QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC CỦA TRƯỜNG - vnua.edu.vn · 1.Trường Đại học Nông...

38
QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC CỦA TRƯỜNG (Ban hành kèm theo Quyết định số 01 /QĐ-NNH ngày 02 tháng 01 năm 2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội) ---------------------------------------------------- Căn cứ: Bộ Luật Lao động của Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; Luật Giáo dục số 38/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; Luật Giáo dục số 44/2009/QH12 ngày 25/11/2009 sửa đổi , bổ sung một số điều của Luật Giáo dục số 38/2005/QH11 ngày 14/6/2005; Luật Giáo dục đại học số 08/2012/QH13 ngày 18/6/2012; Luật Viên chức số 58/2010/QH12 ngày 15/11/2010; Nghị định số 03/2003/NĐ-CP ngày 15/1/2003 của Chính phủ về việc điều chỉnh tiền lương, trợ cấp xã hội và đổi mới một bước cơ chế quản lý tiền lương; Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ về việc quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập; Nghi định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức; Quyết định số 58/2010/QĐ-TTg ngày 22/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành “Điều lệ trường đại học”; Quyết định số 04/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 01/3/2000 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành "Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường"; Quyết định số 538/TCCP-TC ngày 18/12/1995 của Bộ trưởng, Trưởng ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ về việc thay đổi tên gọi các ngạch công chức giảng dạy và tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch trong trường Đại học - cao đẳng; Thông tư liên tịch số 07/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 15/4/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo-Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế đối với đơn vị sự nghiệp công lập giáo dục đào tạo;Chiến lược phát triển Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội giai đoạn 2007-2020. Hiệu trưởng ban hành "Quy định về Tổ chức và Quản lý của Trường" để áp dụng trong nội bộ Trường.

Transcript of QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC CỦA TRƯỜNG - vnua.edu.vn · 1.Trường Đại học Nông...

QUY ĐỊNH

VỀ TỔ CHỨC CỦA TRƯỜNG

(Ban hành kèm theo Quyết định số 01 /QĐ-NNH ngày 02 tháng 01 năm 2013

của Hiệu trưởng Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội)

----------------------------------------------------

Căn cứ:

Bộ Luật Lao động của Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam;

Luật Giáo dục số 38/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc hội nước Cộng hoà Xã

hội Chủ nghĩa Việt Nam;

Luật Giáo dục số 44/2009/QH12 ngày 25/11/2009 sửa đổi , bổ sung một số điều

của Luật Giáo dục số 38/2005/QH11 ngày 14/6/2005;

Luật Giáo dục đại học số 08/2012/QH13 ngày 18/6/2012;

Luật Viên chức số 58/2010/QH12 ngày 15/11/2010;

Nghị định số 03/2003/NĐ-CP ngày 15/1/2003 của Chính phủ về việc điều chỉnh

tiền lương, trợ cấp xã hội và đổi mới một bước cơ chế quản lý tiền lương;

Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ về việc quy định

quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài

chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập;

Nghi định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử

dụng và quản lý viên chức;

Quyết định số 58/2010/QĐ-TTg ngày 22/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ về

việc ban hành “Điều lệ trường đại học”;

Quyết định số 04/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 01/3/2000 của Bộ Giáo dục và Đào

tạo về việc ban hành "Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường";

Quyết định số 538/TCCP-TC ngày 18/12/1995 của Bộ trưởng, Trưởng ban Tổ

chức - Cán bộ Chính phủ về việc thay đổi tên gọi các ngạch công chức giảng dạy và tiêu

chuẩn nghiệp vụ các ngạch trong trường Đại học - cao đẳng;

Thông tư liên tịch số 07/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 15/4/2009 của Bộ Giáo dục

và Đào tạo-Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về

thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế đối với đơn vị sự nghiệp công lập giáo dục

đào tạo;Chiến lược phát triển Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội giai đoạn 2007-2020.

Hiệu trưởng ban hành "Quy định về Tổ chức và Quản lý của Trường" để áp dụng

trong nội bộ Trường.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Khái quát chung về Trường

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội là trường đại học trọng điểm trong hệ thống

giáo dục quốc dân, được thành lập ngày 12/10/1956 theo Nghị định số 53- NL-QT-NĐ của

Bộ Nông Lâm với tên là Trường Đại học Nông Lâm. Tại Quyết định số 124/CP ngày

14/8/1967 của Hội đồng Chính phủ, Trường đổi tên thành Trường Đại học Nông nghiệp I

và tại Quyết định số 283/QĐ-TTg ngày 14/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ, Trường được

đổi tên thành Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục của Bộ

Giáo dục và Đào tạo, chịu sự quản lý hành chính của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội.

Tên tiếng Việt: Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội (ĐHNNHN)

Tên tiếng Anh: Hanoi University of Agriculture (HUA)

Tên tiếng Pháp: Université d’ Agriculture de Hanoi (UAH)

Địa chỉ: Thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội

Điện thoại: 84.4.38 276346

Fax: 84.4.38 276554

Website: www.hua.edu.vn

Ngày truyền thống: 12 tháng 10

Cơ quan chủ quản: Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT)

Tài khoản: Tại Kho bạc Nhà nước Gia Lâm, Hà Nội: 301.01.001.3;

Tại Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Gia Lâm, Hà Nội:

421.101.000092.

Biểu tượng của Trường

Biểu tượng của Trường là hình tròn, nền xanh, bên trong là mười cuốn sách màu

vàng da cam, viền trắng tượng trưng là cánh đồng lúa chín xếp thành hình ngôi sao năm

cánh, xung quanh là chữ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI *1956* màu

vàng.

Điều 2. Tổ chức Đảng và các tổ chức đoàn thể trong Trường

1.Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội có tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng bộ

Trường dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ Khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội,

lãnh đạo mọi hoạt động của Nhà trường bằng các nghị quyết của Đảng. Tổ chức Đảng trong

Trường hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật, theo Điều lệ của Đảng Cộng sản

Việt Nam và theo chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Đảng,

2. Các tổ chức đoàn thể, chính trị xã hội trong Trường gồm Công đoàn, Đoàn Thanh

niên, Hội Sinh viên và các tổ chức xã hội khác hoạt động theo quy định của pháp luật, theo

Điều lệ của của các tổ chức và có trách nhiệm thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục theo quy

định của Luật Giáo dục phù hợp với tôn chỉ mục đích, chức năng, nhiệm vụ của đoàn thể,

chính trị xã hội và quy định của Nhà trường.

Điều 3. Nhiệm vụ của Nhà trường

1. Nhiệm vụ đào tạo

Nhiệm vụ đào tạo của Nhà trường là: trên cơ sở nhu cầu về nhân lực, mở các

ngành, chuyên ngành đào tạo, xây dựng chương trình, mục tiêu, nội dung, phương pháp,

kế hoạch giảng dạy và học tập cho các ngành đào tạo trên cơ sở chương trình khung của

Bộ Giáo dục và Đào tạo (BG&ĐT); tuyển sinh, tổ chức đào tạo, đánh giá kết quả học

tập, công nhận tốt nghiệp, cấp văn bằng tốt nghiệp đại học, thạc sỹ, tiến sỹ và các chứng

chỉ khác theo các quy chế của Bộ GD&ĐT.

Nhà trường chịu trách nhiệm tổ chức các hoạt động đào tạo và bồi dưỡng cán bộ

có trình độ đại học, trên đại học và các trình độ khác liên quan tới khoa học, kỹ thuật,

công nghệ, kinh tế, chính sách và quản lý trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn cũng

như các lĩnh vực khác mà Bộ GD&ĐT giao nhiệm vụ, nhằm cung cấp nguồn nhân lực

phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn nước

nhà, đáp ứng nhu cầu xã hội về giáo dục và đào tạo.

2. Nhiệm vụ khoa học và công nghệ

Nhà trường xây dựng chương trình, kế hoạch, xác định các vấn đề nghiên cứu

trọng điểm, gắn nghiên cứu với đào tạo, nghiên cứu với nhu cầu của xã hội; hợp tác thực

hiện các chương trình hợp tác, nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ (KH-CN);

tổ chức xây dựng dự án và tham gia đấu thầu các đề tài, dự án KH-CN trong nước và

quốc tế; tổ chức trao đổi thông tin, xuất bản, đăng ký bản quyền các sản phẩm KH-CN;

thực hiện chuyển giao và dịch vụ về sản phẩm KH-CN.

3. Nhiệm vụ hợp tác quốc tế

Nhà trường chủ động thiết lập các mối quan hệ hợp tác, ký các văn bản thoả thuận về

đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, trao đổi kinh nghiệm, xây dựng các

dự án hợp tác đầu tư với các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài theo quy định của pháp luật, của

Bộ GD&ĐT, phù hợp với thông lệ quốc tế; và chịu trách nhiệm huy động nguồn lực thực

hiện các văn bản thoả thuận, hợp đồng đã kí.

4. Nhiệm vụ quản lý cơ sở vật chất, thiết bị và quản lý tài chính

a) Quản lý tài sản, trang thiết bị trường học

Nhà trường chịu trách nhiệm khai thác, quản lý, sử dụng có hiệu quả tài sản của

Trường bao gồm đất đai, công trình xây dựng, công trình khoa học, quyền sở hữu trí tuệ,

các trang thiết bị được Nhà nước đầu tư, Nhà trường mua sắm, thiết bị từ các dự án đào

tạo, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật.

b) Quản lý và tổ chức hạch toán, kế toán các nguồn thu, chi tài chính

Nghiêm chỉnh thực hiện các quy định của pháp luật về chế độ tài chính áp dụng

cho đơn vị sự nghiệp có thu và quy định về điều chỉnh tiền lương, trợ cấp xã hội và đổi

mới một bước cơ chế quản lý tiền lương; chủ động lập kế hoạch về tài chính; thực hiện

đa dạng hoá nguồn thu; quản lý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn thu.

Thực hiện và quản lý hạch toán, kế toán tập trung các nguồn vốn; báo cáo quyết

toán theo quy định của pháp luật và quy định của Trường. Thực hiện chế độ kiểm tra,

đánh giá hiệu quả sử dụng, quản lý vốn, tài sản và chịu sự thanh tra, kiểm tra, kiểm soát,

kiểm toán của các cơ quan quản lý có thẩm quyền về tình hình quản lý, sử dụng, chi tiêu

các nguồn lực theo quy định của pháp luật. Thực hiện công khai tài chính theo quy định

của Nhà nước.

5. Thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các chế độ chính sách hiện hành của Đảng,

Nhà nước, của ngành đối với cán bộ viên chức, người lao động, người học, người nước

ngoài công tác và học tập tại Trường; từng giai đoạn có kế hoạch sử dụng, sắp xếp, quản

lý biên chế, hợp đồng lao động ở các đơn vị, đồng thời tuyển dụng mới biên chế, hợp

đồng lao động có năng lực chuyên môn, đạo đức tốt để bổ sung kịp thời nguồn nhân lực

cho Nhà trường theo quy định của pháp luật.

6. Phối hợp với chính quyền địa phương, tổ chức, cơ quan các cấp có liên quan

xây dựng Trường trở thành điểm sáng văn hoá của Thủ đô; giữ vững an ninh chính trị,

trật tự an toàn xã hội trong Trường.

7. Thực hiện thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm trong nội bộ Trường theo quy

định của pháp luật, của Nhà trường.

8. Thực hiện chế độ thi đua khen thưởng, kỷ luật theo đúng các văn bản quy định,

pháp luật của Nhà nước.

9. Thực hiện kiểm định, đánh giá tất cả các hoạt động của Trường nhằm nâng cao

chất lượng đào tạo, nghiên cứu và dịch vụ xã hội.

Điều 4. Người học

Người học (sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh, học viên các lớp ngắn hạn

theo chuyên đề trong nước và quốc tế) là đối tượng, là trung tâm của quá trình đào tạo.

1. Nhiệm vụ của người học

a) Thực hiện đầy đủ và hoàn thành kế hoạch học tập theo chương trình đào tạo

của Nhà trường.

b) Kính trọng thầy, cô giáo, cán bộ viên chức, hợp đồng làm việc trong Trường;

chấp hành nghiêm chỉnh chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy chế của Bộ GD&ĐT

và các quy định của Trường.

c) Đóng học phí và các khoản thu khác theo quy định của Nhà nước, Nhà trường.

d) Tham gia các hoạt động do Nhà trường, Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên tổ chức

và các hoạt động xã hội phù hợp với lứa tuổi, sức khoẻ và năng lực của bản thân; đoàn kết,

giúp đỡ nhau trong học tập, sinh hoạt.

đ) Giữ gìn, bảo vệ tài sản của Nhà trường, của tập thể.

e) Góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của Nhà trường.

2. Quyền của người học

a) Được Nhà trường tôn trọng và đối xử bình đẳng, được cung cấp các thông tin liên

quan đến việc học tập.

b) Những sinh viên đủ các điều kiện theo quy định của Bộ GD&ĐT được học cùng

một lúc nhiều ngành, nhiều trường, học vượt khoá.

c) Được Nhà trường tạo mọi điều kiện để người học hoàn thành chương trình đào tạo

(sử dụng trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, thư viện, thể dục thể

thao....); được rèn luyện tu dưỡng, phấn đấu để trở thành người lao động có kiến thức, có kỹ

năng, có văn hoá và sức khoẻ tốt, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

d) Được tham gia hoạt động các đoàn thể, tổ chức xã hội trong Nhà trường theo

quy định của pháp luật và của Trường.

đ) Được hưởng các chế độ chính sách do Nhà nước quy định.

e) Nhà trường chủ trương khuyến khích những người học tập giỏi, hỗ trợ các sinh

viên có hoàn cảnh khó khăn nhằm phát huy tài năng trí tuệ, khắc phục khó khăn để học tập

và rèn luyện tốt.

g) Sinh viên đại học chính quy tốt nghiệp loại giỏi hoặc xuất sắc, tốt nghiệp cao học,

người có học vị tiến sỹ được xem xét ưu tiên khi tham gia thi tuyển dụng.

h) Người học không chấp hành quy chế của Bộ GD&ĐT, quy định của Nhà trường

tuỳ theo mức độ nặng nhẹ sẽ bị xem xét xử lý kỷ luật.

Điều 5. Cán bộ viên chức và hợp đồng làm việc

Cán bộ viên chức, hợp đồng làm việc của Trường phải đảm bảo các yêu cầu về

phẩm chất chính trị, đạo đức, tác phong, năng lực chuyên môn nghiệp vụ, sức khoẻ theo

các tiêu chuẩn chức danh và ngạch công chức.

Cán bộ viên chức, hợp đồng làm việc có quyền làm việc, học tập, nghỉ ngơi và

được hưởng mọi quyền lợi theo quy định của Nhà nước, của ngành và của Nhà trường;

có quyền tự nguyện tham gia các tổ chức chính trị và đoàn thể trong Trường nếu đủ tiêu

chuẩn, điều kiện; đồng thời có trách nhiệm đóng góp xây dựng, phát huy truyền thống

của Trường, chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của mình.

Nhà trường tạo mọi điều kiện để cán bộ viên chức, hợp đồng làm việc, chuyên gia

trong và ngoài nước đến làm việc tại Trường được sử dụng cơ sở vật chất của Trường để

phục vụ cho giảng dạy, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, nâng cao trình độ theo

quy định của Nhà nước và của Trường.

Điều 6. Giảng viên

Giảng viên là viên chức hoặc cán bộ hợp đồng giảng dạy được tuyển dụng và bổ nhiệm

vào các ngạch giảng viên, giảng viên chính và phó giáo sư, giảng viên cao cấp và giáo sư.

1. Nhiệm vụ của giảng viên

a) Giảng dạy các bậc đào tạo (mỗi giảng viên dạy ít nhất 02 môn học), hướng dẫn

người học thực hành, thực tập môn học, làm khoá luận tốt nghiệp, luận văn thạc sỹ, luận

án tiến sỹ và bồi dưỡng giảng viên theo đúng quy định;

b) Viết giáo trình, bài giảng, tài liệu tham khảo phục vụ học tập theo sự phân công

của Trường, khoa, bộ môn.

c) Nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào

sản xuất, viết bài báo khoa học, hướng dẫn người học nghiên cứu khoa học, tham gia các

hội nghị, hội thảo khoa học.

d) Chấp hành nghiêm chỉnh các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp

luật của Nhà nước. Thực hiện đầy đủ các quy chế của Bộ GD&ĐT, Điều lệ trường Đại

học, các quy định của Trường. Hoàn thành định mức lao động theo chức danh.

đ) Học tập, bồi dưỡng chính trị, chuyên môn nghiệp vụ. Giữ gìn phẩm chất, uy tín,

danh dự của nhà giáo, tôn trọng nhân cách, đối xử công bằng, bảo vệ các quyền và lợi ích

chính đáng của người học. Tham gia công tác quản lý đào tạo thông qua hoạt động chuyên

môn của bộ môn, khoa, Hội đồng Khoa học và đào tạo, của các đoàn thể trong Trường khi

được phân công, bổ nhiệm.

e) Thực hiện các nghĩa vụ và trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

2. Quyền của giảng viên

a) Được đảm bảo về mặt tổ chức và vật chất kỹ thuật cho các hoạt động nghề nghiệp.

b) Được bộ môn bố trí giảng dạy theo chuyên môn đào tạo.

c) Được lựa chọn phương pháp, phương tiện giảng dạy nhằm phát huy năng lực cá

nhân, nâng cao hiệu quả của quá trình đào tạo.

d) Được tạo các điều kiện cần thiết để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ,

ngoại ngữ, được thi nâng ngạch giảng viên khi có đầy đủ các tiêu chuẩn và theo quy định.

đ) Được hưởng lương và phụ cấp theo quy định của Nhà nước và các khoản khác

theo quy định của Trường.

Chương II

HỆ THỐNG TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ

Điều 7. Hệ thống tổ chức và quản lý của Trường theo 3 cấp

1. Cấp Trường;

2. Cấp Khoa, Phòng/Ban, Viện, Trung tâm, Công ty và tương đương;

3. Cấp Bộ môn và tương đương.

SƠ ĐỒ HỆ THỐNG TỔ CHỨC

Ghi chú:

: Lãnh đạo : Tư vấn, phối hợp

Điều 8. Quan hệ công tác giữa các đơn vị trong Trường

Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, Trưởng các đơn vị phải hoàn thành nhiệm vụ, đồng

thời chủ động phối hợp với đơn vị liên quan để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Các đơn vị

liên quan có trách nhiệm đáp ứng yêu cầu của đơn vị chủ trì.

Cơ chế phối hợp giữa các đơn vị thực hiện theo Quy định của Trường.

Phòng Hành chính - Tổng hợp có trách nhiệm giúp Hiệu trưởng, các Phó hiệu trưởng

trong việc phối hợp các hoạt động của Lãnh đạo Trường và các đơn vị trong Trường.

Các đơn vị khi quan hệ công tác với các cơ quan ngoài Trường phải tuân thủ chức

năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và chịu sự chỉ đạo của Lãnh đạo Trường.

Mục 1

HỆ THỐNG CẤP TRƯỜNG

Điều 9. Hội đồng Trường

Hội đồng Trường là tổ chức quản trị của Trường. Hội đồng Trường quyết nghị các

chủ trương lớn để thực hiện quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của Nhà trường được

Nhà nước giao theo quy định của pháp luật và theo Điều lệ trường Đại học.

Hội đồng Trường có nhiệm vụ:

Ban Giám hiệu Hội đồng Trường

Hội đồng và Ban tư vấn

Viện, Trung tâm

Công ty

Phòng, Ban và tương đương

Bộ môn

Khoa

Trung tâm

Phòng thí

nghiệm

Phòng và tương

đương

Tổ công tác

Phòng, Tổ

công tác

1. Quyết nghị về mục tiêu chiến lược, kế hoạch phát triển của Trường bao gồm dự

án quy hoạch, kế hoạch phát triển trung hạn và dài hạn phù hợp với quy hoạch mạng lưới

các trường Đại học của Nhà nước.

2. Quyết nghị về Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường hoặc bổ sung, sửa đổi quy

chế để trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

3. Quyết nghị về chủ trương xây dựng bộ máy tổ chức, chủ trương tuyển dụng, đào

tạo bồi dưỡng cán bộ, chủ trương về chi tiêu, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm

trang thiết bị từ nguồn thu sự nghiệp và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.

4. Quyết nghị về định hướng hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ của Trường

5. Giám sát việc thực hiện: "Quy chế thực hiện dân chủ trong các hoạt động của

Nhà trường" do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành và các quyết nghị của Hội đồng

Trường, định kỳ hoặc đột xuất báo cáo Bộ GD&ĐT và các cơ quan quản lý nhà nước về

các hoạt động của Trường.

6. Thông qua về: việc thành lập, sáp nhập, chia tách và giải thể các đơn vị trong

Trường; về tuyển sinh; về kế hoạch ngân sách.

Hội đồng Trường có nhiệm kỳ là 5 năm. Thành viên của Hội đồng Trường bao gồm:

Hiệu trưởng, Bí thư Đảng uỷ, đại diện các giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục có uy tín

trong và ngoài Trường, các tổ chức chính trị xã hội trong Trường, các tổ chức, cá nhân tham

gia đầu tư xây dựng Trường. Chủ tịch Hội đồng Trường là chuyên trách và do các thành

viên của Hội đồng Trường bầu theo nguyên tắc đa số phiếu. Hiệu trưởng không kiêm Chủ

tịch Hội đồng Trường. Tổng số các thành viên Hội đồng Trường là một số lẻ nhưng không

quá 25 thành viên.

Điều 10. Hiệu trưởng

1. Hiệu trưởng là người đại diện theo pháp luật của Nhà trường; chịu trách nhiệm

trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động của Nhà trường theo các quy định của pháp

luật và của quy định này.

2. Hiệu trưởng phải có đủ các tiêu chuẩn sau đây:

a) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có uy tín trong giới khoa học, giáo dục, có năng

lực và đã có ít nhất 5 năm tham gia giảng dạy và quản lý giáo dục đại học từ cấp bộ môn trở

lên.

b) Có học vị Tiến sĩ, thông thạo tiếng Anh.

c) Có sức khoẻ tốt, độ tuổi khi bổ nhiệm lần đầu không quá 55 đối với nam và 50

đối với nữ.

Điều 11. Quyền hạn và trách nhiệm của Hiệu trưởng

1. Về tổ chức và nhân sự

a) Trên cơ sở quyết nghị của Hội đồng Trường/Đảng uỷ Trường, quyết định thành

lập và giải thể các tổ chức của Trường: Hội đồng Khoa học và đào tạo, các phòng ban

chức năng, các khoa thuộc Trường, các bộ môn thuộc khoa, các tổ chức khoa học và

công nghệ, các doanh nghiệp, các đơn vị sự nghiệp khác.

b) Ban hành và bãi bỏ các nội quy, quy định trong nội bộ Trường nhằm đảm bảo việc

điều hành, kiểm tra và giám sát mọi hoạt động của Trường theo đúng các quy định hiện hành.

c) Quyết định bổ nhiệm và miễn nhiệm các chức danh trong các tổ chức: Hội đồng

khoa học và giáo dục, các phòng ban chức năng; các khoa, các bộ môn thuộc khoa, các tổ

chức khoa học và công nghệ (viện, trung tâm, các cơ sở phục vụ đào tạo, khoa học và công

nghệ), các doanh nghiệp theo đúng quy trình.

d) Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên, tổ chức việc bồi dưỡng, đào

tạo, đào tạo lại đội ngũ giảng viên, cán bộ viên chức; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần

và tạo điều kiện cho giảng viên, cán bộ viên chức và người học tham gia sinh hoạt các

đoàn thể và hoạt động xã hội.

đ) Tổ chức tuyển dụng cán bộ viên chức; quyết định việc tiếp nhận, chuyển ngạch

theo thẩm quyền; tổ chức thi nâng ngạch và bổ nhiệm vào ngạch viên chức theo quy định,

phù hợp với cơ cấu cán bộ, nhân viên của Trường và tiêu chuẩn chức danh của ngành giáo

dục; quyết định cho thôi việc và thuyên chuyển công tác cán bộ viên chức, ký hợp đồng

lao động và thực hiện chính sách đối với người lao động theo quy định của pháp luật;

quyết định nâng bậc lương, phụ cấp thâm niên vượt khung đối với viên chức thuộc thẩm

quyền quản lý theo quy định của pháp luật

e) Thực hiện Quy chế dân chủ trong các hoạt động của Nhà trường.

g) Bảo đảm quyền lợi người học theo quy định.

h) Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về các mặt hoạt động của Trường theo quy định.

i) Thực hiện chế độ khen thưởng, kỷ luật theo quy định.

k) Đảm bảo trật tự, an ninh và an toàn trong Trường.

l) Tham gia Hội đồng Hiệu trưởng cùng khối ngành theo quy định của Bộ Giáo

dục và Đào tạo.

2. Về hoạt động đào tạo

a) Chỉ đạo xây dựng chiến lược, kế hoạch đào tạo.

b) Chỉ đạo xây dựng mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo.

c) Mở các ngành, chuyên ngành, bậc đào tạo đã được Bộ GD&ĐT phê duyệt.

d) Tổ chức công tác tuyển sinh các bậc học, hệ đào tạo theo quy định của Bộ Giáo

dục và Đào tạo.

đ) Tổ chức đánh giá kết quả học tập của người học; quyết định việc học cùng một lúc

nhiều ngành, nhiều trường, khen thưởng, kỷ luật, xét lên lớp, học theo tiến độ nhanh, học

theo tiến độ chậm, ngừng học, thôi học, chuyển ngành, chuyển trường, cử đi đào tạo ở nước

ngoài, thi và công nhận tốt nghiệp, chuyển tiếp học sau đại học của người học.

e) Xây dựng, phát triển và công khai các điều kiện đảm bảo chất lượng của Trường.

e) Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện, hoàn thành các nhiệm vụ đào tạo khác do

Bộ GD&ĐT giao.

3. Về hoạt động khoa học và công nghệ

a) Xây dựng kế hoạch hoạt động khoa học và công nghệ của Trường, báo cáo các

cơ quan có thẩm quyền.

b) Tổ chức thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, các đề

tài hợp tác quốc tế, các dự án phát triển cấp Nhà nước.

c) Tham gia quản lý và tổ chức thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, phát

triển công nghệ, các đề tài hợp tác quốc tế, các dự án phát triển cấp bộ.

d) Xét duyệt, quản lý và nghiệm thu các đề tài nghiên cứu khoa học, phát triển

công nghệ, các đề tài hợp tác quốc tế, các dự án phát triển cấp Trường.

đ) Xây dựng, tổ chức, quản lý các nguồn thông tin khoa học và công nghệ và các

dịch vụ khoa học và công nghệ .

4. Về tài chính, tài sản và đầu tư

a) Hiệu trưởng là chủ tài khoản, chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ công

tác quản lý tài chính và tài sản của Trường.

b) Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các quy định về quản lý tài chính, tài sản và các

quy định về lao động, tiền lương, tiền công, học bổng, học phí, trợ cấp xã hội, các chế độ

chính sách tài chính đối với giảng viên, cán bộ, nhân viên và người học của Trường.

c) Quyết định mức chi quản lý, chi nghiệp vụ trong phạm vi nguồn tài chính được sử dụng tuỳ theo nội dung và hiệu quả công việc.

d) Tuỳ theo điều kiện cụ thể, Hiệu trưởng được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ủy

quyền quyết định đầu tư các dự án nhóm B, C sử dụng vốn ngân sách Nhà nước theo quy định.

đ) Quyết định đầu tư và quản lý các dự án từ ngân sách Nhà nước theo Quy chế

quản lý đầu tư và xây dựng do Chính phủ ban hành.

e) Căn cứ vào quy hoạch hoặc kế hoạch phát triển Nhà trường đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và quyết nghị của Hội đồng Trường/Đảng uỷ Trường, Hiệu trưởng chịu trách nhiệm xem xét, quyết định đầu tư và phê duyệt tất cả các dự án, thủ tục xây dựng cơ bản, mua sắm, thanh lý tài sản từ nguồn thu sự nghiệp và các nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật

5. Về hợp tác quốc tế

a) Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về hợp tác quốc tế theo khoản 3 Điều 3 của

Quy định này.

b) Quyết định cử cán bộ từ Phó Hiệu trưởng trở xuống đi công tác ở nước ngoài

theo quy định hiện hành.

c) Quản lý các đoàn ra, đoàn vào trong phạm vi hoạt động của Trường theo quy định của pháp luật.

d) Định kỳ báo cáo Bộ GD&ĐT về công tác hợp tác quốc tế của Trường.

Điều 12. Nguyên tắc bổ nhiệm Hiệu trưởng

1. Hiệu trưởng được bổ nhiệm và bổ nhiệm lại theo nhiệm kỳ, mỗi nhiệm kỳ là 5

năm và không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp.

2. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT bổ nhiệm, miễn nhiệm Hiệu trưởng.

Quy trình bổ nhiệm Hiệu trưởng được thực hiện theo quy định hiện hành.

3. Trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT hoặc Hội đồng Trường có thể tổ chức lấy phiếu thăm dò tín nhiệm đối với Hiệu trưởng giữa nhiệm kỳ hoặc đột xuất.

Điều 13. Chế độ làm việc của Hiệu trưởng

1. Hàng tuần, hàng tháng Hiệu trưởng hội ý với các Phó hiệu trưởng để kiểm điểm, đánh giá công việc trong thời gian qua, thống nhất phân công chỉ đạo thực hiện kế

hoạch công tác trong thời gian tới.

2. Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, tổ chức tiếp dân vào thứ ba của tuần cuối tháng.

3. Vào đầu năm học, Hiệu trưởng tổ chức Hội nghị Đại biểu cán bộ viên chức trong Trường để báo cáo kết quả công tác của năm học trước, xây dựng mục tiêu, nhiệm

vụ và các hoạt động chính của Trường trong năm học mới.

4. Định kỳ 06 tháng một lần đối thoại với cán bộ, viên chức và người học trong Trường.

Điều 14. Phó hiệu trưởng

1. Giúp việc cho Hiệu trưởng có các Phó hiệu trưởng. Số lượng Phó hiệu trưởng

không quá 4 người. Phó hiệu trưởng phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên, có sức khoẻ

tốt, tuổi khi bổ nhiệm lần đầu không quá 55 đối với nam và 50 đối với nữ. Riêng Phó

hiệu trưởng phụ trách đào tạo và nghiên cứu khoa học phải có đủ các tiêu chuẩn như đối

với Hiệu trưởng.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT bổ nhiệm, miễn nhiệm Phó hiệu trưởng trên cơ sở đề nghị của

Hiệu trưởng. Quy trình bổ nhiệm Phó hiệu trưởng được thực hiện theo quy định hiện hành.

2. Phó hiệu trưởng có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:

a) Giúp Hiệu trưởng trong việc quản lý và điều hành các hoạt động của Trường;

trực tiếp phụ trách một số lĩnh vực công tác theo sự phân công của Hiệu trưởng và giải

quyết các công việc do Hiệu trưởng giao.

b) Khi giải quyết công việc được Hiệu trưởng giao, Phó hiệu trưởng thay mặt

Hiệu trưởng và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về kết quả công việc được giao.

c) Định kỳ hoặc đột xuất báo cáo với Hiệu trưởng về tình hình công việc được giao.

Trong thời gian Hiệu trưởng đi vắng, Phó hiệu trưởng được Hiệu trưởng ủy quyền

bằng văn bản để điều hành giải quyết một số công tác; Phó hiệu trưởng được uỷ quyền

không được uỷ quyền cho người tiếp theo.

3. Nhiệm kỳ của Phó hiệu trưởng theo nhiệm kỳ của Hiệu trưởng.

4. Trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT có thể tổ chức lấy phiếu

thăm dò tín nhiệm đối với Phó hiệu trưởng giữa nhiệm kỳ hoặc đột xuất.

Quy trình bổ nhiệm Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng thực hiện theo quy định hiện hành.

Điều 15. Các Hội đồng và Ban tư vấn

Các Hội đồng và Ban tư vấn cấp Trường giúp Hiệu trưởng xem xét các vấn đề cơ

bản, quan trọng ở các lĩnh vực khác nhau liên quan đến nhiệm vụ chính trị của Trường,

để đưa ra quyết định đúng đắn nhằm tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ đó.

Căn cứ các quy định hiện hành, Hiệu trưởng ra quyết định thành lập, bổ nhiệm và

miễn nhiệm thành viên trong các Hội đồng, các Ban tư vấn theo nhiệm kỳ Hiệu trưởng.

Hoạt động của Hội đồng, Ban tư vấn theo nhiệm vụ được Hiệu trưởng phân công và các

quy định hiện hành.

Các Hội đồng, Ban tư vấn cấp Trường bao gồm:

Hội đồng Trường;

Hội đồng Khoa học và Đào tạo;

Hội đồng Tuyển dụng;

Hội đồng Tuyển sinh, Chấm thi, Bảo vệ luận án tốt nghiệp;

Hội đồng Nâng bậc lương, chuyển ngạch, nâng ngạch;

Hội đồng Thi đua, khen thưởng, kỷ luật;

Hội đồng xét phong tặng danh hiệu NGND, NGƯT;

Hội đồng Chức danh giáo sư cấp cơ sở;

Hội đồng Kiểm kê, thanh lý và bán tài sản;

Hôi đồng Sức khoẻ;

Ban chỉ huy Quân sự Trường;

Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ;

Ban Dân số, Bảo vệ bà mẹ và trẻ em;

Các hội đồng/Ban tư vấn chuyên đề khác.

Điều 16. Hội đồng Khoa học và Đào tạo

1. Hội đồng Khoa học và Đào tạo là tổ chức tư vấn cho Hiệu trưởng về:

a) Mục tiêu, định hướng chương trình đào tạo, kế hoạch dài hạn và kế hoạch hàng

năm phát triển giáo dục - đào tạo, khoa học và công nghệ của Trường.

b) Kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ, nhân viên.

c) Trọng tâm đào tạo, đề án mở ngành, chuyên ngành đào tạo, triển khai và huỷ bỏ

các chương trình đào tạo.

e) Đánh giá công tác quản lý, hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ của các

đơn vị trong Trường.

2. Hội đồng Khoa học và Đào tạo của Trường có số thành viên là số lẻ, tối đa là

29 thành viên, gồm: Hiệu trưởng, các Phó hiệu trưởng, Trưởng một số khoa, viện lớn,

Trưởng một số phòng/ban, các Giáo sư và một số Phó giáo sư.

3. Hội đồng Khoa học và Đào tạo được thành lập theo quyết định của Hiệu trưởng.

Hội đồng bầu Chủ tịch hội đồng theo nguyên tắc bỏ phiếu kín và đa số phiếu. Chủ tịch Hội

đồng điều hành Hội đồng thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại khoản 1 của điều này.

Nhiệm kỳ của Hội đồng Khoa học và Đào tạo theo nhiệm kỳ của Hiệu trưởng.

4. Hội đồng Khoa học và Đào tạo họp ít nhất 1 lần trong một kỳ học do Chủ tịch

Hội đồng triệu tập. Nội dung cuộc họp phải được thông báo trước cho tất cả các thành

viên của Hội đồng ít nhất 07 ngày. Cuộc họp được coi là hợp lệ khi có ít nhất 2/3 số

thành viên tham dự, kết luận của cuộc họp có hiệu lực khi có trên 50% số thành viên của

Hội đồng biểu quyết tán thành.

Mục 2

PHÒNG BAN

Điều 17. Hệ thống phòng ban

1. Chức năng

Quản lý, tổng hợp, tham mưu và giúp Hiệu trưởng đề xuất phương án, tổ chức

triển khai thực hiện một số công tác cụ thể của Nhà trường.

Trường có các phòng/ban chức năng và tương đương (sau đây gọi chung là phòng) sau:

1. Ban Quản lý đào tạo (QLĐT)

2. Phòng Thanh tra, Khảo thí và Đảm bảo chất lượng (TTKH&ĐBCL)

3. Phòng Khoa học và công nghệ (KH&CN)

4. Phòng Hợp tác quốc tế (HTQT)

5. Phòng Tổ chức cán bộ (TCCB)

6. Phòng Hành chính - Tổng hợp (HCTH)

7. Phòng Tài chính - Kế toán (TCKT)

8. Phòng Công tác chính trị và Công tác sinh viên (CTCT&CTSV)

9. Phòng Quản trị, Thiết bị và Xây dựng cơ bản (QTTB&XDCB)

10. Phòng Bảo vệ (BV)

11. Trạm Y tế (YT)

12. Trung tâm Thông tin - Thư viện Lương Định Của (TTTV)

13.Trung tâm Giáo dục thể chất và Thể thao (GDTC&TT)

14. Trung tâm Dịch vụ trường học (DVTH)

15. Nhà xuất bản Đại học Nông nghiệp (NXB)

2. Nhiệm vụ

a) Tham mưu về nội dung, kế hoạch công tác và các quyết định của Hiệu trưởng

đối với các lĩnh vực công tác do đơn vị mình phụ trách.

b) Theo dõi, quản lý tổng hợp, giải quyết công tác nghiệp vụ theo chức năng,

quyền hạn được giao.

c) Chuẩn bị các điều kiện để Hiệu trưởng làm việc với cơ quan cấp trên, cơ quan

bên ngoài và các đơn vị trong Trường.

d) Đề xuất với Hiệu trưởng phương án và biện pháp thực hiện các kế hoạch.

đ) Hướng dẫn, giúp đỡ, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các công tác nghiệp vụ

thuộc chức năng của mình tại các đơn vị trong Trường.

e) Chủ trì hoặc tham gia phối hợp với các phòng chức năng, các đơn vị trong

Trường thực hiện tốt các công việc có liên quan đến các đơn vị.

g) Quản lý, sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật (gọi tắt là tài sản) và đội ngũ cán bộ viên

chức và lao động hợp đồng do Hiệu trưởng giao một cách an toàn, hiệu quả và tiết kiệm.

3. Đứng đầu các phòng là Trưởng phòng do Hiệu trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm.

Giúp việc Trưởng phòng có các Phó trưởng phòng do Hiệu trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm

theo đề nghị của Trưởng phòng. Phó phòng do Trưởng phòng phân công phụ trách một số

công việc cụ thể.

Tuổi khi bổ nhiệm Trưởng phòng, Phó trưởng phòng (lần đầu) không quá 55 đối

với nam và 50 đối với nữ. Nhiệm kỳ của Trưởng, Phó trưởng phòng theo nhiệm kỳ của

Hiệu trưởng và có thể được bổ nhiệm lại theo quy định hiện hành.

Sau 02 năm kể từ ngày được bổ nhiệm, Hiệu trưởng sẽ lấy phiếu tín nhiệm đối với

Trưởng, Phó phòng. Nếu Trưởng, Phó phòng có số phiếu tín nhiệm thấp hơn 50% số

người được lấy ý kiến thì sẽ điều chuyển làm nhiệm vụ khác. Trong trường hợp cần thiết,

Hiệu trưởng có thể tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đột xuất.

Quy trình bổ nhiệm Trưởng, Phó phòng được thực hiện theo quy định hiện hành.

Mỗi phòng được biên chế một số cán bộ viên chức, hợp đồng làm việc.

4. Tiêu chuẩn Trưởng phòng

Ngoài các tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức, uy tín và sức khoẻ tốt thì

Trưởng phòng là người đã tốt nghiệp đại học hệ chính quy, tinh thông nghiệp vụ về lĩnh vực

chuyên môn của phòng được phân công phụ trách. Riêng Trưởng phòng của các phòng Đào

tạo, KHCN, HTQT, Giám đốc Trung tâm Thông tin - Thư viện phải có học vị Tiến sỹ và có

thể trao đổi trực tiếp về chuyên môn với chuyên gia nước ngoài bằng tiếng Anh; Trưởng

phòng của các phòng Đào tạo, KHCN, HTQT và TCCB phải đã từng giảng viên đại học

hoặc đã tham gia giảng dạy đại học ít nhất 05 năm.

Điều 18. Nhiệm vụ và quyền của Trưởng phòng, Phó trưởng phòng

1. Trưởng phòng

a) Lãnh đạo đơn vị theo chế độ thủ trưởng, tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm trước

Hiệu trưởng về mọi mặt công tác của đơn vị theo chức năng, quyền hạn đã được quy định.

b) Thừa lệnh Hiệu trưởng thực hiện những nhiệm vụ thuộc phạm vi trách nhiệm

và quyền hạn được giao.

c) Được Hiệu trưởng uỷ quyền ký công văn gửi các đơn vị trong Trường và một

số loại giấy tờ gửi ra ngoài Trường thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của đơn vị; ký

xác nhận những công việc mà đơn vị phụ trách; chịu trách nhiệm trước pháp luật và Nhà

trường về những công văn, giấy tờ mà mình ký.

d) Nghiên cứu đề xuất ý kiến tham mưu cho Hiệu trưởng về các mặt công tác

thuộc chức năng của đơn vị mình và các đơn vị khác có liên quan, giúp Hiệu trưởng

hoạch định kế hoạch công tác chung của Trường.

đ) Đề xuất nhu cầu và tham gia tuyển chọn nhân lực của đơn vị. Bố trí, phân công

công việc, đánh giá, nhận xét, đề nghị nâng bậc lương, khen thưởng, kỷ luật cán bộ viên

chức, lao động hợp đồng thuộc đơn vị. Có kế hoạch sắp xếp bố trí cho cán bộ viên chức,

lao động hợp đồng đi bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao trình độ.

e) Tham gia đầy đủ các buổi họp giao ban, hội nghị do Hiệu trưởng triệu tập. Nếu

vắng có lý do phải báo cáo xin phép Hiệu trưởng.

2. Phó trưởng phòng

a) Giúp Trưởng phòng quản lý và điều hành các hoạt động trong lĩnh vực chuyên

môn của phòng. Trực tiếp phụ trách một số công việc do Trưởng phòng phân công và giải

quyết công việc do Trưởng phòng giao. Có trách nhiệm báo cáo kết quả công việc được

giao với Trưởng phòng.

b) Được Trưởng phòng uỷ quyền thay mặt Trưởng phòng giải quyết các công việc

thuộc lĩnh vực mà đơn vị quản lý, cùng với Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Hiệu

trưởng và pháp luật về công việc do mình quyết định.

c) Tham gia đầy đủ các buổi họp giao ban, hội nghị do Hiệu trưởng triệu tập. Nếu

vắng có lý do phải báo cáo xin phép Hiệu trưởng.

Điều 19. Ban Quản lý đào tạo.

1. Chức năng

Tham mưu, giúp Hiệu trưởng xây dựng, tổ chức thực hiện và quản lý chương trình đào

tạo, quá trình đào tạo thuộc trách nhiệm và thẩm quyền được giao.

2. Nhiệm vụ :

- Xây dựng và trình Hiệu trưởng phê duyệt quy hoạch, chương trình, kế hoạch phát

triển đồng bộ các hệ đào tạo, bậc đào tạo theo yêu cầu của trường trọng điểm quốc gia.

- Tổ chức nghiên cứu đổi mới, hoàn thiện mục tiêu, chương trình, cơ cấu kiến

thức đào tạo phù hợp với yêu cầu của ngành nghề đào tạo và theo hướng liên thông, hội

nhập quốc tế. Tổ chức nghiên cứu chương trình đào tạo mới. Tham gia hướng dẫn các

khoa/viện, bộ môn xây dựng các chuyên ngành đào tạo mới, các chương trình tiên tiến,

chương trình chất lượng cao.

- Tham gia công tác xây dựng và phát triển học liệu của Nhà trường.

- Phát triển loại hình liên kết, hợp tác đào tạo và bồi dưỡng.

- Tổ chức nghiên cứu xác định nhu cầu đào tạo, xúc tiến, giới thiệu và tổ chức

quảng bá các chuyên ngành đào tạo.

- Tham gia đánh giá tính phù hợp của sản phẩm đào tạo với yêu cầu của người sử

dụng lao động làm cơ sở cho đổi mới chương trình, giáo trình, phương pháp đào tạo.

- Đề xuất với Hiệu trưởng ban hành những quy định, quyet dinh về quản lý đào tạo.

- Thường trực Hội đồng và các Ban giúp việc Hội đồng tuyển sinh, Hội đồng thi

và xét tốt nghiệp.

- Đề xuất chỉ tiêu tuyển sinh, theo dõi đề xuất Hiệu trưởng chỉ đạo thực hiện chỉ

tiêu tuyển sinh sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt.

- Chủ trì tổ chức tiếp nhận, bố trí sắp xếp người học trúng tuyển vào các lớp theo

quy định của Trường. Bàn giao danh sách, hồ sơ người học cho các đơn vị liên quan.

- Chủ trì, phối hợp với trợ lý các khoa tư vấn cho sinh viên cách thức xây dựng kế

hoạch học tập cho toàn khoá học, hướng dẫn sinh viên đăng ký học phần ở từng kỳ để

hoàn thành kế hoạch học tập. Thông qua tình hình, kết quả học tập của sunh viên đẻ tư

vấn, hướng dẫn sinh viên đăng ký điều chỉnh kế hoach học tập cho phù hợp với điều kiện

cá nhân người học.

- Chủ trì tổ chức khai giảng, bế giảng, trao bằng tôt nghiệp cho người học.

- Xây dựng, trình Hiệu trưởng phê duyệt và thực hiện kế hoạch giảng dạy, học tập theo

học kỳ và năm học. Lập thời khoá biểu giảng dạy, học tập, lịch thi học phần và thông báo đến

các khoa/bộ môn. Xây dựng kế hoạch và điều phối sử dụng giảng đường.

- Phối hợp với Phòng Thanh tra, Khảo thí &Đảm bảo chất lượng tổ chức kiểm tra,

giám sát hoạt động giáo dục, thực hiện chế độ công tác của giảng viên, chấp hành quy

định đào tạo của người học.

- Lập kế hoạch và tham gia tổ chức: thực tập tốt nghiêp/thi tốt nghiệp cho sinh

viên, bảo vệ luận văn thạc sỹ cho học viên cao học, bảo vệ chuyên đề/luận án tiến sỹ cho

nghiên cứu sinh.

- Hướng dẫn về nghiệp vụ đào tạo đối với các khoa.

- Quản lý, lưu trữ bài và điểm thi tuyển sinh, tốt nghiệp (nếu có). Thực hiện công

tác văn thư lưu trữ và thống kê phục vụ công tác quản lý.

- Quản lý và lưu trữ điểm thi học phần.

- Thẩm định và xác nhận số giờ giảng của giảng viên.

- Tổ chức học lại, thi lại cho người học.

- Đầu mối đề xuất trình Hiệu trưởng xét: Chuyển đi, chuyển đến, xét ngừng học,

tiếp tục học, thôi học.

- Phối hợp với các khoa quản lý chương trình tiên tiến.

- Quản lý phôi bằng và làm thủ tục cấp bằng tốt nghiệp, bảng điểm cho người học

đã tốt nghiệp do đơn vị quản lý. Xác minh tính hợp pháp về văn bằng của người học.

- Cấp cơ sở quản lý toàn diện về nhân sự, đề xuất nhu cầu và phối hợp với các đơn

vị chức năng tham gia vào quá trình tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng viên chức, lao động

hợp đồng của Ban theo đúng quy định hiện hành.

- Quản lý và sử dụng có hiệu quả lao động, tài sản được giao theo quy định của

pháp luật và của Trường.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng giao.

Điều 20. Phòng Thanh tra, Khảo thí và Đảm bảo chất lượng

1. Chức năng

Tham mưu cho Hiệu trưởng và chịu trách nhiệm tổ chức và quản lý công tác khảo

thí và đảm bảo chất lượng; công tác thanh tra giáo dục nhằm bảo đảm việc thi hành pháp

luật và thực hiện nhiệm vụ của đơn vị, bảo vệ lợi ích của Nhà nước và của Trường,

quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong Trường; công tác dịch vụ liên

quan đến công tác khảo thí và đảm bảo chất lượng

2. Nhiệm vụ:

a) Khảo thí và đảm bảo chất lượng

- Xây dựng và trình Hiệu trưởng ký ban hành các văn bản về khảo thí và đảm bảo

chất lượng trên cơ sở các quy chế của Bộ GD&ĐT và hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các

đơn vị, cá nhân thực hiện các văn bản đã ban hành.

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu và xây dựng hệ thống

công cụ đánh giá: chương trình đào tạo, việc giảng dạy của giảng viên, việc phục vụ của

CBVC, việc học tập của người học, việc làm của sinh viên đã ra trường.

- Lập kế hoạch trình Hiệu trưởng quyết định và là đầu mối tổ chức thực hiện các

hoạt động kiểm định và đảm bảo chất lượng.

- Chủ trì xây dựng và tổ chức thực hiện quy trình thi tuyển sinh, thi kết thúc học

phần, thi tốt nghiệp.

- Phối hợp với Ban Quản lý đào tạo và các khoa chuyên môn xây dựng và quản lý

ngân hàng đề thi, nhân sao đề thi, tổ chức các môn thi tập trung. Cải tiến và phát triển

các hình thức thi phù hợp với yêu cầu đào tạo các ngành, các hệ bậc đào tạo nhằm nâng

cao hiệu quả đánh giá cũng như chất lượng đào tạo.

- Tổ chức chấm thi, chấm phúc tra, phúc khảo và thông báo kết quả thi các môn

thi tập trung.

- Lưu trữ bài thi theo quy định.

- Phối hợp với các đơn vị quản lý đào tạo trong việc xét điều kiện dự thi, điều kiện

tốt nghiệp cho người học theo đúng quy chế.

- Phối hợp với Ban Quản lý đào tạo, trợ lý các khoa tư vấn cho người học về các

vấn đề liên quan đến quy định, quy chế đào tạo.

b) Thanh tra giáo dục

- Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách và pháp luật về giáo dục và đào tạo.

- Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch, chương trình, nội dung,

phương pháp giảng dạy; quy chế đào tạo, quy chế thi cử, cấp văn bằng, chứng chỉ; việc thực

hiện các quy định về giáo trình, bài giảng; việc quản lý tài chính, tài sản, khoa học công

nghệ; công tác tổ chức cán bộ và điều kiện cần thiết khác đảm bảo chất lượng đào tạo.

- Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật liên quan đến tỏ chức, hoạt động của

các đơn vị, tổ chức và cá nhân trong Trường.

- Thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong Trường

theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

- Thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng trong lĩnh vực

đào tạo theo quy định của pháp luật về chống tham nhũng.

- Báo cáo, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn về công tác thanh tra; kiến nghị các biện

pháp bảo đảm thi hành pháp luật về đào tạo; đề nghị sửa đổi, bổ sung các quy định của

pháp luật về đào tạo.

c) Thực hiện các dịch vụ liên quan đến khảo thí và đảm bảo chất lượng.

d) Cấp cơ sở quản lý toàn diện về nhân sự, đề xuất nhu cầu và phối hợp với các

đơn vị chức năng tham gia vào quá trình tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng viên chức, lao

động hợp đồng của Phòng theo đúng quy định hiện hành.

đ) Quản lý và sử dụng có hiệu quả lao động, tài sản được giao theo quy định của

pháp luật và của Trường.

e) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng giao.

Điều 21. Phòng Khoa học và công nghệ

1. Chức năng

Tham mưu cho Hiệu trưởng và chịu trách nhiệm tổ chức và quản lý công tác

nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và công tác sở hữu trí tuệ của Trường.

2. Nhiệm vụ:

a) Quản lý khoa học và chuyển giao công nghệ

- Xây dựng các chương trình, kế hoạch ngắn hạn, dài hạn về nghiên cứu khoa học,

chuyển giao công nghệ. Tham mưu cho Hiệu trưởng về phương hướng, chủ trương, quy

định về quản lý khoa học của Trường.

- Cung cấp ngân hàng các nhà khoa học tham gia nghiên cứu khoa học. Hướng dẫn

các khoa, viện, trung tâm lập kế hoạch nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, thực

hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của Trường. Lập kế hoạch chỉ đạo, triển khai, giám sát

tiến độ thực hiện các đề tài, dự án trong nước và quốc tế. Tổ chức nghiệm thu, tổng kết đánh

giá kết quả các đề tài nghiên cứu khoa học.

- Tổ chức xây dựng, tham gia đấu thầu, tuyển chọn các dự án KH-CN trong và

ngoài nước; Tổ chức triển khai thực hiện, kiểm tra, đánh giá, nghiệm thu kết quả và lưu

trữ tài liệu các dự án, các hợp đồng KH-CN đã được ký kết.

- Tổ chức hội thảo khoa học, hội nghị chuyên đề về nghiên cứu khoa học cấp

Trường. Tổng hợp và đề nghị khen thưởng các cá nhân, nhóm tác giả đề tài có thành tích

xuất sắc trong nghiên cứu khoa học.

- Chủ động mở rộng hợp tác nghiên cứu với các cơ quan, tổ chức trong và ngoài

nước. Quản lý các hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển dịch vụ.

- Phối hợp với phòng Tài chính-Kế toán lập phương án phân bổ, quản lý kinh phí

nghiên cứu khoa học, dự án thử nghiệm và chuyển giao công nghệ.

- Tư vấn về việc đặt tên giống, mẫu máy, thành tựu khoa học..., đăng ký quyền sở

hữu trí tuệ và tiếp thị sản phẩm khoa học công nghệ.

- Chuyển các kết quả nghiên cứu khoa học, đề tài khoa học các cấp đã nghiệm thu

về Trung tâm TTTV.

- Phối hợp với Nhà xuất bản in, phát hành Tạp chí Khoa học và Phát triển của Trường.

b) Sở hữu trí tuệ

- Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, kế hoạch phát triển các sản phẩm trí tuệ.

- Xây dựng, sửa đổi, bổ sung trình Hiệu trưởng ban hành và tổ chức thực hiện Quy định

về sở hữu trí tuệ của Trường; thực hiện các văn bản pháp luật về sở hữu trí tuệ của Nhà nước.

- Tổ chức bộ phận quản lý về sở hữu trí tuệ; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ về sở hữu trí tuệ.

- Đăng ký cấp và thực hiện các thủ tục khác liên quan đến Giấy chứng nhận đăng

ký quyền tác giả, Văn bằng bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp, Bằng bảo hộ giống

cây trồng và các sản phẩm KH-CN của Trường.

- Xúc tiến quảng bá sản phẩm trí tuệ ra thị trường; thương thảo và ký kết các hợp

đồng chuyển giao công nghệ, hợp đồng li-xăng các sản phẩm trí tuệ.

- Phối hợp với phòng TT,KT&ĐBCL thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật

về sở hữu trí tuệ và giải quyết khiếu nại, tố cáo về sở hữu trí tuệ.

- Tổ chức hoạt động thông tin, thống kê về sở hữu trí tuệ.

- Giáo dục, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về sở hữu trí tuệ.

- Hợp tác quốc tế về sở hữu trí tuệ.

c) Cấp cơ sở quản lý toàn diện về nhân sự, đề xuất nhu cầu và phối hợp với các

đơn vị chức năng tham gia vào quá trình tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng viên chức, lao

động hợp đồng của Phòng theo đúng quy định hiện hành.

d) Quản lý và sử dụng có hiệu quả lao động, tài sản được giao theo quy định của

pháp luật và của Trường.

e) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng giao.

Điều 22. Phòng Hợp tác quốc tế

a) Chức năng

Tham mưu cho Hiệu trưởng, chịu trách nhiệm tổ chức và quản lý công tác hợp tác

quốc tế của Trường.

b) Nhiệm vụ:

- Xây dựng và trình Hiệu trưởng quyết định chủ trương, nội dung, kế hoạch hợp

tác quốc tế ngắn hạn, dài hạn và tổ chức thực hiện.

- Tham gia/trực tiếp đàm phán và trình Hiệu trưởng ký kết các văn bản hợp tác

với các đối tác nước ngoài.

- Phối hợp với các đơn vị trong và ngoài Trường mở rộng hợp tác quốc tế trong

lĩnh vực đào tạo, khoa học và công nghệ.

- Thực hiện thủ tục ký kết các chương trình dự án quốc tế được thực hiện tại

Trường. Theo dõi tiến trình triển khai thực hiện, báo cáo tình hình và kết quả thực hiện

các chương trình dự án quốc tế theo yêu cầu của các cơ quan hữu quan có thẩm quyền.

- Lập kế hoạch và làm thủ tục đoàn ra, đoàn vào kịp thời và theo quy định của pháp luật.

- Đón tiếp và tổ chức làm việc với khách nước ngoài đảm bảo an ninh chính trị

theo quy định của pháp luật; ghi biên bản các buổi làm việc có khách nước ngoài do

Giám hiệu chủ trì.

- Chủ trì tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế và ghi biên bản các hội nghị, hội

thảo quốc tế của Trường .

- Phối hợp với phòng Tổ chức cán bộ và các đơn vị liên quan cử nhân sự đi học tập,

công tác ngoài nước.

- Quản lý lưu học sinh, ký túc xá lưu học sinh và các hoạt động liên quan đến

khách quốc tế, lưu học sinh của Trường theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức và quản lý các chương trình học bổng quốc tế, các khoá tập huấn ngắn

hạn theo yêu cầu của chương trình và theo quy định của pháp luật.

- Chủ trì thu thập, xử lý, biên tập, quản lý, cập nhật nội dung bản tin trang Web của

Trường bằng tiếng Anh.

- Cấp cơ sở quản lý toàn diện về nhân sự, đề xuất nhu cầu và phối hợp với các đơn

vị chức năng tham gia vào quá trình tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng viên chức, lao động

hợp đồng của Phòng theo đúng quy định hiện hành.

- Quản lý và sử dụng có hiệu quả lao động, tài sản được giao theo quy định của

pháp luật và của Trường.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng giao.

Điều 23. Phòng Tổ chức cán bộ

1. Chức năng

Tham mưu cho Hiệu trưởng và chịu trách nhiệm tổ chức và quản lý công tác tổ

chức cán bộ theo quy định của pháp luật và của Nhà trường.

2. Nhiệm vụ

- Đề xuất các phương án quy hoạch, xây dựng và kiện toàn bộ máy tổ chức, chức

năng, nhiệm vụ của các đơn vị và mối quan hệ giữa các đơn vị trong Trường.

- Soạn thảo các văn bản về tổ chức nhân sự trình Hiệu trưởng ban hành.

- Lập kế hoạch nhu cầu biên chế, phương án phân phối chỉ tiêu cho các đơn vị và tổ

chức thực hiện tiếp nhận, tuyển dụng cán bộ viên chức mới, trình Hiệu trưởng ký các hợp

đồng làm việc đối với người trúng tuyển theo quy định của pháp luật.

- Chủ trì và phối hợp với các các đơn vị trong công tác quy hoạch, đào tạo và bồi

dưỡng đội ngũ cán bộ, viên chức.

- Tư vấn về nhân sự để Hiệu trưởng ra quyết định bổ nhiệm các chức vụ theo

thẩm quyền.

- Thường trực Hội đồng thi đua, khen thưởng, kỷ luật, xét hết tập sự, nâng ngạch,

chuyển ngạch, xét nâng bậc lương, phụ cấp...và đánh giá cán bộ hàng năm.

- Làm các thủ tục cử cán bộ viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng, hội nghị, hội thảo... ở

trong và ngoài nước.

- Chủ trì phổ biến và thực hiện các chế độ chính sách đối với cán bộ, viên chức;

xét đề nghị kéo dài thời gian công tác đối với cán bộ viên chức đến tuổi nghỉ hưu theo

đúng quy định.

- Hướng dẫn và kiểm tra các đơn vị trong Trường về công tác tổ chức nhân sự; công

tác thi đua khen thưởng, kỷ luật và đảm bảo chế độ chính sách của người lao động.

- Phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện phân phối các nguồn thu ngoài ngân sách

cho cán bộ viên chức, lao động hợp đồng theo quy định của Trường; thực hiện thanh toán tiền

thừa giờ cho cán bộ giảng dạy.

- Quản lý hồ sơ, lý lịch cán bộ, viên chức và lao động hợp đồng.

- Kết hợp với các đơn vị liên quan trong công tác bảo vệ chính trị nội bộ.

- Ký hợp đồng lao động vụ việc, lao động của các viện và trung tâm phục vụ nhu cầu

công tác của Trường theo sự uỷ quyền của Hiệu trưởng.

- Cấp cơ sở quản lý toàn diện về nhân sự, đào tạo, bồi dưỡng viên chức, lao động

hợp đồng của Phòng theo đúng quy định hiện hành.

- Quản lý và sử dụng có hiệu quả lao động, tài sản được giao theo quy định của

pháp luật và của Trường.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng giao.

Điều 24. Phòng Hành chính - Tổng hợp

1. Chức năng

Tham mưu cho Hiệu trưởng và chịu trách nhiệm tổ chức và quản lý công tác hành

chính, tổng hợp, kế hoạch và pháp chế trong Trường.

2. Nhiệm vụ:

a) Công tác hành chính

- Tiếp nhận và xử lý công văn đi, đến, trình Hiệu trưởng và chuyển đến các đơn vị

chức năng liên quan. Đặt và phân phối báo, tạp chí cho các đơn vị.

- Chịu trách nhiệm về thể thức, tính pháp lý của các văn bản do Hiệu trưởng ban hành.

Theo dõi phát hiện và có biện pháp chấn chỉnh các thủ tục hành chính trong Trường.

- Quản lý, sử dụng con dấu và các công văn giấy tờ của Trường theo quy định của

pháp luật.

- Tổ chức công tác lưu trữ và quản lý các văn bản, tài liệu theo pháp lệnh về công

tác lưu trữ.

- Cấp giấy giới thiệu, công lệnh đi đường cho cán bộ, viên chức và lao động hợp đồng

được cử đi công tác. Ký xác nhận giấy đi đường cho khách đến công tác và lưu trú tại Trường.

- Phối hợp với các đơn vị trong Trường theo dõi, đôn đốc thực hiện quy chế làm

việc và các chủ trương kế hoạch công tác của Hiệu trưởng.

- Tổ chức tiếp khách, hướng dẫn khách đến làm việc với Trường; Tổ chức lễ tân

đốí với các cuộc họp của Trường.

- Chuẩn bị các văn bản, tài liệu phục vụ cho công tác chung của Trường.

- Lãnh đạo Phòng có trách nhiệm tham dự đầy đủ các buổi họp, hội nghị do Hiệu

trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng chủ trì. Chịu trách nhiệm ghi chép, soạn thảo các kết luận

của Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng tại buổi họp, hội nghị trình Hiệu trưởng ký, gửi

đến các đơn vị trong Trường để thực hiện.

- Quản lý, sử dụng phòng họp, phòng khách của Nhà trường;

- Quản lý, điều hành phương tiện giao thông vận tải của Trường phục vụ các chuyến đi

công tác của Trường, của các đơn vị theo quy định của Nhà nước và của Trường.

b) Công tác tổng hợp kế hoạch

- Lập kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của Trường. Lập các báo cáo tổng

kết công tác hàng tháng, hàng quý, năm học của Trường và nhiệm kỳ công tác của Hiệu

trưởng,... theo yêu cầu của Hiệu trưởng và cấp trên.

- Lập lịch công tác tuần, phổ biến đến các đơn vị, theo dõi đôn đốc việc thực hiện

lịch công tác này.

- Cập nhật thông tin từ các đơn vị trong Trường để xử lý, tham mưu cho Hiệu

trưởng điều hành công tác chung của Trường.

- Cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ về hành chính, tổng hợp, kế hoạch và công

tác pháp chế cho bộ phận quản trị mạng.

c) Công tác pháp chế

- Tư vấn cho Hội đồng Trường, Hiệu trưởng về vấn đề pháp lý trong các hoạt

động của Nhà trường theo pháp luật và nguyên tắc pháp chế.

- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Trường, cán bộ viên chức và người học.

- Tham gia tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, quy định của Nhà trường

cho cán bộ viên chức, người học.

- Chuẩn bị ý kiến tham gia đóng góp xây dựng pháp luật theo yêu cầu của các cơ

quan Nhà nước.

- Ký xác nhận tính pháp lý của các hợp đồng do các đơn vị soạn thảo trước khi

trình Hội đồng Trường, Hiệu trưởng quyết định.

- Phối hợp với các đơn vị kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật, quy định

của Nhà trường và kiến nghị các biện pháp xử lý vi phạm.

d) Cấp cơ sở quản lý toàn diện về nhân sự, đề xuất nhu cầu và phối hợp với các

đơn vị chức năng tham gia vào quá trình tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng viên chức, lao

động hợp đồng của Phòng theo đúng quy định hiện hành.

e) Quản lý và sử dụng có hiệu quả lao động, tài sản được giao theo quy định của

pháp luật và của Trường.

g) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng giao.

Điều 25. Phòng Tài chính-Kế toán

1. Chức năng

Tham mưu cho Hiệu trưởng và chịu trách nhiệm tổ chức quản lý công tác tài

chính - kế toán của Truờng theo cơ chế tự chủ, đúng pháp luật và phục vụ đào tạo đạt

hiệu quả cao.

2. Nhiệm vụ:

a) Quản lý tài chính

- Tổ chức hệ thống sổ sách và bộ máy kế toán để thống nhất quản lý tài chính của

Trường theo quy định của pháp luật và của Trường.

- Phối hợp với phòng QT,TB & XDCB xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm, kế

hoạch phân bổ chỉ tiêu ngân sách cho các chương trình mục tiêu của Trường, hoạt động

của các đơn vị trình Hiệu trưởng duyệt.

- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị lập kế hoạch dự toán ngân sách theo kế

hoạch đã được Hiệu trưởng duyệt.

- Phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện đầy đủ, chính xác và kịp thời mọi

chế độ chính sách đối với người học, người lao động.

- Phối hợp với các đơn vị để thống nhất quản lý các hợp đồng.

b) Giám sát thu, chi và thanh quyết toán

- Tổ chức hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ về công tác giải ngân các nguồn vốn,

thanh, quyết toán các khoản thu chi của Trường, của các đơn vị, các chương trình đề tài,

dự án.. đúng chế độ của Nhà nước và của Trường.

- Phối hợp với phòng QT-TB&XDCB và các đơn vị có liên quan tổ chức thanh lý

tài sản hết khấu hao, hư hỏng không sử dụng được hoặc không còn nhu cầu sử dụng.

- Tham gia nghiệm thu và nhập vào sổ tài sản của Trường trước khi đưa vào sử

dụng tài sản, thiết bị mới từ các nguồn khác nhau.

- Tổ chức lưu trữ các văn bản tài chính, chứng từ gốc sau khi thanh quyết toán

theo quy định của Nhà nước.

c) Thanh toán lương, các khoản theo lương và học bổng

- Tổ chức thanh toán lương, phụ cấp, thu nhập tăng thêm, tiền thừa giờ, thỉnh

giảng, làm ngoài giờ, học bổng, sinh hoạt phí hàng tháng ... cho cán bộ, viên chức, lao

động hợp đồng và sinh viên kịp thời, đúng chế độ quy định.

- Phối hợp với các phòng Tổ chức cán bộ và các phòng/ban chức năng cập nhật

thông tin, kiểm tra sự biến động của cán bộ, viên chức, lao động hợp đồng ở các đơn vị

và sinh viên của các khoa để kịp thời điều chỉnh, sửa đổi mức lương, phụ cấp, thu nhập

tăng thêm, mức đóng bảo hiểm , học bổng, học phí cùng các khoản phải thu, phải trả

khác đúng chế độ và hợp lý.

d) Cấp cơ sở quản lý toàn diện về nhân sự, đề xuất nhu cầu và phối hợp với các

đơn vị chức năng tham gia vào quá trình tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng viên chức, lao

động hợp đồng của Phòng theo đúng quy định hiện hành.

e) Quản lý và sử dụng có hiệu quả lao động, tài sản được giao theo quy định của

pháp luật và của Trường.

g) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng giao.

Điều 26. Phòng Công tác chính trị và Công tác sinh viên

1. Chức năng

Tham mưu cho Hiệu trưởng, Đảng ủy Trường và chịu trách nhiệm tổ chức và

quản lý công tác chính trị và công tác sinh viên

2. Nhiệm vụ:

- Xây dựng và đề xuất các chương trình kế hoạch hành động về công tác chính trị

tư tưởng của cán bộ và sinh viên; công tác quản lý sinh viên, học viên.

- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật

của Nhà nước, nhiệm vụ chính trị và truyền thống của Trường cho cán bộ viên chức,

người lao động và người học.

- Chủ trì và phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức các lớp học tập nghị quyết

Đảng, học tập chính trị đầu khoá, tuần sinh hoạt công dân, ngoại khoá cho toàn Trường.

Phục vụ các đại hội, hội nghị, lễ hội trong Trường.

- Tổ chức quản lý, sử dụng có hiệu quả hệ thống truyền thông nội bộ: phát thanh, panô.

áp phích, tin ảnh, ấn phẩm tuyên truyền nội bộ theo định kỳ và các ấn phẩm giới thiệu về

Trường. Quản lý các ấn phẩm liên quan đến sinh viên.

- Chủ trì thu thập, xử lý, biên tập, quản lý, cập nhật nội dung bản tin trang Web của Trường.

- Là đầu mối quan hệ với phóng viên báo, đài và phương tiện thông tin đại chúng.

- Quản lý phòng truyền thống, sưu tầm và bảo quản các tặng phẩm, vật kỷ niệm,

lưu niệm, hiện vật có liên quan đến quá trình xây dựng và phát triển của Trường.

- Quản lý và chủ trì phục vụ các hội nghị, hội thảo, các hoạt động... tại Hội trường

207 giảng đường Nguyễn Đăng; Hội trường C, Phòng Hội thảo Nhà hành chính; Sân Văn

hoá sinh viên.

- Quản lý các loại hình câu lạc bộ, các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể

thao trong toàn Trường.

- Phối hợp với các tổ chức chính trị, đoàn thể quản lý nhân sự và công việc của

các chuyên viên văn phòng Đảng uỷ, Công đoàn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Trường.

- Là đầu mối theo dõi, thống kê, đánh giá, báo cáo và lưu trữ dữ liệu về công tác

sinh viên và các hoạt động phục vụ sinh viên của Trường.

- Là đầu mối liên lạc với các cựu sinh viên của Trường.

- Phối hợp với Trung tâm Dịch vụ trường học xây dựng môi trường, cảnh quan

trong khu nội trú xanh, sạch, đẹp và tổ chức các hoạt động của sinh viên.

- Phối hợp với Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên triển khai công tác Đoàn, Hội, phong

trào thi đua trong sinh viên, thành lập, duy trì hoạt động của đội thanh niên xung kích.

- Phối hợp với Phòng Bảo vệ và các tổ chức đoàn thể tổ chức tốt công tác an ninh

trật tự, giáo dục an toàn giao thông, phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội.

- Phối hợp với Phòng Y tế thực hiện tốt công tác y tế học đường.

- Là đầu mối tổ chức đánh giá quá trình rèn luyện, tu dưỡng, xét khen thưởng, kỷ luật

sinh viên và phối hợp với các đơn vị liên quan xét ngừng học, thôi học... công nhận tốt

nghiệp cho người học.

- Quản lý công tác nhân khẩu tạm trú, tạm vắng trong Trường theo quy định của pháp luật.

- Chủ trì và phối hợp với các đơn vị liên quan quản lý và sử dụng công lao động

của người học.

- Thực hiện các thủ tục về chế độ chính sách liên quan đến học bổng, học phí, trợ

cấp đối với sinh viên.

- Quản lý hồ sơ và xác nhận các giấy tờ cho sinh viên, học viên cao học

- Giải quyết các vấn đề có liên quan đến sinh viên và học viên cao học.

- Tư vấn nghề nghiệp và giới thiệu việc làm cho sinh viên.

- Cấp cơ sở quản lý toàn diện về nhân sự, đề xuất nhu cầu và phối hợp với các đơn

vị chức năng tham gia vào quá trình tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng viên chức, lao động

hợp đồng của Phòng theo đúng quy định hiện hành.

- Quản lý và sử dụng có hiệu quả lao động, tài sản được giao theo quy định của

pháp luật và của Trường.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng giao.

Điều 27. Phòng Quản trị, Thiết bị và Xây dựng cơ bản

1. Chức năng

Tham mưu cho Hiệu trưởng và chịu trách nhiệm tổ chức quản lý đất đai, cơ sở hạ

tầng; tham gia quy hoạch, sửa chữa, nâng cấp và xây mới công trình xây dựng; tư vấn

mua sắm, quản lý các trang thiết bị; duy trì, tôn tạo cảnh quan.

2. Nhiệm vụ:

- Quản lý cơ sở hạ tầng, đất đai, vườn hoa, cây xanh... thuộc phạm vi Nhà trường

quản lý, đảm bảo sự an toàn về địa giới theo các quy định hiện hành.

- Quản lý sử dụng hệ thống điện, nước có chất lượng, kịp thời và tiết kiệm. Theo dõi

và thông báo định kỳ hàng tháng về chi phí sử dụng điện nước cho các đơn vị.

- Lập các dự án đầu tư và tham gia quản lý các dự án xây dựng cơ bản theo nhiệm

vụ được phân công.

- Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện sửa chữa chống xuống cấp các công trình kiến trúc.

Bảo dưỡng, sửa chữa máy móc thiết bị và các loại tài sản của Trường theo đúng quy định.

- Phối hợp với các đơn vị liên quan nghiệm thu và đưa vào sử dụng các công trình

xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo và nâng cấp.

- Tham gia quy hoạch sử dụng đất theo quy hoạch tổng thể của Trường, được sự uỷ

quyền của Hiệu trưởng làm việc với các cơ quan có liên quan để giải quyết các vấn đề nhà

đất theo quy định của pháp luật.

- Phối hợp với phòng Tài chính-Kế toán và các đơn vị xây dựng kế hoạch mua sắm

thiết bị, vật tư cho các đơn vị trong Trường trình Hiệu trưởng phê duyệt và tổ chức thực hiện.

- Định kỳ kiểm kê tài sản, tổ chức thanh lý tài sản cố định.

- Phối hợp với phòng Tổ chức cán bộ mở lớp bồi dưỡng sử dụng, sửa chữa thiết bị

cho các đơn vị.

- Cấp cơ sở quản lý toàn diện về nhân sự, đề xuất nhu cầu và phối hợp với các

đơn vị chức năng tham gia vào quá trình tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng viên chức, lao

động hợp đồng của Phòng theo đúng quy định hiện hành.

- Quản lý và sử dụng có hiệu quả lao động, tài sản được giao theo quy định của

pháp luật và của Trường.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng giao.

Điều 28. Phòng Bảo vệ

1. Chức năng

Tham mưu cho Hiệu trưởng, Đảng ủy Trường và chịu trách nhiệm tổ chức và

quản lý công tác an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ an toàn về người và tài

sản, phòng chống tệ nạn xã hội trong Trường.

2. Nhiệm vụ:

- Xây dựng, trình Hiệu trưởng phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch, phương

án bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong khu vực Trường

- Xây dựng và tổ chức thực hiện các quy định về phòng cháy, chữa cháy, huấn

luyện lực lượng phòng cháy, chữa cháy, phòng chống bão lụt của Trường.

- Tổ chức tuần tra canh gác bảo đảm an ninh trật tự, an toàn trong Trường và giải

quyết các vấn đề liên quan đến tính mạng, tài sản của cá nhân, tập thể thuộc Nhà trường.

- Đầu mối phối hợp với đơn vị công an và chính quyền địa phương trong các hoạt

động giữ gìn trật tự, trị an, an toàn xã hội trên địa bàn Nhà trường.

- Đầu mối phối hợp với các đơn vị trong và ngoài Trường làm tốt công tác đảm

bảo an ninh , trật tự, an toàn trong các ngày lễ, kỷ niệm, bầu cử, hội nghị, các kỳ thi trong

phạm vi Trường.

- Thường trực các cổng theo yêu cầu của Hiệu trưởng, kiểm tra giấy tờ, tài sản ra

vào Trường; Hướng dẫn, chỉ khách đến Trường liên hệ công tác; Chủ động giám sát,

phát hiện các dấu hiệu nghi vấn phạm pháp, kịp thời ngăn chặn hành vi vi phạm pháp

luật, nội quy của Trường về an ninh, trật tự, về người và tài sản.

- Kiểm tra, đôn đốc các đơn vị, cán bộ viên chức và người học chấp hành quy

định, nội quy của Trường, thực hiện nếp sống văn minh.

- Cấp cơ sở quản lý toàn diện về nhân sự, đề xuất nhu cầu và phối hợp với các đơn

vị chức năng tham gia vào quá trình tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng viên chức, lao động

hợp đồng của Phòng theo đúng quy định hiện hành.

- Quản lý và sử dụng có hiệu quả lao động, tài sản được giao theo quy định của

pháp luật và của Trường.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng giao.

Điều 29. Trạm Y tế

1. Chức năng

Tham mưu cho Hiệu trưởng và chịu trách nhiệm tổ chức và quản lý công tác bảo

vệ, giáo dục chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ, viên chức và người học; công tác vệ sinh,

phòng dịch trong Trường; tổ chức dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cộng đồng.

2. Nhiệm vụ:

- Xây dựng nội dung và dự trù kinh phí hoạt động của Trạm Y tế cho từng năm

học, từng khoá học.

- Tổ chức thực hiện công tác quản lý, chăm sóc sức khoẻ cho người học, cán bộ

viên chức trong Trường, cụ thể:

Tổ chức khám sức khoẻ định kỳ, hàng năm và phân loại sức khỏe.

Quản lý, chăm sóc sức khoẻ ban đầu và lưu hồ sơ sức khoẻ.

Sơ cứu, cấp cứu, khám chữa bệnh tại Trạm y tế các bệnh thông thường cho cán bộ

viên chức và người học toàn Trường; điều trị theo đơn của tuyến trên; chuyển bệnh nhân

kịp thời và đúng tuyến đối với các trường hợp cần thiết và vượt quá khả năng điều trị của

tuyến cơ sở.

- Tuyên truyền, giáo dục, tư vấn các vấn đề liên quan đến sức khoẻ; vận động

người học tham gia BHYT.

- Phối hợp với cơ sở y tế tại địa phương, ngành liên quan trong việc triển khai,

thực hiện các hoạt động y tế trường học và các hoạt động y tế khác.

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị, đoàn thể trong Trường thực hiện công tác y tế

trường học, phòng chống dịch bệnh, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Thực hiện sơ kết, tổng kết và báo cáo kết quả triển khai công tác y tế trường học

theo quy định.

- Thực hiện quản lý thu chi tài chính BHYT theo quy định.

- Phối hợp với Công đoàn, Đoàn Thanh niên làm tốt công tác kế hoạch hoá gia

đình, bảo vệ bà mẹ và trẻ em.

- Cấp cơ sở quản lý toàn diện về nhân sự, đề xuất nhu cầu và phối hợp với các đơn

vị chức năng tham gia vào quá trình tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng viên chức, lao động

hợp đồng của Trạm theo đúng quy định hiện hành.

- Quản lý và sử dụng có hiệu quả lao động, tài sản được giao theo quy định của

pháp luật và của Trường.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng giao.

Điều 30. Trung tâm Thông tin - Thư viện Lương Định Của

1. Chức năng

Tham mưu cho Hiệu trưởng và chịu trách nhiệm tổ chức và quản lý công tác

thông tin - thư viện phục vụ hiệu quả công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và quản lý

của Trường.

2. Nhiệm vụ:

- Quản lý thư viện và chủ trì phối hợp với tư liệu của các khoa chuyên môn nhằm

phục vụ có hiệu quả việc khai thác thông tin của cán bộ và người học.

- Thu thập, xử lý, bảo quản, kiểm kê và thanh lọc vốn tài liệu đáp ứng nhu cầu

thông tin-tư liệu của cán bộ và người học.

- Tổ chức cho người đọc mượn sách, báo, tạp chí, tài liệu, giáo trình, bài giảng

theo đúng đối tượng và kịp thời.

- Tổ chức lưu trữ các luận văn thạc sỹ và luận án tiến sỹ được nhập vào thư viện

phục vụ cho việc tra cứu của người đọc. Lưu trữ các kết quả nghiên cứu của các đề tài,

dự án khoa học đã nghiệm thu.

- Tổ chức các dịch vụ khai thác, sử dụng và chia sẻ tài nguyên thông tin chuyên

ngành trong và ngoài Trường.

- Nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào hoạt

động chuyên môn, quản lý thông tin - thư viện.

- Tập huấn hướng dẫn tra cứu, khia thác thông tin cho cán bộ và người học.

- Quản lý cơ sở vật chất, nâng cấp, hiện đại hoá thư viện nhằm tăng cường năng

lực phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và quản lý của Trường.

- Cấp cơ sở quản lý toàn diện về nhân sự, đề xuất nhu cầu và phối hợp với các đơn

vị chức năng tham gia vào quá trình tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng viên chức, lao động

hợp đồng của Trung tâm theo đúng quy định hiện hành.

- Quản lý và sử dụng có hiệu quả lao động, tài sản được giao theo quy định của

pháp luật và của Trường.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng giao.

Điều 31. Trung tâm Giáo dục thể chất và Thể thao

1. Chức năng

Tham mưu cho Hiệu trưởng và chịu trách nhiệm tổ chức quản lý công tác giáo dục thể

chất và các hoạt động liên quan đến thể thao, văn hóa của Trường.

2. Nhiệm vụ:

- Đảm nhiệm chương trình giảng dạy giáo dục thể chất theo kế hoạch cho các đối

tượng đào tạo của Nhà trường.

- Quản lý và sử dụng cơ sở vật chất, đồ dùng học tập và những tài sản khác phục vụ

học tập theo đúng quy định.

- Chủ trì tổ chức các hoạt động thi đấu thể thao theo kế hoạch của Bộ, của ngành và

của địa phương (huyện Gia Lâm, thị trấn Trâu Quỳ).

- Phối hợp với các đơn vị, tổ chức đoàn thể tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, văn

hóa của Trường.

- Tổ chức các hoạt động dịch vụ thể thao, sinh hoạt văn hóa cho các đối tượng khác.

- Phối hợp với Ban Quản lý đào tạo tổ chức phát chứng chỉ Giáo dục thể chất cho sinh

viện.

- Cấp cơ sở quản lý toàn diện về nhân sự, đề xuất nhu cầu và phối hợp với các đơn

vị chức năng tham gia vào quá trình tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng viên chức, lao động

hợp đồng củủnTung tâm theo đúng quy định hiện hành.

- Quản lý và sử dụng có hiệu quả lao động, tài sản được giao theo quy định của

pháp luật và của Trường.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng giao.

Điều 32. Trung tâm Dịch vụ trường học

1. Chức năng

Tham mưu cho Hiệu trưởng và chịu trách nhiệm tổ chức quản lý các hoạt động dịch vụ

trường học của Trường.

2. Nhiệm vụ:

- Phối hợp với các đơn vị chức năng lập kế hoạch bố trí giảng đường phù hợp với kế

hoạch đào tạo của Trường.

- Chủ trì quản lý, điều hành việc sử dụng có hiệu quả hệ thống giảng đường phục vụ

công tác giảng dạy và học tập. Tổ chức thực hiện tốt các dịch vụ giảng đường: nước, ánh sáng,

thiết bị, âm thanh, vệ sinh.

- Báo cáo Hiệu trưởng tình hình sử dụng giảng đường theo kỳ học. Kiến nghị Nhà

trường về việc bố trí, sắp xếp hệ thống giảng đường nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả

giảng đường. Thông báo kịp thời yêu cầu về việc sửa chữa gỉang đường, trang thiết bị phục vụ

giảng đường cho các đơn vị chức năng.

- Thực hiện vệ sinh công cộng khu vực giảng đường.

- Quản lý KTX sinh viên theo quy định hiện hành; bố trí phòng ở cho sinh viên trong

KTX đảm bảo khoa học, thuận lợi cho công tác quản lý của Trường và học tập của sinh viên;

hướng dẫn sinh viên thực hiện tốt nội quy KTX; đảm bảo trật tư an ninh, môi trường sinh hoạt

và giáo dục lành mạnh; đẩy mạnh phong trào tự quản trong sinh viên; phối hợp với các đơn vị

liên quan đánh giá kết quả rèn luyện và đề xuất mô hình, phương án quản lý KTX theo hướng

văn minh hiện đại; đảm bảo tốt công tác phòng cháy chữa cháy.

- Quản lý cơ sở vật chất và các phương tiện, trang thiết bị được Trường giao . Phối hợp

với các đơn vị chức năng lập kế hoạch sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất định kỳ, hàng năm

đối với KTX, giảng đường...

- Tổ chức thực hiện công tác vệ sinh môi trường, tôn tạo cảnh quan khu vực công đảm

bảo sự văn minh sạch đẹp và an toàn.

- Tổ chức các hoạt động dịch vụ khác phục vụ người dạy và người học theo đúng quy

định của Trường.

- Cấp cơ sở quản lý toàn diện về nhân sự, đề xuất nhu cầu và phối hợp với các

đơn vị chức năng tham gia vào quá trình tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng viên chức, lao

động hợp đồng của Trung tâm theo đúng quy định hiện hành.

- Quản lý và sử dụng có hiệu quả lao động, tài sản được giao theo quy định của

pháp luật và của Trường.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng giao

Điều 33. Nhà xuất bản Đại học Nông nghiệp

1. Tôn chỉ, mục đích

Là tổ chức xuất bản hoạt động trên lĩnh vực văn hoá, tư tưởng, xuất bản các xuất

bản phẩm phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học của Trường phục vụ chủ yếu là

người học, giảng viên, cán bộ nghiên cứu, quản lý của Trường đồng thời phục vụ bạn

đọc trong và ngoài nước.

Nhà xuất bản Đại học Nông nghiệp có tư cách pháp nhân, có tài khoản, con dấu

riêng và chịu sự quản lý của Hiệu trưởng.

2. Nhiệm vụ:

- Xây dựng trình Hiệu trưởng phê duyệt và tổ chức thực hiện chương trình, kế

hoạch phát triển NXB đáp ứng yêu cầu xây dựng Trường đại học trọng điểm quốc gia.

- Phối hợp với các đơn vị liên quan và là đầu mối lập kế hoạch in ấn giáo trình, tài

liệu tham khảo, tài liệu nghiên cứu khoa học, sách phục vụ cho giảng dạy, học tập,

nghiên cứu cho mọi đối tượng trong và ngoài Trường.

- Tổ chức in ấn sách tham khảo cho học sinh các bậc học phổ thông về kỹ thuật

nông, lâm, ngư nghiệp.

- Xuất bản các ấn phẩm khác phù hợp với tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ của NXB.

- Tăng dần nguồn thu từ các hoạt động in ấn, tiến tới tự chủ về tài chính. Tổ chức

thu chi theo đúng nguyên tắc, chế độ tài chính của Nhà nước và quy định của Trường.

- Cấp cơ sở quản lý toàn diện về nhân sự, đề xuất nhu cầu và phối hợp với các

đơn vị chức năng tham gia vào quá trình tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng viên chức, lao

động hợp đồng của Nhà xuất bản theo đúng quy định hiện hành.

- Quản lý và sử dụng có hiệu quả lao động, tài sản được giao theo quy định của

pháp luật và của Trường.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng giao.

Mục 3

KHOA

Điều 34. Quy định chung

1. Khoa là đơn vị quản lý hành chính cơ sở của Trường về giáo dục, đào tạo,

nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.

2. Trên cơ sở quyết nghị của Hội đồng Trường/Đảng uỷ Trường về kế hoạch phát

triển của Trường, Hiệu trưởng quyết định thành lập và giải thể các khoa.

3. Trường có các khoa sau:

1. Khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng thủy sản (CN&TS)

2. Khoa Công nghệ thông tin (CNTT)

3. Khoa Công nghệ sinh học (CNSH)

4. Khoa Công nghệ thực phẩm (CNTP)

5. Khoa Cơ - Điện (CĐ)

6. Khoa Giáo dục quốc phòng (GDQP)

7. Khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh (KT&QTKD)

8. Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn (KT&PTNT)

9. Khoa Lý luận chính trị và Xã hội (LLCT&XH)

10. Khoa Nông học (NH)

11. Khoa Sư phạm và Ngoại ngữ (SP&NN)

12. Khoa Tài nguyên và Môi trường (TN&MT)

13. Khoa Thú y (TY)

Khoa Giáo dục quốc phòng được tổ chức và hoạt động theo quy định của Bộ

GD&ĐT với sự phối hợp của Bộ Tư lệnh Tăng thiết giáp - Bộ Quốc phòng. Khoa có trách

nhiệm quản lý cán bộ viên chức trong khoa và sỹ quan quân đội biệt phái theo quy định

hiện hành; Đảm bảo tuyệt đối an toàn vũ khí, quân trang và sẵn sàng làm nhiệm vụ giữ

vững trật tự trị an trong Nhà trường; Thực hiện kế hoạch giảng dạy và làm việc theo kế

hoạch chung của Trường.

4. Nhiệm vụ của các khoa

a) Xây dựng chương trình, kế hoạch giảng dạy, học tập và chủ trì tổ chức quá

trình đào tạo một hoặc một số ngành; tổ chức quá trình đào tạo và các hoạt động giáo dục

khác trong chương trình, kế hoạch giảng dạy chung của Nhà trường.

b) Tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ, chủ động khai thác các dự án hợp

tác quốc tế; phối hợp với các tổ chức khoa học và công nghệ, cơ sở sản xuất, kinh doanh,

gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học, sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội.

c) Đề xuất thay đổi về tổ chức, nhân sự trong khoa; quản lý giảng viên, cán bộ,

nhân viên và người học thuộc khoa theo phân cấp của Hiệu trưởng.

d) Quản lý chất lượng, nội dung, phương pháp đào tạo và nghiên cứu khoa học.

đ) Tổ chức biên soạn chương trình, giáo trình môn học do Hiệu trưởng giao. Tổ

chức nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập; đề xuất xây dựng kế hoạch bổ

sung, bảo trì thiết bị dạy - học, thực hành, thực tập và thực nghiệm khoa học.

e) Thanh tra việc dạy và học và các hoạt động khác trong khoa.

g) Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo

đức, lối sống cho đội ngũ giảng viên, cán bộ, viên chức và người học; tổ chức đào tạo, bồi

dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên và cán bộ viên chức thuộc

khoa.

h) Quản lý sử dụng tài sản, thiết bị, cơ sở vật chất của Trường giao cho khoa.

5. Cơ cấu tổ chức và nhân sự các khoa

Ghi chú:

: Lãnh đạo : Tư vấn, phối hợp

- Số lượng các bộ môn và tương đương; số lượng cán bộ viên chức, hợp đồng

giảng dạy, nghiên cứu, phục vụ và số lượng sinh viên tuỳ theo quy mô đào tạo và tính

chất chuyên môn của từng khoa.

- Lãnh đạo khoa là Trưởng khoa. Giúp việc Trưởng khoa có không quá 02 Phó

trưởng khoa. Nhiệm kỳ của Trưởng khoa là 5 năm và có thể được bổ nhiệm lại nhưng

Bộ môn

Ban chủ nhiệm khoa

Phòng thí

nghiệm

Các Hội đồng tư vấn

Trung tâm

Xưởng, Bệnh viện

...

Văn phòng

khoa

không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp. Nhiệm kỳ của Phó trưởng khoa theo nhiệm kỳ của

Trưởng khoa và có thể được bổ nhiệm lại.

- Trưởng khoa, Phó trưởng khoa được chọn trong số các giảng viên có uy tín, có kinh

nghiệm giảng dạy, nghiên cứu khoa học và quản lý. Trưởng khoa phải có học vị tiến sỹ, có

thể giao tiếp về chuyên môn bằng tiếng Anh với chuyên gia nước ngoài (trường hợp đặc biệt

có thể có học vị thạc sỹ). Phó trưởng khoa phải có học vị thạc sỹ trở lên, riêng Phó trưởng

khoa phụ trách đào tạo, hoạt động khoa học và công nghệ phải có học vị như Trưởng khoa.

Tuổi khi bổ nhiệm Trưởng khoa, Phó trưởng khoa không quá 55 đối với nam và 50 đối với

nữ.

Sau 02 năm kể từ ngày được bổ nhiệm, Hiệu trưởng sẽ lấy phiếu tín nhiệm đối với

Trưởng, phó khoa. Nếu Trưởng, phó khoa có số phiếu tín nhiệm thấp hơn 50% số người

được lấy ý kiến thì sẽ điều chuyển làm nhiệm vụ khác. Trong trường hợp cần thiết, Hiệu

trưởng có thể tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đột xuất.

- Trong các khoa có Hội đồng Khoa học và Đào tạo và các Hội đồng tư vấn của

khoa. Nhiệm vụ và quyền hạn của các Hội đồng tư vấn do Hiệu trưởng và Trưởng khoa

quy định. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng Khoa học và Đào tạo ở các khoa được

quy định tại Điều 36 của Quy định này.

- Văn phòng khoa có các trợ lý giúp việc cho Ban chủ nhiệm khoa theo từng hoạt

động cụ thể: tổ chức, đào tạo, khoa học, hợp tác quốc tế, vật tư, văn thư, thư viện... Các trợ

lý làm việc theo chế độ kiêm nhiệm hoặc chuyên trách tuỳ theo quy mô của từng khoa.

Mỗi khoa có 03 cán bộ chuyên trách đảm nhận công tác trợ lý tổ chức-quản sinh,

đào tạo-cố vấn học tập, văn thư-vật tư và 01 giảng viên kiêm nhiệm trợ lý khoa học và

hợp tác quốc tế; những khoa có từ 150 học viên cao học trở lên được bố trí thêm 01

giảng viên kiêm nhiệm trợ lý sau đại học.

Riêng những khoa có số sinh viên nhỏ hơn 500, chưa có học viên cao học có 02 cán

bộ chuyên trách và 01 giảng viên kiêm nhiệm trợ lý khoa học và hợp tác quốc tế; Khoa

Giáo dục quốc phòng chỉ có cán bộ chuyên trách làm công tác văn phòng và quản lý thiết

bị đào tạo.

Điều 35. Nhiệm vụ và quyền của Trưởng khoa, Phó trưởng khoa

1. Trưởng khoa

a) Chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về quản lý toàn diện khoa theo quy định

phân cấp của Trường. Xây dựng chương trình, nội dung, mục tiêu đào tạo đại học, sau

đại học các ngành thuộc khoa thông qua Hội đồng Khoa học và Đào tạo khoa, trình Hiệu

trưởng phê duyệt. Tổ chức thực hiện, quản lý các chương trình đào tạo, nghiên cứu khoa

học đã được Hiệu trưởng phê duyệt, phân công.

b) Có trách nhiệm xây dựng chức năng, nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị trực thuộc

khoa. Quản lý toàn diện về nhân sự, đề nghị Hiệu trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm Phó

trưởng khoa, Trưởng phó đơn vị trực thuộc khoa theo quy định hiện hành. Đánh giá viên

chức hàng năm, thực hiện công tác thi đua khen thưởng kỷ luật trong phạm vi phân cấp

của khoa.

c) Lập kế hoạch đề nghị tuyển dụng cán bộ viên chức, hợp đồng vụ việc trên cơ

sở kế hoạch, quy hoạch phát triển của khoa nhằm bổ sung kịp thời đội ngũ giảng viên,

cán bộ nghiên cứu, cán bộ phục vụ, đảm bảo sự phát triển liên tục cho khoa. Xây dựng

kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ viên chức hàng năm, xét chọn cán bộ đi học tập dài

hạn, ngắn hạn ở trong và ngoài nước theo sự phân cấp của Hiệu trưởng.

d) Quản lý toàn diện sinh viên chính quy, sinh viên học theo hình thức VLVH,

học viên ngắn hạn mở tại Trường theo chuyên ngành do khoa phụ trách. Phối hợp với

Công đoàn, Liên chi đoàn khoa, Chi Hội sinh viên khoa thực hiện tốt các chức năng,

nhiệm vụ của khoa.

đ) Chủ động sử dụng đúng mục đích, hợp lý và hiệu quả kinh phí được Hiệu

trưởng phê duyệt hàng năm và quản lý cơ sở vật chất thuộc khoa quản lý theo quy định

hiện hành.

e) Thực hiện công tác hợp tác quốc tế, đối ngoại theo kế hoạch phân công, phân cấp.

g) Phối hợp với các đơn vị khác trong Trường tổ chức thực hiện các Chỉ thị,

Nghị quyết của cấp trên có liên quan và các công tác do Hiệu trưởng phân công.

h) Trưởng khoa có quyền ký và đóng dấu Trường các văn bản quản lý hành

chính thuộc khoa theo phân cấp của Hiệu trưởng.

i) Trưởng khoa có quyền uỷ quyền cho Phó trưởng khoa các công việc cụ thể

nhưng phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về việc uỷ quyền đó.

j) Trưởng khoa có trách nhiệm tham gia đầy đủ các buổi họp giao ban, Hội nghị

do Hiệu trưởng triệu tập. Nếu vắng có lý do phải báo cáo xin phép Hiệu trưởng.

2. Phó Trưởng khoa

a) Phó Trưởng khoa do Trưởng khoa đề nghị thông qua Chi uỷ khoa, trình Hiệu

trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm. Phó trưởng khoa được Trưởng khoa phân công phụ trách

một số công việc của khoa và chịu trách nhiệm trước Trưởng khoa về công việc được

phụ trách.

b) Có trách nhiệm và toàn quyền quyết định các công việc khi được Trưởng khoa

uỷ quyền và phải báo cáo với Trưởng khoa về các công việc đã quyết định triển khai.

Cùng với Trưởng khoa chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng và pháp luật về các quyết định

đã triển khai.

c) Tham dự đầy đủ các buổi họp, Hội nghị do Khoa, Trường tổ chức, khi vắng

mặt hoặc đi công tác có trách nhiệm báo cáo xin phép Trưởng khoa.

Điều 36. Hội đồng Khoa học và Đào tạo khoa

1. Hội đồng Khoa học và Đào tạo khoa là tổ chức tư vấn cho Trưởng khoa về:

a) Chương trình, kế hoạch giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác

trong chương trình, kế hoạch giảng dạy chung của Nhà trường.

b) Hoạt động khoa học và công nghệ, hợp tác trong và ngoài nước, gắn đào tạo

với nghiên cứu khoa học, sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội.

c) Quản lý chất lượng, nội dung, phương pháp đào tạo và nghiên cứu khoa học.

d) Nội dung chương trình, giáo trình môn học thuộc khoa. Nghiên cứu cải tiến

phương pháp giảng dạy, học tập; đề xuất xây dựng kế hoạch bổ sung, bảo trì thiết bị dạy

- học, thực hành, thực tập và thực nghiệm khoa học.

2. Các thành viên của Hội đồng Khoa học và Đào tạo khoa được quyền kiến nghị

về kế hoạch và nội dung công việc của Hội đồng.

3. Hội đồng Khoa học và Đào tạo khoa được thành lập theo quyết định của Hiệu

trưởng và theo nhiệm kỳ Hiệu trưởng. Hội đồng Khoa học và Đào tạo khoa bao gồm

Trưởng khoa, Phó trưởng khoa, Trưởng bộ môn, Giáo sư, Phó Giáo sư và một số giảng

viên có uy tín của khoa. Tổng số các thành viên Hội đồng là một số lẻ, tối đa 19 người.

4. Hội đồng Khoa học và Đào tạo khoa họp ít nhất 03 tháng một lần.

Mục 4

BỘ MÔN VÀ CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC KHOA

Điều 37. Bộ môn

1. Bộ môn là đơn vị chuyên môn về đào tạo, khoa học và công nghệ của một hoặc

một số ngành, chuyên ngành đào tạo trực thuộc khoa trong Trường, chịu trách nhiệm về học

thuật trong các hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ.

Trên cơ sở ý kiến tư vấn của Hội đồng Khoa học và Đào tạo, đề nghị của Trưởng

khoa và ý kiến của Đảng uỷ Trường, Hiệu trưởng quyết định việc thành lập, giải thể và

quy định nhiệm vụ cụ thể của bộ môn. Bộ môn hoạt động theo quy định do Hiệu trưởng

ban hành.

2. Bộ môn có các nhiệm vụ sau đây:

a) Chịu trách nhiệm về nội dung, chất lượng, tiến độ giảng dạy, học tập một số môn

học trong chương trình, kế hoạch giảng dạy chung của Trường, của khoa.

b) Xây dựng và hoàn thiện nội dung, chương trình, biên soạn giáo trình, tài liệu

tham khảo liên quan đến chuyên ngành đào tạo và môn học được khoa và Trường giao.

c) Nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, tổ chức các hoạt động học thuật

nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.

d) Tiến hành nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và cung ứng các dịch vụ

khoa học và công nghệ theo kế hoạch của Trường và khoa giao; chủ động phối hợp với

các cơ sở đào tạo, tổ chức khoa học và công nghệ, sản xuất kinh doanh, dịch vụ nhằm

gắn đào tạo, nghiên cứu khoa học với hoạt động sản xuất và đời sống xã hội, bổ sung

nguồn tài chính cho bộ môn, khoa và Trường.

đ) Xây dựng và đào tạo đội ngũ giảng viên, cán bộ khoa học của bộ môn; tham

gia đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học thuộc lĩnh vực chuyên môn.

e) Chủ trì việc đào tạo cho một hoặc một số chuyên ngành đại học và sau đại học.

g) Quản lý cơ sở vật chất, thiết bị của bộ môn.

3. Đứng đầu bộ môn là Trưởng bộ môn. Trưởng bộ môn do Hiệu trưởng bổ

nhiệm, miễn nhiệm trên cơ sở đề nghị của Trưởng khoa/ Giám đốc trung tâm sau khi

tham khảo ý kiến của các giảng viên trong bộ môn. Trưởng bộ môn là nhà khoa học có

uy tín, có học vị tiến sỹ, có thể chủ động giao tiếp về chuyên môn với chuyên gia nước

ngoài bằng tiếng Anh. Trường hợp đặc biệt có thể bổ nhiệm người có học vị thạc sỹ làm

Trưởng bộ môn. Nhiệm kỳ của Trưởng bộ môn là 5 năm và có thể được bổ nhiệm lại.

4. Căn cứ vào nhiệm vụ được phân công, mỗi bộ môn có một số biên chế và hợp

đồng làm việc nhất định. Bộ môn có các phòng làm việc, thực tập, nghiên cứu và một số

cơ sở vật chất khác phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Điều 38. Nhiệm vụ và quyền của Trưởng, Phó bộ môn

1. Trưởng bộ môn

a) Chịu trách nhiệm trực tiếp trước Trưởng khoa hoặc Giám đốc trung tâm, trước

Hiệu trưởng về quản lý và lãnh đạo bộ môn thực hiện tốt các chương trình, mục tiêu theo

kế hoạch đã đề ra; đề nghị Hiệu trưởng bổ nhiệm và miễn nhiệm Phó trưởng bộ môn.

b) Phân công, theo dõi, giám sát cán bộ giảng dạy, nhân viên phục vụ thực hiện và

hoàn thành chương trình giảng dạy, nghiên cứu khoa học, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào

sản xuất.

c) Tổ chức viết sách, giáo trình, bài giảng, tài liệu tham khảo các môn học do bộ môn

phụ trách.

d) Tổ chức xây dựng ngân hàng đề thi; tổ chức thi, kiểm tra, đánh giá kết quả

môn học/hoc phần.

đ) Xây dựng các đề tài nghiên cứu khoa học, phân công cán bộ, viên chức trong bộ

môn thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học liên quan đến lĩnh vực chuyên môn của bộ

môn.

e) Tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách của Nhà nước, những quy định của

khoa và Nhà trường trong phạm vi bộ môn.

g) Lập kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao trình độ cho cán bộ; tuyển dụng,

hợp đồng lao động, báo cáo Trưởng khoa, phòng Tổ chức cán bộ Trường.

h) Chủ trì công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật, đánh giá viên chức hàng năm tại

bộ môn theo sự phân cấp của khoa, Trường.

i) Có trách nhiệm tham gia đầy đủ các buổi họp giao ban tại Khoa, Trung tâm và

các buổi họp, Hội nghị do Nhà trường tổ chức; nếu có lý do vắng mặt phải báo cáo, xin

phép Trưởng khoa.

2. Phó bộ môn

a) Phó Bộ môn do Trưởng Bộ môn đề nghị với Trưởng khoa trên cơ sở tham

khảo ý kiến của các thành viên của bộ môn. Trưởng khoa, thông qua Chi uỷ, trình

Hiệu trưởng bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm.

b) Phó Bộ môn giúp việc cho Trưởng Bộ môn, được Trưởng bộ môn giao phụ

trách công việc cụ thể trong bộ môn và chịu trách nhiệm về công việc được giao.

c) Phó bộ môn khi được uỷ quyền của Trưởng Bộ môn có quyền quyết định về

các công việc của bộ môn và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Trưởng bộ môn, Trưởng

khoa và Hiệu trưởng.

d) Có trách nhiệm tham gia đầy đủ các buổi họp giao ban do Trưởng bộ môn,

Trưởng khoa, trung tâm và các buổi họp, hội nghị do Nhà trường tổ chức; nếu có lý do

vắng mặt phải báo cáo, xin phép Trưởng bộ môn.

Điều 39. Các đơn vị khác trực thuộc khoa

Các đơn vị khác thuộc khoa: phòng thí nghiệm, bệnh viện, trung tâm... được thành

lập theo theo quyết định của Hiệu trưởng trên cơ sở đề nghị của Trưởng khoa và ý kiến

của Hội đồng Trường/Đảng uỷ Trường có nhiệm vụ phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa

học, chuyển giao công nghệ hoặc dịch vụ.

Nhiệm vụ của đơn vị được ghi trong quyết định thành lập và chịu sự quản lý trực

tiếp của Trưởng khoa.

Mục 5

CÁC TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN,

CÁC TỔ CHỨC DỊCH VỤ, CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC TRƯỜNG

Điều 40. Các tổ chức nghiên cứu và phát triển được tổ chức dưới hình thức viện hoặc

trung tâm, được thành lập/giải thể theo quyết định của Hiệu trưởng trên cơ sở đề án và ý kiến

của Hội đồng Trường/Đảng uỷ Trường.

Hoạt động của viện hoặc trung tâm theo quy định của pháp luật và có các nhiệm vụ sau:

1. Triển khai các hoạt động khoa học và công nghệ mũi nhọn hoặc liên ngành, đưa

tiến bộ khoa học và chuyển giao công nghệ phục vụ đào tạo, phát triển kinh tế-xã hội, an

ninh, quốc phòng.

2. Tham gia đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn, gắn hoạt động khoa học và

công nghệ với đào tạo và thực tế sản xuất kinh doanh.

Nhiệm vụ cụ thể được ghi trong quyết định và đề án thành lập viện hoặc trung tâm .

Điều 41. Các tổ chức dịch vụ được thành lập/giải thể theo quyết định của Hiệu

trưởng trên cơ sở đề án và ý kiến của Hội đồng Trường/Đảng uỷ Trường.

Hoạt động của các tổ chức dịch vụ theo quy định của pháp luật để phục vụ cho

đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, phát triển các hoạt động có liên

quan đến sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, các dịch vụ về thông tin, tư vấn, đào tạo,

bồi dưỡng, phổ biến và ứng dụng tri thức khoa học và công nghệ vào thực tiễn sản xuất,

các dịch vụ sinh viên.

Nhiệm vụ cụ thể của tổ chức dịch vụ được ghi trong quyết định và đề án thành lập.

Điều 42. Các doanh nghiệp được thành lập/giải thể theo quyết định của Hiệu

trưởng trên cơ sở đề án và ý kiến của Hội đồng Trường/Đảng uỷ Trường.

Hoạt động của các doanh nghiệp theo quy định của pháp luật, được tổ chức phù

hợp với ngành nghề đào tạo của Trường, phục vụ cho hoạt động đào tạo, hoạt động khoa

học và công nghệ và đáp ứng các nhu cầu của xã hội.

Nhiệm vụ cụ thể được ghi trong quyết định và đề án thành lập doanh nghiệp.

Chương III

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 43. Hiệu lực thi hành

1. Quy định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay cho các Quy định trước đây trái

với Quy định này.

2. Các đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện nghiêm túc Quy định này.

3. Căn cứ vào Quy định này, các đơn vị xây dựng những quy định cụ thể phù hợp

với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mình.

4. Trong quá trình thực hiện, tuỳ theo tình hình thực tế, Quy định có thể được sửa

đổi, bổ sung cho phù hợp.