NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC...

68
ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC NGHIÊN CỨU Thư chúc Tết 3 Mừng Đảng, mừng Xuân 4 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI Đào Thị Thanh Thủy: Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ngành Nội vụ đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính 5 Đào Xuân Thái: Giám sát của cử tri đối với hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân 10 Trần Thị Thúy Hiền: Khảo sát đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của các cơ quan hành chính nhà nước tại tỉnh Nam Định 13 Nguyễn Khánh Ly: Trao đổi về cập nhật pháp luật trong giảng dạy một số chuyên đề bồi dưỡng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã 17 Đỗ Phương Hoa: Hà Nội đột phá trong cải cách thủ tục hành chính 20 Cao Thị Hà: Quan điểm của Đảng trong xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt xã ở Việt Nam hiện nay 24 Nguyễn Thị Hà: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội hiện nay 28 Trần Duy Hưng: Nghiên cứu thực tế tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội - huyện Mê Linh của lớp Bồi dưỡng ngạch Chuyên viên khóa 40, năm 2016 32 Đàm Bích Hiên: Trao đổi một số kinh nghiệm viết bài Đặc san của Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức - Bộ Nội vụ 34 Hà Thành Đê: Giới thiệu những nội dung cơ bản của Luật Trưng cầu ý dân năm 2015 36 HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH Đoàn Hiền: Tư tưởng Hồ Chí Minh về việc học ngoại ngữ 40 NHÌN RA THẾ GIỚI Trần Thị Minh Tâm - Vũ Thị Quyên: Đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế của Vương quốc Anh, Cộng hòa Pháp và một số gợi mở cho Việt Nam 44 Trần Thị Phượng: Giải pháp để Chính phủ hoạt động hiệu quả trong cuốn “Đổi mới hoạt động của Chính phủ” của David Osborne và Ted Gaebler 49 Trần Thị Hải Yến: Pháp luật về chế độ công vụ theo vị trí việc làm của Thái Lan 53 TIN HOẠT ĐộNG 56 VĂN HOÁ - VĂN NGHỆ 61 TIẾNG ANH DÀNH CHO NGƯỜI LÀM CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN Bộ, CÔNG CHỨC 63 TỔNG MỤC LỤC NĂM 2016 65 Mừng Đảng, mừng Xuân Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ngành Nội vụ đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính Trình bày: ành Trung Số 01 năm 2017

Transcript of NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC...

ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨCNGHIÊN CỨU

Thư chúc Tết 3

Mừng Đảng, mừng Xuân 4

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI♦ Đào Thị Thanh Thủy: Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ngành Nội vụ đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính

5

♦ Đào Xuân Thái: Giám sát của cử tri đối với hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân

10

♦ Trần Thị Thúy Hiền: Khảo sát đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của các cơ quan hành chính nhà nước tại tỉnh Nam Định

13

♦ Nguyễn Khánh Ly: Trao đổi về cập nhật pháp luật trong giảng dạy một số chuyên đề bồi dưỡng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã

17

♦ Đỗ Phương Hoa: Hà Nội đột phá trong cải cách thủ tục hành chính 20

♦ Cao Thị Hà: Quan điểm của Đảng trong xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt xã ở Việt Nam hiện nay

24

♦ Nguyễn Thị Hà: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội hiện nay

28

♦ Trần Duy Hưng: Nghiên cứu thực tế tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội - huyện Mê Linh của lớp Bồi dưỡng ngạch Chuyên viên khóa 40, năm 2016

32

♦ Đàm Bích Hiên: Trao đổi một số kinh nghiệm viết bài Đặc san của Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức - Bộ Nội vụ

34

♦ Hà Thành Đê: Giới thiệu những nội dung cơ bản của Luật Trưng cầu ý dân năm 2015

36

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

♦ Đoàn Hiền: Tư tưởng Hồ Chí Minh về việc học ngoại ngữ 40

NHÌN RA THẾ GIỚI♦ Trần Thị Minh Tâm - Vũ Thị Quyên: Đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế của Vương quốc Anh, Cộng hòa Pháp và một số gợi mở cho Việt Nam

44

♦ Trần Thị Phượng: Giải pháp để Chính phủ hoạt động hiệu quả trong cuốn “Đổi mới hoạt động của Chính phủ” của David Osborne và Ted Gaebler

49

♦ Trần Thị Hải Yến: Pháp luật về chế độ công vụ theo vị trí việc làm của Thái Lan

53

TIN HOẠT ĐộNG 56

VĂN HOÁ - VĂN NGHỆ 61

TIẾNG ANH DÀNH CHO NGƯỜI LÀM CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN Bộ, CÔNG CHỨC 63

TỔNG MỤC LỤC NĂM 2016 65

Mừng Đảng, mừng Xuân

Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ngành Nội vụ đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính

Trình bày: Thành Trung

Số 01 năm 2017

♦ Lunar new year greeting message 3♦ Editorial 4♦ Dao Thi Thanh Thuy: Training Home Affairs human resources to meet the requirements of administrative reform

5

♦ Dao Xuan Thai: Monitoring of voters to the operation of the Council of the People’s Deputies

10

♦ Tran Thi Thuy Hien: A survey to measure the satisfaction of the people and organizations to the services of state administrative agencies in Nam Dinh

13

♦ Nguyen Khanh Ly: Exchange experiences on updating legislation in teaching subjects on training the Council of the People’s Deputies at Communal level

17

♦ Do Phuong Hoa: Breakthroughs in Hanoi's administrative reform 20

♦ Cao Thi Ha: The views of the party in building key cadres at communal level in Vietnam

24

♦ Nguyen Thi Ha: The situation and solutions to improve the quality grant of certificates of land use rights and house and land-attached asset ownership in Ung Hoa district, Hanoi

28

♦ Tran Duy Hung: A fact-finding trip of official training course K40 at Branch Office of Hanoi land registration - Me Linh District

32

♦ Dam Bich Hien: Exchange experiences on writing special bullatin articles of Institute of Officials Training- Ministry of Home Affairs

34

♦ Ha Thanh De: An introduction content of the Law on Referendum in 2015 36

♦ Doan Hien: Ho Chi Minh points of view on learning foreign language 40

♦ Tran Thi Minh Tam- Vu Thi Quyen: Leadership training to meet the requirements of international integration in the UK, France and some suggestions for Vietnam

44

♦ Tran Thi Phuong: Government solutions to operate effectively in the book “Reiventing government” by David Osborne and Ted Gaebler

49

♦ Tran Thi Hai Yen: Legislation on the regime of job position services in Thailand 53

♦ Huynh Thi Kim Dung: Remember Uncle Ho's Rooster New Year poem 56

♦ Pham Duc Toan: Trends of Civil Service Reforms 61

♦ Vu Thanh Xuan- Nguyen Thi Thanh Van: Code of conduct (cont) 63

♦ Editorial board : General catalog 2016 65

Nhân dịp đón năm mới 2017 và mừng Xuân Đinh Dậu, thay mặt Ban cán sự đảng, lãnh đạo Bộ Nội vụ và nhân danh cá nhân, tôi thân ái gửi đến các đồng chí cán bộ lão thành, hưu trí, công chức, viên chức, người lao động ngành Nội vụ lời

chúc mừng năm mới tốt đẹp nhất.

Năm 2016, dưới sự quan tâm lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ; được sự giúp đỡ, phối hợp chặt chẽ của các cơ quan, đoàn thể Trung ương và cấp ủy, chính quyền địa phương; với sự nỗ lực phấn đấu của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Nội vụ đã cơ bản hoàn thành tốt công tác tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, chính quyền các cấp và thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước trong các lĩnh vực được giao, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Năm 2017 là năm thứ hai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII được dự báo còn nhiều khó khăn thách thức; nhiệm vụ đặt ra cho ngành Nội vụ hết sức nặng nề, đòi hỏi sự nỗ lực của toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong Bộ và ngành Nội vụ chủ động, sáng tạo vượt qua thách thức, khó khăn hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tin tưởng giao, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.

Nhân dịp đầu xuân năm mới, tôi kêu gọi toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Nội vụ giữ vững đoàn kết, nỗ lực phấn đấu không ngừng học tập và rèn luyện để xứng đáng sự mong đợi của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với ngành Nội vụ.

Một lần nữa, tôi gửi đến toàn thể các đồng chí và gia đình lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt.

Thö chuùc Teát gửi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành nội vụ

nhân dịp xuân đinh dậu 2017

lê vĩnh TânỦy viên ban chấp hành Trung ương đảng

bộ trưởng bộ nội vụ

CủA Bộ TRƯỞNG Bộ NộI VỤ

Một mùa xuân mới đang về trên khắp mọi miền của Tổ quốc. Cả dân tộc đang hân hoan chào đón mùa xuân mới. Năm 2016

đã qua với nhiều sự kiện trọng đại của đất nước, đó là Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng; Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 thành công tốt đẹp.

Nhìn lại năm 2016 và chặng đường xây dựng và phát triển (2008 - 2016), Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức - Bộ Nội vụ đã trải qua nhiều khó khăn, thử thách, nhưng được sự quan tâm của Lãnh đạo Bộ Nội vụ, sự phối hợp, ủng hộ, giúp đỡ của các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Nội vụ, của các bộ, ngành Trung ương, các địa phương, cơ quan, đơn vị; với ý chí và nghị lực vươn lên, sự đoàn kết, thống nhất trong tập thể, Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức đã hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được Bộ Nội vụ giao với những kết quả đáng trân trọng: triển khai xây dựng hoàn thiện các chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng; tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng; công tác nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế được mở rộng; nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, chất lượng đào tạo, bồi dưỡng; hoạt động của Đảng bộ, tổ chức Công đoàn, Đoàn Thanh niên ngày càng nền nếp, có chiều sâu, thiết thực và hiệu quả... Đó là những

đóng góp không nhỏ của nhà trường vào việc hoàn thành nhiệm vụ chung của Bộ, ngành Nội vụ.

Bước sang năm mới 2017, dự báo khó khăn, thách thức còn nhiều nhưng đội ngũ công chức, viên chức, giảng viên nhà trường đã chuẩn bị đủ đầy hành trang để bước vào năm mới với quyết tâm cao và niềm tin vào thắng lợi mới. Cùng với sự quan tâm, chăm lo của Đảng ủy, lãnh đạo Bộ Nội vụ; sự lãnh đạo, chỉ đạo tâm huyết, trách nhiệm của Đảng ủy và Ban Giám hiệu nhà trường; sự đoàn kết, đồng sức, đồng lòng của tập thể công chức, viên chức nhà trường, hy vọng một năm mới 2017, Trường Đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức - Bộ Nội vụ tiếp tục duy trì, phấn đấu, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, vươn lên hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

Với khí thế của năm mới, Ban Biên tập Đặc san “Nghiên cứu đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức” của Trường xin trân trọng kính chúc các nhà lãnh đạo, nhà quản lý, các nhà giáo, cán bộ, công chức, viên chức, giảng viên và người lao động nhà trường, quý độc giả và các cộng tác viên một mùa xuân an lành, hạnh phúc, năm mới thắng lợi mới !

ban biên tập

MỪng đẢng, MỪng xuân

4 nghiên cứu đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức

Chúc mừng năm mới 2017

1. Ý nghĩa của đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành nội vụ trong giai đoạn hiện nay

Đào tạo, bồi dưỡng (ĐTBD) nguồn nhân lực trong bộ máy nhà nước luôn là một vấn đề quan trọng được ưu tiên ở nhiều quốc gia nhằm nâng cao năng lực thực thi công vụ đảm bảo thực hiện hiệu quả chức năng, nhiệm vụ. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Cán bộ là gốc của mọi công việc. Công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. “Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng” [3]. Nhận thức được điều đó, trong thời gian qua Đảng và Nhà nước ta thường xuyên quan tâm đến công tác ĐTBD nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức. Theo đó, cần “Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tính chuyên nghiệp của bộ máy hành chính, của cán bộ, công chức, đặc biệt kỹ năng hành chính và đáp ứng công nghệ thông tin vào hoạt động cơ quan hành chính” [5]; “Có cơ chế, chính sách phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, trọng dụng những người có đức, có tài” [4].

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã xác định phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong ba khâu đột phá trong

chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011 - 2020 của đất nước. Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 19/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011 - 2020 khẳng định: “Mục tiêu tổng quát phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011 - 2020 là đưa nhân lực Việt Nam trở thành nền tảng và lợi thế quan trọng nhất để phát triển bền vững đất nước, hội nhập quốc tế và ổn định xã hội, nâng trình độ năng lực cạnh tranh của nhân lực nước ta lên mức tương đương các nước tiên tiến trong khu vực, trong đó một số mặt tiếp cận trình độ các nước phát triển trên thế giới”. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 được thông qua tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất tốt, tận tụy phục vụ nhân dân, có tính chuyên nghiệp cao” là một giải pháp quan trọng nhằm hoàn thiện bộ máy nhà nước, tạo bước chuyển mạnh về cải cách hành chính.

Sự phát triển kinh tế - xã hội đòi hỏi hoạt động quản lý nhà nước ngày càng phải không ngừng hoàn thiện, đủ khả năng điều hành mọi hoạt động của xã hội, đảm bảo cho nền kinh tế vận hành một cách có hiệu quả. Nhà nước với vai trò phục vụ xã hội, đáp ứng yêu cầu của mọi tổ chức, công dân đòi hỏi

NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI

TS. Đào Thị Thanh Thủy (*)

(*) Phó Trưởng khoa, Khoa Chính trị học Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam

ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH NỘI VỤ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

5nghiên cứu đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức

Chào xuân Đinh Dậu 2017

phải có đội ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp, có trình độ chuyên môn thành thạo và thái độ phục vụ tận tình. Trong đó, ngành Nội vụ có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tham mưu giúp Đảng và Nhà nước xây dựng, củng cố chính quyền, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước. Ngành Nội vụ bao gồm các ngành, lĩnh vực: tổ chức nhà nước (tổ chức bộ máy; công chức, viên chức; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; chính quyền địa phương; quản lý hội và tổ chức phi Chính phủ); tôn giáo; thi đua - khen thưởng; văn thư và lưu trữ nhà nước. Để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình đòi hỏi đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành Nội vụ phải có đủ năng lực, trình độ và phẩm chất đạo đức, không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng để đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành Nội vụ và phục vụ sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước.

ĐTBD là một quá trình có kế hoạch làm biến đổi thái độ, kiến thức hoặc kỹ năng thông qua việc học tập rèn luyện để làm việc có hiệu quả trong một hoạt động hay trong một loạt các hoạt động nào đó. Mục đích của nó, xét theo tình hình công tác ở tổ chức, là phát triển nâng cao năng lực cá nhân và đáp ứng nhu cầu nhân lực hiện tại và tương lai của cơ quan [6]. ĐTBD cũng được xác định như là một quá trình cung cấp và tạo dựng khả năng làm việc cho người học và bố trí, đưa họ vào các chương trình, khoá học, môn học, hệ thống hoặc nói cách khác là huấn luyện và giáo dục được chuẩn bị, có kế hoạch, có sự kết hợp trong các lĩnh vực nhằm nâng cao kết quả thực hiện công việc của cá nhân, tổ chức và giúp họ hoàn thành nhiệm vụ và mục tiêu công tác. Như vậy, ĐTBD là việc xây dựng và tổ chức các cơ hội học tập, nhằm giúp tổ chức đạt được mục tiêu của mình bằng việc tăng cường năng lực, làm gia tăng giá trị của nguồn lực cơ bản quan trọng nhất là con người, là cán bộ, công chức làm việc trong tổ chức. ĐTBD tác động đến con người trong tổ chức, làm cho họ có thể làm việc tốt hơn, cho phép họ sử dụng tốt hơn các khả năng, tiềm năng vốn có của họ, phát huy hết năng lực làm việc của họ.

2. Một số kết quả đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ngành nội vụ thời gian qua

Thực hiện Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 12/8/2011 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1374/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2011 - 2015. Các bộ, ngành và địa phương đã đẩy mạnh hoạt động xây dựng chương trình, tài liệu và tổ chức các khóa bồi dưỡng bắt buộc tối thiểu hàng năm đối với cán bộ, công chức. Nội dung bồi dưỡng tập trung vào việc bổ sung, cập nhật kiến thức, kỹ năng phương pháp làm việc theo vị trí việc làm cho cán bộ, công chức. Có thể nói nội dung, chương trình ĐTBD dần được hoàn thiện, thống nhất, bám sát nhu cầu thực tiễn của hoạt động công vụ. Mặc dù vậy, đánh giá hiệu quả ĐTBD cán bộ, công chức, viên chức là việc làm rất khó bởi kết quả ĐTBD cán bộ, công chức, viên chức thường chưa thể hiện hiệu quả rõ rệt ngay sau khi được ĐTBD. Việc tiếp nhận các kiến thức, kỹ năng và áp dụng, nâng cao chất lượng hoạt động công vụ của cán bộ, công chức, viên chức đòi hỏi thời gian dài.

Về cơ sở ĐTBD, trong thời gian qua, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã quan tâm xây dựng các cơ sở ĐTBD đáp ứng yêu cầu của công tác ĐTBD cán bộ, công chức trong giai đoạn mới. Đến nay, cả nước đã có một hệ thống cơ sở tổ chức ĐTBD đồng bộ, thống nhất từ trung ương đến địa phương. Do vậy, các cơ sở ĐTBD từng bước xây dựng được đội ngũ giảng viên có chất lượng, bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ giảng dạy, ĐTBD cán bộ, công chức, viên chức. Ở trung ương có Học viện Hành chính Quốc gia và gần 40 học viện, trường, trung tâm ĐTBD cán bộ, công chức, viên chức của các bộ, ngành. Ở địa phương: có 63 trường chính trị tỉnh, thành phố và gần 700 Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện với đội ngũ gần 3000 giảng viên cơ hữu và giảng viên kiêm nhiệm [1]. Thực tế, đội ngũ giảng viên cơ hữu có trình độ chuyên sâu, có kinh nghiệm thực tiễn và phương pháp giảng dạy phù hợp còn thiếu. Các giảng viên thỉnh giảng có

6 nghiên cứu đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức

Chúc mừng năm mới 2017

trình độ chuyên môn, kiến thức, kinh nghiệm thực tế tốt nhưng việc sắp xếp thời gian giảng dạy khó, một bộ phận bị hạn chế về phương pháp sư phạm. Mức chi thù lao cho giảng viên có học hàm, học vị cao, có uy tín và kinh nghiệm theo quy định của Bộ Tài chính không còn phù hợp với thực tế nên không thu hút được đội ngũ chuyên gia giỏi.

Về nội dung, hình thức ĐTBD, triển khai Quyết định số 1374/QĐ-TTg, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành và địa phương chú trọng ĐTBD đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo những nội dung sau:

- ĐTBD ở trong nước bao gồm: lý luận chính trị; kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước; kiến thức hội nhập; tin học, ngoại ngữ chuyên ngành; tiếng dân tộc cho cán bộ, công chức công tác tại các vùng có dân tộc thiểu số sinh sống; đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học, sau đại học cho cán bộ, công chức; bồi dưỡng trang bị kiến thức, kỹ năng hoạt động cho đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp theo chương trình quy định.

- Bồi dưỡng ở nước ngoài: quản lý, điều hành các chương trình kinh tế - xã hội; quản lý hành chính công; quản lý nhà nước chuyên ngành, lĩnh vực; xây dựng tổ chức và phát triển nguồn nhân lực; chính sách công, dịch vụ công; kiến thức hội nhập quốc tế.

Tuy nhiên, thực tế nội dung ĐTBD vẫn mang nặng tính định hướng, tính tổng quan chung cho tất cả các ngành, các cấp. Việc ĐTBD kỹ năng chuyên môn, khả năng thực thi những nhiệm vụ theo vị trí trong hệ thống công vụ chưa thực sự đáp ứng nhu cầu công việc thực tế. Phương pháp ĐTBD cũng vì thế vẫn theo chiều hướng thuyết trình, “hàn lâm”. “Một trong những hạn chế cơ bản là tính quy hoạch trong ĐTBD chưa cao. Nhiều bộ, ngành, địa phương cử cán bộ, công chức đi ĐTBD chưa gắn với quy hoạch sử dụng, làm giảm hiệu quả của công tác ĐTBD” [7]. Việc đánh giá kết quả công tác của những người được cử đi ĐTBD chưa được quan tâm đúng mức. Việc kiểm tra, đánh giá chất lượng,

hiệu quả các khóa ĐTBD chưa được tiến hành thường xuyên, sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị chưa đồng bộ, thiếu chặt chẽ.

Về chương trình ĐTBD, thực hiện theo quy định tại Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 12/8/2011, các loại chương trình, tài liệu ĐTBD công chức, bao gồm: chương trình, tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn các ngạch cán sự, chuyên viên, chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp (tối đa 08 tuần); chương trình, tài liệu ĐTBD theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý bao gồm lãnh đạo cấp phòng, cấp huyện, cấp sở, cấp vụ và Thứ trưởng (tối đa 04 tuần); chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành (tối đa 02 tuần). Tuy nhiên, chương trình đào tạo còn nhiều trùng lắp, đặc biệt là chương trình đào tạo về Quản lý nhà nước và lý luận chính trị, giáo trình phần lớn được biên soạn chung, do đó không phù hợp với tình hình cụ thể của từng địa phương. Mục đích “học để làm việc”, nghĩa là học để vận dụng, thực hành thành thạo kỹ năng, nghiệp vụ hành chính, giỏi về thực hành quản lý vẫn chưa được cả cơ quan quản lý, cơ quan có chức năng ĐTBD và đa số học viên thật sự coi trọng. Việc ĐTBD theo vị trí việc làm gặp nhiều khó khăn. Các cơ quan, tổ chức hiện nay mới bắt đầu thực hiện xác định vị trí việc làm ở giai đoạn tiếp cận các nội dung mô tả công việc, xây dựng tiêu chuẩn vị trí việc làm. Điều này kéo theo hệ quả là chưa xác định rõ được nhu cầu ĐTBD theo vị trí việc làm, gây khó khăn cho công tác xây dựng, lập kế hoạch, quy hoạch tổng thể, dài hạn, hàng năm cho công tác ĐTBD; chưa tạo ra được một cuộc cải cách thực sự đối với nội dung và phương pháp ĐTBD.

3. Một số vấn đề đặt ra trong đào tạo, bồi dưỡng nhằm đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực ngành nội vụ

3.1. Đào tạo, bồi dưỡng phải gắn với yêu cầu quản lý chiến lược nguồn nhân lực cả trong dài hạn và ngắn hạn nhằm mục tiêu phát triển năng lực công chức ngành Nội vụ

7nghiên cứu đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức

Chào xuân Đinh Dậu 2017

Chiến lược của tổ chức có thể được hiểu một cách đơn giản là “kịch bản” hướng tới tương lai với mức độ chủ động cao nhằm giảm thiểu rủi ro trong quá trình thực hiện mục tiêu của tổ chức. Hầu hết các tổ chức có cơ cấu ổn định với chức năng, nhiệm vụ ít thay đổi đều có thể tồn tại tốt trong một môi trường ít biến động nên quản lý nhân sự truyền thống vẫn phát huy tốt. Tuy nhiên, trong một môi trường với mức độ năng động và tính phức tạp cao, khi các tổ chức không còn là những hệ thống “đóng” nữa thì những bất cập của quản lý nhân sự truyền thống mới bộc lộ rõ. Vì vậy, chiến lược phát triển của tổ chức không thể thực hiện nếu thiếu chiến lược phát triển nguồn nhân lực bao gồm tổng thể các hoạt động phân tích, dự báo và hoạch định việc thu hút, tuyển dụng, ĐTBD, phát triển nguồn nhân lực; đảm bảo chế độ, chính sách; khích lệ tính tích cực công tác, gắn kết mục tiêu hoàn thành nhiệm vụ chung với việc đáp ứng các nguyện vọng cá nhân; thúc đẩy học tập nâng cao năng lực, nỗ lực làm việc để đạt hiệu quả, năng suất cao nhất.

Trong đó, cần ban hành Chiến lược ĐTBD cán bộ, công chức, viên chức dài hạn để tạo ra hành lang pháp lý và là cơ sở để tổ chức ĐTBD. Đây là căn cứ để xây dựng các chiến lược ĐTBD phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, đơn vị. Tiếp tục xây dựng và ban hành hệ thống thể chế về công tác ĐTBD cán bộ, công chức, viên chức, đặc biệt là ban hành các cơ chế, chính sách nhằm đào tạo nâng cao, chuyên sâu đội ngũ giảng viên ở các cơ sở đào tạo. Tăng cường chỉ đạo thống nhất công tác ĐTBD công chức từ trung ương đến địa phương, đồng thời thực hiện phân công, phân cấp rõ ràng, rành mạch hợp lý về thẩm quyền, trách nhiệm giữa các cấp, các trường đối với công tác ĐTBD công chức; bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp, giữa cơ quan chủ trì với cơ quan phối hợp. Mặt khác cần gắn kết chính sách ĐTBD với các nội dung khác trong công tác bồi dưỡng với các nội dung khác trong công tác cán bộ như quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm, tăng lương... tạo thành một chỉnh thể thống nhất, đồng bộ.

3.2. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng phải tập trung nâng cao kiến thức chuyên sâu, rèn tập thành thạo các kỹ năng đặc thù của ngành Nội vụ

Tổ chức hành chính công vụ ở nước ta còn nhiều bất cập, nhiệm vụ quản lý còn chồng chéo dẫn đến khó xác định nhiệm vụ cụ thể cho một vị trí công việc. Điều đó đồng nghĩa với việc một chức danh nhưng lại đảm nhận nhiều vị trí công việc khác nhau và ngược lại. Các yêu cầu cụ thể về kiến thức, kỹ năng tương ứng với các nhiệm vụ phải ĐTBD đối với cán bộ, công chức theo đó cũng không được làm rõ. Trong khi các yêu cầu này chính là căn cứ quan trọng để thiết kế nội dung ĐTBD phù hợp với nhu cầu thực tế. Bên cạnh đó, việc các cơ quan, đơn vị phải tiếp nhận cán bộ, công chức có trình độ, chuyên ngành đào tạo không phù hợp với nhiệm vụ chuyên môn của vị trí công tác mới do việc thuyên chuyển, luân chuyển cán bộ, công chức càng làm cho vấn đề ĐTBD phức tạp, tốn kém. Bởi vậy, việc huy động và thu hút sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành có trình độ cao, kỹ năng thực tiễn phong phú và chuyên sâu là hết sức cần thiết. Đồng thời, đảm bảo trang bị phương pháp sư phạm cho đội ngũ này để họ có thể truyền tải được các kinh nghiệm thực tiễn một cách hiệu quả nhất. Mặt khác, cần tăng cường các hoạt động đưa học viên đi thực tế, thực tập cụ thể tại cơ sở để quan sát, tiếp cận và trang bị các nội dung liên quan đến chương trình ĐTBD; để học viên thực sự cọ xát và tự nhận biết, đánh giá, trải nghiệm các vấn đề chuyên môn thuộc kỹ năng và các yêu cầu đặt ra thuộc lĩnh vực ngành đòi hỏi phải đáp ứng trong thực tiễn cơ quan, đơn vị hoặc địa phương.

3.3. Chương trình đào tạo, bồi dưỡng phải gắn kết và thực sự phù hợp với mục tiêu, đối tượng, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng

Chương trình đào tạo là một yếu tố quan trọng của quy trình ĐTBD, không có chương trình tốt, ĐTBD sẽ không mang lại hiệu quả cao. Chương trình ĐTBD cần phải dựa trên thực tế công việc của cán bộ lãnh đạo và quy trình ĐTBD cần phải bắt đầu từ các bản mô tả công việc của cán bộ lãnh đạo.

8 nghiên cứu đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức

Chúc mừng năm mới 2017

Bản mô tả công việc này giúp giảng viên xác định các kiến thức (Knowledge), kỹ năng (Skills) và thái độ (Attitude) cần thiết để thực hiện công việc. Xác định nhu cầu ĐTBD là bước cơ bản, quan trọng để xác định xem cán bộ lãnh đạo cần ĐTBD cái gì, loại năng lực nào cần và loại nào không cần ĐTBD. Trên cơ sở xác định mức độ KSA của học viên hiện có để xác định khoảng thiếu hụt về năng lực là nhu cầu cần thiết để ĐTBD nhằm thu hẹp khoảng cách thiếu hụt năng lực này. Chỉ khi tìm ra được khoảng thiếu hụt năng lực, các giảng viên mới thiết kế được chương trình ĐTBD phù hợp.

Đây là phương thức nhằm gắn nội dung ĐTBD với nhu cầu thật của cơ quan quản lý và sử dụng công chức cũng như nhu cầu của chính bản thân công chức để đạt được giá trị cốt lõi trong ĐTBD là phát triển năng lực đội ngũ một cách thực chất. Nếu như mục tiêu của hình thức ĐTBD theo tiêu chuẩn ngạch ít thay đổi và tự triệt tiêu sau khi được đáp ứng, thì mục tiêu của bồi dưỡng theo nhu cầu công việc có tính phát triển và đáp ứng nhu cầu phát triển. Công việc luôn biến đổi, phát triển, nhu cầu bồi dưỡng (huấn luyện) cũng biến đổi theo sự phát triển của công vụ và yêu cầu năng lực của người công chức. Trong đó, để triển khai ĐTBD theo nhu cầu cần đặc biệt lưu ý đến việc phân loại học viên theo lĩnh vực công tác và thiết kế nội dung chương trình phải căn cứ vào yêu cầu của lĩnh vực chuyên môn mà người công chức đang làm. Về cơ bản, nội dung chương trình phải trả lời được 3 câu hỏi: ở vị trí công việc đó người công chức phải làm những việc gì? làm việc đó như thế nào? cần có quan hệ phối hợp như thế nào để đạt chất lượng và hiệu quả công việc cao nhất? Đồng thời, phải đề cao vai trò, trách nhiệm của cơ quan và thủ trưởng cơ quan sử dụng công chức và bản thân người công chức trong bồi dưỡng theo nhu cầu công việc. Vai trò, trách nhiệm của họ thể hiện trên hai góc độ: xác định chính xác nhu cầu cần được bồi dưỡng và tham gia đánh giá hiệu quả các khoá học. Thực tế cho thấy, chỉ có chính học viên và thủ trưởng trực tiếp của cơ quan sử dụng công chức mới biết được người công

chức đang yếu về mặt gì và cần được trang bị thêm những kiến thức và kỹ năng nào. Bên cạnh đó, việc tham gia đánh giá năng lực công chức sau khi đã được bồi dưỡng sẽ góp phần giúp đơn vị tổ chức lớp học không ngừng hoàn thiện chương trình, nâng cao chất lượng giảng dạy; qua đó buộc cơ sở ĐTBD có trách nhiệm hơn đối với chất lượng “sản phẩm đầu ra” của mình

-----------------------------------------

Tài liỆu ThaM KhẢo

1. Bộ Nội vụ (2011), Quy hoạch phát triển nhân lực của ngành Nội vụ giai đoạn 2011 - 2020.

2. Bộ Nội vụ (2013), Báo cáo số 348/BC-CP ngày 16/9/2013 của Bộ Nội vụ về việc thực hiện chính sách, pháp luật trong công tác tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm đối với đội ngũ công chức, viên chức (từ ngày 01/01/2010 đến ngày 31/12/2012).

3. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Nghị quyết Ban chấp hành Trung ương lần thứ 3 khóa VIII.

4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng.

5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý bộ máy nhà nước.

6. Định nghĩa của Ủy ban Nhân lực của Anh.

7. Thủ tướng Chính phủ (2006), Báo cáo tổng kết Quyết định số 40/2006/QĐ-TTg ngày 15/02/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2006 - 2010.

9nghiên cứu đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức

Chào xuân Đinh Dậu 2017

Pháp luật quy định có nhiều chủ thể giám sát hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân như Hội đồng nhân dân, các tổ chức chính

trị - xã hội đặc biệt là Mặt trận tổ quốc Việt Nam, nhưng chủ thể đầu tiên và quan trọng nhất phải là cử tri, người ủy quyền cho đại biểu thực hiện quyền làm chủ của Nhân dân trong cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. Khoản 1, Điều 115, Hiến pháp năm 2013 quy định: “Đại biểu Hội đồng nhân dân là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân địa phương; liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thực hiện chế độ tiếp xúc, báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và

của Hội đồng nhân dân, trả lời những yêu cầu, kiến nghị của cử tri; xem xét, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo. Đại biểu Hội đồng nhân dân có nhiệm vụ vận động Nhân dân thực hiện Hiến pháp và pháp luật, chính sách của Nhà nước, nghị quyết của Hội đồng nhân dân, động viên Nhân dân tham gia quản lý nhà nước”. Như vậy, chủ thể giám sát hoạt động của

đại biểu Hội đồng nhân dân trước hết phải là cử tri. Nâng cao hiệu quả giám sát của cử tri chính là một biện pháp quan trọng để nâng cao trách nhiệm và hiệu quả hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân.

Mối quan hệ giữa đại biểu và cử tri có bản chất là mối quan hệ giữa người được trao quyền và người ủy quyền. Người được trao quyền phải thực hiện những công việc mà người ủy quyền giao cho, báo cáo lại kết quả thực hiện công việc, còn người ủy quyền phải theo dõi, đánh giá việc thực hiện công việc của người được trao quyền. Như vậy, hiệu quả hoạt động của người được trao quyền phụ thuộc rất

ThS. nCS. Đào Xuân Thái (*)

(*) Phó Trưởng khoa, Khoa Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ ngành

GIÁm SÁT CỦA CỬ TRI ĐốI VỚI HOẠT ĐỘnG CỦA ĐẠI BIỂU HộI ĐỒNG NHÂN DÂN

10 nghiên cứu đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức

Chúc mừng năm mới 2017

lớn vào những công việc kèm theo yêu cầu đối với từng công việc mà người ủy quyền giao, phụ thuộc vào sự theo dõi, đánh giá của người ủy quyền. Nếu người được trao quyền thực hiện không tốt công việc được giao thì người ủy quyền có thể chấm dứt việc trao quyền. Từ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003 đến Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 đều quy định cử tri có thể trực tiếp bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân. Cụ thể, Điều 46, Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003 quy định: “Đại biểu Hội đồng nhân dân nào không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân thì tuỳ mức độ phạm sai lầm mà bị Hội đồng nhân dân hoặc cử tri bãi nhiệm. Thường trực Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quyết định việc đưa ra Hội đồng nhân dân hoặc cử tri bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân theo đề nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp”; Điều 102, Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định: “Đại biểu Hội đồng nhân dân không đáp ứng đủ các tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân, không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của Nhân dân thì bị Hội đồng nhân dân hoặc cử tri bãi nhiệm. Thường trực Hội đồng nhân dân quyết định việc đưa ra Hội đồng nhân dân bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân hoặc theo đề nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp đưa ra để cử tri bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân”.

Vậy, cử tri giám sát hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân bằng cách nào? Hiện nay, pháp luật quy định chế độ tiếp xúc cử tri của Hội đồng nhân dân. Qua việc tiếp xúc cử tri của đại biểu, cử tri nắm bắt được những kết quả hoạt động của đại biểu, chất vấn đại biểu nếu thấy đại biểu làm chưa tốt, hoặc chưa hết trách nhiệm đối với ý kiến, nguyện vọng của cử tri. Điều 94, Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định: “Đại biểu Hội đồng nhân dân phải liên hệ chặt chẽ với cử tri ở đơn vị bầu cử bầu ra mình, chịu sự giám sát của cử tri, có trách nhiệm thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị của cử tri; bảo vệ quyền và

lợi ích hợp pháp của cử tri; thực hiện chế độ tiếp xúc cử tri và ít nhất mỗi năm một lần báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của Hội đồng nhân dân nơi mình là đại biểu, trả lời những yêu cầu và kiến nghị của cử tri. Sau mỗi kỳ họp Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm báo cáo với cử tri về kết quả của kỳ họp, phổ biến và giải thích các nghị quyết của Hội đồng nhân dân, vận động và cùng với Nhân dân thực hiện các nghị quyết đó”. Bên cạnh việc giám sát hoạt động của đại biểu qua các lần tiếp xúc cử tri, cử tri còn giám sát hoạt động của đại biểu qua việc quan sát đại biểu làm việc, qua dư luận, qua các phương tiện truyền thông và đặc biệt qua các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội mà cử tri là thành viên.

Thực tế cho thấy, việc giám sát hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân của cử tri chưa còn có nơi, có lúc chưa đạt được hiệu quả cao. Hoạt động tiếp xúc cử tri có nơi còn hình thức, cử tri tham gia còn có hiện tượng chủ yếu là “đại cử tri”, “cử tri chuyên nghiệp” (thường là những cử tri được chỉ định sẵn), một số cử tri thậm chí còn không biết có hoạt động tiếp xúc cử tri ở địa phương mình, do đó, cả nhiệm kỳ chưa từng tiếp xúc với đại biểu mà chính mình bỏ phiếu bầu ra. Nhiều cử tri chưa được tuyên truyền, phổ biến về trách nhiệm và quyền hạn của mình nên chưa giám sát có hiệu quả hoạt động của đại biểu. Có những cử tri được mời đến hội nghị tiếp xúc cử tri nhưng không muốn đi bởi đã từng đề đạt ý kiến, nguyện vọng nhưng đại biểu chỉ hứa chứ chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa đến nơi đến chốn khiến cử tri mất niềm tin vào đại biểu. Chính những nguyên nhân như vậy dẫn đến hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân thiếu đi sự đánh giá khách quan, nghiêm túc từ phía cử tri và hậu quả là còn có một số hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân chưa hiệu quả, chưa xứng với sự kỳ vọng và mong mỏi của cử tri.

Vậy, làm thế nào để nâng cao chất lượng giám sát của cử tri đối với hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân? Từ thực tế hiện nay, có thể thấy, để nâng cao hiệu quả giám sát của cử tri đối với hoạt

11nghiên cứu đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức

Chào xuân Đinh Dậu 2017

động của đại biểu, cần tiến hành đồng bộ các biện pháp sau đây:

Thứ nhất, phải làm cho đông đảo cử tri nhận thức được quyền hạn và trách nhiệm của mình trong việc giám sát hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân. Cử tri chỉ có thể thực hiện được việc giám sát khi họ nắm vững được các vấn đề: họ có quyền gì đối với đại biểu do họ bầu ra, họ phải làm như thế nào để yêu cầu đại biểu thực hiện tốt ý kiến, nguyện vọng của họ. Việc tuyên truyền quyền hạn và trách nhiệm của cử tri trên các phương tiện phát thanh ở địa phương như hiện nay là chưa đủ mà phải kết hợp cùng với các hình thức như phát tài liệu, trở thành một nội dung trong buổi sinh hoạt cộng đồng (họp thôn, xóm, tổ dân phố,…).

Thứ hai, các buổi tiếp xúc cử tri của đại biểu phải trở thành sinh hoạt chính trị quan trọng tại địa phương. Đổi mới khâu tổ chức, từ việc lên kế hoạch nội dung buổi tiếp xúc, làm sao để phần trình bày của đại biểu ngắn gọn, xúc tích, còn phần lớn thời gian dành cho cử tri kiến nghị hoặc chất vấn đến việc thông báo rộng rãi kế hoạch, nội dung của buổi tiếp xúc đến mọi cử tri; tuyên truyền, vận động cử tri phát huy tinh thần làm chủ, tham gia tích cực và hiệu quả buổi tiếp xúc cử tri.

Thứ ba, xây dựng quy chế công khai việc giải quyết kiến nghị của cử tri. Sau mỗi cuộc tiếp xúc cử tri, cần công khai rộng rãi các kiến nghị của cử tri; kiến nghị nào đã được gửi đến các cơ quan có thẩm quyền để giải quyết, kiến nghị nào không được chấp nhận giải quyết và lý do từ chối; kết quả giải quyết các kiến nghị như thế nào. Các vấn đề này phải được thông báo cho cử tri trước khi thực hiện cuộc tiếp xúc cử tri lần tiếp theo để cử tri có thông tin phản hồi lại đại biểu.

Thứ tư, xây dựng quy chế lấy ý kiến tín nhiệm của cử tri đối với đại biểu Hội đồng nhân dân. Hiện nay đã có quy định về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu; vậy cũng nên chăng lấy tín nhiệm đối với đại biểu do cử tri bầu?

Thứ năm, Ủy ban thường vụ Quốc hội cần nhanh chóng hoàn thiện và ban hành Nghị quyết về việc cử tri bãi nhiệm đại biểu để có quy trình, thủ tục cụ thể giúp cử tri thực hiện quyền và trách nhiệm của mình.

Các bản Hiến pháp của nước ta từ xưa đến nay đều quy định quyền lực của nhà nước thuộc về Nhân dân. Nhân dân có quyền làm chủ nhưng thực hiện quyền làm chủ ấy như thế nào để thực sự trở thành người làm chủ là vấn đề được Đảng, Nhà nước và cả xã hội quan tâm. Nâng cao hiệu quả giám sát của cử tri đối với hoạt động của đại biểu do cử tri bầu chính là một cách để Nhân dân thực hiện tốt quyền làm chủ của mình

---------------------------------------------

Tài liỆu ThaM KhẢo

1. Quốc Hội (2013), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Quốc Hội (2003), Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.

3. Quốc Hội (2015), Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

4. Quốc Hội (2015), Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.

5. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2005), Nghị quyết số 753/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 02 tháng 4 năm 2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân.

12 nghiên cứu đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức

Chúc mừng năm mới 2017

Nam Định là tỉnh duyên hải ở phía Nam đồng bằng Bắc Bộ. Phía Đông Nam là biển Đông, phía Đông giáp tỉnh Thái Bình,

phía Tây giáp tỉnh Ninh Bình, phía Bắc giáp tỉnh Hà Nam, có diện tích 1652,29 km2, dân số 1,934 triệu người (năm 2014), có 10 đơn vị hành chính, bao gồm thành phố Nam Định và 9 huyện, tính từ Bắc xuống Nam là Mỹ Lộc, Vụ Bản, Ý Yên, Nam Trực, Trực Ninh, Xuân Trường, Giao Thuỷ, Hải Hậu, Nghĩa Hưng với 229 xã, phường, thị trấn. Trong những năm vừa qua, công tác cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh, xúc tiến và thu hút

đầu tư trên địa bàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực, tạo nguồn vốn quan trọng bổ sung cho đầu tư phát triển, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động. Giai đoạn 2011 - 2015 công tác thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và đầu tư trực tiếp trong nước đã thu hút được 188 dự án với tổng số vốn đăng ký đạt trên 15.777 tỷ đồng và trên 451 triệu USD, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) liên

tục được cải thiện. Trong giai đoạn 2016 - 2020, trước yêu cầu nhiệm vụ tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế của tỉnh, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 05 ngày 09 tháng 6 năm 2016 về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh, xúc tiến và thu hút đầu tư giai đoạn 2016 - 2020 với mục tiêu đơn giản hóa thủ tục hành chính (TTHC), rút ngắn thời gian thực hiện, đồng thời thực hiện công khai, minh bạch thông tin tạo thuận lợi tối đa cho nhà đầu tư, doanh nghiệp và nhân dân. Phấn đấu đưa chỉ số cải cách hành chính (Par index) sớm nằm

KHẢO SÁT ĐO LƯỜnG SỰ HÀI LÒnG CỦA nGƯỜI DÂn, TỔ CHỨC ĐốI VỚI SỰ PHỤC VỤ CỦA CÁC CƠ QUAn

HÀnH CHÍnH nHÀ nƯỚC TẠI TỈnH nAm ĐỊnH

ThS. Trần Thị Thúy hiền (*)

(*) Phó Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Nam Định

13nghiên cứu đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức

Chào xuân Đinh Dậu 2017

trong nhóm 20 tỉnh, thành phố đứng đầu toàn quốc. Để đạt được mục tiêu này, việc khảo sát đo lường sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp đối với việc cung ứng các dịch vụ công được coi là giải pháp hữu hiệu và nhiệm vụ mang tính định kỳ được Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh đặt ra sau khi thực hiện thí điểm năm 2014.

1. Một vài nét về quy trình triển khai, phương thức khảo sát xác định chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của các cơ quan hành chính nhà nước tại tỉnh nam định

Theo Quyết định số 1383/QĐ-BNV ngày 28/12/2012 của Bộ Nội vụ phê duyệt Đề án xây dựng phương pháp đo sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước và Kế hoạch số 39/KH-UBND ngày 28/5/2014 của UBND tỉnh Nam Định thì việc khảo sát đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với các dịch vụ công được tiến hành theo quy trình và phương thức như sau:

- Chọn dịch vụ điều tra: các dịch vụ hành chính công được chọn để điều tra thí điểm là 06 dịch vụ hành chính công cơ bản mà Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân (HĐND) và UBND tỉnh đang quan tâm, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện, cụ thể ở cấp huyện 03 dịch vụ: cấp chứng minh thư nhân dân, đăng ký quyền sử dụng đất, cấp giấy phép xây dựng nhà ở và ở cấp xã 03 dịch vụ: chứng thực, cấp giấy đăng ký kết hôn và cấp giấy khai sinh.

- Xác định đối tượng, thời gian và thời điểm điều tra: đối tượng điều tra xã hội học là người dân, tổ chức đã thực hiện TTHC của 06 dịch vụ hành chính công. Thời gian thực hiện 06 dịch vụ hành chính công để điều tra là từ 01/01/2013 đến 31/12/2013. Thời điểm tổ chức điều tra là tháng 10/2014.

- Thu thập số liệu: Sở Nội vụ đề nghị các đơn vị được chọn để điều tra báo cáo thống kê số lượng người dân, tổ chức đã thực hiện 06 dịch vụ nêu trên trong thời gian điều tra để làm cơ sở cho việc xây dựng bộ mẫu phiếu và xác định mẫu điều tra.

- Xây dựng mẫu phiếu điều tra: trên cơ sở số liệu thống kê số lượng người dân, tổ chức đã thực hiện 6 dịch vụ công trong thời gian điều tra, Sở Nội vụ xây dựng bộ mẫu phiếu điều tra, hướng dẫn trả lời phiếu điều tra. Bộ phiếu hỏi gồm 07 phiếu có mã số phiếu từ 01, 02, 03, 04CQ, 04ND, 05, 06 theo thứ tự là dịch vụ: cấp chứng minh thư nhân dân, cấp đăng ký quyền sử dụng đất và cấp giấy phép xây dựng nhà ở; chứng thực (đối với cơ quan, đối với người dân), cấp giấy đăng ký kết hôn và cấp giấy khai sinh.

- Chọn mẫu điều tra: chọn 20 - 30% số đơn vị trong tổng số mỗi nhóm và mỗi nhóm chọn mặc định một đơn vị là trung tâm hành chính số còn lại chọn theo phân loại đơn vị hành chính quy định tại Nghị định số 15/2007/NĐ-CP và Nghị định số 159/2005/NĐ-CP của Chính phủ về phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. Phương pháp lựa chọn mẫu điều tra là chọn mẫu ngẫu nhiên, đúng người trực tiếp đi làm TTHC theo danh sách thống kê người dân, tổ chức đã thực hiện các dịch vụ trong thời gian thực hiện điều tra.

+ Công thức tính và sai số: quy mô mẫu điều tra được xác định bằng tổng số giao dịch của từng dịch vụ hành chính công đã lựa chọn năm 2013 của từng đơn vị được chọn mẫu điều tra và được tính theo công thức: n = N / (1 + N (e)2 .

Trong đó: n là là số lượng người dân, tổ chức chọn mẫu để điều tra; N là tổng số giao dịch đã thực hiện của dịch vụ hành chính và e là sai số cho phép.

+ Chọn đơn vị hành chính ở cấp huyện: tỉnh Nam Định có 10 huyện, thành phố, số mẫu chọn để điều tra tối thiểu là 02 đơn vị, chọn mặc định là thành phố Nam Định là trung tâm hành chính của tỉnh và huyện Nam Trực là huyện đại diện cho các huyện còn lại.

+ Chọn đơn vị hành chính ở cấp xã: tổng số phường, xã, thị trấn của 02 đơn vị được chọn mẫu điều tra năm 2014 của thành phố Nam Định và huyện Nam Trực là 20 phường, 01 thị trấn và 24 xã, như vậy số mẫu chọn để điều tra là 9 mẫu gồm: 04 phường, 01 thị trấn và 04 xã.

14 nghiên cứu đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức

Chúc mừng năm mới 2017

- Lựa chọn điều tra viên: chọn Điều tra viên là công chức của Phòng Nội vụ thành phố Nam Định, huyện Nam Trực và công chức của các xã, phường, thị trấn được chọn mẫu điều tra để thuận lợi nhất cho việc tiếp cận và xác định địa chỉ nhà dân khi đi điều tra.

- Tập huấn nghiệp vụ cho điều tra viên về tác nghiệp, hướng dẫn trả lời, tình huống cần xử lý, phát phiếu, thù lao cho người dân và lập danh sách, ký xác nhận danh sách điều tra.

- Tổ chức điều tra: thực hiện việc điều tra xã hội học theo phương thức Điều tra viên gặp trực tiếp để phát phiếu điều tra và hướng dẫn trả lời phiếu cho người dân tại nhà, tại cơ quan, phát tiền thù lao cho người trả lời phiếu, ký xác nhận vào danh sách, kiểm tra và thu phiếu về sau khi người dân, đại diện tổ chức trả lời xong, tổng hợp phiếu và danh sách nộp về Sở Nội vụ.

- Kiểm tra, phúc tra: trong quá trình điều tra, Sở Nội vụ kiểm tra đột xuất tại một số đơn vị và phúc tra đối với một số người dân được phỏng vấn.

- Tổng hợp và dự thảo báo cáo kết quả điều tra: giao nhận phiếu được thực hiện chi tiết theo từng phiếu điều tra, danh sách ký xác nhận của đối tượng. Công tác tổng hợp phiếu điều tra được thực hiện nghiêm túc, chính xác. Dự thảo báo cáo kết quả điều tra, phân tích số liệu đảm bảo tính khách quan, chính xác, trung thực theo các mức độ đối với việc cung cấp dịch vụ công của cơ quan hành chính nhà nước; phân tích nguyên nhân hạn chế từ phía người dân, từ phía cơ quan hành chính nhà nước, từ phía công chức thực thi nhiệm vụ và đề xuất những giải pháp khắc phục theo từng nhóm nguyên nhân.

- Hội thảo kết quả điều tra: sau khi tổng hợp, xây dựng dự thảo báo cáo kết quả điều tra, sở Nội vụ tổ chức hội thảo tham gia dự thảo báo cáo kết quả khảo sát và nguyên nhân hạn chế, đề xuất giải pháp khắc phục đối với từng nhóm nguyên nhân và tổng hợp báo cáo UBND tỉnh kết quả điều tra.

2. Kết quả chính của khảo sát thí điểm và bài học kinh nghiệm

Đối tượng khảo sát được lựa chọn ngẫu nhiên, đúng người đã thực hiện dịch vụ hành chính trong thời gian điều tra, kết quả tổng hợp cho thấy sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ cấp chứng minh thư nhân dân (CMTND) là 70,46%; chứng thực là 76,76%; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCN QSDĐ) là 26,19% và cấp giấy phép xây dựng nhà ở (GP XDN) là 44,44%; cấp giấy đăng ký kết hôn (GĐKKH) là 86,11% và cấp giấy khai sinh (GKS) là 62,35%. Những kiến nghị, đề xuất của người dân đối với cơ quan hành chính nhà nước nhằm cung cấp tốt hơn các dịch vụ công tập trung vào 70 vấn đề, đó là: (1) Mở rộng các hình thức thông tin để người dân dễ dàng tiếp cận; (2) Tiếp tục đơn giản hóa TTHC; (3) Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết TTHC; (4)Cải thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị tại nơi giải quyết TTHC; (5) Rút ngắn hơn nữa thời gian giải quyết TTHC; (6) Giảm phí và lệ phí; (7) Nâng cao năng lực giải quyết TTHC của cán bộ, công chức. Các nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong giải quyết TTHC chủ yếu là: (1) Nguyên nhân xuất phát từ người dân: Người dân tiếp cận TTHC do cơ quan hành chính các cấp cung cấp chưa được tốt do TTHC phức tạp, khó hiểu, khó thực hiện, liên quan nhiều giấy tờ nên khó khăn khi thực hiện, mặt khác do cơ quan hành chính cung cấp TTHC, hướng dẫn chưa chi tiết, còn phiền hà, chưa phù hợp thực tiễn; (2) Nguyên nhân từ cơ chế, TTHC: Người dân cho rằng TTHC còn phiền hà, không phù hợp với thực tế, khó hiểu, khó thực hiện; (3) Nguyên nhân từ khả năng và thái độ làm việc của công chức: Người dân đánh giá về tác phong, thái độ, trình độ, kỹ năng nghiệp vụ của một số cán bộ, công chức còn hiện tượng quan liêu, cửa quyền và năng lực thụ lý, giải quyết TTHC còn yếu kém; (4) Nguyên nhân từ trang thiết bị, hiện đại hóa trong giải quyết TTHC: về cơ sở vật chất, trang thiết bị tại nơi giải quyết TTHC của cơ quan hành chính nhà nước còn nhiều thiếu thốn, chưa được ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết TTHC.

15nghiên cứu đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức

Chào xuân Đinh Dậu 2017

Điều tra sự hài lòng của người dân, tổ chức là công cụ quan trọng để các cơ quan hành chính nhà nước của tỉnh giám sát, đánh giá một cách khách quan, trung thực về thực trạng giải quyết TTHC, cung cấp dịch vụ công cho người dân, tổ chức, từ đó phát hiện những tồn tại, hạn chế để đề ra các giải pháp hữu hiệu, phù hợp đối với từng cơ quan, đơn vị trong thực hiện chức năng nhiệm vụ để nâng cao sự hài lòng của người dân nhằm tạo điều kiện thuận lợi, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh của tỉnh. Kết quả khảo sát 6 dịch vụ công cơ bản trên đã phản ánh một cách khá toàn diện bức tranh về việc cung ứng dịch vụ công của cơ quan hành chính cấp huyện và cấp xã của tỉnh về: tiếp xúc dịch vụ, hưởng thụ dịch vụ của người dân, tổ chức, về trang thiết bị tại nơi tiếp công dân, thái độ của cán bộ, công chức khi tiếp công dân và về kết quả giải quyết TTHC…

Trong quá trình thực hiện, tác giả nhận thấy:

- Đối với các dịch vụ điều tra: nên lựa chọn các dịch vụ cơ bản mà Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh xác định cần quan tâm, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện trong từng giai đoạn, có ý nghĩa thiết thực cho việc quản lý, điều hành. Trong thời gian tới, tỉnh Nam Định sẽ tập trung điều tra, khảo sát vào các lĩnh vực liên quan đến xúc tiến, thu hút đầu tư.

- Thời điểm tổ chức điều tra nên là những tháng đầu năm, điều tra cho việc cung ứng dịch vụ công của năm trước để thu được thông tin chính xác và thiết thực hơn.

- Việc khảo sát bằng phiếu hỏi trực tiếp người dân là phù hợp với điều kiện thực tiễn tại Nam Định, kết quả thu được tương đối khách quan và có độ tin cậy cao; số lượng phiếu phải đảm bảo tính đại diện.

- Điều tra viên là công chức của Phòng Nội vụ các huyện, thành phố và công chức của các xã, phường, thị trấn được chọn mẫu điều tra nên rất thuận lợi trong việc tiếp cận và xác định địa chỉ nhà dân khi đi điều tra. Điểm hạn chế của phương thức này là, một số người dân khi được hỏi có tâm lý e ngại, sợ ảnh hưởng. Nên bố trí kinh phí để thuê cơ

quan trung gian có đủ điều kiện thực hiện việc điều tra, phân tích số liệu để đảm bảo tính khách quan, trung thực và chính xác.

Trong thời gian tới đây, để đạt được mục tiêu: “Bảo đảm sự hài lòng của cá nhân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước đạt trên 80% vào năm 2020” đã được xác định trong Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 và mục tiêu: “Cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh, xúc tiến và thu hút đầu tư” trong Nghị quyết số 05 ngày 09 tháng 6 năm 2016 của tỉnh thì cần xác định việc điều tra, khảo sát mức độ hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước là nhiệm vụ quan trọng, thường kỳ của công tác cải cách hành chính của tỉnh, thông qua kết quả của cuộc khảo sát, tỉnh sẽ thấy được những điểm mạnh, điểm yếu trong việc cung ứng các dịch vụ công tại địa phương, từ đó có những định hướng, giải pháp cải thiện, nâng cao chất lượng cung ứng các dịch vụ công. Bên cạnh đó, cũng cần xây dựng, duy trì đội ngũ điều tra viên, người nhập phiếu, người phân tích, xây dựng báo cáo để đảm bảo chất lượng công tác điều tra, khảo sát hàng năm

-----------------------------------------

Tài liỆu ThaM KhẢo

1. Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020.

2. Quyết định số 1383/NĐ-BNV ngày 28/12/2012 của Bộ Nội vụ phê duyệt Đề án xây dựng phương pháp đo sự hài lòng của người dân và tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước.

16 nghiên cứu đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức

Chúc mừng năm mới 2017

Cập nhật pháp luật là một hoạt động quan trọng và cần thiết đối với giảng viên trong công tác giảng dạy. Là một giảng viên

nghiên cứu và giảng dạy một số chuyên đề thuộc chương trình bồi dưỡng đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) cấp xã, tôi thường xuyên suy nghĩ về việc làm thế nào để nâng cao hơn nữa chất lượng giảng dạy các chuyên đề này. Với kinh nghiệm của bản thân và đồng nghiệp, tôi xin chia sẻ một số văn bản pháp luật mới liên quan đến một số chuyên đề bồi dưỡng kỹ năng dành cho đại biểu HĐND cấp xã và một số kỹ năng cập nhật pháp luật trong giảng dạy nhằm góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng giảng dạy của Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.

Chương trình bồi dưỡng đại biểu HĐND cấp xã với mục tiêu là nhằm trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho quá trình hoạt động của các đại biểu HĐND cấp xã, giúp cho các đại biểu nắm được những vấn đề có tính lý luận về vị trí, vai trò, chức năng của HĐND cấp xã; cơ sở pháp lý trong tổ chức, hoạt động HĐND cấp xã... từ đó vận dụng tốt các quy định của pháp luật trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cũng như các kỹ năng cần thiết của người đại biểu HĐND, góp phần nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của HĐND cấp xã. Chính vì vậy, giảng viên khi giảng dạy các chuyên đề trong chương trình này ngoài yêu cầu phải có chuyên môn, kiến thức về nội dung giảng dạy còn phải áp dụng phương pháp giảng dạy phù hợp với các nội dung chuyên đề; có kinh nghiệm thực tiễn và thường xuyên cập nhật kịp thời các văn bản pháp luật liên quan đến nội dung chuyên đề giảng dạy.

Thứ nhất, về các văn bản pháp luật mới liên quan đến các chuyên đề bồi dưỡng đại biểu Hội

đồng nhân dân cấp xã (Chuyên đề Kỹ năng tiếp xúc cử tri, Kỹ năng chất vấn và trả lời chất vấn).

* Về địa vị pháp lý của đại biểu HĐND:

Trước đây, địa vị pháp lý của đại biểu HĐND các cấp được quy định trong Hiến pháp 1992 ( Điều 121, 122) và Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003 (Điều 36). Theo đó, đại biểu HĐND là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân địa phương. Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ra đời thay thế cho Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003, tiếp tục khẳng định trách nhiệm, nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu HĐND trước nhân dân và cử tri. Theo đó: “Đại biểu HĐND là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân ở địa phương; phải liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thực hiện chế độ tiếp xúc, báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của HĐND, trả lời những yêu cầu, kiến nghị của cử tri; xem xét, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của Nhân dân. Đại biểu HĐND có nhiệm vụ vận động nhân dân thực hiện pháp luật, chính sách của Nhà nước, nghị quyết của HĐND, động viên nhân dân tham gia quản lý nhà nước” (Điều 115, Hiến pháp năm 2013). “Đại biểu HĐND bình đẳng trong thảo luận và quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND” (Điều 6, Luật Tổ chức chính quyền địa phương).

Như vậy, Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương đã quy định về vị trí pháp lý của đại biểu HĐND rõ ràng và cụ thể hơn; phát huy vai trò đại diện của đại biểu HĐND trong việc thể hiện ý chí, nguyện vọng, quyền lợi của nhân dân địa phương đã bầu ra mình.

* Về hoạt động của đại biểu HĐND cấp xã:

TRAO ĐỔI VỀ CẬP NHẬT PHÁP LUẬT TRONG GIẢNG DẠY MỘT SỐ CHUYÊN ĐỀ

BỒI DƯỠNG ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP XÃ

TS. nguyễn Khánh Ly (*)

(*) Khoa Nhà nước và Pháp luật

17nghiên cứu đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức

Chào xuân Đinh Dậu 2017

Chức năng, nhiệm vụ và các hoạt động cụ thể của đại biểu HĐND cấp xã trước đây được quy định trong Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003, Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân. Tuy nhiên, các quy định về hoạt động của đại biểu HĐND cấp xã chưa được cụ thể, rõ nét; một số hoạt động của đại biểu HĐND cấp xã chưa có quy định cụ thể về trình tự, thủ tục thực hiện. Hiện nay, hoạt động của đại biểu HĐND cấp xã được quy định cụ thể rải rác tại các văn bản Luật: Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Cụ thể như sau:

- Đối với hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND: Điều 115, Hiến pháp năm 2013 quy định: “Đại biểu HĐND phải liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thực hiện chế độ tiếp xúc, báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của HĐND, trả lời những yêu cầu, kiến nghị của cử tri; xem xét, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo. Đại biểu HĐND có nhiệm vụ vận động Nhân dân thực hiện Hiến pháp và pháp luật, chính sách của Nhà nước, nghị quyết của HĐND, động viên Nhân dân tham gia quản lý nhà nước”. Điều 95, Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định cụ thể trách nhiệm tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND:

“1. Đại biểu HĐND phải liên hệ chặt chẽ với cử tri ở đơn vị bầu cử bầu ra mình, chịu sự giám sát của cử tri, có trách nhiệm thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị của cử tri; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cử tri; thực hiện chế độ tiếp xúc cử tri và ít nhất mỗi năm một lần báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của HĐND nơi mình là đại biểu, trả lời những yêu cầu và kiến nghị của cử tri.

2. Sau mỗi kỳ họp HĐND, đại biểu HĐND có trách nhiệm báo cáo với cử tri về kết quả của kỳ họp, phổ biến và giải thích các nghị quyết của HĐND, vận động và cùng với Nhân dân thực hiện các nghị quyết đó”.

- Đối với hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu HĐND:

Trong hoạt động của đại biểu HĐND, chất vấn là hoạt động giám sát đặc biệt quan trọng, thể hiện quyền lực của cơ quan dân cử. Tuy nhiên, hoạt động

chất vấn của đại biểu HĐND được quy định trong Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003 chưa cụ thể và chưa được xem là một quyền của đại biểu HĐND. Quyền chất vấn của đại biểu HĐND đã được xác định rõ ràng, đầy đủ tại Khoản 2, Điều 115, Hiến pháp năm 2013 và tại chương IX về Chính quyền địa phương: “Đại biểu HĐND có quyền chất vấn Chủ tịch HĐND, Chủ tịch và các thành viên khác của Ủy ban nhân dân, Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và thủ trưởng các cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cùng cấp. Người bị chất vấn phải trả lời trước HĐND trong thời hạn do luật định”.

Hoạt động chất vấn của đại biểu HĐND còn được quy định cụ thể trong Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Theo đó, đại biểu HĐND có quyền chất vấn trực tiếp tại kỳ họp HĐND, phiên họp Thường trực HĐND hoặc gửi chất vấn bằng văn bản đến người bị chất vấn.

Trình tự, thủ tục chất vấn của đại biểu HĐND tại kỳ họp HĐND, phiên họp Thường trực HĐND được quy định cụ thể tại Điều 60 và Điều 69, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015, cụ thể: việc chất vấn và trả lời chất vấn được tổ chức tại kỳ họp HĐND và phiên họp Thường trực HĐND. Trong trường hợp đại biểu HĐND cấp xã không đồng ý với nội dung trả lời chất vấn “có thể tiếp tục chất vấn” (Điều 60, 69) và có quyền “đề nghị HĐND đưa ra thảo luận tại kỳ họp HĐND hoặc kiến nghị HĐND xem xét trách nhiệm đối với người bị chất vấn” (Điều 60); “đề nghị Thường trực HĐND đưa ra thảo luận tại phiên họp Thường trực HĐND, kỳ họp HĐND hoặc kiến nghị Thường trực HĐND, HĐND xem xét trách nhiệm đối với người bị chất vấn” (Điều 69). Điều 60 cũng quy định HĐND “có thể ra nghị quyết về chất vấn”. Điều 72, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015 quy định: “Căn cứ vào chương trình giám sát, Thường trực HĐND yêu cầu thành viên của Ủy ban nhân dân, Chánh án Toà án nhân dân, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp giải trình và cá nhân có liên quan tham gia giải trình về vấn đề mà Thường trực HĐND quan tâm. Người có trách nhiệm giải trình phải báo cáo, giải trình theo yêu cầu của Thường trực HĐND. Đại biểu HĐND được mời tham dự và phát biểu ý kiến tại phiên giải trình”.

Sau khi nghe đại biểu HĐND đặt câu hỏi, đối tượng giám sát trả lời, đại diện các cơ quan, tổ chức

18 nghiên cứu đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức

Chúc mừng năm mới 2017

liên quan phát biểu, Thường trực HĐND ra kết luận về vấn đề giải trình. Kết luận được thông qua khi có quá nửa tổng số thành viên Thường trực HĐND biểu quyết tán thành.

Như vậy, Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân đã bổ sung và cụ thể hóa các hoạt động của đại biểu HĐND cấp xã (hoạt động tiếp xúc cử tri, hoạt động giám sát, chất vấn và trả lời chất vấn). Đây là cơ sở pháp lý hiện hành, làm căn cứ cho các hoạt động của đại biểu HĐND cấp xã hiện nay.

Thứ hai, các yêu cầu trong cập nhật văn bản pháp luật trong giảng dạy

Giảng viên phải thường xuyên cập nhật những kiến thức mới về sự thay đổi của hệ thống pháp luật Việt Nam. Nghiên cứu và tìm hiểu thực trạng của vấn đề dẫn đến sự sửa đổi, bổ sung những nội dung của các ngành luật, tìm tòi để giải thích cho học viên hiểu và khơi dậy sự yêu thích nghiên cứu đối với các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Từ đó hình thành lên ý thức pháp luật, đó là sự nhận thức kèm theo thái độ, tình cảm yêu thích một cách toàn diện về vai trò, tầm quan trọng của pháp luật trong việc ổn định đời sống xã hội ở nước ta, từ đó hướng tới việc điều chỉnh hành vi để thực hiện pháp luật (bao gồm các hoạt động tuân thủ, chấp hành, sử dụng, áp dụng) một cách nghiêm minh và triệt để trong đời sống xã hội. Bên cạnh đó, người giảng viên cần chủ động nghiên cứu, cập nhật văn bản và sưu tầm bài tập tình huống có liên quan để phục vụ giảng dạy. Những tình huống hay sẽ giúp học viên khắc sâu thêm kiến thức, bài giảng sẽ lôi cuốn và hấp dẫn hơn. Trong quá trình giảng dạy mỗi chuyên đề, chúng ta phải biết định hướng những chủ trương, quy định, văn bản có liên quan được dẫn chiếu trong chuyên đề. Để có các văn bản liên quan dẫn chiếu đòi hỏi người giảng viên phải nắm vững hệ thống các văn bản pháp luật, muốn vậy thì người giảng viên khi cập nhật pháp luật phải tuân thủ những nguyên tắc và yêu cầu sau đây:

Nguyên tắc thường xuyên: phải chủ động xây dựng cho mình thói quen cập nhật văn bản pháp luật, có như vậy mới giúp cho mình tập hợp được những văn bản đã có theo một trình tự nhất định, loại bỏ được những quy định đã hết hiệu lực.

Nguyên tắc kịp thời: nguyên tắc này sẽ giúp cho

giảng viên cập nhật những văn bản mới ban hành, trách tình trạng áp dụng các văn bản đã bị bãi bỏ hoặc lúng túng trong việc áp dụng văn bản pháp luật.

Nguyên tắc đồng bộ: nguyên tắc này sẽ giúp cho giảng viên hệ thống hóa được các văn bản do các cấp có thẩm quyền ban hành một cách đầy đủ: Ví dụ: Cập nhật Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân thì phải cập nhật các văn bản hướng dẫn có liên quan.

Yêu cầu nguồn thông tin pháp luật cập nhật phải đáng tin cậy: trong thời buổi công nghệ thông tin như hiện nay, có rất nhiều nguồn thông tin để cập nhật văn bản pháp luật, nhất là qua các trang mạng Internet, tuy nhiên không phải nguồn nào cũng đáng tin cậy, nhất là độ tin cậy về nội dung,hiệu lực văn bản (văn bản đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung nhưng chưa được cập nhật kịp thời), do đó cần cập nhật văn bản pháp quy từ những trang website có độ tin cậy cao (như website chính thống của các Bộ, ngành hoặc của các cơ quan nhà nước).

Yêu cầu việc cập nhật văn bản pháp luật phải có tính hệ thống: muốn có được hệ thống văn bản thì từng giảng viên phải tự hệ thống hóa cho mình các văn bản pháp luật, trong đó cần lưu ý các nội dung: hiệu lực của các văn bản, các văn bản chính, quan trọng có liên quan trực tiếp đến nội dung giảng dạy.

Trên đây là những trao đổi của tác giả về những nội dung liên quan đến vấn đề cập nhật pháp luật trong giảng dạy một số chuyên đề bồi dưỡng đại biểu HĐND cấp xã, với mục đích góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy thông qua nghiên cứu những điểm mới của các văn bản pháp luật để áp dụng vào bài giảng cho phù hợp với tính thực tiễn. Đồng thời, nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm cập nhật pháp luật của mỗi giảng viên trong giảng dạy, tổ chức thực hiện hoạt động này một cách khoa học đạt hiệu quả cao

---------------------------------------------

Tài liỆu ThaM KhẢo

1. Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Quốc hội (2015), Luật Tổ chức Chính quyền địa phương.

3. Quốc hội (2015), Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.

19nghiên cứu đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức

Chào xuân Đinh Dậu 2017

Mục tiêu cải cách hành chính của Chính phủ trong giai đoạn 2016 - 2020 là tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện Chương

trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020, đảm bảo hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước trong giai đoạn II (2016 - 2020). Thực hiện kế hoạch, Hà Nội được đánh giá là đơn vị có nhiều đột phá, nhất là trong lĩnh vực cải cách thủ tục hành chính.

1. Một số kết quả nổi bật trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính của hà nội

Thứ nhất, sửa đổi giấy phép kinh doanh qua mạng

Trong 6 tháng đầu năm 2016, thành phố Hà Nội đạt nhiều kết quả mang tính đột phá về đơn giản hóa thủ tục hành chính (TTHC) và tạo chuyển biến tích cực trong các lĩnh vực thuế, hải quan, đăng ký thành lập doanh nghiệp, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất… Cụ thể, Hà Nội là địa phương đi đầu trong cả nước thực hiện việc rút ngắn thời gian giải quyết TTHC thành lập mới doanh nghiệp từ 05 ngày xuống còn 03 ngày làm việc, giảm thời gian giải quyết thủ tục đăng ký mẫu dấu cho doanh nghiệp từ 04 ngày làm việc xuống 03 ngày làm việc. Đồng thời, thực hiện tuyển sinh trực tuyến các trường mầm non, lớp 1, lớp 6 năm học 2016 - 2017. Hà Nội cũng phấn đấu từ ngày 01/9/2016, việc quản lý doanh nghiệp và sửa đổi giấy phép kinh doanh sẽ

được thực hiện trên môi trường mạng; từ năm 2018, toàn bộ dữ liệu về đất đai được quản lý trên mạng, đồng thời, tiến tới xây dựng toàn bộ hệ thống chính quyền địa phương trên môi trường mạng. Cùng với đó, thành phố đã kiến nghị với Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế xem xét cắt giảm 61 TTHC, đơn giản hóa 76 TTHC Thuế và đề xuất 55 phương án đơn giản hóa các quy định của quy trình quản lý thuế, góp phần rút ngắn thời gian nộp thuế của doanh nghiệp còn 117 giờ/năm (vượt chỉ tiêu đặt ra là 121,5 giờ/năm). Hà Nội cũng là đơn vị đầu tiên hoàn thành chỉ tiêu nộp hồ sơ kê khai qua mạng do Tổng cục Thuế giao, vượt chỉ tiêu (cả về tỷ lệ và thời hạn) theo tinh thần Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 28/4/2016 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2016 và 2017, định hướng đến năm 2020.

Để làm tốt hơn công tác cải cách TTHC nói riêng, cải cách hành chính (CCHC) nói chung, lãnh đạo Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã nêu 11 nhóm ý kiến kiến nghị, đề xuất với Chính phủ và các bộ, ngành liên quan, chủ yếu về thể chế và công nghệ thông tin (CNTT). Theo đó, các bộ, ngành cần sớm hoàn thành rà soát, đánh giá những điều kiện đầu tư kinh doanh để sửa đổi, bãi bỏ những điều kiện không còn phù hợp, tránh hiện tượng “nghị định hóa” các điều kiện kinh doanh không hợp lý. Đồng thời, cho phép Hà Nội lập và

HÀ NỘI ĐỘT PHÁ TRONG CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

ThS. Đỗ Phương hoa (*)

(*) Báo Pháp luật và Xã hội, Học viên lớp Bồi dưỡng ngạch Chuyên viên chính khóa 31, năm 2016

20 nghiên cứu đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức

Chúc mừng năm mới 2017

thực hiện “Đề án thí điểm về đơn giản hóa việc đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử” để góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp.

Thứ hai, phấn đấu đến hết tháng 6/2017, cấp xong “sổ đỏ” cho người dân

Hiện nay, tại Hà Nội, các TTHC liên quan đến cấp “sổ đỏ”, dự án xây dựng còn chậm, còn hình thức, vẫn còn một bộ phận cán bộ, công chức nhũng nhiễu, tiêu cực trong giải quyết TTHC, gây xói mòn niềm tin của dân. Có nhiều trường hợp, do chủ đầu tư không nộp thuế, dẫn đến tình trạng người mua nhà trở thành “con tin” của doanh nghiệp, dự án treo, người dân không được cấp “sổ đỏ”. Chính vì vậy, nhằm đẩy mạnh cải cách TTHC, nâng cao chất lượng dịch vụ công, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức liêm khiết, chuyên nghiệp, trách nhiệm, hiệu quả, Hà Nội đặt ra mục tiêu phấn đấu đến hết tháng 6/2017 sẽ cấp xong “sổ đỏ” cho người dân, kể cả chủ đầu tư có sai phạm. Đồng thời, các thông tin về quy hoạch, cấp sổ đỏ sẽ được công bố công khai trên mạng.

Thứ ba, nỗ lực cải cách thủ tục hành chính về đầu tư, kinh doanh

Với việc cắt giảm thời gian thành lập mới doanh nghiệp từ 05 ngày xuống còn 03 ngày làm việc với các thủ tục thành lập mới các loại hình doanh nghiệp Hà Nội là địa phương đi đầu trong cả nước thực hiện việc rút ngắn thời gian giải quyết TTHC thành lập mới doanh nghiệp. Đặc biệt, từ ngày 01/6/2016, Hà Nội đã thực hiện phương án thí điểm liên thông thủ tục đăng ký đầu tư và đăng ký doanh nghiệp đối với nhà đầu tư nước ngoài, thời gian giải quyết thủ tục đăng ký doanh nghiệp tại Hà Nội được thực hiện ẩn trong thời gian giải quyết thủ tục đăng ký đầu tư và được trả kết quả ngay trong ngày giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được cấp, giảm 60% thời gian so với quy định hiện hành. Thay vì phải đi lại nhiều lần, đến các địa điểm cơ quan khác nhau và thời gian thẩm định kéo dài thì nay nhà đầu tư chỉ phải đến một địa điểm, chỉ mất 10 ngày để nhận Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ngay trong ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (giảm 08 ngày so với quy định hiện hành). Các kết quả hay thông báo trong quá trình thụ lý hồ sơ cũng được thực hiện tại 01 địa điểm và thông báo bằng hệ thống tin nhắn điện tử cho nhà đầu tư.

Với thủ tục đăng ký đầu tư dự án gắn với thành lập tổ chức kinh tế không phải quyết định chủ trương đầu tư, lấy ý kiến thẩm định, thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư còn 10 ngày (giảm 08 ngày so với quy định hiện hành); đối với thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư dự án gắn với thành lập tổ chức kinh tế không phải quyết định chủ trương đầu tư, lấy ý kiến thẩm định, thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cũng còn 10 ngày (giảm 03 ngày so với quy định hiện hành); thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong 01 ngày.

Thực hiện Nghị quyết 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã và đang chủ động hướng dẫn doanh nghiệp lồng ghép thủ tục công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp ngay khi thực hiện thủ tục về đăng ký thành lập mới/đăng ký thay đổi… từ đó giảm được giấy tờ, giảm 01 lần giao dịch của tổ chức công dân và công việc phải giải quyết của cơ quan đăng ký kinh doanh. Đồng thời, thực hiện việc thông tin cho doanh nghiệp biết mã số doanh nghiệp ngay cùng thời điểm Thông báo hồ sơ hợp lệ đến nộp bản giấy để doanh nghiệp chủ động làm con dấu và chuẩn bị Thông báo đăng ký mẫu dấu để nộp cùng với bộ hồ sơ giấy. Từ đó giảm bớt được 01 lần giao dịch của doanh nghiệp với cơ quan đăng ký kinh doanh. Các hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng được giải quyết trong 02 ngày làm việc (giảm 33% so với quy định) đối với quá trình giao dịch trên mạng và trả kết quả trong tối đa 02 giờ kể từ khi tiếp nhận hồ sơ bằng bản giấy tại cơ quan đăng ký kinh doanh. Phấn đấu giải quyết đúng thời hạn 100% hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng; cắt giảm từ 30% đến 60% thời gian giải quyết TTHC về đầu tư trong nước và đầu tư có vốn nước ngoài so với yêu cầu tại các văn bản pháp luật về đầu tư.

Thứ tư, dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 đạt từ 40-50%

Để đạt mục tiêu trên, thành phố Hà Nội thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm cải cách thể chế, TTHC, tổ chức bộ máy hành chính, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC)… Trong đó, thành phố xác định ưu tiên cải cách TTHC nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo thuận lợi tối đa phục vụ người dân và doanh nghiệp, nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công và dịch vụ công, tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý, điều hành và cung cấp dịch vụ công trực

21nghiên cứu đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức

Chào xuân Đinh Dậu 2017

tuyến. Đồng thời, tập trung hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của thành phố đến năm 2019 cơ bản hoàn thiện, đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, dễ tiếp cận và tiếp tục kiến nghị với trung ương những cơ chế, chính sách đặc thù theo Luật Thủ đô, phục vụ yêu cầu phát triển thành phố và hội nhập.

Đến cuối năm 2016, Hà Nội phấn đấu tất cả các cơ quan, đơn vị công khai, minh bạch quy chế làm việc, quy trình giải quyết công việc trong nội bộ cơ quan, đơn vị cũng như quy trình giải quyết công việc với nhân dân, tổ chức và doanh nghiệp. Về xây dựng đội ngũ CBCCVC, thành phố đặt mục tiêu đến năm 2017, 100% các cơ quan hành chính có cơ cấu công chức theo vị trí việc làm và đến cuối năm 2020 tỷ lệ tinh giản biên chế tại các cơ quan, đơn vị đạt tối thiểu 10% biên chế UBND giao năm 2015; cơ cấu chi thường xuyên xuống còn 50 - 52% tổng chi ngân sách địa phương…

Thứ năm, từ ngày 01/10/2016, triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 tại 6 huyện

Thành phố đã rà soát, đơn giản hóa 308 TTHC thuộc 13 lĩnh vực, công bố danh mục 658 TTHC đã được chuẩn hóa. Thành phố đã thực hiện vượt cả chỉ tiêu về thời gian theo Nghị quyết số 19/NQ-CP về kê khai thuế qua mạng, nộp thuế điện tử và rút ngắn thời gian nộp thuế với tỷ lệ doanh nghiệp kê khai thuế điện tử đạt 98,56%, chiếm trên 20% của cả nước. Từ tháng 5/2016, thành phố thí điểm thực hiện liên thông cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư - đăng ký doanh nghiệp với các nhà đầu tư nước ngoài, giảm được ½ số lần đi lại và rút ngắn thời gian từ 30 - 60%... Đặc biệt, thành phố đang triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến (DVCTT), hiệu quả ứng dụng CNTT trong quản lý điều hành. Sau thí điểm thành công tại các phường của quận Long Biên và quận Nam Từ Liêm, từ ngày 10/8/2016, thành phố triển khai đồng loạt hệ thống DVCTT mức độ 3 về khai sinh, khai tử tại 144 phường của 10 quận còn lại.

Đồng thời, UBND thành phố cũng xác định lộ trình từ ngày 01/10/2016 sẽ triển khai tại 6 huyện Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì, Sóc Sơn, Hoài Đức, Ba Vì và từ ngày 01/12/2016 thực hiện tại các huyện còn lại. UBND thành phố cũng đã thống nhất danh mục DVCTT mức độ 3, 4 của thành phố triển

khai trong năm nay gồm 132 dịch vụ công thuộc 37 nhóm dịch vụ.

2. những tồn tại, hạn chế trong cải cách thủ tục hành chính của hà nội

Thứ nhất, TTHC trong quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp, giữa các cơ quan hành chính nhà nước với nhau chưa bảo đảm được tính nhất quán, đồng bộ, vẫn còn tình trạng rườm rà, chồng chéo, mâu thuẫn, không hợp lý; được ban hành bởi nhiều cấp, nhiều cơ quan, dưới nhiều hình thức văn bản.

Thứ hai, số lượng, tên TTHC đang được cung cấp ở mức độ 3, 4 tại các cơ quan, đơn vị chưa được tổng hợp và cập nhật; phần mềm cung cấp DVCTT mức độ 3 còn lỗi như: phí, lệ phí ghi chưa đúng, chưa theo dõi được tình trạng nhận - giải quyết hồ sơ tại cơ quan Công an…

Thứ ba, các quy tắc và quy định thường được các cơ quan, chính quyền địa phương diễn giải và áp dụng khác nhau gây ra sự thiếu rõ ràng và không nhất quán. Chưa kể, tình trạng thiếu hệ thống hóa các quy trình và sự phối hợp thiếu hiệu quả giữa các cơ quan quản lý làm buông lỏng việc thực thi pháp luật, suy giảm niềm tin của các nhà đầu tư.

Thứ tư, việc thống kê, rà soát, cập nhật để kiến nghị sửa đổi, bổ sung ban hành các TTHC còn chưa kịp thời, một số đơn vị chưa chủ động rà soát. Việc triển khai liên thông còn khó khăn, vướng mắc trong phối hợp thực hiện, tính chuyên nghiệp của một số công chức trong tiếp nhận, giải quyết TTHC chưa cao, còn thiếu tinh thần trách nhiệm dẫn đến người dân phải đi lại nhiều lần, gây bức xúc.

Thứ năm, cơ chế quy định trách nhiệm người đứng đầu cơ quan hành chính chưa được rõ ràng. Công tác chống tham nhũng, sách nhiễu doanh nghiệp vẫn còn hạn chế.

Nguyên nhân của những tồn tại trên là do TTHC là vấn đề rộng lớn, phức tạp liên quan đến nhiều đối tượng trong xã hội và gắn liền với thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền. Trong không ít trường hợp, thực hiện cải cách TTHC là tự cắt bỏ quyền và lợi ích do TTHC hiện hành mang lại. Do đó, gặp phải sự chống đối từ phía một bộ phận CBCCVC nhà nước. Một số cơ quan, đơn vị chưa kiên quyết, nhất quán tổ chức thực hiện cải cách TTHC, chưa thấy được

22 nghiên cứu đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức

Chúc mừng năm mới 2017

hết ý nghĩa, tầm quan trọng và đòi hỏi cấp bách của việc tháo gỡ những cản trở, vướng mắc cho cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp về TTHC để phát huy mạnh mẽ tiềm năng sức mạnh vật chất, tinh thần của người dân cho mục tiêu phát triển. Các TTHC hiện nay còn được thực hiện cắt khúc, thiếu tính liên thông và phối hợp trong thực hiện TTHC. Khi có nhu cầu cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp còn phải đến nhiều cơ quan, nhiều đầu mối để thực hiện TTHC. Đồng thời, chưa có một cơ chế pháp lý đủ mạnh để ràng buộc trách nhiệm của các cơ quan hành chính nhà nước trong việc tiếp nhận, xử lý nhanh chóng, kịp thời các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp về cơ chế chính sách, TTHC không còn phù hợp.

3. Một số kiến nghị nhằm thực hiện cải cách thủ tục hành chính của hà nội hiệu quả hơn trong thời gian tới

Thứ nhất, tạo dựng sự thay đổi trong nhận thức về thực hiện TTHC. Tiếp tục tuyên truyền và tổ chức thực hiện Chỉ thị số 05/2008/CT-TTg ngày 31/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc nâng cao hiệu quả sử dụng thời giờ làm việc của CBCCVC nhà nước, giám sát cán bộ, công chức thực hiện nghiêm túc giờ giấc làm việc, không làm việc riêng, chơi game trong giờ hành chính, khi tiếp xúc với công dân. CBCCVC được giao nhiệm vụ trực tiếp giải quyết TTHC với công dân vắng quá một buổi làm việc phải bố trí người khác thay thế. Trong khi giải quyết TTHC, hạn chế đến mức thấp nhất hẹn quá một lần trở lên, khi đến hẹn phải giao trả kết quả cho công dân, nếu không vì lý do khách quan bất khả kháng mà một CBCCVC chậm trả kết quả cho công dân quá 03 lượt trở lên thì phải xử lý trách nhiệm.

Thứ hai, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về công vụ, mạnh dạn xử lý những CBCCVC có biểu hiện, thái độ nhũng nhiễu, hách dịch, thiếu tôn trọng, gây khó khăn cho công dân trong quá trình thực hiện các TTHC. Nêu cao tinh thần trách nhiệm của thủ trưởng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc quản lý, sử dụng CBCCVC thuộc quyền.

Thứ ba, thực hiện tốt các chế độ, chính sách đối với CBCCVC trực tiếp giải quyết TTHC đối với cá nhân, tổ chức, tạo thu nhập chính đáng để CBCCVC an tâm công tác.

Thứ tư, đầu tư, trang bị hệ thống phần mềm

thực hiện DVCTT. Đồng thời, phải chú trọng tăng cường hơn tuyên truyền tới người dân về lợi ích và cách thức sử dụng DVCTT, trong đó, cần hướng tới tuyên truyền trong các học sinh cấp trung học phổ thông, vì đây là công dân sắp trưởng thành, sẽ trợ giúp đắc lực cho những người trong gia đình sử dụng DVCTT

-------------------------------------------------

Tài liỆu ThaM KhẢo

1. Đinh Văn Ân, Hoàng Thu Hòa (2006), (đồng chủ biên), Đổi mới cung ứng dịch vụ công ở Việt Nam, Nxb Thống kê.

2. Báo cáo cải cách hành chính thành phố Hà Nội - Sở Nội vụ các năm 2001 cho đến nay.

3. Nguyễn Quốc Toản (2014), Các động lực mới đẩy mạnh cải cách kinh tế và hội nhập quốc tế hướng tới sự phát triển bền vững của đất nước, Tạp chí Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, tháng 11/2014.

4. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2014), Báo cáo tình hình và kiến nghị doanh nghiệp trong cuộc gặp giữa Thủ tướng Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp.

về cải cách TThc, đến cuối năm 2017, hà nội phấn đấu cung cấp từ 40 - 50% dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; đến năm 2020, cung cấp từ 70 - 80% dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 tại tất cả các sở, ngành, quận, huyện, thị xã. đến cuối năm 2018, mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp về sự phục vụ của cơ quan hành chính và giải quyết TThc đạt trên 80%; mức độ hài lòng về dịch vụ sự nghiệp công về lĩnh vực giáo dục, y tế đạt trên 80%. đến năm 2020, tất cả các TThc được thực hiện theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông, và phấn đấu 100% hồ sơ hành chính được giải quyết đúng hoặc trước hạn. đến năm 2018, ubnd quận, huyện, thị xã ban hành chỉ số cchc áp dụng với ubnd cấp xã.

23nghiên cứu đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức

Chào xuân Đinh Dậu 2017

Hệ thống chính trị ở Việt Nam bao gồm Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội được tổ chức

chặt chẽ từ Trung ương đến cơ sở. Xã, phường, thị trấn được xác định là cấp cơ sở trong hệ thống bốn cấp quản lý hành chính nhà nước ở nước ta hiện nay. Trong đó, hệ thống chính trị ở xã có vai trò quan trọng trong tổ chức và vận động nhân dân hiện thực hóa Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương ở nông thôn. Vì vậy, trong những năm qua, bên cạnh việc quan tâm đến sự phát triển của đội ngũ cán bộ nói chung, Đảng ta còn rất chú trọng đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt xã bởi đây chính là lực lượng nòng cốt trong xây dựng chính quyền xã ở nước ta.

1. vai trò của đội ngũ cán bộ chủ chốt xã ở việt nam

Ở Việt Nam, cấp cơ sở bao gồm xã, phường, thị trấn trong đó, phường là cơ sở ở đô thị được đặc trưng bởi quản lý đô thị, xã và thị trấn là cấp cơ sở ở khu vực nông thôn. Xã nói riêng và cấp cơ sở nói chung có vai trò quan trọng vì đó là nền tảng của nền hành chính quốc gia, là nơi đáp ứng trực tiếp những nhu cầu cuộc sống vật chất của nhân dân và tổ chức hoạt động để phát triển tốt nhất những khả năng sáng tạo và năng lực làm chủ của nhân dân lao động.

Cán bộ chủ chốt xã là một bộ phận quan trọng của chính quyền xã, có chức năng lãnh đạo, quản lý, giữ các vị trí trọng yếu nhất trong các tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận và các tổ chức đoàn thể ở xã, bao gồm: Bí thư và Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch và Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh, Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ, Bí thư Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội nông dân.

Trong tiến trình xây dựng và phát triển hệ thống chính trị xã nói riêng và hệ thống chính trị của cả nước nói chung, đội ngũ cán bộ chủ chốt xã có vai trò đặc biệt quan trọng. Vai trò đó được thể hiện ở những mặt cụ thể sau:

Thứ nhất, đội ngũ cán bộ chủ chốt xã giữ vai trò quyết định trong việc thực hiện sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước về mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội ở nông thôn. Vì đội ngũ cán bộ chủ chốt xã sống gần dân, làm việc trực tiếp với nhân dân nên cán bộ lãnh đạo chủ chốt xã là người trực tiếp tuyên truyền, vận động và tổ chức thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước ở cơ sở, đảm bảo an sinh của người dân và sự phát triển của cộng đồng. Thông qua vai trò của đội ngũ cán bộ chủ chốt xã mà ý Đảng - lòng dân được thống nhất, tạo nên mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân; làm cho đường

QUAN ĐIỂM CủA ĐẢNG TRONG XÂY DỰNG ĐộI NGŨ CÁN Bộ CHủ CHỐT XÃ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

ThS.nCS. Cao Thị hà (*)

(*) Phó Trưởng khoa, Khoa Quản lý hành chính, công chức, công vụ

24 nghiên cứu đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức

Chúc mừng năm mới 2017

lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ăn sâu, bám rễ vào đời sống của nhân dân; xây dựng và củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng, với chế độ và chính họ cũng vừa là hiện thân cho uy tín của Đảng với nhân dân, vừa là hiện thân cho niềm tin của nhân dân với Đảng và với chế độ.

Thứ hai, đội ngũ cán bộ chủ chốt xã là người trực tiếp thực thi đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; là người thay mặt Đảng và Nhà nước trực tiếp lãnh đạo, quản lý mọi mặt đời sống của nhân dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, bảo đảm quyền lực và quyền lợi của nhân dân, chăm lo trực tiếp đến đời sống của nhân dân, trực tiếp nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của nhân dân; điều tiết sự tự quản của các cộng đồng dân cư thôn, làng trên địa bàn xã trong quá trình phát triển đời sống xã hội ở nông thôn. Mọi đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước từ trung ương đến cơ sở có được thực hiện đúng đắn hay không phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ cán bộ chủ chốt xã. Vì vậy, có thể nói, họ vừa là bộ não, đầu tàu của hệ thống, vừa là người chỉ huy, điều hành, tổ chức thực hiện, đảm bảo cho bộ máy vận hành đồng bộ, thông suốt, hiệu lực, hiệu quả, làm cho đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước đi vào cuộc sống.

Thứ ba, đội ngũ cán bộ chủ chốt xã là người trực tiếp đưa ra những kế hoạch, chỉ đạo trực tiếp cho việc phát triển địa phương bằng cách hiện thực hóa các đường lối, chủ trương của Đảng. Họ là người chủ động, sáng tạo và tích cực trong quá trình thực thi công vụ xuất phát trực tiếp từ quyền lợi của địa phương, góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội ở cơ sở. Họ là người trực tiếp giải thích, hướng dẫn nhân dân thực hiện những quy định của Đảng và Nhà nước; đồng thời trực tiếp giải quyết những xung đột, mâu thuẫn của nhân dân tạo ra sự đồng thuận trong đời sống cộng đồng. Là người nắm giữ quyền lực, quyết định việc phân bổ lợi ích nên hành động của họ phải minh bạch, công bằng, gương mẫu và nghiêm túc rèn luyện để có phương thức lãnh đạo dân chủ. Là người đại diện của dân, họ phải chăm lo đời sống, giải quyết thoả đáng nhu cầu, lợi ích của dân, làm cho dân yên ổn, phấn khởi làm ăn, sinh sống, gắn kết cộng đồng, tin tưởng và tự giác tham

gia các hoạt động ở cơ sở.

Thứ tư, đội ngũ cán bộ chủ chốt xã đóng vai trò quyết định trong việc phát triển mọi mặt của đời sống xã hội ở cơ sở. Nông thôn hiện nay đứng trước những yêu cầu, những tình huống mới phức tạp hơn trước đó rất nhiều. Điều đó đòi hỏi cán bộ lãnh đạo chủ chốt xã phải có khả năng dự báo, phát hiện, giải quyết nhanh chóng, chính xác các nhu cầu bức xúc của dân. Mặt khác, xã là nơi giải quyết công việc liên quan trực tiếp đến lợi ích, quyền lợi của dân, điều đó đòi hỏi cán bộ chủ chốt xã phải có khả năng quyết đoán, nếu kéo dài hoặc quyết định sai sẽ gây phẫn nộ, phản ứng tức thì của dân, thậm chí còn xảy ra xung đột làm mất ổn định chính trị - xã hội ở cơ sở. Gần gũi với dân, cán bộ lãnh đạo chủ chốt xã thấu hiểu dân, biết kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của dân trong sản xuất và trong cuộc sống. Họ là người khơi dậy, phát huy tiềm năng, thế mạnh của dân; giúp dân phát triển kinh tế, thoát nghèo, vươn lên làm giàu; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân; trực tiếp thúc đẩy sự phát triển các mặt của đời sống xã hội, đảm bảo cho địa phương phát triển bền vững.

Thứ năm, đội ngũ cán bộ chủ chốt xã tiên tiến, vững mạnh sẽ là một trong những nguồn lực quan trọng cung cấp cán bộ cho chính quyền cấp trên bởi lẽ chính quyền xã là một trong những môi trường rất quan trọng để cán bộ rèn luyện và trưởng thành. Những người trưởng thành từ cơ sở thường tránh được bệnh quan liêu, bệnh hình thức.

Để thực hiện tốt được những vai trò nêu trên, đội ngũ cán bộ chủ chốt xã phải là những người thật sự tiêu biểu, hội tụ đầy đủ kiến thức và kỹ năng về lãnh đạo - quản lý như: tổ chức điều hành hoạt động của tổ chức đảng, chính quyền ở các đơn vị; xây dựng và giải quyết các mối quan hệ công tác trong hệ thống chính trị; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở cơ sở; có lập trường giai cấp và bản lĩnh chính trị kiên định; có phẩm chất đạo đức tốt, trình độ học vấn, năng lực công tác đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị được giao. Từ đó, đội ngũ cán bộ chủ chốt xã mới có thể thực hiện có hiệu lực, hiệu quả chức năng, nhiệm vụ mà Nhà nước giao phó, đáp ứng yêu cầu

25nghiên cứu đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức

Chào xuân Đinh Dậu 2017

xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa với sự tác động của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế trên địa bàn xã.

Trong điều kiện tình hình thế giới và trong nước đang có nhiều diễn biến phức tạp, để giữ vững lòng tin của nhân dân đối với Đảng với chính quyền cần đặc biệt chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ đảng viên nói chung và cán bộ lãnh đạo chủ chốt xã nói riêng có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định lý tưởng và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, không dao động trước mọi biến cố phức tạp, có đủ năng lực thực hiện thắng lợi đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có nhân cách và lối sống mẫu mực, trong sáng, có ý thức tổ chức kỷ luật cao, tôn trọng tập thể, gắn bó với nhân dân. Đây là vấn đề có ý nghĩa thời sự cấp bách hiện nay.

2. xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt xã ở việt nam theo quan điểm của đảng

Đảng Cộng sản Việt Nam luôn quan tâm đến công tác cán bộ nói chung và xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt xã nói riêng. Điều đó không chỉ là sự kế thừa quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh mà còn xuất phát từ vai trò to lớn của đội ngũ cán bộ chủ chốt xã ở Việt Nam.

Khi nước nhà mới giành độc lập, chính quyền non trẻ vừa ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã luôn quan tâm đến việc xây dựng chính quyền xã và đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã bởi theo Người: “cấp xã là gần gũi dân nhất, là nền tảng của nền hành chính. Cấp xã làm được việc thì mọi công việc đều xong xuôi” [8]. Kế thừa quan điểm đó của Người và xuất phát từ thực tiễn phát triển đất nước, trong những năm qua, Đảng ta luôn chú trọng đến xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung và cán bộ chủ chốt xã nói riêng. Với quan điểm “hướng về cơ sở”, ở Đại hội Đảng lần thứ VII (năm 1991), Đảng ta đã xác định rõ: “Mục tiêu của công tác đào tạo cán bộ là xây dựng đội ngũ cán bộ đồng bộ và có chất lượng mà nòng cốt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý chủ chốt các ngành các cấp và cơ sở”[1]. Bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đại hội Đảng VIII tiếp tục khẳng định: “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ toàn diện cả về lý luận

chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực thực tiễn. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, các nhà doanh nghiệp và các chuyên gia, trước hết là đội ngũ cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị, phải dành kinh phí thỏa đáng cho việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cơ sở và chú ý kiện toàn, tăng cường đội ngũ cán bộ cốt cán” [2]. Kế thừa quan điểm đó, Đại hội Đảng IX nêu rõ hơn: “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trước hết là cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý... có chế độ, chính sách đào tạo bồi dưỡng, đãi ngộ đối với cán bộ xã, phường, thị trấn” [3]. Trong những năm gần đây, Đảng ta tiếp tục nhấn mạnh nhiệm vụ xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt với cơ cấu hợp lý cả về trình độ, giới tính, lứa tuổi như “Xây dựng cơ cấu đội ngũ cán bộ hợp lý, các loại hình cán bộ, từ cán bộ lãnh đạo quản lý cấp chiến lược, cán bộ làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ, cán bộ khoa học, kỹ thuật, trí thức lao động sáng tạo, cơ cấu giới và lứa tuổi, cơ cấu dân tộc, bảo đảm có đội ngũ cán bộ cho yêu cầu phát triển vùng, miền, địa phương, cơ sở trong toàn quốc” [5]. Để hiện thực hóa những quan điểm đó, Đảng cũng đã triển khai nhiều Nghị quyết, Quyết định về vấn đề này: Nghị quyết Trung ương 3 khóa VIII về công tác cán bộ; Quy định số 54-QĐ/TW của Bộ Chính trị về chế độ học tập lý luận chính trị trong Đảng đối với cán bộ, đảng viên; Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX “Về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn”. Các Nghị quyết đó đã tiếp tục khẳng định và nêu bật ý nghĩa hết sức quan trọng của chính quyền cấp xã: “Các cơ sở xã, phường, thị trấn là nơi tuyệt đại bộ phận nhân dân cư trú, sinh sống. Hệ thống chính trị ở cơ sở có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tăng cường đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của dân, huy động mọi khả năng phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức cuộc sống của cộng đồng dân cư” [4]. Do cấp xã có vị trí đặc biệt quan trọng, nên vấn đề có ý nghĩa to lớn, sống còn đối với cấp xã là phải xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt ngang tầm yêu cầu nhiệm vụ của thời kỳ mới. Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX “Về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở xã, phường, thị

26 nghiên cứu đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức

Chúc mừng năm mới 2017

trấn” nhấn mạnh: “Đổi mới cơ bản chương trình, nội dung và phương pháp giảng dạy đối với cán bộ cơ sở theo hướng đào tạo cơ bản, bồi dưỡng theo chức danh, bảo đảm tính thiết thực. Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên và tăng cường cơ sở vật chất ở các Trường chính trị cấp tỉnh, các Trung tâm giáo dục chính trị cấp huyện”. Mục đích của Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX là xây dựng đội ngũ cán bộ xã nói chung và cán bộ chủ chốt xã nói riêng ngày càng đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển chính quyền địa phương ở nông thôn nói riêng và phát triển đất nước nói chung. Nghị quyết chỉ rõ: “Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở có năng lực tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, công tâm, thạo việc, tận tụy với dân, biết phát huy sức dân, không tham nhũng, không ức hiếp dân, trẻ hóa đội ngũ, chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng, giải quyết hợp lý và đồng bộ chính sách đối với cán bộ cơ sở” [6].

Có thể nói, trong những năm qua, Đảng ta đã rất chú trọng đến vấn đề phát triển đội ngũ cán bộ, công chức xã trong đó có đội ngũ cán bộ chủ chốt. Nhiều chủ trương, Nghị quyết của Đảng đã từng bước được hiện thực hóa, góp phần phát triển cả về số lượng và chất lượng của đội ngũ cán bộ chủ chốt xã. Ngoài việc được bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị; trình độ tin học, ngoại ngữ; đội ngũ cán bộ nói chung và cán bộ chủ chốt xã nói riêng còn được rèn luyện về phẩm chất đạo đức, phẩm chất chính trị, lối sống, tác phong. Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XI về “Tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” cũng đã góp phần quan trọng trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt xã ở nước ta hiện nay, nhất là về đạo đức, phong cách của người cán bộ trong thời kỳ mới.

Với đặc thù là một đất nước có gần 80% dân số sinh sống ở nông thôn, đội ngũ cán bộ chủ chốt xã chính là cầu nối trực tiếp giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Do đó, trong những năm qua, Đảng ta luôn chú trọng đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt xã. Nhờ đó, đội ngũ này không ngừng

có những bước trưởng thành cả về trình độ chuyên môn, ý thức nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm, từng bước đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ở nước ta

-------------------------------------------

Tài liỆu ThaM KhẢo

1. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng, Nxb Sự thật, Hà Nội, tr. 63.

2. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 145.

3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 135.

4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành trung ương Đảng khóa IX (Về “Đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở xã, phường, thị trấn”), Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội, tr. 167.

5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 152.

6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành trung ương Đảng khóa IX (Về “Đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở xã, phường, thị trấn”, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội, tr, 167 - 168.

7. Hoàng Chí Bảo (chủ biên) (2004), Hệ thống chính trị cơ sở ở nông thôn nước ta hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 13.

8. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 269.

27nghiên cứu đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức

Chào xuân Đinh Dậu 2017

Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của quốc gia, song là nguồn tài nguyên có hạn, việc quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên

này vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước một cách khoa học, tiết kiệm, hiệu quả là vô cùng quan trọng và có ý nghĩa to lớn. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp cho người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất theo một loại mẫu thống nhất trong cả nước, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định Luật Đất đai năm 2013, Nghị định số 43/2014/NĐ-

CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai; Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và môi trường quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Trong phạm vi bài viết này, tác giả phân tích thực trạng và đề

xuất giải pháp nâng cao chất lượng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất trên địa bàn huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội.

1. Thực trạng việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài nguyên khác gắn liền với đất trên địa bàn huyện ứng hòa, thành phố hà nội

Theo thống kê của Chi nhánh Văn phòng đăng ký Đất đai Hà Nội huyện Ứng Hòa, Hà Nội đến ngày 15 tháng 12 năm 2016 việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như sau: tổng thửa đất đã

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN

SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ỨNG HÒA, THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY

ThS.nguyễn Thị hà (*)

(*) Học viên lớp Bồi dưỡng ngạch Chuyên viên khóa 40, năm 2016

28 nghiên cứu đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức

Chúc mừng năm mới 2017

cấp giấy là 203.010 thửa (chiếm 90,06% số thửa cần cấp). Trong đó: thửa đất nông nghiệp: 152.782 thửa (đạt 95,8% thửa/giấy đã cấp); thửa đất ở cho hộ gia đình, cá nhân là: 49.934 thửa/giấy (đạt 77,4 % thửa đã cấp). Tổng thửa chưa được cấp là: 21.244 thửa (chiếm 9,48% thửa cần cấp, trong đó: Đất nông nghiệp là: 6.640 thửa (31,25% thửa chưa cấp); đất do các hộ gia đình, cá nhân sử dụng là: 14.604 thửa (68,74% thửa chưa cấp)). Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân cơ bản đã hoàn thành nhưng nhu cầu giao dịch đất đai thì ngày càng cao.

Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện gồm lập, chỉnh lý hồ sơ địa chính; xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu địa chính, phát triển hệ thống thông tin đất đai. Thực hiện tốt những nhiệm vụ này sẽ góp phần rất lớn cho công tác quản lý cơ sở dữ liệu, cung cấp thông tin địa chính, đăng ký biến động thửa đất và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cả trước mắt và lâu dài.

Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội huyện Ứng Hòa từ khi thành lập được Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội quan tâm phân bổ trang thiết bị, cơ sở vật chất và kế thừa trang thiết bị dự án VLAP (Hoàn thiện và hiện đại hóa hệ thống quản lý đất đai Việt Nam). Mục tiêu hướng tới của VLAP là: tăng cường sự tiếp cận của mọi đối tượng đối với dịch vụ thông tin đất đai qua việc phát triển một hệ thống quản lý đất đai hoàn thiện ở huyện. VLAP được xây dựng trên cơ sở công khai, minh bạch, chính xác, đầy đủ, kịp thời về đăng ký đất đai, thông tin đất đai (bản đồ địa chính và hồ sơ địa chính), cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhằm đáp ứng mọi nhu cầu về thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, bảo vệ quyền lợi của người sử dụng đất, đồng thời đáp ứng mọi nhu cầu thông tin của cộng đồng.

Đến nay dự án VLAP trên địa bàn huyện Ứng Hòa đã hoàn thành, hệ thống bản đồ, cơ sở dữ liệu đã được tích hợp, cập nhật biến động thửa đất thường xuyên phục vụ công tác cung cấp thông tin

thửa đất, đăng ký biến động, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện.

2. ưu điểm và hạn chế của việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn huyện ứng hòa, thành phố hà nội

2.1. Những ưu điểm

Từ khi thực hiện Luật Đất đai năm 2013 cùng với việc cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “Một cửa”, các cấp, các ngành đã có nhiều nỗ lực trong quá trình giải quyết các hồ sơ có liên quan đến lĩnh vực đất đai cho người dân. Mọi thủ tục đều công khai hóa với trang thiết bị khang trang, cán bộ nhiệt tình, hòa nhã đã góp phần giảm phiền hà, tạo niềm tin đối với người dân.

Luật Đất đai năm 2013 cùng với các văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo ra khung pháp lý mang tính khả thi, thuận lợi cho công tác quản lý, được đông đảo nhân dân đồng tình, khắc phục cơ bản tình trạng đầu cơ đất đai kéo dài trong nhiều năm trước đó, chặn đứng cơn sốt về giá đất. Những hiện tượng tham nhũng, lãng phí trong quản lý đất đai đã giảm nhiều so với trước (những vụ tham nhũng đất đai mới được phát hiện gần đây đều chủ yếu xảy ra trước khi Luật Đất đai mới có hiệu lực thi hành).

Từ khi thực hiện dự án VLAP, hệ thống khai thác dữ liệu bản đồ và hồ sơ địa chính của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội huyện Ứng Hòa đã được nâng cấp, tăng cường khả năng phục vụ khách hàng đến khai thác thông tin và thực hiện các giao dịch; rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận và đăng ký biến động đất đai; đáp ứng được một phần nguyện vọng của người sử dụng đất; lần đầu tiên có được hệ thống quản lý đất đai đồng bộ (Bản đồ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai, kết nối mạng), từng bước hiện đại hóa do triển khai thực hiện bài bản hơn so với các dự án trước đây (Đo đạc bản đồ xong, cấp Giấy chứng nhận ngay).

2.2. Những hạn chế

29nghiên cứu đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức

Chào xuân Đinh Dậu 2017

Thứ nhất, hệ thống chính sách về đất đai chưa đồng bộ, một số chính sách chưa được ban hành kịp thời; việc triển khai ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền của cấp tỉnh còn chưa kịp thời, chưa ban hành đầy đủ nhất là các văn bản có liên quan đến người sử dụng đất, như: giá đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, hạn mức giao đất ở, hạn mức công nhận đất ở cho thửa đất có vườn, ao gắn với nhà ở... dẫn đến việc nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người sử dụng đất khi thực hiện các thủ tục về đất đai.

Thứ hai, công tác tuyên truyền và phổ biến chính sách pháp luật về đất đai trong thời gian qua đã được tăng cường. Tuy nhiên, việc phối hợp giữa các cơ quan quản lý Tài nguyên và Môi trường ở huyện và địa phương còn chưa được thường xuyên, nội dung tuyên truyền chưa có trọng tâm, trọng điểm nên hiệu quả chưa cao. Sự phối hợp giữa Phòng Tài nguyên và Môi trường với Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai chưa được đồng bộ trong việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp sau dồn ô, đổi thửa nên việc cấp Giấy chứng nhận chưa đạt tỷ lệ 100% trung tuần tháng 12/2016, chưa tạo lập được quy chế phối hợp, trao đổi thông tin nhằm nâng cao hiệu quả của công tác Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Thứ ba, trước đây Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất (nay là Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai) trực thuộc phòng Tài nguyên và Môi trường, cán bộ nhận lương từ nguồn thu từ ngân sách nhà nước chỉ thu phí và lệ phí khi thực hiện thủ tục hành chính, từ khi tách Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, ngoài mức thu phí, lệ phí còn thu dịch vụ công nên bước đầu người dân chưa quen việc tiếp cận dịch vụ công này, không tránh khỏi thắc mắc tại một cửa khi thực hiện thủ tục hành chính công.

Thứ tư, Chi nhánh Văn phòng chỉ có ban lãnh đạo là biên chế còn lại là hợp đồng lao động nên trách nhiệm trong công việc, giải quyết hồ sơ còn mang tính chất né tránh, đùn đẩy. Để kiểm soát chặt chẽ về hồ sơ mang tính pháp lý cao, sau khi quyết

định phân công cán bộ thụ lý giải quyết hồ sơ Phó Giám đốc ký thẩm tra hồ sơ trước khi trình Giám đốc Chi nhánh ký nháy trình cấp có thẩm quyền ra quyết định cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Thứ năm, cơ chế giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp đối với việc thi hành pháp luật về tài nguyên và môi trường chưa được vận hành cụ thể, Ủy ban nhân dân các cấp chưa thực hiện thường xuyên công tác tự thanh tra, kiểm tra; ở một số xã trên địa bàn còn xem nhẹ việc Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp sau dồn ô đổi thửa.

Thứ sáu, về dự án VLAP.

Do thời gian triển khai hoàn thiện dự án quá ngắn (2 năm), khi đó khối lượng công việc lớn dẫn đến quá trình trực hiện dự án còn có những tồn tại sau: Kết quả đo đạc của đơn vị thi công tại một số xã cần kiểm tra rà soát lại như: xã Cao Thành đo địa giới hành chính bao trùm lên địa giới hành chính xã Bột Xuyên, huyện Mỹ Đức (giáp ranh sông Đáy), xã Trường Thịnh đo hành lang giao thông cắt vào đất của các hộ dọc đường Quốc lộ 21B. Thủ tục hành chính nhanh gọn không tránh khỏi những động cơ một số kẻ xấu lợi dụng thủ tục hành chính để trục lợi móc ngoặc với cán bộ bên trong Chi nhánh để giải quyết thủ tục hành chính như một số báo chí đã nêu gần đây. Bên cạnh những thành quả đạt được, vẫn còn nhiều hạn chế, một số nhiệm vụ được giao còn chậm tiến độ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, đất ở cho hộ gia đình, cá nhân; giải quyết các thủ tục còn chậm, không đảm bảo được thời hạn theo quy định.

3. Một số giải pháp nâng cao chất lượng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn huyện ứng hòa, thành phố hà nội

Thứ nhất, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật về đất đai; thủ tục hành chính tại một cửa liên thông nhằm hạn chế những sơ hở dễ nảy sinh tham nhũng; tăng cường sự phối hợp với phòng ban chuyên môn và các xã, thị trấn nâng cao hiệu quả công tác cấp Giấy

30 nghiên cứu đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức

Chúc mừng năm mới 2017

chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, giải quyết thủ tục hành chính theo quy định.

Thứ hai, nâng cao đạo đức công vụ. Là một người cán bộ, công chức trước tiên phải lấy chữ tâm, chữ đức làm đầu và xác định mình là “công bộc của dân”, chức năng, nhiệm vụ của mình đứng ở vị trí nào để giải quyết công việc; người đứng đầu cơ quan phải nắm bắt cán bộ của mình khả năng trình độ giải quyết công việc đến mức độ nào khi giao nhiệm vụ, kết quả đạt được ra sao để giao cho nhiệm vụ hoàn thành kịp tiến độ.

Thứ ba, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra. Sở Tài nguyên và Môi trường tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra công vụ tạo một hệ thống thống nhất về thanh tra, kiểm tra kịp thời, thường xuyên phát hiện những dấu hiệu sai trái trong công tác cấp Giấy chứng nhận và biến động đất đai qua kênh thông tin của công dân cũng như đài báo. Phân công cán bộ trực tiếp tiếp nhận sự phản ánh đơn thư, qua đường dây nóng của công dân, hướng dẫn dân viết đơn kê khai và hoàn thiện các thủ tục hành chính khi công dân có nhu cầu.

Thứ tư, tăng cường công tác phối hợp. Tăng cường phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân xã trong công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân; xây dựng, thực hiện cơ chế trao đổi, cung cấp thông tin về đất đai; thường xuyên cập nhật, chỉnh lý biến động trên phần mềm VILIS (hệ thống thông tin đất đai Việt Nam) cơ sở dữ liệu bản đồ đo đạc theo dự án VLAP.

Thứ năm, cải cách chế độ tiền lương. Để đáp ứng được các quy định và chức năng nhiệm vụ của mình nhà nước ta phải có chính sách cải cách đồng lương cho cán bộ, công chức, viên chức làm việc theo đúng chuyên môn được giao, việc tinh giảm biên chế cũng phải xét về năng lực làm việc của mỗi cán bộ, cung cấp trang thiết bị cần thiết để mỗi cán bộ tối thiểu có thiết bị làm việc, thường xuyên kiểm điểm công việc đã giải quyết và chưa giải quyết

để đưa ra hướng khắc phục; phương châm không để tồn đọng hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính; bổ sung viên chức làm việc tại Chi nhánh, hiện tại ngoài lãnh đạo là viên chức, những người còn lại đều là hợp đồng lao động nên việc phân công công việc gặp khó khăn.

Như vậy, trong những năm qua, được sự quan tâm của Thành phố, Sở Tài nguyên và Môi trường, huyện Ứng Hòa đã có những chuyển biến tích cực trong việc phát triển kinh tế - xã hội, phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật, giao thông nông thôn. Ngoài ra huyện Ứng Hòa còn được coi như là một điểm chung chuyển điển hình trong việc vận hành cơ sở dữ liệu bản đồ đất đai trong hệ thống, sự quan tâm về cơ sở vật chất cũng như địa điểm làm việc tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện thủ tục hành chính. Nhìn chung, hoạt động của Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội huyện Ứng Hòa trong những năm gần đây đã có sự chuyển biến tích cực về tiến độ và kết quả cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đạt tỷ lệ 90% so với kế hoạch). Văn phòng Đăng ký đất đai thành lập, hoạt động theo tiêu chí lấy người sử dụng đất, yêu cầu giao dịch xã hội và đối tượng phục vụ là trung tâm; đồng thời sản phẩm kết quả được thể hiện qua ý kiến của người sử dụng đất về mức độ công khai thủ tục hành chính, tiến độ giải quyết hồ sơ, thái độ phục vụ và hướng dẫn của cán bộ thực thi nhiệm vụ

-------------------------------------------

Tài liỆu ThaM KhẢo

1. Quốc hội (2013), Luật Đất đai.

2. Chính phủ (2014), Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai năm 2013.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

31nghiên cứu đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức

Chào xuân Đinh Dậu 2017

Ngày 24/12/2016, được sự đồng ý của Ban Giám hiệu Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, Bộ Nội vụ và Lãnh đạo

Ủy ban nhân dân huyện Mê Linh, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội huyện Mê Linh, Lớp Bồi dưỡng ngạch Chuyên viên khóa 40, năm 2016 đã tổ chức buổi đi thực tế thăm quan và nghiên cứu học tập tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ) Hà Nội huyện Mê Linh. Tham gia đoàn đi thực tế có Giáo viên chủ nhiệm và toàn thể học viên lớp Bồi dưỡng ngạch Chuyên viên khóa 40, năm 2016. Đại diện Ban Lãnh đạo Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội huyện Mê Linh có ông Trần Nguyên Ngọc - Giám đốc Chi nhánh đã tổ chức đón tiếp và hướng dẫn đoàn đi thăm quan thực tế.

Tại buổi làm việc, các học viên lớp Chuyên viên khóa 40 đã được nghe giới thiệu khái quát về lịch sử hình thành huyện Mê Linh. Huyện Mê Linh được thành lập ngày 05/7/1977 trên cơ sở hợp nhất 02 huyện Bình Xuyên và Yên Lãng. Một năm sau, ngày 29/12/1978, huyện được sáp nhập vào thành phố Hà Nội. Đến ngày 12/8/1991, Mê Linh tách khỏi Hà Nội và trở về tỉnh Vĩnh Phú (nay là Vĩnh Phúc). Từ ngày 29/5/2008, huyện Mê Linh được tách ra khỏi tỉnh Vĩnh Phúc và sáp nhập vào thành phố Hà Nội.

Hiện nay, huyện Mê Linh có 18 đơn vị hành chính trực thuộc, trong đó có 02 thị trấn và 16 xã với tổng diện tích tự nhiên là 14251,19 ha và dân số

khoảng 21 vạn người. Huyện Mê Linh cơ bản vẫn là huyện nông nghiệp, 54,74% diện tích đất đai là đất nông nghiệp. Về công nghiệp, huyện Mê Linh hiện có Khu Công nghiệp Quang Minh diện tích khoảng 500 ha và đang được mở rộng quy mô thêm với số lượng doanh nghiệp là trên 300 đơn vị nhưng hoạt động vẫn còn chưa đạt hiệu quả cao. Địa phương cũng có 52 dự án đô thị với tổng diện tích mặt bằng là 1300 ha nhưng vẫn đang trong quá trình giải phóng mặt bằng. Chỉ có 06 dự án đô thị là đã hoàn thành, trong đó có 02 dự án đã có dân cư sinh sống. Nguồn thu ngân sách của huyện còn thấp hơn nhiều so với các quận nội thành Hà Nội và các huyện lân cận, đạt khoảng 400 tỷ/năm.

Sau khi sáp nhập thành một đơn vị hành chính của thành phố Hà Nội, chính quyền địa phương các cấp của huyện đã tập trung thực hiện được nhiều công việc mang tính đột phá, như: xây dựng khối trụ sở làm việc tập trung của các cơ quan huyện; hoàn thiện hệ thống hạ tầng khung; giải quyết ổn thỏa được nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo và các vụ việc phức tạp; giải phóng được 410 lò gạch thủ công; xử lý triệt để các vi phạm đất đai và hành lang an toàn giao thông; xây dựng nông thôn mới; dồn điền đổi thửa và quy hoạch đất dịch vụ phát triển vùng nông nghiệp an toàn…

Ông Trần Nguyên Ngọc, Giám đốc Chi nhánh VPĐKĐĐ Hà Nội huyện Mê Linh đã giới thiệu về chức năng, nhiệm vụ của Chi nhánh Văn phòng. VPĐKĐĐ là đơn vị sự nghiệp công lập được hình

NGHIÊN CỨU THỰC TẾ TẠI CHI NHÁNH VĂN PHÒNG ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI HÀ NộI - HUYỆN MÊ LINH CủA

LỚP BỒI DƯỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN KHÓA 40, NĂM 2016

ThS. Trần Duy hưng (*)

(*) Học viên Lớp Bồi dưỡng ngạch Chuyên viên khóa 40, năm 2016

32 nghiên cứu đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức

Chúc mừng năm mới 2017

thành kể từ khi Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực. Ban đầu, Văn phòng cấp tỉnh trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, cấp huyện trực thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường. Sau quá trình hoạt động đã nảy sinh nhiều bất cập. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã lập đề án và được Chính phủ phê duyệt cho phép tổ chức, sắp xếp lại hệ thống VPĐKĐĐ theo mô hình “Một cấp” và đã được thể chế hóa tại Luật Đất đai năm 2013 và Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai. Trên cơ sở đó, Chi nhánh VPĐKĐĐ Hà Nội huyện Mê Linh đi vào hoạt động theo sự điều hành và quản lý của VPĐKĐĐ Hà Nội.

VPĐKĐĐ thực hiện 04 chức năng chính: (1) Đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; (2) Xây dựng, quản lý, cập nhật, chỉnh lý thống nhất hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai; (3) Thống kê, kiểm kê đất đai; (4) Cung cấp thông tin đất đai cho tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật. Về cơ cấu tổ chức, VPĐKĐĐ Trung tâm có 01 Giám đốc, 04 Phó Giám đốc và 05 phòng chuyên môn trực thuộc. Chi nhánh VPĐKĐĐ ở địa phương có cơ cấu 01 Giám đốc, 02 Phó Giám đốc và 03 bộ phận chuyên môn: Bộ phận Hành chính Tổng hợp, Bộ phận Đăng ký cấp Giấy và Bộ phận Lưu trữ. Về cơ chế hoạt động, VPĐKĐĐ có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, nguồn kinh phí thực hiện theo cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập, được ngân sách cấp một phần và các nguồn thu sự nghiệp tự đảm bảo. Chi nhánh VPĐKĐĐ thực hiện theo cơ chế hạch toán tài chính phụ thuộc, có con dấu riêng, được bố trí văn phòng, trang thiết bị làm việc theo quy định của pháp luật.

Trong quá trình hoạt động, Chi nhánh VPĐKĐĐ Hà Nội huyện Mê Linh đã phát huy được những lợi thế để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao và phục vụ nhân dân chu đáo: tính chuyên môn hóa cao, thủ tục nhanh chóng, hiệu quả; tạo thuận lợi trong cải cách hành chính và xây dựng hệ thống thông tin đất đai công khai, minh bạch để nhân dân có thể thuận tiện theo dõi…

Bên cạnh đó, thực tế vẫn tồn tại những khó khăn, như: tuy là “Một cấp” nhưng nhiều thủ tục thực chất

vẫn là “Hai cấp”; công tác trình ký cấp VPĐKĐĐ chi nhánh gặp nhiều bất lợi do khoảng cách địa lý; số lượng cán bộ, viên chức không đảm bảo, cần bổ sung thêm nhiều nhân lực có chất lượng; cơ chế hoạch toán phụ thuộc không chủ động được công việc; chưa tinh gọn về đầu mối có thẩm quyền ký cấp Giấy Chứng nhận đăng ký đất đai, lưu trữ hồ sơ và giải quyết các vấn đề liên quan…

Trong thời gian tới, đơn vị sẽ thực hiện những chuyển biến mới. Theo đề án xây dựng thì đến năm 2018 các Chi nhánh VPĐKĐĐ sẽ sáp nhập thành các Chi nhánh cụm, ví dụ các chi nhánh Đông Anh, Sóc Sơn và Mê Linh sẽ trở thành một Chi nhánh cụm. Chi nhánh VPĐKĐĐ Hà Nội huyện Mê Linh nên rà soát, bổ sung vị trí làm việc, bổ sung biên chế, luân chuyển và điều động nhân sự phù hợp với khối lượng công việc của các Chi nhánh. Việc phân quyền nên tập trung vào một đầu mối làm thủ tục về Giấy Chứng nhận đất đai và tài sản gắn liền với đất, mở rộng quyền hạn cho các Chi nhánh. Đặc biệt, cơ chế hoạt động, tạo và sử dụng nguồn thu cần được tạo cơ chế cởi mở hơn để các Chi nhánh thực hiện công việc, phục vụ nhân dân được nhanh chóng, thuận tiện.

Buổi đi thực tế có ý nghĩa sâu sắc trong quá trình học tập đối với các học viên lớp Bồi dưỡng ngạch Chuyên viên khóa 40, năm 2016. Qua sự chia sẻ kinh nghiệm thực tế trong quá trình giải quyết công việc của các vị đại biểu, các vị khách quý đã giúp cho các học viên nâng cao sự hiểu biết sâu sắc về hoạt động của đơn vị sự nghiệp nói chung và của Chi nhánh VPĐKĐĐ Hà Nội huyện Mê Linh. Chuyến đi đã cung cấp thêm cho các học viên các tư liệu, vốn kiến thức về các cơ quan của nhà nước, làm cơ sở cho việc học tập, nghiên cứu các chuyên đề trong chương trình bồi dưỡng ngạch Chuyên viên cũng như các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức khác. Hoạt động này góp phần không nhỏ giúp cho các thành viên trong lớp Bồi dưỡng ngạch Chuyên viên khóa 40, năm 2016 đoàn kết, gắn bó, hoàn thành tốt chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, phục vụ tốt hơn cho công tác của mình để luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó

33nghiên cứu đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức

Chào xuân Đinh Dậu 2017

Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ là một trong 4 nhiệm vụ cơ bản của giảng viên Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,

công chức - Bộ Nội vụ được quy định tại Điều 6, Thông tư liên tịch số 06/2011/TTLT/BNV-BGDĐT của Bộ Nội vụ và Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 06 tháng 6 năm 2011 về việc Quy định tiêu chuẩn, nhiệm vụ, chế độ làm việc, chính sách đối với giảng viên tại cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, trường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trong nhiệm vụ nghiên cứu khoa học công nghệ, ngoài việc viết bài đăng tạp chí khoa học, các giảng viên còn có quyền đồng thời là trách nhiệm viết bài đăng Nội san của Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trước đây, nay là Đặc san của Trường. Bên cạnh nhiều bài viết có chất lượng đủ điều kiện đăng thì còn không ít bài viết còn có những hạn chế nhất định. Để nâng cao chất lượng bài viết đăng

Đặc san, tác giả xin trao đổi một số kinh nghiệm giúp các giảng viên và viên chức của Trường có thể tham khảo khi viết bài.

Để bài viết có chất lượng, đáp ứng được yêu cầu và được lựa chọn đăng, các giảng viên và viên chức cần chú ý một số vấn đề cơ bản sau:

1. lựa chọn vấn đề để viết bài

Nhiều giảng viên, viên chức gặp khó khăn khi chọn vấn đề để viết bài. Kinh nghiệm cho thấy để chọn được vấn đề để viết bài cần dựa vào những

căn cứ sau:

- Nhiệm vụ của Đặc san của nhà trường là nghiên cứu về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức nói chung và ngành Nội vụ nói riêng. Các bài viết cần liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. Không nên chọn các vấn đề ngoài chủ đề của Đặc san như có viên chức viết về phòng chống bạo lực gia đình hay thương mại điện tử….

- Chọn vấn đề mới chưa có nhiều bài viết. Nếu chọn vấn đề đã có nhiều bài viết thì cần phải có ý tưởng mới trong giải quyết vấn đề.

- Cần tránh những vấn đề nhạy cảm, chưa có cơ sở chính trị, pháp lý rõ ràng.

- Chú ý đến chủ đề của từng số Đặc san như có số kỷ niệm ngày thành lập ngành Nội vụ, có số về chủ đề về nhà giáo nhân ngày Hiến chương các nhà giáo 20 tháng 11…

TRAO ĐỔI MỘT SỐ KINH NGHIỆM VIẾT BÀI ĐẶC SAN CỦA TRƯỜNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC - BỘ NỘI VỤ

TS. Đàm BíCh hiên (*)

(*) Trưởng khoa, Khoa Nhà nước và Pháp luật

34 nghiên cứu đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức

Chúc mừng năm mới 2017

2. về tên của bài viết

Tên của bài viết cần ngắn gọn, đảm bảo phản ánh chính xác vấn đề tác giả lựa chọn viết bài. Tránh tên quá dài, lủng củng, không rõ ý và cũng cần tránh tên của bài không đảm bảo quy tắc của ngữ pháp Tiếng Việt như thiếu chủ ngữ, thiếu vị ngữ…

3. về nội dung của bài viết

Nội dung cần phản ánh đúng tên của bài viết. Đã có những bài viết gửi Đặc san của Trường nhưng nội dung bài không phù hợp với tên của bài hoặc nội dung chỉ phản ánh một phần tiêu đề bài viết như tên bài là Cải cách hành chính ở tỉnh X nhưng nội dung chỉ đề cập đến cải cách thủ tục hành chính…

Nội dung bài viết phải giải quyết được vấn đề đã lựa chọn một cách khoa học nhất là các bài viết đăng mục Nghiên cứu trao đổi. Bài viết cần phải có cả căn cứ lý luận và thực tiễn. Bài viết không nên chỉ đơn thuần nêu lý luận không gắn với thực tiễn, ngược lại cũng có bài chỉ viết về thực tiễn không đề cập gì đến lý luận nên thiếu tính thuyết phục.

Nội dung bài viết có thể và cần kế thừa những nghiên cứu của tác giả đã công bố trên tạp chí, sách và các ấn phẩm khoa học khác nhưng cần tránh sao chép. Ví dụ như sao chép nguyên xi một phần nội dung nghiên cứu đã được công bố. Khi dẫn nguyên từng câu chữ của nội dung của tác phẩm nào đó cần phải dùng “ ” để thể hiện trích dẫn trực tiếp và phải nêu rõ nguồn trích dẫn. Không nên trích dẫn cả trang sách của tác giả khác vì như vậy hàm lượng khoa học của bài viết thấp mặc dù có đề cập đến nguồn trích dẫn.

Nội dung bài cần tránh quá sơ sài như vấn đề chọn viết thì lớn nhưng bài viết lại chỉ có vài trang viết chung chung cũng không đảm bảo tính khoa học.

4. về tính cập nhật của bài viết

Bài viết cần cập nhật những thông tin mới nhất cả về lý luận, thực tiễn và về tính pháp lý của vấn đề. Cụ thể:

Về lý luận:

Cần cập nhật những vấn đề mới trong lý luận, tránh những nội dung đã lạc hậu không còn đúng

với chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và thực tiễn. Ví dụ như trước đây về lý luận pháp luật không thừa nhận án lệ là hình thức pháp luật nhưng nay nhà nước ta đã thừa nhận.

Về thực tiễn:

Cần cập nhật thực tiễn mới nhất, đang diễn ra. Trong bài viết không nên chỉ sử dụng những số liệu thực tế cách đây năm, mười năm mà không có số liệu những năm gần thời điểm viết bài.

Các số liệu sử dụng trong bài viết không chỉ cần phải có nguồn trích dẫn rõ ràng mà còn phải đảm bảo trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tránh việc bài viết đưa ra số liệu có nguồn trích dẫn nhưng khi người biên tập tra lại nguồn đã được đề cập thì lại không thấy số liệu đó được công bố hoặc có nhưng không khớp với số liệu trong bài viết…

Về tính pháp lý:

Các bài viết nội dung có liên quan đến các văn bản pháp luật hoặc có trích dẫn văn bản pháp luật cần phải đảm bảo cập nhật. Tránh những trường hợp văn bản đã hết hiệu lực pháp lý mà tác giả vẫn khẳng định đang thực hiện theo các văn bản đó. Ví dụ viết về cải cách hành chính hiện nay nhưng lại dẫn văn bản về cải cách hành chính giai đoạn 2001-2010.

5. về tính khách quan của bài viết

Bài viết cần đánh giá đúng thực tế khách quan của vấn đề không nên đánh giá đơn thuần theo chủ quan của tác giả mà không có bằng chứng xác đáng. Cần tránh việc bài viết đánh giá ưu, nhược điểm của vấn đề còn mang nặng cảm tính, chỉ nhìn hạn chế, tuyệt đối hóa hạn chế mà không thừa nhận những kết quả đạt được.

Trên đây là một số kinh nghiệm của tác giả với tư cách là một giảng viên tham gia viết bài cho Đặc san, đồng thời là Trưởng Ban biên tập Đặc san của Trường, xin được trao đổi với đồng nghiệp nhằm nâng cao chất lượng bài viết cho Đặc san, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của giảng viên, viên chức

35nghiên cứu đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức

Chào xuân Đinh Dậu 2017

1. Sự cần thiết ban hành luật Trưng cầu ý dân năm 2015

Luật Trưng cầu ý dân đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII

(kỳ họp thứ 10) thông qua ngày 25 tháng 11 năm 2015. Ngày 08 tháng 12 năm 2015, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký Lệnh số 28/2015/L-CTN công bố Luật Trưng cầu ý dân. Luật Trưng cầu ý dân có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016. Việc ban hành Luật Trưng cầu ý dân năm 2015 là một sự kiện chính trị, pháp lý quan trọng đánh dấu bước phát triển mới trong hoạt động lập pháp, văn bản quy phạm pháp luật. Cụ thể là:

Thứ nhất, Luật Trưng cầu ý dân đã thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013 về phát huy dân chủ và quyền làm chủ của nhân dân, mở rộng các hình thức dân chủ trực tiếp để người dân tham gia vào công việc của nhà nước. Việc xây dựng và ban hành Luật Trưng cầu ý dân góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền.

Thứ hai, Luật Trưng cầu ý dân phản ánh nhu cầu khách quan, cần thiết trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tạo khuôn khổ pháp lý cho người dân tham gia chủ động, tích cực vào việc quyết định các công việc của Nhà nước và xã hội phù hợp với Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.

GIỚI THIỆU NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT TRƯNG CẦU Ý DÂN NĂM 2015

ThS.gVC. hà Thành Đê (*)

(*) Phó Trưởng khoa, Khoa Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã

36 nghiên cứu đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức

Chúc mừng năm mới 2017

Thứ ba, trưng cầu ý dân là một trong các phương thức để người dân trực tiếp thể hiện ý chí và quyền lực của mình đối với các vấn đề quan trọng của đất nước trong từng thời điểm cụ thể. Việc ban hành Luật góp phần tạo ra cơ sở pháp lý đồng bộ và những điều kiện thuận lợi để người dân trực tiếp thực hành dân chủ, sử dụng phương thức trên để thể hiện ý chí và quyền lực của mình đối với các vấn đề quan trọng của đất nước, đáp ứng nhu cầu khách quan trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Thứ tư, trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng về các lĩnh vực với các nước trong khu vực và trên thế giới, việc ban hành Luật sẽ tạo điều kiện để nhân dân có thể tham gia sâu rộng hơn, có tính quyết định với tư cách người làm chủ đất nước, góp phần bảo đảm sự phát triển bền vững của nước ta trong quá trình hội nhập quốc tế.

2. nội dung cơ bản của luật Trưng cầu ý dân năm 2015

Luật Trưng cầu ý dân gồm 8 chương, 52 điều.

Chương I gồm 13 điều (từ Điều 1 đến Điều 13) quy định về phạm vi điều chỉnh; đối tượng áp dụng; giải thích từ ngữ; nguyên tắc trưng cầu ý dân; người có quyền bỏ phiếu trưng cầu ý dân; các vấn đề trưng cầu ý dân; phạm vi tổ chức, ngày bỏ phiếu, các trường hợp không tổ chức trưng cầu ý dân; giám sát việc tổ chức trưng cầu ý dân; hiệu lực của kết quả trưng cầu ý dân; kinh phí tổ chức và các hành vi bị nghiêm cấm.

Chương II gồm 4 điều (từ Điều 14 đến Điều 17) quy định về đề nghị trưng cầu ý dân; về thẩm tra, xem xét, cho ý kiến về đề nghị trưng cầu ý dân; việc Quốc hội xem xét, quyết định việc trưng cầu ý dân.

Chương III gồm 6 điều (từ Điều 18 đến Điều 23) quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp trong việc tổ chức trưng cầu ý dân; việc thành lập các Tổ trưng cầu ý dân; cơ quan giúp việc và việc trưng tập cán bộ, công chức, viên chức trong trưng cầu ý dân và trách nhiệm của cơ quan,

tổ chức, đơn vị vũ trang nhân dân và nhân dân trong việc tổ chức trưng cầu ý dân.

Chương IV gồm 7 điều (từ Điều 24 đến Điều 30) quy định về nguyên tắc lập danh sách cử tri; các trường hợp không được ghi tên, bị xóa tên, được bổ sung tên vào danh sách cử tri; thẩm quyền lập danh sách, việc niêm yết danh sách, khiếu nại và giải quyết khiếu nại về danh sách cử tri; việc cử tri bỏ phiếu nơi khác và quy định về khu vực bỏ phiếu trưng cầu ý dân.

Chương V gồm 4 điều (từ Điều 31 đến Điều 34) quy định về mục đích, nguyên tắc, nội dung, các hình thức thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân và trách nhiệm cơ quan, tổ chức trong thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân.

Chương VI gồm 5 điều (từ Điều 35 đến Điều 39) quy định về phiếu trưng câu ý dân; thời gian, địa điểm bỏ phiếu; việc bỏ phiếu sớm, hoãn ngày bỏ phiếu; quyền, nghĩa vụ của cử tri và nguyên tắc bỏ phiếu trưng cầu ý dân.

Chương VII gồm 10 điều (từ Điều 40 đến Điều 49) quy định về kiểm phiếu; phiếu không hợp lệ; khiếu nại, tố cáo về kiểm phiếu; biên bản kết quả kiểm phiếu của Tổ trưng cầu ý dân; kết quả trưng cầu ý dân; báo cáo kết quả trưng cầu ý dân của Ủy ban nhân dân các cấp và việc báo cáo Quốc hội về kết quả trưng cầu ý dân của Ủy ban thường vụ Quốc hội; việc bỏ phiếu lại; xác định và công bố kết quả trưng cầu ý dân.

Chương VIII gồm 3 điều (từ Điều 50 đến Điều 52) quy định xử lý vi phạm pháp luật về trưng cầu ý dân; về hiệu lực thi hành và việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật.

Trong phạm vi bài viết này, tác giả sẽ trao đổi về những nội dung cơ bản của Luật Trưng cầu ý dân năm 2015. Cụ thể như sau:

a. Về khái niệm “Trưng cầu ý dân”

Khoản 1, Điều 3, Luật Trưng cầu ý dân quy định: “Trưng cầu ý dân là việc Nhà nước tổ chức để cử tri cả nước trực tiếp biểu quyết bằng hình thức

37nghiên cứu đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức

Chào xuân Đinh Dậu 2017

bỏ phiếu quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước theo quy định của Luật này”. Như vậy, trưng cầu ý dân và lấy ý kiến nhân dân xét về hình thức rất dễ nhầm lẫn vì cùng là hình thức để nhân dân phát huy quyền dân chủ, thể hiện ý kiến của người dân với Nhà nước nhưng giữa trưng cầu ý dân và lấy ý kiến nhân dân có sự khác nhau:

+ Về nội dung, vấn đề đưa ra trưng cầu ý dân là những vấn đề quan trọng của đất nước, có phạm vi ảnh hưởng toàn quốc và phải do Quốc hội quyết định; còn vấn đề lấy ý kiến nhân dân có thể là các vấn đề ở mức độ, phạm vi khác nhau.

+ Về hình thức, trong trưng cầu ý dân, người dân thể hiện ý chí của mình thông qua việc bỏ phiếu, còn trong việc lấy ý kiến nhân dân thì các hình thức rất linh hoạt.

+ Về đối tượng để trưng cầu ý dân gồm các cử tri, còn đối tượng của việc lấy ý kiến nhân dân có thể là cơ quan, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình.

+ Về giá trị pháp lý, trưng cầu ý dân có giá trị quyết định đối với vấn đề được đưa ra trưng cầu; còn kết quả lấy ý kiến nhân dân là cơ sở để cơ quan, tổ chức tham khảo, cân nhắc quyết định một việc nào đó.

Việc ban hành Luật Trưng cầu ý dân không hạn chế việc Nhà nước tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với những vấn đề đã được quy định trong Hiến pháp và pháp luật.

b. Người có quyền bỏ phiếu trưng cầu ý dân

Được quy định tại Điều 5, Luật Trưng cầu ý dân, cử tri trong trưng cầu ý dân cơ bản thống nhất như cử tri trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. Cụ thể là: “Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ mười tám tuổi trở lên tính đến ngày trưng cầu ý dân có quyền bỏ phiếu để biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân, trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 và Khoản 2, Điều 25 của Luật này”.

c. Các vấn đề trưng cầu ý dân

Qua tham khảo thực tế các nước về vấn đề trưng cầu ý dân, đối với nước ta để phù hợp với quy định của Hiến pháp, Luật Tổ chức Quốc hội và các văn bản pháp luật có liên quan, Luật Trưng cầu ý dân quy định Quốc hội xem xét, quyết định trưng cầu ý dân về các vấn đề sau đây: toàn văn Hiến pháp hoặc một số nội dung quan trọng của Hiến pháp; vấn đề đặc biệt quan trọng về chủ quyền, lãnh thổ quốc gia, về quốc phòng, an ninh, đối ngoại có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của quốc gia; vấn đề đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của đất nước; vấn đề đặc biệt quan trọng khác của đất nước.

d. Phạm vi tổ chức trưng cầu ý dân

Để người dân phát huy quyền dân chủ của mình, Luật Trưng cầu ý dân năm 2015 quy định: “Trưng cầu ý dân được thực hiện trong phạm vi cả nước”. Điều này phù hợp với quy định của Hiến pháp về thẩm quyền quyết định trưng cầu ý dân của Quốc hội. Đồng thời, những vấn đề đưa ra trưng cầu ý dân phải là những vấn đề có ý nghĩa ở tầm quốc gia đưa ra để toàn dân quyết định. Tuy nhiên để việc trưng cầu ý dân đạt chất lượng, hiệu quả cao nhất thì việc nâng cao ý thức trách nhiệm của từng người dân là vấn đề được đặt lên hành đầu.

e. Giám sát việc tổ chức trưng cầu ý dân

Để cuộc trưng cầu ý dân được tiến hành dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch, hiệu quả theo đúng quy định của pháp luật thì việc quy định trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và công dân trong giám sát việc trưng cầu ý dân là rất quan trọng. Do đó, Luật đã trao thẩm quyền và gắn trách nhiệm giám sát đối với hoạt động trên cho Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát việc tổ chức trưng cầu ý dân; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và Nhân dân giám sát việc tổ chức trưng cầu ý dân theo quy định của pháp luật.

38 nghiên cứu đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức

Chúc mừng năm mới 2017

f. Về hiệu lực của kết quả trưng cầu ý dân

Được quy định tại Điều 11, Luật Trưng cầu ý dân, cụ thể là: Kết quả trưng cầu ý dân có giá trị quyết định đối với vấn đề đưa ra trưng cầu ý dân và có hiệu lực kể từ ngày công bố; cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân phải tôn trọng kết quả trưng cầu ý dân; cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức và bảo đảm thực hiện nghiêm chỉnh kết quả trưng cầu ý dân.

g. Cơ quan, người có quyền đề nghị trưng cầu ý dân

Được quy định tại Điều 14, trưng cầu ý dân là hình thức quan trọng để thực hiện quyền dân chủ trực tiếp của người dân đã được quy định trong Hiến pháp, đồng thời để thống nhất với Luật Tổ chức Quốc hội và phù hợp với vị trí, chức năng, vai trò của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị nước ta, Luật Trưng cầu ý dân quy định Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ hoặc ít nhất là một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội có quyền đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định việc trưng cầu ý dân.

h. Về nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức trong tổ chức trưng cầu ý dân

Hiến pháp đã quy định Quốc hội quyết định trưng cầu ý dân, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chịu trách nhiệm tổ chức trưng cầu ý dân, hơn nữa, trưng cầu ý dân là hoạt động không thường xuyên, do đó, để phù hợp với quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội, đồng thời để các cơ quan phụ trách tổ chức trưng cầu ý dân được tổ chức hợp lý, việc tổ chức trưng cầu ý dân sẽ do Ủy ban Thường vụ Quốc hội tự mình trực tiếp thực hiện và chỉ đạo việc tổ chức trưng cầu ý dân trên toàn quốc, Chính phủ là cơ quan phối hợp với Ủy ban thường vụ Quốc hội trong tổ chức trưng cầu ý dân, việc tổ chức trưng cầu ý dân ở địa phương sẽ giao cho Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện.

Bên cạnh đó, Luật Trưng cầu ý dân cũng quy định Ủy ban thường vụ Quốc hội, Ủy ban nhân dân

các cấp có quyền thành lập hoặc phân công cơ quan chuyên môn trực thuộc để giúp việc trong tổ chức trưng cầu ý dân; trưng tập cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập để giúp thực hiện các công việc liên quan đến tổ chức trưng cầu ý dân.

i. Về kết quả trưng cầu ý dân

Cuộc trưng cầu ý dân hợp lệ phải được ít nhất ba phần tư tổng số cử tri cả nước có tên trong danh sách cử tri đi bỏ phiếu; nội dung trưng cầu ý dân được quá nửa số phiếu hợp lệ tán thành có giá trị thi hành; đối với trưng cầu ý dân về Hiến pháp phải được hai phần ba số phiếu hợp lệ tán thành.

k. Về xác định và công bố kết quả trưng cầu ý dân

Để phù hợp với quy định của Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức Quốc hội năm 2001, Luật Trưng cầu ý dân quy định, sau khi nhận và kiểm tra báo cáo kết quả trưng cầu ý dân của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và giải quyết những khiếu nại, tố cáo (nếu có), Ủy ban thường vụ Quốc hội ra nghị quyết xác định kết quả trưng cầu ý dân trong cả nước. Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội xác định kết quả trưng cầu ý dân phải được công bố chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày bỏ phiếu trưng cầu ý dân; trường hợp bỏ phiếu lại thì thời hạn công bố kết quả trưng cầu ý dân chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày bỏ phiếu lại

------------------------------

Tài liỆu ThaM KhẢo

1. Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Quốc hội (2015), Luật Trưng cầu ý dân.

3. Quốc hội (2001), Luật Tổ chức Quốc hội.

4. Quốc hội (2015), Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân

39nghiên cứu đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức

Chào xuân Đinh Dậu 2017

Ngoại ngữ là cầu nối không thể thiếu trong quá trình giao lưu, hội nhập quốc tế của mỗi quốc gia, dân tộc. Tìm hiểu con đường

và tinh thần tự học ngoại ngữ của Chủ tịch Hồ Chí Minh không những góp phần làm sáng tỏ thêm tư tưởng của Người mà còn có giá trị lớn lao đối với việc học tập, nghiên cứu, rèn luyện của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức hiện nay.

xác định rõ động lực và phương pháp của việc học

Nói đến việc học ngoại ngữ, chúng ta không thể không nhắc đến Chủ tịch Hồ Chí Minh - một tấm

gương tự học kiên trì và đầy sáng tạo. Nhận thức từ rất sớm và rõ ràng rằng, ngoại ngữ chính là một trong những “vũ khí” sắc bén trên con đường cách mạng giải phóng dân tộc, Người đã biến những ngôn ngữ nước ngoài thành phương tiện giao tiếp, thành công cụ để tiếp cận và đạt được những thành tựu trên con đường cách mạng đầy chông gai.

Cổ nhân thường nói: “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”, mà muốn “biết người” thì việc đầu tiên là chúng ta phải hiểu về văn hóa của họ, về cách mà họ phát triển kinh tế, bảo vệ lãnh thổ, về các sinh hoạt văn hóa - xã hội, không còn cách nào khác là phải giỏi về ngôn ngữ của họ, có thể giao

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VIỆC HỌC NGOẠI NGỮThS. Đoàn hiền (*)

(*) Biên tập viên Tạp chí Cộng sản, Học viên lớp Bồi dưỡng ngạch Chuyên viên chính khóa 29, năm 2016

40 nghiên cứu đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức

Chúc mừng năm mới 2017

tiếp được với họ. Với tư duy chiến lược đó, Bác hiểu hơn bao giờ hết ngoại ngữ là một trong những công cụ quan trọng góp phần giành lại nền độc lập dân tộc. Do vậy, ngay khi đặt chân lên chuyến tàu sang Pháp năm 1911, ngày đêm lao động vất vả, cực nhọc là vậy, nhưng mỗi lúc rảnh rỗi Bác đều tìm đến những người lính trẻ được giải ngũ đi cùng chuyến tàu để học đọc và viết tiếng Pháp. Bác mượn họ những quyển sách nhỏ in tiếng Pháp, khi muốn biết cái gì, muốn biết đồ vật nào đó bằng tiếng Pháp, Bác đều chỉ tay hỏi, rồi viết vào một mẩu giấy, dán vào chỗ hay để ý nhất, hoặc viết vào cánh tay để tranh thủ vừa làm, vừa học, mỗi tối sau khi đi làm về Bác rửa tay, rồi lại ghi những từ mới vào. Học được chữ nào, Bác ghép chúng lại thành câu và thực hành ngay.

Khi đặt chân đến đất nước Pháp xa lạ, mọi sinh hoạt hàng ngày và công việc phục vụ mục đích cứu nước của Bác đều phải sử dụng tiếng Pháp. Bác đặt quyết tâm: “Nhất định phải học viết cho kỳ được”. Ban đầu, Bác tập ghép một vài từ, sau ghép thành đoạn, dần dần Người tập viết thành bài dài. Một thời gian sau, Bác tìm đến các tờ báo của Pháp để xin được viết bài đăng báo, mỗi bài báo viết bằng tiếng Pháp, Bác đều chép thành hai bản, một bản lưu giữ lại, còn bản kia gửi cho toà soạn.

Vì sao trong hoàn cảnh thiếu thốn, khó khăn, cực khổ, bên cạnh trăm nghìn công việc khác phục vụ cho mục tiêu lớn lao, mà Bác vẫn không ngừng học ngoại ngữ? Bởi vì, Người đã xác định được cho mình mục đích, động lực của việc học: “Học để phụng sự Tổ Quốc, phụng sự nhân dân”. Với động lực cao cả ấy, Bác đã vượt qua những trở ngại cam go nhất để trau dồi không chỉ một mà nhiều ngoại ngữ, trang bị cho mình những vũ khí sắc bén, những phương tiện thuận lợi cho quá trình hoạt động cách mạng cứu nước. Người không có điều kiện để được học hành trong trường lớp chính thống, sớm dấn thân vào con đường lao động và tranh đấu, nhưng bản thân có ý thức tự học rất sâu sắc. Trong hoàn cảnh thiếu thốn, khốn khó, Bác luôn có ý thức tự học, từ ngoại ngữ cho đến các tri thức văn hóa, khoa

học. Đi đến đâu, dù Pháp, Nga, Thái Lan,… Bác đều học ngoại ngữ để thông hiểu văn hóa, để hòa nhập và hoạt động.

Với quan niệm, ngoại ngữ chính là chìa khoá để tiếp cận kho tàng tri thức nhân loại, với động lực và phương pháp ấy, đi đến bất kỳ nước nào Bác đều tự học ngôn ngữ của nước đó. Sau này, khi đã trở thành người đứng đầu đất nước, dù tuổi đã cao song Người vẫn là một tấm gương sáng về việc tự học. Người thường xuyên đọc sách báo nước ngoài, khi không hiểu từ nào thì tra từ điển hoặc ghi lại cẩn thận. Nếu không hiểu rõ, Bác tìm mọi cách nhờ người thông thạo ngoại ngữ ấy dịch hộ. Người căn dặn cán bộ, học không chỉ ở trường mà còn phải “học ở sách vở, học lẫn nhau và học ở nhân dân”.

Tinh thần học để phụng sự Tổ quốc và nhân dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh có nhiều điểm trùng khớp với tinh thần của Tổ chức Văn hóa, Khoa học, Giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO), khi tổ chức này đề ra mục tiêu của học tập là học để hiểu biết, để chung sống, để làm việc và làm người. Tinh thần học tập ngày ấy của Người đã bắt nhịp và vẫn tỏa sáng cùng thời đại hôm nay. Với tinh thần đó, việc học tập phải là việc thường xuyên và suốt đời, điều đó hoàn toàn thích ứng với một xã hội năng động và phát triển nhanh trong thế giới hội nhập toàn cầu.

vận dụng tư tưởng hồ chí Minh trong việc đào tạo ngoại ngữ cho cán bộ, công chức hiện nay

Trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước, học ngoại ngữ ngày càng thể hiện là một yêu cầu không thể thiếu, bởi đó là một trong những phương thức, phương tiện quan trọng để giao tiếp với thế giới, với bè bạn năm châu. Suy ngẫm và nghiên cứu về những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc học tập nói chung và học ngoại ngữ nói riêng vẫn còn nguyên tính thời sự trong bối cảnh hiện nay.

Đất nước hội nhập, “thuyền đã ra biển lớn”, song hiện nay chúng ta vẫn đang loay hoay với

41nghiên cứu đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức

Chào xuân Đinh Dậu 2017

việc dạy và học ngoại ngữ. Ngoại ngữ đang như một khối núi đồ sộ ngăn cản bước tiến hội nhập của chúng ta. Tình trạng sinh viên tốt nghiệp đại học ra trường không thể giao tiếp vài câu ngoại ngữ cơ bản đã trở thành phổ biến và việc này dường như càng khó khăn đối với đội ngũ cán bộ, công chức đã “yên vị”.

Gần đây, trên các diễn đàn vẫn tranh cãi sôi nổi học ngoại ngữ gì, học như thế nào, đào tạo ở cấp học nào, mức độ nào. Việc đầu tiên phải làm là, chúng ta phải xác định cho mình một lý do, một động lực, vì sao chúng ta phải học và thành thạo ít nhất một ngoại ngữ? Đất nước hội nhập toàn cầu nhưng nếu không có ngoại ngữ, chúng ta sẽ hội nhập với ai, thế hệ thanh niên ngày nay sẽ làm gì để giúp đất nước được vẻ vang “sánh vai cùng cường quốc năm châu”, khi chúng ta không thể giao tiếp với người nước ngoài. Xác định được động lực rồi, chúng ta cần có một thái độ học tập đúng đắn, tích cực mới có thể thu được kết quả tốt để ứng dụng vào sự nghiệp riêng và chung, góp phần cho công cuộc xây dựng dân giàu nước mạnh. Khi xưa Bác đã phải làm thêm để kiếm sống trong những điều kiện hết sức ngặt nghèo, vẫn chắt chiu từng đồng xu để mua sách vở phục vụ cho học tập, phương tiện duy nhất của Người là quyển vở và cây bút chì nhưng Người đã học ở mọi nơi, mọi lúc có thể. Năm 1923, Bác rời Pháp sang Nga. Hai ngày sau đó, Bác đã chào hỏi những câu thông thường bằng tiếng Nga, liền sau đó, Người học tiếng Nga ngay lập tức với tinh thần vừa làm, vừa học. Tranh thủ mọi cơ hội để học, với một tinh thần cầu tiến, cộng với sự khắc khổ và phương pháp đúng, Người đã tiến bộ không ngừng và có thể nói được rất nhiều thứ tiếng. Còn chúng ta, có quá nhiều điều kiện để học, chúng ta có đầy đủ phương tiện, tiền bạc, sách vở, cơ hội..., song nhiều bạn trẻ học ngoại ngữ trong sự bị động, túng thế, học để có tấm bằng đi xin việc, đi du học, đạt được mục tiêu rồi thì chúng ta cũng bỏ quên luôn việc trau dồi, ôn luyện và tìm cơ hội đem ra sử dụng. Chúng ta chưa thực sự yêu, chưa song hành cùng ngoại ngữ với lòng quyết tâm cao

độ, nên chúng ta còn gặp khó khăn, còn cảm thấy ngoại ngữ như một đỉnh núi cao vợi là điều dễ hiểu.

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Muốn huấn luyện thợ rèn, thợ nguội, thì người huấn luyện phải thạo nghề rèn, nghề nguội”. Để nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ hiện nay thì cả người dạy và người học phải nhận thức được quá trình dạy - học và tự học là một quá trình biện chứng. Và người dạy trước hết phải chọn cho mình một phương pháp đúng để sao cho quá trình dạy và học gần gũi nhất với thực tiễn, không xa rời thực tiễn. Bên cạnh vai trò quan trọng của người thầy thì việc tự học tập, rèn luyện của người học mới là yếu tố quyết định chất lượng và hiệu quả học tập. Điều này Bác cũng đã chỉ rõ: “Việc học phải lấy tự học làm cốt”. Do đó, một trong những nhiệm vụ quan trọng hiện nay là giáo dục, đào tạo cần phải hình thành được nhu cầu và khả năng tự học để học suốt đời.

Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI đã bàn đến vấn đề đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Có thể thấy, chúng ta đang trở về với vấn đề này trong tư tưởng Hồ Chí Minh, theo quan niệm của Người, học là để thực hành, học để làm việc, học là một việc phải làm suốt đời và không phải có thầy mới học, mà phải tự tìm sách mà đọc, lấy sách làm thầy. Đội ngũ cán bộ, công chức hôm nay, đặc biệt là thế hệ cán bộ trẻ cần sống, lao động và học tập theo tấm gương vĩ đại của Người. Nghiên cứu về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng Hồ Chí Minh, nếu chỉ chọn một vấn đề “con đường tự học” của Người cũng đủ để cho mỗi chúng ta rèn luyện, phấn đấu suốt cả cuộc đời. Chúng ta đã được đào tạo qua trường lớp chính quy, bài bản, trình độ mỗi người đều từ cử nhân trở lên và có không ít người đã có học hàm tiến sĩ, phó giáo sư từ khi còn rất trẻ, nhưng vì sao chúng ta vẫn thấy khó khăn trước môn ngoại ngữ. Phải chăng chúng ta chưa ý thức được rằng, sau khi được đào tạo qua trường lớp, chúng ta mới chỉ là những “trí thức một nửa” (như cách dùng từ của

42 nghiên cứu đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức

Chúc mừng năm mới 2017

Bác). Để trở thành người “trí thức hoàn toàn”, trí thức “thứ thiệt”, rất cần sự nỗ lực, kiên trì, bền bỉ tự học trong thực tiễn, mỗi cán bộ, công chức không quan tâm chú trọng việc tự học nói chung và tự học ngoại ngữ nói riêng là tự đào thải mình.

Ở một khía cạnh khác, tự học, tự giáo dục là thể hiện trình độ làm chủ bản thân của từng con người, thể hiện khả năng kiềm chế và tự điều chỉnh của mỗi người trong cuộc sống, nó cũng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc tích lũy kiến thức, kinh nghiệm và rèn luyện phẩm chất đạo đức của họ. Tự giáo dục là biết soi mình trong tấm gương của những người cộng sản lỗi lạc như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho chúng ta, khuyến khích sự học tiến bộ, đáp ứng yêu cầu của nền “kinh tế tri thức” đang phát triển, đòi hỏi thực học, trí tuệ, mà Việt Nam là một đất nước đang chuyển đổi và bước đầu tiếp cận với nền kinh tế ấy. Tinh thần ấy chỉ có thể phát huy trên cơ sở một thái độ học tập tích cực và sáng tạo, có phương pháp, tự nỗ lực không ngừng.

Nếu như quốc ngữ thể hiện tinh hoa, bản sắc văn hóa và tinh thần tự chủ của một dân tộc thì ngoại ngữ lại là phương tiện không thể thiếu để một dân tộc hướng ra và hòa nhập với thế giới bên ngoài. Theo thống kê, hơn 95% tài liệu khoa học, công nghệ, xã hội nhân văn của nhân loại được xuất bản bằng tiếng Anh; xét về hòa nhập quốc tế, rõ ràng tiếng Anh là một ưu thế, do đó, thành thạo tiếng Anh như môn ngoại ngữ thứ nhất là yêu cầu chúng ta không thể xem nhẹ và bỏ qua.

Có thể thấy, thay vì tìm kiếm các ngoại ngữ mới, trước hết, việc có ích hơn là tìm cách đào tạo tiếng Anh hiệu quả hơn trong các nhà trường, từ phổ thông cho đến đại học, giáo dục chuyên nghiệp và các trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Đưa tiếng Nga, tiếng Trung hay bất cứ ngoại ngữ nào vào trường học đều phải tính toán đến cơ hội việc làm, khả năng ứng dụng của người học, tính toán tới “kỹ năng làm việc toàn cầu” của lao động Việt Nam trong những thập niên tới. Ngành giáo dục cần phải rõ ràng về chiến lược quốc tế hóa

giáo dục đại học và chọn ngoại ngữ nào sẽ đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực kết nối, làm ăn với thế giới, học hỏi nhanh nhất những tiến bộ, văn minh của thế giới. Chính sách đào tạo ngoại ngữ phải thể hiện được chiến lược phát triển quốc gia trong bối cảnh hội nhập toàn cầu. Người học không thể trở thành những công cụ để “thí điểm” về chính sách, vì nếu thí điểm sai, không chỉ tước đi thời gian, công sức, tiền bạc mà còn tước đi cơ hội, chất lượng hội nhập của nhiều thế hệ người lao động cũng như của cả nền kinh tế. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, vai trò của ngoại ngữ và giáo dục ngoại ngữ càng được nhấn mạnh và sự phát triển của nó được phản ảnh rõ nét trong chính sách giáo dục, trong đào tạo, bồi dưỡng.

Vì vậy, học ngoại ngữ cũng chính là một phần trong sự nghiệp “học tập suốt đời” với mỗi cán bộ, công chức chúng ta, và cũng để thực hiện theo lời Bác: “Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại”

------------------------------------------

Tài liỆu ThaM KhẢo

1. Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI.

2. Hồ Chí Minh toàn tập (1919 - 1945), Tập 1, Nxb Chính trị Quốc gia.

43nghiên cứu đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức

Chào xuân Đinh Dậu 2017

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, toàn cầu hóa, không một quốc gia nào có thể đứng đơn lẻ một mình mà theo kịp với sự phát triển của

thế giới. Hội nhập vừa là cơ hội vừa là thách thức, nhất là với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Để hội nhập thuận lợi đòi hỏi đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức phải đáp ứng đủ các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng phù hợp với xu thế phát triển của các quốc gia trong khu vực và thế giới. Một số quốc gia phát triển như Vương quốc Anh, Cộng hòa Pháp đã chú ý đến vấn đề đưa các kiến thức, kỹ năng hội nhập quốc tế vào trong các chương trình

đào tạo, bồi dưỡng trong đó có các chương trình đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý.

1. đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế của vương quốc anh

Vương quốc Anh là một trong những quốc gia thực hiện chế độ công chức đầu tiên và cũng là một trong những quốc gia đầu tiên thấy sự cần thiết phải thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức. Điểm nổi bật trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng công chức ở Vương quốc Anh

NHÌN RA THẾ GIỚI

ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU hỘi nhẬP QuỐC TẾ Của Vương QuỐC anh, CỘng hÒa PháP

Và mỘT SỐ gỢi mỞ Cho ViỆT nam

ThS.nCS. Trần Thị minh Tâm (*)

ThS. Vũ Thị Quyên (**)

(*) Khoa Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã (**) Trung tâm Ngoại ngữ và Tin học

44 nghiên cứu đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức

Chúc mừng năm mới 2017

là sự tồn tại hệ thống khung kỹ năng chung cho từng loại vị trí công việc (khung kỹ năng thực hiện chính sách; khung kỹ năng phân tích sử dụng bằng chứng; khung quản lý chương trình, dự án; khung kỹ năng giao tiếp, tiếp thị; khung kỹ năng viết diễn văn và thuyết trình…). Khung kỹ năng không chỉ là tiêu chí cho việc tuyển chọn đầu vào mà còn làm cơ sở cho công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức. Một mặt, đây là căn cứ để công chức lựa chọn các khóa đào tạo để học tập, mặt khác đây là tiêu chuẩn cho việc đề bạt, thuyên chuyển công chức đến với những vị trí công việc mới. Trên cơ sở hệ thống khung kỹ năng cho từng loại công việc đó, các cơ sở đào tạo, xây dựng chương trình và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng.

Ở Vương quốc Anh có hai chương trình đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo đặc biệt: chương trình phát triển công chức nhanh (đào tạo công chức nguồn theo con đường thăng tiến nhanh dành cho những người có năng lực vượt trội, thông minh được tuyển chọn bằng hình thức thi tuyển) và chương trình đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp cao.

Về đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp cao, Trường Chính phủ Quốc gia (National School of Government, đổi tên từ Trường Công vụ trước đây Civil Service College) đã xây dựng và tổ chức hàng loạt các khóa học về lãnh đạo cho công chức cấp cao theo ba cấp độ sau đây:

- Khóa học Lãnh đạo tập đoàn đầu tiên dành cho công chức cấp cao mới bổ nhiệm một năm với thời lượng bắt buộc là 05 ngày. Nội dung khóa học tập trung vào các mô hình lãnh đạo, các công cụ và kỹ thuật tư duy chiến lược.

- Khóa học Chương trình lãnh đạo nâng cao (ALP) dành cho công chức cấp cao đã được bổ nhiệm từ 02 năm trở lên; thời gian bồi dưỡng là 03 đến 04 ngày, mỗi ngày 01 chuyên đề. Nội dung bồi dưỡng bao gồm: tự nhận thức; lãnh đạo nhóm; cung ứng dịch vụ cho người dân; hướng tới tương lai.

- Chương trình dành cho người quản lý cấp cao dành cho đối tượng lãnh đạo cục, vụ trở lên; thời lượng bắt buộc là 10 ngày. Nội dung bồi dưỡng bao gồm: mở rộng tầm nhìn; xử lý khủng hoảng; lập kế hoạch cho tương lai [14].

Các chương trình bồi dưỡng cấp trung do các cơ sở đào tạo trong hệ thống giáo dục xây dựng theo nhu cầu của công chức hoặc của địa phương. Một khóa bồi dưỡng công chức cấp trung thường khoảng 02 ngày nhằm cung cấp những kiến thức, kỹ năng lãnh đạo cơ bản như kiến thức chung về lãnh đạo, quản lý; kỹ năng giao tiếp; kỹ năng quản lý sự thay đổi… Ví dụ khoá học dành cho công chức cấp trung của trường dạy nghề Cambrige (Cambrige teaching schools) có các nội dung sau đây: Quản lý hoặc lãnh đạo; giao tiếp; cung cấp thay đổi và cải tiến [10].

Khoá bồi dưỡng lãnh đạo cấp trung của Học viện Shotton Hall (The Academy at Shotton Hall) có các nội dung: phong cách lãnh đạo và phát triển một đội ngũ xuất sắc; xác định nhu cầu các phòng ban và đối phó với các tình huống; quản lý một nền văn hóa của sự thay đổi và đi tới xác lập tiêu chuẩn; thu hẹp khoảng cách thành tích [11]. Các khóa học trên có thời lượng khoảng 02 ngày và các cá nhân hoặc tổ chức có nhu cầu sẽ đăng ký với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.

2. đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế của cộng hòa pháp

Ở Pháp, việc đào tạo, bồi dưỡng công chức lãnh đạo quản lý chủ yếu được giao cho Trường Hành chính quốc gia (ENA) và Trường Hành chính khu vực (IRA). ENA là trường đào tạo công chức lãnh đạo cấp cao của Pháp, tập trung vào phát triển năng lực lãnh đạo. ENA tổ chức đào tạo cho các khóa dài hạn và các khóa ngắn hạn. Tổ chức đào tạo cho các quan chức Pháp và quốc tế, không tập trung vào kỹ thuật mà đào tạo mang tính liên ngành, liên bộ và đào tạo mang tính thực hành. Đối tượng đào tạo của ENA là công chức lãnh đạo trung ương, địa phương và học viên quốc tế. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng rất đa dạng, phong phú và linh hoạt theo yêu cầu cụ thể trên các lĩnh vực như: kinh tế, hành chính, tài chính, nhân lực, xã hội, hiện đại hóa nhà nước, ngoại giao.

Đào tạo dài hạn đối với công chức lãnh đạo loại A: có đến 80% công chức loại A do ENA đào tạo, 20% còn lại là do các Trường Bách khoa, Trường Cầu đường đào tạo. Hàng năm các bộ gửi yêu cầu số người cần đào tạo và ENA tuyển qua thi vào đào

45nghiên cứu đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức

Chào xuân Đinh Dậu 2017

tạo 80 đến 100 người. Theo quy định, có ba đối tượng được dự thi vào học dài hạn tại ENA:

- Thứ nhất, đối với sinh viên tốt nghiệp đại học hoặc trình độ Thạc sỹ, dưới 28 tuổi. Đối tượng này chiếm khoảng 50% số chỉ tiêu.

- Thứ hai, đối với các công chức đang làm việc, tuổi không quá 40, có 5 năm công tác, Nhà nước cấp kinh phí cho họ theo học khoảng 1 năm ở các trường để chuẩn bị cho việc tham gia thi tuyển vào ENA. Trong quá trình học được hưởng nguyên lương. Loại này chiếm khoảng 40% số người thi vào ENA hàng năm, để chuẩn bị cho họ thi vào ENA, hàng năm có 100 - 150 suất học bổng cho công chức.

- Thứ ba, đối với các thành phần khác, như tư nhân, các dân biểu, tổ chức phi Chính phủ, yêu cầu tuổi dưới 40 và có 8 năm kinh nghiệm công tác. Với đối tượng này, họ cũng được nhà nước cấp kinh phí đào tạo trước 1 năm để thi vào ENA. Đối tượng này chiếm khoảng 10% chỉ tiêu.

Sau khi thi tuyển trong toàn quốc, sẽ lấy 80 đến 100 người đào tạo tập trung trong thời gian 27 tháng. Khi trúng tuyển họ được coi là công chức và được hưởng lương công chức. ENA phải đào tạo sao cho sau 27 tháng, họ ra trường đảm nhận chức vụ, có đủ khả năng ra những quyết định quản lý hợp lý. Chương trình học ít lý thuyết, chủ yếu học qua các tình huống thực tế điển hình, đến 90% chương trình đào tạo dựa trên các tình huống thực tế. Giáo viên là những công chức của các bộ được mời đến giảng dạy và đưa ra những tình huống cho học viên xử lý.

Do học chủ yếu thông qua công việc, nên ít nhất 50% thời gian khóa học là học thực tế tại các cơ quan hành chính. Ví dụ, một môn học 4 tháng, thì một tháng học lí thuyết còn ba tháng đi thực tập tại các cơ quan. Như môn Quản lý lãnh thổ, sinh viên có bốn tháng thực tập tại các tỉnh, họ phải tham gia vào công việc hàng ngày của tỉnh. Họ không quan sát mà họ tham gia giải quyết công việc trực tiếp cùng ê-kíp giúp việc cho Tỉnh Trưởng về lĩnh vực quản lý lãnh thổ. ENA xác định một công chức có năng lực và có khả năng thăng tiến phải đáp ứng hai điều kiện: (1) Là một chuyên gia về hành chính,

luật, kinh tế; (2) Là một cán bộ quản lý giỏi. Học viên tốt nghiệp ENA phải có hai yếu tố này. Họ có quyền lựa chọn nơi làm việc hoặc được phân công công tác tuỳ theo kết quả học tập của mình.

Ngoài ra, ENA cũng tổ chức các khóa bồi dưỡng ngắn hạn không chỉ dành cho công chức lãnh đạo của Pháp mà còn dành cho công chức lãnh đạo đến từ quốc gia khác. Ví dụ khóa đào tạo ngắn hạn hành chính công CISAP của ENA thời gian từ 01 tuần đến 04 tuần với các chuyên đề sau đây (các tổ chức và học viên có nhu cầu có thể lựa chọn các chuyên đề phù hợp với thời gian từ 01 đến 04 tuần):

- Lập và thực hiện ngân sách nhà nước;

- Lãnh đạo: quản lý và lãnh đạo;

- Tổ chức công tác nghị viện;

- Ngoại giao sự nghiệp: nguyên tắc cơ bản của truyền thông;

- Liên minh Châu Âu và Chính sách Khu vực Nam Âu;

- Hợp đồng công cộng: Sự phát triển hiện tại và cải cách;

- Ngoại giao sự nghiệp: Những thay đổi và triển vọng;

- Quản trị lãnh thổ và phát triển địa phương;

- Mối quan hệ giữa quản lý mới và công chúng;

- Thẩm tra, kiểm toán và đánh giá chi tiêu công;

- Quản lý dự án - khoá đào tạo từ xa SPOC;

- Kiểm soát tham nhũng;

- Công tác liên bộ và quá trình xây dựng tiêu chuẩn;

- Ngoại giao trong các tình huống khủng hoảng;

- Pháp luật của Liên minh Châu Âu trong hành động: từ khi thành lập đến kiện tụng;

- Quản lý thay đổi trong chính quyền;

- Việc bảo vệ các quyền con người;

- Quản lý nguồn nhân lực và tổ chức trong các dịch vụ dân sự;

- Chính sách công: từ thiết kế để đánh giá;

46 nghiên cứu đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức

Chúc mừng năm mới 2017

- Vai trò của Chính phủ trong tình báo kinh tế [12].

Việc đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo cấp trung (hạng A’) thường dành cho các Trường hành chính khu vực IRA. Thông thường một khóa học đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo cấp trung của Trường hành chính khu vực IRA (Khu vực Nantes), nội dung đào tạo, bồi dưỡng tập trung vào ba mô-đun:

Thứ nhất, biết lập kế hoạch chuyên nghiệp (khung và các vấn đề chính sách công cộng): tổ chức; chính sách công; Châu Âu.

Thứ hai, biết hành động (phương tiện và phương pháp quản lý); giao tiếp bằng văn bản; phòng chống các vụ kiện tụng; chuẩn bị và phân tích các tài liệu kế toán, mua sắm công; sử dụng công nghệ thông tin; thống kê và nhận biết chữ số; ngoại ngữ.

Thứ ba, biết cách cư xử (quản lý); bộ phận và vị trí của nó; sự quản lý của một dịch vụ; dẫn đầu một nhóm; quản lý và phát triển dự án; truyền thông công cộng [13]. Một khóa học như vậy thường kéo dài trong 01 năm, bắt đầu từ 01/9 và kết thúc vào 31/8 năm sau.

Như vậy, có thể thấy mỗi nước có những đặc điểm riêng trong cách thức tổ chức, xây dựng nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo quản lý nhưng Vương quốc Anh và Cộng hòa Pháp có một điểm chung là có chính sách ưu đãi, trọng dụng nhân tài. Nếu ở Anh có chương trình phát triển công chức nhanh dành cho những người có năng lực vượt trội thì ở Pháp có chương trình đào tạo công chức cấp cao kéo dài 27 tháng. Đối tượng của các chương trình này không hẳn phải là công chức mà thậm chí là những sinh viên xuất sắc, tư nhân, dân biểu nhưng trước hết họ phải trải qua quá trình thi tuyển, lựa chọn kỹ càng.

3. Một số gợi mở cho việt nam từ việc đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế của vương quốc anh, cộng hòa pháp

Ở Việt Nam hiện nay, các chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn lãnh đạo, quản lý đều rất ít đưa kiến thức, kỹ năng hội nhập quốc tế vào nội dung chương trình, nhưng mặt khác lại xây dựng

một chương trình riêng chuyên bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng cho công chức, viên chức làm công tác hội nhập quốc tế. Thiết nghĩ, trong hoàn cảnh đất nước hội nhập sâu rộng với thế giới như hiện nay, kiến thức, kỹ năng hội nhập quốc tế không chỉ cần thiết đối với những công chức làm công tác hội nhập quốc tế mà còn rất cần thiết đối với tất cả các cán bộ, công chức, viên chức khác. Bởi lẽ, không chỉ các công chức làm công tác hội nhập quốc tế mới thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến hội nhập mà cả hệ thống cán bộ, công chức, viên chức đều tham gia vào công tác đó, do đó họ cũng cần được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về hội nhập.

Trên thực tế, nhiều địa phương đã tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hội nhập quốc tế cho nhiều đối tượng cán bộ, công chức, viên chức (không chỉ dành riêng cho công chức làm công tác hội nhập) như Lạng Sơn, Bến Tre, Bình Dương… Tuy nhiên việc bồi dưỡng như vậy chỉ đáp ứng được nhu cầu của một số lượng nhỏ cán bộ, công chức, viên chức. Mặt khác, chương trình bồi dưỡng kiến thức, kinh nghiệm hội nhập quốc tế cho cán bộ, công chức, viên chức và chương trình bồi dưỡng công chức đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế là hai thuật ngữ hoàn toàn khác nhau; không thể lấy việc bồi dưỡng kiến thức hội nhập quốc tế để thay thế cho việc hoàn thiện các chương trình bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Ngoài ra, cũng không nên áp dụng một chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hội nhập kinh tế cho mọi loại đối tượng cán bộ, công chức, viên chức bởi mỗi đối tượng cán bộ, công chức, viên chức ở các vị trí việc làm khác nhau, các cấp lãnh đạo quản lý hay nhân viên thừa hành khác nhau có nhu cầu về kiến thức, kỹ năng hội nhập kinh tế khác nhau. Ví dụ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế có nhu cầu về kiến thức, kỹ năng hội nhập quốc tế khác với công chức thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về xã hội; công chức lãnh đạo có nhu cầu khác với công chức nhân viên thừa hành, công chức lãnh đạo cấp cao có nhu cầu khác với công chức lãnh đạo cấp trung (tất nhiên vẫn có những kiến thức, kỹ năng hội nhập quốc tế là nhu cầu chung của hầu hết đối tượng công chức). Vì vậy, phương án tối ưu vẫn là xây dựng các chuyên đề kiến thức, kỹ năng hội nhập kinh tế phù hợp với

47nghiên cứu đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức

Chào xuân Đinh Dậu 2017

từng đối tượng công chức trong chương trình bồi dưỡng dành cho đối tượng công chức đó.

Dù ở các mức độ khác nhau nhưng trong chương trình bồi dưỡng lãnh đạo cấp trung hay cấp cao của Vương quốc Anh hay Cộng hòa Pháp đều chú ý đến yêu cầu hội nhập quốc tế, đó là xây dựng cho công chức lãnh đạo quản lý những kiến thức, kỹ năng hội nhập quốc tế cần thiết. Đó là những gợi mở cho Việt Nam trong việc đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, ở Vương quốc Anh hay Cộng hòa Pháp, công chức muốn tham gia khoá học đào tạo lãnh đạo, quản lý đều phải qua thi tuyển. Muốn trở thành lãnh đạo phải được đào tạo bài bản chứ không phải trở thành lãnh đạo, quản lý rồi mới được cử đi học. Sau khi được bổ nhiệm, hàng năm các lãnh đạo, quản lý sẽ tham gia các khóa bồi dưỡng nhằm cập nhật kiến thức, kỹ năng.

Thứ hai, nội dung đào tạo, bồi dưỡng bao gồm: thông hiểu văn hoá, giải quyết xung đột văn hoá; quản lý sự thay đổi là những nội dung cần thiết trong chương trình bồi dưỡng lãnh đạo quản lý của mỗi nước. Nội dung bồi dưỡng lãnh đạo quản lý của Vương quốc Anh có các chuyên đề hướng tới tương lai, mở rộng tầm nhìn; xử lý khủng hoảng, xung đột văn hoá. Còn ở Cộng hoà Pháp hầu hết trong các chương trình đào tạo, bồi dưỡng công chức đề cập đến nội dung về liên minh Châu Âu và nước Pháp trong liên minh châu Âu; các chương trình bồi dưỡng công chức lãnh đạo quản lý cũng không phải là ngoại lệ. Ngoài ra, tuỳ từng chương trình đào tạo, bồi dưỡng dành cho các đối tượng công chức lãnh đạo, quản lý khác nhau mà bổ sung thêm các nội dung cung cấp các kiến thức và kỹ năng đáp ứng yêu cầu hội nhập liên minh châu Âu và quốc tế như Ngoại giao giải quyết khủng hoảng (thực chất là vấn đề xung đột sắc tộc, văn hoá hoặc lợi ích); Pháp luật Liên minh Châu Âu; hợp đồng công cộng; bồi dưỡng ngoại ngữ.

Hội nhập quốc tế là xu hướng tất yếu của tất cả các nước không riêng gì Việt Nam. Bên cạnh những cơ hội, hội nhập quốc tế cũng đem tới không ít nguy cơ, thử thách đối với kinh tế, chính trị và cả văn

hóa. Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực đặc biệt là nhân lực trong khu vực công có các kỹ năng, kiến thức cần thiết ứng phó với hội nhập chính là biện pháp quan trọng nhất để tận dụng các cơ hội và hạn chế các thách thức của hội nhập

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

Tài liỆu ThaM KhẢo

1. Ngô Thành Can (2007), Đào tạo lãnh đạo ở Cộng hòa Pháp và vương quốc Anh, Tạp chí Tổ chức nhà nước, Số 7, tr.43 - 45.

2. Nguyễn Xuân Dung (chủ nhiệm) (2016), Cơ sở khoa học xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo vị trí việc làm, tiêu chuẩn ngạch và chức vụ lãnh đạo quản lý, Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài khoa học cấp bộ, Bộ Nội vụ.

3. Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ về Đào tạo, bồi dưỡng công chức.

4. Quyết định số 2007/QĐ-TTg ngày 16/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng cho công chức, viên chức làm công tác hội nhập quốc tế”.

5. http://www.ena.fr/

6. http://www.ira-nantes.gouv.fr/

7. http://www.shottonhallschool.co.uk/

8. http://www.camteach.org.uk/

9. https://www.cscollege.gov.sg/

1 0 . h t t p : / / w w w. c a m t e a c h . o r g . u k / 2 9 /developing-middle-leaders-programme

11.http://www.shottonhallschool.co.uk/teaching-school/cpd-and-courses/middle-leaders-training-programme#/teaching-school/cpd-and-courses/middle-leaders-training-programme)

1 2 . h t t p : / / w w w. e n a . f r / f r e / c o n t e n t /location/1183/full

13.http://www.ira-nantes.gouv.fr/index.php?id=154)

14. Tổng hợp từ Horton S - 2007

48 nghiên cứu đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức

Chúc mừng năm mới 2017

Cuốn sách Đổi mới hoạt động của Chính phủ do David Osborne và Ted Gaebler viết năm 1991 gồm 11 chương. Hai tác giả viết

cuốn sách này nhằm mục đích: phác họa nhanh chân dung những chính phủ đã bắt đầu cuộc hành trình thay đổi và cung cấp một bản đồ cho những ai muốn tiến lên phía trước. Hai tác giả cũng hi vọng rằng cuốn sách này sẽ cung cấp cái gì đó giống như chiếc bản đồ ấy: “Một phác họa đơn giản, rõ ràng về một cách mới để tiến hành công việc của nhà nước; cung cấp một phác họa về các chính phủ kiểu doanh nghiệp và phác thảo những nét chính của 10 nguyên tắc dường như chỉ đạo việc xây dựng hoạt

động của chính phủ đó”. Trong phạm vi bài viết này tập trung làm rõ nội dung “Tư nhân hóa là một mũi tên trong bao đựng tên của chính phủ. Nhưng hoàn toàn rõ ràng là, tư nhân hóa không phải là toàn bộ sự trả lời nói chung”.

Nhận định trên của hai tác giả cho thấy rằng: tư nhân hóa là một trong những giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của chính phủ. Điều đó cũng có nghĩa là, để chính phủ hoạt động hiệu quả thì còn có các giải pháp khác.

Hai tác giả cho rằng: “Tư nhân hóa quả thực là một điểm xuất phát không đúng khi thảo luận về

GIẢI PHÁP ĐỂ CHÍNH PHủ HOẠT ĐộNG HIỆU QUẢ TRONG CUỐN “ĐỔI MỚI HOẠT ĐộNG CủA CHÍNH PHủ”

CủA DAVID OSBORNE VÀ TED GAEBLERThS. Trần Thị PhưỢng (*)

(*) Trường Chính trị Hải Dương

49nghiên cứu đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức

Chào xuân Đinh Dậu 2017

vai trò của chính phủ. Có thể ký hợp đồng với khu vực tư nhân, giao cho nó thực hiện các dịch vụ hoặc chuyển cho khu vực tư nhân thực hiện các dịch vụ. Nhưng không thể làm như vậy với việc cai quản. Chúng ta có thể tư nhân hóa những chức năng cầm lái riêng biệt, nhưng không thể tư nhân hóa toàn bộ quá trình cai quản”. Trong thực tế, doanh nghiệp làm một số việc tốt hơn chính phủ, nhưng chính phủ lại làm một số việc tốt hơn doanh nghiệp. Chẳng hạn, khu vực nhà nước thường là khu vực tốt hơn để làm việc quản lý chính sách, điều tiết, đảm bảo sự bình đẳng, ngăn ngừa sự phân biệt hoặc bóc lột, đảm bảo sự liên tục và ổn định của dịch vụ và đảm bảo sự cố kết về mặt xã hội. Doanh nghiệp thường làm tốt hơn việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, đổi mới, nhân rộng những thí điểm thành công, thích ứng với sự thay đổi, nhanh chóng loại bỏ những hoạt động không có kết quả, lỗi thời và thực hiện những nhiệm vụ phức tạp hoặc những nhiệm vụ kỹ thuật. Tuy nhiên, không thể tư nhân hóa toàn bộ các công việc của chính phủ, vì trong thực tế có những công việc tư nhân làm tốt, có những việc chính phủ làm tốt và để đảm bảo chức năng của mình có những công việc chính phủ không thể tư nhân hóa được.

Chúng ta đều biết rằng, nhà nước của bất kỳ chế độ nào cũng gồm hai chức năng cơ bản: Chức năng quản lý (hay còn gọi là chức năng cai trị) và chức năng phục vụ (hay còn gọi là chức năng cung cấp dịch vụ cho xã hội), hai chức năng này thâm nhập vào nhau, trong đó chức năng phục vụ là chủ yếu, chức năng quản lý xét đến cùng cũng là phục vụ.

Ở nhiều nước trên thế giới, trước chính phủ ôm đồm làm hết mọi việc, nắm độc quyền trong cung ứng dịch vụ công làm cho bộ máy của chính phủ ngày càng phình to song hiệu lực, hiệu quả quản lý lại không cao. Kinh nghiệm từ các nước phát triển cho thấy, một chính phủ ôm đồm quá mức sẽ không đưa đến một xã hội phát triển. Do vậy, một trong những mục tiêu cải cách đã được các nhà nước xác định rõ là chuyển một phần chức năng quản lý xã hội của chính phủ sang cho các tác nhân khác. Nhưng nhà nước vẫn giữ vai trò kiểm soát và điều tiết. Và trong bối cảnh cải cách đó tất cả các chính phủ đều phải nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khu vực tư nhân, xu thế chung ở nhiều nước cho rằng, cần giảm bớt những nhiệm vụ có tính chất phục vụ các nhu cầu của xã hội để chính phủ tập trung vào những nhiệm vụ thuộc chức năng quản lý của nhà nước. Trong khi đó khu vực tư nhân phát triển mạnh mẽ, tăng cường vai trò và khả năng trong việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho xã hội đã gây nhiều sức ép lên khu vực công, buộc khu vực công phải thay đổi cách thức quản lý để đạt được hiệu lực, hiệu quả cao hơn. Chính vì vậy, để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, chính phủ đã tư nhân hóa một phần nhiệm vụ của mình “Tư nhân hóa là một mũi tên trong bao đựng tên của chính phủ”.

Ngay từ những năm 80, các nhà lịch sử hành chính đã nghiên cứu cho rằng, “tư nhân hóa” là một khái niệm có sức ảnh hưởng rất lớn trong thời kỳ này. Nghiên cứu phác họa chân dung về một nền hành chính đã bị thay đổi sâu sắc bởi những ý tưởng về tư nhân hóa. Cho dù tư nhân hóa được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau, nhưng phong trào tư nhân hóa được hình thành do ngày càng có nhiều người tin rằng khu vực công quá cồng kềnh và nhiều chức năng hiện nay do chính phủ đảm nhận tốt hơn nên chuyển giao cho các tổ chức khu vực tư nhân một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, hoặc để cho thị trường điều tiết tự nhiên. Người ta cho rằng, khu vực tư thực hiện những chức năng đó một cách có hiệu quả và kinh tế hơn khu vực công.

Tư nhân hoá, theo quan điểm của nhiều nhà nghiên cứu quốc tế, không chỉ là con đường nâng cao hiệu quả mà còn giúp nền hành chính tránh thực hiện quá nhiều chức năng, nhiệm vụ và gặp khó khăn trong việc đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công dân, nâng cao tính cạnh tranh trong thực thi công vụ. Tư nhân hoá còn được nhiều học giả coi là cách thức phát huy mọi nguồn lực tham gia phát triển đất nước, giải quyết các vấn đề xã hội; giúp cho nhà nước có thể tập trung hoạt động của bộ máy nhà nước vào thực hiện chức năng quản lý nhà nước - lĩnh vực mà không một tư nhân nào có thể đảm nhận; giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, giải phóng nhà nước khỏi những hoạt động có thể chuyển giao cho khu vực tư nhân, từ đó giảm quy mô, thu hẹp biên chế bộ máy nhà

50 nghiên cứu đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức

Chúc mừng năm mới 2017

nước, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước chi tiêu cho một lực lượng lao động khá lớn thực hiện các nhiệm vụ có tính chất dịch vụ công cộng; làm tăng khả năng cạnh tranh do khu vực tư nhân tham gia vào việc cung ứng hàng hóa và dịch vụ công.

Thực tế cho thấy khu vực tư nhân ngày càng thâm nhập sâu vào các hoạt động cung ứng dịch vụ công như lĩnh vực làm sạch môi trường, cấp điện, nước... Ngay cả những lĩnh vực theo truyền thống chỉ do nhà nước quản lý và thực hiện thì nay cũng được tư nhân hóa. Ví dụ như ở Mỹ hiện nay nhiều nhà tù ở các bang đã được giao cho khu vực tư nhân quản lý, nhiều loại dịch vụ cảnh sát đã được giao cho khu vực tư nhân đảm nhiệm. Ngoài ra, khu vực tư nhân cũng được phép tham gia cung ứng dịch vụ giáo dục và y tế, là loại dịch vụ mà nhà nước đóng vai trò chủ đạo vì nó liên quan trực tiếp đến mục tiêu phát triển của mỗi quốc gia. Bằng việc tư nhân hóa một số nhiệm vụ của nhà nước sẽ tăng tính cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dịch vụ để có được nhà cung ứng dịch vụ hiệu quả nhất; tạo môi trường cạnh tranh tích cực giữa khu vực công và khu vực tư qua đó nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm gánh nặng của nhà nước.

Ví dụ với việc cho phép các công ty tư nhân tham gia cung ứng dịch vụ vận tải nội địa, chính phủ NewZealand đã tạo ra sự cạnh tranh giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ vận tải, qua đó nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, làm giảm cước vận chuyển, đồng thời giảm gánh nặng cho nhà nước. Ngay cả các nhà nước phúc lợi như Đan Mạch, Phần Lan, Thụy Điển việc tư nhân hóa một số nhiệm vụ của chính phủ cũng là một tiêu điểm của các nhà hoạch định chính sách.

Ngày nay, tư nhân hóa một số nhiệm vụ của nhà nước ngày càng mở rộng. Hầu hết các quốc gia áp dụng nguyên tắc lĩnh vực nào thị trường và xã hội có thể đảm nhiệm thì nhà nước chuyển giao dần ở mức độ nhất định trách nhiệm cung ứng lĩnh vực đó. Tuy nhiên, nguyên tắc đặt ra là: những công việc nào khu vực tư nhân có thể đảm nhiệm thì Nhà nước không nên làm; Nhà nước chỉ thực hiện những công việc nào mà khu vực tư nhân không thể đảm nhiệm nổi, hoặc nếu có đảm nhiệm thì sẽ dẫn

đến tình trạng bất bình đẳng trong xã hội hoặc cung cấp không đầy đủ cho nhu cầu xã hội.

Tư nhân hóa là một trong những giải pháp để chính phủ hoạt động hiệu quả hơn. Tuy nhiên, xét cho cùng chính phủ vẫn là người chịu trách nhiệm cuối cùng trước xã hội về số lượng cũng như chất lượng các loại dịch vụ kể cả các dịch vụ được thực hiện bởi khu vực tư nhân. Trong khi đó, đối với khu vực tư nhân khi đảm nhận các dịch vụ công, lợi ích của chính bản thân họ không phải bao giờ cũng thống nhất với lợi ích của nhà nước và xã hội. Vì vậy phải có cơ chế quản lý, kiểm tra, giám sát, điều tiết của nhà nước.

Tư nhân hóa có vai trò rất quan trọng, nhưng nó cũng có những mặt trái của nó. Vì vậy, không thể tư nhân hóa hoàn toàn. Tư nhân hóa nếu không đúng sẽ có thể nảy sinh nhiều nguy cơ như độc quyền và phân hóa tư liệu sản xuất với sự ra đời của các tập đoàn tư bản khổng lồ. Quá trình tư nhân hóa không đúng cũng có thể nảy sinh biến dạng mô hình sản xuất và phá sản một ngành lĩnh vực nào đó nếu doanh nghiệp thực hiện lĩnh vực tư nhân hóa không đảm nhận tốt. Quá trình tư nhân hóa không đúng cũng có thể dẫn đến nguy cơ bất ổn an ninh, chính trị, rối loạn thị trường và những hệ lụy khác nếu không kiểm soát tốt.

Trong nền kinh tế thị trường nói chung, tư nhân hóa là con đường khó tránh khỏi nhưng vấn đề là tư nhân hóa được tiến hành như thế nào. Tư nhân hóa, nếu không đúng cách sẽ mở đường cho tham nhũng, chiếm đoạt tập trung tài sản công vào tay một nhóm người có mưu đồ và lộng hành chính trị, còn phần lớn người lao động vẫn “trắng tay” mà “tư nhân hóa” kiểu Nga từ năm 1992 - 1996 là một bài học quý giá.

Như vậy, tư nhân hóa không chỉ đơn thuần là việc chuyển quá trình sản xuất từ nhà nước sang tư nhân, và cũng không nhất thiết phải tiến hành tư nhân hóa hoàn toàn, mà tùy từng thời điểm, từng lĩnh vực cần có những điều chỉnh hợp lý, cụ thể. Tốt nhất là nên tư nhân hóa dần dần, vừa có nhà nước vừa có tư nhân cùng tham gia cung cấp hàng hóa và dịch vụ trên thị trường. Và quá trình tư nhân hóa chỉ có thể đạt được hiệu quả cao nếu đảm bảo được

51nghiên cứu đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức

Chào xuân Đinh Dậu 2017

sự minh bạch và được thực hiện ở những lĩnh vực ít liên quan đến các nhu cầu thiết yếu của dân chúng.

Tư nhân hóa chỉ là công cụ chứ không thể là mục đích. Tư nhân hóa trên con đường phát triển kinh tế thị trường, tự do hóa thương mại và hội nhập quốc tế là công việc tất yếu cần làm. Nhưng tư nhân hóa chỉ là một trong số nhiều giải pháp để chính phủ hoạt động hiệu quả hơn. Để tư nhân hóa thành công thì phải:

- Có cơ chế quản lý, kiểm tra, giám sát, điều tiết của nhà nước.

- Tạo ra cơ chế để các tác nhân bên ngoài nhà nước khi đảm nhận các dịch vụ công thực hiện mục tiêu của xã hội.

- Xây dựng hệ thống chỉ tiêu chất lượng dịch vụ công để đánh giá hoạt động của các đơn vị cung cấp, giám sát, kiểm tra hoạt động của các đơn vị này.

- Nhà nước cần định hướng cho khu vực tư nhân vào những lĩnh vực tư nhân hoạt động hiệu quả, đồng thời tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm không ngừng cải tiến việc cung ứng dịch vụ công cho xã hội.

Tư nhân hóa là một trong những giải pháp để chính phủ hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên, có những vấn đề nhà nước không thể tư nhân hóa được và như David Osborne và Ted Gaeble “Chúng ta có thể tư nhân hóa những chức năng cầm lái riêng biệt, nhưng không thể tư nhân hóa toàn bộ quá trình cai quản”. Bởi vì nếu coi tư nhân hóa là một thước đo tiêu chuẩn, thì hiệu quả căn bản chỉ có thể là chuyển đổi hình thức sở hữu từ khu vực công (hay khu vực nhà nước) sang khu vực tư. Việc chuyển đổi hình thức sở hữu không thể được thực hiện tách rời các biện pháp khác. Nếu khu vực tư nhân chỉ quan tâm đến tối đa hóa lợi nhuận, tư nhân hóa rất có thể dẫn tới thất bại thị trường lớn. Chính vì vậy, chính phủ phải đề ra các tiêu chuẩn đối với việc tư nhân hóa, phải quản lý, kiểm tra, giám sát, điều tiết những lĩnh vực giao cho tư nhân đảm nhiệm để đảm bảo sự cân bằng mang tính bền vững giữa lợi nhuận và phúc lợi công.

Về nguyên tắc, nhà nước không nhất thiết trực

tiếp cung ứng tất cả các dịch vụ công (tư nhân hóa các dịch vụ công) mà có trách nhiệm đảm bảo cho tất cả các dịch vụ công được cung cấp. Tuy nhiên, có những vấn đề không thể tư nhân hóa được mà nhà nước phải trực tiếp thực hiện. Cụ thể là:

- Những loại dịch vụ rất quan trọng phục vụ cho nhu cầu cộng đồng nhưng tư nhân không muốn hoặc chưa đủ điều kiện tham gia, vì nó không mang lại lợi nhuận hoặc do tư nhân không đủ quyền lực hoặc vốn để tổ chức việc cung ứng. Ví dụ như các dịch vụ phải đầu tư lớn để xây dựng kết cấu hạ tầng, dịch vụ tiêm chủng, cứu hỏa,... Đối với loại dịch vụ này, hơn ai hết nhà nước có khả năng và trách nhiệm cung ứng cho người dân;

- Các dịch vụ liên quan đến an ninh quốc gia và lợi ích chung của đất nước như quốc phòng, an ninh, hộ tịch,... mà chỉ có cơ quan công quyền mới đủ tư cách pháp lý để làm;

- Những loại dịch vụ thuộc các lĩnh vực và địa bàn không thuận lợi đầu tư (Ví dụ như vùng sâu, vùng xa) mà tư nhân không thể hoặc không muốn tham gia do chi phí quá lớn hay không có lợi nhuận;

- Những dịch vụ công tư nhân cung ứng không hiệu quả;

- Những dịch vụ công mà nhà nước chưa muốn chuyển giao cho tư nhân thực hiện (phụ thuộc vào quan điểm chính trị của nhà nước);

Như vậy, để chính phủ hoạt động hiệu quả còn có các giải pháp khác, tư nhân hóa chỉ là một trong những giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của chính phủ chứ “Tư nhân hóa không phải là toàn bộ sự trả lời nói chung”

52 nghiên cứu đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức

Chúc mừng năm mới 2017

Pháp luật về chế độ công vụ theo vị trí việc làm là hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh về các quan hệ công vụ theo vị

trí việc làm, bao gồm: tuyển dụng công chức theo vị trí việc làm, sử dụng công chức theo vị trí việc làm, quản lý công chức theo vị trí việc làm; khen thưởng, kỷ luật công chức theo vị trí việc làm; quyền, nghĩa vụ của công chức tương ứng với vị trí việc làm do công chức thực hiện và các vấn đề khác trong chính sách đối với công chức nhà nước, và các chủ thể được nhà nước trao quyền, nhân danh nhà nước thực hiện các hoạt động mang tính quyền lực nhà nước nhằm phục vụ lợi ích nhân dân. Pháp luật về chế độ công vụ theo vị trí việc làm được áp dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới như Hoa Kỳ, Anh, Úc, Thái Lan… Trong phạm vi bài viết này, tác giả giới thiệu một số nội dung cơ bản của pháp luật về chế độ công vụ theo vị trí việc làm của Thái Lan hiện nay.

Thái Lan là nhà nước quân chủ lập hiến. Công chức ở Thái Lan được cho là nghề rất danh giá và thành đạt trong xã hội. Chính vì vậy, pháp luật về chế độ công vụ có vai trò rất quan trọng và luôn được nhà nước quan tâm, điều chỉnh. Luật Công vụ của Thái Lan đầu tiên được ban hành vào năm 1928, sau đó được thay thế bằng Luật Công vụ năm 1933, Luật Công vụ năm 1936. Mặc dù, Luật Công vụ của Thái Lan đã nhiều lần được sửa đổi nhưng các nguyên tắc cơ bản của Luật Công vụ năm 1928 được giữ lại. Hiện nay, Thái Lan áp dụng Luật Công vụ năm 2008.

Theo quy định tại Điều 45, Luật Công vụ năm 2008 của Thái Lan có bốn loại công việc của công chức đó là công việc của lãnh đạo, các công việc quản lý, các công việc trí thức, những công việc tổng hợp.

1. nội dung của pháp luật theo chế độ công vụ theo vị trí việc làm của Thái lan hiện nay

PHÁP LUẬT VỀ CHẾ ĐỘ CÔNG VỤTHEO VỊ TRÍ VIỆC LÀM CủA THÁI LAN

ThS.nCS. Trần Thị hải yẾn (*)

(*) Khoa Nhà nước và Pháp luật

53nghiên cứu đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức

Chào xuân Đinh Dậu 2017

Tuyển dụng công chức theo vị trí việc làm

Tuyển dụng công chức theo vị trí việc làm là quá trình bổ sung những người đủ tiêu chuẩn, điều kiện vào làm việc cho Chính phủ. Việc tuyển dụng công chức theo vị trí việc làm dựa vào hành vi đạo đức và những lợi ích của việc phục vụ Chính phủ. Tuyển dụng công chức theo vị trí việc làm của Thái Lan tuân thủ theo nguyên tắc tuyển dụng công chức nhằm bổ sung vào các vị trí còn trống, nguyên tắc công bằng, nguyên tắc công khai, nguyên tắc ưu tiên người có tài năng. Đặc biệt, pháp luật về chế độ công vụ theo vị trí việc làm của Thái Lan nhấn mạnh đến tính thực tài. Tuyển dụng công chức có những tiêu chuẩn về kiến thức, kỹ năng, thái độ đáp ứng nhu cầu vị trí việc làm. Điều 24 đến Điều 33, Luật Công vụ Thái Lan năm 2008 quy định Ủy ban bảo vệ hệ thống thực tài.

- Cơ quan tuyển dụng công chức: Văn phòng Ban Công vụ hoặc ủy quyền cho các cơ quan của Chính phủ làm việc này, Tiểu ban công vụ cấp tỉnh sẽ chịu trách nhiệm tuyển chọn công chức cho các cơ quan hành chính cấp tỉnh.

- Hình thức tuyển dụng công chức theo vị trí việc làm: thi tuyển cạnh tranh để chọn lựa và bổ nhiệm những người có năng lực chuyên môn đặc biệt vào các chức danh chuyên gia và chuyên viên.

+ Thi tuyển: nội dung thi tuyển bao gồm môn kiến thức chung, kiến thức chuyên ngành và khả năng thích ứng với công việc. Ứng viên nào đạt trên 60% cho toàn bộ ba phần thi thì được công nhận là trúng tuyển. Các ứng viên thi đỗ sẽ được ban giám khảo lập danh sách xếp loại từ cao đến thấp. Cơ quan quản lý công chức sẽ đưa ra một số ứng viên có thành tích tốt nhất tiến cử cho cơ quan tuyển chọn người. Sau khi điều tra và nói chuyện trực tiếp, các cơ quan nhà nước sẽ chọn một trong số những người đó. Danh sách những ứng viên trúng tuyển sẽ được lưu giữ trong 2 năm và những người có tên trong danh sách này sẽ được triệu tập vào làm việc tại các vị trí còn trống theo thứ tự từ trên xuống dưới.

+ Chọn lựa: khi Ủy ban công vụ Thái Lan thấy không cần thiết phải tổ chức thi tuyển. Các ứng viên thường được lựa chọn bằng phương pháp phỏng

vấn hoặc bằng phương pháp khác.

+ Bổ nhiệm: Công chức được bổ nhiệm giữ chức vụ chuyên gia và chuyên viên.

Đề bạt công chức theo vị trí việc làm

- Yêu cầu: về trình độ học vấn, năm công tác, kinh nghiệm công tác, phẩm chất, và mức lương tương ứng.

- Tiêu chuẩn đề bạt: kiến thức, năng lực, đạo đức, thâm niên, mức lương.

- Có hai loại đề bạt: đề bạt đầu tiên đó là sự đề bạt về bậc lương mà không có sự thay đổi về chức vụ. Đề bạt trên bậc cơ bản, đề bạt thẳng từ loại vị trí ở bậc thấp lên một vị trí cao hơn với bậc lương cao hơn.

Đào tạo, bồi dưỡng công chức theo vị trí việc làm

- Đối tượng đào tạo, bồi dưỡng công chức: Công chức khi mới được bổ nhiệm vào được cử đi đào tạo, bồi dưỡng; chuyên viên cao cấp phải có nghĩa vụ nâng cao năng lực trong hoạt động công vụ; trước khi công chức được đề bạt vào những chức vụ nào đó sẽ được cử đi học tập.

- Cơ quan thực hiện đào tạo công chức đó là Ủy Ban công vụ, Học viện Đào tạo công vụ và các trường cao đẳng, đại học được thành lập để thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng có hiệu quả cao.

Đánh giá công chức theo vị trí việc làm

- Nguyên tắc đánh giá công chức: công bằng, khách quan, nguyên tắc chú trọng thành tích thực tế.

- Căn cứ chất lượng công tác của công chức bao gồm: kết quả, hiệu quả, chính xác, sự cẩn thận trong công việc; hiệu suất kết quả đầu ra so với mục tiêu đề ra, thời gian sử dụng, tính kịp thời. Ủy ban công vụ Thái Lan được ủy quyền xây dựng các chính sách hướng dẫn, quy chế và các hình thức thực thi công việc đối với công chức của các bộ, và các cơ quan của Chính phủ. Sau đó các bộ có nghĩa vụ đánh giá công chức thuộc quyền theo hướng dẫn của Ủy ban công vụ Thái Lan.

- Thời điểm đánh giá: 2 lần trong một năm, lần thứ nhất vào đầu tháng 4, lần thứ hai vào đầu tháng 9.

54 nghiên cứu đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức

Chúc mừng năm mới 2017

- Chủ thể đánh giá: người lãnh đạo trực tiếp cùng với nhận xét và công nhận của cấp trên một cấp.

Đối với công chức giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, các nhân tố đánh giá còn là uy tín, sự tín nhiệm.

Tiền lương công chức theo vị trí việc làm

- Tiền lương công chức bao gồm lương cơ bản và các khoản phụ cấp như phụ cấp nhà ở, phụ cấp y tế, phụ cấp sinh hoạt... và những phụ cấp không bằng tiền của Hoàng gia thưởng cho công chức lâu năm và nghỉ có lương như nghỉ phép, nghỉ việc riêng, nghỉ đẻ...

- Công chức được trả lương theo bậc và theo các bước lương.

Pháp luật về chế độ công vụ theo vị trí việc làm của Thái Lan đã được quy định tương đối đầy đủ, thống nhất ở tất cả các khâu từ tuyển dụng công chức theo vị trí việc làm, đề bạt công chức theo vị trí việc làm, đánh giá công chức theo vị trí việc làm, tiền lương công chức theo vị trí việc làm. Mục tiêu của pháp luật về chế độ công vụ theo vị trí việc làm của Thái Lan mang tính khoa học, hiện đại, có tính hiệu lực và hiệu quả cao.

2. vận dụng ưu điểm của pháp luật về chế độ công vụ theo vị trí việc làm của Thái lan trong điều kiện xây dựng pháp luật về chế độ công vụ theo vị trí việc làm của việt nam hiện nay

Qua phân tích một số nội dung cơ bản của pháp luật về chế độ công vụ theo vị trí việc làm của Thái Lan, tác giả nhận thấy những ưu điểm sau:

Một là, pháp luật theo vị trí việc làm của Thái Lan thực hiện tương đối đồng bộ, thống nhất ở những nội dung qui định về tuyển dụng công chức theo vị trí việc làm; đề bạt công chức theo vị trí việc làm; đào tạo, bồi dưỡng công chức theo vị trí việc làm, đánh giá công chức theo vị trí việc làm, tiền lương của công chức theo vị trí việc làm.

Hai là, xây dựng chế độ công vụ thực tài, bảo vệ, ghi nhận, đánh giá và đãi ngộ theo đúng thành tích và công trạng của công chức đạt được.

Ba là, Văn phòng Ban Công vụ hoặc ủy quyền cho các cơ quan của Chính phủ làm tuyển dụng

công chức, Tiểu ban công vụ cấp tỉnh sẽ chịu trách nhiệm tuyển chọn công chức cho các cơ quan hành chính cấp tỉnh. Thi tuyển cạnh tranh để chọn lựa và bổ nhiệm những người có năng lực. Nội dung thi tuyển bao gồm môn kiến thức chung, kiến thức chuyên ngành và khả năng thích ứng với công việc.

Bốn là, đánh giá, đề bạt công chức theo vị trí việc làm của Thái Lan được áp dụng theo theo kết quả công việc. Tiền lương của công chức Thái Lan được trả theo vị trí việc làm, tiền lương công chức đáp ứng được nhu cầu cần thiết của họ.

Những kinh nghiệm pháp luật về chế độ công vụ theo vị trí việc làm của Thái Lan đã gợi mở cho việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật về chế độ công vụ theo vị trí việc làm hiện nay của Việt Nam. Đó là pháp luật về chế độ công vụ theo vị trí việc làm phải mang tính đồng bộ giữa các quy định về tuyển dụng công chức theo vị trí việc làm; đào tạo, bồi dưỡng công chức theo vị trí việc làm; đánh giá công chức theo vị trí việc làm... Bên cạnh đó, cần hoàn thiện các quy định về thu hút và trọng dụng, đãi ngộ nhân tài làm việc trong các cơ quan nhà nước. Về tuyển dụng công chức, có thể nghiên cứu thành lập cơ quan tuyển dụng độc lập (tương tự như Văn phòng Ban Công vụ của Thái Lan) nhằm thực hiện có hiệu quả nguyên tắc công bằng, khách quan, nguyên tắc chú trọng thành tích thực tế. Chú trọng đánh giá công chức theo kết quả làm việc nhằm đáp ứng tốt yêu cầu xây dựng nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp, hiệu quả và phục vụ nhân dân

----------------------------------------

Tài liỆu ThaM KhẢo

1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

2. Luật Công vụ Thái Lan năm 2008.

3. Phạm Hồng Thái (2004), Công vụ, công chức nhà nước, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

55nghiên cứu đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức

Chào xuân Đinh Dậu 2017

Đảng ủy Trường ĐTBDCBCC: Hội nghị Tổng kết công tác năm 2016 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2017

Chiều 04/1/2017, tại Hà Nội, Đảng ủy Trường ĐTBDCBCC - Bộ Nội vụ tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2016 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2017. TS. Trần Anh Tuấn - Ủy viên BCH Đảng bộ Khối các cơ quan trung ương, Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Nội vụ đã đến dự và phát biểu tại Hội nghị. Tham dự Hội nghị có NGƯT.TS Vũ Thanh Xuân, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng ủy Bộ Nội vụ, Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường ĐTBDCBCC; đồng chí Nguyễn Ngọc Hưng - Q. Chánh Văn phòng Đảng ủy Bộ Nội vụ và Ban chấp hành Đảng ủy, Ban Giám hiệu, Ủy ban kiểm tra Đảng ủy; Bí thư, Phó Bí thư các Chi bộ; Chủ tịch Công đoàn; Bí thư Đoàn thanh niên Trường và toàn thể đảng viên, quần chúng ưu tú trong Đảng bộ Trường ĐTBDCBCC. Đồng chí Nguyễn Tiến Đạo, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng nhà trường đã trình bày Báo cáo Tổng kết công tác năm 2016 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2017. Tại Hội nghị, đại diện các Chi bộ của Trường đã trình bày các ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện Báo cáo Tổng kết công tác năm 2016 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2017. Về cơ bản các ý kiến đóng góp nhất trí với dự thảo báo cáo Tổng kết. Các ý kiến đóng góp nhìn chung đều tập trung vào những vướng mắc, khó khăn thực tế của nhà trường và đề xuất, kiến nghị với Đảng bộ cấp trên tiếp tục quan tâm làm tốt công tác tư tưởng, chính trị, giúp đỡ nhà trường trong thời gian tới vượt qua mọi khó khăn, đoàn kết, phấn đấu xây dựng nhà trường ổn định và phát triển. Tại Hội nghị, lãnh đạo Bộ và lãnh đạo nhà trường đã trao giấy khen và phần thưởng cho các Chi bộ đạt tiêu chuẩn “Trong sạch, vững mạnh tiêu biểu” và “Trong sạch, vững mạnh” năm 2016 cùng các đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2016. Phát biểu tại Hội nghị TS. Trần Anh Tuấn đánh giá cao kết quả công tác năm 2016 của

Đảng bộ Trường đã được triển khai đầy đủ, nghiêm túc, toàn diện trên tất cả các mặt hoạt động được thể hiện trong báo cáo; Phương hướng, nhiệm vụ năm 2017 đã nêu lên được các nhiệm vụ quan trọng trong năm 2017. Tuy nhiên trong điều kiện có nhiều thay đổi, khó khăn trước mắt đồng chí cũng quán triệt và đề nghị lãnh đạo nhà trường cũng như toàn thể đảng viên, viên chức trong Trường luôn kiên định, bình tĩnh để tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao một cách bình thường cho đến khi có kế hoạch triển khai phương án mới. Năm 2017 cần tiếp tục xây dựng nhà trường theo Kế hoạch đã được lãnh đạo Bộ phê duyệt. Trước thềm năm mới 2017, thay mặt Bộ trưởng, Ban Cán sự đảng, Đảng ủy Bộ Nội vụ, đồng chí Trần Anh Tuấn chúc cho Đảng ủy và tập thể nhà trường sức khỏe, hạnh phúc, đoàn kết, gắn bó vượt qua mọi khó khăn để khẳng định vị thế của mình trong mọi hoàn cảnh

Trường ĐTBDCBCC: Hội nghị tổng kết công tác năm 2016 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2017

Chiều 20/12/2016, tại Hà Nội, Trường ĐTBDCBCC - Bộ Nội vụ tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2016 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2017. Tham dự Hội nghị, về phía Bộ Nội vụ có: NGƯT. PGS. TS. Triệu Văn Cường, Thứ trưởng Bộ Nội vụ; ông Nguyễn Mạnh Quân, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính; đại diện Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Đào tạo, bồi dưỡng CBCC. Về phía Trường ĐTBDCBCC có NGƯT. TS. Vũ Thanh Xuân, Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng; các Phó Hiệu trưởng và toàn thể giảng viên, viên chức, người lao động Trường ĐTBDCBCC. Thay mặt Ban Giám hiệu Trường, Tiến sĩ Nguyễn Tiến Đạo, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng đã trình bày dự thảo Báo cáo tổng kết công tác năm 2016 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2017. Tại Hội nghị, đại diện các đơn vị thuộc Trường đã tham gia các ý kiến bổ sung thêm vào dự thảo báo

TIN HOẠT ĐộNG

56 nghiên cứu đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức

Chúc mừng năm mới 2017

cáo tổng kết năm 2016 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2017. Nhân dịp này, Lãnh đạo Bộ và lãnh đạo Trường đã trao giấy khen cho 04 tập thể đạt danh hiệu tập thể lao động xuất sắc, 07 tập thể đạt danh hiệu tập thể lao động tiên tiến, 07 cá nhân đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở, khen thưởng 04 cá nhân bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ và 03 cá nhân bảo vệ thành công luận văn Thạc sĩ. Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, NGƯT. PGS. TS. Triệu Văn Cường, Thứ trưởng Bộ Nội vụ biểu dương, ghi nhận và chúc mừng những kết quả mà nhà trường đã đạt được trong năm 2016 cũng như sự nỗ lực, đoàn kết, cố gắng của công chức, viên chức, người lao động nhà trường trong việc phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ được giao. NGƯT. PGS. TS. Triệu Văn Cường đề nghị trên cơ sở những kết quả đã đạt được, tập thể công chức, viên chức, người lao động nhà trường đoàn kết, gắn bó, chung tay hoàn thành tốt nhiệm vụ để nhà trường xứng đáng là địa chỉ đào tạo, bồi dưỡng tin cậy, uy tín của Bộ, ngành. Thứ trưởng Triệu Văn Cường cũng nhắc nhở dù cho bất kỳ hoàn cảnh nào nhà trường vẫn phải tiếp tục yên tâm thực hiện nhiệm vụ, Lãnh đạo Bộ thường xuyên quan tâm và cố gắng để mọi người được tốt hơn. Nhân dịp sắp bước sang năm 2017, NGƯT. PGS. TS. Triệu Văn Cường gửi lời chúc mọi điều tốt đẹp, sức khỏe, thành công đến tập thể Trường ĐTBDCBCC

Khai giảng lớp Bồi dưỡng chức danh lãnh đạo cấp phòng khóa 26 năm 2016 tại tỉnh Lào Cai

Sáng 26/12/2016, tại tỉnh Lào Cai, Trường ĐTBDCBCC - Bộ Nội vụ, Sở Nội vụ tỉnh Lào Cai và Văn phòng điều phối chương trình Hạnh Phúc tỉnh Lào Cai - PMC phối hợp tổ chức khai giảng lớp Bồi dưỡng chức danh lãnh đạo cấp phòng khóa 26, năm 2016 cho trưởng, phó phòng các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Lào Cai. TS. Tạ Quang Tuấn, Phó Hiệu trưởng Trường ĐTBDCBCC - Bộ Nội vụ đã tới dự và phát biểu khai mạc Lớp Bồi dưỡng. Tham dự Lễ Khai giảng có TS. Đặng Xuân Thanh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai; bà Giàng Thị Bằng - Phó Giám đốc Sở Nội vụ Lào Cai; Giáo sư Hwan Beom Lee - Đại học Yeungnam (Hàn Quốc);

ông Kim Sun Ho - Giám đốc văn phòng tư vấn quản lý chương trình Hạnh phúc tỉnh Lào Cai; các giảng viên, chủ nhiệm lớp và toàn thể học viên lớp bồi dưỡng. Lớp Bồi dưỡng nhằm trang bị, cập nhật kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, quản lý cấp phòng cho công chức, viên chức nhằm nâng cao hiệu quả lãnh đạo, quản lý. Lớp Bồi dưỡng được tổ chức đảm bảo yêu cầu, nghiêm túc, chất lượng, hiệu quả

Khai giảng 02 lớp Bồi dưỡng ngạch chuyên viên khóa 51, chuyên viên chính khóa 42, năm 2016

Sáng 17/12/2016, tại Hà Nội, Trường ĐTBDCBCC - Bộ Nội vụ tổ chức khai giảng 02 lớp Bồi dưỡng ngạch chuyên viên khóa 51, chuyên viên chính khóa 42, năm 2016 cho công chức, viên chức các đơn vị thuộc Bộ Nội vụ và một số cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố Hà Nội. NGƯT.TS. Vũ Thanh Xuân, Hiệu trưởng nhà trường đã tới dự và phát biểu khai giảng 02 Lớp Bồi dưỡng. Tham dự Khai giảng còn có lãnh đạo các đơn vị thuộc Trường ĐTBDCBCC - Bộ Nội vụ và các giảng viên, chủ nhiệm lớp và toàn thể học viên của 02 Lớp Bồi dưỡng. Phát biểu khai mạc 02 lớp Bồi dưỡng, NGƯT.TS. Vũ Thanh Xuân đã nêu lên mục đích, ý nghĩa của Lớp Bồi dưỡng và chúc các học viên nâng cao tinh thần trách nhiệm, phấn đấu hoàn thành tốt khoá học với kết quả cao nhất và yêu cầu các học viên thực hiện nghiêm túc nội quy, quy chế của nhà trường, vận dụng tối đa những kiến thức bồi dưỡng vào thực thi công việc hàng ngày tại cơ quan, đơn vị. Lớp Bồi dưỡng nhằm trang bị cho học viên những kiến thức và kỹ năng về quản lý nhà nước ngạch chuyên viên và chuyên viên chính theo chương trình do Bộ Nội vụ ban hành

Khai giảng lớp Bồi dưỡng đại biểu HĐND cấp huyện, nhiệm kỳ 2016 - 2021 tại Lạng Sơn

Sáng 12/12/2016, tại thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn, Trường ĐTBDCBCC - Bộ Nội vụ phối hợp với Sở Nội vụ tỉnh Lạng Sơn tổ chức khai giảng khóa Bồi dưỡng đại biểu HĐND cấp huyện, nhiệm kỳ 2016 - 2021 cho đại biểu HĐND các huyện thị, thành phố của tỉnh Lạng Sơn. NGƯT.TS. Vũ Thanh

57nghiên cứu đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức

Chào xuân Đinh Dậu 2017

Xuân, Hiệu trưởng Trường ĐTBDCBCC đã tới dự và phát biểu khai giảng lớp Bồi dưỡng. Tham dự Lễ Khai giảng có bà Hoàng Thị Hiền, Phó Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Lạng Sơn; các giảng viên, chủ nhiệm lớp và toàn thể 178 đại biểu HĐND cấp huyện thuộc tỉnh là học viên lớp Bồi dưỡng. Phát biểu khai giảng Lớp Bồi dưỡng, NGƯT.TS. Vũ Thanh Xuân đã nhiệt liệt chúc mừng các học viên tham dự lớp Bồi dưỡng là các đại biểu HĐND cấp huyện đã được nhân dân địa phương tin tưởng giao trọng trách trong nhiệm kỳ 2016 - 2021. NGƯT.TS. Vũ Thanh Xuân mong muốn các học viên nghiêm túc tiếp thu kiến thức mà các giảng viên truyền đạt là cơ sở để vận dụng vào thực tế công việc tại địa phương để đạt hiệu quả cao hơn trong công tác; đồng thời đề nghị tỉnh Lạng Sơn tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện cho đại biểu HĐND các cấp được tham gia các khóa bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của đại biểu HĐND, đáp ứng yêu cầu mong đợi của HĐND và cử tri ở địa phương

Nghiệm thu 03 đề tài khoa học cấp cơ sở năm 2016

Trong 02 ngày 29/11 và 30/11/2016, tại Hà Nội, Trường ĐTBDCBCC - Bộ Nội vụ tổ chức nghiệm thu 03 đề tài khoa học cấp cơ sở năm 2016. Tham dự nghiệm thu đề tài có các ông, bà thành viên Hội đồng nghiệm thu; lãnh đạo các đơn vị thuộc Trường và các viên chức tham gia đề tài khoa học cấp cơ sở năm 2016. Năm 2016, Trường ĐTBDCBCC triển khai 03 đề tài, bao gồm: 1. Nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các đơn vị của Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trong quản lý chất lượng giảng dạy; Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Khánh Ly. 2. Xây dựng khung năng lực của đội ngũ giảng viên Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức - Bộ Nội vụ; Chủ nhiệm đề tài: ThS. NCS. Trần Thị Hải Yến. 3. Nghiên cứu hoàn thiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng công chức đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; Chủ nhiệm đề tài: ThS. Vũ Thị Quyên. Cả 03 đề tài đã được Hội đồng nghiệm thu đánh giá cao. Các đề tài đều có tính thực tiễn cao, phù hợp với đặc điểm tình hình của Trường ĐTBDCBCC - Bộ Nội vụ. Hội đồng nghiệm thu cũng yêu cầu các

chủ nhiệm đề tài chỉnh sửa, bổ sung và sớm đưa vào ứng dụng trong thực tiễn

Trường ĐTBDCBCC - Bộ Nội vụ tiếp ông Yuichiro Uchida - Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam đến thăm và làm việc với Trường

Sáng 23/11/2016, tại Hà Nội, TS. Tạ Quang Tuấn, Phó Hiệu trưởng Trường ĐTBDCBCC - Bộ Nội vụ tiếp ông Yuichiro Uchida, Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam đến thăm và làm việc với Trường. Tham dự buổi tiếp, về phía Trường ĐTBDCBCC - Bộ Nội vụ có TS. Tạ Quang Tuấn, Phó Hiệu trưởng nhà trường, Phòng Quản lý KHCN và HTQT và lãnh đạo các đơn vị thuộc Trường. Phát biểu chào mừng, TS. Tạ Quang Tuấn bày tỏ vui mừng được đón tiếp ông Yuichiro Uchida, Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam. TS. Tạ Quang Tuấn trân trọng gửi lời hỏi thăm, lời chúc sức khỏe của NGƯT.TS. Vũ Thanh Xuân, Hiệu trưởng nhà trường tới ông Yuichiro Uchida. Tại buổi tiếp, TS. Tạ Quang Tuấn đã giới thiệu những nét chính về chức năng, nhiệm vụ, thế mạnh và các chương trình đào tạo, bồi dưỡng của Trường. TS. Tạ Quang Tuấn trân trọng cảm ơn ông Yuichiro Uchida và đoàn đã đến thăm và làm việc với Trường, đồng thời khẳng định hợp tác quốc tế trong đào tạo, bồi dưỡng là hướng đi quan trọng của nhà trường trong thời gian trước mắt và lâu dài nhằm tranh thủ kiến thức và kinh nghiệm của các nước vào việc nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức cho ngành và đất nước. TS. Tạ Quang Tuấn hy vọng sau buổi làm việc hôm nay, thông qua Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, Trường có cơ hội tiếp cận với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tại Nhật Bản để có điều kiện học tập kinh nghiệm trong việc xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng, đồng thời phối hợp với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của Nhật Bản trong việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của Việt Nam

58 nghiên cứu đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức

Chúc mừng năm mới 2017

Thông báovỀ viỆc TỔ chức các lỚp đào TẠo, bỒi dưỠng nĂM 2017

Thực hiện Nghị định 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức và Quyết định số 163/QĐ-TTG ngày 25/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016 - 2025;

Căn cứ Quyết định số 66/QĐ-BNV ngày 25 tháng 01 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức;

Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng năm 2017, cụ thể như sau:

1. các lớp bồi dưỡng ngạch cán sự, chuyên viên, chuyên viên chính (Thời gian học: 02 tháng/khóa)

TT Tên lỚp Khai giẢng lịch hỌc1 Chuyên viên 08h30 ngày 18/02 Thứ 7, chủ nhật2 Chuyên viên chính 08h30 ngày 18/02 Thứ 7, chủ nhật3 Chuyên viên 17h30 ngày 06/3 Tối thứ 2, 3, 5, 64 Chuyên viên chính 17h30 ngày 06/3 Tối thứ 2, 3, 5, 65 Chuyên viên 08h30 ngày 04/4 Thứ 3, thứ 46 Chuyên viên chính 08h30 ngày 04/4 Thứ 3, thứ 47 Chuyên viên 08h30 ngày 06/5 Thứ 7, chủ nhật8 Chuyên viên chính 08h30 ngày 06/5 Thứ 7, chủ nhật9 Chuyên viên 17h30 ngày 05/6 Tối thứ 2, 3, 4, 510 Chuyên viên chính 17h30 ngày 05/6 Tối thứ 2, 3, 4, 511 Chuyên viên 08h30 ngày 06/7 Thứ 5, thứ 612 Chuyên viên chính 08h30 ngày 06/7 Thứ 5, thứ 613 Lớp cán sự 08h30 ngày 05/8 Thứ 7, chủ nhật14 Chuyên viên 08h30 ngày 12/8 Thứ 7, chủ nhật15 Chuyên viên chính 08h30 ngày 12/8 Thứ 7, chủ nhật16 Chuyên viên 17h30 ngày 12/9 Tối thứ 2, 3, 5, 617 Chuyên viên chính 17h30 ngày 12/9 Tối thứ 2, 3, 5, 618 Chuyên viên 08h30 ngày 07/10 Thứ 7, chủ nhật19 Chuyên viên chính 08h30 ngày 07/10 Thứ 7, chủ nhật20 Chuyên viên 08h30 ngày 08/11 Thứ 4, thứ 521 Chuyên viên chính 08h30 ngày 08/11 Thứ 4, thứ 522 Chuyên viên 17h30 ngày 06/12 Tối thứ 2, 3, 4, 523 Chuyên viên chính 17h30 ngày 06/12 Tối thứ 2, 3, 4, 5

THÔNG TIN TUYỂN SINH

59nghiên cứu đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức

Chào xuân Đinh Dậu 2017

2. các lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên cao cấp Thời gian học: 02 tháng/khóa; Dự kiến khai giảng: tháng 5 và tháng 9/2017 (Trường sẽ có văn bản cụ

thể gửi các cơ quan, đơn vị).3. các lớp đào tạo, bồi dưỡng chức vụ lãnh đạo quản lý3.1. lớp bồi dưỡng lãnh đạo quản lý cấp vụ và tương đương- Thời gian học: 01 tháng/khóa (học thứ 3, thứ 4, thứ 5)- Dự kiến khai giảng: ngày 02/8/20173.2. lớp đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo cấp phòng - Thời gian học: 01 tháng/khóa; Dự kiến: Lớp 1: Khai giảng 20/5/2017 (Học thứ 7, chủ nhật);Lớp 2: Khai giảng 20/9/2017 (Học thứ 3, thứ 4).Chương trình do Bộ Nội vụ ban hành theo Quyết định số 956/QĐ-BNV ngày 15 tháng 9 năm 2014

của Bộ trưởng Bộ Nội vụ.4. các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng cho công chức, viên chức làm công tác tổ chức cán bộ - Thời gian học: 01 tháng/khóa; Dự kiến:Lớp 1: Khai giảng tháng 7/2017 (Học thứ 3, thứ 4); Lớp 2: Khai giảng tháng 11/2017 (Học thứ 7, chủ nhật).5. lớp bồi dưỡng nghiệp vụ Tổ chức - hành chính - Thời gian học: 01 tháng/khóa;- Dự kiến: Khai giảng tháng 6/2017 (Học thứ 7, chủ nhật).- Chương trình do Bộ Nội vụ ban hành theo Quyết định số 1684/QĐ-BNV ngày 09 tháng 12 năm 2009.6. các lớp bồi dưỡng tiếng anh Bồi dưỡng, hướng dẫn ôn tập, tổ chức thi cấp Giấy chứng nhận năng lực sử dụng tiếng Anh theo khung

năng lực 6 bậc dùng cho Việt Nam (Trường phối hợp với Đại học Thái Nguyên, Đại học Đà Nẵng hoặc Đại học Cần Thơ tổ chức).

* địa điểm học: Các lớp trên tổ chức tại Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức - 37A Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Ngoài các lớp tổ chức tại Trường theo Thông báo này, Trường phối hợp với các Bộ ngành, các cơ quan, đơn vị tổ chức các lớp theo yêu cầu. Các chương trình đào tạo, bồi dưỡng có thể được tổ chức tập trung hoặc không tập trung; trong hoặc ngoài giờ hành chính; kết hợp bồi dưỡng trong nước và khảo sát thực tế tại nước ngoài.

Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức thông báo để các cơ quan, đơn vị quan tâm, tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị mình tham gia các lớp bồi dưỡng.

Mọi thông tin liên hệ xin gửi về:

Trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức - bộ nội vụ;địa chỉ: 37a nguyễn bỉnh Khiêm, hai bà Trưng, hà nội.

điện thoại liên hệ: (04).37634307; Fax: (04).37634308;Website: http://truongdtbdcbcc.moha.gov.vn

60 nghiên cứu đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức

Chúc mừng năm mới 2017

Xuân đang về trên khắp mọi miền của quê hương Việt Nam. Khắp nơi đang tưng bừng, nhộn nhịp chuẩn bị đón Tết cổ

truyền của dân tộc. Trong thời khắc thiêng liêng của đất trời, lắng lại lòng mình là nỗi niềm bồi hồi nhớ về Bác kính yêu - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới, Người đã cống hiến cả cuộc đời mình vì độc lập, tự do cho Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.

Sinh thời, vào mỗi dịp Tết đến Xuân về, mặc dù bận trăm công nghìn việc nhưng Bác luôn dành thời gian để thăm hỏi, chúc Tết đồng bào, đồng chí. Đặc biệt, Bác luôn chuẩn bị sẵn món quà Xuân đầy ý nghĩa dành tặng đồng bào cả nước nhân phút giao thừa thiêng liêng vừa tới đó là lời Chúc mừng năm mới và những bài thơ chúc Tết của Người. Với tấm lòng nhân ái bao la và tình yêu thương con người

thiết tha, sâu nặng, Bác luôn quan tâm, chăm lo cho đồng bào, đồng chí của mình nhất là vào mỗi dịp Tết cổ truyền của dân tộc. Đặc biệt, Bác rất quan tâm tới việc đón Tết của những người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn… để ai cũng có Tết. Theo quan niệm của người Việt, khi Tết đến, xuân về là thời khắc rất thiêng liêng, trang trọng; là sự chuyển giao của đất trời và những hy vọng của con người vào một khởi đầu tốt đẹp. Bác cũng gửi gắm niềm mong ước lớn của mình vào mùa xuân mới qua những bài thơ chúc Tết của Người. Tuy nhiên, với Bác thơ văn không phải là sự nghiệp chính của Người nhưng để bày tỏ tình cảm và những suy nghĩ của mình Bác đã gửi gắm vào thơ: “Mấy lời thân ái nôm na - Vừa là kêu gọi, vừa là mừng xuân”. Thơ hay chính là tấm lòng của Bác vẫn đau đáu một nỗi niềm vì nước, vì dân - vì sự nghiệp giải phóng dân tộc và chăm lo

VĂN HOÁ - VĂN NGHỆ

Nhớ bài thơ chúc tết Năm kỷ dậu của bác

ThS. huỳnh Thị Kim Dung (*)

(*) Trung tâm Thông tin, thư viện

61nghiên cứu đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức

Chào xuân Đinh Dậu 2017

cho hạnh phúc nhân dân. Vì vậy, trong những năm tháng kháng chiến gian khổ từ 1946 đến 1969, Bác đã viết khoảng 22 bài thơ chúc Tết để động viện, khích lệ đồng bào, chiến sĩ cả nước. Đón Xuân Kỷ Dậu năm 1969, mặc dù sức khỏe của Bác lúc này rất yếu nhưng Bác vẫn lạc quan làm thơ chúc Tết tặng chiến sĩ, đồng bào và đây là bài thơ cuối cùng Bác để lại cho dân tộc ta, đất nước ta. Bài thơ gồm 6 câu lục bát nhịp nhàng, vần điệu dễ đọc dễ nhớ như lời động viên, kêu gọi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đoàn kết, anh dũng đấu tranh chống đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước để “Bắc - Nam sum họp…”:

Năm qua thắng lợi vẻ vang

Năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to

Vì độc lập, vì tự do

Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào

Tiến lên! Chiến sĩ, đồng bào

Bắc - Nam sum họp xuân nào vui hơn.

“Năm qua thắng lợi vẻ vang” là Bác muốn nhắc tới cuộc Tổng tiến công Mậu Thân năm 1968, quân ta đã thắng lợi giòn giã khi đánh vào các dinh luỹ kiên cố nhất của đế quốc Mỹ ở các thành phố lớn và ngay cả toà Đại sứ Mỹ chính giữa Sài Gòn, làm cho đế quốc Mỹ và tay sai vô cùng hoang mang, lo sợ. Ý thơ lấp lánh niềm tự hào về chiến thắng vẻ vang của mùa xuân năm trước. Bên cạnh niềm phấn khởi, tự hào về thành công năm qua, ý thơ Bác sang sảng một niềm tin về một thắng lợi mới: “Năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to”. Với khát vọng mong mỏi chiến tranh sớm kết thúc, đất nước hòa bình, Bắc - Nam sum họp, Người đã khẳng định niềm tin chiến thắng ở tiền tuyến. Lời thơ thêm mạnh mẽ, dứt khoát như lời kêu gọi, thôi thúc quân và dân ta: “Vì độc lập, vì tự do/Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào/Tiến lên! Chiến sĩ, đồng bào”. Và đúng như mong đợi của Bác, với sức mạnh đoàn kết của toàn dân tộc, từ năm 1969 trở đi, phong trào đấu tranh giải phóng miền Nam ngày càng phát triển mạnh. Cả nước đồng lòng quyết tâm “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”, với các phong trào “Nam tiến”, “Tất cả cho tiền tuyến”, “Vì miền Nam ruột thịt”… và mùa xuân năm 1975, quân và dân ta đã

giành thắng lợi hoàn toàn. Niềm mong mỏi của Bác về một mùa Xuân đại thắng của dân tộc ta đã trở thành hiện thực. Thành quả cuối cùng của sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước đã không nằm ngoài ước nguyện của Bác trong bài thơ chúc Tết cuối cùng của Người: “Bắc - Nam sum họp xuân nào vui hơn”. Giờ thì Bắc - Nam đã sum họp một nhà, đất nước ta đang từng ngày đổi mới, từng bước phát triển và hội nhập quốc tế, chúng ta càng không nguôi nhớ đến công ơn và thấm thía những lời dạy sâu sắc của Người để không ngừng nỗ lực, học tập, phấn đấu, quyết tâm xây dựng và bảo vệ đất nước ngày càng đàng hoàng hơn, tươi đẹp hơn như Bác hằng mong muốn.

Hồi tưởng lại những cảm xúc của dân tộc khi nghe Bác đọc thơ chúc tết, Tố Hữu đã ghi lại: “Bác ơi! Tết đến, giao thừa đó/ Vẫn đón nghe thơ Bác mọi lần/ Ríu rít đàn em vui pháo nổ/ Tưởng nghìn tay Bác vỗ sang xuân” (Theo chân Bác).

Một mùa xuân mới lại về, vào thời khắc giao thừa chúng ta không còn được nghe Bác Hồ chúc tết, đọc thơ kể từ sau Tết Kỷ Dậu, song tiếng nói và bóng hình của Bác cùng với tình yêu thương bao la của Người vẫn còn mãi với non sông đất nước, vẫn mãi trường tồn trong lòng dân tộc, trong trái tim mỗi người dân Việt Nam

62 nghiên cứu đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức

Chúc mừng năm mới 2017

TRENDS Of CIVIL SERVICE REfORMSma. Pham DuC Toan

moha

Civil service system in both the developed and developing world plays a vital role in providing public goods and public services

and coordinating relevant private sector activities. A capable civil service is essential for creating a favorable investment climate and facilitating people’s participation in economic life. As countries get more globalized governments face increasingly complex and cross-cutting issues, such as economic volatility, climate change and migration. Wide use of the internet has made citizens more aware and impatient and that puts civil servants under greater public scrutiny. Civil service systems over the world are undergoing a ‘paradigm shift’ in their traditional roles and structures of inflexible control and procedure orientation, towards result orientation, flexibility, facilitation and a citizen-centric approach. With a view that citizens are assets and not just passive recipients of a service, civil servants have to utilize co-design and co-production principles to explore how citizens can collaborate with them.

Civil service reform is a deliberate action to improve the efficiency, effectiveness, professionalism, and democratic character of a civil service, with a view to promoting better delivery of public goods and services, with increased accountability. Such actions can include data gathering and analysis, organizational restructuring, improving human resource management and training, enhancing pay and benefits while assuring sustainability under overall fiscal constraints, and strengthening measures for public participation, transparency, and combating corruption. Some of the common issues and trends associated with recent civil service reforms are: merit-based recruitment; new public management; whole-of-government approach; improving accountability; public financial management: tracking resources for better results; stakeholder ownership and participation; and a good balance of centralization and decentralization. Economic, social, cultural, constitutional and political context has to be taken into consideration when designing any strategy on civil service reform.

TIẾNG ANH DÀNH CHO NGƯỜI LÀM CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN Bộ CÔNG CHỨCENGLISH fOR TRAINERS Of PUBLIC OffICIALS AND CIVIL SERVANTS

XU HƯỚNG CẢI CÁCH CÔNG VỤThS. Phạm ĐứC Toàn

BỘ nỘi Vụ

Hệ thống công vụ ở các nước phát triển và đang phát triển đóng vai trò sống còn trong việc cung ứng hàng hóa, dịch vụ

công và điều phối hoạt động có liên quan của khu vực tư. Một nền công vụ đủ năng lực là điều kiện căn bản để kiến tạo môi trường đầu tư thuận lợi và tạo điều kiện tăng cường sự tham gia của người dân trong đời sống kinh tế. Quá trình toàn cầu hóa ngày càng khiến các chính phủ phải đối diện với những vấn đề phức hợp và đan xen như bất ổn kinh tế, biến đổi khí hậu và di cư. Việc ứng dụng rộng rãi internet giúp công dân nâng cao nhận thức và yêu cầu giải quyết công việc nhanh hơn, còn công chức chịu sự giám sát kỹ càng hơn từ phía công chúng. Nhiều hệ thống công vụ trên thế giới đang dịch chuyển hệ quy chiếu truyền thống từ vai trò và cấu trúc kiểm soát cứng nhắc, chú trọng vào quy trình thủ tục sang cách tiếp cận linh hoạt hơn, tập trung tạo thuận lợi, định hướng vào kết quả và lấy công dân làm trung tâm. Với quan điểm coi công dân là tài sản, không chỉ thụ động hưởng dịch vụ, công chức phải sử dụng các nguyên tắc cùng-thiết kế và cùng-sản xuất để tìm ra cách thức giúp công dân hợp tác với mình.

Cải cách công vụ là hành động có chủ đích nhằm nâng cao hiệu suất, hiệu quả, tính chuyên nghiệp và tính dân chủ của nền công vụ, với mục tiêu cung ứng hàng hóa, dịch vụ công tốt hơn và nâng cao trách nhiệm giải trình. Hành động này bao gồm việc thu thập và phân tích dữ liệu, tái cơ cấu tổ chức, cải tiến công tác đào tạo và quản lý nguồn nhân lực, đảm bảo nâng cao thù lao và đãi ngộ một cách bền vững trong điều kiện tài chính khó khăn và tăng cường các biện pháp tăng cường tính minh bạch, sự tham gia của công chúng và chống tham nhũng. Một số nội dung và xu hướng chung của các cuộc cải cách gần đây gồm: tuyển dụng trên cơ sở thực tài; ứng dụng phương thức quản lý công mới; tiếp cận toàn hệ thống chính phủ; nâng cao trách nhiệm giải trình; quản lý tài chính công nhằm sử dụng hiệu quả các nguồn lực để đạt kết quả tốt hơn; nâng cao vai trò làm chủ và sự tham gia của các bên liên quan; và tạo sự cân bằng giữa phân quyền và tập quyền. Trong đó, bối cảnh kinh tế, xã hội, văn hóa, thể chế và chính trị cụ thể luôn được xem xét khi thiết kế chiến lược cải cách công vụ.

63nghiên cứu đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức

Chào xuân Đinh Dậu 2017

CODE Of CONDUCT A guide for staff - City of Sydney (Cont)

Dr. Vu Thanh Xuan ma. nguyen Thi Thanh Van

Standards of conductWe ask that all employees of the City of Sydney exhibit the

highest ethical standards at all times. What does this mean? It means taking pride in your work

and behaving in ways that are consistent with the values in principles outlined in the City’s Code of Conduct, our key policy for standards of personal and professional conduct.

Remember there are also many laws and other policies that apply to the conduct of our work at the City. Some of these may apply to the work of only one business unit, others may apply to many.

For example, the “Local Government Act” has broad requirements, and the “Environmental Planning and Assessment Act” only impacts on a few business units.

If you’re not sure, ask your manager which laws and policies apply to your role at the City, as you are the one who is ultimately responsible for your own conduct and behavior, and how you follow applicable laws and policies.

Your dutiesIn performing your duties, you must:• Act ethically and professionally at all times• Act impartially, be fair and do not mislead people• Be able to explain the reasons for your decisions• Follow the directions of any person who has the authority

to give them• Implement decisions and City policies regardless of your

own views• Make sure your personal political activities do not

conflict with your work• Abide by all laws• Act to protect the god name of the City of Sydney.! We are all responsible for making sure we treat ourselves,

our colleagues, the City and our communities well.

how to behave towards othersHow do we behave towards others in a way that shows

good ethical behavior?First and foremost, it means that we need to respect each

other and demonstrate it. We ask that employees of the City of Sydney will:

• Treat others fairly, equitably and with respect• Lead by example and encourage your colleagues to

exercise similarly positive personal and professional behaviors• Ensure the appropriate management of both staff and

resources• Follow all health and safety policies and procedures,

ensure that your work in a safe manner, and don’t put yourself or others at risk

• Avoid and report bullying, intimidation or harassment towards a fellow employee or anyone else involved in a City of Sydney activity.

! Give others the respect you seek for yourself. Be a role

model for the people you work with

QUY TẮC ỨNG XỬBản hướng dẫn cho công chức

Thành phố Sydney (tiếp theo kỳ trước) TS. Vũ Thanh Xuân

ThS. nguyễn Thị Thanh Vân chuẩn mực ứng xử

Chúng tôi yêu cầu tất cả công chức của thành phố Sydney luôn thể hiện ở mức cao nhất các chuẩn mực đạo đức.

Điều đó có nghĩa là gì? Nghĩa là bạn hãy làm việc với niềm tự hào và hành xử phù hợp với các giá trị trong các nguyên tắc của Bộ Quy tắc ứng xử - nguyên tắc cốt lõi cho những chuẩn mực cá nhân và cách ứng xử chuyên nghiệp

Nên nhớ có nhiều luật và các chính sách khác cũng được áp dụng trong thực thi công vụ tại Thành phố Sydney. Một số luật có thể chỉ được áp dụng ở một đơn vị, số khác có thể áp dụng cho nhiều đơn vị.

Ví dụ, “Luật Chính quyền địa phương” được áp dụng rộng rãi trong khi “Luật quy hoạch và đánh giá môi trường” chỉ điều chỉnh hoạt động của một số ít lĩnh vực.

Nếu không chắc chắn, hãy hỏi cấp trên của bạn xem những luật, chính sách nào liên quan đến chức năng nhiệm vụ của bạn và cách áp dụng những luật và chính sách đó bởi bạn là người chịu trách nhiệm lớn nhất đối với hành vi của mình.

Trách nhiệm của bạnTrong thực thi công vụ, bạn phải:• Làm việc chuyên nghiệp và có đạo đức• Làm việc khách quan, công bằng và trung thực • Giải thích được lý do cho các quyết định của mình• Tuân thủ chỉ dẫn của những người có thẩm quyền• Triển khai các quyết định và chính sách thành phố

không dựa trên quan điểm cá nhân.• Chắc chắn rằng các hoạt động chính trị cá nhân

không mâu thuẫn với công việc• Tuân thủ luật pháp• Hành động để bảo vệ tên tuổi của thành phố Sydney.

! Mỗi người đều có trách nhiệm bảo đảm rằng chúng ta đối xử tốt với bản thân, với đồng nghiệp, với Thành phố và cộng đồng.

cư xử với mọi ngườiCư xử với người khác thế nào cho đúng với hành vi

đạo đức? Trước nhất và quan trọng nhất là ta cần phải tôn

trọng nhau và thể hiện được điều đó. Chúng tôi yêu cầu công chức của thành phố Sydney:

• Đối xử với mọi người một cách công bằng, bình đẳng và tôn trọng

• Hãy đưa ra dẫn chứng tấm gương và khuyến khích các đồng nghiệp làm theo những cá nhân tích cực và những hành vi chuyên nghiệp

• Quản lý tốt các nguồn lực bao gồm cả nguồn nhân lực

• Tuân thủ các quy trình và chính sách về y tế và an toàn lao động để đảm bảo an toàn trong công việc, không tự đặt mình hoặc những người khác vào tình huống rủi ro.

• Hãy phòng tránh hoặc phải báo cáo nếu có sự ngược đãi, đe dọa hoặc quấy rối xảy ra với đồng nghiệp hoặc bất cứ ai đang thực thi công vụ tại Thành phố Sydney.

! Dành cho người khác sự tôn trọng mà bạn muốn người khác dành cho mình. Hãy làm gương cho đồng

nghiệp

64 nghiên cứu đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức

Chúc mừng năm mới 2017

TỔng Mục lục đẶc San nĂM 2016

chuYên Mục - Tên bài Tác giẢ SỐ

nghiên cứu - TRao đỔi

1 Những vấn đề lý luận về nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Nội vụ trong điều kiện hiện nay Văn Tất Thu 1

2 70 năm Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam - niềm tin và ý nguyện của nhân dân Việt Nam Nguyễn Văn Am 1

3 Ngày xuân nói chuyện về tổ chức lao động khoa học trong các cơ quan Nguyễn Văn Thâm 1

4 Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng theo chức danh - giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức Đặng Khắc Ánh 1

5 Nâng cao chất lượng dịch vụ công hướng đến phục vụ công dân Vũ Thị Hoài Phương 1

6Giải pháp hoàn thiện chương trình, tài liệu bồi dưỡng Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, giai đoạn 2016 - 2020

Đàm Bích Hiên 1

7 Đánh giá công việc và đánh giá công chức nhìn từ giác độ so sánh Tạ Ngọc Hải 1

8Quy định chức danh, mã số ngạch, tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn và chức danh nghề nghiệp của công chức, viên chức ngành văn thư, lưu trữ

Nguyễn Thị Thanh Hương 1

9Giải pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm định chất lượng đào tạo, bồi dưỡng tại Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức - Bộ Nội vụ

Nguyễn Quốc Tuấn 1

10 Vấn đề áp dụng tập quán theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành Hà Thành Đê 1

11 Những điểm mới về cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân xã theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 Trần Thị Minh Tâm 1

12 Một vài suy nghĩ về việc xây dựng và củng cố uy tín của lãnh đạo cấp phòng

Nguyễn Thị Thanh Vân 1

13 Cảm nhận về chuyến nghiên cứu thực tế tại Trung tâm Hành chính công tỉnh Thái Bình của Lớp Chuyên viên chính khóa 45, năm 2015

Đặng Thị Mai Hương - Đỗ Hồng Công 1

14Một vài suy nghĩ về nội dung nghiên cứu thực tế trong chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên, chuyên viên chính của Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức - Bộ Nội vụ

Nguyễn Khắc Minh 1

15 Hiệp định sơ bộ 06/3/1946 - một quyết sách lịch sử của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản và Chính phủ Việt Nam Nguyễn Văn Am 2

16 Giới thiệu những nội dung và điểm mới cơ bản của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân Đàm Bích Hiên 2

17 Phát triển năng lực giảng viên nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức Hoàng Văn Chức 2

18 Văn kiện Đại hội XII của Đảng với công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức Lê Đinh Mùi 2

19 Nâng cao hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức - thực trạng và giải pháp Trần Thị Thanh Mai 2

65nghiên cứu đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức

Chào xuân Đinh Dậu 2017

20 Nâng cao hiệu quả thu thập thông tin, tư liệu phục vụ hoạt động giảng dạy thông qua ứng dụng công nghệ thông tin Dương Quốc Chính 2

21 Ứng dụng Luật So sánh hoàn thiện pháp luật tố tụng dân sự trong Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 Trần Thị Minh Tâm 2

22 Tìm hiểu pháp luật về đánh giá công chức ở Việt Nam từ năm 1998 đến nay Hoàng Thị Giang 2

23 Trao đổi về cách giảng phần kiến thức về nhà nước và bộ máy hành chính trong chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên Nguyễn Minh Tuấn 2

24 Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng tại Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trong thời đại toàn cầu hóa

Vũ Thị Kim Tuyết - Lưu Thúy Hồng 2

25Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trong giai đoạn hiện nay

Vũ Thanh Xuân 3

26 Giới thiệu về lịch sử Bộ Nội vụ Nguyễn Văn Am 3

27 Tiếp cận năng lực và việc phát triển năng lực nhận thức cho học viên trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức Tạ Quang Tuấn 3

28Trao đổi kinh nghiệm giảng chuyên đề kỹ năng cập nhật và áp dụng pháp luật trong công tác thuộc chương trình đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo cấp phòng

Đàm Bích Hiên 3

29 Kiểm tra, giám sát thực hiện quyền lực nhà nước ở địa phương nhìn từ giác độ tổ chức nhà nước Tạ Ngọc Hải 3

30 Tổng kết Quốc hội khóa XIII và những kỳ vọng đối với Quốc hội khóa XIV Nguyễn Anh Phương 3

31Vận dụng linh hoạt nội dung đào tạo, bồi dưỡng của Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức - Bộ Nội vụ đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính

Đặng Thị Mai Hương 3

32

Một số kinh nghiệm giảng dạy chuyên đề Kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai ở xã trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã

Nguyễn Khánh Ly 3

33 Nâng cao chất lượng hoạt động của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại các sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh Bắc Giang Ngụy Thị Mai 3

34 Chuyển biến trong công tác cải cách hành chính tỉnh Sơn La 6 tháng đầu năm 2016

Cao Xuân Hải 3

35 Giới thiệu một số nội dung mới của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015

Vũ Thúy Hiền - Phạm Trung Giang 3

36 Lớp Bồi dưỡng ngạch Chuyên viên khóa 9 năm 2016 đi thực tế tại Văn phòng Quốc hội Đặng Thị Mai 3

37 Nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý Hoàng Văn Chức 4

38 Áp dụng xây dựng chương trình bồi dưỡng cán bộ, công chức trong giai đoạn hiện nay theo tiếp cận CDIO Nguyễn Tiến Đạo 4

39Định hướng phát triển Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trở thành một cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trọng điểm cho cán bộ, công chức, viên chức ngành Nội vụ

Tạ Quang Tuấn 4

66 nghiên cứu đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức

Chúc mừng năm mới 2017

40 70 năm ngày toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (19/12/1946 - 19/12/2016) Nguyễn Văn Am 4

41 Giới thiệu những điểm mới cơ bản của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân Đàm Bích Hiên 4

42 Vận dụng phương pháp giảng dạy tích cực đối với chuyên đề Chính sách công Vũ Thị Hoài Phương 4

43 Đẩy mạnh cải cách hành chính theo tinh thần Đại hội XII của Đảng Trịnh Xuân Thắng 4

44 Các hướng tiếp cận nhằm xây dựng môi trường làm việc hiệu quả trong tổ chức Phạm Mạnh Hùng 4

45Công tác kiểm tra, đánh giá đối với các lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên, chuyên viên chính ở Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức - Bộ Nội vụ

Nguyễn Thị Thanh Hương 4

46 Soạn thảo và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền cấp xã - một số vấn đề cần chú ý Trần Thị Minh Tâm 4

47 Trao đổi về một số kỹ năng cơ bản cần bồi dưỡng cho đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã Hà Thành Đê 4

48 Trao đổi kinh nghiệm giảng dạy chương trình bồi dưỡng Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố Đào Xuân Thái 4

49 Một số kinh nghiệm đẩy mạnh cải cách hành chính nhà nước ở tỉnh Quảng Trị Đoàn Nhân Đạo 4

hỌc Tập và làM ThEo TẤM gưƠng đẠo đức hỒ chÍ Minh

1 Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về tình yêu thương con người Huỳnh Thị Kim Dung 1

2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Quốc hội của dân, do dân và vì dân Hà Quang Trường 2

3 Tư tưởng Hồ Chí Minh về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức

Hà Thị Thanh Chung - Phạm Bình Dũng 2

4 Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị Trần Hồng Hà 3

5 Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và giải quyết quan hệ dân tộc ở Việt Nam

Nguyễn Thế Vịnh - Đào Minh Tuấn 3

6

Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Bộ Nội vụ với việc triển khai Kế hoạch thực hiện Chỉ thị 05- CT/TW ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Bộ Chính trị và Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 08 tháng 9 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Đặng Thị Mai Hương 4

7 Tìm hiểu đạo đức cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh qua tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”

Huỳnh Thị Kim Dung - Trần Thị Như Ngọc 4

nhÌn Ra ThẾ giỚi

1 Áp dụng các yếu tố của mô hình quản lý công mới ở các nước phát triển và kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam

Đào Minh Tuấn - Vũ Thị Bích Ngọc 1

2 Pháp luật về chế độ công vụ theo vị trí việc làm của Mỹ - một số vấn đề gợi mở cho Việt Nam Trần Thị Hải Yến 2

67nghiên cứu đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức

Chào xuân Đinh Dậu 2017

3 Tìm hiểu hoạt động bồi dưỡng công chức ở Cộng hòa Pháp Nguyễn Tiến Đạo 3

4 Kinh nghiệm thi tuyển công chức của Nhật Bản Chu Thị Hương Giang 3

5 Học thạc sĩ ở Nhật - Những khác biệt Đinh Lê Hương 4

6 Một số vấn đề về hoạch định chính sách công ở Mỹ Vũ Thị Kim Tuyết - Lưu Thúy Hồng 4

Tin Tức SỰ KiỆn

Tin vắn Trung tâm Thông tin, thư viện 1,23,4

vĂn hoá - vĂn nghỆ

Thơ, văn xuôi Nhiều tác giả 1,23,4

TiẾng anh dành cho người làM công Tác đào TẠo, bỒi dưỠng cbcc

1 Management Thought Phạm Đức Toàn 1

2 Objectives of the overal state administration reform period 2011 - 2020

Huỳnh Thị Ngọc Lương 1

3 Document Management Phạm Đức Toàn 2

4 An archive and an archivist Nguyễn Thị Thanh Vân 2

5 Thủ tục hành chính Nguyễn Thị Thanh Vân 3

6 How do I plan an international workshop? Vũ Thị Quyên 3

7 Public Administration Approaches Phạm Đức Toàn 4

8 Code of conductVũ Thanh Xuân

- Huỳnh Thị Ngọc Lương

4

dịch Mục lục TiẾng anh Nguyễn Thị Thanh Vân Vũ Thị Quyên 1,23,4

68 nghiên cứu đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức

Chúc mừng năm mới 2017