tác hại thuốc lá

9
Ph ng chống tác hại thuốc lá Atlas Khu vc ASEAN Liên minh phòng chống tác hại thuốc lá khu vực Đông Nam Á www.seatca.org Xut bản lần 2 Tháng 09/2014

Transcript of tác hại thuốc lá

Page 1: tác hại thuốc lá

Ph ng chốngtác hại

thuốc lá

Atlas

Khu vực ASEAN

Liên minh phòng chống tác hại thuốc lá khu vực Đông Nam Áwww.seatca.org

Xuất bản lần 2 Tháng 09/2014

Page 2: tác hại thuốc lá

Atlas Phòng chống tác hại thuốc lá khu vực ASEAN - Ấn bản lần 2

Nhóm tác giảTan Yen LianUlysses Dorotheo

Ban biên tậpBungon Ritthiphakdee, Mary Assunta Kolandai, Foong Kin, Domilyn C. Villarreiz, Mary Jocelyn Alampay,Jennie Lyn Reyes, Sophapan Ratanachena, Worrawan Jirathanapiwat, May Myat Cho.

Nhóm dịchLê Thị Hương LyLê Thị ThuNguyễn Hạnh Nguyên

ISBN 978-616-7824-01-7

Xuất bản lần 2, tháng 9/2014, in 1000 bản

Xuất bản bởi:Liên minh phòng chống tác hại thuốc lá khu vực Đông Nam Á (SEATCA)Thakolsuk Place, Room 2B, 115 Thoddamri Road, Dusit, Bangkok 10300 ThailandTelefax: +66 2 241 0082 Email: [email protected]: www.seatca.org

In bởi:Crown Print Associates279-G2, Lorong Tampin, 10150 Penang, MalaysiaTel/Fax: 604 - 281 2012 Email: [email protected]

Bản quyền của SEATCA

Ảnh:Dr Mom Kong, Dr Maniphanh Vongphosy, Dr Domilyn C.Villareiz, Mr Dass Kandunni, Mr Abdillah Ahsan, Mr Nur Hadi Wiyono,Ms Tan Yen Lian, Dr Ulysses Dorotheo, Ms Le Thi Thu, Mr Alec Chin, Thu thập từ dự án Giám sát Công nghiệp thuốc lá (SIS) củaSEATCA, Bộ Y tế công cộng, Thái Lan.

Các thông tin, số liệu, bàn luận và kết luận được trình bày trong tài liệu là của nhóm tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của các tổ chức tài trợ, cán bộ hay Ban Giám đốc của họ. Mặc dù đã nỗ lực bảo đảm tính chính xác của tài liệu tại thời điểm xuất bản, Liên minh phòng chống tác hại thuốc lá khu vực Đông Nam Á (SEATCA) cũng không thể khẳng định tài liệu này đầy đủ và chính xác tuyệt đối và không chịu trách nhiệm nếu như có bất cứ vấn đề nào xảy ra khi sử dụng tài liệu. Mong độc giả phản hồi lại ý kiến cho tác giả nếu phát hiện ra bất kỳ chỗ thiếu sót nào của tài liệu.

Page 3: tác hại thuốc lá

Ph ng chống

Liên minh phòng chống tác hại thuốc lá khu vực Đông Nam Áwww.seatca.org

Atlas

Tan Yen LianUlysses Dorotheo

tác hạithuốc lá

Xuất bản lần 2 Tháng 09/2014

Khu vực ASEAN

Page 4: tác hại thuốc lá

i

Lời tựaJudith Mackay

Lời nói đầuBungon Ritthiphakdee

Giới thiệu về SEATCA

Lời cảm ơn

Chương 1: Tình hình sử dụng thuốc lá . Tỷ lệ hút thuốc lá: nam và nữ trưởng thành ở ASEAN

Sử dụng thuốc lá theo khu vực trên thế giớiKhu vực ASEAN chiếm 10% số người hút thuốc lá trên thế giới

.

.

Sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành. Số liệu thực tế: Tỷ lệ sử dụng thuốc lá ở người trưởng

thành ở ASEAN Tỷ lệ sử dụng thuốc lá theo giới ở ASEANSố điếu thuốc một người tiêu thụ một năm (2000-2010)Độ tuổi trung bình bắt đầu hút thuốc ở ASEAN (2009-2012)Tổng số và số điếu thuốc trung bình một người trưởng thành tiêu thụ một ngày (2009-2012)Số lượng và tỷ lệ người trưởng thành sử dụng thuốc lá không khói ASEAN (2009-2013)

.

.

.

.

.

Tình hình sử dụng thuốc lá ở giới trẻ. Số liệu thực tế: Tỷ lệ hút thuốc ở nam thiếu niên

(13-15 tuổi)Số liệu thực tế: Tỷ lệ hút thuốc ở nữ thiếu niên (13-15 tuổi)Dự định hút thuốc lá vào năm tới trong số thanh thiếu niên chưa hút thuốc (2007-2013)Tỷ lệ thanh thiếu niên chưa đủ tuổi có thể mua thuốc lá mà không bị từ chối vì tuổiPhần lớn người hút thuốc lá ở Indonesia từ 10-25 tuổiNgành thuốc lá tuyển mộ lứa khách hàng thay thế

.

.

.

.

.

Chương 2: Chi phí do hút thuốc lá . Chi phí y tế liên quan đến thuốc lá ở ASEAN

Tỷ lệ tử vong hàng năm (trong 100.000 người) do hút thuốc lá ở ASEAN (2004, ≥ 30 tuổi)Số tử vong do các bệnh chính liên quan đến hút thuốc lá (2006-2012)

.

.

. Chi phí trung bình hàng tháng dành cho mua thuốc lá ở người hút thuốc ≥ 15 tuổi (2009-2012) (USD)Ngân sách dành cho phòng chống tác hại thuốc lá so với y tế ở ASEAN (2012-2014)Chi phí cho thuốc lá hàng năm = Chi phí cơ hội

.

.

Chương 3: Giá và thuế thuốc lá. Giá thuốc lá các hãng phổ biến ở trong nước và

nhập ngoại (USD/bao) 2014Tỷ lệ thuế thuốc lá trên giá bán lẻ (2014)Tăng thuế, tăng thu ngân sách và giảm tỷ lệ hút thuốc lá Tỷ lệ thuế thuốc lá cao nhất ở khu vực ASEAN:SingaporeTăng thu ngân sách từ tăng thuế ở Philipin và Thái LanHệ thống thuế thuốc lá ở ASEANGiá thuốc lá + Giá một số nhãn hiệu thuốc lá phổ biến (bao) được quy tương ứng gạo (kg) và trứng ở ASEANSức mua thuốc lá + Giá thuốc lá tương đối theo thu nhập (RIP) (1990-2010) + Sự thay đổi tích lũy của RIP (2002-2009) + Người nghèo có thể mua được thuốc lá ở Campuchia + Thuốc lá càng dễ mua khi bán điếu lẻ + Tất cả các sản phẩm thuốc lá cần đánh thuế: Không cho phép thuốc lá miễn thuế

.

.

.

.

.

.

.

Chương 4. Môi trường không khói thuốc . Chính sách 100% không hút thuốc lá nơi công cộng ở khu vực

ASEANThưởng thức ẩm thực ASEAN trong môi trường không khói thuốcPhạt người vi phạm không thực thi chính sách cấm hút thuốc lánơi công cộng Tỷ lệ % trẻ phơi nhiễm với khói thuốc lá thụ động ở trong nhà và ngoài nhà (2007-2013)Các địa điểm thường phơi nhiễm với khói thuốc lá ở ASEAN (2007-2011)Các di sản thế giới/thành phố không hút thuốc lá ở ASEAN Các sự kiện thể thao không hút thuốc lá ở ASEAN

.

.

.

.

.

.

Chương 5. Đóng gói và dán nhãn các sản phẩmthuốc lá . Cảnh báo sức khỏe ở ASEAN

iii

iv

v

vi

9

13

25

21

1

Atlas Phòng chống tác hại thuốc lá khu vực ASEAN

Page 5: tác hại thuốc lá

Atlas Phòng chống tác hại thuốc lá khu vực ASEAN

ii

Mục lục

.

.Gia tăng xu hướng các nước áp dụng PHWs trên vỏ bao thuốc lá ở toàn cầu (2001-2015)Tình hình áp dụng cảnh báo sức khỏe ở khu vực ASEAN Thời gian thực hiện cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh lần gần đây nhất ở ASEANThái Lan: Cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh lớn nhất thế giới (85% diện tích vỏ bao)Ngân hàng PHWs không bản quyền Thực hành tốt cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh - Australia: Vỏ bao thuốc lá đơn giản đầu tiên trên thế giới- Các quốc gia cấm sử dụng mô tả sai hoặc gây hiểu lầm- Công khai thông tin về thành phần của thuốc lá và khói thuốc lá

.

.

.

.

Chương 6: Quảng cáo, khuyến mãi và tài trợ (TAPS) các sản phẩm thuốc lá . Tình hình cấm TAPS ở ASEAN

Tình hình thực hiện cấm TAPS ở ASEAN Thuốc lá hương bạc hà và hoa quả được bán ở ASEAN Cấm TAPS trên internetCác kênh tiếp thị thuốc lá Số lượng điểm bán lẻ ở một số nước ASEAN Điểm bán thuốc lá ở lần mua cuối cùng (2009-2013)Tấm gương: Thái Lan đưa ra quy định về trưng bàyCấm quảng cáo thuốc lá tại điểm bán (POS)Giấy phép kinh doanh bán lẻ ở một số nước ASEAN Các quốc gia cấm kinh doanh thuốc lá cỡ nhỏ (dưới 20 điếu/bao) Độ nhậy của giới trẻ với quảng cáo và khuyến mãi (2007-2013)Nhắm vào đối tượng đích là thanh thiếu niên và phụ nữ Xây dựng hình ảnh đẹp: Chương trình trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) của Philip Morris International’s (PMI) tại ASEANThách thức trong thực thi luật

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

Chương 7: Ngành công nghiệp thuốc lá . Các doanh nghiệp thuốc lá ở ASEAN

Các công ty đa quốc gia củng cố quyền lực trong khu vựcLợi nhuận của ngành thuốc lá (USD)Ngành thuốc lá tập hợp và tài trợ các nhóm đại diện

.

.

.

. Các nhóm đại diện và sự huy động đồng minh chống lại công tác phòng chống tác hại thuốc lá Ngành thuốc lá lợi dụng chính phủ LàoThu ngân sách từ thuế và thất thoát thuế thuốc lá ở Lào (2002-2012) (triệu USD)

.

.

Chương 8: Tác động của ngành công nghiệp thuốc lá . Ngành thuốc lá làm suy yếu công tác phòng chống tác hại

thuốc lá ở ASEAN bằng những thách thức pháp lý Sự can thiệp của ngành công nghiệp thuốc lá khi xây dựngchính sáchCác hoạt động CSR của doanh nghiệpQuyền lợi của ngành thuốc láCác hình thức tham gia không cần thiết và tính minh bạchMâu thuẫn lợi ích Biện pháp dự phòngCông khai đàm phán và thông tin về ngành thuốc lá

.

.

.

.

.

.

.

Chương 9: Trồng cây thuốc lá . Trồng cây thuốc lá ở ASEAN

Sản lượng thuốc lá ở một số nước ASEAN (2010-2013)Biện pháp bền vững: Các cây trồng thay thế ở Malaysia Lợi nhuận của cây thuốc lá so với các cây trồng khác ở IndonesiaLợi nhuận của cây thuốc lá so với các cây trồng khác ở Philippin (2006-2007)Nông dân trồng thuốc lá ở Campuchia chuyển hướng sang các cây nông nghiệp khác

.

.

.

.

.

Chương 10: Tạo cơ chế tài chính bền vững. Quỹ nâng cao sức khỏe/phòng chống tác hại thuốc lá ở ASEANCác cơ chế tạo quỹĐiều hành và vai trò của các quỹ nâng cao sức khỏe/ phòng chống tác hại thuốc lá Sự phát triển bền vững của quỹ nâng cao sức khỏe/ phòng chống tác hại thuốc lá

.

.

.

Chương 11: Cơ chế điều phối hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá cấp quốc gia . Nguồn nhân lực ở ASEAN

Cơ chế điều phối hoạt đồng phòng chống tác hại thuốc lá cấp quốc gia

.

Tóm tắt thông tin các nước ASEAN (Chương 1-11) Tài liệu tham khảo

33

41

45

51

55

59

6561

Page 6: tác hại thuốc lá

Atlas Phòng chống tác hại thuốc lá khu vực ASEAN

iii

Lời tựa

“Thực tế là phòng chống tác hại thuốc lá cần thiết cho sự thịnh vượng cũng như sức khỏe của các quốc gia. Một đồng chi cho các biện pháp dự phòng hôm nay có giá trị hơn một nghìn đồng chi cho giải quyết hậu quả tương lai. ”

Chỉ sau ấn phẩm lần đầu một năm, Atlas thứ hai sẽ nhấn mạnh không chỉ tầm quan trọng của công tác phòng chống tác hại thuốc lá ở 10 nước trong khu vực ASEAN, nơi chiếm tới 10% số người hút thuốc lá trên thế giới mà còn nêu bật những thay đổi nhanh chóng của khu vực này về: tỷ lệ hút thuốc, tác động của thuốc lá lên nền kinh tế và các giải pháp đã thực hiện. Tài liệu sẽ bổ sung cho cuốn Atlas Phòng chống tác hại thuốc lá toàn cầu xuất bản định kỳ 3 năm (Ấn phẩm lần thứ năm là 2015).

Cuốn Atlas sẽ đưa ra những so sánh bằng hình ảnh giữa các nước và nêu rõ những thông tin cập nhật so với lần đầu xuất bản. Tài liệu không chỉ mô tả tình hình nạn dịch hút thuốc lá mà còn chỉ ra thách thức và kêu gọi các quốc gia trong khu vực có hành động kịp thời.

Có những tin tốt và cả tin xấu: Tin xấu là tỷ lệ bắt đầu hút thuốc lá khi dưới 20 tuổi xảy ra ở tất cả các nước ASEAN, tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cực kì cao ở một số nước trong khi giá thuốc lá ở các nước (trừ Thái Lan) đều rẻ hơn mức thu nhập nên người dân và cả thanh thiếu niên đều có thể mua. Thống kê đơn giản cho thấy một nửa số người hút thuốc lá ở ASEAN sinh sống ở duy nhất một quốc gia: Indonesia.

Cuốn Atlas sẽ nêu các dẫn chứng quan trọng về sự can thiệp của ngành công nghiệp thuốc lá và đồng minh, đặc biệt là những thách thức pháp lý họ đặt ra để chống lại các biện pháp phòng chống thuốc lá của Chính phủ. SEATCA đã xây dựng bộ công cụ “Chỉ số của ngành công nghiệp thuốc lá” hữu hiệu nhằm xác định phương thức và các yếu tố giúp ngành công nghiệp thuốc lá can thiệp vào việc thực thi các chính sách y tế. Công cụ này cũng có thể sử dụng ở các khu vực khác trên thế giới.

Tin tốt là vẫn có cơ hội để đề phòng tình trạng hút thuốc gia tăng ở phụ nữ và trẻ em gái, sự gia tăng khu vực không được phép hút thuốc lá, cảnh báo sức khoẻ bằng hình ảnh, cấm quảng cáo và khuyến mại thuốc lá, mặc dù những biện pháp này vẫn chưa được thực hiện triệt để. Ngoài ra, nông dân trồng cây thuốc lá cũng khấm khá hơn khi chuyển sang trồng các loại cây trồng khác.

Rào cản lớn nhất mà chính phủ các nước phải vượt qua khi thực hiện các chính sách phòng chống tác hại thuốc lá là những hiểu lầm về lợi ích kinh tế. Atlas này sẽ tập trung vào hậu quả to lớn của thuốc lá đến nền kinh tế. Thực tế là phòng chống tác hại thuốc lá cần thiết cho sự thịnh vượng và sức khỏe của các quốc gia. Một đồng chi cho biện pháp dự phòng hôm nay có giá trị hơn một nghìn đồng chi cho giải quyết hậu quả tương lai.

Cuốn Atlas được biên soạn một cách chuyên nghiệp, đầy đủ thông tin từ các nguồn tham khảo đa đạng, trình bày đẹp, dễ hiểu để phù hợp với các nhóm độc giả khác nhau, từ các nhà hoạch định chính sách, nhân viên y tế, các tổ chức phi chính phủ, các học giả, giới truyền thông và trường học.

Ts. Judith MackayQuỹ Lá phổi Thế giới, Tư vấn về phòng chống tác hại thuốc lá khu vực Châu Á, Quỹ Bill và Melinda Gates.

Page 7: tác hại thuốc lá

Atlas Phòng chống tác hại thuốc lá khu vực ASEAN

iv

Lời nói đầu

“Chúng tôi cam kết cố gắng hết sức cho sự nghiệp phòng chống tác hại thuốc lá ở khu vực ASEAN và mong rằng các bạn sẽ đồng hành cùng chúng tôi.”

Tôi rất vui mừng khi cuốn Atlas đầu tiên về phòng chống tác hại thuốc lá của SEATCA được xuất bản tháng 8 năm ngoái đã được đón nhận. Những phản hồi từ đồng nghiệp trong khu vực ASEAN và khắp nơi trên thế giới đã rất tích cực. Họ đã tìm thấy cuốn Atlas thực sự hữu dụng, đầy đủ thông tin và được trình bày rất tốt.

Chúng tôi chân thành cảm ơn tất cả những phản hồi và cả những khích lệ đã giúp cho SEATCA xuất bản được cuốn Atlas lần thứ hai với những thông tin cập nhật và thêm các chủ đề mới. Lần xuất bản thứ hai này còn đặc biệt ở chỗ được dịch ra bốn thứ tiếng ở ASEAN: Khmer, Lào, Việt và Miến Điện. Chúng tôi chắc rằng cuốn tài liệu sẽ có ích trong việc thúc đẩy chính sách phòng chống tác hại thuốc lá ở đất nước các bạn. Phiên bản mềm tài liệu có thể xem tại: www.seatca.org Thay mặt cho SEATCA, tôi xin gửi lời cảm ơn tới các đối tác của chúng tôi ở 10 nước ASEAN vì những đóng góp xuất sắc của họ. Xin đặc biệt cảm ơn bà Tan Yen Lian, tiến sỹ Ulusses Dorotheo và những thành viên khác của SEATCA, những người đã cùng chúng tôi làm việc chăm chỉ cho lần xuất bản thứ hai này. Tôi cũng chân thành cảm ơn sự ủng hộ khuyến khích của Tiến sỹ Judith Mackay, người có ý tưởng xây dựng cuốn Atlas Phòng chống tác hại Thuốc lá toàn cầu.

Chúng tôi cam kết sẽ cố gắng hết sức cho sự nghiệp phòng chống tác hại thuốc lá trong khu vực ASEAN và mong các bạn sẽ đồng hành cùng chúng tôi.

Bungon RitthiphakdeeGiám đốc SEATCA

Page 8: tác hại thuốc lá

Atlas Phòng chống tác hại thuốc lá khu vực ASEAN

v

Giới thiệu về SEATCA

Tầm nhìn: "Hướng tới một ASEAN khỏe mạnh, không thuốc lá " Tôn chỉ: "Cùng nhau làm việc để bảo vệ cuộc sống thông qua đẩy mạnh thực thi hiệu quả Công ước khung về phòng chống tác hại thuốc lá ở các nước ASEAN"

Liên minh phòng chống tác hại thuốc lá khu vực Đông Nam Áwww.seatca.org

Liên minh phòng chống tác hại thuốc lá khu vực Đông Nam Á (SEATCA) là một liên minh đa ngành trong khu vực hỗ trợ các nước thành viên ASEAN trong việc xây dựng và thực thi các chính sách phòng chống tác hại thuốc lá hiệu quả và dựa trên bằng chứng phù hợp với Công ước khung của Tổ chức Y tế thế giới về phòng chống tác hại thuốc lá (FCTC).

Từ năm 2001, các chương trình của SEATCA đã góp phần đẩy mạnh phong trào phòng chống tác hại thuốc lá ở Đông Nam Á đặc biệt là ở Campuchia, Indonesia, Lào, Malay-sia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam. Làm việc chặt chẽ với các đối tác tại các nước, chiến lược của SEATCA là hỗ trợ xây dựng chính sách tiến bộ, tăng cường các nhóm làm việc về phòng chống tác hại thuốc lá ở mỗi quốc gia, cung cấp thêm bằng chứng trong nước để cải cách chính sách và gia tăng số lượng cũng như năng lực của những người ủng hộ phòng chống tác hại thuốc lá.

Trong những năm qua, những nỗ lực của SEATCA đã được công nhận cấp quốc gia và quốc tế. SEATCA cũng đã gây dựng thêm các đối tác mới về phòng chống tác hại thuốc lá để chia sẻ mô hình của SEATCA như là một diễn đàn chia sẻ bài học kinh nghiệm và thực hành tốt về phòng chống tác hại thuốc lá.

Để ghi nhận những đóng góp xuất sắc của SEATCA đối với hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá trong khu vực, WHO trao tặng SEATCA giải thưởng Ngày Thế giới Không thuốc lá vào năm 2004 và giải thưởng đặc biệt của Tổng giám đốc WHO năm 2014.

"SEATCA nổi lên như chất xúc tác quan trọng để đạt được bước tiến trong phòng chống tác hại thuốc lá ở khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là trong lĩnh vực chính sách và pháp luật." - Tiến sĩ Shigeru Omi, sau này là Giám đốc Khu vực Tây Thái Bình Dương, Tổ chức Y tế Thế giới, 2004.

"Giải thưởng này công nhận những đóng góp rất có giá trị của SEATCA như là một liên minh khu vực đặc biệt là trong lĩnh vực thuế thuốc lá. SEATCA là một chất xúc tác quan trọng và đi đầu trong cải cách thuế thuốc lá ở khu vực ASEAN, liên kết các bên liên quan và làm việc chặt chẽ với Bộ y tế và Bộ tài chính."- Tiến sĩ Shin Young-soo, Giám đốc khu vực Tây Thái Bình Dương, Tổ chức Y tế Thế giới, 2014.

Page 9: tác hại thuốc lá

Atlas Phòng chống tác hại thuốc lá khu vực ASEAN

Brunei:

Campuchia:

Indonesia:

CHDCND Lào:

Malaysia:

Myanmar:

Philippin:

Singapore:

Thái Lan:

Việt Nam:

Đối tác quốc tế:

vi

Lời cảm ơn SEATCA xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ và đóng góp quý báu của tất cả đối tác trong quá trình chuẩn bị ra mắt cuốn Atlas Phòng chống tác hại thuốc lá khu vực Đông Nam Á đầu tiên này. Đặc biệt, chúng tôi xin cảm ơn những người sau đây:

Tiến sĩ Anie H Abdul-Rahman, Giám đốc Y tế môi trường, Sở Dịch vụ y tế, Bộ Y tế, Brunei

Tiến sĩ Yel Daravuth, Cán bộ kỹ thuật, Tổ chức Y tế Thế giới Campuchia,Tiến sĩ Mom Kong, Giám đốc điều hành, Phong trào vì sức khỏe Campuchia (CMH)

Tiến sĩ Widyastuti Soerojo, Dự án Sáng kiến thuế thuốc lá Đông Nam Á (SITT) - Điều phối viên dự án cấu phần “Cảnh báo sức khỏe” tại Indonesia, Khoa Y tế công cộng, Đại học Indonesia Ông Abdillah Ahsan, Dự án Sáng kiến thuế thuốc lá Đông Nam Á (SITT) - Điều phối viên dự án tại Indonesia, Viện Dân số, Khoa Kinh tế, Đại học Indonesia Ông Nur Hadi Wiyono, Nghiên cứu viên, Viện Dân số, Khoa Kinh tế, Đại học Indonesia

Tiến sĩ Maniphanh Vongphosy, Dự án Sáng kiến thuế thuốc lá Đông Nam Á (SITT) - Điều phối viên dự án tại Lào.

Ông Ooi Poh Keong, Cán bộ đầu mối về phòng chống tác hại thuốc lá khu vực ASEAN, Đơn vị phòng chống tác hại thuốc lá và Thư ký FCTC, Vụ kiểm soát bệnh, Bộ Y tế, MalaysiaTiến sĩ Foong Kin, Trung tâm phòng chống độc quốc gia, Trường Đại học Sains Malaysia

Tiến sĩ Nan Naing Naing Shein, Phó Giám đốc, Vụ Dịch vụ Y tế cơ bản, Bộ Y tế, Myanmar

Luật sư Irene Patricia Reyes, Dự án Sáng kiến thuế thuốc lá Đông Nam Á (SITT) - Điều phối viên dự án tại Philippines và Giám đốc điều hành Trung tâm HealthJustice PhilippinÔng Ralph Emerson Degollacion, Dự án Sáng kiến thuế thuốc lá Đông Nam Á (SITT) - Điều phối viên dự án, Trung tâm HealthJustice Philippin

Ông Chan Lit Fai, Giám đốc, Phòng lạm dụng chất gây nghiện, Khoa sức khỏe người trưởng thành, Quỹ nâng cao sức khỏe, Singapore

Giáo sư Prakit Vathesatogkit, Tổng thư ký, Tổ chức hành động vì sức khỏe và phòng chống tác hại thuốc lá (ASH), Thái LanTiến sĩ Sarunya Benjakul, Giảng viên, Bộ môn Giáo dục Y tế và Khoa học Hành vi, Khoa Y tế công cộng, Đại học Mahidol Thạc sỹ Nguyễn Tuấn Lâm, Cán bộ kỹ thuật phòng chống bệnh không lây nhiễm, Văn phòng Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam Bác sỹ Phan Thị Hải, Phó Chánh văn phòng, Văn phòng Chương trình phòng chống tác hại thuốc lá (VINACOSH), Bộ Y tế, Việt NamBác sỹ Phạm Thị Hoàng Anh, Dự án Sáng kiến thuế thuốc lá Đông Nam Á (SITT) - Điều phối viên dự án tại Việt Nam, Giám đốc HealthBridge Việt Nam Bà Lê Thị Thu, Dự án Sáng kiến thuế thuốc lá Đông Nam Á (SITT) - Quản lý dự án cao cấp, Health-Bridge Việt Nam

Tiến sĩ Hana Ross, Viện nghiên cứu SALDRU, Đại học Cape Town, Nam Phi Tiến sĩ Pramil N. Singh, Giám đốc, Trung tâm Nghiên cứu Y tế, Phó giáo sư, Khoa Dịch tễ và y tế toàn cầu, Trường Y tế công cộng, Đại học Lorna Linda, California.