gặp:+ Chủ thể không nhận thấy một số dữ kiện của bài toán.+ Chủ thể đưa vào bài toán một dữ kiện thừa.+ Tính chất khuôn sáo, cứng nhắc của tư duy.4. Quá trình tư duy với tư cách là một hành độngXét về bản chất thì tư duy là một quá trình cá nhân thực hiện các thao tác trí tuệ nhất định để giải quyết

Page 26: Tâm Lý Học Đại Cương

vấn đề hay nhiệm vụ đặt ra. Cá nhân có tư duy hay không chính là ở chỗ họ có tiến hành các thao tác này ở trong đầu của mình hay không, cho nên các thao tác này còn gọi là những quy luật bên trong của tư duy, bao gồm:a. Phân tích, tổng hợp:- Phân tích là quá trình dùng trí óc để phân chia đối tượng nhận thức thành các “bộ phận”, các thành phần khác nhau.- Tổng hợp là quá trình dùng trí óc để hợp nhất các thành phần đã được tách rời nhờ sự phân tích thành một chỉnh thể.- Phân tích và tổng hợp có quan hệ mật thiết với nhau, tạo thành thể thống nhất không thể tách rời: sự phân tích được tiến hành theo hướng tổng hợp, còn sự tổng hợp được thực hiện theo kết quả của phân tích.b. So sánh- So sánh là quá trình dùng trí óc để xác định sự giống hay khác nhau, sự đồng nhất hay không đồng nhất, sự bằng nhau hay không bằng nhau của các đối tượng nhận thức (Sự vật, hiện tượng)c. Trừu tượng hóa và khái quát hóa- Trừu tượng hóa là quá trình dùng trí óc để gạt bỏ những mặt, những thuộc tính, những liên hệ, quan hệ thứ yếu, không cần thiết và chỉ giữ lại những yếu tố cần thiết cho tư duy.- Khái quát hóa là quá trình dùng trí óc để hợp nhất nhiều đối tượng khác nhau thành một nhóm, một loại theo những thuộc tính, những liên hệ, quan hệ chung nhất định.- Trừu tượng hóa và khái quát hóa có quan hệ qua lại với nhau như mối quan hệ giữa phân tích và tổng hợp. Khái quát hóa chính là sự tổng hợp ở mức độ cao hơn.* Lưu ý: Khi xem xét các thao tác tư duy trong một hành động tư duy cụ thể cần chú ý:+ Các thao tác tư duy đều có mối quan hệ mật thiết với nhau, thống nhất theo một hướng nhất định, do nhiệm vụ tư duy quy định.+ Trong thực tế tư duy các thao tác đó đan chéo nhau, chứ không theo trình tự máy móc như trên.+ Tùy theo nhiệm vụ, điều kiện tư duy, không nhất thiết trong hành động tư duy nào cũng phải thực hiện tất cả các thao tác trên5. Các loại tư duy và quy luật của chúngTheo lịch sử hình thành và mức độ phát triển của tư duy thì tư duy được chia làm 03 loại+ Tư duy trực quan hành động: là loại tư duy mà việc giải quyết nhiệm vụ được thực hiện nhờ sự cải tổ thực tế các tình huống và nhờ các hành động vận động có thể quan sát được.Ví dụ: trẻ em làm toán bằng cách dùng tay di chuyển các vật thật (cái bánh chẳng hạn) hay các vật thay thế (que tính) tương ứng với các dữ kiện của bài toán.+ Tư duy trực quan hình ảnh: là loại tư duy mà việc giải quyết nhiệm vụ được thực hiện bằng sự cải tổ tình huống chỉ trên bình diện hình ảnh. Loại tư duy này chỉ có ở người, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Ví dụ: trẻ làm toán bằng cách dùng mắt quan sát các vật thật hay vật thay thế tương ứng với các dữ kiện của bài toán.+ Tư duy trừu tượng (tư duy từ ngữ - logic): là loại tư duy mà việc giải quyết nhiệm vụ được dựa trên sự sử dụng các khái niệm, các kết cấu logic, được tồn tại và vận hành nhờ ngôn ngữ.Ví dụ: học sinh làm toán bằng cách chỉ dùng ngôn ngữ làm phương tiện

Page 27: Tâm Lý Học Đại Cương

6. Sản phẩm của tư duya. Khái niệmSản phẩm của tư duy là tri thức đã được khái quát hóa về toàn bộ một nhóm, một loại sự vật cùng có chung dấu hiện và bản chất nhất định.Khái niệm bao giờ cũng được biểu hiện bằng từ (từ khái niệm) và bao hàm những nội dung nhất định (nội dung khái niệm). Quá trình tư duy ở một trình độ nào đó, mức độ nào đó giúp cho con người nhận thức được một số lượng và mức độ những nội dung nào đó của khái niệm. Ví dụ: cùng một khái niệm những học sinh trung học có thể hiểu hẹp hơn khái niệm của thầy giáo nhưng lại hiểu rộng hơn học sinh cấp 1.b. Phán đoán- Phán đoán thường là một sự nhận định, một sự khẳng định về một cái gì đó. Nó có thể là một khái niệm hoặc một sự liên hệ nhất định của các loại khái niệm với nhau.Ví dụ: “tâm lý học là một môn khoa học”, “An là một học sinh tốt”- Phán đoán có thể đơn giản và cũng có thể phức tạp, có thể đúng và chưa đúng. Kinh nghiệm càng nhiều, càng phong phú và toàn diện, việc thực hiện các thao tác càng hợp lý và sự nỗ lực ý chí càng lớn thì sự phán đoán càng đúng đắn.c. Suy lý- Suy lý là một phán đoán rút ra từ một phán đoán khác. Có hai loại suy lý chủ yếu:+ Quy nạp: là suy lý mà từ những phán đoán riêng biệt, cụ thể, rút ra được từ một phán đoán đúng.+ Diễn dịch: là suy lý mà từ một phán đoán chung rút ra một phán đoán riêng.→ Hai hình thức suy lý gắn chặt với nhau và có ý nghĩa quan trọng trong việc lĩnh hội tri thức. Quy nạp tạo nên những tri thức khái quát. Diễn dịch giúp cho sự cụ thể hóa, sự tận dụng khái niệm trong trường hợp cụ thể trong đời sống thực tiễn.II. Tưởng tượng1. Khái niệm chung về tưởng tượng- Tưởng tượng là một quá trình tâm lý phản ánh những cái chưa từng có trong kinh nghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng những hình ảnh mới trên cơ sở những biểu tượng đã có.* Đặc điểm của tưởng tượng:- Tưởng tượng chỉ nảy sinh trước hoàn cảnh có vấn đề, tức trước những đòi hỏi mới, thực tiễn chưa từng gặp, trước những nhu cầu khám phá, phát hiện, làm sáng tỏ cái mới, nhưng chỉ khi tính bất định (không xác định rõ ràng) của hoàn cảnh quá lớn (nếu rõ ràng, rành mạch thì diễn ra quá trình tư duy). Giá trị của tưởng tượng chính là ở chỗ tìm được lối thoát trong hoàn cảnh có vấn đề ngay cả khi không đủ điều kiện để tư duy, nó cho phép bỏ qua một vài giai đoạn nào đó của tư duy mà vẫn hình dung ra kết quả cuối cùng. Song đây cũng chính là chỗ yếu trong giải quyết vấn đề của tưởng tượng (không có sự chuẩn xác, chặt chẽ)- Tưởng tượng là một quá trình nhận thức được bắt đầu và thực hiện chủ yếu bằng hình ảnh, nhưng vẫn mang tính gián tiếp và khái quát cao so với trí nhớ. Biểu hiện của tưởng tượng là một hình ảnh mới được xây dựng từ những biểu tượng của trí nhớ, nó là biểu tượng của biểu tượng.- Tưởng tượng quan hệ chặt chẽ với nhận thức cảm tính, nó sử dụng những biểu tượng của trí nhớ, do nhận thức cảm tính thu lượm, cung cấp.

Page 28: Tâm Lý Học Đại Cương

* Vai trò của tưởng tượng:- Tưởng tượng cần thiết cho bất kỳ hoạt động nào của con người. Sự khác nhau cơ bản giữa lao động của con người và hoạt động bản năng của con người chính là ở biểu tượng và kết quả mong đợi do tưởng tượng tạo nên. Ý nghĩa quan trọng nhất của tưởng tượng là cho phép con người hình dung được kết quả trung gian và cuối cùng của lao động.- Tưởng tượng tạo nên những hình mẫu tươi sáng, rực rỡ, chói lọi, hoàn hảo mà con người mong đợi và vươn tới (lý tưởng), nó nâng con người lên trên hiện thực, làm nhẹ bớt những nặng nề, khó khăn của cuộc sống, hướng con người về phía tương lai, kích thích con người hành động để đạt được những kết quả lớn lao.- Tưởng tượng có ảnh hưởng rõ rệt đến việc học tập của học sinh, đến việc tiếp thu và thể hiện các tri thức mới, đặc biệt đến việc giáo dục đạo đức, cũng như đến việc phát triển nhân cách nói chung cho họ.2. Các cách sáng tạo hình ảnh mới của tưởng tượnga. Thay đổi số lượng, kích thước, thành phần của sự vật để làm tăng hay giảm đi hình dáng của đối tượng so với thực tế: người khổng lồ, người tí hon, người ba mắt, tượng phật ngàn tay ngàn mắt...b. Chắp ghép: ghép các bộ phận của nhiều sự vật, hiện tượng khác nhau thành một hình ảnh mới. (con rồng, người cá ..). Trong hình ảnh mới, các bộ phận hợp thành vẫn giữ nguyên, không bị thay đổi, chế biến, chúng chỉ được ghép với nhau một cách đơn giản mà thôi.c. Nhấn mạnh: là cách tạo hình mới bằng sự nhấn mạnh đặc biệt hoặc đưa lên hàng đầu một phẩm chất nào đó, một mối quan hệ nào đó của sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác.( các hình ảnh trong tranh biếm họa)d. Liên hợp: khi tham gia vào hình ảnh mới, các yếu tố ban đầu bị biến đổi, cải tổ và nằm trong những mối tương quan mới. Liên hợp là một sự tổng hợp sáng tạo. Phương pháp này được sử dụng trong văn học sáng tạo nghệ thuật, khoa học kỹ thuật để thiết kế các công cụ, thiết bị kỹ thuật. (xe điện bánh hơi là kết quả của sự liên hợp giữa ô tô với tàu điện)e. Điển hình hóa: là phương pháp tạo thành hình ảnh phức tạp nhất, trong đó những thuộc tính điển hình, những đặc điểm điển hình của nhân cách như: đại diện của một giai cấp hay tầng lớp xã hội nhất định được biểu hiện trong hình ảnh mới. Yếu tố mấu chốt của phương pháp này là sự tổng hợp sáng tạo mang tính chất khái quát những đặc tính và đặc điểm cá biệt, điển hình của nhân cách.f. Loại suy: dựa trên những sự vật hiện tượng có thực để tạo ra những cái mới tương tự như vậy. (chế tạo cái búa mới dựa trên các cơ sở cái búa thật)3. Các loại tưởng tượnga. Dựa trên tính chủ động của tưởng tượng có thể chia thành hai loại tưởng tượng- Tưởng tượng không chủ định: là loại tưởng tượng một cách tự nhiên, không phải cố gắng hay tập trung ý thức để tưởng tượng.- Tưởng tượng có chủ định: là loại tưởng tượng xuất hiện khi con người có ý định, nhiệm vụ phải xây dựng nên những hình ảnh nào đó, người tưởng tượng phải có sự nỗ lực nhất định.- Tưởng tượng có chủ định bao gồm:+ Tưởng tượng tái tạo: là những tưởng tượng tạo nên những hình ảnh chỉ mới đối với cá nhân, nhưng không mới đối với loài người, hoặc dựa trên sự mô tả của người khác.Ví dụ: Tưởng tượng của học sinh về những điều được mô tả trong sách giáo khoa địa lý, lịch sử, văn

Page 29: Tâm Lý Học Đại Cương

học.+ Tưởng tượng sáng tạo: là tưởng tượng tạo nên những hình ảnh mới một cách độc lập, mới đối với cá nhân và xã hội, biểu hiện trong các sản phẩm vật chất độc đáo và có giá trị như trong sáng tạo kĩ thuật, sáng tạo nghệ thuật…b. Căn cứ vào tính tích cực hay không tích cực của tưởng tượng có thể chia chúng thành hai loại- Tưởng tượng tiêu cực: là loại tưởng tượng tạo ra nhiều hình ảnh của sự vật không được thể hiện trong đời sống, vạch ra những chương trình không thể được thực hiện. Đây là loại tưởng tượng thay thế cho hành động, không thúc đẩy hành động.- Tưởng tượng tích cực: là loại tưởng tượng tạo ra những hình ảnh có thể được thể hiện ra trong đời sống, loại này thúc đẩy con người hành động, biến tưởng tượng thành hiện thực, nó định hướng cho hành động.c. Ước mơ và lý tưởngĐây là những loại tưởng tượng được hướng về tương lai, biểu hiện những mong muốn, ước ao của con người.- Ước mơ giống tưởng tượng sáng tạo ở chỗ nó cũng là quá trình độc lập, còn khác ở chỗ nó không hướng vào hoạt động hiện tại. Có hai loại ước mơ: ước mơ có lợi (thúc đẩy cá nhân vươn lên, biến ước mơ thành hiện thực) và ước mơ có hại (không dựa vào khả năng thực tế) còn gọi là mộng tưởng (có thể làm cá nhân chán nản, thất vọng do viển vông, không thực tế).- Lý tưởng có tính tích cực và hiện thực cao hơn ước mơ, đó là mục tiêu cao đẹp, thúc đẩy con người vươn tới. Do đó lý tưởng có vai trò quan trọng, con người chỉ thực sự sống có ý nghĩa khi con người có lý tưởng và ước mơ cao đẹp.

"If the only tool you have is a hammer, you tend to see every problem as a nail" Abraham Maslow“I do not want to discover what psyche is by cutting out a pair of quotations. I want to learn from the whole of Marx’s method how to build the science, how to approach the investigation of the psyche.”Vygotsky

(This post was last modified: 09-28-2010 02:17 AM by cửa Chánh Đông.)

Chương 1

HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC(tiếp theo)

C. Chú ýI. KHÁI NIỆMVÀ SỰ BIỂU HIỆN CỦA CHÚ Ý1. Định nghĩaChú ý là sự hướng hoạt động tâm lý tập trung vào một hay một số đối tượng, hiện tượng nào đó, mà đối

Page 30: Tâm Lý Học Đại Cương

tượng hay hiện tượng ấy có ý nghĩa nhất định đối với cá nhân nhằm làm cho chúng được phản ánh rõ rệt và toàn vẹn nhất trong não.- Đối tượng của chú ý là thế giới bên ngoài hoặc bên trong của cá nhân.- Chú ý không phải là hiện tượng tâm lý độc lập. Nó luôn luôn gắn với hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức, biểu hiện qua xu hướng của cá nhân. Có nghĩa, chú ý làm tích cực hóa các quá trình tâm lý.- Chú ý có tính chất lựa chọn.- Chú ý được duy trì lâu hay mau là tùy thuộc vào ý chí của cá nhân.2. Sự biểu hiện của chú ý ở cá nhân- Nét mặt: Nhìn chằm chằm, không chớp mắt, há miệng để nghe, chau mày, nhăn trán để nhớ lại…- Động tác: Khi chú ý về một điều gì đó thì con người thường hay ngây ra, im lặng, không cử động,…- Tuy nhiên những dấu hiệu bề ngoài sự chú ý không phải bao giờ cũng phù hợp với trạng thái thực của nó. Trong thực tế còn có hiện tượng vờ chú ý và vờ không chú ý.II. PHÂN LOẠI CHÚ Ý1. Chú ý không chủ địnhLà chú ý không có mục đích tự giác, không có ý định dùng một biện pháp nào mà vẫn chú ý được. Loại chú ý này xuất hiện do đặc điểm của vật kích thích trực tiếp hoặc là do quan hệ của đối tượng với xu hương, thái độ của cá nhân.- Như vậy nguyên nhân tạo ra chú ý không chủ định có thể là chủ quan hay khách quan.- Chú ý không chủ định có đặc điểm là không có sự nỗ lực của ý chí nên cá nhân không bị căng thẳng thần kinh. Những cũng do không có mục đích và tự phát nên tính bền vững của chú ý kém.2. Chú ý không chủ địnhLà chú ý có mục đích tự phát, có kế hoạch, có biện pháp để hướng chú ý và đối tượng, nó đòi hỏi ở cá nhân một sự nỗ lực nhất định.- Ở loại chú ý này cá nhân phản ánh sự vật không phải do đặc điểm của vật kích thích mà do mục đích tự phát rất rõ rệt.- Chú ý có chủ định nảy sinh ở cá nhân trong quá trình lao động và là nhân tố cần thiết đối với lao động.- Chú ý có chủ định gắn liền với hoạt động của hệ thống tín hiệu thứ hai – ngôn ngữ.Muốn duy trì chú ý có chủ định cá nhân phải:- Hiểu rõ trách nhiệm, nghĩa vụ trong việc thực hiện nhiệm vụ.- Xác định rõ mục đích của hoạt động.- Củng cố, duy trì hứng thú.- Tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động.3. Chú ý không chủ địnhLà loại chú ý có mục đích nhưng không đòi hỏi sự căng thẳng của ý chí. Nó bắt nguồn từ chú ý có chủ định.- Chú ý sau chủ định nảy sinh trên cơ sở chú ý có chủ định, nhưng không giống chú ý có chủ định.- Chú ý sau chủ định không đồng nhất với chú ý không chủ định.- Các loại chú ý trên có thể chuyển hóa lẫn nhau và đều rất cần thiết đối với hoạt động sống của con người.III. NHỮNG THUỘC TÍNH CƠ BẢN CỦA CHÚ Ý

Page 31: Tâm Lý Học Đại Cương

(phẩm chất của chú ý)1. Sức tập trung của chú ýLà sự phản ánh quy vào một phạm vi hẹp nhằm phản ánh đối tượng được tốt nhất. Những người có sức tập trung chú ý cao thì có thể học tập hay làm việc trong điều kiện ồn ào và lộn xộn. Phạm vi chú ý càng hẹp thì sức chú ý càng tập trung.2. Tính bền vững của chú ýLà khả năng duy trì chú ý trong một thời gian dài đối với một hay một số đối tượng nhất định. Đây là đặc trưng về thời gian của chú ý để đảm bảo hiệu quả cao của công việc.3. Sự phân phối chú ýLà khả năng cùng một lúc chú ý đầy đủ nhiều đối tượng hay hiện tượng khác nhau một cách có chủ định. Đây không phải là sự chia điều chú ý cho nhiều đối tượng.4. Sự di chuyển chú ýSự di chuyển chú ý nói lên tính linh hoạt, mềm dẻo của chú ý; nó phụ thuộc vào chủ định của cá nhân vào kết quả hoạt động trước và mức độ quan trọng, hấp dẫn của hoạt động diễn ra tiếp theo. Nó hoàn toàn không mâu thuẫn với tính bền vững của chú ý.5. Sự đãng tríLà sự thiếu tập trung chú ý vào những đối tượng cần tìm hiểu theo nhiệm vụ đã đề ra. Đãng trí biểu hiện dưới nhiều hình thức.- Phân tán chú ý: tức là có chú ý nhưng không tập trung cao độ và lâu bền theo một phạm vi xác định.- Nguyên nhân của phân tán chú ý là do kém chú ý:- Sự dao động chú ý: thường đi kèm với sự mệt mỏi có chu kỳ của cơ quan cảm giác.- Đãng trí bác học: là hiện tượng quá tập trung chú ý vào một phạm vi hẹp khiến chú ý không phân phối hoặc di chuyển tốt sang phạm vi khác khi cần thiết.- Đãng trí bệnh lý: là không có khả năng chú ý vào bất cứ đối tượng, hiện tượng nào cả. Nguyên nhân của loại đãng trí này là do bệnh tật, rối loạn thần kinh gây nên.Tóm lại: Chú ý biểu lộ trong toàn bộ đời sống tâm lý cá nhân. Chú ý tốt là biểu hiện thiết yếu của hoàn thành mọi hoạt động, nhất là hoạt động học tập. Muốn chú ý tốt trước hết phải có hứng thú và bền vững đối với đối tượng phải có khả năng tạo ra chú ý có chủ định; chỉ làm việc khi đã chú ý đầy đủ vào công việc và cần biết đặc điểm chú ý của bản thân để phát huy và khắc phục.

"If the only tool you have is a hammer, you tend to see every problem as a nail" Abraham Maslow“I do not want to discover what psyche is by cutting out a pair of quotations. I want to learn from the whole of Marx’s method how to build the science, how to approach the investigation of the psyche.”Vygotsky

(This post was last modified: 09-28-2010 02:20 AM by cửa Chánh Đông.)

Chương 2

Page 32: Tâm Lý Học Đại Cương

TRÍ NHỚ

I. KHÁI NIỆMVỀ TRÍ NHỚ1. Khái niệmTrí nhớ được xem là hoạt động tâm lý phản ánh những kinh nghiệm đã trải qua của con người dưới hình thức biểu tượng.Như vậy, trí nhớ phản ánh các sự vật, hiện tượng đã tác động vào con người trước đây, mà không cần sự tác động của chúng trong hiện tại. Trí nhớ phản ánh bản thân hiện thực, nhưng hiện thực này đã được con người tích lũy kinh nghiệm thành vốn riêng của mình. Kết quả của quá trình trí nhớ sẽ tạo ở con người những hiểu biết, nó có được là do con người đã trực tiếp tri giác, hoặc do từng trải.Khi xét về mặt phản ánh của trí nhớ, trí nhớ được xem là bước quá độ giữa hoạt động nhận thức cảm tính sang nhận thức lý tính. Cấu tạo tâm lý được tạo thành trong quá trình trí nhớ là biểu tượng, đó là những hình ảnh của sự vật, hiện tượng còn lưu giữ trong óc khi sự vật, hiện tượng không còn trực tiếp tác động vào giác quan.Khác với hình tượng của tri giác, biểu tượng vừa có tính trực quan, vừa có tính khái quát. Tính trực quan của biểu tượng thể hiện ở chỗ: nó là kết quả của sự chế biến hình ảnh trước đây con người đã tri giác. Không có tri giác về sự vật, hiện tượng nào đó sẽ không có biểu tượng. Tính khái quát của biểu tượng thể hiện ở chỗ: biểu tượng là những hình ảnh mang đến những dấu hiệu chung, đặc trưng của sự vật, hiện tượng.2. Vai trò của trí nhớTrí nhớ có vai trò lớn trong cuộc sống và hoạt động của con người. Nhờ trí nhớ mà con người xác định được phương hướng để thích nghi với ngoại giới. Trí nhớ giúp con người không chỉ hoàn thành những công việc quan trọng mà cả những công việc hàng ngày.Trí nhớ giúp con người tích lũy kinh nghiệm, trên cơ sở đó con người mới có thể hành động và hành động có kết quả. Trí nhớ giúp con người học tập, tư duy và hiểu biết thế giới. Không có trí nhớ sẽ không có sự phát triển nào hết về trí tuệ cũng như về thực tiễn của con người.II. QUÁ TRÌNH CƠ BẢN CỦA TRÍ NHỚ1. Quá trình ghi nhớLà một quá trình lưu giữ lại trong não con người những hình ảnh của sự vật, hiện tượng tâm lý trong quá trình tri giác. Đây là một quá trình ghi nhận thông tin trong não người.Ghi nhớ có hai loại:Ghi nhớ không chủ định: là loại ghi nhớ được tiến hành mà không cần dùng một cách thức nào để giúp cho sự ghi nhớ được rõ ràng không đòi hỏi sự nỗ lực của ý chí.Đây là loại ghi nhớ tùy ý, độ bền vững và lâu dài của nó phụ thuộc vào mức độ cảm xúc mạnh mẽ, thỏa mãn nhu cầu, và mức độ hứng thú của cá nhân. Nó còn phụ thuộc vào màu sắc, sự di động và các đặc điểm khác của đối tượng. Nhờ có ghi nhớ không chủ định mà kinh nghiệm sống của con người càng được mở rộng và phong phú.Ghi nhớ có chủ định: là loại ghi nhớ với mục đích xác định từ trước. Trong quá trình ghi nhớ đòi hỏi con người phải có sự nỗ lực bản than, phải sử dụng phương tiện và phương pháp nhất định để ghi nhớ được tốt.

Page 33: Tâm Lý Học Đại Cương

+ Ghi nhớ máy móc: là cách ghi nhớ được xây dựng bằng cách dựa vào những mối liên hệ bề ngoài của sự vật, hiện tượng không để ý đến sự hiểu nội dung cũng như ý nghĩa của nó. Để ghi nhớ máy móc chỉ cần lặp đi lặp lại nhiều lần tài liệu cần ghi nhớ.+ Ghi nhớ ý nghĩa: là cách ghi nhớ dựa trên cơ sở hiểu nội dung tài liệu, mối quan hệ logic, bản chất của sự vật, hiện tượng,… mới tìm ra được những dấu hiệu chung, bản chất của sự vật, hiện tượng. Để ghi nhớ tốt, con người phải sử dụng ngôn ngữ, phải biết khái quát vấn đề định nhớ, và sử dụng các kiến thức cũ.Ghi nhớ có ý nghĩa giúp con người lĩnh hội tri thức một cách sâu sắc, nhưng con người phải tiêu hao nhiều năng lượng.Hai cách ghi nhớ máy móc và ý nghĩa có liên quan mật thiết. Thường ghi nhớ ý nghĩa làm cho ghi nhớ máy móc được dễ dàng hơn, nó làm giảm số lần lặp lại tài liệu. Ghi nhớ máy móc đến lượt nó làm tăng độ chính xác, tăng tính ý nghĩa của tài liệu cần nhớ.2. Quá trình gìn giữLà quá trình nhằm củng cố vững chắc những dấu vết đã được hình thành trên võ não trong quá trình ghi nhớ. Thường quá trình gìn giữ được diễn ra đồng thời và ngay sau quá trình ghi nhớ. Ghi nhớ và gìn giữ được hình ảnh của sự vật, hiện tượng có nghĩa là con người đã thu nhập và tích lũy được kinh nghiệm nhất định. Nói theo ngôn ngữ tin học, đây là quá trình ghi nhận, quá trình nạp và tạo dấu vết của thông tin trong não.3. Quá trình nhận lạiNhận lại là một quá trình làm nảy sinh trong não những hình ảnh của sự vật, hiện tượng đã được con người tri giác trước kia, giờ đây lại xuất hiện một lần nữa.Nhận lại là một quá trình đơn giản, nó thường xảy ra sớm hơn so với nhớ lại. Nó không phải là tiêu chuẩn đánh giá trí nhớ của con người, bởi vậy nhiều người nhận lại khá nhanh nhưng chỉ cần nhớ lại thì thường gặp nhiều khó khăn.Tính chinh xác và tốc độ của nhận lại phụ thuộc vào mức độ bền vững của ghi nhớ, sự giống nhau giữa kích thích cũ và mới.4. Quá trình nhớ lạiNhớ lại là quá trình làm hiện lại trong não những hình ảnh của sự vật, hiện tượng mà con người đã tri giác trước đây. Hiện tại, sự vật, hiện tượng không còn trực tiếp tác động vào các giác quan.Nhớ lại chính là tiêu chuẩn để xác định, đánh giá trí nhớ của con người cao hay thấp.Bốn quá trình cơ bản trên có quan hệ chặt chẽ với nhau, chúng tạo thành một thể hoàn chỉnh và thống nhất: ghi nhớ và gìn giữ là tiền đề, là điều kiện của nhận lại và nhớ lại. Nhận lại và nhớ lại là kết quả để chứng minh cho hai quá trình trên. Một khi ghi nhớ và gìn giữ tốt thì nhớ lại và nhận lại cũng nhanh, chính xác và ngược lại.III. NHỚ VÀ QUÊN1. Một số quy luật của trí nhớ- Con người thường nhớ tốt, sâu sắc ở những thời điểm đầu và cuối của một quá trình hoạt động.- Người ta sẽ nhớ lâu, nhanh và chính xác khi ý thức được cần thiết phải nhớ.- Con người thường nhớ những gì có liên quan đến cuộc sống, đến nhu cầu hứng thú và nghề nghiệp của bản thân.

Page 34: Tâm Lý Học Đại Cương

- Trí nhớ của con người càng được củng cố và trở nên bền vững khi con người biết tổ chức hoạt động trí nhớ của mình, đặc biệt là biết tổ chức, ghi nhớ và giữ gìn.Trí nhớ càng đạt chất lượng cao một khi con người biết đem những điều gì đã lĩnh hội, đã nhớ được vận dụng vào thực tiễn cuộc sống.2. Quy luật quên và chống quênQuên là biểu hiện của sự không nhận lại và nhớ lại hoặc nhận lại và nhớ lại sai.Quên được biểu hiện ở các mức độ khác nhau: quên hoàn toàn, quên tạm thời…Sự quên cũng diễn ra theo quy luật của nó, con người thường hay quên những gì mà nó:- Không phù hợp với nhu cầu hứng thú và nhu cầu của cá nhân.- Không ít liên quan đến cuộc sống của bản thân.- Ít được lặp đi lặp lại nhiều lần trong cuộc sống.- Diễn ra ở thời điểm giữa quá trình.- Là những kích thích mới lạ hay kích thích mạnh.Về phía chủ thể cũng có một số nguyên nhân chính. Con người hay quên là do:- Sự thiếu tập trung tư tưởng để ghi nhớ.- Khả năng quan sát sự vật chưa cao.- Tổ chức hoạt động chưa khoa học- Thể lực không tốt.Sự quên của con người diễn ra theo một trình tự sau:- Ở giai đoạn đầu, tốc dộ khá nhanh và tốc độ sẽ giảm dần ở các thời điểm sau.- Chi tiết quên trước, ý chính quên sau. Trong đó chi tiết nào không phù hợp với hứng thú, không gây được xúc cảm sâu sắc sẽ quên nhanh hơn.- Nhịp độ quên còn phụ thuộc vào nội dung và khối lượng tài liệu. Nếu cần ghi nhớ là những vấn đề hấp dẫn thì sự quên sẽ diễn ra chậm hơn so với những tài liệu kém hấp dẫn, khối lượng tài liệu nhiều sẽ quên nhanh hơn so với khối lượng tài liệu ít.Cách chống quên tốt nhất:- Ôn tập một cách tích cực, tức là ôn tập chủ yếu bằng cách tái hiện.- Tiến hành ôn tập sau khi ghi nhớ tài liệu.- Ôn tập xen kẽ, không nên chỉ ôn tập liên tục một tài liệu, hay ôn tập liên tiếp hai tài liệu giống nhau.- Ôn tập phân tán.- Kết hợp ôn tập với nghỉ ngơi.- Hồi tưởng lại những điều quên một cách có tổ chức và khoa học.

"If the only tool you have is a hammer, you tend to see every problem as a nail" Abraham Maslow“I do not want to discover what psyche is by cutting out a pair of quotations. I want to learn from the whole of Marx’s method how to build the science, how to approach the investigation of the psyche

Page 35: Tâm Lý Học Đại Cương

Chương 3ĐỜI SỐNG TÌNH CẢM

I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ TÌNH CẢM1. Tình cảm và xúc cảm1.1. Tình cảm là gì?+ Xúc cảm là quá trình rung động của tâm lý có kèm theo sự rung động của cơ thể được nảy sinh khi chủ thể của nhu cầu gặp sự vật, hiện tượng liên quan đến nhu cầu của mình.+ Tình cảm là những thái độ cảm xúc ổn định đối với những sự vạt hiện tượng trong thế giới khách quan của con người, phản ảnh ý nghĩa của chúng trong mối liên hệ với nhu cầu và động cơ của họ.Tình cảm là sản phẩm cao cấp của sự phát triển các quá trình xúc cảm trong những điều kiện xã hội.+ Phản ánh tâm lý trong tình cảm là một dạng tâm lý phản ánh mới - phản ánh cảm xúc. Sự phản ánh cảm xúc có những điểm giống với sự phản ánh nhận thức (đều là sự phản ánh hiện thực khách quan, đều mang tính chủ thể và có bản chất xã hội - lịch sử). Tuy nhiên, chúng có những đặc điểm khác về căn bản với sự phản ánh nhận thức.(Hình đính kèm bên dưới)1.2. So sánh xúc cảm và tình cảm+ Xúc cảm và tình cảm đều biểu hiện mặt thái độ của con người đối với hiện thực, vì vậy, chúng có sự giống nhau nhưng đây là hai mức độ có khác biệt căn bản trên ba mặt: tính ổn định, tính xã hội và cơ chế sinh lý - thần kinh. Sự phân biệt xúc cảm và tình cảm có ý nghĩa quan trọng cả về mặt lý luận và thực tiễn. (Hình đính kèm bên dưới)+ Mối liên hệ giữa xúc cảm và tình cảm: - Xúc cảm là cơ sở nảy sinh tình cảm và là trạng thái biểu hiện của tình cảm. - Tình cảm là sản phẩm của sự tổng hợp hóa, động hình hóa, khái quát hóa các xúc cảm đồng loại. Tình cảm chi phối các xúc cảm. + Người ta thường xác định các loại xúc cảm, tình cảm dương tính và xúc cảm, tình cảm âm tính. Xúc cảm, tình cảm dương tính nảy sinh, tồn tại gắn với sự thỏa mãn nhu cầu của chủ thể. Xúc cảm, tình cảm âm tính nảy sinh, tồn tại gắn với cản trở thỏa mãn nhu cầu của chủ thể. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là xúc cảm, tình cảm âm tính là tiêu cực và xúc cảm, tình cảm dương tính là tích cực. Muốn xác định một xúc cảm, tình cảm nào đó là tích cực hay tiêu cực thì phải đặt nó trong mối quan hệ với hoạt động cải tạo thế giới và hoàn thiện bản thân của chủ thể.2. Vai trò của tình cảm trong đời sống+ Xúc cảm và tình cảm có vai trò to lớn trong đời sống của con người cả về mặt sinh lý lẫn tâm lý. Con người không có xúc cảm thì không thể tồn tại được, trừ những người bị bệnh tâm thần, bị chứng vô tình cảm. Sự “đói tình cảm” cũng có ảnh hưởng sâu sắc đến tâm lý và cơ thể con người như là sự “đói cảm giác” vậy. + Xúc cảm, tình cảm thúc đẩy con người hoạt động, giúp con người khắc phục những khó khăn, trở ngại gặp phải trong quá trình hoạt động. Sự thành công của bất kỳ của một loại công việc nào phần lớn cũng đều phụ thuộc vào thái độ của con người đối với công việc đó.

Page 36: Tâm Lý Học Đại Cương

+ Tình cảm có một ý nghĩa đặc biệt trong công việc sáng tạo. “Nếu không có “những xúc cảm của con người” thì xưa nay không có và không thể có những tìm tòi chân lý” (V.I. Lênin).+ Trong công tác giáo dục, tình cảm giữ một vị trí vô cùng quan trọng: nó vừa là điều kiện, vừa là phương tiện, vừa là nội dung của giáo dục.3. Các mức độ của đời sống tình cảmTình cảm thường được phân loại thành tình cảm cấp thấp và tình cảm cấp cao. + Tình cảm cấp thấp là những tình cảm có liên quan đến sự thỏa mãn hay không thỏa mãn những nhu cầu sinh lý. Những tình cảm cấp thấp có ý nghĩa sinh học to lớn: nó báo hiệu về trạng thái sinh lý của cơ thể. + Tình cảm cấp cao là những tình cảm mang tính chất xã hội rõ ràng và nó nói lên thái độ của con người đối với những mặt và hiện tượng khác nhau của đời sống xã hội.Tình cảm cấp cao gồm có tình cảm đạo đức, tình cảm trí tuệ, tình cảm thẩm mĩ và tình cảm hoạt động.- Tình cảm đạo đức là những tình cảm có liên quan đến sự thỏa mãn hay không thỏa mãn những nhu cầu đạo đức của con người. - Tình cảm trí tuệ là những tình cảm nảy sinh trong quá trình hoạt động trí óc, nó liên quan đến những quá trình nhận thức và sáng tạo, liên quan đến sự thoả mãn hay không thoả mãn những nhu cầu nhận thức của con người. Tình cảm trí tuệ bao gồm: sự ham hiểu biết, sự hoài nghi, sự tin tưởng, sự hài lòng.- Tình cảm thẩm mĩ là những tình cảm có liên quan đến nhu cầu thẩm mĩ, nhu cầu về cái đẹp. Tình cảm thẩm mĩ biểu hiện thái độ thẩm mĩ của con người đối với hiện thực (tự nhiên, xã hội, lao động, con người). - Tình cảm hoạt động là sự thể hiện thái độ của con người đối với một hoạt động nhất định, liên quan đến sự thỏa mãn hay không thỏa mãn nhu cầu thực hiện hoạt động đó.Các tình cảm cấp cao kể trên có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau, chúng không tồn tại một cách riêng rẽ, tách rời.II. CÁC QUY LUẬT CỦA ĐỜI SỐNG TÌNH CẢM1. Quy luật lây lan- Xúc cảm, tình cảm của người này có thể được “lây” sang người khác, như: vui lây, buồn lây, chia sẻ, đồng cảm.- Việc lây lan tình cảm từ chủ thể này sang chủ thể khác không là con đường chủ yếu để hình thành tình cảm.2. Quy luật thích ứng- Một xúc cảm, tình cảm nào đó được lặp đi lặp lại với một cường độ không thay đổi thì cuối cùng cũng bị suy yếu, bị lắng xuống.- Hiện tượng “chai sạn” của tình cảm.3. Quy luật tương phản hay cảm ứng- Trong quá trình hình thành hoặc biểu hiện tình cảm, sự xuất hiện hoặc sự suy yếu đi của một tình cảm này có thể làm tăng hay giảm một tình cảm khác xảy ra đồng thời hoặc nối tiếp nó. Đó là hiện tượng “cảm ứng” hay “tương phản” trong tình cảm, ví dụ: “ôn nghèo, nhớ khổ”, “ôn cổ, tri tân”- Vận dụng quy luật này vào trong văn học, nghệ thuật, càng yêu nhân vật chính diện bao nhiêu càng ghét nhân vật phản diện bấy nhiêu.

Page 37: Tâm Lý Học Đại Cương

4. Quy luật di chuyển- Tình cảm con người có thể di chuyển từ một đối tượng này sang một đối tượng khác có liên quan tới đối tượng gây nên tình cảm trước đó.- Hiện tượng “giận cá chém thớt”, “ghét nhau ghét cả tông ti họ hàng”5. Quy luật pha trộn- Nhiều khi hai tình cảm đối cực nhau có thể xảy ra cùng lúc nhưng không loại trừ nhau mà chúng pha trộn vào nhau.- Hiện tượng “giận mà thương”

Attached File(s)   xuccamtinhcam.JPG (Size: 86.68 KB / Downloads: 19)   nhanthuctinhcam.JPG (Size: 75.22 KB / Downloads: 14)

"If the only tool you have is a hammer, you tend to see every problem as a nail" Abraham Maslow“I do not want to discover what psyche is by cutting out a pair of quotations. I want to learn from the whole of Marx’s method how to build the science, how to approach the investigation of the psyche.”Vygotsky

(This post was last modified: 09-28-2010 02:34 AM by cửa Chánh Đông.)

Chương 4Ý CHÍ VÀ HÀNH ĐỘNG Ý CHÍ

I. KHÁI NIỆM CHUNG Ý CHÍ1. Định nghĩa+ Ý chí là mặt năng động của ý thức, biểu hiện ở năng lực thực hiện những hành động có mục đích đòi hỏi phải có sự nỗ lực khắc phục khó khăn. Ý chí được xem là mặt năng động của ý thức bởi lẽ ý chí chỉ xuất hiện khi chủ thể gặp những hoàn cảnh, tình huống có chứa đựng những trở ngại mà bằng hành động có ý thức thông thường chủ thể chưa thể giải quyết ngay được, cần phải có ý chí để vượt qua những trở ngại đó.Ý chí không phải cái sẵn có. Nó mang tính chủ thể cao. Có những cá nhân có ý chí phi thường nhưng cũng có những cá nhân hầu như không có ý chí. Vì vậy, ý chí được xem là một thuộc tính, một phẩm chất của nhân cách. Ý chí thể hiện năng lực ý thức của con người. Vì vậy nó cũng là cái riêng có của loài người. Sự thích nghi mang tính thụ động của con vật trước hoàn cảnh cho dù có “nỗ lực” thì cũng không đồng nhất với hoạt động có ý thức của con người với sự tham gia của ý chí.+ Giá trị chân chính của ý chí không phải chỉ ở chỗ cường độ ý chí đó mạnh hay yếu mà còn ở chỗ nó được hướng vào cái gì, phục vụ lợi ích xã hội nào. Vì vậy, khi đánh giá ý chí của một cá nhân cần phải xem xét đồng thời cường độ ý chí và nội dung đạo đức của ý chí.

Page 38: Tâm Lý Học Đại Cương

2. Vai trò của ý chíTrong hoạt động của con người, ý chí có vai trò vô cùng to lớn, trước hết nhờ ý chí mà con người có thể tổ chức mọi hoạt động của mình một cách có ích và hợp lý nhất. Nhờ ý chí mà con người có thể cải tạo được tự nhiên và xã hội, sáng tạo ra những giá trị vật chất, tinh thần, có được những phát minh khoa học kỹ thuật và đạt được những chiến công hiển hách.Nhờ ý chí mà các hoạt động tâm lý của con người mang một nội dung hoàn toàn mới.

3. Các phẩm chất ý chí của nhân cách Trong khi thực hiện những hành động ý chí, con người sẽ hình thành cho mình những phẩm chất ý chí vừa đặc trưng cho họ với tư cách là một nhân cách, vừa có ý nghĩa rất to lớn cho đời sống và lao động. Những phẩm chất này làm cho đời sống và lao động của con người trở nên tích cực hơn, có những phẩm chất lại được thể hiện trong sự ức chế, kìm hãm, đè dẹp các quá trình tâm lý và các hành động mong muốn.a. Tính mục đích:Là một phẩm chất rất quan trọng của ý chí, đó là kỹ năng của con người biết đề ra cho hoạt động và cuộc sống của mình những mục đích gần, xa, biết bắt hành vi của mình phục tùng các mục đích ấy.Tính mục đích của người lớn trước hết phụ thuộc vào thế giới quan và nguyên tắc đạo đức của họ. Tính mục đích mang tính chất giai cấp. Bởi vậy cần phải xem xét phẩm chất ý chí không phải ở mặt hình thức, mà ở mặt nội dung.Ý chí của kẻ ăn cắp tài sản xã hội chủ nghĩa, của bọn lưu manh hoàn toàn khác ý chí của chiến sĩ cách mạng kiên cường, đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng giai cấp, giải phòng dân tộc.b. Tính độc lập:Đó là năng lực quyết định và thực hiện hành động đã dự định mà không chịu ảnh hưởng của một ai. Tính độc lập không loại trừ việc con người tự giác nghe theo những ý kiến của người khác và chấp nhận những lời khuyên của họ nếu đồng tình với lời khuyên đó. Đồng thời người có ý chí phải là người không dễ bị ám thị tính dễ bị ám thị là một phẩm chất xấu. Nó khiến người ta dễ dàng từ bỏ ý kiến của mình, vui vẻ phục tùng người khác.Tính độc lập chân chính khác với tính bướng bỉnh, nghĩa là bất luận đúng sai đều chồng lại những ảnh hưởng bên ngoài, thúc đẩy con người có những hành động không suy nghĩ, trái ngược với người khác một cách vô nguyên tắc. Đó là một ý chí yếu đuối.Tính độc lập giúp con người hình thành niềm tin vào sức mạnh của mình.c. Tính quyết đoán:Đó là khả năng đưa ra được những quyết định kịp thời và cứng rắn mà không có những sự giao động không cần thiết. Tính quyết đoán thể hiện không phải trong những hành động thiếu suy nghĩ, thiếu phán đoán mà là trong những hành động có cân nhắc, có căn cứ chắc chắn.Con người quyết đoán là con người tin tưởng vào mình. Tiền đề của tính quyết đoán là tình dũng cảm. Người không có tính dũng cảm thì không thể quyết đoán được, vì quyết đoán phải luôn luôn hành động có suy nghĩ, nhưng đồng thời phải nhanh chóng, đúng lúc không được giao động và hoài nghi.d. Tính kiên trì:Phẩm chất này được thể hiện ở kỹ năng đạt được mục đích đề ra dù cho con người đạt tới chúng có lâu

Page 39: Tâm Lý Học Đại Cương

dài và gian khổ đến đâu chăng nữa. Tính kiên trì được thể hiện ở sự khắc phục những trở ngại bên ngoài và bên trong, có khả năng duy trì sự nỗ lực một cách không mệt mỏi, hơn nữa khó khăn chỉ làm chậm sự mong muốn tiếp tục công việc của con người.Tính bền bỉ khác với sự lì lợm, lì lợm thể hiện ở người không có khả năng từ bỏ quyết định sai lầm do tính tự ái, nhỏ nhen của mình. Người lì lợm thường ý thức được mình sai, hiểu được hành động của mình là không đúng, nhưng vẫn ngoan cố tiếp tục giữ quan điểm đó.e. Tính tự chủ:Đó là khả năng làm chủ được bản thân. Trong khi duy trì được sự kiểm soát đầy đủ đối với hành vi của mình, người tự chủ thắng được những thúc đẩy không mong muốn, những tác động có tính chất xung động (sợ hãi, giận dữ) ở trong mình. Tính tự chủ làm cho con người tự phê phán mình giúp họ tránh được những hành vi không suy nghĩ.Trong sinh hoạt hàng ngày khái niệm “tính tự chủ” được thu hẹp lại: người ta chỉ dùng nó đối với mặt cảm xúc của con người khi muốn nhấn mạnh khả năng tự kiềm chế những cảm xúc của bản thân, được gắn liền với những phản ứng chân tay. Sở dĩ có sự eo hẹp là vì phẩm chất của ý chí này được thể hiện rõ rệt nhất trong phạm vi điều chỉnh các cảm xúc.III. HÀNH ĐỘNG Ý CHÍ1. Khái niệm về hành động ý chí+ Hành động ý chí là hành động có ý thức trong đó chứa đựng đầy đủ các phẩm chất của ý chí. Hành động ý chí có các đặc tính sau:- Có mục đích đề ra từ trước một cách có ý thức.- Có sự lựa chọn phương tiện, biện pháp để thực hiện mục đích.- Có sự theo dõi, kiểm tra, điều khiển và điều chỉnh, sự nỗ lực để khắc phục những khó khăn trở ngại bên trong và bên ngoài trong quá trình thực hiện mục đích.+ Tùy theo sự có mặt của ba đặc tính trên, người ta chia ra ba loại hành động ý chí sau:- Hành động ý chí giản đơn: đó là những hành động có mục đích rõ ràng, nhưng hai đặc tính sau không thể hiện đầy đủ hoặc không có. Hành động này còn được gọi là hành động có chủ định hay hành động tự ý.- Hành động ý chí cấp bách: đó là những hành động xẩy ra trong một thời gian rất ngắn ngủi, đòi hỏi phải có sự quyết định và thực hiện quyết định trong chớp nhoáng. Trong hành động này, các đặc tính trên hòa nhập vào nhau, không phân biệt rõ ràng.- Hành động ý chí phức tạp: là loại hành động ý chí điển hình, trong đó cả ba đặc tính trên được thể hiện một cách đầy đủ rõ ràng đồng thời bộc lộ đầy đủ ý chí của chủ thể. 2. Cấu trúc của một hành động ý chí điển hìnha. Giai đoạn chuẩn bịĐây là giai đoạn hành động trong não, là giai đoạn suy nghĩ cân nhắc các khả năng khác nhau. Giai đoạn này bao gồm các khâu: đặt ra và ý thức rõ ràng mục đích của hành động; lập kế hoạch và lựa chọn phương pháp, phương tiện hành động; quyết định hành động. b. Giai đoạn thực hiệnSau khi đã quyết định thực hiện hành động thì chủ thể bước vào giai đoạn thực hiện quyết định đó. Thiếu giai đoạn này thì sẽ không còn hành động ý chí nữa.

Page 40: Tâm Lý Học Đại Cương

Việc thực hiện hành động có thể có hai hình thức: hành động bên ngoài và kìm hãm các hành động bên ngoài (còn gọi là hành động ý chí bên ngoài và hành động ý chí bên trong). Nếu chủ thể đi chệch khỏi mục đích đã định thì đó là biểu hiện không có ý chí. Tuy nhiên, khi hoàn cảnh biến đổi, nảy sinh những điều kiện mới và việc thực hiện quyết định trước đây trở nên không hợp lý nữa thì sự từ bỏ quyết định đó lại là điều thể hiện chủ thể có ý chí. c. Giai đoạn đánh giá kết quả hành độngSau khi hành động ý chí được thực hiện, chủ thể tiến hành đánh giá các kết quả của hành động đã đạt được, nhằm rút kinh nghiệm cho những hành động sau. Sự đánh giá này được biểu hiện trong những phán đoán thể hiện tán thành, biện hộ hoặc lên án sự quyết định đã chọn và hành động đã thực hiện. Sự đánh giá xấu thường xẩy ra với những rung cảm tiếc nuối về hành động đã thực hiện, sự xấu hổ, tủi hận và chúng là động cơ để chủ thể đình chỉ hoặc sữa chữa hành động hiện tại. Sự đánh giá tốt thường xảy ra cùng với các rung cảm thỏa mãn, hài lòng, vui sướng và chúng là động lực kích thích việc tiếp tục, tăng cường và cải tiến hành động đang thực hiện.Không chỉ có cá nhân mà cả tập thể, xã hội cũng tham gia đánh giá hành động. Sự đánh giá của tập thể, xã hội đối với hành động của cá nhân thể hiện trong việc nhận xét, tuyên dương hay phê bình theo những quan điểm chính trị - xã hội, đạo đức, thẩm mĩ nhất định. Như vậy, qua ba giai đoạn trên, ta thấy, hành động ý chí là nơi bộc lộ rõ nét nhân cách của chủ thể