SỔ TAY HƯỚNG D N KH O SÁT à nhu cầu bồi dưỡng giáo...

89
1 BGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHƯƠNG TRÌNH ETEP STAY HƯỚNG DN KHO SÁT Đánh giá năng lực và nhu cầu bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông (Kèm theo công văn số 152 ngày 02 tháng 11 năm 2017 của Ban Quản lý ETEP) Lưu hành nội bộ Hà Ni, tháng 10/2017

Transcript of SỔ TAY HƯỚNG D N KH O SÁT à nhu cầu bồi dưỡng giáo...

Page 1: SỔ TAY HƯỚNG D N KH O SÁT à nhu cầu bồi dưỡng giáo viênfn.thainguyen.edu.vn/.../2017_11/so_tay_huong_dan_khao_sat_3011201716.pdf · 9); mỗi trường THPT chọn

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHƯƠNG TRÌNH ETEP

SỔ TAY HƯỚNG DẪN KHẢO SÁT

Đánh giá năng lực và nhu cầu bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông

(Kèm theo công văn số 152 ngày 02 tháng 11 năm 2017 của Ban Quản lý ETEP)

Lưu hành nội bộ

Hà Nội, tháng 10/2017

Page 2: SỔ TAY HƯỚNG D N KH O SÁT à nhu cầu bồi dưỡng giáo viênfn.thainguyen.edu.vn/.../2017_11/so_tay_huong_dan_khao_sat_3011201716.pdf · 9); mỗi trường THPT chọn

2

TỪ NGỮ VIẾT TẮT CBQL Cán bộ quản lý CBQLCSGDPT Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông ĐHSP Đại học sư phạm ĐTPV Đối tượng phỏng vấn ETEP Chương trình phát triển các trường sư phạm để nâng cao năng lực

đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông. ( tiếng Anh: Enhancing Teacher Education Program – ETEP).

GD&ĐT Giáo dục và đào tạo GV Giáo viên HS Học sinh NPV Người phỏng vấn THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông

Page 3: SỔ TAY HƯỚNG D N KH O SÁT à nhu cầu bồi dưỡng giáo viênfn.thainguyen.edu.vn/.../2017_11/so_tay_huong_dan_khao_sat_3011201716.pdf · 9); mỗi trường THPT chọn

3

MỤC LỤC PHẦN 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KHẢO SÁT ........................................ 5 1. Mục tiêu khảo sát ...................................................................................... 5 2. Nội dung khảo sát ..................................................................................... 5 4. Địa bàn và đối tượng khảo sát ................................................................... 5 4.Chọn mẫu khảo sát ..................................................................................... 6 5. Thời gian khảo sát ..................................................................................... 8 6. Phương pháp khảo sát ............................................................................... 9 7. Tổ chức thực hiện ................................................................................... 15 7. Liên hệ: ................................................................................................... 17 PHẦN 2. HƯỚNG DẪN KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC, NHU

CẦU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN PHỔ THÔNG ................................................... 18 1.HƯỚNG DẪN KHẢO SÁT ĐỊNH TÍNH ................................................ 18 1.1. Hướng dẫn tổ chức phỏng vấn .............................................................. 18 1.2 Hướng dẫn thảo luận nhóm ................................................................... 18 1.3 Hướng dẫn Hội thảo ............................................................................. 19 2.HƯỚNG DẪN KHẢO SÁT ĐỊNH LƯỢNG ........................................... 21 2.1.Mục tiêu...................................................................................................21 2.2.Phương pháp thu thập thông tin...............................................................21 2.3.Tổ chức khảo sát......................................................................................21 2.4.Hướng dẫn trả lời phiếu hỏi.....................................................................22 PHẦN 3. HƯỚNG DẪN KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC, NHU

CẦU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG ..... 30 1. HƯỚNG DẪN KHẢO SÁT ĐỊNH TÍNH ............................................... 30 1.1. Hướng dẫn phỏng vấn sâu .................................................................... 30 1.2 Hướng dẫn thảo luận nhóm ................................................................... 33 1.3.Hướng dẫn Hội thảo .............................................................................. 34 2. HƯỚNG DẪN KHẢO SÁT ĐỊNH LƯỢNG .......................................... 35 2.1. Mục tiêu ............................................................................................... 35 2.2. Đối tượng/Phương tiện ......................................................................... 35 2.3.Phương pháp thu thập thông tin:............................................................ 35 2.4. Hướng dẫn trả lời phiếu khảo sát định lượng ........................................ 36 PHỤ LỤC 1. PHÂN CÔNG ĐỊA BÀN CÁC TRƯỜNG PHỤ TRÁCH

KHẢO SÁT VÀ NHIỆM VỤ CỤ THỂ CỦA MỖI TRƯỜNG .............................. 56 PHỤ LỤC 2 . DANH SÁCH CÁCH TRƯỜNG ĐƯỢC LỰA CHỌN KHẢO

SÁT ....................................................................................................................... 58

Page 4: SỔ TAY HƯỚNG D N KH O SÁT à nhu cầu bồi dưỡng giáo viênfn.thainguyen.edu.vn/.../2017_11/so_tay_huong_dan_khao_sat_3011201716.pdf · 9); mỗi trường THPT chọn

4

PHỤ LỤC 3. MÃ NGÀNH ĐÀO TẠO ....................................................... 80 (để điền vào mục thông tin cá nhân) ............................................................ 80 PHỤ LỤC 4. BIỂU MẪU DÀNH CHO CÁC TRƯỜNG ĐHSP /HVQLGD

.............................................................................................................................. 82 PHỤ LỤC 5. DANH SÁCH CHUYÊN GIA HỖ TRỢ KỸ THUẬT KHẢO

SÁT ....................................................................................................................... 82 PHỤ LỤC 6. BIỂU MẪU DÀNH CHO CÁC SỞ GD&ĐT ........................ 83

Page 5: SỔ TAY HƯỚNG D N KH O SÁT à nhu cầu bồi dưỡng giáo viênfn.thainguyen.edu.vn/.../2017_11/so_tay_huong_dan_khao_sat_3011201716.pdf · 9); mỗi trường THPT chọn

5

PHẦN 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KHẢO SÁT Thực hiện kế hoạch hoạt động năm 2017 đã được Bộ trưởng Bộ Giáo

dục và Đào tạo phê duyệt tại Quyết định số 1895/QĐ-BGD ĐT ngày 26/5/2017, Ban Quản lý Chương trình phát triển các trường sư phạm để nâng cao năng lực của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông (chương trình ETEP) xin gửi thông báo về việc triển khai khảo sát năng lực, nhu cầu bồi dưỡng giáo viên (GV) và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông (CBQLCSGDPT) tới các Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), các trường đại học sư phạm, Học viện Quản lý giáo dục tham gia Chương trình ETEP.

1. Mục tiêu khảo sát Khảo sát nhằm xác định thực trạng năng lực và nhu cầu bồi dưỡng của

GV&CBQLCSGDPT, làm căn cứ thực tiễn để phát triển các chương trình bồi dưỡng GV&CBQLCSGDPT (cốt cán và đại trà) đáp ứng chuẩn nghề nghiệp giáo viên, chuẩn hiệu trưởng và yêu cầu đổi mới giáo dục.

2. Nội dung khảo sát Nội dung khảo sát gồm: - Thực trạng năng lực của GV&CBQLCSGDPT so với chuẩn nghề

nghiệp giáo viên, chuẩn hiệu trưởng và yêu cầu đổi mới giáo dục; - Nhu cầu bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp của

GV&CBQLCSGDPT nhằm đáp ứng chuẩn nghề nghiệp giáo viên, chuẩn hiệu trưởng và yêu cầu đổi mới giáo dục;

- Điều kiện bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp của GV&CBQLCSGDPT.

Đồng thời, hoạt động khảo sát sẽ thu thập các thông tin có tác động đến phát triển năng lực nghề nghiệp của GV&CBQLCSGDPT như: khoảng cách giới; dân tộc; khu vực công tác; chức vụ; thời gian dạy học/làm quản lý; trình độ đào tạo; ngành đào tạo; tham gia các chương trình bồi dưỡng,...

4. Địa bàn và đối tượng khảo sát 4.1. Địa bàn khảo sát

Page 6: SỔ TAY HƯỚNG D N KH O SÁT à nhu cầu bồi dưỡng giáo viênfn.thainguyen.edu.vn/.../2017_11/so_tay_huong_dan_khao_sat_3011201716.pdf · 9); mỗi trường THPT chọn

6

Khảo sát được thực hiện tại 11 tỉnh/thành phố: Hà Nội, Hải Dương, Thái Nguyên, Nghệ An, Hòa Bình, Thừa Thiên- Huế, Đà Nẵng, Đăk Lăk, Tp Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Kiên Giang.

Mỗi tỉnh/thành phố chọn 65 trường phổ thông tham gia khảo sát (30 trường tiểu học, 30 trường THCS và 5 trường THPT). Danh sách các trường được chọn khảo sát của các tỉnh theo Phụ lục đính kèm.

4.2. Đối tượng và số lượng khảo sát Mỗi Sở GD&ĐT chọn đối tượng khảo sát theo thành phần và số lượng

như sau: + Cán bộ quản lý Sở GD&ĐT: 05 người; + Cán bộ quản lý Phòng GD&ĐT: 05 người; + Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông: mỗi trường 02 người (hiệu

trưởng và 1 phó hiệu trưởng); + Giáo viên phổ thông: mỗi trường 10 người; + Học sinh phổ thông: mỗi trường Tiểu học chọn 02 học sinh lớp 5;

mỗi trường THCS chọn 06 học sinh (02 HS lớp 7; 02 HS lớp 8 và 02 HS lớp 9); mỗi trường THPT chọn 04 học sinh (02 HS lớp 11 và 02 HS lớp 12).

Bảng 1. Đối tượng và cỡ mẫu khảo sát phiếu định lượng (Dùng để lập danh sách đối tượng tham gia khảo sát và chuẩn bị phiếu khảo sát)

Số trường

Số người tham gia/ 1

trường

Số người tham gia/ 1 tỉnh/Tp

Số phiếu khảo sát

NL&NC BD Giáo viên

Số phiếu khảo sát

NL&NC BD CBQL

CSGDPT

CBQL Sở GD&ĐT 5 5 CBQL Phòng GD&ĐT 5 5 CBQL trường phổ thông 65 2 130 130 130 Giáo viên 65 10 650 650 650 Học sinh Tiểu học 30 2 60 60 THCS 30 6 180 180 THPT 5 4 20 20

Tổng số 1.050 1.040 790

4.Chọn mẫu khảo sát

a) Chọn tỉnh:

Page 7: SỔ TAY HƯỚNG D N KH O SÁT à nhu cầu bồi dưỡng giáo viênfn.thainguyen.edu.vn/.../2017_11/so_tay_huong_dan_khao_sat_3011201716.pdf · 9); mỗi trường THPT chọn

7

Khảo sát được thực hiện tại 11 tỉnh/thành phố: Hà Nội, Hải Dương, Thái Nguyên, Nghệ An, Hòa Bình, Thừa Thiên- Huế, Đà Nẵng, Đăk Lăk, Tp Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Kiên Giang.

Mỗi tỉnh/thành phố lựa chọn 65 trường phổ thông tham gia khảo sát (30 trường tiểu học, 30 trường THCS và 5 trường THPT).

b) Chọn trường: Việc chọn Trường do Chương trình ETEP thực hiện bằng phương pháp chọn

mẫu phân tầng hai giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất chọn trường theo xác suất tỷ lệ nghĩa là trường có số lượng giáo viên nhiều hơn thì xác suất được chọn vào mẫu lớn hơn, giai đoạn thứ hai chọn ngẫu nhiên một số giáo viên. Danh sách các trường tham gia đợt khảo sát này được Chương trình ETEP lập sẵn và đưa về các tỉnh.

Trong trường hợp, do một lý do bất khả kháng nào đó, không thể tiến hành khảo sát tại một trường có tên trong Danh sách được chọn, Ban chỉ đạo cần chọn một trường khác để thay thế. Tiêu chí này chọn trường thay thế là:

1. Có số lượng giáo viên tương đương với trường đã được chọn; 2. Có điều kiện kinh tế, xã hội tương đương với trường đã được chọn. Danh sách các trường được lựa chọn: xem Phụ lục. Chọn mẫu Cán bộ quản lý trường: Trong các trường được chọn, mỗi trường cử 02 người gồm hiệu trưởng và 1

phó hiệu trưởng. Chọn mẫu Giáo viên: Trong các trường được chọn, mỗi trường chọn 10 giáo viên; giáo viên được

các trường chọn để cử tham gia khảo sát theo phương pháp ngẫu nhiên. Hướng dẫn chọn mẫu giáo viên: Nhà trường sẽ phải chọn một số giáo viên tham gia đợt khảo sát, theo nguyên

tắc ngẫu nhiên, như hướng dẫn sau đây: Giả sử phải chọn ngẫu nhiên n giáo viên trong tổng số N giáo viên toàn

trường (Thí dụ: phải chọn ngẫu nhiên 10 giáo viên trong tổng số 80 giáo viên toàn trường). Việc chọn ngẫu nhiên này có thể thực hiện bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống như sau:

1) Lập Khung chọn mẫu: Đó là danh sách toàn bộ giáo viên của Trường theo một cách nào đó và đánh số thứ tự từ 1 đến N, chẳng hạn lấy danh sách giáo viên theo sổ lương hoặc danh sách giáo viên của tổ chuyên môn Toán, Văn …sắp xếp kế tiếp nhau. (Thí dụ: Khung chọn mẫu là Danh sách toàn bộ giáo viên của Trường theo sổ lương, đánh số thứ tự từ 1 đến 80);

Page 8: SỔ TAY HƯỚNG D N KH O SÁT à nhu cầu bồi dưỡng giáo viênfn.thainguyen.edu.vn/.../2017_11/so_tay_huong_dan_khao_sat_3011201716.pdf · 9); mỗi trường THPT chọn

8

2) Tính khoảng cách mẫu k = (Thí dụ: Khoảng cách mẫu k = ૡ

= 8 );

3) Chọn ngẫu nhiên một số trong khoảng từ 1 đến k, chẳng hạn là r (có thể ghi mỗi số từ 1 đến k ra một phiếu, bỏ vào thùng phiếu sau đó bốc ngẫu nhiên hay dùng hàm sinh số ngẫu nhiên). Số r này gọi là số ngẫu nhiên bắt đầu . Và người giáo viên có số thứ tự r trong Khung chọn mẫu là người đầu tiên được chọn vào Danh sách trả lời phiếu hỏi. (Thí dụ: Chọn ngẫu nhiên một số trong khoảng từ 1 đến 8, kết quả cho r = 3). Như vậy, người giáo viên trong Khung chọn mẫu có số thứ tự số 3 là người thứ 1 được chọn vào Danh sách trả lời phiếu hỏi;

4) Lần lượt các số r+1×k; r+2×k; r+3×k … là các số thứ 2, thứ 3, thứ 4 … được chọn.

Ví dụ: Giáo viên có số thứ tự 3+1×8=11 là người thứ 2 được chọn; Giáo viên có số thứ tự 3+2×8=19 là người thứ 3 được chọn; Giáo viên có số thứ tự 3+3×8=27 là người thứ 4 được chọn; Giáo viên có số thứ tự 3+4×8=35 là người thứ 5 được chọn; Giáo viên có số thứ tự 3+5×8=43 là người thứ 6 được chọn; Giáo viên có số thứ tự 3+6×8=51 là người thứ 7 được chọn; Giáo viên có số thứ tự 3+7×8=59 là người thứ 8 được chọn; Giáo viên có số thứ tự 3+8×8=67 là người thứ 9 được chọn; Giáo viên có số thứ tự 3+9×8=75 là người thứ 10 được chọn; Chú ý: Trong trường hợp khoảng cách mẫu k là số thập phân thì cần làm

tròn k theo nguyên tắc làm tròn toán học.

Ví dụ: k =

= 12,5

Làm tròn k = 13 Cuối cùng, Trường cần lập Danh sách giáo viên tham gia khảo sát. Sở GD&ĐT tổng hợp danh sách trường, CBQL, giáo viên theo huyện được

chọn và gửi về Ban quản lý ETEP và trường được phân công phụ trách. (Xem Phụ lục mẫu danh sách đối tượng khảo sát.)

Chọn mẫu Học sinh: Mỗi trường Tiểu học chọn 02 học sinh lớp 5; mỗi trường THCS chọn 06 học

sinh (02 HS lớp 7; 02 HS lớp 8 và 02 HS lớp 9); mỗi trường THPT chọn 04 học sinh (02 HS lớp 11 và 02 HS lớp 12).

5. Thời gian, kế hoạch khảo sát - Thời gian: Khảo sát được thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày

01/11 đến ngày 30/11/2017.

Page 9: SỔ TAY HƯỚNG D N KH O SÁT à nhu cầu bồi dưỡng giáo viênfn.thainguyen.edu.vn/.../2017_11/so_tay_huong_dan_khao_sat_3011201716.pdf · 9); mỗi trường THPT chọn

9

- Kế hoạch: Kế hoạch khảo sát cụ thể do trường ĐHSP được phân công phụ trách lập sau khi trao đổi, thống nhất với Sở GD&ĐT và được gửi về Ban Quản lý ETEP TƯ trước khi triển khai khảo sát.

6. Phương pháp khảo sát Khảo sát sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. 6.1. Khảo sát định tính Khảo sát định tính sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm và

Hội thảo. 6.1.1. Phỏng vấn sâu Mục đích:

Thu thập những đánh giá của giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục và cán bộ quản lý Phòng/Sở GD&ĐT về thực trạng năng lực của giáo viên và CBQLCSGD phổ thông hiện nay, những điểm mạnh, điểm yếu và các nguyên nhân của thực trạng đó;

Thu thập minh chứng về nhu cầu bồi dưỡng nhằm phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên và CBQLCSGDPT đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông;

Khảo sát hiện trạng các điều kiện đáp ứng hoạt động bồi dưỡng giáo viên và CBQLCSGDPT, quan tâm đến điều kiện bồi dưỡng trực tuyến và bồi dưỡng chuyên môn dựa vào nhà trường.

Quy tắc phỏng vấn chung:

Người phỏng vấn (NPV) cần thực hiên một cách cẩn thận theo quy định trong Sổ tay này. Cụ thể:

(i) Đọc các câu hỏi trong Bảng hỏi bán cấu trúc một cách chính xác. Sau khi đưa ra câu hỏi thật rõ ràng và dễ hiểu, người phỏng vấn chờ câu trả lời. Nếu đối tượng được phỏng vấn (ĐTPV) không trả lời trong một khoảng thời gian nhất định thì có thể do: 1) Họ không nghe được câu hỏi; hoặc 2) Họ chưa hiểu được câu hỏi; hoặc 3) Họ không biết trả lời. Với mọi trường hợp, NPV phải nhắc lại câu hỏi. Nếu ĐTPV vẫn không trả lời được thì phải hỏi lại xem họ có hiểu câu hỏi không. Nếu ĐTPV không hiểu thì NPV phải diễn đạt câu hỏi với một số giải thích theo đúng nội dung câu hỏi. Về nguyên tắc, NPV KHÔNG bao giờ gợi ý các câu trả lời cho ĐTPV kể cả khi người đó có khó

Page 10: SỔ TAY HƯỚNG D N KH O SÁT à nhu cầu bồi dưỡng giáo viênfn.thainguyen.edu.vn/.../2017_11/so_tay_huong_dan_khao_sat_3011201716.pdf · 9); mỗi trường THPT chọn

10

khăn trong việc trả lời câu hỏi bởi trong rất nhiều trường hợp ĐTPV sẽ đồng ý với các gợi ý của NPV.

(ii) Phải làm mọi cách để tránh nhận được câu trả lời “Không biết” bằng cách giúp người trả lời ước lượng, hoặc tìm ra câu trả lời gần đúng của họ. Trong trường hợp câu hỏi đòi hỏi các số liệu và người trả lời tỏ ra không muốn cung cấp thông tin, NPV nên gợi ý hỏi khoảng giá trị (“khoảng bao nhiêu…”) mà không đưa ra cụ thể con số.

(iii) Trong trường hợp đã biết trước thông tin đơn giản, chỉ cần điền thông tin đúng vào ô thông tin. Nhưng nếu chưa biết rõ hoặc chỉ là dự đoán, thì cần phải hỏi cho rõ.

(iv) Duy trì nhịp độ phỏng vấn. NPV phải làm chủ cuộc phỏng vấn nhưng phải hết sức lắng nghe ĐTPV, tránh làm phật ý. Để làm được như vậy, hãy hết sức tránh thảo luận dài dòng với ĐTPV; nếu ĐTPV trả lời không phù hợp hoặc phức tạp thì không nên ngắt lời ĐTPV một cách quá đột ngột mà tỏ ra lắng nghe cẩn thận những gì họ nói và khéo léo hướng người đó trở lại câu hỏi ban đầu. NPV tránh gán thông tin, gợi ý cách trả lời cho họ.

(v) Giữ thái độ hoàn toàn trung lập với chủ đề phỏng vấn. NPV không được tỏ thái độ ngạc nhiên, tán thành hay bất đồng với câu trả lời. Nếu ĐTPV hỏi ý kiến, NPV không được nói mình nghĩ thế nào về vấn đề đó. NPV cần giải thích mục đích của cuộc phỏng vấn này là thu thập những ý kiến của người được hỏi về vấn đề đó. NPV không được thảo luận quan điểm của mình với ĐTPV đến khi cuộc phỏng vấn kết thúc. NPV cũng tránh bất kỳ sự gợi ý nào theo suy nghĩ chủ quan của mình.

(vi) Nếu NPV không hiểu một câu hỏi hay thủ tục nào đó, trước hết đọc kỹ Sổ tay này, sau đó có thể hỏi lại cho rõ ràng hơn, nếu cần. Hãy nhớ việc trao đổi cần phải tiến hành với người phụ trách nhóm nghiên cứu trước tiên, để người phụ trách nhóm nghiên cứu có thể tổng kết các câu hỏi của cả đội để báo cáo về ETEP trung ương.

(vii) Cần đảm bảo ĐTPV không nghĩ rằng NPV là thanh tra (từ cơ quan quản lý nhà nước…). Một cách tốt để khẳng định tính bảo mật của cuộc phỏng vấn là NPV thông báo: “thông tin được thu thập ở đây hoàn toàn được giữ bí mật, hoàn toàn chỉ phục vụ mục đích nghiên cứu”.

(viii) Tính chất cá nhân của cuộc phỏng vấn: Tất cả các số liệu thu thập được đều được giữ kín. Về nguyên tắc, sự có mặt của người lạ có thể gây sự

Page 11: SỔ TAY HƯỚNG D N KH O SÁT à nhu cầu bồi dưỡng giáo viênfn.thainguyen.edu.vn/.../2017_11/so_tay_huong_dan_khao_sat_3011201716.pdf · 9); mỗi trường THPT chọn

11

lúng túng và ảnh hưởng đến câu trả lời, đồng thời thông tin sẽ không được giữ kín. Tuy vậy, thường khó hạn chế sự có mặt của người lạ trong thời gian phỏng vấn. Nếu gặp trường hợp như vậy, NPV đề nghị ĐTPV thuyết phục họ đi chỗ khác; hoặc giải thích một cách thật nhã nhặn để mọi người hiểu là cần phải đảm bảo tính chất giữ kín của cuộc phỏng vấn.

(ix) Trả lời một cách trung thực với các câu hỏi của ĐTPV. Trước khi chấp nhận tham gia phỏng vấn, ĐTPV có thể hỏi NPV một số câu hỏi về cuộc khảo sát. Khi trả lời, NPV nên giữ thái độ thẳng thắn và thân thiện. ĐTPV cũng có thể lo lắng về thời lượng cuộc khảo sát. Khi đó, NPV hãy nói với người trả lời rằng thời lượng trung bình của một cuộc phỏng vấn trong khoảng 60 phút và không tỏ ra cố gắng cắt ngắn đi.

Nhiệm vụ của người phỏng vấn

NPV là người trực tiếp gặp gỡ và thu thập thông tin cho cuộc khảo sát. Do vậy, NPV đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra bộ số liệu chất lượng cao và chính xác. Vì vậy, mỗi NPV phải lên kế hoạch chủ động xác nhận lịch cụ thể cho từng ĐTPV và phải tận dụng mọi thời gian có thể tiếp xúc với ĐTPV để bảo đảm hoàn thành việc thu thập số liệu của ĐTPV mình phụ trách. NPV tạo không khí cởi mở với người được phỏng vấn để có sự chia sẻ thông tin tốt nhất từ phía họ. Đồng thời, NPV vẫn luôn thực hiện đúng quy trình phỏng vấn và đảm bảo nội dung bảng hỏi.

Trong quá trình phỏng vấn, không phê bình, đánh giá hay bình luận câu trả lời hay hành vi của người được phỏng vấn để tránh họ trả lời không đúng thực tế, tránh tự ý đưa ra ý kiến chủ quan của mình.

Các NPV làm việc theo đội. Mỗi đội gồm 3 NPV (bao gồm 1 phụ trách chính). NPV khi nhận kế hoạch điều tra cần nắm rõ địa bàn, danh sách đối tượng sẽ điều tra, và liên hệ với cơ sở trước khi xuống địa bàn để đảm bảo phỏng vấn được đối tượng trong danh sách và chất lượng tốt nhất của cuộc phỏng vấn.

NPV cần làm theo đúng quy trình công việc được giao. Việc phỏng vấn và nhập liệu các thông tin trong quá trình phỏng vấn cần phải tuân thủ đúng những quy trình và nghiệp vụ phỏng vấn như trong hướng dẫn. NPV đảm bảo không điều tra trùng hoặc bỏ sót một đối tượng điều tra nào, cũng như không ghi thiếu/nhầm thông tin nào trong bảng hỏi.

Page 12: SỔ TAY HƯỚNG D N KH O SÁT à nhu cầu bồi dưỡng giáo viênfn.thainguyen.edu.vn/.../2017_11/so_tay_huong_dan_khao_sat_3011201716.pdf · 9); mỗi trường THPT chọn

12

Trong trường hợp ĐTPV đồng ý ghi âm, nhớ “Lưu” số liệu sau mỗi 5 câu phỏng vấn và khi kết thúc phỏng vấn để tránh mất dữ liệu.

Nguyên tắc chung cho việc ghi chép trong phỏng vấn là sự sát thực với tất cả từ ngữ, ngữ điệu hành vi, nét mặt, điệu bộ của người trả lời. Không nên để việc ghi chép ảnh hưởng hay làm gián đoạn đến cuộc phỏng vấn.

Người ghi chép phải thật cẩn thận, không nên xảy ra trường hợp hỏi lại một câu hỏi mà người được phỏng vấn đã trả lời từ trước. Điều này làm giảm đi sự hứng thú trong tiếp xúc. Ghi chú thật cẩn thận các thông tin trong quá trình phỏng vấn.

Ghi lại biên bản phỏng vấn và lưu lại file ghi âm của cuộc phỏng vấn trong quá trình thực hiện phỏng vấn. Sau đó, gửi ngay số liệu phỏng vấn và báo cáo tiến độ sau mỗi ngày làm việc.

Giữ gìn và bảo quản công cụ, máy ghi âm, điện thoại dùng để ghi âm (nếu có); tránh làm mất hoặc thất lạc.

6.1.2 Thảo luận nhóm Mục đích: - Tìm hiểu nhận xét, đánh giá của giáo viên, CBQL trường và CBQL

Sở/Phòng GD&ĐT về năng lực và nhu cầu bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp của GV&CBQLCSGD phổ thông;

- Tìm hiểu mối quan tâm và thái độ của giáo viên, Hiệu trưởng/Phó Hiệu trưởng, CBQL Sở/Phòng GD&ĐT về bồi dưỡng GV&CBQLCSGD phổ thông.

Đối tượng/phương tiện/Yêu cầu năng lực người thực hiện: Mỗi tỉnh ít nhất mỗi cấp học 1 nhóm thảo luận (6-10 người) gồm giáo

viên, CBQL trường và CBQL Sở/Phòng GD&ĐT. Có sự tương tác giữa các thành viên trong nhóm. Chuẩn bị: máy ảnh, sổ tay, máy tính ghi chép. Yêu cầu người chủ trì có kỹ năng điều hành nhóm; có một số kỹ thuật

viên hỗ trợ ghi chép chụp ảnh. Nội dung thảo luận: - Hiện trạng năng lực và nhu cầu bồi dưỡng phát triển năng lực giáo

viên và CBQLCSGD phổ thông so với yêu cầu nhiệm vụ đổi mới giáo dục;

Page 13: SỔ TAY HƯỚNG D N KH O SÁT à nhu cầu bồi dưỡng giáo viênfn.thainguyen.edu.vn/.../2017_11/so_tay_huong_dan_khao_sat_3011201716.pdf · 9); mỗi trường THPT chọn

13

- Nhu cầu về nội dung, phương thức, các điều kiện phụ vụ hoạt động bồi dưỡng giáo viên phổ thông;

- Các điều kiện cần thiết để bồi dưỡng giáo viên phổ thông hiệu quả; - Kiến nghị, đề xuất với các cấp quản lý. 6.1.3 Hội thảo Nghiên cứu về thực trạng năng lực và nhu cầu bồi dưỡng giáo viên phổ

thông thông qua Hội thảo. (Mỗi tỉnh có ít nhất 01 Hội thảo 50-70 người.) Mục đích: Tìm hiểu nhận xét, đánh giá của giáo viên, CBQL trường và CBQL

Sở/Phòng GD&ĐT về năng lực và nhu cầu bồi dưỡng phát triển năng lực giáo viên và CBQLCSGD phổ thông;

- Tìm hiểu mối quan tâm và thái độ của hiệu trưởng/phó hiệu trưởng, CBQL Sở/Phòng GD&ĐT về bồi dưỡng giáo viên và CBQLCSGD phổ thông.

Đối tượng/Phương tiện: Mỗi tỉnh ít nhất mỗi cấp học 1 Hội thảo gồm giáo viên, CBQL trường

và CBQL Sở/Phòng GD&ĐT. Chuẩn bị: máy ảnh, sổ tay, máy tính ghi chép. Yêu cầu người chủ trì có kỹ năng điều hành Hội thảo; có một số kỹ

thuật viên hỗ trợ ghi chép chụp ảnh. Nội dung thảo luận - Hiện trạng năng lực và nhu cầu bồi dưỡng phát triển năng giáo viên,

CBQLCSGD phổ thông so với yêu cầu nhiệm vụ đổi mới giáo dục; - Nhu cầu về nội dung, phương thức, các điều kiện phục vụ hoạt động

bồi dưỡng giáo viên, CBQLCSGD phổ thông; - Các điều kiện cần thiết để bồi dưỡng giáo viên, CBQLCSGD phổ

thông hiệu quả; - Kiến nghị, đề xuất với các cấp quản lý. 6.2. Khảo sát định lượng 6.2.1 Mục đích Nhằm khảo sát thực trạng năng lực, nhu cầu bồi dưỡng và các điều kiện

bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên và CBQLCSGD phổ

Page 14: SỔ TAY HƯỚNG D N KH O SÁT à nhu cầu bồi dưỡng giáo viênfn.thainguyen.edu.vn/.../2017_11/so_tay_huong_dan_khao_sat_3011201716.pdf · 9); mỗi trường THPT chọn

14

thông qua bảng hỏi cấu trúc dành cho học sinh, giáo viên phổ thông, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, cán bộ quản lý Sở/Phòng GD&ĐT.

6.2.2 Đối tượng và cỡ mẫu khảo sát định lượng (Xem bảng 1) 6.2.3 Phương pháp thu thập thông tin: Sử dụng bảng hỏi cấu trúc. 6.2.4 Tổ chức khảo sát và hướng dẫn trả lời phiếu hỏi Việc tổ chức khảo sát định lượng cần được thực hiện nghiệm túc;

khuyến khích tập trung ở khu vực thuận tiện cho các đối tượng khảo sát, có sự hỗ trợ của Sở GD&ĐT để đảm bảo tính nghiêm túc, khách quan khi trả lời phiếu.

Nên tách riêng các nhóm đối tượng (GV/CBQL trường) để đảm bảo câu trả lời được khách quan.

Không phát phiếu hỏi trước khi khảo sát. Mỗi đoàn khảo sát có trưởng đoàn chịu trách nhiệm toàn bộ các hoạt động khảo sát tại địa phương được phân công.

Quy trình khảo sát: Bước 1. Ổn định chỗ ngồi, Trưởng nhóm khảo sát giới thiệu chung về

mục tiêu khảo sát, yêu cầu, nhiệm vụ của các đối tượng khảo sát. Lưu ý: Cần nhấn mạnh mục tiêu của khảo sát là nhằm xác định các nội

dung bồi dưỡng giáo viên phù hợp với trình độ năng lực và nhu cầu hiện tại để giáo viên không quá lo lắng về việc bị đánh giá, làm ảnh hưởng đến tính khách quan của câu trả lời.

Bước 2. Đại diện nhóm khảo sát Giới thiệu về phiếu hỏi dành cho các đối tượng được khảo sát (ĐTKS) và hướng dẫn điền mã tỉnh/huyện/trường/ngành đào tạo; hướng dẫn trả lời phiếu với từng câu đã được ghi cụ thể trong tài liệu này.

Bước 3. Đại diện nhóm khảo sát yêu cầu các đối tượng đọc kỹ phiếu và giải đáp thắc mắc, câu hỏi của các đối tượng khảo sát về phiếu hỏi.

Bước 4. Đối tượng trả lời phiếu hỏi, các thành viên nhóm khảo sát quan sát, hỗ trợ kịp thời.

Lưu ý: Không nên di chuyển quá nhiều trong phòng khi ĐTKS đang trả lời phiếu hỏi, tránh làm họ bị phân tán. Cần quan sát kỹ và phát hiện các trường hợp "bất thường” để có những điều chỉnh kịp thời. Các trường hợp

Page 15: SỔ TAY HƯỚNG D N KH O SÁT à nhu cầu bồi dưỡng giáo viênfn.thainguyen.edu.vn/.../2017_11/so_tay_huong_dan_khao_sat_3011201716.pdf · 9); mỗi trường THPT chọn

15

"bất thường” cần đến những hỗ trợ kịp thời bao gồm: (i) những người trả lời phiếu quá nhanh, gần như không cần suy nghĩ – nên khuyến khích ĐTKS đọc kỹ lại từng câu hỏi và từng phương án trả lời, (ii) những người trao đổi với nhau – yêu cầu ĐTKS giữ trật tự để không làm ảnh hưởng đến những người khác, nếu có thắc mắc cần hỏi trực tiếp cán bộ khảo sát, (iii) những người đọc câu hỏi rất lâu nhưng không trả lời – có thể họ quá phân vân hoặc chưa biết cách trả lời, cần đến hỏi và giải thích đầy đủ.

Bước 5. Thu phiếu, ký nhận vào danh sách đã nộp phiếu. Cán bộ khảo sát cần thu phiếu trực tiếp từ tay người trả lời phiếu và rà

soát lại tất cả các thông tin, các câu trả lời. Khi đảm bảo chắc chắn rằng các phiếu hỏi đều được trả lời đầy đủ mới xác nhận thu phiếu.

7. Tổ chức thực hiện Trách nhiệm của các đơn vị/cơ quan được phân công như sau: - Ban Quản lý Chương trình ETEP Trung ương: + Chọn trường tham gia khảo sát; thông báo danh sách các trường

tham gia khảo sát cho các trường ĐHSP và các Sở GD&ĐT;

+ Gửi công văn (bản chính, bản scan), Phiếu khảo sát và Sổ tay hướng dẫn khảo sát cho các trường ĐHSP và các Sở GD&ĐT để in sao;

+ Gửi các trường ĐHSP chủ chốt phần mềm nhập liệu, chương trình nhập số liệu và tài liệu hướng dẫn;

+ Cấp kinh phí khảo sát cho các trường ĐHSP chủ chốt theo kế hoạch năm 2017 đã được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT phê duyệt;

+ Hỗ trợ kỹ thuật, giám sát việc khảo sát và xử lý số liệu của các trường ĐHSP;

+ Duyệt báo cáo kết quả khảo sát của các trường ĐHSP chủ chốt.

- Các trường ĐHSP chủ chốt tham gia Chương trình ETEP: + Lập kế hoạch khảo sát (phối hợp với Sở GD&ĐT được phân công

phụ trách); + Lập danh sách cán bộ tham gia khảo sát; cử cán bộ (đã dự tập huấn

do Ban Quản lý ETEP Trung ương tổ chức) phụ trách các nhóm khảo sát tại địa phương được phân công;

Page 16: SỔ TAY HƯỚNG D N KH O SÁT à nhu cầu bồi dưỡng giáo viênfn.thainguyen.edu.vn/.../2017_11/so_tay_huong_dan_khao_sat_3011201716.pdf · 9); mỗi trường THPT chọn

16

(Kế hoạch và danh sách cán bộ tham gia khảo sát được gửi tới Ban Quản lý Chương trình ETEP Trung ương và Sở GD&ĐT trước khi khảo sát).

+ Hướng dẫn các các cán bộ tham gia khảo sát (bao gồm cả cán bộ của Sở GD&ĐT) về kĩ thuật, phương pháp khảo sát;

+ In sao và phát Sổ tay hướng dẫn khảo sát cho Sở GD&ĐT và các nhóm khảo sát; in sao và phát phiếu khảo sát cho các đối tượng khảo sát;

+ Chủ trì, phối hợp với Sở GD&ĐT trong quá trình khảo sát, thu thập thông tin , nhập và xử lý số liệu khảo sát, viết báo cáo khảo sát;

+ Nhập số liệu khảo sát theo phần mềm nhập liệu, chương trình nhập số liệu và tài liệu hướng dẫn do Ban Quản lý Chương trình ETEP Trung ương cung cấp;

+ Viết báo cáo khảo sát định tính; + Gửi báo cáo khảo sát định tính và file mềm đã nhập số liệu khảo sát

về Ban Quản lý Chương trình ETEP TƯ và hai trường đầu mối (ĐHSP Hà Nội và Học viện QLGD) để tổng hợp và lập báo cáo chung;

+ Lưu các hồ sơ khảo sát (phiếu khảo sát đã điền thông tin, băng ghi âm, biên bản thảo luận, hội thảo, phỏng vấn sâu,…).

Ban Quản lý Chương trình ETEP TƯ phân công cho các trường ĐHSP chủ trì, phối hợp với các Sở GD&ĐT trong công tác khảo sát như sau:

- Trường ĐHSP Hà Nội: Tp Hà Nội và tỉnh Hải Dương; - Trường ĐHSP Hà Nội 2: Tỉnh Hòa Bình; - Trường ĐHSP - Đại học Thái Nguyên: Tỉnh Thái Nguyên; - Trường ĐH Vinh: Tỉnh Nghệ An; - Trường ĐHSP - Đại học Huế: Tỉnh Thừa Thiên-Huế; - Trường ĐHSP - Đại học Đà Nẵng: Tp. Đà Nẵng và tỉnh Đăk Lăk; - Trường ĐHSP Tp Hồ Chí Minh: Tp Hồ Chí Minh, Tp. Cần Thơ và

tỉnh Kiên Giang. - Trường ĐHSP Hà Nội và Học viện QLGD: Ngoài nhiệm vụ chung của các trường ĐHSP chủ chốt như đã nêu,

Trường ĐHSP Hà Nội và Học viện QLGD, là hai đơn vị đầu mối, có thêm nhiệm vụ:

+ Cử chuyên gia (đã tham gia xây dựng bộ công cụ khảo sát) phối hợp với Ban Quản lý ETEP trung ương hỗ trợ kỹ thuật và giám sát khảo sát;

+ Trường ĐHSP Hà Nội: Thu file mềm đã nhập số liệu khảo sát và báo cáo của các trường khác để xử lí số liệu chung, tổng hợp và lập báo cáo chung

Page 17: SỔ TAY HƯỚNG D N KH O SÁT à nhu cầu bồi dưỡng giáo viênfn.thainguyen.edu.vn/.../2017_11/so_tay_huong_dan_khao_sat_3011201716.pdf · 9); mỗi trường THPT chọn

17

về khảo sát năng lực, nhu cầu bồi dưỡng của GVPT gửi về Ban Quản lý Chương trình ETEP TƯ trước ngày 15/12/2017;

+ Học viện QLGD: Thu file mềm đã nhập số liệu khảo sát và báo cáo của các trường khác để xử lí số liệu chung, tổng hợp và lập báo cáo chung về khảo sát năng lực, nhu cầu bồi dưỡng của CBQLCSGDPT gửi về Ban Quản lý Chương trình ETEP TƯ trước ngày 15/12/2017.

- Sở GD&ĐT của địa phương được lựa chọn: + Báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố về chủ trương và kế hoạch

khảo sát; + Thành lập Ban chỉ đạo khảo sát của Sở; thông báo kế hoạch khảo sát

tới các đơn vị, cán bộ liên quan; + Lập và gửi danh sách đối tượng khảo sát cho trường ĐHSP phụ trách

và Ban Quản lý Chương trình ETEP trung ương; + Thông báo cho hiệu trưởng các trường được chọn và các đối tượng

khảo sát về thời gian, địa điểm tập trung để tham gia khảo sát; + Phối hợp với trường ĐHSP phụ trách khảo sát trong quá trình khảo

sát;

+ Góp ý hoàn thiện hồ sơ, báo cáo kết quả khảo sát. 7. Địa chỉ liên hệ Trong quá trình thực hiện, nếu cần biết thêm thông tin chi tiết, xin liên

hệ tới các địa chỉ sau: - Văn phòng Ban quản lý Chương trình ETEP trung ương: Số 25 Tạ

Quang Bửu, phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội; số điện thoại: 0243215187; địa chỉ Email: [email protected].

- TS. Vương Huy Thọ, ĐT 0913317569, Email: [email protected] (Về khảo sát năng lực và nhu cầu bồi dưỡng giáo viên). - PGS.TS. Đặng Thị Thanh Huyền, ĐT: 0948989939, Email:

[email protected] (Về khảo sát năng lực và nhu cầu bồi dưỡng CBQLCSGDPT).

Page 18: SỔ TAY HƯỚNG D N KH O SÁT à nhu cầu bồi dưỡng giáo viênfn.thainguyen.edu.vn/.../2017_11/so_tay_huong_dan_khao_sat_3011201716.pdf · 9); mỗi trường THPT chọn

18

PHẦN 2. HƯỚNG DẪN KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC, NHU CẦU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN PHỔ THÔNG

1. HƯỚNG DẪN KHẢO SÁT ĐỊNH TÍNH 1.1. Hướng dẫn tổ chức phỏng vấn 1.1.1 Mục đích - Thu thập những đánh giá của giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo

dục và cán bộ quản lý Phòng/Sở GD&ĐT về thực trạng năng lực của giáo viên phổ thông hiện nay, những điểm mạnh, điểm yếu và các nguyên nhân của thực trạng đó.

- Thu thập minh chứng về nhu cầu bồi dưỡng nhằm phát triển năng lực nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.

- Khảo sát hiện trạng các điều kiện đáp ứng hoạt động bồi dưỡng chuyên môn trực tuyến và bồi dưỡng chuyên môn dựa vào nhà trường

1.1.2. Đối tượng và thiết bị cần chuẩn bị

Phỏng vấn sâu: Mỗi tỉnh sẽ tiến hành phỏng vấn sâu:

- Giáo viên (GV) tiểu học: 2 người; GV THCS: 2 người; GV THPT: 2 người;

- Hiệu trưởng (HT), phó Hiệu trưởng (PHT) tiểu học: 2 người; HT/PHT THCS: 2 người; HT/PHT THPT: 2 người;

- CBQL phòng GD&ĐT: 3 người (trong đó có 2 lãnh đạo phụ trách 2 cấp tiểu học và THCS, 1 lãnh đạo phòng tổ chức cán bộ);

- CBQL Sở GD&ĐT: 4 (trong đó có 3 lãnh đạo/chuyên viên phụ trách 3 cấp học, 1 lãnh đạo phòng tổ chức cán bộ).

Chuẩn bị: máy ghi âm, máy ảnh, sổ tay, máy tính ghi chép. 1.2.3 Phiếu phỏng vấn bán cấu trúc (Xem phụ lục 7)

1.2 Hướng dẫn thảo luận nhóm

1.2.1 Mục đích

- Tìm hiểu nhận xét, đánh giá của giáo viên, CBQL trường và CBQL Sở/Phòng GD&ĐT về năng lực và nhu cầu bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên phổ thông;

Page 19: SỔ TAY HƯỚNG D N KH O SÁT à nhu cầu bồi dưỡng giáo viênfn.thainguyen.edu.vn/.../2017_11/so_tay_huong_dan_khao_sat_3011201716.pdf · 9); mỗi trường THPT chọn

19

- Tìm hiểu mối quan tâm và thái độ của Hiệu trưởng/Phó Hiệu trưởng, CBQL Sở/Phòng GD&ĐT về bồi dưỡng giáo viên phổ thông.

1.2.2 Đối tượng/phương tiện/Yêu cầu năng lực người thực hiện: Mỗi tỉnh ít nhất mỗi cấp học 2 nhóm thảo luận (6-10 người) gồm giáo

viên, CBQL trường và CBQL Sở/Phòng GD&ĐT. Có sự tương tác giữa các thành viên trong nhóm. Chuẩn bị: máy ảnh, sổ tay, máy tính ghi chép. Yêu cầu người chủ trì có kỹ năng điều hành nhóm; có một số kỹ thuật

viên hỗ trợ ghi chép chụp ảnh. 1.2.3. Nội dung thảo luận - Hiện trạng năng lực và nhu cầu bồi dưỡng phát triển năng lực giáo

viên phổ thông so với yêu cầu nhiệm vụ đổi mới giáo dục. - Nhu cầu về nội dung, phương thức, các điều kiện phụ vụ hoạt động

bồi dưỡng giáo viên phổ thông. - Các điều kiện cần thiết để bồi dưỡng giáo viên phổ thông hiệu quả. - Kiến nghị, đề xuất với các cấp quản lý 1.3 Hướng dẫn Hội thảo Nghiên cứu về thực trạng năng lực và nhu cầu bồi dưỡng giáo viên phổ

thông thông qua hội thảo (Mỗi tỉnh có ít nhất 01 Hội thảo 50-70 người). 1.3.1. Mục đích - Tìm hiểu nhận xét, đánh giá của giáo viên, CBQL trường và CBQL

Sở/Phòng GD&ĐT về năng lực và nhu cầu bồi dưỡng phát triển năng lực giáo viên phổ thông, CBQLCSGD phổ thông.

- Tìm hiểu mối quan tâm và thái độ của Hiệu trưởng/Phó Hiệu trưởng, CBQL Sở/Phòng GD&ĐT về bồi dưỡng giáo viên phổ thông, CBQLCSGD phổ thông;

1.3.2. Đối tượng/Phương tiện Mỗi tỉnh ít nhất 1 Hội thảo dành cho 1 cấp học bao gồm giáo viên,

CBQL trường và CBQL Sở/Phòng GD&ĐT. Chuẩn bị: máy ảnh, sổ tay, máy tính ghi chép. Yêu cầu người chủ trì có kỹ năng điều hành Hội thảo; có một số kỹ

thuật viên hỗ trợ ghi chép chụp ảnh. 1.3.3. Nội dung hội thảo

Page 20: SỔ TAY HƯỚNG D N KH O SÁT à nhu cầu bồi dưỡng giáo viênfn.thainguyen.edu.vn/.../2017_11/so_tay_huong_dan_khao_sat_3011201716.pdf · 9); mỗi trường THPT chọn

20

- Hiện trạng năng lực và nhu cầu bồi dưỡng phát triển năng giáo viên phổ thông so với yêu cầu nhiệm vụ đổi mới giáo dục;

- Nhu cầu về nội dung, phương thức, các điều kiện phụ vụ hoạt động bồi dưỡng giáo viên phổ thông;

- Các điều kiện cần thiết để bồi dưỡng giáo viên phổ thông hiệu quả; - Kiến nghị, đề xuất với các cấp quản lý.

Page 21: SỔ TAY HƯỚNG D N KH O SÁT à nhu cầu bồi dưỡng giáo viênfn.thainguyen.edu.vn/.../2017_11/so_tay_huong_dan_khao_sat_3011201716.pdf · 9); mỗi trường THPT chọn

21

2. HƯỚNG DẪN KHẢO SÁT ĐỊNH LƯỢNG 2.1. Mục đích Nhằm khảo sát thực trạng năng lực, nhu cầu bồi dưỡng và các điều kiện

bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên phổ thông thông qua bảng hỏi cấu trúc đối với giáo viên phổ thông, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, học sinh.

2.2. Phương pháp thu thập thông tin Bảng hỏi cấu trúc: Gồm 09 phiếu cho các cấp học có mã số như sau: 1) Tiểu học: - Phiếu giáo viên Mã: 01.01 - Phiếu cán bộ quản lý trường Mã: 02.01 - Phiếu cán bộ quản lý Phòng/Sở GD&ĐT Mã: 03.01 2)Trung học cơ sở: - Phiếu giáo viên Mã: 01.02 - Phiếu cán bộ quản lý trường Mã: 02.02 - Phiếu cán bộ quản lý Phòng/Sở GD&ĐT Mã: 03.02 3) Trung học phổ thông: - Phiếu giáo viên Mã: 01.03 - Phiếu cán bộ quản lý trường Mã: 02.03 - Phiếu cán bộ quản lý Phòng/Sở GD&ĐT Mã: 03.03 2.3. Tổ chức khảo sát Việc tổ chức khảo sát định lượng cần được thực hiện nghiệm túc,

khuyến khích tập trung ở khu vực thuận tiện cho các đối tượng khảo sát, có sự hỗ trợ của Sở GD&ĐT để đảm bảo tính nghiêm túc, khách quan khi trả lời phiếu.

Các nhóm đối tượng nên tách riêng (GV/CBQL trường) để trả lời khách quan.

Không phát phiếu hỏi trước khi khảo sát. Mỗi đoàn khảo sát có trưởng đoàn, chịu trách nhiệm toàn bộ các hoạt

động khảo sát tại địa phương được phân công.

Page 22: SỔ TAY HƯỚNG D N KH O SÁT à nhu cầu bồi dưỡng giáo viênfn.thainguyen.edu.vn/.../2017_11/so_tay_huong_dan_khao_sat_3011201716.pdf · 9); mỗi trường THPT chọn

22

2.4. Hướng dẫn trả lời phiếu hỏi 2.4.1 Hướng dẫn cách ghi mã chung a) Mã số Tỉnh/Tp; Huyện/quận: Xem Phụ lục. b) Mã số Cấp học: Mã Cấp Tiểu học: 01; Mã Cấp THCS: 02; Mã Cấp THPT: 03. c) Mã số Trường: Mã số của Trường là số thứ tự của Trường trong Danh sách Trường

tham gia khảo sát do Ban điều hành lập và gửi về Tỉnh. 2.4.2 Hướng dẫn trả lời phiếu giáo viên Tiểu học/THCS/THPT Các mã phiếu: 01.01; 01.02; 01.03. Phiếu này dành cho giáo viên đang trực tiếp đứng lớp dạy học sinh Tiểu

học/THCS/THPT, phiểu khảo sát gồm 6 câu hỏi cho 2 nội dung về: thông tin cần khảo sát và thông tin cá nhân, trong đó:

- Đánh giá về năng lực và nhu cầu bồi dưỡng của GV tiểu học/ THCS/THPT (Câu1, 2).

- Khảo sát điều kiện cơ sở vật chất của bản thân và của Nhà trường để phục vụ trực tiếp cho bồi dưỡng giáo viên trực tuyến (câu 4, 5).

- Thông tin cá nhân (Câu 6). Cách trả lời các câu cụ thể như sau: Câu 1. Thầy/cô vui lòng đọc kỹ các mô tả dưới đây về năng lực

nghề nghiệp của một người giáo viên và khoanh tròn vào một mức độ phù hợp nhất với bản thân.

Có 54 mô tả về năng lực nghề nghiệp của giáo viên tiểu học, THCS và THPT về các năng lực: (1) Năng lực chuyên môn, (2) Năng lực nghiệp vụ - bao gồm: năng lực lập kế hoạch dạy học và giáo dục, năng lực tổ chức hoạt động dạy học, năng lực tổ chức hoạt động giáo dục, năng lực kiểm tra đánh giá; (3) Năng lực xây dựng môi trường giáo dục dân chủ, (4) Năng lực phát triển quan hệ xã hội; với mỗi mô tả đó Thầy/Cô thấy phù hợp nhất với bản thân mình ở mức độ nào thì khoanh vào số ứng với mức độ đó. Cụ thể có 5 mức ứng với năm số 1, 2, 3, 4, 5 được quy ước như sau:

1: Hoàn toàn không phù hợp; 2: Ít phù hợp; 3; Tương đối phù hợp; 4: Khá phù hợp; 5: Hoàn toàn phù hợp.

Chỉ khoanh tròn vào một mức độ phù hợp nhất với mình, còn nếu

Page 23: SỔ TAY HƯỚNG D N KH O SÁT à nhu cầu bồi dưỡng giáo viênfn.thainguyen.edu.vn/.../2017_11/so_tay_huong_dan_khao_sat_3011201716.pdf · 9); mỗi trường THPT chọn

23

không có ý kiến thì không khoanh vào bất kỳ ô nào. Câu 2. Thầy/cô vui lòng cho biết nhu cầu bồi dưỡng để phát triển năng

lực của mình bằng cách khoanh tròn vào một mức độ cần thiết tương ứng với mỗi năng lực được đề xuất dưới đây.

Trong bảng có liệt kê 25 năng lực của giáo viên tiểu học và THCS, THPT, với mỗi năng lực thầy/cô thấy nhu cầu bồi dưỡng phát triển năng lực đó cần thiết ở mức độ nào đối với mình thì khoanh vào số ứng với mức độ đó. Cụ thể có 5 mức ứng với năm số 1, 2, 3, 4, 5 được quy ước như sau:

1: Hoàn toàn không cần thiết; 2: Ít cần thiết; 3: Tương đối cần thiết; 4: Khá cần thiết; 5: Hoàn toàn cần thiết

Chỉ khoanh tròn vào một mức độ phù hợp nhất với mình; nếu không có ý kiến thì không khoanh vào bất kỳ ô nào.

Nếu có nhu cầu phát triển năng lực khác thì thầy/ cô viết rõ năng lực đó vào phần dòng bỏ trống mục 2.26.

Câu 3. Hỏi về về nhu cầu tổ chức và thực hiện các khóa bồi dưỡng của bản thân: Thầy/cô đánh dấu vào một ô phù hợp nhất để trả lời cho mỗi câu hỏi.

Câu 4, 5. Hỏi về điều kiện cơ sở vật chất của cá nhân và nhà trường để phục vụ nhu cầu bồi dưỡng trực tuyến (qua mạng): Thầy/ cô đánh dấu vào các ô hoặc điền vào chỗ trống phù hợp. Nếu có những đề xuất khác so với các phương án được đưa ra, thầy/ cô ghi thêm vào phần nội dung để trống.

Câu 6. Khảo sát về thông tin cá nhân: Thầy/cô đánh dấu chỉ vào 1 ô hoặc điền vào chỗ trống). Câu 6.1. Giới tính: Chỉ đánh dấu vào 1 ô (Nam hoặc Nữ). Câu 6.2. Năm sinh: Ghi rõ năm sinh theo hồ sơ cán bộ, VD: 1982. Câu 6.3. Dân tộc: Ghi rõ dân tộc. Câu 6.4. Trình độ được đào tạo cao nhất: Đánh dấu chỉ vào 1 ô

phù hợp. Ví dụ: Cô giáo B có 2 bằng Đại học, 1 bằng về Cử nhân sư phạm tiểu

học, một bằng cử nhân về Tâm lý giáo dục. Vậy cô có thể ghi rõ mã 2 chuyên ngành này vào chỗ trống.

Câu 6.5. Ngành đào tạo ở trình độ cao nhất: Ghi mã ngành được cấp Bằng được đánh dấu ở mục 6.7. vào ô trống, mỗi ô chỉ điền một chữ số. Xem

Page 24: SỔ TAY HƯỚNG D N KH O SÁT à nhu cầu bồi dưỡng giáo viênfn.thainguyen.edu.vn/.../2017_11/so_tay_huong_dan_khao_sat_3011201716.pdf · 9); mỗi trường THPT chọn

24

mã ngành đào tạo ở Phụ lục sau phần hướng dẫn trả lời phiếu hỏi. Ví dụ. Thầy A tốt nghiệp cử nhân Sư phạm Toán học, vậy mã ngành là 09.

Câu 6.6. Nơi cấp bằng (Trình độ cao nhất): Ghi rõ tên, địa chỉ cơ sở đào tạo vào dòng để trống.

Câu 6.7. Khối lớp Thầy /Cô đang dạy/chủ nhiệm: Đánh dấu chỉ vào 1 ô phù hợp): (Phiếu GV tiểu học).

Môn học thầy/cô đang dạy: ghi đầy đủ các môn đang dạy. (Phiếu GV THCS, THPT).

Câu 6.8. Thâm niên dạy học của thầy/cô: Ghi rõ số năm công tác vào chỗ trống.

Thời gian tính thâm niên chỉ tính những năm thực đứng lớp dạy học ở mỗi cấp học đang khảo sát. Nếu có thời gian không trực tiếp dạy học ở cấp học đang khảo sát thì không tính vào thâm niên dạy học.

Ví dụ: Cô giáo A đã ra trường được 7 năm. Ngay sau khi ra trường cô được dạy học tiểu học ở trường X. Sau 4 năm dạy tiểu học thì được điều về công tác tại Phòng Giáo dục, công tác tại đây được 3 năm thì năm nay cô trở về trường X dạy lớp 5. Vậy thâm niên dạy học tiểu học của cô giáo A là 4 năm, ghi‘‘4 năm‘‘ vào phần để trống.

Câu 6.9. Trường học thầy/cô công tác thuộc khu vực nào: Chỉ đánh dấu vào 1 ô ở vùng nơi đang công tác. Nếu Thầy/Cô công tác ở vùng đặc biệt khó khăn nhưng gia đình không ở vùng này cũng đánh dấu vào ô 4), vùng đặc biệt khó khăn.

Thầy/Cô: Chỉ đánh dấu vào 1 ô đúng với bằng cấp cao nhất của bản thân người trả lời.

Ví dụ cô giáo A có bằng Cao đẳng sư phạm tiểu học, sau khi dạy học được 3 năm cô học tiếp và hiện nay đã được cấp bằng Đại học, vậy cô A đánh dấu vào ô 3) Đại học.

2.4.3 Hướng dẫn trả lời phiếu khảo sát cán bộ quản lý cơ sở giáo dục tại trường Tiểu học/THCS/THPT

(Các mã phiếu: 02.01; 02.02; 02.03) Phiếu này chỉ dành cho CBQL Trường Tiểu học/THCS/THPT, có 6 câu

hỏi cho 2 nội dung về: thông tin cần khảo sát và thông tin cá nhân, trong đó:

Page 25: SỔ TAY HƯỚNG D N KH O SÁT à nhu cầu bồi dưỡng giáo viênfn.thainguyen.edu.vn/.../2017_11/so_tay_huong_dan_khao_sat_3011201716.pdf · 9); mỗi trường THPT chọn

25

- Đánh giá về năng lực và nhu cầu bồi dưỡng của GV tiểu học/ THCS/THPT (Câu1, 2, 3).

- Khảo sát điều kiện cơ sở vật chất, số lượng giáo viên của nhà trường để phục vụ trực tiếp cho bồi dưỡng giáo viên trực tuyến (câu 4,5)

- Thông tin cá nhân (Câu 6). Cách trả lời các câu cụ thể như sau: Câu 1. Thầy/cô vui lòng đọc kỹ các mô tả dưới đây về năng lực

nghề nghiệp của một người giáo viên và khoanh tròn vào một mức độ phù hợp nhất với đa số giáo viên của nhà trường nơi thầy/cô đang quản lý.

Có 54 mô tả về năng lực nghề nghiệp của giáo viên tiểu học, THCS và THPT về các năng lực: (1) Năng lực chuyên môn, (2) Năng lực nghiệp vụ - bao gồm: năng lực lập kế hoạch dạy học và giáo dục, năng lực tổ chức hoạt động dạy học, năng lực tổ chức hoạt động giáo dục, năng lực kiểm tra đánh giá; (3) Năng lực xây dựng môi trường giáo dục dân chủ, (4) Năng lực phát triển quan hệ xã hội; với mỗi mô tả đó thầy/cô thấy phù hợp nhất với giáo viên ở trường mình quản lý ở mức độ nào thì khoanh vào số ứng với mức độ đó. Cụ thể có 5 mức ứng với năm số 1, 2, 3, 4, 5 được quy ước như sau: 1: Hầu như không có giáo viên nào như vậy; 2: Có một số ít giáo viên như vậy; 3; Một nửa số giáo viên như vậy; 4: Đa số giáo viên như vậy; 5. Hầu hết giáo viên như vậy. Chỉ khoanh tròn vào một mức độ phù hợp nhất với mình, nếu không có ý kiến thì không khoanh vào bất kỳ ô nào.

Câu 2. Thầy/cô vui lòng cho biết nhu cầu bồi dưỡng để phát triển năng lực cho giáo viên của nhà trường bằng cách khoanh tròn vào một mức độ cần thiết tương ứng với mỗi năng lực được đề xuất dưới đây

Trong bảng có liệt kê 25 năng lực của giáo viên tiểu học và THCS, THPT, với mỗi năng lực Thầy/Cô thấy nhu cầu bồi dưỡng phát triển năng lực đó cần thiết ở mức độ nào đối với giáo viên trường mình mình thì khoanh vào số ứng với mức độ đó. Cụ thể có 5 mức ứng với năm số 1, 2, 3, 4, 5 được quy ước như sau:

1: Hoàn toàn không cần thiết; 2: Ít cần thiết; 3: Tương đối cần thiết; 4: Khá cần thiết; 5: Hoàn toàn cần thiết

Chỉ khoanh tròn vào một mức độ phù hợp nhất với mình, còn nếu

Page 26: SỔ TAY HƯỚNG D N KH O SÁT à nhu cầu bồi dưỡng giáo viênfn.thainguyen.edu.vn/.../2017_11/so_tay_huong_dan_khao_sat_3011201716.pdf · 9); mỗi trường THPT chọn

26

không có ý kiến thì không khoanh vào bất kỳ ô nào. Nếu có nhu cầu phát triển năng lực khác thì Thầy/ Cô viết rõ năng lực

đó vào phần dòng bỏ trống mục 2.26. Câu 3. Hỏi về về nhu cầu tổ chức và thực hiện các khóa bồi dưỡng

dành cho giáo viên Nhà trường: Thầy/Cô đánh dấu vào một ô phù hợp nhất để trả lời cho mỗi câu hỏi.

Câu 4, 5 Hỏi về điều kiện cơ sở vật chất, số lượng giáo viên cơ hữu của nhà trường để phục vụ nhu cầu bồi dưỡng trực tuyến (qua mạng): Thầy/ cô đánh dấu vào các ô hoặc điền vào chỗ trống phù hợp.

Nếu có những đề xuất khác so với các phương án được đưa ra, thầy/ cô ghi thêm vào phần nội dung để trống.

Câu 6. Khảo sát về thông tin cá nhân: Thầy/cô đánh dấu chỉ vào 1 ô hoặc điền vào chỗ trống). Câu 6.1. Giới tính: Chỉ đánh vào 1 ô Nam hoặc Nữ. Câu 6.2. Năm sinh: Ghi rõ năm sinh vào phần để trống. Câu 6.3. Dân tộc: Ghi rõ dân tộc vào phần để trống. Câu 6.4. Trình độ được đào tạo cao nhất: Thầy/Cô: Chỉ đánh dấu vào 1 ô đúng với bằng cấp cao nhất của bản

thân người trả lời. Ví dụ cô giáo A có bằng Cao đẳng sư phạm tiểu học, sau khi dạy học

được 3 năm cô học tiếp và hiện nay đã được cấp bằng Đại học, vậy cô A đánh dấu vào ô 3) Đại học.

Câu 6. 5. Ngành được đào tạo ở trình độ cao nhất: Thầy/Cô: Ghi rõ mã chuyên ngành được cấp Bằng vào chỗ trống. (Mã

chuyên ngành tra ở phần phụ lục). Ví dụ cô giáo B có 2 bằng Đại học, 1 bằng về Cử nhân sư phạm tiểu

học, một bằng cử nhân về Tâm lý giáo dục. Vậy cô có thể ghi rõ mã 2 chuyên ngành này vào chỗ trống.

Câu 6.6. Nơi cấp bằng (Trình độ cao nhất): Ghi rõ tên, địa chỉ cơ sở đào tạo vào dòng để trống.

Câu 6.7. Môn học Thầy/cô đang dạy (nếu có): thầy cô ghi rõ tên môn học đang dạy (với phiếu CBQLCSGD THCS&THPT).

Khối lớp thầy/cô đang chủ nhiệm và dạy học (nếu có) Thầy/cô ghi rõ

Page 27: SỔ TAY HƯỚNG D N KH O SÁT à nhu cầu bồi dưỡng giáo viênfn.thainguyen.edu.vn/.../2017_11/so_tay_huong_dan_khao_sat_3011201716.pdf · 9); mỗi trường THPT chọn

27

khối lớp đang dạy (Với phiếu CBQL Tiểu học). Câu 6.8. Thâm niên là công tác quản lý trường tiểu

học/THCS/THPT: Ghi rõ số năm làm quản lý vào ô trống, thời gian tính từ khi bắt đầu làm CBQL Trường tiểu học/THCS/THPT. Nếu có thời gian không làm CBQL thì không tính vào thâm niên quản lý.

Ví dụ: Cô giáo A đã ra trường được 7 năm. Ngay sau khi ra trường cô được dạy học tiểu học ở trường X. Sau 4 năm dạy tiểu học thì được bổ nhiệm lên làm hiệu trưởng trường tiểu học. Vậy thâm niên làm CBQL của cô A là 3 năm, ghi “3 năm„ vào phần để trống.

Câu 6.9. Trường học nơi đang công tác thuộc khu vực nào: Thầy/cô đánh dấu vào chỉ 1 ô tương ứng với 4 lựa chọn về khu vực.

Câu 6.10. Chức vụ thầy/ cô hiện nay: Thầy/cô đánh dấu vào chỉ 1 ô tương ứng với 1 trong 2 lựa chọn về chức vụ.

Page 28: SỔ TAY HƯỚNG D N KH O SÁT à nhu cầu bồi dưỡng giáo viênfn.thainguyen.edu.vn/.../2017_11/so_tay_huong_dan_khao_sat_3011201716.pdf · 9); mỗi trường THPT chọn

28

2.4.4 Hướng dẫn trả lời phiếu học sinh 2.4.4.1 Phiếu học sinh Tiểu học - Mã phiếu 03.01 Phiếu này dành cho học sinh lớp 5 đang học trong trường tiểu học. Học sinh đọc từng mô tả về công việc của giáo viên và so sánh xem

giống với thầy giáo hay cô giáo chủ nhiệm lớp 4 của mình ở mức độ nào. Nếu thấy: - Không giống với thầy/cô giáo của em thì chọn số 1. - Gần giống với thầy/cô giáo của em thì chọn số 2. - Giống với thầy/cô giáo của em thì chọn số 3. Điền tên của trường đang học vào phần để trống sau câu “Em hãy cho

biết tên trường tiểu học của mình”. 2.4.4.2 Phiếu học sinh THCS và THPT (Các mã phiếu: 03.02; 03.03) Phiếu này dành cho học sinh lớp 7, 8, 9 đang học ở các trường THCS

và 11, 12 đang học ở các trường THPT. Câu 1: Học sinh đọc kỹ các mô tả của 1 bạn học sinh về thầy/cô

giáo chủ nhiệm và so sánh xem giống với thầy cô giáo chủ nhiệm năm ngoái của mình ở mức độ nào.

Nếu thấy: - Không giống với thầy/cô giáo của em thì chọn số 1. - Ít giống với thầy/cô giáo của em thì chọn số 2. - Gần giống với thầy/cô giáo của em thì chọn số 3. - Giống với thầy/cô giáo của em thì chọn số 4. - Hoàn toàn giống với thầy/cô giáo của em thì chọn số 5. Nếu có ý kiến gì khác nhận xét về công việc dạy học và chủ nhiệm của

Thầy/Cô giáo của em thì ghi rõ vào mục 4.23. Câu 2. Thầy/cô giáo chủ nhiệm của em năm ngoái dạy lớp em môn

gì ? Đánh dấu vào những ô tên môn học của thầy giáo/cô giáo chủ nhiệm

năm ngoái của em dạy.

Page 29: SỔ TAY HƯỚNG D N KH O SÁT à nhu cầu bồi dưỡng giáo viênfn.thainguyen.edu.vn/.../2017_11/so_tay_huong_dan_khao_sat_3011201716.pdf · 9); mỗi trường THPT chọn

29

Nếu thầy/cô không dạy 1 trong các môn học được kể tên thì cho có thể viết tên môn học của thầy/cô đó vào phần giấy trống, Các môn học khác: ..........................

Câu 3. Năm nay em đang học lớp mấy? Đánh dấu chỉ vào 1 ô cho biết lớp em đang học thuộc lớp mấy. Câu 4. Giới tính của em là: Đánh dấu chỉ vào 1 ô): (1) Nam: hoặc (2) Nữ: Câu 5: Ghi tên trường học của mình vào phần để trống.

Page 30: SỔ TAY HƯỚNG D N KH O SÁT à nhu cầu bồi dưỡng giáo viênfn.thainguyen.edu.vn/.../2017_11/so_tay_huong_dan_khao_sat_3011201716.pdf · 9); mỗi trường THPT chọn

30

PHẦN 3. HƯỚNG DẪN KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC, NHU CẦU

BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 1. HƯỚNG DẪN KHẢO SÁT ĐỊNH TÍNH 1.1. Hướng dẫn phỏng vấn sâu 1.1.1.Hướng dẫn phỏng vấn sâu Hiệu trưởng/phó Hiệu trưởng a)Mục đích - Tìm hiểu nhận xét, đánh giá của cán bộ quản lý trường phổ thông về

thực trạng năng lực, nhu cầu bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp của cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông;

- Tìm hiểu hoàn cảnh xã hội tác động tới năng lực và nhu cầu bồi dưỡng phát triển năng lực của cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông;

- Tìm hiểu thông tin mới về năng lực và nhu cầu bồi dưỡng của cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông.

b) Đối tượng/phương tiện/yêu cầu năng lực người đi khảo sát Mỗi tỉnh sẽ phỏng vấn 03 Hiệu trưởng của 3 cấp Tiểu

học/THCS/THPT. Chuẩn bị: máy ghi âm, máy ảnh, sổ tay ghi chép. Yêu cầu người phỏng vấn có kinh nghiệm làm việc với với CBQLGD

và kỹ năng phỏng vấn: Cần chăm chú và ân cần và tạo được niềm tin đối với đối tượng nghiên cứu; nhạy cảm với cảm xúc của người trả lời; có khả năng thông cảm và kiên nhẫn khi đối tượng trả lời im lặng; thông thạo sử dụng các cách thức gợi mở, thăm dò với người trả lời ; thông thạo trong cách thức kiểm tra các thông tin khi phỏng vấn; không đưa ra phán xét, chỉ trích.

c)Nội dung phỏng vấn i) Thầy Cô có nhận xét chung gì về năng lực quản lý trường học của bản thân/cán bộ quản lý nhà trường so với yêu cầu nhiệm vụ trong bối cảnh hiện nay: - Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống. - Năng lực chuyên môn nghiệp vụ. - Năng lực quản trị nhà trường. - Năng lực xây dựng môi trường giáo dục dân chủ.

Page 31: SỔ TAY HƯỚNG D N KH O SÁT à nhu cầu bồi dưỡng giáo viênfn.thainguyen.edu.vn/.../2017_11/so_tay_huong_dan_khao_sat_3011201716.pdf · 9); mỗi trường THPT chọn

31

- Năng lực phát triển quan hệ xã hội. Thầy Cô có hài lòng về năng lực trên hay không? Nếu có thì vì sao? Nêu không thì vì sao? đâu là điểm cần được ưu tiên

cải thiện? ii) Thầy Cô mong muốn được bồi dưỡng vấn đề gì để phát triển năng

lực quản lý trường học của bản thân/cán bộ quản lý nhà trường? Có rào cản gì trong học tập phát triển năng lực lãnh đạo và quản lý trường học của bản thân/CBQL trường? Vì sao?

iii) Thầy cô có đề xuất gì với Phòng/Sở/Bộ GD&ĐT để tạo điều kiện cho CBQL trường phổ thông phát triển năng lực lãnh đạo và quản lý nhà trường hiệu quả hơn?

1.1.2. Hướng dẫn phỏng vấn Cán bộ quản lý Sở/Phòng GD&ĐT a)Mục đích - Tìm hiểu nhận xét, đánh giá của cán bộ quản lý Sở/Phòng GD&ĐT về

thực trạng năng lực, nhu cầu bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp của cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông;

- Tìm hiểu hoàn cảnh xã hội tác động tới năng lực và nhu cầu bồi dưỡng phát triển năng lực của cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông;

- Tìm hiểu thông tin mới về năng lực và nhu cầu bồi dưỡng của cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông.

b) Đối tượng/phương tiện/yêu cầu năng lực người đi khảo sát Phỏng vấn mỗi tỉnh 3 Cán bộ quản lý Sở/Phòng GD (liên quan tới 3 cấp

Tiểu học/THCS/THPT). Chuẩn bị: máy ghi âm, máy ảnh, sổ tay, máy tính ghi chép. Yêu cầu người phỏng vấn có kinh nghiệm làm việc với với CBQLGD

và kỹ năng phỏng vấn: Cần chăm chú và ân cần và tạo được niềm tin đối với đối tượng nghiên cứu; nhạy cảm với cảm xúc của người trả lời; có khả năng thông cảm và kiên nhẫn khi đối tượng trả lời im lặng; thông thạo sử dụng các cách thức gợi mở, thăm dò với người trả lời; thông thạo trong cách thức kiểm tra các thông tin khi phỏng vấn;Không đưa ra phán xét, chỉ trích.

c) Nội dung phỏng vấn

Page 32: SỔ TAY HƯỚNG D N KH O SÁT à nhu cầu bồi dưỡng giáo viênfn.thainguyen.edu.vn/.../2017_11/so_tay_huong_dan_khao_sat_3011201716.pdf · 9); mỗi trường THPT chọn

32

i) Thầy Cô có nhận xét chung gì về năng lực quản lý trường học của cán bộ quản lý trường Tiểu học/THCS/THPT so với yêu cầu nhiệm vụ trong bối cảnh hiện nay:

- Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống. - Năng lực chuyên môn nghiệp vụ. - Năng lực quản trị nhà trường. - Năng lực xây dựng môi trường giáo dục dân chủ. - Năng lực phát triển quan hệ xã hội. - Thầy Cô có hài lòng về năng lực trên của các cán bộ quản lý

trường hay không? - Nếu có thì vì sao? Nêu không thì vì sao? đâu là điểm cần được ưu

tiên cải thiện? ii) Thầy Cô mong muốn cán bộ quản lý trường Tiểu

học/THCS/THPT ở địa phương được bồi dưỡng vấn đề gì để phát triển năng lực quản lý trường học của họ? Có rào cản gì trong học tập phát triển năng lực lãnh đạo và quản lý trường học của CBQL trường? Vì sao?

iii) Thầy cô có đề xuất gì với Bộ GD&ĐT để tạo điều kiện cho CBQL trường phổ thông phát triển năng lực lãnh đạo và quản lý nhà trường hiệu quả hơn?

1.1.3 Hướng dẫn phỏng vấn Giáo viên Tiểu học/THCS/THPT a) Mục đích - Tìm hiểu nhận xét, đánh giá của Giáo viên Tiểu học/THCS/THPT

về thực trạng năng lực lãnh đạo, quản lý trường học của cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông.

- Tìm hiểu mong muốn của giáo viên về việc cải thiện năng lực lãnh đạo, quản lý trường học của cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông;

b) Đối tượng/phương tiện/Yêu cầu năng lực người đi khảo sát Mỗi tỉnh chọn 03 giáo viên của 3 cấp tiểu học/THCS/THPT. Chuẩn bị: máy ghi âm, máy ảnh, sổ tay, máy tính ghi chép. Yêu cầu người phỏng vấn có kinh nghiệm làm việc với giáo viên và

kỹ năng phỏng vấn: cần chăm chú và ân cần và tạo được niềm tin đối với đối tượng nghiên cứu; nhạy cảm với cảm xúc của người trả lời; có khả năng thông

Page 33: SỔ TAY HƯỚNG D N KH O SÁT à nhu cầu bồi dưỡng giáo viênfn.thainguyen.edu.vn/.../2017_11/so_tay_huong_dan_khao_sat_3011201716.pdf · 9); mỗi trường THPT chọn

33

cảm và kiên nhẫn khi đối tượng trả lời im lặng; thông thạo sử dụng các cách thức gợi mở, thăm dò với người trả lời; thông thạo trong cách thức kiểm tra các thông tin khi phỏng vấn;Không đưa ra phán xét, chỉ trích.

c) Nội dung phỏng vấn i) Thầy Cô có nhận xét chung gì về năng lực quản lý trường học của

cán bộ quản lý trường Tiểu học/THCS/THPT so với yêu cầu nhiệm vụ trong bối cảnh hiện nay:

- Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống. - Năng lực chuyên môn nghiệp vụ. - Năng lực quản trị nhà trường. - Năng lực xây dựng môi trường giáo dục dân chủ. - Năng lực phát triển quan hệ xã hội. Thầy Cô có hài lòng về năng lực trên của các cán bộ quản lý trường

hay không? Nếu có thì vì sao? Nêu không thì vì sao? đâu là điểm cần được ưu tiên

cải thiện? ii) Thầy Cô mong muốn cán bộ quản lý trường mình cần thay đổi

gì để quản lý trường học tốt hơn? 1.2. Hướng dẫn thảo luận nhóm 1.2.1 Mục đích - Tìm hiểu nhận xét, đánh giá của giáo viên, CBQL trường và CBQL

Sở/Phòng GD&ĐT về năng lực và nhu cầu bồi dưỡng phát triển năng lực lãnh đạo, quản lý trường học của cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông;

- Tìm hiểu mối quan tâm và thái độ của Hiệu trưởng/Phó Hiệu trưởng, CBQL Sở/Phòng GD&ĐT về bồi dưỡng cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông.

1.2.2 Đối tượng/phương tiện/yêu cầu năng lực người thực hiện Mỗi tỉnh ít nhất mỗi cấp học 1 nhóm thảo luận (6-10 người) gồm giáo

viên, CBQL trường và CBQL Sở/Phòng GD&ĐT. Có sự tương tác giữa các thành viên trong nhóm. Chuẩn bị: máy ảnh, sổ tay, máy tính ghi chép. Yêu cầu người chủ trì có kỹ năng điều hành nhóm; có một số kỹ thuật

viên hỗ trợ ghi chép chụp ảnh.

Page 34: SỔ TAY HƯỚNG D N KH O SÁT à nhu cầu bồi dưỡng giáo viênfn.thainguyen.edu.vn/.../2017_11/so_tay_huong_dan_khao_sat_3011201716.pdf · 9); mỗi trường THPT chọn

34

1.2.3. Nội dung thảo luận - Hiện trạng năng lực và nhu cầu bồi dưỡng phát triển năng lực lãnh

đạo, quản lý trường học của cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông so với yêu cầu nhiệm vụ đổi mới giáo dục;

- Ưu tiên về nội dung, phương thức bồi dưỡng, các điều kiện học tập của Hiệu trưởng/Phó Hiệu trưởng, CBQL Sở/Phòng GD&ĐT về bồi dưỡng cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông;

- Các điều kiện cần thiết để bồi dưỡng cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông hiệu quả;

- Kiến nghị, đề xuất với các cấp quản lý. 1.3 Hướng dẫn Hội thảo (Mỗi tỉnh có ít nhất 01 Hội thảo 50-70 người). 1.3.1. Mục đích - Tìm hiểu nhận xét, đánh giá của giáo viên, CBQL trường và CBQL

Sở/Phòng GD&ĐT về năng lực và nhu cầu bồi dưỡng phát triển năng lực lãnh đạo, quản lý trường học của cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông;

- Tìm hiểu mối quan tâm và thái độ của Hiệu trưởng/Phó Hiệu trưởng, CBQL Sở/Phòng GD&ĐT về bồi dưỡng cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông.

1.3.2. Đối tượng/phương tiện Mỗi tỉnh ít nhất mỗi cấp học 1 Hội thảo gồm giáo viên, CBQL trường

và CBQL Sở/Phòng GD&ĐT. Chuẩn bị: máy ảnh, sổ tay, máy tính ghi chép. Yêu cầu người chủ trì có kỹ năng điều hành Hội thảo; có một số kỹ

thuật viên hỗ trợ ghi chép chụp ảnh. 1.3.3. Nội dung thảo luận - Hiện trạng năng lực và nhu cầu bồi dưỡng phát triển năng lực lãnh

đạo, quản lý trường học của cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông so với yêu cầu nhiệm vụ đổi mới giáo dục;

- Ưu tiên về nội dung, phương thức bồi dưỡng, các điều kiện học tập của Hiệu trưởng/Phó Hiệu trưởng, CBQL Sở/Phòng GD&ĐT về bồi dưỡng cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông;

Page 35: SỔ TAY HƯỚNG D N KH O SÁT à nhu cầu bồi dưỡng giáo viênfn.thainguyen.edu.vn/.../2017_11/so_tay_huong_dan_khao_sat_3011201716.pdf · 9); mỗi trường THPT chọn

35

- Các điều kiện cần thiết để bồi dưỡng cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông hiệu quả;

- Kiến nghị, đề xuất với các cấp quản lý. 2. HƯỚNG DẪN KHẢO SÁT ĐỊNH LƯỢNG 2.1. Mục đích Nhằm đo lường năng lực, nhu cầu bồi dưỡng và các điều kiện bồi

dưỡng phát triển năng lực lãnh đạo, quản lý trường học của cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông của mẫu nghiên cứu và suy rộng ra tổng thể toàn quốc.

2.2. Đối tượng/Phương tiện Đối tượng khảo sát và cỡ mẫu khảo sát định lượng được xác định như

sau: Mỗi tỉnh sẽ khảo sát 65 trường, bao gồm 30 trường tiểu học, 30 trường

THCS và 5 trường THPT; Mỗi trường được chọn cử 2 CBQL và 10 giáo viên. Mỗi tỉnh chọn: 10 CBQL Sở/Phòng GD&ĐT, gồm 5 CBQL Sở

GD&ĐT và 5 CBQL Phòng GD&ĐT. Mỗi trường chọn 2 CBQL trường (Hiệu trưởng và 1 Phó Hiệu trưởng)

và 10 giáo viên. 2.3 Phương pháp thu thập thông tin Bảng hỏi cấu trúc: Gồm 03 bộ phiếu cho mỗi cấp học có mã số như

sau: 1) Tiểu học: - Phiếu giáo viên Mã: C01.01 - Phiếu cán bộ quản lý trường Mã: C02.01 - Phiếu cán bộ quản lý Phòng/Sở GD&ĐT Mã: C03.01 2)Trung học cơ sở: - Phiếu giáo viên Mã: C01.02 - Phiếu cán bộ quản lý trường Mã: C02.02 - Phiếu cán bộ quản lý Phòng/Sở GD&ĐT Mã: C03.02 3) Trung học phổ thông: - Phiếu giáo viên Mã: C01.03 - Phiếu cán bộ quản lý trường Mã: C02.03 - Phiếu cán bộ quản lý Phòng/Sở GD&ĐT Mã: C03.03

Page 36: SỔ TAY HƯỚNG D N KH O SÁT à nhu cầu bồi dưỡng giáo viênfn.thainguyen.edu.vn/.../2017_11/so_tay_huong_dan_khao_sat_3011201716.pdf · 9); mỗi trường THPT chọn

36

2.4. Hướng dẫn trả lời phiếu khảo sát định lượng

Page 37: SỔ TAY HƯỚNG D N KH O SÁT à nhu cầu bồi dưỡng giáo viênfn.thainguyen.edu.vn/.../2017_11/so_tay_huong_dan_khao_sat_3011201716.pdf · 9); mỗi trường THPT chọn

37

HƯỚNG DẪN ĐIỀN/TRẢ LỜI PHIẾU GIÁO VIÊN TIỂU HỌC. MÃ SỐ C01.01

Ghi rõ tên Tỉnh/Huyện/Trường: Mã Tỉnh/Huyện/Trường do người đi khảo sát hướng dẫn ghi: điền mỗi ô trống một chữ số của mã phù hợp (từ trái qua phải). Ví dụ:

Tỉnh/Tp: Hà Nội Mã tỉnh/Tp

Huyện/Quận: Hoàn Kiếm Mã huyện/Quận

Trường: K L (có số thứ tự 15 trong danh sách trường được chọn)

Mã Trường 1

Câu 1. Ý kiến về năng lực quản lý trường học của Hiệu trưởng trường của Thầy/Cô. Thầy/Cô hãy khoanh tròn vào một mức độ phù hợp nhất với Hiệu trưởng trường mình với từng nội dung. Nếu người trả lời là Hiệu trưởng thì các ý kiến về bản thân; nếu người trả lời là Phó Hiệu trưởng thì ý kiến về Hiệu trưởng của trường mình đang công tác. Nếu không có ý kiến gì thì không khoanh vào ô nào

Câu 2. Ý kiến về năng lực quản lý trường học của Phó Hiệu trưởng trường của Thầy/Cô. Thầy/Cô hãy khoanh tròn vào một mức độ phù hợp nhất với CBQL trường mình với từng nội dung. Nếu người trả lời là Hiệu trưởng thì các ý kiến về Phó Hiệu trưởng của trường mình đang công tác. Nếu người trả lời là Phó Hiệu trưởng thì ý kiến về bản thân (ở các nhiệm vụ được phân công) .Nếu không có ý kiến gì thì không khoanh vào ô nào .

Câu 3. Thông tin chung về người trả lời phiếu: Yêu cầu trả lời đầy đủ, không bỏ sót thông tin cá nhân nào.

3.1. Giới tính: Chỉ đánh dấu vào 1 ô (Nam hoặc Nữ). 3.2. Năm sinh: Ghi rõ năm sinh theo hồ sơ cán bộ, mỗi ô trống điền 1

chữ số ghi từ trái sang phải, VD: 1982. 3.3. Dân tộc: Ghi rõ tên dân tộc . 3.4. Khu vực Thầy/Cô đang công tác: Chỉ đánh dấu vào 1 ô ở vùng

nơi đang công tác. Nếu Thầy/Cô công tác ở vùng đặc biệt khó khăn nhưng gia đình không ở vùng này cũng đánh dấu vào ô 4), vùng đặc biệt khó khăn.

3.5. Chức vụ: Chỉ đánh dấu vào 1 ô phù hợp với chức vụ hiện tại

Page 38: SỔ TAY HƯỚNG D N KH O SÁT à nhu cầu bồi dưỡng giáo viênfn.thainguyen.edu.vn/.../2017_11/so_tay_huong_dan_khao_sat_3011201716.pdf · 9); mỗi trường THPT chọn

38

3.6. Số năm làm giáo viên Tiểu học : Ghi rõ số năm làm giáo viên Tiểu học, thời gian tính từ khi bắt đầu giáo viên Tiểu học. Nếu có thời gian không làm giáo viên Tiểu học thì không tính vào số năm này.

3.7. Trình độ đào tạo cao nhất: Đánh dấu chỉ vào 1 ô phù hợp. 3.8. Ngành đào tạo: Ghi mã ngành được cấp Bằng được đánh dấu ở

mục 3.7. vào ô trống, mỗi ô chỉ điền một chữ số. Xem mã ngành đào tạo ở Phụ lục sau phần hướng dẫn trả lời phiếu hỏi. Ví dụ. Thầy A tốt nghiệp cử nhân Sư phạm Toán học, vậy mã ngành là 09.

3.9. Nơi cấp bằng (Trình độ cao nhất): Ghi rõ tên, địa chỉ cơ sở đào tạo vào dòng để trống.

HƯỚNG DẪN ĐIỀN/TRẢ LỜI PHIẾU CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG TIỂU HỌC. MÃ SỐ C02.01

Ghi rõ tên Tỉnh/Huyện/Trường: Mã Tỉnh/Huyện/Trường do người đi khảo sát hướng dẫn ghi: điền mỗi ô trống một chữ số của mã phù hợp (từ trái qua phải). Ví dụ:

Tỉnh/Tp: Hà Nội Mã tỉnh/Tp

Huyện/Quận: Hoàn Kiếm Mã huyện/Quận

Trường: K L (có số thứ tự 15 trong danh sách trường được chọn)

Mã Trường

Câu 1. Ý kiến về năng lực quản lý trường học của Hiệu trưởng trường của Thầy/Cô. Thầy/Cô hãy khoanh tròn vào một mức độ phù hợp nhất với Hiệu trưởng trường mình với từng nội dung. Nếu người trả lời là Hiệu trưởng thì các ý kiến về bản thân; nếu người trả lời là Phó Hiệu trưởng thì ý kiến về Hiệu trưởng của trường mình đang công tác. Nếu không có ý kiến gì thì không khoanh vào ô nào.

Câu 2. Ý kiến về năng lực quản lý trường học của Phó Hiệu trưởng trường của Thầy/Cô. Thầy/Cô hãy khoanh tròn vào một mức độ phù hợp nhất với CBQL trường mình với từng nội dung.Nếu người trả lời là Hiệu trưởng thì các ý kiến về Phó Hiệu trưởng của trường mình đang công tác. Nếu

Page 39: SỔ TAY HƯỚNG D N KH O SÁT à nhu cầu bồi dưỡng giáo viênfn.thainguyen.edu.vn/.../2017_11/so_tay_huong_dan_khao_sat_3011201716.pdf · 9); mỗi trường THPT chọn

39

người trả lời là Phó Hiệu trưởng thì ý kiến về bản thân (ở các nhiệm vụ được phân công) .Nếu không có ý kiến gì thì không khoanh vào ô nào.

Câu 3. Xin Thầy/cô cho biết ý kiến về nhu cầu bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý nhà trường của bản thân trong thời gian tới. Thầy/Cô hãy khoanh tròn vào một mức độ phù hợp nhất với bản thân ở mỗi nội dung.Nếu không có ý kiến gì thì không khoanh vào ô nào.

Câu 4. Thầy/Cô cho biết thời gian học tập trung của mỗi đợt bồi dưỡng trong khoảng bao lâu là phù hợp với bản thân?Đánh dấu (X) chỉ vào 1 ô hoặc điền vào chỗ trống phù hợp

Câu 5. Thầy/Cô cho biết phương thức tổ chức khóa bồi dưỡng như thế nào là phù hợp với bản thân? Xin khoanh tròn chỉ vào 1 ô hoặc điền vào chỗ trống phù hợp.

Câu 6. Thầy/Cô cho biết bản thân có các điều kiện CSVC gì để phục vụ học tập trực tuyền (qua mạng)? Đánh dấu () vào các ô hoặc điền vào chỗ trống phù hợp, có thể nhiều hơn 1 lựa chọn hoặc có thể không có nếu bản thân Thầy/Cô không có các điều kiện như đã liệt kê. Ngoài ra có thể nêu các điều kiện CSVC khác.

Câu 7. Thầy/Cô cho biết trường học nơi Thầy/Cô đang công tác có các điều kiện CSVC gì để phục vụ học tập trực tuyến (qua mạng)? Đánh dấu () vào các ô hoặc điền vào chỗ trống phù hợp, có thể nhiều hơn 1 lựa chọn hoặc có thể không có nếu trường của Thầy/Cô không có các điều kiện như đã liệt kê. Ngoài ra có thể nêu các điều kiện CSVC khác.

Câu 8. Thông tin chung về người trả lời phiếu: Yêu cầu trả lời đầy đủ, không bỏ sót thông tin cá nhân nào.

8.1. Giới tính: Chỉ đánh dấu vào 1 ô (Nam hoặc Nữ) 8.2. Năm sinh: Ghi rõ năm sinh theo hồ sơ cán bộ, mỗi ô trống điền 1

chữ số ghi từ trái sang phải, VD: 1982. 8.3. Dân tộc: Ghi rõ tên dân tộc. 8.4. Khu vực Thầy/Cô đang công tác: Chỉ đánh dấu chỉ vào 1 ô ở

vùng nơi đang công tác. Nếu Thầy/Cô công tác ở vùng đặc biệt khó khăn nhưng gia đình không ở vùng này cũng đánh dấu vào ô 4), vùng đặc biệt khó khăn.

8.5. Chức vụ: Đánh dấu chỉ vào 1 ô phù hợp với chức vụ hiện tại.

Page 40: SỔ TAY HƯỚNG D N KH O SÁT à nhu cầu bồi dưỡng giáo viênfn.thainguyen.edu.vn/.../2017_11/so_tay_huong_dan_khao_sat_3011201716.pdf · 9); mỗi trường THPT chọn

40

8.6. Số năm làm CBQL trường Tiểu học: Ghi rõ số năm làm HT/PHT trường tiểu học, thời gian tính từ khi bắt đầu làm CBQL trường Tiểu học. Nếu có thời gian không trực tiếp làm CBQL trường Tiểu học thì không tính vào số năm này.

8.7. Trình độ đào tạo cao nhất: Đánh dấu chỉ vào 1 ô phù hợp. 8.8. Ngành đào tạo: Ghi mã ngành được cấp Bằng được đánh dấu ở

mục 8.7. vào ô trống, mỗi ô chỉ điền một chữ số. Xem mã ngành đào tạo ở Phụ lục sau phần hướng dẫn trả lời phiếu hỏi. Ví dụ. Thầy A tốt nghiệp cử nhân Sư phạm Toán học, vậy mã ngành là 09.

8.9. Đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng dành cho CBQL trường TIỂU HỌC nào trong vòng 5 năm gần đây: Điền thời gian, tên chương trình, cơ sở cấp chứng chỉ/chứng nhận vào ô phù hợp.

Page 41: SỔ TAY HƯỚNG D N KH O SÁT à nhu cầu bồi dưỡng giáo viênfn.thainguyen.edu.vn/.../2017_11/so_tay_huong_dan_khao_sat_3011201716.pdf · 9); mỗi trường THPT chọn

41

HƯỚNG DẪN ĐIỀN/TRẢ LỜI PHIẾU DÀNH CHO CÁN BỘ QUẢN

LÝ SỞ/PHÒNG GD&ĐT. MÃ SỐ C03.01 Ghi rõ tên Tỉnh/Huyện: Mã Tỉnh/Huyện/Trường do người đi khảo sát

hướng dẫn ghi: điền mỗi ô trống một chữ số của mã phù hợp (từ trái qua phải). Ví dụ:

Tỉnh/Tp: Hà Nội Mã tỉnh/Tp

Huyện/Quận: Hoàn Kiếm Mã huyện/Quận

Câu 1. Ý kiến về năng lực quản lý trường học của Hiệu trưởng

trường tiểu học của địa phươngThầy/Cô. Thầy/Cô hãy khoanh tròn vào một mức độ phù hợp nhất với CBQL trường tiểu học ở địa phương với từng nội dung. Nếu không có ý kiến gì thì không khoanh vào ô nào.

Câu 2. Xin Thầy/Cô cho biết ý kiến về nhu cầu bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý nhà trường của CBQL trường tiểu học ở địa phương trongthời gian tới. Thầy/Cô hãy khoanh tròn vào một mức độ phù hợp nhất với bản thân ở mỗi nội dung.Nếu không có ý kiến gì thì không khoanh vào ô nào.

Câu 3. Thầy/Cô cho biết thời gian học tập trung của mỗi đợt bồi dưỡng trong khoảng bao lâu là phù hợp với CBQL trường tiểu học ở địa phương? Đánh dấu () chỉ vào 1 ô hoặc điền vào chỗ trống phù hợp.

Câu 4. Thầy/Cô cho biết phương thức tổ chức khóa bồi dưỡng như thế nào là phù hợp với CBQL trường tiểu học ở địa phương? Xin khoanh tròn chỉ vào 1 ô hoặc điền vào chỗ trống phù hợp.

Câu 5. Thầy/Cô cho biết CBQL trường tiểu học ở địa phương có các điều kiện CSVC gì để phục vụ học tập trực tuyến (qua mạng)? Khoanh tròn vào các ô hoặc điền vào chỗ trống phù hợp, có thể nhiều hơn 1 lựa chọn hoặc có thể không có nếu bản thân Thầy/Cô không có các điều kiện như đã liệt kê. Ngoài ra có thể nêu các điều kiện CSVC khác.

Câu 6. Thầy/Cô cho biết các trường tiểu học nơi Thầy/Cô đang công tác có các điều kiện CSVC gì để phục vụ học tập trực tuyến (qua mạng)?

Page 42: SỔ TAY HƯỚNG D N KH O SÁT à nhu cầu bồi dưỡng giáo viênfn.thainguyen.edu.vn/.../2017_11/so_tay_huong_dan_khao_sat_3011201716.pdf · 9); mỗi trường THPT chọn

42

Khoanh tròn vào các ô hoặc điền vào chỗ trống phù hợp, có thể nhiều hơn 1 lựa chọn hoặc có thể không có nếu trường của Thầy/Cô không có các điều kiện như đã liệt kê. Ngoài ra có thể nêu các điều kiện CSVC khác.

Câu 7. Thông tin chung về người trả lời phiếu: 7.1. Giới tính: Chỉ đánh dấu vào 1 ô (Nam hoặc Nữ). 7.2. Năm sinh: Ghi rõ năm sinh theo hồ sơ cán bộ. 7.3. Dân tộc: Ghi rõ tên dân tộc. 7.4. Khu vực Thầy/Cô đang công tác: Chỉ đánh dấu vào 1 ô ở vùng

nơi đang công tác. Nếu Thầy/Cô công tác ở vùng đặc biệt khó khăn nhưng gia đình không ở vùng này cũng đánh dấu vào ô 4), vùng đặc biệt khó khăn.

7.5. Chức vụ: Đánh dấu chỉ vào 1 ô phù hợp với chức vụ hiện tại. 7.6. Số năm làm CBQL Sở/Phòng GD&ĐT: Ghi rõ số năm làm CBQL

Sở/Phòng GD, thời gian tính từ khi bắt đầu làm CBQL Sở/Phòng GD. Nếu có thời gian không trực tiếp làm CBQL Sở/Phòng GD thì không tính vào số năm này.

7.7.Trình độ đào tạo cao nhất: đánh dấu vào ô trình độ đào tạo cao nhất, nếu có nhiều bằng cấp thì chỉ chọn 1 bằng có trình độ cao nhất.

7.8. Ngành đào tạo: Ghi rõ mã ngành được cấp Bằng được đánh dấu ở mục 7.7 theo Phụ lục. Ví dụ. Thầy A tốt nghiệp cử nhân Sư phạm Toán học, vậy mã ngành là 09.

Page 43: SỔ TAY HƯỚNG D N KH O SÁT à nhu cầu bồi dưỡng giáo viênfn.thainguyen.edu.vn/.../2017_11/so_tay_huong_dan_khao_sat_3011201716.pdf · 9); mỗi trường THPT chọn

43

HƯỚNG DẪN ĐIỀN/TRẢ LỜI PHIẾU DÀNH CHO GIÁO VIÊN THCS. MÃ SỐ C01.02

Ghi rõ tên Tỉnh/Huyện/Trường: Mã Tỉnh/Huyện/Trường do người đi khảo sát hướng dẫn ghi: điền mỗi ô trống một chữ số của mã phù hợp (từ trái qua phải). Ví dụ:

Tỉnh/Tp: Hà Nội Mã tỉnh/Tp

Huyện/Quận: Hoàn Kiếm Mã huyện/Quận

Trường: K L (có số thứ tự 25 trong danh sách trường được chọn)

Mã Trường 2

Câu 1. Ý kiến về năng lực quản lý trường học của Hiệu trưởng

trường của Thầy/Cô. Thầy/Cô hãy khoanh tròn vào một mức độ phù hợp nhất với Hiệu trưởng trường mình với từng nội dung. Nếu người trả lời là Hiệu trưởng thì các ý kiến về bản thân; nếu người trả lời là Phó Hiệu trưởng thì ý kiến về Hiệu trưởng của trường mình đang công tác. Nếu không có ý kiến gì thì không khoanh vào ô nào.

Câu 2. Ý kiến về năng lực quản lý trường học của Phó Hiệu trưởng trường của Thầy/Cô. Thầy/Cô hãy khoanh tròn vào một mức độ phù hợp nhất với CBQL trường mình với từng nội dung.Nếu người trả lời là Hiệu trưởng thì các ý kiến về Phó Hiệu trưởng của trường mình đang công tác. Nếu người trả lời là Phó Hiệu trưởng thì ý kiến về bản thân (ở các nhiệm vụ được phân công) .Nếu không có ý kiến gì thì không khoanh vào ô nào.

Câu 3. Thông tin chung về người trả lời phiếu: Yêu cầu trả lời đầy đủ, không bỏ sót thông tin cá nhân nào. Thầy đô đánh dấu hoặc điền vào ô trồng phù hợp.

3.1. Giới tính: Chỉ đánh dấu chỉ vào 1 ô (Nam hoặc Nữ) 3.2. Năm sinh: Ghi rõ năm sinh theo hồ sơ cán bộ, mỗi ô trống điền 1

chữ số ghi từ trái sang phải, VD: 1982. 3.3. Dân tộc: Ghi rõ tên dân tộc.

Page 44: SỔ TAY HƯỚNG D N KH O SÁT à nhu cầu bồi dưỡng giáo viênfn.thainguyen.edu.vn/.../2017_11/so_tay_huong_dan_khao_sat_3011201716.pdf · 9); mỗi trường THPT chọn

44

3.4. Khu vực Thầy/Cô đang công tác: Chỉ đánh dấu vào 1 ô ở vùng nơi đang công tác. Nếu Thầy/Cô công tác ở vùng đặc biệt khó khăn nhưng gia đình không ở vùng này cũng đánh dấu vào ô 4), vùng đặc biệt khó khăn.

3.5.Chức vụ: Chỉ đánh dấu vào 1 ô phù hợp với chức vụ hiện tại. 3.6. Số năm làm giáo viên THCS : Ghi rõ số năm làm giáo viên THCS ,

thời gian tính từ khi bắt đầu giáo viên THCS . Nếu có thời gian không làm giáo viên THCS thì không tính vào số năm này.

3.7. Trình độ đào tạo cao nhất: Đánh dấu chỉ vào 1 ô phù hợp. 3.8. Ngành đào tạo: Ghi mã ngành được cấp Bằng được đánh dấu ở

mục 3.7. vào ô trống, mỗi ô chỉ điền một chữ số. Xem mã ngành đào tạo ở Phụ lục sau phần hướng dẫn trả lời phiếu hỏi. Ví dụ. Thầy A tốt nghiệp cử nhân Sư phạm Toán học, vậy mã ngành là 09.

3.9. Nơi cấp bằng (Trình độ cao nhất): Ghi rõ tên, địa chỉ cơ sở đào tạo vào dòng để trống.

Page 45: SỔ TAY HƯỚNG D N KH O SÁT à nhu cầu bồi dưỡng giáo viênfn.thainguyen.edu.vn/.../2017_11/so_tay_huong_dan_khao_sat_3011201716.pdf · 9); mỗi trường THPT chọn

45

HƯỚNG DẪN ĐIỀN/TRẢ LỜI PHIẾU DÀNH CHO CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG THCS. MÃ SỐ C02.02

Ghi rõ tên Tỉnh/Huyện/Trường: Mã Tỉnh/Huyện/Trường do người đi khảo sát hướng dẫn ghi: điền mỗi ô trống một chữ số của mã phù hợp (từ trái qua phải). Ví dụ:

Tỉnh/Tp: Hà Nội Mã tỉnh/Tp

Huyện/Quận: Hoàn Kiếm Mã huyện/Quận

Trường: K L (có số thứ tự 15 trong danh sách trường được chọn)

Mã Trường

Câu 1. Ý kiến về năng lực quản lý trường học của Hiệu trưởng trường của Thầy/Cô. Thầy/Cô hãy khoanh tròn vào một mức độ phù hợp nhất với Hiệu trưởng trường mình với từng nội dung. Nếu người trả lời là Hiệu trưởng thì các ý kiến về bản thân; nếu người trả lời là Phó Hiệu trưởng thì ý kiến về Hiệu trưởng của trường mình đang công tác. Nếu không có ý kiến gì thì không khoanh vào ô nào.

Câu 2. Ý kiến về năng lực quản lý trường học của Phó Hiệu trưởng trường của Thầy/Cô. Thầy/Cô hãy khoanh tròn vào một mức độ phù hợp nhất với CBQL trường mình với từng nội dung.Nếu người trả lời là Hiệu trưởng thì các ý kiến về Phó Hiệu trưởng của trường mình đang công tác. Nếu người trả lời là Phó Hiệu trưởng thì ý kiến về bản thân (ở các nhiệm vụ được phân công) .Nếu không có ý kiến gì thì không khoanh vào ô nào.

Câu 3. Xin Thầy/cô cho biết ý kiến về nhu cầu bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý nhà trường của bản thân trong thời gian tới. Thầy/Cô hãy khoanh tròn vào một mức độ phù hợp nhất với bản thân ở mỗi nội dung. Nếu không có ý kiến gì thì không khoanh vào ô nào.

Câu 4. Thầy/Cô cho biết thời gian học tập trung của mỗi đợt bồi dưỡng trong khoảng bao lâu là phù hợp với bản thân?Đánh dấu () chỉ vào 1 ô hoặc điền vào chỗ trống phù hợp.

Câu 5. Thầy/Cô cho biết phương thức tổ chức khóa bồi dưỡng như thế nào là phù hợp với bản thân? Xin khoanh tròn chỉ vào 1 ô hoặc điền vào chỗ trống phù hợp.

Page 46: SỔ TAY HƯỚNG D N KH O SÁT à nhu cầu bồi dưỡng giáo viênfn.thainguyen.edu.vn/.../2017_11/so_tay_huong_dan_khao_sat_3011201716.pdf · 9); mỗi trường THPT chọn

46

Câu 6. Thầy/Cô cho biết bản thân có các điều kiện CSVC gì để phục vụ học tập trực tuyền (qua mạng)?Đánh dấu () vào các ô hoặc điền vào chỗ trống phù hợp, có thể nhiều hơn 1 lựa chọn hoặc có thể không có nếu bản thân Thầy/Cô không có các điều kiện như đã liệt kê. Ngoài ra có thể nêu các điều kiện CSVC khác.

Câu 7. Thầy/Cô cho biết trường học nơi Thầy/Cô đang công tác có các điều kiện CSVC gì để phục vụ học tập trực tuyến (qua mạng)? Đánh dấu (X) vào các ô hoặc điền vào chỗ trống phù hợp, có thể nhiều hơn 1 lựa chọn hoặc có thể không có nếu trường của Thầy/Cô không có các điều kiện như đã liệt kê. Ngoài ra có thể nêu các điều kiện CSVC khác.

Câu 8. Thông tin chung về người trả lời phiếu: Yêu cầu trả lời đầy đủ, không bỏ sót thông tin cá nhân nào.

8.1. Giới tính: Chỉ đánh dấu vào 1 ô (Nam hoặc Nữ) 8.2. Năm sinh: Ghi rõ năm sinh theo hồ sơ cán bộ, mỗi ô trống điền 1

chữ số ghi từ trái sang phải, VD: 1982. 8.3. Dân tộc: Ghi rõ tên dân tộc. 8.4. Khu vực Thầy/Cô đang công tác: Chỉ đánh dấu vào 1 ô ở vùng

nơi đang công tác. Nếu Thầy/Cô công tác ở vùng đặc biệt khó khăn nhưng gia đình không ở vùng này cũng đánh dấu vào ô 4).

8.5. Chức vụ: Đánh dấu chỉ vào 1 ô phù hợp với chức vụ hiện tại. 8.6. Số năm làm CBQL trường THCS: Ghi rõ số năm làm HT/PHT

trường THCS, thời gian tính từ khi bắt đầu làm CBQL trường THCS. Nếu có thời gian không trực tiếp làm CBQL trường THCS thì không tính vào số năm này.

8.7. Trình độ đào tạo cao nhất: Đánh dấu chỉ vào 1 ô phù hợp. 8.8. Ngành đào tạo: Ghi mã ngành được cấp Bằng được đánh dấu ở

mục 8.7. vào ô trống, mỗi ô chỉ điền một chữ số. Xem mã ngành đào tạo ở Phụ lục sau phần hướng dẫn trả lời phiếu hỏi. Ví dụ. Thầy A tốt nghiệp cử nhân Sư phạm Toán học, vậy mã ngành là 09.

8.9. Đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng dành cho CBQL trường THCS nào trong vòng 5 năm gần đây: Điền thời gian, tên chương trình, cơ sở cấp chứng chỉ/chứng nhận vào ô phù hợp.

Page 47: SỔ TAY HƯỚNG D N KH O SÁT à nhu cầu bồi dưỡng giáo viênfn.thainguyen.edu.vn/.../2017_11/so_tay_huong_dan_khao_sat_3011201716.pdf · 9); mỗi trường THPT chọn

47

HƯỚNG DẪN ĐIỀN/TRẢ LỜI PHIẾU DÀNH CHO CÁN BỘ QUẢN LÝ SỞ/PHÒNG GD&ĐT –THCS. MÃ SỐ C03.02

Ghi rõ tên Tỉnh/Huyện/Trường: Mã Tỉnh/Huyện/Trường do người đi khảo sát hướng dẫn ghi: điền mỗi ô trống một chữ số của mã phù hợp (từ trái qua phải). Ví dụ:

Tỉnh/Tp: Hà Nội Mã tỉnh/Tp

Huyện/quận: Hoàn Kiếm Mã huyện/quận

Câu 1. Ý kiến về năng lực quản lý trường học của Hiệu trưởng

trường THCS của địa phươngThầy/Cô. Thầy/ Cô hãy khoanh tròn vào một mức độ phù hợp nhất với CBQL trường THCS ở địa phương với từng nội dung. Nếu không có ý kiến gì thì không khoanh vào ô nào.

Câu 2. Xin Thầy/cô cho biết ý kiến về nhu cầu bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý nhà trường của CBQL trường THCS ở địa phương trongthời gian tới. Thầy/Cô hãy khoanh tròn vào một mức độ phù hợp nhất với bản thân ở mỗi nội dung.Nếu không có ý kiến gì thì không khoanh vào ô nào.

Câu 3. Thầy/Cô cho biết thời gian học tập trung của mỗi đợt bồi dưỡng trong khoảng bao lâu là phù hợp với CBQL trường THCS ở địa phương? Đánh dấu (X) chỉ vào 1 ô hoặc điền vào chỗ trống phù hợp.

Câu 4. Thầy/Cô cho biết phương thức tổ chức khóa bồi dưỡng như thế nào là phù hợp với CBQL trường THCS ở địa phương? Xin khoanh tròn chỉ vào 1 ô hoặc điền vào chỗ trống phù hợp.

Câu 5. Thầy/Cô cho biết CBQL trường THCS ở địa phươngcó các điều kiện CSVC gì để phục vụ học tập trực tuyền (qua mạng)? Khoanh tròn vào các ô hoặc điền vào chỗ trống phù hợp, có thể nhiều hơn 1 lựa chọn hoặc có thể không có nếu bản thân Thầy/Cô không có các điều kiện như đã liệt kê. Ngoài ra có thể nêu các điều kiện CSVC khác.

Câu 6. Thầy/Cô cho biết các trường THCS nơi Thầy/Cô đang công tác có các điều kiện CSVC gì để phục vụ học tập trực tuyến (qua mạng)? Khoanh tròn vào các ô hoặc điền vào chỗ trống phù hợp, có thể nhiều hơn 1 lựa

Page 48: SỔ TAY HƯỚNG D N KH O SÁT à nhu cầu bồi dưỡng giáo viênfn.thainguyen.edu.vn/.../2017_11/so_tay_huong_dan_khao_sat_3011201716.pdf · 9); mỗi trường THPT chọn

48

chọn hoặc có thể không có nếu trường của Thầy/Cô không có các điều kiện như đã liệt kê. Ngoài ra có thể nêu các điều kiện CSVC khác.

Câu 7. Thông tin chung về người trả lời phiếu: 7.1. Giới tính: Chỉ đánh dấu vào 1 ô (Nam hoặc Nữ). 7.2. Năm sinh: Ghi rõ năm sinh theo hồ sơ cán bộ. 7.3. Dân tộc: Ghi rõ tên dân tộc. 7.4. Khu vực Thầy/Cô đang công tác: Chỉ đánh dấu vào 1 ô ở vùng

nơi đang công tác. Nếu Thầy/Cô công tác ở vùng đặc biệt khó khăn nhưng gia đình không ở vùng này cũng đánh dấu vào ô 4), vùng đặc biệt khó khăn.

7.5. Chức vụ: Đánh dấu vào 1 ô phù hợp với chức vụ hiện tại. Phòng GD&ĐT: Trưởng phòng/Phó trưởng phòng/Chuyên viên Phòng

GD&ĐT. 7.6. Số năm làm CBQL Sở/Phòng GD&ĐT: Ghi rõ số năm làm CBQL

Sở/Phòng GD, thời gian tính từ khi bắt đầu làm CBQL Sở/Phòng GD. Nếu có thời gian không trực tiếp làm CBQL Sở/Phòng GD thì không tính vào số năm này.

7.7.Trình độ đào tạo cao nhất: Ghi rõ trình độ đào tạo cao nhất, nếu có nhiều bằng cấp thì chỉ ghi 1 bằng có trình độ cao nhất.

7.8. Ngành đào tạo: Ghi rõ mã ngành được cấp Bằng được đánh dấu ở mục 7.7 theo Phụ lục. Ví dụ. Thầy A tốt nghiệp cử nhân Sư phạm Toán học, vậy mã ngành là 09.

Page 49: SỔ TAY HƯỚNG D N KH O SÁT à nhu cầu bồi dưỡng giáo viênfn.thainguyen.edu.vn/.../2017_11/so_tay_huong_dan_khao_sat_3011201716.pdf · 9); mỗi trường THPT chọn

49

HƯỚNG DẪN ĐIỀN/TRẢ LỜI PHIẾU DÀNH CHO GIÁO VIÊN THPT.

MÃ SỐ C01.03 Ghi rõ tên Tỉnh/Huyện/Trường: Mã Tỉnh/Huyện/Trường do người đi

khảo sát hướng dẫn ghi: điền mỗi ô trống một chữ số của mã phù hợp (từ trái qua phải). Ví dụ:

Tỉnh/Tp: Hà Nội Mã tỉnh/Tp

Huyện/Quận: Hoàn Kiếm Mã huyện/Quận

Trường: K L (có số thứ tự 05 trong danh sách trường được chọn)

Mã Trường 0

Câu 1. Ý kiến về năng lực quản lý trường học của Hiệu trưởng

trường của Thầy/Cô. Thầy/Cô hãy khoanh tròn vào một mức độ phù hợp nhất với Hiệu trưởng trường mình với từng nội dung. Nếu người trả lời là Hiệu trưởng thì các ý kiến về bản thân; nếu người trả lời là Phó Hiệu trưởng thì ý kiến về Hiệu trưởng của trường mình đang công tác. Nếu không có ý kiến gì thì không khoanh vào ô nào.

Câu 2. Ý kiến về năng lực quản lý trường học của Phó Hiệu trưởng trường của Thầy/Cô. Thầy/Cô hãy khoanh tròn vào một mức độ phù hợp nhất với CBQL trường mình với từng nội dung.Nếu người trả lời là Hiệu trưởng thì các ý kiến về Phó Hiệu trưởng của trường mình đang công tác. Nếu người trả lời là Phó Hiệu trưởng thì ý kiến về bản thân (ở các nhiệm vụ được phân công) .Nếu không có ý kiến gì thì không khoanh vào ô nào.

Câu 3. Thông tin chung về người trả lời phiếu: Yêu cầu trả lời đầy đủ, không bỏ sót thông tin cá nhân nào.

3.1. Giới tính: Chỉ đánh dấu vào 1 ô (Nam hoặc Nữ). 3.2. Năm sinh: Ghi rõ năm sinh theo hồ sơ cán bộ, mỗi ô trống điền 1

chữ số ghi từ trái sang phải, VD: 1982. 3.3. Dân tộc: Ghi rõ tên dân tộc.

Page 50: SỔ TAY HƯỚNG D N KH O SÁT à nhu cầu bồi dưỡng giáo viênfn.thainguyen.edu.vn/.../2017_11/so_tay_huong_dan_khao_sat_3011201716.pdf · 9); mỗi trường THPT chọn

50

3.4. Khu vực Thầy/Cô đang công tác: Chỉ đánh dấu vào 1 ô ở vùng nơi đang công tác. Nếu Thầy/Cô công tác ở vùng đặc biệt khó khăn nhưng gia đình không ở vùng này cũng đánh dấu vào ô 4), vùng đặc biệt khó khăn.

3.5. Chức vụ: Chỉ đánh dấu và 1 ô phù hợp với chức vụ hiện tại. 3.6. Số năm làm giáo viên THPT: Ghi rõ số năm làm giáo viên THPT ,

thời gian tính từ khi bắt đầu giáo viên THPT. Nếu có thời gian không làm giáo viên THPT thì không tính vào số năm này.

3.7. Trình độ đào tạo cao nhất: Đánh dấu chỉ vào 1 ô phù hợp. 3.8. Ngành đào tạo: Ghi mã ngành được cấp Bằng được đánh dấu ở

mục 3.7. vào ô trống, mỗi ô chỉ điền một chữ số. Xem mã ngành đào tạo ở Phụ lục sau phần hướng dẫn trả lời phiếu hỏi. Ví dụ. Thầy A tốt nghiệp cử nhân Sư phạm Toán học, vậy mã ngành là 09.

3.9. Nơi cấp bằng (Trình độ cao nhất): Ghi rõ tên, địa chỉ cơ sở đào tạo vào dòng để trống.

Page 51: SỔ TAY HƯỚNG D N KH O SÁT à nhu cầu bồi dưỡng giáo viênfn.thainguyen.edu.vn/.../2017_11/so_tay_huong_dan_khao_sat_3011201716.pdf · 9); mỗi trường THPT chọn

51

HƯỚNG DẪN ĐIỀN/TRẢ LỜI PHIẾU DÀNH CHO CBQL TRƯỜNG THPT. MÃ SỐ C02.03

Ghi rõ tên Tỉnh/Huyện/Trường: Mã Tỉnh/Huyện/Trường do người đi khảo sát hướng dẫn ghi: điền mỗi ô trống một chữ số của mã phù hợp (từ trái qua phải). Ví dụ:

Tỉnh/Tp: Hà Nội Mã tỉnh/Tp

Huyện/Quận: Hoàn Kiếm Mã huyện/Quận

Trường: K L (có số thứ tự 15 trong danh sách trường được chọn)

Mã Trường

Câu 1. Ý kiến về năng lực quản lý trường học của Hiệu trưởng

trường của Thầy/Cô. Thầy/Cô hãy khoanh tròn vào một mức độ phù hợp nhất với Hiệu trưởng trường mình với từng nội dung. Nếu người trả lời là Hiệu trưởng thì các ý kiến về bản thân; nếu người trả lời là Phó Hiệu trưởng thì ý kiến về Hiệu trưởng của trường mình đang công tác. Nếu không có ý kiến gì thì không khoanh vào ô nào .

Câu 2. Ý kiến về năng lực quản lý trường học của Phó Hiệu trưởng trường của Thầy/Cô. Thầy/Cô hãy khoanh tròn vào một mức độ phù hợp nhất với CBQL trường mình với từng nội dung.Nếu người trả lời là Hiệu trưởng thì các ý kiến về Phó Hiệu trưởng của trường mình đang công tác. Nếu người trả lời là Phó Hiệu trưởng thì ý kiến về bản thân (ở các nhiệm vụ được phân công) .Nếu không có ý kiến gì thì không khoanh vào ô nào.

Câu 3. Xin Thầy/cô cho biết ý kiến về nhu cầu bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý nhà trường của bản thân trong thời gian tới. Thầy/Cô hãy khoanh tròn vào một mức độ phù hợp nhất với bản thân ở mỗi nội dung.Nếu không có ý kiến gì thì không khoanh vào ô nào.

Câu 4. Thầy/Cô cho biết thời gian học tập trung của mỗi đợt bồi dưỡng trong khoảng bao lâu là phù hợp với bản thân? Đánh dấu (X) chỉ vào 1 ô hoặc điền vào chỗ trống phù hợp.

Page 52: SỔ TAY HƯỚNG D N KH O SÁT à nhu cầu bồi dưỡng giáo viênfn.thainguyen.edu.vn/.../2017_11/so_tay_huong_dan_khao_sat_3011201716.pdf · 9); mỗi trường THPT chọn

52

Câu 5. Thầy/Cô cho biết phương thức tổ chức khóa bồi dưỡng như thế nào là phù hợp với bản thân? Xin khoanh tròn chỉ vào 1 ô hoặc điền vào chỗ trống phù hợp.

Câu 6. Thầy/Cô cho biết bản thân có các điều kiện CSVC gì để phục vụ học tập trực tuyền (qua mạng)? Đánh dấu (X) vào các ô hoặc điền vào chỗ trống phù hợp, có thể nhiều hơn 1 lựa chọn hoặc có thể không có nếu bản thân Thầy/Cô không có các điều kiện như đã liệt kê. Ngoài ra có thể nêu các điều kiện CSVC khác.

Câu 7. Thầy/Cô cho biết trường học nơi Thầy/Cô đang công tác có các điều kiện CSVC gì để phục vụ học tập trực tuyến (qua mạng)? Đánh dấu (X) vào các ô hoặc điền vào chỗ trống phù hợp, có thể nhiều hơn 1 lựa chọn hoặc có thể không có nếu trường của Thầy/Cô không có các điều kiện như đã liệt kê. Ngoài ra có thể nêu các điều kiện CSVC khác.

Câu 8. Thông tin chung về người trả lời phiếu: Yêu cầu trả lời đầy đủ, không bỏ sót thông tin cá nhân nào.

8.1. Giới tính: Chỉ đánh dấu vào 1 ô (Nam hoặc Nữ). 8.2. Năm sinh: Ghi rõ năm sinh theo hồ sơ cán bộ, mỗi ô trống điền 1

chữ số ghi từ trái sang phải, VD: 1982. 8.3. Dân tộc: Ghi rõ tên dân tộc. 8.4. Khu vực Thầy/Cô đang công tác: Chỉ đánh dấu vào 1 ô ở vùng nơi

đang công tác. Nếu Thầy/Cô công tác ở vùng đặc biệt khó khăn nhưng gia đình không ở vùng này cũng đánh dấu vào ô 4), vùng đặc biệt khó khăn.

8.5. Chức vụ: Ghi rõ chức vụ: Hiệu trưởng/Phó Hiệu trưởng. 8.6. Số năm làm CBQL trường THPT : Ghi rõ số năm làm HT/PHT

trường THPT , thời gian tính từ khi bắt đầu làm CBQL trường THPT . Nếu có thời gian không trực tiếp làm CBQL trường THPT thì không tính vào số năm này.

8.7. Trình độ đào tạo cao nhất:Đánh dấu X chỉ vào 1 ô phù hợp. 8.8. Ngành đào tạo: Ghi mã ngành được cấp Bằng được đánh dấu ở

mục 8.7. vào ô trống, mỗi ô chỉ điền một chữ số. Xem mã ngành đào tạo ở Phụ lục sau phần hướng dẫn trả lời phiếu hỏi. Ví dụ. Thầy A tốt nghiệp cử nhân Sư phạm Toán học, vậy mã ngành là 09.

Page 53: SỔ TAY HƯỚNG D N KH O SÁT à nhu cầu bồi dưỡng giáo viênfn.thainguyen.edu.vn/.../2017_11/so_tay_huong_dan_khao_sat_3011201716.pdf · 9); mỗi trường THPT chọn

53

8.9. Đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng dành cho CBQL trường THPT nào trong vòng 5 năm gần đây: Điền thời gian, tên chương trình, cơ sở cấp chứng chỉ/chứng nhận vào ô phù hợp.

Page 54: SỔ TAY HƯỚNG D N KH O SÁT à nhu cầu bồi dưỡng giáo viênfn.thainguyen.edu.vn/.../2017_11/so_tay_huong_dan_khao_sat_3011201716.pdf · 9); mỗi trường THPT chọn

54

HƯỚNG DẪN ĐIỀN/TRẢ LỜI PHIẾU DÀNH CHO CNQL SỞ/PHÒNG GD&ĐT-THPT. MÃ SỐ C03.03

Ghi rõ tên Tỉnh: Mã Tỉnh do người đi khảo sát hướng dẫn ghi: điền mỗi ô trống một chữ số của mã phù hợp (từ trái qua phải). Ví dụ:

Tỉnh/Tp: Hà Nội Mã tỉnh/Tp

Câu 1. Ý kiến về năng lực quản lý trường học của Hiệu trưởng trường THPT của địa phương Thầy/Cô. Thầy/ Cô hãy khoanh tròn vào một mức độ phù hợp nhất với CBQL trường THPT ở địa phương với từng nội dung. Nếu không có ý kiến gì thì không khoanh vào ô nào.

Câu 2. Xin Thầy/cô cho biết ý kiến về nhu cầu bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý nhà trường của CBQL trường THPT ở địa phương trongthời gian tới. Thầy/Cô hãy khoanh tròn vào một mức độ phù hợp nhất với bản thân ở mỗi nội dung.Nếu không có ý kiến gì thì không khoanh vào ô nào.

Câu 3. Thầy/Cô cho biết thời gian học tập trung của mỗi đợt bồi dưỡng trong khoảng bao lâu là phù hợp với CBQL trường THPT ở địa phương? Đánh dấu () chỉ vào 1 ô hoặc điền vào chỗ trống phù hợp.

Câu 4. Thầy/Cô cho biết phương thức tổ chức khóa bồi dưỡng như thế nào là phù hợp với CBQL trường THPT ở địa phương? Xin khoanh tròn chỉ vào 1 ô hoặc điền vào chỗ trống phù hợp.

Câu 5. Thầy/Cô cho biết CBQL trường THPT ở địa phươngcó các điều kiện CSVC gì để phục vụ học tập trực tuyền (qua mạng)? Đánh dấu () vào ô hoặc điền vào chỗ trống phù hợp, có thể nhiều hơn 1 lựa chọn hoặc có thể không có nếu bản thân Thầy/Cô không có các điều kiện như đã liệt kê. Ngoài ra có thể nêu các điều kiện CSVC khác.

Câu 6. Thầy/Cô cho biết các trường THPT nơi Thầy/Cô đang công tác có các điều kiện CSVC gì để phục vụ học tập trực tuyến (qua mạng)? Khoanh tròn vào các ô hoặc điền vào chỗ trống phù hợp, có thể nhiều hơn 1 lựa chọn hoặc có thể không có nếu trường của Thầy/Cô không có các điều kiện như đã liệt kê. Ngoài ra có thể nêu các điều kiện CSVC khác.

Câu 7. Thông tin chung về người trả lời phiếu: 7.1. Giới tính: chỉ đánh dấu vào 1 ô (Nam hoặc Nữ).

Page 55: SỔ TAY HƯỚNG D N KH O SÁT à nhu cầu bồi dưỡng giáo viênfn.thainguyen.edu.vn/.../2017_11/so_tay_huong_dan_khao_sat_3011201716.pdf · 9); mỗi trường THPT chọn

55

7.2. Năm sinh: Ghi rõ năm sinh theo hồ sơ cán bộ. 7.3. Dân tộc: Ghi rõ tên dân tộc. 7.4. Khu vực Thầy/Cô đang công tác: Chỉ đánh dấu () vào 1 ô ở vùng

nơi đang công tác. Nếu Thầy/Cô công tác ở vùng đặc biệt khó khăn nhưng gia đình không ở vùng này cũng đánh dấu vào ô 4).

7.5. Chức vụ: Đánh dấu () chỉ vào 1 ô hoặc điền vào chỗ trống phù hợp vào 1 ô phù hợp với chức vụ hiện tại.

7.6. Số năm làm CBQL Sở GD&ĐT: Ghi rõ số năm làm CBQL Sở GD&ĐT, thời gian tính từ khi bắt đầu làm CBQL Sở GD&ĐT. Nếu có thời gian không trực tiếp làm CBQL Sở GD&ĐT thì không tính vào số năm này.

7.7.Trình độ đào tạo cao nhất: Ghi rõ trình độ đào tạo cao nhất, nếu có nhiều bằng cấp thì chỉ ghi 1 bằng có trình độ cao nhất.

7.8. Ngành đào tạo: Ghi rõ mã ngành được cấp Bằng được đánh dấu ở mục7.7. theo Phụ lục. Ví dụ. Thầy A tốt nghiệp cử nhân Sư phạm Toán học, vậy mã ngành là 09.

Page 56: SỔ TAY HƯỚNG D N KH O SÁT à nhu cầu bồi dưỡng giáo viênfn.thainguyen.edu.vn/.../2017_11/so_tay_huong_dan_khao_sat_3011201716.pdf · 9); mỗi trường THPT chọn

56

PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1. PHÂN CÔNG ĐỊA BÀN CÁC TRƯỜNG PHỤ

TRÁCH KHẢO SÁT VÀ NHIỆM VỤ CỤ THỂ CỦA MỖI TRƯỜNG TT Trường Tỉnh/thành phố

phụ trách Nhiệm vụ cụ thể

1 Trường Đại học sư phạm Hà Nội

Tp Hà Nội và tỉnh Hải Dương Hỗ trợ kỹ thuật khảo sát 11 tỉnh

Phụ trách khảo sát nhu cầu bồi dưỡng giáo viên và Cán bộ quản lý giáo dục tại Tp Hà Nội và tỉnh Hải Dương; Cử chuyên gia hỗ trợ kỹ thuật khảo sát năng lực và nhu cầu bồi dưỡng giáo viên tại 11 tỉnh/thành phố (Mỗi tỉnh ít nhất 01 người); Nhập và xử lý số liệu khảo sát, viết báo cáo khảo sát định tính và định lượng tại Tp Hà Nội và tỉnh Hải Dương; Tổng hợp kết quả khảo sát giáo viên của 11 tỉnh tập hợp từ các trường tham gia khảo sát.

2 Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

Tỉnh Hòa Bình Phụ trách khảo sát nhu cầu bồi dưỡng giáo viên và Cán bộ quản lý giáo dục tại tỉnh Hòa Bình; nhập và xử lý số liệu khảo sát, viết báo cáo khảo sát định tính và định lượng tại tỉnh Hòa Bình.

3 Trường ĐHSP-Đại học Thái Nguyên

Tỉnh Thái Nguyên

Phụ trách khảo sát nhu cầu bồi dưỡng giáo viên và Cán bộ quản lý giáo dục tại tỉnh Thái Nguyên; nhập và xử lý số liệu khảo sát, viết báo cáo khảo sát định tính và định lượng tại tỉnh Thái Nguyên.

4 Trường Đại học Vinh

Tỉnh Nghệ An Phụ trách khảo sát nhu cầu bồi dưỡng giáo viên và Cán bộ quản lý giáo dục tại tỉnh Nghệ An; nhập và xử lý số liệu khảo sát, viết báo cáo khảo sát định tính và định lượng tại tỉnh Nghệ An.

Page 57: SỔ TAY HƯỚNG D N KH O SÁT à nhu cầu bồi dưỡng giáo viênfn.thainguyen.edu.vn/.../2017_11/so_tay_huong_dan_khao_sat_3011201716.pdf · 9); mỗi trường THPT chọn

57

TT Trường Tỉnh/thành phố phụ trách

Nhiệm vụ cụ thể

5 Trường ĐHSP-Đại học Huế

Tỉnh Thừa Thiên-Huế

Phụ trách khảo sát nhu cầu bồi dưỡng giáo viên và Cán bộ quản lý giáo dục tại tỉnh Thừa Thiên-Huế; nhập và xử lý số liệu khảo sát, viết báo cáo khảo sát định tính và định lượng tại tỉnh Thừa Thiên-Huế.

6 Trường ĐHSP-Đại học Đà Nẵng

Tp Đà Nẵng và tỉnh ĐăkLăk

Phụ trách khảo sát nhu cầu bồi dưỡng giáo viên và Cán bộ quản lý giáo dục tại Tp Đà Nẵng và tỉnh ĐăkLăk; nhập và xử lý số liệu khảo sát, viết báo cáo khảo sát định tính và định lượng tại Tp Đà Nẵng và tỉnh ĐăkLăk.

7 Trường ĐHSP Tp. Hồ Chí Minh

Tp. Hồ Chí Minh, Cần Thơ và Kiên Giang

Phụ trách khảo sát nhu cầu bồi dưỡng giáo viên và Cán bộ quản lý giáo dục tại Tp Hồ Chí Minh, Cần Thơ và Kiên Giang; nhập và xử lý số liệu khảo sát, viết báo cáo khảo sát định tính và định lượng tại Tp Hồ Chí Minh, Cần Thơ và Kiên Giang.

8 Học viện Quản lý giáo dục

Hỗ trợ kỹ thuật khảo sát 11 tỉnh.

Cử chuyên gia hỗ trợ kỹ thuật khảo sát năng lực và nhu cầu bồi dưỡng CBQLCSGDPT tại 11 tỉnh/thành phố (Mỗi tỉnh ít nhất 01 người); Tổng hợp kết quả khảo sát CBQLCSGDPT của 11 tỉnh tập hợp từ các trường tham gia khảo sát.

Page 58: SỔ TAY HƯỚNG D N KH O SÁT à nhu cầu bồi dưỡng giáo viênfn.thainguyen.edu.vn/.../2017_11/so_tay_huong_dan_khao_sat_3011201716.pdf · 9); mỗi trường THPT chọn

58

PHỤ LỤC 2 . DANH SÁCH CÁCH TRƯỜNG ĐƯỢC LỰA CHỌN KHẢO SÁT

1. THÀNH PHỐ HÀ NỘI Mã tỉnh: 101 30 trường tiểu học, 30 trường THCS và 5 trường THPT

TT TIỂU HỌC Huyện/Quận TT TRUNG HỌC

CƠ SỞ Huyện/Q

uận 1 TH Duyên Hà Thanh Trì 1 THCS Duyên Hà Thanh Trì 2 TH Tuy Lai B Mỹ Đức 2 THCS Kim An Thanh Oai

3 TH Bắc Sơn C Sóc Sơn 3 THCS Nhị Khê Thường Tín

4 Tiểu học Giang Biên Long Biên 4 THCS Văn Hoàng Phú Xuyên

5 TH Tiền Phong B Mê Linh 5 THCS Việt Hưng Long Biên 6 TH Yên Bài B Ba Vì 6 THCS Sơn Đà Ba Vì

7 TH Cao viên 1 Thanh Oai 7 THCS Tân Tiến Chương Mỹ

8 Trường Tiểu học Thượng Cát Bắc Từ Liêm 8 THCS Thắng Lợi

Thường Tín

9 TH Tô Vĩnh Diện Đống Đa 9 THCS Phúc Xá Ba Đình 10 TH Chu Minh Ba Vì 10 THCS Việt Long Sóc Sơn 11 TH Tân Hội A Đan Phượng 11 THCS Đức Giang Long Biên

12 TH Văn Võ Chương Mỹ 12 THCS Trường Yên Chương Mỹ

13 TH Trâu Quỳ Gia Lâm 13 THCS Ngô Sỹ Liên Chương Mỹ

14 TH Thọ An Đan Phượng 14 THCS Đông Sơn Chương Mỹ

15 TH Đan Phượng Đan Phượng 15 THCS Châu Can Phú Xuyên

16 TH Kim Sơn Gia Lâm 16 THCS Mỹ Hưng Thanh Oai 17 TH Cần Kiệm Thạch Thất 17 THCS Đồng Thái Ba Vì

18 Tiểu học Thăng Long Kidsmart Cầu Giấy 18 THCS Khương Đình

Thanh Xuân

19 TH Tây Đằng A Ba Vì 19 Trường THCS Phúc Diễn

Bắc Từ Liêm

20 Tiểu học Trần Quốc Toản Hoàn Kiếm 20 THCS Hồng Dương Thanh Oai

Page 59: SỔ TAY HƯỚNG D N KH O SÁT à nhu cầu bồi dưỡng giáo viênfn.thainguyen.edu.vn/.../2017_11/so_tay_huong_dan_khao_sat_3011201716.pdf · 9); mỗi trường THPT chọn

59

TT TIỂU HỌC Huyện/Quận TT TRUNG HỌC

CƠ SỞ Huyện/Q

uận 21 TH Đông Phương Yên Chương Mỹ 21 Thị trấn Đông Anh Đông Anh 22 TH Dương Xá Gia Lâm 22 THCS Đồng Quang Quốc Oai

23 DTH ục Tú Đông Anh 23 THCS Ngô Quyền Hai Bà Trưng

24 Trường Tiểu học Đền Lừ Hoàng Mai 24 THCS Cầu Giấy Cầu Giấy

25 TH A Thị trấn Văn Điển Thanh Trì 25 THCS Ba Trại Ba Vì

26 TH Tiên Phương Chương Mỹ 26 THCS NGUYỄN CÔNG TRỨ Ba Đình

27 TH An Phú Mỹ Đức 27 THCS và THPT Nguyễn Siêu Cầu Giấy

28 Tiểu học Dịch Vọng B Cầu Giấy 28 THCS Hữu Bằng Thạch Thất

29 TH Đặng Trần Côn Thanh Xuân 29 Trường THCS Nguyễn Du

Hoàn Kiếm

30 Trường tiểu học Lê Quý Đôn Nam Từ Liêm 30

Trường THCS-THPT Lương Thế Vinh Thanh Trì

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

TT Tên Trường TT Tên Trường 1 THPT An Dương Vương 4 THPT Vân Nội 2 THPT Tân Dân 5 THPT Minh Khai THPT Mỹ Đức C

2. THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Mã tỉnh: 102 30 trường tiểu học, 30 trường THCS và 5 trường THPT

TT TIỂU HỌC Huyện/Quận TT TRUNG HỌC

CƠ SỞ Huyện/Quận

1 Tiểu học Bình Mỹ Huyện Cần Giờ 1 THCS Doi Lầu Huyện Cần Giờ

2 TH Trần Quang Diệu QUẬN 3 2 Trường Long Trường Quận 9

3 TH Hiệp Bình Chánh Q Thủ Đức 3

Trường THCS Châu Văn Liêm

quận Phú Nhuận

Page 60: SỔ TAY HƯỚNG D N KH O SÁT à nhu cầu bồi dưỡng giáo viênfn.thainguyen.edu.vn/.../2017_11/so_tay_huong_dan_khao_sat_3011201716.pdf · 9); mỗi trường THPT chọn

60

TT TIỂU HỌC Huyện/Quận TT TRUNG HỌC

CƠ SỞ Huyện/Quận

4 TH Hùng Vương QUẬN 5 4 Trường THCS Vân Đồn Quận 4

5 Tiểu học An Hạ huyện Bình Chánh 5 THCS Đa Phước

huyện Bình Chánh

6 Hoàng Minh Đạo Quận 8 6 THCS Bình Hưng Hòa Quận Bình Tân

7 TH Trần Văn Ơn Quận Tân Bình 7 THCS TAM BÌNH Quận Thủ Đức

8 Tiểu học Lê Thị Riêng QUẬN 10 8 THCS Phong Phú

Huyện Bình Chánh

9 Tiểu học An T Đông Huyện Cần Giờ 9

Trường THCS Trần Quốc Tuấn Quận 7

10 Trường Phong Phú Quận 9 10 Dương Bá Trạc Quận 8

11 Tiểu học Qui Đức huyện Bình Chánh 11

Trường THCS Hai Bà Trưng Huyện Nhà Bè

12 Trường TH Lê Hoàn Q. GÒ VẤP 12 Trường Trung học cơ sở Hậu Giang Quận 6

13 TH Nguyễn Trung Trực Q Thủ Đức 13 THCS An Phú Quận 2

14 Trường tiểu học Đông Ba

quận Phú Nhuận 14 THCS Bình Chánh

Huyện Bình Chánh

15 Trường Tiểu học Nguyễn Huệ Quận 6 15

THCS&THPT Thái Bình Quận Tân Bình

16 TH Trần Quốc Tuấn Quận Tân Bình 16

Trường THCS Thoại Ngọc Hầu

Quận Tân Phú

17 TH Hưng Việt Quận 11 17 Trường Đinh Thiện Lý Quận 7

18 Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai

Quận Gò Vấp 18

Trường Trung học cơ sở Lam Sơn Quận 6

19 TH Hoàng Văn Thụ Quận Tân Bình 19

Trường Nguyễn Hữu Thọ Quận 7

20 Trường TH Hanh Thông

Quận Gò Vấp 20

Trường THCS Lý Tự Trọng

Quận Gò Vấp

21 Trường TH Lê Thị Hồng Gấm

Quận Gò Vấp 21

THCS Nguyễn Gia Thiều Quận Tân Bình

22 TH Phú Thọ Quận 11 22 Lê Lợi Quận 3

23 TH Trần Văn Ơn Quận Bình Tân 23 THCS Minh Đức Quận 1

24 TH Minh Đạo Quận 5 24 THCS Nguyễn Văn Bé

Quận BÌnh Thạnh

25 TH Bình Tân

Quận Bình Tân 25

THCS Bình Trị Đông Quận Bình Tân

Page 61: SỔ TAY HƯỚNG D N KH O SÁT à nhu cầu bồi dưỡng giáo viênfn.thainguyen.edu.vn/.../2017_11/so_tay_huong_dan_khao_sat_3011201716.pdf · 9); mỗi trường THPT chọn

61

TT TIỂU HỌC Huyện/Quận TT TRUNG HỌC

CƠ SỞ Huyện/Quận

26 TH Trần Hưng Đạo Quận 1 26 THCS Bình Trị Đông A

Quận Bình Tân

27 TH TRẦN QUANG CƠ Quận 12 27 THCS Chánh Hưng Quận 8

28 TH Lê Trọng Tấn

Quận Bình Tân 28 THCS Trần Văn Ơn Quận 1

29 Trường TH Võ Thị Sáu Quận Gò Vấp 29

Trường THCS Võ Thành Trang

QuậnTân Phú

30 TH DL Quốc Tế Á Châu

Quận Tân Bình 30

THCS Hoàng Hoa Thám Quận Tân Bình

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TT Tên Trường TT Tên Trường 1 Trường THPT Dương Văn Dương 4 Trường THPT Hàn Thuyên 2 Trường THPT Nguyễn Thị Diệu 5 Trường THPT Tây Thạnh 3 Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ

Page 62: SỔ TAY HƯỚNG D N KH O SÁT à nhu cầu bồi dưỡng giáo viênfn.thainguyen.edu.vn/.../2017_11/so_tay_huong_dan_khao_sat_3011201716.pdf · 9); mỗi trường THPT chọn

62

3. THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Mã tỉnh: 104

(30 trường tiểu học, 30 trường THCS và 5 trường THPT)

TT TIỂU HỌC Huyện/Quận TT TRUNG HỌC

CƠ SỞ Huyện/Quận

1 TH An Khê QUẬN THANH KHÊ 1

TH&THCS Sky-Line

QUẬN HẢI CHÂU

2 TH Nguyễn Trung Trực

QUẬN THANH KHÊ 2 THCS Hoàng Sa

QUẬN SƠN TRÀ

3 TH Trần Bình Trọng

QUẬN LIÊN CHIỂU 3

THCS Trần Đại Nghĩa

QUẬN NGŨ HÀNH SƠN

4 TH Lê Văn Hiến QUẬN NGŨ HÀNH SƠN 4

THCS Lương Thế Vinh

QUẬN LIÊN CHIỂU

5 TH Nguyễn Duy Trinh

QUẬN NGŨ HÀNH SƠN 5 THCS Sào Nam

QUẬN HẢI CHÂU

6 Trường TH An Phước

HUYỆN HÒA VANG 6

THCS Phan Bội Châu

QUẬN SƠN TRÀ

7 TH Nguyễn Như Hạnh QUẬN CẨM LỆ 7

Trường THCS Nguyễn Văn Linh

HUYỆN HÒA VANG

8 Trường TH Lê Kim Lăng

HUYỆN HÒA VANG 8

THCS Trần Quý Cáp

QUẬN CẨM LỆ

9 TH Tô Vĩnh Diện QUẬN SƠN TRÀ 9 THCS Đỗ Đăng Tuyển

QUẬN THANH KHÊ

10 TH Nguyễn Bá Ngọc

QUẬN THANH KHÊ 10

THCS Hồ Nghinh

QUẬN HẢI CHÂU

11 TH Nguyễn Phan Vinh QUẬN SƠN TRÀ 11

Trường THCS Nguyễn Bá Phát

HUYỆN HÒA VANG

12 TH Trần Văn Dư QUẬN CẨM LỆ 12 Trường THCS Trần Quang Khải

HUYỆN HÒA VANG

13 TH Phạm Hồng Thái

QUẬN NGŨ HÀNH SƠN 13

THCS Nguyễn Trãi

QUẬN THANH KHÊ

14 TH Nguyễn Tri Phương

QUẬN SƠN TRÀ 14

THCS Nguyễn Chí Thanh

QUẬN SƠN TRÀ

15 TH Trần Quốc Toản QUẬN SƠN TRÀ 15 THCS Hoàng Diệu

QUẬN THANH KHÊ

16 Trường TH số 1 Hòa Tiến

HUYỆN HÒA VANG 16

THCS Ngô Thì Nhậm

QUẬN LIÊN CHIỂU

17 Trường TH Hòa Liên

HUYỆN HÒA VANG 17

THCS Nguyễn Văn Linh

QUẬN CẨM LỆ

18 TH Lê Quang Sung QUẬN THANH KHÊ 18

Phạm Ngọc Thạch

QUẬN SƠN TRÀ

19 Trường TH số 1 Hòa Nhơn

HUYỆN HÒA VANG 19

Trường THCS Trần Quốc Tuấn

HUYỆN HÒA VANG

20 Trường TH Lâm HUYỆN HÒA 20 THCS Huỳnh Bá QUẬN NGŨ

Page 63: SỔ TAY HƯỚNG D N KH O SÁT à nhu cầu bồi dưỡng giáo viênfn.thainguyen.edu.vn/.../2017_11/so_tay_huong_dan_khao_sat_3011201716.pdf · 9); mỗi trường THPT chọn

63

TT TIỂU HỌC Huyện/Quận TT TRUNG HỌC

CƠ SỞ Huyện/Quận Quang Thự VANG Chánh HÀNH SƠN

21 Trường TH số 2 Hòa Tiến

HUYỆN HÒA VANG 21

THCS Nguyễn Đình Chiểu

QUẬN THANH KHÊ

22 TH Hoàng Dư Khương QUẬN CẨM LỆ 22

THCS Chu Văn An

QUẬN THANH KHÊ

23 TH Nguyễn Bỉnh Khiêm

QUẬN THANH KHÊ 23 THCS Kim Đồng

QUẬN HẢI CHÂU

24 TH Trần Quang Diệu

QUẬN NGŨ HÀNH SƠN 24

THCS Phan Đình Phùng

QUẬN THANH KHÊ

25 TH Núi Thành QUẬN HẢI CHÂU 25 THCS Nguyễn Lương Bằng

QUẬN LIÊN CHIỂU

26 TH Huỳnh Ngọc Huệ

QUẬN THANH KHÊ 26 THCS Tây Sơn

QUẬN HẢI CHÂU

27 TH Bế Văn Đàn QUẬN THANH KHÊ 27 THCS Lê Độ

QUẬN SƠN TRÀ

28 TH Hoa Lư QUẬN THANH KHÊ 28

THCS Nguyễn Huệ

QUẬN HẢI CHÂU

29 TH Trần Văn Ơn QUẬN HẢI CHÂU 29 THCS Lê Lợi QUẬN NGŨ HÀNH SƠN

30 TH Phù Đổng QUẬN HẢI CHÂU 30 THCS Lý Thường Kiệt

QUẬN HẢI CHÂU

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

TT Tên Trường TT Tên Trường 1 Trường THPT Cẩm Lệ 4 Trường THPT Nguyễn Hiền 2 Trường THPT Thanh Khê 5 Trường THPT Phan Châu Trinh 3 Trường THPT Ngô Quyền

4. DANH SÁCH CÁC TRƯỜNG ĐƯỢC CHỌN KHẢO SÁT

(Đính kèm theo công văn số .... ngày của Ban Quản lý Chương trình ETEP)

TỈNH THÁI NGUYÊN Mã tỉnh: 112

(30 trường tiểu học, 30 trường THCS và 5 trường THPT)

TT TIỂU HỌC Huyện/Quận TT TRUNG HỌC

CƠ SỞ Huyện/Quận

1 Tiểu học Kim Sơn

HUYỆN ĐỊNH HÓA 1

THCS Thanh Định

HUYỆN ĐỊNH HÓA

2 Tiểu học Số 2 Hoá Thượng

HUYỆN ĐỒNG HỶ 2

THCS Bảo Cường

HUYỆN ĐỊNH HÓA

3 Tiểu học Tân TP THÁI NGUYÊN 3 THCS Nguyễn

HUYỆN ĐẠI TỪ

Page 64: SỔ TAY HƯỚNG D N KH O SÁT à nhu cầu bồi dưỡng giáo viênfn.thainguyen.edu.vn/.../2017_11/so_tay_huong_dan_khao_sat_3011201716.pdf · 9); mỗi trường THPT chọn

64

TT TIỂU HỌC Huyện/Quận TT TRUNG HỌC

CƠ SỞ Huyện/Quận Thành 1 Tất Thành

4 Tiểu học Vạn Thái 1 THỊ XÃ PHỔ YÊN 4 THCS Mỹ Yên

HUYỆN ĐẠI TỪ

5 Tiểu học Dân Tiến 2 HUYỆN VÕ NHAI 5

THCS Hoàng Nông

HUYỆN ĐẠI TỪ

6 Tiểu học Cổ Lũng I

HUYỆN PHÚ LƯƠNG 6 THCS Úc Kỳ

HUYỆN PHÚ BÌNH

7 Tiểu học Vô Tranh 1

HUYỆN PHÚ LƯƠNG 7 THCS Khe Mo

HUYỆN ĐỒNG HỶ

8 Tiểu học Yên lạc 2

HUYỆN PHÚ LƯƠNG 8

THCS Phú Xuyên

HUYỆN ĐẠI TỪ

9 Tiểu học Yên Trạch 1

HUYỆN PHÚ LƯƠNG 9 THCS Phúc Trìu

TP THÁI NGUYÊN

10 Tiểu học Phúc Thuận 2 THỊ XÃ PHỔ YÊN 10

PTDTBT THCS Văn Lăng

HUYỆN ĐỒNG HỶ

11 Tiểu học Kim Đồng HUYỆN ĐẠI TỪ 11 THCS Ký Phú

HUYỆN ĐẠI TỪ

12 Tiểu học Huống Thượng

HUYỆN ĐỒNG HỶ 12 THCS Phú Đình

HUYỆN ĐỊNH HÓA

13 Tiểu học Lương Phú

HUYỆN PHÚ BÌNH 13

THCS Dương Thành

HUYỆN PHÚ BÌNH

14 Tiểu học Yên Lạc 1

HUYỆN PHÚ LƯƠNG 14

Trường THCS Giang Tiên

HUYỆN PHÚ LƯƠNG

15 Tiểu học Đồng Tiến THỊ XÃ PHỔ YÊN 15 THCS Gia Sàng

TP THÁI NGUYÊN

16 Tiểu học Tân Cương

TP THÁI NGUYÊN 16

THCS Bản Ngoại

HUYỆN ĐẠI TỪ

17 Tiểu học Bảo Lý HUYỆN PHÚ BÌNH 17

THCS Bách Quang

TP SÔNG CÔNG

18 Tiểu học Xuân Phương

HUYỆN PHÚ BÌNH 18

THCS Hoá Thượng

HUYỆN ĐỒNG HỶ

19 Tiểu học Dương Tự Minh

HUYỆN PHÚ LƯƠNG 19 THCS Yên Đổ

HUYỆN PHÚ LƯƠNG

20 Tiểu học Thành Công 2 THỊ XÃ PHỔ YÊN 20

THCS Tân Khánh

HUYỆN PHÚ BÌNH

21 Tiểu học Tiên Phong 1 THỊ XÃ PHỔ YÊN 21 THCS Tân Đức

HUYỆN PHÚ BÌNH

22 Tiểu học Bản Ngoại HUYỆN ĐẠI TỪ 22 THCS Văn Hán

HUYỆN ĐỒNG HỶ

23 Tiểu học Trung Lương

HUYỆN ĐỊNH HÓA 23 THCS Yên Lãng

HUYỆN ĐẠI TỪ

24 Tiểu học Hương Sơn

TP THÁI NGUYÊN 24 THCS Phú Xá

TP THÁI NGUYÊN

Page 65: SỔ TAY HƯỚNG D N KH O SÁT à nhu cầu bồi dưỡng giáo viênfn.thainguyen.edu.vn/.../2017_11/so_tay_huong_dan_khao_sat_3011201716.pdf · 9); mỗi trường THPT chọn

65

TT TIỂU HỌC Huyện/Quận TT TRUNG HỌC

CƠ SỞ Huyện/Quận

25 Tiểu học Tiên Phong 2 THỊ XÃ PHỔ YÊN 25 THCS Vô Tranh

HUYỆN PHÚ LƯƠNG

26 Tiểu học Yên Ninh

HUYỆN PHÚ LƯƠNG 26 THCS Bình Sơn

TP SÔNG CÔNG

27 Tiểu học Vũ Chấn HUYỆN VÕ NHAI 27

THCS Chu Văn An

TP THÁI NGUYÊN

28 Tiểu học Sơn Cẩm 1

HUYỆN PHÚ LƯƠNG 28 THCS Sơn Cẩm1

HUYỆN PHÚ LƯƠNG

29 Tiểu học thị trấn Hương Sơn

HUYỆN PHÚ BÌNH 29 THCS Nam Hoà

HUYỆN ĐỒNG HỶ

30 Tiểu học Liên Minh HUYỆN VÕ NHAI 30

THCS Nguyễn Du

TP SÔNG CÔNG

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TT Tên Trường TT Tên Trường 1 THPT Chu Văn An 4 THPT Đồng Hỷ 2 THPT Gang Thép 5 THPT Chuyên Thái Nguyên 3 THPT Nguyễn Huệ

5. TỈNH HÒA BÌNH Mã tỉnh: 123

(30 trường tiểu học, 30 trường THCS và 5 trường THPT)

TT TIỂU HỌC Huyện/Quận TT TRUNG HỌC

CƠ SỞ Huyện/Quận

1 Trường TH Phú Lương A HUYỆN LẠC SƠN 1

Trường THCS Lỗ Sơn

HUYỆN TÂN LẠC

2 TH Tân Pheo B HUYỆN ĐÀ BẮC 2 Trường THCS Địch Giáo

HUYỆN TÂN LẠC

3 TH Tân Pheo A HUYỆN ĐÀ BẮC 3 Trường THCS Dân Hòa KỲ SƠN

4 TH Đồng Nghê HUYỆN ĐÀ BẮC 4 THCS Tuân Đạo HUYỆN LẠC SƠN

5 Trường TH Tân Mỹ A HUYỆN LẠC SƠN 5 THCS Tiến Sơn

HUYỆN LƯƠNG SƠN

6 TH&THCS Hợp HUYỆN LƯƠNG SƠN 6 Trường THCS

HUYỆN TÂN LẠC

Page 66: SỔ TAY HƯỚNG D N KH O SÁT à nhu cầu bồi dưỡng giáo viênfn.thainguyen.edu.vn/.../2017_11/so_tay_huong_dan_khao_sat_3011201716.pdf · 9); mỗi trường THPT chọn

66

TT TIỂU HỌC Huyện/Quận TT TRUNG HỌC

CƠ SỞ Huyện/Quận Châu Phú Vinh

7 THCS Thanh Nông

HUYỆN LẠC THỦY 7

THCS Nhân Nghĩa

HUYỆN LẠC SƠN

8 TH Kim Bình HUYỆN KIM BÔI 8 Trường THCS Phong Phú

HUYỆN TÂN LẠC

9 TH Sào Báy HUYỆN KIM BÔI 9 TH&THCS Lập Chiệng

HUYỆN KIM BÔI

10 TH Tân Thành HUYỆN LƯƠNG SƠN 10 THCS Tân Vinh

HUYỆN LƯƠNG SƠN

11 TH&THCS Trung Hòa HUYỆN TÂN LẠC 11 THCS Cư Yên

HUYỆN LƯƠNG SƠN

12 TH&THCS Tự Do HUYỆN LẠC SƠN 12

THCS Đồng Tâm

HUYỆN LẠC THỦY

13 TH Thị Trấn Kỳ Sơn HUYỆN KỲ SƠN 13

THCS Nam Phong

HUYỆN CAO PHONG

14 TH&THCS Đú Sáng C HUYỆN KIM BÔI 14 THCS Liên Vũ

HUYỆN LẠC SƠN

15 TH Kim Đồng HUYỆN ĐÀ BẮC 15 THCS Thị trấn HUYỆN ĐÀ BẮC

16 Trường tiểu học Nam Phong

HUYỆN CAO PHONG 16 THCS Cuối Hạ

HUYỆN KIM BÔI

17 Trường tiểu học Tây Phong

HUYỆN CAO PHONG 17 THCS Xuất Hóa

HUYỆN LẠC SƠN

18 TH Hạ Bì HUYỆN KIM BÔI 18 THCS Cao Răm HUYỆN LƯƠNG SƠN

19 TH Hùng Sơn HUYỆN LƯƠNG SƠN 19

THCS Bắc Phong Cao Phong

HUYỆN CAO PHONG

20 TH Tân Minh HUYỆN ĐÀ BẮC 20 THCS Cao Thắng

HUYỆN LƯƠNG SƠN

21 TH Vầy Nưa HUYỆN ĐÀ BẮC 21 THCS Võ Thị Sáu

HUYỆN LẠC SƠN

22 TH&THCS Vĩnh Đồng HUYỆN KIM BÔI 22 THCS Hùng Sơn

HUYỆN LƯƠNG SƠN

23 TH&THCS Miền HUYỆN LẠC SƠN 23 THCS TT Chi HUYỆN

Page 67: SỔ TAY HƯỚNG D N KH O SÁT à nhu cầu bồi dưỡng giáo viênfn.thainguyen.edu.vn/.../2017_11/so_tay_huong_dan_khao_sat_3011201716.pdf · 9); mỗi trường THPT chọn

67

TT TIỂU HỌC Huyện/Quận TT TRUNG HỌC

CƠ SỞ Huyện/Quận Đồi Nê LẠC THỦY

24

Trường TH&THCS Xuân Phong

HUYỆN CAO PHONG 24 THCS Yên Phú

HUYỆN LẠC SƠN

25 TH&THCS Hợp Hòa

HUYỆN LƯƠNG SƠN 25

Trường THCS TT Kỳ Sơn KỲ SƠN

26 Trường TH Tây Tiến HUYỆN LẠC SƠN 26 THCS Thị trấn

HUYỆN CAO PHONG

27 Trường TH Ân Nghĩa HUYỆN LẠC SƠN 27

TH&THCS Kim Truy

HUYỆN KIM BÔI

28 TH&THCS An Lạc

HUYÊN LẠC THỦY 28

Trường THCS Lý Tự Trọng TP HÒA BÌNH

29 TH Cửu Long HUYỆN LƯƠNG SƠN 29 THCS Cửu Long

HUYỆN LƯƠNG SƠN

30 TH&THCS Hưng Thi

HUYÊN LẠC THỦY 30

Trường THCS Sông Đà TP HÒA BÌNH

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TT Tên Trường TT Tên Trường 1 PTDTNT THCS B huyện Mai Châu 4 Trường THPT Mai Châu

2 Trường THPT Mường Chiềng 5 Trường THPT Kim Bôi

3 Trường THPT Cao Phong

6. TỈNH HẢI DƯƠNG Mã tỉnh: 121 30 trường tiểu học, 30 trường THCS và 5 trường THPT

TT TIỂU HỌC Huyện/Quận TT TRUNG HỌC

CƠ SỞ Huyện/Quận

1 Văn Hội HUYỆN NINH GIANG 1 Hiệp Lực

HUYỆN NINH GIANG

2 Tử Lạc HUYỆN KINH MÔN 2 Thái học THỊ XÃ CHÍ LINH

3 Hồng Thái HUYỆN NINH GIANG 3 Hoàng Hanh

HUYỆN NINH GIANG

4 Hoàng Tiến THỊ XÃ CHÍ LINH 4 Liên Hòa HUYỆN KIM THÀNH

Page 68: SỔ TAY HƯỚNG D N KH O SÁT à nhu cầu bồi dưỡng giáo viênfn.thainguyen.edu.vn/.../2017_11/so_tay_huong_dan_khao_sat_3011201716.pdf · 9); mỗi trường THPT chọn

68

TT TIỂU HỌC Huyện/Quận TT TRUNG HỌC

CƠ SỞ Huyện/Quận

5 Tân Tiến HUYỆN GIA LỘC 5 TT Thanh Hà HUYỆN THANH HÀ

6 Cổ Thành THỊ XÃ CHÍ LINH 6 Nam Hưng HUYỆN NAM SÁCH

7 Ninh Hải HUYỆN NINH GIANG 7 Hồng Đức

HUYỆN NINH GIANG

8 Thái Thịnh HUYỆN KINH MÔN 8 Đồng Gia HUYỆN KIM THÀNH

9 An Sơn HUYỆN NAM SÁCH 9 Nam Hồng

HUYỆN NAM SÁCH

10 Liên Mạc HUYỆN THANH HÀ 10 Ứng Hoè

HUYỆN NINH GIANG

11 Đặng Quốc Chinh TP HẢI DƯƠNG 11 Thái Tân HUYỆN NAM SÁCH

12 Thăng Long HUYỆN KINH MÔN 12 Văn An THỊ XÃ CHÍ LINH

13 Bắc An THỊ XÃ CHÍ LINH 13 Nam Trung HUYỆN NAM SÁCH

14 Tân Phong HUYỆN NINH GIANG 14 Thanh Hồng

HUYỆN THANH HÀ

15 Quang Trung HUYỆN KINH MÔN 15 Ngọc Liên HUYỆN CẨM GIÀNG

16 Sao Đỏ 2 THỊ XÃ CHÍ LINH 16 An thanh HUYỆN TỨ KỲ

17 Phả Lại 1 THỊ XÃ CHÍ LINH 17 Hiệp An HUYỆN KINH MÔN

18 Sao Mai TP HẢI DƯƠNG 18 Quang Minh HUYỆN GIA LỘC

19 Hiến Thành HUYỆN KINH MÔN 19 Lê Lợi HUYỆN GIA LỘC

20 Tuấn Hưng HUYỆN KIM THÀNH 20 Tân Việt

HUYỆN THANH HÀ

21 Tân Hưng TP HẢI DƯƠNG 21 Ngô Quyền HUYỆN THANH MIỆN

22 Cộng Hòa HUYỆN NAM SÁCH 22 Nam Đồng TP HẢI DƯƠNG

23 Sao Đỏ 1 THỊ XÃ CHÍ LINH 23 Tráng Liệt HUYỆN BÌNH GIANG

24 Cẩm Phúc HUYỆN CẨM GIÀNG 24 Gia Xuyên

HUYỆN GIA LỘC

25 Cộng Hòa THỊ XÃ CHÍ LINH 25 Thạch Khôi TP HẢI DƯƠNG

26 Ái Quốc TP HẢI DƯƠNG 26 Cộng Hòa THỊ XÃ CHÍ LINH

27 Minh Tân HUYỆN KINH MÔN 27 Phú Thứ HUYỆN KINH MÔN

28 Bình Hàn TP HẢI DƯƠNG 28 Nguyễn Trãi THỊ XÃ CHÍ LINH

29 Nguyễn Trãi TP HẢI DƯƠNG 29 TT. Gia Lộc HUYỆN GIA

Page 69: SỔ TAY HƯỚNG D N KH O SÁT à nhu cầu bồi dưỡng giáo viênfn.thainguyen.edu.vn/.../2017_11/so_tay_huong_dan_khao_sat_3011201716.pdf · 9); mỗi trường THPT chọn

69

TT TIỂU HỌC Huyện/Quận TT TRUNG HỌC

CƠ SỞ Huyện/Quận LỘC

30 Tô Hiệu TP HẢI DƯƠNG 30 Ngọc Châu TP HẢI DƯƠNG

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

TT Tên Trường TT Tên Trường 1 THPT Thanh Miện II 4 THPT Kim Thành 2 THPT Bình Giang 5 THPT Nguyễn Trãi 3 THPT Cẩm Giàng II

7. TỈNH NGHỆ AN Mã tỉnh: 129

(30 trường tiểu học, 30 trường THCS và 5 trường THPT)

TT TIỂU HỌC Huyện/Quận TT TRUNG HỌC

CƠ SỞ Huyện/Quận

1 Trường Tiểu học Hưng Mỹ

Huyện Hưng Nguyên 1

Trường Phổ thông cơ sở Tân Thắng

Huyện Quỳnh Lưu

2 Tiểu học Thanh Giang

Huyện Thanh Chương 2

Trường THCS Quỳnh Thuận

Huyện Quỳnh Lưu

3 Trường Tiểu học Nghĩa Đồng 1 Huyện Tân Kỳ 3

THCS Thanh Lĩnh Huyện Thanh Chương

4 Trường Tiểu học Môn Sơn 1

Huyện Con Cuông 4

Trường THCS TT Con Cuông

Huyện Con Cuông

5 Trường Tiểu học Diễn Quảng

Huyện Diễn Châu 5

THCS TT Hoà Bình Huyện Tương Dương

6 Trường Tiểu học Quỳnh Thuận

Huyện Quỳnh Lưu 6

THCS Châu Đình Huyện Quỳ Hợp

7 Trường Tiểu học Tà Cạ Huyện Kỳ Sơn 7

Trường PT DTBT TH&THCS Phà Đánh Huyện Kỳ Sơn

8 Trường Tiểu học Nghi Kiều 1

Huyện Nghi Lộc 8

Trường PTDTBT THCS Bính Thuận

Huyện Quỳ Châu

9 Tiểu học Nam Sơn Huyện Đô Lương 9 Trường THCS Tân Huyện Nam

Page 70: SỔ TAY HƯỚNG D N KH O SÁT à nhu cầu bồi dưỡng giáo viênfn.thainguyen.edu.vn/.../2017_11/so_tay_huong_dan_khao_sat_3011201716.pdf · 9); mỗi trường THPT chọn

70

TT TIỂU HỌC Huyện/Quận TT TRUNG HỌC

CƠ SỞ Huyện/Quận Dân Đàn

10 Trường Tiểu học Diễn Cát

Huyện Diễn Châu 10

THCS Nghĩa Xuân Huyện Quỳ Hợp

11 Tiểu học Xiêng My Huyện Tương Dương 11

Trường THCS Hưng Lộc

Thành phố Vinh

12 Trường Tiểu học Nghi Quang

Huyện Nghi Lộc 12

THCS Quang Tiến Thị xã Thái Hoà

13 TH Châu Cường Huyện Quỳ Hợp 13

Trường THCS Nghi Long

Huyện Nghi Lộc

14 TH Nghĩa Yên Huyện Nghĩa Đàn 14

Trường THCS Lăng Thành

Huyện Yên Thành

15 Trường Tiểu học Hưng Đạo

Huyện Hưng Nguyên 15

Trường THCS Kỳ Tân Huyện Tân Kỳ

16 Trường Tiểu học Cẩm Sơn

Huyện Anh Sơn 16

Trường PT DTBT THCS Hữu Kiệm Huyện Kỳ Sơn

17 Trường Tiểu học Châu Thôn

Huyện Quế Phong 17

THCS Quỳnh Trang Thị Xã Hoàng Mai

18 Tiểu học Giang Đông Huyện Đô Lương 18

Trường THCS Nghi Phú

Thành phố Vinh

19 Trường Tiểu học Bắc Lý 2 Huyện Kỳ Sơn 19

Trường THCS Diễn Hạnh

Huyện Diễn Châu

20 Tiểu học Thanh Thuỷ Huyện Thanh Chương 20

Trường THCS Liên Lý

Huyện Yên Thành

21 Trường Tiểu học TT Diễn Châu

Huyện Diễn Châu 21

THCS Lý Nhật Quang

Huyện Đô Lương

22 Trường Tiểu học Văn Thành

Huyện Yên Thành 22

Trường THCS Phúc Thành

Huyện Yên Thành

23 Trường Tiểu học Mỹ Thành

Huyện Yên Thành 23

THCS Nghi Hương Thị xã Cửa Lò

Page 71: SỔ TAY HƯỚNG D N KH O SÁT à nhu cầu bồi dưỡng giáo viênfn.thainguyen.edu.vn/.../2017_11/so_tay_huong_dan_khao_sat_3011201716.pdf · 9); mỗi trường THPT chọn

71

TT TIỂU HỌC Huyện/Quận TT TRUNG HỌC

CƠ SỞ Huyện/Quận

24 Tiểu học Thanh Đức Huyện Thanh Chương 24

THCS Quỳnh Lập Thị Xã Hoàng Mai

25 Trường Tiểu học Lăng Thành

Huyện Yên Thành 25

Trường THCS Quỳnh Lâm

Huyện Quỳnh Lưu

26 Tiểu học Mai Hùng Thị Xã Hoàng Mai 26

Trường THCS Liên Đồng

Huyện Diễn Châu

27 Trường Tiểu học Đồng Thành

Huyện Yên Thành 27

Trường THCS Kim Liên

Huyện Nam Đàn

28 Trường Tiểu học Dũng Hợp Huyện Tân Kỳ 28

Trường THCS Quỳnh Văn

Huyện Quỳnh Lưu

29 Trường tiểu học Nghi Tân Thị xã Cửa Lò 29

Trường THCS Phú Hồng

Huyện Yên Thành

30 Trường tiểu học Hà Huy Tập 2

Thành phố Vinh 30

Trường THCS Quỳnh Thanh

Huyện Quỳnh Lưu

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TT Tên Trường TT Tên Trường 1 THPT Duy Tân 4 THPT Hà Huy Tập 2 THPT Thái Hòa 5 THPT Đô Lương 1 3 THPT Quỳ Hợp 2 8. TỈNH THỪA THIÊN - HUẾ Mã tỉnh:133

(30 trường tiểu học, 30 trường THCS và 5 trường THPT)

TT Tiểu học Huyện/Quận TT TRUNG HỌC

CƠ SỞ Huyện/Quận

1 Trường TH Vĩnh Dương

Thị xã Hương Trà 1

Trường THCS Thủy Vân

Thi xã Hương Thủy

2 Trường TH Trung Chánh Phú Lộc 2

Trường THCS DTNT A Lưới A Lưới

3 Trường TH số 3 Hương Toàn

Thị xã Hương Trà 3

Trường THCS Hoàng Kim Hoán

Thị xã Hương Trà

4 Trường TH số 2 Quảng Điền 4 Trường THCS Thi xã

Page 72: SỔ TAY HƯỚNG D N KH O SÁT à nhu cầu bồi dưỡng giáo viênfn.thainguyen.edu.vn/.../2017_11/so_tay_huong_dan_khao_sat_3011201716.pdf · 9); mỗi trường THPT chọn

72

TT Tiểu học Huyện/Quận TT TRUNG HỌC

CƠ SỞ Huyện/Quận Quảng Vinh Thủy Bằng Hương Thủy

5 Trường TH Vinh Hưng 2 Phú Lộc 5

Trường THCS Lâm Mộng Quang Phú Lộc

6 Trường TH Bình Điền

Thị xã Hương Trà 6

Trường THCS Lộc Vĩnh Phú Lộc

7 Trường TH Phú Dương Phú Vang 7

Trường THCS Nguyễn Đình Anh Quảng Điền

8 Trường TH Hương Lâm A Lưới 8

Trường THCS Phú Hải Phú Vang

9 Trường TH Vinh Phú Phú Vang 9

Trường THCS Phong Hòa Phong Điền

10 Trường TH A Ngo A Lưới 10

Trường THCS Nguyễn Khánh Toàn

Thị xã Hương Trà

11 Trường TH&THCS Hồng Hạ A Lưới 11

Trường THCS Phú Thuận Phú Vang

12 Trường TH Hương An

Thị xã Hương Trà 12

Trường THCS Nguyễn Tri Phương Phong Điền

13 Trường TH Thanh Lam

Thi xã Hương Thủy 13

Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm TP Huế

14 Trường TH số 1 Phú Đa Phú Vang 14

Trường THCS Nguyễn Văn Linh TP Huế

15 Trường TH số 2 Thuận An Phú Vang 15

Trường THCS Lê Lợi A Lưới

16 Trường TH số 2 Phú Mỹ Phú Vang 16

Trường THCS Tôn Thất Tùng TP Huế

17 Trường TH Hà Trung Phú Vang 17

Trường THCS Nguyễn Hoàng TP Huế

18 Trường TH Phú Hải Phú Vang 18

Trường THCS Phú An Phú Vang

19 Trường TH Dương Phú Vang 19 Trường THCS Lê Thị xã

Page 73: SỔ TAY HƯỚNG D N KH O SÁT à nhu cầu bồi dưỡng giáo viênfn.thainguyen.edu.vn/.../2017_11/so_tay_huong_dan_khao_sat_3011201716.pdf · 9); mỗi trường THPT chọn

73

TT Tiểu học Huyện/Quận TT TRUNG HỌC

CƠ SỞ Huyện/Quận Nổ Quang Tiến Hương Trà

20 Trường TH&THCS Lộc Hòa Phú Lộc 20

Trường THCS Phú Mỹ Phú Vang

21 Trường TH Tây Lộc TP Huế 21

Trường THCS Nguyễn Cư Trinh TP Huế

22 Trường TH Bình An Phú Lộc 22

Trường THCS Phong Hiền Phong Điền

23 Trường TH Trần Quốc Toản Phong Điền 23

Trường THCS Đặng Dung Quảng Điền

24 Trường TH An Hòa TP Huế 24

Trường THCS Nguyễn Duy Phong Điền

25 Trường TH Xuân Phú TP Huế 25

Trường THCS Nguyễn Xuân Thưởng

Thị xã Hương Trà

26 Trường TH Phú Hòa TP Huế 26

Trường THCS Lê Hồng Phong TP Huế

27 Trường TH Phước Vĩnh TP Huế 27

Trường THCS Phạm Văn Đồng TP Huế

28 Trường TH Vỹ Dạ TP Huế 28

Trường THCS Trần Cao Vân TP Huế

29 Trường TH Lăng Cô Phú Lộc 29

Trường THCS Thống Nhất TP Huế

30 Trường TH Lê Lợi TP Huế 30

Trường THCS Chu Văn An TP Huế

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

TT Tên Trường TT Tên Trường 1 Trường THPT Tố Hữu 4 Trường THPT An Lương Đông 2 Trường THPT Vinh Lộc 5 Trường THPT Nguyễn Huệ 3 Trường THPT Thừa Lưu

Page 74: SỔ TAY HƯỚNG D N KH O SÁT à nhu cầu bồi dưỡng giáo viênfn.thainguyen.edu.vn/.../2017_11/so_tay_huong_dan_khao_sat_3011201716.pdf · 9); mỗi trường THPT chọn

74

9. TỈNH ĐẮK LẮK Mã tỉnh: 140 (30 trường tiểu học, 30 trường THCS và 5 trường THPT)

TT TIỂU HỌC Huyện/Quận TT TRUNG HỌC

CƠ SỞ Huyện/Quận

1 Trường TH A Ma Khê Huyện Krông Buk 1

Trường THCS Phan Chu Trinh

Huyện Krông Bông

2 Trường TH Kim Đồng Huyện Lăk 2

Trường THCS Quang Trung

Huyện Krông Bông

3 Trường TH Lê Văn Tám Huyện Krông Buk 3

Trường TH Ea Knuếc

Huyện Krông Păk

4 Trường TH Ama Jhao Thị xã Buôn Hồ 4

Trường THCS Ea Trul

Huyện Krông Bông

5 Trường TH Trần Phú

Huyện Huyện Cư M’gar 5

Trường THCS Trần Hưng Đạo Huyện Lăk

6

Trường TH Nguyễn Công Trứ

Huyện Huyện Cư M’gar 6

Trường THCS Nguyễn Khuyến Huyện Ea Kar

7 Trường TH Đinh Tiên Hoàng Huyện Krông Ana 7 Trường TH Ea Uy

Huyện Krông Păk

8 Trường TH Hà Huy Tập Huyện Krông Ana 8

Trường TH Ea Kly

Huyện Krông Păk

9 Trường TH Lê Thị Hồng Gấm Thị xã Buôn Hồ 9

Trường THCS Hoàng Hoa Thám Huyện Ea Kar

10 Trường TH Quang Trung Huyện Lăk 10

Trường TH Võ Thị Sáu

Huyện Krông Păk

11 Trường TH Cư Đrăm

Huyện Krông Bông 11

THCS Trần Hưng Đạo

Huyện Krông Năng

12 Trường TH Trần Hưng Đạo Huyện Krông Păk 12

Trường THCS Ea Hu Huyện Cư Kuin

13

Trường TH Nguyễn Chí Thanh Huyện Krông Buk 13

Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi Huyện Ea Kar

14 Trường TH Phan Chu Trinh Huyện Cư Kuin 14

Trường THCS Ngô Quyền Huyện Ea H’Leo

15 Trường TH Ngô Gia Tự Huyện M’Đrăk 15

Trường THCS Ngô Mây Huyện Ea H’Leo

16

Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai

Huyện Krông Năng 16 TH CS Phú Xuân

Huyện Krông Năng

17 Trường TH Trần Quốc Toản

Huyện Krông Năng 17

Trường THCS Đoàn Thị Điểm Huyện Cư M’gar

18 Trường TH Lý Tự Trọng Huyện Krông Ana 18

Trường THCS Nguyễn Tất Thành Huyện Cư M’gar

19 Trường TH Kim Thị xã Buôn Hồ 19 Trường THCS Thị xã Buôn Hồ

Page 75: SỔ TAY HƯỚNG D N KH O SÁT à nhu cầu bồi dưỡng giáo viênfn.thainguyen.edu.vn/.../2017_11/so_tay_huong_dan_khao_sat_3011201716.pdf · 9); mỗi trường THPT chọn

75

TT TIỂU HỌC Huyện/Quận TT TRUNG HỌC

CƠ SỞ Huyện/Quận Đồng Chu Văn An

20 Trường TH Yang Reh

Huyện Krông Bông 20

Trường TH Vụ Bổn

Huyện Krông Păk

21 Trường TH Yang Hăn

Huyện Krông Bông 21

THCS Nguyễn Tất Thành

Huyện Krông Năng

22

Trường TH Nguyễn Đình Chiểu Huyện Ea Súp 22

Trường THCS Lương Thế Vinh

TP. Buôn Ma Thuột

23 Trường TH Nguyễn Du Huyện Buôn Đôn 23

THCS A Ma Trang Lơng

Huyện Krông Năng

24 Trường TH Nguyễn Khuyến

Huyện Huyện Cư M’gar 24

Trường THCS Ea Tul Huyện Cư M’gar

25 Trường TH Nguyễn Văn Trỗi Huyện Krông Ana 25 THCS Ea Lê Huyện Ea Súp

26 Trường TH Bế Văn Đàn

TP. Buôn Ma Thuột 26

Trường TH Huỳnh Thúc Kháng

Huyện Krông Păk

27 Trường TH Y Jut Huyện Buôn Đôn 27 Trường THCS Tân Lợi

TP. Buôn Ma Thuột

28 Trường TH Hoàng Diệu Huyện Krông Păk 28

Trường THCS Buôn Trấp

Huyện Krông Ana

29 Trường TH Nguyễn Văn Trỗi

Huyện Huyện Cư M’gar 29

Trường TH THCS 719

Huyện Krông Păk

30 Trường TH Đinh Núp Huyện Krông Păk 30

Trường THCS Nguyễn Du Thị xã Buôn Hồ

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TT Tên Trường TT Tên Trường 1 Trường THPT DTNT N’ Tr.Lơng 4 Trường THPT Việt Đức 2 Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng 5 Trường THPT Lê Hữu Trác 3 Trường THPT Phan Bội Châu

10. TỈNH KIÊN GIANG Mã tỉnh: 154

30 trường tiểu học, 30 trường THCS và 5 trường THPT

TT TIỂU HỌC Huyện/Quận TT TRUNG HỌC

CƠ SỞ Huyện/Quận

1 TH Tân An 3 TÂN HIỆP 1 Trường THCS Thị trấn Tân Hiệp 2 TÂN HIỆP

Page 76: SỔ TAY HƯỚNG D N KH O SÁT à nhu cầu bồi dưỡng giáo viênfn.thainguyen.edu.vn/.../2017_11/so_tay_huong_dan_khao_sat_3011201716.pdf · 9); mỗi trường THPT chọn

76

TT TIỂU HỌC Huyện/Quận TT TRUNG HỌC

CƠ SỞ Huyện/Quận

2 TH Thạnh Hưng 2 GIỒNG RIỀNG 2 THCS Kiên Bình

KIÊN LƯƠNG

3 TH-THCS Thổ Châu PHÚ QUỐC 3 TH- THCS Tiên Hải HÀ TIÊN

4 TH Nguyễn Huệ RẠCH GIÁ 4 PT DTNT Hà Tiên HÀ TIÊN

5 TH Ngọc Thành 1 GIỒNG RIỀNG 5 Trường TH-THCS Hòn Thơm PHÚ QUỐC

6 TH Hoà Tiến HÒN ĐẤT 6 THCS Ngọc Thuận GIỒNG RIỀNG

7 TH Định An 3 GÒ QUAO 7 THCS Đông Hưng B AN MINH

8 TH Thạnh Trị 1 TÂN HIỆP 8 THCS Thạnh Phước GIỒNG RIỀNG

9 TH Tân Hòa 2 TÂN HIỆP 9 Trường TH-THCS Thạnh Đông A TÂN HIỆP

10 TH số 2 xã Thủy Liễu GÒ QUAO 10 THCS Phú Mỹ

GIANG THÀNH

11 TH Bình An 1 CHÂU THÀNH 11 THCS Hòa An GIỒNG RIỀNG

12 TH Thạnh Lộc 3 CHÂU THÀNH 12 THCS Thị trấn Thứ Ba 1 AN BIÊN

13 TH Đông Hoà 4 AN MINH 13 Trường TH&THCS Đông Thọ TÂN HIỆP

14 TH Tân Thuận 3 VĨNH THUẬN 14 TH&THCS An Minh Bắc 3

U MINH THƯỢNG

15 TH Bình San HÀ TIÊN 15 TH-THCS Pháo Đài 2 HÀ TIÊN

16 TH Mong Thọ B1 CHÂU THÀNH 16 Trường THCS Tân Hiệp B TÂN HIỆP

17 TH Vĩnh Bình Nam 4 VĨNH THUẬN 17 THCS Thạnh Lộc

CHÂU THÀNH

18 TH Thạnh Lộc 3 GIỒNG RIỀNG 18 THCS Thuận Tiến HÒN ĐẤT

19 Tiểu học Dương Đông 1 PHÚ QUỐC 19 THCS Bình An

KIÊN LƯƠNG

20 TH Hòn Me HÒN ĐẤT 20 THCS Nguyễn Bỉnh RẠCH GIÁ

Page 77: SỔ TAY HƯỚNG D N KH O SÁT à nhu cầu bồi dưỡng giáo viênfn.thainguyen.edu.vn/.../2017_11/so_tay_huong_dan_khao_sat_3011201716.pdf · 9); mỗi trường THPT chọn

77

TT TIỂU HỌC Huyện/Quận TT TRUNG HỌC

CƠ SỞ Huyện/Quận Khiêm

21 TH1Vĩnh HH Bắc GÒ QUAO 21

Trường PTCS Cửa Cạn PHÚ QUỐC

22 TH Minh Hoà 2 CHÂU THÀNH 22 THCS Giục Tượng CHÂU THÀNH

23 TH&THCS Vĩnh Điều GIANG THÀNH 23

Trường TH-THCS Hàm Ninh PHÚ QUỐC

24 TH Bình Giang 2 HÒN ĐẤT 24 Trường THCS Tân Thành TÂN HIỆP

25 TH thị trấn Giồng Riềng 2 GIỒNG RIỀNG 25

Trường TH-THCS An Thới 2 PHÚ QUỐC

26 PTCS Cửa Cạn PHÚ QUỐC 26 Trường THCS Thị trấn (Tân Hiệp) TÂN HIỆP

27 TH Mỹ Thuận HÒN ĐẤT 27 THCS Nguyễn Trãi RẠCH GIÁ 28 TH Nguyễn Hiền RẠCH GIÁ 28 THCS Hùng Vương RẠCH GIÁ

29 TH Hưng Yên 1 AN BIÊN 29 THCS Nguyễn Trường Tộ RẠCH GIÁ

30 Tiểu học TT Kiên Lương 1 KIÊN LƯƠNG 30 THCS Nguyễn Du RẠCH GIÁ

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TT Tên Trường TT Tên Trường

1 THPT Dương Đông 4 THPT Phú Quốc

2 THPT Gò Quao 5 THPT Nguyễn Trung Trực

3 THPT Vĩnh Thắng

Page 78: SỔ TAY HƯỚNG D N KH O SÁT à nhu cầu bồi dưỡng giáo viênfn.thainguyen.edu.vn/.../2017_11/so_tay_huong_dan_khao_sat_3011201716.pdf · 9); mỗi trường THPT chọn

78

11. THÀNH PHỐ CẦN THƠ Mã tỉnh: 155

30 trường tiểu học, 30 trường THCS và 5 trường THPT

TT TIỂU HỌC Huyện/Quận TT TRUNG HỌC

CƠ SỞ Huyện/Quận

1 Trường TH TT Phong Điền 2

HUYỆN PHONG ĐIỀN 1

Trường THCS Đông Thuận

HUYỆN THỚI LAI

2 Trường tiểu học An Thới 1

QUẬN BÌNH THỦY 2

Trường THCS THẠNH PHÚ 2

HUYỆN CỜ ĐỎ

3 Trường TH Cái Khế 2

QUẬN NINH KIỀU 3

Trường THCS Định Môn

HUYỆN THỚI LAI

4 Trường TH Thạnh Tiến 1

HUYỆN VĨNH THẠNH 4

Trường THCS Đông Bình

HUYỆN THỚI LAI

5 Trường TH Trung Kiên 3

QUẬN THỐT NỐT 5

Trường THCS&THPT Trường Xuân

HUYỆN THỚI LAI

6 Trường TH Nguyễn Thông

QUẬN Ô MÔN 6

Trường THCS Thạnh Tiến

HUYỆN VĨNH THẠNH

7 Trường TH Thạnh Tiến 2

HUYỆN VĨNH THẠNH 7

Trường THCS THỚI XUÂN

HUYỆN CỜ ĐỎ

8 Trường TH Thạnh Lợi 2

HUYỆN VĨNH THẠNH 8

Trường THCS Thới Thạnh

HUYỆN THỚI LAI

9 Trường TH Trung Thạnh 1

HUYỆN CỜ ĐỎ 9

Trường THCS Long Hòa

QUẬN BÌNH THỦY

10 Trường TH Thuận Hưng 3

QUẬN THỐT NỐT 10

Trường THCS-THPT Thạnh Thắng

HUYỆN VĨNH THẠNH

11 Trường TH Tân Phú QUẬN CÁI RĂNG 11

Trường THCS Nhơn Nghĩa

HUYỆN PHONG ĐIỀN

12 Trường TH TTr Thạnh An 1

HUYỆN VĨNH THẠNH 12

Trường THCS Giai Xuân

HUYỆN PHONG ĐIỀN

13 Trường TH Thạnh Quới 2

HUYỆN VĨNH THẠNH 13

Trường THCS Trường Long

HUYỆN PHONG ĐIỀN

14 Trường tiểu học Long Tuyền 1

QUẬN BÌNH THỦY 14

Trường THCS Tân Thới

HUYỆN PHONG ĐIỀN

15 Trường TH Thốt Nốt 3

QUẬN THỐT NỐT 15

Trường THCS Trung Kiên

QUẬN THỐT NỐT

16 Trường TH TT HUYỆN PHONG ĐIỀN 16 Trường THCS Thuận

QUẬN THỐT NỐT

Page 79: SỔ TAY HƯỚNG D N KH O SÁT à nhu cầu bồi dưỡng giáo viênfn.thainguyen.edu.vn/.../2017_11/so_tay_huong_dan_khao_sat_3011201716.pdf · 9); mỗi trường THPT chọn

79

TT TIỂU HỌC Huyện/Quận TT TRUNG HỌC

CƠ SỞ Huyện/Quận Phong Điền 1 Hưng

17 Trường TH Thới Hưng 1

HUYỆN CỜ ĐỎ 17

Trường THCS Chu Văn An

QUẬN NINH KIỀU

18 Trường TH Nguyễn Huệ

QUẬN Ô MÔN 18

Trường THCS An Thới

QUẬN BÌNH THỦY

19 Trường Tiểu học Trường Xuân 2

HUYỆN THỚI LAI 19

Trường THCS Thới Thuận

QUẬN THỐT NỐT

20 Trường TH Thuận Hưng 1

QUẬN THỐT NỐT 20

Trường THCS Trà An

QUẬN BÌNH THỦY

21 Trường TH Tân Thạnh

HUYỆN THỚI LAI 21

Trường THCS và THPT Tân Lộc

QUẬN THỐT NỐT

22 Trường TH Trung Hưng 1

HUYỆN CỜ ĐỎ 22

Trường THCS Trần Ngọc Quế

QUẬN NINH KIỀU

23 Trường TH Nguyễn Hiền

QUẬN Ô MÔN 23

Trường THCS Nguyễn Trãi QUẬN Ô MÔN

24 Trường TH Nguyễn Du

QUẬN NINH KIÈU 24

Trường THCS TT CỜ ĐỎ

HUYỆN CỜ ĐỎ

25 Trường TH Mỹ Khánh 1

HUYỆN PHONG ĐIỀN 25

Trường THCS Thốt Nốt

QUẬN THỐT NỐT

26 Trường TH Trưng Vương

QUẬN Ô MÔN 26

Trường THCS Thị Trấn Phong Điền

HUYỆN PHONG ĐIỀN

27 Trường TH Thốt Nốt 1

QUẬN THỐT NỐT 27

Trường THCS Thới Long QUẬN Ô MÔN

28 Trường TH Kim Đồng

QUẬN NINH KIỀU 28

Trường THCS Lương Thế Vinh

QUẬN NINH KIỀU

29 Trường tiểu học Bình Thủy

QUẬN BÌNH THỦY 29

Trường THCS Châu Văn Liêm QUẬN Ô MÔN

30 Trường TH Lê Quý Đôn

QUẬN NINH KIỀU 30

Trường THCS Đoàn Thị Điểm

QUẬN NINH KIỀU

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

TT Tên Trường TT Tên Trường 1 Trường Phổ thông Dân tộc nội trú 4 Trường THPT Phan Ngọc Hiển

2 Trường THPT Hà Huy Giáp 5 Trường THPT Thốt Nốt

3 Trường THPT Lưu Hữu Phước

Page 80: SỔ TAY HƯỚNG D N KH O SÁT à nhu cầu bồi dưỡng giáo viênfn.thainguyen.edu.vn/.../2017_11/so_tay_huong_dan_khao_sat_3011201716.pdf · 9); mỗi trường THPT chọn

80

PHỤ LỤC 3. MÃ NGÀNH ĐÀO TẠO (Để điền vào mục thông tin cá nhân) Mã số các ngành đào tạo trình độ TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP

Mã số Tên gọi Mã số Tên gọi 01 Sư phạm mầm non 04 Sư phạm mỹ thuật 02 Sư phạm tiểu học 05 Sư phạm âm nhạc 03 Sư phạm chuyên biệt 06 Sư phạm thể dục thể thao

Mã số các ngành đào tạo trình độ CAO ĐĂNG SƯ PHẠM

Mã số Tên gọi Mã số

Tên gọi Mã số Tên gọi

01 Giáo dục Mầm non 11 Sư phạm Vật lý 21 Sư phạm Âm nhạc 02 Giáo dục Tiểu học 12 Sư phạm Hoá học 22 Sư phạm Mỹ thuật

03 Giáo dục Đặc biệt 13 Sư phạm Sinh học 23 Sư phạm Tiếng Bahna

04 Giáo dục Công dân 14 Sư phạm Kỹ thuật công nghiệp 24 Sư phạm Tiếng

Êđê

05 15 Sư phạm Kỹ thuật nông nghiệp

06 Giáo dục Thể chất 16 Sư phạm Kinh tế gia đình

07 Huấn luyện thể thao* 17 Sư phạm Ngữ văn

08 Giáo dục Quốc phòng - An ninh 18 Sư phạm Lịch sử 29 Sư phạm Tiếng

M'nông

09 Sư phạm Toán học 19 Sư phạm Địa lý 30 Sư phạm Tiếng Xêđăng

10 Sư phạm Tin học 20 Sư phạm Công tác

Đội thiếu niên Tiền phong HCM

31 Sư phạm Tiếng Anh

Mã số các ngành đào tạo trình độ ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

Mã số Tên gọi Mã số Tên gọi Mã

số Tên gọi

37 Giáo dục học 38 Quản lý giáo dục Đào tạo giáo viên

01 Giáo dục Mầm non 13 Sư phạm Sinh học 25 Sư phạm Tiếng Jrai

Page 81: SỔ TAY HƯỚNG D N KH O SÁT à nhu cầu bồi dưỡng giáo viênfn.thainguyen.edu.vn/.../2017_11/so_tay_huong_dan_khao_sat_3011201716.pdf · 9); mỗi trường THPT chọn

81

Mã số Tên gọi Mã số Tên gọi Mã

số Tên gọi

02 Giáo dục Tiểu học 14 Sư phạm Kỹ thuật công nghiệp 26 Sư phạm Tiếng Khme

03 Giáo dục Đặc biệt 15 Sư phạm Kỹ thuật nông nghiệp 27 Sư phạm Tiếng

H'mong 04 Giáo dục Công dân 16 Sư phạm Kinh tế gia đình 28 Sư phạm Tiếng Chăm

05 Giáo dục Chính trị 17 Sư phạm Ngữ văn 29 Sư phạm Tiếng M'nông

06 Giáo dục Thể chất 18 Sư phạm Lịch sử 30 Sư phạm Tiếng Xêđăng

07 Huấn luyện thể thao* 19 Sư phạm Địa lý 31 Sư phạm Tiếng Anh

08 Giáo dục Quốc phòng - An ninh 32 Sư phạm Tiếng Nga

09 Sư phạm Toán học 21 Sư phạm Âm nhạc 33 Sư phạm Tiếng Pháp

10 Sư phạm Tin học 22 Sư phạm Mỹ thuật 34 Sư phạm Tiếng Trung Quốc

11 Sư phạm Vật lý 23 Sư phạm Tiếng Bana 35 Sư phạm Tiếng Đức 12 Sư phạm Hoá học 24 Sư phạm Tiếng Êđê 36 Sư phạm Tiếng Nhật

Danh mục giáo dục, đào tạo cấp IV trình độ thạc sĩ, tiến sĩ

Thông tư số 04/2012/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 02 năm 2012 Ban hành Danh mục giáo dục, đào tạo cấp IV trình độ thạc sĩ, tiến sĩ

Mã số Tên gọi Mã số Tên gọi

60 THẠC SĨ 62 TIẾN SĨ 01 Giáo dục học 01 Giáo dục học 02 Lý luận và lịch sử giáo dục

03 Giáo dục thể chất 03 Giáo dục thể chất 04 Huấn luyện thể thao 04 Huấn luyện thể thao

10 Lý luận và phương pháp dạy học 10 Lý luận và phương pháp dạy

học

11 Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn (cụ thể) 11 Lý luận và phương pháp dạy

học bộ môn (cụ thể) 14 Quản lý giáo dục 14 Quản lý giáo dục

Page 82: SỔ TAY HƯỚNG D N KH O SÁT à nhu cầu bồi dưỡng giáo viênfn.thainguyen.edu.vn/.../2017_11/so_tay_huong_dan_khao_sat_3011201716.pdf · 9); mỗi trường THPT chọn

82

PHỤ LỤC 4. BIỂU MẪU DÀNH CHO CÁC TRƯỜNG ĐHSP /HVQLGD KẾ HOẠCH KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC VÀ NHU CẦU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN VÀ CÁN BỘ QUẢN LÝ CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH ETEP Tỉnh/Thành phố: ............................................................................... TT Hoạt động Thời gian

(Từ ... đến...) Địa điểm Người phụ

trách và thành viên

Ghi chú

...............Ngày tháng 10 năm 2017

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký tên, đóng dấu)

PHỤ LỤC 5. DANH SÁCH CHUYÊN GIA HỖ TRỢ KỸ THUẬT KHẢO SÁT (Dành riêng cho trường ĐHSPHN và Học viện Quản lý Giáo dục) TT Họ và Tên Chức vụ, nơi công tác Địa bàn hỗ trợ

(Tỉnh/Thành phố)

Điện thoại/Email

...............Ngày tháng 10 năm 2017 THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

(Ký tên, đóng dấu)

Page 83: SỔ TAY HƯỚNG D N KH O SÁT à nhu cầu bồi dưỡng giáo viênfn.thainguyen.edu.vn/.../2017_11/so_tay_huong_dan_khao_sat_3011201716.pdf · 9); mỗi trường THPT chọn

83

PHỤ LỤC 6. BIỂU MẪU DÀNH CHO CÁC SỞ GD&ĐT DANH SÁCH BAN CHỈ ĐẠO, CÁN BỘ THAM GIA KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC VÀ NHU CẦU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN VÀ CÁN BỘ QUẢN LÝ CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH ETEP Tỉnh/Thành phố: ............................................................................... TT Họ và Tên Chức vụ, nơi công tác Trách nhiệm

trong đoàn khảo sát

Điện thoại/Email

1 Trưởng đoàn DANH SÁCH ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT (GIÁO VIÊN, CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG PHỔ THÔNG, SỞ/PHÒNG GD&ĐT) ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC VÀ NHU CẦU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN VÀ CÁN BỘ QUẢN LÝ CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH ETEP Tỉnh/Thành phố: ............................................................................... TT Phòng GD/Trường Họ và Tên Năm sinh Chức vụ ...............Ngày tháng 9 năm 2017

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký tên, đóng dấu)

Page 84: SỔ TAY HƯỚNG D N KH O SÁT à nhu cầu bồi dưỡng giáo viênfn.thainguyen.edu.vn/.../2017_11/so_tay_huong_dan_khao_sat_3011201716.pdf · 9); mỗi trường THPT chọn

84

PHỤ LỤC 7: PHIẾU PHỎNG VẤN BÁN CẤU TRÚC

7.1 PHIẾU PHỎNG VẤN BÁN CẤU TRÚC

(Dành cho giáo viên phổ thông và cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục phổ

thông)

Người phỏng vấn: Xin chào thầy/cô, tôi xin tự giới thiệu tôi là ….

(giới thiệu tên), hiện nay là khảo sát viên của chương trình Phát triển các

trường sư phạm để nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên cán bộ quản lý cơ sở

giáo dục phổ thông (ETEP), tôi đang thực hiện một nghiên cứu định tính về

khảo sát nhu cầu bồi dưỡng giáo viên phổ thông. Lời đầu tiên chương trình rất

cảm ơn thầy/cô đã đồng ý tham gia vào cuộc phỏng vấn ngày hôm nay. Thưa

thầy/cô là cuộc phỏng vấn này nhằm mục đích tìm hiểu các thông tin cơ bản

về những đánh giá của thầy/cô về năng lực và nhu cầu bồi dưỡng giáo viên

phổ thông. Trong cuộc phỏng vấn này không có các câu trả lời đúng hoặc sai

cho những câu hỏi mà tôi đặt ra, câu trả lời của thầy/cô chỉ phục vụ cho mục

đích nghiên cứu, không nhằm đánh giá về công tác giảng dạy hay quản lý của

thầy/cô. Xin phép thầy/cô, cuộc trao đổi này được ghi âm, thầy/cô có đồng ý

không?

Người trả lời: ….

Người phỏng vấn: Cảm ơn thầy/cô đã tham gia cuộc phỏng vấn, nếu

trong quá trình phỏng vấn có đoạn nào mà thầy/cô cần phải bỏ đi hoặc yêu

cầu không ghi âm lại thì thầy/cô có quyền đề nghị.

Người trả lời: ….

Người phỏng vấn: Sau đây xin phép được vào nội dung chính của cuộc

phỏng vấn này. Sau đây là buổi phỏng vấn thầy/cô……….., giáo viên (hoặc

hiệu trưởng/hiệu phó) ở trường ……. Quận/Huyện……, Tỉnh/Thành phố

……. Tôi là …… , xin thầy/cô có thể giới thiệu đôi nét về bản thân mình tên,

tuổi, quê quán, dân tộc và thâm niên nghề nghiệp.

Page 85: SỔ TAY HƯỚNG D N KH O SÁT à nhu cầu bồi dưỡng giáo viênfn.thainguyen.edu.vn/.../2017_11/so_tay_huong_dan_khao_sat_3011201716.pdf · 9); mỗi trường THPT chọn

85

Người phỏng vấn: Câu 1: Thầy /cô đánh giá những năng lực nào của

đa số giáo viên phổ thông tại trường thầy cô đang công tác là năng lực tốt

nhất trong số các năng lực dưới đây? Thầy cô có thể lấy ví dụ chứng minh?

(Các năng lực: Năng lực lập kế hoạch dạy học và giáo dục; năng lực tổ

chức hoạt động dạy học; năng lực tổ chức hoạt động giáo dục; năng lực kiểm

tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực; năng lực chuyên môn: năng

lực ngoại ngữ/tiếng dân tộc ít người, năng lực công nghệ thông tin, năng lực

phát triển chuyên môn; năng lực xây dựng môi trường giáo dục dân chủ; năng

lực xây dựng các mối quan hệ bên trong và bên ngoài nhà trường; phẩm chất

chính trị, đạo đức nghề nghiệp của giáo viên.)

Người trả lời: …

Người phỏng vấn: Câu 2: Thầy /cô đánh giá những năng lực nào của

đa số giáo viên phổ thông tại trường thầy cô đang công tác là năng lực yếu

nhất trong số các năng lực dưới đây? Thầy cô có thể lấy ví dụ chứng minh?

(Các năng lực: Năng lực lập kế hoạch dạy học và giáo dục; năng lực tổ

chức hoạt động dạy học; năng lực tổ chức hoạt động giáo dục; năng lực kiểm

tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực; năng lực chuyên môn: năng

lực ngoại ngữ/tiếng dân tộc ít người, năng lực công nghệ thông tin, năng lực

phát triển chuyên môn; năng lực xây dựng môi trường giáo dục dân chủ, năng

lực xây dựng các mối quan hệ bên trong và bên ngoài nhà trường; phẩm chất

chính trị, đạo đức nghề nghiệp của giáo viên.)

Người trả lời: …

Người phỏng vấn: Câu 3: Theo Thầy/Cô tại sao các năng lực đó của

giáo viên chưa tốt ?

Người trả lời: …

Page 86: SỔ TAY HƯỚNG D N KH O SÁT à nhu cầu bồi dưỡng giáo viênfn.thainguyen.edu.vn/.../2017_11/so_tay_huong_dan_khao_sat_3011201716.pdf · 9); mỗi trường THPT chọn

86

Người phỏng vấn: Câu 4: Theo Thầy/Cô, để đã đáp ứng nhu cầu đổi

mới chương trình giáo dục phổ thông theo tiếp cận phát triển năng lực học

sinh, giáo viên cần được bồi dưỡng những năng lực nào?

Người trả lời: ..

Người phỏng vấn: Câu 5: Thầy/Cô cho biết điều kiện cơ sở vật chất

của nhà trường phục vụ cho bồi dưỡng và tự bồi dưỡng (Gợi ý: phòng học

(phòng học đa năng, phòng học trực tuyến….), trang thiết bị phục vụ bồi

dưỡng (projector, micro, tivi, điện thoại kết nối mạng…), máy tính cá nhân,

hệ thống mạng internet, những khó khăn về cơ sở vật chất của Nhà trường và

địa phương khi bồi dưỡng bồi dưỡng thường xuyên tại chỗ/bồi dưỡng tập

trung và bồi dưỡng trực tuyến …) ?

Người trả lời:…

Người phỏng vấn. Câu 6: Thầy/Cô có những đề xuất, mong muốn gì

liên quan đến các hoạt động bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp giáo

viên để các hoạt động bồi dưỡng có hiệu quả? Xin Thầy/Cô vui lòng cho biết

lý do.

(Gợi ý: Về nhu cầu bồi dưỡng, các chương trình bồi dưỡng, nội dung,

phương pháp, hình thức, người thực hiện, thời gian, địa điểm… liên quan đến

các hoạt động bồi dưỡng.)

Người trả lời:…

Người phỏng vấn: Trân trọng cảm ơn thầy/cô đã tham gia cuộc phỏng

vấn!

Page 87: SỔ TAY HƯỚNG D N KH O SÁT à nhu cầu bồi dưỡng giáo viênfn.thainguyen.edu.vn/.../2017_11/so_tay_huong_dan_khao_sat_3011201716.pdf · 9); mỗi trường THPT chọn

87

7.2 PHIẾU PHỎNG VẤN BÁN CẤU TRÚC

(Dành cho cán bộ quản lý Phòng/Sở Giáo dục và đào tạo)

Người phỏng vấn: Xin chào thầy/cô, tôi xin tự giới thiệu tôi là ….

(giới thiệu tên), hiện nay là khảo sát viên của chương trình Phát triển các

trường sư phạm để nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên cán bộ quản lý cơ sở

giáo dục phổ thông (ETEP), tôi đang thực hiện một nghiên cứu định tính về

khảo sát nhu cầu bồi dưỡng giáo viên phổ thông. Lời đầu tiên chương trình rất

cảm ơn thầy/cô đã đồng ý tham gia vào cuộc phỏng vấn ngày hôm nay. Thưa

thầy/cô là cuộc phỏng vấn này nhằm mục đích tìm hiểu các thông tin cơ bản

về những đánh giá của thầy/cô về năng lực và nhu cầu bồi dưỡng giáo viên

phổ thông. Trong cuộc phỏng vấn này không có các câu trả lời đúng hoặc sai

cho những câu hỏi mà tôi đặt ra, câu trả lời của thầy/cô chỉ phục vụ cho mục

đích nghiên cứu, không nhằm đánh giá về công tác quản lý của thầy/cô. Xin

phép thầy/cô, cuộc trao đổi này được ghi âm, thầy/cô có đồng ý không?

Người trả lời: ….

Người phỏng vấn: Cảm ơn thầy/cô đã tham gia cuộc phỏng vấn, nếu

trong quá trình phỏng vấn có đoạn nào mà thầy/cô cần phải bỏ đi hoặc yêu

cầu không ghi âm lại thì thầy/cô có quyền đề nghị.

Người trả lời: ….

Người phỏng vấn: Sau đây xin phép được vào nội dung chính của cuộc

phỏng vấn này. Sau đây là buổi phỏng vấn thầy/cô……….., cán bộ phụ trách

(cấp học …..) ở Phòng/Sở ……. Quận/Huyện……, Tỉnh/Thành phố …….

Tôi là …… , xin thầy/cô có thể giới thiệu đôi nét về bản thân mình tên, tuổi,

quê quán, dân tộc và thâm niên nghề nghiệp.

Page 88: SỔ TAY HƯỚNG D N KH O SÁT à nhu cầu bồi dưỡng giáo viênfn.thainguyen.edu.vn/.../2017_11/so_tay_huong_dan_khao_sat_3011201716.pdf · 9); mỗi trường THPT chọn

88

Người phỏng vấn: Câu 1: Thầy /cô đánh giá những năng lực nào của

đa số giáo viên phổ thông tại quận/huyện (hoặc tỉnh/thành phố) thầy cô đang

phụ trách là năng lực tốt nhất trong số các năng lực dưới đây? Thầy cô có thể

lấy ví dụ chứng minh?

(Các năng lực: Năng lực lập kế hoạch dạy học và giáo dục; năng lực tổ

chức hoạt động dạy học; năng lực tổ chức hoạt động giáo dục; năng lực kiểm

tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực; năng lực chuyên môn: năng

lực ngoại ngữ/tiếng dân tộc ít người, năng lực công nghệ thông tin, năng lực

phát triển chuyên môn; năng lực xây dựng môi trường giáo dục dân chủ; năng

lực xây dựng các mối quan hệ bên trong và bên ngoài nhà trường; phẩm chất

chính trị, đạo đức nghề nghiệp của giáo viên.)

Người trả lời: …

Người phỏng vấn: Câu 2: Thầy /cô đánh giá những năng lực nào của

đa số giáo viên phổ thông tại quận/huyện (hoặc tỉnh/thành phố) thầy cô đang

phụ trách là năng lực yếu nhất trong số các năng lực dưới đây? Thầy cô có thể

lấy ví dụ chứng minh?

(Các năng lực: Năng lực lập kế hoạch dạy học và giáo dục; năng lực tổ

chức hoạt động dạy học; năng lực tổ chức hoạt động giáo dục; năng lực kiểm

tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực; năng lực chuyên môn: năng

lực ngoại ngữ/tiếng dân tộc ít người, năng lực công nghệ thông tin, năng lực

phát triển chuyên môn; năng lực xây dựng môi trường giáo dục dân chủ; năng

lực xây dựng các mối quan hệ bên trong và bên ngoài nhà trường; phẩm chất

chính trị, đạo đức nghề nghiệp của giáo viên.)

Người phỏng vấn: Câu 3: Theo Thầy/Cô tại sao các năng lực đó của

giáo viên chưa tốt ?

Người trả lời: …

Người phỏng vấn: Câu 4: Theo Thầy/Cô, để đã đáp ứng nhu cầu đổi

mới chương trình giáo dục phổ thông theo tiếp cận phát triển năng lực học

sinh, giáo viên cần được bồi dưỡng những năng lực nào?

Page 89: SỔ TAY HƯỚNG D N KH O SÁT à nhu cầu bồi dưỡng giáo viênfn.thainguyen.edu.vn/.../2017_11/so_tay_huong_dan_khao_sat_3011201716.pdf · 9); mỗi trường THPT chọn

89

Người trả lời: ..

Người phỏng vấn: Câu 5: Thầy/Cô cho biết điều kiện cơ sở vật chất

của địa phương phục vụ cho bồi dưỡng và tự bồi dưỡng (Gợi ý: phòng học

(phòng học đa năng, phòng học trực tuyến….), trang thiết bị phục vụ bồi

dưỡng (projector, micro, tivi, điện thoại kết nối mạng…), máy tính cá nhân,

hệ thống mạng internet, những khó khăn về cơ sở vật chất của Nhà trường và

địa phương khi bồi dưỡng bồi dưỡng thường xuyên tại chỗ/bồi dưỡng tập

trung và bồi dưỡng trực tuyến …) ?

Người trả lời:…

Người phỏng vấn. Câu 6: Thầy/Cô có những đề xuất, mong muốn gì

liên quan đến các hoạt động bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp giáo

viên để các hoạt động bồi dưỡng có hiệu quả? Xin Thầy/Cô vui lòng cho biết

lý do.

(Gợi ý: Về nhu cầu bồi dưỡng, các chương trình bồi dưỡng, nội dung,

phương pháp, hình thức, người thực hiện, thời gian, địa điểm… liên quan đến

các hoạt động bồi dưỡng.)

Người trả lời:…

Người phỏng vấn: Trân trọng cảm ơn thầy/cô đã tham gia cuộc phỏng

vấn!